Số 159
Ngày 1 tháng 7 năm 2015
Nguyệt San Giao Mùa
P.O. Box
378
Merrifield, Virginia
22116
USA
Thư Ngỏ
Tháng bảy về mang theo nắng hạ, cùng những cơn mưa u hoài gieo xuống nhân gian.
Người ta gọi đó là mưa ngâu, là nước mắt tương phùng của Ngưu Lang-Chức Nữ. Đó cũng là giọt nước mắt ngậm ngùi của những người con đón tháng bảy về, mùa Vu Lan đến, khi run run cài lên áo đóa hoa hồng trắng, để nhớ rằng đời mình đã mãi mãi khuyết vắng hình bóng từ thân. Và cũng có những người hân hoan nhận đóa hồng đỏ thắm bởi vẫn còn Mẹ bên cạnh, như tôi thật hạnh phúc đính vào ve áo đóa hoa màu thắm ấy.
Nhưng tháng bảy năm này, tôi còn có nỗi buồn sâu lắng, khi đặt hai cành hồng đỏ trước di ảnh của hai đứa con đã ra đi khi tuổi đời còn rất trẻ. Tuy rằng bây giờ chúng đã về với thiên thu, tôi vẫn mang đến cho chúng đóa hoa hồng đỏ, vì chúng còn có Mẹ trên đời. Ngoài kia, trời chiều tháng bảy hay mưa, từng cơn mưa như khúc nhạc buồn tí tách nhỏ vào lòng tôi những nỗi niềm khắc khoải. Tôi da diết nhớ đến hai con và chỉ còn biết cầu nguyện cho chúng thanh thản nơi cõi xa mù.
Tháng bảy là mùa Vu Lan báo hiếu, nhắc nhở những người con thể hiện lòng hiếu thảo của mình. Nhưng trong cuộc sống với biết bao lo toan bề bộn, nhiều khi chúng ta vô tình hay cố ý xao lãng bổn phận làm con, đã bỏ quên cha mẹ.
Hỡi những người con! Vẫn còn biết bao thân phận mồ côi luôn khát khao tình cha tình mẹ. Cái khát khao mà chỉ những ai đồng cảnh ngộ mới có thể thấu hiểu là như thế nào. Vậy nên không phải chỉ khi tháng bảy về mùa Vu Lan đến, ta mới suy nghĩ về bổn phận làm con của mình. Hãy luôn đặt đóa hồng trong trái tim ta. Nhất là những ai diễm phúc còn cha mẹ trên đời, hãy trân trọng đóa hồng đỏ thắm của mình, vì một ngày nào đó, đóa hoa thắm kia sẽ đổi màu. Ta sẽ không thể nào cứu chuộc lại những lỗi lầm mà mình mắc phải với Cha, với Mẹ, vì ta đã vĩnh viễn mất đi đấng sinh thành giữa cõi vô thường của kiếp người này.
Một đóa hồng tươi trên áo em
Nụ cười rạng rỡ thắm môi mềm
Long lanh đôi mắt em ngời sáng
Mẹ vẫn còn đây bên cạnh em
Hay một cánh hồng màu trắng trong
Theo từng giọt nước mắt rưng rưng
Mẹ nương cánh hạc vào mây gió
Mẹ vẫn còn đây trong trái tim
Tháng bảy đã về khơi nhớ thương
Thêm lần hoa Phượng rụng ven đường
Thêm mùa báo hiếu ơn sinh dưỡng
Mẹ vẫn còn đây với chúng con
Nên mỗi một lần tháng bảy sang
Ve sầu gợi nhớ đến Vu Lan
Cho dù hồng trắng hay hồng đỏ
Mẹ vẫn còn đây Mẹ vĩnh hằng
Tháng bảy thơ mộng với những cơn mưa chợt đến chợt đi. Mưa cũng gieo vào lòng tôi thật nhiều nỗi buồn khó thể phôi phai. Chức Nữ- Ngưu Lang còn được gặp nhau vào mỗi mùa ngâu. Còn tôi mãi mãi không dám đợi mong quạ đen bắc cầu Ô Thước. Từng buổi chiều tà lẻ bóng, tôi lắng nghe đời mình quá đỗi quạnh hiu.
Mỏi Mắt
Ta biết làm sao để tìm một nửa
Giữa sóng đời cuồn cuộn những bể dâu
Như sông Ngân Ô Thước bắc nhịp cầu
Nhưng Ngưu Chức vẫn triền miên cách trở
Cứ mỗi một năm sang mùa tháng bảy
Giọt Ngâu buồn gieo sợi nhớ sợi thương
Phút tương giao mặn đắng nỗi đoạn trường
Bao nhung nhớ vỡ òa trong nước mắt
Tháng bảy về tiếng ve sầu da diết
Cánh phượng hồng run rẩy dưới trời sương
Ta cô đơn nghiêng bóng lẻ trên đường
Đếm thời gian trôi qua theo nhịp thở
Ta muốn được hóa thân làm Chức Nữ
Tháng bảy về hội ngộ với Ngưu Lang
Tháng bảy lẻ loi từng vệt nắng vàng
Ta lạc lõng đứng bên bờ ngóng đợi
Nên một nửa vẫn mù xa vời vợi
Dù mấy lần tháng bảy đến gọi mời
Tự dỗ ru trái tim mình tím lạnh
Mòn mỏi chờ mãi miết tháng bảy ơi!
Nếu cho rằng mỗi người một số phận, phải chăng nỗi cô đơn vẫn thường trực với riêng tôi? Nhưng dù cuộc sống có lấy đi của tôi nhiều thứ, bao nhiêu tháng năm đã qua tôi cũng rất biết ơn cuộc đời này, biết ơn cả những con người đã đến - ở lại - và ra đi, bởi qua họ, tôi mới có thể cảm nhận hết từng cung bậc cảm xúc của những được - mất đời mình.
Chung Thủy
Ban Biên Tập Giao Muà
Bài vở trên Giao Muà là do các tác giả gửi đăng và Giao Muà không chịu trách nhiệm về nội dung. Muốn xin trích đăng lại, xin liên lạc với GiaoMua@hotmail.com.
I . Thơ _______________________________________________________________________
1. Tình Cha | ______Triều Phong Đặng Đức Bích | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
2. Trong Cõi Phù Sinh | ______ Hàn Thiên Lương | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
3. Nỗi Khoắc Khoải Nhớ Anh | ______ Dạ Lan | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
4. Về Làm Chi Em | ______Nguyễn Đông Giang | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
5. Bóng Đổ Tròn Vo | ______ Ý Nga | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
6. Xôn Xao Nắng Gió Hong Tình | ______ Tình Hoài Hương | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
7. Nhớ Buổi Cơm Chiều | ______ Thylanthảo | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
8. Ngày Sinh Nhật | ______ Vân Hà | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
9. Thứ Tha ... |
______Jacaranda 10. Chiều Không Yên Tĩnh |
|
______ Hồ Thụy Mỹ Hạnh | 11. Chủ Nhật 7.6 |
|
______ Hồ Chí Bửu | 12. Mong Manh |
|
______Trần Thành Mỹ | 13. Tạ Ơn Người Cho Tôi Cuộc Sống Mới |
|
______Song An Châu |
14. Học Trò Tôi (1) |
|
______
Sông Trà |
15. Tình Khúc Tháng Bảy |
|
______Chung Thủy |
16. Mơ em, Hà Nội |
|
______Tuyền Linh |
17. Nàng Thơ |
|
______Du Yên |
18. There Is When ?.. |
|
______Vành Khuyên |
19. Những Ngày Hè Nắng Lửa |
|
______Nguyễn Thị Thanh Dương |
20. Gởi Lời Mưa Huế |
|
______ Trần Huy Sao |
21. Vu Lan Gởi Mẹ |
|
______ Trần Đan Hà |
22. Quán Nhỏ |
|
______ Mạc Phương Đình |
23. Rồi Quên Gió Thổi Qua Cầu |
|
______ Lê Miên Khương |
|
II . Văn _______________________________________________________________________
1. Mẹ Và Con ___________ Nguyễn Thị Thanh Dương | 2. Hiến Chương Tình Yêu (truyện dài nhiều kỳ) ___________ Tình Hoài Hương |
3. Mùa Đá Mực ___________ Vành Khuyên |
4. Căn Nhà Sau Cửa Biển (truyện dài) ___________ Phan Thái Yên |
5. Budapest Thơ Mộng ___________ Nguyễn Quý Đại |
6. Nhớ Lắm Hạ Ơi ! ___________ Hai Hùng SG |
7. Tiễn Thanh ___________ Vân Hà |
8. Lòng Dạ Đàn Bà ___________ Dương Bá Nguyên |
IIỊ Trả Lời Bạn Đọc__________________________________________________
1. Nhắn Tin/Trả Lời Bạn Đọc _______ Ban Biên Tập |
I . Thơ __________________________________________________
II . Văn___________________________________________________________
Nguyễn Thị Thanh Dương
Nguyễn Thị Thanh Dương
2. Hiến Chương Tình Yêu (truyện dài nhiều kỳ) Tình Hoài Hương
Hiến Chương Tình Yêu Tình Hoài Hương
Vành Khuyên
Vành Khuyên
4. Căn Nhà Sau Cửa Biển (truyện dài) Phan Thái Yên Phan Thái Yên
Nguyễn Quý Đại Nguyễn Quý Đại
Hai Hùng SG Hai Hùng SG
Vân Hà Vân Hà
Dương Bá Nguyên Dương Bá Nguyên
IIỊ Hộp Thư Toà Soạn
___________________________________________________
Thể lệ để nhận Nguyệt San Giao Muà:
1) Để vào danh sách của NSGM (subscribe),
xin gửi email về GiaoMua@hotmail.com
Địa Chỉ Liên Lạc:
Nguyệt San Giao Muà
Copyright
2002 by Giao Muà e-magazine and respective authors
Không ngờ thằng Cu Tí vừa gà tồ vừa mít ướt, đã 20 tuổi là sinh viên năm thứ hai mà khi goị phone báo tin cho mẹ đã khóc òa :
- Thằng Cu Tí rớt ở trường Austin rồi.
Anh hơi khựng lại trước một tin không vui, nhưng bắt bẻ chị:
- Nhìn cái kiểu em khóc lóc báo tin là anh biết thằng Cu Tí cũng mủi lòng rơi nước mắt với mẹ nó rồi. Chính em làm cho chuyện thi rớt của thằng Cu Tí trở thành bi thảm?
Chị vừa sụt sùi khóc vừa bắt bẻ lại chồng:
- Con nó thi rớt mà em không được buồn, em phải ?cười chắc?
- Nếu một đứa trẻ bị ngã, em nâng nó dậy và mỉm cười: "Ồ, không sao" thì nó sẽ không thấy đau, ngược lại em xót xa, đau đớn làm đứa trẻ sẽ đau đớn hơn thực sự đấy.
Anh lấy lại vẻ bình thường để an ủi vợ:
- Hãy còn 3 trường khác để hi vọng mà em.
- Lỡ?ba trường ấy cũng rớt luôn thì sao?
- Em chỉ bi quan và giàu tưởng tượng. Nhưng tại sao không tưởng tượng cả 3 trường ấy nó đều đậu? Hãy hi vọng cho tới phút cuối cùng, mà cho dù nó ?rớt như em nói thì chúng ta cũng chấp nhận bình thản nhé, coi như con mình không có duyên với ngành Dược. Nhiều khi cha mẹ chính là sức ép làm cho con cái căng thẳng, nặng gánh trách nhiệm trên vai.
Anh dặn dò thêm cho chắc ăn:
- Tuần tới nó về nhà nghỉ Spring Break, em không nên tỏ ra thất vọng làm con nó buồn thêm. Con cái thi rớt, không đạt được điều nó ước mong tự nó đã buồn lắm rồi, em đừng đổ thêm dầu vào ngọn lửa buồn ấy nữa, đừng làm Cu Tí khóc lần nữa.
- Được rồi, em hứa. Nhưng con mình rớt trường này em bất mãn lắm, học điểm cao, tính nết hiền ngoan mà sao họ nỡ loại nó ? Mình ?làm đơn khiếu nại có được không anh?
- Sao em không nghĩ con người ta học giỏi hơn nó, tính nết hiền ngoan hơn nó, và xứng đáng hơn nó?
Trong mắt chị, trong mắt một người mẹ thì đứa con ngoan của mình bao giờ cũng là ngoan nhất, chị không chịu "lép vế" tin con của người khác có thể ngoan hơn.
Cu Tí đã về nhà nghỉ Spring Break, nó trầm lặng, buồn ra mặt, bố mẹ luôn an ủi, khích lệ nó rằng con đã cố gắng hết sức mình kể cả học vấn lẫn hạnh kiểm, nếu vẫn không được chọn vào ngành Dược thì không phải lỗi tại con đâu, con còn trẻ, còn nhiều cơ hội khác để thử thách khả năng của mình.
Thằng em út Ben cũng ra vẻ cảm thông với anh, quấn quýt anh và nói chuyện đủ thứ nên Cu Tí cũng có lúc mỉm cười.
Chị như "Hoa Huệ sầu ai hoa Huệ héo? Hoa Huệ sầu đời trong héo ngoài tươi" dấu nỗi buồn trong lòng, suốt kỳ Spring Break chị bày ra đủ món ăn Việt Nam cho thằng Cu Tí, và làm đồ ăn cho nó mang theo khi trở lại trường Austin.
Nghe lời anh, chị không dám gọi phone cho Cu Tí, để nó bình yên. Nếu có tin buồn hay vui thì sớm muộn gì Cu Tí cũng sẽ gọi về, cho nên mỗi lần nghe tiếng phone reo là chị hồi hộp, căng thẳng, chỉ sợ cầm phone lên lại nghe tiếng Cu Tí oà khóc trong phone như hôm nọ.
Lần này chính là thằng Cu Tí, nó réo lên:
- Mẹ ơi, con đậu rồi!
Chị sung sướng bàng hòang như chính mình thi đậu, bao nhiêu lo lắng trong lòng như vừa vỗ cánh bay đi, chị cũng reo lên:
- Trời ơi, thật hả con?
- Dạ, họ email báo tin cho con và chúc mừng nữa mà. Trường Texas A&M ở thành phố Kingsville.
Chị khen rối rít:
- Ôi, cái trường này thật tử tế, dễ thương, không vô duyên như trường Austin
Nói chuyện với con xong, chị vẫn còn mừng, con vui một chị vui gấp mấy chục lần, khi con buồn thi rớt chị cũng buồn hơn con cả trăm lần. Loanh quanh trong nhà chẳng biết làm gì, đợi chồng đi làm về để báo tin vui mà sao thời gian trôi qúa chậm. Thì anh gọi phone về:
- Em ơi, chiều nay anh về trễ vì phải làm overtime 2 tiếng.
Chị cằn nhằn:
- Bưu điện ế, lay off bớt nhân viên mà còn bày đặt over time. Hèn gì thỉnh thoảng chính phủ phải bù lỗ, dù con tem lên gía liên tục.
Anh ngạc nhiên:
- Em thích anh làm over time lắm mà, em nói mấy ông đi bỏ thư như anh vừa kiếm tiền vừa exercise khỏe người, ngu gì không làm thêm.
Chị vội chống chế để che dấu niềm vui:
- Em nói đùa thôi, anh làm over time 2 tiếng cũng đủ cho em mua một mớ đồ ở chợ rồi đó. Thôi, làm việc đi, chiều về ăn cơm với món canh khổ qua mà anh yêu thích nhé.
Chị là người miền Nam, những món ăn Nam bộ chị nấu rất ngon. Anh vẫn đùa rằng nếu một mai anh thất nghiệp thì hai vợ chồng sẽ mở nhà hàng, chẳng lo gì chết đói.
Chiều nay chị làm món canh khổ qua nhồi thịt và món mặn là tôm rim, loại tôm vằn đen, thịt dai ngon ngọt, chị bóc vỏ, ướp với tiêu muối đường trước khi chế biến.
Y như lần trước, chồng vừa đặt chân vào nhà chị hớn hở nói ngay:
- Thằng Cu Tí được nhận vào trường Texas A&M rồi. Con mình sẽ học ngành mà nó ước mơ nên em yên tâm. Cầu mong đường đời mãi suông xẻ cho con anh ạ.
Anh mừng vui trách vợ:
- Vậy mà lúc anh gọi phone về em cũng không báo cho anh biết, thì hai tiếng làm thêm sẽ khỏe re. Hèn gì hôm nay em không muốn anh làm over time về muộn.
- Vì em muốn được nhìn thấy tận mặt anh vui mừng như bây giờ nè. Nhưng ?
- Vui rồi còn nhưng cái gì nữa?
- Trường này cách nhà mình qúa xa, tới 8 tiếng lái xe, mình đi thăm nó vất vả lắm đó. Em ?ước gì nó đậu ở Houston thì thích hơn, chỉ 3 tiếng lái xe.
Anh mắng yêu chị:
- Đàn bà được voi đòi tiên. Có những thứ đáng lo mà em không lo, tiền ăn học ở đâu cũng mấy chục ngàn một năm chứ ít gì. Khi con thi vào các trường, anh đã đọc thông tin trước rồi.
Chị tính toán:
- Riêng tiền ở dorm cũng khỏang một ngàn một tháng, hao tốn qúa. Hay là nhân dịp thời buổi nhà cửa rẻ bèo này mình mua một căn nhà nhỏ gần trường cho con ở, nếu nó kiếm thêm bạn share phòng thì càng tốt, mấy năm học là gỡ lại tiền nhà. Biết đâu tới lúc đó kinh tế đã phục hồi, nhà cửa lên gía vùn vụt, căn nhà bán còn có lời. Vừa có nhà thuận tiện cho con vừa đầu tư luôn thể?
- Nhà có rẻ bèo cũng phải năm, bẩy chục ngàn tùy theo lớn nhỏ, cũ mới .
- Em nghe nói trên internet có rao bán căn nhà một trăm hay vài trăm đồng gì đó. Có thật không anh?. Ước gì mình mua được căn nhà rẻ mạt như thế nhỉ ?
Anh giải thích:
- Đó là những căn nhà đã mục nát, hàng trăm năm tuổi, không thể ở ngay được, phải phá đi xây lại, hay ở khu ổ chuột toàn thành phần bất hảo, thậm chí em không dám bước ra ngoài chào hỏi, bắt tay những người hàng xóm ấy. Chủ rao bán gía rẻ vừa ngông nghênh lấy tiếng chơi, vừa là để tống của nợ, khỏi hàng năm đóng thuế nhà đất, khỏi thỉnh thoảng bị city gởi giấy vì những vấn đề xấu phát sinh nơi căn nhà bỏ trống của mình. Tại thành phố Detroit, tiểu bang Michigan khi mà kỹ nghệ xe hơi ở đó càng ngày càng xuống dốc thê thảm từ mười mấy năm nay cho đến giờ, dân cư bỏ đi vì không công ăn việc làm, nhà cửa đã rẻ, gặp cơn khủng hỏang kinh tế hiện nay gía nhà rẻ bèo loại này thiếu gì. Em muốn mua không?
Chị rùng mình:
- Cho không em cũng không nhận đâu. Câu nói của ông bà mình thật xâu sắc, không chỉ cho riêng dân Việt Nam mà áp dụng cho toàn thế giới: "Của rẻ là của ôi". Thôi, mình cứ mua được căn nhà nào gía rẻ bình thường là tốt rồi, không ham gía rẻ bất bình thường đâu.
Rồi chị mộng mơ:
- Phải chi em được ở gần con, ở nhà lo cơm nước, làm đủ thứ cho nó chỉ lo việc học hành anh nhỉ?
- Em đừng xem thằng Cu Tí như trẻ con mãi thế, nó đã là một thanh niên rồi. Chuyện mua căn nhà cũng có lý, để vợ chồng mình đến thăm thành phố Kingsville rồi quyết định sau.
Chợt chị lo âu :
- Chuyện mua nhà coi như không khó khăn gì, nhưng trong lúc ở, nhà cửa có gì hư hỏng thì sao hở anh? thằng cu Tí không biết sửa chữa gì đâu, mà anh thì ở xa.
- Hư hỏng gì thì nó kêu thợ, còn ba cái lẻ tẻ thường xảy ra như bóng đèn hư, vòi nước nhỏ giọt, cầu tiêu bị chảy nước không ngừng, thì anh sẽ chỉ nó tự làm lấy được.
- Như vậy sẽ làm mất thì giờ học hành của nó anh à.
- Chẳng lẽ một ngày 24 tiếng nó chỉ ngồi học để phát khùng lên sao?, ngoài việc học, nó cũng cần nghỉ ngơi, ăn ngủ hay làm những việc khác, và đây cũng là cách dạy nó biết tự lập dần dần. Sau này nó lấy vợ, người lo miếng ăn cho nó không phải là em nữa, mà là vợ nó, người sửa chữa việc nhà không phải là anh, mà chính nó.
- Nghĩ tới điều đó mà em phát rầu, chuyện sửa chữa việc nhà còn kêu thợ được, nhưng chuyện ăn uống, không biết con vợ nó sau này có biết nấu nướng đồ ăn Việt Nam như em không? Hay là bắt thằng nhỏ ăn đồ Mỹ. Tội nghiệp!
- Anh đã nói em nhiều lần rồi, thằng Cu Tí vẫn thích ăn đồ Mỹ hơn đồ ăn Việt Nam mà, chưa biết chừng khi em về gìa ở chung với con dâu, nó cho em ăn đồ Mỹ luôn đó.
Chị chép miệng, gạt đi :
- Thôi, tới đâu hay tới đó, bây giờ em mời anh ra ăn cơm với em, một bữa cơm Việt Nam ngon lành.
Hai vợ chồng ngồi vào bàn ăn, chị đã lên kế hoạch:
- Mai em đi chợ mua đồ về làm đồ ăn cho Cu Tí, tuần này mình sẽ đi thăm nó.
- Mới tuần trước thăm rồi. Hai tuần một lần nó ăn cũng chưa hết đồ mà.
Chị tươi cười:
- Lần này là chuyến thăm nuôi đặc biệt để mừng con thi đậu, với lại mai kia nó đổi trường đi học xa, đâu dễ mà đi thường xuyên được anh ơi.
( April-2009).
**************
Phần Thứ Ba
Chương 13
Vĩnh Biệt Cánh Buồm Mê Đắm
Thương Mười cố dập tắt mặc cảm, hoài nghi muộn phiền, ray rứt xót xa, để bình tâm ngồi viết thư gửi Nam. Muốn viết thư dài, thật dài mong chàng hiểu rõ: Cuộc sống của Mười từ nay đầy gian nan cay đắng, muộn phiền, nghèo hèn bên túp lều tranh. Buồn là thế. Nhưng, một ngọn lửa quắt quay nhóm bừng lên, ngọn lửa nội tâm ray rứt băn khoăn, bâng khuâng lóe sáng từ khoé mắt. Ôi! Đó là ngọn lửa gì? Biết nói sao bây giờ? Nói gì đây khi ta một nơi người một nẽo. Khi hai thái cực còn ngăn cách. Nam: một Nam giữa Sài Gòn xa hoa được bạn bè mến thương, quý trọng. Người ta quý trọng anh một phần dựa trên tư cách, lịch lãm quần áo, thanh lịch, ăn nói nhã nhặn tế nhị, vui vẻ bặt thiệp. Phần khác dựa trên thanh thế ba má anh giàu sang có tiếng tăm trong giới thượng lưu.
Còn Mười: bây giờ là cô gái quê nghèo hèn sống giữa núi rừng hoang dại, suốt ngày lam lũ, nhọc nhằn, mệt mỏi. Cay đắng với niềm đắng cay đã trở thành sự thực. Mấy thằng học trò cũ có lần nói Mười là: ?Con bé lọ lem đèo bồng yêu hoàng tử?. Quả thật, chính lúc nầy ?bây giờ đây- mới là rất đúng. Không nên! Không gian, thời gian, lẫn biên giới vô hình như vô tình xô đẩy hai người về hai ngã. Dù tình yêu hai ta cố gắng đan chặt vào nhau dưới vòm trời đầy sao quê hương. Kỷ niệm vây chặt lấy Mười như loài kênh kênh bao vây xác chết. Nàng cười, tự mỉa mai, chua xót, chế nhạo mình: "một người đẹp" ngồi nghỉ mệt bên hai thùng nước đầy dưới gốc cây xoan. Công việc chất chồng lên đầu lên cổ Mười, thân thể nhễ nhại mồ hôi, đôi má rám nắng, tay chân chai, khô cứng. Một nữ kỵ sĩ không giữ lại gì ngoài làn da nâu tươi, nụ cười rụt rè, méo mó, đôi mắt ánh lên tia vui mừng tàn nhẫn khi Mười trút gánh nặng đè vai. Đầu óc Mười là một môi trường đặc biệt, các ý nghĩ xuyên qua đó trở thành nghẹn ngào, chua xót, đắng cay, làm rung khẽ cánh buồm yêu thương mê đắm trong lòng. Vô tình tự trong tiềm thức, câu nói Nam vang khe khẽ:
- "Thương Mười! Kỷ vật dù bé nhỏ, nó có giá trị về tương lai, hạnh phúc một đời anh. Hãy cảm ơn Chúa, đã cho chúng ta gặp nhau, anh yêu em kinh khủng..."
- Nếu anh biết rằng: Mười không có gì ngoài gian khổ, nghèo hèn, cô đơn và xấu xí. Liệu anh còn trồng cây si, trước cửa nhà tranh rách nát không? Đau khổ cùng cay đắng nào đã làm Mười khẽ nhếch mép mỉm cười chua cay, cặp lông mày nhíu lại gần nhau đến thế! Bóng dáng yêu kiều hoa mộng cũ mất đi những nghi thức sống, xóa sạch đường ra hiện tại. Không lùi bước. Thì, Mười tập can đảm tiến lên, bước qua bao chông gai khốn khó. Đừng tiếc nuối nhìn về dĩ vãng nữa. Phải hãnh diện, vì cảnh khốn cùng nầy gia đình mình sống, dứt khoát sạch trong, cương trực, danh dự và cầu tiến. Có thể vượt thắng mọi gian nan khốn khó, với công việc hằng ngày... Tất cả rồi quen đi, qua đi. Nhưng... Mười không dễ dàng quên chuyện tình đẹp và thắm thiết. Nàng đớn đau tự hỏi:
- "Làm sao mình có thể quên Nam vô cớ đến thế? Khi cả hai không có lỗi gì. Không hề làm buồn lòng nhau. Còn yêu nhau say đắm, nghĩ về nhau bằng tình cảm dịu êm, thân ái nhất". Mười lại băn khoăn nhủ lòng: "Thôi! Phải can đảm đoạn tuyệt với Nam, vì hoàn cảnh rất phức tạp và tế nhị nầy. Bây giờ còn yêu nhau xin nhớ nhung thật bé, mai sau chia cách rồi, có đau lòng vẫn thoảng, có buồn vẫn nhẹ. Cố gắng chấm dứt nhe".
Nàng che dấu nỗi buồn phiền, không hề tỏ lộ điều đau đớn ra trên khuôn mặt, khiến ba má bực bội lo lắng, lại mắng chửi Mười, thì điếc con ráy hơn. Bởi, khi nàng không còn suy nghĩ bằng đầu óc, mà bằng miếng cơm manh áo; nhất là ba má đã quá mỏi mệt, già nua, đau khổ, ưu phiền đủ thứ chuyện. Thì mọi vấn đề giải quyết cuộc sống, dễ đốt giai đoạn lắm.
Phần Nam, anh không hề hay biết gì, làm sao anh ta có thể biết thêm về Mười hơn chứ. Nên Nam ung dung, ngây thơ, vô tình hỏi thăm nàng về sức khỏe, việc học, niềm an vui buổi xuân thì? Nam viết đều đều bảy ngày một lá thư, lời trao yêu như ngọn sóng vô hình, xuyên xoáy qua trái tim nàng:
"Sao Mười lười, chẳng chịu viết thư!? Nơi quê xưa, hẳn là em vui nhiều? Có còn là Biển Nhớ của anh không? Em có bạn bè cũ mới, tri kỹ hội ngộ bên nhau. Em còn nhớ, hay em đã quên người anh ở phương trời xa thẳm rồi? hở Mười? Em ơi. Có điều gì băn khoăn, lo lắng, cho anh biết đi. Anh mong thư em vô cùng. Hay là...Mười đã thay đổi? Hãy cho anh biết... Em ơi!
Nhận thư Nam, Mười lo sợ toát mồ hôi, vội cất dấu thật kỹ, núp núp, lén lén, lút lút? Mười đem thư ra bờ ao, góc giếng, Mười ngồi hụp xuống bên bụi lau, khuất tầm mắt ba má và vội vội vàng vàng, run run, Mười mở thư Nam ra đọc. Đọc đến đâu, Mười khóc đến đó, hai hàng nước mắt tự động lăn dài trên má. Mười-một tháng trời ròng rã trôi qua, Mười chỉ viết cho Nam bốn lá thư báo tin dời đổi địa chỉ, và thăm hỏi hời hợt. Chẳng bù cho lúc ở Đà Lạt cứ bảy ngày đều đặn Mười viết một lần thư. Trách sao Nam chả nói là: ?Mười đã đổi thay?! Mười không thể chịu đựng đau đớn thêm khi thể xác mỏi mệt, lẫn tâm hồn u uẩn đắm mình trong dòng sông đau thương, Mười đã quyết định. Mặc cho những lá thư Nam viết đầy ắp ân tình, Mười không nhất định phải đau đớn, nhớ thương thêm. Phải đến lúc quên, không gợi lại niềm cay đắng đã trở thành giọt nước mắt nhỏ trên mỗi lời thư Nam trao yêu. Tuổi mười bảy non nớt trên đôi vai còng xuống nhiều công việc vất vả nặng nhọc hằng ngày. Tim Mười mềm nhưng thân xác và đầu óc khô cứng, ráo hoảnh. Hàng lệ nhớ thương ưu phiền nầy không thể quật ngã ý chí cương quyết của người em nhỏ. Mười hạ bút viết lá thư đoạn tuyệt:
Mỹ Chánh ngày 15 Tháng 11 năm l9?
Anh Nam,
Liên tiếp mười tháng nay, em rất vui mừng khi nhận tất cả là: 29 lá thư anh gửi, qua các địa chỉ em tạm dừng chân: Hội An, Đà Nẵng, Huế, Mỹ Chánh... Trước tiên, cho em kính lời thăm hỏi đại gia đình anh được an mạnh, hạnh phúc. Em mừng.
Phương Nam! Em rất mừng, rất vui, đã buồn, đã nghẹn, đã khóc khi đọc thư anh. Em cảm thấy mình sống lại trên lời thư ân cần, nồng nàn khéo mô tả ấy. Anh siêng viết thư quá nhỉ! Ngày trước em cũng thế. Bây giờ nghĩ lại thấy không tiện, sợ anh bảo em giàu tình cảm chăng!? Hẳn nhiên, Anh và Em vẫn đồng ý với thiên hạ là: Đôi khi người ta không muốn giữ trong tay một kho tàng, địa vị, hay một danh vọng, hoài bão; mà chỉ muốn lưu lại hình ảnh một kỷ niệm khi dáng chiều chợt phai trên con đường đầy bóng thông, cùng nhạc thông reo muôn thuở. Và, anh từng nói với em là: Kỷ niệm dù bé nhỏ đến đâu, chúng ta vẫn yêu mến, trân trọng, nâng niu, giữ gìn.
Thế nhưng bây giờ em xin lỗi anh nhiều. Vì, thú thật lòng em đã lạnh, lạnh hơn đống tro tàn, mình đành mất nhau trong đời thôi anh à. Mỗi lần nhận thư anh, tình cảm em được dịp cháy bùng lên; cháy bùng lên như khô rơm trong chốc lát, để rồi trở lại âm thầm hoang tàn lạnh lẽo. Thư nầy viết cho anh, trước hết không phải là lời tâm sự cùng bạn tri âm, mà là câu xin lỗi với anh thân thương. Em thành thật xin lỗi, vì em mà anh băn khoăn, lo lắng, ray rứt, muộn phiền chờ tin người em nhỏ. Nếu anh hiểu rõ hiện tại em sống ra sao. Vui thú thế nào. Sung sướng trên ngọn đồi hoa sim tím nầy, với ai. Hẳn anh không mỏi mắt chờ tin đâu. Em xin lỗi không dám nói lên sự thật đau lòng. Nếu biết, anh sẽ đau lòng hơn. Thôi đành thế! Rồi sau nầy anh sẽ hiểu rõ em khổ thế nào. Quả đất dù tròn nhưng đường đời lắm chông gai, hiểm trở. Em hy vọng sẽ gặp lại người xưa... vào tháng năm cuối đời. Biết đâu, đất Thần Kinh sẽ là nơi an nghỉ của cánh chim giang hồ, đã mỏi cánh.
Còn bây giờ...Nam! Em van anh. Hãy quên em đi. Mong anh đừng tìm gặp Mười làm gì. Vô ích. Một lần nưã, tha thiết mong Nam hãy quên. Quên em như quên một chiếc lá cuối mùa. Quên một giọt sương cuối phố. Quên mình yêu giữa Anh và Em- xin hãy chấm dứt nơi đây. Chúc anh như ý và hạnh phúc. Khi anh nhận thư nầy, em đã... gửi đến anh lời cô thôn nữ: Chào vĩnh biệt.
Thương Mười.
*
Nửa tháng sau kể từ khi gửi thư đi. Một hôm nàng ôm củi về chất sau hiên nhà, có người đưa thư đến hỏi tên Mười. May mà hôm đó ba má đi thăm xóm, chỉ có một mình Mười đứng xớ rớ ngoài cổng. Mười ký vào sổ lưu xong, ông phát thư trao nàng bức điện tín từ Sài Gòn đến: Xin vui lòng cho biết Thương Mười có mạnh khỏe, an vui không? Mong tin lắm. Nam"
Non tháng sau, người đưa thư lại đến lúc Mười giặt quần áo bên bờ giếng. Bức điện thứ hai ghi: "Kính thăm gia đình, chúc bình yên. "Vui lòng cho cháu biết Mười có an vui không? Hạnh phúc không? Riêng nhắn Mười: dù ở cảnh ngộ nào, Nam vẫn yêu Mười. Chúc em vạn sự như ý."
Lần nầy cũng may mắn làm sao khi bức điện tín ?ướt nhẹp tình cảm yêu thương? đó lọt thoát ra khỏi những đôi mắt của mẹ cha! Tận cùng niềm nuối tiếc, Mười dấu dấu, đút đút bức điện tín trong cạp quần, nàng dáo dác dòm trước ngó sau như kẻ gian, kẻ trộm. Thừa lúc không có ai, Mười chạy vụt ra góc đồi sim khuất lấp, nàng run run len lén mở thư ra, đọc đi đọc lại dòng chữ nhiều lần, không còn là dòng chữ bình thường nho nhỏ, mà con chữ nhảy múa qua màn lệ mỏng, rưng rưng, lung linh. Tình yêu xưa mang dấu ấn nặng sâu, nay trở thành dấu lặng, dấu sắc / dấu huyền dấu ? to tướng, sắt lạnh, nhọn hoắt đâm suốt trái tim Mười đau đớn kinh khủng! Nước mắt Mười đã tuôn trào suốt tuần. Nàng quyết định cho mối tình nên thơ chết đi đột ngột, oan ức tội nghiệp. Mười không muốn dùng dằng, càng thêm đau khổ. Dù Nam không hiểu lý do tại sao Mười muốn đôi ta chia tay nhau? Nàng nhờ anh Thuyền đi đánh một bức điện thượng khẩn, hồi âm tàn nhẫn:
"Hãy quên Mười đi. Không việc gì đến anh. Mười mong anh sẽ sống yên ổn. Xin đừng quấy rầy. Chào vĩnh biệt"
Anh Thuyền kinh ngạc hết nhìn em, lại nhìn hàng chữ xiêu vẹo tự tay em mình viết. Mặc dù lúc bình thường chữ viết của Mười rất đẹp. Anh mặc quần áo ra đi, lẩm bẩm:
- Con nhỏ nầy... điên đến nơi rồi.
Ba tuần sau, Mười nhận hai lá thư Nam (viền sọc xanh đỏ, có đóng dấu ngày đi, dấu ngày đến). Thoáng nhìn, Mười hình dung người đã đặt bút viết dòng chữ đẹp nầy. Bàn tay dễ thương kia đã bóp nát trái tim em, hại nó đập bao nhịp cuồng quay, yêu thương đắm đuối, đau đớn, nghèn nghẹn đến hụt hơi từng tháng ngày qua. Nếu Mười không cự tuyệt, thì hai lá thư nầy sẽ quyến rũ, hấp dẫn xiết bao. Nhưng nàng cương quyết chối từ. Tự trong thâm tâm, tình yêu phản kháng lại hành động, hàng nước mắt lăn tăn chảy dài trên má hoài, lúc hai lá thư niêm kín ấy không được mở ra, mà Mười bực bội quăng vô lò lửa, dường như đốt cả tình yêu. Nhìn từng tờ thư phừng cháy, lụi tàn trong bếp lò; giống như Mười đang đốt tàn tuổi thanh xuân trên từng đống công việc nặng nhọc khổ cực chất chồng hằng ngày, mút chỉ cà tha. Nhiều điều đã mất, cùng nỗi ân hận, và niềm luyến tiếc đọng mãi trong trí chẳng phai mờ. Và, anh cũng bị Mười bóp nát lại nhiều hay ít. Vì dù sao Nam đã buồn phiền, lo lắng, băn khoăn.
Trong thâm tâm Mười hằng ao ước, trông chờ, hy vọng trúng tấm vé số độc đắc, mình sẽ xây mộng vinh quang trên toàn điện gia đình, và cho riêng mình. Hoặc Mười hy vọng hão huyền có cánh buồm thần tiên nào đó, đưa đến biến cố hạnh phúc bất ngờ, đổi thay lý thú, để mang gia đình Mười ra khỏi chốn nầy. Triệu lá tranh cao mảnh dẻ theo chiều gió xô ngả mình nằm bẹp bên nhau. Bầu trời hạ thấp xuống theo mây thành cuộn từng lọn trên đồi. Cảnh vật hoang vắng, càng ảm đạm, buồn da diết bởi tiếng gà, vịt, ngỗng, ngan, chó, mèo, heo, trâu, bò, kêu la inh ỏi ở góc chuồng nhà xa khuất. Mười ngồi bất động trong bếp, mắt lướt nhìn vô định qua bên kia sườn đồi. Nàng liên hệ cánh buồm với nhân vật tưởng tượng trong cổ tích, đầy văn nhã và bỗng nhiên Mười cười như... điên.
Ba đan rổ rá trên bộ ván gụ đang hút nửa ngọn thuốc vấn. Những đuôi thuốc quên hút tiếp, còn nửa ngọn dụi tắt, ba xếp thành hàng dọc, rồi dán thẳng hàng lối lên tường gỗ, đuôi thuốc dính hoài không rớt. Mỗi lần má gỡ đuôi thuốc vất đi, thì má hơi cằn nhằn ba xí. Nghe tiếng Mười cười một mình trong bếp lò, ba quay nhìn con gái, qua vành trên chiếc mục kính trắng bể mất một tròng, đôi mắt đẹp lão dưới hàng mi dài, dày và cong. Mái tóc ba bạc phơ trước tuổi, phơi cái trán quá cao, khá rộng. Khuôn mặt sạm nắng gió khuya chiều vất vã, nhọc nhằn, gầy ốm ít nhiều vì sở ương cây, vì ruộng vườn, lúa mạ. Khiến mũi dọc dừa ba cao hơn, bộ ria mép bạc lốm đốm, che bớt đôi môi rộng, dày, và tấm lưng dài của ba hơi khom khom. Ba nhìn con gái út, tằn hắng lấy giọng, rồi nói:
- Tối rồi, con không nấu cơm nước chi răn. Ngồi đó cười một mình. Qủy thiệt chớ. Ôn ưng nện một trận ghê.
Muốn các con nên người, ba làm bộ nói vậy, cho Mười sợ mà đi làm việc. Cách đây khoảng mười năm, các con quấy rầy, ham chơi, hư thân, lười biếng, chẳng chịu học bài, ba có đánh các con. Bây giờ tuổi tác cao, ba trầm tĩnh, nhược điểm tăng, trở thành cố tật. Ba vị tha, bác ái, yêu thương càng nhiều. Ba dễ dãi không khó khăn, trái lại vui vẻ như hiền phụ. Thuở xưa, các con sợ ba lắm, vì các con "hư thân quá chừng". Ba như bóng cây tùng cha trên lưng núi trọc sau nhà, cho tùng non nớt các con tựa vào. Dù các con lớn nhanh như nước ròng chảy mau về biển cả. Ba chỉ "hù, dọa" thôi. Anh em Mười đủ sợ danh ông thầy thuốc, nổi tiếng thanh liêm, tận tụy, cần mẫn với nghề mà... nghèo rớt mồng tơi.
*
Sau ngày Mười bình phục, (vì nơi Mỹ Chánh đây chưa biết cuộc chiến xảy ra lúc nào)! Nên ba má quyết định cho Mười vào ở với anh chị Thương Huyền. Anh Thuyền đi Đà Lạt. Thế là hai anh em vui vẻ hớn hở đi chợ sắm sửa mọi thứ cần thiết để lên đường. Lòng mừng vui cuống quít, Mười và anh mong trời mau sáng, để đừng bị bỏ rơi lại nơi mảnh đất già nua, cằn cỗi quạnh hiu. Dù hai anh em đã sống quá lâu trong đau thương xiết nặng. Khuôn mặt ba má già nua trước tuổi, không đếm xuể tháng năm, đã xúc động trào giọt lệ từ đôi mắt héo hon trong giờ chia tay. Mẹ con bịn rịn mãi không nở rời trên cánh đồi hoa sim tím bạt ngàn. Má dặn dò con đủ thứ chuyện. Xa... rồi cố hương!
Mười phóng tầm mắt nhìn quanh một vòng: Kinh Thành Huế có lũy thành chu vi độ 10 kilômét, cao 6m6, dày 2m1, có 24 pháo đài, nhìn trên phi cơ xuống giống hình cánh sao tuyệt đẹp. Cuộn mây xám bềnh bồng lững lờ trôi, giữa ngày mùa đông ảm đạm. Huế ướt sũng nước mưa. Huế giá lạnh, u buồn da diết. Dưới cơn mưa bụi mù bay, dòng sông Hương gợn sóng lăn tăn uốn mình qua cầu Trường Tiền mờ mờ ảo ảo. Ở một đầu cầu, về phía tả ngạn (là nơi đúc tiền bạc thuở xưa, nên gọi là Trường Tiền). Ngày xưa cầu bằng gỗ bị trận bão lớn thổi bay cầu. Năm l945 kháng chiến chống Pháp, cầu bị Việt Minh giật sập. Sau nầy, cầu đúc xi măng có sáu vài mười hai nhịp, màu trắng tuyệt đẹp.
Mười đứng trên khu Phu văn Lâu, bến xe phức tạp đủ mọi thành phần, họ đon đả mời chào bán mua, đánh lộn, giành giựt, chửi thề. Tốt hơn hết, Mười xách va ly ra khỏi bến xe một đoạn khá xa, rồi đứng đón đoàn xe. Nước cống bên đường đục ngầu, cuốn theo rác rưới hôi hám. Một người hành khất già gầy ốm ngồi co ro dưới lề đường, khoát áo tơi mưa loại lá dừa chằm bằng tay, mục rách, cạnh cái rỗ sứt vành có đồng bạc cắt in hình bông lúa. Nước chảy dưới hai đầu gối, ông ta chìa chân ra đường. Nam nữ cỡi xe đạp từng hàng ba, hàng tư, chạy như điên đã tạt nước cống lên ngực ông già lụm khụm ngồi tư lự, run lập cập. Mùa mưa lụt thì hầu như nam nữ Đế Đô Huế thích mặc áo lạnh dầm nước, đấy cũng là một cơ hội để nam thanh nữ tú đông đúc chen lấn nhau rôm rã chuyện trò hò hẹn gặp gỡ hữu tình làm quen, chọc ghẹo nhau, bàn tán, ồn ào, cười đùa vui vẻ đi xuống rồi đi lên từng cặp, từng nhóm, đi lui đi tới hoài trên hai con đường chính: Trần Hưng Đạo và Phan Bội Châu đông nghẹt người đứng xem người khác lội nước say sưa.
Bước chân Mười cô độc đã hững hờ lang thang đi qua nhiều nơi chốn xa lạ, lạnh lùng. Nơi đâu cũng thấy buồn, thấy chán. Nàng chỉ khóc thầm, giọt lệ không tiếng nấc âm thầm lăn dài trên má. Không thể vơi nguội lòng phẫn uất, làm bừng bừng đôi má đỏ. Đúng lúc đó, Thủ và vài bạn trai của hắn đạp xe từ hướng cầu Trường Tiền đến. Nay Mười nhìn tướng Thủ đã ra dáng vẻ thanh niên thật sự, cao lớn hẳn ra, khuôn mặt không trẻ mà hơi già dặn. Bốn năm rồi ấy nhỉ! Mười nhớ là Thủ thích đi lượn phố mỗi chiều thứ Bảy và Chủ Nhật ở hai phố chính để cua gái, tán gái lắm. Không ngờ gặp nhau, Mười chưa kịp lờ đi, hắn đã vòng xe lại, còn hai người kia ngồi cách Mười xa khoảng ba thước. Thủ ngồi trên yên, một chân chống xuống đất. Trước mặt Mười, Thủ tươi cười chào hỏi nồng nhiệt. Đáp lại, Mười chỉ gật nhẹ đầu, gương mặt lạnh lùng, không nhếch môi. Khiến họ cụt hứng, ngẩn tò te giây lát, rồi mấy bạn của hắn kêu Thủ đi. Không hiểu hai bạn kia nói gì, hắn quay lại nhìn nàng. Ngập ngừng phút chốc, Thủ trờ đến, nhìn chiếc va ly da ướt mèm nước mưa cạnh chân nàng, Thủ cười gượng:
- Có lẽ, Mười quên Thủ rồi?
- Quên. Rồi thì sao?
- Tưởng Mười nhớ, ghé dự sinh nhật chị Gái Nhỏ luôn.
- . . .
- Hãy quên chuyện hiểu lầm cũ đi.
- Chuyện gì không đáng nhớ, tôi đã quên hết, từ lâu.
Cùng với câu nói, là cái nhún vai, đôi môi Mười bĩu ra coi khá bất lịch sự. Thà nói được như vậy còn hơn cứ ấm ức, bực tức điều không thể nói ra. Thủ thấy quê với hai bạn, nên cả ba người lo đạp xe đi khuất trong làn sóng người dạo dưới mưa, họ không ngoảnh lại. Như thế mà hoá ra hay đấy!
***
Tình Hoài Hương
Kính mời quý vị xem tiếp chương sau.
Trân trọng
Miền biển nơi tôi sống trước kia lắm lúc nhìn thấy sóng đưa vào những đợt sóng đỏ ngầu như hoà lẫn máu trông rất sợ. Ban đầu người ta không biết kêu đó là gì, sau này đã quen, dù không đoán trước được thời gian nào sẽ thấy những đợt sóng như vậy, dân làng biển quê tôi gọi đó là mùa đá mực. Mỗi người, mỗi gia đình tự thêu dệt cái truyền thuyết tại sao lại có những mùa đá mực như thế. Người già trong làng cho rằng đó là máu của những ngư dân chết oan trên biển vì sóng gió, lâu lâu trở về thăm làng. Kẻ biết chuyện nhiều hơn lại cho đó là sự tức tưởi của các cô gái phải bị cống cho Long Vương để ông đừng nổi giận mà gây sóng gió vùi chết những đoàn thuyền đánh cá không bao giờ trở về đất liền. Gần đây, khi các nhà nghiên cứu về biển đi thăm dò vùng biển ở làng quê tôi, họ cũng có những kết luận khác như là các con nước chảy trong lòng biển từ nơi khác tới lâu lâu mang theo những yếu tố hoá học làm cho độ xói mòn của loại đá đặc biệt vùng biển quê tôi nhiều hơn thường lệ và chính điều đó đã mang màu đỏ như máu hoà vào các con sóng.
Những mùa sóng đỏ đó đôi lúc còn được đám trẻ mới lớn như bọn tôi những ngày còn trong làng say mê gọi là mùa yêu thương, đứng dầm chân vào những con sóng đỏ, tay trong tay với người mình yêu thương mà hứa hẹn thì hai người bao giờ cũng mang một niềm tin, một sự lạc quan mạnh hơn nhiều mà mau về, mau sum họp với nhau.
Tôi rời vùng biển quê tôi khi phải đi ra tỉnh học xa. Những mùa hè tôi cũng không có thời gian trở về làng thăm cha mẹ và người thân vì phải đi làm kiếm tiền cho mùa học tới. Tôi tạm quên những mùa đá mực rất hay và rất thân thiết của mình, gắn liền với những kỷ niệm không bao giờ tôi quên.
- Mân, chân em va vào đá, máu chảy hoà hết vào nước biển đỏ đây này
Tôi dắt Mân về quê chơi mùa thi năm cuối Đại Học. Mân hốt hoảng "em có sao không, lên đây lên đây anh xé áo băng cho em." Tôi cười nắc nẻ "ông ơi, mùa đá mực quê em đó, ngồi đây em kể anh nghe về những mùa đá mực em có" ....
Tôi làm Mân sợ nghíu người lần đó. Mùa đá mực không ngờ còn lôi cuốn Mân hơn cả tôi, hay tôi đã sống quen mà không nâng niu, tha thiết với nó bằng Mân.
Mân vốc cụm nước biển đỏ vào mùa đá mực, lẩm nhẩm điều gì đó rồi ôm chầm lấy tôi, Mân chia xẻ "Anh ước rồi, anh ước sẽ luôn được ở bên cạnh em cho tới ngày cuối cùng của cuộc đời " ... Tôi ứa nước mắt, hành trang tôi mang theo khi xa rời vùng biển là truyền thuyết về mùa đá mực và người nâng niu trân trọng tôi mang về với vùng biển đã thấu tận lòng cái truyền thuyết đó theo nghĩa lãng mạn nhất mà tôi luôn tin và luôn mong nó sẽ được minh chứng trong cuộc đời của mình.
Mân về lại trường kỳ đó được học bổng qua Na uy làm luận án Phó Tiến Sĩ về kinh tế. Năm đầu tiên chúng tôi liên lạc rất thường. Năm thứ hai thưa dần vì những bận rộn hiển nhiên của cuộc sống. Đến năm thứ ba thì bặt tin nhau hẳn. Mân không về lại Việt nam nữa hay Mân đã về và đang ở đâu. Điều đó không còn quan trọng với tôi.
Những mùa đá mực vẫn trôi đi trong đời tôi bình thường và trầm mặc như chính hình bóng của Mân đã rất sôi nổi và lãng mạn trong một ngày rồi không bao giờ tôi có lại trong hiện thực nữa.
Niềm tin và niềm lạc quan tôi vẫn có cho cuộc tình được chứng kiến trong mùa đá mực năm ấy. Giờ đã 20 năm trôi qua, mùa đá mực đang ở đây, tôi dầm chân trong những đợt sóng đỏ mà thầm ước cho tôi gặp lại Mân người duy nhất hiểu được ý nghĩa mùa đá mực trong tôi thuở nào.
Mân, anh đang ở đâu ?
Những mùa đá mực vẫn đậm yêu thương, cho chính anh và em cùng những đôi tình nhân đang làm thi vị tình yêu của mình trong lớp sóng đỏ mà họ cho là rất linh nghiệm này. Em luôn mong bình an và may mắn về trong tình yêu của họ, dù điều buồn là nó không đến với chính em.
Còn anh, em hy vọng nơi nào đó anh vẫn còn nhớ về một mùa đá mực trong đời anh nhé.
Vì Lý do kỹ thuật, xin tạm nghỉ 1 kỳ. Chân thành cáo lỗi cùng bạn đdọc.
Tháng Năm thời tiết đẹp hoa lá xanh tươi, thỉnh thoảng có những cơn mưa rào, không khí buổi sáng còn se lạnh. Chúng tôi đến Wien thủ đô của Áo, từ Wien đi Budapest thủ đô của Hungary khoảng 250 km thời gian lái xe hơn 2 giờ. Cộng Hòa Hungary cùng ký Hiệp ước Schengen (Schengener Abkommen) năm 1990 công nhận quyền tự do đi lại của công dân các nước, biên giới bỏ ngõ không còn kiểm soát gắt gao như thời còn CS, nên vấn đề đi lại dễ dàng cho du khách. Nếu du khách nhập cảnh một trong các nước thuộc khối Liên Minh Châu Âu, được phép đi lại trong toàn bộ khu vực Schengen. (Ba Lan, Cộng Hòa Séc, Hungary, Slovakia, Slovenia, Estonia, Latvia, Litva, Malta, Iceland, Na Uy, Thụy Ðiển, Phần Lan, Ðan Mạch, Hoà Lan, Bỉ, Luxembourg, Pháp, Tây Ban Nha, Bồ Ðào Nha, Ðức, Áo, Ý, Hy Lạp, Thụy Sĩ, Lichtenstein).
Thành phố Budapest diện tích 525 km2, dân số 1.712.210 người, Budapest nằm hai bên bờ sông Danube, năm 1873 thống nhất giữa Buda và Óbuda bờ tây (hữu ngạn) và Óbuda với Pest ở bờ đông. Trở thành kinh đô La Mã của Hạ Pannonia. Người Magyar đã đến lãnh thổ này vào thế kỷ 9. Khu định cư đầu tiên của họ bị cướp bóc bởi quân Mông Cổ giai đoạn năm 1241-42. Budapest được tái thiết lập đã trở thành một trong những trung tâm của văn hoá vào thế kỷ 15. Từ 1446 đế quốc Ottoman tấn công liên tục chiếm Hungary (mời xem tài liệu lịch sử tóm lược của Hungary cuối bài)
Ðầu thế kỷ 17, đế quốc Ottoman bắt đầu suy yếu, cuộc đại chiến Thổ Nhĩ Kỳ kết thúc với Hiệp ước Karlowitz ngày 26.1.1699, đế quốc Ottoman phải nhượng cho đế quốc Áo một số vùng lãnh thổ của HungarỷSự phát triển khu vực đã chuyển sang một giai đoạn mới thịnh vượng vào các thế kỷ 18 và 19 và Budapest là thủ đô lớn thứ nhì của Áo-Hung, một cường quốc bị giải thể vào năm 1918. Budapest đã là khởi điểm của cách mạng Hungary năm 1848.
Sau đệ nhị thế chiến Hungary bị Hồng quân Xô Viết chiếm đóng buộc phải theo chủ nghiã cộng sản độc tài như các quốc gia khác ở Ðông Âu. Thời chủ nghiã CS cai trị, dân tộc Hungary từng đứng lên đòi hỏi tự do dân chủ như: cuộc chính biến Hungary 1956 và sự kiện Hungary mở cửa đường biên giới đầu tiên ngăn cách giữa Hungary và Áo năm 1989, đưa đến sự sụp đổ khối ?Xã Hội Chủ Nghĩa? Ðông Âu. Nhờ từ bỏ chế độ độc tài CS, Hungary theo thể chế Cộng Hòa Tự Do và Dân Chủ. Ðời sống kinh tế phát triển, phồn thịnh. Dòng sông Danube dài 2850 km chảy qua nhiều thành phố của 9 quốc gia, trong đó có 4 thủ đô: Vienna (Áo), Brastilava (Slovakia), Belgrade (Serbia) và Budapest (Hungary). Thủ đô Budapest có nhiều phong cảnh hữu tình, là một trong những thành phố đẹp ở Châu Âu, thu hút hàng triệu du khách mỗi năm đến thăm.
Xa lộ từ Wien sang Budapest phải trả tiền thuế đường, mua Vignett ở các cây xăng lớn gần biên giới, xa lộ rộng 3 lane tốc độ cho phép tối đa 130km/h. không có cảnh sát lưu thông chận xe xét hỏi vòi tiền. Hai bên đường là những cánh đồng rộng mênh mông, diện tích của Hungary 93.036 km² dân số khoảng 10 triệu, mật độ trung bình 107/km² bởi vậy hai bên xa lộ rất ít thấy làng mạc của nông dân. Thành phố nhà cửa được tu sửa khang trang hơn 26 năm trước, kiến trúc ở đây theo phong cách Gothic Tân Phục Hưng, với những nét cổ kính, dù trải qua chiến tranh, những khu nhà cổ không bị bom đạn tàn phá.
(Kiến trúc Gothic ra đời sau thời kỳ kiến trúc Roman. Khoảng năm 1200 sau CN, người Châu Âu bắt đầu xây nhà thờ và cung điện theo kiểu kiến trúc Gothic. Sự khác biệt dễ dàng nhận thấy nhất giữa hai lối kiến trúc Trung cổ này là kiến trúc Roman theo kiểu vòm cong tròn thì kiến trúc Gothic lại theo kiểu vòm nhọn, chiều cao hơn là sự hợp nhất về không gian, ánh sáng và màu sắc có cửa sổ nhiều hơn và kích thước cửa sổ cũng lớn hơn kiến trúc Roman?. Rất nhiều những công trình lớn là những kiệt tác kiến trúc vô giá được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới. Thời kỳ hưng thịnh của kiến trúc Gothic từ giữa thế kỷ 18 ở Anh và lan rộng khắp Châu Âu trong suốt thế kỷ 19, sau đó vẫn ảnh hưởng rất mạnh trong các kiến trúc về nhà thờ và các trường đại học cho đến tận thế kỷ 20).
Hotel sạch sẽ nhân viên phục vụ lịch thiệp, có chỗ đậu xe an toàn. Tránh trường hợp bị mất xe, chúng tôi mua ticket đi theo Big Bus ?hop-on, hop-off? giá trị 2 ngày 25? rất tiện (nếu mua trước trên Internet rẻ hơn, trả 22,50?), Bus chạy qua 27 điạ danh đẹp nổi tiếng của Budapest. Du khách muốn xuống trạm nào mình thích xem và tiếp tục đi những chuyến kế tiếp. Big Bus chạy từ 9 giờ sáng đến 20:05 tối. Du Khách muốn có những Info. thì đến trạm thứ 24 là Big Bus Cente để hỏi. Chuyến xe duy nhất chạy quanh phố ban đêm (night tour) lúc 20 giờ tại trạm số 11 (blue tour start Point). Muốn đi tàu hay ăn tối trên sông (River Cruise/ Dinner Cruise) phải xuống trạm số 13 (Petofi SQ). Ăn tối trên du thuyền thưởng thức nhạc hay các xem vũ điệu dân tộc trang phục cổ truyền của Hungary. Tour đi bộ có hướng dẫn viên, ghé đảo Margaret Island. Trên xe có thể nghe tiếng Anh-Pháp-Ðức (gồm 23 ngôn ngữ nhưng không có tiếng Việt như Big Bus ở Praha/Prag).
Những danh lam thắng cảnh của Budapest:
-Vương Cung Thánh Ðường St.-Stephans-Basilika / Szent István-bazilika. Nằm trên Szent István tér (Quảng trường Thánh Stephans) khánh thành vào năm 1905, nhà thờ lớn nhất ở thủ đô Budapest có thể chứa 8500 người thuộc tổng giáo phận Esztergom-Budapest. Vương Cung Thánh Ðường có rất nhiều các cửa sổ kính màu, tranh vẽ và tác phẩm điêu khắc tuyệt đẹp. Lan can của mái vòm được mở cửa cho du khách lên trên là 297 bậc thang. Nhà thờ mang tên vị Hoàng đế đầu tiên, người sáng lập của Hungary và được phong thánh năm 1083. Trong hình dáng cây thánh giá Hy Lạp, nhà thờ có hai tháp chuông và một mái vòm đỉnh và cũng là nhà thờ cao nhất Budapest 98m. Nhà thờ đầu tiên ở Hungary năm 1931 được Ðức Giáo Hoàng Piô XI. phong danh hiệu Vương Cung Thánh Ðường. Năm 1987 được UNESCO công nhận di sản thế giới.
- Hungarian Parlament/Tòa nhà Quốc hội dài 268 mét, nằm ngay cạnh sông Danube mô hình như các cung điện Westminster của Nghị viện Anh ?Big Ben? ở London. Bắt đầu vào năm 1885 với việc xây tòa nhà Quốc hội lớn nhất thế giới được hoàn thành vào năm 1904.
Năm 1873 thống nhất ba thành phố Buda, Pest và Óbuda đến Budapest. Bảy năm sau, nó đã được quyết định xây dựng một tòa nhà quốc hội mới để tượng trưng cho sự độc lập và chủ quyền của quốc gia. Ngày 22.4.1883 được kiến ??trúc sư người Hungary Imre Steindl xây các tòa nhà như Bảo tàng Dân tộc học và Bộ Nông nghiệp. Hầu hết các thiết kế theo phong cách thời tân phục hưng, cũng như những đóng góp của Otto Wagner và các văn phòng nổi tiếng Fellner & Helmer. hướng dẫn xây theo mẫu của người Anh.
Việc xây Quốc hội bắt đầu vào năm 1885. Khoảng 1.000 công nhân, vật liệu hơn 40 triệu đá, trong đó có một nửa triệu đá quý, được sử dụng khoảng 40 kg vàng cho tòa nhà. Tòa nhà được mở ra vào năm 1896 để dự lễ kỷ niệm Thiên niên kỷ, nhưng cuối cùng cũng hoàn thành các công trình xây dựng đến năm 1904. rất tiếc kiến ??trúc sư Imre Steindl không bao giờ nhìn thấy công trình của chính mình, bởi vì ông bị mù trước khi hoàn thành nó.
Mặt tiền của Quốc hội theo phong cách Gothic đặc trưng bởi vô số tháp. Quốc hội có chiều dài 268 m, rộng 123 m, cao 96 m, có 10 sân, 13 thang máy cho hành khách và vận tải hàng hóa, 27 cửa vào, 29 cầu thang, 691 phòng (trong đó có hơn 200 phòng chính làm việc và tiếp khách) và 365 pháo tháp. Bên trong tòa nhà được trang trí theo trường phái cổ điển, mà các bức họa miêu tả lịch sử của Hungary. Tòa nhà quốc hội bao gồm ba phần. Nằm trực thuộc Trung ương là đại sảnh vòm với phù hiệu hoàng gia Hungary. Bắc và phía nam của nó là phòng họp. và những phòng khác bao gồm các văn phòng của Tổng thống Cộng hòa, Thủ tướng Chính phủ và Quốc hội lưỡng viện, hai phòng họp lớn giống hệt nhau.
Mùa hè ở Budapest tương đối nóng, các kiến ??trúc sư của Quốc hội đã phát minh ra một loại máy điều hòa không khí đặc biệt. Họ đặt hai đài phun nước ở phía trước của tòa nhà có hệ thống là những khe hở đã được sử dụng để lưu thông không khí. Những đường dẫn từ giếng vào Quốc hội cung cấp không khí tươi mát từ hơi nước lạnh vào phòng họp.
- Pháo đài Fishermen?s Bastion (Halászbástya Hungary) là một trong những tòa nhà nổi bật nhất ở Budapest xây từ 1899-1905. Nó nằm ở phía bên trên đồi Buda. Các tòa lâu đài và tu viện thời trung cổ được xây dựng gần nhà thờ đứng trên sân thượng nhìn xuống toàn cảnh độc đáo của dòng sông Danube và Pest. Di tích các tòa nhà với tháp hình nón, 7 tháp của pháo đài biểu tượng cho 7 bộ tộc Magyar đã khai phá bờ tây tận dụng địa thế đồi núi, bảo vệ đất nước thành lập Hungary. Bức tường dài pháo đài dài 140m xây để bảo vệ lâu đài, các tầng cầu thang đi lên để du khách xem phong cảnh. Khu nầy còn bức tượng bằng đồng cưỡi ngựa của Vua Stephan I nhà điêu khắc Alajos Strobl dựng năm 1906 theo phong cách tân cổ điển. Các bệ của bức tượng được xây dựng theo kế hoạch của Frigyes Schulek, Fisherman (ngư phủ) được xây để tưởng nhớ đến công ơn của những ngư dân trong công cuộc bảo vệ đất nước.
-Matthias Church/ Mátyás templom. Vương cung thánh đường nầy hơn 700 tuổi. được UNESCO công nhận di sản thế giới, xây theo phong cách hậu Gothic của giai đoạn này là những họa tiết trang trí mềm mại như ngọn lửa rực sáng. Ðây là nhà thờ lớn thứ hai của Buda thời Trung Cổ, đầu tiên có tên là nhà thờ Ðức Mẹ, sau này được đặt theo tên vua Matthias ở thế kỷ 19.
Các cửa ngõ phía Ðông của nhà thờ được xây vào thế kỷ thứ 13, khi Buda được thành lập sau cuộc xâm lược Mông Cổ. Phần trung tâm của nhà thờ được xây khoảng năm 1400, vào thế kỷ 14, các vua đã đăng quang ở đây. Buda bị đế quốc Ottoman Thổ Nhĩ Kỳ xâm chiếm, nhà thờ trở thành nhà thờ Hồi giáo chính của thành phố, các bức tường được quét vôi trắng và được phủ bằng thảm. Thời gian chiếm đóng của Thổ Nhĩ Kỳ, Buda bị tàn phá? Thế kỷ 17, nhà thờ được khôi phục lại theo phong cách gothic ?rực cháy? đặc trưng của giai đoạn này là những hoạ tiết trang trí mảnh và mềm mại như ngọn lửa. Matthias Church nơi tổ chức lễ đăng quang của vua Franz Joseph và vợ Elizabeth? đến cuối thế kỷ 19, được tái thiết lớn các tòa nhà đã được phục hồi mái nhà lợp bằng gạch gốm Zsolnay nổi tiếng, làm cho tòa nhà thậm chí còn đẹp hơn, Matthias Church là một trong những tòa nhà lâu đời nổi bậc nhất ở Buda. Nó không chỉ là một nhà thờ, mà còn là một viện bảo tàng, có những bức tranh tường là những tác phẩm nổi tiếng của các họa sĩ người Hungary. Mỗi năm, nhà thờ tổ chức những buổi tối hòa nhạc hấp dẫn nổi tiếng gọi là "Sunday organ nights at the Matthias church?. Năm 1991, Ðức Giáo Hoàng John Paul II đã đến thăm và cầu nguyện.
- Thư viện Quốc gia Hungary (Hungary: Magyar Nemzeti Galeria). Ðược thành lập vào năm 1957 sưu tập nghệ thuật lớn nhất của Hungary từ thời Trung cổ cho đến thế kỷ thứ 20. Chúng ta phải ngưỡng mộ nghệ thuật đúc tượng đồng, dù trơ gan cùng tuế nguyệt nhưng không làm mất vẽ đẹp, đường nét sống động. như những bức tượng người vợ bồng con đưa tiển chồng đi chiến đấu thật tuyệt vời như một bức tranh vẻ nét mặt buồn vời vợi của người vợ. Bức tượng người chồng chiến thắng quân thù tay cầm thanh kiếm đạp lên xác quân thù với nét mặt khí phách khiêu hùng. Nhưng các tượng đá sư tử ở trên lâu đài Buda thì thiếu răng, ở trên cầu Chain Bridge không thấy lưởi!
- Ðồi Lâu đài Buda (Burgpalast / Buda Castle Hill). Cả một khu vực rộng lớn nổi bật lên với thành quách, lâu đài, nhà thờ tạo thành một khu đặc sắc. Lâu đài Buda là khu di tích lịch sử lâu đài và cung điện của các triều đại vua Hungary ở Budapest, được hoàn thành năm 1265. Vốn được gọi là cung điện Hoàng gia. Cung điện được xây ở đầu phía nam của Ðồi Lâu đài đến phía bắc trải rộng trên diện tích khoảng 4km² với những công trình mang phong cách Trung Cổ của thế kỷ 19. Lâu đài nầy được công nhận là di sản thế giới năm 1987.
- Heroes Square/ Quảng trường Anh hùng rộng thênh thang, đài kỷ niệm thiên niên kỷ cao vút và những dãy tượng các vị vua chúa lập quốc, các anh hùng dân tộc, biểu tượng của sức mạnh và lịch sử các vương triều Hungary, khoảng không gian bao la, thênh thang với bức tượng Tổng lãnh Thiên thần Gabriel (1 trong 3 thiên thần của Do Thái giáo) trên một trụ cao vút. Tay phải của thiên sứ nâng chiếc vương miện của vua Stephan, tay trái cầm một chữ thập hai thanh ngang - một biểu tượng mà Ðức Giáo Hoàng Sylvester II đã ban cho Stephan để ghi nhận công lao của ông trong việc truyền bá Thiên chúa giáo. Xung quanh chân trụ là tượng 7 lãnh tụ các bộ lạc Magyar trong cuộc chinh phạt lòng chảo Carpathian năm 895 để thiết lập đất nước Hungary. Phía trước tượng đài là bia đá tưởng niệm anh hùng dân tộc Hungary.
Phía sau Ðài Thiên niên kỷ là hai dãy cột tạo thành hai bước tường hình bán nguyệt đồ sộ, mỗi cột có tượng của 7 danh nhân vĩ đại của Hungary. Trên đỉnh hai dãy cột là 4 bức tượng biểu tượng ý nghĩa: Lao động, Thịnh vượng, Chiến tranh - Hòa bình, Tri thức, Vinh quang. Ðầu tiên là bức tượng người đàn ông mang lưỡi hái cùng một phụ nữ đang gieo hạt giống (Lao động và Thịnh vượng), tượng người đàn ông ngồi trên xe ngựa và vẫy chiếc roi làm từ một con rắn (Chiến tranh). Ðối diện với Chiến tranh là Hòa bình, được mô tả bằng tượng người phụ nữ trên xe ngựa và cầm một cành cọ, tiếp đó là tượng người đàn ông cầm một bức tượng vàng và người phụ nữ cầm cành cọ (Trí thức và Vinh quang). Bên cạnh quảng trường, là bảo tàng Nghệ thuật (Mucsarnok) và bên trái là Bảo tàng Mỹ thuật (Szépmuvészeti Muzeum) - một trong những viện bảo tàng lưu giữ các bộ sưu tập quan trọng nhất của mỹ thuật Châu Âu từ thời Cổ đại cho tới ngày nay. Các tác phẩm hội họa được trưng bày theo từng thời kỳ lịch sử, thay đổi con người ảnh hưởng về tôn giáo, chính trị và khoa học kỹ thuật trong sáng tạo nghệ thuật.
-Liberty Statue/ tượng Nữ thần Tự do (Szabadság-szobor) ở trên đồi Gellert (độ cao trên 200m), là tên của một vị thánh tử vì đạo Gellert. Người đã truyền bá đạo thiên chúa vào Hungary thế kỷ thứ X phía trước của Citadel. Gồm có ba pho tượng bằng đồng đen là để vinh danh những người lính giải phóng đất nước trong thế chiến II, được xây dựng vào năm 1947. Là một tượng phụ nữ cao 14m hai tay nâng cành lá cọ (nguyệt quế), biểu tượng của tự do và hòa bình, bức tượng khác cho thấy một người chiến đấu với nắm tay trần của mình chống lại con rồng; bức tượng thứ ba vào việc mang lại ngọn lửa của sự tự do. Ðứng ở Citadel nhìn xuống Pest rất đẹp, xa xa những cây cầu bắt ngang sông với dòng xe cộ lưu thông đều đều, dòng sông êm đềm trôi những chiếc du thuyền dài như những toà nhà lưu động dưới ánh đền lung linh trên song nước.
- Những đôi giày trên bờ của một dòng sông
Từ cầu Chain Bridge đi dọc theo dòng sông Danube bên Pest đến phiá nam của Toà nhà Quốc hội, gần Học viện Khoa học du khách sẽ thấy khoảng 60 đôi giày bằng kim loại, hoen rỉ vì mưa nắng nằm ngổn ngang dọc theo bờ sông dài 40m. tưởng niệm những người Do Thái bị bắn chết trên bờ sông Danube vào mùa đông năm 1944 - 1945. Nhiều nạn nhân từ già trẻ, lớn bé không phân biệt trai, gái đều bị tập trung đến bên dòng sông, bắt họ phải cởi giày để lại trên bờ và bắn họ rồi quăng xác xuống sông, cho nước cuốn trôi. (The Shoes on the Danube Promenade), tưởng niệm này là ý tưởng của đạo diễn phim Can Togay và chạm khắc nhờ bàn tay tài hoa của Gyula Pauer. Chúng ta không thể quên những thăng trầm, mất mát mà người dân Hungary phải gánh chịu trong chiến tranh.
Central Market Hall /Központi Vásárcsarnok xây từ 1894-1897 theo kế hoạch của Samuel Petz. Gần trường Ðại học Kinh tế Corvinus. Chợ xây cấu trúc bằng thép mặt tiền với nhiều màu sắc, gạch men của nhà sản xuất sứ Zsolnay. Trong chợ có hơn 180 gian hàng bán: thịt, cá, các loại rau tươi hoa quả, quần áo.... Tầng trên có dãy cửa hàng lưu niệm, các quán ăn nhanh và quán rượu nhỏ, chợ nầy là thị trường lớn nhất và quan trọng ở Budapest, người dân địa phương đến mua bán, du khách thì mua qùa lưu niệm. Các món ăn được quảng cáo là đặc sản của Hungary đắt tiền nhưng không ngon, món Gulas họ đổ lên trên bánh mì! Du khách nên vào Restaurant, các tiệm ăn lớn có giá cả rõ ràng.
National Museum việc xây bảo tàng quốc gia được thực hiện năm 1802, các tòa nhà tân cổ điển thiết kế bởi Mihály Pollack. Năm 1837 được tài trợ của quốc tế, lối vào chính theo mô hình nổi tiếng của Athens Erechtheion, đặc trưng hình tam giác, được hỗ trợ bởi tám cột Corinthian. Các tác phẩm điêu khắc của Raffaello Monti và Mihály Pollack. Bảo tàng quốc gia đã trở thành một điểm khởi đầu của cuộc Cách mạng năm 1848. Trong Chiến tranh thế giới thứ hai tòa nhà bị hư hỏng nặng. Năm 1948 được xây dựng lại, trong những năm gần đây việc xây dựng đã được khôi phục.
The Café New York là một quán cà phê cổ kính bên trong đẹp lộng lẫy, cột hình xoắn, tường trần nhà được chạm trổ công phu. Công ty Bảo hiểm Nhân thọ New York năm 1890 xây tòa nhà tráng lệ nầy, khai trương ngày 23.10.1894 qua các cuộc chiến tranh không bị hư hại. Cà phê New York trải qua nhiều thập kỷ được ưa chuộng gặp gỡ của giới trí thức, văn nhân thi sĩ ...uống café thơm ngon thưởng thức nhạc phẩm Blue Danube ?Dòng sông xanh? hòa tấu của nhạc sĩ Johann Strauss hay tuyệt cú mèo. http://bit.ly/W6kglz
Ở Budapest có 8 cầu bắc ngang sông Danube nối liền giữ Buda và Pest, nhưng du khách thường đi qua 4 cầu chính của trung tâm thành phố:
-Die Kettenbrücke / Chain Bridge /Széchenyi Lánchíd) xây từ năm 1839-1849 là cầu nối giữa hai thành phố dài 375 m rộng 12,5m, cao 6,5m vật liệu xây dựng từ nhiều nước khác nhau, sắt xử dụng 2.000 tấn. Ông Graf Stephan Széchenyi khởi xướng giám sát việc xây dựng. Theo thiết kế cầu là kỹ sư nổi tiếng William Tierney Clark người Anh, việc quản lý xây dựng mang tên ông Adam Clark. (cầu cũng có nét giống như Tower Bridge ở London), hai đường lane cho xe và hai bên cho khách bộ hành. Hai bên đầu cầu có tượng hai con sư tử nằm trên bệ cao thật oai vệ, cầu nầy cũng là nơi nhiều người nhảy xuống sông tự tử!
- Die Elisabethbrücke/Elizabeth Bridge xây năm 1898 cao 379 m rộng 27,55 m, Ðộ sâu 3.10 m 3,10 m. Mũi tên 01:10 có 4 lane xe cộ lưu thông 2 chiều và hai bên cho khách bộ hành
- Die Freiheitsbrücke/ Freedom Bridge xây năm 1896 kỹ sư János Feketeházy dài 333 m rộng 20,1 m năm 1945 bị đặt chất nổ giật sập, được sửa lại năm 1946. Năm 2007-2008 tu sửa toàn bộ.
- Die Margaretenbrücke/ Magaret Bridge xây dựng 1872-1876 do kỹ sư người Pháp Ernest Gouin chỉ đạo. Cầu dài 637 m, rộng 16 m, nhịp dài nhất 87,88 m. Ngày 18.01.1945 bị quân Ðức giật sập, được sửa lại tháng 8.1948, cuối năm 1970 tu sửa và nới rộng thêm. Năm 2009 do hãng STRABAG và Hídépítö tu sửa đến đầu năm 2011 hoàn thành.
Budapest có hơn 100 suối nước nóng và nước khoáng, được người La Mã sử dụng từ khi lập ra thành phố này. Từ thế kỷ 14-15, nhiều nhà tắm nước nóng được xây dựng ở đây. Budapest được thế giới biết đến là ?thành phố của những nhà tắm hơi? Thủ đô Budapest có hệ thống phương tiện giao thông công cộng thuận lợi như: xe buýt, xe điện, xe cáp, tàu điện ngầm. Dù Hungary không giàu nhưng những người cao niên về hưu được đi miễn phí các xe công cộng. Nước Ðức giàu mạnh nhất Châu Âu cũng chỉ giảm tiền vé cho người lớn tuổi mà thôi. Thực phẩm được nhiều người biết đến là ớt bột, Patê gan ngỗng, xúc xích thịt heo hun khói, tuy nhiên trong những năm qua báo chí ở Ðức phê bình các trại nuôi ngỗng họ bơm thực phẩm gia súc cho ngỗng ăn để có gan phát tiển lớn hơn, bột ớt đỏ bị trộn phẩm màu!
Dân số của Hungary không đông như Việt Nam, nhưng dân trí cao thành phố sạch sẽ, đường phố trồng nhiều cây xanh có bóng mát cho mùa hè nắng gắt, môi trường không bị ô nhiễm, không ồn ào, rất ít thấy người ăn xin, bán vé số, bán báo. It xảy ra nạn móc túi như ở Roma (Ý). Khu thương mãi đẹp bán những hàng nổi tiếng thế giới rất đắt, không chụp giật, lôi kéo nói thách trên trời, cò mồi như ở chợ Bến Thành! Chúng tôi nghe nhiều du khách đi Việt Nam về than phiền.
Tiền thu nhập trung bình của mỗi người Hungary trong năm là 14.703 USD. Tính theo GDP là 145.153 Billion USD, Hungary đã vượt qua những giai đoạn suy thoái kinh tế và nợ nần...Trên đường phố có rất nhiều tiệm Thái Massage, làm Nail chủ là người Việt, những ngày ở Budapest chúng tôi không gặp người Việt nào. Nghe nói khu ?4 con sư tử? nơi ấy có rất nhiều người Việt buôn bán đủ các loại hàng...Dân tộc Hungary họ luôn hãnh diện, người Hungary phát minh ra Dynamo xe đạp (khác với Dynamo Maschine chế từ năm 1867 của kỹ sư Werner von Siemens) László Bíró chế ra bút bi (bic) năm 1930 là một đóng góp cho nhân loại.
Chúng tôi rời Việt Nam hơn 35 năm có dịp đi nhiều nơi trên thế giới, nhưng luôn mơ uớc Việt Nam phát triển giàu mạnh dân trí cao, để mình có thể hảnh diện nguồn gốc là người Việt Nam, nhưng vừa qua trên tờ báo Frankfurter Allgemeine Zeitung đăng bài của Quỳnh Trần ?Một đất nước khác trong đầu của giới trẻ Việt Nam/ In den Köpfen der Jungen ein anderes Land?. Từ lâu lắm chúng tôi chưa về thăm Việt Nam, đọc bài báo cảm thấy một nỗi buồn man mác! Cũng như báo trong nước đăng một cây cầu ở Long An xây tốn tiền tỷ khánh thành xong 12 ngày cầu sụp, xa lộ xây chưa xong sụp lún ổ gà! Nhiều tệ nạn xã hội, tham nhũng, hối lộ, biển thủ công quỹ hết phương cứu chửa. Chiến tranh chấm dứt 40 năm, nhưng đất nước chưa được phục hồi đúng nghiã, không tôn trọng các quyền Tự Do, Dân Chủ và Nhân Quyền... Dù dân VN không thiếu nhân tài, nhưng nhà cầm quyền không dùng người tài đúng chỗ, đúng việc, vì vậy đời sống văn minh người dân Việt Nam khó phát triển, đó là nỗi buồn của một dân tộc.
Hình phong cảnh, di tích lịch sử của Budapest
http://bit.ly/1RFRjVu
Nguyễn Qúy Ðai
Tài liệu tham khảo: Budapest Guide
http://bit.ly/1LO78Gv
Tài liệu lịch sử tóm lược
Hungary (tiếng Ðức Ungarn) là thành viên của nhiều tổ chức quốc tế như: OECD, NATO, Liên minh Châu Âu và Hiệp ước Schengen. Hungary là một trong những quốc gia có lịch sử lâu đời tại châu Âu. Theo tài liệu Hungary thành lập năm 996 Thế kỉ 9 ông Arpad người Magyar đã thống nhất các bộ lạc Magyar lại rồi đưa họ vào vùng đồng bằng Pannonia sinh sống với lượng quân đội hùng mạnh, người Hungary đã mở nhiều cuộc chiến tranh chinh phục và thậm chí đã từng tấn công sang tận Tây Ban Nha. Ðến thời hoàng tử Geza, ông đã quyết định đưa đất nước Hungary theo các nước Tây Âu và trở thành một quốc gia Công giáo. Vương quốc Hungary tồn tại và phát triển qua nhiều thời kỳ và được coi là một trong những trung tâm kinh tế, văn hóa quan trọng của phương Tây.
Khoảng năm 1241-1242, đất nước Hungary bị tàn phá nặng nề trước sự xâm lăng hung hãn của quân Mông Cổ, lúc đó đang tấn công khắp nhiều vùng đất từ châu Á đến châu Âu. Các nhà sử học đã ước tính có khoảng một nửa trong số 2 triệu dân của Hungary bấy giờ đã thiệt mạng trong chiến tranh. Sau khi quân Mông Cổ rút đi, vua Béla IV đã củng cố lại sức mạnh phòng thủ của đất nước và cho xây dựng lại nhiều pháo đài bằng đá. Kết quả là khi người Mông Cổ lại sang xâm lấn năm 1286, họ đã bị hệ thống phòng thủ của người Hungary chặn lại và bị đánh thua tại Pest.
Vương triều Arpad tồn tại đến năm 1301 thì chấm dứt. Sau đó, vua Károly Róbert, người có họ ngoại với Arpad đã lên ngôi và trở thành vị vua đầu tiên của triều đại Angevin. Dưới sự cai trị của ông, nhiều chính sách tài chính và tiền tệ đã được tiến hành, thúc đẩy nền kinh tế Hungary phát triển, nhiều đô thị phát triển rực rỡ. Vị vua tiếp nới của triều đại Angevin là Lajos I Ðại đế (1342-1382) đã đưa lãnh thổ Hungary mở rộng từ bờ Biển Ðen đến biển Adriatic và sau đó còn trở thành vua của Ba Lan, tạo tiền đề cho mối quan hệ tốt đẹp giữa hai nước Hungary - Ba Lan. Sau Ý, Hungary là quốc gia đầu tiên tại lục địa Châu Âu xuất hiện phong trào Phục Hưng. Năm 1472, một xưởng in chính thức được thành lập tại thành phố Buda. Dưới triều vua Mátyás Corvin (1458-1490), Hungary trở thành một trung tâm văn hóa lớn của châu Âu. Thư viện Bibliotheca Corviniana là bộ sưu tập lớn nhất châu Âu các bộ biên niên sử, các tác phẩm triết học và khoa học trong thế kỷ 15. Thư viện này đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới.
Vào cuối thế kỉ 15, Hungary bắt đầu suy tàn dưới sự cai trị của vị vua bất tài Ulászló II. Năm 1514, một cuộc khởi nghĩa nông dân bùng nổ tại Hungary nhưng sau đó bị giới quý tộc đàn áp đẫm máu. Trong khi đó, Ðế chế Ottoman ngày một lớn mạnh và uy hiếp Hungary. Năm 1521, pháo đài quan trọng bậc nhất của Hungary tại Beograd thất thủ và đến năm 1526, quân đội Hungary bị tiêu diệt trong trận Mohács. Cuộc cải cách tôn giáo diễn ra cùng thời gian đó tại Châu Âu càng khiến Hungary trở nên hỗn loạn và tiến đến bờ vực sụp đổ.
Thành phố Buda và Hungary vỡ thành ba mảnh: một phần ba ở phía tây bắc nằm dưới sự cai trị của triều đình Habsburg, một phần ba ở miền trung (thuộc lãnh thổ Hungary ngày nay) bị Ottoman và một phần ba ở phía đông trở thành Công quốc Transilvania, một nước lớn bán độc lập, chư hầu của Ottoman(1526-1686) Khoảng 150 năm sau đó, triều đình Habsburg đã giành lại toàn bộ quyền kiểm soát Hungary.
Trong thời gian này, thành phố Pozsony, tức Bratislava (thủ đô Slovakia ngày nay) đã trở thành thủ đô mới của Hungary. Thành phố Nagyszombat (nay là Trnava) trở thành một trung tâm tôn giáo lớn. Từ năm 1604 đến năm 1711, những cuộc chiến chống lại ách áp bức của người Áo cũng tăng lên, tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa của Rakoczi Ferenc nhưng sau đó đã bị thất bại.
Từ Cách mạng Hungary 1848 đến Ðế chế Áo-Hung
Ngày 15 tháng 3 năm 1848, những cuộc biểu tình lớn nổ ra trên các đường phố Pest và Buda trong cao trào cách mạng tư sản đang lan khắp Châu Âu năm 1848. Ðối mặt với những cuộc nổi dậy liên tiếp ngay tại chính kinh đô Viên, triều đình Habsburg phải tạm thời chấp nhận những yêu cầu của người Hungary. Nhưng sau khi cuộc cách mạng tại Áo bị đàn áp, triều đình Habsburg kích động người Croatia, Serbia và Romania chống lại chính phủ Hungary. Chính phủ cách mạng của Hungary cũng nhận được sự ủng hộ của một bộ phận lớn người Slovak, Ðức, Rusyn, Do Thái. Tướng János Damjanich, một người Serbia trở thành người anh hùng lịch sử của dân tộc Hungary khi lãnh đạo một đội quân cách mạng của nước này. Lúc ban đầu, quân đội Hungary giành được một số thắng lợi nhưng sau khi triều đình Habsburg cầu viện nước Nga, quân Nga hoàng đã tràn vào và dập tắt cuộc khởi nghĩa. Ngày 6 tháng 10 năm 1849, 13 vị tướng lĩnh trong quân đội cách mạng Hungary và thủ tướng Lajos Batthyany đã bị xử tử.
Sau khi nước Áo bị quân Phổ đánh bại năm 1866, để củng cố quyền lực của mình tại châu Âu, đế quốc Áo đã liên kết với vương quốc Hungary để thành lập Ðế quốc Áo-Hung (năm 1867), được thành lập,theo chế độ quân chủ ở Trung Âu, từ năm 1867 đến năm 1918, bao gồm đế quốc Áo (thủ đô Viên) và vương quốc Hungary (thủ đô Budapest), do hoàng đế Áo thuộc dòng họ Habsburg gốc Ðức trị vì. Ðế quốc Áo-Hung được thành lập dựa trên sự hợp nhất đế quốc Áo và vương quốc Hungary lãnh thổ của đế quốc này bao gồm toàn bộ lưu vực sông Donau mà bây giờ là lãnh thổ của nhiều quốc gia ngày nay như Áo, Cộng hoà Séc, Slovakia, Slovenia, Hungary, Croatia và 1 phần lãnh thổ của Serbia, România, Ba Lan, bao gồm 73 triệu dân. Trước năm 1914, đế quốc Áo-Hung có diện tích đứng thứ hai châu Âu (sau đế quốc Nga) và dân số đứng thứ 3 Châu Âu (sau đế quốc Nga và đế quốc Ðức). Trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, đế quốc Áo-Hung tham gia phe Liên minh, cùng Ðế quốc Ðức và Ý Chiến tranh kết thúc, phe Liên minh bại trận và đế quốc Áo-Hung tan rã vào tháng 11 năm 1918. Ngày 10. 9. 1919 đã tách đế quốc Áo-Hung thành 2 quốc gia. Ngày 12 tháng 11, Quốc hội lâm thời của Áo tuyên bố thành lập nước Cộng hòa Áo, chấm dứt hoàn toàn sự thống trị của nhà Hasburg.
Hungary giữa hai cuộc thế chiến
Sự khác nhau về biên giới giữa Vương quốc Hungary bên trong Ðế chế Áo-Hung và Hungary độc lập sau Hòa ước Trianon, tháng 3 năm 1919, những người cộng sản giành chính quyền ở Hungary. Vào tháng 4, Béla Kun tuyên bố thành lập Cộng hòa Xô viết Hungary, tuy nhiên chính thể xô viết này chỉ tồn tại được một thời gian ngắn ngủi. Vào ngày 13 tháng 6 năm 1919, Hội nghị Hòa bình Versailles ra lệnh cho Hungary phải từ bỏ các lãnh thổ phía bắc và Romania phải rời khỏi Tiszántúl. Hungary đã tuân thủ mệnh lệnh đó tính cho đến ngày 30 tháng 6 năm 1919. Nhưng quân đội Romania đã từ chối không chịu rời khỏi Tiszántúl.
Chiến tranh nổ ra sau đó giữa Hungary và Romania đã dẫn tới thất bại của Hồng quân Hungary. Tính đến tháng 8 năm 1919, hơn một nửa của Hungary ngày nay, bao gồm cả Budapest, bị chiếm đóng bởi Romania. Sự chiếm đóng của quân Romania kéo dài đến tháng 11 năm 1919 khi quân đội Romania rút đi.
Vào 4 tháng 6 năm 1920, Hòa ước Trianon được kí kết, thiết lập các đường biên giới của Hungary. Hungary mất 71% lãnh thổ và khoảng 66% dân số. Khoảng 1/3 dân số Magyar trở thành dân tộc thiểu số ở các nước lân cận. Hungary cũng bị mất cảng biển duy nhất tại Fiume (ngày nay là Rijeka). Do đó, chính trị Hungary và văn hóa thời kỳ giữa hai cuộc thế chiến bị ảnh hưởng lớn bởi chủ nghĩa khôi phục lại tổ quốc trong quá khứ. Xuyên suốt thời kì này kinh tế Hungary hết sức mất ổn định, tuy trở nên phồn thịnh sau chiến tranh nhưng lại tổn thất nặng trong và sau Ðại khủng hoảng, và ổn định chỉ hơi ổn định một chút trước khởi đầu của Thế chiến thứ hai. Nước này xích lại gần hơn các quốc gia phát xít Ðức và Ý trong những năm của thập kỉ 1930 với cố gắng làm đảo ngược một số hậu quả của Hòa ước Trianon, với việc một số lãnh thổ bị mất trước kia được Ðức và Ý nhượng lại cho Hungary.
Hungary trong Thế chiến thứ hai
Vào năm 1941, Hungary tham dự cuộc xâm lược Nam Tư, chiếm được một số đất đai và tham dự vào Phe Trục trong quá trình đó (để phản đối, thủ tướng Pál Teleki đã tự sát). Vào 22 tháng 6 1941, khi quân Ðức xâm lược Liên Xô trong Chiến dịch Barbarossa, Hungary tuyên chiến vào ngày 26 tháng 6, tham dự Thế chiến thứ hai. Vào cuối năm 1941, quân Hungary ở Mặt trận phía đông đã chiến thắng tại Trận Uman. Ðến năm 1943, sau khi Quân đoàn Hungary thứ 2 chịu thất bại nặng nề tại sông Don, nhà nước Hungary tìm cách thương lượng đầu hàng quân Ðồng Minh. Vào ngày 19 tháng 3 năm 1944, để đối phó với sự trở mặt này, quân Ðức lặng lẽ chiếm Hungary trong Chiến dịch Margarethe. Ngày 15 tháng 10 1944, Horthy đã cố gắng để đưa đất nước ra khỏi cuộc chiến. Lúc này quân Ðức mở Chiến dịch Panzerfaust và Horthy được thay thế bởi một nhà nước bù nhìn dưới quyền thủ tướng thân Ðức Ferenc Szálasi. Quân Ðức chiếm đóng tháng 5-6 năm 1944, Hungary trục xuất gần 440.000 dân Do Thái, đa số là đến trại tập trung Auschwitz. Cuộc chiến đã làm Hungary thiệt hại nặng nề và tổn thất 60% nền kinh tế và nhiều người chết. Ngày 13.2.1945 Hungary đầu hàng không điều kiện. hế chiến thứ hai ở châu Âu chấm dứt ngày 08.5.1945.
Sau đệ nhị thế chiến Hamgary bị Nga chiếm đóng buộc phải theo chủ nghiã cộng sản độc tài như các quốc gia khác ở Ðông Âu. Dưới thời chủ nghiã CS cai trị, Người dân Hungary đã đứng lên đòi hỏi tự do dân chủ như: cuộc chính biến Hungary 1956 và sự kiện Hungary mở cửa đường biên giới đầu tiên ngăn cách giữa Hungrary và Áo năm 1989, đưa đến sự sụp đổ khối xã hội chủ nghĩa Ðông Âu. Từ đó Hungary theo thể chế cộng hòa tự do và dân chủ. Hungary hiện nay là một trong những địa điểm du lịch hấp dẫn, thủ đô Budapest là một trong những thành phố đẹp ở Châu Âu.).
Thời đại Xô viết 1945-1989
Sau khi Phát xít Ðức thất bại, Hồng quân Nga chiếm đóng hầu hết đất nước và qua ảnh hưởng của họ Hungary dần dần trở thành một nước cộng sản thân cận với Liên Xô. Sau năm 1948, lãnh đạo Cộng sản Mátyás Rákosi thiết lập chế độ theo kiểu Stalin với bắt buộc hợp tác xã hóa và kinh tế kế hoạch. Sự cầm quyền của nhà nước Rákosi vượt quá sức chịu đựng của người dân Hungary sau chiến tranh. Ðiều này đã dẫn tới cuộc chính biến tại Hungary 1956 và Hungary tạm thời rút lui khỏi khối Hiệp ước Warszawa. Liên Xô đã trả đũa mạnh mẽ với biện pháp vũ trang, gửi trên 150.000 quân và 2.500 xe tăng. Gần một phần tư triệu người đã bỏ chạy khỏi đất nước trong khoảng thời gian ngắn khi các biên giới để ngỏ vào năm 1956. Quân đội Xô viết cuối cùng rời đất nước Hungary vào năm 1991 và kết thúc sự hiện diện của quân đội Liên Xô ở Hungary.
Cộng hòa Hungary 1989
Trong cuối thập kỉ 1980, Hungary đã dẫn đầu phong trào giải tán Hiệp ước Warszawa và chuyển sang một thể chế dân chủ nhiều ứng cử viên. Ðiều này nghĩa là mặc dù có nhiều ứng cử viên, đảng cộng sản, MSZMP, vẫn không được đem ra bàn cãi. Tuy nhiên, các ứng cử viên độc lập được bầu lên để phản đối lại đảng. Vào thời điểm đó, áp lực cải cách tăng dần từ bên trong đảng. Họ cũng di chuyển về phía một nền kinh tế thị trường. Vào 23 tháng 10 năm 1989, Mátyás Szurös tuyên bố Cộng hòa Hungary thứ III và trở thành tổng thống lâm thời. Bầu cử tự do ở Hungary diễn ra lần đầu tiên vào năm 1990. Theo sau sự sụp đổ của Liên Xô vào năm 1991, Hungary phát triển một mối quan hệ gần hơn với Tây Âu cũng như các nước Trung Âu. Nước này trở thành một thành viên của nhóm Visegrad vào năm 1991, gia nhập NATO năm 1999, và trở thành một nước thành viên của Liên Minh Châu Âu vào 1 tháng 5 năm 2004.
Tôi còn nhớ năm nọ, chỉ còn vài tuần nữa thôi chúng tôi phải tạm chia tay sau suốt một năm dài cùng nhau học tập, tháng năm là cái tháng vừa chớm vào Hạ, mặt trời nóng gay gắt hơn, những chùm hoa Phượng vừa hé nở trên cành mặc cho lũ Ve sầu vẫn còn ngủ vùi đâu đó nên chúng chưa xuất hiện để cùng nhau hòa tấu những giai điệu quen thuộc báo hiệu một mùa Hè nữa lại quay về trên quê hương yêu dấu ngàn đời của chúng ta.
Bài vở chẳng mấy chốc rồi đây trở thành giấy cũ, những điểm mười, điểm năm sáu thậm chí điểm zero trong sổ gọi trả bài của thầy cô chấm điểm chúng tôi hàng ngày nó cũng trở thành quá khứ, bao nhiêu buồn vui hờn giận, bao nhiêu trò nghịch ngợm phá phách lẫn nhau, và những tình cảm riêng tư nhẹ nhàng giành cho nhau chắc cũng nhòa đi sau chín mươi ngày xa cách. Những ngày tháng ít ỏi còn lại trước lúc chia tay nó khiến cho chúng tôi thấy tiếc nuối, suốt một năm dài mặc dù ngồi cạnh nhau, ra vô lớp chạm mặt nhau hàng ngày vậy mà những điều muốn nói từ lâu chưa có dịp nào thổ lộ cho nhau, chỉ biết lén nhìn nhau, tìm cớ mượn tập vở của cô bạn dễ thương đem về nhà chép bài nhưng kỳ thực là chèn vào trang sách nào là mảnh giấy nho nhỏ nói lên cái tâm trạng rung động đầu đời cho "người ấy " hoặc những hình vẽ dễ thương nào đó ngụ ý nói lên tình cảm trên mức bình thường, để rồi khi mang trả lại cuốn vở ngoài mặt các chàng tỏ vẻ rất thản nhiên, nhưng các cô nàng tóc dài đâu có biết rằng các chàng tóc ngắn kia đang đánh lô tô trong bụng, trao trả cuốn vở lại cho các cô nàng mấy anh chàng cho dù hàng ngày rất lém lỉnh nhưng lúc đó thái độ "lóng nga lóng ngóng" có khi thể hiện điệu bộ như "Gà mắc tóc", vì vậy khi cuốn sách vừa rời khỏi tay thì các chàng lật đật chuồn êm vì ngại các nàng phát hiện ra vật đi kèm trong vở thì có nước độn thổ vì ngượng ngùng...
Qua buổi học sau, cũng ngồi cạnh nhau như mọi ngày, nhưng tâm trạng của mấy anh chàng nọ hồi hộp chờ đợi, c?hờ đợi y như những người chờ kết quả cuộc xổ số kiến thiết quốc gia, một là nàng ta sẽ trao lại mảnh giấy con con thơm sực nức mùi nước hoa với những dòng chữ yêu thương đồng cảm, nếu như được cái kết quả như vậy thì khác nào mấy anh chàng nọ trúng số độc đắc như những người mua vé số cầu may kia, nhưng dân mua vé số thường có câu ví khi bỏ tiền ra chơi vé số cầu may, họ kháo với nhau trong lúc "Trà dư hậu tửu":
- Mua vé số mà cầu mong trúng độc đắc thì giống như hành động "Mò kim đáy biển".
Tuy vậy họ vẫn đua nhau để cùng
"Mò kim đấy biển" cho vui.
Trở lại câu chuyện trên, hai là ngược lại thay vì trao cho nhau tình cảm nhẹ nhàng trong mảnh giấy be bé kia, có nàng hầm hầm cầm "Bức thư tình viết vội" của tên tội đồ nọ đem lên méc thầy giám thị, thì coi như "Thôi rồi Lượm ơi", khi đó thầy giám thị sẽ thân hành xuống tận nơi véo đôi tai tên tội đồ kia và dẫn giải lên văn phòng để trừng trị cái tội không biết kiềm chế cái tình cảm đặt không đúng chổ... và đó cũng giống như mấy người dò xong tấm vé số thấy mình trật lất bèn xé nát mấy tấm vé số rồi tung lên trời cho nó rơi rung tóe, với khuôn mặt buồn thiu họ thất thiểu ra về cùng tâm trạng nặng trĩu trong lòng...
Tôi còn nhớ dạo ấy khi ngồi trong lớp học, ngồi bên phải tôi là Nhàn một cô gái tuy không phải là "Sắc nước hương trời" nhưng Nhàn có khuôn mặt dễ thương và giọng nói thật lôi cuốn, về phía bên trái thì Ngân có vóc dáng ví như "Đỗ nước nghiêng thành", ngồi kế Nhàn và Ngân là hai tên đực rựa Lê Chí Hùng và Mai Hữu Xuân, hai tên này thấy tôi được làm "Cục nhân" thì thằng nào cũng ấm ức, có hôm tôi nghe lén hai thằng xì xào với nhau nơi hành lang cuối lớp:
- Cái thằng Quỷ Phương kia số nó đẻ bọc điều hay sao đó, năm rồi nó cũng được hai người đẹp kèm hai bên, năm nay cũng vậy.
Nghe hai thằng bạn "Ghen ăn tức ở" chuyện không đâu với mình tôi tự ái dồn cục nổi lên tôi liền xuất hiện trước mặt tụi nó và cự nự liền:
- Hai thằng bây ngộ ghê, có phải tao chọn chổ ngồi đâu, sơ đồ lớp do cô Hương sắp xếp, mà kế bên hai thằng bây cũng có người đẹp ngồi cùng còn muốn gì nữa?
Nghe tôi phân bua như vậy mà dường như chẳng đứa nào thỏa mãn, thằng Xuân lên giọng hỏi tôi.
- Vậy chứ năm rồi ai sắp cho mầy ngồi giữa con Hà với con Bích, đừng nói với tao là Thầy Phước sắp đặt nghe.
Lúc này cảm thấy bực bội do hai thằng bạn truy vấn riết tôi nói ngang luôn cho rồi chuyện:
- Ừ thì năm rồi tao chen vô đại, mà nói thiệt tui bây nghe ngồi kiểu đó không thoải mái, cục cựa chút xíu thì đụng tay nhỏ này, hoặc đụng lưng nhỏ kia ban đầu chưa hiểu nhau mấy cô nàng cho tao có máu "Sư Phụ" làm tao cảm thấy gò bó ngột ngạt, dần dà hai nàng biết tao "Ăn chay niệm Phật" nên hai nàng chẳng những không còn kỳ thị tao mà còn bao tao ăn Đậu đỏ bánh lọt dưới sân trường đến phát ngán.
Nghe tôi nói vừa dứt câu thằng Lê chí Hùng nó nhào vô "ăn có" liền:
- Cái gì? Mầy mà ăn chay niệm Phật hả, đừng có bày đặt giỡn mặt với "nhà cầm đồ" khó làm ruộng nghe mậy, ý tao nói lộn giỡn mặt với nhà cầm quyền khó làm việc đó biết chưa?
Thằng xuân nó đế vô tiếp:
- Mầy ăn chay sao tao thấy em Nhàn với em Ngân lẽo đẽo theo mầy hoài vậy? Bộ tính "Bắt cá hai tay" hả. Cái nào ăn thì ăn, cái nào cúng thì cúng, mắc gì mầy quơ hết hai em vậy?.
Nghe thằng Xuân có cái giọng nói cao cao khó nghe mà đám bạn trong lớp gán cho nó cái biệt danh "Xuân gà mái" vừa dứt lời, tôi "phang" cho nó một câu liền:
- Mầy có khùng không thằng kia? Tại con Nhàn con Ngân nó mến tao nó mới quấn quýt như vậy, chứ tao có bắt cá tay nào đâu mà mầy nói.
Hai thằng bạn tôi nộ khí xung thiên lên định lên gân cổ cãi tiếp với tôi, nhưng tự dưng thấy thái độ của hai đứa đỗi màu như Tắc kè. Gương mặt đang bừng bừng sát khí bổng nhiên biến thành gương mặt hiền như Thiên thần, ngạc nhiên vô cùng nhưng khi tôi ngoái nhìn lại phía sau thì Con Ngân và Nhàn vừa tiến tới bên chúng tôi, thấy chúng tôi túm tụm một chổ Ngân liền hỏi:
- Mấy ông làm gì mà đang to nhỏ với nhau thấy tui với bà Nhàn tới thì im re vậy? Nói xấu tụi tui phải không??
Tôi lẹ miệng đỡ đòn cho thằng Xuân với thằng Chí Hùng:
- Có nói xấu ai đâu, hai bà hay chụp mũ quá vậy, mà Nhàn với Ngân tốt với bạn bè quá ai nỡ lòng nào đi nói xấu.
Con Ngân với đôi mắt to tròn đẹp, long lanh như mặt nước hồ thu nhìn tôi một thoáng và nói:
- Tụi tui có làm gì đâu mà tốt với đẹp, ông Phương đừng nói quá coi không có đặng nghe chưa ông.
Tôi nói vuốt theo liền:
- Thôi hai bà đừng có mà nhún nhường thái quá, ngày nào mấy bà cũng bao tui ăn đá đậu bánh lọt ngon lắm, ăn chực mấy bà hoài tui cũng ngại vô cùng , để hôm nào ba má cho tui khá khá tiền bạc một chút nhất định tui sẽ bao lại hai bà.
Thằng Xuân nảy giờ đứng im như thóc, sau khi nghe câu chuyện chúng tôi vừa nói, nó xỏ miệng vô:
- Ông Phương ổng ăn ở có đức nên được thiên hạ bao ăn uống phủ phê, còn tui với thằng Chí Hùng đây là "con Bà Phước" nên chẳng thấy ai dòm ngó.
Dường như nhột nhạt trong người khi nghe câu nói móc họng của thằng xuân, con Nhàn bèn lên tiếng Phân bua:
- Ông xuân đừng trách hai đứa tui tội nghiệp. Mỗi lần nghe chuông reo báo giờ ra chơi là hai ông ba chán bốn cẳng phóng xuống sân trường mất dạng, muốn rủ rê mấy ông thì biết đâu mà tìm, thôi để hôm nào tui với bà Ngân mời ba ông cùng ăn luôn một thể cho vui.
Sau câu nói của con Nhàn, tôi thấy gương mặt hai thằng nó vui hẳn ra mặt, bao nhiêu hờn giận tị hiềm chắc cũng tan biến trong lòng chúng nó, còn Ngân và Nhàn cũng ngời lên niềm vui trong đôi mắt của hai cô nàng vì đã hóa giải được cái khúc mắc hiểu lầm trong lòng của hai người bạn cùng lớp.
?
Đang chờ xe nơi ngã tư đường, từng chiếc xích lô chạy qua mà chiếc nào cũng có khách, sốt ruột vô cùng tôi vén tay áo nhìn vô đồng hồ trên tay, vậy là tôi còn được mười lăm phút để đến nhà của Ngân, tôi chắc rằng Ngân đang ngóng từng phút cho cái buổi trùng phùng hôm nay. Đang lo lắng không biết cách nào để nhanh đến nhà Ngân, bổng đâu tiếng bánh xe kêu rít bên tai tôi do người lái xe kéo thắng vội vả, người xích lô lên tiếng mời tôi:
- Đại ca đi đâu em chở cho, cải tạo mới dìa chạy tạm xích lô kiếm cơm nè đại ca.
Nghe câu mời chào rất thật từ đáy lòng anh xích lô, tôi bước gọn lên xe rồi nói với anh ta:
- Anh vui lòng chở tôi về xóm gà rồi xẹt qua phía hồ tắm Chi Lăng, tiền bạc tính sau, anh chạy cho nhanh dùm nhưng cẩn thận chút nghe, tôi còn yêu đời lắm.
Nói xong tôi phá lên cười, anh chàng xích lô cũng trạc tuổi tôi cũng cười theo sau câu nói đùa khá vui của tôi, mà chắc anh cũng đang rất vui trong lòng vì gặp phải ông khách xộp trong ngày.
Gió thổi nhẹ vào trong xe làm tôi cảm thấy thư thái trong lòng, ngược lại anh xích lô mồ hôi nhuễ nhại đang gò lưng đạp xe, ái ngại trong lòng tôi tìm cách bắt chuyện với anh ta.
- Sao phải đi cải tạo vậy sư huynh?
- Thiếu úy Địa phương quân đại ca ơi. Cũng may tui "học tập tốt" nên có hai năm và hăm mốt ngày là dìa rồi, tội mấy sếp lớn chắc đi "múc chỉ cà tha luôn".
Sẳn trớn anh ta làm bản tự khai bằng miệng chi tôi nghe.
- Tui dân Gia định chánh gốc miến điện đó, hồi trước học xong Tú tài tui nhập ngũ luôn. Đi chiến trường suốt nên chưa có người yêu cho đến tận bây giờ.
Nghe giọng nói anh chàng xích lô này quen quen dường như giọng của thằng Xuân bạn tôi năm nào, lúc này tôi mới ngoáy nhìn lại phía sau, trước mắt tôi đúng là thằng Xuân, tôi thầm nghĩ trái đất thật tròn, cho dù có bay nhảy khắp nơi cuối cùng chúng tôi cũng gặp lại nhau trên chiếc xích lô cũ mèm.
- Thằng quỷ, dừng xe lại, mầy tấp vô cái quán cà phê bên vỉa hè kìa.
Như gặp phải điện giật, thằng Xuân phản xạ nó kéo cái thắng xe khiến cái bánh sau chiếc xích lô lại có dịp cọ sát với mặt đường tạo ra cái mùi khen khét khó chịu của cao su bị cháy.
Tôi nhảy cái rột ra khỏi chiếc xích lô chật chội, thằng Xuân cũng ngớ người không hiểu khách đi xe mắc chứng gì khi đang nói chuyện ngon lành với nó rồi bắt dừng xe đột ngột còn mắng mỏ nó là ma quỷ gì đó, nó nghĩ là chắc gặp dân lường gạt định giỡ trò đi xe chùa để quỵt tiền xe của nó, nhưng lúc định thần lại khi thấy tôi bằng xương bằng thịt đứng trước mặt nó, nó hét lớn lên:
- Thằng quỷ Phương ròm phải không?
Tôi gật nhẹ đầu rồi nhào đến nắm lấy bàn tay nó, thoáng run run thằng Xuân kéo tôi vào cái quán bên đường. Sau một lúc hàn huyên câu chuyện xưa cũng gần cạn, tôi chực nhớ cái hẹn với cô bạn học cũ, tính tiền nước xong tôi hối thằng xuân ba chân bốn cẳng đạp nhanh đến nhà của Ngân.
Xe dừng trước ngỏ, căn nhà của Ngân thật xinh xắn, bên trong sân nhà trồng cỏ xen mấy tấm đan thật mát mắt, bên trên dàn hoa thiên lý che mát cả khoảng sân, quanh sân Ngân bày trí thêm những chậu hoa Hồng thật đẹp mắt và quy phái vô cùng, tôi nghĩ thầm trong bụng :
"Nhỏ Ngân giờ này cũng còn là tiểu thư đài cát quá đi chứ"
Ngân xúng xính trong bộ đầm màu thiên thanh thật đẹp, cạnh ngân vài cô bạn học cũ trong đó dĩ nhiên phải có Nhàn cô bạn thân thương trong nhóm của tôi ngày xưa.
Thấy tôi đến. Ngân và Nhàn vội ra cổng đón, gương mặt ai cũng rạng rỡ, tôi chào hai cô bạn cũ rồi quay qua giới thiệu thằng xuân với hai cô nàng, không ngờ lúc tôi không chú ý Xuân đã lẵng lặng rời khỏi nơi đây. Tôi ra dấu xin phép rồi chạy nhanh ra ngoài, tôi thấy thằng Xuân đang chuẩn bị đạp xe đi, nhanh chân tôi chạy đến níu xe nó lại rồi nói:
- Cái thằng này, khó khăn lắm mới họp mặt được nhóm bạn mình như hôm nay, hồi nảy mầy hứa tham dự luôn rồi tự dưng bỏ về.
Thằng Xuân chưa trả lời nhưng tôi chợt hiểu, thì ra nó mặc cảm là dân đạp xích lô, tuy sống bằng công sức mồ hôi của mình nhưng cũng không tránh khỏi những ánh mắt nhìn thiếu thiện cảm.
- Mầy chở tao ra chợ Bà Chiểu đi.
Thằng Xuân ngớ người ra nó bèn hỏi tôi:
- Tới chổ rồi nầy vô dự họp mặt đi. Đi đâu nữa để mọi người chờ. Còn tao dân xích lô khố rách áo ôm đâu có "vé" vô đâu mà tham với dự.
Thương cho bạn vì mặc cảm nghề nghiệp nên nó chạy trốn thực tại, tôi bèn dụ khị đánh lạc hướng nó.
- Tao ra chợ mua chút quà, lúc nảy hai thằng mình già chuyện nên tao quên phức, à mầy nhớ chờ để chở tao đến đầu ngỏ nhà Ngân rồi mầy đi đâu thì đi.
Vào chợ tôi nhanh chóng mua bộ đồ tây cho thằng xuân, không quên mua cho nó đôi dép da, gói ghém trả tiền xong tôi hối thằng Xuân đạp nhanh, xe đang bon bon trên đường, tôi vờ đau bụng mặt nhăn nhó muốn đi ngoài, tôi nói với Xuân:
- Mầy chở tao về chổ mầy ở trọ đi, Tào tháo đang rượt tao nè. Nhanh lên coi chừng không kịp.
Phải công nhận một điều, tôi đóng kịch rất đạt mà khán giả như thằng Xuân cứ tưởng thiệt khiến nó tin xái cổ cắm đầu đạp xe bất kể ổ gà nó nhanh chóng đưa tôi đến nơi an toàn. Tôi phóng nhanh vào nhà vệ sinh, ít phút trở ra tôi cố tạo gương mặt sảng khoái khi trút xong bầu tâm sự, đến bên chiếc xích lô tôi lấy gói đồ trao cho Xuân, rồi bằng cái giọng tha thiết tôi nói với nó:
- Tụi mình là anh em từ xưa đến giờ, không ai chọn được số phận cho mình, thôi mầy đừng mặc cảm nữa, nên nhớ ngày xưa mầy cũng từng là sĩ quan lừng lẫy một thời, hôm nay đạp xích lô chỉ là giai đoạn chuyển tiếp để sau này có cuộc sống tốt hơn. Quần áo tao mua cho mầy nè, thay lẹ rồi đi cùng tao cho vui, mấy cô nàng chưa biết mầy làm tài xế xích lô đâu. Ha ha ha.
Dường như thấy được cái chân tình của tôi đối với nó, xuân thay bộ đồ rồi cùng tôi đón xe đến nhà Ngân, trên chiếc xe Lam ngồi đối diện với Xuân tôi thấy nó cũng còn nét bô trai như thưở nào, chắc mấy nàng tiên lớp tôi ngày xưa thể nào cũng thích thú khi có thêm một vị khách không mời mà đến.
Các nàng "Công chúa" trong lớp tôi ngày xưa ai cũng chưng diện tối đa, mặc dù có vài cô đã lập gia đình, mặc cho đời sống khó khăn sau năm 1975 nhưng cũng không thể thay tạo hóa làm phai mờ hương sắc của họ, thậm chí tôi thấy hai cô bạn ngày xưa của mình càng đẹp thêm lên, khi có "vài ba sợi" trong người khiến đầu óc lâng lâng tôi bạo gan ca ngợi cái đẹp sắc nước hương trời của họ khiến cho thằng Xuân từ một người tự ti mặc cảm mà nó phải lên tiếng:
-Mấy bà biết hông, cái ông Phương ròm này coi vậy mà ghê lắm nha, hồi xưa ổng o một lúc hai bà luôn mà cửa nhà vẫn yên ấm. Ha ha ha.
Nghe câu nói của thằng Xuân, nhột nhạt trong lòng vô cùng, tôi lấy chân tôi khiều nhẹ vào bàn chân của nó nhằm nhắn nhủ thắng bớt cái miệng lại dùm, ai dè chẳng những nó không thắng bớt mà còn xả sú bắp tối đa cho thỏa lòng ấm ức trước đây:
- Tui nói thiệt hai bà, tui còn nhớ năm đệ tứ thì phải, cái thằng ròm này nó học lóm của ai đó không biết, nó tặng mỗi bà một cuốn tiểu thuyết của nhà văn Duyên Anh, tui với thằng Lê Chí Hùng còn thấy nó lấy Hoa phượng ghép thành hai con bướm ép vào trong đó trước khi tặng cho hai bà nữa đó đúng không?
Đến lược Ngân và Nhàn thẹn thùng ra mặt, nhưng tiếp tục làm cái dáng ngây thơ cụ, Ngân nói:
- Ủa vậy sao? Tui được tặng hồi nào mà tui không biết vậy cà?
Khi biết đối phương nắm được bí mật của mình và cô bạn, Nhàn vội nói:
- Công nhận cha nội Xuân này nhớ dai dễ sợ, tui còn giữ cuốn đó ở nhà kia, bà Ngân ơi lộ hết rồi, bà còn cất cuốn đó không đem ra cho mọi người xem một chút.
Ngân phá lên cười rồi nàng qua phòng kế bên khi quay trở lại thì đã có cuốn truyện trên tay Ngân đưa cho tôi, đón lấy cuốn truyện năm nào lòng tôi bồi hồi nhớ lại những hình ảnh của năm xưa, lật đến trang tôi đã dán các cánh Phượng hồng thành đôi bướm đang vờn bay trước gió, qua bao năm tháng vậy mà hai cánh bướm vẫn nhởn nhơ tung bay, nhưng đôi cánh và râu của đôi bướm đã sậm màu không còn màu hồng tươi thắm nữa, nó cũng giống nhưng chúng tôi giờ đây đã dạn dày sương gió, mưu toan cho cuộc sống hàng ngày, nét ngây thơ tuổi thanh xuân của thuở cắp sách đến trường đã phôi pha theo năm tháng, giờ chỉ còn lại những kỷ niệm xưa đang mờ dần với lớp bụi thời gian, đang đắm chìm trong lối mòn kỷ niệm, Ngân lên tiếng hỏi khiến tôi phải trở về thực tại:
- Ông Phương thấy tụi này trân trọng kỷ niệm của ông trao ghê chưa, à còn ông Chí Hùng đâu rồi nhỉ, mới ngày nào gây gổ um sùm giờ đây thì mỗi người một nơi.
Xuân cất tiếng:
-Chí Hùng đi thật xa rồi các bạn ơi, tui với ổng như cật với ruột mấy bà biết rồi đó, ổng với tui cùng nhập ngũ cùng ra trường cùng về chung đơn vị, vậy mà...
Xuân bỏ dở dang câu nói, để tự chúng tôi cho lời giải đáp. Không khí buổi họp mặt chùng xuống, tôi thấy thằng Xuân nó ngoảnh mặt ra phía ngoài sân nhà của Ngân như tìm kiếm một hình bóng thân thương nào đó, tôi thấy đôi mắt Xuân đỏ hoe tự bao giờ, rồi dường như đôi mắt thằng Xuân như có dịch bịnh nó lây lan nhanh chóng làm cả bọn chúng tôi ai cũng thấy cay cay trong mắt.
Giá mà có thể quay trở ngược lại thời gian, chúng tôi sẽ cùng nhau đón những mùa hạ nồng nàn tươi thắm như ngày xưa, giá mà đừng có chuyện sinh ly tử biệt để chúng tôi khỏi phải thốt lên trong tiềm thức của mình:
- Nhớ lắm Hạ ơi!
Sài gòn, một sáng mưa buồn
12.6.2016
Thế là bạn đã ra đi, sau cơn bạo bệnh, hành hạ xác thân đến đau lòng. Mới hôm tháng 3, ngày vui của tôi, bạn tới tươi rói như vòng hoa cài tóc của mấy con bạn làm dâu phụ, mà bạn nhất định đội lên đầu để chụp hình với tôi.
Nhìn bạn, tưởng hiểm nguy đã qua, bạn đang hồi phục thật nhanh chóng. Để rồi, căn bệnh ung thư luôn hung dữ, chỉ im lặng một chút rồi bùng phát mạnh mẽ. Trong cơn đớn đau, bạn ra đi để được bình yên mãi mãi.
Đêm qua, trước khi hay tin bạn mất, tự dưng tôi mất ngủ hoàn toàn, bạn là ngày , tôi là đêm. Và bạn mất giữa trưa khi tôi thao thức trong đêm vắng. Hay tin bạn mất tôi chợt hiểu vì sao tôi đã trằn trọc cả đêm. Nước mắt cứ tuôn dài.
Cầu cho linh hồn bạn được tiêu diêu nơi miền cực lạc. Ra đi còn ở tuổi hưởng dương, để lại bao thương tiếc cho chồng con, chị em và bạn bè. Tuy vậy, hãy yên ổn ra đi vì bạn đã tròn bổn phận làm vợ, làm mẹ và làm bà ngoại của gia đình.
Ngày xưa, bạn ở cùng xóm với Hằng ( làm chung phòng Cung Tiêu, xưởng xe đạp Chiến Thắng với tôi ). Một tối, tôi đi hát cho ban nhạc chơi cho đám cưới, bạn là người đi dự đám lên hát, Hằng giới thiệu bạn với tôi, và mình cùng nhau hát hò. Vui ơi là vui. Năm ấy, tôi 18 còn bạn 20, bằng tuổi Hằng.( hồi nhỏ, tôi có tật hơi...bị hỗn, chơi với bạn lớn hơn một hai tuổi chẳng bao giờ tôi kêu bằng chị )
Bạn lấy chồng, ba chồng bạn ở ngay trung tâm Sài Gòn, cạnh nhà hát thành phố. Bạn mở quán cà phê nho nhỏ. Lúc ấy, Vân ( cũng cùng xóm với bạn) và tôi, cứ buồn buồn đèo nhau ra quán ngồi đấu láo.
Hồi đó, tôi đi xe 50 phân khối, xoáy nòng 65, lâu lâu bọn choai choai lại kéo nhau đua xe chạy vòng Hàm Nghi , Nguyễn Huệ. Tôi luôn nổi hứng kéo theo. Nhỏ Vân ngồi sau xanh mặt, ôm cứng. Tới chổ bạn thì tôi tấp vào , không đua nữạTôi vẫn nhớ như in bạn cười ngất và kêu lên "con quỷ này quậy quá "
Tôi cũng lấy chồng, khi rảnh thì vợ chồng tôi ghé uống cà phê tán dóc, lúc chúng tôi đi Mỹ, anh cũng ghé chào bạn để ra đi.
Cuộc sống thăng trầm, tôi thành goá phụ. Mỗi lần về VN là tôi gặp bạn bè, gặp lại bạn. Bạn cũng chia xẻ nỗi lòng cùng tôi. Hiểu và thương bạn, tôi hết lòng khuyên nhủ để bạn vượt qua được chính mình. Đám cưới con bạn, đám tiệc bất cứ của bạn bè, tôi luôn được bạn gởi hình xem ngay lập tức, bạn luôn nhớ đến tôi.
Một lần khi tôi và chị năm về nhằm dịp Tết , chúng ta đã có những trận cười suốt đêm ngày bên sòng bài tứ sắc vui của bạn bè, ôi ! kỷ niệm ơi sao mà đau lòng quá.
Rồi khi tôi báo tin vui cùng bạn, tôi vừa gặp được một người học cùng trường đáng cho tôi tái giá. Cũng là lúc bạn báo hung tin bạn bị ung thư chuẩn bị giải phẫu. Tôi chỉ biết cầu chúc bạn tai qua nạn khỏi và bạn đã hồi phục dần.
Tôi về VN và bạn đã hát trong đám cưới của tôi. Nhìn bạn tươi tắn nhí nhảnh, tôi đâu nghĩ rằng đó là lần cuối cùng tôi gặp bạn. Thanh ơi! Bạn ra đi nhưng bạn vẫn ở mãi trong lòng tôi, trong lòng mọi người.
Hãy ngủ yên giấc ngủ ngàn thu,
xin vĩnh biệt khi cõi lòng tan nát,
Nén hương lòng gởi cho linh hồn bạn
Một thâm tình, bằng hữu của ngày xanh.
Viết cho hương linh của Thanh
18-6-2015
Norwalk, California
Tôi lập gia đình năm 1960. Tính đến cuối năm 1988 thì chúng tôi có chín người con (bẩy gái hai trai) Vợ chồng tôi và tám người con đều nhập quốc-tịch Mỹ. Các cháu ngoan hiền và chịu khó học. Con gái đầu lòng là một thương gia thành-đạt còn ở Việt Nam . Tại Mỹ, bốn tốt-nghiệp đại-học, hai cao-học, và một Tiến-sĩ y-khoa.
Vợ tôi tên trong giấy khai sinh là Lê Thị Sinh, sanh năm 1943. Năm 1960, lấy chồng thì bà con cô bác gọi là cô Nguyên (tên chồng). Khi nhập quốc tịch Mỹ đổi tên là Anna Le. Năm 2005, Anna Le bỏ chồng, dọn về ở với gia đình con gái thứ tư tại thành phố Houston , tiểu bang Texas . Nàng gia nhập giáo xứ Đức Mẹ La Vang.
Tôi cứ tưởng về già cuộc đời sung-sướng. Tình vợ chồng còn hưởng dài lâu. Ai ngờ con tạo cơ-cầu sui nên? Tháng 12 năm 2005, tôi tháp-tùng Đoàn Nhiếp-Ảnh Trúc-Viên về Việt Nam tham- quan danh lam thắng cảnh. Trong suốt-thời gian 28 ngày, đi tới đâu tôi cũng quay video và chụp hình phong-cảnh và những người mà tôi gặp-gỡ. Ngày cuối cùng, trên chuyến bay từ phi-trùơng Nội-Bài (Hànội) về Tân- Sơn-Nhất, có một phụ-nữ ngồi hàng ghế cạnh tôi và các Nhiếp-ảnh Gia, thấy chúng tôi người nào cũng vai đeo, tay xách máy quay phim, máy ảnh nên nhầm tưởng là ký-giả đi làm phóng-sự. Bà ta niềm-nở, bắt truyện rồi xin tôi chụp cho hai tấm hình. Khi ra khỏi phi-trường TSN, bà ấy đưa điạ-chỉ cho tôi rồi nói khi nào in ảnh thì gửi cho em mỗi kiểu một tấm. Về tới Mỹ in ảnh xong, tôi gửi theo điạ-chỉ bà ấy đưa. Không ngờ, bà ta lại theo điạ-chỉ cuả tôi ghi trên bì thư, gửi? thư tán tỉnh. Tôi không trả lời vì sợ rắc-rối, phiền-nhiễu. Bà ta lại gửi tiếp thư nưã và vợ tôi đã nhận đựơc thư đó.
Ghen tức làm mờ lý trí nhưng vợ tôi rất thủ-đoạn. Nàng không hề hạch hỏi tôi mà âm-thầm hoạch định kế-hoạch, gọi con cái về. Trước mặt bốn đứa con (Trúc, Cúc, Đào, Thảo) nàng đưa thư ra, nói tôi đã ngoại-tình. Tôi giải-thích là chỉ gặp người đàn bà này trên chuyến bay từ Nội Bài về phi-trường TSN thôi. Ra khỏi phi-trường thì đường ai nấy đi; tôi theo ông và các con, các cháu lên xe về nhà Lan ở đường Nguyễn-văn-Trổi Quận 3 Saigon . Nhưng nàng nhất định không tin. Nàng gán ghép cho tôi đủ thứ tội: Nào là đã dối xử tệ-bạc, hành-hạ, đầy ải vợ con và đang âm-mưu giết nàng. Bốn Sáu năm qua, nàng phải vất-vả, khổ-cực; bây giờ không thể sống chung với tôi được nưã. Trúc và Cúc phải đưa mợ đi ở chỗ khác ngay. Nếu tiếp-tục ở đây thì sẽ bị ông ấy (tôi) giết chết. Anna cả quyết là đã trông thấy tôi bỏ thuốc độc vào bình nước uống cuả gia-đình. Nàng nói sẽ rêu-rao cho mọi người thân quen biết để tôi không thể sống yên-ổn đựơc và sẽ cấm các con không được giúp-đỡ tôi bất cứ thứ gì ?
Trúc hỏi tôi, ?Cậu có muốn nói gì không?? Tôi nói, ?Mợ muốn biạ-đặt, gán-ghép cho cậu là đã ngoại-tình, đã hành-hạ, đầy-ải vợ con hay gì gì nưã cũng đựơc. Nhưng đừng nhẫn tâm vu-khống cho cậu là bỏ thuốc độc vào bình nuớc để giết mợ. Tôi tiến tới trước bàn thờ, giơ tay lên nói ?Nếu mợ cả quyết là đã trông thấy rõ-ràng tôi bỏ thuốc độc vào bình nứơc uống cuả gia đình thì mợ đứng lên, giơ tay thề trước ảnh Chuá và sự hiện-diện cuả các con. Vợ tôi từ chối, nói là không cần phải thề bồi gì cả. Sau đó, nàng thu-dọn đồ-đạc bỏ vào thùng rồi nhờ anh Sương (chồng Cúc) lái xe Van tới chở đi.
Nàng đi rồi, tôi và hai con (Đào & Thảo) rất buồn. Ba bố con lúng-túng vì chưa quen việc bếp núc. Tôi dù cố-gắng đến mấy cũng không làm sao có cơm ngon, canh ngọt để hai con ngon miệng. Nhìn hai đứa uể-oải ăn qua loa cho xong bưã, tôi thở dài nói với chúng: ?Cậu chỉ có thể nấu như vậy thôi. Nếu con thích ăn thứ gì thì nói cho cậu biết.? Nhưng chúng không nói và cố-gắng chấp-nhận có sao ăn vậy. Đọan trừơng ai có qua cầu mới hay. Cảnh gà trống nuôi con?
Nếu tính tới ngày Anna bỏ tôi, và hai con gái (út và áp út), dọn đồ đi ở nơi khác thì chúng tôi đã sống với nhau được Bốn Mươi Sáu năm. Đã có Chín đưa' con (02 trai 07 gái) ? Mười cháu nội & ngoại và hai chắt. Gia đình nào cũng vậy. Trong đời sống vợ chồng tránh sao khỏi những va chạm, xích mích, giận hờn. Trong suốt 46 năm qua, chúng tôi cũng đã có nhiều lần cãi vã. Lần nào tôi cũng làm lành rồi gia đình lại sống vui vẻ.
Khoảng cuối năm 2006, Anna bị bệnh, cần phải về San Jose ở để giải phẫu. Bảy đứa lớn đã lập gia đình thì ở xa; hai đưa' nhỏ đang ở với tôi mới xin đựơc việc nên không thể xin nghỉ để đưa mẹ chúng đi bệnh viện. Vì các con năn nỉ và vì vẫn yêu thương nàng nên tôi đành lãnh nhận. Do đó, tôi hết sức quan tâm săn sóc Anna. Tôi hi-vọng nàng không còn buồn giận tôi nưã. Nhưng tôi đã lầm! Nàng vưà bình phục thì lại dứt áo ra đi. Trước khi ra khỏi nhà, nàng nói: ?Khi nào cậu đau yếu bệnh tật, tôi sẽ về săn sóc??
Không ngờ, vài tháng sau tôi bị bệnh phải giải phẫu. Lúc đó, Anna đang ở với gia đình Cúc. Nàng biết nhưng lờ đi. Gần hai tuần nằm tại nhà, chờ tái khám trên người còn phải mang đầy dây nhợ và túi chưa' nứơc tiểu. Đứng lên, nằm xuống rất khó khăn. Không có ai chăm sóc giúp đỡ. Đói quá, tôi phải bò xuống bếp nấu một nồi cháo. Ngày nào cũng chỉ có nồi cháo hoa; ngán tới cổ, nhưng vẫn phải cố nuốt cho đỡ đói. Vì phải đi lại, cử động nên máu từ vết mổ lẫn nước tiểu chảy ra. Lại phải cố gắng chiụ đau để thay quần áo và lau chùi chỗ nằm. Một hôm, có ông bạn mới quen (ô. Sang) thấy vậy, mua cho tôi ổ bánh mì và gói thịt heo quay. Tôi cảm động vưà ăn vưà khóc.
Không ai hiểu tôi, tin tôi cả. Nếu tôi bỏ thuốc độc vào bình nước uống của gia đình rồi chính tôi và mọi người vẫn uống mà có ai làm sao đâu? Các con tôi không có ý kiến gì. Có thể chúng tin tưởng những điều mẹ chúng nói là thực, hoặc sợ mẹ la hét chửi mắng. Chỉ có Trúc (con gái thứ hai) gọi điên-thoại nói với tôi ?Việc cậu nhờ chúng con nói với mợ trở về; chúng con đã làm. Nhưng mợ muốn cậu phải viết ra giấy ? Tôi không hiểu vợ tôi muốn cái gì? Tới khi Cúc (con gái thứ tư) gọi điện-thoại nói ?Con mới nói truyện với chị Trúc. Theo ý con thì cậu cứ viết thư cho mợ; hiện giờ mợ đang ở với gia đình con. Cậu gửi email cho con. Con sẽ in ra rồi đưa cho mợ.?
Thực tình tôi muốn những gì đã qua nên để cho qua đi; nhắc lại đựơc ích gì. Hơn nữa, những gì cần nói thì (tháng 7-2007) tôi đã về Việt Nam giải-thích với Anna rồi. Nàng đồng ý trở về với điều kiện:
1- Tôi phải xin lỗi nàng trước sự hiện diện của Ông (bố vợ) và các con, các cháu.
2- Lương hàng tháng phải đưa hết cho nàng.
3- Phải giao xe của tôi cho nàng xử dụng.
4- Khi xe hư tôi phải lo sửa chữa.
Tuy biết điều 2 và 4 thật vô lý: Tiền phải đưa hết. Khi sửa xe lấy gì mà trả? Nhưng tôi vẫn chấp nhận đòi hỏi của nàng. Sau những lời khuyên của Ông (bố vợ) và sự khóc lóc năn nỉ của Mai (con gái lớn). Anna đồng ý sẽ về sống chung. Mai vội vàng gọi điện thọai báo TIN VUI cho các em. Mọi người đều hân hoan ?
Theo lịch trình máy bay thì còn ba ngày nữa; đầu tháng Tám chúng tôi phải có mặt tại phi trường. Tôi bảo Hùng (con rể): ?Con lo đóng thùng sẵn sàng cho cậu mợ.? Thật bất ngờ và đầy ngạc nhiên! Vợ tôi lớn tiếng: ?Đóng thùng cho cậu thôi. Mợ ở lại một tháng nữa. Sáng mai, con ra hãng máy bay xin gia hạn cho mợ? Rồi quay lại nói với tôi: ?Cậu cứ về trước đi. Đầu tháng Chín đón tôi.?
Tại sao Anna bất ngờ đổi ý như vậy? Nàng đã ở Việt Nam gần một năm rồi mà. Tôi không nói gì, lặng lẽ thu xếp hành lý về Mỹ một mình. Đầu tháng Chín 2007, tôi gọi điện thọai về Việt Nam , hỏi ngày nào mợ về Mỹ. Anna trả lời ngày 09/9/2007, nhưng tôi không về Cali mà về Houston Texas . Thế bao giờ mợ mới về San Jose , để tôi đi đón? Nàng nói: KHÔNG BAO GIỜ?.
Đến nay tôi mới biết rõ là vợ tôi rất thủ đoạn. Nàng đã lưà dối Ông, lưà dối các con, các cháu, và đã phỉnh gạt tôi. Bỏ chồng nàng đã quyết định rồi. Nhưng lại muốn chứng tỏ với mọi người thân quen là nàng không có lỗi gì. Tất cả tội lỗi là do tôi gây ra nên tôi mới phải xin lỗi. Ngán ngẩm với tình đời và lòng người đổi trắng thay đen. Tôi đã làm bài thơ:
Chấp Nhận Chia Phôi
&
Nàng luôn than rằng sống với tôi
Bốn sáu năm qua cực quá trời
Tiếp nối làm gì cho thêm khổ
Sao bằng sắp đặt truyện chia phôi.
Rêu rao kể lể với nhiều người
Hôn nhân đổ vỡ lỗi tại tôi
Đối xử với nàng tệ bạc quá
Nhạt hơn nước ốc, bạc hơn vôi.
Tôi biết nói gì cũng thế thôi
Bỏ chồng nàng sớm quyết định rồi
Chén nước đổ rồi làm sao hốt
Nghiã tình đã cạn HẾT VÃN HỒI!
Trong quyển truyện ?Người Cầu Mong Thất Nghiệp? in năm 2000 ? tại trang bốn tôi có viết ?? Từ ngày lấy nhau đến giờ, hơn 40 năm rồi bà xã chỉ lo sản xuất búp bê thôi ??
Thế mà nàng luôn tự hào, khoe khoang là đã chu toàn bổn phận làm vợ, làm mẹ. Một mình nàng nuôi dạy, chăm sóc cho tất cả chín đưa' con nên người. Nàng có đi làm thuê, làm mướn ngày nào không? Tiền ở đâu mà mua nhà, xây nhà hai ba tầng? Tiền ở đâu thuê hai người ở để giặt ủi quần áo, quét dọn nhà cưa?, coi sóc con cái? Lấy gì để lo cho con cái ăn học nên người? Và cho chính bản thân cuả nàng?
Chu toàn bổn phận làm vợ mà nàng bỏ nhà, bỏ chồng, bỏ con, dọn đồ đi ở chỗ khác. Khi đau yếu bệnh hoạn thì lần về để chồng giúp đỡ. Tới lúc khoẻ lại bỏ đi với lời hưa' cuội ?Khi cậu đau yếu tôi sẽ về săn sóc. Nhưng khi biết chồng bệnh nặng phải đi bệnh viện giải phẫu gần hai tuần lễ nằm liệt giuờng liệt chiếu không ai giúp đỡ miếng cơm, chén nước thì nàng lại lờ đi.
Dù biết vợ tôi là con người đầy thủ đọan, đã đổi trắng thay đen, vu oan giá họa, lừa dối tôi. Nhưng tôi vẫn thương yêu nàng. Về già, tình nghiã vợ chồng thật cần thiết. Chỉ có vợ chồng mới có thể an ủi, giúp đỡ lẫn nhau nhất là những khi trái gió trở trời. Vì vậy tôi vẫn kiên nhẫn đợi chờ. Tôi nhớ có một lần Trúc, con gái tôi thắc mắc hỏi: ?Sao đã li dị rồi mà cậu vẫn treo hình cậu mợ chụp chung?? Tôi nói ?Mợ bỏ cậu chứ cậu có bỏ mợ đâu. Cậu vẫn mong có ngày mợ hồi tâm trở lại?. Mỗi lần buồn nhớ thì cậu lại nhìn ngắm bức hình đó để hồi tưởng lại những ngày hạnh phúc đã qua.
Thế mà tôi phải li dị! Các con tôi và một vài người chưa rõ nội tình đã dè bỉu, chê trách tôi là không chung thủy, là bạc tình, v.v? Ai muốn hiểu sao là quyền của họ. Các con tôi muốn nghĩ bố chúng là người thế nào tùy chúng. Tôi thấy không cần phải cải chính và không cần phải nói ra nguyên nhân. Cạn ao bèo xuống đất. Sự thật vẫn là sự thật. Tại sao tôi vẫn còn yêu thương vợ, vẫn mong chờ nàng trở về sống chung mà lại phải mất tiền nhờ luật sư xin li dị. Có thể những người lãnh tiền già (SSI) và ở nhà Housing mới hiểu đựơc.
Ngày 08 tháng 8 năm 2008, Anna cùng các hội đòan trong giáo xứ Đức Mẹ La Vang đi hành hương Đại Hội Thánh Mẫu tổ chức tại Tiểu bang Missouri . Trên đường đi thì tai nạn khủng khiếp xẩy ra. Mười Ba người chết tại chỗ. Nguyên nhân do tài xế ngủ gật. Xe lao xuống thung lũng sâu cách mặt đường khỏang ba, bốn chục mét. Khi nhận đựơc điện thọai các con báo tin; tôi bàng hòang, vừa khóc vừa quơ vội vài bộ quần áo và mấy thứ cần thiết ném vào va ly.
Hiện giờ tôi không nhớ bằng cách nào và ai đã đưa tôi tới nơi xẩy ra tai nạn? Nơi đây, hai bên đường lộ tòan là rừng cây và núi đồi, không có nhà cửa và cư dân. Bên cạnh một hố sâu to lớn do chiếc xe búyt gây tai nạn tạo thành, người ta mới dựng một cây Thánh Giá có treo tên mười ba nạn nhân. Sau đó, tôi tới Bệnh viện Texoma Medical Center để tìm Anna Le. Tôi gặp các con tại phòng đợi của bệnh viện. Chúng tôi đứng chờ chừng ba bốn chục phút thì một xe cứu thương trờ tới.
Anna Le nằm trên băng-ca đựơc hai y tá khiêng vào phòng giải phẫu. Hai mắt nàng nhắm nghiền; khắp người từ đầu tới chân bê bết máu và bùn đất. Tôi và các con bật khóc vì tưởng nàng đã chết. Ba tiếng đồng hồ sau, cửa phòng giải phẫu mở. Một trong ba bác sĩ Mỹ giải phẫu cho chúng tôi biết: 1. -Xương hai quai hàm và hai hàm răng đều nát hết. 2. -Xương bả vai và đọan xương cánh tay nối vào vai nát vụn. 3.- Xương cổ tay trái bị gẫy. 4. -Xương hông và xương đùi bên trái cũng gẫy nát. Cả bốn chỗ xương gẫy vụn đều bị cắt bỏ và đựơc thay thế bằng inox. Riêng xương cổ tay bên phải bị nứt phải bó bột. Cuộc giải phẫu thành công ngòai sự tưởng tựơng. Anna Le đựơc chuyển lên lầu Bốn, phòng Hồi Sinh.
Khi tôi và các con tới phòng Hồi Sinh thì Anna hãy còn mê man không biết khi nào mới tỉnh. Chúng tôi thở phào, trút bỏ mọi lo âu sợ hãi. Bây giờ là lúc khó khăn quyết định xem ai là người sẽ ở lại bệnh viện để trông coi, săn sóc người bệnh. Các con tôi nhớn nhác nhìn nhau. Thật là kẹt, vì đứa nào cũng cần phải về nhà để tiếp tục công việc làm và lo chuyện gia đình.
Nhờ bố ư? Không đứa nào dám mở miệng. Vì năm 2006, Anna Le phải nhập bệnh viện Basscom để giải phẫu. Chúng đã nhờ tôi chăm sóc. Khi bình phục nàng đã bỏ đi với lời hứa cuội? Nhất là khi tôi bị bệnh, nằm liệt giừơng, không ai săn sóc. Bây giờ biết tính sao đây? Bó buộc lại phải cậy nhờ bố thôi. Vì thương con, vì hiểu rõ hòan cảnh kẹt của chúng. Tôi đành phải chấp nhận để các con an tâm ra về.
Bệnh viện kê cho tôi một ghế bố ở góc phòng gần giường Anna Le. Đêm đầu tiên và nhiều đêm kế tiếp, tôi không đựơc ngủ một chút nào. Vì hết thuốc mê, những chỗ giải phẫu đau nhức. Nàng rên la ầm ĩ, nói tôi xoa nhẹ vào những chỗ đó. Thấy nàng nằm yên, tôi trở lại ghế bố; vừa ngả người xuống thì nàng lại rên la; lúc đòi uống nước, đòi ăn, lúc muốn tiểu tiện, đại tiện, lúc đòi xoa bóp, v.v. và v.v?
Thời gian tuần tự trôi qua. Tôi không còn để ý tới đêm hay ngày; lúc nào tôi cũng túc trực bên giừơng để săn sóc nàng. Có mấy lần vì quá mệt mỏi, tôi đã gục ngủ nhưng vẫn cố gắng chịu đựng. Nhiều bữa khay cơm bệnh viện mang tới mà tôi cũng quên ăn. Tôi thực sự ngạc nhiên, không rõ sự huyền nhiệm nào đã giúp tôi tỉnh táo, đủ sức chịu đựng, tiếp tục săn sóc nàng.
Các bác sĩ điều trị cho nàng đều hết sức ngạc nhiên về sự hồi phục quá nhanh chóng. Một trong ba bác sĩ đã giải phẫu cho Anna Le, đến thăm và tặng nàng một tượng Đức Mẹ bằng thạch cao. Ông ấy nói: ?Bà đi Missouri viếng Đức Mẹ. Bây giờ bà bị tai nạn, tôi đem Đức Mẹ tới thăm bà. Hãy cầu nguyện. Đức Mẹ sẽ chữa lành bà.?
Đúng là một phép lạ! Đức Mẹ đã cứu Anna. Mới có ba tuần mà đã gần bình phục. Mỗi ngày, sau khi gặp bác sĩ khám bệnh, cho thuốc và gặp y tá để tập các thao tác cử động tay chân. Tôi đẩy xe lăn, đưa nàng từ lầu bốn xuống phòng bán đồ ăn, bánh kẹo, trái cây, v.v. Hễ nàng thích ăn thứ nào thì tôi mua cho nàng. Gần tới giờ ăn trưa, chúng tôi về phòng để nhận hai khay thức ăn. Tôi với nàng vừa ăn vừa truyện trò vui vẻ.
Qua tuần thứ năm, Anna Le được chuyển về thành phố Houston. Trên xe có bốn người: Tài xế, Y tá, Anna Le và tôi. Xe mới chạy chừng hơn nửa giờ thì tôi vì quá mệt mỏi nên đã gục xuống sàn xe, bất tỉnh. Y tá nói tài xế rời free way để tìm phương tiện cấp cứu. Khi tôi tỉnh lại, mới biết đựơc nằm nhờ tại văn phòng có máy lạnh của một trạm xăng. Sau đó, y tá hỏi tôi có thể lên xe chạy tiếp về Houston đựơc không. Tôi đồng ý.
Ở bệnh viện tại Houston hai tuần thì Anna đựơc về ở tại nhà Cuc (con gái thứ tư). Mỗi sáng có y-tá của bệnh viện tới nhà theo dõi tình trạng sức khỏe, hướng dẫn các thao tác cử động chân tay, tập đi. Khi y-tá ra về, tôi lo cho Anna ăn uống rồi đỡ nàng ngồi xe lăn, đưa nàng đi dạo. Tôi vừa đẩy xe, vừa truyện trò, đùa dỡn với nàng.
Cứ như vậy, tuần lễ sáu ngày, tôi đưa nàng hết đường này qua đừơng khác. Khi Anna nói mệt thì tôi đưa nàng về. Sau khi lo cho nàng ăn và uống các thứ thuốc theo toa bác sĩ. Lúc nàng nằm nghỉ thì tôi lo quét dọn, lau chùi nhà cửa, rửa bát đĩa, nồi niêu soong chảo, giặt sấy quần áo. Sau chót là tưới cây kiểng ở trước và sau nhà. Thỉnh thỏang đẩy máy cắt cỏ sân trứơc vừơn sau.
Một tháng nữa qua đi, sức khỏe Anna Le hồi phục rất lẹ. Nàng đã có thể tự mình đi lại trong phòng, tự lo cho mình các nhu cầu ăn uống, vệ sinh không cần sự giúp đỡ, săn sóc của tôi nữa. Giông tố, sóng gió sắp sửa xảy ra. Anna hòan tòan thay đổi, mặt lạnh như tiền; không còn vui vẻ trò truyện thân mật với tôi nữa. Nàng theo dõi, để ý tới công việc tôi làm hàng ngày, chê tôi rửa bát không sạch, lau nhà vẫn dơ bẩn Tóm lại bất cứ việc gì tôi làm cũng không vừa ý nàng.
Qua sông đấm ... vào sóng. Cũng như những lần trước hễ ốm đau, bệnh họan phải nhờ tôi nuôi nấng, săn sóc thì nàng đóng kịch, giả vờ thân mật vui vẻ. Lúc tai qua nạn khỏi thì dứt khóat bỏ đi. Nếu nàng không thể bỏ đi đựơc thì bằng mọi cách làm cho tôi phải tự động dời xa nàng.
Vở tuồng Anna dàn dựng năm 2005 và 2006 đụơc tái diễn. Tuy không thể gán ghép cho tôi bất cứ sai trái gì. Nhưng nàng là con người rất thủ đọan. Nàng nghĩ ra trăm phương ngàn cách khiến cho tôi không thể chịu đựng đựơc nữa. Cuối cùng tôi phải nói với Cúc (con gái tôi) là cậu không thể ở lại đây đựơc nữa, cậu phải trở về San Jose.
Tôi trở về San Jose, âm thầm sống cô đơn với nhiều thắc mắc. Tại sao vợ chồng đã cùng chung vui, sẻ buồn qua Bốn Mươi Sáu năm với Chín mặt con bỗng chốc lại có thể chia tay? Tại tôi có bồ bịch muốn đầu độc bà xã ư? Tại tôi lơ là không tận tình chăm sóc người vợ mắc bệnh hoang tưởng ư? Theo một vị linh mục (cha Chương) nói với tôi: « Bà nhà bị bệnh Hoang Tưởng cần đựơc chữa trị».
Riêng tôi nghĩ là tại số mệnh và cũng có thể là tại số tiền bồi thường tai nạn Năm Trăm Ngàn Mỹ Kim. Nàng sợ tôi đòi hỏi công săn sóc nàng trong suốt thời gian điều trị tại bệnh viện. Do đó khi nàng vừa mới bình phục thì đã nghĩ cách xua đuổi tôi đi. Nếu nàng thực sự nghĩ như vậy thì tôi rất khinh khi. Cả hai lần tôi nhận săn sóc nàng là vì lời năn nỉ của con cháu, là vì thương hiểu hòan cảnh kẹt của các con tôi. Chúng phải trở về để đi làm, để lo cho gia đình.
Tôi không nhớ tại sao có sự trùng hợp. Khi các con tôi từ Ohio, Chicago, Texas về
San Jose thăm tôi; bố con đang sửa sọan ăn cơm trưa thì Anna Le và bà San (Huân), bạn cũ của chúng tôi bất ngờ xuất hiện. Tôi vui vẻ mời dùng cơm. Nàng yên lặng, móc trong bóp ra một phong bì, đặt xuống bàn rồi nói «Tôi lãnh đựơc tiền bồi thường, cho cậu Hai Ngàn». Tôi trả lại với lời từ chối: «Tiền hưu tôi lãnh hàng tháng đủ sống rồi. Mợ giữ lấy mà tiêu. » Nàng nhận lại phong bì rồi bỏ đi ngay.
Định mệnh đã an bài. Tôi chấp nhận sống cô đơn, không giận hờn, phiền trách ai. Và không còn ý tưởng cầu mong nàng quay về xum họp với tôi nữa. Tôi khẩn cầu Thựơng Đế ban nhiều ơn lành cho nàng, cho các con, cháu, và những người đã làm ơn che chở, giúp đỡ tôi. Đặc biệt cám ơn bác Thạch Phạm, người bạn rất thân đã tận tình giúp đỡ, an ủi tôi. Cầu chúc mọi người An Vui Hạnh Phúc.
San Jose, ngày 02 tháng 6 năm 2015
Nguyệt San Giao Muà xin cám ơn những thân hữu đã dóng góp bài vở cho Nguyệt San Giao Muà số 159 . Một số bài khác sẽ được đăng dần vào số tới. Mong mỏi sẽ nhận được những sáng tác của các bạn bốn phương để cho Nguyệt San Giao Muà thêm phần hương sắc trong tương lai.
2) Để rút ra danh sách của NSGM (unsubscribe),
xin gửi email về GiaoMua@hotmail.com
3. Mọi chi tiết, thể lệ, thắc mắc, xin gửi về:
GiaoMua@hotmail.com
4. Mọi bài vở, đóng góp, xin gửi về:
GiaoMua@hotmail.com
Nguyệt San Giao Muà
Homepage: http://www.GiaoMua.com
Thể lệ gửi bài cho Nguyệt San Giao Muà:
Mong bạn gửi Bài cho GM theo cách này là tốt nhất :
1. Dùng mẫu chữ Vietnet (VIQR) hay Unicode
2. Viết Hoa chữ đầu của bài và bút hiệu. Ví dụ: Giọt Mưa Trên Lácủa NS Phạm Duy
3. Gửi bài ngay trong email (không kèm file), để cho BBT khỏi mất công download xuống để đọc
4. Gửi tất cả các bài trong 1 tháng 1 lần trong1 email, nếu tiện.
5. Bài vở xin gửi đến trước ngày 25 mỗi tháng
6. Mọi chi tiết, thể lệ, thắc mắc, xin gửi về: GiaoMua@hotmail.com
Cám ơn bạn rất nhiều, vì nhân sự có hạn, BBT không thể ngồi đánh máy lại từng đề bài hay bút hiệu.
P.O . Box 378
Merrifield, Virginia 22116
USA
Trang Nhà