Số 171

Ngày 1 tháng 7 năm 2016

www.GiaoMua.com

Nguyệt San Giao Mùa
P.O. Box 378
Merrifield, Virginia 22116
USA

GiaoMua@hotmail.com

Thư Ngỏ



Mỗi năm một lần tháng bảy về theo lẽ tự nhiên của đất trời, tháng bảy có mưa Ngâu như là những dòng nước mắt của vợ chồng Ngưu Chức, mưa tháng bảy sụt sùi giọt ngắn dài làm chạnh lòng người, những niềm đau, những nỗi nhớ len lỏi qua từng mạch máu trái tim, ước gì được theo cơn mưa chảy xuôi vào quên lãng, cho tâm hồn trống không bình lặng.

Mấy hôm nay trời mưa xối xả không ngưng, mưa trắng góc phố, con đường ngập nước, không lý nào Ngưu Chức vẫn khóc mãi bên cầu Ô Thước, không tận hưởng thời khắc tương phùng? Hay những lúc mưa dai dẵng thế nầy thường làm người ta trầm lặng suy tư, lắng nghe tiếng mưa rơi như từng nỗi nhớ tỉ tê thì thầm, mặc cho kỷ niệm ùa về, bao nhiêu tình cảm rụng vỡ, bao nhiêu phiền muộn chất chồng, có lẽ ngần ấy thứ tạo thành những cơn mưa trút nước?

Tháng bảy là tháng mưa Ngâu
Có bầy Ô Thước bắc cầu qua sông
Ngân Hà một dãy đợi mong
Chức Ngưu nước mắt tương phùng tuôn rơi
Trên trời Ngưu Chức liền đôi
Riêng mình ta vẫn lẻ loi muộn phiền
Biệt phòng dỗ giấc cô miên
Nghe từng nỗi nhớ buốt tim nghẹn lòng
Nghe mưa tháng bảy thì thầm
Giọt dài giọt ngắn khơi dòng suy tư
Đêm buồn lặng dệt tình thơ
Thương mình làm bến mãi chờ thuyền xưa
Mấy lần tháng bảy trời mưa
Cũng không sao lấp cho vừa đắng cay
Bao giờ phiền muộn xa bay
Cho ta bình thản những ngày quạnh hiu ?

Tháng bảy cũng là mùa Vu lan, tháng ngập tràn nước mắt vui mừng của những người con chọn cho mình cành hồng đỏ thắm, sung sướng vì vẫn được cận kề bên Mẹ, Mẹ già nua gầy guộc với nụ cười hiền hậu ấm lòng.

Tháng bảy về mùa Vu lan lại đến
Thêm một lần ta cài đóa hồng tươi
Nhìn dáng Mẹ lòng dâng nỗi ngậm ngùi
Bao năm tháng Mẹ hao gầy khô héo

Suốt một đời Mẹ nuôi con khôn lớn
Giọt sữa thơm nồng từ máu trái tim
Mẹ buồn vui theo từng nỗi muộn phiền
Theo hạnh phúc mà con mình đang có

Tháng bảy nầy Mẹ già thêm chút nữa
Bóng nghiêng nghiêng lặng lẽ buổi chiều tà
Lá trên cành rồi sẽ rụng bay xa
Mong ngọn gió đừng vô tình thổi nữa

Tháng bảy nầy ta vẫn cài hồng đỏ
Như bình minh rạng rỡ ánh mặt trời
Thời gian ơi xin nhẹ nhàng chầm chậm
Cho hoàng hôn màu nắng vẫn tinh khôi

Tháng bảy còn đong đầy nước mắt của những người con bất hạnh run run thắp nhang nguyện cầu cho linh hồn Mẹ bình yên ở cõi xa mù, nhất là với ai lần đầu tiên phải tự tay cầm đóa hồng trắng cài lên ngực áo, tháng bảy mùa vu lan đầu tiên không còn Mẹ trên đời, trống vắng, buồn tênh, hụt hẫng? xót lòng.

Viết cho ai lần đầu cài hồng trắng
Tháng bảy Vu lan thiếu bóng Mẹ già
Nén nhang trầm quyện sương gió bay xa
Đưa hồn Mẹ lên trời mây cao ngất

Hình hài Mẹ chôn sâu vào lòng đất
Nghe nghẹn ngào buốt lạnh cả trái tim
Tháng bảy năm nầy lặng lẽ muộn phiền
Thêm những người không cài hoa hồng đỏ

Kể từ nay Vu lan buồn quạnh quẽ
Lời kinh cầu cho Mẹ ngủ giấc say
Như thuở nhỏ Mẹ ru dỗ đêm ngày
Tiếng ầu ơ lắng sâu trong tiềm thức

Xin chia sẻ từ niềm đau Mẹ mất
Vu lan buồn theo nỗi nhớ miên man
Nước mắt rơi trên cành hoa hồng trắng
Dù Mẹ thảnh thơi nơi cõi vĩnh hằng

Thế nào đi nữa, tôi vẫn thầm mong sao cứ mỗi lần tháng bảy, có mưa Ngâu, những giọt mưa dù tỉ tê hay xối xả cũng sẽ mang lại cho mọi người sự yên bình , hạnh phúc và tháng bảy có mùa Vu lan, trong chúng ta ai nhận về cho mình hoa hồng đỏ hay hồng trắng cũng đều là những người con luôn đặt Mẹ trong trái tim, dù Mẹ đang ở bên cạnh hay Mẹ đã không còn trên đời.

Thân mến chúc các bạn một tháng bảy bình yên.

Chung Thủy
Ban Biên Tập Giao Muà

Mục Lục

Bài vở trên Giao Muà là do các tác giả gửi đăng và Giao Muà không chịu trách nhiệm về nội dung. Muốn xin trích đăng lại, xin liên lạc với GiaoMua@hotmail.com.

I . Thơ _______________________________________________________________________

1. Hồi Tưởng ______ Trần Đan Hà
2. Vĩnh Biệt ... ______Hồ Thụy Mỹ Hạnh
3. Thiếu Nữ Đêm Trăng ______ Phạm Ngọc Thái
4. Nhớ Thương Một Người Tử Tế ______Lê Miên Khương
5. Xuân Tàn Hạ Tới ______ Chinh Nguyên/H.N.T.
6. Nếu Chúng Mình ______ Tình Hoài Hương
7. Nắng Nhạt Hoàng Hôn ______ Song An Châu
8. Thăm Lại Trà Vinh ______Dạ Lan
9. Khi Say Tưởng Mình Là Lưu Linh ______ Hồ Chí Bửu
10. Nắng Hạ ______ Nguyễn thị Thanh Dương
11. Đẹp Thay Tình Thương ______Trần Thành Mỹ
12. Nhận Cho Lời Sám Hối.. ______Nguyênhoang
13. Vào Mùa ______Tuyền Linh
14. Xem Bói ______Vành Khuyên
15. Giọt Buồn Tháng Sáu ______ Sông Cửu
16. Mùa Thu Biển Khuya ______ Đông Hòa Nguyễn Chí Hiệp

II . Văn _______________________________________________________________________

1. Người Trong Mộng ___________ Nguyễn Thị Thanh Dương
2. Hiến Chương Tình Yêu (truyện dài nhiều kỳ) ___________ Tình Hoài Hương
3. Hạnh Phúc Nơi Đâu ___________ Vành Khuyên
4. Mồi Nhậu Ở Đồng Quê ___________ Hùng Đoàn
5. Tình Thư Anh Viết Gởi Em ___________ Song An Châu

III . Trả Lời Bạn Đọc__________________________________________________

1. Nhắn Tin/Trả Lời Bạn Đọc _______ Ban Biên Tập

I . Thơ __________________________________________________

1.  Hồi Tưởng     
      

     Từ dạo anh làm thân viễn phương 
     Người xưa giờ đã cách muôn trùng   
     Ngày về xa quá đường ngăn cách 
     Nên cõi trần gian bổng lạnh lùng 

     Chợt nhớ ngày nào tuổi ngây thơ 
     Từng trang nhật ký vọng đôi bờ 
     Em về một bóng chiều rơi lạnh 
     Ngọt sắc hương mùa đắm ước mơ 

     Trường cũ phượng hè nở đầy cây 
     Ve sầu hát khúc buổi chia tay 
     Người đi nhung nhớ trời kỷ niệm 
     Áo lụa đôi tà trắng tựa mây 

     Hình bóng thân yêu dỉ vãng rồi 
     Quê hương máu lửa hận chia phôi 
     Anh theo chinh chiến từ dạo ấy 
     Ngăn bước quân thù dấy khắp nơi 

     Quê hương dân tộc đến lúc cần 
     Nam nhi thời đại quản chi thân 
     Ngày về mơ bóng thanh bình để 
     Trả nghĩa ân tình của núi sông 

     Hăng hái xông pha giữa sa trường 
     Nhủ lòng tranh đấu cho quê hương 
     Nhưng than ôi ! giữa ngày binh lửa 
     Gảy cánh đại bàng ôi thảm thương 

     Giờ nhớ lại ngày phủ màu tang 
     Đầy trời khói lửa cháy xóm làng 
     Chính lúc anh lên đường từ giả 
     Nhìn lại đôi hàng lệ chứa chan 

    Ôm hận tha hương biệt quê nhà 
    Thời gian thấm thoát vẫn đi qua 
    Ngày về đâu biết còn không nhĩ 
    Tưới tẩm cho lòng nở cánh hoa 

    Giờ biết làm chi buổi xế chiều ? 
    Lòng như đã cạn hết nguồn yêu 
    Ngày ơi... đừng vội về dỉ vãng 
    Kẻo lạnh bên trời bóng cô liêu ! 
     
                                    
 Trần Đan Hà   
Mục Lục


2. Vĩnh Biệt ... Anh Lã Anh Dũng cựu SVSQ VBQGVN Khoá 29 * Đời người như cát bụi Đến để rồi phải đi Trần gian là cõi tạm Sao lệ ta ướt mi! Những bất công, gian truân .. Mất một người tranh đấu (Anh bỏ lại cuộc đời Vợ hiền, con yêu dấu.) Trời Cao Nguyên vẫn khóc Mấy mươi năm không nguôi Ngày anh về trường cũ Dấu xưa giờ ngậm ngùi. Hãy ra đi bình yên Cõi trời thênh thang gió Hãy tung Cánh Dù thiêng Hỡi người Alfa Đỏ. Thay cho lời tiễn biệt Ngày anh về hư vô Những tình thân bỏ lại Giữa cõi trần sóng xô .. (Dran 22.6.2016) * Lã Anh Dũng từ trần ngày 5:15 (Giờ Úc Châu)Thứ Tư 22.6.2016) Hồ Thụy Mỹ Hạnh Chiều Tàn Thu Buổi chiều còn chút nắng hanh Mùa thu vướng lại trên cành cây khô Lá rơi nghe thật mơ hồ Mây như mặt biển nhấp nhô sóng tràn Như lòng ta ngập lá vàng Khi mùa thu thật vội vàng ra đi Ngàn xưa những cuộc từ ly Chút gì để lại trên mi giọt sầu Buổi chiều đưa nắng về đâu Để hoàng hôn đến bắt cầu vào đêm Thu ơi! Khắc khoải nỗi niềm Trong câu thơ cũ ta tìm thấy ta Một ngày nào đó sẽ xa Những yêu thương cũng nhạt nhòa lãng quên Trời thu vẫn rất mông mênh Êm đềm bên những gập ghềnh đời ta .. Hồ Thụy Mỹ Hạnh
Mục Lục


3. Thiếu Nữ Đêm Trăng Nhìn trăng anh thấy thèm thơ Bâng khuâng em đứng ngẩn ngơ bên đèo (Cảm tác trên đường hành quân ra trận) Có thiếu nữ tựa cổng chờ ai đó ? Dưới trăng soi cái lán nhỏ ven rừng Bước lặng lẽ đoàn quân không kịp ngó Nhưng trong đêm tim bỗng cũng ngập ngừng... Ta muốn hỏi: Cô ơi, đây là nơi nào nhỉ? Đã xa rồi! Có kịp trả lời đâu? Vẫn vội vã đường dài không nghỉ Bên ven rừng im đứng... một giây lâu... Chắc em có người thân nơi tiền tuyến Mới đứng làm chiếc bóng tạc trong đêm Không giọt lệ chỉ lặng cười đưa tiễn Đoàn quân đi! Em ở lại cùng trăng... *** Giờ anh đã thôi đi. Nửa đời về với xóm? Các cuộc chiến tranh thế kỉ vẫn chập chờn??? Vầng trăng sáng năm xưa vọng Trường Thành bóng nguyệt (*) Và bao người con gái đã cô đơn! Hoà Bình - 1968 Hà Nội - Cuối thế kỉ XX (*) Phỏng theo ý thơ trong Chinh Phụ Ngâm: Trống Trường Thành lung lay bóng nguyệt Khói Cam Tuyền mờ mịt thức mây ----------------------- Vào một tối trong những năm tháng còn chiến tranh - Trên đường ra trận, chúng tôi đã hành quân qua một triền đồi núi. Dưới trăng đêm vằng vặc...bóng một thiếu nữ đang đứng cô đơn tựa mình vào bên chiếc cổng tre của một nông trường nào đó, lặng lẽ nhìn đoàn quân chúng tôi đi qua. Giai đoạn ấy hầu hết những nam thanh niên, nhất là ở các vùng thôn quê đều ra tiền tuyến cả. Hậu phương chỉ còn lại các bà mẹ và những chị em gái - Khi ấy tôi mới chỉ là một anh chiến sĩ ở tuổi đôi mươi. Cảnh tình thơ mộng quá, quay lại nhìn bóng người con gái côi cút?... Hình như em đang bơ vơ: Chắc em có người thân nơi tiền tuyến Mới đứng làm chiếc bóng tạc trong đêm Không giọt lệ chỉ lặng cười đưa tiễn Đoàn quân đi! Em ở lại cùng trăng... Lại thấy thương thương thương đến nao lòng... Chiến tranh - Những tổn thất hy sinh lớn nhất không phải là những người chiến sĩ ngoài mặt trận, mà chính là thân phận của những người con gái nơi quê hương? Sự mất mát còn lớn hơn! Bao cảm xúc dâng lên trong lòng. Tôi đã lẩm nhẩm làm bài thơ ngay trên dọc đường hành quân ấy! Nhưng phải mấy mươi năm sau. Khi trở về sống yên bình ở quê hương, dẫu là đất nước đã hoà bình - Nhưng những cuộc chiến tranh thế kỉ thì vẫn cứ chập chờn xẩy ra trên trái đất này, biết bao giờ cho hết? để tôi viết tiếp đoạn thơ cuối và kết lại bài thơ như trên: Giờ anh đã thôi đi. Nửa đời về với xóm? Các cuộc chiến tranh thế kỷ vẫn chập chờn??? Vầng trăng sáng năm xưa vọng Trường Thành bóng nguyệt Và bao người con gái đã cô đơn! Phải chăng tấm hình người chinh phụ khi xưa vẫn còn đang in lại trong bóng hình em: ? Người thiếu nữ đêm trăng ? - của một thời người chiến sĩ đã đi qua?

Phạm Ngọc Thái

Mục Lục


4. Nhớ Thương Một Người Tử Tế Kính dâng linh hồn Linh Mục Phạm Đán Bình (Paris) Anh đi đâu mà vội vàng đến thế Tôi bàng hoàng không tin được tờ cáo phó Anh đã ra đi về miền xa .. xa quá Biết đến bao giờ tôi mới được gặp lại anh ? Đêm Paris có ánh sao chào nghiêng khẽ Anh lìa trần khi trời đất sắp vào xuân Từ bục giảng đường anh vào đời với hồn thơ em bé Dang rộng hai tay anh đón phấn bụi mưa bay Anh bỏ Paris khiến dòng Seine chờ mỏi Những chiếc cầu qua còn in dấu chân anh Đất khách anh yêu nay có hương với khói Tiễn anh về trên lưng tuấn mã rực hào quang Khi tóc còn xanh anh đã ngất ngây say Đêm huyền diệu dưới ánh trăng Hàn Mạc Tử Lời anh ca như lời từ thiên sứ Rao giảng Tin Mừng nơi chốn trần gian Anh về gặp Chúa như gặp người thân Thiện hảo khởi đầu cũng là thiện hảo cuối Cong thẳng buồn vui đường đời rong ruổi Anh thăng hoa vĩnh hằng nhận lộc hồng ân Anh là người không bao giờ biết nói không Luôn giúp tha nhân với nụ cười quảng đại Con tim rộng lượng yêu thương không ngần ngại Nên rước vào thân bao khổ ải trầm luân Anh sống đơn sơ giữa một rừng sách vở Paris mùa đông anh áo mỏng bạc hơi sương Bài giảng cuối cho học trò yêu tiếng Việt Giấy trắng bảng đen - thơ văn, anh thương mãi giảng đường Anh đi để lại đời trái tim rướm máu Đầy yêu thương, anh cắt bỏ tơ vương Đời đạo hạnh anh chối từ ngạ quỉ Nơi anh về đầy ánh sáng với tình thương Mùa xuân về có chút mưa bụi giăng giăng Chiếc áo anh mang cũng thấm đẫm nhọc nhằn Năm mươi năm trên hành trình đầy gió cát Anh - nụ cười trẻ thơ - tôi giữ mãi trong lòng Lê Miên Khương


Mục Lục


5. Xuân Tàn Hạ Tới Mùa Xuân qua, dấu chân hằn cỏ biếc, Nay Hạ về, nắng rạo rực hồn ta. Xuyên lá cành, mây trắng dạo lang thang, Mắt say đắm, trầm tư, vòng tay xiết. Chim cất tiếng lời hoan ca thánh thót, Hoa rung rinh, làn gió nhẹ mơn man Bóng thời gian thúc giục ý mênh mang, Mong kết chặt mối tình si mật ngọt. Lời nguyện ước in sâu vào tim óc: Tình đôi ta tồn tại vượt không gian, Ánh trăng thề soi rọi cả trăm năm, Sẽ nhắc nhở mình yêu nhau mãi mãi. Ôi mùa Hạ, ngày dài, đêm ngắn lạ, Mộng chưa tàn, nắng sớm đã qua song. Nay người đi, kẻ ở, sẽ chờ mong, Thu nhung nhớ, Đông buồn, Xuân trở lại. Chờ Hạ tới, giao mùa, ta tái ngộ, Em mang theo báu vật của đời anh Mầm hiện sinh sẽ nở, sáng long lanh Trong dáng dấp một Thiên Thần bé nhỏ. USA, MMXII-16 Chinh Nguyên/H.N.T.


Mục Lục


6. Nếu Chúng Mình Nếu chúng mình không gặp nhau- mùa xuân đượm sầu. Cành anh đào trơ ngọn thời gian trôi mau. Nhìn hoang sơ kéo nhau về tràn đại lộ, Cạnh giáo đường chuông vang động lời nguyện cầu. Nếu chúng mình gặp nhau- trong phút giây tình cờ, Vô tình không biết em mong anh từng giờ. Dừng chân phiêu bạt em lặng nhìn anh bước, Dáng anh khuất rồi, em ngơ ngẩn hồn thơ. Nếu chúng mình thân nhau- qua bao lần gặp gỡ... Tiếng cười anh gieo, mang em vào mộng mơ. Hoàng hôn bóng ngả trời nhạt vương sương lạnh, Ước mộng tràn về giữa khúc nhạc rừng thơ! Nếu chúng mình yêu nhau- vào đêm trăng gần tàn, E dè anh hỏi: - "Khi nào em sang ngang?" Em cười khẽ đáp:- "Bao giờ trăng kia chết, Khi sao rơi rụng, lam sơn hết gió ngàn". Nếu chúng mình hôn nhau- như trao nhau lời thề. Nhạc cuồng vũ trụ không làm anh say mê, Mà trong phút chốc anh quên người em nhỏ, Từng nhắn nhủ anh: - "Đừng quên em, ngày về." Nếu chúng mình xa nhau- ?Anh ơi! Xin đừng buồn, Đừng lo dang dở, đừng dệt câu tơ vương, Đừng để gầy vai, héo tóc, sầu hoen mắt, Ngày mai em về xin trả trọn tình thương...? Tình Hoài Hương


Mục Lục


7. Nắng Nhạt Hoàng Hôn Chiều nay nắng nhạt hoàng hôn Nghe mây tình tự nghe hồn bâng khuâng Nắng ơi ! sao nắng nhạt dần Để mây thương nhớ mỗi lần nắng phai Hoàng hôn nắng nhạt chiều nay Nghe mây nhắc nhở nắng hoài nắng ơi!. Nắng nay khuất nẻo đâu rồi Để mây chiếc bóng bên đời nắng ơi ! Song An Châu Ước Nguyện Khi tôi chết đem tôi về quê mẹ chôn gần cha, cạnh mộ ông bà. Khi tôi chết đừng xem tôi là người xa lạ tôi cũng có một quê hương một tổ quốc để yêu. Khi tôi chết đem tôi về quê mẹ nghe lại tiếng sáo diều vào những chiều tắt nắng có em bé mục đồng thổi sáo lưng trâu. Khi tôi chết đem tôi về quê mẹ cho đỡ bớt nỗi sầu và dứt hết nỗi buồn một kiếp sống tha hương. Khi tôi chết đem tôi về quê mẹ chôn gần cha cạnh mộ ông bà cho ước nguyện tôi tròn cho đứa con đi xa về ôm hôn đất mẹ.

Song An Châu
Mục Lục


8. Thăm Lại Trà Vinh Về Trà Vinh nơi chôn nhau cắt rún Những con đường buồn đón bước Em qua Ngày trỡ về không biết đâu là nhà Thăm trường xưa mấy mươi năm xa cách Bước chân đi chiều lang thang trên phố Cãnh vật buồn tâm trạng xót xa đau Dấu kỷ niệm chưa xoá nổi dạt dào Trà Vinh ơi ! thăm lại sao bỡ ngỡ ? Kể từ ngày Em xa rời phố chợ Bốn mươi năm cách biệt đến bây giờ Về thăm lại Trà Vinh xa lạ quá Nghe bâng khuâng lòng trống trải bơ vơ ! Bao kỷ niệm hàng me xanh rợp lá Quán kem OANH ngày tháng tuổi thơ ngây Bước lang thang nghe quạnh quẽ quanh đây Bao dỉ vãng ngày xưa chợt sống dậy ! Không còn ai dù bạn bè thân tộc Bước song hành chỉ có một mình Anh Bước chân đi sao cứ mãi lanh quanh.. Bạn bè củ, người xưa sao vắng bóng? Em tự hỏi mình quen nhau kiếp trước Yêu đơn phương đã gặp lại tình cờ Tình chúng mình ão ãnh cũa cơn mơ Chuyện tình ái cũng chỉ là duyên nợ Thăm Trà Vinh kỷ niệm " duyên hạnh ngộ" Trỡ thành vợ chồng hai kẽ đồng hương Yêu thương nhau gắn bó cuối đoạn đường Sống hạnh phúc sắc son lòng chung thủy

Dạ Lan
Mục Lục


9. Khi Say Tưởng Mình Là Lưu Linh Đêm say Cởi áo đốt chơi Cháy luôn cái mớ tình đời Rong rêu Lỡ say Thì cứ chơi liều Tỉnh ra Mới biết còn nhiều Thằng say .. MƯA ĐẦU MÙA .. Ừ - thôi Mưa Đã tạnh rồi Khép Đôi mắt lạnh Ru đời Viễn phương Ngủ đi Giấc mộng miên trường Xuôi tay là hết Con đường phù du .. ĐÊM NAY .. Đưa tay gảy mũi đã đời Ngứa không chịu nỗi những lời hứa suôn Thì thôi cứ để chìm xuồng Đêm nay ta ngủ với cuồng vọng say.. TIỀN & THIỀN .. Không nhập định mà sao lòng bất động Cửa thiên đàng xa lắm phải không em ? Mai phủi bỏ đường trần ai huyễn mộng Có thứ gì đem theo được đâu em ??? Hồ Chí Bửu

Mục Lục


10. Nắng Hạ Trời khó tính như em vừa ốm dậy , Nắng Hạ về đổ lửa khắp lối đi , Trời bây giờ tháng Năm hay tháng Bảy ? Khô môi em vẫn khao khát xuân thì . Em thầm lặng trên những con đường vắng , Thấy mùa Hè đang quanh quẩn đâu đây , Vài con chim rủ nhau về trốn nắng , Ngủ trên cành không muốn cất cánh bay . Như những cánh đồng mùa Hè khát nước, Em khát tình lòng mấy nẻo đường mây , Mây làm mưa cho người về sướt mướt , Cho ướt môi em nũng nịu đong đầy . Anh hãy vì em là dòng suối mát , Dỗ dành em trong cơn sốt mùa Hè , Vòng tay anh hãy là rừng bát ngát, Ru em tình vào một cõi đam mê . Trời khó tính như em đang mỏi mệt , Nắng Hạ về cho ngày tháng dài thêm , Em soi gương sợ đời son phấn nhạt , Sợ phai tình rồi người sẽ lãng quên . Nắng hôm nay, nắng ngày mai tiếp nối , Em và anh, tình ấy vẫn đong đưa , Em vẫn thế, một tâm hồn yếu đuối , Nắng cũng buồn, đâu cần phải gió mưa . Đêm em ngủ nắng mùa Hè khép lại , Trong không gian còn một bóng hình anh , Nếu đêm nay gió chuyển mùa tê tái , Chắc có người sẽ khóc lạnh gối chăn ! Nguyễn thị Thanh Dương *** *** *** *** *** GIẬN . Thôi em đã giận anh rồi , Vì anh quên mất những lời xa xưa , Mình em một nỗi mong chờ , Mình em vẫn thích làm thơ để buồn , Xa anh những buổi hoàng hôn , Phố kia đã vắng không còn chung đôi , , Người yêu đã quên em rồi , Bao yêu thương cũ mây trời mang đi , Lạnh lùng khép nhẹ làn mi , Em thương em giấc nhu mì không anh , Mà thôi,em cũng chả cần ! Bắt anh dỗ dành như thuở yêu em , Giận anh,giận mãi cho xem , Khuya buồn trống vắng em còn làm thơ , Ngày xưa anh mãi dặn dò , Đừng thức khuya mà em chẳng còn duyên , Đừng cho tóc rối ưu phiền , Đừng như chiếc lá bên thềm bơ vơ , Làm thơ thì cứ làm thơ , Nhưng em đừng khóc trong mơ một mình?. Giờ anh xa chuyện ân tình , Lối về em bỗng ngập ngừng áo bay , Anh ơi mưa bụi nơi này , Anh ơi màu nắng u hoài mắt em , Hình như nỗi nhớ nhiều thêm ? Hình như em vẫn say men tình đầu ? Mà sao tình chẳng bắc cầu ? Anh ở nơi nào,anh biết hay không ? Xa anh mây chẳng màu hồng , Xa anh mây chỉ lạnh lùng màu tang , Em thương em giấc muộn màng , Từng đêm mơ gọỉngỡ ngàng,thế thôi ! Mà em đã giận anh rồi ! Em nói vài lời,anh hiểu chưa anh ?
Nguyễn thị Thanh Dương





Mục Lục


11. Đẹp Thay Tình Thương Tình yêu thương dễ hằn sâu thẩm thấu, Thế mấy ai suy nguồn cảm tự đâu ? Có bao giờ tự hỏi đó là gì, Hành động thật hay thương vay nhớ mướn ? Lấy gì đo lòng người khô sâu cạn, Cân tiểu ly đâu nhúc nhích trợ tim. Kỹ thuật nào tính nồng độ im lìm, Mức tình cảm chỉ phỏng theo dự đoán. Ai cũng quyết thương nhiều hơn bên ấy, Lấy gì đong mà cũng giận hờn lây. Còn bắt đền sùi sụt cả thâu đêm, Tâm biểu đồ xuống lên vô chừng mực. Vô lý thay hận yêu không giới hạn, Từ mức cao yêu rơi xuống vực thù. Chấm phá thêm bao bảo tố bất ngờ, Ghen tị nghi nan mộng mơ tan vỡ. Ngay trong tình yêu có phần cân lọc, Không có gì nguyên tuyền vẹn khiết tinh. Mấy ai sống chết mối tình duy nhất, Suốt cả cuộc đời quên bản thân mình. Tình yêu không thể chỉ có một chiều, Như thù hận có hai bên chiến tuyến. Mỗi mũi tên hướng về hồng tâm tuyển, Không thương được người sao có tình người. Cây không nhựa khô cằn đâu dễ sống, Đèn không dầu vô dụng lại vô duyên. Đẹp thay tình của biển rộng với thuyền, Đời huyền diệu như trăng sao vằng vặc. Tưởng đơn thuần mà hình trăm vạn lối, Không dễ dàng gì việc nhận với cho. Tay dơ rửa tẩy sạch đi vết thối, Hành động nhơ vẫn bất biến trong tâm. Phúc cho ai tim không như khối tuyết, Tình đẹp thay là nguồn cội cuộc đời. Chất men sinh động hóa cả mọi thời, Thiên đường ngự ngay trong lòng nhân thế.

Trần Thành Mỹ
Mục Lục


12. Nhận Cho Lời Sám Hối.. Thành phố mất khi mùa hè tràn ngụt lửa. Quê hương không còn lúc giặc Bắc xâm lăng Nhà cửa tan hoang thôn xóm trở điêu tàn Đôi bờ.. ngoài trong.. ngẫm nghĩ đều ngu ngốc. Dàn dựng đủ trò.. mưu đồ thật thâm độc.. Làn sóng năm tư len lỏi bóng di cư Nhập nhằng lý lịch ồ ạt đi sang Mỹ Khắp cả mọi nơi đội lốt đỏ ngập tràn. Bây giờ non sông bọn Tàu khựa chen lấn. Nghênh ngang du lịch trú ngụ đàng hoàng Bước đến một mình có ngưòi chứa chấp Có chồng khỏi cần phải cách biệt Mẹ Cha? Vác tiền qua đây toàn là thứ bạc giả. Mặc sức tiêu pha người cúi mọp kẻ hầu Mười năm sau mầm non ê a tiếng Chệt Nửa thế kỷ san bằng nòi giống Rồng Tiên. Nội bộ giành nhau tranh đoạt lấy chức quyền. Kỳ thị Ba miền trở lại thời cõng rắn? Dâng biển đưa non chấp nhận làm nô lệ Bắc thuộc đổi màu ác độc cai trị dân. Cám ơn ALéc-Xăng cho chữ Nôm thay Hán. Cũng không đủ lời ..diển tả hết nỗi đau.. Cả Thượng đế cũng hững hờ đành quay mặt Để lũ côn đồ bè phái cướp dã man! Đau xót giống nòi đắm chìm trong khổ nạn. Chịu lắm đoạ đày chồng chất kiếp khó thay. Còn phép mầu cho.. vùng lên từ tuổi trẻ? Người lớn bây giờ cùn lắm khóc mà thôi. Tạ lỗi tiền nhân ngày xưa không giữ nổi. Buông súng quy hàng lưu lạc sống muôn nơi Nắm xương vùi lấp ...miền viễn xứ Sám hối ngàn lời vẫn tội với Tổ tiên! (Còn buồn nào hơn đất nước mình nhược tiểu, Ôi! đớn hèn phường lãnh đạo ác với dân).. Nguyênhoang Chạnh Lòng.. Cuộc chiến chưa tàn vội rút lui. Xác người lính chết chẳng chôn vùi Thân nằm hiu hắt nơi rừng núi Bạn hữu giờ đây hưởng ngọt bùi, Nhìn nước non nhà đang nhục tủi. Sống đời khắc khoải nhớ không nguôi Lưu vong khắp chốn hằng mong buổi Quày trở quê xưa rộn rã vui, Ao ước làng thôn được đổi mới. Trẻ con chăm chỉ học nên người Ruộng đồng thơm ngát mùi bông lúa Hạnh phúc gia đình mãi thảnh thơi, Trên đê thấp thoáng con diều lướt. Gió thoảng bờ tre rợp bóng dừa Xao xác lá vàng rụng trước cửa Nắng chiều lãng đẫng bước qua sân, Mơ cảnh thanh bình cho đất nước. Ngày về được thấy những con đường Rộn ràng xe cộ qua tràn phố Kẻ nói người cười chuyện nhí nhô! Nguyênhoang
Mục Lục


13. Vào Mùa Khi chiếc lá đầu mùa rơi cuối phố Anh lại mộng mơ có bước em về Từng giọt nhớ cũng tung tăng rải lộ Bước ngập ngừng như cất giấu cơn mê Khi con nắng ngủ quên chiều cuối hạ Nhường thu vàng trải lụa đón chân xa Xin em ghé dẫu tình chừ xa lạ Chuyện buồn vui thì cũng của hai ta Và?em nhớ mang theo nồng nàn cũ Những buồn, thương, hờn, giận gối đầu giường Những lo lắng ngày anh đơn lẻ sống Đà Lạt bây chừ lạnh lẽo hơn xưa Vẫn còn đó những ngày xưa tháng cũ Cảm xúc ngọt ngào dành dụm gởi trao Chuyện yêu thương mấy ai lường trước được Để giờ đây nhung nhớ biết dường nào ! Chiều nay bỗng cơn mưa òa trên phố Nghe lòng đường thầm gọi bước chân ai Trần Qúy Cáp lối quanh vào xóm trọ Anh ngậm ngùi nhớ quá những âm xưa Tuyền Linh Đà Lạt tháng 6 mây mù Nghiêng nghiêng chiếc nón quai vàng Em đi qua Dốc Nhà Làng tay che Trưa nay nắng trốn đầu khe Ngại chi em cứ e dè bước chân ? Lụa là tà áo em nâng Cỏ hoa hôn nhẹ bàn chân ngọc ngà Đà Lạt tháng 6 là đà Dải mây giăng mắc hồn ta hồn nàng Hôm nay trời chẳng nắng vàng Lạ thay môi mắt rỡ ràng sắc xuân Chút là lạ ..chút bâng khuâng ... Ta nghe nghìn tiếng tơ đồng bủa quanh Em qua nghiêng nước nghiêng thành Hồn ta chừng cũng chòng chành sóng chao Trời mù tháng 6 mây trôi Đưa em về cõi xa xôi chốn nào Mà nghe như thể chiêm bao Nhà Làng cuối dốc ngã nào em đi ? Tay em cầm đóa xuân thì Nhẹ chân em nhé? kẻo đi lạc đường ! Nhỡ mai về Bùi Thị Xuân Em quên chữ nghĩa, thật buồn cho ta Phượng hồng sẽ chẳng trổ hoa Ta, con ve nhỏ bay qua ngậm ngùi Tuyền Linh Forget me not Đà Lạt Em từ đâu tới ... Lưu Ly ... ? (*) Forget Me Not buồn chi âm thầm Cánh hoa tròn nhỏ xa xăm Điểm tô Đà Lạt gợi thầm nhớ ai Tôi qua biển rộng sông dài Về đây ngây ngất nét đài trang em Mùi hương ấm áp khó quên Cho tôi cảm giác êm đềm lâng lâng .. Em mang màu nhớ bâng khuâng Biếc xanh dáng ngoc âm thầm buồn vương Tôi người lữ khách tha phương Dừng chân bên góc lề đường ngắm em Yêu ơi từng cụm hoa mềm Cánh hoa xanh biếc điểm lên nhụy vàng Lâu rồi tình đã dở dang Chợt nghe ấm lại lòng tàn tạ xưa Hồn tôi như gió đổi mùa Bỗng thương biết mấy nụ hoa dâng tình Lưu Ly, em thật là xinh Forget Me Not, xin đừng quên tôi ! ? (*) Hoa Forget Me Not còn có tên gọi là hoa Lưu Ly hay hoa Bâng Khuâng Tuyền Linh Mục Lục


14. Xem Bói Tôi mở lòng bàn tay cho người ta xem Nào công danh, tình duyên, số mạng Những đường chằng chịt, không kết thúc không bắt đầu Hèn chi số mạng chẳng đâu và đâu. Tôi và người xem bói, chụm đầu vào nhau Khi đã đến đây, ai cũng nghĩ tình duyên là thứ muốn coi nhất Có ai biết đâu khi đời lận đận, xem bói Chỉ là cái cớ cho những người cúi mặt, ngẩng lên được một lần Vậy nên có chi mà phân vân Tôi trả cho những điều tôi muốn nghe mà không có Tôi trả cho những điều không bao giờ có mà vẫn muốn tin Những lời mà tôi cho thầy bói đang biết rõ về mình ... Tôi cười đau đớn Quẻ đã đặt xong, rút lại biết nói sao bây giờ Bao lần tai ương đổ xuống tôi đã làm ngơ Giờ có đổ thêm cũng kệ, chớ có phải sau một lần xem bói. Tâm tư soi rọi Tôi cần niềm tin Quăng tiền vào một quẻ bài vô tri vô giác Cuộc đời đã bạc, bạc thêm nữa đâu sao Vành Khuyên
Mục Lục


15. Giọt Buồn Tháng Sáu Tháng Sáu nước mặn tràn đồng dòng sông ôm ngực nhìn hàng liễu nước héo đọt bơ phờ dọc ven bờ rung lên bần bật ? Từng đàn cá ngữa mặt thoi thóp bên những xác người chơi vơi bềnh bồng từng chùm bên vàng ..bên xám tiếng sóng từ Hoàng Sa vọng về khi thì thầm lúc mê sảng trong cơn bão loạn kéo biển níu đất? lấn mạch? chận nguồn Tháng Sáu nắng đốt đồng khô nức nẻ tiếng ve hấp hối vào Hè đường phố làng quê vô tâm hôn mê sương chiều quàng khăn nhỏ lệ mây giăng chân đê uể oải cánh cò bến đò chợ quê im lìm tiếng gọi cầu ao giặt áo vắng bóng mẹ ngồi từng mảnh trăng sầu rụng rơi soi bóng cầu ao từng đêm lảo đảo .. Nỗi buồn tàn bạo tháng Sáu cứ xoáy sâu vào tận cùng vết đau sông biển từng ngày .. Sông Cửu
Mục Lục


16. Mùa Thu Biển Khuya (thuận nghịch độc) Đêm trước biển dâng sóng nước tràn Nhạt mờ trăng khuyết bóng vừa tan Bềnh bồng khói xám mây xa thoảng Lạnh rũ sương lam ánh trắng ngàn Êm vắng mộng xưa vườn ảo diệu Nhạt nhòa môi đắng lệ hòa chan Thềm bên đứng vọng thương về xứ Đêm trước biển khuya cảnh hạ tàn Đông Hòa Nguyễn Chí Hiệp 03.6.2016 Lầu khuya nhớ người (tam thủ - thuận nghịch độc) Hoa liễu thả bay gió trước lầu Phố quanh đường vắng lạnh đêm thâu Ngà trăng ánh khuyết pha trời lặng Tối ngõ đèn khuya điểm khắc đầu Ga cuối chuyến tàu kèn vọng tiếng Bến sau thuyền biển trắng mưa ngâu Nhà bên đợi mãi buồn thi khách Hoa liễu ngắm xưa cảnh trước lầu Hoa quyện gió thu cảnh dưới lầu Liễu nghiêng nghiêng bóng ngã đường sau Tà dương ẩn tối trăng nhòa nhạt Khuyết nguyệt mù khơi gió nhẹ chao Ga dưới bước về khuya phố muộn Ngõ gần đêm phủ trắng sương đầu Xa nơi lối cũ sầu vương vấn Ta vẫn nhớ ai dáng trước lầu Ta vẫn nhớ ai ngóng dưới lầu Liễu buồn đưa gió thổi vườn sau Xa gần cảnh phố đường về Huế Lặng vắng chiều thu nắng nhạt màu Tha thẩn bước cùng thăm hỏi bạn Đến theo mây phủ kín bên rào Nhà quanh lối cũ nơi vừa thấy Ta vẫn nhớ ai ngóng dưới lầu 6.3016 Đông Hòa Nguyễn Chí Hiệp (Vĩnh Lưu)
Mục Lục


II . Văn___________________________________________________________

1. Người Trong Mộng


Nguyễn Thị Thanh Dương


Đây là lần thứ hai vợ chồng Tư Chuột về thăm Việt Nam, lần trước cách đây 5-6 năm. Thời gian cứ vùn vụt trôi, mải mê bận rộn vì cuộc sống, dù nhớ nhà, nhớ người thân hai bên nội ngoại, mà bây giờ mới có dịp trở về lần nữa.

Tư Chuột nao nức về Việt Nam gặp lại người thân, ngoài ra còn vì một lý do khác. Anh sẽ gặp lại một người bạn gái cũ sau hơn 30 năm xa cách, là ?người trong mộng? của anh thời còn đi học.

Qua một người bạn học cũ mới liên lạc được, hiện cũng đang sống ở Mỹ, anh ta đã cho Tư Chuột biết tin tức một số bạn bè cùng lớp thời Trung Học. Họ cùng hào hứng nhắc đến người đẹp Ngọc Diệp, cô bé xinh xinh và nổi tiếng làm thơ hay của lớp, đám nam sinh thuở đó cứ 10 người thì phải trên 5 người có cảm tình với nàng và hâm mộ thơ nàng. Trong số đông đảo những thằng trồng cây si nàng có cả Tư Chuột.

Là một người vóc dáng nhỏ thó, gương mặt choắt choeo, lại con nhà nghèo học dở, nên anh nam sinh Lê văn Tư, biệt danh các bạn đặt cho là Tư Chuột không bao giờ dám mơ được tiếp cận nàng thơ, không bao giờ dám ?chen lấn? với các nam sinh khác để hòng chiếm được cảm tình của nàng. Tư Chuột chỉ biết thương trộm nhớ thầm người trong mộng.

Ngọc Diệp là một trong số vài người đẹp của lớp, nàng là con nhà giàu, học giỏi, dáng gầy gầy, đôi mắt to đen đằm thắm, và mái tóc dài qua vai luôn buông xỏa về một bên trông càng quyến rũ và lãng mạn. Các anh tha hồ đua nhau làm thơ tặng nàng, Tư Chuột xôn xao chẳng thể nào ngồi yên, anh không biết làm thơ, nên định mua một cuốn sách thơ của nhà thơ nổi tiếng nào đó để tặng nàng, mượn thơ người khác nói lên nỗi lòng của mình hay ít ra cũng làm nàng vui thích vì nhận được cuốn thơ hay. Nhưng anh chưa thực hiện được thì biến cố 1975 xẩy ra.

Bây giờ Ngọc Diệp là goá phụ, hai con, cuộc sống của nàng ở Việt Nam rất nghèo khổ. Mới nghe, Tư Chuột mủi lòng thương xót cho người xưa. Có ai ngờ một cô gái đẹp cao sang thuở đó, bể dâu cuộc đời vùi dập nàng sa cơ thất thế đến tôi. nghiệp? Cũng có ai ngờ anh Tư Chuột, tướng tá lù đù, không ông thầy bói nào nhìn mà dám mở miệng tiên đoán tương lai giàu sang phú qúy cho được, học hành thì lình bình đủ điểm lên lớp là may lắm rồi, nay lại là một người thành đạt, một ông chủ shop sửa xe to lớn và đông khách trên xứ Mỹ, hai con học Đại học, nhà cao cửa rộng trả off từ lâu, vợ Tư Chuột hột soàn đeo đầy cổ, đầy tay.

Tư Chuột đã ghi chép cẩn thận địa chỉ nhà Ngọc Diệp, nàng sống tại Sài Gòn nên sự đi lại càng thuận tiện vì hầu hết họ hàng bên vợ và bên Tư Chuột cũng ở quanh Saì Gòn. Nhất định, anh sẽ đến thăm nàng, cả một đời người anh mới có dịp hiên ngang tiếp cận nàng như thời điểm này. Dù anh gặp lại Ngọc Diệp chỉ với tư cách một người bạn cũ, để nhìn lại bóng dáng người xưa. Nay ai đã phận nấy, hai khung trời khác biệt, cái tình cảm thời tuổi trẻ chỉ còn là kỷ niệm, một kỷ niệm đẹp có lẽ Tư Chuột không thể nào quên.

Tư Chuột dấu vợ, chị vợ hay ghen và giàu tưởng tượng, chỉ cần anh nói đi thăm một người bạn gái cũ là chị ta sẽ suy đoán ra một thiên tình sử ngay, và chị sẽ không rời anh nửa bước. Tư Chuột không muốn vợ đi theo làm tan biến đi giây phúy diệu kỳ hội ngộ, chắc chắn nên thơ và lãng mạn như người thơ thuở ấy.

Tư Chuột đã sắp đặt sẵn mọi thứ trong đầu trước khi đến nhà thăm Ngọc Diệp, anh sẽ ghé tiệm sách mua một cuốn thơ, món qùa anh còn mắc nợ nàng bao nhiêu năm về trước. Nhưng nàng nghèo lắm, thơ chỉ có ý nghĩa cho tâm hồn. Anh sẽ tặng nàng một món qùa thực tế là tiền, là đô la. Anh ngại ngùng qúa, với một người yêu thơ, làm thơ, mà anh mang chuyện tiền bạc ra có đụng chạm vào tự ái của nàng không? Anh sẽ bỏ món quà ấy vào phong thư cho lịch sự, sẽ nhẹ nhàng kín đáo và nói hết sức khiêm nhường rằng: ? Tôi qúy mến Ngọc Diệp chân tình nên mới tặng món qùa nhỏ mọn này, mong Ngọc Diệp đừng từ chối làm tôi đau lòng?. Ôi, đôi mắt to đen đằm thắm của nàng chắc sẽ nhìn anh cảm động? và biết đâu trong sâu thẳm tâm hồn nàng sẽ dày vò nuối tiếc sao ngày xưa không để ý đến anh Tư Chuột, thì ngày nay đời nàng sung sướng biết bao?

Sáng nay sau khi ăn uống điểm tâm bên nhà vợ, Tư Chuột thay bộ quần áo bình dân giản dị nhất, chiếc quần màu kaki và áo sơ mi trắng bỏ ra ngoài. Đến nhà Ngọc Diệp trong hoàn cảnh nghèo, anh chẳng muốn mình ăn mặc sang trọng ra vẻ Việt Kiều làm nàng tủi thân. Anh xin phép vợ để đi thăm vài thằng bạn cũ, nhìn cách ăn mặc tàn tàn của anh, chị tin ngay, và dặn chiều về sớm để hai vợ chồng cùng đi dạo phố.

Tư Chuột ra đầu ngõ kêu xe ôm chở đến một tiệm sách gần nhất và bảo anh xe ôm ngồi ngoài chờ.

Từ xưa tới nay Tư Chuột có biết gì về thơ, nay lạc vào một rừng thơ làm anh hoa cả mắt, có nhiều tập thơ của nhiều tác giả khác nhau, cuốn nào trình bày bìa cũng đẹp, những lời đề tựa, lời giới thiệu nào cũng bay bổng trời xanh. Mở ra đọc thử mỗi bài thơ, Tư Chuột thấy bài nào cũng? giống nhau, thất tình, thương nhớ, giận hờn?càng làm anh rối trí. Thà như ở shop xửa xe của anh, xe nào hư không nổ máy, anh mày mò một lúc là tìm ra lý do ngay, thà khách hàng yêu cầu anh thay nhớt xe, anh làm vèo một cái là xong. Còn lựa chọn một cuốn thơ trong đám thơ này sao mà khó khăn qúa!

Tư Chuột cầm một cuốn thơ lên, bìa màu tím, xinh xinh, cuốn thơ tên ? Một thời tương tử, anh thấy thích hợp với mình nhất, anh đã chẳng một thời tương tư Ngọc Diệp đó sao! Muộn còn hơn không, để anh được bày tỏ tình cảm với nàng, dù điều ấy nàng cũng biết thừa từ lâu..

Anh mang cuốn thơ ra quầy tính tiền, nhờ cô nhân viên gói giấy hoa cho đẹp để làm quà tặng, anh đã hào hoa trả tiền gấp đôi gấp ba gía ghi trên bìa sau cuốn thơ và hớn hở ra khỏi nhà sách.

Anh xe ôm tiếp tục cuộc hành trình tìm địa chỉ nhà Ngọc Diệp, một con hẻm nhỏ gần khu chợ Bà Chiểu, anh ta bảo đảm sẽ tìm ra địa chỉ mới ăn tiền xe nên Tư Chuột yên tâm, âu yếm ôm nhẹ cuốn thơ vào lòng và ngắm nhìn cảnh tấp nập của phố phường. Sau khi anh xe ôm quẹo vào vài con hẻm ngoằn nghoèo, vài lần rẽ trái, rẽ phải đến chóng mặt, Tư Chuột đã đứng ngay trước số nhà muốn tìm.

Anh sửa lại nếp áo, nếp quần cho bớt nhăn nhó và run run đưa tay lên gõ cửa, hồi hộp chờ đợi gương mặt quen thuộc ngày xưa hiện ra. Chắc khi nghe anh giới thiệu là Tư Chuột, Ngọc Diệp sẽ nhớ ra ngay, cái biệt danh độc đáo của anh nam sinh nhỏ con nhất lớp, nhà quê nhất lớp, và học dở nhất lớp, ai cũng biết.

Nhưng trong nhà vẫn im vắng, không một ai ra trả lời! Tư Chuột đang ngỡ ngàng chưa biết tính sao thì một bà hàng xóm sát bên chạy ra, sốt sắng:

- Ông tìm nhà bà Diệp hả?

Tư Chuột mừng rỡ:

- Vâng, có phải đây là nhà bà Ngọc Diệp không?

- Đúng rồi, ba mẹ con bà ấy bán qúan cơm tấm ngoài đầu hẻm, kế bên tiệm bán chè, sinh tố đó, bộ khi nãy vô đây ông anh không nhìn thấy hả?

- Vâng, thôi cám ơn bà.

Từ Chuột leo lên xe ôm và chạy ra đầu hẻm, bây giờ mới để ý thấy qúan cơm đúng như bà hàng xóm nói, Anh trả tiền hậu hĩ cho anh xe ôm và đến hàng sinh tố kêu một ly mãng cầu tươi, ngồi nghỉ chân và suy nghĩ, không lẽ Ngọc Diệp đang bận rộn bán buôn mà anh đến nhận diện người quen, chuyện trò và tặng qùa ngay giữa chốn bát nháo ăn uống này thì còn gì là ý nghĩa? Để chiều nay, khi nàng về nhà, anh sẽ đến cũng không muộn màng gì, và sẽ có nhiều thời gian để tâm sự, nhắc lại những kỷ niệm thời đi học.

Anh thong thả uống hụm sinh tố và dõi mắt sang hàng cơm tấm bên cạnh. Đang tầm sáng, giờ cao điểm đông khách, anh chẳng thấy Ngọc Diệp đâu, chỉ thấy một bà to mập đang ngồi giữa nồi cơm to tướng không kém gì bà ta, và một cái bàn thấp trên bày la liệt những món ăn, những hũ đồ chua và hũ nước mắm, mấy ống đựng thìa, đựng nỉa. Bà vừa xới cơm ra dĩa, vừa gắp thức ăn lia lịa và luôn miệng quát hai phụ nữ trẻ bưng bê:

- Lẹ tay lẹ chân lên chút coi, khách đang ngồi đợi kìa!

- Dẹp mấy cái dĩa không vào đây cho tao, hết dĩa rồi !

Tư Chuột làm bộ bâng quơ hỏi chị bán sinh tố:

- Nghe nói quán cơm này ngon lắm phải không chị?

Chị sinh tố thật thà:

- Quán cơm tấm bà Ngọc Diệp nổi tiếng ngon, ông ăn thử thì biết.

- Chị làm ơn kêu cô giúp việc cho tôi dĩa cơm tấm sườn nướng đi.

- Hai cô đó là con gái bà Ngọc Diệp, ba mẹ con sống nhờ nồi cơm tấm này đó.

- Vậy bà ấy đâu rồi?

- Thì bà Ngọc Diệp to béo đang ngồi bán cơm chứ ai.

Tư Chuột giật mình hụt hẫng, anh tưởng mình nghe lầm. Cố giữ vẻ bình tĩnh, anh nói cho chị sinh tố khỏi nghi ngờ vì thái độ khác thường của mình:

- Nghe danh quán cơm bà Ngọc Diệp, hôm nay tôi mới có dịp ghé đây ăn thử.

Chị sinh tố chẳng thì giờ đâu mà nghi ngờ như chị Tư Chuột nhà anh. Chị ta vui vẻ đi gọi cơm giùm anh, nên Tư Chuột tự nhiên và thoải mái nhìn bà to mập kia kỹ lưỡng hơn. Đúng là Ngọc Diệp rồi, nhờ đôi mắt to đen mà anh đã nhận ra nàng, dù hình dáng nàng thì hoàn toàn khác hẳn.

Mọi thứ trên cõi đời có thể thay đổi, nhưng sao cuộc sống và thời gian lại nỡ biến đổi một cách phũ phàng từ một cô gái xinh xẻo, vóc dáng gầy gầy, một nàng thơ dịu dàng ngày nào thành một bà to mập, ngồi bán cơm ngoài đường phố và luôn miệng quát mắng con trước mặt mọi người như thế?

Cô con gái của Ngọc Diệp bưng dĩa cơm tới bàn Tư Chuột, nhìn cô gái, Tư Chuột đã thấy lại đôi mắt to đen đằm thắm của người mẹ bao nhiêu năm về trước. Anh thong thả ăn từng thìa cơm nhỏ vì bụng hãy còn no, và vì muốn kéo dài thì giờ để nhìn thêm cảnh đời của Ngọc Diệp, cho bõ công lao anh nao nức từ bên Mỹ khi chuẩn bị về Việt Nam, cho bõ công lao anh đã ngồi mỏi lưng sau chiếc xe ôm đi tìm con hẻm nhà nàng cả giờ đồng hồ.

Khách hàng vẫn đông, bà mẹ vẫn the thé sai bảo và mắng hai cô con gái, có lúc rảnh tay bà ngẩng lên, quét ánh mắt lanh lợi như điểm danh các khách hàng, bà ta ngừng lại nơi Tư Chuột vài giây, vẫn không có cảm xúc gì khác lạ, như với bao nhiêu người khách khác mà thôi. Làm sao trong giây phút bận rộn hối hả này, bà có thể nhận ra một người quen sau hơn 30 năm mờ mịt vì gío bụi cuộc đời? rồi bà lại cúi xuống thoăn thoắt xới cơm, lấy thức ăn cho khách.

Tư Chuột kêu tính tiền, cô gái hét gía 40 ngàn đồng, trong khi nãy giờ anh thấy mỗi dĩa cơm tương tự người ta chỉ trả có 20 ngàn đồng. Anh ngạc nhiên nhưng cũng móc túi trả đầy đủ, chị bán sinh tố nhìn Tư Chuột thương hại, thì thầm:

- Mẹ con bà này chuyên môn coi mặt đặt tên, thấy ông là khách lạ, ngàn năm một thuở mới đến quán một lần, nên tính gía trời ơi, kiếm thêm thu nhập. Nhưng cũng còn may cho ông, bữa hôm có chị Việt Kiều về xóm chơi, sáng ra đây ăn cơm tấm, bị chém một dĩa cơm tới 50 ngàn đồng, vì chị đó ăn mặc sang trọng lắm, nhìn vô thấy Việt Kiều liền.

Tư Chuột xót xa, không vì mất thêm tiền một cách vô lý, mà vì lòng tham của con người, lại là người mà anh từng ngưỡng mộ, thương mến. Cuốn sách thơ trong tay Tư Chuột bỗng trở nên thừa thãi, lố bịch, và cái phong thư có vài trăm đô la nằm trong túi áo anh có lẽ không bao giờ cần phải lựa lời tế nhị để trao cho người nhận nữa. Anh bỗng quyết định không cần đến nhà Ngọc Diệp, không đối diện với nàng, người trong mộng của anh đã chết tự lâu rồi. Món tiền này anh sẽ cho những người nghèo khổ nào đó anh gặp trên đường phố, còn cuốn thơ, sẽ có một người xứng đáng hơn Ngọc Diệp để anh trao tặng.

Một thằng bé bán vé số đến bên Tư Chuột, nó chìa xấp vé số ra mời mọc, nhưng Tư Chuột gạt đi và mời lại nó:

- Thằng nhỏ, mày muốn ăn cơm tấm không?

- Muốn, mà không có tiền ông ơi!

- Mày có bao nhiêu đứa bạn kêu hết lại đây, tao bao.

Thằng vé số nhẩy cẩng lên vì vui sướng, vội chạy đi tìm lũ bạn, một lúc sau hơn chục đứa kéo tới bu quanh Tư Chuột, anh ra lệnh:

- Đứa nào muốn ăn gì thì kêu đi, rồi qua uống sinh tố hay ăn chè quán này. Nghe chưa?

Lũ trẻ ùa ra chỗ bà bán cơm, xúm xít chỉ trỏ các món ăn. Tư Chuột gọi cô con gái bà hàng cơm ra, đếm bao nhiêu dĩa cơm, mỗi dĩa 40 ngàn đồng , trả tiền ngay tại chỗ, làm cô kinh ngạc không ngờ hôm nay trúng mánh lớn. Tư Chuột lại đưa cho cô một xấp bạc Việt Nam nữa và nói trước mặt lũ trẻ:

- Số tiền này đủ cho lũ trẻ đến đây ăn cơm ít nhất cũng ba lần nữa. Tôi trả trước cho cô đấy.

Anh quay qua trả tiền chị sinh tố cũng đủ cho bọn trẻ ba lần nữa rồi ra về.

Thấy chồng về sớm chị Tư Chuột ngạc nhiên:

- Tưởng anh đi tới nhà bạn bè chiều mới về?

Anh chìa cuốn thơ gói trong tấm giấy hoa xinh đẹp ra:

- Có tìm nhưng không gặp bạn, nên anh ghé vào một tiệm sách, chọn mua tặng em một cuốn thơ tình.

- Một cuốn thơ tình?

Chị Tư Chuột cảm động ngỡ ngàng vì món qùa bất ngờ, chồng chị chưa bao giờ tặng chị một món qùa thanh lịch như thế này, chị như bay bổng vào cõi thiên thai:

- Anh ơi, tuy em ít đọc thơ, nhưng anh mua tặng thì từ nay em sẽ siêng đọc thơ và sẽ yêu nó.

Chị mở ra thấy cuốn thơ, lẩm bẩm đọc ? Một thời tương tử, nên càng cảm động và ngạc nhiên:

- Không ngờ anh tối ngày lo sửa xe, tay chân dầu nhớt, mà cũng có tâm hồn thi sĩ ghê. Ở với anh mấy chục năm em mới phát hiện ra điều này. Bộ hồi đó anh tương tư em hả?

Tư Chuột nhìn vợ, chị cũng to mập, sồn sồn không thua gì Ngọc Diệp. Nhưng còn có chỗ dễ thương, chị đôn hậu và thành thật tin vào những lời nói dối của chồng.

Tư Chuột bỗng thấy thương vợ hơn bao giờ, anh nói bằng sự trìu mến như thuở ban đầu mới cưới nàng:

- Vì em mãi mãi là người anh yêu, là người trong mộng của đời anh.

**********.

Buổi chiều đi chơi cùng với vợ, tình cờ đi ngang qua con đường nơi đầu hẻm nhà Ngọc Diệp, quán cơm đã dẹp, chỉ còn quán sinh tố. Tư Chuột bảo tài xế taxi ngừng lại, để anh ghé vào tiệm sinh tố mua một bao thuốc lá ba số. Chị sinh tố nhận ra anh ngay và mau mắn:

- Mấy đứa nhỏ nhờ tôi gởi lời cám ơn ông nếu có dịp gặp lại. Còn bà Ngọc Diệp chủ tiệm cơm, bà ấy tuyên bố một câu về ông, nói ông đừng có buồn nghe?

- Chị cứ nói đi.

- Bà ấy nói với tôi rằng thằng cha đó một là khùng, hai là dân giang hồ làm ăn gian dối, trúng mánh, nên mới thừa tiền bao lũ trẻ bụi đời ngoài đường phố. Biết thằng cha chịu chơi như vậy, lúc nãy tao tính mỗi dĩa cơm 50 ngàn đồng rồi. Tiếc quá!

Tư Chuột chào chị sinh tố lên Taxi, lòng thảnh thơi, không có gì để nuối tiếc khi anh đã quyết định không bao giờ gặp lại người trong mộng ngày xưa của mình nữa.



*** *** ***

Nguyễn Thị Thanh Dương


Mục Lục


2. Hiến Chương Tình Yêu (truyện dài nhiều kỳ)

Tình Hoài Hương



Hiến Chương Tình Yêu

Phần Thứ Ba

Chương 24





Cái Nheo Mắt Cúi Nhìn Của Định Mệnh





Những núi đồi trùng trùng điệp điệp trên vòm trời Đà Lạt có nhiều con đường mòn uốn khúc dọc hai hàng hoa xá lị, hàng hoa mimosa, cùng hàng hoa anh đào vẫn e lệ phơi mình trong nắng sớm. Những thác nước ầm vang chảy muôn trùng sóng dội, khi nhìn lại trên triền đồi cỏ nâu vàng mịn mượt như nhung, dường như Mười vẫn thấy một bóng dáng thân yêu xưa cũ, mờ nhạt lang thang âm thầm trôi theo mình, qua từng bước chân mệt mỏi, rã rời, bơ vở Lâu lâu có những cơn buồn mơ hồ ngấm ngầm trổi dậy không sao dằn nén nỗi. Lòng Mười bừng bừng nỗi khát khao luyến nhớ và xúc động quắt quay, tiếc nhớ cuộc tình đầu tiên (vì đôi mắt ấy, nụ cười ấy đã thu hút kỳ lạ, dù tình nhẹ như bóng mây bay biệt dạng trên đồi cù).



Mười không cuồng si rạt rào yêu thương Nam nồng say đắm đuối nữa, vì mối tình xa cũ đã rơi rụng, không còn ấm áp hạnh phúc chan hoà trên từng sóng mắt làn môi. Mười không tự dày vò với nỗi hận đau cồn cào xé ruột như năm xưa. Bây giờ Mười chỉ sót lại ít cay đắng muộn phiền ngấm ngầm vu vơ, bâng quơ, có chút khắc khoải dịu dàng, bâng khuâng và xao xuyến tiếc nhớ một điều gì quá mơ hồ. Pha trộn với ít kiêu hãnh của tuổi trẻ bừng bừng sức sống ở trong tim; kèm theo điệp khúc dập dồn như hồi chuông ngân vọng.



Mùa xuân tràn về với muôn hoa ngát hương, khí trời mù sương mọng giọt ngắn dài ngây ngất run rẩy và ớn lạnh. Thượng Đế vẽ ra nhiều ý sáng tạo tài tình, duyên dáng tuyệt vời, nên thơ xiết đỗi qua các đài mây vàng quỳ gối bên nhau trên mặt hồ sáng loáng, trong suốt như phiên gương khiết tinh. Sương mù luôn tụ lại trên đồi Cù, mây hứng tình vẽ những đường tơ lả lướt toả rộng, dật dờ lơ lững trôi trên bầu trời xanh mênh mông. Triệu triệu hạt nước li ti, quyện làn mây bềnh bồng phả vào không trung những làn hơi sương là tà mát lạnh, làm bảo toàn không khí trong lành, mát rượi, êm ả, thơ mộng và quyến rũ ngàn đời nơi xứ hoa Đào tươi tắn thơm ngát.



Thời gian lướt nhẹ đôi môi duyên dáng trên đầu cây ngọn cỏ. Trong bối cảnh không gian và thời gian hữu tình nầy, Thương Mười đã bỏ lỡ dịp may trong từng khoảnh khắc ngắn ngủi, tha thiết muốn tìm quên hẳn con người kia. Cuộc tình mà nàng nghĩ đã tàn ? thật sự tàn phai rồi. Dù thế nào rồi... cũng phải dứt khoát mối tình đầu sau bao rìu rịt rung cảm, đắm say, đau khổ, hoài nghi, chán chường, băn khoăn, bâng khuâng và do dự.



Mười hiểu có cái gì đó mới mẻ đang nẩy sinh trong trí óc, còn mảnh tình cũ thì hấp hối, ngất ngư dẫy chết. Tuy nhiên Mười cũng có chút tiếc nuối, xót xa, bùi ngùi quá đỗi nhiều thứ trong sự giẫy giụa đó. Mười muốn xem ?anh tả, chỉ là chàng trai giang hồ rong chơi qua bốn bể, như thiên tình ca dệt trong thơ, trong truyện tiểu thuyết đầy hấp dẫn; chẳng còn liên can gì đến mình. Nếu mỹ cảm hơn, ?chàng + nàng?: sẽ là hai nghệ sĩ tài hoa từng diễn đạt vai tuồng đã đóng trên sân khấu đời. Tấm màn nhung hạ xuống, ánh đèn màu vừa tắt. Bạn bè, người thân là khán giả, nếu có tiếc nuối một vỡ bi hài kịch, một chuyện tình bong bóng bay như một ảo ảnh phù du. Thích thì họ vổ tay hoan hô, không ưa lại chê bai. Xin tuỳ thích.



Vì rằng: Khắp nơi chốn Mười đã đi qua, đều cảm thấy trống vắng, đơn điệu, lẻ loi ghê gớm. Từ chiều đoạn tuyệt cuối cùng dưới thác Datanla với Hoàng Phương Nam, Mười đã thay đổi hẳn; không còn là một hoa hậu vui tươi, hồn nhiên nữa. Mười không nhìn đời bằng đôi mắt nhung láy đen say đắm, tin yêu, ngời sáng niềm hy vọng. Thắng cảnh Đà Lạt hữu tình, thiên nhiên cẩm tú, nên thơ không quyến rũ nỗi mình. Một bóng vô hình phủ chụp lên cuộc sống nàng (nhưng, Mười quên điều quan trọng nhất, để quyết định tương lai, điều bí mật đó canh cánh bên lòng rên rĩ, nhớ nhung buồn bã, âm thầm khóc than trong đáy tim: Là tình say đắm, rất chân thật vẫn đong đầy trong lòng nhau).

* * *



Tính ra, kể từ ngày Mười biết yêu tha thiết, đến ngày chia ly vĩnh biệt, thời gian trôi chảy mãi, đời mỗi người trong ?hai chúng tả, đã rẻ về hai nhánh sông tách bạch ngút ngàn xa. Thấm thoát ?chúng mình? xa nhau đã hơn hai năm rồi. Mười chưa quen thân thiết một anh con trai nào khác, cho dù giao tế. Mặc dù chung quanh Mười, không nhiều thì ít có mấy anh bạn, (bạn đúng nghĩa) vẫn rộn ràng theo đuỗi nàng khá kỹ. Nào Quốc biên tập viên, nào Dương thông tin, nào Quan, Thứ, Cảnh. Ấy thế mà, Mười chẳng biết chọn ai? Mười giống như con chim đã bị trọng thương, nay đậu cành mềm sợ gãy cánh. Âu cũng dễ hiểu thôi.



Mười chuyển bỏ chỗ làm cũ, về làm tại Ty Thông Tin. Ban ngày đi làm, và ghi học ở đại học Văn Khoa. Một hôm Ty tổ chức khoá hội thảo gồm một trăm người trên Lữ Quán Thanh Niên, mọi chi phí ăn ở, trong thời gian một tháng, đều do Ty đài thọ. Buổi trưa, không như những buổi trưa khác, chả hiểu tại sao Mười ngủ chẳng được! Nhỏ Nuôi nằm kế giường bên cũng không ngủ. Hai chị em rủ nhau ra đứng trên balcon Lữ Quán, nhìn vu vơ xuống chân đồi, nói chuyện phiếm vui vẻ:

- Để chị kể chuyện tiếu lâm cho em nghe, chuyện nầy chị viết đã lâu, nghe nè:



Thời xa xưa? khi còn nhỏ xíu, tôi được ba mẹ cho đi ?ăn học? tử tế, đàng hoàng như ai. Nếu tôi ?ăn không nói có? biếng nhác, "ăn không ngồi rồi", tôi liền bị ba mẹ cho "ăn đòn", "ăn bạt tai". Thế là tôi khóc ré lên như con heo bị chọc tiết, lăn ra nhà "ăn vạ". Anh chị có "ăn ngay nói thẳng" la rầy mắng nhiếc, thì em bảo anh chị ỉ làm lớn đã "ăn hiếp" em út.



Nếu tôi có "ăn vóc học hay", là được ba mẹ cưng chìu hết biết. Lớn lên học đòi người ta, tôi bắt đầu "ăn diện" , cái đời tôi ở nhà phá gạo mẹ cha chuyên "ăn hại" , "ăn nói bậy bạ" , ?ăn ốc nói mò? , có khi ?ăn không nhai nói không nghĩ?, mà lẽo đẽo đi theo sau lưng nàng, liếc mắt đưa tình, tôi cho hai ngón tay vô miệng huýt gió, hoặc xíp xì? xíp xì? tán gái ?ăn thề? , thì tôi thuộc vào hạng số dzách! Lớn thêm chút nữa dù tôi chả học hành là bao, mà tôi nèo nẹo bám váy xin tiền mẹ. Mẹ thương con dấu cha dúi cho tí đỉnh. Thế là tôi hí hửng lo đàn đúm ?ăn chơi? , "ăn chặn" , "ăn to xài lớn". Hết sạch tiền chả biết làm gì tôi đi "ăn trộm" , "ăn cắp" , "ăn cướp". Chơi với bạn lại chuyên môn "ăn bòn" , "ăn quỵt", "ăn bẻo" , "ăn hối lộ". Ai nhờ vã cái gì cũng đòi ?ăn hoa hồng?. Ân nhân giúp cho không mang ơn thì chớ, đã "ăn cháo đá bát".



Khi tôi có bạn gái ?ăn ý?, ?ăn nhịp? , ?ăn khớp? với nhau, thì trong lòng tôi nẩy sinh ra cái chuyện ấy? luôn rạo rực, nhúc nhích. Tôi chằm chằm tìm cách ?ăn thịt?, "ăn non" cô bồ nhí xinh đẹp ra phết. Lúc tỉnh người, hỏi ra, thì ?ẻm? còn ở trong tuổi vị thành niên. Ba tôi nghiến răng trèo trẹo:

- ?Thôi chết, ?cá không ăn muối cá ươn?, hỏng cả đời trai mới nhớn rồi con ạ?!

Dù tôi chỉ là đứa học trò học bè non choẹt, nhưng không dám ?ăn mặn khát nước?, đành phải vác trầu cau cùng cha mẹ, họ hàng, thân hữu lò mò đến nhà nàng, ba bên bốn bề xúm nhau ?ăn hỏi?. Rồi lật đật lo chuyện ?ăn cưới?. Cưới nhau về là a lê hấp xáp lại ?ăn nằm?, tự do ?ăn dầm nằm dề?.



Ba mẹ tôi rất phiền bực về cái chuyện tôi chỉ là đứa ?con nít ranh? cà chớn cà cháo ?ăn dưng ngồi rồi? , mà bày đặt ?ăn mảnh? dang díu tình cảm lăng nhăng. Thiệt xấu hổ! Tuy thế hai cụ cũng thương con đứt ruột, con dại cái mang mà! Các cụ chuyển cho chúng tôi một phần tài sản kha khá, dặn con liệu đó lo mà siêng năng cần cù ?làm ăn?.

Dịp may đưa tới như cờ gặp gió, như cá gặp nước, như rồng gặp mây, vợ chồng son mở một tiệm tạp hoá, chủ tiệm và khách hàng hai bên ?ăn giá? với nhau. Thuận buồm xuôi gió, đúng là có một thời huy hoàng! nên vợ chồng tôi đình huỳnh "ăn trên ngồi trốc", "ăn nên làm ra". Chúng tôi nay có một mụn con kháu khỉnh, cả nhà ta ?ăn trắng mặc trơn? luôn luôn ?ăn gỏi? , "ăn tôm hùm, ăn thịt quay" cùng sơn hào hải vị . Thiệt là "ăn sung mặc sướng".



À? Vợ sanh con, tôi phải ?ăn kiêng?, hoặc đôi khi tôi len lén "ăn vụng phở?. Tôi chả thể nhịn thèm, bèn nói láo vợ đi "ăn cơm khách" mai về! Nhưng thực ra là tôi đi "ăn vụng". Nhiều lần thành "ăn đàng sóng, nói đàng gió". Gọi là trai hào hoa "ăn bánh trả tiền" hậu hỉ cho gái "ăn sương". Chứ mình keo kiệt không chịu chi địa ra, tôi sẽ bị bọn ma cô đầu nậu cho "ăn đấm", "ăn đá", ?ăn đòn? , rụng răng phải ?ăn cháo? làm sao!? Hoặc có khi ?ăn xôi nghe kèn?? ra nhị tì mà ?ăn đất? là nguy to! Hạnh phúc chẳng được bao lâu, thì gia đình tôi "làm ăn thất bại" , chủ và khách đều ?ăn chẹt? , ?ăn gian? , ?ăn bớt? , ?ăn chịu? , "ăn thừa nói thiếu" hai bên ?tận tình? lừa dối nhau. Cộng thêm cái tội có tiền là sinh tật nầy nọ! Ông ?ăn chả bà ăn nem? . Thành ra vỡ nợ!



Bấy giờ vợ đi chợ phải ?ăn đong?, cả nhà buồn rầu bắt đầu cúi gầm mặt, chả ai thèm nói với ai câu nào mà "ăn mắm mút dòi"; "ăn bờ ở bụi". Chồng ?ăn gió nằm sương? , vợ ?ăn đường? , con "ăn bám" ông bà nội! Nằm vắt tay lên trán, bắt chân chữ ngũ, nhớ lại thuở xưa khi chúng tôi còn ngồi trên đỉnh vinh sang giàu có, sao mà sung sướng hạnh phúc thế! Chả bù cho bây giờ! Thiệt khổ hết biết vì ?cái ăn?. Vợ con trốn chui trốn nhủi ?ăn hại đái nát?, chẳng còn giữ thể diện hai mẹ con nó lò mò đến nhà bạn giàu có, bởi vì bạn ấy ?ăn tiêu?, ?ăn bận? hoặc ?ăn xài? đều có căn bản, đúng mức ?ăn chắc mặc bền? . Mỗi bữa cơm bạn tôi chỉ ?ăn hương ăn hoả, Mồng một ngày rằm bạn ?ăn chay? một tháng hai ngày. Nhưng bạn ấy thích nhất là ?ăn xổi? dưa cải dưa cà, ?ăn vã? thức ăn với thịt heo luộc chắm nước mắm ớt.



Phần mẹ con tôi dù ?ăn gửi nằm nhờ? mà ?ăn như mỏ khoét?, lì lợm cúi đầu ?ăn như hạm?, ?ăn hớt? cuả người ta hoài. Chúng tôi ?ăn ở? nhà người ta ?ăn chực nằm chờ?, lỏ hai con mắt nhìn bạn ?ăn no vác nặng?. Còn chúng tôi thì ?ăn thật làm giả?. Thiệt là chẳng ?ăn rở tí nào! Bạn thấy chúng tôi ?ăn đứt? bạn về việc ?ăn tạp? quá sá, chịu không thấu, bạn khúc khích cười, nửa đùa nửa thật bảo:

- Bà chị định ở đây ?ăn vạ?, ?ăn trả bữa? đấy phỏng!?

- . . .

Rồi bạn bồi thêm một câu:

- Khiếp! Tôi ?ăn uống? dường như cũng ?ăn phải đũa? bà chị rồi! Nghĩ cho cùng thì mẹ con tôi trước kia cũng ?đài các? như ai, mà bi chừ chả khác nào ?ăn mày đòi xôi gấc?, nên không dám ?ăn nói? trả treo ?ăn miếng trả miếng? đanh đá cho ?ăn người?. Nếu mà rơi vào trường hợp khác á hả, thì tôi quyết ?ăn thuả đủ! Bất quá thì vô tù, chứ nhằm nhò ?ăn nhập? gì cái chuyện ruồi bu. Thời buổi nầy mình như kẻ ?ăn mày? chuyên ?ăn lông ở lỗ? ở đầu đường xó chợ! Cùi rồi không sợ lở! Sau một thời gian "ăn năn đã muộn" vì mình với bạn chả phải "ăn đời ở kiếp" với nhau, thôi "ăn khế trả vàng" ; nghiã là ta phải làm việc cho bạn, tận lực vắt óc ra để làm ?kế toán?, tức là tôi phải có? kế... "ăn theo", mà tính toán chi ly thiệt hơn trong việc ?ăn ở? sao cho vừa lòng người! Cho có? tí đỉnh? tương chao chắm mút... (lợi thì có lợi. Nhưng? răng không còn)!



Hai chị em sảng khoái cười ngất. Bỗng Thương Mười lặng người im bặt, mặt mày Mười tái xanh. Khiến nhỏ Nuôi lo sợ, rối rít hỏi:

- Chị Mười! Sao vậy?

- Ôi, anh ấy kia kìa. Người mặc áo xanh, quần jean đó.



Mười dán mắt nhìn chàng đăm đăm, trông Nam khá gầy, khuôn mặt xanh xao, phiền phiền tiều tụy. Có lẽ anh ta vừa bị ốm đau gì, nặng lắm chăng? Ồ, đã mấy năm qua, ?em? lẫn trốn ?anh?, không bao giờ nàng dám chường mặt ra. Nên cả em lẫn chàng đều ?né tránh? nhau, thì phải. Làm sao Mười biết chàng đã gầy đến độ thảm thương. Chàng đi bộ vừa đi vừa nói chuyện với Xì Rô từ phía góc Võ Tánh đi tắt qua sân Lữ Quán. Họ đang lúi húi chia nhau một điếu thuốc lá, nên không trông thấy hai cô. Nam chỉ thoáng qua khu đồi cỏ Lữ Quán Thanh Niên nầy không đầy ba phút, nhưng trong lòng Mười dường như bừng sống lại cả một bầu trời thanh bình thuở nhỏ, khi tuổi xanh vô tư lự rong đã chơi trên vạn nẽo đường. Rồi, lòng Mười dâng nỗi đau cùng khắp, trái tim lại quắt quay nhói lên từng hồi, từng chặp, từng đoạn đau buốt, như có thanh sắt nóng thọc qua lồng ngực, khiến Mười đau điếng lạ thường.

Nuôi ngạc nhiên nhìn Mười:

- Để em chạy xuống kêu anh ấy lên gặp chị. Nghen!



Mười gạt phăng, la Nuôi sao xí xọn xía vô chuyện người lớn. Nàng để mặc Nuôi chưng hửng đứng trông theo bóng chàng khuất vào khúc quanh. Mười vào trong Lữ Quán, đi ra cửa sau, và chạy như bay lên ngọn đồi cao, ngồi phịch xuống nệm cỏ xanh tươi, hai tay Mười bưng mặt, vật vã thân, khóc tức tưởi, khóc sưng húp hai mắt. Chàng như chiếc bóng bên Mười, mỗi ngày khi trời rực nắng nó luôn bám sát bên mình, khi trời vần vũ cơn mưa chiếc bóng biến mất tăm. Khi hoàng hôn lặn xuống chiếc bóng chìm theo. Lúc thắp đèn đốt nến thì hình bóng Nam lại thân thiện ấm áp hiện về? Suốt đời mãi như thế nầy sao, hở anh?

* * *



Quá khứ để lại dư vị đắng cay, chua xót, đầy đau thương đã một thời là cuộc sống của Mười đó. Ôi! Cuộc sống không phẳng lặng, dễ dàng, yên vui gì, chẳng nương nhẹ trên đôi cánh thời gian. Ngày tháng năm đến, ra đi, rồi tàn, mang theo bình minh ngời sáng, hy vọng hơn. Mười kinh ngạc thấy mình háo hức tìm quên, đi tìm quên. Thay vì ngày xưa Mười chạy như bay ra bưu điện Đà Nẵng, cuống quít gọi chàng về với mình: ?Phải gặp chàng?, ?Phải gặp chàng?. Thì ngày nay điệp khúc cuối cùng trên từng nốt nhạc sầu lắng trầm buồn vang lên: ?Phải quên Nam. ?Phải quên anh yêu?. Muốn quên chàng cần có thời gian và một bóng hình tuyệt vời khác. Thời gian bây giờ lại quá dài, quá tẻ nhạt, trống vắng, đơn điệu vô cùng, chán ngắt trong việc làm, chứ không như Shakespeare nói: ?Thời gian là khách thập phương, nó lạnh lùng bắt tay người bạn ra đi, mở tay ra ôm người mới đến?.



Tất cả! Như tiếng từng giọt nhạc mưa thánh thót rơi? chỉ còn lại điệu ngân dài, trôi về miền quá khứ nóng bỏng nhức nhối buồn đau. Như mới xảy ra ngày hôm trước, khi lớp sương mù tan đi, lộ ra hình ảnh dĩ vãng rõ nét, rồi tan loãng về chân trời vô định. Như con tàu chạy trên sóng nước, bị sóng cả lấp đi bọt bèo, rong rêu, cùng nỗi đớn đau dập xuống lòng hồ, để làm đầy thêm hương vị cho đời. Suy cho cùng, Mười không muốn phí phạm thời gian, và sức lực đấu tranh với muôn vàn cay đắng, tủi hờn nữa! Mười phải dứt khoát tìm ra một lối đi riêng biệt ? Mười phải dứt khooát quên Nam và tự đi tìm kiếm hạnh phúc đích thực rất mực chân thành, trân qúy, trọn vẹn tin yêu, tha thiết và mê đắm; để mỉm nụ cười xinh xinh, âu yếm nói với người rất yêu dấu: ?Em yêu anh vô cùng?. Mặc dù, Mười chưa biết hạnh phúc đó? đang đứng ở phương nào!? và ?Ai là hồng nhan tri kỷ?, khi:

Đường vào văn thơ muôn vàn thi vị

Không tỵ hiềm, chẳng phân biệt thân quen

Không phân chia cao thấp lẫn sang hèn

Mặc khách tao nhân dập dìu tình ý.



Thơ, nhạc, họa? với muôn màu ý nhị

Khúc hàn huyên đầy hương vị thanh tân

Khi trăng lên lúc gió núi mây ngàn

Tiếng ca hát quyện cung đàn nốt nhạc.



Ta hò hẹn tình nồng hoa thơm ngát

Gió chiều xuân bát ngát én bay sang

Mong ước sao tình tri kỷ vẹn toàn

Khói trầm nghi ngút "cầu Hoàng" khúc nhạc. (**)



Đến bên nhau buổi hoàng hôn nắng nhạt

Cảnh an bình như lạc động hoa đào

Mặc biển khơi triều vỗ sóng lao xao

Ta chung lối dắt nhau vào tình sử.



Anh thần tượng, em một thời kiều nữ

Bên sân trường đại học nón bài thơ

Xin một lần hội ngộ dẫu giấc mơ

Hỡi tri kỷ là ai, cho em biết? (*)

***



Một hôm, Mười đi làm về sớm, vừa đến cổng nhà, nàng thấy người phát thư đã gài lên cổng mấy tấm post card, trong đó Nam ghi địa danh Manila, Kuala Lumpur, Úc Châu. Tim Mười như ngừng đập. Ngày tháng qua đi, nhịp cầu nối kết yêu thương còn ấp ủ trong hai tập thư tình dày cui (từ những năm cũ). Thì ra, mình cứ giận chàng kinh khủng. Và than ôi! vẫn yêu say đắm mà không ngờ. Khi hai mu bàn tay quệt hàng nước mắt, Mười thút thít khóc dựa lưng vào cánh cổng lớn, thì thầm lẩm bẩm đọc:



Sauffley Field NAAS, tháng 12 năm 19?

Thương Mười... qúy mến,



Anh qua đây đã mấy tuần. Nay có ít hàng gửi về thăm Mười, cùng gia đình anh chị Tuế. Dạo nầy Mười có khỏe không? Hẳn là vui và lạ nhiều nhỉ? Bởi vì, nhiều lần em gặp anh ngoài phố, mà em lơ đi. Thôi. Cũng không thể trách được, vì có nhiều lý do rất dễ hiểu. Chúc Mười vui vẻ, hạnh phúc.

Anh Hoàng Phương Nam



Đọc những hàng chữ hỏi thăm khác, suốt mấy tuần đôi mắt Mười còn mờ lệ. Ôi! Nam vẫn nở làm cho Mười đau đớn, đắng cay, lo âu, phiền muộn ray rứt đến thế sao? Không. Lần nầy thì không. Mười đã quyết chí, nhất định dứt khoát rồi, dù lòng đau như dao cắt, dù tấm Post Card vô tri vô giác quyến rũ vô vàn làm nhịp cầu nối kết yêu thương, còn ấp ủ trong hai tập thư tình năm cũ kia. Thì ra, ?em? cứ giận ?anh? kinh khủng mà không ngờ. Tại sao Mười không nghĩ đến chuyện hồi âm đáp lễ? Ừ nhỉ! Và, Mười tần ngần đặt bút viết:



Đà Lạt, mùa mưa lạnh năm 19 ?

Chào anh,

Khi vui - anh hãy cứ cười, Khi buồn anh cứ khóc. Khi chán - anh hãy tìm một lối thoát, và sẽ yêu đời, yêu người, bao giờ anh cảm thấy tâm hồn mình lặng yên. Kìa! Anh hãy nhìn xem trên dòng sông vào một chiều mưa bão. Có chiếc thuyền nan, đang ra sức chống chèo để vượt qua sóng gió. Nó đã chìm. Chìm mất. - Không. Nó lại nổi lên rồi. Đường đời với cảnh ngộ cũng giống như con thuyền và dòng sông. Khi êm đềm lặng lẽ, khi giận dữ, kiêu hùng.



Sách có câu: ?Bách niên thương hải biến vi tang điền?, thì tình yêu giữa anh và em thật trong veo, nồng nàn, say đắm, nên thơ và phũ phàng, tàn nhẫn đến thế thôi. Đời là một cuộc bể dâu. Tình chúng mình đã ./. rồi, thưa anh Nam.

Em thân chúc anh thành công trên bước đường đi tìm tương lai và kiếm hạnh phúc mới.

Chào vĩnh biệt.

TM

(**) Thơ Tình Hoài Hương

Tình Hoài Hương

Kính mời độc giả xem tiếp chương sau.

Trân trọng


Tình Hoài Hương

Mục Lục


3. Hạnh Phúc Nơi Đâu


Vành Khuyên


Tôi mãi đi tìm hạnh phúc. Hạnh phúc nơi đâu. Khi tôi tưởng nó lại gần thì lúc đó lại là xa nhất.

Mùa Ðông 1995, vừa vào xong quốc tịch Mỹ, tôi nộp đơn xin passport để trở về Việt Nam liền. Tôi tìm anh, tìm cái hạnh phúc ngày nào tôi đã có dù tôi đã nghe phong phanh anh vừa mới làm đám cưới với người bạn gái quen hơn bốn năm. Trong cú phone cuối cùng với anh cách đó chưa đầy một tuần anh bảo không phải. Về hay không? Về để chấp nhận sự thật hay về để chứng minh đó không phải là sự thật. Dù trong tình huống nào chăng nữa, tôi có hiểu được là hạnh phúc cũ của tôi dù có còn, vẫn không còn như cũ không.

Trời đổ tuyết, đường lạnh đến đóng băng sau trận mưa đá. Tôi dậy chuẩn bị ra phi trường mà không xem tin tức trước là đường trơn trợt rất là nguy hiểm.

Tôi có té chỉ tại tôi ngu chứ chả gan dạ gì.

Người em chở tôi ra phi trường rồi bỏ ở đó, tôi lo cho em về có an toàn không? Rồi tôi lo cho mình, mình đang làm gì, đang đi đâu đây, chung quanh là băng như chính trong lòng tôi đang băng giá, không một hơi ấm, không một niềm tin cho hướng đi mình đang tới.

OoO

Bao nhiêu là chuyến bay sáng đó bị hủy bỏ. Tôi cứ sách hai cái va li đi lòng vòng sân bay theo hướng người ta chỉ. Cuối cùng, chán lắm, họ nói tôi phải liên hệ với người bán vé chuyển ngày đi. Bụng dạ tôi nghĩ nếu phải dời lại ba ngày trong chuyến đi chỉ có mười bốn ngày của tôi , tôi thà đừng đi còn hơn.

Cảm ơn ông Trời vẫn còn cho tôi sáng suốt lúc ấy.

Tôi gọi taxi về nhà. Đang chán nản, thật là chán không tưởng, ông taxi người Trung Ðông chắc cũng lạnh lẽo, ra điều tán tỉnh tôi. Hắn mời tôi đi ăn tối. Thật quá đáng. Tôi đã quá rành rẽ cái đám sinh viên Trung Ðông vào phòng y tế của Trường Ðại Học tôi đang học lấy bao cao su free ngay trước cửa ra vào.

Tôi chán lắm, chán đến tận cổ. Tôi chẳng buồn trả lời câu mờ , chỉ hỏi, " How much? " rồi chờ ông dừng xe khệnh khạng mang hai va li xuống mà lẽ ra hắn phải bỏ xuống cho tôi.

Hạnh phúc ơi, lạc lối rồi.

OoO

Tôi dự lớp Lost and Grief cho qua cái buồn bả lúc đó. Trong lớp toàn là những người mất những gì hữu hình,cha, mẹ, anh, chị. Còn tôi, tôi mất hạnh phúc là cái vô hình, là cảm giác, chỉ là những suy nghĩ tốt đẹp, tôi có qua được cơn xốc này không ...

Ngày chia tay của lớp, mặt mày ai cũng lạc quan hơn ngày đầu. Ai cũng tin mình đã hiểu, đã mạnh ra và đã vơi đi nhiều những ưu tư phiền muộn.

Bà giáo bắt tay chia tay tôi, hỏi lẹ "You still want to datẻ" Tôi mở tròn xoe mắt nhìn bà "No máam " mà trong bụng thầm trách, "trời, bà nghĩ tôi nhanh vậy sao , chuyện hết nước còn cái không nằm trong suy nghĩ của tôi đâu bà".

Thấy tôi quả quyết, bà buông tay tôi ra và nói "good luck". Những cuộc vui trước mắt đang chờ, tôi muốn lao vào trong tư thế nào đây.

"Anh Chuẩn, chở em đi đám cưới dùm nha, đậu xe ngoài phố Tàu đông lắm, em sợ."

Chuẩn do dự, "anh đâu có được mời, thôi em ráng đi một mình đi. "

Tôi vô tư nghĩ Chuẩn tự ái, giục,"anh đi với em, giấy mời em hai người lận."

Chuẩn không còn do dự nữa "Trâm à , anh có bạn gái rồi, đi với em vậy không tiện "

Ðáng đời nhé, lao vào nữa đi. Tôi chưa từng tệ như thế bao giờ, trong phút tuyệt vọng, tìm một cái phao, không có là không có, dù nghĩa hai chữ yêu thương không còn manh giáp nào trong lòng tôi.

OoO

Thời gian trôi quá mau, mới đó mà đã 8 năm nữa rồi ...

Tiếng phone reo, tôi chạy vội ra phòng ngoài. Tiếng mẹ ân cần "Trâm , tết này vợ chồng con có về lại đây thăm bố mẹ không, các anh chị của mày về lại cả đấy "

Tôi thối thoái "Sở con cần người mẹ ạ, cho tụi con hoãn năm khác nhá"

Giọng mẹ buồn hẳn "Thế thì thôi vậy!".

Bà vẫn tin vào tôi tuyệt đối như thế. Con gái nói gì nghe đó. Bà không cần tìm hiểu tại sao đã bao lần gọi bà không bao giờ nghe tiếng con rể trong nhà. Bao nhiêu lần hỏi chồng tôi đâu tôi đều hỏi lại bà chuyện khác cho bà quên đi. Ðã hơn hai năm tôi không có tin gì của anh. Cái ngày cuối tôi còn thấy anh trong cái gian nhà này là cái ngày anh nói với tôi tôi với anh không hợp, anh không có hạnh phúc. Vì anh không có nên anh không thể làm cho tôi hạnh phúc và tôi đừng buồn vì đó chỉ là "the way it is" đúng theo chữ anh nói.

Tôi đánh đổi hết, chỉ xin anh đừng làm giấy ly dị và đừng cho ba mẹ tôi biết chúng tôi đã xa nhau. Tủi cho ba mẹ tôi lắm.

Những đêm vắng, gối chiếc chăn đơn, tôi nằm thở dài,cái tiếng thở dài nghe như lời nhắc nhở tám năm trước tôi đã từng hỏi chính mình " hạnh phúc ơi, nơi đâu "

Nhìn qua song cửa, tôi chỉ còn thấy ánh trăng sáng là rõ nhất. Của đáng tội thật ...


Có qua cầu mới hiểu

Đắng cay như đã chờ

Cung đàn vẫn muôn điệu

Hồn ta giờ bơ vơ


1/04

Vành Khuyên


Mục Lục


4. Mồi Nhậu Ở Đồng Quê


Hùng Đoàn


........
Tôi đi trước rọi đèn pin, thằng Tiến theo sau tay xách xô nhựa to. Bây giờ vào khoảng 5 giờ sáng, mặt trời còn lờ mờ phía xa, đâu đó gà bắt
đầu gáy và hơi sương tan dần.
Đến dưới bụi chuối, tôi bảo thằng Tiến đặt xô nhựa xuống đất rồi cả 2 ngồi xuống, tay lật từng tàu lá mục dưới gốc cây, tôi bảo:
- Mầy lượm những con to nhất trước, những con nhỏ từ trái chanh trở xuống thì đừng lấy.
Thằng Tiến tay vừa lượm ốc ma bỏ vào thùng nhựa, vừa hỏi:
- Nhiều quá chừng luôn! Mà sao chỉ bắt mấy con to thôi, hả chú?
Tôi nói:
- Lúc này là đầu mùa mưa, ốc chui ra từ những chổ trú nắng nhiều vô số, hơi đâu lấy con nhỏ làm gì, làm gì thì cũng phải chừa cái hậu chứ,
lượm hết mai mốt lấy gì mà còn.
Tôi lại bảo:
- Thôi, đi qua bụi khác đi, mình chỉ cần đi chừng năm sáu bụi nữa là gần đầy xô liền.
Thằng Tiến là dân chợ, nó rất khéo tay, hàng ngày hay dùng dao khắc những đồ chơi hoặc tượng gỗ trông khá tinh xảo, nhưng học tới lớp 10
thì nó ham chơi games, học hành ì ạch, cha nó là bạn học với tôi, ông gửi nó cho tôi dạy nghề điện tử từ lúc tôi còn ở thành phố. Khi về
ruộng, tôi không dắt nó theo. Sau mấy năm, chổ ở đã ổn định, trong một lần tôi về thành phố, cha nó nài nỉ:
- "Cho nó theo đi, ông bỏ nó lại đây, thế nào nó cũng hư hỏng mất".
Ngoài việc dạy nghề, tôi còn hướng dẫn nó sống như dân ruộng, vì nếu cứ mang kiểu cách thành phố về quê, người ta không thích và như thế
thì rất khó trong mọi mặt.
Mấy hôm trước, có vài người bạn ở thành phố hẹn cuối tuần về ghé nhà tôi, và tất nhiên bạn bè lâu ngày gặp nhau, không gì hơn là bày tiệc
nhậu. Tôi nói với Tiến:
- Dân thành phố mà đãi gà vịt là xoàng lắm, tao với mầy tìm mồi dân dã cho họ đánh chén mới được!
.....
Đi một vòng qua mấy đám chuối thì xô đã thấy khá nặng, tôi bảo nó về để sáng mai đi tiếp lần nữa, nó liền hỏi:
- Bộ ốc ma nó ra toàn buổi sáng không hả chú?
Tôi nói:
- Nó chỉ bò ra kiếm ăn lúc trời bắt đầu tối, sáng có nắng là nó rút vô chổ ẩm thấp mà trú cho nên người ta gọi nó là ốc ma, nếu mình đi buổi
tối thì kiếm được nhiều hơn nữa, nhưng nguy hiểm lắm, rủi bị rắn cắn thì không ai cấp cứu, còn nếu đi trễ quá nắng lên, chúng chui vô hốc
kẹt, khó thấy lắm.
Tiến vác xô ốc lên vai, vừa đi vừa nói:
- Sáng mai mình vô trong khu nghĩa địa mà bắt chú ơi, hôm nọ con thấy ở đó rất nhiều, mà toàn là con bự lắm kìa.
Tôi nhíu mày:
- Bộ khùng hay sao mà vô đó! Ốc này nó ăn tạp, cây lá gỗ mục thứ gì nó cũng ăn hết trọi, mấy đống rác toàn là ốc bự mà tao còn không bắt, hơn
nữa, nơi nghĩa trang mầy không nên tới làm gì. Từ đây về sau mầy không được đi vô đó nữa, nhe mậy!!!
Về tới nhà, thằng Tiến hỏi:
- Bây giờ mình làm liền hay đợi sáng mai rồi làm luôn hả chú?
Tôi nói:
- Bậy mầy! Phải đổ vô xô lớn, để xả cứt chừng 3 ngày mới luộc được.
Tôi nói tiếp:
- Mầy đổ số ốc này vô cái xô bự kia, rồi mỗi buổi xối nước vô, xả ra vài lần cho sạch, nhớ là phải không được còn nước trong xô ốc, nếu có
nước nó chết hết, còn để khô thì cả tuần nó vẫn sống như thường. Hôm nay là thứ tư rồi, bữa kia mấy ổng mới đi về đây, khoảng trưa mới tới,
sáng hôm đó tao mầy đi câu cá lòng tong chừng 1 tiếng đồng hồ, về làm món cá kho tiêu cho mấy ổng ăn cơm trưa.
Thằng Tiến nói:
- Sao bây giờ mình không đi câu luôn đi chú?
Tôi cười:
- Cá đó nước lớn người ta mới câu, với lại cá này câu xong làm liền thì mới ngon, để lâu nó chết hết. Khi nào quởn mầy đi lòng vòng quanh
đây xem cây nào có ổ kiến vàng, để hôm đó mình lấy trứng kiến làm mồi câu cá. Không có ổ kiến vàng thì mượn cái lưới nhỏ rồi rảy cám, hoặc
chế nước mắm kho dụ nó đến rồi dùng lưới kéo cũng được.
......
Trưa hôm sau, thấy bà Chín đi ngang, tôi chạy ra chào hỏi rồi nói:
- Mấy hôm nữa con có khách tới chơi, bà bán cho vài con rắn ri voi làm đồ nhậu nghe bà.
Bà Chín vừa nhai trầu vừa nói:
- Ừ, để tui kêu sắp nhỏ nó bắt cho chú Hùng mấy con.
Có 5 mẩu đất, bà Chín không làm ruộng, cũng không trồng rẫy như mọi người, mà trồng tràm, dưới gốc tràm là mương nước, quanh năm cá, rắn,
rùa ưa trú ngụ, trên cây thì dơi quạ sinh sống, đây là loài lớn nhất trong họ dơi, sải cánh dài hơn nữa thước, nó không ăn sâu bọ như các
loại dơi nhỏ mà chỉ ăn trái cây. Cứ vài tháng, gia đình bà thu hoạch số thú trong khu tràm thôi, cuộc sống cũng đã khá an nhàn.
Sáng hôm sau, bà tới nhà tôi:
- Sẳn đi chợ, tui mang ra cho chú mấy con rắn nè.
Nói xong bà đưa cho tôi một bao vải nhỏ, bên trong là 3 con rắn ri voi to bằng cườm tay, thứ rắn này mập ú mỗi con nặng trên cả kilô, lại rất
nhanh nhẹn, tuy không có nọc độc như rắn khác, nhưng khi cắn xong thì răng gãy ra dính luôn tại chổ cắn, rất đau nhức, được cái là thịt rắn
ngọt nên chế biến được nhiều món ăn.
Tay cầm bao rắn, tôi mời bà vô nhà uống nước, rồi hỏi giá để trả tiền, bà cười hiền hậu:
- Ối trời! Tiền bạc gì chú Hùng ơi, nhà chú có khách, tui bắt cho chú mấy con nhậu chơi, chứ nào giờ chú sửa đồ cho tui cũng có lấy tiền gì
đâu nè!
.....
Bà Chín đi rồi thì chừng nữa tiếng sau Năm Tố chạy xe đạp ngang nhà,
tôi gọi lại rồi nói:
- Trưa thứ 7, nhà tui có mấy anh bạn ghé chơi, anh quởn ghé nhậu chung, nhé.
Năm Tố là dân quê rặc, tuy không chữ nghĩa nhưng được cái thực tình, tính tình cởi mở, hiền lành nên xóm giềng ai cũng mến.
Nghe tôi nói xong, Tố liền đáp:
- Mai nhà em có tát mương, em sẽ đem cho anh mấy con cá basa.
Tôi khoát tay:
- Thôi khỏi, mồi có đủ rồi, anh chỉ đến là được.
Tố nói:
- Đâu được nè, để em đem cá đến, anh cứ rọng để đó, ngày nào khách tới anh biểu thằng Tiến chạy qua vườn nhà bác Thanh hái bông điên điển về
nấu canh chua đãi khách...
......
Y như tôi dặn, trước ngày khách đến, thằng Tiến đi tìm ổ kiến vàng, lát sau nó chạy về báo:
- Chú ơi, con thấy trên cây cách gần bên nhà chú Tuấn có ổ kiến vàng to lắm.
Nghe thằng Tiến nhắc tới cây cách, tôi chợt nghĩ đến món chuột đồng
xào, liền nói:
- Vậy tốt rồi, bây giờ để tao đi lên nhà ông Chín Liêm mượn mấy cái lồng bắt chuột về, khuya nay mình bẫy ít con mới được. Mầy vô nhà, tìm
trong mấy cái thùng đựng máy, lấy ra một miếng xốp trắng để trên bàn cho tao.
Nói rồi tôi lấy xe chạy đến nhà ông Chín Liêm, ông này nhà chỉ có 5 công ruộng nên công việc không bận bịu lắm, lúc rảnh rỗi ông ta thường
bẫy chuột đồng mang ra chợ bán nên nhà ông có hơn 40 cái lồng kẽm bắt chuột. Tôi mượn của ông ta 6 cái, hứa hôm sau sẽ trả, nhân tiện mời
ông ta đến nhậu luôn.
Về đến nhà, tôi bảo thằng Tiến cắt xốp trắng thành 6 miếng, mỗi cái to bằng quả trứng gà, rồi móc vào bẫy chuột.
- Tối nay, tao với mầy mang mấy lồng này đặt ngoài ruộng, chuột đồng nó ăn tạp, lại trời tối nên thấy cái gì trắng trắng là mò vô, chỉ cần
dính 3 con thôi cũng đủ làm thêm món đặt sản chuột đồng xào lá cách rồi.
......
Hôm sau, khách khứa đến đông đủ, mọi người vừa ăn uống nói chuyện vui vẻ, thấy thằng Tiến cứ chạy lên chạy xuống lăng xăng hoài, tôi nói:
- Ngồi xuống đi mầy, đâu có thiếu cái gì nữa mà lo.
Gắp mồi và uống được chừng vài ly, thằng Tiến nói:
- Ở đây, mấy chú nhậu mồi thì nhiều mà rượu thì ít quá, chứ cô Chín của con ở thôn Hòa, vô bàn nhậu chả ăn gì chỉ uống với uống hoài luôn
đó!
Ông Thanh gác đũa xuống chén, rót ra một ly rồi nói:
- Không được mầy ơi, nhậu bán mạng như con Chín đó có ngày vô nhà thương mổ ruột cho coi.
Tôi nhạc nhiên hỏi:
- Sao nhậu mà phải mổ ruột hả chú?
Ông Thanh uống cạn ly rồi nói:
- Cái con đó nó không ăn mà uống riết thì nóng trong mình quá, có ngày viêm ruột thừa chứ còn gì nữa! Thứ gì mà nhậu chưa đã, còn đòi đi nhậu
tiếp tăng 2 tăng 3, nói thiệt cả thôn Hòa không ai nhậu bằng nó!
Chín Liêm ngồi im lặng nảy giờ liền nói:
- Ở đời nhiều cái ngộ lắm nghe, hể nói tới nhậu là người ta nghĩ tới đàn ông, chứ đàn bà nào giờ ai mà nhậu, nhưng tửu lượng khủng nhất lại
lọt vào mấy bà, mấy bả có thể nhậu từ sáng tới tối cũng hông sỉn. Còn nói về bếp núc, ai cũng nghĩ tới đàn bà, nhưng thực ra đầu bếp giỏi
nhất thế giới lại là đàn ông!!!
Cả bàn nghe ông nói xong, đều đồng ý cho là đúng
...
Sau này khi tôi ra chợ ở, chung quanh nhà là hàng ăn quán nhậu đông ken, tuy nhiên tuổi già nên tôi không nhậu nữa, bạn bè có níu kéo lắm
chỉ uống 1 hoặc 2 lon bia là dừng.
Nhớ lại hồi còn ở ruộng, kiếm mồi quá dễ, chẳng tốn kém gì nên người ta nhậu vô tư, tới lúc ra chợ lại thấy người ta dễ dàng làm ra nhiều
tiền, nên chuyện nhậu nhẹt lại có phần sung độ hơn cả ở quê nữa!

Hùng Đoàn

Mục Lục


5. Tình Thư Anh Viết Gởi Em


Song An Châu


Em Hồng Ánh thương mến,

Đêm nay anh nằm trằn trọc mãi đến 12 giờ khuya, khi đồng hồ treo trên tường reo lên một hồi nhạc vui và gõ đều đều 12 tiếng king kong mà anh chưa chợp mắt được. Hằng đêm anh thường dỗ giấc một cách dễ dàng sau một ngày làm việc mệt nhọc vào lúc 11 giờ đêm thì nhịp thở đều đều đưa anh vào giấc ngủ êm đềm. Đêm nay anh không ngủ được vì nhớ đến em. Hình bóng và lời nói dịu hiền, ngọt ngào của em cứ lởn vởn hoài trong tâm trí anh. Nhất là những tâm tình chân thật về cuộc đời đầy bất trắc, thương tâm của em mà em đã thổ lộ cùng anh trong thời gian quen nhau mấy năm qua như thấm sâu vào xương tủy, da thịt và tâm hồn anh, không bao giờ rứt rời đựợc. Anh không dỗ giấc ngủ được vì trong lòng anh quay quắt nhớ đến em. Anh rời giường ngủ đến mở máy và đối diện trước màn hình chiếc computer cũ kỷ của anh. Khi màn hình lóe sáng, anh cầm con chuột đưa mũi tên vào Microsoft office work để gõ lên những dòng chử đang ẩn chứa tâm tình của em trong tim anh. Anh ngồi đối diện trước màn hình vô hồn, vô cảm hàng giờ mà chưa gõ được chử nào, vì tình cảm nhớ thương em cứ tràn ra như thác lũ vỡ bờ. Anh đắng đo chưa biết bắt đầu từ ngọn nguồn nào để ghi lại theo trình tự diễn tiến qua thời gian anh và em quen nhau. Anh vội đứng lên đi đến phích nước lọc, rót một ly nước lạnh và từ từ uống, để định thần. . . Anh nhớ lại. Anh quen em qua sự giới thiệu của một người bạn văn, thơ? Dù chưa một lần gặp mặt, nhưng tình nghĩa thân quen như anh em lâu rồi .. Lúc đó anh phụ trách trang thơ cho một tờ báo Bán Nguyệt San tại địa phương nơi anh cư ngụ là Atlanta, GA. Nhiệm vụ của anh được Ông Chủ Nhiệm kiêm Chủ bút tờ báo giao cho anh chọn những bài thơ do đọc giả gởi đến. Trước tiên anh đọc qua nội dung, xem niêm luật đúng sai, sửa lỗi chánh tả, rồi gởi cho ông xem lại với ý kiến hợp với tôn chỉ tờ báo hay không và tùy ông chọn lựa cho kỳ báo ấn hành kế tiếp. Nhờ làm công việc này, anh quen được nhiều bạn thơ và quen được em. Năm tháng dần dà trôi qua, thư đi tin lại? rồi anh và em thân nhau lúc nào không biết nữa ? Em lúc nào cũng giữ khoảng cách tình cảm giữa anh và em không gần nhau, em tương kính anh như người anh tinh thần để dẩn dắt, giúp đỡ em trên bước đường văn nghệ và đường đời ... Anh thì đối xử với em lúc đầu như một đọc giả thường xuyên mến mộ tờ báo và sau này khi em thường gởi bài đăng báo, anh xem em là một cộng tác viên thường trực của tờ báo và tình cảm của anh với em như dòng sông êm đềm chảy qua vùng thảo nguyên xanh tươi, hoa thơm cỏ lạ .. Cho đến một hôm, em còn nhớ không ? Vào một buổi sáng Chủ nhật, miền Nam nắng ấm. Anh nhận được cú phone của em từ miền Tây Bắc nước Mỹ. Anh rất ngạc nhiên và hụt hẩng khi nghe lời nói trong phone không vui tươi, ngọt ngào như mọi khi em gọi cho anh mà dường như tiếng nói của em nghẹn ngào và pha lẫn nước mắt .. Anh hỏi em có chuyện gì không? Em trả lời: - Em khổ quá anh ơi! Em không biết tính sao ? Em như người đang trôi trên biển, cần một cái phao .. Anh rất ngạc nhiên, anh không biết chuyện gì, lành hay dữ xảy đến cho em .. Anh vội vã hỏi em: - Có chuyện gì xảy ra vậy? Em hãy bình tỉnh cho anh biết đi! Ðầu giây bên kia im lặng..Rồi nghe tiếng nức nở khóc ..Anh càng lo lắng. Tim anh nhói đau. Trong giây phút im lặng, anh càng lo lắng, nghĩ ngợi .. đặt nhiều giả thuyết không lành về em . Anh nhớ lại tháng trước đây em nói sẽ có chuyện vui khi em tìm được một bờ vai, một điểm tựa cho em ở trên đất Mỹ này vĩnh viễn ...

* * * Qua giây phút chờ đợi trong nao núng, thời gian như dừng trôi. Đầu giây bên kia, tôi nghe tiếng nói nghen ngào của em nói: - Em quen anh bấy lâu nay qua văn thơ trên mạng. Em rất mến anh, nhưng em không tiện kể về đời tư của em cho anh nghe. Giờ đây em nói thật cho anh biết, khi em và anh đã hiểu nhau, thân quen nhau qua một thời gian dài. Em nói thật, em rất yêu anh. Dù chưa một lần gặp nhau, chỉ trao đổi qua thư từ hình ảnh trên mạng, nhưng hình ảnh của anh luôn trong tim em. Tình yêu giữa anh và em trong trắng như tờ giấy chưa thấm một vết mực nào. Như em nói trước đây ... em sẽ tìm một bờ vai, một điểm tựa cho em ở trên đất Mỹ này vĩnh viễn ... khi em nghĩ đến anh, nhưng mộng không thành rồi anh ơi!

Hơn tháng nay em không thư từ, gọi phone cho anh như thời gian qua ..Vì người yêu cũ của em ... Ba Má em đã nhận sính lễ hỏi cưới, trước khi em vượt biên ... nay đã qua đây gặp em. Ba Má em bắt buộc em phải thành hôn với người tình cũ ...




Song An Châu


Mục Lục


IIỊ Hộp Thư Toà Soạn ___________________________________________________



Nguyệt San Giao Muà xin cám ơn những thân hữu đã dóng góp bài vở cho Nguyệt San Giao Muà số 171 . Một số bài khác sẽ được đăng dần vào số tới. Mong mỏi sẽ nhận được những sáng tác của các bạn bốn phương để cho Nguyệt San Giao Muà thêm phần hương sắc trong tương lai.

Mục Lục


Thể lệ để nhận Nguyệt San Giao Muà: 1) Để vào danh sách của NSGM (subscribe), xin gửi email về GiaoMua@hotmail.com
2) Để rút ra danh sách của NSGM (unsubscribe), xin gửi email về GiaoMua@hotmail.com
3. Mọi chi tiết, thể lệ, thắc mắc, xin gửi về: GiaoMua@hotmail.com 4. Mọi bài vở, đóng góp, xin gửi về: GiaoMua@hotmail.com Nguyệt San Giao Muà Homepage: http://www.GiaoMua.com Thể lệ gửi bài cho Nguyệt San Giao Muà: Mong bạn gửi Bài cho GM theo cách này là tốt nhất : 1. Dùng mẫu chữ Vietnet (VIQR) hay Unicode 2. Viết Hoa chữ đầu của bài và bút hiệu. Ví dụ: Giọt Mưa Trên Lácủa NS Phạm Duy 3. Gửi bài ngay trong email (không kèm file), để cho BBT khỏi mất công download xuống để đọc 4. Gửi tất cả các bài trong 1 tháng 1 lần trong1 email, nếu tiện. 5. Bài vở xin gửi đến trước ngày 25 mỗi tháng 6. Mọi chi tiết, thể lệ, thắc mắc, xin gửi về: GiaoMua@hotmail.com Cám ơn bạn rất nhiều, vì nhân sự có hạn, BBT không thể ngồi đánh máy lại từng đề bài hay bút hiệu.

Địa Chỉ Liên Lạc:

Nguyệt San Giao Muà
P.O . Box 378
Merrifield, Virginia 22116
USA

Trang Nhà 

Web Counters
Web Site Hit Counter

Copyright 2002 by Giao Muà e-magazine and respective authors