Số 149

Ngày 1 tháng 9 năm 2014

www.GiaoMua.com

Nguyệt San Giao Mùa
P.Ọ Box 378
Merrifield, Virginia 22116
USA

GiaoMua@hotmail.com


Thư Ngỏ



Tháng 9

Cũng không biết tự bao giờ bản thân tôi không còn tự nhận biết mình đã già hay mình còn trẻ. Trẻ thì không phải vì tôi hiểu mỗi ngày trôi qua, theo lẽ tự nhiên tôi không thể đi ngược lại thời gian. Còn già đi thì tôi vẫn như chưa muốn chấp nhận dù tóc tôi đã bạc gần hết đầu. Tôi may mắn vẫn còn đủ cha lẫn mẹ. Mỗi ngày được lái xe đến trước cửa nhà họ, lấy dùm thuốc cho cha mẹ hay đi chợ mua rau quả cho họ hiện tại là niềm vui duy nhất của tôi. Mỗi tối trước khi nhắm mắt tôi cầu cho cha mẹ tôi còn mãi trong cuộc đời này.

Tôi không còn làm thơ, tôi không còn viết nhiều như lúc trước. Tôi mua sách học về những kiến thức tôi từng mơ ước mình có mà trước đây do quá bận tôi đã không làm được. Tôi học cách giúp mình bình tâm trước những thử thách của cuộc đời dù tôi hiểu tôi sẽ không thể bình tâm trong một số trường hợp.

Mỗi tháng, tôi gửi bài cho Giao Mùa, giao lưu với các anh chị từ bao nhiêu vùng khác nhau của thế giới. Cuộc sống của tôi chỉ đơn giản như vậy. Tôi tự nhận thấy mình may mắn rất nhiều. Tôi tự biết mình may mắn khi còn nhận ra những may mắn bao quanh mình. Trong những đơn giản của đời thường, niềm vui được cảm nhận là niềm vui lớn nhất.

Chào tháng 9 đến với gia đình Giao Mùa, xin cùng các anh chị nắm tay nối vòng quanh thế giới. Xin gửi đến anh chị em lời cảm ơn chân thành cho một tháng nữa còn bên nhau.

Chúc các anh chị em những ngày tháng 9 an lành và may mắn nhé.

Thân Kính
Vành Khuyên
Ban Biên Tập Giao Muà

Mục Lục

Bài vở trên Giao Muà là do các tác giả gửi đăng và Giao Muà không chịu trách nhiệm về nội dung. Muốn xin trích đăng lại, xin liên lạc với GiaoMua@hotmail.com.

I . Thơ _______________________________________________________________________

1. Vào Thu ______Nguyệt Vân
2. Đừng Nghe . Lời Khai Cuả Các Vũ Nữ ______ Chu Thụy Nguyên
3. Sáu, Tám.. ______ Quỳnh Đỏ
4. Nhìn Lá Thu Rơi Chợt Thấy Buồn ______ Du Yên
5. Ta Gọi Em Là O Huế .. ______ Hồ chí Bửu
6. Đường Xưa Lá Đổ ______ Quang Phục
7. Đà Lạt Mưa Ngâu ______ Tuyền Linh
8. Ước Thành Viên Đá ______ Vành Khuyên
9. Em Đi Lúc Chiến Tranh Tàn ______Song An Châu.
10. Giấc Mộng Hồng. ______Nguyên Hoang
11. Cảm Hoài Hoàng Đế Thành (1) ______Sông Trà
12. Nghiệp Dĩ ______Chung Thủy
13. Trăng Bằng Hữu ______Trần Huy Sao
14. Chung Cư Chiều Hạ ______ Phan Tưởng Niệm
15. Giận ______ Trần Thành Mỹ
16. Vòng Tay Lạnh ______ Dạ Lan
17. Hôm Qua Gió Thổi ______Nguyễn Thị Thanh Dương
18. Ga Chiều ______Nam Thảo
19. Đêm Rồi Sẽ Qua ______ Sông Cửu ­­ ­
20. Lòng Mẹ ______ Triều Phong Đặng Đức Bích
21. Giai Điệu Mùa Thu ______ Hồ Thụy Mỹ Hạnh
22. Một Mai ______ Hoàng Định Nam ­ ­
23. Nhật Ký Lòng ______ Jacaranda ­ ­ ­
24. Thơ Tôi Thuở Ấy ______ Hàn Thiên Lương
25. Giận Anh ______ Kim Thành ­
26. Chim Đậu Trên Cây ______ Lê Miên Khương ­
27. Thu Vàng Niềm Nhớ ______ Trần Đan Hà ­
28. Mưa Nhắn Sương: Cùng Mây Bay Theo Gió ______ Tình Hoài Hương ­
29. Ai Đem Duyên Nợ ______ Trần thị Hiếu Thảo­

II . Văn _______________________________________________________________________

1.Một Ngày Trong Cuộc Sống ___________ Nguyễn Thị Thanh Dương
2. Hiến Chương Tình Yêu (truyện dài nhiều kỳ) ___________ Tình Hoài Hương
3. Hoa Tím Ngày Xưa ___________ Vành Khuyên
4. Căn Nhà Sau Cửa Biển (truyện dài) ___________ Phan Thái Yên
5. Đại Hội Kỷ Niệm 35 Năm Cap Anamur ___________ Phù Vân
6. Hai Lúa Đi Mỹ ___________ Nguyễn Quý Đại

V. Trả Lời Bạn Đọc__________________________________________________

1. Nhắn Tin/Trả Lời Bạn Đọc _______ Ban Biên Tập

I . Thơ __________________________________________________

1. Vào Thu   


            Trên đường lá rụng ngập đầy
        Lối đi thẳng tắp cỏ cây pha vàng
                Ồ! Hay mùa Thu đã sang!
        Phải rồi,Thu đã ghé ngang nơi nay.

                Chào Thu vừa mới tới đây!
        Sao Thu bắt lá xa cây, cây buồn?
                Thu gợi lòng nhớ quê hương
        Trăng Thu quê cũ cuối thôn có tròn?

                Hỏi qua những nước, cùng non.
        Trăng Thu có sáng, trẻ con có đùa?
                Lồng đèn muôn sắc khi xưa
        Có khoe vẻ đẹp cho vừa lòng nhau?

                Bánh Trung Thu thật ngọt ngào
        Có mua về để mời chào Hằng Nga?
                Có còn Chú Cuội, cây đa?
        Cuội ngồi Cuội ngắm Hằng Nga giữa trời

                Ngày xưa ta bé, ta chơi
        Thích làm  chú Cuội gọi mời Hằng Nga
                Bây giờ xa thật là xa
        Chợt nhìn lá rụng, biết là Thu sang

                Bao la rừng lá thu vàng
        Thoáng qua cơn gió nhẹ nhàng là rơi
                Âm vang nhạc điệu không lời
        Tiếng Thu hòa tiếng lá rơi bên thềm.


(Trích thi tập TTQH)  
                                                             
  Nguyệt Vân  
Mục Lục


2. Đừng Nghe . Lời Khai Cuả Các Vũ Nữ lời khai của các vũ nữ từ nhận tội trở thành không nhận tội khuôn mặt những pho tượng nghiêm cẩn nhất nhíu mày nhìn về họ đăm đăm từ cười hóa mếu từ mếu hóa điên ai đã khiến các nàng ? từ chỗ nhận đã ăn nằm với mọi gã đàn ông trước công chúng đến chỗ phản cung quyết liệt các nàng chỉ là những vũ nữ khiêm cung những con rắn chuông diêm dúa nhất đã quay ngoắc đầu lại thành lũ lươn bất lương và đám mây hình rắn rớt hột mưa ? Chu Thụy Nguyên DỪNG dừng lại nơi đó cửa ngõ thị trấn chênh vênh đúng tại nơi đó những đôi mắt tránh tạt đi cơn bão ngầm thúc thủ dừng lại để thôi phí phạm máu xương vô nghĩa những đôi mắt háu đói lũ kền kền những tiếng thét đã đủ lực mở cửa ra ngoài thế giới vô số những oan hồn không nguôi dừng lại ngay nơi đó những tên rợ đắm mê mùi máu tanh ? Chu Thụy Nguyên
Mục Lục


3. Sáu, Tám.. Mùa Thu vừa lướt qua đây Bàn tay đón nhận, hao gầy tình say Rêu phong phủ kín dấu giày Lối xưa không hẹn, một ngày về thăm Người đi, chim, cá bặt tăm Bóng người buồn đổ, in hằn triền sông Ánh nhìn còn mãi mênh mông... Quỳnh Đỏ NẾU BIẾT ĐƯỢC... Đừng cố nhào tôi thành viên kẹo bởi tôi, vốn không được làm từ đường khó khăn lắm, Mẹ mới ướp tôi trong mười cân muối lúc đó, mắt cố mở thật to nhìn những hạt muối đang chảy dần trên người xót... Đừng cố đâm vào tôi vì, tôi chưa thể chết bây giờ Mẹ có thể chôn tôi, nhưng ai sẽ chôn Mẹ... Đừng cố biến tôi thành kẻ ngốc tôi sinh ra giữa sự giao hòa, giữa đắng cay, nước mắt trời và đất cát bụi chưa vùi lấp được tôi thế đấy...!!! Quỳnh Đỏ ĐÊM Đêm, trở chứng buồn nôn quặn ruột, như, chỉ cần há miệng bao nhiêu những đắng cay, chua chát sẽ trào ra đầy khóe những cô hồn, các đảng chỉ chờ xé toạc màn đêm ra làm nghìn mảnh Chỉ có hạt sương vẫn long lanh đọng gọn trong đóa Quỳnh đêm, Quỳnh sẽ nở...

Quỳnh Đỏ

Mục Lục


4. Nhìn Lá Thu Rơi Chợt Thấy Buồn hỡi người yêu tôi, xin đừng khóc một mai này tôi nhắm mắt lìa đời đừng u sầu đừng để lệ tuôn rơi hồn tôi sẽ vấn vương nơi trần thế đã trải qua một đoạn đời dâu bể trả gần xong món nợ cõi nhân gian nếu yêu tôi đừng lên tiếng khóc than tủi linh hồn một tình yêu chưa trọn thân xác này nhúm tro tàn gói trọn! thắp cho tôi một nén nhang thơm để biết rằng em quên hết dỗi hờn thì hãy đến tiễn hồn tôi lần chót hãy mỉm cười đừng buồn phiền đau xót đôi mắt em thấm lệ tủi hồn tôi cho hồn tôi thanh thản lúc xa đời và quên hết nuốt vào tô cháo lú Vùng gió xoáy - chiều cuối thu 12 Nuối Mộng Không là một thoáng chiêm bao Mãi còn nuối mộng má đào vườn khuya Ước như ngọn gió thu về Vuốt ve dáng ngọc cận kề sương đêm Trăng nghiêng diễm tuyệt bên thềm Để vương sầu muộn cung trên nguyệt buồn Bóng mây che dấu dỗi hờn Bao năm trăng vẫn cô đơn lạnh lùng Cùng mang một kiếp sầu chung Từng đêm nuối mộng muôn trùng mãi xa Trăng khuya rơi đậu la đà Trong đêm thu lạnh giọt sa hiên ngoài Tiếng lá rơi, nhẹ gót hài Giật mình cứ ngỡ bước ai nhẹ vào?! Hằng nga cung quảng ủ ê Trần gian tiếng dế não nề hang sâu Trăng nghiêng giờ vắt ngang đầu Đêm dài nuối mộng nỗi sầu riêng mang Cung trăng sao cũng võ vàng Xuống đây cạn chén rượu tràn tìm quên Vùng gió xoáy - Cuối thu 12 TRAU CHUỐT MỘT TÌNH EM rồi mai này khi ta không còn nữa em có buồn không hỡi dấu yêu đừng để đôi mắt em yêu kiều mờ sương thu vành mi đọng lệ một tình yêu trao em. giờ vẫn thế rất khù khờ tình đã trao đi em chẳng nhận và em trả lại giấu kín đời một mối tình si đừng để sương mai vương mắt em buồn em nhé buổi sáng đầu thu trên con đường vào địa ngục mịt mù cánh cửa a tỳ đang khép kín mùa thu về lang thang vầng mây tím mầu áo em tha thướt bước Rumba theo vòng quay nhịp điệu chachacha dịu dàng bài Tango luân vũ Ta vẫn yêu em Mai này Dù sao đi nữa Vẫn yêu em Ngay từ thở ban đầu Vẫn yêu em Dù chẳng nói một câu Ngắm dung nhan Cho trái sầu chín rụng Em ạ Tình yêu đâu có gì là sai đúng Dù bao năm Yêu vẫn rất khù khờ Nên cuộc tình cứ vận mãi vào thơ Từng đêm nhớ, Trong từng ngày khờ dại Em ngoảnh mặt Làm ngơ Chẳng đoái! Tuổi đất trời Trau chuốt một tình em. Vùng gió xoáy - Đầu thu 2012 Du Yên


Mục Lục


5. Ta Gọi Em Là O Huế .. tặng TL. Nơi O ở là nơi ta chưa đến O bảo rằng có tuyết trắng mùa đông Và mùa hạ nắng vàng hôn hoa lá Nhớ quê hương- chiều nhìn khói đốt đồng ! Nơi O ở là nơi ta không thể đến Nhưng cứ buồn theo gót nhỏ O đi Nơi O ở - không phải là nơi O nhớ Bởi trong O - nước sông Hương vẫn chảy xanh rì.. O ở Mỹ- nhưng hồn không ở Mỹ Nắng Cali- nhưng O nhớ nắng cổ thành Ta cũng thế - không phải là dân Huế Bởi yêu O ? nên yêu chiều Vỹ Dạ - mây xanh .. O bỏ Huế trong ngậm ngùi ly biệt Nhưng nhớ hoài trăng đẹp Phú Vân Lâu Trăng xứ Huế chắc tròn hơn trăng Mỹ ? Nên O đi - nhớ mãi mối tình đầu ?! Ta cố lạc vào kinh thành cổ kính Nhìn nơi nào cũng thấy gót O qua Hồ Tịnh Tâm- sen hồng reo trong gió Chào đón ta- Ừ, một gã xa nhà. Mai mốt O về đưa ta ra Huế Ngắm mái tóc thề- áo trắng bay bay Để ta bảo O ni răng mờ tệ Chưa chạm môi hồng - hồn đã ngà say? SƯƠNG MAI Sáng nay sương rụng trúng vai Tưởng như nước mắt của ai khóc mình Sáng nay giọt nước nguyên trinh Rơi như nước mắt của mình khóc ai.. HỒNG VÂN Mây hồng cũng vẫn của trời Ngắm mây bỗng nhớ một thời đã qua Mây bay- mây bay thật xa Còn chăng đọng lại tình ta cuối đời? CÚC MAI Hoa cúc chỉ nở sớm mai Nhuỵ hoa em đã trao ai mất rồi Hoa tàn và hoa sẽ rơi Thì thôi- tôi nhặt tình tôi muộn màng? Hồ chí Bửu


Mục Lục


6. Đường Xưa Lá Đổ Em có về qua đường CÔNG LÝ ? nhớ hàng me hai đứa thường qua, mùa lá đổ ,hàng me rợp bóng hai đứa ngồi trao đổi tình thư . Em có về qua đường kỉ niệm? cô bán chè ngày đó còn không? Cô hay giận hay hờn mỗi bận chúng mình qua , em nép vào anh. Em có về qua đường xưa đó đi với chồng còn nhớ gì không? Em còn nhớ có lần ai đã hứa Mãi yêu anh dù biển cạn , núi mòn ? Quang Phục


Mục Lục


7. Đà Lạt Mưa Ngâu Hình như ai khóc bên trời ? Ngưu Lang Chức Nữ một đời nhớ nhau Ngồi nhìn từng giọt mưa sầu Em ơi, Đà Lạt gởi đâu buồn nầy ? Tháng bảy xa quá tầm tay Lệ em là giọt Ngâu đầy không gian ? Tận cùng nỗi nhớ mùa sang Nghe trong sâu thẳm võ vàng hồn ta Mưa thấm lạnh?mưa nhạt nhòa Mưa qua góc phố, mưa òa trong tim Gõ lên âm sắc không tên Rung từng cung bậc thấm lên tâm bào Mưa lắc thắc?mưa lao xao? Mưa bay lấm tấm mưa vào vực tâm Nghe tình cột buộc trăm năm Mà sao lệ vẫn nhỏ thầm đợi nhau ? Thời gian như đã ngã màu Tuổi trời chừng cũng qua mau một đời Ngồi nhìn những hạt mưa rơi Em ơi, Đà Lạt muôn đời mưa Ngâu ? Tuyền Linh Lục Bát Thu 1. Hiu hiu ngọn gió Thu về Vàng bay ngập lối lê thê bóng chiều Biết còn được mấy mùa yêu Rượu đào chưa rót, bóng chiều đã phai Chợp mơ đã thấy đêm dài Chưa say đã thấy đền đài ngã nghiên Ai người gởi được niềm riêng Cất giùm tôi mớ ưu phiền chiều Thu ? 2. Vàng bay nhuộm nẻo tà dương Hồn ta xác lá ngập đường chiều Thu Chờ người vàng giấc chiêm bao Lòng tơ tình mãi xanh xao nỗi niềm Biết người còn nhớ hay quên Mà nghe ký ức chòng chềnh dòng thơ Hồn Thu mây phủ sương mờ Hồn ta chừ cũng bơ vơ cõi người 3. Chiều Thu ra đứng nhìn trời Đón heo may lại gởi lời nhớ thương Người đi xa tít dặm trường Còn nghe vương vấn mùi hương Thu về Bên trời liễu khuất sương che Ngóng theo tin nhạn, chẳng hề nhạn tin Biết người còn nhớ hay quên ! Có hay nắng sắp tắt bên kia đồi ?

Tuyền Linh
Mục Lục


8. Ước Thành Viên Đá Em ước gì em hóa thành viên đá Chẳng còn nghe được lời dịu ngọt cúa anh Những lời ấy sẽ vô tình là dao nhọn Khi tình em với anh tan nhanh. Em ước gì em hóa thành viên đá Lăn lông lốc trong đời chạm đủ góc cạnh Trầy, sướt, chai đau đủ thứ trong đời Nhưng đừng bao giờ thử tình yêu từ anh. Ôi đã là viên đá thì còn gì đâu mà ước Bởi gặp anh lúc này mới ước hoá đá đó thôi Lặn trong bể ưu tư, lời dịu ngọt bờ môi Em chết lặng nghĩ mình đang hạnh phúc. Em ước gì em hóa thành viên đá Đúng rồi, dù có nghe từ anh nhưng không nghiêng ngã Vẫn lông lốc trong đời mặc tiếng yêu thương Vì trong tình yêu, sự hủy hoại vốn vẫn không lường... Em vẫn mãi ước em thành viên đá Và trong đời này ước gì em chẳng bao giờ gặp anh... 6/14/05 Vành Khuyên
Mục Lục


9. Em Đi Lúc Chiến Tranh Tàn Nơi tôi ở chỉ là con phố nhỏ Nó dịu hiền núp dưới bóng thông xanh Có dòng sông nhỏ nước đục bao quanh Tôi rất thích vì sáng chiều yên tỉnh. Tôi vẫn nhớ đến thời tôi đi lính Nơi quê mình có phố nhỏ như vầy Cũng có dòng sông con nước bao quanh Sáng nước ròng chiều lại nước lớn đầy. Vào thời gian đơn vị ở nơi đây Tôi quen được một người em gái nhỏ Dáng trinh nguyên trong trắng tuổi học trò Em mười tám tôi vừa hai mươi tuổi. Sớm yêu nhau, thầy mẹ cũng biết rồi Chẳng bao lâu sẽ tính chuyện lứa đôi Hai bên đồng thuận chờ ngày dạm hỏi Tôi mong một ngày vui đến với tôi. Sẽ là ngày vui đẹp nhất trên đời Nhưng đâu ngờ đã tiêu tan hy vọng Trước ngày vui - duy nhất có một ngày Em bỏ tôi ra đỉlìa cuộc sống. Bởi đạn bom, nghiệt ngã chiến tranh tàn Đâu ai ngờ bom đạn đã phá tan Cả đời tôi, hằng nuôi bao hy vọng: Sống bên người tôi yêu mến vô vàn?. Và giờ đây tôi xa xứ lang thang Bao năm qua chưa về thăm mộ nàng Vẫn nhớ đến bóng hình người yêu cũ Cầu nguyện cho nàng, tôi thắp nén nhang! Song An Châu. GA, 20 năm viễn xứ 9-2014 Thu Viễn Xứ Chiều nay nắng gọi heo may đến Cho lá buồn thêm một sớm thu Anh về thăm lại miền quê cũ Dõi bóng tìm em vẫn biệt mù. Quê mình nay đã tàn cuộc chiến Sao vẫn buồn vương mái tranh nghèo Đâu rồi hình bóng ngày xưa ấy Quán gió bên đường, khách vắng teo. Nhớ xưa vào những chiều tan học Anh đã chờ em quán bên đường Hai đứa cùng chung ly nước mía Để mỗi chiều về lại luyến thương. Rồi một ngày kia tràn lửa đạn Khói tỏa quê nhà một sáng thu Từ mùa thu ấy, mình xa cách Nhạn bặt tin về với cánh thư. Nay thu lại về nơi viễn xứ Nhìn lá vàng bay khắp phố phường Heo may theo gió đùa trong nắng Vắng tiếng em cười, thương nhớ thương. Song An Châu

Mục Lục


10. Giấc Mộng Hồng. Ta lại về đây.. thăm tình bóng nắng. Ngày xưa buồn, thường núp ngủ bên thềm. Biết dây trầu có ai thường vun tém?. Còn bám thân cau, chung thủy cỗi cằn? Miền buốt giá, nắng chẳng về hong sưởi! Lạnh cứng không gian, mây biếng đi về. Bão lộng mùa qua, cạn rồi sức gió. Tuyết chiều nay sầu.. đổ trắng, chân lê. Vòng tay mở, đón giùm tim hoang phế. Hình bóng đuổi theo khắp ngõ đường trần. Hư vô hỡi! Xin niệm lòng tha thứ. Ta phạm tội vì..đã quá yêu ai? Bao năm qua, thầm mơ được quay lại! Lời nầy mong.. hơn van đến đất trời? Dù bóng nắng, là hoàng hôn muộn nhạt. Sám hối cùng tượng đá, đứng trải phơi. Lăng di theo dòng trôi, nguồn sông đợi! Sướng thoáng mong manh ủ ấp chân tình. Hương hoa sứ, bến chiều nay toả ngát. Đón thuyền hồi, chở nặng những yêu thương. Nguyên Hoang *Tình Em.. Bờ tóc Em, huyền thoại xưa, đanh rối! Mang thả trên sông, cho nước cuốn hồi nguồn. Về nhìn lại dòng, khô cạn vì mòn mỏi. Thuyền cách bờ xa, hẹn ngày cũ thõng buông. Người đứng đó bơ vơ, mắt chờ héo muộn. Mưa gió không về, nắng đã khô môi. Em tin nhiều nơi Anh, không là vong bội? Trời đất vô thường, tình mãi vấn vương! Em yêu Anh, tôn sùng là thần tượng. Lời thơ nồng nàn, thắm thiết quá khó quên. Ngày dài trên quê, Em gom từng ánh nắng. Dành gởi choNgười, hong sưởi đông qua! Em biết phương xa, đông tràn tuyết trắng. Hai mùa mưa nắng, không giống quê nhà. Trăng trong đêm, phố cao tầng che khuất. Mọi điều năm xưa, chẳng còn nữa cho Anh! Đêm tha hương, đêm dài.. đêm buốt lạnh Ngoài hiên sân, hoa tuyết trổ khắp cành. Anh yêu hỡi! Vòng tay Em dỗ ấm. Một chân tình, trao riêng đó trăm năm! Nguyên Hoang *Cho Riêng Niềm Đau. Manh áo chiến, bỏ bên đường đi tiếp? Hồn ngác ngơ người mất trí, lên rừng. Nhận khóa còng, nhìn nắng đếm thời gian. Mơ phút chốc lịm rời, vụt tan biến. Cồng chiên khua, núi trăn trở rừng thiêng! Ngân nga vọng phiếm chùng, rời rã bóng. Tháp đền hoang nhốt mây trời lạc lõng. Trần hư vô gió tản mác phiêu bồng. Cơn trốt nóng, cháy bừng thiêu hy vọng. Rừng giam thân, núi mài nhẵn tuổi đời. Cơm cháy khét, giúp no lòng im ngủ. Đàn muỗi vây xin, đâu máu để cho? Ngày tháng đi qua, thấm buồn vàng võ. Dần nhạt phai, chua xót mất không còn. Về quyện xoáy, đẩy hồn trôi lơ lửng. Hình hài chết mòn, mùa trẩy héo hon. Khi bóng đêm sang, thiếp mê thấp thoáng. Nhớ về xa nào hình dáng Mẹ yêu. Đã bao năm, có lắm những buổi nhiều? Mẹ ngồi đó, nhớ nhiều mong gặp lại.. Vẫn từng chiều, đây đó sống quạnh hiu! Những nỗi mong, khi quê còn cuộc chiến. Và đợi chờ, dầy hơn nữa hôm nay. Mẹ sẽ ngừng đi, Con thì đi mãi.. (Thật xa, xa nào đó với buồn phiền).
Nguyên Hoang





Mục Lục


11. Cảm Hoài Hoàng Đế Thành (1) Thế gian trãi mấy hưng vong Qua đây cảm thấy cõi lòng quặn đau Đế thành tàn phế từ lâu Mãng tường loang lỗ ố màu thời gian Đây điện ngọc! Ây cung Hoàng! Bóng chiều đổ xuống vệt loang loáng buồn Hoàng nương ơi! Hỡi Hoàng nương! Quân vương ơi hỡi uy quyền còn không? Sông Trà (1) : Hoàng Đế thành do Nguyễn Nhạc xây năm 1776 trên thành Đồ Bàn cũ. Năm 1799 Hoàng Đế thành thất thủ, được đổi tên là thành Bình Định. Huyện An Nhơn còn lưu vết tích của Hoàng Đế thành. Thiên Nhiên Mưa làm màng mịn lá hoa Nắng cho cây cỏ xanh mà mượt xanh Thơ treo cánh gió bên gành Sao trời lộng lẫy giữa vành vạnh trăng

Sông Trà
Mục Lục


12. Nghiệp Dĩ Gởi chút ngậm ngùi trong ý thơ Sầu như con nhện nhã đường tơ Bao nhiêu nước mắt rơi thầm lặng Theo tháng ngày qua mõi mắt chờ Tâm sự trùng trùng chuỗi đắng cay Tình si thấm đượm những u hoài Chiều tàn lá úa bay theo gió Tan tác hồn hoang ai có hay Nghiệp dĩ một đời thân bến đợi Quen dần từng đợt sóng đưa thuyền Dừng chân đứng lại bên bờ vắng Giá rét len vào lạnh buốt tim Để mãi nhớ nhung về dĩ vãng Nghe buồn giăng kín nỗi niềm riêng Nhìn mây hờ hững trôi phiêu lảng Mà khóc cho nguôi bớt muộn phiền Chung Thủy Cuộc Tình Buồn Buổi chiều nay trời mưa Gió chợt về lồng lộng Mưa bay bay lành lạnh Sầu đan sợi lưa thưa Theo hồn thơ phiền muộn Nước mắt hoen bờ mi Ta nghe lòng tê dại Nhung nhớ hoài dung nghi Ta ngồi yên cúi mặt Nước mắt rơi đầy tay Tâm tư chừng nuối tiếc Tình yêu vừa thoáng bay Sắt son lòng cô phụ Với một đời thủy chung Tháng ngày trôi lặng lẽ Đong đầy thêm nhớ nhung Chung Thủy Cõi Xa Đời Nhang khói dật dờ phiêu lãng bay Hồn anh lang bạt giữa trời mây Ngẩn ngơ lặng lẽ nhìn di ảnh Thầm đếm giọt sầu đọng khóe mi Anh đã nằm yên dưới đất đen Ngàn năm bỏ lại mối tơ duyên Ta như tím lạnh nguồn thơ chết Nhung nhớ sâu theo những muộn phiền Từng nỗi đau làm nghẹn buốt tim Tình xưa biết đến thuở nào quên Dư hương phảng phất vào sương khói Nhân dáng anh buồn trong bóng đêm Hai nẽo âm dương cách biệt rồi Duỗi rong anh lạc cõi xa đời Tóc đen ta quấn vành khăn trắng Góa phụ đôi mươi giữa biển người

Chung Thủy
Mục Lục


13. Trăng Bằng Hữu Có mỗi một lần về qua chốn cũ Nhìn thấy bông Cau trắng muốt miệt vườn Nhìn lá Me rơi chua những con đường Nghe tiếng em cười ngọt thanh Xoài cát Chiều giạt nắng gió ruộng đồng dịu mát Ngồi vườn sau chờ mẻ cá nướng trui Mấy thằng bạn đồng quê chưa thấy tới Chỉ có mấy nàng chia lửa đông vui Lát nữa đây mặt trời về với núi Trăng lại lên soi rõ mặt bạn bè Những người bạn giờ đây đâu còn trẻ Đã chớm bợt màu râu tóc phong sương Ta viễn phương về ngó bông Cau rụng Ngó màuTrăng dọi lá Me đồng nội Ngó cô em một thời trang tóc rối Bao năm qua còn vẻ dáng tiểu thơ ! Bởi lâu lắm rồi giữa quên giữa nhớ Ghé về đây mong tìm lại một thời Em ruộng đồng cháy khô mùa tóc rối Dáng tiểu thơ đã chân lấm tay bùn Bông Cau rụng lá Me rồi rơi rụng Người xưa đau lạc dấu người viễn phương Em đón ta cười rớt nụ bên đường Đôi mắt đỏ hoe giữa chiều giạt nắng Buổi về đây chuốc rượu giữa đêm Trăng Bạn bè đông vui níu thời trai trẻ Em có vui không, tới bên, ngồi ghé Không còn lớp Nam lớp Nữ ngày xưa Cứ ghé hùa nhau chia chung bếp lửa Trăng cũng chia chung vạn dặm quê nhà Đường xa rồi, ừ nhỉ, đường quá xa Áo học trò đã phai mờ dấu mực Bạn bè xưa cũng lạc dòng lưu bút Ngồi bên nhau khi kẻ mất người còn Ta muộn màng trở về rưng mắt nhớ Buổi tan trường theo dâu bể nhiễu nhương Ơi lá me rơi chua những con đường Mẻ cá nướng trui thơm tình bằng hữu Đêm chuốc rượu mùa Trăng về chốn cũ Mai viễn phương ta sẽ nhớ đem theo? Trần Huy Sao
Mục Lục


14. Chung Cư Chiều Hạ Ngồi nhìn xe cộ ngược xuôi Mùa hè nóng cháy nắng mùi thịt da . Lá vàng từng chiếc xót xa Nhẹ rơi rụng xuống quanh ta nỗi niềm . Chiều ngồi ? con mắt lim dim Thoảng nghe đâu đó tiếng chim gọi đàn. Chập chờn phút chốc miên man Ngỡ rằng đang ở Việt Nam quê nhà . Chiều ngồi dưới gốc cây già Vẳng nghe tiếng hát mặn mà thoảng đưa. Bổng hồn nhớ những chiều xưa Cổng trường đón đợi sáng trưa ta chờ. Ngồi nhìn một gã khù khờ Ngơ ngơ ngáo ngáo thẫn thờ ngang qua Miệng luôn lãm nhãm - chắc là Nói cùng ảo ảnh mặn mà tình yêu . Chiều nay như những buổi chiều Trong chung cư vắng buồn thiu một mình. Nhìn quanh phố xá lặng thinh Ôi sao nhớ quá dáng hình em xưa ! PHAN TƯỞNG NIỆM ( Lions Villas - Aug/16/2014 ) LY RƯỢU TÌNH Một ly rồi lại một ly Một ly rượu cạn văn thi một đời . Một ly rượu nghĩa em , tôi Tình yêu trọn vẹn một thời thủy chung . Một ly ta uống nhau cùng Chia vui sướng khổ bão bùng bên nhau. Một ly nghĩa nặng tình sâu Từ xanh mái tóc nay màu trắng đen . Một ly trả nợ tình em Chen vai gồng gánh bon chen chợ đời . Những ngày nắng táp mưa rơi Qua con phố chợ rã rời đôi chân . Một ly ta rót ân cần Mời em uống cạn đọc vần thơ yêu. Bài thơ ta viết những chiều Chung cư đơn lẻ buồn thiu một mình . Một ly trọn nghĩa ba sinh Bên em sum họp trọn tình trăm năm . PHANTƯỞNG NIỆM ( San Jose Aug / 14/ 2014 ) BUỔI TỐI SAN JOSE Ra sân - bắt ghế ngồi nhìn Bà con qua lại kiếm tìm người quen. Mặc cho nhân thế bon chen Ta xa lánh bả ghét ghen sự đời . Ra sân ? tìm chút thảnh thơi Quên đi một thuở cuộc đời tối đen. Bây giờ ta chỉ còn em Còn câu thơ với ánh đèn đêm khuya . Ngồi nghe tin tức quê nhà Biển Đông dậy sóng can qua ngút ngàn . Dân tình rồi sẽ lầm than Quê hương rồi sẽ nát tan cơ đồ . Việt Nam Ơi ! biết bao giờ ! Nhìn vầng trăng với câu thơ hẹn hò . Cùng em trên một con đò Ngâm câu vịnh phú sưởi lò yêu thương . Vào nhà nghe bản cải lương Bên Cầu Dệt Lụa? lòng vương nỗi sầu . Nỗi buồn biết gửi về đâu ? Đêm nay thức trắng bạc đầu nhớ quê . (San Jose July 17/2014 ) Phan Tưởng Niệm

Mục Lục


15. Giận Nếu không thích thì thôi, Sao sinh sự lôi thôi. Lại lắc đầu trề môi Ôi thôi rồi nồi xôi?. Buồn vì đâu nên nổi, Mất mát mọi thứ rồi. Nước chảy qua cầu thôi Cuộc đời vẫn cứ trôi. Anh không phải là tôi, Chắc gì anh đúng lối. Nên xây dựng đắp bồi Gây thêm chi tội lỗi. Ai không phải vướng tội, Đừng nghi ngờ chi vội. Để đến lúc cải hối, Trầm mình trong bối rối. Kêu than lầm hởi ôi Giận mình sao ngu tối. Lại lên mặt phách lối, Mắng người ta xã xối ! Mọi việc có qua rồi, Vẫn còn thấy nông nổi, Để thù hận mọc chồi Tham sân si trèo cỡi ! Phê phán nhớ đừng vội, Cạn lòng cho rảnh rỗi Hít thở cạn đầy phổi Tin yêu thương tràn môi. Đừng bày trò múa rối Thỏa tự ái mà thôi. Xài toàn là bửu bối Để hạ nhau chết thôi. Con người hay dời đổi Xích lại nhau thành khối Vượt biển sâu cùng lội Siết vòng tay cùng nối. Nhạc kết đoàn cùng trổi Lửa than nồng cùng thổi Đừng để ai chi phối Ngon thơm sao nồi xôi ! Trần Thành Mỹ Mục Lục


16. Vòng Tay Lạnh Anh ôm em bao tháng năm tình nghĩa Ngày bên nhau hạnh phúc quá đong đầy Từng đêm về bao âu yếm ngất ngây Siết chặt em trong vòng tay nồng ấm Nhớ ngày nào mình yêu nhau say đắm Tiếng cười vui em nủng nịu bên anh Em hờn dổi để anh luôn dổ dành Một mình anh giờ đây căn phòng trống Em nơi đâu bây giờ anh một bóng Biết tìm đâu vòng tay ấm em trao Môi kề môi hòa quyện thật ngọt ngào Vòng tay lạnh mơ màng nhìn khói thuốc Dạ Lan
Mục Lục


17. Hôm Qua Gió Thổi Hôm qua về gió thổi, Lá khô rụng đầy sân, Lá khô che khuất lối, Tôi lạc từng bước chân Sao lá rơi nhiều thế? Những linh hồn bơ vơ, Buông mình vì cơn gió, Hồn về đâu bây giờ?. Hôm qua về gió thổi, Thấy hoa rụng đầy sân Những cánh hoa nằm lại, Mùi hương vào hư không. Ôi những cánh hoa rơi, Ngậm ngùi tôi thương qúa, Cánh hoa buồn tả tơi, Lìa cội cành thương nhớ. Hôm qua về gió thổi, Nhà vắng một mình tôi, Trong này đời trống trải, Ngoài trời mây đơn côi. . Ngủ đi những cánh hoa, Đã hết thời khoe sắc, Ngủ đi tình cách xa, Đã hết thời say đắm. Ngủ đi chiếc lá khô, Đã hết mùa xanh thắm, Ngủ đi tôi tình cờ, Sẽ gặp người trong mộng. Hôm nay không gió thổi, Lá, hoa còn đầy sân, Nhưng lòng tôi gió nổi, Nỗi buồn rơi mông mênh. Nguyễn Thị Thanh Dương GIỮA ANH VÀ EM. Ở giữa anh và em, Có hai đời sống khác, Là trăm núi ngàn sông, Là trùng trùng ngăn cách. Sông này dài vô tận, Núi này cao vô tình, Hai kiếp người lận đận, Hai thuyền tình lênh đênh. Ở giữa anh và em, Hai cuộc đời xa lạ, Đôi khi chợt gọi tên, Vẫn còn thân thương qúa. Chúng mình chung đất trời, Chung bốn mùa thay đổi, Nhưng vui buồn mình ai, Khi đời không chung lối. Ở giữa anh và em, Là đôi bờ xa qúa, Không có chuyến đò ngang, Đi tìm nhau nỗi nhớ. Không có một nhịp cầu, Để cho mình gặp lại, Đôi bờ cùng thấy đau, Nhìn dòng đời xuôi chảy. Ở giữa anh và em, Là chiều sâu thăm thẳm, Càng với càng xa thêm, Ngọt ngào và cay đắng. Em là trăng là sao, Anh vẫn mơ và thấy, Không là của anh đâu, Mình mất nhau rồi đấy. Ở giữa anh và em, Là một tình yêu cũ Tuyệt vời mà mong manh, Chẳng bao giờ gắn bó. Anh đầu mây ngọn gió, Không về với em đâu, Hiện tại và qúa khứ, Đã chìm vào bể dâu. Nguyễn Thị Thanh Dương. CHUYẾN BAY ĐÊM GIAO THỪA. Chuyến bay dừng lại ở Chicago, Khi ngoài kia bắt đầu cơn bão tuyết, Người ta tạm hoãn chuyến bay nối tiếp, Đêm cuối cùng, đêm cuối tháng Mười Hai Phi trường đông người trong đêm Ba Mươi, Kẻ đi người đến một nơi nào đó, Chuyến bay đi qua những ngày tháng cũ, Bước sang năm mới mình sẽ gặp nhau. Nửa cuộc hành trình chưa thấy anh đâu, Phi trường lạ người dưng xa vời vợi, Quán cà phê đông người vào chờ đợi, Có cả em đếm từng giọt thời gian. Chiếc áo khóac không đủ làm ấm em, Túi hành lý như một người lưu lạc, Cà phê thêm đường mà sao vẫn nhạt, Ly cà phê bất đắc dĩ không ngon.. Em đã thấy những ánh mắt mỏi mòn, Nhìn về phía cửa máy bay hi vọng, Chốc nữa đây cửa đi vào mở rộng, Như cánh cửa đời em đã gặp anh. Người ta chờ đợi để gặp người thân, Vượt bao dặm đường chân mây đầu gío, Giọt cuối cùng ly cà phê còn đó, Em còn đây với nỗi nhớ đầy thêm.. Người ta vừa gọi lên chuyến bay đêm, Và có lẽ cũng là chuyến bay cuối? Những hành khách kéo hành lý rất vội, Bỏ ghế ngồi bỏ khỏang trống bơ vơ. Em bỏ lại ly cà phê hững hờ, Bỏ lại tâm tư quán khuya gío lạnh, Đám đông đi vào, phi trường dần vắng, Người lao công quét bụi rác cuối cùng. Trong máy bay dù muộn còn hơn không, Hành khách gần nhau chúc nhau năm mới ?Happy New Year? giữa trời đêm tối, Em đang về, tình sẽ mới bên anh. Nguyễn Thị Thanh Dương
Mục Lục


18. Ga Chiều Ga chiều lặng lẽ tiêu sơ Hắt hiu gió thổi lơ ngơ nắng vàng Về đâu cuối dặm đầu ngàn Buồn thương nhớ mẹ hồn càng chơ vơ Mẹ nuôi con lớn chưa nhờ Mà theo hương khói mịt mờ cỏi xa! Chiều nay thờ thẩn sân ga Bâng khuâng thấy mẹ bóng ngà trong sương Nhớ ngày hôm ấy mẹ thương Đưa con đi học chiều vương ánh tà Bước đầu đi học tỉnh xa Mẹ về con ở ruột rà kim châm Mưa chiều chợt nhõ lâm râm Dưới mưa mẹ bước xa xăm mắt buồn Lặng lờ con đứng lệ tuôn Nghe dương xào xạc như tuồng khóc than Cách quê xa mẹ ngỡ ngàng Con như lạc lõng giữa đàng chao dao Xa xa vẳng tiếng còi tàu Mờ phai bóng mẹ nhạt màu không gian Giờ đây cát bụi phiêu hoang Nhớ thương chất ngất tràn lan giữa chiều Lặng lờ quạnh quẻ đìu hiu Tìm đâu bóng mẹ với chiều ga xưa! Nam Thảo
Mục Lục


19. Đêm Rồi Sẽ Qua Tặng Thế Sử (tác giả bài thơ ?Đêm Dài Mãi Không Quả) Khi em đánh mất Tình Yêu cuộc đời sẽ hẩm hiu cô quạnh giống như quả đất mất chiều ánh sáng khiến mặt trời lặn khuất - đêm về! Đêm dài nào không thao thức tỉnh mê tiếng gà gáy khuya nào không vọng về khoan nhặt đồng hồ nào chẳng vô tư gõ đêm tích tắc bóng đen nào không làm giấc ngủ chặp chờn chùm sao mai đâu làm màn sương giăng mờ nhạt đâu có phép mầu nào bắt ? đêm dài mãi không quả! Người ta có thể điều khiển độ sáng chớp nhoáng, tỏ rạng hay lu mờ... nhưng không thế đo được trinh nguyên mức độ trắng đen của đêm trường thương nhớ!? Em đừng sợ đêm không tàn đừng lo ngày chẳng đến đâu có cuộc đời nào không một lần dâu ? biển cũng đâu có tội lỗi- oán thù nào không tan biến trong suối nguồn thiêng liêng ? tha thứ - Yêu Thương . . . Sông Cửu ­­
Mục Lục


20. Lòng Mẹ Lòng Mẹ bao la tựa biển trời Bông hồng dâng Mẹ vạn hoa tươi Sinh thành nghĩa nặng lòng luôn khắc Dưỡng dục ơn sâu dạ chẳng dời Hôm sớm lắng lo khi ốm bịnh Đèn khuya dạy dỗ đến thành người À ơi hai tiếng yêu thương qúa Lời Mẹ ru con thật tuyệt vời Tình Cha Tình Cha rực rỡ ánh chiêu dương Phủ xuống muôn hoa tỏa ngát hương Giúp sức đàn con khi thất bại Đỡ đần lũ cháu lúc tai ương Sinh thành công đức lòng ghi nhớ Hiếu thảo ơn đền dạ kính thương Mãi mãi tình cha cao diệu vợi Cha là ngọn đuốc chiếu muôn phương. Triều Phong Đặng Đức Bích­
Mục Lục


21. Giai Điệu Mùa Thu Mùa thu cho lá úa sầu Hàng cây run rẩy cúi đầu trong mưa Chao ôi! Người của năm xưa Có hay đã mấy mùa mưa đi về Dòng đời như một cơn mê Làm sao giữ ánh trăng thề đợi mong Buồn bàng bạc giữa mắt trong Người đi quên mất đường vòng Lâm Viên Quên dần áo tím ngoan hiền Biết ai tâm sự ngoài riêng cây đàn Dạo hoài tình khúc dở dang Mong người chiến sĩ hiên ngang thuở nào Ngày càng vắng bặt âm hao Gió ơi! Buốt lắm gió vào chi đây? Mưa ơi! Ướt đẫm hồn này Thu ơi! Lá vẫn còn bay trong chiều Anh ơi! Có một tình yêu Như là huyền thoại một chiều nắng phai? http://hothuymyhanh.blogspot.com/ Hồ Thụy Mỹ Hạnh
Mục Lục


22. Một Mai Có lẽ một mai đời sẽ đổi người đi lên, đi tới, đi qua ta đi lại con đường cũ, mới con đường lặng lẽ riêng ta Rồi sẽ chất lên vai ngày tháng nhưng sẽ lấy đi những muộn phiền chiếc lá sẽ rơi ngày Thu muộn và sẽ rơi trong nỗi bình yên Ta sẽ có một cõi không lồng lộng chim bay mỏi cánh đường xa ta sẽ có một nơi thật hẹp và đủ rồi, một chỗ riêng ta Ta sẽ có ngày lên yên ắng nhìn con kiến nhỏ rong chơi ta sẽ có những giờ thinh lặng nhìn cuối tường con bướm vô ưu Mùa Xuân hay Thu là một nghĩa gì theo mãi cuộc chơi cánh chim đã lỡ khung trời thẳm còn một hốc cây để ngủ vùi Ta sẽ có chiều bên hiên vắng giam mình trong cõi bao la hít nhẹ những luồng hư vô ấy phiền thêm chi những chuyện ta bà Ta sẽ ngủ trên bình yên của núi rồi thức muộn màng trong tiếng chim ca tiếng chim rớt xuống hồ âm vọng là tiếng lòng rung chẳng âm ba Ta sẽ nghe những tiếng hư không ấy để nhớ bình minh, nhớ hoàng hôn một mai dẫu nắng không còn đọng trên lối hoang sơ cũng chẳng buồn Ta uống ly café buổi sáng khuấy đều những muỗng tịnh yên bớt thêm một vài giọt nắng không còn đắng nỗi đời phiền Buổi tối bên ly rượu ấm không cần tửu hữu chung vui ta cùng bóng ta đối ẩm nghiêng chai ôm giấc ngủ vùi Và đây đời nghe rất nhẹ có chăng ta nợ tấm lòng xin mang theo về ngày cuối một ngày giáp với hư không. http://tri-am.blogspot.com/ Hoàng Định Nam ­
Mục Lục


23. Nhật Ký Lòng Xin góc nhỏ ... nuôi tâm hồn yên tịnh Thuận cao thiên, em theo định mệnh xuôi ... Đến chân mây, dù biết chẳng gặp Trời Tìm thượng đế ...cùng em say nhân loại Đi cuối đất, nhìn trăm câu thế thái Em gặp Anh ... bước thần thoại vào "Thơ" Những ngón mềm, em lần dệt cung tơ Xây thánh địa ...giam buồng tim thổn thức Jacaranda ­
Mục Lục


24. Thơ Tôi Thuở Ấy Sống tạm quê người thương xóm cũ Nhớ dòng sông nhỏ, chiếc đò ngang Chiều chiều áo trắng ai qua bến Không biết về đâu bước vôi vàng!? Thơ tôi thuở ấy mềm như lá Tựa lá trầu xanh quyện lấy cau Vần thơ ghi trọn tình thôn dã Người vẫn thương nhau đến bạc đầu! Thơ tôi mộng mị ánh trăng vàng Trăng rớt mặt hồ trăng vỡ tan Thơ khóc tiếc nàng trăng mười sau' -Vội chi không đợi lúc trăng tàn. Thơ tôi thương điệu hò phương cũ Thương cả vành khăn áo bạc màu Nắng sớm mưa chiều đời lam lũ Từ lúc thanh xuân đến trắng đầu. Thơ tôi rõ dấu phương trời cũ Mấy trắng như tơ lãng đãng bay Nghe tiêng chim kêu chiều rất muộn Sầu đông vương nắng nhạt vàng phai! * Nay rất xa xôi? đời viễn xứ Có lúc thơ tôi tưởng lạc vần Vì chưng đau xót hồn cô lữ Nghĩ đời như một áng phù vân! 5-7-14 Hàn Thiên Lương
Mục Lục


25. Giận Anh Nghĩ mà ..giận anh .. Tuổi 65 anh đã vội đi Bỏ em lại vụng về ngày tháng Những sáng những chiều nỗi nhớ mang mang Hôm qua Buồn quá Em dại khờ xuống phố lang thang Nhưng anh ơi! Phố đông người mà tình có như không Trống vắng lạ lùng! Tương phùng réo gọi... Em mãi nhớ về Một thuở xa xăm Nhớ những con đường Mình đã đi qua Nhặt lá ngô đồng, hát khúc tình ca Nghe chuông vọng âm vang lời Phật dạy Tay trong tay Mắt trong mắt Dấu ái long lanh tiếng gọi thì thầm... Nghĩ mà ?giận? anh Hạnh phúc đơn sơ anh đành lỗi hẹn?! Để em chừ thẹn với cỏ cây Một bước em đi, một lần cúi mặt Tủi tủi hờn hờn Có có không không Nghe hiu quạnh níu từng hơi thở nhẹ Bây giờ Anh đang ở đâu Đang ở đâu?! Tháng bảy mưa ngâu Bờ dậu trước nhà ngậm ngùi nuốt lệ Em chờ anh dâu bể trùng trùng... Kim Thành Phan Thái Yên xin chép chuyển bài thơ của Nữ sĩ Kim Thành theo thể Lục bát : GIẬN ANH Giận anh? sao đã vội đi Bỏ em ở lại vụng về tháng năm Sáng thương chiều nhớ mang mang Em chân bước phố hồn hoang dại khờ Phố đông tình cũ xa vời Tương phùng réo gọi em rơi giọt sầu Xa xăm nhớ thuở hẹn đầu Dìu nhau lối ngõ ngô đồng nhẹ rơi Lá reo ca khúc tình khơi Ngân nga âm Phật chuông vời vọng chuông Phan Thái Yên Kim Thành
Mục Lục


26. Chim Đậu Trên Cây Anh như chim trong rừng Tìm cành đậu trên cây Cây có biết chim đậu Trên thể thân mà mừng ! Em như vùng cỏ non Đón gót hài chân son Dìu anh đi êm ái Mà âm thầm thấy đau ! Em như con thỏ ngọc Và tung tăng như sóc Cất giữ dăm trái sồi Để gặm nhắm đêm đông Thế rồi em ngủ say Giấc miên trường ai hay Anh ơi anh có biết Yêu anh đã bao ngày! Lê Miên Khương Có khi nào ta tự quên ta Có khi nào ta tự quên ta Đứng đi như máy tự động không hồn Giữa cuộc đời đảo điên nhiều khốn đốn Sao ta cứ lặng yên và không ngôn ? Lê Miên Khương Người có muốn trở thành tôi Tôi gặp người một ngày xuân nắng đẹp Tóc tôi hai màu tóc người còn xanh Như lá non như màu áo thiên thanh Tôi nghe sóng trong lòng dâng rất mượt Người có nghĩ trong một đời kiếp trước Tôi và người đã rất thân quen nhau? Nên hôm nay tuy tóc đã hai màu Tôi nhận ra ngay người muôn năm cũ! Người ơi Một phút giây Có thể trở thành vĩnh cửu Tôi đã trở thành người Người có muốn trở thành tôi? Lê Miên Khương
Mục Lục


27. Thu Vàng Niềm Nhớ Tôi dừng lại bên hiên chiều mưa nhớ Thấy khung trời tuổi dại đã rêu phong Mộng ngày xưa vừa mất hút khi lòng Chỉ còn lại niềm nhớ nhung diệu vợi Chiều hôm nay tôi vẫn còn đứng đợi Một ngày mai không biết gởi về đâu Bóng mây qua chảy xuống đậu rất lâu Trên vai ướt nhạt nhòa trang dỉ vãng Với lẽ sống như dấu quên ngày tháng Bước âm thầm qua bóng tối mộng du Hồn héo nhàu vàng úa mấy chiều thu Đang rơi rụng từ phiến đời tưởng tiếc Nhớ ngày xanh ôi biết bao tha thiết Cũng trôi xuôi ra biển rộng sông dài Cũng rơi chìm vào cõi mộng tàn phai Bay trong nắng lá thu vàng niềm nhớ Và mơ ước hành trình xuôi theo gió Đừng rơi mưa kẻo ướt lạnh vai buồn Hành trang này dành dụm nếu cô đơn Những đắp ấm ngày đông bên cõi lạ Lòng nguyện ước nếu mai về quê cũ Sẽ đem về nguyên vẹn tuổi thanh tân Cùng giữ gìn lòng khắc mối nghĩa ân Tô lên thắm sắc màu xanh nguồn cội Cũng như nói với em : lời xin lỗi ... Bao năm rồi ngồi ?than gió khóc mây? Mùa Vu Lan báo hiếu lại về đây Chưa tìm được đóa hồng về dâng Mẹ ! Trần Đan Hà
Mục Lục


28. Mưa Nhắn Sương: Cùng Mây Bay Theo Gió Giọt sương rung rinh ốm nắng Trên mi em sương lóng lánh nơi đây Đọng trên môi và nỗi nhớ vơi đầy Ngọn gió khơi dậy tình lữ khách sum vầy vạn thuở !? Hạt sương quyện giọt mưa càng luyến nhớ Xôn xao ngỏ vắng chân bước qua cầu Nhìn cỏ cây hoa lá nhớ thương nhau Rồi hạt sương tan trong mưa bay khuất Gió mây ngơ ngẩn tình nhà muôn nhật Thời gian trôi quê hương chẳng thể gần Niềm lưu luyến nhớ vô ngần Thôn xưa nước chảy tần ngần gió bay Sương mây hãy tựu về đây! * Tình Hoài Hương
Mục Lục


29. Ai Đem Duyên Nợ Ai đem duyên nợ gieo nàng Trong tim ta có tên chàng từ đây Ông tơ bà nguyệt xe dây Lòng mơ mặt tưởng tình đầy nhớ trông Đông về ngắm nhánh sầu đông Thu về lại ngắm dòng sông Ngân Hà Hạ về thì lại thiết tha Ngắm sen nở rộ để mà lòng đau Xuân về lại ngắm hoa cau Hoa thơm ngan ngát nhớ nhau riêng mình... Cho hay là giống hữu tình Đố ai gỡ mối tơ mành cho xong Tình là một kiếp nhớ mong... Chú thích: "Cho hay là giống hữu tình Đố ai gỡ mối tơ mành cho xong" - Thơ Nguyễn Du *********** Từ khi Từ khi tôi cách xa người Là tôi đánh mất nụ cười trong tôi Nụ cười xinh ở vành môi Tôi mong đi bán cho trời đất vay ?/ Người tình anh hỡi có hay Nỗi thương chồng chất nỗi đày đoạ ai. Hoa xoan ngan ngát vườn Lài Lan rừng cũng chỉ ngày dài hoài trông Tóc thơm một thưở bềnh bồng Tặng ai một thưở chờ trông não lòng... ************ Muà thu nhớ em Muà thu hai đưa' hai nơi Làm sao hôn được tóc người anh yêu Muà thu gió nhẹ hiu hiu Gởi anh nỗi nhớ mỹ miều mắt em Muà thu diù diụ anh thèm Da ai thở nhẹ để xem ân tình ?/ Muà thu cây lá rung rinh Thì thầm tiếng gọi ...Để mình yêu nhau Muà thu em hãy về mau Quạ kia đánh cắp trái nhàu trên cây ?/ Muà thu ơi .Em hãy về mau !!! ************* Nếu ta không lấy được chàng Nếu ta phải cách xa anh Nếu ta không lấy được chàng ta xin làm hạt cát Cát không ôm lâu, không vượng nợ gót chân hồng? Nếu ta không lấy được chàng ta xin làm cây lá Lá tình sầu tiễn biệt một muà thu ... Nếu ta không lấy được chàng ta xin làm cây cỏ Cây cỏ tương tư buồn chia sẻ một màng đêm... Nếu ta không lấy được chàng ta xin làm những phiến đá Đá ngàn năm không vọng tiếng hận thù Đá âm nhẹ nhàng như một tiếng ru Ôm tha thiết trái tim ngục tù rất lạ... Trần thị Hiếu Thảo
Mục Lục


II . Văn___________________________________________________________

1. Một Ngày Trong Cuộc Sống


Nguyễn Thị Thanh Dương


Khi chuông đồng hồ báo thức vang lên là anh Bông thức dậy đầu tiên, đèn trong bathroom bật sáng choang cũng đủ làm cho anh tỉnh cơn ngái ngủ, thoát ra khỏi giấc mơ nếu có.

Xong phần vệ sinh cá nhân anh vào phòng ngủ đánh thức Tabi và Betsy, hai đứa nằm ngủ lăn lóc trong đống chăn gối bừa bộn, anh phải bế từng đứa ra và dựng đứng lên cho nó tỉnh ngủ, con Tabi lại xụp xuống giường muốn ngủ tiếp.

Anh dứt khóat lôi hai đứa con gái vào bathroom để đánh răng rửa mặt. Tabi vẫn cau có nhăn nhó, Betsy mắt nhắm mắt mở lê từng bước một theo chân bố.

Tới màn thay quần áo cũng tốn kém không ít thời gian, cô nào cũng điệu, chỉ hết quần này đến áo nọ mới chọn được cái vừa ý. Quần áo có bấy nhiêu bộ, mà mỗi lần mặc đồ hai con Tabi và Betsy hào hứng làm như đang đứng trước một rừng quần áo mới mua chúng chưa từng biết đến bao giờ.

Anh Bông lắc đầu ngán ngẩm, mai mốt có chồng, hai con này chắc sẽ làm khổ thằng chồng không ít vì qúa khó tính và kén chọn.

Bây giờ thì hai cô bé đã tỉnh ngủ hẳn hoi, chúng tự đi giày và chờ đợi.

Chị Bông cùng thức dậy thời điểm đó, chị lo cho thằng út Cu Tí, thay tã lót, quần áo và cho nó bú một bình sữa đầy, xong chị pha sẵn 3 bình sữa để vào giỏ để mang đến day care.

Nhà có 2 bathroom, chị thong thả dùng cái còn lại.

Thế là cả nhà cùng ra xe, anh Bông chở cô con gái lớn Tabi đến nhà bà baby sit Brandy cách một block đường, chốc nữa bà sẽ chở Tabi đến trường gần đó và trưa đón về. Tabi sẽ ở nhà bà Brandy cho đến chiều bố đi làm về.

Nó luôn cẩn thận dặn dò thiết tha mỗi khi chia tay bố:

- Bố ơi, bố đừng quên đón con nhé?

Anh cũng dặn dò con:

- Con đến trường học ngoan nhé! Không bao giờ đến gần kẻ lạ mặt, nghe chưa?

Rồi hai bố con nhìn nhau, cảm động bịn rịn như một cuộc chia tay dài lâu không mong gì gặp lại.

Còn chị Bông, trên đường đi làm tới thành phố Ogden, Betsy và cu Tí ?qúa giang? mẹ, ghé vào ?day carẻ dọc đường.

Mẹ con chia tay nhau đủ kiểu, có hôm giao con cho cô giữ trẻ xong, chị Bông đi nhanh ra cửa như ma đuổi, nhưng có hôm không kịp vì con Betsy đã nhanh tay hơn, túm lấy váy chị, làm nũng khóc lóc, khiến cô giữ trẻ phải bế Betsy lên dỗ dành và đưa đồ chơi cho nó.

Hay có hôm thằng cu Tí nhìn theo mẹ khóc mếu và giơ tay đòi bế?

Những hình ảnh ?thương tâm? đó theo chị đến sở làm, khiến chị mong sao 8 giờ làm việc trôi qua mau để được đón hai con về nhà.

Nhà có 5 người mà mỗi ngày chia tay mấy ngã, đường ai nấy đi. Gía mà có ông bà nội, ngoại thì đỡ cho anh chị Bông và 3 đứa trẻ, tiết kiệm được 1,500 đồng tiền trả day care và baby sit mỗi tháng chứ ít gì.

Giao ?của nợ? xong, anh chị yên chí đến nơi làm việc. Chị hướng Bắc, anh hướng Nam , như hai cánh chim bay đi tìm mồi để nuôi sống gia đình, con cái.

Chị thương con, thỉnh thoảng vào giờ lunch gọi vào day care hỏi thăm chúng, chị không muốn gọi thường xuyên mỗi ngày vì biết người ta bận rộn, trông bao đứa trẻ, phụ huynh nào cũng quan tâm đến con mà gọi vào thì các cô giữ trẻ thì giờ đâu, tâm trí đâu mà trông lo cho con mình?

Nhưng không phải ngày nào cũng bình yên, có hôm chị đang làm việc thì cell phone chị reo lên, day care gọi, hôm thì Betsy nóng sốt, lúc thì thằng cu Tí ho hen. Thế là chị phải xin nghỉ làm, đến day care đón con về sớm.

Những ngày nghỉ phép của chị dành dụm từng giờ, chẳng phải để nghỉ ngơi, thảnh thơi ở nhà, mà để lo cho lũ con.

Trước kia gia đình chị sống ở Salt Lake City, gần nơi anh làm việc, nơi chị làm việc thì xa hơn nhiều, chị phải lái xe đến một địa điểm và đi carpool đến thành phố Ogden.

Khi cu Tí sắp chào đời, nhu cầu nhà ở tăng lên, anh chị đi tìm một căn nhà khác rộng hơn, ở giữa Salt Lake City và Ogden, để mỗi người đi nửa đoạn đường tới nơi mình làm việc, chị không phải đi qúa xa, cái cảnh ?bất công? mà chị chịu thiệt thòi mấy năm nay.

Ai mà chẳng có một căn nhà lý tưởng trong đầu? Sống ở xứ núi Utah nên chị đã từng mơ một căn nhà trên núi. Đi dưới đường phố hướng nào cũng có núi, chị hay nhìn lên những ngôi nhà mọc trên núi mà thèm khát ước ao.

Chị đã nói với anh:

- Ở trên ấy mình sẽ tha hồ nhìn mây bay hay ngắm sao trời, và cũng thú vị khi nhìn thành phố bên dưới, tưởng như cả cõi phù hoa kia đều tầm thường, bé nhỏ dưới chân mình..

Anh chỉ nhún vai không đưa ý kiến, vì nếu trái ý vợ anh biết chắc là mình sẽ thua. Nhưng một hôm anh rủ chị đi dạo mát, chở chị đi qua nhiều đường phố lạ lẫm làm chị ngạc nhiên. Thì ra, anh đang chở chị đến Eaglewoods, khu nhà sang trọng đẹp đẽ trên núi ở North Salt Lake .

Chiếc xe quanh co ngược lên dốc, những ngôi nhà dần dần hiện ra trước mắt chị, bên cạnh chị, mà từ hồi nào đứng dưới đường chị từng nhìn chúng như một huyền thoại xa xôi.

Những ngôi nhà to đẹp, những công viên cỏ xanh và sân golf sang trọng chẳng khác gì những khu lịch sự dưới phố, chỉ khác nhau vị trí thấp cao, thế mà nhà ở trện núi đắt hơn hẳn.

Hai vợ chồng xuống xe đi dạo quanh, chị Bông hân hoan nhìn những đỉnh núi gần đó và ngước nhìn trời xanh. cảm giác thú vị tan biến ngay khi nhìn con đường mình đang đứng:

- Anh ơi, càng lên cao đường càng dốc như thế này bất tiện qúa, trẻ con không thể chạy xe đạp rong chơi, ngay cả người lớn không cẩn thận, xe đạp cũng có thể lao xuống dốc.

- Bây giờ là mùa Hè, nhìn mây, núi đẹp lắm. Nhưng em có biết là vào mùa Đông những người nhà giàu này sẽ vất vả như thế nào không? Trên núi cao đương nhiên là hứng nhiều tuyết, người ta phải thay loại bánh xe ?Snowtirẻ và gắn dây xích vào bánh xe để lên xuống núi cho khỏi tuột dốc. Em có thích thế không?

Chị rợn cả người:

- Không anh ạ.

Đến một chỗ cao nhất hai vợ chồng dừng lại để chị Bông ngắm nhìn thành phố phía dưới, gío thì lồng lộng, phố xá quay cuồng theo dòng xe cộ bé nhỏ di chuyển ngược xuôi làm chị choáng váng cả mặt mày, phải vịn vào tay anh, làm như những ngọn gío có thể thổi chị bay xuống chân núi bất cứ lúc nào.

- Anh cho em xuống đi, em sợ qúa !

- Khoan đã, có công lên đây em cứ hưởng đời đi. Ở kia có bảng bán nhà, mình ra xem nàỏ

Anh rút một tờ quảng cáo bán nhà trong chiếc ống treo ngay bên cạnh cái bảng ? For salẻ và đọc chi tiết, họ khẩn khỏan muốn bán nhà và xuống gía thấp hơn thị trường cả trăm ngàn đồng.

- Đại hạ gía này. Em có muốn mua không?

- Không anh ạ !

- Ơ kìa, em từng yêu thích ngôi nhà trên núi mà?

Chị quyết liệt:

- Mà họ có bớt nửa gía em cũng không thèm, bây giờ em mới biết sống trên núi cao chỉ tổ chóng mặt, cảm lạnh, và yếu tim chết sớm, chứ sung sướng gì, lại bất tiện nữa, mỗi khi thiếu món gì, phải xuống núi, vào thành phố thật gian nan.

Anh lái xe chầm chậm xuống con đường dốc, chậm thế mà thần kinh chị vẫn căng thẳng, lo sợ xe sẽ lao xuống dốc mất thôi. Dọc đường quanh trên núi anh chị thấy có nhiều bảng bán nhà, không biết vì ảnh hưởng thời buổi kinh tế khó khăn hay vì những chủ nhân đã ngán ngẩm ở nhà trên núi?

Xuống tới đường phố chị cảm thấy an lành và nhẹ nhỏm biết bao.

Thế là từ hôm đó ngôi nhà ước mơ trên núi đã tự động bước ra khỏi cuộc đời chị, và chị đã chọn căn nhà ở thành phố Centerville này.

Ngôi nhà có lầu, sân vườn rộng rãi, hàng rào bằng vinyl màu trắng vững vàng và xinh đẹp. Bên hông nhà là một sân rộng để đậu xe RV, khắp cả khu phố này nhà nào cũng có sân rộng để đậu xe RV như thế. Ông builder có ?hoang tưởng? không? Làm như ai cũng giàu và thích sắm xe RV.

Anh Bông đã hỏi vợ:

- Em có muốn mua trả góp một cái xe RV để thỉnh thoảng đi chơi đây đó cho le lói không, cho thoả cái tính mơ mộng và lãng mạn của em không?

- Căn nhà trên núi đã làm em vỡ mộng rồi, em không muốn mua cái xe to kềnh ấy để chật cả sân nhà và đường phố. Những người nhà giàu chỉ rước khổ vào thân, họ mua xe RV, mua tàu thuyền, và cả máy bay nhỏ để tự lái lấy, bao nhiêu vụ máy bay nhỏ bị rớt rồi đấy, như anh chàng John Kennedy Jr. Thà cứ bỏ tiền mua vé máy bay thương mại như đám dân quèn bọn mình thế mà sướng, lên máy bay ngủ một giấc là tới nơi, xuống máy bay còn được cô tiếp viên thân ái chờ sẵn nơi cửa mỉm cười và nói cám ơn.

**************

Buổi chiều anh Bông về trước chị, anh đón Tabi về thì nửa tiếng sau chị cũng mang hai đứa kia về tới. Cả nhà đoàn tụ sau buổi chia xa.

Giây phút buổi sáng chuẩn bị rời khỏi nhà vội vàng và cau có nhăn nhó bao nhiêu thì chiều về ung dung, rộn rã, và vui vẻ bấy nhiêu.

Hai vợ chồng tắm rửa cho các con, Tabi và Betsy đùa nghịch mãi trong bồn tắm với mấy chú vịt con bằng nhựa màu vàng, chơi chán hai đứa mới chịu ra.

Chị Bông thay đồ cho chúng sau khi đã xoa lotion thơm tho.

Khi chị Bông nấu cơm là lúc Tabi vừa ăn mấy miếng chip vừa kể chuyện như thường ngày:

- Mẹ ơi, một cái ti vi nhà bà Brandy bị hư không coi được, chúng con phải coi cái ti vi ở dưới basement.

- Thế à!

Nó kể tội bà baby sit của nó:

- Mẹ ơi, hôm nay bà Brandy chở con đi học mà không làm dây seatbelt cho con, con không thích bà Brandy nữa.

Tabi đã quen được bố mẹ seatbelt mỗi khi ngồi xe rồi. Chị Bông gật gù:

- Để bố sẽ nhắc nhở bà ấy.

- Mẹ ơi, bà Brandy cho con ăn một cái hotdog mà không microwave như mẹ đã làm.

Chị Bông vẫn hững hờ:

- Thế à!

- Mẹ ơi, bà Brandy cãi nhau với chồng..

Chị Bông bắt đầu sốt cả ruột:

- Sao con biết nhiều chuyện thế hả?

- Họ cãi nhau to tiếng, mấy đứa con nít từ basement chạy lên nhà ngồi coi luôn.

Bà Brandy babysit 5-6 đứa trẻ con, cùng lứa tuổi Tabi, thế là lũ trẻ được dịp coi ông bà chủ nhà cãi nhau, hấp dẫn sống động hơn cả phim hoạt họa trong ti vi.

Chị Bông nói nhỏ với chồng:

- Con Tabi nhà mình lanh qúa, chuyện gì ở nhà bà Brandy nó cũng biết và thèo lẻo với mình anh ạ.

- Trẻ con mà, thấy sao thì nói vậy thôi.

Chị Bông giật mình:

- Nếu thế thì nhà mình có chuyện gì nó cũng kể cho bà Brandy rồi?

Đúng lúc đó thì Tabi kể tiếp:

- Rồi ông bỏ đi ra ngoài, còn bà Brandy thì ngồi khóc hu hu. Con nói bà đừng khóc nữa, hãy bắt chước mẹ cháu đã túm lấy bố cháu và bắt rửa bát, lau nhà, mỗi khi hai người cãi nhau.

Anh Bông kêu lên:

- Hèn gì chiều nay anh đón Tabi, bà Brandy cứ nhìn anh tủm tỉm cười làm anh thắc mắc mãi chẳng hiểu chuyện gì?

Tabi vẫn thao thao tưởng như câu chuyện không bao giờ dứt:

- Con kể cho bà Brandy biết rằng bố khổ lắm, bị mẹ sai làm đủ thứ việc trong nhà?

Anh Bông rên rỉ như con chim bị thương:

- Thôi chết anh rồi, mất mặt anh rồi !!

Chị Bông nghiêm mặt dặn con:

- Từ giờ trở đi con không được kể bất cứ chuyện gì ở nhà mình cho kẻ khác, nghe chưa?

Cả nhà quây quần ăn bữa cơm chiều, phòng ăn có cửa kính nhìn ra vườn sau, mùa nào cảnh nấy. Hai cô con gái anh có thể nhìn thấy bầu trời mùa hè êm đềm và đếm mấy con chim bay từ cành cây này sang cành cây kia, rồi rúc mình trong đám lá xanh tươi. Hay trong buổi chiều cuối mùa Đông như hôm nay, tuyết không rơi nữa nhưng hơi lạnh vẫn làm mờ cửa kính và thảm cỏ khô héo u sầu đang chờ đợi gío Xuân về.

Cơm nóng canh nóng, nên dù tài nấu bếp của chị Bông chẳng tài ba xuất sắc gì cũng làm cả nhà ngon miệng.

Ăn xong Tabi và Betsy ra mở ti vi coi phim hoạt hoạ, nhà bắt cable nên lúc nào cũng có phim hoạt hoạ phục vụ cho sở thích của chúng, còn hơn là chúng lôi giấy bút ra vẽ vời tùm lum và tranh giành, cãi nhau chí choé, bắt bố mẹ ra làm trọng tài, chia đồ chơi, chia ranh giới như hai nước hàng xóm không mấy ưa nhau. Nhưng chỉ một lúc sau chúng lại soắn sít vào nhau, hai kẻ thù lại hòa bình nhanh chóng.

Còn thằng cu Tí bú thêm một bình sữa, ăn no tắm mát nên nằm chơi nhi nhô một mình, thỉnh thỏang chị Bông lại ?ghé? vào ?nói chuyện? vài câu cho nó không cảm thấy ?bơ vở.

Đây là lúc hai vợ chồng làm việc của mình, anh Bông kiểm những lá thư nhận trong ngày, thư nào cần thiết thì để sang một bên, thư vớ vẩn, quảng cáo thì vứt ngay vào thùng rác cho rảnh mắt.

Chị Bông dọn dẹp nhà cửa, làm vài việc vặt cho đến khi trời tối. Chị nhắc nhở anh:

- 9 giờ rồi kìa, anh cho hai con đi ngủ kẻo mai dậy không nổi.

Anh trìu mến gọi hai con:

- Đi đánh răng nào hai con gái yêu của bố.

Tabi và Betsy vẫn say sưa coi hoạt họa không hề nhúc nhích. Lời anh Bông nói như nước đổ lá khoai.

Anh phải dọa nạt:

- Nếu hai đứa ngủ trễ, weekend này bố không chở đi mall.

Để chắc ăn, anh lại xuống giọng ?năn nỉ và kể lể công lao:

- Thôi, làm ơn đi ngủ cho bố nhờ, bố cũng cần ngủ sớm để mai đi làm kiếm tiền nuôi các con, cho các con đi mall chứ.

Tabi và Betsy thích đi mall vào cuối tuần, chẳng phải có nhu cầu mua sắm gì, mà chỉ thích đám đông vui vẻ nhộn nhịp, được cưỡi con ngựa sắt quay vòng vòng trong khu giải trí của trẻ con hết xuất này đến xuất khác, và nhất là sau khi rong chơi mỏi mệt được bố mẹ dẫn đến food court ăn uống những món ưa thích.

Đèn lớn tắt đi, đèn ngủ bật lên, Tabi và Betsy ngủ chung giường. Trước khi anh Bông ra khỏi phòng, Tabi hỏi:

- Hôm nay là thứ mấy hả bố?

- Thứ Tư, còn hai ngày nữa mới là thứ Sáu.

Anh hiểu ý Tabi qúa, nó mong chờ ngày thứ Sáu. Đó là một ngày tuyệt vời, ngày làm việc cuối cùng trong một tuần của bố mẹ, nó và Betsy sẽ tha hồ thức khuya coi ti vi hay đùa chơi mà không hề bị bố nhắc nhở bắt lên giường ngủ khi cuộc vui chưa tàn, và ngày mai thứ Bảy muốn thức dậy giờ nào cũng được.

Bố mẹ cũng thế, cả nhà như tận hưởng những giờ phút được ăn ngủ tự do theo ý mình.

Hai đứa đang giành nhau chăn gối và xí chỗ nằm nhiều ít như thường lệ, rồi chúng cười rúc rích với nhau về câu chuyện hoạt họa vừa coi lúc nãy, nên trong giấc ngủ của chúng có cả nụ cười và những giọt nước mắt ngây thơ.

Anh chị Bông cũng đi vào giấc ngủ sau một ngày lo toan cho cuộc sống, và sáng sớm mai tiếng chuông đồng hồ báo thức lại vang lên gọi cả nhà dậy cho một ngày mới bắt đầu.






Nguyễn Thị Thanh Dương


Mục Lục


2. Hiến Chương Tình Yêu (truyện dài nhiều kỳ)

Tình Hoài Hương



Hiến Chương Tình Yêu
Phần Thứ Nhất
Chương 12
3. Cổ THÀNH đến NHATRANG tuyệt diễm

Trời xám xịt, ảm đạm với từng cuộn mây đen phủ chụp lấy Cây Cẩy, xe chạy càng chậm như rùa bò khi đến *Cổ Thành, là một quần thể lục giác, có lối kiến trúc quân sự độc đáo, quy mô theo phương pháp Vauban, {do ông kỹ sư Công-binh quân sự nổi tiếng của Pháp: tên Vauban (1633-1707) tên thật của ông là Sébastien Le Prestre} Cổ Thành có hào sâu chắn bờ thành cao 3 mét rưỡi, bên trong thành đắp làm hai bậc cấp rộng và cao.
(*)

Ven biển Nam Trung Bộ thuộc Tỉnh KHÁNH HOÀ (thành phố Nha Trang) phía Bắc giáp tỉnh Phú Yên. Nam giáp Tỉnh Ninh Thuận. Tây là sườn đông của dãy trường sơn giáp Đắc Lắc & Lâm Đồng. Biển Khánh Hòa trong đó bao gồm cả quần đảo Trường Sa nằm ở điểm cực đông Việt Nam, là có vị trí địa lý thuận tiện trên đường thủy & trục giao thông quốc lộ 1 A quan trọng xuyên qua mọi miền đất nước Việt Nam, khá thuận lợi. Quốc lộ 26 nối Khánh Hòa Đắc Lắc và các tỉnh Cao Nguyên Trung Phần. Ngoài ra có hệ thống xe lửa nối dài từ Phan Rang chạy xuyên qua các miền tới Cà Mau & đồng thời ra tới Bến Hải. Khánh Hòa có nhiều hải cảng và phi cảng náo nhiệt, đông đúc, đồ sộ.

NHA TRANG tuyệt đẹp với miền cát trắng mịn đầy hấp dẫn... là một tiềm năng khá tốt mang tính chất nhiệt đới gió mùa & đại dương thông thoáng, thênh thang, bao la, mênh mông. Biển gần sát thị thành, nên khí hậu dễ chịu (so với các vùng biển khác). Phố biển thơ mộng của Tỉnh Khánh Hòa đã nở hoa đèn khi có nhiều cặp tình dìu nhau lượn ven biển: chàng Hải Quân áo xanh áo trắng hiên ngang, cùng nàng thiếu nữ mặt hoa da phấn, tay trong tay họ âu yếm cười vui trên đường thênh thang. Hợp với anh Không-Quân hào hùng, áo bay xám áo bay vàng cam cùng với em kiều diễm thủng thỉnh dạo bước thuở xuân tình, khiến thành phố biển càng nôn nao xao xuyến ngẩn ngơ thay!
Mưa bụi mù mù bay bay, nhạt nhòa trong bóng tối. Ngoài xa xa ngư thuyền tấp nập nhấp nhô trên sóng, những chùm đèn câu mực, nhỏ li ti, khi tỏ khi mờ. Thuyền lênh đênh trên mặt sóng, không hiểu vừa vào bến đỗ, hay đang ra khơi? Hòn Tre như bức lũy thành ngăn gió đại dương, bãi cát phẳng lì, tơi mịn dưới làn nước mát rượi. Đồng muối Hòn Khói, Hòn Hèo, Hòn Son, Hòn Bà? Hòn Yến. Hòn Tằm... Vân vân?
Ôi sao có bao nhiêu là "Hòn"....hỉ!?


Phố thị hải dương thơ mộng, nhiều đại lộ khang trang sạch sẽ dẫn ra Xóm Cồn, Xóm Bóng, Xóm Mới. Nhà cửa, ghe thuyền tấp nập dưới ánh mặt trời. Biển xanh thẳm màu ngọc bích lóng lánh, dạt dào sóng vỗ vào mỗi buổi hoàng hôn hay bình minh. Miền cát trắng thơ mộng với đá granit, đa số cư dân là người Kinh, kế đến là dân tộc Hoa, Raglai, Gietiêng, Eđê, Tày, Chăm. Họ sinh sống trên đất cát, cồn cát.

Ven biển đất mặn có phèn, đôi vùng có đất xám bạc màu. Tuy thế tài nguyên biển rất phong phú cho ta nhiều hải sản quý: Sản xuất cả vạn tấn muối. Tôm giống, tôm thịt. Chim yến. Rừng Khánh Hòa có nhiều loại gỗ qúy hiếm: lim. hương, pơmu, trầm hương, kỳ nam... Khoáng sản: cát trắng, nước khoáng, than bùn, cao lanh, imenhich, đá granit. Ngoài phong thổ thuộc về nơi thắng cảnh hữu tình và du lịch. Nha Trang còn là nơi sản xuất dồi dào nhiều loại thủy hải sản, tôm giống. Trại nuôi trai trên biển lấy giống, lấy ngọc. Có những trang trại: Sản xuất đường mía, bia, nước ngọt. Thủy tinh kính phẳng. Khu công nghiệp Agar, Alginate. Công xưởng đóng tàu, thuyền, ghe.
(*)
Nha Trang có Tháp Bà, Hải Học Viện, Trường Hải Quân, quân trường Không-quân, Bãi Dâu, Bãi Cát Tiên. Viện Pasteur lớn nhất do chính bác sĩ Yersin thành lập. Ông Yersin sinh tại Pháp cha ông là người Thụy Sĩ, mẹ người Pháp. Ông Yersin lớn lên thi đậu tiến sĩ, ông viễn du đến Việt Nam, tận tụy cống hiến đời mình cho khoa học, và thành công trong việc trị bệnh dịch hạch. Ông là một trong những nhà thám hiếm đầu tiên khám phá ra thành phố Đà Lạt thơ mộng. Theo di chúc mộ ông xây đơn giản, người ta liệm ông nằm sấp, mặt ông gục xuống ôm chặt đất Việt Nam vào lòng, đầu quay về hướng biển: Alexandre Yersin ? 1863 -> 1943, ở khu Suối Dầu. Nơi miền đất Việt Nam thân yêu nầy, là quê hương thứ hai của ông Alexandre Yersin.

Tháp Bà đồ sộ xây bốn tầng, là một kiệt tác từ thời vua Chàm Harivácman, xây năm 813 đến 817 mới hoàn tất. vào ngày 20 đến 23 tháng 3 âm lịch, tại Tháp Bà đây có lễ hội tưng bừng náo nhiệt đông đúc vô cùng để tưởng nhớ nữ thần Po Ino Nogar, ca ngợi mẹ tạo dựng ra xứ sở Chăm. Họ cầu xin an cư lạc nghiệp. Dưới chân tháp Bà là xóm Bóng. Hòn Chồng như một quần thể hải đảo xinh xinh, xếp lớp những khối lớn nằm chông chênh trên khối nhỏ. Trên một khối đá lớn có in dấu một bàn tay to dị thường. Tương truyền rằng: thuở xưa có một ông khổng lồ, vô tình ghé qua đây, ông ta nhìn thấy bầy tiên nữ tắm, ông ta say sưa nhìn ngắm mãi mê, nên ông ta bị trợt chân té xuống biển. Ổng liền chụp tảng đá nầy ?bò? lên và trở thành ?hòn chồng?. Ha ha ha!!! Mấy cô tiên hoảng hốt chui vào hốc đá, hóa ra ?hòn vợ? nép mình bên Bãi Dương trải dài thật nên thơ.

Sau một đêm ăn cơm với thức ăn đặc sản, miền duyên hải tuyệt ngon và rẻ, hai mẹ con vào ngủ trong khách sạn Hoàng Yến. Suốt ngày ngồi trên xe chật chội, một chân thòng xuống nền xe, một chân co lên ghế, cằm tựa trên đầu gối một cách phiền não, Mười quá mỏi mệt, tê buốt. Mong sớm hết một ngày đường xa nhọc nhằn, nên vừa tắm rửa xong, leo lên giường, thì hai má con ngủ liền một giấc dài, đến năm giờ sáng, không cựa quậy.

- * -

(*) Từ năm 1960 -> đến năm 1975 - bối cảnh ở thời điểm nầy, hầu như ít thay đổi.
(**) Những tấm hình qúy giá trong bài viết, không phải của tác giả THH.
Rất trang trọng và chân thành cảm ơn qúy vị nhiếp ảnh gia đã post hình trên Wikipedia, (tôi xin mạn phép chuyển tải vào bài viết, ngỏ hầu có thêm phần phong phú hóa hình ảnh quê hương Việt Nam cẩm tú của chúng ta). Đa tạ!

Kính mời quý độc giả xem tiếp trang sau...
Trân trọng

Tình Hoài Hương

Mục Lục


3. Hoa Tím Ngày Xưa


Vành Khuyên



OoO
Năm đó tôi mới 10 tuổi. Dù mới 10 tuổi nhưng việc nhảy múa và họp hành cho công ích là một điều bắt buộc của chế độ đương thời. Bọn con trai lúc đó đã quỷ lắm, ghép tôi với người này người kia, mỗi lần tôi ra xóm là bị kêu tên loạn xị. Tôi để ý ghép tôi với ai tôi thích thì mới cười. Tôi hay cười khi bị ghép với Thân, Thân nhìn ok, dáng gầy nhỏ, không thu hút lắm nhưng tôi thích đôi mắt của Thân, đã nhìn ra nhìn, nhìn thấu vào mắt tôi tận trong, nói theo cách bây giờ là " ví có ngã đầu vào vai anh được em ngã liền".

Vòng tròn nới rộng, tôi ý tứ đứng xa Thân vài người, mắt vẫn để ý xem Thân có nhìn tôi không. Một cô bé lại mời tôi ra nhảy để rồi đến phiên tôi ra.

_ Cùng nhảy múa xung quanh vòng cùng nhảy múa cùng vui, cùng nhảy múa xung quanh vòng vui cùng vui múa đều ... rồi đến cái đoạn

_ Nắm tay nhau, bắt tay nhau vui cùng vui múa ca, nắm tay nhau, bắt tay nhau vui cùng vui múa đều

Tôi phải bắt tay người bạn nào đó trong vòng tròn đi ra thế tôi, bước chân tôi đi rất lẹ vì ngượng ngùng đã đưa tôi đến trước mặt Thân. Theo lẽ Thân phải đưa tay ra khi thấy tôi nhưng Thân ngại làm tôi quê quá chụp lấy tay Thân rồi đẩy Thân ra luôn mà không đợi đến hết bài hát. Kỷ niệm đó còn mãi, một cái nắm tay, một cái nhìn bối rối, Thân ơi là Thân.

OoO

Năm 15 tuổi, tôi đang học lớp 9, Thân đã đậu vào lớp 10 trường Chu Văn An. Thân hãnh diện vô cùng vì đã làm vui lòng mẹ. Thân được mẹ sắm cho cái xe đạp mi ni màu xanh, ngày nào tôi đi bộ đi học về, Thân cũng trờ vào lề trước mặt bảo tôi lên xe đi. Thề là lúc này nghĩ lại tôi muốn lên liền, ai như hồi đó, bẽn lẽn bước đi, có gan lắm là lại gần Thân bảo Thân về đi thôi.

Ngày nào như ngày đó, tôi đi bộ, Thân trờ xe đạp theo sau. Ngày nào không thấy Thân theo, tôi buồn rất lạ, tự nhủ thấy nữa sẽ không cười cho Thân biết tay. Nhưng không, lúc thấy lại Thân trờ theo lại tôi lộ rõ vẽ vui mừng của mình và dường như điều đó đã thúc giục Thân đi theo tôi mỗi ngày dù có hôm Thân phải cúp cua ra sớm tiết để kịp giờ tôi về.

Rồi tháng cuối của năm học đó, những ngày khủng khiếp nhất trong ngày tháng học sinh của tôi (dù chẳng dính gì đến chuyện học), tôi không còn bao giờ thấy Thân trên chiếc xe đạp với nụ cười. Thân đi đâu? Thân về đâu, những giờ hay gặp tôi sau khi tan học, hình ảnh của tôi có còn lẩn quẩn trong đầu Thân bất cứ nơi nào Thân tới hay là không?

Thân ơi!

OoO

Cả xóm đồn Thân đi vượt biên rồi được vớt lên đảo. Những ngày ở đảo không biết Thân có nhớ cái cô bé Thân hay chờ và đạp xe theo sau không. Thân đã vượt qua những ngày tháng gian khổ đó như thế nào. Phải chi tôi có thể biết được và làm chỗ dựa tinh thần cho Thân.

Khoảng 2,3 năm sau, tôi nhận được thư Thân từ Houston, Texas. Tôi mừng vô cùng. Tôi nghe trong những cánh thư những vui mừng, hân hoan như những ngày còn bé như đang tiếp tục không hề gián đoạn. Tôi chia xẻ với Thân hết những gì xảy ra ở xóm. Chúng tôi viết cho nhau rất thường. Những ngày có thư của Thân tôi ăn cơm thấy ngon hơn. Nụ cười tôi cười cũng nhiều ý nghĩa và giàu sinh lực hơn. Tôi không cho đó là tình yêu vì lúc đó tôi đã yêu một người. Thân cũng chẳng bao giờ nói yêu tôi qua thư nên tình cảm với Thân từ tôi mang một vẻ vô tư và hồn nhiên mà chỉ có hai chúng tôi hiểu nó ra sao.

Tháng 1/1990 tôi theo gia đình định cư tại Salem, Oregon. Bố tôi không muốn tôi còn vương vấn gì về người yêu tôi còn ở lại. Bố tôi đăng báo tìm Thân cho tôi. Tôi không còn nhớ tôi tìm ra Thân hay bố tôi biết tin Thân trước. Tháng 8 năm 1990 chị gái lớn của tôi làm đám cưới. Bố tôi đề nghị "Cho con mời Thân qua chơi".

Tôi vui mừng vô cùng và bố tôi rất tin bố tôi đã làm đúng trách nhiệm của mình.

OoO

Chuyến bay từ Houston, TX tới Salem, OR có một người với nụ cười mà sau 9 năm tôi mới gặp lại. Tôi muốn nắm chặt tay Thân nhưng ngại người nhà xung quanh, vẫn ánh mắt đó nhìn xoáy vào trái tim tôi.

_ Minh khoẻ không? Thân vui quá khi gặp lại Minh.

Chúng tôi về cùng một nhà suốt thời gian vacation đó của Thân. Thân dự đám cưới của chị tôi vui như người trong nhà và được gia đình tôi và những người anh em họ chào đón như người tương lai của tôi. Sau đám cưới chị tôi tôi và Thân đi lang thang trên các con đường, các chỗ shopping tại Mỹ lúc đó còn quá xa lạ với tôi. Thân mua cho tôi tất cả các đồ gì tôi trầm trồ vì đẹp dù thật sự tôi không thích hay tôi không cần, tôi cũng cầm cho Thân vui vì đã làm cho tôi hạnh phúc.

Chúng tôi chia tay nhau và hứa giữ liên lạc cho tới khi nào lại ở chung một nơi vĩnh viễn như hai người bạn đời.

Một giấc mơ rất đẹp nhưng cuối cùng tôi và Thân hai người hai ngã. Thân cơ hồ nhận ra tôi chỉ coi Thân như một người bạn. Trái tim của tôi đã có chủ mất rồi dù cha mẹ tôi rất quý Thân. Lúc đó không phải vì không thích Thân và không thể có tình yêu với Thân, chính tôi còn không biết tôi có đủ can đảm vượt qua hết những thử thách trên một mảnh đất mới để tạo dựng tương lai của chính mình không. Sự không tha thiết của tôi cho một tình thân xa xôi hơn đã làm Thân nản chí. Sau đó, tôi và Thân không liên lạc với nhau khá lâu. Một ngày, Thân gọi cho tôi báo tôi biết Thân sẽ qua Na uy theo lời mẹ đi hỏi vợ. Khi được báo điều đó, tôi ngạc nhiên vô cùng vì tôi không nghĩ tôi còn quan trọng với Thân đến thế, tại sao anh lại phải báo cho tôi hay. Tôi không nói được lời nào, cái ngọng nghịu buổi đó ngự trị trong tôi mãi và có lẽ nó vẫn còn cho tới bây giờ hay sao mà mỗi giấc mơ tôi có về Thân, tôi vẫn nghĩ Thân rất gần và vẫn quý tôi như một người bạn thân của ngày nào.

Ờ, ngày mai xin cho tôi một ngày nào gặp lại Thân như là trong những giấc mơ tôi từng có sau ngày Thân đi lấy vợ mà tôi đã mơ, có gặp tôi cũng sẽ chẳng nói gì với Thân đâu, chỉ xin được nhìn Thân mỉm cười rồi bước đi như những ngày tôi còn là cô bé 15 tuổi.

Thân có nhớ tôi như vậy không?

OoO

Thân vẫn hỏi thăm tôi từ người bạn chung của chúng tôi. Tôi cũng ít liên lạc với người bạn đó nhưng bất ngờ về Thân đi tìm mình, anh gọi ngay tôi hỏi

_ Bà Minh, bà làm gì Thân phải kiếm tôi?

_ Trời , sao anh hỏi tôi, đã hơn 10 năm tôi không biết gì về ông Thân nữa , tin hay không tuỳ nha.

Từ lâu, tôi cũng tự hỏi mình tại sao lại còn những giấc mơ về Thân như vậy, nay thì câu trả lời rõ ra rồi đó. Tôi không vui, không buồn vì cũng như tôi, tôi biết cái cảm giác Thân nghĩ về tôi đó vô tư lắm. Trước những sóng gió của cuộc đời, chúng tôi tìm lại chút thanh thản, chút hồn nhiên ngày nào mình có được, nó chỉ giản dị từ Thân với tôi là một nụ cười, từ tôi với Thân là một sự chia xẻ, lòng quý mến đầu đời Thân dành cho một người bạn gái.

Tôi buông lời kết luận với người bạn "có khi ổng ngại hỏi về tôi, có hỏi, anh cứ đưa email của tôi cho ổng, cây ngay không sợ chết đứng, tôi không sợ ai dị nghị đâu, nói Thân tôi quý ảnh lắm, sẵn sàng mời ảnh qua Oregon nếu ảnh còn muốn gặp tôi nha "

Đường đời muôn vạn nẻo, tôi bao giờ cũng đi nẻo mình thích . Thật là không phải tôi không biết từ biệt với quá khứ mà với tôi, cũng như với Thân, chúng tôi hiểu khi mình còn trân trọng được điều gì trong cuộc sống thì nên làm và làm không suy tính.

Tôi vẫn nhớ Thân và những cảm giác lạ lẫm ngày nào những trưa học về mà có lẽ đi hết cuộc đời này có bắt tôi quên đi tôi cũng không thể nào làm được .

Một ngày, tôi nghe được bài hát Hoa Tím Ngày Xưa mà lòng bồi hồi nhớ Thân vô cùng. Hy vọng bài hát sẽ làm dịu đi những gì không vui đã xảy ra với Thân và tôi trong cơn lốc đời thời gian đã đẩy chúng tôi xa nhau. Những gì tuyệt vời ngày cũ vẫn còn mãi trong tôi, Thân ạ.

Hoa Tím Ngày Xưa

Nhạc sĩ Hữu Xuân
Thơ Cao Vũ Huy Miên



Con đường em về ban trưa
Hoa tím nghiêng nghiêng đợi chờ
Tuổi em vừa tròn mười bảy
Tóc em vừa chớm ngang vai



Con đường em về mưa bay
Ta đứng trông theo bao ngày
Từ bao giờ lòng cứ ngỡ
Yêu người mà nào có hay!



Con đường em về thơm hương
Ngọc lan khuya rụng trong vườn
Tiếng dương cầm đâu lặng lẽ
Đưa ta về phía cuối đường



Con đường em về năm xưa
Có biết hay chăng bây giờ
Hoa tím thôi không chờ nữa
Chỉ còn ta đứng dưới mưa



Cho Thân của tôi

Vành Khuyên



Mục Lục


4. Căn Nhà Sau Cửa Biển (truyện dài)


Phan Thái Yên






Vì lý do kỹ thuật, xin tạm nghỉ 1 kỳ. Chân thành cáo lỗi cùng độc giả .



Phan Thái Yên


Mục Lục


5. Đại Hội Kỷ Niệm 35 Năm Cap Anamur


Phù Vân


Tôi cũng là người Việt Nam "Ich bin auch ein Vietnamese " câu mở đầu trong bài nói chuyện của Tiến sĩ Rupert Neudeck trong ngày Đại hội kỷ niệm 35 năm Cap Anamur do Ủy Ban Cap Anamur phối hợp với Hội Người Việt Tỵ Nạn Cộng Sản Hamburg tổ chức trước Tượng Đài Thuyền Nhân Tỵ Nạn CS tại cảng Hamburg ngày 09.8.2014. Câu nói của ông đã gây một ấn tượng thương quý mãnh liệt đối với hơn 3.000 (1) người Việt từ khắp nước Đức cũng như từ vài quốc gia lân cận đến tham dự buổi lễ? Đây cũng là câu nói để đời trong ngày sinh nhật 75 tuổi của ông và lần này có thể là lần tổ chức cuối cùng kỷ niệm Cap Anamur theo như Thông Báo của Ban Tổ Chức.
Một lần nữa cảng Hamburg lại tưng bừng đón tiếp một ngày tri ân và hội ngộ của người Việt khắp mọi tiểu bang trong rừng cờ vàng ba sọc đỏ tung bay giữa vùng biển trời lồng lộng để tưởng nhớ đến quê mẹ bên kia bờ đại dương. Đất trời cũng chìu lòng người nên những cơn mưa âm ỉ buổi sáng, những cơn gió mạnh, những đám mây đen vần vũ trên bầu trời cũng dần dần biến mất. Trời quang đãng dần và vầng thái dương bắt đầu chiếu những tia nắng ấm áp vào lòng người thật rộn ràng vui tươi khi bắt đầu buổi lễ vào lúc 14 giờ.

Cô MC Thanh Trúc với tiếng Đức lưu loát đã điều khiển linh động nhịp nhàng, vui nhộn trong suốt buổi lễ hoàn toàn nói tiếng Đức. Trong bài diễn văn chào mừng, Ông Nguyễn Hữu Huấn, Trưởng Ban Tổ Chức đã cảm ơn mọi người và giới thiệu thành phần quan khách đến tham dự. Trong đó có quý ông Dr. Hans-Jochen Jaschke, Giám Mục phụ tá Giáo phận Hamburg; ông Franz Muntefering, cựu phó thủ tướng (SPD); ông Dr. Philipp Rösler, cựu phó thủ tướng, cựu đảng trưởng FDP, hiện là Chủ tịch Diễn đàn Kinh tế Thế giới tại Thụy Sĩ; Ký giả Frank Alt, Giám Đốc chương trình truyền hình Baden Baden; ông Freimut Duve, thành viên quốc hội liên bang; Luật sư Burgkhard Müller-Söncksen, cựu thành viên quốc hội liên bang; Mục sư Roman Siewert, quản trị Nazareth Haus Nordeich; Dr. Hans-Christoph Müchler, Chủ tịch Hội con tàu bệnh viện Helgoland giúp Việt Nam; Bà Anne Wangnick, quả phụ của cố thuyền trưởng Rolf Wangnick tàu Cap Anamur; Dr. Werner Strahl, Chủ tịch Ủy Ban Cap Anamur; Till Gröner, quản trị chương trình Grünehelme; Dr. Med.Hans-Georg Tafel, cựu Bác sĩ cấp cứu trên tàu Cap Anamur và Bà Dr. Luise Druke LL.M. đại học Havard?

Về phía Việt Nam có sự hiện diện các vị lãnh đạo tinh thần của các tôn giáo: Linh Mục Vincent Maria Phạm Cao Quý (Roma); Mục sư Nguyễn Văn Hiếu (Nordhorn); Sư Cô Tuệ Đàm Nghiêm, (chùa Bảo Quang Hamburg); Bác sĩ Hoàng Thị Mỹ Lâm, Chủ tịch Liên Hội Người Việt tại CHLB Đức; ông Phùng Khải Tuấn, Chủ tịch Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam; ông Nguyễn Văn Rị, Chủ tịch Hội Người Việt TNCS Mönchengladbach; ông Phù Vân, Chủ bút báo Viên Giác; ông Lê Văn Hồng, Cộng Đoàn trưởng Công Giáo Hamburg; ông Nguyễn Thanh Hải và cô Phí Thị Lan Hương, đại diện Hội Danke Deutschland tại Berlin và một số người Việt từ các quốc gia khác đã được tàu Cap Anamur vớt từ năm 1979 đến năm 1986. Đến từ Hoa Kỳ có MC Ca Nhạc sĩ Nam Lộc, Đại diện cho Trung Tâm Asia và đài truyền hình SBTN; ông bà Dương Phục và Thanh Thủy, Giám Đốc đài phát thanh Việt Nam tại Texas, là những người đã từng tích cực phục vụ trên tàu Cap Anamur, phụ trách chương trình Boot People S.ỌS; các ông Nguyễn Thành Công và ông Võ Thành Nhân, phóng viên đài SBTN. Đến từ Canada có Nha sĩ Hoàng Đình Trí, Bác sĩ Trương Hữu Độ, Bác sĩ Trương Lâm Liễu Kim đại diện Liên Hội Người Việt Canada và bà Lâm Tuyết, Chủ tịch Ủy Ban Xây Dựng Viện Bảo Tàng Thuyền nhân tại Ottawả

Trong phần phát biểu của ông Hans-Jochen Jaschke, Đức Giám Mục đã nhấn mạnh đến khổ nạn chiến tranh đau thương ở Phi châu, Syrien, Palästina và đề nghị chúng ta cần phải có một chính sách về tỵ nạn. Tiếp theo là phần phát biểu của các cựu chính khách, trước hết ông cựu thủ tướng Muntefering ca tụng sự hội nhập thành công của cộng đồng người Việt.

Ông cựu phó thủ tướng Dr. Philipp Rösler, sinh trưởng tại Việt Nam, trong bài phát biểu ngắn gọn đã cảm ơn ông Neudeck đã cứu vớt thuyền nhân Việt Nam. Phải chăng vô hình chung ông đã thừa nhận gốc gác Việt Nam của mình.

Đặc biệt John Nguyễn Khánh Hưng (đảng FDP) một thanh niên trẻ thế hệ thứ hai, sinh trưởng tại Đức đã nói về sự hội nhập của người Việt vào xã hội Đức và hy vọng rằng những người trẻ tuổi cần giữ cả hai nền văn hóa và nên theo đuổi ngành chính trị để sau này có cơ hội giúp quê hương Việt Nam.
Qua thế hệ trẻ này và qua những tràng pháo tay nồng nhiệt của bà con khi đón tiếp cũng như khi ông Neudeck bước lên diễn đàn cũng đủ nói lên tinh thần biết ơn,- ngoài ơn cha mẹ, ơn quê hương tổ quốc, ơn Thầy Tổ, ơn chúng sanh,- chúng ta còn phải biết ơn những ân nhân đã cứu độ mình theo truyền thống của người Việt Nam và đó cũng là một trong tứ trọng ân mà Đức Phật đã dạy. Điều đó cũng có thể khẳng định rằng, sau này dù thế hệ thứ nhất của các bậc cha ông không còn có thể tổ chức những buổi lễ tri ân nữa thì những thế hệ con cháu kế thừa vẫn còn tiếp tục tổ chức những ngày hội ngộ và tri ân khác. Cũng chính vì lý do này và muốn lưu truyền lại những chứng tích lịch sử về sự hiện diện và thành quả của cộng đồng người Việt tỵ nạn trên khắp năm châu cho những thế hệ Việt Nam mai sau, nên mới có sự hiện diện của đại diện Ủy Ban Xây Dựng Viện Bảo Tàng Thuyền Nhân Canada đến tham dự; cũng như các đài truyền thanh truyền hình SBTN, Radio Saigon Houston, Radio Việt Nam Hải Ngoại? đến phỏng vấn và ghi trực tiếp những thước phim để trình chiếu và lưu giữ trong Viện Bảo Tàng Thuyền Nhân sau này.
Ngoài ra cũng có vài tiết mục văn nghệ ca, vũ có ý nghĩa liên quan đến ngày tri ân. Xuất sắc nhất là Ca Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Hamburg đã đồng ca hai bài quốc ca Đức-VNCH được rất nhiều người Đức ngưỡng mộ. Đây là lần thứ hai, cũng tại nơi này cách đây 5 năm trong buổi Lễ khánh thành Tượng Đài Thuyền Nhân Tỵ Nạn vào năm 2009, Ca Đoàn cũng đã hát bài quốc ca này.

Những chiếc áo dài Việt Nam thướt tha của các bà các cô tiếp viên, của các chị em trong Ca Đoàn Công Giáo, của người tham dự đã điểm tô thêm sắc màu đầy vẻ sinh động của một ngày lễ tại cảng Hamburg. Từ sáng sớm đài truyền thanh Hamburg đã loan tải nhiều lần bản tin về ngày lễ hội; và buổi tối đài truyền hình Đức cũng đã trình chiếu hình ảnh sinh hoạt ngày kỷ niệm 35 năm Cap Anamur. Trước khi khai mạc buổi lễ nhiều đài truyền thông đã phỏng vấn tại chỗ một số người đến tham dự. Họ đã kể lại những câu chuyện vượt biển đào thoát chế độ cộng sản bằng những chiếc thuyền nhỏ mong manh trong những chuyến hải hành kinh hoàng trên biển cả mênh mông, bất chấp bão tố, hải tặc dã man, dám đánh đổi cả mạng sống để tìm tự do. Họ rưng rưng nước mắt cảm ơn Tiến sĩ Neudeck, vì nếu không có ông, không có những chuyến tàu Cap Anamur nhân đạo cứu nguy trên biển thì giờ đây họ đã không còn cơ hội đứng đây để nói lời cảm ơn ông. Cảm ơn, nhớ ơn hay tri ân là những lời chân thành nhất phát xuất tự trong thâm tâm theo truyền thống của người Việt Nam.

Buổi lễ kỷ niệm 35 năm Cap Anamur tại cảng Hamburg kết thúc lúc 16 giờ, nhưng bà con vẫn còn lưu luyến ở lại để có dịp chụp hình lưu niệm với ông bà Neudeck, với các yếu nhân và nghệ sĩ Nam Lộc mà họ mến mộ.

Ban Tổ Chức đã phục vụ rất chu đáo: nước uống cho số khách mời bên trong, ẩm thực cho bà con người đến tham dự bên ngoài; một chiếc xe Bus do các anh Thượng và Phúc, tài xế xe Bus HVV Hamburg, chở những khách phương xa không thông thạo đường sá từ cảng Hamburg sau lễ buổi sáng về hội trường và từ hội trường về hai nơi ngủ đêm là Chùa Bảo Quang Hamburg ở Billstedt và Võ đường Taekwondo của Võ sư Thành Long ở Wandsbek sau đêm văn nghệ.
Đêm văn nghệ mừng đại hội 35 năm Cap Anamur bắt đầu vào lúc 19 giờ tại hội trường Đại học Quân đội Helmut-Schmidt Universität tại Hamburg-Jenfeld.
Cứ ngỡ số người tham dự sẽ ít đi rất nhiều vì bà con ở các nơi xa sẽ trở về nhà hay về chùa Viên Giác tại Hannover để tham dự đại lễ Vu Lan và Lễ Hội Quán Âm khánh thành tượng Quán Âm lộ thiên cao 8 mét và như thường lệ cũng có chương trình văn nghệ miễn phí với ca sĩ đến từ Hoa Kỳ được tổ chức cùng ngày. Nhưng số lượng khán giả đến dự đêm văn nghệ ngày càng đông chật cả hội trường trên con số 7-800 như anh chị em trong Ban Tổ Chức dự trù.
Nhóm MC Mỹ Lệ, Minh Mẫn, Thanh Hương và Đức Hiếu đã điều hợp sinh động chương trình đêm văn nghệ. Sau phần nghi thức chào cờ và mặc niệm như thường lệ, ông Lê Ngọc Tùng, Chủ tịch Hội Người Việt TNCS Hamburg, đại diện Ban Tổ Chức lên chào mừng quan khách.

Tiếp đến là lời cảm tạ của ông bà Neudeck trước những tràng pháo tay nồng nhiệt của thuyền nhân Việt Nam tham dự bên trong và bên ngoài hội trường. Ông là một vị ân nhân, một vị Bồ Tát đã cứu sống và ban cho họ một cuộc sống bình an trên xứ sở tự do đầy nhân bản và tình người. Một bó hoa cho bà- người đàn bà đã cùng ông hy sinh cả cuộc đời trong nhiều công tác từ thiện không biên giới. Hết sáng lập Ủy Ban Cap Anamur rồi đến tổ chức Hội Mũ Xanh (Grünehelme ẹV.), ông bà vẫn luôn dũng mãnh hiến thân phục vụ cho hạnh nguyện cứu đời.

Cùng với lý tưởng đó, là phần phát biểu của các ông Tiến sĩ Werner Strahl; cũng như ông Till Gröner, Hội Mũ Xanh (Grünehelme ẹV.) Qua sự trình bày của các yếu nhân nói trên thì sự hình thành một con tàu cứu người vượt biển, thành lập Ủy Ban Cap Anamur với những hoạt động cứu người đều tiến triển theo từng làn sóng người Việt vượt biển từ năm 1979 cho đến năm 1986. Con số 11.300 thuyền nhận được vớt và được chính quyền Cộng Hòa Liên Bang Đức tiếp nhận vào định cư quả là một cuộc vận động liên tục đấu tranh không ngừng của nhiều giới chức và báo chí?
Những hình ảnh thân ái, những lời tường trình về quá trình cứu người vượt biển đã làm cho những người hiện diện trong ngày lễ thêm xúc động. Nhìn vóc dáng gầy yếu của vị ân nhân với tuổi đời 75 còn gánh thêm những công tác thiện nguyện trĩu nặng trên vai; bà con đều thấy xót xa thương cảm. Họ luôn cầu nguyện cho ông bà được nhiều sức khỏe để còn cơ hội tham dự những ngày lễ tri ân và hội ngộ ấm cúng đầy tình nghĩa và tình người như hôm nay.
Ban Tổ Chức đã gây bất ngờ cho ông bà Neudeck khi trao tặng cho ông bà chi phí một chuyến về thăm quê cũ tại Danzig (Ba Lan) mà hầu như từ lâu ông bà chưa về và chưa dành thì giờ cho cuộc sống riêng tư của mình.

Mục sư Roman Siewert cũng trình bày công tác thiện nguyện của ông giúp đỡ cho hơn mấy ngàn người Việt ngay từ khi họ mới đến định cư tại Norden.
Tiết mục đầy tình nghĩa trong đêm nay là Ban Tổ Chức đã trao tặng số tiền của người Việt tỵ nạn khắp nơi ủng hộ cho ngày tổ chức 35 năm Cap Anamur Được. Sau khi Ban TC kết toán chi thu đã chuyển cho ông Neudeck (cho UB Cap Anamur và Hội Mũ Xanh) còn thừa lại đã tạm kết toán là 4.500? và nhóm Ẩm Thực cũng trao tặng số tiền cả vốn lẫn lời là 5.000 ? cho ông Neudeck để ủng hộ cho công tác thiện nguyện của Hội Mũ Xanh. (Sau khi kế toán tổng số tiền 11.660 ? trong đó 5.500 ? của Ban TC và 6.160 ? của nhóm ẩm thực). Ban Ẩm Thực đã quy tụ một số anh chị em (Dũng-Ngôn, Linh-Phát, Tám-Nguyệt, Hồng-Hà, Trọng-Thoả và một số người thiện nguyện khác) bỏ công sức và tài vật trong suốt một thời gian dài để chuẩn bị cho ngày lễ. Với số lượng quan khách đông đảo như vậy, Ban Ẩm Thực đã phục vụ chu đáo, đầy đủ cho mọi người; đó một điều đáng thán phục.

MC Nam Lộc, đại diện cho Trung Tâm Asia ngỏ lời chào mừng và ca tụng sự thành công của Ban Tổ Chức từ hình thức đến nội dung buổi tri ân ông Neudeck và Ủy Ban Cap Anamur đầy tình nghĩa ấm cúng. Sau khi tham dự buổi họp báo phỏng vấn ông bà Neudeck tại phòng riêng bên cạnh, Nam Lộc hát tặng bà con bài hát ?Sàigòn vĩnh biệt? do anh sáng tác cách đây 39 năm với giọng ca bùi ngùi truyền cảm.

Bà Lâm Tuyết, Chủ tịch Dự Án Xây Dựng Viện Bảo Tàng Thuyền nhân cũng trình bày sự hình thành và sự tiến triển của chương trình này. Bà và vị đại diện Liên Hội Người Việt Canada cũng đã trao tặng món quà lưu niệm cho ông Neudeck-Ủy Ban Cap Anamur và quà lưu niệm cho Ban Tổ Chức-Hội Người Việt TNCS Hamburg.
Kế tiếp là các tiết mục văn nghệ mà khán giả đang nóng lòng chờ đợi. Anh Bùi Văn Thành, Phó Chủ tịch Hội Người Việt TNCS Hamburg, Trưởng Ban Văn nghệ, với tinh thần trách nhiệm đã khổ công làm việc vất vả hơn mấy tháng trời mới quy tụ được những giọng ca, những ban ca vũ từ các nơi xa đến đóng góp.
Nhí nhảnh và vô tư là các cháu trong nhóm thiếu nhi Cộng Đoàn Công Giáo Hamburg qua màn vũ ?Trống cơm?; cũng như màn hợp ca ?Bốn phương họp mặt? của nhóm thiếu nhi Liên Đoàn Hướng Đạo Hoa Lư. Sôi động và đầy ý nghĩa khích động tinh thần chống giặc ngoại xâm hiện tại là hoạt cảnh ?Triệu Trinh Nương? của nhóm múa Ngân Tuyền Hamburg. Màn này tuy đã được trình diễn vài lần, nhưng vẫn được khán giả hâm mộ.

Nhóm MC cũng đóng góp màn hoạt cảnh ?Đêm chôn dầu vượt biển? để khán giả nhớ lại những nỗi âu lo, nhọc nhằn, chịu đựng khi tìm cách vượt thoát chế độ vô nhân của cộng sản Việt Nam. Duyên dáng, đẹp đẽ, trẻ trung là những màn ca múa của Ban Văn Vũ Điểm Sáng đến từ Darmstadt. Bất cứ trình diễn nơi nào, Ban Văn Vũ Điểm Sáng cũng được khán giả ái mộ.

Mới lạ và đặc biệt xuất hiện lần đầu tiên tại Hamburg là Ban Tứ Ca Frankfurt với những giọng ca đầy cảm xúc đã trình diễn sinh động qua các nhạc phẩm ?Triệu con tim?, ?Bên em đang có tả của Trúc Hồ. Ban Tứ Ca cũng đã diễn đạt tròn đầy tinh cảm ngọt ngào qua nhạc phẩm ?Đàn con nhớ mẹ? của Quốc Bình sáng tác và hòa âm, trình diễn đúng trong mùa Vu Lan Báo Hiếu.

Đặc sắc nhất là cháu Michael Chung, 14 tuổi, với bài ?Geboren um zu leben?, em đã ca diễn bằng một giọng hát thật tuyệt vời điêu luyện, có rất nhiều tương lai trong nền âm nhạc. Ngoài ra còn có những tài năng và giọng ca khác đóng góp như Bích Phượng (Frankfurt); Mỹ Duyên, Anh Dũng; Mai Phương, Jenifer HD, Liên Đoàn Hướng Đạo Hoa Lư và Ca Đoàn Công Giáo (Hamburg); Thy Kim (Mönchengladbach); Ngọc Ân (Hòa Lan); Lê Hùng (Bremenhaven).

Ban nhạc ?Cát Bụi? đã từng sát cánh với Hội Người Việt TNCS Hamburg trong những buổi lễ hội, nay lần nữa lại hết mình cống hiến tài năng để mong làm vừa lòng giới mộ điệu. Tuy nhiên vì trời đã khuya, một số khán giả ra về do những bài phát biểu quá dài chiếm mất thời lượng của phần văn nghệ nên họ không còn hào hứng nữa. Dù vậy Ban nhạc vẫn tưng bừng sôi động với các giọng ca quen thuộc như: Đức Phong qua các nhạc phẩm (Không, Thao thức anh về, Tàn tro, Hãy nhìn lại mình); Lê Hà (Những lời mê hoặc, Tình đẹp như mơ, Những bước chân âm thầm, Vết thương cuối cùng); Nhan Sáu (Xin thời gian qua mau, Xót Xa); Ngọc Đỉnh (Anh là ai?); Đức Tuấn (Tình đời nghệ sĩ, Bao giờ em mới hiểu); Kim Nhung (Ngàn năm vẫn đợi, Để nhớ một thời ta đã yêu, Chuyện thường tình thế thôi); Thanh Loan (Bài ca kỷ niệm, Sầu tím thiệp hồng, Sẽ không bao giờ hết); và Jay Trí (Closer, Dance With Somebody, Careless Whisky, Move Like Jacker).

Đêm văn nghệ kết thúc vào nửa khuya ngày lễ kỷ niệm 35 năm Cap Anamur- ngày hội ngộ và tri ân Ủy Ban Cap Anamur và chính quyền cùng nhân dân Đức đã mở rộng vòng tay nhân đạo tiếp nhận, giúp đỡ, bảo bọc người tỵ nạn từ mấy mươi năm qua.

Cảm ơn Ủy Ban Cap Anamur, cảm ơn Hội Người Việt TNCS Hamburg đã kết hợp tổ chức thành công một ngày lễ thật sống động, thật chu đáo cho cộng đồng người Việt gần xa có dịp gặp gỡ, sống lại những kỷ niệm vui buồn từ mấy mươi năm qua; đặc biệt thấy được cộng đồng đã lớn mạnh và có một đời sống thật an lành trên quê hương mới và để thấy rõ thế hệ thứ hai đã hội nhập thành công về kỹ thuật, xã hội, văn hóa, kinh tế và có thể từng bước tiến thân về chính trị. Đó là niềm vui, cũng là niềm hãnh diện khi chia tay nhau và hẹn một ngày tái ngộ không xa...

: Tường thuật buổi lễ kỷ niệm 35 Năm Cap Anamur tại Hamburg ngày 09.8.2014

1. Báo Bild Zeitung ngày 11.8.2014



Phù Vân


Mục Lục


6. Hai Lúa Đi Mỹ


Nguyễn Quý Đại



Chúng tôi "Hai Lúa" cũng như nhiều người thích du lịch đến Mỹ qua những tiểu bang khác nhau, nhưng phần lớn họ đến California vì nơi nầy có nhiều người Việt sinh sống, thời tiết thích hợp hơn cho người Á Châu. California từ Bắc đến Nam có nhiều phong cảnh đẹp, sinh hoạt của người Việt ở Little Sàigòn, San Jose luôn đậm nét quê hương. Có nhiều phong cảnh đẹp như: Lake tahoe, Josemite, San Francisco, San Diego, Seaworld, Las Vegas, Hollywood, Disneyland?
Theo thống kê năm 2013 người Việt ở Mỹ hơn 1,724.508 người, đông nhất California từ năm 2010 có hơn 834,635 người. Sau đó là Texas 396,522 người.
Người Việt đến định cư tại Mỹ có thể chia ra 3 thành phần

1/ Số người đến định cư từ sau 30.4.1975.

2/ Đoàn tụ gia đình từ năm 1979 Orderly Departure Program, viết tắt là ODP Chương trình Tái Định cư Nhân đạo (Humanitarian Resetlement Program, viết tắt là HR là một chương trình của Hoa Kỳ cho phép người Việt Nam tỵ nạn nhập cảnh vào Hoa Kỳ sau cuộc chiến tranh Việt Nam kết thúc, dưới sự hỗ trợ của Cao ủy Liên Hiệp Quốc về người tị nạn.

-Diện con lai Amerisians

-Diện HO năm 1990 (Humanitarian Operation), là chương trình tái định cư đặc biệt cho tù nhân được phóng thích từ các trại tập trung cải tạo). Quân nhân, công chức VNCH nếu bị tập trung cải tạo từ 3 năm trở lên được di dân tới Hoa Kỳ. Bà Khúc Minh Thơ, người sáng lập Hội Gia Đình Tù Nhân Chính Trị Việt Nam, và cũng là ân nhân của hàng trăm ngàn gia đình tù cải tạo mà chúng ta hay gọi là gia đình H.O.

- Diện U11 là các cựu nhân viên chính phủ Hoa Kỳ, diện V11 là các cựu nhân viên của công ty tư nhân hoặc tổ chức của Hoa Kỳ.

3/ Sinh viên du học từ Việt Nam và các thành phần kết hôn.

Chúng tôi đến Mỹ nhiều lần, mỗi chuyến đi đều có nhiều kỷ niệm buồn vui, những tấm hình đẹp được lưu giữ trong album gia đình hay trong Computer, lúc rảnh rỗi xem lại để thấy tóc mình bạc màu theo thời gian ?Tôi muốn ghi lại những thành phố mình đã đi qua, với những phong cảnh hữu tình, đất rộng tài nguyên thiên nhiên phong phú. So với Âu Châu nơi có nền văn hóa lâu đời, nhưng đất hẹp nhà cửa đắt đỏ, tài nguyên thiên nhiên khô cằn.
Giấc mơ Mỹ ?American Dream? của người Việt là cuộc sống tự do và sự mưu cầu hạnh phúc, mỗi người có cơ hội theo khả năng hoặc thành tựu của mình, có nhà to cửa rộng, có xe, với sự nghiệp vững bền ?Người Việt thế hệ thứ nhất vất vả vì lập nghiệp với đôi bàn tay trắng, nhiều người phải làm nhiều giờ, đôi khi làm 2 việc để có thêm tiền trả tiền trường cho các con, vì các đại học ở Mỹ phải trả tiền học phí rất cao, đôi khi phải giúp cho gia đình thân nhân bên quê nhà, nghề làm Nail ở Mỹ thịnh hành, phần lớn là của người Việt Nam làm chủ, nhưng chắc chắn thế hệ thứ 2 không làm cái nghề nầy dù có nhiều tiền. Bậc cha mẹ người Việt hy sinh cho con cháu vô bờ bến, thời gian về hưu không phải để hưởng nhàn tuổi già, nhưng dành thì giờ cho các cháu nội ngoạỉ
Thế hệ gọi là 1.5 sinh ở VN, trưởng thành ở Mỹ rất thành công tham dự vào chính quyền với các chức vụ như: dân biểu, tướng, tá trong quân đội, nghị viên hay thị trưởng nói rành tiếng Việt vì họ còn gắn bó với những kỷ niệm từ quê hương bỏ lại. Thế hệ thứ hai như người bản xứ phần lớn nói tiếng Việt không rành, nhưng trong những sinh hoạt cộng đồng, về văn hoá, biểu tình đòi hỏi tự do dân chủ cho Việt Nam, hay chống Tàu xâm chiếm biển đảo của VN cũng còn nhiều giới trẻ tham dự.

Khởi đầu chúng tôi đi từ Houston qua những thành phố của các tiểu bang New Orlans, Miami, Orlando, Jacksonville, Savannah, South-North Carolina, Washington DC, Alantic, Philadelphia, New York, sau đó đến Canada thăm Quebec, Montreal, Ottawa, Toronto, Niagara falls, cuối cùng trở lại USA qua Buffalo Cleveland, Columbus, Ohio, Kentucky, Nashville, Memphis, Little Rock, Arkansas, Dallas?. Mỗi tiểu bang có luật lệ riêng và thành phố có những nét đặc thù theo lịch sử. Chúng ta không xa lạ với xứ cao bồi (cowboy) cưỡi ngựa là tiểu bang Texas.

Tiểu bang Texas ở miền Nam và Tây Nam Hoa Kỳ. Thủ phủ: Austin và các thành phố lớn là: Houston, San Antonio, Dallas, Austin, Fort Worth, El Paso. Đây là tiểu bang lớn thứ hai của nước Mỹ về diện tích (sau Alaska) và dân số (sau California). Khí hậu cận nhiệt đới ẩm, là tiểu bang được đánh giá là dễ sống, 5 thành phố phát triển phồn thịnh nhất Hoa Kỳ thì Texas đã chiếm hết 3 thành phố đó là: Austin, Dallas và Houston.
Texas được xếp hạng cao về môi trường làm ăn thuận lợi, theo bảng xếp hạng công bố trên tạp chí ?Best and Worst States for Business?, dựa trên thăm dò ý kiến của 500 vị Tổng giám đốc CEO trên toàn quốc, 10 năm qua Texas liên tục dẫn đầu, là nơi dễ phát đạt nhất cho các công ty, hãng xưởng, cơ sở thương mại. Texas Enterprise Fund (TEF ? với tôn chỉ thu hút các công ty dọn về Texas) mời chào không kém phần hấp dẫn khác. Trong khi đó, California, New York và Illinois vẫn là những tiểu bang khó làm ăn phát triển.

Texas là một trong bảy tiểu bang không đánh thuế thu nhập cá nhân. Tính trung bình, mỗi người dân Texas hằng năm trả $3,500 tiền thuế các loại, bao gồm thuế địa phương, tiểu bang, lẫn liên bang. Trong khi đó, California thu thuế của mỗi người dân $4,900 / năm. New York phải nộp thuế đủ loại lên đến $7,400 mỗi người hằng năm. Mức sống và nhất là giá nhà cửa tại Texas không đắt đỏ. Nếu một căn nhà tại Los Angeles trị giá trung bình 500.000 USD. thì tại Houston rẻ hơn phân nửa. Tuy nhiên tiền thuế đất ở Houston đóng 3% bên California chỉ đóng 1% bởi vậy nhà càng lớn thì trả thuế càng nhiều. Vì nhà rẻ có công việc làm nên số người di cư về Houston càng nhiều hơn,

Chúng tôi đến Houston 3 lần: vào tháng 8 mùa hè nắng cháy, tháng giêng trong dịp Tết Việt Nam trời lạnh và tháng 4 và 5 thời tiết dễ chiụ hơn. Sống ở Âu Châu quen thời tiết giá lạnh của mùa đông nên sang Houston cuối xuân rất thích hợp. Houston là thành phố lớn nhất của tiểu bang Texas và là thành phố lớn thứ tư của Hoa Kỳ. Thành phố này có diện tích hơn 1.600 km². Houston nổi tiếng với công nghiệp năng lượng, sản xuất hóa chất lọc dầu lớn nhất thế giới và ngành không gian. Houston có Trung tâm Y khoa Texas (Texas Medical Center) nổi tiếng và các học viện nghiên cứu chăm sóc sức khỏe. Đại học Houston lớn nhất trong vùng Vịnh với trên 56.000 học sinh, trung tâm không gian NASA (National Aeronauties & Space Adminstration) chuyên nghiên cứu về vũ trụ và thực hiện nhiều chuyến thám hiểm ngoài không gian, tổng hành dinh của những vụ phóng phi thuyền con thoi vào vũ trụ, có rất nhiều nhà khoa học, kỹ sư, chuyên viên là người Việt Nam làm việc trong nhiều lĩnh vực khác nhau.
Ngày nay Houston phát triển mạnh có nhiều trung tâm thương mãi lớn của người Á Châu như: Hong Kong 1,2,3 và 4. và nhiều khu phố sầm uất, nhiều quán ăn của người Việt rất đa dạng. Các tiệm Nail, hớt tóc phần lớn do người Việt làm chủ. Nhìn chung sinh hoạt của Cộng Đồng Người Việt Nam hội nhập tốt đẹp. Chùa, nhà Thờ của người Việt Nam xây dựng rất đồ sộ và tráng lệ. Có 35 cái Chùa, Thiền Viện, Tịnh xá ở Houston, Sugarland và vùng phụ cận. Sinh hoạt của Công giáo và Tin Lành có nhiều giáo xứ với 13 cái nhà Thờ của người Việt Nam do giáo dân đóng góp. (Vùng north 45 thì có nhà thờ La Vang, vùng 290 thì có giáo xứ Đức Mẹ Lộ Đức, south 45 thì có giáo xứ các Thánh Tử Đạo, 59 south (khu southwest/bellaire) thì có giáo xứ Ngôi Lời Nhập Thể). Chính nhờ sự đóng góp của giáo dân người Việt mà những ngôi đền thờ trở nên rực sáng và tràn đầy sức sống, ở Đức kitô hữu đi làm đóng thuế hàng tháng cho nhà thờ Kirchensteuer/ Church tax, nên không có việc quyên góp xây nhà thờ. Người Việt ở Âu Châu không có giáo xứ riêng. Cộng đoàn Việt nam có trung tâm sinh hoạt riêng, nhưng thánh lễ đầu tháng tại các nhà thờ của người bản xứ.

Lễ Phục sinh vừa qua chúng tôi dự thánh lễ tại nhà thờ Giáo Xứ Ngôi Lời Nhập Thể tọa lạc trên khu đất rộng, ngoài nhà thờ còn có hội trường và các phòng sinh hoạt đầy đủ tiện nghi, bãi đậu xe lớn chung quanh. Nhà thờ Đức Mẹ La Vang cao lớn rộng rãi vào mùa hè, trước và sau thánh lễ có một số giáo dân bán sản phẩm cây nhà lá vườn như rau trái ?Nhà thờ ở Houston với lối kiến trúc tân thời trong khi nhà thờ ở Âu Châu phần lớn với đường nét cổ kính.
Những ngôi chùa của người Việt cũng khang trang, lộng lẫy có một ít tăng sĩ từ trong nước ra làm trụ trì?Những nhà Thờ, Chùa to lớn đều do Giáo dân, Phật tử đóng góp đến tiền triệu triệu để xây dựng, chứng tỏ đời sống càng phát triển về thương mại thì phần phục vụ tâm linh càng cao. Những ngôi chùa lớn nhưng không có nhiều chư tăng, là dấu hiệu thiếu nhân sự có thể trong tương lai chùa, nhà thờ, sẽ thiếu người phục vụ. Khoa học phát triển ngược lại thiếu người đi tu, trường hợp thiểu số tu sĩ từ trong nước ra vì ảnh hưởng đời sống trần tục của ?đỉnh cao trí tuệ XHCN? có khá nhiều bất đồng, như không muốn treo cờ Vàng 3 sọc đỏ là biểu tượng cho Tự Do của Người Việt hải ngoại hay sử dụng lá cờ vàng với tính cách tài chánh? nên nhiều người gọi các tu sĩ đó là ?sư hay cha quốc doanh?.
Dallas được thành lập năm 1841 diện tích 997,1 km² là thành phố đông dân thứ ba của tiểu bang Texas, sau Houston và San Antonio dân số 1,2 Millionen, được thành lập từ năm 1856. Dallas phát triển nhờ có trung tâm viễn thông, công nghệ Computer, ngân hàng, trung tâm công nghiệp dầu khí và bông vải, có sân bay Quốc tế Dallas-Forth Worth..
Cố TT John F. Kennedy (1917-1963) là vị tổng thống thứ 35, Kennedy bị ám sát ngày 22.11.1963 ở Dallas gần ngã tư đường Houston và đường Elm. Thủ phạm Oswald núp ở cửa sổ lầu 6 của kho sách bắn trúng đầu TT. Kennedy (cố TT Ngô Đình Diệm bị giết ngày 01.11.1963). Ngoài ra Dallas nỗi tiếng qua việc sản xuất loạt phim truyền hình. Dallas không có núi, không có sông ngòi dẫn ra biển, nhưng hệ thống vận chuyển nhờ tàu lửa.

San Antonio diện tích 1067km², dân số hơn1,3 triệụThành lập năm 1718 là thành phố lớn thứ hai của tiểu bang Texas và là thành phố lớn thứ 7 ở Hoa Kỳ. Nằm trên vùng phía bắc của miền Nam Texas, thành phố này là một cửa ngõ văn hóa vào vùng Tây Nam Hoa Kỳ. San Antonio được đặt tên theo một vị thánh người Bồ Đào Nha là Thánh Antôn thành Padova, có ngày hội vào thời điểm (13 tháng 6) một đoàn thám hiểm Tây Ban Nha dừng lại ở khu vực này vào năm 1691. Hàng năm có khoảng 20 triệu du khách tới thăm, đẹp nhờ có dòng sông. River Walk, buổi chiều ngồi trên thuyền gió sông mát mẻ, về đêm ăn tối nhìn ánh đèn màu lung linh trên bờ tuyệt đẹp. Muốn nhìn quang cảnh bao la của thành phố thì lên tháp cao 228,6 m, du khách lên bằng cầu thang máy chỉ mất 42 giây lên tới tầng cao 184,4m.
San Antonio có Trung tâm nghiên cứu Y tế lớn duy nhất ở vùng Nam Texas, cũng là nơi có bảo tàng nghệ thuật hiện đại đầu tiên, thành Alamo ?Có nhiều đơn vị quân đội đóng quân, ở Fort Sam Houston, Căn cứ không quân Lackland, (trước 1972 sĩ quan không quân VNCH một phần lớn được đào từ căn cứ nầy), Từ San Antonio có thể đi sang Mexico, vì lý do an toàn lưu thông hãng bảo hiểm xe không chịu trách nhiệm, nên chúng tôi phải bỏ cuộc.

Texas đất rộng mênh mông, hai bên xa lộ là những cánh đồng cỏ xanh tươi, những đoàn bò ung dung gặm cỏ, những người chăn bò đội mũ rộng vành cưỡi ngưa., nông trại người ta dùng máy bay để xịt thuốc rầy? những biệt thự nghỉ mát của những tỷ phú đẹp lộng lẫy và thơ mộng hữu tình.
Đến Houston đầu hè, hoa lá nở đẹp xanh tươi mơn mởn, chúng tôi thưởng thức được món Craw fish tươi luộc ăn rất đậm đà, thơm ngon. Đi tắm biển Galveston, khoảng cách như Sài gòn đi Vũng Tàu, tuy biển không đẹp vì khá nhiều rong rêu, sóng cao khó bơi nhưng cuối tuần nhiều người đến hưởng gió biển, để tâm hồn được thảnh thơi sau một tuần làm việc mệt nhọc. Phần lớn người Mỹ mập vì ăn qúa nhiều fast food, uống coca cola, trời nóng ở Đức dọc theo hồ, bờ sông người ta có thể uống bier tự do, nhưng ngược lại bên Mỹ thì cấm, cảnh sát tuần tra ai vi phạm sẽ bị phạt 200$. Buổi trưa trời nóng ăn gà, cá nướng mà uống nước suối mất đi một phần hương vị, nhưng ?nhập gia phải tùy tục?, nhiều Restaurant không có giấy phép bán bier?

Bãi biển như ở Houston, Miami, Fort Lauderdale ?trời nóng, nhiều thiếu nữ xinh đẹp phơi nắng, nhưng không để ngực trần hay có những khu khỏa thân như ở Đức. Trong những ngày ở Houston chúng tôi chân thành cảm ơn cậu mợ Văn- Băng, các anh chị: Tuấn-Nga, Kỳ-Hạnh,Thục-Điệp đã đón tiếp trong tình thương gia đình thật đầm ấm khó quên, cảm ơn tiến sĩ Mai Thanh Truyết đã tặng tác phẩm biên khảo về Việt Nam tương lai: Những việc cần phải làm?.

Phóng sự: Chợ chồm hổm của người Việt ở Houston

http://www.youtube.com/watch?v=V9VUpqQLfoI

Mời đọc giả, đọc tiếp phần 2 với hành trình trên 10.000 km

Vietnamese population, 2013 : 1,724,508

TOP 10 STATES WITH LARGEST VIETNAMESE POPULATION: 2010
1 California 834,635
2 Texas 396,522
3 Washington 75,415
4 Florida 71,831
5 Virginia 60,510
6 Georgia 52,866
7 Massachusetts 46,503
8 Pennsylvania 42,503
9 New York 30,556
10 Louisiana 29,747


Nguyễn Quý Đại


Mục Lục


III . Hộp Thư Toà Soạn ___________________________________________________



Nguyệt San Giao Muà xin cám ơn những thân hữu đã dóng góp bài vở cho Nguyệt San Giao Muà số 149 . Một số bài khác sẽ được đăng dần vào số tới. Mong mỏi sẽ nhận được những sáng tác của các bạn bốn phương để cho Nguyệt San Giao Muà thêm phần hương sắc trong tương lai.

Mục Lục


Thể lệ để nhận Nguyệt San Giao Muà: 1) Để vào danh sách của NSGM (subscribe), xin gửi email về GiaoMua@hotmail.com
2) Để rút ra danh sách của NSGM (unsubscribe), xin gửi email về GiaoMua@hotmail.com
3. Mọi chi tiết, thể lệ, thắc mắc, xin gửi về: GiaoMua@hotmail.com 4. Mọi bài vở, đóng góp, xin gửi về: GiaoMua@hotmail.com Nguyệt San Giao Muà Homepage: http://www.GiaoMua.com Thể lệ gửi bài cho Nguyệt San Giao Muà: Mong bạn gửi Bài cho GM theo cách này là tốt nhất : 1. Dùng mẫu chữ Vietnet (VIQR) hay Unicode 2. Viết Hoa chữ đầu của bài và bút hiệu. Ví dụ: Giọt Mưa Trên Lácủa NS Phạm Duy 3. Gửi bài ngay trong email (không kèm file), để cho BBT khỏi mất công download xuống để đọc 4. Gửi tất cả các bài trong 1 tháng 1 lần trong1 email, nếu tiện. 5. Bài vở xin gửi đến trước ngày 25 mỗi tháng 6. Mọi chi tiết, thể lệ, thắc mắc, xin gửi về: GiaoMua@hotmail.com Cám ơn bạn rất nhiều, vì nhân sự có hạn, BBT không thể ngồi đánh máy lại từng đề bài hay bút hiệu.

Địa Chỉ Liên Lạc:

Nguyệt San Giao Muà
P.O . Box 378
Merrifield, Virginia 22116
USA

Trang Nhà 

Web Counters
Web Site Hit Counter

Copyright 2002 by Giao Muà e-magazine and respective authors