Số 162
Ngày 1 tháng 10 năm 2015
Nguyệt San Giao Mùa
P.O. Box
378
Merrifield, Virginia
22116
USA
Thư Ngỏ
Tháng 10, những trận mưa liên tục vẫn không đủ làm ướt đường. Những cơn nắng không còn đủ mạnh để gợi cảm giác tiếc nhớ Hè. Trời Oregon cứ dở dở ương ương như vậy làm tôi nhớ nhiều tới những cơn mưa của mùa Thu Sài gòn và những mùa Hè nơi tôi lớn lên và trải qua tuổi đôi mươi. Còn bao nhiêu điều để nhớ nữa. Tôi nhớ tới những trò nghịch ngợm làm phiền hàng xóm để họ phải tới nhà phiền cha mẹ tôi. Những kỷ niệm vui, buồn giúp tôi hiểu và thông cảm với các con đang lớn lên nơi đây. Hai mươi năm qua, thế hệ các con lớn trong môi trường đầy đủ tiện nghi và tiến bộ của khoa học kỹ thuật, có kể những trò đùa nghịch quê nhà chắc cũng như lúc trước nghe bà nội tôi kể về chị Hằng và chú Cuội mà ngẩn người.
50 tuổi đầu, tôi chưa cho tôi già nhưng tôi biết tôi không còn trẻ. Cuộc đời càng đưa đẩy càng thử thách, cứ thấy mình phải mạnh hơn nhiều thay vì gục ngã và cầu cho tháng ngày gian khó qua mau.
Tôi thương cha mẹ nhiều hơn, thương con cái gấp đôi và ráng làm điều gì còn làm được cho chúng.
Cho tôi chia xẻ những trăn trở này cùng các anh chị em Giao Mùa, nơi những cây bút và những tấm lòng gặp nhau. Cầu cho mọi an lành và may mắn đến với các anh chị cùng gia đình trong tháng 10 và mãi tận cuối năm nhé.
Thân Kính
Vành Khuyên
Ban Biên Tập Giao Muà
Bài vở trên Giao Muà là do các tác giả gửi đăng và Giao Muà không chịu trách nhiệm về nội dung. Muốn xin trích đăng lại, xin liên lạc với GiaoMua@hotmail.com.
I . Thơ _______________________________________________________________________
1. Lan Man | ______ Vân Hà | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||
2. Bóng Dáng Người Tình Quê | ______ Phù Hư dật sĩ VÕ THẠNH VĂN | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||
3. Chiều Ơi! | ______ Nam Thảo | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||
4. Mùa Mưa... | ______Đà Lạt | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||
5. Nhớ Mùa Thu Xưa | ______ Hàn Thiên Lương | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||
6. Lá Thu | ______ Quên | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||
7. Cảm | ______ Nguyễn thị Thanh Dương | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||
8. Thiệt Tình, Giờ Mới Hiểu | ______ Sông Cửu | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||
9. Phong Độ Là Nhất Thời - |
______Hồ Chí Bửu 10. Thu Cảm |
|
______ Song An Châu | 11. Vu Lan Nhớ Mẹ |
|
______Phan Tưởng Niệm
| 12. Tàn Mùa Chinh Chiến |
|
______Nguyệt Vân | 13. Tình Mẹ Tình Con |
|
______Trần Thành Mỹ |
14. Đôi Khi |
|
______
Jacaranda
|
15. Xa Vời |
|
______Chung Thủy |
16. Lễ Phật |
|
______Sông Trà
|
17. Tình Riêng
|
|
______Vành Khuyên |
18. Ai Tri Kỷ ?!
|
|
______Tình Hoài Hương |
19. Đây Sứ Giả Hoà Bình |
|
______Trần Thị Hiếu Thảo |
20. Lỗi Hẹn
|
|
______ Mạc Phương Đình |
21. Thu Sang Giặt Áo Ven Đê
|
|
______ Lê Miên Khương |
|
II . Văn _______________________________________________________________________
1. Lay off ___________ Nguyễn Thị Thanh Dương | 2. Hiến Chương Tình Yêu (truyện dài nhiều kỳ) ___________ Tình Hoài Hương |
3.Cô Dâu Ở Tuổi 46 ___________ Vành Khuyên |
4. Căn Nhà Sau Cửa Biển (truyện dài) ___________ Phan Thái Yên |
IIỊ Trả Lời Bạn Đọc__________________________________________________
1. Nhắn Tin/Trả Lời Bạn Đọc _______ Ban Biên Tập |
I . Thơ __________________________________________________
II . Văn___________________________________________________________
Nguyễn Thị Thanh Dương
Nguyễn Thị Thanh Dương
2. Hiến Chương Tình Yêu (truyện dài nhiều kỳ) Tình Hoài Hương
Tình Hoài Hương
Vành Khuyên
Vành Khuyên
4. Căn Nhà Sau Cửa Biển (truyện dài) Phan Thái Yên
Phan Thái Yên
IIỊ Hộp Thư Toà Soạn
___________________________________________________
Thể lệ để nhận Nguyệt San Giao Muà:
1) Để vào danh sách của NSGM (subscribe),
xin gửi email về GiaoMua@hotmail.com
Địa Chỉ Liên Lạc:
Nguyệt San Giao Muà
Copyright
2002 by Giao Muà e-magazine and respective authors
Tư Chuột bị lay off !
Bước ra khỏi phòng ông Manager mà anh còn ngẩn ngơ. Mấy tháng nay nghe tin hãng sẽ lay off một số người, Tư Chuột không tin là mình trong số ấy, vì anh làm thâm niên, tay nghề cao, có lay off chăng, là những công nhân mới vô làm mà thôi.
Ai ngờ, họ chủ trương lay off những người lâu năm, đồng lương cao, thời buổi này, tuyển thợ mới dễ dàng, lương start thấp, sẽ giảm được chi phí ngân sách. Đau thật !
Tư Chuột đau vì phải đối diện với cuộc sống thì ít, nhưng với vợ thì nhiều, có chật vật khó khăn thì cũng chỉ trong một thời gian ngắn, rồi anh sẽ tìm được job khác, nhưng cái gương mặt chắc chắn sẽ ?tiêu điềủcủa vợ mới dày vò anh nhiều.
Anh rời hãng, chẳng muốn về nhà trong lúc này, anh vào một quán cà phê trong khu chợ Việt Nam, để nhâm nhi nỗi buồn và tìm cách.lựa lời để thông báo với vợ cái tin " lay off " này.
Gọi tách cà phê xong mà đầu óc anh vẫn rối tung lên, không biết mình đang nghĩ gì nữa, thì nghe thấy giọng nói quen quen phía sau:
- Tư Chuột! Sao lang thang cà phê giờ này?
Tư Chuột quay lại, nhận ra thằng bạn cùng làm một hãng trước kia:
- Vinh hả, lâu lắm mới gặp mày. Từ ngày đổi qua hãng khác, thế nào?
Vinh cười thoải mái:
- Ngon lành, tao đi uống ly cà phê cho tỉnh táo, tao làm ca chiều .Còn mày, bộ đang lấy vacation nên tà tà cà phê cà pháo hả?
Tư Chuột lắc đầu, chán nản nói gọn lỏn:
- Lay off !
- Hồi nào?
- Hồi nãy. Tao từ hãng ghé vào đây luôn.
- Vậy mà tao tưởng mày ra đây để mộng mơ chứ, vì đây là quán " Mộng Mơ " mà.
Tư Chuột thở dài:
- Đáng lẽ phải có quán cà phê " Mộng Tàn " cho những người thất tình và thất nghiệp như tao bây giờ.
Vinh sáng mắt lên :
- Tao có ý kiến cho mày bớt chán đời. Nhân dịp này về Việt Nam chơi một chuyến đi, ở xứ Mỹ, bị lay off cũng là ?dịp để nghỉ ngơi đấy, trong khi chờ đợi xin công việc khác.
- Nghe mày nói tao biết ngay tới giờ này mày cũng chưa có vợ, mày có biết về Việt Nam là đồng nghĩa với ăn chơi không? Đã không làm ra tiền lại còn về Việt Nam ăn chơi, có chăng là con vợ nó khùng, nó mới cho đi.
Vinh gọi một tách cà phê và vui vẻ nói chuyện với bạn:
- Đúng là tao chưa có vợ, nhưng cũng sắp sửa. Hồi nào tới giờ tao vẫn ở chung với mẹ, bà già bao tao ăn ở, chỉ việc để dành tiền năm nay cưới vợ .
Tư Chuột nhìn bạn, thấy ?tội? cho nó quá mà không nỡ nói ra, vì ngày xưa anh cũng như thế, cũng hí hửng để dành tiền cưới vợ, để rước một mụ đàn bà về, dâng hiến cho nó tất cả sự tự do, tình yêu và tiền bạc. Và nó lên làm ?boss? của mình lúc nào không hay.
Chuyện trò một lúc Vinh đứng dậy ra về, để lại cho Tư Chuột một câu hứa hẹn:
- Tao sẽ hỏi hãng tao và giới thiệu mày, cho tao số phone, có gì tao gọi lại ngay.
Tư Chuột về đến nhà, tính ngủ một giấc mà không sao ngủ được, vậy mà lúc sáng sớm thức dậy đi làm, anh thèm được ngủ, chỉ muốn nằm thêm một chút nữa.
Vợ anh làm nghề Nail, 9 giờ sáng rời khỏi nhà và 9 giờ tối mới về. Nó chăm chỉ, miệt mài làm việc để thực hiện giấc mơ: Mua một căn nhà to đẹp, rộng 3,000 sqf. trở lên, sân sau có hồ bơi và sân trước có hai chiếc xe BMW mới tinh cho xứng với căn nhà.
Giấc mơ của vợ, chỉ liên quan tới anh một điều là phải làm ra tiền, cho vợ hài lòng, chứ anh chẳng dính dáng gì tới sở thích nhà to, xe đẹp ấy cả . Nợ một đống, chưa chắc gì sung sướng, thà cứ sống bình dân, bụi đời một tí mà thoải mái, đỡ lo.
Tư Chuột đã từng giải thích với vợ rằng nhà mình chỉ có 3 người, ở làm gì hết căn nhà rộng đến thế? Cái hồ bơi lại càng lãng phí, em làm từ sáng đến tối, một tuần chỉ nghỉ một ngày, anh cũng vất vả làm việc, mấy khi rảnh mà bơi với lội ! Còn thằng cu Tí mới hơn một tuổi thì lại càng không thể bơi, nhưng có thể?rớt xuống hồ bất cứ lúc nào nếu ta sơ ý. Hàng tháng phải thuê người tới clean up cho nước hồ sạch trong. Rồi tới mùa Thu, mùa Đông phải căng lưới ra, che lá, che rác khỏi rơi xuống hồ làm úng nước, làm nhiễm trùng nước?Bao nhiêu thứ gian nan, liệu em có thì giờ chăm sóc không??
Nhưng vợ đã gân cổ lên mà cãi:
- Anh chẳng hiểu gì cả, dù mình xài hay không, nhưng cuộc sống cứ phải đầy đủ tiện nghi cho bạn bè ..nể phục, và nhất là để em ..chụp hình, quay video gởi về Việt Nam cho cha mẹ em, gia đình em ..hãnh diện !
Cãi đi cãi lại nhiều lần, lần nào Tư Chuột cũng là người thua cuộc, anh chỉ có nước ..trông chờ mai này thằng cu Tí lớn lên, lấy vợ, lúc ấy vợ anh -bà Tư Chuột- sẽ sáng mắt ra, mới biết thương con, thương chồng, biết xót xa cho thân phận thằng đàn ông khi nhìn thấy con bị vợ nó hiếp đáp.
Mệt mỏi, căng thẳng,Tư Chuột ngủ thiếp đi, khi anh tỉnh dậy thì đã nghe léo nhéo tiếng vợ, tiếng con trong nhà:
- Hôm nay anh làm việc mệt lắm sao mà ngủ tới giờ này mới dậy? Anh đã đặt nồi cơm cho em chưa?
Tư Chuột bối rối:
- À ...quên ..để bây giờ anh làm.
Anh lấy gạo vào nồi, cắm điện xong xuôi rồi ra chơi với con, đợi vợ tắm xong, ra nấu cơm tối như thường lệ. Chị Tư Chuột hớn hở khoe:
- Hôm nay em gặp bà khách sộp cho tiền típ hậu hĩ. Giá người nào cũng như bà ta thì em làm giàu mấy hồi.
Thấy vợ đang vui, anh chớp ngay thời cơ, thông báo cho nó xong sự đời:
- Anh mới bị lay off sáng nay!
Tức thì mặt vợ anh sa sầm xuống, bất ngờ và nhanh chóng như những đám mây kéo tới báo hiệu một cơn mưa giông:
- Trời ơi, thời buổi này mà lay off thì chết người ta, cái hãng của anh sao mà?cà chớn quá vậy?
- Cách đây vài tháng anh được lên lương và lãnh tiền bonus, em đã khen hãng anh tử tế, biết điềụVậy mà ..
Vợ không để anh nói hết ý, quay ra oán trách mọi tình huống:
- Cũng tại bọn khủng bố, tại nước Mỹ từ ngày mang quân đánh nhau với Iraq, làm kinh tế Mỹ lao đao, làm ?anh bị thất nghiệp.
Anh an ủi vợ:
- Nhưng mà thôi, anh có tay nghề thợ tiện cũng dễ xin việc mà em.
- Người thất nghiệp một đống kia kìa, mà hãng xưởng có mở thêm ra đâụVợ anh não nề thở dài.
- Từ từ rồi cũng tìm được việc, thiên hạ bị lay off đã có ai chết đâu ?
- Nhưng sẽ cản trở bao nhiêu thứ, anh biết không?
Mắt vợ anh chợt sáng lên:
- À, hay là anh học Nail đi, tay nghề mà khá còn chắc ăn hơn hãng xưởng, chán làm tiệm này thì đi làm tiệm khác, tha hồ bay nhảy.
- Các bà làm nail cứ bay nhẩy như vậy cũng khổ cho chủ, không biết đâu mà tính, hèn gì trên báo, mục rao vặt la liệt ?Cần thợ Nail
tưởng như đang thiếu thợ Nail trầm trọng. Người Việt Nam làm ăn với nhau nhiều khi chẳng hợp đồng gì cả, chủ tiệm Nail hay chủ nhà hàng, cứ thuê mướn thợ...bằng miệng. Anh đầu bếp đòi lên lương không được, lựa giờ cao điểm, ngày cuối tuần khách đông là...xin nghỉ bệnh ở nhà, chủ mà không có tay nghề hay thuê mướn người khác kịp thời thì chỉ có nước dẹp tiệm. Bởi vậy chủ Nail hay chủ nhà hàng lúc nào cũng thấp thỏm lo đề phòng và ...đối phó với đám thợ.
- Anh đừng có lan man sang chuyện của người khác, hãy đi vào vấn đề, anh có học Nail không thì bảo? Vợ anh sốt ruột gắt lên.
Anh khẳng định:
- Anh làm thợ tiện, tay cầm sắt, thép quen rồi, cầm tay đàn bà mà làm việc thì chết người ta, và chết ...cả anh nữa vì...bối rối và cảm động.
- Thôi đừng có đùa, mục đích của mình là kiếm tiền mà ?
- Nghề Nail cũng như bất cứ nghề lương thiện nào cũng đều đáng quý em ạ, em làm tiền không thua gì anh , anh đâu dám chê nghề Nail của em, anh chỉ muốn làm công việc đúng tay nghề, sở thích .
Vợ anh vẫn chưa hài lòng:
- Được rồi, em chờ đấy! Nhưng trong thời gian chưa có việc làm thì anh hãy nghe đây: Bắt đầu từ ngày mai thằng cu Tí sẽ ở nhà với anh để tiết kiệm tiền baby sit, và anh kiêm luôn phần bếp núc, dọn dẹp nhà cửa để tiết kiệm thời gian cho em đỡ mệt.
Anh Tư Chuột đồng ý, còn hơn là ngồi không, nó ...ngứa mắt, bắt anh đi học Nail.
Cái chuyện nhà tưởng đơn giản thế mà Tư Chuột đã làm quần quật cả ngày, nội việc trông thằng cu Tí cũng đủ điên ruột, cho nó ăn, cho nó ngủ, thay tã lót, áo quần, rồi nấu cơm theo những bài bản mà vợ đã đưa ra. Màn dọn dẹp nhà cửa mới đáng sợ, Tư Chuột dọn tới đâu thì cu Tí bày ra tới đó.
Nhưng dù bận rộn tới đâu Tư Chuột vẫn không quên mỗi ngày đọc báo, mở computer để tìm việc.Tiền trợ cấp thất nghiệp đã làm thu nhập nhà này thấp đi, mà lại chỉ cho giới hạn có 6 tháng, thời gian cứ vùn vụt trôi qua làm Tư Chuột lo âu thật sự, job thợ tiện người ta vẫn cần nhưng có nơi trả lương quá thấp so với khả năng của anh, hoặc nơi thì xa nhà, không thuận tiện. Đi làm là một hành trình mỗi ngày và lâu dài, không ai muốn tiêu phí thời gian dài trên đường đi đường về cả.
Buồn tình và thất vọng Tư Chuột quay ra mua vé số, ông thần tài Mỹ đã gõ cửa mấy người Việt Nam rồi, biết đâu sẽ có ngày tới phiên Tư Chuột ?
Nồi canh đang sôi lên sùng sục, Tư Chuột chưa kịp nêm mắm muối, thì thằng cu Tí thức dậy gào khóc inh ỏi, có lẽ nó đói và tã ướt cần thay, toàn là những việc cấp bách làm Tư Chuột bối rối không biết nên làm việc nào trước. Đang lúc tình huống hoả mù như thế, cái điện thoại không biết điều lại reo lên ầm ĩ, không phải hai ba lần rồi thôi, mà liên tục như hối hả, thúc giục anh phải nhấc lên nghe nó mới chịu.
Đó là Vinh, thằng bạn mà anh đã gặp ở quán cà phê cách đây mấy tháng, may quá, tí nữa thì anh vọt miệng...chửi thề vì tưởng mấy thằng quảng cáo.
- Tư Chuột ơi, có tin vui đây. Tao đã giới thiệu mày cho boss của tao, nay họ cần và mời mày đến phỏng vấn, sáng mai đến hãng tao nhé.
Mặc cho con khóc bò lăn lóc trên sàn nhà, mặc nồi canh đang sôi, anh hí hoáy ghi địa chỉ và số phone của hãng. Hãng này gần nhà, đúng như điều anh mơ ước.
Sáng hôm sau đợi vợ rời khỏi nhà, Tư Chuột mang cu Tí đến nhà bà Baby sit cũ. Người Việt Nam với nhau dễ lắm, giờ giấc, thời gian linh động, muốn thôi lúc nào cũng được, và muốn gởi lại thì cứ mang tới, chẳng phải giấy tờ luật lệ gì cả.
.Thật ra ở đời cái gì cũng có qua có lại, dễ người dễ ta, rất công bằng, có những lần cu Tí bị ngã sưng môi, mẻ trán, vợ chồng anh xót xa nhưng có làm khó dễ gì bà Baby sit đâu. Chẳng những thế mà thỉnh thoảng còn biếu bà ít quà cho vui.
Có lần anh đến nhà baby sit , đón cu Tí về sớm để đi bác sĩ, thấy bà ấy đang nằm khểnh ở ghế sofa coi phim Hồng Kông hay Hàn Quốc gì đó, chắc đang đến hồi gây cấn, mắt bà còn rưng rưng lệ, mặc cho vài ba đứa trẻ chơi đùa với nhau, nên chuyện chảy máu, sưng môi chắc không phải chỉ riêng thằng cu Tí.
Tư Chuột đến hãng với một tờ resume đầy đủ quá trình kinh nghiệm, tay nghề. Cuộc phỏng vấn thông qua dễ dàng, họ nhận anh vào làm với mức lương anh đòi hỏi tương đương mức lương nơi hãng cũ. Tư Chuột thấy lòng thơ thới hân hoan.
Không cần phải trúng số độc đắc, trong cuộc sống vẫn có những lúc "trúng số" nho nhỏ như thế này cũng đủ vui sướng rồi, mà tại sao người ta cứ khao khát chờ đợi những giấc mơ ?Độc đắc? xa vời, hầu như không bao giờ đến nhỉ ?
Rời khỏi hãng,Tư Chuột không đi đón con, không về nhà ngay. Anh ghé vào quán cà phê hôm nọ, quán?Mộng Mở đây mà.
Hôm nay thì anh tha hồ mộng mơ. Ôi, có những chuyện đời thường, bỗng trở thành những giấc mơ thèm khát, giấc mơ ấy là anh sẽ trả công việc bếp núc lại cho vợ, và trả thằng cu Tí lại chọ..bà baby sit. Anh chán làm cái công việc nội trợ lắm rồi ! Anh sẽ trở về vị trí một anh thợ tiện khéo tay, giỏi việc tại hãng xưởng.
Tối nay khi vợ về, anh sẽ hiên ngang nói vào mặt vợ mà không cần phải đợi ?thời cở lúc nó vui như hôm anh bị lay off nữa:
- Anh có việc rồi, tuần tới đi làm.
Chắc rằng mặt vợ anh sẽ tươi tỉnh lên, như sau cơn mưa trời lại sáng, sẽ khen cái hãng vừa mướn anh là tử tế, dễ thương, và bà Tư Chuột lại có quyền tiếp nối giấc mơ: một ngôi nhà rộng 3,000 sqf trở lên, có hồ bơi và hai cái xe BMW lộng lẫy đậu trước cửa cho mọi người... nhìn thấy.
Phần Thứ Nhì
Chương 16
Ván Bài Định Mệnh?
Trả phòng ở bên Vĩ Dạ, hai người gọi taxi qua bên phố Phan Bội Châu, vào Hotel Đồng Lợi. Phòng ốc ở đây tương đối sạch sẽ, thoáng khí, lịch sự, yên tĩnh. Khi Nam qua nhà Vinh ở bên kia sông Gia Hội, (đối diện gần phòng trọ hai người) thăm các bạn. Mười tắm rửa xong liền xuống lầu, ra chợ Đông Ba mua ít trái cây. Chàng về phòng, sau đó họ đi thuê bao một chiếc xe lam rộng thênh thang, họ không mời các bạn, vì muốn riêng tư đi chơi với nhau, chỉ có hai người đi thăm các lăng tẩm nổi danh ở Huế: Minh Mạng. Thiệu Trị. Đồng Khánh. Tự Đức. Gia Long. Khải Định?
Lăng KHẢI ĐỊNH nằm riêng biệt ở phía Tây tĩnh mịch nơi kinh thành Huế (lăng tẩm uy nghi được xây dựng khi vua còn ngự trên ngai vàng) nghinh tiếp tình yêu đôi trẻ. Họ dìu nhau đi dưới hai hàng hoa bằng lăng nở đầy cành, bước chân đôi trẻ phiêu bồng dẫm trên xác phượng vĩ đỏ thắm. Những con rồng to, những vị quan thần đá, mũ mão cân đai chỉnh tề, oai nghiêm. Hiện nay các lăng chẳng còn giữ được nguyên thể, dù đã nhiều lần trùng tu để nối dõi tông đường! Đầu tiên là hai bạn đi thăm: Lăng Khải Định (Ứng Lăng) tên thật của vua: Nguyễn Phúc Bửu Đảo, (1885-1925) Trị vì: 9 năm.
Chàng và nàng đã cười to, tiếng cười vang dội núi đồi thinh lặng, hai người nắm tay nhau, vừa chạy lên năm bậc thềm của các tầng sân, tạo thành một trăm hai mươi bảy bậc cấp (127). Lăng đứng sừng sững trên triền núi phía Tây làng Châu Chữ, xã Thủy Bằng, Huyện Hương Thủy, có núi án núi chầu: Núi Chóp Vung, núi Kim Sơn. Lăng cách thành phố Huế 10 km, ngọn đồi nầy cao chót vót, chung quanh toàn cây đại thụ mọc um tùm, râm mát, che kín một vùng núi non có khe Châu Ê nước đục và độc. Lăng không trang trí hồ vọng nguyệt, không có cầu. Diện tích lăng rộng khoảng 330,05 héc ta. Lăng mới xây kết hợp hài hoà giữa kiến trúc Đông và Tây, bê tông, gạch nung, đá, cột paratonnetre, tháp nhọn stoupa v.v...
Thanh long bạch hổ của tiền đình, hậu chấn, rồng chầu, hổ phục: tượng trưng bằng 2 voi. 2 ngựa. 10 tượng người đứng chầu quanh sân đại điện. Gian đại sãnh sơn son thiếp vàng, vòm cung nhọn, tường cột chạm trổ tinh vi, chi chít kỳ quan của ngành phù điêu khắc giao thoa độc đáo, đầy thẩm mỹ, khiến người xem rất kính phục, coi hùng vĩ, uy nghi hoành tráng bậc nhất với các loại bê tông, sắt, thép, sành sứ, long vân thủy họa, ghép ngàn vạn mãnh sành sứ thủy tinh, tạo thành nhiều bức họa long lanh sống động tinh xảo với ?phúc? và ?vạn thọ? phong thủy địa lý thủy thổ vững vàng:
Hai người bạn trẻ đứng trước ngai vàng có pho tượng đồng vàng bao phủ, ở ngoài tạc hình vua Khải Định, sau lưng vua ngự là phong cảnh mặt trời lặn. Còn một pho tượng vua Khải Định đứng thì đặt ở Trung Lập đình của cung An Định. Tay Mười nương nhẹ sờ lên nếp nhung-y, tưởng chừng nơi đây đang trỗi dậy thời oanh liệt, vàng son với vua chúa, quan đại cận thần, dũng tướng kiêu binh, cung phi mỹ nữ. Vua cai trị triệu dân, giữ gìn xã tắc sơm hà, giang sơn ấm no, hạnh phúc một thời lừng lẫy.
Nam Mười cùng nhau hét thật to, tiếng vang ngân từ xa vọng lại, như những dịp sấm rung dồn. Khi chàng hái được bông hoa thọ sim, anh cười ngặt nghẽo, chọc quê Mười. Hai bạn trẻ vừa chạy lên rồi chạy xuống những bậc cấp lăng, vừa đếm những (127) bậc cấp:
- Một, hơi, boa, bốn, nem, séo, bởi, tém... chín mừi? một trem lẽ tớm...
- Cha cố bà, mấy lâu ni, tui mới tìm thấy một bông thọ sim để tặng em. Hí!
Thế là Mười lượm lặt sưu tầm ít văn thơ đặc biệt của thổ ngữ miền Trung, đọc lên cho Nam nghe. Anh con trai miền Nam khoái chí cười ha hả, cố học thuộc lòng:
"Khôn" là đồng nghĩa với không
Chẳng muốn lấy chồng = "khôn muốn lấy dôn"
"Đoản hậu" là "Ác" en ni.
Tui đã... im lặng cứ đi theo hoài
Nhà tui còn khoảng đường dài
Có chi noái nấy, ngày mai hết rồi
Trên cao thì nói "trên côi"
"Đi rượng" là lúc sóng đôi như chừ
"Phủ phê" là lúc thặng dư
Như là tình cảm "đã nư", no đầy
"Như ri" có nghĩa như vầy
Mô Tê Răng Rứa, em quay... mòng mòng. (*)
Bởi vì hôm nay là ngày thường, nên các lăng tẩm rất vắng khách vãng lai. Đôi bạn đi giữa hai hàng hoa bằng lăng tim tím, mỗi khi có gió lùa thì nhiều cánh hoa rơi lả tả ven tường. Trước thềm rộng, hồ vọng nguyệt sen nở rộ, lá sen ôm kín mặt nước ao tù thăm thẳm. Chàng và nàng tha hồ chơi trốn tìm, rượt bắt cứu tù náo loạn. Rồi họ đi đánh trống dộng chuông inh ỏi. Khiến một cô gái xinh đẹp, cỡ trạc tuổi Mười đang ngồi học bài (có lẽ là con gái của người gác lăng), cô gái nhăn mặt, nhíu mày tỏ vẻ khó chịu. Thấy thế, Mười và Nam trêu cô gái:
- Trời đéc thánh thiền thiên địa quơi, ui! tui noái thặc dư rỉ em đừng théc méc nghen: reng mờ im đệp chi, mòa im đệp éc ôn, đệp ớc liệt rứa, hỉ!
- Em ui, cho anh Nam hỏi nè, có phải lờ? :
"Răng chừ" đồng nghĩa "khi mô"
"Khi mô" có nghĩa khi nào đó thôi
Khi mô có cặp có đôi
Răng chừ hết cảnh tuổi đời bơ vơ
Đơn côi "cái trốt" dật dờ
Là ôm đầu bạc "cà ngơ" một mình
Lặng yên thì nói "mần thinh".
Để nghe len lén duyên tình giăng tơ. (*)
Nói xong, Nam đưa thỏi chocolate cho cô gái:
- Cô đeng mần cới chi rứa, cô có en sô cu la khôn? Cô khôn en, thì cô tét đèn đi ngủ, hén. Chớ không thì, súng sép bén đùng đùng. Mà nè, cô cô cầm cái kéo và noái: ẻm của tui cần két mớ tóc dời tới lưng dư rớ. Cô két tóc đứa em trụi lủi, thì em của tui sẽ giơ ra cấy trốt, lòi da đầu ra răng? Rùi cô hô: Cô sẽ đi xung phen, để bén cái thèng cha người Nôm ni phẻn động... Chéc là tui chết. Hỉ!
Cô gái không vừa, nàng cũng có một khối sưu tầm thơ văn nguyên bản của Cai Vĩnh, cô gái đã đem thơ ra đốp liền:
"Mần chi" ai hỏi làm chi
Em muốn làm gì, "răng hoải mần chỉ"
Thế này thì nói "ri nì"
"Rứa tề", thế đó mần chi đây hè?
Cái cây thì noái cái "que"
Còn ở trước hè lại nói cái "cươi"
Cái "ôn" bản mặt tươi tươi
Ưa đi tán bậy là người "vô duyên" (*)
Sẵn trớn, Nam vui vẻ ôm Mười vào lòng và ?cả mấy câu thơ đã lượm lặt:
- A ha. Như vậy là O nớ đã có dôn rồi hí, để tui thỏ thẻ noái cho O nghe hí:
Nếu biết rằng em đã có chồng.
Cho anh gặp chàng có được không?
Để anh hậu đãi chồng em đã?
Rước giùm của nợ, lập đại công.
Nếu biết rằng em sắp lấy chồng
Anh về tát nước cạn dòng sông
Để cho đám cưới không qua được
Đừng có mà mong được động phòng. (*)
Cô gái ngượng quá nguýt hai người một cái dài, dài có đuôi? cô ta xù mặt ra, vội quơ tập sách chạy biến vào hậu trai, giữa tràng cười của Nam và Mười trải dài trên khu đồi quạnh vắng.
Nam Mười cùng nắm tay nhau, chạy xuống trăm bậc tam cấp. Hai người đến lăng TỰ ĐỨC xa thành phố Huế 7 km. Chu vi 1200/m, diện tích 10/ha. Lăng ngự tọa ở núi Khiêm Sơn, hướng Tây Đông có núi án, núi chầu Dẫn Khiên Sơn, Động Án tại thôn Thượng Ba, xã Thủy Xuân. Lăng vua Tự Đức có cửa tam quan hai tầng, vào sâu bên trong sân là những tòa nhà xây gạch, có lối kiến trúc độc đáo; nhưng nhìn chung thì nhà cửa phòng ốc có phần rườm rà. Khiêm Lăng, tên thật vua là Nguyễn Đức Hồng Nhậm 1829-1883. Trị vì 35 năm. Vua là người nhân hậu, đa cảm, uyên thâm học vấn: Sử, Triết, Nho, xuất sắc nhất là văn học, một ông vua tinh tế có óc thẩm mỹ, và là một thi sĩ đa tình, thâm trầm, vua đã để lại nhiều bài thơ trữ tình. Khiến Mười hình dung đến vị vua cao trọng tôn qúy ấy mỗi khi rãnh việc nước, vua cùng đoàn mỹ nữ nhàn du, từng đặt chân đến nơi nầy, họ thi ca vịnh nguyệt, ngự tửu yến tiệc, đọc sách ngâm thơ. Phía tả hồ có bắc ba cây cầu, hồ mang tên Lưu Khiêm có dựng đảo Tịnh Khiêm. Trên hồ nước trong xanh mọc đầy sen trắng, tím, hồng coi sinh động, cạnh ven hồ là những con đường xinh xắn uốn lượn, và một rừng thông xanh ngút ngàn suốt tháng năm phóng khoáng reo vi vu dưới màu trời sắc nước rất yên tĩnh trầm lắng mà thơ mộng.
Qua phần núi Đại Thiên Thọ cách kinh thành Huế 16km, là Lăng GIA LONG có chu vi 1800/m, diện tích 20/ha. Thọ Thiên Lăng tên thật vua là Nguyễn Phúc Ánh, 1762 ? 1819. Trị vì 17 năm. Phong cảnh hữu tình, địa thế hài hòa, khung cảnh trầm lắng thơ mộng mà uy nghi. Đây là lăng của một ông vua đã tiên phong khai sáng một triều đại phong phú đa dạng. Lăng ở nơi xa xôi, rộng rãi mênh mông, hoang vu, và bình dị. Lên những bậc tam cấp, nơi chính điện xám xịt đồ sộ, mái cũ rêu rong thâm u, đặc biệt có hai ngôi mộ đá thanh xam xám, đơn giản, màu than đá không hoa mỹ, đó là: vua và hoàng hậu đã nồng ấm nằm an giấc ngàn thu bên nhau, không có lăng tẩm nào có hoàng hậu nằm chung mộ phần với vua giống lăng Gia Long như thế.
Hai hàng quan Văn, Võ gồm 10 người. Những con rồng chầu, kèm hai voi, hai ngựa. Sư tử đắp bằng vôi gạch mặt xanh, mắt đen, lưỡi thòng dài xuống quá cổ, đuôi cúp giữa bốn chân, mang tư thế trung thành, nhẫn nhục đứng chầu trước ngọ môn. Mặt hồ phẳng như gương soi, nước im phắt rất mang tên Dài, vẫn gợi lên trong lòng Nam Mười cảm giác rờn rợn, lạnh lẽo u tịch, đầy hình ảnh sự tích thời cổ xưa nối đuôi nhau lướt bóng thời gian, như bóng mây nhẹ lướt qua đời, bay trên cánh đồng cỏ xanh rờn vào những tháng ngày nắng ấm. Nơi đây, Mười thích nhất là lối kiến trúc độc đáo, sâu sắc, điêu khắc tinh tường, đặc biệt chiếc ngai vàng kê giữa chính điện, quả là một kiệt tác diễm lệ dường bao!
Hai người lững thững trở về lối cũ gọi đò đưa sang bên kia song. MườI và Nam? đưa nhau đi qua lăng MINH MẠNG tức Hiếu Lăng, (tên thật vua Nguyễn Phúc Đảm 1791-1840) Trị vì 20 năm. Lăng an ngự ở hướng Tây Đông, chu vi 1732/m, diện tích 15/ha trên vùng núi Cẩm Kê. La Khê, xã Hương Thọ, Huyện Hương Trà. Lăng Minh Mạng cách xa thành phố Huế 12 km, có địa thế án núi do Kim Phụng núi chầu. Lăng đường bệ, hài hoà, được bao bọc bởi bức tường thành cao 3m, dày nửa mét. Mặt trước có ba cửa vào lăng đăng đối theo trục thẳng. Lăng nổi tiếng hoang-vu, ảm đạm, tàn phế. Lăng chiếm cư trên vùng đất xa xôi, vắng ngắt, rêu phong hoang dã, mái vòm gạch ngói tróc lở. Suốt dọc hai bên đường đất đỏ cỏ rậm chằn chịt với cỏ tranh mọc lên lút ngực, trông càng tiêu điều, hoang phế, cô liêu. Buồn tênh phiền não đến ghê rợn. Trong lăng đường bệ, im ắng, uy nghiêm, đăng đối. Bên ngoài thỉnh thoảng có nhiều tiếng chim hót líu lo trên cành. Mấy cái hồ xanh biếc im lìm mọc đầy hoa sen và cảnh nước mây trời. Đứng trên cầu Hữu Bật chia đôi mặt hồ thành con dường dài dẫn lên lăng, thì nơi hoang tịch nầy chỉ có Nam và Mười. Cảm thấy rờn rợn, sợ hãi, nên hai người thì thầm bảo nhau trở về.
Ra tới bờ sông, hai người nằm ngửa trên lớp cỏ mềm và dày để đợi ông lái đò sang đón. Chàng hú lên những tiếng quái dị, đầy man rợ. Khi thì Nam trổ giọng kim, khi đổi giọng trầm ồ ồ. Rồi anh xổ một tràng dài tiếng Anh, tiếng Tây, tiếng Tàu, chen tiếng Ấn Độ, tiếng Miên, hay tiếng ba xàm ba láp ?tào-lao? nghe rất quái gở! Trong khi đó Mười bụm hai tay trên miệng phụ-họa Nam là những tiếng hót chiêm chiếp, tiếng khẹt khẹt, tiếng ụt ịt, tiếng ò ó ọ..ù ú u... Nam vỗ vỗ vào lưng Mười:
Ru em cho thét cho muồi
Để mạ đi chợ mua vôi ăn trầu
Mua vôi chợ Quán, chợ Cầu
Mua cau Nam Phổ mua trầu chợ Dinh (cd)
?Giỡn hớt? với nhau giữa chỗ không người, hai người sung sướng thoải mái cười đau thắt ruột. Bất thần, Mười Nam trông rõ có một đám du khách bốn người đang xuất hiện trên đường mòn, cỏ tranh lút gần tới bụng họ. Do Mười, Nam đang nằm trên cỏ bồng khuất lấp, bởi thế những du khách kia không thể trông thấy hai người, nhất là vùng nầy quá hoang vắng. Nên khi vô tình nghe những tiếng tru hú dị hợm ấy, họ hốt hoảng, lo sợ, xô nhau chạy về bên bờ song cạnh con đò ngang. Du khách yếu bóng vía đành trở về bên kia sông, không được thưởng ngoạn danh lam thắng cảnh của Đế Đô rồi. Lăng Minh Mạng nổi tiếng là có yêu tinh, ma quái mà lị! Càng nổi tiếng là có phường gian, ăn cướp, kẻ cắp đang ẩn núp đó đây, nên ít ai dám lên đò qua sông vào lăng Minh Mạng lúc choạng vạng hoàng hôn cả. Nam kéo tay Mười đứng lên, vội vàng chạy theo họ, để lên đò qua song. Trả tiền cho bác lái dò xong:
- Nếu có máy ảnh, lúc đó mình chụp lại vài tấm, để lộng-kiến, em nhỉ!
- Để liệng-cống thì có. Nhìn chúng mình cười rũ rượi như đười ươi í.
- Lý tưởng chứ.
- Lý tưởng gì! Lý tưởng là mình tưởng những điều ấy có lý ha.
Môi hôn chàng phớt nhẹ trên môi nàng, Nam tủm tỉm nhìn Mười, cười cười như trêu ghẹo. Họ nhảy tót lên xe lam lúc nãy đã thuê bao. Hai anh chị ngồi thở dồn, giả vờ đứng đắn, nghiêm trang nhất thế giới. Nhưng Nam và Mười âm thầm kín đáo liếc nhìn bốn anh chị du khách kia, (họ xin Nam cho họ đi nhờ theo xe Nam đã thuê bao để về phố). Nam không do dự, đã đồng ý. Trên xe Mười và Nam cứ tủm tỉm, nháy mắt nheo mày, ngầm ngầm hân hoan vui thích những chuyện trêu chọc người ta, mà khoái... Không có gì ở đời khiến đôi trẻ hạnh phúc bằng tình yêu chân thành, say đắm và sự trìu mến đạt đến mọi cảm thông.
Xe lam đưa họ tới chùa THIÊN MỤ xa kinh thành Huế 5 km, chùa uy linh nằm trên đồi Hà Khê, chùa cao bảy tầng, mỗi tầng có tượng Phật soi mình chếnh chếch trên sóng nước ở tả ngạn sông Hương. Người dân thị thành luôn nghe tiếng chuông mỏ ngân rền dưới tháp. Tựa mình bên nhau, Nam Mười. đứng nhìn xuống dòng sông Hương lờ lững trôi giữa hai bờ tre trúc uốn mình trong gió hiu hiu. Những con đò nhẹ nhàng khua sóng, tìm về bến đậu, tiếng hát câu hò thoảng đưa, nghe đượm màu dân tộc, chan chứa ngày mai, thì còn bức tranh tuyệt tác nào qua nỗi buổi hoàng hôn, nơi vùng tranh tối tranh sáng, mờ mờ ảo ảo, giữa bè mây vàng tía, nhẹ lâng lâng, dáng chiều ươm hồng thắm mặt đất theo:
? Gió đưa cành trúc là đà
Tiếng chuông Thiên Mụ canh gà Thọ Xương?.
Ngày thứ năm ? chàng và nàng vào thăm THÀNH NỘI, thăm Hồ Tịnh Tâm. Buổi chiều họ đi biển THUẬN AN. Buổi tối, hai người ra ngoài balcon nhìn xuống phố Phan Bội Châu, (nơi nầy xe cộ chỉ có phép xuôi theo một chiều, để đi lên hướng chợ Đông Ba. Nếu xe cộ muốn đi về hướng Bao Vinh, là xe cộ chỉ được phép lưu thông trên con đường Huỳnh Thúc Kháng dài ngoẵng nầy ôm ven bờ sông Bạch Đằng). Người người đi bộ, hoặc chạy xe đạp, xe gắn máy, xe xích lô, xe hơi? Lòng phố đông như kiến chạy xuôi về hướng chợ Đông Ba. Chợt Mười thấy anh Bảy của nàng đang cởi chiếc xe vespa Italy, anh mặc bộ đồ sport trắng, anh đi đánh tennis. Mười chỉ cho Nam nhìn thấy anh, nàng nép sau lưng chàng, sợ anh trai vô tình ngước nhìn lên, sẽ bắt gặp mình, thì chết.
Ăn cơm nhà hàng xong, Mười vào nằm nghỉ trên phòng. Chàng đi hội chợ với các bạn. Trong phiên chợ đêm, Nam chơi ném tên, ném cổ vịt, chơi bắn súng. Nam chơi cái gì thì trúng lớn cái đó. Nam ăn được hai ngàn đồng. Trong khi ấy thì các bạn thua to. Nam bù cho các bạn gấp đôi số tiền họ đã thua. (Ấy thế mà anh chả đưa cho Mười đồng nào ha!?) Khi chàng đi chợ đêm về, Nam mở khóa cửa thật nhẹ, vì ngỡ là Mười đã ngủ. Nam đi tắm, rồi lên giường hôn phớt lên má Mười. Nàng quàng tay qua cổ anh ghì xuống. Chàng và nàng muốn trao nhau mật ngọt tình yêu chân thật, run rẩy và táo bạo. Giữa lúc đôi trẻ ngỡ rằng hai người phải hòa tan tuyệt đỉnh tình yêu trong nhau, thì Nam đã thắng lướt được khuynh hướng bẩm sinh, mặc dù khuya nay, cả hai người không còn mảnh vải che thân. Trước đó nhiều ngày chàng dặn dò Mười:
- Nếu khi thấy anh ?đi quá trớn?, em nhớ tát tát vào má anh, cho anh tỉnh người. Nhé.
- Dạ vâng!
- Mười yêu của anh. Anh quyết giữ gìn em trọn vẹn. Không muốn xâm phạm em. Bởi vì, anh rất yêu em.
- Chúng mình đã thắng định mệnh một ván bài rồi đó anh.
Kỳ diệu thay. Lý trí đã vượt lên cao, để dập tắt ngọn lửa tình hừng hực cháy trong đôi trái tim: Ôi! ?chí lớn trong thiên hạ, không đựng đầy trong đôi mắt mỹ nhân?. Cả hai người cùng hiểu rất sâu sắc rằng: Chuyện trở thành vợ chồng, sẽ không bao giờ xảy ra giữa hai người. Khi mà Nam + Mười chưa chính thức làm đám hỏi, đám cưới. Chàng - nàng quyết giữ gìn tình yêu sạch trong, không xâm phạm đến tiết hạnh cuả nhau. Để lãng quên ngọn lửa tình đang bừng bừng, chực đốt cháy hai thân thể, chàng gọi Mười đi ra ngoài balcon. Họ nhìn qua nhà Vinh ở phía sau khách sạn, trước bến sông Bạch Đằng, họ ngắm trăng rụng xuống dòng sông mờ đục. Chàng nói:
- Anh đố em biết: Có hai người chạy đua xe đạp, trên đoạn đường dài ba cây số. Đích cuộc đua là một bờ sông. Ông A chấp ông B, chạy trước ông ta bảy phút. Hỏi em rằng: Ai sẽ thắng?
- Ông A dám chấp ông B, như vậy có lẽ ông A giỏi hơn, ông A sẽ thắng.
Chàng mỉm cười, hôn lên má Mười cái chụt, lắc đầu lia lịa. Nàng nói:
- Vậy thì ông B. Phải không anh?
- Sai quá sá rồi.
- Vậy chứ ai nào?
- Cả hai cùng thắng.
- Kỳ lạ nhỉ!
- Nếu cả hai ông không ai chịu thắng... xe, thì rơi tỏm xuống sông, chết đuối sao! Ngu gì chết? Hở em!
Cả hai người cùng cười vang. Tay trong tay, họ trở về phòng. Ngày thứ sáu- Nam Mười đi thăm Truồi, lúc về ghé núi Ngự, ăn bánh bèo ở Ga. Chiều qua ăn bánh xèo ở Trần Hưng Đạo. Ối Trời! Lúc đó Mười thấy Bửu đứng trước sân nhà, anh ấy chống tay lên hông nhìn ngược lên hướng cầu Trường Tiền. Bên cạnh anh là mấy cô em gái rất xinh, họ đang nói chuyện vui vẻ. Chẳng hiểu sao Mười run run, lấm lét nhìn Bửu, rồi quay phắt đi nép mình bên Nam. Mười nói nhỏ đến nỗi Nam phải cúi sát xuống đầu nàng:
- Ấy, anh đừng qua lối đó. Anh Bửu đứng kia kìa.
Theo hướng Mười chỉ, Nam ngước nhìn, rồi cười nhẹ:
- Anh Bửu beau trai, em nhỉ!
Mười gật đầu. Hai người rẽ qua đầu cầu Gia Hội, lững thững trở về phòng. Chàng đã rõ câu chuyện Bửu có dự tính sẽ về bàn tính với gia đình, xin làm đám cưới với Mười (sau ngày anh đi phép). Nam chỉ nghe Mười kể thoáng qua, không ngờ chàng vẫn ngậm ngùi.
Buổi tối, chàng thuê chiếc đò, cùng Mười, Thạch, Vinh, Phong, Hải, Trí, ngồi đò chèo đi dạo trên sông Hương thơ mộng. Các anh có trò chơi chọc phá nhau ngộ lắm. Cứ thỉnh thoảng có một anh giả vờ gọi tên bạn nào ngồi ở trước, anh kia quay lại, liền bị ngón tay mình chỉ vô má. Thế là cả nhóm cười vang. Hoặc ai đó nói câu gì nho nhỏ, một vài anh không nghe rõ, liền quay lại, tức mình ?há? lên một tiếng to. Thế mà cả nhóm vui vẻ cười vang.
Ngày thứ bảy cuối cùng ? (trong một tuần lễ rất hạnh phúc), thật bình an ? chàng - nàng nằm bên nhau suốt ngày, đêm, như đôi bạn chí thân, cả hai người đọc lại cho nhau nghe những lá thư đã viết. Sau khi đi ăn cơm tối, Nam đi mua vé xe bao các anh Thạch, Phong, Hải, Vinh, Trí, đi về Đà Nẵng. Nàng ở trong phòng, lo thu dọn hành trang, áo quần vào valy mỗi người, chuẩn bị sáng mai lên đường. Đúng lúc nầy Mười ?bị? sớm hơn mọi tháng những 5 ngày. Không ngờ bị sớm thế, nên nàng đâu chuẩn bị gì. Nam đi mua vé xe xong đã về phòng, biết Mười ?bị?, chàng lại xuống phố mua serviette giúp cho Mười. Ôi, nàng mắc cỡ, ngượng ngùng không sao tả hết, cúi cúi liếc liếc, ỏn ẻn Mười nhỏ nhẹ cám ơn chàng.
* * *
Trở về Đà Nẵng, Mười đã quyết định nghỉ việc, chấm dứt mọi liên lạc với bạn bè cũ. Nam ở nhà anh chị bạn tên Phong tại đường Hoàng Diệu. Thỉnh thoảng hai người gặp nhau ở nhà anh chị Thương. Những ngày ngắn ngủi còn lại, Mười sống riêng cho Nam. Ngày cuối, chàng & nàng, các cháu Châu, Trân, Vân, Sơn, đi picnic tại biển Mỹ Khê. Chưa đi tắm biển nầy lần nào, nên Mười dẫn Nam, các cháu, đi lạc vô khu dân chài sinh sống. Không có bãi tắm. Nước đục và dơ ơi là dơ. Trên bãi cát đủ thứ phóng uế bừa bãi. Bẩn thỉu kinh khủng. Ngồi một lúc, ruồi xanh ở đâu bu vào đầy người. Dì cháu Mười, Nam, đành xách giỏ thức ăn, đi bộ lên phía khác xa chỗ cũ. Nơi đây vẫn không lấy gì sạch sẽ tươm tất, tuy thế đỡ dơ hơn chỗ lúc nãy khá nhiều.
Chàng, nàng đều tiếc rẻ, nếu biết bẩn thỉu như vậy, anh em dì cháu cứ đi đến biển Thanh Bình, như hôm trước có lẽ thích hơn. Chàng mặc chiếc soọt đỏ chạy đi tắm, chiếc quần đỏ in hẳn màu da trắng ngần trên nền trời xanh biếc, biển bao la xanh thẳm một màu sau lưng Nam, mái tóc bay xô lệch theo chiều gió. Nam đứng chống tay lên ngang hông, nụ cười đầy tin tưởng, mắt ngời sáng nhìn những cánh buồm căng gió. Ngâm mình trong nước, chàng bơi lội thoải mái. Khá lâu, Nam lững thững lên bờ. Trong khi các cháu còn nô đùa với biển cả, anh chạy về dưới hàng phi lao. Nằm ngả lưng bên Mười, Nam quay sang ôm hôn Mười. Bỗng đâu có đám trẻ con của làng chài đã phục kích ở mấy bụi cây lúp xúp, chúng đồng loạt bò lổm ngổm tới gần rình xem. Thật là quê xệ một cục! Mắc cỡ muốn dộn thổ! chàng, nàng, bẽn lẽn gọi các cháu đi về phố.
Buổi chia ly đã đến. Mười nghe tiếng gió rít trên tàng cây me trước sân nhà, cung đàn trầm lắng, xôn xao, ríu rít, bâng khuâng và băn khoăn vô ngần. Tai Mười nghe dư âm tiếng sóng gầm ngoài bờ biển Thanh Bình. Tiếng gió mưa ào ào, dội lên nóc nhà tôn bên Vĩ Dạ. Tiếng sóng nước vỗ vào mạn thuyền, với mái chèo khua sóng, tiếng hò khoan xuôi nhịp trên dòng Hương Giang. Muôn vàn xác hoa phượng rải trên lối cũ, dẫn đến các lăng tẩm hữu tình, thoảng nghe những lời ân tình, trìu mến.
Ngồi bên nhau Nam thắm thiết dặn dò:
- Anh về Sài Gòn, anh sẽ bỏ Đại-học Y Khoa. Anh xin ba má cho anh lên Đà Lạt học Văn-khoa vào niên khóa tới, để cho được gần em. Lúc anh ra đi, ba má đã nói rằng: Nếu em chưa lập gia đình, thì ba má rất sẵn lòng cưới vợ cho anh. Nhưng em biết rồi, sự nghiệp tương lai và hạnh phúc vợ chồng, do chính anh tạo nên. Mình phải có sự nghiệp trước, lập gia đình sau, là tốt. Còn em, em hãy xin ba má về Đà Lạt nhe. Chúng mình ở Đà Lạt, sẽ không sợ ai chia cách, phân ly nữa. Bây giờ, em yên tâm nghỉ ngơi ở nhà, em không đi làm nữa nha.
Mười gật đầu thật ngoan. Tuy nhiên, tự trong thân tâm nàng cảm thấy âu lo, vì chẳng lẽ Mười cứ ngồi ở nhà anh chị, không làm gì ra tiền phụ giúp họ trang trải tiền nhà, tiền chi phí sao? Nếu Mười cứ nhàn cư vi chờ đợi Nam một thời gian quá xa vời? Nhất là hiện nay anh chị lo chạy đủ mọi nơi, để điều trị bệnh nan y cho cháu Hải. Nhưng rồi họ vừa bị mất cháu út. Nhà anh chị không khá giả, sau những tháng họ chi phí thuốc men, bệnh viện, bác sĩ, và tang gia; thì kể như gia đình anh chị kiệt quệ. Mười không thể ăn không ngồi rồi. Coi sao được. Thậm chí ngay chính Mười cũng cần có tiền, để chi cho cá nhân những món cần thiết. Dứt khoát chàng là con nhà giàu, ăn Nam không phải lo, mặc Nam không sợ thiếu, nên chàng sống phây phây, không nghĩ ra điều thực tế mà cần thiết đó.
Hình bóng Bửu chợt hiện về trong tâm tư nàng, chàng lính chiến phong trần ấy đã yêu nàng tha thiết, dù chưa một lần tay nắm bàn tay, chưa một lần ở từ xa anh đưa bàn tay lên hôn gió. Hay anh hôn lên tóc Mười, dù chỉ nụ hôn phớt nhẹ trên mái tóc. Ấy thế mà Bửu đã ngỏ lời cầu hôn với Mười. Anh tính chuyện hò hẹn đính ước hôn nhân, khi anh về phép thăm gia đình vừa qua. Ngày ấy nàng đã nói với Bửu:
- Cho em suy nghĩ, và xin thỉnh ý của ba mẹ, Mười sẽ trả lời anh sau.
Mười vẫn suy nghĩ việc Mười từ chối lời ân cần cầu hôn của Bửu với mình: thật sự xấu hay tốt, đúng hoặc sai đấy nhỉ!? Mười có cảm tưởng nửa tháng trọn vẹn hạnh phúc tinh tuyền bên Nam- một hạnh phúc trong vắt, sáng ngần- như phiên gương vừa rửa sạch- đã trôi tuột quá nhanh qua vùng trời Đế Đô êm đềm- là những ngày tươi thắm, đắm say, nồng nàn, tuyệt diệu nhất. Có lẽ, suốt đời người -mai sau- sẽ không bao giờ tìm thấy được, hình bóng thuở đầu đời! Vì, đó là hạnh phúc xanh xao, non nớt rất trinh nguyên, lồng trong áng mây hồng thắm sắc, quyện tơ vàng giữa buổi hoàng hôn, làm rạng ngời mối tình niên thiếu tuyệt vời. Mười biết rằng: Hạnh phúc có thật rất tuyệt! khá trân quý nầy đang đứng gần bên, hay thoáng lướt qua - ở đâu đây. Mà, Mười không biết, để nắm giữ lại.
Phải chia tay nhau là chuyện thường tình, và nhất thời. Nhưng lần nầy Nam và Mười cảm thấy khác hẳn lần chia tay năm nào. Khi xưa chàng ở Đà Lạt - đau buốt, buồn xo đi về Sài Gòn. Mười bị chị Khánh cho mấy cái tát tai, chảy máu mũi. Rồi nàng bị tống lên xe đi về Huế. Lần nầy, Nam đành lên xe trở về Sài Gòn, khi sương khuya rơi ướt đẫm mái nhà em. Nhưng lòng Nam hân hoan, vui vẻ, đầy tin tưởng và hy vọng vào mối tình chân chính. Mười ở lại Đà Nẵng huyên náo, vui nhộn. Cuộc sống trong thành phố như ngái ngủ và đơn điệu (đối với riêng nàng) xuôi dòng, cứ lặng lẽ trôi đi... cùng mối tình cháy lòng. Với bao kỷ niệm êm đềm, đắm say, còn tươi nguyên dấu vết. Mối tình bất diệt sẽ không ai có thể phân ly, chia cách được.
Dù không thể ở mãi bên nhau, chưa thể đi chung trên một con đường. Đôi ta chưa đủ điều kiện để có thể thực hiện lý tưởng, nguyện ước sum họp dưới mái nhà hạnh phúc bền lâu. Nhất là Nam và Mười biết rằng: Chúng mình yêu nhau tha thiết. Cần có nhau. Vì nhau. Sống cho nhau. Suốt đời. Điều chúng mình thiết tha mong ước và sự thành tựu - là hai điểm khác nhau. Không hiểu rồi đây - trong tương lai- Chúng mình sẽ thực hiện đến mức độ tối đa nào?! Hở anh yêu !?
_ * _
(*) Sưu tầm lượm lặt.
Kính mời quý độc giả xem tiếp chương sau
Trân trọng
Chị bạn hỏi tôi, "Ê Trâm, 46 rồi còn làm cô dâu được không Trâm ?". Tôi thấy thú vị, nhìn lên hỏi chị " 50 còn được chứ ở đó mà 46 không được, chị thấy ai mặc áo cưới tuổi này à ? ". Chị ỡm ờ " thì ...thì người bạn trai Mỹ hỏi cưới mà chị chỉ muốn làm giấy tờ rồi sống chung thôi ". Đàn bà rõ khổ, tôi thấy khổ thật chứ không phải chơi. Này nhé, yêu một người, muốn sống chung, thật ra đám cưới là sự chia xẻ hạnh phúc của đôi vợ chồng dù có tuổi hay không, mặc áo cưới hay không không thành vấn đề, có sự công bố trước gia đình, họ hàng, tôi thấy đã là đủ. Vì sợ lời ra tiếng vào mà phải suy nghĩ , trời, lấy chồng chứ có đi buôn gì không đúng đâu à. Tôi được thể hỏi tiếp : " Chị muốn mặc chị cứ mặc, thậm chí trong tiệc chị thay đổi ba bốn cái áo trắng đen gì tuỳ thích em cũng ủng hộ chị chứ đừng nói một cái, còn chị không muốn làm vì nghĩ chị với anh ta hiểu nhau đủ rồi, em ủng hộ luôn ". Chị cười mau mắn " hỏi ai cũng trả lời như Trâm thì chị đã xong lâu rồi, người này nói này, người kia lại nói khác, không dễ tính đâu ". Tôi kết luận với chị " trời, đời chị chứ đời người ta đâu, người ta không chịu trách nhiệm đến đau khổ hay hạnh phúc chị có đâu, chị làm gì chị vui cho cuộc sống của chị em đều ủng hộ. Có tin vui thì báo em nhé ".
Kinh nghiệm cuộc đời cho tôi hiểu vợ chồng là duyên số chứ không phải cứ muốn là đươc. Khi còn trẻ lúc yêu, người ta có thể thề sống chết với tình yêu mà còn bỏ nhau hà rầm, khi lớn tuổi kẻ thì lao vào, người thì tránh như tránh tên thợ săn do thất bại của hôn nhân trước. Cái câu hỏi mà họ phải tự hỏi họ là họ có hiểu và có nghiệm ra được làm thế nào nhận dạng được tình yêu chân thật hay không vì cũng như bao hiện tượng khác những gì có thể nhầm lẫn với tình yêu nhiều vô cùng.
Trong đời sống, ngoài sách vở ra, tôi thật sự muốn cha mẹ là một nguồn chính thức khác dạy cho con cái mình biết yêu và làm thế nào để nhận dạng tình yêu thật sự. Nhiều cha mẹ cho con cái mình cái ý niệm xem như không tiền, không bằng cấp thì chớ có rớ vào con cái mình nếu con của họ là con gái. Điều đó cũng đúng, chàng trai nào mà không lo nổi cho bản thân thì đúng là còn lo được tới ai. Nhưng liệu bằng cấp và tiền bạc có mua nổi một gia đình hạnh phúc hay không. Người Việt Nam hay nói cái câu có lớn mà không có khôn. Một chàng trai có thể học giỏi, nhiều bằng cấp nhưng về việc quan tâm và quán xuyến gia đình thì không tới đâu vì có thể điều đó nằm ngoài sự quan tâm của anh ta hay trong chừng mực nào đó cũng không ngoa khi nói anh ta đã không được dạy bài học tự mình phải làm cha làm mẹ như thế nào hay phải cải tiến cách làm cha làm mẹ của cha mẹ mình như thế nào, bổ sung những điều gì mà cha mẹ mình đã không làm được cho mình. Như tôi chẳng hạn, nhìn mẹ tôi hầu bố tôi từng bữa cơm, ngụm nước đến cả cây tăm xỉa răng sau khi ăn cơm, tôi thề mai mốt có chồng cũng làm vậy cho anh hiểu sự tận tụy của tôi với anh. Hiểu đâu à, khi tôi làm vậy anh trừng mắt " em làm như anh con nít không bằng, để anh tự lấy nước anh uống ". Ủa, vậy là khen hay chê, làm hay không làm. Hành động đó với cha mẹ tôi là yêu thương, còn với chồng tôi đó lại là xem thường.
Tôi đã từng không làm nữa, mà thật tôi cũng không biết phải làm gì để thể hiện yêu thương ngoài việc chung giường, chung mâm với người phối ngẫu của mình. Nếu hỏi tôi tiếc gì khi còn ở chung với cha mẹ, tôi chỉ tiếc mỗi một điều là cha mẹ không dạy được tôi bài học đơn thuần là yêu thương chân thành được thể hiện ra sao. Nếu bản thân tôi được chứng kiến những yêu thương giữa cha lẫn mẹ và cả những ẩu đả cúa cha mẹ, thì liệu tôi có đủ khôn ngoan trong đời để dàn ra cho chính bản thân một đáp án đầy đủ của sự yêu thương thật sự không.
Tôi còn nhớ cứ ra đường, trong trường, anh chàng nào thích mình, thấy hợp nhãn, nói chuyện có duyên hay hay là theo và đi cùng. Chẳng thì giờ đâu mà xem xét, yêu thích hay có thì giờ cho chuyện riêng tư để tự tìm xem trong đời sống chung có thể hợp nhau không. Cỡ tôi hồi đó còn chưa biết và tự vẽ ra rồi đời sống riêng sẽ ra sao, bao nhiêu con, ở đâu, làm gì khi lập gia đình. Viễn cảnh đó khi tôi yêu thương ai hầu như hoàn toàn không đặt ra cho tôi câu hỏi nào, yêu là yêu, lấy là lấy, không yêu thì có cho vàng cũng không lấy. Do vậy mà tôi không thích cái câu người xưa vẫn nói cứ lấy đi là hợp à. Câu đó có thể đúng với người xưa khi cả hai bị gả ép không hề biết mặt nhau mà vẫn ăn đời ở kiếp cho đến lúc cái chết chia lìa họ. Xã hội ngày nay đã tiến hóa và văn minh hơn rất nhiều. Trong đời sống chung, nhiều mâu thuẫn, đụng chạm, không được thử thách đầy đủ để đủ sức chịu đựng trải qua những sóng gió trong đời sống chung cùng nhau, hôn nhân đổ gãy liền. Tôi cũng ghét cái câu nói, về già đời sống vợ chồng chỉ còn là tình nghĩa. Sai luôn. Tôi đã từng nhìn thấy hai ông bà cụ dắt tay nhau đi bộ mỗi chiều, đi ăn sáng cùng nhau, vẫn chăm sóc và nhìn nhau thân ái. Nhiều khi tôi còn cảm nhận cái nhìn có khi còn tha thiết hơn nhiều vì họ biết ơn trong đời sống hiện tại họ vẫn còn bên nhau và còn có nhau đến tuổi này.
Cái ông hàng xóm gần nhà tôi đến lạ. Lúc rảnh rỗi, tôi mang hai đứa trẻ nhà tôi sang chơi với ông theo lời ông yêu cầu. Mai sáng gặp ông ông lại than tôi làm vậy khiến ông buồn hơn. Trời ơi trời, tôi biết làm sao. Ông bảo lẽ ra ông phải có đời sống như vậy, con cái, vợ chồng bên nhau vậy mà không hoàn không, đời ông chỉ như một cái bóng. Cứ đứng núi này trông núi nọ cho chết. Tìm niềm vui từ niềm vui của người khác cũng là một cách. Không ai, không một ai có thể thay đổi quá khứ thì ông buồn làm gì. Nếu đời sống không cho tôi một đứa con trai và một đứa con gái như hiện tại, có lẽ tôi đã sách bị đi thiện nguyện cho một tổ chức phi lợi nhuận nào đó , không nhà không cửa như hôm nay. Thêm vào đó tôi muốn đề cập tới cái chuyện người Mỹ hay nói " fall in" anh "fall out" of love. Khi con cái đã lớn cũng gần nữa số cặp vợ chồng kết thúc bằng tờ giấy ly dị, họ cho răng tình yêu của họ không còn như thuở trước ( làm sao được đầy đủ như trước mà so sánh chi). Hồi xuân hay triệu chứng mãn kinh của người phụ nữ đóng góp vào chuyện đó thì chỉ còn nhờ sự hiểu biết và thông cảm của cả vợ lẫn chồng chứ không thể từ một phía nào đơn độc được.
Trở lại cái chuyện cô dâu tuổi 46, chị còn mãi suy nghĩ và cho rằng đâu phải chị lấy chồng lần đầu, vả lại lấy chị lấy người bản xứ người ta thì họ hàng bạn bè người dị nghị nhiều hơn tán đồng. Họ nói chị theo kiểu gì như là vơ bèo, vặt tép. Người bản xứ thì sao chứ, ăn thua là chồng tương lai của chị, ông ta có tốt với chị hay không; chị có tốt với ông ta hay không khi nhỡ chị hay ông có vấn đề gì về sức khoẻ mà hai người vẫn yêu thương và bên nhau. Lời của ông Toà đọc cho hai người nói theo trước khi nói I DO rất dài mà tôi chỉ còn nhớ mỗi chữ ?for sickness and for health? thật đúng vô cùng. Nó nói lên sự đồng cam cộng khổ là điều tiên quyết làm nên một đời sống vợ chồng đúng nghĩa và không ai trong hai người được quên điều đó.
Nếu là tôi, tôi suy nghĩ về điều đồng cam cộng khổ này nhiều hơn là điều đời sống phải có đôi, có cặp. Nhưng đôi cặp gì thì cũng phải có tình yêu thương chân thành và đủ mạnh để đi suốt với người bạn đời tới cuối con đường. Dù biết rằng không ai nhìn được tương lai nhưng hiểu được lòng mình và tình cảm của mình trước khi nói I DO thì được chứ tại sao lại không được.
Tôi thấy mừng cho chị vì qua những đau khổ của đời sống, chị tìm được một chỗ dựa tinh thần cho mình và mong chỗ dựa đó của chị sẽ là vĩnh cửu. Tôi nói với chị : " Hạnh phúc cho mình chứ cho ai đâu chị, vui buồn gì cũng do mình gieo, trồng và gặt hái, chị có lòng tin cho chị thì em cũng có lòng tin cho đời sống sắp tới của chị ".
Tối qua chị báo tin cho tôi tháng tới chị sẽ là cô dâu 46 tuổi. Lễ cưới của chị sẽ tổ chức đơn giản ở một công viên, chị bạn tôi sẽ mặc áo dài trắng, chú rể người bản xứ mặc vest. Chị hỏi tôi muốn làm phụ dâu cho chị hay không, tôi bảo chị để em chạy dọn dẹp cho chị có ích hơn. Chị nghe và đồng ý.
Cô dâu 46 tuổi của em, bài viết này dành cho chị và với tình thân mong chị sẽ hạnh phúc trọn vẹn với người chị chọn tới cuối con đường đời nhé.
Chương cuối (tiếp theo)
Viễn Bình kể xong chuyện đời mình mà mọi người như còn chìm đắm trong bối cảnh lịch sữ hỗn loạn, suy vi, thăng trầm của Trung hoa suốt gần thế kỷ qua.
Hà rót thêm nước vào ly bạn trai.
Chuyện đời anh nghe như tiểu thuyết Quỳnh Dao rứa mà chưa bao giờ kể cho em nghe với.
?Hà có bao giờ khảo đâu mà khai? Còn nếu là tiểu thuyết thì có lẽ nghe như Iris Chang nhiều hơn là Quỳnh Dao.
?Anh nhắc tới Iris Chang, vậy thì anh nghĩ sao về ?The rape of Nanking??
Viễn Bình nhìn cô gái tóc vàng từng bảo vệ luận án về Á Châu học.
?Chuyện tàn sát, hảm hiếp chắc hẳn là đã xảy ra. Tai kiếp khủng khiếp đó đã giáng xuống đầu lê dân ở Nanking thời bấy giờ. Tuy nhiên theo tôi, con số có lẽ không quá lớn như chính quyền Trung Hoa đã đưa ra, và hẳn là không quá ít như viên chức, dư luận Nhật bản đã phân bua. Phát xít Nhật và quân đội Thiên Hoàng phải chịu trách nhiệm trước lịch sữ về sự kiện thảm sát Nanking¸ nhưng cũng đừng quên chính sách tiêu thổ kháng chiến của chính phủ Dân Quốc lẫn Cọng sãn lúc bấy giờ và bầy lính thú ô hợp của quân phiệt địa phương cũng đã vấy lắm máu dân lành vô tội trên nhiều vùng đất nước Trung Hoa.
Ông Chấn đặt ly trà vừa uống cạn xuống bàn.
?Lịch sữ lắm khi hồ đồ, phiến diện. Thời Đệ nhị thế chiến, Stalin ở Nga giết tập thể hằng triệu người trong các trại tập trung Gulag nhưng chẳng bị thế giới hài tội bao nhiêu so với Phát xít Đức mang tội diệt chủng hơn sáu triệu người người Do Thái. Sau đó Mao Trạch Đông ở Tàu thời cách mạng văn hóa cũng bách hại hằng triệu triệu người dân vô tội nhưng sử sách chẳng mấy ai nói tới. Ở Việt Nam bộ máy tuyên truyền của cọng sản cũng ?chìm xuồng? tội ác giết người thời cải cách ruộng đất hay vụ tàn sát tập thể người dân xứ Huế vào dịp tết Mậu Thân, trong lúc truyền hình, báo chí Mỹ thì quá mau mắn về tội ác của quân đội Mỹ ở Lệ Mỹ, Mỹ Lai, Trảng Bom?
Jeanette nhìn mọi người quanh bàn ăn, nét mặt ai nấy đều chăm chú nghiêm trang. Nàng cười nhìn bạn trai của Hà, ngỏ lời xin lỗi Viễn Bình đã vô tình khêu dậy một đề tài khiến mọi người quên vui.
Nàng khéo léo hỏi anh về trò chơi điện tử cô cậu nào cũng ham mê thời mới lớn.
?Lúc nãy anh nhắc tới game điện tử ?bốn nút? những năm tám mươi, chín mươi làm tôi nhớ bàn game săn vịt trời bố mẹ mua cho vào dịp sinh nhật lên mười quá.
?Game đầu tiên của tui là Super Mario Bros. Ghiền nó cả năm cho tới lúc vì làm anh lớn phải hi sinh nhường lại cho em Huút.
Huy nhìn Đăng cười lớn.
?Có người nhớ lộn rồi! Bán lại với giá cắt cổ hay nhường lại, Big Brother phải nói cho rõ.
Đăng già miệng chống chế.
?Thì dì Nương cho ?anh Đăng? tiền đi mua game đô vật Kinkeshi chớ chú mầy đâu phải trả cắc nào.
Jeanette gật đầu châm chọc.
?Yep! That?s my Đăng. Hés so predictable.
Quế ngồi nghe những người trẻ đùa vui, nhắc nhớ những trò chơi thời mới lớn khiến nàng đau lòng nhớ con. Cuộc sống u buồn, nhàm chán, không được làm ?con nít? của Huân. Ông bí thư huyện tiếp tục bưng bít lai lịch con cháu ngụy quyền của thằng cháu ngoại. Ông ?lên kế hoạch? khuôn khổ bé Huân vào một nếp tương lai sáng lạng đảng đoàn. Ngoài thời gian ở trường, bé Huân phải phấn đấu họp hành đoàn toán, đạt chỉ tiêu học sinh tiên tiến, khăn quàng đỏ, cháu ngoan bác Hồ?dưới sự răn đe của ông ngoại và ánh mắt lãnh đạm của người cha hờ.
Đứa bé lầm lì ít nói qua mắt được ông bí thư huyện. Ông ngoại tin tưởng nơi thằng cháu vừa ?hồng? vừa ?chuyên?cho gởi đi học xa nhà. ?Thành phố Hồ Chí Minh? đã là nơi Huân lột xác, sống vội sống bù, đua đòi hút xách, hư đốn rồi tận cùng là cái chết non lúc mới vừa qua tuổi hai mươi.
Quế ngậm ngùi cùng Nữ kể lại những kỷ niệm thời gian bé Huân chưa qua tuổi lên mười. Quế vẫn thường tìm cớ dừng con trước hợp tác xã đèn lồng để O Nữ có dịp nhìn cháu rồi sa nước mắt. Nàng lén gởi con tới học ở trường Anh văn Thục Nữ để o cháu gặp nhau nhưng chỉ được vài tháng thì tới tai ông ngoại nên bị cấm tiệt.
?Hồi đó chỉ ngày nào Huân đi học anh văn về là mặt mày tươi rói. Tội nghiệp, nghe lời mẹ dặn tới dặn lui không được nói với ai chuyện đi học anh văn, thế là mỗi tuần hai chiều chưa tới giờ mà anh chàng cứ đi tới đi lui như gà mắc đẻ.
Nữ vẫn nhớ rõ như in hình ảnh bé Huân áo quần tươm tất, khuôn mặt giống anh Niên thời trạc tuổi nhưng da dẻ trắng hồng chứ không đen bóng như bố vì dang nắng, lặn hụp bắt cá bắt cua dọc bờ sông Thu suốt những tháng hè. Giọng Nữ rưng rưng.
?Đó là những buổi chiều ngập tràn yêu thương hạnh phúc. Hai o cháu ăn hàng nhiều hơn học anh văn. Nhìn cháu hau háu chờ, rồi ăn ngon ăn lành những cái bánh xèo cô giáo Nữ vừa đổ bằng lò om, em chỉ muốn òa lên ôm cháu vào lòng mà nói ?O Nữ của cháu đây!? nhưng rồi phải đành im lặng, nén xúc động cho lòng thẩm thấu từng phút giây hạnh phúc ngắn ngủi đang có. Nữ trầm ngâm? Cuối cùng rồi o cháu cũng đã nhận ra nhau, nhưng chỉ vào phút giây cuối cùng nhất của đời cháu vắn số. Khuôn mặt gầy rạc, tím xanh chìm trong thinh lặng của căn phòng bệnh viện, ánh mắt lạc thần chợt rướn lên ngời ngợi tinh anh trong một sát na rồi khép lại thiên thu.
Hai chị em mê man kể chuyện ngày xưa, chuyện về quãng đời mình cùng có một người thân đã chết lúc còn xanh. Phòng ăn im lặng tự bao giờ, cuộc trò chuyện sôi nỗi vang tiếng reo hò của bầy trẻ nhỏ thuở nào của anh em xa giờ mới gặp nhau đã im tiếng. Họ cúi đầu lắng nghe chuyện đời vắn số của người anh không hề gặp. Người anh đã không có quãng đời thơ ấu ghiền trò chơi game điện tử ?bốn nút?.
Quế nhìn ra mặt biển đang trở chiều. Nàng mỉm cười nhìn dì Nơi.
?Chuyến tàu cao tốc buổi chiều chắc sắp ra tới. Cảm ơn ?bà chúa đảo?, nhờ ra thăm dì mà có cơ duyên gặp được các cháu, các con của anh Niên.
Hiroshi cỏng bé Eidan lên vai, đứng dậy.
?Chúng tôi cũng phải làm việc sớm sáng mai. Hay là chị chờ một tí nữa rồi chúng ta cùng về Phố bằng tàu nhà.
?Bố Eidan nói phải đó. Nhóm người già mình về trước. Các cháu ở chơi, sáng mai đi tàu chợ ?thấp tốc? về Phố cho biết mùi.
Quế gật đầu đồng ý, quay sang Huy.
?Các cháu nhớ nhờ o Nữ liên lạc để cùng đi thăm mộ Huân ngày mai.
Hương Vi im lặng suốt buổi, chợt lên tiếng.
?Em về khách sạn trước nhé anh Huy!? Đi tàu chợ đông người em ngại quá. Xin cô Nữ cho cháu về cùng.
Nữ đón con từ vai chồng.
?Được thôi! Nhưng mà cô Vi phải ẳm cháu Eidan suốt chuyến tàu đó nghe.
Hường Vi dang tay định bồng Eidan nhưng anh chàng dẫy nẫy quay lưng bíu vai mẹ.
?Cháu không cho ẳm. Điệu này có người phải ngồi tàu chợ rồi!
Hường Vi nhăn mặt, vùng vằng rảy tay khỏi Huy lúc nghe anh nói đùa làm mọi người cười vang.
(còn tiếp)
Nguyệt San Giao Muà xin cám ơn những thân hữu đã dóng góp bài vở cho Nguyệt San Giao Muà số 162 . Một số bài khác sẽ được đăng dần vào số tới. Mong mỏi sẽ nhận được những sáng tác của các bạn bốn phương để cho Nguyệt San Giao Muà thêm phần hương sắc trong tương lai.
2) Để rút ra danh sách của NSGM (unsubscribe),
xin gửi email về GiaoMua@hotmail.com
3. Mọi chi tiết, thể lệ, thắc mắc, xin gửi về:
GiaoMua@hotmail.com
4. Mọi bài vở, đóng góp, xin gửi về:
GiaoMua@hotmail.com
Nguyệt San Giao Muà
Homepage: http://www.GiaoMua.com
Thể lệ gửi bài cho Nguyệt San Giao Muà:
Mong bạn gửi Bài cho GM theo cách này là tốt nhất :
1. Dùng mẫu chữ Vietnet (VIQR) hay Unicode
2. Viết Hoa chữ đầu của bài và bút hiệu. Ví dụ: Giọt Mưa Trên Lácủa NS Phạm Duy
3. Gửi bài ngay trong email (không kèm file), để cho BBT khỏi mất công download xuống để đọc
4. Gửi tất cả các bài trong 1 tháng 1 lần trong1 email, nếu tiện.
5. Bài vở xin gửi đến trước ngày 25 mỗi tháng
6. Mọi chi tiết, thể lệ, thắc mắc, xin gửi về: GiaoMua@hotmail.com
Cám ơn bạn rất nhiều, vì nhân sự có hạn, BBT không thể ngồi đánh máy lại từng đề bài hay bút hiệu.
P.O . Box 378
Merrifield, Virginia 22116
USA
Trang Nhà