Số 160
Ngày 1 tháng 8 năm 2015
Nguyệt San Giao Mùa
P.O. Box
378
Merrifield, Virginia
22116
USA
Thư Ngỏ
Tháng tám, lập thu, mùa đáng yêu, trữ tình, lãng mạn nhất trong năm. Trời sẽ mát dịu dàng, gió hây hây và lá sẽ trở mình chuẩn bị đổi màu cho những con đường cao tốc miền Đông ( như Atlanta chẳng hạn) hai bên đuợc điểm thêm màu vàng, đỏ , nâu chen lẫn màu xanh cố hữu của nó. Tạo nên một nét đẹp mà những ai đã từng được ngắm sẽ phải trầm trồ thốt lên " đẹp quá".
Trong khi đó, tháng vừa qua, lúc miền Tây, đất Cali nắng ấm tình nồng thì bị khô hạn, rừng cháy, nhà cháy, chính phủ tốn bạc triệu để dập tắt những ngọn lửa cứ phừng phừng nuốt chững những hàng cây khát nước đang run rẩy làm mồi cho nó. Không chỉ mình tiểu bang này, mà tiểu bang Washington, Arizona hay Nevada cũng cùng chung số phận, tuy có nhẹ hơn. Vậy mà vùng Trung Mỹ, lại là mưa lũ, ngập lụt, bão bùng. Tôi cứ thầm ước phải chi mưa rơi đúng nơi lửa cháy thì có phải tuyệt vời không? Thiệt là " trời ở chẳng vừa lòng người" , làm tôi cứ nhớ ngoại hay nói vậy.
Tháng tám, học trò cũng bắt đầu cho niên học mới ( Có trường thì tháng chín mới tựu trường ) nghĩ tới thôi cũng khiến tôi bồi hồi, nhớ tới đám bạn mà có đứa vừa từ giả cõi đời hôm tháng Sáu và phải mĩm cười khi chợt nhớ một bài viết đọc từ Internet, có học trò lớp 12 ở một trường tại Hà Nội đã nghĩ Bà Trưng - Bà Triệu là chị em hay Quang Trung và Nguyễn Huệ là hai người khác nhau ( bài Những nhầm lẫn về LỊCH SỬ thường gặp của học sinh - ngày 14/7/2015 trên vnexpress.net) tôi mĩm cười trong ngậm ngùi. 40 mươi năm, một nền giáo dục đã khiến lịch sử bị méo mó và dân trí không biết tới đâu mà chính phủ phải ra Văn bản " Cấm Chửi Thề" ở Hà Nội( quên, tới 61 năm lận) Ôi ! Đúng là " những điều nghe thấy mà đau đớn lòng "
Và tháng vừa qua, nước Mỹ cũng gặp chuyện đau lòng vì phân biệt chủng tộc mà một cậu bé đã xã súng giết chết 9 người vô tội đang dự lễ trong nhà thờ, một lá cờ bị dẹp xuống để chôn vùi dĩ vãng. Rồi cũng một lá cờ đầy màu sắc được tung hô vì Quốc hội phê chuẩn cho người đồng tính quyền được kết hôn. Và cả giới hâm mộ môn bóng tròn trên nước Mỹ cũng đuợc một phen reo hò nhẩy cẩng khi đội banh nữ của họ đã hạ đội Nhật Bản để đoạt chức vô địch thế giới lần thứ ba diễn ra trên đất Canada, lá cờ Hiệp Chủng Quốc Hoa kỳ được tung bay phất phới . Những người phụ nữ đẹp đã thật dũng mãnh trên sân cỏ . Thành phố Los Angeles và New York đã chi tiền triệu để đón chào đội banh chiến thắng trở về. Thế đấy, thế mới là đời.
Khi chúng ta biết và nhận ra cuộc đời như thế nào, có nghĩa rằng chúng ta đã.....sống lâu lắm rồi ( đừng nói đã già nghe tủi thân lắm, phải không quí anh chị ? ) và thời gian sẽ qua rất nhanh, rất nhanh.... Hãy tận hưởng những gì mình đang có và sự lạc quan, yêu đời, siêng năng tập thể dục chính là liều thuốc làm chậm lại cổ máy thời gian.
Thân chào.
Vân Hà
Viết Thay cho Ban Biên Tập Giao Muà
Bài vở trên Giao Muà là do các tác giả gửi đăng và Giao Muà không chịu trách nhiệm về nội dung. Muốn xin trích đăng lại, xin liên lạc với GiaoMua@hotmail.com.
I . Thơ _______________________________________________________________________
1. Bài Thơ Tặng Vợ | ______ Phan Tưởng Niệm | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
2. Núi Non | ______ Nguyễn thị Thanh Dương | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
3. Saigon Tiếc Thương | ______ Hàn Thiên Lương | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
4. Này Anh ! | ______Jacaranda | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
5. Hồi Tưởng | ______ Lý Triều Giang | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
6. Sinh Nhật Của Người Dưng | ______ Hồ Chí Bửu | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
7. Ngỗn Ngang Tình Sầu | ______ Nam Thảo | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
8. Trăng Gầy Chia Nỗi Nhớ | ______ Tình Hoài Hương | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
9. Nói Với Đêm |
______Chu Thụy Nguyên 10. Đừng |
|
______ Quỳnh Đỏ | 11. Nhớ Quê Xưa |
|
______ Trần Thành Mỹ | 12. Tặng Bạn Hiền |
|
______Vân Hà | 13. Tâm Ca |
|
______Chung Thủy |
14. Giấc Mơ |
|
______
Song An Châu |
15. Đừng Trách Mỵ Châu (1) |
|
______Sông Trà |
16. Như |
|
______NtHavy |
17. Trò Chơi Tình Yêu |
|
______Vành Khuyên |
18. Điểm Hẹn |
|
______Sông Cửu |
19. Nhớ Vũng Liêm |
|
______Tuyền Linh |
20. Tống Biệt Cuộc Tình |
|
______ Quang Phục |
21. Ta Vẫn Nợ Nhau |
|
______ Lê Miên Khương |
22. Thương Bóng Quê Nghèo |
|
______ Trần Đan Hà |
|
II . Văn _______________________________________________________________________
1. Hoa Thiên Lý ___________ Nguyễn Thị Thanh Dương | 2. Hiến Chương Tình Yêu (truyện dài nhiều kỳ) ___________ Tình Hoài Hương |
3. Phu Nhân ___________ Vành Khuyên |
4. Căn Nhà Sau Cửa Biển (truyện dài) ___________ Phan Thái Yên |
5. Nỗi Buồn Của Người Tunisia ___________ Nguyễn Quý Đại |
6. Buổi Chiều BIỂN HẠ ___________ NtHavy |
7. Thêm Bước Nữa ___________ Hai Hùng SG |
IIỊ Giới Thiệu - Tin Tức Văn Học Nghệ Thuật __________________________________________________
1. Hồn Tôi Chuông Gió - Tuyển Tập Thơ của nhà văn Nguyễn Thị Thanh Dương _______ Giao Mùa |
2. CHƯƠNG TRÌNH HỘI NGỘ VĂN BÚT - CA - NHẠC - HỌA - VĂN - THƠ - THI SĨ _______ Giao Mùa |
IV. Trả Lời Bạn Đọc__________________________________________________
1. Nhắn Tin/Trả Lời Bạn Đọc _______ Ban Biên Tập |
I . Thơ __________________________________________________
II . Văn___________________________________________________________
Nguyễn Thị Thanh Dương
Nguyễn Thị Thanh Dương
2. Hiến Chương Tình Yêu (truyện dài nhiều kỳ) Tình Hoài Hương
Hiến Chương Tình Yêu Tình Hoài Hương
Vành Khuyên
Vành Khuyên
4. Căn Nhà Sau Cửa Biển (truyện dài) Phan Thái Yên Phan Thái Yên
Nguyễn Quý Đại Nguyễn Quý Đại
NtHavy NtHavy
Hai Hùng SG Hai Hùng SG
IIỊ Giới Thiệu - Tin Tức Văn Học Nghệ Thuật .
___________________________________________________
1. Hồn Tôi Chuông Gió - Tuyển Tập Thơ của nhà văn Nguyễn Thị Thanh Dương
2. CHƯƠNG TRÌNH HỘI NGỘ VĂN BÚT - CA - NHẠC - HỌA - VĂN - THƠ - THI SĨ
IV. Hộp Thư Toà Soạn
___________________________________________________
Thể lệ để nhận Nguyệt San Giao Muà:
1) Để vào danh sách của NSGM (subscribe),
xin gửi email về GiaoMua@hotmail.com
Địa Chỉ Liên Lạc:
Nguyệt San Giao Muà
Copyright
2002 by Giao Muà e-magazine and respective authors
Khi cuộc đời còn có nhiều khát vọng,
Em đi rồi! Hờ hững buổi Thu mưa,
Nhưng một hôm phù hoa thành ảo mộng,
Khi em về! Gặp lại cánh hoa xưa.
Tôi rộn ràng chờ đợi chuyến bay về thăm Việt Nam với vợ chồng cô cháu gái, cô có một cái tên rất đẹp là Nguyễn thị Hoa Thiên Lý, dù cô chỉ là một cô gái quê ít học. Khi cô được sinh ra, trước nhà có giàn hoa Thiên Lý, nên tên cô được đặt theo loài hoa ấy.
Cách đây vài năm, tôi từ Mỹ về thăm quê quán ở miền Bắc để nhận diện họ hàng (Cha tôi bảo thế! Nếu không, một ngày nào đó cha chết đi thì chúng mày mất hết cả cội nguồn).
Tôi đã học thuộc những tên tuổi, liên quan họ hàng, dây mơ rễ má với cha tôi, về quê trình diện, và được họ hàng chào đón thân tình.
Quê nhà tôi thuộc tỉnh Hà Nam, ngôi làng Nhật Tựu nghèo nàn, có cây cầu xi măng cũ kỹ, và dòng sông ngay đầu chợ, nước không sâu, đục lờ đờ chẳng biết chảy về đâu?
Tôi có rất nhiều anh chị em họ, ngày đầu tiên về quê, tôi lôi trong va li ra bao nhiêu là quà để tặng họ, nào xà bông, kem đánh răng, dầu thơm, mỹ phẩm và các loại kẹo bánh. Ai cũng tò mò và thích thú khi nhận được món quà lạ phương xa mà tôi chắc rằng có người cả đời họ chưa một lần dùng tới.
Chiều, mấy chị em họ dẫn tôi đi dạo quanh làng, đến một cánh đồng ruộng, tôi dừng chân trên bờ, nhìn vài cô gái đang làm dưới ruộng. Có một cô cứ nhìn tôi chăm chăm, dù từ xa tôi cũng nhận thấy cô gái khá xinh đẹp, nhưng tôi cũng chẳng có thì giờ nhớ đến cô nếu ngay buổi chiều đó tôi không gặp lại cô.
Tôi đang ngồi trong nhà anh chị Quý nói chuyện thì cô về, hai ống quần xắn lên tới gần đầu gối, hai chân trắng của cô còn dính những vết bùn, dù có lẽ cô đã rửa vội chân trước khi bước vào nhà. Cô nhìn tôi, e ấp cúi đầu chào:
- Cháu chào cô ạ !
Chị Quý giới thiệu:
- Cháu Lý, con đầu lòng của anh chị đấy.
Tôi ngắm nhìn Lý, cô khoảng mười tám, mười chín tuổi, nét mặt dù đã từng đội nắng mưa vất vả mà vẫn mơn mởn xinh tươi, làm tôi buộc miệng khen:
- Cháu xinh quá, có phải lúc nãy cô thấy cháu đang làm ruộng đấy không?
- Vâng, chính là cháu cô ạ, cháu định chạy lên chào cô nhưng không kịp.
Tôi nửa đùa nửa thật:
- Không ngờ cô có đứa cháu xinh như thế này, làm ruộng cực khổ quá, để cô tìm cho cháu một người chồng ở Mỹ nhé?
Cô bẻn lẻn cúi đầu, nhưng đôi mắt chợt sáng long lanh.
Ăn cơm xong, tôi lấy vài hộp mỹ phẩm của riêng tôi để cho Lý. Tội nghiệp những cô gái quê, chỉ tiếp xúc với bùn đất,cầm hộp mỹ phẩm mà ngẩn ngơ, dường như họ không biết phải làm gì với cái hộp xinh đẹp và thơm phức này!
Hôm sau Lý không đi làm ruộng, chỉ ở nhà, cứ quanh quẩn bên tôi, nghe tôi kể đủ thứ chuyện bên Mỹ, và Lý dạn dĩ hỏi tôi về cách sống, cuộc sống ở Mỹ. Đối với Lý, nước Mỹ là một thiên đàng mênh mông đầy thú vị.
Suốt một tháng ở quê hương, Lý là người thân và gần gũi tôi nhất.Trước ngày tôi trở về Mỹ, Lý đã gặp riêng tôi, dặn dò:
- Cô nhớ tìm cho cháu một người chồng ở Mỹ để cháu đi Mỹ nhé !
Nhìn vẻ mặt nghiêm trang của Lý, tôi biết Lý không đùa như hôm đó tôi đã đùa. Tôi gật đầu vì không muốn nhìn Lý thất vọng, đơn giản thế thôi, chứ tôi có biết ai mà làm mai cho cháu mình?
Về đến Mỹ, tôi càng biết điều ấy không phải dễ. Việt kiều về Việt Nam cưới vợ rất nhiều, nhưng toàn kén chọn vợ trẻ đẹp, học giỏi con nhà giàu, họ biết cái giá trị Việt kiều của họ, nên coi như được quyền lựa chọn những gì tốt đẹp nhất.Tìm đâu ra một Việt kiều chịu về quê cưới một cô gái chân lấm tay bùn, cho dù cô có đẹp, có ngoan?
Suy đi nghĩ lai. tôi thật lòng muốn giúp Lý qua Mỹ, Lý trẻ đẹp và xứng đáng được đổi đời. Nếu không, Lý lại lấy chồng ở quê và tiếp tục còng lưng trên ruộng đồng, sẽ đẻ những đứa con nheo nhóc như cha mẹ đã sinh ra chị em Lý. Cuộc sống cứ thế mà xoay vòng, làm ruộng cha truyền con nối như một nghề không sao bỏ được. Người thì càng sinh sôi nhưng ruộng đất không nở thêm một tấc nào, vì thế cuộc sống miền quê càng thêm đói khổ.
Không trông mong gì tìm được một Việt kiều, tôi liền đăng tìm bạn trên internet, lời rao rất thật thà, đây là một cô gái quê ít học, hiền lành xinh đẹp, muốn tìm một người Mỹ để xây dựng gia đình, để đổi đời. Kèm theo lời rao là tấm hình Lý mà tôi đã chụp ở quê.
Tôi không ngờ có vô số người nhào vô làm quen, thôi thì đủ loại, cà rỡn có, nham nhở có, và chân tình cũng không thiếu. Tôi bỗng dưng trở thành ?giám khảỏvà lũ đàn ông hám gái đẹp kia là những thí sinh ngoan ngoãn trong tay tôi, gạn ra lọc vào mãi tôi tin là đã chọn được một người Mỹ đáng tin cậy nhất, hoàn hảo nhất trong cái đám ?thí sinh? lạ hoắc khắp bốn phương trời đó. Ông ta tên John, lớn hơn Lý ?20 tuổi, là giáo sư Đại học, tài chánh vững vàng. John rất nhiệt tình muốn cưới Lý và sẵn sàng về Việt nam làm thủ tục.
Chuyện Lý ngày nào muốn qua Mỹ tưởng như đùa mà đã thành sự thật.
Những ngày đầu tiên Lý qua Mỹ đã làm khổ tôi không ít, cảnh sống lạ, vói người chồng không cùng ngôn ngữ gây cho Lý nhiều khó khăn. Lý gọi phone cho tôi để hỏi ý kiến bất cứ chuyện gì, bất cứ lúc nào, kể cả lúc nửa đêm:
- Cô ơi, ông John ngủ ngáy to quá, cháu ra ngoài ghế sa lông ngủ, được không cô?.
Có hôm Lý hốt hoảng gọi tôi:
- Cô ơi, cô giải thích cho ông John hộ cháu với, ông ấy tưởng cháu muốn đầu độc ông ấy. Sự thể là thế này, thấy ông John kêu nhức đầu, cháu liền lấy chai dầu xanh ra cạo gíọThế là ông ấỷbỏ chạy..
Ấy vậy mà dần dần Lý đã chinh phục được ông John, cứ mỗi lần thấy khó ở trong mình là John lại kêu vợ? ?cạo gió?.
Ông John dạy môn thần học, đã viết ra những cuốn sách dày cộp để giảng dạy cho sinh viên, nhìn kệ sách cao và đầy sách vở của chồng, Lý rất thán phục, mỗi lần lau chùi kệ sách Lý đều kính cẩn xếp chúng lại cho ngay ngắn.
John rất yêu Lý, ông hãnh diện vì cưới được một cô gái còn trinh nguyên và trẻ đẹp. Những ngày họp mặt các giáo sư dạy cùng trường ông đều mang vợ theo. Bên cạnh các ông giáo sư đạo mạo khác, bên cạnh các phu nhân của họ, lịch lãm, cao sang, cô Lý làm ruộng năm nào ngồi ngẩn ngơ như một con búp bê làm kiểng, để cho các bà kín đáo nhìn Lý với ánh mắt tò mò và dị nghị (sau lưng Lý, dĩ nhiên). Ông John biết điều đó, nhưng ông ?don?t carẻ, biết đâu một vài ông trong cái đám giáo sư đạo mạo khả kính kia, cũng đang nghĩ trộm ước thầm có được một cô vợ trẻ như ông?
Lý đã đổi đời, từ một cô gái quê đã trở thành vợ của một giáo sư Đại học, ở nhà đẹp, đi xe hơi, hưởng một đời sống tiện nghi đầy đủ. Ông John không cho Lý đi làm, ngoài lương dạy học, ông còn lợi tức từ nguồn kinh doanh địa ốc do cha mẹ để lại, tha hồ cho ông một cuộc sống vật chất phủ phê, ông chiều cô vợ trẻ đẹp và chiều cả gia đình vợ, Lý đã gởi tiền về quê cho cha mẹ xây nhà, cuộc sống của họ cũng ?lên hương? nhờ nguồn tài trợ của con gái từ Mỹ.
Những lúc chồng đi dạy học, ở nhà rảnh rỗi, Lý thường phone cho tôi, Lý thật sự hài lòng với cuộc sống hiện nay, dần dần Lý tâm sự, Lý đã từng có một mối tình ở quê, mối tình vừa mới chớm, chưa kịp nở đã tàn. Người yêu Lý là thợ lái máy cày ở làng bên, anh đẹp trai, hát hay và mơ mộng, anh hẹn một vài năm nữa có tiền sẽ cưới Lý, anh sẽ dựng một căn nhà nhỏ, sẽ trồng một giàn hoa Thiên Lý, vì cô mang tên loài hoa ấy. Lý sẽ sống với anh, và hương thơm hoa Thiên Lý ngoài sân luôn quấn quýt bên anh.
Nhưng anh nghèo quá, một vài năm nữa biết đâu vẫn chỉ là mộng ảo? .Lý thực tế hơn, ngày ấy tôi đã mang về làng quê, về ngôi nhà của cha mẹ Lý những hình ảnh, những câu chuyện bóng bẩy và giàu có của nước Mỹ, làm Lý sướng mê. Lời nói đùa vô tình của tôi đã làm Lý náo nức và ước mơ, cô so sánh và muốn thoát ra khỏi đồng ruộng, khỏi luỹ tre làng, muốn rời xa con sông Nhật Tựu nơi đầu chợ, quanh năm dòng nước lững lờ, buồn như kiếp người nghèo khổ ở làng quê, phải trôi đi thật xa,thật xa, để gạn đục, để xanh trong hơn.
Tuổi trẻ nào mà chẳng có khát vọng? Ai chẳng có lần mơ những nơi chốn phù hoa?
Mối tình ấy chỉ có cha mẹ của Lý biết, họ viết thư sang kể rằng Lý theo chồng sang Mỹ, thì hai năm sau anh ấy cũng lấy vợ. Lý chỉ biết có thế, và không ai muốn nhắc đến chuyện ấy nữa. Lý đang có hạnh phúc và Lý tin rằng người yêu của Lý cũng đang hạnh phúc, ai đã có phận nấy.
Bây giờ Lý đã có một đứa con ba tuổi với John, Lý xa Việt nam thế mà đã hơn bốn năm rồi !
*** ***
Lần này trở lại làng quê thì tôi đã nhớ tên và quen biết hết tất cả họ hàng của mình.
Cha mẹ Lý vui mừng và hãnh diện đón con và cháu.
Một buổi chiều, tôi theo thân nhân đi sang làng bên cạnh, vừa để ngao du xem cảnh vừa để thăm một đứa cháu. Cô này tên Duyên.
Đi bộ gần nửa tiếng mới tới nhà Duyên, một căn nhà nhỏ ven chân đê, những nhà ven đê đều là nhà nghèo cả, họ không có tiền mua đất, mua nhà trong làng, nên ra ven đê dựng nhà.
Vợ chồng Duyên có một con, chồng Duyên trông khoẻ mạnh, đẹp trai, còn Duyên khá mặn mà, Duyên cũng là chị em họ với Lý, họ ngang tuổi nhau. Duyên hỏi thăm tôi về Lý, tôi đang kể về cuộc sống của Lý tại Mỹ, thì chồng Duyên xin phép đi chút việc, anh lấy xe đạp, vội vã ra ngoài.
Khi tôi đang định ra về thì Lý đến, cô đi một mình, tay xách nách mang những gói quà từ Mỹ về cho người em họ, hai chị em tíu tít hỏi thăm nhau, lâu ngày mới được trở lại làng quê Lý vui cuống cuồng, chỗ nào đối với Lý cũng thành lạ, thành đẹp, Lý ngắm sân trước rồi ra sân sau, và đột nhiên tôi nghe một tiếng kêu thảng thốt lẫn nghẹn ngào:
- Cô ơi !
Tôi bước ra sân sau, bây giờ tôi mới thấy một giàn hoa Thiên Lý, giữa những cành lá leo quấn quýt, xum xuê những chùm hoa Thiên Lý màu trắng xanh đang nở đẹp.
Lý đang giơ tay hứng một chùm hoa, đôi mắt Lý thoáng mơ buồn, trong khi tôi không hiểu gì cả thì Duyên nói:
- Chị Lý ơi, giàn hoa này chồng em trồng đấy, anh ấy bảo trồng hoa Thiên Lý cho thơm nhà, anh ấy không cho hái xuống, cứ để hoa nở và hoa rụng, thế thôi! Nhưng nếu chị thích thì cứ hái một vài chùm đi, không sao đâu.
Lý ngắt một chùm hoa to nhất và gói vào khăn tay. Chúng tôi chào Duyên để ra về, đi một đoạn, Lý kéo tay tôi và nói nhỏ:
- Lúc nãy cô đã gặp chồng của Duyên rồi chứ gì? Cháu vừa mới biết rằng anh ấy chính là người mà cháu đã kể cho cô nghe, người đã hứa sẽ cưới cháu, sẽ dựng một căn nhà và trồng một giàn hoa Thiên Lý.
Đột nhiên đôi mắt Lý long lanh, ngấn lệ:
- Dù không lấy được cháu, anh ấy vẫn trồng hoa Thiên Lý, cô ơi?
Tôi sửng sốt và chợt nhớ đến vẻ mặt hiền lành, ít nói của chồng Duyên, lúc anh lấy xe đạp ra ngoài khi tôi đang kể về vợ chồng Lý ở bên Mỹ. Tôi cảm tưởng như mình có lỗi, đã mang đến cho anh một nỗi đau. Người vợ kia không hề biết rằng trong tim anh vẫn còn một ngăn kỷ niệm cho người yêu cũ.
Ngày xưa, Lý đã đánh đổi mối tình đầu vừa hé nở, ngây thơ trong sáng ấy, để lấy một cuộc sống vật chất, phù hoa. Nhưng bây giờ, nếu như Lý có mang tất cả những vật chất phù hoa ấy cũng không mua lại được những gì đã mất.
Chúng tôi bước trở về làng Nhật Tựu, hương thơm hoa Thiên Lý trong khăn tay của cháu tôi hay từ mảnh sân kia cùng theo chúng tôi về ?
Phần Thứ Ba
Chương 14
Trở Về Từ Góc Vàng Phai
Từ Huế, Mười lên xe đò vô Đà Nẵng, chị Huyền mừng rỡ đưa Mười năm lá thư của Nam. Có thư cách đây tám tháng, sáu tháng, hai tháng? Mỗi lá thư đều có hình phong cảnh, đoá hoa ép khô, vài cánh bướm rực rỡ, mà ngày tháng đã điểm lên dung nhan thầm lặng nét ưu buồn héo hắt, tàn phai ít nhiều gợn lên trong quá khứ, nay chúng trở thành khác sắc, phôi pha, kém duyên đi. Tuy thế, nhìn kỷ vật đó, Mười thấy lòng mình vụt bay về khoảng trời xanh trong vắt mênh mông. Kỷ niệm êm ả một thời trẻ dại, xôn xao đắm say cũ do chính em tàn nhẫn bóp chết bất ngờ, vô tội vạ. Hôm nay tình cờ mở lại tần số đúng nhịp tim, gợi về chuỗi ngày cũ quá bâng khuâng, yêu dấu, khiến Mười luyến thương thầm nhớ vô vàn. Đôi khi quá nhớ và còn yêu Nam say đắm, Mười thầm ước mong: phải chi mình có đủ tiền xe, tiền ăn ở, đi và về thoải mái. Hoặc nhà Nam ở gần bên, thì Mười đã len lén...
Lòng dạt dào trìu mến, đối với người cầm bút viết nhiều lá thư, ân cần nồng nhiệt thăm hỏi, lo lắng cho sức khoẻ, tương lai và hạnh phúc của Mười. Lá thư sau cùng lời lẽ Nam bộc lộ sự ray rứt chân thành, săn sóc, nhưng xa cách buồn bã lời vĩnh biệt. Vì cứ như thư Mười viết năm cũ, thì Nam ngỡ là mình đã có chồng. Những lá thư màu xanh êm ái kia, dường như tỏa ra khắp căn phòng mùi hương kỷ niệm đậm đà dịu êm, như chứa đựng cả đại dương nhớ nhung âu yếm tình hồng.
Mười ấp thư Nam vào ngực, nhắm mắt lại hồi lâu, mặc những giọt nước mắt lăn dài trên má. Niềm xúc cảm, rung cảm, thương cảm bùng lên, rồi từ từ lắng dần, lắng dần... dưới đôi hàng lệ âm thầm tuôn chảy tự lúc nào! Được dịp khơi lại đống tro tàn, tìm phiến than hồng héo hon, Mười đã khóc nhiều. Cánh cửa ngăn tuyến nước mắt vỡ vụn, bao đau thương buồn nhớ bấy lâu, được dịp tuôn trào. Đầu óc cô bé là một môi trường đặc biệt, các suy nghĩ xuyên qua đó trở thành hỗn tạp, mất niềm tin tưởng. Con đường xa thẳm từ Hội An, Đà Nẵng, đi Sài Gòn ngút ngàn hơn chín trăm cây số qua bao núi, đèo, song, biển; thì tình đôi ta cũng xa xăm ngút ngàn dịu vợi thế thôi. Hạnh phúc bé nhỏ ngắn ngủi vút xa bay, không thể làm tim Mười hồi sinh duyên tình ấm nồng trở lại.
Bài ca "Lá thư" của Đoàn Chuẩn Từ Linh có câu nầy Mười rất thích... "Anh quay về đây đốt tờ thư, quên đi niềm ân ái ngàn xưa... Tình người nghệ sỹ phai rồi... Tình người nghệ sỹ phai rồi! Nhưng tình Mười đối với Nam chưa tàn phai theo thời gian. Nhất là những buổi chiều trời mưa vần vũ. Đầu đại lộ Phan Chu Trinh xám ngắt, như cuộc đời của người con gái vẫn nhớ người yêu. Mười nhớ Nam, yêu Nam, lòng Mười cố gắng gượng để khỏi thổn thức giữa cơn buồn. Chia xa thật rồi. Không còn gì cho nhau, đã hết, dù tình chưa tàn phai. Mối tình đã chết đột ngột, đầy vô cớ cất tiếng chào vĩnh biệt, xé rách tấm màn yêu thương dĩ vãng, phai mờ dấu chân kỷ niệm một thời gắn bó nồng say trên lối cũ. Cuộc đời thương đau trôi đi một lần nữa không chứng thực lới Nam nói (trong hoàn cảnh tế nhị, đắng cay nầy). Mười không hy vọng có thể đến với Nam, đành phải chấm dứt với Nam.
Thôi. Đã tự quyết định dứt khoát, thì cố quên đi tình đầu nồng thắm tuổi hoa niên, quên kỷ niệm vàng son một thời non dại. Quên tất cả Mười nhé! Hai ta như hai hố mắt của chiếc gáo dừa lăn lóc ghi khắc lại mối tình sâu xa, một đời gắn bó; nay đã mất vẻ nhìn ấm áp, trìu mến và trân trọng. Sẽ mãi hững hờ. Xa xăm...
* * *
Một năm thầm lặng cô đơn và u buồn lặng lẽ trôi đi trong đời Mười? Mặt trời yếu ớt đã tắt hẳn ở phương Tây, bầu trời dìu dịu, vàng ửng, nhàn nhạt. Những cơn gió từ dãy Ngũ Hoành Sơn lùa về ngây ngất và ớn lạnh. Thời gian len lén đến lấy thêm những tháng những ngày nữa trong đời người. Một ngày lặng lẽ tàn, chậm rãi trôi qua không buồn quay đầu nhìn lại, tạo thành dĩ vãng trong cuộc sống.
Hôm nay gia đình anh chị Thương Huyền đang vui vẻ quây quần bên mâm cơm nóng sốt, thì lúc đó có một em bé trai, trạc độ mười hai mười ba tuổi, em đi vào trước cửa nhà:
- Cho cháu hỏi thăm nhà cô Mười ở đây, phải không bác?
Mười vội đứng lên đi ra ngoài sân, mỉm cười trả lời cậu bé:
- Chị là đây. Có việc gì vậy em?
- Anh Nam gửi cho chị tấm giấy nầy.
Nhiều lần Mười bị người lạ không quen ưa viết thư ái mộ bằng cách nầy, hoặc gửi thư theo đường bưu điện. Thế nên nhìn em bé, Mười mỉm cười ôn tồn:
- Chị không quen người ấy, em ui.
- Có anh Nam ở ngoài bến xe gởi giấy nầy.
- Trời đất! anh Nam nào ở bến xe?
- Anh ấy nói thân quen chị mà.
- Quen thân chị... ở bến xe?
- Ớ... Dạ, à ? dạ?
- Trời đất. Cái gì! Ai vậy, hở em?
- Em không biết.
Em bé trai vội đưa cho Mười miếng vỏ bao thuốc lá Salem, mặt trong bao thuốc có mấy chữ vắn tắt ghi sau: "Phương Nam ở Sài Gòn đã ra Huế. Nếu có thể, (Biển Nhớ) cho anh biết tin bằng điện tín. Anh sẽ vào thăm em sau. P N". Phía dưới bao thuốc là ngày tháng, chữ ký, địa chỉ của Nam ở Huế. Trời ơi! Như sét đánh mang tai, Mười nhìn đi nhìn lại, nhìn tới nhìn lui chữ viết và chữ ký, đúng là "cố nhân" rồi. Mười tối tăm mặt mũi, run rẩy như chạm phải dòng điện trong hồ nước buốt giá. Mười giật bắn người, lảo đảo dựa lưng vào vách nhà. Mười nhìn trừng trừng ra đường xe cộ tấp nập chạy qua lại đông đúc, cô em chận hai bàn tay bủn rủn run run lên ngực.
Dạo nầy trái tim Mười nhảy lung tung, bất thường quặn thắt trong bờ ngực nhỏ, Mười sợ mình đau tim thật sự. Mắt như có màn lệ mỏng, Mười nào thấy gì, kể cả việc không nhớ cám ơn, hoặc cho cậu em vừa trao miếng giấy nhỏ kia tí tiền. Em bé đã bỏ đi từ lúc nào. Chưa bao giờ Mười run rẩy, bàng hoàng, rối rắm, xúc động, kỳ diệu, run rẩy và bối rối lo sợ kinh khủng như bây giờ.
Không lầm vào đâu được. Có thể như thế sao? Trời ơi! Thật sao? Nam đã ra Huế, chỉ cách mình ngót một trăm cây số đường xa. Nam đã ra Huế. Phải. Anh vừa đến xa xa xa... Mười, vì một khoảng cách gần gần... thật gần Mười! Phải! Về Huế! Ố! Tại Huế! Ở Huế! Mười giật thót mình, bối rối, dằn vặt kinh khủng bởi hai hình ảnh thân yêu ở Huế: Bửu và Nam. Họ trở thành hai cục nam châm khổng lồ quá mạnh. Mười ở giữa bị nam châm hút xuôi hút ngược hai chiều, Mười giằng co bởi hai chàng trai. Mười do dự giữa thung lũng hồng và trên tóp núi đồi cao: Giữa đỉnh trời cao vút đang nghiệt ngã vì hai lằn đạn, và dưới tâm đất bùng vỡ những cơn đau cháy lòng. Giữa phẳng lặng bình yên và bão tố phong ba. Giữa trái và phải. Giữa cũ và mới. Giữa Bửu và Nam. Giữa Anh và Em... nơi nào sẽ đưa nhau về giấc mơ hoa cho đến cuối đời đây!?
Bửu. Ồ! Anh như loài hoa lan qúy giá mọc riêng rẽ trên vùng núi Ngự hiểm trở, ấm áp, trữ tình, chan chứa ngọt ngào hương vị mùa xuân. Giữa anh và em có khung cảnh kỷ niệm nên thơ, thi vị, chân thành, cao qúy và càng sạch trong, tinh khiết như loài hoa lan qúy mọc trên nhánh cây cao trong rừng thông ở các lăng tẩm cố đô. Bửu đã ân cần nói với cơ em chuyện gia đình cha mẹ đôi bên, dù chưa bao giờ anh nắm bàn tay Mười (chứ đừng bảo là anh hôn em; cho dù một nụ hôn đằm thắm lướt trên mái tóc dài óng mướt). Mười đã biết rõ gia đình Bửu bề thế, giàu có vinh sang cỡ nào ở Huế (nàng được Bửu viết thư giới thiệu Mười với gia đình, và Mười đã có dịp ghé thăm họ, khiến Mười suy nghĩ băn khoăn và rất do dự. Quả thực nếu mình có yêu Bửu chăng nữa, thì tình cảm ấy không phát xuất do gia đình Bửu quyền qúy, giàu có, mà Mười muốn xích lại ?kết thân? với chàng đâu).
Bửu và Mười hợp ý vì thông cảm thấu hiểu nhau và nói biết bao chuyện buồn vui xếp lớp lăn tăn trong đời xa vạn lý. Thương Mười kính trọng Bửu với tấm lòng khả ái biết ơn, trân trọng. Anh đã tỏ lộ tâm tình thẳng thắng, chân thật, trìu mến nói lời yêu thương đậm đà: ?Anh yêu em nhiều lắm?. Và, anh nhắc nhở Mười hãy yên tâm suy nghĩ kỹ, trước khi trả lời. Sau đó anh xin phép thường niên về thăm nhà, rồi Bửu thưa chuyện với ba me anh về việc sẽ cưới hỏi Mười. Bên anh, Mười có giờ phút êm đềm, trong sáng, bình an và tin yêu cuộc đời mãnh liệt hơn, dẫu chiến tranh tàn khốc đang vỡ bung ra quyết liệt trên đầu nhân thế. Mười đã nhớ nhớ, thương thương Bửu đằm thắm, nhẹ nhàng, vô vụ lợi, ngậm ngùi ấp ủ trong lòng giữa thời tao loạn cần nương tựa, và dìu nhau về chốn bình an.
Mười nhớ Nam nhiều, Mười nghĩ đến tháng ngày xa xưa từng yêu nhau say đắm, ngọt ngào, êm đềm hạnh phúc và buồn rầu đau khổ tận cùng. Mười nhớ rõ mồn một từ ngày Nam trao tặng mình đóa nhung hồng in môi hôn tươi rói, hơi thở Nam nồng nàn lẫn vào những cánh hoa hồng thơm ngát hương, mặc dù cành hoa có đầy gai nhọn đâm vào mấy ngón tay rĩ máu, Mười vẫn không cảm thấy đau. Cũng từ mấy cánh nhung hồng ấy, chị Khánh đã cấm đoán cô em không được yêu Nam, chị đánh em trong buổi tiệc ly ra sao. Mười nhớ tháng năm sống trong nhà anh chị Khánh với tình yêu Nam ngọt lịm ?lén lút, sợ sệt? vẫn ôm sầu nhớ khư khư canh cánh bên lòng.
Mười nhớ thác Cam Ly, Datanla, Prenn, Liên Khương, Gougah, Pongour. Mười nhớ hồ Xuân Hương, hồ Than Thở, hồ Hải Thượng Lãng Ông, nhớ suối Vàng, suối Bạc, suối Cát Tiên, suối Bồng Lai vô vàn; nỗi nhớ nhung mỏi mòn và bất tận. Mười nhớ buổi chiều nắng ươm vàng trên đồi Cù, vạt cỏ úa dưới chân vụt qua trí mình, gió lạnh thổi lá vàng bay trên mặt hồ Xuân Hương gợn sóng nước lăn tăn, sương mù rơi thật thấp, dày đặc ẩm ướt, làm mờ nhòa thành phố núi mộng mơ. Nơi chốn ấy Mười đã vui, buồn, cười, khóc, như điên dại khi Nam chia tay mình, để anh tư lự ray rứt trở về Sài Gòn; và Mười "bị" về Huế, vì bà chị nói Nam là:
- ?Hắn là con nhà giàu, lêu lỗng không lo học hành, ham ăn chơi, đời mi sẽ đau khổ? (!?).
Từ đó riêng mình âm thầm sống trong ngậm ngùi cô độc, buồn nhớ, xót xa, ray rứt, vì một góc vàng phai theo gió chướng, mất hẳn tình tri ngộ đằm thắm, Mười lặng lẽ chia biệt anh vì một bà chị khó chịu, chuyên lấy ?quyền huynh thế phụ? ưa cấm cản em út, bắt em phải vĩnh biệt tình yêu đó. Mười âm thầm chịu đựng bao đau đớn xót xa... dù biết chị hoàn toàn phi lý. Sự chia tay không hề do lỗi từ hai trẻ đã yêu nhau rất chân thật, thanh cao và trong sáng, khiến Nam bàng hoàng sửng sốt! Dù sao, giữa Nam và Mười đã có nhiều sự song hành về tình yêu dài lâu, say đắm, chân thật, thương nhớ nồng say. Tình yêu nẩy lộc không ngừng, chỉ chia xa ở bước ngoặt lớn đột ngột bất ngờ, như con sông chảy mãi đến lúc nào đó, chia rời hai nhánh tách bạch, bị bỏ quên. Nay bỗng dưng hai nhánh sông tình cờ gặp nhau ở cửa biển, không kém phần hào phóng và lãng mạn, tạo thành cơn xoáy cuộn sóng ba đào đầy hoan ca.
Dù sao đi chăng nữa thì Mười cần phải gặp lại Nam, dù có vài giờ ngắn ngủi, dù mai nầy Mười đi giữa phong ba bão tố giữa mùa xuân, mùa hạ, mùa thu, hay mùa đông. Dù sao chăng nữa Mười phải gặp Nam phút chốc, trước khi bước lên con đường đầy khói lửa và bụi đỏ. Mười cần gặp Nam dù bất cứ giá nào, dù mai đây Mười đi Trà Khúc, Minh Long, Mộ Đức, Nghĩa Phú hay Tà Biên, ở mãi mãi nơi khỉ ho cò gáy, cũng được. Phải gặp lại Nam! Phải gặp Nam! Lời đó như sự thúc giục, hối hả, cần thiết, khẩn cấp, như nhịp chân dồn dập điệp khúc vang rền: "Phải gặp Nam... Phải gặp Nam".
Mười nhớ rõ chàng trai đã gieo vào tâm tư mình tình yêu trinh nguyên đậm sâu, khiến mình nhớ nhung, đau đớn quá nhiều. Và, Nam đã bị hấp dẫn, dằn vặt, níu kéo, đầy yêu thương nhớ nhung khổ sở không kém. Thực ra, vết thương lòng chưa lành, Mười tha thiết mong gặp Nam, hầu giải bày nỗi niềm đau đớn đang bóp thắt trái tim. Đúng rồi! Mười phải gặp Nam, dù tang thương, cay đắng, chia xa và ưu phiền thắt họng. Dù thách đố đầy nước mắt, phân ly, tuyệt vọng, dù ôm mối hận ngàn đời vì quyết định nầy, thì Mười cần gặp Nam hơn tất cả, để chân thành nói rõ sự thật nguyên nhân tại sao chị Khánh cấm Mười không được phép yêu Nam. Tại sao Mười quyết định chia ly anh. Rồi khi nào Nam vô Đà Nẵng, thì Mười sẽ nói lời từ biệt Nam đằm thắm, ngọt ngào, minh bạch, thấu hiểu, và chân tình hơn thuở trước.
Đúng là định mệnh éo le, xỏ lá, ba trợn lôi Mười ra vui đùa, trêu ghẹo, chớt nhã, nhạo báng; khi Mười bắt đầu quên... Nam; ngỏ hầu Mười sẽ vui say duyên mới, dù Mười chưa dứt khoát sẽ đến với Bửu, hoặc là em sẽ thuộc về riêng ai? Em đã bình lặng trong tâm hồn, vui tươi... thì bất ngờ Nam lồ lộ xuất hiện, để nối lại dòng liên lạc, ngỏ hầu tự ràng buộc nhau bởi mối thâm tình quá khứ mật thiết, đậm sâu không ai hủy diệt nỗi. Mình yêu Nam thiết tha trên từng trang thư trao gửi, trên khát khao thèm muốn ước nguyện chia sẻ vào dòng đời thấm đẫm hương hoa, hòa với nắng lưng đồi quyện hơi sương giọt từng phiến tơ rung xuống cỏ cây. Hạnh phúc được yêu là chuỗi hành trình bóng bẫy dài dằng dặc, lúc nào cũng là bước khởi đầu hy vọng; để đôi ta can trường dấn bước tới tương lai, và tìm ra đích thực tình yêu trong hạnh phúc ngọt ngào! Trong thẳm sâu ký ức và tri thức: người con trai văn nhã đó vẫn vẫy gọi Mười, đầy ắp ân tình, ngọt ngào, thu hút quyến rũ Mười dường bao! Mười chấp nhận cái vô thường lớn nhất là: sẽ đơn côi đi tìm, tìm đến người đang thiết tha trìu mến yêu thương vẫy gọi mình. Mười quyết định chèo chiếc thuyền cũ, thô sơ, mong manh để cỡi trên con sóng đầy phong ba bão táp, vượt thác ghềnh, đồi núi cheo leo, hầu vút vút lướt lướt tới bến mơ...
Thế là chỉ trong khoảng khắc thời gian ngắn, Mười quyết định chạy vòng qua mé giếng, em vào nhà bếp, hồi hộp lôi xe đạp ra dựng bên hè. Mười với tay vô song cửa sổ phòng ngủ lấy tiền trong túi xách, tay Mười run đến nỗi lúng túng nhét mãi mấy chục bạc, cô em mới thấy cái túi áo nằm ở chỗ nào. Bức điện thượng khẩn do Mười len lén anh chị gửi đi có mấy chữ: "Vào ngay, Thứ Bảy nầy, em đi xa".
Và, khi đã quyết định gặp Nam trước ngày Thứ Bảy, thì bỗng nhiên -ngày Thứ Bảy chạy như bay, xa nàng kinh khủng- Mười có cảm tưởng hôm nay là Thứ Tư đến Thứ Bảy, nó xa, xa hơn cả mấy năm, xa như ngày xưa vàng phai trong buổi hoàng hôn xa lắc xa lơ. Anh như cánh bướm ươm tình, chập chờn bay vào tuổi mộng mơ. Cô bé ngày xưa ấy đâu ngờ rằng cánh bướm trao tình đó đã thổi vào dòng đời mình quá nhiều yêu thương, chua xót, bất ngờ, éo le, đắng cay, đau khổ, tê tái cả đời. Mười thơ thẩn đạp xe về nhà như người mất hồn, chung quanh cô em trở nên mơ hồ, xa lạ, đối trá và thù nghịch đối với niềm vui tuyệt vời trong trí tưởng tượng đa cảm, phong phú. Mười hình dung đến nụ cười hoan hỉ, mừng rỡ đến độ nào khi bàng hoàng gặp lại nhau.
Mười lo lắng, buồn phiền ray rứt, suốt đêm thở dài không ngủ, thao thức, trằn trọc mãi. Gần sáng Mười mệt mỏi chợp mắt một lát, mi còn đẫm lệ. Ngày Thứ Năm, cô em ngồi bất động ở góc phòng, mặt mày hốc hác, ngơ ngẩn, lo sợ như kẻ mất hồn. Mười dấu kín không cho anh chị Huyền biết chuyện mình đã lén lút đi gửi cho Nam bức điện tín. Ôi! Bức điện tín dễ thương biết ngần nào! Nó là cái gạch nối, là nhịp cầu tri âm mang đến tin lành cho hai người; hay báo hiệu mưa gió giông tố trong đời đây? Nào biết được! Mười gậm nhấm nỗi muộn phiền, lo lắng muốn cháy lòng, bồn chồn, run rẩy, băn khoăn trăm ngàn câu hỏi, khiến Mười mệt nhoài. Mệt kinh khủng!
Buổi cơm trưa ngày Thứ Sáu với môi son má phấn, áo quần tươm tất, đầu tóc vén khéo; một điều mà gia đình anh chị không bao giờ thấy khi em nghỉ ở nhà. Họ tưởng Mười đi ăn cơm khách. Sao Mười làm như vậy? Nam rất ghét đánh phấn, tô môi son mà. Mười nhớ có một lần mình muốn ?làm ra cái dáng thanh lịch? nên có đánh phấn, tô nhạt môi hồng, bối tóc cao, em đi chơi với Nam. Ngồi trên sân Cù, Nam lấy khăn tay lau hết phấn son trên mặt, anh ung dung thả mái tóc Mười xỏa dài ra. Anh cười trìu mến, đằm thắm nói:
- Da em mịn màng. Để tự nhiên thì em xinh đẹp, dễ thương, coi ngộ hơn.
Lúc ba giờ chiều, Mười thay áo quần, đạp xe ra phố đi vòng vòng trên bến Bạch Đằng, quán Bambo nhìn ra hai bờ sông Hàn lặng lờ nước chảy dưới bến Hà Thân, những khoan đò trôi lênh đênh trên sóng nước, kéo theo từng vệt khói do họ nấu thổi cơm chiều. Sao Mười thấy lòng phiền muộn, buồn bã, lo lắng, băn khoăn theo những đóm lửa bập bùng trong bếp lò kia quá chừng! Mười ghé tiệm lấy mấy áo dài đã may, rồi vội vàng về nhà. Ruột gan Mười bắt đầu nóng rang như lửa đốt, cồn cào, xót xa như có ai lấy cào sắt mà cào vào người. Mười đi ra đi vào, đi tới đi lui, đi lên đi xuống, đi ra sân ngóng nhìn suốt hai hàng phố. Trở vào nhà, rồi lại ra bờ giếng, Mười ngồi dưới gốc me, ngóng về đầu ngả tư Hùng Vương và Phan Chu Trinh. Mười đi đi lại lại trong sự lo lắng, gần như tuyệt vọng.
Đứng trước bàn thờ, Mười thành khẩn chắp hai tay lên ngực, với niềm tin tưởng tuyệt đối và hy vọng, cô em thì thầm cầu xin Chúa ban cho mình có ước mơ tốt đẹp. Việc cầu xin nầy, đúng hay sai đây, hở anh? Niềm hy vọng mong manh tắt dần theo buổi chiều phai nắng trên đỉnh me xanh. Mười thầm xin Thượng Đế đừng giết thêm niềm hy vọng cuối cùng còn đọng lại trên khoé mắt người con gái trước ngưỡng đời hụt hơi nhiều giông tố hôm nay. Mười kính cẩn chấp hai tay trước ngực, ngước nhìn lên bàn thờ. Xin ơn trên hãy dừng bão tố, thổi về đây những ước mơ tốt đẹp, với niềm tin yêu và hy vọng tràn đầy. Mười vẫn cầu xin, dù niềm hy vọng mong manh dần tắt theo buổi chiều phai nắng.
Mười suy nghĩ: có thể hôm kia trong lúc quá bối rối, run rẩy, bàng hoàng, âu lo, mình đã viết sai địa chỉ, nên bức điện tín kia không đến tay Nam chăng!? Ôi bức điện tín oan nghiệt ơi! Giờ đây mi ở nơi nào? Vui lòng giúp ta đến đúng chỗ nha. Ta có viết đúng nơi Nam ở tạm hay không? Ước gì mình có đôi hia bảy dặm vút bay, hoá thân thành cánh chim bằng lướt gió tung mây đi báo tin vui chính xác lúc nầy ha. Ngày mai... dù cho trước bình minh rạng rỡ, lóe lên ánh hào quang nơi đường chân trời, hay hoàng hôn phai nắng có dắt phấn thông vàng thấp thoáng dưới hàng cây im mát. Mười phải đi vào vùng trời quê hương khói lửa, bên bụi bờ lau lách mịt mùng, dưới nắng gió khuya chiều nơi cuối núi đầu ghềnh, giữa hai lằn đạn nội thù giao tranh khốc liệt bên con suối bạc, nơi ngàn chốn sơn khê hải hà, nơi gần vùng biên cương quyết chiến một mất một còn. Nơi khói lửa chiến chinh phủ chụp kín góc trời mù mịt tang thương. Nam sẽ chẳng bao giờ gặp lại người xưa đâu.
Mười gần như tuyệt vọng lúc kim đồng hồ treo trên tường chỉ sáu giờ tối. Thời gian chậm chạp trôi qua. Bỗng, có mấy tiếng gõ cửa bên nhà cô Thuận, kèm theo giọng thanh niên hỏi:
- Xin lỗi bác, làm ơn cho tôi hỏi thăm: có phải nhà cô Mười, ở gần đây?
Cô Thuận chưa kịp trả lời, Mười quay phắt lại, vội vàng chạy ra mở tung cánh cửa lớn. Hai người sửng sốt, nghẹn ngào, xúc động mất vài phút nhìn nhau không chớp mắt. Nam đứng chết trân trước cô em, anh gỡ kính mát ra, thở dài. Chiếc valy da màu xám trĩu nặng hành trang bám bụi đường xa, áo sơ mi màu vàng nhạt, ô ca rô nhỏ, quần tây gabardin, đôi giày da màu trắng. Trải qua năm tháng ray rứt, dằn vật, tức tưởi, lẫn khổ đau vì cuộc tình gãy đổ rất vô cớ, đã rèn luyện, biến đổi Nam thành một chàng trai trầm lặng thoáng ưu phiền, trên vầng trán Nam in vài nếp nhăn, nét rắn rỏi kiên nghị, trầm tỉnh hơn. Chỉ riêng đôi mắt; đôi mắt Nam vẫn như xưa, đôi mắt ánh lên ngọn lửa tình long lanh, nồng nhiệt, đôi mắt đó không giống bất cứ ai mà Mười đã gặp, đôi mắt ánh lên ngọn lửa trìu mến, thiết tha, không có gì có thể dập tắt được! Ký ức tưởng đã nhạt nhòa, tưởng đã lãng quên theo tháng năm, chợt bừng lên từ đôi mắt, dĩ vãng xa xôi một thời vàng son, trong sáng từ quá khứ đó, là hành trang cuộc sống, tràn đầy ân tình.
Như sựt tỉnh trong vị trí xác định gia chủ, Mười run rẩy nép mình qua một bên, giọng nói yếu ớt, lạc hẳn đi:
- Mời anh... vào nhà.
Mười lảo đảo đi xuống nhà bếp, như người say rượu, cô em lấy hai cái tách để pha nước trà. Tay cô em run rẩy, lập cập, run đến nỗi dĩa và tách va chạm nhau kêu lanh canh, lách cách hoài, những giọt nước sóng sánh văng tứ tung. Đôi bàn tay lạnh giá cố ghì chặt lấy tách trà. Mười lảo đảo lờ đờ, ngu ngơ bưng trà lên phòng khách, cô em đặt tách nước trước mặt Nam. Cách nhau một cái bàn vuông nho nhỏ, Nam ngồi đó, Mười ngồi đây hoàn toàn im lặng và bất động. Mãi lâu, anh lại thở dài, lấy điếu thuốc Salem gài lên môi, quẹt lửa, thả từng ngụm khói lam mong manh, khói thuốc vờn quanh trước mặt hai người. Điếu thuốc thứ hai tàn, lại điếu thuốc thứ ba bắt đầu.
Mười biết Nam rất đau đớn mới hút nhiều thuốc đến thế, hút chết bỏ mà! Nhưng anh không hề rời mắt khỏi khuôn mặt người xưa. Anh nghĩ là Mười đã thay đổi, ít ra là trên má phấn môi son kia. Còn Mười chống tay lên cằm, cúi nhìn đăm đăm gói thuốc đặt trên bàn. Đầu óc Mười hoàn toàn rổng tuếch, tê liệt, hụt hẫng. Mười không thể chịu đựng sự lặng thinh đầy thách đố, sự giận hờn làm kiệt lực, nỗi bi thương tràn lên khóe mắt, làm trào hủ mật đắng lên miệng Mười, lời lẽ vì thế cũng đắng cay theo:
- Anh còn về đây tìm gặp em, làm gì nữa?
- Em đã thay đổi, không còn như ngày xưa rồi ư?
- Chuyện ngày xưa. Ôi, ngày xưa...
- Anh nào... có tội tình gì đâu!
- Trời! Em đau đớn quá!
- Chưa biết ai đau đớn, hơn ai.
- Biết vậy, sao anh về tìm em làm gì?
- Anh xin lỗi, vì ngỡ rằng em còn nhớ đến anh.
- Nếu không còn gì, thì sao?
- Anh muốn trả lại em tất cả thư từ, hình ảnh của chúng mình.
- Em không có gì trả lại anh. Tình cảm cho đi, chẳng bao giờ đòi lại được.
- Về phần anh, anh muốn trao trả lại em.
- Anh trả lầm người rồi. Không phải là kỷ vật của em.
- Vậy thì giữa anh và em không còn gì để nói nữa. Chào em...
Câu nói đột ngột của Nam, cũng như sự gặp gỡ bất ngờ, làm xót xa, ân hận, quặn thắt lòng Mười xiết bao! Nét diễm kiều, duyên dáng của một hoa hậu trên vùng trời Đà Nẵng biến mất. Khiến Nam không thể nhận thấy con ong xinh đẹp kia, đã dấu cái nọc độc ở đâu quá đỗi tài tình. Nam xô ghế đứng bật dậy, trong khi Mười nhìn thẳng vào mặt anh, nói gần như hét to:
- Anh ngồi xuống. Không đi đâu hết.
Sau một lúc lưỡng lự, Nam chậm rãi ngồi phịch xuống ghế, tay chống lên cằm, anh lặng lẽ thở dài, nhìn Mười đăm đăm. Có cái gì níu giữ anh chịu khó ngồi lại thế nầy? Có lẽ anh vẫn còn yêu Mười say đắm. Có lẽ anh còn nhớ nhung, đau khổ, dày vò, ray rứt bởi những nguyên cớ rối rắm, không chút lý do chính đáng? Hết sức phi lý khi cuộc tình hai người quá đẹp (như quỳnh hoa sớm nở lại chóng tàn). Hay có thể, trong anh còn sót lại ít tức tưởi, băn khoăn, ưu phiền, ngại ngần, chần chờ muốn ngồi lại, để tìm hiểu cặn kẽ nguyên nhân tại sao em giã biệt anh? Nếu anh bỏ đi ngay khi câu chuyện chưa ngả ngũ ra sao, chưa rõ ra môn ra khoai (tại làm sao đang yêu nhau tha thiết, đùng một cái từ giã nhau, không thể có lời từ biệt, giống hai người xa lạ), thì ra cái điều... anh trở về đây tìm em, chỉ vì... chuyện nhỏ mà!
- Anh tàn nhẫn lắm!
Sau câu nói trên, như có bàn tay vô hình vừa cất đi khối đá đè lên tuyến nước mắt đã từ lâu Mười ngăn giữ, đè nén lại, cổng đập đau thương đã mở toang cho hàng nước mắt trào lên mi, Mười úp mặt lên đôi cánh tay trần vòng đặt trên bàn. Mười khóc, khóc, khóc... như chưa bao giờ được khóc. Mười biết mình quá vô lý khi nói: ?anh tàn nhẫn lắm?!
- Ủa, vậy chứ anh tàn nhẫn ở điểm nào thế?
- . . .
- Anh có làm gì nên tội trong chuyện chia tay nầy?
- . . .
- Thật là rối rắm.
- Anh đã đánh cắp trái tim em, và bỏ nó ở nơi nào lâu vậy?
Nam ngồi im sững không thốt nên lời, không hiểu anh tàn nhẫn ở chỗ nào trong thời gian chia biệt đã qua? Lúc đó, chị Huyền ở trong phòng đã nghe hết những mẫu đối thoại của hai người. Chị biết rõ chuyện từ ngày em theo má về Huế, nên chị chẳng ngạc nhiên khi Nam trở về tìm gặp em. Thương em chị ung dung bước ra phòng khách, Nam vội đứng dậy chào. Chị chào lại, rồi nhẹ nhàng đặt tay lên vai em, vỗ về:
- Em làm gì mà ồn ào vậy! Việc gì hãy từ từ, bình tĩnh nói chuyện, em vô nhà rửa mặt cho tỉnh táo đi, rồi ra đây giải quyết vấn đề khúc mắc. Nào. Đi đi.
Mười vâng lời chị đứng dậy lui xuống bếp, lấy khăn đi rửa mặt. Chị ngồi tiếp chuyện Nam khá lâu. Sau đó, chị gọi em lên nhà, ôn tồn nói:
- Hai em nói chuyện vui vẻ nghen, để chị xuống bếp biểu cái Tí làm cơm.
Chị mời Nam ở lại dùng cơm tối, nhưng anh nhất định từ chối, xin hẹn lại dịp khác. Chị cười cười:
- Không sao! Còn nhiều dịp mà em. Cứ tự nhiên.
Ngồi vào ghế cũ, Mười đã bình tĩnh đôi chút. Thẳng thắng nhìn vào khuôn mặt anh, Mười nhỏ nhẹ:
- Anh định về đây đòi lại thư từ, hình ảnh của anh. Phải thế không?
Nam chống tay lên cằm, đăm đăm nhìn vào khuôn mặt Mười đã xóa hết phấn son. Anh nhẹ lắc đầu, tủm tỉm mỉm cười không nói. Lòng Mười dịu hẳn đi, cô em ngẩn người giây lát, nước mắt trào quanh mi, rồi run run nói tiếp:
- Bây giờ, em không nên lưu giữ kỷ niệm cũ, phải trả lại anh. Là đúng.
Nàng nhớm người toan bước đi, nhưng anh đưa hai tay ra phía trước ôm giữ cánh tay Mười, lắc đầu quầy quậy, Nam vội vàng nói:
- Mười à! thật ra anh về tìm em, không phải vì lý do đó.
- Vậy, anh đi tìm em? có việc gì cần báo nữa?
- Anh tìm em, để thỏa lòng nhớ nhung. Để biết rõ là... anh chẳng còn hy vọng gì. Để khẳng định một điều là: Niềm đắng cay đã trào lên bờ môi tình phụ. Để bị em xua đuổi.
- Chưa biết là ai phụ ai. Anh ác thật.
- Hãy tìm câu nào nặng hơn, để nói cho anh nghe đi. Tuy nhiên, anh không thể biết được: anh đã tàn nhẫn, và ác với em ở điểm nào thế?
Bỗng dưng, Mười úp mặt xuống hai tay, òa khóc thật to như trẻ thơ đòi bánh. Nam vòng qua bên mép bàn, anh lặng lẽ đặt tay lên vai Mười, nhẹ nhàng vuốt mái tóc bồng bềnh quá dài xõa trên bàn, phủ kín khuôn mặt. Anh biết Mười rất đau khổ khi gặp lại mình, nhưng Nam không thể hiểu vì sao? Anh lấy chiếc mouchoir trong túi quần, nhẹ nâng cằm Mười lên, từ tốn lau hai hàng lệ tuôn trào ướt đẫm cánh tay trần.
- Xin lỗi anh. Đừng buồn vì những lời em nói.
- Có nghĩa là Mười vẫn là... em yêu của anh?
- Với Nam, em còn quá khứ, hiện tại, cả tương lai cuộc đời đang ở phía trước.
Đúng lúc nầy, Trúc dừng xe jeep trước sân, cô chạy xộc vào nhà, miệng la ơi ới:
- Mai tụi mình đi theo phái đoàn ra Quảng nè.
Trúc đứng khựng lại trước mặt Nam. Mười lúng túng đứng dậy, giới thiệu Trúc với Nam. Trúc ?À? lên một tiếng, cô cười rất xinh. Do Mười đã tâm sự, nên Trúc biết khá rõ về mối tình của hai người. Trúc biết nỗi đớn đau của Mười khi tự ý chia-biệt anh. Trúc thoải mái, líu lo nói chuyện với Nam tự nhiên như đã từng quen biết, thân thiết với Nam từ thuở nào. Trúc vội, vì sắp hết giờ làm việc, tài xế đang chờ ngoài đường. Trúc nói:
- Thôi. Anh Nam về tìm bạn là phải. Nên hòa với nhau đi. Mười ở nhà kỳ nầy, để mình xin phép anh Phước cho bạn nghỉ một tuần. Nha.
- Hòa gì nỗi. Mình phải đi làm việc.
- Đừng có trở chứng lên thế. Nên hòa với anh ấy đi. Mi khóc sưng cả mắt rồi, bộ không biết sao?
- Ớ, anh Bửu sắp đi đám hỏi mình rồi. Hòa với hiếc gì!
- Mình tin rằng ?cô cậu? vẫn còn yêu nhau da diết. Nhất là giữa mi và Bửu chưa có một ràng buộc mật thiết nào, kể cả chưa có một lần tay nắm bàn tay nhau. Vậy mi hãy bỏ cái chuyện lấy chồng lẩm cẩm kia đi. Nha.
- Sao hôm trước chính Trúc bảo với mình: Nên nhận lời lấy anh Bửu đi, hở khỉ!
- May chứ hôm đó mi mà gật đầu một cái là... ?chết lúa tuỉ rồi!
Hai cô ra phòng khách. Nam hỏi dồn:
- Mười cùng đi với Trúc sao?
- Đời nào. Trúc cho phép nó ở nhà đó anh.
Trúc lại cười tít mắt, nói xong Trúc vụt chạy ra ngoài cửa. Trúc nhảy lên xe jeep, xe lao đi cuốn theo lớp bụi khói bay theo gió rì rào.
- Em ở nhà, ngày mai em đi ra Huế, với anh. Em nhé.
Mười muốn từ chối lời đề nghị đó. Nhưng, thật là khó chối từ nỗi trước ánh mắt thiết tha, nụ cười khả ái, lời nói chân tình, lôi cuốn của ?người ấy?. Trước sự quyến rũ dường bao của Nam, mà tuổi đời, trình độ kiến thức, tri thức, cung cách tao nhã, lịch thiệp, sự cao sang, đều hơn hẳn Mười. Người mà Mười đã yêu say đắm. Yêu rất nhiều người đã y lời hẹn ước năm xưa, sẽ trở về miền Trung, tìm lại em. Dù bất cứ giá nào, dù trước chông gai và thách đố như anh đã hứa. Cảm ơn anh yêu. Bởi vì em muốn: ANH là tất cả riêng EM:
Em muốn viết tên anh.
Thân như cây liền cành.
Tên em tình sim tím.
Ta chim én song hành.
Yêu anh người khí phách.
Tình đôi ta liền mạch.
Vượt chiếc cầu Bến Ngân
Qua gian lao thử thách.
Dù trời xa cách đất.
Tình yêu mình có thật.
Gió mưa rừng lặng yên.
Non cao mây hồng ấp.
Anh đến trong tâm thức.
Đôi ta càng náo nức.
Tình son sao ngập ngừng.
Nụ hôn đầu rạo rực.
Buổi giao tình thứ nhất.
Con tim yêu chất ngất.
Giờ còn ai cấm nhau.
Mỗi ngày là trăng mật.
Đời ta vương hạt bụi.
Gió mưa chẳng dập vùi.
Đường tình quyện sớm tối.
Hoa đời nở đóa vui..
Trên phiến lá đong đưa.
Gió thu bay đầu mùa.
Con tim ta mềm nhũn.
Tình nồng mộng sớm trưa. (*)
_ * _
Kính mời quý độc giả xem tiếp chương sau.
Trân trọng
Là con gái, khi còn nhỏ, chắc ai cũng như tôi muốn lớn lên làm phu nhân của người này, người nọ có chức quyền cho danh giá với người ta. Thật sự thấy làm phu nhân ai đó, đi bên cạnh họ có thá ghê chớ nhìn bà Khiêm, bà Thiệu mà coi, dù đàng sau những bà ấy có khóc chăng nữa thì trước mặt mọi người, tôi vẫn nghĩ các bà ấy cũng cảm thấy chút tự hào khi mọi người nhìn mình ngưỡng mộ.
Khi nhỏ, khối tên con trai kỳ chết , cứ lại trước mặt tôi nhắc nhở, " mày khỏi làm gì , lớn lên tao làm bác sĩ cho mày làm bà bác sĩ ". Thiệt tình tôi hiểu mấy tên đó nói gì lúc đó tôi chết liền. Khi không nó làm bác sĩ kệ nó đi, chưa chắc gì tôi học thành bác sĩ thì làm bà bác sĩ sao được, nhỡ tôi muốn thành nhà giáo hay nhà hóa học thì sao. Bạn tôi cú đầu tôi cái cóc và chửi " mày ngu thiệt, nó ghẹo mày là vợ nó đó biết chưa ". Tôi hình dung ra hai chữ phu nhân lúc đó, trời sung sướng vô cùng, vợ một ông bác sĩ, ít nhiều gì chồng mình cũng có học, tôi cười sung sướng. Bạn tôi ngạc nhiên " mày thích thằng đó hả ". Tôi tỉnh mộng " thích cái đầu mày, ít nhiều tao nghĩ tới làm vợ bác sĩ thôi chứ nó đã là bác sĩ đâu ".
Trở lại cái chuyện làm phu nhân, khi có chút hiểu biết, dù biết rằng cái danh đến từ cái xó xỉnh nào thì cũng là danh. Tôi thèm chết một người danh giá nghĩ đến mình cho mình làm phu nhân họ, để mình thành bà này bà nọ , nhưng có đâu. Không có hoàn không có rất lâu, rất lâu để tôi có thể tự nhận ra rằng tôi có tự kiếm danh cho riêng mình nó thực hơn là mượn danh của chồng mình chớ.
Tôi để ý tới chuyện học hành hơn, cố gắng và cố gắng lắm. Không làm luật sư, bác sĩ gì nhưng cũng đủ kiến thức và hiểu biết tồn tại trong đời. Tôi làm phu nhân của một người 10 năm rồi người đó cũng bỏ tôi đi. Thành thật mà nói tôi rất muốn lại làm phu nhân của ai đó nhưng giấc mộng đó lúc này mơ hồ quá đi. Mình không còn thương được ai thì biết ai sẽ thương được mình đây hả.
Phu nhân, tôi chưa từng được ai giới thiệu hãnh diện tôi là phu nhân của họ. Chỉ có những cay đắng và những khinh miệt trong những năm tháng tôi làm phu nhân. Và từ giờ trở đi tôi không còn dám mơ làm phu nhân của ai cũng là chuyện bình thường. Cứ cho là tôi đã bỏ lỡ cơ hội đó trong kiếp này đi nhé. Tôi chấp nhận.
Vì Lý do kỹ thuật, xin tạm nghỉ 1 kỳ. Chân thành cáo lỗi cùng bạn đdọc.
Chúng tôi đến Tunisia 3 lần trong hai giai đoạn lịch sử khác nhau trước và sau cuộc Cách Mạng Hoa Lài năm 2011. Hẳn nhiên trước khi xảy ra cuộc Cách Mạng Hoa Lài, thì đời sống người dân ở đây thiếu tự do dân chủ, người dân cũng nghèo đói chỉ có bọn tài phiệt thì giàu sang phú quý. Giới cầm quyền thì quan liêu tham nhũng hối lộ, độc tài! Trong thời gian đó chúng tôi ít ra phố chỉ ở trong Resort, Sau năm 2011 chế độ được đổi mới có tự do dân chủ người dân được bỏ phiếu để chọn người tài lãnh đạo đất nước, trong 4 năm thay đổi chính quyền mới chưa có thể phục hồi và phát triển. Nhưng người dân Tunisia đều hy vọng sẽ đến một tương lai tốt đẹp cho đất nước của họ.
Mùa hè ở vùng biển Tunisia khí hậu mát mẽ dễ chịu, nước biển sạch có thể nhìn những đàn cá nhỏ đi tìm mồi, không có nhiều rong rêu như ở Kofu Hy lạp, từng cơn sóng nhỏ tung tăng chạy vào bờ cát vàng mịn, không sỏi đá, từ bờ ra xa khoảng 20 m nước sâu tới cổ ít nguy hiểm. Thú vị nhất buổi sáng tinh sương không khí còn yên tĩnh, chúng tôi đi chân trần dọc theo bờ biển, thong thả tận hưởng những làn gió nhè nhẹ từ ngoài khơi thổi vào.
Chúng tôi thích biển và cũng thích đất nước Tunisia, nhân viên Hotel phục vụ rất chu đáo, vui vẽ và niềm nở, trên môi luôn nở nụ cười ?thank you hay sorrỷ (trong khi ở Việt Nam nhiều du khách đi về than phiền nhân viên phục vụ không vui vẽ thiếu lịch thiệp, ra ngoài thì mua bán giá cho du khách đắt gấp đôi, người bán muốn móc túi du khách, thiếu thật thà...). Một chuyến du lịch bao trọn gói (Alle Inklusive) Hotel 5*, 2 tuần lễ rẻ hơn ít nhất 1000? so đi các nơi khác ở Âu Châu, nên du khách thích đến bờ biển nước nầy nghỉ hè. Theo thống kê năm 2014 hơn 2 triệu du khách từ nhiều quốc gia đến tắm biển, cũng như nghĩ dưỡng sức ở Tunisia:
Pháp: 680.000 người (Tunisia từng là thuộc địa của Pháp)
Đức: 425.000 người
Anh: 400.000 người
Số còn lại là du khách những quốc gia khác như: Áo, Dan Mạch, Hoà Lan, Thuỵ Sĩ...Nhờ phát triển về du lịch tạo cho người dân có công ăn việc làm, chiếm 7% GDP. Các khu bán hàng lưu niệm không lôi kéo, cò mồi mánh mung như những nơi khác, phần lớn hàng hiệu bị copy nhưng phẩm chất tốt bằng coton, muốn mua phải trả giá ½, ngoại trừ trong shopping có giá cố định. Tránh bị đau bụng tiêu chảy không nên uống nước đá, nên uống nước suối đóng trong chai. Tiền tệ: 1? = 2,17 Dinar; 1 USD = 1,97 Dinar
Tunisia diện tích 163.610 km²; dân số 10.777.500 (2012). Tổng sản phẩm nội địa, GDP (Gross Domestic Product) 97,74 tỷ USD đứng thứ 60 trên thế giới, trung bình đầu người 9.630USD. Theo Hồi giáo 98%; Thiên Chúa Giáo 1%, Do Thái Giáo 1%. Tài xế taxi đến xe ngưa. cũng lịch sự không đòi thêm tiền trà nước như ở Ai Cập. (ở Ai Cập đi xe ngựa họ đồng ý chở đi một vòng 10? lúc trả tiền thì kỳ kèo xin thêm 2?).
Bộ Ngoại giao Đức cảnh báo trước cho du khách không được đến các vùng: Tozeur - Douz - Ksar Ghilane - Tataouine - Zarzis. Cách biên giới Algeria, Libya 20km và không được đi vào vùng sa mạc Sahara. Ngày 19/3, Tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) lên tiếng nhận trách nhiệm vụ tấn công đẫm máu bảo tàng Bardo ở trung tâm thủ đô Tunis tối 18/3, số nạn nhân thiệt mạng 23 người, trong đó có 20 du khách nước ngoài và gần 50 người bị thương. Ba người Tunisia thiệt mạng, trong đó có một Cảnh sát.
Hai tên khủng bố là: Yassine Labidi và Saber Khachnaoui bị bắn chết, Cảnh sát bắt giữ 9 nghi phạm, 4 người khác được cho là có liên quan trực tiếp tới vụ tấn công, trong khi 5 người còn lại bị cáo buộc có liên hệ những kẻ tấn công cũng như "đứng đằng sau vụ việc".
Tổng thống Beji Caid Essebsi cho biết nước ông đang trong tình trạng chiến tranh với chủ nghĩa khủng bố: ?Những thiểu số điên khùng cuồng tín này không dọa được chúng ta. Chúng ta sẽ kháng cự lại chúng đến cùng một cách không thương tiếc... Dân chủ sẽ chiến thắng và bảo vệ du khách...?. Lời tuyên bố trên làm nhiều người yên tâm, du lịch đến vùng biển của Tunisia. Bờ biển dọc theo thành phố
Sousse là một điểm du lịch ưa thích của du khách từ Âu Châu. Không ngờ xảy ra lần thứ 2 tấn công khủng bố tại khu nghỉ mát Sousse, ở Hotel có nhiều Security bảo vệ nhưng họ không có súng để chống lại!
Trưa thứ sáu 26/6 là ngày đau buồn cho du khách bị tên sinh viên Seifeđine Rezgui Yacoubi (23) học ở University in Kairouan, theo lực lượng dân quân khủng bố Nhà nước Hồi giáo của (IS) tấn công du khách ở Hotel Imperial Marhaba. Hắn bắn người từ bãi biển rồi xông vào Hotel, bị Cảnh sát bắn chết khi hắn chạy ra bãi biển, 38 người bị thiệt mạng gồm 30 người Anh, 3 người Ireland 1 người Bồ Đào Nha; 1 người Bỉ, 2 người Đức? 39 người khác bị thương.
Sau vụ khủng bố Bộ ngoại giao Đức không cảnh báo du khách đến Tunisia. (Reisewarnung für Tunesien), tuy nhiên du khách của hãng TUI, Thomson và Thomas Cook có thể huỷ chuyến đi không tốn tiền, 250 khách hàng Đức hủy bỏ kỳ nghỉ của họ tại Tunisia. Khoảng 3.500 du khách giữ ý định đi du lịch. Số du khách nói tiếng Đức đang nghỉ hè ở Tunisia hơn 15.000 người. Những lần trước chúng tôi nghỉ hè ở Monastir và Sousse. Hè nầy chúng tôi lấy E. ticket, Hotelvoucher, Transfervoucher cả tháng trước không thể thay đổi chuyến đi, nếu bỏ chuyến đi mất 90% tiền đã trả, nên đành lên đường đi tắm biển cách nơi khủng bố 12 km. Thật cảm động người con út lấy Reisepass muốn chúng tôi huỷ chuyến đi và trả lại tiền cho ba mẹ bị mất. Sống chết đều có số mệnh, chúng tôi từng trải qua chiến tranh, bị tập trung cải tạo, vượt biển? Trình trạng khủng bố đang báo động cả Âu Châu, ở Tunisia hiện nay được tăng cường 1.500 Quân đội, Cảnh sát giữ gìn an ninh cho du khách nghỉ hè có gì phải lo âu? Các con đi làm chúng tôi xử dụng Personalausweis (nếu có địa chỉ Hotel thời gian lưu trú đi các quốc gia gần Âu Châu thì không cần Reisepass) âm thầm xách hành lý ra đi. Lần này là lần đầu tiên trong những lần du lịch chuyến bay bị trể, chúng tôi được bồi thường thời gian chờ đợi mỗi người 250?. đến nơi trời bắt đầu tối, phải điền phiếu nhập cảnh và trả mỗi người thêm 15? tiền thuế, những lần trước không có. Xe bus đón du khách về Hotel trên đường từ phi trường về phố được tu sửa mở rộng, nên nhiều nơi bị kẹt xe, hai bên đường là những vườn cây Oliven xanh lá, nhưng cỏ bị nắng cháy màu vàng, những đàn cừu ăn cỏ khô chạy nhảy trông thật vui mắt. Các ngã tư đường đều có Cảnh sát mang súng dài kiểm soát. Đến Hotel có 2 Cảnh sát mặc sắc phục đen cầm súng và 2 Security canh gát thật cẩn thận.
Hotel có thể chứa trên 1000 du khách, nhưng buổi tối ở Restaurant chỉ hơn ½, các nhân viện phục vụ cho biết số du khách ít hơn năm trước vì xảy ra khủng bố. Trước Hotel cũng như ngoài bãi biển ngày đêm đều có 2 Cảnh sát canh gát, tuần tra trên bãi biển xét từng balô, túi xách tay của dân bản xứ đi tắm biền, đi dạo ngang qua khu du khách. Sau 20 giờ trời tối cửa ra bãi biển đều khóa lại. Ngoài đường phố tiếng vó ngựa kêu lốc cốc trên đường nhựa khô khan, nhưng vắng bóng du khách đi xe ngựa chạy quanh phố đã lên đèn. Trong khu Resort cũng vui nhờ
khá nhiều người Đức, từ 22 giờ trời gió mát ngồi xem các chương trình văn nghệ của Animation trình diễn với nhiều mục hấp dẫn, dù du khách cho tiền Pourbois hay không đều được nhân viên phục vụ bưng bier, rượu, cocktail, nước đến từng bàn đầy đủ. Người nào muốn uống gì thì uống nếu còn sức khoẻ! Ông bà người Anh sống ở ngoại ô London, đến hơn một tuần ông bà vui vẽ vì nơi du lịch có an ninh bảo vệ du khách ngày đêm. Buổi sáng cùng chúng tôi ăn điểm tâm trên khuôn mặt ông bà kém vui vì ông nhận thư của Bô ngoại giao Anh thông báo, cho tất cả du khách Anh, phải rời Tunisia hạn chót là 12.7 có những chuyến bay đưa khách trở về cố hương, dù ông bà muốn ở lại cũng không thể được vì sau đó không có chuyến bay nào từ phi trường Enfidha bay sang London. Cũng trong thời gian nầy Bộ ngoại giao Áo, Đan Mạch cũng theo Anh ra thông báo buộc công dân nước họ phải rời Tunisia có máy bay của chính phủ đón về.
Tin trên làm cho chef cũng như nhân viên ở Hotel lo buồn, họ vẫn nở nụ cười nhưng đôi mắt không dấu được u buồn, Hotel mất đi 50 du khách và sẽ mất thêm nhiều nửa, cũng may Bô ngoại giao Đức ?chịu chơi? có lập trường vững, ủng hộ chính phủ Tunisia hết lòng, còn viện trợ cho 100 triệu ?, để chống lại khủng bố, giúp huấn luyện kỹ thuật cho Cảnh sát, Quân đội kiểm soát biên giới, làm hàng rào ngăn cách với Lybia. Hai tuần nghỉ hè có dịp tiếp xúc với Cảnh sát là những người trẻ vui tính, mặc sắc phục đeo cấp bậc gần giống như CSQG VNCH trước 1972.
Ngày nay Tunisia trong trình trạng báo động nhưng không đến nổi nào nguy hiểm. Hơn 10 triệu dân chỉ có một phần tử nhỏ cuồng tín có thể bị tiêu diệt nếu Cảnh sát Quân đội làm việc hết mình. (lệnh cấm của chính phủ Anh có giá trị đến tháng 10.2015, mùa hè nầy sẽ không có người Anh nào đến Tunisia, cũng làm ảnh hưởng đến du khách các quốc gia khác!). Một bài học cho chính phủ Tunisia mất uy tín không kiểm soát nghiêm minh, sau vụ khủng bố ở Tunis, để phần tử IS tiếp tục khủng bố lần thứ 2 ở Sousse cũng đầy máu và nước mắt, làm cho thế giới ghê sợ!
Trời đã về chiều, chúng tôi giả từ vùng biển Sousse, xe bus đón du khách ở các Hotel cùng một chuyến về, ra đầu xa lộ đến phi trường Enfidha, bị Cảnh sát chận
xe phải chờ khoảng 10 phút, tài xế cho biết có xe Cảnh sát bảo vệ chạy trước hướng dẫn, đoàn du khách trở về được bảo vệ, đi đến nơi vế đến chốn, không thể để xảy ra khủng bố thêm lần thứ 3.
Đúng vậy nếu xảy ra một lần nửa thì người dân Tunisia sẽ đói khổ vì mất việc, mất đi nguồn ngoại tệ lớn của hơn 2 triệu du khách hàng năm. Tunisia sẽ nghèo khó! Về lại Munich nhưng tôi vẫn còn ám ảnh những đôi mắt buồn rưng lệ của từng người làm việc ở Hotel, nếu du khách ít đến thì chủ bớt nhân viên mất việc trường hợp khó khăn cho những người đàn ông đi làm nuôi vợ với 4 hay 5 đứa con, thất nghiệp không nhận được tiền trợ cấp cũng như bảo hiểm sức khỏe! các cửa tiệm người bán hàng ngủ gật vì không có khách. Một tên khủng bố giết chết 38 du khách, linh hồn của họ đã về với cõi vĩnh hằng, nhưng đời sống những người dân nghèo Tunisia đang dở sống dở chết. Tôi cầu mong sau lễ Ramadan có thêm du khách của các nước Hồi giáo đến du lịch, có thể làm cho đất nuớc Tunisia nở thêm những cánh hoa xương rồng trên sa mạc.
Buổi chiều biển hạ
Nắng còn vàng vọt vương vãi
Mây trắng lãng đãng bồng bềnh
Sóng vẫn bấp bênh vỗ đều nhịp
Tuần tự tuần hoàn nhịp lớn nhịp nhỏ...
Người đàn ông chợt nhìn thấy một bóng dáng đang ngồi bó gối mắt đang chăm chú nhìn theo đàn hải âu nối theo nhau bay lượn trên không... ánh mắt cô bé như chỉ biết có cô cùng trời và biển, tiếng sóng vẫn nhẹ nhàng vỗ những nhịp điệu chập chờn đều đặn như một bản tình ca ru hồn người trong chiều tà. Biển vắng lặng chỉ có đôi ba người, đâu đó một vài cặp tình nhân nắm tay nhau thì thầm nhỏ nhẹ bước bên nhau... và một vài người đang chạy chầm chậm trên bãi bước nhịp đều như nhịp sóng vỗ... chiều trên biển yên lặng quá, cô bé vẫn bất động,cái dáng thon nhã ngoan hiền với mái tóc phủ nhẹ che cả khuôn mặt, cả một làn sóng tóc trãi dài trên lưng. Yên lặng chăm chú một cách thần thánh, cô bé chiêm ngưỡng vẻ đẹp của tạo hóa, ánh hoàng hôn chỉ còn chừng như trong khoảng khắc sẽ chìm dần trong lòng biển cả một chút níu kéo một chút thèm muốn, giữ lại cái vệt sáng cuối cùng cúa mặt trời... người đàn ông nhìn dưng bống ước ao có một cái máy chụp hình để lấy được hình ảnh này... hay một cái giá đế vẽ lại phút giây này.
Bất chợt, cô bé giơ tay lên quệt mắt vài giọt nhỏ rơi tim người đàn ông chợt thắt lại...
Lâu lắm rồi, dường như lâu lắm nguời đàn ông mới tìm thấy lại cái bản ngã đơn thuần của loài người, của chính mình... nghe xao động vì giọt nuớc mắt của một cô bé, cái dáng dấp lạc loài bé nhỏ giữa buổi chiều tà trên biển khiến cho người đàn ông cảm thấy tội nghiệp và muốn giang tay che chở.
Gió thổi đến tóc người con gái thối bung bay rối khung trời tiếng gió phất phơ chơi vơi như âm vang của sóng vỗ lao xao hồn, chao động tim... Dằn lòng không được người đàn ông bước lại gần...
"Chào cô bé."
Im lặng, người đàn ông tiếp:
"Cô bé một mình ớ đây, không sợ sao??"
Vẫn im lặng...
"Coi chừng có người lại bắt cóc đó! không nên ở biển đêm một mình..."
Tiếng bật cười trong như pha lê vang lên từ cô nhỏ... làm xé toạt âm thanh rì rào của sóng biến rồi chìm xuống rất nhanh... tiếng cười dòn tan vô tư lự so với đôi mắt u huyền ướt át cúa cô bé tiếng cười làm cho khuôn mặt cô bé rạng rỡ hơn, mắt trong như ánh sao vừa chớm ở góc trời... tự dưng người đàn ông bật tiếng:
"Cô bé có đôi mắt long lanh như vì sao trên kiạ"
"Vậy sao??"
"Ừ, cô bé nên cười nhiều hơn khóc... để đời vui hơn, cô bé có nét nhí nhảnh vô tư trong gịong cuời hơn là nét trầm uất với giọt nước mắt vừa rơi"
"Ông nói ngộ lắm, ví von hay nhỉ..."
"Không đâu, tôi chỉ đơn thuần nói ra cái gì mình đang nghĩ vậy thôi."
"Uh huh"
Hai người chợt yên lặng, tiếng sóng vẫn vỗ trầm trầm... đôi khi đập vào ghềnh đá bọt sủi lên trắng xóa trên nền xanh thẫm cúa biến lẫn lộn có nhưng nhánh rong rêu bị lôi cuốn đánh vào bờ nằm yên tội nghiệp vò võ trên nền cát min. Người con gái cắm cúi mân mê đốt ngón chân cúa mình im lặng...
Trời chợt trớ gió,thênh thang hất vào mặt... làm cô gái rùng mình. co lấy hai tay vòng người lại. Ngó quanh quẫn cô bé chắng có gì, người đàn ông cới chiếc áo khoác cúa mình choàng nhẹ vào vai cô, cô bé ngồi im vẫn cúi đầu thinh lăng. Trầm tư người đàn ông lôi trong người ra và bắt đầu bật lứa hương thuốc quyện vào không gian người đàn ông hít mạnh hơi khói thuóc vào và nhìn thấy ánh mắt nhìn cúa cô bé và cái nét nhăn nhăn cúa cô
"Cô bé không thích mùi thuốc lá??"
"Hôi thí mồ, Ông không sợ bị ung thư sao??"
"Không, tại sao phái sợ, con người sống chết có số..."
"Chỉ sợ sống không ra sống chết không ra chết và làm khổ người khác thôi đó ông "
"Ừ nhỉ, mà đó là chuyện đời người... vẫn thường như thế thôi... tuần hoàn mà, làm sao ai biết được chết sống nếu giả sứ có chết... chỉ một bước ra khỏi cuộc sống bình thường bước qua bên kia một khoáng không vô tận, có người gọi là thiên đàng, người khác gọi là niết bàn, hay hoả ngục, địa ngục ai có thế chứng minh đượcchỉ là giá tướng, ngoài tầm hiểu biết của con người có phái không??"
Cô bé im lặng, trầm ngâm, mông lung ngó xa xa bóng tối bao trùm tràn trên mặt biển tít xa lấp loáng vài ánh đèn như chấm nhỏ. dường như là từ những chiếc thuyền đang lướt sóng...
Bỗng cô bé chợt nói "Ông nghĩ sao nếu ông chết, sự đau khố của người còn ở lại hở ông ?? Có phải đời chí còn là bóng tối... là sự tuyệt vọng và là mummy nghĩa là chết... trong lòng hết thiết sống"
Sững sờ,người đàn ông nhìn chăm chú vào khuôn mặt cô bé, Có giọt nưóc mắt lăn dài người đàn ông muốn giơ tay chùi nhưng chùn lại và thớ dài Tiếp tục đốt cho mình và thả vòng khói thuốc khạc Hơi khói toả nhẹ bay vào không trung lẫn theo sương khói cúa màn đêm. Im lặng lại bao trùm hai người chỉ còn tiếng sóng nỉ non khúc nhạc đêm đánh nhẹ vào bờ thanh thản rồi từ từ cuốn ra xa.
Cô bé bống đứng bật dậy, chiếc áo choàng rơi xuống nền cát, cô bé cúi xuống nhặt lên và cùng lúc người đàn ông cũng cúi xuống... tay chạm tay như luồng điện chạy ngang hai người sững nhìn nhau... ánh mắt cô bé long lanh hơn mớ to ngạc nhiên. Người đàn ông chợt bối rối và không kìm hãm đưa tay lên vuốt nhẹ đôi má từ từ vẽ trên đôi môi của cô im lặng rồi hai người cứ thế nhìn nhau.
Sóng cao ngọn đánh vỗ ầm vào ghềnh đá phá tan, cả hai đều giật mình và mĩm cười với nhau như thông hiểu.
Cô bé lí nhí "Chắc phải về cám ơn ông chiếc áo khoác"
Người đàn ông vội nói: "Cô bé có cần tôi escort??"
"Không, cám ơn ông... chúc ông một buối tối an lành có duyên gặp lại"
Vừa nói xong cô bé quày quả bước nhanh... người đàn ông với khói thuốc vòng quanh lặng nhìn theo dáng đi tất tả của cô bé như đang trốn chạy... Tà áo trắng của cô bé in lạnh và loãng dần theo màn sương mù rồi xa dần Sóng biển ngoài kia vẫn vỗ... trầm trầm cung cao cung thấp mịt mờ... Người đàn ông nhìn ra biến và chợt nhận ra mình chưa biết tên cô bé mĩm cười vu vơ, người đàn ông hít vào và thở mạnh ra khói toá bay trong đêm quyện chung quanh người đàn ông cảm thấy hồn mình thật bình yên và thật thinh lặng.
Biển và bóng đêm đang quây quần ru nhạu trên thinh không những vì sao vẫn lấp lánh...
Từ khi có bà Tám dọn về ở cái xóm này đã nhiều việc xãy ra khiến cho nhiều người thích thú, việc đầu tiên bà cho sơn phết lại toàn bộ căn nhà với màu xanh két cái màu mà ít có ngôi nhà nào chủ nhân ưa chuộng , cả xóm tôi căn nhà bà như nổi bật hẳn lên, cũng vì cái màu sơn này khiến ông Sáu khều ngứa mắt, nên vào một sáng nọ sau chầu cà phê ở quán Bà Tư bán ngay đầu hẻm ông Sáu lò dò thả bộ đến trước cổng nhà bà Tám rồi ông réo lên :
- Chị Tám ơi ! Có nhà không chị ?
- Ai đó in như anh Sáu Khiều phải không ? Sáng sớm tìm tui có gì không cha nội , may cho tui là bà giá chứ không khéo lúc ông chồng tui còn sống ổng ghen dàn trời , thấy ông tìm tui kiểu này ổng xữ đẹp ông liền đó nghe cha già Sáu .Ha ha ha .
Nghe bà Tám nói kiểu " kèo trên " ông Sáu hơi " quê độ " trong bụng , ông liền trả đũa :
- Cái bà này , bạn bè lâu năm với nhau ông Tám ổng rành cái bụng tui sáu câu vọng cổ bù lon luôn làm sao ổng ghen tuông với tui cho được , bà nói hơi lố rồi nhe bà chằn lửa . Hi hi hi
- Cái ông quỷ này , sáng sớm lại kiếm chuyện với tui hé , cũng may cho ông nhe , chị Sáu còn sống tui méc với bả là ông " Xí lắc léo " luôn chứ ở đó mà làm le với tui . Thôi không giỡn nữa ông kiếm tui có vụ gì hông ?
- Có chuyện tui mới ghé chị chứ khi khổng khi không mắc mớ gì tui ghé qua đây chi cho mệt cái thân, cái nhà này hồi trước tui giới thiệu cho chị mua , cái màu sơn cũ tui thấy nó trang nhã vô cùng để vậy ở được rồi , chị sơn lại cái màu hổng giống ai , tui uống cà phê ngày nào cũng nghe thiên hạ xầm xì hoài , đại khái họ nói chị chơi nổi , nào là bà Sáu có tuổi rồi còn nhí nhảnh , chung quy họ không thích cái màu sơn nhà của chị .
- Anh Sáu ơi !Hơi đâu chấp nhất chuyện thiên hạ thị phi , họ có nuôi cơm tui ngày nào đâu , quyền tự do tui thích màu nào là chuyện của nhà tui , ai nhiều chuyện tui biết là tui đào m....
Bà Tám chưa nói dứt câu , thì ông Sáu khều nhanh tay bụm miệng bà lại , rồi ông lấy ngón tay trỏ của bàn tay còn lại kê lên miệng ra dấu cho bà Tám im lặng,
Ông Sáu ngó dáo dác chung quanh may mà không có ai ở gần để nghe được sự đối đáp giữa hai bên , ông Sáu nói khẻ:
-Bà Tám ơi , có gì từ từ nói , bà nóng lên bà rũa xả thiên hạ , họ nghe được xúm lại dợt bà một trận là Sáu Khều này không bênh bà được đâu đó .
Vẫn chưa hết bực bội bà Tám tiếp tục :
-Mắc chứng gì phải sợ anh Sáu , mấy ông mấy bà đó ở không nhiều chuyện quá ai chịu đời cho thấu , mình mà hiền quá họ trèo lên đầu hồi nào không hay .
Thấy tình hình căng thẳng quá độ , xét vì cũng tại mình buôn chuyện cho bà Tám đã không được một tiếng cảm ơn mà còn thiếu điều muốn vạ lây vô câu chuyện này nên ông Sáu tính kế chuồn êm :
-Thôi chuyện không có gì , chị cũng đừng để bụng , họ nói riết rồi cũng chán, mai mốt uống cà phê tui nghe ai bàn ra tán vô vụ cái màu sơn nhà chị lần nữa thì không cần chị ra tay , lúc đó đích thân tui " dũa " mấy ông mấy bà đó liền một khi cho chị coi .
Nghe Ông Sáu Khều nói những câu khác chi " Anh hùng mã thượng " vuốt ve mình khiến bà Tám đỗi giận làm vui , bà cười giòn và xỡi lỡi nói :
- Chèn đéc ơi , nảy giờ lo đôi co với anh tui quên mời anh vô nhà uống miếng nước , dô đây anh Sáu tui pha bình trà hai anh em mình nhắc chuyện đời xưa cho vui .
Còn gì vui bằng và bà Tám gãi trúng chổ ngứa của ông Sáu, ông định vào nhà chuyện trò với bà Tám cho vui chứ về nhà giờ này ông cũng nằm chèo queo trên chiếc võng rồi ôm cái Radio nghe suốt đến trưa , khi bụng đói cồn cào ông mới mò vô cái " Gạc măng rê " lôi cái nồi cơm nguội với mấy miếng khô cá tra cá sặc chiên sẳn lúc sáng để ăn, những lúc ấy ông Sáu mới nhớ về người vợ thân yêu nhất của mình ...
* * *
Ngồi vắt vẻo đong đưa hai chân trên cây cầu khỉ nối liền con kênh , Sáu khều móc trong túi ra lá thư mà anh ta viết sẳn, dự định chút nữa gặp cô Phấn anh sẽ trao lá thư này, vốn tính tình hiền lành nhút nhát anh sáu Khều không đủ ngôn từ để diễn đạt tấm lòng của mình đối với cô Phấn, vì lẽ đó suốt đêm qua anh nặn óc viết viết rồi xé xé không biết bao nhiêu tờ giấy, có lúc viết gần xong lá thư anh nhẩm đọc lại thấy nó chưa đủ sức thuyết phục trái tim cô thôn nữ , anh viết lại lá thư khác, có nhiều chổ cần thổ lộ tình cảm mà anh không biết dùng lời lẽ như thế nào , bí qua anh bèn đến bên giường cô em gái dựng đầu em thức dậy để góp ý cho anh vì dù muốn dù không cô Bảy Nở so với anh sáu thì trình độ học vấn cao hơn ông anh mình nhiều , hơn nữa cô Nở còn được cha mẹ cho ra tỉnh học đến nơi đến chốn , còn anh Sáu thì sự học không được suôn sẻ cho lắm hơn nữa anh phải bỏ họ dở dang để đi vào quân ngũ , cuộc đời chinh chiến triền miên anh Sáu cũng như bao lứa thanh niên khác cứ miệt mài hành quân cho đến ngày rã ngũ trở lại quê nhà ...
Cô Bảy xem quá lá thư rồi phá lên cười cho dù cơn ngáy ngủ vẫn còn , cô gạch gạch xóa xóa rồi viết lại những ý khác cho anh Sáu chép lại , khi xong lá thư cô Bảy liền đòi tiền công :
-Anh Sáu ngày mai phải bao em một tô hủ tíu Hoành Thánh của chú Ba bán ngoài chợ nghe .
Nghe cô Bảy nói , Sáu Khều như "Đĩa phải vôi " liền đáp ngay :
- Đâu có được Bảy , sáng mai anh hẹn chị Phấn rồi , bữa khác được hông ?
- Hổng chịu đâu , lâu lắm em chưa được ăn hủ tíu của chú Ba , thèm lắm rồi .
-Thôi nè , cầm trăm đồng nhờ thằng Nam bạn em nó chở đi , nhớ thối tiền lại cho anh nghe , ông già tía mình mới cho anh hôm qua đó , em mà xài hết là anh húp cháo rùa luôn đó nghe .
- Cám ơn anh Sáu em biết rồi , thương anh Sáu nhất nhà .
Nói xong Cô Bảy ghì đầu Sáu Khều hôn lên má hai cái , khiến Sáu Khều cười nhẹ rồi nói :
-Con Bảy nhà này nịnh ác ôn luôn tía má ơi !
Hai anh em Sáu khều đồng cười vang lên khiến ông Hai tía Sáu Khều giật mình lên tiếng hỏi :
-Trời trời , khuya lơ khuya lắc mắc cái giống gì mà hai đứa làm um xùm vậy , má bây bả bệnh mới chợp mắt chút xíu bây chọc cho bả thức giấc bả "bố"cho cả đám là chết nghe bây , thôi tắt đèn đi ngủ dùm tui đi cô cậu ....
* * *
Mặt trời gần đứng bóng mà chẳng thấy bóng dáng của của Phấn đâu , lòng như lửa đốt nên Sáu Khều không ngồi đong đưa chân nữa , Anh ta đi qua đi lại cây cầu khỉ không biết bao lần , đôi mắt thì chăm chú nhìn về phía con đường làng , mỗi khi có bóng người xuất hiện từ xa thì Sáu Khều cứ thấp tha thấp thỏm mong sao nàng tiên trong giấc mộng của mình mau chóng xuất hiện, vài người đi qua mà chẳng thấy bóng dáng cô Phấn trong lòng Sáu khều buồn vô hạng . Thẩn thờ nhìn xuống dòng kênh nước lờ đờ chảy , từng dề lục bình hoa tím nở thật đẹp trôi theo dòng nước , bất chợt nhìn vào sát mép nước dưới kênh , Sáu khều gặp hai con Còng gió đang quấn quít bên nhau ra chìu thật hạnh phúc , bất chợt một trái dừa khô rơi xuống nước tạo con sóng thật mạnh đánh dạt hai con Còng ra hai phía, tưởng chừng chúng sẽ bỏ cuộc hẹn hò kia sau cái tai nạn nọ , nhưng khi sóng lặng gió yên chàng và nàng Còng gió kia tìm lại bên nhau để vui vầy Hạnh phúc , lúc này Sáu khều cũng mong sao tình cảm của anh ta với cô Phấn sẽ viên mãn như tình của đôi Còng gió nhỏ bé kia .
- Anh Sáu , chờ Phấn có Lâu không ? Vừa xách xe đạp ra khỏi nhà thì tía em kêu mua rượu nên có hơi trể . Xin đừng giận Phấn nghe .
Nghe tiếng Phấn gọi , anh Sáu hoàn hồn thôi mơ mộng để trở về thực tại .
- Ờ ờ có hơi lâu nhưng không sao , anh chờ Phấn được mà .
- Tội nghiệp anh Sáu của em , em mắc đền anh nè .
Phấn móc trong túi áo bà ba lấy ra cái khăn Mù soa có thêu hình đôi chim liền cánh trao cho Sáu khều , Phấn nói:
- Em thêu suốt đêm qua đó , tặng anh Sáu làm kỷ niệm , sau này có " dợ " cũng đừng có bỏ em buồn lắm đó nghe
-Anh sẽ giữ mãi mãi bên mình , có " dợ " anh bắt " dợ " giặt giũ cho anh chớ làm sao bỏ được .
Anh Sáu và Cô Phấn dìu nhau đến ngồi dưới góc dừa cạnh bờ kênh , gió dưới kênh thổi thốc lên mát rượi , hai người lặng yên không biết nói thêm điều gì, một lúc sau lấy hết can đảm Sáu Khều móc lá thư có tẩm mùi dầu thơm trao cho Phấn :
- Anh gửi em cái này , anh viết suốt đêm qua , xem xong đừng cười nhe.
Cầm lá thư trên tay Phấn vội ép chặc lá thư vào ngực mình , nàng thỏ thẻ :
- Ai mà cười anh Sáu đâu mà sợ , ai cười hở mười cái răng , ha ha ha .
- Đó đó Em cười đó . ..
Mở lá thư ra , ngồi tựa lưng vào nhau Phấn đọc chậm rãi thỉnh thoảng nàng cười e thẹn khiến đôi má đỏ hây hây , còn Sáu Khều thì đang đánh lô tô trong bụng , anh chàng sợ lá thư kia chưa đủ sức chuyên chở tấm chân tình của mình dành cho nàng , nói dại nếu nàng mà lắc đầu khi đọc xong lá thư chắc Sáu Khều sẽ " Phong rong " xuống dòng kênh để trốn chứ mặt mũi nào để nhìn nàng nữa . Thời may xem xong lá thư Phấn quay lại ôm chầm người Sáu Khều làm cho Sáu ta như chạm phải dòng điện 110 volt , nhưng rồi phản xạ tự nhiên Sáu Khều cùng ghì chặc phấn vào lòng mình, cả hai trao cho nhau những nụ hôn thật nồng nàng . Dường như hai thỏi nam châm hút nhau chẳng bao giờ rời ra nếu không có sự tác động của con người , đến khi có tiếng mái chèo khua nước và tiếng í ới nói chuyện với nhau của người qua đường thì hai anh chị mới bừng tỉnh thoát ra khỏi cơn mê tình ái .
Thư đi tin lại , hẹn hò nhau trao nhau những lời thệ ước , như trái chín trên cành rồi cũng đến ngày thu hoạch . Đám cưới của anh Sáu và cô Phấn thật tưng bừng, bạn bè trong xã ngoài quận bà con nội ngoại hai bên đông đủ , đôi tân lang và tân giai nhân rực rỡ trong ngày cưới , hai vợ chồng sau khi làm thủ tục trao nhẫn cưới và uống rượu giao bôi thì bắt đầu theo cha mẹ đi vòng vòng để chào bàn khách tham dự .
Khi đến bàn của vợ chồng Tám Tâm đôi bạn thân thiết của Sáu Khều và Phấn , vừa đưa ly rượu mời cả bàn nâng ly thì cô Tám đứng lên cầm ly rượu cụng mạnh vào ly rượu của Sáu Khều rồi hỏi :
- Sáu Khều nè , có con Phấn bạn tui nè ông hứa cho tụi tui nghe đi :
Biết Tám cũng còn tình cảm với mình mặc dù đã se duyên cùng Tâm , sẳn dịp đông người Tám muốn ghẹo Sáu Khều một phen cho vui , Sáu khều muốn khẳng định tình yêu với Phấn và sẳn có hơi men trong người , Sáu khều nói ngay không cần suy nghỉ :
- Tui hứa với bà tui yêu Phấn trọn đời , sau này già yếu mà lỡ nàng có theo ông bà trước thì tui quyết ở giá trọn đời luôn.
Cả bàn tiệc vỗ tay rần rần , Tám cũng cười như mọi người trong bàn nhưng nếu tinh ý thì mọi người sẽ thấy nụ cười gượng gạo ...
* * *
- Ông Sáu , nảy giờ làm gì như mất hồn vậy ông ? Nhớ bà phấn rồi phải không ?
Sáu khều với giọng buồn buồn :
- Tội lắm bà ơi , trước khi nhắm mắt Lìa đời Phấn đưa cho tui cái khăn mù soa hồi xưa rồi bà nói tui quên lời thề nơi bàn tiệc hồi đó đi , vì hai đứa tui đâu có con cái gì đâu , Phấn kêu tui nếu được thì bước đi bước nữa , ráng kiếm đứa con cho vui . Nghe Phấn nói mà tui muốn đứt từng khúc ruột .
- Bà Phấn bả nói chí phải đó , giờ có một thân một mình ốm đau ai lo cho ông?.
- Tui sống vậy quen rồi bà ơi !
Ông Sáu thòng thêm một câu :
- Nói vậy chứ bi giờ ai đâu mà ưng tui, gì cúp bình thiếc rồi mần ăn gì nữa bà ơi !
Bà Tám cười rân rồi đáp :
- Ông nói vậy chứ tui thấy mấy bà trong xóm này hay nhìn lén ông lắm nghe , được cái ông đẹp lão , ta coi bà nào hiền hiền hốt đại bả về đi cho có cật có ruột mới vui nhà vui cửa , ông ở cu ky một mình buồn lắm , tui được cái có con Mén nó thủ thỉ tối ngày nên không mấy lẻ loi .
- Bà thì sướng rồi còn nói cái giống gì nữa . À mai bà ra quán bà Tư uống cà phê với tụi tui đi , có mặt bà ít ra cũng bớt được vài cái miệng sàm tấu .
- Cũng được , cái thằng cha quỷ này giờ mới chịu kêu tui uống cà phê , chờ câu này mấy chục năm rồi đó , ha ha ha ..
* * *
Không biết có nhờ các ông bà bạn ngoài quán cà phê xúi giục hay không , hay lửa gần rơm lâu ngày cũng bén , hoặc thấy cảnh cô đơn lâu ngày nên cần có đôi có bạn để an ủi nhau lúc ốm đau hoạn nạn nên Sáu Khều và bà Tám quyết định góp gạo thổi cơm chung .
Trong lúc ngồi ghi thiệp báo tin , bà Tám chọt một câu :
- Ông Biết tại sao tui chọn màu xanh Két để sơn nhà không , là ông Tâm đó mắc chứng gì ngày xưa ổng khoái mấy con két của bạn bè trên Ban mê thuộc tặng , sau này mua sắm đồ dạc trong nhà thứ nào ổng cũng xài cái màu này, ban đầu tui bực lắm nhưng lâu dần thấy cũng quen rồi nhiễm cái màu này và yêu nó luôn , ổng mất đi tui buồn lắm để nhớ lại kỷ niệm xưa tui mới sơn cái nhà màu này , người bên ngoài đâu hiểu chuyện cứ tưởng tui người cõi trên không hà .
- Thì ra là vậy , thôi cứ để y màu xanh két đi bà , vì ông bà mình có câu " Dù ai nói ngã nói nghiêng , lòng ta cứ vững như kiềng ba chân ".
Bà Tám cười cười ra chìu tán đồng với câu nói trên của ông Sáu Khều , bổng dưng bà cắc cớ hỏi một câu khiến ông Sáu ú ớ nói không nên lời :
- Bây giờ ông tính sao với lời hứa hôm uống rượu cưới ở bàn tụi tui hồi đó .
-Ờ thì , ờ thì . Bà này muốn làm khó tui phải không ?
Hai ông bà quá hiểu ý nhau sau câu ú ớ của ông Sáu Khều nên đồng cười vang , trên khuôn mặt hai người hiện rõ mùa xuân vừa trở lại ...
Đêm 3.7.2015.
BBT Giao Mùa xin giới thiệu đến độc giả tác phẩm Hồn Tôi Chuông Gió của nhà văn Nguyễn Thị Thanh Dương trong BBT Giao Mùa. Một ngòi bút nữ được nhiều người biết đến với những sáng tác thơ, văn luôn để lại dấu ấn sâu sắc trong lòng người mến mộ. "Hồn Tôi Chuông Gio" là tập thơ đầu tiên của chị sẽ được phát hành tại Nam CA. Thân mời Anh Chị Em và thân hữu đến tham dự buổi ra mắt tập thơ " Hồn Tôi Chuông Gió" của nhà văn Nguyễn Thị Thanh Dương vào ngày chủ nhật 19 tháng 7, 2015 tại Hội trường nhật báo Người Việt.
14771 Moran St .
Westminster , CA 92683 .
Hồn Tôi Chuông Gió: Thi nhạc sĩ Phan Ni Tấn và nhà văn Bích Huyền viết lời giới thiệu
Hồn tôi chuông gió: 222 bài thơ .
Hồn tôi chuông gió là những khoảnh khắc rung động của chiếc chuông gió với những ngọn gió quanh đời
Hồn tôi chuông gió là hình ảnh chúng ta: tình yêu, tình quê và cuộc sống
Trân trọng kính mời
https://www.youtube.com/watch?v=e4njJZyQUCY
BBT Giao Mùa xin giới thiệu đến độc giả CHƯƠNG TRÌNH HỘI NGỘ VĂN BÚT - CA - NHẠC - HỌA - VĂN - THƠ - THI SĨ từ thi sĩ Mai Hoài Thu, cây bút quen thuộc của Giao Mùạ
THƯ MỜI
Nhằm ghi dấu một chặng đường dài 40 năm tị nạn (1975 - 2015) và duy trì nền văn hóa tiếng Việt tại hải ngoại, Hội Thân Hữu Người Việt Paris Cộng Hòa Pháp tổ chức
"CHƯƠNG TRÌNH HỘI NGỘ VĂN BÚT - CA - NHẠC - HỌA - VĂN - THƠ - THI SĨ"
Hội Thân Hữu Người Việt cộng đồng Paris Cộng Hòa Pháp trân trọng kính mời:
- Nhạc sĩ Vĩnh Điện
- Thi sĩ Mai Hoài Thu
- Danh họa Vũ Hối
- Họa sĩ Vũ Quốc
- Ca sĩ Vân Anh
- Danh ca Lệ Thu
- Danh ca Elvis Phương
- Ca sĩ Thương Linh
Khởi hành từ ngày 16 - 09 - 2015 đến hết ngày 29 - 09 - 2015 với 4 LIVE SHOWS:
- 2 live shows tại thủ đô Paris
- 2 live shows tại thủ đô Amsterdam Hòa Lan
Trong suốt thời gian lưu diễn 2 tuần & thời gian viếng thăm những thành phố cổ kính của Liên Bang Châu Âu. Đặc biệt Amsterdam Hòa Lan & những di tích lịch sử, vườn hoa tulip
Đặc biêt quý thân hữu tham dự sẽ nhận được những món quà:
- 4 vé mời VIP cho 4 live shows
- 1 dĩa DVD trong suốt thời gian du ngoạn 2 tuần
- 1 tập nhạc của Nhạc Sĩ John Do Truong
- 1 poster hình lưu niệm size 60 x 80
- 1 tác phẩm "Cẩm Nang Đời Sống Văn Minh" của tác giả John Do Truong.
Ban tổ chức hoàn toàn tại trợ vé khử hồi từ Mỹ đến Pháp & từ Pháp trở về Mỹ bao gồm khách sạn, di chuyển, xe đưa đón, du ngoạn, điểm tâm, dùng trưa hoặc tối, bảo vệ trật tự an ninh? Tất cả mọi chi phí trị giá 2,790 dollars.
Quý Ca - Nhạc - Họa- Văn -Thơ - Thi sĩ có thể mang theo các tác phẩm đã phát hành để giới thiệu cùng cộng đồng người Việt tại Âu Châu. Chúng tôi hoàn toàn không nhận tiền hoa hồng (commission tác phẩm) từ nơi quý vị.
Quý vị thân hữu cộng đồng người Việt Hoa Kỳ ghi danh tham gia chương trình cùng chúng tôi. Chúng tôi nhận ghi danh kể từ ngày 23 - 05 - 2015 đến hết ngày 27- 08 - 2015. Xin vui lòng phúc đáp trước thời hạn 2 tháng để ban tổ chức tiện việc sắp xếp. Xin vui lòng ghi danh trước ngày 04 - 07 - 2015. Quý vị nào ghi danh sau ngày 04 ? 07 - 2015 xin thêm $150 dollars cho tiền vé máy bay. Quý vị ghi danh chi trả trong 3 đợt: Mỗi đợt là 1/3 của tổng giá vé $2790 dollars (tức là $930 dollars cho mỗi đợt).
Sự hiện diện của quý Ca - Nhạc - Họa- Văn -Thơ - Thi sĩ cùng tham dự viên là sự đóng góp cho nền văn hóa Việt Nam cùng cộng đồng người Việt Âu Châu đến hậu sinh.
Đại diện Hội Thân Hữu Người Việt Paris & quý anh chị em nghệ sĩ tự do, Ban Tổ Chức trân trọng kính mời!
Paris, April 25, 2015
Trưởng Ban Tổ Chức,
John Do Truong
Điện thoại liên lạc: 337- 8815-3846
Đại diện Hội Thân Hữu Người Việt tại Hoa Kỳ,
Thi si MAI HOÀI THU
Điện thoại liên lạc: 408- 204-9472
Nguyệt San Giao Muà xin cám ơn những thân hữu đã dóng góp bài vở cho Nguyệt San Giao Muà số 160 . Một số bài khác sẽ được đăng dần vào số tới. Mong mỏi sẽ nhận được những sáng tác của các bạn bốn phương để cho Nguyệt San Giao Muà thêm phần hương sắc trong tương lai.
2) Để rút ra danh sách của NSGM (unsubscribe),
xin gửi email về GiaoMua@hotmail.com
3. Mọi chi tiết, thể lệ, thắc mắc, xin gửi về:
GiaoMua@hotmail.com
4. Mọi bài vở, đóng góp, xin gửi về:
GiaoMua@hotmail.com
Nguyệt San Giao Muà
Homepage: http://www.GiaoMua.com
Thể lệ gửi bài cho Nguyệt San Giao Muà:
Mong bạn gửi Bài cho GM theo cách này là tốt nhất :
1. Dùng mẫu chữ Vietnet (VIQR) hay Unicode
2. Viết Hoa chữ đầu của bài và bút hiệu. Ví dụ: Giọt Mưa Trên Lácủa NS Phạm Duy
3. Gửi bài ngay trong email (không kèm file), để cho BBT khỏi mất công download xuống để đọc
4. Gửi tất cả các bài trong 1 tháng 1 lần trong1 email, nếu tiện.
5. Bài vở xin gửi đến trước ngày 25 mỗi tháng
6. Mọi chi tiết, thể lệ, thắc mắc, xin gửi về: GiaoMua@hotmail.com
Cám ơn bạn rất nhiều, vì nhân sự có hạn, BBT không thể ngồi đánh máy lại từng đề bài hay bút hiệu.
P.O . Box 378
Merrifield, Virginia 22116
USA
Trang Nhà