Số 148
Ngày 1 tháng 8 năm 2014
Nguyệt San Giao Mùa
P.Ọ Box
378
Merrifield, Virginia
22116
USA
Thư Ngỏ
Khi gỡ tờ lịch cuối cùng của tháng bảy, bất chợt tôi nhớ đến câu hát: "Tháng tám mùa thu, lá khởi vàng chưa nhỉ .." câu hát làm mềm lòng những người Hà Nội, mà cũng chỉ có người Hà Nội mới cảm nhận được hết vẻ thơ mộng có chút hắt hiu buồn trong từng đợt lá rơi của mùa thu tháng tám. Tôi vẫn thường nghe bạn bè ngoài đó kể lại như vậy.
Tôi thì ở miền Nam, nơi nầy chỉ có hai mùa mưa nắng, nhận biết mùa hạ về với tiếng ve rộn rã trong sắc phượng rực trời, mang theo cái oi nồng cứ chầm chậm qua đi, nhường bước cho mùa thu nhẹ nhàng trở lại .. ngoài phố chợ, người ta bày bán bánh trung thu, lồng đèn, thì là biết tháng tám đến. Mùa thu tháng tám luôn gợi cho tôi những cảm xúc diệu kỳ, một nỗi buồn man mác, mỗi buổi sớm mai thức dậy, chỉ một chút gió heo may cũng làm lạnh buốt tâm hồn và những đêm dài thao thức, chỉ tiếng lá khô khẽ rơi ngoài hiên vắng cũng đủ cho lòng se thắt, ngỡ bước chân ai về muộn buổi thu sang ?
Tháng tám mùa thu tĩnh lặng như bước thời gian lặng lẽ ngang qua đời tôi. Những mùa thu cứ trôi đi mãi miết cuốn theo tuổi xuân về hun hút cuối trời, chỉ để lại những hoài niệm, những nỗi niềm tiếc nhớ khôn nguôi...
THÁNG TÁM ƠI!
Một nửa mùa thu đi qua tháng tám
Một nửa cuộc đời dâu bể rong rêu
Tháng tám lại về ngang qua khung cửa
Phiền muộn về theo quạnh quẻ hắt hiu
Cơn gió nhẹ ru buổi chiều tháng tám
Góc nhỏ trái tim réo gọi tình buồn
Cơn mưa thì thầm muộn màng cuối hạ
Ướt đẫm mùa thu rơi rụng muôn phương
Thu của thuở nào xa xưa tháng tám
Hồn thơ mềm với từng sợi tơ vương
Say giấc mộng giữa sương mù mờ ảo
Mằn mặn bờ môi những giọt đau thương
Cho đến bây giờ mùa thu tháng tám
Bóng thời gian hong sắc nắng ngỡ ngàng
Mây lạc lối đưa tâm hồn bay bổng
Nước mắt sầu hòa điệp khúc ly tan
Trăng đơn lẻ trên khung trời tháng tám
Ðêm lặng yên chờ đợi ngọn thu phong
Ðã mấy lượt vườn xưa vàng lá úa
Tháng tám về cho nỗi nhớ mênh mông
Chung Thủy
Ban Biên Tập Giao Muà
Bài vở trên Giao Muà là do các tác giả gửi đăng và Giao Muà không chịu trách nhiệm về nội dung. Muốn xin trích đăng lại, xin liên lạc với GiaoMua@hotmail.com.
I . Thơ _______________________________________________________________________
1. Thôi Giọt Sầu Rơi | ______Triều Phong Ðặng Ðức Bích | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
2. Việt Nam Ơi | ______ Hàn Thiên Lương | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
3. Nỗi Khoắc Khoải Nhớ Anh | ______ Dạ Lan | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
4. Tôi Lại Về, Tiếp Tục Thả Ðời Trôi | ______ Jacaranda | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
5. Nửa Ðời Ði Qua | ______ Phan Tưởng Niệm | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
6. Dặn Dò Anh | ______ Tình Hoài Hương | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
7. Niềm Vui Bất Ngờ | ______ Sông Cửu | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
8. Phố Bụi Thời Hoa Mộng | ______ Trần Huy Sao | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
9. Thoáng Hờn |
______Trần Thành Mỹ 10. Hạnh Phúc |
|
______Vành Khuyên | 11. Bên Trên Các Chồi Thời Gian |
|
______Chu Thụy Nguyên | 12. Rồi Mai Ðây .. |
|
______Song An Châu | 13. Gởi Theo Người. |
|
______nguyênHOANG |
14. Nội Tôi |
|
______
Chung Thủy |
15. Nhớ Cha |
|
______ Sông Trà |
16. Sài Gòn |
|
______ Lê Miên Khương |
17. Những Kiếp Người Lênh Ðênh |
|
______Nguyễn Thị Thanh Dương |
18. Em, ... |
|
______Quỳnh Ðỏ |
19. Thế Vẫn Còn Chưa Ðủ |
|
______ Mai Hoài Thu |
20. Phượng Quyên |
|
______ Hồ Chí Bửu |
21. Tỉnh Lặng |
|
______ Nam Thảo |
22. Chiều Thu Ðà Lạt |
|
______ Tuyền Linh |
23. Thương Tuổi Tàn Phai |
|
______ Trần Ðan Hà |
24. Ðường Tăng Bạt Hổ Qui Nhơn |
|
______ TT Hiếu Thảo |
|
II . Văn _______________________________________________________________________
1.Ðứa Con Nhà Hàng Xóm ___________ Nguyễn Thị Thanh Dương | 2. Hiến Chương Tình Yêu (truyện dài nhiều kỳ) ___________ Tình Hoài Hương |
3. Ranh Giới ___________ Vành Khuyên |
4. Căn Nhà Sau Cửa Biển (truyện dài) ___________ Phan Thái Yên |
5. Ghềnh Ráng Và Cảnh Ðẹp Qui Nhơn ___________ Triều Phong Ðặng Ðức Bích |
6. Linh Hồn Về Với Vũ Trụ Khác? ___________ Trần Hồng Văn |
7. Giọt Nước Mắt Trên Sân Co ? ___________ Nguyễn Quý Ðại |
V. Trả Lời Bạn Ðọc__________________________________________________
1. Nhắn Tin/Trả Lời Bạn Ðọc _______ Ban Biên Tập |
I . Thơ __________________________________________________
II . Văn___________________________________________________________
Nguyễn Thị Thanh Dương
Nguyễn Thị Thanh Dương
2. Hiến Chương Tình Yêu (truyện dài nhiều kỳ) Tình Hoài Hương
Tình Hoài Hương
Vành Khuyên
Vành Khuyên
4. Căn Nhà Sau Cửa Biển (truyện dài) Phan Thái Yên
17 (tiếp theo). Phan Thái Yên
5. Ghềnh Ráng Và Cảnh Ðẹp Qui Nhơn Triều Phong Ðặng Ðức Bích
Du khách đến Qui nhơn, Bình Ðịnh thường thăm viếng thắng cảnh Ghềnh Ráng. Có người gọi là Gành Ráng, Ngành Ráng, nhưng trong ca dao " Lên thác xuống ghềnh ", nên tên địa danh thật là Ghềnh Ráng. Triều Phong Ðặng Ðức Bích
6. Linh Hồn Về Với Vũ Trụ Khác? *Trần Hồng Văn
*Trần Hồng Văn
7. Giọt Nước Mắt Trên Sân Co ? Nguyễn Quý Ðại
Nguyễn Quý Ðại
III . Hộp Thư Toà Soạn
___________________________________________________
Thể lệ để nhận Nguyệt San Giao Muà:
1) Ðể vào danh sách của NSGM (subscribe),
xin gửi email về GiaoMua@hotmail.com
Ðịa Chỉ Liên Lạc:
Nguyệt San Giao Muà
Copyright
2002 by Giao Muà e-magazine and respective authors
Anh chị Bông đi chợ về đến nhà, chị xuống xe trước, đang lúi húi mở trunk xe để lấy đồ thì đã thấy xe nhà hàng xóm bên cạnh cũng vừa về tới. Ðây là lần đầu tiên chị thấy mặt người hàng xóm, kể từ hơn 1 tuần lễ nay khi gia đình chị bắt đầu dọn vào ngôi nhà này.
Nên chị vội ngừng tay đi đến gần sân nhà hàng xóm và tươi cười:
- Chào anh chị và các cháu.
Cả hai vợ chồng đều cười đáp lễ, người chồng nói:
- Biết là có hàng xóm mới mà mãi hôm nay mới gặp nhau. Tôi tên là Cảnh.
- Vâng, hân hạnh được làm quen với anh chị, chồng tôi tên là Bông. Nhà tôi cũng lu bu chưa có thì giờ đi chào hỏi hàng xóm anh chị Cảnh ạ.
Chị Bông nói xong thân mến nhìn gia đình hàng xóm, chẳng dễ gì được dịp gặp cùng một lúc cả nhà như thế này. Thật là thú vị khi đến một nơi ở mới có hàng xóm là người Việt Nam, họ chạc bằng tuổi vợ chồng chị, hai đứa con, thằng lớn khoảng 12 tuổi như Cindy con gái chị, nhưng đứa nhỏ chỉ mới hai tuổi là cùng, hai đứa con cách xa nhau khá xa.
Chị Bông lần lượt xách những túi hàng vào nhà, mỗi khi trở ra chị thấy thằng con trai nhà anh Cảnh vẫn đứng vẩn vơ ngoài sân, dường như nó chẳng hào hứng gì để mang đồ vào phụ cha mẹ như con Cindy của chị. Khi chị nhìn nó cũng là lúc nó quay lại nhìn chị.
Ðó là một thằng bé mặt mày khôi ngô nhưng nét mặt rầu rầu, lạnh lùng một cách khó hiểu.
Chị Bông nghĩ thầm: ? Chắc hôm nay đi chợ cu cậu đòi mua gì đó không được nên đang dỗi hờn bố mẹ đấỷ
Chị Bông nói với chồng:
- Hàng xóm bên cạnh là người Việt Nam cũng vui anh nhỉ, ?tắt lửa tối đèn có nhaủ.
- Em lại ỷ có nơi chốn để chạy sang xin qủa chanh, qủa ớt, phải không? Ði chợ mua đủ thứ nhưng thế nào cũng có lúc quên những thứ lặt vặt mà vô cùng cần thiết ấy.
- Biết đâu bà nội chợ bên ấy cũng chạy sang mượn nhà mình những thứ như thế? vấn đề chính em muốn nói là hàng xóm Việt Nam sẽ gần gũi và thông cảm nhau hơn mà thôi.
Buổi sáng chị Bông chở Cindy đi học, trường học khá gần nhà nên school bus không chở. Bên nhà anh Cảnh chắc cũng phải đưa đón con như nhà chị. Nhà nào cũng tất bật như nhau.
Một hôm khi chị Bông đón Cindy từ trường về gần tới nhà thì Cindy bỗng kêu lên khi xe đang chạy lướt nhanh:
- Mẹ ơi, hình như con bác hàng xóm cạnh nhà mình đang đi bộ bên đường?
- Con có chắc là con bác Cảnh không?
- Mẹ chạy nhanh qúa con không nhìn thấy mặt nhưng vẫn cảm thấy thế mẹ ạ, nó đi học về mà đi bộ, hay là cha mẹ nó hôm nay bận không đón được?
Chị nhìn qua kính chiếu hậu, phía xa, sau lưng chị là hình ảnh một thằng bé vai đeo cặp sách đang đi bộ trên hè đường, bên cạnh là dòng xe đang vun vút lướt qua, chẳng ai để ý đến kẻ bộ hành ấy cũng như chị đã vô tình lướt qua nó lúc nãy.
- Thôi, đằng nào mẹ chạy cũng qúa xa rồi, mà cũng về gần tới nhà rồi. Coi như là con nhìn lầm người đi.
Thằng con nhà hàng xóm học cùng trường nhưng hơn con Cindy nhà chị một lớp. Cùng lối về, nếu biết bên ấy có hôm bận không đi đón con được thì chị Bông sẵn sàng đưa đón giùm.
Nhưng chị ít khi gặp mặt vợ chồng anh Cảnh, rồi chị cũng quên phéng đi.
Chiều nay, sau khi đón Cindy về học xong, chị Bông cần ra khu chợ Việt Nam mua mấy món đồ, cao hứng chị Bông liền ghé vào nhà hàng ?Ðêm tàn bến Ngự? để mua tô bún bò Huế mang về nhà hai mẹ con cùng ăn thử xem sao, nhà hàng này được tiếng là đông khách vì nấu ăn ngon mà gia đình chị chưa có dịp đến.
Chị Bông bước vào tiệm, giờ này tiệm vắng vì giữa ngày, không phải giờ ăn trưa cũng chưa đến giờ ăn chiều.
Một bà có vẻ là bà chủ tiệm, ăn diện bóng bẩy, mặt mày son phấn kỹ càng, trẻ đẹp và sắc xảo đang ngồi sau quày, mỉm cười đón khách:
- Chào chị, chị cần dùng chi ạ?
- Cho tôi hai tô bún bò Huế mang về.
Bà chủ đi vào nói với người trong bếp, bà chỉ thoáng quay đi mà chị Bông đã ngửi thấy mùi dầu thơm ngan ngát. Ngồi bán cửa hàng ăn uống, lúc nào cũng bốc mùi mắm muối, mỡ màng của các món Bún bò Huế, bún thịt nướng, bánh xèo, cơm, phở. v..v.. mà bà chủ điệu nghệ, thơm phức như bán hàng nữ trang hay hàng mỹ phẩm cao cấp phải ăn diện cho sang, cho xứng với món hàng. Nhìn bề ngoài bà chủ se sua không ai nghĩ là một phụ nữ đảm đang buôn bán.
Chị Bông lơ đãng nhìn quanh trong tiệm bỗng một hình ảnh nơi góc tiệm đập ngay vào mắt chị, khiến chị ngạc nhiên: đó là thằng con trai lớn của vợ chồng anh Cảnh, hàng xóm của chị, đang ngồi gục đầu trên bàn ăn và ngủ ngon lành, cái cặp sách để trên bàn chứng tỏ đi học về là nó có mặt nơi đây.
Chị Bông đứng chôn chân suy đoán, hay là chị Cảnh, anh Cảnh đi đón con rồi ghé vào tiệm này ăn xong và để thằng con ở tạm đây vì bận đi đâu đó lát sẽ quay lại đón? Và chắc là quen thân với chủ tiệm nên thằng bé có quyền nằm ngủ gục trên bàn thoải mái như thế?
Bà chủ tiệm đã bước ra ngoài, chị Bông nhìn nét mặt của bà không mấy cởi mở nên không dám hỏịvề thằng bé hàng xóm. Tội nghiệp, chắc đêm qua nó ngủ ít sáng phải dậy sớm đi học nên giờ nó ngủ gục mà rất say sưa chẳng hề bị đánh thức vì tiếng nói của bà chủ và của khách mua hàng.
Xách túi xách có hai tô bún bò Huế ra khỏi tiệm chị Bông đi về nhà. Tô bún bò Huế ngon lành, qủa đúng như lời đồn làm chị ăn xong là quên mất chuyện thằng bé nhà bên cạnh.
Nhưng khi ra ngoài sân tình cờ chị Bông lại được đối diện với anh Cảnh khi anh đang tưới những luống hoa, và chị cũng làm công việc tương tự như người hàng xóm tưới hoa bên sân nhà mình.
Chị Bông xã giao:
- Nhà anh có những cây hoa đẹp qúa. Hôm nào tôi phải bắt chước mua thêm những loại hoa như bên nhà anh cho đẹp.
Anh Cảnh hài lòng:
- Bà xã tôi thích những loại hoa này nên giao phó cho tôi phải chăm sóc tưới cây đấy chị ạ.
Anh Cảnh cẩn thận tưới nước từng gốc hoa có vẻ chiều vợ, đắc lực làm vừa lòng vợ, chứ không phải vì chính anh. Lúc ấy thằng bé con anh đi bộ về đến, dáng điệu mệt mỏi với cặp sách đeo trễ trên vai, nét mặt lạnh như hôm chị gặp nó lần đầu tiên cũng ở mảnh sân này làm chị Bông ngạc nhiên, ngơ ngác hỏi anh Cảnh:
- Sao cháu giờ này mới đi học về hả anh? Mà?ai đón cháu về?
Anh Cảnh nhìn thằng bé lủi nhanh vào nhà, chép miệng:
- Nó tên Việt Nam là Minh, chị thấy nét mặt nó thông minh sáng sủa đấy chứ? Nhưng kể ra thì buồn u ám lắm?
Anh Cảnh tắt vòi nước tưới cây đến bên chị hàng xóm, dường như lâu lắm anh chưa có dịp trút nỗi lòng tâm sự cùng ai:
- Thằng Minh là con đầu lòng và duy nhất của tôi với người vợ trước?
Giọng anh nghèn nghẹn lại làm chị Bông xao lòng:
- Thì ra thế?
- Mẹ nó bỏ tôi, là một người đàn bà chẳng ra gì. Tôi nói lên sự thật chứ không bôi xấu người vợ cũ vì ghen tức gì đâu, chuyện qua rồi, ai có phận nấy.
- Hai vợ chồng anh đã li dị bao lâu rồi?
- Chúng tôi li dị đã hơn 5 năm nay, cô ta sẵn sàng bỏ con lại cho tôi để chạy theo tình nhân, chê tôi nghèo lương ba cọc ba đồng không có cơ hội làm giàu lên được. Tình nhân cô ta trẻ hơn tôi, năng nổ hơn tôi, có tiền hơn tôỉ.
Chị Bông kêu lên xót xa:
- Trời ơi, chị ấy bỏ con cho anh nuôi, làm sao một người đàn ông có thể chăm sóc con bằng phụ nữ được?
- Vì cô ta muốn rảnh tay làm lại cuộc đời với người mới. Thằng Minh sống không có mẹ từ lúc nó 7 tuổi, dù thương con đến đâu, rồi tôi cũng phải lấy vợ khác như chị đã thấy đó, hiện giờ chúng tôi có đứa con nhỏ mới 2 tuổi. Cả hai vợ chồng tôi đều vất vả, bận rộn vì công việc..
Chị Bông chợt nhớ lại hình ảnh thằng bé lang thang đi bộ trên hè đường và hình ảnh nó ngủ gục trong nhà hàng ?Ðêm tàn bến Ngự? mà chị đã gặp, chị sốt ruột hỏi lại:
- Thế ai đưa đón cháu Minh đi học mỗi ngày hả anh?
- Buổi sáng trên đường đi làm tôi đưa cháu đến trường. Còn khi tan học về?
Anh Cảnh ngừng lại một chút, chắc lại chạnh lòng thương con:
- Chẳng ai có thì giờ đón cháu, vì chúng tôi về trễ hơn giờ cháu tan trường nên nó tự đi bộ về. Từ trường về tới nhà cũng hơn một mile nhưng biết làm sao hơn?
- Lúc nãy tôi gặp cháu ngủ gục trong một nhà hàng bún bò Huế ở khu chợ Việt Nam, Tôi muốn hỏi cháu có về nhà thì tôi chở về, nhưng cháu ngủ say qúả
Anh Cảnh ngắt lời:
- Không sao! Nhà hàng ?Ðêm tàn bến Ngự? là của mẹ cháu Minh. Cô ta và người chồng mới đã mở nhà hàng đấy, cô ấy thành công giấc mộng làm giàu vì nhà hàng rất đông khách.
Giọng anh cay đắng tiếp:
- Thay vì về nhà phải lẩn quẩn đứng đợi hay chơi ngoài cửa cho đến khi chúng tôi về nó mới được vào nhà, thì nó đến nhà hàng của mẹ nó, được ăn món gì tùy thích và nằm ngủ đợi tới giờ về nhà.
- Thế sao anh không làm riêng một chìa khóa cho cháu Minh để nó đi bộ về thẳng nhà, muốn ăn muốn ngủ có phải là tốt hơn không?
Mắt người đàn ông bỗng rưng rưng:
- Ðã từng như thế rồi, nhưng thằng Minh và người vợ sau này của tôi không hợp nhau, nó mấy lần lấy cắp những đồng tiền lẻ của vợ tôi trong ngăn tủ nào đó. Thế là tình hình càng căng thẳng thêm, vợ tôi có lý do để cấm nó ở nhà một mình. Còn mẹ nó, biết thế, nhưng cũng chẳng đời nào có ý định mang con về sống chung, sợ ảnh hưởng đến hạnh phúc của mình vì chồng cô ta không muốn nuôi con riêng của vợ. Thằng bé chưa bao giờ biết đến ngôi nhà của mẹ nó, nghe nói to rộng và đẹp lắm.
Người vợ của anh Cảnh về tới, anh vội chấm dứt câu chuyện, ra đón đứa con nhỏ và lăng xăng xách phụ vợ ít đồ. Họ đi vào nhà để lo cho bữa cơm chiều.
Chị Bông ngẩn ngơ không còn hứng thú để tưới cây nữa, gương mặt buồn buồn, lạnh lùng của thằng Minh ám ảnh chị, gương mặt của một thằng bé tội nghiệp, tủi thân và đầy mặc cảm, cái vẻ lạnh lùng câng câng ấy để tự bảo vệ lấy mình trước cuộc đời .
Ở cái tuổi non trẻ này, đáng lẽ nó phải được sống trong một mái gia đình êm ấm, có đầy đủ cha mẹ yêu thương, chăm sóc cho nó từng miếng ăn giấc ngủ.
Như con Cindy nhà chị, mỗi cuối tuần được bố chở đi thư viện, đi xem phim hay đi bơi lội v..v?Mỗi buổi sáng trước khi đi học, chính chị là người làm sẵn thức ăn bỏ vào hộp lunch cho nó, về tới nhà những bữa cơm luôn có món ăn mà nó ưa thích, rồi tới giờ đi ngủ, chị đã đọc truyện, kể truyện cho con nghe. Bao nhiêu câu truyện ngắn thần tiên và có ý nghĩa, bao nhiêu bài hát hay êm đềm đã theo Cindy vào giấc ngủ suốt từ thuở ấu thơ cho đến giờ..
Còn thằng Minh, từ năm 7 tuổi, cái tuổi ngây thơ bé bỏng nó đã xa rời vòng tay người mẹ, vài năm sau cũng thưa dần sự chăm sóc của người cha khi cha nó có vợ có con khác. Thằng bé ở với cha nhưng bất mãn người mẹ kế, đến nhà hàng của mẹ chỉ để ăn cho no bụng và tạm nghỉ chân, chẳng khác nào một người khách đến rồi đi. Nó lạc loài cô độc giữa cha và mẹ của nó.
Mỗi ngày thằng Minh vẫn đến trường và mỗi ngày nó lại lang thang trên đường về, quanh quẩn giữa về nhà của cha và về nhà hàng của mẹ.
Nhưng nếu một ngày nào đó nó không về một trong hai nơi chốn ấy, nó lang thang trên những con đường khác, xa hơn, làm bạn với những đứa bụi đời trên đường phố, và hư hỏng thì không biết cha mẹ nó có còn vui hưởng hạnh phúc mà họ đang có không?
- Mẹ ơi, mẹ đâu rồi?
Con Cindy từ trong nhà chạy ra sân réo gọi làm chị giật mình. Thấy mẹ, nó nũng nịu:
- Trời ơi, mẹ ngoài này mà con tìm mãi, sao mẹ tưới cây lâu thế? không vào nhà nấu cơm cho con ăn, bố cũng sắp đi làm về rồi.
- Ừ, mẹ sẽ vào ngay đâỷ
Con bé chợt nhìn sâu vào đôi mắt mẹ, ngạc nhiên:
- Có phải mẹ vừa khóc không? Con thấy đôi mắt mẹ còn ướt nước mắt?
Con bé Cindy nhà chị, một vầng trăng sáng ngây thơ và hạnh phúc tuyệt vời, chị không muốn bất cứ một áng mây mờ nào che khuất vầng trăng đáng yêu này. Chị Bông âu yếm dắt tay con đi vào nhà:
- Con ơi, bụi nhà hàng xóm vừa bay vào mắt mẹ thôi mà.
Phần Thứ Nhì
Chương 12
VIỆT NAM Quê Hương Cẩm Tú
(*) Từ năm 1960 -> đến năm 1975 - bối cảnh ở thời điểm nầy hầu như ít thay đổi.
(**) Những tấm hình qúy giá trong bài viết, không phải của tác giả Tình Hoài Hương.
Rất trang trọng và chân thành cảm ơn qúy vị nhiếp ảnh gia đã post hình trên Wikipedia (tôi xin mạn phép chuyển tải vào bài viết,
ngỏ hầu có thêm phần phong phú hóa hình ảnh quê hương Việt Nam cẩm tú của chúng ta).
Ða tạ!
2.- Cám Ơn ÐÀ LẠT Thương Yêu
Khúc xạ ánh sáng mặt trời chiếu xuyên qua lớp khí quyển ướt ẩm, khô, lạnh, đã tỏa bảy tia quan phổ: đỏ, vàng, lam, chàm, lục, cam, tím. Mưa phản chiếu tia nắng ở góc nhọn 42 độ, tạo thành chiếc cầu vồng ánh đẹp rất rõ. Phong cảnh Ðà Lạt tuyệt diệu mờ ảo trong làn sương mù lơi lả buông. Ðám mây mọng nước nũng nịu giăng tơ trời kéo lê thê sau lưng ngôi trường Grand Lycée. Du khách thơ thẩn thả gót phiêu bồng trong lòng đô thị tĩnh mịch. Khi phố đêm len lén tràn về ướt sũng mưa phùn và sương muối bện quyện lại với nhau, thì càng về khuya dường như bầu trời càng lắng đọng bất tận, yên ắng lạ lùng. Cảnh vật trở nên thơ mộng giữa khí lạnh tê tê, buốt buốt, mơn man da thịt. Những thứ đó đã trìu mến quấn quýt ăn sâu vào lòng người. Ðà Lạt càng dễ yêu. Thi vị. Duyên dáng. Thơ mộng và quyến rũ xiết bao bừng dậy nơi nơi!
Du khách muốn ghé thăm Ðà Lạt (bằng đường bộ), phải đi qua hai ngả chính: Từ miền Phan Rang xa xôi muốn đi lên Thị-xã Ðà Lạt, xe hơi phải đi về hướng núi toàn rừng tre, nứa, lồ ô, rừng hỗn giao lá kim, lá rộng, dẻ, rừng cây quý đủ loại với thông chen chúc trong vùng núi, kể từ Krong Pha. Xe hơi leo lên càng lúc càng caỏ dưới những ngọn núi cao ngất ngút ngàn, gập ghềnh, khúc khuỷu, quanh co và những eo đèo dựng đứng, chênh vênh gấp ngặt khúc khuỷu như cùi chỏ, rất hiểm nghèo để len lỏi qua rừng rậm, âm-u um-tùm của đèo Ngoạn Mục cách thành phố Ðà Lạt 40km.
Từ hướng Sài Gòn xe chạy về miệt Biên Hoà, Long Khánh rồi xe tách qua hướng đi Ðịnh Quán, đến đèo Marigui, đèo Bảo Lộc quanh co ngút ngàn núi tiếp núi rừng tiếp rừng, chen với những đồi trà, những đồi cà phê. Lúc xe chạy trên quốc lộ 20 giáp ranh với Di Linh là khu núi rừng thuộc Tỉnh Tuyên Ðức. Taing, nơi đây người dân có thể vào tít tót trong rừng núi xa hiểm trở sâu hun hút, họ đào sâu xuống lòng đất, sàng đất cát trên chi nhánh các dòng suối (thuộc vùng suối của thác Pongour, Gougah?) để đãi lấy vàng. Xe lên tới vùng đầu Ðại Ninh, Ðức Trọng? qua thác Liên Khương, thác Prenn là thuộc về phong thổ mát rượi Ðà Lạt. Từ thời Pháp thuộc đã độc đoán rất hà khắt phân chia nước Việt Nam tách bạch ra ba miền: Bắc. Trung. Nam, để họ dễ bề thống trị dân ta. Thật là phiền toái, rối rắm qua bao dị biệt, và dần dần tự nhiên trở thành phân chia rõ ba miền tách bạch, vô tình đi đến sự chia rẽ đến nhức bưng cái đầu.
Ðây! Thành phố Ðà Lạt an ngự ở miền Cao Nguyên Trung-phần trên độ cao 1.475m (nếu Ðà Lạt trên cao độ 2.163m > là tính từ mặt biển lên chóp đỉnh núi Lâm Viên). Ðà Lạt ở tọa độ 11o 48? 36? ? 12o 01? 07? vĩ độ bắc và 108o 19? 22? đến 108o 36? 27? kinh độ đông. Bắc giáp Lạc Dương. Ðông & Nam Ðơn Dương. Tây Nam giáp Ðức Trọng. Ðà Lạt là vùng khí hậu Á Ôn, nhiệt độ trung bình một ngày khoảng: 18/oC > 20/oC, thấp nhất là 12/oC. Thị xã Ðà Lạt nằm trong Tỉnh Tuyên Ðức bao la rộng lớn gồm có 3 Quận: Ðức Trọng. Ðơn Dương. Lạc Dương. Toàn tỉnh Tuyên Ðức có khoảng 20 loại khoáng sản: cao lanh, than nâu, boxit, than bùn, sắt, thiết, chì, kẽm, rubi, saphia, opan, kể cả các vùng núi rừng có rất nhiều vàng non... nhất là vàng ở vùng núi đồi hiểm trở ở Taing. Ðà Lạt là vùng đất đỏ bazan và nâu vàng tụ bồi phù sa phì nhiêu từ suối, hồ, thác. Không những Ðà Lạt là thắng cảnh thiên nhiên thơ mộng rất tuyệt vời, ngoạn mục, diễm lệ, trữ tình mỗi khi du khách ghé tạt về thăm, mà Ðà Lạt giàu về tài nguyên quốc gia quý như: Gụ, cẩm lai, sao, tre, nứa, lồ ổ nhiều rừng thông hai lá, ba lá cao ngút bạt ngàn, rừng hỗn giao lá rộng, rừng lá kim, rừng tre nứa... Khoáng sản: bo-xit, bentonit, diatonit, sắt, vonfram, than nâu, đất sét, núi đá, thiếc, chì, kẽm, vàng, saphia, opan, thạch anh tinh thể, v.v? Nông sản: Trà, cà phê, artichaud, mận, hạt điều, nấm, dâu (nuôi tằm) các loại rau, hoa, v.v... Nhất là quanh năm vườn tượt xanh màu tốt tươi dồi dào hoa quả cây trái trĩu cành.
Khí hậu Ðà Lạt ưu đãi nhất là phụ nữ và trẻ em da dẻ họ luôn trắng trẻo hồng hào mịn mượt. Ngoài cư dân tứ phương quy tụ về vùng ?hoàng triều cương thổ? Lâm Viên nầy, còn có sắc dân: Thái - Thổ - Nùng ? Tày ? Mường ? Mán - Hoa (Tàu) - Thượng (Thiểu số) K?Ho - Mạ - Chu Ru ? M? Nông.
Ðà Lạt, nhiều ngôi biệt thự xinh lịch đa dạng qua đường nét kiến trúc độc đáo, nhà nhà nhấp nhô cao thấp ẩn mình dưới đồi thông trùng điệp rợp bóng. Nhà tôn nhà ngói chen chân nơi những con đường mòn đất đỏ uốn éo lượn quanh vườn hoa ngát hương tươi màu, bao vườn trà xanh mướt trên ngọn đồi tiếp tiếp bên suối, bên hồ, nơi thác ghềnh lồi lõm.
Ðà Lạt có hai mùa rõ rệt: nắng và mưa. *- Mùa mưa dầm từ cuối tháng Năm kéo dài đến tháng Mười Một. Mùa gió thịnh hành nhất vào mùa đông lại là gió từ hướng tây. Tuy thế khí hậu vùng Cao Nguyên Lâm Viên nầy khá dễ chịu. Mùa ráo khô từ tháng 12 đến đầu tháng 5, bầu trời thanh thoáng mát rượi, luôn có nắng ấm độ ẩm chan hòa. Thương làm sao thành phố Ðà Lạt chập chùng uốn lượn quanh những đồi thấp núi cao luôn mờ mờ ảo ảo, nhạt nhòa ẩn hiện sau làn sương ẻo lả, mỏng manh. Những cơn mưa phùn lăn tăn li ti vào độ cuối Thu chuyển hạt nhỏ li ti như bụi phấn, nhẹ tênh, âm thầm lả lơi đậu trên mái tóc lữ hành. Nước ban mai ở các khe đá, suối, hồ, khe, chưa chảy kịp, thì nước buổi chiều đã dâng lên cao; chảy xối xã suốt tháng năm về bao con thác cuối nguồn.
*- Mùa Hè là đầu mùa mưa, mưa đêm nầy qua ngày tháng khác trên núi đồi cao ngất, ngút ngàn. Muôn triệu hạt mưa nặng trĩu, to tròn rơi bồm bộp trên mái tôn, mái ngói. Tôi yêu tháng ngày mưa dầm không biết mệt, bầu trời luôn ảm đạm, dù mưa nhưng khí hậu ấm áp. Thỉnh thoảng? lâu thật lâu có kèm theo mưa đá hột to hột nhỏ. Dì cháu thích thú nhặt mưa đá bỏ vào ly (trong khi những người làm vườn thấy mưa đá, là họ lo buồn rầu rĩ; vì nó hủy hoại hoa màu tan nát, hư hỏng rất nhiều loại hoa trái và rau).
*- Mùa Thu bên những triền đồi rưng rưng lá vàng duyên dáng lắt lẻo đong đưa cài trên cành cây cổ thụ. Màu vàng cuả rừng cây gỗ quý bát ngát, quyện lẫn màu xanh và nhạc thông rì rào reo trong gió. Lá rừng hợp với màu vàng sáng từ bình minh len lỏi dọi xuống, hoặc nơi ráng chiều hiu hiu hửng lên trong kẽ lá dịu dàng ve vuốt. Khiến lòng mình cảm thấy xao xuyến mấy nỗi bâng khuâng man mác, dìu dặt đường tơ mênh mang rung lên từng hồi trên những phím loan. Tôi thương mỗi chiều gió mùa Ðông Bắc lồng lộng vút trên đỉnh núi cao, sấm sét chớp lia lịa ở góc trời lúc choạng vạng, gió uốn cong cành cây mimosa nghiêng ngả, thấy mà thương. Thân cây đau đớn rên rĩ vặn mình kêu rắc rắc, dường như muốn gãy. Chùm hoa mimosa ướt sủng nước rên rĩ quật lui quật tới tả tơi, hòa với tiếng sấm chớp gầm thét dữ dội, gió hú từng hồi kinh dị trên sườn đồi, gió lọt qua khe cửa rít lên vút vút, nghe đầy ớn lạnh, buồn bã đơn điệu vô cùng.
*- Gần về cuối đông trời vần vũ mây xám, từng cuộn mây nặng trĩu ùn ùn bay ngang đầu, khiến núi đồi mất hết rồi bộ cánh rừng xanh tươi ngày vui khoe sắc lá. Những cơn mưa lăn tăn vào độ cuối đông chuyển thành triệu triệu hạt nhỏ, nhẹ tênh như bụi phấn, đó là những cơn mưa phùn âm thầm lả lơi đậu trên mái tóc lữ hành đơn điệu. Nước ban mai ở các hóc đá, suối, hồ, khe, chưa chảy kịp, thì nước buổi chiều từ các triền núi chân đồi đã dâng lên cao và chảy xối xả về cuối nguồn. Cuối Ðông dật dờ cơn say gió bão còn luyến tiếc len lén mang khí lạnh ào ào bay về, nắng lấp ló ve vuốt bên thềm năm mới; như trêu nghẹo mấy nàng: Xuân, Hạ, Thu, Ðông se sẻ ỏn ẻn chúm chím nụ tình.
***
Ðà Lạt! Thắng cảnh tuyệt vời có nhiều hồ dễ thương, thi vị, hữu tình. Nào là: *- Hồ Lãng Ông nho nhỏ be bé xinh xinh và khiêm nhường ở đầu góc đường Cộng Hoà & đường Võ Tánh. *- Hồ Mê Linh, hồ *- Vạn Kiếp an tọa bên một đồi thông ngút ngàn. *- Hồ Chi Lăng tuy nhỏ nhưng mơ màng không kém thơ mộng. Mỗi hồ mang một dáng vẻ kiêu sa riêng. Tại Phường 3 có Hồ *- Tuyền Lâm. *- Hồ ông Phỉ ở hướng Dinh 3 đi vào khu đất mã thánh xưa gọi là ?Ba Lẻ. Nhưng có mấy hồ rộng mênh mông và thơ mộng mơ màng đáng kể nhất là:
*- Hồ Xuân Hương (quyến rũ là do hồ an lạc ngay trung tâm thị tứ, là ?cái rốn? của thành phố) nổi bật sự duyên dáng hài hoà, thơ mộng, đặc biệt và độc đáo (thời Pháp thuộc gọi hồ nầy là Grand Lac). Hồ rộng khoảng 25hecta. Phía gần cầu ông Ðạo và nhà hàng Thanh Thủy, sân Cù? thì (hình dáng) mặt phẳng cuả hồ tương đối rộng rãi. Nhưng càng về cuối hồ (phía Bích Câu Kỳ Ngộ?, vườn hoả) thì đuôi hồ trở nên eo hẹp, nhỏ dần dần? hầu như co thắt tới bên cây cầu Ðúc. Ven hồ có con đường tráng nhựa 6km chạy vòng quanh tới khu Thủy Tạ, thao trường Lam Sơn? và quay về cầu ông Ðạo. Rải rác trên chung quanh bờ hồ có những gốc tùng rợp bóng rất đẹp.
*- Hồ Xuân Hương càng thi vị quyến rũ nhờ sân Cù (sân Golf có tiêu chuẩn 18 lỗ). Sân Cù thoai thoải nệm thảm cỏ xanh tươi và khá rộng, thấp thoáng đó đây những chòm thông ba lá, hai lá bóng mướt màu lục vẫn soi mình xuống mặt hồ xanh biếc. Hồ Xuân Hương với nhà hàng Thủy Tạ mơ màng in bóng trên hồ Xuân Hương, nhà có ba phần nổi trên mặt nước, một phần nhà hàng xây trên bờ, có cột thu lôi cao chất ngất, có lancan chìa ra giữa hồ. Tầng trên sân thượng có những nấc thang, để ta có thể lên cầu thang nhảy xuống hồ bơi lội thoả thích. Thủy Tạ sơn trắng, lung linh trên mặt hồ phẳng lặng như phiên gương óng ánh dưới ánh mặt trời chan hoà trên vạn vật.
*- Gần cuối sân Cù là vườn Bích Câu Kỳ Ngộ muôn hoa Ðà Lạt không thiếu loài hoa nào, thơm ngát và xinh tươi, mỗi hoa mang một dáng vẻ đặc thù riêng, không hoa nào giống hoa nào. Nơi kỳ ngộ tương phùng nên-thơ lý tưởng dập dìu nam thanh nữ tú hò hẹn trao đổi chuyện văn thơ và tình tự. Thuở xưa hồ Xuân Hương chỉ là một đầm trũng mọc đầy cây năn, lát? nước mưa từ các triền đồi, nước chảy từ hướng thác Cam Ly về hồ, sau đó nước chảy ngang qua cây cầu gỗ có tên gọi cầu ông Ðạo; do phiá gần ở đầu cầu là tư dinh của ông quản đạo Phan Khắc Hòe. Thế nên cư dân thường gọi là cầu ông Ðạo. Cầu ông Ðạo lả điểm nối tiếp qua đường lên trên phố Hòa Bình và đường bằng vô mặt tiền chợ mới Ðà Lạt. Chợ Ðà Lạt khởi xây 1958 khánh thành 1960 ? ở lầu 2 của chợ chỉ bán các mặt hàng: vải, áo quần, len, nón, giày dép, đồ dùng gia đình thuộc về tơ lụa, mỹ phẩm? Nơi đây có cầu thang nối liền chợ với khu phố Hoà Bình. Ngôi chợ có ba từng lầu chính và một sân thượng. Chợ Ðà Lạt rất rộng rãi, nguy nga đồ sộ, tại Việt Nam chưa có chợ nào sánh bằng. Tầng trệt của mặt tiền là nơi bán đầy hoa tươi, dâu, mứt, bánh trái, trong lòng chợ bán các loại thịt, Cuối lòng chợ bán cá, tôm, gà vịt, v.v? Phiá sau tầng trệt đã làm thêm khu chợ ván gỗ, để bán rau tươi và là nơi bán hàng ăn uống.
*- Suối Vàng về hướng Lạc Dương (phía lên núi Lâm Viên). Nhà máy Thủy Ðiện ở Suối Vàng về hướng Bắc cách xa thành phố Ðà Lạt 20km, nơi rừng thông ngút ngàn tươi tốt, có hai hồ nước rất trong xanh, luôn luôn lấp lánh long lanh trầm ngâm, phẳng lặng như mặt hồ tráng thủy ngân. Một hồ có tên gọi Dankia Suối Vàng, và một hồ kia gọi Suối Bạc trải dài dọc theo ven chân núi Lâm Viên. (Lâm Viên còn gọi là núi Langbian ở tại Xã Lát, Huyện Lạc Dương, có dân tộc Thiểu số gốc Lát, Chil, Cơ Ho sinh sống đông đúc). Suối Bạc rất đẹp với mặt hồ rộng mênh mông lấp lánh ánh bạc sáng ngần, hồ phẳng lặng mơ màng, nước trong vắt. Làm sao kể cho xiết... Hồ Ðankia luôn luôn lấp lánh ánh bạc long lanh sáng ngời. Hồ nơi đây hoàn toàn tĩnh mịch, không tấp nập đông vui như hồ Xuân Hương. Những đồi thông rợp bóng hữu tình soi dáng trên mặt hồ im gió như phiên gương sáng loáng. Hồ Lát rất đẹp, trầm buồn và đơn điệu an tọa trên đất Lạc Dương.
*- Hồ Than Thở (thời Pháp xưa gọi là Lac des Soupirs) từ khu Hoà Bình về qua cầu ông Ðạo, đi lối thao trường và phiá Thủy Tạ, xuống đường Quang Trung. Hồ Than Thở cách xa trung tâm thành phố khoảng 6km ở trong thung lũng khu ấp Chi Lăng + xã Thái Phiên, hồ tĩnh mịch trầm lắng u buồn suốt tháng năm, bởi đêm nầy qua ngày tháng năm khác? chỉ thoảng nghe ba bên bốn bề tiếng nhạc thông reo vi vu không ngừng nghỉ. Hồ mơ màng với mặt nước im ả bóng loáng như tráng lớp men bạc. Nơi đây, thuở xa xưa đã có vài ba chuyện tình buồn có thật (không phải truyền thuyết). Tôi xin kể vắn tắt về một (trong vài ba chuyện đã nghe, biết) câu chuyện: một thiếu nữ phiền muộn tình duyên trắc trở, đã trầm mình xuống hồ Than Thở. Từ ngoài đường đi vào hồ bên hướng tay trái, bấy giờ đường vào ngôi mộ phủ đầy cỏ dại cao lút bụng, muốn tìm mộ nàng, ta phải chịu khó vạch tranh, vạch cỏ may, giạt hoa mắc cỡ chằng chịt, thật khó khăn. Tuy thế, khi đi vô khá xa, xa con đường nhựa bên hồ, tôi thấy một ngôi mộ bình thường, không cao, đơn sơ, khiêm nhường. Trên đầu tấm bia mộ hình trái tim tô xi măng cũ kỹ, hoen màu rêu phong, đơn điệu (có lẽ rất xa xưa, nay phai úa khá nhiều) mộ đã in dấu ngàn đời về mối tình bất diệt, não nùng? Chàng trai khắc ghi hai câu thơ gửi người thiên cổ:
Dù cho non sông thay đổi mãi
Ngàn năm Thảo vẫn sống trong Tâm?
* - Chùa Linh Quang xây năm 1931 an tọa tại 133 Hai Bà Trưng (Ðà Lạt) là ngôi chùa cổ kính lâu đời đầu tiên tạo lập trên đất ?Hoàng triều cương thổ?. Chùa chạm trổ những hình chim phượng trên mái rất tinh xảo, công phu, tuyệt tác; do hoà thượng Thích Nhân Thứ trụ trì.
* - Chùa Linh Sơn xây năm 1938 ? (1940 khánh thành) an ngự ở một ngả ba cách trung tâm chợ Mới Ðà Lạt khoảng 700 ? 800m ? Chùa nằm trên ngọn đồi đa phần là thông ba lá, dương liễu, bạch đàn. Chùa có tượng Phật Thích Ca đúc 1952 bằng đồng nặng 1250kgs. Chùa nhìn chéo xuống phố Phan Ðình Phùng. Ðứng trên góc sân chùa có thể nhìn thấy khu ?thành phố buồn? nghĩa trang Số 4 chi chít bia mộ!
*- Chùa Phong Linh ở đường Hoàng Hoa Thám. Trại Hầm (nơi nổi tiếng có mận vàng óng giòn, ngọt, ngon) xa khu chợ Ðà Lạt khoảng 4km. Chùa xây 1944 (chỉ có nữ tu, nên dân điạ phương thường gọi là chùa Sư Nữ). Chùa thờ: Ðức Phật A Di Ðà, Quan Thế Âm Bồ Tát. Bồ Tát Ðại Thế Chi. Chùa an tọa trên ngọn đồi thông cao thơ mộng ở Trại Hầm. Chùa Phong Linh xây mái kép cong: long, lân, quy, phụng. Ðứng trên sân chùa Sư Nữ ta nhìn tổng thể xuống làng mạc dưới chân đồi ẩn hiện mờ ảo, thì không có bức tranh nào linh động, đẹp bằng cảnh sắc nước hương trời xanh xanh chập chùng, nhà nhà mái ngói, mái tôn đang vật vờ bay lên làn khói ẻo lả uốn éo từ trên đồi cao, dưới thung lũng thấp chập chùng? Cư dân thấp thoáng đi lại trong sương mai, gió chiều nhè nhẹ phe phẩy mơm man vồng hoa đồi mận. Lồng trong tiếng thông trầm bổng bốn mùa nhã nhạc reo vi vu, êm êm, hòa điệu nhịp nhàng, là tiếng chuông mõ gõ nhịp đều đều, xen lẫn tiếng tụng kinh niệm Phật lanh lãnh thanh thanh trong gió sớm khuya chiều vang vọng xa xa!
*- Chùa Tàủ (Thiện Vương Cổ Sát, còn gọi chùa Phật Trầm) do hoà thượng Trung Hoa tên Thọ Dã đứng ra xây 1958. Chùa gồm có ba toà nhà cao đẹp tô màu vàng, mỗi toà nhà có thờ tượng: Tây Phương Nam Thánh. Phật Thích Ca. Quan Âm Bồ Tát. Ðại Thế Chi Bồ Tát: tất cả tượng bằng đồng cao 4m, nặng 1,5 tấn. Riêng tượng Tứ Thiên Vương cao 2,6m đúc xi măng. Chùa Tàu phong cảnh hữu tình ngày đêm chìm khuất trong đồi thông rất đẹp, ở chùa Tàu có mâm quay lực cơ học tiếp tuyến đường tròn quay.
*- Phía Tây Nam cách trung tâm phố Ðà Lạt một km, an tọa trên đường Ngô quyền là nhà thờ Domain de Marie xây năm 1930, rộng 11m dài 33m, trên tổng diện tích đất 12 hecta. Tiền đình nhà thờ có hai đường vòng cung, bước lên từng bậc tam cấp, và tụ hợp lại ở hành lang cửa chính hình vòm tròn. Mặt tiền nhà thờ kiến trúc thành hình tam giác cân, trên đỉnh tam giác là cây thánh giá. Trên tả hữu mỗi nóc mái nhà xuôi thẳng đứng lát ngói hồng đậm, ở mỗi mái ngói tả hữu có ba cửa sổ tam giác cân nho nhỏ ráp kính nhiều màu. Ngoài và trong nhà thờ đều trang trí hài hoà độc đáo, trong nhà thờ là tượng Ðức Mẹ đứng trên quả cầu, nặng 1 tấn, cao 3 mét. Nhà thờ và nhà dòng nữ tu, trường học đều tô màu hồng đậm. Domain de Marie tức là nữ Tu Viện nữ Bác Ái Vinh Sơn (nhà thờ & dòng tu nữ còn có tên gọi là Tu viện Mai Anh, vì tu viện nằm trên một ngọn đồi cao, nơi đây tuyệt đẹp với đồi hoa anh đào (dân điạ phương nôm gọi là hoa Mai, thay vì hoa Anh Ðào). Trên, dưới, chung quanh đồi: trồng toàn hoa Mai (hoa Anh-đào). Dưới những chòm cây lá xanh chen lá nâu rung rinh, nắng lung linh đùa giỡn nơi kẽ lá cánh hoa mai hồng hồng phất phơ lung lay trong gió.
Có những nam nữ sinh ngoại và nội trú (kể cả con mồ côi) nhiều ma soeur mặc áo dòng màu xanh dương, đội mũ lúp cánh én trắng rộng vành (như cánh chim bay), nhịp nhàng nhấp nhô theo mỗi bước chân. Họ chuyên nuôi trẻ mồ côi. Hằng năm dòng nầy tổ chức hội chợ từ thiện, lấy tiền làm qũy giúp người nghèo khó, soeur đi tới bệnh viện làm việc và giúp người đau yếu, bệnh nạn. Trên ngọn đồi nên thơ họ đi ra đi vào cầu nguyện kinh, xem lễ, làm việc bác ái: thuỷ thổ, nhân hoà phong cảnh càng trở nên an cư êm đềm thơ mộng. Ðứng bên phía Lữ quán Thanh Niên (ở đường Hàm Nghi) nhìn qua nhà thờ Domain thì quả thật khu đồi mai anh đào nầy tuyệt đẹp.
*- Nhà thờ và dòng Couvent des Oisaux (còn gọi là Ðức Bà Lâm Viên ; Notre Dame du Langbian, vì đây là trường nữ trung học đầu tiên dạy chương trình Pháp, trường xây dựng 1935, an tọa tại số 2 Huyền Trân Công Chúa. Nữ sinh trường Couvent mặc đồng phục sơ mi cổ bẻ trắng, tay phồng bên trong, ở ngoài khoác thêm áo lạnh dày đan tay màu xanh biển (xanh dương đậm), áo manto, áo ấm dạ, áo len loại dày màu xanh dương, màu đen, hoặc trắng. Mặc ríp đầm (skirt) có nhiều xếp ly màu xanh biển, váy lót underskit, petticoat). Chân mang sandal có bít tất trắng cao lên đầu gối, hoặc giày trắng hay đen, bata, sport: màu trắng (hoặc đen). Ðầu đội mũ len có vành che nắng to rất khéo (như kiểu nón công chúa Bạch Tuyết, riêng về mũ có thể có những màu và kiểu khác nhau. Bên phải khuôn viên khu rào gạch là đất nhà thờ, dòng & trường, đất rộng mênh mông, gần lối dẫn vô thác Cam Ly.
*- Nhà thờ chính tòa Ðà Lạt bắt đầu xây từ 19.7.1931 và khánh thành ngày 25.02.1942 do linh mục Céleste Nicolas thiết kế. Trên chóp đỉnh là một tháp to nhất (tháp chính) đã gắn hình cây thánh giá, và con gà bằng đồng cao 0,58m, dài 0,66. Con gà đứng trên một trục bạc đạn có thể xoay bốn hướng theo chiều gió thổi. Ngôi nhà thờ chính, cung thánh, gian giữa và hai gian cánh phụ, hậu tẩm, giáp vòng và tít trên gần nóc trần nhà có 70 cửa kính màu. Tổng cộng chiều rộng (nhà thờ chính toà): 14m, cao 47m, dài 65m. Gác chuông nhà thờ ở phía góc trái của cửa chính toà, là những nấc thang hình xoắn ốc trôn đi lên lầu cao. Tháp chuông chính cao 16m, hai bên có hai tháp chuông phụ hài hòa xinh xắn. Trong tháp chính có bốn quả chuông to, mỗi sáng trưa chiều đúng giờ ấn định, thì từng hồi chuông lắc lư rung, ngân vang lên bốn âm tần thánh thót trầm bổng lảnh lót khác nhau.
*- Những Trường học nổi tiếng và lâu đời nhất tại Ðà Lạt: Trường Grand Lycée Yersin (1927). Viện Pasteur nổi tiếng (1932). Couvent des Oiseaux (1936) Petit Lycée (1937) Domain de Marie (1943). Trường Tabert? (Ả Dran). Trường Trường dòng Missionaires de Marie nằm kề quốc lộ lối đi về hướng Cầu Ðất (Ðơn Dương). Các nữ sinh mặc váy màu da bò (nâu đậm) đó là do các em ở bên trường Franciancaine gửi qua bên Couvent des Oiseaux học, vì ở bên dòng Franciancaine không có lớp lớn, chỉ có từ lớp Năm tới lớp Nhất, bây giờ gọi là: lớp Một tới lớp Năm. Do vậy nhiều khi nữ sinh Couvent vẫn phải mặc đồng phục áo trắng, áo len xanh, chỉ thay đổi váy xếp ly màu da bò (màu nâu, giống như trường Dòng Missionaires de Marie ở Trại Mát.
Ðã lỡ nói về trường Pháp, trường Tây, thì tôi không quên hướng dẫn họ đi đến các trường Việt chính và thành lập lâu nhất: *- Trường nam trung học công lập Trần Hưng Ðạo (1956) ở khu Ấp Hà Ðông, nam sinh mặc sơ mi trắng quần xanh học trò (trước kia tên là trường Bảo Long). *- Trường nữ trung học công lập Bùi thị Xuân (1957) (trước kia tên trường là Phương Mai). Nữ sinh Bùi thị Xuân duyên dáng e ấp tha thướt trong tà áo màu xanh biển đậm đà, quần trắng, áo len xanh biển hoặc áo len đen, mang giày hoặc guốc, đầu đội nón lá chao nghiêng, tay ôm cặp. Sau những buổi học tan, thì tốp năm tốp mười tỏa về các nẽo đường trong thành phố, hoặc từng nhóm bạn dạo ra sân Cù ngắm cảnh, học bài cả nhóm, làm bài, làm thơ. *- Trường trung học Việt Anh trên đường Hải Thượng Lãng Ông, nữ sinh mặc đồng phục áo dài màu tím hoa sim, quàng khăn tím (rất ư là Huế thơ mộng), mang guốc, quần trắng, đội nón lá có tua nón màu tím. Nam sinh mặc quần đen, áo sơ mi trắng, áo len màu da bò. *- Trường trung học Bồ Ðề nữ sinh mặc áo lam, hoặc áo trắng. Nam sinh áo sơ mi trắng, quần màu xanh. *- Trường Trí Ðức nữ sinh mặc đồng phục trắng (và hồng nhạt). Nam sinh mặc sơ mi trắng quần đen. Sau nầy có thêm trường trung học Hiếu Học...
Nhìn chung và thật thà mà nói, thì có trường Ả Dran và trường Grand Lycée Yersin là mặc đồng phục rất sang đẹp & nổi: toàn sơ mi trắng, bên ngoài mặc veston đen hoặc xanh đậm, thắc cà vạt đỏ, hoặc cà vạt sọc nâu đẹp mắt, mang giày thời trang (họ là những nam nữ sinh con ông cháu cha, nhà giàu, đóng áo vét tân thời mà!).
*- Các trường Ðại học và chuyên nghiệp: *- Trường Võ Bị Quốc Gia Ðà Lạt Việt Nam (1950). Viện Ðại học Ðà Lạt 1957 (Thụ Nhân). Dòng Chúa Cứu Thế (1962). Trung Tâm Nguyên Tử Lực Cuộc (1963). Ðại học Chiến Tranh Chính Trị (1966). Trường Chỉ Huy Tham Mưu (1967). Thiền viện Trúc Lâm và vô số trường Tiểu Học Công Lập & Tư Thục khác.
*- Ba dinh thự rộng lớn sang trọng huy hoàng bậc nhất thời bấy giờ dành cho gia đình vua an ngự: *- Dinh I: cuả ông tây triệu phú Robert Clément Bourgery mua miếng đất rộng 40hecta và xây dinh thự năm 1940. Sau ông về Pháp và bán lại cho vua Bảo Ðại. *- Dinh II: Trên đường Trần Hưng Ðạo về hướng Ðông Nam có ông Toàn quyền Ðông Dương Jean Decoux ở tại VN. (người Pháp) đã xây một dinh thự có 25 phòng khang trang, phong cảnh thi vị. Ông dùng dinh nầy để cho gia đình và thân nhân đến nghỉ hè. *- Dinh III: đi trên đường Pasteur thẳng vô lối nghiã trang Ba Le và gần rừng Ái Ân là Dinh III. Dinh ba xây 1933 đến năm 1939 hoàn tất. Dinh có tầng trệt và tầng lầu. Tầng trệt rộng rãi trang nhã tươm tất đầy đủ tiện nghi dùng: tiếp tân, yến tiệc khoản đãi cần thiết, hội họp, phòng làm việc của vua, phòng đọc sách. Tầng hai là nơi sum họp ấm cúng riêng tư của gia đình vua, gồm: Phòng ngủ vua Bảo Ðại. Phòng hoàng hậu Nam Phương. Phòng hoàng tử Bảo Long. Phòng công chúa Phương Mai, Phương Liên. Phòng hoàng tử Bảo Thắng. Dinh ba khá đẹp nhờ hai khu vườn hoa rực rỡ, do tay người làm vườn có nghề trồng tiả chuyên môn, có sáng kiến, ý thức chăm bón hòa hợp từng gốc hoa cành lá, trồng trọt tiả tót công phu ở tiền đình và hậu đình. Dinh III thường là nơi gia đình vua Bảo Ðại nghỉ hè.
***
Nhà ba má tôi ở ngay đầu ngã tư Pasteur và Yersin, khuôn viên đất khá rộng, nhà giáp ranh bên trái là nhà thờ Tin Lành. Sát vách nhà thờ Tin Lành (bỏ hoang) là tòa án và đường Phạm Phú Thứ. Nhìn chéo xuống là nhà thờ Tịnh Tâm, cũng là Trung Tâm Công Giáo Tiến Hành nằm trên góc đường Ðoàn thị Ðiểm + Yersin. Lên trên đồi cao (sau lưng nhà), là đường Phạm Phú Quốc và đường Huỳnh Thúc Kháng. Cuối đường Pasteur cũng là viện Pasteur đồ sộ. Rẻ ra một con đường đá đỏ lởm chởm là lên Dinh III an tọa trên ngọn đồi cao.
Ðứng trên lầu nhà ba má, tôi có thể nhìn thấy gác chuông nhà thờ chính tòa cao ngất in hình con gà báo thức ở chóp đỉnh (con gà không biết gáy, dù bình minh hay hoàng hôn, hoặc trong canh khuya mặc lòng). Mỗi sáng, trưa, chiều, tối, tôi chỉ vẵng nghe tiếng chuông chơi vơi ngân nga giữa núi đồi, báo hiệu hừng đông hay hoàng hôn thinh lặng trong bầu trời đầy rung cảm. Nhà ba má tôi ngó mặt qua bên Tiểu Khu Ðà Lạt. Gần trường Trung học Kỷ Thuật Lasan (25 đại lộ Yerin) và góc đầu đường Ðào Duy Từ (nhà Bò). Các ?Freres? đảm nhận dạy học nghề (Kỷ Thuật) rất nổi tiếng. Từ trường Kỷ thuật Lasan thẳng tới hướng Ty Cảnh Sát, nhà thờ con Gà là trường Trí Ðức phía sau nhà thờ, rồi Bưu Ðiện và hotel Du Parc ở trên đường Yersin. Trường Kỷ Thuật Lasan do chi nhánh từ trường College Ả Dran nằm tít tắp dưới thung lũng sâu cuối đường Bá Ða Lộc. Từ ngoài đường Yersin qua ngã ba Bá Ða Lộc (và góc hotel Palace), nhìn ra hồ Xuân Hương là khu đồi rừng hoang vu. Ðứng trên tiền sãnh Hotel Palace du khách có thể nhìn chủng viện Giáo Hoàng, dòng Don Bosco, Dinh I, trường Grand Lycée, v.v...
Mùa xuân năm ấy hoa anh đào tươi nắng, rộ nở trên ngàn cây ngọn lá, gió lả lơi đùa với nội cỏ, thì bạn và tôi hồn nhiên vui vẻ lạ thường: Phú, Du, Hạ, Lễ, Tài, (họ ở Sài Gòn lên Ðà Lạt ăn Tết, bởi do nhà ba má tôi ở số 2 Pasteur rất rộng và dư nhiều phòng, họ xin tạm ở nhờ). Dưới bầu trời cao nguyên Lâm Viên ban mai trong sáng có áng mây bàng bạc pha hồng thắm đang lững lờ trôi. Lạnh! Lạnh kinh khủng! Cái lạnh buốt giá, tê cóng nhức nhối như muốn bại liệt cơ thể, như điếng cả hồn lẫn xác và ăn sâu vào lòng người. Hai hàm răng ai nấy tự động run rẩy va vào nhau lộp cộp. Toàn thân run lập cập, thở không đều nhịp. Mặc dù thế làn hơi thoảng lạnh từ cổ họng mọi người bay ra, như trêu đùa, chọc ghẹo bạn. Các bạn trai chưa đến Ðà Lạt lần nào, ai cũng ngạc nhiên vui thích cười ha hả khi thấy mình thở ra thành hơi khói.
Ðêm đêm ở nhà, mấy bạn pha cà phê, ăn bánh ngọt, cắn hạt dưa, ăn bánh chưng, bánh tét, uống nước trà, thật vui vẻ. Họ ngồi nói chuyện phiếm, thi vị vui vẻ sao đâu trong phòng khách đến tận khuya. Có ngày không biết làm gì hơn, họ bày trò ?thi nhau nhìn vào mắt?. Hể ai chớp mắt, nhấp nháy mắt trước, hay cười, là bị phạt uống một ly đá lạnh. Eo ơi! Ở xứ nầy giữa đêm khuya mà uống đá lạnh, thì lạnh hết biết. Lạnh nổi da gà! Trò chơi gì trẻ con lạ! Họ chơi đỗ cá ngựa, cờ duyên khóc, duyên cười, quẹt lọ nồi. Vui thật vui. Vài lần trong đêm mấy bạn cùng dì cháu chúng tôi dạo phố đêm, họ mua thuốc lá, kẹo, bánh, chewing gum, bắp nướng, cùng nhau đi tà tà nói chuyện tếu, đi bộ giáp một vòng bờ hồ Xuân Hương dài ngót sáu cây số. Có khi họ vòng lên trường Grand Lycée Yersin ngắm trăng lá lúa ẩn mình trong đài mây. Ðường về khuya lạnh lẽo càng thêm hoang vắng, cảnh vật huyền ảo mơ màng nhưng đẹp lạ lùng.
Rồi một ngày nắng tươi, tôi, Mai, Thơ và các cháu làm hướng dẫn viên du lịch cho các bạn đi qua bao thắng cảnh duyên thơ hữu tình, qua bao núi rừng suối hồ mộng mơ. Cả nhóm bao taxi đi picnic mấy ngày, thì tình thân hữu nhờ thế lan dần. Trước tiên họ đi thác Cam Ly xa khu Hòa Bình độ 2,5km về hướng Tây, thác Cam Ly rất gần, thác nằm trong nách thị xã, (nên du khách có thể dễ dàng tà tà đi bộ, nếu muốn). Từ đại lộ Yersin và Pasteur xe chạy thẳng tắp tới ngả ba Huyền Trân Công Chúa, thì xe rẻ sang hướng phải một quảng ngắn, hơn 1km là tới thác Cam Ly). Còn có một con đường khác là: từ dốc Minh Mạng (xe chạy một chiều) xuống ngã ba Phan Ðình Phùng, qua cầu Cẩm Ðô là đường Hai Bà Trưng (và khu đồi Dân Y Viện Ðà Lạt). Xe tới đầu hông sân trường Việt Anh, ta đi theo đường Hoàng Diệu, thì du khách đi hoài đến cuối đường, sẽ tới đầu ngọn thác của vùng Cam Ly Hạ (Cam Ly Hạ là vùng đất thấp, nơi có thác nước chảy xuống lòng suối).
Thác Cam-Ly vào một ngày êm đềm khi mặt trời bơi lên khoảng trời xanh mênh mông, tươi thắm, mát rượi, dìu dịu, an hòa, bình thản đến hững hờ. Lớp sương mù ẻo lả vật vờ bay lơ lững rồi tan dần, lộ ra vài ba con đường mòn đất đỏ từ từ bốc hơi, rồi khô từng mảng một, con dốc mòn đã có vài người Thượng gùi măng và lan, củi đi bán ngoài chợ sớm. Ở đây quang cảnh thinh lặng êm đềm, tiếng nước róc rách len lỏi theo bờ đá chảy xuôi xuống thác. Trên ngọn đồi thông rợp bóng nằm về hướng Ðông Bắc, là lăng Quận Công Long Mỹ Pierre Nguyễn Hữu Hào (nhà đại điền chủ người Gò Công, chủ nhiều đồn điền cao su, trà, ở một số Tỉnh, Ðà Lạt, và một số đất vùng Cao Nguyên Trung Phần. Ông Nguyễn Hữu Hào là thân sinh của Nam Phương hoàng hậu, vợ vua Bảo Ðại. Ông Lê Phát Ðạt Philippe Huyện Sĩ giàu có bậc nhất thời bấy giờ, là ông ngoại của hoàng hậu Nam Phương).
Lăng Quận công Nguyễn Hữu Hào an tọa trên một khu rừng thông hùng vĩ cao vút, ngút ngàn, từ dưới đường cái lên tới lăng có 20 tầng cấp lát đá vuông, mỗi tầng có khoảng 10 bậc cấp. Cộng chung lăng nầy có tất cả 102 bậc cấp. Ðứng trên sân lăng du khách có thể nhìn thấy một phần tư góc thành phố Ðà Lạt ẩn hiện, thấp thoáng xa xa dưới mỗi chòm thông reo luôn nhã nhạc vi vu, làng mạc dưới chân đồi mờ mờ hơi sương. Sau lăng chập chùng những đồi sim tím và rừng trái mác mác xa xa, thì có một phi trường nhỏ ở vùng đất nầy cao, thoáng, và bằng phẳng, nên gọi là: Cam Ly Thượng.
Sau khi leo trèo ở những mô đá trên lòng suối, chụp hình, vọc nước lạnh chán chê, họ lên xe đi thác Datanla xa thành phố Ðà Lạt 5km. Chín giờ sáng xe dừng ở bên thác Datanla chìm khuất dưới những đồi thông dựng đứng, thác sâu hoắm, sâu hút tầm nhìn. Từ trên đường cái muốn đi xuống thác, chỉ có một đường dốc nhỏ nhấp nhô, những bậc cấp nện đất cứng len lỏi trong rừng thông bạc ngàn (thỉnh thoảng có vài cục táp lô kê trên mỗi bậc chận, cho đất khỏi bị chuồi). Họ lần mò đi từng bậc cấp ngoằn ngoèo trơn như mỡ, bờ vực cheo leo, để xuống chân thác. Mặt trời ở dưới thác hầu như còn ngái ngủ chưa thức giấc (vì dưới những vòm cây âm-u rậm-rạp, um-tùm, cây chen cây lá chen lá, thì mặt trời lười nằm lim dim ngủ nướng trong rừng, không thèm tỏa ánh sáng). Nước từ trên ba tầng khe đá cao ngất chảy ầm ầm, dội xuống lòng thung lũng, vỡ ra muôn triệu bụi phấn trắng xóa, quyện với từng mảng sương mờ đục phủ kín bầu trời ban mai mờ mờ nhàn nhạt màu sữa.
Thác Datanla thâm u cheo leo hiểm trở là thế, mà họ quyết leo qua bên kia chân thác. Từ từ họ leo lên ngọn thác thứ nhì, đứng chênh vênh bên hốc đá chốc lát, thở hổn hển... Rồi các cậu bạn và hai ba cô nàng tìm cách leo lên đỉnh thác thứ nhất ở tít mù trên cao, cao ngất. Mặt mình úp sát vào vách đá, lưng quay ra phía vực sâu, hai tay bám chặt bờ cây, bụi cỏ, không ai dám ngoái cổ nhìn ra phía ngoài, hoặc nhìn xuống vực thẳm. Một trời giông bão hầu như quay cuồng đến chóng mặt tít dưới chân ta. Qua muôn ngàn cây đại thụ, gỗ tạp, gỗ lá rộng, lá kim quý như: cẩm lai, sao, thông hai lá, thông ba lá, chen cánh với mộc lan, tre, nứa, lồ ồ, le, dẻ, lùm cây um tùm gai góc, bờ bụi tróc lở rong rêu ẩm ướt rất trơn. Cổ thụ cằn cỗi già nua không biết bao tháng năm chi chít muôn sợi dây rễ dài lòng thòng, rễ to hơn cườm tay. Loại dây dẽo, dai, chắc chắn, xù xì. Thỉnh thoảng cây có gai quấn quýt trên thân cao xuống lòng thung lũng mờ mờ, sâu hoắm. Họ bám chặt vào sợi dây rễ cứng và dẽo dai nầy mà di chuyển. Tiếc rằng họ chưa đủ kinh nghiệm sống, chưa dám đu dây rừng y như nữ chúa rừng xanh.
Leo lên hết chóp đỉnh nhú ra ngực thác Datanla khúc khuỷu cuối lòng khe đá, thì biến thành đầu ngọn thác thứ nhất. Phía bên nầy khe đá có những ụ đất sét (có đá cao lanh, đá quý, quặng boxit, than nâu, giống như ở gần vùng Ðạ Ðờn, Ðạ Tẻh, Ðạ Hoai). Hai bờ suối dần dần nở rộng ra; dẫn đến cánh đồng cỏ non xanh mướt trải dài, nhìn mút tầm mắt, thảm cỏ ướt đẫm sương mai còn nhiều giọt mọng tròn, long lanh ngấn thủy tinh dưới ánh mặt trời yếu ớt bắt đầu vươn mình ló dạng, đỉnh núi nhọn hoắt muốn chọc thủng từng áng mây bay ngang đầu. Từ ngọn lá non tỏa ra như lọng dù ở trên cao, vẫn còn nhiều giọt sương mọng to rơi lốp đốp xuống cành lá mềm mại ở dưới thấp. Sau bao tàng cây cổ thụ mọc gần khe suối, là rừng lau bạt ngàn với hoa dã qùy chen cánh cùng loài hoa sim tím, hoa mắc cỡ màu tím lá xanh đầy gai nhọn. Thiên nhiên cẩm tú đẹp thế mà hoa mắc cỡ vẫn e ấp thẹn thùng khép chặt hàng mi khi có người vô tình đụng phải. Bạn cảm thấy thú vị vô cùng khi tận mắt nhìn những thắng cảnh thiên nhiển tuyệt vời, chưa chắc sẽ hân hạnh ngắm nhìn thêm lần thứ hai. Ý thơ miên man, tôi đã cảm tác về sương và cỏ nơi đây:
Muôn thuở tình anh sương về bên cỏ.
Thao thức đêm trường chuyện ảo không thôi.
Cọng cỏ rung rinh môi hứng sương rơi.
Thời gian lắng đọng sương giao tình đó.
Bẽn lẽn thẹn thùng cùng sương nói nhỏ.
Trăng tàn sao rụng sương giọt tinh mơ.
Sương rơi lốt đốp lá cỏ đợi chờ.
Cỏ ẩn vào sương bên bờ sông ướt.
Ðào Nguyên thơ mộng cỏ non xanh mướt.
Ðà Lạt ru đời hòa nhịp hoan ca.
Cọng cỏ dầm sương kết lá đơm hoa.
Dãi dầu mưa gió giao tình muôn ngả.
Mộng ước đêm dài luyến thương nhánh cỏ.
Nhạc sương gieo tình cọng cỏ tơ vương.
Nhún nhảy dưới trăng hoa cỏ ngậm sương
Sương rơi rụng ướt cỏ vờn đêm vắng.
Bông cỏ ngậm sương nở hoa trăng trắng.
Tình yêu thiên nhiên quyện lẫn cỏ cây.
Nghê Thường luân vũ tấu khúc đêm nầy.
Sương tưới cỏ đời ngạt ngào hương ngát. (*)
Bạn Hòa tìm cách leo lên mấy cây gỗ qúy để hái nhiều loại lan, mỗi loài hoa có một sắc đặc biệt riêng. Mấy chú sóc đuôi xòe ra như chiếc chổi lông mềm mại, sóc leo trèo trên cây quả chín đỏ. Bầy khỉ lí lắc nhi nhô kêu chí chóe, chúng chuyền chỗ nầy chỗ nọ nhanh nhẹn, gọn gàng. Hình như chúng phản đối sự có mặt của con người không mời mà đến trong giang sơn cẩm tú, đầy bình yên riêng tư của chúng? Chim hót líu lo đủ mọi giọng điệu trầm bổng véo von lẫn tiếng nhịp nhàng của bầy chim gỏ kiến đang đập mõ dài cứng ngắt vào thân cây, hòa cùng tiếng thác đổ từ nơi xa xa vọng lại. Thỉnh thoảng tiếng vượn hú kêu đàn. Cú nấc cụt từng tiếng. Dơi trong hang thấy động rừng, đã bay vù ra kêu "xít...xì" tất cả đơi vút bay về bên trái. Bầy chồn lủi nhanh vào bụi rậm. Thỏ rừng tung tăng nhảy nhót thảnh thơi trên cánh đồng cỏ non. Tất cả âm thanh và hình ảnh sống động ấy tạo thành bản rừng ca thiên nhiên bất hủ muôn điệu.
Bạn Lễ đưa máy ảnh bấm liên tục, những hoạt cảnh tươi nguyên núi rừng hoang dã hồn nhiên, đầy tình tự quê hương hữu ái mà anh hằng yêu thích. Phía trên đỉnh thác khá lạnh (nhưng không lạnh bằng lòng thác lúc nãy, vì nơi đó ít thấy ánh dương). Bạn Du ngẩn ngơ xuýt xoa trầm trồ khen ngợi phong cảnh nên thơ, bạn nhìn trời nhìn đất, sau một lúc thật lâu mới tìm chỗ đặt mấy giỏ thức ăn xuống. Các bạn ngồi trên tấm ni lông đã mang theo. Họ nói chuyện cười đùa huyên thuyên. Bỗng Phú từ đằng xa chạy đến và khựng lại, im bặt, thở hổn hển, nhưng tay chàng chỉ chỉ về hướng rừng, khiến các bạn ngẩng nhìn và chạy theo Phú: Có những dấu chân loài voi, cọp, dấu chân khổng lồ cạnh khúc xương ống, một đầu lâu (mình cứ nên nghĩ có lẽ của khỉ), cách chỗ các bạn ngồi không xa.
Thế là ý định bạn nằm lăn ra bãi cỏ non mềm chợt tiêu tan ngay. Ði núi, họ không mang theo bất cứ một dụng cụ đề phòng nào, lỡ mà có bị rắn, rết? cắn bất tử, thì thật nguy to (chứ đừng nói là bị cọp vồ!). Bây giờ cả nhóm mới thấy lời Hoà đề nghị leo lên thám sát thác và núi lúc nãy, là điều dại dột, bất lợi quá. Lòng chẳng hẹn lòng, nhưng ai ai cũng nơm nớp lo sợ sự bất an quanh quẩn đâu đây. Nỗi lo sợ ớn lạnh cùng khắp. Khí trời ban mai đã lạnh lẽo, càng thêm buốt giá kinh khủng! Họ vội vàng xếp đồ đạc vào ba lô, giỏ xách, vác trở xuống chân thác. Khi leo lên núi đã khó, lúc tụt xuống bờ vực càng khó gấp bội. Bạn cẩn thận lần mò nhích đi từng bước một. Tay bám vào gờ đá, thân cây hoặc dây leo, gốc rễ, mà tụt tụt từ từ, hoặc bò thụt lùi, bám riết từng tất đất thật vô cùng nguy hiểm khó khăn. Nhìn xuống vực thẳm ai cũng thấy tối tăm mặt mũi, hoa cả mắt, sợ mất hồn mất vía.
Cuối cùng, cả nhóm trở về được dưới chân thác, mất hơn hai giờ họ mới có thể lần mò trở xuống dưới chân thác. Mặt mày chân tay ai nấy đều bị rách, xây xát, thân thể mệt mỏi rã rời, quần áo xốc xếch, lấm lem. Tuy vậy, mấy anh thanh niên tính không khỏi reo lên, cười ha hả vì họ đã tận hưởng giờ phút vui thú nhất qua danh lam thắng cảnh tuyệt vời. Thể hiện tính kiên cường, bất chấp gian nguy, thỏa trí tò mò, dù họ quá mệt mỏi và lòng lo sợ.
Trở lên đường cái ai nấy đều mệt nhoài, từ thác Datanla trổ xuống cuối đèo cách đó 2km là thác Prenn nằm bên quốc lộ 20. Thác Prenn rất đẹp có chiếc cầu gỗ lòn quanh bên trong khe thác, đứng trong cầu du khách có thể tưởng tượng là: ta đang đứng trong nhà, nhìn mưa xối xả tuông chảy xuống mái hiên. Thác Prenn ngoài phong cảnh hữu tình nên thơ ra, có khu thảo cầm viên kha khá, nuôi nhiều loại: rắn, khỉ, chim, công, cọp, beo, voi, ngựa, vân vân... Ở chơi và ăn trưa tại đây xong, họ đi tới thác Liên Khương (ở quận Ðức Trọng xa Ðà Lạt 30km), từ dọc ven suối Prenn chạy về suối Bồng Lai (sát bên vệ đường, phía trái, trên quốc lộ 20) tạo thành thác Liên Khương. Thác Liên Khương không mấy đẹp.
Thác Gougah (Ổ Gà) còn có tên gọi ?Nam Phương đệ nhất thác? ở xã Phú Hội, Huyện Ðức Trọng, xa Ðà Lạt độ 28km, thác nầy hùng vĩ, âm u, hoang vắng. Từ quốc lộ 20 đi theo con đường mòn rậm rạp và âm u, ta rẽ vào phía trái thì tới nơi. Thác đẹp. Trời xanh bát ngát giao hòa với đất uy nghi lẫm liệt và phong cảnh tuyệt vời thơ mộng vô cùng. Nhưng đẹp nhất là thác Pongour xa Ðà Lạt 45km, ở Tân Hội, hướng Nam. Từ quốc lộ 20 đi vô thác xa 7 km, ngoằn ngoèo, quanh co, rậm rạp. Khi đến thác Pongour có 7 tầng đá trải rộng từ bờ nầy qua bờ kia. Ngày đêm nước tuông xối xã ầm vang miết mãi, nước tung bọt trắng xóa cuồn cuộn đổ xuống những mô đá to cao nhấp nhô chôn sâu trong lòng suối. Ðứng trước thiên nhiên cẩm tú và hùng vĩ, mình cảm thấy con người thật bé nhỏ tầm thường.
Hôm đó, khi nhảy qua mấy hòn đá trơn ở thác Gougah, suýt tí nữa Thơ bị nguy hiểm tính mạng, nếu Phú không nhanh tay kéo nàng ngã dúi vào lòng anh. Mất thăng bằng, cả hai người ngã lăn trên dòng suối ấm dưới chân thác.
Hương hoa núi rừng mộc mạc, kèm với sự sợ hãi chợt đến, chợt đau lúc tay chân bị đập vào đá, tím bầm, khiến nàng quên nỗi bẽn lẽn thẹn thùng. Áo quần ướt sũng nước, hai người nắm chặt tay nhau từ từ lội lõm bõm vào bờ, và lóp ngóp bò lên ngồi trên tảng đá. Chỉ còn hai người, nên nàng cảm thấy ngượng ngùng, e thẹn, vì áo quần dính chặt vào da, ?anh chị? loay hoay hong khô người dưới ánh nắng. Không ai nói với ai lời nào. Thế nhưng, thoáng chốc quần áo khô nhanh. Phú, và nàng cùng nhìn theo các bạn. Các bạn khác không bị ?té suốỉ, thì hân hoan lò dò đi các nơi chụp ảnh.
Các bạn hăng hái vui vẻ trở về lối cũ đi thác Hang Cọp thuộc địa bàn thôn Túy Sơn, xã Xuân Thọ, cách trung tâm thành phố Ðà Lạt khoảng 15km về phía đông bắc (qua phía Trại Mát). Thác Hang Cọp cũng hiểm trở ngoằn ngoèo rậm rịt, thăm thẳm núi rừng với dốc đứng cao ngất lưng trời, thác hơi giống thác Datanla sâu thẳm & âm u. Ðặc điểm: Xung quanh thác có rừng thông đặc chủng, rừng hỗn giao khá xanh tốt, thích hợp cho các chuyến du lịch dã ngoại.
Chiều về, họ đi ?đồi thông hai mộ? (khu Chi Lăng). Nào đi vô thăm trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam nằm ở khu Chi Lăng (và góc Thái Phiên). Thăm trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam. Nàng kể sơ sơ cho bạn nghe: Tháng 10/1950 vua Bảo Ðại cho dời trường sĩ quan Hiện Dịch tại Ðập Ðá Huế, về Ðà Lạt, và gọi là École Militaire Inter-Armes de Dalat. Sát nhập vào trường Võ Bị Liên Quân đặc biệt của Pháp (ngôi trường Võ Bị Liên Quân Ðặc Biệt của Pháp, nay đương nhiên phải trao trả lại cho Việt Nam). Ðầu tiên ngôi trường nầy lấy tên là: Trường Võ Bị Liên Quân Ðà Lạt. Cuối cùng Trường sĩ quan hiện dịch nầy chính thức đổi tên thành: Trường Võ Bị Quốc Gia Ðà Lạt Việt Nam theo sắc Lệnh số 325-QP ngày 10.4.1963. Ðất và Trường rộng mênh mông tọa lạc giữa vùng khu ấp Chi Lăng và khu Thái Phiên. Tôi hẹn bạn cùng nhau sẽ nói nhiều về trường Võ Bị và trường Grand Lycé trong dịp khác.
Các bạn lên xe trở về thành phố thăm di tích xưa từ thời vua Bảo Ðại đã đặt tên là Thung Lũng Hoà Bình. Bây giờ là Thung lũng Tình Yêu (thời Pháp thuộc gọi đây là Vallée D? Amour) ở trong khu Ấp Ða Thiện, xa phố Hòa Bình 4,6km, nơi đây phong cảnh khá hữu tình, những rừng bạt ngàn cao vút thông nhấp nhô soi mình trên mặt hồ im ắng, nước trong xanh thỉnh thoảng gợn lăn tăn dưới pedalo.
(Xin nói thêm: Dù ở nơi chân trời góc biển, dù xa xôi cách trở vô vàn, dù tất bật bận rộn vì miếng cơm manh áo đùn lên trong cuộc song ; tôi vẫn nhớ về quê hương Ðà Lạt thương yêủ với giấc mộng quan hoài muốn quay về trên lối cũ đường xưa, mong tìm lại chút dư hương bỗng dưng thảng thốt nhạt phai. Từ nơi đây, con xin trân trọng cám ơn cha mẹ đã đằm thắm phổ tình yêu thương gia đình, hạnh phúc, để sinh ra các anh chị thân yêu và có con. Ðêm từng đêm mẹ ngọt ngào ù ơ ru con trong chiếc nôi đời đong đưa chao đảo.
Tôi xin cám ơn Ðà Lạt! miền đất lạnh với bao thắng cảnh nên thơ, hữu tình, thi vị đẹp tuyệt vời! Làm sao tôi có thể tả hết vẻ đẹp nên thơ, duyên dáng, mơ màng, êm đềm, quyến rũ và trữ tình của xứ lạnh nhỉ! Tôi chỉ biết lặng thinh ngẩn ngơ nhìn ngắm thiên nhiên hữu tình, kỳ bí, hoặc lặng lẽ xuýt xoa trầm trồ ngợi khen! Cám ơn bạn hữu và người dân Ðà Lạt xưa vui vẻ, hiền hòa, chân thật, giản dị & hiếu khách. Cám ơn Ðời & Cám ơn Hoa Kỳ vùng đất an lành. Mạn phép cám ơn quý vị & bạn thân mến, đã cho tôi hân hạnh diễm phúc và vinh dự quen biết thân tình trên trang website.
Cám ơn người muôn thuở cùng chung rẻo đất mà tình xa vạn dặm, hồng nhan tri kỷ? in gót chân trần trên những nẽo đường đất đỏ chập chùng uốn lên uốn xuống. Nơi có những áng mây trắng lững lờ giăng giăng qua đỉnh núi. Có bước chân ai hoang dại ngập ngừng gõ lóc cóc trên phố vắng lạnh ướt đẫm sương mù. Và có những hạt mưa phùn: rất nhỏ rất nhẹ như bụi phấn lăn tăn bay bay, ngập ngừng đơn diệu đậu trên mái tóc lữ hành cô độc trong khuya muôn trùng luyến nhớ.)
**
Trân trọng kính mời quý độc giả xem tiếp trang sau
Tôi vẫn nghĩ giữa cái sống và cái chết có ranh giới rõ rệt.
Ngày còn là cậu thanh niên 17 tuổi, trong tôi ngoài trăn trở về tâm sinh lý của lứa tuổi dậy thì, tôi còn khắc khoải về những biến động của xã hội, về con người và con người, cách đối xử của họ với nhau dựa vào tình người hay chỉ là những giả thiết về nhau, dựa vào tưởng tượng hay là sự thật, hay có khi dựa vào sự đồn đặt, mơ hồ hay là vào thực tế họ nhìn thấy được trước mắt.
Trước nhà tôi có một gia đình, người ta gọi bà chủ nhà là bà Phỉ. Sau Tết Mậu Thân người ta đồn chồng bà chết trận. Tuy nhiên trong những ngày chết chóc cuả cuộc tổng tấn công không thành công vào Sàigòn, hàng xóm trông thấy lính nón cối vào nhà bà rồi đi ra tự nhiên. Người ta còn đồn rằng gia đình bà nằm vùng và trong xóm không có một ai muốn liên lạc hay giúp đỡ bà cả khi bà cần đến ... Bà có bao nhiêu người con, tôi không hề biết. Anh chị nào từ căn nhà đó ra, tôi cũng nhìn thấy sự lặng lẽ. Họ như đoán biết được phản ứng của hàng xóm đối với họ và không muốn sự đối xử này tệ hơn hay sao đó. Những người con trở về nhà bà thưa dần. Theo tôi nhận thấy. Từ căn nhà ngày càng trống và lạnh lẽo của bà, tôi vẫn thường nghe được những tiếng la hét thất thanh của một phụ nữ, không phải là bà. Ngày qua ngày, tôi biết được đó là từ chị Hai, người con gái đầu lòng của bà. Tôi không hề biết tuổi chị, chỉ thấy chị còn trẻ lắm, người tầm thước, nở nang, tuy khuôn mặt thì không còn thần sắc vì chị hay nhìn xa xăm rồi cười, lúc lại lẩm bẩm những điều không ai nghe được. Chỗ tôi hay nhìn thấy chị là khung cửa sổ trên lầu và trước cổng nhà. Chị hay ngồi đó, như chờ đợi, như trông ngóng, có khi cả một ngày mà tôi chẳng thấy ai đến. Xóm tôi gần chợ, người đi chợ qua lại rất đông, không chỉ là phụ nữ, thanh niên trai tráng phụ vợ bán hàng hay làm công cho các gian hàng lớn, cũng hay đi qua. Một lần tôi đi học về nhưng tôi không sao dắt được chiếc xe đạp của mình len qua đám đông trước nhà chị. Tôi ráng nhìn hé qua những kẻ hở của những cái đầu và những cánh tay người thì nhìn thấy chị Hai đang khỏa thân đứng trước mọi người. Chị như không nhìn thấy đám đông, chị đứng đó bất động vẫn với đôi mắt nhìn xa xăm. Một số người chỉ xem chuyện gì, khi biết chuyện thì bỏ đi, bọn trẻ con thì la lớn " Bà khùng hỏng mặc quần áo tụi bay ơi !". Ðám đông càng đông, lúc đó bà Phỉ đi chợ về, kéo chị Hai vào trong. Bà thật khó khăn khi làm điều đó. Chị Hai nhất định không chịu vào và la hét như bị hiếp đáp dữ lắm. Một vài người đàn ông với ánh mắt tham lam và ham muốn, tôi buồn cho chị Hai, lòng tự hỏi, chị đang ở đâu, cõi sống hay cõi chết ....
Một ngày tôi thấy chị ngoài đường, nước mắt đầm đìa trên mặt, chị chỉ mặt quần dài, không mặc áo. Một đám trẻ con theo chọc chị, chị như đuổi đánh chúng và như muốn van lạy chúng đừng chọc chị nữa. Cảnh nhìn mà rơi nước mắt. Tôi không làm ngơ được nhưng muốn cứu chị, biết làm sao đây? Một thanh niên mới lớn như tôi, và chị, người phụ nữ mất trí, nữa thân lõa lồ. Lương tâm vẫn không cho phép tôi làm ngơ. Tôi chạy đến chị, nhìn thẳng vào mắt chị. Tôi cố gắng nói to "Chị à theo em em dẫn về nhà." Ðang khóc mếu máo, cũng chưa biết tôi là ai, chị cũng chưa từng biết tôi là ai, bất ngờ chị đưa tay tát mạnh vào má tôi, nước dãi và nước mắt của chị khắp mặt tôi. Tôi vẫn kiên trì "Chị à em đưa chị về nhà," tôi nhẹ nhàng nâng cánh tay của chị. Chị Hai lúc đó như hiểu ra, chị đưa tay chỉ tôi lũ nhỏ, tôi nói với chúng , "Các em đi về đi, có biết chọc chị Hai vậy tội lắm không? Có đưá trong chúng thanh minh, "Bả rượt tụi tui mà ... Tôi kết thúc với chúng, "Thôi về đi mấy em ."
Chị Hai bỗng ngưng khóc. Nhìn tôi, tôi nhận ra trong ánh mắt chị một chút cõi sống, ánh mắt đó vẫn hiểu được đúng sai, nhưng tia nhìn đó biến đi đâu thật nhanh, tôi hơi lạ nhưng không có đặt suy nghĩ nhiều về cách nhìn này của chị. Lúc đó, tôi dẫn chị về nhà, lòng thầm mong không bao giờ tôi thấy chị trong cảnh thương tâm như vậy nữa ...
Ngày con tôi mất, đưá bé còn nóng nằm trên tay tôi. Ðưá con thiếu tháng đã chiến đấu cho sự tồn tại của mình suốt năm tháng ròng, để rồi cuối cùng ra đi trong đau đớn và tuyệt vọng của vợ chồng tôi. Trên tay tôi , con tôi lạnh dần, tôi mơ hồ nhận ra, dù con vẫn nằm trong cánh tay tôi, nhưng con đã không còn là của tôi nữa. Cái lạnh lẽo toát ra từ con sau một vài giờ đồng hồ chết như là cây kéo hung tàn cắt đứt đi tình phụ tử giữa tôi và con. Tôi đau đớn đưa xác con cho người ta đi thiêu mà không hề rơi một giọt nước mắt nhưng chỉ trong lòng tôi hiểu, tôi không còn là tôi nữa.
Cha mẹ anh em la mắng tôi. Khi họ gọi điện thọai đến tôi tôi không trả lời. Trong tôi muốn tìm lại được những phút bình yên trong những kỷ niệm còn xót lại trong đầu với con. Tôi ra đường nằm trước cửa nhà người ta, may mắn cho tôi là chẳng ai đuổi đi. Tôi nhìn lên bầu trời xanh trong mà vui lắm. Tôi như tưởng đang nhìn thấy con cưỡi mây vui chơi trên cõi thiên đường. Mà có không ? Tôi muốn cầm một cái cây khô quơ trên đường, hát những bài hát tôi đã từng hát ru con, những bài hát từ tấm lòng, từ hạnh phúc của một người đàn ông được làm cha lần đầu tiên nay đã bị tước đoạt mất. Cha mẹ tôi kêu tôi về, tôi không về, vợ tôi ngã bịnh liệt giường,tôi biết, nhưng tôi vẫn không về. Tôi đâu có điên. Tôi vẫn còn tỉnh lắm. Tôi hiểu hết những điều xảy ra xung quanh, hiểu tôi, hiểu vợ, hiểu mọi người đang làm gì và đang lo lắng cho tôi ra sao nhưng không hiểu sao tôi vẫn chưa muốn về nhà.
Giữa lúc tôi bát đầu sắp cầm cái cây lên và hát. Giữa lúc tôi mơ hồ như thấy mình chạm vào ranh giới của sự sống và cõi chết thì tia nhìn lạ lẫm của chị Hai ngày nào chợt loé trong trí tôi. Tôi cười buồn và đau đớn. Tôi bỏ cái cây xuống, như hoàn hồn. Sự thật, tôi vẫn muốn bước qua cái ranh giới đó thử xem tôi có hiểu được thêm gì về sự sống và cõi chết hay không nhưng tôi không nỡ. Tôi còn vợ, tôi còn cả cuộc sống trước mặt và con tôi hẳn sẽ xấu hổ lắm khi thấy bố nó hèn nhát bước qua đường ranh đó để trốn tránh khổ đau, trốn tránh thử thách của cuộc sống trước mặt. Tôi chạy vội về nhà, ôm lấy người vợ đang mê sảng trên giường, khóc nấc. Những giọt nước mắt đầu tiên sau khi con mất đẫm hết chiếc áo của vợ tôi. Tôi biết mình còn sống, tôi hiểu mình đang sống và một điều nữa tôi hiểu, giữa cái chết và cái sống không có ranh giới rõ rệt như tôi từng nghĩ.
10/01
Nữ lặng yên xúc động. Cơn chớp biển phù du sáng rền phía chân trời rồi tắt ngấm làm trăng trên biển khuya thêm nhòa nhạt lung linh. Trời đang độ hè. Chẳng bao lâu nữa lại tới mưa nguồn, rồi năm tận. Nữ chợt có cảm giác cát dưới chân trở mình, thầm lặng tiếng thở dài. Tiếng nấc nghẹn của mẹ chìm trong gió ruồng qua hàng phi lao buổi sáng cuối cùng chờ cha từ biển về, miên viễn nghìn thu. Tiếng bầy cò mất ngủ hoảng hốt vỗ cánh bay trắng bờ sông Ðế Võng lúc bé Nữ theo anh Niên lóc cóc đạp xe qua cầu Phước Trạch tới trường lúc sương sớm chưa tan. Tiếng nước sông Hoài lau lách trở mình theo nhịp triều dâng. Tiếng then cổng cài, thấp thoáng lưng áo vét của cha sau giấc ngủ trưa trở vào Tòa Tỉnh làm việc. Tiếng gàu lanh canh thành giếng đêm trăng. Tiếng thời gian. Tiếng quê hương uất hờn giọng buồn lịch sữ. Nữ muốn níu lại trở về, bé bỏng bình yên.
- Nếu mẹ Mitzuki có đủa thần thay đổi được lịch sử thì mẹ muốn quê ngoại của mình ra sao?
Bà Mitzuki vổ về lên cánh tay Nữ đang víu chặc vai bà tự lúc nào. Bà đăm chiêu nhìn trời đêm.
- Con đúng là đọc được ý nghĩ của người khác. Mẹ vừa mới chiêm bao về người bạn công nương của mình và hoàng thân Cường Ðể, nhân ảnh họ chập chờn trong cơn chớp biển khiến mẹ lạnh người. Mấy hôm trước ghé thăm Huế, đứng trên sân chầu Ðại Nội giữa ngọ, mẹ đã thầm ước ao về điều con vừa hỏi. Một nước Việt Nam quân chủ lập hiến, kỷ cương tiến bộ, dân giàu nước mạnh thì có gì sánh bằng phải không con? Nhưng mà bánh xe lịch sữ đã lăn qua, đã nghiến hằn lên số phận dân tộc, con người. Chiến thắng của một tà thuyết đã giết chết hàng triệu sinh linh hai miền Nam Bắc và xô đẩy đất nước vào hố thẳm của tàn lụi, vong bản.
Bà Mitzuki cài khuy tấm áo gió, cười xuýt xoa.
- Gió đêm mùa hè mà cũng lạnh ghể Ở Huế, có lẽ vì mẹ không vui với cảnh nhà cửa, đường sá xô bồ tất bật giữa lòng một kinh đô cũ nên đã thả lòng một phút viễn vông. Mẹ chấp nhận sống vui với phận mình, nhất là giây phút này đây, có được gần hết những ước ao của mình. Còn con thì sao?
Nữ dìu mẹ chồng quay bước theo lối đi lát gạch thoai thoải đèn soi.
- Lịch sữ của đất nước này thì máu me, con không muốn rấy vào đâu. Con chỉ ước mong được mãi là ?bé Nữ chân voỉ sống hạnh phúc bên mẹ cha, anh chị, gia đình trong căn nhà xưa đầm ấm, được ăn bánh xèo mẹ đổ trên gác lửng vào những ngày mưa lũ. Nhưng không muốn rấy vào cũng không được, bởi đó cũng chính là ước mong đổi thay một phần lớn của lịch sữ nên con luôn tâm nguyện sống hết sức mình để gìn giữ những gì còn lại nơi căn nhà xưa và hạnh phúc mình đang có.
Gìn vàng giữ ngọc cho hay.
Cho đành lòng kẻ chân mây cuối trời (Thi hào Nguyễn Du)?Bà Mizuki ngâm câu thơ cổ, đắc ý nhìn Nữ.
- Thời còn ở Ðại học Waseda, mẹ vẫn thích lớp dạy về thi ca Việt Nam, nhất là Truyện Kiều của Nguyển Du. Trên hẳn ý nghĩa thường tình giữa đôi tình nhân bịn rịn, nhắn nhủ trước lúc chia phôi, câu thơ có lẽ rất hợp với tình cảm của con. Suốt thời gian dài gần gấp đôi quãng đời chìm nổi của Thúy Kiều¸ con đã lấy cái tâm ra mà sống hết lòng với đời. Tâm đó đúng là cái tâm cụ Nguyễn Du đã tâm đắc ?chử tâm kia mới bằng ba chủ tàỉ.
Gìn vàng giữ ngọc cho haỷ Nữ khẻ đọc lại câu thơ, trầm ngâm hồi lâu rồi hỏi mẹ chồng.
- Mẹ vừa nói là có được gần hết những ước ao của mình? Gần hết, phải chăng là mẹ vẫn còn ước ao?
Bà cười lớn gật đầu.
- Ở cái tuổi gần đất xa trời của mẹ mà ?có được gần hết những ước aỏ cũng là phước phần lắm rồi . Ðúng là mẹ còn ước ao được ẳm cháu nội trước khi đời mình rụng xuống như cánh anh đào.
- Vậy thì bà nội chuẩn bị tập thể dục để có sức mà ẳm. Mong ước của con là có hai cháu trai cho bà nội tha hồ bồng ẳm. Chỉ sợ là con đã có lớn tuổi, chưa biết thế nào đây?
- Con đừng lo. Kỷ thuật y khoa tiến bộ ngày nay sẽ giúp con qua những khó khăn.
Họ về tới nhà. Nữ dìu mẹ chồng ngồi bên nàng dưới bóng cây ngô đồng. Khuya vàng lặng như màu trăng trãi hiên nhà. Nền đất cao anh Niên bận rộn suốt một mùa hè hơn hai mươi năm trước vẫn bề thế qua lớp gạch cổ cậu Chấn mua tải về từ vùng tháp Chiêm Trà Kiệu. Nữ bàng hoàng nhớ ra tháng năm nàng sống gắn bó vui buồn với nơi này còn dài hơn quảng đời thơ ấu trong căn nhà xưa ở Phố. Nàng có hai căn nhà để ?gìn vàng giữ ngọc? và gầy dựng ước mơ.
Nữ quay nhìn về Phố. Quầng sáng hừng lên một góc trời.
(hết chương 17)
Qui Nhơn đựợc thiên nhiên ưu đãi với Ghềnh Ráng phong cảnh hữu tình. Ðây là vùng đá núi chạy sát tới biển, những hòn đá lớn, nhỏ chồng chất lên nhau, trông đẹp mắt, cách thành phố bãi biển Qui Nhơn khoảng hai cây số về phía Nam. Dọc theo đường đất mòn chạy uốn lượn quanh sườn núi, du khách thấy tác phẩm nghệ thuật thiên nhiên, tạo hóa phô bày rất đẹp. Nhiều tượng đá sắp đa dạng, tượng đá hình Mặt Người, Ðầu Voi, tượng đá khác hình Sư Tử đang chồm ra biển, Hòn Vọng Phu, Hòn Chồng, Hòn Vợ. Ven theo biển có nhiều hang động kỳ lạ, lại có một vùng đá xanh tròn như qủa trứng, gọi là Bãi Ðá Trứng.
Từ đỉnh Ghềnh Ráng, du khách thấy xa xa là Cù Lao Xanh, với ngọn Hải Ðăng nổi tiếng, hướng Ðông Bắc là núi Phương Mai có tượng Trần Hưng Ðạo, án ngữ cửa Ðầm Thị Nai, xin nghe câu ca dao Bình Ðịnh :
Bình Ðịnh có Hòn Vọng Phu
Có Ðầm Thị Nại có Cù Lao Xanh
Em về Bình Ðịnh cùng anh
Ðược ăn bí đỏ nấu canh nước dừa
Bên cạnh Ghềnh Ráng là Suối Tiên. Theo truyền thuyết dân gian, có đôi nam nữ yêu nhau tha thiết, bị cường hào ức chế, được Tiên nữ xuất hiện cứu hai người chạy thoát, biến dạng vào dòng suối mát được gọi là Suối Tiên. Nơi đây có suối nuớc trong, cây cảnh tốt tươi, là nơi lý tưởng của du khách dừng chân viếng cảnh, thưởng thức cảnh đẹp, gió mát, ngắm trời mây và cũng là nơi hò hẹn trong mùa hè của giới học sinh, sinh viên Qui Nhơn.
Năm 1927, Bảo Ðại xây ngôi biệt thự 3 từng để nghỉ mát, khi du ngoạn tỉnh Bình Ðịnh-Qui Nhơn, nhưng năm 1949, bị Cộng sản đập phá, nay chỉ còn dấu tích. Gần ngôi biệt thự là bãi tắm Hoàng Hậu.
Năm 1889, người Pháp xây ngọn Hải Ðăng trên Cù Lao Xanh, có độ chiếu sáng khoảng 20 hải lý, là nơi hướng dẫn tàu bè qua lại vùng biển nầy. Dân chúng ở đây phần đông là ngư phủ làm nghề đánh cá. Một số giáo viên, công chức từ đất liền luân phiên đổi ra đây làm việc, xa nhà, nhớ người thân, với câu ca dao sau :
Cù lao Xanh thương anh ở đảo
Sông Hà Giao dạo khúc tâm tình
Mong sao hai đứa chúng mình
Như mây với nắng bóng hình có nhau
Xa xa hướng Ðông Bắc là Ðầm Thị Nại, đầm lớn nhất tỉnh Bình Ðịnh, chiều dài khoảng 10 km, chiều ngang độ 4 km. Các sông lớn như sông Côn, sông Hà Thanh đều chảy về đây. Ðầm có nhiều cá ngon, nhất là cá Nục Vọng, cá Nục Gai, ăn không hết nên người ta phơi khô hay làm mấm. Trong đầm có Tháp Thầy Bói, vào buổi bình minh hay hoàng hôn, ánh sáng muôn màu giọi vào, tạo cảnh sương khói mờ ảo trông rất đẹp.
Tượng Trần Hưng Ðạo nằm trên núi Phương Mai, Hải Minh, Qui Nhơn. Ðồ án xây cất tượng đài do Kiến Trúc Sư Ðàm Quang Hưng thời Việt Nam Cọng Hòa, khởi công từ năm 1972 đến năm 1973 mới hoàn tất. Tượng Ðức Thánh Trần được tạc trong tư thế đứng trên thuyền rồng với áo giáp, mũ sắt, cánh tay không chỉ ra biển, cũng không chỉ vào thành phố Qui Nhơn, tay chỉ về hướng Núi Bà , hướng ra phía Bắc là hướng chỉ huy trận Bạch Ðằng Giang, đánh đuổi quân Nguyên - Mông ra khỏi nước Việt.
Ghềnh Ráng bao gồm khu mộ Hàn Mạc Tử nằm trên đồi thi nhân. Nhà thơ nổi tiếng, bị bịnh được đưa về nhà thương phong Qui Hòa chữa trị, mất lúc còn trẻ mới 28 tuổi. Theo ước nguyện của nhà thơ, năm 1969 gia đình và thân hữu đưa thi hài của nhà thơ về an táng tại Ghềnh Ráng.
Du khách đến thăm Ghềnh Ráng, không mấy ai không viếng mộ Hàn Mặc Tử, vừa thăm cảnh đẹp, vừa tưởng niệm thi nhân. Xin nghe nhà thơ tâm sự với Chị Hằng :
Ta đề chữ ngọc trên tàu lá
Sương quyện cung thiềm rớt chẳng thôi
Hoa lá say tình ngây ngất động
Lòng em hồi hộp Chị Hằng ơi
Du khách thưởng thức nhiều bãi tắm đẹp chung quanh Ghềnh Ráng:
Bãi Trứng : Còn gọi là Bãi Tắm Hoàng Hậu, cách thành phố Qui Nhơn 3 km, trước kia Nam Phương Hoàng Hậu nghỉ mát thường tắm ở đây.
Bãi Xếp : Trước là biển, sau lưng là vườn cây ăn trái, rừng dừa, rừng dương liễu, vi vu gió biển suốt ngày đêm.
Bãi Dại : là vùng hoang dại, đá lớn nhỏ chạy dài đến biển, nước trong xanh, gió mát.
Xa hơn nữa là Bãi Bàu, Bãi Nhổm, biển êm dịu, sóng vỗ nhẹ nhàng. Nhờ hai dãy núi nhô ra biển nên cát mịn, bãi sạch sẽ, sóng nước êm đềm, gió chiều thoáng nhẹ.
Nhờ những cảnh đẹp chung quanh tạo cho Ghềnh Ráng một sắc thái đặc biệt. Ghềnh ráng còn nổi tiếng thêm nhờ tài danh của Thi sĩ Hàn Mặc Tử. Ghềnh Ráng là tác phẩm nghệ thuật thiên nhiên, là thắng cảnh du lịch đẹp nghìn đời và mãi mãi, có bãi cát trắng chạy dài, phong cảnh hữu tình, khí hậu mát mẻ.
Phía trước là biển cả trong xanh, phía sau là đồi núi với rừng dương liễu vi vu tiếng gió, bên cạnh thành phố biển Qui Nhơn dạt dào sống vỗ, được xếp vào hàng thắng cảnh nổi tiếng Việt Nam:
Ghềnh Ráng cảnh đẹp Suối Tiên
Mộ Hàn Mặc Tử trên triền đồi cao
Biển trong sóng vỗ dạt dào
Thiên nhiên hào phóng đón chào thế nhân
Khoa Học
Những người muôn năm cũ
Hồn ở đâu bây giờ?
Thơ Vũ Ðình Liên
Lời dẫn nhập: Ai cũng sợ chết, chỉ vì nghĩ rằng chết là hết, là vĩnh viễn chấm dứt. Như vậy là tin không có linh hồn. Cùng một lúc, niềm tin tôn giáo cho biết sau khi chết, người ta sẽ về an nghỉ nơi Thiên Ðường, Cực Lạc, hay địa ngục. Như vậy là phải tin là có linh hồn. Lạ lùng thay, hai quan niệm đối nghịch ấy lại vẫn thường hiện hữu cùng một lúc trong tâm thức của mỗi con người. Vì thế mà người ta vẫn buồn, vẫn khổ khi có người chết, và vẫn sợ chết, dù là có niềm tin tôn giáo. Liệu khoa học có tìm được giải đáp cho vấn nạn này chăng? Mời quý vị theo dõi những khám phá kỳ thú của khoa học mà tiến sĩ Trần Hồng Văn đã cô đọng trong bài viết dưới đây.
[NLG-73 Lê Phú Nhuận]
Có lẽ linh hồn là một đề tài gây hiểu lầm và nhiều tranh cãi nhất cho nhân loại, vì vậy tìm hiểu sự hiện hữu của linh hồn là một trong những vấn đề quan trọng nhất của con người. Dù cho từ ngàn xưa các tôn giáo đã nói nhiều đến nó nhưng những nghiên cứu khoa học gần đây mới đưa ra được những chứng cớ về sự hiện hữu này.
A- LINH HỒN VÀ THẦN KINH NÃO BỘ.
Ý niệm về linh hồn gắn liền với ý niệm về đời sống sau và lòng tin về sự hiện hữu này sau khi chết. Người ta lý luận là những điều ta nghĩ hay cảm nhận được hoàn toàn không tùy thuộc vào cơ thể, nói cách khác, những bí mật khi mới sinh hay sau khi chết, những điều mình tưởng tượng ra hay trí nhớ, những nhận thức khi nằm mơ ? chứng tỏ là có một lực nào đó hiện hữu mà không tùy thuộc vào cơ thể.
Tôn giáo, triết học, tâm lý học, siêu hình học cho rằng linh hồn là một phần vô hình và bất tử của con người. Theo một vài tôn giáo, như Thiên Chúa Giáo, linh hồn của con người bất tử và có thể về với thượng đế sau khi đời sống chấm dứt. Nhà thần học Ki Tô Giáo Thomas Aquinas cho là muôn loài đều có linh hồn nhưng chỉ riêng linh hồn của loài người là bất tử. Những tôn giáo khác, như Ấn Ðộ Giáo cũng nói là mọi sinh vật đều có linh hồn trong khi nhiều tôn giáo khác còn đi xa hơn khi cho rằng cả những vật thể khác không phải là sinh vật cũng có linh hồn (thần núi, thần sông). Tất cả các tôn giáo này được gọi là duy tâm.
Linh hồn cũng giống như nhiều lãnh vực khác trong thiên nhiên, như trọng lực, điện từ, những lực ? đều là phi vật chất. Tuy vậy nhiều người vẫn còn hoài nghi về hiện tượng này. Ta lấy một ví dụ khi kỹ thuật phát thanh mới được khám phá ra, rất ít người tin là tiếng nói được phát ra mà không cần giây. Mặc dù được chứng kiến tận mắt việc biểu diễn truyền thanh, khán giả vẫn nghi ngờ là giây nối được dấu ở nơi nào đó. Phải mất cả một thế kỷ sau người ta mới quen dần với làn sóng phát thanh hay kết quả của những lãnh vực không quan sát bằng ngũ giác được.
Nếu để một tế bào thần kinh trong một đĩa petri (dùng trong phòng thí nghiệm), thỉnh thoảng nó phát ra một luồng điện chạy dọc xuống suốt chiều dài sợi dây thần kinh này. Ðơn độc trong đĩa, một tế bào thần kinh chẳng làm gì nhiều được, tuy vậy nếu liên kết 302 tế bào thần kinh với nhau, chúng trở thành một hệ thần kinh, có thể giúp cho con trùng đất sống sót, nhận biết vật thể chung quanh, giúp cho nó quyết định làm việc gì và đưa những mệnh lệnh xuống cho cơ thể. Trong não bộ con người, 100 tỉ tế bào với 100 ngàn tỉ nối kết sẽ tạo nên bộ não và làm ra nhiều, nhiều việc lắm.
Stuart Hameroff, bác sĩ gây mê, giáo sư danh dự tại Khoa Tâm Lý Học và cũng là Giám Ðốc trung tâm Nghiên Cứu về ý thức, thần thức của con người tại đại học Arizona cùng với tiến sĩ Vật Lý Học Sir Roger Penrose Anh Quốc đã coi bộ óc con người là một chiếc máy vi tính sinh học: ?Với 100 tỉ tế bào não cùng hàng ngàn tỉ kết nối chằng chịt, não bộ là một mạng thông tin dữ kiện?. Với ý niệm này, 2 người đã nghiên cứu để tìm hiểu về ý thức hay linh hồn con người từ năm 1996 và trong tháng 6 năm 2013 vừa qua, hai người đã đưa ra một thuyết là linh hồn con người được tạo ra và chứa đựng tại nơi gọi là ?vi cấu trúc hình ống? (microtubules). Cấu trúc này nằm trong tế bào não, là thành phần chính của tế bào và những rung động tại đây tạo ra những cảm giác về tâm lý, nhận thức, thần thức hay linh hồn. Chính những đặc tính như: ?ấm, ẩm và ồn àỏ tại nơi đây rất thích hợp cho tiến trình định lượng, tương tự như những tiến trình quang tổng hợp của loài thảo mộc, điều khiển việc bay lượn của loài chim hay cảm nhận về mùi.
Khi Albert Einstein chết năm 1955, các nhà nghiên cứu tò mò muốn biết bộ não có gì đặc biệt khiến ông trở thành một nhân tài xuất chúng như vậy. Sau bao nhiêu công cuộc khảo sát, người ta không thấy có gì đặc biệt mà nó được cấu tạo bình thường như bộ óc của bao nhiêu người khác. Hiện nay bộ não này vẫn được cất giữ trong một chiếc bình lưu trữ tại đại học Princeton. Phải chăng trí thông minh hay linh hồn của con người không phải là sản phẩm của vật chất mà chính vật chất mới là sản phẩm của linh hồn, thế giới vật chất được tiến hoá biến hoá từ khoảng trống tuyệt đối của không gian, hay là nơi cư ngụ của linh hồn.
B- LINH HỒN VÀ KHÔNG GIAN ÐA VŨ TRỤ
Robert Lanza là một bác sĩ nổi tiếng trong nghành y-khoa hồi sinh và là Giám Ðốc Công Ty Nghiên Cứu Cao Cấp về Tế Bào. Ông cũng là người đi đầu trong ngành nghiên cứu tế bào gốc (Stem Cells) và nổi tiếng trong nhiều thí nghiệm về việc cloning những loài động vật có nguy cơ bị tuyệt chủng. Gần đây, ông đi vào lãnh vực vật lý, vật lý định lượng và vật lý thiên văn. Nhờ vào những kiến thức tổng hợp mà vị giáo sư này đưa ra một học thuyết mới, gọi là ?học thuyết vạn vật? (theory of biocentrism). Khoa học thực nghiệm không công nhận một chiều khác của đời sống, tức là chiều tâm linh. Những nhà khoa học này cho rằng đời sống chỉ đơn giản là hoạt động của chất carbon và vài chất proteins khác, chúng ta sống trên mặt đất này một thời gian rồi biến mất. Còn vũ trụ? Chẳng có nghĩa lý gì mà chỉ là những định luật vật lý và phương trình thôi. Thuyết biocentrism của Lanza đi ngược lại những quan niệm thông thường này. Ông được tờ báo New York Times bầu là khoa học gia quan trọng thứ ba trong thời cận đại của nhân loại.
1- Vượt Qua Thời Gian và Không Gian
Lanza cho rằng cấu trúc của vũ trụ, những định luật, lực, và những hằng số hình như chỉ giúp cho đời sống được hoàn thiện và chính linh hồn mới xuất hiện trước cả vất chất. Ông cho rằng không
gian và thời gian không phải là chính yếu mà chỉ là phương tiện giúp ta thôi. Ông nói chúng ta mang không gian và thời gian quanh ta như con rùa mang chiếc mu trên lưng. Khi mà chiếc mu này mất đi, con rùa vẫn sống. Tất cả những lực, định luật và hằng số vật lý chỉ làm cho đời sống được toàn hảo, chính những vi cấu trúc tạo ra linh
biết được như màu sắc, mùi vị, vật chất được hiện ra trong trí ta mà không gian và thời gian chỉ là phương tiện sắp xếp cho hoàn chỉnh thôi.
Theo giáo sư Lanza, ?cái chết? hoàn toàn không có. Ðây chỉ là điều tưởng tượng của con người. Người ta nói tới cái chết vì người ta tự gắn bó vào với cơ thể của họ. Con người tin là sớm hay muộn hồn đã hiện hữu trước cả mọi vật chất trong vũ trụ.
Quan niệm này được nhà hiền triết Kant nói tới từ 200 năm trước là mọi vật ta nhận khi thân xác bị hủy hoại, ý thức hay linh hồn của họ cũng biến mất. Thực ra ý thức, thần thức hay linh hồn hiện hữu ngoài vòng kiềm chế của thời gian và không gian. Nó có thể ở khắp mọi nơi: trong một thân thể hay ở ngoài một nơi nào đó. Lý luận này hoàn toàn phù hợp với những định lý căn bản của môn vật lý định lượng, theo đó vài loại hạt định lượng (cực nhỏ) có thể hiện diện ở khắp mọi nơi.
2- Không Gian Ða Vũ Trụ
Lanza cho rằng không gian này là không gian đa vũ trụ, những vũ trụ này hiện hữu với nhiều cách thức. Tại một vũ trụ, một cơ thể có thể chết nhưng nó lại đang hiện hữu ở một vũ trụ khác, linh hồn ở một vũ trụ này có thể được di chuyển tới một vũ trụ bên cạnh. Nói một cách khác là khi một người chết đi, linh hồn sẽ đi qua một con đường hầm để đến một nơi không phải là thiên đàng hay địa ngục, mà sang một thế giới tương tự để sống ở đó và cứ như vậy, nối tiếp mãi mãi ?
Khi học thuyết trên của Lanza đưa ra liền được nhiều người ủng hộ, không những của những người mong muốn được sống mãi mãi mà từ nhiều nhà khoa học danh tiếng, từ các nhà vật lý học, vật lý thiên văn học tới các nhà triết học đều đồng ý về thuyết vũ trụ song song hay không gian đa vũ trụ (Xin đọc ?Những Quan Niệm và Học Thuyết Mới về Vũ Trụ?, Trần Hồng Văn, để hiểu thêm).
Khởi thủy, quan niệm trên được nhà văn H.G. Wells viết trong một câu chuyện khoa học giả tưởng ?Door in the Wall? vào năm 1895. Rồi 62 năm sau, ý niệm trên được Hugh Everett đào sâu hơn trong luận án tiến sĩ tại đại học Princeton. Ông lý luận rằng vào một lúc nào đó vũ trụ chia ra làm nhiều vũ trụ tương tự, và sau đó những vũ trụ mới này lại tự tách ra làm nhiều vũ trụ khác. Nói cách khác, có thể bạn đang ngồi đọc câu chuyện khoa học này ở vũ trụ hiện tại đồng thời bạn lại đang coi TV ở một vũ trụ khác.
Vào thập niên 80?, Andrei Linde, khoa học gia làm việc tại Viện Vật Lý Labedev tại Mạc Tư Khoa cũng đưa ra thuyết không gian đa vũ trụ. Hiện nay ông là giáo sư tại đại học Stanford, Hoa Kỳ. Linde lý luận là không gian bao gồm nhiều khối cầu (vũ trụ) lớn, chúng tự sản xuất ra nhiều khối cầu tương tự, những khối cầu mới sinh này lại tự sản xuất ra nhiều khối khác nữa ? Những khối cầu này nằm cách nhau nhưng không biết tới sự hiện diện của những khối cầu chung quanh, tất cả đều là mang đặc tính chung của vũ trụ nguyên thủy.
Hình ảnh ghi nhận của viễn vọng kính Planck đã bảo vệ cho lý luận là vũ trụ của chúng ta không đơn độc khi nghiên cứu hình ảnh những làn vi ba thật xa xăm, những tia phóng xạ còn sót lại từ ngày vũ trụ mới được thành lập, các nhà khoa học còn tìm thấy vũ trụ có nhiều lõm đen, đó là những hố và khoảng trống. Lý thuyết gia môn vật lý học tại đại học North Carolina là Laura Mercini-Houghton và các cộng sự viên giải thích hiện tượng trên như sau: ?Nguyên do những bất thường của những làn vi ba ở cõi xa xăm là do ảnh hưởng của những vũ trụ kế bên cũng như những lõm đen và khoảng trống tìm thấy là do những vũ trụ khác va chạm vàỏ.
3- Linh Hồn Ðịnh Lượng
Theo như thuyết Biocentrism thì có nhiều nơi hay nhiều vũ trụ khác linh hồn có thể di cư tới. Tuy vậy thực sự linh hồn có hiện hữu không?
Giáo sư Stuart Hameroff tại đại học Arizona không nghi ngờ gì về sự hiện hữu này. Năm 2013, ông đã công bố là đã tìm thấy những chứng cớ là linh hồn không bị hủy hoại sau khi cơ thể đã chết. Theo Hameroff, bộ óc của con người là một máy vi tính sinh học hoàn hảo và linh hồn hay ý thức chỉ đơn giản là những dữ kiện được lưu trữ dưới dạng định lượng và là kết quả của ảnh hưởng hỗ tương giữa những tế bào trong não bộ. Nó có thể được di chuyển từ bộ óc sau khi người đó chết để ra ngoài vũ trụ và ở đó mãi mãi, trong khi giáo sư Lanza lại cho rằng linh hồn này sẽ đi sang vũ trụ khác. Ðó là sự khác biệt giữa hai nhà nghiên cứu.
Sir Roger Penrose, nhà vật lý học và toán học nổi tiếng tại đại học Oxford, Anh Quốc ủng hộ kết quả trên. Cả hai nhà nghiên cứu đã cộng tác với nhau, họ ứng dụng thuyết định lượng để giải thích hiện tượng ?ý thức?, ?thần thức? haỷlinh hồn? (consciousness).
Hai nhà nghiên cứu này tin là đã tìm ra được những phần tử chuyên chở ý thức nằm ngay trong những vi cấu trúc hình ống nằm trong tế bào thần kinh. Những phần tử này tích lũy những dữ kiện trong khi sống, rồi sau khi cơ thể chết đi, chúng sẽ đưa linh hồn tới một nơi nào đó. Từ trước, những vi cấu trúc hình ống được cho là nơi kích hoạt và chuyên chở dữ kiện trong một tế bào sống. Dựa vào cấu trúc, chúng được coi là nơi thích hợp nhất giữ chức năng trong việc chuyên chở những đặc tính định lượng trong bộ não. Nguyên do chính là nó có thể giữ trạng thái định lượng trong thời gian dài, có nghĩa là chúng có thể vận hành như là một phần trong bộ máy vi tính định lượng và là nơi mà các dữ kiện định lượng tiến hành. Khi người ta chết đi, những dữ kiện thoát ra khỏi cơ thể, có nghĩa là ý thức hay linh hồn đi theo.
Linh hồn người ta được tạo ra từ những cơ cấu định lượng của vũ trụ, những cơ cấu này có thể đã hiện diện ngay khi thời gian mới bắt đầu được thành lập, và bộ não của con người chỉ là một bộ máy thu và khuyếch đại lên. Như vậy phải chăng linh hồn không phải là một dạng vật chất và sẽ sống mãi, dù cho cơ thể đã bị hủy hoại?
Bác Sĩ Hameroff phát biểu: ?Hãy quan sát một bệnh nhân, khi mà trái tim của người đó ngưng đập, máu ngưng chảy, các vi cấu trúc hình ống mất trạng thái định lượng, tuy vậy những dữ kiện chứa đựng tại nơi đây không bị hủy hoại và không thể nào bị hủy hoại được. Chúng sẽ được trở lại với vũ trụ. Nếu bệnh nhân sống lại, những dữ kiện này sẽ trở về lại những cấu trúc hình ống và bệnh nhân sẽ nói: ?Tôi trải qua kinh nghiệm chết đi sống lạỉ. Nếu bệnh nhân đó không sống lại được, những dữ kiện định lượng có thể ở đâu đó ngoài cơ thể mãi mãi, đó là linh hồn?
Lý thuyết trên có thể dùng để cắt nghĩa những hiện tượng như ?chết đi sống lạỉ, hay ngay cả hiện tượng tái sinh sang kiếp sau. Nó cũng giúp cho ta tạm thời trả lời được thắc mắc của con người từ ngàn năm nay về linh hồn, đời sống sau hay hiện tượng về ma qủy, và cũng cắt nghĩa được về nhiều hiện tượng cho giới khoa học, tôn giáo hay siêu hình học.
Michael Hathaway, tác giả 10 cuốn sách nói về sự phát triển tâm linh, đời sống sau, các phương pháp thôi miên ? Ông cũng là một nhà thôi miên nổi tiếng nhất tại Hoa Kỳ. Trong cuốn sách có tựa đề: ?It?s Time to Simplify Your Soul?s Codẻ, ông cho rằng năng lượng của vũ trụ là một phương tiện để đưa linh hồn đầu thai. Thời gian sống của con người trên trái đất trong kiềm chế của không gian và thời gian chỉ như là dụng cụ trong tiến trình học hỏi, chúng ta cùng nhau tin tưởng vào năng lượng của vũ trụ, năng lượng này sẽ biến đổi ta thành toàn hảo, toàn thiện.
Trường hợp tái sinh sang đời sống sau cũng chứng tỏ lý luận cho rằng linh hồn tồn tại sau khi chết. Quan niệm này bị Hội Ðồng Nice ngăn cấm vào năm 553 sau tây lịch. Những chứng cớ về linh hồn đi tái sinh sang kiếp sống sau được nhà nghiên cứu nổi danh, bác sĩ Ian Stevenson tìm hiểu với trên 3,000 trường hợp những đứa trẻ kể lại đời sống trước của chúng. Sau khi Bác Sĩ Stevenson chết năm 1960, bác sĩ phân tâm học Jim B. Tucker tiếp tục công việc của ông. Tucker điều tra thêm 1,400 trường hợp tái sinh sang kiếp khác, ông nói: ?Những đứa trẻ này nói về kiếp trước khi chúng còn rất bé, chúng kể lại rất chi tiết về tên tuổi, những người quen biết cũng như địa điểm nào đó?. Ông đã đi điều tra về những người này hay ngay cả nhờ những nhà sử học xác định những dữ kiện này. Ông nói tiếp: ?Tôi không bao giờ nói là hiện tượng tái sinh là có thực, mà muốn nói là tôi đã có chứng cớ về hiện tượng nàỷ. Ngay cả Eben Alexander, bác sĩ giải phẫu não tại đại học Harvard đã trải qua kinh nghiệm chết đi sống lại hay hồn lìa khỏi xác. Hiện nay ông bênh vực quan niệm cho rằng linh hồn là một thực thể, không liên quan gì tới thân xác và tồn tại vĩnh viễn sau khi rời khỏi cơ thể.
Nói về hiện tượng hồn lìa khỏi xác, Olaf Blanke, bác sĩ khoa não bộ, Viện Kỹ Thuật Thụy Sĩ tại Lausanne đã làm thí nghiệm bằng cách kích thích não vùng màng tai cho bệnh nhân. Ông nói: ?Mỗi lần kích thích vào vùng này, bệnh nhân sẽ trải qua kinh nghiệm hồn lìa khỏi xác, dù cho trước kia người đó không có kinh nghiệm nào về hiện tượng này. Khi thức dậy, bà ta nói là thấy cả vũ trụ, gồm cả ba người chúng tôi đang thí nghiệm trên thân xác bà?.
4- Sự Hiện Hữu của Linh Hồn
Ervin László, một nhà triết học và lý thuyết hệ thống học Hung Gia Lợi đã đưa ra một thuyết gọi là ?Akashic Field? hay Zero Point Field?. Ông cho là các tế bào não tạo ra một trường định lượng (quantum field), từ đó những ý thức, thần thức hay linh hồn sinh ra. Trường định lượng này được gọi là Akashic Field, chỉ thấy tại tế bào thần kinh não và thu nhận những dữ kiện của vũ trụ.
Có hai thuyết đối nghịch nhau về triết học tâm thần. Thuyết nhị nguyên (Dualism) cho rằng cơ thể và tâm thần là hai hiện hữu hoàn toàn riêng biệt nhau, đó là hai phần của một đời sống con người, cơ thể và linh hồn. Trong khi đó thuyết nhất nguyên (Physicalism) lại cho rằng linh hồn là sản phẩm do phản ứng hoá học trong não bộ. Chính thuyết của László đã bênh vực thuyết nhất nguyên khi dùng động lực định lượng để cắt nghĩa bản chất của linh hồn.
Ði xa hơn nữa, lý thuyết gia vật lý học người Anh là Sir Roger Penrose và giáo sư Sturad Hameroff người Hoa Kỳ đã có cùng một thuyết mới khi áp dụng động lực về định lượng giảng nghĩa việc cấu tạo ra linh hồn. Sir Roger Penrose là một nhà toán học, vật lý học và là giáo sư danh dự Viện Toán Học, đại học Oxford, Anh Quốc. Ông nổi tiếng trong lãnh vực vật lý, toán học, đặc biệt là đã góp phần vào việc nghiên cứu thuyết tương đối và thiên văn học và cũng là một nhà triết học. Khi còn là giáo sư tại đại học Cambridge, ông đã chứng minh là có những biến cố khác thường xẩy ra (như tạo ra hố đen) mỗi khi lực từ trường bị suy xụp tại những ngôi sao to lớn phát nổ. Rất nhiều lý thuyết và giả thuyết về vật lý học cũng như thiên văn học được giáo sư đề ra. Trong cuốn sách mang tựa đề ?The Emperor?s New Mind? (1989), giáo sư Penrose cho rằng ?Những định luật về vật lý học không đủ để giải thích về linh hồn?. Ông cùng với giáo sư Stuart Hameroff tạo ra một thuyết mới, cho rằng ý thức hay linh hồn con người được tạo ra do kết quả của tiến trình định lượng xẩy ra trong những cấu trúc thật nhỏ gọi là vi cấu trúc hình ống trong tế bào não. Giáo sư Hameroff giải thích: ?Khi mà những biến đổi truyền xuống tới độ Planck (nhỏ hơn một nguyên tử nhiều), những vi cấu trúc hình ống sẽ chuyển những năng lượng sinh học ở trong trạng thái mạch lạc. Khi không còn được cung cấp máu và oxygen nữa, trạng thái này không còn mạch lạc nữa nhưng những dữ kiện ở tại độ Plack này không mất. Chúng có thể được phân tán vào vũ trụ nhưng còn giữ nguyên là một đơn vị, có thể là ở trong tình trạng đó vĩnh viễn. Nếu bệnh nhân sống lại, dữ kiện trở lại với những vi cấu trúc hình ống, và người đó sống lạỉ.
Mặc dù Hameroff không nói nhiều về linh hồn nhưng từ ý thức, thần thức mà ông diễn tả cũng có nghĩa tương tự - ý thức có thể hiện hữu ngoài cơ thể. Ðộ Planck là độ khoảng cách cực nhỏ mà những lý thuyết về từ trường và vật lý học định lượng nói tới. Theo nhiều lý thuyết gia, những hoạt động xẩy ra tại độ Planck có thể tạo ra những cấu trúc căn bản cho vạn vật. Ðối với Penrose và Hameroff, ý tưởng này còn đi xa hơn, đó là những bí mật của linh hồn con người. Giáo sư Hameroff giải thích: ?Giáo sư Penrose đã tạo ra một cầu nối giữa trạng thái lượng tử trong vũ trụ với tiến trình lượng tử trong bộ não, ông nghĩ là có một cấu trúc trong bộ não để những tiến trình ý thức lượng tử hoàn thành được, nhưng không biết đó là gì và ở đâủ. Trong khi giáo sư Hameroff tìm ra những vi cấu trúc này, nơi này được tạo thành từ những đơn vị protein thật nhỏ, gọi là tubulin, nơi đó các điện tử quay sát bên cạnh nhau, giống như một máy vi tính định lượng trong bộ não nhưng không hiểu nó vận hành ra sao. ?Tôi cần một động lực còn ông ta cần một cấu trúc, vì vậy chúng tôi kết hợp lại với nhaủ.
Penrose lý luận rằng tại độ Planck có những hoạt động ảnh hưởng tới linh hồn của loài người. ?Ðó là một nơi cực nhỏ?, Hameroff giải thích, ?Nếu nhìn xuống không gian nhỏ hơn một nguyên tử 25 lần ta sẽ thấy nơi đó trống rỗng và thật yên lặng tuy vậy cấu trúc tại nơi này lại rất thô và không đều, đó là độ Planck, đây là cấu trúc tận cùng của vũ trụ, hiện diện ở mọi nơi và cũng là nơi mà ý thức hay linh hồn của con người phát sinh. Ðộ Planck được thành lập ngay từ khi vũ trụ mới được tạo dựng, nghĩa là khời thủy từ hiện tượng Big Bang, cấu trúc tạo ra ý thức của loài người cũng được sinh ra ngay từ đó?. Nhà vật lý thiên văn học người Ý Paola Zizzi gọi là ?Big Wow? để miêu tả mối liên hệ giữa ?cấu trúc định lượng của vũ trụ với linh hồn? ngay từ thủa khai sinh ra vũ trụ.
Ý thức, thần thức hay linh hồn khởi nguồn do những rung động định lượng từ độ sâu tận cùng trong tế bào thần kinh, tại những vi cấu trúc hình ống, một nơi được cho là quá ?ấm, ẩm và ồn àỏ, được coi là thích hợp cho tiến trình định lượng. Một buổi hội thảo về những khám phá trên được tổ chức vào những ngày 16,17 và 18 tháng 1 năm 2014 tại Brakke Grond, Hoà Lan. Hai nhà nghiên cứu trên đã cùng các nhà nghiên cứu trên toàn thế giới bàn thảo về bản chất của linh hồn. Tiến sĩ Anirban Bandyopadhyay, giáo sư tại Viện Khoa Học Nghiên Cứu Quốc Gia tại Tsukuba, Nhật Bản đã khám phá ra những nhịp trong não động đồ (EEG) là do những rung động định lượng tại những vi cấu trúc hình ống trong tế bào não cũng như có những nhịp điệu phát ra từ độ sâu tận cùng phát ra do những rung động này. Ông chứng minh những rung động trong vi cấu trúc hình ống bằng cách chơi những nhạc cụ Ấn Ðộ cổ truyền. Hameroff giải thích: ?Ý thức hay linh hồn được tạo ra do những rung động nhịp nhàng tại các vi cấu trúc hình ống nằm trong tế bào thần kinh, như vài loại âm nhạc Ấn Ðộ cổ truyền cũng gây ra những rung động như vậỷ. Nghiên cứu của bác sĩ Roderick G. Eckenhoff tại đại học Pennsylvania cũng chứng tỏ là thuốc gây mê đã xoá đi những ý thức hay cảm nhận qua những vi cấu trúc này nhưng không ảnh hưởng gì tới những hoạt động không ý thức khác của não.
5- Vật Lý Ðịnh Lượng và Thuyết Tương Ðối
Những lý thuyết trong Vật lý định lượng và thuyết tương đối là nền tảng của những lý thuyết môn vật lý học, bao gồm thời gian, không gian và nhiều định luật khác về vũ trụ. Theo tiếng La Tinh, quantum (định lượng) có nghĩa là ?bao lớn, bao nhiêủ, chỉ về các dương điện tử (proton), trung hoà tử (neutron) và nhiều loại hạt khác cấu tạo thành vật chất và các chất phản vật chất.
Thuyết tương đối của Einstein chỉ là tiếp nối lý thuyết của Newton trong việc khám phá vũ trụ cũng như những liên hệ giữa vật chất, không gian và thời gian. Trong khi thuyết tương đối có khuynh hướng nghiên cứu những hiện tượng to lớn trong vũ trụ, vật lý định lượng lại khảo sát các hạt và tính chất của năng lượng và các loại vật chất giống như các luồng sóng.
a- Thuyết Tương Ðối
Vào năm 1905, Albert Einstein đã trình bày trong một bài khảo luận về cấu trúc của không gian-thời gian. Thuyết này được kiểm chứng bằng những quan sát thực nghiệm mà trước kia chưa từng được đề cập tới. Sau đó vào những năm 1907 và 1915, Einstein đưa ra thuyết tương đối tổng quát, một lý thuyết về hấp lực. Theo thuyết này, không gian cong chứ không phẳng như người ta thường nghĩ, sau đó những dữ kiện thực tế đã chứng minh thuyết này là đúng.
b- Thuyết Ðịnh Lượng
Thuyết định lượng là lý thuyết căn bản của môn vật lý học hiện đại, giải nghĩa bản chất và chức năng của vật chất và năng lượng ở độ nguyên tử và nhỏ hơn nguyên tử.
Môn vật lý học định lượng khởi đầu bằng những nghiên cứu của khoa học gia Michael Faraday vào năm 1838 và trở thành nền tảng cho ngành vật lý học nguyên tử trong thập niên 1920. Rất nhiều khoa học gia cùng các nhà toán học đã góp công trong việc phát triển ngành này.
Năm 1900, lần đầu tiên nhà vật lý học Max Planck trình bày thuyết định lượng trước Hiệp Hội Các Nhà Vật Lý Học Ðức Quốc. Ông khám phá ra nguyên nhân khiến các tia quang tuyến phát ra từ một vật thể đang lớn dần bị đổi màu, từ màu đỏ sang màu cam và cuối cùng sang màu xanh khi nhiệt độ gia tăng. Ông lý luận rằng năng lượng hiện hữu trong những đơn vị giống như vật chất, thay vì chỉ là những luồng sóng điện từ như quan niệm trước kia, mà nó là một số lượng. Ðây là khái niệm đầu tiên của môn vật lý học định lượng. Planck viết ra một phương trình toán học để xác định những đơn vị cho năng lượng, những đơn vị này được gọi là quanta. Những phương trình trên giảng nghĩa một số hiện tượng thiên nhiên rất rõ ràng và hữu lý. Khám phá trên đã khiến ông được giải thưởng Nobel về môn vật lý học năm 1918, tuy vậy phải cần nhiều nhà khoa học khai triển thêm lý thuyết này trong vòng 30 năm sau mới đưa nó thành thuyết lượng tử tân tiến được và nó cũng được áp dụng vào nhiều ngành khoa học khác như: quang học lượng tử, hóa học lượng tử, vi tính ?
- Năm 1905, Albert Einstein cho rằng không phải chỉ có năng lượng mà cả những tia quang tuyến cũng có cùng đặc điểm là có số lượng tương tự như vậy, như tia sáng được thành lập từ những quang tử. Với những thuyết mới này, Einstein đã mở cánh cửa mới cho kỷ nguyên vật lý định lượng.
- Năm 1924, Louis de Broglie cho rằng không có sự khác biệt căn bản nào trong sự cấu tạo và vận hành giữa năng lượng và vật chất ở mức độ nguyên tử hay dưới nguyên tử.
- Vào những thập niên gần đây, dựa vào môn vật lý học lượng tử, nhiều nhà khoa học như Stephen Hawking, Richard Feynman ? đã đưa ra những lý thuyết mới như không gian đa vũ trụ, vũ trụ song song ?
Với thuyết tương đối của Einstein thêm vào việc 2 trái bom nguyên tử nổ tại Nhật Bản đưa đến kết luận là vật chất quanh ta đều ở dạng năng lượng và toàn thể vũ trụ được tạo nên là do những rung động của năng lượng. Khi tần số rung động càng cao, càng phức tạp thì những dạng hình thành cũng càng phức tạp. Ðây là mấu chốt của việc nghiên cứu và tìm hiểu về môn ý thức định lượng.
Sam Parnia, bác sĩ tại bệnh viện đại học Stony Brook, New York và cũng là giám đốc chương trình nghiên cứu về môn y khoa hồi sinh tuyên bố: ?Những chứng cớ cho thấy là linh hồn con người không bị hủy diệt, nó ở trong một trạng thái nào đó mà ta không thấy được?. Y khoa hồi sinh là phát triển mạnh vào giữa thế kỷ thứ 20 khi người ta khám phá ra phương pháp CPR, một phương pháp y khoa giúp bệnh nhân sống lại sau khi trái tim ngưng đập. Những người trải qua kinh nghiệm chết đi sống lại, dù cho những hoạt động trong bộ não đã ngưng hẳn, nói là khi đó họ vẫn nhìn và nghe được những gì xẩy ra chung quanh.
C- LINH HỒN THEO PHẬT GIÁO:
Lý thuyết mới của Hameroff và Penrose khi cho rằng ý thức, thần thức hay linh hồn là hậu quả của hấp lực định lượng trong vi cầu trúc hình ống, nó đi xa hơn lập luận cho rằng linh hồn chỉ là hậu quả của mối tương tác của các tế bào trong não bộ. Xa hơn nữa, nó còn là cấu trúc định lượng tinh vi của vũ trụ và đã hiện diện ngay khi vũ trụ mới được thành lập. Quan niện này được coi là gần giống quan niệm của Phật Giáo và Ấn Ðộ Giáo khi các tôn giáo này cho rằng thần thức là một thành phần của vũ trụ
Phật giáo không bác bỏ linh hồn nếu linh hồn được hiểu đơn giản như là phần phi vật chất trong mỗi con người. Trong thuyết cơ bản của Phật giáo, như thuyết năm uẩn, con người là một tập hợp năm uẩn (sắc, thọ, tưởng, hành, thức). Trong 5 uẩn thì chỉ có sắc uẩn là vật chất, còn 4 uẩn còn lại đều là phi vật chất, hay là thuộc phạm trù tinh thần (Trích dẫn: Có hay không có linh hồn trong Phật giáo, Minh Chi, 2009).
Người Ai Cập chủ trương sống và chết là một nghệ thuật mà người ta có thể học hỏi. ?Tử Thư Ai Cập?, nguyên tác Her Em Hru có thể dịch sát nghĩa là "Nghệ thuật bước vào một đời sống mới kể từ lúc này", trong đó các danh sư Ai Cập đã giải thích những quy tắc để người ta sống cho ra sống và chết cho ra chết, với đúng ý nghĩa của nó. Người Ai Cập tin rằng vũ trụ có nhiều cõi giới mà cõi trần chỉ là một mà thôi. Nếu biết nghệ thuật sống và chết, người ta có thể di chuyển luân hồi từ cõi này qua cõi khác như người đi du lịch. Có lẽ vì đó cũng là lý do mà nhiều nhà nghiên cứu đã coi Tử Thử Ai Cập như tấm bản đồ chỉ dẫn về các cõi giới bên kia cửa tử. Tuy nhiên các danh sư Ai Cập không hề quan tâm đến việc giải thoát ra khỏi vòng luân hồi này.
Trong khi đó, trong cuốn ?Tử Thư Tây Tạng? có nói tới việc người Tây Tạng ngoài việc nghiên cứu các cõi giới lại đặc biệt chú trọng đến việc giải thoát ra khỏi vòng sinh tử luân hồi nữa. Ðó là căn bản khác biệt rõ rệt nhất giữa hai cuốn sách nói trên và đống thời cũng làm nổi bật nét độc đáo của cuốn ?Tử Thư Tây Tạng?. Các danh sư Tây Tạng đã nghiên cứu về đời sống ở cõi giới bên kia, cõi giới mà chúng ta thường gọi là "cõi chết" hay "bên kia cửa tử". Họ xác định rằng chết không phải là sự chấm dứt của kiếp sống mà chỉ là một bước, đi từ giai đoạn sống này qua giai đoạn sống khác.
Theo Phật giáo, mỗi chúng sinh đều có ba thân: thân tiền ấm, thân trung ấm và thân hậu ấm. Thân tiền ấm là thân thể vật chất hiện tại. Thân trung ấm là thân sau khi chết, đang ở trong khoảng thời gian tìm kiếm một thân khác tương ứng để nương gá. Thân hậu ấm là thân đời sau, khi đã tái sanh vào một cảnh giới khác.
Tại sao trung ấm được gọi là thân? Ðúng theo ý nghĩa của chữ thân là ?tích tụ? thì sau khi thân này đã chết và chưa tìm ra chỗ đầu thai, trong giai đoạn này không thể gọi là thân được. Vì trong giai đoạn này chỉ có thần thức mà thôi, chưa có tinh huyết của cha mẹ hòa hợp. Tuy nhiên trong giai đoạn này có thể tạm gọi là thân, vì nó có đủ sự thấy, nghe, hay, biết? Kinh Phật gọi dạng thân này là ?sắc công năng?, thân do nơi chủng tử của thần thức hiện hành.
Thân trung ấm còn gọi là thân trung hữu, hương hành, ý hành, thú sanh... Thân trung hữu là thân quả báo ở khoảng giữa đời này và đời sau; nghĩa là sau khi rời thân tiền ấm nhưng chưa thác sanh vào thân hậu ấm, trong khoảng trung gian đó gọi là Trung, do vì quả báo thân này vốn có chẳng phải không, mà con người ai cũng phải gánh trả nên gọi là Hữu. Hương hành vì thân này luôn lần theo mùi hương mà đi, ngửi mùi hương để tồn tại, vì vậy đối với người chết khi cúng họ chỉ hưởng mùi hương mà no đủ. Ý hành là do thân này nương gá vào ý để đi tìm chỗ đầu thai. Thú sanh là thân này ở vào một trong sáu cảnh luân hồi.
Thân thể con người vốn do tứ đại hợp thành, do vậy khi chết sắc thân tứ đại phân tán, còn phần tinh thần thì không mất mà tùy nghiệp thọ báo. Thần thức của con người sau khi lìa khỏi xác thân sẽ rơi vào một trong hai trường hợp sau:
Ðối với người khi sanh tiền tạo các nghiệp nhân cực ác (như ngũ nghịch, thập ác) thì ngay khi vừa chấm dứt hơi thở, họ sẽ trực chỉ đọa vào địa ngục A tỳ. Những người đã tu rất nhiều công đức lành (tu mười điều thiện), hoặc người có tín sâu, nguyện thiết, một lòng niệm Phật cầu vãng sanh Tây phương; hoặc người có công phu thiền định đã đoạn trừ được kiến tư, họ sẽ sanh lên cõi trời, hoặc vãng sanh về Tịnh độ. Hai loại người này sau khi chết không phải thọ thân trung ấm.
Ðối với hạng người bình thường, khi sanh tiền tuy tạo nghiệp nhưng không rơi vào một trong hai nghiệp cực thiện hay cực ác kể trên. Với nghiệp thiện ác lẫn lộn nên thần thức cần một khoảng thời gian để tái sanh vào cảnh giới tương ứng. Trong trường hợp này, thần thức phải trải qua giai đoạn thọ thân trung ấm.
Thọ mạng tối đa của thân trung ấm là bảy ngày, nếu quá thời hạn bảy ngày mà chưa tìm được chỗ thọ sanh, trung ấm sẽ chết đi rồi sống lại. Nhưng trong vòng 49 ngày trung ấm cũng sẽ tìm được chỗ thọ sanh. Trung ấm khi chết, do nghiệp lành hay dữ chuyển biến mà đổi thành thân trung ấm loài khác. Ðại để trung ấm khi sắp chết, tùy theo nghiệp thiện ác mà trong tâm thấy những tướng sai khác, khiến tâm thức mơ màng dường như trong mộng, bấy giờ khởi lên ý niệm muốn chết để sống lại. Khi chết tùy theo nghiệp mà có cảm thọ khổ vui, và sau đó tiếp tục sanh làm thân trung ấm khác, để nối tiếp công việc tìm nơi để thác thai. (Trích dẫn: Tạng Thư Phật Học, Thích Nguyên Liên, 2010).
D- KẾT LUẬN
Nhà vật lý học thiên văn người Anh, Sir Arthur Eđington tuyên bố: ?Vật lý học là khoa nghiên cứu cấu trúc của ý thức?. Tương tự, Max Planck, cha đẻ của ngành vật lý học định lượng cũng viết: ?Là một người cống hiến cả cuộc đời cho khoa học, nghiên cứu về vật chất, tôi có thể nói là kết quả những nghiên cứu của tôi về nguyên tử như sau: Chẳng có vật chất nào đáng kể, tất cả vật chất đều bắt nguồn và hiện hữu được do một lực, lực này gây ra những rung động của các hạt trong một nguyên tử để tạo ra liên kết những phần tử nhỏ nhất của một nguyên tử với nhau ? Ta phải nghĩ tới đằng sau lực này là sự hiện hữu của một thứ gì đó, đó chính là tư tưởng, linh hồn. Chính linh hồn là động lực cho tất cả vật chất.
Alan Wolf, giáo sư môn vật lý học tại San Diego University cũng nói: ?Hình như có sự hiện diện của cái gì, gọi là linh hồn hay một thứ gì ngoài thế giới vật chất. Thứ này cần thiết để giảng nghĩa cho những hiện tượng mà ta quan sát được. Và hình như chúng ta không có cách gì thoát ra ngoài sự hiện diện của nó được.
Mặc dù các nhà khoa học chưa sẵn sàng tuyên bố là họ đã tìm thấy thượng đế, cho dù không phải là thượng đế nói trong các thánh kinh của các tôn giáo, nhưng phảng phất đâu đó có những điểm nói về thế giới định lượng trong kinh thánh và vài tôn giáo đông phương. Có thể kết luận bài viết này bằng câu nói bất hủ của nhà bác học Albert Einstein:
?Khoa học không có tôn giáo thì què quặt mà tôn giáo không có khoa học thì mù lòả.
Tháng 5/ 2014
Tài Liệu Tham Khảo:
- Chopra, Deepark. A Consciousness Based Science. Feb. 14, 2014. SFGate
- Gayle, Damien. Tracking Souls to The Afterlife: ?Quantum Theory of Soul?s Existencẻ. Nov. 5, 2012. Ascension and Awakening. AshtarCommand.
- Kapoor, Desh . Near Death Experiences, Soul, Reincarnation and Quantum: Interesting Scientific and New Horizons. September 26, 2013. Hindu Channel.
- Liên, Thích Nguyên. Thân Trung Ấm. 10.20.2010. Tạng Thư Phật Học
- Robinson, Howard. The Soul Hypothesis: Investigations Into the Existence of the Soul. Feb. 18. 2011. Philosophical Reviews. University of Notre Dame.
- Lanza, Robert. How Life and Consciousness Are the Keys to the Universe. Dec. 21. 2011. Biocentrism.
- Penrose, Roger. Evidence of the Soul. March 5, 2012. S.P.ỊR.ỊT.
- Schafer, Lothar. On the Foundations of Metaphysics in the Mind-like Background of Physical Realty. Aug. 26. 2011. The Metta-Physics Magazine.
- West, Debbie. The Scientific Proof of the Existence of the Soul. Feb. 27. 2013. Walking Times.
- Zimmer, Carl. 100 Trillion Brain-Cell Connections. January 2011. Scientific American. Volume 304, Number 1.
Và nhiều tài liệu khác nữa.
Thần tượng Brazil bị sụp đổ vì thua đội tuyển Ðức với tỷ số 7-1, cũng như lời nguyền của người Nam Mỹ là World Cup tổ chức tại Nam Mỹ chiến thắng thuộc về họ, nay không còn linh nghiêm. Trận chung kết tại sân vận động Maracana lúc 21 giờ Âu Châu ngày 13.7.2014, Ðức đã thắng Argentina 1-0. Lần đầu tiên đội tuyển Âu Châu lấy chức vô địch tại Nam Mỹ
http://dẹfifa.com/worldcup/videos/highlights/match=300186501/index.html
Khán giả trên sân vận động Maracana chật cứng, trên khán đài danh dự chủ tịch Fifa Sepp Blatter, tổng thống Brazil Dilma Rousseff chủ toạ để trao Cup cho đội vô địch. Khách danh dự có tổng thống ?độc tàỉ Nga Vladmir Putin, tổng thống Joachim Gauck và Nữ thủ tướng Angela Merkel Ðức quốc..
Trận chung kết giữa hai đội đấu hấp dẫn, một trận tranh tài hay nhất từ trước đến nay, trước trận đấu nhiều người cũng dự đoán là đội tuyển Ðức sẽ chiến thắng, Ðội Argentina tuy thất bại với tỷ số 1-0, nhưng Argentina tranh bóng rất hay, cầu thủ Messi luôn có đường banh nhanh nhưng không thể toả sáng thành công.
Ðội tuyển Ðức với chiến thuật tấn công 1-4-3-3, các tuyển thủ Argentina đội hình 1-4-2-3-1 đã kềm các cầu thủ Klose (11) và Schweinsteiger (7) rất khó khăn trong việc tấn công. Mỗi lần đội Argentina đoạt banh, đã gây nhiều phen hồi hợp trong những đợt tấn công trong thành trì của Ðức.
Huấn luyện viên Joachim Low cho cầu thủ ẠSchurrie (9) vào thay Ch.Kramer (23) bị thương ra sân, trong trận đấu với Brazil Schürrle đã liên tiếp ghi hai bàn thắng.
Cho tới cuối hiệp 1 phút 45? đội Ðức hưởng quả phạt góc nơi cánh trái, Benedikt Howedes (4) đội banh vào, banh chạm góc khung thành bên trái dội lại vào tay thủ môn Argentina may mắn bắt được.
Trong suốt hiệp hai, Ðức thường tấn công, Argentina lo phòng vệ, hai bên đều hoà nhau 0-0. Phút 88, HLV Joachim Low cho cầu thủ Mario Gotze (19) vào thay vị trí của Klose (11). (Klose 36 tuổi già nhất trong đội tuyển, là người có thành tích tham dự trong các World Cup đã đá lọt lưới đối phương 16 lần)
Ðội tuyển Ðức đá trong tinh thần đồng đội và kỹ thuật cao như nhau, mỗi người một vị trí dù thay đổi cầu thủ cũng không gây ảnh hưởng. Dù đội banh của Ðức không thuần chủng toàn người Ðức như trước năm 2000, nay có nhiều cầu thủ gốc ngoại quốc nhưng trưởng thanh tại Ðức như: Mesul Özil (Thổ Nhĩ Kỳ), Semi Khedira (Tunesia), Jerome Boateng (Ghana), Miroslave Josef Klose và Luca Podolski (Ba Lan)...Nhờ sự huấn luyện và đào tạo thành những cầu thủ giỏi, luôn quyết tâm đem về thắng lợi cho đội mình và cho nước Ðức.
Ðây là trận đấu hay, nhiều thú vị hàng phòng vệ của Argentina mạnh chặt chẻ, nên hàng công của Ðức tuy giữ banh nhiều nhưng không làm bàn được! Hiệp phụ thêm 30 phút. 15?phút hiệp đầu vẫn tỷ số 0-0 cho đến 15 phút hiệp hai, đến phút 113, Andre Schürrle(9) dẫn banh thoát nhanh xuống sâu nơi cánh trái, tạt một cú banh bổng vào cấm địa, Mario Gotze(19) chờ sẵn dùng ngực hứng banh, banh chưa kịp chạm đất, nhanh như chớp anh đã dùng chân trái đá banh lọt lưới ngay nơi góc trái, thắng đầu tiên: 1: 0, cho tới khi tiếng còi trọng tài thổi chấm dứt.
Khán giả ủng hộ đội Ðức vui mừng reo hò, các tuyển thủ Ðức ôm nhau mừng rỡ, khán giả ủng hộ Argentina trẻ, già, trai gái đều khóc nức nở, Sau 24 năm chờ đợi, đội tuyển Ðức dành chức vô địch Worldcup 2014 là lần thứ tư vô địch thế giới đem lại vẽ vang cho nước Ðức.
Nếu tính theo dân số Ðức hơn 81.305856. Diện tích 357.169,94 km², GDP 37.935 USD. Ðức là quốc gia đông dân nhất châu Âu và là một nền kinh tế mạnh số 1, với một nền thể thao được chăm sóc và tổ chức tốt, do vậy họ luôn có tiềm lực cầu thủ mạnh hơn các quốc gia khác.
Ðức vô địch WM các năm: 1954, 1974,1990 và 2014
Argentina là quê hương của Ðức Giáo Hoàng Phanxicô, dân số 41.660,417 ngườị Diện tích 2,780.400km², GDP 18.917 USD
Argentina vô địch các năm: 1978, 1986,
Mặc dù những đội tuyển Ðức qua các thế hệ, đã đoạt chức vô địch 3 lần, nhưng sau đó thất bại nhiều trận, đã khiến cho giới hậm mộ đá banh chỉ trích với lối đá cổ điển, buộc họ phải cải tổ từ năm 2000 bắt đầu có những dấu hiệu đổi mớị Ðội tuyển Ðức đạt được huy chương Ðồng năm 2006. Nhưng từ đời huấn luyện viên Klinsmann, và sau này là Joachim Low, đã làm một cuộc cách mạng cũng như tuyển chọn các cầu thủ trẻ là thiên tài từ các câu lạc bộ vào đội tuyển quốc gia, thay đổi kỹ thuật đá?
Ðội của Ðức đã thành công nhờ tinh thần đoàn kết và sức mạnh tổng hợp. Huấn luyện viên đối xử với từng cầu thủ rất công bằng. Có nghĩa là cầu thủ đá hay được chọn vào đội hình mà tuỳ theo trận đấu được sắp xếp sao cho phù hợp. Nếu trong trận đấu cầu thủ không mang lại hy vọng sẽ bị thay thế cầu thủ khác vào, nhằm tạo điều kiện cho các cầu thủ mới học hỏi kinh nghiệm cũng như thể hiện tài năng. Về tiền thưởng được chia đồng đều, dù đá chính hay dự khuyết, nên cầu thủ luôn thể hiện tài năng của mình.
Ðược biết sau mỗi lần thắng trận mỗi cầu thủ của đội dù có tham gia trận đấu hay ngồi ghế dự bị đều được thưởng 63.000 Euro và nếu đạt giải chung kết thì mỗi người được thưởng 1,5 triệu Eurọ Nhờ sự khuyến khích này mà các cầu thủ luôn thi đấu hết mình để cả đội vừa được tiền và mang vinh quang về cho đất nước
Tổng số tiền thưởng của FIFA cho World Cup 2014 là 576 triệu USD nhiều hơn 420 triệu USD của World Cup 2010 Nam Phị
Ðội đoạt chức vô địch World Cup 2014, được trao chiếc cúp vàng (giữ 4 năm cho Word Cup 2018 tại Nga) và nhận tiền thưởng là 35 triệuUSD. Ðội đúng Nhì nhận 25 triệu USD còn đội đứng hạng ba Hoà Lan nhận 22 triệu USD, đội Brazil nhận 20 triệu USD.
32 đội tuyển tham dự World Cuo 2014. Ðội tuyển nào bị loại ngay từ vòng bảng sẽ nhận được 8 triệu USD, nếu lọt vào vòng 16 sẽ có 9 triệu USD trong khi có mặt trận tứ kết sẽ thêm 5 triệu USD nữa là 14 triệuUSD. Ngoài số tiền thưởng nói trên, FIFA còn chi thêm đều cho mỗi đội tuyển dự World Cup là $1.5 triệu đô về chi phí tham dự giải (số tiền này gồm thuê khách sạn, máy bay, xe di chuyển, ăn uống...)
Tiền cho mỗi đội tham dự: 1.5 triệụUSD
Vòng bảng (16 đội bị loại): 8 triệu USD
Vòng 16 (những đội thua): 9 triệu USD
Vòng tứ kết (những đội thua): 14 triệuUSD
Brazil chủ nhà bỏ ra 11 tỷ USD tổ chức, xây các sân vận động đúng tiêu chuẩn quốc tế cho World Cup 2014. Và lo chu đáo phục vụ du khách cũng như an ninh vẹn toàn. Một tháng trôi qua hàng triệu du khách đã đến quê hương nầy, buồn vui đã trôi qua chỉ còn dư âm lưu luyến.
Ðêm Chúa Nhật dù trời đã khuyua nhưng ở Brandenburger Tor Berlin cũng như đường Leopold Munich các fan vui mừng chiến thắng cho đến gần sáng. Hôm nay thứ Ba ngày 15.7 đội tuyển Ðức về Berlin, hơn nửa triệu người cổ động viên chào mừng đoàn cầu thủ trở về như những vị anh hùng.
Ăn mừng chức vô địch World Cup 2014 của các cầu thủ Ðức sau khi trở về quê nhà Berlin đã Trong lễ ăn mừng chiến thắng với sự tham gia của hàng trăm ngàn cổ động viên Ðức tại Cổng chào Brandeburg ở Berlin, Mario Gotze, cầu thủ ghi bàn thắng duy nhất tại trận chung kết World Cup 2014, cùng Miroslav Klose, Toni Kroos và một số thành viên khác đã cúi gập lưng xuống khoác tay nhau và hát: ?các ?gauchos? (kỵ sỹ thảo nguyên) Argentina đã đi như thế nàỷ rồi đứng thẳng người và hát ?còn người Ðức chúng ta thì đi như thế này đâỷ.
Nhà báo người Uruguay, Victori Hugo Morales, gọi màn chế giễu Argentina do các cầu thủ Ðức thực hiện là biểu hiện của ?tàn dư Ðức quốc xã đáng ghê tởm.? làm dấy lên làn sóng phẫn nộ khi lôi người Argentina ra làm trò đùạ
Trước sự công kích của dư luận cả ở trong và ngoài nước, Chủ tịch Liên đoàn Bóng đá nước Ðức, Wolfgang Niersbach, đã bày tỏ ?rất lấy làm tiếc về điệu nhảy kỵ sỹ thảo nguyên?, coi đó chỉ là một hành động bột phát từ sự phấn khích quá độ, chứ không phải là một ?hành động khinh bỉ đối với Argentinạ? Tất cả các cầu thủ đều là những người lương thiện và trong mọi trường hợp đều không có ý định chế nhạo một ai, họ chỉ ăn mừng một cách bột phát mà thôị Chúng tôi rất tiếc là việc này đã bị một số người hiểu saỉ, người đứng đầu nền bóng đá Ðức gửi thông điệp tới người đồng cấp bên phía Argentina, Julio Grondonạ?.
Với lòng nhân đạo trân quý của cầu thủ Mesut Özil (số 8) 25 tuổi, đội tuyển Ðức đã tặng tất cả số tiền thưởng của mình cho trẻ em tại trại tỵ nạn ở Gaza Palestinạ Philipp Lahm đã chính thức chia tay sự nghiệp cầu thủ quốc tế sau khi giành chức World Cup lần thứ 4 cùng đội tuyển Ðức. Philipp Lahm thi đấu tổng cộng 113 trận đấu quốc tế, ghi 5 bàn thắng. Anh bắt đầu giữ băng đội trưởng tuyển Ðức từ ngày 13/6/2010 trong trận đấu đầu tiên của Ðức với Australia tại World Cup 2010 và là thủ quân trẻ nhất của lịch sử đội tuyển Ðức tại các kỳ World Cup.
Word Cup trôi qua chỉ còn lại dư âm. Thân chúc độc giả, thân hữu xa gần luôn khoẻ mạnh để tiếp tục xem World Cup sẽ tổ chức tại Nga năm 2018.
http://bit.ly/1qFJ7GL
tổng hợp tin
Nguyệt San Giao Muà xin cám ơn những thân hữu đã dóng góp bài vở cho Nguyệt San Giao Muà số 148 . Một số bài khác sẽ được đăng dần vào số tớị Mong mỏi sẽ nhận được những sáng tác của các bạn bốn phương để cho Nguyệt San Giao Muà thêm phần hương sắc trong tương laị
2) Ðể rút ra danh sách của NSGM (unsubscribe),
xin gửi email về GiaoMua@hotmail.com
3. Mọi chi tiết, thể lệ, thắc mắc, xin gửi về:
GiaoMua@hotmail.com
4. Mọi bài vở, đóng góp, xin gửi về:
GiaoMua@hotmail.com
Nguyệt San Giao Muà
Homepage: http://www.GiaoMua.com
Thể lệ gửi bài cho Nguyệt San Giao Muà:
Mong bạn gửi Bài cho GM theo cách này là tốt nhất :
1. Dùng mẫu chữ Vietnet (VIQR) hay Unicode
2. Viết Hoa chữ đầu của bài và bút hiệụ Ví dụ: Giọt Mưa Trên Lácủa NS Phạm Duy
3. Gửi bài ngay trong email (không kèm file), để cho BBT khỏi mất công download xuống để đọc
4. Gửi tất cả các bài trong 1 tháng 1 lần trong1 email, nếu tiện.
5. Bài vở xin gửi đến trước ngày 25 mỗi tháng
6. Mọi chi tiết, thể lệ, thắc mắc, xin gửi về: GiaoMua@hotmail.com
Cám ơn bạn rất nhiều, vì nhân sự có hạn, BBT không thể ngồi đánh máy lại từng đề bài hay bút hiệụ
P.O . Box 378
Merrifield, Virginia 22116
USA
Trang Nhà