Số 151
Ngày 1 tháng 11 năm 2014
Nguyệt San Giao Mùa
P.Ọ Box
378
Merrifield, Virginia
22116
USA
Thư Ngỏ
Thế giới thu nhỏ lại nhờ những phương tiện truyền thông đang ngày càng phát triển. Một bài hát thu lòng người từ lục địa này hôm nay, ngày mai tại những lục địa khác đã là một bài hát phổ biến và đứng đầu bảng xếp hạng của thế giới. Một dịch bịnh đang đe dọa con người ở một lục địa ngày hôm nay có thể tiêu diệt bao nhiêu người chẳng những ở lục địa đang có dịch mà còn ở bao nhiêu lục địa khác khi con người di chuyển quá nhanh trong vòng một ngày. Khi đi chợ và dùng thẻ tín dụng, những thông tin cá nhân của một người cũng có thể bị rò rỉ và bị đánh cắp gây những thiệt hại và phiền hà về mặt tài chánh cho người đó. Trên thế giới ngày nay, ôi có biết bao nhiêu là nổi sợ, nổi lo. Trong mỗi con người chúng ta ngoài những nổi lo trên còn có những nổi lo thường nhật và đều đặn khác như công việc, cơm ăn, áo mặc hàng ngày và tình hình sức khỏe của bao người thân mình. Tôi tự nhiên cảm nhận được làm người thật kiên cường. Nếu không biết kiên cường thì tự những điều xảy ra trong cuộc đời cũng rèn được cho mình kiên cường. Chúng ta, ngày qua ngày, vượt lên trên những nổi lo toan, những nổi sợ để đưa được mình về những phút bình yên cuối ngày. Khi nhận ra điều này tôi càng cảm phục tình thân từ những bài viết của các anh chị em đều đặn gửi về mỗi tháng làm nên hương sắc Giao Mùa. Sự nổ lực và tận tụy đó âm thầm giúp tôi vượt qua rất nhiều những khó khăn trong cuộc đời riêng.
Xin chân thành cảm tạ chân tình ấy của các anh chị em. Một tháng nữa bên nhau, mùa Tạ ơn đang đến, xin gửi tới từng anh chị em cùng gia đình lời biết ơn chân thành từ Ban Biên Tập và mong rằng đường dài ngày mai, chúng ta vẫn luôn cùng nhau nhé.
Thân Kính
Vành Khuyên
Ban Biên Tập Giao Muà
Bài vở trên Giao Muà là do các tác giả gửi đăng và Giao Muà không chịu trách nhiệm về nội dung. Muốn xin trích đăng lại, xin liên lạc với GiaoMua@hotmail.com.
I . Thơ _______________________________________________________________________
1. Đắng Cay | ______Dạ Lan | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
2. Mây Hồng | ______ Nguyễn Hải Bình | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
3. Cảm Ơn Thu Đã Tặng Quà Đời Tôi | ______ Lê Miên Khương | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
4. Lại Quên | ______ Vân Hà | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
5. Đêm Ấn Tượng | ______ TT Hiếu Thảo | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
6. Hải Hồ Rũ Áo Phong Sương | ______ Tình Hoài Hương | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
7. Sóng Vỗ Ven Gành. | ______ Hoàng Yến. | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
8. Vực Thẳm | ______ Sông Cửu | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
9. Gọi Trời Thu Xưa |
______Nam Thảo 10. Con Khô Mực Treo Sương |
|
______Đoàn Minh Hà | 11. Hẹn Gặp Nhau Ở Trên Sân Ga |
|
______ Nguyễn Thị Thanh Dương. | 12. Thì Thầm |
|
______Trần Thành Mỹ | 13. Thương Hoài Ngàn Năm |
|
______Song An Châu |
14. Bên Dòng Sông Dịch |
|
______
Sông Trà |
15. Trơ Buồn |
|
______ Chung Thủy |
16. Xa Rồi Vòng Tay. |
|
______ nguyênHOANG |
17. Người Em Xứ Quãng |
|
______Quang Phục |
18. Phố Xưa Đà Lạt Ngâu Về |
|
______Tuyền Linh |
19. Có Gì Hơn Thế |
|
______ Vành Khuyên |
20. Tháng-O-Mười |
|
______ Trần Huy Sao |
21. Lỗi Hẹn |
|
______ Mạc Phương Đình |
22. Phương Xa |
|
______ Trần Đan Hà |
23. Trăng Thu |
|
______ Phạm Minh Giắng |
|
II . Văn _______________________________________________________________________
1.Giấc Mơ Tổng Thống Mỹ ___________ Nguyễn Thị Thanh Dương | 2. Hiến Chương Tình Yêu (truyện dài nhiều kỳ) ___________ Tình Hoài Hương |
3. Bí Mật Cuộc Đời ___________ Vành Khuyên |
4. Căn Nhà Sau Cửa Biển (truyện dài) ___________ Phan Thái Yên |
5. Ngày Quốc Tế Đàn Ông ___________ Triều Phong Đặng Đức Bích |
6. Tình Thư Anh Gởi Cho Em ___________ Song An Châu |
7. Hai Lúa Đi Mỹ (II) ___________ Nguyễn Quý Đại |
IIỊ Trả Lời Bạn Đọc__________________________________________________
1. Nhắn Tin/Trả Lời Bạn Đọc _______ Ban Biên Tập |
I . Thơ __________________________________________________
II . Văn___________________________________________________________
Nguyễn Thị Thanh Dương
Nguyễn Thị Thanh Dương
2. Hiến Chương Tình Yêu (truyện dài nhiều kỳ) Tình Hoài Hương
Tình Hoài Hương
Vành Khuyên
Vành Khuyên
4. Căn Nhà Sau Cửa Biển (truyện dài) Phan Thái Yên Phan Thái Yên
Trầm Thiên Thu Trầm Thiên Thu
Song An Châu
Song An Châu
Nguyễn Quý Đại
Nguyễn Quý Đại
IIỊ Hộp Thư Toà Soạn
___________________________________________________
Thể lệ để nhận Nguyệt San Giao Muà:
1) Để vào danh sách của NSGM (subscribe),
xin gửi email về GiaoMua@hotmail.com
Địa Chỉ Liên Lạc:
Nguyệt San Giao Muà
Copyright
2002 by Giao Muà e-magazine and respective authors
Anh Tư Chuột về tới nhà lúc 8 giờ tối, thông thường mấy khi anh Tư về đúng giờ. Sau khi shop sửa xe đóng cửa lúc 6 giờ là mấy người thợ rủ nhau vào quán lai rai trước khi về nhà. Chủ shop người Việt Nam, tất cả thợ thuyền cũng là người Việt Nam nên dễ hòa hợp, ngày nào họ cũng có lý do để nhậu, hôm đắt hàng, làm mệt, nên nhậu để ?thư giãn?, hôm ế hàng, ít khách nên nhậu để ?quên sầu đời?, hôm thì cá độ với bạn bè v..v?
- Em ơi, em đâu rồi?
Chị Tư Chuột từ trong bếp vội vàng bước ra phòng khách, anh Tư Chuột đang soải người ngồi ra ghế:
- Chuyện gì anh? Em đang chuẩn bị dọn cơm cho anh mà.
- Thì em cứ ngồi xuống ghế đi, có một chuyện quan trọng.
Chị Tư Chuột hồi hộp ngồi xuống ghế, đối diện chồng và chờ đợi.
- Anh báo cho em một tin mừng?
Chị Tư Chuột nhấp nhỏm trên ghế, đôi mắt sáng lên:
- Tin gì? Trúng số hả anh?
- Còn hơn là trúng số nữa. Em có muốn thằng Cu Tí nhà mình sau này là tổng thống Mỹ không?
Chị Tư Chuột cụt hứng, lườm chồng:
- Khi không hỏi chuyện tào lao, bộ anh tưởng làm tổng thống Mỹ dễ lắm sao mà mơ với ước?
- Những ước mơ không tốn tiền thì tại sao chúng ta không xài cho đã?. Có người da đen nào dám mơ ước ngày hôm nay tổng thống Mỹ là một người cùng màu da với họ không?
- Cho nên anh cũng mơ cho thằng Cu Tí nhà mình hả?
- Đúng thế, người Châu Á nói chung, người Việt Nam nói riêng đã giỏi giang thành đạt trên đất Mỹ thiếu gì. Biết đâu mấy chục năm sau tổng thống Mỹ sẽ là thằng Cu Tí?
- Là cái thằng ham ăn và lười biếng, 7 tuổi đầu mà đi học vẫn nhờ mẹ xỏ giầy, mặc áo ấy hả? Hôm nay anh uống rượu hơi nhiều đấy, đừng có nói ra cái ước mơ này, người ta cười cho.
- Hồi nãy trong bàn rượu, cả bọn đã bàn về đề tài này rồi, tụi nó cũng ước mơ thế chứ có phải một mình anh đâu. Một tổng thống da đen đầu tiên của nước Mỹ sẽ mở cửa cho bao nhiêu mơ ước khác của con ngườỉ
Tư Chuột say sưa dệt ước mơ tiếp:
- Nếu sau này Cu Tí trở thành tổng thống Mỹ. Trời ơi, cả thế giới sẽ ca ngợi gia phả nội, ngoại nhà nó, dù mấy đời đều bần cố nông làm ruộng, làm rẫy, cơm không đủ no áo không đủ ấm. Họ sẽ đề cao bố của tổng thống là anh Tư Chuột, một thợ sửa xe hơi làm việc chăm chỉ để nuôi tổng thống tương lai, và mẹ của tổng thống từng là một phụ nữ vô công rỗi nghề, chỉ biết ăn bám chồng, bỗng được xưng tụng là một phụ nữ đảm đang, một người mẹ tuyệt vời, biết hi sinh sự nghiệp của mình vì chồng con. Chưa hết, người ta sẽ đến tận đây, để chụp hình cái ngôi nhà lụp xụp trong khu bình dân lộn xộn toàn Mỹ đen, và đám Mễ di dân, ngôi nhà mà bố mẹ của tổng thống đang nhẫn nại trả tiền mortgage 30 năm mới hết nợ, nơi mà tổng thống được nuôi dưỡng lớn lên, và ngôi nhà sẽ đi vào lịch sử của nước Mỹ?.
Chị Tư Chuột ngắt lời, hỏi một câu chẳng liên quan gì đến những viễn ảnh huy hoàng của chồng vừa đưa ra:
- Anh đói bụng chưa? Em dọn cơm cho anh ăn nhé?
Anh Tư Chuột bực mình:
- Anh nói chưa hết ý mà, em gọi thằng Cu Tí ra đây.
Thằng Cu Tí nghe bố quát to tên mình, nó đang chơi game trong phòng vội vàng chạy ra:
- Bố gọi con hả? Có con đâỷ
- Con thật là nhậy cảm, bố đang nói về tương lai của con đấy. Nào, đứng im cho bố ngắm lại thằng Cu Tí của bố.
Nó ngoan ngoãn đứng giữa phòng khách, trước mặt bố mẹ. Anh Tư Chuột lẩm bẩm:
- Con gầy và nhỏ con y chang bố. Tuy tướng tá không to lớn oai vệ, nhưng không sao, người lãnh đạo ăn thua là ở cái đầu. Sau này con cũng sẽ học Luật trường Harvard như mấy ông chính khách Mỹ, sẽ chẳng thua kém ai.
Thằng Cu Tí ngạc nhiên:
- Sau này con sẽ làm gì hả bố?
- Là tổng thống Mỹ, con sẽ có nhiều quyền lực, danh vọng và tiền bạc. Con có thích thế không?
- Nhưng tổng thống có được vào trong mall chơi game không? Có được ra công viên chơi cầu tụt và ngồi xích đu không hả bố?
- Ơ kìa, khi đó con lớn rồi, chứ có 7 tuổi như bây giờ đâu.
Nó vẫn nghi ngờ:
- Con không tin là tổng thống sung sướng như bố nói .
- Xung quanh con sẽ luôn có kẻ hầu người hạ, ngay cả từng miếng cơm, miếng nước?Thế mà không sung sướng à?
Thằng Cu Tí lắc đầu:
- Con ở nhà với mẹ cơ, có mẹ nấu cơm và lo mọi thứ cho con rồi, cần gì phải làm tổng thống mới có những thứ ấy. Thôi, con vào chơi game tiếp đây.
Chị Tư Chuột nói với theo, như năn nỉ:
- Con ơi, chơi hết bàn game ấy rồi mang bài homework ra làm con nhé?
Cu Tí ra điều kiện:
- Nhưng mẹ phải nướng cho con một miếng pizza thật to, và một ly nước cam. Ăn xong con mới làm homework.
Thằng bé chạy biến vào phòng, anh Tư Chuột than thở:
- Hai mẹ con em chỉ lo chuyện thực tế ăn uống mà không hề biết ước mơ, không hề biết cuộc sống phải vươn lên cao để hái cả những vì sao trên trời.
Chị Tư Chuột đã dọn cơm ra bàn, người cha của tổng thống Mỹ tương lai trong mơ ước cũng trở về thực tế, ra bàn ngồi ăn cơm vì đang đói bụng sau khi đã cồn cào vì men bia men rượu.
Rồi chị Tư Chuột mở tủ lạnh lấy miếng pizza to nhất nướng cho con. Cơm chiều Cu Tí đã ăn rồi, đây chỉ là món ăn chơi. Được phục vụ chồng con, đó là hạnh phúc của chị.
Hai vợ chồng Tư Chuột và đứa con qua Mỹ được 5 năm theo diện bảo lãnh anh em, do một người em của chị Tư Chuột bảo lãnh, còn toàn bộ cha mẹ, anh em của anh Tư Chuột vẫn ở Việt Nam, tiếp tục cha truyền con nối làm ruộng. Chị Tư Chuột đường sinh đẻ khó khăn hiếm muộn, tưởng không bao giờ có con, mãi mới mang bầu đẻ ra thằng Cu Tí, nên hai vợ chồng cưng qúy nó như vàng. Anh Tư Chuột có tay nghề sửa xe hơi từ bên Việt Nam, qua Mỹ xin được ngay vào shop sửa xe, công việc ổn định, dài lâu, chị Tư Chuột trước kia làm ruộng, nếu không lấy chồng ở nhà nuôi con thì chắc chị sẽ làm ruộng suốt đời.
Ngồi bên chồng, săn sóc miếng ăn cho chồng, chị Tư Chuột trò chuyện bông lơn:
- Kinh tế Mỹ càng ngày càng khó khăn,? sì tóc? và xăng dầu xuống gía qúa trời!
- Em rành chuyện kinh tế qúa nhỉ? Nghe em nói người ta tưởng em là một nhà phân tích kinh tế thị trường.
- Thì ngày nào mở ti vi coi phần tin tức, dù nghe tiếng Mỹ không hiểu gì nhưng em thấy mấy cái mũi tên đều chỉ xuống là em hiểu ?sì tóc? đi xuống, dầu xăng đi xuống. Rồi cuối tuần ra chợ Việt Nam xin báo về đọc bổ xung thêm.
- Ừ đúng rồi, dầu thô đang xuống gía, còn khoảng 40 đồng một thùng so với 150 đồng một thùng lúc cao điểm. Bằng cớ là mình đổ xăng giảm gía rồi đấy. Tội nghiệp mấy công ty khai thác dầu hỏa tại vùng Dallas Fort Worth này, thời dầu thô cao gía, họ đã phải ký hợp đồng cho bonus từ 27,000 đến 28,000 đồng một acre.
Chị Tư Chuột vẫn lo âu thế sự:
- Liệu ông Obama đảng dân chủ lên làm tổng thống có thay đổi được nước Mỹ không ?
- Ông Obama không phải là thần thánh, thay đổi về kinh tế, chính trị không phải chỉ một sớm một chiều.
Anh Tư Chuột nổi hứng phân tích:
- Con người ta có số hết, ngoài cái tài còn có cả duyên may. Ông Obama thành tổng thống hầu hết là cái may mắn nhà ông ta tu từ đời tám kiếp nào đó. Này nhé, đảng Cộng Hoà đã hai phùa làm tổng thống, chiến tranh ác liệt, kinh tế khủng hoảng nên dân tình ngao ngán, mệt mỏi và muốn đổi thay.
Chị Tư Chuột tán thành:
- Nhiều người mến cá nhân anh hùng của ông Mc Cain nhưng không thích đảng Cộng Hoà, nhiều người thích đảng Dân Chủ, nhưng chê ông Obama trẻ người non dạ. Vợ chồng nhỏ em của em cũng thế, quyết định không đi bầu vì nghĩ rằng chồng bầu một phiếu cho đảng Cộng Hoà, vợ bỏ một phiếu cho đảng Dân Chủ, chẳng làm thay đổi tỉ số thắng bại của đôi bên, đi bầu bán làm gì cho tốn xăng, tốn công và chật chỗ người ta, còn mất công nhân viên kiểm phiếu phải đếm thêm 2 là phiếu ?vô nghĩa lý?.
Anh Tư Chuột phản đối:
- Dù thế nào cũng phải đi bầu để thực hiện quyền dân chủ của mình chứ, hay ít ra để người ta cũng biết mặt sắc dân Châu Á đi bầu nhiều ít ra sao chứ.
Chị Tư Chuột tiếc rẻ:
- Vậy lần sau vợ chồng mình ráng thi đậu quốc tịch để có dịp đi bầu nhé. Lần vừa rồi cả hai vợ chồng đều thi rớt, chắc thằng cha phỏng vấn mình kỳ thị anh ạ.
- Ai thi quốc tịch rớt cũng nghi ngờ và đổ vạ là bị kỳ thị, không kiểm tra lại coi mình sai sót những gì. Anh chắc là sau vụ khủng bố 9-11 thì sở di trú phải chọn lọc kỹ mà thôi.
Anh Tư Chuột ăn cơm xong, rượu đã tỉnh, nên anh sảng khóai hẳn ra. Anh trở lại đề tài cũ:
- Em à, cái chuyện ước mơ thành tổng thống Mỹ xa vời như trúng số Mega, chẳng qua rượu vào lời ra nói cho sướng miệng, nghe cho sướng tai, phải không em?. Thôi, anh chỉ mơ ước bình thường như em, cầu sao thằng Cu Tí nhà mình học xong đại học, ngành nghề gì cũng được. Đời ông đời cha của anh làm ruộng, anh đã tiến lên được một chút, văn minh thêm một chút, thành thợ sửa xe, khỏi phải chân lấm tay bùn, thì hi vọng thằng Cu Tí sẽ theo gương anh, tiến lên một chút, hơn cha nó, nghĩa là không ít học và làm nghề lao động tay chân vất vả như anh là đủ mừng rồi.
Chị Tư Chuột tươi cười:
- Trước hết cứ mơ ước, cầu mong cho con mình thành người tử tế anh ạ, sau đó muốn học cao hiểu rộng đến đâu cũng được. Thiếu gì con nhà Việt Nam sang Mỹ thành tài, nhưng cũng có một số bỏ lỡ bao nhiêu cơ hội ăn học, mà hư thân mất nết làm buồn lòng cha mẹ.
Anh Tư Chuột sực tỉnh:
- Không biết nãy giờ thằng Cu Tí chơi game xong chưa? Và có mang homework ra làm không nhỉ?
Anh Tư Chuột bỗng nhớ lại thuở ấu thơ của mình, cái thuở bằng tuổi Cu Tí bây giờ, anh vừa lười học vừa dốt tóan, mỗi lần phải làm toán là mỗi lần ngồi khóc tỉ tê như cha chết.
Một hôm bố anh ra mấy bài tóan cho anh làm thêm ở nhà. Bài tóan đơn giản là 3 + 2, mà thằng bé Tư Chuột ham chơi cộng với sự ngu dốt nghĩ mãi không ra, bố anh ngồi bên sốt ruột chờ đợi thằng con chậm chạp ù lì của mình, mẹ anh thấy thế bèn cứu nguy cho con. Bà gợi ý:
- Nè con, một bàn tay có mấy ngón?
Bố anh đã lườm mẹ anh về cái tội hướng dẫn huỵch toẹt cho con, vậy mà thằng bé Tư Chuột dạo đó đã ngồi suy nghĩ khá lâu rồi mới mạnh dạn viết: 3+2 = 6. Tức thì bố anh cho anh một cái tát như trời giáng và rít lên đau khổ:
- Trời ơi! Sao con ngu thế? Lớn lên mày làm gì mà sống hả thằng kia?
Mẹ anh, người phụ nữ dịu dàng cũng chịu hết nổi, phải nổi cáu:
- Mẹ đã bảo con đếm bàn tay có mấy ngón rồi mà!
Thằng bé Tư Chuột vừa nức nở khóc vừa cãi:
- Nhưng mẹ ơi, bàn tay con có 5 ngón, còn bàn tay thằng bạn ngồi cạnh con trong lớp học có tới 6 ngón. Con suy nghĩ mãi không biết ý mẹ nói bàn tay nào? Nên cuối cùng con viết đại bàn tay thằng bạn .
Kỷ niệm ấy anh vẫn nhớ và được cha mẹ anh truyền khẩu cho đến bây giờ. Dĩ nhiên không ai còn chê trách sự học dốt của anh nữa, cha mẹ anh hài lòng vì anh đã có nghề sửa xe hơi giỏi, qua Mỹ vẫn sống bằng nghề và thỉnh thoảng gởi chút tiền về giúp đỡ cha mẹ, anh em.
Hai vợ chồng cùng đi vào phòng thằng Cu Tí, miếng bánh pizza và ly nước cam đã thanh tóan hết nhẵn, nhưng bài toán thì chưa xong. Thằng bé đang cặm cụi, gương mặt nó nhìn chằm chằm vào trang giấy trước mặt, hai hàng chân mày nhíu lại như đang suy nghĩ sâu xa. Thấy bố mẹ thằng Cu Tí nhăn nhó:
- Bài toán khó qúa !
Nó chìa ra tờ giấy có bài tóan 10+5=? Mà nó chưa tìm ra câu giải đáp.
Chị Tư Chuột đã gợi ý, y như ngày xưa mẹ anh đã gợi ý cho anh:
- Thí dụ bố cho con 10 đồng, rồi mẹ cho con 5 đồng nữa. Tổng cộng con có bao nhiêu?.
Thằng Cu Tí mừng rỡ:
- Vậy thì bố mẹ đưa tiền đây con đếm là biết liền.
Anh Tư Chuột chạnh lòng vì nhớ tới hình ảnh của mình ngày xưa :
- Con phải tập động não, lấy ngón tay ngón chân mình ra mà đếm chứ.
Cu Tí lo âu:
- Nhưng gặp con số lớn quá, ngón chân ngón tay không đủ để đếm thì sao hả bố?
Chị Tư Chuột gạt đi:
- Con phải tự suy nghĩ , đâu phải lúc nào cũng lấy tay chân mình ra mà đếm.
Anh Tư Chuột chuyển qua đề tài mà anh đang khao khát:
- Lúc nãy con nói sau này không thích làm tổng thống phải không? Vậy ước mơ của con sẽ làm gì nói cho bố nghe nào: bác sĩ, kỹ sư hay là nhà giáo?
Cu Tí hớn hở đáp ngay:
- Con chỉ muốn thành thợ sửa xe giỏi như bố thôi.
Anh Tư Chuột thất vọng, lắp bắp hỏi lại:
- Cái gì? con muốn?con muốn? là thợ?
Cu Tí rổn rảng lập lại từng chữ một cho bố nghe rõ:
- Thợ? sửa? xẻ hơi? như bố!
- Tại sao bao nhiêu nghề trên thế gian này mà con lại thích nghề sửa xe như bố?
- Vì bố kiếm được nhiều tiền, ngày nào cũng đi nhậu tới tối mới về, và bố mẹ vẫn nói là con hãy làm bất cứ nghề gì giúp ích cho người khác. Bữa hôm xe mẹ bị hư không đi chợ được, phải đợi bố về sửa. Nên con thấy nghề sửa xe vô cùng hữu ích..
Anh Tư Chuột giật mình, không ngờ thằng Cu Tí giống mình đến thế, từ hình dáng bên ngoài, đến sự chậm chạp dốt toán và lại còn muốn theo đuổi cùng một nghề sửa xe nữa.
Chị Tư Chuột được dịp phê phán chồng:
- Anh phải bớt ăn nhậu đi nhé, kẻo con nó bắt chước.
Thấy chồng có vẻ đau khổ, chị Tư Chuột dịu dàng an ủi chồng:
- Trẻ con mà anh, nó chưa nhìn xa thấy rộng. Ngày ngày nó thấy anh đi sửa xe kiếm tiền nên nó nể phục rồi ước mơ thế. Vợ chồng mình cứ lo nuôi dậy con tử tế, cuộc sống còn dài, chuyện ước mơ còn nhiều, ngay cả ước mơ là tổng thống Mỹ tuy viễn vông, nhưng điều đó cũng có thể xảy ra, ai mà biết được.
Hiến Chương Tình Yêu
Phần thứ Nhì
Chương 12
VIỆT NAM Quê Hương Cẩm Tú
5. SA HUỲNH đến ĐIỆN BÀN HỘI AN
Từ ranh-địa Tuy Hòa về hướng Bắc đi Sa Huỳnh:
Bãi biển *SA HUỲNH thuộc huyện Đức Phổ, nằm sát quốc lộ 1A cực Nam của Tỉnh Quảng Ngãi. Thị xã cách tỉnh lỵ Quảng Ngãi 60 km. Dân cư hiền hòa an vui sống đời bình dân mộc mạc với ruộng đồng. Đây là nơi có vựa muối quan trọng ở miền Trung. Biển Sa Huỳnh rất đẹp, gió lùa sóng nước mênh mông, trong veo, bãi cát dài khoảng 6 km cong cong như hình lưỡi liềm, cát có màu vàng óng ánh tơi mịn, độ dốc thoai thoải, cùng hàng thùy liễu reo vui trong gió lao xao.
Sa Huỳnh có ghềnh đá Châu Me, Đảo Khỉ, là một thắng cảnh nên thở *Thủy *Thạch - *Đức Phổ - *Thạch Trụ - *Mộ Đức; có nhiều đồn trú của quân nhân Cộng Hòa Việt Nam. Quân nhân đỉnh đạc nghiêm trang mặc sắc phục chỉnh tề. Họ không hổ thẹn là dòng dõi con cháu đức vua Nguyễn Huệ, Trần Hưng Đạo? oai dũng cỡi voi đi đánh tan quân Mông Cổ xâm lăng, họ đã chiến thắng lẫy lừng.
Cậu lính là cậu lính ơi!
Tôi thương cậu lắm ...
nắng nôi thương chàng.
Lính nầy có vua có quan,
Nào ai bắt lính cho chàng phải đi? (cd)
Hay là:
Ba năm trấn thủ lưu đồn.
Ngày thì canh điếm tối dồn việc quan.
Chém tre đẵn gỗ trên ngàn.
Hữu thân hữu khổ phàn nàn cùng ai!
Miệng ăn măng trúc măng mai.
Những giang cùng nứa lấy ai bạn cùng.
Nước giếng trong con cá nó vẫy vùng. (cd)
*Phu Nhơn thuộc phủ lỵ *Sơn Tịnh cách xa *QUẢNG NGÃI ba kilômét. Phía bắc Quảng Ngãi giáp Quảng Nam, phía đông giáp biển Đông, Nam giáp Bình Định. Quốc lộ 1A và quốc lộ 24 giao tiếp tại Quảng Ngãi như chiếc xương sườn, nối liền các Tỉnh với nhau cùng: sông, biển, núi Gò Tăng ở Sơn Hà nhấp nhô, núi Rết và đình Cà Đăm ở Trà Bồng, đỉnh Ba Tu ở huyện Ba Tơ.
Suoi Xen Bay- Quang Ngai
Tỉnh Quảng Ngãi có ba con sông chính là: sông Trà Khúc, sông Trà Bồng, sông Vệ. Quảng Ngãi bắt đầu có nhiều công trình kiến thiết xây dựng trường ốc, công sở, chùa miếu, nhà cửa dân cư khang trang hơn. Ngoài dân bản địa người Việt (Kinh) Quảng Ngãi còn có sắc dân Hrê. Cro. Ruđăng thường sống rải rác trên huyện Nghĩa Hành, Minh Long...v.v...Quảng Ngãi còn được Trời phú cho: Hai mỏ Granit Đức Phổ và Trà Bồng. Mỏ Graphit, mỏ Silimanit ở Sơn Tịnh. Mỏ than bùn Bình Sơn. Có ba mỏ sắt: Văn Bàn, mỏ sắt núi Võng, và mỏ sắt núi Đôi đều ở Mộ Đức. Mỏ đồng Ba Tơ. Mỏ vàng rải rác ở các huyện thuộc Tỉnh Quảng Ngãi. Quặng Bônit Bình Sơn. Đặc sản nổi tiếng ở Quảng Ngãi là: Mạch nha, đường phèn, đường phổi, kẹo gương. Quế. Điều. Ca cao. Song mây. Mật ong. Trầm hương. Sa nhân. Muông thú...
Dưới biển có nhiều tôm hùm, tôm sú, tôm bạc, cua xanh, cá song, cá mú, cá nước lợ, cá nước mặn qúy hiếm. Họ có ngón nghề gia truyền mạch nha, đường phèn, đường phổi rất độc đáo. Đặc sản trên nổi tiếng có lẽ do nhờ... dưới chân núi có hàng dương liễu chạy dọc theo con đường xoắn ốc để đi lên đỉnh núi Thiên Ấn bằng phẳng rợp bóng mát. Và con sông Trà Khúc nên thơ, trong trẻo uốn lượn qua làng mạc xanh tươi và trù phú. Nước róc rách chảy dưới chân cầu, ghe thuyền qua lại chở nhiều khoang mía, khoang dừa, khoang thuyền chứa nhiều lu hủ lỉnh kỉnh trôi đi trôi về trên sông nước chập chùng.
Đây là trạm xe đò đậu lại cho lữ khách dừng chân tạm nghỉ qua đêm. Người chủ hiếu khách lịch thiệp đon đả giới thiệu các món ăn đặc sản. Lữ hành ăn cơm tiệm xong, chủ quán sẽ mời mọi người vào phòng trọ tắm rửa và ngủ nghỉ không tính tiền! Nghe mà phát thèm! Bốn khất sĩ ni cô mặc áo vá thụng vàng, đầu cạo nhẵn bóng, mắt nhắm nghiền, miệng lâm râm niệm Phật. Họ đi chân đất, đôi bàn tay trắng thò ra ôm chiếc hộp nhôm. Thỉnh thoảng họ nhích đi từng bước trên phố chợ ồn ào náo nhiệt. Ngồi trên bến chờ sang xe đi Đà Nẵng, Mười thấy các em nhỏ trên vai đeo giỏ xách cói, lon ton chạy đi chạy lại, các em inh ỏi chào mời khách:
- Chim mía Phú Phổ.
- Cá Bống sông Trà.
- Kẹo Gương Thu Xà.
- Mạch Nha Mộ Đức.
- Bà con ơi! Ghé lại mua dùm cháu. Mua đi mua đi!
*Đại Lộc - *Bình Thạnh - *Bình Sơn - *Trị Bình - *Núi Thành - *Diêm Phổ đã lùi lại thật nhanh khi đoàn xe lướt qua. Trên những cánh ruộng bát ngát, xa xa từng tốp một có người chăn vịt kéo nghiên vành nón lá, co ro trong chiếc áo lá tơi che mưa rơi gió bấc. Trên đồng ruộng chỉ còn trơ cuống rạ có muôn ngàn chú vịt cổ lùn, có những vòng khoan tròn trên cổ đang cúi đầu xuống ruộng. Bao nhiêu là vịt, ngan, ngỗng, cò? con bay lên, con đáp xuống, con rỉa lông rỉa cánh, hòa lẫn vào nhau đứng nằm lao nhao; tạo thành một bức hoạt cảnh sống động, thú vị như cò với vịt cùng chung dòng họ. Chúng không tị hiềm, không tranh chấp từng món mồi béo bở! Khi xe chạy sát men bờ ruộng, má chỉ cho Mười biết phân biệt: Cò Đúm lông đen, trắng, cẳng xanh. Cò Ngà lông trắng, tròng mắt màu vàng, cẳng đen. Cò Rán lông vàng, mỏ sọc dưa, cẳng trắng. Cò Quắm mỏ cong, cao lêu khêu. Cò Lép nhỏ con. Cò Sen lông trắng, cẳng, mỏ, mắt, là màu đỏ. Tóm lại trông cò Sen là đẹp nhất.
Trời càng nặng hạt mưa khi xe đến *Tam Kỳ. Tiết trời mùa đông ở miền Trung thường mưa dầm gió bấc rất lạnh lẽo, lạnh thấu xương. Có mấy người vừa lên xe, họ vấn điếu thuốc to bằng ngón tay cái. Họ nói hút như vậy, mới thấy ?đã điếu và ấm bụng?. Người ta ưa hút thuốc lá vấn nguyên nửa ngọn, lập bập điếu thuốc nguyên ngày, ít khi rời trên môi cho đỡ lạnh. Thói quen hút thuốc trong mùa đông rét mướt đó, thành ra ghiền mùi thuốc lá Cẩm Lệ. Đôi khi hút xong điếu thuốc, thì họ bật ngửa tại chỗ mà ?say kẻ vì Cẩm Lệ nặng kí lô nhất trong dòng họ nhà thuốc lá, được sản xuất từ An Mỹ, Phú Cang, Trà Kiệu, Nông Sơn... Tại vùng nầy có tháp Chăm Pa hình bát giác, tên gọi là Bằng An, ở xã Điện An,
*Điện Bàn. Vùng *Quảng Nam có yến sào, đậu khấu, đồi mồi đặc biệt quý. Nơi đây cụ Phan Chu Trinh quê ở Tiên Phước, Quảng Nam, cụ có biệt hiệu là Tây Hồ trong phong trào Duy Tân, cụ chống cự bọn cường hào ác bá, đã hà khắt bóc lột dân lành vô tội, cụ chống siêu cao thuế nặng. Thế nên cụ bị triều đình Huế đày ra Côn Đảo, ba năm sau cụ ?bị đày đi Pháp?.
Má và Mười đi Hội An thăm chị Huyền dưới cơn mưa dầm ảm đạm màu xám u tối, giá rét căm căm. Ngày và đêm đan vào nhau, bầu trời nhạt nhòa mưa bão, trông càng thê lương buồn thảm. Ba ngày hai đêm, vật vã trên chiếc xe chật như nêm. Đường dài vách đứng cheo leo, núi non hiểm trở, biển khơi mù mịt, sông nước mênh mông. Sự cực nhọc trên tuyến đường dài, làm thân xác hai má con rã rời, ủ rũ bơ phờ, như con mèo già thấm nước trước gió bão.
Mười quặn xiết niềm đau đớn, vì sự nhọc nhằn cùng cơn vùi dập tinh thần, và tình yêu, khiến nàng chết sững trên suốt một phần tư con đường cái quan nầy. Quả thật Mười rất đau buồn khi nhìn má lim dim mắt và im lặng chịu đựng sự cực nhọc, vất vả vì con. Một đời má lam lũ theo chồng nuôi mười người con. Có lẽ má vẫn khổ cực suốt kiếp tần tảo, không ngơi nghỉ. Có khỏe chăng là khi hai bàn tay má buông xuôi, đôi mắt đã mất vẽ nhìn. Dù thế nào chăng nữa, má vẫn thương con, má không kêu than quở trách, má sẵn sàng tha thứ. Lòng má từ ái bao dung, nhân hậu, khiến Mười vô cùng ân hận, và cắn rứt lương tâm. Má giống con gà mẹ giăng rộng đôi cánh, xù bộ lông ra để bảo vệ ôm ấp đàn con non dại, yếu ớt.
* * *
Từ hướng biển Đại Lãnh ra Hội An, con đường luôn trơn trợt, càng gập ghềnh hơn vì có nhiều nơi đường bị đắp bờ mô, hào chông, bãi lầy, hố đất, khách phải xuống xe đội mưa lội bùn mà lần bước. Thân thể nảy lên dập xuống, theo từng nhịp xe giồng xóc lắc lư, mọi người phập phồng lo sợ hiểm nguy sẽ ập đến. Chẳng biết có an toàn về đến nhà!? Hai má con vội vã về quê, lo chuẩn bị Tết nhất. Không ai là không lo, ít nhất năm bảy ngày đầu năm, tươm tất, chu đáo. Trước tiên tưởng nhớ ông bà, cha mẹ họ hàng quá cố, sau sum họp đại gia đình. Thăm viếng chúc tụng nhau, lời nồng thắm tốt đẹp nhất. Thế nên, dù xa xôi bận rộn cách mấy, họ vẫn trở về bên mái gia đình, trong ngày xuân mới.
Đối với Mười, vì mang trong lòng mối ân hận, buồn đau ray rứt. Tết đến hay Tết đi, chỉ đơn điệu, tẻ nhạt, trống vắng, xót xa, ân hận dày vò, đáng hỗ thẹn. Thôi, ta cứ trở về quê chúc xuân. Thế cũng đành.
* * *
(*) Từ năm 1960 -> đến năm 1975 - bối cảnh ở thời điểm nầy, hầu như ít thay đổi.
(**) Những tấm hình qúy giá trong bài viết, không phải của tác giả THH.
Rất trang trọng và chân thành cảm ơn qúy vị nhiếp ảnh gia đã post hình trên Wikipedia,
(tôi xin mạn phép chuyển tải vào bài viết, ngỏ hầu có thêm phần phong phú hóa hình ảnh quê hương Việt Nam cẩm tú của chúng ta).
Đa tạ!
*
Kính mời quý độc giả xem tiếp trang sau
Trân trọng
Buổi sáng, thức dậy, bạn thấy sao mà trống trải, bạn tìm thử coi vì lý do gì thì thật sự bao nhiêu lý do ùa tới. Bạn không còn biết sắp cái nào trước, cái nào sau, thôi thà cứ quên con bà nó hết cả đi.
Ra khỏi giường, bạn biết mình đang đối đầu với nguyên một ngày. Sau tám tiếng làm việc ở sở, bạn sẽ đi đâu, làm gì, liên hệ với ai để nối kết cuộc sống của bạn thành một chuổi liên tục và có hệ thống. Tất cả những gì bạn làm là cho tương lai, một tương lai rõ ràng, không gợn chút gì là toan tính riêng tư mờ ám mà bạn cần dấu ai cả.
Tương lai, bạn chợt cười cho cái ý nghĩ đó. Trước kia, bạn cũng nghĩ tới một tương lai. Cái tương lai đó khác, cái tương lai đó cũng có cái buồn, cũng có cái vui. Cái tương lai lúc bạn còn đang đơn phương, độc mã. Rồi tới cái tương lai lúc bạn đang có gia đình mà chưa có con. Rồi tới cái tương lai lúc đang có gia đình và có hai đứa con. Cuối cùng là cái tương lai này đây một mình và hai đứa con. Những tương lai đó giống ở nhiều chỗ nhưng cũng có lắm chỗ khác. Bạn hiểu đời sống như là một xoắn ốc, rồi tâm điểm ở đâu, bạn có tới được không, hay bạn mãi loay hoay với những vòng xoắn của vỏ ốc rồi ngồi đâu đó mà khóc cho cuộc đời, khóc cho tình người. Không, dù gì và thế nào, bạn cũng có cái quyết tâm đến được tâm điểm, đời là vậy mà, đã đi thì phải tới La Mã, có gì khác hơn đâu.
Bạn trách người xưa bỏ bạn, bạn đã từng mua chiếc xe đạp chạy một mình, rất mong người xưa đi cùng với bạn sau giờ làm việc. Chạy chán, bạn về, người xưa đợi bạn nấu cơm mời xuống ăn, thế là đủ . Anh ta chẳng còn mong gì hơn ngoài bữa cơm, giấc ngủ, coi basketball. Cuộc đời anh ta có bạn bên cạnh để mà lo những thứ đó thôi . Bạn thấy cô đơn, bạn rất muốn làm cái gì rất chung với anh ta mà năm lần bảy lượt, nói rồi cũng vậy thôi, anh ta vẫn là anh ta và bạn vẫn là bạn. Bạn chán thì vẫn phải sống với cuộc sống đó, bạn chẳng thấy có gì vui nhưng làm sao mà tách ra. Rồi bạn nghĩ tới đứa con, thà có mẹ nó một hai đứa, con nó còn thương mình khi biết chăm sóc cho nó, còn hơn một người thì dù có chăm sóc cho họ tận tuỵ bao nhiêu, lắm khi họ cũng chẳng biết mình là ai.
Thế là bạn có con, rất bận rộn, quá bận rộn, bạn không còn biết cái người cùng bạn sinh ra con là ai nữa, kệ anh ta đi, bạn có cái bạn muốn rồi . Cuộc đời một người phụ nữ không lẽ tệ đến như vậy sao. Bạn không hề được yêu thương, bạn chỉ làm bổn phận của bạn, cô đơn thì đã cô đơn rồi, bạn thấy sợ khi thoáng nhận ra bạn không còn nhìn thấy tương lai bạn đâu trong cái bối cảnh như vầy nữa. Rồi những gì đang có sẽ đi mất vì cảm giác của bạn đã mai một dần theo thời gian. Con bà nó, vậy là mất thật, lúc mới mất, bạn cũng chưa nhận ra cái bạn mất nó quý giá tới cỡ nào, dù nó tệ, dù nó không phải là một cái gì mang đến cho bạn một niềm vui trọn vẹn nhưng ít nhất nó cũng còn đó. Bạn tự trách mình đã quá khó khăn với hạnh phúc hay sao mà ra nông nổi như vầy.
Vâng, hạnh phúc có là cái chó gì đâu mà bạn phải mong đợi, bạn nghĩ bạn đang có hạnh phúc là nó hạnh phúc thôi, cứ theo một định nghĩa rập khuông nào đó là chết liền.
Bạn cười buồn, chợt thấy mình lớn hay là mình đã trẻ con thì cũng không rõ.
Câu hỏi cho ngày mai là bạn có quyết tâm đi tới tâm điểm của vỏ ốc không?
Tự bạn suy xét mỗi ngày và trả lời đi.
Còn tôi, tôi chán rồi. Đời sống như trò đùa, tôi chỉ còn cái xác trong cuộc đời này và nếu bạn có hỏi linh hồn tôi đâu. Tôi mà biết câu trả lời tôi chết liền.
Chiều nay, những vòng xe lăn tới những chỗ đã từng cho tôi vui buồn, tôi tự tìm kiếm và góp nhặt lại từng mảnh đời xưa kia của mình hay nói trắng ra là linh hồn của tôi đã từng ở đâu, tôi sẽ đến đó tìm lại.
Dù chỉ là những mảnh vở nhỏ nhoi cũng chỉ hứa hẹn một nhân dáng không lành lặn, tôi cũng sẽ đi tìm bạn ạ và mong cuối cùng với nhân dáng đó tôi sẽ dẫn được hai đứa con mình tới tương lai là cái tâm điểm của vòng xoắn ốc tôi đã tưởng tượng ra.
Cho Một Ngày .
Vì lý do kỹ thuật, xin tạm nghỉ 1 kỳ. Chân thàng cáo lỗi cùng độc giả.
Chắc hẳn bạn đã biết và nghe nói nhiều đến Ngày Quốc tế Phụ nữ (8-3), nhưng bạn có biết gì về Ngày Quốc tế Đàn ông? Mỗi người đều có một nhân vị và nhân phẩm, chúng ta tôn trọng phụ nữ mà sao không tôn trọng đàn ông? Mời bạn tìm hiểu về Ngày Đàn Ông
Ngày Quốc tế Đàn ông (IMD ? International Men's Day, gọi tắt là Ngày Đàn Ông) được tổ chức lần đầu tiên vào ngày 19-11-1999 tại Trinidad và Tobago, đồng thời được Liên hiệp quốc ủng hộ. Sự kiện này đã nhận được nhiều người ủng hộ từ Hoa Kỳ, Âu châu, Phi châu, Á châu, và vùng biển Caribê. Đại diện UNESCO, bà Ingeborg Breines, trưởng tổ chức Phụ nữ và Văn hóa Hòa bình (Women and Culture of Peace), nói: ?Đây là một ý tưởng tuyệt vời và sẽ tạo bình đẳng giới?. Bà nói thêm rằng tổ chức của bà đang muốn hợp tác với các nhà tổ chức Ngày Đàn Ông.
Đối tượng của Ngày Đàn Ông là quý ông và sức khỏe của nam giới, cải thiện các mối quan hệ giơ
'i tính, thúc đẩy sự bình đẳng giới, và nêu cao vai trò nam giới tích cực. Đây là dịp để nam giới mừng các thành tựu và cống sức của mình ? nhất là sự đóng góp cho cộng đồng, gia đình, hôn nhân, và chăm sóc con cái trong khi chú ý sự kỳ thị đối với họ. Ngày Đàn Ông là ngày quan trọng vì nó kết hợp sự kiện từ thiện ?Movember? (ghép bởi 2 từ Movement và November) với Ngày Thiếu nhi Hoàn vũ (Universal Children?s Day) để ngày 20-11 hình thành việc kỷ niệm suốt 48 giờ lần lượt với quý ông và trẻ em, kể cả các mối quan hệ đặc biệt mà họ chia sẻ.
Khả năng hy sinh nhu cầu của bạn vì người khác là cơ bản đối với nhân tính, đó là tôn trọng. Thế giới đã nhận biết tầm quan trọng của sự hy sinh trong việc phát triển nhân tính. Hàng ngày đàn ông hy sinh làm việc, trong vai trò làm chồng và làm cha, vì gia đình, vì bạn bè, vì cộng đồng và vì quốc gia. Ngày Đàn Ông là dịp để mọi người đánh giá và chúc mừng quý ông đã góp công sức làm cho xã hội tốt đẹp hơn.
Trong 10 năm qua, cách kỷ niệm Ngày Đàn Ông là tổ chức những cuộc hội thảo công khai, các hoạt động lớp tại các trường học, các chương trình phát thanh và truyền hình, các nghi thức tôn giáo, các cuộc diễu hành và biểu hiện hòa bình. Những người tiên phong tổ chức Ngày Đàn Ông nhắc nhớ ngày này không có ý cạnh tranh với Ngày Quốc tế Phụ nữ (International Woman's Day), mà chỉ muốn làm nổi bật vai trò người đàn ông. Mỗi năm có một chủ đề khác: Năm 2002 là ?Hòa bình?, năm 2003 là ?Sức khỏe Nam giới?, năm 2007 là ?Hàn gắn và Tha thứ?, năm 2009 là ?Vai trò Tích cực của Đàn ông?, năm 2010 là ?Con cái chúng ta ? Tương lai chúng tả.
Ngày Đàn Ông được cử hành ở Trinidad, Tobago, Jamaica, Úc, Ấn Độ, Ý, Hoa Kỳ, Tân Tây Lan, Moldova, Haiti, Singapore, Malta, Nam Phi, Ghana, Hungary, Canada, Trung quốc, Brazil, Moldova, St. Ketts, Nevis, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Botswana, Angola, Zimbabwe, Croatia, Uganda, Chilê, Ai-len, Peru, Pakistan, Đan Mạch, Thụy Điển, Na Uy, Hà Lan, Bỉ, Georgia, Argentina, Mexico, Đức, Anh, Áo, Pháp, Phần Lan, ..
Tham khảo ý kiến của các nhà tổ chức tại các quốc gia, Ngày Đàn Ông gồm các đối tượng là nam giới, được chia sẻ bình đẳng, không phân biệt tuổi tác, khả năng, địa vị xã hội, dân tộc, tôn giáo, giai cấp:
- Thúc đẩy vai trò kiểu mẫu tích cực, không chỉ các diễn viên và vận động viên, mà hàng ngày, giới lao động nam đang sống tử tế, chân thật và gương mẫu.
- Chúc mừng những đóng góp tích cực của nam giới vào xã hội, cộng đồng, gia đình, hôn nhân, chăm sóc con cái, và đối với môi trường.
- Tập trung vào sức khỏe của nam giới về xã hội, cảm xúc, tinh thần và thể lý.
- Làm nổi bật nhận thức đúng đắn về nam giới trong các dịch vụ xã hội, thái độ xã hội, hy vọng và luật pháp.
- Cải thiện quan hệ giới tính và thúc đẩy bình đẳng giới.
- Tạo một thế giới an toàn và tốt đẹp hơn để mọi người sống hạnh phúc và đạt mức viên mãn nhất.
Truy cập http://www.mensday.ws/en/index.php và nhấn vào chữ SUPPORT để ủng hộ Ngày Quốc tế Đàn Ông.
(Chuyển ngữ từ InternationalMensDaỵcom)
Atlanta, GA, ngày 20 háng 10 năm 2014
Em Hồng Ánh thương mến,
Đêm nay anh nằm trằn trọc mãi đến 12 giờ khuya, khi đồng hồ treo trên tường reo lên một hồi nhạc vui và gõ đều đều 12 tiếng king kong mà anh chưa chợp mắt được.
Hằng đêm anh thường dỗ giấc một cách dễ dàng sau một ngày làm việc mệt nhọc, vào lúc 11 giờ đêm thì nhịp thở đều đều đưa anh vào giấc ngủ êm đềm.
Đêm nay anh không ngủ được vì nhớ đến em. Hình bóng và lời nói dịu hiền, ngọt ngào của em cứ lởn vởn hoài trong tâm trí anh. Nhất là những tâm tình chân thật về cuộc đời đầy bất trắc, thương tâm của em mà em đã thổ lộ cùng anh trong thời gian quen nhau mấy năm qua như thấm sâu vào xương tủy, da thịt và tâm hồn anh, không bao giờ rứt rời đựợc.
Đêm nay anh không dỗ giấc ngủ được vì trong lòng anh quay quắt nhớ đến em. Anh rời giường ngủ đến mở máy và đối diện trước màn hình chiếc computer cũ kỷ của anh. Khi màn hình lóe sáng, anh cầm con chuột đưa mũi tên vào Microsoft office work để gõ lên những dòng chử đang ẩn chứa tâm tình của em trong tim anh. Anh ngồi đối diện trước màn hình vô hồn, vô cảm hàng giờ mà chưa gõ được chử nào, vì tình cảm nhớ thương em cứ tràn ra như thác lũ vỡ bờ. Anh đắng đo chưa biết bắt đầu từ ngọn nguồn nào để ghi lại theo trình tự diễn tiến qua thời gian anh và em quen nhau.
Anh vội đứng lên đi đến phích nước lọc, rót một ly nước lạnh và từ từ uống, để định thần ?
Anh nhớ lại. Anh quen em qua sự giới thiệu của một người bạn văn, thởdù chưa một lần gặp mặt, nhưng tình nghĩa thân quen như anh em lâu rồi ?
Lúc đó anh phụ trách trang thơ cho một tờ báo Bán Nguyêt San tại địa phương nơi anh cư ngụ. Nhiệm vụ của anh được Ông Chủ Nhiệm kiêm Chủ bút tờ báo giao cho anh chọn những bài thơ do đọc giả gởi đến. Trước tiên anh đọc qua nội dung, sửa lỗi chánh tả, rồi gởi cho ông xem lại với ý kiến hợp với tôn chỉ tờ báo hay không và tùy ông chọn lựa cho kỳ báo ấn hành kế tiếp.
Nhờ làm công việc này, anh quen được nhiều bạn thơ và quen được em. Năm tháng dần dà trôi qua, thư đi tin lại? rồi anh và em thân nhau lúc nào không biết nữa ? Em lúc nào cũng giữ khoảng cách tình cảm giữa anh và em không gần nhau, em tương kính anh như người anh tinh thần để dẩn dắt, giúp đỡ em trên bước đường văn nghệ và đường đời.
Anh thì đối xử với em lúc đầu như một đọc giả thường xuyên mến mộ tờ báo và sau này khi em thường gởi bài đăng báo, anh xem em là một cộng tác viên thường trực của tờ báo và tình cảm của anh với em như dòng sông êm đềm chảy qua vùng thảo nguyên xanh tươi hoa thơm cỏ lạ ?
Cho đến một hôm, em còn nhớ không? Vào một buổi sáng Chủ nhật, miền Nam nắng ấm. Anh nhận được cú phone của em từ miền Tây Bắc nước Mỹ. Anh rất ngạc nhiên và hụt hẩng khi nghe lời nói trong phone không vui tươi, ngọt ngào như mọi khi em gọi cho anh mà dường như tiếng nói của em nghẹn ngào và pha lẫn nước mắt ?
Anh hỏi em có chuyện gì không? Em trả lời em khổ quá anh ơi! Em không biết tính sao ? em như người đang trôi trên biển ?cần một cái phao ?
Anh rất ngạc nhiên, anh không biết chuyện gì, lành hay dữ xảy đến cho em ? Anh vội vã hỏi em:
- Có chuyện gì xảy ra vậy? Em hãy bình tỉnh cho anh biết đi!
Đầu giây bên kia im lặng?Anh càng lo lắng. Tim anh nhói đau?. Trong giây phút im lặng, anh càng lo lắng, nghĩ ngợi ? đặt nhiều giả thuyết không lành về em ? Anh nhớ lại tháng trước đây em nói sẽ có chuyện vui khi em tìm được một bờ vai, một điểm tựa cho em ở trên đất Mỹ này vĩnh viễn?.
* * *
Qua giây phút chờ đợi trong nao núng, thời gian như dừng trôi. Đầu giây bên kia, tôi nghe tiếng nói nghẹn ngào của em nói:
Em quen anh bấy lâu nay qua văn thơ trên mạng ?Em rất mến anh, nhưng em không tiện kể về đời tư của em cho anh nghe. Giờ đây em nói thật cho anh biết, khi em và anh đã hiểu nhau, thân quen nhau qua một thời gian dài. Em nói thật, em rất mến anh.
Dù chưa một lần gặp nhau, chỉ trao đổi qua thư từ hình ảnh trên mạng, nhưng hình ảnh của anh luôn trong tim em. Tình yêu giữa anh và em trong trắng như tờ giấy chưa thấm một vết mực nào. Như em nói trước đây ? em sẽ tìm một bờ vai, một điểm tựa cho em ở trên đất Mỹ này vĩnh viễn? khi em nghĩ đến anh, nhưng mộng không thành rồi anh ơi! Hơn tháng nay em không thư từ gọi phone cho anh như thời gian qua ? Vì người yêu cũ của em ? Ba Má em đã nhận sính lễ hỏi cưới, trước khi em vượt biên ? đã qua đây gặp em. Ba Má em bắt buộc em phải thành hôn với người tình cũ ?.
Năm 1492 Christopher Columbus là người vượt Đại Tây Dương thám hiểm khám phá ra Châu Mỹ là một sự kiện nổi bật nhất của lịch sử.
Tân thế giới tài nguyên phong phú, đất rộng phì nhiêu. Người Âu Châu từ các quốc gia như: Tây Ban Nha, ý, Anh, Pháp, Hoà Lan, Đức?di cư sang Mỹ lập nghiệp khai thác tài nguyên. Các khu định cư của người Tây Ban Nha phát triển và trở thành các thành phố quan trọng trong đó có Santa Fe, Albuquerque, San Antonio, Tucson, San Diego, Los Angeles, Santa Barbara và San Francisco. Người Hoà Lan có trung tâm thương mại ở New York và thung lũng sông Hudson? Để tưởng nhớ Columbus nhiều thành phố, thị trấn và đường phố tại Mỹ được đặt theo tên ông, (Columbus, Ohio và Columbia, Nam Carolina), cũng như hàng năm vào tuần lễ thứ Năm cuối tháng 11 người Mỹ tổ chức ngày Thanhsgiving để tạ ơn đời ơn người.
Những lần trước chúng tôi đến Mỹ đi thăm anh chị em, bà con không thể đi xa hơn, nhưng luôn ước mơ có một chuyến đi dài thăm các địa danh lịch sử hơn 300 năm lập quốc cuả Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ, hùng mạnh nhất thế giới. Sau 34 năm định cư ở Đức đi làm trả nợ nhà, trả nợ áo cơm?chúng tôi thực hiện một chuyến đi dài hai tháng. Đến Houston nắng ấm, từ đó chuẩn bị cho cuộc hành trình dài hơn 10.000km, phải mang theo áo ấm, giày mùa đông vì đến Canada thời tiết lạnh, ở Quebéc 10 tháng 5 vẫn còn những đống tuyết trắng chưa tan được thu dọn lại ở những góc đường?
Chúng tôi đi từ Houston với cậu mợ của bà xã tôi đến Miami Florida qua các tiểu bang Louisiana-Mississippi-Alabamảchúng tôi đến thành phố: New Orleans nơi bị bão Katrina tháng 8 năm 2005. Sau khi đê bị vỡ vì nước dâng cao tàn phá hư hại nặng. New Orleans là thành phố lớn nhất thuộc tiểu bang Louisiana, nằm ở phía đông nam tiểu bang, giữa sông Mississippi và hồ Pontchartrain, cách cửa sông đổ ra vịnh Mexico khoảng 100 miles. New Orleans với quận Orleans được đặt tên theo tên công tước Orléans, nhiếp chính người Pháp. Năm 1803 Mỹ mua Louisiana, các ngôi làng Pháp khác dọc theo sông Mississippi và sông Illinois (thuộc địa Pháp). New Orleans là một trong những thành phố cổ nhất ở nước Mỹ. Là trung tâm công nghiệp, phân phối và là cảng biển lớn của Mỹ. là nơi sinh của nhạc jazz. Dân số khoảng 1, 2 triệu người. Joseph Cao Quang Ánh (sinh 13. 3. 1967) là cựu dân biểu thuộc Đảng Cộng hòa đại diện cho khu bầu cử quốc hội số 2 của tiểu bang Louisiana trong Hạ viện Hoa Kỳ từ năm 2009 đến 2011. Ông đã đánh bại ứng cử viên Dân chủ đương nhiệm William J. Jefferson vào ngày 6.12.2008 trở thành người Mỹ gốc Việt đầu tiên phục vụ trong Quốc hội Hoa Kỳ. Trước khi trở thành dân biểu, ông là một luật sư tại vùng New Orleans.
Chúng tôi đến New Orleans gần trưa, khu phố cổ của Pháp vẫn còn giữ nét cổ kính của Âu Châu, bảng hiệu chợ còn để tiếng Pháp, cờ Pháp cũng được treo ngang với cờ tiểu bang Mỹ. Đặc biệt thương hiệu café Du Monde rất ngon, nhờ kỹ thuật pha chế với bí quyết nào đó mà tách café rất thơm ngon đậm đà, mua về nhà chế uống không đạt được hương vị đó. Chúng tôi uống café nhiều nơi ở các tiểu bang không có nơi nào ngon hơn Du Monde. Nhưng rất tiếc trời mưa không thể đi dạo phố, chạy xe lòng vòng nhìn hàng cây cổ thụ, bờ sông nước đục hai bên bờ đê cao, những cây cầu bắt ngang sông xe cộ tấp nập?Chúng tôi ra xa lộ đến Biloxi (Mississippi). Xa lộ dài nhiều cầu, hai bên là rừng cây thấp ngập nước nhiều khu có cá sấu. Có thể vì điạ lý miền đất thấp nên hàng năm thường có ngập lụt với lượng mưa nhiều, cầu dài nhất ở Lake Ponchartrains Causeway Bridge dài 24 miles, càng về chiều trời mưa nặng hạt, xe chạy trước khoảng cách 20 m không thể nhìn thấy, mưa liên tục kéo dài hơn 3 tiếng đồng hồ, may mắn đường vắng xe nên bớt nguy hiểm.
Đến Biloxi trời quang đãng hết mưa, chỉ còn lại những vũng nước, thời tiết mát mẻ hơn, nhưng vào Hotel phải mở máy lạnh. Một đêm trôi qua thật mau, sáng sớm từ 7 giờ ăn điểm tâm và đi Orlando, để cậu mợ Văn ghé thăm gia đình hai người bạn cùng khoá (Anh và Mao). Hơn 40 năm sau các chàng phi công gặp nhau tay bắt mặt mừng, trước 1975 mỗi người phục vụ trong các phi đoàn trên bốn vùng chiến thuật, nhưng tinh thần bạn cùng khóa vẫn như xưa, dù tuổi ngoài 60 nhưng vẫn còn phong độ. Gặp gia đình hai người bạn thật vui, các chị chuẩn bị các món nhậu để cùng đồng hành về Florida, theo chương trình ?buổi chiều không gian? hội ngộ tại nhà anh chị Nho, để ôn cố tri tân sau bao nhiêu năm dài xa cách. Hai xe 8 người trên xa lộ Toll Free không bị kẹt đến nhà anh Nho, phải qua cổng có nhân viên kiểm soát căn cước ghi vào Computer. Là khu nhà giàu quang cảnh đẹp, hoa lá, cỏ được cắt tiả gọn gang và được bảo vệ an toàn. Tôi là khách không cùng ngành Không quân, nhưng rất vui cùng chia xẻ tâm trạng người trai thời loạn. Anh Nho đến Mỹ năm 1975 thời còn xuân sắc, độc thân học lại ngành kỹ sư IT, từng đến Munich làm việc cho Siemens nên có nhiều chuyện để nói vì tôi cũng làm việc cho Siemens ở Munich quê hương thứ hai của tôi? Ở bên Mỹ có câu: "Không ăn bean không phải là Mễ, không đi trễ không phải Việt Nam" nhưng buổi tiệc hội ngộ rất đúng giờ dù hai anh Hiền, anh Bé cách nhà anh Nho hơn 200 miles, anh Hiền tóc dài trông giống ?Hồng thất Công? trong phim kiếm hiệp Trung Hoa, anh Bé chủ vườn trồng bưởi hàng chục mẫu, anh giống như nông dân miền Trung.
Trước 1975 là những chàng phi công lái A37, trực thăng lã lướt với mây trời, bây giờ tóc bạc răng long, nhưng tinh thần chiến hữu luôn gắn bó bên nhau thật đáng trân trọng, Cùng khóa Không quân anh em khó quên là cậu Trịnh Hữu Văn phi đoàn ở Đà Nẵng trong mùa hè đỏ lửa 1972 vì muốn cứu bạn lái A37 bị bắn rơi nhảy dù nằm trên ruộng luá ở Quảng Trị. Trực thăng đáp xuống không cứu được bạn mà bị bắn đứt đuôi. Cuộc chiến ở Quảng trị khốc liệt khói lửa vì hỏa lực phòng không địch mạnh không thể cứu được những phi công, họ phải tự mưu sinh thoát hiểm. Người phi hành trực thăng không bị thương bò về được vị trí đóng quân của Thủy quân lục, chàng phi công lái A 37 kém may bị trúng mìn tử trận. Cậu Văn bị thương, bị bắt làm tù binh đưa ra Bắc. Vì mất tích ở nhà đã đặt bàn thờ cho tới năm 1976 được trả tự do trở về từ cõi chết, năm 1978 vượt biển định cư Mỹ. Buồn vui cuộc chiến đã trôi qua nhưng vết thương lòng khó phôi phai, mỗi khi nhớ lại những năm tù đày gian khổ, trong trại tập trung cải tạo vì muốn làm tròn bổn phận, danh dự trách nhiệm của người trai thời loạn. Nhưng các anh không muốn nhắc lại nỗi đau trước 30.4.1975 là Nguyễn Thành Trung người cùng khoá lái A 37 đổi sang F5 đóng ở Biên Hoà, ngày 8.4.1975 trên đường ra mặt trận, Trung quay về ném bom Dinh Độc Lập rồi bay về Phước Long với mặt trận GPMNVN. Những ngày cuối tháng 4 năm 1975 Trung ở Đà Nẵng huấn luyện phi công Bắc Việt lái A 37 (các phi cơ A 37 của VNCH bỏ lại). Chiều ngày 28.4.1975 Nguyễn Thành Trung dẫn đầu phi đội gồm 5 chiếc A-37 từ sân bay Phan Rang về ném bom Tân Sơn Nhất giết nhiều gia đình là bạn cùng ngành không quân VNCH chuẩn bị di tản!
Florida là tiểu bang ở vùng Đông Nam Hoa Kỳ còn có tên là ?tiểu bang nắng?. Florida có khí hậu nhiệt đới mùa Hè nóng và mùa Đông ấm và khô hơn, nhiệt độ trung bình cả năm 24°C. Vườn nhà anh Nho trồng được mít xoài, sa po chê, cốc, chùm ruột? đẹp nhất các loài hoa mai tứ quý. Ở Miami nhưng phong cảnh giống Việt Nam. Florida có nhiều nông trại của người Việt trồng mít xoài, lơm chơm, ổỉCuộc hội ngộ thật vui rồi phải chia tay, Nhà anh Nho rộng nhiều phòng trang trí trang nhã, giống như Hotel 5 sao, các con đi làm xa còn bỏ trống, anh chị Nho mời chúng tôi ở lại qua đêm, buổi tối ra biển gần nhà nhưng về đêm trời gió mạnh, nên chỉ dạo phố.
Ngày hôm sau đến biển Miami là thành phố lớn nhất của vùng đô thị ở phía Nam Florida, nổi tiếng với những bãi biển đông đúc du khách tắm nắng. Bãi cát vàng mịn và làn nước trong xanh màu ngọc bích, thỉnh thoảng có những cộng rêu xanh ngoài khơi trôi vào, sóng biển cao, mực nước tới bụng nhưng sóng đánh vào cao quá đầu người, nếu không biết nhảy sóng hay bơi yếu rất nguy hiểm. Nhiều tàu du lịch biển to lớn cập cảng tấp nập. Miami nằm dọc theo Đại Tây Dương phải chịu những cơn bão nhiệt đới và dông tố. Ngành du lịch ngân hàng và tài chính quốc tế cũng đóng góp quan trọng vào nền kinh tế thành phố này. Ngoài ra còn có các ngành công nghiệp nhẹ?, Miami cửa ngõ giữa Hoa Kỳ và các nước Trung Mỹ, vùng Caribe và Nam Mỹ. Đời sống ở Miami luôn nhộn nhịp chỉ sau New York. Hotel, Restaurant cũng đắt đỏ quanh năm vì có nhiều du khách, phương tiện lưu thông thoả mái, có tàu điện chạy trên cao, từ Miami theo biển đến Keywest, trở về Fort Lauderdale phong cảnh hữu tình. Chúng tôi có lợi thế đi xe riêng, nơi nào đẹp thì ở lại tắm biển vui chơi, đi theo tour thường bị lệ thuộc giờ giấc nơi đến và đi. Nhưng cũng có nỗi khổ tìm nơi đậu xe rất khó, dù mỗi giờ phải trả 10 USDollar. Bãi biển Fort Lauderdale đẹp, có nhiều bàn ghế ngồi dưới hàng cây cổ thụ rể chằng chịt, có nhiều lò để nướng thịt, bến cho thuê tàu nhỏ du lịch và phòng vệ sinh sạch sẽ. Cảnh sát luôn đi tuần qua lại, không ai dám uống rượu bier. Biển Daytona rộng rãi, xe có thể đậu trên bãi cát, biển bằng phẳng ra xa 50 m nước còn cạn tới đầu gối, những đoàn chim nhỏ tìm mồi trên bãi cát vàng mịn không có sỏi, ngoài xa những đoàn chim Hải Âu bay lượn trên những chiếc thuyền buồm đang xuôi gió?
Sau giờ cơm chiều chúng tôi thường đi dạo phố ngắm cảnh, nơi nào chúng tôi cũng thấy những tiệm Nail của người VN. Theo Thống kê từ tạp chí Nail Magazine của Mỹ cho thấy hiện có 374.345 người Việt được cấp chứng chỉ kỹ thuật viên nghề nail, chiếm hơn 40% nhân lực làm trong nghề nail ở Mỹ. Vào thời điểm năm 2010, Miami có tới 279 tiệm nail, còn ở Florida có 1.152 tiệm nail do người Việt sở hữu theo tờ Miami Herald, cộng đồng người Việt ở Mỹ đã kiểm soát gần như hoàn toàn nghề làm nail ở nước này. Florida có khoảng 54.597 người Việt sinh sống, chiếm 1,5% trong tổng số khoảng 3,75 triệu người nhập cư ở tiểu bang này.
Đời sống tại Mỹ nếu người có thu nhập thấp ?low incomẻ, sẽ được chính phủ cung cấp food stamp (một chiếc thẻ như thẻ tín dụng để họ mua thức ăn mỗi tháng với hạn mức tiền ấn định trước), cash aid (hỗ trợ tiền mặt), cash aid for unemployee (tiền thất nghiệp), SSI for disability (tiền cho người mất khả năng làm việc, cho người già..). Ngoài ra còn có medicaid (bảo hiểm y tế). Ở Mỹ người giàu hay đời sống trung bình đi làm phải trả thuế. Phần đông Mỹ đen có thu nhập thấp được hưởng phần phúc lợi xã hội trên. Có người nói ngày xưa ?Mỹ đen làm nô lệ, bây giờ Mỹ trắng làm nô lệ cho Mỹ đen? vì đi làm đóng thuế để nuôi Mỹ đen, dân đen có đời sống tà tà hưởng nhàn trong những khu nhà tồi nhất, nhưng không bị đói. Chính phủ phải lo cho thành phần nầy để không quậy phá, tránh bớt tội phạm cướp của giết người.
Hệ thống giáo dục trung học phổ thông miễn phí, nhưng lên đại học sinh viên có thể mượn tiền không tiền lời. Chính phủ bỏ ra 1000 tỷ cho sinh viên mượn nợ, Mỹ có hơn 3.300 trường đại học và các học viện. Chương trình học với đầy đủ các loại bằng cấp, với hơn 600 chuyên ngành khác nhau. Con của người Việt Nam tại Mỹ phần lớn thành công theo học các đại học danh tiếng hàng đầu ở Mỹ. Trong những thập niên qua học phí đại học tăng theo cấp số nhân, nên sinh viên tốt nghiệp ra trường phải gánh chịu một số nợ rất lớn. Trong khi ở Đức sinh viên ra trường không vướng bận nợ nần nhiều vì không phải trả tiền học phí cao như bên Mỹ.
Chúng tôi đến Trung tâm Vũ trụ John F. Kennedy là nơi phóng các tàu vũ trụ của NASA gần Mũi Canaveral trên đảo Merritt. Nơi này nằm giữa Miami và Jacksonville. dài khoảng 34 mile và rộng khoảng 6 mile diện tích khoảng 219 km². Khoảng 17.000 người làm việc, du khách mua vé vào được hướng dẫn xem một phần của trung tâm.
Tất cả các cuộc phóng phi thuyền ở Trạm không quân Mũi Canaveral (CCAFS) được điều hành bởi Không quân Hoa Kỳ. Trung tâm Kenedy cũng là nơi phóng các tàu con thoi. Một nơi đáp cho tàu con thoi, dài 4,6 km. Lần phóng đầu tiên là tàu con thoi Columbia vào ngày 12. 4. 1981. Tuy nhiên, lần đáp tàu con thoi đầu tiên sau khi hoàn thành nhiệm vụ là ngày 11.02.1984, khi tàu con thoi Challenger hoàn thành phi vụ STS-41-B; nơi hạ cánh chính trước thời điểm đó là Căn cứ Không quân Edwards ở California. Hai mươi lăm chuyến bay đã hoàn thành tính đến tháng 9 năm 1988, với một giai đoạn ngưng trệ dài (từ 28.01.1986 đến 29.09. 1988) vì thảm họa tàu con thoi Challenger bị nổ ngày 28.01.1986.
Chúng tôi rời Mũi Canaveral ra xa lộ liên bang 95 đến Washington DC- New York? dọc theo xa lộ có các khu ?rest area? sạch sẽ tiện nghi có thêm những chỗ cho hành khách charge pin điện thoại, laptop, I pad, I phone... cho mọi người dùng khi cần đến và chẳng bao giờ phải tốn một xu nào, cầu tiêu công cộng có ở khắp nơi, giấy vệ sinh, giấy lau tay xài thoải mái, có cả vòi nước uống, vào biên giới của mỗi tiểu bang đều có phòng Information, du khách có thể hỏi về những danh lam thắng cảnh du lịch hay xin bản đồ. Ở Đức hay nói chung Âu Châu trên xa lộ cũng có khu để nghỉ, nhưng không đủ tiện nghi. Nếu đi vệ sinh ở các cây xăng phải trả tiền từ 50 -70 cent, du khách phải luôn có tiền lẻ trong túi.
Mời đọc tiếp về Washington DC, New York, Quebec, Montreal, Torontỏ.
(1) Christopher Columbus (sinh ở Genoa Ý năm1451- mất ? 1506 tại Valladolid ở phía bắc Tây Ban Nha bên dòng sông Pisuerga),
Nguyệt San Giao Muà xin cám ơn những thân hữu đã dóng góp bài vở cho Nguyệt San Giao Muà số 151 . Một số bài khác sẽ được đăng dần vào số tới. Mong mỏi sẽ nhận được những sáng tác của các bạn bốn phương để cho Nguyệt San Giao Muà thêm phần hương sắc trong tương lai.
2) Để rút ra danh sách của NSGM (unsubscribe),
xin gửi email về GiaoMua@hotmail.com
3. Mọi chi tiết, thể lệ, thắc mắc, xin gửi về:
GiaoMua@hotmail.com
4. Mọi bài vở, đóng góp, xin gửi về:
GiaoMua@hotmail.com
Nguyệt San Giao Muà
Homepage: http://www.GiaoMua.com
Thể lệ gửi bài cho Nguyệt San Giao Muà:
Mong bạn gửi Bài cho GM theo cách này là tốt nhất :
1. Dùng mẫu chữ Vietnet (VIQR) hay Unicode
2. Viết Hoa chữ đầu của bài và bút hiệu. Ví dụ: Giọt Mưa Trên Lácủa NS Phạm Duy
3. Gửi bài ngay trong email (không kèm file), để cho BBT khỏi mất công download xuống để đọc
4. Gửi tất cả các bài trong 1 tháng 1 lần trong1 email, nếu tiện.
5. Bài vở xin gửi đến trước ngày 25 mỗi tháng
6. Mọi chi tiết, thể lệ, thắc mắc, xin gửi về: GiaoMua@hotmail.com
Cám ơn bạn rất nhiều, vì nhân sự có hạn, BBT không thể ngồi đánh máy lại từng đề bài hay bút hiệu.
P.O . Box 378
Merrifield, Virginia 22116
USA
Trang Nhà