Số 158

Ngày 1 tháng 6 năm 2015

www.GiaoMua.com

Nguyệt San Giao Mùa
P.O. Box 378
Merrifield, Virginia 22116
USA

GiaoMua@hotmail.com


Thư Ngỏ



Hôm nay đã qua tháng 6 rồi mà sao trời Cali còn lạnh vào buổi chiều.

Bắc Cali tuần này nhiệt độ cứ lẩn quẩn ở hàng 6, tuần tiếp lên hàng 7. Những năm trước thường trong dịp Lễ Father's Day trời nóng nhiều, có khi lên đến hàng trăm. Lạ thật.

Tình trạng biến đổi khí hậu, với ba bốn năm liền Cali hạn hán, những dòng sông, nhất là những hồ chứa nước bị cạn kiệt, đáy hồ nứt nẻ trông thật đáng lo ngại,

Thống đốc Tiểu bang đã ra lệnh hạn chế dùng nước để tưới cây. Buổi trưa nhìn dãy hoa trong vườn nghiêng rũ càng thêm buồn, trong khi đó nhìn trên Net thấy Saigòn mênh mông nước ngập, với cảnh người dân dắt xe lội trong những vũng nước đen ngòm.

Mới đó mà cuộc đổi đời năm 1975 đã trôi đi bốn mươi năm. Thời gian, không gian và đời người theo nhau chạy đua, để rồi những kỷ niệm dẫu ngọt ngào hay đau đớn cũng dần rơi rụng không một chọn lựa.

Bốn mươi năm không thể không quay nhìn lại, để nhìn ra sự thật, nhìn ra chân lý cuả Bên thắng cuộc cũng như Bên thua cuộc, đau lòng với tình đồng bào ruột thịt đã bị một chủ nghĩa sai lầm làm cho mấy triệu người Việt Nam đã chết một cách vô ích. Giá như kẻ thắng cuộc không kiêu ngạo một cách mù quáng, nhìn và học hỏi theo người Mỹ sau cuộc Nam Bắc phân tranh, thì bây giờ nước Việt chúng ta không mang nỗi nhục thua kém cả Campuchia và Lào.

Giờ này, tôi ngồi viết Thư Ngỏ cho Gia Mùa, lòng tôi không hận không thù người CS, nhưng trong lòng luôn đeo đẳng một nỗi đau đớn, nhìn thấy cả một lớp người ngu muội cúi đầu dâng đất dâng biển cho giặc Phương Bắc, phản bội lại tiền nhân đã bốn ngàn năm hy sinh biết bao máu xương để bảo vệ và mở mang đất nước giàu đẹp như ngày nay...

Cầu xin Hồn Thiêng Sông Núi phò trợ cho một Việt Nam sớm không còn bóng dáng của những tên bán nước "hèn với Giặc, Ác Với Dân" .

Mạc Phương Đình
Ban Biên Tập Giao Muà

Mục Lục

Bài vở trên Giao Muà là do các tác giả gửi đăng và Giao Muà không chịu trách nhiệm về nội dung. Muốn xin trích đăng lại, xin liên lạc với GiaoMua@hotmail.com.

I . Thơ _______________________________________________________________________

1. Em, Người Dưng Khách Qua Đàng ______Lê Miên Khương
2. Tìm Lại Dấu Quê Hương ______ Hàn Thiên Lương
3. Quán Cà Phê Giọt Đắng ______ Sông Cửu
4. Mộng Sầu ______ Jacaranda
5. Tháng 5 Đà Lạt Mưa Tình ______ Tuyền Linh
6. Bụi Trắng ______ Hoàng Yến
7. Dòng Sông Chảy Ngược ______ Nguyễn Thị Thanh Dương
8. Xa Giấc Mơ Buồn. ______ NguyênHoang
9. Đường Khuya ______ Du Yên
10. Lạc Lõng ______Chung Thủy
11. Vợ Tôi ______ Sông Trà
12. Nhớ Lời Cha Khuyên ______Song An Châu
13. Dịch Thơ Thôi Hộ ______Phạm đình Nhiên
14. Quà Vu Quy Cho Con phần IV ______ Nguyệt Vân
15. Sao Đêm ______Vành Khuyên
16. Thời Gian ______Vân Hà
17. Buồn Vui Cùng Bạn ______Mạc Phương Đình
18. Lệ Trên Phím Sầu ______Nguyên Hà/Uyên Thuý Lâm
19. Về Gọi Phố ______Đông Hương
20. Ngàn Dặm Quan San ______Trần Đan Hà

II . Văn _______________________________________________________________________

1. 2009 Buồn ___________ Nguyễn Thị Thanh Dương
2. Hiến Chương Tình Yêu (truyện dài nhiều kỳ) ___________ Tình Hoài Hương
3. Duyên Số ___________ Vành Khuyên
4. Căn Nhà Sau Cửa Biển (truyện dài) ___________ Phan Thái Yên
5. Một Nét Đẹp Trong Tiếng Việt, chữ Nước. ___________ Trần Thành Mỹ

IIỊ Trả Lời Bạn Đọc__________________________________________________

1. Nhắn Tin/Trả Lời Bạn Đọc _______ Ban Biên Tập

I . Thơ __________________________________________________

1. Em, Người Dưng Khách Qua Đàng      
 
 
Sài Gòn mưa nắng hai mùa  
Tôi đi dưới lá bị bùa mắt em  
Bỗng dưng trời trải mây êm  
Gió xa về vội nâng thêm tà vàng  

Em, người dưng khách qua đàng  
Tôi, người dưng cũng vội vàng bước theo  
Cho tôi một ánh mắt nheo  
Và xin sợi tóc để treo tim mình  

Mai này trong cõi bình sinh  
Tôi đi dưới nắng nhớ bình minh xưa  
Một ngày trời có đổ mưa  
Tôi núp dưới lá, bùa xưa lại về !  

Lê Miên Khương  


Câu hỏi  

Ngày anh trở về  
Em sẽ nói những gì với anh  
Hỏi anh sức khỏe, cuộc sống nơi xứ lạ quê người?  

Anh sẽ hỏi lại em  
Bao cơn mưa lũ lụt trước sân nhà  
Bao ngày nắng em cơ cầu trong nóng bỏng  
Em có nhớ và em có khóc  
Cho một người đang vội vã trên đường xa?  

Nếu ngày mai anh không còn là anh nữa  
Phố thị đèn màu đã làm anh úa rữa  
Anh chạy theo sắc đẹp loẹt lòe  
Anh say mê giả tạo phù hoa  
Đã quên người em nhỏ chân chất nơi quê nhà  
Thì em có buồn và mắt em có ướt  
Vì một người đang hoang hủy nơi miền xa?  

Em có còn là em của ngày xưa?  
Áo trắng đơn sơ tóc thề khoe với gió  
Gương mặt trái xoan đoan hậu như nàng tiên  
Nón lá che nghiêng miệng cười ngoan hiền  
Và đôi guốc mộc gõ lộc cộc trên đường !  

Cuộc đời anh dù cầu thực tha phương  
Trong tim anh vẫn còn một góc khuất  
Dành riêng cho em  
Người em nhỏ nơi quê nhà 
      
                                                              
   Lê Miên Khương   
Mục Lục


2. Tìm Lại Dấu Quê Hương Anh đứng lặng nhìn mây bay trên núi Gió xạc xào khua động cả đồi thông Dưới lũng xa dòng sông trôi lặng lẽ Thuyền về đâu?- theo con nước xuôi dòng! Anh bất chợt nhớ mình đang lỡ bước Suốt quảng đời sao cứ mãi lang thang Đường quê người tháng năm còn xuôi ngược Gót đã mòn hơn nữa kiếp đi hoang!. Anh có đọc những bài thơ em viết Trong đêm buồn thiếu vắng bóng quê hương. Thương quá đổi ý tình sao tha thiết Khiến hồn anh nhớ mãi buổi lên đường! Một lần đi biết bao giờ trở lại Bóng người xưa nay biền biệt nơi nào? Chiều cô đơn thêm nỗi tình khắc khoải! -Cuộc tương phùng không biết đến bao lâu? Anh ao ước ngày nào mình tương ngộ Vần thơ em còn đậm nét yêu thương Dẫu xa cách hoa xuân tàn mấy độ Bỏ quê người!- tìm lại dấu quê hương! Hàn Thiên Lương
Mục Lục


3. Quán Cà Phê Giọt Đắng Hừng đông ra ngồi "giọt đắng"(*) ngắm tách cà-phê vệt trắng vệt đen nhìn đời bận rộn bon chen thấy mình như cọng rêu leng giữa dòng Sóng xô lời biển thì thầm đồi cao gió thổi từng hàng mây trôi hải âu chao lượn tìm mồi ai mà biết nó đang vui hay buồn Bên kia biển khuất màn sương đường về đất mẹ mây vương bạc đầu đêm qua chênh chếch trăng sầu người đi thao thức gối đầu nhớ nhung Rung tay ghi đoạn tương phùng nhớ ngày gãy gánh hải hùng biển khơi chơi vơi góc biển chân trời ngồi nghe sóng vỗ nhớ lời mẹ rủ (30/4/2015) _______________________________ (*) Quán cà-fe "giọt đắng" San Diego

Sông Cửu

Mục Lục


4. Mộng Sầu Anh ơi ! Anh đã về đâu ? Đêm buông lưng lững mộng sầu riêng em ... Đời hoang phế, lặng im từ thuở Người xa người tim vỡ ...con tim Ai đi chốn ấy êm đềm Nơi đây một đóa hoa đêm nở thầm... Em đốt nén hương trầm cho nhớ Khơi tro tàn, trăn trở... hư vô Lặng người nghe tiếng lá khô Ngỡ ai... một thoáng mơ hồ... thế thôi Xuân nở giữa lưng đồi ngan ngát Hương dịu dàng man mác ...trăng loang... Tóc xanh... sương trắng mơ màng Mộng sầu thấp thoáng đã ngang lưng trời Em tự hỏi, đầy vơi duyên kiếp Có gì vui ? Đi tiếp về đâu ? Xác "Tim" em thẩm vết sầu Từng đêm gối mộng, bên câu thơ tình Jacaranda


Mục Lục


5. Tháng 5 Đà Lạt Mưa Tình Tháng năm chẳng phải mưa ngâu Cũng không phùn bụi như đầu tháng giêng Thôi thì cứ gọi mưa Tình Chặp mưa chặp tạnh, rập rình?lại mưa? Mưa như cút bắt gái trai Mưa như đùa giỡn tim ai dỗi hờn Mưa phả phất, mưa nồng nàn Phập phồng bong bóng vỡ tan mặt đường Mưa ào ạt như tan trường Bỗng dưng ngưng lại như dường trêu ngươi Những ô dù nhỏ rong chơi Bật lên xếp xuống mệt nhừ vì mưa Mưa lấm lét? mưa đùa dai? Suốt ngày suốt buổi lai rai mưa hoài Tháng 5 Đà Lạt giữa mùa Vẫn đầy du khách đội mưa trao tình Qua rồi một thuở em, anh Chiếc dù xanh, đỏ trở thành chiêm bao Ngày nào má thắm hoa đào Tay trong tay ấm ngọt trao lời tình Bây giờ lạnh ngắt mưa lên Nghe trong sâu thẳm cuộc tình hư hao Mưa tình Đà Lạt xanh xao Gõ vào tâm não biết bao điệu buồn Chừng như lòng cũng mưa tuôn Bao giờ Đà Lạt cạn nguồn mưa qua ! Tuyền Linh Dấu Yêu Yêu biết mấy những đường xưa phố cũ Chiều tan trường bướm lượn áo trắng bay Hồn thơ anh ở trọ suốt bao ngày Em đâu biết, vẫn vô tư mười sáu Anh mười tám ươm tình thơ rất sớm Tay vụng về nguệch ngoặc nét mực run Trí thẩn thờ cắn bút nghĩ mông lung Những con chữ chứa tình anh trăm nỗi Mùa phượng đến nghe thời gian đi vội Cánh thư tình ấp ủ chẳng dám trao Nghe ngoài kia ve réo gọi lao xao Lòng lửa đốt, biết em còn trong lớp ? Qua cửa kính thấy bạn em từng tốp Nhởn nhơ đùa, tay dung dẻ ra về Lòng nhủ lòng?thôi, để đợi mai kia Mà vẫn thấy hồn mình sao hoang vắng Con chim sẻ chuyền cành me bay thẳng Anh mơ màng lo sợ thời gian đi Có bao giờ mùa phượng vỹ chia ly Và em hút theo heo may thu tím ? Bao nỗi nhớ trong mùa hè câm nín Dồn về tim nghe rưng rức sách đèn Từng đêm dài thao thức đợi mùa lên Trang lưu bút dưới ngọn đèn ũ rũ Con thạch sùng chắt hoài cũng chưa đủ Nói lên điều lo lắng ở trong lòng Đầu thu này biết gặp lại hay không ? Bao ảo mộng chập chờn về gõ cửa Mùa tựu trường đã không còn em nữa Cánh thư xưa vàng võ đến tội tình Con ve già buồn bã cũng lặng thinh Hoa phượng muộn rơi từng cơn lã chã Nghe hơi thở của thời gian rất khẽ Rơi trầm buồn vào vực tối tâm hồn Sao vẫn còn tiếng cười nói véo von Của em đó, những ngày xưa tháng cũ ? Thôi anh hiểu, tại hồn anh trú ngụ Mắt môi em ngây ngất đến dại khờ Tình đầu nào mà chẳng phải ngẩn ngơ Thời gian có bao giờ phai phôi được Lúc nào đó, em tìm về ký ức Và tiếc thương thời áo trắng học trò Khi xe đời chở quá nặng âu lo Em có nhớ một người chỏkhông nhận ? Tuyền Linh Gọi mời thu xa mến gởi các cô gái Việt ở Na Uy Xin Người một chút cô đơn Chút hương xa xứ bên trời Na uy ? Bao mùa thu đến thu đi Người còn giữ lại được gì trong tim ? Mùa thu về tận bên thềm Có ve vãn được con tim của Người ? Những ngày lá đổ chiều rơi Có gieo xao xuyến gọi mời tình lên ? Nỗi buồn không thể gọi tên Có len lén đậu trên rèm mi cong Có hôn lên nụ má hồng Và?tim Người có bềnh bồng cùng thu ? Xin Người một phút lãng du Tìm trong giấc mộng mùa thu xứ mình Biết bao sắc thái lung linh Mùa thu đậm nét hương tình Việt Nam Xin Người đừng có ngỡ ngàng Trái tim thức giấc mùa sang thu về Bên trời liễu khuất sương che Người ơi, có thấy thu se sắt lòng ? Tuyền Linh Lời ru muộn màng Anh vay em một chút tình Vá vào hồn mộng rách mềm bấy lâu Đường kim mối chỉ luồn khâu Nhẹ tay em nhé để sầu nằm yên ! Bốn mươi năm chẳng thể quên Từng ngày giông bão, từng đêm lệ thầm Oằn vai gánh cuộc trăm năm Tháng ngày dầu dãi tím bầm nợ duyên Chút tình vay mượn của em Anh làm vốn liếng thay duyên phận mình Mượn luôn em mớ chân tình Ướp vào tâm não để dành mai sau Đã qua một cuộc bể dâu Thu vàng lá đổ chìm sâu giấc tình Trăm năm nghĩ lại? giật mình ! May mà vay được chút tình ca dao Vốn lời anh sẽ gởi trao Trong trang cổ tích đượm màu thiên thu Sảy sàng sạch trọi phù du Trả em một chút lời ru muộn màng 2015 Tuyền Linh


Mục Lục


6. Bụi Trắng Ai đã rắc lên tóc em, Biết bao nhiêu là bụi trắng, Ôi! Thời gian đã trôi nhanh, Bốn mươi năm mà rất ngắn. *** Thôi thì hạnh phúc nhỏ nhoi, Quê người mình còn gặp lại, Tình xưa giò đã xa xôi, Nhưng lòng yêu còn yêu mãi. *** Cứ ngồi yên lặng nhìn nhau, Như không có gì để nói, Trời trong xanh,vời vợi cao, Kề bên mà không với tới. *** Ô! Ly cà phê nguội rồi, Tình mình xa lơ, xa lắc. Nén cho chặt nỗi ngậm ngùi, Nuốt cho trôi dòng nước mắt. CHIA TAY NHAU. RỒI THÔI! Hoàng Yến


Mục Lục


7. Dòng Sông Chảy Ngược Sông Dakbla ở Kontum chảy ngược, Sông bắt nguồn từ dãy núi Kon Plong, Em đã từng mơ đi với dòng sông, Chảy về hướng Tây núi rừng biền biệt. Điều nghịch lý từ lâu em đã biết, Nhưng có điều em chưa biết về anh, Đã có thời mình cùng ở Kontum, Mà sao không một lần gặp gỡ? Kontum có núi Ngọc Linh hùng vĩ, Bóng dừa xanh nhà thờ Gỗ em qua, Tiếng cồng chiêng mời gọi núi rừng xa, Rượu cần uống, lửa bập bùng đêm tối. Thành phố nhỏ em và anh ngược lối, Con đường nào anh cũng chẳng gặp em, Hai người cùng yêu cuộc sống Tây Nguyên, Hai kẻ lạ vẫn hai đầu xa cách. Dòng sông Dakbla mấy mùa Phượng thắm, Mấy mùa sông cạn nước chậm chậm trôi, Mấy mùa sông mưa rẽ nhánh cuộc đời, Bên lở bên bồi ôm quanh thành phố.. Ôi, phố núi Kontum nhỏ bé, Chắc không duyên nên mình chẳng gặp nhau? Hôm nay quê người rộng lớn biết bao, Bỗng gần lại hai tâm hồn xa xứ. Anh ở Kontum, em cũng Kontum đó, Trái tim anh còn nhớ núi rừng xưa, Hoa Dã Qùy vàng vẫn nở trong mơ, Hoa phố núi như người tình muôn thuở. Em chưa quên những con đường thành phố, Những chiều trên cầu nhìn sông Dakbla, Sông đi đâu sông cũng trở về nhà, Vì sông nào chẳng chảy ra biển lớn. Chắc chỉ có sông Dakbla chảy ngược, Và có chúng mình đi ngược đời nhau, Mai về Kontum em biết tìm đâu, Bước chân một người không quen thuở ấy? Nguyễn Thị Thanh Dương CHIỀU MƯA TRÊN DÒNG SÔNG DAKBLA ( Cảm xúc khi nghe bài hát ?Vùng mưa Kontum? của Phan Ni Tấn) Có một chiều mưa trên sông Dakbla, Dòng sông em qua một thời con gái, Mười bẩy tuổi hồn em xanh phố núi, Mưa mịt mùng làm lạnh cả núi non. Không mưa nào buồn bằng mưa KonTum, Dòng sông Dakbla chảy quanh thành phố, Em đứng trên cầu chiều mưa bỡ ngỡ, Sông về đâu ? mang mưa gío về đâu? Mưa có về trên nương rẫy núi cao? Trời mưa này chắc không ai lên núi, Cô sơn nữ không ra rừng ra suối, Hái rau về khói bếp buổi chiều lên. Buôn làng Bhana, Jarai, Striêng?.. Chìm trong mưa tiếng cồng chiêng, tiếng trống, Hoa Dã Qùy vàng bên đường im vắng, Mưa thấm giọt sầu vào cõi hoang sơ. Chiều ấy lòng em cũng chợt bơ vơ, Như cánh chim bay lạc qua thành phố, Mưa trên dòng sông Dakbla nức nở, Em bước xuống cầu mưa vẫn đi theo. Ôi những phố quận đâu đây đìu hiu, Dak Tô, Tân Cảnh, Kon Plông, Kon Rẫy? Chẳng biết cơn mưa có về nơi ấy? Có dòng sông nào buồn hơn Dakbla? Bây giờ KonTum là kỷ niệm xa, KonTum chỉ còn lại trong ký ức, Dòng sông Dakbla một thời thơ mộng, Có hàng cây Phượng Vỹ đứng ven bờ. Nhưng trong em vẫn có một chiều mưa, Trên sông Dakbla, dòng sông chảy ngược, Làm thổn thức tâm hồn em mới lớn, Mưa Kontum kỷ niệm đẹp trong đời. Nguyễn Thị Thanh Dương ***************************** TRẦM CẢM. Nắng chiều hắt bên hiên, Một màu vàng tuyệt vọng, Tôi bước chân muộn phiền, Đi hoài theo bóng nắng. Yêu anh như hoang tưởng, Con đường tình lẻ loi, Tìm anh từ trăm hướng, Hướng nào cũng xa xôi. Gío buông tiếng thở dài, Gío cũng buồn trăn trở, Gío gọi hồn ai đây? Lạnh lùng từ huyệt mộ. Có ai vừa qua đời? Gốc cây này đứng khóc, Từng chiếc lá đang rơi, Buổi chiều mây tang trắng. Đã qua rồi đêm rằm, Vầng trăng từ đâu đến? Màu vàng nhạt xa xăm, Vầng trăng đang đau ốm. Như kiếp người lận đận, Trăng lúc khuyết lúc tròn, Khi đêm tàn nguyệt tận, Trăng cũng chết trong hồn.. Thành phố này bệnh hoạn, Nỗi buồn cứ quẩn quanh, Những ngày tôi trầm cảm, Những ngày không có anh.

Nguyễn Thị Thanh Dương
Mục Lục


8. Xa Giấc Mơ Buồn. Những giấc mơ buồn, đừng nhớ nữa. Phai rồi đêm giải giúp qua mưa. Đã trôi phiền muộn vương từ thuở. Nhưng khó quên người, đặt chiếc hôn. Nhìn từng cuộn sóng vỗ dập dồn. Đưa những bọt sầu lên bãi cát. Xoá mất đền xây hoài vọng cũ. Dã tràng tiếc nhớ tháp hoa đăng. Về lại chiều nay ngồi bến vắng. Tình xưa vương vấn bám theo đời? Tâm tư ray rức không vơi được. Mang mãi bên lòng, vết chẳng phai! Môi hồng đón vị thắm an bài. Lỡ nhận vào đời, nhuộm số kiếp. Rong đó rêu phong, dầy định mệnh. Ngàn năm dung chứa đậm nỗi niềm. Gởi sóng sủi trào bọt bể tím. Bằng lăng phai sắc ghé ngang tìm. Ti-gôn nhung nhớ mùa đông lạnh. Khoát vội chăn tình đắp ủ tim. Để giấc mơ buồn không nặng thêm. Nhớ Người về đáp ngủ bên thềm. Ôn từng kỷ niệm chờ con nắng. Đến dỗ yên bình ru lắng im! NguyênHoang Quê Em. Quê Em núp dưới bóng sương chiều. Ngàn gió đùa xô lạnh hắt hiu. Mãi nhớ khung trời nầy bất hạnh. Luôn thương mãnh đất đó tiêu điều. Mây qua ghé mắt thăm đồng lúa. Nắng đến dừng chân viếng cọc tiêu. Cuộc sống dân nơi đây khổ cực. Âm thầm với chiếc bóng cô liêu. Vừng Trăng Soi.. Vầng trăng khuyết nửa vẫn soi lan. Tỏa khắp trần gian lấp lánh vàng. Lúc giấc mơ phai hồn lạc lối. Khi cơn mộng nhạt phách lang thang. Tình yêu đắm đuối chờ trau chuốt. Hạnh phúc ngất ngây đợi điểm trang. Vọng nhớ trăm năm còn tiếc nuối. Thương hoài trọn kiếp đã chưa tan. Bụi Trần.. Một gánh thuyền quyên vướng bụi đàng. Truân chuyên dầu dãi lối quan san. Mưa xuân không đến xoa phiền muộn. Nắng hạ chợt về áp bẽ bàng. Ngõ phố buồn hiu lòng tưởng nhớ. Đường thôn quạnh quẽ dạ mơ màng. Tình yêu chớm nở thầm khao khát. Hạnh phúc từ lâu ước mới sang. NguyênHoang Nhớ Thầm Đó, Cuộc Tình. Nắng chiều nay có về qua lối cũ? Nghe sụt sùi tiếng nấc nghẹn thở than. Gió dạt lâng chuyển chiếc bóng nhịp nhàng. Kề bên dỗ sợi tơ vàng lạc bước. Giúp mây gom tạo chiếc cầu Ô thước. Diu đưa em về ghé lại giang đầu. Như thệ nguyện đã có lần mơ ước. Mình ngồi bên nhau cùng ngắm trăng lên. Em đà quên hôm nay chờ không đến. Cầu vồng bảy màu rơi rụng trên sông. Khoát phù sa tìm lại bọt dập dềnh. Đâu nào thấy hình hài xưa loãng biến. Giờ ngồi đây nhớ về một nuối tiếc. Ánh trăng lên luồng sóng bủa tích trầm. Chờ trả lại cho Người từng say đắm. Nhưng mây trời lần đó vội đưa trôi. Mây ngàn bay xa rồi không trở nữa. Từng chiều sang nhìn dõi ngóng xa xôi.

nguyênHoang
Mục Lục


9. Đường Khuya Đêm Em về sương tuyết trắng Paris ? Sao không thấy mủa đông thay áo mới ! Ga thế kỷ khách tàu dăm bóng đợi, Dòng sông Seine trôi nổi bóng tinh cầu, Để con tàu chân bước lẻ về đâu ? Cho lòng hỏi sao khuya đường chợt vắng ! Rồi ánh sáng như làn mây tóc ngắn, Sao Em buồn mắt ngái ngủ trong tay ? Lúc sương mù chân có tiếng mưa bay ! Tiếng tim vỡ ngập ngừng khe khẽ chạm, Để hương sắc không có giờ triển lãm, Lòng Ta đau nghe có chút chua ngoa. Con đường khuya chấm phết nét son nhòa, Môi Em đỏ đỏ một màu tím dại ? Người con gái Liêu Trai chùm nở trái ! Đôi má hồng tuyết trắng cợt đùa phai, Sắc giận hờn thẹn thẹn Liễu Chương Đài ? Tình chưa cũ nhưng tình còn mới chán. Đường khuya vắng sao đa tình lãng mạn ? Hay Paris không hư quá đèn xanh, Dòng sông Seine trong đôi mắt âm thanh, Trăm lần hỏi thì thầm yêu rất khẽ ? Tim nào biết ? Đèn khuya trôi lặng lẽ, Chả có gì sao lặng lẽ say sưa ? Hay Em về thay áo mới trong mưa , Chùm tóc rối đong đưa đôi má thẹn ? Để trách móc mắt không gần bẽn lẽn, Bước chân Ta bỡ ngỡ chẳng hề hay ? Hay trong tay có chút gặp cầm tay, Mà lạ quá làm môi khuya chớm nở ! Hay Em sợ Ta gần thêm chút nhớ ? Chút mơ hồ bay lãng đãng trong Thơ ! Rồi quay đi trong hơi thở bâng quơ, Không dám hỏi lòng mình yêu quá vội, Khi đôi mắt là đường tơ chỉ lối, Bước chân đi chậm chậm gót hôn đau. TRÚC LANG OKC Đông Giáp Ngọ 2014 PARIS. MỘT LẦN EM ĐI Tiếp Đường Khuya của TL Du Yên Rồi một lần mình cùng đến Paris Thành phố cổ giao tình luồng gió mới ?Ga Lyon đèn vàng?* em đứng đợi Giòng sông Sein dội lại khúc tinh cầu Rời ga đêm em lạc bước về đâu Hồn dõi theo dáng em trong thanh vắng Ai bảo em để gió lùa tóc ngắn Để bây giờ anh lạnh buốt đôi tay Bóng con tàu mờ mịt khói sương bay Bao năm rồi đôi môi chờ chẳng chạm Để trao nhau nụ môi hôn lịch lãm Mong xóa mờ phụng phịu nét chua ngoa Đèn sân ga dường vương chút lệ nhòa Quẩn quanh đây xót chút đời khờ dại Lúc tiễn đưa cuộc tình vào oan trái Kỷ niệm buồn vương vải kiếp nào phai Gom mây trời dựng lên một lâu đài Có em bên, để đời này bớt chán? Để cùng em lạc vào miền lãng mạn Cho cuộc tình mãi đượm một mầu xanh Để tình yêu mãi mãi vẫn chân thành Gió thu sang len lén về rung khẽ Đôi mắt em vương nét buồn lặng lẽ Cho tình lên men rượu rất say sưa Dìu em đi trong những buổi chiều mưa Hôn môi em cho lá vàng e thẹn Cứ chao nghiêng còn ngập ngừng bẽn lẽn Ai thầm thì mình cũng chẳng cần hay Vì tình yêu vẫn nồng cháy vòng tay Đóa vô thường cũng vừa rung cánh nở Em đi rồi sân ga xơ xác nhớ Anh lặng buồn viết nốt đoạn tình thơ Mây lang thang bay ngơ ngẩn bâng quơ Nỗi sầu này khắc hồn hoang rất vội Đường trở về bây giờ dường quên lối Căn gác còn trăn trở một niềm đau. *Thơ CTT TRẢ LỜI Du Yên hỏi sao anh yêu em làm sao anh trả lời chỉ có thương và nhớ những nỗi buồn vu vơ những lúc nhớ thẫn thờ biết rằng anh yêu em ôm em trong vòng tay nghe tim em thổn thức hổn hển theo nhịp thở trao nhau nụ hôn dài cho điên cuồng cảm giác cho run rẩy xác thân cho càn khôn xụp đổ chỉ còn em và anh thấy đời này hạnh phúc từ đó anh yêu em em đừng hỏi tại sao làm sao mà giải thích như chuyện xưa cổ tích Adam và Eva cùng chia nhau trái táo mãi mãi không rời xa từ đó anh yêu em chử đồng tử tiên dong yêu nhau bằng tấm lòng chẳng câu nệ giống giòng mối lương duyên tiền định thì em ơi đừng hỏi tại sao ta yêu nhau đâu cần có trầu cau đâu cần câu hò hẹn trao tình em trọn vẹn từ đó mình yêu nhau CON Đ ƯỜNG NGÀY XƯA Du Yên từng chiều quấn quit lá vàng bay chếnh choáng giữa cơn say bước chân xiêu vẹo ngày tháng cũ trên con đường trở về những con đường phủ lá vàng thành phố springfield gục buồn không còn mầu xanh xào xạc lìa cành rong chơi trên thảm cỏ úa tìm lại nơi này chút kỷ niệm ngày xưa rất cũ mùa thu mất hút khung trời ủ rũ mưa bay những hạt mưa mùa thu tê buốt vùng da thịt bóng người lầm lũi bước đi tìm lại mùa thu kỷ niệm hun hút quá khứ mịt mù như những giọt sương mùa thu long lanh trên cành rơi? LẠI THÁNG TƯ Du Yên tháng tư về tan tác giữa mùa xuân trời tháng tư mưa bay buốt lạnh da thịt nào muối xát những mảnh đời tan nát trong rừng già đói lạnh suốt mùa đông ống chân gầy bất động giữa cùm gông những ngổn ngang thương nhớ chẳng sao quên một thuở bên em người yêu bé nhỏ quê hương tôi Việt Nam còn đó vang lên những tiếng kêu uất nghẹn những tiếng kêu tuyệt vọng giữa bạo quyền phải làm gì cho đất nước ba miền toàn vẹn giải giang sơn phải làm gì với dân tộc tổ tiên không còn cộng sản. TORNADO NGÀY 6 THÁNG 5 2015 Du Yên những mảng mây đen cuồn cuộn chảy bầu trời xám xịt những giọt mưa rơi những giọt nước ghim trên da thịt trên tóc trên mặt trên cánh tay những giọt nước lạnh buốt tựa kim châm những đốm sáng vắt ngang bầu trời xám xịt những đám mây đen cuồn cuộn chảy tiếng sấm ầm ì chẳng dứt như những đêm nằm đếm pháo tết mậu thân hay giữa vùng trời lửa đạn khe sanh lam sơn 719 cứ tưởng tượng viên đạn rơi trúng căn hầm đang trú ẩn hay cơn gió lốc Oklahoma xà xuống và hút tôi bay bổng vào không gian xé thân xác tôi thành trăm mảnh nát vụn như trái đạn rơi trúng căn hầm tôi đang nằm thoi thóp nghẹt thờ tiêng nổ chát chúa để tôi chẳng còn biết gì nhưng vẫn còn nhớ đến tên em người tôi yêu trong tiếng gọi cuối cùng tuyệt vọng. MỘT THOÁNG RIÊNG Du Yên Đi tìm giọt nắng hồng giữa cơn mưa mùa hạ đi tìm lá mùa thu giữa chiều nay phố xá sao tìm lại được em con phố xưa giờ lạ lạc giữa co quắp buồn giữa từng chiều mưa tuôn giữa cơn đau vỡ òa trên con đường sỏi đá bây giờ thành xa lạ nhớ thương đời vật vã từ bỏ phố lên rừng tìm nhau từng kẽ lá trong cơn mưa xối xả bỗng lạc vào bơ vơ ngồi viết lại bài thơ bài thơ tình lạc vận Du Yên

Mục Lục


10. Lạc Lõng Ta nhắm mắt đi tìm trong ảo ảnh Một nửa mơ hồ nhân dáng liêu trai Ta mở mắt to nhìn trong đêm tối Một nửa lung linh theo gió lạc loài Ta hụt hẫng giữa chợ đời muôn lối Trăm ngõ rẽ chia chùn bước chân buồn Thương phận mình như lá mùa thu úa Nỗi nhớ đầy qua mấy lượt đau thương Tình rụng vỡ cõi lòng sầu băng giá Mặn bờ môi giọt nước mắt muộn phiền Từng chuỗi bể dâu ngọt ngào sâu lắng Rơi xuống hồn ta tím lạnh trái tim Ta ngày tháng mỏi mòn thân bến đợi Thuyền xa bờ theo con nước trôi xuôi Sóng bạc đầu còn nhớ bờ thương bến Một nửa đâu rồi? lạc lõng chơi vơi? Chung Thủy Chờ Mong Một chút dạt dào dệt ý thơ Nghe lòng dào dạt những suy tư Niềm riêng đọng lại trong tiềm thức Đêm vắng hồn hoang lạc bến mơ Nỗi nhớ muộn phiền giăng khắp ngõ Lối xưa phủ kín bụi thời gian Đau thương chín rụng theo dòng lệ Cay đắng khóc cho phận bẽ bàng Từng giọt đầy thêm chuỗi bể dâu Chờ mong vàng úa trái tim sầu Bâng khuâng ngóng đợi đò xuôi mái Mỏi mắt mòn hơi bạc mái đầu Rồi sẽ tìm quên kỷ niệm buồn Ru tình lang bạt giữa trời sương Tiễn đưa dĩ vãng vào mây gió Đơn lẻ mình ta cuối nẽo đường Chung Thủy Thương Sầu Lỡ một kiếp người với bể dâu Suốt đời đeo nặng khối thương đau Trăm năm quên lãng lời hò hẹn Ngã rẽ chùn chân bước nghẹn ngào Tiếng nhạc nửa chừng bỗng đứt dây Âm ba vang vọng khúc từ ly Phiên buồn tím lạnh chiều đưa tiễn Nước mắt sầu dâng đọng khóe mi Da diết hồn thơ lạc nẻo xa Lá rơi vàng úa lối về xưa Rêu xanh trãi thảm lên thềm cũ Thầm đợi chờ ai buổi tiễn đưa Dù đã dặn lòng thôi vấn vương Bờ môi mặn đắng những giọt buồn Chẳng mong chi nối cung đàn gãy Bóng chiếc hao gầy theo gió sương
Chung Thủy





Mục Lục


11. Vợ Tôi Đâu cần em của phù vân Đâu cần em của vầng trăng dỗi hờn Ở em, mọi thứ dễ thương Chẳng cần mái tóc theo nguồn biển xanh Mưa em, mát mẻ đời anh Dù cho tháng bảy khô hanh tận cùng Có mưa cây cỏ xanh um Có em, anh chẳng lạnh lùng ngày đông Sông Trà Khóc và Cười Sinh con bố mẹ mừng vui Oa oa tiếng khóc riêng tôi, cớ gì? Trắng trong là tuổi ấu nhi Tiếng nôi nứt nẻ, cười gì hở em? Khóc cười ngày nối tiếp đêm Khóc trong vui sướng, cười nhèm nỗi đau Cười cho nhân thế đời sau Giọt sùi sụt đã lem màu sử xưa Sông Trà Mối Tình Bốn Mươi Năm Sau Sao đành gọi tiếng Anh xưa Bao năm mà ngỡ mới vừa qua thôi Cồn phơi xõa ngọn tóc bời (1) Gần nhau, em vẫn mãi vời vợi xa Sông Trà (1):Trán bị hói do tóc rụng nhiều. Đất Lành (1) Nhịp sống thành đô cuồn cuộn chảy Tụ về sức trẻ của muôn nơi Đất Lành có chỗ ngàn chim đậu Tan học, hàng đêm ấm tiếng cười (1): Trung tâm Giáo dục thường xuyên Quận Bình Thạnh, nơi đón nhận nhiều học viên trẻ nhập cư

Sông Trà
Mục Lục


12. Nhớ Lời Cha Khuyên *Nhân ngày Father's Day 21-6-2015 Từ khi chấp cánh lìa đàn Tôi con chim nhỏ dặm ngàn bể khơi Bao la trời biển chơi vơi Cuồng phong bảo táp tưởng đời vỡ tan Nương theo cánh gió, mây ngàn May thay đến được giang san mình tìm Buồn thay cho một cánh chim Đơn côi xứ lạ đi tìm tự do Gian nan từng bước thăm dò Bao điều mới lạ làm cho ngỡ ngàng Cũng nhờ dưỡng phụ cưu mang Dắt dìu từng bước trên đàng tiến thân Bạn bè mới cũ xa gần Vui trong học hỏi càng thân mến nhiều Niềm vui chưa được bao nhiêu Bỗng nghe cha mất, như diều đứt dây Tôi thân lạc xứ chốn này Xa xăm ngàn dặm từ đây về nhà Không về để được tang cha Nguyện cầu Phật tổ Di Đà độ cho Hồn cha về cõi hư vô Vui miền cực lạc, trần gian xa rời. *** Nay con đã lớn khôn rồi Mang ơn cha đã một đời vì con Dầu cho sông cạn đá mòn Ơn cha con nguyện cưu mang suốt đời Dù cha khuất núi lâu rồi Con không quên được những lời cha khuyên: "Nước non nặng một lời nguyền Thành tài, phú quý đừng quên quê nhà Hãy về giữ mộ ông cha Dựng xây đất nước, quê nhà nghe con!" Song An Châu
Mục Lục


13. Dịch Thơ Thôi Hộ Cách nay hơn 200 năm cụ Nguyễn Du dịch hai câu thơ của Thôi Hộ : Nhân diện bất tri hà xứ khứ, Đào hoa y cựu tiếu đông phong : Trước sau nào thấy bóng người, Hoa đào năm ngoái còn cười gió đông .( Kiều) Nguyên bài thơ : Đề Tích Sở Kiến Xứ - dịch xuôi : Viết Nơi Đã Thấy Khứ niên kim nhật thử môn trung Ngày này năm trước ở nơi cửa kia Nhân diện đào hoa tương ánh hồng Mặt ai đẹp cùng với hoa đào hồng rực Nhân diện bất tri hà xứ khứ Mà người đẹp không biết bây giờ ở đâu Đào hoa y cựu tiếu đông phong . Còn hoa đào thì vẫn cười với gió đông . Thôi Hộ Nay chúng tôi tạm dịch nốt hai câu còn lại và kết hợp với hai câu cụ Nguyễn Du đã dịch (xin đổi hai chữ Trước sau thành Giờ đây) . Nguyên bài như sau : Đề Nơi Kỳ Ngộ Năm xưa qua cửa nhác trông, Đào tươi tươi với má hồng ai tươi, (PĐN) Giờ đây nào thấy bóng người, Hoa đào năm ngoái còn cười gió đông. (Nguyễn Du) Phạm đình Nhiên Mục Lục


14. Quà Vu Quy Cho Con phần IV (Cho con gái Út) Năm 1983: Gia đình ta vẫn còn nhiều khốn khó Mẹ tảo tần, cha đi đạp xích lô Giữa quê hương những tên đường đổi mới Giữa tình người tay bắt mặt còn e! Vào năm đó, con chào đời thêm đứa nữa Lòng hy vọng có một trai bé bỏng Nhưng kia rồi lại gái nữa đi thôi Nhưng trai, gái nào cũng vẫn con tôi Trông đôi mắt, bờ môi yêu thương quá Tình của mẹ yêu con, yêu thật lạ Mỗi đứa con là một hạt trân châu Mẹ yêu con từ thuở mới bắt đầu Trong lòng mẹ, nhẹ nhàng tim thai thở Mẹ không sánh tình mênh mông biển cả Mẹ chỉ thương thân con gái thiệt thòi Những đau đớn, cưu mang khi làm mẹ Rồi ngày tháng con lớn dần bên mẹ Yêu thật nhiều con bé bỏng, ngây thơ Trong vòng tay mẹ ấp ủ đợi chờ Con khôn lớn, bây giờ con đã lớn Mẹ cũng hiểu mỗi người đều có số. Có nợ duyên nên kết hợp cùng nhau Mẹ nguyện càu con trọn vẹn bên nhau Trong tình nghĩa thuận hòa, hạnh phúc Phần cha, mẹ đã tròn sinh, dưỡng dục Con cố sao cho xứng đáng làm người Trong gia đình hanh phúc trọn nìềm vui Rồi con cũng biết làm cha, làm mẹ Trời đất rộng, tháng năm qua rất lẹ Bố mẹ già con cháu cũng lớn mau Không phân chia bên Nội, Ngoại cùng nhau Chung xây đắp đẹp tình thương con cháu Quà Vu Quy mẹ viết cho từng đứa! Bằng lời thơ, bằng cả trái tim mình. Bằng yêu thương, máu sửa mẹ dưỡng sinh Con phải hiểu thế nào tình mẫu tử! Nghĩa thiêng liêng phận làm con phải giữ. Gái có chồng phải hiểu chữ tề gia Biết phân minh lý lẽ, biết thuận hòa Trong cuộc sống vợ chồng chung hạnh phúc Qùa Vu Quy cho con lời mẹ chúc Chúc bên chồng, chúc tình nghĩa sui gia Yêu thương nhau, yêu con trẻ thật thà Rồi thương cháu của ông bà Nội, Ngoại!!! Atlanta, tháng 5/10/2015 Nguyệt Vân
Mục Lục


15. Sao Đêm Bầu trời cao muôn vì sao sáng Biết ánh sao nào của riêng tôi Như ánh mắt em đêm đêm tỏa rạng Đắm đuối, đam mê, tha thiết gọi mời Ánh mắt ngày nào nay còn đâu Bao sao vẫn nhấp nhánh trên đầu Đâu vùng đam mê, cõi nhung nhớ Để bây giờ mình lạc bước nhau Sao ơi sao hãy sáng nữa đi Thắp sáng trong tôi thuở xuân thì Những ngày bên em lòng tôi mở Giờ toàn nước mắt, có còn chi! Sao vẫn thắp sáng những đêm Đông Như em trong tôi, một nụ hồng Mãi tươi, mãi thắm, dù gai nhọn Hằn sâu tim này nỗi nhớ mong. 12/01 Vành Khuyên
Mục Lục


16. Thời Gian Khi ngồi đợi người tình Thời gian như ngừng trôi Năm phút rồi mười phút Sao lâu quá đi thôi? Nàng đến vui tíu tít Hai tiếng trôi cái vèo Đến giờ em đi nhé Anh bần thần ngó theo Thầm trách sao nhanh quá Thời gian thật tài tình Lúc nhanh rồi lúc chậm Làm con người rối tinh Thời trẻ thơ vụng dại Bị mắng... Nhỏ xíu mà Mong chóng thành người lớn Thời gian chầm chậm qua Rồi trưởng thành vất vả Ngược xuôi theo dòng đời Nhìn gương soi thờ thẫn Thời gian mau, chóng già Thời gian không có lỗi Chậm, nhanh bởi lòng người Ngày, tháng,năm, mặc định Giây, phút , đời cứ trôi. !!! Cali 24-5-15 Vân Hà Chia Tay Em đi ra biển chỉ một mình Tìm ngắm trời cao, nắng lung linh Hít vào không khí, lồng lộng gió Thở với bao la, sóng hữu tình Chủ Nhật có mình em với biển Mặt trời còn ngủ, chẳng thấy đâu Khẻ khàng mây kéo về giăng mắc Như sợ làm em phải âu sầu. Độc hành em bước , quen rồi nhỉ? Con đường chắc cũng phải chia xa Biển có nhớ em, đừng cuồng nộ Hãy vổ bình yên, lặng thật thà Cho mãi êm đềm trong ký ức Bờ cát vàng mơ, thản nhiên nằm In dấu bao người, bao chằng chịt Biển xoá triền miên, dẫu tháng năm Biển có biết chăng, em nhớ biển? Nhớ hoài tiếng nhạc của thiên nhiên Rì rào tiếng sóng xô bờ cát Ríu rít bầy chim, hết muộn phiền. Chủ Nhật 24-5-15 Vân Hà
Mục Lục


17. Buồn Vui Cùng Bạn Thơ vẫn cứ bập bềnh như thế nhiều nỗi buồn, chút ít niềm vui vừa nghe tin bạn về miên viễn không khóc mà sao cứ ngậm ngùi mười năm bỏ xứ đi luân lạc vốn liếng còn chi, ngoài bạn bè thân phận làm thuê vừa đủ sống quê nghèo lá rách cũng nghiêng che cuối tuần họp mặt dăm ba đứa bắc ghế ngoài sân nói chuyện đời đọc lại thư nhà bè bạn gửi xem hình què cụt bỗng chơi vơi lâu lâu gửi chút tình qua biển lá nát tìm đâu được lá lành lá rách đậm đà trong nghĩa nặng thời gian lây lất cũng trôi nhanh mai kia chẳng hẹn con đường ấy mình vẫn gặp nhau, nở nụ cười tay bắt mặt mừng không hổ thẹn thiên đường, địa ngục lại cùng vui. GẶP LẠI NGƯỜI Sáng tình cờ gặp người năm cũ đôi mắt nhìn bỡ ngỡ mấy giây lâu lắm bặt tin không gặp lại bao nhiêu kỷ niệm có hao gầy ! người đi từ độ còn nghiên bút khi cốc men tình chưa đủ say phượng đỏ chưa khô trong cặp sách người đi không nói lời chia tay người đi lặng lẽ đêm biền biệt bỏ lại mùa xuân mất tháng ngày dẫu khép mùa đông cho đỡ lạnh vẫn đầy trăng sáng giữa thơ ngây vẫn đêm ngủ với ngàn câu hỏi nghe gió thở dài trong khóm cây người có hiểu cho người ở lại chôn sâu nỗi nhớ một phương nầy, Sáng nay gặp lại người năm cũ vẫn nét hồn nhiên chẳng đổi thay mờ dấu thời gian nơi cuối mắt câu chào thoáng ngợp chút mây bay ánh vui vừa ấm môi hồng nở rụng xuống đường hoa một nắng đầy Mạc Phương Đình
Mục Lục


18. Lệ Trên Phím Sầu Lời nhẹ như gió thoảng Anh nói trong vô tình Tưởng mây trôi gió cuốn Mà ray rức lòng mình Sao nghe buốt niềm đau. Ngoài kia vầng trăng khuyết Rồi mai trăng lại tròn Nhưng ân tình diễm tuyệt Sao làm giọt lệ tuôn? Hương tóc gió thu qua Nghĩa đời chẳng phôi pha Đóa hồng em trao tặng Đã thay lời ngọc ngà. Một mình trong thinh lặng Giữa màn đêm bao la Tiếc lòng mình trân quý Sao gió cát xóa nhòa ! Nhủ lòng cố quên đi Nhòe đèn khuya vàng vọt Âm trầm buổi phân ly Trên phím sầu mấy giọt Nước mắt giữ được gì Sao lệ cứ tràn mi..... UYÊN THÚY LÂM ĐỪNG VƯỚNG SẦU . . . ( Họa Lại bài ?Lệ trên Phím sầủcủa TH Uyên Thúy Lâm.) Nghe trong gió thoang thoảng Rằng trách kẻ bạc tình Biển rạc rào sóng cuốn Tan nát vỡ tim mình Lệ nhỏ thấm lòng đau ! Trăng xế, tàn? rồi khuyết Vẫn mơ ước trăng tròn Để tình cao vời tuyệt Lệ chẳng hề trào tuôn. Nhớ những chuỗi ngày qua Đẹp như nắng hồng pha Mĩm môi cười Em tặng Ôi ! Lộng lẫy tay ngà ? Mắt hồ thu thầm lặng Không vướng buồn lân la Giữa đất trời cao quý Tình đẹp chẳng phai nhòa.. Gót ngọc, nhịp nhàng đi Phố đêm đèn vàng vọt Xin đừng nói chia ly Khúc ân tình nhỏ giọt Khốn khổ đâu sá gì Chớ để lệ hoen mi ? TÌM NHAU Thời hoa niên yêu em không ngỏ Để bây giờ năm tháng tìm nhau Vẫn mơ ước vẫn hoài nhung nhớ Thu sang mùa vàng lá rơi mau. Mắt môi ơi ! Say lòng mật ngọt Em diễm kiều thương mấy cho vừa Tôi vụng về lệ em rưng gi Ngu ngơ dại khờ tôi đứng trong mưa. Bởi vụng dại xa em từ đó Tàn chiến chinh khắc khoải mong tìm Phố cũ nhòa đường đêm mờ tỏ Trăm hướng đời lạc dấu chân chim ! Thời gian trôi làm sao níu lại Bến bờ xưa lau lách lặng chìm Đã biết Đi Tìm : sông chảy mãi Là Không Bao Giờ Gặp Nữa sao em? UYÊN THÚY LÂM Chờ Em ... (Họa nguyên vần bài thơ "Tìm nhau" của Nữ TH Uyên Thuý Lâm.) Tuổi mộng mơ, tình không dám ngỏ Dấu thương thầm chỉ khổ cho nhau... Gió chiều thu, gợi bao nỗi nhớ Những giọt sầu... xin vội lướt mau. Bên tai thỏ thẻ, lời ngon ngọt Trái đắng hoang sơ lấp chẳng vừa Lệ vướng tràn mi rơi thấm giọt Nhớ về nẻo cũ giữa chiều mưa Mưa chiều ướt lạnh còn ghi đó... Khoát áo chinh nhân, ắt khó tìm Vọng ước mai này trăng sáng tỏ Vui về sum họp tựa đàn chim. Thuyền xưa bến cũ khoan dừng lại Đón khách phương nao lỡ đắm chìm. Bá,Tử tri âm vương vấn mãi Sông buồn cô tịch...vẫn chờ Em... Nguyên Hà Nguyên Hà/Uyên Thuý Lâm
Mục Lục


19. Về Gọi Phố trên đỉnh tâm anh có em nằm ngủ đêm, ngày hoài đôn đáo chực tương lai để mai sớm còn trở về gọi phố mở tấm lòng cho giấc khỏi oằn vai về gọi phố, phố đang còn nằm mộng mùa thu xanh ai nhuộm lá cho vàng ờ hay nhỉ ! mà sao cành lại vắng tiếng chim đùa như thuở bé vườn anh cành nhìn quanh nghe gió mùa di chuyển theo cánh cò bay đảo lại quê hương đùa lúa mới cọng non màu thật nhuyễn như tình em ngày vừa biết yêu thương em chẻ dọc sợi tóc hương chùm kết chia cho anh một nửa, nửa em cầm ngày nào đó buộc hai trời bát ngát xem sợi nào anh hay em còn thơm chừ hai bờ quê hương người xa lắm anh đầu ngày, em ở cuối hoàng hôn nhưng ánh trăng hai đứa dù muôn dặm vẫn rỡ ràng soi bóng cũ trên sông nay rong phố, bóng anh lồng giữa nắng trên vai em hai sợi tóc cười giòn kháo với nhau không khéo mà điểm mặn lại chập chờn hoa thao thức vô ngôn ! Đông Hương
Mục Lục


20. Ngàn Dặm Quan San Chiều rơi lạnh đôi mắt sầu nhung nhớ Bóng hạ xưa hoa phượng ngập ven trời Thao thức gọi kỷ niệm hồng muôn thuở Mộng quan hà chưa cạn chén chiều vơi Sương còn đọng giọt sầu trăng cổ tích Ngoài quan san đau buốt mộng chia lìa Giờ dừng lại bốn phương trời tịch mịch Áo thu rừng còn ướt đẩm sương khuya Hiu hắt lạnh trên ngọn cau hương ngát Cúc còn vàng thêm mấy dậu ngoài hiên Em ngồi chải tóc buồn theo năm tháng Ước màu trăng thôi đọng giọt ưu phiền Đường lưu lạc anh một thời mộng ước Cuối chân trời hong lại buổi tròn trăng Trên đồng lúa ngát mùi thơm đồng nội Giọt sương mai còn đọng bóng cô hằng Tay gom chút hương chiều trên lối mộng Làm hành trang cho ấm bước đăng trình Xin trân trọng nguồn thơm theo gió lộng Mong cây đời ngoài ngàn dặm còn xanh Hoài nhung nhớ một phương trời xa thẳm Qua mấy mùa cách biệt nhuốm sầu vương Mong hết cảnh ly hương ngoài muôn dặm Cho ngày về lòng nguyên vẹn yêu thương ! Chiều Lưu Lạc Ngồi nhìn lại thấy thời gian rơi chậm Nghe nỗi đời mãi bước lạc theo chân Màn luân vũ quay đều trong bụi lấm Đắm như chiều vừa nhạt sắc phù vân Hồn trống vắng đợi gì ngoài cõi lạnh Nắng đã phai trên cánh sắc thu buồn Tìm hơi ấm hong khô mùa hiu quạnh Cho cây đời tuổi mộng vẫn cành non Nhưng ngày tháng vẫn dần vơi đi mãi Biết đâu tìm chút yêu dấu xanh bay Nên chiều tím còn loang đầy quan tái Buổi xanh tình cũng lạc lỏng đôi tay Làm sao hái mộng đời trên muôn nẻo Gió trăng ơi đừng vội cuốn ngàn nơi Cho ta được ngắm lại vầng trăng mãi Cuối chân trời đón lấy chút hương rơi Đời lưu lạc nên ngàn trùng dâu biển Cuối xa chưa hái được đóa hoa ngàn Nghe thấp thoáng niềm vui vừa ẩn hiện Bóng ngày qua còn êm ái màn giăng Chợt dừng lại vẫn thấy đời trống vắng Thiếu hoa thơm tô điểm để giấc nồng Nên buổi lạnh vẫn tràn vào đọng lắng Một phía đời thêm nặng nỗi chờ mong ! Trần Đan Hà
Mục Lục


II . Văn___________________________________________________________

1. 2009 Buồn


Nguyễn Thị Thanh Dương


Chị Tư Chuột lái xe vào bãi đậu của hãng thấy lỏng le, không chật xe như trước kia nữa. đến trễ một chút là kiếm chỗ đậu xe ngon lành không phải dễ.

Chị xách gỉo, xuống xe bước vào hãng, cảnh bên ngoài đã tiêu điều, bên trong càng u ám hơn, người thưa thớt và gương mặt ai cũng phảng phất nỗi lo, trao nhau cái nhìn đồng cảm như hỏi nhau rằng trong chúng ta mai này ai đi ai ở?.

Cả tháng nay hãng liên tiếp lay off nhân viên văn phòng và công nhân sản xuất. Mới tuần trước chủ hãng họp đột xuất toàn bộ công nhân viên để thông báo tình hình khó khăn của hãng, thời buổi khủng hoảng kinh tế của nước Mỹ đã ảnh hưởng đến hãng này, một hãng luôn tự hào là vững mạnh, làm ăn giỏi suốt hơn 30 năm qua.

Chị vào phòng giải lao thì bà Bông đã đến bên chị với nét mặt như vừa trong một đám tang gia:

- Em nghe chị kể vợ chồng thằng con trai của chị ở California làm ăn thành công, nhà cao cửa rộng lắm mà, hai vợ chồng cô con gái thì làm chủ mấy tiệm nail.

Bà Bông thở dài:

- Đúng thế. Vợ chồng thằng con trai làm chủ một cửa hàng bán Donut rất đông khách, thời điểm nhà cao gía ngất trời hai vợ chồng hí hửng mua ngay căn nhà bạc triệu, trả tiền down vài trăm ngàn. Bây giờ nhà cửa xuống gía thậm tệ, cửa hàng donut lại ế ẩm, xuống dốc trông thấy, vợ chồng tôi phải gởi tiền phụ giúp chúng nó trả tiền nợ nhà hàng tháng, nếu không thì nhà băng tịch thu nhà chúng nó ở vào đâu? Mà khổ qúa, hồi ấy tôi cũng đã khuyên chúng là mua nhà vừa túi tiền thôi, tranh đua với người ta nhà to xe đẹp làm gì cho khổ vào thân mà chúng không nghe, cứ lý luận mua nhà Cali chỉ có lời không bao giờ lỗ, nhà càng cao gía càng lời nhiều. Bây giờ thì ngược lạỉ

- Vậy chị bảo nó bán căn nhà ấy đi, mua căn nhỏ ở cho bớt nợ nần.

- Đã tính tới nước ấy rồi, nhưng gía nhà xuống thấp qúa, trị gía căn nhà không đủ trả tiền nợ nhà băng, thì lấy tiền đâu mà mua căn nhà khác dù là nhỏ hơn?

- Trời ơi, như vậy là mấy trăm ngàn tiền down nhà trước kia cũng tiêu luôn hả chị?

- Ừ, coi như bao năm trời làm ăn cật lực giờ trắng tay, mà còn nợ thêm. Không đánh bài mà bị thua cay, thua đậm, vì gía nhà đất ở California là gía ảo, thời cao gía, nửa triệu bạc chỉ mua được một căn nhà cũ, với số tiền ấy về Texas mua được căn nhà to lớn, lộng lẫy. Thế mà nhiều người Việt Nam vẫn mơ ước đất Calif. làm như nơi ấy có rừng vàng biển bạc.

- Chị ơi, chẳng phải thế đâu, chắc vì nơi ấy có cộng đồng người Việt lớn mạnh, có tình quê hương đồng bào.

Chị Tư Chuột quên nỗi lo âu của mình, tò mò hỏi tiếp:

- Thế còn cô chủ mấy tiệm nail?

- Làm ăn cái gì cũng có thời thôi cô Tư Chuột ạ, con gái tôi mang tiếng có mấy tiệm nail, nhưng có tiệm đắt, có tiệm ế, bù qua sớt lại lợi tức là bao? nó phải bán lỗ vốn mấy tiệm, nay còn một tiệm chỉ đủ sống còn mà thôi. Cô tính, người ta không có công ăn việc làm, không có tiền thì ai mà đi làm móng tay móng chân? Bán nhà hàng cũng thế, rủng rỉnh bạc tiền người ta mới đi ăn, không thì ăn ở nhà cho đỡ tốn. Đã thế thiên hạ thất nghiệp nhẩy ra mở tiệm nail, mở nhà hàng tới tấp, càng cạnh tranh, càng hạ gía nên chủ nhân chỉ lây lất chứ mong gì làm giàu!

Chị Tư Chuột ngậm ngùi:

- Làm ăn lúc thịnh lúc suy mà chị, như cái chợ Sack.N Save ở gần nhà em, từng đông khách nườm nượp, vậy mà sau này ế ẩm phải dẹp hàng loạt vài cửa tiệm của nó. Nghĩ mà tội nghiệp cho nhà băng, tịch thu nhà cửa, bất động sản thời buổi này cũng như rước của nợ vào người, thì giờ đâu mà chăm sóc? để không thì bị đám bụi đời, đến phá nhà, ăn cắp vặt bên trong, mà bán thì chẳng dễ gì, trong khi thiếu tiền mặt để kinh doanh. Phải chi em là nhạc sĩ Thanh Sơn, tác gỉa ?Nỗi buồn hoa Phượng? em sẽ làm tiếp bài ?Nỗi buồn nhà Băng? cho hợp thời hợp cảnh.

Bà Bông kể lể:

- Nếu cuộc sống chỉ nói đến chuyện ăn mặc thì bên Mỹ này có ai chết bao giờ!. Những thứ hệ lụy khác mới khổ tâm. Ngoài việc cần tiền để phụ giúp con cái đang hoạn nạn, hàng năm tôi vẫn gởi tiền về giúp thân nhân hay người nghèo khó bên Việt Nam, và tôi cần đi làm để có bảo hiểm sức khỏe cho chính mình nữa chứ. Mà có ở với con cái cũng chả thoải mái đâu, một người bạn tôi không có việc làm cũng hớn hở bán nhà cửa về ở với vợ chồng thằng con trai, trông nom cháu nội, dần dần như người giúp việc không công cho nhà nó, mà còn mất cả quyền tự do của mình vì ở đâu phải theo luật lệ đấy.

Chị Tư Chuột ngợi khen bà bạn gìa:

- Những bà mẹ Việt Nam thật bao la, trong số đó có chị, thương con vì con hết cả cuộc đời, chẳng bao giờ nghĩ sung sướng cho riêng mình mà tùy thuộc vào sự vui buồn của con cái.

Rồi chị Tư Chuột quay ra oán trách:

- Chỉ tại ông Bush ủng hộ chiến tranh nên kinh tế nước Mỹ mới điêu đứng thế này. Cho đáng đời, sau 8 năm làm tổng thống mặt ông ấy vừa gìa vừa xấu hơn xưa.

Bà Bông rủa thêm:

- Làm tổng thống chắc gì đã sung sướng? có khi còn bị ám sát chết tươi. Một nghiên cứu mới đây nói rằng tổng thống mau gìa trong thời gian làm tổng thống vì qúa căng thẳng, nghĩa là mình gìa một thì ông ấy gìa hai. Đợi đấy, vài năm nữa ông Obama cũng mặt mày phờ phạc, tóc sợi bạc sợi bay cho mà xem. Làm sao mà ông Obama cứu nổi nền kinh tế chết dầm chết tiệt này? 401K của tôi mất toi một nửa rồi.

Đã tới giờ vào làm, nên bà Bông và chị Tư Chuột tạm chia tay, câu chuyện đang hào hứng chắc sẽ được khơi dậy tiếp vào giờ nghỉ giải lao.

Chị Tư Chuột ngồi vào chỗ làm của mình, bên cạnh bà Mỹ gìa Jean càng làm chị ngứa mắt vì bà này đã đến tuổi về hưu cả năm nay. Khi tình hình hãng bắt đầu sa sút bà Sandy phòng quản lý nhân viên đã khuyến khích bà Jean về hưu nhưng bà vẫn ?ngoan cố? đòi làm thêm và luôn tự hào là tôi cảm thấy qúa trẻ nếu về hưu vào lúc này trong khi mặt bà đầy vết nhăn từ trên trán xuống tới cằm và mái tóc vốn dĩ đã mỏng, nay rụng lưa thưa trông thấy cả da đầu.

Vô tình bà ta đã chiếm mất một chỗ làm của người khác, trẻ hơn bà, cần tiền hơn bà, như chị Tư Chuột chẳng hạn. Mà tại sao hãng lay off người nọ người kia mà không là bà Jean? Có lẽ vì tôn trọng quyền làm việc của người gìa? hoặc họ là những người cần khích lệ và nâng đỡ làm việc?.

Mấy người nhiều chuyện trong hãng đồn rằng bà gìa Jean có người yêu thua kém bà mười mấy tuổi, nên bà luôn o bế, nuôi nấng nó, những đồng lương hưu còm cõi không đủ cho người tình nên bà phải tiếp tục làm việc để có thêm tiền.

Bà Susan ngồi phía bên kia khều chị Tư Chuột:

- Tôi nghe nói nay mai hãng làm việc còn 32 giờ một tuần thôi. Chị biết chưa?

Chị Tư Chuột giật mình:

- Để tiết kiệm tài chánh những máy móc, đèn điện trong hãng phải tắt mở đúng lúc, rồi cắt giảm nhân viên, nay lại cắt giảm giờ làm việc. Hay là hãng sắp sửa đóng cửa?

- Tôi cũng lo thế! Làm 32 giờ thì tôi không đủ sống, tiền thu nhập ít đi mà chi tiêu thì nhiều thêm, bill điện lên gía, mùa Đông năm nay tháng nào căn nhà nhỏ 1,200sqf. của tôi cũng hơn 200 đồng tiền điện. Tôi sẽ đi tìm thêm một công việc part time nào đó?

Chị Rita vừa đi ngang qua nghe thế nói chõ vào:

- Tôi cũng thế, có bao nhiêu thứ cần chi tiêu trong cuộc đời này.

Chị Tư Chuột chợt nghĩ đến bà Bông, thì ra ai cũng có những lo toan của họ, dù ở tuổi gìa hay tuổi trẻ, mỗi người có một lý do khác nhau.

Bà Susan lại ngứa miệng tán dóc:

- Thằng cháu tôi làm technical tại một hãng kia, bị lay off, lãnh tiền thất nghiệp đủ 6 tháng mà vẫn chưa kiếm ra việc làm, nay vừa mới xin một việc, tiền thấp, không đúng ngành nghề mà vẫn phải làm để sinh sống. Tiền thuê nhà, tiền điện, tiền nước không bao giờ biết nghỉ ngơi, mỗi tháng vẫn lù lù xuất hiện như những cơn ác mộng, nên người ta không thể ngồi yên

Chị Tư Chuột não nề:

- Còn đâu lúc hãng thịnh vượng, làm overtime đến ngao ngán, và nhiều người dãy nẩy lên, từ chối không chịu làm. Bây giờ hãng suy yếu làm ít giờ thì than van.

**********

3giờ 30 chị Tư Chuột rời khỏi hãng, về đến nhà thì thằng Cu Tí đi học cũng vừa về đến, trường nó cách nhà nửa block đường nên cứ đi bộ về, khỏi cần ai đưa đón. Thằng bé 7 tuổi khoe:

- Hôm nay con được cô giáo khen làm bài tập tốt.

Chị Tư Chuột mừng rỡ:

- Con mẹ giỏi quá! Bài gì vậy con?

- Bài home work tóan hôm qua mẹ làm giùm con đó, mẹ quên rồi hả?. Tối nay mẹ làm giùm con nữa nhé?

Chị Tư Chuột cụt hứng:

- Tưởng gì! khi nào gặp bài khó thì mẹ mới làm giúp con thôi. Nhưng mẹ sẽ giảng cho con hiểu bài để lần sau con tự làm lấy.

Thằng Cu Tí ước mơ :

- Mẹ dạy cho con học giỏi tóan nhất lớp, mẹ nhé!

Chị thay quần áo và vào bếp, bữa cơm chiều xum họp có mặt đủ thành viên của gia đình. rất quan trọng (sách dạy tâm lý đã bảo thế). Xong chị đi tắm và đợi chồng về.

Anh Tư Chuột về đúng giờ, chắc hôm nay không có khách đột xuất đòi sửa xe gấp, lấy ngay. Nhìn bàn ăn tươm tất, nhìn vợ sạch sẽ tươi mát mà anh cũng tinh ý nhận ra :

- Hôm nay em đi làm bị boss la hay sao mà mặt còn héo thế kia?

Chị Tư Chuột không ngờ chồng hiểu mình đến thế, chỉ nhìn vẻ mặt mà biết cả tâm can:

- Anh ơi, không héo sao được, hãng em đang cho thôi việc tùm lum. Nếu như ngày mai đến lượt em ?

Anh Tư Chuột cười khà khà:

- Hãy vui hưởng 24 giờ ngày hôm nay vì em vẫn còn việc làm. Em lo trước chuyện chưa xảy ra, chẳng khác nào em khóc than chuyện biệt ly khi mình chưa nhắm mắt lìa đời.

- Anh lúc nào cũng lạc quan vô tư, hèn gì cứ ngả lưng xuống giường là ngủ, và người thì phát triển mập ra. Trong khi em còn trằn trọc bao nhiêu chuyện cho ngày mai, ngày mốt.

- Nhưng em có gầy đi tí nào đâu? Và cũng phát triển mập không thua kém gì anh! Không phải em chỉ lo ngày mai, ngày mốt mà cho đến 15 năm sau, khi thằng Cu Tí học Đại học và trả nợ xong ngôi nhà này. Em đã từng mơ đến ngày ấy. Có phải không?

- Ai mà không mơ như thế cơ chứ, nhưng còn đi làm thì ngày ấy mới đến.

Anh Tư Chuột an ủi vợ:

- Thời buổi này bao nhiêu hãng lớn, hãng nhỏ trên nước Mỹ đều cắt giảm nhân viên, xin chính phủ tài trợ để sống sót, nhiều business đóng cửa. Năm 2009 là một năm bắt đầu của tổng thống đảng Dân Chủ với nhiều khó khăn cần giải quyết. Nói tóm lại, năm 2009 buồn nhiều hơn vui. Cả nước Mỹ cùng gánh chịu gian nan chứ chẳng riêng ai, nếu em bị mất việc thì anh sẽ ở lại shop xửa xe mỗi ngày vài tiếng kiếm thêm tiền cho qua cơn sóng gío, tới khi em kiếm được việc làm khác.

Chị Tư Chuột cảm động:

- Và mình phải sống tiết kiệm lại anh ạ, đợi qua năm 2009 coi có thay đổi chút nào không?

- Thế kế hoạch mua cái xe mới cho em đi làm thì sao? Em đã từng nói không muốn thua kém mấy cô Mễ làm cùng hãng, từ quần áo, tới xe cộ cơ mà.

- Em quyết định lại rồi, kế hoạch mới thay cho kế hoạch cũ, vẫn đi xe này cho tới khi nào nó không chạy được mới thôi. Còn tụi nó ăn diện đẹp, xe đẹp thì nợ cũng ?đẹp? chứ hay ho gì.

- Em thay đổi chớp nhóang y như chính quyền bên Việt Nam vậy đó. Kế hoạch nọ, nghị quyết kia, chòng chéo lên nhau, không biết đâu mà lần

Chị âu yếm giục chồng và réo gọi con:

- Anh đi tắm rửa rồi ra ăn cơm. Cu Tí ơi, xong chưa?

Cả nhà quây quần ngồi bên nhau, vợ chồng hạnh phúc, thằng con ngoan. Chị có một mái gia đình ấm cúng vui vẻ thì năm 2009 buồn, với kinh tế khó khăn, cuộc sống cam go, cũng có thể vượt qua.

Chị mỉm cười nghĩ thế và thanh thản ăn bữa cơm ngon .

( Feb.-2009).
**************

Nguyễn Thị Thanh Dương


Mục Lục


2. Hiến Chương Tình Yêu (truyện dài nhiều kỳ)

Tình Hoài Hương


Hiến Chương Tình Yêu
Phần Thứ Nhì
Chương 12

Ơn Đời Đãi Ngộ
Thương kính trao về đại gia đình Trần Ngô.



Vào tháng ngày gần cuối đời có lẽ ba má Mười ngao ngán cảnh đời ô trọc, nhân tình thế thái lọc lừa, dối trá. Nay ba má chọn nơi Mỹ Chánh nầy làm quê hương thứ hai chăng? Không đi tu ở đâu tốt bằng chốn rừng sim bạt ngàn nầy thật! Nơi cái xứ mà bầu trời hầu như rực lửa, chẳng bao giờ dịu mát lớp da đất. Mùa hè gió phương Nam thổi từng cơn nóng khô hừng hực, xoáy theo nhiều con trốt, bốc hốt tất cả mọi thứ gì có trong tầm cuốn, tàn phá dữ dội, cướp giật nhà cửa và nhiều thứ không thể tưởng tượng nỗi.

Mười ví ba má giống như Khuất Nguyên thời Chiến Quốc lưu loạn liên miên. Cổ nhân là người trí thức hữu ngã, hữu nghì, tài trí, đức hạnh, là bậc trượng phu ngay thẳng. Khuất Nguyên là một thi hào của Trung Hoa. Nhưng gặp Sở Hoài Vương bất tài, ham mê tửu sắc, không lo việc nước. Khuất Nguyên bèn nhiều lần khuyên can. Nhưng nhà vua không chịu nghe, lại nghe lời xu nịnh, đã hãm hại ông. Nên Khuất Nguyên bị lưu đày, ông buồn chán viết thiên ?Ly Tao?, làm bài phú ?Hoài Sả, rồi tự cột đá vào người nhảy xuống sông tuẫn tiết chết thảm, để cảnh cáo nhà vua. Sách Luận Ngữ đã viết: ?QUÂN TỬ nghiêm trang, mà không tranh với ai. Hợp quần với mọi người, mà không bè phái?. Thật quá hay.

Hoàn cảnh cổ nhân ngày xưa, và ông thầy thuốc sắp đến tuổi "cổ lai hi" nầy, không khác chi mấy. Có khác chăng là ở chỗ biết vận nước đến thời kỳ tha hóa, ba tự giam mình trong góc núi, lánh xa bể đời luân lạc, mong phục hồi mảnh đất trống, khô cằn sỏi đá đã bị đời vùi dập tơi tả, chính phủ chưa cần trưng dụng, lịch sử bỏ quên: Quên Đất Nước, quên con người. Nhưng, có hai người không quên ba; Một người là em của ba: chú Trần văn Lý, người làng Cây Đa, Phủ Hải Lăng, chú đã đứng ra lập Hội Đồng Chấp Chánh tại Trung Kỳ. Chú làm Thủ Hiến Trung Việt năm 1948. Người thứ hai là ông Trần Văn Hữu, người lập ra Quân Đội Quốc Gia, là một chính khách lỗi lạc. Công dân quý trọng ông, đồng tiền thời đó có giá trị cao, tương xứng với mức cần lao. Đồng bào được đãi ngộ xứng đáng. Hai ông đã mời ba tham chính. Ấy vậy mà ba chỉ mỉm cười hoà nhã cám ơn, ái ngại lắc đầu. Xin không. Ba má chỉ lặn lội lò mò tìm về nơi hoang dã. Đó là phần cuối con đường đi tìm sự sống. Bên người già nua run rẩy trên luống đất thiếu mầu mỡ, thiếu tin tưởng. Đó là kết quả một đời lao lực, cần mẫn của mẹ cha đã nhỏ từng hàng nước mắt chan mồ hôi hột trên luống đất khô cằn. Ba má vẫn không sờn lòng cấy lại nắm mạ đầu tiên, với hy vọng bừng lên sóng mắt bờ môi. Không có máy cày, thì con người làm thay trâu bò, vươn vai ưỡn ngực ra kéo, cổ cày vai bừa.
* * *

Trước tiên, Mười tạ ơn Thượng Đế cho con người có sức lực bền bỉ, dẻo dai, can đảm phi thường như ba má. Ngài ban cho sự sống ở môi trường nào, mức độ nào, gia đình Mười vẫn sống kiên cường, trong sạch và danh dự, cố vươn lên với đời. Khi ba má rơi vào hoàn cảnh cay đắng, Mười không hiểu ba má có hối tiếc vì quyết định (có thể sai lầm), lúc họ trở về trên bờ quê nghèo xưa cũ không? Con đường nào cũng có ánh sáng và bóng tối, có vinh hoa và cơ hàn, điều kiên định dứt khoát duy nhất là: Ba má đi trên con đường đó, có khả năng phán quyết sự vật trong bóng tối cơ cực. Hầu vượt ra ngoài ánh sáng sung mãn không? Hay, đôi khi ở ngoài ánh sáng, còn bị thất bại! Mười chẳng thấy ba má thở than, mà có phần cam chịu qua nhân cách sống vị tha, ba má coi trọng hạnh phúc, tình thương, phúc lợi người khác hơn sống cho mình. Ba đúng là vị lương y như từ mẫu. Vẫn hay, ba má không muốn thổ lộ nỗi niềm, xin người khác nhỏ giọt chút lòng trắc ẩn?

Không niềm vui nào khác ngoài việc trong nhà Mười thích nghe radio thường xuyên. Gia đình mình bây giờ gồm có bốn người, (ba má, anh Thuyền, Mười) rất biết ơn người đã chế tạ ra chiếc radio. Người đã nghĩ ra việc thiết lập đài phát thanh. Qua làn sóng điện, chúng ta có thể nghe nhiều chương trình vui vẻ & hữu ích. Mười xin cảm ơn các nhạc sĩ đã phổ lời thơ, ý nhạc chuyển vào lòng đời. Dù xa xôi muôn trùng cách trở tận góc núi đầu ghềnh. Dù tay chân bận rộn vô vàn, bên tai mình vẫn nghe được bao nhiêu chuyện buồn vui xếp lớp lăn tăn, hoặc nghe giọng ca ấm áp tình người qua lời ca tuyệt hảo: họ đã thở vào không gian lẫn thời gian, như: Duy Trác, Sĩ Phú, Anh Ngọc, Tôn Thất Niệm, Mai Hương, Lệ Thu, Thanh Thúy, Bạch Yến, vân vân? và giọng ngâm thơ dạt dào âm điệu trữ tình Hồ Điệp.

Nhất là gia đình Mười cần thùng thư cũ kỹ nhỏ xíu, nhưng rất quan trọng đối với mọi người. Nếu không có thùng thư, không có truyền thông báo chí, thì gia đình nầy không thể liên lạc với ai. Không hề biết tin tức xảy ra trong nước, qua tờ nhật báo mà ba đặt mua mỗi ngày. Mười cám ơn: Sở Bưu-điện, những người phát thư. Những nhà in ấn báo chí. Những văn, thi, hoạ, nhạc sĩ đã nhiệt tình trải lòng mình ra viết nhiều truyện hay khắp đó đây.

Ngày xưa ba má cho Mười tung tăng đến trường, vui vẻ vô tư lự hồn nhiên, như cánh bướm đầu xuân gặp nắng mới, Mười không biết lo đói khát, nhọc nhằn, vất vả, âu sầu. Vật chất không làm Mười lo toan phiền muộn. Còn bây giờ? Vấn đề quan trọng là làm sao có tiền mua thức ăn cho tám người lực điền dùng. Lo tiền trả công nhật cho họ vào chiều thứ bảy? Lo thu gom đống củi khô vào chất bên chái hiên nhà, nếu để củi ngoài sân, có cơn mưa rào bất chợt, bị ướt, thì làm sao nấu thổi? Mười rất biết ơn người nông dân đã ra sức làm lụng vất vả, nhọc nhằn. Để người chủ và nhà nông cùng chia sẻ cơm ăn áo mặc. Tìm đâu có gạo, mắm, lương khô mà dự trữ mùa đông? Khi cơn mưa phùn gió bấc, cơn rét rừng lạnh xé ruột da, nếu không có người dệt cửi, không có thợ may, thì không có áo ấm che thân! Sung sướng thay khi mình không phải chạy lo từng ngày.

Nếu vườn nhà ai gần hơn, có lẽ anh Thuyền, (và sẽ có Mười theo anh) hái trộm rau cải, cây trái, mà làm món ăn. Thật thế! Vấn đề giáo dục, trí dục, đức dục, đạo đức ở học đường, qua sách vở, từ chương. Nay trở thành khôi hài đen trước nỗi cùng khổ. Thì, giờ giáo huấn công dân, "Tủ Sách Học Làm Người", là con số không rỗng tuếch. Sách vở, bút viết, giấy trắng mực tím mực xanh, mà làm gì, nếu mình đang "đói rã ruột". Khi sự đói khát đẩy con người đến cao độ, nàng tưởng tượng, thèm miếng ăn kinh khủng. Mười mơ mình giàu sang, ăn toàn cao lương mỹ vị. Chỉ cần nghĩ đến thôi, nước miếng đã ứa ra đầy miệng, là Mười cảm thấy khát khao, cố tìm mọi cách để có món ăn. Dù là món ăn đạm bạc nhất. Thế nhưng, Mười vẫn tri ân những ngôi trường cũ, và nhất là trường đời đã dạy nàng học hỏi nhiều điều thú vị qua những năm tháng lớn khôn.

Một hôm anh Thuyền bẫy hụt con chim hoàng anh rất đẹp, anh sợ nếu nắm chặt, nó sẽ chết. Nên anh nắm nhẹ quá, nó mỗ vào tay, và vùng ra thoát thân. Hai anh em đứng dưới cây tùng cụt cành, tiếc hùi hụi ngẩn người nhìn theo con chim hoảng hốt bay vút về chân núi. Trên tay anh vương lại vài lông ống, có tí máu hồng tươi. Anh Thuyền không dám bẫy bắt chim nữa. Mười thẩn thờ đem chiếc lông chim vào nhà, cắm trong lọ sứ nhỏ trên bàn học, vẩn vơ buồn suốt mấy ngày. Thời gian trôi qua, giữa bến bờ yên lặng kéo dài, cánh lông không còn tươi màu vàng sáng, sắc nét như xưa. Gợi lên lòng Mười buồn phiền nhiều hơn khi chim Lẻ Bạn:
Mỗi ngày bên khung cửa.
Nhìn qua nóc nhà xưa.
Tôi ngỡ ngàng quan sát:
Con sáo đậu dàn thưa.
Hai con kia rỉa cánh.
Một con nằm ngắm mây.
Bạn tình trên góc ngói.
Thơ thẩn nhìn mây bay.
Cho đến mãi một ngày.
Hai con kia không thấy.
Đã vỗ cánh xa bay.
Một mình sáo còn lại.
Trong gió đứng bơ vơ.
Lạc lõng và trông chờ.
Tiếng gọi đàn thương nhớ.
Mình cảm thấy ngẩn ngơ.
Buồn xa vắng mênh mông.
Lẻ bạn giữa trời đông.
Dù chỉ là chim sáo.
Tha thiết tình mặn nồng.
Giọng kêu chim lạc đàn.
Lặng lẽ hờn tiếng vang.
Còn đâu lời chim hót
Thánh thót xuân tình sang. (*)
Ít lâu sau, Mười lấp ló nơi song cửa, len lén nhìn hai con sáo làm tổ dưới nhánh chạc ba cây vú sữa, cạnh góc hiên nhà. Trên cây dừa, chim ác là là thân đen nhánh, có khoan trắng ở ức, nó không biết làm tổ, nên rình tổ trống vào đẻ trứng nhờ. Mười lắng nghe anh chị chim líu lo trò chuyện, nhẹ nhàng, thánh thót. Nàng đoán hôm nay chúng vui hoặc buồn. Nàng cười vu vơ, dõi mắt nhìn công việc xây tổ diễn tiến đến đâu. Một hôm, Mười ngồi nhặt rau bên hiên nhà, thì nghe tiếng chiêm chiếp, ríu rít non nớt trên tổ. Mười đứng dậy nhìn lên. Hai cái đầu nho nhỏ lơ thơ vài sợi lông, mỏ vàng mở lớn, chim ngóng cổ dài đưa qua đưa lại, run run, chờ mẹ mớm mồi. Sau đó ít lâu, nàng thấy bố mẹ làm huấn luyện viên cho bầy con nhỏ chuyền cành, chim bay từng đoạn ngắn. Khi mọc đủ lông cánh, chim bay đi xây dựng tổ ấm riêng. Thỉnh thoảng chúng quyến luyến quay lại chốn xưa, xôn xao, ríu rít nhiều giọng hót ân tình. Lạ thay, lúc trưởng và thành quay trở về chốn cũ, chim rủ thêm nhiều bạn bè thân thuộc, nội ngoại hai bên, hội hè đình đám, chúng ríu ra ríu rít suốt tháng. Chúng cất cao tiếng hót thâm tình lảnh lót bay xa, hân hoan hòa ái không hề biết mỏi mệt. Chúng tri ân nơi chúng đã chào đời. Cây vú sữa càng đông vui. Má vãi gạo, lúa, ra sân cho chim ăn. Chim có đàn cất tiếng hót thật hay. Như thể chim biết tạ ơn người ưu ái đãi ngộ.

Nhìn đàn chim chao cánh lên trời cao trong tiếng phi cơ gầm rú, Mười lại trang trọng nghĩ đến những người Lính Việt Nam Cộng Hòa, và tri ân họ: Anh pilot lả lướt vút cánh vào vùng đạn mũi tên. Anh Lính Dù bay bướm lơ lửng trong không trung. Anh Hải Quân hào hoa trên những giang thuyền dập dồn sóng vỗ. Anh lính Bộ Binh, Pháo binh, Thủy Quân Lục Chiến. Thiết Giáp. Cảnh Sát. Địa Phương Quân, vân vân? Họ vất vả nhọc nhằn băng rừng vượt núi, lội đầm lầy?, hầu giữ gìn non sông Việt Nam gấm vóc không hổ danh là Hòn Ngọc Viễn Đông. Lính đem an cư bình yên đến từng ngỏ nhà. Thì, nếu Anh Là... Người Thương, hoặc anh là ai, Mười cũng?
Nếu anh: Lính Nhảy Dù
Can trường giữ biên khu
Sánh vai ta cùng bước
Nắm tay diệt quân thù.
Nếu anh là Bộ Binh
Hay là lính Pháo Binh
Đọc thư em dịu ngọt
Những vần thơ chân tình.
Anh là Thiết Giáp quân
Em là mây mùa xuân
Lang thang trên đầu núi
Che nắng cho người thân.
Nếu anh là Phi Công
Lả lướt trên thinh không
Em là vì sao sáng
Soi đường giữa đêm đông.
Nếu anh: Lính Hải Quân
Em mơ là Nữ Hoàng
Nối nhịp cầu tao ngộ
Tình yêu xuyên đại dương.
Nếu anh yêu QUÊ HƯƠNG
Cùng chung một con đường
Em nguyện làm thi sĩ
Đem thơ trải tình thương. (*)
* * *

Tháng ngày dần qua, dần quả trong niềm tiếc nhớ không cùng về dĩ vãng đậm mầu, đã một thời đượm nét phong phú hân hoan. Một mình Mười len lỏi trở về trên con đường mòn vắng khuất, nàng lặng lẽ nghe tiếng lá khô lao xao trở mình? Tiếng vạc kêu đàn lẻ loi. Tiếng còi tàu buồn bã rúc trong sương chiều phủ sớm. Con tàu đã đi xa khuất, còn để lại một dải khói trắng đục cuồn cuộn lướt thướt kéo dài đến tận chân mây, trôi trôi trên phiến trời mùa đông xanh xanh bàng bạc và ảm đạm lạ thường. Nhìn con tàu kéo theo dải lụa xám đục, khiến lòng Mười buồn bã vô hạn, trong lúc tiếng bước chân Mười quạnh hiu, cô lẽ dẫm trên sỏi đá lạo xạo. Mùa Hè gió Lào thổi qua dãy trường sơn, nóng muốn lột da, cũng khiến Mười buồn. Tiếng lá tranh xào xạc lùa trong gió mùa Thu rì rào. Mùa Đông gió Bắc thổi về, lạnh lẽo run cầm cập, cảnh vật thảm sầu, cây cối tàn tạ bật gốc, ngả nghiêng. Phiền úa. Chao đảo.

Tất cả... Mười nghe rõ, như tiếng lòng vang vọng. Buồn thiu. Còn đâu nữa những ngày yên vui bên mái trường xưa. Nơi có chuỗi cười giòn hồn nhiên vỡ toang cổ họng! Còn đâu tháng ngày tung tăng dạo bước, cùng bạn bè qua bao thác mộng hồ mơ! Đâu còn ngày cũ vai kề vai, tay trong tay, mắt nhìn mắt, môi tìm môi. Hai người yêu chụm đầu bên nhau, mình ngắm nhìn mặt trời êm ả gửi muôn tia nắng vàng rạo rực thương tặng trái đất!? Còn đâu suối gần đồi xa, cánh đồng cỏ nâu vàng êm mịn như nhung lấp ló ngàn tia nắng lung linh đuổi nhau trên lá cỏ. Mặt trời âu yếm nhảy nhót trên hai mái đầu xanh chụm lại. Ta đọc cho nhau nghe bức thư tình thắm thiết. Tìm đâu thấy con đường đất đỏ, ngoằn ngoèo uốn lượn thấp cao xẻ sườn đồi ra làm đôi. Đâu đêm đông buốt giá xứ lạnh Lâm Viên Đà Thành. Dưới bầu trời đầy sương mù, có đôi bạn nhìn lên chòm cây tìm đếm các vì sao e lệ qùy gối bên nhau nép mình bên đài mây. Mình cùng ngắm nhìn đời sống phù dung trần thế. Còn đâu buổi trưa Hạ rạo rực tình thư. Ngày Thu xôn xao nỗi nhớ. Chiều mùa Đông ấm áp mật ngọt tình hồng cạnh lò sưởi! Ôi! Quá khứ xa xôi, tưởng đã tàn phai theo tháng năm, nào ngờ bừng dậy theo bước thấp bước cao, đang trôi về trong đời sống khổ hạnh, lắm ưu phiền. Cái tình nho nhỏ chia xa, Mười tưởng chừng có thêm ít sợi tóc đã rụng. Thật ra, đây là một cái đầu đầy tóc rụng! Thực tế khổ đau. Thực tế buồn lắm! Và; Kỷ niệm chẳng thể phôi pha.

Mười đóng khung cuộc đời mình nơi khu rừng già hoang vắng. Không ai biết mặt biết tên. Giản dị âm thầm, chất phác nghèo nàn như cô thôn nữ đồng nội được số phận an bài. Cuộc đời nàng sẽ bình thản, không khùng câu mồi bằng miếng bả phù vinh, hầu đạt đỉnh chung trong hoàn cảnh quá ư khắc nghiệt sao!? Tuy nhiên, rảnh rang đôi chút, Mười mở lại xấp thư cũ, nhìn ảnh chụp chung với bạn ở Đà Lạt, nàng xót xa tự hỏi: "Ơ! Có một thời xa xôi nào, mình sung sướng vô tư lự, vui vẻ hồn nhiên đến thế sao? Một Thương-Mười tươi thắm giữa vườn hoa học trò, có người yêu hào hoa phong nhã. Và mình đã sống nơi chốn phồn vinh ấy sao? Thật đúng là nàng đã sống những ngày qua. Chứ không là mở" Chính tháng ngày sống gian khổ sau nầy nơi chốn nhà quê, vào vùng chiến tranh, đã cho Mười biết bao đấu tranh với từng cơn bão lòng. Ngắm ảnh bạn cất trong album, bên góc va ly, rồi nhìn mặt mình từ phiên gương nhỏ phai mờ, chiếu rọi lại. Mười thấy nhói buốt từng cơn đau trong tim. Ước gì đằng sau tấm gương rạn nứt nhiều miếng kia, họ đang chứng kiến Mười có cuộc sống thế nầy. Bạn sẽ cười vui, chìa tay ra đón tôi. Hay tôi chỉ thấy phản ảnh phiên gương lạnh lùng!?

Lòng Mười chợt nao nao, xót xa, nhớ nhung quặn lòng, ưu phiền man mác, ấy mà? nàng vẫn nhớ ơn ân tình đó bất tận. Một áo lạnh nhung mầu vàng mơ, kỷ niệm ngày ấy do chàng ân cần trao tặng. Chiếc áo sao gợi biết bao nỗi buồn phiền, không vui thích. Tại sao? Có phải nay Mười chỉ còn một chiếc áo mong manh nói lên phận nghèo, sự tàn phai theo tháng ngày đong đưa nỗi nhớ thương mến tiếc trên nhánh thời gian? Lắm lúc, Mười nằm vắt tay lên trán, nhìn mái tranh thủng lỗ, đem ánh mặt trời xuyên qua, nhảy nhót trên nền đất nện mốc meo. Nàng nghe tiếng kèo cột rít khô khan, vặn mình răn rắc. Mỗi lần gió mưa chuyển mùa, thì bấy nhiêu dự tính tốt đẹp của cô gái phơi phới nét xuân-thì, chợt tiêu tan theo mây khói. Cổ nhân đã nói: "Thứ nhất vợ dại trong nhà. Thứ hai nhà dột. Thứ ba nợ đòi". Gia đình nầy hội đủ ba yếu tố đáng buồn chăng?

Dẫu sao sống trong vùng lửa đạn liên miên, Mười vẫn xin cảm ơn mái nhà tranh đơn sơ: nơi đã từng là chốn dịu êm nồng thắm cho gia đình Mười an vui trong cơ hàn thanh bạch. Vậy mà chốn đơn hèn ấy từng ấp ủ đầy tình yêu thương cuống quít mẹ cha ngọt ngào, đã cho chúng con mật ngọt tình yêu gia đình đằm thắm. Cho con biết quyến luyến tình thân thiết với tha nhân, có tình quê nồng nàn. Và hòa ái tạ ơn bếp lửa sưởi ấm mình trong ngày đông giá rét. Ánh lửa hồng nhảy lung linh tự miền quê chân chất, đã lồng vào tình người Việt Nam thấm đẫm hương yêu trong ta...
* * *
Gia đình chị Huyền đang ăn cơm trưa, thấy em đến thăm, cả nhà vui vẻ chào hỏi. Mười xuống bếp lấy thêm chén đũa và ngồi vào bàn ăn qua loa chén cơm. Xong, em lấy quà ba má gửi cho gia đình chị ruột. Mười kể tình cảnh cha mẹ già ở chốn đèo heo hút gió cho anh chị nghe, rồi nói:

- Theo em thấy, với số vốn liếng ba má đã bỏ ra lâu nay để: phá đồi vỡ núi đồi mà làm mấy trại ương cây giống rất quy mô, và đồ sộ đó, tốn tiền bạc và sức lực nhiều quá. Chi bằng ba má mua một cái nhà nhỏ, con cái nếu ai hiếu thảo, mỗi tháng tài trợ cho ba má them vài ngàn. Ba má sẽ sống nhàn hạ yên ổn, không quá khổ cực thân xác như ở nhà quê. (Nếu ba má không thích ở với ai, thì như vậy). Chứ "giàu nhà quê không bằng ngồi lê thành phố". Ba má già rồi, vẫn khổ cực với ruộng vườn vất vả làm việc quên ăn quên ngủ, vẫn không hết việc. Suốt đời ba má cơ cực. Dù có tri thức, nhiều tiền thật, nhưng chẳng mấy khi thân tấm thân ba má an nhàn.
Hôm kia ba má đã giao mọi việc cho mấy người bà con ở dưới Làng lên trông coi. Ba má quá mệt mỏi vì vật chất của cải phù vân, không muốn gì nữa. Thú vui duy nhất của ba là thích mở mang đất đai. Quy tụ bà con, cháu chắt, xóm làng, ai không có công ăn việc làm, gom họ về ở một chỗ. Ba lo cho họ có cuộc sống khá hơn, là niềm ước mong canh cánh bên lòng. Với ý chí kiên cường, bác ái, ba đã đưa hai mươi lăm gia đình từ dưới làng xa xôi lên vùng nầy làm ăn sinh sống thoải mái, đầm ấm và thành công. Cha mẹ già ở lại giữa cảnh đồng quê, hoang vắng buồn tênh. Ba má đã sống đớn hèn, thầm lặng trong bốn mùa thương khó, âm thầm với tháng năm trầm thống loạn ly từ Thành xuôi về Tỉnh, về Xã, Ấp, trên con đò quê hương. Qua bao thăng trầm trĩu nặng hai vai gánh gồng, còm cõi, vất vả ngược xuôi.
Khi nghe em bàn tính về ba má, anh Thương, chị Huyền, đồng ý với em điểm nầy, họ hẹn đầu tháng sẽ ra thăm ba má, và bàn chuyện đó. Chị Huyền cười, nói với anh:
- Nhiều khi thấy ba má quá tội. Cha mẹ nuôi mười con. Nhưng mười con không nuôi nỗi cha mẹ là vậy. Mình cứ mua một căn nhà nhỏ nhưng đầy đủ tiện nghi cho ôn mệ an cư, tự do. Có lẽ tốt hì.

Các cháu Châu, Trân, Vân, đã đi học trường dòng Tabert. Sơn đi nhà trẻ. Anh Thương đổi về làm ở Tiểu đoàn 52 Công Binh Kiến tạo, trong nhà có tất cả là chín người, nhưng chỉ mỗi mình anh đi làm việc, đồng lương Thượng-sĩ, không thiếu hụt, nhưng không dư dả! Anh Thương đổi ra Đà Nẵng, cả nhà lại dọn đi, đời lính nay đi mai ở, vợ con lính chẳng mấy khi yên ổn một nơi. Chị Huyền đã sanh thêm một cháu trai. Tất cả năm cu cậu! Chị rất kỵ vì người ta nói: Có năm thằng con trai liền một dây ở trong nhà, là ngũ qủy! Chị mong kỳ nầy có một "công nương". Nhưng khi thấy mặt bé sơ sinh khôi ngô lạ, chị không muốn gì hơn. Về nhà, chị lo xông hơ rất kỹ: Gừng muối, nghệ, riềng, giã nhỏ, mỗi loại một hũ, ngâm rượu chôn dưới đất bách nhật, xong chị đào lên. Thứ thoa mặt, thứ thoa thân thể. Chị nằm trên vạt giường tre, ở dưới gầm giường thì đốt hai lò lửa, chị lăn qua trở lại, như con cá nướng. Chị luôn xức dầu gió, gội đầu bồ kết, trùm kín mền, xông nước lá hương nhu, lá sả, lá bưởi, lá cam, quít, ổi, vân vân...

Căn nhà nhỏ lúc nào cũng tối mù, luôn luôn thiếu ánh sáng. Không có gió và không khí, chị kiên gió nằm trong phòng kín, khiến cả nhà ngột ngạt, vì mùi hỗn hợp trên toả ra muốn nghẹt thở. Thật khó ngửi. Thấy chị ở cử, Mười sợ đến rùng mình. Bà mẹ chồng chị chịu thương chịu khó, bà lo cho con dâu và cháu nội chu đáo, mặc dù nay cụ gần chín mươi tuổi. Do chẳng có ánh sáng, mắt không tỏ, cụ sơ ý chưa lau sạch nước, cụ lại bôi nước bả trầu vô cuống rốn cháu nên bị lở. Khi chị phát hiện ra cuống rốn cháu lở loét, thì đã muộn. Từ bác sĩ công, tư, bất cứ nghe ai mách bảo thầy hay thuốc giỏi, anh chị đều đi chữa trị cho cháu. Có người bày tìm con gà ác, họăc con cóc đen còn sống, mổ bụng chúng, úp con vật lên ngực cháu trong bảy ngày, họ cũng làm. Anh chị tốn tiền kinh khủng.

Sau cùng cháu nằm trong Tổng Y Viện Duy Tân suốt hai tháng hè. Tại đây Trung-úy y-sĩ Ngọc độ ba mươi tuổi, ở Sài Gòn mới đổi ra làm việc, ông rất tận tâm, chu đáo. Ông ngồi hằng giờ bên giường bệnh nhân, để theo dõi từng diễn biến nhỏ nhặt. Có lẽ sự nghiêm nghị, đứng đắn và lo lắng, khiến khuôn mặt trắng trẻo có in thêm nếp nhăn, ông đeo kính cận, mắt đỏ hoe trân trân nhìn từng cử động cuả cháu, ông giàu lòng nhân ái, chứng kiến nhiều cảnh thương tâm bi lụy, nước mắt ông sẽ tuôn chảy nhiều. Mỗi lần lên cơn động kinh uốn ván, cháu khóc thét, tay chân co giật, bụng ưỡn ra, đầu ngửa về sau lưng, mắt dại thần sắc. Cháu càng ngày càng gầy trơ xương, trông quá thảm. Y sĩ Trung-úy viết giấy cho cháu về nhà thì hai giờ sau cháu tắt thở. Cháu ra đi êm ái như ru đời vào giấc mộng tiên, cháu không vặn mình la khóc, làm kinh, như khi cháu còn sống. Cháu nằm giữa hai hàng bạch lạp sáng ngời. Chính tay cha đóng quan tài cho con, mà mắt như anh rể Mười lạc thần.

Người ta nói khi văn thi sĩ tả chuyện đau buồn, ai oán, chia ly, họ ưa thêm thắt trời mưa gió bão bùng, lụt lội tơi bời, cho ly kỳ, hấp dẫn. Nhưng tháng nầy là mùa mưa, vài hôm nay đã mưa lớn. Mưa ngoài trời thật. Mưa cả trong lòng. Nhiều người đến thăm viếng, chia buồn. Chị Huyền phân công mấy đứa con canh chừng xác của cháu Hải từ tám giờ tối đến mười giờ đêm. Anh chị thức từ mười giờ đến ba giờ sáng. Mười và con bé người làm coi chừng xác cháu từ ba giờ đến sáu giờ sáng. Ba giờ sáng! Hai phụ nữ non đời chết nhác, tim đập thình thịch, quặn thắt từng cơn đau điếng trong lồng ngực nghẹt thở, họ ngồi co ro nơi góc ghế. Nhắm mắt lại Mười sợ ma, mở mắt ra nhìn cháu nằm trơ trọi trên giường lạnh lẽo, nước mắt Mười tuôn trào. Mười len lén nhìn đâu đâu cũng sợ ma. Sợ kinh khủng! Mười lanh toát cả thân run sợ đi vặn đồng hồ báo thức, cả nhà dậy lúc bốn giờ. Mười không dám vô phòng ngủ, sợ ma đi theo mình. Cô em bị chị la cho một trận, vì tội lếu láo vặn đồng hồ lên.

Chị Huyền không biết khi anh Tư bị tai nạn xe hơi khá nặng, phải chở vào cấp cứu. Chị Khánh gọi Mười lên bệnh viện coi chừng anh (cho chị ngủ trưa một chút). Thấy anh Tư đầu băng trắng, trán và hàm dưới bị bể, mặt mũi sưng húp, tím bầm méo mó, tay chân anh đầy máu, mỗi lần anh thở phì phò thì phun máu mũi, khó nhọc. Mười sợ đứng tim, ngất xỉu. Đủ ba lần, Mười đến thăm anh rể là xỉu, khiến chị Khánh phải gọi y tá, mời bác sĩ đến chích thuốc cho Mười. Chị Khánh tức bực vô cùng, đã mắng nhiếc em, có đứa em yếu bóng vía, khi đụng chuyện, cần nhờ em giúp đỡ một tay. Chẳng những em không làm nên trò trống gì, mà khiến chị thêm lo lắng, vất vả mệt nhọc hơn. Các chị không biết rằng: Mười rất nhạy cảm, thương cảm, đầy xúc động trước cảnh thương tâm, không thể cầm nỗi lòng trước những đớn đau của người khác.

Trời mưa gió và từng cơn bão ùa về suốt tuần, lê thê áo não không lúc nào tạnh, khi mưa nặng hạt, khi mưa phùn gió bấc. Mặc dù thế, lúc đưa cháu đến nơi an nghỉ cuối cùng, bạn bè thân nhân đi tiễn biệt rất đông. Ba má, anh chị ở Huế đã vào Đà Nẵng trước ngày đám tang cháu vài ngày, toàn gia đình chụp chung vài tấm ảnh lưu niệm. Chị Huyền kêu khóc thảm thiết, người chị mềm nhũn như cọng bún, dù hai người kèm hai bên nách nhưng chị vẫn đi không vững. Kể từ khi chị mang bầu cháu đến bây giờ, chị tốn rất nhiều tiền, sức lực chị đã cạn kiệt hết.

Sau ngày cháu từ trần ít lâu, Mười cắp sách đi học lại, Mười bận túi bụi với bài vở khó, do mình quá dốt, nhưng nào còn có ai ở bên cạnh chỉ dạy cho? Trường lạ, lớp mới, không có một người bạn hỏi thăm, dù câu chào hỏi xã giao lạt lẽo, ngắn nhất. Thật buồn, chẳng có gì vui. Mười tự đóng khung cuộc đời mình giữa bốn bức vách, khép kín nụ cười, đóng cửa trái tim đau thương vào cuối ngăn kéo vô hình. Mười buồn bã xếp thư từ hình ảnh, tặng vật lưu niệm của Hoàng Phương Nam niêm phong vào một túi xách, rồi lặng lẽ cất dưới đáy va ly, chờ lúc nào có dịp thuận tiện, chính tay mình sẽ hoàn lại cố chủ. Cuộc chia biệt dẫu không hề có lý do, thì dù sao ít nhiều đã phụ tình nhau rồi. Hơn nữa thời gian cách ly quá lâu, không thư từ liên lạc gắn bó, không gian vời vợi cách trở, xa xôi biền biệt, thì ít nhiều gì, tình cảm cũng nhạt phai trong lòng mỗi người. Mười muốn trở thành cánh chim hạc bay thẳng về miền Nam, đứng im trên cành cao xa xa nhìn thấy Nam hạnh phúc. Thầm nhớ anh, yêu mến anh như người thân quen nhất. Thua thiệt có về mình, Mười xin nhận chịu.

_ * _


Tình Hoài Hương
Kính mời quý độc giả xem tiếp chương sau.
Trân trọng

Tình Hoài Hương

Mục Lục


3. Duyên Số


Vành Khuyên



Vợ chồng gã xung khắc. Thật kỳ, chồng nói một câu thì vợ tức chịu không nổi nói lại hai câu. Chả phải là vợ gã muốn gã khùng lên nhưng ả ghét bị hiểu lầm. Ả bao giờ cũng muốn nói cho chồng hiểu được mình nghĩ gì mới thôi. Thế mới ra lắm chuyện.

Có trách, trách ông Tơ, bà Nguyệt, xe duyên lầm cho gã và ả. Lầm gì nổi, đi mãi tới đường cùng, chả thấy ai, giờ có là hai người xấu nhất trên thế gian này, gặp nhau tại một góc trời, không còn có thể nhìn chỗ nào khác thì gã và ả vốn là của nhau nên mới gặp nhau kiểu đó. Còn lạ gì trò đời nữa! Ả trách ông Trời một thời gian rồi thôi không trách nữa. Ả đâm ra tội nghiệp gã, vớ phải mình, một người đàn bà hay nói. Trách mình không được bao lâu ả lại đâm ra hận gã, hận là tại gã nói ít thôi chứ có phải ả muốn nói nhiều đâu. Cái vòng này cứ luẩn quẩn, riết rồi ả chả còn biết trách ai, mà trách cái miệng mình, cái đầu mình, nghe chừng như ả chưa bao giờ muốn làm điều đó, lòng ả ý tốt mà. Có ai hiểu dùm cho ả không?

Lâu rồi, ả và gã cũng chả thân thiết gì, tại cứ hục hặc mãi chữ nghĩa mà. Nghĩ mà tội! Khó lắm mới có 2 mụn con, đó là lúc quẩn, chả muốn đem vạ về nhà. Ả và gã ngã vào nhau, dù chỉ một lần trong bao nhiêu năm, Trời Phật hoá thương, cho đại hai đứa bé cho ả và gã bận rộn, bớt cãi nhau cho thiên hạ đỡ tiếng ồn. Không cãi đâu có nghĩa là êm ấm. Ả chỉ bận quá nên không có thời gian mở miệng. Gã chỉ mệt quá vì lo tả, sửa cho hai đứa con mà tạm quên cái tính nói nhiều của ả đi, cho ả muốn nói gì thì nói. Mệt quá rồi! Ông ngã vào có hai lần thì hai lần đúng hai đứa con. Thật tình gã cũng công nhận gã có duyên số với ả thật. Thế không thì sao mà cứ buồn chán quá, nghĩ tới chuyện xa nhau là lại có chuyện bị níu kéo khiến gã phải suy nghĩ lại mà ở lại với ả như thế này.

Ả cũng lạ, khổ lắm! Mà biết có đi đâu, như lúc chưa chồng, họ hàng anh em người ta khinh cho chứ lại. Qua đây 15 năm, ả cũng vẫn chưa bức ra được cái áo làm một người đàn bà Việt nam, sợ tai tiếng bỏ chồng. Ơ không sống được với nhau thì bỏ chớ còn để làm mắm à. Ả đâu có sợ bỏ, nhưng cũng như những người đàn bà khác, ả thấy tội cho hai đứa con, có bố mất mẹ, có mẹ mất bố, tiền phụ cấp, thăm nuôi, chán bỏ xừ. Á lên nét, cũng thấy khối người được ra phết, nhưng biết người ta có thực không, lại ôm cái gối mơ mà ngủ rồi bỏ cái hiện thực dù có phủ phàng trước mặt đi nữa, ả không nỡ. Ả cười cho suy nghĩ vu vơ của mình. Nét là nét, thực là thực. Ả lại pha trộn hai thứ vào, thực với chả nét. Có nói ả tửng cũng không quá lời.

Ả và gã, ngày này qua tháng nọ, không cãi nhau thấy buồn, cười với nhau mãi cũng chán. Có người dại miệng bảo, vợ chồng không cãi nhau không phải vợ chồng. Đồ cái thằng hâm ! Thế khó chịu sau lúc cãi nhau có ai khó chịu dùm không cho này.

Ả và gã có lẽ lúc này hơn bao giờ hết tin rằng vợ chồng không là cái gì cả ngoài hai chữ Duyên và Số, ờ phải, duyên nợ và số phận ạ.

Không tin? Không tin cũng đâu thể làm gì khác hơn đâu.

Cứ nhìn những cặp vợ chồng khác mà coi thì rõ.

Vành Khuyên



Mục Lục


4. Căn Nhà Sau Cửa Biển (truyện dài)


Phan Thái Yên







Vì Lý do kỹ thuật, xin tạm nghỉ 1 kỳ. Chân thành cáo lỗi cùng bạn đdọc.




Phan Thái Yên


Mục Lục


5. Một Nét Đẹp Trong Tiếng Việt, chữ Nước.


Trần Thành Mỹ



Thác Bản Giốc
Ngưòi ta thường bảo con người có thể kéo dài đói ăn trên mười ngày nửa tháng nhưng khát thì khó quá một tuần. Người Việt ta lại gọi một cách nôm na thân thương quốc gia mình bằng một từ đơn âm Nước còn có nghĩa là nước để uống để dùng. Trong ngôn ngữ toàn cầu khó mà tìm được từ nào mà tượng hình tượng thanh đánh động vào ngũ quan tình cảm tâm hồn một cách tự nhiên thân tình như từ Nước của chúng ta.
Thật ra trên thế giới, nước nào cũng có nhiều xưng danh cho đất nưóc mình. Pháp chẳng hạn là Patrie, état, nation, pays natal, la terre de nos ancêtres, tiếng Việt ta Tổ quốc, Quốc gia, Quê hương, đất nước, tiếng Hán Việt là QUỐC, nhưng chưa tìm thấy tiếng nước ngoài nào mà có từ có dấu ngắn gọn bình dị với võn vẹn bốn chữ cái mà gợi tình lẫn ý quan yếu quen thuộc gần gũi thiết tha như chữ Nước của ta.
Dẫn chứng ta có trong các từ hay thành ngữ Hán Việt như « tận trung báo quốc », « lương sư hưng quốc », quốc nạn, quốc hận,?
Trong bản nhạc « Tình ca » của Phạm Duy « Tôi yêu tiếng nước tôi từ khi mới ra đời? »
« Tình hoài hương » : « Quê hương tôi có con sông đào xinh xắn,
Nước tuôn trên đồng vuông vắn »?
« Thà làm quỷ nước Nam còn hơn làm vương đất Bắc. »(Trần Bình Trọng)
« Nam quốc sơn hà Nam đế cư,
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư. »(Lý Thường Kiệt).
« J?ai quitté mon pays? » (Enrico Macias)
« Pourquoi le prononcer, ce nom de la Patrie ?
Dans son brillant exil, mon c?ur en a frémi ; »?(Lamartine- La terre natale)
« Je ne connais de mon pays que des photos de la guerre « ?
Un jour, j?irai là bas te dire bonjour, Vietnam. »( Marc Lavoine ? Bonjour Vietnam)
Nói về nước, chữ Nho là THỦY, nước còn là nguồn sống cho sinh vật cỏ cây. Trên mặt địa cầu nưóc chiếm 2/3 diện tích chung phần còn lại 1/3 là đất. Không có nước không có sự sống trên hành tinh nầy qua nước mưa, nước suối, ao hồ, sông biển.
Trong thơ văn, ca dao tục ngữ :
« Cây có cội, nước có nguồn. »
« Uống nước nhớ nguồn. »
« Nước non năng một lời thề,
Nước đi đi mãi không về cùng non. » (Tản Đà )
« Đời cha ăn mặn, đời con khát nước. »
« Còn nước còn tát. »
« Nước trong quá thì không có cá,
Người xét nét quá thì không có bạn bè. ».
Sơn tinh Thủy tinh
Bức tranh thủy mặc...
Vì thế ngay khi đổ bộ lên mặt trăng trước kia hoặc như hiện nay Hỏa tinh, các nhà phi hành gia hay các robot trên các phi thuyền thám hiểm không gian được phóng lên thường có nhiệm vụ đầu tiên đặc biệt là lấy mẫu đất trên hành tinh ấy đem về phân tích xem gồm có nguyên liệu gì nhất là có sự có mặt của nước để chuẩn bị cuộc hành trình định cư trong tương lai.
Hơn thế nữa, thông thường ai cũng biết là người dân nước nào tất hiểu rõ thấm nhuần, sử dụng nhuần nhuyễn tiếng nước mình hơn. Mỗi ngôn ngữ đều có sắc thái đặc thù riêng «nồi nào vung nấy » do đó rất khó hoặc không thể so sánh cho đúng được dù trong thực tế có tiếng của nước giàu nghèo, nhược tiểu hay siêu cường, diện tích nhỏ to, nhiều người sử dụng hơn.
Chẳng hạn như trước kia, tiếng Pháp được xem như là ngôn ngữ chính yếu trong văn kiện bang giao quốc tế vì tiếng Pháp dễ đọc, rõ ràng diễn tả chính xác qua cách sử dụng khúc chiết Mode và Temps (Cách và Thì ) của động từ. Tuy nhiên, văn phạm Pháp quá phức tạp, chi li còn áp dụng nhiều quy tắc cầu kỳ như Accord du participe passé, cách chia động từ theo mode temps và ngôi thứ quá phân định, do đó viết khó hơn nói, đòi hỏi trình độ thực sự nếu không nhiều lỗi chính tả, sai sót trong lối hành văn. Từ đó tiếng Pháp mất dần sức hấp dẫn và địa vị hàng đầu của mình nhường chỗ cho tiếng Anh thực dụng luân lưu chuyển tải dễ dàng hơn.
Ngoài ra ngày xưa chúng ta hình dung bầu trời rộng mênh mông bao la không thuộc riêng một ai. Rồi càng văn minh luật quốc tế phân định vùng không gian nào trên đầu là không phận của nước đó. Phi cơ phải tuân thủ triệt để luật trên, nếu vi phạm có thể bị triệt hạ như thường. Thế là bầu trời cũng bị con người tư hữu hóa luôn rồi.
Ngày nay môn địa lý chẳng những cho ta biết rõ những những nét đại cương về trái đất, phân định rõ bằng những cộc mốc biên giới vị trí biên giới của mỗi quốc gia. Vậy là đất cũng được bàn tay bộ óc con người chi phối theo luật chiếm hữu của nhân loại.
Còn nước thì thế nào ? Cũng có luật giao thông hàng hải quốc tế, thềm lục địa mỗi nước được tính bằng hải lý. Nhưng giống như không phận vì không thể có cộc mốc biên giới hữu hình rõ rệt như trên đất liền nên có nước lớn mộng bá chủ xâm lăng trong vùng Đông Nam Á chẳng hạn, bất chấp luật quốc tế ấn định lại mốc biên giới mới ở miền Bắc nước ta ở Ải Nam quan và Thác Bản Giốc và đơn phương ngang nhiên hơn vẽ « đường lưỡi bò » trên Biển Đông uy hiếp ép đẩy lùi thu hẹp thềm lục địa các nước nhỏ lân cận hay chung quanh gây tranh chấp biển Đông.
Đường lưỡi bò
Chúng ta cũng biết là tự ngàn xưa, ngoài sự cần thiết cho đời sống con người như ăn uống vệ sinh, nông nghiệp, ngư nghiệp, chuyên chở vận tải, hải lộ đường thủy còn là đường giao thông đầu tiên nhanh chóng hơn đường bộ để lưu thông, liên lạc khám phá, mà con người đã biết sử dụng bao phương tiện qua đường sông đường biển, lúc đầu bằng những dụng cụ thô sơ như bè, bè mảng, ghe, thuyền, thuyền buồm rồi dần dần đến tàu chạy bằng hơi nước, rồi máy nổ và điện tử, tàu hiện đại ngày nay vượt đại dương, càng ngày càng to lớn tiện nghi, an toàn và thoải mái hơn gấp bội.
Và chúng ta không quên cũng chính nhờ tính phiêu lưu mạo hiểm, tìm tòi phát kiến địa lý vĩ đại mà bao nhà thám hiểm Âu châu đã tìm ra bao đất mới, thế giới mới qua đường bộ hay trên biển qua đại dương.
Bản sao con tàu buồm Hermione mà Lafayette vượt Đại Tây Dương sang Mỹ 1780
France Hermione Lafayette
Marco Polo (1254-1324) nhà thám hiểm Ý đầu tiên đã đến Trung quốc bằng « Con đường tơ lụa ».
Christopher Columbus (1451-1506) nhà hàng hải Ý đi bằng đường biển về phía Tây Đại Tây Dương và khám phá châu Mỹ, 12/10/1492 tới San Salvador mà Ông vẫn nghĩ là Ấn độ nên gọi thổ dân đầu tiên là Indian.
Vasco de Gamạ (1460-1524) nhà thám hiểm phiêu lưu Bồ đào Nha đầu tiên đi bằng thuyền từ Portugal tới vùng phía Đông kết nối châu Âu và Á với hành trình xuyên đại dương. Năm 1497, Ông đến Ấn độ vòng qua Mũi Hy vọng (Cap de Bonne Espérance ?Cape of Good Hope) cực Nam lục địa Châu Phi.
Hầu tước Pháp La Fayette dùng thuyền buồm Hermione được gọi là « La Frégate de la Liberté » vượt Đại Tây Dương năm 1780 sang giúp Mỹ trong cuộc Cách mạng Hoa kỳ. Và đến thế kỷ 21, một bản sao mới chiếc Hermione được hạ thủy rời cảng La Rochelle đi Mỹ năm 2015
Nói đến óc phiêu lưu khám phá mao. hiểm, chúng ta không thể không nhớ đến nhà hàng hải địa lý Pháp mà còn là nhà đại văn hào viết truyện khoa học giả tưởng nổi tiếng từ trước đến nay Jules Verne (1828-1905). Trong các tác phẩm của mình, Ông còn đã tiên đoán hầu hết các phát minh khoa học lớn của thế kỷ 20, cung cấp cả kiến thức khoa học từ Những chuyến bay bằng khinh khí cầu « Cinq semaines en ballon » 1863, Từ địa cầu đến Mặt trăng « De la Terre à la lune « 1865, Vòng quanh Mặt trăng 1870, Vòng quanh thế giới trong 80 ngày « Le Tour du monde en 80 jours 1873, và Hai mươi nghìn dặm đưới đáy biển « 20.000 lieues sous les mers « 1870.
Cho đến thế kỷ thứ 20, Thor Heyerdahl (1914-2002) nhà nhân chủng học thám hiểm Na Uy còn đã sử dụng chiếc bè Kon Tiki với 6 người thực hiện cuộc vượt qua Thái Bình Dương gần 8000km sau 101 ngày đêm năm1947 an toàn.
Chiếc bè Kon Tiki
Nhà thám hiểm nổì tiếng người Anh Tim Severin trong phái đoàn đó có Ông Lương Viết Lợi tham gia cuộc hải hành bằng chiếc bè mảng vượt Thái Bình Dương đi được 5500 hải lý còn 1100 dặm đến Hoa kỳ, phát xuất từ Hong Kong sang Mỹ tháng 3/1993.
Bè mảng Thanh Hóa vượt 5.000 dặm qua Thái Bình Dương
Vậy so sánh ba phương diện trời đất nước, nước vẫn là sinh lộ quan yếu nhất cho mỗi quốc gia.
Ngay con người từ lúc còn trong bụng mẹ, bào thai vẫn tròng trành trong tiềm thủy đỉnh tử cung.
Những con sông kinh đào ao hồ thác nước đều là nguồn mạch sống cho tạo vật sinh linh trên hành tinh xanh nầy. Chính các con sông lớn như Missipsipi của Mỹ, Hằng Hà (Gange) ở Ấn độ, Hoàng hà và Dương Tử Giang ở Trung quốc, Mékong qua sáu nước Á châu đổ ra biển Đông qua 9 cửa sông tại Việt nam, đã góp phần cốt yếu cho sự phồn vinh của đất nước nào sông đã chảy qua.
Do đó biết được điểm tối ư quan trọng ấy, các nước ngự ở thượng nguồn có thể gây khó khăn bắt chẹt các nước nhỏ dọc theo sông nhất là nước ở hạ nguồn mà Việt nam ta là một.
Trong văn chương Pháp có câu
« J?aime la lettre M parce qu ?on la prononce AIME,
Je n?aime pas là lettre N parce qu ?on la prononce HAINE ».
(Tôi thích chữ M vì ta đọc là AIME = Yêu thương,
Tôi không thích chữ N vì người ta đọc là HAINE (H câm)= Hận thù).
Người Anh cùng có câu đáng suy gẫm :
« Believe giữa có chữ Lie,
Friend cuối vẫn có chữ End,
Lover cũng có lúc Over,
Wife trong lòng vẫn có If ?.
Ngâm nga các câu tiếng Pháp Anh trên, thật thích thú phát hiện thêm đây cũng là một nét đẹp khác tô điểm chữ Nước ta độc đáo hơn. Thử đánh vần chữ NƯỚC ta có N+ƯỚC (Anh ước), vậy trong chữ Nước có vần Ước mà tuyệt vời thay, Ước mơ, ước nguyện thể hiện hoài bảo của thế nhân, quyền tự do căn bản của mỗi con người, anh cũng như tôi, không phân biệt giàu nghèo mạnh yếu già trẻ và không có ai có quyền cấm cản trừng phạt.
Cám ơn tổ tiên đã thông minh sáng tạo tuyệt vời ngay trong dòng chảy văn hóa dân tộc mọi thời. Dù chữ Quốc ngữ bằng mẫu tự la tinh sinh sau đẻ muộn, một trong những danh từ thuần Việt tiêu biểu như chữ Nước vẫn hiên ngang sát cánh sống theo thời gian thời đại lịch sử, khoe nét đẹp và ý nghĩa
toàn vẹn của từ đơn âm nôm na bình dị dễ hiểu gắn bó thắm thiết qua bao thăng trầm của đất nước vượt cả sự cầu kỳ bác học khó hiểu khó viết trong một thời cao điểm của chữ Nho Hán Nôm.
Chúng ta con cháu Rồng Tiên được thừa hưởng thành tựu tinh thần siêu việt ấy, hãy kiên trì tự hào gìn giữ, phát huy hoàn thiện cải tiến nét đẹp, tính đặc thù độc đáo, sự trong sáng của ngôn ngữ mình luôn vì văn hóa còn, Tổ quốc còn theo gương của tiền nhân đã có công gầy dựng đất nước Việt Nam ta trên 4000 năm.

Trần Thành Mỹ


Mục Lục


IIỊ Hộp Thư Toà Soạn ___________________________________________________



Nguyệt San Giao Muà xin cám ơn những thân hữu đã dóng góp bài vở cho Nguyệt San Giao Muà số 158 . Một số bài khác sẽ được đăng dần vào số tới. Mong mỏi sẽ nhận được những sáng tác của các bạn bốn phương để cho Nguyệt San Giao Muà thêm phần hương sắc trong tương lai.

Mục Lục


Thể lệ để nhận Nguyệt San Giao Muà: 1) Để vào danh sách của NSGM (subscribe), xin gửi email về GiaoMua@hotmail.com
2) Để rút ra danh sách của NSGM (unsubscribe), xin gửi email về GiaoMua@hotmail.com
3. Mọi chi tiết, thể lệ, thắc mắc, xin gửi về: GiaoMua@hotmail.com 4. Mọi bài vở, đóng góp, xin gửi về: GiaoMua@hotmail.com Nguyệt San Giao Muà Homepage: http://www.GiaoMua.com Thể lệ gửi bài cho Nguyệt San Giao Muà: Mong bạn gửi Bài cho GM theo cách này là tốt nhất : 1. Dùng mẫu chữ Vietnet (VIQR) hay Unicode 2. Viết Hoa chữ đầu của bài và bút hiệu. Ví dụ: Giọt Mưa Trên Lácủa NS Phạm Duy 3. Gửi bài ngay trong email (không kèm file), để cho BBT khỏi mất công download xuống để đọc 4. Gửi tất cả các bài trong 1 tháng 1 lần trong1 email, nếu tiện. 5. Bài vở xin gửi đến trước ngày 25 mỗi tháng 6. Mọi chi tiết, thể lệ, thắc mắc, xin gửi về: GiaoMua@hotmail.com Cám ơn bạn rất nhiều, vì nhân sự có hạn, BBT không thể ngồi đánh máy lại từng đề bài hay bút hiệu.

Địa Chỉ Liên Lạc:

Nguyệt San Giao Muà
P.O . Box 378
Merrifield, Virginia 22116
USA

Trang Nhà 

Web Counters
Web Site Hit Counter

Copyright 2002 by Giao Muà e-magazine and respective authors