Số 155
Ngày 1 tháng 3 năm 2015
Nguyệt San Giao Mùa
P.O. Box
378
Merrifield, Virginia
22116
USA
Thư Ngỏ
THÁNG BA GÕ CƯA?.
Em đã nghe tháng ba về gõ cửa,
Gío từ nơi đâu mà đến tìm em?,
Sắp hết Đông rồi. Thôi nhé áo len,
Gío cuối mùa. Em đầu mùa Xuân tới.
Em thích tháng ba những cành lộc mới,
Cây lê trong vườn bắt đầu đơm hoa,
Cây Đào trong vườn hé nhụy thiết tha,
Nắng cũng mới cho hoa vào nhịp sống..
Em cất áo len vào trong kỷ niệm,
Chiếc áo còn đây hơi lạnh cuối mùa,
Chiếc áo mùa đông còn ấm hôm qua,
Quá khứ hiện tại chỉ là khoảnh khắc.
Những tháng của năm, những muà quanh quẩn,
Mỗi tháng có một vẻ đẹp khác nhau,
Bao nhiêu tháng ba nước chảy qua cầu,
Bao nhiêu tháng ba buồn vui ai đếm.
Anh lỗi hẹn nhưng tháng ba đúng hẹn,
Đợi chờ nhau cho hết một mùa Đông,
Đợi chờ anh lời hứa hẹn trăm năm,
Em muốn được theo anh vào cuộc sống.
Những con đường highway đang rạo rực,
Tháng ba bao nhiêu hoa dại bên đường,
Tháng ba này anh có đến tìm em ?
Hoa sẽ đẹp trên nẻo đường thiên lý..
Anh ơi tháng Ba đang về gõ cửa,
Em đã thay áo mới để đón Xuân,
Em mở cửa ra đất trời mênh mông,
Và đón anh về với cùng nắng gió.
Nguyễn thị Thanh Dương
Ban Biên Tập Giao Muà
Bài vở trên Giao Muà là do các tác giả gửi đăng và Giao Muà không chịu trách nhiệm về nội dung. Muốn xin trích đăng lại, xin liên lạc với GiaoMua@hotmail.com.
I . Thơ _______________________________________________________________________
1. Thư Xuân Cho Con | ______Phan Tưởng Niệm | |||||||||||||||||||||||||
2. Bến Và Thuyền | ______ Hàn Thiên Lương | |||||||||||||||||||||||||
3. Gã Giang Hồ Gót Chân Biền Biệt ... | ______ Hồ Chí Bửu | |||||||||||||||||||||||||
4. Đêm Buồn Không Ngủ Được | ______ Song An Châu | |||||||||||||||||||||||||
5. Mơ Về Xứ Huế | ______ Sông Cửu | |||||||||||||||||||||||||
6. Mùa Xuân Đâu Rồi ? | ______ Nguyễn Thị Thanh Dương | |||||||||||||||||||||||||
7. Chiều Xuân Nhớ Người | ______ Tình Hoài Hương | |||||||||||||||||||||||||
8. Nắng Chiều | ______ Chung Thủy | |||||||||||||||||||||||||
9. Em Là Biển (1) |
______ Sông Trà10. Trò Chơi Tình Yêu |
|
______Vành Khuyên | 11. Một Thoáng Trong Mơ |
|
______ Nguyễn Hải Bình | 12. Xuân Lại Về Đây ! |
|
______Nguyệt Vân | 13. Muà Xuân Em Nhớ... |
|
______Trần Thị Hiếu Thảo |
14. Ngày Xuân Bằng Hữu |
|
______
Trần Huy Sao |
15. Nhờ Em Tôi Nhận Ra Tôi |
|
______ Lê Miên Khương |
16. Với Cội Mai Già |
|
______Tuyền Linh |
17. Chiều Xuân Nơi Phố Lạ |
|
______Trần Đan Hà |
|
II . Văn _______________________________________________________________________
1. Anh Ơi Mùa Xuân Về ___________ Nguyễn Thị Thanh Dương | 2. Hiến Chương Tình Yêu (truyện dài nhiều kỳ) ___________ Tình Hoài Hương |
3. Hạnh Phúc Nơi Đâu ___________ Vành Khuyên |
4. Căn Nhà Sau Cửa Biển (truyện dài) ___________ Phan Thái Yên |
5. Quê Hương Đất Tổ ___________ Trần Thành Mỹ |
IIỊ Trả Lời Bạn Đọc__________________________________________________
1. Nhắn Tin/Trả Lời Bạn Đọc _______ Ban Biên Tập |
I . Thơ __________________________________________________
II . Văn___________________________________________________________
Nguyễn Thị Thanh Dương
Nguyễn Thị Thanh Dương
2. Hiến Chương Tình Yêu (truyện dài nhiều kỳ) Tình Hoài Hương
Tình Hoài Hương
Vành Khuyên
Vành Khuyên
4. Căn Nhà Sau Cửa Biển (truyện dài) Phan Thái Yên Phan Thái Yên
Trần Thành Mỹ Trần Thành Mỹ
IIỊ Hộp Thư Toà Soạn
___________________________________________________
Thể lệ để nhận Nguyệt San Giao Muà:
1) Để vào danh sách của NSGM (subscribe),
xin gửi email về GiaoMua@hotmail.com
Địa Chỉ Liên Lạc:
Nguyệt San Giao Muà
Copyright
2002 by Giao Muà e-magazine and respective authors
Sau một giấc ngủ đầy đủ, thoải mái, chị Bông thức dậy thấy khỏe khoắn cả người. Sáng nay lại là thứ bảy, càng làm lòng chị lâng lâng yêu đời, chị tung chăn bước xuống giường và kéo mành cửa sổ lên, trời đẹp thế kia, hình như bao nhiêu vẻ êm đẹp đều đến vào ngày hôm nay, đến với một người mà những ngày trong tuần luôn cảm thấy mình ít ngủ, bận rộn vì đi làm, về đến nhà lại quần quật dọn dẹp, nấu nướng, chuẩn bị cho ngày hôm sau đi làm tiếp.
Chỉ có hai ngày cuối tuần là của chị, được ngủ trễ, dậy trễ, được ăn uống tùy tiện, được đi chơi, hay nằm nhà lơ mơ những chuyện đời.
Thời tiết đã vào Xuân từ mấy ngày nay, bằng những cơn mưa đủ thấm đất, làm xanh non lại thảm cỏ, làm hé mầm những nụ hoa. Có đêm chị tỉnh giấc vì tiếng mưa rơi lộp bộp đập vào cửa kính, trong mơ màng chị xót xa sợ dập nát những nụ hoa Hồng chưa kịp nở, và xót xa cho cả những con sóc buổi chiều còn nhí nhảnh chạy trên bờ rào hay trèo lên cây lê làm rơi rụng những cánh hoa bé bỏng màu trắng, không biết mưa gío thế này chúng trú ngụ nơi đâu? Có ấm áp như chị đang cuộn mình trong chăn êm gối ấm không?
Sau vài cơn mưa chuyển mùa ấy, mùa Xuân lại đỏng đảnh bắt đầu với những ngày trời nổi gío, dự báo thời tiết nói gío mạnh cả ngày, chị lái xe trên đường, hé cửa xe một chút mà nghe gío vù vù bên tai, hay khi chị đi bộ trên con đường quanh nhà, để mặc gío làm quen trên mái tóc, tóc bay hối hả, quán quýt vào mặt chị. Giây phút ấy chị đã trôi đi với gío, hòa mình lãng mạn với mùa Xuân.
Hôm nay trời không mưa, không gío, mùa Xuân mơn mởn với nắng nhè nhẹ, da trời xanh mênh mông, gờn gợn vài đám mây trắng mờ khiêm nhường như muốn lẩn khuất vào màu trời xanh êm ái ấy.
Chị bước ra phòng ngoài, anh Bông đang thong thả nhâm nhi trước ly cà phê nóng, anh cũng đang tận hưởng niềm vui cuối tuần như chị.
Chị Bông tươi vui đến bên chồng:
- Anh ơi, chúng mình sẽ có một nới chốn để đến đây.
Anh đáp rất ?chảnh?:
- Nơi đâu cũng không bằng nhà mình, ngồi gác chân lên ghế uống ly cà phê mà không cần hối hả. Những lúc thế này anh mới biết cà phê ngon chừng nào.
Rồi anh thảng thốt giật cả mình:
- Lại đám mời sinh nhật, đầy tháng hay đám giỗ gì hả em?
- Không có ai mời anh đâu, mà chỉ có em thôi, vì em mới chợt nghĩ ra. Em muốn đến nursery để mua mấy cây hoa về trồng.
- Nhưng hoa sẽ trồng ở đâu? Sân trước, vườn sau có hoa cả rồi.
- Cứ theo em, nếu như không chọn được cây hoa nào vừa ý thì coi như mình đi ngắm cảnh, không vui thú sao? Đi dạo vườn hoa xong mình đi ăn tiệm luôn anh ạ. Khỏe re.
Anh Bông từ chối:
- Hay là em đi một mình, anh và thằng cu Tí ở nhà thà ăn mì gói hay mấy cái bánh sandwich thừa trong tủ lạnh cũng còn hơn là đi lang thang với em suốt cả buổi sáng.
Chị hờn mát:
- Anh không thích đi với em thì thôi, coi nhà hàng xóm kia kìa, chồng cắt cỏ, dọn dẹp luống đất cho vợ trồng hoa, mà có phải nhà của họ đâu, nhà ở thuê mà cũng chăm sóc nâng niu thế đấy. Trong khi nhà là nhà của mình?
- Trả góp 15 năm. Anh nhanh nhẩu nói thêm vào.
Chị cãi:
- Nhưng trước sau gì cũng là nhà của mình.
Căn nhà hàng xóm ngay bên cạnh treo bảng cho thuê từ mấy tháng nay, ông chủ là người Mỹ trắng, thỉnh thoảng ông đến cắt cỏ, mỗi lần thấy chị Bông ông đều chào hỏi vui vẻ, chắc cũng có ngụ ý lấy cảm tình, mong chị để mắt giùm căn nhà bỏ trống cho ông, có lần ông còn nhờ chị giới thiệu người Việt Nam đến thuê nhà, ông khen người Việt Nam đàng hòang tử tế đáng tin cậy, làm chị Bông hãnh diện nở mày nở mặt. Nhưng ông Mỹ đâu hiểu rằng người Việt Nam mấy khi đi thuê nhà, lại là căn nhà to đẹp như của ông. Bởi nếu cần họ chỉ thuê căn nhà nhỏ vừa để ở cho khỏi hoang phí, sau đó họ ổn định tài chính thì sẽ mua nhà to nhà đẹp ngay.
Cuối cùng ông cũng đã tìm được người thuê nhà vừa ý sau khi đã khó tính loại bỏ bao nhiêu người vì những lý do nào đó.
Tuần trước họ đã dọn đến, là một chiếc xe tải to và dài với bao nhiêu là thùng đồ mà nhân viên dọn nhà lần lượt khuân xuống từ xe trên một chiếc ván dài bắc xuống đất làm cầu. Chẳng biết họ từ đâu tới, hai vợ chồng hai đứa con và hai con chó to, chắc phải cả tuần sau thì mọi thứ đồ đạc trong nhà mới được xắp xếp đúng vị trí.
Xong phần trong họ lo tới bên ngòai, cắt lại cỏ và trồng trọt đầy hoa phía sân trước, nên ngôi nhà vốn im lìm lặng lẽ vì để không, nay sinh động và ấm cúng hẳn lên, vì có tiếng người cười nói, tiếng hai con chó lạ nhà sủa inh ỏi suốt mấy đêm đầu tiên, và nhất là khi màn đêm xuống, ánh đèn vàng sáng đầy những ô cửa sổ.
Bên này chị cũng vui lây, chị yêu những ô cửa sổ hàng xóm vàng ánh đèn, vì chúng không làm chị?sợ ma như những ngày chưa có chủ.
Sợ vợ giận, anh Bông đành phải nói:
- Thôi được, trong khi anh thanh toán nốt ly cà phê em lo sửa soạn cho thằng cu Tí đi. Anh biết mỗi lần muốn đi đâu em đều thích mang cả gia đình cho chật đường chật phố.
Thằng cu Tí thì không có quyền được cãi, mà cãi như bố nó cũng không xong, nên cả nhà cùng lên xe đến một nursery gần nhà.
Mùa Xuân là mùa người ta đi mua hoa và cây, vườn rộng, người đông, mấy bà Mỹ gìa đang lum khum, loay hoay chọn những gỉo hoa treo hay những chậu hoa nho nhỏ, đủ màu sắc, loại để ở cửa sổ hay treo trước sân. Mấy bà gìa này biết điều, vì có thể bà sống đơn độc, hay dù có ông chồng gìa sống chung, đang ngồi thù lù ở nhà, thì ông cũng chẳng còn sức đâu mà đào đất, bới đất cho bà trồng cây.
Chị Bông đi từ ngoài vào trong, rẽ ngang rẽ dọc, ngắm những chậu hoa nhỏ xíu đến những cây hoa Hồng, hoa Tulip, rồi đến cây chanh, cây chuối, cây palm. Thằng cu Tí 7 tuổi ban đầu thấy hoa lá lạ mắt cũng vui thích, nhưng được một lúc thì chán, lẽo đẽo đi sau mẹ, mặt nó nhăn nhó:
- Mẹ ơi, con mỏi chân qúa, con muốn đi ăn kem.
Chị trách con:
- Mẹ biết ngay mà, con vào mấy tiệm kem và bánh ngọt thì không bao giờ mỏi chân cả.
Thằng bé ngây thơ công nhận:
- Vì con thích ăn bánh ăn kem hơn là xem hoa của mẹ.
Rồi nó nhăn nhó tiếp:
- Mẹ ơi, con cũng đói bụng nữa.!
- Hừ! ở nhà chơi game đến trưa, mẹ gọi ăn cơm con còn nói chưa thấy đói cơ mà?
Cu Tí lại ngây thơ cãi:
- Nhưng bây giờ đâu phải là chơi game.
Anh Bông phải dỗ dành con:
- Nhưng mẹ đang chơi ?gamẻ đó con, hai bố con mình đợi mẹ một chút nữa thôi.
Anh Bông nhìn một cặp vợ chồng khác, cũng chị vợ hăng hái đẩy xe đi trước giữa hai bên những luống hoa, anh chồng và thằng con uể oải bước theo sau như cái đuôi bất đắc dĩ, anh thông cảm lắm vì cùng một ?hoàn cảnh? như anh. Những người chồng ?khốn khổ? đó theo vợ đi mua cây về trồng, tiêu phí hàng giờ đồng hồ trong tiệm đã đành, mà lát nữa về nhà còn phải cuốc đất, đào lỗ để cho vợ yêu chỉ việc đặt cây xuống đất, chưa biết chừng nó còn bắt anh chồng mỗi ngày mấy lượt ra tưới nước cho cây mau lớn, mau đơm hoa kết trái? Ai chứ chị Bông thì anh Bông chẳng lạ gì, kỹ tính lắm, lỗ đào phải đúng nơi đúng chỗ, đạt tiêu chuẩn chiều sâu và chiều rộng, không thì?đào lại cái khác, dù nãy giờ có mệt, có mỏi rụng rời cả hai tay.
Có lần anh điên tiết quẳng cả cuốc cả dao không thèm đào nữa, nhưng cơn giận nguôi đi, chính anh lại là người biết điều đứng dậy lấy đồ nghề ra đào tiếp để hoàn thành công việc, còn hơn là nhìn thấy bản mặt vợ ủ ê và xưng xỉa.
Nhân dịp thằng cu Tí nhăn nhó, anh Bông cới mở tấm lòng hùa theo:
- Em mua gì thì mua nhanh lên, con nó đói rồi.
Chị gắt gỏng:
- Chưa đến 11 giờ mà đói cái gì? Anh làm em mất hứng vì đang suy nghĩ nên chọn một màu hay nhiều màu cho những cây Tulip?
- Em định trồng cây Tulip? Trong khi những cây hoa Hồng nhà mình đang ra hoa tươi thắm và đẹp biết bao?
- Ngắm hoa Hồng mấy năm nay chán rồi, em sẽ đổi thành hoa Tulip trước sân nhà.
Anh Bông hồi hộp lo âu:
- Nghĩa là ?sẽ đào bứng cây hoa Hồng bỏ đi, và đào lỗ mới cho những cây Tulip?
Chị reo lên, hài lòng:
- Anh nói đúng như em nghĩ, chốc về nhà anh đào đất ngay cho em nhé?
Anh thất vọng hỏi tiếp:
- Nhưng trước kia em từng yêu hoa Hồng lắm mà?
- Bây giờ em vẫn còn yêu đấy chứ, nhưng em mới coi trên net nói về hoa Tulip và ? nhất là em muốn để bà hàng xóm mới dọn đến biết em từng trải về hoa như thế nào. Mấy cây hoa bà ấy trồng trước cửa chẳng ra hồn.
- Thì ra em ?ghanh đua với người ta, em còn tham sân si đấy. Hèn gì có lần nghe tin một người quen đi tu, em đã ?tội nghiệp?cho người ta, em nói cuộc sống bao nhiêu thứ mà cả một đời người còn chưa hưởng hết, lại bỏ đi tu, uổng qúa. Nhưng em biết đâu là họ sung sướng vì đã đạt được ước nguyện xa rời cõi tục.
- Đang chuyện trồng hoa mà anh nói tới chuyện đi tu là thế nào?. Nếu anh không thích trồng hoa Tulip thì em sẽ không mua nữa, nhé?
Anh chưa kịp mừng, thì chị tiếp:
- Nhưng em sẽ mua cây lê về trồng ở vườn sau, vừa thêm bóng mát vừa ngắm hoa nở trắng xóa khi mùa Xuân về trước khi hoa thành qủa đầy cành cũng đẹp mắt lắm đấy.
Anh Bông ngậm ngùi:
- Vậy em cứ mua hoa Tulip đi, còn hơn anh phải đào lỗ cho em trồng cây lê, vì phải đào lỗ rộng và sâu hơn, chết anh.
Chị Bông quyết định mua hoa Tulip màu đỏ, sẽ làm nổi bật mặt tiền căn nhà, và sẽ ?đập? vào mắt bà hàng xóm mới dọn đến cũng như những người qua đường.
Đến tiệm ăn lúc 11 giờ trưa, mỏi chân, mỏi mắt, nên gia đình chị Bông ăn món gì cũng thấy ngon miệng.
Về đến nhà, anh chị Bông lo việc đào lỗ trồng cây suốt mấy tiếng đồng hồ mới xong, anh là người đào đất, chị chỉ huy và làm vài việc vặt. Luống hoa Tulip bé nhỏ, dịu dàng đã thay thế cho những cây hoa Hồng gìa cỗi, cành vươn lên sát tường với những đóa hoa nở to gần bằng bàn tay xòe ra.
Chị Bông sung sướng ngắm vườn hoa mới, trong khi anh Bông đã cất dọn dao, cuốc và đi tắm rửa, xong nằm ngủ một giấc cho lại sức. Thế là mất toi một ngày nghỉ của anh.
Khi chị Bông vào tìm chồng thì anh đang ngủ say sưa, đàn ông sao mà vô tư thế, dễ ngủ thế, ban ngày cũng ngủ ngon lành, trong khi có nhiều đêm thâu chị còn trằn trọc dỗ giấc.
Thôi, để anh ngủ cho ngon, chị sửa soạn đi chợ một mình, lại tận hưởng không gian vui thú cuối tuần trong những ngày vào Xuân theo ý riêng của chị.
Khi đến khu chợ Mễ, bãi đậu xe đông kín, đã nghe tiếng nhạc Mễ ầm ĩ, lòng chị cũng vui lây theo tiếng nhạc dù chị chẳng hiểu lời bằng tiếng Spanish.
Những phụ nữ Mễ, những anh Mễ to con kéo nhau vào chợ, trong chợ có gian hàng ăn uống, họ xà vào ăn uống trước khi mua sắm hay chồng và con ngồi ăn, mặc cho chị vợ lề mề chọn lựa món đồ hết quầy nọ đến dãy kia.
Mỗi chợ có một mùi đặc trưng riêng của dân tộc họ, chợ Mễ mùi vị khác với chợ Việt Nam, lại càng khác với chợ Mỹ, vào chợ Kroger thấy mát lạnh và thơm tho hơn hẳn hai chợ kia..
Vậy mà có một chợ Mỹ đã bị ?chể thậm tệ, một người cháu gái của chị Bông mới được chồng Việt kiều cưới qua Mỹ, lần đầu tiên đi chợ Wal-Mart, cô ta đã bị hớp hồn, đê mê vì ngôi chợ to lớn đầy hàng hóa, món gì đối với cô cũng đẹp, cũng sang.
Chỉ một năm sau cô đã chê ỏng eo là mỗi lần vào chợ Wal-Mart cô chóng cả mặt, nhức cả đầu, vì mùi chợ, mùi hàng hóa rẻ tiền.
Chị Bông thích vào chợ Mễ vì rau, trái luôn tươi và rẻ hẳn so với các chợ khác, thương trường là cạnh tranh, nơi nào hàng hóa rẻ thì nơi ấy đông khách, chợ Wal-Mart cũng được khách tiêu dùng tín nhiệm là thế. Nhưng hiện nay đang mất dần uy tín vì bán hàng hóa Trung Quốc không đủ chất lượng
Xong chợ Mễ, chị mới đi chợ Việt Nam và chợ Mỹ, nơi nào cũng có món cần mua.
Về đến nhà đã thấy anh Bông đang ngồi uống bia với mấy miếng cheese đầu bò, nét mặt thoải mái . Chị tiếc rẻ nói với anh:
- Lúc nãy em định rủ anh đi chợ nhưng thấy anh ngủ say qúa, thế là anh mất một buổi chiều ngắm nhìn mùa Xuân nơi phố, chợ.
- Theo em đi chợ để đẩy xe cho em như một quân hầu cận và nhìn em khó tính khó nết lựa chọn từng bó rau, con cá đến sốt cả ruột và ngứa cả mắt, đôi khi em còn sai vặt, bắt anh ra quầy lấy gói bún, bịch tôm khô phải đúng nhãn hiệu. Cám ơn em nhé, anh đã gặp mùa Xuân trong giấc ngủ mơ rồi.
- Niềm vui cuộc đời là thế mà anh, cần gì phải cao xa, mãi tận đâu đâủ
- Thì đây cũng là niềm vui cuộc đời của anh, ngủ một giấc trưa trong căn nhà êm vắng, tỉnh dậy thấy đói bụng lấy mấy miếng cheese hay vài khoanh dồi xông khói và uống một lon bia. Hết sức đời thường mà em.
Chị hào hứng kêu lên:
- Vậy thì anh ơỉ
Anh vội ngắt lời:
- Đừng có nói là có một nơi nào để đến nữa nhé? còn một buổi chiều hãy để anh yên thân.
- Anh ơi, uống bia xong anh ra mà ngắm mấy cây hoa Tulip ngoài sân, lộng lẫy lắm , nãy em đi chợ về, từ xa em đã thấy màu hoa đỏ cả một góc sân.
Anh nhìn chị mỉm cười âu yếm:
- Thế thì được.
Chị cũng mỉm cười âu yếm với anh:
- Cám ơn anh đã giúp em trồng cây, em hứa với anh là vườn hoa Tulip này sẽ ở lâu dài với chúng ta, em sẽ không thay hoa vì?hàng xóm nữa, chỉ thay hoa khác khi những cây hoa Tulip chết mà thôi.
- Vậy thì anh sẽ cầu trời khấn Phật cho những cây hoa Tulip nhà mình sống mãi, thành cây hoa bất tử, để mỗi khi mùa Xuân về em chỉ việc ngắm hoa mà không bao giờ muốn trồng hoa khác.
Hiến Chương Tình Yêu
Phần Thứ Nhì
Chương 12
8.- Từ (hướng Nam) Mỹ Chánh Lặng Lờ
Ra Quảng Trị & Phong Tục Tập Quán
(VIỆT NAM Quê Hương Cẩm Tú)
Trong xe đò bác tài xế trẻ mở radio có bài ca ?Về Miền Trung? lúc đoàn xe chạy tới *Tử Hạ. Lòng Mười cảm thấy thấm buồn. Tuy nhiên khi ngồi trên băng ghế lắc lư, Mười lắng nghe các ?mệ? vui vẻ hài hoà trò chuyện thân tình chia xẻ chút bánh trái với nhau:
- Nì, O ăn bánh ni đỉ
- Có chút bánh ít nớ, mà ăn cái chi, hì.
- Bánh cả mâm răng gọi là bánh ít
- Nếu khôn ưng ăn bánh ít, thì ăn trầu, hỉ!
- Trầu cả chợ răng nói trầu không
Trai nam nhơn đối đặng sẽ làm chồng nữ nhi (cd)
- Thì ăn, chớ khôn thì O lại nói:
Chuối không qua Tây răng gọi là chuối Sứ?
Cây không biết chữ răng gọi là thông?
Nam nhơn đà đối đặng quyết làm chồng nữ nhi (cd)
Mười thực sự kính phục các mệ nơi ?xứ dân gầy? dù vai trĩu trịt quang gánh nặng, lưng còm, chân đất, quần thô áo vải, nhưng họ có cả tấm lòng nhân hậu tình mến, và có nguồn ca dao hoặc câu hò giọng hát thì dồi dào vô tận.
Xe chạy qua *Sông Bô, *Thượng An Ngoài, *Thượng An Trong, *Cầu Quán Rớ, *Văn Xá, *Hiền Sĩ, *Phò Trạch?, xe chạy mỗi lúc một chậm hơn, bởi trời đổ mưa to, và vì có lẽ Mười cảm thấy nóng ruột mong xe mau chóng chạy đến *Mỹ Chánh, *Hải Lăng? Nơi có bài thơ:
Từ HUẾ đi Bắc trời đẫm cơn mưa.
Lác đác hàng cau chen cánh hàng dừa.
Rồi oi ả hạ về nung bếp lửa.
Bên bạch đàn thưa nhà tranh song cửa.
Quê hương em đất sỏi đá khô cằn.
Thu heo may quốc lộ thêm điêu tàn?
Anh đến đây giữa vùng trời mây xám.
Chân ngại ngần anh bước qua: MỸ CHÁNH.
Gió lộng thổi cánh rừng sim bạt ngàn.
Bên làng Ngoại lưu thủy nơi CÙ HOAN.
Ông tổ Nội ở đầu HƯNG NHƠN nhánh.
Đất Tổng AN THƠ trù phú non đoài.
Dòng sông Nội cận bên THUẬN NHƠN Ngoại.
Yêu thương an bình Phủ HẢI LĂNG ấy.
Đầm ấm uống nguồn nước ngọt vơi đầy.
Tình quyến luyến quyện chặt đất quê đây.
Ra xa nữa miền QUẢNG TRỊ? phố buồn.
Ngày kia súng đạn về hơn mưa tuôn.
Khổ đau khốn cùng! Chiến tranh trong cuộc
xâm lăng bạo tàn, rực trên ngọn đuốc
Thiêu hủy xóm làng (đời sống bình yên).
Mẹ ôm xác con cười, khóc, băn khoăn...
Ông ra vườn chôn hài nhi vừa nhặt.
Em bé lõa lồ nhìn cha một mắt.
Bàn tay què bà lượm lặt bới đào
xác người vừa tắt trên dáu môn khoaỉ
Nơi đống hoang tàn quê nhà hiu hắt.
Dùng tay chị đi thay bàn chân mất?
Lết trên lối mòn lởm chởm ụ chông.
Ôi! Tương lai cuộc đời không thể tưởng...
Chiến tranh tới để lại vũng trừu tượng!
Đã bao phen em an phận thủ thường.
Vùi đời hèn bên nấm mộ chiều hoang.
Anh có vì em chia sẻ bâng khuâng!?
Anh yêu ơi! Quê nghèo thật cay đắng.
Có điều chi quặn đau tim nằng nặng!
Nầy bé HẢI LĂNG hạnh phúc cuối cùng!
Hố mắt trào tuôn ngấn lệ rưng rưng?
Cánh tay anh dìu bước em chưa vững
Bờ môi ta dâng mật đắng tủi mừng. (*)
*Hưng Nhơn và *Thuận Nhơn, là nơi quê nội và quê ngoại của Mười! Xe dẫn đến làng quê trên con lộ chạy dài, dọc theo dòng sông xanh êm mát quanh co, ngoằn ngoèo. Nhìn từ xa, dòng sông như sợi dây dừa đang uốn lượn xẻ đồng ruộng làng mạc ra làm đôi. Cánh đồng khô tiếp nối dãy núi đồi trùng điệp dưới tán rừng có đủ thứ: đót, tràm, dược liệu, mây song... Bên hướng Nam sông Mỹ Chánh thuộc giang địa cuối cùng của Huế. Bên bờ Bắc con sông Mỹ Chánh thuộc giang địa của Tỉnh Quảng Trị. Sông Ô Lâu (Ô Giang) hợp bởi nhánh sông Mỹ Chánh: bắt nguồn từ dãy đồi cao khoảng 500 > 600m là hợp nhánh chính, có chiều dài 65km, lưu lượng dòng chảy 44m3/giây, mật độ 0,81km2; có thể cung cấp chừng 376 triệu KW/h điện năm. Vì thế sông Mỹ Chánh là nơi thuận tiện chuyển tiếp của vành đai nội chí tuyến Bắc bán cầu & quan trọng từ ba bốn miền giáp giới địa lý: Mỹ Chánh nằm ở một phần quốc lộ 1: con đường cái quan nối liền Huế và Quảng Trị. Có quốc lộ 9 đi Lào qua cửa khẩu Lao Bảo toàn núi đồi trùng điệp, âm u, đi qua khu Khe Sanh, Đa Krông. Sát biên giới Việt là hai tỉnh Salavan, Savankhet, (mà tự thuở thanh bình, hồi còn bé, có mấy lần ba đã dẫn Mười qua đó, để ba trị bệnh nan y cho Vương Quốc bạn) con đường ấy nối trục đường bộ xuyên Á.
Đất đá lộn xộn, lạo xạo rạo rực dưới gót giày. Con đường mòn gập ghềnh lổm chổm gồ ghề nhìn mút tầm mắt đến tận dãy trường sơn lún bùn, dưới ánh nắng nhạt phai buổi chiều cuối năm trông đơn điệu vô vàn. Hai má con mừng rỡ, tươi cười, chen lẫn nỗi bâng khuâng trầm lắng, bước thấp bước cao thân hình ướt nhẹp nước mưa, khi má con Mười vừa đặt chân lên thềm nhà, là nơi phần đất trữ lượng than bùn chuyên sản xuất phân vi-sinh.
MỸ CHÁNH, nơi núi trọc đồi gò phù sa cổ và phù sa tiểu vùng đất phiến thạch tím và granit, với đặc thù khắc nghiệt tự nhiên vào muà khô, khí hậu rất oi nồng, thì rừng sim bạt ngàn cũng ủ rũ xơ xác. Vài tháng một lần gia đình Mười khi đi đò, khi đi bộ đường tắt băng rừng vượt dốc trùng điệp núi non chập chùng đi lại đó đây. Lau lát lá kép lông chim hoa vàng nhạt bay bay trong rừng sim bạt ngàn, cây lau cao hút tầm mắt, cây cối um tùm, chằng chịt, kèm toàn cây sao, kiền kiền, gụ, lim, chen lấn trong cánh đồng sậy, bông lau trắng xoá bay bay nghiêng nghiêng. Cỏ tranh ẻo lả lao xao đong đưa, lá tranh khô nằm rạp mình xuống mặt đất theo chiều gió xô, tạo ra những lượn sóng muộn phiền nhấp nhô rì rào xô lui xô tớI nơi nổi danh:
Nem chợ Sãi, vải La Vang
Khoai quán Ngang, dầu tràm Đại Nại
Gạo Phước Điền, chiêng Sắc Tứ
Khoai từ Trà Bát, quạt chợ Sông
Cá bống Bích La, gà Trại Lộc... (cd)
***
Về hướng Tây cuả Quảng Trị là Thánh điạ *LA VANG cách cổ thành Quảng Trị độ sáu bảy kilomet. La Vang luôn giữ vẻ trầm lắng u buồn dâng cao. Dọc hai bên đường là hàng thùy dương kín đáo chạy dài xuống chính toà thánh điạ luôn rì rào reo trong gió u trầm, buồn tênh. Khoảng năm 1793-1801, vào đời vua Cảnh Thịnh tàn ác kinh khủng nhất, đã bắt triều đình Huế thẳng tay giết người có đạo Kito, sự việc kéo dài hơn một trăm năm sau (mặc dù năm 313 đại đế Constantin ở thành La Mã, đã ký sắc lệnh bãi bỏ việc cấm đạo Thiên Chúa Giáo, và ông ta cho xây nhiều giáo đường. Nhưng đó là chuyện ở bên trời Tây). Khiến giáo dân ở Việt Nam bồng bế nhau, di tản lánh nạn vào trốn ở rừng Lá Vằng xa tít tắp trong hẻm núi xa hun hút, chập chùng trùng điệp rừng cây (một phiá Bắc cuả La Vang là cận bên dòng sông Như Lệ dài lê thê, rộng mênh mông, nước sông Như Lệ chảy xuống các làng mạc và nối dài dọc theo thành phố Quảng Trị với tên gọi là sông Thạch Hãn).
Chính nơi đây nhiều lần họ được Đức Mẹ mặc áo trắng, thắc nơ xanh, bồng Chúa Hài Đồng trên tay. Đức Mẹ La Vang đã hiện ra trên ba gốc cây đa to, trìu mến an ủi, đùm bọc, chở che, giúp đỡ người đau ốm, khó nghèo. Đức Mẹ chữa lành bệnh không những cho đoàn giáo dân lánh nạn, mà Đức Mẹ còn ban ơn cho tất cả cư dân không hề phân biệt tôn giáo toàn vùng. Người ta tin tưởng tuyệt đối, nhiệt tâm, thành khẩn dâng lên Mẹ bao sầu đau. Từ đấy, người ta gọi là ?Đức Mẹ Lá Vằng?. (Hồi xưa chính tên gọi là nhà thờ Đức Mẹ Lá Vằng. Nhưng vào thời điểm đó, máy đánh chữ ở Việt Nam chưa có dấu tiếng Việt, nên người Pháp gọi bản địa nầy là La Vang. Thành ra quen tên gọi ?La Vang? cho đến bây giờ. Người có đạo Thiên Chúa và người không cùng đạo ở tại đây xiết đổi yêu thương, đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau chí tình không chút tị hiềm. Dù họ rất nghèo, nhưng họ có cả tấm lòng từ ái rộng mở. Đời sống họ lầm than, cơ cực, đói khát, bệnh hoạn vô cùng. Sau 1886 nhà thờ nầy xây dựng khang trang. Giáo đường Đức Bà Sài Gòn, và giáo đường La Vang được chính thức phong lên hàng Vương Cung Thánh Đường năm 1961).
Mỗi năm vào ngày 15 tháng 8 dương lịch có tổ chức kiệu một lần; năm lẻ thì kiệu nhỏ. Năm chẵn thì ba năm có một lần đại hội, nghiã là kiệu rất trọng thể. Biết bao người đã từ phương xa ở lại suốt tháng, sớm hôm quỳ bên Mẹ. Một vùng đất bao la có khoảng triệu người tấp nập suốt ngày đêm đến nhà thờ La Vang để chiêm ngưỡng, cung nghinh Mẹ. Họ trang nghiêm, yên lặng vô vàn, mặc dù người người đông vô số, hàng hàng lớp lớp, người và người chen chân đi bên nhau. tuyệt đối giữ trật tự từ các nẽo thập phương trở về đây, đã tề tựu rất đông dưới chân Mẹ, khẩn xin Mẹ ban hồng ân. Người ta đi hái lá vằng, lá vằng không bao giờ hết trên núi đồi trùng điệp. Họ múc nước giếng đỗ vào chai lọ, để cạnh đền đài, dâng Mẹ xin những ước vọng, dâng những sầu đau, bệnh tật. Nước giếng sạch trong ngọt ngon, không bao giờ cạn, tựa như lòng Mẹ yêu thương bao la không bao giờ dứt.
***
Nơi quê hương suốt dọc miền Trung từ vùng *Quảng Ngãi về đến *Đông Hà, *Đồng Hới, tới cầu *Hiền Lương *Bến Hải mãi u trầm, lắng đọng. Nhất là phong tục tập quán và những cô những bà miền Trung có rặt giọng Huế chính cống thì thanh thanh, nghe ríu rít, thỏ thẻ, ân cần, bặt thiệp, lịch sự, nhưng thoảng buồn, lạ lạ man mác phiền phiền. Phụ nữ đa số giữ phong cách kín đáo, nhỏ nhẹ, vui vui, nhu mì, dè dặt, đi một đổi đò, đi chợ, đi bán hàng rong, đi xóm; khi ra khỏi nhà họ luôn luôn đoan trang khép nép, e ấp mặc áo dài che kín thân, dù trời nắng gắt oi nồng họ cũng không mặc áo hở hang.
Điều hay hay là phái nữ ở miền Trung càng có nét đặc biệt: Khi các em bé gái còn thơ ấu, thường thường cha mẹ cắt mái tóc bum bê cho con nhỏ, để con bé đi học từ lớp mẫu giáo đến lớp Nhất. Lớn lên chút nữa, cô bé vào lớp Đệ Thất đến trạc tuổi mười bảy mười tám, thiếu nữ xuân xanh duyên dáng ấy thường để mái tóc thề, tóc dài chấm ngang thắt eo, và buông xõa xuống bờ lưng theo gió là tà bay bay. Mái tóc của họ bóng mướt, mượt mà trông tuyệt đẹp, thoang thoảng thơm thơm mùi hoa bưởi, hoa lài, chanh, bồ kết. Qua khoảng quá tuổi ngoài đôi mươi, thiếu nữ ấy để suối tóc huyền chấm mông, dài tha thướt và họ kẹp tóc lại sau lưng. Nhưng khi ?nàng? có ý trung nhân (đã đi dạm hỏi), thì mái tóc của ?nàng? được xếp cuộn lại gọn gàng làm hai ba lớp, mà họ vẫn kẹp quấn vào, rồi thả kẹp tóc lơ lửng ra sau lưng. Nhìn vào ?nàng?, ta biết ngay là ?nàng? đã có vị hôn phu. Và khi nàng đã có chồng, thì phụ nữ ấy bối búi tóc to ra sau gáy. Cho nên, nhìn chung là Mười có thể nhận biết và phân biệt một điều lý thú khá hấp dẫn, dễ thương và sâu sắc:
Em mở khuôn ra cho anh đúc lấy lượng vàng
Hoạ may may hoạ thiếp với chàng dùng chung
Anh về thưa với hai họ rõ ràng
Mời thân nhân lại, em mở khuôn vàng cho coi (cd)
Ngày xưa ấy, suốt ba tháng hè, thì cha mẹ, chị Hạc, anh Thuyền và Mười, đi qua bao ruộng vườn hồ ao sông ngòi về thăm bà con làng nước tại *Thôn Kẽ Vịnh. Khi họ đi xe hơi, khi đi bộ, khi đi xe thồ do trâu, bò, ngựa, kéo lạch cạch, lọc cọc trên con đường quê lổm chổm đá đăm, bên ruộng đồng rì rào sóng lúa. Thôn quê ngát hương tinh tuyền của hoa mít, hoa cau, hoa bưởi, cam, quít? Lúa chín đầy đồng, thợ gặt tấp nập làm việc ngày đêm. Nhà nhà yên vui qua câu hò điệu hát phong dao trữ tình dân tộc.
Thân em như hạt mưa sa
Hạt vào đài các, hạt ra ruộng cày
Thân em như hạt mưa sa
Hạt xuống giếng ngọc, hạt ra ruộng cày (cd)
Trên sân phơi lúa vàng. Bên cối chày giả gạo, bên đôi trâu mập kéo cày vỡ đất làm mùa. Bên nghệ nhân khéo tay tinh xảo chằm những bài thơ trên nón lá mỏng nhẹ xinh xinh. Những bữa cơm ngon miệng nghi ngút mùi thơm gạo lức. Cơm đồng quê từ miếng thịt gà, thịt vịt, con cá, con tôm tươi rói nhảy tưng tưng trong rổ. Người ta mừng rỡ chúc tụng nhau, khuôn mặt họ chân chất thật thà tỏ lộ nét hân hoan, chất phác không nói câu văn hoa bóng bẩy, không thêu dệt ý tình thơ mộng, nhưng đôi mắt ngời sáng tia vui mừng thành thật, nụ cười ấm dịu, đầy tình âu yếm xiết đỗi!
Chồng em áo rách em thương
Chồng người áo gấm xông hương mặc người.
Con vua thì lại làm vua
Con sãi ở chùa lại quét lá đa
Bao giờ dân nổi can qua
Con vua thất thế lại ra quét chùa (cd).
Chuyện vui nổ dòn như bắp rang, họ hỏi thăm về Đà Lạt, nơi xa xôi họ chưa bao giờ có dịp đặt chân đến. Họ là những người dân chân lấm tay bùn, suốt đời quanh quẩn bên lũy tre mộc mạc, vui cảnh điền viên với vườn sắn nương khoai. Mấy ai phiêu du hải hồ ngang dọc tứ xứ. Đa số nông dân thích bám vào mãnh đất gia tiên, nơi cho họ ba tiếng khóc oa oa chào đời. Nơi chôn nhau cắt rốn. Nơi cột chặt họ với gốc đa bụi chuối, lũy tre làng xanh um bóng mát. Có mồ mã ông cha an nghỉ, gần con sông lặng lẽ êm đềm uốn khúc, giữa hai bờ quê hương, cạnh cồn cát trắng và bầy trâu nghé chậm chạp về chuồng mỗi buổi hoàng hôn. Sao ngọt ngào vui vẻ ấm áp, đắm thắm tình thân và sóng sánh tình người đến thế không biết!
Trong đầm gì đẹp bằng sen
Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng
Nhị vàng bông trắng lá xanh
gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn
Ta về ta tắm ao ta
Dù trong dù đục, ao nhà vẫn hơn. (cd).
Ngày lễ Song Thất, tại Phủ *Hải Lăng đã tổ chức ngày ?Cầu Ngư Thi Quán Quân?, nông dân muốn tranh tài: sẽ ghi tên dự thi, và hy vọng đoạt giải các bộ môn như: Cướp Cờ. Chèo thuyền. Đua trải. Hát giã trạo, vân vân: ?
Thốt ra tới đâu dạ thiếp sầu tới đó
Cuộc chung tình chàng chưa rõ bấy lâu
Vì ai xê vô lật ván tháo cầu
Trai say dọi gái, gái thảm sầu dọi duyên
Ngồi buồn nói chuyện trên non
Một trăm thứ cá có con không thằng
Thầy ơi chớ nói bao đồng
Một trăm thứ cọp có ông không bà (cd)
Đánh cờ tam cúc. Bài thái. Bài ghế. Cờ tướng. Vật võ. Nam nữ thi các điệu hò đồng giao.
Bây giờ mận mới hỏi đào
Vườn hồng đã có ai vào hay chưa
Mận hỏi thì đào xin thưa
Vườn hồng có lối nhưng chưa ai vào! (cd)
Thi chằm nón lá. Thi nấu một nồi cơm (chỉ có một nồi cơm nhỏ, nhưng Ban Giám khảo ấn định cho thời gian suốt ngày) củi được thay thế bằng năm cây mía tươi, và một lố hộp quẹt ở trên thuyền thúng. Họ vừa nấu cơm vừa bơi thuyền thúng.
Nhọc nhằn mà chẳng nên công cán gì
Dù ai nói ngả nói nghiêng
Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân (cd)
Một cô đã đoạt giải nhất, vì cô ấy khôn ngoan, cứ ngồi tà tà róc mía ăn, cô ta phơi bã mía trên thuyền, chờ khô khô, rồi sau cùng cô ta đủng đỉnh nấu cơm, đã chín. Trong khi các nàng khác sợ không kịp giờ, đã vội đốt lửa ?hở cho miá chảy ra, thì làm sao miá trở thành bả khô mà nấu cơm!
Em trao cho anh một nắm bắp rang
Anh trỉa làm sao cho mọc, thiếp với chàng trao duyên
Đồn bên em có miếng đất hoang
Mưa ba năm không ướt, hạn chín tháng nỏ khô
Đến đây anh trỉa, trỉa vô mọc liền
Thiếp trao cho chàng một nắm ngô rang
Chàng đúc nơi mô cho mọc thiếp thắp nhang mời về
Chỗ nào mà nắng không khô
Mà mưa không ướt đúc vô mọc liền (cd)
Trong tất cả cuộc thi, có cảnh đua thuyền là hào hứng rầm rộ trên sông nhất. Chiếc thuyền kết hoa lá đủ màu. Ngư thuyền dạn dày kinh nghiệm, bắp thịt no tròn rắn chắc, ngực nở vai u lực lưỡng, da đen dòn như bức tượng đồng. Ngư thuyền ở trần, mặc xà lỏn màu cuộn sát vào hai háng, nhìn từ xa như đóng khố, đầu họ chít khăn màu theo từng nhóm cuả thuyền có ghi số thứ tự dự thi. Trên bãi dưới bến, người đi xem đông hơn kiến, hai mươi cánh tay hùng dũng khua mái chèo khuấy nước đều đều lướt sóng vút vút, theo câu "hò dô tả hò dô tả" vang dậy góc trời. Dân chúng đứng trên bờ chen lấn nhau để giành chỗ tốt mà coi cho rõ. Họ ồn ào la hét inh ỏi mỗi khi có thuyền ai bơi về nhất. Thuyền nào thắng thì có nhiều tiếng reo hò la hét khàn cả cổ, vỗ tay rầm rầm. Thuyền nào thua thì buồn rầu kéo thuyền lật ngửa trở lại, họ lóp ngóp bơi vào bờ. Dân chài la chửi bạn chèo dở ỏm tỏi. Trên khán đài, tiếng tù-và thúc, trống giục liên hồi, phèn la dập dồn, bừng bừng niềm vui thích bốc cao.
Gá duyên chẳng đặng hội này
Tôi chèo ghe ra sông cái, nước lớn đầy? tôi chèo vô (cd)
Quê ngoại Mười ở làng *Thuận Nhơn, không cách xa quê nội *Hưng Nhơn là mấy. Cậu mợ Ấm Cửu Ổn qúy mến gia đình Mười không thể tả. Nhà cậu rất giàu có, ruộng vườn ông bà để lại cò bay thẳng cánh, nhìn hút tầm mắt tới đường chân trời. Cậu Ấm hào hoa, phong lưu đúng mực công tử, trong làng không ai mà không biết danh cậu, và kính phục tính hào phóng, rộng rãi với người trên kẻ dưới. Cậu yêu thương đùm bọc che chở người nghèo, tận tình giúp đỡ người sa cơ thất thế đến nơi đến chốn. Một hôm gia đình hai anh em ruột có ngày sum họp, cậu bảo người nhà cho giết bò, heo, gà, vịt? khoản đãi thân nhân. Cậu cho ông quản gia đi mời bà con họ hàng làng nước đến ăn mừng, hầu chia sẻ niềm vui ngọt bùi với gia đình em gái ruột ly hương của cậu đã trở về cố quốc. Cậu mợ Ấm có năm người con, nhưng đã chết hết hai, còn ba người là chị Hường, anh Trình, và chị Sao.
***
(*) Thơ Tình Hoài Hương
(**) Từ năm 1960 -> đến năm 1975 - bối cảnh ở thời điểm nầy, hầu như ít thay đổi.
(***) Những tấm hình qúy giá trong bài viết, không phải của tác giả THH.
Rất trang trọng và chân thành cảm ơn qúy vị nhiếp ảnh gia đã post hình trên Wikipedia,
(tôi xin mạn phép chuyển tải vào bài viết, ngỏ hầu có thêm phần phong phú hóa hình ảnh quê hương Việt Nam cẩm tú của chúng ta).
Đa tạ!
Trân trọng kính mời quý độc giả xem tiếp trang sau
Tôi mãi đi tìm hạnh phúc. Hạnh phúc nơi đâu. Khi tôi tưởng nó lại gần thì lúc đó lại là xa nhất.
Mùa Ðông 1995, vừa vào xong quốc tịch Mỹ, tôi nộp đơn xin passport để trở về Việt Nam liền. Tôi tìm anh, tìm cái hạnh phúc ngày nào tôi đã có dù tôi đã nghe phong phanh anh vừa mới làm đám cưới với người bạn gái quen hơn bốn năm. Trong cú phone cuối cùng với anh cách đó chưa đầy một tuần anh bảo không phải. Về hay không? Về để chấp nhận sự thật hay về để chứng minh đó không phải là sự thật. Dù trong tình huống nào chăng nữa, tôi có hiểu được là hạnh phúc cũ của tôi dù có còn, vẫn không còn như cũ không.
Trời đổ tuyết, đường lạnh đến đóng băng sau trận mưa đá. Tôi dậy chuẩn bị ra phi trường mà không xem tin tức trước là đường trơn trợt rất là nguy hiểm.
Tôi có té chỉ tại tôi ngu chứ chả gan dạ gì.
Người em chở tôi ra phi trường rồi bỏ ở đó, tôi lo cho em về có an toàn không? Rồi tôi lo cho mình, mình đang làm gì, đang đi đâu đây, chung quanh là băng như chính trong lòng tôi đang băng giá, không một hơi ấm, không một niềm tin cho hướng đi mình đang tới.
OoO
Bao nhiêu là chuyến bay sáng đó bị hủy bỏ. Tôi cứ sách hai cái va li đi lòng vòng sân bay theo hướng người ta chỉ. Cuối cùng, chán lắm, họ nói tôi phải liên hệ với người bán vé chuyển ngày đi. Bụng dạ tôi nghĩ nếu phải dời lại ba ngày trong chuyến đi chỉ có mười bốn ngày của tôi , tôi thà đừng đi còn hơn.
Cảm ơn ông Trời vẫn còn cho tôi sáng suốt lúc ấy.
Tôi gọi taxi về nhà. Đang chán nản, thật là chán không tưởng, ông taxi người Trung Ðông chắc cũng lạnh lẽo, ra điều tán tỉnh tôi. Hắn mời tôi đi ăn tối. Thật quá đáng. Tôi đã quá rành rẽ cái đám sinh viên Trung Ðông vào phòng y tế của Trường Ðại Học tôi đang học lấy bao cao su free ngay trước cửa ra vào.
Tôi chán lắm, chán đến tận cổ. Tôi chẳng buồn trả lời câu mờ , chỉ hỏi, " How much? " rồi chờ ông dừng xe khệnh khạng mang hai va li xuống mà lẽ ra hắn phải bỏ xuống cho tôi.
Hạnh phúc ơi, lạc lối rồi.
OoO
Tôi dự lớp Lost and Grief cho qua cái buồn bả lúc đó. Trong lớp toàn là những người mất những gì hữu hình,cha, mẹ, anh, chị. Còn tôi, tôi mất hạnh phúc là cái vô hình, là cảm giác, chỉ là những suy nghĩ tốt đẹp, tôi có qua được cơn xốc này không ...
Ngày chia tay của lớp, mặt mày ai cũng lạc quan hơn ngày đầu. Ai cũng tin mình đã hiểu, đã mạnh ra và đã vơi đi nhiều những ưu tư phiền muộn.
Bà giáo bắt tay chia tay tôi, hỏi lẹ "You still want to datẻ" Tôi mở tròn xoe mắt nhìn bà "No máam " mà trong bụng thầm trách, "trời, bà nghĩ tôi nhanh vậy sao , chuyện hết nước còn cái không nằm trong suy nghĩ của tôi đâu bà".
Thấy tôi quả quyết, bà buông tay tôi ra và nói "good luck". Những cuộc vui trước mắt đang chờ, tôi muốn lao vào trong tư thế nào đây.
"Anh Chuẩn, chở em đi đám cưới dùm nha, đậu xe ngoài phố Tàu đông lắm, em sợ."
Chuẩn do dự, "anh đâu có được mời, thôi em ráng đi một mình đi. "
Tôi vô tư nghĩ Chuẩn tự ái, giục,"anh đi với em, giấy mời em hai người lận."
Chuẩn không còn do dự nữa "Trâm à , anh có bạn gái rồi, đi với em vậy không tiện "
Ðáng đời nhé, lao vào nữa đi. Tôi chưa từng tệ như thế bao giờ, trong phút tuyệt vọng, tìm một cái phao, không có là không có, dù nghĩa hai chữ yêu thương không còn manh giáp nào trong lòng tôi.
OoO
Thời gian trôi quá mau, mới đó mà đã 8 năm nữa rồi ...
Tiếng phone reo, tôi chạy vội ra phòng ngoài. Tiếng mẹ ân cần "Trâm , tết này vợ chồng con có về lại đây thăm bố mẹ không, các anh chị của mày về lại cả đấy "
Tôi thối thoái "Sở con cần người mẹ ạ, cho tụi con hoãn năm khác nhá"
Giọng mẹ buồn hẳn "Thế thì thôi vậy!".
Bà vẫn tin vào tôi tuyệt đối như thế. Con gái nói gì nghe đó. Bà không cần tìm hiểu tại sao đã bao lần gọi bà không bao giờ nghe tiếng con rể trong nhà. Bao nhiêu lần hỏi chồng tôi đâu tôi đều hỏi lại bà chuyện khác cho bà quên đi. Ðã hơn hai năm tôi không có tin gì của anh. Cái ngày cuối tôi còn thấy anh trong cái gian nhà này là cái ngày anh nói với tôi tôi với anh không hợp, anh không có hạnh phúc. Vì anh không có nên anh không thể làm cho tôi hạnh phúc và tôi đừng buồn vì đó chỉ là "the way it is" đúng theo chữ anh nói.
Tôi đánh đổi hết, chỉ xin anh đừng làm giấy ly dị và đừng cho ba mẹ tôi biết chúng tôi đã xa nhau. Tủi cho ba mẹ tôi lắm.
Những đêm vắng, gối chiếc chăn đơn, tôi nằm thở dài,cái tiếng thở dài nghe như lời nhắc nhở tám năm trước tôi đã từng hỏi chính mình " hạnh phúc ơi, nơi đâu "
Nhìn qua song cửa, tôi chỉ còn thấy ánh trăng sáng là rõ nhất. Của đáng tội thật ...
Có qua cầu mới hiểu
Ðắng cay như đã chờ
Cung đàn vẫn muôn điệu
Hồn ta giờ bơ vơ
1/04
(tiếp theo).
Nữ hôn nựng con rồi giao Eidan cho bà người làm đang đứng chờ.
- Dì đừng chìu bé Khang quá. Nhớ cho cháu ăn đúng bửa và đừng để cháu mặc tã ướt.
Hiroshi từ nhà sau bước ra. Anh thắt vội chiếc cà-vạt, giành bồng con trai nâng bổng qua vai làm bé Khang thích chí cười sằng sặc.
- Mẹ mới gọi nhắc, cháu Hà sẽ từ Tokyo về Đà Nẵng chuyến bay chiều nay. Mẹ nói Hà mừng quýnh quáng hay tin anh mình đã về thăm Hội An, cô nàng đổi chuyến bay về nghĩ hè sớm mấy ngày. Em bận nhiều việc, nhờ vợ chồng Xuyến ra Đà Nẵng đón cháu là được rồi.
Nữ vuốt mái tóc quăn của con.
- Hai cô cháu em sẽ theo chuyến tàu chợ cuối ngày từ Phố ra Cửa nên sẽ về nhà hơi trễ.
- Sao em không chạy ca-nô về cho tiện.
Nữ lắc đầu.
- Em định cho các cháu nếm mùi chèo xuồng qua bến tàu Thuận Tình, rồi đi tàu cao tốc ra cù lao Chàm. Còn Hà thì? nếu tập cháu quen lên xe xuống ngựa mãi thì không hay đâu!
Hiroshi bật cười, chào vợ.
- Tùy My Fair Lady thôi! Nhớ gói về cho anh mấy cái bánh quai vạc ở quán Hoa Hồng. Cuối tuần này anh bận quá, chắc không gặp các cháu ngoài đảo được.
Nữ bước ra sân vừa lúc Jeanette và Đăng, Huy chạy từ dốc lên, hào hển lao tới. Nàng nhìn dài xuống con dốc sớm vắng hoe.
- Hường Vi đâu?
Huy nhìn về phía khách sạn.
- Hường Vi chỉ chạy tới lui trong mấy cái shopping mall là nhanh thôi. Sáng nay lúc cháu rủ, Vi chỉ cười rồi rút đầu vô chăn ngủ tiếp? Huy quay nhìn Jeanette, cúi đầu chào thuả Jeanette hay thật! Vòng thứ hai, chạy tới lưng chừng dốc là tôi gần muốn bỏ cuộc rồi, nhưng sợ ?tai tiếng? quá nên phải rán.
Đăng quàng vai bạn gái, nói đùa qua hơi thở gấp.
- OK. Anh nhường vài bước cho em thắng lần này. Mình hẹn gặp nhau lại ở Boston Marathon.
Jeanette lườm người yêu.
- Nhớ đấy nhé! ? Mà thật thì em đã đánh giá thấp con dốc lúc nổi máu anh hùng rủ chạy vòng thứ hai. Lúc đứng chờ anh Huy ngồi nghĩ trên tảng đá bên đường, em nhìn lên thấy con dốc lúc đó sao mà dài ra tít tắp. May mà cảnh dốc đẹp, nước dưới đầm chảy theo bước chân, hoa đỏ che đầu trãi dài lan mãi.
- Cháu Huy lúc ngồi trên tảng đá có quên mệt mà nhìn quanh không ?
- Dạ, cháu có thấy một trang thờ nhỏ gần đó, hoa trái còn tươi.
Nữ cố gắng dằn cơn xúc động trào dâng.
- Cha cháu đã chết ở đó, không xa bờ nước. Cháu chưa tròn tuổi, ở với mẹ ngoài đảo. Bà ngoại Nơi, mẹ Nương, và O chật vật lắm mới đưa được tảng đá từ đảo về. Mẹ Nương trồng cây ngô đồng đầu tiên nơi đó che nắng cho đá, cho cha. Họ gặp nhau, yêu nhau lần đầu trên tảng bàn thạch đó, dưới hoa đỏ, dưới nắng vàng hải đảo.
Mọi người nín lặng xúc động. Huy thảng thốt quay nhìn cây ngô đồng sum suê cao trội khỏi hàng cây tàng hoa phơn phớt đỏ ôm theo lối dốc.
Nữ vuốt tóc Huy, đứa con trai trưởng thành của anh mình.
- Mẹ Nương vẫn nói cháu Huy từ đá mà đẻ ra nên cứng đầu lắm?Thôi mình vào sửa soạn để chút nữa O đưa cá cháu qua bến tàu bên kia đầm. Trên đường mình ghé thắp nhang cho bố Niên. Nữ cười? Huy đừng để bạn gái ngủ quên trong khách sạn nghe!
Mặt trời vừa lên lúc mọi người rời miếu nhỏ thờ anh Niên, họ rảo bước theo nhau xuống cuối chân dốc. Nhóm du khách ngoại quốc từ khách sạn đang tề tựu chờ ca-nô đưa qua bến tàu, bắt đầu cho chương trình một ngày dài thăm viếng cù lao Chàm.
Nữ chúm chím cười chỉ về phía chiếc xuồng nhôm gác mỏ xa xa trên bờ nước.
- Bố Niên và cô em mấy chục năm trước vẫn chèo xuồng đi học mỗi ngày. Xuồng gổ, cũ kỷ, nhỏ hơn chiếc xuồng nhôm này nhiều. Sáng nay có ai dám cả gan chèo xuồng qua đầm không ?
Jeanette gọn gàng, đơn giản trong quần jean, áo polo và túi xách sau lưng vui vẽ tán đồng. Đăng cười phụ họa.
- Cháu ngồi kế bên cô sinh viên vô địch canoing của trường là cháu yên tâm rồi.
Huy nhìn Hường Vi trong trang phục thướt tha đang bối rối nhìn mặt nước đầm dợn sóng.
- Eo ôi, anh Huy ơi. Em sợ ngã ướt hết áo quần thì khổ thân.
Huy thầm giọng với cô bạn gái vài câu rồi quay qua Nữ.
- Chắc là cháu phải xin O để đưa Hường Vi qua đi bên chiếc ca-nô. Cháu sẽ chạy về xuồng ngay. Huy cười? Ở Mỹ cháu hay đi câu với bố Việt nên cũng biết chèo đôi chút? những lúc máy bị hư.
Nữ đến gần cô gái, khẻ vuốt lên vai áo đầm màu hồng gấm mịn màng.
- Không sao đâu cháu. Tại cô không nói trước nên Hường Vi không biết mà trang phục cho thích hợp đó thôi. Cháu tới trước cứ vào thẳng nhà hàng ăn khách sạn chờ Huy. Nữ nhìn đồng hồ?Còn sớm chán, mình chèo xuồng qua đó, ăn sáng xong vẫn kịp. Tàu cao tốc còn chờ du khách từ trong Phố ra nữa cho đầy chuyến.
Xuồng chèo sau ca-nô thả sóng nên chòng chành nhấp nhô. Jeanette ngồi ở đuôi xuồng khéo léo với mái dầm, giúp Huy phía trước vững tay chèo lái chiếc xuồng thẳng thớm nhảy qua những đợt sóng cao làm phấn khích mọi người với tiếng cười dòn. Nữ ngồi sau lưng Huy, bồi hồi dòng kỷ niệm trở về. Đêm trăng tỏ, vầng trăng nhấp nhô trên vai anh Niên khua tay chèo xuồng băng băng qua dòng nước về nhà. Chiếc giang đỉnh xả hết tốc lực, xô sóng ngất ngư bờ lau ôm trắng cù lao Thuận Tình. Mái tóc chị Nhi tơi bời gió, vướng lên giọng cười ngất ngưởng trượng phu. Nữ quay nhìn Đăng. Lòng Nữ rộn vui vừa níu khép được vòng chờ đợi luân sinh dài gần suốt kiếp người.
Khu nhà ăn khách sạn rộng rãi, trưởng giả với sàn tường đắp đá ốp vân nổi bóng ngời.
Hường Vi đang ngồi chờ với ly cam tươi trên tay. Nữ đã gọi nhà hàng trước nên sự đón tiếp nồng hậu, xum xoe khiến Hường Vi hả dạ nhìn quanh đám thực khách đang ngồi rải rác trong phòng ăn. Nét vui hiện rõ lên mặt lúc nàng đứng dậy đón tiếp mọi người. Huy lấm tấm mồ hôi, đùa với bạn gái lúc anh ngồi xuống cạnh nàng, chỉ vào cung tay cuộn vòng cơ bắp khỏe mạnh sau tay áo ngắn. Huy nhìn Jeanette thán phục.
- Ông anh họ của tôi thật may mắn. Chị có thể nào nói cho biết còn có chuyện gì chị chưa làm được?
Jeanette cảm ơn đón nhận ly nước lọc từ tay người bồi bàn. Nàng cười nhìn Đăng.
- Or the way around, my dear !?... Ôi, nhiều thứ lắm. Tôi vẫn đang cố gắng tập ăn ?mắm nêm? đấy. Đã qua được cái truông ?nước mắm?, nhờ Tết năm ngoái bác Nhi cho ăn bánh hỏi thịt nướng. Có lẽ nhờ bác Dõng nướng thịt quá ngon nên quên mùi nước mắm khó nếm lúc đầu, sau đó thì trễ rồỉnó đã trở thành thói quen của mình. Mọi người cười phá lên lúc Jeanette ví von. Cho nên, nếu có người hỏi tôi tình yêu là gì, thì câu trả lời của tôi sẽ rất đượm mùi ?nước mắm?. Tình yêu là lúc mình chấp nhận được ?thói lạ? của bạn mình và nó trở thành thói quen của chính mình.
Đăng cười, quàng vai bạn gái.
- Bây giờ thì Jeanette ăn bánh mì Tây chấm nước mắm? và nói tiếng Việt như người Mỹ Tho. Thật đấy! Thầy giáo dạy Việt ngữ cho Jeanette là người miền Nam.
- Thế mà anh Huy không ăn được bún riêu, mà nhất định không chịu thử đó Cô.
Huy lắc đầu phân bua.
- Mẹ Nương người Huế, nấu gì cũng bỏ ruốc. Bố Việt ăn mãi, khen ngon. Cháu ăn cũng được. Thế nhưng trong bún riêu có gì đó mà cháu chưa ăn được.
Nữ nhìn Hường Vi đắn đo.
- Hay là Hường Vi thử thay cách nấu xem sao? Bỏ bớt gia vị quá cay nồng, may ra. Như cô, ăn ớt được nhưng lại không thích ớt xắt lát rãi đỏ lòm trên mặt tô bún, tô mì. Có lẽ vì vậy mà cô thích những món ăn miền Nam hơn.
Những tô mì Quảng sợi vàng, tô cao lầu nhiều rau xanh còn bốc khói thơm làm ai nấy đều cảm thấy đói bụng, sì sụp ăn thật ngon miệng. Đăng làm sạch tô mình trước, anh đưa cao hai nắm tay qua khỏi đầu như dấu hiệu vừa làm bàn trong một trận dã dầu, rồi nhìn Jeanette nói đùa.
- Hồi sớm em chạy lên dốc về nhất, bây giờ anh ăn xong trước. Mỗi bên ghi một bàn thắng, coi như là huề nha!
Jeanette háy lườm Đăng rồi nhìn dì Nữ lắc đầu cười. Nét mặt Đăng trở nên nghiêm chỉnh nhìn quanh.
- Dì có nói nơi này ngày trước là doanh trại Hải quân của bố Dõng mà cháu chẳng thấy dấu vết gì còn lại.
Nữ lắc đầu, chỉ về phía chiếc hồ nhỏ có vòi phun nước phía ngoài phòng ăn.
- Họ san bằng tất cả, chẳng còn vết tích gì. Ngay cái hồ nước phun đó, hơn ba mươi năm trước tuy đồn trại đã bị phá hủy nhưng vẫn còn sót lại duy nhất cái lô cốt xây bằng bê-tông. Sau mỗi ngày học, dì thường nằm trên lớp lá dừa ba cháu lót trên nóc lô cốt học bài đợi anh về. Rồi ngủ quên cho tới lúc nghe tiếng anh hát vang vang khúc ca quen thuộc? Rồi dặt dìu mùa xuân theo én về. Người mẹ nhìn đàn con nay đã về. Mùa xuân mơ ước ấy đang đến đầu tiên. Nước mắt trên vai anh, giọt sưởi ấm đôi vai anh. Niềm vui phút giây như đang long lanh. Ôi ! giờ phút yêu quê hương làm sao trong xuân vui đầu tiên (Văn Cao)? Rồi ngồi sau lưng anh trên chiếc xuồng con. Trăng trên vai anh. Mái chèo khua động tiếng nước đầm sông âm thầm ra biển. Ánh đèn xóm biển hắt hiu chênh vênh triền cát.
Mắt Jeanette rưng rưng xúc động.
- Rồi dì chấp hết. Và sống.
Bửa ăn sáng trôi qua trong vết lặng của kỷ niệm. Âm thanh chộn rộn từ dưới bến tàu vọng lên. Du khách lục tục rời phòng ăn theo nhau xuống chiếc tàu cao tốc màu trắng tinh đậu bên cầu tàu.
Hường Vi nhìn đoàn người khá dài đang chờ lên tàu, chép miệng.
- Đông quá, được đi ca-nô riêng của nhà thì thích hơn cô nhỉ!?
- Thì chiếc này cũng là tàu riêng của nhà đó thôi.
Nữ mỉm cười vẩy tay ra hiệu một nhân viên mặc đồng phục đến gần. Anh kính cẩn cúi chào. Trên nắp túi áo anh ta có thêu hàng chử màu xanh dương ?Thục Nữ IỈ.
- Đây là bốn người cháu của tôi ở nước ngoài về chơi. Lúc họ theo đoàn khách lên tàu rồi, anh nhớ nhắn với chú thuyền trưởng đưa vào cabin dành riêng nhé.
Hường Vi hớn hở nghe.
- Thế thì hách quá! Thích thật đấy!
Anh nhân viên chiếc du thuyền quày bước, tia mắt nhìn quét nhanh về phía cô gái nói rặt giọng Hà Nội sau bảy lăm. Dì Nữ bắt tay mỗi người.
- Các cháu ra đảo thăm chơi vui vẻ. Chiều nay dì nhờ người đón em Hà từ Tokyo về. Ngày mai cuối tuần, hai dì cháu tôi và bé Eidan sẽ ra đảo thăm các anh chị. Chú Hiroshi bận không đi được. Nữ cười nhìn cháu Huỷ Dì có gọi bà ngoại của cháu. Ngoại Nơi nói đã chuẩn bị phòng ốc và bảo không cho thằng Huy đi ngủ lang ngoài khách sạn.
- Đã gần hai năm cháu chưa gặp ngoại. Phải ngủ nhà để chuyện trò với ngoại chứ Dì !
- Nghe được đấy! Tối nay dì sẽ gọi mẹ Nương. Để tôi nói tốt cho cậu vài tiếng.
Chiếc du thuyền từ từ rời bến. Bốn người dừng lại trên bong thuyền vẩy tay chào người đàn bà đứng nhỏ thó trên cầu tàu đang dõi mắt ngó theo. Họ thấy dì Nữ ngồi sau chiếc xe thồ chạy về phía Phố.
(còn tiếp)
Cận cảnh hoa tre với những nhụy vàng lủng lẳng
Ngày nay nếu chúng ta có dịp hỏi về quốc tịch của thế hệ trẻ Việt ở đất tạm dung, câu trả lời rõ ràng không chút đắn đo ngần ngại suy nghĩ là dân nước họ định cư, Mỹ, Pháp, Đức, Tiệp khắc, Nga... Trái lại cùng câu hỏi tương tự đặt với thế hệ trước, ít có người phát biểu một cách dứt khoát mà không một thoáng trầm tư nào đó hay thông thường nhất, xác định mình là dân nước sở tại thêm chữ gốc Việt như dân Canada, Úc...gốc Việt.
Một vài sự kiện thứ khác đáng chú ý nữa là nếu có dịp dự cuộc hội gia đình hay cuộc tổ chức các phong trào hay Hiệp hội từ nhiều nước ngoài khác nhau, như cuộc họp giới trẻ thế giới, chúng ta phải nhìn nhận rằng đã có bao hiện tượng khác biệt biến chuyển bất ngờ khó tiên đoán trước được trong tư duy hình thể và tâm tình của giới trẻ trong và ngoài nước.
Thật ra nước Việt ta từ trên 4000 năm còn tồn tại giữ vững đất nước độc lập tự do nhờ tinh thần đoàn kết một lòng chống xâm lăng dù to mạnh đông văn minh hơn dù phải trải qua trăm năm hay nghìn năm đô hộ.
Vận mệnh Việt bao lần nghiêng ngả bởi chiến tranh xâm chiếm đồng hóa bao lần, ý đồ phân chia dân tộc, nội chiến, ý thức hệ choảng nhau, ngay cả thần quyền lắm lúc cũng đặt dấu mốc lung lay bôi xóa truyền thống cổ truyền.
Nói chung thế hệ trước đều có trải qua ít nhiều kinh nghiệm sống còn của một dân tộc, một quốc gia nhỏ bé mà hào hùng kiên định bảo vệ chủ quyền đất nước, giữ truyền thống văn hóa văn minh, ngôn ngữ của mình. Còn thế hệ thứ ba thứ tư nầy, ở hải ngoại hay ngay cả trong nước sau 75, không thể có cái tâm tình ý thức của cha ông ngày trước.
Họ được sống trong và theo hoàn cảnh xã hội đuơng thời nhất là đất nước ta trong thời kỳ quá phức tạp éo le khó hiểu và đau thương, thay đổi tận cùng, thống nhất mà còn chia rẽ, chạy trốn vượt biên, sự ngỡ ngàng trước thực tế thân phận của bên thua phe thắng và chỉ còn có độc đạo tuân lệnh theo Nhà nước mới. Dạ dày đã bị buộc chặt rồi, tư tưởng như ván đã đóng thuyền, sai lệch đường lối đề ra là phản bội dễ mất mạng như chơi.
Ra nước ngoài, cuộc sống mới lạ chỉ có ảnh hưởng trực tiếp với thế hệ tha hương tị nạn sau 1975, cuộc đổi đời đúng nghĩa. Không một ai có thể đoán biết trước đưọc tương lai của một đàn chim Việt tung cánh theo vận may, đủ mọi thành phần tầng lớp xã hội, tuổi tác, tan tác chạy trốn bằng bất cứ phương tiện nguy hiểm đến tính mạng cũng không từ nan.
Thế hệ đầu tiên nầy sau bao nhiêu năm vất vả đã khẳng định được ý chí tự lập vươn lên vì gia đình con cháu, cũng có thể vì tự trọng tự hào dân tộc. Còn thế hệ sau, không được trang bị bằng tâm tình truyền thống lâu đời truyền dạy ở quê cha đất tổ, cộng thêm được sống trong một xã hội văn minh kinh tế thị trường văn minh tiến bộ thay đổi cật kỳ nhanh chóng ?đời cua cua máy, đời cáy cáy đào ?, làm sao các bạn trẻ thông hiểu dễ dàng cái khúc mắc rắc rối khó hiểu của tình hình và nhất là nền chính trị Việt Nam, nguyên nhân trầm trọng nào đã đưa bao gia đình tha hương, cuộc trốn chạy thập tử nhất sanh, bỏ của chạy lấy người.
Hơn thế nữa bị cuốn hút vào trào lưu hành trình mới cho tương lai, các bạn trẻ chỉ còn biết làm thế nào để hội nhập cho tốt để có một chỗ đứng trong nước định cư. Bằng cớ học sinh sinh viên Việt ta thường thành công trong việc học hành đỗ đạt. Nhưng các vấn đề khác liên quan đến đất nước mình, thế hệ thứ hai, ba như chưa sẵn sàng tìm hiểu để trở về nguồn.
Vả lại, phụ huynh thuộc thế hệ tha hương đầu tiên vì luôn lo toan xoay sở cho sinh kế gia đình, cố gắng nâng cao trình độ, khuyến khích con cái vươn lên, giúp đỡ thân nhân còn kẹt lại nên ít có dịp sống gần gụi với con cháu hầu truyền lại văn hóa tiếng mẹ và truyền thống dân tộc. Và không phải cha mẹ nào cũng có đủ trình độ học thức đạo đức, lòng kiên trì để thuyết phục con cái nghe mình, vấn đề tưởng dễ mà thật ra vạn nan có khi đến bất lực buông thả luôn.
Vậy lỗi tại ai? Phụ huynh, con cáì ta? Nan giải, mỗi gia đình mỗi cảnh lên án ai cho đúng đây? Dễ nhất là do hoàn cảnh, xã hội mới lạ, nền kinh tế thế giới, lòng tin lung lay,...
Việt nam ta với vị trí bao lơn rộng thuận lợi cho giao thông thế giới, tài nguyên dồi dào nguyên sinh hay chưa khai thác, chất xám chưa được đầu tư đúng mức hầu phát triển theo kịp trào lưu tiến bộ thế giới, khí hậu nhiệt đới gió mùa không quá khắc nghiệt như Phi châu, môi trường thiên nhiên nếu không bị chiến tranh tàn phá nhân tai và thiên ta, thật đúng là của quí trời cho. Thế mà dân tộc ta chưa chụp được cơ hội ngàn vàng cùng nhau phát triển mạnh đúng hướng để biến thành một con rồng Đông Nam Á, tiếc thay!
Điểm đáng lo ngại nhất là đã là thế kỷ 21 rồi mà còn có những kiểu xâm lăng thực dân tân tiến hiện đại mới, kẻ mạnh hiếp yếu bằng mọi thủ đoạn âm mưu chính trị, kể cả tài liệu pháp lý quốc tế giả mạo, sửa đổi tráo trở vô tiền khoáng hậu. Nhiều nước nhỏ đang lo đến sự xâm chiếm đồng hóa ngấm ngầm từ từ bằng kinh tế, bằng quân sự, bằng mọi thủ đoạn ngoại giao kể cả việc không áp dụng thi hành luật pháp quốc tế.
Không phải chỉ có Đông Nam Á mới có hiện tượng trên mà đã từng xảy ra ở vài nước khác trầm trọng hơn điển hình là Tây Tạng, Tân cương....Do đó người dân tị nạn lớn tuổi càng ngày càng như khó có cơ hội trở lại nước nhà. Và các thế hệ tiếp nối tản mác trên năm châu với ngôn ngữ văn hóa văn minh khác biệt, với tâm tình tư duy xa dần truyền thống của cha ông, hy vọng ngày trở về cũng như ?gởi gió cho mây ngàn phương?.
Hơn thế nữa, cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu cũng làm chao đảo tình hình thế giới trên mọi mặt. Cuộc chạy đua săn lùng thị trường mới ở các nước kém phát triển, chưa mở mang thật sôi nổi đòi hỏi nhiều kỹ thuật khoa học hiện đại tân tiến hàng đầu ngay cả chiêu thức ngoại giao. Thế giới trở thành như một bàn cờ quốc tế mà nay là bạn cờ mai trở thành đối thủ hay ngược lại.
Vả lại, thể chế chính trị khác nhau, ngay cả tôn giáo, việc thi hành Luật Nhân quyền cũng gây ra nhiều tranh cải, kiện tụng, bất đồng về việc thi hành hay vi phạm. Đúng là con người thường tự phong cho mình là người có lý, đôc tôn.
Do đó việc giúp đỡ, viện trợ ào ạt cho các nước nhỏ vừa thu hồi độc lập tự do không phải luôn luôn vô vụ lợi, có khi còn mang ý đồ bất lương vô nhân. gậm nhấm, đồng hóa đô hộ nô lệ. Đất nuớc ta là một điển hình sống động nhất trong lịch sử loài người.
Tình hình biển Đông chẳng hạn lại làm cho thế giới bàng hoàng với ?cái lưỡi bò ? do Trung hoa tự vẽ ra để phân định hải phận ở vùng nầy và càng ngày càng tỏ ra bất chấp luật quốc tế gây hấn hăm dọa đánh chiếm bắt đầu các đảo các nước lân cận chung quanh, cũng là nguyên nhân trầm trọng cho việc phát triển phục hồi kinh tế nước ta.
Vị trí Việt nam có một vòng quạt tầm nhìn hoạt động xa ra biển, với thềm lục địa rộng dài đầy tiềm năng hay chưa khai thác, nhiều hải cảng thuận lợi có tầm vóc quốc tế nếu được sử dụng đúng mức, nhiều tài nguyên phong phú trên nhiều phương diện và nhất là dân số trên 90 triệu cũng là điểm nhắm mục tiêu của các bạn thù giàu nghèo trên thế giới.
Còn cái ròng rọc chiến tranh hòa bình cũng theo thời đại biết thay hình đổi dạng vị trí, giả thật bất ngờ, tung ra nhiều chiêu mới lạ trên trời dưới đất, cả không gian vô tận đến tận cùng đáy đại dương. Chẳng hạn như từ lâu các nhà chiêm tinh gia, chính trị gia hàng đầu thế giới cũng không tiên đoán đúng được các hiện tượng sử kiện quan trọng sẽ sắp xảy ra. Cuộc thế chiến thứ ba có sẽ ra không? Chiến tranh tôn giáo? Ngày tận thế ?
Tất nhiên việc phục hồi kinh tế và phát triển đất nước không thể dễ dàng nếu chưa ổn định về mặt chính trị, và sự thay đổi khó ngờ tình hình thế giới. Ai ai cũng chạy đua nước rút tìm thị trường đồng minh mới trong khi đó vấn đề khác tranh chấp ảnh hưởng giữa các tôn giáo nổi lên càng tăng lên biến viễn ảnh hòa bình càng bặt tăm hơi.
Tiếc cho đất nước ta không thiếu điều kiện để canh tân phát triển mọi mặt thế mà đến thế kỷ 21 nầy vẫn còn thấy hố sâu giữa giàu nghèo hun hút sâu rộng, tâm tình người dân chưa ổn tương lai giới trẻ bồng bềnh vô định. Rồi nếu thời gian chạy đua nầy càng dài, ảnh hưởng tốt xấu trong ngoài trà trộn lẫn nhau càng chỉ làm lòng người phân tán hơn. Mà thời gian chẳng bao giờ biết đợi biết chờ.
Tài nguyên và chất xám trong và ngoài nước chưa được khai thác sử dụng đúng lúc và đúng mức thì việc thất thoát biến thể phục vụ cho mục tiêu lý tưởng vụ lợi thấp hèn, thật đáng buồn.
Nhìn lại dòng lịch sử thế giới, chiến tranh vẫn là mặt trận hao mòn phá hủy chia rẻ tiêu diệt không tiếc thương mà hai phe thắng như thua đều là người thua cuộc. Ngay cả chiến tranh tôn giáo cũng khốc liệt tàn bạo vô nhân nữa là. Dù biết rõ trên đời con người luôn muốn sống yên lành hoà bình thế mà ở đâu có bóng dáng thế nhân lại có chiến tranh.
Một khía cạnh khác hữu hiệu của chiến tranh là tiến bộ. Khoa học kỹ thuật hiện đại trên mọi địa bàn giúp cho đời sống con người tiện nghi hơn mà cũng đưa kỹ nghệ vũ khí càng ngày càng tối tân tàn khốc hại đến tận cùng. Chiến tranh là phương cách lợi khí của giới kẻ mạnh độc tài xâm lăng luôn luôn cho mình lúc nào cũng lý, và càng ngày càng leo thang hơn trong mọi địa hạt kinh tế chính trị tôn giáo trở thành khủng bố vô nhân.
Không biết đến bao giờ con ngưười bớt nghĩ đến cái ta tối thượng để thế giới sống hòa bình đoàn kết giúp nhau tiến bộ. Thế hệ trước già đi không còn thời gian sức tài để phục vụ, thế hệ trẻ lại chưa có lý tưởng để theo, mà cũng chưa được trui luyện thuần thục hầu thực hìện mộng ước của cha ông. Tin ai gì bây giờ? Ngay cả khoa học kỹ thuật cũng thay đổi cấp kỳ, tôn giáo ư? Giới trẻ không còn tính vâng lời tuyệt đối của cha ông
Đứng trước tình trạng xuống cấp trầm trọng của thế thời, lòng người của thế kỷ thứ 21 nầy bất an phập phồng lo sợ viễn ảnh tương lai, còn giới trẻ thì ngược lại. Ở các nước giàu có thì chưa được nếm cái cực khổ nguy nan, không thể hình dung nổi chân trần đào sâu cuốc bẫm biến ?sỏi đá thành cơm?, ? thân phận nhà nghèo? sống trong ?Lều chõng? nên rất hồn nhiên hưởng thụ mà nền tự do phồn thịnh đãi ngộ chẳng thắc mắc tìm hiểu làm gì. Chiến tranh trên tivi, họ xem như chứng kiến cuốn phim trực tiếp cực kỳ gay cấn hồi hộp nín thở thôi vì trên màn ảnh hiện đại còn có nhiều cảnh rùng rợn, phi thường, giả tưởng hơn gấp bội và gồm cả người ở các hành tinh khác nữa là.
Con em Việt ta chẳng khác trong như ngoài nước cũng thế, thế hệ trẻ chưa trải nghiệm nào rõ ràng thật sự về chiến tranh và nhất là nội chiến. Càng lớn lên, họ có những nhu cầu thời đại riêng, tư duy tâm tình cũng bị ảnh hưởng môi trường sống càng ngày càng phức tạp gắp bội.
Nhưng dòng lịch sử vẫn tiếp diễn, nếu không biết sử dụng đúng lý và hợp lthời thời gian với ý thức đấu tranh sáng suốt dám làm, kiên định và quyết tâm tất nhiên sự thay đổi và tiến bộ khó có thể xảy ra.
Ngày nay, với tinh thần và kiến thức thu thập mở rộng hơn, phóng khoáng hơn, cởi mở không còn bị ràng buộc bởi những tập tục lề thói xưa, hy vọng thế hệ thứ hai ba có thể làm chuyện đổi đời hoàn toàn không tiếc rẽ. Bao phương tiện hữu hiệu tân tiến giúp họ có cái nhìn rõ rệt hơn, phân biệt thật giả gian tà đúng hơn và từ đấy quyết tâm nắm tương lai vận mệnh mình tiến lên.
Hơn thế nữa với cái gên yêu nước Việt truyền thống bao đời cộng thêm kinh nghiệm sống còn của cha ông qua các cuộc chiến tranh lạnh nóng do các cường quốc đấu đá giành giựt nhau tìm thị trường mới, ý thức hệ chính kiến đối lập, hy vọng các thế hệ tương lai với ý thức suy nghĩ và kiến thức rộng khoáng, sớm biết đoàn kết nhau bảo vệ quê cha đất tổ trở về nguồn.
Nguyệt San Giao Muà xin cám ơn những thân hữu đã dóng góp bài vở cho Nguyệt San Giao Muà số 155 . Một số bài khác sẽ được đăng dần vào số tới. Mong mỏi sẽ nhận được những sáng tác của các bạn bốn phương để cho Nguyệt San Giao Muà thêm phần hương sắc trong tương lai.
2) Để rút ra danh sách của NSGM (unsubscribe),
xin gửi email về GiaoMua@hotmail.com
3. Mọi chi tiết, thể lệ, thắc mắc, xin gửi về:
GiaoMua@hotmail.com
4. Mọi bài vở, đóng góp, xin gửi về:
GiaoMua@hotmail.com
Nguyệt San Giao Muà
Homepage: http://www.GiaoMua.com
Thể lệ gửi bài cho Nguyệt San Giao Muà:
Mong bạn gửi Bài cho GM theo cách này là tốt nhất :
1. Dùng mẫu chữ Vietnet (VIQR) hay Unicode
2. Viết Hoa chữ đầu của bài và bút hiệu. Ví dụ: Giọt Mưa Trên Lácủa NS Phạm Duy
3. Gửi bài ngay trong email (không kèm file), để cho BBT khỏi mất công download xuống để đọc
4. Gửi tất cả các bài trong 1 tháng 1 lần trong1 email, nếu tiện.
5. Bài vở xin gửi đến trước ngày 25 mỗi tháng
6. Mọi chi tiết, thể lệ, thắc mắc, xin gửi về: GiaoMua@hotmail.com
Cám ơn bạn rất nhiều, vì nhân sự có hạn, BBT không thể ngồi đánh máy lại từng đề bài hay bút hiệu.
P.O . Box 378
Merrifield, Virginia 22116
USA
Trang Nhà