Số 169

Ngày 1 tháng 5 năm 2016

www.GiaoMua.com

Nguyệt San Giao Mùa
P.O. Box 378
Merrifield, Virginia 22116
USA

GiaoMua@hotmail.com

Thư Ngỏ



Thưa bạn,

Một tối gần đây, người bạn từ phố biển Cali gọi qua chuyện vãn lúc vợ chồng anh đang thả bộ dọc theo chân sóng ngắm hoàng hôn. Ba múi giờ vói gọi nhau theo câu chuyện thân tình.Cuối chiều Cali vừa lắng nắng vàng làm dịu cơn nóng theo gió lướt bay trên hàng dừa lả ngọn. Trăng Georgia vòi vọi trên nóc hàng cây bằng lăng bên vườn. Tiếng hát Andy Williams lắng vào đêm sâu lãng đãng Dòng Sông Trăng.

My huckleberry friend, Moon River, and me
Two drifters, off to see the world...
Old dream maker, you heartbreaker
Wherever yoúre goin', Ím goin' your way...
Therés such a lot of world to see
Wére after the same rainbow's end,
waitin' 'round the bend...(Johnny Mercer)

Tiếng bạn với gió nồng vẳng vọng nghe như sóng dồn xa từ con ốc biển áp vào tai thuở bé. Tiếng gió vọng từ miền xa chùng thổi vào hồn nỗi xao xác nhớ quê. Nhà thì xa, người vẫn kiếp lục bình trôi miết theo dòng thời gian. Thế nhưng tưởng nhớ mang kỷ niệm lại gần. Hơn bốn mươi năm xa về lại trong gang tấc. Mới như ngày hôm qua. Như thực tại râm rang cơn gió nhiệt đới quê nhà. Lòng vẫn mãi bồn chồn về những chọn lựa trong đời. Chọn lựa nào cũng để lại những mối đau. Nhưng cũng chính từ sự lựa chọn, con người vươn lên, nắm lấy vận mệnh mình, trở thành con người tự do đích thực.

Yet knowing how way leads on to way,
I doudted if I should ever come back ... (Robert Frost)
Biết đời có mấy nhánh chia.
Nào ai biết được ngày kia trở về.

Con người tự do là người chắt chiu giấc mơ mình, lưỡng lự, hoài nghi, rồi cất bước theo con đường chưa một lần qua.

Somewhere ages and ages hence:
Two roads diverged in a wood, and I ?
I took the one less traveled by,
And that has made all the difference (Robert Frost)
Xưa từ quá khứ hanh hao
Rừng chia hai lối và ta nỗi lòng
Bước theo nẻo vắng chân bôn
Đời riêng một mối xin còn cưu mang

Chợt nghĩ tới tâm thức thi ca mới của thơ Cung Trầm Tưởng ..."Cái tâm thức sâu thẳm, lên men từ khổ đau, thúc trướng bởi bản năng tập quần, xúc tác ra một nhân gian thuần nhất, nền cộng hòa của những người anh em đồng cảnh, những người tù cùng khổ."

...Thế nên dẫu phải chân kìm kẹp
Tôi vẫn đi bằng lòng bỗng bay.
Vẫn cất hồn lên tìm ánh sáng
Xa vùng cát lún, bãi lầy sâu
Ðêm đêm thơ giống như cờ tưởng,
Bầy chữ tung tăng múa ở đầu.
Ngữ điệu ngân nga, vần réo rắt,
Nàng Thơ gióng trống giục ran lòng.
Đau thương mồi bén lên tư tưởng,
Thép đã tôi rồi, đố bẻ cong!
Nếu giữa cơn đau tôi ngã xuống,
Vết thương bầm tím máu hình hài,
Lòng tôi vẫn đứng không lùi nhượng,
Gối chẳng quì hàng, miệng chẳng khai...? (Cung Trầm Tưởng - Lời viết hai tay)

Ngày cuối tháng Tư lại đến với đất nước, với lớp người hơn nửa đời lưu cư lòng vẫn hoài mơ quê cũ. Nghĩ về dòng thơ tù Cung Trầm Tưởng là chính để tôn vinh Sự Sống như nhà thơ đã nói: ?"Thơ trong tù, một dòng thơ trực tiếp; một tiếng hát cất từ trái tim đến thẳng trái tim; một hàm ca xoáy sát đáy đời; một kinh cầu cho hồn ngoại đạo; một mò mẩm Khải Huyền. Một thách đố Thần Chết và tôn vinh Sự Sống?."

Thân chúc quí bạn đọc một mùa Xuân ấm áp, an khương.

Nguyện cầu cho những người dân yêu nước trong ngục tù cộng sãn sớm được Tự Do.

Thân ái,
Phan thái Yên
Ban Biên Tập Giao Muà

Mục Lục

Bài vở trên Giao Muà là do các tác giả gửi đăng và Giao Muà không chịu trách nhiệm về nội dung. Muốn xin trích đăng lại, xin liên lạc với GiaoMua@hotmail.com.

I . Thơ _______________________________________________________________________

1. Em Ơi Đừng Buồn Nữa ______ Lê Miên Khương
2. Hoa Tình Thương (*) ______Trần Đan Hà
3. Face Time!(*) ______ Nguyệt Vân
4. Tiếng Gọi Đêm Đông ______Jacaranda
5. Mẹ Là Ngọn Hải Đăng Bên Bờ Biển Cả ______ Song An Châu
6. Nỗi Nhớ Vô Bờ ______ Chung Thủy
7. Là Mẹ Đấy ______ Nguyễn Thị Thanh Dương
8. Quê Ta Ngày Đó Tháng Tư Đen ______ Nam Thảo
9. Bơ Vơ.. ______nguyênHOANG
10. Mưa Tháng Tư ______ Phan Tưởng Niệm
11. Trạm Ga CAO NGUYÊN ĐÀ LẠT ______Tình Hoài Hương
12. Sông Nước Quê Hương ______Trần Thành Mỹ
13. Lục Bát Tháng 5 ______Tuyền Linh
14. Chia Buồn ______Vân Hà
15. Giấc Dài Ngàn Thu ______Nguyệt Vân
16. Trong Vòng Tay Anh ______ Sông Cửu
17. Tình Khúc ______Hồ Thụy Mỹ Hạnh
18. Em Không Về ______Hoàng Định Nam
19. Tháng Tư Thưong ______Đa sự Lang Y
20. Gẫm Thế Sự ______Hàn Thiên Lương
21. Ngắm Trăng - ______Triều Phong Đặng Đức Bích
22. Nắng Chiều ______Tử Du

II . Văn _______________________________________________________________________

1. Mẹ Bác Sĩ ___________ Nguyễn Thị Thanh Dương
2. Hiến Chương Tình Yêu (truyện dài nhiều kỳ) ___________ Tình Hoài Hương
3. Thơ Tình Hồ Chí Bửu ___________ Hồ Chí Bửu
4. Cơn Mưa Mùa Cũ ___________ Phan Thái Yên
5. Mưa Chiều Singapore ___________ Nguyễn Quý Đại
6. Phải Chi ... ___________ Hai Hùng SG

III . Trả Lời Bạn Đọc__________________________________________________

1. Nhắn Tin/Trả Lời Bạn Đọc _______ Ban Biên Tập

I . Thơ __________________________________________________

1. Em Ơi Đừng Buồn Nữa     
 

Em ơi đừng buồn nữa  
Mùa đông sắp hết rồi  
Em thấy chăng nắng mới  
Điểm hồng trên đôi môi  

Bầu trời lại tinh khôi  
Cây đâm chồi trổ nụ  
Thanh khí trùm vũ trụ  
Lòng người cũng hoan ca  

Ta hãy lên đồi hoa  
Nghe tiếng hót sơn ca  
Em ơi đừng buồn nữa  
Nắng hồng rồi ánh trăng  

Nước suối chảy băng băng  
Vội vàng ra sông lớn  
Như anh mong gặp em  
Hạnh ngộ dưới trời đêm  

Đời ngắn ngủi lắm em  
Hãy lau khô nước mắt  
Giã từ buồn cao ngất  
Và bài thơ cũ mèm  

Dòng sông mãi chảy êm  
Hiền thục hay ngang tàng  
Vẫn âm thầm chuyên chở  
Mọi buồn phiền thế gian  


Lê Miên Khương  




Sóng vỗ  


Trăng bao nhiêu tuổi trăng tròn * 
Em bao nhiêu tuổi em còn thương anh ! 
Cuộc đời như chiếc lá xanh  
Sáng vi vút gió chiều đành lìa cây  

Em ơi em như đám mây  
Dõi theo anh tận đó đây cuối trời  
Nhẹ tênh tay trắng cuộc đời  
Nhưng lòng còn vướng ? bao lời yêu thương  

Nếu anh là một con đường  
Em có đến cho tình thương tràn bờ ?  
Tim anh tưởng như hững hờ  
Nhưng trong sóng vỗ ? xô bờ phía em !  

* Trăng bao nhiêu tuổi trăng tròn  (Ca dao)  

                                                                         
 Lê Miên Khương    
Mục Lục


2. Hoa Tình Thương (*) Chừng lâu lắm trại Quy Hòa thành lập Để cho người bất hạnh đến nương thân Nơi ngày xưa Hàn Mặc Tử theo trăng Hồn đắm đuối với cung Hằng diễm lệ Nơi đây nở những loài hoa thanh quý Một loài hoa rất đẹp tỏa thiên hương Một loài hoa có tên gọi "Tình Thương" Đang xoa dịu nỗi đau đời oan nghiệt Hoa biết nói với tấm lòng thanh khiết Nguyện từ bi bác ái sống thanh lương Song âm thầm như một bóng trăng sương Đang tỏa sáng soi bước đời khốn khó Trăng cũng có những lúc mờ lúc tỏ Song lòng soeur mãi nở đóa trinh nguyên Khoác lên mình một tấm áo "bóng đen" Chăm sóc những vết thương đang lỡ lói Mùi hôi thối của giải, đờm, mửa, ói .. Vẫn không làm lay chuyển tấm lòng son Vẫn yêu thương như mẹ với đàn con Đang nheo nhóc bên cảnh đời tao loạn Từ những sớm mặt trời vừa ló dạng Soeur hiện vào như bóng dáng bà tiên Gặp mọi người soeur nở nụ cười hiền Trên môi đẹp như đóa hồng dâng Mẹ Từ lâu lắm nghe nhiều người xem nhẹ Và tránh xa những thảm cảnh trần gian Chẳng một ai đến thăm viếng hỏi han Vì không chịu nổi cảnh đời hoạn nạn Nhưng lại có những tâm hồn lãng mạn Biết làm thơ ca ngợi bậc Thánh nhân Và biết ơn những tình nghĩa tương thân Thêm năng lượng cho cuộc đời tật bệnh Lòng đã vắng như ngõ chiều cô quạnh Thấy đời trôi như những áng phù vân Hạnh phúc bay chưa một dịp đến gần Lòng cảm thấy cuộc đời chưa sám hối Nên giờ đây trên đường về không lối Đời lang thang như những kẻ lạc loài Biết tìm đâu nguồn hy vọng tương lai Mong an ủi chiếc thân tàn cuộc sống May có những tấm lòng hơn biển rộng Đang dang tay cứu vớt những oan hồn Đem về đây xoa dịu những nguồn cơn Đi vất vưỡng khắp nẽo đường đất nước Đến bây giờ họ nhận nhiều ơn phước Từ những tấm lòng nhân ái không tên Những áng thơ ca ngợi họ viết nên Dẫu con bệnh tay không cầm được bút Nhưng những vần thơ dấu trong ký ức Đang cùng nhau theo cảm hứng trào ra Nhờ các soeur chép lại nguồn thi ca Để cung phụng cho tha nhân thưởng lãm Có nhiều lúc họ nhìn nhau thương cảm Sợ tiếng lòng sẽ chạm đến cung thương Sợ chiều mây loang tím mối sầu vương Và nghiêng xuống một phận đời đau đớn Nhưng không ?khổ? làm sao đời khôn lớn Không mang ơn tình nghĩa biết đâu ngày ?Hoa Tình Thương? đua nở khắp đó đây Để cảm tạ những tấm lòng phụng hiến ! (*) -Theo nhà thơ, nhà giáo Anh Quên tại Trại phong Quy Hòa, có một số bệnh nhân đang dệt những vần thơ cất dấu trong ký ức, và nhờ các soeur chép lại vì tay của họ không cầm được bút! Thơ được kể lại thân phận nghiệt ngã của cuộc đời bệnh hoạn, lời vinh danh các nữ tu đầy lòng nhân ái đã hy sinh cả cuộc đời chăm sóc cho những người bất hạnh, cùng với những tấm lòng vàng của các ân nhân..! Anh đang gom góp thơ tất cả các bệnh nhân để in thành thi phẩm mang tên: "Long Lanh Tình Người" Trần Đan Hà
Mục Lục


3. Face Time!(*) Hôm qua tôi được tin người. Hôm nay tôi thấy hình người, face time. Ồ! Đây? anh? một hình hài. Hình như tôi thấy mắt cay cay buồn. Còn gì hơn bốn mươi năm? Thời gian vô thức, âm thầm tàn phai Còn đâu, ngày đó trang đài? Còn đâu, thuở đó người trai kiêu hùng? Ðêm nằm suy tưởng hình dung! Nghe trong đêm lạnh nhạc chùng phiếm tơ Thời gian không hẹn, không chờ Mắt nhìn trong mắt mà ngờ? chiêm bao.! Nguyệt Vân Atlanta 3/28/16 (*) (nói chuyện và thấy mặt trực tiếp qua điện thoại) Em là cô Y Tá! Anh là một quân nhân. Bụi chiến trường nhuộm đỏ Nên ta xa nhau dần Vì mình chưa hẹn ước Thời gian cứ dần trôi Anh xông pha chiến trận Em mộng thường đơn côi Anh bạc màu áo trận Xông lửa đạn quân thù Em âm thầm khấn nguyện Tiếng kinh chiều nhẹ ru Ta xa nhau từ đó Lạc mất nẻo đi về Chí tang bồng chưa toại Anh dậm ngàn sơn khê Bao năm dài lận đận Giờ mình được tin nhau. Trong tim anh còn nhớ? Kỷ niệm xưa ngày nào??? Atlanta 3/18/16

Nguyệt Vân

Mục Lục


4. Tiếng Gọi Đêm Đông Gió say man mác lay bờ tóc Trời lạnh sương khuya ướt mắt người Đâu đây núi chuyển rung đồi dốc Một tiếng chim rừng ngỡ ma trơi Ta bước chân đi có tiếng cười Rộn ràng, ngạo nghễ ?lá kia rơi Sau lưng một kiếp hoa tàn úa Mộng vẫn là mây ?với nắng rơi Đêm chở theo sang khúc mê tình Da hồng phấn nõn dáng hư linh Tử y rơi xuống ?trăng nào khuyết Nửa bóng nghiêng nghiêng ?nửa vóc hình Gào thét lên đi hỡi núi non Phù hư cung bậc phím đá mòn Thanh âm vật vả rừng cây thức Thức lũ côn trùng ?đang ru con Jacaranda


Mục Lục


5. Mẹ Là Ngọn Hải Đăng Bên Bờ Biển Cả * Tưởng nhớ đến đồng bào đi tìm Tự Do, bỏ mình nơi biển cả. Trong đêm tối, Mẹ giương mắt nhìn hướng Đông xa thẳm Tìm đàn con đã bỏ nước lên đường Trong nhọc nhằn và chấp nhận đau thương Đem cái chết đổi tự do nơi xứ lạ. Mẹ - ngọn hải đăng bên bờ biển cả Năm tháng dài mong ngóng đợi các con Nghe tin bảo thì lòng mẹ héo mòn Cầu Trời, Phật cho tai qua, nạn khỏi. Thuyền đừng chìm giữa biển trùng khơi Đau xót quá, lịm hồn khi mẹ biết Các con đi không một lời từ biệt Một chiếc thuyền chìm chết cả trăm người. Trẻ, già, trai, gái, em bé nằm nôi Sóng cả cuốn vào đại dương sâu thẳm Nghe tin dữ như ruột cắt, gan bằm Mẹ đau đớn âm thầm như góa phụ. Chỉ vì mẹ, Căm hờn bọn người lòng lang, dạ thú Họ tạo nên chi bao cảnh đoạn trường Thề trọn kiếp, Mẹ quay về một hướng Nhặt sao đêm, góp với hải đăng này Đem soi sáng trời Đông còn u tối. Song An Châu GA, 41 năm Quốc Hận (1975-2016) Mẹ Già Tựa Cửa Trông Con Mẹ già tựa cửa đứng trông Đàn con xa xứ, những mong ngày về. SAC Quê huơng mình nay đã tàn cuộc chiến Bom đạn không còn dày xéo quê hương Con đường ngày xưa bị mìn đã lắp Chiếc cầu phá gãy nay đã liền đường. Nhưng mái tranh nghèo còn vương khói tỏa Thương bà mẹ già trông ngóng tin con Từ tháng tư chúng ra đi biền biệt Bốn mươi mốt năm, mong đợi mõi mòn. Thửa ruộng sau hè không còn bom đạn Trông mãi đàn con, sao lại chưa về Nay lưng đã còng, mẹ đâu cáng đáng Tay rung gối mõi, mắt mẹ lại nhòe. Cứ mỗi chiều về, tựa cửa đứng trông Đàn con xa xứ, buồn ngập cả lòng Mong một ngày về, không xa xôi lắm Để mẹ bên nhà, khỏi phải chờ mong. * Tưởng nhớ đến các bà me VN Nhân ngày Mother's Day 08/5/2016 Song An Châu


Mục Lục


6. Nỗi Nhớ Vô Bờ Người đi biền biệt chưa về Tự dưng có chút buồn tê tái buồn Sông kia vẫn chảy xuôi nguồn Như ta vẫn mãi vấn vương một người Lặng thầm đếm giọt sầu rơi Suy tư theo với mây trời lãng du Sương khuya bạc trắng mái đầu Mỏi mòn chờ bóng vó câu qua thềm Xa xôi mù mịt cánh chim Bao nhiêu lối rẽ biết tìm nơi đâu Bọt bèo số phận bể dâu Vẳng nghe có tiếng mưa Ngâu não lòng Rêu phong trải kín biệt phòng Thềm xưa khép ngõ héo mòn hồn thơ Khúc tình sai lạc cung tơ Chỉ còn nỗi nhớ vô bờ mênh mông Chung Thủy Sâu Lắng Anh biết không anh cứ mỗi chiều Nắng vàng khuất dạng giữa cô liêu Mây trời phiêu lãng trôi hờ hững Ta thấy mình nhung nhớ thật nhiều Nỗi quạnh hiu từng buổi đợi mong Canh dài thao thức với bâng khuâng Lặng nghe tiếng gió bên song cửa Như gợi hồn thơ thêm nhớ nhung Nước mắt đầy vơi trong bóng đêm Cô phòng ray rứt chút tình riêng Vẳng nghe xa thẳm lời hò hẹn Ngày tháng dần quen những muộn phiền Sâu lắng sầu thương tận cõi lòng Mấy mùa xuân hạ mấy thu đông Sắt son vẫn giữ niềm chung thủy Trọn một kiếp người mãi thủy chung Chung Thủy Người Ơi .. Ta không thể.. làm sao ta có thể.. Tự giết dần từng hơi thở trong tim Dù thời gian hằn những vết chân chim Ta vẫn muốn đắm chìm vào mộng ảo Say giấc ngủ ta thấy mình nhẹ bổng Thả hồn thơ bay lượn với mây trời Lang thang tìm một nhân dáng mù khơi Sương giăng trắng mơ hồ xa thăm thẳm Mắt long lanh ngàn vì sao rơi rụng Mặn bờ môi đang chờ giọt mưa xuân Sợi Cát Đằng mong đợi bóng Tùng Quân Chiều cuối hạ tựa nương tia nắng ấm Tà dương ơi hãy nhẹ nhàng chầm chậm Chút hương nồng ru dỗ buổi hoàng hôn Như đâu đây có ngàn mối tơ vương Đang se kết giữa hai bờ thương nhớ Chung Thủy


Mục Lục


7. Là Mẹ Đấy Là mẹ đấy, một dòng sông cũ, Con đi hoài chưa hết tuổi thơ, Giữa dòng đời nhớ dòng sông mẹ, Con khóc cười thèm tiếng mẹ ru. Là mẹ đấy, sông chia mấy nhánh, Nhánh sông nào cũng chảy về con, Mẹ miệt mài phù sa vun đắp, Bên lở bên bồi những tháng năm. Là mẹ đấy, con đường thiên lý, Con đi hoài chưa hết tình thương, Mẹ hiểu con như tình tri kỷ, Những lúc vui những lúc đoạn trường. Là mẹ đấy, khu vườn ký ức, Mẹ bao mùa nắng gió héo hon, Con nếm mẹ vẫn mùi qủa ngọt, Con ngửi mẹ vẫn mùi hoa thơm Là mẹ đấy, không ai thay được, Tâm hồn nào bằng mẹ bao dung, Con có thể bị người phụ bạc, Nhưng mẹ chẳng bao giờ bỏ con. Là mẹ đấy, tình không đếm được, Dù chỉ là tình mẹ đời thường, Con hay dở kẻ thương người ghét, Con thế nào mẹ vẫn yêu con. Là mẹ đấy, không gì sánh nổi, Biển bao la đến tận chân trời, Mẹ bao la một vòng tay đợi, Vỗ về con suốt cả kiếp người. Là mẹ đấy, một người phụ nữ, Biết buồn biết khóc biết thở than, Biết chịu đựng khi đời gian khó, Hoàn cảnh nào mẹ cũng đảm đang. Là mẹ đấy, diệu kỳ cổ tích, Con nhỏ dại đến khi lớn khôn,? Mẹ không có trăm tay nghìn mắt, Mà lúc nào cũng ở gần con. Nguyễn Thị Thanh Dương GIỮA RƯỢU VÀ EM. (Đáp lại bài thơ "Rượu và em".) Anh yêu rượu và anh yêu em, Tình yêu này làm em phân vân, Rượu ngon anh có tiền mua được, Không tiền nào mua được tình em. Rượu bán cho hàng vạn người mua, Cùng hàng hiệu, cùng mùi vị kia, Tình yêu của em không trả giá, Cho chỉ một người không đắn đo. Anh là người đa tình, đa đoan, Muốn rượu và em ở bên anh, Xin yêu em nhiều hơn yêu rượu,. Em hay dỗi hờn và hay ghen. Nếu anh có những lúc đùa vui, Bên ly rượu ngon anh mỉm cười, Cho em cùng uống chung ly nhé, Chung với anh những lúc ngọt buì. Nếu anh có những lúc đau buồn, Bên ly rượu vơi chiều dần tàn, Cho em chung ly này anh nhé, Chia với anh giọt nước mắt tràn. Anh không thích uống rượu một mình, Hồn anh say men rượu lênh đênh, Có em, tình em ngồi bên cạnh, Anh là thuyền em là bến sông. Rượu vui buồn đều làm anh say, Gọi tên em trong cơn mê này, Rượu cạn nhưng em còn ở lại, Tình của em là ly rượu đầy.. Tình nào sẽ ít, tình nào nhiều? Hai thứ tình, rượu với người yêu, Rượu cho đời anh thêm thi vị, Em cho đời anh bớt quạnh hiu.

Nguyễn Thị Thanh Dương.
Mục Lục


8. Quê Ta Ngày Đó Tháng Tư Đen Quê ta ngày đó tháng tư đen Giặc đến hung hăng lúc tắt đèn Thù trả hạ hèn nhơ sử Việt Người đây kẻ đó nhục hay khen? Tháng tư dâu biển tợ trò chơi Khắp chốn dân Nam khóc gọi trời Phố thị đồng sâu tang tóc lạnh Đau buồn tháng đó lệ nào vơi! Tháng đó tôi đi bỏ mẹ hiền Xa người yêu dấu tóc khoe duyên Xa con phố vắng hàng me ngũ Xa bến sông xưa mái lạc thuyền Tháng tư run rẩy cánh hoa đào Rét mướt bên thềm gió thổi mau Hoa trắng tung bay vờn nắng sáng Đìu hiu đường vắng bước thương đau Ta cười hay khóc cũng thương binh! Chiều tháng tư đen phố một mình Viển xứ quê đâu thân lận đận Chim trời thảm gọi tiếng linh đinh Phi Âu Á Mỹ Úc xa xôi Nhưng chẵng xa lòng bạn với tôi Nợ nước thù nhà đêm trắng mắt Tháng tư hận mãi biết bao đời Nam Thảo Tôi Đi Lâu Lắm Những tháng tư rồi đã trải qua! Tôi đi lâu lắm biết đâu nhà! Xuân mơ hương khói cành mai cũ Hạ nhớ mây diều tiếng sáo xa Thu ngắm lá bay buồn vận nước Đông nhìn tuyết phủ thảm đời ta Lênh đênh mái rủ thuyền nương sóng Tháng đó niềm đau ôi khó pha! Nam Thảo Xứ Việt Âu Cơ Sao Chẵng Được? Chúc mừng Miến Điện ở gần ta Việc nước giờ đây chánh bớt tà Quốc hội tự do dân chọn lựa Chính quyền quân phiệt lính buông tha Dân ăn thế thắng dân vi quý Tướng bại vị thua tướng dỉ hòa Xứ Việt Âu Cơ sao chẵng được? Như là một nước Myanmar! Nam Thảo Myanmar: Cũng được gọi là Burma, tên mới của nước Miến Điện. Miến Điện đã chịu sự cai trị độc tài của quân đội từ năm 1962 tới 2011. Nghe theo tiếng gọi tự do dân chủ của toàn dân, tướng Thein Sein bắt đầu cuộc dân chủ hóa Miến Điện sau ngày 30/3/2011, ngày ủy ban quân quản được giãi tán. Trong cuộc tổng tuyển cử tự do được tổ chức ngày 08/11/2015. Đảng Liên Minh Quốc Gia Dân Chủ dẫn đầu do bà Aung San Suu Kyi chiếm 80% tổng số ghế trong quốc hội của hai viện. Hiện quốc hội nước nầy còn 25% dân biểu trực thuộc quân đội. Ngày 30/3/2016, cựu tướng Thein Sein trao quyền Tổng thống quốc gia lại cho ông Htin Kyaw, một người cọng sự đắc lực nhất của bà Aung San Suu Kyi, và Miến Điện bắt đầu có một chính phủ dân cử sau hơn 50 năm dưới chế độ quân phiệt.

Nam Thảo
Mục Lục


9. Bơ Vơ.. Chiều mây trôi ghé xuống đồi, Thầm trao nỗi nhớ chưa vơi trả Người. Gắng sao luôn nở nụ cười, Từ nhân gian nhủ qua lời ngụ ngôn. Hồn vất vưởng lòng thõng buông, Đường trần rong ruổi trút buồn chưa xong, Bước vào vòng nợ đã tròng, Khi xa nhắm mắt mới hòng trả..vay? Sầu chi hao bóng thân gầy? Thản nhiên sống vậy ngắm đời chờ đi.. Buồn hôm nay cánh thiên di, Không còn tổ ấm xuân thì năm xưa! Trần gian chiếc võng đong đưa Nay cho ước vọng mai chừa quên ru. nguyênHOANG Tampa,Mar.12.16 Lệ trần.. Mưa rơi cho phố lạnh buồn vắng. Lất phất bay giăng nặng muộn phiền. Bám vào song cửa thư hiên, Triền miên nỗi nhớ đẫm viền khoé mi. Lụy vương kiếp xuân thì phai nhạt. Riêng giữ niềm đau lặng bước qua. Đoạ đày phận số đậm đà, Chẳng nào được dứt phong ba rạn lòng. Vết xước tim hằn nong ngạt thở. Chân tình nào vụn vỡ đùa tan? Tơ duyên lạc lõng đường hoang, Đêm thâu thức giấc ngỡ ngàng nầy mơ. Kém phúc nhận hững hờ Thượng đế. Chờ thiên trù đâu dễ được cho? Qua sông rời khỏi chuyến đò, Bơ vơ trên ngõ dẫm dò lối qua. Lần chia tay đây xem là vĩnh biệt. Hình bóng nhoà miên viễn mù khơi.. Lối xưa. Con đường thầm lặng sỏi buồn. Bước chân dẫm lá nghe buông tiếng sầu. Tháng ngày đưa đẩy về đâu? Xót xa hằn dấu quay lưng ngắm nhìn. Tìm trong ánh nắng bình minh. Những tia soi đó cuộc tình cũng tan. Thu chưa đến cảnh sắc vàng, Nhạt nhoà theo bóng của hoàng hôn phai. Quanh mình vương bám nợ vay. Nên còn đi mãi quên về bến xưa. Trăng tàn đêm góp thãi thừa. Trả vào hư ảo loang xua ngàn trùng. Vùi hồn lịm cõi mông lung. Vết xưa đời xoá mộng cùng với mơ. Lang thang mưa gió thẫn thờ, Có ru tiếp nối cho ngơ ngần lòng? Cầu vòng rực rỡ hư không. Đón ai quá bước chuyển hồng mắt môi! nguyênHOANG

Mục Lục


10. Mưa Tháng Tư Tháng tư mưa đổ xuống Trên con đường tôi đi Làm mờ bao ước vọng Xóa nhòa những tương lai Tháng tư mưa đổ xuống Ướt đẫm bộ treillis Tôi cởi ra vứt bỏ Xuống dòng - Bến Chương Dương . Tháng tư mưa đổ xuống Lầy lội cả cuộc đời Tôi nổi trôi cuộc sống Phiêu bạt khắp bốn phương Tháng tư mưa đổ xuống Ngập lụt khắp thôn làng Em thơ không sự sống Lạc loài - đói - lang thang Tháng tư mưa đổ xuống Làm đổ nóc giáo đường Con chiên lìa xóm đạo Chúa nhìn - mắt lệ rơi . Tháng tư mưa đổ xuống Làm sụp mái chùa cong Tín đồ úp mặt khóc Di Đà niệm - Nam Mô Tháng tư mưa đổ xuống Phủ ướt khắp dân tình Tôi lấy tay vuốt mặt Nhìn rõ sự nhục vinh .
Phan Tưởng Niệm





Mục Lục


11. Trạm Ga CAO NGUYÊN ĐÀ LẠT Chiều hôm ấy Cao Nguyên trên lối nhỏ Trạm ga xưa em cứ ngỡ anh về! Kiếp phong trần nối gót bước lê thê Tia nắng quái lệ mưa tràn mắt ướt Mùa lá rơi sân ga lớp lớp Cụm mây trôi hướng gió bềnh bồng Nào ngờ người ấy bỗng sang sông Tình bước lỡ theo mây hồng bến nhớ Đã hết rồi anh ơi tàn một thuở Bên cầu xưa vẫn thầm nhớ thương nhau Chữ tình là trạm ga đầu Dừng chân trạm cuối tình sầu sẽ vơi Tàu xuôi tới bến ga rồi ... Tình Hoài Hương Tim Quặn Thắt Hoa Choàng Áo Quan (Tháng 4 & 5//75 buồn, xin vĩnh biệt những vong linh đã vùi thây trên đất Mẹ)) Người yêu giờ đã khuất rồi Nghìn trùng biệt dạng thân trôi biển tràn. Hôm nao anh ấy thênh thang Giờ đây nguyệt lặn hoa choàng áo quan. Quan hoài giấc mộng Em ngồi đây gió xuân lộng một thân Trăng tàn sương rơi lạnh giữa phong vân Niềm cô tịch tăng dần chiều xuống thấp. Tình yêu anh núi non sầu ngập Nỗi xót người hoa lá lệ tràn Hỡi anh yêu thương nhớ vô vàn Tim quặn thắt giọt buồn âm dương xa cách. Nhà quạnh quẽ xuân về duyên đã tắt Những năm trường vùi cúi mặt đau thương Theo mây trời biển vấn vương...

Tình Hoài Hương
Mục Lục


12. Sông Nước Quê Hương Kỳ diệu thay những giòng sông đất nước, In dấu ấn riêng sâu đậm vùng miền. Huyết mạch nầy chi phối bởi thiên nhiên, Sức mạnh của nước nguồn đầu cuộc sống. Ba miền ngự ba giòng sông trọng yếu, Hồng hà từng nức tiếng chống xâm lăng. Hương giang vinh danh Cố đô trầm lắng, Cửu long phù sa phong phú đất bồi. Hệ thống sông ngòi kênh rạch khắp nơi, Mạch sống chính qua con đường thủy lộ. Biển Đông lồng lộng cửa sông bến đỗ, Vượt trùng dương ôm lấy Thái Bình Dương. Thượng nguồn xa qua nhiều xứ láng giềng, Vì quyền lợi riêng đập đê giữ nước. Cũng một thế cờ xâm lăng từng bước, Tằm ăn dâu dần mọi mặt sống còn. Đừng than trời cao thiên tai không ngớt, Lũ lụt, băng tan, động đất cháy rừng,? Chính con người bất chấp luật thiên nhiên, Chao đảo vạn vật vì tâm chưa thiện. Chiến tranh lên ngôi khó phương dễ dứt, Hòa bình thường bộ mặt giả thế nhân . Cứ cho mình vốn độc nhất độc tôn, Thích chiếm đoạt, chuyên quyền uy bất tận. Thương sông nước tôi mất thông dòng chảy, Đầu nguồn rồi từng đoạn khúc chận ngăn. Hải sản đầy bị nhiễm độc trở trăn, Dòng sữa mẹ cho đồng bằng dần cạn ! Tấm lòng sông vẫn bao la rộng mở, Vượt núi xuyên rừng lên thác xuống đèo. Luôn xuôi dòng trôi khai phá đắp bồi, Mang sức sống ươm mầm sinh mọi nẻo. Người địa cầu ta lắm khi đáng trách, Vì lòng tham đưa đẩy đến xâm lăng. « Cái lý kẻ mạnh bao giờ cũng thắng »,(1) Vẫn còn chuyện « con sói và con cừu »,(2) Dòng sông hiền hòa biến thành tranh đấu, Nước cạn dòng chứng tình nghĩa đà vơi. Vùng lên đi các nước nhỏ chư hầu Chận làn sóng độc bạn thù gian xảo. Sông có khúc cuộc đời người có lúc, Tập như sông cuồn cuộn nước khó ngờ. Khi êm đềm trôi lần khác vỡ bờ, Biết quyền biến hợp cảnh tình đất nước ! (1) « La raison du plus fort est toujours la meilleure » (La Fontaine) ( 2 )Thơ ngụ ngôn của La Fontaine (Pháp) : Le loup et l?agneau Trần Thành Mỹ
Mục Lục


13. Lục Bát Tháng 5 Tháng năm phượng nở chào mùa Ve râm ran gọi đuổi xua xuân tàn Mắt tình chở cả mùa sang Lao xao hồn liễu, võ vàng bút nghiêng Vật vờ lưu bút buồn tênh Trăm ngàn con chữ gập ghềnh nổi trôi Nhớ gì một thuở mềm môi Ngậm lòng thân chấu chợt rời cỏ xanh Giấu trong sách vở tình ai Để chừ hè đến nặng vai gánh tình Kẻ đi người ở sao đành Dụi con mắt ướt, ngắt cành phượng yêu Hái gì ? hái ngọn hắt hiu Ủ vào hồn mộng những chiều đợi mong Lặng nghe những bước phiêu bồng Đi vào cuối nẻo mênh mông phù trầm Tháng năm phượng nở đầy sân Bài ca ly biệt vàng hanh đất trời Phượng rơi ..phượng mãi rơi rơi ... Thời gian gặm nhấm một đời buồn tôi Tuyền Linh 1961 để còn xưa, sau thắp lên ngọn đuốc hắt hiu tôi soi tìm lại những chiều quê hương đâu rồi phố cũ làng xưa con đường phượng vỹ từng trưa học về tôi tìm tôi ... tôi tìm quệ.. mà ngơ ngẩn mãi ủ ê sắc thần hình như ai xóa vệt tình cớ sao ký ức lung linh nhập nhòe chim bay không có hiên về để bầy sẻ nhỏ sẻ chia hạt đời còn đâu nữa? một khoảng trời bồng bềnh tuổi dại rong chơi hội hè những đêm bến nước tình quê trăng treo cổ độ hẹn thề hai thôn tôi tìm tôi ? thật mỏi mòn những chiều mưa đổ trần truồng giỡn mưa tìm đâu tiếng võng giấc trưa tiếng ru kẽo kẹt bà đưa hiên nhà vườn rau, giàn mướp, luống cà tiếng con dế rúc, canh gà rựng mai mặt trời ló dạng nắng đưa bước chân mẹ nặng oằn vai gánh hàng lũy tre lã ngọn đường làng vẫy chào lũ trẻ cưỡi đàn trâu đi một rừng ký ức khắc ghi một Thiên Đường nhỏ thầm thì bên tôi buồn, vui .. tôi biết buồn, vui ... vui, buồn lẫn lộn?hồn trăn trở hồn thôi đành lật bóng hoàng hôn viết lên niệm khúc để còn xưa, sau ! tuyền linh Lục Bát Hồn Xa Xa rồi ... Phải vậy không em Trăng khuya lẻ bóng, ngoài thềm lá rơi Tết về mà lạnh môi cười Hồn treo núi Nhạn, mắt ngùi dặm xa Nhìn lên hỏi đám mây qua Chim bay nẻo ấy hồn sa chốn nào Sao tình nghe quá hư hao Trùng dương cách trở làm sao kiếm tìm Nghe như xa mãi .. xa thêm..! Chờ Ừ thôi, người đã xa người Giữ chi một sợi tơ trời mỏng manh Tấn tuồng đến lúc lặng thinh Là khi hí viện khép niêm cánh gà Hồn tôi ngọn cỏ sương sa Thân đơn rã mục, Ta Bà hẹn trông Tiếc gì một giọt mưa đông Mà nghe ngóng mãi cho lòng ngẩn ngơ Còn đâu mà đợi mà chờ ! Trả Thôi thì? thôi thế mùa rơi Tôi theo mây gió về trời tìm quên Chỉ xin một chút bình yên Mai kia mốt nọ đừng phiền đời nhau Trả người chút nắng xôn xao Chút phu thê ấm cất vào Đại Nam Bây chừ tôi cuối dặm đàng Tai nghe văng vẳng cả ngàn vọng âm Âm thầm ..?hồn lặng âm thầm... Buông Lặng nhìn thiên hạ đua chen Khen ai khéo vẽ bức tranh luân hồi Chừ tôi cổ tích phận tôi Hắt hiu bến mộng, ngậm ngùi giấc khuya Cổ xe chiều đã tàn phai Xót thân tuấn mã thương nài dặm xa Buông cương thôỉđến Ta Bà Cho hồn theo cánh mây là đà bay Trăm năm xin giã cuộc nầy ! Tuyền Linh Mục Lục


14. Chia Buồn Tháng tư năm nay, Hai không mười sáu Bất ngờ, anh có thêm một niềm đau Ngày xưa, ba mươi tháng tư, mất nước là nỗi buồn dân tộc Ngày nay, muời tám tháng tư, anh mất mẹ trọn đời Thư cho tôi, chỉ vài lời anh nhận rằng đã cùng cảnh ngộ Từ nay trên con đường hoạn lộ Anh không còn có mẹ để vấn an Gần mười năm, cha đi xa để mẹ dở dang Nay mẹ đã theo người về chín suối Chỉ thêm hai năm là mẹ vừa tròn một trăm tuổi Một thế kỷ qua rồi Mẹ cũng đi theo vận nước nổi trôi Ra đi một lần, cùng chồng con đến chốn đến nơi Nhưng khoắc khoải trong lòng Mẹ vẫn luôn ngóng về cố quốc, Rất xa xôi.... Lần này, một mình, mẹ ra đi rủ bỏ hết muộn phiền ở lại, Cho dương trần. Lần này, mẹ thật sự nhắm mắt xuôi tay Mùa Vu Lan năm nay, Xin chia buồn, anh phải cài bông trắng Cầu chúc cho mẹ được về cõi Vĩnh Hằng Cùng với cha tiêu diêu nơi miền cực lạc./. Mến tặng anh Hân Atlanta 1.15 sáng ngày 24/4/2016 Vân Hà
Mục Lục


15. Giấc Dài Ngàn Thu Ðược tin anh mẹ mất rồi Viết bài thơ để thay lời phân ưu Mẹ đi về cõi Thiên Thu Ầu ơ tiếng mẹ, lời ru ngày nào? Biết rằng sinh, tử xa nhau Mà sao con thấy quặn đau tâm hồn Mẹ về đất lạ vùi chôn Nén nhang khấn nguyện linh hồn mẹ yêu Nghĩa trang buồn, đất quạnh hiu Chôn vùi xác mẹ, tiêu điều cỏ cây Linh hồn thanh thản nhẹ bay Ngủ đi nhé mẹ, giấc dài ngàn thu! Atlanta tháng 4/25/16 (Thay lời chia buồn cùng anh Hân và gia đình - Cầu chúc cho linh hồn cụ bà tiêu dao về miền cực lạc) Nguyệt Vân
Mục Lục


16. Trong Vòng Tay Anh "Nhớ H, diễn viên điện ảnh Sài Gòn bị trúng đạn pháo kích đêm 30/ 4/75" Trong vòng tay anh Cuối tháng Tư đen Sài Gòn rền đạn pháo Cơn bão loạn cuồng ngông Hỏa châu cháy sáng Làm biến dạng phố phường Trong vòng tay anh Em trải nghiệm Yêu thương Từ ly tán ... đến bình yên Qua nụ hôn nối liền...bừng ấm Anh như cánh én...Cô đơn Hiên ngang Giữa bầu trời mùa xuân tàn muộn... Trong vòng tay anh Em như chùm mây ôm trời xanh Nụ cười anh Như đường ranh Giữa hổn loạn - bình yên Phũ phàng và chung thủy Dù bè bạn đã quay lưng Dù sự đời đổi thay Ngang trái Dù ruộng đồng chuyển rung Lốc xoáy Phố phường băng hoại Hoang tàn Trong vòng tay anh Em an tâm Sẽ đến bến bờ bình yên! Trong vòng tay anh Em vững tin Vết thương rách nát quê hương Ngày mai sẽ được chữa lành... Tình bút tháng Tư đen. 201... Sông Cửu
Mục Lục


17. Tình Khúc Em nghe thương biết mấy khoảng trời này Cơn gió thoảng vờn bên hoa cỏ dại Trời xanh hơn đón mùa thu trở lại Hàng thông già trầm mặc khuất trong sương Mưa bay về làm sợi tóc vấn vương Một chút lạnh, một chút hờn vô cớ Nụ cười ai vu vơ làm em nhớ Một buổi chiều Đà Lạt chìm trong mưa Em lại tìm về với ngày xưa Một góc quán không còn anh ở đó Một con đường chỉ còn nghe tiếng gió Một tình yêu đã xa khỏi tầm tay Bởi chẳng quên nên lòng vẫn tràn đầy Tha thiết nhớ kỷ niệm dù đã mất Như cổ tích đang giữa dòng đời thật Chuyện của mình cũng huyền thoại thế thôi. Hồ Thụy Mỹ Hạnh
Mục Lục


18. Em Không Về Lâu rồi em không về nhà buổi sáng và lâu rồi em cũng không về nhà buổi chiều để nghe tiếng chim hót trên ngọn cây cao anh thấy một khu vườn quạnh hiu Và lâu rồi anh cũng đã ra đi tiếng gió xào xạc sau lưng từng cơn réo gọi tháng ngày qua, kỷ niệm chập chùng anh mang trên vai như một hành trang mới Lâu rồi chúng ta chỉ trở về căn nhà buổi tối gió đã khuya và trăng lạnh sau hè gió sớm hay khuya, với anh cũng vô vàn thân thuộc nhà mình ấm áp liếp che Mỗi đêm mình ngồi tâm tình bên cửa Nhìn trăng và hoa ngủ bên thềm mình nhìn nhau như yêu từ bao kiếp từ kiếp nào anh đã có em? Lâu rồi mình không về nhà buổi chiều lá Thu rơi đầy sân gạch anh đứng bên hiên thẫn thờ im lắng em ở đâu chiều nay mây qua. Hoàng Định Nam
Mục Lục


19. Tháng Tư Thưong Tháng Tư lại đến chạnh lòng thương Thưong ngày lên bến bỏ quê hưong Thưong cảnh chia ly, người cách biệt Thưong kẻ mất cha, vợ mất chồng Thương đời đổ bể vì bom đạn Thưong tình chưa trọn mộng đã tan Thương những ngày đầu trên đất khách Thương thời lưu lạc sống tha phưong (2016) Đa sự Lang Y
Mục Lục


20. Gẫm Thế Sự Gẫm thế sự ngậm ngùi hơn cố sự Lệ trần gian thấm ướt mảnh hàn y Rũ tóc sầu chiều nay ngồi tư lự Bạn đời ơi!- còn mấy chuyến phân ly!? Ngày giả biệt chúng mình còn xanh tóc Áo chinh nhân sương gió đã phai màu Cơn mưa lất phất, trời rưng rưng khóc Vì thương xót quê hương vạn cổ sầu! Ta bước đi xa, người còn ở lại Lệ lưng tròng dòi dõi bóng tha phương Dù hôm sớm cõi lòng luôn khắc khoải Ngoảnh về xa mờ mịt gió mưa buồn. Nay ta đang lưu lạc miền đất lạ Nợ nước chưa xong tóc đã ngã mầu Hôm sớm thẩn thờ, hoài mong, trăn trở Thương chốn quê nhà lâm cảnh biển dâu! Mảnh áo đời, nay nhuốm màu sương gió Thuyền viễn phương đang lạc bến giang đầu Thật buồn lắm chưa bao giờ ta khóc Ngày tháng trôi? cay đắng nét thơ sầu! Đường trở lại mịt mù xa vạn dăm Biết nơi nào mái ấm bếp hồng xưa Thân phiêu bạt cõi lòng ta nhớ lắm. Mấy vần thơ sao tả hết cho vừa!? 28- 3- 16 Hàn Thiên Lương
Mục Lục


21. Ngắm Trăng - Mỗi tháng trăng tròn được mấy đêm Sao không thưởng ngoạn cảnh cung thiềm Đêm về tỏa sáng nơi trần thế Ngày đến thu vào cõi dịu êm Chú Cuội mỉm cười vừa tỉnh giấc Chị Hằng hớn hở muốn vui thêm Hôm nào rảnh việc lên cung quế Ngồi kế chị Hằng ngắm cảnh tiên Triều Phong Đặng Đức Bích
Mục Lục


22. Nắng Chiều Tôi ngồi nhìn nắng tàn phai, Trải dài trên hàng cổ thụ, Nghe buồn vương theo heo may, Rơi dày trên đường lá đổ. Như lòng tôi cũng mơ hồ, Tiếc thương những lần đổ vỡ, Mà sao quên đi không nỡ, Đành thôi giữ lại khi mơ. Để rồi những phút bâng quơ, Hồn thầm thương màu lá úa, Xót xa những giọt lệ dư, Rơi theo chân đời do dự. Có ai về đó chiều nay, Nhìn đồi thông già trơ trọi, Nghe gió vô tình đùa vui, Bên chiều quạnh hiu đan lưới. Tôi ngồi nhìn nắng chiều trôi, Mà thương bao nhiêu ân ái, Như nỗi cô đơn sót lại, Để hồn da diết bi ai! Tử Du
Mục Lục


II . Văn___________________________________________________________

1. Mẹ Bác Sĩ


Nguyễn Thị Thanh Dương


Bà Mậu thoải mái ngồi đợi ở phi trường LAX, bà biết rằng 1 tiếng đồng hồ nữa, khi hết giờ ở phòng mạch thì con trai bà mới đến đón. Hai vợ chồng nó đều là bác sĩ, đều bận rộn nên sự chờ đợi vẫn là đặc ân và hãnh diện đối với bà.

Khi bà Mậu sửa soạn hành lý đi Calif. bà đã gởi gấm bà Diệu, hàng xóm cũng là bà bạn thân ở bên cạnh để ý trông nom nhà cửa giùm. Bà Diệu đã vui vẻ nhận lời và nói:

- Mẹ bác sĩ sướng thật, mỗi lần đến thăm con tha hồ mà khai bệnh cho con nó tận tình khám chữa. Con giỏi giang cha mẹ được nhờ.

Bà Diệu luôn gọi bà bằng cái tên dài ?Mẹ bác sĩ ? vừa thân mật vừa nể nang. Bà Mậu thích thú nhưng vẫn khiêm nhường:

- Vậy chớ thằng nhỏ cũng còn khờ lắm chị à?

Bà Diệu dăn dò:

- Mẹ bác sĩ nhớ hỏi nó giùm tôi sao mấy tuần nay mắt trái tôi bị một chấm đen hiện ra nhé, không biết có nguy hiểm gì không?

- Chị thiệt lo xa, đằng nào cũng sắp đi khám bác sĩ mắt rồi mà.

- Biết rồi, nhưng 2 tuần sau mới đến hẹn, tôi nóng ruột qúa, bà cứ hỏi giúp tôi.

- Tui nhớ chứ, tui sẽ hỏi nó và gọi phone cho chị hay liền..

Con gái bà Mậu đã đến chở mẹ ra phi trường.

Bà Mậu có 2 đứa con, thằng Thông là bác sĩ lấy vợ cùng nghề, sống ở California, cô Minh em gái thì học business và lấy chồng Mỹ, hiện sống cùng tiểu bang New Jersey, cùng thành phố với mẹ, cách nơi ở của mẹ không xa.

Ông Mậu mất cách đây 2 năm, nên chỉ còn mình bà sống trong căn phòng của apartment mà hai vợ chồng đã sống bấy lâu nay.

Bà Mậu ngồi ngắm nhìn thiên hạ xung quanh nhưng cũng không quên để mắt xem có bóng dáng con mình không, khi vừa thấy Thông đi tới là bà mừng rỡ đứng dậy kêu lên:

- Má nè con?

Gương mặt Thông không lộ vui mừng như bà mẹ, vừa kéo va ly cho mẹ vừa hối hả đi, làm bà Mậu chỉ biết hấp tấp bước nhanh theo cho kịp với con.

- Má à, má đến chơi vào thời điểm này vợ chồng con rất bận.

- Ừa, má biết lúc nào vợ chồng con cũng bận, má không làm gì phiền con đâu, má chỉ đến chơi, nhìn thấy mặt con và 2 đứa cháu nội là má thấy đủ vui rồi.

Khi ngồi vào chiếc xe sang đẹp của con trai, bà Mậu cũng cảm thấy chút khép nép như đang đi nhờ xe ai đó, bà cất tiếng hỏi phá tan sự im lặng:

- Vợ con khỏe không? Hai cháu nội má chắc lớn dữ ha?

- Cả nhà đều bình thường.

Chắc thấy mình trả lời cộc lốc nên Thông dịu giọng lại:

- Hàng tháng con gởi má 500 đồng có đủ không? Má cần thêm thì cứ nói con biết?

- Không sao, má còn lãnh tiền qủa phụ của ba con mà, con Minh cũng cho má tiền, má còn dư chút đỉnh nữa nè, ráng hai năm nữa má đủ tuổi lãnh tiền gìa là khỏe re, con khỏi phải gởi tiền cho má nữa.

Xe về tới khu nhà của Thông, phải qua một cổng security mới vào trong, nơi có những ngôi nhà đẹp đắt tiền. Cô Nguyệt con dâu bà Mậu đang đứng làm bếp chỉ chào ?Hi, má? rồi tiếp tục công việc của mình.

Bà Mậu mang va ly vào một phòng trống, nơi mỗi lần đến bà thường ở, thay vội quần áo bà ra phòng khách tìm hai đứa cháu nội, ôm thằng Peter một cái, ôm con bé Sophia một cái, rồi bà ra chỗ bếp với con dâu:

- Con để đó má mần phụ chỏ

Cô con dâu từ chối:

- Món này má không làm được đâủ

Con dâu bà luôn không cần sự giúp đỡ của bà, không phải vì cô tôn trọng bà như 1 người khách, mà cô muốn tạo ra một khoảng cách. Bà Mậu đã từng cảm thấy mình xa lạ và vô dụng khi đến nhà con trai mình.

Bà lại ra phòng khách chơi với cháu, cũng may còn 2 đứa trẻ ngây thơ, có người ôm ấp và chơi với chúng thì chúng vui thích lắm.

Con bé Sophia 4 tuổi, giống mẹ và đẹp gái như mẹ.

Thằng Peter năm nay 6 tuổi, thì giống y hệt cha nó nên bà Mậu vẫn gọi thầm nó là ?thằng cu Đen? như cái tên ngày xưa vợ chồng bà hay gọi Thông, cũng đôi mắt một mí duyên dáng, cũng nụ cười đẹp, cũng dáng người cao ráo, chỉ khác là làn da nó không bị ảnh hưởng khí hậu và mùi biển mặn mà ngăm ngăm như cha nó ngày xưa.

Bà thương hai đứa cháu, bà nhớ thằng con trai, bây giờ nó là một bác sĩ có phòng mạch đông khách và nổi tiếng chẳng những trong cộng đồng người Việt mà cả với người bản xứ.

Bà không được gần gũi con trai cả về thực tế lẫn tình cảm, thì còn cháu bà, nhất là thằng Peter, mỗi lần bế cháu bà đã tìm lại cái cảm xúc hạnh phúc yêu thương như ngày xưa bế thằng Thông, thằng cu Đen vậy.

Vợ chồng bà Mậu là ngư dân nghèo vùng biển Phước Tỉnh, Vũng Tàu, ông Mậu lái ghe đánh cá mướn cho người ta, cái nghề cha truyền con nối.

Gia đình ông cũng nghèo cha truyền con nối, từ trước 1975, đến sau 1975 càng nghèo khó hơn.

Năm 1987 có người móc nối nhờ ông làm tài công cho một chiếc ghe vượt biên, cái gía họ trả công là vợ con ông được đi theo.

Bà Mậu và thằng Thông, con Minh cùng lên 1 chuyến ?taxỉ, chờ ghe lớn tới bốc đi, nhưng khi chiếc ?taxỉ chở bà Mậu cặp sát được ghe lớn, bà vừa đưa được 2 con xuống ghe lớn thì bể chuyện, ghe của công an đang đi tới, nên chiếc ?taxỉ phải vội vàng bỏ chạy, mang theo một số người chưa kịp lên ghe lớn, trong đó có bà Mậu.

Ghe lớn do ông Mậu lái đã thoát được ra khơi, còn những ?taxỉ đều bị bắt hết và người thì bị tù giam.

Những ngày đầu tiên ở trong tù bà Mậu như phát khùng vì lo lắng cho số phận chồng con, được tin chiếc ghe lớn đi trót lọt ra khơi, ra hải phận quốc tế, lòng bà càng thêm lo âu hơn là mừng rỡ. Ghe chồng con bà có vượt qua được sóng gío tới bến bờ bình an không? hai đứa nhỏ sẽ ra sao khi không có mẹ bên cạnh? Bà thầm trách số phận, trách chồng thà cứ bình yên ở nhà làm nghề cá no đói mà có nhau, còn hơn là ra đi thập tử nhứt sinh, hay ly tán như thế này.

Những ngày ngồi trong tù là những ngày bà khóc ròng, đau đớn, buồn bã vì nhớ con, nhớ chồng.?

Ông Mậu đến đảo Mã Lai báo tin về, lòng bà Mậu cũng nguôi ngoai và vui mừng hi vọng đợi chờ ngày đoàn tụ với chồng con.

Nhưng ông chồng bà bao năm trong nghề đánh cá, cá mắc vào lưới của ông thì bây giờ trời qủa báo sao đó, ông mắc vào lưới tình với một bà bỏ chồng đi vượt biên tìm tự do, tìm hạnh phúc.

Hai người tằng tịu với nhau từ trên đảo Mã Lai, qua Mỹ họ tiếp tục chung sống ăn ở như vợ chồng nên ông Mậu cứ tìm cách thoái thác chưa chịu bảo lãnh vợ, cho đến khi ông bị bà kia bạc tình, phản bội, bỏ ông đi theo người đàn ông khác khá gỉa hơn ông, thì ông Mậu mới tỉnh cơn mê, lo giấy tờ cho vợ sang xum họp gia đình.

Bà Mậu sau đó biết chuyện này đã không oán trách chồng mà còn chất phác tuyên bố với người quen biết:

- Thiệt cám ơn chị ta hết sức, thời gian đầu ở Mỹ cuộc sống khó khăn chị đã chăm sóc an ủi ông Mậu, sau đó chị ra đi trả ông Mậu lại cho mẹ con tui.

Bà Mậu sang Mỹ năm 1993. Khi đó thằng Thông đã 16 tuổi và con bé Minh 14 tuổi, bà nhà quê, ít học, chữ Việt Nam viết không rành, nói chi đến học ăn học nói tiếng Mỹ mà đi làm, nên chỉ ở nhà lo chuyện nội trợ, cơm nước, chăm lo cho chồng con..

*************

Buổi chiều thứ bảy vợ chồng Thông đều nhận khám ít bệnh nhân, phòng mạch đóng cửa sớm, để gia đình quây quần bên nhau. Họ thích ra biển để thư giãn sau một tuần lễ căng thẳng bù đầu vì công việc.

Bà Mậu cũng được dịp đi biển với con cháu, bà sửa soạn mặc quần áo cho Peter, cho Sophia, lấy những chiếc mũ, chiếc khắn tắm hay đôi giày đôi dép cho cháu ?những thứ mà cô con dâu không thể ba đầu sáu tay làm hết được, dù cô khinh khỉnh không muốn bà mẹ chồng đụng tay vào chuyện nhà của cô.

California có nhiều bãi biển tắm, ngày nào mà chẳng đông người, vì đất California là nơi du lịch, ngày cuối tuần thì càng đông hơn.

Bà Mậu lăng xăng bên hai cháu nội. Bà âu yếm nhìn thằng Peter cởi trần vui đùa trên mép biển, mỗi khi cơn sóng nhào tới thằng bé lại vội vàng chạy lên bờ, có khi nó ôm chầm lấy bà tìm sự che chở và cười vang vì vui thích, nó nhút nhát không dám ra xa hơn, cứ trò chơi ấy mà không biết ngán.

Chẳng bù cho cha nó, thằng Thông ngày xưa, ngay từ lúc 3-4 tuổi đã dạn dĩ, quen với sóng với gío rồi. Những khi theo mẹ ra biển đón ghe cha về bến, nó dám lội ra xa khi thấy bóng cha trên chiếc ghe đang lửng lơ thả trôi vào bờ, để cha sẽ nhảy ra ẵm nó lên, công kênh nó lên vai mặc cho sóng biển xô tới phủ kín mặt mũi hai cha con.

Vợ chồng bà âu yếm gọi Thông là ?Thằng Cu Đen? vì thằng bé được sinh ra nơi miền biển, nó được nuôi lớn bằng cá tôm từ biển, và được nếm bao lần mùi biển mặn, mùi gío chướng, mùi gió mùa, cái thứ gío chở đầy mùi tanh của biển cả ngay trước mặt hay dù từ chân trời, góc biển nào thổi về.

Tất cả những thứ đó đã thấm vào thằng Thông, làn da nó xạm lại, rắn rỏi và khỏe mạnh, đúng là con nhà nòi ngư dân.

Ông Mậu thường khề khà bên chén rượu và hãnh diện nói với vợ:

- Thằng cu Đen lớn lên sẽ là tay đi biển giỏi như tui cho bà xem.

Nhưng ông đã đóan lầm, thời vận đã đẩy đưa cuộc đời gia đình ông sang hướng khác, thằng cu Đen đẹp trai cao ráo của ông không là anh ngư dân giỏi, mà trở thành một bác sĩ giỏi sống ở Mỹ, cái điều mà cả tổ tiên nhà ông, cho đến đời ông, chưa ai dám mơ tới.

**********************

Cả nhà còn đang ngủ muộn vì chiều qua chơi biển thật lâu và vui, sau khi ăn uống nhà hàng cho đến tối khuya mới về đến nhà.

Bà Mậu thức dậy trước đang dọn dẹp lau chùi chỗ bếp thì con trai đã đến bên cạnh:

- Má khỏi phải làm ba cái việc này, mỗi tuần vợ con đều thuê người đến dọn dẹp nhà cửa rồi.

- Không sao, má rảnh thì làm cho sạch, trong khi người ta chưa đến có sao đâu con?

Giọng Thông có vẻ ái ngại khi hỏi:

- Má có cần mua thêm quần áo gì không? Lát nữa con nói vợ con đưa má đi muả

Bà Mậu ngạc nhiên:

- Chi vậy con? Khi không má mua quần áo làm gì chớ, đồ má mặc cả đời không hết?

- Chiều nay là buổi tiệc mừng sinh nhật bà mẹ vợ của con ở nhà hàng, mời nhiều khách khứa, cả nhà mình sẽ tham dự?chỗ đông người má cũng nên tươm tất một chút.

- À, má hiểu rồi?.

Bà Mậu khựng lại rồi tiếp:

- Má có đem theo đồ đàng hoàng mà con, quần tây và chiếc áo có bông thiệt bự, cổ nhún tai bèo nè, chiếc áo sơ mi màu đọt chuối nè, bắt mắt lắm, người bạn mua về từ Việt Nam giùm má đó. Má ưng hết sức.

Thông bỏ đi, còn lại một mình bà Mậu tự nhiên thấy lòng xốn xang buồn.

Ôi, phải chi nó cứ mãi là thằng cu Đen bé bỏng đi đâu cũng níu áo mẹ, túm áo cha, dù là những chiếc áo cũ, chiếc áo rách sờn vai.

Mà thôi, bà đã quen với những điều này rồi, con bà là một bác sĩ tài ba thành đạt thì nó phải cao sang với đời chứ, chẳng lẽ bà muốn nó là một anh ngư dân nghèo khổ như bà hồi ở Việt Nam để mẹ con thông cảm, gần gũi với nhau sao !

Gia đình bên vợ của Thông rất danh gía, họ xuất thân giàu có từ trong trứng nước, hai ông bà sui gia đều là bác sĩ từ thời còn ở Việt Nam, anh em, con cháu, dâu, rể của họ cũng toàn là bác sĩ, nha sĩ, có lần bà nghe Thông hãnh diện kể về nhà vợ, tổng số bác sĩ và nha sĩ trong đại gia đình cha mẹ vợ lên đến hơn 20 người. Nghề nghiệp y khoa của họ cũng cha truyền con nối như nghề đánh cá đi biển nhà bà.

Nếu Thông không là bác sĩ thì khoảng cách giữa Thông và gia đình vợ là một trời một vực Bà Mậu vẫn hãnh diện khi kể cho bạn bè, người quen về bên sui gia danh gía của mình.

Buổi chiều trong khi vợ chồng Thông sửa soạn quần áo để đi dự tiệc thì bà Mậu than là bị đau bụng, bà hỏi xin con thuốc để uống và nằm đắp mền nghỉ ngơi.

Thông hỏi mẹ:

- Má thích ăn gì thì con sẽ mua về cho má?

Bà Mậu rên khe khẽ:

- Má đau bụng qúa trời ăn gì nổi, mà nếu tối đói bụng thì có nhiều đồ trong tủ lạnh rồi.

Thế là bà không thể đi đến nhà hàng dự tiệc sinh nhật bà sui gia được.

Nhưng khi cả nhà Thông lên xe đi khỏi thì bà Mậu tung mền ra, nhà cửa vắng tanh chẳng có chuyện gì làm, bà bỗng nhớ đến một bà bạn cũng ở gần đây, là đồng hương Phước Tỉnh của bà, thuở đó hai bà nhà ở gần nhau, cùng nghèo khổ như nhau, cùng chia sẻ bao nỗi vất vả, bao nỗi buồn lo chồng chất của cuộc sống nơi miền biển, nơi chôn nhau cắt rốn của họ.

Lần nào đến Calif. bà Mậu chẳng ghé thăm bà Chung, nhân dịp trống trải này thì gặp bạn luôn.

Bà Chung cũng góa chồng, lớn hơn bà Mậu mấy tuổi nhưng lanh lợi hơn nhiều, qua Mỹ bà nhanh chóng hội nhập vào đời sống mới. Bà sống ở apartment diện housing, tiền nhà hầu hết do chính phủ trợ cấp, mấy con bà sống gần đó, nên bà vẫn chạy qua chạy lại phụ giúp con cháu khi cần, mà vẫn giữ được cuộc sống tự lập không lệ thuộc con cái là bao.

Bà Mậu mở cuốn sổ tay tìm số phone và gọi bạn, bà Chung nói sẽ lái xe đến đón bà Mậu đi chơi.

Bà Mậu hẹn bà Chung ở ngoài cổng khu nhà.

Bà Chung đưa bà Mậu đi vòng quanh thăm mấy chợ Việt Nam, vì sống ở tiểu bang New Jersey đâu có nhiều chợ, nhiều hàng qúan Việt Nam như khu Bolsa này.

Rồi bà ghé vào một khu shopping rộng lớn, lái xe đến trước cửa một nhà hàng, bãi đậu xe đã đông, nên bà Chung đang tìm cách len lách vào, trong khi bà Mậu tò mò nhìn ngó xung quanh.

Bà Mậu bỗng giật mình khi nhìn thấy gia đình Thông đang sánh vai cùng bố mẹ vợ bước vào một nhà hàng, hai đứa cháu nội của bà đang tíu tít bên ông bà ngoại của chúng. Họ thật là những khách hàng lịch sự, sang trọng trong bữa tiệc sinh nhật chiều nay

Bà Mậu vội quay ra hốt hoảng hỏi bạn:

- Chị tính vào nhà hàng này hả?

Bà Chung khoe:

- Ừ, nhà hàng này có nhiều món ngon lắm, nhưng hôm nay chắc có người đặt tiệc nên đông qúa, tôi chưa tìm ra chỗ đậu xẻ

- Thôi, thôi, thôỉđi chỗ khác, tôi không thích ăn nhà hàng đâu.

- Làm gì mà chị phản đối liên hồi như tôi sắp đưa chị vào hang hùm, ổ rắn vậy ?. Ở Mỹ mà, tiền già của tôi cũng dư sức bao chị vô bất kể nhà hàng nào. Chị thích đi ăn ở đâu, tôi sẽ đãi chị?

- Ra Phước Lộc Thọ đi, ở đó cũng ngon rồi.

Bà Chung cụt hứng trách bạn:

- Tưởng gì, lần nào đến Cali chị cũng đòi ra ăn hàng ở Phước Lộc Thọ, lúc nào cũng nhà quê in như hồi còn ở Phước Tỉnh với ba con cá con tôm vậy đó.?

Bà Mậu chống chế:

- Tui theo con đi ăn nhà hàng nhiều lần rồi, lạ gì đâu, ra chỗ Phước Lộc Thọ, vừa ăn vừa ngắm nhìn ông đi qua bà đi lại cho vui, có khi lại gặp được người quen.

May qúa, bà Chung đã mải lo tìm chỗ đậu xe trước nhà hàng nên không trông thấy những gì bà Mậu đã thấy. Nếu không, bà không biết giải thích làm sao với bà bạn thân này.

Đến khu Phước Lộc Thọ, hai bà ghé vào một tiệm, tiệm không đông khách, bàn ghế thênh thang nên bà Mậu tha hồ ngồi một ghế, gác chân lên một ghế, đủng đỉnh ngắt từng cọng rau răm xanh tươi ăn với hột vịt lộn hiệu Long An nóng hổi rắc muối tiêu ngon lành.

Rồi mỗi bà ăn một dĩa bánh bèo, một ly chè là vừa no bụng vừa ngon miệng..

Cách hai bà là một bàn khách đang ăn gỏi đu đủ bò khô, uống cà phê sữa đá, vui vẻ nhộn nhịp cứ như đang ở Việt Nam.

Thật thú vị và thoải mái khi đi với bà Chung, bà Mậu không phải e dè như khi đi với cô con dâu cao sang của bà. Bà từng theo vợ chồng Thông đi ăn nhà hàng coi bộ sang trọng lắm mà chưa cho bà cảm giác như thế này.

Bà Chung kể:

- Con trai và con dâu chị ăn nên làm ra tại Calif. này đó. Chồng bác sĩ nhãn khoa, vợ bác sĩ phụ khoa, toàn là nghề hốt bạc.

Bà Mậu sung sướng:

- Tui thiệt hãnh diện vì tụi nó đó chị Chung à?

Bà hãnh diện thật, khoe thêm:

- Hai ông bà sui gia cũng bác sĩ luôn. Chèng ơi, sao mà họ giỏi dữ vậy không biết !

Bà Chung gật gù:

- Tui phát ghanh với chị đó, được là mẹ bác sĩ.

Thật thế, bác sĩ vẫn là nghề cao siêu đối với bà Mậu từ đời tám hoánh nào rồi. Ngày xưa ở Việt Nam đâu có tiền mà mỗi chút mỗi gặp bác sĩ, mỗi lần ốm đau bất kể nhức đầu, đau bụng hay bịnh gì đi chăng nữa cứ? đè nhau ra cạo gío, xông hơi, cực chẳng đã bịnh không hết mới đi khám bác sĩ.

Sau 1975 càng tồi tệ hơn nữa, bác sĩ là cấp cao không thèm đếm xỉa tới bịnh nhân, thậm chí bịnh nhân lo lắng hỏi han cũng chẳng được bác sĩ mở miệng trả lời trả vốn cho mấy chữ, nội mấy cô y tá phường xã cũng đủ uy quyền gắt gỏng, nạt nộ những bịnh nhân vừa nghèo vừa dốt như bà.

Vậy mà bây giờ con trai bà là bác sĩ, có lần bà đến phòng khám của Thông để khám mắt, nhìn cơ ngơi của con với những dụng cụ, máy móc soi mắt tinh vi, nhìn mấy cô nhân viên vừa là Việt Nam vừa là người Mỹ răm rắp và nghiêm chỉnh làm việc cho bác sĩ và Thông nói tiếng Mỹ vèo vèo với nhân viên, bà Mậu càng tự hào và nể phục con trai mình.

Đến thăm phòng mạch của con dâu bà cũng cảm giác nể phục như thế. Cho nên bà vẫn tự hào, tự an ủi mình là chiều chuộng con, nhường nhịn con, thua thiệt con cũng xứng đáng lắm.

Bà Mậu thật thà nói với bà Chung:

- Tui cũng không ngờ con trai mình là bác sĩ, qua Mỹ chỉ cầu nó lớn lên đi mần việc công nhân, thoát khỏi nghề đi biển cực nhọc như cha ông nó ở Việt Nam là tui mừng rồi.

Hai bà ăn uống chuyện trò đủ thứ xong, bà Chung chở bà Mậu trả về nhà.

Vợ chồng Thông vẫn chưa về, bà Mậu lại thơ thẩn một mình trong căn nhà vắng.

Bà nào có đau bụng đau bão gì, chẳng qua bà nói thế để không đi dự đám tiệc sinh nhật bà sui, điều mà bà cảm thấy con trai cũng như con dâu bà không hề mong muốn bà có mặt, mà thật ra chính bà cũng thấy ngại ngùng giữa đám người giàu sang có học thức cao ấy. Tới đó bà biết ăn nói làm sao cho xứng với họ?

Số bà không may, chồng chết trước, lại không được gần gũi con cháu. Xưa có lần bà coi tử vi ông thày đã nói số bà ?canh cô mồ qủa? thui thủi một mình, thật không sai.

Hai đứa con qua Mỹ từ nhỏ, cách sống và cách suy nghĩ của chúng như người Mỹ. Con Minh lấy chồng Mỹ càng Mỹ hóa hơn, bà Mậu không thể đến nhà con gái thường xuyên chứ đừng nói chuyện dọn vào ở chung, dù bà đã từng mong muốn kể từ khi ông Mậu từ trần.

Mỗi lần đến nhà con gái, gặp con rể bà Mậu chỉ chào được một chữ ?Hị? rồi thôi, rồi bà cười trừ thay cho lời nói mỗi khi đối diện với thằng rể Mỹ, mà con rể cũng không mấy thân thiện với bà mẹ vợ, anh ta không muốn ?người lạ? ở lâu trong nhà, dù người ấy là bà mẹ vơ.

Nó đã hỏi vợ nó:

- Tại sao mỗi lần mẹ em nhìn anh bà lại cười? Anh có cái gì khôi hài lắm sao??

Con Minh phải giải thích:

- Mẹ em cười là thân thiện với anh đó, vì mẹ không thể nói chuyện với anh.

Vợ chồng con gái vẫn thỉnh thoảng ghé đến apartment thăm bà, mỗi dịp lễ Mẹ, Lễ Tạ Ơn, Giáng Sinh và Năm Mới họ đều tặng bà qùa, và bà phải hiểu rằng bà cũng chỉ được đến nhà thăm họ như khách thế thôi.

Chỉ khi nào con rể đi công tác xa nhà mấy hôm thì bà Mậu mới cảm thấy tự do thoải mái khi đến thăm con gái và cháu ngoại, bà được ngủ lại nhà con gái. Đó là những ngày bà sung sướng hạnh phúc mà không món qùa tặng nào sánh nổi.

Thỉnh thoảng không thể đến thăm cháu ngoại, bà Mậu lại sốt ruột gọi phone cho con gái và thật thà hỏi:

- Chồng con sắp đi công tác chưa? Má trông nó đi qúa trời nè?

Hoặc bà hỏi kỹ hơn:

- Chuyến này nó đi công tác mấy ngày, hả?

Chẳng ai như bà, cứ mong con rể thường xuyên đi công tác mà không sợ con gái buồn, miễn là bà được thảnh thơi đến nhà nó.

Còn về vợ chồng con trai bác sĩ của bà cũng chẳng khác vợ chồng con gái bà là bao, cả hai đều giữ khoảng cách với bà. Dù họ không tìm được người giúp việc, mấy lần bà Mậu ngỏ ý về ở chung để trông cháu và lo cơm nước cho hai vợ chồng, nhưng Thông đều từ chối với lý do:

- Má là má con làm sao con có thể để má làm như người giúp việc được .

Con trai bà cũng có lý của nó, nhưng bà mẹ nào chẳng muốn đỡ đần cho con cho cháu? đối với bà được chăm lo cho con cháu là niềm vui, bà tha thiết muốn được làm điều đó mà con không chịu thì bà đành phải tiếp tục sống một mình, càng rảnh rang bà càng buồn vì nhớ cháu. Cả cháu nội, cháu ngoại đều xa qúa tầm tay của bà.

Nhưng bất cứ ai hỏi đến chuyện này thì bà Mậu đều hớn hở trả lời và gỉai thích luôn:

- Thằng con trai bác sĩ của tui, hai vợ chồng nó giàu có, lại có cha mẹ vợ ở gần, đâu cần tui giúp đỡ gì nữa, thỉnh thoảng tui đến thăm là chúng nó mừng vui rồi, tui ở gần con gái để chạy qua chạy lại thăm cháu ngoại, tụi Mỹ đâu thích mẹ vợ ở chung, nhà ai nấy ở cho thoải mái, chớ thằng rể Mỹ cũng biết điều với tui lắm.

Bà Mậu ngồi suy nghĩ lan man và ngóng ra cửa chờ đợi vợ chồng Thông về. Bà nhớ hai cháu, chỉ mong có chúng nó để bà chơi đùa với chúng và âu yếm chúng .

Lòng bà rộn ràng chờ đợi, bà chẳng dại gì tự ái để mất con mất cháu, máu mủ ruột thịt của mình mà.

Bà đánh đổi tất cả sự lạnh nhạt của vợ chồng Thông để được đến gần họ .

*** *** ***

face="Times New Roman">Nguyễn Thị Thanh Dương


Mục Lục


2. Hiến Chương Tình Yêu (truyện dài nhiều kỳ)

Tình Hoài Hương


Phần Thứ Ba

Chương 21

Lối Cũ Dấu Chân In

Khi ánh nắng chiều cuối cùng trong ngày trở nên nhợt nhạt đang theo nhau rút qua song cửa, kéo bóng tối từ các xó xỉnh lan dần, lan dần rả, đêm đen tràn ngập trên thành phố Đà Lạt, qua những con đường vòng luôn uốn lên uốn xuống như rắn lượn, nhà nhà nhấp nhô cao thấp bên những sườn đồi đã lên đèn, thì nỗi nhớ nhung xa vắng cũng choáng ngập cõi lòng Mười. Mười thu mình trong góc phòng lạnh lẽo rộng mênh mông không ánh nến, chẳng đèn soi. Nàng sống âm thầm lặng lẽ như con ốc sên suốt đời thu mình trong vỏ. Lòng Mười dâng lên nỗi dày vò xiết dỗi, hụt hẫng, đớn đau muộn phiền thấy rõ. Cứ như thế, như cơn mê trôi quả cho đến một hôm người làm vào trong phòng của nàng, báo:
- Có cậu Thạnh ở Sài Gòn mới lên, và có cậu Nam đến thăm nhà nữa. Cô à.

Bỗng nhiên căn phòng nhỏ của Mười lạnh lẽo càng giá rét im lặng như tờ. Vừa thò chân xuống nền gạch mò tìm đôi dép, Mười muốn thoát ra khỏi phòng, quay lưng chạy trốn, vì Mười rất sợ phải chạm trán với Nam, nàng không muốn gặp mặt Nam nữa. Đúng lúc ấy, Thạnh và Nam xuất hiện ở mấy bậc thềm. Mặt Mười đỏ rần nhưng toàn thân lạnh toát, run rẩy, nàng lúng túng nép sang một bên tường để nhường lối. Mười ấp úng câu chào hỏi nho nhỏ. Ngượng ngùng, Mười mỉm cười nhìn Thạnh, rồi quay ngoắt đi chỗ khác, không hề nhìn Nam và chào, làm như Thạnh đến thăm nhà chỉ có một mình. Mặc dù Nam đang đối diện và đăm đăm nhìn Mười. Đôi mắt tối sầm lại, trái tim nàng dường như có bàn tay vô hình bóp nát, khi Mười nghe Nam nói:
- Toi ngồi đây chơi, moi đi dạy kèm. Lát nữa, mười giờ rưỡi moi quay lại đón nhe.

Sự thật là Nam vẫn đi dạy kèm Toán, và Pháp-văn cho cô bé Kiều Sa ở đường Phạm Phú Thứ từ mấy năm nay. Nam đi rồi, thì Mười vui vẻ mời Thạnh ra phòng khách ngồi, nàng nhanh nhẹn đi rót trà nóng mời Thạnh uống. Hai bạn nói quanh đi quẩn lại chuyện nắng mưa Sài Gòn ? Đà Lạt. Rồi, cuối cùng Thạnh đằm thắm nhìn Mười mở đầu:
- Điều rất cần thiết hiện nay, Mười nên biết là: Nam có ưu điểm đặc thù, đặc tính duy nhất ấy rất dễ thương đó nhe. Tuy nhiên, làm người mà, ai ai cũng có chút lầm lỡ. Ăn thua là mình có biết sửa sai, từ bỏ hay không. Phải không Mười? Vã lại, khi thấy một người sắp chết đuối, Mười có chìa tay ra, để cứu vớt họ lên khỏi mặt nước hay không? Nam cũng vậy, tuy anh ta giàu tình cảm, nhưng ẩn dấu bên trong sự ủy mị, yếu đuối cuốn theo nhiều đợt sóng ngầm. Nam rất cần vòng tay yêu thương, chân tình, mật thiết của Mười chia sẻ như một hồng nhan tri kỷ, một người yêu dịu dàng thấu hiểu, một người vợ yêu thương, kiên nhẫn chịu đựng, thông cảm, tha thứ, hay có thể là như một người chị quảng đại bao dung.

Ngừng giây lát, Thạnh nhìn sâu vào mắt Mười mỉm cười tiếp:
- Thương Mười chỉ cần biết Nam rất yêu Mười, yêu kinh khủng! Có những năm trước, Nam đã vì yêu Mười tha thiết, mà Nam từ bỏ tất cả. Hẳn là Mười không hay biết. Nhưng Thạnh là bạn thân, nên biết về Nam khá rõ. Rồi do đau khổ vì Mười, ngày nay Nam sống buông thả, bất cần đời. Âu đó? cũng do Mười có chút trách nhiệm. Thạnh nói ?có chút? thôi. Không phải là Thạnh muốn ?trăm dâu đem đổ đầu tằm? hoặc bao che Nam đâu nhe.
Mười trợn mắt nhìn bạn định phản đối, Thạnh mỉm cười tế nhị và đằm thắm:
- Mười biết không, bạn gái (ở đây Thạnh nói rất đơn thuần, không có hàm ý gì, đúng nghĩa là bạn bè của Nam, mà ?cô tả không phải là người tình, là bồ bịch à nhen), không phải ai ai Nam cũng yêu họ, giống như Nam đã từng yêu Mười say đắm đâu nà.
- Mười nghĩ không đơn giản như vậy. Vì chính Mười chung thủy với Nam. Nhưng Nam khiến Mười thất vọng, đau khổ quá chừng. Niềm tin yêu bay mất rồi, thật khó lòng lấy lại. Thạnh à.

- Nam và Mười phải có những điểm dị đồng, mới có thể chung sống với nhau trong mái gia đình. Thạnh nêu ví dụ đơn giản nè: Nam là cái ly đựng đầy nước trà nóng, thì Mười phải là cái dĩa, để cái ly có chỗ đặt lên điểm tựa, không bị rơi. Mười nên biết Nam là cái ly tràn đầy nước, nếu Mười cũng muốn mình là cái ly đầy nước? Thì làm sao lồng trong nhau, úp lên nhau, mà không bị đổ, vỡ, hay tung toé nước đi? Bởi vậy Mười phải là cái diã, (cái diã tượng trưng cho sự ?chịu đựng và bao dung?). Nam là cái ly thủy tinh sáng ngời: Thì cả hai đều hoà hợp, tương xứng, ấp ủ nhau đêm ngày. Tình cảm cũng tương tựa như thế! Cần có sự khoan dung, nhường nhịn, tha thứ, đặt đúng chỗ, đúng nơi. Mười à! Mười đã yêu Nam đến thế, thì hãy đến với Nam bây giờ, không chần chờ? đến khi quá muộn. Nhen.

Mười nhìn Thạnh đăm đăm, nàng chưa biết trả lời ra sao cho đúng với tâm trạng mình đang rối beng. Thạnh cúi xuống thềm gạch bế con chó cún non nớt lên, anh nương nhẹ ôm vào lòng vuốt ve vỗ về. Con vật rên ư ử trong cổ họng, và úc trong mé nách Thạnh ngủ vùi. Mười nghĩ: ?Đối với con vật, mà Thạnh có cử chỉ trìu mến đến thế; thì nếu ai có diễm phúc là vị hôn thê của Thạnh, hẳn là nàng ấy rất hạnh phúc?. Thạnh cười vui, giọng nói ấm áp, nhã nhặn, mang nhiều chí tình hàn gắn cho Nam và Mười. Đó là một người bạn thấu hiểu, thông cảm. Thạnh hạ giọng:

- Tình yêu của Nam cũng vậy thôi. Nam giàu tình cảm, nếu không muốn nói anh ta đa tình, nên có lúc Nam cũng sơ ý lỗi lầm, làm sao anh ta chứa đựng trong tim cho hết, phải vương vãi ra ngoài chút xíu, ti tí. Mười à! Gọi là nhỏ giọt chút xíu xiu. Còn lại tất cả tình yêu trong đời Nam, hay nói thực tế vui vẻ hơn: tình yêu trong ly men hạnh phúc của Nam - vẫn đặc biệt riêng dành cho một mình Mười mà thôi. Thạnh biết, chỉ có Mười mới xứng đáng được Nam yêu đến thế. Nam đã vì yêu Mười mà bỏ ngang ở đại học Y khoa, mặc dù Nam học giỏi, (để Nam lên học tại viện đại học Đà Lạt). Rồi một ngày nào đó, Mười sẽ thấy Mười quyết định xa Nam, là lỗi lầm dại dột. Thạnh biết Mười yêu Nam & Nam yêu Mười nhiều lắm. Cũng như hai bạn rất đau khổ khi xa nhau. Dù sau nầy vì lý do gì Nam có lấy người khác, nghĩa là Nam sẽ lấy vợ, nhưng Thạnh tin chắc Nam không quên Mười. Có thể Nam không quên Mười cho đến chết đó Mười. Mười có hiểu không hì?
- Không đời nào. Mười vẫn hận Nam.

- Đó đó? đó. Bằng chứng tình yêu khi chưa đạt đến tuyệt đỉnh cảm thông là thế đó,. Qua thời gian, sau những dằn vặt, đau khổ, dày vò, cay đắng, vì quá yêu sẽ hoá là mối hận lớn lao do mình tưởng khi chẳng còn gì, chỉ còn thù hận. Nhưng cuối cùng tình yêu giữa hai người vẫn đong đầy. Lúc đó, Mười sẽ rõ và càng yêu Nam hơn hết.
Thạnh nói chuyện ân cần, sâu sắc, khôn ngoan, dí dỏm, lịch lãm và tế nhị thế đó. Nhưng Mười một mực lắc đầu phản đối. Mười không thể tin Nam, chẳng muốn níu kéo anh ta nữa.
- Mười không tin.
- Nhưng đó là sự thật.
- Thời gian sẽ trả lời.
- Đúng thế! Mười à.

Nam đã đi dạy kèm xong, và trở về nơi phòng khách, chàng đang đứng bên ngôi nhà xưa, Nam dừng lại bất động trên bậc thềm. Đã trăm lần Nam đặt những bước chân hân hoan, vui vẻ lên những bậc thềm nhà nầy rồi nhỉ? Ôi! Dường như Mười thấy được những dấu chân hân hoan tung tăng ấy, có nốt nhạc tình du dương ở mỗi bậc thềm nhà đã cuống quýt gọi mời nhau. Hai người thân ái tung tăng ra vườn hoa, cùng nằm trên thảm cỏ thông nâu vàng bồng bềnh trong ngôi biệt thự. Mười và Nam ưa tay nắm tay cùng chạy lên trên những bậc thềm. Ngày ngày đêm đêm Mười có thể mỉm cười cúi xuống, trìu mến vuốt ve từng vết giày của Nam ấm áp, trữ tình, thân thiện xiết đỗi vô tình hồn nhiên dẫm lên đó.

Nhưng, bây giờ Mười ngước nhìn lên khuôn mặt Nam xa vắng đượm u buồn khó tả kia, bỗng nhiên vết thương trong lòng Mười đang cố đè nén lại bấy lâu, nay được dịp bùng lên mạnh mẽ, sôi sục điên cuồng. Mười cảm thấy tối tăm mặt mũi, vì những ?cú đá tháu cáy? quặn thắt lòng xưa; như thể ai vừa thọc thanh lửa đỏ qua trái tim nàng, cho ứa trào máu tươi. Mười thất vọng buồn phiền cúi mặt xuống, dõi mắt tìm những vết chân nơi bậc thềm hoang dại bám đầy rong rêu. Tay Mười run run, thân cơ hồ không đứng vững, giống như đôi chân em bé chập chững dò dẫm từng bước đi. Mười cúi xuống tìm kiếm những vết giày vô hình xưa đã trìu mến thân thương từ ngày tháng cũ, tìm lại bước chân Nam từng gây xôn xao nỗi nhớ làm dại lòng Mười, bước chân Nam trìu mến vô vàn yêu thương, vẫn quấn qúit không chịu phai mờ trong tiềm thức, trong tư tưởng Mười.

Nàng liếc nhìn Nam và thở dài rất nhẹ. Trước khi hai người chia tay Mười để ra về, Thạnh khôn ngoan hóm hỉnh chậm bước, chen lưng đi giữa Nam và Mười. Thạnh vòng tay ôm cổ hai bạn, Thạnh nói cho Nam và Mười nghe:
- Thạnh biết: Đau khổ. Muộn phiền. Thất vọng. Chán nãn. Không trách vụ làm Mười và Nam đắng cay, thù nghịch, tuyệt vọng thêm. Thạnh hy vọng những lời chân tình nầy, sẽ khiến anh chị suy nghĩ chính chắn, sẽ yêu nhau tha thiết hơn ngày đầu. Thạnh cầu chúc anh chị vượt thắng mọi chông gai, thử thách, để đạt đến đỉnh hạnh phúc vô ngôn. Lúc đó, Nam nhớ viết thư qua bên vương quốc Bỉ, báo tin mừng cho Thạnh biết nhé. Lên thăm Mười lần nầy, Thạnh sẽ đi du học. Không biết bao giờ chúng mình mới gặp lại nhau đây? hoặc chẳng còn cơ hội nào, cũng nên!? Một lần nữa, Thạnh chúc anh chị ở lại hạnh phúc, vui vẻ, yêu nhau suốt đời nhe.

Nam lẵng lặng nhìn Mười âu yếm mỉm cười, tuy anh hơi bối rối khi nhìn sâu vào giếng mắt Mười láy đen. Nam chậm rãi đạp nổ máy xe vespa. Mười liếc nhìn Nam, nhưng lúc thấy Nam nhìn thì Mười vội vàng cụp mắt xuống tìm dấu chân xưa trên con đường lạo xạo sỏi đá. Mười vụng dại kéo hai cánh cửa cổng bằng sắt to lớn, không hiểu sao lúc nầy cánh cửa càng nặng trịch hơn, hai tay run run Mười cố bóp khóa gài. Mười cay đắng đi thẳng một mạch vào nhà, không hề ngoảnh lại. Mặc dù trong lòng Mười rất muốn quay nhìn. Mười tiếc nuối vô vàn, buồn đau da diết. Vì có thể, đó là lần cuối cùng Nam đặt chân lên thềm nhà mình. Hết thật rồi. Ở chỗ mà ít phút trước đây Nam còn đứng đó: phiền phiền, thinh lặng, im im, dấu giày Nam ấm áp in trên mỗi bậc thềm. Giờ đây dấu giày Nam nhòe nhoẹt, tan ra trên những bậc thềm loang lổ sương khuya; dấu giày dị dạng to dần, to dần? to tỏ và mờ nhoà trong màn đêm quạnh hiu đầy giá rét.
* * *

Mười không còn gặp người bạn nào chân thật, thông cảm, hết lòng chia sẻ niềm vui nỗi buồn như anh Trần Thái Thạnh; mà Mười chỉ toàn nghe ?bạn-bè? nói những tin xấu càng ngày càng chán, khiến Mười xa Nam hơn. Giữa Mười và bạn bè như cánh buồm trắng ngoài xa, xa thật xa - Họ dừng lại năm ba phút, rồi nhổ neo đi. Họ ích kỷ, ganh tị, vui cười trong sự đau khổ đó, thản nhiên trong sự phản bội đó không chút xót xa, bùi ngùi. Tuổi trẻ vào đời sống có chiều rộng, nhưng chưa có chiều sâu. Mười không giận họ, vì cho rằng đó là những sự kiện không mấy quan trọng.

Sau những ngày tháng nầy khá lâu, Nhi, Yến, Hồng, thường đến nhà an ủi Mười (?!) ? một tình bạn hàn huyên, có trước có sau. Mười lắng nghe họ kể về Nam thất tình ra sao, với nỗi đau xé lòng. Nam đã bán xe vespa, anh ta lêu lỗng, chẳng học hành, tối ngày anh ta đi lêu bêu với gái, rượu chè, cờ bạc. Kinh khủng hơn là Nam đã sa vào con đường hút xách thuốc phiện, cờ bạc, nợ nần túng thiếu (!?). Đời chàng xuống dốc thảm hại chưa từng thấy. Trước kia, má can ngăn không cho chàng dọn ra ngoài, mà ở trong ký túc xá, là đúng. Nếu Nam không bỏ ký túc xá, thì đâu đến nỗi!

Nhưng với bản tính kiên cường, chịu đựng và che dấu, tự trọng của cô gái nhiều tự ái, Mười biết những điều đó về Nam, thì nàng khoái trá hất mặt lên cười ngất, mỉa mai nhìn kẻ đối thoại, tỏ ra đắc ý khi nàng biết Nam đã ?vì ai? mà anh ta sống sa đoạ, buông thả. Mười đi làm việc ngoài phố, luôn luôn nhìn trước ngó sau dáo dác, nàng rất sợ nếu gặp Nam bất ngờ. Đôi khi Mười cảm thấy mắc cỡ, vì đã có một thời mình từng là hồng nhan tri kỷ, là người yêu, là vị hôn thê của anh ta. Dạo nầy, thỉnh thoảng Mười thấy Nam luôn cười cợt (anh ta cười thái quá, coi lố lăng và tiếu lâm hết biết; ấy là điều Nam ít có trong cung cách thật khi đi ngoài phố của Nam). Nhìn những cử chỉ ấy, sẽ quặn thắt lòng Mười qua những cơn đau kéo dài mãi mãi. Mười kinh ngạc thấy mình lẽ loi ghê gớm. Giữa Mười và cuộc đời là dòng sông chảy nhanh, là bờ đất lỡ mòn. Giữa Nam và Mười là vách đá cheo leo bên bờ vực thẳm hun hút không thấy đáy.

Ôi càng buồn đau da diết! Buồn làm sao nói được! ?Chúng mình? không còn may mắn sống với nhau đầy hò hẹn yêu thương, mê đắm trên dòng đời êm ả. Hai người không cùng ngồi bên nhau lặng lẽ ngắm nhìn vết giày hân hoan trên thềm nhà xưa nữa rồi. Đêm về ru đêm dày vò và thảng thốt phai tàn? Thay vì Mười nằm vật ra giường khóc sưng vù mắt mềm môi, ướt gối, như Mười đã từng khóc. Hoặc nàng hoảng hốt chạy ra đồi thông sau nhà, ôm mặt nấc lên từng cơn, như ngày xưa nàng giận hờn chàng. Bây giờ Mười chỉ yên lặng ngồi nhìn tấm ảnh chụp chung thuở hai người làm đám hỏi, (tấm hình bị Nam giận dữ lúc Mười nói lời chia tay, Nam đấm tay xuống bàn, đã vỡ nát mặt kính). Mười lấy tấm ảnh ra, từ từ xé vụn từng miếng nhỏ, như xé nát lòng theo ngọn lửa hồng đốt đi hình bóng cũ rất yêu dấu.

Nhiều đêm, Mười bất động nhìn ngọn nến nhỏ từng giọt lệ trên chiếc dĩa cạn đèn. Bóng tối bao trùm lên căn phòng vốn dĩ đã lạnh, càng lạnh lẽo hơn. Nỗi đau khổ không thể đến cực điểm để hủy diệt thân, dù Mười đã, đang, và sẽ đau đớn nhiều. Mười buồn bã nhận thấy mình lặng im đứng lại bên lề đường, giương đôi mắt hững hờ, lạnh lùng, chua xót, có khi tàn nhẫn? để tiễn đưa Nam đi vào con đường tê tái riêng. Chiếc thuyền hoa một lần nữa không tìm được bến đậu vĩnh cửu đích thực một đời. Đây là bước ngoặt vô cùng quan trọng trong cuộc đời của hai người. Một bước ngoặt lớn kinh khủng đã chia xa số phận hai người rẽ về hai nẽo tách bạch, xa lăn lắc với toàn bộ đau thương, thống khổ vì yêu đang phơi bày sự lạnh lùng, giả dối. Bức màn mây xám đã hạ xuống, ngỏ hầu kết thúc một chuyện tình mê đắm đầy bi ai, và triền miên. Con đường từ ước mơ đến hạnh phúc ngày xưa kia, sao tuyệt vời đến thế. Nay không thể thực hiện được, nên trở thành từng cơn mơ đau điếng, đã dẫn đến con đường hoang phế, làm buồn lòng nhau kinh khủng! Hai câu thơ sau của thi sĩ nào ghi quá tuyệt, (Mười quên tên tác giả):
?Hứa cùng ta trăm năm ân ái,
Nỡ đi đâu, để bạn đắng cay lòng?!?
* * *

Tết Dương lịch năm sau... Phú cùng các bạn từ Sài Gòn lên Đà Lạt & trọ trong một ngôi nhà nép bên sườn đồi đầy hoa dã qùy mọc tự do, hoa nở vàng rực suốt dọc con đường Hai Bà Trưng. Ngôi nhà nầy có hòn non bộ xây ở góc trái hiên ngoài, mặt nước ao tù phủ từng mảng bèo li ti khẽ lay động. Cá bảy màu bơi lui bơi tới uốn lượn trong hồ dần tối lại. Từng đàn kiến đen nho nhỏ, tấp nập tha trứng trắng phóng chạy như điên, kiến leo lên góc cột cao, chui qua trần nhà đen nghịt. Mười nghĩ thầm: ?Móng dài trời lụt, móng cụt trời mưa?. Kiến dời tổ lên chỗ cao, thì lát nữa đây đám mây sẽ vỡ tan, sẽ có cơn mưa lớn nhỏ, nhiều ít chi đây.

Sân trước có bốn cây mimosa hoa nở đầy cành, từng chùm bông óng ánh vàng tươi, thoảng mùi hăng hắc đặc biệt. Mười yêu hoa mimosa nên không thấy khó chịu. Từng chùm bông vàng tròn tròn đều đặn, mịn màng, êm như nhung, hoa mimosa đong đưa dưới cánh lá nhung lam, xám mốc phớt bạc, hình lá bầu dục trông đẹp mắt. Mười thích hái chùm hoa mimosa, pensée, violette, forget me not, cocorico, ép vào trang sách học trò, để gửi về bạn ở phương xa. Mấy loài hoa kia dễ ép, cánh lá mềm mại, mong manh. Duy chỉ hoa mimosa, hoa mắc cỡ là khó ép, hoa có chùm nụ chưa nở, nên cứng như cành lá nó cưu mang, làm cộm lên dưới quyển tự điển và chồng sách dày. Do hoa khó tính khó nết vậy, nên nàng thích nâng hoa trên tay như nâng trứng, như hứng hoa.

Chiều nay Nguyệt, Mười, Thu Nhi, Thương, Vân, Hồng, Lâm Viên, Đào, rủ nhau đến dự sinh nhật Phú. Phòng khách vừa đủ rộng, cửa ra vào, cửa sổ kính, màn voan hồng mỏng che ráng chiều. Ngọn đèn vàng mờ đục, chao lụa móc trên tường toát lên vẻ ấm áp, nên thơ, thanh bình trong căn biệt thự nho nhỏ xinh xinh. Các bạn ăn bánh ngọt, uống trà Tàu, cắn hạt dưa, họ ngồi nhìn Thu Nhi mở màn khiêu vũ với Phú, qua bản ?Đêm tàn bến Ngự? của Dương Thiệu Tước. Thu Nhi có nét đẹp kiêu sa, áo dài màu hoàng anh, tóc dài buông thả trên thân hình cân đối, đường nét hài hòa, khuôn mặt xinh xinh, khiến ai cũng muốn nhìn. Lâm Viên đẹp dịu dàng hiền thục như hoa đồng cỏ nội Đế Đô, Lâm Viên hay cười tít mắt, duyên dáng liếm ướt làn môi, giọng nói nhỏ nhẹ, dịu dàng. Mặc dù có ưu điểm thế, thân nhau như thế, nhưng hai cô ấy vẫn khác tính nhau: một cô mê nhảy đầm, một cô nhút nhát ngượng ngập kiểu bồ câu. Nếu chưa biết chuyện riêng tư về họ, suy nghĩ của họ, thì Mười không thể nào tin đó là hai cô ý hợp tâm đầu. Phải chăng sự tương đắt bao gồm cả sự tương thân tương ái, người này cần người kia cái mà mình không có, để bổ sung cho bạn thứ mình vượt trội. Hai cô gái Huế ấy đã "nhặt được bạn qúy", nên thấu hiểu thông cảm nhau, tương ái kỳ lạ.

Mấy bạn trai đến mời Mười nhảy đầm, nàng đều từ chối. Bởi lẽ Mười thấy kỳ cục quá sá. Nói ra thì có thể các bạn cho mình nhà quê, cù lần, không sành điệu. Thời buổi nầy nhảy đầm là chuyện bình thường, thuộc lẽ tự nhiên khi giao tế lịch lãm ?cao sang và quý phái? ở đời. Nhưng Mười thuộc loại "hai lúa" thật sự, không văn minh tiến bộ nỗi. Vì lạ hoắc lạ huơ đâu không biết, đến mời nhau, ôm hót nhau, giậc lui giậc tới, va chạm thân thể tới tấp điệu nhảy cuồng quay nóng bỏng, vòng tay siết chặt thân thể. Ngượng chết người! Gì chứ ?mấy pha mê ly hấp dẫn điệu nghệ? đó, mãi mãi không nằm trong "chương mục văn nghệ tính" của Mười. Ai chê cười "quê một cục", em xin chịu, xin giơ hai tay lên đầu hàng vô điều kiện.

Ra ngoài hàng hiên, để các bạn tự do thoải mái và tự nhiên đôi chút, Mười ngồi trên bờ tường thấp xây chung quanh ngôi biệt thự. Khoảng nửa giờ sau, Phú ra lan can ngọn thuốc mãi miết cháy trên môi, anh đứng gần bên Mười, tần ngần nhìn lên cành hoa mimosa mập mờ trong bóng tối. Mỗi người chìm vào suy tư riêng. Tiếng cười reo của các bạn ở trong nhà nghe vô tư lự, tiếng đàn ca lùi hẳn về phía sau, nhường chỗ cho nỗi buồn nhẹ nhàng, tinh tế len lõi vào hồn Mười, thành nỗi nhớ nhung choáng ngợp lòng nàng. Mãi lâu, Phú buông tiếng thở dài. Mười quay nhìn nét mặt đăm chiêu như dò hỏi. Phú rít dài hơi thuốc cuối cùng, dụi tắt, vứt đi:
- Sao Mười nỡ đùa dai vậy? Vừa phải thôi.
- Đùa gì cơ!
- Anh rất khổ tâm.
Lần đầu tiên Phú xưng "anh", thay vì vẫn gọi tên nhau. Ngạc nhiên, Mười ngẩn ngơ giây lát, rồi dè dặt hỏi:
- Về việc gì chứ?
- Còn giả vờ nữa.
- Không đâu.
- Sao Mười gán ghép một cô mà anh không thích vậy?
Mười sửng sốt nhưng lặng thinh. À phải! trong nhà các bạn đang trêu đùa, chọc Yến và Phú.
- Mười nghĩ gì về... Phú vậy?
Câu hỏi quá bất ngờ, khiến nàng lúng túng xí:
- Nghĩ gì? Ơ... Phú như bạn thân thương hiểu Mười? Chịu nghe Mười nói, muốn học hỏi, trau dồi kiến thức... cho nhau.
- Vậy ha! Còn gì nữa không! Hở Mười?
Ngập ngừng giây lát, quay hẳn về phiá Phú:
- Phú đẹp trai, Yến là kiều nữ, không phải ai Yến cũng có cảm tình đâu. Cho phép Mười nói về Yến như vậy... Nếu ở vào địa vị của Phú, thì Mười sẽ chịu Yến gấp. Yến mến Phú nhiều, Mười muốn nói là Yến có cảm tình đặc biệt đó. Trong cái nền chung của các bạn trai thân quen, thì Phú nổi bật như ánh chớp nguồn trên nền trời xám đục. Phú có đáp tình là tất nhiên. Điều đó tốt chứ. Yến dễ thương mà!
- Không đùa chứ?
Hai cô Đào, Vân đi ra cửa, họ nghe lõm bõm, nên hỏi:
- Ê Mười, không nói đùa, thì nói chuyện thật gì vậy?
- À mình khen Yến... đó mà.

Được thể, mấy cô gái kêu to lên, chọc phá Yến:
- Yến ơi! Phú khen mày nè. Gớm! Nó vờ không nghe, lờ đi, mới dễ ghét chứ.
- Phú nhìn Mười, đôi mắt ánh lên tia trách móc, hờn giận không có gì tả nỗi. Mười sợ mấy con nhỏ kia làm Phú buồn, vì anh ấy không biết chúng nó là "bát cô nớ" quậy tưng trời thần sầu đất lở, trẻ không tha, già không thương, Phú chấp nhất họ làm gì chứ. Mười vội giả lả sang chuyện khác. Phú vào nhà, chàng đến bên tủ lấy chai rượu ra, giơ lên trước mặt, cười:
- Uống tí rượu cho bỏ quên đời, dông tuốt lên chùa quét lá đa, là xong béng.

Mấy anh chịu chơi hết cỡ thợ rèn rồi! Mỗi anh làm một cái ly nhỏ xíu bằng ngón chân cái, cho ra vẻ ta đây "trai tráng mới nhớn", là dân chơi cầu ba cẳng, lỡ qua sông phải lụy đò, dù có say mút mùa lệ thủy, vẫn OK. Các cô thì "em chã, em chê, em chịu thôi". Ngày rồi có lúc tối đêm lại. Cuộc vui dù nhộn nhịp, hân hoan thích thú đến đâu, cũng tàn và chia tay. Giờ chỉ còn những cuộn mây xám giăng giăng, những hạt mưa tròn thánh thót rơi rơi từ đài hoa mimosa rớt xuống nền gạch lạnh, như muôn giọt thuỷ tinh tròn tròn, lăn lăn ly ti.

Trên con đường thấp thoáng mưa phùn rơi, các bạn tiễn đưa nhau, hai ba người đi chung từng nhóm nhỏ. Lễ xỏ tay trong túi quần, đi bên Hồng (có người yêu là cháu chú Cửu Hiền, chú là em họ ba Mười; Vì thế mình bà con tùm lum tà la, bắn mấy phát cà nông, có lẽ mới tới đầu dây mối rễ) và Mười. Đắn đo giây lát, Lễ mở lời:
- Hôm nay sinh nhật của Phú, mà... nó buồn lắm.
- Vui chứ! Sao lại buồn?
- Dễ thương xinh đẹp như Mười, sao Lễ thấy Mười "ác dễ sợ".
Hồng nghe Lễ nói thế, vội đỡ lời bạn:
- Làm như Mười ăn thịt, ăn cá, ai không bằng.
- Nếu nó là cá thịt, cho người ta ăn, có lẽ đỡ đau khổ.
- Chi lạ rứa?
- Không lạ. Mười! Phú yêu Mười lắm đó.
- Điều nầy khiến Mười không vui. Giữa Phú, Mười, có thường viết thư. Lễ biết phải không? Giá như ngày ấy, Phú ngỏ lời ...có lẽ Mười không yêu ai khác. Sở dĩ nói vậy, vì Mười không dấu bạn điều gì. Nay Mười đã gặp và yêu anh ấy...

Ba người lầm lũi đi qua lối Cẩm Đô. Hồng chia tay bạn rẽ về phiá Ngọc Hiệp. Còn lại hai người, Lễ xỏ hai tay vào túi áo blousson, anh ta đá hòn cuội trắng cho nó lăn từng đoạn trên đường. Khá lâu, Lễ mỉm cười:
- Chưa nghe Mười nói về "anh ấy" bao giờ.
- Không có dịp gặp nhau, Mười chưa giới thiệu thôi.
- Dù sao Lễ... không muốn cho Phú biết điều nầy, Phú sẽ thất vọng lắm, và ảnh hưởng không tốt về việc nó thi cử sắp đến nữa.
- Cảm ơn Lễ. Mười... mến Phú như Lễ vậy. Chúng ta có với nhau nhiều kỷ niệm trong sáng, hồn nhiên, ngọt ngào vô cùng, một tình bạn dễ chịu, dịu êm.

Tình bạn muôn thuở còn đẹp mãi như xưa, khi họ biết về mình không nhỉ? Thương Mười tha thiết mong tình bằng hữu bất diệt, sống mãi trong mỗi chúng ta. Mười không muốn mất các bạn, cũng như không bao giờ Mười mất Nam. Ôi! Thế mà dường như chúng mình đã thật sự mất nhau rồi. Phương Nam ơi!
Ngàn hoa trỗi dậy ngậm ngùi
Đôi ta chẳng thể ngọt bùi bên nhau
Sương rơi ướt lệ ngàn dâu
Vòng tay buông thõng dạ sầu bâng khuâng
Hương xưa mắt biếc
Có ngờ đâu ngày ấy quá ngại ngần
Chân xiêu xiêu gió thoảng nhẹ lâng lâng
Tình cao vợi bủa dâng đầy trăn trở
Người thương ơi lệ mờ tim vỡ
Phút dạ hành dệt mộng xót xa
Lá đung đưa bện gió với sương sa
Mưa lác đác khẽ là đà rơi tí tách
Hình bóng cũ bến đò chiều lữ khách
Gót phiêu bồng ngỏ ngách dấu chân in
Anh (ngày xưa của?) lặng nhìn!
Bên tường vy em đứng im? vẫy chào
Tình yêu dấu ẩn chốn nao?!
*
Tình Hoài Hương

Tình Hoài Hương

Mục Lục


3. THƠ TÌNH HỒ CHÍ BỬU


HồChí Bửu


NHÀ XUẤT BẢN HỘI NHÀ VĂN - thông qua VĂN TUYỂN SAIGON - Vừa phát hành tập thơ THƠ TÌNH HỒ CHÍ BỬU (4)- Sách dày 118 trang (chưa tính bìa) Gồm 96 bài thơ - Bìa và phụ bản ảnh 4 màu tuyệt đẹp - Chịu trách nhiệm xuất bản : PHẠM TRUNG ĐỈNH - NGUYỄN THỊ ANH THƯ - Biên tập : CAO THÀNH VĂN - NGUYỄN KIM SƠN - Sửa bản in : Tác giả - Mỹ thuật : QUỐC ANH - Kỹ thuật : NGUYỄN THỦY.- Đây là tập thơ thứ 14 của HCB.


*Trích vài bài trong tập thơ :

SAY TÌNH...

Ta đã xỉn- nghĩa là ta vẫn thở
Nghĩa là ta vẫn sống với trăm năm
Ta vẫn thở- nghĩa là ta đã xỉn
Chuyện yêu em như một trận mưa dầm

Rượu với em hình như không thể thiếu
Rượu trăm năm mà tình đến cuối đời
Em và rượu ta chọn luôn hai thứ
Rượu cay nồng và tình sẽ chơi vơi

Ta tạm tính đời ta bằng men rượu
Ta say rồi thì thơ lại chảy ra
Ta dại gái nên suốt đời bị dụ
Vì yêu em nên quên hết san hà?

THƯA QUÝ NƯƠNG !

Một tuần rồi ta không gặp nhau
Em buồn như rụng một vì sao
Ta buồn như một con chó ốm
Lăn lóc nằm xem những vết cào

Ta nhớ mùi em như phấn son
Nhớ đôi mắt ướt mà mi nhon
Em nhớ mùi ta- mùi hoang dại
Một chút đàn ông hãy vẫn còn
Nhớ tóc em dài bay phất phơ
Ngực đầy như chứa cả hồn thơ
Có con bướm nhỏ nhiều e ắp
Đậu ở tay ta- đẹp không ngờ
Hình như đêm rồi ta nằm mơ
Thấy em cô độc buồn vu vơ
Ở một góc trời xa xôi lắm
Tỉnh giấc mình ta mãi thẩn thờ
Ta gã giang hồ mê bốn phương
Vì em vó ngựa rớt bên đường
Thì thôi .. khép gót giang hồ lại
Trao hết cho nàng- Thưa quý nương !

EM VỀ SAIGON

Em về- mới sáng hôm nay
Mà sao ta nghĩ đã ngoài trăm năm
Em về- nệm trống chỗ nằm
Vòng tay ta trống - một vòng tay ôm.

ĐỘC ẨM
CHIỀU CHỦ NHẬT !

Ta ngồi đó - mặt buồn như chó ốm
Mưa buổi chiều ủ rũ rớt bên hiên
Tay nâng cốc - Cay nồng như men rượu
Ngồi một mình mà lòng nhớ vô biên

Không như gã giang hồ chơi tới bến
Quậy tưng bừng mà sến giống Mỹ Châu
Cũng bão lửa ? cũng mút mùa Lệ Thuỷ
Cũng đau thương như vỡ mối tình đầu

Ta thì khác ? Ta nhớ em cách khác
Nhớ em nhiều với đồi ngực thanh tân
Đôi môi mộng tưởng chừng như mật ngọt
Đôi mắt đen khinh khỉnh đến bất cần

Rượu sắp hết mà tình ta chưa hết
Ta tham lam muốn chiếm hữu một mình
Như trẻ nhỏ nôn nao ngày giáp tết
Hẹn ? chưa đến ngày ? Sao tim đập rung rinh

Mưa lất phất ? Mưa luồn qua kẽ lá
Mưa thì thầm - Hạnh phúc đậu trên tay
Chiều độc ẩm, sao ta buồn như gã
Nhiều phiêu lưu theo tháng rộng năm dài

Em yêu dấu, trăm năm nầy hội ngộ
Trăm năm sau biết có được bên nhau
Thì cứ thế, ta chia niềm hoạn lộ
Bằng lời thơ, bằng tình khúc ngọt ngào

Mưa vẫn rớt - Rượu đã vơi và ta đã
Ngồi một mình thả nỗi nhớ đi chơi
Chiều chủ nhật bên hiên nhà độc ẩm
Một mình thôi ? cũng đủ lãng quên đời !

PHU NHÂN

Em thích gọi em là phu nhân
Ừ, thôi cứ gọi thế cho gần
Nhưng mà giao trước ? không cho cãi
Mai mốt giận rồi bảo : bất nhân

Ta thích gọi em là hiền thê
Hiền thê ta đẹp hết chỗ chê
Lỡ mai mây chẳng còn che núi
Vẫn bảo với lòng mê cứ mê

Em nói chẳng yêu ai nữa đâu
Tình ta đẹp tựa mối duyên đầu
Trần gian bao lớp người khanh tướng
Tan tác như là chuyện bể dâu

Cũng có đôi lần ta giận em
Tin nhắn inbox chẳng thèm xem
Gọi qua điện thoại không thèm bắt
Khi biết ra rồi ? Em quá ghen

Đời ta sao cứ gặp Bắc kỳ
Bà nào bà nấy đẹp mê ly
Nhưng mà máu Hoạn năm bờ nhất
Biết thế sao ta mặt vẫn lỳ?hìhìhì.

TA CÒN SỪNG SỮNG GIỮA DÒNG THƠ ĐIÊN

Đôi khi tự nói với mình
Yêu nhau chưa chắc là tình trăm năm
Mắc gì nhớ chỗ em nằm
Mắc gì nhớ những thì thầm bên tai
Ta đâu phải bậc thiên tài
Nên đâu cần biết trần ai có gì
Chán rồi thì phủi tay đi
Trần gian là thế - có gì vui đâu
Xưa nay ta chẳng công hầu
Thoáng mơ thoáng mộng thoáng sầu viển vông
Nỗi đau giấu kín trong lòng
Nỗi vui bất chợt những dòng tàn phai
Lương Sơn .. tráng sĩ ... nằm gai
Hồn không danh lợi miệt mài gió trăng
Từ xưa ta đã bất cần
Thì nay cũng thế - như vầng trăng rơi
Làm thêm chén nữa- đã đời
Vẫn ta ngạo nghễ trên lời thơ ngông
Một mai gió chuyển mùa đông
Ta còn sừng sững giữa dòng thơ điên ..

NỊNH..

Việt Nam có chín mươi triệu dân
Ta chỉ thấy mình em là số một
Và chỉ có mình em là người tốt
Khi ta hết tiền em nhét túi vài chai

Cứ mỗi chiều ta ngồi nhậu lai rai
Em gọi bia và gọi mồi tấp nập
Lúc ta xỉn em alô taxi gấp
Đưa ta về cạo gió giác hơi

Chỉ mình em là trên cả tuyệt vời
Lúc ta thích em chìu ta tới bến
Bởi vậy khi em chửi ? ta ngồi im như hến
Khoanh tay nhìn mẫu hậu ra oai

Em biết rồi ta chẳng có sợ ai
Chỉ sợ mỗi mình em Ngân Nguyễn
Ta may mắn nên cuối cùng trúng tuyển
Trong mắt bà La sát dễ thương?

EM VÀ MƯA CHIỀU?.

Ta bán nổi buồn dăm ba ký
Mua niềm vui chỉ được trăm gam
Có đâu tìm lại thời ma mị
Đánh mất từ khi tuổi đã vàng..

Bên ta bốn hướng mây đều tím
Dường như sắp có một cơn mưa
Nhớ ơi đôi mắt ai màu tím
Mưa ướt đời ta đã mấy mùa ??

Ta tiễn em về- cơn mưa nhỏ
Cũng lao xao ướt góc tim ta
Phải chi biến được ta thành gió
Đưa tiễn người yêu đến tận nhà

Chiều nay mưa bỗng rơi nhiều quá
Bên góc hiên đời ta nhớ em
Thành phố không xa mà sao lạ
Mưa đến chỉ làm ta nhớ thêm?


EM VỀ TRONG MƯA ..

48 giờ - qua mau như cơn lốc
Em ra về ta buồn biết bao nhiêu
Mới bên nhau mà bây giờ đơn độc
Tiễn em đi ta buồn hết buổi chiều

Cớ sao em về mà mưa ướt lối
Con đường ta về bão nổi trong tim
Khi tiễn em đi- nụ hôn rất vội
Nên suốt đời ta cứ mãi đi tìm

Những giọt mưa rơi ? mưa rơi lạnh giá
Có giọt mưa nào làm mặn trên môi
Những giọt mưa đời ? Đời trôi vội vã
Mới hôn nhau mà giờ đã xa xôi..

Có phải đời ta chơi trò trốn, kiếm
Mòn gót lãng du cho một cuộc tình
Em đã tặng ta hoàng hôn màu tím
Nên bên góc đời ? ta đứng lặng thinh..

MÙA ĐÔNG

Một đóa mai vàng nở sớm nay
Hình như trong gió có heo may
Hình như ta có niềm tâm sự
Giữ mãi trong tim với tháng ngày

Ta nhớ em nhiều có biết không ?
Sẽ buồn cho hết một mùa đông
Sẽ ru khúc hát còn dang dở
Trong trái tim phai máu đỏ hồng

Chắc tại mùa đông đang trở về
Và ta nỗi nhớ dài lê thê
Nhớ đôi mắt ướt buồn hiu quạnh
Và gió chiều lay mái tóc thề

Có phải mùa đông đã trở về ?
Gió làm cái lạnh khắp sơn khê
Gió làm hoa tím rơi thềm cũ
Lại một mùa xuân sắp sửa kề

Chắc chắn mùa đông đã trở về
Em còn ra phố mỗi chiều tê
Mặc thêm áo lạnh dầy em nhé
Kẻo gió chiều đông lạnh bốn bề?

HồChí Bửu


Mục Lục


4. Cơn Mưa Mùa Cũ


Phan Thái Yên


Hắt hiu về lại tiếng lời
Mưa ruồng tuổi dại nhịp khơi vô thường
Đêm mùa ngõ lối mù phương
Trắng em bờ vực còn hương thâm trầm

Vũ Hoàng Thư

"..Mỗi người Huế có một mùa mưa riêng trong trí nhớ đã thành kỷ niệm.." (Trần Kiêm Đoàn). Hắn đọc đâu đó từ một tập chuyện khảo về Huế, thấy hay hay rồi bẳng mất trong trí nhớ cho tới gần đây trong dịp về thăm quê. Từ trên đỉnh đèo Hải Vân, lẩn trong sương mai vờn níu chân người, hắn bâng khuâng đứng nhìn mây nước quyện nhau giữa chốn lưng trời, lòng rối bời nghi vấn cũ. Đi đến hay đi về, phần còn lại của cuộc hành trình vẫn chăng là con đường đi xuống, thấp thoáng mưa bay hoang mang mùa cũ.

Tuổi nhỏ vui vầy theo từng chuyến xe đi về qua đỉnh đèo rộn ràng quán xá. Và cậu trai tơ đi-đi-về-về với Huế, với Đà Nẳng, chợt thấy mình lớn lên, tất bật vụng về, trong ni thương ra, ngoài nớ nhớ vô. Dòng thương nhớ, dòng mưa, bay qua Hoàng Thành, qua giòng sông An Cựu nắng đục mưa trong (Ca dao). Mưa vần vũ trên đỉnh Hải Vân, níu thêm mây xám lưng đèo, rồi đổ hết luyến lưu xuống bến Hà Thân làm ướt áo bầy nữ sinh qua chuyến phà lối về An Hải. Hắn vội vàng quảy thêm nỗi nhớ đổ vào mưa, đầm đìa một mùa riêng từ lúc hạt mưa còn tươi, lóng lánh trên từng sợi tóc mai e ấp má hồng non mười bốn. Cậu học trò nửa-Huế-nửa-Quảng bỡ ngỡ theo bầy bạn mới quen từ Bến Ngự đạp xe qua Kim Long. Cơn mưa mùa hè bất ngờ đổ xuống bến Vạn Xuân. Bầy học trò ồn ào bỏ bến nước, té chạy vào ngôi từ đường kín đáo trầm tư trong khu vườn xanh mướt thanh trà. Nép mình bên gốc phượng, hắn điếng người không dám thở mạnh, làm bộ nhìn mưa sa mù trên dòng Hương bất chợt lênh đênh. Con bé Đồng Khánh mà hắn ớn nhất vì cái tính chua ngoa, không chạy theo bầy, đang đứng núp mưa cạnh hắn. Gần lắm. Từ cuối tia mắt liếc thầm, lụa đẫm mưa hồng ôm bờ chân thuôn mịn màng tôn nữ. Mưa vẫn rơi. Không gian rạt rào cơn luân vũ, thấm đượm vào thân thể dòng cảm giác ngần say của cơn sốt lạ làm nóng bừng da thịt. Trong thảng thốt rần rần nhịp tim đập nhanh hồi xúc động, hắn nghiêng người chạm vào cánh tay trần mát rượi mưa sa. Đôi mắt mở lớn vướng sau nhành tóc ướt buông rèm theo bờ mi thanh xuân. Hạt mưa đọng trên môi, lưởng lự lăn dài xuống cằm, xuống cánh áo lụa đẫm mượt vóc tràm thơm. Hắn hoảng hồn quay mặt, bước đâm sầm xuống bến sông. Những giọt mưa mát mặt và nước dòng Hương quyện ấm dưới chân giúp hắn choàng tỉnh cơn mộng, chỉ để cảm thấy ngượng ngùng mà tự trách mình sao vụng về quá đỗi. Té ra con chằng ni đẹp dể sợ. Hắn thầm nghĩ, trong bụng muốn gan góc quay lại, ngắm cho bưa, nhưng cuối cùng rồi cũng chỉ dám một thoáng nhìn. Mường tượng bóng lụa hồng bên bờ nước lẫn chìm trong tàng phượng rũ lá, mênh mông màu hoa đỏ lưng trời vừa ngớt hột?Em về rải mộng ngày mưa. Vóc tràm thơm dáng xuân vừa khơi phương. Tóc mai níu nụ môi hường. Vắn dài sợi nhớ sợi thương mượt mà. Đan tay hứng giọt mù sa. Thuôn bờ chân trổ ngọc ngà lụa phô. Nhớ nguồn sông dục sóng xô. Mây nghiêng lời núi chiều phôi pha trời?

Mùa hè oi ả trôi qua. Huế hiếm hoi những ngày mưa nên vẫn còn ướt trong lòng cơn mưa đầu mùa mới lớn. Còn thơm trong trí nhớ đôi môi xinh tôn nữ láu táu ăn hàng trong quán bánh bèo dưới chân núi Ngự Bình. Và vẫn giòn tan tiếng cười bầy con gái Đồng Khánh giởn đùa trên bến nước xanh bóng tre. Lối mòn xuống bến gần Tòa Viện Trưởng, hắn rành như đếm nhưng chẳng dám mon men, nên Cầu Ga vẫn cụt ngủn cho dù hắn và lủ bạn liên minh Quốc-Học Hàm-Nghi đã vòng xe đạp không biết bao lần. Cuối cùng, tên gan lì nhất trong bọn đã hiên ngang dựng chiếc xe đạp bên thành cầu, khum tay cất tiếng gọi tên con bé nó ?chiếu tướng? từ lâu? Huê thơ Huê mộng, cái l. Huê tộng bộng... Bến nước hiền ngoan bổng dậy ba đào. Bầy con trai tan tác đạp xe, cao chạy xa bay khỏi vùng âm thanh ngọt xớt mà chanh chua eo óc. Ngồi nghĩ mệt dưới chân bậc cấp lối lên chùa Báo Quốc, hắn nghĩ tới chút nhụy bánh bèo dính phía trên khóe môi đứa con gái, như một nét son duyên... Đạp xe thả dốc Nam Giao, gió mát lộng và cái miệng duyên dáng dể thương của đứa con gái đỏ au trong trí tưởng hắn. Lúc chiếc xe đạp hết đà lừ đừ lăn từng vòng bánh qua cầu, quẹo về phía đầu đường Nguyễn Huệ, hắn cũng vừa quyết định là con bé chẳng cần thêm thắt nút ruồi son làm chi cho rườm rà. Cái miệng đó đẹp nhất trong đám và đã ăn hàng quá mạng rồi...

Ngày vào lại Đà Nẳng, đứng trên đỉnh đèo Hải Vân giăng mắc mây trôi, hắn nhớ những ngày hè qua mà lòng thì nao nao nghĩ tới bạn bè trường lớp và trời thu mưa sắp đến trong thành phố trở lại. Sự luân chuyền của mùa theo giòng thời gian trôi xuôi cùng thinh sắc ảnh hình khiến nơi chốn trở thành và chỉ còn là nỗi nhớ im lìm mà bền chặc như những tảng màu lạnh của một bức tranh tỉnh vật. Hình ảnh cánh phượng hồng lả tả rơi trên dòng Hương và những trái phượng già rụng nằm vương vãi trên đường dọc bờ sông Hàn như nét chấm phá ở hai đầu của một quãng đời. Thời gian trôi, những đứa con trai, con gái lớn lên và kỷ niệm chuổi ngày thơ sẽ nối dài thêm ước vọng.

Người đứng nhìn đọt núi vói trời rồi vọng theo ngàn mây trôi mà mãi hoài kiếm tìm cho mình giấc mộng trùng khơi muối mặn. Tự nghìn năm xưa, người đi về biển xanh, người ở lại đầu non, nên người vẫn mãi phân ly, ngoái vọng, đợi chờ, dắt díu, ra đi. Trên đá cũ lũy đồn cheo leo quan ải, từ hàng trăm năm trước có lẽ gió núi vẫn thổi chạnh lòng người lính thú Đàng Trong. Người hiu hắt nỗi lòng trấn thủ lưu đồn, đợi chờ một tin nhạn, một bóng quần thoa, từ tuốt luốt ngoài tê xa xôi truông phá. Bởi thương anh em cũng muốn vô, sợ truông nhà Hồ, sợ phá Tam Giang... nên người vẫn... chiều chiều mây phủ Hải Vân, súng rền Non Nước bâng khuâng dạ người...(Ca dao). Trăm năm sau, chiều nay cũng có những người lính áo trận bạc màu, đóng đồn trên ải quan xưa lộng gió, theo xe từ đỉnh núi xuôi về hai phía chân đèo.

Những giấc mơ vẫn lặn lội trên đường. Cơn mơ nào nối liền cách trở cheo leo như những toa tàu nối vào nhau bền bỉ, chừng mực. Con tàu thấp thoáng băng mình qua cánh rừng xa, mỏng manh làn khói xám bị gió xé rã rời. Thế thôi, dù có lắng tai cũng chẳng nghe được chút âm vọng nào ngoài nhịp đập tim mình và tiếng gió trời. Con tàu vẫn lăn mình về phía trước, lúc chênh vênh bên triền vực, khi tối tăm dằng dặc qua mấy dặm hầm sâu, để làm chuyện nối liền. Con tàu ra đi, quay về, níu kéo thời gian, nối lại những quãng đời có mưa rơi ở hai đầu nỗi nhớ. Tàu ra Huế, tàu vô Đà Nẳng. Nam Ô. Liên Chiểu. Cầu Hai. Nước Ngọt. Ga lớn. Ga xép. Sân ga. Vẫn tiếng máy tàu xình xịch, vẫn khói tàu phun cao hào sảng rộn ràng và tiếng người gặp gỡ chia lìa, ân cần lưu luyến.

Rất nhiều năm sau, vào những ngày mưa trên Tiền Giang hay bên dòng kinh vùng cuối Việt, gã lính sông biển giang hồ vẫn thường bâng khuâng nhớ về mùa mưa thời mới lớn với từng cơn bão rớt qua phố vịnh quê nhà. Gió khơi xa về vần vũ thét gào làm cánh rừng dương quanh bờ vịnh run rẩy rạp mình. Vùng nước bình yên cuối dòng sướt mướt mưa nguồn chợt cuồn cuộn sóng trào như đại dương cuồng nộ ngoài kia

Dưới trần mây xám sũng nước, bầy học trò con trai tơi nón đạp xe đi coi nước lụt. Trên khoảng đường dọc bờ sông Hàn từ Bến Mía về phía cổ viện Chàm, có lẽ hình ảnh sinh động duy nhất là dáng bầy học trò gò lưng trong gió ngược. Những chiếc áo mưa trùm đầu, gió bọc căng phồng, nối đuôi nhau như đoàn người lưng gù lặng lẽ hành hương mặc cho cơn lũ giận dữ tuôn trào. Đỉnh tháp chuông nhà thờ Con Gà thoắt biến thoắt hiện trong nền mây hung hãn, trông như một cánh buồm trên đại dương giông bão.

Bầy học trò hăng hái đạp xe qua đoạn đường trũng từ ngã ba Chợ Mới đến gần cầu Trịnh Minh Thế. Một phần vòng xe ngập nước theo đà quay chẻ tuông tung tóe làm sũng ướt từng trận cười vô tư. Cả bọn tụ tập trước cổng nhà cô giáo dạy Pháp Văn, chờ được dịp đẩy chiếc xuồng nhỏ từ sân ra đến bờ đường cao để cô giáo khỏi ướt chân. Trường PCT của hắn đã tạm đóng cửa mấy hôm để làm nơi tạm trú cho nạn nhân lũ lụt từ những quận lỵ vùng núi miệt Tiên Phước, Quế Sơn. Cô ra vào lo lắng, dõi mắt nhìn về phía cây cầu đang oằn mình chịu đựng sức nước từ núi rừng cao đổ xuống. Giữa làn nước đục cuồn cuộn sóng trào và trần mây sa thấp xỉn, chiếc cầu sắt đen trông mỏng manh đến tội nghiệp. Xác những mái tranh nghèo, bụi chuối tàng lá còn xanh, bị bứng gốc khỏi mảnh đất quê, trôi nổi rã rời trên giòng nước lũ.

Những cậu học trò quay xe, đạp dọc theo bờ sông xuôi về lại phố. Những chiếc lưng đầm mưa cúi rạp trên thành xe, nương theo đường gió rít điên cuồng trên tàng cây bạc hà lúc qua Trẹm. Dải đất bồi cuối thành phố giờ đây như hải đảo sóng cuộn quanh bờ. Con đường cát mòn ngấm đẫm mưa dầm, dẫn bầy học trò len lỏi qua xóm Thanh Bồ, rồi dừng túm lại sửng sờ trước khu rừng dương ủ ê gảy đổ, nằm rạp mình bi thương dưới trận gió bảo cuồng quay. Mây đen cuồn cuộn phủ kín vùng trời vịnh biển, chỉ chừa khoảng sáng nhỏ phía cửa chân trời tiếp giáp với đại dương. Từng đợt sóng bạc đầu tung trào hung hãn. Sóng thét gào đổ ầm vào bờ mà giờ đây chỉ còn là rẻo cát xám gầy guộc. Liếp cát chắn quá mong manh cho cánh rừng dương chừng như đang phải liếm láp vị mặn của biển sau mỗi cơn sóng trào.

Trên đường trở về nhà, đạp xe qua ngã Cầu Vồng, cậu học trò một mình thả dốc về phía Ga. Hắn tần ngần vòng xe trước con hẻm ướt mưa. Tim đập rộn ràng khi hắn nhìn thấy bóng dáng mái tóc dài thấp thoáng sau khung cửa màu xanh. Mái hiên nhà cô học trò e ấp dưới giàn bông giấy đang chờ mùa hoa tới, vầng lá xanh rì đầm đìa giọt trời theo cơn bảo rớt qua thành phố. Hắn đạp xe đi, mắt còn ngoái chờ một tia ngẩng nhìn và lòng thì vẫn nhủ thầm.

Lúc đạp xe qua ngã ba Cây Quăng, đứng nhìn cống nước cuồn cuộn chảy, hắn mường tượng tới lúc mái tóc ngẩng nhìn lên. Hắn ngần ngừ tiếc rẻ không còn đứng đó vì lúc này cô học trò có lẽ chỉ còn nhìn thấy mưa trôi giạt bên ngoài khung kính.

Phan Thái Yên

Mục Lục


5. Mưa Chiều Singapore


Nguyễn Quý Đại


Từ Munich chúng tôi bay đến Changi International Airport Singapore mất 14 tiếng vì phải đổi chuyến bay ở Doha lúc 10 giờ sáng, phiếu nhập cảnh (phải ghi rõ điạ chỉ Hotel ở Singapore nếu không có thì không được vào), khi nhận hành lý quan thuế kiểm soát rất nhanh. Chúng tôi thu gọn áo lạnh cho vào vali và đợi cậu mợ chuyến bay 12 giờ từ Houston đến. Ngồi uống cafe, hồi tưởng 35 năm trước tôi đã ở Singapore 3 tháng, từng đi làm kiếm tiền tại phi trường nầy. Thời đó tôi thoát khỏi Việt Nam trên con thuyền bé nhỏ lênh đênh trên biển mênh mông, sóng to gió lớn? may mắn được tàu Cap Anamur vớt đưa vào trại tỵ nạn chuyển tiếp ở 25 Hawkins Road Sembawang S?pore 2775 gần Marsiling là một làng nhỏ xa trung tâm thành phố. Hằng ngày Văn Phòng Cao Ủy Tỵ Nạn phát cho mỗi đầu người 2.S$ (Singapore Dollar /S$), một nhóm nấu ăn chung đủ sống, tôi còn chút ít vàng của bà xã cho mang theo bán mua quần áo, giày dép chuẩn bị đi định cư ở Đức.

Dù luật ở Singapore cấm người Việt tỵ nạn đi làm, nhưng ngồi trong trại buồn chán, muốn mua thêm chút hành lý mang theo trước khi đi định cư. Buổi sáng 5 giờ tôi canh chừng cảnh sát chui rào theo nhóm người từng đi làm núp trong bụi cây rậm bên đường, họ đã hẹn từ ngày trước chờ xe tới đón đi làm ở phi trường, công việc dọn dẹp ván, cây gỗ, vác gạch lót nền nhà, mồ hôi đổ để kiếm chút tiền, mỗi ngày ông chủ ?Tàu lùn? bóc lột trả chỉ 10.S$ (ăn trưa hết 2.S$) chỉ bằng 1/3 lương của người lao động điạ phương.

Thời gian 35 năm trôi qua bây giờ mình là một du khách, chuyến bay từ Mỹ qúa cảnh Đài Loan tới đúng giờ, chúng tôi vui mừng gặp cậu mợ bắt đầu cuộc hành trình 3 tháng từ Singapore - Kuala Lumpur - Úc (Adelaide, Melbourne, Sydney) Myanamr (Yangon, Mandalay) Phuket, Island Phiphi, Bangkok, Siem Reap (Angkor Wat, Angkor Thom), Phnom Penh? tránh được mùa đông giá lạnh ở Munich. Buổi trưa ở Singapore trời nóng 30 độ C, chúng tôi đến phòng Infomation mua bản đồ hướng dẫn, ticket đi tàu điện, xe bus. Từ Terminal 3 về trung tâm thành phố có hệ thống tàu điện ngầm được gọi MRT (Mass Rapid Transport, tiếng Đức gọi U Bahn), Có 5 tuyến đường mỗi tuyến có màu khác nhau, du khách đi

MRT có thể đến tất cả các điểm du lịch ở Singapore, hằng ngày có hơn 2 triệu lượt từ 6h sáng đến 23h đêm. Từ sân bay đến MRT, có mũi tên chỉ dẫn có ký hiệu Skytrain toT2 để đi tàu điện miễn phí từ Ga 1 sang Ga 2 (nơi có tàu điện đi vào trung tâm thành phố). Sau đó, từ Ga 2 đi theo bảng chỉ dẫn Train to City để đi xuống tầng hầm đi vào thành phố. Nhớ xem bản đồ hướng dẫn đi MRT để đến nơi nào mình muốn, có xe bus công cộng và hệ thống giao thông tàu hỏa là SBS Transit (chú ý các phương tiện giao thông công cộng đều cấm ăn uống, hút thuốc xả rác, không được mang theo các vật liệu dễ cháy gas, vi phạm sẽ bị phạt 500 S$.

"Singapore is a fine city"?

Sau 35 năm tôi trở lại Singapore được nhìn thấy sự phát triển ngoài trí tưởng tượng của mình, tàu MRT màu đỏ đi từ Mariana South Pier đi đến Jurong East và ngược lại, đi qua Sembawang. Woodlands, Marsiling nơi gần trại tạm cư ngày xưa nay không còn những khu nhà gỗ. Nơi nầy xây nhiều chung cư, cao ốc sang trọng kiến trúc đẹp lộng lẫy, phố xá sầm uất... Singapore ngày nay là một trong các trung tâm thương mại lớn của thế giới, là trung tâm tài chính đứng thứ tư và một trong năm hải cảng nhiều tàu thuyền quốc tế đến tấp nập. Nền kinh tế đa dạng: kỹ nghệ, thương mại... Singapore là đảo nhỏ không có tài nguyên, nguyên liệu đều phải nhập từ bên ngoài. Đất canh tác ít chỉ trồng cao su, dừa, rau và cây ăn trái, nông nghiệp không phát triển, hàng năm phải nhập cảng lương thực. Singapore chỉ có ít than, chì, nham thạch, đất sét, nước uống có đường ống dẫn từ Mã Lai, sông và kinh rạch ở Singapore bị ô nhiễm vì xăng dầu.

Singapore (Republic of Singapore)

Theo thể chế cộng hòa nghị viện đa đảng, có chính phủ nghị viện theo hệ thống Westminster (ảnh hưởng thời thuộc địa Anh). Đảng Hành Động Nhân dân (Peoplés Action Party) giành chiến thắng trong tất cả các cuộc bầu cử kể từ khi Singapore tự trị vào năm 1959, có các đảng đối lập không có ảnh hưởng đáng kể đến hệ thống chính trị, là một quốc gia đa dạng và non trẻ, với nhiều ngôn ngữ, tôn giáo, và văn hóa. Diện tích 718,3 km² dân số trên 5.5 triệu, mật độ trung bình 7654/km² 77% người Hoa; 13,8% Mã Lai; 9% là Ấn độ và Parkistanern.

Singapore là một quốc gia đa chủng tộc, ảnh hưởng văn hóa của Đông phương và Tây phương. Những tôn giáo tại đảo quốc cùng hài hoà, góp phần xây dựng chung sống hoà bình trong đời sống xã hội. Phật giáo (Budhismus): 33% hầu hết tín đồ Phật giáo tại Singapore là người Hoa (ngày rằm các chùa thường đãi các món ăn chay); 15% theo Hồi Giáo/Islam; 18% theo Thiên Chúa Giáo, /Christum-römischkatholisch; 11% Đạo Lão/Taoismus; 5,1% Ấn Độ Giáo/Hinduimus và 17% những người không theo tôn giáo. Các tôn giáo sống trong đoàn kết và hòa hợp, người Singapore tự tin về đất nước, về tương lai của họ. Bốn ngôn ngữ chính thức là tiếng Anh, tiếng Mã Lai, tiếng Hoa và tiếng Tamil,

Giáo dục các cấp tiểu học (bắt buộc mọi người phải học hết tiểu học), trung học, và đại học hầu hết được chính phủ hỗ trợ không phải đóng học phí, tiếng Anh là ngôn ngữ giảng dạy trong toàn bộ các trường học công. Còn có 11 trường trung học quốc tế, nhiều đại học công và tư thục. National University of Singapore (NUS) được xếp đứng hạng thứ 20 các đại học nổi tiếng thế giới.

Từ thời Singapore độc lập (1959) trải qua các đời thủ tướng: Lee Kuan Yew (1959-1990) Goh Chok Tong (1990-2004) từ 2004 là Lee Hsien Loong/ Lý Hiển Long (con trai của cố thủ tướng Lý Quang Diệu/ Lee Kuan Yew). Thuộc đảng Hành Động Nhân dân cầm quyền. Nhiều người phê bình hệ thống chính trị Singapore còn ?độc tài?? Nhưng ít tham nhũng cũng như tỷ lệ tội phạm thấp nhất thế giới.

Singapore là một trong năm thành viên sáng lập của Hiệp Hội Các Quốc Gia Đông Nam Á (ASEAN), Diễn đàn Hợp Tác Kinh Tế Châu Á - Thái Bình Dương/ Asia-Pacific Economic Cooperation, (viết tắt là APEC). Là một thành viên của Hội Nghị Cấp Cao Đông Á, Phong Trào Không Liên Kết, (East Asia Summit, Non-Aligned Movement), và Thịnh Vượng Chung Các Quốc Gia (Commonwealth of Nations). Sự phát triển nhanh chóng của Singapore tạo cho quốc gia này có ảnh hưởng đáng kể trên thế giới, một số nhà phân tích nhận định Singapore là một quốc gia nhỏ bé giàu mạnh ?Cost of living? được công nhận là một trong 4 con hổ ở Á Châu, Singapore có lợi tức thu nhập quân bình mỗi đầu người trên 51.000 USD. Là một trong những thành phố có chi phí cao, được xếp thứ ba trên thế giới. Theo đánh giá của các tổ chức như Ngân Hàng Thế Giới và Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế. Singapore được xếp hạng cao về các chỉ số "tự do kinh tế". Về an sinh xã hội Singapore không có khoản trợ cấp xã hội cho người nghèo như ở Đức, Âu Châu là những quốc gia có nền kinh tế phát triển. Nhưng hàng năm Singapore trợ cấp xã hội khoảng 7 tỷ USD y tế cho người cao tuổi. 450.000 người từ 65 tuổi trở lên hưởng bảo hiểm y tế, mặc dù đất nước rất giàu nhưng không lấp hết lỗ hổng nghèo đói. Cuộc đời không có gì tuyệt đối thiên đường và địa ngục luôn cận kề trong đời sống của con người.

Du lịch Singapore

Hàng năm có hơn 11 triệu du khách đến Singapore, du khách có thể mua ticket EZ-link card, mỗi ngày khoảng 8.S$ (hối xuất 1? #1,53S$, 1.USD # 1,35 S$). Phải trả 10. S$ tiền cọc, xử dụng hết những ngày ở đó phải trả lại trước 18 giờ ở các quầy đã mua để lấy lại 10. S$. Taxi ở Singapore rất nhiều (28.000 Taxis), phần lớn xe loại nhỏ, giá cước là 2,4.S$ cho 1 km, khi đón xe ngoài đường phải chú ý Taxi có đèn đỏ đã có khách và rất đắt trong giờ cao điểm, ban đêm tính thêm 50%. Xe bus cũng nhiều tuyến nếu không có ticket mua trước phải trả 2.S$ ở cửa trước do tài xế bán. Vì mật độ dân số cao, số lượng xe hơi tư nhân trên đường bị hạn chế vì sợ ô nhiễm và tắc nghẽn. Singapore có hệ thống đường bộ dài tổng cộng 3.356 km trong đó có 161 km là xa lộ (Expressway), cũng là một trung tâm vận tải thương mại quốc tế lớn ở Châu Á phục vụ các tuyến đường biển và trung tâm tàu tiếp nhiên liệu lớn nhất thế giới.

Đường phố cho người đi bộ ở các nước Châu Á hẹp, nhiều người bày bán hàng rong, đôi khi đường không bằng phẳng, kéo hành lý rất khó. Nên chọn Hotel gần trạm MRT hay xe bus. Ngay tại phi trường có các shuttle bus đưa đón du khách về tới Hotel rất tiện, mỗi người trả chỉ 9.S$. Chúng tôi về tới Hotel thì trời đổ mưa, mưa nặng hạt, mưa rơi trắng xóa làm không khi trở nên mát mẻ, dễ chịu hơn.

Mưa chiều Singapore gợi cho tôi nhớ lại kỷ niệm, những ngày ở trên tàu Cap Anamur, đông người nóng nực ở dưới hầm tàu, chờ Cao Uỷ Tỵ Nạn làm thủ tục chính phủ Singapore cho phép người tỵ nạn vào đất liền, tạm dung để đi định cư nước thứ ba. Hôm đó trời cũng mưa rơi, chúng tôi cũng rơi lệ vì vui mừng thật sự đến được bến bờ tự do. Người tỵ nạn VN không bao giờ quên ơn tiến sĩ Rupert Neudeck là người khởi xướng kêu gọi lòng nhân đạo của nhân dân Đức cũng như thế giới mở vòng tay nhân ái cứu giúp người vượt biển đi tìm tự do, để con tàu Cap Anamur ra khơi ...

Mưa chiều kéo dài 1 tiếng thì chấm dứt, đường phố lại tấp nập người đi, chúng tôi ở gần trạm Aljunied đến Esplanade mua ticket cho 3 ngày, đến Downtown đổi xe đi Chinatown ăn tối, nơi nào có đông cộng đồng người Hoa thì nơi đó ồn ào, tấp nập, các cửa tiệm treo bán thịt heo quay, vịt quay bốc mùi thơm hấp dẫn khách qua đường, Đồ ăn, thức uống ở nơi nầy rất nhiều và hợp khẩu vị ở những quán ăn nhanh, giá rẻ tùy theo người chọn từ 5 đến 10.S$. Bier thì rất đắt một chai 0,5l

phải trả 8.S$. Chinatown là một trong số ít những địa điểm ở Singapore còn lưu giữ nét lịch sử và văn hóa riêng,

Về đêm Singapore lấp lánh ánh đèn màu, chúng tôi đi dạo qua những còn đường xưa, đến nơi có tượng Ngư Sư Merlion đặt tại cửa sông Singapore, đối diện với khu Elizabeth Walk, gọi là Công viên Merlion, "Tượng Merlion được đặt tại đây như là một biểu tượng chào đón tất cả các du khách đến Singapore". Merlion lớn và nhỏ phun nước suốt ngày đêm. Theo tài liệu Merlion lần đầu tiên được xây năm 1964 của ông Fraser Brunner, thành viên của Ủy ban Lưu niệm và là người quản lý bể cá Van Kleef. Tượng cao 8,6m và nặng 70 tấn bằng xi măng, hình con thú đầu sư tử, mình cá đang cưỡi trên ngọn sóng. Ngư Sư Merlion là biểu tượng của đảo quốc Singapore, nhiều nơi ở công viên, bến cảng đều có những tượng lớn nhỏ khác nhau và Singapore được mệnh danh là 'thành phố Sư tử ?

Đến Harbourfront, mua Skypass 33.S$ đứng trên đỉnh Faber (Mountain Faber), nơi cao nhất Singapore có Cable Car sang đảo Sentosa là điểm du lịch lý tưởng hòn đảo thiên nhiên, xanh tươi hoa lá có khu vui chơi giải trí, với 2500 sinh vật biển thuộc 250 loài, còn có viện bảo tàng, khu chơi thể thao, đi bộ, đi xe đạp, cây cối sum sê, những khu vườn được cắt tỉa nghệ thuật rất đẹp mắt. Gần Sentosa, các đảo St John?s và Kusu bãi biển đầy cát có thể bơi lội thỏa mái.

Đảo jurong có vườn chim jurong rộng 20 ha là công viên chim lớn đẹp, với hơn 9.000 con chim, hơn 600 loài. Nhiều loài chim quý hiếm đến từ vùng Đông Nam Á, Phi châu và Nam Mỹ... Chuồng chim Waterfall là nơi được du khách yêu thích nhất, có 1.500 loài chim từ Phi Châu, các loài hồng hạc, két đuôi dài Nam Mỹ, chim mỏ sừng, két có mào của Úc, và cả loài diều hâu?

Singapore Flyer cao 165m, các nhà đầu tư Đức bỏ ra 135 triệu EUR. (London Eye ở bờ sông Thamse cao nhất Âu Châu chỉ 135 m) Đi trên Flyer nhìn toàn cảnh Singapor với những tòa nhà chọc trời, giá ticket là 29,50 S$ cho một lần đi quay trong 37 phút. Ăn tối ở Seafood Paradise có nhiều hải sản tươi tha hồ mà chọn lựa. Đến khu vực đường phố New York với nhiều hàng quán cà phê ven đường...Khu Ai Cập cổ xưa những bức tượng cổ cao lớn cùng kiến trúc xây dựng theo mô hình kim tự tháp như ở Cairo. Singapore cũng là trung tâm du lịch và mua sắm với nhiều mặt hàng miễn thuế, thu hút du khách mua sắm

như: Orchard plaza, Meridien Shopping Centre, Orchard plaza, China Town, Mustafa plaza và trung tâm Vivo City

Đến khu tiểu Ấn/Little India thể hiện rõ ràng văn hóa Ấn Độ. Được gọi là "trái tim của Little India", từ xa ngửi được mùi cà ry, trung tâm Tekka bán vàng nữ trang đủ loại đẹp mắt, quần áo, vải lụa, các hàng lưu niệm, trái cây, hoa tươi được kết thành tràng hoa rất đẹp để cúng đền và chùa? đủ các loại thực phẩm đặt sản của Ấn. Dọc đường Serangoon có ngôi đền Sri Veeramakaliamman thờ vị thần Kali của đạo hindu, là ngôi đền cổ xây năm 1881.

Những con đường phố Geylang gọi là lorong, có nhiều cửa hàng ăn, mở từ chiều đến khuya, còn bán nhiều trái cây: sầu riêng (durian) măng cụt (mangosteen) uống trà Tàu (herbal Chinese tea), muốn ăn ?gà móng đỏ? thì đến khu phố đèn đỏ gà nhập từ TháỉGeylang và Chinatown còn nổi tiếng với món cháo ếch với gừng, hành và ớt, cua rang tiêu hoặc ớt (chili/pepper crabs), món ăn đặt sản của đảo quốc bé nhỏ nầy.

Đến Casino Hotel Marina Bay Sand ở trung tâm vịnh Marina, Casino chỉ giành cho du khách phải mang theo Passport, cấm người bản xứ vào, nếu ai vào phải trả 100.S$. Bên trong rộng lớn hai tầng đủ các loại máy như ở Las Vegas, đông khách phần lớn là đàn bà chơi bài, đàn ông bấm máỷCasino nầy thu hút nhiều người nhờ Hotel có 2500 phòng, cao 191m ở trên có hồ bơi, nổi tiếng nhất ở Singapore biểu tượng tòa nhà đở con thuyền vươn ra khơi nằm lơ lửng trên tầng cao nhất của Hotel, có những cây dừa và vườn cây xanh tạo bóng mát giữa trời, mà còn có một hàng rào sắt và kính trong suốt xung quanh, nên du khách có thể bơi thả hồn theo mây nước. Nơi đây đủ tiện nghi còn có: Sân golf, tennis, hồ bơi, phòng thể dục, massagẻDu khách ở trên hotel nhìn xuống vịnh Marina, trung tâm Singapore thật hữu tình, nhưng số tiền phải trả cho 1 đêm từ 400.S$. Du khách đánh bài ở Casino có thể mua ticket lên xem phong cảnh.

Người ta chỉ chúng tôi nên đến Golden Mile là khu ăn uống giá rẻ ở Singapore có bán các món ăn ngon. Maxwell là khu ăn uống giá rẻ nổi tiếng bậc nhất ở Singapore. Đây chính là nơi tập trung của hàng trăm quầy thức ăn ngon, phong tục ăn uống khi ăn cơm, không được đặt đũa lên trên chén hoặc lên đĩa thức ăn.

Đối với những người làm việc trong lĩnh vực hàng hải, khi ăn họ không lật ngửa con cá, bởi vì việc đó đồng nghĩa với việc lật thuyền. Thật ra chúng tôi không nặng phần ăn uống, nơi nào thuận tiện thì đến, ăn nhiều ít đắt rẻ tuỳ theo sở thích của mỗi người, đã đi chơi thì chấp nhận tốn kém, chúng ta sống đi làm nhiều hơn đi du lịch, về hưu có thì giờ và sức khoẻ thì nên đi, có tiền không có sức khoẻ khó có thể chống gậy đi chơi được!

Người nào yêu thích hoa lan nên đến vườn Lan Quốc gia (National Orchid Garden) nằm trong vườn bách thảo (Singapore Botanic Gardens) đây là nơi phát triển của 60.000 cây lan bao gồm 1000 loài lan tự nhiên và 3000 loài lai tạo trong một khu vực 3 ha, trồng lan chia làm 4 mùa: khu mùa xuân màu tươi sáng và sống động của màu vàng, kem. Khu mùa hè là màu đỏ và hồng ấm áp, khu mùa thu, mùa đông lan trắng và xanh mát?

Phương tiện đi chơi tự túc ở Singapore thuận lợi, không cần người hướng dẫn, nên xem tài liệu trên Internet, chọn lựa nơi nào mình thích có thể mua các ticket Singapur Sightseeing, Hop-On-Hop-Off-Tour (27.S$), City Tour of Singapore (29.S$).

Người Việt ở Singapore

Đến các khu buôn bán, ăn uống sẽ gặp nhiều người Việt, làm việc theo hợp đồng lao động, kết hôn với người Singapore hay là du khách từ VN. Ăn trưa ở Kallang chúng tôi được các cô bồi là người Việt phục vụ nhanh, vui vẻ, riêng cô giới thiệu bán Tiger beer làm việc tà tà cho hãng bier ăn lương mỗi giờ 8.S$, Cô có thì giờ nói chuyện với chúng tôi về đời sống người Việt đi làm tại đây. Cô lập gia đình với người Singapore được 2 con đời sống ổn định, làm việc để dành tiền về già trở về miền Tây sống dưỡng già, nghịch lý người trong nước muốn đến Singapore còn người ở đó thì mong ước trở về. Thuế thu nhập ở đây tương đối thấp, chỉ vài phần trăm cho một năm. Nếu người định cư dài hạn (Permanent Residence- PR) thì phải đóng khoảng 15% vào một quỹ gọi

là Central Provident Fund - CPF. Quỹ này chỉ được dùng khi mua nhà hoặc chữa bệnh hay về già. Khi nào rời Singapore thì có thể rút tiền từ quỹ này.

Đời sống ở Singapore cao nên hấp dẫn người Việt đi lao động, qua các Cty môi giới, may mắn gặp chỗ tốt thì có việc làm lãnh lương đủ sống trả nợ, người lao động được nhận một thẻ lao động (Employment Pass hay EP) do chính phủ cấp và được bảo lãnh bởi chủ lao động. Thẻ thường có thời hạn một đến hai năm, nhưng nếu người đang làm việc thì gia hạn dễ dàng hơn. Những công ty môi giới không tốt thì thường lấy phần trăm hoa hồng nhiều ?Ngồi mát ăn bát vàng? bằng cách ký hợp đồng rất cao với chủ và trả lương cho người làm thấp. Cũng có trường hợp bị lừa bên Việt Nam họ phải đi vay nợ, cầm sổ đỏ, tiền nợ từ 7 ngàn USD, sang tới nơi không có chỗ làm, phải trốn ở lại đi làm chui mỗi giờ chủ trả 2.S$ làm sao đủ sống tiền ăn, tiền mướn nhà, tiền phải trả nợ cho ngân hàng ở VN! Từ chỗ sa cơ, lỡ vận nhiều cô phải bán mình làm nàng Kiều lưu lạc xứ người! Thương thay số phận những người đàn bà kém may mắn. Tôi cũng thấy ở góc đường một thanh niên bán thuốc lá lậu và một anh khác ngồi hút thuốc bên hè hỏi chúng tôi có hút thuốc không? Chúng tôi không hút nhưng biết anh là người VN nên đứng lại thăm hỏi đời sống công việc ở xứ người. Chúng tôi tiếp tục sang bên đường có các cô trẻ đẹp kéo tay mời ? không thấy cảnh sát, nhưng khi vào quán mua nước thì bị 2 nam, 2 nữ mặc thường phục, đến hỏi Passport. Hẳn nhiên chúng tôi yêu cầu họ trình thẻ là cơ quan công lực, và hỏi lý do tại sao xem giấy tờ du khách từ Đức - Mỹ có nhập cảng từ phi trường? Họ vui vẽ đáp ứng yêu cầu, trả lời lịch sự vì an ninh khu vực nên kiểm tra, nhưng thấy tôi có Reisepass (Passport Đức) họ cám ơn và không cần xem. Ngày xưa chỉ có một cái card của Cao Uỷ Tỵ Nạn UNHCR (indochinese Displaced persons Registration Card) cấp đi nhiều nơi ở Singapore không bị hỏi, 35 năm sau bị hỏi giấy. Tôi suy ngẫm lại mới hiểu rằng ngày nay Singapore có nhiều người Việt ở bất hợp pháp, như bán thuốc lá, gái đứng đường, nhóm người lợi dụng du lịch vào Shooping ăn cắp? 41 năm Việt Nam hòa bình thống nhất, nhưng Xã Hội Chủ Nghiã đã ?trồng? lên lớp người Việt ?xấu xí?! Làm mất danh dự cho cả dân tộc Việt Nam. Chúng tôi đi du lịch đến nhiều quốc gia đều gặp người Việt (xuất cảng lao động) đi làm thuê làm mướn... thật đáng buồn hơn bao giờ hết. Những năm đầu Singapore giành độc lập cố thủ tướng Lý Quang Diệu ?mơ ước Singapore được như Sài Gòn?, ngày nay Singapore văn minh hơn Việt Nam! Bỏ lại phía sau nỗi buồn dân tộc, giã từ Singapore chúng tôi đi Kuala Lumpur...



Tài liệu tham khảo

Insight guides Singapore http://niedblog.de/singapur-sehenswuerdigkeiten-paare/

11 Trường trung học quốc tế

Dover Court Preparatory School

French School of Singapore

German European School Singapore

Overseas Family School

Singapore American School

Singapore International School

Swiss School Association Singapore ? Schweizer Schule Singapur

Tanglin Trust School ? basiert auf dem britischen System

The Australian International School Singapore

The Canadian International School Singapore

United World College of South East Asia

Đại học

National University of Singapore (NUS)

Nanyang Technological University (NTU)

Nanyang Technological Institute (NTI)

National Institute of Education (NIE)
Singapore Management University (SMU)

Nguyễn Quý Đại


Mục Lục


6. Phải Chi ...


Hai Hùng SG


Sáng tinh mơ khi những hạt sương khuya còn đọng lại trên cành cây kẽ lá, vài cánh vạc ăn đêm vội vã quay về trước khi trời sáng, xóm làng thật yên tĩnh như mặt nước hồ thu không gợn sóng, cảnh vật êm đềm và nên thơ này ai nhìn vào cũng tưởng rằng đây là nơi bình yên lặng gió, nhưng họ đâu có ngờ chính nơi đây đang có những đợt sóng ngầm hoành hành, nó đã cuốn đi bao gia đình êm ấm một thời, nó nhấn chìm nhiều tài sản của họ và nhất là nó cướp đi sự hồn nhiên, chân chất của những con người nơi đây, nó như dòng thác lũ trên nguồn đỗ về khó lòng ngăn lại được...
***
Từ lúc xóm làng nơi đây mọc ra một tiệm cầm đồ với cái bảng hiệu họ trương lên, khi nhìn vào bảng hiệu này mọi người tưởng bao nhiêu yêu thương của chủ tiệm dành cho khách hàng nằm trong đó, tiệm cầm đồ mang tên " Nhân ái" do một tay anh chị trên tỉnh dạt về tá túc và làm ăn, cũng là lúc nhiều thói hư tật xấu bắt đầu thấm thấu vào lối sống của dân làng nơi này, " Tám Cầu cảng" tên của gã chủ tiệm cầm đồ, tuy mặt mày không bậm trợn như những tay giang hồ thứ thiệt khác, không xâm mình, không lớn tiếng hù dọa ai, thậm chí gã ăn nói trơn tru,theo cách nói đại khái của dân gian ví rằng khi hắn mở miệng nói điều gì với ai, cho dù là người khó tánh cách mấy cũng phải xiêu lòng đến mức độ khiến cho
" Kiến trong hang cũng phải bò ra", vì vậy hắn chẳng cần nuôi đám đàn em trong nhà để đi đòi và thanh toán những con nợ cố tình dây dưa chậm trả như những tiệm cầm đồ khác.
***
Quán nước của chú Hai già cũng như mọi ngày, cứ sáng sớm thì người trong xóm hay gặp nhau nơi đây, họ tán gẫu chuyện trên trời dưới đất, chuyện đông chuyện tây , chuyện nam chuyện bắc đều được đem ra luận bàn, thậm chí chuyện mê tín dị đoan xưa nay chưa từng thấy bà con nói tới, vậy mà bây giờ họ bàn bạc về phong thủy, về cúng bái kiểu đồng bóng lạ lẫm vô cùng, cũng nhờ vậy mới có một số người nương theo sống nhờ vào những chuyện này, sáng nọ tôi cùng thằng Đàng lần mò vào quán chú Hai uống cà phê, tôi không phải người sống ở đây, Hè đến được rảnh rang vì không phải đứng lớp "gỏ đầu trẻ" nên tôi theo Đàng về quê thăm nhà của nó, nó muốn tôi về để thưởng thức gió mát của đồng nội, để tận mắt thây cái mênh mông của những cánh đồng cò bay thẳng cánh, với những thức ăn ngon, và nhất là sẽ được sống trong cái tình người đúng nghĩa của xóm làng ở đây, bởi họ có cái lối sống rất khác với cách sống của phần đông người dân nơi phố thị.

Trời càng về sáng quán chú Hai càng đông khách, mấy cái bàn trong quán đông nghẹt người, chú Hai phải kê thêm vài cái bàn ngoài sân cạnh con lộ trải đá đỏ, mỗi lần có chiếc xe nào chạy qua bụi đường tung bay trong gió, khách phải giơ hai bàn tay bụm miệng ly và phê lại cho bụi khỏi bay vào, nhưng mũi thì vẫn hít thở cái đám bụi ấy vào buồng phổi mà chẳng thấy ai than phiền bao giờ, tôi tự hỏi:

" Quán cà phê chú Hai chắc ngon lắm đây , chắc là nhất hạng so với mấy quán quanh đây, vì thế nên phần lớn họ tụ tập lại để ăn uống nói cười rôm rả".

Vừa hớp một ngụm cà phê nóng vô miệng tôi mới thấy suy nghĩ của tôi khi nãy trật lất, vì hương vị cà phê của chú Hai bán còn thua nước (Gião) của mấy tiệm người Hoa ở Sài gòn, nếu như thế thì tại sao nó lôi cuốn khách đến quán chú Hai một cách bất thường như vậy, tôi bắt đầu chú ý và tự tìm câu giải đáp cho mình , đang tưởng tượng sẽ khám phá ra điều bí ẩn của quán chú Hai, rồi tự thỏa mãn với cách nhìn nhận của mình là quán chú Hai nhất định có chuyện gì đó bí mật thì thằng Đàng nó khều nhẹ tôi nó nói:

-Trong quán này có em nào Hoa hậu đâu mà ông trầm ngâm dữ vậy?.

Tôi giật mình vì nó ngắt ngang dòng suy nghĩ của tôi, tôi nói nhỏ với nó:

- Cái ông này, ông làm như tui "Tuổi Mùi" hay thả dê lắm hả, có trầm ngâm gì đâu, tui đang thắc mắc sao quán chú Hai đắc khách dữ thần vầy nè.

Đàng thản nhiên đáp:

-Ừ tại quán chú Hai là quán lâu đời nhất trong xóm, chú thím buôn bán thật thà nên mọi người mến thương và ủng hộ, có vậy mà ông cũng thắc mắc.

Nghe thằng Đàng giải thích tôi cũng gật gù ra vẻ đồng ý, chưa kịp trao đỗi thêm với nhau thì cái bàn sau lưng chúng tôi gồm những bà sồn sồn ngồi với nhau, một bà trong đám cất tiếng nói:

-Sao rồi chị Sáu, hôm nay có theo "Con Rùa" (27) nữa không, tui nghe bà Hai xóm trên bả nhờ thầy Tám Tiền bấm độn và cho số rồi, thầy Tám nói "chắc như đinh đóng cột", chiều nay chắc chắn con Rùa về nhập vô buổi xổ số của tỉnh mình đó, thầy còn nói thòng thêm, muốn chắc ăn thì Rùa lớn rùa nhỏ , rùa cha rùa con gì cũng hốt hết.

Nghe bà nọ nói oang oang trong quán, câu nói của bà đã tự khai họ đang bàn số đề, nghe họ công khai bàn tán cờ bạc khiến tôi thầm nghĩ:

"Hèn chi quán chú Hai đông nghẹt cũng phải, bởi mấy người có "máu đỏ đen" họ xúm lại thành từng nhóm để bàn đề, phải công nhận mấy bà này gan thiệt, đánh số đề là phạm pháp, thời nào mấy ông cảnh sát, công an cũng bắt bớ hết, vậy mà làm như họ có đóng "môn bài" cho việc này nên mới tự nhiên bàn bạc như chốn không người".

Bà Sáu nghe bà nọ kêu mình tiếp tục "Nuôi" con Rùa thì thiếu điều bà Sáu muốn nhảy dựng lên:

-Mèn ơi ! Hôm nay chị còn kêu tui nuôi con Rùa nữa hả, cả nửa tháng nay con rùa quỷ này nó ngốn của tui cả triệu đồng rồi chứ ít gì đâu, còn ông Tám Tiền nữa, ổng cho số "ba trợn" gần chết, mấy bà nghe ổng riết có ngày bán lúa giống luôn đó nghe.

Nghe bà Sáu nói kiểu "Phang ngang bổ củi" bà nọ tức mình cãi lại:

-Chị Sáu nói thầy Tám vậy sao được, hôm trước ổng cho bà số con Rồng (26) bà chộp đánh liền, chiều đó bà hốt bộn bạc luôn, bà khen ổng dữ dội, rồi hôm nay bà lại cho thầy là "ba trợn", ở đời có lúc vầy lúc khác, thần thánh cho bà trúng hoài ai chịu đời cho thấu với bà chứ, đúng không?.

Ông Chín Phàn , người ở sát vách nhà thằng Đàng, hay qua lại đối ẩm với ông Bảy Bó tía của thằng Đàng mỗi ngày, ông Chín có tính cộc cằn, khi có chuyện không vừa ý thì ông phản ứng liền, do tính khí như vậy nên lối xóm không gọi ông là Chín Phàn nữa, họ gán cho ông bằng biệt danh khác, Chín Trương Phi ( Đây là một nhân vật trong truyện Tam quốc chí diễn nghĩa, tính tình cương trực và nóng nảy), đang ngồi uống cà phê gần đó, nghe mấy bà bàn bạc đề đóm khiến ông bực mình ông nói chen vô:

-Nè cái con gì mới xúi con Sáu nhỏ vợ thằng Đực quánh đề dậy? Tao nói cho bây biết nha, chổ này quán anh Hai là nơi công cộng, bà con gặp nhau buổi sáng để tâm tình, phụ giúp bày vẽ cho nhau cách chăn nuôi và trồng trọt, bây có mê cờ bạc quá thì rủ cái hội tụi bây ra ngoài gốc me sau hè mặc sức mà bàn .

Dường như đã nư, ông Chín Phàn còn đế thêm một câu xanh dờn:

-Tao nói hôm nay là bữa cuối, bây còn tụ tập bàn đề trong quán là tao kêu mấy ông trên ấp xuống hốt tụi bây về trễn hết ráo, lúc đó bây đừng có ăn năn hay "ăn củ sắn" gì hết nghe.

Chú Hai nghe ông Chín Phàn "dợt" đám khách ruột của mình, chú lật đật bỏ cái vợt cà phê đang pha dang dở, chú đi nhanh đến chổ ông Chín đang ngồi, kéo cái ghế đẩu sề vô sát chổ ông Chín, chú Hai vừa ngồi xuống vừa vỗ nhẹ vai ông Chín chú Hai nói nhỏ:

-Ông Chín nói vậy phải rồi, nhưng ông Chín ơi, mấy bả chơi cho vui chứ đâu phải dân cờ bạc chuyên môn đâu, ông Chín làm mấy bả quá trời mấy bả bỏ quán tui đi chổ khác thì coi như "bể nồi cơm" tui rồi ông Chín.

Nghe Chú Hai nói chuyện phải quấy cho mình nghe, một chút suy tư rồi ông Chín nói:

-Ông Hai biết không, bà con trong ấp mình bây giờ không lo sản xuất chăm chỉ như hồi trước, tối ngày cứ lao đầu vô ba con số, hết vé số kiến thiết giờ quay ra đề đóm, con cái nheo nhóc, ruộng vườn bỏ thí, đồ đạc trong nhà cứ như có cẳng nó chạy vô tiệm cầm đồ của thằng "Tám cầu cảng" ráo trọi, vậy đó không nói không được.

Chú Hai chống chế thêm sau câu nói trên của ông Chín:

-Biết vậy rồi, bây giờ không cho họ ngồi đây bàn tán thì họ qua quán khác, nếu vậy trước tiên là quán tui ế chõng gọng luôn ông Chín ơi.

Hơi xiêu lòng khi nghe chú Hai phân tích như trên, ông Chín Phàn nhượng bộ:

-Thấy tức thì nói dậy thôi, tui biết chắc mấy bả đâu có ngán, tụi chủ đề thường thì tụi đó móc nối với mấy tay có thế lực để mần ăn, dẹp tụi này khó dàn trời chứ không dễ đâu ông Hai, nó giống như mấy con chằn tinh trong truyện cổ tích, chặt đầu này nó mọc đầu khác, nhiều khi nó hiện thêm ba đầu sáu tay ghê lắm ông ơi.

Chú Hai thở khì sau câu nói của ông Chín Phàn, chú rút gói thuốc "Samit" trong túi quần rồi dúi vào tay ông Chín, chú Hai phân bua:

-Ông Chín giữ gói thuốc hút chơi, loại này thơm ác ôn mà còn phê nữa, thuốc này mấy đứa ở biên giới Thái lan nó đem về tặng tui đó.

Ông Chín Phàn vừa ngạc nhiên vừa vui trong bụng, ông đáp:

-Có gì đâu mà ông Hai "lo lót" cho thằng già này, thôi tui làm một điếu cho ông vui thôi, bà con lối xóm ai nỡ lòng nào úp nồi cơm của ông, nhưng thiệt lòng tui ức vụ này lắm.

Hai ông già vừa uống trà vừa nói chuyện thời sự cho nhau nghe, họ tạm quên câu chuyện không vui vừa rồi, qua chuyện cự nự của ông Chín Phàn mấy bà cũng tỏ vẻ ngán ngán nên họ không còn nói oang oang như lúc nãy, không khí trong tiệm như lắng động lại nhường cho tiếng còi tàu ngoài sông cái kêu vọng đến, bổng dưng có một cô gái mặc bộ đồ bà ba chạy u vào quán, với gương mặt hớt hải cô gái chạy đến chổ bà Sáu đang ngồi, cô ta nói lớn:

-Bà Sáu, bà Sáu dìa gấp, chị Đẹp con bà Sáu uống thuốc rầy tự vận rồi kìa.

Nghe như có dòng điện chạm vào người khiến bà Sáu giật bắn người sau câu nói của cô gái, hốt hoảng không kịp hỏi han sự tình, bà Sáu đứng lên chạy tức tốc về nhà không kịp chào cái hội bàn đề của mình một tiếng, trong lúc gấp gáp bà Sáu vô tình làm đỗ ly cà phê văng trúng một bà ngồi bên cạnh, bà ta vừa giận vừa nỗi sùng trong bụng vì bà Sáu vô tình làm bộ đồ mới mặc lần đầu của mình bị nhuộm đen, bà buông ra một câu ngắn gọn dành cho bà Sáu:

-Đàn bà gì sớn sác quá trời.
***
Chôn cất con gái xong, bà Sáu như người mất hồn, nằm nhà mấy hôm rồi bà lại nhớ cái quán cà phê, nhớ mấy bà bạn trong cái hội bàn đề của mình nên sáng nọ bà lò mò đến quán chú Hai, vừa thấy mặt bà sáu mấy bà reo lên:

-Chị Sáu tới rồi.

Sau một hồi hỏi han tâm sự với nhau, một bà nói như trách móc:

-Chị Sáu thấy không, chị trách làm thầy Tám của tụi mình rồi, chị nhớ hôm vụ thầy cho số 27(Con rùa) hông dậy, bữa đó chị lu bu vụ sắp nhỏ ở nhà, tụi tui quyết định quánh con 27 và bao hết các lô luôn, chiều đó đài sổ ra y chang con số thầy Tám đã phán, thầy Tám linh ứng vô cùng chị Sáu ơi, bữa nào bà sắm lễ vật theo tụi tui đến tạ lỗi và sám hối với thầy đi.

Bà Sáu nghe mấy chị em đồng Hội đồng thuyền cho biết kết quả xổ số hôm nọ thì trong lòng lấy làm tiếc rẻ, chẳng phải bà không có lòng tin vào lời của thầy Tám, chẳng qua do từ lúc thầy cho số, bà thua nhiều hơn thắng nên lúc đang bực bội bà đã lỡ lời, tai vách mạch rừng câu nói đó đến tai thầy Tám, thầy chẳng phản ứng gì nhiều, thầy chỉ nhắn cho đám bạn của bà rằng thầy cấm tiệt bà Sáu được phép bén mảng đến cái am thờ của thầy lần nữa, bà Sáu thanh minh :

-Tui thua hoài quẩn trí quá mới nói vậy, chứ thật lòng tui quý Thầy Tám lắm, thôi hôm nào tui đến tạ lỗi với thầy...

Khi biết được nguyên do cô Đẹp tự nguyện chia tay với trần gian, tôi nói thằng Đàng:

-Mẹ ghiền số đề, con can gián không được nên quyên sinh, tội cho cô ta quá, không biết bà Sáu còn dây dưa với con ma đề đến khi nào nữa đây

Thằng Đàng đưa ra nhận xét:

-khi nào " Tây ăn Trầu" thì họ sẽ không chơi số đề nữa.
***
Đang ngồi ăn cơm trưa với bác Bảy Bó ở nhà sau, nồi canh chua cá lóc bay mùi thơm nức mũi, lâu lắm rồi tôi mới được ăn lại món canh này, thằng Đàng cùng tôi chan vào chén cho ngập nước canh, hai đứa tôi thi nhau húp rồn rột khiến bác Bảy bật cười, ông nói:

-Thấy hai đứa bây ăn kiểu này bác biết tụi con thèm lắm phải không, con cá lóc này ngon lắm đó, con Hai nhà Bác nó bắt được hôm qua, bây giờ cá ngoài thiên nhiên híếm hoi lắm, còn ba con cá nuôi trong ao hồ thịt bở rẹt ăn chán lắm.

Tôi góp lời:

-Dạ ngon lắm Bác Bảy, ở Thành phố tụi con ăn cơm quán bình dân họ nấu cho có chứ không ngon như nhà mình đâu.

Vừa ăn vừa trò chuyện, chúng tôi dự định báo cho bác Bảy chúng tôi sẽ trở lại thành phố sau cả chục ngày ăn cơm "khính" ở nhà bác Bảy. Bổng tiếng chân chạy rầm rập phía ngoài đường ven kinh trước nhà Bác Bảy, rồi tiếng la của ai đó vang lên :

-Trộm trộm bắt nó bà con ơi!

Thoáng thấy một bóng người chạy ngang qua, với đôi mắt thật tinh anh thằng Đàng la lên:

-Tía ơi, ai như thằng cu Đực ở xóm dưới mới chạy ngang, không lẽ thằng này ăn trộm hả tía.

Ông Bảy hững hờ nói:

-Ối bây giờ trộm cắp lềnh khênh bây ơi, đứa nào cũng không loại trừ, đó cũng tại ba cái đề đóm mới sanh ra trộm cắp, chưa đâu nghe bây, đám lóc nhóc bây giờ ghê lắm , tao nghe tụi nó hút hít bồ đà bồ điếc gì đó, hết tiền lên cơn ghiền rồi làm càn làm bướng.

Quả thật cặp mắt của thằng Đàng thật tinh anh ,tên trộm không ai khác là thằng Cu Đực, nó chẳng những ham mê đánh đề mà còn vướng vào hút hít, thấy mấy ông ấp xóm trói chặt tay nó ra phía sau dẫn giải về trụ sở ông Bảy lắc đầu rồi lên tiếng;

-Uổng công cha mẹ nuôi nấng lớn khôn, chưa báo đáp mà gây ra tội lỗi rồi, riết rồi tao muốn bán nhà dời tuốt vô trong bưng trong biền ở cho khỏi chướng tai gai mắt .

Thằng Đàng nghe Tía nói nó hết hồn liền can ngăn:

- Kệ nó Tía tội ai làm nấy chịu, mắc mớ gì tía dọn nhà, cờ bạc hoài thua hết vốn thì họ nghỉ thôi, tiền đâu chơi hoài.

Ông Bảy nói:

-Đâu có đơn giản vậy bây, nó thua nó sẽ "Chà đồ nhôm" hết rồi nó qua nhà hàng xóm lấy cắp, nhiều khi còn giết người cướp của nữa, thời buổi bây giờ ớn lắm, thôi mai bây dìa trễn lại đi, có gì tía biên thơ báo tin cho.

***
Gần nửa tháng trời ăn cơm "khính" nhà bác Bảy, cái ước muốn của thằng Đàng giúp cho tôi thấy được cách sống của người dân quê như diễn tả, vậy mà thực tế thật trớ trêu, làng xóm nơi quê nhà không còn bình yên như thuở nào, còn đâu cảnh gái trai hò hẹn giữa những đêm trăng sáng vằng vặc trên bầu trời, còn đâu tình nghĩa xóm làng giúp nhau lúc tối lửa tắt đèn, những gì tốt đẹp của ngày xưa đã lùi dần vào quá khứ khiến nó và tôi cứ ray rứt mãi trong lòng trên chuyến xe đò trở về nơi ồn ào vùng phố thị .

Vài tháng sau, tôi đang ngồi chấm bài trong phòng, thằng Đàng xô cửa vào, nó đưa lá thư của Bác Bảy gửi lên, tôi mở ra xem :

..... ngày .tháng năm..
Đàng con.
Như đã hứa , Tía viết thư này cho con Và Chú Tính bạn con được rõ.
Các con biết không, cái tệ nạn nó tràn lan ở quê mình như con và chú Tính đã biết, Bà Sáu sau khi con gái mất, không còn người khuyên bảo can gián nên bà càng lún thêm vào vũng bùn tội lỗi, bà bán sạch mọi thứ kể cả căn nhà và mấy công ruộng vườn, phần đề ăn, phần cái Tiệm cầm đồ của thằng Tám cầu cảng nó lấy phân lời ác nhơn thất đức khiến bà Sáu trắng tay, hiện bà sống lay lắt không nhà không cửa thật thương tâm,có hôm bà Sáu ghé vô xin cơm ăn, tía cho bà ăn bà khóc nức nở bà rất hối hận nhưng quá muộn màng, bà còn kể một chi tiết mà tía cho là thú vị nên tía kể lại cho con nè:

Có hôm bà Sáu chạm mặt ông Chín Phàn trên một quảng đường đê, bà than van về cuộc sống hiện tại nghèo nàn đói khổ, sau một hồi khuyên bảo ông chín Phàn nói thêm:

-Con Sáu nè, sự thể đã rồi bây giờ muốn làm lại từ đầu khó lắm, phải chi trước đây bây thức tĩnh sớm thì chồng bây đâu có ly dị , con Đẹp đâu có chết oan uổng, rồi tài sản đâu có chắp cánh bay đi, phải chi lúc trước bây bỏ ra một số tiền lớn, coi như tiền bây thua đề, bây đem số tiền đó dẫn cả nhà bây đi du lịch đâu đó, ở khách sạn cao cấp, ăn uống phủ phê một chuyến thì dù bây có mất số tiền lớn nhưng hạnh phúc gia đình bây được gắn bó hơn lên, bây cờ bạc làm chi để tiền không còn gia đình thì tan nát thử hỏi bây giờ bây có cam lòng hay không ?
Đàng ơi !
Nghe Bà Sáu kể lại lời khuyên của ông Chín Phàn tía cảm thấy rất đúng, vì cuộc sống con người hiện tại, với bao bề bộn lo toan nên người ta ít quan tâm đến người thân của mình, rồi cộng với những ham muốn của cá nhân khiến cho gia đình rơi vào bao nghịch cảnh như nhà bà Sáu ,còn nhiều cảnh đời éo le dưới quê mình tía không thể kể hết được, khi nào con với chú Tính về đây tía sẽ kể thêm.
Con giữ sức khỏe, nhớ đừng sa ngã như bà Sáu tía buồn lắm nghe con
Tía của con.
***
Bức thư của bác Bảy khi đọc xong tôi rất thán phục, vì một người nông dân như bác lại có cái suy nghĩ thật tuyệt vời để làm cho sợi dây thiêng liêng gắn bó các thành viên trong gia đình không bị đứt đoạn bởi những tệ nạn và ham muốn tầm thường trong mỗi con người trong cuộc sống hôm nay, bất chợt hình ảnh ông Chín Trương Phi hiện ra trong tâm trí tôi, giá mà dân tình nơi ấy chịu nghe lời can gián của ông chín Phàn thì cái xấu, cái ác sẽ không có chổ để dung thân.

Viết xong 07.04.2016


Hai Hùng SG


Mục Lục


IIỊ Hộp Thư Toà Soạn ___________________________________________________



Nguyệt San Giao Muà xin cám ơn những thân hữu đã dóng góp bài vở cho Nguyệt San Giao Muà số 169 . Một số bài khác sẽ được đăng dần vào số tới. Mong mỏi sẽ nhận được những sáng tác của các bạn bốn phương để cho Nguyệt San Giao Muà thêm phần hương sắc trong tương lai.

Mục Lục


Thể lệ để nhận Nguyệt San Giao Muà: 1) Để vào danh sách của NSGM (subscribe), xin gửi email về GiaoMua@hotmail.com
2) Để rút ra danh sách của NSGM (unsubscribe), xin gửi email về GiaoMua@hotmail.com
3. Mọi chi tiết, thể lệ, thắc mắc, xin gửi về: GiaoMua@hotmail.com 4. Mọi bài vở, đóng góp, xin gửi về: GiaoMua@hotmail.com Nguyệt San Giao Muà Homepage: http://www.GiaoMua.com Thể lệ gửi bài cho Nguyệt San Giao Muà: Mong bạn gửi Bài cho GM theo cách này là tốt nhất : 1. Dùng mẫu chữ Vietnet (VIQR) hay Unicode 2. Viết Hoa chữ đầu của bài và bút hiệu. Ví dụ: Giọt Mưa Trên Lácủa NS Phạm Duy 3. Gửi bài ngay trong email (không kèm file), để cho BBT khỏi mất công download xuống để đọc 4. Gửi tất cả các bài trong 1 tháng 1 lần trong1 email, nếu tiện. 5. Bài vở xin gửi đến trước ngày 25 mỗi tháng 6. Mọi chi tiết, thể lệ, thắc mắc, xin gửi về: GiaoMua@hotmail.com Cám ơn bạn rất nhiều, vì nhân sự có hạn, BBT không thể ngồi đánh máy lại từng đề bài hay bút hiệu.

Địa Chỉ Liên Lạc:

Nguyệt San Giao Muà
P.O . Box 378
Merrifield, Virginia 22116
USA

Trang Nhà 

Web Counters
Web Site Hit Counter

Copyright 2002 by Giao Muà e-magazine and respective authors