Số 136

Ngày 1 tháng 8 năm 2013

www.GiaoMua.com

Nguyệt San Giao Mùa
P.O. Box 378
Merrifield, Virginia 22116
USA

GiaoMua@hotmail.com


Thư Ngỏ



Tháng 7, cắn bút cả tiếng đồng hồ nhưng vẫn không tìm ra một chủ đề để có cảm hứng viết ra những dòng thư ngỏ .

Ngày lại ngày ... công việc ở sở vẫn đều đặn trôi qua 5 ngày mỗi tuần, đến thứ 7 và chủ nhật là ngày cho gia đình. Ngày cuối tuần dành cho dọn dẹp trong nhà, ngoài vườn và chuẩn bị cho mùa Thu và Ðông sắp tới. Nhớ vào tháng này năm ngoái, trận bão derecho đã làm tê liệt miền Trung Tây và miền Ðông Hoa Kỳ. Hàng triệu gia đình đã bị mất điện và trong thời gian đó, nhiệt độ trên 90 đã làm nhiều gia đình khốn đốn, trong số đó có gia đình tôi. Ðến ngày thứ 3 sau khi nhiệt độ ở basement đã đến mức không chịu đựng được, gia đình tôi đã phải di tản đến nhà người quen ở vùng khác mà không bị mất điện. Ở Mỹ trên 30 năm, đó là lần đầu tiên tôi mới thấm thía cảnh bị mất điện, đồng nghĩa là không có máy điều hòa không khí. Khi đó mới thấy con người trong xã hội đang sống bị lệ thuộc rất nhiều về những nhu cầu điện nước. Trong một cuốn phim tài liệu ở Mỹ cách đây vài năm, nhà đạo diễn đã dàn dựng những cảnh sẽ xảy ra khi xã hội văn minh không có nhiên liệu như than đá và dầu hoả để tạo ra điện, nước; để duy trì cuộc sống tiện nghi ở đây. Tôi còn nhớ phần kết luận của cuốn phim là "Nếu ngày mai, vì một lý do nào đó, các nhiên liệu như than đá, dầu hỏa không còn, dân chúng Mỹ sẽ phải tràn về miền Nam bởi vì những vùng miền Bắc sẽ không thể nào sinh sống được khi thiếu điều kiện để sưởi ấm vào mùa Ðông. Và những người ở trong xã hội văn minh sẽ chết đói trước nhất vì chúng ta xưa nay chỉ biết lái xe đến chợ để mua thực phẩm, chứ chưa có ngày nào cầm vũ khí thô sơ để đi săn kiếm miếng ăn thức uống. Trong lúc đó, những ngư dân ở những quần đảo hẻo lánh ở Á châu chẳng hạn, sẽ tiếp tục bắt cá, trồng rau để duy trì cuộc sống như tổ tiên của họ đã làm từ hằng ngàn năm trước".

Năm nay, với những dự đoán là sẽ có nhiều thiên tai và khí hậu sẽ thay đổi rất bất thường, tôi vội vã đi mua một máy phát điện cá nhân để phòng hờ ... chỉ lo xa mà thôi. Chỉ có một điều là máy phát điện hầu hết chạy bằng xăng. Cho nên chỉ hy vọng là trong những ngày bão táp, nhà có bị mất điện thì các trạm xăng vẫn mở cửa để tôi có dịp xử dụng cái máy phát điện mà có lẽ hàng xóm của tôi sẽ than phiền vì tiếng ồn của nó sẽ làm cho họ mất ngủ .

Trường Như
Ban Biên Tập Giao Muà

Mục Lục

Bài vở trên Giao Muà là do các tác giả gửi đăng và Giao Muà không chịu trách nhiệm về nội dung. Muốn xin trích đăng lại, xin liên lạc với GiaoMua@hotmail.com.

I . Thơ _______________________________________________________________________

1. Bủa Lưới Trên Hồ ______Sông Cửu
2. Tháng Tám Mưa Hay Nắng. ______Hoang_Vu
3. Mây Trắng Chiều ______Hàn Thiên Lương
4. Vó Câu Nửa Mảnh Gươm Ðàn ______Tình Hoài Hương
5. Hoa Hồng Có Gai ______ Nguyễn Thị Thanh Dương.
6. Tơ Vương ______ Nguyễn Hải-Bình
7. Vẫn Muốn Mẹ Ở Bên Mình ______Nguyễn Chí Hiệp
8. Lạc Lối Về ______ Thiên Ðức
9. Ðường Xa Ướt Mưa ______Quên
10. Lời Thương Không Nói ______NTL
11. Thắp Nến Ði Anh ______ Jacaranda
12. Tâm Sự Với Cây Ðàn ______ Tuyền Linh
13. Ðẹp Thay Tình Thương ______Trần Thành Mỹ
14. Phố Biển Chiều ______ Viễn Phương
15. Gởi Em Bên Trời Ðất Nước ______ Nguyễn Ðông Giang
16. Dâng Nguyện ______ nguyênHOANG
17. Qui Nhơn Ngày Về ______Phan Tưởng Niệm
18. Ðêm Nghe Khúc Ca Buồn ______ Song An Châu
19. Xin Ðừng Hỏi Vì Sao ! ______Lưu Thị Tòng­­
20. Tiếng Thu Buồn ______Chung Thủy
21. Quê Hương Cay Ðắng Ngọt Bùi ______ Trần Hoan Trinh
22. Trôi ______Vành Khuyên
23. Bài Thơ Không Cùng ______ Lê Miên Khương

II . Văn _______________________________________________________________________

1. Shopping Một Ngày Hè _______ Nguyễn Thị Thanh Dương
2. Xóm Cụt (truyện dài nhiều kỳ) ___________ Ðỗ Thành
3. Hiến Chương Tình Yêu (truyện dài nhiều kỳ) ___________ Tình Hoài Hương
4. Hạnh Phúc Nơi Ðâu ___________ Vành Khuyên
5. Căn Nhà Sau Cửa Biển (truyện dài) ___________ Phan Thái Yên
6. Bài Học Nam Phi ___________ Nguyễn Qúy Ðại
7. Ðồng Cạn (Truyện Dài) ___________ Bảo Giang
8. Coi Cọp ___________ Hai Hùng SG

III . Những Bức Thư Tình...________________________________________________________________

1. Thư Tình Mỗi Tháng _______________________________ DHH

IV. Giới Thiệu - Tin Tức, Văn Học, Nghệ Thuật __________________________________________________

1. Triễn Lãm Tranh của nhà văn Duy Lam tại Virginia _______________________________ Giao Mùa

V. Trả Lời Bạn Ðọc__________________________________________________

1. Nhắn Tin/Trả Lời Bạn Ðọc _______ Ban Biên Tập

I . Thơ __________________________________________________

1. Bủa Lưới Trên Hồ  
                                                                  

"Tặng bác sĩ Vân"

Ðêm Ðông
bủa lưới trên hồ
mênh mông sóng vỗ
Xô bờ . . .mênh mông . . . 

Rì rầm
suối chảy ra sông
mặt hồ điện sáng
đồi thông trăng buồn ! 

Thuyền chèo 
rẽ sóng lên nguồn
thương con cá lội
ngược luồng nước xanh 

Câu hò
kéo lưới nhặt khoan
còn đâu suối bạc
rừng vàng giờ đây ? 

Trăng vào 
sương nhuộm màu mây
gió ru rừng ngủ
mới hay canh tàn . . .                   * 

Trị An
bóng điện mờ dần
cá không vào lưới
theo trăng . . .thuyền về !
  
                                                       
Sông Cửu   
Mục Lục


2. Tháng Tám Mưa Hay Nắng. Tháng tám mưa hay nắng cũng mùa hè Mình về nhé họ hàng luôn mong đợi Căn nhà đó dẫu không còn của nội Hãy cứ vào và gõ cửa hỏi thăm Chuyện ngày xưa ừ thôi đã xa xăm Ðừng nhắc nữa những điều em thầm ước Nơi chốn cũ của mình quên sao được Mảnh vườn sau ngôi nhà ngoại bây giờ Vẫn chờ em gom kỷ niệm tuổi thơ Anh vẫn thích được ngồi nghe kể lại Chuyện của em những ngày còn con gái Cũng bị đòn vì hái trộm Sabôchê * Tháng tám mưa hay nắng vẫn mùa hè Mình về nhé sẽ lên chơi Ðà Lạt Nha Trang nữa để hết còn khao khát Chuyện tắm bùn nghe cũng lạ với anh Biển CaLi từng nổi tiếng trong xanh Mình mơ ước biển Vũng Tàu cũng thế Cho anh biết nếu em cùng đồng ý Sẵn dịp này mình ghé vịnh Hạ Long . Hoang_Vu Về Gia Kiệm Hái Chôm Chôm Anh về giữa tháng bảy mưa ngâu Bạn thân quen tìm nhau thăm hỏi Ở xứ người bao nhiêu điều mới Ngồi tâm sự những ngày đã qua Mưa rơi xuống như một món qùa Tặng người con từ xa gặp lại Những vườn cây đang mùa hoa trái Về Gia Kiệm để hái Chôm Chôm Dù chưa đến đã thấy mùi thơm Cám ơn Trời cho một ngày nắng Mít chín cây vai anh vác nặng Em cười nụ giải thích sao đây Anh đã hái những bao thật đầy Chuối còn xanh , Ðu Ðủ vừa chín Trái Ổi kia tại sao bịt kín ? Em hãy đến hỏi chủ vườn cây Và mình đã có nguyên một ngày Ở vườn cây Gia Kiệm vui qúa Trái Chôm Chôm đỏ tươi mùa hạ Mai đây sẽ lại nhớ quê nhà !!! . Hoang_Vu Dốc Lết . Nha Trang Hoang_Vu Nha Trang nắng trở lại rồi Bão đã qua mưa cũng hết Ðể ngày về thêm thân thiết Anh cùng biển đón bình minh Nhìn cát trắng dưới chân mình Ðến Nha Trang tìm Dốc Lết * Sóng biển êm anh muốn biết Em có thấy nắng dần phai Hàng dương liễu đứng chờ ai Gío đâu rồi sao chưa đến Nắng và mây như cùng hẹn Làm cho biển đẹp mầu xanh Khi chiều xuống hãy cùng anh Ngắm hoàng hôn dù biển vắng Hãy cùng anh đứng yên lặng Em sẽ thấy những bất ngờ Và như thế những ước mơ Của chúng mình về thăm biển Những ngày hè từng hứa hẹn Thành kỷ niệm Dốc Lết ơi ..!.!.!. ( * Tên bãi biển nổi tiếng ở Nha Trang ) Hoang_Vu
Mục Lục


3. Mây Trắng Chiều Mưa tháng sáu giọt buồn như giọt lệ Mây lang thang trôi mãi mãi về đâu? Thương mắt biếc người xưa bên xóm hạ Nhớ về xa năm tháng chỉ thêm sầu! Trời tháng sáu hạ buồn đau kỷ niệm Nhớ dòng kinh xanh biếc nắng xiêu xiêu Hoa lục bình dập dềnh màu tim tím Trên thuyền nan em hái cánh hoa yêu. Mình hạnh phúc chiều chiều bên xóm hạ Nắng phai tàn chếch bóng rặng mù u Tóc em bay theo từng làn gió thoảng Anh mơ hồ hồn dậy những vần thơ! Ôi đẹp quá hương tình say cõi mộng Làng quê yên chim hót nhạc thanh bình Mình cứ tưởng an bày vui cuộc sống Trong mái nhà có đứa bé xinh xinh! Mơ ước đó vội tàn thành ảo mộng Xóm làng quê ngun ngút lửa giặc thù Ðôi mắt biếc chôn nỗi sầu ly cách Ðâu có ngờ xa biệt mãi thiên thu! Em bất hạnh ngủ yên trong đất mẹ Chiều hạ buồn nhìn mây trắng bay bay! Càng nhớ lại thêm đau hồn cô lữ Mây trắng chiều hay khăn trắng sầu ai!? Ngày 23-6-13

Hàn Thiên Lương

Mục Lục


4. Vó Câu Nửa Mảnh Gươm Ðàn Ðời hợp tan, tan hợp Mưa dầm dề nghe đau xót lòng ta Thương làm sao đôi mái tóc sương pha Tang hải ấy cho lệ sa mắt biếc. Nhìn nửa mảnh hiên tà bóng nguyệt Trải tình đời sương tuyết bể dâu Biết bao lần lệ nhỏ giọt mưa Ngâu Tơ kết nối theo vó câu tóc bạc. Anh dấn bước vui gươm đàn nốt nhạc Chốn hiên mai em ghi tạc lòng son Qua bao gian khổ tình còn Sum họp đó vuông tròn thơ với mộng. Thu viễn xứ chiều nay cơn gió lộng Bàn tay nào khơi suối động đêm nay Vén mây mở khóa, cạn ly say Trăng lấp ló tiếng chày thu gấp nhịp. Tình Hoài Hương


Mục Lục


5. Hoa Hồng Có Gai Bàng hoàng khi anh vừa trao tay, Ðóa hoa Hồng em đã buông lơi, Phút giây ngắn ngủi lãng mạn ấy, Chắc chỉ có một lần trong đời. Những ngón tay em chợt thấy đau, Hoa Hồng có gai chạm qua mau, Ðóa hoa tỏ tình rơi xuống đất, Lời yêu chưa nói đã nghẹn ngào. Anh làm ngón tay em bị thương, Ngón tay rướm máu tình tai ương, Ðóa hoa Hồng em không kịp giữ, Tính của anh cho cũng hoang đường. Anh làm cho đóa hoa Hồng buồn, Làm cho người nhận hoa ngỡ ngàng, Tại anh trao hoa không đúng lúc, Hay tại em chưa mở tấm lòng? Em không nhặt đóa hoa Hồng lên, Nhưng em hiểu anh đã yêu em, Nhìn nhau, gần nhau chưa là một, Anh và em xin đừng xa thêm . Ngón tay rướm máu, máu sẽ khô, Chỉ sợ trái tim em dại khờ, Vẫn đập hoài nhịp tim thương nhớ, Vẫn tưởng thật khi tình là mơ. Cám ơn đóa hoa Hồng có gai, Ðã làm nên vết thương trong đời, Dù anh không còn yêu em nữa, Em vẫn yêu hoa, yêu một người.. Nguyễn Thị Thanh Dương. ( July 1, 2013) MÙA HÈ CHUA NGỌT. Mùa hè có nhiều mùi vị dễ thương, Mùi của hoa Ngọc Lan vừa mới cắt, Hoa cắm trong bình mùi thơm phảng phất, Em ngủ trưa hè mộng giữa ban ngày. Em nâng niu mùa hè trên từng ngón tay, Những qủa Raspberry xinh xinh chín đỏ, Mùi vị chua chua sao mà quyến rũ, Cho em vơi cơn khát nắng đang về. Em lại thấy thèm mùi Strawberry, Mùi dâu thơm như lời tình anh nói, Em say nắng trong mùa hè ngắn ngủi, Dù qủa chua em vẫn nếm ngon lành. Ðóa hoa Ngọc Lan trong bình đã tàn, Em vẫn vui Blueberry chín ngọt, Cắn miếng dưa hấu vỏ xanh, đỏ ruột, Mùa hè ơi sao ngọt mát thế này ! Mùa hè có nhiều mùi vị ngất ngây, Không chỉ loài hoa Ngọc Lan em thích, Mùi hương mong manh như mơ như thật, Hồn em chơi vơi giữa thật và mơ. Em yêu mùa hè chua ngọt nên thơ, Là vẻ đẹp hồn nhiên của cuộc sống, Qủa mơ vàng hiền ngoan như cố tích, Qủa đào ửng hồng màu má thanh tân. Mùa hè hào phóng nhiều trái cây ngon, Qủa trên cành nắng mùa hè giục giã, Chưa kịp hái qủa chín rơi trên cỏ, Con chim ngẩn ngơ còn đậu trên cành. Cho dù ngày mai em sẽ mất anh, Như mùi thơm hoa Ngọc Lan sẽ hết, Còn lại với em mùa hè chua ngọt, Những buồn vui yêu cho đến cuối mùa.. ( June 22, 2013) Nguyễn Thị Thanh Dương.


Mục Lục


6. Tơ Vương Nắng buông từng vạt xuống rừng Ngửng lên trời thấy có từng mây xanh Sợ rằng mây sẽ qua nhanh Vội vàng rảo bước di hành theo mây Hồng trần như ngọn gió bay Xin cho níu lại chút này mà thôi Một đời như áng mây trôi Tình chưa buông thả lòng ngươi vãn sinh ... Nguyễn Hải-Bình


Mục Lục


7. Vẫn Muốn Mẹ Ở Bên Mình Vẫn muốn như đứa bé sơ sinh Ngủ yên trong vòng tay mẹ Hương sữa nuôi con từ dạo ấy Muôn đời con không thể nào quên Vẫn muốn mình như một đứa trẻ Ngồi bên dốc mỗi chiều đợi mẹ Chuyến xe mang tình thương về đến Bàn tay vuốt ve đầy nỗi niềm ... Vẫn muốn dựa bờ vai của mẹ Nghe hơi ấm tình thương bao la Con sẽ ngủ và nghe lời hát Lời ru con giấc mơ nghìn xa Vẫn muốn nhưng ước mơ không đến Tỉnh giấc lệ con rơi rơi đầy Mẹ đi xa rồi thiên thai ấy Nào nghe được lời than chốn này Vẫn muốn thêm một lần gặp mẹ Ðể ngắm lại dáng hình thân thương Ngày đi tới cõi đời con đơn độc Không còn mẹ , không còn người ủi an ..... Nguyễn Chí Hiệp Nhớ em Em bệnh đã lâu Thế mà tôi vẫn gửi sầu cho nhau Ðể mỗi canh thâu Nghe như tiếng khóc từ đâu vọng về Tâm hồn giây phút tái tê Ngỡ rằng em vẫn cận kề bên tôi Ðến khi tỉnh giấc mơ rồi Chung quanh vắng lặng , bóng người khuất xa Buồn rơi trong nỗi thiết tha Có ai hiểu được để mà cảm thông Vương vấn đẫm lòng Một lời thơ vụn nào trong cõi tình Cúi đầu lặng thinh Tâm tư chìm đắng giữa hình bóng em Nguyễn Chí Hiệp 18.7.2013 ---------------- Tình ơi xin một lần được yêu Xin gửi tặng những người đang yêu Tình ơi, khi ngày nhớ về đây Ta chờ em mê mãi cơn say Ta chờ giấc mơ xưa tìm tới Ðể thấy yêu đương trong vòng tay Tình ơi, đâu ngờ tình lại xa Ðợi em qua mấy mùa đông giá Ðợi em qua tháng ngày lâu quá Biết làm sao nghe giọng hát em Bây giờ tháng chín trời mưa buồn Mượn em chút tình yêu để nhớ Mượn em thêm một lời duyên nợ Vũ điệu đêm này ta có nhau Tình ơi, mơ ước đến nghỉn sau Ta chỉ mong thấy em lần nữa Mặc chiếc áo cưới mùa duyên nợ Sóng đôi qua ngưỡng cửa cuộc đời Nguyễn Chí Hiệp 12.7.2013 Bạc Liêu tôi vẫn nhớ người Bạc Liêu cảnh cũ đứng trông nhìn Thương lắm người xưa đã bặt tin Vẫn muốn đi về qua phố muộn Ðể mà vương vấn mãi hương trinh Dáng em tình đã nhiều mơ ước Chữ ái đêm này vẫn muốn xin Dứt một đêm chờ xao xuyến dạ Nhờ người tâm trí nét như in Nguyễn Chí Hiệp 12.7.2013 Ðêm Huế đợi người (thuận nghịch độc) Thơ vọng tiếng buồn lại nhớ người Vấn vương sầu mộng giấc thầm lơi Chờ ai bước mỏi đêm về phố Vãng hạ trăng xa cảnh tối trời Mờ khuất Huế xưa hồn tím lặng Uẩn u màu khuyết nửa vàng rơi Mơ hoài phút cảm thương đầy dạ Giờ muộn đã lâu mãi đợi người Người đợi mãi lâu đã muộn giờ Dạ đầy thương cảm phút hoài mơ Rơi vàng nửa khuyết màu u uẩn Lặng tím hồn xưa Huế khuất mờ Trời tối cảnh xa trăng hạ vãng Phố về đêm mỏi bước ai chờ Lơi thầm giấc mộng sầu vương vấn Người nhớ lại buồn tiếng vọng thơ Người nhớ lại buồn tiếng vọng thơ Vắng xa ngày cũ tháng năm chờ Lơi lung giọt nước rơi mưa lạnh Dạo thả thuyền mây vượt sóng mờ Trời khói lạc sương hồn đẫm mộng Ảnh nhân chìm tối bóng đầy mơ Rơi vàng lá ủ màu trăng khuyết Người nhớ mãi trông phố muộn giờ Giờ muộn phố trông mãi nhớ người Khuyết trăng màu ủ lá vàng rơi Mơ đầy bóng tối chìm nhân ảnh Mộng đẫm hồn sương lạc khói trời Mờ sóng vượt mây thuyền thả dạo Lạnh mưa chan nước giọt lung lơi Chờ năm tháng cũ ngày xa vắng Thơ vọng tiếng buồn lại nhớ người 10.7.2013

Nguyễn Chí Hiệp
Mục Lục


8. Lạc Lối Về Viết cho Ngọc Sương yêu thương-Trường THPT Phú Nhuận SG-VN Lạc lối về em đánh mất thiên đường. -Lạc lối về em đánh mất tình thương... -Lạc lối về trái nghĩa với yêu đương. Xét ra trong cõi tình trường Ai người chung thuỷ ai vương lời thề? Ai đang chìm đắm trong mê! Ai người đứng ngóng...Ði về mặc ai! Ai người quên nghĩa trúc mai? Quên câu thệ ước-Ðêm dài tình sâu... Quên rồi em nhớ chi đâu! Quên hình,quên bóng quên câu hẹn hò! Sang sông thương nhớ con đò. Sang ngang ai có nỗi lo trong lòng? Ai thương nhớ!Ai chờ mong! Hai vai trĩu nặng...con đường thì xa... Canh khuya sương lạnh trăng tà. Thương mình!mình nghĩ xót xa phận mình!!! Thiên Ðức Lời Cho Em-Chút Nhỏ Ngày xưa Viết cho Ngọc Sương yêu thương-Trường THPT Phú Nhuận SG-VN Góc nhỏ Lý thành Nguyên làm nhân chứng: -Nơi này hai đứa nó YÊU NHAU... Nó thề nguyền cho đến tuổi bạc đầu. Không chia cắt dẫu trăng ngàn rơi rụng...? -Nhưng sao hôm nay em lúng túng? khi môi kề má tựa ở bên Anh? Chỉ thoáng qua như mây khói xây thành. Như gió thoảng như nắng chiều xế bóng? Hơn 40 năm tiếng xưa còn vọng. Tình trăm năm chỉ thể sao em? Anh ngước nhìn lên cõi trời đêm. -Anh hỏi gió!Gió phập phù biển bắc -Anh hỏi mây!Mây lơ đãng cuối trời nam... Anh băng mình trong vô tận màn đêm... Anh theo gót muôn ngàn vì sao lạc. Tất cả đều ngây người ngơ ngác.... Bỡi vì em...em đánh mất tình Anh. Bỡi vì em rơi mất "Túi Chung Tình..." "Em quên lối quay về nơi chốn cũ". Hàng me xưa một thoáng buồn tư lự... Góc phố chiều đơn lẻ bóng anh về... Lá thu baỵ..mây trắng phủ sơn khê. Em đắm chìm bên lối mộng đường mê??? Thiên Ðức
Mục Lục


9. Ðường Xa Ướt Mưa Bây giờ tháng bẩy Giời đổ mưa ngâu vì mình cách mấy sóng cả, bể sâu - Hẹn em khoảng chín giờ sẽ gặp nhau Anh chọn hoa tím Em thích từ lâu - Hàng cây cao vút lung linh lá xanh Chỉ còn một phút là em gặp anh - Nhưng em không đến Những giọt mưa ngâu còn trên lá quyến luyến hỏi em đâu? - Hết mưa rồi nắng Rồi lại đổ mưa Con đường đã vắng Càng lúc càng thưa - Thì thôi hoa tím Sẽ chẳng nói ra những gì khép kín từ vạn dậm xa Mưa ngâu nỡ đổ nhạt nhòa Làm con đường ướt thêm xa nghìn trùng -- Quên

Mục Lục


10. Lời Thương Không Nói Tháng ngày dài là nỗi nhớ không tên Và niềm thương là khoảng không vô tận Ta tìm em trong giấc ngủ đơn côi Vật vã chờ một lời thương không nói CT-7/2013 "Mot lan Nho Nhung"
NTL





Mục Lục


11. Thắp Nến Ði Anh Thắp nến đi anh ... ngọn nến đời Soi hồn biển động, soi lệ rơi Soi tâm tư những lần nhung nhớ Soi vết tình ta ...sao chơi vơi ? Thắp nến đi anh ...thắp giữa rừng Lời đêm quyện gió tiếng rưng rưng Cây thương tiếc lá vàng cây khóc ... Lá trút niềm riêng ... Lá bâng khuâng Ðời có bao nhiêu ... để cộng trừ ? Yêu người tay dệt nhớ thành thư ... Chẳng cần trao gửi ... Em giữ hết Ðầy ấp mộ phần ... Ngôi tương tư Thắp nến đi anh ... từng giọt đàn Giọng trầm hơi ấm ... gởi hồn hoang Ðêm sâu về ngắm từng leo loét Em biết rằng anh vẫn bình an ... Thắp nến đi anh ... thắp đi anh

Jacaranda
Mục Lục


12. Tâm Sự Với Cây Ðàn Ta không hiểu đàn với ta hạp số ? Cớ tại sao ta gãy cánh tay nầy Trời bắt phạt vì đa đoan tình lỡ Hay tại ta hờ hững với phím dây ? Trong hữu hạn, ta gẫy đàn ..đàn có Âm thanh trầm ...từng giọt lệ ta rơi Bây giờ đã mất đi bàn tay trái Có còn không trong vô hạn ...tiếp lời ? Lời ta đó, lời tình buồn vạn kiếp Từ Xuân qua, Hạ lại, đến Thu, Ðông Bốn mùa của đất trời đầy cung bậc Ta và đàn hòa quyện với bão dông Ta và đàn tuy là hai mà một Cặp phạm trù trong thế giới khách quan Như hữu hạn luôn nằm trong vô hạn Buồn biết bao khi ta phải xa đàn ! Ta muốn gởi chút tơ lòng sương khói Về trời Tây, thế giới của người tình Tay ta gãy tựa tơ chùng phím lạc Ðàn lẻ đôi ...nên đành phải lặng thinh ? Ðời vẫn thế, không không ... rồi có có... Ta và đàn nếu có chắc sẽ không Thế mới biết, đàn với ta là một Có hai ta, đâu lỗi phím tơ chùng ?

Tuyền Linh
Mục Lục


13. Ðẹp Thay Tình Thương Tình yêu thương dễ hằn sâu thẩm thấu, Thế mấy ai suy nguồn cảm tự đâu ? Có bao giờ tự hỏi đó là gì, Hành động thật hay thương vay nhớ mướn ? Lấy gì đo lòng người khô sâu cạn, Cân tiểu ly đâu nhúc nhích trợ tim. Kỹ thuật nào tính nồng độ im lìm, Mức tình cảm chỉ phỏng theo dự đoán. Ai cũng quyết thương nhiều hơn bên ấy, Lấy gì đong mà cũng giận hờn lây. Còn bắt đền sùi sụt cả thâu đêm, Tâm biểu độ xuống lên vô chừng mực. Vô lý thay hận yêu không giới hạn, Từ mực cao yêu rơi xuống vực thù. Chấm phá thêm bao bảo tố bất ngờ, Ghen tị nghi nan mộng mơ tan vỡ. Ngay trong tình yêu có phần cân lọc, Không có gì nguyên tuyền vẹn khiết tinh. Mấy ai sống chết mối tình duy nhất, Suốt cả cuộc đời quên bản thân mình. Tình yêu không thể chỉ có một chiều, Như thù hận có hai bên chiến tuyến. Mỗi mũi tên hướng về hồng tâm tuyển, Không thương được người sao có tình người. Cây không nhựa khô cằn đâu dễ sống, Ðèn không dầu vô dụng lại vô duyên. Ðẹp thay tình của biển rộng với thuyền, Ðời huyền diệu như trăng sao vằng vặc. Tưởng đơn thuần mà hình trăm vạn lối, Không dễ dàng gì việc nhận với cho. Tay dơ rửa tẩy sạch đi vết thối, Hành động nhơ vẫn bất biến trong tâm. Phúc cho ai tim không như khối tuyết, Tình đẹp thay là nguồn cội cuộc đời. Chất men sinh động hóa cả mọi thời, Thiên đường ngự ngay trong lòng nhân thế. Trần Thành Mỹ
Mục Lục


14. Phố Biển Chiều Chiều phố biển nắng tàn vương nhẹ bẫng Bước chân nào in đậm dấu cô liêu Sóng cuồng điên nhoài cuốn nỗi hờn yêu Dòng nước lạnh xóa nhòa bao vết tích Rờm rợp bóng chiều hôm lòng cô tịch Cánh chim trời chíu chít gọi tìm nhau Hòa nhịp theo từng đợt sóng kêu gào Hương biển mặn len vào bờ môi mắt Cơn gió lạnh se se đời hiu hắt Cõi lòng đau quặn thắt mối tình buồn Giận hờn ai, con sóng mãi điên cuồng Dâng nỗi nhớ với muôn lời thét gọi Chiều phố biển bước chân đơn mòn mỏi Bóng trải dài trông đợi bóng tình xa Ðồi cát kia hai đứa có lần qua Giờ đây chỉ riêng ta trong niềm nhớ Viễn Phương

Mục Lục


15. Gởi Em Bên Trời Ðất Nước Có một nỗi buồn anh đang cất dấu Ðịnh gởi cho em sợ để lâu ngày Bốc khói thành mây bay vòng đâu đó Nhỏ giọt lệ buồn thành cơn mưa bay Có một nỗi lòng không ai biết đến Chỉ có riêng em, chỉ có hai mình Có cả bạn bè chết đi sống lại Dốc hết hơi tàn bàn chuyện tử sinh Em vẫn còn bên quê hương bất hạnh Cơ hồ nghe đời chuyển đổi ngày đêm Anh vẫn nằm đây bốn bề đá núi Xa lắc quê nhà, hồ dễ thấy em Anh chừ đây như áng mây trôi nổi Từ buổi xa em trôi giạt bao miền Vỗ giấc cô đơn, em về bên mộng Anh gắng mừng với hạnh phúc phù du Anh giờ đây như thân gởi trong tù Hàng gai sắt bốn bề luôn vây chặt Chiều ngắm mây bay lòng đau quặn thắt Nhớ về em bên ấy vẫn long đong Từ dạo xa em cố nén trong lòng Nên nỗi nhớ cứ chồng lên chất ngất Và đêm đêm anh âm thầm dõi mắt Hướng về em. Em bên ấy Quê hương Già nửa đời trai chưa hết đoạn đường Thân trại cấm níu đời ta lưu lạc Ðể chiều nay một mình anh đứng hát Ðiệu nhạc buồn như nước mắt ly hương Em hỡi em bên ấy cố hương Ráng chờ anh cho tròn câu mộng ước Ðời sẽ xanh hơn bên trời đất nước Chắc gần thôi em chờ buổi trùng phùng Những ngày tị nạn ở Sekkong Nguyễn Ðông Giang Mục Lục


16. Dâng Nguyện Con tim xưa, một lần qua. thăm lại ngõ. Mưa sũng đường, vết chân cũ vẫn chưa phai.. Trời an bài, nhưng cuộc tình chẳng trọn nguyện. Bước đi còn, lầm lũi mãi.. nhớ thương hoài! Trăm năm yêu, thiên trù ban.. mong cho được? Ái ân nào? Ðưa hạnh phúc đến luôn nhau! Như nắng đã, qua mùa đông sưởi buốt giá. Chuyện chúng mình, nồng thắm ngát.. đậm sắc màu. Gió lao xao, chúc mừng tình..đêm cổ tích. Trời ngàn sao, mây chuyển tiếp lắm ơn lành. Trăng rực rỡ, nguyệt hằng dành.. vòng nguyệt quế. Trao nhiệm mầu, giăng trải khắp, bầu trời xanh. . . . nguyênHOANG LẦN CUỐI MỘNG. Vẫn nhớ gió nào thoang thoảng đến. Lướt vờn trên vũng thấp, đồi cao. Xuyến xao chấn động miền hoang dã. Buốt cứng mạch hồn, mỗi bước qua! Trần ai bể khổ, đất bao la. Nguyện ước cùng đi, tận cuối trời. Cánh rộng đường bay chung một ngã. Xuyên vùng sa mạc, suốt trùng khơi. Hạnh phúc chịu ngưng, khi gối mỏi. Yêu thương gục dưới huyệt mộ nồng. Bên triền non thẳm, sương giăng lạnh. Rụng rớt khúc sầu đêm khát mong. Mưa loang cây lá, hạt buồn rơi. Như nước mắt cho, tình một thuở. Vẫn nhớ ngày xưa thường ngóng đợi. Sao tình chỉ đẹp ở trong mơ? Vòng tay ai? Chợt đến nào ngờ! Chiếm mất buồng tim, đà phân nửa. Thêm ấm bờ vai dành chổ tựa. Xa Người, đời cảm thấy bơ vơ. (Nghiệp đời thi sĩ, vướng vào thơ? Mãi khổ vì yêu, đến thẫn thờ). . . . nguyênHOANG CHO TA NHỚ, MỘT CUỘC TÌNH. Lang thang trở, đi về miền giao ước. Hành trình mơ, theo ngõ cũ quay tìm? Vùng nơi đó, ai nào? Còn tưởng nhớ! Bến xưa nầy, biết giữ được yêu thương? Lời kinh dâng, thầm muốn đến thiên đường. Ðiểm huyền thoại? Ru hồn người mong mỏi! Như lá diêu bông, điều kiện ảo vọng. Dù biết hoang đường, tâm luyến cứ trông. Cả quê hương, uống tắm chung dòng sông. Dòng sông chuyển, những con đò xuôi ngược. Ngược về nguồn, để rõ từ đâu đến? Ðến chờ nhau, lâu lắm nguyện tự lòng. Lòng bao dung, thứ tha từng hờn dỗi. Dõi bóng người, thoảng sương khói tà huy. Mang hy vọng đời nầy nhận chung thủy. Cuôc tình mình thắm thiết chẳng ly bôi. Hôm nay dù, khoảng cách quá xa xôi. Mưa ở đó Sàigòn, dài không dứt. Nắng nơi đây, đông giá tràn bớt ấm. Nhưng tim nồng, máu vẫn chuyển chưa ngưng! Ta mãi ngồi đây, thầm đan ..tơ kỷ niệm. Khung dệt thoi đưạ.nhuần nhuyễn sợi tình. Sớm hoàn tất niềm mơ riêng luôn đợi? Bằng thơ ngọt ngào, câu hát tôn vinh! Vọng gót hài hoa, trải đường cỏ mịn. Nếụ.chưa tròn? Ôi chua xót, biết bao. Một đời đi qua ôm lòng hoài bảo? Giết chết xuân thời từ buổi binh đao! nguyênHOANG
Mục Lục


17. Qui Nhơn Ngày Về Qui nhơn chiều trở lại Tôi tìm về trường xưa Hàng cây cao bóng đổ trường vắng người em thơ Tìm em ?tìm nơi đâu ? Trường in bóng u sầu Chuông giáo đường vang tiếng Lòng rưng rưng niềm đau. Tôi tìm em ... tìm em Tìm mái tóc nhung huyền Tìm dáng tà áo trắng Thoảng mùi hương trinh nguyên Ta tìm nhau ... tìm nhau Mưa rơi - nhớ - tình sầu Ðường đời bao ngỏ tối Em về đâu - về đâu ? Tôi tìm em ... tìm em ! Qui Nhơn biển cát hiền Sóng dâng đầy nỗi nhớ Gió lay động niềm riêng . Em yêu ơi ! em ơi ! Người tình ơi ! Tình ơi ! Nhớ em ! Sầu vạn cỗ Ta vì đâu xa nhau ? Phan Tưởng Niệm
Mục Lục


18. Ðêm Nghe Khúc Ca Buồn Nửa đêm nghe khúc ca buồn Sao lòng xao xuyến lạ thường trong tôi Buồn cho những cảnh trong đời Khi người ca sĩ diễn lời bi thương Ôi ! sao những chuyện đời thường Quá nhiều đau khổ, đoạn trường hơn vui Chuyện người thiếu nữ đôi mươi Chưa vui trọn vẹn, tiếng cười vỡ tan Lửa binh đã cướp mất chàng Áo hoa vừa mặc, khăn tang đội đầu . Có ai chia xẻ niềm đau Nỗi buồn goá phụ, dạt dào tình xuân Cô đơn chiếc bóng lưng chừng Cửa thiền xuống tóc, thủy chung trọn đời . Song An Châu
Mục Lục


19. Xin Ðừng Hỏi Vì Sao ! Bạn hỏi tôi, vì sao yêu anh ấy Khi tuổi đời bị chênh lệch quá xa Này bạn hỡi, con tim đâu có tuổi Nên làm sao có ranh giới trẻ, già ? Vào một buổi cuối Thu hoàng hôn phủ Chiếc lá rơi lơ lửng giữa khung trời Hồn tôi bỗng chơi vơi theo xác lá Trạng thái này, sao giải thích bạn ơi ! Và cũng thế, sớm mai chim ríu rít Lòng tôi vui theo cung bậc chim trời Từ sâu thẳm?bỗng tôi nhìn thấy được Lý trí một nơi ? tình cảm một nơi Con chim hót, chiếc lá vàng và tôi nữa ? Cũng chỉ là một thực thể kết liên Nên xin hiểu cho tôi, này bạn hỡi ! Chữ nghĩa nào giải thích được tiếng yêu ? Pho tượng đá, có linh hồn của đá Trái tim tôi, có lý của trái tim Tôi chỉ biết đi theo đường trực giác Mọi xôn xao đành gác lại một bên Lưu Thị Tòng Ðẹp thay một đóa hoa lòng Cám ơn anh đã lau khô Lệ buồn quá khứ thấm vào tim em Năm mươi năm, lỡ phận duyên Em đành chôn chặt nỗi niềm riêng mang Tưởng đời nguyệt héo hương tàn Bỗng đâu anh đến rộn ràng sắc xuân Lòng vui nhờ sợi tơ vương Xôn xao bướm lượn đầy vườn chiêm bao Ai gieo chi tiếng ngọt ngào Nghe như câu hát ca dao bổng trầm Khiến lòng hết nhớ lại mong Khiến hồn lãng đãng bên dòng thơ say Hồn em là gió là mây Theo anh cho hết kiếp nầy được không ? Tình chừ là biển là sông Là trăm ngàn sợi tơ lòng vấn vương Không anh đưa lối dẫn đường Thì con tim héo dễ thường mà vui Bây chừ mình lại có đôi Bỏ thời em đã đứng ngồi không yên Lưu Thị Tòng­­
Mục Lục


20. Tiếng Thu Buồn Người đi vào độ chớm thu Lá rơi tàn úa nhạt mờ dáng xưa Sương thu đọng giọt đong đưa Khép đôi mắt đợi chờ mưa thu sầu Thu nầy nối tiếp thu sau Thu vàng nỗi nhớ xót đau tình buồn Người đi trời cũng mù sương Tưởng chừng có tiếng Uyên Ương lạc bầy Một mình dỗ giấc liêu trai Muộn phiền theo gió heo may dạt dào Cung thương lỗi khúc nghẹn ngào Canh khuya sâu lắng nghe xao xuyến lòng Trong tim máu đã cạn dòng Chỉ còn vương lại chút hồn thơ nghiêng Nắng thu rơi rụng ngoài hiên Tuổi thu héo rũ bên thềm thời gian Chung Thủy Thu Sầu Sương thu vương ngọn cỏ mềm Long lanh nước mắt muộn phiền lắng sâu Tình xa trổi khúc nhạc sầu Từ mùa thu trước thu sau vẫn buồn Mấy lần thu gợi nhớ thương Mấy lần thu tím lạnh hồn thơ xưa Người đi gió cũng chuyển mùa Hương thu man mác tiễn đưa chút tình Heo may thoang thoảng qua mành Thu say mộng ảo dệt thành suối thơ Nhìn theo từng chiếc lá rơi Nghe thu lạc lõng chơi vơi nắng chiều Hoàng hôn chếch bóng tịch liêu Càng cao niềm nhớ càng nhiều nỗi đau Tiếng thu tha thiết dạt dào Chờ thu vàng chín rụng vào buồng tim Chung Thủy Thu ca Gom niềm nhớ vào tim Giọt thu rơi trong mắt Dỗ ru tình ngủ yên Bên cõi lòng héo hắt Mỗi một lần thu qua Nỗi sầu giăng khắp lối Nghe tâm hồn xót xa Nghẹn ngào lên tiếng nói Nhớ từng mùa thu xưa Suốt một đời mong đợi Ngoài trời đổ cơn mưa Niềm suy tư mời gọi Lá úa vàng vườn thơ Như tình buồn héo hắt Chờ ai đến bây giờ Ta mềm môi khóc ngất Chung Thủy Chỉ Có Mình Ta Ta vẫn mãi mang nỗi sầu dĩ vãng Với từng chiều buồn lặng lẽ đợi trông Bao nhiêu bận thu vàng thay sắc lá Là mấy lần hiu quạnh buổi tàn đông Ta thương ta trọn một đời dang dở Cũng đành rồi kiếp nhện phải nhã tơ Ðêm nối theo đêm đong đầy nỗi nhớ Ngày tiếp qua ngày dệt khúc tình thơ Ta say giấc ngủ vùi trong dĩ vãng Tình pha lê vụn vỡ cuối mùa yêu Hạnh phúc mong manh tợ khói lam chiều Trơ mắt ngó giọt sầu rơi thánh thót Ta chết lặng nghe tim mình thảng thốt Mất nhau rồi trời đất dậy cuồng phong Người quay lưng ta âm thầm đưa tiễn Tưởng chừng như bão tố nổi trong lòng Chung Thủy Hoài Vọng Ðã mấy lượt trời thu vàng hiu hắt Lá úa dần qua mỗi đợt nắng mưa Tuổi ngút cao theo ngọn gió chuyển mùa Lòng dậy sóng giữa giòng đời dâu bể Lỡ mang nặng khối tình si dang dở Như loài tằm suốt kiếp phải nhã tơ Cho dù ta ngàn năm mòn hơi đợi Chỉ thêm buồn dệt kín những trang thơ Thương bóng lẻ với nửa đường cô quạnh Người xa xôi phiêu bạt cuối chân mây Sợi nhớ nhung vương đầy trên mí mắt Giọt tương tư làm nhân dáng hao gầy Rồi tàn thụ..lá rơi đầy hiên vắng Rồi tuổi buồn hằn vết tích dung nghi Thơ vẫn viết cho nguôi bao phiền muộn Vẫn miệt mài hoài vọng cánh Thiên di Chung Thủy
Mục Lục


21. Quê Hương Cay Ðắng Ngọt Bùị * Tặng Ng. Ngươi trách ta sao cứ cúi đầu Sao cam lòng làm kiếp ngựa trâu Ðưa cổ đưa lưng thiên hạ cỡi Vẻ ngang tàng hảo hán xưa đâu ? Ngươi trách ta sao cứ làm thinh Làm mọi thằng tham uốn gối cong mình Chẳng thấy thế tình điên điên đảo đảo Ngỏanh mặt quay đầu bỏ mặc anh em Ngươi trách ta sao lòng dửng dưng Thiên hạ ngòai kia cấu xé tưng bừng Xuống chó lên voi tranh danh đọat lợi Sao cứ hòai làm tiểu tốt vô danh Ngươi trách ta sao chẳng bỏ đi Cày cục cả đời xem được những gì Một chiếc xe cùn, một căn nhà xẹp Bên lũ học trò mặt trắng sân si ! Ngươi trách ta ,ta chỉ mỉm cười Tướng cọp binh hùm tan tác khắp nơi Ta gã thư sinh trói gà không chặc Có mặt hôm nay đã mệt quá rồi Ngươi trách ta ta đành cúi đầu Ta chỉ bọt bèo giữa cuộc bể dâu Sóng cuộn mây vần mưa tuông gió cuốn Chẳng biết đời mình sẽ giạt về đâu Ta cũng buồn héo ruột tím gan Khi thấy anh em bè bạn tan hàng Kẻ biển kẻ rừng kẻ đi kẻ ở Ta một mình ngơ ngác thế gian Chung quanh ta kẻ lạ người xa Một sớm một chiều mê bã vinh hoa Lý tưởng lạnh lùng , anh em hờ hững Mê mãi vơ tiền ních chặc túi ma ! Thì cũng là thế sự thường tình Ai chẳng ham giàu ai chẳng mê vinh Chỉ tiếc một thời xưng danh hảo hán Nay để cho đời kẻ trách người khinh Ngươi trách ta ta cũng trách ngươi Giao phó cho ngươi vận mệnh một đời Ngươi đã làm gì mà ra nông nổi Bỏ mặc quê hương , vứt súng chạy người ! ? Ta một đời phóng túng ngang tàng Chẳng có hơn ai nhưng cũng ngang hàng Bỗng đứng chôn chân như người Từ Hải Tức đến cành hông, giận tận tâm can ! Những kẻ từ đâu đứng trước ngồi cao Ra mặt ta đây vỗ ngực tự hào Hống hách công thần, dương dương quyền thế Ta lạc loài không một tâm giao ! Ðành cúi đầu đóng kịch làm hề Giả điếc giả mù giả dại giả mê Tay vỗ miệng gào hoan hô đả đảo Nhưng ruột héo mòn nhưng tim lạnh tê ! Cũng nhiều lần lòng thấy bâng khuâng Ðất nước hôm nay thôn xóm thanh bình Một giải giang sơn Bắc Nam thống nhất Mơ ước từ lâu cháy bỏng cả lòng Mọi nẽo quê hương bặt tiếng súng rền Em bé nô đùa chẳng sợ đạn tên Giấc ngủ rất tròn hoa thơm bướm lạ Không còn giật mình khóc thét giữa đêm Máu đã thôi rơi, xương hết phơi đồng Tiếng hát tiếng hò lại rộn non sông Trai trẻ lên rừng ôm đàn ngồi hát Có đến trăm năm mới thấy HÒA BÌNH ! Vẫn nguyện cầu đất nước hồi sinh Cùng với năm châu đứng dậy vươn mình Không thấy quê người hóa rồng hóa cọp Mình cứ loay hoay hổ thẹn vô cùng Cuộc chiến nào cũng có thắng thua Mất mát đau thương tàn bạo hận thù Nỗi đau này đã cao như núi Khơi lại làm chi để ngậm ngùi ! Ai chính ai tà ai nghĩa ai nhân Lịch sử rồi đây tỏ rõ phân minh Cần chi tranh giành ngươi chân ta ngụy Còn chuyện công hầu : cái bã hư vinh ! Ta bây giờ nói chẳng ai nghe Thế mọn thân cô chẳng có bạn bè Cũng định lên rừng học đòi Tô Vũ Thành bại anh hùng đâu dám khen chê Thôi trở về ôm ấp cội nguồn Thương sóng sông Hồng , thương nước sông Hương Thương Cửu Long Giang mênh mông khói biếc Cay đắng ngọt bùi cũng vẫn quê hương . Ngươi trách ta rồi ngươi bỏ đi Ba bốn mươi năm chẳng thấy quay về ! Ta học người xưa nằm nghe sấm dậy Thương nhớ mỏi mòn con nước Tào khê Trần Hoan Trinh
Mục Lục


22. Trôi Em lạ sao cứ để tình mình trôi Về bến anh, không neo đậu Không hứa hẹn gì Dù rất nhiều cảm xúc đậm ghi. Tình mới đến đã nhìn được kết thúc Giữa điểm tan lại tận rõ sum vầy Cuộc đời này, tan hợp thế mà hay Anh và em, cận lối, không cận tình, chẳng nhìn ra lối thoát. Những đêm vui, những ngày dài Bên nhau, nghĩ về nhau Hai con người, hai thế giới Thế giới nào là của cả đôi ta Thuộc về nhau, những chan hoà bất tận. ------------------------ Floating Vành Khuyên So surprised I let my love floating To your side no promising You and I keep floating Between us so much strong feelings exist. Love is just there, I can see the end Near the end I can see we can?t stand to separate What a love in this world So near, so far, you and I seem no way to get out. Lovely nights are mixed with longer days Think of each other You and I, two persons, two so different worlds Still believe some space in the miđle belongs to both. So I hope joys and happiness will never end, Darling Vành Khuyên
Mục Lục


23. Bài Thơ Không Cùng Em là của những ước mơ Ðời anh gió cát bài thơ không cùng Em là của những mông lung Tóc mây vờn gió giữa thung lũng vàng Lê Miên Khương Anh canh em ngủ Hỡi đôi mắt ngủ dài mi Miệng em chúm chím ngực đồi xuống lên Em đang gối mộng không tên ? Cho anh xin được đi vào giấc em ! Lê Miên Khương Xuân nhớ quê Ðã lâu không về Quảng Ngãi Xuân này em gởi mạch nha Anh nhâm nhi. Nhớ quê nhà Tối qua cành mai ngậm nụ Sáng nay vàng đã nở òa À, thế là Tết đang qua ! Lê Miên Khương
Mục Lục


II . Văn___________________________________________________________

1. Shopping Một Ngày Hè

Nguyễn thị Thanh Dương.




Sáng Chủ Nhật tôi thức dậy muộn ngoài ý muốn. Gần 10 giờ sáng rồi

Nhưng bất cứ gía nào tôi cũng sẽ đi shopping hôm nay ..

Tôi vào restroom để rửa mặt đánh răng và nhớ lại điều thú vị chiều qua đi chợ Kroger đã gặp một chị Việt Nam.

Thứ bảy là "Meat day" sale những món thịt, từ thịt bò, thịt heo, thịt gà và thịt nguội .. với gía thật rẻ nên khách vào chợ Kroger đông hơn, kể cả người Việt Nam ít khi đi chợ này vì giá cả luôn đắt hơn những chợ Mỹ khác, càng đắt hơn chợ Mễ và chợ Việt Nam

Mỗi gia đình chỉ cần mua hàng hóa trị gía 10 đồng là đủ điều kiện mua các món thịt đại hạ gía, mà thịt thà chợ Kroger dù hạ gía vẫn là thịt tươi ngon chất lượng uy tín bấy lâu nay.

Tôi đến quầy thịt tìm loại thịt bò "Chuck Steak" mà chẳng thấy đâu, chắc khách hàng mua hết mà người bán thịt chưa kịp mang ra, thì một chị Việt Nam đã đến gần:

- Chị tìm mua thịt bò on sale phải không, Chuck Steak hết rồi, phải chờ chốc nữa mới có ?

Tôi than thở:

- Thì giờ đâu mà đứng đây đợi mấy ông hàng thịt chứ ?.

Chị Việt Nam dễ dãi và vui vẻ:

- Vậy chị lấy 2 vỉ bò này của tôi đi, mỗi người được mua 2 vỉ, tôi thong thả sẽ mua sau cũng được

Tôi còn đang ngại ngần thì chị kia sốt sắng lấy 2 vỉ thịt bò từ xe mình bỏ vào xe tôi và nói:

- Chị cứ yên chí, chợ Kroger luôn cung cấp đủ mặt hàng on sale cho khách hàng mà..

- Cám ơn chị nhé..

Tôi vừa đẩy xe đi thì bị gọi giật lại:

- À, chị ơi, chị ơị.?

Tưởng chị ta đổi ý đòi lại thịt, nhưng không chị ta tử tế "tặng" tôi thêm lời giới thiệu. Giọng chị hồn nhiên oang oang đầy hào hứng:

- Ngày mai Dillard's on sale quần áo từ 50% đến 65% đấy, Thấy chị thích mua hàng on sale nên tôi giới thiệu luôn.

Tôi vội đứng hẳn lại, nói nhỏ bên chị:

- Gớm, chị nói to thế này thì cả chợ Kroger cùng nghe.. Nhưng nó on sale mấy ngày hả chị?

- Ừ, thì nói nhỏ lại đây, chỉ 3 ngày thôi, mai là ngày cuối cùng. Người bạn tôi đang shopping trong Dillard's mới gọi phone báo cho tôi hay nè, nhiều hàng đẹp lắm.

Tôi kêu lên tiếc rẻ:

- Ối giời ôi .. thế mà tôi không biết. Thôi, cám ơn chị ..

Tôi đi mua nốt những món còn lại và về nhà cho kịp nấu bữa cơm chiều.

Hôm nay tôi định thức dậy sớm, nấu cơm sớm để thời gian còn lại đi shopping. Cái thú mua sắm quần áo trong mall của tôi chưa bao giờ vơi đi cũng như quần áo của tôi trong closet chưa bao giờ vơi, quần áo treo đầy chặt đến nỗi có những món tôi không hề nhớ, không hề biết nếu không tình cờ vạch ra và thấy nó, mỗi lần thế tôi lại mừng húm như vừa mới nhặt được món hàng này từ trên trời rơi xuống..

Tôi ra bếp nấu nướng trả nợ qủy thần cho xong nồi canh chua và món tôm rang . Mùa hè ăn 2 món này thật dễ chịu, thật ngon lành, chồng tôi thích lắm.

Nấu món ăn hình như cũng cần có tâm hồn, có sự chú tâm vào thì mới ngon , khi nồi canh chua được chăm chút sẽ khác hẳn nồi canh chua nấu vội vàng. Không biết chồng tôi có "phát hiện" ra sự khác nhau này không?

Tôi thay quần áo để đi mall, không kịp ăn cơm và ngay cả chẳng có thì giờ thong thả để thưởng thức mùi hoa Ngọc Lan thơm nhè nhẹ tôi rất ưa thích, những đoá hoa màu trắng bè nhỏ giản dị dễ thương cùng với lá cành mà tôi mới cắt từ vườn chiều qua cắm trong bình.

Tôi nhìn lên bình hoa Ngọc Lan thì thầm như với người yêu dấu:

- Hoa Ngọc Lan ơi, cứ thơm tho ở nhà đi, chiều chị về sẽ ngắm em sau..

Và tôi nói với chồng:

- Anh ơi, cơm nước đã sẵn sàng. Bây giờ em đi mua sắm vài quần áo đây, hôm nay Dillard?s nó on sale .

Anh không lạ gì tính vợ, nhắc nhở:

- Em ăn cơm cho no để lấy sức lực rồi hãy đi, shopping mấy tiếng em sẽ rã rời chân tay và đói bụng.

- Hôm nay là ngày cuối, lại Chủ Nhật tiệm đóng cửa sớm nên em phải đi thôi, mua sắm cần có thời gian rộng rãi sẽ chọn được hàng đẹp và rẻ. Anh không nhớ mấy lần em shopping đến cuối giờ và là một trong vài người khách cuối cùng ôm ?chiến lợi phẩm? mớ quần áo ra quầy tính tiền à?

- Hôm nay trời nóng 97 độ F. nóng qúa, nóng quá?

- Anh lẩm bẩm cái gì thế? trời nóng thì liên quan gì đến em?

- Sao lại không? Trong mall, trong tiệm mát lạnh các bà các cô shopping sẽ ngại cái nóng bên ngoài và tha hồ ở lại mua sắm.

Tôi đi ra cửa và hứa hẹn:

- Thôi em đi, tranh cãi với anh phút nào là mất cơ hội mua sắm của em phút ấy. Chiều nay về em sẽ ăn cơm cùng anh với món cá Hồi ướp tỏi chiên bơ có mật ong, vừa nóng vừa thơm .

Từ nhà tôi đến mall không xa, chỉ 20 phút xe.. Ðậu xe xong tôi đi trong cái nắng chói chang của mùa hè, chỉ vài phút đi bộ từ chỗ parking vào mall mà tôi đã cảm thấy khó chịu vì nóng rồi.

Tôi chợt nhớ tới anh chàng cầm bảng quảng cáo "50-60% off Mattresses" trên hè đường của khu shopping nọ mà tội nghiệp. Không biết giữa ngày hè nắng nóng thế này anh ta còn hứng thú với công việc này không?

Ðây là công việc khi có khi không và ngắn hạn, đồng lương trả rẻ như bèo trong ao.

Mỗi ngày đi làm ngang qua chỗ anh ta tôi đều có cảm xúc tội nghiệp như thế, công việc tưởng như đơn giản, chỉ việc cầm cái bảng có hàng chữ quảng cáo giá nệm on sale khua qua khua lại gây chú ý cho người đi đường, nhưng chẳng dễ chút nào. Có hôm tôi thấy anh ta hạ tấm bảng vì chắc mỏi tay? cầm cell phone nói chuyện cho bớt nhàm chán và cho thời gian qua mau.. Có hôm tôi thấy anh ta đứng chống nạnh nhìn đời, nhìn dòng xe cộ chạy qua. Dĩ nhiên là những lúc anh ta qua mặt chủ nhân tiệm bán nệm, nếu không anh ta chẳng còn được đứng cầm bảng quảng cáo cho ngày hôm sau.

Tôi thích mua hàng on sale, nhưng nệm nhà tôi còn tốt thì dù tiệm kia có đại hạ gía bao nhiêu tôi cũng chẳng quan tâm, chẳng động lòng mà "mua giúp" được..

Khi bước vào bên trong mall không khí mát rười rượi và mùi thơm tho của đủ loại hàng hóa làm tôi tỉnh cả người với một niềm vui rộn rã. Tôi quên ngay cái nóng bên ngoài.

Vào tiệm Dillard's quen thuộc giá có nhắm mắt lại tôi vẫn định hướng được từng nơi, mọi vị trí treo quần áo, mọi phòng thử quần áo và những quầy tính tiền, tôi còn biết bà nhân viên nơi phòng thử quần áo nào cư xử với khách hàng ra sao nữa. Có một bà ?hắc ám? làm tôi mất cảm tình trừ khi bà ta không nghỉ việc, thì tôi chẳng bao giờ thèm đến thử quần áo nơi có bà nữa..

Hôm ấy tôi thử một đống quần áo, cứ thế vài lần là vài đống quần áo mà vẫn chưa ưng ý được món nào là mặt bà ta hình như chảy dài ra, càng lúc càng chảy dài tăng lên theo đống quần áo của tôi..

Tôi kể lại cho chồng để oán than "tình đời" thì anh lại bênh vực bà nhân viên ấy:

- Anh từng theo em đi shopping nên biết rồi, mỗi lần em thử quần áo gần chục cái, vài lần như thế thì bà nhân viên phòng thử đã phải móc vào, treo lên cả mấy chục lần, sức đâu mà vui cười với em?

Tôi cãi:

- Tại hôm ấy em thích những món hàng ở khu vực của bà ta, chứ em cũng chán bà ta lắm, không đợi cho bà chán em đâu. Nhưng em đã rút ra kinh nghiệm là thà ôm mớ quần áo đi đến phòng thử quần áo khác xa hơn cho thoải mái. Chỉ tội nghiệp các nhân viên sẽ hỏa mù khi cần sắp xếp lại hàng hóa trở về vị trí cũ.

Tôi nhanh chân bước đến những dãy quần áo có tấm bảng ghi on sale 50% đến 65%. Bắt đầu từ dẫy đầu tiên và sẽ đi cho đến dãy cuối cùng như thế mới không bỏ sót, như thế mới bõ công đi mua sắm.

Tôi say sưa lấy hàng ra ngắm nghía lại treo vào, đi hết mấy dãy thì tôi đã chọn được một mớ trên tay.

Gớm, trẻ con ở đâu ra mà lắm thế, chúng chạy đuổi nhau giữa những dãy quần áo làm nơi trú ẩn và tìm kiếm nhau có vẻ hào hứng lắm. Các bà mẹ chắc còn đang mải mê shopping cứ để mặc con chạy nô đùa, chỉ thỉnh thoảng gọi con ơi ới, hoặc liếc thấy chúng còn loanh quanh đâu đó là yên chí chúi đầu vào dãy quần áo mà bới mà tìm.

Bà nào đi với chồng thì cửa tiệm cũng đã tâm lý có hàng ghế ngay sau quầy tính tiền, nơi ấy khuất lấp vắng vẻ để qúy ông thoải mái ngồi đợi. Tôi thấy có ông "giết" thì giờ bằng cách gọi phone, có ông ngoẹo đầu lim dim ngủ. Thỉnh thoảng bà vợ lại hiện ra cho ông thoát khỏi giấc mơ trở về thực tế, quăng cho ông giữ cái túi đầy quần áo mà bà đã chọn lựa để ông canh chừng giùm cho bà đỡ mỏi tay rồi vội đi chọn tiếp..

- Hello, Hello.. không nghe rõ nữa hả? hả? hả? Thôi bai nhé?

Tôi giật mình vì giọng nói hồn nhiên oang oang nghe quen quen đập vào tai. Tôi đang phân vân nhớ xem là người bạn nào thì đã thấy lù lù trước mặt chị Việt Nam mới quen hôm qua ở chợ Kroger. Chị ta cũng đã nhận ra tôi mừng rỡ và oang oang:

- Lại gặp chị, mua được gì chưa?

- Tôi mới đến và chọn được bây nhiêu nè..

- Còn tôi đi sớm lắm?

- Sớm lắm là mấy giờ hở chị? Hôm qua chị đi chợ Kroger sớm hơn tôi, hôm nay cũng thế..Tôi và chị hai tâm hồn thích mua hàng on sale gặp nhau, chắc mình là tri kỷ ?.

- Tôi không nhớ chính xác là mấy giờ, chỉ biết là đến Dillard's vừa lựa chọn hàng vừa nói chuyện phone với bạn cho tới hết battery, nó vừa than không nghe được nữa tôi mới đành thôi.

- Bạn của chị cũng có nhiều thì giờ tiếp phone nhỉ? bạn của tôi mỗi lần biết tôi gọi từ chỗ shopping là nó đã giẫy nẩy lên, chỉ cho phép tôi nói trong vòng 15 phút vì nó biết tôi vừa shopping vừa tán dóc chuyện trời ơi, không biết bao giờ mới hết chuyện.?

- Chị phải chọn đối tượng mà gọi chứ, tôi chỉ gọi cho bạn nào cũng thuộc loại nói nhiều như tôi, kỳ phùng địch thủ chẳng ai nhường ai thì tha hồ nói cho tới khi điện thoại của nó hay của tôi bị ?cháỷ là bị hết battery đó, thì mới chịu ngừng.

- Cám ơn chị đã cho ý kiến qúa hay..

- Còn nữa, ngoài ra đối tượng có thể kiên trì nghe điện thoại dài không bờ bến của mình là những đứa không chồng con, hay đang thất tình, đang thất nghiệp, đang thất chí, đang thất bại làm ăn? cần người nói chuyện cho vơi sầu.

- Cám ơn chị lần nữa.

Hai người chia tay mà chẳng cần hỏi tên nhau. Thế nào cũng có dịp gặp lại không ở chợ búa thì cũng tại nơi shopping này.

Tôi đi thử quần áo, lại ra lựa chọn và lại thử, chồng tôi không hề là nhà tâm lý học mà nói đâu đúng đấy, không khí mát lạnh trong tiệm, người đông vui, háng hoá hấp dẫn, nhất là trong phòng thử quần áo ánh đèn dịu dàng kỳ ảo, cái gương soi chẳng biết có phù phép gì không mà tôi thấy mình lên đồ sao mà đẹp thế, sao mà dễ thương thế, dù ở nhà đôi lúc tôi thấy mình như con Lọ Lem.

Tôi nghe thấy phòng thử quần áo bên cạnh tưng bừng vui, hình như hai người bạn cùng vào một phòng để làm giám khảo cho nhau, lời khen chê ríu rít . Tôi đoán thế vì chẳng biết là tiếng nước nào, Lạ lắm, không phải tiếng Anh, không phải tiếng Việt, cũng chẳng phải tiếng Tàu.

Mình vui, người vui, tôi mê mải không nghĩ đến kết thúc chuyện mua sắm.

Tôi đã quen mua sắm tới giây phút cuối cùng, còn giờ thì còn sắm, mặc cho người ta phóng loa thông báo sắp đến giờ đóng cửa.

Khi tôi xách cái túi đầy ắp ra quầy tính tiền cũng là lúc tiệm tới giờ đóng cửa, gía mà chủ tiệm có chụp hình hay ghi danh thì phải tặng cho tôi danh hiệu "Người mua sắm nhiệt tình nhất" không chỉ một vài lần mà đã nhiều lần.

Cô nhân viên tính tiền thoăn thoắt scan giá hàng và trừ đi 65% giảm gía cho ra giá cuối cùng. Tuy giá rẻ mà một đống quần áo thế kia tổng cộng cũng hơn 200 đồng, ngoài sự dự đoán của tôi.

Hôm qua đi chợ Kroger mua gía on sale tôi hí hửng tính thầm đã tiết kiệm cho ngân qũy gia đình được vài chục đồng.

Hôm nay đi shopping cũng on sale mà lại hao tốn nhiều qúa, nhìn số tiền hiện ra trên bảng tính tiền tôi xót cả ruột gan.

Có vài món quần áo tôi thấy quen quen, hình như tôi đã mua nó ít nhất một lần trong đời, nên tôi đã cẩn thận để riêng ra chờ tới phút cuối cùng quyết định .Là giây phút này đây. Tôi nói với cô tính tiền:

- Xin lỗi, tôi không đủ tiền, để tôi bỏ ra vài món .

Cô nhân viên chắc gần tới giờ về mà còn bị khách hàng cù cưa mất thời gian, nên dù vẫn lịch sự mà lạnh lùng ra mặt:

- Chị làm ơn check "No" vào cái receipt này giùm tôi.

Tôi cầm cây bút điện tử lên và dí vào chữ ?NỎ của receipt nơi bảng điện tử tính tiền, để cô nhân viên hủy bỏ tấm receipt này.

Bỏ ra vài món thì số tiền tôi phải trả cũng hơn 150 đồng kể cả thuế.

Bước nhanh ra khỏi tiệm vì mệt mỏi và hoa mắt tôi súyt nữa đâm xầm vào cửa kính. Cửa kính trong suốt tôi tưởng là khoảng không cứ phăng phăng bước tới, nhưng may qúa có ai đó đi trước tôi mở cửa ra tôi mới biết mà thoát nạn. Nếu không là tôi đã bầm mặt hay sưng đầu rồi.

Trời đã về chiều mà vẫn còn nắng và nóng . Bây giờ tôi mới cảm thấy mỏi rời cả hai chân, cả hai tay và bụng thì đói. Tôi tiếc là đã không nghe theo lời khuyên của chồng ăn cơm xong hãy rời khỏi nhà.

Lòng tôi lại phơi phới vì mua sắm được nhiều quần áo vừa ý. Chốc nữa về nhà tôi lại có cái thú vị là thử quần áo lần nữa

Nhưng tôi chẳng còn sức mà thử lại đống quần áo này, tôi quẳng vội những túi đồ trong phòng ngủ và ra ngoài gặp chồng. Anh đang nằm khểnh ở ghế coi ti vi nhàn hạ và sung sướng qúa làm tôi phải ghen tị?

- Welcome em đi shopping về.

- Chào tái ngộ anh sau nửa buổi xa cách. Bước ra khỏi tiệm, khỏi mall em mới nhớ còn có chồng ở nhà và cơm chiều nay chưa nấu.

- Không sao, anh luôn biết tự lo thân. Anh đang tính nấu mì gói ăn cho bữa chiều đây.

Tôi buông mình ngồi xuống ghế sofa đối diện với chồng, cảm giác thoải mái hơn bao giờ, vì suốt mấy tiếng đi qua đi lại trong tiệm đến chóng cả mặt, cuồng cả chân và mỏi cả vai vì hai tay liên tục lôi áo ra treo áo vào hay sành điệu lùa dãy áo vào một phía để dễ nhìn, dễ tìm. Tổng cộng . mấy trăm lần tôi không thể đếm nổi.

Tôi nhìn chồng bằng ánh mắt năn nỉ và nói như rên rỉ:

- Anh ơi, nếu anh nấu mì gói ăn thì tiện thể nấu cho em một tô luôn đi. Em đói bụng qúa rồi !!!

- Anh nói đùa thôi, anh đâu có đói bụng. Người đói bụng chính là em, đồ ăn buổi sáng vẫn còn đây, còn cái món cá hồi ướp muối tỏi chiên bơ nêm mật ong của em thì để khi khác đi, anh biết thừa em nói ra cho sướng miệng và bớt tội lỗi khi bỏ bê nhà cửa cơm nước để đi shopping

Tôi phân trần:

- Thật tình em định về sớm, em không cần mua thêm quần áo làm gì, chỉ đến tiệm xem món nào rẻ đẹp thì mua chơi vài món vì gía on sale tội gì không mua ? . Ai ngờ ?

- Thì anh đã nói rồi các bà các cô mà vào tiệm shopping quần áo thì không mãnh lực nào kéo ra khỏi, trừ khi có cơn sóng thần ập tớị?

- Ði shopping tuy tốn tiền và tốn thì giờ nhưng được cái lợi là exercise luôn., cả chân lẫn tay và đầu óc họat động không ngừng. Thôi em nghỉ vài phút cho tỉnh người sẽ ra lo bữa ăn chiều.

Tôi đi ra bếp thấy nồi canh chua vẫn đầy nguyên, bát rau om tôi cắt sẵn vẫn còn trong tủ lạnh chứng tỏ anh chưa hề nếm nếm vào. Tôi ngạc nhiên cất cao giọng như trách móc:

- Sao anh không ăn canh chua, hả?

- Em nếm thử xem, nồi canh chua mặn thế liệu em có ăn nổi không?

Tôi múc thìa canh nếm thử. Trời ơi, không hiểu sao tôi lại thả vào nồi canh nhiều mắm muối thế này !!

Giọng tôi vội vàng biết điều hạ thấp xuống :

- Chắc lúc nêm muối em tưởng là đường !!

Chồng tôi bổ sung thêm:

- Mà canh chua lại không chua em ạ?

- Ôi ..em quên chưa bỏ me và vắt me hột vẫn còn đây. Thế anh đã ăn cơm trưa ra sao?

- Cũng may chảo tôm rang của em không bất bình thường nên anh ăn cơm với tôm rang và qủa dưa leo trong tủ lạnh, với lại được ở nhà một mình rất thú vị, ăn gì mà chẳng được.

Tôi ngọt ngào:

- Cho em xin lỗi, bây giờ anh đợi em 15 phút thôi, em sẽ chữa được nồi canh chua này không khó khăn gì.

Tôi lấy từ trong tủ lạnh ra hai khứa cá hồi. Với tất cả tâm hồn, tôi o bế nấu lại nồi canh chua, thêm vào chút nước với hai khứa cá này, với vắt me kia, khi ăn rắc ngò om và ớt vào, nồi canh sẽ ngon lành tinh khôi như mới nấu .

Hai vợ chồng ngồi bên nhau ăn bữa cơm chiều vui. Bây giờ tôi mới cảm thấy mùi thơm của hoa Ngọc Lan thoáng thoáng quanh nhà, thật thanh thản và dễ chịu làm saỏ

Tôi ngước về phía bình hoa với vẻ biết ơn:? Cám ơn hoa Ngọc Lan vẫn tươi xinh, hoa vẫn thơm trong nhà chị nhé?.

Nồi canh chua cũng ngon ngoài dự tính. Anh phải khen lấy khen để:

- Món canh chua thật tuyệt vời. Nếu ăn không hết em cất vào tủ lạnh ngày mai anh ăn tiếp. Cám ơn em đã cho anh một bữa cơm ngon

Tôi bỗng thấy ngôi nhà này tràn đầy hạnh phúc..Hoa Ngọc Lan ơi, chồng ơỉ.

Tôi nũng nịu:

- Vậy là món canh chua có cá hồi này cho em trừ vào lời hứa hẹn món cá hồi ướp muối tỏi mật ong kia nhé? Anh đừng ghét em vì em thích đi shopping nhé..nhé..nhé ?

Anh dài giọng ra bắt chước tôi:

- Không..không...không bao giờ anh ghét em !!!

Tôi thu dọn bát đĩa ra sink để rửa và nũng nịu tiếp:

- Bây giờ thì em khỏe lại rồi, cả thể xác lẫn tâm hồn. Anh đợi em rửa bát xong sẽ phục vụ anh một show biểu diễn thời trang nhé..nhé..nhé??

- Em làm anh ngộp thở vì chùm chữ nhé..nhé.nhé.. kéo dài của em rồi. Màn thời trang do em trình diễn với những quần áo vừa mới sắm chứ gì.?

- Ðúng thế anh thân yêu ơi, tại sao con người không trang sức lên cho đẹp cuộc sống? Thế nên em luôn luôn thích đi shopping, nhất là shopping hàng on sale. Nếu tuần sau có tiệm nào on sale thì em lại đi nữa, trước là giúp phục hồi nền kinh tế Mỹ sau là làm đẹp chocho vợ anh chứ cho ai.


( June, 16 - 2013)

Nguyễn thị Thanh Dương.

Mục Lục


2. Xóm Cụt (truyện dài nhiều kỳ)

Ðỗ Thành




Phần 29

Ðã qua tiêm ngừa đợt 1 thì hẳn phải tới kỳ 2 nên gia đình tôi lại chờ. Thế nhưng tin đến nhà lại không phải gọi đi tiêm ngừa mà là đi chụp phổi. Lóc cóc vợ chồng con cái lại kéo nhau vào Saigon, đến bệnh viện của ngành Công An trên đường Hùng Vương để chụp quang tuyến X.

Bọn nhóc chỉ qua một lần chụp là xong, còn vợ tôi và tôi phải chụp thêm lần nữa. Nguyên do vì ảnh không rõ, có những vết mờ sao đó nên họ phải thử cho chắc. Vợ tôi dẫu có tì vết nơi phổi thì cũng không ngạc nhiên vì trải qua 20 năm làm ? thân cò lặn lội bờ sông, gánh gạo (nuôi) chồng tiếng khóc nỉ non ? thì đến phổi có được tạo bằng I nốc cũng bị nám là cái chắc.

Huống chi còn phải vêu mặt ra chạy chợ, thức khuya dậy sớm, quần quật nuôi heo, sang làm cho nhà cán bộ, đúc đổ bánh bò, lội ao dơ bẩn, da chân không rã như giấy bổi mới là lạ. Phần tôi chẳng nói làm gì, những năm săn sóc mẹ bị lao, rồi chính mình cũng bị lây nhiễm, ngày xưa đã phải bơm phổi hàng năm dài, bây giờ mỗi lần chụp phổi đều thấy có những chỗ vôi đóng cứng nên tôi biết rõ bệnh sử của tôi mà chẳng nói năng chi.

Vào đến đâu cũng thấy cảnh vòi ăn hoặc ? cò kiếc ? diễn ra coi thần sầu phải biết. Chính tôi đã được ai đó rỉ tai nếu chụp có bị nám, muốn được ra đi nhanh thì cứ đến phòng khám riêng của ông này, ông nọ là xong tất. Khỏi lo phải uống thuốc từ 3 đến 6 tháng, khỏi lo phải băn khoăn thuê nhà ngay tại Saigon (vì người ta không chấp thuận cho bệnh nhân đem thuốc về tự uống, sợ quẳng đi phí uổng).

Cẩn thận hơn người ta còn dấm dúi chỉ cho tôi vị bác sĩ ấy, bác sĩ nọ đang thẩm xét kết quả chụp phổi kia kìa để tôi tin chắc là người có thẩm quyền trong việc quyết cho ai ra đi. Tội nghiệp thế mà cũng lắm người bặp vào, người lâm râm đã chi 2 chỉ vàng, người than còn đang bị mè nheo đòi thêm nữa.

Tôi vốn dửng dưng với những lời mời mọc này, không phải vì tôi muốn thí mạng cùi với thiên hạ mà vì tôi tin rằng chẳng có việc sai mờ nào giữ mãi được sự kín bưng của nó. Vả lại sống giữa một xã hội hơi chút phải chi tiền, nhiều khi chính vì sợ bóng sợ gió mà lắm tay phải trút hầu bao một cách oan uổng.

Nhưng nói đi cũng phải nói lại, ai dám chắc rằng việc của mình lo sẽ được hanh thông. Hai mươi năm trời bị bầm dập với hết tội này, tật nọ ai cũng ngao ngán, chỉ muốn thoát đi hoặc chết quách cho xong. Trừ những ai không còn cựa quậy vào đâu được, đành buông trôi thả nổi cuộc đời, muối mặt gằm đầu chịu số phận xúi hẻo.

Còn trăm người có điều kiện hoặc được sự trợ giúp của thân nhân thì ai cũng nôn nao tìm lách cho mau ra khỏi nước. Tôi qua lần chụp lại, còn bắt phải thử đàm. Một sáng tinh sương, những người cùng trường hợp như tôi đều tập trung nơi sân sau của bênh viện. Mỗi người được phát một cái chai đựng penicillin đã dùng hết để nghe theo sự điều khiển, hướng dẫn của một cô y tá : hít sâu vào, nín thở, bật ho mạnh và nhổ toẹt vào miệng chai lấy mẫu.

Có người chỉ một lần là lấy được, có người mấy lượt vẫn trơ ra, có thể những thời gian sống với cảnh ? đổi đời ?, thậm chí đến chất cặn bã trong phổi cũng khô cạn ráo. Phần khác vì có ăn được món nào dinh dưỡng đâu mà sản sinh ra chất nhầy, một phần có khi ? rét ? vì thứ gì cũng bị chi nên cơn sợ làm cho thân xác cũng quắt khô đi.

Thế rồi cũng xong, hoặc không muốn xong phải cố mà xong. Sau này vợ tôi và tôi đều được cấp kè kè mẫu phim chụp phổi đựng trong cái túi xách có ghi chữ IOM để sẽ trình với địa phương nào mình tới định cư. Vậy là tôi biết chuyện ra đi càng lúc càng gần kề.

Sau đó, tôi được Sở Ngoại Vụ gọi gặp lần nữa để căn dặn những thủ tục phải làm trước khi lên đường. Nào là liên lạc sở thuế để chứng nhận không nợ nần nhà nước, liên lạc ngân hàng để chứng minh không bị ai kiện thưa vì quịt nợ, chạy làng. Lại còn phải đến Sở Xây Dựng để thanh lý nhà cửa, rồi lên phường để xin ký lý lịch ghép hồ sơ.

Bên cạnh những giấy tờ linh tinh, gia đình tôi còn phải làm tờ cam kết không được tham gia hoạt động chính trị hay nói xấu chế độ khi ra sống nước ngoài. Do đó, việc lên xuống phường và công an hầu như cơm bữa và tất nhiên không khỏi lọt đến tai ông cán bộ về hưu bên hàng xóm.

Có một lần ông ta cười lỏn lẻn nói với tôi : các ông thật có phúc nhé, thua trận mà còn được người ta đưa đi an toàn. Tôi lửng lơ thưa nào đã có gì chắc chắn đâu mà mừng vui. Ông cho tôi biết thêm phường nói việc tôi làm giấy là làm vậy thôi, chứ khó có thể ra đi. Tôi lại vin vào cớ đó để mạnh miệng nói cho ông theo quan điểm tương tự.

Tôi chẳng cần đôi co hay giải thích làm gì, bởi vì dù họ nằm trong hệ thống chính quyền song họ đâu có nắm hết mọi khía cạnh của sự việc ra đi. Thế lại hay để khỏi bị quấy nhiễu vì ba chuyện lăng nhăng không đáng. Tôi chỉ muốn thời gian này đầu óc được rảnh rang để tính việc sống ra sao khi sang đến đất người. Trăm nghìn thứ đăng đăng đê đê đang đợi chờ gia đình tôi ở nơi xa.

Tự dưng tôi thấy lòng nhuốm buồn. Mấy năm trời dựa vào lòng tốt của anh bạn hàng xóm sửa xe mà tôi đỡ nhàm chám vì cuộc đời rỗi rảnh. Bây giờ sắp chia tay nhau, ai chẳng thấy mềm người. Phương chi tôi vẫn hằng nghe anh bạn thở than mà chẳng biết giúp được gì cho anh ấy.

Tôi nhớ mãi câu nói của anh : chúng ta từng đứng chung một chiến tuyến, vậy mà giờ mỗi người nhận một hoàn cảnh khác nhau. Ông thầy được ra đi, rũ hết những tháng ngày vất vả và những cảnh ngang trái trên đời. Nhưng còn những gia đình tử sĩ, thương binh, những người cũng đã từng một thời xẻ chia trách nhiệm dưới chung một bóng cờ, biết bao giờ họ cũng được hưởng công bằng như ông thầy đây.

Tôi nghe như anh trách móc chính tôi, như lời thở than chí tình và một đòi hỏi chính đáng. Nhưng tôi có là cái thá gì để gỡ được cái nút thắt nơi tâm tư anh, nên chỉ biết lấy bàn tay lần tìm bàn tay anh bóp chặt với tiếng thở dài trầm thống. Tôi cúi đầu nhận chịu sự lên án của anh như đã nhận trách nhiệm trong ngày 30 tháng 4 năm nào.

Có lẽ thấy tôi nặng trĩu ưu tư, nên anh bạn sửa xe vội chuyển sang hướng khác : em xin lỗi ông thầy vì bức xúc đã làm ông thầy phải đau khổ. Rồi anh mau mồm mau miệng dặn tôi : ông thầy ngồi đây để em chạy mua mấy ly cà phê về uống mừng. Anh bỏ chạy đi như để trốn cái rạo rực trong tâm đang ngùn ngụt bốc cháy.

Tôi bỗng thấy đuôi mắt cộm có hạt bụi độn lên. Tôi lấy mu bàn tay quệt, nhưng hạt bụi vẫn nằm sâu trong mắt, rồi nước mắt đổ ra mà hạt bụi lì lợm vẫn chẳng chịu ứa ra. Khi anh thợ sửa xe đưa ly cà phê về, tôi giật lấy uống vội, như người đã bị khát từ lâu lắm. Và tôi nhận ra ly cà phê hôm nay sao đắng hơn mọi hôm. Tôi thật thà hỏi anh phải chăng anh quên bỏ thêm cho tôi một muỗng đường như thường lệ thì thấy anh mỉm cười nói đùa : nhiều khi cũng cần một chút đắng cay để thấy cuộc đời thêm đẹp, ông thầy ạ.

Ðỗ Thành

Mục Lục


3. Hiến Chương Tình Yêu (truyện dài nhiều kỳ)

Tình Hoài Hương



Phần Thứ Nhất
Chương 1



Hai Vì Sao Qùy Gối Bên Nhau



Ánh hoàng-hôn bảng lảng dần dần rơi nhè nhẹ trên mặt hồ Xuân Hương gợn sóng. Gió buốt lao xao lay động làm vỡ những tảng mây ngà qùy gối nơi chân núi, tạo thành những thuyền mây bồng bềnh, xôm xốp, lênh đênh bơi bơi về cuối trời. Hàng cây anh đào xanh ngắt ngút ngàn rủ bóng ven lề phố núi. Trên đồi Cù, có năm bảy cây thông đứng thành một chụm, tỏa bóng râm tối thẫm xuống đồi cỏ mướt. Tiếng thông reo vi vu, hòa lẫn tiếng hót líu lo của bầy chim nhỏ ríu rít gọi đàn đã đậu trên hàng dây điện vụt bay. Từng làn sương mỏng dìu dịu buông. Ðồi cỏ ánh vàng dưới tia nắng vàng yếu ớt chiếu xiên. Mấy con đường mòn màu nâu đất trơn bóng vắt mình trên đồi bao bọc bởi sườn dốc thoai thoải, giống con mãng xà khổng lồ, con đường mòn dường như muốn chia ngọn đồi ra làm hai. Con suối lớn uốn lượn trong thành phố có những bụi hoa dã qùy luôn xanh lá vàng hoa nở to hết cánh, có cả hoa mắc cỡ, hoa bìm bìm mọc tự do dọc ven bờ suối yên tĩnh duỗi mình bên dòng nước đục vàng, lờ đờ trôi trôi về cuối phố và dẫn nước đến thác Cam Ly.

Tại thành phố Ðà Lạt khí hậu Á Ôn, có phù sa tụ bồi, rửa trôi, bào mòn các ao, hồ, khe, suối, kết lắng nơi sườn đồi. Núi có nhiều đất đỏ bazan ưa thích cho các đồi trà, cà phê, dâu tằm, các loại rau cải, cà rốt, khoai tây, nhất là hoa. Có tiếng chuông giáo đường ngân nga trong rừng chiều êm ả gọi nhau về ngủ trên chóp đỉnh Lâm Viên cao 2.163 mét, (tính từ mặt biển). Ðà Lạt thơ mộng quyến rũ, duyên dáng, ngàn đời ăn sâu vào lòng du khách; thì tình cảm của Ðỗ Phương Nam cũng chớm nở vào một chiều nhạt nắng. Nam nhớ rõ, và có lẽ bao giờ chàng vẫn còn nhớ rõ: Hôm ấy khi đi chơi leo núi về, có ông anh rể người Mỹ của chàng lái xe hơi chầm chậm trên đại lộ Yersin. Nhìn vu vơ ra ngoài, Nam thấy có bốn cô gái đứng trên lề đường. Một cô có ánh mắt long lanh quen thuộc, khuôn mặt truyền cảm, đôi má phơn phớt màu hoa đào, mũi cao, nụ cười nở trên làn môi tươi thắm, hàm răng trắng bóng nhỏ đều như hạt bắp. Cuối cùng, trời ban cho người con gái ấy có mái tóc thề lượn sóng, óng ả phủ trên thân hình thon thon, mái tóc là là ve vuốt bờ vai thon thon tình tự, giữa bụi mưa phùn bay bay. Nam cảm thấy khuôn mặt ấy dường như có hấp lực quyến rũ đặc biệt? như từ trường êm êm theo nhạc thông vi vu reo.

Tự dưng Nam quay lại nhìn cô gái cười thật tươi, và thiện cảm vẫy vẫy tay mấy cái, ra vẻ như chàng có bà con họ hàng từ mấy mươi đời. Anh rể cho xe đậu vào garage Hotel Du Parc xong, Nam vội nhảy xuống kéo tay cậu em trai đi về phía mấy cô gái, cho có bạn và thêm phần dạn dĩ. Nam áy náy vì lối phục sức của mình: Nào là quần Jean Lewis chính hiệu cao bồi Texas, áo T Shirt trắng trước ngực vẽ hình thù dị hợm. Chàng vẫn biết diện mạo ban đầu quan trọng lắm! Có mấy ai thèm quen với người đầu bù tóc rối, ăn mặc xốc xếch lôi thôi, (nếu không muốn nói là hôi hám bẩn thỉu). Ngược lại, nếu ta có chút thanh lịch, áo quần tươm tất; người khác nhìn vào vẫn có cảm tình, (dù cốt mình có ăn mày ăn trộm, đi chăng nữa). Thế mới biết thực trạng của xã hội cuộc đời quá thiên về vật chất. "Con người là sản phẩm của xã hội, chịu tác dụng nặng nề trên cái bẩm sinh" mà! Cho nên, Nam khoát chiếc overcoat lên vai, hầu che bớt bộ cánh kém chỉnh tề, (sau cuộc leo núi cùng gia đình, vừa trở về phố thị hoa đèn).

Bước qua đường, chàng nhẹ nhàng nhìn cô gái dễ thương (trong khi ba cô kia cũng dễ thương không kém), Nam nở nụ cười tươi như hoa mắc cỡ? để ?mớm mồỉ làm quen. Mấy cô gái dường như biết trước ý định anh em chàng, nên thay vì cười, "cô ấy" tinh nghịch le lưỡi ra "nhái" một cái, nàng trợn to mắt như con mắt ốc nhồi, hai tay nàng banh miệng ra làm ông kẹ. Rồi nàng vội vàng quay đi. Nam cười ngất vì dáng vẻ trẻ con ấy quá chừng! Không chịu thua, chàng cũng bắt chước nhái lại y chang như vậy. Bỗng nhiên cả hai phe cùng cười dòn tan. Hai anh em chàng đi đi lại lại mấy vòng trước mặt các cô; sau đó Nam theo họ vào giáo đường. Có lẽ nàng ngạc nhiên khi thấy Nam làm dấu đọc kinh.

Lúc ra về, mấy cô gái đi bên nầy lề đại lộ, anh em chàng đi song song bên kia. Thỉnh thoảng cả ?hai phẻ cứ liếc liếc, nhìn nhìn, lí lí, lắc lắc, xù xì to nhỏ... nhìn nhau nháy mắt, bặm môi, lè lưỡi coi rất trẻ thơ; để khoe tiếng cười hồn nhiên dòn tan vỡ ra giữa lòng cuộc đời. Cứ như thế, không ai chịu thua ai, và cuộc hành trình kéo dài, màn hài kịch câm chuyển từ đại lộ Yersin, xuống đường Bà Triệu, lên Ngọc Lan, dạo quanh khu Hòa Bình. Nụ cười họ tươi nở trên con đường lất phất mưa phùn bay bay, cùng niềm vui trong sáng. Em trai chàng và mấy cô bạn kia do đi bộ khá xa, mỏi chân quá, đã lần lượt bỏ về. Cuối cùng, chỉ còn hai cô đi xuống bậc tam cấp lầu chợ mua bắp nướng. Họ đứng lại than:
- Mệt quá.
- Mỏi chân quá.
Ðến bên cô gái mà chàng có thiện cảm ngay từ buổi đầu, nụ cười trìu mến nở trên môi, Nam mở lời làm quen:
- Xin lỗi cô, làm ơn chỉ dùm tôi. Lối về Hotel Du Parc, ở đâu vậy?


Nàng ngẩng nhìn chàng: Dáng người cao ráo, văn nhã, pha chút khí phách nam nhi. Mái tóc chàng màu nâu đen cắt tỉa gọn gàng, có vài nhúm tóc ngả xuống vầng trán rộng. Khuôn mặt chàng đầy đặn, mũi cao, làn da trắng hồng, đôi mắt mí lót mầu hạt dẻ, (người ta nói: ?mắt mí lót không bỏ sót cô nàỏ, thật ghê quá ta, hê hê hệ..). Bờ mi chàng khẽ lay động, hài hòa nụ cười mỉm chi có hai lúm đồng tiền nhỏ xíu bằng hạt tiêu sâu sâu bên khóe miệng. Vài sợi râu tơ lún phún mọc phất phơ trên mép, như trêu ghẹo nàng muốn cười theo. Khiến nàng ngẩn người giây lát ngắm nhìn. Và cuộc sống, tương lai, tình cảm của giây phút bốn mắt nhìn nhau mến mộ nầy; tình cờ quyết định vận mệnh đời họ vào tháng năm bất ngờ quá đỗi. Không ai biết trước đây là: bắt đầu giây phút hạnh phúc nhất. Hay là bất hạnh, đau buồn nhất!?
Tần ngần giây lát, nàng bước đi, nói nho nhỏ:
- Anh không biết đã đành. Tôi... tôi cũng không biết luôn.
- Cô giận vì tôi đi theo quấy rầy, nên nói thế. Í dà! Ác lắm nhe.
- Có người... ác hơn thế nữa kià.
- Thật ư! Người nào vô lễ, vô duyên, vô thứ tự vậy? Cho tôi biết đi, xin tình nguyện đánh họ mấy hèo, cho bỏ ghét.
- Ðừng nổi máu anh hùng lên. Khổ "chị nhà" đa.
Chàng cười tươi, dí dỏm nhìn nàng, giả vờ dừng lại bên cầu Ông Ðạo:
- Tôi độc thân, độc mã, độc hành như "ai rứa". Sao "cô ni" nói tôi có "chị nhà" hở? Mất duyên, chết tôi rùi.
Nàng không chịu thua:
- Vậy, có người đẹp ngồi trong xe... mà!
- Mèn ơi! Chị Ba của tôi đó.
- Không... Ý của tôi muốn hỏi thăm... về "chị nhà" cơ.
- Xin hân hạnh giới thiệu "cô ni, cô nớ". Tôi tên là: Ðỗ Phương Nam xin nghiêng mình ra mắt nhị vị. Tôi kém thông minh, cứ bị hai cô gài vào bẫy. Rồi trêu ghẹo chơi, cho bỏ ghét. Vì tôi chưa hân hạnh biết qúy danh, nên gọi nhị cô nương là ?cô ni, cô nớ". Qúy cô không buồn tôi nhe. Ðiều cuối cùng, tôi kính cẩn nghiêng mình trước Trời, Ðất, nhờ ơn Thiên Ðịa, và dung nhan mùa xuân của hai cô. Cho đến nay: may mắn là tôi vẫn còn độc thân, như ai rứa.
Nói xong, chàng dừng lại giữa lòng đại lộ đã lên đèn. Vờ như lấy mũ xuống, áp tay vào ngực, chàng xòe một bàn tay ra trước mặt hai cô, tay kia đặt ra sau lưng, chàng cúi thấp đầu, lưng cong vèo (như lối chào cuả vương tôn qúy tộc chốn cung đình). Hai cô cười to. Vy nói:
- Ơ! chị Thương Mười quên mất chiêu... "Bát cô ni" há. Ðem chùy ra đối phó với ảnh đi.
Nàng nheo mắt nhìn cô em họ, cười tươi:
- Qủy thần thiên điạ ơi! Anh Nam ảnh biết bọn mình tu luyện hồi nào, mà gọi đúng là "cô ni" rứa hả?
- À há.
- Mười, Vy đã đi tu, thì cho Nam xin cái lượt cho rồi. Nhe.
Vy tinh nghịch đưa chàng nửa trái bắp nướng lúc mua ở dốc chợ. Chàng mời lạI hai cô mấy viên kẹo Arcor. Tình bạn chớm nở trên mười ngón tay hồng. Tình bạn ngây ngây trên đỉnh thông già vi vút gió. Tình bạn nghiêng nghiêng theo đợt sóng lao xao uốn quanh bờ cỏ nâu mềm. Tình bạn bay bay cùng làn sương mỏng đậu trên cánh hoa dại không tên ven đường. Tình bạn say say ánh mắt chứa chan tình xanh đầy bẽn lẽn ngại ngùng. Tình bạn êm êm mà dễ chịu. Tình bạn vui vui, đầm ấm, ngọt ngào. Tình bạn ví như túp lều đơn sơ cất trên triền đồi thoai thoải. Không cần nhiều vật liệu, dụng cụ đơn sơ. Không cần xây trên tỷ lệ vàng bạc, tầng lớp giàu sang, giai cấp, học vấn, chủng tộc, màu da, thì họ mới có thể quen nhau. Tình bạn êm ả nhẹ nhàng, ngây thơ, và lấp lánh như hai vì sao e ấp qùy gối bên nhau trên bến Ngân Hà. Tình bạn hồn nhiên dễ chịu. Thật dễ thương. Trong sáng. Dịu êm. Hạnh phúc biết ngần nào!
Khi những mảng mây lang thang ùn ùn bay đi, đã hé mở một khoảng trống trên đầu, bầu trời đêm lại đầy sao long lanh, và vầng trăng có vòng tán lớn chiếu tia sáng dịu như vòng hào quang. Kỳ thực đó là lớp tinh thể dày, hơi nước ngưng tụ trên độ cao khoảng bốn năm ngàn bộ, độ sóng dài của phổ quang xuyên qua lớp khí quyển, hơi nước, bụi khói tạo thành mây đen, báo hiệu trời sẽ mưa lớn. Hai bạn trẻ ngước nhìn muôn vì sao nhấp nháy e ấp qùy gối bên nhau, thì thầm trò chuyện trên Ngân Hà. Nam và Mười dù vô tình nhưng cùng chung ý nghĩ, Nam buộc miệng hỏi:
- Mười cho phép Nam hỏi nha: Mười là vì sao nào, ở đâu thế!?
Thì Mười đang qùy gối cạnh bên anh Nam trên bến Ngân Hà đó.
- Cám ơn Thương Mười.

Sương toả lạnh nhạt nhòa phố thị thấp thoáng đèn mờ. Thỉnh thoảng có vài đợt mưa phùn rất nhỏ, rất nhẹ vướng trên mái tóc, vướng theo gót chân. Nam và Mười ước mong sao níu kéo không gian, thời gian lại thật chậm; hầu họ có thể trò chuyện cùng nhau. Nhưng... ước vọng nào ngăn được bước thời gian lạnh lùng trôi tuột qua kẽ tay. Và, đêm về! Sương giá với đêm mưa phùn tràn ngập trên đất hoa đào lạnh buốt. Như vô vàn luyến tiếc về mãi trong lòng chàng. Trong lòng nàng.

* * *

Vào buổi chiều cuối tuần, ngồi trên sân thượng lầu tư râm mát, Nam viết lá thư đầu tiên; giữa lúc lòng băn khoăn, xao xuyến, Nam tự đặt nhiều câu hỏi: ?Tưởng mình chỉ chuyện trò đơn sơ, vui đùa thoáng chốc như bao lần. Thế thôi. Mai kia trở về nơi chốn phồn hoa đô hội cũ, mình sẽ quên người em bé nhỏ nơi xứ sương mù quanh năm buồn hiủ. Nào ngờ... Tay chàng run run, lòng băn khoăn, bồi hồi, cảm xúc tràn ngập niềm vui dạt dào, (Nam vui và mong sẽ trang trọng đối với người sẽ nhận lá thư màu xanh dễ thương nầy). Cánh thư từ phương xa bay đến, mong rằng mang theo hương nồng tỏa khắp vườn cây trái mùi thơm kỷ niệm đằm thắm dịu êm. Run theo từng nhịp đập trái tim hân hoan nhảy nhót trong lồng ngực "em" nhé. Mỉm cười, Nam mắt nhắm lại vài giây bỡ ngỡ, rồi cúi xuống trang thư, chàng thong thả viết:

Sài Gòn, ngày 2 tháng 06 năm 19?
Thương Mười thân mến,
Cho phép Nam gọi Mười bằng tên hay em, và xưng là anh hoặc tên nhé! Dù rằng còn ở giai đoạn sơ giao, nhưng thiết tưởng thành thật như thế, vẫn tốt hơn nhỉ? Ðể Mười có vài khái niệm về Nam, anh xin nói sơ qua về cuộc sống, sở thích, sở trường, hoài bão của mình. Xem quan niệm hai chúng ta có khác nhau nhiều không nhé!
- Anh sanh trong gia đình thương gia. Hai chị có gia đình. Kế là chị L còn độc thân. Tới Nam, tiếp là cậu em trai (hôm trước đi chung), tên Tân. Ba cô em gái tên hiện học Couvent des Oiseaux Ðà Lạt.
- Hồi nhỏ anh học trường Jean Jacques Rousseau, sau đó qua trường Tabert, lớp Ðệ Nhất, Ban B. Mặc dù thế, anh yêu văn thơ. Lâu lâu có cảm hứng thì sáng tác vài bài (nhưng dở ẹc em à!) Kèm theo một tâm hồn ỵ.êu... văn nghệ, văn gừng, (như "ai rứa"). Nay anh đang học Dự Bị Y Khoa.
- Anh vui tính, đơn sơ hồn nhiên. Bình đẵng, yêu chuộng tự do. Mong em nghĩ như anh, nghĩa là càng đơn sơ, vui tính, càng hay.
- Anh "mồ côi chị nhà" (lại cũng như "ai rứa"). Thư nầy gửi đến em, mong Mười giới thiệu cho anh một "chị nhà" ở chốn hoa Ðào. Em chịu làm mai "chị ấy" cho Nam không? Ðùa một tí cho vui, em đừng giận nhé!
- Ngoài ra, anh thích du dịch danh lam thắng cảnh, trong nước cũng như ngoại quốc. Ước vọng sau nầy khi tốt nghiệp đại học, anh sẽ đi Không Quân. Em đồng ý chứ?
Tóm tắt lá thư nầy anh không mong gì hơn là kết bạn cùng em, để: - Trau dồi tư tưởng - Mở rộng kiến thức - Nâng cao tâm hồn - Cho nhau niềm thành tín cậy trông vào Tình Bạn bất diệt - Vã chăng: Ở đời muôn sự đều lầm lẫn và giả dối, chỉ có thành thật mới đáng qúy trọng mà thôi. Mười nhỉ! Em nhớ hồi âm nhe. Mong thư lắm. Cho anh kính lời thăm các anh chị. Mến chúc em vui vẻ, trẻ đẹp, mạnh tiến trên con đường học vấn. Riêng anh vẫn an.
Thân chào em,
Phương Nam

Chàng viết thư thế đó. Tính tình Nam đơn sơ, hồn nhiên như trang thư mở đầu chuỗi ngày êm ái kết bạn cùng Mười. Có cái gì êm đềm, dịu dàng, thắm thiết tiềm ẩn. Như cây non nẩy lộc. Như hoa thơm cỏ lạ trồng trên đất phù sa tươi tốt. Cứ thế, mỗi tuần một lần thư đều đặn trong ba tháng liền. Hai người liên lạc trên trang thư dí dỏm, dễ thương từ tuổi học trò trẻ dại. Ngày hai buổi đi học về, nàng ép vào trang sách học trò nhiều cánh bướm rực rỡ, đóa hoa mimosa. Mắc cỡ. Pensée. Coquelico. Forget Me Not. Violette. Cẩm Chướng. Mãn Ðình Hồng?; để gửi về chàng. Mười mang canh cánh bên lòng ít sương mai, gió lạnh đầu mùa, ít bài ca hùng tráng, ít nhạc thông reo muôn thuở.
Còn Nam, chàng gửi thư về nàng, kèm theo hình ảnh danh lam thắng cảnh quê hương Việt Nam tuyệt vời từ Ải Nam Quan đến Mũi Cà Mau. Trong ngăn kéo vô hình nơi tiềm thức với phong thư từ số 01 đến số 14, chàng hình dung bóng dáng Mười qua từng nét chữ lời thư, Nam gửi hình ảnh đó đây ghi chú ở sau lưng tấm ảnh. Ðúng! ?Chúng mình? đã học nhiều điều hữu ích. Nam tặng nàng Tạp chí giá trị, Nam có viết ít bài quan điểm. Lập trường. Nhận Ðịnh khá sâu sắc. Nam có quan niệm chính xác về cuộc sống. Về thời cuộc. Về môi trường hiện tại. Nhớ ngày nào, tay run run viết cánh thư đầu tiên, chàng băn khoăn, xao xuyến, bồi hồi làm sao ấy. Thư bay đi từ niềm khắc khoải, bồn chồn đợi trông. Rồi Nam nhận được thư nàng. Chàng lâng lâng niềm vui ngất ngây khó tả. Cùng nỗi hân hoan kỳ diệu. Chẳng hiểu tại sao lạ vậy! Ðọc trang thư vui vẻ, hồn nhiên, ân cần, lời văn bóng bẫy, gọn gàng, chân thành dễ thương. Nam không sao ngăn cảm xúc tràn ngập cõi lòng. Tuy nhiên đôi khi bốc đồng, Mười viết cho chàng ý tưởng lạ lùng, xa xôi, lơ lững... như áng mây vàng trôi lênh đênh về cuối đèo. Man mác như trời mùa thu miền núi. Trong lá thư số 22, Mười viết thế nầy:
. . . Nam có thể quên Mười như quên một chiếc lá cuối mùa, quên một giọt mưa cuối phố. Quên một cánh hoa dại đọng sương mù. Quên một làn khói tỏa bay. Quên một chiếc lá trôi giữa vời. Có thể quên. Phải! Vì chúng mình chỉ gặp nhau thật tình cờ phút giây; Bỗng chốc đã chia tay. Kẻ ở lại với gió núi mây ngàn hoang lạnh. Người ra về nơi phồn hoa đô hội cũ. Nơi có biết bao điều quyến rũ. Bao khúc ca dìu dập bên lòng.
Ngược lại, em có thể quên anh như quên ảo ảnh phù du. Như quên cánh bướm chập chờn do dự buổi hoàng hôn lãng đãng trôi. Hay một chiều khi ánh thái dương lặn sâu vào mây ngàn đất Lâm Viên. Anh chỉ thoáng qua như hạt bụi lãng tử, rồi bay đi biền biệt vào không gian bao la. Càng hơn nữa, anh là du khách đa tình. Một lữ khách tài hoa tạm dừng chân khoảnh khắc. Rồi lãng tử ấy vội vàng nhổ neo đi: Như khách trể tàu. Như người lỡ hẹn. Biết làm sao níu kéo hình ảnh cũ trở về với tâm tư. Buồn biết mấy cho ?tình bạn chúng mình?. Anh nhỉ?
* * *
Thấm thoát hơn bốn tháng trời ròng rã trôi qua. Tình cảm Nam như con đò xuôi dòng nước: Ngập ngừng, e ấp, do dự, băn khoăn mãi. Chàng đã thở lời tâm sự vào dòng chữ nghiêng nghiêng viết gửi Mười thế nầy:
... Biển Nhớ ơi! Mười ơi! (dạ đi em!) Em sẽ không bao giờ đơn côi nữa cả. Vì từ nay em đã có một người nguyện đem hết tin yêu chân thật, an ủi lúc em ưu phiền nhất. Mai sau, dù em có sang bờ bên kia sông cuộc đời. Có cặp bến hạnh phúc. Lớp bụi thời thế càng lúc càng sâu đậm, có xóa tên anh trong ký ức em. Thì ở phương trời nầy, anh vẫn hoài vọng về em, với tất cả tình cảm thiết tha, nồng hậu, ân cần nhất.
Phải rồi Mười à. Tim anh sẽ tung bay đi vạn nẽo, sẽ rơi bên loài hoa mắc cỡ tim tím đầy thương nhớ, ẩn bên đóa trà mi u sầu. Tim anh đuổi theo cánh lá cuối mùa, rơi theo giọt sương khuya, bay theo gió sớm buổi ban mai. Chỉ vì, chỉ là ?aỉ đó có nỗi nhớ thương, hay ưu phiền giống như Nam, mới hiểu được lòng anh. Và, những vật ấy mới thông cảm, thấu hiểu tình yêu của anh đối vớị.."ai kia". Em đừng lo sẽ có người nào chi phối tình yêu nầy nhé. Bao giờ có một người đứng nép bên song cửa, dáng dấp thon thả, có giếng mắt u hoài, giống đúc y chang như Mười, "cô ấy" gửi tâm tư hướng về anh. Thì đó chính là tình yêu của anh Phương Nam. Nhưng ai? Ai? Ai? Hẳn là không có ai giống như người em nhỏ của anh rồi!
Thôi! đừng nói với anh câu "Tim của anh trao cho ai, thì em nào biết"... Cho anh thêm buồn, thêm tủi. Ngần ấy vô tình, thờ ơ, chưa đủ khiến anh đau đớn sao. Mà em dọa ?sẽ treo cổ anh lên chín tầng mây, đánh anh một trăm hèo. Kéo xuống ngâm nước hồ Than Thở buốt giá. Tha lên rừng phơi nắng, phơi sương, phơi mưa, phơi gió. Cho anh thành khô nai, khô bò, khô mực, khô cá, khô tôm? Rồi em ăn luôn. Cho bỏ ghét?. Em "ác kinh khủng" hơn bao điều viết trong thư nữa. Vì, em đã để dấu chân trần in lún sâu trong tim anh. Dấu vết ấy có hấp lực in ấn suốt đời người, chẳng bao giờ nhạt phai. Nó chỉ tàn tạ khi nào tim anh ngừng đập, máu không tìm thấy đường trở về tim. Tinh cầu chìm sâu vào bóng tối miên viễn.
Bởi vì, đôi mắt Mười đã cuốn hút, niú giữ đời anh lãng tử phiêu bạt mất rồi; anh đã dừng hẳn lại một bến đậu duy nhất, em hiểu không? Ðừng nỡ giết chết anh bằng ngôn ngữ thơ ngây vô tình của em nữa. Mười nhé! Em đã mang tâm tư anh trôi lênh đênh giữa biển khơi mịt mù. Dìu anh về trong cơn sóng ngầm ồ ạt tận đại dương bao la. Mười có biết eo biển Manche không? Ở đó có những đợt sóng ngầm, làm vỡ tung nước mắt khát khao tháng ngày xanh xao tưởng nhớ. Nỗi nhớ nhung đốt thiu trăm ngàn băn khoăn, bâng khuâng cuống quít. Bao yêu thương say đắm làm dại tâm hồn anh. Em đã đưa anh về lãnh địa sầu muộn, dẫn anh đi trên đỉnh thông già vi vút gió. Ðôi lúc chúng ta dừng chân trên đỉnh đèo thì thầm lời vụng dại. Dìu nhau về bên thác mộng, hồ mơ. Tim anh đang ở nơi cuối ghềnh, lang thang trôi theo giọt nắng thu về. Vậy thì; nếu khi nào em có lãng du qua vùng trời nầy, nhớ dừng gót phiêu bồng, và em hãy gọi anh trở về thực tế. Em Dị Thảo của anh nhé!

Em dị thảo, xưa tròn đôi tám.
Buổi ban đầu giao ngộ, thẹn e.
Ðến kề em, mỉm cười nói khẽ:
?Anh phong sương du khách lỡ đường.


Làm ơn chỉ hộ. Ðược không cưng?
Lối nào về ?Ho-tel Du Parc?? (*)
Anh lạ đường. Mong em dẫn hướng?
Trai hài hoà, trầm mặc, viễn phương.


Mộng chiều xuân nắng ngả bên tường.
Tôi viết tên anh trên phiến lá.
Buổi kỳ phùng... bỗng dưng thương lạ!
Này anh! Môi thắm buổi hè sang.


Ðời cứ ngỡ như xuân? lãng mạn!
Cuộn phong ba bão táp dâng tràn.
Ươm vào lòng tình thơ trẻ dại,
Tôi, bão lùa bạc phơ mộng ảo!


Hoài mơ tưởng một đời gắn bó?
Lướt thuyền hoa, sớm khuya bỏ ngỏ.
Trên đường xa dệt đầy thảm đỏ,
Ðón nhau về mộng vàng ươm lối.


Ðứng bên đời ngậm ngùi nỗi nhớ!
Bao nhiêu năm... nhẫn cỏ hoen mờ!
Thân cỗi cằn lời ngát trên môi:
?Mong anh về. Tình thắm tinh khôỉ?

_ * _
Kính mời quý độc giả xem tiếp chương sau.


Tình Hoài Hương

Mục Lục


4. Hạnh Phúc Nơi Ðâu


Vành Khuyên

OoO
Tôi mãi đi tìm hạnh phúc. Hạnh phúc nơi đâu. Khi tôi tưởng nó lại gần thì lúc đó lại là xa nhất.

Mùa Ðông 1995, vừa vào xong quốc tịch Mỹ, tôi nộp đơn xin passport để trở về VN liền. Tôi tìm anh, tìm cái hạnh phúc ngày nào tôi đã có dù tôi đã nghe phong phanh anh vừa mới làm đám cưới với người bạn gái quen hơn bốn năm, nhưng trong cú phone cuối cùng với anh cách đó chưa đầy một tuần anh bảo không phải. Về hay không? Về để chấp nhận sự thật hay về để chứng minh đó không phải là sự thật. Dù trong tình huống nào chăng nữa, tôi có hiểu được là hạnh phúc cũ của tôi dù có còn, vẫn không còn như cũ không ...

Trời đổ tuyết, đường lạnh đến đóng băng sau trận mưa đá. Tôi dậy chuẩn bị ra phi trường mà không xem tin tức trước là đường trơn trợt rất là nguy hiểm.

Tôi có té chỉ tại tôi ngu chứ chả gan dạ gì ...

Người em chở tôi ra phi trường rồi bỏ ở đó, tôi lo cho em về có an toàn không? Rồi tôi lo cho mình, mình đang làm gì, đang đi đâu đây, chung quanh là băng như chính trong lòng tôi đang băng giá, không một hơi ấm, không một niềm tin cho hướng đi mình đang tới ...

OoO

Bao nhiêu là chuyến bay sáng đó bị hủy bỏ. Tôi cứ sách hai cái va li đi lòng vòng sân bay theo hướng người ta chỉ. Cuối cùng, chán lắm, họ nói tôi phải liên hệ với người bán vé chuyển ngày đi. Bụng dạ tôi nghĩ nếu phải dời lại ba ngày trong chuyến đi chỉ có mười bốn ngày của tôi , tôi thà đừng đi còn hơn ...

Cảm ơn ông Trời vẫn còn cho tôi sáng suốt lúc ấy ...

Tôi gọi taxi về nhà. Ðang chán nản, thật là chán không tưởng, ông taxi người Trung Ðông chắc cũng lạnh lẽo, ra điều tán tỉnh tôi. Hắn mời tôi đi ăn tối. Thật quá đáng. Tôi đã quá rành rẽ cái đám sinh viên Trung Ðông vào phòng y tế của Trường Ðại Học tôi đang học lấy bao cao su free ngay trước cửa ra vào.

Tôi chán lắm, chán đến tận cổ. Tôi chẳng buồn trả lời câu mờ , chỉ hỏi, " How much ? " rồi chờ ông dừng xe khệnh khạng mang hai va li xuống mà lẽ ra hắn phải bỏ xuống cho tôi ...

Hạnh phúc ơi, lạc lối rồi .

OoO

Tôi dự lớp Lost and Grief cho qua cái buồn bả lúc đó. Trong lớp toàn là những người mất những gì hưũ hình, cha, mẹ, anh, chị. Còn tôi, tôi mất hạnh phúc là cái vô hình, là cảm giác, chỉ là những suy nghĩ tốt đẹp, tôi có qua được cơn xốc này không ...

Ngày chia tay của lớp, mặt mày ai cũng lạc quan hơn ngày đầu. Ai cũng tin mình đã hiểu, đã mạnh ra và đã vơi đi nhiều những ưu tư phiền muộn.

Bà giáo bắt tay chia tay tôi, hỏi lẹ " You still want to date ? " Tôi mở tròn xoe mắt nhìn bà " No m'am " mà trong bụng thầm trách, "trời, bà nghĩ tôi nhanh vậy sao , chuyện hết nước còn cái không nằm trong suy nghĩ của tôi đâu bà , ..".

Thấy tôi quả quyết, bà buông tay tôi ra và nói " good luck". Những cuộc vui trước mắt đang chờ, tôi muốn lao vào trong tư thế nào đây ...

" Anh Chuẩn , chở em đi đám cưới dùm nha, đậu xe ngoài phố Tàu đông lắm, em sơ. "

Chuẩn do dự, "anh đâu có được mời , thôi em ráng đi một mình đi. "

Tôi vô tư nghĩ Chuẩn tự ái , giục, "anh đi với em, giấy mời em hai người lận .."

Chuẩn không còn do dự nữa " Trâm à , anh có bạn gái rồi, đi với em vậy không tiện "

Ðáng đời nhé, lao vào nữa đi. Tôi chưa từng tệ như thế bao giờ, trong phút tuyệt vọng, tìm một cái phao, không có là không có, dù nghĩa hai chữ yêu thương không còn manh giáp nào trong lòng tôi ...

OoO

Thời gian trôi quá mau, mới đó mà đã 8 năm nữa rồi ...

Tiếng phone reo, tôi chạy vội ra phòng ngoài ..tiếng mẹ ân cần "Trâm , tết này vợ chồng con có về lại đây thăm bố mẹ không, các anh chị của mày về lại cả đấy "

Tôi thối thoái " Sở con cần người mẹ ạ, cho tụi con hoãn năm khác nhá "

Giọng mẹ buồn hẳn "Thế thì thôi vậy !" .

Bà vẫn tin vào tôi tuyệt đối như thế. Con gái nói gì nghe đó. Bà không cần tìm hiểu tại sao đã bao lần gọi bà không bao giờ nghe tiếng con rể trong nhà. Bao nhiêu lần hỏi chồng tôi đâu tôi đều hỏi lại bà chuyện khác cho bà quên đi ...

Ðã hơn hai năm tôi không có tin gì của anh. Cái ngày cuối tôi còn thấy anh trong cái gian nhà này là cái ngày anh nói với tôi tôi với anh không hợp, anh không có hạnh phúc. Vì anh không có nên anh không thể làm cho tôi hạnh phúc và tôi đừng buồn vì đó chỉ là "the way it is" đúng theo chữ anh nói.

Tôi đánh đổi hết, chỉ xin anh đừng làm giấy ly dị và đừng cho ba mẹ tôi biết chúng tôi đã xa nhau. Tủi cho ba mẹ tôi lắm.

Những đêm vắng, gối chiếc chăn đơn, tôi nằm thở dài,cái tiếng thở dài nghe như lời nhắc nhở tám năm trước tôi đã từng hỏi chính mình " hạnh phúc ơi, nơi đâu " ...

Nhìn qua song cửa, tôi chỉ còn thấy ánh trăng sáng là rõ nhất. Của đáng tội thật ...



Có qua cầu mới hiểu

Ðắng cay như đã chờ

Cung đàn vẫn muôn điệu

Hồn ta giờ bơ vơ

1/04



Vành Khuyên


Mục Lục


5. Căn Nhà Sau Cửa Biển (truyện dài)


Phan Thái Yên


16.

Nữ ghé ngồi xuống ghế bên anh Dõng mà mắt vẫn không rời đám nhân viên khách sạn khúm núm chào ông thiếu tá công an đang rảo bước ra phía bến tàu.

* Hình như cuộc gặp mặt giữa hai ông lính quốc gia, cọng sản không được vui mấy?

* Thắng bại, nhục vinh, tàn tro quá khứ thì có chi vui. Dõng chép miệng? Có điều lúc nghe ông thiếu tá Xuân vẫn mê sảng trong lớp hào quang chống Mỹ cứu nước rồi nhớ ra thằng Xu hai mươi mấy năm trước, anh tự trách mình đã ngờ vực lời cảnh báo của O.

Dõng chăm chú nhìn chiếc ca-nô vừa rời bến.

* Nhưng mà O nên cẩn thận để ý. Chiếc ?My Fair Ladỷ của O xem chừng có phần bề thế hơn ca-nô của ngài phó phòng công an đó!

* Anh đừng lo! Sống sót đối đầu với ma quỷ em đã thành ?tinh? lâu rồi. Ngày nào còn làm cho UNISCO, chiếc ca-nô vẫn còn hợp đồng chuyên chở cho cơ quan Liên Hiệp Quốc này. Tới đây em sẽ tìm hợp đồng mới với công ty Nhật Bản. Họ có muốn tìm cách làm khó dể thì cũng khó.

Nữ chỉ tay ra phía sân ngoài.

* Mình ra ngồi chổ lô-cốt cũ nói chuyện đời xưa đi anh. Em bao anh chầu cà-phê uống mừng em vừa ký hợp đồng làm thông dịch cho công ty địa ốc Nhật. Họ sắp xây dựng khu khách sạn giải trí chiếm một phần lớn đất cát bên Xuyên Thọ mình.

* Rứa rồi nhà cửa, phần mộ gia đình mình sẽ ra sao?

* Chị Quế có cho em biết qua qui hoạch giải tỏa nhà và nghỉa trang ở Xuyên Thọ nên em cũng không lo lắm. Em cố gắng có hợp đồng làm việc với công ty Nhật cũng để tạo điều kiện sau này dể thương thảo với họ.

Giữa chiều trôi và sóng biển rạt rào, họ ngồi với nhau mà lòng tan vào kỷ niệm đời riêng. Vùng kỷ niệm chẳng có thằng Xu, chẳng có ông bác họ tập kết bệnh hoạn với cặp mắt rình rập âm mưu lóe lên sau làn khói sặc sụa thuốc lào, chẳng có gã cán bộ phòng giáo dục thâm hiểm đã hại chết anh Niên.

Dõng nhắm mắt bồi hồi, lòng mênh mang tiếng sóng. Hình ảnh sướt xát của một phim thật cũ, xem từ ngày còn trai trẻ độc thân chợt hiện về trong trí nhớ. Căn phòng nhìn ra biển chiều vắng ngắt, người đàn bà ngồi chìm trong bóng tối, buồn bã nhìn theo bóng người bõ đi khuất xa theo bờ nước. Cuối cùng chỉ còn lại bóng tối và tiếng sóng trào dâng vỗ bờ nhịp đau miên viễn, chìm lịm tiếng nấc nghẹn ngào. Bàng hoàng theo tiếng sóng kỷ niệm, Dõng thấy mình cùng những người bạn lính ngật ngà say trên nóc lô cốt. Sóng quyện vào đêm, tiếng đàn tây ban cầm quyện theo tiếng hát của Tiến lãng đãng bay theo gió?long lanh tiếng nguyệt cầm. ?Ôi đàn trăng cũ làm vỡ hồn anh?? Cũng đêm và tiếng sóng, cũng nơi này, Nữ đã nằm nghe thân xác mình thơ trinh căn rợn như tơ đàn. Tiếng sột soạt của lá dừa hong một nắng làm chổ lót nằm khiến Nữ nín thở, thẹn thùa

nhìn chị Quế anh Niên đang hân hoan chìm vào nhau trong biển sóng. Nữ đã chìm vào giấc mơ dài, từng cơn ước muốn bơ vơ theo bước chân trên đồi cát đẫm sương, váng vất giấc mộng du bước về tuổi mười lăm có hồ như một nỗi tình riêng. Nữ đã sống, quay quắt máy động bên cạnh nhịp đời với niềm an ủi vỗ về của mộng mơ, mong manh mà thật thà, bền chặt nỗi hạnh phúc lang thang vào mỗi đêm xuống ngày lên. Tình yêu Tuân đã lay Nữ ra khỏi giấc mộng du dài. Nàng sống hết mình, sống thương đời để chịu đựng cho cam cuộc sống lẽ loi mà không cảm thấy cô đơn.

* Anh Dõng vẫn còn ức thằng Xu hay răng mà có vẽ đẩn đờ rứa! ?

* Không có chổ trống cho thằng Xu chen vô mô O ơi!... Anh lắng nghe tiếng sóng vỗ rồi chợt nhớ tới vài kỷ niệm không ăn nhập vào nhau. Có lẽ vì tiếng sóng. Anh nghĩ tới một cảnh trong phim rất cũ, hình như Marlon Brando đóng với Maria Schneider. Ngờ ngợ tới phim ?Bản Tango cuối cùng ở Paris?, nhưng có lẽ là không đúng? Rồi nghĩ tới đám bạn lính hay xỉn rồi đàn hát với nhau ở ngay chổ này đây trên nóc lô cốt. Nữ còn nhớ anh Tiến không? Hát hay tuyệt? nhất là lúc hát nhạc Cung Tiến? Còn em thì răng? Mặt mày không đờ đẩn nhưng có vẽ thẩn thờ đó O ơi!

* Em nghĩ về những giấc mộng rất cũ của mình. Có anh trong đó, đó nghe.

* Vậy chắc là giấc mộng về những lần anh dẫn con bé chân voi và đám bạn đi ăn chè Cồn rồi.

* Không phải mô, nhưng coi như vậy đi. Chè thì ngọt, và những giấc mộng của em về anh thì luôn ngọt ngào.

Họ cùng cười, nhìn ra biển sóng.

* Anh thấy em còn treo bức tranh ?Trích Nữ? ở nhà. Tuân vẽ phải không?

* Lần cuối cùng em tìm gặp anh Tuân ở Cà Mau. Sống với nhau một tuần trong U Minh, em trở về với bức tranh Trích Nữ và những cành sen khô héo. Ðã mười năm?

* Tuân nó thương em thật lòng. Trong nhà Tuân, phòng trước treo bức Trích Nữ vẽ hai chị em Lục Hà, Lục Bình. Còn trong phòng riêng thì Tuân treo bức Trích Nữ vẽ cô gái trong đầm sen từa tựa như bức em có. Dõng cườỉ Chỉ khác là cô gái trong bức tranh này không chịu mặc quần.

* Cha già dịch nớ thiệt !

* Không sai! Ngày trước Tuân sống bạt mạng, bạ đâu yêu đó. Hắn đúng là một thứ Trương Vô Kỵ? Chu Chỉ Nhược, Tiểu Siêu, Triệu Minh, Hân Ly ai cũng yêu tuốt. Thế nhưng Tuân vẫn còn yêu em. Anh chàng vẫn tự trách đã bõ đi chỉ vì chút hiểu lầm? Nhưng mà ai đời đương giữa lúc gay cấn, nàng lại rên rĩ kêu tên người khác, lại là tên ông anh rể thì có oan ông địa không chớ!? May mà anh rể đã di tản lưu vong cả chục năm trước.

Nữ mắc cở đỏ cả mặt, phân bua với anh rể.

* Cũng tại anh thôi. Thời gian đó, sống lẻ loi buồn lắm, chỉ một mình với kỷ niệm và những giấc mơ giữ cho đời thơm. Một buổi tối đứng trên bao lơn nhà dì Chức, em thấy một bà mẹ trẻ dẫn đứa con nhỏ gánh hàng đêm về nhà. Nhìn mẹ con lúc thúc bên nhau trong đêm vắng, em bổng thôi thúc cảm giác muốn có một đứa con. Không cần lấy chồng, chỉ mẹ với con hôm sớm có nhau. Rồi một lần em nằm mơ có con với anh, sáng ra vui suốt ngày. Giấc mơ ở lại với em lâu lắm, riết rồi thành một phần của cuộc sống như cơn mộng du kéo dài không muốn bị lay kéo, cho tới khi tình cờ gặp anh Tuân. Sau đó thì toàn là trắc trở, chia lìa.

Dõng nghĩ tới bạn. Mỗi lần gặp nhau, những đêm cạn, rượu uống ngật ngà say, Tuân luôn nhắc nhớ, nuối tiếc tới người hắn mãi yêu thương đã nghìn trùng xa cách. Dõng trầm ngâm.

* Anh có nghe Tuân kể lại đêm đầu tiên hai người gặp nhau đã phải bương mình chạy trối chết mới khỏi bị công an bắt. Hai đứa bây thiệt hết biết. Dõng cườỉ Nhưng anh đành phải đồng ý với chị Nhi, nhờ gặp em rồi xa em mà Tuân sống đằm lại và biết nghĩ tới người khác. Chị Nhi nói nếu suông sẻ, hai người sớm chung sống với nhau thì thế nào em cũng khổ vì anh chàng lang bang đó, lúc nào cũng dốc lòng sống cho tình cảm của mình. Lục Hà khổ vì Dõng không ít nhưng cô ấy chịu đựng được nhờ bản tính chất phác, không suy nghĩ nhiều.

Nữ lặng nghe khoảng đời sôi nổi của Tuân. Những nơi chốn, tháng năm nàng chẳng thể nào mường tượng nhưng luôn thiết tha trong nỗi nhớ của mình phảng phất bóng người thương.

Thời gian mới thuyên chuyển về Phú Quốc, Tuân thường theo tàu tuần duyên vào Hà Tiên cùng bạn bè quàng xiêng quán sá. Anh tình cờ gặp lại Lục Bình theo mẹ về quê ngoại ở Thới Bình rồi được gởi qua Rạch Giá ở trọ đi học lại năm cuối trung học. Tuân hăm hở hẹn hò, luyến ái với cô gái xinh đẹp dạn dĩ mới ngày nào còn hiền thục, ngập ngừng bước chân lần hẹn đầu bên bờ Thảo Giang, Vàm Cỏ. Lục Bình lúc đó đã lún sâu vào các công tác của Việt Cọng giao phó. Ngoài việc kinh tài, cung cấp thuốc men, lương thực vào mật khu Lục Bình đã nhờ Tuân thăm nuôi một người bà con bị giam trong trại Cửu Sừng. Chuyện đổ bể, người bà con cũng là gã cán binh dưới quyền của người cha tập kết đã tử thương ở Mộc Hóa của Lục Bình. Tuân bị ?đàỷ thuyên chuyển ra tận giới tuyến Cửa Việt vào năm cuối cùng của cuộc chiến.

Những năm sau, lúc đã gặp Thục Nữ ở Hội An rồi bõ đi, Tuân vào Năm Căn tìm người bạn lính thuộc quyền ngày trước để tìm đường vượt biên. Ðịnh mệnh khiến anh gặp lại Lục Bình đã là vợ của người trưởng công an huyện Trần Văn Thời cũng chính là gã cán binh mà Tuân không ngờ đã tiếp tế thăm nuôi trong trại tù binh Phú Quốc ngày trước. Họ lén lút nối lại mặn nồng. Chẳng ai hay ngoài cô em Lục Hà vẫn thầm thương hình ảnh hào hoa của người sĩ quan Hải Quân ở Mộc Hóa những ngày nàng chớm lớn.

Sau vài lần vượt biên không thành, rồi bị bắt, Tuân được hai chị em lén thăm nuôi và chạy lo để anh được thả sau một năm dài trong tù. Lục Hà đưa Tuân về xin làm nhà gần nhà mẹ bên bờ kinh Quan Năm ở U Minh, rồi yên ổn làm việc trong nông trường mía. Mẹ qua đời, hai chị em Lục Hà càng giành lấn nhau để được thương yêu, đoái hoài. Lục Hà mang thai. Thua nước cờ chiếu tướng cuối cùng, chị Lục Bình đành nhường cho em người đàn ông đã bao lần đưa nàng qua biên ngưỡng của tận cùng cảm giác trong chăn gối mặn nồng từ thuở còn son.

Nữ ngồi lắng nghe. Anh Dõng đã dứt câu chuyện kể đời của Tuân, Nữ vẫn còn nghĩ tới Lục Hà, mắt sáng nụ cười tươi, mừng rỡ đón nàng trên cầu sông Thới Bình. Như nàng, người đàn bà đó đã sống hết cho tình yêu của mình. Nữ bất chợt cười với điều phiếu diễu vừa thoáng qua đầu. Nữ vắn tắt cho anh Dõng nghe chuyến đi Thới Bình hơn mười năm trước của mình.

* Chẳng lẻ Lục Hà đã mang cái bụng bầu ra để chiếu tướng cả em sao? Chắc là không. Mà nếu có thì cũng chẵng được chi, vì lúc đó em đã dọn một bàn cờ cho chính mình rồi. Em đã thua. Có ai mà thắng được định mệnh. Mười năm?Chỉ còn lại cho mình những cành sen khô khốc thời gian.

Có tiếng điện thoại chị Nhi gọi cho hay Quế đã chào về lại Phố. Giọng chị Nhi còn sủng nước mắt. Thôi thì để chị Nhi nghe tin không vui về sự hư hỏng của con trai đầu anh Niên do chính chị Quế nói ra. Suy nghĩ về những đứa con của anh Niên khiến Nữ im lặng suốt thời gian ca-nô chạy qua đầm sông. Anh Dõng cũng đăm chiêu nhìn ngoái nhìn vùng doanh trại cũ. Nữ chợt thấy anh già hẳn đi.


Chiếc máy bay rời phi trường Tân Sơn Nhất cất cánh băng mình vào khoang trời bay đầy mây trắng. Trong tiếng động cơ rập rềnh, lòng Dõng vui vui với ý nghĩ đang trở về nhà.

Bỗng dưng anh háo hức nghĩ tới chuyến đi hàng năm lên vùng biên hồ gần biên giới Canada vào mỗi đầu thu. Vần quanh trong trí nhớ bầy lục bình giạt trôi trên mặt hồ bát ngát, câu hát cũ bồn chồn nẽo về yên ổn hiên nhà. Tiếng vịt gọi bầy lãng đãng gần xa, âm vọng mơ hồ một bến bờ để dừng đôi cánh mỏi. Tiếng reo cười của con cháu về gần theo bóng dáng chiếc xuồng đang lách qua từng mảng lục bình chèo về phía lều, nơi bếp lữa bập bùng. Quê nhà. Ra đi. Trở về. Mississippi. Sông Tiền. Sông Hậu. Sông Hương?

(hết chương 16)

Phan Thái Yên


Mục Lục


6. Bài Học Nam Phi


Nguyễn Qúy Ðại


"Nam Phi thuộc về tất cả những ai sống tại đó, dù Trắng hay Ðen".

Tổng thống Nelson Mandela

Cộng Hòa Nam Phi (Republic of South Africa/Republik Südafrika là quốc gia nằm ở phía nam lục điạ Phi Châu, là thành viên của Khối Thịnh Vượng Chung Anh (The Commonwealth of Nations). Nam Phi là một trong những nước giàu nhất trong 54 quốc gia ở Phi Châu (Africa/Afrika)1. nhiều bộ lạc da đen ngôn ngữ khác nhau, bên cạnh còn những ?sắc tộc? khác gồm người da trắng, người Á Châu (Ấn Ðộ), người lai được gọi là ?da màụ?. Cách đây hơn ba thế kỷ, người Hòa Lan, Ðức, và Anh Quốc tới đây khai khẩn thuộc địa, còn là một nước nghèo hèn hoang dã dù khắp đất nước đầy mỏ vàng nhưng người Nam Phi không nhận thấy và không đủ văn minh để khai thác!

Lịch sử Nam Phi khác biệt với các quốc gia ở Phi Châu, do ảnh hưởng văn minh Âu Châu và tầm quan trọng chiến lược về đường biển Cap, các tàu từ Âu Châu thường ghé đến Cap Town là điểm dừng chân trên con đường tới Australia và Ấn Ðộ. Bác sĩ Jan Van Riebeeck2 năm 1651 làm Giám đốc Công ty Ðông Ấn Hòa Lan (Niederländische Ostindien-Kompanie/ Dutch East India Company) chỉ huy đoàn thám hiểm Nam Phi (82 đàn ông, 8 đàn bà và bà Maria de la Queillerie vợ của Van Riebeeck), đến Mũi Hy Vọng (Kap der Guten Hoffnung/ Cape of Good Hope).

Ngày 6 tháng 4 năm 1652 người Hoà Lan thành lập một điểm đồn trú, phải đối đầu để chiến thắng với người bản xứ Boers/ Buren, sau này gọi là Afrikaners. Cty Ðông Ấn Hòa Lan kinh doanh xây dựng phát triển trồng cây ăn trái, rau và cung cấp thực phẩm cho thương thuyền, đồng thời người Anh tới đây khai khẩn thuộc địa, dần dần mảnh đất này thuộc quyền Ðế Quốc Anh, vì tranh giành ảnh hưởng người Anh không muốn nơi nầy rơi vào tay người Pháp thời Napoleon Bonaparte. Vùng này được trả lại cho Hòa Lan năm 1803, nhưng ngay sau đó Công ty Ðông Ấn Hòa Lan bị phá sản người Anh đã sáp nhập thuộc địa Cape năm 1806 (Kapkolonie) lập cảng Port Elizabeth. Người Anh tiếp tục các cuộc chiến tranh biên giới chống lại người bản xứ, đẩy biên giới phía đông lùi ra xa hơn thông qua một loạt những pháo đài được thiết lập dọc sông Fish và củng cố bằng cách khuyến khích người Anh tới lập nghiệp.

Năm 1836-1840 người Buren di chuyển lên phương bắc thành lập 2 xứ cộng hòa mới là Natal (phiá đông) và Oranje free (phía Tây) cảng Durban.

Năm 1843 thực dân Anh chiếm Natal người Buren di chuyển lên miền đông bắc thành lập cộng hòa Transvaal thủ đô là Pretoria. Vì áp lực của các phong trào bãi bỏ nô lệ3 tại Anh, Nghị viện Anh lần đầu tiên năm 1833 yêu cầu ngừng công việc buôn bán nô lệ, phải xóa bỏ chế độ nô lệ tại tất cả các thuộc địa.

Năm 1834 tại Nam Phi 39.000 người nô lệ được mua về từ Ðông và Trung Phi đã được giải phóng. Ða số hậu duệ những người nô lệ do quan hệ hôn nhân với những người Hòa Lan, sau này được xếp hạng cùng với người Khoikhoi (aka Khoisan) thành người da màu Cape, ngòai ra có người Xhosa và các sắc tộc Nam Phi khác. Những người Ấn Ðộ đầu tiên tới Nam Phi

trên con tàu Truro với tư cách công nhân tại Natal để làm việc trên những cánh đồng mía và một số người Tàu tha phương cầu thực.

Sự phát hiện kim cương năm 1867 và vàng năm 1886, Ðế quốc Anh đã thúc đẩy phát triển kinh tế và làn sóng nhập cư, làm tăng thêm tình trạng nô dịch hóa người bản xứ. Người Buren đã thành công trong việc ngăn chặn sự xâm lấn của người Anh trong cuộc chiến Burenkrieg lần thứ I (1880-1881) với các chiến thuật chiến tranh du kích thích hợp với những điều kiện địa phương. Tuy nhiên, người Anh đã quay trở lại với số lượng quân đông hơn.

Cuộc chiến Burenkrieg lần thứ II (1899-1902) làm 26.500 người thiệt mạng. Người Anh đã chiến thắng. Ngày 31.5.1902 ký Hiệp ước hòa bình ?Freidensvertrag? xác định chủ quyền của Anh Quốc tại Nam Phi và chính phủ Anh chấp nhận trả khoản nợ chiến phí 3.000 000 Bảng anh cho các chính phủ người Nam Phi gốc Âu. Một trong những điều khoản chính của hiệp ước chấm dứt chiến tranh ?Người da đen? không được phép bầu cử, ngoại trừ tại thuộc địa Cape.

Chính trị

Trong hơn ba thế kỷ, người da trắng coi dân da đen như một giống người thấp kém, không được hưởng những quyền bình đẳng với họ. Người da trắng chính thức độc quyền cai trị với chế độ phân biệt chủng tộc. Năm 1910 các lãnh thổ tự trị Oranje Free, Transvaal và phần đất thuộc điạ Cape, Natal của Anh kết hợp nhất thành Liên Minh Nam Phi (Südafrika Union) nằm trong khối Liên Hiệp Anh.

Năm 1934 đảng Nam Phi và đảng Quốc Gia hợp nhất để hình thành đảng Thống Nhất tìm cách hòa giải giữa những người Nam Phi gốc Âu và những người ?Da trắng? nói tiếng Anh không thành công các đảng đã bị chia rẽ.

Năm 1939 Thế chiến II, Liên Minh Nam Phi gia nhập với tư cách là đồng minh của Anh Quốc nhưng chính sách còn kỳ thị phân biệt chủng tộc, cùng việc ban hành của Luật Ðất đai Native (Native Land Act) năm 1913 dân da đen được sử dụng tổng diện tích là 7,5% và sau đó là 13% của Nam Phi. 87% còn lại họ không được quyền canh tác. Bởi vậy đảng Quốc gia African National Congress (ANC) chống đối.

Năm 1948 số dân da trắng đã giúp cho cánh hữu của Ðảng ANC trúng cử và nắm quyền lực, ủng hộ chính sách phân biệt chủng tộc Apartheid của những người Afrikaner, sau này sẽ được gọi chung là chế độ Apartheid.

Năm 1961 Liên Minh Nam Phi rút khỏi khối Liên Hiệp Anh và tuyên bố thành lập nước Cộng Hòa Nam Phi, Ðảng cầm quyền đàn áp tàn bạo các cuộc biểu tình của sinh viên năm 1976 tại Soweto hơn 500 người bị thiệt mạng cả thế giới phản đối chính sách đó, các cường quốc cùng nhau cấm vận Nam Phi nên nền kinh tế Nam Phi đến tình trạng kinh tế suy sụp khủng hoảng chính trị. Do phong trào đấu tranh của nhân dân trong và ngoài nước phát triển mạnh. Chính quyền Nam Phi buộc phải ban hành một số chính sách để nới rộng quyền dân chủ. Hiến pháp năm 1984, Quốc hội được chia làm ba viện tương đương nhau là House of Assembly đại diện cho người da trắng, House of Representatives do người da màu bầu ra và House of Delegates do những người gốc Á Châu bầu đại diện cho họ. Cộng đồng đa số da đen vẫn bị tước quyền bầu cử.

Ngày 02.02.1990 Frederick Willen de Klerk4 của đảng Quốc gia lên làm Tổng thống thay thủ tướng Louis Botha. Ông cải cách bỏ chủ nghĩa phân biệt chủng tộc Apartheid và trả tự do cho

những tù nhân da màu, trong số đó có Nelson Mandela5 đã bị kết án tù chung thân tại đảo Robben từ năm 1963 cáo buộc hành động bạo lực vũ trang.

Ngày 11.02.1990 Mandela được trả tự do, ra tù Mandela chủ trương từ bỏ bạo động để tiến tới một nền dân chủ hài hòa đa sắc tộc. Năm 1994 trong một cuộc trưng cầu dân ý dành riêng cho người da trắng thống trị, hai phần ba đã bỏ phiếu đồng ý bãi bỏ chế độ Apartheid. Người da đen đủ tư cách đi bỏ phiếu khoảng 19,5 triệu người trong tổng số 21,7 triệu cử tri, cuộc bỏ phiếu đầu tiên trong lịch sử là ngày 27.4.1994 tại Nam Phi, và phong trào ANC đại thắng. Hai năm sau Quốc Hội đã ban hành một bản hiến pháp mới, lúc đó có thể coi là một Cộng Hòa Nam Phi được khai sinh và chọn ngày Quốc khánh 24/9.

Bản hiến pháp Nam Phi có những quyền tự do và bình đẳng về chính trị, kinh tế, xã hội được công nhận và thể hiện trong luật pháp. Hiến pháp cấm mọi chủ trương phân biệt chủng tộc, bảo đảm quyền lợi của người da trắng, người Á Châu và da màu. Nam Phi sống theo tinh thần bản hiến pháp mới, tình trạng hài hoà trong cuộc sống Nam Phi đạt được là nhờ giới lãnh đạo phong trào ANC, đặc biệt là công của Tổng thống Nelson Mandela, thường ưu tiên cho vấn đề hòa giải dân tộc, được cả thế giới ngưỡng mộ, ông giữ đúng chủ trương không kỳ thị, không thù hận người da trắng. Ông bảo vệ hệ thống hành chánh và nền tư pháp độc lập mà người da trắng đã thiết lập, sử dụng những người da trắng theo khả năng của họ.

Nelson Mandela làm Tổng thống nhiệm kỳ (1994-1999) không tham quyền cố vị và từ chối không tái ứng cử. Mandela nhận được giải thường Nobel và nhiều giải thưởng, huy chương cao quý của các quốc gia trao tặng?Hiện nay ông 94 tuổi đang bị bệnh sưng phổi biến chứng ?thập tử nhất sinh?. Toàn dân Nam Phi đang cầu nguyện cho ông. Ông là người hùng của thời đại, tôi đang sưu khảo bài về cuộc đời và sự nghiệp của ông Mandela..

Từ 16 năm nay bốn vị tổng thống đều thuộc đảng ANC. Họ đều có khuynh hướng không độc tài, các chính sách lớn của quốc gia thường được tham khảo với các nhà chính trị. Nam Phi có một hệ thống lưỡng viện gồm: chín mươi thành viên của Thượng Viện và 400 thành viên của Hạ Viện. Các thành viên Hạ Viện do dân bầu, một nửa số thành viên được bầu từ các danh sách quốc gia và một nửa được bầu từ các danh sách tỉnh. Mười thành viên được bầu để đại diện mỗi tỉnh trong Hội đồng Tỉnh Quốc gia, không cần biết số dân trong tỉnh. Các cuộc bầu cử cho cả hai Viện được tổ chức mỗi năm năm. Chính phủ được Hạ Viện thành lập và lãnh đạo đảng đa số trong Quốc hội là Tổng thống.

Ðiạ lý và dân số

Nam Phi có diện tích: 1.219.090 km ² (hạng 24 trên thế giới ), trong đó 7% rừng và cây bụi, 11% đất canh tác, 67% đồng cỏ và đồng cỏ, mở rộng theo hướng Ðông tây 1.700 km, Tây bắc 1.400 km.

Biên giới: 4.750 km với các quốc gia láng giềng: Botswana 1.840 km, Lesotho 909 km, Mozambique 491 km, Namibia 855 km, Swaziland 430 km, Zimbabwe 225 km; bờ biển dài 2.798 km

Thủ đô: Pretoria; Tiền tệ 1 Rand =100 cent; 1 Rand = 0,108179972 Euro

Các quần đảo cận Nam Cực là quần đảo: Marion (290 km²/112 m²) và đảo Hoàng tử Edward (45 km²/17.3 m²)

Dân số 47,6 Million, da đen 78% (Bantu) da trắng (10%), da ngâm đen (9% Mischilingen), người Á Châu (2,5%). Mật độ trung bình 39 người/ km2

Tôn giáo 80% Thiên Chúa Giáo6, Hindu, dân tộc thiểu số của người Hồi giáo

Dân số tại các đô thị lớn như: Johannesburg 3.225.800, Cape Town 2.893.200, Durban 3.090.100, Pretoria 1.986.000 & Port Elizabeth 1.005.800 Có 11 ngôn ngữ chính thức (bao gồm cả tiếng Afrikaans, tiếng Anh, Nordsotho, Südsotho, Swati, Ndebele, Setswana, Tsonga, venda, Xhosa, Zulu)

Kinh tế

Nam Phi đứng hàng thứ 24 về kinh tế thế giới, là thành viên của nhóm G207 gồm 20 quốc gia kinh tế cao, với lợi tức trung bình 10.000 USD một năm cho mỗi người dân. Nhưng có tới 40% dân chúng sống với lợi tức dưới 2 USD một ngày. Ða số là những người da đen sống ở các vùng thôn quê, ở một xứ mà chỉ có 12% đất đai trồng trọt được. Với tình trạng bất công xã hội như vậy, nạn ma túy, trộm cắp và tội phạm lên cao vì một số người nhập cư mới từ các vùng nghèo ở Phi Châu. Nam Phi là một nước phát triển; tuy nhiên sự phát triển này tập trung quanh bốn vùng là Cape Town, Port Elizabeth, Durban, và Pretoria/Johannesburg.

Ngoài bốn trung tâm kinh tế đó, sự phát triển các vùng xa còn tình trạng nghèo khổ vẫn chưa có những nỗ lực giúp đỡ của chính phủ. Tuy nhiên, các vùng đệm quan trọng gần đây đã có những bước phát triển nhanh chóng. Như các vùng: Vịnh Mossel tới vịnh Plettenberg; vùng Rustenburg; Nelspruit; Bloemfontein; Bờ biển Cape West; North Coast. Các hãng xe lớn như: Daimler, BMW, Wolkwagen đều có chi nhánh sản xuất xe, hàng năm có 7 triệu du khách, ảnh hưởng suy thoái kinh tế, tài chánh thế giới nên Nam Phi bị 23% thất nghiệp

Giáo dục

Nam Phi được xem là quốc gia đầu tư cho giáo dục nhiều nhất so với các nước ở Phi Châu theo tiêu chuẩn châu Âu do chịu ảnh hưởng của nền giáo dục này từ giáo trình, phương pháp giảng dạy, phương pháp học tập theo tiêu chuẩn quốc tế giảng dạy bằng anh ngữ. Chính phủ Nam Phi dành từ 20-25% ngân sách cho giáo dục hàng năm nên mức học phí mà sinh viên đóng rất thấp (từ 1.000 - 2.000 USD/năm). Ở một số trường sinh viên nào sau 6 tháng học mà không đạt lượng kiến thức thì còn được yêu cầu học lại khóa học đó miễn phí. Hơn 21.000 trường phổ thông, 21 trường đại học lớn và các trường cao đẳng chuyên nghiệp, chỉ có một đại học Cape Town được xếp hạng 200 đại học tốt nhất thế giới. (đáng buồn đại học Việt Nam không có tên).

Hơn 800.000 sinh viên theo học, tuy nhiên cũng chỉ có khoảng một nửa hoàn thành chương trình đại học. Một số người bi quan cho rằng giáo dục Nam Phi không cung cấp được chuyên viên kỹ thuật có khả năng đáp ứng cho nền kinh tế đang phát triển nhanh của đất nước. Ngoài ra có 50.000 sinh viên du học đến Nam Phi phần lớn là sinh viên của các nước Châu Phi cũng

có nhiều sinh viên Châu Âu, Châu Á. Hiện nay kết qủa 39% học sinh da đen vượt qua kỳ thi so với 98% số học sinh da trắng; 28% học sinh da trắng được điểm giỏi, trong khi chỉ có 2% học sinh da đen. Trình trạng mù chữ đàn ông 14% và đàn bà 15,5%.

Năm 1960 Tại Nam Phi đã thành công trong việc giải phẩu thay tim ở bệnh viện Kapstäter, nhưng hiện nay vấn đề y tế đáng lo ngại vì bệnh truyền nhiễm HIV/AIDS.

Âm nhạc

Nền âm nhạc Nam Phi ảnh hưởng đa văn hoá, mỗi bộ lạc có nghi thức riêng, truyền thống và ngôn ngữ của nó, nhưng vẫn có một số điểm tương đồng cùng một ngôn ngữ âm nhạc: Pop, Jazz, Rock, Jazz Acid, Reggae, Rap, các vũ điệu là những hợp tấu hỗn hợp âm nhạc Tây phương. Nhiều dụng cụ nhạc, đờn, loại trống một mặt.., nhưng loại kèn Vuvuzela các vận động viên thổi trong các trận đấu đã làm cho chúng ta nhức đầu, như tiếng ồn của đàn ong vỡ tổ?

Nhạc sĩ nỗi tiếng Abdullah Ibrahim.(weltbekannte Jazz-Musiker) Ibrahim cho rằng âm nhạc Nam Phi không chỉ giải trí mà còn là một người kể chuyện, chữa bệnh có hiệu lực tạo ra bản sắc, tự tin và có thể chữa lành vết thương. Ðể truyền tải những cảm giác của thế hệ trẻ, Ibrahim đã nhận ra giấc mơ thành lập một học viện âm nhạc ở Cape Town và Johannesburg để phát huy tài năng của Nam Phi. Các dàn nhạc giao hưởng chuyên nghiệp lâu đời nhất ở Nam Phi, thành lập ở Cape Town. Nhìn chung ca sĩ cả nhạc sĩ người Nam Phi trong và ngoài nước đều thành công vẽ vang. Ðầu năm 1998 nhà sản xuất kiêm soạn nhạc Nam Phi Cedric Samson đã được đề cử cho giải Grammy cho ca khúc hay nhất được viết cho phim truyền hình

Văn chương:

Những nhà văn nổi tiếng: Sir Percy, Fitz Patrick, Olive Schreiner, Nadine Gordiner, Mzwkhe Mbuli & John M. Coetzee, phim chuyện tình ?Lisa và Tshepỏ Eine Liebesgeschichte tác giả vừa là đạo diễn Rrika Runge

Khoáng sản

Nam Phí cung cấp 16 % khoáng sản trên thế giới: vàng, kim cương, crom, than, bạch kim, quặng sắt, mangan, vanadi, antimon, khoáng, đá vôi, khoảng huỷnh thạch, chì, kẽm, uranium, đồng, nickel, thiếc, rutil, cao lanh, Zirconi, bạc, phốt pho, thạch cao, Mica, muối (vorhandene Rohstoffe Gold, Diamanten, Chrom, Kohle, Platin, Eisenerz, Mangan, Vanadium, Antimon, Vermiculit, Kalkstein, Asbest, Flußspat, Blei, Zink, Uran, Kupfer, Nickel, Zinn, Rutil, Kaolin, Zirkon, Silber, Phosphat, Gips, Glimmer, Salz. (Nam Phi cung cấp nhiều nhất thế giới 3 loại: platinum, vàng, crom).

Phụ tùng ô tô, nhà máy lọc dầu khí, chế biến kim loại, máy móc, sản phẩm cao su, dệt may, sắt thép, hóa chất, phân bón, chế biến thực phẩm, giấy và các sản phẩm giấy

Nông nghiệp

Nam Phi sản xuất rượu lớn thứ tám thế giới, và thứ mười một về hạt hướng dương, các sản phẩm nông nghiệp và thực phẩm, các mặt hàng có giá trị xuất cảng gồm: nho, đường, chanh, bông, thuốc lá và các loại hoa quả. Loại ngũ cốc được sản xuất nhiều nhất tại Nam Phi là hạt bắp, 9 triệu tấn được chế tạo, và 7.4 tấn được tiêu thụ. Gia súc sản xuất ra 85% tất cả các loại thịt là bò, dê và cừu

Nuôi 29,1 triệu con cừu, 13,7 triệu con bò (sữa và thịt) 119 triệu con gà. Nhập cảng lương thực, hàng tiêu dùng, máy móc thiết bị công nghiệp.

Thú rừng

Nam Phi có loài động vật to lớn bao gồm: Sư tử, báo hoa mai, tê giác, voi, hà mã, hươu cao cổ, linh dương, đà điểu và linh cẩu. Có tám khu vực được bảo vệ, bao gồm nổi tiếng quốc gia Kruger Park và Ađo Elephant National Park, gần Port Elizabeth trên bờ biển phía nam. Nhiều động vật trước nguy cơ bị diệt chủng nên thế giới giúp đỡ để bảo vệ các động vật hoang dã Nam Phi được tồn tại.

Khí Hậu

Bình nguyên Phi Châu thường rất nóng vì có nhiều sa mạc rộng như Sahara8, Kalahari, Libyan? nên đa số các quốc gia Châu Phi Châu oi bức, nhưng vùng gần cực nam thì lạnh hơn. Nam Phi mùa đông từ tháng 4 đến tháng 8 cũng là nước lạnh nhất Phi Châu. Nam Phi có khí hậu nói chung ôn hoà nhờ một phần được bao quanh bởi Ðại Tây Dương và Ấn Ðộ Dương ở ba phía, nhờ vị trí nằm tại nam bán cầu thời tiết dịu hơn. Ở phía tây núi Roggeveld nhiệt độ giữa mùa đông có thể xuống -15 °C. Trên thực tế nơi lạnh nhất là Buffelsfontein tại quận Molteno thuộc Ðông Cape. Buffelsfontein nhiệt độ -18.6°C. Vùng sâu trong nội địa thời tiết nóng nhất vào mùa hè: nhiệt độ 51.7 °C Nội địa Nam Phi là một vùng cao nguyên đất sét, bụi rậm mênh mông bằng phẳng nhưng dân cư thưa thớt, khí hậu khô hơn về hướng tây bắc dọc theo sa mạc Namib. Bờ biển phía đông là vùng đất với cây cối tươi tốt, nhiều nước theo khí hậu nhiệt đới. Cực tây nam khí hậu giống khí hậu Ðiạ Trung Hải mùa đông ẩm và mùa hè khô. Nam Phi có hơn 20.000 loài cây cỏ khác nhau, hay khoảng 10% tất cả các loài thực vật được biết trên thế giới.

Những thập niên qua thế giới biết nhiều về Nam Phi do hoạt động của Tổng Thống đầu tiên Nelson Mandela với nền dân chủ pháp trị. Cộng Hoà Nam Phi dành độc lập từ bỏ chế độ kỳ thị màu da không còn nặng nề như những thế kỷ trước. World cup 2010 càng làm cho nhiều người tìm hiểu thêm về đất nước và con người Nam Phi. Chúng ta liên tưởng đến người Phi Châu (Algeriả) đánh thuê cho thực dân Pháp đã đốt nhà, hãm hiếp, bắn phá làng mạc Việt Nam không nhân tính? là xứ khô cằn, sỏi đá nhiều sa mạc và nơi của những người bị bắt bán làm nô lệ từ thế kỷ thứ 16, đời sống lạc hậu và thiên tai dịch bệnh triền miên. Ngày nay dân Phi Châu họ đang vùng lên qua giải túc cầu thế giới. Cộng Hòa Nam Phi là Quốc gia tài nguyên phong phú, thể chế chính trị thay đổi tiến bộ, từ 1994 được tự do bầu cử, tôn trọng nhân quyền, tự do dân chủ, đa đảng đã đưa đất nước Nam Phi đến thịnh vượng phú cường. Nhìn về đất nước và con người Nam Phi là một bài học giá trị cho những quốc gia còn độc tài, chậm tiến? trong đó có Việt Nam.

Nguyễn Quý Ðại www.hoamunich.wordpress.com


Tài liệu tham khảo

Südafrika - Dorling kindersley 2010

Das neue Universal Lexikon Bertelsmann (2009)

Tuần báo Stern số đặc biệt Südafrika.

Hình tài liệu trên Internet


1/Egypt-Algeria-Angola-EquatorialGuinea-Ethiopia-Benin-Botswana-Burkina Faso-Burundi-Cote d'Ivoire- Djibouti-Eritrea-Gabon-Gambia- Ghana-Guinea- Guinea-Bissau-Cameroon- Cape Verde- Kenya- Comoros- Congo Brazzaville Congo Kinshasa-Lesotho-Liberia-Libya-Madagascar-Malawi- Mali- Mauritania- Mauritius- Morocco- Mozambique- Namibia- Niger- Nigeria Rwanda- Zambia- SaoTome- Senegal- Seychelles-Sierra Leone-Zimbabwe-Somalia- South Africa-Sudan-Swaziland-Tanzania-Togo-Chad-Tunisia-Uganda-Central Africa (54 quốc gia tại Phi Châu, dân số hơn 800 triệu người).

2/ Van Riebeeck quản lý các thuộc địa cho đến năm 1662, sau đó ông quay trở lại Ðông Ấn Hòa Lan cho đến khi ông qua đời năm 1677 tại Batvia (Jakarta). Ông cũng phát hiện ra sao chổi đầu tiên ở Nam Phi, các sao chổi C/1652 Y1 ngày 17 Dezember 1652

3/ vấn đề nô lệ ? Der Sklavenhandel? từ thế kỷ thứ 16 đến 19 những người ?da trắng? từ Châu Âu đã bắt hơn 15 triệu người làm nô lệ từ Neger Afrika bán sang Hoa Kỳ, và Nam Mỹ

4/ Frederick Willen de Klerk sinh ra tại Johannesburg trong một gia đình có truyền thống chính trị. Ông tốt nghiệp Ðại học ngành Luật khoa năm 1958 và thành lập một văn phòng luật trong vòng 10 năm. Năm 1960, ông được bầu vào Quốc hội Nam Phi lần đầu tiên. Sau đó, ông lần lượt trở thành Bộ trưởng Công nghệ (1979-1982), Bộ trưởng Nội vụ (1982-1985), Bộ trưởng Ngoại giao (1984-1989). Tháng 9 năm 1989,ông trở thành Tổng thống Nam Phi, thay thế nhà độc tài Pieter Willem Botha với quyết tâm ông đã cải cách để từng bước phá bỏ chủ nghĩa ph ân biệt chủng tôc Apartheid.Từ bỏ phương pháp đấu tranh bạo động mà chuyển sang đấu tranh dân chủ, hòa bình cũng như lập hiến pháp mới, đã làm thay đổi cả nước Nam Phi, ông cùng với Mandela được trao giải Nobel hòa bình năm 1993. Cũng như được báo Time chọn là Nhân vật trong năm 1993.

5/ Nelson Mandela sinh ngày 18.7.1918 o năm 1961, tốt nghiệp cử nhân luật Mandela trở thành người đồng sáng lập và là lãnh đạo cánh vũ trang của ANC, chống lại chế độ apartheid,(đảng ANC thành lập năm 1912 để đấu tranh cho quyền lợi của người da đen. Năm 1961, ANC bị chính quyền Apartheid cấm hoạt động.Nelson Mandela bị bắt giam và nhận án tù chung thân vì những hoạt động vũ trang chống chính phủ). ông đã nhận hơn 250 giải thưởng trong đó có có giải Nobel Hoà bình năm 1993. Ông đã 92 tuổi là khách danh dự khai mạc World Cup 2010 nhưng trong đêm hòa nhạc tối thứ sáu tại Orlando Station, cháu gái 13 tuổi Zenani Mandela một trong 9 đứa cháu gọi ông cố, trên đường về nhà bị tại nạn qua đời nên ông không thể đến.

6/ Desmond TuTu sinh năm 1931ở Klerkstorp, năm 1961 được phong linh mục Anh Giáo(được phép lập gia đình. 1962-1966 Lm Tutu sống ở Anh với vợ và 4 con ở London. Giưã năm 1967-1972 dạy thần học ở Nam Phi, 3 năm làm trợ lý giám đốc trường thần học ở London. Năm 1975 trở về Johannersburg năm 1976 được thụ phong Giám mục tại St. Marys Kathedrate đầu tiên của Nam phiÔng đấu tranh cho tự do và nhân quyền nhận giải Nobel hoà bình năm 1984

7/Argentina,Australia,Brazil,Canada,China,France,Germany,India,Indonesia,Italy,Japan,Mexico,Russia,Saudi,Arabia,South Africa,Republic of Korea,Turkey,United Kingdom,United States of America (20 quốc gia giàu nhất thế giới)

8/ Sahara sa mạc lớn nhất thế giới diện tích 8,7 triệu m² rộng 4400 km cao 3415 m chạy dọc theo miền bắc Phi Châu, sa mạc Kalahari là một khu vực lớn chứa cát bán khô cằn đến khô cằn ở miền nam Phi Châu diện tích khoảng 500.000 km². Chiếm 70% diện tích của Botswana, và một phần của Zimbabwe, Namibia và Nam Phi. Khu vực này rộng tới 2,5 triệu km² và bao gồm cả Cong go, Anola và Zambia

Nguyễn Qúy Ðại



Mục Lục


7. Ðồng Cạn (Tiếp Theo Và Hết)


Bảo Giang

Chủ nhiệm Bảng đắc thắng. Gã dùng một bàn tay xiết cổ Hồi, bàn tay còn lại, nắm lấy vạt áo và giật tung hàng nút áo trước ngực Hồi ra. Gã tham lam cúi xuống. Bấy nhiêu da thịt lộ thiên, chưa làm Bảng hài lòng. Gã liền luồn cánh tay xuống phía dưới, toan tụt nốt phần còn lại trên thân thể Hồi. Lợi dụng lúc một cánh tay Bảng ghì kéo cái cạp quần của Hồi xuống, Hồi nhổm người dậy, ghé răng cắn mạnh trên cánh tay Bảng. Vì không phòng bị, Bảng giật mình buông tay ra. Không bỏ lỡ cơ hội, Hồi hất người Bảng sang một bên, vùng dậy, la cầu cứu.
"Vút" thay cho lời nói, tiếng kêu rít gío của cái mã tấu, một bảo vật linh thiêng của đảng dắt sẵn trên lưng, được Bảng rút ra cầm gọn trong tay làm Hồi lạnh người. Bảng gầm gừ vài tiếng trong cổ rồi hăng hái tiến lên. Trong khi đó, phần vì sợ hãi phần vì hốt hoảng. Hồi chồm người dậy chạy được vài ba bước là ngã chúi xuống đất. Hồi vùng dậy, toan chạy tiếp, cái bàn chân có dính dép râu đã đứng chặn ngang trước mặt. Hồi xanh mặt ngước nhìn lên, đôi tay run rẩy chống phía sau lưng cố tìm cách đẩy lết người lùi dần ra phía đường. Biết rõ ý định của Hồi, Bảng tiến thêm một bước nữa, cái mã tấu của Vẹm dí sát vào cổ nàng. Hồi chết lặng, đôi mắt trừng mở, hai hàm răng run lập cập đánh vào nhau. Cùng lúc ấy, Hồi nhìn nụ cười nhếch trên môi Bảng, nàng chợt hiểu lý do tại sao lại có tấm thẻ chứng minh nhân dân của ông Ðăng nằm trong bụi tre hoang vu này.

Trước lúc ra đi và sau khi viết giấy để lại nhà, Hồi đã quyết một lần liều thác với Mười với Bảng. Ðến lúc này, Hồi lại muốn đánh đổi mọi thứ để giữ lại mạng sống để trở về báo tin cho bà Ðăng. Tự nghĩ thế, Hồi trầm tĩnh hỏi Bảng trong lúc lấy tay khép lại vạt áo ngực:

- Ông chủ nhiệm muốn... muốn gì?

Bảng ngửa mặt lên cười:

- Muốn gì à? Tự cô biết rồi đấy. Bác chưa được hưởng của... lạ, quyết không bỏ cuộc. Nếu cô muốn sống thì tự động cởi quần ra, để lát nữa có cái mặc mà về. Còn nếu chống cự, đừng trách chủ nhiệm này động thủ không lưu tình.

- Nếu tôi... tôi cởi cho ông... ông có tha tôi không?

- Cô có tội gì đâu mà tôi tha với lại không. Thật tình tôi chỉ muốn cô.
Hồi dứt khoát tìm thời cơ dụ Bảng:

- Việc ủng hộ ông chủ nhiệm tôi không... tiếc, nhưng tôi còn phải lấy chồng, xin ông giữ kín hộ tôi nhá.

Bảng nói như bác:

- Ăn vụng thì phải chùi mép. Tôi nói tin ấy ra ngoài để làm tổn thương cái uy tín của tôi à?

- Liệu ông chủ nhiệm có... nuốt nhời không đấy?

Dĩ nhiên Hồi không tin Bảng, nhưng đứng trước tình thế này, bó buộc Hồi phải có một thái độ dứt khoát để tự cứu chính mình. Không do dự nữa, Hồi qùy trên hai đầu gối, để trần cái ngực ra trước mặt Bảng. Bảng ngây người nuốt vội hớp nước bọt, rồi mở bừng con mắt dán chặt vào đôi bồng đào no tròn, rắn chắc đang độ căng cứng của Hồi. Hồi đoán biết có sự giao động mãnh liệt trong Bảng. Nàng không ngần ngại ngồi nhổm người lên, tụt nốt mảnh quần xuống ngang đầu gối:

- Ông chủ nhiệm... hưởng rồi đừng quên lời hứa nhá?

- Ðã là một nhà cách mạng, ai lại đi nuốt nhời.

Khi vùng cỏ non đã phơi bày ra trước mặt Bảng , cái mã tấu là linh hồn của đảng trong tay Bảng rơi phịch xuống đất. Gã phanh ngực áo, cởi nút quần ra, rồi chồm lên, đè nghiến Hồi xuống đất.

Bằng một phản ứng nhanh nhẹn đã dự kiến trước, Hồi né người sang một bên, nhổm dậy vồ lấy cái mã tấu trên mặt đất. Ðộng tác của Hồi rất nhanh. Kết qủa, cái mã tấu lại nằm gọn trong tay Bảng. Hồi lộ rõ ánh mắt đau đớn lẫn thất vọng. Nàng cúi xuống, kéo cái quần lên và khép vội lại tà áo. Tiếng Bảng rống lên như con bò trước mặt nàng:

- Ðéo mẹ con khốn nạn này. Mày lại dám lừa đảng viên nhà nước à?

Cùng với tiếng nói mang đặc tính đảng vẹm là cái tát không thương tiếc trên mặt Hồi, nàng ngã chúi xuống đất, Bảng tiếp:

- Mày đã tính lừa chủ nhiệm Bảng này, tính lừa bạn tốt của bác thì mày phải chết theo thằng bố mày.

Sự thật đã được Bảng nói toạc ra trước mặt Hồi, nàng không còn nghi ngờ gì về lý do tấm thẻ chứng minh nhân dân của ông Ðăng nằm trong bụi tre. Ý tưởng bảo vệ mạng sống mỗi lúc một thêm mãnh liệt trong Hồi, nhưng nàng không biết phải bảo vệ mình bằng phương cách nào. Nàng bối rối nhìn con thú đứng trước mặt, rồi nhìn xuống người nàng. Hồi tiếc vì đã hơi vội vàng trong phản ứng. Nếu bình tĩnh, chờ đợi thêm một chút nữa, biết đâu cái kết qủa đã đổi khác. Lúc này, việc dụ Bảng không thể thực hiện lại được nữa. Hồi liều lĩnh tìm lối thoát bằng cách đưa lá đơn ra trước mặt Bảng:

- Ông có giỏi thì giết tôi đi, giết đi. Tôi không sợ chết đâu. Tôi nói thẳng cho ông biết, trước lúc đi tôi đã dự phòng cho trường hợp này. Tôi đã viết thư, viết đơn để lại cho người nhà. Mẹ tôi không biết chữ nhưng sẽ mang sang nhà ông Lục nhờ ông ấy mang lên huyện và tòa án...

Bảng bối rối trước bản tin cực kỳ nghiêm trọng này. Gã thật không dự phòng trước được sự khôn ngoan của Hồi. Tuy nhiên, Bảng không còn thời gian để suy tính, chọn lựa phương án khác. Gã hùng hổ đạp mạnh một bàn chân với đôi dép râu vào giữa bụng Hồi. Hồi thét lên, hai tay ôm chặt lấy bụng trong lúc người ngã gập xuống đất. Thấy con mồi lại đổ kềnh xuống trên thảm lá, Bảng nhanh nhẹn buông con dao ra, nhảy chồm lên người Hồi. Lần này, Bảng không giật vạt áo, cũng không có ý định tụt mảnh vải che nửa phần người Hồi xuống, nhưng đưa hai bàn tay ra xiết chặt lấy cổ Hồi. Chỉ mấy phút sau, Hồi lả người nằm vật đầu sang một bên.



Cùng lúc, một tay Bảng đè dí cổ Hồi xuống đất, một tay khác luồn vào ngang thắt lưng, lôi ra một sợi giây nhợ khá dài. Bằng một động tác rất thuần thục, đồng chí Bảng vòng sợi dây qua cổ Hồi xiết mạnh. Xiết gọn. Bảng lật nghieng Hồi sang một bên, kết một đầu sợi dây lại như cái thòng lọng và trịnh trọng đeo ?vòng hoả vào cổ Hồi. Ðeo xong, một tay Bảng nắm chặt lấy đầu sợi giây, một tay lại kéo tụt cái quần của Hồi xuống. Gã ngần ngừ, đôi mắt thèm thuồng như đôi mắt ?bác?. Gương của bác, chẳng lẽ không theo? Gã mạnh tay hơn. Mấy phút sau, Bảng thở dốc, đứng dậy. Gã kéo xốc Hồi đứng lên theo. Gã với tay ghì một cành tre cứng ở phía trên đầu xuống. Khi một đầu khác của sợi giây đã được cột chặt vào thân tre rủ, Bảng yên trí buông tay ra. Cành tre uốn mình kẽo kẹt trở lại vị trí cũ. Nó kéo, treo Hồi tòng teng lên trên mặt đất. Bảng đứng lau mồ hôi trán, rồi nhanh nhẹn thu hồi lại toàn bộ những giấy tờ của Hồi mang theo. Gã không quên đẩy một cái gốc tre lớn, gỉa làm như cái ghế đặt ngay dười chân Hồi. Xong việc, Bảng mắng gọn một câu trước khi bỏ đi:

- Lúc này có cứu xuống cũng chỉ đem... chôn! Chống ai chả chống, lại đi chống nhà nước.

Ra đến chỗ dựa chiếc xe đạp, Bảng bình thản ngồi xuống vê bi thuốc lào cho vào cái nõ. Gã rít một hơi dài khoan khoái như chưa bao gìơ có một hơi thuốc... phê như thế. Gánh nặng đã trút xuống, Bảng vươn tay đứng dậy. Trước khi dắt chiếc xe ra khỏi lùm tre trở về báo cáo công tác, nhận thăng thưởng, Bảng không quên trở vào trong bụi tre xác minh sự việc lần nữa. Khi nhìn khuôn mặt trắng hồng và tấm thân nõn nà đã rũ liệt và biến đổi sang màu đen xạm với cái lưỡi lè hẳn ra khỏi miệng, Bảng xoa hai bàn tay vào nhau, cười nấc lên trong khoái trá.





Khi dắt cái xe ra khỏi lùm cây, đường vắng không một bóng người. Chỉ thấy nắng chiều vàng trên cánh Ðồng Cạn như rực lên một màu đò gay gắt. Bảng nhìn trước nhìn sau rồi vắt chân lên chiếc xe. Từng vòng bánh xe ngon trớn, dần rộn lên theo niềm vui trong lòng Bảng. Ở đó không còn một chút hình ảnh man rơ lẫn đau thương của người thiếu nữ quằn qoại rên xiết, rồi dẫy chết dưới vòng dây của đảng mà Bảng xiết mạnh quanh cổ nàng. Thay vào đó là những âm vang khen thưởng của đảng dành cho Bảng, cho Thọ. Hơn thế, con đường hoạn lộ của Bãng,Thọ, Vũ Ðạo nhờ đó mà rực rỡ hơn nữa. Bổi vì, trên Ðồng Cạn chỉ có loài cỏ dại này mọc lên và tồn sinh. Nó tồn sinh như ngôn ngữ của loài vô đạo:


- Vượt mức sáng tạo. Không một ai bắt gặp nạn nhân trong trường hợp này mà không đưa đến kết luận. Cô này có bầu rồi tự tử. Chả ai dám nghi ngờ có bàn tay của bác, của đảng dúng vàỏ.



Bảo Giang .

cuối hạ 2000.



Xin cám ơn Giao Mùa đã chuyển tải Ðồng Cạn đến bạn đọc.
Xin cám ơn bạn đọc đã theo dỏi Ðồng Cạn đến hôm nay.

Bảo Giang



Mục Lục


8. Coi Cọp


Hai Hùng SG



Khi xem sơ qua tựa đề bài này , chắc rằng ai cũng nghĩ tôi sẽ đưa bà con mình đi vào Thảo Cầm Viên Sài Gòn nơi mà theo tiếng thường gọi của giới Bình dân ngày xưa là Sở thú để xem ông Ba mươi trong dãy chuồng sắt . Những con cọp nằm với đôi mắt lim dim buồn như bài thơ bất hủ Hổ nhớ rừng của Thi sĩ Thế lữ đã đi vào lòng người qua bao thế hệ dân Việt mình .

Thuở ấy vùng đất Gia Ðịnh quê tôi vào thập niên sáu mươi , cái thập niên mang đầy ấp những kỷ niệm của tuổi thơ chúng tôi ngày xa xưa , mãi đến giờ mỗi khi trong tâm tư tôi có lúc len lén quay về thì hầu như một trong những hình ảnh khó phai mờ trong tâm thức tôi đó là những lúc đi ? Coi Cọp ? một vở tuồng cãi lương hoặc một cuốn phim trong rạp chớp bóng với màn ảnh đại vĩ tuyến .
Tôi còn nhớ như in , buổi sáng nọ trên con đường đất đỏ gập gềnh sỏi đá của xóm chúng tôi , tiếng ( Ô pặc lưa) trên chiếc xe ngựa vang lên tiếng giới thiệu đoàn cãi lương nào đó về Võ Ca Ðình làng Hanh Thông để hát tuồng : Ba mùa Mai nở , đại khái vở tuồng nói về cuộc hành quân thần tốc của Vua Quang Trung Nguyễn Huệ đánh chiếm Thăng Long thành thu lại giang san từ tay quân xâm lược .

Ðang chuẩn bị quần áo để lội bộ đến trường đi học , nhưng khi nghe tiếng trống dồn dập trên chiếc xe ngựa đang quảng cáo tuồng hát cho đêm ấy, nó làm cho lòng chúng tôi rộn ràng nên mau mau chạy ra đường để cố lấy cho được tờ chương trình do họ thả xuống đường từ chiếc xe ngựa này , hai ba đứa giành giật có khi chưa lấy được thì tờ chương trình đã bị rách , lại phải tiếp tục chạy theo xe ngựa lấy cho bằng được tờ giấy này nhằm mục đích xem hình các Tài tử và tóm tắt câu chuyện của vở tuồng , tôi vốn nhỏ con nên không thể chen lấn với mấy đứa bạn trong xóm vì vậy sau một hồi giành giật , kết quả là tôi bị hất té văng xuống đường lấm lem bụi đỏ trên chiếc áo trắng học trò , báo hại tôi bị ba tôi ?Thưởng? cho mấy cây roi mây vô bàn tọa đau điếng , đang lấy tay xoa xoa nơi mấy lằn roi còn in dấu thì bên tai tôi tiếng thằng Thành con bà Năm trong xóm nói nhỏ cho tôi nghe :
-Ông Phương ơi ! tui lượm được hai tờ chương trình , tui cho ông một tờ nè , cha chả tuồng này hay lắm nghe , tối nay nhất định đi coi mới được , à mà ông đi với tui được hông dậy ? .
Chưa kịp cầm tờ chương trình trên tay , nghe thằng Thành rủ rê như thế khiến tôi giẫy nẫy nói với nó :
-Trời ! Tui đi học được ba má cho có hai cắc bạc , uống nước vừa đủ lấy đâu ra tiền mua vé mà coi cho được .
Nghe tôi than thở như thế , thằng Thành nó nở một nụ cười đầy bí hiểm rồi nó kê vào tai tôi nói nhỏ vừa đủ cho tôi nghe :
-Ông đừng có lo , theo tui nè , chỉ cần tiền mua đậu phộng rang đem vô rạp ăn thôi , còn chuyện vô cửa tui lo ông yên chí đi , mà hông phải tui với ông đâu , để tui rủ thêm mấy đứa nữa đi cho vui , mấy đứa con gái xóm mình tụi nó mê cải lương lắm nghe , tối nào tui cũng thấy con Thúy con Xinh con Chi tụ tập hát hò um xùm , tui rủ tụi nó tham gia liền thôi .
Nghe Thằng thành đưa ra kế hoạch coi bộ xôm tụ , nhưng làm tôi đâm lo bởi cả đám như vậy theo nó thì lấy tiền đâu mua vé , trong đầu tôi lóe lên cái ý nghĩ xấu về nó tôi nói :
-Thôi đi nghe ông , bấy nhiêu người vậy tiền đâu ông bao cho được , ông mà móc ống Heo đất nhà ông nếu để bà Năm biết được, bà Năm bố cho một trận là tiêu tùng đó nghe .
Vẫn nụ cười bí hiểm , thằng Thành nói chắc như bắp :
-Tui nói tui lo là lo được mà , miễn sao nghe theo tui là vô coi thoải mái luôn , không tốn đồng xu cắc bạc nào hết .
-Ông quen với mấy chú soát vé hả ? hay đập heo đất rồi nói càn cho qua chuyện đó ông , có gì ông chịu nghen , vụ này tui kham không nỗi đâu .
-Ðã nói yên chí mà cứ thắc mắc hoài , tối nay theo tui biết liền , vô cửa dễ ẹc hà ,tuồng hay không coi là uổng lắm , lâu lâu họ mới ghé về đình làng hát , dễ gì họ ghé về lại lần nữa .
Thế là cả đám chúng tôi , mấy đứa chơi thân với nhau nghe theo lời ? Ðường mật ? của thằng Thành ? Gia cát Lượng ?, sở dĩ tôi gọi nó là Gia cát Lượng bởi nó thường có những ý nghĩ táo bạo thật hay trong mỗi cuộc chơi khi cả đám bế tắc chuyện này chuyện nọ , qua tay nó mọi chuyện trơn tru vô cùng , có điều lần này thì không được suôn sẻ cho lắm ?
+ + +
Khi cơm nước xong thì trời đã chạng vạng tối , thấy tôi đóng bộ đồ vía vô người má tôi thắc mắc hỏi :
-Bây tính đi đâu mà mặc đồ bảnh tỏn quá dậy ? nhớ dìa sớm sớm để không tía bây ổng càm ràm mệt lắm đa .
-Thằng Thành con bà Năm rủ con với mấy đứa trong xóm đi coi cãi lương trên Võ ca đình , tuồng này hay lắm má ơi,có chú Thành Ðược , cô Phượng Liên đó má , hôm rồi trên Vô Tuyến truyền hình thấy cô chú ca hay quá , nay họ về đình làng mình hát , đi coi người thiệt cho nó đã má ơịCòn tiền vé vô cửa thằng Thành nó bao hết .
-Nè má cho năm cắc bây mua nước uống , à mà tiền vé mắc dàn trời thằng Thành tiền đâu mà dám bao cho cả đám dậy , coi chừng nó làm liều lấy tiền bà Năm bả quở là chết nghen con .
Nghe má nhắc tới đây khiến tôi ú ớ nói không thành lời , sợ má tôi rút lại ý kiến không cho tham gia với đám bạn thì thật là một thảm họa đối với mình , tôi bèn tìm cách trả lời rồi nói :
-Ô hô ! hôm nay má hào phóng quá , dám cho con năm cắc lận nha .
-Tổ cha bây , làm như má kẹo lắm hả , mà vụ tiền vé vô cửa thì sao? nói cho má nghe coi .
Trời về chiều cuối năm không khí se lạnh, vậy mà nghe má nhắc lại tiền đâu thằng Thành mua vé cho cả đám lần nữa khiến mồ hôi tôi tự dưng nó rịn ra ước cả trán , bì thế quá vì chính tôi người trong cuộc còn chưa biết thì lấy đâu ra câu trả lời chính xác cho má tôi bây giờ , túng thế tôi đành phải ba xạo cố cho má tôi tin :
-A, thằng Thành nó được cậu Sáu em Bà Năm về phép thăm nhà cho nó tiền , nghe nói cậu Sáu làm sĩ quan gì lớn lắm , lâu lâu về thăm một lần .
-Dậy chắc phải đa , má mới thấy cậu Sáu tuần trước nè , thôi đi mau dìa sớm nghen .
Thế là thoát nạn , tôi cũng thầm khen mình nói dóc cũng có căn quá đi chứ , may mà tôi còn nhớ đến cậu Sáu của thằng Thành để bịa ra câu chuyện hợp tình hợp lý này , bằng không sẽ bị bắt ở nhà là các chắc .
Ra tới đầu ngõ nơi chúng tôi hẹn gặp nhau lúc sáng thì tôi thấy cả bọn tề tựu đầy đủ ,trai có gái có không thiếu đứa nào , ai nấy ăn mặc tươm tất sạch sẽ , có đứa điệu đàng một chút nó xức dầu thơm nghe ngạt ngào mùi hương , còn thằng Thành thì đầu tóc chải chuốc bóng mược bởi lớp dầu (Pi jăng tin) ,có thằng còn bày đặt bỏ cái khăn mù soa sọc ca rô mới tinh lên trên miệng túi áo sơ mi , chẳng bằng ngày thường thì khi tay chân lấm bẩn mồ hôi trong khi chơi đùa thì mạnh đứa nào kéo vạt áo lên lau vậy mà hôm ấy anh nào cũng tỏ ra mình đã thành người lớn tự bao giờ .
Từ xóm nhỏ chúng tôi rão bước đi về hướng Võ Ca Ðình , gió thổi nhẹ bên đường , hai hàng cây Dầu cổ thụ dường như chúng cũng mang tâm trạng náo nức như chúng tôi bởi những cành lá của nó đong đưa trong gió khi chúng tôi đi ngang qua , chừng hai mươi phút sau chúng tôi đứng trước cổng Ðình làng Hanh Thông , cái thu hút mọi người khi vừa đặt chân đến đây là nhiều sợi dây đèn bóng tròn cháy sáng rực , tôi nhẫm tính có hơn cả trăm bóng đèn thi nhau tỏa sáng , phía ngoài hàng rào Võ ca Ðình họ giăng những băng rôn vẽ hình những tài tử đào kép trong đoàn hát , nhìn kỹ tôi thấy những đào kép chánh thì hình vẽ thật to, trang điểm thật đẹp , còn đào kép hạng nhì thì hình ảnh nhỏ hơn và nằm nép hai bên băng rôn , tủi thân nhất là tên tuổi của nghệ sĩ mới vào nghề, không những chẳng được cái vinh hạnh có hình ảnh cho bà con chiêm ngưỡng nơi cái băng rôn, mà tên tuổi của họ còn được ghi rất nhỏ nằm cuối dưới đáy tấm băng rôn .
Nhìn vào trong sân đình làng tôi thấy một bức tường xây nằm giữa sân đình có đắp nổi hình một chú Cọp đang phóng mình để vồ mồi , tôi có cái cảm giác sợ sệt khi nhìn vào mắt con cọp này , phải công nhận họ tạc hình chú cọp này y như thật , nếu như lúc ấy có mình tôi ở nơi đây chắc tôi đã co giò chạy vắt chân lên cổ cũng không chừng .
Ðang mãi mê ngắn nhìn mọi thứ chung quanh tôi thấy ai cũng hớn hở bu quanh phòng bán vé , trên tay họ cầm những tờ giấy bạc có mệnh gia lớn để mua vé , mấy anh gát gian và soát vé cần đèn pile đi tới đi lui và hướng dẩn mọi người sắp thành bốn hàng trước nơi bán vé để tránh tình trạng chen lấn mất trật tự , hơn nữa để tránh mấy tay móc túi làm ăn nơi đông người , thấy đám chúng tôi đứng sớ rớ chưa nhập vô sắp hàng như bà con nên ông gát gian già đến bên cạnh nói :
-Mấy đứa nhỏ này có vô coi hát không , có thì sắp hàng , không thì ra ngoài kia đứng cho bà con sắp hàng tiếp .
Thằng Thành nhanh nhẫu đáp :
-Dạ tới đây phải coi chứ ông , không đi coi hát tới đây mần chi , thôi vô hàng đi mấy bạn .
Cái hàng chúng tôi đang đứng cũng dần được thu ngắn lại , còn chừng năm người là đến phiên thằng Thành đến trước phòng bán vé , tôi mừng thằm trong bụng :
? Vậy là mình sắp gặp mặt Cô Phượng Liên và Chú Thành Ðược bằng xương bằng thịt rồi ?
Chưa kịp vui với ý nghĩ này bổng dưng thằng Thành ôm bụng ra dáng đau đớn dữ dội , thế là cả đám chúng tôi phải rời cái hàng mà mắc công đứng chờ cả giờ đồng hồ để dìu nó ngồi xuống bên hành lang phía trái của Võ Ca Ðình .
Con Xinh hoảng hốt hỏi nó :
-Ông Thành có bớt chưa , xức dầu gió không để Xinh ra mua rồi xức , cái này xức dầu Nhị Thiên Ðường là hết đau ngay .
Con Chi nói chen vô :
-Ý đừng xài Nhị Thiên Ðường , mùi nó nặng lắm vô coi hát coi chừng mấy người ngồi gần họ chịu không được mùi này mắc công phiền phức , theo Chi nên mua dầu cù là chánh gốc Miến Ðiện đi, xài tốt lắm đó .
Thằng Thành hỏi ngay :
- Dầu gì vậy ?
Con Chi nói liền :
-Dầu cù là Hiệu Matsu đó , bộ ông chưa xài bao giờ à .
-Má tui chuyên môn xài dầu Khuynh Diệp Bác sĩ Tính Không hà . có hôm tui đau bụng xức vô rún có chút xíu vậy mà vô lớp tụi nó ghẹo tui bộ bà đẻ hay sao mà xài dầu này , làm mắc cở muốn chết .
-Ủa ông hết đau rồi hả sao nói chuyện tĩnh bơ vậy .
Ðến nước này thằng Thành mới bắt đầu thú thật với chúng tôi , thì ra nó cũng đau có tiền bạc gì để bao cho cả đám chúng tôi , nó nói :
-Phía sau hàng rào kẻm gai bên hông Ðình là lối đi vào cửa hông của ngôi đình này , chỉ cần lọt vào trong đó thì xem như khỏi cần mua vé tụi bây thấy dễ không .
Nghe nó bàn bạc với chúng tôi như thế , tôi vội ngó về phía hàng rào kẽm gai , thấy họ rào thật dầy dễ gì phá rào chui vô cho được , tôi bèn nói với thằng Thành :
-Ông ẩu thấy ớn , không có tiền thì thôi bày đặt rủ cả đám ra đây, giờ tính sao đây , còn vượt qua hàng rào này thì đừng có mơ, họa chăng có Tề Thiên Ðại Thánh may ra mới phá nổi cái hàng rào . thôi về cho yên thân .
Thằng Thành vội xua tay ngăn tôi lại nó nói :
-Chưa ra chiến trường ông lo sợ thua rồi , làm theo tui sẽ vô được thôi. cần gì phá hàng rào chi cho cực thân . Mà ông Phương này thiếu óc quan sát ghê nghe .
Nói xong nó bèn đứng dậy nắm tay mấy đứa con gái theo nó đến bên hàng rào, thấy vậy tôi cũng lững thững theo sau , đến nơi tôi thấy thằng Thành đang leo lên nhánh cây Trứng cá mọc sát hàng rào, cây này thật to có hơn hai ba chục năm tuổi , tôi thấy nó trèo qua mái tole rồi lần mò đu xuống một nhánh cây Trứng cá khác phía trong cửa hông sân đình , vậy là trong phút chốc nó đã thành người đi coi cãi lương hợp pháp , vì vô bên trong rồi mạnh ai nấy tìm chổ ngồi không bị ai hỏi vé bao giờ , lần lượt mấy đứa con gái cũng qua cái ải này một cách tài tình , tới phiên tôi là người sau cùng đang thực hiện hành vi leo rào ? Coi Cọp ? , vừa thòng chân xuống đất tự dưng có một bàn Tay nắm ngay lưng áo tôi rồi la lớn lên :
-Coi cọp , coi Cọp bà con ơi .
Khán giả nghe la họ ùa ra nhìn làm tôi sượng người muốn độn thổ, ông già gát gian nói :
-Tao nghi tụi bây lắm mà , mặt mày sáng sủa vậy mà đi coi cọp hả con, còn mấy đứa kia đâu ?
Nhìn thấy mấy đứa bạn lấm lét ra dấu chớ có khai ra , tôi lắc đầu nguầy nguậy rồi nói :
-Cháu không biết , có mình cháu thôi .
Biết tôi khai gian nhưng không có bằng chứng ông ta bèn nhéo tai tôi rồi dẩn ra ngoài cổng đình , ông ta còn đá vào mông tôi một phát rồi đẩy tôi ra khỏi cổng sân đình , trước khi quay gót vào trong ông ta còn nói vói một câu cho tôi nghe :
-Chừa cát tật coi cọp nghe con , lần sau ông giao mày cho cảnh sát nhốt một đêm cho muỗi làm thịt mầy một bửa nghen con .
Lòng buồn vô hạn , tôi lũi thủi dứng dựa tường rào nhưng mắt vẫn hường vào phía bên trong , lúc này tiếng cái loa vang lên :
-Ðến giờ mở màn , xin quý bà con cô bác ổn định chổ ngồi , mấy em nhỏ hai bên cánh gà vui lòng ra phía trước để xem , không được cản đường để nghệ sĩ bước ra trình diễn?
Bên ngoài nhướng mắt nhìn vào phía trong sân đình , sau tấm màn che chổ cửa ra vào bấy giờ họ đã tắt tất cả đèn để bắt đầu mở màn , tiếng đàn , tiếng trống bắt đầu dạo lên khiến tôi càng nôn nao khôn cùng , tôi chợt ao ước giá mà trong túi tôi có đủ tiền mua vé thì tôi nhất quyết xem cho bằng được tuồng này . trong hoàn cảnh hiện tại thì tôi phải cố chờ khi họ hát khoảng ba phần tư tuồng hát thì họ sẽ ? xả dàn ? lúc ấy thì không còn ai ngăn cản ai để vào xem đoạn kết của vở tuồng .
Ðang rầu rĩ trong bụng , thời may có một bà đến chổ tôi bà nói :
-Ông gát gian có làm cháu đau không ? bộ cháu thích xem cải lương lắm sao ? thôi theo cô vô đây cô dẫn cháu vào xem .
Gặp người chưa từng quen biết , tôi hơi sợ sệt vì mấy lúc gần đây có nhiều tin đồn đãi ? Mẹ mìn ? chuyên đi bắt cóc con nít bán cho mấy ông chệt trong Chợ lớn để làm nhân bánh bao , vậy mà người phụ nữ này nói ngọt ngào với mình khiến tôi liên tưởng sắp bị Mẹ mìn bắt cóc , tôi từ chối :
-Dạ con cám ơn cô , con chờ đây chút xíu bạn con ra rồi cùng về .
- Cháu không phải ngại , Cô thấy tội nghiệp con , vì nãy giờ cô chứng kiến mọi việc hết trơn , nên cô mới giúp con thôi , đi theo cô .
Không đợi tôi có ý kiến , bà nắm tay tôi dìu vào phòng vé , tôi run lên bần bật vì quá sợ , như biết được tâm trạng của tôi bà nói :
-Trời ! gì mà run dữ vậy ông con , tui có ăn thịt ăn cá gì đâu mà sợ quá chừng vậy . nè vé nè cháu vô xem đi , bạn cháu bên trong gặp cháu chắc mấy đứa mùng lắm .
Ðến đây thì tôi mới chắc rằng mình không trở thành nhân bánh bao của mấy ông chệt rồi , cầm tấm vé trên tay tôi lên tiếng cảm ơn bà , bà không trả lời nhưng vuốt tóc tôi một cách trìu mến rồi bà trở bước ra ngoài cổng , tôi cố nhìn theo bấy giờ tôi mới cảm nhận đây là một người phúc hậu vậy mà mình nghĩ oan cho bà là người xấu khiến tôi mang mặc cảm mình mới có hành động không tốt,nếu như lúc ấy tôi mà hiểu được câu nói : Ðừng coi mặt mà bắt hình dong , thì tôi đâu có ý nghĩ sai trái như thế .
Vào trong rạp tôi phải mò mẫn tìm nơi đứng xem , vì mọi số ghế đã kín người ngồi , những khoảng trống giữa mất dãy ghế cũng người người chen nhau đứng , cố len lỏi tôi đến được cây cột bằng gổ trong rạp, ôm choàng cây cột để đứng cho vững tôi có cảm nhận cây cột thật láng có lẽ nhờ nhiều người ôm chăng ?chưa kịp thưởng thức chú Thành Ðược đang vô câu vọng cỗ thì có tiếng rầy rà :
-Ê cái thằng nhỏ ôm cột đình , mầy ngồi xuống cho người ta coi , bộ mầy làm sếp sao đứng chen ngang xương vậy nhóc .
Tôi nhìn lại phía sau nơi phát ra tiếng nói, tôi thấy một chị phụ nữ sồn sồn đang vạch áo cho con bú , một tay cầm cây quạt giấy quạt phành phạch , tôi bèn ngồi thụt xuống rồi tự càu nhàu một mình :
-Ngồi vầy làm sao mà coi đây trời .
Khi nghệ sĩ Thành Ðược vừa hát dứt câu vọng cỗ , tiếng vỗ tay của những người mộ điệu vang lên hồi lâu rồi dứt hẳn , bổng nơi hàng ghế gần chổ tôi ngồi một anh chàng cằn nhằn :
-Mẹ tổ nó , chiếc dép mới đây đứa nào thỉnh mất tiêu rồi .
Cô gái ngồi kế bên , có lẽ là người tình của chàng ta cũng góp tiếng vào :
-Em nói rồi mà hổng nghe , rút chân lên ghế làm chi cho mất dép, tuần rồi em với con Hoa bạn em coi chớp bóng ở rạp Huỳnh Long , chời ơi mấy cô Ấn độ ca múa hay ác liệt , chừng vảng hát đèn bật sáng cặp guốc vông của nó biến đâu mất , báo hại nó tốn mớ tiền đến chợ Bà Chiểu sắm đôi guốc khác , giờ đi coi hát thì đừng bao giờ rời dép guốc hết nha ông .
Rồi thì không khí cũng trở lại yên tĩnh , mọi người dang chăm chú xem hát , một bà lớn tuổi đội cái thúng nhỏ trên đầu , tay cầm mấy xâu mía ghim , miệng mời mọc :
-Mía ghim đây ..
-Trà đá , đậu phộng rang đây .
Người mua , kẻ bán , nói cười huyên thuyên , không khí nóng bức ngột ngạt , đủ thành phần , đủ lứa tuổi , âm thanh hổn tạp khiến tôi và chắc nhiều người thích cãi lương không thể thụ hưởng hết cái hay của bộ môn này , Tôi thấy khán giả đôi lúc đi xem hát không tôn trọng mọi người chung quanh , không tôn trọng những người nghệ sĩ đã và đang tâm huyết với nghề nhằm cống hiến một phần trong nghệ thuật thứ bảy đến với công chúng , buồn thay khi còn những hình ảnh hổ lốn như hôm tôi đi coi cọp , mong sao hình ảnh này sẽ không còn tồn tại để mọi người cùng nhau thưởng thức lời ca tiếng nhạc cho đời thêm vui.
+++
Khi tấm màn nhung khép lại , đèn bật sáng tôi không ngờ đám bạn trong xóm nó đứng cách tôi không xa lắm , gặp lại nhau trong rạp lòng chúng tôi đứa nào cũng mừng mừng tủi tủi .
Về sau mỗi lần có gánh hát nào về lại Võ ca dình Hanh Thông để trình diễn , khi thằng Thành rủ rê đi xem , thì câu đầu tiên tụi tôi hỏi nó :
-Có tiền không ? hay lại đi ? Coi cọp ? .
Mấy chục năm qua rồi , đất trời thay đổi , vạn vật đỗi thay , Võ ca dình Hanh Thông ngày xưa không còn như ngày xưa nữa , nó bị xén bớt để cất xây nhà cửa gì đó , nay Võ ca chỉ còn lại gian nhà nhỏ hàng năm chỉ còn số ít cô bác lớn tuổi cúng bái để nhớ lại các bậc tiền hiền có công khai phá vùng đất này . mỗi lần đi ngang đây tôi nhớ lắm mấy đứa bạn ngày xưa , giờ đây mỗi đứa trôi dạt khắp nơi , tôi thầm nghĩ nếu cho thời gian trở lại chắc mấy đứa nhóc tụi tôi thế nào cũng có ngày đi ?Coi Cọp?.


Viết xong 22h đêm 4/6/201

Hai Hùng SG



Mục Lục


III . Những Bức Thư Tình_____________________________________________

Thư Tình Tháng Này


DHH





Anh Yêu Dấu
Bức tranh tình yêu đã mờ dần
Áo mộng hoa cài cũng biến nhanh
Theo nắng hòa tan vào dĩ vãng
Mình em trống vắng giữa năm canh

Phải chăng thời gian đã tàn phá vườn hoa tình yêu, khi hai tâm hồn không còn thật sự muốn hiểu nhau, và sống cho nhau ? Vui thì ít và những nỗi bực nhọc cào cấu chồng chất lên nhau ? Những giòng nước mắt đã âm thầm đẫm ướt mắt ngọc lúc nào không hay, đề chợt thấy mình rất lẻ loi trong cuộc sống này.

Những nụ cười anh hứa đã từ từ lùi vào một góc tối nào đó, đễ sự trống vắng len lỏi vào đời sống của chúng ta, khoảng cách giữa anh và em càng ngày càng xa hơn, bởi vì đâu ? Có phải vì sự ương ngạnh, khó khăn của anh đã tạo khoảng cách giữa chúng ta. Xây dựng rất khó và đạp đỗ rất dễ phải không anh ? Anh có khung trời của anh, và em, em đã bắt đầu thu vào vỏ ốc của em, để tìm cho mình sự bình yên của tâm hồn, không buồn lo lắng cho nhau, không buồn muốn biết anh làm những gì . Sự tổn thương, rạng nứt đã từ từ làm phai nhạt chữ ?Tình? trong nhau. Những người thân của em, anh cũng đã dần dần rời xa, tại sao thế ? Có phải chăng sự ích kỷ và nghi kỵ của anh ? Rất buồn và chán nãn khi em vẫn phải cố vùng vẩy trong biển tình.

Biển tình sao quá mong manh
Sóng cao gió lớn cuốn nhanh ngọt bùi
Còn đây là những ngậm ngùi
Niềm vui, hạnh phúc tàn lùi trong nhau

Không sự gì tồn tại và vĩnh cửu trên đời nàỵkể cả tình yêu đúng không anh ? Em không muốn rơi vào sự tính toán từ miếng ăn, manh áo, xe cộ, để tạo nên những khoảng cách trong nhau. Những mảnh băng đã từ từ xâm chiếm tâm hồn em, và có lẽ đã biến em thành một người máy trong cuộc sống này không chừng.

Làm sao giữa lấy chữ tình
Làm sao giữ mãi bóng hình của nhau
Làm sao dập tắt thương đau
Cùng nhau xây đắp nghĩa sâu ân tình

Viết Cho Giao Mùa
August 2013
ÐHH


Mục Lục



IV. Giới Thiệu - Tin Tức, Văn Học, Nghệ Thuật ___________________________________________________



1. Triễn Lãm Tranh của nhà văn Duy Lam - ArtSpace Herdon, Virginia



Nguyệt san GIAO MÙA xin thông báo cùng các bạn vào ngày 6 tháng 8, nhà văn Duy Lam (thân phụ của nhiếp ảnh gia Nguyễn Phương Lan) sẽ triễm lãm tranh tại ArtSpace Herdon, 750 Center Street, Herndon, Virginia 20170. 703-956-6590. Cuộc triển lãm sẽ kéo dài đến 1 tháng 9. Buổi Tiếp Tân sẽ vào ngày 10 tháng 8 (thứ Bảy) từ 6-8 giờ tốị

Gallery Hours
Monday: closed
Tues - Thurs: 10 ạm. - 2 p.m.
Friday - Saturday: 10 ạm. - 5 p.m.
Sunday: 1 p.m. - 5 p.m.

Union of Color and Form

Exhibiting Tuesday August 6 through Sunday September 1, 2013
Artists Reception: Saturday August 10, 2013, 6 to 8 p.m.

http://www.artspaceherndon.com/exhibits/union-of-color-and-form/

INSIGHT IN AN ARTIST

Duy Lam

I am now 80 years old but never in my life [have] I ever thought I could devote so much time and energy to one of my great passions: Painting. I was born in the century of great passions and since my adolescence, I already had the conviction that if I had the opportunity to devote my life to the service of the fine arts, I would have loved to write novels, short stories and poems.

I started writing books and was somewhat successful to make a name for myself in Vietnamese literature, but I was too busy with the duties of my military occupation that I could not find a few years of leisure to paint impressionism, expressionism and even tried my hand in cubism and abstract expressionism.

That's why only when I emigrated to the USA and very recently had the chance to arrange for myself a sort of small studio in California and then now in Virginia, so I could paint all the paintings I love to creatẹ At the urge of my friends, they help me so I am able to organize my first one-man exhibition in a mini studio in California, and then later a joint exhibition with other painters.

One of the most interesting aspect of creating a work of art such as painting is the pleasure you could get from this particular endeavor. It is sort of sensual feeling when you could see the gorgeous colors you just painted on the canvas. You even could touch the ?matierẻ of the form, the curves of lines and truly feel elated by unforgettable emotions of the beauty of art.

Recently I felt for the recreating painting of old houses in the city of Hanoi, where I was born and furthermore of Hue and Hoi An, the two special cities where I had too many memories about. In some way, I found I could relive all the wonderful years that I had lived in those beloved cities. I think I could now take bold venture in new paintings such as pointillism, action painting and abstract expressionism.

Well at eighty you could not have much time left for all your passions in fine arts, may come what may, I will paint when my eyes still could catch enough lights to paint 10, 100 more paintings, my last artistic effort of my lifẹ

Biography: Mr. Duy Lam was born in Hanoi, 1932, and grew up under the tutelage of the renowned Tu Luc Van Doan [Self-Reliance Literary Group]. Lam started writing at the early age of 20. His first published book, My Family, is a humorous characterization of his own family and solidified his perch in Vietnam?s literary world. In 1958, He became a member of the PEN International - Vietnam.
Lam was a Lt. Colonel of the Army of the Republic of Vietnam (ARVN). After the Vietnam War ended in 1975, he was imprisoned in the communist concentration camps for 12 years and endured many years of torture and solitary confinement. In 1985, PEN International Congress elected him as an Honor Member. In 1990, Lam immigrated to the United States with his familỵ He was awarded the Freedom Expression award of the Human Rights Watch Organization in New York, 1992 and was the Vietnamese who received the best prize in poetrỵ

Mục Lục





V . Hộp Thư Toà Soạn ___________________________________________________



Nguyệt San Giao Muà xin cám ơn những thân hữu đã dóng góp bài vở cho Nguyệt San Giao Muà số 136 . Một số bài khác sẽ được đăng dần vào số tớị Mong mỏi sẽ nhận được những sáng tác của các bạn bốn phương để cho Nguyệt San Giao Muà thêm phần hương sắc trong tương laị

Mục Lục


Thể lệ để nhận Nguyệt San Giao Muà: 1) Ðể vào danh sách của NSGM (subscribe), xin gửi email về GiaoMua@hotmail.com
2) Ðể rút ra danh sách của NSGM (unsubscribe), xin gửi email về GiaoMua@hotmail.com
3. Mọi chi tiết, thể lệ, thắc mắc, xin gửi về: GiaoMua@hotmail.com 4. Mọi bài vở, đóng góp, xin gửi về: GiaoMua@hotmail.com Nguyệt San Giao Muà Homepage: http://www.GiaoMua.com Thể lệ gửi bài cho Nguyệt San Giao Muà: Mong bạn gửi Bài cho GM theo cách này là tốt nhất : 1. Dùng mẫu chữ Vietnet (VIQR) hay Unicode 2. Viết Hoa chữ đầu của bài và bút hiệu. Ví dụ: Giọt Mưa Trên Lácủa NS Phạm Duy 3. Gửi bài ngay trong email (không kèm file), để cho BBT khỏi mất công download xuống để đọc 4. Gửi tất cả các bài trong 1 tháng 1 lần trong1 email, nếu tiện. 5. Bài vở xin gửi đến trước ngày 25 mỗi tháng 6. Mọi chi tiết, thể lệ, thắc mắc, xin gửi về: GiaoMua@hotmail.com Cám ơn bạn rất nhiều, vì nhân sự có hạn, BBT không thể ngồi đánh máy lại từng đề bài hay bút hiệụ

Ðịa Chỉ Liên Lạc:

Nguyệt San Giao Muà
P.O . Box 378
Merrifield, Virginia 22116
USA

Trang Nhà 

Web Counters
Web Site Hit Counter

Copyright 2002 by Giao Muà e-magazine and respective authors