Số 173
Ngày 1 tháng 9 năm 2016
Nguyệt San Giao Mùa
P.O. Box
378
Merrifield, Virginia
22116
USA
Thư Ngỏ
Mặc cho thế giới đang xảy ra bao nhiêu hoạn nạn tai ương của khí hậu thời tiết, lụt lội, sạt lở đất, động đất, hạn hán, cháy rừng. Những tàn phá, chết chóc của chiến tranh và khủng bố.
Mặc cho con người buồn vui trong cuộc sống đời mình.
Thời gian vẫn tuần tự thay phiên nhau khoe nhan sắc từng mùa.
Tháng tám mang mùa hạ đang qua đi và tháng 9 đến mang theo những hương vị đầu đời của mùa Thu quyến rũ.
Với tôi tháng chín như một người thân, một người tình tri kỷ.
THÁNG CHÍN CỦA TÔI
Ngày tôi cất tiếng khóc chào đời,
Hương thời gian tháng chín quanh tôi,
Mỗi một tháng là một cung mệnh,
Cuộc đời ai biết được ngày mai.
Tháng chín của một thời trẻ thơ,
Tôi đợi mong mùa tết trung thu,
Tháng chín tây tháng tám âm lịch,
Có lồng đèn xinh tôi ước mơ.
.
Tháng chín của tuổi vừa lớn lên ,
Gío từ mùa Hạ gió Thu sang ,
Chỉ vì cơn gió chuyển mùa ấy,
Bỗng dưng tôi nỗi buồn không tên..
Tháng chín bao la khắp đất trời,
Mặc cho thế giới những buồn vui,
Tôi vẫn là của riêng tháng chín,
Như tình yêu chỉ có hai người.
Qùa tháng chín là chút gió mưa,
Chạnh lòng cho tôi ghi vào thơ,
Người đi ngoài phố, mưa qua phố ,
Người có lạnh không gió tình cờ ?
Qùa tháng chín trong vườn thơm tho,
Bụi Cúc đơm chồi lá xum xuê,
Hoa Hồng mùa thu còn ở lại,
Tặng cho đời nhan sắc cuối mùa.
Tháng chín và tôi là tình nhân,
Duyên kiếp với nhau từ trăm năm,
Hai tâm hồn tri kỷ gặp gỡ,
Tháng chín xa tháng chín lại gần.
Tháng chín của tôi trở về đây,
Không trễ hẹn nhau tình vẫn đầy,
Tôi sẽ trẻ hoài như tháng chín,
Một tình yêu mới lại bắt đầu
.
( August 13, 2016)
Nguyễn Thị Thanh Dương.
Ban Biên Tập Giao Muà
Bài vở trên Giao Muà là do các tác giả gửi đăng và Giao Muà không chịu trách nhiệm về nội dung. Muốn xin trích đăng lại, xin liên lạc với GiaoMua@hotmail.com.
I . Thơ _______________________________________________________________________
1. Thời Gian | ______ Hàn Thiên Lương | |||||||||||||||||||||||||||||||
2. Từ Hạ Đó | ______ChinhNguyen/H.N.T. | |||||||||||||||||||||||||||||||
3. Westminster, Ngày Anh Về | ______ Nguyễn Đông Giang | |||||||||||||||||||||||||||||||
4. Vòng Trăng Của Chị | ______Sông Cửu | |||||||||||||||||||||||||||||||
5. Tương Tư Quỳnh | ______ Jacaranda | |||||||||||||||||||||||||||||||
6. Đêm Nhớ Tình Nhân | ______ Đông Hòa Nguyễn Chí Hiệp | |||||||||||||||||||||||||||||||
7. Mưa Trên Đường Về | ______ Nguyễn Thị Thanh Dương | |||||||||||||||||||||||||||||||
8. Con Đường Xưa | ______ Hồ Thụy Mỹ Hạnh | |||||||||||||||||||||||||||||||
9. Đứng Thẳng Lên |
______ Trần Thành Mỹ 10. Mưa Giông Đà Lạt |
|
______ Tuyền Linh | 11. Tôi Sẽ Về
|
|
______ Phan Tưởng Niệm | 12. HOÀNG HẠC Ơi! Tiếng Xưa |
|
______ Tình Hoài Hương | 13. Chút Vu Vơ |
|
______Nam Thảo |
14. Chân Mây..
|
|
______Nguyênhoang |
15. Tiển Em |
|
______ Nguyệt Vân |
16. Vàng Bay Thu Chớm |
|
______ Trần Đan Hà |
17. Đợi Chờ |
|
______ Lê Miên Khương |
18. Mấy Vần Thơ Cũ |
|
______ Phan thái Yên |
19. Thu Về |
|
______ Song An Châu |
|
II . Văn _______________________________________________________________________
1. Những Chuyện Buồn Vui ... ___________ Nguyễn Thị Thanh Dương | 2. Hiến Chương Tình Yêu (truyện dài nhiều kỳ) ___________ Tình Hoài Hương |
3.Tuổi Dại ___________ Hai Hùng SG |
4. Tưởng Niệm Ân nhân Dr. Rupert Neudeck 1939-2016 ___________ Nguyễn Quý Đại |
III . Trả Lời Bạn Đọc__________________________________________________
1. Nhắn Tin/Trả Lời Bạn Đọc _______ Ban Biên Tập |
I . Thơ __________________________________________________
II . Văn___________________________________________________________
Nguyễn Thị Thanh Dương
2. Hiến Chương Tình Yêu (truyện dài nhiều kỳ) Tình Hoài Hương
Tình Hoài Hương
Hai Hùng SG
Hai Hùng SG
4. Tưởng Niệm Ân nhân Dr. Rupert Neudeck 1939-2016 Nguyễn Quý Đại
Nguyễn Quý Đại IIỊ Hộp Thư Toà Soạn
___________________________________________________
Thể lệ để nhận Nguyệt San Giao Muà:
1) Để vào danh sách của NSGM (subscribe),
xin gửi email về GiaoMua@hotmail.com
Địa Chỉ Liên Lạc:
Nguyệt San Giao Muà
Copyright
2002 by Giao Muà e-magazine and respective authors
Buổi chiều tan làm về đường phố chen chúc xe cộ, ai cũng có vẻ vội vàng bận rộn để mau về nhà. Chị Bông cũng thế, phải ghé vào day care để đón Tabi và Betsy.
Highway giờ cao điểm dòng xe chậm chạp di chuyển, hai đứa con ngồi trong xe thỉnh thoảng lại cãi nhau , chị phải luôn miệng dỗ dành và phân xử cho đến lúc về tới nhà.
Trước khi mở cửa vào nhà, chị Bông mở thùng thư. Cầm xấp thư trong tay, như thường lệ chị chỉ liếc sơ qua rồi để đó, khi nào rảnh mới đọc và giải quyết, chẳng đi đâu mà vội, vì bây giờ còn bao nhiêu công việc khác đang chờ đợi chị, nấu cơm, tắm rửa con cái v..v?
Nhưng phong thư đầu tiên là một địa chỉ xa lạ gởi cho chị, có in đậm hai chữ ?Personal & Confidential? làm chị quan tâm, không nhịn nổi sự tò mò, chị xé phong thư ra đọc ngay. Thì ra ông Luật sư nào đó lấy records từ County, biết tin chị vừa bị câu lưu, giam giữ, nên ông đề nghị được chị thuê mướn để bào chữa cho chị, cứu chị thoát khỏi tội tình. Ông luật sư khoe đã có 35 năm kinh nghiệm trong nghề luật hình sự.
Chị Bông vừa buồn cười vừa bực mình, chị lật phong thư ra coi lại lần nữa, đúng là người nhận tên ?Nguyễn thị Bông? và địa chỉ này không sai sót chút nào. Nhưng sự lầm lẫn thật khủng khiếp, Nguyễn thị Bông là chị vẫn là một công dân tốt, hôm qua tại hãng chị mới được lãnh thưởng và boss khen ngợi, hôm nay chị vừa đi làm về, đang ung dung ngồi nhà và đọc lá thư chết tiệt này. Tên tuổi giống nhau là chuyện thường, nhưng sao lại giống cả địa chỉ? Hay Nguyễn thị Bông gian ác, phạm tội từng sống ở căn nhà này trước kia? Hay thư ký của county trong lúc ghi chép, đánh máy làm báo cáo đã ngủ gật và ghi lộn địa chỉ?
Chị chẳng thì giờ đâu mà suy luận, tiện tay chị mở luôn phong thư thứ hai của Women?s Health, lần này thì chính xác là của chị, chắc họ thông báo kết quả chụp Mammogram tuần vừa qua. Nhưng nội dung lá thư này làm chị hoang mang hơn lá thư đầu tiên, bác sĩ đã đọc tấm phim chụp hình vú của chị và thấy bên ngực trái ?không bình thường?, yêu cầu chị liên hệ với văn phòng để lấy hẹn khám lại.
Năm 40 tuổi, chị Bông bắt đầu chụp Mammogram, hai năm qua đều bình thường, sao lần này lại ?giở chứng??
Chị bỏ mặc đống thư, chạy ngay vào restroom, đứng trước gương, cởi áo ra rồi theo đúng sách vở đã chỉ dẫn chị giơ cánh tay trái lên đầu, lấy tay phải rờ nắn phía ngực trái theo chiều kim đồng hồ xem có cục u nào nổi lên không.
Đúng lúc đó thì con Betsy chạy vào đòi thay diaper vì bị ướt. Chị vội vàng cởi bỏ diaper ướt và rửa ráy qua loa cho nó, rồi đẩy nó ra ngoài để tiếp tục tự khám cho mình, nhưng con Betsy lại chạy vào restroom và luôn miệng lập đi lập lại câu:
- I have nothing!
Bị cản trở công việc và đang lo lắng âu sầu, chị quát mắng nó:
- Đi ra ngoàỉ
Thấy mẹ chưa hiểu ý mình mà còn nổi giận, con bé Betsy 3 tuổi bèn tốc váy lên. Thì ra chị Bông quên chưa mặc diaper và quần lót cho nó. Thảo nào con bé cảm thấy ?trống vắng? phía dưới và chỉ biết diễn tả bằng vài từ đơn giản ?I have nothing? mà thôi.
Biết mình có lỗi, chị Bông dịu lại, làm cho nó đầy đủ rồi mới vô restroom khám ngực lại, chị thấy hình như có cục u nhỏ nơi ngực trái?
- Chắc mình bị ung thư vú!
Chị đau đớn nghĩ thầm và bao nhiêu viễn ảnh đen tối hiện ra, nay mai bộ ngực chị sẽ bị cắt lìa, người ta sẽ hoá trị làm tóc tai chị rụng hết, và một ngày nào đó chị sẽ chết, khi ấy hai đưa' con gái chị sẽ mồ côi mẹ, đầu xanh vương khổ lụy, và bi thảm thêm nữa là chồng yêu qúy của chị sẽ được dịp sang ngang lần nữa.
- Mẹ ơi, con đói.
- Mẹ ơi, con muốn ăn cơm!
Hai đứa con đang réo gọi inh ỏi, không để cho chị có thì giờ ngồi khóc trước cho sự đời. Chị ra bếp bắt tay vào công việc vì chồng chị cũng sắp về tới. Người ta dù buồn phiền, lo âu hay đau khổ thì vẫn phải ăn, cái điều đôi lúc thật phàm tục mà vô cùng cần thiết trong cuộc sống.
Nấu cơm xong thì anh Bông về tới, anh vào nhà với gương mặt vui vẻ, anh quan niệm hãy để bao nhiêu lo âu buồn phiền ngoài cửa, chỉ mang niềm vui vào nhà, dù là niềm vui nho nhỏ. Hôm nay không biết anh có niềm vui gì không mà túi lunch của anh vẫn còn nguyên. Chị Bông hỏi:
- Trưa nay anh nhịn đói hả?
- Một người bạn cùng phòng thua cá độ nên phải khao bọn anh đi ăn lunch tại một nhà hàng Việt Nam. Chưa bao giờ anh ăn tô bún Bò Huế ngon đến thế!
Đang lo buồn, nhìn thấy mặt chồng vô tư hớn hở, chị tủi hờn, châm chọc:
- Ngon vì không phải trả tiền chứ gì?
Anh Bông vẫn chưa để ý vẻ bực mình của vợ:
- Phải công nhận nhà hàng này nấu món bún bò Huế ngon lắm, để hôm nào anh dẫn em đi ăn cho biết.
Chị hết chịu nổi, gắt lên:
- Bún bò Huế! Lúc nào em cũng nghe anh ca tụng món bún bò Huế. Chắc ngày xưa anh đã yêu một cô gái Huế, bây giờ ăn để tưởng nhớ người ta?
- Thế em thích ăn món cà ri gà chấm bánh mì, ngày xưa em cũng mê một thằng cha Ấn Độ nào hả? Anh châm chọc lại chị.
Bây giờ anh Bông mới nhìn chị và ngạc nhiên:
- Mà em làm sao thế? Trông em hình như có điều gì tuyệt vọng?
- Em bị?ung thư vú!
Chị Bông khóc vỡ oà ra như một đứa trẻ con đang có chuyện buồn và được người lớn quan tâm hỏi đến:
Anh cầm lá thư của "Women's health" lên đọc và mỉm cười bình tĩnh:
- Có thế mà em làm anh hết hồn. Họ có nói em bị ung thư đâu, còn mời em đến để xem xét lại kia mà.
- Thì em ..suy đoán thế.
- Con người lo xa như em chỉ khổ vào thân, mỗi lần đau bụng uống thuốc chưa khỏi là em suy đoán bị ?ung thư bao tử, có một mụn ruồi lạ xuất hiện thì nghĩ là ung thư da, bây giờ đến ung thư vú. Sống với em kiểu này có ngày anh đau thần kinh mất.
- Em phòng xảtrừ hao ấy mà, đau khổ bao nhiêu sẽ nhận lại sự sung sướng bấy nhiêu.
- Anh xin em, anh chẳng muốn có một người vợ lo xa đến thế.
Những lời trấn an đầy tự tin của chồng làm chị Bông vơi bớt lo âu. Có thể hôm chụp Mammogram, do sơ suất từ phía chị hay phía người chụp, làm hình bị mờ, nên bác sĩ yêu cầu làm lại để tìm kết qủa chính xác mà thôi. Dòng họ nhà chị không có ai bị ung thư vú, mà mỗi năm chị mỗi đi khám thì bệnh ung thư ở đâu mà xuất hiện nhanh đến thế?
Chị bèn sang chuyện khác:
- Chẳng biết bà Nguyễn thị Bông nào phạm tội và bị câu lưu lại cùng địa chỉ nhà mình, nên luật sư gởi giấy đến nhà năn nỉ mình thuê mướn ông ta kia kìa.
Anh Bông liếc sơ qua vài giòng đầu lá thư của ông luật sư:
- County thì lầm lẫn địa chỉ, ông luật sư thì ế ẩm đi săn tìm khách hàng qua các records của sở cảnh sát, của county. Em đọc làm gì cho phí thì giờ.
Anh Bông lật xấp thư còn lại và nói:
- Có thư chị Hoa của em ở Việt Nam, em đã đọc chưa? Thư này mới thật sự liên quan đến em đây.
Lại thêm một lá thư cần đọc, chắc là chuyện buồn nhiều hơn chuyện vui? Lá thư dài, vòng vo tam quốc để đi đến mục tiêu cuối cùng là xin tiền. Chị Hoa kể từ ngày chồng chị mê vợ bé, bỏ bê chị với thằng con trai, mấy năm nay mẹ con tần tảo nuôi nhau. Năm nay nó 18 tuổi, vừa mới lấy vợ, cô vợ trẻ con, cùng tuổi, không nghề nghiệp. Chồng đi làm phụ hồ vất vả cả ngày ngoài trời, thì vợ ở nhà ?giết? thì giờ trống vắng bằng cách sang nhà hàng xóm chơi game. Chị Hoa ở nhà nấu cơm chờ con trai và con dâu, có hôm con dâu mải chơi game, bà mẹ chồng phải sang tiệm game, năn nỉ gọi con dâu về ăn cơm.
Làm gì ?ăn? nấy, con trai chị Hoa làm phụ hồ, mỗi chiều về nhà nó ?chôm? được khi thì vài cục gạch, lúc thì vài ký xi măng. Chị Hoa ky cóp, khích lệ con trai? tăng năng xuất chôm chỉa thêm nữa, để mau đủ số xây một cái chuồng heo, rồi chị sẽ nuôi vài con heo kiếm thêm thu nhập.
Mỗi người thợ quèn rút tỉa một chút, thợ lớn rút tỉa lớn hơn. Hèn gì những công trình xây dựng ở Việt Nam mau hư, mau xuống cấp là phải. Cái nghèo cái đói, làm cho con người ta trở nên ti tiện, nhẫn tâm không nhiều thì ít.
Nhưng giấc mộng xây chuồng heo không bao giờ thành sự thật, thằng con trai chị Hoa bị chủ cho nghỉ việc vì làm việc yếu kém, bây giờ nó đang ngồi nhà và cô vợ trẻ lại mang bầu không đúng lúc.
Đọc xong thư, chị Bông thở dài, tội nghiệp chị Hoa số kiếp lận đận, hết khổ vì chồng lại khổ vì con, vì cháu, và làm khổ lây cả đến chị. Phen này lại phải gởi tiền về giúp đỡ.
****************
Hôm nay hai vợ chồng chị Bông cùng nghỉ ở nhà, để anh đưa chị đến Women?s Health tái khám, thì nghe tiếng chuông cửa reo nên chị vội vàng chạy ra. Đó là một người đàn ông Mỹ tuổi trung niên, ông lịch sự mỉm cười :
- Chào chị, tôi muốn gặp anh Bill.
Chị ngạc nhiên:
- Anh Bill?
Ông khách thuộc loại nhanh nhẩu:
- Vâng, thế chị là vợ của anh Bill? Anh ấy từng kể với tôi có một người yêu là người Châu Á, thì ra là chị?
Chị hơi khó chịu:
- Anh nào?
- Anh Bill Cook ấy mà.
Chị lùi vào nhà, chuẩn bị khép cửa:
- Xin lỗi, thế thì ông lầm nhà rồi. Trong đời tôi chưa bao giờ quen biết anh Bill Cook nào cả.
Ông khách vẫn băn khoăn:
- Tôi từ Austin lái xe hơn ba giờ đồng hồ tới đây mà không gặp được bạn cũ thì thật là uổng công. Đây là thư và địa chỉ của anh Bill gởi cho tôi cách đây mấy tháng. Đúng là địa chỉ nhà này.
Chị cảm động, không nỡ đóng cửa, dù biết rằng không nên tin cậy bất cứ một người lạ mặt nào, nhưng trông ông Mỹ này hiền lành chị đành phá lệ. Chị cầm tờ thư, nơi góc cuối có ghi địa chỉ: 200 Maple, Avẻ..Đúng từ số nhà, tên đường và tên thành phố. Con đường Maple này không dài lắm, nhưng chị chẳng biết tên tất cả hàng xóm ngoài hai nhà bên cạnh nhờ thỉnh thoảng ra cửa gặp nhau, chào nhau và trao đổi tên tuổi theo phép xã giao. Gía như ở Việt Nam thì chị biết rõ lai lịch tông môn của hàng xóm láng giềng từ đầu đường đến cuối ngõ, chẳng sót một ai.
Chị đưa ý kiến:
- Chắc chắn có một sự lầm lẫn nào đó, tốt hơn hết ông nên gọi phone cho ông Bill và hỏi lại cho rõ.
- Tiếc qúa, tôi vội đi nên để quên cell phone ở nhà rồi.
- Vậy thì ông dùng phone của tôi.
Chắc kiếp trước chị Bông mắc nợ ông khách này nên bây giờ dù vô tình mà ông cũng làm phiền chị qúa. Chị vào nhà mang cái cell phone ra.
Nghe phone xong ông Mỹ hớn hở:
- Đúng là một sự lầm lẫn lớn, số nhà anh Bill là 206, mà anh ấy viết nhanh, viết láu, nên trông giống như 200, là số nhà của chị. Tôi thành thật xin lỗi chị.
Chị cũng vui lây:
- Thế thì nhà anh Bill cách đây có ba căn thôi, cũng cám ơn ông, nhờ vậy mà tôi biết thêm tên một người hàng xóm của tôi.
Ông khách vui vẻ rối rít:
- Thôi chào chị, tôi rất cám ơn chị.
Chị Bông vào nhà, bị anh Bông mắng:
- Em xí xọn vừa vừa chứ kẻo có ngày chết oan, chưa chết vì những căn bệnh suy đoán ung thư mà chết vì tin người lạ.
- Em đọc thấy vẻ mặt thất vọng của ông ta khi không tìm thấy nhà bạn cũ sau một cuộc hành trình xa, nên em muốn giúp đỡ ông ta. Đó cũng là một niềm vui trong cuộc sống đầy rẫy phiền lụy này.
- May mà em chưa tới số đấy!
Chị Bông than thở:
- Căn nhà của mình sao mà vô duyên! Hết bị county ghi tên bà Nguyễn thị Bông nào đó vừa bị câu lưu, là địa chỉ nhà này, đến một kẻ xa lạ từ Austin cũng tìm lộn địa chỉ nhà này. Thôi nào, mình đi anh ơi!
Niềm vui nho nhỏ theo chị trên đường đi. Bước vào khu của ?Women?s Health? niềm lo âu lại uà vào tâm hồn chị, làm chị bồn chồn khắc khỏai, dù chị ngồi trong phòng đợi lịch sự thanh nhã, có tiếng nước chảy róc rách từ một bồn nước nhỏ nhân tạo làm kiểng nơi góc phòng, cửa sổ buông rèm màu xanh êm dịu, trên bàn một bức tượng phụ nữ khỏa thân mềm mại với bộ ngực tròn trịa và dáng đứng tuyệt với. Chắc chủ nhân của cơ sở này phải là một phụ nữ, mà là một phụ nữ có tâm hồn nghệ thuật sâu sắc lắm?
Khách hàng toàn là phụ nữ, các bà bước vào gian phòng nhẹ nhàng , hoặc lấy tờ tạp chí đọc hoặc ngồi im chờ đợi đến lượt được gọi vào.
Chị Bông vào một căn phòng và cởi áo ra nằm trên giường, bác sĩ bôi lên ngực trái của chị một chất kem trơn, dùng một dụng cụ chà sát di chuyển từng chút một quanh ngực trong khi theo dõi họa đồ trên màn hình. Công việc kéo dài khỏang mười lăm phút thì kết thúc và bác sĩ cho biết kết qủa ngay tại chỗ: Chị hòan tòan bình thường, không bị ung thư vú.
Nghe xong, chị Bông nhẹ cả lòng, tưởng như mình bay bổng lên mấy từng mây, chị nhanh nhẹn nhẩy xuống giường và mặc lại áo. Chỉ nhìn nét mặt của chị khi vừa bước ra, anh Bông đã chắc ăn:
- Hôm nay em phải ăn mừng.
- OK, anh thích gì em cũng chiều, kể cả bún bò Huế .
- Nhưng không phải vì anh tương tư cô gái Huế, mà là cô Bắc Kỳ đa nghi và nhiều chuyện này đấy. Mình sẽ đến cái nhà hàng mà hôm nọ anh đã ăn, em nhé?
Chị Bông mỉm cười, kéo tay chồng bước ra ngoài. Chưa bao giờ cuộc đời đẹp như ngày hôm nay.
Cách đây một tuần chị Bông nhận mấy tin buồn phiền, hôm nay có hai niềm vui. Cuộc sống thật muôn màu, có những sắc màu tối tăm thì cũng có những sắc màu tươi sáng. Những buồn vui đó chia cho mọi người trên khắp thế gian này.
*** *** ***
Hiến Chương Tình Yêu
Phần Thứ Ba
Chương 26
*1.- Cám Ơn ĐÀ LẠT Thương Yêu
Khúc xạ ánh sáng mặt trời chiếu xuyên qua lớp khí quyển ướt ẩm, khô, lạnh, đã tỏa bảy tia quan phổ: đỏ, vàng, lam, chàm, lục, cam, tím. Mưa phản chiếu tia nắng ở góc nhọn 42 độ, tạo thành chiếc cầu vồng ánh đẹp rất rõ. Phong cảnh Đà Lạt tuyệt diệu mờ ảo trong làn sương mù lơi lả buông. Đám mây mọng nước nũng nịu giăng tơ trời kéo lê thê sau lưng ngôi trường Grand Lycée. Du khách thơ thẩn thả gót phiêu bồng trong lòng đô thị tĩnh mịch. Khi phố đêm len lén tràn về ướt sũng mưa phùn và sương muối bện quyện lại với nhau, thì càng về khuya dường như bầu trời càng lắng đọng bất tận, yên ắng lạ lùng. Cảnh vật trở nên thơ mộng giữa khí lạnh tê tê, buốt buốt, mơn man vuốt ve da thịt. Những thứ đó đã trìu mến quấn quýt ăn sâu vào lòng người. Đà Lạt càng dễ yêu, thi vị, duyên dáng, thơ mộng và quyến rũ xiết bao bừng dậy nơi nơi!
Du khách muốn ghé thăm Đà Lạt (bằng đường bộ), phải đi qua hai ngả chính: Từ miền Phan Rang xa xôi muốn đi lên Thị-xã Đà Lạt, xe hơi phải đi về hướng núi toàn rừng tre, nứa, lồ ô, rừng hỗn giao lá kim, lá rộng, dẻ, rừng cây quý đủ loại với ngàn thông chen chúc trong vùng núi, kể từ dưới chân đồi Krong Pha. Xe hơi leo lên càng lúc càng cao? dưới những ngọn núi cao ngất ngút ngàn, gập ghềnh, khúc khuỷu, quanh co và những eo đèo dựng đứng, chênh vênh gấp ngặt khúc khuỷu như cùi chỏ, rất hiểm nghèo để len lỏi qua rừng rậm, âm-u um-tùm của đèo Ngoạn Mục cách thành phố Đà Lạt 40km.
Nếu từ hướng Sài Gòn xe chạy về miệt Biên Hoà, Long Khánh rồi xe hơi rẽ tách qua hướng đi Định Quán, đến đèo Marigui, đèo Bảo Lộc quanh co ngút ngàn núi tiếp núi rừng tiếp rừng, chen với những đồi trà, những đồi cà phê. Lúc xe chạy trên quốc lộ 20, giáp ranh với Di Linh là khu núi rừng thuộc Tỉnh Tuyên Đức. Taing, nơi đây người dân có thể vào tít tót trong rừng núi xa hiểm trở sâu hun hút, họ đào sâu xuống lòng đất, sàng sảy đất cát trên chi nhánh các giòng suối (thuộc vùng suối của thác Pongour, Gougah?) rất cực khổ để đãi lấy vàng. Xe lên tới vùng đầu Đại Ninh, Đức Trọng? qua thác Liên Khương, thác Prenn là thuộc về phong thổ mát rượi Đà Lạt.
Từ thời Pháp thuộc đã độc đoán rất hà khắt phân chia nước Việt Nam tách bạch ra ba miền: Bắc. Trung. Nam, để họ dễ bề thống trị dân ta. Thật là phiền toái, rối rắm qua bao dị biệt, và dần dần trở thành phân chia rõ ba miền tách bạch, ?tự nhiên đến vô tình? dẫn đến sự chia rẽ nhức bưng cái đầu.
Đây! Thành phố Đà Lạt an ngự ở miền Cao Nguyên Trung-phần trên độ cao 1.475m (nếu Đà Lạt trên cao độ 2.163m > là tính từ mặt biển lên chóp đỉnh núi Lâm Viên). Đà Lạt ở tọa độ 11o 48? 36? ? 12o 01? 07? vĩ độ bắc và 108o 19? 22? đến 108o 36? 27? kinh độ đông. Bắc giáp Lạc Dương. Đông & Nam Đơn Dương. Tây Nam giáp Đức Trọng. Đà Lạt là vùng khí hậu Á Ôn, nhiệt độ trung bình một ngày khoảng: 17/oC > 20/oC, thấp nhất là 12/oC. Thị xã Đà Lạt nằm trong Tỉnh Tuyên Đức bao la rộng lớn gồm có 3 Quận: Đức Trọng. Đơn Dương. Lạc Dương. Toàn tỉnh Tuyên Đức có khoảng 20 loại khoáng sản: cao lanh, than nâu, boxit, than bùn, sắt, thiết, chì, kẽm, rubi, saphia, opan, kể cả các vùng núi rừng có rất nhiều vàng non... nhất là vàng ở vùng núi đồi hiểm trở ở Taing.
Đà Lạt là vùng đất đỏ bazan và nâu vàng tụ bồi phù sa phì nhiêu từ suối, hồ, thác. Không những Đà Lạt là thắng cảnh thiên nhiên thơ mộng rất tuyệt vời, ngoạn mục, diễm lệ, trữ tình mỗi khi du khách ghé tạt về thăm, mà Đà Lạt giàu về tài nguyên quốc gia quý giá như: Gụ, cẩm lai, sao, tre, nứa, lồ ổ nhiều rừng thông hai lá, ba lá cao ngút bạt ngàn, rừng hỗn giao lá rộng, rừng lá kim, rừng tre nứa... Khoáng sản: bo-xit, bentonit, diatonit, sắt, vonfram, than nâu, đất sét, núi đá, thiếc, chì, kẽm, vàng, saphia, opan, thạch anh tinh thể, v.v? Nông sản: Trà, cà phê, artichaud, mận, hạt điều, nấm, dâu (nuôi tằm) các loại rau, đậu, su su, hoa, v.v... Nhất là quanh năm vườn tượt xanh màu tốt tươi dồi dào hoa quả cây trái trĩu cành.
Khí hậu Đà Lạt ưu đãi nhất là phụ nữ và trẻ em, da dẻ họ luôn trắng trẻo hồng hào mịn mượt. Ngoài cư dân tứ phương quy tụ về vùng ?hoàng triều cương thổ? Lâm Viên nầy, còn có sắc dân: Thái - Thổ - Nùng ? Tày ? Mường ? Mán - Hoa (Tàu) - Thượng (Thiểu số) K?Ho - Mạ - Chu Ru ? M? Nông.
Đà Lạt, nhiều ngôi biệt thự xinh lịch đa dạng qua đường nét kiến trúc độc đáo, nhà nhà nhấp nhô cao thấp ẩn mình dưới đồi thông trùng điệp rợp bóng. Nhà tôn, nhà ngói chen chân nơi những con đường mòn đất đỏ uốn éo lượn quanh vườn hoa ngát hương tươi màu, bao vườn trà xanh mướt trên ngọn đồi tiếp tiếp bên suối, bên hồ, nơi thác ghềnh lồi lõm.
Đà Lạt có hai mùa rõ rệt: nắng và mưa. *- Mùa mưa dầm từ cuối tháng Năm kéo dài đến tháng Mười Một. Mùa gió thịnh hành nhất vào mùa đông lại là gió từ hướng tây. Tuy thế khí hậu vùng Cao Nguyên Lâm Viên nầy khá dễ chịu. Mùa ráo khô từ tháng 12 đến đầu tháng 5, bầu trời thanh thoáng mát rượi, luôn có nắng ấm độ ẩm chan hòa. Thương làm sao thành phố Đà Lạt chập chùng uốn lượn quanh những đồi thấp núi cao luôn mờ mờ ảo ảo, nhạt nhòa ẩn hiện sau làn sương ẻo lả, mỏng manh. Những cơn mưa phùn lăn tăn li ti vào độ cuối Thu chuyển hạt nhỏ li ti như bụi phấn, nhẹ tênh, âm thầm lả lơi đậu trên mái tóc lữ hành. Nước ban mai ở các khe đá, suối, hồ, khe, chưa chảy kịp, thì nước buổi chiều đã dâng lên cao; chảy xối xã và len lỏi suốt tháng năm về bao con thác cuối nguồn.
*- Mùa Hè là đầu mùa mưa, mưa triền miên đêm nầy qua ngày tháng khác trên núi đồi cao ngất, ngút ngàn. Muôn triệu hạt mưa nặng trĩu, to tròn rơi bồm bộp trên mái tôn, mái ngói. Mười yêu tháng ngày mưa dầm không biết mệt, bầu trời luôn ảm đạm, dù mưa nhưng khí hậu ấm áp. Thỉnh thoảng? lâu thật lâu có kèm theo mưa đá hột to hột nhỏ. Dì cháu thích thú nhặt mưa đá bỏ vào ly (trong khi những người làm vườn thấy mưa đá, là họ lo buồn rầu rĩ; vì nó hủy hoại hoa màu tan nát, hư hỏng rất nhiều loại hoa trái và rau).
*- Mùa Thu bên những triền đồi rưng rưng lá vàng duyên dáng lắt lẻo đong đưa cài trên cành cây cổ thụ. Màu vàng cuả rừng cây gỗ quý bát ngát, quyện lẫn màu xanh và nhạc thông rì rào reo trong gió. Lá rừng hợp với màu vàng sáng từ bình minh len lỏi dọi xuống, hoặc nơi ráng chiều hiu hiu hửng lên trong kẽ lá dịu dàng ve vuốt. Khiến lòng mình cảm thấy xao xuyến mấy nỗi bâng khuâng man mác, dìu dặt đường tơ mênh mang rung lên từng hồi trên những phím loan. Mười thương mỗi chiều gió mùa Đông Bắc lồng lộng vút trên đỉnh núi cao, sấm sét chớp lia lịa ở góc trời lúc choạng vạng, gió uốn cong cành cây mimosa nghiêng ngả, thấy mà thương. Thân cây đau đớn rên rĩ vặn mình kêu rắc rắc, dường như muốn gãy. Chùm hoa mimosa ướt sủng nước, rên rĩ quật lui quật tới tả tơi, hòa với tiếng sấm chớp gầm thét dữ dội, gió hú từng hồi kinh dị trên sườn đồi, gió lọt qua khe cửa rít lên vút vút, nghe đầy ớn lạnh, buồn bã đơn điệu vô cùng.
*- Gần về cuối đông trời vần vũ mây xám, từng cuộn mây nặng trĩu ùn ùn bay ngang đầu, khiến núi đồi mất hết rồi bộ cánh rừng xanh tươi ngày vui khoe sắc lá. Những cơn mưa lăn tăn vào độ cuối đông, chuyển thành triệu triệu hạt nhỏ, nhẹ tênh như bụi phấn, đó là những cơn mưa phùn đơn điệu âm thầm lả lơi đậu trên mái tóc lữ hành. Cuối Đông dật dờ cơn say gió bão còn luyến tiếc, len lén mang khí lạnh ào ào bay về, nắng lấp ló ve vuốt bên thềm năm mới; như trêu nghẹo mấy nàng: Xuân, Hạ, Thu, Đông se sẻ ỏn ẻn e ấp chúm chím nụ tình.
***
Đà Lạt! Thắng cảnh tuyệt vời có nhiều hồ dễ thương, thi vị, hữu tình. Nào là: *- Hồ Lãng Ông nho nhỏ be bé xinh xinh và khiêm nhường ở đầu góc đường Cộng Hoà & đường Võ Tánh. *- Hồ Mê Linh, hồ *- Vạn Kiếp? an tọa bên một đồi thông ngút ngàn. *- Hồ Chi Lăng tuy nhỏ nhưng mơ màng & không kém thơ mộng. Mỗi hồ mang một dáng vẻ kiêu sa riêng. Tại Phường 3 có Hồ *- Tuyền Lâm. *- Hồ ông Phỉ ở hướng Dinh 3 (đi vào khu đất mã thánh xưa gọi là ?Ba Lẻ). Nhưng có mấy hồ rộng mênh mông và thơ mộng mơ màng đáng kể nhất là:
*- Hồ Xuân Hương (quyến rũ là do hồ an lạc ngay trung tâm thị tứ, là ?cái rốn? của thành phố) nổi bật sự duyên dáng hài hoà, thơ mộng, đặc biệt và độc đáo (thời Pháp thuộc gọi hồ nầy là Grand Lac). Hồ rộng khoảng 25hecta. Phía gần cầu ông Đạo và nhà hàng Thanh Thủy, sân Cù? thì (hình dáng) mặt phẳng cuả hồ tương đối rộng rãi. Nhưng càng về cuối hồ (phía Bích Câu Kỳ Ngộ?, vườn hoả) thì đuôi hồ trở nên eo hẹp, nhỏ dần dần? hầu như co thắt tới bên cây cầu Đúc. Ven hồ có con đường tráng nhựa 6km chạy vòng quanh tới khu Thủy Tạ, thao trường Lam Sơn? và quay về cầu ông Đạo. Rải rác trên chung quanh bờ hồ có những gốc tùng rợp bóng rất đẹp.
*- Hồ Xuân Hương càng thi vị quyến rũ nhờ sân Cù (sân Golf có tiêu chuẩn 18 lỗ). Sân Cù thoai thoải nệm thảm cỏ xanh tươi và khá rộng, thấp thoáng đó đây những chòm thông ba lá, thông hai lá bóng mướt màu lục vẫn soi mình xuống mặt hồ xanh biếc. Hồ Xuân Hương với Thủy Tạ mơ màng in bóng trên hồ Xuân Hương, nhà hàng có ba phần nổi trên mặt nước, một phần nhà hàng xây trên bờ, trên nóc có cột thu lôi cao chất ngất, có lancan chìa ra giữa hồ. Tầng trên sân thượng có những nấc thang, để ta có thể lên cầu thang, mà nhảy xuống hồ bơi lội thoả thích. Thủy Tạ sơn trắng, lung linh trên mặt hồ phẳng lặng như phiên gương óng ánh dưới ánh mặt trời chan hoà trên vạn vật.
*- Gần cuối sân Cù là vườn Bích Câu Kỳ Ngộ với muôn hoa Đà Lạt không thiếu loài hoa nào, thơm ngát và xinh tươi, mỗi hoa mang một dáng vẻ đặc thù riêng, không hoa nào giống hoa nào. Nơi kỳ ngộ tương phùng nên-thơ, lý tưởng dập dìu nam thanh nữ tú hò hẹn trao đổi chuyện văn thơ và tình tự. Thuở xưa hồ Xuân Hương chỉ là một đầm trũng mọc đầy cây năn, lát? nước mưa từ các triền đồi, nước chảy từ hướng thác Cam Ly về hồ, sau đó nước chảy ngang qua cây cầu gỗ có tên gọi cầu ông Đạo; do phiá gần ở đầu cầu là tư dinh của ông quản đạo Phan Khắc Hòe. Thế nên cư dân thường gọi là cầu ông Đạo. Cầu ông Đạo là điểm nối tiếp qua đường lên trên phố Hòa Bình, và một đường thẳng vô mặt tiền của chợ mới Đà Lạt.
Chợ Đà Lạt khởi xây 1958, khánh thành 1960 ? ở lầu 2 của chợ chỉ bán các mặt hàng: vải, áo quần, len, nón, giày dép, đồ dùng gia đình thuộc về tơ lụa, mỹ phẩm? Nơi đây có cầu thang nối liền chợ với khu phố Hoà Bình. Ngôi chợ có ba từng lầu chính và một sân thượng. Chợ Đà Lạt rất rộng rãi, nguy nga đồ sộ, tại Việt Nam lúc nầy chưa có chợ nào sánh bằng. Tầng trệt của mặt tiền là nơi bán đầy hoa tươi, dâu, mứt, bánh trái, trong lòng chợ bán các loại thịt, Cuối lòng chợ bán cá, tôm, gà vịt, v.v? rau quả. Phiá sau tầng trệt đã làm thêm khu chợ ván gỗ, để bán rau tươi và là nơi bán hàng ăn uống.
*- Suối Vàng về hướng Lạc Dương (phía lên núi Lâm Viên). Nhà máy Thủy Điện ở Suối Vàng về hướng Bắc cách xa thành phố Đà Lạt 20km, nơi rừng thông ngút ngàn tươi tốt, có hai hồ nước rất trong xanh, luôn luôn lấp lánh long lanh trầm ngâm, phẳng lặng như mặt hồ tráng thủy ngân. Một hồ có tên gọi Dankia Suối Vàng, và một hồ kia gọi Suối Bạc trải dài dọc theo ven chân núi Lâm Viên. (Lâm Viên còn gọi là núi Langbian ở tại Xã Lát, Huyện Lạc Dương, có dân tộc Thiểu số gốc Lát, Chil, Cơ Ho sinh sống đông đúc). Suối Bạc rất đẹp với mặt hồ rộng mênh mông lấp lánh ánh bạc sáng ngần, hồ phẳng lặng mơ màng, nước trong vắt. Làm sao kể cho xiết... Hồ Đankia luôn luôn lấp lánh ánh bạc long lanh sáng ngời. Hai hồ nơi đây hoàn toàn tĩnh mịch, không tấp nập đông vui như hồ Xuân Hương. Những đồi thông rợp bóng hữu tình soi dáng trên mặt hồ im gió như phiên gương sáng loáng. Hồ Lát rất đẹp, trầm buồn và đơn điệu an tọa trên đất Lạc Dương.
*- Hồ Than Thở (thời Pháp xưa gọi là Lac des Soupirs) từ khu Hoà Bình về qua cầu ông Đạo, đi lối thao trường và phiá Thủy Tạ, xuống đường Quang Trung. Hồ Than Thở cách xa trung tâm thành phố khoảng 6km ở trong thung lũng khu ấp Chi Lăng + xã Thái Phiên, hồ tĩnh mịch trầm lắng u buồn suốt tháng năm, bởi đêm nầy qua ngày tháng năm khác? chỉ thoảng nghe ba bên bốn bề văng vẳng tiếng nhạc thông reo vi vu không ngừng nghỉ. Hồ mơ màng với mặt nước im ả bóng loáng như tráng lớp men bạc. Nơi đây, thuở xa xưa đã có vài ba chuyện tình buồn có thật (không phải truyền thuyết). Mười xin kể vắn tắt về một (trong vài ba chuyện đã nghe, biết) câu chuyện: Một thiếu nữ phiền muộn tình duyên trắc trở, đã trầm mình xuống hồ Than Thở. Từ ngoài đường đi vào hồ bên hướng tay trái, bấy giờ đường vào ngôi mộ phủ đầy cỏ dại cao lút bụng, muốn tìm mộ nàng, ta phải chịu khó vạch tranh, vạch cỏ may, giạt hoa mắc cỡ chằng chịt, thật khó khăn. Tuy thế, khi đi vô khá xa, xa con đường nhựa bên hồ, Mười thấy một ngôi mộ bình thường, không cao, đơn sơ, khiêm nhường. Trên đầu tấm bia mộ hình trái tim tô xi măng cũ kỹ, hoen màu rêu phong, đơn điệu (có lẽ rất xa xưa, nay phai úa khá nhiều) mộ đã in dấu ngàn đời về mối tình bất diệt, não nùng? Chàng trai ấy khắc ghi hai câu thơ gửi người thiên cổ:
Dù cho non sông thay đổi mãi
Ngàn năm Thảo vẫn sống trong Tâm?
* - Chùa Linh Quang xây năm 1931 an tọa tại 133 Hai Bà Trưng (Đà Lạt) là ngôi chùa cổ kính lâu đời đầu tiên tạo lập trên đất ?Hoàng triều cương thổ?. Chùa chạm trổ những hình chim phượng trên mái rất tinh xảo, công phu, tuyệt tác; do hoà thượng Thích Nhân Thứ trụ trì.
* - Chùa Linh Sơn xây năm 1938 ? (1940 khánh thành) an ngự ở một ngả ba cách trung tâm chợ Mới Đà Lạt khoảng 700 ? 800m ? Chùa nằm trên ngọn đồi đa phần là thông ba lá, dương liễu, bạch đàn. Chùa có tượng Phật Thích Ca đúc 1952 bằng đồng nặng 1250kgs. Chùa nhìn chéo xuống phố Phan Đình Phùng. Đứng trên góc sân chùa có thể nhìn thấy khu ?thành phố buồn? nghĩa trang Số 4 chi chít bia mộ!
*- Chùa Phong Linh ở đường Hoàng Hoa Thám. Trại Hầm (nơi nổi tiếng có mận vàng óng giòn, ngọt, ngon) xa khu chợ Đà Lạt khoảng 4km. Chùa xây 1944 (chỉ có nữ tu, nên dân điạ phương thường gọi là chùa Sư Nữ). Chùa thờ: Đức Phật A Di Đà, Quan Thế Âm Bồ Tát. Bồ Tát Đại Thế Chi. Chùa an tọa trên ngọn đồi thông cao thơ mộng ở Trại Hầm. Chùa Phong Linh xây mái kép cong: long, lân, quy, phụng. Đứng trên sân chùa Sư Nữ, ta nhìn tổng thể xuống làng mạc dưới chân đồi ẩn hiện mờ ảo, thì không có bức tranh nào linh động, đẹp bằng cảnh sắc nước hương trời xanh xanh chập chùng, nhà nhà mái ngói, mái tôn đang vật vờ bay lên làn khói ẻo lả uốn éo từ trên mép đồi cao, dưới thung lũng thấp chập chùng? Cư dân thấp thoáng đi lại trong sương mai, gió chiều nhè nhẹ phe phẩy mơm man vồng hoa đồi mận, nương dâu. Lồng trong tiếng thông trầm bổng bốn mùa nhã nhạc reo vi vu, êm êm, hòa điệu nhịp nhàng, là tiếng chuông mõ gõ nhịp đều đều, xen lẫn tiếng tụng kinh niệm Phật lanh lãnh thanh thanh trong gió sớm khuya chiều vang vọng xa xa!
*- Chùa Tàu? (Thiện Vương Cổ Sát, còn gọi chùa Phật Trầm) do hoà thượng Trung Hoa tên Thọ Dã đứng ra xây 1958. Chùa gồm có ba toà nhà cao đẹp tô màu vàng, mỗi toà nhà có thờ tượng: Tây Phương Nam Thánh. Phật Thích Ca. Quan Âm Bồ Tát. Đại Thế Chi Bồ Tát: tất cả tượng bằng đồng cao 4m, nặng 1,5 tấn. Riêng tượng Tứ Thiên Vương cao 2,6m đúc xi măng. Chùa Tàu phong cảnh hữu tình ngày đêm chìm khuất trong đồi thông rất đẹp, ở chùa Tàu có mâm quay lực cơ học tiếp tuyến đường tròn quay.
*- Phía Tây Nam cách trung tâm phố Đà Lạt một km, an tọa trên đường Ngô quyền là nhà thờ Domain de Marie xây năm 1930, rộng 11m dài 33m, trên tổng diện tích đất 12 hecta. Tiền đình nhà thờ có hai đường vòng cung, bước lên từng bậc tam cấp, và tụ hợp lại ở hành lang cửa chính hình vòm tròn. Mặt tiền nhà thờ kiến trúc thành hình tam giác cân, trên đỉnh tam giác là cây thánh giá. Trên tả hữu mỗi nóc mái nhà xuôi thẳng đứng lát ngói hồng đậm, ở mỗi mái ngói tả hữu có ba cửa sổ tam giác cân nho nhỏ ráp kính nhiều màu. Ngoài và trong nhà thờ đều trang trí hài hoà độc đáo, trong nhà thờ là tượng Đức Mẹ đứng trên quả cầu, nặng 1 tấn, cao 3 mét. Nhà thờ và nhà dòng nữ tu, trường học đều tô màu hồng đậm. Domain de Marie tức là nữ Tu Viện nữ Bác Ái Vinh Sơn (nhà thờ & dòng tu nữ còn có tên gọi là Tu viện Mai Anh, vì tu viện nằm trên một ngọn đồi cao, nơi đây tuyệt đẹp với đồi hoa anh đào (dân điạ phương nôm gọi là hoa Mai, thay vì hoa Anh Đào). Trên, dưới, chung quanh đồi: trồng toàn hoa Mai (hoa Anh-đào). Dưới những chòm cây lá xanh chen lá nâu rung rinh, nắng lung linh đùa giỡn nơi kẽ lá cánh hoa mai hồng hồng phất phơ lung lay trong gió.
Có những nam nữ sinh ngoại và nội trú (kể cả con mồ côi) nhiều ma soeur mặc áo dòng màu xanh dương, đội mũ lúp cánh én trắng rộng vành (như cánh chim bay), nhịp nhàng nhấp nhô theo mỗi bước chân. Họ chuyên nuôi trẻ mồ côi. Hằng năm dòng nầy tổ chức hội chợ từ thiện, lấy tiền làm qũy giúp người nghèo khó, mồ côi. Các soeur luôn luôn đi tới bệnh viện làm việc giúp người đau yếu, bệnh nạn. Trên ngọn đồi nên thơ, họ đi ra đi vào nguyện kinh, xem lễ, làm việc bác ái: thuỷ thổ, nhân hoà phong cảnh càng trở nên an cư êm đềm thơ mộng. Đứng bên phía Lữ quán Thanh Niên (ở đường Hàm Nghi) nhìn qua nhà thờ Domain thì quả thật khu đồi mai anh đào nầy tuyệt đẹp.
*- Nhà thờ và dòng Couvent des Oisaux (còn gọi là Đức Bà Lâm Viên ; Notre Dame du Langbian, vì đây là trường nữ trung học đầu tiên dạy chương trình Pháp, trường xây dựng 1935, an tọa tại số 2 Huyền Trân Công Chúa. Nữ sinh trường Couvent mặc đồng phục sơ mi cổ bẻ trắng, tay phồng bên trong, ở ngoài khoác thêm áo lạnh dày đan tay màu xanh biển (xanh dương đậm), áo manto, áo ấm dạ, áo len loại dày màu xanh dương, màu đen, hoặc trắng. Mặc ríp đầm (skirt) có nhiều xếp ly màu xanh biển, váy lót underskit, petticoat). Chân mang sandal có bít tất trắng cao lên đầu gối, giày trắng hoặc đen, bata, sport: màu trắng (hoặc đen). Đầu đội mũ len có vành che nắng to rất khéo (như kiểu nón công chúa Bạch Tuyết, riêng về mũ có thể có những màu khác nhau. Bên phải khuôn viên khu rào gạch là đất nhà thờ, dòng & trường, đất rộng mênh mông, gần lối dẫn vô thác Cam Ly.
*- Nhà thờ chính tòa Đà Lạt bắt đầu xây từ 19.7.1931 và khánh thành ngày 25.02.1942 do linh mục Céleste Nicolas thiết kế. Trên chóp đỉnh là một tháp to nhất (tháp chính) đã gắn hình cây thánh giá, và con gà bằng đồng cao 0,58m, dài 0,66. Con gà đứng trên một trục bạc đạn, có thể từ từ xoay bốn hướng theo chiều gió thổi. Ngôi nhà thờ chính, cung thánh, gian giữa và hai gian cánh phụ, hậu tẩm, giáp vòng và tít trên gần nóc trần nhà có 70 cửa kính màu. Tổng cộng chiều rộng (nhà thờ chính toà): 14m, cao 47m, dài 65m. Gác chuông nhà thờ ở phía góc trái của cửa chính toà, là những nấc thang hình xoắn ốc trôn đi lên lầu cao. Tháp chuông chính cao 16m, hai bên có hai tháp chuông phụ hài hòa xinh xắn. Trong tháp chính có bốn quả chuông to, mỗi sáng trưa chiều đúng giờ ấn định, thì từng hồi chuông lắc lư rung, ngân vang lên bốn âm tần thánh thót trầm bổng lảnh lót dìu dặc khác nhau.
*- Những Trường học nổi tiếng và lâu đời nhất tại Đà Lạt: Trường Grand Lycée Yersin (1927). Viện Pasteur nổi tiếng (1932). Couvent des Oiseaux (1936) Petit Lycée (1937) Domain de Marie (1943). Trường Tabert? (Ả Dran). Trường Trường dòng Missionaires de Marie nằm kề quốc lộ lối đi về hướng Cầu Đất (Đơn Dương). Các nữ sinh mặc váy màu da bò (nâu đậm) đó là do các em ở bên trường Franciancaine gửi qua bên Couvent des Oiseaux học, vì ở bên dòng Franciancaine không có lớp lớn, chỉ có từ lớp Năm tới lớp Nhất, bây giờ gọi là: lớp Một tới lớp Năm. Do vậy nhiều khi nữ sinh Couvent vẫn phải mặc đồng phục áo trắng, áo len xanh, chỉ thay đổi váy xếp ly màu da bò (màu nâu, giống như trường Dòng Missionaires de Marie ở Trại Mát.
Đã lỡ nói về trường Pháp, trường Tây, thì Mười không quên hướng dẫn họ đi đến các trường Việt chính và thành lập lâu nhất: *- Trường nam trung học công lập Trần Hưng Đạo (1956) ở khu Ấp Hà Đông, nam sinh mặc sơ mi trắng quần xanh học trò (trước kia tên trường là Bảo Long, hoàng tử Bảo Long con vua Bảo Đại ). *- Trường nữ trung học công lập Bùi thị Xuân (1957) (trước kia tên trường là Phương Mai, công chúa Phương Mai con vua Bảo Đại). Nữ sinh Bùi Thị Xuân duyên dáng, e ấp tha thướt trong tà áo màu xanh biển đậm đà, quần trắng, áo len xanh biển hoặc áo len đen, mang giày hoặc guốc, đầu đội nón lá chao nghiêng, tay ôm cặp. Sau những buổi học tan, thì tốp năm tốp mười tỏa về các nẽo đường trong thành phố, hoặc từng nhóm bạn dạo ra sân Cù ngắm cảnh, học bài cả nhóm, làm bài, làm thơ.
*- Trường trung học Việt Anh trên đường Hải Thượng Lãng Ông, nữ sinh mặc đồng phục áo dài màu tím hoa sim, quàng khăn tím (rất ư là Huế thơ mộng), mang guốc, quần trắng, đội nón lá có tua nón màu tím. Nam sinh mặc quần đen, áo sơ mi trắng, áo len màu da bò.
*- Trường trung học Bồ Đề nữ sinh mặc áo lam, hoặc áo trắng. Nam sinh áo sơ mi trắng, quần màu xanh.
*- Trường Trí Đức nữ sinh mặc đồng phục trắng (và hồng nhạt). Nam sinh mặc sơ mi trắng quần đen. Sau nầy có thêm trường trung học Hiếu Học...
Nhìn chung và thật thà mà nói, thì có trường Ả Dran và trường Grand Lycée Yersin là mặc đồng phục rất sang đẹp & nổi: toàn sơ mi trắng, bên ngoài mặc veston đen hoặc xanh đậm, thắc cà vạt đỏ, hoặc cà vạt sọc nâu đẹp mắt, mang giày thời trang (họ là những nam nữ sinh con ông cháu cha, nhà giàu, đóng áo vét tân thời mà!).
*- Các trường Đại học và chuyên nghiệp: *- Trường Võ Bị Quốc Gia Đà Lạt Việt Nam (1950). Viện Đại học Đà Lạt 1957 (Thụ Nhân). Dòng Chúa Cứu Thế (1962). Trung Tâm Nguyên Tử Lực Cuộc (1963). Đại học Chiến Tranh Chính Trị (1966). Trường Chỉ Huy Tham Mưu (1967). Thiền viện Trúc Lâm và vô số trường Tiểu Học Công Lập & Tư Thục khác.
*- Ba dinh thự rộng lớn sang trọng huy hoàng bậc nhất thời bấy giờ dành cho gia đình vua an ngự:
*- Dinh I: cuả ông tây triệu phú Robert Clément Bourgery mua miếng đất rộng 40hecta và xây dinh thự năm 1940. Sau ông về Pháp và bán lại cho vua Bảo Đại.
*- Dinh II: Trên đường Trần Hưng Đạo về hướng Đông Nam có ông Toàn quyền Đông Dương Jean Decoux ở tại VN. (người Pháp) đã xây một dinh thự có 25 phòng khang trang, phong cảnh thi vị. Ông dùng dinh nầy để cho gia đình và thân nhân đến nghỉ hè.
*- Dinh III: đi trên đường Pasteur thẳng vô lối nghiã trang Ba Le, gần rừng Ái Ân là Dinh III. Dinh ba xây 1933 đến năm 1939 hoàn tất. Dinh có tầng trệt và tầng lầu. Tầng trệt rộng rãi trang nhã tươm tất đầy đủ tiện nghi, dùng: tiếp tân, yến tiệc khoản đãi cần thiết, hội họp, phòng làm việc của vua, phòng đọc sách. Tầng hai là nơi sum họp ấm cúng riêng tư của gia đình vua, gồm: Phòng ngủ vua Bảo Đại. Phòng hoàng hậu Nam Phương. Phòng hoàng tử Bảo Long. Phòng công chúa Phương Mai, Phương Liên. Phòng hoàng tử Bảo Thắng. Dinh ba khá đẹp nhờ hai khu vườn hoa rực rỡ, do tay người làm vườn có nghề trồng tiả chuyên môn, có sáng kiến, ý thức chăm bón hòa hợp từng gốc hoa cành lá, trồng trọt tiả tót công phu ở tiền đình và hậu đình. Dinh III thường là nơi gia đình vua Bảo Đại hôi họp & nghỉ hè.
***
Nhà ba má Mười ở ngay đầu ngã tư Pasteur và Yersin, khuôn viên đất khá rộng, nhà giáp ranh bên trái là nhà thờ Tin Lành. Sát vách nhà thờ Tin Lành (bỏ hoang) là tòa án và đường Phạm Phú Thứ. Nhìn chéo xuống là nhà thờ Tịnh Tâm, cũng là Trung Tâm Công Giáo Tiến Hành nằm trên góc đường Đoàn thị Điểm + Yersin. Lên trên đồi cao (sau lưng nhà), là đường Phạm Phú Quốc và đường Huỳnh Thúc Kháng. Cuối đường Pasteur cũng là viện Pasteur đồ sộ. Rẻ ra một con đường đá đỏ lởm chởm là lên Dinh III an tọa trên ngọn đồi cao.
Đứng trên lầu nhà ba má, Mười có thể nhìn thấy gác chuông nhà thờ chính tòa cao ngất, in hình con gà báo thức ở chóp đỉnh (con gà không biết gáy, dù bình minh hay hoàng hôn, hoặc trong canh khuya mặc lòng). Mỗi sáng, trưa, chiều, tối, Mười chỉ vẵng nghe tiếng chuông chơi vơi ngân nga giữa núi đồi, báo hiệu hừng đông hay hoàng hôn thinh lặng trong bầu trời đầy rung cảm. Nhà ba má Mười ngó mặt qua bên Tiểu Khu Đà Lạt. Gần trường Trung học Kỷ Thuật Lasan (25 đại lộ Yerin) và góc đầu đường Đào Duy Từ (nhà Bò). Các ?Freres? đảm nhận dạy học nghề (Kỷ Thuật) rất nổi tiếng. Từ trường Kỷ thuật Lasan thẳng tới hướng Ty Cảnh Sát, nhà thờ con Gà là trường Trí Đức phía sau nhà thờ, rồi Bưu Điện và hotel Du Parc ở trên đường Yersin. Trường Kỷ Thuật Lasan do chi nhánh từ trường College Ả Dran nằm tít tắp dưới thung lũng sâu cuối đường Bá Đa Lộc. Từ ngoài đường Yersin qua ngã ba Bá Đa Lộc (và góc hotel Palace), nhìn ra hồ Xuân Hương là khu đồi rừng hoang vu. Đứng trên tiền sãnh Hotel Palace, du khách có thể nhìn chủng viện Giáo Hoàng, dòng Don Bosco, Dinh I, trường Grand Lycée, v.v...
Mùa xuân năm ấy hoa anh đào tươi nắng, rộ nở trên ngàn cây ngọn lá, gió lả lơi đùa với nội cỏ, thì bạn và Mười hồn nhiên vui vẻ lạ thường: Phú, Du, Hạ, Lễ, Tài, (họ ở Sài Gòn lên Đà Lạt ăn Tết, bởi do nhà ba má ở số 2 Pasteur rất rộng và dư nhiều phòng, họ xin tạm ở nhờ). Dưới bầu trời cao nguyên Lâm Viên ban mai trong sáng có áng mây bàng bạc pha hồng thắm đang lững lờ trôi. Lạnh! Lạnh kinh khủng! Cái lạnh buốt giá, tê cóng nhức nhối như muốn bại liệt cơ thể, như điếng cả hồn lẫn xác và ăn sâu vào lòng người. Hai hàm răng ai nấy tự động run rẩy va vào nhau lộp cộp. Toàn thân run lập cập, thở không đều nhịp. Mặc dù thế làn hơi thoảng lạnh từ cổ họng mọi người bay ra, như trêu đùa, chọc ghẹo bạn. Các bạn trai chưa đến Đà Lạt lần nào, ai cũng ngạc nhiên vui thích cười ha hả khi thấy mình thở ra thành hơi khói.
Đêm đêm ở nhà, mấy bạn pha cà phê, ăn bánh ngọt, cắn hạt dưa, ăn bánh chưng, bánh tét, uống nước trà, thật vui vẻ. Họ ngồi nói chuyện phiếm, thi vị vui vẻ sao đâu trong phòng khách đến tận khuya. Có ngày không biết làm gì hơn, họ bày trò ?thi nhau nhìn vào mắt?. Hể ai chớp mắt, nhấp nháy mắt trước, hay cười, là bị phạt uống một ly đá lạnh. Eo ơi! Ở xứ nầy giữa đêm khuya mà uống đá lạnh, thì lạnh hết biết. Lạnh nổi da gà! Trò chơi gì trẻ con lạ! Họ chơi đỗ cá ngựa, cờ duyên khóc, duyên cười, quẹt lọ nồi. Vui thật vui. Vài lần trong đêm mấy bạn cùng dì cháu chúng tôi dạo phố đêm, họ mua thuốc lá, kẹo, bánh, chewing gum, bắp nướng, cùng nhau đi tà tà nói chuyện tếu, đi bộ giáp một vòng bờ hồ Xuân Hương dài ngót sáu cây số. Có khi họ vòng lên trường Grand Lycée Yersin ngắm trăng lá lúa ẩn mình trong đài mây. Đường về khuya lạnh lẽo càng thêm hoang vắng, cảnh vật huyền ảo mơ màng nhưng đẹp lạ lùng.
Rồi một ngày nắng tươi, Mười, Mai, Thơ và các cháu làm hướng dẫn viên du lịch cho các bạn đi qua bao thắng cảnh duyên thơ hữu tình, qua bao núi rừng suối hồ mộng mơ. Cả nhóm bao taxi đi picnic mấy ngày, thì tình thân hữu nhờ thế lan dần. Trước tiên họ đi thác Cam Ly xa khu Hòa Bình độ 2,5km về hướng Tây, thác Cam Ly rất gần, thác nằm trong nách thị xã, (nên du khách có thể dễ dàng tà tà đi bộ, nếu muốn). Từ đại lộ Yersin và Pasteur xe chạy thẳng tắp tới ngả ba Huyền Trân Công Chúa, thì xe rẻ sang hướng phải một quảng ngắn, hơn 1km là tới thác Cam Ly). Còn có một con đường khác là: từ dốc Minh Mạng (xe chạy một chiều) xuống ngã ba Phan Đình Phùng, qua cầu Cẩm Đô là đường Hai Bà Trưng (và khu đồi Dân Y Viện Đà Lạt). Xe tới đầu hông sân trường Việt Anh, ta đi theo đường Hoàng Diệu, thì du khách đi hoài đến cuối đường, sẽ tới đầu ngọn thác của vùng Cam Ly Hạ (Cam Ly Hạ là vùng đất thấp, nơi có thác nước chảy xuống lòng suối).
Thác Cam-Ly vào một ngày êm đềm khi mặt trời bơi lên khoảng trời xanh mênh mông, tươi thắm, mát rượi, dìu dịu, an hòa, bình thản đến hững hờ. Lớp sương mù ẻo lả vật vờ bay lơ lững rồi tan dần, lộ ra vài ba con đường mòn đất đỏ từ từ bốc hơi, rồi khô từng mảng một, con dốc mòn đã có vài người Thượng gùi măng và lan, củi: đi bán ngoài chợ sớm. Ở đây quang cảnh thinh lặng êm đềm, tiếng nước róc rách len lỏi theo bờ đá chảy xuôi xuống thác. Trên ngọn đồi thông rợp bóng nằm về hướng Đông Bắc, là lăng Quận Công Long Mỹ Pierre Nguyễn Hữu Hào (nhà đại điền chủ người Gò Công, chủ nhiều đồn điền cao su, trà, ở một số Tỉnh, Đà Lạt, và một số đất vùng Cao Nguyên Trung Phần. Ông Nguyễn Hữu Hào là thân sinh của Nam Phương hoàng hậu, vợ vua Bảo Đại. Ông Lê Phát Đạt Philippe Huyện Sĩ giàu có bậc nhất thời bấy giờ, là ông ngoại của hoàng hậu Nam Phương).
Lăng Quận công Nguyễn Hữu Hào an tọa trên một khu rừng thông hùng vĩ cao vút, ngút ngàn, từ dưới đường cái lên tới lăng có 20 tầng cấp lát đá vuông, mỗi tầng có khoảng 10 bậc cấp. Cộng chung lăng nầy có tất cả 102 bậc cấp. Đứng trên sân lăng du khách có thể nhìn thấy một phần tư góc thành phố Đà Lạt ẩn hiện, thấp thoáng xa xa dưới mỗi chòm thông reo luôn nhã nhạc vi vu, làng mạc dưới chân đồi mờ mờ hơi sương. Sau lăng chập chùng những đồi sim tím và rừng trái mác mác xa xa, thì có một phi trường nhỏ ở vùng đất nầy cao, thoáng, và bằng phẳng, nên gọi là: Cam Ly Thượng.
Sau khi leo trèo ở những mô đá trên lòng suối, chụp hình, vọc nước lạnh chán chê, họ lên xe đi thác Datanla xa thành phố Đà Lạt 5km. Chín giờ sáng xe dừng ở bên thác Datanla chìm khuất dưới những đồi thông dựng đứng, thác sâu hoắm, sâu hút tầm nhìn. Từ trên đường cái muốn đi xuống thác, chỉ có một đường dốc nhỏ nhấp nhô, những bậc cấp nện đất cứng len lỏi trong rừng thông bạc ngàn (thỉnh thoảng có vài cục táp lô kê trên mỗi bậc chận, cho đất khỏi bị chuồi). Họ lần mò đi từng bậc cấp ngoằn ngoèo trơn như mỡ, bờ vực cheo leo, để xuống chân thác. Mặt trời ở dưới thác hầu như còn ngái ngủ chưa thức giấc (vì dưới những vòm cây âm-u rậm-rạp, um-tùm, cây chen cây lá chen lá, thì mặt trời lười biếng nằm lim dim ngủ nướng trong rừng, không thèm tỏa ánh sáng). Nước từ trên ba tầng khe đá cao ngất chảy ầm ầm, dội xuống lòng thung lũng, vỡ ra muôn triệu bụi phấn trắng xóa, quyện với từng mảng sương mờ đục phủ kín bầu trời ban mai mờ mờ nhàn nhạt màu sữa.
Thác Datanla thâm u cheo leo hiểm trở là thế, mà họ quyết leo qua bên kia chân thác. Từ từ họ leo lên ngọn thác thứ nhì, đứng chênh vênh bên hốc đá chốc lát, thở hổn hển... Rồi các cậu bạn và hai ba cô nàng tìm cách leo lên đỉnh thác thứ nhất ở tít mù trên cao, cao ngất. Mặt mình úp sát vào vách đá, lưng quay ra phía vực sâu, hai tay bám chặt bờ cây, bụi cỏ, không ai dám ngoái cổ nhìn ra phía ngoài, hoặc nhìn xuống vực thẳm. Một trời giông bão hầu như quay cuồng đến chóng mặt tít dưới chân ta. Qua muôn ngàn cây đại thụ, gỗ tạp, gỗ lá rộng, lá kim quý như: cẩm lai, sao, thông hai lá, thông ba lá, chen cánh với mộc lan, tre, nứa, lồ ồ, le, dẻ, lùm cây um tùm gai góc, bờ bụi tróc lở rong rêu ẩm ướt rất trơn. Cổ thụ cằn cỗi già nua không biết bao tháng năm chi chít muôn sợi dây rễ dài lòng thòng, rễ to hơn cườm tay. Loại dây dẽo, dai, chắc chắn, xù xì. Thỉnh thoảng cây có gai quấn quýt trên thân cao xuống lòng thung lũng mờ mờ, sâu hoắm. Họ bám chặt vào sợi dây rễ cứng và dẽo dai nầy mà di chuyển. Tiếc rằng họ chưa đủ kinh nghiệm sống, chưa dám đu dây rừng y như nữ chúa rừng xanh.
Leo lên hết chóp đỉnh nhú ra ngực thác Datanla khúc khuỷu cuối lòng khe đá, thì biến thành đầu ngọn thác thứ nhất. Phía bên nầy khe đá có những ụ đất sét (có đá cao lanh, đá quý, quặng boxit, than nâu, giống như ở gần vùng Đạ Đờn, Đạ Tẻh, Đạ Hoai). Hai bờ suối dần dần nở rộng ra; dẫn đến cánh đồng cỏ non xanh mướt trải dài, nhìn mút tầm mắt, thảm cỏ ướt đẫm sương mai còn nhiều giọt mọng tròn, long lanh ngấn thủy tinh dưới ánh mặt trời yếu ớt bắt đầu vươn mình ló dạng, đỉnh núi nhọn hoắt muốn chọc thủng từng áng mây bay ngang đầu. Từ ngọn lá non tỏa ra như lọng dù ở trên cao, vẫn còn nhiều giọt sương mọng to rơi lốp đốp xuống cành lá mềm mại ở dưới thấp. Sau bao tàng cây cổ thụ mọc gần khe suối, là rừng lau bạt ngàn với hoa dã qùy chen cánh cùng loài hoa sim tím, hoa mắc cỡ màu tím lá xanh đầy gai nhọn. Thiên nhiên cẩm tú đẹp thế mà hoa mắc cỡ vẫn e ấp thẹn thùng khép chặt hàng mi khi có người vô tình đụng phải. Bạn cảm thấy thú vị vô cùng khi tận mắt nhìn những thắng cảnh thiên nhiển tuyệt vời, chưa chắc sẽ hân hạnh ngắm nhìn thêm lần thứ hai. Ý thơ miên man, tôi đã cảm tác về sương và cỏ nơi đây:
Muôn thuở tình anh sương về bên cỏ.
Thao thức đêm trường chuyện ảo không thôi.
Cọng cỏ rung rinh môi hứng sương rơi.
Thời gian lắng đọng sương giao tình đó.
Bẽn lẽn thẹn thùng cùng sương nói nhỏ.
Trăng tàn sao rụng sương giọt tinh mơ.
Sương rơi lốt đốp lá cỏ đợi chờ.
Cỏ ẩn vào sương bên bờ sông ướt.
Ðào Nguyên thơ mộng cỏ non xanh mướt.
Ðà Lạt ru đời hòa nhịp hoan ca.
Cọng cỏ dầm sương kết lá đơm hoa.
Dãi dầu mưa gió giao tình muôn ngả.
Mộng ước đêm dài luyến thương nhánh cỏ.
Nhạc sương gieo tình cọng cỏ tơ vương.
Nhún nhảy dưới trăng hoa cỏ ngậm sương
Sương rơi rụng ướt cỏ vờn đêm vắng.
Bông cỏ ngậm sương nở hoa trăng trắng.
Tình yêu thiên nhiên quyện lẫn cỏ cây.
Nghê Thường luân vũ tấu khúc đêm nầy.
Sương tưới cỏ đời ngạt ngào hương ngát. (*)
Bạn Hòa tìm cách leo lên mấy cây gỗ qúy để hái nhiều loại lan, mỗi loài hoa có một sắc đặc biệt riêng. Mấy chú sóc đuôi xòe ra như chiếc chổi lông mềm mại, sóc leo trèo trên cây quả chín đỏ. Bầy khỉ lí lắc nhi nhô kêu chí chóe, chúng chuyền chỗ nầy chỗ nọ nhanh nhẹn, gọn gàng. Hình như chúng phản đối sự có mặt của con người không mời mà đến trong giang sơn cẩm tú, đầy bình yên riêng tư của chúng?
Chim hót líu lo đủ mọi giọng điệu trầm bổng véo von lẫn tiếng nhịp nhàng của bầy chim gỏ kiến đang đập mõ dài cứng ngắt vào thân cây, hòa cùng tiếng thác đổ từ nơi xa xa vọng lại. Thỉnh thoảng tiếng vượn hú kêu đàn. Cú nấc cụt từng tiếng. Dơi trong hang thấy động rừng, đã bay vù ra kêu "xít...xì" tất cả đơi vút bay về bên trái. Bầy chồn lủi nhanh vào bụi rậm. Thỏ rừng tung tăng nhảy nhót thảnh thơi trên cánh đồng cỏ non. Tất cả âm thanh và hình ảnh sống động ấy tạo thành bản rừng ca thiên nhiên bất hủ muôn điệu.
Bạn Lễ đưa máy ảnh bấm liên tục, những hoạt cảnh tươi nguyên núi rừng hoang dã hồn nhiên, đầy tình tự quê hương hữu ái mà anh hằng yêu thích. Phía trên đỉnh thác khá lạnh (nhưng không lạnh bằng lòng thác lúc nãy, vì nơi đó ít thấy ánh dương). Bạn Du ngẩn ngơ xuýt xoa trầm trồ khen ngợi phong cảnh nên thơ, bạn nhìn trời nhìn đất, sau một lúc thật lâu mới tìm chỗ đặt mấy giỏ thức ăn xuống. Các bạn ngồi trên tấm ni lông đã mang theo. Họ nói chuyện cười đùa huyên thuyên. Bỗng Phú từ đằng xa chạy đến và khựng lại, im bặt, thở hổn hển, nhưng tay chàng chỉ chỉ về hướng rừng, khiến các bạn ngẩng nhìn và chạy theo Phú: Có những dấu chân loài voi, cọp, dấu chân khổng lồ cạnh khúc xương ống, một đầu lâu (mình cứ nên nghĩ có lẽ của khỉ), cách chỗ các bạn ngồi không xa.
Thế là ý định bạn nằm lăn ra bãi cỏ non mềm chợt tiêu tan ngay. Đi núi, họ không mang theo bất cứ một dụng cụ đề phòng nào, lỡ mà có bị rắn, rết? cắn bất tử, thì thật nguy to (chứ đừng nói là bị cọp vồ!). Bây giờ cả nhóm mới thấy lời Hoà đề nghị leo lên thám sát thác và núi lúc nãy, là điều dại dột, bất lợi quá. Lòng chẳng hẹn lòng, nhưng ai ai cũng nơm nớp lo sợ sự bất an quanh quẩn đâu đây. Nỗi lo sợ ớn lạnh cùng khắp. Khí trời ban mai đã lạnh lẽo, càng thêm buốt giá kinh khủng! Họ vội vàng xếp đồ đạc vào ba lô, giỏ xách, vác trở xuống chân thác. Khi leo lên núi đã khó, lúc tụt xuống bờ vực càng khó gấp bội. Bạn cẩn thận lần mò nhích đi từng bước một. Tay bám vào gờ đá, thân cây hoặc dây leo, gốc rễ, mà tụt tụt từ từ, hoặc bò thụt lùi, bám riết từng tất đất thật vô cùng nguy hiểm khó khăn. Nhìn xuống vực thẳm ai cũng thấy tối tăm mặt mũi, hoa cả mắt, sợ mất hồn mất vía.
Cuối cùng, cả nhóm trở về được dưới chân thác, mất hơn hai giờ họ mới có thể lần mò trở xuống dưới chân thác. Mặt mày chân tay ai nấy đều bị rách, xây xát, thân thể mệt mỏi rã rời, quần áo xốc xếch, lấm lem. Tuy vậy, mấy anh thanh niên tính không khỏi reo lên, cười ha hả vì họ đã tận hưởng giờ phút vui thú nhất qua danh lam thắng cảnh tuyệt vời. Thể hiện tính kiên cường, bất chấp gian nguy, thỏa trí tò mò, dù họ quá mệt mỏi và lòng lo sợ.
Trở lên đường cái ai nấy đều mệt nhoài, từ thác Datanla trổ xuống cuối đèo cách đó 2km là thác Prenn nằm bên quốc lộ 20. Thác Prenn rất đẹp có chiếc cầu gỗ lòn quanh bên trong khe thác, đứng trong cầu du khách có thể tưởng tượng là: ta đang đứng trong nhà, nhìn mưa xối xả tuông chảy xuống mái hiên. Thác Prenn ngoài phong cảnh hữu tình nên thơ ra, có khu thảo cầm viên kha khá, nuôi nhiều loại: rắn, khỉ, chim, công, cọp, beo, voi, ngựa, vân vân... Ở chơi và ăn trưa tại đây xong, họ đi tới thác Liên Khương (ở quận Đức Trọng xa Đà Lạt 30km), từ dọc ven suối Prenn chạy về suối Bồng Lai (sát bên vệ đường, phía trái, trên quốc lộ 20) tạo thành thác Liên Khương. Thác Liên Khương không mấy đẹp.
Thác Gougah (Ổ Gà) còn có tên gọi ?Nam Phương đệ nhất thác? ở xã Phú Hội, Huyện Đức Trọng, xa Đà Lạt độ 28km, thác nầy hùng vĩ, âm u, hoang vắng. Từ quốc lộ 20 đi theo con đường mòn rậm rạp và âm u, ta rẽ vào phía trái thì tới nơi. Thác đẹp. Trời xanh bát ngát giao hòa với đất uy nghi lẫm liệt và phong cảnh tuyệt vời thơ mộng vô cùng. Nhưng đẹp nhất là thác Pongour xa Đà Lạt 45km, ở Tân Hội, hướng Nam. Từ quốc lộ 20 đi vô thác xa 7 km, ngoằn ngoèo, quanh co, rậm rạp. Khi đến thác Pongour có 7 tầng đá trải rộng từ bờ nầy qua bờ kia. Ngày đêm nước tuông xối xã ầm vang miết mãi, nước tung bọt trắng xóa cuồn cuộn đổ xuống những mô đá to cao nhấp nhô chôn sâu trong lòng suối. Đứng trước thiên nhiên cẩm tú và hùng vĩ, mình cảm thấy con người thật bé nhỏ tầm thường.
Hôm đó, khi nhảy qua mấy hòn đá trơn ở thác Gougah, suýt tí nữa Thơ bị nguy hiểm tính mạng, nếu Phú không nhanh tay kéo nàng ngã dúi vào lòng anh. Mất thăng bằng, cả hai người ngã lăn trên giòng suối ấm dưới chân thác. Hương hoa núi rừng mộc mạc, kèm với sự sợ hãi chợt đến, chợt đau lúc tay chân bị đập vào đá, tím bầm, khiến nàng quên nỗi bẽn lẽn thẹn thùng. Áo quần ướt sũng nước, hai người nắm chặt tay nhau từ từ lội lõm bõm vào bờ, và lóp ngóp bò lên ngồi trên tảng đá. Chỉ còn hai người, nên nàng cảm thấy ngượng ngùng, e thẹn, vì áo quần dính chặt vào da, ?anh chị? loay hoay hong khô người dưới ánh nắng. Không ai nói với ai lời nào. Thế nhưng, thoáng chốc quần áo khô nhanh. Phú, và nàng cùng nhìn theo các bạn. Các bạn khác không bị ?té suối?, thì hân hoan lò dò đi các nơi chụp ảnh.
Các bạn hăng hái vui vẻ trở về lối cũ đi thác Hang Cọp thuộc địa bàn thôn Túy Sơn, xã Xuân Thọ, cách trung tâm thành phố Đà Lạt khoảng 15km về phía đông bắc (qua phía Trại Mát). Thác Hang Cọp cũng hiểm trở ngoằn ngoèo rậm rịt, thăm thẳm núi rừng với dốc đứng cao ngất lưng trời, thác hơi giống thác Datanla sâu thẳm & âm u. Đặc điểm: Xung quanh thác có rừng thông đặc chủng, rừng hỗn giao khá xanh tốt, thích hợp cho các chuyến du lịch dã ngoại.
Chiều về, họ đi ?đồi thông hai mộ? (khu Chi Lăng). Nào đi vô thăm trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam nằm ở khu Chi Lăng (và góc Thái Phiên). Thăm trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam. Mười kể sơ sơ cho bạn nghe: Tháng 10/1950 vua Bảo Đại cho dời trường sĩ quan Hiện Dịch tại Đập Đá Huế, về Đà Lạt, và gọi là École Militaire Inter-Armes de Dalat. Sát nhập vào trường Võ Bị Liên Quân đặc biệt của Pháp (ngôi trường Võ Bị Liên Quân Đặc Biệt của Pháp, nay đương nhiên phải trao trả lại cho Việt Nam). Đầu tiên ngôi trường nầy lấy tên là: Trường Võ Bị Liên Quân Đà Lạt. Cuối cùng Trường sĩ quan hiện dịch nầy chính thức đổi tên thành: Trường Võ Bị Quốc Gia Đà Lạt Việt Nam theo sắc Lệnh số 325-QP ngày 10.4.1963. Đất và Trường rộng mênh mông tọa lạc giữa vùng khu ấp Chi Lăng và khu Thái Phiên. Mười hẹn bạn sẽ nói nhiều về trường Võ Bị và trường Grand Lycée trong dịp khác.
Các bạn lên xe trở về thành phố thăm di tích xưa từ thời vua Bảo Đại đã đặt tên là Thung Lũng Hoà Bình. Bây giờ là Thung lũng Tình Yêu (thời Pháp thuộc gọi đây là Vallée D? Amour) ở trong khu Ấp Đa Thiện, xa phố Hòa Bình 4,6km, nơi đây phong cảnh khá hữu tình, những rừng bạt ngàn cao vút đồi thông nhấp nhô soi mình trên mặt hồ im ắng, nước trong xanh thỉnh thoảng gợn lăn tăn dưới pedalo.
***
Tình Hoài Hương
Kính mời độc giả xem tiếp chương sau
Trân trọng
Ngày nào cũng vậy, tan học về khi tắm rửa cơm nước xong, tôi thả bộ đến xóm trên để ráp lại với lủ trẻ nơi này bày trò mghịch ngợm, cái khoảnh sân nhà ông Sáu là nơi lý tưởng để cả đám nô đùa, vì nơi đây nó rợp bóng mát bởi tàn của những cây Vú Sữa được trồng khá gần nhau, ở đây được bày nhiều trò chơi do thằng Cảnh cầm đầu, nào là chơi ăn ô quan, chơi trò trốn tìm, đánh bông vụ ( con quay), bắn bi, đá cầu, đá dế, v.v... Nhưng cái trò đám con trai hồi đó thích nhất là chơi u, và chơi Rồng rắn lên mây, sở dĩ cái đám "Đực rựa" mê trò này vì có dịp để nắm tay mắm chân thậm chí ôm eo ếch các cô nàng trong xóm mà không bị xem là "Dê xồm", vì trò này bắt buộc phải có những động tác như vậy mới thành trò chơi, cũng thành thật mà nói mấy cô nàng ngày xưa tuy to xác mà trong tâm hồn thật hồn nhiên vô tư trong các trò chơi, thậm chí các nàng khi nắm tay nắm chân hoặc ôm eo ếch thì giữ thật chặt, vì các nàng ta sợ nắm hoặc ôm lỏng lẻo sẽ bị vuột ra thì sẽ thua phía bên kia khiến cho đám con trai ngượng ngùng, đám con trai tuy tinh ranh phá phách kèm theo chút tò mò nên có thằng trong bọn biết thằng này ,thằng kia có lúc làm bộ quá trớn té vào các nàng để có điều kiện khám phá cái cảm giác thơm ngất ngây mùi bồ kết trên mái tóc dài của các nàng, cái hương thơm toát ra từ làn da mái tóc của các cô nàng làm cho cả bọn khoái chơi cái trò "Chung đụng" này là vậy.
* * *
Từ lúc có thêm vài ba gia đình dọn về cư ngụ trong xóm, cả nhóm chúng tôi thầm mừng bởi lẽ từ đây sẽ có thêm vài ba đứa trong số gia đình này nhập bọn để cùng đi học, cùng chơi với mọi người, trong số họ có gia đình của cô Hai chạy nạn chiến cuộc từ một tỉnh miền núi về đây, tôi công nhận cô Hai là một người thật giỏi giang, một thân một mình mà cô lo cho cả bầy con sáu đứa ăn học đến nơi đến chon. Mai, con gái lớn của cô Hai nàng cũng giỏi giang không kém mẹ, thấy mẹ nhà đơn chiếc bởi cha của mình tử trận nơi chiến trường, ví như căn nhà mất đi trụ cột có thể xiêu vẹo và sụp đổ lúc nào không hay, ý thức của đứa con gái đầu lòng, Mai vừa đi học, vừa làm thật chăm chỉ khiến đứa nào trong nhóm cũng phải kính nể, và điều làm cho cả đám con trai thật sự kính nể là nàng Mai nhà ta học rất giỏi vì lúc nào bảng vinh dự trong lớp nàng ta đều nằm ở ngôi vị "Bá chủ võ lâm" thử hỏi làm sao chúng tôi không phục...
Mai về ở cũng gần cả tháng, tôi cố lân la làm quen mãi nhưng chưa có dịp thuận tiện, vì khi đi học về cô nàng ôm cái cặp trước ngực, nàng đi thật nhanh về nhà, từ xa xa tôi nhìn đôi tà áo dài trắng của nàng phất phới bay trong gió, tôi liên tưởng nàng như cánh bướm trắng vờn bay, biết được trong lòng tôi đang cố đeo đuổi làm quen với Mai, thằng Cảnh bạn tôi nó bèn nảy tôi một "Chiêu thức" để lấy tình cảm với Mai, tôi thấy cũng hợp lý và hợp với hoàn cảnh thời bấy giờ nên tôi nghe theo lời thằng "Quân sư", nhưng tôi cũng làm bộ nói như không quan tâm lắm đến chuyện này để thằng Cảnh nó không có cớ ghẹo tôi sau này, tôi nói với nó:
- Ái chà, ông bày cách này tui thấy cũng có lý à nghe, nhưng...
Tôi chưa kịp bày tỏ hết sự e ngại thì bị thằng Cảnh nói chặn họng tôi liền:
- Ông này ngộ ghê, cái vụ này tui áp dụng rồi, lúc trước mần quen với nhỏ Thúy tui áp dụng y chang kiểu này nè
Nóng ruột muốn biết kết quả ra sao, tôi bèn cướp lời nó:
- Vậy là em Thúy quen với ông bằng cách này đó hả, chắc ăn không ông, ông xúi dại, nàng Mai mà lắc đầu thì có nước tui độn thổ nghe ông.
Thằng Cảnh nó lườm tôi bằng cặp mắt "mang hình viên đạn", nó nói:
- Thôi, nếu ông ngại thì thôi đi, ông muốn làm quen kiểu nào thì tự lo, coi như tui chưa nói gì hết nhe.
Bết cái tánh hờn mát của thằng quỷ này lớn hơn cái tuổi của nó nhiều, chơi với nhau hàng ngày ai nói gì không vừa ý nó hay làm mặt giận, tôi bèn nói:
- Nói vậy thôi, cảm ơn ông không hết chứ có gì đâu mà nghi ngại, ngày mai tui áp dụng liền:
(Thằng Cảnh nó bày kế cho tôi, mua một phong bánh in nhân đậu xanh ở tiệm tạp hóa của cô Ba bán trong xóm, gói ghém cẩn thận rồi viết vài dòng chữ kèm theo bảo đảm nàng Mai sẽ nhận lời làm quen, vì đâu có cô gái nào mà không hảo ngọt).
Vài ngày sau, tôi chắt mót được một ít từ số tiền tôi được ba má cho đi học mỗi ngày, vậy là dư sức mua một phong bánh in và có thể mua được thêm cái kẹp tóc màu hồng có con Bướm trang trí bên trên, chưa có mua quà cho nàng mà tôi đã thấy vui sướng lâng lâng trong lòng rồi, khi mua xong phong bánh in và cây kẹp tóc, lúc này tôi mới lúng túng không biết trao cho Mai bằng cách nào, lúc này tôi mới thấy mình lơ đễnh không hỏi kỹ càng cách thức trao cho Mai bằng cách nào, chặn đường đưa tận tay thì thú thật tôi không có thừa can đảm để thực hiện, mà nhờ trung gian thì không nên vì sẽ "Lộ bí mật", suy đi nghĩ lại chỉ còn một cách tự mình thực hiện...
Tôi canh giờ nàng học bài xong Mai sẽ ra sau nhà để lo cơm nước cho gia đình, chắc chắn phía nhà trên chẳng còn ai, tôi rón rén đến bên cửa sổ, may là cửa sổ nàng không đóng tôi nhìn vào bên trong, giật mình vì có thằng Bình em nàng nó đang nhìn tôi, thời may Bình lúc này còn nhỏ và nói chuyện chưa rành nên tôi cũng tạm yên tâm, tôi có nhoẻn miệng cười với Bình cho nó đừng sợ hãi khóc thét lên bất tử, lại thêm một cái may nữa thằng Bình nó cười với tôi, cười với một kẻ lạ hoắc. Tôi đặt phong bánh in và cây kẹp tóc cùng một lá thư ngắn bày tỏ ý muốn làm quen, tim tôi lúc này nó đập thình thịch trong lòng ngực vì hồi hộp, lúc này mà Mai xuất hiện bất chợt chắc tôi sẽ vỡ tim mà chết vì sợ sệt. Cố nén lòng tôi đưa tay ra hiệu chào từ giả thằng Bình rồi cười với nó lần nữa, và Bình cũng cười với tôi khiến tôi thấy vui vui trong lòng vì đã làm trót lọt mưu tính của riêng mình...
?Hôm sau nàng đi học về, vẫn tha thước trong tà áo trắng học trò, tôi đạp xe đến gần Mai và cố tình đạp thật chậm, tôi nín thở và tưởng tượng sẽ nghe được tiếng gọi tên mình thốt ra từ cửa miệng của nàng, thời gian trôi thật chậm tôi cố đợi chờ, chừng nghe tiếng của thím xẩm đang gánh cái gánh chè la lên tôi mới hoàn hồn:
- Cái thằng nhỏ này, chạy xe "li lâu", để con mắt lên trời hả, may thôi "lụng" tui té xỉu rồi "ló".
Tôi lật đật nói lời xin lỗi thím rồi nhấn "pê đan" vọt thẳng về nhà trông thật bẽ bàng, chừng tỉnh táo lại tôi tự đặt câu hỏi, bánh và thư có tới tay nàng không? Nếu tới tay nàng rồi, bánh in đã ăn rồi sao không trả lời thư hoặc nói lời gì với tôi cho phải phép, nàng làm thinh có nghĩa là có thể nàng không thích tôi nên cố tình làm lơ, hoặc có thể món quà không đến tay của màng, nếu thất lạc thì quà đó ai đã cưỡm mất rồi, tôi bèn nghĩ ra cái kế để kiểm tra lại thật sự món quà ở đâu, nàng có sử dụng rồi mà làm lơ với tôi chăng, nghĩ là thực hiện ngay, tôi nóng ruột muốn tìm ra đáp số cho "bài toán" này, chờ đến trưa khi mọi nhà đều nghỉ trưa, tôi đến nhà nàng, tôi chạy ngay đến thùng rác để bên hông nhà, tôi dùng cái que nhỏ lục tung cái thùng rác ra xem coi có cái chứng tích gì của phong bánh in hoặc tờ giấy gói quà thì sẽ hiểu được vấn đề, " Dã tràng se cát biển đông" đó là ám chỉ cho hành động moi thùng rác nhà của Mai, tôi thất vọng không thấy gì ngoài rác của gia đình Mai bỏ ra, tôi thất thiểu ghé nhà thằng Cảnh, đến trước nhà tôi bắt gặp nó đang nhai mấy cái bánh in đậu xanh, dưới chân nó cái kẹp màu hồng nằm chỏng chơ, cạnh đấy đúng là lá thư của tôi viết bị ai vò nhàu nát, tôi hiểu ra sự việc bèn nhào tới cốc lên đầu thằng Cảnh một cái khiến nó đau điếng, tôi lên tiếng trách nó:
- Ông ngon quá há, quà tui tặng cho Mai mà ông dám "chôm chỉa" về đây ngồi ăn ngon lành vậy hả?
Tuy đang bị đau vì cái cốc của tôi, thằng Cảnh cũng lên tiếng phân bua:
- Ai nói ông tui chôm chỉa quà của ông tặng cho Mai.
Thấy bị ?bắt tận tay, day tận mặt? mà thằng quỷ này còn lên tiếng chối bài hãi, giận qúa tôi lớn tiếng với nó:
- Cái này là cái gì đây ông, sờ sờ ra đó ông còn chối nữa hả, nghỉ chơi với ông luôn, bạn gì xấu hoắc.
Thay vì bực tức khi bị tôi mắng xối xả, vậy mà nó vẫn cười thành tiếng, nó nói với tôi:
- Ông bình tĩnh nghe tui nói nè, ông tặng quà cho Mai đúng không?
Tôi hỏi vặn lại nó:
- Ừa thì sao nữa?
- Mai nhận rồi, nhưng Mai không xài, Mai đem lại đây nói Mai tặng cho tôi, nói xong nàng bỏ thí trên bàn rồi quầy quả quay về, nàng không xài thì tui xài cũng vậy thôi đúng không, còn phân nửa phong bánh in kia chừa ông đó ăn đi cho hạ hỏa ông ơi!
Thế là đã rõ, Mai đã gián tiếp cho tôi biết nàng không chấp nhận tình bạn với tôi, khỏi nói chắc mọi người cũng hiểu, tôi buồn đau vô cùng, nhìn đâu cũng thấy bầu trời u ám, tôi không tha thiết với mọi việc chung quanh nữa, ánh mắt của Mai nhất là nụ cười thật tươi và không kém phần duyên dáng nó đã hốt hồn tôi trong cái nhìn đầu tiên khi nàng chính thức cư ngụ trong xóm tôi, sau này lớn lên tôi mới biết mình lần đầu bị "sét đánh" là đây.
Dân gian mình có câu "Thua keo này, bày keo khác", tôi nỗ lực rất nhiều lần để cố lọt vào đôi mắt xanh của Mai, nhưng càng ngày càng vô vọng, vậy là tôi mang cái bệnh thất tình từ dạo ấy, tôi học hành bắt đầu sa sút, khi biết được tình trạng của tôi mắc phải, ba tôi giận dữ ông cho đã bố tôi một trận bằng cây " chả lông gồi" đau điếng, sau trận đòn này dường như hiểu được tình cảm và nỗi đau trong lòng tôi, ba lấy lời khuyên giải.
- Tụi con còn nhỏ, chuyện bạn bè yêu đương sẽ ảnh hưởng việc học, con Mai nó làm vậy phải rồi con cũng đừng buồn, nhà Mai nghèo, đông anh chị em nó cố gắng học hành đỗ đạc để sau này còn phụ cho thím Hai nữa, yêu đương sớm qúa không nên con ạ.
Nghe ba tôi phân tích về Mai như thế, chẳng những tôi không để tâm ghét bỏ nàng, vì nàng chẳng thèm đoái hoài gì đến tấm chân tình của tôi mà tôi còn cảm phục Mai nhiều hơn.
* * *
Tôi lên đường nhập ngũ, đi chinh chiến miệt mài nơi những vùng xa tít tận miền trung nắng gió, nhớ nhà, nhớ bạn bè trong xóm nhỏ thân yêu, dĩ nhiên trong lòng tôi cũng còn chổ để chứa cái tình đơn phương với cô bạn nhỏ ngày nào, nhưng cuộc chiến khốc liệt khiến tôi tạm quên những chuyện buồn nơi miền hậu tuyến, một hôm tôi được một phong thư, phong thư mà tôi nghĩ chẳng bao giờ mình sẽ vinh hạnh có được, Mai gửi cho tôi một lá thư kể về tình hình hậu phương, chuyện xóm làng, chuyện những đứa bạn thuở nhỏ, đọc thư của Mai tôi thấy mình sống lại tuổi còn thơ, như cuộn phim chiếu chậm, tôi đã khóc khi hay tin vài ba đứa bạn đã "Ra đi" không hẹn ngày về, và tôi đã khóc trong Hạnh phúc nàng cố tình đối xử tàn tệ với tôi không phải nàng không hiểu tình tôi, mà nàng đã nói y như ba tôi phân tích sau trận đòn bằng chổi lông gà, tôi xúc động thật sự, tôi không thể là người tình của nàng, nhưng tôi có vị trí đặc biệt trong trái tim nàng, là một người anh kính mến của nàng.
* * *
Miền Nam gãy súng, cuộc sống hàng ngày của mọi gia đình bị đão lộn, gia đình của cô Hai trở về quê sinh sống, riêng Mai thì theo bạn đi định cư nơi xứ người quanh năm giá rét, tôi trở về sống lại nơi xóm nhỏ ngày nào, mỗi lần có dịp đi ngang căn nhà cũ của Mai nó làm lòng tôi lại xao động như Thuở nào.
Được tin cô Hai mang căn bệnh ung thư giai đoạn cuối, tôi thẩn thờ cả ngày, tuy không bà con họ hàng gì với cô nhưng đã từ lâu tôi xem cô như mẹ mình, nên tôi thật sự sốc khi nghe hung tinh này, tôi lật đật vào bệnh viện thăm cô, mấy chục năm gặp lại mừng mừng tủi tủi, cô nằm trên giường bệnh mặt vẫn tươi cười cho dù tóc trên đầu cô rụng sạch nhẵn, cô nói đùa với tôi một câu khiến tôi già hai thứ tóc trên đầu mà phải bẻn lẻn vô cùng:
- Bây giờ, bây còn thương con Mai không? Mầy là thằng rể hụt của cô đó.
Tôi xúc động tột cùng với câu nói đùa của cô, bởi vì rốt cuộc cũng đã hiểu được tấm chân tình tôi dành cho cô và cho cả gia đình Mai bấy lâu, từ giả cô tôi ra về với tâm trạng buồn vui lẫn lộn trong người.
Cô Hai, mất một chiều cuối đông sau ba ngày tôi gặp cô nơi bệnh viện, cô ra đi rất thanh thản không chút vướng bận, vì cô đã dốc hết sức để nuôi nấng, dạy dỗ cho đàn con yêu dấu thành đạt nên người, trong đó có Mai cô em gái của tôi đang là một khoa học gia danh tiếng nơi xứ người.
Cô Hai ơi! Con chúc cô "an giấc ngàn thu" nơi miên viễn cô nhé.
Sài gòn chiều buồn 28.6.2016
Dr Rupert Neudeck sinh 14.5.1939 tại Danzig trong một gia đình có 4 anh chị em ngày 30.01.1945 gia đình ông chạy trốn chiến tranh trong mùa đông lạnh lẽo với mẹ. Hồng quân Xô Viết tràn vào Balan, tàu quân y "Wilhelm Gustloff" sơ tán đưa người tỵ nạn ra khỏi cảng Danzig. Khoảng 10.300 người chạy tỵ nạn trên tàu nầy bị thủy lôi của Xô Viết đánh chìm. Hàng ngàn người trên tàu thiệt mạng. Gia đình ông Neudeck nhờ lỡ tàu mà sống sót. Chính biến cố lịch sử đau thương đó ảnh hưởng đến đời sống và việc làm nhân đạo của ông sau nầy
Khi gia đình đến định cư tại Hagen, Dr Rupert Neudeck xong trung học vào đại học theo phân khoa thần học, triết học, xã hội học tại đại học Bonn, Münster và Salzburg. Năm 1961 ông gia nhập Dòng Tên, nhưng ít năm sau ông ra khỏi Dòng và tiếp tục học. Năm 1972, ông đậu bằng tiến sĩ triết học và lập gia đình, vợ là bà Christel có 2 con gái 1 con trai là: Yvonne, Milena , Marcel và 1 cháu ngoại. Ngoài đời ông còn có hàng trăm ngàn con cháu do bàn tay cứu vớt của ông.
Khởi đầu ông làm nhà báo cho đài phát thanh Công giáo ở Köln và từ năm 1976 làm nhà báo tự do. Năm 1977, ông làm biên tập viên chính trị cho đài phát thanh Deutschlandfunk . Trước làng sóng người Việt vượt biển tìm tự do và nhiều thảm kịch về thuyền nhân ở Biển Đông gợi ông nhớ lại câu chuyện tỵ nạn của chính mình nhờ may mắn nên còn sống sót.
Năm 1979 vợ chồng Dr Rupert Neudeck, Christel. sáng lập Komitee Cap Anamur/Deutsche Notärzte ẹV. (Ủy ban Cap Anamur/Bác sĩ cấp cứu Đức). Ủng hộ tổ chức này có các nhân vật nổi tiếng của Đức như: nhà văn đoạt giải Nobel Heinrich Böll, Helmut Schmidt, Alfred Biolek, Bruno Ganz, Norbert Blüm, Peter Scholl-Latour, Frank Alte. Cùng một nhóm thân hữu thành lập Ủy ban "Ein Schiff für Vietnam" và thuê tàu Cap Anamur có trọng tải 6600 tấn dài 118,7 m, rộng 17m, cao 9m, hầm tàu 7,3m làm nhiệm vụ cứu các thuyền nhân Việt Nam (chủ tàu ở Hamburg không lấy tiền thuê chỉ cho mượn). Ngày 09.8.1979 lúc 15g23 do thuyền trưởng Klaus Buck tàu CAP ANAMUR khởi hành từ cảng Kobe của Nhật ra Biển Đông với lòng nhân đạo cứu vớt các thuyền nhân Việt Nam chạy trốn chế độ độc tài CS. Các bác sĩ, y tá phần lớn người Đức làm việc thiện nguyện, trên tàu có một trực thăng do cựu thiếu tá Pilot người Mỹ từng tham chiến tại Việt Nam bay tìm, hướng dẫn các ghe thuyền lênh đênh, mất định hướng trên biển đến với tàu Cap Anamur. Thuỷ thủ đoàn là những người Phi, Cap Anamur I vớt những
ghe vượt biển trong hoàn cảnh ?thập tử nhất sinh?. Tính đến tháng 5.1982, Cap Anamur I cứu được 9.507 thuyền nhân Việt Nam đưa vào các trại tị nạn Sem Bawang (Singapor), Palawan, Bataan (Phi luật Tân), Galang (Indonesia) tạm trú một thời gian ngắn chờ định cư Tây Ðức hoặc đến các đệ tam quốc gia trên thế giới. Cap Anamur I hoạt động 22 tháng phải ngưng công tác nhân đạo, ngày 25. 6. 1982 trở về cảng Hamburg, mang theo 287 thuyền nhân VN. Ông Hans Voss chủ tàu không lấy tiền mướn, nhưng chi phí mỗi tháng cho Cap Anamur. khoảng 400.000DM. Cap Anamur II. hoạt động từ tháng 3 đến tháng 6.1986 vớt 888 người, và mang 357 người về cảng Hamburg. Lần cuối cùng chính phủ Đức chỉ nhận 22 người của Cap Anamur III và từ đó chấm dứt không nhận thêm thuyền nhân Việt Nam. Cap Amur IV và Cap Anamur V tiếp tục hoạt động, tiếp tế lương thực và nước uống, cứu người vượt biển thoát khỏi tay bọn hải tặc và đưa họ đến được bến bờ bình an. Số người được Cap Anamur vớt trên 11 ngàn người, nhưng số người được đoàn tụ gia đình trên 30 ngàn người. Bất cứ nơi nào có tiếng khóc than, cầu xin là có ông tìm đến để giúp đỡ.
Hồi tưởng cuộc đời tỵ nạn sau 30.4.1975 người Việt bất chấp mọi hiểm nguy đổi cả mạng sống để vượt khỏi Việt Nam, nhiều nơi trên thế giới dựng bia, đánh dấu thời gian người Việt Nam bỏ nước ra đi tìm tự do. Ngày 12 tháng 9 năm 2009, người Việt tại Đức dựng tượng đài bằng đồng với bia tri ân Cap Anamur và nhân dân Đức tại cảng Hamburg. Buổi lễ khánh thành và tri ân nước Đức được tổ chức trang trọng và có sự hiện diện của Bộ trưởng nội vụ Wolfgang Schäuble, chủ tịch Đảng Dân chủ Xã hội (SPD) Franz Müntefering, cựu thống đốc tiểu bang Niedersachsen Ernst Albrecht (người đầu tiên nhận thuyền nhân vào Đức), ông Philipp Rösler bộ trưởng kinh tế và nhiều nhân vật khác cùng hơn 1200 người Việt
Sau khi hoàn thành sứ mạng nhân đạo cứu thuyền nhân Việt Nam, Uỷ Ban Cap Anamur vẫn tiếp tục giúp đỡ cho nhiều người tỵ nạn chiến tranh xây dựng lại nhà cửa, trường học ? Tháng 4 năm 2003 ông là người đồng sáng lập tổ chức hòa bình quốc tế Grünhelme eV (Mũ bảo hiểm xanh lá cây) nhằm giúp xây dựng lại những trường học, làng mạc trong các vùng bị chiến tranh tàn phá tại Congo
Kosovo, Sudan, Syria, Iraq, Afghanistan, Nordafrika, Colombia, Ethiopia Haiti, Macedonia Albania v.v? và cả Việt Nam
Ông đã nhiều lần tới thăm Israel và vùng lãnh thổ Palestine để tìm hiểu hàng rào ngăn cách mà Israel đã dựng lên, cùng hiện trạng sinh sống của người Palestine ở Bờ Tây. Năm 2005 ông đã xuất bản quyển "Ich will nicht mehr schweigen. Recht und Gerechtigkeit in Palästina" (Tôi sẽ không im lặng nữa. Luật pháp và Công lý ở Palestine) nhằm bênh vực những người Palestine và bị Hội hữu nghị Đức-Israel chỉ trích dữ dội.
Những thập niên qua, trong việc cứu trợ nhân đạo, ông còn xuất bản nhiều tác phẩm phát xuất từ sự rung động trái tim của ông bà Neudeck, như tác phẩm Die Menschenretter von Cap Anamur; ông luôn hãnh diện về vệc cứu vớt thuyền nhân VN hội nhập thành công tốt đẹp, thế hệ thứ II trở thành những công dân ưu tú của nước Đức luôn bảo tồn văn hoá và bản sắc dân tộc.
Năm 2009 kỷ niệm 30 năm người Việt tại München, ông viết trong Đặc San Hồi tưởng đời Tỵ Nạn. ?Người Đức chúng ta, giờ đây bao gồm cả 80.000 người Đức gốc Việt, hãy nhận như một lời nguyện suốt đời. Bất kỳ nơi đâu, trên mặt đất, dưới nước hay trên trời, nếu có người bị tra tấn, hành hạ, bị theo dõi, xua đuổi, bị đánh đập, ép buộc lao động, bị giam giữ dưới các chế độ độc tài, chúng ta phải can thiệp cho họ.?
Ngày 09.8.2014 tại Hamburg kỷ niệm 35 năm tỵ nạn của người VN và cũng là sinh nhật thứ 75 của ông, mọi người đều chúc tụng mong ông khoẻ mạnh sống lâu, để ông giúp những người chạy trốn chế độ độc tài, chiến tranh bớt khổ đau.
Ông bị bệnh tim được giải phẩu chửa trị nhiều lần, dù sức yếu nhưng ông thường bay đến nhiều nơi vận đông giúp đỡ làn sóng người tỵ nạn Syrien và Phi châu bị chết đuối trên biển Điạ Trung Hải? nhưng cuộc đời không tránh khỏi quy luật của tạo hóa ?sinh lão bệnh tử?. Ngày 31.5.2016 ông qua đời hưởng thọ 77 tuổi, trong sự thương tiếc của Cộng Đồng Người Việt tại Đức cũng như trên thế giới.
Ông Ulrich Kasparick, cũng là bạn của TS Rupert Neudeck, ngỏ ý trước sự ra đi của TS Neudeck?, trái tim của Rupert lớn đến nỗi không ai có thể mổ tim ông được, tim ông đủ chứa được toàn thế giới.
Tiến sĩ Wolfgang Thierse, cựu chủ tịch Quốc Hội Đức, đã phát biểu trong buổi lễ : ?Ủy Ban CAP ANAMUR và HỘI MŨ XANH đều là hai tổ chức nhân đạo nhỏ bé có tính cách gia đình và không bị ràng buộc vào những thủ tục hành chánh rườm rà, nhưng là một ràng buộc liên kết vĩ đại của trách nhiệm dấn thân của từng cá nhân, lòng đam mê, sự căng thẳng, tính bền chí và nỗi hân hoan trong từng dự án nhân đạo. Ông nói tiếp: ?Lòng đam mê hoạt động nhân đạo cứu người của ông bà Christel và Rupert Neudeck đã truyền nhiễm đến rất nhiều người, để từ đó họ tích cực trực tiếp hỗ trợ hoặc đóng góp tài chánh cho tổ chức nhân đạo của ông bà?. Ông cũng ngỏ lời khen ngợi: ?Ông bà Neudeck đã đóng góp một phần nào đó để bộ mặt của nước Đức được tươi sáng hơn?.
Đài truyền hình WDR của Đức dùng một danh từ "Menschenfischer" - "Kẻ chài lưới người" để nhắc đến ông Dr. Rupert Neudeck, tờ báo khác lại nhắc đến ông Neudeck với một danh gọi khác trong Phúc Âm là người Samaritanô nhân hậu thương người. Người Việt Nam chúng ta gọi ông là một vị Thánh, một Bồ Tác, Tin ông qua đời nơi nào có Cộng Đồng Việt Nam dù Công Giáo hay Phật Giáo đều có Thánh lễ, cầu kinh trang trọng để tưởng niệm người đại ân nhân của chúng ta .
Thủ tướng Angela Merkel khen ngợi Dr. Rupert Neudeck: "Một gương mẫu thực sự của nhân loại đang sống. Đất nước mất đi một nhà hoạt động thế giới về nhân quyền và tình người. Rupert Neudeck không bao giờ dùng bản thân để lạm dụng; ông luôn luôn nhìn thấy nó như là nhiệm vụ của mình để đóng góp thiết thực nhằm giảm bớt đau khổ của con người." Và chia buồn với bà quả phụ Christel Neudeck không quên công ơn bà ?đã giúp vào việc làm nhân đạo của chồng".
Tổng thống Đức Joachim Gauck khen ngợi Dr. Rupert Neudeck là một người chiến đấu cho con người gặp khó khăn. Số phận của những người nghèo ở các khu vực xung đột luôn ở trong trái tim của ông. "Ông Neudeck đã thấy và đã hành động - và kéo dài suốt đời." Công việc của ông Neudeck là một "tấm gương sáng nhân hậu từ một cá nhân có thể làm được. Dr. Rupert luôn luôn là một tấm gương cho chúng tạ"
Ngày14 tháng Sáu lễ tưởng niệm Dr. Neudeck tại Thánh đường St Aposteln do Tòa Tổng Giám Mục Giáo phận Köln tổ chức và Đức Hồng Y Rainer Maria
Woelki chủ lễ, với 12 linh mục người Việt, có những LM ngày xưa được tàu Cap Anamur cứu vớt.
Lúc 10 giờ người con trai của ông Neudeck mang tấm hình lớn của thân phụ để trên giá cao bên phải Cung Thánh và một bó hoa của nhà thờ, tấm hình với đôi mắt nhìn xa như chờ đón những người con trở về, chính đôi mắt thiên thần đó từng nhìn thấy nỗi đau của những con người bất hạnh, bị đàn áp và chạy trốn. Nhiều người đến trước di ảnh tưởng niệm ông với những giọt nước thương tiếc. Nếu ngày xa xưa ấy không được ông cứu giúp thì không thể có cuộc sống như ngày nay trên nước Đức. Trên thềm của Cung thánh nhiều tràn hoa đẹp, hai tràn hoa với biểu tượng cờ vàng ba sọc đỏ của VNCH là những người Việt Nam yêu tự do và dân chủ phải rời bỏ Quê hương vì lý do chính trị.
Người Việt tại Munich cũng như Berlin ở xa Köln/ Cologne phải đi trước từ tối thứ Hai. Đoàn người từ München và vùng phụ cận thuê xe Bus 78 chỗ khởi hành lúc 22:30 tối ngày 13/6 đến Köln 6:30 sáng 14.6. Chúng tôi in hình Dr. Neudeck cũng như tàu Cap Anamur I để trước xe, khởi hành Sr. Hiền và những Kitô hữu cùng đọc kinh, Lạy Cha, Kinh kính mừng và kinh cầu hồn cho Dr. Neudeck, Cầu xin chúa ban bình an cho đoàn München đi đến nơi về đến chốn, chúng tôi có thêm tình thân đồng hương nổng ấm, nhiều anh chị sau 35 năm mới gặp nhau, ôn lại chuyện cũ của những ngày lênh đênh trên biển, may mắn được Cap Anamur vớt, lên tàu được 1 tiếng thì mưa bảo sóng to nếu không được Cap Anamur vớt thì ghe đã chìm xuống lòng đại dương làm mồi cho cá mập! Nhiều ghe thoát khỏi hải tặc Thái. Có những anh chị không được Cap Anamur vớt cũng cùng đồng hành với chúng tôi đi tham dự Thánh lễ góp lời cầu nguyện. Thể hiện tấm lòng biết ơn của người Việt với đại ân nhân, những người không xin được nghĩ phép và những người lớn tuổi điện thoại cho tôi xin đóng góp tiền thuê xe, tiền phúng điếu theo kiểu Việt Nam. Chúng tôi là những người quý trọng đại ân nhân Dr. Neudeck ở München tổ chức chuyến đi được đồng hương tin tưởng là một niềm vui khó quên. Chúng tôi không nhận tiền của người nào, ai đi có mặt trên xe thì tính theo đầu người chia đều nhau. (Riêng chi phí tràn bông 200 ? được anh chị Trần Minh Ân ngay từ đầu chịu hết, nhưng có thêm gia đình Nguyễn Phước Thành và Hưng cũng muốn đóng góp, tôi đề nghị anh em Nguyễn Phước Thành đóng 100?, thật cảm động bác Phú 93 tuổi hưởng tiền già, Bác muốn đóng góp thêm 100? tôi cảm ơn bác xin nhận 10? danh dự góp vào tràn bông, tôi trả lại
cho anh chị Ân10?. Ngày cuối bác Nguyễn Kim Định, anh Mã Bé gọi xin đóng góp. Cám ơn tấm lòng của quý vị mạnh thường quân, tôi không nhận thêm tiền vì tràn bông đã đặt xong). Anh Thu nhận của người bạn 10? phúng điếu, nếu trả lại thì người ta buồn, nên chúng tôi bỏ 10? đó vào tiền lễ tại nhà Thờ. Tràn bông cũng héo tàn, nhưng lòng người là những cánh hoa tươi đẹp, nở mãi không tàn đó là lòng ngưỡng mộ và nhớ ơn đại ân nhân Dr. Neudeck.
Các cơ quan truyền thông Đức tường thuật khen ngợi về tình nghiã sau đậm của Thuyền nhân VN đối với Dr. Neudeck, trong nhà thờ đầy người. Đoàn chúng tôi tới sớm có chỗ ngồi, phái đoàn Hamburg xe bus tới trể nhiều người phải đứng ngoài sân?Thánh lễ tưởng niệm cữ hành trang trọng, hơn một ngàn người Đức-Việt cùng hiệp thông cầu nguyện cho linh hồn Dr. Rupert Neudeck sớm vào nước Chúa nghỉ ngơi. Chia buồn với gia đình bà Neudeck ông cựu chủ tịch Quốc hội, Cha xứ nhà thờ, đại diện người Việt là bác sĩ Nguyễn Đình Quang 38 tuổi là một thuyền nhân được con tàu CAP ANAMUR vớt năm 1981 từng mổ tim cho ông Neudeck. Dr. Quang nói ?Trong trái tim chúng tôi vẫn sẽ mãi giữ hình ảnh Rupert Neudeck, suốt cuộc đời này sẽ không quên ông, vì chúng tôi mang ơn ông, vì tình yêu thương của chính ông và gia đình ông dành cho chúng tôi quá to lớn!...?
Trong những năm cuối sức khoẻ yếu kém ông Neudeck đi ít hơn trước, dù có quá nhiều dự án chưa được thực hiện. Cuối đời của ông vấn đề tỵ nạn vẫn là mối quan tâm lớn nhất trong trái tim của ông. Gia đình ông Neudeck không nhận tiền phúng điếu, nhưng dự án nhân đạo của ông còn tiếp tục nếu quý đồng hương có tấm lòng hãy tiếp tục hỗ trợ cho. Gruenhelme ẹV https://gruenhelme.de/spenden-blank/online-spendenformular-3
Chính quyền Troidorf sẽ có một địa điểm trong thành phố hay con đường mang tên Dr. Rupert Neudeck. Cộng Đồng Người Việt sẽ xin phép dựng tấm bia tưởng niệm để phần đầu bằng đồng đen của nhà điêu khắc đã làm từ nhiều năm trước. Chi phí đó nhờ quý đồng hương góp tay. Ban tổ chức sẽ thông báo số Konto để việc kiểm soát minh bạch tiền thu có chi phí.
Dr. Rupert Neudeck đã nhận nhiều giải thưởng cao quý
1978 ? Cavaliere-Orden der Republik Somalia
1985 ? Theodor-Heuss-Medaille
1991 ? Bruno-Kreisky-Preis für Verdienste um die Menschenrechte- Giải Nhân quyền Bruno-Kreisky
1998 ? Erich-Kästner-Preis des Presseclubs Dresden ẹV.
1999 ? Frankfurter Walter-Dirks-Preis
2003 ? Marion Dönhoff Preis
2005 ? Ehrendoktorwürde der Westfälischen Wilhelms-Universität Münster
2006 ? Europäischer Sozialpreis
2007 ? Steiger Award in Bochum
2007 ? Verdienstorden des Landes Nordrhein-Westfalen
2011 ? Ehrendoktorwürde der Universität Prizren
2012 ? Ritter der Ehrenlegion
2014 Deutschlands Bürger des Jahres vom Bundesverband Deutscher Zeitungsverleger
2014 ? Internationaler Menschenrechtspreis, Dr. Rainer Hildebrandt-Medaille
2015 ? Bürgerpreis der deutschen Zeitungen
2016 ? Erich-Fromm-Preis an das Ehepaar Neudeck
2016 ? ?Den Bornheimer? der Europaschule Bornheim
Rupert Neudeck được bầu chọn vào danh sách Unsere Besten.
Hình đoàn München đến Köln https://goo.gl/photos/t9uu5DvvMFuBZmru6
Mời độc giả nghe tường thuật Thánh Lễ Cầu Nguyện http://bit.ly/28V9Qwu http://bit.ly/28W8L89 http://bit.ly/28U6HvR http://bit.ly/295QVRH
Nguyễn Quý Đại
KÖLN/ Cologne:
Câu nói từ thời La Mã cổ đại: ?Chưa ghé Köln, có nghĩa là chưa đến nước Đức" là thành phố lớn thứ 4 và là một trong những thành phố cổ nhất của nước Đức.
Được xem là một trong những thành phố cổ kính nhất của châu Âu, Köln/Cologne giống như cuốn sách ba chiều về lịch sử và kiến trúc, mà nổi bật nhất là các kiến trúc nhà thờ được xây dựng từ thời trung cổ.
Nhà thờ lớn Kölner Dom được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới năm 1996. Kiến trúc Dom tổng hợp giữa hội họa và điêu khắc được xây dựng vào tháng 8/1248 và việc thi công dở dang suốt thời Trung cổ, đến năm 1880 mới hoàn thành. Nhà thờ lớn này là một trong những nhà thờ lớn nhất trên thế giới, được xây dựng theo kiến trúc Gotich thuần túy rộng 45m, dài 144,5m với hai tháp đôi khổng lồ cao 157m. Bên trong nhà thờ, chậm bước dọc lối đi chính và ngắm những mái vòm Gothic cao nhất thế giới cùng bốn bức tường được trang trí bằng các bức bích họa mô tả cảnh trong Kinh thánh, các cửa sổ đều được lắp kính đổi màu lộng lẫy, nhiều chi tiết trang trí, vật dụng được dát vàng.
Nhà thờ Kölner Dom còn lưu giữ nhiều tác phẩm nghệ thuật kiến trúc thế kỷ 12. Trong số các bảo vật được trưng bày trong 6 gian phòng trên tầng 3 của nhà thờ, nổi tiếng nhất là cỗ quan tài bằng đá mạ vàng chạm trổ rất đẹp. Tương truyền trong quan tài có thánh cốt của 3 nhà thông thái (ba Vua) trong sách Phúc Âm. Năm 1864, khi mở nắp quan tài, người ta đã tìm thấy các bộ xương và quần áo có niên đại 2.000 năm. Gần bên cỗ quan tài là cây thập tự lớn được chạm khắc trên gỗ sồi vẫn còn dấu sơn và mạ vàng. Nhà thờ có 11 quả chuông, nổi bật nhất là chiếc chuông rung tự do lớn nhất thế giới mang tên ?Chuông của Thánh Peter?, nặng 24 tấn.
Thánh lễ cầu nguyện cho Dr. Rupert Neudeck tại Thánh đường St Aposteln do Đức Hồng Y Rainer Maria Woelki (Tổng Giám Mục tổng giáo phận Köln) chủ lễ. Thánh đường St Aposteln cổ khởi đầu từ cuối thế kỷ thứ 9 về lịch sử văn hóa là 12 nhà thờ trong nội thành theo phong cách Kiến trúc Roman (tiếng Anh: Romanesque. Phần lớn các nhà thờ này đã hư hại nặng trong chiến tranh, mãi đến năm 1985 việc tái kiến thiết mới hoàn thành.
Ngày 18 tháng 9 năm 1965 Đức Giáo Hoàng Phaolô VI phong thánh đường nầy lên bậc Tiểu Vương Cung Thánh Đường.
Nguyệt San Giao Muà xin cám ơn những thân hữu đã dóng góp bài vở cho Nguyệt San Giao Muà số 173 . Một số bài khác sẽ được đăng dần vào số tới. Mong mỏi sẽ nhận được những sáng tác của các bạn bốn phương để cho Nguyệt San Giao Muà thêm phần hương sắc trong tương lai.
2) Để rút ra danh sách của NSGM (unsubscribe),
xin gửi email về GiaoMua@hotmail.com
3. Mọi chi tiết, thể lệ, thắc mắc, xin gửi về:
GiaoMua@hotmail.com
4. Mọi bài vở, đóng góp, xin gửi về:
GiaoMua@hotmail.com
Nguyệt San Giao Muà
Homepage: http://www.GiaoMua.com
Thể lệ gửi bài cho Nguyệt San Giao Muà:
Mong bạn gửi Bài cho GM theo cách này là tốt nhất :
1. Dùng mẫu chữ Vietnet (VIQR) hay Unicode
2. Viết Hoa chữ đầu của bài và bút hiệu. Ví dụ: Giọt Mưa Trên Lácủa NS Phạm Duy
3. Gửi bài ngay trong email (không kèm file), để cho BBT khỏi mất công download xuống để đọc
4. Gửi tất cả các bài trong 1 tháng 1 lần trong1 email, nếu tiện.
5. Bài vở xin gửi đến trước ngày 25 mỗi tháng
6. Mọi chi tiết, thể lệ, thắc mắc, xin gửi về: GiaoMua@hotmail.com
Cám ơn bạn rất nhiều, vì nhân sự có hạn, BBT không thể ngồi đánh máy lại từng đề bài hay bút hiệu.
P.O . Box 378
Merrifield, Virginia 22116
USA
Trang Nhà