Số 163
Ngày 1 tháng 11 năm 2015
Nguyệt San Giao Mùa
P.O. Box
378
Merrifield, Virginia
22116
USA
Thư Ngỏ
Buổi chiều đã tắt nắng, tôi ra vườn sau có chiếc xích đu trong sân patio
Buổi chiều của thàng mười một lành lạnh, sẽ lạnh dần cho đến lễ Tạ Ơn vào gần cuối tháng để chuẩn bị bước sang tháng mười hai cuối năm.
Tháng mười một đẹp và đáng yêu vì có mùa Thu, vì có lễ Tạ Ơn
Tôi kê chiếc gối ra ghế xích đu, tôi thích nằm đong đưa nhìn ra một góc vườn có loài hoa của mùa Thu đang khoe dáng khoe sắc,..
Tôi nhìn mây trời đang lơ lửng
Tôi nghe tiếng chuông gió va chạm vào nhau chỉ vì cơn gió nhẹ
Tôi thấy những chuyến bay đang hướng về phi trường Dallas Fort Worth để chuẩn bị đáp xuống vì nhà tôi cách phi trường không xa.
Bỗng dưng tôi nghĩ đến kẻ đi người về, kẻ đợi người mong và tôi muốn làm thơ, bài thơ tình yêu cho tháng mười một thêm lãng mạn..
THÁNG MƯỜI MỘT ĐỢI CHỜ.
Tháng mười một chờ anh, ba mươi ngày,
Ngày mồng một em bắt đầu thương nhớ,
Em theo mùa Thu vàng từng chiếc lá,
Một ngày đã qua, một chiếc lá rơi.
Anh sẽ về nhé. Sang ngày mồng hai,
Nỗi nhớ anh em vẫn còn xanh lá,
Buổi chiều tàn, vì anh hay vì gió,
Em lá vàng rơi chiếc lá cuối ngày.
Em không muốn là những chiếc lá bay,
Chìm vào không gian và anh xa cách,
Đừng để em đợi chờ và thất vọng,
Anh sẽ về, anh cũng nhớ thương em.
Ngày mồng ba, mồng bốn rồi mồng năm,
Tháng mười một đã ngắn đi rồi đấy,
Mà tình em vẫn dài thêm mong đợi,
Ba mươi ngày tháng mười một đừng vơi.
Tháng mười một cũ, một lần trong đời,
Anh và em hai tâm hồn hội ngộ,
Ngày hôm ấy mặc dù trời lắm gió,
Bàn tay anh che ấm đến cuối mùa.
Anh và em tri kỷ từ bao giờ,
Có chuông gió mà chúng mình cùng thích,
Có mùa Thu với lá vàng reo rắc,
Thương vô cùng tháng mười một của nhau
Mùa đến từng mùa anh ở nơi đâu?
Tháng mười một hình như xa lạ quá,
Tháng mười một sắp hết rồi. Nhanh qúa,
Trời sẽ lạnh nhiều vào tháng mười hai.
Anh đã không về vào ngày ba mươi,
Em ước gì có thêm ngày ba mốt,
Thêm một ngày nữa nhé tháng mười một,
Thêm một ngày để em được chờ anh.
Nguyễn Thị Thanh Dương..
Ban Biên Tập Giao Muà
Bài vở trên Giao Muà là do các tác giả gửi đăng và Giao Muà không chịu trách nhiệm về nội dung. Muốn xin trích đăng lại, xin liên lạc với GiaoMua@hotmail.com.
I . Thơ _______________________________________________________________________
1. HUẾ Ơi... Là Nhớ ! | ______ Tình Hoài Hương | ||||||||||||||||||||||||||||||||||
2. Bóng Lẻ | ______ Chung Thủy | ||||||||||||||||||||||||||||||||||
3. Mẹ | ______ Phan Tưởng Niệm | ||||||||||||||||||||||||||||||||||
4. Nước Mắt Chân Dài | ______Đông Hương | ||||||||||||||||||||||||||||||||||
5. Bên Tình Bên Hiếu | ______ Song An Châu | ||||||||||||||||||||||||||||||||||
6. Đi Tìm.. | ______ Nguyênhoang | ||||||||||||||||||||||||||||||||||
7. Đừng Hỏi Tại Sao | ______ Trần Thành Mỹ | ||||||||||||||||||||||||||||||||||
8. Thơ Mưa Phạm Ngọc Thái | ______ Phạm Ngọc Thái | ||||||||||||||||||||||||||||||||||
9. Hương Thu |
______Jacaranda
10. Cuối Trời Thu Xa
|
|
______ Nam Thảo
| 11. Phố Nhỏ Một Chút Tình Bé Nhỏ |
|
______Nguyễn thị Thanh Dương | 12. Trái Tim Chai Sạn Cũ Mèm ..
|
|
______Hồ Chí Bửu
| 13. Thức Dậy Em Ơi |
|
______Sông Cửu
|
14. Dỗ Ngọt
|
|
______
Vân Hà
|
15. Mỗi Độ Vàng Thu |
|
______Hàn Thiên Lương |
16. Mùa Tháng Chín Chờ Thu |
|
______Lê Miên Khương
|
17. Góc Khuất
|
|
______Tuyền Linh
|
18. Cuối Trời Biển Xanh |
|
______Trần Đan Hà |
19. Em Về Em Đi
|
|
______Trần Thị Hiếu Thảo |
20. Trôi
|
|
______ Vành Khuyên
|
|
II . Văn _______________________________________________________________________
1. Lấy Chồng Thi Sĩ ___________ Nguyễn Thị Thanh Dương | 2. Hiến Chương Tình Yêu (truyện dài nhiều kỳ) ___________ Tình Hoài Hương |
3.Tình Yêu Chớp Nhoáng ___________ Vành Khuyên |
4. Căn Nhà Sau Cửa Biển (truyện dài) ___________ Phan Thái Yên |
5. Thi sĩ Trần hoan Trinh: Một Đời Thơ Cho Lá Sân Trường ___________ Phan Thái Yên |
6. Coi Cọp ___________ Hai Hùng SG |
IIỊ Trả Lời Bạn Đọc__________________________________________________
1. Nhắn Tin/Trả Lời Bạn Đọc _______ Ban Biên Tập |
I . Thơ __________________________________________________
II . Văn___________________________________________________________
Nguyễn Thị Thanh Dương
Nguyễn Thị Thanh Dương
2. Hiến Chương Tình Yêu (truyện dài nhiều kỳ) Tình Hoài Hương
Tình Hoài Hương
Vành Khuyên
Vành Khuyên
4. Căn Nhà Sau Cửa Biển (truyện dài) Phan Thái Yên
Phan Thái Yên
5. Thi sĩ Trần hoan Trinh: Một Đời Thơ Cho Lá Sân Trường
Phan Thái Yên
Phan Thái Yên
Hai Hùng SG
Hai Hùng SG
IIỊ Hộp Thư Toà Soạn
___________________________________________________
Thể lệ để nhận Nguyệt San Giao Muà:
1) Để vào danh sách của NSGM (subscribe),
xin gửi email về GiaoMua@hotmail.com
Địa Chỉ Liên Lạc:
Nguyệt San Giao Muà
Copyright
2002 by Giao Muà e-magazine and respective authors
Những bài thơ anh làm em rung cảm,
Em lúc nào cũng như sống trong mơ,
Khi bất chợt thấy lòng mình trống vắng,
Em yêu rồi, hình ảnh một nhà thơ.
Tôi đang đứng giữa gã ba đường, phải quyết định lấy chồng, một trong hai người : Anh Thi sĩ và anh Business, hai anh đều bằng tuổi, ngang ngửa nhau về "sự nghiệp". Anh Thi sĩ đang nổi tiếng, thơ anh đăng trên nhiều tờ báo địa phương, còn anh business thì đang thành công trong nghề, nói chính xác hơn anh đang làm chủ một nhà hàng cơm phở đắt hàng.
Hai anh đều là người tử tế, đàng hoàng, và chẳng hiểu sao hai ngành nghề khác nhau thế, nhưng hai anh lại giống nhau ở một điều là cùng yêu tôi và muốn cưới tôi làm vợ.
Mẹ tôi cứ lo lắng, sợ tôi ế chồng, nay thấy một lúc có hai thằng đòi làm con rể, bà vui mừng cuống cuồng lên, cứ làm như chính bà đang bị ế chồng. Bà cân nhắc, so sánh hai người và giục tôi:
- Con đã lớn tuổi rồi, sắp thành?gái già rồi, khỏi phải suy nghĩ cho mất công, phí thời gian, cứ lấy ngay anh "Phở"cho ấm thân.
Mẹ tôi cứ gọi tắt tên anh bằng chính cái ..nghề của anh cho tiện, cho dễ nhớ. Bà nói tiếp:
- Anh thi sĩ, gàn gàn, dở dở nên ế vợ cho đến bây giờ. Dẹp nó qua một bên đi con.
Tôi cãi:
- Như thế thì anh Phở cũng gàn gàn dở dở nên đến bây giờ cũng chưa có vợ đấy !
- Người ta lo làm ăn, lo làm giàu, còn anh thi sĩ thì bận rộn gì ngoài mấy bài thơ vớ vẩn đăng báo?
Mẹ tôi hứ lên một tiếng, kết luận:
- Trông người cứ lừng kha lừng khừng, ai mà chịu nổi ?
- Con chịu nổi !
Tôi tự ái giùm anh và bênh vực cho anh .Là một người yêu thơ anh, từng thổn thức vì thơ anh, nay được "thần tượng" yêu lại và muốn cưới làm vợ, tôi hãnh diện lắm, nhưng đắn đo một tí , chỉ vì anh quá nghèo so với anh chủ nhà hàng phở.
Sau vài đêm suy nghĩ, tôi quyết định chọn anh thi sĩ, vì tôi không biết làm thơ, lấy anh tôi sẽ có cả một trời thơ cho riêng mình.Và vì tôi có thể tự nấu phở để ăn, nên?khỏi cần lấy anh chủ tiệm phở nữa.
Tôi phải hi sinh, tranh đấu với nội tâm mình và với gia đình, cha mẹ, để chọn anh, tưởng rằng khi nhận được tin anh sẽ mừng vui lắm, nhưng anh thi sĩ chỉ? lừng khừng:
- Cưới em thì chắc chắn anh sẽ cưới, nhưng anh ?chưa đủ tiền !
Tôi mơ mộng thề thốt:
- Em sẽ chờ. Không có gì ngăn cản được con đường tình của em đến với anh đâu !
Anh ngẫm nghĩ, tính toán một lúc rồi nói:
- Vậy em chờ anh ?mượn tiền nhà bank xem sao.
Tôi ngao ngán:
- Đợi anh mượn nợ, làm thủ tục cũng lâu lắm. Thôi, em sẽ bỏ tiền ra, chúng mình sẽ là vợ chồng, tiền của em cũng là của anh.
Lấy được người mình yêu và nể phục thật là hạnh phúc. Những bài thơ tình của anh đăng báo đều được các bà, các cô ưa thích, họ gởi thư đến toà soạn báo nhờ chuyển đến cho anh. Đọc những lời thư ái mộ đó, tôi càng cảm thấy hãnh diện và hạnh phúc thêm , bất cứ sáng tác mới nào của anh, tôi đều được đọc trước khi đăng báo, trong thơ anh ít nhiều có hình bóng tôi, có ý kiến, tâm tư tôi đóng góp vào.
Mải mê trong hạnh phúc, tôi quên mất anh Phở, anh thất tình tôi, chểnh mảng trong công việc làm ăn, nên hình như phở anh ?kém ngon đi?. Kể cũng tội, giá mà ngoài tài nấu phở, anh cũng biết làm thơ hay nữa thì lý tưởng biết mấy! Tôi thích ăn phở, và yêu thơ mãnh liệt. Nhưng tôi không thể lấy một lúc hai người.
Ít lâu sau, tôi nghe tin anh Phở lấy vợ, chị này chắc có tâm hồn ăn uống chứ làm gì có một tâm hồn mộng mơ như tôi?
Tôi đi làm, chồng thi sĩ của tôi cũng đi làm, vì thơ anh có hay cách mấy cũng chẳng kiếm ra tiền. Thơ là mộng mà, nên phải lấy thực nuôi mộng. Khi cuộc sống yên ổn, có tiền trả nợ nhà, nợ xe, có cơm ăn, áo mặc, tâm hồn anh mới thoải mái nghĩ ra thơ.
Ở với anh, tôi mới biết điều đó, tính anh lừng khừng đủ thứ, nhưng sáng sớm, vừa nghe cái alarm reo báo thức, là anh lập tức ngồi nhỏm dậy, nhanh như cái lò xo, nhảy xuống giường, sửa soạn đi làm. Chẳng lừng khừng tí nào cả.
Ngoài 8 tiếng làm việc, anh lại hiện nguyên hình là một nhà thở gàn gàn dở dở như mẹ tôi đã nhận xét.
Cái vòi nước trong bồn tắm bị leak, nước cứ chảy nhỏ giọt cả tuần nay mà anh không hề hay biết, tâm hồn anh để ở tận đâu đâu, mỗi ngày tôi hứng được mấy thùng nước, thấy nước chảy mà tôi xót cả ruột, tháng này chắc trả bill nước cũng mệt. Tôi nhắc nhở mãi, anh mới chịu vác búa, vác kìm vào phòng tắm, anh hì hục gì trong đó không biết, một lúc lâu sau, anh cầm búa, cầm kìm ra hớn hở ?.khoe:
- Không sửa được em ơi, vòi nước vẫn chảy nhỏ giọt. Nhưng nhờ thế mà anh đã làm được bài thơ ? Khi em khóc?.
Tôi vào phòng tắm, chẳng những không sửa được, mà anh còn làm?hư hỏng thêm, nước chảy nhỏ giọt nhiều hơn, nhanh hơn .Nhưng tôi cũng sung sướng, ngạc nhiên và khâm phục hỏi anh:
- Anh nhìn giọt nước chảy mà tưởng tượng ra giọt nước mắt người yêu ư?
Anh hớn hở khoe tiếp:
- Đúng thế, làm thơ thì phải giàu tưởng tượng mà em. Như tuần trước, trong lúc cắt cỏ vào một buổi chiều nắng, trời nóng đến chảy mồ hôi, bụi và rác bay tối tăm cả mày mặt, nhưng anh cũng vẫn tìm được ý cho bài thơ ? Gió bụi một cuộc tình ? đấy.
Trời ơi, tôi đâu có ngờ những bài thơ tình ướt át của anh ra đời trong những hoàn cảnh thực tế ?phũ phàng? như thế !
Những hôm thời tiết giở chứng, âm u và mưa gió, chồng tôi ngồi trong nhà, suy tư, và ghi ghi chép chép được mấy câu thơ ( mà tôi tin chắc là hay ).Tôi bỗng chạnh lòng?thương hại cho anh Phở , chắc càng nhìn mưa rơi, anh càng sốt ruột?lo nồi phở ế ?!
Thơ của chồng tôi làm ra nhiều quá, không biết để đâu cho hết. Tôi bàn với anh nên in thơ để bán, tôi hào hứng lắm, nếu thơ anh được đi vàỏvăn học sử thì tôi cũng ..ngang nhiên được vào theo, vì tôi là vợ của anh mà.
Nhà thơ mộng mơ cao ngất trời mây nhưng khi động đến tiền cũng vội vàng?rơi xuống đất, trở về thực tế :
- Anh xin em, đừng có ý nghĩ ấy nữa, in thơ là lỗ vốn, em biết chưa?
- Em biết rồi, mở một quán nhậu còn hi vọng khách đông, chứ thử mở một quán bán sách, toàn là thơ, truyện thì sẽ chẳng có ma nào đến mua. Nhưng mình vì mục đích văn nghệ, để góp mặt với đời, để mang thơ đến với khách mộ điệu bốn phương. Ai in thơ cũng đều thế cả, chứ có ai sống bằng ?nghề? làm thơ đâu.
Tôi hớn hở nói tiếp :
- Em đã hỏi nhà in rồi, không tốn bao nhiêu đâu, nếu in càng nhiều thì giá thành mỗi cuốn càng rẻ. Anh đừng lo, mình sẽ tổ chức buổi ra mắt sách, mời tất cả bà con họ hàng bên nội, bên ngoại, bạn bè xa gần, ít nhất cũng lấy lại vốn.
Chẳng bao lâu sau, 1,000 cuốn thơ tình của chồng tôi ra đời, hai vợ chồng tôi chở sách từ nhà in về chất đầy trong phòng ngủ, thương mến và trân trọng chờ ngày ra mắt sách.
Thi sĩ chồng tôi xôn xao rạo rực cũng không bằng tôi, ngày nào tôi cũng soi gương ngắm nghía xem mình có ?dễ thương?, có xứng đáng là vợ của một nhà thơ không? Tôi đi mua sắm quần áo rộn rịp, làm chồng tôi ngạc nhiên:
- Cứ làm như em đang sửa soạn đi thỉhoa hậu ấy !
- Chúng mình đang sửa soạn ra mắt sách mà !
- Nhưng ra mắt sách của anh chứ có phải của em đâu!
- Em là vợ anh. Nhân vật số 2 cũng quan trọng lắm anh à. Em đã chẳng cho anh những nguồn cảm hứng làm thơ đó sao?
Chồng tôi gật gù:
- Ừ nhỉ, bằng chứng là những lúc em sai anh sửa cái vòi nước, và cắt cỏ, anh đã viết nên thơ, và ngay cả khi em?quát mắng anh cũng nghĩ ra thơ nữa..
Ngày ra mắt sách đã đến, ngoài anh em, họ hàng, em, cháu không sót mốt ai, là bạn bè thân của hai vợ chồng, tôi còn mời được một đống? khách nhằng nhịt, mà tôỉchẳng nhớ tên, chỉ quen biết sơ sơ lúc? đi chợ, đi chùa v..v..do tôi moi óc mãi mới nghĩ ra, mới liên lạc xin được số phone, địa chỉ để gởi giấy mời một cách? thống thiết, nên chẳng ai nỡ từ chối cả. Nói tóm lại, không một người quen dù thân dù sơ nào ? thoát? khỏi tay tôi trong dịp này.
Bạn bè lần lượt đứng lên giới thiệu anh và ngâm thơ anh, dĩ nhiên họ cũng không quên giới thiệu tôi là vợ của nhà thơ, tôi cảm động quá.
Các bạn bè anh, phụ giúp anh tổ chức buổi ra mắt sách này, chắc đã nhiều kinh nghiệm, họ kê một cái bàn dài ngay gần cửa ra vào, sách thơ chất đầy trên đó, không người khách nàỏdám ra về tay không cả, ai cũng?phải dừng lại bàn, cầm cuốn thơ lên ngắm nghía, lật qua lật lại làm như quan tâm lắm.Trong khi vợ chồng tôi đứng đó, mỉm cười liên tục?mỏi cả miệng và chờ đợi họ? móc túi trả tiền, xong họ xúm vào mở trang bìa ra xin nhà thơ chữ ký, cứ làm như mê thơ anh lắm, trân trọng anh lắm, nhưng biết đâu, chốc nữa về đến nhà, cuốn thơ có chữ ký ấy sẽ bị quăng vào một xó, không bao giờ họ nhớ đến nữa?
Có những người bạn thân chơi rất đẹp, mua một lúc cả chục cuốn thơ và trả tiền cao hơn giá bán, coi như vừa mua vừảdonatẻ, những người mua lẻ tẻ từng cuốn cũng trả hào phóng như thế, cuốn thơ ghi giá 15 đồng, họ trả luôn 20 đồng cho chẵn, cứ làm như cho thêm tiền ?típ? vậy.
Trời ơi, làm ở nhà hàng, làm nail có tiền ?tip? đã đành, làm? thơ như chồng tôi cũng có tiền ?tip? nữa, vậy thơ cũng đồng nghĩa với bán buôn rồi sao?
Sau buổi ra mắt sách và ?cưỡng bức? khách mua thơ, có cả lòng ?xót thương? và lòng ?hậm hực?, vì phải tốn tiền để vác những cuốn thơ ?có khi chẳng bao giờ thèm đọc- về nhà, thì vợ chồng tôi coi như lấy lại vốn, được ?lời? hơn mấy trăm cuốn sách lù lù trong nhà.
Không thể tổ chức ra mắt sách lần thứ hai trong cùng thành phố này nữa, giá mà thởăn được thì khách mời còn đến. Trong giây phút? xao lòng, tôi hiểu ra rằng?phở còn hấp dẫn hơn thơ, hôm nay ăn no ăn chán rồi, mai đói lại thèm ăn nữa, còn cùng một cuốn thơ, mấy ai đọc lại lần thứ hai ??
Thơ của chồng tôi đăng ?rao vặt? trên báo để bán, bao nhiêu khách ái mộ thơ anh, từng viết thư khen anh nức nở thế mà chẳng ai thèm gọi phone hay gửi thư đến order thơ anh cả, chỉ lác đác như vài giọt mưa khan hiếm trong cơn nắng hạn, vài người gởi check đến mua thơ, thì lại có hai cái check?rổm, đã không có tiền mà lại bị nhà bank phạt mấy đồng, chẳng lẽ viết thửcãi nhau, lại tốn thêm mấy chục cent tiền tem. Mà thôi, bớt được cuốn sách nào rộng nhà thêm chút đó, cho nên vợ chồng tôi coi nhửmở rộng tấm lòng?cho không biếu không, vì?văn học nghệ thuật.
Ngày tháng trôi qua, tôi không đăng ?rao vặt? bán thơ nữa, chỉ tổ tốn tiền quảng cáo cho chủ báo mà thơ vẫn chẳng ai mua, những cuốn thơ bỗng trở thành?chướng ngại vật trong nhà, vợ chồng tôi đành phải di chuyển chúng xuống garage. Tôi xót xa nhìn những bài thơ trữ tình của chồng tôi nằm một xó, bên cạnh cái máy cắt cỏ, cái bình đựng xăng và bao thứ lỉnh kỉnh không tên khác để trả căn phòng ngủ về vị trí của nó.
Không còn người bạn nào để tặng thơ nữa, vì họ đều là ?nạn nhân? trong hôm ra mắt sách rồi !
Trong lúc thất vọng này, tôi chợt nhớ ra một người , đó là anh Phở, người duy nhất không?bị mời, chỉ vì tôi ngại ngùng anh còn buồn còn giận tôi, bây giờ tôi tin là anh đã nguôi ngoai, nên tôi muốn đích thân sẽ mang tặng anh một cuốn thơ của chồng tôi.
Tôi bước vào nhà hàng của anh Phở lúc đang đông khách, có một người đàn bà đẹp ngồi trong quầy tính tiền trông ra dáng bà chủ, chị ăn diện lịch sự, xắc xảo, tính tiền với khách xong lại quay ra chỉ huy đám thợ đang bận ríu rít gần đó.
Nhìn đám khách đông đang ăn uống, họ thưởng thức những tô phở nóng hổi, những dĩa cơm thơm ngon của anh làm ra một cách nhiệt tình và yêu thích. Anh Phở không phải tổ chức buổi ra mắt hàng qúan của anh, không phải gởi giấy mời ai cả, không ?cưỡng bức? ai cả, khách thích và cần thì tìm đến, ăn xong trả tiền, xòng phẳng và vui vẻ đôi bên.
Còn những tác phẩm tim óc của chồng tôi -của nhà thơ- là những bài thơ nằm lặng lẽ trên một góc báo, không phải ai cầm tờ báo lên cũng đọc, không phải ai cũng muốn bỏ tiền ra mua một cuốn thơ. Sao mà vô lý và buồn đến thế ?
Lựa lúc bà chủ rảnh, tôi đến gần và để cuốn thơ lên quầy:
- Thưa chị, chúng tôi là bạn của anh nhà, tôi muốn tặng anh chị cuốn thơ này.
Chị nhìn tôi dịu dàng:
- Thơ của chị à ?
- Không, đây là thơ của chồng tôi.
Chị nhìn tên tác giả và nói như reo lên:
- Đây là nhà thơ mà tôi và chồng tôi đều yêu thích, chúng tôi tuy bận rộn nhưng thỉnh thoảng đọc báo, cứ thấy bài thơ nào của anh ấy là cả hai vợ chồng cùng đọc. Không ngờ hôm nay lại được anh chị tặng cuốn thơ này, cám ơn chị, cho chúng tôi gởi lời thăm nhà thơ và mong anh sáng tác đều để chúng tôi được đọc.
Tôi đã đọc thấy trong lời nói, trong cử chỉ của chị sự chân thành của một người yêu thơ, chị và chồng chị không phải chỉ biết buôn bán với bạc tiền, suốt ngày tính toán lời lỗ như tôi đã nghĩ.
Thì ra ai cũng có hai con người trong một, nhà thơ mộng mơ lãng mạn đến đâu cũng có phía đời thường cơm áo, hay một người sống thực tế đời thường đến đâu cũng có lúc tâm hồn lắng đọng, mộng mơ. Họ không thể viết thành văn, thành thơ, nhưng biết rung động, chia xẻ với những vần thơ, câu văn, những cảm xúc ấy không thua gì người viết.
Tôi chào chị ra về, lòng hân hoan vui sướng, đây là một cuốn thơ biếu tặng, nhưng tôi đã nhận được cái giá lớn nhất, trân trọng nhất, kể từ hôm ra mắt sách cho đến gìơ.
Hiến Chương Tình Yêu
Phần Thứ Nhì
Chương 17
Vẫy Gọi Nhau Về Miền Núi
Đầu tháng Bảy, Mười về Mỹ Chánh ở với ba má một thời gian trước khi đi Đà Lạt. Làng Mỹ Chánh hiền hòa, đời sống thôn quê giản dị, chân chất và an phận sau lũy tre xanh bao bọc. Mặc dù đêm đêm tiếng đại bác đì đùng vọng về trong gió mưa bất ngờ. Đất mẹ sụt lở bóc dần sườn núi, phơi bộ mặt xám xịt, héo hắt, tàn úa, nhăn nhúm đến khó chịu. Chốn cũ thân yêu còn có mẹ cha và người thân, đã từng là nơi nương tựa ấm áp. Là niềm hy vọng ngọt ngào. Là dấu ấn đầy tình phụ tử đùm bọc, yêu thương. Ba má đã xoay lưng lại với cuộc đời, khuất bóng sau lũy tre xanh bao bọc, ở đây môt thời gian khá dài. Có vài lần ba má giao đất đai cho bà con làm lụng chẳng được bao lâu, thì mùa màng cây trá sạch toi, chỉ vì họ thiếu kinh nghiệm.
Thế là ba má lại ra công cuốc từng hàng đất, những vạt cày sâu cuốc bẫm, tưới bằng bao giọt mồ hôi, nước mắt. Đôi bàn tay ba má chai sạn, cùng khối chất xám vắt ra từ cơ thể héo hon, để truyền đạt những kinh nghiệm dạn dày cho con cháu. Những khu vườn nhà nặng trĩu cây trái bốn mùa đầy rau tươi, và ruộng lúa ươm vàng hạt giống; là động cơ thúc đẩy con người vững tin vào tương lai, là nỗi nhớ nhung se lòng nơi kẻ ly hương. Mười đã mắc nợ họ rất nhiều. Nhưng giờ đây, vì sao nàng không tha thiết đoái hoài đến? Vì sao? Vì ai? Mười dứt khoát nuôi ý định trở về Đà lạt, ngỏ hầu Mười sẽ dễ dàng liên lạc cùng Nam. Chiều thứ Bảy, Chủ Nhật nếu chàng ở Sài Gòn nghỉ học, có thể Nam đi xe đò lên Đà Lạt thăm nàng vài ngày. Nhanh chóng và gặp gỡ nhau thường xuyên, hơn ở nơi đây xa xôi vạn dặm muôn trùng.
Xe đạp mới toanh và tiền thưởng khi Mười trúng giải thi hoa hậu Cây mùa Xuân Chiến sĩ năm 1962, nay để lại cho cháu Châu xài. Khoảng thời gian nầy, gia đình chị Thương lại kẹt kinh khủng rồi. Chị kẹt cũng đúng thôi, vì chị tiêu xài rộng rãi, xài sang như bọn Tây nhà giàu. Rồi, sau khi cháu Hải chết, liên tiếp mấy năm nay, chị bị ?xúi quẩy? hết biết. Mất mát lung tung, nào mất xe đạp của anh Thương, nào mất vàng, mất bạc. Chị nói lương tháng của anh Thương mới đưa về, chị lận trong cạp quần, chị quên lửng đi ra cầu tiêu, nên rơi mất rồi?? Chẳng biết chị đánh rơi, mất thật, hay chị nói dối vậy cho qua chuyện?
Anh Thương phải cạy nắp hầm cầu lên, anh dùng cây sào tre moi móc đống phân thối um, để coi xem sự thể ra sao. Thế mà nào có thấy gì. Số vàng mươi lượng anh Thương lãnh ?ráp-ben? chị Sáu Huyền nói: ?đã tiêu sạch bách trong vụ cháu Hải ốm đau và mất?. Đó là chưa kể mười ngàn đồng Mười được lãnh thưởng trong vụ thi hoa hậu. Thế mà chị vẫn còn nợ của má sợi dây chuyền một lượng vàng 24k, hai lượng vàng lá. Chị nợ Mười tấm lắc vàng y 24k - 5 chỉ (của chị Hạc cho). Thấy chị túng hụt, Mười không nỡ đòi. Mười biết nếu có đòi, chị cũng không có mà trả. Chả hiểu chị ăn xài cái kiểu gì quá sang, mất căn bản vậy!?
Cuối tháng chín, Mười ra nhà Thơ ở Quảng Trị chơi. Bây giờ, hai bạn lại thân thiết như hồi nhỏ, hai bạn không hề nhắc lại chuyện hiểu lầm xưa, làm như chẳng hề xảy ra chuyện gì gay cấn với họ. Ba Thơ đang rất bực mình vì chuyện Thơ lăng nhăng lít nhít, chuyện trai gái lang bang, giành giựt tùm lum, ẩu đả, ghen tuông nhau gì đó. Ba Thơ đã đánh Thơ mấy trận nên thân. Nhân biết Mười sẽ đi Đà Lạt, mẹ Thơ lén lút dúi cho Thơ mấy ngàn, bà không cho ba Thơ biết, để Thơ đi theo Mười luôn, ngỏ hầu bà mẹ mong cho ba của Thơ quên đi chuyện phiền lòng. Thơ sẽ trọ ở nhà anh chị Tuế, mỗi tháng mẹ Thơ sẽ dấu chồng, gửi cho Thơ tiền ăn học sau.
Mười, Thơ, sung sướng hân hoan vô vàn, họ vội vã thu xếp áo quần lên đường vô Huế gấp. Hai cô e-sợ nếu lưu luyến chần chờ, thì ba Thơ đi làm về, sẽ không cho Thơ đi. Đến Huế lúc bốn giờ chiều, hai cô thuê phòng ngủ tại Đồng Lợi. Tắm rửa xong, hai cô đi dạo phố mua sắm. Thơ thích uốn tóc, Mười vào theo ngồi kề một bên, mấy bà thợ uốn tóc cứ rủ rê Mười cắt tóc ngắn đi. Bỗng dưng Mười cũng cảm thấy thích, xiêu lòng. Thế là Mười không do dự ngồi vào ghế, để thợ cắt ngang mái tóc dài óng mượt của nàng tới thắt lưng. Lúc đó, Mười mới sựt nhớ đến Nam rất yêu mái tóc dài của nàng. (Có lần anh nói: ?Anh sẽ rất giận, khi Mười cắt tóc ngắn? đó mà). Thôi chết rồi. Mái tóc Mười đã cụt lủn. Trông vô duyên trơ trẽn làm sao ấy. Chết thật rồi. Nam sẽ giận cho xem. Lúc về, Mười Thơ ghé vào tiệm nhà của ba má Đan, Thơ mua hai lọ kem thoa mặt. Em của Đan rất đẹp, đoan trang, nết na, thùy mị, dịu dàng, khả ái, khiến Mười ưa nhìn ngắm Nguyện đến thế.
Hôm sau, Mười Thơ lên xe đi Đà Nẵng lúc sáu giờ sáng. Tới Đà Nẵng hai cô ở phòng trọ của hãng xe Phi Lực trên đại lộ Hùng Vương. Mười không đến thăm nhà chị Thương, sợ chị níu kéo em ở lại với gia đình chị nữa, thì phiền. Mười cùng Thơ đến nhà anh Phong (bạn của Nam). Mười nói đùa:
- Mai, tụi em đi Đà Lạt tìm việc làm. Ở đây, em thất nghiệp rồi.
- A! Anh có cậu em ở Nha Trang làm bí thư cho ông Tỉnh-trưởng, Quân hội đủ điều kiện, chú ấy rất sẵn lòng giúp em, và là Trung-uý độc thân như ai rứa, á em.
Dạ? Dạ?
Anh Phong ân cần viết một lá thư giới thiệu Mười với Quân. Mười cầm thư trên tay, lòng buồn vui khó tả. Hai cô trở về phòng trọ trong hãng xe đò tấp nập, ồn ào, đủ mọi thứ bất tiện. Năm giờ sáng, thì phòng trọ càng ồn ào huyên náo hơn nữa, vì cảnh chen lấn lên xe đi Nha Trang. Hai cô mệt mỏi bơ phờ đến Nha Trang lúc xế chiều. Mười Thơ mướn một phòng tại Hotel Hoàng Yến, để ngủ qua đêm. Hôm sau, tắm rửa, ăn uống xong, Mười, Thơ gọi taxi đến văn phòng Quân. Không gặp Quân, vì anh bận họp. Mười nhờ ông tùy phái ở toà tỉnh trưởng chuyển đưa thư của anh Phong đến Quân, và Mười viết kèm giấy hẹn Quân đến nơi trọ trưa nay. Sau hai giờ chiều, Mười và Thơ sẽ đi Đà Lạt.
Lúc mười một giờ rưỡi, anh Quân lái xe jeep đến mời hai cô đi ăn cơm trưa. Ở đây, hầu như ai ai cũng biết mặt, biết tên và chào hỏi anh Quân cung kính, nếu không muốn nói là có phần quỵ lụy. Mười ngạc nhiên nhìn anh vui thích gật gù mỉm cười. Mười suy nghĩ có lẽ Quân đã ngoài ba mươi tuổi, oai hùng, linh hoạt, vui tính, độc thân, và danh vọng, tài hoa có thừa. Riêng Quân, mấy tháng trước anh đã nghe anh Phong nói về Mười, Quân cứ ngỡ rằng nàng sẽ như những người đẹp bu quanh anh. Thế nhưng, anh không thể đánh giá về cô gái vui vẻ, trẻ trung, xinh đẹp, mà khó tính dàng trời. Vì, anh nói với Mười thì ?cái gì em? cũng không?. Qua những giờ trò chuyện ngắn ngủi, Mười biết anh trực tính, chân thành, nhanh nhẹn ứng phó. Và, Quân mến thích Mười, anh Quân nói ?em rất hợp gủ... Ha ha ha! khi Mười dám la anh về chuyện:
- Em không biết, anh làm lớn, phải chọn gấp cho chúng em hai chỗ làm tốt, như kế toán, thư ký, dạy học chẳng hạng.
- Em có học qua khóa đào tạo nào chưa?
- Dạ chưa.
- Vậy, phải từ từ chứ.
- Từ từ ở đây, em chết đói mất.
- Anh sẽ nuôi em một thời gian ngắn, để em tìm một công việc thích hợp. Anh chị Phong đã nói với anh là: họ nhận Mười làm em gái, phải không? Thì bây giờ, anh tưởng mình nên noi gương anh chị Phong, là tốt chứ, ha em? Nếu sau nầy em đi làm, em không muốn mang ơn anh, thì anh chìa quyển sổ nợ ra, em trả tiền lại cho anh. Sòng phẳng ha, em lo gì! Tính anh không úp mở quanh co. Hẳn là anh Phong đã nói rõ với em về anh rồi ha. Còn về vấn đề công việc, bây giờ còn một chỗ trống thôi. Mười đi dạy học, chịu không?
- Vậy Thơ để cho ai?
- Em do anh Phong giới thiệu, thì ưu tiên một. Còn Thơ sẽ tính sau nhen.
- Không tiện anh à. Nếu mai mốt không kiếm được việc làm, tụi em đi Đà lạt.
- Trời đất. Tìm việc làm, mà em tưởng như đi dạo chợ sao. Các em ở lại đây ít là khoảng một tuần, rồi từ từ anh tính. Chứ bây giờ? quá đột ngột, anh xoay đâu ra cho kịp. Có tài thánh, anh cũng không thể tìm việc khẩn cấp như thế. Đành chịu thua.
- Tụi em không có tiền nhiều để ở đây lâu vậy.
- Đừng lo về khoảng tiền nong. Miễn là hai em phải đàng hoàng.
- Ui cha. Ở Nha Trang, chúng em chỉ quen anh là một.
- Đẹp như hai đứa em, thì chỉ ở đây vài ngày, là các em có cả tá người theo sau lưng, chứ chẳng phải chỉ có một chàng. Nè, trở lại chuyện anh chị Phong ủy thác cho anh. Mình tìm biện pháp dung hòa nhe: Anh đi tìm nhà trọ dành riêng cho nữ sinh viên, hay công chức, cùng lắm là em về nhà dì ruột của anh trọ tạm. Chớ em ở Hotel vừa đắt tiền, vừa phức tạp. Hiểu không?
- Hay là tụi em đi Đà Lạt bi giờ. Lúc nào có việc, xin anh gửi điện tín, em lại về.
- Tùy đấy. Em đã muốn đi. Anh làm sao ngăn cản.
Chia tay Quân, hai người bạn gái chí thân tràn đầy tin tưởng không chút chần chờ, do dự, lòng họ hân hoan phơi phới, hớn hở vui mừng, hai cô lên đường đi Đà Lạt ngay. Bởi Mười và Nam đang cùng đồng thuyền. Trời Cao Nguyên Lâm Viên đầy thơ mộng duyên dáng quyến rũ vàn, đang vẫy gọi Thương Mười hãy nhanh nhanh rời bỏ chuỗi ngày xa cũ, xám ngắt ở chân trời xưa. Về lại nơi chôn nhau cắt rốn bên bụi chuối sau hè đầy thân thương. Đà Lạt quê hương tôi quyến rũ dường bao! Vẫn như lời mời gọi trân trọng, tha thiết tìm về... Từ đáy lòng Mười dâng lên tiếng nói vô ngôn, mong chờ trông ngóng, giục giã thôi thúc, rộn ràng ước mơ mau chóng tìm về nơi đầy hứa hẹn, nơi gặp gỡ của tình yêu. Nơi hạnh phúc vĩnh cửu một đời tuyệt diệu. Nơi đó sẽ có chàng. Chỉ có Nam đem lại trọn vẹn yêu thương ? thủy chung ? tha thiết ân tình ? tràn đầy hứa hẹn ? gắn bó một đời ? mà Thương Mười đã mỏi mắt đợi trông.
- A ha! Tôi biết, thế nào các cậu cũng đến mà.
Mười, Thơ, đang may quần áo mới trong phòng, thì nghe chị Khánh reo lên ngoài hiên nhà. Hai cô gái ngạc nhiên, dáo dác nhìn ra sân. Mười mừng quýnh, khi thấy bóng Nam và Thạnh xuất hiện bên khung cửa. Hai anh nầy đi xe vespa từ Sài Gòn lên Đà Lạt. Lúc đi tới chân đèo Bảo Lộc, họ gặp mưa to gió lớn suốt từ đó, lên tới Đà Lạt họ bị ướt nhẹp. Hai anh trọ ở Hotel du Lake, từ phòng trọ nhìn rõ ra bên hồ Xuân Hương.
Mười đưa kim chỉ cho Thơ kết nút, nàng rời khỏi máy may xuống bếp pha trà bưng lên phòng khách. Nam soạn giỏ xách lấy quà cho gia đình chị Khánh, còn phần kia sẽ đem lên cho chị Tuế và Mười, Thơ. Chị Khánh vẫn vui vẻ, như từ trước đến giờ giữa chị và Nam, Mười, không có uẩn khúc, không có chuyện gì đáng tiếc xảy ra. Tất cả bốn người ở lại nhà chị Khánh ăn cơm tối, chuyện trò vui vẻ thân mật. Sau đó, bốn cô cậu trẻ đi lên nhà anh chị Tuế.
Thời gian dài đằng đẵng trôi qua, đôi bạn thường gặp nhau vui cười mừng rỡ khôn xiết. Nam ? Mười đã trải qua biết bao chuyện vui, buồn, thương, giận, trong đời cùng nỗi nhớ mong chơi vơi, mênh mông... Nhưng họ không biết nói gì trước mặt người khác. Nam đã xin phép ba má của anh, quyết định thực sự ghi danh trên Đại Học Đà Lạt, và trọ trong Đại Học Xá (anh bỏ học Y Khoa) cùng với các anh: Thạch, Ninh, Vinh, Cầu, Hải, Mô, vân vân... ? Chỉ vì ? Nam muốn rút ngắn thời gian học hành, và nhất là gần gũi Thương Mười hơn. Từ đây, những ngày sắp đến, đã có chàng đi bên cạnh đời Mười, tương lai của nàng đã có Nam giọi sáng. Tình yêu đã có chàng đốt nến mở hội hoa đăng. Nam cảm thấy niềm vui tràn ngập, cuộc đời thi vị, tình yêu ngọt ngào, tin yêu lâng lâng.
Nam chờ đợi cuộc đời hé nở cánh hoa hạnh phúc. Đó là tiếng nói vô ngôn tĩnh lặng, trong ngần, bất diệt. Nam đã đưa Mười về trên vùng trời thơ mộng, về lại những ngày xuân trẻ nắng xưa. Lúc tuổi xanh chợt lãng quên, bỏ sót dưới ánh mặt trời một mối tình tươi đẹp, xa cũ, như câu chuyện thần thoại, nhưng luôn trong sáng và có thật một trăm phần trăm.
Những chiều thơ mộng êm ả, dưới vòm trời hoa đào, mưa phùn lất phất bay bay, bốn mái đầu chụm lại dưới hai cây dù che. Bên Mười đã có Nam, bên Thơ có Thạnh. (dù anh chị Thạnh Thơ nầy, theo Thạnh chỉ có cảm tình bè bạn, còn Thơ lại có tình ý yêu thương Thạnh). Họ cùng nhau dạo bước dưới rừng thông giao nhánh, trên thảm cỏ xanh êm, dạo dưới hàng hoa mimosa nở từng chùm, cánh lá nhung lam mông mốc, hoa mimosa vàng óng mịn như gấm. Họ trú ẩn vào thiên nhiên cẩm tú, ngồi bên nhau trên sân Cù, họ nhìn nắng giát vàng ôm bóng mây tím quỳ gối trên mặt hồ tráng bạc, phẳng như phiên gương sáng loáng. Đôi khi họ nằm trên đồi cỏ, bên con suối róc rách xuôi về rừng, cùng nhìn dãi khói nhạt mong manh từng sợi, ẻo lả bay lên từ nóc nhà sàn, dưới thung xa. Họ ngửa mặt nhìn nắng vàng lung linh trong kẽ lá chảy chan hòa lên vạn vật, theo tiết trời êm mát buổi cuối thu. Gió mùa thu hiu hiu, thoảng nhẹ làn hương nội hoa đồng thơm thơm. Tiếng mùa thu vi vu reo trong gió rì rào, thì thầm gọi nhau thổi về những sườn đồi thông quạnh vắng.
Đó là tiếng thở của trời giao hòa với đất, xua hơi thở vào không gian vô tận, hoan ca cùng những đồi thông xanh ngắt trên đất phù sa phì nhiêu. Mặc sương rơi, nắng sớm, gió trưa, mưa chiều. Mặc mây vô tư lang thang trôi từng cụm thảnh thơi trên đầu. Tâm hồn Nam thanh thản lắng xuống, chìm dần vào nơi tĩnh mịch. Và, chàng cảm thấy mình trôi tuột theo dòng hạnh phúc, lênh đênh trên con sông xanh mênh mông, như từng bè mây trắng bồng bềnh trôi đi, trôi đỉ giữa những tảng mây vàng nhấp nhô trên không trung.
Đầu niên khóa, Thạnh trở về Sài Gòn đi học Dược như cũ. Nam bận lu bù chuyện lớp chuyện nhập học, bạn bè cũ, mới. Thơ và Mười tuy ở nhà anh chị Tuế, nhưng mấy tháng qua hai cô nhỏ vẫn đóng góp tiền cơm tháng sòng phẳng với họ. Mỗi sáng mỗi chiều, chàng đều có mặt ở nhà Mười, Nam thường chở Mười đi học Anh văn, học lớp đánh máy và kế toán. Những giờ rảnh rỗi, Nam cùng các bạn trai vào cà phê Tùng, họ nhâm nhi ly cà phê sữa, anh Tùng là chuyên viên pha cà phê phin tuyệt vời. Nam ngồi nghe nhạc êm dịu mãi đến giờ Mười tan lớp, Nam lại đến đón Mười về nhà.
Cuộc sống đơn giản, êm đềm qua những buổi chiều ấm áp buông mình trên những nương dâu. Các ngày nghỉ, hay ngày chủ nhật, thì Nam, các bạn trai đến khu vườn nhà yên tĩnh rộng mát xinh xinh cuộn mình trong ánh hoàng hôn dịu nhẹ, khu vườn của nhà Mười càng trở nên vui tươi, im mát, xanh thẳm. Những lúc đó tiếng xe vespa của Nam khua náo động khu vườn hoa. Đôi khi Nam dạy Mười học thêm sinh ngữ. Hai anh em ngồi trong khu rừng thông, sau vườn nhà. Tối tối, thỉnh thoảng Nam ở lại dùng cơm với anh chị Tuế. Sau chín giờ, Nam nhảy lên xe vespa chạy về đại học xá gấp. Anh em ở đó không được đi chơi đêm quá giờ ấn định.
Thế là như một thông lệ, như một nguyên tắt sơ khởi khl gặp gỡ tình yêu, Mười vui mừng, rạng rỡ hẳn lên lúc Nam hiện diện, tâm hồn xao xuyến, như biển cả trào sóng dâng cao. Cứ một ngày nếu không gặp nhau, là hai người cảm thấy lo lắng, băn khoăn, thiếu vắng, mất mác một điều gì. Mặc dù Nam chỉ ghé tạt qua mươi phút rồi đi, như lữ hành tạt qua quán nước, uống ly trà xanh. Thế mà Mười cảm thấy an lòng. Đời sống của Mười vẫn thế. Lúc nào cũng ghép mình vào khúc ngoặt quan trọng, những xúc động sâu xa, băn khoăn, lo lắng trắc trở, chúng hiển hiện vò xé, ray rứt, bất cần khi dịp may đến. Không phải sao, khi Quan đã gửi điện tín báo cho Mười hãy về Nha Trang nhận việc làm gấp. Mà, vì tình yêu, vì đam mê một mối tình ? Mười đã gửi điện tín cám ơn và chối từ. Vì Mười yêu Nam đắm đuối, mãnh liệt, tình yêu nầy như ngọn sóng lớn xô giạt tim nàng.
Mười muốn cắm đầu chạy đi, chạy về nơi nào có Nam hiện diện. Dường như cả tương lai và cuộc đời Mười đang ở phía đó. Nơi chàng vừa đặt chân lên thảm cỏ xanh nhung mềm mại, hai người sẽ đến nơi hò hẹn những tháng, những năm đẹp tươi, hạnh phúc bền lâu. Hạnh phúc dẫu đang ở đâu đó, vẫn choáng ngợp lòng, tưởng cũng khá ngọt ngào. Hay chỉ là giấc mộng đẹp ngắn ngủi, bồng bềnh bong bóng bay, rồi lơ lửng trôi tuột ra ngoài vòng tay hái?
Bóng dáng cuộc đời buồn thảm lướt qua trên khuôn mặt của nàng, nay mỗi lần chỉ cần hồi tưởng lại, mắt Mười chơm chớp, giật giật, cùng cặp lông mày giao nhau, vì nỗi đắng cay hằn vết trong lòng. Từng quãng đời nào đó mà Mười đã đi qua. Giờ đây lòng Mười bớt đắng cay, chỉ gợn chút bâng khuâng. Hẳn là, từ nay nàng sẽ bớt đau, đau đau cái tình be bé, bớt nhơ nhớ, nỗi nhớ nhung bâng quơ! Sương mù dày đặc xin sẽ khép lại sau lưng Mười, như bức tường xám khổng lồ chắn ngang khúc ngoặt đáng sợ. Đồng thời, có cả vùng sương mù đang rơi rụng, từ phía trước cửa ngỏ vào cuộc sống...
Nếu đôi ta đồng hội,
Trên sóng êm đềm trôi.
Chuyện đồng hành có thể,
Ngửa tay tương ái rồi.
Mai nầy dẫu chia phôi.
Em nguyện thề mong đợi.
Cùng anh nhìn một hướng.
Đồng thuyền hoa lướt xuôi.
Yêu. Ý hợp tâm đầu.
Vĩnh viễn cùng chung bước.
Em vui sau anh trước.
Chồng ung dung đánh đàn.
Vợ mỉm cười hoạ thơ.
Đôi ta cùng thề ước:
Sẽ yêu nhau suốt đời.
Chẳng bao giờ chia phôi.
Gieo tình thương nơi nơi.
Em ngàn năm vẫn đợi.
Nhưng, nếu mai em biết:
Anh phụ bạc em rồi.
Gác bút. Chôn tình sâu!
_ * _
Kính mời quý độc giả xem tiếp chương sau,
Trân trọng
Nó là đứa tin vào tình yêu chớp nhoáng. Yêu chứ sao không! Thế khối người kể lại vừa thấy một người là đã yêu thì không phải thật là gì. Nó nhớ ngày đó, cũng bồ bịch đàng hoàng rồi, hứa hẹn lung tung, nhưng đi trên đường, cứ hễ tới khúc quẹo đó, một tên trong ngõ băng ra đi theo nó. Tên đó đạp xe mòn mõi theo nó tới nhà luôn đó nhá. Chả biết hắn từ đâu, từ xó xỉnh nào, cứ nó nhìn qua là hắn cười duyên, cái miệng sao duyên đến lạ. Nó thầm bảo hễ hắn mà hỏi nó tên chi là nó trả lời liền " Tên Trâm ". Hay không? Hắn làm trái tim nó đập loạn xạ mỗi lần qua con hẻm đó. Có ngày thấy hắn, có ngày không. Nó lên thống kê ngày nào thấy, ngày nào không thấy mà cũng không đúng, chả theo thứ tự hai tư sáu, ba năm bảy gì cả. Rồi nó lên thống kê theo thời tiết, cũng chả chính xác. Cứ nghĩ ngày nắng là có hắn, ngày mưa hắn biến mất cũng chả phải. Thế hôm nay là ngày gì nào, mưa như trút, nó trùm áo mưa phủ mặt, nhưng nhìn qua, cái mặt hắn tái mét vì ướt mưa vẫn cười duyên với nó trung thành tệ. Nó tự nhủ, ôi giá gì có người yêu chung thủy như hắn, mưa lớn nặng hạt thế kia mà vẫn theo gót nàng thế này thì trái tim có mà chảy nước vàng nước xanh ra chớ lại.
Ðược những lúc cô đơn nhất, nó tìm đường qua con hẻm đó xem có hắn đi theo không. Có lúc nó toại nguyện, có lúc không. Có lúc nó thèm hắn ngỏ một lời " đi uống nước với tôi đi " mà không có. Hắn chỉ có trung thành đạp xe theo nó, cười duyên, làm cận vệ cho nó tới tận cổng nhà rồi lại cười duyên vòng xe về.
Bao lần cãi vả với bồ nó, nó đã tính kể cho bồ nó nghe hiện tượng này và buông một câu vô tội vạ " người dưng còn trung thành với em thế đấy, vậy mà anh , đồ ác độc ". Nhưng nó đã biết hắn là ai đâu.
Rồi đến một ngày, cũng biết là sẽ tới ngày này, nó chia tay với bồ vì không chịu đựng nổi những trận cãi vả. Tiếc gì? Những ngày vui đã qua, những ngày buồn thì vất đi, thế thôi. Nó nhớ tới hắn vô cùng. Mỗi ngày đi học về, dù từ trường hay từ nơi thực tập xa đến đâu, nó cũng quẹo lại cái con đường có cái hẻm mà hắn từ đó đi ra. Ôi bao nhiêu lần trống ngực vang lên, ồ!, có phải hắn, có phải hắn? Nó đều thất vọng vì không phải. Nó tự nhủ phải kiên nhẫn như hắn đã từng kiên nhẫn với nó. Trong thời gian phải kiên nhẫn, nó miên man sắp xếp những điều sẽ nói với hắn khi vừa nhận được nụ cười duyên hắn trao khi đang đạp xe song song.
Anh học trường nào? Anh bao nhiêu tuổi? Tại sao anh nhìn thấy em? Chúng ta ghé đâu uống nước cho em nói chuyện với anh được không?
Thật là tân tiến, nó cần một người tri kỷ đến thế mà, một người kiên trì và độ lượng với nó, cho nó tin trong cuộc đời con người sinh ra là để đến với nhau, để hiểu nhau hơn là để cải vã và cho nhau những không đâu như nó và bồ nó.
Một tháng trôi qua, hai tháng cũng qua, những gì không muốn qua cũng qua.
Nó trộm nghĩ, chắc hắn đi thi hành nghĩa vụ quân sự, hay hắn nhận công tác xa miền Tây, miền Trung nào rồi và ở phương trời nào đó hắn vẫn mong có dịp đợi nó tại con hẻm này. Khi nó vừa đạp xe qua là trờ tới đi cùng, môi nhoẻn nụ cười duyên thật thân thiện và thật khó quên. Ôi! Nó nhớ, nhớ ôi là nhớ, không nhớ tới ông bồ nhiều bằng nhớ tới hắn đấy nhá.
Nó tin, thật tin vào tình yêu chớp nhoáng. Không có? Có hay không?
Thế không mà sao lại nhớ thế này?
Thế có mà sao người lại đi đâu mất?
Nó đưa tay gạt nhẹ giọt nước mắt đang lăn dài cho một cảm giác hay hay vừa được tiễn về nghĩa địa xúc cảm, nơi nó đã chôn biết là bao nhiêu cảm giác có thật mà không bao giờ tìm lại được.
Tình yêu chớp nhoáng.
7/03
Vì lý do kỹ thuật, xin tạm nghỉ 1 kỳ. Chân thành cáo lỗi cùng độc giả.
*** Xin thắp nén hương lòng tưởng nhớ 100 ngày giáo sư Trần Đại Tăng tức thi sĩ Trần Hoan Trinh qua đời (tháng 8, 2015)
Cho ta hóa đá sân trường
Để mai sau được vui buồn bên em
Trần hoan Trinh
Năm sáu mốt thi vào Đệ Thất trường Phan châu Trinh, Đà Nẳng, tôi đậu thủ khoa. Rồi xuống dốc từ đó. Mấy năm đầu Trung học, tôi thường cùng vài đứa bạn ngồi trên xe đạp thả dốc Cầu Vồng, xe đứa nào dừng bánh trước thì phải bao bánh tiêu giờ ra chơi. Thường thì ngã tư góc Trường Nam trước Nghiệp Đoàn là nơi người dự thi trở thành trọng tài để phân bua chuyện thắng bại. Vòng xe tôi trên con dốc đời êm đềm lăn qua ngôi trường thân yêu, lơ đãng vòng quay qua ngôi nhà cuối phố sau lưng Bưu Điện trước khi hụp lặn đời mình vào nước trôi sông. Gã sinh viên lang thang trở thành tên lính trôi nổi sông hồ. Những năm núi non trả vốn trả lời cho món nợ giang hồ oan khiên không hề vay mượn đã hằn trong hồn vết trở trăn mất ngủ từ một góc trời xa bên kia biển.
Gần đây tôi và cô bạn cùng lớp ngày xưa dẩn con về thăm quê thăm ngoại. Con dốc nắng ướt lưng thiếu nữ để tóc xõa bay vào hồn mình mát rượi ngày nào bây giờ là đại lộ bằng phẳng. Cửa trường xưa khép chặt im lìm. Sân trường mùa hè vắng lặng. Hàng cây già nua cánh phượng hồng rưng rưng nắng hạ. Cây xà cừ cao vời tuổi đời lận đận thả bóng mát ân cần xuống khoảng sân trường im bóng nắng.
Lòng học trò cũng miên man buồn như người thầy xưa một chiều về thăm trường cũ...
Hỡi trường xưa có ai nhớ ta không
Mà trơ trọi một mình trên thềm cũ
Bốn mươi năm cây đã thành cổ thụ
Nên hồn nghe hoang phế không ngờ (Một chiều về thăm trường cũ)
Tôi đứng đó ngậm ngùi cho nỗi hư hao ra đi và mất mát trở về. Giữa cõi đi về truân chuyên là bóng dáng người thân bơ phờ ở lại.
Và có một người đã ở lại với sân trường thân yêu suốt một đời mình bởi lòng quá đỗi ân cần chuyện gạn đục khơi trong. Người thầy cũ lừng lựng đứng trên con dốc thời gian, cuốn lốc từng mùa gió chướng cuồng quay ngôi trường đi xuống. Kẻ sĩ dù an nhiên trong cảnh trầm luân đôi khi lòng đã âu sầu tự hỏi về cơn mộng ngày xanh, giấc mơ tráng sĩ không thành, nghĩa thầy trò trong buổi đảo điên. Nhưng thơ thầy, thi sĩ Trần hoan Trinh, vẫn đằm thắm muôn đời sân trường bóng lá. Những bài thơ được làm từ cửa lớp, trên bục giảng, lúc đứng
lại giữa sân trường. Có một bài thơ đến với thầy vào buổi thanh xuân, từ đầu dãy hành lang ngút mắt trông vời về một bóng dáng học trò. Tình yêu chợt là Qúy Phẩm đời thầy từ đó. Tất cả đã thăng hoa, bay bổng thành thơ. Thơ thầy làm đằm thắm thêm bàn ghế học trò bé bỏng, cho trang giấy mới xôn xao giòng lưu bút lúc hè sang.
Lời bạt viết cho tập thơ Tiếng Chim Ngoài Cửa Lớp xuất bản gần đây, thầy đã bâng khuâng ... 40 năm. Một thời gian quá dài. Nhưng cũng quá ngắn. Bao nhiêu hạnh ngộ. Bao nhiêu chia ly. Bao nhiêu ân tình. Bao nhiêu kỷ niệm... Lớp này đến, rồi đi. Lớp khác đến, rồi cũng đi. Để lại mình tôi với sân trường lá rụng, với hành lang dài ngút mắt. Cây xà cừ giữa sân ngày nào lớp tôi cố vấn trồng còn bé khẳng khiu, bây giờ cao vút, cành lá tỏa sum sê, che rợp cả một khoảng trời. Che kín sân trường. Che kín cả lòng tôi...
"Mi là thằng ưa làm chuyện tréo cẳng ngỗng" , ba tôi thuở sinh thời vẫn thường mắng mỏ. Ở Khoa Học Sài Gòn, tôi bỏ thì giờ theo thầy Đào Mộng Nam học chữ Nho, chỉ để hiểu và viết được vài giòng thơ xưa run rẩy lao xao như sóng giang đầu. Yên ba giang thượng sử nhân sầu... Phải chi năm đệ thất tôi viết được mấy chữ Gia Nhà Quốc Nước cho ngay ngắn trong giờ Hán Việt của thầy Hoàn, văn sĩ Trần nhất Hoan, có lẽ thầy đã vui hơn nhiều. Năm đệ tam, học ban B tôi lại mê mẩn giờ Việt Văn của thầy Thông. Là ông thầy dạy toán suốt đời làm thơ có lẽ thầy đã tha thứ cho tính lơ đễnh của đứa học trò ưa làm ?chuyện "tréo cẳng ngỗng". Nghe tiếng chim ngoài cửa lớp, thầy đã...
Tay buông hờ viên phấn
Anh đứng mê mải nghe
Có cái gì rơi nhẹ
Tận đáy hồn đam mê (Tiếng chim ngoài cửa lớp)
Trong cơ hồ tơ động của mùa xưa lóng lánh giọt mưa xuân huyền thoại, em vẫn nhớ vô cùng, thầy có biết không...
Hôm ấy giảng bài thầy im nửa chừng
Cả lớp ngẩn ngơ trông lên bục giảng
Thầy đang lặng nhìn ngoài cửa mưa xuân (Huyền thoại)
Đã bao lần từ bên trong cửa lớp, thầy băn khoăn nhìn tâm hồn mình bay xa khỏi sân trường, nơi ẩn cư đầu tiên và cuối cùng cho một đời thơ. Cánh lòng phân vân đậu lại trên những cam nhận đau lòng vì gió chướng vẫn hung tàn thổi qua từng mùa đất nước, tả tơi cơn mộng cũ ngày xanh.
Lúc còn trẻ đã mơ người hảo hán
Trên rừng xanh dựng một chiến hào
Anh hùng đó cạn bầu máu nóng
Gặp nhau rồi quên mất chuyện chiêm bao (Cúi đầu)
Như ông thầy toán quy củ điềm đạm,thi sĩ Trần hoan Trinh làm thơ từ tốn mà sâu sắc. Kẻ sĩ thì không cần cường điệu. Những cơn mưa miền Nam đến đi vội vã vào buổi chiều hình như đã giúp thầy có chút vui dễ dãi làm gã Don Quichotte tàng tàng đi xích lô dạo phố Sài Gòn. Về nằm lại bên hoàng thành chờ bóng trăng suông, bàng hoàng nghe tiếng tri âm ân cần khúc trầm ca. Chiều nay có ai về miền thùy dương...Trăng hoàng thành khiến thầy bâng khuâng nhớ tới người xưa mệnh nước. Nỗi nhớ đeo đẳng theo thầy ra tận đất kinh đô. Còn biết nói chi hơn?... Một ông thầy, một người thơ kẻ sĩ và quyền lực cuối cùng của suy tưởng. Đứng bên bờ sông Hồng mà nhớ về sông Hương, lòng phân vân nỗi bắc-nam-ấm-lạnh, hiu hắt hỏi lòng chút niềm riêng nguồn cội ngay giữa đất nghìn năm. Hà Nội bận bịu
với phồn hoa nên người vẫn vàng con mắt vô vọng kiếm tìm. Em là ai? Có phải em là cô gái hát quan họ Bắc Ninh bỏ tiếng trống cơm ngày hội, bỏ lại trăng rằm cho bơ vơ quãng dốc, đi về phía phồn hoa để rồi thất lạc trong ánh đèn màu bên bến nước Hồ Tây? Ngày xưa có một Thúy Kiều. Bây giờ có vạn Thúy Kiều đó em! Tố Như ơi! Dậy mà xem. Bao nhiêu nước mắt ướt mèm Lâm Truy. Người thi sĩ không đủ nước mắt để khóc cho vừa cuộc bể dâu mới, tang thương dột nát đời mình.
Ta đã quen rồi con sông Hương
Về đây cuồn cuộn sóng sông Hồng
Phù sa lớp lớp vàng con mắt
Nên cuối tâm hồn nghe bão giông
Thương vô cùng xứ Huế bình yên
Hoàng thành lặng lẽ ánh trăng buông
Thèm nghe một điệu Nam bình qúa
Để giữa Thăng Long nhớ cội nguồn (Giữa Hà Nội phồn hoa nhớ Huế)
Và như thế thầy ngậm ngùi bước chân mình về thăm lại trường xưa, nơi ngọn sóng bể dâu đã bào mòn nhân nghĩa, điên đảo kỷ cương. Xã hội mới đã tạo nên những đứa học trò có sinh mệnh chính trị vững vàng hơn ông thầy của hắn. Lẽ thánh hiền là nét son phai trên trang kinh điển cũ nên danh vị ân sư chỉ là tiếng mai mỉa lạc loài.
Bức tượng đồng bên cổng xưa lặng lẻ
Ngẩn ngơ nhìn thế sự bể dâu
Ân nghĩa tàn phai, vàng đá đổi thay
Cây cỏ dẫu vô tình cũng lụy... (Lang thang cửa lớp sân trường)
Đã nhiều lần đứng bên cửa lớp mơ màng về ngày tháng cũ, lòng thầy chợt hoang mang cảm thấy mình bơ vơ trót làm người chôn chân ở lại, quanh quẩn sân trường. Rồi một chiều người thi sĩ lạc lối xuân thì, âm thầm soi bóng mái tóc mình trắng phau trong giòng suối thời gian cuộn chảy những tàn phai. Cơn mộng ngày xanh úa tàn theo niềm tin yêu đang héo rũ bởi tình nghĩa bọt bèo, lăn lóc xa vời câu muối mặn gừng cay.
Bạn bè đó cứ dần dần phiêu bạt
Tôi bơ vơ bên lớp cũ trường xưa
Mái tóc xanh trong một chiều bất chợt
Trắng phau phau để xóa hết xuân thì (Cúi đầu)
Có phải anh hết còn kỳ vọng
Giữa phong trần cố gạn đục khơi trong
Có phải anh vỡ rồi ảo mộng
Một lần đi cũng đã cầm bằng... (Thơ viết bên cửa lớp trường tư)
Lần đầu tiên trong đời, hai người học trò cũ tay cầm tay ngồi bên nhau trong sân trường lá rụng. Đôi vợ chồng đã dắt díu nhau qua bao cảnh thăng trầm, thế mà buổi chiều hôm đó bên gốc phượng già dưới mái trường xưa, lòng họ chợt non dại ngất ngây một thuở hoa niên. Từng cánh phượng hồng lả tả rơi trong cơ hồ lắng đọng như giọt mưa mùa hạn hắt lên trên cằn cỗi lòng người mùi nồng nàn quen thuộc của đất . Từ đâu đó những mùa nắng rất xa
đang trở về gần, nồng nàn hương kỷ niệm chưa phai. Mái tóc thề cuối hành lang thướt tha áo lụa làm ngẩn ngơ mắt ai ấp mộng trông vời. Tờ thư vụng về nhét vội hộc bàn, lớp sáng lớp chiều xa xôi nỗi nhớ. Như những chiếc lá rời cành, bầy trò nhỏ lớn lên, bỏ trường mà đi theo giấc mơ đời mình. Cho dù thành công hay thất bại, họ đã cùng tiêu pha tuổi hoa niên trong cõi sân trường vắng lặng này. Từ vòm cây sao cao vời, từng chiếc lá rụng theo cơn gió nhẹ mùa hè. Những chiếc lá vẩn vơ bay lượn đuổi tìm nhau rồi im lìm về nhẹ nằm bên cội cây già nua phong trần theo năm tháng. Vài cánh lá đảo bay theo con gió vô tình rồi mất dạng sau bức tường rào kín không về. Tôi nghĩ tới đoạn văn Khái Hưng trau chuốt cảnh lá rụng trong tập truyện thầy Hoàn cho làm thuyết trình năm Đệ Lục. Chiếc lá trong sân trường. Cơn mơ bất tận kiếp người. Cuộc hoá thân bào mòn bao nỗi truân chuyên dâu bể. Ở đâu rồi những người thầy ra đi, ở lại? Những anh chị lớn tài hoa lúc trường chưa đủ sức dạy dổ đành phải làm người học trò trong Quảng? Những người bạn cùng trang lứa? Những người đã bỏ cõi trầm luân?... Cuối năm Đệ Nhị thi xong Tú tài Bán. Thầy Kiểm dừng chiếc xe mobilette cũ mèm giữa lưng chừng dốc Cầu Vồng khi bị bầy học trò vui tươi hí hửng bao quanh...Tụi bay! Tau đứng lại cho tụi bay qua mặt. Chừ gặp thầy làm le, cười cười...Ở đâu rồi những chiếc-lá-cuối-cùng đã bay xa mãi khỏi sân trường êm ấm? Vũ duy Tiến, Hồ văn Xuyến của một thời chinh chiến...kỷ nhân hồi. Đâu rồi dáng Thục mảnh mai chân sáo bước qua Ngã Năm mỗi sáng đến trường? Đâu rồi Tiểu Huy, Xuân A? Đâu rồi Hạnh (Nguyễn)? Tường bông giấy lối vào nhà Hạnh ngang qua Thạch Thảo, một ngày cuối tháng Ba, đỏ rực như lửa cháy ngoài kia trên chiến tuyến cuối cùng đang vỡ. Cao-bồi Be và những-ngày-say-sưa cuối biển. Cả hai người đã kẻ trước người sau dắt díu nhau về nơi vĩnh cửu có nhau. Nỗi nhớ là nén hương lòng sao nghi ngút làn khói cay vấn vương mắt lệ.
Buổi chiều trong sân trường lắng xuống âm thầm. Bức tượng đồng đăm chiêu nhìn vạt nắng muộn màng vương vãi trên đôi cánh cổng khép im lìm. Bao lớp học trò đã đi về phía đất trời biển lớn từ cổng trường thân yêu đó. Bao lần thầy đứng lại giữa sân trường bên bức tượng đồng câm nín, thương nhớ bầy chim nhỏ đã vỗ cánh bay xa rồi bâng khuâng nghĩ về đời mình làm người ở lại? Đã bao lần đứa học trò cũ từ một nơi xa bên kia biển, giữa đêm khó ngủ trở trăn, bâng khuâng nghĩ về đời mình làm kẻ ra đi? Có gì khác nhau giữa người học trò trong buổi chiều tuyết giăng vội vã lái xe về nhà sau một ngày dài vắt bán trí não và người thầy chôn chân trường cũ, đứng trước bảng đen tóc phấn bay đầy? Nơi chốn. Khoảng cách nửa vòng trái đất. Những múi giờ vô tình làm phiền hà đôi mắt. Những điều còn lại thì rất tùy thuộc và cô đơn. Hạnh phúc. Khổ đau. Hoài bão. Hy vọng. Thất vọng. Phải chăng may mắn hay bất hạnh cuối cùng của con người là sự bình đẳng về những cảm nhận đó... Một đời bận bịu làm thơ cho những cánh lá đã bay xa khỏi sân trường nên thầy đã giành phần thua thiệt. Sự cảm nhận về cô đơn của người thi sĩ tài hoa chìm sâu và triền miên hơn. 40 năm...một đời thầy, một đời thơ, một sân trường, biết bao tháng năm huyền thoại, biết bao chiều một mình sân trường, biết bao chuyện dâu biển đá vàng...
Học trò ra đi đứa đông đứa tây
Đứa mơ bên kia đứa mộng bên này
Tôi một mình bơ vơ cửa lớp
Mái tóc một chiều bổng trắng như mây... (Một đời thầy, một đời thơ)
Ngày tháng đi chân anh mòn bục giảng
Gian nan nhiều cho mơ ước thôi xanh
Tóc bạc trắng theo tuổi đời vất vả
Nhưng lòng sao cứ nặng nghĩa tình... (Tháng năm huyền thoại)
Các em đi, các em đi biền biệt
Chiều sân trường lá cứ rụng xôn xao
Nghe có bước chân ai về cuối lớp
Thầy ngẩng lên đợi một tiếng chào! (Chiều một mình sân trường)
Bóng tối phủ sân trường. Ngày đã qua... Trên trang cuối tập thơ đầm đìa những cảm xúc một thời, những tha thiết một thuở thầy đã viết lên lời từ giã cho dù vẫn còn đó nỗi buồn vì bỏ mà đi vẫn lưu luyến không đành.
Mình về bỏ đó chiêm bao
Không còn bụi phấn bám vào tóc sương
Áo em bay trắng đêm buồn
Tiếc ngơ ngẩn một thiên đường đã xa (Còn đó nỗi buồn)
Lời từ giã của người thầy thi sĩ vẫn lưu luyến không đành tiếng trống tựu trường chạm tới hư vô nên thơ thầy vọng dậy lời bâng khuâng nhắn gởi.
Xin gởi chút buồn vào mắt ai
Mai em về nhặt lấy hương phai
Em có qua trường nhìn hàng cây cũ
Hãy kiếm trên sân bóng một người... (Lời từ giã)
Lúc về ngang qua con-dốc-cũ-không-còn, cô học trò có mái tóc thề đẹp nhất trường một thuở nói đùa với chồng. May mà họ đã san bằng dốc Cầu Vồng để làm đường, chớ không ôm một đống tuổi leo dốc mệt lắm! Tôi biết nàng đang nghĩ tới con-dốc-hẹn-hò mấy mươi năm trước. Tôi biết dốc Cầu Vồng vẫn còn mãi trong tâm tưởng mỗi chúng ta. Như sân trường Phan châu Trinh. Như thầy bạn thuở nào. Và như giòng thơ người thầy thi sĩ Trần hoan Trinh tài hoa, êm đềm sân trường bóng lá.
Khi xem sơ qua tựa đề bài này , chắc rằng ai cũng nghĩ tôi sẽ đưa bà con mình đi vào Thảo Cầm Viên Sài Gòn nơi mà theo tiếng thường gọi của giới bình dân ngày xưa là Sở thú để xem ông Ba mươi trong dãy chuồng sắt . Những con Cọp nằm với đôi mắt lim dim buồn như bài thơ bất hủ Hổ nhớ rừng của Thi sĩ Thế lữ đã đi vào lòng người qua bao thế hệ dân Việt mình .
Thuở ấy vùng đất Gia Định quê tôi vào thập niên sáu mươi , cái thập niên mang đầy ấp những kỷ niệm của tuổi thơ chúng tôi ngày xa xưa , mãi đến giờ mỗi khi trong tâm tư tôi có lúc len lén quay về thì hầu như một trong những hình ảnh khó phai mờ trong tâm thức tôi đó là những lúc đi ? Coi cọp ? một vở tuồng cãi lương hoặc một cuốn phim trong rạp chớp bóng với màn ảnh đại vĩ tuyến .
Tôi còn nhớ như in , buổi sáng nọ trên con đường đất đỏ gập gềnh sỏi đá của xóm chúng tôi , tiếng ( Ô pặc lưa) trên chiếc xe ngựa vang lên tiếng giới thiệu đoàn cãi lương nào đó về Võ Ca Đình làng Hanh Thông để hát tuồng : Ba mùa Mai nở , đại khái vở tuồng nói về cuộc hành quân thần tốc của Vua Quang Trung Nguyễn Huệ đánh chiếm Thăng Long thành thu lại giang san từ tay quân xâm lược .
Đang chuẩn bị quần áo để lội bộ đến trường đi học , nhưng khi nghe tiếng trống dồn dập trên chiếc xe ngựa đang quảng cáo tuồng hát cho đêm ấy, nó làm cho lòng chúng tôi rộn ràng nên mau mau chạy ra đường để cố lấy cho được tờ chương trình do họ thả xuống đường từ chiếc xe ngựa này , hai ba đứa giành giật có khi chưa lấy được thì tờ chương trình đã bị rách , lại phải tiếp tục chạy theo xe ngựa lấy cho bằng được tờ giấy này nhằm mục đích xem hình các tài tử và tóm tắt câu chuyện của vở tuồng , tôi vốn nhỏ con nên không thể chen lấn với mấy đứa bạn trong xóm vì vậy sau một hồi giành giật , kết quả là tôi bị hất té văng xuống đường lấm lem bụi đỏ trên chiếc áo trắng học trò , báo hại tôi bị ba tôi ?Thưởng? cho mấy cây roi mây vô bàn tọa đau điếng , đang lấy tay xoa xoa nơi mấy lằn roi còn in dấu thì bên tai tôi tiếng thằng Thành con bà Năm trong xóm nói nhỏ cho tôi nghe :
- Ông Phương ơi ! tui lượm được hai tờ chương trình , tui cho ông một tờ nè , cha chả tuồng này hay lắm nghe , tối nay nhất định đi coi mới được , à mà ông đi với tui được hông dậy ? .
Chưa kịp cầm tờ chương trình trên tay , nghe thằng Thành rủ rê như thế khiến tôi giẫy nẫy nói với nó :
-Trời ! Tui đi học được ba má cho có hai cắc bạc , uống nước vừa đủ lấy đâu ra tiền mua vé mà coi cho được .
Nghe tôi than thở như thế , thằng Thành nó nở một nụ cười đầy bí hiểm rồi nó kê vào tai tôi nói nhỏ vừa đủ cho tôi nghe :
- Ông đừng có lo , theo tui nè , chỉ cần tiền mua đậu phộng rang đem vô rạp ăn thôi , còn chuyện vô cửa tui lo ông yên chí đi , mà hông phải tui với ông đâu , để tui rủ thêm mấy đứa nữa đi cho vui , mấy đứa con gái xóm mình tụi nó mê cải lương lắm nghe , tối nào tui cũng thấy con Thúy con Xinh con Chi tụ tập hát hò um xùm , tui rủ tụi nó tham gia liền thôi .
Nghe Thằng thành đưa ra kế hoạch coi bộ xôm tụ , nhưng làm tôi đâm lo bởi cả đám như vậy theo nó thì lấy tiền đâu mua vé , trong đầu tôi lóe lên cái ý nghĩ xấu về nó tôi nói :
- Thôi đi nghe ông , bấy nhiêu người vậy tiền đâu ông bao cho được , ông mà móc ống Heo đất nhà ông nếu để bà Năm biết được, bà Năm bố cho một trận là tiêu tùng đó nghe .
Vẫn nụ cười bí hiểm , thằng Thành nói chắc như bắp :
- Tui nói tui lo là lo được mà , miễn sao nghe theo tui là vô coi thoải mái luôn , không tốn đồng xu cắc bạc nào hết .
- Ông quen với mấy chú soát vé hả ? hay đập heo đất rồi nói càn cho qua chuyện đó ông , có gì ông chịu nghen , vụ này tui kham không nỗi đâu .
- Đã nói yên chí mà cứ thắc mắc hoài , tối nay theo tui biết liền , vô cửa dễ ẹc hà , tuồng hay không coi là uổng lắm , lâu lâu họ mới ghé về đình làng hát , dễ gì họ ghé về lại lần nữa .
Thế là cả đám chúng tôi , mấy đứa chơi thân với nhau nghe theo lời ? Đường mật ? của thằng Thành ?Gia cát Lượng ?, sở dĩ tôi gọi nó là Gia cát Lượng bởi nó thường có những ý nghĩ táo bạo thật hay trong mỗi cuộc chơi khi cả đám bế tắc chuyện này chuyện nọ , qua tay nó mọi chuyện trơn tru vô cùng , có điều lần này thì không được suôn sẻ cho lắm
* * *
Khi cơm nước xong thì trời đã chạng vạng tối , thấy tôi đóng bộ đồ vía vô người má tôi thắc mắc hỏi :
- Bây tính đi đâu mà mặc đồ bảnh tỏn quá dậy ? nhớ dìa sớm sớm để không tía bây ổng càm ràm mệt lắm đa .
Tôi nói liền một khi :
- Thằng Thành con bà Năm rủ con với mấy đứa trong xóm đi coi cãi lương trên Võ ca đình , tuồng này hay lắm má ơi,có chú Thành Được , cô Phượng Liên đó má , hôm rồi trên Vô Tuyến truyền hình thấy cô chú ca hay quá , nay họ về đình làng mình hát , đi coi người thiệt cho nó đã má ơi , còn tiền vé vô cửa thằng Thành nó bao hết .
Má tôi chặc lưỡi rồi nói :
- Mấy đứa đi đứng cho cẩn thận đó , nè má cho năm cắc bây mua nước uống , à mà tiền vé mắc dàn trời thằng Thành tiền đâu mà dám bao cho cả đám dậy , coi chừng nó làm liều lấy tiền bà Năm bả quở là chết nghen con .
Nghe má nhắc tới đây khiến tôi ú ớ nói không thành lời , sợ má tôi rút lại ý kiến không cho tham gia với đám bạn thì thật là một thảm họa đối với mình , tôi bèn tìm cách trả lời rồi nói :
- Ô hô ! hôm nay má hào phóng quá , dám cho con năm cắc lận nha .
- Tổ cha bây , làm như má kẹo lắm hả , mà vụ tiền vé vô cửa thì sao? nói cho má nghe coi .
Trời về chiều cuối năm không khí se lạnh, vậy mà nghe má nhắc lại tiền đâu thằng Thành mua vé cho cả đám lần nữa khiến mồ hôi tôi tự dưng nó rịn ra ước cả trán , bì thế quá vì chính tôi người trong cuộc còn chưa biết thì lấy đâu ra câu trả lời chính xác cho má tôi bây giờ , túng thế tôi đành phải ba xạo cố cho má tôi tin :
- A, thằng Thành nó được cậu Sáu em Bà Năm về phép thăm nhà cho nó tiền , nghe nói cậu Sáu làm sĩ quan gì lớn lắm , lâu lâu về thăm một lần .
- Dậy chắc phải đa , má mới thấy cậu Sáu tuần trước nè , thôi đi mau dìa sớm nghen .
Thế là thoát nạn , tôi cũng thầm khen mình nói dóc cũng có căn quá đi chứ , may mà tôi còn nhớ đến cậu Sáu của thằng Thành để bịa ra câu chuyện hợp tình hợp lý này , bằng không sẽ bị bắt ở nhà là cái chắc .
Ra tới đầu ngõ nơi chúng tôi hẹn gặp nhau lúc sáng thì tôi thấy cả bọn tề tựu đầy đủ , trai có gái có không thiếu đứa nào , ai nấy ăn mặc tươm tất sạch sẽ , có đứa điệu đàng một chút nó xức dầu thơm nghe ngạt ngào mùi hương , còn thằng Thành thì đầu tóc chải chuốc bóng mược bởi lớp dầu (Pi jăng tin) , có thằng còn bày đặt bỏ cái khăn mù soa sọc ca rô mới tinh lên trên miệng túi áo sơ mi , chẳng bằng ngày thường thì khi tay chân lấm bẩn mồ hôi trong khi chơi đùa thì mạnh đứa nào kéo vạt áo lên lau vậy mà hôm ấy anh nào cũng tỏ ra mình đã thành người lớn tự bao giờ .
Từ xóm nhỏ chúng tôi rão bước đi về hướng Võ Ca Đình , gió thổi nhẹ bên đường , hai hàng cây Dầu cổ thụ dường như chúng cũng mang tâm trạng náo nức như chúng tôi bởi những cành lá của nó đong đưa trong gió khi chúng tôi đi ngang qua , chừng hai mươi phút sau chúng tôi đứng trước cổng Đình làng Hanh Thông , cái thu hút mọi người khi vừa đặt chân đến đây là nhiều sợi dây đèn bóng tròn cháy sáng rực , tôi nhẫm tính có hơn cả trăm bóng đèn thi nhau tỏa sáng , phía ngoài hàng rào Võ ca đình họ giăng những băng rôn vẽ hình những tài tử đào kép trong đoàn hát , nhìn kỹ tôi thấy những đào kép chánh thì hình vẽ thật to, trang điểm thật đẹp , còn đào kép hạng nhì thì hình ảnh nhỏ hơn và nằm nép hai bên băng rôn , tủi thân nhất là tên tuổi của nghệ sĩ mới vào nghề, không những chẳng được cái vinh hạnh có hình ảnh cho bà con chiêm ngưỡng nơi cái băng rôn, mà tên tuổi của họ còn được ghi rất nhỏ nằm cuối dưới đáy tấm băng rôn .
Nhìn vào trong sân đình làng tôi thấy một bức tường xây nằm giữa sân đình có đắp nổi hình một chú Cọp đang phóng mình để vồ mồi , tôi có cái cảm giác sợ sệt khi nhìn vào mắt con cọp này , phải công nhận họ tạc hình chú cọp này y như thật , nếu như lúc ấy có mình tôi ở nơi đây chắc tôi đã co giò chạy vắt chân lên cổ cũng không chừng .
Đang mãi mê ngắn nhìn mọi thứ chung quanh tôi thấy ai cũng hớn hở bu quanh phòng bán vé , trên tay họ cầm những tờ giấy bạc có mệnh gia lớn để mua vé , mấy anh gát gian và soát vé cần đèn pile đi tới đi lui và hướng dẩn mọi người sắp thành bốn hàng trước nơi bán vé để tránh tình trạng chen lấn mất trật tự , hơn nữa để tránh mấy tay móc túi làm ăn nơi đông người , thấy đám chúng tôi đứng sớ rớ chưa nhập vô sắp hàng như bà con nên ông gát gian già đến bên cạnh nói :
- Mấy đứa nhỏ này có vô coi hát không , có thì sắp hàng , không thì ra ngoài kia đứng cho bà con sắp hàng tiếp .
Thằng Thành nhanh nhẫu đáp :
- Dạ tới đây phải coi chứ ông , không đi coi hát tới đây mần chi , thôi vô hàng đi mấy bạn .
Cái hàng chúng tôi đang đứng cũng dần được thu ngắn lại , còn chừng năm người là đến phiên thằng Thành đến trước phòng bán vé , tôi mừng thằm trong bụng :
- Vậy là mình sắp gặp mặt Cô Phượng Liên và Chú Thành Được bằng xương bằng thịt rồi ?
Chưa kịp vui với ý nghĩ này bổng dưng thằng Thành ôm bụng ra dáng đau đớn dữ dội , thế là cả đám chúng tôi phải rời cái hàng mà mắc công đứng chờ cả giờ đồng hồ để dìu nó ngồi xuống bên hành lang phía trái của Võ Ca Đình .
Hồi lâu sau con Xinh nhỏ nhẹ hỏi nó :
- Ông Thành có bớt chưa , xức dầu gió không để Xinh ra mua rồi xức , cái này xức dầu Nhị Thiên Đường là hết đau ngay .
Con Chi nói chen vô :
- Ý đừng xài Nhị Thiên Đường , mùi nó nặng lắm vô coi hát coi chừng mấy người ngồi gần họ chịu không được mùi này mắc công phiền phức , theo Chi nên mua dầu cù là chánh gốc Miến Điện đi, xài tốt lắm đó .
Thằng Thành hỏi ngay :
-Dầu gì vậy ?
Con Chi nói liền :
- Dầu cù là Hiệu Matsu đó , bộ ông chưa xài bao giờ à .
- Má tui chuyên môn xài dầu Khuynh Diệp Bác sĩ Tính Không hà . có hôm tui đau bụng xức vô rún có chút xíu vậy mà vô lớp tụi nó ghẹo tui bộ bà đẻ hay sao mà xài dầu này , làm mắc cở muốn chết .
- Ủa ông hết đau rồi hả sao nói chuyện tĩnh bơ vậy .
Đến nước này thằng Thành mới bắt đầu thú thật với chúng tôi , thì ra nó cũng đâu có tiền bạc gì để bao cho cả đám chúng tôi , nó nói :
- Phía sau hàng rào kẻm gai bên hông đình là lối đi vào cửa hông của ngôi đình này , chỉ cần lọt vào trong đó thì xem như khỏi cần mua vé tụi bây thấy dễ không ?
Nghe nó bàn bạc với chúng tôi như thế , tôi vội ngó về phía hàng rào kẽm gai , thấy họ rào thật dầy dễ gì phá rào chui vô cho được , tôi bèn nói với thằng Thành :
- Ông ẩu thấy ớn , không có tiền thì thôi bày đặt rủ cả đám ra đây, giờ tính sao đây , còn vượt qua hàng rào này thì đừng có mơ, họa chăng có Tề Thiên Đại Thánh may ra mới phá nổi cái hàng rào . thôi về cho yên thân .
Thằng Thành vội xua tay ngăn tôi lại nó nói :
- Chưa ra chiến trường ông lo sợ thua rồi , làm theo tui sẽ vô được thôi. cần gì phá hàng rào chi cho cực thân . Mà ông Phương này thiếu óc quan sát ghê nghe .
Nói xong nó bèn đứng dậy nắm tay mấy đứa con gái theo nó đến bên hàng rào, thấy vậy tôi cũng lững thững theo sau , đến nơi tôi thấy thằng Thành đang leo lên nhánh cây Trứng cá mọc sát hàng rào, cây này thật to có hơn hai ba chục năm tuổi , tôi thấy nó trèo qua mái tole rồi lần mò đu xuống một nhánh cây Trứng cá khác phía trong cửa hông sân đình , vậy là trong phút chốc nó đã thành người đi coi cãi lương hợp pháp , vì vô bên trong rồi mạnh ai nấy tìm chổ ngồi không bị ai hỏi vé bao giờ , lần lượt mấy đứa con gái cũng qua cái ải này một cách tài tình , tới phiên tôi là người sau cùng đang thực hiện hành vi leo rào ? Coi cọp ? , vừa thòng chân xuống đất tự dưng có một bàn Tay nắm ngay lưng áo tôi rồi la lớn lên :
- Coi cọp , coi cọp bà con ơi .
Khán giả nghe la họ ùa ra nhìn làm tôi sượng người muốn độn thổ, ông già gát gian nói :
- Tao nghi tụi bây lắm mà , mặt mày sáng sủa vậy mà đi coi cọp hả con, còn mấy đứa kia đâu ?
Nhìn thấy mấy đứa bạn lấm lét ra dấu chớ có khai ra , tôi lắc đầu nguầy nguậy rồi nói :
- Cháu không biết , có mình cháu thôi .
Biết tôi khai gian nhưng không có bằng chứng ông ta bèn nhéo tai tôi rồi dẩn ra ngoài cổng đình , ông ta còn đá vào mông tôi một phát rồi đẩy tôi ra khỏi cổng sân đình , trước khi quay gót vào trong ông ta còn nói vói một câu cho tôi nghe :
- Chừa cái tật coi cọp nghe con , lần sau ông giao mày cho cảnh sát nhốt một đêm cho muỗi làm thịt mầy một bữa đó nghen con .
Lòng buồn vô hạn , tôi lũi thủi đi ra phía ngoài đường rồi đứng dựa tường rào nhưng mắt vẫn hường vào phía bên trong , lúc này tiếng cái loa vang lên :
- Đến giờ mở màn , xin quý bà con cô bác ổn định chổ ngồi , mấy em nhỏ hai bên cánh gà vui lòng ra phía trước để xem , không được cản đường để nghệ sĩ bước ra trình diễn?
Bên ngoài nhướng mắt nhìn vào phía trong sân đình , sau tấm màn che chổ cửa ra vào bấy giờ họ đã tắt tất cả đèn để bắt đầu mở màn , tiếng đàn , tiếng trống bắt đầu dạo lên khiến tôi càng nôn nao khôn cùng , tôi chợt ao ước giá mà trong túi tôi có đủ tiền mua vé thì tôi nhất quyết xem cho bằng được tuồng này . trong hoàn cảnh hiện tại thì tôi phải cố chờ khi họ hát khoảng ba phần tư tuồng hát thì họ sẽ ? xả dàn ? lúc ấy thì không còn ai ngăn cản ai để vào xem đoạn kết của vở tuồng .
Đang rầu rĩ trong bụng , thời may có một bà đến chổ tôi bà nói :
- Ông gát gian có làm cháu đau không ? bộ cháu thích xem cải lương lắm sao ? thôi theo cô vô đây cô dẫn cháu vào xem .
Gặp người chưa từng quen biết , tôi hơi sợ sệt vì mấy lúc gần đây có nhiều tin đồn đãi ? Mẹ mìn ? chuyên đi bắt cóc con nít bán cho mấy ông chệt trong Chợ lớn để làm nhân bánh bao , vậy mà người phụ nữ này nói ngọt ngào với mình khiến tôi liên tưởng sắp bị Mẹ mìn bắt cóc , tôi từ chối :
- Dạ con cám ơn cô , con chờ đây chút xíu bạn con ra rồi cùng về .
- Cháu không phải ngại , Cô thấy tội nghiệp con , vì nãy giờ cô chứng kiến mọi việc hết trơn , nên cô mới giúp con thôi , đi theo cô .
Không đợi tôi có ý kiến , bà nắm tay tôi dìu vào phòng vé , tôi run lên bần bật vì quá sợ , như biết được tâm trạng của tôi bà nói :
- Trời ! gì mà run dữ vậy ông con , tui có ăn thịt ăn cá gì đâu mà sợ quá chừng vậy . nè vé nè cháu vô xem đi , bạn cháu bên trong gặp cháu chắc mấy đứa mừng lắm .
Đến đây thì tôi mới chắc rằng mình không trở thành nhân bánh bao của mấy ông chệt rồi , cầm tấm vé trên tay tôi lên tiếng cảm ơn bà , bà không trả lời nhưng vuốt tóc tôi một cách trìu mến rồi bà trở bước ra ngoài cổng , tôi cố nhìn theo bấy giờ tôi mới cảm nhận đây là một người phúc hậu vậy mà mình nghĩ oan cho bà là người xấu khiến tôi mang mặc cảm mình mới có hành động không tốt,nếu như lúc ấy tôi mà hiểu được câu nói : Đừng coi mặt mà bắt hình dong , thì tôi đâu có ý nghĩ sai trái như thế .
Vào trong rạp tôi phải mò mẫn tìm nơi đứng xem , vì mọi số ghế đã kín người ngồi , những khoảng trống giữa mất dãy ghế cũng người người chen nhau đứng , cố len lỏi tôi đến được cây cột bằng gổ trong rạp, ôm choàng cây cột để đứng cho vững tôi có cảm nhận cây cột thật láng có lẽ nhờ nhiều người ôm chăng ? chưa kịp thưởng thức chú Thành Được đang vô câu vọng cổ thì có tiếng rầy rà :
- Ê cái thằng nhỏ ôm cột đình , mầy ngồi xuống cho người ta coi , bộ mầy làm sếp sao đứng chen ngang xương vậy nhóc .
Tôi nhìn lại phía sau nơi phát ra tiếng nói, tôi thấy một chị phụ nữ sồn sồn đang vạch áo cho con bú , một tay cầm cây quạt giấy quạt phành phạch , tôi bèn ngồi thụt xuống rồi tự càu nhàu một mình :
- Ngồi vầy làm sao mà coi đây trời .
Khi nghệ sĩ Thành Được vừa hát dứt câu vọng cổ , tiếng vỗ tay của những người mộ điệu vang lên hồi lâu rồi dứt hẳn , bổng nơi hàng ghế gần chổ tôi ngồi một anh chàng cằn nhằn :
- Mẹ tổ nó , chiếc dép mới đây đứa nào thỉnh mất tiêu rồi .
Cô gái ngồi kế bên , có lẽ là người tình của chàng ta cũng góp tiếng vào:
- Em nói rồi mà hổng nghe , rút chân lên ghế làm chi cho mất dép, tuần rồi em với con Hoa bạn em coi chớp bóng ở rạp Huỳnh Long , chời ơi mấy cô Ấn độ ca múa hay ác liệt , chừng vãng hát đèn bật sáng cặp guốc vông của nó biến đâu mất , báo hại nó tốn mớ tiền đến chợ Bà Chiểu sắm đôi guốc khác , giờ đi coi hát thì đừng bao giờ rời dép guốc hết nha ông .
Rồi thì không khí cũng trở lại yên tĩnh , mọi người dang chăm chú xem hát , một bà lớn tuổi đội cái thúng nhỏ trên đầu , tay cầm mấy xâu mía ghim , miệng mời mọc :
- Mía ghim đây ..
- Trà đá , đậu phộng rang đây .
Người mua , kẻ bán , nói cười huyên thuyên , không khí nóng bức ngột ngạt , đủ thành phần , đủ lứa tuổi , âm thanh hổn tạp khiến tôi và chắc nhiều người thích cãi lương không thể thụ hưởng hết cái hay của bộ môn này , Tôi thấy khán giả đôi lúc đi xem hát không tôn trọng mọi người chung quanh , không tôn trọng những người nghệ sĩ đã và đang tâm huyết với nghề nhằm cống hiến một phần trong nghệ thuật thứ bảy đến với công chúng , buồn thay khi còn những hình ảnh hổ lốn như hôm tôi đi coi cọp , mong sao hình ảnh này sẽ không còn tồn tại để mọi người cùng nhau thưởng thức lời ca tiếng nhạc cho đời thêm vui.
* * *
Khi tấm màn nhung khép lại , đèn bật sáng tôi không ngờ đám bạn trong xóm nó đứng cách tôi không xa lắm , gặp lại nhau trong rạp lòng chúng tôi đứa nào cũng mừng mừng tủi tủi .
Về sau mỗi lần có gánh hát nào về lại Võ ca dình Hanh Thông để trình diễn , khi thằng Thành rủ rê đi xem , thì câu đầu tiên tụi tôi hỏi nó :
- Có tiền không ? hay lại đi ? Coi cọp ? .
Mấy chục năm qua rồi , đất trời thay đổi , vạn vật đổi thay , Võ ca đình Hanh Thông ngày xưa không còn như ngày xưa nữa , nó bị xén bớt để cất xây nhà cửa gì đó , nay Võ ca đình chỉ còn lại gian nhà nhỏ hàng năm chỉ còn số ít cô bác lớn tuổi cúng bái để nhớ lại các bậc tiền hiền có công khai phá vùng đất này . mỗi lần đi ngang đây tôi nhớ lắm mấy đứa bạn ngày xưa , giờ đây mỗi đứa trôi dạt khắp nơi , tôi thầm nghĩ nếu cho thời gian trở lại chắc mấy đứa nhóc tụi tôi thế nào cũng có ngày đi "Coi cọp".
Viết xong 22h đêm 4/6/2013
Nguyệt San Giao Muà xin cám ơn những thân hữu đã dóng góp bài vở cho Nguyệt San Giao Muà số 163 . Một số bài khác sẽ được đăng dần vào số tới. Mong mỏi sẽ nhận được những sáng tác của các bạn bốn phương để cho Nguyệt San Giao Muà thêm phần hương sắc trong tương lai.
2) Để rút ra danh sách của NSGM (unsubscribe),
xin gửi email về GiaoMua@hotmail.com
3. Mọi chi tiết, thể lệ, thắc mắc, xin gửi về:
GiaoMua@hotmail.com
4. Mọi bài vở, đóng góp, xin gửi về:
GiaoMua@hotmail.com
Nguyệt San Giao Muà
Homepage: http://www.GiaoMua.com
Thể lệ gửi bài cho Nguyệt San Giao Muà:
Mong bạn gửi Bài cho GM theo cách này là tốt nhất :
1. Dùng mẫu chữ Vietnet (VIQR) hay Unicode
2. Viết Hoa chữ đầu của bài và bút hiệu. Ví dụ: Giọt Mưa Trên Lácủa NS Phạm Duy
3. Gửi bài ngay trong email (không kèm file), để cho BBT khỏi mất công download xuống để đọc
4. Gửi tất cả các bài trong 1 tháng 1 lần trong1 email, nếu tiện.
5. Bài vở xin gửi đến trước ngày 25 mỗi tháng
6. Mọi chi tiết, thể lệ, thắc mắc, xin gửi về: GiaoMua@hotmail.com
Cám ơn bạn rất nhiều, vì nhân sự có hạn, BBT không thể ngồi đánh máy lại từng đề bài hay bút hiệu.
P.O . Box 378
Merrifield, Virginia 22116
USA
Trang Nhà