Số 140
Ngày 1 tháng 12 năm 2013
Nguyệt San Giao Mùa
P.O. Box
378
Merrifield, Virginia
22116
USA
Thư Ngỏ
Thư Ngỏ
Bây giờ là cuối năm, cuối năm Dương lịch với con số 2013 mang nhiều ấn tượng, bởi chính con số 13 mà rất nhiều người tin rằng nó mang theo nhiều xui xẻo. Ở đây thực tế cũng xui xẻo thật. Những chuyện chiến tranh, chém giết nhau do con người tạo ra, có thể không cần nói đến, bởi nó mang lại từ những hoàn cảnh, những tác đông tâm lý, đời sống, từ những suy nghĩ, chọn lưa khác nhau, với chính trị, với chế độ cai trị của mỗi đất nước cùng trào lưu, khuynh hướng dị biệt.
Riêng với Ông Trời thì năm 2013 xui xẻo quá đổi với những thiên tai quá lớn Ông đã mang đến cho con người. Trận bão lụt lớn nhất thế kỷ đã càn quét miền trung đất nước Phi Luật Tân thành bình địa, với hàng chục ngàn người chết và mất tích trong tháng 11. Trước và sau đó, những cơn bão nhỏ hơn đã tràn qua biển đông đổ vào miền trung Việt Nam, nhấn chìm rất nhiều làng mạc trong nhiều ngày với tàn phá và chết chóc. Miền Trung Tây nước Mỹ cũng không tránh khỏi lốc xoáy hàng năm với những đổ nát, đau thương.
Người Việt chúng ta khắp nơi hoà chung đời mình vào quê hương mới, nhưng vẫn còn mang nặng tình đồng bào ruột thịt với Ðất nước Việt Nam khốn khó, nên đã gọi nhau chung tay cứu giúp. Mặc dù chính quyền CS cũng tổ chức cứu trợ, nhưng từ bên ngoài nhìn vào mới thấy hết cách cư xử quá tồi tệ của tầng lớp cán bộ tham lam, tàn ác, lúc nào cũng tìm cơ hội vơ vét của cài của đồng bào, làm ngơ trước nỗi đau của những kẻ cùng chung khúc ruột. Chúng ta có thể nhìn thấy những tin tức như không chịu đưa máy bay trực thăng đến những vùng bị nước lụt cô lập để cứu vớt đồng bào, cán bộ nhẫn tâm bình thãn vui chơi trong quán nhậu, không để mắt nhìn thấy nỗi khốn khổ của đồng bào.
Những người Việt tị nạn trên khắp thế giới, đã cất lên tiếng nói của lương tâm, của lòng biết ơn đối với nhân dân và đất nước Phi Luật Tân, một trong những quốc gia ngay từ đầu đã cứu giúp, cưu mang người Việt tị nạn, dù Phi cũng chỉ là một đất nước nghèo, nhưng tấm lòng nhân ái thì bao la, vĩ đại. Bây giờ là dịp để người Việt tị nạn góp lòng cùng nhau đền đáp ơn xưa, những hội đoàn, những cá nhân tình nguyện đã tận dụng mọi phương cách quyên góp được hàng triệu Ðô La gửi đến cho người dân Phi bất hạnh.
Cuối năm 13 rồi .
Chúng ta cùng góp lời cầu nguyện cho những người kém may mắn đã ra đi từ khắp bốn phương, và cũng cầu xin Ơn Trên dành cho loài người vào năm tới tất cả sự bình an, cùng tấm lòng nhân ái chan trải ngọt ngào, xoá đi những tham lam, hận thù để cùng chung hưởng một cuộc đời hiền hoà, thấm đẫm thương yêu.
http://macphuongdinh.blogspot.com/
Mạc Phương Ðình
Ban Biên Tập Giao Muà
Bài vở trên Giao Muà là do các tác giả gửi đăng và Giao Muà không chịu trách nhiệm về nội dung. Muốn xin trích đăng lại, xin liên lạc với GiaoMua@hotmail.com.
I . Thơ _______________________________________________________________________
1. Hải Yến (*) | ______Jacaranda | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
2. Tình Thu | ______ Hàn Thiên Lương | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
3. Chiều Thu | ______ Hồ Thụy Mỹ Hạnh | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
4. Ta Và Gió | ______Hoàng Ðịnh Nam | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
5. Tình Một Ðêm | ______ Quang Phục | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
6. Hình Hài Ðêm | ______ Quỳnh Ðỏ | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
7. Gạch Nối | ______ Sông Cửu | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
8. Trầm Khúc 3 | ______Tuyền Linh | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
9. Ðiều Tối Thiểu |
______Chu Thụy Nguyên 10. Anh + Em : Vầng Trăng Chia Hai Mảnh .. |
|
______Tình Hoài Hương | 11. Tôi Ði Tìm Lại Một Người .. |
|
______ Song An Châu | 12. Lên Núi Hành Thiền |
|
______ Nguyễn Hải-Bình | 13. Ðơn Phương |
|
______Chung Thủy |
14. Mộng Dưới Trăng |
|
______
Sông Trà |
15. Soi |
|
______ Vành Khuyên |
16. Vườn Nhãn Xưa |
|
______ Hoàng Yến |
17. Nghiệp Lực Khi Lâm Chung |
|
______Minh Lương Trương Minh Sung |
18. " Bắc Cầu Ca Dao " |
|
______ Trần Ðan Hà |
19. Lời Cho Người Tình Nhỏ |
|
______ Thiên Ðức |
20. Từ Ðó Bơ Vơ |
|
______Lê Miên Khương |
21. Nhớ Vọng Cảnh Quê |
|
______ Nguyễn Chí Hiệp |
22. Dỗ Dành |
|
______ Mạc Phương Ðình |
23. Thi Sĩ Em Mơ |
|
______ Dạ Lan |
24. Anh Trả Cho Em |
|
______ Hà Khánh Phương |
25. Lỗi Hẹn |
|
______ P.K.A |
26. Tách Cà Phê Cho Người Lớn Tuổi |
|
______ Lưu Trần Nguyễn |
27. Chưa Hết Mùa Thu |
|
______ Nguyễn Thị Thanh Dương. |
|
II . Văn _______________________________________________________________________
1. Cây Giáng Sinh Kỳ Diệu _______ Nguyễn Thị Thanh Dương |
2. Xóm Cụt (truyện dài nhiều kỳ) ___________ Ðỗ Thành | 3. Hiến Chương Tình Yêu (truyện dài nhiều kỳ) ___________ Tình Hoài Hương |
4. Ðêm Giáng Sinh Của Một Người ___________ Vành Khuyên |
5. Căn Nhà Sau Cửa Biển (truyện dài) ___________ Phan Thái Yên |
6. Ân Tình Không Phai ___________ Chú Hùng SG |
7. Trường Nữ Tiểu học Gòcông thời 40 ___________ Trần Thành Mỹ |
8. Ðường Về La Mã ___________ Nguyễn Qúy Ðại |
9. Thi Ca Muà Thu ___________ Nguyễn Qúy Ðại |
III . Những Bức Thư Tình...________________________________________________________________
1. Thư Tình Mỗi Tháng _______________________________ DHH |
IV. Trả Lời Bạn Ðọc__________________________________________________
1. Nhắn Tin/Trả Lời Bạn Ðọc _______ Ban Biên Tập |
I . Thơ __________________________________________________
II . Văn___________________________________________________________
Nguyễn thị Thanh Dương.
Nguyễn thị Thanh Dương.
2. Xóm Cụt (truyện dài nhiều kỳ)
Ðỗ Thành
Ðỗ Thành
3. Hiến Chương Tình Yêu (truyện dài nhiều kỳ) Tình Hoài Hương
Tình Hoài Hương
4. Ðêm Giáng Sinh Của Một Người Vành Khuyên
Vành Khuyên
5. Căn Nhà Sau Cửa Biển (truyện dài) Phan Thái Yên
Phan Thái Yên
Chú Hùng SG
Chú Hùng SG
7. Trường Nữ Tiểu học Gòcông thời 40 Trần Thành Mỹ
Trần Thành Mỹ
Nguyễn Qúy Ðại
Nguyễn Qúy Ðại
Nguyễn Qúy Ðại
Nguyễn Qúy Ðại
III . Những Bức Thư Tình_____________________________________________ DHH
IV . Hộp Thư Toà Soạn
___________________________________________________
Thể lệ để nhận Nguyệt San Giao Muà:
1) Ðể vào danh sách của NSGM (subscribe),
xin gửi email về GiaoMua@hotmail.com
Ðịa Chỉ Liên Lạc:
Nguyệt San Giao Muà
Copyright
2002 by Giao Muà e-magazine and respective authors
Anh Bông lái xe đến nhà chị Ann ở cùng một khu phố, cùng một con đường, để đón con gái Tabi. Buổi chiều nay trời âm u và gío mang hơi lạnh của mùa Ðông đang tới gần.
Kể từ hôm ?Black Fridaỷ sau lễ Thanksgiving là đã thấy cảnh nhộn nhịp mua sắm trên đường phố, trong các khu shopping tưng bừng hẳn lên.
Hôm ? Black Fridaỷ anh chị Bông cũng dậy sớm và ?bon chen? mua được khá nhiều món hàng rẻ. Ðứng xếp hàng trong gío lạnh của buổi sáng sớm, nhiều người quấn mình trong áo ấm, khăn quàng cổ dày, đầu trùm mũ len mà vẫn sụt sùi sổ mũi, ho sù sụ. Họ kiên nhẫn đợi chờ và nhích từng bước một chờ tới lượt mình. Cũng may không ai bị đè bẹp hay thương tích gì cả. Nhiều người quanh năm suốt tháng ăn xài hoang tàn, tiêu pha không tính tóan, vậy mà cuối năm, nhân ngày ?Black Fridaỷ cũng thức khuya dậy sớm, đến cửa hàng chầu chực khổ cả thân hòng mua được một vài món hàng rẻ.
Anh Bông vừa bấm chuông cửa là thấy Tabi đã sẵn sàng, cặp sách quàng trên vai.
Chủ nhà thuộc loại nhiệt tình hiếm có, chị Ann tay dắt hai con chó để nó khỏi xông vào cắn anh Bông, vậy mà chúng vẫn hăng máu nhoài người ra làm căng cả sợi dây như muốn nhẩy bổ vào ?ăn tươi nuốt sống? anh, và thằng Jack, cùng ra cửa đứng bên cạnh mẹ tiễn chân khách. Chồng chị Ann đi làm chưa về, nếu không, sẽ thêm cả người chồng đứng ở khung cửa để cả nhà đồng thanh nói:
- Chào tạm biệt Tabi. Hẹn mai gặp.
Người ta tiễn đưa nồng hậu, thiết tha như thế, nhưng Tabi chớ hề quay đầu lại đáp lễ . Ngày nào cũng thế, anh Bông phải làm công việc xã giao tối thiểu ấy cho nó, anh giơ tay vẫy:
- Chào tạm biệt cả nhà.
Khi cả nhà chị Ann lùi vào sau cánh cửa đã khép, bố con anh Bông mới lên xe về nhà.
Chẳng biết nên gọi chị Ann là baby sit hay là cô giáo dạy đàn Piano cho Tabi? Hoàn cảnh nhà anh chị Bông thật là oái ăm, ngôi trường Tiểu học của Tabi gần ngay nhà, chỉ cách một nửa block đường, nhưng hai vợ chồng đều không thể đưa đón Tabi đi học được, giờ đi làm của hai vợ chồng đều sớm hơn giờ đến trường của con, và giờ tan trường lại sớm hơn giờ về nhà của anh chị Bông. Thế là phải gởi Tabi vào daycare, để họ đưa đón đến trường, khi anh Bông vừa mang Tabi tới là lúc lũ trẻ sắp sửa lên school bus. Chiều Tabi về daycare được chừng nửa tiếng là có bố đến đón. Vậy mà khơi khơi mất mỗi tuần $100 làm chị Bông tiếc tiền xót xa.
Một hôm chị Bông nghỉ làm ở nhà, chính chị đưa Tabi đến trường. Ở khu phố này có vài bà nội trợ không đi làm, nên hàng ngày dẫn con đi học. Chị sẽ để ý xem có thể nhờ vả hàng xóm đưa đón Tabi thì chi phí sẽ rẻ hơn ở daycare.
Chị Bông đã làm quen được với chị Ann, là một phụ nữ thân thiện nên chị Ann đã vui vẻ nhận lời đưa đón Tabi cùng với con trai chị, ngẫu nhiên thằng Jack lại học cùng lớp với Tabi nên hai bà mẹ càng tin tưởng và thân thiện nhau hơn. Chị Ann trước kia là cô giáo dạy đàn Piano, nay chị ở nhà trông con và chỉ dạy parttime cho vài học trò tại nhà. Chị Ann đề nghị cho Tabi ở lại nhà chị thêm một giờ để chị dạy đàn, rồi hãy đến đón về, có như thế chị mới dám nhận tiền công baby sit mà chị lấy phải chăng là $50 một tuần. Anh chị Bông đồng ý ngay vì con mình vừa được người đưa đón vừa được học piano, thật là tiện lợi đôi đàng.
Cho nên được chị Ann nhận lời, anh chị Bông rất hài lòng, nhưng Tabi thì không, con bé khó tính khó nết và chảnh như một bà gìa dở hơi. Nó chê hai con chó nhà chị Ann không biết điều, đã xấu xí mà còn dữ dằn. Mỗi ngày Tabi đến là chúng nhảy bổ ra sủa inh ỏi làm Tabi hết hồn, nếu mà không sợ chó cắn thì Tabi đã đá hai con chó thật đau, cho đỡ tức. Rồi Tabi chê thằng Jack, trình độ thấp hơn nó, đọc truyện không hiểu phải hỏi Tabi giải nghĩa thêm. Ở trong lớp, cô giáo lại vô tình xắp xếp cho Tabi và Jack ngồi gần nhau làm Tabi ngao ngán. Nó hậm hực tuyên bố:
- Bố mẹ có biết không? Con phát bệnh vì thằng Jack ngu ngốc làm phiền con từ trong lớp học cho đến khi về nhà nó đấy.
Ðó là những lý do làm Tabi bất mãn, mới đến nhà chị Ann được một tuần mà ngày nào cũng như ngày ấy, mặt Tabi lãnh đạm, khó đăm đăm, thậm chí mỗi khi bố đến đón về, Tabi bướng bỉnh không thèm quay đầu lại đáp lễ lấy một câu khi cả nhà và chó cùng ra tận ngưỡng cửa hớn hở chào tạm biệt Tabi như ngày hôm nay.
Về tới nhà, anh Bông phàn nàn với vợ:
- Cả nhà chị Ann thật là tử tế, nhưng Tabi vẫn không thèm cảm động, nhất định không mở miệng chào khi ra về em ạ.
Chị Bông không vui, quay ra nhìn con:
- Kìa Tabi, sao con lại làm thế? Như vậy là không lịch sự chút nào.
- Nhưng con không thích họ.
Rồi Tabi cởi cặp sách và đi về phòng thay quần áo. Chị Bông vừa làm cơm vừa suy nghĩ không biết cách nào làm cho Tabi thay đổi thái độ với nhà chị Ann? Chẳng lẽ chị lại kiếm một bà hàng xóm khác? Ðâu có dễ kiếm một người hiền và tốt như chị Ann? Ở khu phố này có những nhóm trẻ vẫn rủ nhau đi học, không cần người lớn giám sát. Chúng tổ chức thành một nhóm, đứa lớn trông đứa bé, đi cả đàn bảo vệ lẫn nhau. Nhưng anh chị Bông không dám để Tabi đi kiểu đó, dù sẽ tiết kiệm được tiền, vì để một con bé có cá tính ngang bướng mới hơn 6 tuổi đi về một mình, không có người lớn chăm sóc là một chuyện phiêu lưu đầy bất trắc, dù khu phố này nổi tiếng là an ninh tốt, hàng xóm tốt.
Chị Bông nhớ năm ngoái hai vợ chồng về chơi Việt Nam, thăm lại xóm cũ có gia đình anh chị Tạ, chồng làm nghề đạp xe ba gác, vợ bán hủ tíu bình dân nơi đầu hẻm. Họ có 10 đứa con, cả ngày bố mẹ quần quật lo làm việc kiếm tiền thì giờ đâu mà trông lo lũ con. Chúng tự túc tự cường, đứa lớn đi học, đứa nhỏ chơi quanh xóm. Hàng xóm vẫn thường nói đùa rằng con anh chị Tạ chơi rải rác trong xóm, đi chỗ nào cũng gặp, vợ chồng họ chưa bao giờ thắc mắc lo âu đàn con bị đi lạc hay bị bắt cóc, cứ chiều tối, anh chị Tạ khỏi cần mất công thu gom, chúng cũng tự động về nhà đầy đủ, ồn ào như đàn vịt về chuồng.
Ở Mỹ mà có 10 đứa con như thế thì tiền baby sit chắc là sạt nghiệp! Hoặc nếu bà mẹ ở nhà trông con cũng đủ điên đầu.
Anh Bông vẫn chưa hết áy náy:
- Tabi làm anh mắc cở với nhà chị Ann quá, không lẽ ngày nào anh cũng phải chào giùm cho nó sao? Em hãy dạy nó đi.
- Con này bướng bỉnh và ngang ngược lắm, để em?năn nỉ nó xem sao?
Chị Bông chợt nhớ ra:
- À, hôm mình dẫn nó đi mall, đến cái ?Wishing well? Tabi đã thảy đồng tiền vào cái giếng ước nguyện để ước trở thành công chúa hả anh?
- Thì sao?
- Tabi là đứa hay ước mơ. Em sẽ đánh đổi ước mơ của nó lấy bài học lịch sự ở đời, mình sẽ chơi trò tâm lý anh ạ?
- Phải đấy, đơn giản thế mà không nghĩ ra..
- Cuối tuần này mình sẽ dựng cây Giáng Sinh. Chỉ còn 3 tuần nữa là Giáng Sinh rồi. Ðó sẽ là một cây Giáng Sinh kỳ diệu của Tabi.
Anh Bông bâng khuâng nhìn ra bầu trời ngoài khung cửa bếp:
- Năm nay gío lạnh đến sớm quá, vừa vui vừa lo, vui vì trong cơn gío chuyển mùa có ngày lễ Giáng Sinh đang đến gần và lo vì sẽ tốn tiền mua quà tặng cho con cháu, họ hàng và bè bạn?Cũng may mà anh và em chưa bao giờ bị lay off vào cuối năm, cứ nhìn những kẻ thất nghiệp trong thời điểm này mà anh ái ngại như chính mình gặp cảnh khó khăn vậy.
Chị Bông gạt đi:
- Thôi anh đừng lo vớ vẩn. Biết đâu thất nghiệp vào dịp lễ cũng tốt đấy, lãnh tiền trợ cấp thất nghiệp rồi tha hồ hưởng lễ, ăn chơi và chờ thời.
Tabi thay quần áo xong, nó ôm theo một cuốn sách để đọc. Từ ngày đi học, bì bõm biết đọc nó ham mê đọc sách mà không cần nhờ mẹ đọc giùm như trước nữa.
- Mẹ ơi, bao giờ nhà mình sẽ có cây Giáng Sinh như trong cuốn truyện tranh này?
- Cuối tuần này. Con có thích không?
- Ôi, thật là tuyệt vời. Ðó là điều con đang chờ đợi.
**************
Cuối tuần cả nhà anh Bông đi sắm đồ cho lễ Giáng Sinh. Họ mua một cây thông tươi và những thứ trang hoàng cho cây Giáng Sinh. Cây thông tươi vừa rẻ vừa gọn, xong mùa lễ chỉ việc đem đổ rác. Nhà bề bộn mà vui vẻ tíu tít, anh Bông đặt cây thông ở góc phòng khách, các món hàng phụ tùng tung toé xung quanh, Tabi hớn hở đưa bố những sợi dây kim tuyến lấp lánh bạc và những qủa cầu đủ màu đỏ, xanh, vàng, óng ánh để treo lên cây thông. Thằng Cu Tí 2 tuổi chẳng biết gì cũng xôn xao theo, hết sờ món này đến nghịch món kia. Tabi dặn dò em:
- Cu Tí đừng nghịch cây Giáng Sinh nhé, chị đánh đòn đấy.
Thằng Cu Tí gật đầu, nhưng không có gì bảo đảm nó sẽ không nghịch ngợm, tháo gỡ những món trang hòang hay bứt lá cây thông xanh cả. Tabi hỏi bố:
- Chúng ta có đốt lò sưởi trong đêm Giáng Sinh như trong phim truyện không? Con sẽ ngồi bên cạnh cây Giáng Sinh này suốt đêm để nhìn lửa cháy trong lò sưởi và đợi ông gìa Nô En đến từ ống khói xuống cho quà, bố nhé?
Anh Bông biết Tabi thích thì nói thế, chứ đêm Giáng Sinh nào nó chẳng ngủ thẳng cẳng cho đến sáng.
- Con phải ngủ trong đêm Giáng Sinh chứ, vì ông gìa Nô En chỉ đến cho qùa khi trẻ đang ngủ say mà thôi.
Chị Bông đến bên Tabi, vuốt ve mái tóc dày óng ả của nó:
- Con đang mơ ước một món qùa Giáng Sinh phải không? Nhưng ông gìa Nô En chỉ cho qùa những đứa trẻ ngoan ngõan biết vâng lời cha mẹ, biết lễ phép với mọi người. Thí dụ con phải chào nhà Ann khi ra về, con phải thân thiện với Jack vì là bạn cùng lớp. Ông sẽ để món qùa dưới gốc cây Giáng Sinh này.
- Thế con có phải tử tế với hai con chó nhà Ann không hở mẹ?
- À quên, cả với hai con chó nữa, vài ngày đầu nó còn lạ nên sủa con, mai mốt nó sẽ vẫy đuôi mừng rỡ mỗi khi con đến nhà đấy. Vậy con đừng ghét hai con chó nữa nhé.
Tabi cắn móng tay suy nghĩ :
- OK, con sẽ thương hai con chó, nói tóm lại là thương cả nhà Ann luôn.
Từ hôm dựng xong cây Giáng Sinh, Tabi mong mỏi từng ngày lễ đến, để cái đêm kỳ diệu ấy nó sẽ nhận được món qùa mơ ước từ ông gìa Nô En. Chị Bông biết Tabi đang mơ có một cái váy dài màu hồng như cô công chúa trong chuyện cổ tích hay mặc, những cái váy năm trước đã cũ hay đã ngắn nên con bé đang mơ cái váy mới. Giáng Sinh năm nào vợ chồng chị Bông cũng có những món qùa bí mật mua về để dưới gốc cây thông khi Tabi đang say ngủ, để sáng mai thức dậy con bé sung sướng tưởng qùa tặng của ông gìa Nô En đêm qua mang đến theo ước mơ của nó.
Tabi xôn xao hỏi mẹ:
- Mẹ ơi, nếu con là công chúa con sẽ cưới hoàng tử phải không? Nhà hoàng tử ở đâu hở mẹ?
Ôi, kiếm đâu ra hoàng tử giữa đời thường cho Tabi? Hoàng tử ngoài đời khác với hoàng tử trong cổ tích, đẹp trai đấy, hào hoa phong nhã đấy, nhưng không phải ai cũng thánh thiện, chỉ yêu thương một mình công chúa đâu, mà ăn chơi bạt mạng, đổi tình như đổi áo. Hơn nữa hoàng tử ngoài đời đâu còn là bao, thời buổi này chỉ còn vài quốc gia theo chế độ ông hòang bà chúa mà thôi.
- Mai mốt khi Tabi khôn lớn, sẽ có một hòang tử đến với con. Ai cũng có một hoàng tử của lòng mình con ạ.
Rồi chị nói thêm:
- Nhưng con phải luôn luôn là một nàng công chúa hiền ngoan, đối xử tử tế với mọi người xung quanh nhé?
Tabi nhìn mẹ bằng đôi mắt long lanh thay cho lời hứa hẹn.
Chiều thứ Hai, anh Bông đến nhà chị Ann đón Tabi. Hôm nay thì con bé chưa sẵn sàng để về nhà như mọi ngày. Nó đang cùng thằng Jack ngồi bên cây Giáng Sinh, chắc nhà chị Ann cũng vừa dựng xong hôm cuối tuần? hai đứa đang đọc chung một cuốn truyện. Khi chị Ann mở cửa cho anh Bông vào nhà hai con chó chạy ra vẫy đuôi mừng, chắc chúng đã quen mặt anh và Tabi rồi?
Chị Ann vui vẻ nói:
- Tabi khoe cây Giáng Sinh nhà nó và thằng Jack khoe cây Giáng Sinh này. Hình như cây Giáng Sinh đã làm cho hai đứa thân thiện với nhau hơn. Chúng ngồi đọc truyện và hai con chó ngồi bên cứ như là bốn đứa bạn thân ấy.
Tabi đến bên bố:
- Jack nói rằng hôm qua nó đã theo bố mẹ xuống downtown coi cây Giáng Sinh khổng lồ ngoài trời được đem đến từ thành phố Chicago , đẹp lắm bố ơi.
- Ðúng rồi, tuần sau bố sẽ chở con và Cu Tí đi coi cây Giáng Sinh khổng lồ ấy và dạo phố luôn. Thôi, con lấy cặp sách rồi ra về.
Tabi hẹn với Jack:
- Mai chúng mình đọc tiếp truyện này nữa nghe.
Tabi đeo cặp sách lên lưng. Như thường lệ chị Ann, thằng Jack và hai con chó theo nhau ra tới cửa, lần này chị Ann không phải nắm dây xích hai con chó nữa. Tabi dừng chân nhìn mọi người và mỉm cười tươi tắn:
- Chào mọi người. Hẹn ngày mai nhé.
Lần đầu tiên nhà Ann được Tabi chào trước một cách thân thiện và tử tế. Hai mẹ con cùng vui vẻ :
- Chào Tabi. Hẹn ngày mai gặp lại.
Ngồi lên xe cùng với bố con bé lý luận:
- Dù con thích đi downtown để ngắm cây Giáng Sinh khổng lồ và phố xá trong mùa lễ Giáng Sinh, nhưng con vẫn thích cây Giáng Sinh nhà mình hơn, ở đó sẽ có món qùa của ông gìa Nô En mang tặng cho con.
Anh Bông hài lòng nhìn con bé:
- Bố cũng thích cây Giáng Sinh nhà mình. Cây Giáng Sinh kỳ diệu đã làm Tabi của bố trở thành một cô bé ngoan ngoãn và dễ thương.
Phần 33
Chớ vội nghĩ rằng một người khi cầm được trong tay cái vé máy bay để đi định cư nước khác thì sẽ dễ dàng và thong dong ra đi, không một chút vấn vương. Trái lại, tôi cho rằng trong lòng họ đang buồn hơn lúc nào hết....Người ta có thể vui vẻ đi trong trường hợp du lịch ngắn ngày vì dù sao đi là còn quay lại. Trở về nơi mình đã được sinh ra, lớn lên, vui buồn theo năm tháng, nơi còn biết bao nặng nợ, trìu níu và những kỷ niệm khó quên.
Chẳng hạn người ta sẽ nại đến một ngôi nhà thờ tổ cần phải lưu giữ. Chẳng hạn người ta sẽ nại đến mồ mả bao thế hệ thân nhân đã vùi chôn nơi đất mẹ cần phải lo tròn. Chẳng hạn người ta có thể nại đến mái nhà đang ở, cho dù là một mái tranh vách lá, một che chắn tạm bợ bằng những tấm tôn lá, bằng những vụn gỗ sần cần có để trú nắng che mưa.
Nhưng một người sẽ vô cùng buồn sầu khi nghĩ rằng đi lần này biết còn có lúc trở lại quê hương. Ở lại thì chẳng ai thân thiết, đỡ đần, nhìn nhau như quân thù quân hằn, chỉ muốn xóa nhau ra khỏi tầm mắt. Hơn hai mươi năm vốn muốn ở lại đất quê lề thói, vốn muốn chia xẻ hưng thịnh của non nước, nhưng cơ hồ người ta không cần đến bọn tôi, không đếm xỉa, không cho can dự vào. Tôi hoàn toàn bị đặt đứng bên lề như một người từ hành tinh khác chợt rơi xuống.
Dần dần người ta có thể vời đón thân hữu với những người trước đây chống lại họ. Người ta bắt đầu mời đầu tư những thế lực hồi nao người ta thóa mạ chán chê, thậm chí người ta còn độc địa lấy tên những người cầm cân nẩy mực ở các nước đó làm tên con chó, con mèo nhà họ. Bây giờ những thằng Mỹ, thằng Triều, thằng Gia, thằng Thái, thằng Úc, thằng Tân đang bỏ vốn vào làm ăn, người ta dẻo nhẹo bảo ? xếp lại quá khứ để cùng hướng tới tương lai ?, nhưng với cả triệu triệu người đồng hương thì họ còn căm hận.
Thi thoảng, tôi vẫn còn nghe đâu đó lời miệt thị kinh hoàng : mấy thằng này nợ máu với nhân dân, đáng lẽ phải bắn bỏ mới được. Tại sao cái vực chia cách giữa con dân một nước lại oan nghiệt thế này. Tôi đem tâm trạng nói lại với ân nhân là người đã cưu mang gia đình tôi những ngày thất thế. Anh bạn sửa xe đã hết mực ủi an tôi, tuy trong lời của anh vẫn đượm một cay đắng của thân phận người ở lại.
Không nói, cả hai cùng nước mắt rưng rưng, nhìn lảng đi để dồn nén thổn thức xuống đời. Anh tìm nắm bàn tay tôi xiết chặt, nói mà chẳng dám ngước lên : ông thầy sắp thoát rồi, mừng cho ông thầy và gia đình. Chợt anh ta thở dài, tôi tưởng cái bạt pông sô che cũng muốn rung rinh đứt xuống. Tôi xiết chặt tay anh.
Tôi muốn nói một điều gì đó, nhưng uất nghẹn. Tôi cân đo ý nghĩ xàng xê, hi vọng những xôn xao mau tàn tạ mà mắt rưng rưng muốn khóc. Sau một lúc đắn đo, anh bạn khuyên tôi : ông thầy hãy cố nén để cô và các em không bịn rịn. Ðằng nào thì ông thầy cũng chẳng được lựa chọn điều lợi ích cho mình, nhưng còn đỡ hơn bọn tôi bị chết kẹt.
Câu nói như gió thoảng mà đau cắt con tim. Tôi đem nỗi lo toan cảnh ? trâu chậm uống nước đục ? mà than thở với anh. Người ân nhân gạt phăng đi có vẻ cáu kỉnh : sao ông thầy tự ty đến thế, bao giờ thì gọi là chậm, lúc nào mới gọi là nhanh. Tôi hỏi ông thầy trong những lớp người bỏ xứ mà đi, đã có bao người quay trở về, dù rằng họ cũng từng than vì chậm chân nên chỉ còn nước cặn.
Tôi bàng hoàng, thấm thía với câu hạch tội thẳng thắn này. Tôi chống chế với anh : xin đừng chấp, quãng thời gian qua làm tôi mụ mị đi nhiều, sĩ khí chỉ còn một dúm vùi sâu trong dạ, bạn đừng mắng mỏ tôi, có điều ai sắp đi mà lòng không bịn rịn. Anh bạn lại quăng nốt quân bài chủ để tôi không còn bấu víu vào đâu được : nếu ông thầy còn bịn rịn thì xin ở lại đi, để tôi thay chỗ rồi hết áy náy ngay mà.
Tôi ngước nhìn anh, lần đầu tiên tôi thấy ánh sáng quyết liệt và dứt dạt lóe lên nơi đồng tử đen nhánh. Anh cũng gườm gườm nhìn tôi, bất đồ không nói, cả hai cùng ôm chầm lấy nhau mà xúc động.
Buổi trưa thật gay gắt, anh bạn nhanh nhẩu đứng lên dọn quơ cái pông sô và hộp đồ nghề giục : dẹp, bữa nay nghỉ, ông thầy với tôi đi ăn mừng, tôi đãi. Không chờ tôi thoái thác, anh lôi xểnh tôi lên rảo về phía nhà anh.
Chẳng hiểu sao anh tạt ngang nhà ông thương binh hưu trí kêu oai oái mời ông cùng đi luôn. Tôi ngây người ra khó hiểu. Cả ba nhếch nhác bỏ cái xóm cụt ra đường. Ông thương binh hỏi líu lo, anh bạn chỉ ba hoa : lâu lâu mời chú đi uống nước, chớ có gì hệ trọng đâu.
Quán là cái xó trong góc chợ, hồi này lai rai đã cho phép tư nhân mở bán giải khát lơ thơ nên bọn rủ nhau ra đây hơn là vào cửa hàng nhà nước. Ông thương binh có vẻ chưa quen lối sống thoải mái của dân trong Nam nên xem ra lúng túng. Ðáng lẽ tôi phải là người sôi nổi nhất, nhưng trái lại tôi cũng ngọng nghịu như ông. Mấy lần anh bạn huých khuỷu tay giục tôi, thậm chí còn tằng hắng nhắc mà tôi vẫn không sao mở miệng nữa.
Ðùn đẩy mãi, anh bạn phải thay tôi phát biểu : chuyện là như vầy, chú Hai à. Ông thầy tôi mới có giấy sắp ra đi. Nghĩ chỗ lân bang lối xóm, ông thầy tôi muốn mời chú ra đây làm sương sương ly cà phê chia tay. Tôi cảm động suýt rơi lệ, ông thương binh chưng hửng nhìn tôi. Ông ấp úng : té ra anh tính đi thiệt sao ? Tôi gật gật đầu. Ông có vẻ xuề xòa tiếp : hồi này người ta mở khá nhiều rồi, anh còn đi làm gì, anh có ở lại cũng không ai kiếm chuyện, làm khó dễ gì đâu.
Tôi định đem chuyện lý lịch và cái hồ sơ hạng A-1 còn lưu cất trên phường ra chất vấn ông, nhưng nghĩ sao lại thôi. Tôi ngúc ngắc đầu mấy lần rồi thủng thỉnh nói lơ lửng : nếu ở lại được, chắc ai chẳng tìm đường đi làm gì. Chẳng hiểu sao, ông thương binh thở dài ngằn ngặt. Ông gõ tay lên mặt bàn, trầm ngâm, nhìn mút ra phía góc chợ. Anh bạn tủm tỉm cười, nhìn cả hai chúng tôi thách thức.
Không khí bỗng thành nặng chình chịch. Ly cà phê bỗng nổi sóng sánh trên bàn, chẳng ai nghĩ nhắp một chút lấy hơi vì chắc chắn là nó đắng. Tôi chợt thừa thãi cái tay, cuồng cuồng ở chân. Ông thương binh nói rất khẽ, nhưng tôi nghe thật rõ : cuộc chiến này tệ hại quá, chúng ta cùng mất mát khá nhiều.
Anh bạn ân nhân pha trò cho loãng cái vẻ đè trĩu giữa trưa : ta uống đi chứ, sao lại trầm ngâm cả vậy. Tôi cầm cốc lên đầu tiên, ngửa cổ uống một hơi cạn sạch. Ông thương binh ngồi xoay xoay cái ly, anh bạn sửa xe chạm cốc kiểu so rượu mời : dzô đi, chú Hai. Bất đắc dĩ, ông thương binh xốc cái cốc lên ngửa cổ uống cạn. Xong ông xăm xăm đứng lên đòi về.
Thinh không cả đám rút đi lặng lẽ. Vào ngõ, ông thương binh nói : hai chú ghé qua bên tôi nghe. Bà vợ ông nhận thấy vẻ lăng xăng chung thì ngớ ra, nhưng vội vàng thu dọn ba mớ linh tinh trong nhà mời khách vào. Ông chồng bô lô ba la : ông bạn bên nhà sắp đi, tui mời ổng về chơi. Bà vợ hỏi dồn dập : ủa, sao bỏ xóm đi đâu nữa. Ông chồng gắt om : người ta đi Mỹ chớ dọn đi đâu mà bà càm ràm.
Khi ngôi chủ khách phân xong, ông thương binh sôi nổi cất tiếng : chúng mình đã từng là láng giềng nhau, nếu tôi có điều gì không nên không phải, chú đừng buồn. Tôi đâm nghẹn, mãi mới đáp : ông đừng nói vậy, vợ chồng tôi chịu ơn ông không hết, dâu dám giận dỗi chỗ nào. Nếu không có ông bà thì cảnh sống gia đình tôi chắc còn điêu đứng thêm hơn.
Ông thương binh nhìn tôi như dò xét. Rồi như bất chợt, ông than : người ta là xa lạ mà hết lòng nâng đỡ mình, còn người cùng chung nhà lại không khéo giữ để ai cũng muốn bỏ đi. Tôi nghe quá xót xa, nhưng cũng líu níu nói : nếu người nào cũng như ông thì ai nỡ ra đi. Chỉ nghe ông lão chua xót : tôi hết thời rồi.
Phần Thứ Nhất
Chương 5
Hoa Mắc Cỡ bên đồi Cù
Sau ngày mừng Chu Niên trường Couvent Des Oiseaux, để tưởng thưởng công lao khó nhọc, khích lệ con em có tinh thần trách nhiệm. Biết đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau giữ kỷ luật nhà trường tốt, hăm hở tham gia mọi sinh hoạt cộng đồng. Soeur hiệu trưởng cho học sinh nghỉ học một tuần. A ha! Ăn tiền hốt bạc ở chỗ đó đó! Học sinh còn muốn gì hơn! Như đàn ong vở tổ, sung sướng làm sao khi tan hàng. Mệt. Nắng. Khát nước. Mỏi chân. Ðói cồn cào. Ðủ thứ chuyện khiến cô nhỏ muốn khùng. Ra ngoài garage sau hông trường, Mười lấy xe đạp chạy một mạch về nhà. Nàng thay bộ áo quần bám đầy mồ hôi, bụi bặm. Cô nhỏ mặc cái áo rộng thùng thình, Mười rửa sơ sơ mặt mũi, tay chân, rồi xuống bếp lấy xôi thập cẩm ra ăn. Nàng ăn vội vàng như người chết đói lâu ngày. Phát nghẹn.
Bỗng tiếng chông reo trên phòng khách, nàng bưng dĩa xôi vừa ăn vừa đi lên phòng khách ra mở cửa. Nào ngờ... Nam. Phải! Chính chàng đang đứng chống một tay lên hông nhìn vu vơ ra ngoài vườn hoa. Nhỏ mừng quá, quýnh quáng chạy xuống bếp cất dĩa xôi, nhỏ uống ừng ực mấy ngụm nước lọc, trở lên phòng khách, Mười định mở cửa. Nhìn áo quần luộm thuộm, thấy kỳ, nhỏ len lén thụt vô phòng thay áo quần cho tươm tất xí. Nhỏ soi gương chải tóc trước chiếc tủ đứng, rồi chạy xuống bếp với cái khăn mặt. Ði về say nắng một phần, phần nữa vì vui mừng, nên mặt nàng đỏ như người uống rượu say. Chuông reo lần nữa. Chị bếp lên nhà trên mở cửa, và bưng nước trà mời chàng. Cô nhỏ nhút nhát, e thẹn rón rén đi vào phòng khách, Mười mỉm cười chào chàng, cô nhỏ e dè ngồi nép bên góc sofa. Nam cười tươi:
- Anh và hai bạn thân là Thạch, Trung, lên Ðà Lạt tối hôm qua, đó em.
- Chà?
- Vì sao hở em?
- Nào... ai biết.
- Ghét ghê.
- Em có người thương rồi.
- Biết từ khuya mà.
Hai người nhìn nhau, cười thích thú. Chàng đi về phía tủ trà lấy giỏ xách da. Quà tặng anh chị Khánh là hộp trà ướp sen, nho, táo. Các cháu hộp đồ chơi chạy bằng pin. Mấy thứ nầy các cu cậu khoái chí ghê à nha. Thơ đôi dép da. Quà của cô nhỏ là chiếc áo nhung ép màu vàng nhạt đựng trong hộp kiếng. Kèm hai quyển sách: "Luyện trí nhớ" của Nguyễn Hiến Lê" và "Tình Bằng Hữu" của Tứ Hải. Chị Hạc chục cuộn len màu trắng, (Nam tặng len cho chị, để chuẩn bị đan áo lạnh em bé). Nàng đứng bên Nam:
- Em cám ơn anh. Anh chu đáo quá!
Khi soạn quà, chàng nhìn nàng mỉm cười nói nhỏ:
- Anh mong từng ngàỷ sớm lên Ðà Lạt. Em biết không?
Nàng ngẩng nhìn đôi mắt màu hạt dẽ, lòng cảm thấy xúc cảm bồi hồi, run rẩy, trái tim đập mạnh, co thắt nhảy nhót không đều nhịp trong lồng ngực. Tháng ngày chưa biết anh, trái tim nàng đã đập những nhịp đều đặn, thảnh thơi, hồn nhiên, thật an hòa trên cánh đồng tuổi trẻ yên vui. Ðến nay thì... trái tim cô nhỏ trổi cơn bão khô, gió gào sóng tuôn, sóng cuốn con thuyền ra khỏi lục địa, giạt trôi trên đại dương bao la. Ở đó ?có anh có em?, có cánh đồng đầy hương hoa ngào ngạt thơm thơm, có bông hồng kiêu hãnh đầy gai nhọn. Tình yêu nầy, phải chăng là hạt kim cương qúy giá lóng lánh khi còn ở xa, hay chỉ là giọt sương long lanh đọng trên cành cây ngọn cỏ lúc ánh mặt trời chiếu lung linh qua kẽ lá? Làm sao nhỏ có thể biết? Sau một giờ trò chuyện, cô nhỏ tiễn chàng ra về, nàng đứng dưới gốc thông già, nhìn theo Nam dần khuất với khách bộ hành qua lại. Im lặng nhìn nhau không nói, nhưng ánh mắt trìu mến, nụ cười ấm áp ngọt ngào như nói muôn lời, như trao nhau nghìn ý.
* * *
Chị Khánh đã nói chuyện với chàng khoảng nửa giờ, chị mời chàng đi picnic ở thác Cam-Ly với mấy dì cháu. Chị hiếu khách, vui vẻ, nhã nhặn, đàng hoàng, nhưng chị khó tính vàng trời mây mà không ai ngờ nỗi. Ðúng giờ hẹn, chàng đến nhà. Cùng đi picnic có chị Tám Hạc, cô nhỏ, Thơ, Bảo, Quốc, Toàn, Thịnh, Trình, Phượng, (các cháu con của chị Khánh) và hai cháu Loan, Hùng (con chị Lê).
Ðã bao lần cô nhỏ đến thác Cam Ly, đứng cheo leo trên mô đá trơn trợt, dõi mắt nhìn từng giải mây mềm, như giải lụa vắt dài qua sườn núi. Nghe tiếng thông reo triền miên bất tận giữa non ngàn. Nhỏ đứng hàng giờ nhìn trời nhìn đất với đám bạn nghịch ngợm như "qủy xứ", cô nhỏ nào thấy cảnh đẹp đâu nà! Hôm nay thì cái nhìn của nhỏ có thể khác. Chàng và mấy cháu trai đi tìm cây lá rừng để dựng tạm lều trên địa điểm thơ mộng. Chàng dẫn các cháu đi lên suối Cam Ly Thượng. Chúng leo núi, nhảy nhót trên mô đá rong rêu trơn ướt, không sợ ngã. Chúng leo trèo trên nhánh cây già cỗi, nằm lăn trên thảm cỏ bồng bềnh êm ái như nhung. Mấy cháu xắn quần lên tận gối. Ðứa bắt ốc, bắt cá, đứa hái qủa sim tím no tròn mọng chín ngọt lịm, thơm ngon lạ lùng trông thật dễ thương, nhưng ăn nhiều sim, sẽ bị khô cổ, đôi môi tím ngắt như nhuộm chàm. Vài đứa cháu đi hái trái mác mác loại trái cây dây leo đặc biệt, có lẽ nó chỉ mọc ở vùng rừng núi, trái tròn lớn hơn quả chanh một tí, khi chín, vỏ trái mác mác màu vàng xanh. Có trái vỏ màu tím đỏ đậm, ruột nhiều hột mọng nước chín vàng như nhaụHột mác mác tương tự hột é, nhưng hột mác mác to hơn và có mùi hấp dẫn đặc biệt. Chị em nàng ưa mua mác mác, cắt đôi, múc nhúm hột bỏ vào trong ly có ít đường, đá, khuấy đều lên ăn... là ngon hết sẩy!
Tuy là bữa ăn ngoài trời, thế mà chị Hạc chuẩn bị chu đáo: Nào bánh hỏi thịt quay, xôi gà, bánh mì thịt nguội, chuối, quít, nước đá chanh đường đựng trong bình nhôm to. Nam đem hai két coca, mấy thỏi chewing gum. Người lớn ăn uống nói chuyện phiếm. Các cháu bày đủ trò chơi, ca hát líu lo. Buổi du ngoạn ngoài trời rất vui vẻ, hồn nhiên, thoải mái. Ăn uống xong mấy cháu gọi nhau chạy lên trăm bậc cấp cao, tới lăng ông Nguyễn Hữu Hào. Chàng ngồi bên cạnh nàng, hai người tựa lưng vào thân cây thông non đầy bóng mát, Nam thong thả kể cho nàng nghe:
- Có một lần, anh mơ thấy mình ngủ từ ngày nầy sang ngày khác trên đỉnh thông cao. Tuy ngủ, nhưng anh nhìn thấy em đi học về ngang. Anh cố mở mắt ra, muốn gào to gọi tên em. Nhưng muộn mất rồi! Em ôm cặp đi quá nhanh. Ðôi mắt em buồn nhìn anh hờ hững, xa lạ. Dường như ta chưa từng quen biết nhau. Tà áo nữ sinh trắng toát vờn bay trong gió. Tóc em dài vướng trên mặt anh thoang thoảng mùi thơm hoa đồng cỏ nội dịu dàng, mộc mạc đơn sơ. Anh nhẹ nhàng vuốt mái tóc em, và biết rằng em sắp sữa ra đi khỏi giấc mộng, mà anh hằng muốn duy trì. Tim anh bừng lên ngọn lửa nồng nhiệt đã từng ấp ủ không dám nói ra. Anh cố gắng mỉm cười, để khỏi thổn thức trong giấc mơ lời chưa nói được là: "Anh nhớ em, anh say đắm vì em". Nhưng, em vụt tan biến vào ráng chiều đỏ thắm, không hề ngoảnh lại. Anh bàng hoàng mở mắt nhìn theo.
Khi nghe chàng nói, nàng cầm cụm lá thông khô mượt mà, lòng tràn ngập niềm vui, băn khoăn, xao xuyến, bồi hồi, trái tim nhỏ đập mạnh trong lồng ngực như một đột biến quá đỗi nhanh. Nàng không biết làm gì hơn là cúi đầu đan lá thông khô rụng trên thảm cỏ mềm thành con rít li ti. Cuộc tình nào vừa chớm nở cũng có nét diễm kiều, ngọt ngào say đắm, ngất ngây, dễ thương và lãng mạn. Nhỏ ngập ngừng:
- Giấc mộng đẹp có điều buồn, anh nhỉ?
- Em buồn vì đời không phải là giấc mộng. Nhưng em ơi! Giấc mộng cũng không phải là đời.
- Anh nói phải.
Qua giọng nói nhỏ nhẹ, nhìn đôi má ửng hồng như màu hoa đào in trên má nhỏ, Phương Nam nhìn thấy vẽ bẽn lẽn tươi nguyên từ người con gái miền Cao Nguyên Lâm Viên luôn e thẹn, sợ lỡ lời, sợ làm buồn lòng anh. Chàng âu yếm mỉm cười, nhìn nhỏ đan con rít khô rồi sắp lại thành chữ? M N .
Ba giờ chiều, chị Hạc gọi các cháu rời trại. Cả nhóm lên xe taxi ra về. Chị và Thơ xuống xe vào chợ Ðà Lạt. Còn Nam, Mười, các cháu thì lên Sân Cù trước, ở đó chơi và chờ chị. Mấy cậu bé mặc quần ngắn, ôm banh chạy lên khoảng đất trống đá banh thỏa thích. Mười và Nam ngồi dưới chòm thông giữ đồ đạc. Nam nhìn nàng tủm tỉm cười hoài. Cô gái ngượng quá, bặm môi:
- Nhỏ chứ ai, mà anh nhìn kỹ quá vậy?
Từ từ lấy trong ví da ra một tấm ảnh, Nam úp bề phải lên lòng bàn tay, không cho nàng thấy, tay kia chỉ vào tấm ảnh, chàng nghiêng đầu nhìn nhỏ cười:
- Nhờ em nói lại với ?anh bạn? trong tấm ảnh nầy là: anh nhớ người đó, yêu người đó rất nhiều. ?Anh ấỷ đừng quá vô tình, làm khổ anh Nam nữa nhé!
Nói xong, vẫn cử chỉ thư thái nhẹ nhàng cũ, chàng nghiêng đầu nhìn nàng đá lông nheo kịch kịch mấy cái, Nam từ từ lật tấm ảnh lên. Trời ơi! Tấm ảnh mà hồi xưa cô nhỏ đã chụp giả làm con trai, trông du côn hết chỗ nói: Áo ca rô sọc lớn bỏ trong thùng, quần tây đen bó sát mông, nịt to bản. Bên hông đeo lưỡi lê, giày ống, đầu đội nón rộng vành, miệng nhỏ phì phèo ngậm điếu thuốc lá, tay cầm khẩu súng săn hai nòng của ba, trông nhỏ ?cao bồi leo câỷ, qủy quái không chịu được. Chàng đã ?dớt? tấm ảnh trong album của nàng hồi nào mà nhanh vậy!? Ngượng quá! nhỏ chụp... hụt. Nhanh hơn, Nam né tránh và cất tấm ảnh vào túi áo, tay phải Nam chận lên ngực giữ lại. Nàng năn nỉ:
- Trả tấm ảnh đó cho em đi.
Chàng lắc đầu, trên môi giữ nụ cười trêu ghẹo. Nhỏ van lơn:
- Trả lại cho em đi! Kỳ quá!
Ðứng dậy, Nam vin tay vào cành thông với điếu thuốc thơm gài trên môi. Chàng nhìn nàng say đắm mà lắc đầu không nói. Nhỏ giận hờn, đôi mắt ướt lưng tròng, răng cắn làn môi, đầu cúi gầm, Mười bứt cọng cỏ cú dai, làm đỏ cả lòng bàn tay. Nàng không thèm nói nữa. Thật lâu, Nam đến ngồi gần bên nhỏ, tiếng nói như pha mật ngọt tình yêu:
- Cho anh xin lỗi. Em nhé!
Cằm cô nhỏ tựa lên hai đầu gối, ngón chân cái xủi xuống đất, cạy lõm một ô đất mềm, mái tóc dài chấm trên mấy ngón chân, che khuất hầu hết khuôn mặt hờn dỗi. Nam muốn vuốt lọn tóc buông lơi, và quàng tay qua vai Mười, ôm nàng vào lòng để dỗ dành, nói lời xin lỗi, mà chàng không dám. Nam sợ Mười giận. Nếu nàng giận thật thì chàng không biết phải làm thế nào đây!? Nam nghiêng đầu mình cụng nhẹ trên tóc nàng, thì thầm nói câu:
- Giận anh đó à? Mới đùa có tí ti, mà nhỏ nhè ra rồi. Anh xin lỗi lần nữa nhe... Cái mặt anh sao thấy ghét quá Mười ha! Trả lại tấm ảnh nè... Ớ... Coi kià, hổng thèm cầm hả? O xịt anh rồi à? Nghỉ chơi mí anh thật hả cưng?
Nhìn Nam châm điếu thuốc khác gài lên môi, Mười từ tốn ngắm nhìn:
- Anh hút thuốc vàng hết ngón tay, hút nhiều không có lợi, mà chỉ có hại.
Chàng nhìn nhỏ trách móc, liền nghe giọng nói đặc biệt miền Ðà Lạt ngọt lịm:
- Ðôi mắt chi lạ! Ưng móc làm sao!
Chàng dụi điếu thuốc vào gốc cây thông. Hai tay che mắt. Qua kẽ hở mười ngón tay, mắt Nam sáng long lanh đang nhìn nhỏ trêu ghẹo, và đá lông nheo kịch kịch mấy cái. Mười cười to, giơ một ngón tay trỏ lên:
- Anh bịt mắt vậy á hả, ăn gian thấy mồ đi. Em móc mắt anh thật à.
- Nếu em móc mắt anh, thì xin em? chỉ móc một mắt thôi nhe.
- Vì sao?
- Anh còn một con mắt, mới thấy em. Còn một mắt kia anh cho em vay...
- Vậy sao!?
Nàng lắc đầu nhìn Nam cười tươi. Chàng rủ nàng đến đi dạo bên khúc đồi thưa có nhiều lùm cây dã qùy rất to, hoa màu vàng nghệ, nhụy màu nâu tươi mọc um tùm bên đồi cỏ. Có loại bông dại màu tím chen với hoa màu vàng nho nhỏ không tên, không hương sắc đang hé nở. Chúng nép mình chúm chím rung rinh sau cành lá mềm mại khép hờ, trông ẻo lả và nên duyên. Cạnh đấy là lùm cây mắc cỡ màu tim tím đầy gai, hai hàng lá kép li ti, mặt trên lá màu xanh, mặt dưới lá màu tím thẫm, hoa hơn trăng tàn sao rụng mỗi khi có người vô tình dụng phải, nó quá đỗi thẹn thùng khép chặt hàng mi. Dưới cành lá đầy gai nhọn ấy điểm nhiều bông hoa tím hồng rưng rưng, to to, tròn đều êm êm như hạt bi bằng nhung. Bông hoa mắc cỡ nhẹ nhàng, thảnh thơi rung rinh theo làn gió thoảng. Nam cẩn thận ngắt cành hoa mắc cỡ e ấp và mong manh, thì cánh lá đồng loạt rủ nhau khép mắt lại rất nhanh. Dù thế, tay chàng bị mấy gai nhọn đâm vào, xướt một đường dài tươm máu. Mười lật đật lấy khăn tay chặm chặm vết thương, rồi xuýt xoa chu miệng thổi phù phù. Cử chỉ chí tình chia sẻ nhỏ nhặt của người con gái ngoan hiền nầy, khiến Nam càng yêu qúy Mười đằm thắm mặn mà. Chàng đưa hoa mắc cỡ kèm chùm cỏ mướt lên môi hôn, rồi cài trên mái tóc Mười, Nam cười:
- Em yêu qúy... dễ thương như loài hoa mắc cỡ và lá cỏ dại nầy.
- ... Em sẽ ép hoa lá anh thương, rồi trao về anh.
- Kỷ niệm dù nhẹ nhàng, đơn sơ, nhỏ bé đến đâu, cũng được chúng mình nâng niu, gữi gìn và trân trọng. Mười à.
- Nhỏ đồng ý với anh.
Mấy chú ngựa còn đeo bú mẹ, lông màu xám đậm, có con lông màu trắng chạng bốn chân yếu ớt, run rẩy, gầy gầy, ngựa con bế mà đầu gối rất to. Ngựa con cúi xuống uống nước suối. Con mẹ sợ con nhỏ té xuống suối, nó hí vang và chạy tới. cạp và cổ con lê đi, làm huyên náo một góc đồi yên tĩnh. Thú vật cũng có sự tinh khôn và yêu thương con hết lòng. Hai người về chỗ cũ khi chị Tám Hạc và Thơ đến. Nam Mười ăn chung một ngăn cào mên mì quảng, vừa ăn vừa cười khúc khích, Nam không thích ăn mì quảng nhưng chìu ý người yêu, anh cố trợn mắt lên mà nuốt. Chị Hạc nhìn hai cô cậu yêu nhau đằm thắm, lòng bồi hồi tưởng nhớ đến chồng xiết bao!
Ăn uống xong, chị em thu dọn đồ đạc chuẩn bị ra về. Chàng nhìn trước ngó sau rồi đề nghị nho nhỏ bên tai nàng:
- Sáng mai, em đi dạo với anh nhe?
- Em chưa bao giờ đi dạo như vậy.
- Do đi một mình em ngại ngùng và ưa giận hờn, vì anh thích trêu ghẹo em hả? Khổ nỗi, anh thích nhìn thấy em nhõng nhẽo, hờn giận như hôm nay nè. Anh biết em đang "ghét cay ghét đắng" anh. Dù vậy, anh muốn nghe nhỏ nói phản nghĩa chữ "ghét" đó vô cùng.
Khuôn mặt Nam trắng trẻo bỗng đỏ bừng, biểu lộ cảm xúc nội tâm chân thành. Nam lặng nhìn đôi mắt màu hạt dẻ cô nhỏ ngời sáng, đôi môi phớt hồng thường chúm chím nụ cười khả ái. Dễ thương đến nỗi khiến Nam càng yêu thích Mười nhưng Nam chỉ ngây ra nhìn cô nhỏ. Buổi chiều xuống đậm trên những sườn đồi quạnh vắng, sương mù quyện từng đám bên vườn Bích Câu Kỳ Ngộ, sóng vẽ lăn tăn trên mặt hồ Xuân Hương thỉnh thoảng gợn mấy vòng tròn, lan rộng ra dần dần rồi chìm lẫn vào nước. Cuối hồ, ngôi trường Grand Lycée gạch hồng mờ tỏ thấp thoáng ẩn hiện dưới chòm thông xanh vẫn reo vi vu. Nhiều cánh én lạng xuống mặt hồ rồi vút bay lên cao, muôn tiếng kêu chiêm chiếp gọi đàn về tổ. Vài chiếc lá vàng lững lờ bay lượn, và đáp nhẹ trên con thuyền độc mộc neo ở đầu cầu gỗ cạnh cây cầu Ông Ðạo.
Trước khi lặn mặt trời le lói từ các áng mây xám bất chợt lóe hồng lên, dọi sáng lữ khách nhàn du thả bước trên phố thị. Mấy chuyến xe đò vội vã tải hàng vào chợ Ðà Lạt, bao khách bộ hành lo rảo bước. Năm sáu cặp nhân tình dìu nhau đi thật chậm trên khu Hòa Hình, hình như họ không nhìn thấy cảnh bon chen phố phường rộn rã, người qua kẻ lại, náo nhiệt ồn ào. Họ không biết thời gian trải bóng qua song cửa đã lên đèn.
* * *
Ngày Giáng Sinh tới, như mọi năm chị có một nơi để đến.
Giờ này có lẽ những người thân của chị đã quây quần lại bên nhau, không biết họ có nhớ tới chị không, có nghĩ trong cái đêm lạnh như thế này, chị đang làm gì và đang ở đâu không?
Chị mong rằng có.
Có lẽ đã bao mùa Noel rồi, đã có biết bao nhiêu em bé ở lại đây vào mùa Giáng Sinh. Có em đã không qua khỏi ngay đêm Giáng Sinh. Cũng có em lo lắng cho chính mình có còn được trở về với cuộc sống thường ngày và tận hưởng mùa Giáng Sinh tới nữa hay không.
Chị nhớ tới con. Mùa Giáng Sinh năm ấy, đứa con thiếu tháng của chị bị dộp nước vì bí tiểu. Nước biển đưa vào người không sao ra được vì thận nó còn non quá. Con bự gấp đôi bản thân của nó. Thằng bé nằm thiêm thiếp, không biết lúc đó nó có biết chị đang bên cạnh nó không. Những mùa Noel tiếp theo đó, lòng chị cứ đau đớn vì cái hình ảnh người nó bị sưng năm ấy, không sao mà quên được.
Giật mình, xe chị đang dừng trước tiệm Toy R Us. Ngày cuối bán quà Lễ, tiệm thưa vắng người, có lẽ những món quà được định sẳn đã mua xong. Chị lê chân vào tiệm, mọi thứ đều giảm nửa giá. Chị quơ bao nhiêu là gấu bông, búp bê .
Ðêm, mà lại là đêm Giáng Sinh, freeway thưa thớt những chuyến xe chạy vội về nhà cho kịp nửa đêm với gia đình. Chị cũng cần về nhà với nắm tro của thằng bé con chị đã không qua khỏi mùa Noel năm đó.
Vào bịnh viện, người gác cổng hỏi "Name of patient?"
Chị tha thiết "All at children hospital"
Nhìn thấy hai túi đồ chơi lớn trên tay chị, người gác cổng hiểu ra, mở cửa cho chị vào. Chị cẩn thận đi rảo hết các phòng. Giờ này, các y tá có lòng đã dìu tất cả các bịnh nhân nhẹ của mình vào phòng lớn với cây thông, chia xẻ và mở quà cho các em trong đêm Noel. Các giường và các phòng đều trống và vắng lặng một kiểu quen thuộc như cái năm nào chị vào đây thăm con lần cuối.
Chị cẩn thận đặt từng chú gấu hay con búp bê trên mỗi giường rồi lặng lẽ đi ra.
Chị luôn mong ngoài các món quà từ gia đình, các bịnh nhân tí hon của bịnh viện nhi đồng này còn tin được ít nhất có một Santa khác đã nhớ tới họ bằng những chú gấu và những cô barbies xinh xắn này để truyền miệng cái truyền thuyết vô cùng sống động về chị từ mấy năm nay, Santa bears and barbies .
Chị bước ra ngoài bịnh viện, bầu trời tối, vắng lặng, đầy sao, một cảm giác ấm cúng len lõi. Chị bước vào xe thầm mong rằng cảm giác ấm áp này chị còn giữ được trên suốt đoạn đường về nhà cho tới khi ôm được hộp tro của đứa con vào lòng để nói với nó cùng con gấu bông nó đã nhận được mùa Noel năm ấy " Mẹ về rồi đây, con trai bé bỏng của mẹ ạ "
Cho Hà Duy Anh - Con trai đầu lòng của mẹ .
Vì lý do kỹ thuật xin tạm nghỉ 1 kỳ. Chân thành cáo lỗi cùng độc giả .
Trong cuộc đời này , mỗi chúng ta ai cũng mang trong lòng ít nhiều kỷ niệm , có chuyện vui , buồn , sướng , khổ v.v.. có những kỷ niệm mà ta ghi mãi trong tâm thức , đó là kỷ niệm sâu sắc nhất trong đời , vâng Tôi cũng vậy cái kỷ niệm sâu sắc nhất trong đời mà đến giờ và mãi về sau này chắc rằng tôi không thể nào quên cho dù bụi thời gian chất chồng theo năm tháng ...
Sau cái ngày 30 tháng 4 năm ấy , tình hình trong nước thật rối ren , xã hội đầy bất ổn , kinh tế đình trệ , đời sống đồng bào trong nước sống chật vật với cái thời sắp hàng mua gạo , mắm muối ... V.v ... Mọi thứ nhu yếu phẩm phục vụ cho đời sống hàng ngày đều do nhà nước phân phối , do hàng hóa thiếu thốn mà nhu cầu thì nhiều nên chuyện cung cấp hàng hoá cho đồng bào có nhiều chuyện cười ra nước mắt . Chẳng hạn công nhân đi làm được mua theo tiêu chuẩn 2 người thì được một cây kem đánh răng , 2 người lãnh chung một cái ruột xe đạp , không biểt chia làm sao cho công bằng , vì những loại hàng như thế không thể cắt ra mỗi người một nữa , tình hình như vậy phải có một người chịu hy sinh nhường cho người kia rồi lấy chút ít tiền xoay xở cho nhu cầu khác trong gia đình . Tuy nhiên không phải lúc nào cũng thuận buồm xuôi gió , có lúc cũng cãi vả nhau chí choé do không ai chịu nhường ai , do gia đình nào cũng có nhu cầu giống nhau mà nhà nước không có đủ hàng để bán cho mọi người do lúc này Việt Nam bị cấm vận rất triệt để , bao nhiêu đau khổ trút hết lên đầu dân đen...
Loanh quanh với những công việc lặc vặt hàng ngày với số tiền kiếm được quá ít ỏi không đủ trang trải cho cuộc sống , bửa nọ trong lần uống cà phê sáng với 2 đứa bạn trong xóm , qua nhiều chuyện vụn vặt thời sự vỉa hè , những tin tức vượt biên râm ran đây đó , thằng Khanh và thằng khánh 2 anh em ruột con của vị sĩ quan mang lon trung tá của một binh chủng thiện chiến , ông mang ba lô đi trình diện ? chánh quyền cách mạng ? để đi học tập mười ngày , vậy mà gần 2 năm sau , khi ba đứa chúng tôi nhâm nhi những ly cà phê đen , loại cà phê không thể nào đen hơn nữa do người ta rang hạt bắp trộn với hạt cau ăn trầu , cho vô cối xay nhuyễn rồi trộn với bột cà phê thứ thiệt với tỷ lệ 1/50 uống vô chát ngắt vậy mà ông vẩn chưa được về nhà .
- Nè anh Hưng , lúc này làm ăn khó khăn quá , hay anh em mình cùng nhau chạy áp phe đi , nghe nói mua bán mấy cái La Bàn đi biển cho dân vượt biên là vô khẩm lắm nha .Em có mấy đứa bạn bên Tân Ðinh tụi nó trúng mánh đậm lắm đó .
Nghe thằng Khanh anh của Thằng Khánh đưa ra cái ý tưởng hấp dẩn này, liên tưởng đến công việc tương đối nhẹ nhàng, nếu môi giới thành công một cái La Bàn thôi thì tiền sẽ vô như nước tha hồ ăn xài cho bỏ những ngày cơ cực thiếu thốn , nhưng với tâm trạng bất an tôi hỏi nó :
- Tao nghe nói mấy người an ninh chìm họ canh me bắt bớ ba cái vụ này lắm à nghe , mầy nhắm làm được không vậy , tiền ai hổng ham nhưng coi chừng đó , làm ba cái chuyện này sao tao ớn quá .
Thằng khanh khẻ mĩm cười , đưa mắt nhìn quanh chổ chúng tôi ngồi , dường như thấy chẳng ai để ý đến , nó nói :
- Anh sao nhát khít , hổng nghe thiên hạ nói hả , Có gan mới làm giàu được chứ buôn bán lẻ tẻ như mình biết bao giờ mới khá ?.
Ðứng về phe của anh nó , thằng Khánh nói chen vào :
- Em thấy anh Khanh nói như vậy được đó anh Hưng , tụi em săn lùng nơi có La Bàn , còn anh kiếm mối bán lại , thiếu gì người đang tìm mua để họ vượt biển đi tìm tự do . Sao ? Chịu hôn ???? .
Tôi đành ậm ừ với hai đứa cho qua chuyện , thú thật tôi cũng không mặn mà lắm với cái đề nghị chuyển nghề của hai anh em nhà thằng Khanh đâu , bởi không rành rẽ về lỉnh vực này :
- Ờ... Ờ thôi vậy đi, tụi bây cẩn thận nghe, không khéo bị họ ? vịn ? mình là khổ một đời đó bây ..
Sau khi tính tiền cà phê , ba đứa chúng tôi chia tay và hẹn nhau cứ mỗi buổi chiều sẽ cùng gặp nhau tại quán cà phê này để đánh giá tình hình thực hiện của mỗi đứa ....
Thời gian ròng rã gần 2 tháng trôi qua , ngày 2 cử cà phê đen , cuối cùng thằng Khanh nó hớn hở chạy u về báo tin cho tôi và thằng Khánh biết :
- Ui ..đã quá , tụi mình sắp vô mánh rồi ..
Thằnh Khanh nó kể lại cái thằng Tín hí bạn nó bán chợ trời ở chợ Tân Ðịnh đã giới thiệu cho thằng Tín gặp một người lính Hải Quân , trước đây người này làm việc trong Hải Quân công xưởng gì đó , cái tay này nói có cả kho La Bàn đi biển còn ? ô la zin ? trong hộp , lão đang làm thủ kho do được lưu dụng làm việc tiếp tục từ 30 tháng 4 đến giờ , điều kiện muốn lão cung cấp La Bàn thì phải dằn tiền cọc và hẹn ngày đẹp trời tuồn hàng ra khỏi kho giao cho nó và sẽ nhận tiền đợt cuối .
sau khi kể kể hết mọi việc thằng Khanh nói :
- Ngày mai em đi giao tiền cọc cho lão ta , nên làm sớm cho ông ấy thấy mình thật sự muốn mua , lấy uy tín làm ăn lâu dài .
Nghe nó dứt khoát ngày giao tiền cọc , thoáng chút nghi ngại tôi gặng hỏi lại :
- Khanh ơi , mầy thấy chắc ăn không ? Coi chừng họ gạt là cụt vốn làm ăn luôn nghe mậy , đến nước đó rồi cháo rùa cũng không có mà húp nữa , mà tao chưa tìm được người mua , mầy lấy La Bàn về để ở nhà chôn vốn là chết đó , nói dại chứ.... bán...bán không được chắc ba thằng mình đem La Bàn này vượt biên luôn quá .
Lúc này thằng khanh nó nỗi xân si lên , nó làm cho tôi một trận :
- Anh kiếp trước chắc con cháu Tào Tháo hay sao đó , cái gì cũng nghi ngờ , chưa ra trận sợ thua rồi thì còn làm ăn cái nỗi gì ???.
Biết mình làm trật giao kèo với thằng Khanh ,nhưng tôi cố vớt vát chống chế lại nó theo cái lý của mình .
- Tao nói vậy thôi , chưa thấy la bàn la biết ở đâu hết mà đưa tiền , coi chừng mầy gặp phải cảnh mua trâu vẽ bóng thì cụt vốn đó nghe cái thằng kia .
Nãy giờ bà chị Hai của tôi đứng gần bên nghe hết mọi chuyện nên nói chen vào :
- Khanh ơi ! thằng Hưng nhà chị nó nói đúng đó em , phải cẩn thận mới được , thời buổi bây giờ vàng thau lẫn lộn khó biết lắm .
- Chị góp ý nhé ,em phải giao ước với ông ta , thấy hàng mới giao tiền , vậy đi cho chắc ăn . Sao ? Ðược hông em trai ....
Nghe sự góp ý của chị tôi có phần chí lý , thằng khanh đồng ý làm theo cách này để khỏi sợ bị lừa gạt .
Tuần lễ sau kể từ cái ngày tôi chạy vạy gom góp vốn liếng cho thằng Khanh đi giao dịch với ông cựu Hải Quân công xưởng kia , một buổi chiều nọ với gương mặt thiểu não , hai anh em thằng Khanh thằng Khánh với cái dấp dáng giống hệt chú mèo Tam thể trong nhà tôi bi rớt vào cái thau chứa đầy nước trước đây trông thảm hại vô cùng , linh tính mách bảo có điều gì chẳng lành xảy ra , chưa kịp hỏi han 2 anh em nó chuyện gì thì thằng Khánh bật khóc như chưa bao giờ được khóc , nó nói :
- Hít ... Hít ... Ðã nói rồi , mà anh Khanh không chịu nghe ...
Ðưa tay kéo vạt áo thun đang mặt trên người , thằng Khánh lau nước mắt rồi kể tiếp :
- Anh Hưng với chị Hai biết không , Ông già đó Ðâu phải hải quân hải quyết gì đâu , ... Hít .. Hít .. cái thằng Tín Hí với ổng dàn cảnh gạt anh Khanh lấy tiền trốn mất biệt rồi , Cái ông nội đó chạy xe ôm ở góc Hai Bà Trưng , Võ Thị Sáu ( Hiền Vương cũ đó ) lúc nãy em hỏi mấy bà bán xăng lậu chổ ngã tư này , mấy bả kể vanh vách về ổng , trước khi trốn đi còn quịt tiền đỗ xăng của mấy bả nữa kìa , mấy bả chửi đổng một trận quá trời khi hay tin ổng lừa anh Khanh cái vụ mua bán này .
Nghe thằng Khánh thuật lại toàn bộ câu chuyện , tôi cảm thấy trạng thái xảy ra với mình như lúc ấy như bị mất trọng lượng thân hình tôi đang vật vờ trong không khí , tai tôi ù lên tiếng o o vang lên bên tai , bủn rủn tay chân , mồ hôi tự dưng tuôn ra như tắm , gương mặt nhợt nhạt , tim đập loạn xạ ... Cố giũ bình tỉnh không để ngã quỵ với cái tin tồi tệ này , thế là hết , bao nhiêu vốn liếng cắc ca cắc củm dành dụm giờ đành phải cúng cho ông xe ôm có tài thuyết khách nỗ banh ta long kia , cố tạo sự trấn tỉnh tôi quay sang chất vấn thằng Khanh :
- Bửa trước mầy hứa với chị hai tao là có hàng mới giao tiền , giờ sao bị gạt ,vậy cái la bàn đó hiện giờ ở đâu ?
- Em có thấy La Bàn , em mới giao tiền , khi đếm xong ổng với thằng Tín hí cất tiền vô cặp, bổng đâu có một người đàn bà nào đó cất tiếng la làng ngoài sân :
- An ninh tới kìa anh Bảy ơi , chạy đi ...
Thằng Khanh Kể Tiếp :
- Nghe vậy em sợ quá dzọt ra cửa sau trốn trong cái lu nước to đùng , chừng hồi lâu không thấy động tịnh em lò mò lên nhà trên thì ổng và thằng Tín hí trốn mất tiêu .
Chưa dằn hết cơn tức giận , khanh nói:
- Tưởng căn nhà đó là của ổng , ai dè khi em hỏi han hàng xóm thì ra đây là nhà của bà bán xăng lậu ngoài ngã tư chứ đâu phải nhà ổng , tức thiệt , em mà gặp lại Thằng Tín hí với ổng thì không yên với em đâu , giờ tính sao anh Hưng ? .
Ðáp lời thằng Khanh tôi cố dịu giọng với nó :
- Còn gì nữa mà tính với toán , coi như của đi thay người , thôi mày về đi , sáng mai uống cà phê chổ cũ nha mậy , tao đợi đó .
Thật ra tôi cố nói nhỏ nhẹ cho thằng Tín nó yên lòng chứ trong bụng tôi còn ấm ức với cái chuyện mất vốn lãng xẹt , nhưng khi bình tỉnh ngẫm lại tôi cũng có phần trách nhiệm trong đó khi giao phó cho nó mọi chuyện , mà suy cho cùng tại tôi quá sợ nên không dám ra mặt , nghĩ mà thương cho thằng Khanh , qua vụ này xem như ba đứa chúng tôi mua một bài học ở đời với một giá hơi đắt , nhưng cũng chưa yên thân bà chị Hai của tôi , bả chì chiết cả buổi khi biết kết cục câu chuyện này :
- Em thấy chưa ? Chị đã nói trước rồi mà không chịu cẩn thận gì hết . Giờ thì chịu khó ăn cơm với nước mắm kho quẹt nha thằng em trai .
Chuyện bị gạt tiền lần trước rồi cũng trôi qua , dòng đời cứ tuôn chảy , cuộc sống ba đứa chúng tôi thêm phần chật vật sau cái chuyện đúng y như tôi nói với thằng Khanh trước kia , nó đã mua Trâu vẽ bóng ...
Một ngày nọ , sau những ngày lận đận ở sài Gòn , tình cờ tôi gặp lại anh Hạnh , người Hạ sĩ quan ban 3 hành quân chung đơn vị với tôi trước đây . Ðang dừng đèn đỏ tại một ngã tư , khi đèn xanh chưa bật sáng thì phía sau tôi , người đàn ông vội vã rồ ga chiếc xe gắn máy hiệu Gobel ( gô ben ) tông thẳng vô đuôi chiếc Push 3 đèn của tôi , hơi phật ý quay lưng lại nhìn, bất chợt tôi và anh Hạnh cùng reo lên mừng rỡ , vì đã lâu rồi từ khi rã ngũ theo lệnh của ông Dương Văn Minh , chúng tôi mỗi người mỗi ngã , bỏ lại sau lưng những đồng đội thân thương từng gắn bó với nhau suốt chiều dài của cuộc chiến trên quê hương lầm than :
- Anh Hạnh ơi ! Ði đâu đây .. Có cái quán bên kia đường kìa , anh em mình lai rai tâm sự chút đỉnh cho đở nhớ nha .
Tôi và anh Hạnh vào quán , sau một hồi ôn lại những kỷ niệm thời binh lửa , rồi quay ra hỏi han cuộc sống hiện tại , và hướng đến tương lai ...
Gần cả kết larue (la de) được bật nắp
tôi và anh Hạnh thật sự hạnh phúc khi làm sống lại thước phim những năm tháng hào hùng trước đây khi chúng tôi còn trong quân ngũ cứ ngỡ nó sẽ mãi mãi ngủ yên cùng quá khứ :
- Giờ thì Hưng đang làm gì , nếu được thì theo anh lên Sông Bé ( Phước Long ) làm rừng , sống trên đó được lắm .
Tôi kể lể mọi sự tình , anh Hạnh chặc lưỡi liên tục , sau cùng bằng cái vổ vai thật mạnh anh nói với tôi :
- Vậy là dứt khoát lên làm với anh nghe , Hưng làm về sổ sách kế toán thôi , chấm công , nghiệm thu sản phẩm , trả lương và làm thủ tục chuyển lâm sản về Sài Gòn, trước đây ở ban Truyền tin anh thấy Hưng là nhanh nhẹn nhất , về làm với anh là số dzách rồi . Ok nhé .
Sau ngày tan hàng ở mặt trận phía tây sài gòn , anh Hạnh tìm cách nhảy vô một đơn vị chuyên khai thác gỗ , giờ đang trong lúc bí thế gặp được anh tôi mừng lắm và thầm nhớ lại câu tục ngữ của người đời thường nói :
- Buồn ngủ mà gặp chiếu manh .
Nghiệm lại tôi thấy quá đúng trong trường hợp này . Chếnh choáng hơi men , hai chúng tôi chia tay trong lưu luyến , tôi hứa sẽ lên rừng một phen xem có đổi vận may hay không và tôi thường nghe người ta ví von :
? Nhất phá sơn lâm , nhì đâm hà bá ? , đại ý họ cho rằng không nghề nào sánh bằng hai cái nghề làm rừng và nghề đi biển , vì họ thường ví Rừng vàng , biển bạc , nhưng sau này tôi lại nghe được một câu tục ngữ khác, phản nghĩa lại câu trên mà khi nghiệm lại tôi mới thấy rõ ràng ông bà mình nói câu nào thì đúng câu đó không sai chạy đâu hết bởi vì : ? Ăn của rừng , rưng rưng nước mắt ? .
Sáng hôm sau Tôi kể lại tin vui cho anh em thằng Khanh thằng Khánh nghe , hai đứa đòi theo tôi quyết chí lên rừng phá sơn lâm một chuyến .
Sắp xếp chuyện nhà chuyện làm ăn xong , cả ba đứa chúng tôi vác ba lô theo chân anh Hạnh lên rừng , đón chúng tôi tại cái quán cà phê mà chúng tôi thường ngồi la cà ở đây , chiếc xe La dalat màu trắng ngà cũ kỹ do anh Hạnh tự cầm lái vừa ngừng lại bên vệ đường , tính vội tiền cà phê cả ba vừa bước ra khỏi quán , Bà Tư chủ quán biết chúng tôi tạm xa thành phố , tạm ngưng làm thân chủ thường xuyên của quán cà phê của bà một thời gian , bùi ngùi bà cất tiếng :
- Nè ba chú đi mần ăn xa nhớ mạnh giỏi nghe , thôi tui không có gì nhiều chỉ có chút ít đường cát và cà phê gữi mấy chú lên rừng có cái mà uống , nghe nói trên rừng hổng có quán sá gì đâu , chừng nào rảnh rang về lại thành phố nhớ ghé ủng hộ quán tui nha .
Cảm động với nghĩa cử tốt bụng đậm tình lối xóm của bà Tư bán cà phê , tự dưng thấy nghèn nghẹn trong lòng tôi thay mặt anh em thằng khanh cảm ơn bà Tư và không quên hẹn sẽ mang những món đặc sản của núi rừng về biếu bà khi trở lại Sài Gòn .
Chiếc xe La dalat tuy già nua nhưng chạy khá ngọt , ra đến quốc lộ 13 đường rộng thênh thang anh Hạnh tăng tốc độ , chiếc xe lướt nhẹ êm ru trên đường nhựa , gió hai bên đường ùa vào xe không khí mát lạnh thổi thốc vào khiến chúng tôi có cái cảm giác thư thái trong lòng , thú thật đã thật lâu rồi mới được ngồi trên xe hơi chúng tôi cảm thấy tự nhiên mình oai hẳn lên như những ông chủ đồn điền cao su đi kiểm tra nhân công làm việc cho mình .
Ðến thị xã An Lộc nơi vài năm trước đây tôi và đồng đội đã từng đặt chân đến nơi này , chiến trường thời bấy giờ thật khốc liệt , nhiều khúc ca bi tráng vang lên suốt chiều dài cuộc chiến ở đây , kia rồi dãy nhà lồng chợ An Lộc vẩn còn trơ khung vì kèo sắt cháy nám đen , trên tường lỗ chổ những vết đạn còn hằn lên , cũng tại nơi đây trước kia chiều chiều tôi và những anh em trong đơn vị xúm xít nhau chơi bóng chuyền , có những lúc trận bóng đang giằng co tỷ số giữa hai bên thì tiếng đề pa của các dàn pháo của phía bên kia bắn vào , nhiều tiếng nỗ chát chúa gầm vang làm chúng tôi phải nhảy vội vào hầm trú ẩn khiến trận cầu kết thúc một cách tức tưởi , có đứa còn nói vui :
- Tiếng pháo kích của mấy ổng như tiếng còi kết thúc trận đấu của trọng tài , bắt buộc phải ngưng thôi .
Vào một quán cơm bên đường cạnh chợ An Lộc, trong khi ăn uống tôi tranh thủ quan sát cảnh vật nơi này có nhiều thay đổi , tuy vậy cũng còn lại đây vài xác xe tăng T54 bị bắn cháy nằm chỏng chơ trong nắng mưa , vài khẩu pháo gục nòng chứng tích của cuộc chiến năm nào , bất chợt có đôi chim Bồ câu sà xuống đậu trên nắp pháo tháp chiếc T54 , tiếng kêu ríu rít dường như chúng muốn chọn cái pháo tháp vô dụng kia để xây tổ uyên ương chăng .
Vậy là chúng tôi hiện diện trên công trường khai thác lâm sản Ðakia thuộc tỉnh Phước Long sau mấy giờ dằn sốc trên con đường đất đỏ đầy ổ gà , ổ khủng long , khi xuống xe mõi nhừ người tôi nhìn kỹ lại thấy bộ đồ vía đang mặc trên người đã nhuộm đỏ bụi đường , tóc tai mặt mũi cũng bụi đường nhuộm đỏ ...
Khi trút bỏ lớp bụi đường dưới dòng suối nhỏ nằm đối diện phía trước công trường , làn nước mát lạnh làm chúng tôi sảng khoái bao nhiêu nhọc nhằn trên đường đi nó tan biến lúc nào chẳng hay , ngâm mình dưới dòng suối được làn nước mơn man vổ về da thịt , thỉnh thoảng tôi ngụp lặn khi mở mắt ra nhìn thấy từng đàn cá nhỏ đang tung tăng bơi lội cùng chúng tôi trong làn nước khiến tôi có cảm giác mình thật gần gũi với thiên nhiên vô cùng .
Chưa kịp tìm hiểu và quan sát toàn bộ khu vực nơi công trường tọa lạc thì trời đã sụp tối , buổi ăn tối đầu tiên nơi công trường thật ấn tượng , biết chúng tôi lên từ Sài Gòn một số anh em công nhân đã chuẩn bị cho buổi tiệc ra mắt thật hoành tráng , thức ăn ê hề , cá thịt , gà rau ..v.v... Không thiếu món nào nhưng cái ấn tượng mà tôi nhớ nhất là cái bình rượu cần và khô khỉ , rượu cần hôm ấy là loại nước cốt có màu vàng tươi như nước mía , mùi vị thật thơm , đã từng được uống rượu cần khi còn ở Kontum nhưng cũng không thể nào bằng cái bình rượu hôm ấy , nó nồng ấm đậm đà rất dễ uống mà một khi ngấm vào cơ thể thì ai nấy say hết biết trời đất là gì . Còn cái món khô khỉ thì đây là lần đầu tôi nhìn thấy , nó có mùi vị lạ lẫm khiến tôi ngại ngùng không muốn đụng đũa vào , một công nhân lớn tuổi thấy vậy liền nói :
- Chú gì đó ơi , tại chú mới đến đây chú không biết chứ anh em chúng tôi ăn hà rầm , khỉ vùng này nhiều lắm người dân tộc Stiêng nơi đây săn bắt được họ làm thịt bán đầy đường mổi sáng , ban đầu tôi cũng ngài ngại như chú nhưng giờ thì xơi láng hết , cứ con nào nhút nhít thì cứ ăn sợ gì ?
Nễ lời ông tôi cố nhai một miếng nhỏ nhưng không thể nào nuốt nổi cái món đặc sản này , tôi lấy cớ và dzọt lẹ ra sau hè láng trại và nhổ ra hết miếng khô khỉ nọ và tự hứa không đời nào rớ đến cái món đặc biệt kia . Sau một hồi chén chú chén anh , buổi tiệc ra mắt cũng tàn , các anh em công nhân lui về dãy nhà tranh phía sau công trường để nghĩ ngơi , dọn dẹp xong tưởng rằng sẽ chìm vào giấc ngủ một cách nhanh chóng nhưng hình ảnh những chú khỉ đáng thương bị lột da để chế biến thành các món ăn nó cứ lởn vởn trong đầu và do lạ chổ lạ nơi khiến tôi thức gần trắng đêm bên đống lữa bập bùng cháy suốt giữa sân của công trường .
Mờ sáng hôm sau , vừa chợp mắt được chút xíu anh Hạnh đã kêu giật ngược :
- Hưng ơi ! Dậy làm ly cà phê cho tỉnh , cà phê ở đây ngon hết xẩy .
Dụi đôi mắt cay sè , tôi bật dậy cũng không quên lay anh em thằng Khanh thức dậy chuẩn bị cho một ngày mới nơi vùng sơn lâm chướng khí .
Quán cà phê anh Hạnh nói nó nằm ven tỉnh lộ 12 , con đường này có độ dài gần 20 km nối liền huyện Lộc Ninh và huyện Phước Bình tỉnh Sông Bé , nói cái quán cho có vẻ sang trọng nhưng thực chất là một căn nhà tranh có 3 gian rộng rãi nằm dưới tàn cây rộng lớn , quán bán tạp hoá cà phê và các món điểm tâm , bàn ghế được đóng bằng những tấm bìa gỗ từ những xưởng cưa thải ra , vợ chồng bác Tư Liệp chủ quán là Việt kiều từ xiêm riệp kampuchia hồi hương về sinh sống nơi đây :
khi ai nấy yên ổn chổ ngồi , anh Hạnh nói vọng vào bên trong quán :
- Bác Tư ơi cho cháu bốn ly cà phê sữa , nhớ cho ít sữa thôi nghe Bác Tư , cho sữa vô nhiều quá nó làm át mất mùi vị của cà phê , uống vậy mất ngon đó Bác Tư .
Anh Hạnh vừa dứt lời bác Tư gái vồn vả hỏi thăm :
- Chú Hạnh mới lên tối hôm qua phải không , chà..chà còn ba chú đây là người mới hả chú Hạnh , mấy chú nhớ ủng hộ quán bác nha .
Nhìn nhân dáng ông bà Tư tôi thấy họ thật hiền và phúc hậu , ông bà sống chung với thằng Cảnh con út của ông bà , còn những người con lớn thì sống quanh đấy không xa , có chuyện gì thì chỉ cần lấy 2 tay làm loa và í ới vài ba tiếng thì con cháu tề tựu đầy đũ , thấy bà tư mở lời tôi cũng nhanh nhẩu :
- Dạ con tên Hưng còn khanh và Khánh đây bạn con , nghe anh Hạnh nói trên đây dể sống nên tụi con theo ảnh lên đây tìm vàng đó Bác Tư .
Nghe tôi nói đùa như thế Bác tư gái lè lưỡi , nhíu mày và nói :
- Trời đất , trên này làm gì có vàng chú Hưng ơi , chỉ có vàng da thôi , hị.hi.. Là sốt rét vàng da đó chú biết hôn , ở đây coi vậy chứ không khí còn độc địa lắm , cả cái ấp này chừng trăm nóc nhà ước phỏng ba trăm dân , mà năm nào cũng gần chục mạng ra đi đó chú . Tui nói là nói vậy chứ ở đây chịu khó thì làm giàu không mấy hồi đó chú .
Thời gian đầu do là mùa nắng nên công việc khai thác chặt hạ gỗ trong rừng tương đối dễ dàng nên chúng tôi được tiền công cũng kha khá , đang túng thiếu trong cuộc sống rồi tự dưng tháng nào tiền bạc cũng rủng rỉnh khiến chúng tôi ăn xài có phần phung phí , có những lúc cùng nhau bày ra những buổi nhậu thừa mứa , thức ăn ê hề rượu tây rượu ngoại uống đến say mèm , cũng do mấy cái thứ rượu này nó đã bào mòn sức khỏe chúng tôi một cách nhanh chóng ...
Một sáng nọ ngoài trời đang có một cơn áp thấp nhiệt đới gây mưa rả rích suốt đêm ngày , ngồi trong quán cà phê chúng tôi nghe Bác Tư liệp kể lại cuộc mưu sinh trên đất khách , rồi biến cố xảy ra khi quân kherme của Tổng thống Lon non cáp duồn người việt , bà con bồng bế gồng gánh chạy về quê nhà và chọn nơi này làm quê Hương , bà con sống chen lẩn với người dân tộc thiểu số người Stiêng , cùng nhau phát nương rẩy , trồng tĩa bắp , lúa , các loại đậu , cây mè .v.v... Ban đầu do vài ba vụ mùa đất còn màu mỡ , bà con thu hoạch trúng mùa nên đời sống thêm phần khá dả , người Kinh , thượng , kherme sống chung vui vẽ , dần dà đất bạt màu năng xuất kém , đời sống chật vật từ đó xảy ra nhiều vụ xích mích đáng tiếc , lúc này bộ tộc người Stiêng cùng nhau du cư vào sâu trong rừng lập thành sóc mang tên Bù Tam và ở lại đây đến tận bây giờ .
Cơn mưa rừng vừa tạnh , ly cà phê uống hảy còn dang dỡ thằng Khanh nó nói nhỏ vào tai tôi :
- Hôm nay anh em mình vô sóc Bù Tam nha anh Hưng , krấp trong sóc kêu anh em mình vô đó nhậu chơi . Nó có món thịt khỉ nướng ngũ vị hương thơm lừng .
- Hả .. Lại thịt khỉ ... Thằng krấp này đúng là khỉ thiệt . Ờ mà đến ba bốn cây số đường rừng , trời mưa gió vầy mà nhậu nhẹt gì , sao mầy không hẹn với thằng krấp để bửa khác ?
Bác Tư Liệp nghe vậy nên nói chen vào :
-Chú Hưng có đi thì Bác cho mượn đôi ủng nè , mang giày như chú lội rừng giờ này thì con Vắt nó chui vô hút máu đau lắm .
Chưa kịp suy nghĩ với cái lòng tốt của Bác Tư , ông nói tiếp :
- Cảnh ơi ! Mầy lấy đôi ủng cao cổ ra cho chú Hưng mượn đi con .
Thằng khanh nghe vậy nó mừng ra mặt, nó còn tài lanh nói đùa với Bác Tư :
- Con thay mặt anh Hưng cám ơn bác Tư
Con đường mòn ngoằn ngoèo chạy dài đến sóc Bù Tam phải lội qua mấy đoạn suối cạn , rừng núi còn đầy hơi nưóc , mùi ẩm thấp của lá cây mục xông lên mũi khiến chúng tôi nhảy mũi liên tục , còn cách nơi đến quảng độ non chừng một cây số , đang ngồi thở dốc bên bờ suối do không quen lội rừng , bổng đâu tiếng cây rừng đỗ sầm vang lên gần đấy kèm theo tiếng kêu thảm thiết của ai đó khiến tôi rùng mình ớn lạnh :
- Cứu .. Cứu bà con ơi , có ai không ?
Tiếng kêu cứu vang dội cả khu rừng , bằng sự phản xạ nhanh nhẹn cả đám chúng tôi không ai nói một lời cùng nhau chạy nhanh về hướng tiếng kêu cứu phát ra , trước mắt tôi ông Thạch một công nhân trong đội khai thác bị dập nát cả thân người máu chảy lay láng còn thằng Nhân người làm chung với ông Thạch , mình mẫy ước sủng nước đang run rẩy với gương mặt thất thần , tôi vội hỏi :
- Chú Thạch bị sao vậy , mưa gió như vầy mà còn vô đây cưa với cắt làm chi .
- Chú thạch cắt xong cái cây này , cây ngã theo hướng kia nên quăng cái cưa và chạy qua hướng này , không ngờ gió lớn bất chợt nên bị phản tàn chú Thạch bị gốc cây đập vào ngực văng ra phía xa .
Cảnh tượng thương tâm xảy ra ngoài ý muốn , bối rối vô cùng tôi kêu thằng Khanh nhanh chóng quay về công trường tìm xe máy cày để chuyển ông Thạch về trạm xá công trường . Thằng khanh chạy như ma đuổi phút chốc nó mất hút phía xa nơi cuối rừng , ngồi cạnh ông Thạch ông thoi thóp thở nhưng cũng cố thuật lại sự việc rồi ông lịm dần , thằng Nhân lấy tay bịt chổ máu đang rỉ trên ngực ông Thạch , tôi thấy đôi mắt nó đang nhòa lệ , gương mặt nhợt nhạt , thỉnh thoảng cơ thể ông Thạch co giật từng cơn , rồi ông xuôi tay trút hơi thở cuối cùng , hai khoé mắt ông tự dưng ươn ướt . Tôi lặng người và thương cảm cho ông Thạch , nhà ông rất nghèo theo chân lên đây mong kiếm tiền về lo cho bà vợ bệnh hom hem ở nhà , bà chưa hết bệnh mà ông đã sanh nghề tử nghiệp rồi .
Biết được sự việc đau lòng xảy ra trong rừng , Bác tư Liệp đã tự nguyện xách chiếc máy cày có cái rờ mọc phía sau , bác chở thằng Khanh đến nơi tai nạn và bốc xác ông Thạch đem ra tỉnh lộ . Lúc bấy giờ nếu không có sự hào hiệp của Bác tư thì chúng tôi sẽ gặp vô vàn khó khăn phải vượt qua .
Cũng bằng chiếc máy cày của Bác Tư chúng tôi vượt gần chục cây số đoạn đường đau khổ ra bệnh viện Phước Bình để tẩn liệm và chuyển thi hài nạn nhân về sài gòn , khi chiếc máy cày thở phì phò như trâu rống vượt cái dốc cao chung quanh lau sậy mọc cao quá đầu người , hết cái dốc gặp ngay phi đạo sân bay Phước Long cuối phi đạo là Bệnh viện , bất chợt tôi thấy thấp thoáng xác một chiếc máy bay C47 caribu bị bắn cháy còn nằm trên phi đạo khiến tôi liên tưởng đến sự hy sinh của các anh lính không quân hào hoa thuở nào lòng tôi chùng xuống , gió thổi mạnh trên phi đạo như muốn cuốn phăng đi chiếc xe máy cày chở xác một người đi phá sơn lâm mà chưa tròn nguyện ước .
Mùa mưa ở rừng dai dẳng cũng đồng nghĩa với sự thất nghiệp của những người làm nghề khai thác cây rừng . vì đường rừng lầy lội không thể mang gỗ ra khỏi cửa rừng , đời sống công nhân hàng ngày càng khó khăn thêm .
Công việc của công trường nơi tôi làm việc cũng gặp nhiều trở ngại , gỗ chở về thành phố trên đường đi phải cống nạp cho mấy tay kiểm lâm , nếu không có khoản lót tay này dù là gỗ hợp pháp 100% cũng không thể qua trạm , do chi phí nhiều gây nên lỗ lã trong kinh doanh .
Một sáng nọ Anh Hạnh được lệnh đem toàn bộ công nhân trở lại sài gòn , công trường tạm thời ngưng hoạt động , kêu tôi qua chổ làm việc của mình anh Hạnh buồn buồn nói với tôi :
- Mình về Sài gòn ít lâu , Hưng ở lại trông chừng nơi đây , xong việc mình trở lên ngay , đừng buồn nhé , Hưng cầm tạm số tiền này mà chi dùng .
Tôi cũng ngậm ngùi không kém , tò mò tôi hỏi anh :
- Có khi nào họ giải thể công trường này không anh ? Nếu đúng vậy thì buồn thật .
Chiếc xe GMC cũ kỹ từ Sài gòn lên chở toàn bộ nhân sự về xí nghiệp ở Sài gòn để giải quyết những tồn tại khó khăn vừa qua , khi chiếc xe khuất sau đám bụi đỏ mịt mù , còn lại một mình trên công trường trống vắng , nỗi buồn nó xâm chiếm lòng tôi đêm ấy khí trời thật lạnh , mình tôi cô đơn bên đống lửa cháy bập bùng ..
Tôi ngã bệnh bất ngờ khi công trường bước sang ngày thứ hai ở đây một mình,
nằm liệt giường , miệng , môi tôi khô khốc , đôi mắt thất thần , đau nhức khắp mình , từ sáng đến chiều tối không có gì trong bụng khiến tôi lã người thiếp đi ...
Giật mình tỉnh dậy tôi thấy hơi ấm dễ chịu lan tỏa khắp người , mình mẩy hảy còn ê ẩm nhưng cảm giác trong người không còn nặng nề như lúc ban sáng ,tôi không hiểu chuyện gì xảy ra với mình , vừa định ngồi dậy thì tiếng Bác Tư Liệp vang lên khiến tôi giật mình :
- Chú Hưng chưa khoẻ đâu , cứ nghĩ ngơi Bác múc cháo cho chú ăn cho lại sức nè .
Thấy tôi ngỡ ngàng pha chút bối rối , Bác tư gái và Thằng Cảnh đồng lên tiếng:
- Chú Hưng mạng lớn lắm nghe , ông nhà tui không tới thăm là chú có thể chết rồi đó .
Bác tư gái kể lại chiều hôm đó tự nhiên bác Tư trai cảm thấy bức rứt trong người , ông nghĩ là do trời nóng bức nên đẫn chú chó cưng đi dạo cho khây khoã , trên đường đi ngang công trường biết chỉ còn lại mình tôi nên bác ghé vào trò chuyện cho vui , đến trước sân bác kêu rất lâu không thấy tôi trả lời , chú chó thì sủa lên liên hồi , nghi có chuyện chẳng lành bác tông cửa vào thấy tôi đang thở thoi thóp người nóng như lửa đốt , Bác tư lật đật đánh gió và kêu người nhà đem thuốc , và nấu cháo cho tôi ăn giải cảm ...
Từng muỗng cháo được Bác Tư đút cho tôi , cháo chạy đến đâu tôi thấy ấm lòng đến đó , như một thầy thuốc chánh gốc bác Tư đã cứu mạng tôi từ tay tử thần trong gang tất .
Công trường giải thể , do khu rừng nơi đây đã bị khai thác gần hết , chỉ còn trơ lại trên mặt đất một ít cây nhỏ khẳng khiu , do làm ăn thua lỗ . Tôi phải từ giã mảnh rừng bạt ngàn của ngày nào , giã từ những người dân tộc stiêng thân thiết gặp nhau trong rừng , giã từ cái món khô khỉ và những bình rượu cần nồng ấm .
Vác cái ba lô lép xẹp tôi lê bước đến quán nhà Bác tư liệp , vừa gặp mặt chưa kịp chào bác mang ra 2 gói quà to tướng trao cho tôi , với đôi mắt buồn buồn Bác tư nói:
- Chú về Sài Gòn mạnh giỏi , cho vợ chồng tui gửi lời thăm hỏi gia đình chú , tui gửi ít quà quê mình ở đây , đường tán và đậu xanh chú dùng lấy thảo , sau này có dịp chú về đây thăm vợ chồng tui nhé .
Nghẹn ngào trào dâng muốn nỗ tung lòng ngực , tôi ôm Bác tư và ngã đầu vào lòng Bác tôi thì thầm :
- Con cám ơn Bác tư nhiều lắm , không biết bao giờ con mới trả nỗi cái nợ ân tình này hả Bác Tư ?
Tự dưng Bác tư và tôi cùng rơi nước mắt , vỗ vào lưng tôi Bác mạnh mẽ nói :
- Thôi chú đi đi , xe đến rồi kia .
Tôi cố ngoái nhìn cái quán Của bác tư khi chỉ còn lại một chấm nhỏ xa xa sau lớp bụi mờ ...
Sài gòn ...ngàỵ..tháng...năm
Thưa Hai BácTư rất yêu quý của con !
Ở một nơi xa xôi nào đó , con vẩn biết rằng hình bóng và tình cảm hai bác lúc nào cùng dành thật nhiều cho con .
con thật tệ khi hay tin hai bác đi xa , thật xa mà con không một lần về thăm . Cái nợ ân tình ngày nào có lẽ không bao giờ con quên ,giá mà hai bác có thể đọc những dòng này chắc rằng hai bác sẽ hiểu lòng con hơn .
Hôm nay con mượn câu chuyện này , con nhắc lại những ân tình rất quý mà hai bác cùng người thân đã dành thật nhiều cho con , nơi vùng đất còn mang nhiều khốn khó nhưng mang đầy ấp tình người nơi hai bác .
con xin cầu nguyện ơn trên gia hộ cho hai bác của con được mãi mãi an lành nơi miền viên miễn , riêng con sẽ noi theo hai bác sống sao có ích cho đời , cho người .
Thương hai bác Tư ngàn đời không phai .
Bây giờ mấy mươi năm qua rồi , khi ai đó trong người thân quen nhắc lại câu : ? Nhất phá sơn lâm , nhì đâm hà bá ? chắc tôi sẽ chắp tay sá dài vì câu nói ăn của rừng rưng rưng nước mắt còn in mãi trong tâm trí tôi chắc khó bao giờ phai nhạt .
Viết xong tại sài gòn trung tuần tháng 11/2011 ( nhân mùa lễ tạ ơn )
Chỉ cách nhau một con đường, hai trường Nam Nữ tiểu học xưa nhất Gòcông cùng nhìn về một hướng, kinh Salicetti trước mắt xuôi dòng. Trái hẵn với trường Nam cổ kính, đồ sộ, sừng sững như pháo đài, bao quanh bằng bức tường kiên cố, trường Nữ thật yểu điệu rực rỡ với dãy nhà trệt hình chữ L. Hai căn thấp, đơn sơ lợp thiếc Cao bằng dành cho lớp chót, lớp tư. Lớp ba đến lớp nhứt, tiếp liên đặc biệt được học trên phòng có nền cao, tường sơn vàng nhạt, mái ngói đỏ, lót gạch bông với hành lang rộng. Hàng cột dài dẫn thẳng đến văn phòng có lầu nhìn sang trường Nam khắc khổ nghiêm trang.
Không biết có phải vì các cậu trai hay nghịch phá hay chính quyền thuộc địa âm thầm lo ngại tinh thần vùng lên bất khuất của giới trẻ có học mà tường rào được xây cao, chi chít lổ. Trái lại, hàng rào trường Nữ, chỉ xây gạch thấp kín ở phía sát đường, còn ba phía kia toàn trồng cây keo ù có gai hay bỏ trống.
Trường quay mặt ra phía kinh, nước chảy lờ đờ ra bến tàu chợ cá. Bước vào cổng, bên trái là cây đa cổ thụ, rể to dài đong đưa như trong tranh cây đa củ, bến đò xưa. Mé phải, cây phượng bấy giờ gọi là cây điệp thật đẹp chỉ nở rộ vào hè. Ngày còn đi học chỉ thích phượng vì hoa vì trái, kỷ niệm khó quên của tuổi học trò. Các anh chị Trung học nhìn phượng say hồn thơ, ướp mơ gây mộng, còn các em « ăn chưa no lo chưa tới » nầy chỉ biết thưởng thức qua bao trò chơi vui nhộn thích thú, nào nhâm nhi cánh phượng chua chua, nào dự cuộc đánh cá các độ đá gà bằng nhụy hoa vàng đỏ, rình đập bong bóng tai hoa làm pháo vu qui.
Giữa sân trường là cột cờ, học sinh hát chào quốc kỳ mỗi sáng thứ hai và chiều thứ bảy.
Cạnh đấy sừng sững hai cây bàng như hai chiếc lộng vinh qui. Học sinh thường bị cấm vào sân trường sớm, nên vừa được vào là vội chạy kiếm tìm trái bàng khô rơi. Dùng cục gạch đập cho bể hai, khều hạt dài to cở hạt nếp lứt, ăn bùi bùi, ngòn ngọt như hạt dẽ, đậu phộng. Lá bàng tươi dùng làm quạt, ưởn bụng ra phe phẩy bắt chước ông Ðịa trước lân. Hoặc giả bộ tiểu thơ, công chúa trong tuồng hát bội, cải lương, e thẹn che mặt hé nhìn làm dáng. Tuổi học trò dù là
« Học trò là học trò con,
Ăn nói lon xon là con học trò »
đi chăng nữa vẫn có bao sáng kiến nên thơ.
Làm sao quên được những cây me quanh sân phía sau. Mỗi lần gió thổi, lá me bay bay như đàn bướm lượn, đầu ngẩng lên đua nhau nhón gót nhảy cao đón bắt, đếm lá đoán hên xui. Còn nói gì nhặt được trái me, đó là kỳ công, chia ra từng mắt chuyền tay cùng nhau nếm thử. Cô thì mặt nhăn như khỉ chép miệng chạy dài, cô le lưởi lắc đầu hàng mà vẫn còn xè tay xin nữa. Người chung quanh thấy me chua còn tự nhiên nuốt nước miếng, bạn bè trong cuộc làm sao đứng nhìn mà không chịu xáp đến dự phần.
Bên hông trường, một căn nhà lợp thiếc không vách ngăn, kê vài chiếc bàn, băng dài dùng làm « cantine », chỗ ăn trưa cho học sinh ở xa. Tiến bộ nhất là dãy nhà vệ sinh, nền cao ráo, tường sơn cửa có móc chốt, sạch sẽ dễ nhìn.
Không biết câu nói « nhất quỉ nhì ma thứ ba học trò » có đúng ở nơi nào không, nhưng điều chắc chắn là ở đây không một học sinh nào, dù nghịch ngợm, con nhà giàu sang vọng tộc thế nào đi chăng nữa, có thái độ bất kính với thầy cô.
Nhớ cô hai Qui dạy lớp chót, chồng là thầy tư Hương dạy ở trường Nam. Cô ba Hớn dạy lớp tư, chồng thầy Huệ, cũng dạy trường Nam. Lớp ba với cô sáu Ðiệu, còn độc thân. Thể dục với thầy Báu, sau nầy là chồng cô. Lâu lâu có thầy Bữu Liệu đến dạy thế. Cuối lớp nầy, phải đổ bằng Tiểu học mới được lên lớp nhì một năm. Có đến hai lớp nhì, một do cô tám Xiếu, vợ thầy Huề, trường Nam ; hai do cô năm Tâm, vợ thầy Năng, trường Nam. Cô Lan, cô năm Lài, cả hai bấy giờ còn độc thân, dạy lớp nhì hai năm. Cô bảy Ngự dạy lớp nhất, cuối năm nầy bắt buộc thi lấy bằng Sơ học. Nếu không đổ vào Trung học, thì học lại ở lớp tiếp liên, thầy ba Minh, thầy Sửu dạy thể thao. Hiệu trưởng cả hai trường bấy giờ là ông Huỳnh văn Hai.
Học sinh rất kính trọng thầy cô đúng như câu « nhất tự vi sư, bán tự vi sư ». Thường nhìn thấy thầy cô ở xa xa là tránh qua đường khác hoặc chạy vào nhà bạn bè gần đãy chờ cô đi ngang qua rồi mới dám đi ra. Nếu lở chạm trán, tay nầy kẹp chặc cặp, tay kia dở nón cúi chào sâu. Hảnh diện lắm mới được thầy cô cho mang sổ, phấn, tập học sinh về nhà. Cô dặn điều gì là nhớ kỷ, vâng lời răng rắc. Uy của cô lớn thật, không phải chỉ lễ phép với cô dạy mình mà tất cả thầy cô khác nữa.
Nhộn nhịp nhất là giờ chơi. Không khí sân trường rộn rịp tưng bừng vang vang tiếng cười la. Bao trò chơi được bày ra như đánh tên, đánh búng, đánh nhà, đánh cờ chó, cờ mụ, nhảy giây...
Ðặc biệt nhất là trò chơi đánh u, chia hai phe, đường ngăn đôi chiến tuyến gọi là lụn. Có hai cách chơi, một là u thường, xử dụng làn hơi, hai là u ấp, im lặng, thở đều. Tại sao gọi là « u » ? Có thể nhại tiếng kêu ù ù của máy bay chăng ? Bạn cứ hình dung hai loại phi cơ, một thứ săn giặc, thứ khác thám thính, bây giờ phi cơ không người lái đãy. Một tên phe nầy sang đất địch, vừa dùng hơi thở hô « u » không được ngưng vừa tấn công, chạm được đối thủ nào, tên ấy bị bắt làm tù binh. Nếu thấy hụt hơi phải tháo lui ngay, như phi cơ trục trặc hay địch phản công quá mạnh, quay về đất mình. Chẳng may bị địch bắt mà không vùng vẫy chạy thoát qua khõi ranh giới ?lụn? là trở thành tù binh đîch vậy. Cán lụn là được tha.
Với u ấp, chỉ rồ máy tức là hô « ấp », rồi lặng lẽ sang đất địch. Nguyên tắc chơi giống nhau. Củng có thể cứu tù binh bị bắt cầm tù bên đối phương bằng cách tìm cách chạm vào người đồng đội. Trò chơi đánh u nầy đòi hỏi nhiều sức, tính toán nhanh nhẹn và dài hơi.
Thùng ! Thùng ! Thùng ! Một hồi ba dùi trống báo hiệu giờ tan học. Như đàn chim non rời tổ, xin trả lại cho trường khoảnh khắc yên tĩnh, nghỉ ngơi. Phòng học vắng tiếng ?phú lang sả xì xịt điểm đệm bằng nhịp roi thước của thầy cô. Chiếc trống chầu chơi vơi bên hàng cột lạnh dài. Sân trường không còn rộn tiếng cười la hét, ?oánh tù tì ra cái gì ra cái nầỷ, búa kéo hay bao. Gió thổi xóa đi bao vạch lằn hằn trên đất. Confettis me thiếu người nhặt rụng đầy sân. Phượng thua buồn mặc hoa lá tự do rơi. Hai chiếc lộng, tàn cây bàng giương cao che thân suông trơ trọi, giây rể đa không ai giữ hờ hững như chỉ thắm quanh nón cụ cô dâu.
Rồi năm tháng trôi qua... Những cánh chim tiếp nối tung bay khắp khoảng trời rộng mở. Bụi phấn nhuộm trắng đầu bao thế hệ, mái trường xưa vẫn là chứng nhân lịch sử quê hương. Thầy cô cũ, bạn bè xưa, gia đình tinh thần gần gũi nhất, đánh dấu bước đi đầu đời tập tễnh của mỗi học trò con. Trường mãi mãi là kho tàng ký ức, kỷ niệm êm đềm một thời vô tư trong trắng hồn nhiên.
ÐƯỜNG VỀ LA MÃ (I)
Roma là thủ đô của Ý dân số hơn 2,7 triệu diện tích 1.285,3 km², nếu tính cả khu vực ngoại ô chung quanh là 3,8 triệu. (diện tích Ý 301336 km² dân số 58,1 triệu) Roma nằm ở trung tâm vùng phía Tây bán đảo Ý, hợp lưu của hai dòng sông Aniene và sông Tiber. Lịch sử Roma trải dài hơn 2500 năm, từng là thủ đô của Vương Quốc La Mã, Cộng Hòa La Mã và Ðế Chế La Mã, là nơi quyền lực thống trị ở Tây Âu và các vùng đất giáp biển Ðịa Trung Hải trong hơn 700 năm. Từ thế kỷ thứ 8, Roma trở thành thủ đô qua các thời đại của Giáo Hoàng đến năm 1870. Năm 1871 Roma trở thành thủ đô của Vương Quốc Ý. Năm 1946 quốc gia này chính thức đổi tên thành Cộng Hòa Ý. (Italienische Republik). Thành phố Roma là trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị của Ý. Ðược xếp thứ 11 trong những thành phố có nhiều du khách (cũng là nơi có nạn móc túi) cao nhất thế giới. Ý còn có nhiều danh lam thắng cảnh khác như Milano, Napoli, Florenz, Veneziảđặc biệt thành Verona nơi còn di tích của chuyện tình Roneo và Julia (1). Bán đảo ý có nhiều bãi biển đẹp nên người Việt ở miền nam Ðức hàng năm thường nghỉ hè tắm biển Ý. Người theo đạo Công Giáo thì hành hương đến Roma. Roma có Toà Thánh Vatican và nhiều Vương Cung Thánh Ðường, điạ danh nổi tiếng thế giới. Trên đường phố Roma chúng ta thường gặp nhiều Nữ tu, Linh mục nhiều sắc dân khác nhau về tu học. Các dòng tu Việt Nam đều có nhà khách riêng để các tu sĩ đến Roma tiếp tục học tại các Ðại học. Có nhiều nơi còn phòng trống thì cho khách hành hương mướn lại. Chúng tôi đến nhà khách Foyer Phát Diệm. Lm. Gioan Trần Mạnh Duyệt quản lý cho biết: Foyer Phát Diệm do cha Luca Trần Văn Huy khởi công xây ngày Thánh Giuse 19.03.1949 và khánh thành ngày 18.02.1950. Năm 1964 cha Pherô Vũ Kim Ðiện từ VN sang quản lý và tu sửa được sự bảo trợ bởi các Ðức Cha: Anselmô Tađêô Lễ Hữu Từ, ÐC Phaolô Bùi Chu Tạo, Ðức TGM Sài Gòn Phaolô Nguyễn Văn Bình. Tháng 2 năm 1969 cha Ðiện hoàn tất công việc tu sửa, xây thêm nhà dài gấp đôi, cao tầng như hiện nay. Nhà nghỉ nầy thay đổi nhiều danh xưng như: Procurea Vietnamita ? Casa San Giuseppe del Convitto Vietnamita ? Missio Phat Diem- từ ngày 20.10.1983 đổi là FOYER PHAT DIEM được công báo rộng rãi trên Internet. Là nhà khách đón tiếp các Hồng Y- Giám mục- Linh mục- Tu sĩ, cũng như tiếp du khách hành hương từ khắp nơi trên thế giới về Roma. Ðức cha Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận từng ở trên lầu 4 hơn 6 năm trước khi ngài được tấn phong Hồng Y và giữ chức Chủ tịch Hội Ðồng Giáo Hoàng về Công Lý và Hòa Bình của Tòa Thánh Vatican.
Thành tích của Foyer Phát Diệm
-Cuối năm 1975 Ðức Hồng Y Jean Villot, Quốc vụ khanh Tòa Thánh tặng cho ? HUY CHƯƠNG BẠC? -Ngày 22.06.1980 Ðức Thánh Cha Gioan Phaolô II tới chúc lành nhân dịp các Ðức Cha Việt Nam về Roma dự AD LIMINA APOSTOLORUM -Năm 1982 Chính phủ Ý cho bằng khen về các phục vụ xã hội. Lm. Gioan Trần Mạnh
Duyệt du học Roma năm 1965 từng làm Cha xứ của Ý, nghỉ hưu ngài về làm quản lý Foyer Phát Diệm. Soeur Bề trên Anna Maria Phạm Thị Kim Tuyến cùng 7 Souer thuộc dòng Mến Thánh Giá phục vụ công việc, hai năm được nghỉ phép một lần về thăm quê hương. Số tiền thu được gởi về cho Giáo Phận Phát Diệm Việt Nam. Nhà Nguyện đẹp yên tĩnh buổi sáng từ 5:50 đã nghe tiếng kinh nguyện cầu, mùa hè các Souer mặc áo dòng màu trắng giống như những con chim bồ câu trong nét đẹp hiền từ (mùa lạnh mặc áo dòng đen) những bản thánh ca của các Souer hát rất hay theo tiếng đàn trầm bổng du dương, Thánh lễ do cha Quản lý chủ tế.
Những buổi ăn tối thật vui trong một đại gia đình. Các Souer phục vụ rất tận tình dù trên đất Ý nhưng tưởng như mình đang sống tại Việt Nam, phong cảnh nơi đây đẹp, hoa lá xanh tươi, có nhiều cây ăn trái và vườn rau thơm? buổi sáng sớm chúng tôi ngồi ở vườn, hít không khí thơm tho của hoa lá, tâm hồn cảm thấy bình an thỏa mái ? Hàng ngày các Souer phải thức dậy từ 5 giờ sáng. Du khách ăn điểm tâm từ 7 giờ, ăn tối phải trước 20 giờ. Ðiểm tâm đầy đủ cà phê, trà, sữa, đôi khi cháo gà, xôi, bánh mì? Hơn 40 năm sau tôi được thưởng thức món thịt bằm xào sả ớt thơm ngon, gợi cho tôi nhớ lại sau 1975 trong trại tù cải tạo được Mẹ thăm nuôi cho hợp thịt gà kho sả ớt, lúc đó ngửi mùi thơm để ăn khoai sắn, làm gì có cơm trắng thơm ngon. Cha Duyệt là người giúp ÐHY Nguyễn Văn Thuận lúc ốm đau nhắc lại ngài đã nói ?lúc có răng không có thức ăn, lúc có thức ăn không có răng để ăn? vì ÐHY bị 13 năm trong lao tù CSVN thiếu thực phẩm đói khổ?
Thời tiết đầu tháng 9 vẫn còn nóng, các Souer cho mượn dù, nón cũng như chỉ dẫn đường đến các địa danh của Roma. Nhắc nhở mọi người cẩn thận túi tiền không cánh mà bay, vì bọn móc túi ở Roma rất tài tình. Chúng tôi luôn cẩn thận mỗi lần xuống Metro, lên tàu điện, đi xe Bus, nhóm chúng tôi chỉ có 5 người luôn cảnh giác nhưng cũng bị móc mất 200? trên xe bus. Bọn móc túi ăn mặc sang trọng như du khách cũng cầm bản đồ?để mình lầm là du khách, mất cảnh giác là chúng đã ra tay! Chương trình do anh Nguyễn Văn Rị sắp xếp hướng dẫn, Anh Rị là người từng được yết kiến ÐGH Gioan Phaolo II hai lần: năm 1995 và năm 2000, Anh là người Ðức gốc Việt đầu tiên nhận huy chương cao quý Hiệp Sỹ Toà Thánh năm 2002, anh có nhiều cống hiến xuất sắc trong việc làm chứng đức tin Công giáo và phục vụ Giáo hội. Bởi vậy anh rất rành các điạ danh như: Colosseo ? Thánh đường Phaolô ngoại thành ? Radio Vatican ? Vương Cung Thánh Ðường Ðức Bà Cả- Vương Cung Thánh Ðường Thánh Gioan- Hang Toại Ðạo- Thánh Ðường Chiesa S. Maria Della Scalat là nơi thờ phượng cố ÐHY Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận, Tòa Thánh Vatican ? Thác nước Fontana Trevỉ Hệ thống Metro (M) ở Ý chỉ có hai đường A-B hai đường gặp nhau ở Termini. Ðường A từ Basttistini đến Annagnina và đường B từ Laurentina đến Ribibbia. Ticket đi trong ngày 6? cho một người, có thể đi tất cả các lọai xe công cộng (mua ở tiệm bán thuốc lá hay máy tự động).
Ðấu trường La Mã Colosseo
Colosseum hay Colosseo, cao 48, dài 189 m, rộng 156 m. Tường bên ngoài có chu vi 545 m và phải dùng 100.000 m3 đá travertine, được giữ với nhau bằng 300 tấn vòng sắt, là một đấu trường lớn ở thành phố Roma. Có thể chứa 50.000 khán giả. Ðấu trường được sử dụng cho các võ sĩ thi đấu và trình diễn công chúng. Ðấu trường được xây dựng khoảng năm 70 và 72 sau Công
Nguyên(CN) dưới thời hoàng đế Vespasian. Ðây là công trình lớn nhất thời Titus được xây ở Ðế chế La Mã hoàn thành năm 80 sau CN, được chỉnh sửa thời hoàng đế Domitian. Ðấu trường Colosseo được sử dụng gần 500 năm, sau khi Ðế chế La Mã sụp đổ năm 476. Ðấu trường nơi đấu của võ sỹ, còn được dùng làm trình diễn tập trận giả trên biển, săn thú, kịch cổ điển. Ðấu trường được sử dụng làm nơi giải trí thời Trung Cổ. Sau này sử dụng làm nhà ở, cửa hàng, pháp đàỉ Theo thời gian bị hoang phế, năm 1349 một trận động đất lớn đã làm sụp đổ toàn bộ phần tường bên ngoài của mặt phía nam. Một phần lớn lượng đá từ đó bị lấy đi để xây dựng các cung điện, nhà thờ và các công trình khác, lớp đá cẩm thạch bọc bên ngoài được sử dụng cho các lò vôi, còn lõi sắt và đồng thì bị ăn cắp. Chu vi phía bắc của Ðấu trường vẫn còn nguyên với dấu vết trùng tu của thế kỷ 19. Phần còn lại của Colosseo ngày nay là bức tường gốc, nơi nầy được xem là biểu tượng của Ðế chế La Mã và là một trong những mẫu kiến trúc đồ sộ đẹp nhất còn sót lại. Là nơi du lịch hấp dẫn của Roma, hằng năm vào thứ sáu Phục Sinh, Ðức Giáo Hoàng vẫn có cuộc diễn hành cầm đuốc đến Colosseỏ Way of the Cross of Good Friday. http://www.youtubẹcom/watch?v=Xihv9s1Kdo4
Thánh Phaolô/Paulus/ SaintPaul ngoại thành
2. Lịch sử Vương Cung Thánh Ðường Phaolô . Theo tài liệu Thánh Phaolô đã bị chặt đầu tại tu viện Trois-Fontaines, trên via Laurentina ở Roma. Thi thể của ngài, trong nhiều thế kỷ, đã được giấu trong một quan tài của gia đình. Mãi tới năm 313, sau khi hoàng đế Constantino ban hành tự do tôn giáo trong đế quốc Roma, người ta mới bắt đầu có các nghi lễ công khai tôn kính và viếng mộ thánh Phaolô, thi hài Thánh Phaolô được đặt trong ngôi mộ cạnh đường Ostiense, phần mộ thánh Phaolô trở thành nơi hành hương và tôn kính của các Kitô hữu. Trên mộ ngài người ta thiết lập một nhà tưởng niệm nhỏ (cella memoriae). Theo sách Giáo Chủ (Liber Pontificalis), chính Hoàng đế Costantin I khởi công xây dựng thánh đường trên mộ thánh Phaolô và được thánh hiến ngày 18.11.324 thời ÐGH Silvestro I (314-?335) thánh đường nguyên thủy này tương đối nhỏ bé. Thánh đường to lớn hơn được xây năm 386 được hoàn thành dưới thời Hoàng Ðế Onorio năm 395. Thánh đường có 5 gian, có 4 hàng cột phân ra, gồm 80 cột cẩm thạch. Là thánh đường lớn nhất của Kitô giáo trước khi Ðền Thờ Thánh Pherô được kiến thiết. Suốt trong 15 thế kỷ Vương Cung Thánh Ðường nhiều người đến thăm và cầu nguyện. Thời Phục Hưng thánh đường Phaolô vẫn được để nguyên. Ðáng tiếc ngày 15 và 16.7.1823, do sự bất cẩn của một người thợ bị hỏa hoạn thiêu rụi. Hai kiến trúc sư Bosio và Belli khuyên nên xây lại hoàn toàn mới, họa lại mô hình cũ. Ðược nhiều giai cấp từ văn hóa, chính trị ủng hộ Ðức Lêô XII để ngài xây lại. Ngài gửi thư ?Ad plurimas easque gravissimas? ngày 25.1.1825 mời gọi các Giám mục mở cuộc lạc quyên cho công trình tái thiết. Lời kêu gọi được các nơi hưởng ứng và nhiều người đã gửi tiền về Roma. Phó vương xứ Ai Cập tặng các cột bằng đá trắng và Nga Hoàng Nicola I
tặng các khối đá làm hai bàn thờ ở hai gian bên. Thánh đường mới được khánh thành năm 1854, công trình tái thiết kéo dài 100 năm. Năm 1928 xây thêm 4 cổng 100 cột, do kiến trúc sư Guglielmo Calderini. Khuôn viên bên ngoài nhà thờ có 150 cột, tất cả đều là một khối duy nhất. Cửa đồng là một kiệt tác của nghệ thuật Bizantine do Giovanni VII đặt làm ở Constantinople. Thánh đường dài 136 m, rộng 65 m, cao 29.7 m. có 5 gian, được chia bằng 24 cột, trên trần nạm vàng hình ảnh đẹp lộng lẫy, chung quanh trên những đầu cột theo hình chữ nhật có chân dung 264 vị Giáo Hoàng, từ thánh Phêrô cho đến Ðức Gioan Phaolô II và Benedict XVI, phần cuối bên tay phải nhìn lên còn những hình tròn trống cho chân dung các ÐGH kế tiếp. Bức tranh khảm ở hậu cung do các hoạ sĩ miền Venezia thế kỷ 13 thực hiện: Chúa Kitô ngồi trên ngai, giữa thánh Pherô và Anrê ở bên phải, và thánh Phaolô và Luca ở bên trái. Dưới chân ngài có hình nhỏ ÐGH Onorio III đang quì, cùng với vị tiền nhiệm Innocenzo III và người kế vị Gregorio IX, là những vị cho thực hiện bức tranh khảm ấy. ÐGH Piô IX khánh thành Thánh đường Phaolô ngoại thành năm 1854, trước sự hiện diện của 185 Giám mục đến Roma để dự lễ tuyên bố tín điều Ðức Mẹ Vô Nhiễm nguyên tội.
Dưới bàn thờ chính có một tấm đá bằng cẩm thạch mỗi chiều 2.12×1.27 m, ghi hàng chữ: ?Paolo Apostolo Mart? (Dâng kính Tông Ðồ Phaolô Tử Ðạo). Nhưng tấm bia này gồm nhiều miếng hợp thành là mộ của thánh Phaolô. Trên bàn thờ chính là một cái tán (ciborio) do Arnolfo di Cambio ở Roma thực hiện năm 1282. Cái tán này chỉ bị hư hại sơ trong trận hỏa hoạn năm 1823 và được trùng tu sau đó. Tại 4 góc của cái tán có 4 tượng nhỏ diễn ta các thánh Pherô, Phaolô, Luca và Biển Ðức. Thánh đường Phaolô là một trong bốn Vương Cung Thánh Ðường lớn nhất của Vatican (Mộ Thánh Phaolô)
Tượng Thánh Phaolo trên tay có quyển sách và chiếc gươm biểu tượng: ngài là người đã viết nhiều thư cho các giáo đoàn thời sơ khai, ngài viết tất cả 14 bức thư như gửi giáo đoàn thành Roma, thành Thessaloniki, thành Ephesỏ và lòng nhiệt thành chinh phục tâm hồn con người cho niềm tin vào Chúa Giêsu Kitô. Thánh Phaolô là người đã đi bách hại những người tin theo Chúa Giêsu nhưng sau này được biến đổi thành người đi rao giảng về Chúa Giêsu và trở nên người bị bách hại. ?Ðức mến thì nhẫn nhục, hiền hậu, không ghen tương, không vênh vang, không tự đắc, không làm điều bất chính, không tìm tư lợi, không nóng giận, không nuôi hận thù, không mừng khi thấy sự gian ác, nhưng vui khi thấy điều chân thật. Ðức mến tha thứ tất cả, tin tưởng tất cả, hy vọng tất cả, chịu đựng tất cả. Ðức mến không bao giờ mất được.? (ICr 13, 4-8)
Thánh đường Chiesa S. Maria Della Scala
Thờ Ðức Mẹ Scala ở Quảng trường Santa Maria della Scala, số 23, ở khu Trastevera nơi đây có bàn thờ và hài cốt của cố ÐHY Francis Xavier Nguyễn Văn Thuận (1928 - ?2002). Nhiều Kito hữu thăm viếng và cầu
nguyện đặc biệt là người Việt Nam. Nhóm chúng tôi cầu nguyện xin cố ÐHY Nguyễn Văn Thuận ban phước lành cho những người bị tù vì đấu tranh bất bạo động cho tự do, dân chủ bên quê nhà, chính ngài là nạn nhân bị 13 năm tù dưới chế độ CSVN độc tài.
Ngày 4 tháng 7 năm 2013 ở Roma đã cử hành thánh lễ qua qúa trình điều tra cấp giáo phận về án phong chân phước cho cố ÐHY, kết thúc hồ sơ phong Chân Phước cho cố ÐHY Nguyễn Văn Thuận tổ chức tại tòa Giám quản giáo phận Roma, do Hồng y Augustino chủ tọa cùng với sự tham dự của năm Hồng y thuộc Tòa Thánh và đến từ Việt Nam là GM. Võ Ðức Minh, GM. Nguyễn Như Thể và LM. Huỳnh Công Minh, Tổng đại diện Giáo phận Sàigòn. Hiện nay có hơn 2000 hồ sơ phong chân phước (Thánh) chưa được thực hiện. Năm 2014 Tòa thánh Vatican sẽ phong thánh cho hai cố Giáo hoàng Gioan Phaolô II và Gioan XXIII trong một buổi lễ chung vào ngày 27.4.2014. Thành phố Roma có nhiều di tích lịch sử, trải qua 300 cấm đạo, máu các Thánh Tông Ðồ đã đổ ra nơi đây để xây dựng Giáo Hội ở thế gian. Di tích là những Vương Cung Thánh Ðường nổi tiếng thế giới. Ðường về La Mã dài nên chúng tôi tham khảo tài liệu chia làm các phần ?Ðường Về La Mã I, IỈ? Ðể độc giả tiện việc góp ý, tham khảo.
Phần II Vương Cung Thánh Ðường Thánh Phêrô
Phần III Hang Toại Ðạo,Vương Cung Thánh Ðường Thánh Gioan và Ðức Bà Cả
Nguyễn Quý Ðại
Tham khảo tài liệu, hình trên Internet. Das neu Universal Lexikon (Bertelsmann)
Bài đọc thêm về chuyện tình Roneo và Juliet
1/ Romeo và Juliet được viết vào khoảng 1594-1595, dựa trên một cốt truyện có sẵn kể về một mối tình oan trái vốn là câu chuyện có thật, từng xảy ra ở Ý thời Trung Cổ. Câu chuyện bắt đầu tại thành Verona, hai dòng họ Montague và Capulet có mối hận thù lâu đời. Romeo-con trai họ Montague và Juliet-con gái họ Capulet đã yêu nhau say đắm ngay từ cái nhìn đầu tiên tại buổi dạ tiệc tổ chức tại nhà Capulet (do là dạ tiệc hoá trang nên Romeo mới có thể trà trộn vào trong đó). Ðôi trai gái này đã đến nhà thờ nhờ tu sĩ Laurence bí mật làm lễ cưới. Ðột nhiên xảy ra một sự việc: do xung khắc, anh họ của Juliet là Tybalt đã giết chết người bạn rất thân của Romeo là Mercutio. Ðể trả thù cho bạn, Romeo đã đâm chết Tybalt. Mối thù giữa hai dòng họ càng trở nên sâu sắc. Vì tội giết người nên Romeo bị trục xuất khỏi Verona và bị đi đày biệt xứ. Tưởng như mối tình của Romeo và Juliet bị tan vỡ khi Romeo đi rồi, Juliet bị cha mẹ ép gả cho bá tước Paris. Juliet cầu cứu sự giúp đỡ của tu sĩ Laurence. Tu sĩ cho nàng uống một liều thuốc ngủ, uống vào sẽ như người đã chết, thuốc có tác dụng trong vòng 24 tiếng. Tu sĩ sẽ báo cho Romeo đến hầm mộ cứu nàng trốn khỏi thành Verona. Ðám cưới giữa Juliet và Paris trở thành đám tang. Xác Juliet được đưa xuống hầm mộ. Tu sĩ chưa kịp báo cho Romeo thì từ chỗ bị lưu đày nghe tin Juliet chết, Romeo đau đớn trốn về Verona. Trên đường về chàng kịp mua một liều thuốc cực độc dành cho mình. Tại nghĩa địa, gặp Paris đến viếng Juliet, Romeo đâm chết Paris rồi uống thuốc độc tự tử theo người mình yêu. Romeo vừa gục xuống thì thuốc của Juliet hết hiệu nghiệm. Nàng tỉnh dậy và nhìn thấy xác Romeo bên cạnh đã tuyệt vọng, Juliet rút dao tự vẫn. Cái chết tang thương của đôi bạn trẻ đã thức tỉnh hai dòng họ. Bên xác hai người, hai dòng họ đã quên mối thù truyền kiếp và bắt tay nhau đoàn tụ, nhưng câu chuyện tình yêu ấy vẫn mãi sẽ là nỗi đau rất lớn trong lòng những người biết đến họ.
ÐƯỜNG VỀ LA MÃ (II)
I. Ðền Thờ Thánh Phêrô/ Petrus/ Saint Peter
Trong khu vực hý trường của Hoàng Ðế Nerone, giữa sông Tevere, đồi Gianicolo và Vatican nơi mà Hoàng Ðế La Mã từng ra lệnh hành hình các tín hữu Kitô, cũng là nơi thánh Phêrô chịu tử đạo và thi hài ngài được an táng tại nghĩa trang đó cùng với các vị tử đạo khác. Hý trường này do Hoàng đế Caligola/ Gaius Julius Caesar Augustus Germanicus (triều đại 37-41) khởi xướng và được Nerone/ Nero Claudius Caesar Augustus Germanicus (triều đại 54-68) hoàn tất, dùng làm nơi đua xe ngựa, các giác đấu đánh nhau với các dã thú.
Chúa Giêsu Kitô giao trọng trách cho Phêrô thành lập Giáo Hội ở trần gian để rao giảng Tin Mừng. ?Thầy trao cho con chìa khóa nước trờỉ. (Mt 16,19). Trên lá cờ Hội Thánh Công Giáo Vatican nửa vàng nửa trắng với chiếc chìa khóa. Thời kỳ bị cấm đạo ông Phêrô lén lút sống trong các hang Toại Ðạo, nâng đỡ đức tin cho Kitô hữu. Phêrô bị quân nghịch đạo bắt giam đói, khát, lạnh lẽo, cô đơn, nhưng vẫn vui lòng chịu đựng. Phêrô bị kết tội đóng đinh như Chúa Giêsu, Phêrô khiêm nhượng xin đóng đinh ngược khác với Chúa Giêsu để kính trọng Thầy của mình. Chiếc chìa khóa nơi tay Thánh Phêrô biểu tượng ngài là vị Giáo Hoàng đầu tiên của Giáo Hội đã được Chúa Giêsu trao cho.
ÐGH Anacleto thứ 3 của Giáo Hội, từ năm 77 đến 88, đã xây nhà nguyện nhỏ dâng kính Thánh Phêrô. Về sau Hoàng Ðế ConstantinI (Flavius Valerius Aurelius Constantinus 280-337) trị vì Ðế Quốc La Mã là một vị vua vĩ đại trong lịch sử Hậu Cổ đại, có công lớn trong việc gầy dựng nên nền văn minh Châu Âu sau thời kỳ cổ điển. Ông là vị Hoàng Ðế đầu tiên theo Kitô giáo, là người ban Sắc lệnh Milano chấm dứt thảm sát các tín đồ Kitô giáo trong toàn Ðế quốc. Hoàng Ðế cho xây ngôi thánh đường vĩ đại gồm 5 gian và tồn tại cho đến cuối thế kỷ 15. Theo tài liệu năm 324, Hoàng Ðế Constantin I ngự xuống khu vực Vatican với quân gia hùng hậu phủ phục trước mộ Thánh Phêrô, cởi bỏ hoàng bào, cầm chiếc xẻng lớn và chính ngài bắt đầu đào, xác định khu vực xây Vương Cung Thánh Ðường mới. Hoàng Ðế cũng đổ đầy và vác trên vai 12 giỏ đất là biểu tượng tôn kính 12 Tông Ðồ. Con của ngài là Hoàng Ðế Constantius II vinh dự hoàn tất công trình to lớn xây Ðền Thờ vào năm 349, sau 25 năm kiến thiết.
Các bức họa và hình khắc cổ kính cho thấy Ðền Thờ do Hoàng Ðế Constantin I xây không khác lắm so với các Vương Cung Thánh Ðường khác ở Roma về kiến trúc. Nhưng qua các thế kỷ, Thánh Ðường này càng trở nên phong phú nhờ sự tu bổ của các vị Giáo Hoàng cũng như của các ông Hoàng nước Ý. Ðền Thờ Thánh Phêrô thay đổi trải qua nhiều giai đoạn khác nhau. Trong 12 thế kỷ Ðền Thờ này được tu sửa những bức tường được gắn cẩm thạch quí giá, các bàn thờ được tô điểm hơn, và hậu cung được trang trí bằng những bức tranh khảm, xử dụng gỗ hương tốt từ rừng xứ Liban, kim loại bóng loáng, những cánh cửa đồng từ vùng Bizantine với vải vóc do các thương gia miền Venezia nhập cảng, các gạch men từ miền Lomoge, kiếng từ vùng Renana, các bức thảm từ Thổ Nhỉ Kỳ, Arập Sicilia, vải vóc của Ý, Anh, Tây Ban Nha, các đèn và bình hương bằng vàng bạc, tất cả được dùng để trang trí cho Ðền Thờ, nhà dành cho tu sĩ cũng như các nhà nguyện, bàn thờ và các tượng đài khác.
Các Hoàng Ðế và Vua Chúa đến Ðền Thờ Thánh Phêrô để được các Ðức Giáo Hoàng phong vương: Carlo Ðại Ðế là vị đầu tiên được Ðức Leo III (795-?816) đội triều thiên tấn phong vào dịp lễ Giáng Sinh năm 800. Sau khi chào Hoàng Ðế với danh hiệu ?Carlo Augusto Ðại Hoàng Ðế Thái Bình của dân Romả, ÐGH dùng dầu thánh xức cho Hoàng Ðế và thắt gươm cho ông giữa tiếng reo vui mừng của người Pháp và Ý. Sau vị Ðại Ðế này, những người kế vị ông là Lotario và Ludovico II, và bao nhiêu vị khác cho đến Federico III đều được phong vương trước mộ Thánh Phêrô. Cũng như hòn đá ở Campidoglio (nay là Tòa Ðô Chính Roma), giữ gìn tinh hoa sống động nhất của tinh thần Roma trong thời Trung Cổ và Phục Hưng, tảng đá phủ thi hài Thánh Phêrô được coi là nơi rất Thánh của thế giới, được Kitô hữu tôn kính.
Thời kỳ giáo triều được chuyển sang Avignon (1309-1377), trong 73 năm ÐGH ở Avignon, Ðền Thánh Phêrô bị bỏ hoang hư hại, tường thành đổ nát. ÐGH Nicolo V (1447-?1455) là người đầu tiên quyết định tiến hành việc xây Ðền Thánh Phêrô mới, và ủy thác cho kiến trúc sư Bernardo Rossellino nhiệm vụ xúc tiến. Theo dự án của nhà kiến trúc này, Ðền Thờ mới có một cổng phía trước và có hình thánh giá với một mái vòm lớn ở giữa và khu hậu cung có hình bán nguyệt.
Sau khi phá hủy một phần của Ðền Thờ, bắt đầu xây khu hậu cung Ðền Thờ mới. Nhưng ÐGH Nicolo qua đời tháng 3 năm 1455, công trình bị ngưng lại. Các vị kế vị dường như từ bỏ ý tưởng xây Ðền Thờ mới, và chỉ nghĩ tới việc trang trí và phong phú Ðền Thờ cũ. Mãi cho đến thời ÐGH Giulio II della Rovera (1503-?1513) tiếp tục công trình bị bỏ dỡ dang, Kiến trúc sư Michelangelo tới Ðền Thánh Phêrô xem nơi nào có thể đặt mộ của ÐGH Giulio II khi ngài qua đời, Michelangelo trình bày họa đồ cho ngài nơi thích hợp nhất chính là khu hậu cung dưới thời Ðức Nicolo V xây chưa xong, và khuyên ÐGH Giulio II tiếp tục công trình bỏ dỡ. ÐGH hỏi phí tổn bao nhiêu, Michelangelo trả lời là 100 ngàn đồng vàng. Ðức Giulio đáp: ?Hãy làm với 200 ngàn đồng?, và ngài sai hai kiến trúc sư San Gallo và Donato Bramante xây lại Ðền Thờ hoàn toàn mới.
Khi Bramante nhận lệnh của ÐGH Giulio II (1503-?1513) phá bỏ Ðền Thờ cũ để xây Ðền thờ mới, tức là Ðền Thánh Phêrô ngày nay. Dân Roma kinh ngạc theo dõi việc phá Ðền Thờ cũ và họ đặt tên cho ông Bramante là ?Kiến trúc sư phá nhà?. Trong những năm ấy nhiều dự án nối tiếp nhau, cho đến khi Michelangelo lúc đó gần 70 tuổi, bắt đầu xây mái vòm. Sau khi Michelangelo qua đời năm (1564), 4 kiến trúc sư khác tiếp tục. Mặt tiền do Carlo Maderno làm xong năm 1614.
Theo tiến trình lịch sử Ðền Thờ cổ do Hoàng Ðế ConstantinI xây năm 320. Ðền Thờ mới xây lại từ đầu thế kỷ 16, dưới sự điều khiển của 12 kiến trúc sư, có những người nổi tiếng như Bramante, Michelangelo, Raffaello và Maderno. Ðền Thờ cũ cũng như mới đều được xây trên mộ của Thánh Phêrô trong nghĩa trang cạnh hý trường của Hoàng Ðế Nerone. Mái vòm to lớn của Ðền Thờ do Michelangelo vẽ kiểu nhìn xuống thành Roma. Hàng cột vòng do kiến trúc sư Bernini vẽ giống vòng tay nhân ái của Mẹ mở rộng tiếp đón mọi người.
Ngày 18.11.1626, ÐGH Urbano VIII thánh hiến Ðền Thờ mới, nhân kỷ niệm 1300 năm thánh hiến Ðền Thờ do Hoàng Ðế Costantino xây lúc đầu tiên. Về sau kiến trúc sư Giuseppe Valadier thực hiện hai đồng hồ ở mặt tiền đền thờ vào năm 1822. Dưới đồng hồ bên trái có quả chuông chu vi 7.2 m, nặng 9.3 tấn.
II. Ðặc Tính Của Ðền Thờ
1. Vương Cung Thánh Ðường Thánh Phêrô (Ðền Thờ) lớn nhất thế giới Kitô giáo. Theo kiến trúc sư Giuseppe Valadier (1812): từ nền tầng hầm Ðền Thờ tới mái vòm cao 136 mét, diện tích 22,067 m², mặt tiền cao 46 m và chiều ngang 115 m. Các cột cao 29 m, đường kính 2.65 m. Tiền đường từ vòng cung Carlo Magno tới vòng cung Costantino dài 140 m. Chiều ngang đền thờ là 150 m; chiều dài là 187 m. So sánh với các Ðền Thờ khác: Ðền Thánh Phaolô/ Paulus của Anh Giáo ở London dài 152.20 m, nhà thờ Chính Tòa Milano dài 134.17m, nhà thờ Chính Tòa Cologne dài 132 m, nhà thờ thánh Petronio ở Bologna dài 131.73 m, đền thánh Phaolô ngoại thành ở Roma dài 126.64 m. Ðền Thánh Phêrô có thể chứa được 54 ngàn người, nhưng các đại lễ ÐTC cử hành, thường chỉ có 10 ngàn người ngồi dự lễ.
2. Thánh Ðường có 46 bàn thờ, bàn thờ cuối cùng được Ðức Piô 9 (1846-?1878) thánh hiến ngày 16.1.1856. Tất cả 9 bàn thờ dâng kính Ðức Mẹ với nhiều tước hiệu khác nhau. Tầng hầm nền đền thờ tương ứng với nền nguyên thủy từ thời Hoàng đế Constantin I. Trong tầng hầm này có nhiều nhà nguyện chung quanh mộ thánh Phêrô, với những bàn thờ để các linh mục cử hành thánh lễ. Mộ của 147 ÐGH trong tổng số 264 ÐGH cũng được đặt tại đây. Ðức Thánh Cha Gioan Phaolô II, nhân kỷ niệm một năm lên ngôi Giáo Hoàng 16.10.1979, ngài cho mở một cổng cao 2.5 m rộng 2.3 m để các tín hữu có thể bước vào mộ Thánh Phêrô dưới hầm Ðền Thờ. Hãng ENEL dùng những kỹ thuật tân kỳ nhất để thẩm định đầy đủ tất cả những vấn đề của nghĩa trang, các kỹ sư đề ra phương pháp giảm bớt sự thay đổi nhiệt độ dưới hầm, gắn hệ thống đèn điện mới giữ nhiệt và hệ thống an ninh.
3. Trong số 5 cửa vào Ðền Thờ, có một cửa chỉ được mở ra vào Năm Thánh gọi là Cửa Thánh. Cửa năm Thánh 2000 đã được ÐTC mở trong đêm vọng Giáng sinh 24-12-1999. Cửa này được đóng lại vào ngày 6-1-2001.
4. Mái vòm Ðền Thờ có chu vi bên trong là 42.7 m , chu vi bên ngoài là 58 m và cao 50.35 m. Tính từ nền tới đỉnh cao nhất của mái vòm với thánh giá là 135.2 m. Thánh giá trên đỉnh cao 4.87 m và thanh ngang rộng 2.65 m. Trọng lượng của mái vòm theo các nhà toán học Boscovich, Le-Leur và Lacquer, là 56,208,837.46 kilô.
Ngoài 2 cầu thang vòng để du khách leo lên mái vòm, còn có 9 cầu thang khác, 7 cái lớn và 2 cái nhỏ, mặc dù đi từ bên trong Ðền Thờ, nhưng đều dẫn tới cùng một điểm đích. Bàn thờ chính của Ðền Thờ được gọi là bàn Thờ Tuyên Xưng đức tin, được xây ngay bên trên mộ Thánh Phêrô theo lệnh của Ðức Clemente VIII (1592-?1605). Bàn thờ có tán che và 4 cột vòng bằng đồng đen chống đỡ do Bernini thực hiện. Tượng các thiên thần ở trên mỗi góc cao 3.5 m. Tán che đền thờ được khánh thành ngày 29.6.1633.
Dưới bàn thờ này, có một bàn thờ khác của ÐGH Callisto II (1119-?1124) và bên dưới đó lại có một bàn thờ khác nữa của Ðức Gregorio Cả (590-604). Ði xuống sâu hơn, người ta gặp một khối hình vuông, bọc cẩm thạch trắng và đá vân đỏ. Ðó là đài do Hoàng Ðế Constantin I thực hiện để kính nhớ Thánh Phêrô Tông Ðồ và có lẽ trong dịp lễ tưởng niệm chiến thắng của ông tại Cầu Milvio ngày 28.10.312.
5. Tượng thánh Phêrô bằng đồng, có từ thế kỷ 13, được tôn kính trong Ðền Thờ: chân phải cũng như trái của ngài bị mòn sáng bóng màu vàng do sự tôn kính của hàng triệu bàn tay Kitô hữu đặt tay hay hôn chân. Theo một truyền thống cổ kính, ngày 29.6 mỗi năm, lễ thánh Phêrô, người ta mặc phẩm phục Giáo Hoàng cho tượng thánh Phêrô.
6. Tượng Ðức Mẹ Sầu Bi (Pietà) ở bên tay phải, khi mới bước vào Ðền Thờ -, bằng cẩm thạch trắng, diễn tả Mẹ Maria đang ẵm xác Chúa Giêsu từ trên thánh giá mới tháo xuống, do Michelangelo thực hiện năm 1500 khi mới 25 tuổi và là tác phẩm duy nhất mang chữ ký của ông. Tên ông được khắc vào vệt áo băng qua ngực Ðức Mẹ. Cho đến năm 1972, du khách có thể đến gần ngắm tượng, nhưng một người điên Hungari, quốc tịch Úc, đã leo qua rào dùng búa đập vào tượng nhiều lần trước khi bị cản lại. Mũi Ðức Mẹ bị đập vỡ. Người ta thu thập các mảnh vở và gắn lại. Hiện nay người ta đặt kính chắn đạn để bảo vệ kiệt tác nghệ thuật này, nhưng khách viếng thăm cũng khó chiêm ngưỡng pho tượng này hơn so với trước kia.
7. Trong số ngôi mộ của các nhân vật trong Ðền Thờ thánh Phêrô, có 3 phụ nữ là nữ bá tước Matilde di Canossa, Hoàng hậu Cristina Thụy Ðiển, và Maria Clementina, Hoàng hậu Anh Quốc. Hoàng hậu Cristina thoái vị sau khi trở lại Công Giáo và được mời tới sống trong triều đình Giáo Hoàng và qua đời tại Roma năm 1689. Tượng trình bày cảnh bà chịu phép rửa lần thứ hai ở Innsbruck.
III. Quảng Trường Thánh Phêrô
Quảng trường Thánh Phêrô hình bầu dục, một chiều dài 196 m, và chiều rộng 148 m, với diện tích khoảng 4 hécta và có hàng cột vòng cung bao quanh như vòng tay chào đón tín hữu. Hàng cột này do kiến trúc sư Bernini kiến thiết, tổng cộng có 284 cột, mỗi bên 142 cột, đường kính ở vòng lớn nhất đường kính 1.45 m. Các cột được xếp thành hàng 4 với 3 lối đi, lối giữa rộng nhất. Hàng cột cao 18.60 m, bên trên có 140 pho tượng, cao 3.24 m do các môn đệ của Bernini thực hiện trong khoảng thời gian từ 1656 đến 1667.
Từ cột tháp Obelisk ở giữa quảng trường tới mặt tiền Ðền Thờ khoảng cách 191 m, trong khi khoảng cách giữa hai tượng thánh Phêrô và Phaolô là 76.73 m. Trên mặt tiền có các pho tượng cao 5.65 m. Hai bên có hai bồn phun nước (fontaine) giống nhau.
Cột tháp Obelisk (Tháp bút) ở giữa quảng trường hình kim tự tháp bằng đá Granit từ núi đá Assaun Ai Cập, được Eliopoli đưa về Roma theo ý muốn của Hoàng đế Nerone, với mục đích tuyên dương hý trường do ông khởi xướng. Cột bị đổ và bỏ bê trong nhiều thế kỷ, Các Giáo Hoàng (Nicolo V 1447-?1455, Phaolô II 1464-?1471, Phaolô III 1534-?1549). Các ngài muốn dựng cột này trước Ðền Thờ Thánh Phêrô, nhưng sự khó khăn trong việc di chuyển và dựng tháp khiến cho nhiều kiến trúc sư nản chí, mãi cho đến đời ÐGH Sixto V/ Sixtus V (1585-?1590), dự án đó mới thành hình.
Cột tháp được khởi công di chuyển ngày 30.4.1585 đến dựng tại quảng trường ngày 10.9.1585. Công trình này đòi sự hợp lực của hơn 900 người, với 140 con ngựa và dùng 47 cần trục cùng với 5 đòn bẩy. Theo lệnh ban hành trong công trình dựng cột các công nhân phải tuyệt đối giữ im lặng và chỉ được nhận lệnh từ kiến trúc sư Domenico Fontana mà thôi. Dân chúng hiếu kỳ không được đến gần. Ðức Sixto V còn ra lệnh phạt tử hình những người vượt quá ranh giới và gây tiếng ồn ào.
Theo sự tích lưu truyền trong khi tiến hành dựng cột, thì những sợi dây thừng đỡ cột đá bị giãn ra và có nguy cơ bị đứt. Tình trạng thật nguy hiểm, một trong những người thợ là ông Bresca, vốn là một thủy thủ đã quen với các dây chão, ông ta hô lớn: ?Hãy đổ nước vào các dây thừng?. Nhận thấy tình trạng nguy ngập, kiến trúc sư Domenico Fontana vội ra lệnh thi hành ngay lời khuyên đó và tai nạn được tránh thoát. Cột tháp cao từ bệ lên tới đỉnh 41,23 m và nặng 326 tấn. Sau khi hoàn thành công việc, ông Bresca được thưởng thay vì bị tử hình. Ông được triệu tới trước ÐGH và ngài yêu cầu ông hãy xin một ơn. Ông Bresca xin cho mình và dòng dõi được đặc ân cung cấp lá dừa cho Tòa Thánh để làm lễ Chúa Nhật Lễ Lá. Lời thỉnh cầu được chấp nhận và từ đó cho đến ngày nay gia tộc Bresca ở miền Liguria vẫn cung cấp lá dừa cho Vatican.
Năm 1586, Ðức Sisto cho đặt trên tháp cây thánh giá lớn bằng sắt, trong có chứa mảnh thánh giá thật của Chúa Giêsu. Ở bệ tháp có khắc chữ: ?Ðây là thánh giá của Chúa. Các quyền lực đối nghịch hãy trốn chạy. Sư tử của chi tộc Giuda đã chiến thắng?. Ngoài ra còn có câu: ?Chúa Kitô chiến thắng. Chúa Kitô hiển trị. Chúa Kitô thống trị. Chúa Kitô bảo vệ dân ngài khỏi mọi nghịch cảnh?. Ở Roma có tất cả 37 cột đá (Tháp bút) mang từ Luxor- Assuan Ai Cập về, cao nhất là cột ở Ðền Thánh Gioan ở Lateranô: cao 32,18 m, nặng 460 tấn.
Tông đồ Phêrô và Phaolô đến Roma đi rao giảng Tin Mừng về Chúa Cứu Thế, các ông bị bắt, bị đánh đập, bị tra tấn bỏ ngục tù và bị kết án: Thánh Pherô bị đóng đinh trên Thánh giá, Thánh Phaolô bị chặt đầu, đầu rơi, máu đổ để tô thắm trang sử mầu nhiệm và lập nên Giáo Hội theo Thánh Ý Chúa.
Nguyễn Quý Ðại (www.hoamunich.wordpress.com)
Tham khảo từ Nguyệt San Trái Tim Ðức Mẹ số 269 và Internet
Phim the Vatican City Documentary dài 57 phút
http://www.youtube.com/watch?v=U-VW_wDNJzc
ÐƯỜNG VỀ LA MÃ (III)
Lịch sử 300 năm đầu của Giáo Hội Chúa Giêsu Kitô, xét về phương diện bên ngoài, thật là thê thảm: tiếp theo Ðấng Sáng Lập, Các Tông Ðồ, Môn Ðệ và những kẻ tin theo Người đã bị cấm đạo và bách hại, nghĩa là mất quyền công dân, bị tước đoạt tài sản, bị bỏ tù, tra tấn dả man và bị hành quyết, thậm chí sau khi chết không còn được chôn cất trong mộ lộ thiên, mà phải xuống hầm sâu, do đó có các hang toại đạo Catacombe. Nhưng sau nhiều đời mà các Hoàng Ðế Roma hết sức tàn ác với Ðạo Công Giáo như thế, thì từ năm 313 Hoàng đế Constantin I, ký một sắc lệnh ?chiếu chỉ? ở Milano (Mailänder Vereinbarung/ Edit of Mailan) chính thức tha đạo. Ðây là một trong những thay đổi lớn nhất trong lịch sử nhân loại, thay đổi hẳn bộ mặt của nền văn minh La Mã lâu đời.
Hoàng đế Constantin I sinh năm 280, năm 306 trị vì Ðế quốc La Mã cho đến khi mất ?22.5.337 được tôn vinh là một Ðại Ðế. Năm 313-318 ngài cho xây Ðền Thánh đầu tiên cho
Ðức Giáo Hoàng (Vương Cung Thánh Ðường Thánh Gioan) ở Ðiện Laterano để dâng kính Chúa Cứu Thế, (Basilica di San Giovanni in Laterano), là Nhà Thờ Chính Tòa của Roma. Thánh Ðường nầy được ÐGH Sylvester (triều đại 314-?335) thánh hiến năm 324 và từng mang danh hiệu là ?OMNIUM URBIS ET ORBIS ECCLESIARUM MATER ET CAPUT?, Mẹ và Ðầu của tất cả các thánh đường ở Roma và trên thế giới.
Triều đại ÐGH Gregorio I (590-?604) đền thờ được dâng kính thêm cả hai Thánh Gioan (a) Tẩy Giả và Thánh Gioan (b) Tông Ðồ (tiểu sử hai Thánh Gioan theo mục A và B kế tiếp). ÐGH Lucio II đã ấn định tên đền thờ như hiện nay, Ðền Thờ Thánh Gioan Laterano nhiều lần bị tàn phá vì địch quân, động đất, hỏa hoạn, và bỏ rơi suốt hơn 73 năm vắng chủ khi giáo triều dời tới Avignon, Pháp, được xây lại như ngày nay thời ÐGH Sixto V (1585-?1590). Trong Thánh Ðường nầy, đã nhóm họp các Công Ðồng Laterano để cải cách Giáo Hội vào những năm 1123, 1139, 1179, 1215 và 1512.
Thánh đường dài 130m, có 5 gian. Gian chính dài 87m, rộng 16m, có tượng 12 Thánh Tông Ðồ bằng đá cẩm thạch trắng. Từ ngoài vào bên phải đền thờ có đàn phong cầm vĩ đại với hai ngàn ống. Sau tòa giám quản có Giếng Rửa Tội (theo truyền thuyết, chính Hoàng Ðế Constantin I được ÐGH. Silvestro I triều đại 314-?335 rửa tội nơi đây). Quảng trường nhỏ bên hông trái, có tháp bút Obelisk cao 32,18m (cao nhất ở Roma) nguồn gốc tháp bút nầy của vua Ai Cập Thutmosis III (trị vì từ 1479-?1458 v. Chr.) dựng ở phía đông đền Amun Theben (Karnach Lurxo) Năm 337 được Hoàng đế Constantin I cho mang về Roma...
Ðền Thờ Thánh Gioan tại Laterano, nhắc nhở cho Kitô hữu "Hồng Ân bí tích Rửa Tội", di tích thời đầu hưng thịnh của Thiên Chúa Giao ở Roma. Năm 1300 Ðức Bonifacio VIII đã ký sắc chỉ khai mạc Năm Thánh đầu tiên trong lịch sử Giáo Hội Công Giáo. Chính giữa đền thờ có phiến đá che mộ của ÐGH Martin V (1417-1431) để ghi nhớ ngài. Trên bàn thờ chính còn giữ cái bàn thờ gỗ cổ, theo truyền thuyết thì Thánh Phêrô và các đấng kế vị làm lễ tại đó.
Bậc Thang Thánh
Scala Sancta/ the Holy Stairs/ Heilige Treppe ở trong nhà thờ nằm đối diện với Ðền Thờ Thánh Gioan Laterano. (Theo truyền thuyết, Cầu Thang Thánh là những bậc đá đã thấm máu Chúa Giêsu, do Hoàng Hậu Helena bốc ra từ Dinh Tổng Trấn Pontius Pilatus ở Jerulalem đem về. Ðã thấm máu Chúa Giêsu vì sau khi bị đánh đòn rách da, chảy máu đầm đià, Pilatus dẫn Người qua cầu thang đó để chỉ cho dân thấy mà thương với câu bất hủ ?ECCE HOMỎ Nầy Là Người Ấy.
Thang Thánh có 28 bậc bằng đá cẩm thạch trắng bọc gỗ cho khỏi mòn, nằm chính giữa, hai bên có hai cầu thang bằng đá để sử dụng chung. Kito hữu với lòng sủng kính cầu nguyện đi lên Cầu Thang Thánh bằng đầu gối. Như đã nói trên, Thang Thánh nầy được đưa về Roma khoảng năm 326 sau CN do Hoàng hậu Flavia Iulia Helena (248-?330) là vợ của Hoàng đế Constantius và mẹ của Hoàng đế Constantin I. Hoàng hậu Helena nhờ đức tin và lòng sùng đạo của bà đã ảnh hưởng rất nhiều đến Constantin I là vị Hoàng đế đầu tiên chịu phép rửa tội. Bà cũng là người tìm kiếm được cây thánh giá thật của Chúa Giêsu. Ba cây thánh giá được tìm thấy trên núi Canve cùng với các mũi đinh và tấm bảng gắn trên thánh giá. Hoàng hậu Helena cho xây một thánh đường nguy nga trên đỉnh Canve và cho đặt thánh tích quý báu là cây thánh giá của Chúa Giêsu trong cung thánh. Helena còn cho xây một Thánh đường khác trên núi Olive. Bà được tôn vinh là một vị Thánh
Hang Toại Ðạo Catacombe
Từ Ðền Thánh Gioan Laterano đi xe bus số 128 đến hang toại đạo, tài xế xe bus không thông báo tên các trạm đến, nên phải đếm bao nhiêu trạm để xuống Catacombe. Ðường chính giữa đi lên đồi giữa những hàng cây xanh điểm vài cánh hoa màu rực rỡ, từ xa đã nghe tiếng kinh cầu nguyện, ở bên trái là nhà nguyện kinh thánh ÐGH. Sixto/ Sixtus và thánh nữ Cecillia (xem tiếp phần C) Du khách phải xếp hàng mua vé, người lớn phải trả 8?, bên phải lối vào hang Toại Ðạo có hướng dẫn viên giải thích các ngôn ngữ (Anh, Pháp, Ðức....). Từ 12 đến -14 giờ nhân viên nghỉ trưa không làm việc.
Hang toại đạo Catacombe là nghĩa địa cổ kính nhất từ thế kỷ I của người Kitô hữu trong các thời bắt đạo vì người theo đạo mất quyền công dân, không được chôn cất trên mặt đất như người dân thường, nên phải tìm chỗ chôn trong lòng đất. Hãy lưu ý rằng, đây không phải là nơi các tin hữu sinh sống, như nhiều người trước kia tưởng lầm, tuy các tín hữu đã tụ họp bên phần mộ những Thánh Tử Ðạo và các người thân vào những dịp dâng Thánh Lễ và cầu kinh. Thánh nữ Cecillia và các Giáo Hoàng mai táng ở đây là: Thánh Sixto, Thánh Antero, Thánh Fabiano, Thánh Lucio I và Thánh Eutichiano, với bia mộ nguyên ngữ Hy Lạp, từ ÐGH. Callisto trở đi cho đến cuối thế kỷ III. Các phần mộ này được ÐGH Callisto nới rộng, sau đó ÐGH. Damasco cho tu sửa thêm các bức vẽ trên tường và được tôn kính cho đến thế kỷ XV. Các nhà khảo cổ đã khám phá được hơn 40 hang toại đạo các đường hầm ngang dọc tổng cộng trên 12 km².
Các hang Toại Ðạo là đường hầm rộng, hẹp khác nhau nhiều tầng sâu 7 hay 8m dưới lòng đất, sâu nhất là 22 hay 25m. Càng xuống sâu càng lạnh và tối hơn. Hai bên đường hầm có đào các hộc giống như quan tài để mai táng xác người với y phục và đồ trang sức lúc còn sống. Người ta lập các hộc bằng đá cẩm thạch hay bằng đất sét nung, bên ngoài có viết hay khắc tên người chết. Những mộ xưa nhất bằng tiếng Hy lạp, sau này thì bằng tiếng La Tinh các chữ "Trong an bình" và các hình khác nhau như chim bồ câu, cành vạn tuế, hay chạm trổ các cảnh từ kinh thánh cựu ước và tân ước. Cảnh Tổ phụ Abraham tế lễ, Moshe cho nước vọt ra từ đá, Noe trong tàu, Daniel trong hàm sư tử. Chúa Giêsu cho Ladaro sống lại, các hình tượng trưng cho Bí tích Thánh thể, bí tích rửa tội...
Các đường hầm này cũng thường gặp nhau tại những phòng rộng lớn khác nhau gọi là để chôn cất nhiều người trong cùng một gia đình. Các hộc chôn cất hài cốt các vị tử đạo, bên trên có vòm thường được trang hoàng với các bức vẽ. Ngày nay phần lớn các nghĩa địa này trống rỗng, vì đã bị đào bới ăn cắp đồ cổ, đồ trang sức vàng bạc. Hài cốt được cải táng đến nơi khác. Hang toại đạo còn là nơi hành hương và tưởng nhớ những Kitô hữu phải trốn cầu nguyện trong những điều kiện khắc nghiệt như thế để bảo vệ đức tin của mình. Dù bất cứ thời đại nào, chế độ độc tài, đàn áp, cấm đạo không thể đè bẹp được đức tin thiêng liêng trong tâm hồn của con người. Chúa dạy: ?Nếu hạt lúa gieo vào lòng đất không chết đi, thì nó vẫn trơ trọi một mình; còn nếu chết đi, nó mới sinh được nhiều hạt khác? (Ga 12,23-24).
Vương Cung Thánh Ðường Ðức Bà Cả / Santa Maria Maggiore/ Sankt Marien Schnee.
Thánh đường Ðức Maria xây vào thế kỷ thứ 4 dưới thời ÐGH Liberio/ Liberius Theo truyền thuyết, Ðức Trinh Nữ Maria hiện ra với ông Thị trưởng Giovanni/ John/ Johannes. Ông đồng ý hiến tặng dinh cơ của mình để tôn vinh Mẹ Thiên Chúa, nhưng không biết nên làm những gì. Nhà quí tộc này và Ðức Thánh Cha trong một đêm đã cùng mơ thấy Ðức Trinh Nữ yêu cầu xây một thánh đường tôn vinh Mẹ tại đồi Esquiline, nơi có tuyết phủ một cách lạ thường vào đêm 5 tháng 8. Theo sự hướng dẫn của Mẹ nhà Thờ được xây tại địa điểm như hiện nay. Ngôi thánh đường này mang tên là Vương Cung Thánh Ðường Liberio, được ÐGH Sixtô III cung hiến cho Ðức Maria sau khi Công Ðồng Chung Epheso năm 431 tuyên bố tín điều Ðức Maria là Mẹ Thiên Chúa. Ngôi thánh đường chính là một sự nhắc nhở tuyệt đẹp về tình yêu và lòng tôn kính mà Giáo Hội tặng cho Mẹ Thiên Chúa. Danh xưng ?Cả? được thêm vào danh hiệu ?Thánh Ðường Ðức Bà? bởi vì đây là ngôi thánh đường đầu tiên được xây cất ở Tây phương để tôn kính Ðức Mẹ, là một trong bốn Vương Cung Thánh Ðường lớn ở Roma. Việc cung hiến Ðền thờ Ðức Bà Cả được cử hành vào ngày 5-8 hằng năm, Dựa theo truyền tụng ấy, người ta gọi là lễ Ðức Mẹ Xuống Tuyết. Trên trần đền thờ ở khung thứ 3 vào ngày lễ được mở ra để những cánh hoa hồng trắng rơi xuống bàn thờ ghi dấu sự kiện tuyết rơi một cách kỳ diệu trên Ðồi Esquiline hồi thế kỷ 4.
Bên trong thánh đường lưu giữ máng cỏ nơi Chúa Hài Nhi chào đời, máng cỏ biểu lộ lòng tôn kính ngài. Mùa giáng sinh chúng ta thường hát nhạc phẩm Hang Belem ?Hát khen mừng Chúa giáng sinh ra đời Chúa sinh ra đời nằm trong hang đá nơi máng lừa. Trong hang Belem... ?. Ơn gọi của Mẹ là đưa chúng ta đến với Chúa Giêsu. Tất cả các ÐGH tiền nhiệm đều đến tạ ơn Mẹ sau khi được bầu. Ngày 14.3.2013 ÐGH Phanxicô viếng Thánh Ðường đầu tiên tạ ơn Ðức Mẹ. Trong buổi đọc Kinh Truyền Tin Chúa Nhật 4 tháng 8, ÐGH Phanxicô nói đến Ðức Trinh Nữ Maria, Ðấng Bảo Trợ của dân thành Roma: ?ngày 5 tháng 8, dân thành Roma chúng tôi tưởng nhớ Mẹ, Chúng ta hãy cầu xin Mẹ che chở chúng ta, hãy cùng nhau dâng một lời chúc mừng Mẹ??
Những ngày đầu nhóm chúng tôi 4 người và 1 cháu bé. Hai ngày sau thêm 3 người đến từ Munich cùng hiệp thông cầu nguyện tại Thánh Ðường Ðức Bà Cả. Cầu xin Mẹ nhận lời cầu nguyện của chúng con và gìn giữ chúng con bên Mẹ. Xin Mẹ chăm sóc chúng con như một người mẹ bảo bọc những đứa con yếu đuối của Mẹ. Cầu xin Mẹ ban phước lành cho quê hương Việt Nam của chúng con tôn giáo không bị đàn áp, sớm có tự do dân chủ và giàu mạnh ?Thánh Maria, Ðức Mẹ Chúa Trời, cầu cho chúng con??
Ðài phun nước Trevi tráng lệ, Fontana di Trevi/ Trevi-Brunnen
Roma có nhiều đài phun nước nhưng nổi tiếng là đài phun nướcTrevi, đi Metro trên tuyến đường A: Battistini- Anaginia, xuống trạm Spagna là trung tâm thành phố hay trạm Barberini-Fontana Trevi, rất nhiều du khách tìm đài phun nước Trevi.
Theo tài liệu năm 1730 ÐGH. Clement XII triều đại (1730 -? 1740), tổ chức cuộc thi xây dựng lại đài phun nước. Năm 1732-1762 xây theo thiết kế của Nicola Salvi và Baroque phong cách tân cổ điển. Ðài phun nước Trevi bao gồm một mặt tiền cung điện, được thiết lập giống như một khải hoàn môn. Vật liệu sử dụng là đá cẩm thạch lấy từ Carrara, nguyên thủy là miệng của một máng dẫn nước thời La Mã cổ đại cung cấp nước cho thành phố từ nguồn nước tinh khiết cách đó hơn 10km, nước phun lên và đổ vào một bể cạn lớn. Ðài phun nước Trevi cao 26m, rộng 50m, ở giữa đài phun là tượng hai vị thần Neptune và Oceanus. Trung tâm của đài phun là bức tượng thần biển khổng lồ đứng trên cỗ xe được điều khiển bởi hai vị thần đầu người thân cá. Phía trên là bốn bức tượng đại diện cho bốn mùa xuân, hạ, thu, đông. Trong hốc trái và phải của Oceanus là những bức tượng, tượng trưng cho sức khỏe và sinh sản...Những hàng chữ khắc tỏ lòng tôn kính ÐGH. có công trong việc xây dựng. Ðài phun nước được ÐGH. Clement XII trao vương miện.
Ðài Trevi được tu sửa qua những năm: 1872,1989,1991 và 1999 giữ được nét đẹp cổ kính, từ lâu Trevi là nơi gửi gắm ước mơ, hy vọng của rất nhiều du khách. Theo truyền thuyết ngày xưa người ta đến đây uống một ngụm nước và ném tiền, ngày nay người ta thường ném xuống đài phun nước hai đồng tiền, một dành cho các mơ ước riêng, hai trở lại Rome thêm một lần nữa. Ðể lời cầu ước linh nghiệm, du khách nhớ quay lưng lại, ném tiền xuống nước bằng tay phải qua vai bên trái. Ước nguyện có thành sự thật hay không? nhưng du khách không tiếc khi ném đồng tiền xuống hồ nước trong xanh. Hàng năm thành phố thu được 1 triệu Euro cho cơ quan Caritas giúp người nghèo. Một tuần lễ ở Roma qúa ngắn, chúng tôi mong trở lại Roma với nhiều thì giờ hơn để đi thăm các danh lam thắng cảnh đẹp và những di tích qua các thời hưng thịnh của Giáo Hội Công Giáo.
Nguyễn Quý Ðại
Con chân thành cảm ơn Cha Trần Mạnh Duyệt quản lý nhà nghỉ Phát Diệm, góp ý để bài viết hoàn hảo sáng tỏ hơn.
Tài liệu đọc thêm
A/ Gioan Tẩy Giả, Johannes der Täufer/ John the Baptist hay Gioan Tiền Hô, sinh khoảng năm 6 TCN - mất khoảng năm 36 SCN) là một nhà giảng đạo là một vị tiên tri lớn trong các tôn giáo như Kitô giáo (Christianity), Hồi giáo (Islam), Bahá'í Faith... Ông đã dẫn đầu một phong trào rửa tội tại sông Jordan.
Theo Tân Ước, Gioan là người sống du mục và khổ hạnh đã thu hút được nhiều môn đệ loan truyền cho sứ vụ hoạt động của Chúa Giêsu, ông thực hiện nghi thức thanh tẩy (phep rửa) cho Chúa Giêsu tại sông Jordan. Phúc âm theo Thánh Luca: Gioan là anh em bà con với Giêsu vì mẹ ông- bà Elizabeth - là chị họ của Maria mẹ Giêsu. Trong chương đầu tiên của Tin Mừng, Thánh Gioan đã viết: ?Ngôi Lời là ánh sáng thật, ánh sáng đến thế gian và chiếu soi mọi ngườị? Phúc Âm: Mt 14, 1-12
Tại sao Thánh Gioan bị trảm quyết?
Vua Herode lấy vợ của anh là bà Herodias, Gioan lên tiếng quở trách, khuyên vua rằng: Vua không được lấy vợ của anh Ngàỉ (Mc 6, 18). Ðúng như lời Kinh Thánh: ? Có một người được Thiên Chúa sai đến, tên là Gioan đến để làm chứng, và làm chứng về ánh sáng??(Ga 1, 6-7 ). Vua muốn giết Gioan nhưng lại sợ dân chúng vì họ coi Gioan như một tiên tri. Nhân ngày sinh nhật của Herode, con gái Herodia là Salome nhảy múa trước mặt mọi người, đã làm cho Herode vui thích. Vua hứa sẽ ban cho nó bất cứ điều gì nó xin. Ðược mẹ dặn trước nên nó nói: ?Xin vua chặt đầu Gioan Tẩy Giả / Enthauptung des heiligen Johannes des Täufers/Beheading of St. John the Baptist?. (Hình họa lại trên Internet)
Vua lo buồn nhưng vì đã trót hứa trước các người đang dự tiệc, nên đã truyền sai người đi chặt đầu Gioan trong ngục (le nho, ngày 29 tháng 8) và để đầu Gioan trên đĩa đem trao cho Salome... Các môn đồ của Gioan đến lấy xác thầy và chôn cất ở Samaria. Thánh đường Gioan (St. Johannes-Kathedrale) ở Bờ Tây (Westjordanland) luu giu mộ phần của Thánh Gioan Tẩy Giả. Hàng năm, 24 tháng sáu là ngày tưởng niệm sinh nhật Thánh Gioan.
Phim Thánh Gioan Tẩy Giả http://bit.ly/16GkjZG
B/ Thánh Gioan Tông đồ Apostel Johannes/John the Apostle, một trong Mười hai tông đồ của Chúa Giêsu. Gioan cùng với Phêrô/Petrus và Giacôbê/Jakobus, là nhân chứng trong việc Giêsu cho con gái ông Jairus sống lại (Mark 5:37), Giêsu biến hình (Mt 17:1), Chua cau nguyen trong Vườn Cây Dầu (Gethsemane) (Mt 26:37). Ông và Phêrô được sai vào thành phố để thực hiện các việc chuẩn bị cho bữa ăn tối cuối cùng (Lc 22:8). Trong bữa ăn, ông được ngồi bên cạnh và ngả đầu vào ngực Giêsu (John 13:23-25). Gioan cũng là môn đệ duy nhất đứng dưới chân thánh giá trên đồi Calvary cùng với mẹ Maria và các phụ nữ khác. Ông cũng đã đón Maria về chăm sóc theo như lời trối của Giêsu (John 19:25-27). Theo Kinh Thánh Gioan và Phêrô là hai người chạy về hướng ngôi mộ đá và chính ông là người đầu tiên tin rằng Giêsu thực sự đã sống lại (John 20:2-10). Nhiều đoạn trong Tân Ước gọi Gioan là "người môn đệ được Chúa yêu quý". Thánh Gioan sinh năm 20 (?) qua đời năm ?101 sau CN.
(C) Thánh nữ Cecilia là vị Thánh quan thầy của các ca nhạc sĩ trong Giáo Hội Công Giáo. Cecilia từ thuở thiếu thời, cô đã tỏ ra đã say mê Thánh nhạc, đóng góp một phần rất lớn khai triển nền thánh nhạc va sáng tác những bản thánh ca. Cecilia kết hôn với Valerian người ngoại đạo và thuộc gia đình giàu có, nhưng Cecilia đã thuyết phục chồng theo đạo và đồng ý giữ cho cô đồng trinh. Trong thời gian bách đạo truy tìm những người theo Chúa Cecilia bí mật giúp đỡ những người nghèo và những Kitô hữu bị vây bắt. Valérien và Cecilia không chịu tế thần, không chịu dâng hương cho thần ngoại. Chính vì thái độ can đảm và cương quyết như thế đã khiến quan quân La Mã bực tức và kết án tử hình hai người. Cecilia đã đươc giáo hội vinh thăng làm Thánh Nữ Ðồng Trinh Tử Ðạo. Tại nơi thánh nữ chào đời, giáo hội đã cho xây cất một Vương Cung Thánh Ðường để tôn vinh Cecilia.
Du khách hành hương đến Roma, nếu muốn ở nhà khách Phát Diệm thì liên lạc qua điạ chỉ
địa chỉ Foyer Phat Diệm www.foyerphatdiem.net
Tài liệu tiếng Ðức đọc thêm
Mailänder Vereinbarung http://bit.ly/16isdpI
Das Edikt von Mailand, Januar 313.
http://bit.ly/16I1fVP
http://bit.ly/1iqIZpb
Ở Âu Châu thời tiết bốn mùa thay đổi rỏ rệt, đông về lạnh lẽo tuyết rơi, những đàn chim én, chim oanh ...bay đi tìm vùng nắng ấm, chỉ còn lại đàn qụa đen bay lượn tìm mổi. Mùa xuân cây lá đâm chổi nẩy lộc, mùa của lá hoa rực rỡ, tháng tư phải vặn đồng hồ thêm một giờ, ngày bắt đầu dài đêm ngắn, từ 4 giờ trời bắt đầu sáng, mặt trời chưa ló dạng đã nghe tiếng chim ca, nắng ấm mọi người bắt đầu chuẩn bị cho kỳ nghỉ hè tắm biển. Thu về các nông gia lo thu hoạch mùa làm lễ tạ ơn trời. Ánh nắng không còn gay gắt như những ngày hè oi bức, những đóa hồng nở muộn, những bụi cúc vàng lộng lẫy, cây lê, cây táo trái chín đỏ triểu nặng cành, lá bắt đầu vàng úa lià cành. Nhiều người thích mùa thu trầm lặng, nên thơ với những nét lãng mạn, quyến rủ... Vì thế các thi nhân đều ca ngợi nét đẹp của mùa thu, lá vàng rơi bay khắp mọi nẽo đường, mùa thu là xúc tác cho thi nhân làm thơ, soạn nhạc...
Ðời sống thiên nhiên mênh mông, con người bé nhỏ trong cái bao la của vũ trụ theo định luật của tạo hóa, thời gian trôi đi mãi có đợi ai bao giờ. Tản Ðà cảm thu với nỗi thơ thẩn, ngậm ngùi:
Trận gió thu phong rụng lá vàng
Lá rơi hàng xóm lá bay sang
Vàng bay mấy lá năm già nữa
Hờ hững ai xuôi thiếp phụ chàng
Trận gió thu phong rụng lá hồng,
Lá bay tường bắc lá sang đông
Hồng bay mấy lá năm hồ hết
Thơ thẩn kià ai vẫn đứng không
Mùa thu lá rơi lác đác cũng như một kiếp người phải trải qua... hết thời xuân trẻ đến cuối cuộc đời cũng như những chiếc lá vàng rơi... Ðối diện với đời nhiều cạm bẩy, đắng cay, thất bại ê chề Tản Ðà đã có tư tưởng yếm thế, chán đời dùng rượu để tiêu sầu:
Ðêm thu buồn lắm Chị Hằng ơi!
Trần thế em nay chán nữa rồỉ
Nguyễn Khuyến qua Thu Ðiếu với gió thu, nước thu, cái xào xạt của lá thu, cái huyền ảo của trăng thu, cái bảng lảng của trời thu như gieo vào lòng người biết bao nỗi buồn xa vắng
Ao thu lạnh lẽo nước trong veo
Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo
Sóng biếc theo làn hơi gợn tí
Lá vàng trước gió sẽ đưa vèo
Tầng mây lơ lững, trời xanh ngắt
Ngõ trúc quanh co, khách vắng teo
Tựa gối ôm cần lâu chẳng được
Cá đâu đớp động dưới chân bèo
Ngày xưa thi sĩ Ðinh Hùng trong chương trình ?Tao Ðàn đài Sài Gòn? làm cho thính giả say mê, Ðinh Hùng muốn cuộc đời lúc nào cũng réo rắt như tiếng lòng mình, mùa thu mang nặng những đợi chờ với bước chân em đi và trở lại với bài hát mùa thu. Trong nổi bâng khuâng nhớ nhà dưới trời thu hiu quạnh
Hôm nay có phải là thu?
Mây năm xưa đã phiêu du trở về.
Cảm vì em bước chân đi,
Nước nghiêng mặt ngọc lưu ly phớt buồn.
Ai về xa mãi cô thôn,
Một mình trông khói hoàng hôn nhớ nhà?
Ngày em mới bước chân ra,
Tuy rằng cách mặt, lòng ta chưa sầu.
Nắng trôi vàng chẩy về đâu?
Hôm nay mới thực bắt đầu vào thu.
Chiều xanh trắng bóng mây xưa,
Mây năm xưa đã phiêu du trở về.
Rung lòng dưới bước em đi,
Lá vàng lại gợi phân ly mất rồi!
Trời hồng, chắc má em tươi,
Nước trong, chắc miệng em cười thêm xinh.
Em đi hoài cảm một mình.
Hai lòng riêng để mối tình cô đơn.
Hôm nay tưởng mắt em buồn:
Ðã trông thấp thoáng ngọn cồn, bóng sương.
Lạnh lùng chăng, gió tha hương?
Em về bên ấy, ai thương em cùng?
Lưu Trọng Lư có chỗ đứng trên thi đàn nhờ thi tập Tiếng Thu với những nét đặc thù từ hạnh phúc đến tan vỡ, từ thực tế đến mộng mơ. Tiếng thở dài trong nỗi nghẹn ngào, niềm đau cô đọng. Hình ảnh con nai vàng ngơ ngác, giẫm lên những chiếc lá vàng kêu xào xạc làm rung động cõi lòng người đọc như gợi lại niềm luyến tiếc xa xôi...
Em không nghe mùa thu
Dưới trăng mờ thổn thức?
Em không nghe rạo rực
Hình ảnh kẻ chinh phu
Trong lòng người cô phụ?
Em không nghe rừng thu
Lá thu kêu xào xạc
Con nai vàng ngơ ngác
Ðạp lên lá vàng khô?
Nữ sĩ Hồ Xuân Hương đa tình lãng mạn, trong mối tình với thi hào Nguyễn Du ?bóng nhạn về đâu mây ở lại, dế trùng như khóc nước trôi hờ?. Bóng nhạn ở đây là Nguyễn Du và mây là Xuân Hương, mùa thu mây giăng tối mịt mù, con nhạn kia vỗ cánh bay xa trong mây trời ảm đạm, mưa buồn... đưa người vào thế giới của mộng mơ, thương nhớ:
Trời thảm mây giăng tối mịt mùng
Mưa thu tí tách nhỏ ngoài sân
Cây khô dài ngắn rơi hàng lệ,
Tàu chuối vàng tơi tiếng chậm nhanh
Ngâm dứt vàng đê mê sầu vạn dặm
Buồn giăng quạnh quẽ nỗi năm canh
Khuê phòng riêng khổ người nhan sắc
Một phiến sầu vương vẽ chẳng thành
Mưa thu
Tế Hanh đưa tiễn người tình ra đi trong đêm trăng, ý thu gợi cảm cảnh chia ly
Tiễn em trong cảnh thu tàn
Lòng ta muôn tiếng sao đầy lặng im
Ra về trong cảnh trời đêm
Vầng trăng như ánh mắt em dõi nhìn
Những cánh nhạn thưa dần trong mây chiều bát ngát, nàng mơ hồ xa xôi nhìn mùa thu với cây bàng trơ trụi, lá bàng rơi tự bao giờ!
Cây bàng đã rụng lá bàng
Cổng nhà ai đấy, có nàng nhìn xa
Giàn hồng gió tạt là là
Tóc nàng vướng mấy cánh hoa sang mùa
Bên trời bầy én lưa thưa
Mây chiều bát ngát.. mơ hồ xa xôi..
Tiều phu gánh củi lên đồi,
Chuông chùa gần đấy gióng hồi thu không!
Quán đường heo hút lạnh lùng,
Có người khép cửa thư phòng ngâm thơ.
nữ sĩ Ngân Giang
Mùa xuân náo nức, nắng xuân tươi sáng rực rỡ gợi cảm? ngược lại nắng thu vàng vọt với gió heo mây, cánh nhạn bay thưa thớt ?
Hiu hắt chiều hôm ngọn gío thu
Vừng ô gác núi bóng thêm mờ
Ngập ngừng cánh nhạn bên trời thẳm
Thấp thoáng thuyền ngư bến nước xưa
Mù mịt bên cầu cây phủ khói
Trơ trơ sườn núi đá phôi mưa
Trên đường vô hạn người qua lại
Trông khách tha hương luống hững hờ
nữ sĩ Vân Ðài
Nữ sĩ Tương Phố khóc cho tình yêu, thân phận đời ngang trái với ?giọt lệ thủ giải bày tâm sự đau thương để vơi đi phần nào nhớ thương người chồng bạc mệnh ?Người buồn lại gặp cảnh thu, sầu riêng trăm mối bao giờ gỡ xong ?!
Trời thu ảm đạm một màu
Gío thu hiu hắt thêm rầu lòng em
Trăng thu bóng ngả bên thềm
Tình thu ai để duyên em bẽ bàng
Nổi bật trong làng thơ mới, Xuân Diệu quan niệm ?là thi sĩ, nghiã là ru với gió. Mơ theo trăng và vớ vẩn cùng mâỷ. Mùa thu mang lại cho thi nhân màu sắc tuyệt vời... đây mùa thu tới
Rặng liễu đìu hiu đứng chịu tang,
Tóc buồn buông xuống lệ ngàn hàng;
Ðây mùa thu tới- mùa thu tới
với áo mơ phai dệt lá vàng
Hơn một loài hoa đã rụng cành,
Trong vườn sắc đỏ rữa màu xanh;
Ðôi cánh khô gầy xương mỏng manh.
Thỉnh thoảng nàng trăng tự ngẩn ngơ
Non xa khởi sự nhạt sương mờ?
Ðã nghe rét mướt luồn trong gió?
Ðã vắng người sang những chuyến đò
Mây vẫn từng không, chim bay đi
Khí trời u uất hận chia ly
Ít người thiếu nữ buồn không nói,
Tựa cửa nhìn xa nghĩ ngợi gì?
Nhạc sĩ Ngô Thụy Miên ra đi làm người viễn xứ cùng với hơn 3 triệu người Việt cùng hoàn cảnh tâm trạng như anh, hướng về Quê Hương trong những dịp thu về với lá vàng bay!
Em hỏi anh mùa thu Sài Gòn
Nắng còn vương vương trên hàng phố vắng
Em hỏi anh mùa thu Sài Gòn
Nước mắt bây giờ có như mưa tuôn...
Hay
Em có nghe mùa thu mưa giăng lá đổ
Em có nghe nai vàng hát khúc yêu đương
Mùa Thu cũng là mùa tan tác chia ly như tiếng thổn thức của nữ sĩ TTKH một thời gây sôi nổi về mối tình vổ cánh bay xa!
Một mùa thu trước mỗi hoàng hôn,
Nhặt cánh hoa rơi chẳng thấy buồn.
Nhuộm ánh nắng tà qua mái tóc.
Tôi chờ người đến với yêu thương...
Tôi sợ chiều Thu phớt nắng mờ
Chiều Thu hoa đỏ rụng chiều Thu
Gió về lạnh lẽo chân mây vắng
Người ấy bên sông đứng ngóng đò
(Hai sắc hoa ti gôn)
Trước 1975 thời kỳ phát triển mạnh về sáng tác âm nhạc hay phổ nhạc, Nhạc sĩ Phạm Duy sáng tác nhiều nhạc phẩm giá trị, phổ nhạc bài thơ của thi hào Guillaume Apollinaire ?Mùa thu chết? do thi sĩ Bùi Giáng dịch sang Việt ngữ
... Ta ngắt đi một cụm hoa thạch thảo
Em nhớ cho: Mùa thu đã chết rồi
Ôi ngát hương thời gian mùi thạch thảo
Em nhớ cho rằng ta vẫn chờ em
Vẫn chờ em, vẫn chờ em, vẫn chờ
Vẫn chờ... đợi em.
Tôi chưa đến Hà Nội vào mùa thu, nhưng Hà Nội 36 phố phường có nét đẹp riêng của nó, vào mùa hạ những hàng cây cổ thụ có nhiều bóng mát, giúp khách bộ hành thoải mái đi dạo quanh Hồ Hoàn Kiếm qua cầu Thê Húc vào đền Ngọc Sơn. Nhiều người có dịp đến Hà nội vào những chiều cuối thu sương phủ mờ mờ và se lạnh, các cô gái Hà Thành mặc áo len quàng khăn tím đi xe Dream dưới những cơn mưa nhỏ hạt.. Mùa thu Hà Nội cũng là mùa cốm, cốm vốn là món quê hương quen thuộc ở vùng châu thổ sông Hồng.
Cốm thơm ngon nhất vào giữa thu, có lẽ nhờ sữa hạt lúa hấp thụ khí hậu của mùa thu. Hạt cốm có màu xanh thơm gói trong lá sen, buộc bằng sợi rơm vàng nhạt. Những ngày thu khi nắng đã nhạt và thoảng trong gió heo may... Mùa thu Hà Nội rõ nét có mùi thơm của hoa sữa, ?Hà nội mùa thủ của Trịnh Công Sơn
Cây cơm nguội vàng,
Cây bàng lá đỏ
Nằm kề bên nhau, phố xưa nhà cổ
Mái ngói thâm sâu
Hà Nội mùa thu, mùa thu Hà Nội
Mùa hoa sữa về thơm từng ngọn gió
Mùa cốm xanh về, thơm bàn tay nhỏ
Nhà thơ Phạm Chung với nhạc phẩm ?Mùa xuân ngồi bên cửa sổ? nhìn em lang thang trên đường Cổ Ngư thơ mộng dưới những hàng liễu rũ Hồ Tây.
Có phải mùa thu đã qua
Em lang thang qua phố phường Hà Nội
Mặt hồ Gươm pha sương, em soi đời u tối
Mùa cốm hồng không đợi
Em nhớ ai mà mưa bụi bay?
Mùa thu quê nhà và mùa thu hải ngoại mang nỗi buồn viễn xứ, người lữ khách lưu dung trên đất khách quê người, nhạc sĩ Võ Hữu Toàn phổ nhạc "Mưa Paris - Mùa thu của tôi" giống như bài Paris có gì lạ không em? dòng sông Seine mà nhiều người mơ ước đến thăm, nhưng thực tế nước đục ngầu với nét buồn nào đó xa xôi, Paris trong mùa mưa thu ôi nó buồn làm sao!
Paris buồn giữa trời thu
Cơn mưa ùa theo hối hả
Tiếng đàn cùng tiếng gió
Thở dài thành những cơn mưa
Em là mùa thu của tôi
Chẳng đợi chờ sao lại đến
Cũng đành một lần lỗi hẹn
Sông Seine buồn quá xa xôi...
Nhạc sĩ Minh Kỳ cảm thấy mùa thu vương nắng ấm quê hương, cuộc đời lưu vong của chúng ta, khó có thể nghe được tiếng tiêu ai thổi trong chiều thu trong gió...
Có chiều thu vương nắng cuối thu
Tiếng tiêu ai vọng đến thiết tha buồn
Man mác niềm vương vấn tình cố hương
Mối u hoài trầm tư khi chiều xuống
Thi sĩ Paul Verlaine, Pháp, cũng cảm nhận được mùa thu của ông qua "Chansons D'automne"
Les sanglots longs
Des violons
De l'automne
Blessent mon c?ur
D'une langueur monotone
Tout suffocant
Et blême, quand
Sonne l'heure
Je me souviens
Des jours anciens
Et je pleurẹ..;
Et je m?en vais
Au vent mauvais
Qui m?emporte
De çà, de là
Feuille morte
Bản dịch của anh Cao Yên Tuấn (Trần Tuấn Kiệt) ở Houston Hoa Kỳ tựa "Khúc hát mùa thủ bản dịch nầy thật lả lướt và thoát nghiã, mang âm nhạc việt ngữ tuyệt vời
Ðàn gieo chi khúc phượng cầu
Nghe như nức nở, như sầu miên man.
Thu về cho lá nhuốm vàng
Lòng ta tê tái theo ngàn lá rơi!
Chìm trong điệp khúc đơn côi.
Chán chường mòn mỏi nối lời xanh xao
Chuông giờ nghe điểm, nghẹn ngào,
Tiếng xưa kỷ niệm đưa vào tâm tri!
Lệ tràn trên bước ta đi,
Mặc cho gió chướng, nói chi cuộc tình!
Mang ta vào ngõ đăng trình,
Lá rơi đây đó ngập hình bóng xưa
Thu ơi nhớ mấy cho vừa
Mùa thu có lá vàng rơi rụng, có trăng thu huyền ảo thì cũng có nắng thu nhẹ, những lúc trời xanh mây trắng nắng hồng. Ði dưới nắng thu người ta thấy tâm hồn thoải mái lâng lâng dưới lá vàng bay bay.
Tâm sự của nhiếp ảnh gia Nguyễn Sơn: Bao năm tháng xa quê. Buồn người lữ thứ, một mình đi lang thang trong rừng thu, nơi đây thật vắng lặng, nhìn những chiếc lá vàng rơi rụng theo từng cơn gió rơi rớt phủ ngập đầy khắp nơi, tạo nên một tấm thảm mầu nâu đậm vàng. Thả Balô xuống, nằm ngửa mặt lên trời. Ôi một trời mênh mang thu vàng làm chết lịm hồn tôi. Cứ mỗi lần thu đến rồi lại đi. Sống nơi xứ người cứ mỏi mòn ngóng về Quê Mẹ. 38 Mùa thu rồi, ta vẫn chờ đợỉCòn bao thu nữa bạn ta ơi? Con chim già gọi về tổ Quốc. Hình mùa thu trong hoamunich xử dụng của nhiếp ảnh gia Nguyễn Sơn Germany
Nguyễn Quý Ðại thu 2013
Mời thưởng thức nhạc về mùa thu
Chiếc Lá Thu Phai - Trinh Cong Son
http://www.youtubẹcom/watch?v=9UTkySHIjP8
Thu ca
http://www.youtubẹcom/watch?v=9ishFIpSe-w
Mùa Thu La Bay
http://www.youtubẹcom/watch?v=cZPPieYZlzY
Giot Mưa Thu - Dan Bau
http://www.youtubẹcom/watch?v=37qw5vNyYzE
Mùa thu cho em Ngo Thuy Mien
http://www.youtubẹcom/watch?v=UVCQoGZw91k&feature=relate
Mùa Thu Chet - Le Thu
http://www.youtubẹcom/watchd
Mùa Thu Khong Tro Lai - Si Phu
http://www.youtubẹcom/watch?v=qjPBKvQm6X4
http://www.youtubẹcom/watch?v=zsYZktiA3N
70 bản nhạc mùa thu
1.Thu Vàng (Cung Tiến) - nhạc hòa tấu
2. Lá Vàng Cuối Hạ (thơ: Hoàng Thị Bạch Mai) - Thúy Vinh diễn ngâm
3. Mùa Thu Chết (nhạc: Phạm Duy /ý thơ: Apollinaire) - Julie
4. Giọt Lệ Cho Ngàn Sau (Từ Công Phụng) - Từ Công Phụng
5. Lá Rụng (1953- nhạc: Hoàng Trọng; lời: Hoàng Dương) - Thu Tâm
6. Lá Rơi Trong Chiều (2008- Thanh Trang) - Thanh Trang
7. Ðường Chiều Lá Rụng (Phạm Duy) - Lệ Mai - Hoàng Ngọc Tuấn (guitar)
8. Bản Guitar Mùa Thu - độc tấu
9. Liễu Buồn Xanh Ngắt Mùa Thu (2008 - Thanh Trang) - Tâm Hảo
10. Thu Ca (Phạm Mạnh Cương) - Sĩ Tuấn
11. Không Còn Mùa Thu (Việt Anh) - Hiếu Thuận
12. Một Chiều Thu (Nhật Bằng) - Vi Thảo
13. Cánh Hoa Duyên Kiếp (Ðoàn Chuẩn & Từ Linh) - Quang Tuấn
14. Thu Hát Trên Ngàn (Ngô Thụy Miên) - Thái Phượng
15. Tình Thu Muộn Màng (2009 - Vũ Ðức Nghiêm) - Vũ Trung Hiền
16. Autumn Evening - Chiều Thu (Lê Văn Khoa) ? Huỳnh Hữu Ðoan (guitar) và Ban hợp xướng Kiev
17. Mùa Thu Trong Mưa (Trường Sa) - Ngọc Lan
18. Ðiệu Blues Mùa Thu (2006 - Jazzy Dạ Lam) - Jazzy Dạ Lam
19. Dạ Tâm Khúc & Mùa Thu Paris (Phạm Ðình Chương & Phạm Duy) - Nga Mi & Trần Lãng Minh
20. Tango Dĩ Vãng (Anh Bằng) - Thế Sơn
21. Trách Người Ði (1954 - Ðan Trường) - Hiếu Tâm & Hiếu Thuận
22. Lá Thư (1953 - Ðoàn Chuẩn & Từ Linh) - Vũ An Thanh
23. Chiếc Lá Cuối Cùng (1949-Tuấn Khanh)-Ðặng Nho (hắc tiêu);hòa âm: Duy Cường;Vũ Khanh giới thiệu
24. Mùa Thu Không Trở Lại (thơ: Bùi Thanh Tiên) - Hồng Vân diễn ngâm
25. Em Ra Ði Mùa Thu (Phạm Trọng Cầu) - Trần Chúc - hòa âm: Lê Văn Khoa
26. Nhặt Lá Vàng (1970 - nhạc: Hoàng Trọng; lời: Vĩnh Phúc) - Quang Linh
27. Chiếc Lá Thu Phai (Trịnh Công Sơn) ? Mỹ Linh & Quang Dũng
28. Nói Với Mùa Thu (1969 - Thanh Trang) - Hoàng Cung Fa
29. Lá Rơi Bên Thềm (1966 - nhạc: Lê Trọng Nguyễn; lời: Nguyễn Hiền) - Tâm Hảo
30. Mùa Thu Yêu Ðương (Lam Phuơng) - Thanh Hà
1. Hoài Cảm (Cung Tiến) - Kim Chung - guitar
2. Nước Mắt Mùa Thu (Phạm Duy) - Lệ Thu
3. Chuyển Bến (Ðoàn Chuẩn & Từ Linh) - Sĩ Phú - Nguyễn Ðình Toàn giới thiệu
4. Thu Ly Hương (Nhật Bằng & Ðan Thọ) - Tâm Hảo
5. Mùa Thu Ru Em (Ðức Huy) - Thanh Hà
6. Tình Là Hư Không (Phạm Anh Dũng) - Minh Châu
7. Tuổi Xa Người (Từ Công Phụng)- Hoàng Cung Fa & Hoàng Anh
8. Mùa Thu Xa Em (Ngô Thụy Miên) - Mộng Trang
9. Mùa Thu Cánh Nâu (Nguyễn Ánh 9) - Hồng Hạnh
10. Giọt Mưa Thu (Ðặng Thế Phong) - Phạm Ðức Thành - đàn bầu
11. Lá Sầu Ðâu (thơ: Ngô Thy Vân) - Kim Lê diễn ngâm
12. Áo Lụa Vàng (Phạm Thế Mỹ) - Hà Thanh
13. Mấy Ðộ Thu Về (Minh Kỳ) - Thanh Tuyền
14. Miên Khúc (Ngô Thụy Miên) ? Bạch Cúc
15. Chiếc Lá Vàng Thu (Nhạc: Nguyễn Tuấn; Lời: thơ: Vương Ngọc Long) - Tấn Ðạt
16. Ngàn Thu Áo Tím (Nhạc: Hoàng Trọng; Lời: Vĩnh Phúc) - Loan Châu & Ngọc Liên
17a. Những Chiều Không Có Em (Trường Hải)- Trần Thái Hòa
17b. Ðêm Thu (Ðặng Thế Phong) - Ngọc Thanh
18. Tâm Sự Chiều Thu (Lê Dinh) ? Khánh Ly
19. Tiếng Em Hát Chiều Thu (Trần Chí Phúc) - Thanh Thu
20. Nắng Hanh Vàng (Vũ Thái Hòa) - Thái Thanh
21. Mùa Thu Cho Em (Ngô Thụy Miên) - Linh Phương - piano
22. Lời Tình Buồn (Hoàng Thanh Tâm) ? Khánh Ly
23. Thu Sài Gòn (Nhạc: Thanh Hoàng; Thơ: Phương Phương) - Hồng Anh
24. Từng Chiều Mây Bay (Thanh Trang) - Tâm Hảo
25. Em, Mùa Thu Của Tôi (Nhạc: Trang Thanh Trúc; Lời: thơ Phạm Ngọc) ? Quang Minh
26. Tiếng Ai Khóc Mùa Thu (Nhạc: Nguyễn Ánh 9; Lời: thơ Dương Ðình Hưng) - Bích Hiền
27. Sao Vẫn Còn Mùa Thu (Ngô Thụy Miên) - Trần Ngọc Thanh Tuyền
28. Trăm Nhớ Ngàn Thương (Lam Phương) - Ý Lan & Vũ Khanh
29. Thu Về Trong Mắt Em (Phạm Mạnh Cương) ? Trần Thái Hòa
30. Không Còn Mùa Thu (Việt Anh) - Trần Mạnh Tuấn ? saxo
31. Tình Thu (thơ: Hải Bằng Hoàng Dân Bình) ? Hương Nam diễn ngâm
32. Nhớ Thu Hà Nội (Lê Trọng Nguyễn) - Mai Hương
33. Mùa Thu Nơi Ðây (Diệu Hương) - Diệu Hương
34. Thu Tím Lá Vàng (Vân Tùng)- Mai Thiên Vân
35. Mỗi Ðộ Thu Về (Lê Vân Tú) ? Hồ Bích Ngọc
36. Ước Hẹn Chiều Thu (Dương Thiệu Tước) - Ánh Tuyết
37. Vườn Thu (Văn Thủy) - Khánh Ly
38. Giấc Thu (Hoàng Thanh Tâm) - Lệ Thu
39. Tiếng Thu (Nhạc: Lê Thương; Lời: thơ Lưu Trọng Lư) - Thu Phương
40. Chuyển Bến (Ðoàn Chuẩn & Từ Linh) - Lê Tấn Quốc - saxo
Vì lý do kỹ thuật xin tạm nghỉ 1 kỳ. Chân thành cáo lỗi cùng độc giả .
Nguyệt San Giao Muà xin cám ơn những thân hữu đã dóng góp bài vở cho Nguyệt San Giao Muà số 140 . Một số bài khác sẽ được đăng dần vào số tới. Mong mỏi sẽ nhận được những sáng tác của các bạn bốn phương để cho Nguyệt San Giao Muà thêm phần hương sắc trong tương lai.
2) Ðể rút ra danh sách của NSGM (unsubscribe),
xin gửi email về GiaoMua@hotmail.com
3. Mọi chi tiết, thể lệ, thắc mắc, xin gửi về:
GiaoMua@hotmail.com
4. Mọi bài vở, đóng góp, xin gửi về:
GiaoMua@hotmail.com
Nguyệt San Giao Muà
Homepage: http://www.GiaoMua.com
Thể lệ gửi bài cho Nguyệt San Giao Muà:
Mong bạn gửi Bài cho GM theo cách này là tốt nhất :
1. Dùng mẫu chữ Vietnet (VIQR) hay Unicode
2. Viết Hoa chữ đầu của bài và bút hiệu. Ví dụ: Giọt Mưa Trên Lácủa NS Phạm Duy
3. Gửi bài ngay trong email (không kèm file), để cho BBT khỏi mất công download xuống để đọc
4. Gửi tất cả các bài trong 1 tháng 1 lần trong1 email, nếu tiện.
5. Bài vở xin gửi đến trước ngày 25 mỗi tháng
6. Mọi chi tiết, thể lệ, thắc mắc, xin gửi về: GiaoMua@hotmail.com
Cám ơn bạn rất nhiều, vì nhân sự có hạn, BBT không thể ngồi đánh máy lại từng đề bài hay bút hiệụ
P.O . Box 378
Merrifield, Virginia 22116
USA
Trang Nhà