Số 161
Ngày 1 tháng 9 năm 2015
Nguyệt San Giao Mùa
P.O. Box
378
Merrifield, Virginia
22116
USA
Thư Ngỏ
Bạn mến,
Sáng nay thức dậy ngồi nhìn ra khoảnh vườn sau đậm lá, loáng thoáng trời xanh tôi chợt nhớ ra mình đã về hưu tròn tháng. Mỗi ngày chừng như qua đi rất vội lúc nào chẳng hay. Nhà tôi cười mỗi lần nghe chồng ca cẩm về những bận rộn không cần thiết, nhiều khi vô cớ cứ dồn tới ..
Tôi ngước nhìn ánh nắng đầu ngày chiếu xiên qua rặng dương lá chắn xanh rì, lòng chợt bồn chồn vì ý niệm thời gian qua mau. Khóm hoa thục quỳ góc vườn nhả hoa vàng như nắng rớt. Hay chỉ là chút vàng phai của ngày đang sắp sửa qua đi ...
Ngày sẽ hết tôi sẽ không ở lại.
Tôi sẽ đi và chưa biết đi đâu... (Bùi Giáng)
Tháng Tám. Người thầy cũ dạy Toán thời trung học Phan Châu Trinh Đà Nẵng, cũng là thi sĩ Trần Hoan Trinh qua đời. Người thi sĩ đã muôn đời ở lại với phấn trắng, bảng đen, với sân trường lá rụng.
Cho ta hóa đá sân trường
Để mai sau vẫn vui buồn bên em.
Thơ Trần Hoan Trinh quen thuộc với bạn đọc Giao Mùa cho tới vài tháng gần đây, rồi vì bạo bệnh nay đã không còn. Một trong vài bài thơ cuối của thi sĩ Trần Hoan Trinh trên Giao Mùa có những giòng như trăn trối.
Ta giận mình bạc bẽo vô duyên
Gặp gỡ nhau rồi để lãng quên
Tráng sĩ cũng đành thôi bẻ kiếm
Anh hùng về vẽ mắt thuyền quyên ...
Thì chỉ là chuyện đời đó thôi
Sao buồn như nhắp chén ly bôi
Sao nghe cuối đáy lòng chua xót
Như bị người yêu phụ bạc rồi
Thôi đành mượn thơ thầy khóc bạn năm nào để tiển biệt thầy về chốn bình an.
Ngươi đã đi, mai ta sẽ đi!
Trần gian này sinh ký tử qui
Bạn bè xưa ấy còn bao đứa !?
Thôi hẹn THIÊN ÐƯỜNG ngộ cố tri
Tháng Tám. Thi sĩ Nguyễn bắc Sơn qua đời ở Phan Thiết. Những giòng thơ khinh bạc của tháng ngày chinh chiến cũ vẫn còn đây mà hồn thơ đã theo về cát bụi. Vào những năm còn chiến tranh, ở Miền Nam có người đã ví von Bùi Giáng, Tô Thùy Yên, Thanh Tâm Tuyền, Nguyễn Đức Sơn là "Tứ trụ thi ca". Với tôi Nguyễn Bắc Sơn nên được đưa vào, thêm chân cho phong phú vững chải hơn nền thi ca đầy nhân chủ sáng tạo miền Nam.
Mai ta đụng trận ta còn sống
Về đến sông Mao phá phách chơi
Chia sớt nỗi sầu cùng gái điếm
Đốt tiền mua vội một ngày vui ...
Tháng Giêng ngồi quán quán thu phong
Gió Nhạn Môn Quan thổi chạnh lòng
Chuyện cũ nghe đau lòng tứ xứ
Thương Kiều Phong, nhớ tiếc Kiều Phong...
Mắt người như cánh hoa sen xanh
Mắt của rừng mai mắt của tình
Một sáng ta về ngây ngất nhớ
Âm thầm thu phát những âm thanh ..
Ý nghĩ về thơ ca miền Nam như giòng kỷ niệm mang mang vang vọng tiếng triều dâng của dòng sông lưu lạc quê nhà. Dòng sông trôi, đẩy nhịp hư vô cuốn trả cơn mơ bất tận kiếp người về lại với cảnh đời dâu bể
Giòng nước bạc giòng sông trôi theo dõi.
Cuối chân trời hình bóng một chân mây.
Ðời xiêu đổ nguồn xưa anh trở lại.
Giữa hư vô em giữ nhé chừng nàỵ.. (Bùi Giáng)
Giữ hư vô tịch mịch biết nơi đâu là nguồn xưa cội cũ. Con mắt chiêm bao của chàng thi sĩ đã bừng lên giòng nước bạc lênh đênh. Hồn thơ người tự bao giờ vẫn mãi là dòng sông chảy giữa hư vô...
Và thế đó, những hồn thơ rợp bóng Đông Tây đã có lần gặp nhau bên nguồn nước. Chàng thanh niên Langston Hughes đứng bên bờ Mississipi nhìn thấy dòng nước ngập phù sa chợt rực vàng dưới ánh tà dương để rồi cảm thấy linh hồn mình cũng trở nên sâu thẳm như sông.
Chàng đã biết rõ những dòng sông. Những cánh đồng bông trắng, tiếng hát đen ru đời nô lệ, tiếng kèn nấc nghẹn bên bờ New Orleans, túp lều của chú Tom rệu rã cuối giòng...
I've known rivers
I've known rivers ancient as the world and older than the
flow of human blood in human veins.
My soul has grown deep like the rivers...
I heard the singing of the Mississippi when Abe Lincoln
went down to New Orleans, and Íve seen its muđy
bosom turn all golden in the sunset.
Buổi sáng mùa hạ vươn nắng. Tôi bước ra sân nhà, lòng nguôi ngoai... Nỗi buồn cũng thiệt thà và cần thiết như giấc mơ, như dòng sông của riêng mình.
Xin thân chúc qúy bạn đọc một mùa hè an lành, vui tươi.
Phan Thái Yên
Ban Biên Tập Giao Muà
Bài vở trên Giao Muà là do các tác giả gửi đăng và Giao Muà không chịu trách nhiệm về nội dung. Muốn xin trích đăng lại, xin liên lạc với GiaoMua@hotmail.com.
I . Thơ _______________________________________________________________________
1. Có Một Người Đi Giữa Thơ Tôi | ______ Vành Khuyên | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
2. Thôi Cũng Chẳng... | ______ Tình Hoài Hương | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
3. Phượng Vĩ... | ______ TT.Hiếu Thảo | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
4. Xóm Cỏ Tình Quê | ______Thylanthảo | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
5. Say Tình | ______ Phan Tưởng Niệm | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
6. Ký Ức Mùa Hạ | ______ Hàn Thiên Lương | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
7. Ngày Xa Hà Nội | ______ Du Yên | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
8. Tha Phương | ______ Song An Châu | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
9. Hoa Anh Đào |
______Sông Cửu 10. Tiễn Đưa |
|
______ Nguyệt Vân | 11. Trăng Trên Phố Lạ |
|
______Hoàng Yến | 12. Dòng Sông 5 Màu |
|
______Nguyễn Thị Thanh Dương | 13. Thời Gian |
|
______Vân Hà |
14. Mẹ Của Con |
|
______
Trần Thành Mỹ |
15. Vướng Thu |
|
______Triều Phong Đặng Ðức Bích |
16. Lẻ Bóng |
|
______Chung Thủy
|
17. Kỷ Niệm Thời Áo Trắng
|
|
______Sông Trà
|
18. Mãi Nhớ Tên Em |
|
______Jacaranda |
19. Mưa Đêm Sài Gòn |
|
______Tuyền Linh |
20. Hối
|
|
______ Lý Triều Giang |
21. Hững Hờ Bước Thu
|
|
______ Trần Đan Hà |
22. Sáng Lạnh Cuối Hè
|
|
______ Lê Miên Khương |
|
II . Văn _______________________________________________________________________
1. Little SàiGòn ___________ Nguyễn Thị Thanh Dương | 2. Hiến Chương Tình Yêu (truyện dài nhiều kỳ) ___________ Tình Hoài Hương |
3. Vực Sâu ___________ Vành Khuyên |
4. Căn Nhà Sau Cửa Biển (truyện dài) ___________ Phan Thái Yên |
IIỊ Trả Lời Bạn Đọc__________________________________________________
1. Nhắn Tin/Trả Lời Bạn Đọc _______ Ban Biên Tập |
I . Thơ __________________________________________________
II . Văn___________________________________________________________
Nguyễn Thị Thanh Dương
Nguyễn Thị Thanh Dương
2. Hiến Chương Tình Yêu (truyện dài nhiều kỳ) Tình Hoài Hương
Tình Hoài Hương
Vành Khuyên
Vành Khuyên
4. Căn Nhà Sau Cửa Biển (truyện dài) Phan Thái Yên Phan Thái Yên
IIỊ Hộp Thư Toà Soạn
___________________________________________________
Thể lệ để nhận Nguyệt San Giao Muà:
1) Để vào danh sách của NSGM (subscribe),
xin gửi email về GiaoMua@hotmail.com
Địa Chỉ Liên Lạc:
Nguyệt San Giao Muà
Copyright
2002 by Giao Muà e-magazine and respective authors
Phòng locker của hãng cũng là phòng break, phòng này rộng, những chiếc ghế dài kê giữa hai dãy locker toàn là người Việt Nam. Chỉ nghỉ có 15 phút mà sôi động đủ thứ chuyện vặt, về chồng con, hàng xóm và nói xấu lẫn nhau.
Tôi đang ngồi say sưa hóng hớt chuyện nói xấu kẻ khác, thỉnh thoảng không quên đóng góp thêm mắm thêm muối vào vài câu cho thêm phần hấp dẫn thì có người khều vai:
- Ê , nhờ chút coi!
Chị Lộc xà đến, mặt nhăn nhó:
- Ðau mình đau mẩy quá, cạo gió giùm tao để còn lấy sức vô làm tiếp.
Dù đang ?bận? tham gia vào câu chuyện đang đến lúc dầu sôi lửa bỏng, tôi vẫn xăng xái:
- Có ngay, để em lấy đồ nghề.
Locker của tôi ngay cạnh đó, bên trong luôn có sẵn một giỏ đựng đủ thứ đồ nghề ?cấp cứu?: mấy viên thuốc nhức đầu, thuốc giảm đau, và chai dầu gió. Dần dần bà con coi tôi như ?bác sĩ gia đình? hồi nào không hay, ai có đau nhức gì đều hỏi xin thuốc hay nhờ cạo gió.
Công việc trong hãng khá vất vả nên đau tay, mỏi vai là chuyện mỗi ngày, tụi Mỹ đen, Mỹ trắng vào làm và nghỉ làm thường xuyên như đi chợ, vì chán, không chịu nổi, nhưng hầu như chẳng người Việt Nam nào có ý định bỏ việc cả, mà ngược lại, càng ngày càng đông, họ cần cù, chịu khó, biết người biết ta, để kiếm tiền, để cuộc sống ổn định. Cho nên cứ thấy hãng xưởng nào đông người Việt Nam thì biết ngay công việc nơi đó hoặc vất vả hoặc đồng lương rẻ mạt, họ đỡ phải cạnh tranh với dân bản xứ. Ai chán thì cứ đi, Việt Nam ta vẫn ở lại, với những người tiếng Anh tiếng u nửa vời cỡ như tôi, tài cán gì mà bon chen cho mệt.
Chị Lộc đã tốc áo lên, phơi cả tấm lưng ra, sẵn sàng cho tôi cạo gió.
Tôi bôi dầu một cách điệu nghệ và cạo tới đâu ?gió? nổi lên tới đó, mấy bà ngồi bên xuýt xoa:
- Bà Lộc trúng gió rồi!
- Ráng chịu đau một chút là khoẻ liền.
Tôi đang ?hành nghề? thì một cô Mỹ đi tới, nó ngồi tuốt đằng xa, chắc thấy bọn tôi chụm lại ồn ào nên tò mò đến xem và ngạc nhiên hỏi một tràng.Tôi đoán chừng và trả lời ngay bằng tiếng Anh ESL ba chớp ba nhoáng của mình:
- She is sick, me "cạo gió", she no more sick.
Và tôi chỉ vào tấm lưng đỏ ửng của Lộc diễn giải thêm:
- This is "cạo gió".
Thấy vẻ mặt cô Mỹ vẫn còn ngơ ngác, một chị tên Linh nói khá tiếng Anh bèn trình bày là Lộc bị cảm và tôi đang làm công việc gọi là cạo gió, sẽ làm cho Lộc thấy tốt hơn, thì cô Mỹ mới bỏ đi.Thì ra cô Mỹ tưởng tôi đang làm đau Lộc. Chắc cô Mỹ này mới vô làm, chứ những người Mỹ làm ở đây lâu, họ cũng rành chuyện người Việt Nam cạo gió cho nhau rồi.
Chị Linh quay ra nói với tôi:
- Tôi nghĩ rằng chúng ta nên cạo gió trong hãng kín đáo hơn một chút, tuy là thói quen của người Việt Nam, nhưng người Mỹ nhìn vào bằng cách khác, có vẻ như không tốt cho chúng ta, khi mà ở ngay nơi chốn công cộng đông người lại tốc áo hở lưng thế kiả
Tôi lẩm bẩm với vẻ bực mình:
- Quyền tự do dân chủ của mỗi người, tôi chỉ giúp đỡ người khác chứ có hại ai đâu.
Chị Linh bỏ đi, tôi tức điên cả ruột mà không làm gì được. Hôm nay là ngày gì mà xui thế? Lúc nãy ăn lunch xong, tôi đang rửa bát trong bồn rửảtay, đã bị một bà Việt Nam phê bình rồi, bà ta bảo:
- Ðây đâu phải chỗ nhà bếp của chị mà rửa bát với đũa?
Nói xong bà ta ngoe nguẩy bỏ đi, không thèm đứng lại cho tôi cãi cố lấy một câu.
Sao lại có người lắm chuyện đến thế? Tôi rửa bát trong hãng là để tiết kiệm thời gian, lát về nhà khỏi phải rửa, và nhân thể tiết kiệm nước. Thật sung sướng khi nước nóng, nước lạnh mở thoải mái để rửa bát, tráng bát năm lần bẩy lượt mà không lo đến cái bill nước như ở nhà mình, nhưng tôi xài nước trong hãng, hao tốn nước trong hãng chứ có hao tốn nước của nhà bà ấy đâu mà bà xót ruột, xía vào? Ai bảo ?sĩ diện? không chịu bắt chước bọn tôi, rồi ghen tức lên? Mà nhiều người Việt Nam khác cũng làm thế, chứ có một mình tôi đâu? Các bà rửa bát, đũa, thìa, xong còn lấy một đống giấy napkin của hãng, lau khô từng món một trước khi cất vào giỏ.
Thỉnh thỏang có bà sơ xuất để sót lại vài hột cơm trong sink, là ? đám rửa bát? chúng tôi lại bị những người Việt Nam khác nhìn bằng ánh mắt nửa lên án, nửa trách móc, có người còn nói xa nói gần là làm mất thẩm mỹ nơi công cộng, làm họ xấu hổ lây vì cùng là người Việt Nam. Tôi không thèm chấp với những người nhỏ nhặt, ích kỷ đó, cứ để ý từng cử chỉ, hành động của đồng hương mà phê bình, lên mặt dạy đời.
Sang Mỹ được 3 năm, nơi nào có người Việt Nam đông là nơi ấy tôi thấy thoải mái quá chừng, thí dụ như đi chợ Việt Nam, bãi đậu xe hay trước cửa chợ lúc nào chả có rác và những mảnh báo cũ bay phất phơ trong gió đến là vui mắt, nên tôi cũng cho quyền mình được thoải mái xả rác theo, chứ không như những nơi công cộng của Mỹ, cái miếng giấy nhỏ xíu bọc miếng gum, tôi cũng phải ráng giữ trong tay cho đến khi tìm được thùng rác.
Ði bác sĩ Mỹ cũng vậy, phải đúng hẹn, bác sĩ Việt Nam thì có hẹn cũng như không, ai đến ghi tên trước thì được gọi vào trước, vậy mà cũng bày đặt bắt người ta phải lấy hẹn. Hẹn một đằng làm một nẻo, hình như người Việt Nam mình quen với những chuyện bất bình thường từ đời kiếp nào rồi, nên chẳng ai buồn thắc mắc.
Rút kinh nghiệm, tôi luôn đi sớm hơn giờ đã hẹn và qua mặt luôn mấy ông già bà cả đến đúng hẹn đang lù khù ngồi chờ đợi dài cả cổ. Mấy ông bà gìa đó có thẻ bảo hiểm miễn phí, nên chỉ hơi thấy mình mẩy đau nhức, hay sổ mũi nhức đầu là thoải mái lấy hẹn đi bác sĩ cho khỏi uổng phí cái thẻ mà xã hội ban cho, thuốc uống không hết thì để dành cho con cháu dùng ké hay gom lại gởi về Việt Nam làm qùa vô cùng qúy hóa.Tuy đợi, nhưng họ không để hoang phí thì gìơ, họ bắt chuyện để nói với nhau rổn rảng trong phòng đợi, ông ngồi ở một góc đầu phòng nói vọng tới bà đang ngồi tận cuối phòng, nên cả phòng đợi coi như đang hội họp, đề tài thường là than thở ốm đau, bệnh tật, về con cháu, về những kỷ niệm quê nhà ngày xưa.
Dù bất cứ đề tài nào, bất kể tuổi tác, bất kể trình độ, tôi cũng hăng hái xía vào câu chuyện cho đến khi được gọi vào khám bệnh trước họ.
**** ******
Tôi lấy Vacation đi Calif.chơi một tuần theo lời mời của người chị họ.Vừa bước xuống phi trường John Wayne, tôi đã cảm nhận ngay bầu không khí trong lành, mát mẻ, những cây cọ, cây dừa dọc theo đường phố đã tạo nên một vẻ đẹp riêng của thành phố có biển.
Cuối tháng Mười, chanh, cam chín đầy cành, lấp ló sau những bức tường thấp hay qua hàng rào thưa làm cho tôi thích thú, và càng thích thú hơn khi được chị tôi dẫn đến khu ?Little Sài Gòn? vào buổi sáng thứ Bảy.
Chúng tôi vào một cửa hàng food to go để mua chè và bánh trái, để tôi biết mùi quà Calif. như những tin đồn. Hàng chè đông nghẹt người, đang bu quanh quầy chè và chỉ chỏ những món cần mua, ai cũng muốn mua trước, ai cũng muốn mua nhanh, chẳng xếp hàng thứ tự gì cả, cứ chen lấn mạnh được yếu thua, kẻ bán, người mua ồn ào như ong vỡ tổ, làm như sau một đêm ngủ dậy điều quan trọng nhất trong cuộc đời họ là?ra chợ mua chè, hay như họ phải ăn vì chiều nay tận thế.
Chị tôi ngao ngán lắc đầu định đi ra, nhưng tôi hăng hái giữ chị lại:
- Ðể em. Hồi ở Việt Nam, em từng chen lấn, giành giựt mua vé xe đò, xe lửa nên quen cảnh này rồi.
Nói là làm ngay, tôi xông vào đám đông, cũng xô, cũng đẩy, cũng hò hét và chẳng mấy chốc đã xách ra được một túi những hộp chè và bánh , làm chị tôi, dân Calif. chánh gốc bấy lâu cũng phải ngẩn ngơ:
- Ði ăn mấy nhà hàng nổi tiếng vào ngày cuối tuần cũng đông như thế, nhưng còn xếp hàng thứ tự, còn cửa hàng này họ chen lấn ghê quá, thường thì chị đợi thưa người mới vào mua. Chẳng hiểu sao đi mua chè mua bánh mà họ cũng tranh giành, chẳng biết văn minh, lịch sự là gì cả. Nếu em để ý sẽ thấy mấy nhân viên của tiệm phải đứng cả vòng ngoài để canh chừng kẻ xấu thừa lúc đám đông ra tay ăn cắp vặt những món bánh trái bày la liệt trên quầy đấy. Những người này, có thể họ cũng biết xếp hàng chờ đợi ở chợ Mỹ, lịch sự lắm, nhưng đến chợ Việt Nam, lại ?hiện nguyên hình người Việt Nam khi xưa còn ở quê nhà.
- Gặp đồng hương với nhau nên tha hồ thoải mái mà chị. Em cũng thế.
Buổi chiều hai chị em vào một chợ Việt Nam to lớn khang trang, mua đầy một xe chợ, nhãn tươi ở đây rẻ quá, chỉ có $1.99 một pound, vừa đẩy xe ra bãi đậu, tôi vừa ăn nhãn và thoải mái vứt vỏ và hột xuống đất, làm chị tôi dẫy nẩy lên:
- Kìa em, sao em lại xả rác ra đường thế?
Tôi ngạc nhiên:
- Chị xem, trước cửa chợ và bãi đậu xe của họ cũng toàn là rác, thì cần gì phải giữ gìn? Ðã thế rác ở đây còn nhiều hơn chợ Việt Nam chỗ em, chắc tại càng đông người thì càng lắm rác, hay Việt Nam mình có truyền thống ở dơ hả chị?
Chị tôi có vẻ không hài lòng:
- Ai bảo em là người Việt Nam mình ở dơ? Vô trách nhiệm thì có. Của mình thì giữ gìn, của công thì mặc xác. Em thử để ý đến những ngôi nhà của người Việt Nam xem, họ chăm sóc sân vườn trước sau, sạch sẽ, đẹp đẽ, lịch sự biết bao, họ khoe đẹp, khoe sang của chính họ, vậy mà đến nơi công cộng thì chẳng thèm ý tứ gì cả.
- Nhưng mà thêm một tí rác của em vừa xả ra cũng chẳng làm trầm trọng thêm, đằng nào cũng dơ sẵn rồi. Tôi cố bào chữa cho mình nhẹ tội.
- Ai cũng nghĩ như em thì đường phố sẽ biến thành núi rác mất.
Chị tôi qua Mỹ đã lâu, chắc sống theo kiểu Mỹ quen rồi. Khi vừa lái xe tới một ngã tư, trong lúc đợi đèn xanh, tôi ngó quanh bốn phía chỉ toàn thấy ? đầu đen? Việt Nam ta, hiếm khi thấy người Mỹ trắng .Quả đúng như lời đồn, từ ngày người Việt Nam về đây mua nhà, mua đất, lập ra khu ?Little Sài Gòn?, dần dần Mỹ trắng thấy bơ vơ, lạc lỏng, nên bán xới nhà cửa đi nơi khác hết.
Vào khu ?Little Sài Gòn? đúng như tên gọi của nó, là một Sài Gòn thu nhỏ lại, sự sinh hoạt, mua bán, ăn chơi cứ như bên quê nhà thuở nào, khối bà, khối cô còn mặc đồ bộ đi chợ hay ra quán trong khu Phước Lộc Thọ ngồi vắt vẻo ăn tô mì, tô phở, vừa ăn vừa sụt sùi vì nước lèo nóng và ớt cay.
Chị tôi chỉ một bà đội nón lá đang đứng chờ xe bus ở phía xa:
- Khỏi cần đến gần chị cũng biết đó là một bà Việt Nam chính gốc, chắc bà mới đi Việt Nam chơi, mang về Mỹ cái nón lá. Cũng may là bây giờ không còn mấy bà gìa nhai trầu bỏm bẻm, thỉnh thỏang lại nhổ toẹt một bãi đỏ lòm xuống đất làm tụi Mỹ hết hồn.
Ðược dịp gặp cô em mới qua Mỹ chưa bao lâu, nên chị tôi kể thêm vài kinh nghiệm sống trên xứ Mỹ cho tôi học hỏi:
- Nhiều người Việt Nam vô trách nhiệm từ chuyện nhỏ tới chuyện lớn, chị có một bà bạn cũng sống ở Calif. gia đình khá giả, nhưng lòng tham con người vẫn vô đáy, bà ấy chẳng bệnh tật gì cả, nhưng ?hợp tác?với một bác sĩ vô lương tâm, giải phẫu nhỏ ở nách, để được chia 5,000 đồng, bác sĩ ăn bao nhiêu của hãng bảo hiểm không biết, nhưng chắc chắn không phải là ít. Sau đó hãng bảo hiểm sức khoẻ tại hãng của bà ta phải tăng giá đồng loạt mọi công nhân, chỉ vì bà đã làm tổn thất cho họ. Bà bạn chị đã ân hận, kể cho chị nghe như một lời thú tội cho nhẹ lòng. Dĩ nhiên dân tộc nào cũng có kẻ tốt người xấu, nhưng người Mỹ thường thì vẫn thẳng thắn và trung thực, không biết những mánh lới, láu cá vặt như một số nhỏ người mình.
Tôi nhớ đến chuyện thằng con trai 8 tuổi của mình, một hôm nó mang về nhà tờ giấy của trường gởi cho cha mẹ học sinh, đọc xong và ký vào. Nhìn lá thư tiếng Anh tôi hoa cả mắt, chẳng hiểu gì, bèn làm bộ quát con:
- Mẹ bận lắm, con đọc rồi ký giùm mẹ luôn đi.
Cu Tí từ chối:
- Cô giáo nói cha mẹ đọc thư và ký vào, chứ không phải con.
- Mẹ đâu có thì giờ mà đọc cái lá thư tiếng Anh đấy. Con cứ ký vào, có gì mẹ chịu trách nhiệm.
Cu Tí vẫn cương quyết:
- Nếu bây giờ mẹ bận thì lát nữa mẹ đọc và ký vào. Mà nếu mẹ không hiểu được tiếng Anh thì con sẽ nói cho mẹ hiểu.
Thằng con sao mà đoán đúng tim đen của mẹ nó đến thế. Tôi đành chịu thua con mình, nó được giáo dục sự trung thực, không biết nói dối, dù sự nói dối vô hại.
Và có lần vợ chồng tôi và Cu Tí đi chợ, lúc về qua một bệnh viện, chồng tôi tiện thể ghé vào thăm một người bạn cùng hãng đang nằm trong đó. Mẹ con tôi ngồi ngoài xe đợi thì Cu Tí buồn đi tiểu, nằng nặc đòi về nhà. Tôi có thể dẫn con vào bệnh viện tìm một cái restroom không khó khăn gì, nhưng lười biếng ra lệnh cho nó:
- Chỗ này vắng, con ra gốc cây kia tiểu đi. Mẹ ?canh chừng cho.
Sợ thằng con chưa hiểu hết ý tiếng Việt Nam của mình, tôi lập lại lần nữa:
- Con cứ ra chỗ gốc cây đi tiểu, có gì mẹ ?chịu trách nhiệm.
Cu Tí kinh hãi nhìn tôi:
- Không, Con không thể làm điều đó
Con tôi đâu hiểu rằng chuyện này thường tình ở Việt Nam. Nếu một ngày nào đó tôi dẫn Cu Tí về Việt Nam chơi, đi trên những đường phố Sài Gòn, giữa ban ngày ban mặt, người ta đi tiểu vào bờ tường, vào gốc cây. Không biết nó sẽ kinh hãi đến cỡ nào??. Cũng may, chồng tôi ra tới và thằng Cu Tí được về nhà đi tiểu cho đúng nơi, đúng chốn..
Chị tôi lại kể tiếp:
- Hôm nọ chợ Wal-mart on sale giấy vệ sinh, mỗi người được mua 2 bịch, chị thấy nhiều người Việt Nam hớn hở cả nhà cùng đi chợ để thay phiên nhau vào mua giấy, thậm chí họ còn quay vào đợt hai nữa chứ. Trong khi người Mỹ, họ chỉ thản nhiên lấy đúng 2 bịch, và nếu không có nhu cầu người ta cũng chẳng cần mua dù đang giá rẻ.
Câu chuyện này làm tôi nhột thật sự. Không lẽ người Việt Nam có nhiều điểm giống nhau đến thế? Tôi đã từng mua đồ on sale kiểu đó, mỗi lần chợ Mỹ bán hạ giá đường 99 cents một bịch 4 pounds là tôi có mặt ngay, đường để lâu chẳng hư, chẳng cũ, giá rẻ tội gì không mua để dành? Họ hạn chế mặc kệ họ, chẳng ảnh hưởng gì đến tôi, vì tôi đã có cách, đi ra đi vào chợ mấy lượt để mua đường, dĩ nhiên mỗi lần ra tính tiền ở một quầy khác nhau.Vậy mà hấp ta hấp tấp, tôi đã vô lộn quầy lúc nãy, thằng tính tiền nhận ra tôi và không chịu bán, thế là tôi đành ấm ức bỏ lại bịch đường và lườm nguýt nó mấy cái trước khi rời khỏi chợ với lời thề không bao giờ thèm đến chỗ nó tính tiền cho bõ ghét.
Một tuần lễ sống ở Calif. với gia đình người chị, tôi đã thấy nhiều cảnh đẹp, cảnh xấu, nhiều món ngon và không ngon. Người Việt Nam ở Calif và đất Calif. không phải là thần thánh, là thiên đường mà đôi khi ở những tiểu bang khác người ta bắt gặp trong những lời quảng cáo đầy tự hào và khoe khoang như: ? Tại đây có bán chè Cali, gìo lụa Cali, và đầu bếp từ Cali mới về..v..v..?
Ở bất cứ nơi đâu, tiểu bang nào, thành phố nào cũng có người những Việt Nam tài giỏi, món ăn Việt Nam ngon, cứ gì phải ở Calif.?
Và tôi đã học được ở chị tôi một điều quan trọng hơn, đó là cách sống và xử thế, dù với người bản xứ hay với chính đồng hương của mình.
Cũng giống như bà bạn thân của chị tôi đã hối hận kể cho chị nghe vụ gian lận tiền bảo hiểm sức khoẻ, tôi cũng huỵch toẹt luôn những chuyện đời tôi, chuyện thi nhau rửa bát trong hãng, chuyện tụ tập trong phòng nghỉ đè nhau ra cạo gió như cơm bữa, chuyện tôi tranh dành vào khám bác sĩ sớm hơn người khác dù họ là ông gìa bà cả và chuyện xả rác nơi chợ búa?.
Chị tôi vừa buồn cười vừa trách:
- Em mới qua Mỹ mấy năm nên chưa quen hết cách sống ở Mỹ, từ giờ trở đi đừng làm thế nữa, mình hãy tôn trọng mình trước, đừng để kẻ khác bất chợt nhìn vào mà coi thường mình và cộng đồng Việt Nam của mình.
Tôi tạm biệt Calif. và chị tôi, trong lòng còn mang theo cả một khu ?Little Sài Gòn?của người Việt Nam ở California.
Và dù ở nơi đâu trên đất Mỹ này, có cộng đồng người Việt Nam đều có một ?Little Sài Gòn? như thế , có những khu thương mại, chợ búa luộm thuộm, dơ bẩn hơn của Mỹ, có một số người Việt Nam láu cá, tham lam vặt vãnh, và sống thiếu văn minh lịch sự ngay tại một nước văn minh hàng đầu thế giới.
Trở về hãng làm việc lại, tôi vẫn làm ?bác sĩ gia đình? cho các bà các cô khi cần viên thuốc, lúc cần cạo gío, nhưng tôi không tụ tập nói xấu kẻ khác hay thi đua rửa bát đũa nơi bồn rửa tay làm ngứa mắt những đồng hương nghiêm chỉnh của tôi và của người bản xứ.
Có vài bà cùng phe với tôi trước kia lắc đầu và bĩu môi bĩu mỏ, chắc là cho tôi dở hơi sau một chuyến đi chơi xa về. Nhưng tôi chẳng cần để ý, khi nghĩ rằng rồi đây trong số những người Việt Nam sống thiều văn minh, thiếu lịch sự sẽ bớt đi một người, và những cửa chợ hay bãi đậu xe sẽ bớt đi một tí rác?nhờ tôi, là đủ vui rồi.
Hiến Chương Tình Yêu
Phần Thứ Ba
Chương 15
Nốt Nhạc Thánh Thót Phiêu Du
Tại Ðà Nẵng, sau khi Mười lau khô những hàng nước mắt dỗi hờn lăn dài trên má, thì: Mười, Nam, cùng mấy cháu: Châu, Trân, Vân, Sơn, hân hoan vui vẻ đi trên đại lộ Phan Chu Trinh, rồi vòng qua đại lộ Ðộc Lập, để tìm Hotel cho Nam trọ. Sau khi cất valy, Nam hỏi đường ra bưu điện để đánh điện tín về cho ba má Nam ở Sài Gòn, và gửi điện tín ra Huế (cho bốn anh bạn cùng đi trong chuyến du hành xuôi về miền Trung, là Thạch, Vinh, Hải, Phong). Ði bên nhau giữa buổi sang hè, dưới hai hàng phượng rực rỡ nở đỏ thắm lòng quê ngày đêm rộn rã tiếng ve sầu ngân ngạ Từ đáy lòng Mười vẳng dâng lên nốt nhạc êm ái, đầy rung cảm khi vết thương lòng chợt hàn gắn. Nàng có cảm giác vẫn gần gủi chàng, thân thương, dịu êm, đằm thắm xiết đỗi như thuở xưa!
Nam lên Hotel thì dì cha´u trở ở về nhà, cơm đã dọn sẵn trên bàn. Mười vội vã ăn qua loa vài chén, rồi vào trong phòng, nàng lủc tìm hai tập thư của Nam đã được nàng đóng thành quyển sách (đã dấu kín dưới đáy valy). Mười ấp thư vào ngực, mắt sáng ngời trong đêm tối, nụ cười rạng rỡ. Mười cầm hộp sơn mài nhỏ đựng sợi dây chuyền vàng, hồi â´y Nam đã đeo vào cổ nàng. Cùng quyển album dày cộm lưu lại hình ảnh năm xưa. Mười xin phép anh chị Năm, đạp xe đến hotel nơi Nam trỏ. Khi Mười lên phòng nơi Nam trọ qua đêm, căn phòng hơi chật, nhưng kín đáo, sạch sẽ, chiếc quạt trần quay nhanh, kêu vù vù. Chàng đang ở trần và ngồi viết nhật ký. Thâ´y Mười, Nam nhoẽn cười, anh đi mặc thêm chiếc quần dài, khoát áo sơ mi lên người.
Mười e dè ngó lui nhìn tới rồi ngồi ghé xuống bên góc nệm. Nam rót ly nước lọc mời Mười uô´ng. Ðã qua´ lâu rồi không gặp nhau, nên đôi bên đều cảm thấy mới mẻ, e dè, bẽn lẽn, ngại ngùng, như thuở xưa mới quen. Chàng đi lấy tập thư của Mười đã viết năm cũ, Mười không ngờ đê´n nay Nam vẫn giữ lải những hình ảnh thư từ của mình đựng trong hộp giấy hoa thật đẹp. Nam ngồi kề bên nàng, Mười trao anh quyển thư tình của Nam cho chàng xem. Hai người trao qua đổi lại, vui thật là vuị Hỏ im lặng ngồi bên nhau đọc vài trang. Bỗng dưng Mười thấy Nam xếp quyển thư lại, anh quay qua mỉm cười, vuốt những lọn tóc thề rơi trên cánh tay mình. Mười nghe anh nói:
- Anh hổng đọc được chữ gì cả. Thôi, cho anh nhìn em, nhé.
Mười đứng dậy, cho chàng ngắm nghía bộ đồ xanh lục. Nam nhìn nàng say đắm, môi nở nụ cười tươi. Khi Mười ngồi trở lại trên nệm, bên cảnh Nam. Anh lấy tay xoa xoa bụi phấn sót lại trên má:
- Hồi chiều, vừa nhìn thấy em, anh đau khổ kinh khủng, cứ tưởng em đã có chồng rồi, make-up gì? thấy người lớn hẳn rạ Ghê quá. Không dùng phấn son nữa nhe em.
Mười nhoẽn miệng cười ?Dạ?. Tiếng dạ nhỏ nhẹ, nghe rất ngoan hiền, mà Nam vẫn râ´t thi´ch nghẹ Chàng không thích phấn son lòe loẹt, áo quần diêm dúa đâu. Ðiều đó, nàng đã rõ từ lâu rồi. Mười nũng nịu ngã đầu vào vai Nam. Chàng tìm bàn tay nàng đang đặt trên mặt nệm, siết nhẹ, tay kia Nam vòng qua lưng Mười, vuốt nhẻ những lọn tóc dài phủ xuống ngực. Chàng ngập ngừng tìm môi Mười. Không hiểu sao Mười vẫn bẽn lẽn, rụt rè e ấp như lần đầu tiên Nam trao Mười môi hôn ở trên đồi thác Preen năm xưa vậy nhỉ!? Tình yêu! Vô hình chung tác động mạnh đến đôi trẻ. Có thể nói nó toát ra từ đôi lồng ngực hổn hển, cuống quýt, nghẽn nghẹn đập nhanh, rộn ràng dâ´u a´i hoan cạ Bỗng hai người ôm siết nhau, trân trọng trao mãi môi hôn thắm thiết. Say đắm. Nồng nàn.
Ôi! Phương Nam của Thương Mười ơi! Em yêu anh không trừ, không chia, không hề tính toán, mà chỉ biê´t có cộng, có nhân, và lũy thừa lên mãi. Em yêu anh với tất cả say mê, nồng nhiệt tuổi trẻ, lồng trong đức mến. Chân thành tha thiết. Tin tưởng và vĩnh cửu một đời. Bây giờ thì, bao nhiêu Phú, Trịnh Trầm, Bửu, Thắng, cùng những lời yêu thương tán tụng, si mê hoa hậu, hoa hoè hoa hiếc gì, ai ai có xin đính ước cầu hôn, cầu hòa, đều không có nghĩa lý chi cả! Khoảng trống ráo hoảnh trong lòng Mười đã được hình bóng Nam âu yếm nồng say lấp đầy. Mươi phu´t sau, Mười lấy ca´i túi xách, nàng cầm hộp sơn mài mở ra, chàng lại đeo sợi dây chuyền có khắc hai chữ NM vào cổ nàng. Hai người tin tưởng rằng: Giờ đây, không có gì, chẳng có ai, có thể chia ly nỗi hai người. Chàng lải tìm môi hôn Mười. Anh đằm thắm nói:
- Em đáng yêu làm sao! Chứ hồi chiều, thấy mặt em đầy ?phong trần, bụi phấn?. Coi em như con ?ngáo ộp? đó. Rồi anh nghe cái giọng điểu nguây nguẩy và giận hờn khóc lóc của em, anh sợ điếng người, anh đau khổ tột cùng. Anh chỉ muốn... chạy làng. Chào thuạ Bây giờ, em còn đòi mai đi công tác với Trúc, nữa không?
- Em sẽ đi công tác... với anh, ra Huế.
Ðó chính là giờ phút hiện diện đích thực khốc liệt nhất của định mệnh phiêu dụ Giờ phút quyết định gay go từ số phận của hai người. Quyết định tính chất vô cùng quan trọng, cương quyết nhất vào một khúc gập quanh về một ngả rẽ cuộc đời, về một mối tình. Tình yêu say đắm cùng những cơn bão đời bất ngờ thổi đến, làm điêu đứng mối quan hệ tương lai - có thể nói - là sự sống chết của một đời người. Tuy nhiên, Mười và Nam điều biết chắc chắn: Ðây chính thực là tình yêu. Và, Mười đã dứt khoát đi Huế với Nam. Bỏ lại sau lưng Ðà Nẵng phồn hoa, đô thị náo nhiệt, tưng bừng. Nghĩa Phú khói lửa. Mộ Ðức chiến tranh tàn khốc. Minh Long hữu tình. Trà Khúc thơ mộng với dòng sông xanh mênh mông. Mười sẽ đi với Nam... Ðến bất cứ cuối núi đầu đèo nào. Miễn là chỉ có Nam. Cũng được!
Nam đã vẳn đồng hồ ba´o thư´c của Nam, rồi đưa chiếc đồng hồ Citizen cho Mười đeo vào, (để sáng mai Mười nghe giờ báo thức, mơ´i biết đường nàng sẽ trở dậy sớm, đi Huế với Nam trong chuyến xe đầu tiên). Mười âu yếm hôn Nam và từ giã, nàng trở về nhà, vui vẻ đi ngủ sớm. Ðang ngủ ngon giấc, bỗng chiếc đồng hồ báo thức re´o bên tai, Mười giật mình, vội mò mò tìm nút bấm tắt. Nàng sợ anh chị Thương nghe thấy, sinh nghị Vì Mười dấu ki´n anh chị chuyện lén đi Huế, Mười nói láo vơ´i chỉ là ?em đi làm công tác với Trúc ngoài Quảng Ngãi?. Mười vội xuống bếp, làm vệ sinh, rồi lên phòng mặc quần áo qua loa, xách valy nhỏ như thường lệ, mở cửa đi rạ Chị Huyền nằm trong phòng, hỏi vọng:
- Xe đến đón rồi, hả em?
- Dạ không. Em đến bãi chờ.
Mười nói dối ngọt xớt quá, tài tình ghê. Tim nàng đập thình thịch trong lồng ngực, vì lo sợ. Ba chân bốn cẳng Mười lo rảo bước. Có khi nàng cắm đầu chạy nhanh trên con đường Phan Chu Trinh vắng hoe, đầu luôn ngoái lại nhìn về phía sau, Mười muô´n dò xem thử chị có đi ra sân, co´ xem xe tới đón Mười như mỏi lần, như khi nàng đi công tác không. Ðến Hotel, Mười gọi cửa. Người quản lý mắt nhắm mắt mở, ra mở khóa cho Mười lên phòng chàng. Nam đã no´i hôm trươ´c là không khóa cửa phòng, để nàng vào phòng gỏi anh dẩy. Nam đang ngủ thẩt ngon giấc. Mười ve´n to´c qua mổt bên, cu´i xuô´ng nhè nhẹ hôn lên môi Nam. Chàng tỉnh giấc, quàng tay qua cổ cô em, anh hôn lên má Mười. Nam trở dậy đi toilet rửa mặt. Sau đo´ hai người xách hai valy xuống lầu, cùng ngồi trên băng ghế Hotel, chờ xe Minh Trung đến rước họ đị
Phương Nam đã đem lại vận mệnh mới trong cuộc sống của Thương Mười - Và, em đã giao trọn con thuyền đời mình - xả hết láng - vào dòng số phận đen, đỏ ? để anh tự tay lèo lái. Nam đang đưa con thuyền yêu lướt trên ngọn sóng thần đầy vũ bão, cuồng phong. Và, Mười được cuốn hút theo như điên dại - Vì, tất cả niềm yêu thương ngọt ngào chân thật, đằm thắm, quyến rũ tài tình, bởi do người bẻ tay chèo lái rất cá biệt của riêng anh.
Xe đến Huế lúc mười giờ sáng. Hai anh em ngồi chung xe xích lô, qua bên bến Bạch Bằng, Nam báo tin cho các bạn biết, để họ tử đi chơi. Thế rồi, hai người lại ngoắt xích lô, ra bến xe đi Quảng Trị. Ðầu tiên là sẽ đi viếng Ðức Mẹ La Vang, để tạ ơn Mẹ. Hai anh em ngồi chung xe với đám dân quê hiền lành, chất phác, đôn hậu, trong lòng xe xếp lớp thúng mẹc, cá tôm, rau quả, gồnh gánh đủ thứ chất chồng, chật như nêm. Lúc đi ngang qua dãy đồi riêng của nhà ba má mình, Mười kể lải chuyển nàng đã sô´ng ở Mỹ Cha´nh, Mười chỉ cho chàng thấy: Từ Huế đi ra hươ´ng Bă´c, bên phía tay trái, gần nhà thờ Mỹ Chánh, ấy là nơi khu đâ´t rộng của ba má và Mười đã cư ngụ bao năm quạ
Nam trợn mắt nhìn, đầy kinh ngạc:
- Chốn ấy chỉ thấy toàn rừng hoang, chỉ là rừng sim cỏ dại, nơi điểp trùng nu´i đa´ rừng trầm, mà gia đình em đã sô´ng thật sao?!
- Vậy đó anh à. Rừng và núi. Nơi lưu danh muôn thuở ?chó ăn đá, gà ăn muối?, nơi em đã khóc rất nhiều vì anh, và mãi mãi mến yêu... một người ở chân trời xa biệt!
Nam dịu dàng xiết bàn tay Mười, thì thầm:
- Em yêủ
Xe qua Hải Lăng, rồi từ từ tiến vào Quảng Trị. Xuống xe, Mười dẫn chàng vào nhà Thơ. Bây giờ gia đình Thơ đã dời nhà từ Ðông Hà, vô ở gần bến xe Nguyễn Hoàng. Gặp Thơ trước khu vườn rợp bóng xoài, Thơ sửng sốt hét to kinh khủng, vội chạy đến ôm chầm lấy bạn. Hai cô mừng rỡ vô cùng. Mười, Nam, vào nhà chào gia đình Thơ. Ðể tránh sự nghi kỵ, nên Mười - Nam đồng ý nói dối với gia đình Thơ: Nam là anh ruột của Mười, tên là Sơn, từ nhỏ anh Sơn vào học ở Sài Gòn. Vì ?trai, gái? ra nhà bạn ở, mà mình nói là đi với người yêu, dù mình có đứng đắn, trong sạch, đàng hoàng cỡ nào, thì họ sẽ nghĩ ra sao nhỉ!? Cả nhà Thơ đều tin Nam là anh ruổt của nàng thật.
Nam cứ im thin thít, tủm tỉm cười. Chàng thơ thẩn chơi trong vườn cây với bầy em trai, em gái của Thơ. Thơ và Mười nấu cơm ăn với mấy món cá khô cay cay, nâ´u canh chua cá chim. Rau lang luộc chắm mắm nêm. Cơm chín, cả nhà ngồi dưới bếp ăn cơm. Nam ăn chút xi´u cơm với rau lang chắm xì dầu. Thơ tưởng anh làm khách, nên gắp nguyên khúc cá, ấn vào chén Nam, khiê´n chàng dội quá, vội vàng đứng dậy, Nam cười cười, kiếu từ, không dám nói là anh rất sợ, vì mùi cá kho quá tanh. Sau đó, khoảng tám giờ tối, Nam rủ Mười, Thơ, đi ra phố ăn phở. Bây giờ Mười mới biết là chàng không ăn được món cá, nhất là món mắm nêm, hay khô cá. Chán thế không biết, sao hồi nãy hổng chịu nói cho hai cô gái tửng tửng nghe, mà nhịn đói vậy hở anh?
Sau một đêm dài chuyện trò, hai cô gái mất ngủ dậy muộn. Nằm trong phòng, Mười nghe chàng trò chuyện với các em của Thơ. Vì các em Thơ không nghe được giọng phát âm chính gốc Sài Gòn, nên các em cứ kêu Mười ra giải thích cho các em nghe:
- Anh nớ nóai cái chi rứa, chị Mười?
Mười phải ra phòng khách, làm ?thông dịch viên? cho hai bên nghe, vì có nhiều tiếng địa phương, miệt Ðông Hà, Quảng Trị, chàng không thể nào hiểu nỗi. Nam vui vẻ giả giọng Huế, cố gắng nói cho các em hiểu, nghe vui tai sao đâu.
Hai người ở lại nhà Thơ thêm ngày chủ nhật. Ði quanh quẩn hết phố nầy, qua phố khác, quanh cổ thành Quảng Trị. Ðến giờ rủ nhau đi ăn tiệm, rồi rảo bước đi bên nhau dưới ánh trăng soi chênh chếch trên ba mái đầu. Hai cô gái thân thiết ôm lưng nhau, ríu rít to nhỏ, líu lo vui vẻ trò chuyện, tâm tình thân mật. Chàng đi bên cạnh Mười, Nam trở nên lặng lẽ, ít nói. Ba người thả rong bước chân đi trên đường quê. Rồi lững thững trở về nhà sau mười giờ đêm.
Trời đã khuya nhưng còn khá nóng, Mười vào nhà soạn áo quần đi tắm trong phòng tắm, rồi ra nằm trên võng đọc sách. Nam tắm lộ thiên ngoài giếng với mấy em trai của Thơ. Sau đo´, Thơ tắm xong rủ Nam ra ngồi trên bờ đê, hóng gió mát. Nam vô nhà thấy Mười nằm trên võng che quyển sách trên mặt, Nam nghĩ có lẽ em mệt mỏi sau chuyến đi quá xa, nên Nam để Mười nghỉ ngơi. Hagười lững thững đi ra bờ đê và ngồi hgóng gió, quả thật dù ở trong ngôi nhà ngói nhưng lụp xụp, các cửa sổ đều quá hẹp, quá nóng. Hai người nhìn ra ruộng lúa xô sóng. Phải nói là Thơ vồn vã, tự nhiên và đa tình lãng mạn kinh khủng! Cô đã khơi chuyện tấn công tình cảm Nam trước. Hồi chiều nay, Nam nói riêng cho Mười nghe: ?Em coi chừng nha, Thơ đã rủ riêng anh đi ra sông Thạch Hãn tắm, để em ở nhà một mình?. Anh nói không muốn đị Thơ lại rủ anh đi xem ciné. Anh nói:
- Giờ nầy Mười đã mệt, vã lải, tôi không đi đâu.
Hai người ngồi ngoài bờ đê khá lâu, Mười chờ mãi không thấy họ vào, nên nàng đi ra ngồi gần Thơ và Nam, lúc đó Mười mới để ý từng lời nói, cử chỉ của Thơ. Mười no´ng bừng hai ma´, nàng cảm thấy ghen. Dù đã nửa đêm nhưng ở trong nhà không có quạt trần vẫn như cái lò lửa, trời rất nóng. Nam đứng dậy đi vô nhà, Thơ lẽo đẽo theo sau lưng chàng. Nàng lải nỉ non rủ Mười và Nam đi tắm ở bến song Thạch Hãn. Mười từ chối ngay, mặt xù ra, bỏ đi ngủ. Nam thấy thế, biết ?em yêu? giận, nên Nam cũng ráng vào nhà, đi ngủ luôn. Ôi! Thì ra, chỉ vài ngày ngắn ngủi, Thơ tưởng chàng là anh ruột của Mười thật. Nên Thơ liếc mắt đưa tình, làm duyên làm dáng vồn vã vồ vập, mà Mười chả biết gì! Thơ ?chịu đèn? Nam quá cỡ thợ mộc. Thảo nào chàng cư´ im thin thít ngậm đắng nuốt cay như ngẩm bò hòn!
Hầu như suốt đêm chàng trằn trọc ở phòng bên, không sao ngủ được, có lẽ vì căn phòng hầm hập nóng nực kinh khủng, tối tăm! Sáng thứ hai thức dậy, Mười và Thơ đi ra quán cóc bên đường mua bánh mì ăn. Ba người thong dong thả bộ lên La Vang. Ðôi lúc Mười đi thật nhanh, rảo bươ´c đi trước hai người kia, đôi khi Mười lại đi thụt lui sau lưng họ. Không biết nàng dỡ giọng ghen cái trò gì dị hợm vậy! Nam sợ ?chiến tranh lạnh? giữa hai con hổ gầm gừ khi chạm mặt nhau, không biết cơn tam bành lục tặc sẽ bùng nổ ra lúc nào! Nên Nam thẳng hàng một? ?trung-lập? đi xa xa giữa hai cô, Nam không dám đi gần ai cả. Vậy cho chắc ăn. Bi giờ thì hai cô không còn cái cảnh ôm siết eo ếch nhau, vồn vã tươi cười líu lo, lí lí lắc lắc như ngày hôm trước, mà hỏ tỏ lổ sử lợt lạt ra mặt, tỉnh bơ ?xù lông nhím?, mỗi người xù theo một kiểu riêng. Thấy khổ. Ði nữa đường quê, Nam than với Mười mỏi chân và mệt quá, nên Nam gọi xe lam lên thánh địa La Vang.
Ba người thả bộ dưới hai hàng thùy liễu rủ xuống trên con đường đất đỏ phẳng lì, hai bên đường trải đá ong ven hai bờ đê. Lúc đó, Mười mới chịu nói thật cho Thơ biết Nam là người yêu của Mười. Khi Thơ nghe vậy, mặt Thơ đỏ bừng, Mười cũng ngượng ngùng, cúi mặt, lầm lủi bước đi bên cạnh bạn. Họ đi tham quan một vòng, quanh khuôn viên nhà thờ, vào nguyện đường, cùng quỳ bên nhau, đọc kinh cầu nguyện trước đài Ðức Mẹ La Vang. Nam Mười quỳ sát bên nhau, thầm thỉ cầu xin Ðức Mẹ giữ gìn tình yêu nầy bền chặt, không có gì có thể chia cách nỗi đôi tạ Khá trưa, ba người lên xe lam trở về nhà. Thơ có vẻ rất buồn, cô không còn nói líu lo, như trước nữa. Nam tủm tỉm cười, nói nhỏ vào tai:
- Anh đưa em vô Huế. Ðược chưa em?
Mười nhanh nhẹn ngúc đầu. Ngu sao ở lại cho thêm bẽ bàng! Mười nhìn xuống đất không nói, tủm tỉm cười và gật gật đầu mấy cái. Nàng chịu, chịu gấp, chứ lẽ nàỗ. nhìn Thơ đứng thộn ra, dí dí ngón chân cái xuống cát thế nầy! Vào nhà Thơ Nam liền lấy hai valy xách đi một mạch ra bến xe Nguyễn Hoàng. Thế đấy! Vì ?hai cái của nợ nầy?, mà chúng mình cứ lúng ta lúng túng, dối quanh dối quẩn, sợ người ta nghi là... bỏ nhà đị.. xây tổ ấm. (!?)
***
Cầu Trường Tiền sơn trắng, có sáu vài mười hai nhịp, hai đầu cầu móc từ bờ nầy qua bờ kia, in bóng dưới dòng Hương-giang mịt mùng hương lẫn sắc, nước xanh thăm thẳm, lờ đờ trôi trôi giữa hai hàng phượng đỏ thắm, phong cảnh hữu tình, đẹp như bức tranh vân thủỵ
Người đi qua đi lại trên bến xe, họ liếc liếc nhìn nhìn hai cô cậu trẻ măng đi lẫn lộn giữa những người tất bật ra vào bê´n xẹ Họ nhìn chàng chằm chằm vì Nam trắng trẻo và đẹp trai, mặc sơ mi trắng, quần jean, giày sport, tay xách hai valy kè kè, song đôi bên cô gái cúi gầm mặt non đời ríu rít đi tìm Hotel. Ngược lại hai anh chị cũng lo sợ đến rợn tóc gáy. Vì, bà con, anh chị, bạn bè của Mười ở đây không ít, nếu họ gặp Mười đi đứng cái kiễu nầy- thì thật nguy tọ Lúc nầy Mười ngu quá! Sao nàng không dẫn chàng về nhà anh chị Bảy? Hay nàng sợ anh chị la rầy? (Mười sở anh Bảy giống như chị Khánh đã mắng chửi, đánh đập mình lúc quen Nam hồi xưa?).
Không biết nên đi đâu? về đâu? ở đâu? Nếu ở riêng mỗi người một ngã, ví dụ như Mười về nhà anh chị Bảy, Nam ở nhà Vinh, thì liệu Mười có đi gặp Nam thường xuyên được không? Hay lại bị anh Bảy cấm cản, (như hồi Mười ở với chị Khánh)? Kỳ thực, hai người không muốn rời xa nhau nửa bước. Xa nhau! Chúng mình đã quá sợ cảnh xa nhau- Bao giờ chàng rời khỏi Huế với bạn bè, thì được. Bây giờ thì không! Nhất định không phải xa nhau bây giờ!
Nam hỏi thăm ông xích lô mấy Hotel nơi nào tiện, cuối cùng hai người quyết định qua Vĩ Dạ, vì họ mong ước ở bên đó sẽ xa thành phố, yên tĩnh, nhất là Mười không sợ gặp anh chị, bạn bè thân quen ở bên bờ sông Hương nầy. Lần đầu tiên trong đời cùng người yêu đi vào Hotel, ở chung một phòng, Mười vô cùng lo sợ, ngượng ngùng với cả những người xa lạ, mắc cỡ? vì từ ông chủ đến bồi phòng đều nhìn ngó Mười khi ghi tên vào sổ, khiến nàng đỏ mặt tía tai, như người ăn vụng bị bắt gặp quả tang. Nhưng thiên hạ thờ ơ, bàng quan chuyện ăn với ngủ! Chẳng ai thèm mắc mớ gì mà quan tâm đến ?chuyện ruồi bủ cho mệt.
Những phòng ngủ trên lầu xẩp xể, tồi tàn, nghèo khó chẳng hề giống như quán trọ, chứ không phải là Hotel, ô tiê´t chị Phòng trọ ngăn chia đều bởi những lớp gỗ thông cũ xì, mong manh, không mấy kín đáo, chật hẹp, các cửa phòng không có khóa. Quả thật rất bình dân, bình dân đến độ tồi tàn, bẩn thỉu, mốc meo, ọp ẹp, cũ mèm. Dưới lầu là quán ăn nhỏ xi´u thì đúng hơn, không thể gọi là nhà hàng, hay tiểm tùng chị Người lao đổng chân tay ra vào huyên náo, ồn ào, nói chuyện oang oang, inh ỏi. Chén bát loảng xoảng, cùng mùi kho nấu, chiên xào, trộn lẫn khói bếp mù mịt bay lên ca´c phòng ki´n.
Trên lầu có sáu phòng ngủ, thì chẳng có một phòng nào có phòng tắm, cả một ?Hotel? mà ở dưới nhà bếp chỉ có một phòng tắm, làm chung vơ´i nơi để giặt giũ thôi. Phòng nầy vừa tắm vừa chứa đồ giặt, không có ổ khóa, không có móc gài. Nên khi Mười đi tắm, Nam phải đứng ở ngoài cửa canh chừng. Sau đó, Mười lên phòng chải tóc, rủ sạch giường nệm, chiếu gối. Nam tắm xong lên phòng nhìn chung quanh khă´p lưởt, chàng lấy giấy báo vo vo thành từng viên giâ´y tròn tròn nho nhỏ, Nam nhéc vào những lỗ hổng trong mấy bức tường gỗ. Xong xuôi, hai người xuống lầu, hỏ ăn tối lúc tám giờ. Thức ăn rất bình dị, chẳng có món ăn gì hấp dẫn, nên hai người ăn tảm tô phở ta´ị Nam mỉm cười, nói:
- Rất tiếc là chỗ nầy tể thẩt và tối quá. Vã lại em không bao giờ đến mấy chỗ nầy, mà biết hỉ.
- Dạ.
- Lỡ rồi, ráng ở đây một đêm, mai mình qua bên phố, anh hy vọng sẽ tìm chỗ tốt hơn. Em nhé.
- Dạ phảị
- Em ít ăn mặn càng tốt. Vì, muối trữ nước trong cơ thể, làm tăng huyết áp. Cũng không nên ăn mỡ, mỡ đóng ván, đông vào thành mạch máu, có nhiều chất cholesterol, sẽ gây ra bệnh đau tim, nghẽn tim, chết bất đắc kỳ tử. Nhe em.
- Dạ vâng.
Sau đó, hai anh em lên phòng, hỏ nằm đọc lại cho nhau nghe những lá thư đã gửi. Mười gối đầu lên cánh tay trần êm ái của Nam, da thị chàng nồng nàn, thơm thơm mùi nước hoa Immortel mà Nam thích dùng. Nam không thích phấn son, nhưng anh thích xài nước hoạ
Nam nằm nghiêng trên giường ra câu đố:
- Có một phú ông, khoái đối đáp ?nho, nôm? ông nói:
?Tôi lấy một khúc cây, tôi cưa bằng đầu bằng đít, sơn đen, viết lên hai chữ ?Túc Tử?, rồi quăng xuống dòng sông. Ðố em: đó là cây gì?
- Ui chà! Chắc là em chịu thua, anh đố khó quá à.
- Tiếng Nho chữ túc có nghĩa là = lúa. Tử là con. Ngụ ý là: còn lúa, con ăn mập. Hết lúa, hết gạo, con gầy ốm, ngụ ý nói lái là = con gầy tức cây gòn.
- Hay thiệt.
- Em bị thua, phải đền cho anh điều gì anh muốn...
- Em thua, tất là thiệt thòi. Nhưng anh không được đòi hỏi quá lố nhạ
- Chắc chắn rùị
Bỏ tập thư xuống bàn, Nam quay lại, ôm siết Mười vào lòng, nụ hôn nồng nàn trao gửi, biến đổi bao băn khoăn, sầu tư, lo lắng, thương nhớ, phiền não trong lòng từ xưa, ngày nay trở thành mật ngọt trái chín rồi. Hai người âu yếm nhìn nhau, đắm đuối hôn nhau. Trong đáy mắt hỏ phảng phất nét ngây thơ, dịu dàng, đằm thắm, khả kính và trân trọng.
Nam đã vui vẻ ra câu thơ đố tiếp:
- Con gì bốn cẳng ba đầu.
Cụ già em bé chen nhau đứng nhìn
Kẻ ưa người sợ dáng hình.
Bề ngoài trông dữ, tính tình ham chơi
Con nầy ăn giấy, rau tươi
Thấy người, nó nhảy cho đời thêm vui
Mười suy nghĩ thật lâu, lắc đầu chịu thuạ Nam lại đố tiếp:
- Con này nết thật ương ương,
Quanh năm lẫn trốn, Tết chường mặt rạ
Có khi nó viếng từng nhà,
Ðòi ăn hối lội, gọi "quà đầu Xuân".
Pháo càng dòn, nhảy càng hăng,
Phá, ăn, rồi chúc chủ nhân phát tàị
- À, ha hẳ em hiểu rồi, có phải là con lân, múa lân không anh?
- Em cũng giỏi đó.
Mười hơi vênh mặt:
- Em Mười của Nam mà... anh.
Hai người cười vuị
- Bây giờ đến lượt em, anh nè: Một gia đình kia có ba người con trai đặt tên là Cút, Cu và đớp. Một hôm, ông bố đi vắng, thì có ông bạn đến nhà chơi. Vợ con họ thay mặt chồng và cha tiếp đón ân cần, ông bạn ấy vui lắm. đến bữa ăn, bà chủ nhà bảo thằng út:
- Dọn cơm cho bác, đớp!
Ông bạn có ý buồn lòng, ăn qua loa chén cơm, loay hoay đứng dẩỵ
Bà vợ bảo đứa thứ hai:
- Múc nước cho bác rửa, Cu!
Lần này ông bạn giận tím mặt, liền ra về. Người vợ kinh ngạc, không hiểu vì sao bác giận, bèn bảo thằng lớn:
- Dắt xe cho bác, Cút.
- Ha ha hẳ Anh hỏi em: ?thứ gì người mua biết, người bán biết, người dùng không biết?, hả?
- Khó à nhạ
- Ðừng vòng vo nữa, chịu thua chưa, thì anh hôn em rồi mới giải thích...
- Thuạ
- Cái hòm để người chết vô đó.
- Em phải ?hạ? anh phen nầy, không thì anh hôn em mãi, sẽ mòn hết môi, mòn hết má của em:
Chữ gì thêm hỏi, cỏng chăng?
Thêm huyền, tước vị lằng nhằng dân đen.
Thêm sắc, ngưng lại bên đèn.
Còn như thêm nặng, rõ quen số nhiều.Chữ nầy từ biệt cũng kêụ
Ngủ, đi, say xỉn người đều xài chung...
Nam gối đầu lên cánh tay Mười, đăm chiêu suy nghĩ. Không ngờ anh lúng túng. Mười dí dỏm:
- Tướng công ơi! Tịt rồi thì nói. Ðừng giả bộ lim dim ngủ. Em trả lời nè.
Cỏng chăng? nói lái là chẳng cong, mà chẳng cong là thẳng, bỏ dấu hỏi là thăng, thêm huyền là thằng, thêm nặng là thặng. Thăng là ?tiếng lóng? là = bái bai, ngủ, xỉn.
- Tuyệt cú mèo!
Chẳng hiểu sao ở mấy phòng kế cạnh kia, luôn ồn ào, tiếng trai gái đùa giỡn, trắng trợn nói những lời khiếm nhã, nhiều phút im lặng bỗng cười hô hố, làm rầm rầm như đánh lộn, la hét, cười khóc, rồi rên la, và gào lên dữ dội. Hầu như suốt đêm họ ồn ào khi cười rú lên, khi la, khi rên như khóc; khiến hai cô cậu trẻ cảm thấy khó chịu. Mười hỏi Nam:
- Anh à, hai cái phòng sát bên phòng mình, có ai đó bị bệnh đau gì lắm, hay sao, mà họ rên la dữ vậy anh hở.
- Bọn đó không phải là người đàng hoàng đâu em.
- Vậy sao!
- Họ là gái làm tiền đó em.
Nam rờ tay lên bờ ngực nàng nhỏ xíu giống nửa trái cam sành. Mười sợ e dè hỏi chàng:
- Nam ơi! anh với em nằm trên giường, bỗng dưng là có con?
Chàng mở to mắt, sửng sốt nhìn Mười đăm đăm dò xét. Không có vẻ gì dối trá khi Mười hỏi câu ?ngu si, ngốc nghếch? đến thế! Rõ ràng không ai dạy nàng, trong việc ?yêu thương vợ chồng?. Từ ba má đến các anh chị, bạn bè, không ai hé môi để nói câu chuyện ?tế nhị nhưng vô cùng khó nói? kiạ Nhất là ba má nghiêng nặng về phong kiến, gia đình cổ kính, nghiêm khắc, Mười không bao giờ dám rờ tay vào quyển sách dạy về hôn nhân, gia đình. Mười sanh ra trong môi trường khá đặc biệt kể từ khi Mười học trung-học, có trí khôn, ba má ít ở gần bên, hầu chỉ bày, giáo huấn, dìu dắt, chăm sóc. Mọi việc đều do anh, chị, dìu dắt, nhưng năm nầy Mười ở với anh chị nọ, năm khác ở với anh chị kiạ Họ canh giữ cô em kè kè, cấm đoán, la mắng, nghiêm nghị. Nhưng không hề giải thích lý do, vì sao trai gái chưa thành vợ thành chồng, thì không được ngủ chung phòng.
Họ không khuyên thân ga´i phải giữ gìn, phải đọc sách để có sự hiểu biết... có kiến thức, làm sao đối phó với người khác phái, khi ?cái ấy? bị tấn công, không ai chỉ bảo. Nhất là ba má xem chuyện đó là trọng tội, nếu con cái chưa đến thời kỳ cưới hỏi, không có phép tò mò xem mấy chuyện sách vở ?tào-lao?. Ôi chao ơi! Nếu ba má biết Mười ?đi ngủ? như thế nầy. Chắc là nàng sẽ bị giết chết tức thì. Qua sách ít ỏi đọc lén với bạn học lóm được tí chút, để biết rất mơ hồ, xa xôi rằng: Làm con gái là phải ?giữ gìn cái gì đó? không cho người khác ?dòm vổ. Ối Trời! Mười chỉ biết có vậy thôi. Ðúng thế, ngay chính Nam cũng không dám dạy cho Mười biê´t.
Chàng lặng người mất mấy phút, Nam không hiểu nên mở đầu câu chuyện vô cùng tế nhị, mà rối rắm nầy ra sao, cho khỏi ngượng ngùng! Sau đó, Nam nằm sấp trên giường, chống cùi chỏ lên nệm, tay kia vuốt những lọn tóc xỏa trên gối. Mười, người con gái còn thơ ngây, trong sáng, quá dễ thương khiến Nam càng yêu nàng tha thiết, đắm say hơn. Chàng lấy tấm drap đắp kín ngực Mười, rồi Nam hôn lên má, lên môi, lên mắt Mười. Nam mỉm cười, mặt đỏ bừng bừng, khiến Mười cảm thấy ngượng lây. Chàng đan tay mình vào tay Mười, ngập ngừng nói:
- Thật khó nói vô cùng, khi em hỏi anh chuyện đó. Bởi vì tình yêu vợ chồng không diễn tả bằng lời, mà bằng cử chỉ, âu yếm, mơn trớn, vuốt ve và hành động. Mười ơi! Anh yêu em kinh khủng! Yêu sự ngây thơ, trong trắng, khờ dại của em. Nên, anh có bổn phận phải nói với em những điều đó. Anh cố gắng giải thích thật tế nhị theo y học, cho em dễ hiểu nhẹ Em cẩn thận, đề phòng. Bởi vì, nếu sau nầy, em chỉ nằm với chồng của em thôi, em nhé.
Nam ngồi dậy lấy trong valy của chàng mấy quyển sách Anh-ngữ (Nam đang học ở Ðại Học Y Khoa Sài Gòn), Nam đã mang theo để đọc thêm trên con đường xuôi Trung xa xôi. Chàng lật đến trang có hình ảnh thân thể người nam và nữ. Chàng chỉ từng chi tiết, từng bộ phận trên hình cho Mười xem. Nam giải thích cặn kẽ, rất khoa học, co´ bài-bản rõ ràng. Nam đọc tới đâu, thì dịch lại nguyên văn cho Mười nghe tới đó. Chàng ghi chú những tình huống của mỗi con người trước ngưỡng cửa hôn nhân cần phải biết- để chuẩn bị, để phòng tránh. Mười đã thấy, đã rõ, và hiểu tất cả. Như người đang đứng chênh vênh trên chiếc cầu treo cheo leo, nhìn xuống vùng nước xoáy cuồn cuộn, bất ngờ bị ai xô đẩy, làm choáng váng và rơi tỏm xuống dòng sông. Mười lặn ngụp trong nỗi sợ hãi, run rẫy bàng hoàng.
Ấy thế mà, suốt một đêm khuya nằm cạnh người yêu, Mười vẫn còn nguyên vẹn, tinh tuyền thanh sảch. Và, chính vì thế, tình yêu của họ thật thanh cao vô ngần, trong sáng như phiên gương tinh tuyền sa´ng loa´ng, không gợn chút bụi trần. Ðây chính là chuyện thật 100%. Hoàng Phương Nam và Thương Mười rất hãnh diện về mối tình nên thơ tươi thắm rất nồng say, không gợn một chút dấu tì vết hoen ố nào. Hỏ xin trân trọng tuyên xưng hiến chương tình yêu trong hạnh phúc có thật nầy. Muôn đời tri ân Trời đãi ngộ cho Hoàng Phương Nam yêu Thương Mười rất nồng thắm, chân tình. Nam muốn giữ gìn mối tình thanh cao, trong sáng, không gợn mây mờ, mặc dù nồng độ yêu thương của người con trai mới lớn dâng lên rất cao. Nam biết chă´c rằng: Mười có thể tận hiến cho Nam hưởng trái cấm đầu đời không do dự, không tiếc nuối. Nhưng, Nam rất tôn trọng mối tình cao cả. Nam không muốn làm vẩn đục, dù chỉ một cử chỉ thất thố, thất kính nhỏ nhặt nào, cho thỏa lòng trai ham muô´n. Mà, cả hai người không cần biết đến hậu quả. Ðó chính là hạnh phúc xanh tươi có thật, râ´t trìu mê´n, bình lặng trong hai tâm hồn an thư trẻ trung nầỵ
Nam nói:
- Em à, ?khi yêu nhau, không phải mình chỉ nhìn nhau, mà cùng nhìn về một hướng? (như danh nhân Exupery đã nói). Không phải mình chỉ yêu cái thể xác phàm trần, mà mình yêu nhau đây, vì mình đã đạt được niềm thông cảm, thâ´u hiểu sâu sắc giữa hai tâm hồn đồng điệu. Tri kỷ. Trong sáng. Chân thẩt. Thanh cao và thấu hiểu nhau trọn vẹn. Tình yêu chúng ta là trân trọng nhau mà chân tình cho đi tình cảm, chứ không đòi buộc mình phải chiếm ngự thể xác người kiạ Em hiểu không.
- Dạ, em hiểu. Cám ơn anh.
- Hạnh phúc đích thực đôi ta là sự trân quý, tin yêu, trìu mến lẫn nhau của hai trái tim biết hoà nhịp yêu thương, dũng cảm đương đầu với mọi thử thách, gian nguy, mới trường tồn. Em ạ.
- Anh ơi! Em trân trọng tình yêu chúng tạ
- Cám ơn em.
Hai người dụi đầu vô nhau mà âu yếm. Ba giờ sáng, bỗng đâu giông gầm gió hú nổi lên, gió đập các cành phượng ầm ầm lên vách tường gỗ, sấm sét vang dội, làm sáng cả màn đêm dày đặc, cùng lu´c đo´ tiếng gió vù vù thổi, cánh cửa sổ phòng ngủ không khoen cài, tự động mở ra đóng vào, no´ đập liên tục rầm rầm vào vách gỗ. Vài giờ sau trời trút cơn mưa rất lớn. Mưa thật dai. Nước mưa chảy ầm ầm xuống mái tôn những căn nhà thấp kế cận. Kèm với tiếng sấm sét vang động cả thành phố. Trời khá lạnh! Lảnh kinh khủng. Mười vội mở tung tâ´m mền đang quấn chặt mình nàng, để đắp cho Nam đưởc â´m. Hai người ôm nhau, quả thẩt co´ hơi â´m như lò sưỡi đô´t than hồng. Mười gô´i đầu lên ca´nh tay Nam, hỏ nằm bên nhau thủ thỉ kể lại biết bao chuyện vui buồn xếp lớp lăn tăn (kể từ khi hỏ xa cách). Hầu như hỏ thức trọn đêm, tâm tình và an ủi nhau. Bởi lẽ nằm bên nhau thế nầy, làm sao ngủ được chứ! Năm giờ sáng! Khuya đã cạn. Hai người quá mệt mỏi, chàng nói:
- Thôi, cố gắng ngủ chút đi em. Ðừng ôm anh, anh không ngủ được, nhe em.
- Dạ vâng!
Mổt giờ ngày thứ Tư, hai người dậy đi ăn cơm trưa xong. Nam và Mười thong dong thả bộ đi thăm lăng mộ, chùa chiềng, làng mạc xa xa, thăm bến đò Vĩ Dạ, nơi Hàn Mặc Tử đã hỏi:
Sao anh không về thăm thôn Vĩ?
Nhìn nắng hàng cau, nắng mới lên.
Nhà ai mướt quá! Xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền.
Nam nghe Mười kể những ngày cơ cực ở làng Mỹ Chánh, mà giật mình. Nam có ngờ đâu Mười can đảm chịu đựng, đau khổ, đầy nghị lực, sống những ngày đã qua, âm thầm lẳng lẽ, khổ sở đến thế. Nam trìu mến ôm chặt Mười vô lòng, thì thầm câu yêu thương:
Tình ta nắng mai ươm hồng lãng mạn.
Hoa lá xanh tươi sương thấm trên cành.
Thật dễ thương bến cũ thuở trâm anh.
Vì mây gió hay dòng sông nước cuộn?
Bồi đục lở trôi theo làn lũ cuốn.
Như tình chúng ta bên lở bên bồị
Buồn nhớ hợp tan khúc khuỷu cuộc đờị
Lá lìa cành cỏ sương rơi ướt sũng.
Ðến đảo ân tình đôi mình ước mong...
Xin hãy đợi ta ven sông gợn sóng.
Người hãy chờ ta lá cỏ thong dong.
Ðến đảo ân tình thỏa nguyện ước mong.
Cuồng phong đêm tối nổi lên hồn mộng.
Ðợi ta ven sông, dù lở một dòng.
Xin hãy đợi ta bên đồng ven sông nước lặng.
Lững lờ thuyền mơ vượt sóng.
Bồi đục lở trong theo dòng cùng cuốn.
Khúc khuỷu cuộc đời co´ lu´c phân lỵ
Thuyền trăng tình ta sông lở khúc bồị
Lá liền cành cỏ thân tình êm trôi.
Ta vẫn đợi, người ơi xin hãy tớị
Thầm hẹn ven sông dù đêm tối mưa sạ
Cuốn mây mưa trên ngọc đảo đào hoạ
Thuyền cột bến đôi ta say cõi mộng... (*)
Kính mời độc giả xem tiếp chương sau
Trân trọng
***
Hắn bằng lòng liên lạc với ả thường xuyên. Dù là tình cũ, nhưng người đàng Ðông, người đàng Tây, sợ đếch gì. Ðời sống thêm chút mắm muối cho nó khoẻ người ra, ngán ai.
Ả ban đầu cũng rất rụt rè. Dầu gì cũng mới ly dị sau bao sóng gió của hôn nhân. Cái giấy ly dị cầm trong tay ả cũng không cần đọc đúng tên mình không, cất bà nó trong hộc tủ. Người thì đã đi xa bao lâu rồi, giấy tờ còn ra cái trò gì nữa. Có lộn tên khác càng hay, giấy tờ ở đây lộn hoài chứ gì. Người ta lộn người ta sửa, ả không lộn là được rồị
Ả cũng không biết mình tìm gì ở hắn. Ả cũng bỏ hắn đi bao năm, chung đụng với nhiều người khác. Thấy cũng không ai bằng hắn vì đời sống ở đây chạy theo đồng tiền quá, tình yêu, tình nghĩa gì cũng như món đồ xa xỉ, đi lễ lộc gì người ta mới quàng vào cho nó sang chứ đời thường tìm mỏi mắt không có.
Ban đầu nói chuyện cho vui, cả hai đều giữ ý tứ lắm. Dầu gì hắn cũng còn có vợ bên cạnh. Dù cơm chẳng ngọt, canh chẳng lành đôi khi nhưng cứ nghĩ mà coi, gia đình nào chả vậy. Yên lành tất thì có khi họ từng hẹn nhau kiếp trước nên gặp lại nhau kiếp này hay một người đã thành thánh mới có điều hi hữu vậy trong đời thôi.
Bao năm rồi nhỉ, ả và hắn sống lại trong những phút vui vẻ qua điện thoại của tình yêu thuở trước. Hắn tin mình không lạc bước sau mỗi lần nói chuyện hắn luôn giữ tình yêu với vợ hắn, hắn tin mình vô bờ. Còn ả thì ai cho lòng thương hại hay tình yêu lúc hụt hẫng này, dù không phải là tình yêu thành thực đi chăng nữa nhưng từ bờ môi chỉ run run bật khóc, cũng từ đó nay lại phát ra tiếng cười cũng thấy đời đáng sống hơn rất nhiều. Vậy là mọi việc cứ tiếp tục như thế có ai thấy gì khác sau đó đâu.
****
Anh, em cần anh vô cùng ... nếu anh không hợp với vợ, ly dị đi anh, em bảo lãnh anh qua đây ...
Hắn giật mình, từ đó giờ nghĩ ả tự trọng, vui chơi là vui chơi dù hắn nghĩ chút gì cũng vô nhân đạo khi đùa giỡn tình cảm với ả và bộc lộ sự ngán ngẩm bà vợ ở nhà dù điều đó cũng bình thường như chuyện hàng ngày ở huyện.
Nếu em thấy không tự nhiên khi nói chuyện với anh, em có thể ngưng, mỗi người có cuộc sống riêng, anh nghĩ mình không nên khuấy động ...
Ả như từ trên trời rơi xuống. Trong thâm tâm, khi hắn nói chuyện đưa đẩy thế ả vẫn nghĩ ả và hắn sẽ cùng nắm tay lại đi trên con đường đầy lá me bay thơ mộng ngày nào. Ai dè ... ah " ông tưởng tui là đồ chơi của ông đấy hả ".
Ả muốn điên lên, tự vùi mình trong những khổ lụy của bao nhiêu năm về trước khi hai người mới xa nhau. Ả chợt thấy sao mà mình ngốc thế, cứ để đàn ông nó dày vò, nó đùa cợt. Ả kêu trời, còn bao lâu nữa tôi mới được một người đàn ông đàng hoàng tử tế nói lời yêu thương đây hay mãi chỉ là những lời nói tạm bợ không bao giờ mang ý nghĩa gì cả như thế này ...
Ả thầm tính toán, đường đi nước bước hẳn hòi. Lần gọi cho hắn nhiều hơn, trích ra chút tiền về cho hắn ăn xài, hắn cần gì ả cũng đáp ứng từ xa, mua người hay mua lòng, kệ hắn nghĩ, miễn là ả có hắn trong tâm tưởng. Vợ hắn có bên cạnh cũng như không là đủ cho lòng tự ái của ả bị hắn chà đạp nó lành lại rồị
Dời non lấp bể, đàn bà còn làm được chứ huống gì mua một thằng đàn ông.
****
Anh đã nộp đơn ly dị vợ, vợ anh cũng xốc lắm nhưng anh sẽ nói với toà, trước giờ anh chỉ thương em ..
Ả cười bí hiểm, anh đợi ra toà có giấy ly dị hẳn hòi gửi qua cho em làm giấy tờ bên này nhạ
Hắn về nhà nhìn người vợ bao nhiêu năm, nhìn mãi mà cũng chưa hiểu ra hắn đang làm gì. Vợ hắn ký vào đơn ly dị vô hồn vì cũng không ngờ cái chuyện cô dễ dãi để chồng liên lạc với bạn gái cũ nó ra nông nổi này. Lòng tự trọng không cho phép cô kéo chồng lại vì tình nghĩa chi nữa đâụ
Ba tháng sau, quan toà gọi lên đưa mỗi người một mảnh giấy. Hắn gật đầu chào vợ rồi ra bưu điện fax cho người tình mảnh giấy này xem như cứu cánh hắn thoát khỏi hoàn cảnh bối rối hiện tạị
Vừa fax xong, hắn cất công gọi qua Mỹ cho người tình lần đầu, những lần khác toàn ả gọi về.
Em à, giấy xong rồi, em nộp đơn nhanh đi nhé.
Bên đầu dây bên kia hắn nghe tiếng cười man rợ vọng lại, hắn không hiểu từ âm ty hay từ Mỹ mà ác độc vô cùng ...
Tôi giữ giấy này làm bằng chứng cho tội ác đàn ông các anh làm khổ chúng tôi, anh nghĩ tôi yêu thương anh thật sao ... Ðàn ông các anh là lũ quỷ, thấy thanh nhã , sung sướng là lao vào, mặc tình nghĩa, tự ái, tự trọng. Ðàn ông các anh còn ác hơn quỷ sứ.
Tôi chẳng hại gì anh, tôi cho vợ anh biết bộ mặt thật của anh và cho anh bài học làm một thằng đàn ông chân chính. Giấy tờ gì, bộ anh nghĩ anh qua Mỹ anh từ một thằng đàn ông tham lam trong bản chất thì xã hội Mỹ có thể biến anh thành thằng đàn ông đàng hoàng được sao.
Ðồng tiền cả đó, sang thì người ta đón rước như ông hoàng, còn nghèo hèn chỉ khổ bị chà đạp nếu không còn lòng tự trọng đứng dậy chửi thẳng vào mặt kẻ không phải với mình, anh hiểu không ...
Hắn không còn thấy gì khác ngoài cái vực sâu hoắm trước mặt và hắn nghĩ hắn chỉ còn có mỗi lựa chọn là nhảy xuống và chết đi cho rảnh.
Trời ơi trờị
Chương cuối (tiếp theo)
Dì Nơi áo khăn chỉnh tề bước lên hiên quán, vừa lúc nghe được mẩu đối thoại giữa Hường Vi với Jeanettẹ Bà nhìn hai thằng cháu đang bước vội xuống Bãi Hương về phía cầu tàu lố nhố du khách đang rời tàu cao tốc vừa từ Hội An rạ Dì khoát tay ra dấu cho Jeanette nối bước theo bạn trai.
* Cháu mau đi theo Ðăng ra đón bà con. Cô Hường Vi nếu cảm thấy không thoải mái thì cứ đứng đây với tui, mình chờ họ lên rồi chào hỏi cũng được.
Hường Vi tươi tỉnh lại, cảm ơn bà Nơi đã giúp cô tránh được giây phút ngại ngần lúng túng với người lạ của gia đình Huỵ Nàng hoạt bát hẳn lên.
* Ðể cháu đoán bà nhé !? Cụ bà tóc trắng mặc kimono chắc chắn là bà nội của cháu Eidan, cô gái đứng cạnh bà trông trắng hồng xinh thế kia hẳn là em của anh Huỵ Còn các cô bác kia, cả anh chàng dáng trông hiền hiền đứng bên Hà thì cháu chả dám đâu, chỉ sợ đoán gà lại hóa quốc? Bà Nơi uống nước cam tươi nhé, để cháu gọi.
Dì Nơi lắc đầu từ chối, gọi người hầu bàn mang trà nóng.
* Ông Chấn là em của bà ngoại Ðăng. Cậu thanh niên thì tôi chưa gặp bao giờ, có lẽ là bạn quen với cháu Hà.
* Thế người đứng cạnh cô Nữ trông rất sang trọng là ai thế hở bà?
* Bà ta là người rất có thế lực ở Hội An. Rồi cháu sẽ biết bà ấy là ai. Dì Nơi phân vân thở dài? Ðời người khúc mắc, chồng chéo vào nhau bởi số phần thì biết bắt đầu từ đâu mà vắn tắc vài câu giới thiệu hả cháu ?
Hường Vi đở bà ngồi vào ghế, ánh mắt ngại ngần nhìn nhóm người đang vui vẽ nói cười bước về phía nhà hàng.
Phòng ăn đầy ắp tiếng chuyện trò, có lẽ mọi người đã qua giây phút hồi hộp xúc động lúc giới thiệu, hỏi chào nhau ở bến tàu. Huy dắt tay em đến gần Hường Vi , sau lưng cô là người bạn trai dáng vóc nho nhã hiền lành. Hai cô gái bặt thiệp tự giới thiệu mình. Hà thân mật nắm tay cô bạn gái của anh.
* Em có nghe O Nữ nói chị nấu bún riêu ngon lắm. Em thích ăn cay, nếu anh Huy ?chạy làng? thì em sẽ ăn thế chọ Hà tươi cười quay sang bạn trai? Còn đây là anh Viễn Bình. Anh từ Hồng Kông sang Tokyo du học. Tụi em quen nhau sau lớp Thống kê đại cương của ?giáo sử Viễn Bình.
Người thanh niên khiêm nhường lắc đầu.
* Cô này thật! Chắc là các anh chị ai cũng đã làm việc này lúc còn ở trường. Tôi chỉ phụ giảng lúc sửa soạn làm luận án để kiếm tí tiền còm phụ trả học phí. Viễn Bình liếc nhìn Hà?Ở Nhật đắt đỏ lắm, may mà thời gian sau này lúc nào ?đọi? quá lại được Hà cho ăn cơm ké.
* Cơm hay là mì gói bảy món!?
Ðăng tinh nghịch nhìn cô em họ sau câu đùa của nàng.
* À, thì ra có người nấu cơm ?muả điểm để tốt nghiệp đại học. Phải méc dì Nữ mới được! Hèn chi bà Mitzuki Nguyệt cứ phải mua gạo lắc lia lắc lịa.
Jeanette kéo tay áo Ðăng, làm bộ đay nghiến.
* What about you, Ðăng? Ỉve always suspected about this all along! Nghi lắm nghe! Vậy thì ông giáo sư có tenure này ?bán? điểm cho cô nào để nuôi ?thây? đây? Spaghetti hay burritỏ Hồi đó tui đâu đã biết nấu cơm.
* Don?t sell yourself short, my dear! Em nấu nước sôi và luộc trứng thì chẳng ai sánh bằng.
Mọi người thỏa thuê cười sau những câu nói bông đùa. Quế đứng nhìn bầy trẻ trò chuyện tươi vui, dằn lòng nén cơn xúc động đang chực dâng trào. Nếu Huân còn sống có lẽ giờ phút này cũng đang nói cười bên hai em của mình. Nàng cúi mặt, lén lau khô giọt nước mắt vừa rơi. Lúc ngẩng đầu lên tia mắt bà cũng vừa chạm ánh mắt xanh thẳm dịu vời dưới mái tóc vàng óng của cô bạn gái Ðăng.
* Cô đẹp quá! Ngay lúc mới thấy cô bước xuống tàu, cháu đã tự hỏi không biết thời trẻ cô đẹp tới mức nào.
* Khéo nói lắm, nhưng ý cháu có phải là bây giờ cô già rồi phải không? Quế khẻ cười, khoát tay bỏ qua lời xin lổi của cô gái? Mà tôi già thật rồi! Con trai tôi nếu còn sống cũng cùng trang lứa với các cháu.
Jeanette xúc động thoáng hiểu vì sao. Có lẽ dì Nữ đã nhìn thấy hai hàng nước mắt vừa rơi của cô Quế vì đôi mắt dì cũng thế, còn lóng lánh lệ. Dì Nữ nắm tay cô Quế đến trước mặt anh em Huy, Hà.
* Quế ơi, chị vẫn trẻ mãi không già.
Dì Nữ khẻ nói thầm rồi cất lời mộc mạc hát bài thơ Quang Dũng. Em mãi là hai mươi tuổi. Ta mãi là mùa xanh xưảEm tuổi hai mươi. Yêu anh hào hiệp. Bỏ em, anh đị Ðường hai mươi năm. Dài bao chia lỵ Có những vợ chồng. Không là trăm năm. Mà tình yêu thương. Sông ơi! Dài sao. Rộng ơi! Biển cả. Thôi em nước mắt. Ðừng rơi lã chã!... Hai người đàn bà ôm chầm nhau, nước mắt lã chã rơi. Căn phòng nín đọng, mắt ai cũng lệ nhòa?
Thật lâu, lúc Jeanette ngước mắt nhìn lên nàng thấy dì Nữ đang mỉm cười nhìn chú
Hiroshi bồng bé Eidan đứng sau lưng mẹ vỗ về. Jeanette xúc động níu chặt tay Ðăng,
nhìn sâu vào nét mặt vừa hân hoan vừa mệt mỏi xót đau một cách lạ lùng của dì Nữ.
Nàng ngỡ như đang nhìn một lực sĩ chạy việt dã vừa về tới đích, nằm mệt ngất trên mặt
đường mà môi nở nụ cười.
* Từ sáng tới giờ, các cháu có lẽ ai cũng tò mò nhưng chưa biết rõ cô Quế là ai. An bài của định mệnh đã xui khiến những phận đời gặp gỡ nhau, trọn kín cơn mơ dài suốt cuộc đời.
Dì Nữ nhìn cô Quế, giọng nói dì run run khản nghẹn vì xúc độngg.
* Hai cháu Huy và Hà còn một người anh tên Huân đã qua đời từ lâu. Mẹ của Huân chính là cô Quế, người bạn tình đầu của bố Niên nhưng duyên nợ không thành. Từ sau năm bảy lăm đã có quá nhiều cảnh đời như thế. Phận người phân ly, cách trở vì mệnh nước nên gây ra nhiều cảnh éo lẹ
Cô Quế nước mắt lăn dài trên má.
* Hôm nay gặp được hai cháu Hà, Huy là một diểm phúc lớn cô vẫn hằng mơ. Nhìn thấy hai con của anh Niên trưởng thành khôn lớn cô vui lắm. Giọng cô chùng xuống, nghẹn ngào? Phải chi Huân còn sống thì trọn vẹn biết bao. Âu cũng là an bài của số phận. Ngày mai vào đất liền cô đưa hai cháu đi thăm mộ anh.
Cô Quế ôm Hà vào lòng, cô gái khóc rưng rức. Hà vẫn nhớ đêm cùng dì Nữ đưa mẹ đến viếng linh cửu anh Huân vì ?dù sao cũng là chổ quen biết? lúc mẹ chép miệng tiếc thương giữa cơn ho sù sụ điếng lòng.
Ðăng xúc động nhìn người anh họ đứng ôm mặt khóc. Chàng thanh niên cứng cỏi, bất cần đời đang khóc nấc như một đứa trẻ. Hường Vi bối rối níu vai anh, mắt cũng đỏ hoẹ Ðăng thầm nghĩ cuộc gặp gỡ đong đầy định mệnh hôm nay sẽ mãi mãi thay đổi Huy, thay đổi chính anh. Tình thâm huynh đệ, gia đình sẽ giúp chúng ta quân bình cuộc sống với- đuổi-lăn-quay không kịp để lại vết tích, kỷ niệm.
Bà Mitzuki Nguyệt chậm rãi đến trước mặt Huỵ Bà vuốt tóc anh, miệng nở nụ cười đôn hậu.
* Bà tin con đang khóc vì vuị Biết ra mình đang được bảo bọc bởi người thân, gia đình, huynh đệ là một cảm giác hạnh phúc hiếm hoị Trời Phật ngó lại đã cho các cháu, cho chúng ta một chuyến đi, một nơi đến hạnh ngộ trùng phùng thật chẳng có chi bằng.
Bà quay sang con dâu, ngọt ngào giọng Huế.
* Nổ lực suốt đời con đã giúp gặt hái được quả ngọt hôm nay. Con đang đến đích, đang làm hết những gì mình có thể làm. Chỉ còn lại chút số phần thì hảy an bài với nó mà vuị Bà chỉ tay về đám con cháu đang đứng sụt sùi? Bầy con cháu ni, coi rứa mà đứa mô đứa nấy đều ra hồn cả đó, đừng lo!
Chú Hiroshi trao bé Eidan cho chị Hà. Ông chú ít nói ghé vào tai Viễn Bình mấy câu tiếng Nhật. Nghe Hà phiên dịch, mọi người cười vang. Dì Nữ lắc đầu nhìn anh chàng người Hoa, mắt cười nửa thật nửa đùa.
* Cậu Viễn Bình không cần phải hối lộ chú Hiroshị Tôi chỉ muốn biết anh là ?mèo trắng? hay ?mèo đen?? Có vậy thôi, coi mà trả lời cho khéo.
Cậu Chấn ?ăn to, nói lớn? đi về dãy bàn dài đã dọn đầy thức ăn.
* Xin mời! Trắng, đen chi cũng phải ăn. Ðói rồi. Có thực mới vực được đạo.
Bửa ăn kéo dài quá trưa mà hầu như ai cũng ít màng tới ăn uống vì mãi hàn huyên tâm sự. Ông Chấn trao cho Viễn Bình mảnh giấy có câu nói nổi tiếng về mèo của Ðặng Tiểu Bình ông vừa viết xuống.
* Chuyện ?mèo mỡ? của cậu Bình ra sao, nói cho mọi người biết với? O Nữ của cháu Hà đang nóng ruột chờ đó.
Những tràng cười phá lên sau câu nói ví von của cậu Chấn. Viễn Bình đọc hàng chữ, đắn đo trả lời.
* Mèo Viễn Bình này ăn chay không bắt chuột, chắc con cáo Tiểu Bình không thích đâu. Nếu phải nói về màu của mèo thì hiện nay ở Trung Hoa, cả trắng lẫn đen và nhất là vàng, mèo nào cũng ăn nên làm ra béo lú nhờ bắt toàn chuột đồng.
Viễn Bình cung kính cúi đầu về phía O Nữ.
* Cháu hiểu O muốn tìm hiểu gia thế của cháu, anh chàng tuốt từ bên Tàu đã theo Hà về thăm gia đình. Cháu xin lỗi về sự đường đột của mình.
Bà Mitzuki đặt tách trà xuống bàn, nhìn Nữ.
* Hai cháu có hỏi ý kiến mẹ. Mẹ muốn chúng tạo bất ngờ cho vui, mà vui nhất đây phải nói là cô Hà, cứ cuống lên vì Viễn Bình sắp được gặp ?superwoman?. Rứa rồi hai đứa lại quay qua thăn thỉ bà già Mitzuki ni đi theo cho được. Thiệt ra thì mẹ cũng có chuyện bất ngờ riêng cho vợ chồng con.
Viễn Bình cảm ơn bà Mitzukị Anh thở phào nhẹ nhỏm, trút hết lo ngại suốt từ hôm quạ
* Cháu có nghe Hà kể rất nhiều về gia đình, về Ọ Cháu vô cùng khâm phục. Gia đình cháu đã ba bốn thế hệ sinh sống ở Hồng Kông, cũng có lắm chuyện thăng trầm như mọi gia đình khác.
Nửa sau thập niên 1930, mẹ của bà ngoại Viễn Bình làm việc cho một nhóm thiện nguyện người Anh từ tô giới Hồng Kông sang Nam Kinh để truyền giáo và giúp trẻ mồ côi. Cuộc chiến tranh Trung Nhật lần hai mở ra khốc liệt với chiến thắng của quân đội Thiên Hoàng. Thủ đô Nam Kinh thất thủ, người dân Trung Hoa phải quằn quại chịu đựng sự tàn bạo khủng khiếp của phát xít Nhật và những nhóm quân phiệt ô hợp địa phương. Chỉ trong một thời gian ngắn vào cuối năm 1937, hàng vạn phụ nữ đã bị hảm hiếp, bức hại. Giữa cảnh hung tàn có đóa hoa nhân bản nở rạ Một sĩ quan Nhật bản phải lòng thương cô giáo trẻ tại một cô nhi viện. Anh đã tìm mọi cách bảo vệ cô gái khỏi cảnh ô nhục, cơ hàn. Tâm hồn đồng điệu, hai người cảm thương nhau. Cô gái lén lút gia đình, chòm xóm sống với người yêu. Trước khi theo đơn vị chuyển về Trùng Khánh, người sĩ quan Nhật đã giúp người yêu trốn qua Hồng Kông theo nhóm truyền giáo. Anh tử trận sau đó, không hay biết đã để lại trần thế một bé gái sống mang họ mẹ. Cô bé lớn lên, quyết chí học hành, lập gia đình sống đời yên ấm bình thường. Họ may mắn sống trên phần đất Trung Hoa không phải chịu sự đói khó, bất công của cải cách ruộng đất, sự ngu đần của cách mạng văn hóa, và cảnh đời thấp thỏm lo âu vì hồng thư, vệ binh đỏ của đảng cọng sản cầm quyền.
Cha của Viễn Bình đã sống qua thời thơ ấu bình yên ở Hồng Kông trong lúc toàn cỏi Trung Hoa là một trại cải tạo khổng lồ, một địa ngục đỏ.
Viễn Bình cũng thế, ngày xích sắt xe tăng nghiền nát hàng ngàn sinh viên, thanh niên tranh đấu đòi tự do, nhân quyền ở quảng trường Thiên An Môn, anh chỉ mới là cậu bé chưa qua tiểu học. Anh nhìn thấy cảnh đàn áp trên truyền hình mà không suy nghĩ chi nhiều, chỉ lo học xong bài để kịp chơi game điện tử ?bốn nút? với thằng bạn cùng chung cư.
Mùa Hè năm 1997, cậu thanh niên Viễn Bình đang chờ vào năm đầu đại học thì sự kiện lịch sữ trọng đại chuyển giao chủ quyền của Hồng Kông từ Liên Hiệp Anh về tay Cọng Hòa Nhân Dân Trung Hoa diễn rạ Tương lai của quê hương Cảng Thơm và nền tự do dân chủ đang được mọi người hít thở trở thành nỗi băng khoăn cho mỗi người dân. Giữa lúc đó thì bà cố sống thọ ngoài tám mươi của Viễn Bình qua đời. Cụ đã trối trăn lại cho bà ngoại của Viễn Bình được phép nói cho con cháu hay bí mật cụ muốn giữ kín trong hơn sáu mươi năm quạ Anh nhớ đó là một ngày bình thường. Anh chẳng buồn hay vui lúc nghe câu chuyện kể. Tuy thế, vài năm sau, ý nghĩ về chút huyết thống Phù Tang đang luân lưu trong thân thể khiến anh học hỏi, tìm hiểu nhiều về đảo quốc này. Sau khi tốt nghiệp đại học ở Hồng Kông, Viễn Bình đã không ngần ngại từ chối học bổng đi London để sang theo học chương trình tiến sĩ ở đại học Waseda từ mấy năm nay.
(còn tiếp)
Nguyệt San Giao Muà xin cám ơn những thân hữu đã dóng góp bài vở cho Nguyệt San Giao Muà số 161 . Một số bài khác sẽ được đăng dần vào số tới. Mong mỏi sẽ nhận được những sáng tác của các bạn bốn phương để cho Nguyệt San Giao Muà thêm phần hương sắc trong tương lai.
2) Để rút ra danh sách của NSGM (unsubscribe),
xin gửi email về GiaoMua@hotmail.com
3. Mọi chi tiết, thể lệ, thắc mắc, xin gửi về:
GiaoMua@hotmail.com
4. Mọi bài vở, đóng góp, xin gửi về:
GiaoMua@hotmail.com
Nguyệt San Giao Muà
Homepage: http://www.GiaoMua.com
Thể lệ gửi bài cho Nguyệt San Giao Muà:
Mong bạn gửi Bài cho GM theo cách này là tốt nhất :
1. Dùng mẫu chữ Vietnet (VIQR) hay Unicode
2. Viết Hoa chữ đầu của bài và bút hiệu. Ví dụ: Giọt Mưa Trên Lácủa NS Phạm Duy
3. Gửi bài ngay trong email (không kèm file), để cho BBT khỏi mất công download xuống để đọc
4. Gửi tất cả các bài trong 1 tháng 1 lần trong1 email, nếu tiện.
5. Bài vở xin gửi đến trước ngày 25 mỗi tháng
6. Mọi chi tiết, thể lệ, thắc mắc, xin gửi về: GiaoMua@hotmail.com
Cám ơn bạn rất nhiều, vì nhân sự có hạn, BBT không thể ngồi đánh máy lại từng đề bài hay bút hiệu.
P.O . Box 378
Merrifield, Virginia 22116
USA
Trang Nhà