Số 157
Ngày 1 tháng 5 năm 2015
Nguyệt San Giao Mùa
P.O. Box
378
Merrifield, Virginia
22116
USA
Thư Ngỏ
Thưa bạn,
Đất trời đang giữa mùa Xuân.
Còn mùa trên xứ Vạn Hồ thì mới lóp ngóp bước vào những ngày xuân sớm. Những người thích làm vườn tuy lòng bức rức với cơn sốt xuân của lá mầm vỡ da kết nụ vẫn e ngại sau khung cửa nhìn ra vườn vào những sớm mai sương giá.
Mùa tôi thì đang vào những ngày cuối của mùa xuân chót sau hơn nửa đời định cư trên vùng đất lành mà lạnh này. Cuộc sống hưu trí đang cuống quít gõ nhịp chờ từ vùng đất mới nóng ấm, rộn ràng bè bạn, thủ thỉ vợ chồng, và vườn cây hoa trà camelia khoe sắc hường vào tận thu đông. Thế mà trong lòng vẫn bàng bạc, bâng khuâng về những mùa qua của đời. Từ mùa xuân quê nhà bốn mươi năm trước. Cuối cùng.
Mùa em nỗi nhớ đong đưa
Ngải xuân ngậm đắng cho vừa trầm luân
Tào khê trở giấc bâng khuâng
Chập chùng bóng hạ chờ buông thu sầu
Vàng phơi lá rụng chân cầu
Tuyết giăng kỷ niệm trắng màu đông xưa (PTY)
Mấy ngày cuối tuần qua trời bổng ấm hẳn lên. Đi bộ lên khu đồi gần nhà trọ, trong nắng gió tiếng hát Andy Williams nghe rộn rã, lòng ngỡ còn xuân. Ngỡ chiêm bao cơn ngày thanh tân nắng sớm. Ngỡ môi hường hé vịn cơn nắng hây trời. Ngỡ ánh mày như liễu rung mộng mị xuân gần. Hay em là gió bay rung nhịp phong linh. Hay tôi cánh nhện thả tơ bay ngày mộng, êm đềm giòng lưu thủy, tiếng hát em ...But I feel so gay in a melancholy way, that it might as well be spring. It might as well be spring ...
Chợt nhớ tới bạn xa, thằng "há mỏm thành thơ" họ Vũ, tên rạng Hoàng Thư. Mấy giòng haicu như nét trúc đơn sơ tuyệt vời được Thư chuyển qua lục bát Việt nam, vờn quyện hơn, như liễu uyên nguyên.
my spring is just this: a single bamboo shoot a willow branch (Issa)
xuân tôi thanh đạm một vài:
đọt măng đơn nõn
liễu gầy cành dâng
Spring frost dancing in the air a shimmer of heat
(Shiki)
sương xuân
đùa với gió cùng
chút hanh màu nắng vàng lung linh về
Bạn tôi, ngoài tài thơ, Thư còn uyên thâm ngữ xưa lóng lánh Đường Thi. Mộng mị xuân, Bạch Cư Dị thảo bút "Hoa Phi Hoa" lúc "chạm trán giây phút thiên thu của mong manh, không là nọ, chẳng là kia ..." (Mưa và Hoa ? Vũ Hoàng Thư).
Hoa phi hoa, Vụ phi vụ. Dạ bán lai, Thiên minh khứ. Lai như xuân mộng kỷ đa thời, Khứ tự triêu vân vô mịch xứ!
Hoàng Thư chuyển cổ thi qua ngữ Việt, đưa ta như từ chốn thiên thai nào, trở về tự cảm được bước chân mình trên mặt đất, se nhìn nụ quỳnh hoa ngại ngần khép mở trong sương sớm.
Không phải hoa
Chẳng là sương
Giữa đêm đến
Sáng ngày đi
Đến như xuân mộng vờn qua chốc,
Đi tựa mây mai không dạng tăm !
Rồi như thế, từng bước chân thi nhân tịch mịch mở lòng hoa.
Thân chúc quý bạn đọc và văn hữu một mùa Xuân an vui.
Phan Thái Yên
Ban Biên Tập Giao Muà
Bài vở trên Giao Muà là do các tác giả gửi đăng và Giao Muà không chịu trách nhiệm về nội dung. Muốn xin trích đăng lại, xin liên lạc với GiaoMua@hotmail.com.
I . Thơ _______________________________________________________________________
1. Làm Thơ | ______Trần Đan Hà | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
2. Anh Cầm Tay Em Lặng Thinh | ______ Lê Miên Khương | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
3. Mùa | ______ Phan thái Yên | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
4. Những Kỷ Niệm Rất Xưa | ______ Du Yên | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
5. Mai Tôi Đi | ______ Thái Thúc Hoàng Minh/Nguyên Hà | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
6. Nơi Em Đến ... | ______ Q. Như Nguyệt/Nguyên Hà | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
7. Thu Về Hát Khúc Tự Ru | ______ Song Phượng/Nguyên Hà | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
8. Qua Cầu Đắng Cay | ______ Hàn Thiên Lương | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
9. Mừng Đại Lễ Phật Đản |
______ Nguyên Hà 10. Trưa Phú Túc |
|
______Thylanthảo | 11. Đáp Lời Em |
|
______ Sông Cửu/Đông Hương | 12. Dưới Cội Cây Bồ Đề |
|
______Nguyễn Hải Bình | 13. Tháng 3 San Jose |
|
______Nguyễn Đông Giang |
14. Mẹ Ngoài Đường Ngoài Chợ |
|
______
Nguyễn thị Thanh Dương |
15. Nhỏ Biết Rồi - Ta Thèm Một Trái Tim ... |
|
______Hồ chí Bửu |
16. Tình Mẹ |
|
______Song An Châu |
17. Phôi Pha |
|
______Trần Thành Mỹ |
18. Kể Chuyện Ngày Xưa |
|
______Trần Huy Sao |
19. Nỗi Niềm Riêng |
|
______Chung Thủy |
20. Thầy Dạy Sử |
|
______Sông Trà |
21. Phố Xưa Hà Nội Phùn Giăng |
|
______Tuyền Linh |
22. NDRP Tiễn Biệt anh Phạm Thế Truyền! |
|
______Nguyệt Vân |
23. Đêm Nằm Nghe Tiếng Mưa Rơi |
|
______Vành Khuyên |
24. Tin Yêu. |
|
______Nguyênhoang |
|
II . Văn _______________________________________________________________________
1. Ở Một Nơi Sung Sướng ___________ Nguyễn Thị Thanh Dương | 2. Hiến Chương Tình Yêu (truyện dài nhiều kỳ) ___________ Tình Hoài Hương |
3. Viết Mướn ___________ Vành Khuyên |
4. Căn Nhà Sau Cửa Biển (truyện dài) ___________ Phan Thái Yên |
5. Nhớ Lắm Những Mùa Trăng ___________ Hai Hùng SG |
IIỊ Trả Lời Bạn Đọc__________________________________________________
1. Nhắn Tin/Trả Lời Bạn Đọc _______ Ban Biên Tập |
I . Thơ __________________________________________________
II . Văn___________________________________________________________
Nguyễn Thị Thanh Dương
Nguyễn Thị Thanh Dương
2. Hiến Chương Tình Yêu (truyện dài nhiều kỳ) Tình Hoài Hương
Tình Hoài Hương
Vành Khuyên
Vành Khuyên
4. Căn Nhà Sau Cửa Biển (truyện dài) Phan Thái Yên Phan Thái Yên
Hai Hùng SG Hai Hùng SG
IIỊ Hộp Thư Toà Soạn
___________________________________________________
Thể lệ để nhận Nguyệt San Giao Muà:
1) Để vào danh sách của NSGM (subscribe),
xin gửi email về GiaoMua@hotmail.com
Địa Chỉ Liên Lạc:
Nguyệt San Giao Muà
Copyright
2002 by Giao Muà e-magazine and respective authors
Cô Laura từ trên lầu bước xuống đã thấy mẹ ngồi thù lù nơi bàn ăn gần cửa sau, bà đang ngó xuyên qua cửa kính đăm đăm?
- Ủa, sao má dậy sớm thế? Con thức giờ nào cũng thấy má thức trước con rồi..
Bà Tư Nhiều trả lời con gái:
- Má gìa cả ngủ là bao nhiêủsao hôm nay con dậy sớm? mới có 8 giờ?
Cô Laura ra bếp lục đục vừa làm vừa đáp:
- Tùy bữa ...mà con dậy sớm một chút thì giờ thong thả hơn?
Một lát sau cô bưng ra bàn 2 ly cà phê sữa nóng mới pha và 2 chiếc bánh bao cô mới hâm lại nóng hổi:
- Má ăn điểm tâm với con...
Bà Tư Nhiều nhìn ly cà phê sữa và chiếc bánh bao với vẻ ơ hờ:
- Cái bánh bự thế kia má ăn sao hết, nội ly cà phê sữa cũng đủ no bụng gìa rồi.
Cô Laura cằn nhằn:
- Má thiệt tình, sướng mà không biết hưởng, ở Việt Nam có cà phê sữa, có bánh bao cho má ăn không?
Cô nhìn theo hướng mẹ nhìn, qua khung cửa kính nhà ăn, ngoài kia một buổi sáng rạng rỡ, cây hoa Hồng leo quanh hàng rào trên deck và có hai con chim đang líu lo rồi chắp cánh bay đỉ
Cô tò mò hỏi:
- Nãy giờ má nhìn hai con chim đó hả?
- Ừ, má thấy nó vui qúa, cứ bay đi rồi quày lại líu lo, rồi lại baỷ
Cô Laura quen miệng luôn bắt đầu câu bằng chữ ?ôi? dù câu vui hay buồn:
- Ôi, chim trời cá nước mà má?nó bay đi khắp trời có gì lạ !
Bà Tư Nhiều không dám nói những điều mình đang nghĩ sợ cô con gái la, bà quậy ly cà phê sữa và uống vài ngụm rồi cầm chiếc bánh bao lên ăn cho con gái vừa lòng. Lòng bà như mọi ngày lại xót xa tự hỏi không biết sáng nay con cháu bà ở Việt Nam đang làm gì ? Có cái gì ăn sáng bỏ vào miệng không?
Cô Laura uống sữa ăn bánh bao xong lên lầu thay quần áo và xách giỏ đi xuống:
- Thôi con đi làm, hôm nay má nấu món cá kho với thịt ba rọi nghe, anh Nhàn thích món cá kho của má.
- Sao con bỏ cá ra ngoài nhiều thế? Trong tủ lạnh còn nồi thịt kho trứng từ hôm kia ăn chưa hết mà?
- Ôi, đồ ăn đã hai ngày rồi, ăn không hết thì đổ đi cho rộng tủ. Nhà này không thích ăn lại đồ cũ má ơỉ
Món thịt kho trứng mang tiếng là đã hai ngày mà thực tế ăn có là bao. Buổi chiều hôm đó cô Laura đi làm về, chắc gặp ngày hên đắt hàng, tiền tip nhiều cô cao hứng ghé vào nhà hàng mua mấy hộp đồ ăn mang về nhà, thế là nồi thịt kho trứng thành ế ẩm, thành đồ cũ..
- Thật là uổng phí, ở Việt Nam người ta không có mà ăn.
- Ôi, đồ ăn ở Mỹ rẻ rề má khỏi lo. Có khi một khách tiền tip cho con kho mấy nồi thịt trứng luôn.
Cô Laura đi ra cửa, cô là người cuối cùng rời khỏi nhà, vì nghề làm nail của cô đi trễ về trễ, cửa tiệm 9 giờ sáng mở cửa cho đến 9 giờ tối. Chồng và hai con kẻ đi làm người đi học trước rồi. Cô quay đầu dặn dò trước khi khép cửa:
- Má ở nhà cứ nằm xem ti vi, thích ăn gì thì mở tủ lạnh. Vui hưởng nhàn nghe má?
Bà Tư Nhiều còn lại một mình lại thở dài khi nhìn thấy hai con chim bay lượn ngoài sân. Chúng tự do sung sướng hơn bà, muốn đậu muốn bay đâu tùy thích.
Còn bà thì chỉ ngồi đây hay quanh quẩn trong nhà và lúc nào cũng thấp thỏm lo lắng chỉ sợ xảy tay xảy chân té ngã thì mang họa cho con vì thỉnh thoảng cô Laura nghiêm trọng nhắc nhở bà:
- Má nhớ giùm con má đang là khách sống ở Mỹ không có quyền lợi chi, huỵch toẹc ra là má không có bảo hiểm sức khỏe, nếu bị tai nạn gì phải vô bệnh viện là coi như con sạt nghiệp đó?
Bà Tư Nhiều đã sợ hãi và cẩn thận hỏi:
- Má sẽ ráng giữ gìn, nhưng rủi má bị cảm cúm, nhức đầu, đau lưng, đau bụng có sao không con?
- Ôi, ba cái bịnh vặt này thì không sao tránh khỏi, tiền khám bác sĩ con lo được.
Rồi cô trấn an mẹ hay trấn an cho chính mình:
- Má chỉ ráng cẩn thận trong vài tháng thôi, con tin là vài tháng nữa luật sư sẽ lo xong giấy tờ cho má định cư hợp pháp ở Mỹ nên không cần mua bảo hiểm diện du lịch làm chi cho tốn tiền, vì mua diện này mắc mỏ lắm. Khi má được hợp pháp hóa rồi thì chúng ta khỏi lo vụ ốm đau hay tai nạn gì nữa, con sẽ có cách xin thẻ khám bệnh rẻ tiền hay miễn phí cho má...
Cho nên bà Tư Nhiều tự cho quyền bà cao lắm là chỉ ốm đau vặt vãnh thôi, ngoài ra tuyệt đối không được vì bất cứ lý do gì phải vào bệnh viện.
Bà Tư Nhiều nào có muốn sống ở Mỹ, bà đang ở Việt Nam với gia đình người con trai lớn tên Hiền kể từ ngày chồng bà qua đời.
Vợ chồng Hiền nghèo lắm, Hiền nghề nghiệp không ổn định, nay thì làm phụ hồ, mai kia mốt nọ chạy xe ôm, còn vợ Hiền thì bán rau ngoài chợ, hai vợ chồng làm không đủ nuôi hai đứa con và bà mẹ chồng nếu không có món tiền 200 đô la Mỹ hàng tháng cô Laura từ Mỹ gởi về mục đích để nuôi má, báo hiếu cho má.
Cô Laura theo chồng đi Mỹ do nhà chồng bảo lãnh từ nhiều năm nay, cô muốn bảo lãnh mẹ sang Mỹ sinh sống nhưng bà Tư Nhiều từ chối, nhà có hai đứa con, gia đình cô Laura ở Mỹ đầy đủ hạnh phúc là bà an tâm rồi, bà chỉ muốn sống với gia đình con trai, họ nghèo khổ có bà ở bên may ra đỡ đần được chút công kia việc nọ cũng vui. Vợ chồng Hiền đi ra ngoài kiếm tiền thì bà ở nhà trông cháu, nấu cơm hay chăm nom nhà cửa.
Cô Laura gởi tiền về dặn anh trai và chị dâu phải lo cho mẹ được ăn ngon mặc đẹp, cho mẹ được hưởng sung sướng tuổi già...
Không hiểu cô nghe tin ?thèo lẻo? từ ai, từ đâu mà cô cho rằng cả nhà anh Hiền ăn bám vào đồng tiền cô gởi về nuôi mẹ, mẹ cô vẫn ăn đói ăn thèm, vẫn áo cũ sờn vaỉ
Thế là cô Laura gọi phone ngon ngọt thủ thỉ với bà Tư Nhiều, làm đơn bảo lãnh cho bà Tư Nhiều sang Mỹ diện du lịch thăm con cháu chỉ 3 tháng thôi và bà sẽ trở về Việt Nam.
Sang đến nơi thì cô Laura tuyên bố sẽ giữ bà ở lại Mỹ luôn, cô sẽ mướn luật sư lo cho mẹ định cư hợp pháp, cô Laura không muốn mẹ ở Việt Nam cực khổ, đồng tiền cô gởi về bị lợi dụng, mang tiếng là nuôi mẹ mà nuôi cả nhà anh Hiền.
Bà Tư Nhiều đã mấy lần lên tiếng giải bày:
- Con nghe hàng xóm xấu miệng làm chi? Nghe má nè, 200 đô con gởi về là má tự nguyện đưa vợ thằng Hiền lo chi phí trong gia đình, có miếng ngon miếng dở cả nhà cùng ăn, chớ má ăn một mình sao đành? quần áo cũ chưa rách chưa mòn má tiếc rẻ má mặc chớ vợ chồng Hiền không hề o ép má, thay vì má mặc quần áo mới thì má nhường cho hai thằng cháu nội . Chúng là anh chị của con, là cháu của con mà?
- Ôi, nhưng con không ưa ...con dâu của má, bà vợ anh Hiền hay cằn nhằn má lắm, hồi còn ở Việt Nam con biết qúa mà?
Bà Tư Nhiều bênh vực con dâu:
- Má biết từ ngày đó con đã không ưa chị dâu rồi. Chuyện chị dâu em chồng hay mẹ chồng nàng dâu nhà nào chẳng có, không ít thì nhiều. Cuộc sống có lúc vui buồn đụng chạm là thường, nhưng vợ Hiền đâu dám hỗn hào gì với má?
Mấy tháng trôi qua rồi, đã qúa hạn 3 tháng ở Mỹ của bà rồi, chẳng biết vụ cô Laura nhờ luật sư tới đâu? mấy lần bà Tư Nhiều đòi về Việt Nam thì cô Laura gắt gỏng phản đối như pháo chuột nổ liên hồi một tràng:
- Má à, con mang má sang đây để hưởng đời sung sướng, nhà cao cửa rộng, mọi thứ tiện nghi, đồ ăn thức uống đầy trong tủ lạnh, má tha hồ mặc quần lành áo tốt, lên xe hơi có máy lạnh. Ngán đồ ăn nhà thì vào nhà hàng có đủ món ngon mà khi ở Việt Nam con chắc là má từng thèm và ao ước mà dễ gì có được. Không lẽ má từ chối ở một nơi sung sướng như thế này, từ chối lòng báo hiếu của con mà trở về Việt Nam sống với anh Hiền trong căn nhà xập xệ và túng thiếu mọi bề nữa sao?
Cô Laura bồi thêm để làm lung lạc cõi lòng bà mẹ:
- Má về là con cúp luôn tiền trợ cấp gia đình anh Hiền, má nghe lời con ở lại thì con sẽ thương tình thỉnh thoảng gởi tiền về giúp đỡ họ.
Bà Tư Nhiều không dám hó hé than phiền nữa, chỉ biết cầu mong vụ nhờ luật sư không thành để bà được trở về Việt Nam sống với gia đình thằng con trai.
Bà mở tủ lạnh lấy ra nồi thịt kho trứng, những cục thịt heo xắt to kho rệu, những trái trứng kho đi kho lại săn cứng đậm đà nước màu nước thịt, miếng ăn ngon thế này mà đổ đi sao đành..
Bà lại chạnh lòng nghĩ tới vợ chồng Hiền và hai thằng cháu nội Tèo và Tẹo. Người ăn không hết kẻ lần không ra, cuộc đời sao có nhiều nỗi trớ trêu.
Bà Tư Nhiều trút mớ thịt kho trứng vào một hộp nhựa và dấu kín sau mấy bó rau trong một góc tủ lạnh. Nếu vợ chồng cô Laura mà thấy đồ cũ là vứt thẳng tay vào thùng rác, bà tiếc lắm. Nhưng bà đã có cách của bà, vài ngày nữa bà sẽ nấu trở lại món thịt kho trứng, sẽ kho đồ cũ chung với đồ mới nồi thịt vẫn ngon lành, bà đã mấy lần "qua mặt" con kiểu này để tiết kiệm cho con mà nó nào hay biết.
Không phải bà chỉ tiếc mớ thịt kho trứng này, mà tiếc từ một ít cá kho vụn hay vài con tép rang còn sót trong nồi, bà đều lấy ra bát đậy lại dấu trong tủ lạnh để bà ăn dần, cũng là cách tiết kiệm cho con và đỡ phí của trời.
Không hiểu sao con gái bà sống từ bé tới lớn là con nhà nghèo thứ thiệt, từng túng thiếu từ miếng ăn cái mặc mà sang Mỹ đổi tính đổi nết sống làm sang và hoang phí thế ? Chồng nó làm nghề thợ tiện không biết lương hướng bao nhiêu, còn nó làm nghề nail một tuần 6 ngày sáng đi tối về, kiếm đồng tiền cũng đầu tắt mặt tối vất vả ..Vậy mà vợ chồng nó không biết sống tiết kiệm đồng tiền mình lao động làm ra, đồ ăn dư cũng bỏ, quần áo mặc chán cũng bỏ. Phải chi những thứ bỏ đó mà giúp cho nhà anh Hiền nó được thì đỡ khổ biết mấy.
Bà lấy bịch cá chim mà con gái đã lấy ra từ tủ lạnh và để sẵn trong bồn rửa bát. Bà rửa lại cá từ trong ra ngoài cho sạch máu cá, hết mùi tanh, bà khứa mỗi con cá làm hai, rồi để ra rổ cho ráo nước. Xong bà thái thịt ba chỉ, thái củ hành, củ tỏi và ớt thật nhuyễn?
Món cá kho của bà ngon vì công phu hèn gì chồng cô Laura không thích, miếng cá vừa mềm vừa béo nhờ thấm mỡ thịt ba rọi và thơm mùi gia vị hành tỏi gừng tiêu ớt?
Bây giờ bà Tư Nhiều mang cá ra ngoài sân sau để kho bằng bếp ga, vì con bà dặn không được kho cá trong nhà sợ mùi hôi.
Căn nhà to lớn sang trọng này vợ chồng cô Laura mua gần 500.000 đồng, nhà có 4 phòng ngủ đều trên lầu, ở dưới là 2 phòng khách, nhà bếp và phòng ăn lắp kính cao từ trần nhà xuống tới dưới. Khi bức màn to dài vén sang một bên là căn phòng bếp, phòng ăn lồng lộng sáng ngời nguồn ánh sáng từ bên ngoài hắt qua cửa kính.
Ngồi tại bàn ăn là nhìn ra cái deck rộng sàn lót gỗ láng đẹp sau nhà..?
Cái deck có hàng lan can sơn màu trắng mỹ miều, có hoa hồng leo thơ mộng, có cái chuông gió mơ màng ở một góc sân. Từ đây có thể ngó sang những phía sau nhà hàng xóm, cũng cửa kính to cao lồng lộng, cũng cái deck lịch sự và đẹp như nhau
Các deck nhà hàng xóm trang trí đủ kiểu, trồng cây hoa leo hay hoa trong bồn, có nhà bày bộ bàn ghế dưới một tấm dù rộng màu sặc sỡ để chủ nhân thỉnh thoảng ra ngoài ngồi uống trà hóng gío. Có nhà thì bày lò nướng BBQ với bàn ghế để vừa nướng thịt vừa ăn uống ngoài trời
Nhưng cái "deck" nhà cô Laura thì thực tế, có bếp gaz để kho cá, chiên chả giò và những món đồ ăn có mùi
Bà Tư Nhiều còn thực tế hơn nữa, bà mang quần áo ra phơi la liệt trên lan can mỹ miều đó, những quần áo bà đã giặt bằng tay và đem phơi nắng cho đỡ tốn điện máy giặt máy xấy. Mấy cái quần đen, mấy quần lót và áo lót của bà bay phất phơ ở sân nhà con bà chẳng liên quan đến ai, vậy mà nhà hàng xóm bên cạnh sang gặp vợ chồng Laura phê bình sao đó nên cô Laura không cho bà Tư Nhiều phơi quần áo trên lan can hay bất cứ nơi nào ngoài deck, cô bảo làm thế là mất vẻ sang đẹp của khu gia cư.
Nhưng khi các con đi làm bà vẫn ?lén lút? mang ra sân phơi vài cái nồi, cái soong, cái thớt, con dao mới rửa hay rẻ rách bà mới lau nhà cho mau khô và sạch sẽ, bà để dưới thấp, dưới sàn để khuất mắt nhà ông hàng xóm Mỹ ?nhiều chuyện? kia, rồi bà canh chừng đồ vừa khô là nhanh chóng mang vào nhà, có trời mới biết bà đã vi phạm luật làm mất vẻ sang đẹp của khu gia cư này. Bà qua mặt được ông hàng xóm Mỹ và qua mặt con bà thật dễ dàng.
Bà Tư Nhiều đi đứng từ trong bếp và mở cửa ra ngoài deck nhiều lần, lần nào cũng rất cẩn thận, từ lúc bắt đầu kho cá cho đến khi nồi cá để lửa liu riu mới vào ngồi yên trong nhà, bà chỉ sợ vấp ngã mang tai họa đến cho con gái.
Con gái bà tên Lành, sang Mỹ nó đổi thành Laura. Lần đầu tiên bà Tư Nhiều nghe con khoe tên mới đã mắng con gái:
- Tên Lành ý nghĩa tốt lành tử tế sao mày đổi thành "Lo ra" cho khổ vậy con ? không lẽ mày cứ "Lo ra" cả đời ??
Cô Lành hãnh diện:
- Tên Mỹ con là Laura, một cái tên đẹp của phái nữ, ai biểu má dịch thành "Lo ra" kiểu Việt Nam làm chi.
Bà Tư Nhiều thắc mắc luôn thể:
- Còn cái sân sau của nhà con sao con gọi là "cái đách, cái đếch" gì đó, nghe phách lối qúa chừng.
- Ôi, má ơi là má, tiếng Mỹ mà má cứ dịch qua tiếng Việt Nam nghe không giống ai. Cái deck là cái sân sau nâng cao có lót sàn này nè, má hiểu thế là đủ rồi.
- Nhà ở Mỹ cầu kỳ qúa, lót sàn cho tốn tiền và dưới gầm sinh ra ẩm thấp dơ bẩn là hang ổ côn trùng rắn rít chứ đẹp đẽ gì? Thà sân đất như ở Việt Nam lấy chổi tre quét xoèn xoẹt mấy nhát là sạch sẽ tinh tươm.
Cô Lành phải khen:
- Ôi, má nhà quê chưa từng ở Mỹ mà nói trúng phóc, nhiều cái deck thấp thì sưới sàn có khi là nơi trú ẩn của rắn rết. Nhưng deck nhà mình cao và thoáng thì vẫn sạch đẹp má khỏi lo.
Bà Tư Nhiều đang ngồi chơi đợi nồi cá kho thì tiếng điện thoại reo vang, bà ra cầm máy lên, cô Laura những lúc ở tiệm nail chưa có khách cô hay gọi về nhà "canh chừng" mẹ lắm, cô không lo chuyện mẹ buồn hay vui mà chỉ lo mẹ có bất ngờ tai nạn gì không.
Nhưng lần này không phải cô Laura như bà nghĩ mà là tiếng của Hiền con trai bà từ bên Việt Nam:
- Má hả má? Con Hiền nè ...
Bà Tư Nhiều mừng rỡ lắp bắp:
- Ừ má đây...má đây con..
- Ở Mỹ cuộc sống vật chất đầy đủ chắc giờ đây má vui và khỏe lắm hả má ? Vậy là tụi con mừng rồi.
Bà không nỡ làm con trai buồn lây nên cười gượng:
- Ừ, con đừng lo cho má ...thế các con, các cháu khỏe không? Công việc làm của con có đều đặn không?
Hiền trả lời theo thứ tự câu hỏi của mẹ:
- Cả nhà vẫn khỏe má, lúc này phụ hồ không có việc mà chạy xe ôm cũng ế ...
Giọng bà Tư Nhiều chùng xuống lo âu:
- Vậy các con sống ra sao ?
- Thì cơm rau và vài trái trứng luộc dầm nước mắm nước tương cũng xong. Mà biết rồi đó nhà con cực khổ đã quen ..
- Trời ơỉbên này hiện giờ có dư nửa nồi thịt kho trứng, có cả bịch bánh bao và nhiều thứ bánh trái khác trong tủ lạnh ê hề, ước gì má gởi về bển được cho các cháu má ăn?
Bà chép miệng tự than thở:
- Hồi má còn ở nhà chúng con được hưởng lây đồng tiền con Lành gởi cho má nên cũng đỡ khổ. Từ hôm má đi Mỹ đến giờ đã mấy tháng mà con Lành không cho đồng nào má cũng đoán ra được cảnh nàỷ
Bà Tư Nhiều hứa liều:
- Để chiều con Lành về má hỏi xin nó vài trăm gởi giúp con qua cơn ngặt nghèo. Thôi con cúp máy đi cho đỡ tốn tiền, bữa nào má kêu con Lành mua cho má mấy thẻ điện thoại gọi về Việt Nam thì con tha hồ nói chuyện.
- Khoan má, có thằng Tèo muốn hỏi thăm nội nè..
Ôi, thằng Tèo cháu đích tôn của bà, năm nay nó 14 tuổi, nó giống cha nó đẹp trai chỉ mỗi tội con nhà nghèo. Thằng Tèo học chăm lắm, phải chi nó được sống ở Mỹ như hai đứa con của Lành thì đẹp trai, giỏi giang chớ nào thua kém chi. Bà thương cho cháu và tội cho cháu qúa.
Thằng Tèo hãnh diện khi thấy bà nội đang ở Mỹ thật le lói, nó nào biết bà nội nó ngày ngày ngồi chèo queo bó gối trong căn nhà vắng như một tù nhân, suốt từ sáng cho đến chiều mới có người về trò chuyện đôi câu..
Tèo hí hửng xin ngay:
- Nội ơi ...nội gởi cho con quần "din" áo thun nghe nội, con khóai hàng ngoại, hàng USA lắm
Bà Tư Nhiều chưa biết trả lời sao thì thằng cháu ngây thơ xin tiếp:
- Nội ơi, nội mua cho con cái máy vi tính đi, bạn con nói mày có bà nội, có cô ruột ở Mỹ mà không có máy vi tính là quê một cục?
Bà Tư Nhiều nghe lùng bùng đầy tai và khó khăn lắm mới trả lời cho thằng cháu thân yêu của bà:
- Vụ quần áo thì nội lo được, còn máy vi tính thì con đợi nội hỏi ...cô Lành...
Vừa nói bà Tư Nhiều vừa nghĩ tới một tủ đầy quần áo của hai thằng con cô Lành, thỉnh thoảng chúng chê đồ hết ?mô đen? bỏ đi, cô Lành đem đi cho chỗ từ thiện nào đó. Bà lại ngậm ngùi thương thằng Tèo qúa chừng. Bà ngậm ngùi nhưng thực tế nhắc cháu:
- Tèo ơi ...thôi con cúp máy đi cho đỡ tốn tiền...
Thằng Tèo ham vui:
- Nội kể con nghe nơi nội ở đi, sung sướng lắm phải không nội? nhà cô Lành mấy từng lầu? nhà cô Lành có mấy xe hơi?
Bà Tư Nhiều sợ con bên Việt Nam tốn tiền điện thoại mà vẫn phải chiều cháu:
- Qua đây nội chỉ thấy nhà trệt hay nhà 2 từng chứ không ngất ngưỡng nhiều từng như ở Việt Nam. Nhà cô Lành có 2 từng, 1 trệt và 1 lầu, nhà cô Lành có 3 xe hơi.
- Trời ơi, đã qúa, số nội có phước được hưởng mấy thứ này nha.
Bà Tư Nhiều lại xót ruột nhắc nhở:
- Tèo ơi, thôi con cúp máy đi cho đỡ tốn tiền.
Thằng Tèo vẫn đang hào hứng không để ý đến lời của bà nội nó:
- Nội ở Mỹ có ăn đồ Mỹ không nội ? chắc nước Mỹ siêu thế đồ ăn ngon hơn đồ ăn Việt Nam hả nội ? nội kể mấy đồ ăn Mỹ cho con nghe đi ...
Bà Tư Nhiều trả lời tóm gọn câu hỏi tùm lum của thằng cháu:
- Người mình ăn đồ mình vẫn là ngon nhứt.
Lần này giọng bà năn nỉ:
- Tèo ơi, thôi con cúp máy đi cho đỡ tốn tiền !!
Thằng Tèo cằn nhằn:
- Nội kỳ ghê, con đang khoái nghe chuyện bên Mỹ mà nội nãy giờ cứ kêu con cúp máy cho đỡ tốn tiền hoài. Vậy chớ xóm cô Lành ở có nhiều Mỹ lắm hả nội? rồi nội không biết tiếng Mỹ làm sao nói chuyện với người ta?
Bà lại chiều cháu, trả lời câu hỏi tào lao của nó:
- Hàng xóm ở Mỹ mạnh ai nấy sống đâu như bên Việt Nam mình có chòm xóm sớm hôm đụng mặt nhau. Tèo ơi, thôi con cúp máy đi cho đỡ tốn tiền.
Lần này cái điệp khúc ?Tèo ơi, thôi con cúp máy đi cho đỡ tốn tiền? đã hiệu nghiệm, thằng Tèo đành chịu thua vì giọng rên rỉ của bà nội. Tèo sợ bà quên nên cố lập lại:
- Dạ con sẽ cúp máy, nội nhớ mấy thứ con xin hồi nãy nghe, quần "din" áo thun và cái máy vi tính.
Bà Tư Nhiều chợt nhớ ra vội níu kéo lại:
- Khoan, khoan Tèo ơi đừng cúp máy, nghe nội dặn nè, con nhớ đừng đạp xe từ Gò Vấp nhà mình xuống Chợ Cầu thăm bà ngoại nữa, đường xá xe cộ đông đúc nguy hiểm lắm, con gọi điện thăm ngoại con được rồi.
- Dạ, con biết rồi. Trước khi đi Mỹ nội đã dặn dò con điều này mấy chục lần rồi.
Nói xong thằng Tèo ngoan ngoãn cúp máy.
Bà Tư Nhiều thương cháu, lo cho cháu, bà sơ nó bị ...xe đụng nên dặn dò nó thế vì tai nạn xe cộ bên Việt Nam xảy ra qúa nhiều chứ bà không có ác ý chia rẽ tình bà cháu của Tèo với bên ngoại.
Từ ngày sang Mỹ bà Tư Nhiều có nói con gái mua cho mấy cái thẻ điện thoại gọi về Việt Nam, bà gọi dần, nói chuyện với con trai, con dâu hỏi thăm từ sui gia cho đến họ hàng xa lối xóm gần. Thẻ hết rồi nên bà đành chịu để con trai gọi sang như hôm nay. Nó đã nghèo lại tốn tiền điện thoại làm bà xót xa cả ruột gan...
*****************
Bà Tư Nhiều ở Mỹ hơn 6 tháng thì văn phòng luật sư gởi thư cho cô Laura thông báo là mục đích không thành. Thế là tan vỡ bao hi vọng của cô Laura và làm cô tốn kém tiền bạc, khi thì vài trăm khi thì bạc ngàn, đụng tới luật sư thì không tránh khỏi tốn tiền hao của là vậy, họ tính tiền từ cuộc nói chuyện phone tham khảo hay khi cô thư ký đánh máy văn bản. Thời giờ của họ tính ra tiền mà.
Bà Tư Nhiều mừng thầm nhưng cô Laura cố vớt vát nói với mẹ:
- Anh phụ tá luật sư người Việt Nam có gợi ý cho con là nếu má ?kết hôn thì sẽ giải quyết ca này mau lẹ nhất, thành công nhất. Để con kiếm cho má một ông gìa nào vừa cô độc vừa ?khờ khờ, dụ ổng làm giấy tờ cho má.
Bà Tư Nhiều giật mình phản đối:
- Úy trời thần ơi ...má gần 70 tuổi còn lấy chồng làm trò cười cho thiên hạ hả ?
Cô Laura cũng nản chí rồi, cho dù má cô có đồng ý thì kiếm một ông gìa khờ đâu phải dễ, mà chi trả kiểu "dịch vụ" tốn 30 ngàn đô thì qúa đắt, cô chẳng dại gì bỏ ra.
Hơn 6 tháng ở Mỹ bà Tư Nhiều chẳng béo tốt tươi vui gì mà trái lại trông bà còn u ẩn hao mòn đi, cứ cái đà này thì bà càng ở lại Mỹ sẽ càng tiêu đời sớm.
Bà than mệt mỏi và thỉnh thoảng chóng mặt càng làm cho cô Laura lo ngại vội đưa bà đi khám bác sĩ. Kết qủa bà Tư Nhiều bị cao huyết áp và có triệu chứng trầm cảm làm cô càng lo sốt vó ...
Cô Laura đâu biết rằng hàng ngày mẹ cô đã lặng ngồi nơi bàn ăn nhìn ra cửa kính dõi theo mây trời trôi, dõi theo bóng chim bay từ giờ này đến giờ kia mà cõi lòng buồn vời vợi, bà thương nhớ khung trời cũ, khu xóm xưa, bà mong được trở về Việt Nam ở chung nhà với con với cháu, miếng ăn ngon là khi tâm bà vui, còn hơn sống ở Mỹ ban ngày con cháu đi vắng bà ngồi thui thủi ăn bát cơm đầy cá thịt mà nuốt như mắc nghẹn.
Cả ngày bà chỉ quanh quẩn ngồi thừ người nơi bàn ăn hay đi ra phòng khách, hay mở cửa bếp ra cái deck sau nhà như một người tù không được vượt qúa giới hạn vòng đai giam giữ.
Cô Laura đã phải chịu thua vội thu xếp ngày giờ cho bà trở về Việt Nam., kẻo đùng một cái bà trở bệnh nặng thì bao nhiêu chuyện phiền hà và tốn kém sẽ xảy ra.
Thật kỳ diệu, khi biết tin này bà Tư Nhiều sinh động hẳn lên, bà nói chuyện nhiều hơn .
Bà hớn hở hỏi cô Laura :
- Con xem quần áo của hai thằng con có món nào chúng chê, chúng chán thì cho má mang về Việt Nam cho thằng Tèo, thằng Tẹo.
Thế là bà có cả va ly quần áo còn rất tốt mà con cô Laura mới mặc qua vài lần, thậm chí có cái còn chưa mặc vào lần nào, quần áo đủ loại có cả quần "din" áo thun như thằng Tèo ao ước.
Rồi bà lựa lúc cô Laura vui vẻ bà hỏi thêm:
- Con xem hai thằng con của con có ...dư cái máy vi tính nào thì cho má đem về Việt Nam cho thằng Tèo thằng Tẹo..
Cô Laura dãy nảy:
- Trời ơi, cái gì của nhà này má cũng muốn mang về cho thằng Tèo thằng Tẹo của má.
Tuy miệng cô Laura đong đỏng thế nhưng tâm cô cũng mở:
- Thôi, để con mua tặng anh em thằng Tèo thằng Tẹo một cái máy vi tính mới tinh, để mỗi khi chúng xài là biết ơn cô Lành nó.
Bà cầu cạnh thêm:
- Con à, con ráng nhín cho má vài trăm mang về cho anh chị con, lúc này công ăn việc làm bết bát lắm.
Cô Laura đồng ý mà còn thòng một câu mát mẻ:
- Con sẽ làm vui lòng má để má làm vui lòng con trai con dâu. Coi như má sang đây du lịch một chuyến cho biết nước Mỹ, cảnh sống ở Mỹ và mang qùa về cho con cháu của má ở Việt Nam
Bà Tư Nhiều sung sướng ra mặt, vừa được trở về nơi chốn cũ vừa mang qùa là mang bao niềm vui cho con cho cháu bà.
- Má cám ơn con., anh chị con hay tin này cũng mang ơn con không hết ...
Cô Laura cũng có cảm giác sung sướng thoải mái như thế. Suốt mấy tháng qua cô đã thấp thỏm lo lắng đủ thứ, lo hồ sơ nhờ luật sư giúp mẹ cô định cư, và lo nhất là trong thời gian bà ở đây chỉ sợ xảy ra đại sự phải vào bệnh viện.
Bây giờ cô Laura mới hiểu ra một điều đơn giản mà sung sướng hạnh phúc cho cả đôi bên, thà mỗi tháng cô gởi 200 đô về Việt Nam nuôi má là xong bổn phận báo hiếu lại còn được tiếng giúp đỡ gia đình anh trai vì họ ăn ké vào những đồng tiền đó, và thỉnh thoảng cô gởi riêng cho nhà anh Hiền chút tiền họ mừng vui biết bao nhiêu.
Nhìn mẹ tươi vui và lăng xăng sửa soạn hành lý cho ngày trở về Việt Nam. Cô Laura chân tình nói với mẹ:
- Má ơi, con đã biết ở nơi nào là nơi sung sướng hạnh phúc của má rồi.
Hiến Chương Tình Yêu
Phần Thứ Nhì
Chương 13
Bên Đồi Hoang Vu
Chiếc xe đò cũ kỷ cà rịch cà tang thả hai mẹ con xuống bên lề đường. Đứng trên sân nhà thờ Mỹ Chánh nhìn về hướng Huế xa xa qua bao đồi sim hun hút chập chùng. Mười vội vàng kéo thân áo lạnh che kín ngực cho khỏi bị gió lùa. Gió ào ào xoáy tít giật vạt áo dài bay phần phật dưới mặt trời, nung rát đôi má cháy nám đầy chịu đựng, dưới nắng vàng tươi và hàng hoa giấy đua nở. Nàng cúi cong người bước nhanh, đôi chân luống cuống.
Thỉnh thoảng có chiếc xe đò, hoặc xe GMC vút qua nghe một tiếng vù, khiến nàng giật thót mình. Tâm trí trở về hiện tại, Mười cứ ngỡ mình ở tít tọt trong rừng, mà đi thênh thang giữa lòng quốc lộ, thì có ngày tan xác, chứ chẳng chơi. Lúc Mười đi trên đường nhựa bóng láng hừng hực hơi lửa, thấy nóc ngôi nhà thờ lú ra ở đầu dốc, cùng cây cầu Mỹ Chánh đen đen càng gần càng lớn, thì Mười vui vẻ mừng rỡ, ít cảm thấy sợ hơn khi khó khăn băng rừng lội suối vắng lặng. Hai mẹ con tay xách tay mang quà bánh đủ thứ, lầm lủi đi nhanh về dưới ngôi nhà tranh ba gian hai chái thấp lè tè, khiêm nhường dựa lưng vào giữa hai ngọn đồi trọc.
Trước mặt tiền nhà cuả ba má là trăm ngàn núi rừng cằn cỗi trùng điệp khác. Nhà dựa lưng bên sườn núi, có hàng xương sườn bao bọc bởi dãy núi bạt ngàn: chỉ có núi, đồi, rừng âm u ngút ngàn. Ba má ở gì chỗ đèo heo hút gió, khổ cực quá vậy không biết! Thế là cuộc sống của mình khởi đầu bằng sự gian truân, khổ sở buồn thảm rồi. Giếng nước cách xa nhà hơn một cây số, mỗi ngày Mười gánh nước về nhà là cảm thấy mệt hụt hơi, quảy đôi quai thùng lên vai, Mười lẩm bẩm cằn nhằn càu nhàu suốt, bực bội lầm bầm than thở một mình! Nàng sợ gánh nước vô cùng, nhưng nếu con không gánh, thì ai gánh cho? Không lẽ bắt má gánh nước cho con gái lớn tồng ngồng xài sao? Nhớ ngày còn nhỏ tí xíu, Mười ưa quảy quang gánh lên vai, Mười thích thú kéo lê đôi thùng nước chấm sát đất, tinh nghịch lon ton gánh đi mà.
Quay lui quay tới lu bu nhiều công việc nhà không tên chẳng lúc nào ngơi tay. Mỗi buổi sáng Mười cầm chổi quét nhà, quét quanh khuôn viên sân rất rộng in đều đều từng hàng chổi tre. Sân đất bóng láng chạy dài thẳng tắp không một cọng rác cọng rơm. Quét xong cái sân to rộng, thì lưng áo và đầu tóc mặt mũi Mười đã ướt đẫm mồ hôi. Không ai chia sẻ bớt một phần gánh nặng với mình. Không ai giải quyết tình trạng khổ sở vất vả nan giải nầy. Bởi, mỗi người đều có muôn vàn khốn khó, cay cực, đau buồn, cay đắng riêng. Nơi chốn chó ăn đá gà ăn muối, toàn ruồi, muỗi, bọ chét, kiến lửa, rắn, rết, ve, bò cạp núi to tướng, nếu lỡ dại đạp trúng, nó cắn, nó mỗ cho một cái, thì khó toàn mạng, có khi bay về chầu Diêm Vương dưới âm phủ sớm.
Bên luống vồng cao, đất vãi phân tro tơi mịn, lú nhú vườn cải xanh um loáng thoáng đơm hoa vàng. Phía ngoài khuôn viên đất nhà có vỏ phong hóa trên bazan, phù sa ven sông thấp, có trầm tích biển toàn sỏi đá, đá ong đủ cỡ, đất khô nứt nẻ sần sùi. Không phải khu đất phì nhiêu phù sa màu mỡ, mà là những hòn đất cứng, ném nhau bể đầu, cuốc lên mẻ lưỡi, gảy cán. Ba má đã già, làm sao cầm vững cái cày cây cuốc để vun xới từng luống cày, vồng đất, ngỏ hầu đổi chén cơm hoà bụi đỏ, mồ hôi chan nước mắt, mà gối không chồn chân không mỏi!? bao âu lo phiền muộn, lam lũ nhọc nhằn, đắng cay khổ cực, mỗi ngày một chất chồng lên cao, với nỗi buồn đã chín, dưới dấu chân hằn sâu trên mỗi bước đường gian khó được nhỉ? Ba đã tận dụng cái ao to nầy thả thêm rau cần nước, rau xà lách xoon. Rau muống ngóng mình dưới ánh mặt trời, hoa màu tím chứa đầy nước long lanh dưới nắng, như chiếc chuông lụa mềm. Loại rau thật dễ chịu, dễ sống quá chừng. Anh Thuyền thả vài bó rau xuống ao trồng chơi mà ăn thiệt, nay rau muống mọc đầy, cắt hoài vẫn không hết. Má ưa cắt rau mang cho các nhà láng giềng. ?Hồ rau? đã lấn lướt hết cả ao sen, hoa súng, cây năng, tự đâu cũng trồi lên giành chen sự sống.
Chao ôi! Thế nhưng, trời không phụ lòng ba đôn hậu, kiên cường, cần mẫn, dù với đặc thù tự nhiên, thời tiết rất khắt nghiệt vào mùa khô, rất khổ sở trong mùa mưa. Mười công nhận ba má là người cần cù nhẫn nại, trung kiên với đất đai ruộng vườn vô song. Suốt ngày ba chăm bón từng li từng tí cho cây non mọc lên xanh tốt giữa cảnh hoang vu uá tàn. Trang trại to lớn nơi vùng đất cằn khô sau mấy mùa ba má khổ cực chăm chút vun xới, nay đã trở thành màu mỡ để đãi ngộ người cần cù lam lũ sớm khuya. Trải qua mấy năm đầu lầm than khổ cực, nay ba má đã gặt hái kết quả mỹ mãn không ngờ. Nông thôn hò câu ca dao: ?Ai ơi bưng bát cơm đầy. Dẽo dai một hột, đắng cay muôn phần?. Rõ thật vô vàn xúc tích, ý nhị. Phần nữa do ba có kinh nghiệm trồng tỉa, biết lượng tính năm thuận tháng hòa, tháng 5 có lúa chiêm, tháng 10 có lúa mùa. Ba tận dụng đất đai trồng thêm khoai, sắn, đậu, bắp, nên ba bận rộn túi bụi suốt năm.
Ở đây, gia đình Mười sống biệt lập, cô quạnh và hiu hắt buồn, xa lánh với thế giới loài người văn minh. Đứng trên chót đỉnh ngọn đồi trọc sau lưng nhà, nàng nhìn nhà láng giềng mờ mờ trong làn sương xa tít tắp, chung quanh chỉ có đất, trời gần cây cỏ thiên nhiên hơn. Sau khu đồi có ba cây tùng chênh lệch nhau về tuổi tác, tầm vóc, thật đáng buồn. Một cây non èo uột mới lớn giữa đồng khô cỏ cháy. Một cây đã chết nửa thân. Một cây sần sùi già nua, xơ xác không đếm nỗi tháng năm. Những rễ cái cằn cỗi, khô lông lốc, tróc vỏ, nhô mình lên khỏi mặt đất, thân xù xì bị bóc từng mảng da khô đét. Xưa kia cây đại trượng phu nầy coi oai vệ, hiên ngang đứng trên đỉnh đồi cao lồng lộng, mặc gió thét mưa gào, mặc nắng táp sương sa, đó là cái cây mà anh chị em Mười đã đặt tên là ?Tùng chả. Nay cây tùng cha bị những vết dao chém thô vụng, nên cành cụt chìa chỏi lổn ngổn, lởm chởm nhô ra, coi thiệt vô duyên, nham nhở quá chừng. Ba Mười đã ra sức nuôi dưỡng, bón phân, tưới nước cho ?cha con cây tùng?, may ra chúng có hồi sức tí nào chăng!
Má nói:
- Ôn điên hay răn, xách chi từng thùng nước, từ dưới suối leo lên đỉnh đồi, để tưới nước cây tùng, cho khổ cực, mệt rứa!
Ba ngửa mặt lên trời, cười lớn:
- Phải! Điên hết. Chỉ có cây tùng chứng nhân thời đại, là chưa điên mà thôi.
Trên đỉnh đồi nầy không khí mát rượi, êm êm, trong trong như thủy thạch. Mười giơ tay ra đón ngàn mây bay qua kẽ cành về mở hội phương Tây. Nàng ngắm trăng rừng lạnh lẽo vươn mình lên khỏi dãy trường sơn âm u trước mặt. Đồi núi ngút ngàn, trùng điệp rừng sim hoa tím buốt giá. Vĩa hè về chiều và thâu đêm nườm nượp đón gió cuồn cuộn bay. Ô cửa kính đọng sương mù thành từng giọt mọng nước, trắng xóa, nhỏ tong tong xuống nền đất hoen màu, tạo thành những lỗ con con hình chóp cụt. Bầu trời ướt sũng hơi sương, đọng trên cành lá ướt át dưới ánh mặt trời mệt mỏi dậy muộn vừa dâng. Nàng thích ngồi dưới sườn đồi sim mơ mộng nhìn mây thành giăng mắc. Mười vuốt lá cỏ đọng sương chiều phủ kín thung lũng. Lững thững tới ao sen Mười thò tay xuống vọc nước và xem cá lội nước ngược. Nhiều ngày ngó chim bay, Mười đã biết hướng gió mà có thể đoán tàn lửa cuối bìa rừng giạt về hướng nào, để lo phòng cháy. Đôi khi nhìn rồng trắng lấy nước, Mười biết trời sẽ mưa. Thấy rồng đen xuất hiện, thì trời nắng, mây thành ắt có loạn. Tháng Bảy heo may chuồn chuồn bay Mười biết có bão. Chuồn chuồn bay thấp là mưa, bay cao sẽ nắng, bay vừa là giông. Ở nhà quê Mười cần biết tiết hạ chí con nước dâng ban ngày. Tiết đông chí con nước dâng ban đêm, Mười lo phụ giúp cha mẹ già quáng xuyến từ trong ra ngoài trước thiên tai đến.
Ba má còn hai đứa con độc thân, bàn tay thư sinh quen cầm bút, chưa quen cầm cày: anh Thuyền vừa đi quân dịch về, anh chỉ đỡ đần ba mấy công việc nhẹ nhàng, anh thiếu kinh nghiệm mùa màng đồng áng, ở nhà quê mà không có ?tay nghề? ruộng vườn là điều thất sách. Nhớ năm trước ở nhà chị Khánh, có một việc gì dù cỏn con, Mười cũng lúng túng vụng về, chẳng làm xong, vẫn dở ẹc. Nhưng ngày nay Mười đã khác. Phần Mười phụ má nấu cơm gánh nước, giặt gũi may vá lặt vặt, là đủ đầu tắt mặt tối, mệt vã mồ hôi hột. Má làm đủ việc trong nhà, ngoài vườn, ngoài ngõ. Ba càng khổ cực với ruộng vườn và nghề làm thầy thuốc nữa. Đời chi mà khổ thế không biết!
Khu rừng trên chỏm đồi xa tít ghê rợn xiết bao, đám cháy, tỏa khói mịt mù, đỏ rực ngày đêm. Dân làng tụm năm tụm ba, góc nầy góc nọ, họ chỉ chỏ đụn khói đen sì như cây nấm khổng lồ. Nào ai biết chiến trận xảy ra ở đâu. Có lẽ ngày mai tim con người ngừng đập, máu huyết không luân lưu trong cơ thể. Bầu trời là biển lửa đỏ rực, trời trổ ra màu vàng cam vang gầm tiếng trái phá nơi hướng sông Thu Rơi quanh co huyền nhiệm lững lờ xuôi về Phá Tam Giang lồng lộng gió. Không có dấu hiệu nào khác ngoài đôi lúc hiếm hoi có năm ba quân nhân cương nghị, vội vàng, lặng lẽ âm thầm, mệt nhọc đi tắt ngang qua đồng ruộng khô nhà nàng, quần áo họ lấm lem bẩn thỉu, và thương tật cùng khắp. Ngoài đường cái, đoàn xe GMC đỗ quân lên ngã Ba Lòng. Chiến cuộc kề bên nách. Mười sợ quá. Ngày đêm thấp thỏm âu lo, mỏi mòn run sợ.
Đường đi từ thôn Cẩm Lai toàn núi đồi vắng vẻ điù hiu ra chợ Mỹ Chánh xa tám cây số, nhiều chỗ cỏ tranh cao lút ngực, Mười luôn lấy tay vạch tranh giạt ra hai phía, để tìm lối mòn mà đi. Tuy sợ rắn rết, bọ cạp, nhưng biết làm sao bây giờ? Cánh tay, mặt, mũi Mười bị cỏ tranh tươi sắc như dao cau, cắt nát đôi cánh tay, cào xướt rát bỏng, đau xót là thường. Khi đi chợ phải có chú lực điền đi theo gánh thức ăn về. Chợ nằm bên ven sông Mỹ Chánh, má con Mười thân quen từng hàng thịt, hàng cá, hàng rau... Họ vui vẻ nhanh nhẹn đon đả mời chào, mỗi khi má con Mười ghé mua. Họ thật thà đôn hậu, chất phác hiền hòa bán buôn công bằng, không gian lận để muối tắm trong sương, không nhúng rau vào trong nước, không cột cục sắt to ở dưới dĩa bàn cân, cho nặng kí, gây thiệt hại người mua, có lợi người bán.
Chợ búa một tuần hai lần, mẹ và con gái đi mua đầy nhóc đủ thứ cần dùng cho tám người làm nông vai u thịt bắp vạm vỡ ăn. Ngoài ba bữa cơm chính ngon miệng đầy đủ, má lo thêm hai bữa phụ ăn dặm củ khoai, củ sắn, hoặc ăn chén chè, uống ly nước trà lá xanh pha lát gừng nóng, trước khi người nông dân tiếp tục công việc nặng nhọc. Từng ấy công việc: chợ búa, cơm nước lu bu, khiến Mười chóng mặt quay mòng mòng, chịu không thấu. Sự cần lao khổ cực đối với một cô gái trẻ đang cắp sách đến trường, chỉ ở chốn thị thành có đầy đủ tiện nghi, nay về quê với tình trạng thiếu thốn tiện nghi, vất vã quá trí tưởng tượng, thì Mười không thể lầm bầm oán than cho số kiếp bạc phận! Dẫu sao, nghe mấy chú bác lực điền trầm trồ khen Mười xinh đẹp, có ngũ thường: Nhân, lễ, nghĩa, trí, tín, có tứ đức: Công, dung, ngôn, hạnh, và sẽ tiến đến tam tòng: Tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử; thì hai lỗ mũi Mười khoan khoái nở phình to. Ít ra mình còn chút sinh khí ở nhà quê... đáng tự hào. Bái phục. Bái phục.
Cùng với không gian u trầm, thời gian mòn mỏi trôi qua bao đau thương, buồn nhớ, tủi hận, ngọt dịu, xen lẫn vào tâm tư Mười nỗi khắc khoải, chêm nhiều dư vị đắng cay. Cuộc sống chẳng còn gì! Thật chẳng còn gì ngoài bộ máy hoen rỉ khô khan, suốt ngày tháng vang lên cung điệu buồn bã, tiếng kêu não nuột tự đáy lòng kéo lê nhau theo tấm thân lam lũ, mệt nhọc rã rời như kẻ mất hồn, như người mộng du. Một ngày kia Mười đã lâm trọng bệnh khi gió mùa đông bắc xua những cơn rét rừng vào bếp lửa. Mười mê man trên giường, bao nhiêu ngày sốt lạnh, ngủ không tròn giấc. Yếu đuối. Mệt lả bởi cái rã rời đớn đau từ thể xác đến tinh thần. Hy vọng tàn phai. Tình yêu tan nát. Gian khổ xiết chặt trên tấm thân cúi còng xuống muôn phần cố gắng, mệt nhoài. Thế rồi Mười bừng tỉnh cơn mê khi đám mây trắng bay ngang qua cửa sổ in bóng xuống quả đồi. Đám mây bay dần khuất cái bóng mờ biến tan theo, không ghi lại dấu vết gì. Mười cảm nhận ra là mình đã nằm liệt trên giường bệnh lâu lắm, nàng yếu ớt chống tay ngồi dậy, thò chân xuống giường quơ quơ tìm đôi dép, vịn tay lần từng bước theo góc tường, chân Mười run run, đầu nặng trịch như đội đá.
Mắt nổi hoa sao khi Mười thấy ngôi nhà mới cất trên khu đất cao. Mười ngỡ ngàng nhìn ngôi nhà xa lạ: Nhà ngói tường vách quét vôi trắng mới mẽ quá! Nhìn đồ đạc bày biện trong phòng tươm tất tiện nghi. Có ngôi nhà khang trang che nắng che mưa, sưởi ấm mẹ cha cơ cực ngày đông tháng giá rồi. Rất mừng, ôi Mười vui mừng xiết bao! Tim nàng đập nhanh trong lồng ngực rộn ràng. Còn căn nhà cũ xưa kia, thì nay ba má đã dùng làm bếp, làm kho chứa lúa khá rộng, để đựng ngũ cốc, có những lu, vại làm dưa cà, dưa cải, mắm thính, mắm nêm, nước mắm, muối, thịt heo khô, vân vân? Gần bên chái hiên ngoài cánh tả là khu chăn nuôi gia súc: thỏ, dê, với bầy gà, vịt, ngỗng, ngan? đang ăn luá bên hông nhà. Cạnh chuồng trâu, bò; là mười bốn chú heo lứa mập ú, giống Yorkshire.
Tháng trước má cho năm con gà mái dầu ấp trứng gà, bốn con gà Tàu ấp trứng vịt. Mẹ gà "túc túc tục tục" cho gà con ăn tấm, một tháng sau vịt con "chít chít" giành ăn trong sọt tre đan thưa. Mẹ gà dẫn con đi ăn, bầy vịt thấy nước dưới ao thì khoái chí, cả đàn vịt nhảy xuống ao, tha hồ lủm tủm bơi lội lặn ngụp thoả thích. Vịt con mặc các mẹ gà chạy lui chạy tới, quay quắt cào bới trên bờ cục tát om sòm. Mẹ gà sợ con vịt chết chìm. Bó rau lang cầm tay, má mê mãi nhìn mấy con heo húc mõm vô mán ăn giành nhau từng miếng. Chúng tợp cái ăn vỗ vào mõm kêu bộp bộp, thật vui tai. Thấy Mười thập thò nơi cửa sổ, má vội vã quăng bó rau xuống đất, tất tả chạy lại dìu con quay về nhà lớn.
Tẩm dầu dừa ướt lên mái tóc dài của Mười, má cầm từng lọn tóc quấn vào hai ngón tay trỏ, má kiên nhẫn gở mái tóc rối của con thật nhẹ, má sợ làm động chân tóc, con đau đầu. Mái tóc Mười rối bù như tơ vò đằng sau gáy. Như thế đủ biết nàng nằm mê trên giường bệnh đã lâu lắm, không nhớ là mấy tuần rồi. Mất gần cả ngày, má mới gở mái tóc Mười ước nhẹp dầu dừa. Má thắt mái tóc của Mười thành hai con rít, rồi cột đuôi tóc bằng sợi cao su và thả ra trước ngực, để con nằm cho khỏi rối. Má nấu cháo lòng thả, gồm: Lòng heo, bún tàu, nấm rơm, nấm mèo, huyết heo, dưới đáy tô má đập thêm hai tròng đỏ trứng gà so, má có nêm rau tía tô, hành ngò xắt nhỏ, tiêu ớt, chút nước mắm. Mười ăn xong tô cháo tuyệt ngon, thì mồ hôi toát ra đầm đìa. Má thay áo cho Mười, đằm thắm tươi cười nói:
- Ăn lòng heo, má nghe nói độc lắm. Ơ hờ, lấy độc trị độc. Con hè.
Chẳng hiểu do món lòng thả, hay do bàn tay ân cần chăm sóc, đầy tình yêu thương trìu mến của mẹ già, mà Mười đã bình phục nhanh. Khi thời gian làm tuổi tác má một sớm một chiều, héo hon mau đến thế. Chính sự khốn khó vây bọc, buồn tủi, lo âu, đắng cay, đau thương cuộc sống, đã sớm nhuộm màu đen trên mái tóc má sớm bạc mầu mưa nắng gió sương, môi nhạt má phai, răng hạt huyền đen nhánh, dáng vóc bơ phờ, trán in vết âu lo, mắt má luôn cúi nhìn, đôi lông mày xích lại gần nhau đến vậy. Lòng Mười gợn lên nỗi bâng khuâng mênh mông, thấm thía, bờ mi trĩu nặng giọt nước rưng rưng, mọng mọng. Khuôn mặt má càng tiều tụy hốc hác hơn vì vất vả nuôi con bệnh, lo sợ con bệnh, lo đầy ắp công việc đa đoan nặng nề. Nhìn má bơ phờ mỏi mệt, Mười càng mũi lòng, quay mặt đi che dấu hàng nước mắt tự nhiên ứa ra.
* * *
Vài ba lần cháy rừng, khói lửa ngút trời, kèm theo nhiều tiếng nổ lụp bụp, thật ghê hồn, tàn cây mục, cỏ tranh phựt cháy rất nhanh, hằng triệu cuộn lửa nhấp nháy, tỏa bay theo gió xoáy, cuốn thốc bụi tro mù cả góc thôn xóm, trong tro có chất mặn làm Mười hoa cả mắt, nóng rát, ngứa ngáy khắp người. Thật kinh khủng! Dân làng thức thâu canh quần quật dập tắt lửa, bằng những dụng cụ thô sơ, nhưng với sức cần lao bền bĩ, họ chịu đựng, kiên cường, nên mọi việc đã tạm yên. Mấy ngày sau, tro đóng thành từng tảng mịn, khi dẫm chân bước lên con đường mòn cũ. Hai bàn chân Mười nóng như phải bỏng, bụi tro bốc lên theo từng bước giày, phụt lên cao quá đầu gối, hắt lên mặt, mũi, đều dính đầy tro.
Ba biết lo trước khi mùa lụt tới nên ba sai bảo anh Thuyền, và mấy bác nông dân ngày rảnh rỗi rủ nhau đi tát ao tát đià từ hai tháng trước, trong ba cái ao, đìa có: ốc, cua, tôm, lươn, ếch, cá đủ loại, đủ thứ. Má phân chia cá tôm... biếu mấy chú bác nông phu, biếu bà con lối xóm. Ở nhà lớp thì Mười ướp các thứ cá để kho nấu, lớp thì má làm mắm, làm khô hai ba lu vại đầy dự trữ mùa đông tháng giá. Tát xong ao cá, ấy là lúc ba và anh Thuyền chuẩn bị sơn tréc chiếc ghe gỗ. Lúc mặt trời đong đưa vắt mình trên đồi, đụn lửa nơi góc núi trông hừng hực hung hăng, ngày dần tàn có vẻ như dịu đi, sau lớp khói đen dày. Làng quê yên lặng vô vàn. Lẽ sống gia đình Mười giờ đây, dính liền với đất đai, ruộng vườn, làng mạc, ao bèo, rẫy sắn nương khoai. Không bám vào đâu ngoài đất. Đất! Đất quê em nghèo lắm! Như bài ca "Tiếng sông Hương" của nhạc sĩ Phạm đình Chương ghi đúng ?Mùa đông thiếu áo, mùa hè thiếu cơm. Trời hành cơn lụt mỗi năm, khiến đau thương thấm tràn..." Lụt.
Bây giờ Mười mới hiểu vì sao ba má đã làm nhà trên lưng chừng khu đồi nầy, (mất công từ nhà đi tới gánh nước giếng ở đằng kia rất xa). Tha đôi thùng nước về đến nhà thì Mười mệt hụt hơi, dù giếng nước ngọt và trong veo mạch ngầm phun lên từng bông hoa nước, trào ra thành khe suối nhỏ uốn quanh sườn đồi, trong khu đất vườn nhà mà Mười vẫn cảm thấy mệt đắng cổ họng. À thì ra... nay nước lụt mênh mông đã lấp ló lên tới nửa thân cây dừa, thì nếu làm nhà gần bên cái giếng, cả nhà và giếng nước ngọt đã lún trong bùn rồi! Lụt to kinh khủng! Sau ngày nước rút đi lớp bùn lầy đục ngầu, là phù sa mầu mỡ lưu lại nơi đất đai ruộng vườn. Nước lụt dâng nửa ngôi nhà nhanh đến độ từ trong nhà Mười chưa thể bước ra ngoài sân, nước đã ào ào tuông chảy và cuốn phăng đi hết tất cả mọi thứ.
Sáu ngày qua trời mưa gió bão bùng, gió xoáy cấp tám, cấp chín thổi tung nóc nhà, vận tốc kinh hoàng, từ 65 đến 85 km/giờ, kèm lụt lội, thối đất thối đai. Cơn lạnh thấm qua thân hình co quắp, không đủ áo ấm che thân. Gió tạt vào tấm phên thưa lõng lẽo, mưa lọt qua vách cót hở ướt sũng. Ướt át cùng khắp. Một cái gì lạnh toát, rần rần chạy khắp thân thể, làm tê cóng toàn thân. Lạnh thấu xương. Từ mùa thu, dọc Phan Thiết, Phan Rang chạy dài ra Huế, có ngọn gió mùa Tây Bắc, thường mưa dầm gió bấc, mưa phùn suốt ngày đêm rả rích, có khi suốt tháng, thối đất thối đai và khí hậu lại khắc nghiệt vô cùng vào mùa khô. Từ tháng Bảy mưa ngâu, mưa suốt đến tháng Giêng, Hai, Ba không chừng.
Mấy bác nông dân ngồi ôm lồng ấp đựng than hồng vùi tro nóng. Họ ngồi mà như co cả thân lại. Họ vây quanh bếp lửa dưới mái nhà rét mướt hong đôi bàn tay gân guốc, khô khan cằn cỗi ra sưởi ấm. Họ kể về tục truyền Ngưu Lang chăn trâu gặp Ngọc Nữ giáng tiên. Họ yêu nhau say đắm và cưới nhau, suốt ngày quấn quít, không chịu làm việc. Ngọc Hoàng giận, đày hai người ở hai bên sông Ngân Hà (Milky Way). Mỗi năm Ngọc Hoàng cho phép họ gặp nhau vào tháng bảy, do chim quạ chắp cánh, nối liền hai bờ sông, làm cầu Ô Thước. Hai người khóc thương thảm thiết, đến nỗi nước mắt lưng trời, thành mưa dầm gió bấc, bão lụt luôn luôn. Họ nướng củ khoai, luộc nồi sắn, ăn chén chè, chén bắp hầm thơm nóng. Họ kể cho nhau nghe kinh nghiệm đồng áng. Đủ thứ chuyện nắng gió trở trời, vui buồn nổ như bắp rang. Trời mưa lụt, ăn rồi ngồi một chỗ, họ cảm thấy bực bội, khó chịu. Suốt đời lam lũ lầm than vất vả Mười chẳng hề nghe họ mở miệng kêu than, oán trách Trời bất công, cay nghiệt phủ chụp xuống đời. Mà nay ngồi không họ than thở trời mưa lụt không có việc làm, hết đi ngủ, lại đi ăn, ngồi co ro một chỗ buồn chán quá. Thật lạ. Nhiều tháng sống thân cận với người bình dân giản dị, chất phát hiền lành, xuề xoà, vui vẻ, đơn sơ chân chất, bỗng dưng lòng Mười gợn lên chút tình thương thương, mến mến, vui vui, lo lo nơi lồng ngực đau đau, êm êm, mà dễ chịu.
Ba cùng vài người làm hạ chiếc ghe úp sau chái hè xuống đi quan sát một vài vòng lân cận thôn làng để xem bà con có ai cần giúp đỡ gì không, nhân tiện coi tình hình con nước thấp cao thế nào mà giăng lờ, đó, bẫy, chơm, bắt cá tôm, khi cơn nước rút cạn dần dần, đi chơm nhiều cá lớn bé, con mắc cạn, con vướng cây cối bụi bờ lau lách, không thoát kịp theo giòng nước. Bỗng nhiên Mười nhớ chuyện ông Noah, có con tàu khổng lồ trong cựu ước với trận hắc hải đại hồng thủy, bên bờ eo biển Bosphorus, ngăn cách bởi Đại Trung Hải và Hắc Hải rùng rợn kinh khủng thuở xa xưa.
Vườn nhà sau tháng lụt bừa bộn nay ba má và người làm công càng vất vả hơn, để tu sửa cây cối hoa màu khỏi bị úng nước. Đứng trên sân cao, nhìn xuôi về vườn cau, vườn dừa trồng đúng hàng lối thẳng tắp, như ngàn chiếc lọng xanh, cao nghều nghệu. Bốn cây rơm khổng lồ là món ăn béo bở cho gà, vịt, chim cò bới móc. Thực phẩm khô dùng cho trâu bò, và phương tiện thổi nấu thay củi ở đồng quê khi mưa ngâu đến:
Tháng Bảy hoài mưa Ngâu,
Vườn sầu đông trụi lá.
Đêm về xóm nhà ta,
Thành phố không người qua.
*
Vắng hơn bãi tha ma!
Tôi, lữ hành khách lạ,
Dừng bước mộng lãng du
Ngưu Lang ơi! Chức Nữ,
*
Nhờ Quạ Ô chắp cầu.
Lá đắng. Rụng trái sầu
Cho anh và chị ấy,
Thở than lời tình tự.
*
Khóc chuyện tình riêng tư.
Dân gian bão lụt. Ừa!
Phiến lá gió đong đưa.
Mưa hoài... Mưa nặng hạt.
*
Vần vũ chân trời tím.
Tình xa ủ trái chín.
Vũ trụ buồn đứng im
Hận cuộc tình trăm năm
*
Gió xoáy vỡ con tim.
Đôi mắt sầu lim dim
Ta giận đời đen bạc
Xin làm thơ con cóc.
*
Dâng sớ lên Ngọc Hoàng:
- Nhiếc móc.
- Mưa!
- Khóc...
_ * _
Tình Hoài Hương
Kính mời qúy độc giả xem tiếp chương sau.
Trân trọng
Ả trở thành kẻ viết thuê hồi nào không hay.
Không hiểu sao cứ nghe hay vô tình biết điều gì đó có vẻ thương tâm hay tràn đầy cảm giác hạnh phúc làm ả xúc động thì ả phải viết cho bằng được ra giấy, viết cho ra nhẽ và viết cho xong mới thôi.
Vài người tin ả, nhờ ả ra tay khi có chuyện, nhờ ả viết dùm thế này, thế nọ. Mới đầu, ả nghĩ họ coi thường ả quá, dí tiền vào mặt ả và bảo viết đi, đòi hỏi thế này, thế nọ trong đó. Ơ hay, ả có đăng quảng cáo viết mướn bao giờ đâu à. Ả chẳng ham. Vậy mà có thời gian thất nghiệp, thời cuộc đưa đẩy, ả lại đi cầu cạnh mấy tay nhờ ả viết lúc trước để hỏi việc rồi ả gạ gẫm, hứa hẹn thật nhiều để mong người ta đưa mình viết mà có tiền trang trải mấy thứ cần thiết hàng ngày. Chưa tới nổi bán những gì thật chua cay nhưng ả đã nghe trong mình nhục nhã lắm rồi, ả thề tìm ra việc, ả không viết mướn nữa, viết chân chính cho những gì ả tin, những gì ả nghĩ và sống một lòng với nó.
Đã hơn hai năm, ả vẫn chưa xin được công việc nào. Ả vẫn bán những dòng chữ để mà sống nào di chúc, cáo phó, điếu văn gì gì để tâng bốc người khác quá sự thật ả cũng làm miễn là có miếng ăn vào mồm. Cái nghề ả không bao giờ nghĩ tới, cái nghề ả không dám ghi vào hồ sơ như là một kinh nghiệm đi tìm viêc. Do vậy mà từ sau lúc ra trường, người ta thấy kinh nghiệm làm việc của ả vẫn chỉ là số không trong đơn.
Ả mắng vào mặt ả, một thân cây tầm gửi vào cây bút nhỏ tẹo, thế mà nuôi được ả. Ả có nói xuôi, nói ngược gì ả cũng chỉ mình ả hiểu chỉ có nó là vật phòng thân duy nhất luôn trung thành với ả ...
Viết mướn, đúng, chưa bao giờ dám tự nhận đó là một cái nghề nhưng đã giúp ả tồn tại.
Tồn tại hay sống, có khác nhau là bao nhiêu.
Chương cuối (tiếp theo).
Đăng với bạn gái thức dậy từ rợn sớm. Theo lời chỉ dẫn của bà Nơi, họ băng lối mòn hối hả trèo qua dốc núi cao để kịp ngắm mặt trời lên. Hai người bò leo cả giờ qua từng tảng đá chênh vênh gập ghềnh, qua từng hơi thở rút và niềm vui khấp khởi về một ngày đang chớm. Họ khích lệ nhau từng bước leo cuối cùng, rồi bổng dưng chỉ trong chớp mắt cả trời mênh mông chợt bùng lên vụt sáng cùng lúc với tiếng Jeanette reo vang . Đá núi dưới chân, họ đứng ngây nhìn biển xanh chớm gợn ánh hồng pha, hây hút chân trời. Mùa hè hải đảo, mây nước dịu vời vào nhau một màu dương xa bất tận. Mặt trời từ từ trồi lên. Ngày vươn vai. Người đứng đó, nhỏ nhoi mà thấu tới bao la. Dưới tàng cây ngô đồng hừng rực màu hoa, họ ngồi bên nhau lòng thấm từng sát na hạnh phúc của khoảnh khắc thiên nhiên vĩnh cửu. Ánh dương lên rọi chiếu vào hồn lời vô ngôn nguyện ước đổi trao. Ngô đồng bay miên man hồ như bất tận từ thuở hồng hoang lóng lánh ước mơ. Jeanette nhắm mắt thầm thì.
* Đăng biết không!? Em vừa mường tượng ra ngôi nhà mặt trời mọc của chúng mình. Our House of the Rising Sun. Lần tới về thăm mộ mẹ, mình sẽ ra thăm Santa Cruz Island. Một ngôi nhà nhìn về phía mặt trời trên nóc đảo Santa Cruz. Có chi tuyệt bằng, phải không Đăng?
* Tuyệt lắm! Tuyệt như cái apparment của mình bây giờ, sáng uống cà-phê ngoài balcony chỉ đủ chổ cho một người ngồi một người đứng. Nhìn về phương Đông thì chạm ngay lưng appartment của mấy chị hàng xóm Ba Tàu phơi đầy quần áo.
Jeanette đập vào vai Đăng trách móc.
* Yoủre sỏ no fun!
* Ỉm having fun! Đăng cười? Đùa em tí thôi! Anh nghĩ mình sẽ tìm một ngôi nhà ở ngoại ô, có vườn sau, có sunroom. Đó, em thấy chưa? Có mặt trời cho em rồi đó.
Hai người xuống núi. Chân bước, mắt loanh quanh kiếm tìm nơi bố mẹ Huy gặp nhau lần đầu trên đảo từ bao năm trước. Con đường mòn chạy vắt qua lưng đảo về phía Tây đưa chân khách về phía chùa Hải Tạng, Bãi Làng. Lối đi khá rộng có lẽ vì cư dân và du khách qua lại nhiều. Hai người ngạc nhiên, thích thú bước tới gần nhóm du khách đang lắng nghe người hướng dẫn giải thích về ký tự ?N? bình phương khắc rải rác trên mấy tảng đá lớn dưới một cội ngô đồng lá hoa soi bóng cả sum suê. Đăng nhớ lời ngoại Nơi kể tối qua. Nơi bố mẹ Niên Nương của Huy hò hẹn nhau hơn phần tư thế kỷ trước giờ là một trong những điểm du lịch trên đảo. Họ thêu dệt cả thiên tình sử đẫm lệ để lôi kéo sự tò mò của khách. Hai người thú vị lắng nghe câu chuyện kể tuy có thừa gay cấn éo le, dù sao cũng vẽ lên được nỗi niềm đằm thắm, lãng mạng của cặp tình si. Du khách đã kéo nhau về phía chùa Hải Tạng. Người đứng lại giữa phút giây phút trống vắng lòng chợt trầm theo tiếng gió qua xao xác. Nắng lổ đổ rọi hoa lá ngô đồng lên vách đá trăm năm chẳng dấu phôi pha. Nào ai nhìn lặng thấu được nỗi niềm giấc mơ của đá chắc sẽ còn cảm nhận được hơi ấm của thân kề, của nhân duyên trầm tích mà lai láng tinh tuyền.
* Họ điên thật, Đăng nhỉ!? Tuyệt quá!
* Thế còn thằng cháu của cậu Niên thì sao?
Jeanette ôm chặt người yêu.
* Hẻs so predictable.
* Trời đất! Tui tệ tới vậy sao? ?no fun?, rồi ?so predictablẻ. Tui còn làm được gì nữa đây. I don?t have a pickup truck.
* Ỉll show you how!
Jeanette cười, rượt Đăng chạy về phía sau tảng đá, vừa lúc họ thấy Huy có lẽ đang đứng đó đã khá lâu.
* You kids, get out of my parents bedroom!
Huy đùa mà ánh mắt không vui. Đăng hỏi anh họ mình.
* Anh tới đây từ lúc nào vậy? Tụi này leo núi sớm nên không đánh thức anh. Hường Vi đâu?
Huy lắc đầu.
* Có lẽ đang loanh quanh dưới Bãi Hương. Hường Vi cứ thúc tôi đổi vé máy bay ra Hà Nội sớm hơn, nói là bố mẹ nàng đang mong gặp tôi ngay.
Jeanette nhìn Đăng, rồi quay qua khuyến khích Huy.
* Mình đi chơi mà. Nếu ra Hà Nội sớm vài ngày mà giúp Vi vui hơn thì đâu có sao. Tụi này sẽ ra tới sau. Mình còn đi Vịnh Hạ Long nữa.
* Nếu chỉ là chuyện đi Hà Nội sớm vài ngày thì tôi chẳng quan tâm mấy. Từ mấy ngày rày, hình như tôi đang nhìn ra vài điều về Hường Vi tôi không hề nghĩ đến trước đây. Nhớ lại những dặn dò, trách móc của mẹ Nương mà vì lơ đãng, bất cần không để ý tới. Tôi tự hỏi, lẽ nào mình đang bị lợi dụng? Hay biết mà lờ đi? Có phải đó là tình yêu, hay chỉ là sự đổi chác?
Huy trầm ngâm nhìn tảng đá khắc đầy tên bố mẹ rồi quay hỏi Jeanette.
* Bà tiến sĩ Tâm Lý học có nhận xét gì về chuyện này chăng?
* Học thức từ sách vở chỉ là lớp váng mỏng, có lẽ chẳng giúp soi thấu được gì nhiều đâu. Những người đã sống, đã ngất ngư mà vươn lên như dì Nữ, như mẹ của Huy hay chuyện kể về bố Niên, về những người đã chết chắc sẽ giúp được nhiều hơn. Hay là mình nên tìm hiểu thêm về bố Niên lúc sinh tiền, nhất là cái chết của ông...
Đăng gật đầu đồng ý. Anh kể lại chuyện dì Nữ bụng thai mang vượt mặt vẫn dỏng dạc phất ngọn cờ vàng trước sân trường đại học Harvard và những điều Dì giải thích cho cháu con nghe hôm đó. Lớp trẻ chúng ta lớn lên ở hải ngoại không trải nghiệm qua quãng đời bi thảm, đau thương như cha mẹ đã hứng chịu. Đó là điều may cho thế hệ trẻ hôm nay, nhưng đổi lại là sự thờ ơ có khi gần như ích kỷ khiến mẹ cha thất vọng, đau lòng. Nhìn dì Nữ giương cao lá cờ không còn được quốc tế công pháp công nhận, rồi biết ra nguồn cơn xúc động xoáy lòng của người phụ nữ Việt Nam trung hậu lúc nhìn thấy kỷ niệm phần đời thanh xuân tươi đẹp của mình đang bị dẫm đạp, sóng soài trên mặt đường có lẽ chúng ta sẽ thấu đáo được sự tình. Chúng ta sẽ hiểu, hãnh diện nhìn bố mặc lại bộ quân phục cũ mỗi năm chỉ một đôi lần, nhưng vẫn thường xuyên chăm sóc như nâng niu kỷ niệm vui buồn một thời ngang dọc súng gươm. Tới lúc đó, may ra chúng ta mới có thể sống, cư xử sự hài hợp với tấm lòng mẹ cha. Thế hệ của lớp người ?trót sinh ra làm thân nhược tiểu?, không giữ được quê hương, sống lưu vong xứ lạ quê người.
Huy nhìn về phía đất liền, anh nhớ lời mẹ kể về một đời phấn đấu nhiều khi tưởng tuyệt vọng của dì Nữ để giành giữ cho bằng được căn nhà cha ông để lại, không bị rơi vào bàn tay xảo trá, gian manh của đám người thắng trận, cường quyền. Mộ cha nằm yên nghĩ
nghìn đời sau cửa biển lộng gió. Người cha anh chưa hề gặp mặt, sinh thành lớn lên trong ngôi từ đường suy vi, vẫn sống sôi nổi đời mình.
Huy nghẹn ngào mường tượng. Hòn đảo nhỏ tràn nắng gió và hoa bay, nơi số phần là sóng đại dương đẩy đưa thuyền đời mẹ tấp bến tình yêu miên viễn, bọt bèo. Vách đá ân cần bóng lá ủ che giây phút nhân duyên ngắn ngủi tuyệt vời, rồi đành đoạn gió trời miên man cất tiếng từ ly. Có lẽ mẹ đã nhiều lần dắt díu con lẩm đẩm chân bước qua đây, ngồi lại dưới bóng mát của kỷ niệm thiên đường.
Mặt biển loang nắng sớm, xanh thẳm mênh mông. Đâu đó ngược lên hướng Bắc của lằn duyên hải hằn vết xanh mờ có lẽ là quê mẹ thuở ấu thơ khuất lấp chân trời. Trong mù sương của trí nhớ, quê ngoại trong chuyện kể của mẹ Nương chỉ còn lại một địa danh xa lạ, khó phát âm. Một vùng quê quá đỗi nghèo, me khó khăn lắm mới dịch cho con hiểu cụm từ ?chó ăn đá, gà ăn muối?. Huy thở dài, anh cảm thấy có lỗi, hối hận những năm trước đã từ chối không theo mẹ về thăm quê.
Đăng vỗ vai người anh họ khiến Huy sực tỉnh qua phút trầm tư. Họ nhìn theo hướng chỉ tay của Jeanette. Từ phía cửa biển một chiếc ca-nô đang chạy về đảo với tốc độ khá nhanh.
* Hi vọng Dì Nữ và em gái anh Huy đi chuyến tàu này. Jeanette quay nhìn Huy, mỉm cười ? Sắp gặp em gái, chắc anh Huy hồi hộp lắm nhỉ !?
Huy gật đầu, rảo bước theo hai người.
* Mẹ và bố Việt không có con. Ngày còn bé, có lúc cũng thèm có em lắm. Nhất là những lúc thấy ông tướng Đăng bày trò chọc em gái làm bé Phương cứ khóc chạy đi méc mẹ, khoái quá!
Jeanette vò tóc Đăng, mắng yêu.
* Đúng là ông tướng cướp. Hẻs a criminal!
Bãi Hương thức khuya theo đám du khách nghĩ qua đêm. Hàng quán thơm lựng mùi cà phê, bún phở mới rải rác dăm ba nhóm người dậy sớm còn ngái ngủ. Chẳng mấy chốc nữa, lúc đoàn tàu cao tốc đưa khách từ Phố ra, bến tàu bãi tắm lại bắt đầu nhộn nhịp thăm viếng, bán mua.
Hường Vi ngồi chờ trong một quán ăn sang trọng gần bến tàu. Nàng vội vàng bước ra vẩy tay gọi Huy lúc nhác thấy ba người vừa xuống tới bãi.
* Gớm! Em chờ các anh chị đến sốt cả ruột.
Jeanette chào cô gái trong khăn áo lượt là.
* Phải chi Hường Vi đi cùng thì được nghe câu chuyện tình đẹp tuyệt vời của bố mẹ Huy rồi.
* Ôi, tiếc nhỉ! Nhưng em ngại leo núi lắm, đau chân chết. Thôi thì để em vòi anh ấy kể lại cho nghe cũng được.
Huy khẻ cười, ngồi xuống bên Hường Vi. Đăng bước vào sau cùng, nhìn quanh quán rồi hỏi người bồi bàn ghép hai bàn lớn với nhau.
* Dì Nữ vừa gọi. Dì bảo ngoài bé Hà, ông cậu Chấn, hai bố con Aiden, còn có thêm vài vị khách rất đặc biệt.
Mọi người nhìn nhau, rồi dồn mắt về Đăng dò hỏi, chờ đợi. Đăng gật đầu, cao giọng.
* Yes! That's what she said. Very special! A Grand Reunion of Fate. Một cuộc đại trùng phùng của số phận.
(còn tiếp)
Tôi viết lên câu chuyện không đầu không đuôi này nhằm ôn lại những gì nó đã dần dà mất đi, nó sẽ không còn hiện diện trong đời sống của mình nữa rồi, do lối sống thời nay đã khác xưa nhiều lắm, ruộng vườn dần lùi bước, nhường đất lại cho những phố sá mọc lên như nấm sau mưa, những hình ảnh đẹp như tranh trong những đêm trăng sáng vằng vặc trên bầu trời đâu còn ai thưởng lãm nữa, ánh đèn đô thị đã khiến trăng già hờn tủi lạnh lùng soi sáng trong đêm...
Tôi không dám cả quyết những người ở độ tuổi năm sáu mươi trở lên họ đều được nghe qua ít nhất một lần trong đời bài vọng cổ Gánh nước đêm trăng do soạn giả Viễn Châu viết và do đệ nhất danh ca Út Trà Ôn cất tiếng vô lối bài vọng cổ này:
- Sương thu lạnh bao trùm khắp nẻo. Trăng đêm nay vằng vặc cả không gian. Tôi với em ra gánh nước cạnh đầu làng, mùi cỏ dại mơ màng bên sóng nước...
Một hình ảnh thật thanh bình trên quê hương, một đêm trăng tỏ... Tôi cũng đã từng gánh nước đêm trăng, nay thuật lại để mọi người nhớ lại ngày ấy quê hương mình một thuở đẹp như các câu chuyện cổ tích...
Dạo ấy thập niên sáu mươi, xóm làng tôi cũng như bao xóm làng khác ở miền nam mình, hình bóng cái giếng nước nơi cung cấp nguồn sống cho cả xóm được nằm một nơi cao ráo, tránh xa các nơi ô uế và được mọi người trong thôn xóm cùng nhau giữ gìn cẩn thận, bất cứ hành động nào làm ảnh hưởng. Xấu đến cái giếng nước đều bị bà con trong xóm cực lực lên án chẳng hạn như xả rác gần đấy, đổ nước thải gần giếng cũng là điều cấm kỵ nhất là cấm không để gia súc léo hánh đến gần giếng, cái lệ của xóm tôi ngày xưa ai mà để cho gà vịt chó mèo nhà mình rơi xuống giếng thì phải thân chinh trục vớt lên và bị lối xóm lên án rầy rà nghe mà muốn "xẩu mình", vì lẽ trên mà cái giếng trong làng quanh năm được giữ gìn sạch sẽ cho nguồn nuớc tuơi mát ngọt lịm, những buổi trưa hè thuở ấy khi đi học về khát nước cháy khô cổ họng, chúng tôi sà vào ngay khi cái gàu nước được bà con quay lên và đỗ vào thùng thì chúng tôi lấy hai tay bụm lại múc nước uống ngay tại chổ, vậy đó chỉ có vài bụm nước giếng này thôi khi nuốt ực qua khỏi cổ họng chúng tôi sung sướng như nuốt cả bầu trời quê hương vào trong dạ...
* * *
Tưởng cũng nên tả sơ qua kết cấu hình dáng và vật liệu của cái giếng ngày xưa, thường thì khi lập làng lập xóm các bô lão hay cúng kiếng để tìm cuộc đất tốt, nơi cao ráo có mạch nước ngầm trong veo nằm bên dưới, Ông Chín Mẫm một người lực lưỡng, rồi ông Năm Đen, ông Tư Diệu và ba tôi được chỉ định là những người đào giếng tìm nguồn nước ăn cho cả xóm, không khí buổi đầu tiên ấy nó còn ghi mãi ấn tượng trong tâm trí tôi.
Sáng hôm ấy, khi bộ (Tam sên) gồm con tôm càng xanh luộc chín đỏ ối nằm cạnh miếng thịt heo ba rọi luộc chín, và cái trứng vịt lạt luộc chín, thêm dĩa trái cây đủ loại, nhang đèn cộng thêm con gà tréo cánh luộc chín vàng ươm được bày lên bàn cúng để cầu xin thổ thần cho phép dân làng được động thổ, ông Bốn người được tôn kính nhất xóm, râu tóc bạc phơ dáng người phương phi đạo mạo, ông mặc bộ áo dài khăn đóng trịnh trọng đốt nhang khấn vái , khi mấy nén nhang cháy vơi đi gần quá phân nửa thì ông vội nói như ra lệnh:
- Nè mấy chú em, hôm nay tế cáo trời đất, thổ công thành hoàng, khi xin keo thì được ông bà chấp thuận cho xóm mình đào giếng nơi đây, bây giờ mấy chú cùng nhau đào để có cái giếng riêng cho xóm mình xài, khỏi phải đi xa nhờ cậy giếng của xóm trên nhé.
Chú Năm Đen là người nhanh nhẩu đáp lời ông Bốn:
- Dạ tụi cháu sẽ cố gắng hoàn thành công việc sớm nhất để bà con mình đỡ vất vả.
Thế là công việc đào cái giếng cho xóm tôi được bắt đầu, cứ người nào mệt thì đổi người khác đào, cứ như vậy sang ngày thứ ba khi chiều xuống thì ông Chín Mẫm thét lên ầm ĩ dưới đáy giếng khiến cả đám người phía bên trên miệng giếng cũng mừng vui khôn xiết:
- Có nước... Có nước.. r..ồ..i bà con mình ơi..
Qua ánh đèn pile của ba tôi rọi xuống, ánh sáng lờ mờ chạm tới đáy giếng tôi thấy nước ngầm trong giếng tuôn ra, bà con hò reo vui sướng, đánh dấu kể từ nay không còn cảnh chầu chực ở giếng của xóm trên nữa rồi.
Qua hôm sau, người thì vét giếng cho sạch bùn đất, người thì xây miệng giếng, xây trụ, người thì đi đặt làm tay quay, không khí làm việc thật vui, khi ông Bốn đích thân đặt tay quay lên hai cái trụ được gắn chặt vào cái cặp bạc đạn, rồi được giữ chặt vào cái trụ bằng những con bu loong to tướng, cái trục quay được làm bằng lõi gỗ cây mít già, sợi dây thừng dài ngoằng được bện bằng sơ dừa thật chắc, chính tay ông Bốn là người cột cái gàu bằng tre có trét dầu hắc (hắc ín) vào dợi dây thừng, và ông là người đầu tiên thả cái gàu xuống giếng, quay gàu nước đầu tiên từ giếng lên, ông chia đều gàu nước này cho mọi gia đình trong xóm ngầm nhắc nhở mọi gia đình cùng nhau sinh sống hòa thuận có phước cùng chia, có họa cùng chịu...
Nhà tôi cách cái giếng trong xóm cũng không xa mà cũng không gần, khi có cái giếng này mấy anh em trong nhà tôi tự mhiên ai nấy cũng siêng năng đi xách nước cho gia đình, bù lại trước đây cái giếng cũ quá xa nên anh em có phần sanh nạnh, hơn nữa cái giếng mới này là nơi trai gái trong xóm hò hẹn, thấy các anh chị lớn tuổi trong xóm cùng nhau gánh nước những đêm trăng sáng, họ bày trò hò vè đối đáp với nhau họ nói, cười đùa vui vẻ thì trong lòng tôi cũng rộn rã vui theo.
Rồi thì xóm làng ngày càng nhiều người nơi khác về đây tá túc, chen chút nhau gánh nước nơi cái giếng ngày nào giờ đây trở nên quá chật chội, ông Bốn lại phải tìm nơi lập thêm một cái giếng thứ hai để bà con bớt nhọc nhằn, từ khi có cái giếng thứ hai này chúng tôi cùng nhau tranh đua thi nhau xách nước thật vui...
* * *
Ngày tháng trôi qua ,cuộc sống bình yên của cư dân xóm chúng tôi thêm phần ấm cúm, rồi thì cái đám con trẻ chúng tôi cũng bước qua cái tuổi dậy thì, ngoài giờ học hành ở nhà, ở trường, trong tâm hồn chúng tôi lại bắt đầu nhen nhúm những tình cảm vụng dại của tuổi trẻ, còn nhớ một buổi chiều nọ khi mấy cái lu nước trong nhà đã cạn dần mà Anh Thọ người anh lớn trong nhà tôi đi học chưa về, sợ đêm hôm mà trong nhà không còn giọt nước thì khổ sở vô cùng nên má tôi lên tiếng bảo:
- Thằng Phước, thằng Phương đâu, hai đứa ra giếng xách đỡ vài đôi nước về nhà có cái mà xài coi con. Sao anh Thọ bây học hành gì giờ này chưa về.
Hai anh em tôi dạ rân một tiếng,tôi đi vội xuống nhà sau lấy cặp thùng thiếc loại thùng này ngày xưa các hảng Esso, shell dùng để chứa 20 lít dầu hõa, sau khi các tiệm tạp hóa bán hết số dầu bên trong cho bà con thắp đèn dầu, còn cái thùng này họ bán lại cho các gia đình trong xóm dùng để làm thùng xách nước, trước khi xài phải dùng xà bông rửa cho thật sạch, nhà nào chơi sang một chút thì sơn lên cái thùng những lớp sơn dầu tùy theo màu mình thích, nhà nghèo thì nấu dầu hắc chảy ra rồi tranh thủ sơn lên một hai lớp mỏng để giữ cho thùng khỏi bị rỉ sét, cái cán thùng thì nhiều chuyện để nói, có người dùng cây gỗ dầu bốn phân vuông cắt ra vừa với miệng thùng thiếc. Có người sợ dùng cây dầu vuông, khi xách nước rất đau tay, họ lấy cái bào của thợ mộc chuốc bớt cạnh cây gỗ, có khi họ dùng cây tầm vông làm cán thùng, rồi hai đầu cán thùng trước khi đóng đinh có người dùng cái nắp khoén chai larue đập cho thẳng ra làm miếng đệm phía bên ngoài cán thùng rồi đóng đinh vào, mục đích để tránh cho cán thùng sút ra bất tử, có nhà thì dùng ruột cao su xe hơi đệm phía bên ngoài thay cho cái nắp khoén kia, vì loại thùng này bằng thiếc rất mỏng nên cái đáy thùng thường hay bị xì nước, lại phải dùng vải vụn lót phía dưới cộng thêm lớp dầu Trai trét ghe chống sét thật hữu hiệu.
Hai anh em tôi ra đến cái giếng thì trăng cũng đã treo trên đầu ngọn tre ở đầu làng rồi, lúc này thì con Thanh, con Thảo cũng đang quảy đôi thùng nước đến bên giếng, thấy hai anh em tôi chuẩn bị cột cái gàu vào sợi dây thì con Thanh nó lên tiếng trước:
- Ê ... Ê cái anh kia, tụi tui tới trước tụi tui quay trước mới phải chứ.
Nghe con nhỏ Thanh nói theo kiểu tranh giành, tôi cãi lại liền:
- Cái gì, đâu Thanh nói lại xem ,có nói lộn thì nói lại đi , anh em tui tới đây trước mà.
Con Thanh nó dùng chiêu mỹ nhân kế cộng thêm chiêu đánh động vào cái tính ga lăng của con trai, Thanh nói tiếp:
- Cái ông này, tui thấy ông cũng đẹp trai, tui thử coi ông có biết nhường nhịn phái yếu không, vậy mà cũng không hiểu nữa, chớ ai thèm giành giật cho mệt , trước sau gì cũng có nước gánh về nhà thôi, đúng không?
Trong bụng tôi thầm nghỉ:
- Cái con Thanh này, hồi nào còn con nít trân hà, vậy mà bây giờ nó ăn nói chững chạc ghê hé.
Nghe cô Nàng nói vậy, trong lòng tôi cảm thấy vui vui, rồi tôi nói với nhỏ Thanh:
- Mình cũng giỡn chơi một chút mà Thanh không biết hả, ai nỡ lòng nào chèn ép mấy tiểu thơ bao giờ. Để cặp thùng xuống đi mình quay nước lên dùm cho , chịu hông cô Nương.
Qua ánh sáng của cô Hằng Nga đang soi rọi xuống trần gian, tôi lén nhìn đôi mắt thật đẹp của con Thanh, bất chợt Thanh hỏi một câu làm tôi muốn độn thổ:
- Gì mà nhìn tui chầm chầm vậy ông Phương?
Lúng ta lúng túng như kẻ cắp bị bắt quả tang, nhưng tôi cố trấn tỉnh tìm cách nói trớ đi:
- Thấy con gì đen đen tưởng con muỗi đậu trên má của Thanh, mình định nói cho Thanh biết chớ có dòm ngó gì đâu.
Con Thảo tự nảy giờ nó không thèm lên tiếng, nhưng nó đã âm thầm quan sát thái độ của tôi từ đầu đến giờ, dường như nó đã đọc được ý nghỉ trong đầu của tôi nên nó nói chen vào:
- Ư tui thấy hết trơn rồi nha, còn chối nữa hả, nhìn thì nhìn có gì đâu mà phải chối, đúng hông Thanh?.
Con Thảo vừa dứt lời , khiến tôi thật sự bối rối , trong bụng tôi nói thầm : " Cái con quỷ Thảo này ghê thiệt , vậy mà nó cũng nhìn ra ", nhưng tâm lý không để thua cuộc một cách đơn giản như thế , hơn nữa tôi đã được đọc qua cuốn sách nào đó mà anh Thọ tôi làm quyển sách gối đầu giường, trong đó có đoạn tác giả khuyên ta đại ý như sau:
"Trong bất cứ công việc nào, biết có thể ta sẽ thua, nhưng cho dù còn lại một phút, bạn vẫn phải hô hào mình đang chiến thắng"
Tôi bèn áp dụng liền để đối đáp lại con Thảo nhằm đánh tan cái ý nghỉ mới manh nha hình thành trong nó, chớ không nó và con Thanh kết hợp lại chọc quê mình chắc tôi phải bỏ xứ ra đi chớ ở lại nơi này mắc cở vô cùng làm sao tôi chịu cho nổi:
- Nói rồi, nhìn đâu mà nhìn, Thảo đừng nói vậy Thanh hiểu lầm tội cho mình lắm, thôi đầy thùng nước rồi kìa ,gánh về liền đi để thím Năm chờ ở nhà.
Mải lo chống đỡ sự tấn công của đối phương, tôi đổ mấy gàu nước vào mấy cái thùng của Thanh và Thảo hồi nào không hay, đến khi nhìn kỹ lại thì do bị phân tâm nên tôi mới lầm lẫn như trên, mà cũng nhờ cái lầm lẫn vô tình này tôi lại chiếm được cảm tình của hai cô hàng xóm thật dễ thương, cảm động trước sự giúp đỡ cho mình. Thanh và Thảo lí nhí nói lời cảm ơn tôi, tôi ra vẻ anh hùng mã thượng vì sách thánh hiền ngày xưa có dạy "Thi ân bất cầu báo", tôi đáp lời:
- Có gì đâu mà phải cảm ơn hai cô nương ơi, đàn ông con trai phụ giúp cho những người tay yếu chân mềm là lẽ thường mà.
Hai nàng nguýt tôi một cái rồi tra cái đòn gánh vào và gánh đôi nước đi với dáng thật mềm mại, đợi hai nàng đi khuất tôi mới chợt nhớ công việc của mình chưa đâu vào đâu , nhìn thấy gương mặt ông anh tôi không được vui tôi cất tiếng hỏi:
- Có gì không mà em thấy hình như anh không vui thì phải.
Bây giờ đến lượt ông anh tôi hỏi tôi theo kiểu móc lò:
- Phương nè! Vậy chứ công anh quay nước mệt thấy mồ, em đổ cho hai con bé đó hết, giờ tính sao đây.
Nghe anh hỏi tôi mới chợt nhớ hai cô bé này cũng không tinh ý cho lắm. Phải chi họ nói lời cảm ơn anh tôi nữa thì đẹp biết bao , thì giờ này tôi đâu phải đối diện với cách bắt bí của anh , tôi đành phải trách móc hai cô nương này để vuốt giận anh mình :
- À hai con bé này tệ thiệt, có công lao của anh trong đó nữa, vậy mà mấy cô lại quên cám ơn anh.
Thấy anh cười cười tôi nói đùa thêm:
- Thôi em chia bớt ơn cho anh nè, còn cám em bán cho bà sáu Bi, để bả nuôi heo.
Nghe tôi nói chuyện tiếu lâm như vậy anh ôm bụng cười rồi nói một câu làm tôi mát ruột:
- Nói là nói vậy thôi chứ anh đâu có trách cứ gì em đâu, mà anh thấy nhỏ Thanh, nhỏ Thảo có cảm tình với em nhiều lắm đó.
* * *
Tôi còn nhớ, thuở trước ở hai cái giếng trong xóm ông Bốn cho mấy chú mấy bác trồng những cây lê kiu ma, chỉ có vài năm thôi những cây này đã cho bóng mát những buổi trưa hè, trong khi chờ đợi đến phiên mình quay nước, mấy anh chị em có chỗ núp nắng, từ đó cùng nhau kể cho nhau nghe đủ chuyện trên trời dưới đất, thậm chí khỏi cần đọc nhật trình thì mọi người đều biết được những tin tức, thời sự, hoặc tin xe cán chó, chó cán xe.
Có hôm mải mê kể chuyện cho nhau nghe nhiều anh chị quên chuyện nấu cơm nước ở nhà, đến trưa trờ trưa trật chồng con đi làm đi học về chưa có cơm bỏ vô bụng khiến họ cãi nhau ỏm tỏi. Vậy đó hôm sau khi đến lúc ra giếng gánh nước thì chuyện vẫn đâu vào đó, riết rồi chồng con cũng chán không thèm cãi vã chi cho mệt, họ để bụng đói ngủ một giấc dài đến khi thức dậy thì ăn vội vàng rồi tiếp tục công việc cho đến chiều tà.
* * *
Một đêm nọ khi ánh trăng rằm thượng nguơn đã lên cao, gió hiu hiu thổi, bầu trời trong veo ánh trăng sáng huyền hoặc. Anh Tôn một võ sĩ của trường phái Thiếu lâm Tự, anh tập họp bọn trẻ chúng tôi lại trong khoảnh sân nhà anh để anh dạy chúng tôi những thế võ căn bản nhằm phòng thân, cái không khí đêm ấy thật vui. Khi chúng tôi tề tựu đầy đủ trong sân nhà anh Tôn, trai có, gái có, chúng tôi xếp thành vòng tròn còn anh Tôn thì vào giữa vòng tròn để tiện bề chỉ dạy. Có hai đứa nói lầm thầm với nhau:
- Anh Tôn tự nhiên làm cục nhưn chi vậy trời.
- Mầy có bệnh không vậy, ảnh đứng giửa là phải đạo rồi, đứng bên ngoài thì làm sao mọi người thấy được, rồi làm sao mà dạy với dỗ.
Anh Tôn cho chúng tôi ngồi xếp bằng giống như cách ngồi tọa thiền của dức Phật Thích ca Mâu ni, mới được vài phút có đứa càm ràm:
- Chắc tao đi tu không xong rồi, ngồi kiểu này tê chân gần chết, học võ kiểu này mệt à nha tụi bây .
Anh Tôn ra hiệu cho mọi người yên lặng, anh chắp tay và lâm râm đọc câu gì đó thì thầm trong miệng, không gian yên ắng vô cùng, chừng một ít giây sau anh xoa chặt hai bàn tay vào nhau cho thật nóng rồi anh vuốt tóc từ phía trán ra sau đỉnh đầu rồi anh bắt đầu hướng dẩn chúng tôi, anh kêu tôi làm người đối kháng với anh để minh họa cho lũ trẻ biết những thế võ căn bản, nào là xuống tấn, đứng trụ hai chân, tập dồn khí lực từ trên xuống đan điền. Rồi tập đá song phi, ôi thôi đủ thế võ cho đến bây giờ tôi còn nhớ mang máng một hai chiêu như Ngáng chân đối phương, một thế võ khác ta kéo đối phương về phía mình rồi thình lình ngã ngửa về sau, dùng chân phải hất đối phương lộn ngược người ra phía sau lưng mình. Các thế võ thật hay nhưng khi tập thì chúng tôi phải nương tay cho nhau, nếu không thì tai nạn xảy ra tức thì. Nói thì nói vậy khi tập luyện với nhau những khi hăng tiết vịt có đứa ra tay hạ độc thủ đối phương khiến có đứa bị trật chân tay, đau đớn vô cùng. Những lúc đó anh Tôn chạy vù vô nhà lôi chai thuốc rượu ra thoa lên chỗ đau, thật là hiệu nghiệm chỉ một thời gian ngắn nạn nhân có cảm giác như mình chưa từng bị chấn thương bao giờ, con Thanh thấy thuốc quá hiệu nghiệm nó thốt lên:
- Ồ thuốc của anh Tôn y như thuốc tiên trong những chuyện cổ tích ngày xưa vậy.
Sau khi biểu diễn những thế võ cho mọi người xem, anh Tôn bắt chúng tôi bắt cặp để thực hành thế võ mới được xem qua. Như có sự sắp đặt anh Tôn chia ra mỗi cặp đấu gồm một trai một gái, con trai thì đóng vai những tên "dê xồm" đi rình rập phe kẹp tóc đang đi một mình trong đêm vắng. Tôi và Con Thanh được ghép thành một cặp, nghe được làm tên gian ác hãm hại các cô, mà người mình sắp hãm hại là con Thanh thì tôi mừng như mở cờ trong bụng. Riêng con Thanh nó mắc cỡ vì từ nhỏ đến bấy giờ nó chưa hề đụng chạm tay chân với phe khác phái, vậy mà hôm nay phải ôm phải vật, mà vật với tôi nữa nó bèn la bài hải như heo bị chọc tiết:
- Anh Tôn cho nữ vật lộn với nữ đi. Vật với con trai kỳ lắm, đã vậy vật với ông Phương nữa kỳ lắm anh Tôn ơi.
Nghe mấy cô gái phản đối việc chung chạ với đám con Trai, anh Tôn nghiêm nét mặt và nói:
- Anh nói cho mấy em biết nhe, học võ phải dẹp bỏ những ý nghỉ đen tối trong đầu, lấy tinh thần thượng võ làm kim chỉ nam, dẹp bỏ những ngại ngùng như vậy khi tập mới có kết quả tốt. Hiểu chưa?
- Chúng em hiểu rồi.
Lúc này tôi liếc nhìn con Thanh xem thái độ nó ra sao khi nghe lời huấn thị của sư phụ anh Tôn dạy bảo, bẩt chợt lúc này Thanh cũng nhìn về phía tôi, bốn mắt chạm nhau, chớp chớp đôi mắt Thanh như ngầm nói với tôi "Cái ông Phương này coi vậy mà nhát gái quá đi chứ", còn tôi hơi bối rối vội nhìn qua hướng khác, nhưng trong lòng hai đứa tôi tâm trạng y như câu ca dao "Tình trong như đã, mặt ngoài còn e".
Khi những tấm nệm cao su mỏng được trải ra, anh Tôn cho chúng tôi bắt đầu thực tập các thế võ. Thú thật nếu ngoài đời mà gặp cô gái nào đó để phải đánh nhau thì tôi giơ tay đầu hàng, nhưng hôm ấy phải vật lộn với con Thanh thâm tâm tôi cũng ngại ngùng, nhưng sư phụ mới nhắc nhở nên hai đứa tôi mạnh dạn đóng tròn vai do anh Tôn sắp đặt. Hai đứa tôi cúi đầu chào như những võ sinh thứ thiệt. Sau cái màn dạo đầu như thế chúng tôi bắt đầu nhập cuộc, vờn nhau như hai con mãnh hổ chực chờ đối phương sơ hở để nhào vô tấn công,
Chợt thấy con Thanh dường như bị phân tâm chuyện gì thì phải, lợi dụng tình thế đó tôi nhào vô nắm vai Thanh và định ra đòn, nhưng phải công nhận Thanh đã lừa được tôi, nàng nương theo đà lách mình xoay người khiến tôi chụp hụt vai nàng, nàng vội túm lưng áo tôi và ra đòn đã được sư phụ hướng dẫn, Thanh vật tôi lộn một vòng rơi xuống nệm cao su, tưởng chừng như cú rơi êm ru trên tấm nệm, nhưng không, khi chạm xuống tấm nệm tôi cảm thấy đau nhói ở trên lưng, tôi la lên oai oái:
- Chết tui rồi Thanh ơi, bà làm gì thù oán tui quá vậy, chắc gãy be sườn số 8 của tui rồi.
Nghe tôi nói như vậy con Thanh sợ sệt mặt mày méo sẹo, cô nàng xuống nước năn nỉ:
- Cho Thanh xin lỗi nha, ủa mà cái cách ngã anh Tôn dạy rồi, mà Thanh cũng đâu có mạnh tay đâu mà anh đau đớn dữ thần vậy.
Anh Tôn chạy đến xem xét vết thương của tôi ra sao, chừng như không thấy gì nghiêm trọng xảy ra anh nhìn tôi rồi nhìn con Thanh bất chợt anh nhoẻn miệng cười rồi nói vừa đủ cho hai đứa tôi nghe:
- Vụ này ngộ à nha, Phương có bị gì đâu mà nằm vạ ,mà Thanh cũng khờ nữa bị ông Phương dụ khị rồi .
Anh Tôn vừa dứt lời, con Thanh thay đổi sắc mặt từ sợ sệt sang thẹn thùng, bất chợt cô nàng co giò đá vào chân tôi một cái đau điếng kèm theo câu nói:
- Tui trừng trị ông cái tội ba xạo nghe chưa.
Tuy lãnh một cước bất ngờ đau điếng nhưng trong lòng tôi có cái gì vui vui nó len lỏi vào tâm hồn mình hôm ấy.
Tập dợt gần hai giờ đồng hồ ai nấy mồ hôi nhuễ nhại, bà Hai mập mẹ của anh Tôn bưng nồi chè đậu xanh thơm lừng nóng hổi ra đến nơi, bà Hai vui vẻ nói với chúng tôi:
- Lâu lắm rồi bà Hai mới thấy bây đến tập võ đông đủ, bà Hai nấu nồi chè đậu xanh cho các con ăn lấy thảo nè.
Chúng tôi quây quần bên nhau, cùng thưởng thức chè đậu xanh của bà Hai mập khoản đãi, mạnh đứa nào đứa nấy húp phút chốc nồi chè cạn trơ đáy. Sương khuya bắt đầu xuất hiện, chúng tôi cảm nhận được do những làn gió mơn man thổi đến, bọn con trai chúng tôi thì tỉnh bơ trước hiện tượng bình thường của thời tiết lúc về khuya, chỉ tội những cành hoa mong manh như con Thanh con Thủy, con Hồng con Thúy, các cô nàng bắt đầu run lặp cặp thì anh Tôn cũng chính thức thông báo buổi tập đã xong, chúng tôi cùng nhau lũ lượt đi về. Khi đi ngang cái giếng nước tôi chợt thấy các anh chị vẫn còn trò chuyện, tình tự với nhau, bất chợt tôi nhìn lên bầu trời cố nhìn xem may ra mình sẽ thấy được chú cuội và cô Hằng nga có cùng nhau hẹn hò trên cung quảng chăng, chỉ thấy những đám mây trắng bàng bạc trôi ngang nguyệt điện, bất chợt tôi nhớ đến những điển tích về trăng như Đường Minh Hoàng muốn thâu tóm mặt trăng làm của riêng cho mình, rồi chàng Hậu nghệ ngày xưa dùng cung thần bắn hạ những mặt trăng cứu Hằng nga, những điển tích trên đến giờ nó chỉ còn lờ mờ trong ký ức của tôi do nghe ông bà kể lại cho mình nghe gần nữa thế kỷ rồi còn gì.
Về đến sân nhà mình, tôi đang loay hoay mở cổng. Thì đâu phía sau lưng một làn gió mát ùa đến mang theo cái hươmg thơm quen thuộc mà khướu giác tôi cảm nhận được lúc ban nãy khi đang chia phe đánh vật, Thanh khẻ khàng lên tiếng:
- Anh Phương.
Ngập ngừng rồi đôi tay vân vê tà áo Thanh thu hết can đảm, nàng nói:
- Chọ..em .. xin lỗi vì đã mạnh ... chân với anh khi nãy, Em không cố ý, mong anh... đừng buồn nha.
Tôi không ngờ cô bé Thanh này là người cũng mang nhiều cảm xúc trong lòng, chuyện chút xíu vậy mà cũng câu nệ để trong lòng, cũng may Thanh nói ra, chứ không thì chắc nàng sẽ rất khó ngủ trong đêm ấy.
Lòng tôi lâng lâng vui mừng khi nghe cô bé hàng xóm có đôi mắt đẹp nói những lời ngọt ngào với mình như thế, tôi mạnh dạn nắm lấy bàn tay nàng và hôn lên những búp măng non nuộc nà kia. Thấy Thanh không phản ứng, tôi tham lam choàng tay qua vai nàng và ghì chặt vào lòng mình, Thanh run lên hơi thở dồn dập tôi nghe rõ hai con tim chúng tôi đang hòa cùng nhịp đập, cô Hằng nga lúc này cũng tôn trọng giây phúc riêng tư của hai đứa chúng tôi, cô ẩn mình vào đám mây khiến bầu trời mờ dần... mờ dần.
Cuộc đời những tưởng sẽ êm ả trôi qua, tôi và Thanh yêu nhau tha thiết, cuộc tình chúng tôi gần đến ngày có thể thông báo cho mọi người thân bạn bè đến chung vui, bất ngờ Thanh ngã bệnh nặng đột ngột, Nàng ra đi vĩnh viễn sau một tuần nằm trong bệnh viện. Tôi như người mất trí sau biến cố này, gia đình chôn cất nàng sau một ngôi chùa trong vùng, đám trai gái bạn bè trang lứa trong xóm cũng không còn cười đùa mhư trước nữa, những đêm trăng bên thềm giếng giờ đây thiếu bớt đi một đôi thùng nước chờ đến phiên để cô chủ gánh về nhà, Anh Tôn vẫn tập hợp chúng tôi lại học cho xong những thế võ phòng thân, tập luyện trong những đêm trăng sáng tôi chợt nhớ và thèm cái cú lừa của Thanh vật tôi nằm bẹp xuống cái nệm cao su, bổng cái ý nghỉ ùa đến trong tôi:
"Nếu bây giờ bị Thanh vật mình một lần nữa, tôi cũng sẽ đóng kịch để hứng thêm một cái đá thật đau vào chân như dạo nào"
Từ đó về sau này, những mùa trăng tiếp theo trong cuộc đời tôi thấy nó vô vị, tăm tối không còn sáng vằng vặc như thuở hai đứa chúng tôi cãi nhau bên cái giếng.
Thôi nhé Thanh, em hảy yên nghĩ với mùa trăng của chúng mình năm nào, thuở ấy với đôi mình đó là những mùa Trăng vĩnh cửu.
Rằm tháng giêng Nhâm Thìn 2012
Nguyệt San Giao Muà xin cám ơn những thân hữu đã dóng góp bài vở cho Nguyệt San Giao Muà số 157 . Một số bài khác sẽ được đăng dần vào số tới. Mong mỏi sẽ nhận được những sáng tác của các bạn bốn phương để cho Nguyệt San Giao Muà thêm phần hương sắc trong tương lai.
2) Để rút ra danh sách của NSGM (unsubscribe),
xin gửi email về GiaoMua@hotmail.com
3. Mọi chi tiết, thể lệ, thắc mắc, xin gửi về:
GiaoMua@hotmail.com
4. Mọi bài vở, đóng góp, xin gửi về:
GiaoMua@hotmail.com
Nguyệt San Giao Muà
Homepage: http://www.GiaoMua.com
Thể lệ gửi bài cho Nguyệt San Giao Muà:
Mong bạn gửi Bài cho GM theo cách này là tốt nhất :
1. Dùng mẫu chữ Vietnet (VIQR) hay Unicode
2. Viết Hoa chữ đầu của bài và bút hiệu. Ví dụ: Giọt Mưa Trên Lácủa NS Phạm Duy
3. Gửi bài ngay trong email (không kèm file), để cho BBT khỏi mất công download xuống để đọc
4. Gửi tất cả các bài trong 1 tháng 1 lần trong1 email, nếu tiện.
5. Bài vở xin gửi đến trước ngày 25 mỗi tháng
6. Mọi chi tiết, thể lệ, thắc mắc, xin gửi về: GiaoMua@hotmail.com
Cám ơn bạn rất nhiều, vì nhân sự có hạn, BBT không thể ngồi đánh máy lại từng đề bài hay bút hiệu.
P.O . Box 378
Merrifield, Virginia 22116
USA
Trang Nhà