Số 150
Ngày 1 tháng 10 năm 2014
Nguyệt San Giao Mùa
P.O. Box
378
Merrifield, Virginia
22116
USA
Thư Ngỏ
Tháng Mười , mùa Thu đẹp đang đến với chúng ta, trong sắc màu lá úa còn vương vấn trên cành, trong sắc màu lá khô chết rơi rụng dần trên hè phố hay trên lối vắng trong rừng sâu núi thẳm. Hết một đời lá, thế mà hồn Thơ chúng ta bỗng trẻ lại, sống lại niềm rung cảm bồi hồi.
Tháng Mười, mùa Thu mộng mơ đang đến với chúng ta, phụ nữ làm dáng với váy áo, khăn quàng cổ đi trong nắng mùa Thu dịu dàng.
Tháng Mười, mùa Thu cũng gợi nhớ đất trời của quê hương trên những cánh đồng lúa chín, mùa Thu có nếp Hoa vàng.
MÙA THU CÓ NẾP HOA VÀNG.
( Cảm tác theo "Nếp Hoa Vàng, Xôi Hoa Cau" của Phạm Tự Trọng.)
Về huyện Hải Hậu tỉnh Hà Nam,
Ngày mùa gặt hái nếp Hoa Vàng,
Tháng Mười trên cánh đồng lúa chín,
Mùa Thu theo mây trôi lang thang.
Hạt giống gieo trồng từ tháng Năm,
Nắng gío ru hạt giống nảy mầm,
Sự sống lớn lên từ lòng đất,
Nơi kiếp người về cõi trăm năm.
Có lẽ vì mùa Thu mộng mơ,
Loại nếp này cũng đẹp như thơ,
Bông nếp non phấn màu vàng sậm,
Nếp Hoa Vàng ngày xưa tiến Vua.
Nếp sẽ đồ xôi gĩa bánh giày,
Chiếc bánh dẻo thơm dễ dính tay,
Bánh tròn như mặt trời cổ tích,
Cám ơn người xưa có bánh này.
Từ cánh đồng về hạt lúa thơm,
Đều tay gĩa cốm, nếp ngon ngon,
Hạt đòng đòng hãy còn ngậm sữa,
Ân tình như sữa mẹ nuôi con.
Nếp cái Hoa Vàng không dễ mua,
Nấu rượu tặng nhau để làm qùa,
Hay gói bánh chưng ba ngày Tết,
Miếng bánh chưng mùi nếp đậm đà.
Nếp đem đồ xôi, nếp trắng trong,
Lấm tấm điểm những hạt đậu xanh,
Ai gọi "Xôi Hoa Cau" dân dã ?
Ăn miếng xôi thấm tình quê hương.
Dù đi đâu về đâu. Người ơi !
Nếp Hoa Vàng vẫn theo chân người,
Với mùi đất cũ, quê hương cũ,
Ruộng lúa thơm hương nếp tháng Mười.
Nguyễn Thị Thanh Dương
Ban Biên Tập Giao Muà
Bài vở trên Giao Muà là do các tác giả gửi đăng và Giao Muà không chịu trách nhiệm về nội dung. Muốn xin trích đăng lại, xin liên lạc với GiaoMua@hotmail.com.
I . Thơ _______________________________________________________________________
1. Thu Quyến Rũ | ______Triều Phong ĐẶNG ĐỨC BÍCH | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
2. Khấn Mỵ Châu | ______ Phạm Minh Giắng | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
3. Hiu Hắt Đèn Khuya | ______ Hàn Thiên Lương | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
4. Thu Buồn Gửi Huế Vào Mơ | ______ Đông Hòa | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
5. Anh Quá Khứ | ______ Nguyễn Thị Thanh Dương. | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
6. Tình Xa | ______ Dạ Lan | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
7. Phận Em... | ______ Jacaranda | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
8. Nhìn Thu Lá Rụng Nhớ Người Tôi Thương | ______ Song An Châu | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
9. Ngăn Ngắt. Khúc Âm Tiêu |
______Chu Thụy Nguyên 10. Nhắc Em |
|
______Quỳnh Đỏ | 11. Lữ Khách Hỡi! Anh Là Ai? |
|
______ Tình Hoài Hương | 12. Nợ Chim Tiếng Hót ... |
|
______Sông Cửu | 13. Hoa Mắt |
|
______Trần Thành Mỹ |
14. Tháng Chạp Về Cali ,. Mời Anh Chén Rượu |
|
______
Nguyễn Đông Giang |
15. Tình Nắng |
|
______ Trần Huy Sao |
16. Khắc Khoải |
|
______ Chung Thủy |
17. Tạm Bợ |
|
______Sông Trà |
18. Mấy Mùa Lá Bay |
|
______Nguyệt Vân |
19. Trong Cõi Thu Mưa |
|
______ Trần Đan Hà |
20. Tiển Người Đi |
|
______ Nam Thảo |
21. Về Đi Em |
|
______ Mạc Phương Đình |
22. Mưa |
|
______ Vành Khuyên |
23. Thăng Ca 1 |
|
______ HồChíBửu |
24. Vào Thu |
|
______ Vân Hà |
25. Đà Lạt Tháng 9 Mưa Nguồn |
|
______ Tuyền Linh |
|
II . Văn _______________________________________________________________________
1.Kẻ Bị Phụ Tình ___________ Nguyễn Thị Thanh Dương | 2. Hiến Chương Tình Yêu (truyện dài nhiều kỳ) ___________ Tình Hoài Hương |
3. Người Đi Về Đâu ___________ Vành Khuyên |
4. Căn Nhà Sau Cửa Biển (truyện dài) ___________ Phan Thái Yên |
5. Lê Lợi đánh thắng quân Minh: ___________ Triều Phong Đặng Đức Bích |
IIỊ Giới Thiệu - Tin Tức Văn Học Nghệ Thuật __________________________________________________
1. MỚI HÔM QUA THÔI - Nhạc Võ Tá Hân _______ Giao Mùa |
IV. Trả Lời Bạn Đọc__________________________________________________
1. Nhắn Tin/Trả Lời Bạn Đọc _______ Ban Biên Tập |
I . Thơ __________________________________________________
II . Văn___________________________________________________________
Nguyễn Thị Thanh Dương
Nguyễn Thị Thanh Dương
2. Hiến Chương Tình Yêu (truyện dài nhiều kỳ) Tình Hoài Hương
Tình Hoài Hương
Vành Khuyên
Vành Khuyên
4. Căn Nhà Sau Cửa Biển (truyện dài) Phan Thái Yên Phan Thái Yên
5. Lê Lợi đánh thắng quân Minh: Triều Phong Đặng Đức Bích
Triều Phong Đặng Đức Bích
IIỊ Giới Thiệu - Tin Tức Văn Học Nghệ Thuật .
___________________________________________________
1. MỚI HÔM QUA THÔI - Nhạc Võ Tá Hân - Thơ Đỗ Hồng Ngọc
IV. Hộp Thư Toà Soạn
___________________________________________________
Thể lệ để nhận Nguyệt San Giao Muà:
1) Để vào danh sách của NSGM (subscribe),
xin gửi email về GiaoMua@hotmail.com
Địa Chỉ Liên Lạc:
Nguyệt San Giao Muà
Copyright
2002 by Giao Muà e-magazine and respective authors
Chị tôi mang về nhà một tin bất ngờ:
- Nghe nói chồng chị Tuyết có bồ, chị ấy đang điên đầu vì ghen và đau khổ.
Mẹ tôi ngạc nhiên:
- Hai vợ chồng đẹp đôi thế mà anh ta lại giở chứng?
Chị Tuyết là bạn thân với chị Hà tôi, hai người ở hai thành phố khác nhau, quen nhau nhờ đi chùa. Vợ chồng chị Tuyết xưa nay vẫn có vẻ đầm ấm, họ có hai đứa con gái xinh xắn.
Tôi chỉ gặp vợ chồng chị Tuyết thoáng qua một lần tại nhà, hôm đó hai vợ chồng chị ghé chơi theo lời mời của chị Hà, đúng lúc tôi có việc cần đi nên không có cơ hội chuyện trò cùng anh chị, nhưng tôi đã nghe nhiều về anh chị thông qua mẹ tôi và chị Hà, hai người thường đi chùa mỗi cuối tuần.
Mẹ tôi cứ lẩm bẩm, nghi ngờ:
- Anh Sơn trông hiền lành ngoan đạo thế tưởng có tâm tốt, ai ngờ lại phản bội vợ. .Thật là đáng trách.
Tôi xen vào:
- Bởi thế từ đây chị em con sẽ rút kinh nghiệm chưa vội tin ai, chưa vội yêu ai, chưa vội lấy ai?.
Mẹ tôi ái ngại :
- Các con ơi, chuyện nào ra chuyện nấy, mỗi người một số kiếp, con đừng vin vào đấy kẻo có ngày con lại ế chồng.
Chị Hà tự ái:
- Mẹ bi quan quá, có hai đứa con gái mà lúc nào cũng sợ ế, tụi con chưa muốn lấy chồng mà thôi.
Mẹ thì bảo chị Hà khó tính khó nết nên chẳng anh nào dám đến gần. Chị thích đi chùa ngày Chủ Nhật, đó là niềm vui của chị sau một tuần làm việc, nhưng chị kén chọn, chùa gần nhà chị chê. Bất kể thời tiết nắng mưa, gió lạnh, chị vẫn lái xe hơn nửa tiếng đồng hồ đến một ngôi chùa ở thành phố khác, mẹ không biết lái xe, nên dù không muốn, mẹ vẫn phải đi chùa xa với chị, nhiều lần mẹ đã năn nỉ:
- Con ơi, chùa nào cũng có Phật, con hãy đi chùa gần cho đỡ vất vả và đỡ hao xăng, mòn xe.
Nhưng chị Hà vẫn không thay đổi lập trường. Mẹ tôi kết luận: ?gái già chưa chồng nên khó tính?.
Nhà chị Tuyết ở gần ngôi chùa này nên thỉnh thoảng chị đến thành phố chúng tôi để đi chợ Việt Nam . Mẹ tôi thường khen anh Sơn:
- Giá mà sau này hai chị em con có người chồng như anh Sơn là mẹ đủ vui rồi.
Bây giờ thì mẹ vỡ mộng, tôi cũng vỡ mộng và ngạc nhiên như mẹ. Chẳng hiểu sao chị Tuyết xinh đẹp thế, anh Sơn hiền lành đứng đắn thế, mà anh phản bội chị?
Tôi nói với mẹ:
- Đấy, mẹ đã từng ao ước được người con rể như anh Sơn, nhưng chúng ta đã lầm.
Mẹ tôi sốt ruột:
- Ừ thì mẹ lầm, các con lấy ai cũng được miễn là người đàng hoàng tử tế, nhưng chị Hà con phải là người ?đỉ trước mẹ mới cho người ?rước? con em sau. Theo đúng tôn ti trật tự con ạ. Chị con còn ở nhà ngày nào là ?ảnh hưởng đến con ngày đó.
Tôi được dịp đùa với mẹ:
- Trời ơi, mẹ sợ con gái ế mà còn gả con theo thứ tự lớn trước bé sau, lỡ không ai cưới chị Hà thì con ế theo chị luôn à?
Mẹ tôi tự tin:
- Chẳng lẽ nhà mình vô phước đến thế?
- Mẹ cứ náo nức mong con gái có chồng đến là buồn cười. Mẹ nhớ chưa? Có lần mẹ muốn gả chị Hà cho một anh kia, theo lời giới thiệu của một người bạn của mẹ, mẹ khoe về gia đình danh giá của anh ta, nào cha mẹ là thương gia giàu có, nào hai người anh và hai người chị của anh ta đều là Bác sĩ, Dược sĩ. Khi chị Hà hỏi thế anh ấy -anh muốn cưới con ấy- nghề nghiệp làm gì ? thì mẹ?không nhớ.
- Lần đó mẹ sơ sót, vì mải nghe gia thế nhà anh ta ngon lành quá nên mẹ ?quên bản thân anh ta.
Vừa lo ngại, vừa tò mò, tôi cũng muốn biết vì sao mà gia đình chị Tuyết lại ra nông nỗi này??.
Chiều thứ Bảy nào hai chị em tôi cũng đi chợ, ngoài chuyện mua thực phẩm, đồ dùng cho cả nhà, chị Hà còn mua những trái cây tươi tốt để mai đem cúng chùa, chị hiền lành như bóng mát sân chùa, chị thơm tho như hương hoa lễ Phật, chắc sau này chị lựa chồng cũng kỹ lưỡng như lựảtrái cây, một tì vết cũng không làm chị hài lòng?
Khi tôi đang đứng đợi ở quầy thịt, thì chị Hà chạy đến khều vai tôi:
- Có chị Tuyết đang đứng ở quầy trái cây kia kìa. Chị vừa nói chuyện với chị Tuyết xong.
Vì chị biết tôi thường mong muốn được gặp mặt chuyện trò với vợ chồng chị Tuyết xem có đúng như lời mẹ và chị Hà đã nhận xét về họ không? Tôi vẫn chưa tin một cặp vợ chồng lấy nhau vì tình, đẹp đôi vừa lứa thế mà cũng đang đến hồi rạn nứt. Hôm nay tôi được dịp đối diện với chị Tuyết, tôi theo chị Hà đi về quầy trái cây, còn đang ngơ ngác chưa biết chị Tuyết là ai? Thì chị Hà chỉ ngay một người đang đứng lù lù trước mặt:
- Chị Tuyết đây nè. Em quên mặt chị ấy rồi à?
Trời ơi, từ xa hình ảnh chị Tuyết đã đập vào mắt tôi, mà tôi vẫn không nhận ra chị, chị mặc cái váy dài thướt tha màu hoa hoè hoa sói xanh xanh đỏ đỏ, chân đi giày cao gót, gương mặt chị trang điểm phấn son kỹ càng và mái tóc buông thẳng trên vai theo kiểu mới bây giờ, nhưng một bên tóc không quên cài một chùm hoa vải màu đỏ rực rỡ.
Đi chợ mà chị Tuyết ăn mặc trang điểm như cô gái tuổi teen đi dự tiệc làm cho tôi choáng váng, và càng choáng váng hơn khi chị Tuyết nhận ra tôi và chào hỏi một tràng dài như cơn mưa phùn không ngớt:
- Ủa! Em là cô bé mà bữa nọ chị đến nhà chơi, em bận đi công chuyện đó hả? Sao bữa nay trông em xuống sắc vừa gầy vừa đen vậy? Em có diet không?
Tôi ngẩn ngơ chưa kịp trả lời thì chị tự trả lời giùm tôi:
- Có hả, phải coi chừng nghe. Cô người mẫu Brazil diet rồi ốm tong ốm teo đến chết luôn đó.
Tôi vẫn hoang mang chưa biết trả lời sao thì cơn mưa phùn của chị Tuyết lại tiếp tục hắt vào mặt tôi:
- Em có người yêu chưa? Con gái con lứa gì mà trông khô như cây củi, coi chừng nó bỏ đó. Chị lấy kinh nghiệm bản thân mà khuyên em, chứ không có ý chê em hay làm cho em buồn đâu.
Tôi gượng cười:
- Vâng, em thành thật cám ơn chị. Anh chị và hai cháu lúc này khoẻ không?
- Khoẻ thì vẫn khoẻ, nhưng chị đang buồn muốn chết em ơi! Chồng chị đang có bồ, nên em coi nè?
Chị Tuyết đứng xích ra cho tôi ngắm, rồi tiếp:
- Lúc này chị đang đổi mới, phải ăn diện, phải trẻ trung để giữ chồng, để cứu nguy hạnh phúc gia đình.
Tôi tin rằng đã tìm được nguyên do anh Sơn chán chê vợ, chị đẹp thật đấy, nhưng ăn diện cho trẻ trung đâu có nghĩa là phải loè loẹt, tùm lum thế kia, và nói chuyện thì vô duyên không ai bằng.
Tôi nhìn đôi môi mọng đỏ xinh đẹp của chị, chắc ở nhà đôi môi ấy chưa hề biết nói những lời nũng nịu, duyên dáng để cho chồng cảm xúc?
Chị Tuyết nói đúng những điều tôi đang nghĩ đến:
- Khi mới nghe tin đồn anh Sơn có bồ, chị đã chửi anh ấy một trận tơi bời hoa lá và bây giờ mỗi tối lên giường chị đều giảng dậy cho anh ấy những bài học đạo lý ở đời.
Tôi e dè góp ý:
- Dù sao chị cũng nên dịu dàng nói chuyện và khuyên anh ấy thì tốt hơn. Mỗi đêm lên giường mà chị dằn vặt như thế làm sao anh ấy ngủ cho được? Mai anh ấy còn đi làm.
- Chẳng những anh Sơn không mất ngủ mà còn...ngủ ngon nữa chứ. Chị lải nhải nói cho đến khi mỏi miệng, quay ra anh ấy đã ngáy khò khò hồi nào rồi.
- Lúc ấy chị mới ngừng nói và đi ngủ chứ gì?
- Không, chị không đời nào chịu thua như thế. Chị lay gọi anh Sơn dậy hỏi cho bằng được nãy giờ anh nghe tôi nói không? Anh hiểu được gì không? Cho đến khi anh ấy lập lại được những gì chị đã nói thì mới được ngủ tiếp, nếu không chị sẽ nói tiếp..
- Chắc anh đã thuộc lòng bài học mỗi đêm của chị rồi?
- Đương nhiên.
Tôi không biết anh Sơn đã ngao ngán thế nào. Nhưng chỉ nghe chị Tuyết kể tôi cũng đủ ngao ngán rồi. Chị có ba đầu sáu tay cũng chỉ giữ được chồng chị ở trong nhà, nhưng chắc gì giữ được trái tim anh??
Chị Tuyết thở than:
- Chị yêu chồng và chiều chồng cho dù anh ấy không chiều chị những điều nhỏ nhặt như nhiều lần chị đang nấu bếp chợt thấy thiếu chút gia vị nhờ anh ra chợ mua mà anh đã từ chối thẳng thừng :? Anh sẵn sàng ăn món đồ thiếu gia vị ấy còn hơn là chạy xe 20 phút mua về cho em củ gừng hay bó hành lá mà còn bị em chê là anh lựa hàng không ngon, có khi còn bắt anh mang ra chợ đổi lạỉ
Tôi an ủi:
- Chắc anh ấy ngại đi xa chứ không có nghĩa là anh không yêu và chiều chị. Những thứ gia vị ấy lúc nào cũng có sẵn trong nhà chị nhé.
- Chị biết rồi, nhưng tính chị hay quên, anh Sơn mấy lần bảo chị là xớn xác, lại còn khó tính khó nết nữa em ạ, có lần chị pha nước mắm để chấm món thịt luộc anh ấy yêu thích mà cũng bị la đấy em
Tôi ngạc nhiên thật sự:
- Lẽ nào?? Pha nước mắm thì có tội tình gì?
- Chỉ vì chị ...lỡ tay, định pha nửa bát nước mắm mà thành một tô xe lửa nước mắm . Lúc thì qúa mặn chị cho thêm nước, lúc thì quá ngọt chị cho thêm chanh thêm dấm, cứ thế chị điều chỉnh cho đến khi vừa miệng thì thành ra một tô nước mắm ăn cả tuần chưa hết. Anh ấy lại mắng chị vụng về xớn xác.
Tôi chưa biết an ủi chị cách nào cho hợp lý thì chị Tuyết nghiêm giọng nói:
- Chắc tại hồi lấy anh tới giờ chị không đi làm, anh coi thường chị, chê chị và đi kiếm bồ khác? nên chị đang lên kế hoạch kiếm tiền, mà thật giàu cho anh phải kính nể chị, yêu thương chị nhiều hơn
Tôi tò mò:
- Chị sẽ đi làm ? Hay kinh doanh gì chăng?
- Trời ơi, bây giờ mới đi làm thì biết chừng nào mới giàu? Chị tính vầy nè: tuần nào chị cũng mua vé số, mà vé số Mega đó nghe, thì mới mong trúng lớn, chị mua nhiều hi vọng sẽ càng nhiều. Một khi chị đã là triệu triệu phú thì anh sẽ bám lấy chị cho mà xem.
Tôi ái ngại quá:
- Chị ơi, chuyện sét đánh ngang mày hiếm khi xảy ra nhưng xác suất này còn dễ hơn là mua vé số Mega với xác suất trúng 1/ 176 triệu, chị mua vé số cho vui thì mua, chứ trông mong vào nó để làm giàu là điều không tưởng, hết kiếp này và...vài kiếp sau nữa cũng coi nhửcúng? tiền cho quỹ sổ số mà thôịThà rằng chị đi làm, đồng lương tuy tầm thường ít ỏi nhưng còn thực tế đóng góp được phần nào chi phí trong nhà..
- Người Việt Nam mình trúng số thiếu gì đó. Hơn nữa chị đi chùa luôn cầu may, cầu phước mà em.
Thì ra chị cũng như một số người, đi chùa cốt để mưu cầu lợi ích cho cá nhân mình. Họ đến chùa, cúng tiền, tụng kinh kệ và mang về nhà những điều mong ước. Chị sống trên mây, chị đi trên gió thế này ai mà chịu nổi?
Chị Tuyết chia tay tôi:
- Chị mua đồ xong rồi, thôi chị ra tính tiền đây:
Tôi nhắc nhở:
- Thế hôm nay chị đã mua đủ thứ gia vị chưa? Chanh, hành, tỏi, gừng, tiêu, ớt. Nhà chị xa chợ mỗi lần nấu ăn thiếu chút gia vị cũng phiền lắm đấy..
- Lần này chị nhớ mua những thứ ấy rồi. Nhưng.... mải nói chuyện với em chị quên chưa mua chai nước mắm, nhà hết sạch rồi, hôm qua chị phải nêm muối vào thịt vào canh mặn cứng cả lưỡi. May qúa nhờ em nhắc chị mới nhớ ra.
Chị vội vã đi vào dãy nước mắm để xách ra hai tay hai chai nước mắm, váy chị loè xoè theo nhịp bước nhanh trông như chị đang khiêu vũ những bước dài giữa chợ...
Đi chợ về, tôi kể cho mẹ nghe và kết luận như nhà điều tra vừa tìm ra một manh mối:
- Anh Sơn có bồ là tại chị Tuyết như con mẹ bốc đồng ấy. Ai đời đi chợ mà ăn mặc lượt là như đi dự tiệc? Ăn nói thì độc địa như đâm dao vào tim gan người ta và toàn là những điều trời ơi đất hỡi.
Mẹ tôi suy nghĩ một lúc rồi hốt hoảng:
- Đúng rồi con ạ. Thế thì chị con cũng bốc đồng như chị Tuyết nên hai đứa mới chơi thân với nhau. Bây giờ mẹ mới nhớ ra, chị Tuyết đã kể rằng hễ cứ thích quần áo là đi mall mua toàn đồ hiệu, bất kể giá cả. Nhưng ít lâu sau lại chán, gom lại, vác một bao quần áo đã từng khao khát mua sắm đó cho tiệm đồ cũ, chẳng biết tiếc tiền là gì cả.
- Thế anh Sơn có biết không hở mẹ?
- Làm gì mà không biết? Nhưng bảo vợ không được thì đành chịu, anh ấy cũng than thở với mẹ hoài.
- Ôi, chị Tuyết vừa bốc đồng.vừa dở hơi.
- Đợi cho mẹ và tôi nhận xét, phê bình xong, chị Hà mới lên tiếng:
- Con không bốc đồng như chị Tuyết đâu mẹ đừng có lo hoảng lên như thế. Từ hồi nào tới giờ mẹ cứ xem sự muộn chồng của con như một cái tội, mẹ nói con là gái già khó tính, đến nỗi đi chùa cũng kén chọn chùa, sở dĩ con đi chùa xa vì chùa ấy có thầy giảng kinh hay cho nên dù mất công con cũng không ngại, con chơi thân với chị Tuyết vì chị cùng sở thích đi chùa và hiền lành, chất phác, đơn giản thế thôi. Còn chuyện vợ chồng chị Tuyết, con nghĩ thuở đó anh Sơn đã mê sắc đẹp của chị Tuyết nên không xem xét tính tình chị, yêu vội vàng, lấy vội vàng, rồi mới biết là hai tâm hồn khác biệt. Qua vài lần tiếp xúc với anh Sơn vì thỉnh thoảng anh cũng đi chùa với vợ, con thấy anh ấy là người sâu sắc, trong khi chị Tuyết trình độ thấp kém hơn anh, ăn nói và hành động thì bồng bột, nông nỗi. Đó là nguyên do tại sao tình yêu của anh Sơn dành cho vợ đã lụi tàn mau chóng.
- Nói tóm lại là anh Sơn đã lấy lầm người qua vẻ đẹp bên ngoài. Vậy mà em cứ tưởng chỉ một mình em khám phá ra nguyên nhân này còn chị không biết gì. Như vậy, cả hai chị em mình đều hiểu, chỉ một người không hiểu là mẹ. Từ chuyện của người ta mẹ lại lo sang chuyện nhà mình, sợ con gái ế chồng, quen ai là mẹ cứ thúc giục lấy ngay người đó.
Chị Hà thêm vào:
- Người ta lại tưởng con gái mẹ hư đến nơi rồi, nên muốn tống khứ đi. Còn con, chắc duyên số chưa đến thì đành chờ, nếu gặp người thích hợp và yêu thương nhau thì không cần mẹ giục, con cũng sẽ lấy anh ta ngay.
Mẹ tôi chịu thua:
- Con lý luận hay quá, chẳng bốc đồng tí nào. Vậy mà mẹ cứ lo.
Tôi ôm vai mẹ, nũng nịu:
- Hai chị em con khôn lắm, đang kén chọn chồng đấy chứ. Bảo đảm với mẹ không bao giờ ế chồng đâu.
Truyện Dài
VIỆT NAM Quê Hương Cẩm Tú
4. ĐẠI LÃNH đến BỒNG SƠN
Từ giã Nha Trang, xe xuôi về đèo Rù Rì, (Đại Lãnh xa Nha Trang chừng 80km). *Đại Lãnh, đèo Cả, vào vùng *Lương Sơn, *Phong Thạnh, *Hoà Huỳnh. Xe tạm dừng chân ở dưới đèo M'Drack Vạn Giã.
*NINH HOÀ. Trại cùi Bàu Phong nhìn chéo là Núi Hòn Khô. Gió lùa lá vàng, sương tuyết phủ đầy vai bức tượng đã sạm màu với thời gian. Nơi đó tạt hình ảnh chiến sĩ Cộng Hòa Việt Nam khá cao, chiến sĩ ấy đứng trong tư thế thao diễn nghỉ, do bộ chỉ huy trường Đồng Đế xây vào đầu năm 1960. Ở vùng nầy tập trung rất nhiều loại cây dó Bầu, dó Lưỡi Trâu, dó Cam, rất nhiều trầm tích tụ chất nhựa dầu thơm đặc biệt, trầm có màu xanh cổ vịt, màu trắng vân lóng lánh, đó là lúc trầm đã biến thân thành Kỳ Nam. Người chuyên nghề đi tìm trầm ưa nói: "Nhất bạch, nhì thanh, tam huỳnh, tứ hắc"... "Trầm nơi Vạn Giã, hương tỏa sơn lâm". Mười nghe: Có người ngậm ngãi đi tìm trầm, trầm ở trong rừng sâu xa tít tắp. Nhưng đi quá lâu ngày, họ bị lạc nhau và mất hút trong rừng. Người ấy không tìm thấy lối ra, lâu ngày lâu năm? thì móng tay móng chân dài ngoẵng, râu tóc mọc xồm xoàm, họ ngơ ngơ ngáo ngáo? và những người ấy bỗng hóa thành cọp. Ui! Nghe sao hoang đường, huyền thoại lạ lùng, ớn lạnh thế không biết?!
Đúng là phong cảnh tuyệt tác, hữu tình. Bầu trời vần vũ mây xám đục, bàng bạc, hơi nước đan trong sương giá mờ mờ. Núi rừng trùng trùng điệp điệp, khí trời toả lạnh mát rượi, man mác, phơn phớt vàng, đó đây thoang thoảng mùi thơm thơm thật dễ chịu. Xe chạy chậm quanh co trên con đường hẹp, trơn trượt như bôi mỡ. Má tựa đầu vào hông xe chật như nêm, chân tay co quắp má ngủ gà ngủ gật. Nhìn mẹ già thiêm thiếp mệt nhọc, lòng Mười trào dâng nỗi buồn phiền, và sự ân hận dày vò, khiến nàng ứa nước mắt.
Đèo Giã trùng điệp ngút ngàn, núi non cheo leo uốn lượn quanh co. Mưa tầm tã, gió lồng lộng suốt đến Tu Bông. Phong cảnh nơi đây thật hữu tình, bên trái là dốc đá núi đèo, cheo leo hiểm trở, bên phải là đại dương mênh mông bát ngát biếc xanh lấp lánh dưới ánh bình minh rạng rỡ, hay hoàng hôn đều tuyệt diễm. Làng mạc nên thơ. Nhà cửa bao bọc bởi hàng thùy dương, những hàng dừa, hàng cau chen cánh, ven bờ có hàng trăm ghe thuyền nhấp nhô đậu san sát. Cồn cát trắng tưới nắng vàng hanh, ven biển phơi đầy loại lưới cá, trông xa như những mạng nhện khổng lồ: Lưới Đăng, lưới Rút, lưới Rồng, lưới Rê, lưới Văng, lưới Rẽo. Làng nầy chuyên về nghề: "Chồng chài. Vợ lưới. Con câu" trên những cánh buồm trắng, nhỏ li ti như hạt đậu phụng, bồng bềnh trôi đi trôi về. Ngư thuyền có thân hình vạm vỡ, cánh tay họ lực lưỡng hầu tung vó bắt cá; giống như vị thủy thần lão luyện, từng trải giang hồ trên biển cả.
Phú Sơn, *Phú Hiệp, *Đông Tác. *Tuy Hoà là một Tỉnh miền Nam Trung bộ, trên tọa độ 12 độ 53? - 13 độ14? vĩ độ bắc, l08 độ37? - 109 độ l3? kinh độ đông, trực thuộc tỉnh Phú Yên. Nhạn Tháp cao khoảng 20m xây bên bờ bắc sông Đà Rằng, tháp Nhạn có hình tứ giác bốn tầng. Chân tháp bệ vệ nhưng khi càng lên cao, thì chóp tháp càng thu nhọn nhỏ giống hình chóp nón. Cửa hình vòm cung nhọn, có tượng hình Linga, hơi giống tượng Pônagar, đầu quái vật ở trên đỉnh, như một phế tích u trầm. Dọc chiều dài phương tây có dãy núi thấp, nhiều đồi xen kẽ ruộng đồng, cây cỏ xanh um, nhiều cồn cát trắng. Tuy Hòa có ba sông chính: Sông Ba. Sông Kỳ Lô. Sông Bàn Thạch. Trong đó sông Đà Rằng rất dài và đẹp, bắt nguồn từ đỉnh Ngọc Sơn chảy qua các lưu vực cao nguyên Komtum, Đắc Lắc, Sơn Hòa... lượn quanh các vùng sau đó đổ ra cửa biển Đà Rằng. Sông rộng mênh mông có cầu gỗ Đà Rằng (sông Ba) dài nhất trong các cầu, cầu dài ngót cây số, có 21 nhịp, luôn tấp nập người qua lại, xe cộ đông đúc. Cầu nối các vùng *Hoà Đa, *Chí Thạnh, *La Hai, *Phước Lãnh, *Vân Canh.
Lưu lượng thủy triều không đều, lúc mạnh lúc yếu, theo khí hậu miền đại dương vùng nhiệt sáng và nắng ấm dồi dào độ 2000/2700 h/năm, tổng số lượng bức xạ 230 kcal/ cm3/năm. Gió mùa nóng, mưa ẩm quanh năm nơi vùng sông Cái, sông Bàn Thạch. Lại có các: Hòn Lao mái nhà. Hòn đảo Cô, hòn Dứa, hòn Than, hòn Chùa. ?Hòn? ơi sao lại lắm hòn thế! Có tảng đá khổng lồ Hòn Vọng Phu trên cao độ 2.064m, đơn độc, đá Vọng Phu đứng chênh vênh lắc lẽo nhô một phần chân ra biển, sừng sững trên đỉnh núi cô tịch điệp trùng, chập chùng núi tiếp núi cao chót vót. Tục truyền rằng thuở xưa khách chinh phu, vì "xã tắc lâm nguy, thất phu hữu trách". Vì nợ nước quên tình nhà, chàng đi chinh chiến ngoài biên ải, quyết giữ gìn bờ cõi sơn hà gấm vóc. Chinh nhân hẹn sẽ trở về, khi giặc hết nhà yên:
Cái cò lặn lội bờ sông.
Gánh gạo đưa chồng tiếng khóc nỉ non.
Nàng về nuôi cái cùng con.
Để anh đi trẩy nước non Cao Bằng.
Chân đi đá lại dùng dằng.
Nửa nhớ Cao Bằng nửa nhớ vợ con. (cd)
Chinh phụ tháng tháng năm năm ôm con lên núi, mòn mõi khát khao, đơn điệu ngóng trông chồng dãi dầu phong sương vẫn biền biệt. Nước mắt chinh phụ tuôn trào suốt ngày đêm thấm đẫm toàn thân. Nàng luôn dặn dò chồng:
Anh đi em ở lại nhà.
Vườn rau em tưới mẹ già em trông.
Anh đi em ở lại nhà.
Hai vai gánh vác mẹ già con thơ.
Lầm than bao quản muối dưa.
Anh đi anh liệu chen đua với đời.
Chim có đôi có bạn.
Hãy xem cặp nhạn làm gương.
Đứng làm người trong đạo tao khương
Thuỷ chung như nhứt giữ đường ngãi nhân.
Thời gian dài đằng đẵng xô sóng trên luống tóc sầu bạc phơ, nàng sương phụ đã hoá thân thành đá. Ôi! Lòng người vợ hiền Việt Nam thủy chung, bạc phơ mái tóc vẫn sắt son suốt kiếp trông chờ, ấy là tấm gương sáng chói qúy giá vô ngần.
Bác mẹ già phơ phơ đầu bạc.
Con chàng còn trứng nước thơ ngây.
Có hay chàng ở đâu đây?
Thiếp xin mượn cánh chắp bay theo chàng. (cd)
Đại thi nhân Nguyễn Du có lời thơ trĩu tình người với nàng Tô Thị:
Thạch da, nhân da, bỉ hà nhân.
Độc lập sơn đầu thiên bách xuân.
Vạn kiếp điều vô vân vũ mộng.
Nhật trinh lư đắc cổ kim thân.
(Đá chăng? Người chăng? Đó là ai?
Đứng sững đầu non nghìn năm rồi.
Muôn kiếp mây mưa không vướng mộng.
Lòng son nay trước trọn bao đời).
Đèo Cù Mông luôn hoang vu, trầm mặc, cô liêu và u ám, dẫn đến Tháp Đôi (ở Xã Đống Đa). Gồm có hai tháp: Tháp Một cao 18m; tháp Hai cao 22m ; đều là hình chóp nón.
*Qui Nhơn thuộc Tỉnh Bình Định có biển xanh trời rộng và thành Chà Bàn xa khoảng 26 km, về hướng tây bắc, nơi kinh đô vương quốc Chàm xưa, với vua Yangpuku Vijaya ngự trị giữa các tượng voi, rắn, cùng nhiều tượng dị hình khác. Thành Chà Bàn xây bằng đá ong, đường đi lát đá hoa cương. Vào thời triều cuối cùng vua Yangpuku Vijaya (Chàm) Còn gọi tên là Thập Tháp, tháp Cánh Tiên có nhiều hình quái vật, tượng rắn đá trắng, voi đá. Địa hình nghiêng nghiêng, hàm lượng đất phù sa thấp, bạc màu gần chân núi, quanh đầm, vịnh, trôi dần ra bờ biển đông.
*Bình Định nằm trên trục đường sắt xuyên Việt & đường giao thông quốc lộ 1 quan trọng, phía đông giáp biển đông, phía tây giáp tỉnh Gia Ray, Nam giáp Tỉnh Phú Yên, phía bắc giáp Tỉnh Quảng Ngãi. Bình Định có nhiều tài nguyên thủy sản: rong câu chỉ vàng. Các loại cá nổi & cá đáy, cá ngựa, tôm, tôm hùm, yến sào, cua Huỳnh Đế qúy. Không những Bình Định phong phú về cá tôm mà cũng là nơi có: nước suối khoáng, cao lanh, đất sét, đá Granosinite đỏ, Biotite vàng, quặn Titan ở Quy Nhơn, Phù Cát, Phù Mỹ... Bình Định có thắng cảnh Ghềnh Ráng đẹp là nơi an nghỉ cuối cùng của Hàn Mặc Tử. Bãi tắm Hoàng Hậu toàn đá xanh nhỏ to xếp từng lớp, nhìn xa như bãi trứng chim khổng lồ. Suối Tiên. Bán đảo Phương Mai, Thị Nại. Thuở xưa, Vua Bảo Đại đã cho đã xây nhà nghỉ hữu tình trên khu đất cao, trông ngôi nhà giống con tàu nhấp nhô lướt sóng đại dương. Tại làng Thị Tứ có lò rèn nổi tiếng. Nam nữ Bình Định thích múa điệu trống vỏ truyền thống Tây Sơn. Con nhà vỏ nổi danh với câu thơ lưu truyền:
Ai về Bình Định mà coi
Con gái Bình Định cầm roi đi quyền.
*Phú Tài. Cánh đồng *Phù Mỹ bao la, đầm *Trà Ô. Mười thấy ngọn Chóp Chài cheo leo, hòn Cao quay ra biển vô cùng đơn điệu trước biển cả mênh mông. Những nơi nầy nằm trên vị trí giao thông khá thuận lợi về hai mặt: đường biển và đường bộ. Núi đồi ngút ngàn, chen lấn đồng ruộng ven núi. Nơi nổi danh ba vị anh tài áo vải cờ đào Lam Sơn Nguyễn Huệ, Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ. Họ sinh ở làng Kiên Mỹ. Hoàng Đế Nguyễn Huệ lấy hiệu là Quang Trung tài ba, đầy mưu lược, đã cởi voi vào cửa Bắc đại thắng quân Thanh ở Phú Xuyên, Hà Hồi, Đống Đa, khiến Tôn Sĩ Nghị chạy bán sống bán chết (vào mùa Xuân 1789), đại thắng lẫy lừng. Ngọc Hân công chúa mười sáu tuổi, con gái thứ hai mốt của vua Lê Hiến Tông, vâng lệnh vua cha kết duyên cùng Nguyễn Huệ vương quyền. Thế mà? Nguyễn Huệ lẫy lừng như thế? sau nầy vua Gia Long cho khai quật mồ vua Quang Trung mà phơi nắm xương khô (của vua Quang Trung), để trả mối hận thù rối rắm thuở xa xưa. Thù chi mà thù dai. Thù ghê gớm. Thù dễ sợ hỉ!
Đường đi càng khúc khuỷu gập ghềnh, xe rung lên từng hồi vì đường đi bị giật mìn, xe xóc mạnh qua ổ gà, gò mô, đất đá sụt lở. Xe đến gần vùng đảo Cù Lao Chàm, Hòn Ông, Hòn Dài, Hòn Tai nơi có nhiều khỉ (ui, lại có một lô một lốc các "hòn"!). Dọc quốc lộ, vô số hàng dừa chen cánh những hàng dừa ngã nghiêng theo chiều gió đại dương rì rào sóng vỗ.
Trời trở cơn gió bão mịt mù. Bóng tối sớm bao trùm vạn vật, suốt ngày không chút ánh sáng mặt trời. Hai bên đường, cư dân bán đầy hàng quà bánh trái, hàng nước, hàng cơm, người ra vào đông đúc dưới cơn mưa như trút, gió rét căm căm. Nào là ngũ gia bì, sa nhân, thiên niên kiện, thổ phục linh, phong kỷ, đều có sản xuất tại xứ nầy. Xe bị bể bánh, phải ngừng lại hơn nửa ngày, để thay bánh xe, sửa chữa vài thứ, và vô dầu nhớt, không hy vọng xong ngay. Nhân đó, vài cụ già ở địa phương, tuổi già không sao đếm nỗi thắng năm trên những lằn nhăn lún sâu vầng trán hói. Họ đến đề nghị với hành khách trên xe:
- Ai muốn đi thăm di tích Hận Đồ Bàn, nơi kinh đô Dân Tộc Chàm. Thì bớt xén vài đồng, thuê hướng dẫn viên đưa lối dẫn đường.
Nghe thế, khoảng mười mấy người trẻ ngồi chung xe góp tiền, đưa lão trượng, họ cùng Mười leo lên ba chiếc xe ngựa cà rịch cà tang đi du hí. Muốn vào thành Đồ Bàn, Mười phải đi qua cửa chánh. Tức cửa Vệ. Vã lại xe khách bị hư chỉ cách thành nầy độ non cây số. Thành có ba cửa nữa là: Cửa Tả, cửa Hữu, cửa Bắc ở hậu cung. Thành có ba lớp: Thành ngoài, thành trong, tử cấm thành. Thành và tháp đắp toàn gạch tàu nung đỏ, đất sét, đá ong, đá phiến, thỉnh thoảng điểm thêm ít đá tai mèo, dưới chân cột kê toàn đá tảng. Tháp Cánh Tiên nằm trong thành Đồ Bàn, xưa gọi là tháp Vijaya. Quanh vùng nầy còn sót lại ít di tích tháp Bạc, tháp Bình Lâm, chùa Nhạn Sơn. Tứ bề cây đan cây, cỏ lướt cỏ, cổ thụ to sù sì chằn chịt, rậm rạp um tùm. Cảnh vật điêu tàn hoang phế in trên từng bậc thềm loang lổ, mốc meo. Cạnh bức tường thành ngôi tháp hư hại đổ nát mấy nơi chưa được trùng tu, trông càng tiêu điều hoang vu, hết sức đơn điệu buồn bã.
Hận Đồ Bàn và người đẹp hong mái tóc huyền, giặt lụa bên ven sông vang bóng một thời thuở ấy. Gợi nhớ ngày xưa quan hành khiển Trần Khắc Chung vẻ tranh công chúa Huyền Trân. Ông được triều đình trao bức tranh cho Chế Bồ Đào mang về Chàm. Có lẽ Huyền Trân và Khắc Chung: Một già một trẻ chưa hẳn nảy sinh tình cảm yêu đương tâm đầu (như đồn đãi) nhưng họ kính trọng nhau qua phong cách. Khi Chiêm cắt hai châu Ô, Lý dâng Vua xứ Việt, để làm sính lễ, (do quan hành khiển Đoàn Nhữ Hài trấn giữ). Thì bờ cõi, dân tộc, được mang ra giao hảo cho hôn ước Chăm Pa và người đẹp mặt hoa da phấn nghiêng nước nghiêng thành đất Việt. Rồi Chế Mân chết. Theo phong tục Chiêm, thì hoàng hậu phải hoả táng theo thi hài Vua. Nhà Việt liền sai ông Khắc Chung tức tốc sang Chiêm, dùng tài trí và mưu lược để cướp Huyền Trân trở về kinh thành Thăng Long an toàn vào năm 1308.
Người Maoris khi chết, họ cho người phối ngẫu cùng thủy táng xuống "thủy mộ quan", mong thân xác tắm mát, trôi về phương tây, thuộc quần đảo Hawaiki an nghỉ. Người chết rồi, thôi cũng cho ùm tủm xuống nước "mát mẻ" đi, cũng đành. Đằng nầy, bên Chiêm bắt người sống sờ sờ, sống nhăn răng mà phải trợn trừng mắt hoả táng theo, thì "nóng hổi và khủng khiếp", chịu sao thấu! Vương quốc Chế tan rã từ năm 1470. Mười đã học lịch sử nầy, nỗi sợ hãi như in vào trí. Xứ dừa *Tam Quan và Chế Bồng Nga, ngày ngày cùng đoàn tỳ nữ ca múa thuở nào, bên bờ sông nay còn đâu!
*Phú Yên. *Trà Ổ có núi Lồi, dân cư sung túc. *Phù Cát có yến sào, cua huỳnh đế, có đá granosinite đỏ, có mỏ cao lanh, đất sét. Người ta ưa bày bán các vật lưu niệm bằng đất nung, khá xinh. *Khánh Phước, *Phù Mỹ, *Văn Phú, *Bồng Sơn, đèo Nhông, đèo Phù Cư. Phía Đông là núi Chóp Chài, nhiều rừng dừa to cao, hàng hàng lớp lớp tre nứa nghiêng mình ra giữa lộ, như đón chào khách lữ hành. Cơm Bồng Sơn nổi tiếng ngon, nóng, đậm đà hương vị quê hương, và rẻ nhất, con tôm to tươi rói, con cá no tròn đang bơi lội trong hồ, gà vịt luộc nóng hổi, vừa thổi vừa ăn, ngon ơi là ngon tuyệt! Chủ quán niềm nở vui vẻ, chào đón khách với khăn nóng, khăn lạnh, thay đổi mỗi mùa. Hàng quán gọn gàng sạch sẽ. Câu mời chào đon đả, ân cần lịch sự, người nghe dù không đói bụng, ngại trời mưa gió, họ vẫn thích làm vui lòng chủ quán, mua giúp các món quà đặc sản.
_ * _
(*) Từ năm 1960 -> đến năm 1975 - bối cảnh ở thời điểm nầy, hầu như ít thay đổi.
(**) Những tấm hình qúy giá trong bài viết, không phải của tác giả THH.
Rất trang trọng và chân thành cảm ơn qúy vị nhiếp ảnh gia đã post hình trên Wikipedia,
(tôi xin mạn phép chuyển tải vào bài viết, ngỏ hầu có thêm phần phong phú hóa hình ảnh quê hương Việt Nam cẩm tú của chúng ta).
Đa tạ!
***
Trân trọng kính mời quý độc giả xem tiếp trang sau
Viện dưỡng lão Salem, OR năm 2035
10h sáng
- Cô là người Việt à ?
- Thưa bà, đúng ạ.
- Nói năng lễ phép nhỉ, thích cô đó.
- Thưa bà, cha mẹ con người Việt, con sinh ở đây nhưng có đến trường học tiếng Việt.
- Rồi sẽ có việc nhờ cô đấy.
- Thưa bà, bà cứ nhờ, con sẵn lòng ạ.
- Hừm...Càng nói càng thấy hay, con bé nhắc mình nhớ những ngày còn bé đến lạ lùng. Thời buổi này, tìm được một con bé gốc Việt nói năng như thiên thần lạc giữa đời thường, ôi cha, chán cho cái đời tha hương.
- Bà lẩm bẩm gì đấy ạ?
- Không tôi đi ngủ đây.
2h chiều
- Cô đi đâu mà theo tôi mãi thế?
- Thưa bà, con đi làm volunteer cho trường, con chọn nơi này, người ta giao bà cho con.
- Thế tôi phải nghe lời cô à? Bậy bạ, tôi không sao, đi chơi đi.
- Thưa bà, bà cần gì con giúp bà...
- Có ai gửi thư cho tôi không?
- Con không nghe người ta nói bà ạ?
- Lạ nhỉ! Tôi thấy đã lâu lắm, tôi cần một lá thư, lá thư đó đang ở đâu, chắc cô lấy của tôi phải không, trả đây cho tôi, tôi cần nó. Không có nó, tôi khó thở lắm, cô biết không?
- Thưa bà, để con hỏi các chị trông bà lúc trước.
- Hỏi gì, họ đã dấu của tôi rồi. Không sao, tôi đã copy nhiều bản, họ không hủy được của tôi đâu.
. . .
- Chị ơi, bà VK nói có mất một lá thư, chị có thấy của bà ấy không?
- Lại lá thư. Lúc nhớ lúc không, bà ta quý lá thư lắm đó, có lần bà khóc vì sợ đánh mất, chị thấy tội quá đem sao lại nhiều bản, cất một chỗ. Khi bà mất lại bỏ vào phong bì rồi đưa cho bà như tìm vừa tìm thấy được.
Chị cho em một bản, em bỏ túi, khi bà cần, em có đưa ra nhé chị.
Em đọc được tiếng Việt.
Thưa vâng, ba má em có cho em đi học chị ạ.
7h tối.
Lại tới đây làm gì nữa, con nít bây giờ phiền quá.
Thưa bà, con có tin vui cho bà?
Tin gì?
Con tìm thấy một lá thư gửi cho bà?
Láo, lá thư nào?
Con đọc cho bà nghe nhé?
Người viết tình cảm và hay quá bà ạ, là chồng bà hả?
Chồng nào? Chỉ vớ vẩn. ...
Con đọc cho bà nghe đây
Em thương,
Hôm nay em đi học, ngồi nhớ em cả ngày, bây giờ là đã 9h15 tối rồi, em biết anh đang ngồi đợi em đi học về để phone không? Nhớ lắm có biết không hở em? Cali mấy hôm nay nắng đẹp, buổi tối mát, anh nghĩ phải chi có em bên cạnh, mình ra biển tới khuya về, bên cạnh nhau, thú vị và hạnh phúc biết mấy phải không em?
. . .
Em thương, có nhiều lúc anh nghĩ mình đi tìm và chờ đợi nhau hơn 30 năm rồi nên gặp lại nhau bao nhiêu suy tưởng, đợi chờ trong suốt thời gian ấy nó làm anh ngất ngây, tràn đầy niềm vui, hạnh phúc và mình đến với nhau thật nhanh, thật không ngờ và cũng thật là thân quen như đã hẹn hò từ bao kiếp trước. Nghĩ chuyện phong thần cũng không sao, chỉ biết rằng những cảm giác trên là thực, có thực, khởi đi từ những đợi chờ suốt 30 năm, từ những suy tư trừu tượng đó giờ đây đã hiện rõ từng đường nét, khối lượng với những cảm giác thực là sống động trong từng tế bào cơ thể.
Không biết làm sao để nói hết vì ý tưởng trong đầu chạy nhanh hơn ngòi bút trên giấy, anh chỉ có thể gom lại rằng thương, yêu và nhớ em nhiều lắm đó em!
Từ đây anh không muốn mình phải rời xa nhau nữa cho dù bất cứ một sự việc gì to tát đến đâu mình vẫn ở bên cạnh nhau, nắm tay nhau thật chặt để vượt qua tất cả những trở ngại trong đời sống này phải không em? Anh không muốn ẩn cư phong đao để Mai Trang biến thành Phong Trang nữa vì giờ đây trong tâm anh vẫn nghĩ rằng Mai Trang đã có nữ chủ nhân rồi đó.
Yêu em và nhớ em lắm đó có biết không VK
Mai Trang ngày 9/4/96
Khi tôi dừng đọc, nhìn lên, tôi thấy mắt bà đỏ hoe, toàn thân bà như run lên, có sức sống hơn, bà nhìn tôi biết ơn, không la rầy tôi những điều không đâu như lúc sáng và lúc chiều.
- Ai viết cho ai mà nghe nồng nàn thế nhỉ? Cô đã lượm được lá thư này ở đâu? Nghe sao nó giống những niềm vui và hạnh phúc mà trong mỗi con người ai cũng ước ao nhặt được. Cảm ơn cô bé.
- Thưa bà, sao người ta nói lá thư này của bà?
- Cô buồn cười quá, ai lại nói với tôi những điều như thế, tôi già rồi, nay mai đưa đám tang tôi, bỏ cho tôi một cái thư vào hòm nhé, sao tự nhiên tôi lại thấy trân trọng tấm lòng người viết vô cùng.
- Thưa bà, trong này họ nói bà từng là writer phải không ạ?
- Writer nào, writer gì, cái con khỉ?. . tôi không viết gì cả.
Sáng hôm sau ngày đó....
- Chị ơi, bà VK đâu rồi?
- Bà đi cấp cứu rồi, bịnh mất trí nhớ thì rõ rồi, lâu lâu bà vẫn trở bịnh thở không được, làm bà càng suy nhược và hầu như không còn chống đỡ được với bịnh mất trí nhớ nữa.
Reng reng reng...
- Gì vậy chị?
- Họ mới báo bà VK vừa tắt thở trong nhà thương em ạ.
. . .
Tôi nghe mắt mình nóng. Dù chỉ mới một ngày tiếp xúc nhưng tự tận trong tâm lòng, tôi bỗng hình dung ra thật rõ hình ảnh một phụ nữ như bà VK. Lý trí bà có mất đi, từ mất mát đó, nó cướp đi phần nào tình cảm trong trái tim bà, nhưng bà mỗi ngày, mỗi giờ, vật vã giành lại từng chút linh hồn mình có được để sống bằng trái tim thật sự. Bà làm tôi thấy mình tầm thường quá, tự nhiên mất bà lúc này trong cái thời gian tôi sắp bước ra đời, cảm giác hụt hẫng sao mà rõ ràng đến vô cùng.
Tôi vào phòng bà thu dọn, không quên bỏ vào tư trang của bà lá thư tôi có hôm qua.
Tôi để lại một cái note "This letter must be with her wherever she is finally".
Tôi đặt nụ hôn từ hai ngón tay mình vào lá thư, lẩm bẩm, "con chào bà nhé, bà VK, hẹn gặp lại trái tim và tấm lòng của bà trong hoàn cảnh nào đó con có thể ví như con may mắn".
Tôi đi ra khỏi viện dưỡng lão khi trời đã tối. Mùa Thu, lá vàng đang rơi lác đác, trời thì se lạnh, sao mà buồn và ảm đạm hơn lúc nào hết trong lòng tôi.
18 - Chương cuối.
Chuyến bay từ Soul đến trễ hơn lịch trình. Nơi nhận hành lý của phi cảng Đà Nẵng nóng bức chật chội càng ngột ngạt hơn vì hành khách của vài chuyến bay bị dồn lại đang nôn nóng chờ đợi. Họ đa số là Việt Kiều về thăm gia đình và thương nhân từ Nam Hàn tham việc tiếc công đi tìm nguồn lao động rẻ. Đám người tha hương ăn mặc sang trọng không hợp lúc, hăm hở ồn ào đẩy từng xe hành lý chất cao như núi về phía cửa kiểm soát. Hai thanh niên với túi hành lý trên vai đứng kiên nhẫn ở góc phòng đợi cùng hai cô bạn gái. Hàng cây bên ngoài phi cảng lá to xanh bóng như những chiếc quạt sắp thành tầng đều đặn. Màu lá xanh làm dịu đi phần nào ánh nắng gay gắt buổi trưa hè Đông Nam Á. Thân nhân bên ngoài đứng ngồi hổn độn, ngóng nhìn chờ đợi. Bóng họ dưới hàng hiên tối sẫm lại vì nền nắng trưa chói chang.
Cô gái Tây phương mắt xanh thanh tú với mái tóc vàng óng níu vai người bạn trai Việt khích động chỉ tay về phía hai đứa bé khoảng bảy tám tuổi đứng cách bốn người không xa. Cô cười nhìn con bé nguýt dài quay lưng trong lúc cậu bé đứng nhịp chân, hai tay thọc sâu trong túi quần jean. Cô bé trong chiếc áo dài màu vàng hoàng hậu, cổ đeo kiềng, đầu đội chiếc nón cối kiểu Đông Dương trông rất kiêu sa kiểu cách. Cậu ta thì ngổ ngáo trong chiếc nón Texas rộng vành, chân đi boot cao cổ bằng da cá sấu. Cô gái ăn mặc thời trang cầu kỳ thôi ôm eo bá cổ người thanh niên thứ hai. Câu nói tiếng Mỹ của cô còn rặc âm giọng Việt nam miền ngoài.
- Để em đùa với hai đứa bé một tị!
Cô gái bước đến gần vẫy tay chào hai đứa bé. Câu hỏi thăm bằng tiếng Việt chỉ được trả lời bằng hai đôi mắt mở chăm chăm im lặng. Đứa bé gái liếng thoắng líu lo khi cô gái tóc vàng hỏi chuyện bằng tiếng Pháp trong lúc đôi boot Texas chỉ im lìm xê dịch tới lui trên nền xi măng. Cậu bé chờ đợi được hỏi bằng ngôn ngữ quen thuộc mà cậu đã học nói từ lúc mới sinh để đắc chí nhìn con bé khó ưa, đôi mắt nâu ấm ức sau vành nón cối. Hai cặp nam nữ hào hứng với cuộc trò chuyện quên hẳn đám đông ồn ào chung quanh. Họ vui vẽ nhìn hai đứa bé bắt đầu cuộc đối thoại qua sự phiên dịch của mình. Những câu nói chê bai nhau về cái nón đang đội trên đầu khiến cã bốn người không cầm được tiếng cười. Chúng thân mật vẫy chào nhóm bạn lớn mới quen rồi chạy về phía cha mẹ đang đứng chờ.
Hai chàng thanh niên nhận hành lý rồi đưa bạn gái theo đoàn hành khách đi về phía cửa kiểm soát. Họ e dè bước qua hàng rào người ồn ào đến sổ sàng đang chồm kiếm thân nhân hoặc đón mời khách doanh thương của hãng xưởng trong khu vực. Những tấm bảng cầm tay đủ cở viết bằng tiếng Anh, tiếng Tàu, tiếng Đại Hàn la liệt tên người chen lẫn tên công ty nhảy múa rối mắt.
Đứng rời khỏi đám đông, Nữ và bé Eidan ngồi trên vai bố Hiroshi đang kiên nhẫn chờ người thân. Nữ thoáng nhìn thấy Huy và Đăng từ lúc các cháu còn chờ an ninh phi trường soát xét hành lý. Nữ đã gặp Jeanette hai năm trước dịp vợ chồng đi du lịch thăm bà con ở Mỹ, còn Hồng Sao bạn của cháu Huy thì Nữ chỉ mới nghe chị Nương nói chuyện qua điện gần đây thôi. Gia đình Hồng Sao ở Hà Nội, đi du học Mỹ từ hai năm nay. Chị Nương không vui chuyện con trai. Cả đời, Huy chưa lúc nào vâng lời mẹ để ý nhắc nhở tới nguồn gốc mình thế mà mới vài tháng nay từ lúc quen cô bạn gái thì mỗi lần điện thoại thăm mẹ đều nài nỉ về thăm Việt Nam vào dịp hè. Chị Nương than phiền, nghe nói ?con nhỏ? là con gái của một gia đình đại cán, đại cuốc nào đó ngoài Bắc.
Dì cháu, gia đình gặp nhau, tay bắt mặt mừng. Đăng xoa đầu bé Eidan.
- Jeanette với cháu gặp dì và chú Hiroshi ở Boston hai năm trước bé còn nằm trong bụng mẹ thế mà giờ đây đã leo lên vai bố ngồi.
Bố Hiroshi ẳm con trao cho Jeanette.
- Eidan là tên do bà nội đặt. Tên Việt của cháu là Khang. Hiroshi cười? Mẹ ?ăn cắp? nickname của bố mà đặt cho con. Chúng tôi có lúc muốn gọi cháu là Tiểu Khang nhưng nghe Tàu quá, mẹ Nữ không thích.
Huy giới thiệu bạn gái. Hồng Sao nhanh nhảu chào mọi người.
- Cháu chào cô ạ! Cháu nghe anh Huy nói về cô mãi bây giờ mới được gặp.
Lúc ra xe Hồng Sao mãi xuýt xoa khen xe đẹp dù Hiroshi đã cải chính chỉ là của công ty giao cho vì trách vụ.
Dọc theo con đường từ phi trường vào thành phố thẳng tắp hàng cây bàng xanh um lá. Trên đường tấp nập người đi, xe đạp, xe gắn máy, xe hơi xao xác ngược xuôi. Hình ảnh chưa quen mà sao trong lòng Đăng ngập tràn bao nỗi bồi hồi xao xuyến. Đi vào lòng quê hương chưa một lần gặp mặt mà chàng ngỡ như đang từ một mộng mị nào đó trở về. Phải chăng giọt nước mắt nhớ nhà của Mẹ và hình ảnh quê hương lãng mạng trau chuốt trang trải trong nhiều truyện viết của Cha đã là vốn liếng tinh thần giúp chàng có được cảm giác quay về. Xe chạy qua khu phố đông rồi ngợp gió qua cầu bỏ lại sau lưng hàng phượng đỏ rực ven sông. Ngoái nhìn những cành phượng đầy hoa thắm nghiêng mình la đà soi bóng trên dòng nước, Đăng nôn nao nghĩ đến xấp hình cũ Mẹ vẫn ấp ủ giữ gìn. Những gốc phượng già theo năm tháng còn đơm bông cho thắm từng mùa hạ đỏ. Giòng nước chở chuyên xác hoa tàn úa vẫn lặng lờ trôi như một ước nguyền. Mẹ cha trong cuộc đá vàng đã cùng nhau ôm ấp giấc mơ đời, dắt díu nhau qua từng nỗi truân chuyên ở cuối trời xa quay quắt thời gian. Gió sông rười rượi quyến luyến phút giây sơ ngộ vùng đất chưa quen mà tràn đầy vết tích kỷ niệm của cha mẹ, gia đình. Huy náo nức hít thở, ngắm nhìn từng dấu vết điển tích trên mỗi bước chân tìm về.
Quãng đường Đà Nẵng đi Hội An chạy dọc theo biển miên man sóng nước xanh ôm bờ cát trắng. Jeanette nhìn như ngây khoang trời mây trắng tưởng chừng đang la đà bay về vùng biển quê hương Santa Barbara thuở nguyên khai đơn sơ cát, nắng, gió, sóng và bóng dừa hoang dại. Eidan được mẹ ẳm ngồi trên băng trước thỉnh thoảng lại ngoái nhìn mỉm cười với Jeanette có lẻ vì mái tóc vàng bắt mắt. Nàng đùa với bàn tay bụ bẩm của bé Eidan víu trên vai mẹ. Jeanette nghe Huy nói khá nhiều về những thành công kinh doanh của người đàn bà ngồi trước mặt mình nhưng kỷ niệm hai năm trước ở Boston đã khiến nàng muốn tìm hiểu thêm về bà để rồi càng kính trọng hơn.
Không lâu sau ngày Jeanette và Đăng chính thức hẹn hò nhau, thời gian hai người sắp sửa bảo vệ luận án tiến sĩ, người dì của Đăng từ Việt Nam sang thăm gia đình ghé thăm cháu ở Boston. Phong thái tự tin, khả ái cùng giọng nói tiếng Mỹ rất hay và lưu loát của bà khiến Jeanette để ý. Cùng thời gian đó, thủ tướng của chính quyền Cọng sãn Việt nam ghé thăm Đại học Yale. Không hẹn mà Đăng và Jeanette với dì Nữ bị kẹt ngay giữa cuộc biểu tình đòi hỏi nhân quyền cho Việt nam trước cổng trường Đại học với rừng cờ vàng của miền Nam trước 75. Vài sinh viên vì đạp ngã rào cản qui định vùng biểu tình để tiến vào trong khuôn viên trường bị cảnh sát bắt giữ. Trong lúc giằng co họ bối rối thả hai lá cờ vàng nhỏ nằm chỏng chơ trên mặt đất. Dì Nữ xuống đường, bước băng qua rào cản. Bà cúi nhặt hai tấm cờ vàng, trịnh trọng quàng một tấm lên vai người sinh viên Việt nam bị còng tay, ôm anh nói lời khuyến khích rồi hướng về đám đông giương cao ngọn cờ còn lại tung bay trong gió. Hình ảnh người thai phụ Việt nam tinh anh cả quyết đứng dưới cờ bay ở hoài trong trí nhớ Jeanette. Trên đường về hôm đó, hình như ai nấy đều cố nén xúc động của mình cho tới khi Đăng lên tiếng.
- Cháu tự hào về dì quá! Dì đã nói chi với anh chàng sinh viên bị cảnh sát bắt giữ?
- Sống hết mình. Chấp hết. Đừng sợ hải dù trong bất cứ cảnh huống nào. Hảy giữ niềm tin gần cận trái tim mình.
Dì Nữ thì thầm câu trả lời như dì đã nói với chính mình gần suốt cuộc đời. Hơn ba mươi năm dì Nữ mới nhìn thấy lại màu cờ khiến dì quá xúc động chỉ muốn sờ nắm lấy nó như muốn sờ nắm phần đời qua với tất cả kỷ niệm, ký ức, khóc cười. Xúc động hơn là lúc người cảnh sát Mỹ đã giúp dì an toàn bước qua lớp rào cản đổ nằm ngổn ngang trên đường. Sự khác nhau giữa pháp quyền và bạo quyền vừa thể hiện một cách rõ ràng. Nhân quyền chỉ hiện thực, thăng hoa với một nền pháp quyền thực sự của dân, do dân, và vì dân. Lắng nghe lời dì Nữ trãi trang đã giúp hai người thấu hiểu ra nhiều điều. Jeanette rủ Đăng cùng ghi danh học lớp tiếng Việt. Nàng bỏ thì giờ xem xét lại những thiếu sót trong bản thảo luận án về Á Châu học của mình. Đăng cũng có cái nhìn mới, tự hào về gốc tích gia đình và cộng đồng người Việt tị nạn lưu sinh trên đất Mỹ.
Xe về tới Cửa Đại. Dì Nữ chỉ về phía cuối dãy khách sạn sang trọng.
- Căn cứ Hải Quân của cha cháu Đăng ở cuối cửa biển trước bảy lăm, giờ đây cũng là khách sạn. Khu nghĩ mát của chú Hiroshi quản lý cùng với nhà và nghĩa trang gia đình nằm riêng phía bên kia cửa biển. Ngày mai mình sẽ đi ca-nô ra đó.
Mọi người xuống xe, đứng ngẩn nhìn ngôi nhà cổ, thấp thoáng khoảng sân gạch lấm tấm nắng. Đây rồi! Nếp nhà xưa vẫn làm mắt mẹ sáng long lanh mỗi khi nhắc tới. Mái cổng chào khép hờ và sắc thắm của những chùm hoa đỏ có dáng hình của trái tim cho dù rạn vỡ đã như một ước hẹn trở về.
Đăng đứng tần ngần nhìn quanh gian phòng khách nghi ngút khói hương. Giữa nhà là bộ ghế trường kỷ và tủ chè làm bằng gổ sơn chi màu nâu đen lên nước bóng ngời. Trướng liễng hơn trăm năm cũ phóng thảo bằng nét bút điêu luyện từ một triều vua Nguyễn được treo dọc theo những thân cột tròn mun dấu thời gian. Công đức của tiền nhân mà tên tuổi còn ghi tạc trên mấy tấm bài vị đỏ lung linh ánh nến đã được tán dương bằng những câu thơ đối chỉnh tuyệt. Địa linh nhân kiệt. Vùng đất của Ngũ Phụng Tề Phi. Đăng ngước nhìn tấm hoành phi sơn son thếp vàng treo bề thế trên trần thượng giữa gian nhà. Tiên trưởng của giòng họ là một trong nhữmg con phụng hơn trăm năm trước đã sải cánh trên vùng đất oai linh có núi có sông xứ Quãng.
Giữa phòng bên treo tấm hình rọi lớn chụp bà ngoại với hai con gái. Có lẽ hình được chụp chỉ vài tháng trước tháng Tư bảy lăm. Dì Nữ trong hình là một thiếu nữ độ tuổi trăng tròn. Nhìn ba người thân tươi cười bên nhau, lòng Đăng dâng lên nỗi xúc động diệu kỳ. Ba mẹ con. Ba đôi mắt đẹp. Bao nỗi truân chuyên trãi dài giữa mấy chặng tuổi đời cách biệt. Đôi mắt người đàn bà Việt Nam. Mắt Mẹ tha hương rưng rưng nỗi nhớ nhà. Đôi mắt thuyền xưa lung linh bến nước buổi chiều qua sông bối rối lụa là. Ánh mắt ngọc lan trong vườn khuya thơm bóng trăng vàng. Đăng nghĩ tới ánh mắt chất chứa sắc màu kỷ niệm trong truyện viết của Bố. Đôi mắt có ánh nhìn cong như cánh lá. Những đôi mắt sâu lắng âm thầm, sống can đảm với phận đời mình. Chàng muốn được lắng nghe, tìm biết nỗi vui hay niềm cay đắng tiềm tàng đâu đó sau ánh mắt đẹp, bình thản tuyệt vời.
Lam Sơn Khởi Nghĩa -
Thắp Lửa Bình Ngô
. Trận Tụy Động, Chúc Động : Vương Thông thất thế
. Trận Chi Lăng : Liễu Thăng tử trận
1- Lam Sơn khởi nghĩa :
a- Tiểu sử Lê Lợi :
Từ khi nhà Minh sang cai trị An Nam, dân ta khổ sở trăm bề, tiếng oan không dứt, chỉ mong có cơ hội đánh đuổi quân xâm lăng ra khỏi bờ cõi. Lúc ấy có một vị anh hùng nổi lên, kéo cờ khởi nghĩa chống lại giặc Minh, chinh chiến khổ cực trong 10 năm, từ 1418 đến 1427, đánh đuổi ngoại xâm, lấy lại giang sơn gấm vóc, xây đắp nền độc lập cho nước nhà.
Người anh hùng ấy là Lê Lợi, quê quán làng Lam Sơn, huyện Thụy Nguyên, phủ Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa, nhà giàu có, đã mấy đời làm nghề nông, thường hay giúp đỡ người nghèo khó, nên mọi người đều mến phục. Ông Lê Lợi là người trung hậu, có chí lớn, ông thường nói : " Làm trai sinh ra trên đời, nên giúp nạn lớn, lập công to, để tiếng thơm muôn đời, chứ sao lại bo bo làm đầy tớ người ". Ông đón mời sĩ phu, chiêu tập anh hùng hào kiệt.
b- Bình Định Vương Lê Lợi :
Mùa xuân năm Mậu Tuất 1418, đời vua Thành Tổ nhà Minh bên Tàu, Lê Lợi cùng với các tướng Lê Thạch và Lê Liễu khởi binh ở núi Lam Sơn, xưng là Bình Định Vương, truyền hịch xa gần kể tội nhà Minh, nêu rõ mục đích khởi nghĩa đánh kẻ thù xâm lược.
Đánh đuổi giặc Minh là thuận lòng người, hợp lẽ công bằng, nhưng thế lực của Bình Định Vương lúc đầu còn yếu kém, tướng sĩ thì ít, lương thực không đủ, dù dùng kế đánh thắng đôi ba trận, nhưng không đủ sức chống giữ với kẻ địch, cho nên phải về núi Chí Linh ba lần, nguy cấp mấy phen, thật là gian truân vất vả. Sau nhờ hồng phúc nuớc Nam, Bình Định Vương lấy được đất Nghệ An, rồi từ đó vẫy vùng, đánh ra phía Bắc, lấy lại giang sơn bờ cõi.
Từ giai đoạn nầy trở đi, chiến thuật, chiến lược của quân ta thay đổi hẳn, vì lực lượng quân đội và lương thực của ta dồi dào, ngang hàng quân địch. Nhờ bóng cờ " Đại Thiên Hành Hóa ", đi tới đâu dân chúng hưởng ứng tới đó, tự ý cung đốn thực phẩm, trâu bò, rượu thịt, để đãi ngộ chiến sĩ.
Trong các trận đánh, đáng kể nhất là trận Tụy Động, Chúc Động và trận Chi Lăng. Bài nầy chúng tôi đề cập đến trận Tụy Động là trận đánh lớn nhất kể từ ngày khởi đầu cuộc chiến tranh giải phóng đất nước và trận Chi Lăng là trận đánh lừng danh, quân ta chém chết Liễu Thăng, một danh tướng Minh triều phương Bắc.
Nhà thơ Khiêm Đức làm bài thơ ca ngợi Bình Định Vương Lê Lợi, đáp ứng nguyện vọng của toàn dân, quy tụ anh hùng hào kiệt, dấy binh từ đất Lam Sơn, đứng dậy đánh đuổi quân Minh phương Bắc ra khỏi bờ cõi :
LÊ LỢI
Tại đất Lam Sơn xứ bá tòng
Anh hùng xuất hiện có Lê Ông
Trần Cao vương vị dùng che mắt
Nguyễn Trãi công khanh thật hết lòng
Bày trận Chi Lăng bầm tướng Liễu
Gạt lời Minh Đế nhục chàng Trương
Mười năm đuổi giặc thâu bờ cõi
Đại cáo bình Ngô tiến bệ rồng
Bình Định Vương Lê Lợi
( Tranh Hồ Thành Đức )
2 - Trận Tụy Động : Vương Thông thất thế
Từ khi Bình Định Vương vào đánh Nghệ An đến nay, đánh đâu được đấy, thanh thế lừng lẫy, quân Minh khiếp sợ. Minh Đế liền sai Chinh di tướng quân là Vương Thông và Tham tướng là Mã Anh đem 5 vạn quân sang cứu Đông Quan. Trần Trí và Phương Chính bị cách hết chức tước, đặt dưới quyền sử dụng của các tướng mới. Đến nơi, Vương Thông tập họp cả quân cũ và mới được 10 vạn, chia làm 3 đạo :
- Vương Thông dàn quân ở bến Cổ Sở, thuộc huyện Thạch Thất. phủ Quốc Oai, Sơn Tây.
- Phương Chính đóng ở Sa Thôi thuộc huyện Từ Liêm
- Mã Kỳ đóng ở Thanh Oai, bên bờ Nhuệ Giang
Các đồn ải liên tiếp nhau dái trên 10 dặm để tiện việc thống nhất hiệu lịnh và tương trợ.
Bên ta, Lý Triện và Đỗ Bí đem quân và voi đến Ninh Kiều, phục ở Cổ Lãm nhử Mã Kỳ tới. Mã Kỳ đến cầu Tam La, chỗ giáp giới huyện Thanh Oai và Từ Liêm thì bị phục binh của ta đổ ra đánh, quân Minh thua chạy, nhiều người chạy xuống đồng lầy, chạy không được, bị chém trên nghìn người. Quân ta đuổi quân Minh đến làng Nhân Mục, bắt sống hơn 500 tên, riêng Mã Kỳ một mình một ngựa trốn thoát.
Lý Triện thừa thắng đánh luôn tới cứ điểm của Phương Chính. Phương Chính thấy Mã Kỳ bại trận, không dám chống lại quân ta, rồi cùng Mã Kỳ về hợp với Vương Thông vẫn đóng quân nguyên vẹn ở bến Cổ Sở. Đại quân của Vương Thông sắp đặt kế phục binh, đợi quân ta đến sẽ tấn công. Quả nhiên Lý Triện tới, quân Minh giả thua chạy, nhử quân ta đến thế trận có cắm chông sắt của họ. Tại đây, voi bị chông không tiến được, quân mai phục của giặc đổ ra. Lý Triện thua chạy về Cao Bộ vùng Mỹ Lương và cho người về Thanh Đàm thuộc huyện Thanh Trì gọi quân Đinh Lễ và Nguyễn Xí đến giúp.
Ngay đêm hôm ấy Đinh Lễ và Nguyễn Xí đem 6 ngàn quân và 2 con voi đến hợp với quân Lý Triện chia quân ra mai phục ở Tụy Động thuộc huyện Mỹ Lương và Chúc Động thuộc huyện Chương Đức, phía đông sông Đáy, chỗ Ngả Ba Thá. Ở đây, ta bắt được do thám của giặc, biết Vương Thông đã chuyển lực lượng đến Ninh Kiều và có một đạo quân đang lén đánh vào mặt sau quân Lý Triện. Họ chờ có tiếng súng hiệu là hai bên đánh lối gọng kìm vào quân ta.
Biết được mưu giặc, bên ta định luôn kế hoạch và phân phối lực lượng theo chiến lược lừa giặc vào tròng. Đinh Lễ cho người bắn súng, quân giặc liền tiến vào chiến trường Tụy Động. Lúc bấy giờ phải độ trời mưa, đường lầy lội, quân ta bốn mặt đánh áp lại, chém được Thượng thư Trần Hạp và Nội quan Lý Lượng. Quân Minh chết rất nhiều, phần thì giày xéo lẫn nhau, phần thì chết đuối không kể xiết, nghẽn cả dòng nước, số tù binh bị bắt lên đến hàng vạn người, khí giới tịch thu không biết bao nhiêu mà kể. Trận Tụy Động xảy ra vào tháng muời năm Bính ngọ 1426.
3 - Trận Chi Lăng : Liễu Thăng tử trận
Tin Vương Thông thua trận Tụy Động, Trần Hiệp bỏ mạng, đại quân hao tổn rất nhiều, làm chấn động cả Minh triều. Minh Đế thất kinh, liền sai Chinh lỗ phó tướng quân An viễn hầu Liễu Thăng, Tham tướng Bảo định bá Lương Minh, Đô đốc Thôi Tụ, Binh bộ Thượng thư Lý Khánh, Công bộ Thượng thư Hoàng Phúc, Thổ quan Hữu bố chính sứ Nguyễn Đức Huân, đem 10 vạn quân, 2 vạn con ngưa, theo đường Quảng Tây tiến vào nước Nam.
Một đạo quân khác do Chinh nam tướng quân kiêm Quốc công Mộc Thạnh, Tham tướng Hưng an bá Từ Hạnh, Tân ninh bá Đàm Trung, điều động 5 vạn binh lính và 1 vạn con ngựa sang tiếp viện cho lực lượng Vương Thông đang bị vây hãm tại Đông Đô.
Tin viện binh đến đã được mang ra thảo luận rất sôi nổi. Trái với ý kiến của nhiều tướng lãnh, Bình Định Vương cho rằng nhân dịp nầy đem hết sức mạnh để lấy Đông Đô là hạ sách, quan trọng là đánh tan quân tiếp viện thì tất nhiên Đông Đô không đánh cũng phải hàng, một mũi tên bắn 2 con nhạn.
Việc nầy được mọi người hoan nghênh, Bình Định Vương liền hạ lịnh cho dân chúng các vùng Lại Giang, Bắc Giang, Tam Đái, Tuyên Quang, Qúi Hóa tản cư, áp dụng kế thanh dã ( vườn không nhà trống ).
Các cứ điểm được sắp đặt kỹ càng để đợi viện binh của đối phương và quân giặc đến thì quân ta đánh ngay, vì chúng vượt ngàn dặm ( di dật đãi lao ), khi tới nơi phải mệt nhọc, quân ta được dưỡng quân sung sức, tất có hy vọng chiến thắng dễ dàng.
Lê Sát, Lưu Nhân Chú, Lê Thụ lãnh một vạn tinh binh và 5 con voi, mai phục tại ải Chi Lăng chờ quân giặc Liễu Thăng. Phạm Văn Xảo, Lê Khả, Lê Trung, Lê Lý chia quân sĩ các nơi chận giặc.
Tướng giữ ải Nam Quan là Trần Lựu thấy quân Minh đến, lui về giữ Ai Lưu, giặc tiến đến Ai Lưu, Trần Lựu lui về Chi Lăng. Giặc tiến đánh Chi Lăng thì gặp phục binh của ta, Trần Lựu ra khiêu chiến, nhử giăc đuổi theo. Khi Liễu Thăng và quân bản bộ đã vào đúng thế trận, nghe tiếng pháo lệnh, các tướng Lê Sát, Lưu Nhân Chú hô quân mai phục bổ vây chặt chẽ. Giặc hoảng hốt chen nhau, dày xéo nhau mà chết.
Liễu Thăng cùng 100 quân kỵ mã chạy đến chỗ bùn lầy thì không tiến được nữa, bị chém ở núi Mã Yên.
Trận nầy khởi đầu từ 18 tháng 9 đến ngày 20 thì kết thúc, tướng giặc cùng binh sĩ chết gần cả vạn người. Lúc bấy giờ đạo quân tiếp viện của ta do tướng Lê Lý cũng vừa đến, hợp lại tiến đánh quân Minh, giết đựợc Lương Minh ngày 25 tháng 9, tướng giặc Lý Khánh chống không nổi, tự sát ngày 28 tháng 9 năm Bính Ngọ 1427. Còn lại có Hoàng Phúc, Thôi Tụ đem tàn quân chạy về thành Xương Giang thuộc phủ Lạng Giang, nửa đường bị quân Lê Sát đuổi kịp đánh cho tơi bời. Thôi Tụ liều chết chạy đến thành Xương Giang, thì thành nầy đã bị tướng Trần Mguyên Hãn chiếm đóng, treo cờ Việt quân. Thôi Tụ đành phải rút lui ra ngoài đồng lập trại và đắp lũy để chống giữ.
Bình Định Vương sai quân thủy bộ vây đánh quân giặc, sai Trần Nguyên Hãn chận đường tải lương của quân Minh, sai Lê Vấn, Lê Khôi, Nguyễn Xí, đem quân thiết đội đánh quân Minh, bắt sống được Thôi Tụ và Hoàng Phúc, cùng rất nhiều tù binh. Thôi Tụ không chịu hàng phải giết. Thế là đạo quân Liễu Thăng chưa vào tới đồng bằng Bắc Việt đã bị cái cảnh trúc chẻ ngói tan vô cùng bi đát
Mộc Thạnh đem quân đến cửa Lê Hoa thì gặp quân ta do các tướng Phạm Văn Xảo, Lê Khả cầm giữ. Theo mật lệnh của Vương, các tướng bố trí mai phục, nhưng không được vội giao chiến vì Mộc Thạnh là một lão tướng có kinh nghiệm chiến trường, tất nhiên chờ quân Liễu Thăng thắng bại thế nào rồi mới hành động. Khi tiêu diệt đạo quân Liễu Thăng, Vương cho dẫn độ một viên chỉ huy, ba viên Thiên hộ trong số tù binh, cùng sắc thư, ấn tín của Liễu Thăng đưa đến hoành doanh của Mộc Thạnh.
Được tin ấy, Mộc Thạnh cả kinh bỏ chạy, bị các tướng Phạm Văn Xảo, Lê Khả đuổi đánh, phá tan nốt đạo quân nầy tại ngòi Lĩnh Thủy. Hơn một vạn quân Minh bị giết, người ngựa bị bắt không sao kể xiết. Mộc Thạnh một người một ngựa trốn thoát.
4 - Quân Nam toàn thắng : Quân Minh xin hòa
Bình Định Vương sai người đưa tướng giặc Hoàng Phúc và 2 cái hổ phù, 2 dấu đài ngân của quan Chinh lỗ phó tướng quân Liễu Thăng, đưa về Đông Quan cho Vương Thông biết. Vương Thông cả kinh, biết rằng viện binh do Liễu Thăng đưa sang đã bị thua rồi, sợ hãi viết thư xin hòa.
Bình Định Vương thuận cho, rồi cùng với Vương Thông lập đàn thề ở phía nam thành Đông Quan, hẹn đến tháng chạp Vương Thông đưa quân Tàu về nước.
Nhà thơ Lê Bính ca ngợi Ức Trai tiên sinh Nguyễn Trãi, làm bài " Bình Ngô Đại Cáo ", một áng văn chính trị hay, được ghi vào văn học sử nước nhà.
NGUYỄN TRÃI
Sách lược bình Ngô nắm sẵn rồi
Tôn phò Lê Lợi trọn bề tôi
Văn từ tiến sĩ đầy gang thép
Dòng giống đại khoa đẹp nhánh chồi
Khóc nổi cha hiền nhơn giặc bắt
Căm thù nước bỏng tợ dầu sôi
Duyên già vướng phải cô hầu trẻ
Biết tội mình oan chỉ có trời
Ức Trai tiên sinh Nguyễn Trãi
Tường sĩ và nhân dân tỏ ý không tán thành cuộc giải hòa, vì lòng người còn căm giận sư tàn bạo trước đây của giặc Minh. Dư luận còn đang phân vân, Nguyễn Trãi bàn rằng :
- Giặc Minh tàn bạo, nhân dịp nầy giết hết chúng đi là phải. nhưng nghĩ nước mình nhỏ, nước chúng lớn gấp mấy chục lần, xung đột với chúng chỉ là sự bất đắc dĩ. Nếu mối thù ngày một thêm sâu, giặc mất thể diện lại kéo binh sang một lần nữa, thì cuộc chiến tranh biết bao giờ mới dứt được, chi bằng chấp thuận cuộc hòa hiếu để tạo phúc cho sinh linh hai nước. Bình Định Vương gật đầu khen phải, nói :
- Phục thù báo oán là cái thường tình của mọi người, nhưng bản tâm người nhân không muốn có việc giết người bao giờ. Vả lại người ta đã hàng mà giết thì không hay, thỏa cơn giận một lúc mà mang tiếng muôn đời giết kẻ đầu hàng, sao bằng cho muôn vạn người sống, tránh cuộc chiến tranh cho đời sau, lại còn được tiếng thơm lưu truyền sử xanh mãi mãi.
Bình Định Vương không giết quân Minh, cấp thủy quân 500 chiếc thuyền giao cho Phương Chính, Mã Kỳ quản lãnh; lại cấp lương thảo giao cho lục quân Sơn Thọ, Hoàng Phúc; còn 2 vạn người đã ra hàng và bị bắt, giao cho Mã Anh quản lãnh đem về Tàu. Vương Thông thì quản trị bộ binh giặc Minh lục tục kéo về Bắc.
Bình Định Vương dẹp xong giặc Minh rồi, cử ông Nguyễn Trãi làm bài tuyên cáo quốc dân tức là bài " Bình Ngô Đại Cáo ", là một áng văn hay, được ghi vào văn học sử nước nhà. Bấy giờ mới thật là " Nam Quốc Sơn Hà Nam Đế Cư ", nước ta lại được tự chủ như cũ.
Tài liệu tham khảo :
- Việt Nam Sử lược Trần Trọng Kim
- Việt Sử Toàn Thư Phạm Văn Sơn
- Đại Việt Sử Ký Toàn Thư Ngô Sỹ Liên
- Đại Nam Nhất Thống Chí Nguyễn Tạo
- Hoàng Lê Nhất Thống Chí Ngô Thời Chí
- Việt Sử Cương Mục Tiết yếu Đặng Xuân Bảng
BBT Giao Mùa xin giới thiệu đến độc giả nhạc phẩm MỚI HÔM QUA THÔI
- Nhạc Võ Tá Hân
- Thơ Đỗ Hồng Ngọc
Ghi chú: Năm 1993, tháng 12, mùa tuyết trắng xóa ở Canada, tôi có dịp đến thăm một Nursing home ở Montreal, bên cạnh dòng sông Saint....
https://www.youtube.com/watch?v=d594WUD01Jk
Nguyệt San Giao Muà xin cám ơn những thân hữu đã dóng góp bài vở cho Nguyệt San Giao Muà số 150 . Một số bài khác sẽ được đăng dần vào số tới. Mong mỏi sẽ nhận được những sáng tác của các bạn bốn phương để cho Nguyệt San Giao Muà thêm phần hương sắc trong tương lai.
2) Để rút ra danh sách của NSGM (unsubscribe),
xin gửi email về GiaoMua@hotmail.com
3. Mọi chi tiết, thể lệ, thắc mắc, xin gửi về:
GiaoMua@hotmail.com
4. Mọi bài vở, đóng góp, xin gửi về:
GiaoMua@hotmail.com
Nguyệt San Giao Muà
Homepage: http://www.GiaoMua.com
Thể lệ gửi bài cho Nguyệt San Giao Muà:
Mong bạn gửi Bài cho GM theo cách này là tốt nhất :
1. Dùng mẫu chữ Vietnet (VIQR) hay Unicode
2. Viết Hoa chữ đầu của bài và bút hiệu. Ví dụ: Giọt Mưa Trên Lácủa NS Phạm Duy
3. Gửi bài ngay trong email (không kèm file), để cho BBT khỏi mất công download xuống để đọc
4. Gửi tất cả các bài trong 1 tháng 1 lần trong1 email, nếu tiện.
5. Bài vở xin gửi đến trước ngày 25 mỗi tháng
6. Mọi chi tiết, thể lệ, thắc mắc, xin gửi về: GiaoMua@hotmail.com
Cám ơn bạn rất nhiều, vì nhân sự có hạn, BBT không thể ngồi đánh máy lại từng đề bài hay bút hiệu.
P.O . Box 378
Merrifield, Virginia 22116
USA
Trang Nhà