Số 175

Ngày 1 tháng 11 năm 2016

www.GiaoMua.com

Nguyệt San Giao Mùa
P.O. Box 378
Merrifield, Virginia 22116
USA

GiaoMua@hotmail.com

Thư Ngỏ



Thưa bạn,

Gần đây đọc những đoạn viết hoặc trích về mùa Thu của một người bạn HQ cũ, lòng cũng chợt xuyến xao theo trời đất, mùa màng.

Em,
Có một đêm nào
trở giấc,
bắt gặp những giọt mưa Thu
tí tách rơi ngoài song cửa,
và Em
có đang cảm thấy bâng khuâng
nhớ về một Thu xưa,

chỉ là một cách dịu vợi.
Tất cả,
Phải thế không Em
Chỉ còn là một nỗi nhớ không nguôi.

Rồi nghĩ tới tâm sự "Cảm Thu" của Đinh Hùng

Tôi nhớ một người lữ khách nào xưa, ra đi từ một mùa thu. Thế rồi cũng một mùa thu trở lại những bước đầu tiên trên con đường bạn, mắt buồn như nước, mảng tìm hồn mình hiu hắt trong hồn thu mới. Thu đã về đây, tôi làm lữ khách đi hết sông này, sông khác, cả núi, cả đèo và lại cả rừng cả suối, bây giờ tôi cũng về đây để buồn thêm một ít, nhớ thêm một ít, và yêu thêm rất nhiều.

Lòng bén dậy chút men thơ cho dù biết chẳng đủ để ai say

lữ khách về đâu? chiều đã chiều
sông nằm im thẩm dáng buồn hiu
tìm chi nơi ngọn đồi chân mỏi
hay đợi thu về ngủ tịch liêu

Atlanta đang (hâm hấp) trở mùa. Sen tàn, trà mi sau vườn đang chớm nụ chờ thu đông. Ngày vẫn còn nóng nhưng sáng sớm đi bộ xuống lên mấy dốc đồi quanh xóm, nhà tôi đã bắt đầu nhắc nhở khoác thêm cánh áo dài tay.

Mùa thu ngấp ngé tới rồi.

Chúng tôi đang "lên kế hoạch" chụp lá vàng trong cái "vườn sau dài 150 dặm? của mình" vùng Northeast GA, nhưng vừa đây lại rất thích thú khám phá ra một công viên tiểu bang chỉ cách nhà chừng 20 dặm sau một chuyến đi "dòm chim"(bird watching). Tưởng e là tìm em như thể tìm chim, chim bay biển Bắc anh tìm biển Nam, nhưng chúng tôi đã may mắn hơn ai kia nhiều, tìm ra cả một state park có hồ với bãi tắm cát trắng¸ có khu picnic trong rừng thông với lều trại trang nhã, tiện nghi. Đà Lạt ở Atlanta! Một anh bạn sôi nổi "phán".

Nằm trong vùng phố Winder, vị trí ở giữa Atlanta và Athens (nơi có trường UGA Đại Học Georgia), Fort Yargo State Park nổi tiếng với khu đồn lũy nằm giữa lãnh thổ của hai bộ lạc da đỏ Creek và Cherokee hơn 200 năm trước. Đồn dựng bằng súc gổ vào năm 1792 để giúp những người di dân lập nghiệp chống chỏi lại hai bộ lạc da đỏ này.

Ngày nay, du khách đến thăm công viên để thưởng thức, tham gia những sinh hoạt lành mạnh ngoài trời. 20 dặm đường mòn cho người đi bộ, đạp xe. Hồ lớn hơn 260 mẫu tây có bãi tắm đẹp, và nơi đậu tàu thuyền câu cá hay chèo kayak. Khách thăm muốn ở lại qua đêm sẽ được nghĩ ngơi thoải mái trong các lều bạt vách gổ cố định với giường ốc, đầy đủ tiện nghi.

Mời quý bạn xem vài hình ành Fort Yargo State Park dưới đây. Và đừng quên vui hưởng một mùa Thu hạnh phúc sum vầy nơi vùng bạn sinh sống.

10/2016

Phan thái Yên
Ban Biên Tập Giao Muà














Mục Lục

Bài vở trên Giao Muà là do các tác giả gửi đăng và Giao Muà không chịu trách nhiệm về nội dung. Muốn xin trích đăng lại, xin liên lạc với GiaoMua@hotmail.com.

I . Thơ _______________________________________________________________________

1. Hiện Hữu & Hư Vô ______ Trần văn Quang
2. Mùa Thu Của Em Và Anh ______Chương Hà
3. Băng Giá ______Tử Du
4. Thời Gian Trôi ______Hàn Thiên Lương
5. Cảm Ơn Đời ______ Nam Thảo
6. Vòng Tay Nào Cho Em ______ Dạ Lan
7. Xuân Bắc Mỹ ______ Nguyễn Đông Giang
8. Dấu Ấn Tướng Quân ______ Sông Cửu
9. Quán Rượu Tình Nhân ______ Nguyễn Thị Thanh Dương
10. Gió Thổi Về Đâu Tâm Sự Tôi ______ Jacaranda
11. Quên Đi ______ Nguyệt Vân
12. Đàn Chim Xa Xứ ______ Song An Châu
13. Gởi Về Miền Trung ______ Hồ Thụy Mỹ Hạnh
14. Tuổi Hồng ______ChinhNguyen/H.N.T.
15. Ngũ Ngôn Tháng 10 ______ Nguyễn Thị Giáng Châu
16. Miệt Mài Thương Nhớ ______ Chung Thủy
17. Hương Ẩm Mấy Điều ______ Tình Hoài Hương
18. Về Lại Thiền Trang ______ Nguyễn Hải Bình
19. Ngõ Xưa.. ______ Nguyênhoang
20. Vẫn Còn Nhớ Huế ______ Đông Hòa Nguyễn Chí Hiệp
21. Thu Ngự Lòng Tôi Lá Của Em ______ Lê Miên Khương
22. Thu Lạc Em ______ Triều Phong Đặng Đức Bích

II . Văn _______________________________________________________________________

1. Muà Thu Vẫn Còn ___________ Nguyễn Thị Thanh Dương
2. Hiến Chương Tình Yêu (truyện dài nhiều kỳ) ___________ Tình Hoài Hương
3.Khuất Sau Một Thế Giới ___________ Trần Anh Tuấn
4. NORTHEAST GEORGIA - VÀNG, RƯỢU - VÀ THÁC NGÀN ___________ Phan thái Yên
5. Lá Diêu Bông, Một Tình Yêu Thánh Hóa ___________ Trần Việt Long
6. Về Hưu ___________ Song An Châu
7. Hành Hương Fatima Portugal ___________ Nguyễn Quý Đại
8. Bệnh Than ___________ Trần Thành Mỹ

III . Trả Lời Bạn Đọc__________________________________________________

1. Nhắn Tin/Trả Lời Bạn Đọc _______ Ban Biên Tập

I . Thơ __________________________________________________

1.  Hiện Hữu & Hư Vô   

      Là tôi 
      xưa ở nơi này
      Là tôi
      ngồi với
      nợ ngày trót vay
      Là tôi
      ngồi ngắm mưa bay
      Bỗng nghe 
      khoé mắt 
      cay cay một đời
      Là tôi
      ra dáng thảnh thơi
      Thật ra 
      hồn đã 
      rối bời bao năm
      Là tôi
      nhìn cõi xa xăm
      Một hôm
      nhớ lại
      trăm năm bước về .
      Là tôi
      trót lỡ ước thề
      cùng hoang vu với
      bốn bề thinh không
      Là tôi
      ngồi hát chiều đông
      Gọi mùa xuân đến
      cho hồng má em .

       ( Tân Bình SG tháng 10/2016 )

                                                
  Trần văn Quang    
Mục Lục


2. Mùa Thu Của Em Và Anh Gió heo may đón mừng thu về, Mùa thu mang tình em thiết tha. Trong sương lạnh chất chồng thương nhớ, Sưởi lòng nhau mòn mỏi , xót xa. Chút nắng nhẹ ru hồn xao xuyến. Trời trong cao chan chứa tình nhau. Mây bồng bềnh nồng đượm hương yêu. Em thủ thỉ dòng thơ êm ái. Mùa thu đến từ nhau mong đợi. Dịu đôi lòng thê thiết nhớ mong. Mùa nào xa, lá đổ âm thầm. Đông tàn tạ , rét hồn khô héo. Dù hương xuân nở hoa hy vọng, Trời hạ hồng nung nấu ngóng trông, Thu cứ về rộn rã đôi lòng, Lá lả tả đếm niềm lưu luyến. Cúc vàng hoe đơm tình mọng chín. Vọng mơ hồ chuông gió ngân nga. Ta nén lòng chịu đựng năm qua Chờ thu mới lòng ta ấp ủ. Gặp nhau giữa lời thơ thương nhớ, Giọt lệ mừng nối giọt mưa thu. Xóa lệ nhòa dai dẳng từng mùa. Chia niềm vui quên bao trắc trở. Giờ ấm lòng , dịu dàng nắng mơ. Lá rơi rơi , tình thu ngập lối. Ta gom vẻ huy hoàng , phơi phới, Trao tình đầy giữ suốt mùa thu. Chương Hà 9-2016 CHỈ CÒN TÌNH YÊU NẦY Mười năm trước tôi thường thấy mẹ ngồi bên cửa sổ Ngắm đất trời rồi buông tiếng thở dài. Bây giờ tôi ngó trời đất, cùng buồn như mẹ... Cuộc đời ngắn ngủi hơn trôi qua rất lẹ. Nhẹ tình người và những buồn vui. Chỉ sót chăng, đôi chút ngậm ngùi. Quên danh lợi, bon chen, tranh đua, thua thiệt. Chỉ có tình yêu còn ở lại tha thiết, Sưởi ấm lòng, trong khoảng cuối đời. Cỏ cây, hoa lá, gần gũi bao la như nước , trời. Con chim sâu lanh chanh ngoài bờ đất. Cúc, hồng tươi tắn dọn hương thu ngây ngất Tiếng oanh ca ríu rít rất đầy và trong. Niềm vui nhỏ cứ lấp lóe ngày vừa sang. Hạnh phúc lắm, khi thư thả ngồi bên nhau yên lặng. Trái tim đập nhẹ và tâm hồn thanh thản, Chỉ còn tình yêu dịu dàng trôi trong những ngày bình an 10/2016 Chương Hà
Mục Lục


3. Băng Giá Từ đó lòng tôi cũng chết, Giá băng khép kín tâm hồn, Bao nhiêu yêu xưa còn lại, Chỉ là một nỗi cô đơn. Thời gian đi về lặng lẽ, Ngoài song nắng rụng hoa tàn, Vườn xưa tràn đầy lá úa, Còn đâu bóng dáng Xuân sang. Một màu vàng phai tẻ lạnh, Hoàng hôn ngập bóng chiều tà, Những nụ hồng tươi cũng nhạt, Mất rồi vẻ nét kiêu sa. Tôi đếm thời gian theo nắng, Và nghe lá rụng cuối mùa, Nhẹ nhàng mà như rên xiết, Lọt vào mấy kẽ song thưa. Ngày đi mang bao gió lạ, Mây theo nắng cũ trôi về, Một dải chân trời đỏ úa, Đâu đây tiếng hát lê thê. Lòng buồn và nghe thấm thía, Niềm đau với nỗi thê lương, Có gì giữa chiều quạnh quẽ, Mà sao nỡ nhuốm tang thương. Từ đó lòng tôi đã chết, Khi em vào cửa Thiên đàng, Còn tấm linh hồn mỏi mệt, Bắt đầu một kiếp đi hoang!

Tử Du

Mục Lục


4. Thời Gian Trôi Xuân tinh khôi, hoa sẽ tàn héo úa Nắng hạ tàn, lá đổ cảnh thu sầu Mùa đông sang bốn phương trời vẩn đục Có mùa nào trụ lại cõi đời lâu? Kiếp con người khó giữ đời trăm tuổi Thuở nào vui ,xanh tóc má tươi hồng Nụ cười trao , xuân thì tình thơ mộng Tưởng thuyền trăng hạnh ngộ nước xuôi dòng! Nhưng bến ngộ mịt mù trong cõi biệt Mãi chờ trông mái tóc đã phai màu Nhớ mùa xưa trọn cõi lòng luyến tiếc Trách thời gian để lại những cơn sầu! Rồi ngày tháng theo nhau làm quá khứ Nay giữa đời lo sợ giấc thiên thu Mắt vương lệ tiễn người về miên viễn Những chiều buồn sương khói tỏa âm u! Vừa bình minh chập chờn hoàng hôn tím Vẳng nhạc buồn như tiếng khóc đổ quyên Cõi con người cõi bèo mây tan họp Thời gian trôi theo chuỗi nhớ triền miên! Giây phút nào gần nhau xin trân qúy Gắng giữ gìn, chớ thốt tiếng bạc khinh Rồi một mai kẻ đi người ở lại Hối trọn đời: lầm lỡ giữa ba sinh! Hàn Thiên Lương


Mục Lục


5. Cảm Ơn Đời Ta thức sớm ngồi đây cũng chán Mỡ ti-vi cảnh chẵng muốn màng Thôi! Cứ gỏ vài hàng lạng quạng Cho mình ta hết nãn quên than Sáng nay gió heo may nhiều ngã Mù sương rơi phố xá ngậm ngùi Chiếc lá chết ôm vùi tảng đá Chim mỗ mồi mỗ cả buồn vui! Làn khói mõng ngoài kia lững thửng Giấc hải hồ nước vủng sau sân Kiếm cung gảy già thân không vửng Nói làm chi chuyện những quân thần Hè bóng thoáng thu mưa gỏ nhịp Ngày xa đêm chẵng kịp dặn dò Bến nước vắng con đò thiêm thiếp Trăng khuya nằm mộng kiếp thành tro Hồi chuông vẳng ngân nga sám hối Tiếng còi xa mõi gối trên dòng Chùm hoa trắng tay vòng bối rối Cám ơn đời sáng tối đục trong! Nam Thảo Thu Thu về trên đất của người ta Lá đỏ vàng rơi trước cửa nhà Lác đác sương mờ mưa lất phất Lờ đờ nắng nhạt gió lân la Heo may bóng lẽ lòng xao xuyến Thạch thảo thềm hoang dạ xót xa Tóc trắng tha phương đời xứ lạ Nỗi niềm thu cũ khó phôi pha Nam Thảo


Mục Lục


6. Vòng Tay Nào Cho Em Anh ôm em bao tháng năm tình nghĩa Ngày bên nhau hạnh phúc quá đong đầy Từng đêm về bao âu yếm ngất ngây Siết chặt em trong vòng tay nồng ấm Nhớ ngày nào mình yêu nhau say đắm Tiếng cười vui em nủng nịu bên anh Em hờn dổi để anh luôn dổ dành Một mình em giờ đây căn phòng trống Anh nơi đâu bây giờ em một bóng Biết tìm đâu vòng tay ấm anh trao Cuốn chặt nhau Bờ môi ấm ngọt ngào Vòng tay nào dành cho em ngày ấy ...!!! Dạ Lan BAY NGAY DOI MONG Thứ Bảy cuối tuần em vắng ai? Chờ mong nàng trĩu suốt đêm dài Để em góc phố đứng thầm lặng Chợt nghe môi mặn mắt cay cay Đường vắng chiều nay lá úa phai Giận anh em đem thư tình ngay Tại sao giờ này anh mới tới Giận ghét anh lắm, anh có hay? Dạ Lan


Mục Lục


7. Xuân Bắc Mỹ 1 giữa mênh mông, giữa vô cùng mùa xuân lại đến, giữa vùng tuyết rơi anh gọi hai tiếng em ơi ! mùa xuân Bắc Mỹ, đến rồi đó em nàng xuân về đứng trươc thềm chờ anh nghinh đón vào đêm giao thừa 2 nhớ tết Việt Nam năm xưa giữa đêm trừ tịch, lạnh vừa thiêng liêng nàng xuân hạ giới ba miền trống chùa giục giã, chuông thiêng nhà thờ 3 ngày xưa anh thức làm thơ bây giờ anh vẫn, thơ chờ bút sa bút sa chữ nghĩa nhạt nhòa còn anh tủi phận, quê ta quê người. San Jose

Nguyễn Đông Giang
Mục Lục


8. Dấu Ấn Tướng Quân (Cảm nhận bài "Mùi Hương Áo Trận" của Đông Hương Tôn Nữ Paris) Tặng những người yêu của lính Bốn biển bao la chưa xa tình Mẹ Anh vẫn bên em ... dù ở xứ người Cám ơn quê hương tình thương vẫn thế Cất giữ trọn đời áo trận màu tươi! Đời vẫn còn người mặc vào áo trận (*) Hãnh diện khoe mình tiếp bước đàn anh Dấu ấn tướng quân bóng hình kỷ niệm Việt Nam Cộng Hòa người biệt động Quân Xương thịt rã tan hồn thiêng sáng tõa Nợ nước đền xong hả dạ mát lòng Mỗi độ chiều đông anh thương em quá Chung thủy trọn tình xứ lạ nhớ trông Bờ cõi ngàn năm câu thề giữ đất Theo bước tiền nhân đâu tính thời gian Lớp lớp dấn thân?em ơi đừng khóc Xin nở nụ cười tưới mát hồn anh? Sông Cửu (*) Có thanh niên mặc quân phục VNCH biểu tình chống Trung Cộng bị bắt vô tù. _________________________________ MÙI HƯƠNG ÁO TRẬN Lâu lắm, anh nằm trong lòng Mẹ * và em lưu lạc đất quê người lâu lắm thương yêu đầu vẫn thế nhớ còn hơn ngày đó anh ơi ! Lâu lắm nhớ mùi hương áo trận ôm vào lòng mà ngỡ ôm anh vết máu khô : một trời kỷ niệm hôn lên, nước mắt ứ lưng tròng Hơn bốn mươi năm dài ròng rã mỗi ngày thắp một nén hương lòng Trời ơi hình bóng in sâu quá Người có đâu ngờ em vẫn trông Xương thịt rã rời ra hoà đất khăn tang giờ ngả màu thời gian năm tháng thấm nhuần từng tiếng khóc hồn chiến binh ơi, về với em ! Đhtn ________________________ * trong lòng đất quê hương

Sông Cửu
Mục Lục


9. Quán Rượu Tình Nhân Vào đây quán rượu tình nhân, Trong không gian hẹp sẽ gần nhau thêm, Góc bàn vắng em và anh, Ngồi bên nhau đã đủ gần nhau chưa? Một đóa Hồng đẹp như mơ, Cắm trong ly nước đơn sơ mà tình, Nhạc không lời thật dịu dàng, Ta mời nhau uống rượu vang lần đầu, Anh thích rượu nho đậm màu? Như tình yêu đã đậm sâu với người, Hay màu rượu đỏ phai phôi, Màu ruby đỏ vùng trời Bordeaux? Như màu áo em ngày xưa, Như màu lá đỏ cuối mùa Thu bay. Còn em nếm thử rượu này, Màu hồng nhạt như son môi em dùng, Nâng ly ta sẽ uống cùng, Mắt nhìn nhau phút trùng phùng khó quên Từ cánh đồng nho mênh mông, Thấm bao nhiêu giọt nắng vàng, gío ru, Thấm bao nhiêu giọt nước mưa, Vùng trời, vùng đất nuôi nho lớn dần, Chùm nho chín nặng trên cành, Mang màu phấn trắng trinh nguyên vào đời. Màu men thiên nhiên đất trời, Ủ thành rượu với đủ mùi của nho: Vị chát, vị ngọt, vị chua, Đủ ngon và đẹp làm qùa thế gian, Uống ?Saint Amour? nhé anh? Gọi một chai để chúng mình sẻ chia, Anh một ly, em một ly, Anh ơi rượu ngọt không vì đường đâu, Anh ơi mùi rượu thơm lâu, Không vì hương liệu. Sắc màu tự nhiên. ?Saint Amour? rượu tình nhân, Được làm từ giống nho vùng Gamay, Trăm năm cho đến kiếp này, Bao nhiêu người đã nếm mùi rượu vang? Chúng mình cũng từ trăm năm, Gặp nhau đây để vẫn còn có nhau, Uống đi anh chúc tình lâu, Uống đi anh chúc tình vui hẹn hò, Tình em là rượu đầy ly, Tình anh không cạn. Đừng lìa xa nhau, Kẻo rượu vang sẽ phai màu , Giọt rượu ngon thành giọt sầu chứa chan. Chiều nay quán rượu Tình Nhân, Hai người say với rượu vang và tình. Nguyễn Thị Thanh Dương ĐI TRONG SƯƠNG MÙ. Sáng sớm nay trời nhiều sương mù, Đường đến Houston gần mà xa, Highway 45 dài thăm thẳm, Sương mù làm mờ cửa kính xe. Gío vẫn lạnh đầy, gío cuối Đông, Xe đi trong gío, trong màn sương, Thiếu ai mà bàn tay em lạnh? Thương ai mà tay em chờ mong?. Tôi nghiệp qúa những ngọn đèn vàng, Không đủ soi cho người đi đường, Sương mù che đèn, mờ ánh sáng, Ánh đèn buồn như ánh mắt buồn.. Và những đoạn đường không có đèn, Sương mù làm vùng trời tối thêm, Xe em vẫn đi về phía trước, Nơi mà chẳng bao giờ có anh. Mấy tiếng đồng hồ trên đường dài, Vẫn chưa thấy ánh sáng mặt trời, Nhưng hướng Đông mặt trời sẽ mọc, Tìm anh, biết tìm ở hướng nào? Khi chuyến xe gần đến Houston, Một chút mặt trời vừa ló lên, Nắng sáng đã về thành phố lớn, Thành phố đông người có anh không? Chiều nay em sẽ trở về nhà, Dù chiều nay trời không âm u, Đường đi nẻo về em đều biết, Không anh. Tình lạc trong sương mù. Nguyễn Thị Thanh Dương. CON LỚN LÊN GIỮA NÚI RỪNG TÂY BẮC. ( Cảm tác theo những hình ảnh ?Sắc màu Tây Bắc? của Mai Thanh Hải) Mẹ cho con bú giữa núi rừng Tây Bắc, Đồi cỏ trên cao không một bóng người, Với gío ru lồng lộng giữa mây trời, Giọt sữa mẹ sao ngọt ngào đến thế. Như con chó con, con chồm lên vú mẹ, Như con chó mẹ, me qùy xuống bên con, Mẹ buông tay nghỉ việc, gùi còn trên lưng, Phút giây này chỉ còn tình mẫu tử. Bú cho no rồi con nằm yên ngủ, Mẹ sẽ tiếp tục cuốc xới, cấy cầy, Khi đói lòng mẹ đã có ngô khoai, Khi khát nước có nước khe, nước suối. Con đã theo mẹ lên nương lên rẫy, Từ thuở lọt lòng còn ngủ trên vai, Cùng làm với mẹ quen mùi mồ hôi, Mồ hôi mẹ những nhọc nhằn vất vả. Mai Châu, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu đó, Cả vùng Tây Bắc hùng vĩ núi rừng, Tháng Chín, tháng Mười trên ruộng bậc thang, Mùa gặt háịlúa chín vàng óng ả. Hoa Mận trắng, hoa Trạng Nguyên màu đỏ Hoa Đào hoa Ban đỏ trắng núi rừng, Hoa cải vàng trên nương rẫy bâng khuâng, Khi Tây Bắc vào mùa Xuân rực rỡ. Con sẽ lớn giữa mùa Xuân hoa cỏ, Tóc con khô nắng dưới trời mùa Hè, Mẹ cõng con đi rừng đầy lá Thu, Chùm khăn ấm cho con mùa Đông rét. Cứ thế bốn mùa đổi thay thời tiết, Con vươn lên cứng cáp như cây rừng, Con sẽ quen với bầu trời mênh mông, Và sương mờ giăng giăng che đỉnh núi. Con mạnh khỏe mỗi năm thêm một tuổi, Đôi chân trần biết chạy nhảy đùa chơi, Đôi chân trần biết đi bộ đường dài, Lên rừng kiếm củi về cho mẹ nấu. Con sẽ biết dắt ngựa thồ sành sỏi, Đường quanh co qua chân núi, qua làng, Khỏang cách đo bằng những ?con dao quăng?, * Mỗi đoạn đường bao nhiêu chân con bước. Bú no chưa con? rừng chiều vô tận Với nắng, với gío đi qua bao mùa, Như hạt gieo mầm con đã sinh ra, Và lớn lên giữa núi rừng Tây Bắc. * "Con dao quăng" là quăng 1 con dao ra xa, mỗi bao xa sẽ là 1 cách tính đường dài đơn giản, dễ hình dung . Thí dụ từ đây về đến nhà khỏang 30 "con dao quăng" Nguyễn Thị Thanh Dương

Mục Lục


10. Gió Thổi Về Đâu Tâm Sự Tôi Gió thổi về đâu tâm sự tôi ... Sao ngàn xưa ấy chẳng phai phôi ? Sầu vương muôn lá mùa thu tím Rụng xuống bàn chân ?khóc phận người Ngỡ nắng mưa kia rồi sẽ trôi ... Những trầm luân ấy khỏi đời tôi Cho yêu thương vá vào thân xác Một chút đam mê ?cuối cuộc đời Ngờ đâu trăng lóe, trăng vụt tắt Nắng chửa kịp lên, nắng đã tàn Màu Thu se sắt hồn Thu khóc .. Gió chẳng còn ru nét đài trang Tôi biết làm sao hỡi người ơi Hoài trông theo cánh nhạn xa vời Hồn tôi như lá mùa Thu tím Đợi gió về đưa giấc ngàn khơi ... Oct 12/2016
Jacaranda





Mục Lục


11. Quên Đi Nửa đêm em chợt tỉnh Trằn trọc nhớ anh nhiều Riêng lòng em thầm bảo Quên đi, nào quên đi Nhưng mà sao anh hởi! Kỷ niệm của ngày xưa Hiện về từng chút một Lòng em đầy cơn mưa Mưa trong lòng từng hạt Gối chăn cũng lạnh lùng Bao năm dài tình lỡ Con thuyền mình không chung Mỗi người đều có số Ðịnh mệnh đã an bày Vì chúng mình không nợ Yêu nhau rồi chia tay Lần thời gian tính lại Nay quá nửa đời người Trời xui chi gặp lại Gặp nhau rồi chia tay Ta gom đầy nỗi nhớ Nhốt thật kín trong tim Và gom bao kỷ niệm Giấu trong lòng ngủ yên Tháng năm dài còn lại Giữ bình lặng tâm hồn Ta mĩm cười khẻ bảo Tình qua rồi vùi chôn./ Nguyệt Vân Kỷ Niệm 100 ngày của anh Phạm Thế Truyền Đã qua ba tháng, mười ngày! Anh đi để chị u hoài nhớ thương Bao năm tình nghĩa vấn vương Không sao quên được đoạn đường đã qua. Từ ngày xa cách quê nhà! Bốn mươi năm sống bôn ba xứ người Anh luôn tươi, nở nụ cười Thương con, thương vợ, thương người bao la! Vợ, chồng tình nghĩa thiết tha. Anh đi để chị ngày qua lạnh lùng Ðêm nằm ấp ủ hình dung Nghe trong đêm lạnh nhạc chùng phiếm tơ. Từ đầu xanh, tốc bạc phơ. Bên nhau gắn bó, bây giờ lìa xa Làm sao có thể phôi pha? Làm sao có thể mình xa được mình? Hỏi anh dưới mộ làm thinh! Thôi đi anh ngủ quên tình thế gian Nợ trần anh trả, bình an Ðể anh thanh thản, an nhàn ra đi Thì thôi chị hãy quên đi! Bình tâm an lạc, tháng ngày phôi pha Một kiếp người cũng chóng qua. Có sinh, có tử cũng là thường thôi Kiếp nhân sinh được mấy hồi Năm dái, tháng rộng ngày thời qua mau. Một mai ta cũng đi vào Miền thiên thu đó đón chào hân hoan./? Atlanta, đêm tháng 7/13/15 (Riêng tặng chị Lê Thị Hằng)

Nguyệt Vân
Mục Lục


12. Đàn Chim Xa Xứ Từ ngày xa xứ đến giờ Đàn chim lưu lạc mong chờ hồi hương Dù đi tứ tán bốn phương Nhưng lòng chung một con đường dài lâu Chỉ không kết hợp ban đầu Giờ đây đoàn kết chung nhau một lòng Hợp đàn về lại biển Đông Dựng xây tổ ấm con Rồng cháu Tiên Song An Châu Thu Viễn Xứ Chiều nay nắng gọi heo may đến Cho lá buồn thêm một sớm thu Anh về thăm lại miền quê cũ Dõi bóng tìm em vẫn biệt mù. Quê mình nay đã tàn cuộc chiến Sao vẫn buồn vươn mái tranh nghèo Đâu rồi hình bóng ngày xưa ấy Quán gió bên đường, khách vắng teo. Nhớ xưa vào những chiều tan học Anh đã chờ em quán bên đường Hai đứa cùng chung ly nước mía Đễ mỗi chiều về lại luyến thương. Rồi một ngày kia tràn lửa đạn Khói tỏa quê nhà một sáng thu Từ mùa thu ấy, mình xa cách Nhạn bặt tin về với cánh thư. Nay thu lại về nơi viễn xứ Nhìn lá vàng bay khắp phố phường Heo may theo gió đùa trong nắng Vắng tiếng em cười, thương nhớ thương. Song An Châu
Mục Lục


13. Gởi Về Miền Trung Tôi cứ ngồi mong gió, mong mưa Mong cái lạnh đầu mùa mau đến Để lãng mạn làm thơ, để mộng mơ bên cửa sổ Thì nơi ấy trong cơn mưa đổ Trong cái lạnh theo về cùng bão tố Đồng bào tôi bên cái chết cận kề. Nước ngập bốn bề Nước cuốn trôi tất cả? Khắp nơi đưa tin cơn lũ đang tàn phá Tôi chợt thấy mình vô tâm. Thôi đừng đếm tháng, đếm năm Đếm lá mùa thủ Bên cạnh những cuộc đời thăng trầm, khốn khổ Những mái nhà xiêu đổ Trẻ con hồn nhiên còn biết đau vì thiên tai? Dù họ là ai! Cũng là đồng bào nghèo của tôi đang lâm nạn Cầu xin đừng mưa giông, đừng nắng hạn. Chỉ biển chết đã đủ làm đau đớn một miền Trung! (Dran Chúa Nhật 16.10.2016) Hồ Thụy Mỹ Hạnh Mục Lục


14. Tuổi Hồng Thời thơ ấu nắng cài hoa trên tóc, Sợi tơ mây lơ lửng mắt thu tròn, Miệng hoàng oanh nắc nẻ tiếng cười ròn, Ngón tay ngọc nâng niu tà áo tím. Thời con gái tim hồng run rẩy nhịp, Bước chân dồn trốn chạy bọn con trai. Những lời khen theo gió đuổi bên tai, Lén quay mặt nhìn xem ai đã gởi ! Lời ngỏ ý khơi giòng trang sách mở, Rồi lá khô ép giữa cánh thư xanh, Rồi vần thơ, nét hoạ, nụ môi xinh, Bay tới tấp bên bờ khung cửa sổ. Lời tình tự ru tâm hồn trinh nữ, Qua thờì gian tô đẹp sắc hương đời. Những đợi chờ bẽn lẽn buổi chiều rơi, Những hò hẹn ánh trăng thề diễm tuyệt. Trải năm tháng chung xây lời ước nguyện, Pháo vu qui bừng nổ trước hiên nhà. Gót hài thêu bối rối cửa xe hoa, Bỏ lại đằng sau tuổi hồng kỷ niệm. ChinhNguyen/H.N.T. June 12, 2015 Tình ta như biển rộng (Cảm tác: Tình em...biển rộng/LKC) Tình đã chết...đi vào câm lặng Thời gian trôi như bóng hạc bay qua Em an vui trong nhung gấm lụa là Anh tung cánh trên vùng trời cao rộng Tình sống lại...không còn câm lặng Dĩ vãng buồn thôi khép lại sau ta Anh thênh thang hạ cánh đỉnh tháp ngà Em đón đợi đôi vòng tay mở rộng July 12/12 ChinhNguyen/H.N.T.
Mục Lục


15. Ngũ Ngôn Tháng 10 ngày em lên mười sáu đời như đóa hồng tươi xuân đi hay đông lại vẫn thắm nét môi cười ngày em lên mười bảy tuổi bẻ gãy sừng trâu hết ăn rồi lại ngủ chẳng một chút lo âu ngày em lên mười tám môi mắt bỗng đổi màu nhìn sân vườn bướm lượn lòng em thấy nao nao ngày mười chín, hai mươi em có mối tình đầu quen nhau không tìm hiểu mà cũng chẳng đợi lâu rồi vu quy lại đến rồi pháo nổ em đi về nhà chồng em ở bán đi tuổi xuân thì bao nhiêu năm dằng dặc cõng hạt gạo trên lưng thấp cao từng bước nặng mưu sinh chẳng đặng đừng bây giờ là tháng 10 em đang khóc hay cười ai đâu mà hiểu được vô thường hay vô lương ? rõ ra em mới biết cuộc đời chẳng giản đơn nông sâu nào hay trước có chồng như đơn thân (*) mạnh anh, anh cờ bạc mạnh em, em gánh gồng ôi, cuộc tình huyễn hóa thế nào là trăm năm ? không có gì lý tưởng giữa ô trọc cuộc đời có không rồi không có ngay cả trái tim người nguyễn thị giáng châu ( gò vấp ) (*) bà mẹ đơn thân Cuộc chơi Nơi đâu có ngọn bình yên Cho em ngồi ngắm thuyền trăng chở tình Đời em bóng đã xa hình Rưng rưng mắt lệ, gập ghềnh đường hoa Bây giờ hồn lạc phách xa Nhập nhằng rũ bóng theo tà dương trôi Lỡ đỉlỡ đứng?lỡ ngồi? Một đời phiền muộn, một đời lao đao Xác thân hóa thạch non cao Hồn lìa khỏi xác tìm vào hư không Trơ vơ trong cõi hồng trần Mưa chan nắng gội cứ lần lượt qua Thơ văn chữ nghĩa xót xa Tiếng kêu thanh thất vẫn là?cuộc chơi ? Em về núp dưới hiên đời Chờ ngày rữa mục trơ phơi cuộc tình Nguyễn Thị Giáng Châu ( Gò Vấp ) Vô minh Hình như ai khóc bên trời Bỗng dưng em thấy giọt rơi mắt buồn Lòng em nặng hạt mưa tuôn Hồn nghe tê dại thấm luồng thịt da Đời em nửa mảnh trăng tà Bão giông che khuất ánh ngà tuổi mơ Em cầm nửa mảnh hồn thơ Gọi tên ai? Và?em chờ đợi ai ? Em giờ gánh năng hai vai Mớ duyên phận bạc dặm dài hắt hiu Hôn nhân rệu rã bến chiều Trăm năm còn lại vạn điều xót xa Co ro nửa mảnh trăng tà Lẩn trong sương khói mây là đà trôi Ngậm ngùi một mảnh hồn côi Bước chân đã lệch hướng đời còn đâu Em về đứng giữa non cao Hóa thân tượng đá để rao bán tình Rồi chìm tận đáy vô minh Chẳng hay chẳng biết là mình ở đâu ( Gò Vấp ) Nguyễn Thị Giáng Châu
Mục Lục


16. Miệt Mài Thương Nhớ Âm thầm hoài vọng nẻo mù xa Mong đợi người xưa trở lại nhà Nước mắt như là mưa tháng bảy Phiên sầu khơi dậy khúc âm ba Ta mỏi mòn chờ đêm nối đêm Người đi biền biệt biết đâu tìm Chân mây đỉnh núi phương trời rộng Xoải cánh miệt mài một bóng chim Quạnh quẽ biệt phòng lạnh gối chăn Hắt hiu lặng lẽ nhớ tình quân Sương khuya rơi trắng ngoài song cửa Run rẩy hồn thơ nghiêng dưới trăng Nhắm kín đôi mi đọng giọt buồn Nghe từng sợi nhớ dệt cung thương Từ nay đến cuối đời cô phụ Đã phải đeo mang kiếp đoạn trường Chung Thủy Hững Hờ Thơ ta viết bằng trăm đường máu đỏ Bằng trái tim đọng kín những phiên sầu Ai quay mặt nên hững hờ không biết Hồn thơ mềm theo từng chuỗi bể dâu Ta thầm lặng với ngút ngàn đau xót Gởi gió gởi mây một khoảng tình hờ Ca khúc cuối cung tơ sai lạc phím Bởi người xưa đã bỏ bến quên bờ Nên lạc lõng giữa rừng thương biển nhớ Giữa dòng đời như ngọn sóng đại dương Ta bé nhỏ vói tay tìm ảo tưởng Thật mơ hồ bên hạnh phúc mù sương Để mãi mãi dệt lời thơ tình phụ Đêm quạnh hiu ru dỗ giấc bình thường Qua lối rẽ chỉ mình ta đứng lại Thôi cam đành làm thiếu phụ Nam Xương Chung Thủy
Mục Lục


17. Hương Ẩm Mấy Điều Mùa Thu lá đổ Bên hiên nhà hoa lá đỏ ngày xưa Bỗng vàng theo năm tháng mấy mươi mùa Em đứng đợi góc đồi xưa chờ anh trở lại. Mái tóc xanh bao chiều nắng quái Đôi môi hồng những buổi chia phôi Cánh đồng làng tiếng sáo vọng xa xôi Dòng nước mắt vẫn trôi theo tình bến vắng. Chiếc võng thời gian ru lời chát đắng Theo dòng đời mưa nắng nhớ người yêu Đêm Thu hương ẩm mấy điều Cùng nhau tưởng nhớ những chiều tóc xanh Thương sao những buổi trời thanh. *** Tình Hoài Hương
Mục Lục


18. Về Lại Thiền Trang Hôm nay về lại Thiền trang Nguyện xin buông bỏ ngút ngàn chuyện xưa Lối vào ngập lá mùa thu Buông rơi lãng đãng, phù du một đời Chuyện mình cũng thế mà thôi Yêu thương ngần đó buông xuôi vô t hường. Sớm mai long lánh giọt sương Vương trên lối cũ dọc đường vãng sinh Thiền hành trong nắng lung linh Tơ vương đã dứt, tạ tình người xưa. T âm thành tôi hạ giòng thơ Nguyện tìm bến Giác nơi bờ Hằng giang. Thiền trang Torana, ON - Thu 2016 Nguyễn Hải Bình
Mục Lục


19. Ngõ Xưa.. Ta quay về, khi đường băng còn sương đẫm. thành phố trở mình, bởi tiếng rú động cơ mười mấy năm xa, chắc phải nhiều thay đổi? Nhìn lại miền xưa, lòng cảm thấy bồi hồi. Lặng lẽ đi, qua ngõ dài ngập bóng tối. những hàng cây cằn cỗi đứng, thản nhiên nhìn mặc thế sự, có buồn vui không cần biết ngày nắng lên và chiều xuống mưa giăng. Kỷ niệm cũ chập chờn nhớ ánh mắt. chứa chấp niềm phiền muộn giữ riêng mang có đôi lúc nhìn xa xôi nhung nhớ.. một điều gì, khó bày tỏ cho ai? Sau tiễn đưa người khách lạ, không lại.. kẻ trao tình, về bến ấy dõi trông cánh thiên di đã bạt ngàn phiêu lãng đò neo chờ, bốn mùa tiếp đi sang. Tri âm hỡi! Bao giờ biển thôi mặn? Thì tình nầy, mới phai nhạt trong tim.. Nguyênhoang Tìm Lại Quê Hương.. Ở đại lộ hoàng hôn..còn không buồn thảm? khi dứt chiến tranh, nơi đó những oan hồn.. đêm trăng sáng, ngồi khóc than trên nấm mộ oán hận con người, sao quá nhẫn tâm? Huỹ diệt đời, nhiều ước mơ và muốn sống. gây nồi da xáo thịt, biến quê hương mình khắp đường phố nhìn hoang tàn, nhà đổ nát cảnh thê lương, chìm trong khói lửa đao binh. Hôm nay về ngắm lại miền xưa tạm định. vẫn còn người dân đang lam lũ khốn cùng những thay đổi chỉ che bề ngoài đẹp đẻ rối rắm bên trong nội bộ rả kết bè. Tham nhũng trên mồ hôi, hiếp đáp trái lẽ. mang hung nô, đội lốt công nhân chờ thời thay áo chiến súng trên tay, tuôn càn quét cờ đỏ* ngập tràn, gây chết chóc tang thương. Chúng sẽ gom nhân dân đưa về đất nước. xóa gốc nguồn, quên nòi giống căn nguyên hình chữ S, nói tiếng Tàu thả bím tóc tất cả không còn, nói được tiếng Việt nam. Càng nói càng đau thêm buồn, quê nhược tiểu. bắc thuộc tiếp lần chẳng có dịp nhìn nhau Ôi xót xa, hãy niệm nhanh kinh sám hối bạc nhược, ương hèn, khiếp sợ.. phải chịu thôi! Đất và biển, đã dâng trao bán hết rồi. mai mốt sang Tàu, tìm ăn đậu hủ thúi lặn lội trong rừng sâu, núi cao hoang dã trở lại kiếp đời, lông lá phủ châu thân. Mùa gió lạnh, đỉnh cao nguyên tuyết giăng trắng, có một đoàn người, đi tìm lại quê hương..? thầm tiếc, phải chi năm xưa cùng đoàn kết, chống chọi kẻ thù,ngăn đẩy lũ xâm lăng. Có lẻ trời cao, đã an bài định mệnh..? Ngày nầy, tháng nầy nước đổi chủ, thay tên. Dòng sông hết cá tôm, nước im dừng chảy gió ngưng lùa, mà dậy sóng ở ngàn khơi! Nguyênhoang
Mục Lục


20. Vẫn Còn Nhớ Huế (thuận nghịch độc) Thuyền trông bến nước sóng xô bờ Nhẹ mái chèo đưa gió thẩn thơ Nghiêng khẽ mắt say hồn ảo mộng Ngại ngần trăng dại phút hoài mơ Đêm về cảnh Huế buồn mê mải Phố qua ngày hạ tiếc vẩn vơ Mềm môi rượu uống vui cùng bạn Em cùng gửi nhớ nỗi mong chờ Đông Hòa Nguyễn Chí Hiệp 21.10.2016 LẺ LOI (thuận nghịch độc) Em bước chậm đi mãi dưới cầu Khổ buồn đời kiếp phận làm dâu Đêm về phố vắng trời xa thoảng Tối muộn đường khuya cảnh thấy đâu Thềm cuối ẩn sương vờn liễu dại Bến sau đùa sóng thả dòng sâu Thêm thương xót hỡi tình dang dở Em vẫn ngắm trăng nhạt bóng thâu Đông Hòa Nguyễn Chí Hiệp 21.10.2016 XIN ĐỪNG CHIA TAY Rời tay nhau em sẽ về đâu Qua bến sông kiếp người mòn mỏi Lời hẹn thề hôm xưa đành lỗi Quay bước mà lòng vẫn xót xa Em về đâu , về đâu hỡi em Bước chân qua ngã rẽ cuộc tình Lời đã hứa bây giờ tan biến Vùng trăm năm mờ mịt lối qua ... Ngày trở lại em có vui không Hay là tuyết lạnh ngủ trong lòng Giọt buồn như là những hạt trắng Bay đi theo gió tận ngàn phương Rời tay nhau thương nhớ hằng mong Thôi thì em ơi, hãy ở lại Đôi bàn chân xin lần khờ dại Sẽ bên nhau đi qua kiếp người..... Đông Hòa Nguyễn Chí Hiệp 20.10.2017 SAO ĐÀNH LÒNG CHIA TAY Em đi về đâu bây giờ nữa Đời sẽ chia đôi hai ngã đường Thôi thì lần cuối cùng gặp gỡ Chúc em hạnh phúc đêm tân hôn Em sẽ quên và không còn nhớ Con phố xưa chậm bước hôm nào Thấy lá rơi trước thềm vàng úa Vòng tay e ấp chợt rời nhau Giọt nước mắt vô ngôn thay lời Năm tháng đi qua tủi phận người Bỗng chợt thấy mùa đông về tới Hơi lạnh nào nghe hồn lẻ loi Em sẽ ra đi không trở lại Dù cho mỗi sáng ta vẫn chờ Cúi xuống nghe đời thương xót lạ Tình hỡi sao đành lòng chia tay .... 20.10.2016 Đông Hòa Nguyễn Chí Hiệp
Mục Lục


21. Thu Ngự Lòng Tôi Lá Của Em Cúc của vàng phai gió của mây Em nay xa quá ngoài tầm tay Ngoài kia sương mỏng giăng màu nhớ Tôi đã thương mà em đâu có hay ! Chiếc lá ngô đồng của heo may Cây phong lá đỏ của gió bay Hồn tôi ngọn sóng chờ trăng mọc Thu ngự lòng tôi lá của em Tóc mây dậy thì của nhớ nhung Ân tình oan nghiệt của thủy chung Tìm nhau xào xạc qua cành lá Thu ngự lòng tôi lá của em Hương của vườn xưa lá còn say Rêu phong phủ bụi của tháng ngày Kỷ niệm chất đầy tim của nhớ Thu ngự lòng tôi lá của em Lê Miên Khương
Mục Lục


22. Thu Lạc Em Mùa gió thu về lạc mất em Vàng rơi lả tả rớt bên thềm Hè đi tràn ngập lòng lưu luyến Thu đến bâng khuân dạ nhớ thêm Có phải thuyền em không đậu bến Hay là trần thế vắng người quen Thu đừng quyến rủ em tôi nữa Quyện ánh trăng tà tiếng nhạc đêm Triều Phong Đặng Đức Bích
Mục Lục


II . Văn___________________________________________________________

1. Muà Thu Vẫn Còn


Nguyễn Thị Thanh Dương


Tôi đang xếp đồ vào valy, chồng tôi nhìn thấy tò mò hỏi:

- Sao bà mang nhiều đồ thế? lại còn cả túi mỹ phẩm và giày dép thời trang cho mùa Thu nữả

Tôi khoe thêm:

- Có quần áo mùa Thu đi liền với giày dép ấy đây, còn mỹ phẩm thì cả thế gian này phụ nữ nào mà chẳng mang theo bên mình.

- Trời ơi, thế bà đang định đi đâu? Không phải là bà sẽ đi Utah một tháng thăm con dâu đẻ và nuôi cháu sao?

- Thì em đi nuôi cháu nội đây, nhưng chẳng lẽ suốt một tháng ấy em không bước ra khỏi nhà? Mà ra ngoài đường ngoài phố thì phải ăn mặc đàng hoàng, kinh nghiệm qúa khứ em bị mấy lần nên nhớ đời, lần nào em ăn mặc xập xệ nhất đi ra đường là đều gặp người quen, quê không để đâu cho hết.

- Bà là khách phương xa đến Utah chứ có là cư dân đâu mà sợ gặp người quen. Bà điệu đàng thì cứ nói là điệu đàng cho rồi

Tôi cãi:

- Nhưng nếu gặp bạn bè hay người quen của con mình thì sao? Em giữ thể diện cho các con luôn đó.

Tôi lôi ra mấy cái khăn quàng và say sưa ngắm chúng:

- Anh ơi, màu nào cũng đẹp, kiểu nào cũng đẹp cũng hợp với mùa Thu xứ núi. Theo anh em nên mang những cái nào? kiểu quàng qua vai hững hờ gợi cảm hay kiểu quấn quanh cổ nửa vời thương nhớ ?

Chồng tôi ngơ ngác:

- Bà sắm nhiều kiểu nhiều màu khá giống nhau làm tôi bối rối khó hiểu như tâm tư đàn bà muôn đời là ẩn số.. Đã thế tôi còn thấy mấy lần bà mua sắm về nhà 2 món giống nhau y chang, từ kiểu dáng cho đến màu sắc, tôi tưởng bà đãng trí mua lộn?chắc có ngày tôi sẽ phát điên lên vì sự mua sắm rắc rối này !!

- Anh ơi, khi đi mua sắm là lúc em tỉnh táo và hào hứng nhất, em mua ?doublẻ món nào là em thích món đó và sợ?đợt sau nhà sản xuất không ra kiểu ấy nữa nên mua dự trữ đấy.

- Và bà đã chóng chán có khi chưa thèm mặc tới cái thứ hai dự trữ, thế mà không chừa. Ấy là nhà mình tiền bạc hạn chế, nói trắng ra là nghèo, bà mà là vợ đại gia thì chồng bà cũng tiêu tan sản nghiệp luôn.

Tôi lại lôi ra mấy hộp son môi :

- Anh ơi, em thích màu son môi tím dùng vào mùa Thu sẽ đẹp và buồn não nùng..

Tôi ngắm nghía từng hộp son môi màu tím và mơ màng:

- Một buổi chiều Thu em sẽ mặc áo tím, son môi tím và lên một con đồi dốc ngập lá vàng rơi, em sẽ bốc từng nắm lá vàng ấy tung hê lên trời để những chiếc lá sẽ bay tơi tả cho em chìm trong lá vàng, chìm trong Thu vàng chắc là thơ mộng lắm?

Chồng tôi bàng hoàng kêu lên:

- Tôi tưởng bà là người mẫu đi trình diễn thời trang theo mùa chứ, bà tưởng tượng nhiều qúa.

Giọng chồng nhỏ lại tưởng như không ai nghe được:

- Người xấu thì càng hay diện, càng hay điệu. ...

- Anh lẩm bẩm cái gì vậy? Này nhé, người ta nói rằng không có đàn bà xấu, chỉ có đàn bà không biết làm cho mình đẹp thôi, với lại anh đã từng thủ thỉ những nét xấu của em đối với anh đều duyên dáng cơ mà.

Chồng lảng sang vấn đề khác:

- Nãy giờ tôi chưa hề nghe bà nhắc nhở tới cháu nội của bà sôi nổi và tha thiết như thế.

Tôi tiếp cho chồng vừa lòng:

- Và em nhắc nhở đến cháu đây, cám ơn cháu nội đã chọn ngày ra đời vào ngay mùa Thu để cho bà nó vừa đi nuôi cháu vừa được ngắm mùa Thu mà bà rất thích. Em đã tự tay làm một mớ thịt chà bông mang cho con dâu ăn cũng là em đã nghĩ đến con đến cháu thế nào rồi.

- Được rồi. Chúc bà nuôi cháu thật chăm, thật giỏi mà vẫn còn thì giờ thưởng thức mùa Thu.

- Đương nhiên là em sẽ thưởng thức mùa Thu rồi, nhưng em ...

- Sao lại còn?nhưng?

Giọng tôi tiếc rẻ:

- Nhưng em phải hi sinh một việc, đành phải để dở dang. Vì em đang theo một kế hoạch ăn kiêng và đi bộ để xuống cân ít nhất 3 pound.

- Hèn gì tôi thấy mấy ngày nay bà đi bộ nhiều và ăn uống ?khác thường?. Là ăn đói ăn thèm những thứ mà bà từng thích ăn thả giàn trời mây, với lại hình như bà ít cười hơn trước? chắc bà lo lắng vụ xuống cân hả?

Tôi than van:

- Em chỉ cầu xuống 3 pound mà sao khó khăn và lâu đến thế, trong khi em sơ ý hay vui miệng ăn uống nhiều một chút là lên cân nhanh như chớp.Y như khi người ta ?Theo tình tình chạy, chạy tình tình theo? vậy đó. Em phảỉhạn chế cười cho dù lúc em đang vui nhất anh ạ, chỉ vì em sợ cười nhiều sẽ tạo ra những vết nhăn ở khóe môi trông càng gìa thêm. Nghĩa là dù anh cho em xem vở hài kịch hay nhất thế giới em cũng quyết chí ?không cười, dù là cười mỉm...

- Thật chẳng sai, người xấu thường hay điệu.

- Anh lại lẩm bẩm cái gì vậy? đừng tưởng em không nghe kiểu nói nửa đùa nửa thật của anh nhé, vì em hơi xấu nên mới cố công giữ gìn dung nhan chứ bộ.

Chồng an ủi:

- Thì lúc nào bà cũng dễ thương đối với tôi. Thôi bà cứ đi lo cho con cho cháu, lo hưởng mùa Thu của bà rồi về nhà kế hoạch giảm cân sau vậy.

Tôi nhớ ra và cự nự:

- Nhưng sao nãy giờ anh cứ gọi em là ?bà? hoài vậy, trong khi em vẫn chưa bao giờ ngừng nghỉ dùng hai từ ?anh, em? với anh.? Anh làm em cảm thấy mình càng ngày càng gìa cỗi đi. Em muốn chúng mình luôn xưng hô như ngày xưa kia mà?

- Ôi, bà là bà nội rồi còn trẻ trung gì nữa chứ?

- Em là bà nội, em gìa với cháu nội nhưng với anh em vẫn nhỏ tuổi hơn, vẫn trẻ trung bé bỏng với anh cho đến cuối đờỉ

- Tạỉbà?bà?à quên em mơ mộng và lãng mạn qúa anh theo không kịp?

***************

Tôi đến Utah, mùa Thu đã bắt đầu từ bao giờ để chào đón khách phương xa, lá cây đang thay màu làm lòng tôi rạo rực?

Cô Na con dâu tôi mang cái bụng bầu to tướng có vẻ mệt mỏi, cô chỉ thích nằm hay ngồi một chỗ, tôi sốt ruột và lo âu bảo con dâu:

- Con ơi, mẹ đã dặn con là phải năng đi lại cho khỏe người và dễ sinh đẻ mà. Ngày xưa mẹ mang bầu chồng con bụng cũng to như thế này, nhưng mẹ đi lại thật nhiều và thật nhẹ nhàng, sinh nó ra dễ dàng dù nó bụ bẫm to con nặng tới 3 ký lô rưỡi.

Cô Na làm nũng mẹ chồng vì biết mình được cưng chiều:

- Nhưng cứ đi quanh quẩn trong nhà chỉ vài bước là con chán rồỉ

- Vậy mẹ và con cùng đi ra ngoài nhé, chúng ta sẽ dạo quanh khu hàng xóm này, vừa lợi ích thân thể vừa ngắm cảnh Thu luôn.

- Ồ, mẹ thật tuyệt vời, con cũng thích ra ngoài ngắm cảnh mùa Thủ

Tôi hài lòng:

- Chắc rằng chưa có mẹ chồng con dâu nào hợp tính ý nhau như hai mẹ con mình..

Đúng thế, dạo vợ chồng nó mới về Utah nhận việc, tôi đến thăm chúng cũng vào lúc mùa Thu chín, con dâu đã đưa tôi đi khắp những đồi cao dốc ngược của Salt Lake City và xuống cả thành phố Ogden nổi tiếng có mùa Thu đẹp để ngắm cảnh Thu và chụp hình.

Buổi chiều hai mẹ con đi dạo, bước nhẹ và chậm trên vỉa hè khu phố gia cư, qua mỗi nhà là mỗi cảnh, những hàng cây bên đường hay trước cửa nhà đều đang thay màu. Màu vàng tê tái đang lấn chiếm dần trên từng chiếc lá, từng chùm lá và từng cây xanh?.

Tôi dừng chân cạnh một cây thấp vin cành để ngắm những chiếc lá nửa xanh nửa vàng, tôi như nhìn thấy bước chân kỳ diệu của thời gian, nay mai những chiếc lá sẽ nhuộm cả màu vàng, từng cây và hàng trăm hàng ngàn cây trên khắp nẻo đường sẽ rực rỡ vàng, rồi tất cả sẽ tàn tạ, héo khô dần đi vào cõi hư vổ

Lòng tôi buồn bâng khuâng. Cô con dâu cũng bâng khuâng:

- Màu lá nửa vời ấy chưa đẹp đâu, con thích màu lá chín đồng điệu, màu vàng chanh huyền ảo, màu đỏ thẫm ân tình và màu nâu buồn cô quạnh?đấy là lúc mùa Thu reo rắc sắc màu khắp mọi nơi.

Tôi tham lam hơn:

- Với mẹ màu lá vàng Thu nào cũng đẹp, từ bắt đầu mùa cho đến cuối mùả

Hai mẹ con đi hết hai vòng khu phố thì quay về nhà. Chỉ vài ngày đi dạo với mẹ chồng mà cô Na trông nhanh nhẹn và khỏe khoắn hẳn ra cho tới khi cô Na cảm thấy đau bụng và chồng đưa cô tới bệnh viện.

Tôi ở nhà trông cháu, tôi sẽ nuôi con chị Tabi mới hơn 1 tuổi trong thời gian mẹ nó sinh em bé.

Thà nuôi trẻ sơ sinh thế mà dễ, cả ngày nó ngủ lu bù chẳng phiền toái ai nếu cho nó bú no và thay tã lót sạch sẽ.

Nuôi trẻ hơn 1 tuổi mà khó tính khó nết như con Tabi mới làm tôi lo lắng vì tôi đã từng nghe ?thành tích? của con cháu nội ngang tàng này rồi, cha mẹ nó đã nuôi nó vất vả như thế nào rồi.

Sau niềm vui nhìn thấy con cháu nội xinh xắn thứ hai vừa ra đời và con dâu khỏe mạnh bình thường trong bệnh viện, tôi về nhà ?đối phó? với con nhỏ Tabi.

Cha mẹ nó đã chỉ tôi ?bí quyết? cho nó bú sữa là đợi khi nó buồn ngủ, đang lim dim, đang lơ mơ không biết gì thì thừa cơ hội dí bình sữa vào miệng nó, cách hay nhất họ đã làm và Tabi sẽ bú được nhiều hơn khi nó bú lúc tỉnh táo bình thường

Tôi vẫn thử cho nó bú vào lúc không ngủ, qủa thật con Tabi chỉ bú một chút và quyết liệt đẩy bình sữa ra và gào khóc thảm thiết làm như ai đang cưỡng ép nó bú bình sữa toàn những chua chát đắng cay của cuộc đời, nhưng cho bình nước trái cây thơm tho ngọt ngào thì nó bú ngon lành. Nếu chiều theo sở thích của nó thì làm sao nó lớn cho được?

Tôi đành theo cách của bố mẹ nó đã làm, đợi nó bắt đầu ngủ là tôi ?tấn công? dí bình sữa vào miệng con cháu nội yêu qúy, nó mê ngủ nên mút chùn chụt, rồi nó lại ?ngủ quên không mút sữa nữa, tôi lại dí đi dí lại vào miệng nó vài lần để nhắc nhở, để đánh thức nó . Tabi lại mút chùn chụt tiếp..

Cứ thế, cháu bú được vài cái lại thôi, bà lại dí tiếp, hai bà cháu ?săn đuổi? nhau , ?chơi gamẻ với nhau cả giờ đồng hồ mới cạn bình sữa cũng là lúc con Tabi đã đi vào giấc ngủ sâu.

Tôi đặt Tabi vào giưòng, chặn gối chặn mền cho con bé ấm áp hi vọng nó sẽ ngủ giấc dài để tôi còn đi làm bao việc vặt khác trong nhà.

Ngày hôm sau cả nhà đi đến bệnh viện đón bà mẹ trẻ và baby, thành viên mới về nhà..

Tôi có thêm một cô cháu gái, bố mẹ nó đặt tên là Betsy, bố mẹ nó màu da trắng trung bình đến hơn trung bình mà cô Betsy lại hơi ?nâu nâu, chắc giống ông cố bà sơ nào từ bên nội hay bên ngoại rồi. Thế mà trông cô lại xinh và có duyên vì màu da ấy. Chỉ lo là không biết sau này tính khí cô có ?kén chọn? khó khăn như cô chị Tabi không?

Tôi đã bận rộn vì mỗi lần cho con Tabi bú sữa đã ngốn của tôi nhiều thì giờ nay thêm chăm sóc con dâu và baby, lại kiêm luôn đầu bếp.

Tôi chỉ được nhìn ngắm mùa Thu qua khung cửa, may mắn lắm thì bước ra sân trước đi bộ qua vài căn nhà hàng xóm lại vội vã quay về nhà mình vì sợ con Tabi thức giấc sẽ gào khóc hay nguy hiểm hơn nữa nó ngã lăn đùng từ giường xuống nền nhà?

Ra sân sau tôi còn ngồi lâu hơn vì tôi có thể quay vào nhà nhanh chóng bất cứ lúc nào nghe thấy tiếng con Tabi khóc, vì nó gào to lắm.

Vườn sau nhà có những tảng đá to kê quanh một rẻo đất trồng hoa vào mùa Xuân, mùa hè cho tới mùa Thu. Những loài hoa của mùa Thu đang khoe vẻ đẹp của nó với đủ sắc màu, từ những màu đậm vàng, đỏ, tím, cam đến màu trắng dịu dàng thanh khiết.

Tôi ngồi lặng lẽ trên một tảng đá ngắm lá cây màu vàng trong vườn nhà hay qua hàng rào vườn hàng xóm rồi ngắm mây trôi vô tận trên bầu trời Đây là những giây phút ngắn ngủi qúy báu được thảnh thơi mơ mộng của tôi.

Ở xứ núi Utah đi đâu cũng thấy núi, thấy những đá tảng, nhưng mùa Thu thì diễm lệ thướt tha, mùa Thu vàng giữa núi non xanh thăm thẳm và không gian như có chút hơi lạnh từ những núi non ấy thổi về..

Chỉ một tháng tôi đi nuôi cháu và con dâu mà ?sa sút? cả thể xác lẫn tinh thần. Mỗi lần tôi cho con Tabi bú sữa là mỏi cả tay vì cứ phải cầm đỡ và ?di động? bình sữa vào miệng nó hàng giờ đồng hồ trong mọi tư thế và tinh thần thì căng thẳng hồi hộp lo âu chỉ sợ nó ngủ say không bú hết bình sữa thì tội nghiệp ! cháu đói, cháu thiếu chất dinh dưỡng sẽ không lớn nổi.

Chẳng những mỏi tay tôi còn mỏi lưng nữa, nên khi đặt cháu ngủ, tôi cũng ngả lưng lim dim theo một lát cho khỏe người rồi mới ?vùng dậy? làm tiếp những ?bổn phận? mẹ chồng với nàng dâu.

Khổ cực nhất là cho con Tabi bú ?ca đêm? tôi thường mất ngủ vì nó, ?chiến đấu? với nó xong một bình sữa thì tôi đã tỉnh cả người khó mà ngủ lại được.

Tôi soi gương thấy mình có chút hốc hác, mắt quầng thâm. Tôi tự an ủi ? trông mình gầy đi. nhưng?phong trần nghệ sĩ ? .

Thời gian trôi qua nhanh qúa, tôi thấy những bước chân của thời gian từ lúc mùa Thu chớm vàng, mùa Thu chín rực rỡ và mùa Thu tàn. Suốt một tháng ở Utah tôi không có dịp ăn diện ra phố xá hay lên đồi cao xuống dốc thấp để ngắm những cảnh đẹp mùa Thu như năm nào, để thả hồn mơ theo mùa Thu như tôi đã tưởng tượng.

Con dâu lịch sự mấy lần đã nhắc nhở mẹ chồng:

- Mẹ ơi, mẹ ra phố với mùa Thu đi, con biết mẹ thích thế, con sẽ trông Tabi và làm những việc nhà được mà.

Lúc sắp đi Utah tôi nao nức bao nhiêu thì bây giờ tôi thực tế bấy nhiêu.

Tôi muốn chính tay tôi chăm sóc cháu, nhìn Tabi ngậm bú bình sữa lúc ngủ gà ngủ vit thật dễ thương, dù có lúc nó làm tôi bực mình ?điên tiết? chỉ mong nó mau lớn lên tôi sẽ?mắng cho nó một trận về cái tội ?hành hạ? bà nội nó không thương tiếc...

Tôi muốn chính tay tôi bỏ vào máy giặt những quần áo của cả nhà. Nhất là của hai đứa cháu nội bé bỏng đáng yêu. Khi tôi gấp đồ sạch vừa xấy khô của cháu cất vào tủ tôi như thấy hình dáng của cháu lúc chúng mặc những thứ này

Tôi muốn chính tay tôi nấu cơm, nấu cho con dâu bát canh rau, bát súp thịt ăn cho khỏe người, cho con trai tôi đi làm về được bữa ăn ngon.

Tôi chẳng nỡ để con dâu phải ra tay làm bất cứ điều gì, người phụ nữ mới sinh con cần được nghỉ ngơi tỉnh dưỡng, tôi chỉ ở đây phụ giúp con cháu 1 tháng, có muốn giúp đỡ chúng thêm nữa cũng không được.

Hai cháu nội của tôi sẽ phải gởi day care khi cha mẹ chúng đi làm, tôi xót xa lắm nhưng tôi chẳng thể vừa sống đời mình vừa giúp đỡ con cháu như ý muốn nên chỉ luôn cầu mong các cô ở day care chăm sóc cháu tôi đàng hoàng tử tế. Tôi cám ơn các cô lắm.

Mùa Thu mơ ước của tôi như nhan sắc cô gái đẹp lỡ thì đang tàn phai.

Thôi thì hết mùa Thu này sẽ còn những mùa Thu khác, sang năm cháu tôi lớn thêm, tôi đến Utah thăm con cháu sẽ có thời gian rộng dài cho tôi vui hưởng cảnh Thu.

******************

Chồng tôi ra đón vợ ở phi trường, vừa nhìn thấy tôi là chồng phải ngạc nhiên:

- Bà tài thật, vừa trông cháu mà vừa tập thể dục và ăn kiêng được. Trông hình dáng bà gầy bớt đi, thon thả hẳn đi.

Tôi cố tình làm điệu khoe dáng eo thon uyển chuyển khi đi bộ cùng chồng ra chỗ đậu xe rồi mới hãnh diện khoe thêm:

- Em xuống được 4 pounds đấy anh, con số lý tưởng mà em mong ước. Nhưng không phải nhờ những điều anh vừa nói.

Chồng vẫn còn ngạc nhiên:

- Hay là bà ?uống thuốc giảm cân cho kết quả nhanh chóng ? vì bà không kiên nhẫn đợi về nhà tập luyện?

- Đời nào em xài thuốc cho hại cả người, đơn giản là em chỉ tận tình chăm nom cháu nội, con dâu và con trai của chúng ta. Sau một tháng em giảm được ngay 4 pound thật kỳ diệu.

- Chúc mừng cho bà nhé?

- Đánh đổi lại em không được tận hưởng mùa Thu như em mong ước, nào quần áo, nào khăn quàng, nào giày cao, dép đẹp, nào son môi tím, má phấn hồng dành cho em ra ngoài với đất trời mùa Thu đành lép vế nằm im trong va ly. Tất cả những thứ em từng mê đắm ấy đều chào thua cháu nội của em hết.

Chồng vỗ về:

- Bà làm tôi bất ngờ qúa. Thôi thì không mùa Thu này bà sẽ còn mùa Thu khác.

- Em cũng nghĩ thế.

Chợt gương mặt tôi lại sáng rỡ một niềm vui:

- Nhưng anh ơi, nếủcon dâu mình sang năm lại có baby ra đời vào mùa Thu, thì em sẵn sàng hi sinh thêm một mùa Thu nữả

Chồng ngạc nhiên:

- Sang năm bà lại muốn xuống thêm 4 pound nữa sao?

- Không, không bao giờ vì điều ấy đâu cho dù em có mập thêm bao nhiêu, có xấu thêm bao nhiêu. Một tháng ở bên con cháu em đã tìm lại được cảm xúc như những ngày xưa em là người mẹ trẻ, chăm sóc con từ bình sữa, tã lót, đến giấc ngủ bình yên, em thương cả tiếng cháu khóc hờn, tiếng cháu cười vuỉVới em đó là niềm hạnh phúc vô biên?

Chồng cảm động:

- Vậy mà hôm bà sửa soạn đi Utah tôi cứ tưởng bà mê mùa Thu hơn mê cháu vì cái tâm hồn ưa mộng mơ của bà đấy chứ.. Cho tôi xin lỗi bà ?

Tôi với một chút mơ màng và nũng nịu:

- Mùa Thu phố núi Utah rất đẹp đã đi qua rồi, nhưng mùa Thu nơi thành phố mình thì đến muộn hơn nên nơi đây vẫn còn là mùa Thu, góc phố này, con đường kia đang có màu lá vàng. Và lúc này chỉ còn anh và em mới là lúc em mộng mơ đây, đừng gọi em là ?bà? nữa, hãy cho em trẻ trung mãi với anh bằng tiếng ?em? ngọt ngào đỉ

Chồng âu yếm nhìn vợ::

- Anh quên mất lời em dặn anh cả? triệu lần về điều này. Em ơi, em ơi ?.

Xe chạy ra khỏi phi trường, đang đi trên cầu highway, mùa Thu nơi tiểu bang mùa hè dài hơn mùa Đông này, nơi tiểu bang nhiều nắng nóng này không đẹp bằng mùa Thu xứ lạnh Utah. Nhưng giây phút này đối với tôi mùa Thu bỗng rất đẹp.

Tôi thấy khu rừng bên đường chen chúc giữa những cây xanh có những cây đang thay màu vàng lá cũng chạy theo xe tôi, mùa Thu bé nhỏ của thành phố nhưng lồng lộng của riêng tôi đang theo tôi về nhà với mộng mơ, bâng khuâng và niềm vui ngập lòng.


*** ***

Nguyễn Thị Thanh Dương


Mục Lục


2. Hiến Chương Tình Yêu (truyện dài nhiều kỳ)

Tình Hoài Hương



Hiến Chương Tình Yêu
Phần Thứ Ba
Chương 26
* 3. Từ đầu Tỉnh NINH THUẬN tới cuối CAM RANH





Quanh phụ cận vùng NINH THUẬN có: Đá Chẹt, Mũi Nhỏ, La Gàn, Hòn Rơm cách Mũi Né 4 km. Những rặng dừa xanh um đầy quả rợp bóng mát. Đồi cát vàng luôn thay hình đổi dạng coi mỹ lệ dưới sức gió đẩy đưa, tiếp nối trùng trùng? ánh lên dưới bầu trời đầy cát mịn, êm êm. Mũi Né hoang sơ nguyên thủy, nhưng phong thái đẹp tươi, trong lành, thoáng đạt dưới nắng ấm, bãi cạn thoai thoải, nước sạch, trong veo. Cà Ná, sông Mê Lam, sông Sắt, sông Chá, sông La, lại còn có tên rất lạ: sông Quao, Cà Đú, sông bà Râu, là những danh lam thắng cảnh tuyệt vời trong quê hương Việt Nam. Dẫu có hững hờ, Mười vẫn ưa nhìn ngắm và trầm trồ khen phong cảnh quê hương tuyệt mỹ, đất nước mình độc đáo giàu chất thơ, lãng mạn, và trí tưởng tượng phong phú đa cảm nơi mỗi người.



Khu tháp Chăm Pa: Tam Tháp, Hoà Lai, Pô Rô Mê, và Pô Tầm ở Phan Rí. Trong các tháp kể trên, có Tháp Chàm Poklong Garai, Tỉnh Bình Thuận cách *PHAN RANG khoảng 2 ki lô mét, đẹp và hùng vĩ hơn hết. Tháp nằm trên ngọn đồi trọc oai dũng uy nghi, lồng lộng, trầm mặc u hoài mà sừng sững trang nghiêm giữa nắng trưa khuya chiều. Dưới chân đồi ta đi lên chín hàng cấp cao cao, qua cổng chào xây đá hình vòm cung. Đứng trên sân cao nhìn xuyên qua lũy cây xương rồng có bụi gai nhọn to xù xì, là ruộng vườn làng mạc trải dài xa xa bao bọc cả ba phía, còn một phía nhìn ra biển khơi, cuốn theo nỗi sầu đau xô sóng xa tít tắp đến tận chân trời mênh mông bát ngát.

Ba ngôi tháp hình chóp ba tầng cao, to lớn, kiến trúc tuyệt tác tinh xảo, tháp làm bằng gạch đỏ, đất sét, đá ong. Chính diện có tượng thần Shiva. Trong tháp, ngoài bức tượng vua Poklong Garai và chiếc bàn đá, thì hoàn toàn trống trơn, rộng rãi. Vào dịp có đình đám lễ lạc, Tết nhất, như tháng Giêng âm lịch có lễ hội Rija Nưga; Poh Mbăng Yang, thì họ tổ chức lễ dưới chân tháp Pôsha Nư. Một trong hai ngôi tháp (nhỏ hơn ngôi chính điện) có để thờ bộ phận sinh dục nam & nữ, bằng đá. Tác phẩm độc đáo của Thượng Đế ban tặng cho con người hoàn mỹ nối dõi tông đường, là điều cao qúy toàn bích. Ý nghĩ mình trong sáng thì cứ thản nhiên nhìn, coi như đó là chuyện bình thường, chẳng tục tỉu, không có gì quan trọng, chả có gì mà ngượng ngùng e thẹn, không dám chưng bày ra đây nà!

Dân tộc Chàm có di tích lịch sử vô cùng độc đáo và huyền bí: Trong suốt chiều dài lịch sử, dọc theo dòng đời đưa đẩy, qua bối cảnh lịch sử thăng trầm, thì dân tộc Chăm có khoảng 200 năm sau Công Nguyên; từ 982 đến 1.471. Khi nước Nam bận rộn những trận chiến thư hùng, oanh liệt đánh tan giặc Nguyên từ Phương Bắc. Về phía Tây, Chiêm Thành luôn quấy phá bờ cõi đất Việt, chiến tranh Việt Chăm liên miên bùng nổ rất ác liệt. Vua Trần Nhân Tông bèn... làm cuộc giao hảo: cho công chúa Huyền Trân viễn du sang Chàm làm hoàng hậu Chiêm Thành. (?khiến cả thế giới rúng động").

Thời gian hững hờ xô sóng rớt trên nỗi sầu đau vào Kinh Thành dân tộc Chàm, mãi sau đó Chàm bị họa diệt vong. Những đêm trăng sáng, số cư dân tụ lại quê nhà thường lũ lượt lên Tháp cầu kinh, cúng tế, ca hát nhảy múa, thiết tha hoài cổ bằng điệu sáo, cây đàn truyền thống, tiếng trống bập bùng u uất vang vọng... Họ hát câu đồng dao thiết tha não nùng ai oán, để tỏ lòng hoài hương vong quốc và hoài cảm. Đoàn người Raglai, Chăm, đội thúng, mũng, vò nước đi trên con đường đất pha cát mịn đỏ vàng, đá sét, cát kết vôi, tích lũy mùn N, P2, 05, K20. Với Mười thì nghĩ:

- Người ta có thể phân ly con người ra khỏi nơi chôn nhau cắt rốn. Nhưng không ai có thể vong bản tách bạch dòng sông, cây dừa, bụi chuối, vườn rau; (dẫu quê hương điêu linh, sầu đau) ra khỏi lòng mỗi người vong quốc nô khi vong gia thất thổ, thì họ càng khắc muôn vàn hoài nhớ, ngậm ngùi, đắng cay tức tưởi nghẹn ngào!

Nào Cà Rôm, Suối Cát, *Phan Rang, vùng cát vàng nóng bỏng, có bao trận cuồng phong xoáy tít trên không. Nóng, gió, nắng gắt quanh năm. Đồng khô cỏ cháy, đất đai không mấy phì nhiêu màu mỡ. Tuy có nhiều sông, ba phía là rừng, một phía biển, nhưng Phan Rang luôn bị năng lượng bức xạ mặt trời chiếu thẳng, có cường độ khá cao. Dân cư đông đúc đa số? buôn bán các ngành hải sản. Họ chịu ảnh hưởng thủy triều, thiên nhiên khắt nghiệt, khí hậu gay gắt, ngập nắng chói chang, bị gió vần vũ trong bầu trời luôn tung cát bụi, nóng nung người, làm rát bỏng mặt, nên đa số dân vùng nầy bị bệnh loét mắt và đỏ mắt.

Phan Rang có lễ hội Katê, hoặc Chabum vào tháng 8, 9 âm lịch, tại tháp Pôklong Garai. Tháp nằm trên núi Trầu, cách Phan Rang 5 km, về hướng Tây Bắc, do Simhavarman ill, xây dựng từ thế kỷ 13, để dân tộc Chàm tưởng nhớ mẹ cha.


*BA NGÒI là miền hải tần nuôi tôm nước mặn sầm uất, chuyên sản xuất tôm hùm nổi tiếng. Vịnh CAM RANH quanh năm nắng ấm chan hòa, bầu trời trong xanh diện tích khoảng 60km2, độ sâu trung bình từ 18 - 20m. Thủy triều vịnh đều đặn hai con nước lên xuống tương đối đúng giờ. Cam Ranh có nhiều cánh đồng cát mịn trắng phau phau, dùng làm men sứ hay thủy tinh xuất cảng là thượng hạng. Phía ngoài Vịnh Cam Ranh có một số đảo, cù lao và đất liền che chắn, thuận tiện cho việc trú bão tốt cho tàu vô vịnh khá kín gió nhờ đáy vịnh bằng phẳng là một quân-cảng tốt nhất.

Năm 1905, nhiều khu trục hạm của Nga đã vào Vịnh Cam Ranh để tránh bão. Cam Ranh có nhiều kho lớn chứa máy bay, có sân bay cũng là căn cứ lớn. Khi xưa Pháp dùng nơi nầy làm cảng Hải-Quân. Có dự tính vào năm 1905 để cho hạm đội Nga trong trận Tsushima. Năm 1942 Nhật Bản dùng làm điểm chuẩn trong cuộc tấn công Malaysia. Nơi đây tàu bè đi lại dễ dàng, nơi neo bến an toàn nhất vùng Đông Nam Á. Dọc quốc lộ, từ Krong Pha chạy xuống Cam Ranh, rải rác hai bên đường là Khu Dinh Điền trù phú, chính phủ Cộng Hoà Việt Nam do Tổng thống Ngô Đình Diệm mới thành lập, đã nâng cao đời sống người dân tứ phương đến an cư lạc nghiệp, thanh bình trù mật.


Xe bon bon trên đường đi, bỗng nhiên chậm lại vì cơn mưa ào ạt, buốt giá, rả rích kéo dài suốt ngày. Rẽ về hướng trái, là đường vào

*BÌNH THUẬN, nơi nổi tiếng với đoàn thợ lặn chuyên nghề. Người ta nói "sanh nghề tử nghiệp". Thật tình Mười chẳng biết nói sao khi thấy thợ lặn từ trong biển trồi lên, mang theo những hạt trai quý giá lóng lánh dưới ánh mặt trời, họ đem giàu sang về cho gia đình và đất nước. Nhưng cũng từ nơi chốn ấy, đa số thợ lặn khi trồI lên bờ nghỉ ngơi dưỡng sức. Bỗng nhiên mặt mày họ thâm tím, rồi máu mắt, máu mũi, máu mồm ộc ra có vòi. Họ quằn quại co giật chân tay đau đớn kinh khủng. Cho đến khi linh hồn họ "lặn" đi mút mùa lệ thủy theo hà bá. Than ôi!
*



(*) Từ năm 1960 -> đến năm 1975 - bối cảnh ở thời điểm nầy, hầu như ít thay đổi.
(**) Những tấm hình qúy giá trong bài viết, không phải của tác giả Tình Hoài Hương.

Rất trang trọng và chân thành cảm ơn qúy vị nhiếp ảnh gia đã post hình trên Wikipedia (tôi xin mạn phép chuyển tải vào bài viết, ngỏ hầu có thêm phần phong phú hóa hình ảnh quê hương Việt Nam cẩm tú của chúng ta). Đa tạ!

Tình Hoài Hương
Trân trọng kính mời quý độc giả xem tiếp trang sau

Tình Hoài Hương

Mục Lục


3. Khuất Sau Một Thế Giới


Trần Anh Tuấn


Tôi là đứa bụi đời, được ai sinh ra, làm sao mà lớn lên đến thế này, tôi cũng không rõ. Cái tôi biết là hàng ngày đi lượm ve chai về bán cho vựa, xong lấy tiền, mua cái gì đó bỏ bụng, có hôm không lượm được gì là phải đánh nhau, giành giật với tụi ?đồng nghiệp? thì mới có cái ăn. Cuộc sống cứ thế, sáng làm, tối về ngủ trên mấy cáp sạp người ta bán hàng trong chợ. Tôi cũng không biết má tôi là ai, mà cũng chẳng cần phải biết để làm gì, quen biết thêm một người, lại phải chia một miếng cơm. Cuộc sống của những đứa con đường phố, đơn độc là tốt nhất?

Tôi để ý cứ đến tháng 7 hàng năm là cái chùa gần chỗ tôi ngủ, người ta rộn rịp tổ chức tháng Vu Lan, và cứ đến ngày rằm là hàng loạt khách đi chùa ồ ạt, lũ lượt kéo nhau đến cúng bái. Tôi cũng không quan tâm lễ ấy là lễ như thế nào, tôi chỉ mong tới đó để có cơm chùa ăn, đỡ phải lo mấy ngày lượm ve chai vất vả, thế thôi. Năm nay cũng thế, đầu tháng 7 là chùa bắt đầu trang hoàng hoa trái, cờ phướn, nhang đèn, sửa sang để chuẩn bị đón khách thập phương. Ngày rằm, tôi đến chùa sớm, chuẩn bị chờ các thầy dọn bàn đãi cơm cho khách. Đi ngang qua một đám đông, tôi tò mò thấy người ta đứng xếp thành một hàng dài, trên là sư thầy, đang cầm những bông hoa hồng màu đỏ, nhiều màu đỏ lắm, gắn lên áo khách đi chùa, một số người hơi lớn tuổi thì được gắn hoa màu trắng, hết thảy mọi người đều xúc động. Tôi cũng tò mò lẻn vào, đến lượt tôi, sư thầy hỏi:

* ?Bé con, mẹ con còn sống hay đã mất??

* Con không biết, con sống lang thang từ nhỏ.

Tôi thấy mắt thầy hình như cũng ngấn nước, thầy ôm tôi vào lòng, gắn lên ngực tôi một bông hoa màu đỏ và nói:

* Thầy cho con một bông hoa đỏ, khi nào tìm được mẹ thì đến thăm thầy nhé, bé con.

Chuyện đó rồi cũng thoáng qua nhanh, chủ yếu tôi đến ăn cơm chùa mà. Ních căng bụng, tôi còn xin thêm miếng bánh để dành đến chiều. Xong, tôi trở về sạp ngủ một giấc, mệt quá rồi. Đang thiu thiu ngủ thì tôi phát hiện có ai đó giật lấy cái bánh trên ngực, bất giác tội vùng dậy đuổi theo, thì ra là một con bé nhỏ xíu, tới số rồi, giật bánh của tôi. Chẳng khó khăn để tôi nắm áo con bé lại: ?À, gan nhỉ, dám trộm đồ của tao?. Con bé sợ hãi tím mặt, khóc lóc, nói không thành câu: ?Em xin anh?tha cho em, bánh này em không ăn, em?.. đem về cho mẹ? ? ?Mẹ mày không tự đi mua được sao mà sai mày đi ăn cắp hả con nhóc?? ? ?Mẹ em mất rồi, hôm qua em mơ thấy mẹ bảo mẹ đói, mà cả ngày hôm nay em không kiếm được gì cúng mẹ cả, anh ơi tha cho em? ? ?Xạo, chết rồi ăn sao được, mày bịp tao à??. Con bé nấc lên, tiếng khóc nghe nghèn nghẹn, nó bảo sẽ dắt tôi đến mộ mẹ nó. Nó bảo nếu tôi không cho thì cho nó mượn, cúng mẹ nó xong rồi trả lại. Tôi cũng đồng ý, miễn đừng mất miếng bánh là được. Nó dắt tôi đến khu nghĩa trang gần chùa, xung quanh các ngôi mộ đều được dọn dẹp sạch sẽ, chúng tôi tiến đến cái một nom có vẻ bừa bộn nhất, cả mọc um và đầy rác. Con bé quì xuống, lấy đôi tay nhỏ nhổ nhanh mấy ngọn cỏ cao, cào rạch rác, nó đặt bánh trước mộ, rồi khóc: ?Mẹ ơi! Quà của mẹ, con không kiếm được gì cả, mẹ đói thì ăn đi, xong con còn phải trả bánh cho anh nữa?. Tôi nhìn di ảnh, mẹ con bé không phải là rất đẹp, nhưng nhìn bà rất hiền, đuôi mắt nheo lại, chứng tỏ hồi trẻ bà cũng từng lam lũ, cuộc sống cũng chẳng sung sướng gì. Đợi một lát sau, nó vái vái rồi trả tôi cái bánh. Rượt nhau cả buổi, đói meo, cầm cái bánh cắn một phát ngon lành, tôi vẫn thấy con bé nhìn, ánh mắt thèm thuồng, tôi bẻ nó nửa cái, thấy cũng tội nghiệp?

Vy ? tên con nhóc, cũng là đứa bụi đời, nhưng nó hơn tôi nhiều thứ, nó có tên, và quan trọng hơn, ngày trước, nó cũng từng có mẹ. Những ngày đi lượm ve chai chung, lúc rảnh, nó hay kể nó tôi nghe về mẹ nó: ?Mẹ em đẹp lắm, hồi đó mẹ hay hái bồ kết gội đầu cho em, ôm em vào lòng, mẹ còn hát ru em ngủ, tới giờ em vẫn còn nhớ nhá?.Này này bé Vy ngủ ngoan, ầu ơ, ví dầu cầu ván đóng đinh?..? Kể đến đó, nó lại khóc. Tôi lêu lêu

chọc nó mít ướt, nó nấc lên trong nước mắt ?Anh có mẹ đâu mà biết? ? ?Ờ thì tao có mẹ đâu, mày làm như có mẹ vui lắm ấy, chả phải mày đang khóc bù lu bù loa thế hả??. Ừ thì, tôi thấy có mẹ chẳng vui gì cả, mà còn phải khóc nhè?.

Rồi một ngày, ở xóm ve chai xuất hiện một người đàn bà. Người gầy gầy, nhưng có gương mặt thật hiền, bà cũng đi nhặt ve chai, tụi con nít không thích có thêm một người đến chia phần, trong đó có cả tôi. Nhưng hình như bà rất thích xem tụi tôi chơi với nhau, cười đùa đủ thứ. Tôi để ý thấy lúc đó, bà cũng lén khóc. Một bữa đói bụng vì cả buổi không lượm được thứ gì, tôi về sạp định đánh một giấc cho quên cái đói, tôi thấy bà đang ăn ổ bánh mì, them quá, tôi cứ nhìn, bà bẻ nửa ổ cho tôi, bảo tôi lại ngồi cạnh. Đang đói, tôi gặm nhanh phần bánh. Nửa ổ bánh hết veo, tôi cũng chưa no, bà cười nhẹ nhàng bảo:

* ?Con còn đói à? Đây má cho, con ăn từ từ thôi kẻo nghẹn.?

* Tôi là con bà hồi nào mà bà xưng má hả?

* Nếu con má ngày xưa không thất lạc, chắc cũng trạc tuổi con.

Rồi từ từ, chậm rãi bà kể tôi nghe về người chồng và đứa con thất lạc trong một trận lũ lớn. Giờ bà không biết chồng, con ra sao, còn hay mất. Trôi dạt về vùng quê nghèo này, không làm gì được, bà đành nhặt ve chai sống qua ngày. Bà bảo tôi gọi bà là má, rồi 2 má con rau cháo nuôi nhau mỗi ngày mà sống. Tôi không nghĩ ngợi nhiều, hồi đó giờ tôi chưa có má, nhưng ngày trước nghe con bé Vy kể, thì thấy má nó thật tuyệt, tôi cũng muốn thử xem sao, miễn bà nuôi được tôi trong những ngày đói. Tôi đồng ý?.

Hai má con thế là cứ dựa vào nhau mà sống. Bà thường dậy rất sớm, kiếm gì đó cho tôi ăn, rồi đi nhặt ve chai. Tháng 8, tháng 9 mưa suốt, mưa rào cũng có, mưa ngâu cũng có. Đối với những kiếp người lang thang như chúng tôi, những ngày mưa là những ngày cơ cực, chủ vựa ít làm, chúng tôi cũng chẳng nhặt được gì nhiều, là những ngày ăn không khí thay cơm. Ấy thế mà, má tôi vẫn đều đặn đội mưa, đội gió, cần mẫn nhặt từng cái bọc nilon, những hộp sắt vụn,?đổi lấy khi thì ổ bánh, khi thì bát bún, má nhường hết cho tôi, má chỉ ăn thừa những vụn bánh còn lại, hay húp nước bún trừ cơm Giờ thì tôi bắt đầu hiểu lời con bé Vy, có má là không lo đói. Buổi tối, tôi bảo má hát ru tôi ngủ, má ôm tôi vào lòng rồi hát ?Gió mùa thu, má ru con ngủ, năm canh canh chày, ầu ơ, năm canh chày, thức đủ vừa năm?.? Nằm bên má, tôi thấy ấm hơn những lúc một mình co ro trong manh chiếu rách, đôi khi tôi nắm lấy bàn tay má, nó sần sùi đến kinh khủng, với những vết sẹo do nhặt ve chai bị cắt, rồi những vết chai?.Cuộc đời dần theo năm tháng, tôi và má nương tựa nhau mà sống, có khi má còn dạy tôi đọc chữ, má cầm cành cây viết trên nền cát, dạy tôi đọc, đánh vần, rồi còn tính toán nữa, giờ tôi có thể bập bẹ được những cửa hiệu mà tôi đi qua, rồi biết đếm tiền bán ve chai cho vựa. Có má là không có ngu dốt nữa, từ ấy mà cái đầu tôi hết tăm tối?.

Tháng 7 lại tới, tôi háo hức chờ đến ngày rằm, không phải chỉ để ăn cơm chùa, mà là thăm sư thầy ngày trước, má cũng vui. Tôi dắt má đến chỗ thầy phát hoa, đến lượt tôi, không cần thầy hỏi, tôi reo lên liến thoắng:

* ?Thầy cho con cái hoa màu đỏ đi thầy, con có má, má con đây nè thầy?

Sư thầy mỉm cười vui vẻ, thầy cài cho tôi một cành hoa hồng đỏ: ?Bé con, giỏi lắm?. Tôi reo lên với má, tôi thấy má cười vui lắm, vui hơn những lúc nhặt được ve chai nhiều. Má ôm tôi vào lòng rồi nức nở . ?Giỏi lắm, giỏi lắm, con là cuộc đời của má?.

Mỗi ngày đi lượm ve chai, má để dành một ít, bảo tới cuối năm má cho mua cho tôi một bộ đồ mới. Ui cha, cả cuộc đời lượm ve chai, tôi không nghĩ một ngày có thể mặc được đồ mới. Tôi hùn với má, mỗi ngày 1000, 2000đ,?Có những hôm đi lượm mắc mưa, về tôi sốt, bao nhiêu tiền dành dụm mua đồ mới, má mang ra tiệm thuốc, tôi xót lắm ?Má để dành tiền mua đồ đi, con bệnh vài ngày khỏi à? ? ?Con khờ quá, phải mau hết bệnh, mặc đồ mới mới đẹp?. Má xoa đầu tôi, má thức trắng canh tôi bệnh, lúc nào má cũng đắp lên trán tôi cái khăn ướt, má ôm tôi vào lòng, lại hát ru tôi đi vào giấc ngủ. Sáng ra, tôi thấy mắt má thâm quầng, tóc lại thêm vài sợi bạc, nhìn những nếp nhăn lại hằn lên thêm trên gương mặt má, tôi thương má lắm. Tôi biết những ngày nằm bệnh, má phải một mình lượm ve chai nhiều hơn trước để lo tiền thuốc, tiền thức ăn ngon cho tôi khỏi bệnh. Gánh nặng trên vai má lại chồng chất, thêm một đứa con, là má phải oằn lung, vậy mà má vẫn thương tôi hết mực. Tôi nghĩ về bé Vy, nếu gặp nó, tôi sẽ cho nó biết má tôi còn tuyệt hơn má nó nhiều nhiều lắm?.

Thu qua, đông tới, những cơn gió bấc về, mang cái hơi lạnh phả khắp vào không gian mù sương đẫm nước. Xóm ve chai nghèo lại sắp đón một mùa xuân. Tết đến, tôi lại nhớ tới

bộ đồ má hứa, nhưng tiền thuốc cho tôi hết veo tiền để dành của má lâu rồi. Thôi kệ, miễn là má con tôi vui là được, không có áo mới cũng chẳng sao, với tôi, giờ có má là điều sung sướng nhất. Một ngày, chiều về, tôi chờ má mãi vẫn không thấy má mua cơm về, không biết má đi đâu nữa. Gần tối, tôi chạy ra đầu hẻm, thấy người ta xúm xít bu quanh một chiếc xe tải lớn, không biết chuyện gì xảy ra, tôi lách qua đám người đông nghịt?. Trời ơi, hãy nói với tôi rằng không phải là một cơn ác mộng, tôi nhìn rõ, má tôi nằm đó, máu chảy nhiều ở hai bên thái dương, tôi chạy gào lên, tôi chạy xuống ôm má lên, tôi gào lên như thác đổ, sao không ai cứu má tôi hết vậy? Tại sao mọi người có thể hờ hững đến như vậy, hàng đống người đứng xem mà không ai mảy may một lời chua xót, má tôi. Tôi khóc thét: ?Má ơi, má ơi, má có sao không má ơi, đừng bỏ con má ơi, đừng má ơi?? Má tôi khóc nói được nữa, tôi chỉ thấy má nhìn tôi, rồi tràn nước mắt. Tôi nắm lấy đôi tay ướt máu, má đang cầm bộ đồ mới mua cho tôi ở tiệm. Vẫn đôi bàn tay, chai sần đến kinh khủng ấy, bây giờ gần như bất động, chỉ có đôi môi mấp máy, và hai hàng nước mắt vẫn lăn dài trên gương mặt má tôi?.cuộc đời ơi, ông thật tàn nhẫn, thật tàn nhẫn với những kiếp người khốn khổ?.


Sư Thầy nhận chôn cất má tôi ở cạnh chùa, gần ngôi mộ má bé Vy, tôi không còn má nữảMỗi ngày lượm ve chai về, trong sự cô đơn kinh khủng, tôi nhớ hình ảnh người đàn bà có khuôn mặt thật hiền, với đôi tay chai sần theo năm tháng, mỗi sang mua đồ ăn cho tôi, dạy tôi đánh vần và tập viết?đôi bàn tay ấy dang rộng ôm tôi trong những ngày mưa bão, chở che cho tôi trong những đêm giá lạnh ghê người. Đôi bàn tay mà ngày ngày phải lượm ve chai, đắp cho tôi từng mảnh khăn khi tôi sốt. Rồi những đêm thức trắng, với những sợi tóc bạc và vết chân chim, quãng đời sau này, tôi tìm đâu ra má nữa?.Tận sâu trong tâm hồn, tạo hóa ban cho tôi đến 2 người mẹ, nhưng chỉ có má là cho tôi những tháng ngày hạnh phúc, không sung sướng đủ đầy như thiên hạ, những cũng bao bọc cho

tôi trong cái gió mưa khắt nghiệt của cuộc đời. Má không mạnh mẽ, không như những siêu nhân huyền thoại, nhưng má có can đảm, má có tình thương, sự hy sinh cho đứa con bé bỏng, dù không phải má rứt ruột mang nặng đẻ đau mà chỉ vì tình thương cho một kiếp người lang bạt. Tôi nhớ lời má ?Con là cuộc đời của má?. Vì tôi mà má đã hy sinh cả cuộc đời còn lại, má đem cả mạng sống để mua cho tôi một niềm vui trong cái số phận hẩm hiu, bụi đời đơn độc. Ôi những đêm lạnh về sau, ai sẽ hát cho tôi nghe những khúc hát ru đến não lòng, làm sao tôi có thể ngủ được trong những tháng ngày không có đôi bàn tay má đỡ nâng, che chở?.Bây giờ, tôi mới thấy chua xót cho câu nói ngày xưa của bé Vy ?Anh không có má, sao anh biết?.? Phải, bây giờ tôi không có má, mãi mãi không bao giờ có má. Sẽ không có lần thứ 2, một vòng tay dang ra chào đón tôi như má đã từng làm. Khuất sau một thế giới, tôi cô độc thật rồi?.


Trần Anh Tuấn


Mục Lục


4. NORTHEAST GEORGIA - VÀNG, RƯỢU - VÀ THÁC NGÀN


Phan thái Yên




Hotlanta vẫn chờ mưa. Nhóm bạn (về hưu) cà phê Starbuck chúng tôi trốn nắng, bỏ chổ ngoài trời vào trong quán mát lạnh ngồi tán chuyện xuân thu, kinh bang tế thế cho đở vã thân già. Làm quân sư giúp ?make American great again? mãi cũng chán chúng tôi quay qua đề tài khám phá Northeast Georgia, ?quê hương? mới sau ngày tôi ?rờ tai? từ xứ lạnh Minnesota . Ý nghĩ giúp bạn bè, bạn đọc biết thêm Georgia đôi chút, nhất là giúp xóa được phần nào cái định kiến (nếu có) Georgia là một phần của Africa khiến chúng tôi càng thêm ?phấn khởi?.
Đề nghị đi bộ ?thám hiểm? 15 km đường mòn vùng chân núi khởi đầu của dãi thiên lý AppalachianTrail dài gần 3,500 km bắt đầu từ Springer Mountain ngay phía Nam vùng núi Blue Ridge Mountain thẳm mờ sương phủ đến tận vùng núi địa đầu Katahdin ở Maine bị bỏ rơi không thương tiếc trong quán cà phê có máy lạnh. Ai muốn lội bộ hàng chục cây số dưới cái nắng cháy da 95, 96 độ F đây?
Thôi thì khoanh một vùng nhỏ hơn vậy!
Welcome to Dahlonega! Vùng phố cổ cách phố Lawrenceville tôi ở chừng 100 km. Dahlonega ngày nay là địa điểm du lịch với nhiều vườn nho nấu rượu, xưa là vùng đất tìm vàng với hơn 30 thác ngàn ầm ào nước đổ. Trong phút giây tôi nhắm mắt mơ màng?du tử, rượu, vàng, kỷ nữ ướt thân ngà bên suối? Chỉ thua ?cò?!
?Chướng ngại? cuối cùng rồi cũng qua. Chúng tôi ?vờ? ánh mắt ?ém nhân tài? của các nội tướng phu nhân, vất vã chất thùng thịt thà rau trái chườm đá lạnh đủ ăn chỏ 3 ngày quí bà đã sửa soạn tươm tất. Có lẽ họ còn ám ảnh bởi cái lệnh của ủy ban quân quản thành phố hơn 40 năm trước thông báo sĩ quan Ngụy bới thức ăn đủ 10 ngày trình diện học tập. 10 ngày trở thành 3 năm, 4 năm, 7 năm, 10 năm?

width="320" height="220">

width="320" height="220">















Sau chừng giờ rưởi lái xe và một lần ghé ?chùa? McDonald nửa đường để xả bầu tâm sự chúng tôi vào tới downtown. Dahlonega là vùng tìm vàng đầu tiên của thời American Gold Rush cũ, một trong những phố cổ có giá trị lịch sử nhất ở Mỹ. Dãy phố xưa tồn tại bền bỉ, thăng trầm theo dọc dài 175 năm lịch sử của vùng rừng núi Chattahoochee National Forest.
Mái tháp chuông trên tòa nhà chính của trường Đại học North Georga vàng óng lên dưới ánh mặt trời. Không như Visitors Center tấp nập du khách ra vào thăm viếng, tòa nhà Gold Museum bên kia đường nằm im lìm trầm tư về những ngày Gold Rush cũ.
Chúng tôi được hướng dẫn cặn kẻ về những dòng thác trong vòng 25 miles quanh vùng Dahlonega có thể đến gần bằng xe hơi và các vườn nho cho du khách nếm rượu.

width="320" height="220">

width="320" height="220">



















Chỉ còn vài tuần nữa là lễ hội Wine Tasting Festival hàng năm sẽ diễn ra nên chúng tôi quyết định không ghé thăm các vườn nho trong lần viếng thăm này. Một trong năm vườn nho nổi tiếng trong khu vực có cái tên ?Three Sisters Vineyards & Winerỷ rất mời gọi khiến tôi không khỏi suy nghĩ ?linh tinh?... Mấy bà ?Diệt Tuyệt Sư Thái? này có lẽ đã rờ-tai ba bốn chục năm trước rồi (?)

Trong số 11 thác ở khu vực Dahlonega, hôm nay chúng tôi chọn viếng thăm thác Dicks Creek Falls và Amicalola Falls.
Dicks Creek Falls cách Visitors Center 24km về phía Bắc. Thác cấu thành do sự hội nhập của hai con lạch sâu chảy từ Dicks Creek trong vùng Chattahoochee National Forest. Đây là nơi tắm lội và câu cá nổi tiếng cho cư dân trong vùng.

Chúng tôi nghĩ ăn trưa ở cuối thác. Thức ăn ngon, chân trần ngâm trong nước mát rượi, thác reo, trời xanh, lá xanh, mắt vơ vẩn nhìn quanh... Life is good!

width="320" height="220">

















Con đường gần 30 cây số về hướng Tây từ phố Dahlonega đến thác Amicalola Falls đồi dốc uốn lượn quanh co đẹp như tranh vẻ. Xe luồn lách qua ngàn xanh trùng điệp mà tôi lại không ngớt mường tượng lúc lá Thu trở màu quan san đỏ vàng thẩm tím chân trời.

Xe chạy qua một ngã ba đường có đống đá lù lù đắp ngọn trông lạ mắt. Chúng tôi dừng xe. Thì ra trong lòng đá vẫn sống một truyền thoại từ bộ lạc người da đỏ của vùng núi non này về phần số truân chuyên của nàng công chúa Cherokee. Thì ra cho dù Đông Tây, kim cồ, ?rằng hồng nhan tự thuở xưa, cái điều bạc mệnh có chừa ai đâu?. Thật là ?đau đớn thay phận đàn bà, lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung??Tương truyền rằng công chúa Trahlyta của bộ lạc Cherokee trong vùng rừng núi nay thuộc North Georgia nhờ uống nước từ nguồn suối thanh xuân nên mãi giữ được nhan sắc tươi trẻ, chim sa cá lặn nổi tiếng khắp vùng. Chàng chiến binh kiêu dũng Wahsega theo đuổi Trahlyta nhưng bị nàng cự tuyệt. Căm tức vì mối hận tình, chàng dũng sĩ đã bắt cóc nàng công chúa, giam giữ nàng xa khỏi vùng non núi quê nhà. Không được uống nước từ dòng suối thanh xuân, nàng công chúa yếu dần, trở bệnh rồi chết. Thân xác nàng được mang về chôn cất nơi thác ngàn quê hương như lời trăn trối. Người da đỏ và cả người da trắng sau này dần dà có tục lệ mang đá đắp lên mộ nàng mỗi lần ngang qua. Ngày nay, nguồn suối thanh xuân của nàng công chúa Cherokee chính là Porter Springs,và Cedar Mountain, miền quê hương sơn dã nơi ấp ủ nấm mộ ngàn thu mang tên Stonepile Gap.

Rời Stonepile Gap không khỏi vướng chút nặng lòng, chúng tôi tiếp tục chuyến đi về ngọn thác chính muốn viếng thăm hôm nay.

Amicalola Falls cao 729 feet là thác cao nhất Mỹ tính từ phía đông của dòng MississippịTrả 5 dollars cho chổ đậu xe, chúng tôi vào thăm Visitors Center để được hướng dẫn các lối đi đến thác. Tuy có thể lái xe đến gần chân thác hay tận bãi đậu xe trên đỉnh, chúng tôi đã lần theo lối mòn gần cây số rồi leo mấy trăm bậc thang dựng dọc theo luồng nước để "chinh phục" ngọn thác này.

width="320" height="220">

width="320" height="220">

















Có người nói tổng cọng có tới 604 bậc thang, nhưng tụi này mệt quá khỏi đếm luôn.
Hình dưới đây chụp ở sàn nghĩ chừng ¼ lối lên tới đỉnh.

width="320" height="220">
















Hi vọng quý bạn có được vài phút vui thăm viếng miền cao nguyên Northeast Atlanta nơi chúng tôi chọn làm ?backyard? cho ngôi nhà về vườn của mình. Tôi chợt nhớ tới câu nói ví von ?sân sau nhà tao dài tới 150 miles? của một người bạn. 150 miles!?
Cha này quá lời chăng!? Như vậy là bao gồm cả vùng Cherokee Casino (North Carolina) với ngọn thác Dry Falls nổi tiếng. Viếng thác này, chúng ta có thể đi bên trong thác mà không bị ướt, hèn chi tên của nó là ?thác khổ.

Xin hẹn gặp các bạn ở Dry Falls và Bridal Veil Falls ở vùng Highlands, North Carolina (tiếp giáp North Georgia)

Dry Falls (Highlands, North Carolina)

width="320" height="220">

















10/2016


Phan thái Yên

Mục Lục


5. Lá Diêu Bông, Một Tình Yêu Thánh Hóa


Trần Việt Long




Lá Diêu Bông không hiện hữu trên trái đất này thì làm sao ai mà tìm thấy được và như thế thì chẳng khác nào người đẹp gieo cầu trong gió lớn, làm lỡ duyên người con gái thơ ngây! Tôi viết vài dòng về Lá Diêu Bông vì thấy lyric và nhạc của Trần Tiến mang tính mẫn cảm thật đẹp về tình yêu hơn lyrics và nhạc của Phạm Duy về cùng một bài thơ, Lá Diêu Bông của Hoàng Cầm.

Thật vậy, câu chuyện tình Lá Diêu Bông là có thật cho dầu Lá Diêu Bông là một loại cỏ cây huyền thoại mang tính platonic. Năm 8 tuổi, cậu bé học trò Bùi Tằng Việt (sinh năm 1921) từ nơi trọ học trở về nhà ở Bắc Ninh thì tình cờ cậu gặp một thiếu nữ hàng xóm 16 tuổi tên Vinh, cậu fell in love immediately. Rung cảm trước tình cảm thiết tha thật dễ thương đó nơi một cậu em thật bé, tâm hồn người thiếu nữ đã khởi lên một tình yêu thăng hoa đầy thánh hóa. Nhưng rồi mùa Xuân có giới hạn thời gian, người thanh nữ phải xuất giá ở tuổi 20 khi nhà thơ tương lai Hoàng Cầm của chúng ta mới tròn 12 tuổi. Chôn chặt hình ảnh lãng mạn đầu đời đó mãi đến năm 1959 thì bài thơ "Lá Diêu Bông" mới ra đời. Cần phân biệt ở đây bài thơ của Hoàng Cầm với bản nhạc cùng tên do Phạm Duy sáng tác trong thập niên 1980s. Bài thơ nguyên tác như sau:

Váy Đình Bảng buông chùng cửa võng
Chị thẩn thơ đi tìm
Đồng chiều,
Cuống rạ.
Chị bảo:
Đứa nào tìm được Lá Diêu Bông
Từ nay ta gọi là chồng.
Hai ngày em tìm thấy lá
Chị chau mày: Đâu phải Lá Diêu Bông.
Mùa đông sau em tìm thấy lá
Chị lắc đầu,
Trông nắng vãng bên sông.
Ngày cưới chị
Em tìm thấy lá
Chị cười xe chỉ cắm trôn kim.
Chị ba con
Em tìm thấy lá
Xoè tay phủ mặt, chị không nhìn.
Từ thuở ấy
Em cầm chiếc lá
Đi đầu non cuối bể.
Gió quê vi vút gọi
Diêu Bông hời ? ới Diêu Bông !

Qua kinh nghiệm cuộc đời, chúng ta biết cả hai, cô Vinh và cậu bé Việt, đã tha thiết yêu nhau trong ý nghĩa thánh thiện nhất của tình yêu. Ở đây tình thơ và tình yêu đã quyện lẫn vào nhau nhưng vẫn ở ngoài tình ái. Biết tình cảm lãng mạn của mình không có lối thoát nên cô Vinh đã đưa ra một thách đố không thể thực hiện được cho cậu bé Việt. Cô Vinh biết rằng làm gì có Lá Diêu Bông trên thực tế nhưng cậu bé Việt thì quyết tâm đi tìm trong cả cuộc đời mình như là một sự đi tìm cái "bản lai diện mục" của Tình Yêu viết hoa vậy. Đấy là "the Soul of World" và "when you want something with all your heart, that's when you are closest to the Soul of World . It's always a positive forcẹ" [The Alchemist, p. 78]. Khi một người tha thiết yêu ai đó thì tình yêu đó là một nguồn cảm hứng dạt dào thúc đẩy người ấy sáng tác những vần thơ tuyệt diệu mà sức tuôn trào của lời thơ như một dòng thác chảy vô bờ.

Tôi rất ngưỡng mộ khả năng diễn đạt ngôn ngữ qua lời nhạc của Phạm Duy nhưng lyric Lá Diêu Bông của ông thì dường như ông chưa nhận ra được tình yêu chân thành của cô Vinh dành trọn vẹn cho cậu bé Việt khi ông đem chữ "tao" gắn vào ngôn ngữ trữ tình của cô Vinh thay cho chữ "ta" nguyên khởi của chính cô, "Đứa nào tìm được lá diêu bông / Từ nay tao sẽ gọi là chồng." "Ta / ngươi" là ngôn ngữ tình yêu được xử dụng bình đẳng giữa nam và nữ khi tình cảm của họ đã "tế ngộ" mà quan hệ xã hội chưa đủ chín mùi để chuyển sang "anh / em." Và cuộc hành trình đi tìm Lá Diêu Bông vẫn tiếp tục nơi Hoàng Cầm cho dầu đang tìm ở cõi vĩnh hằng chứ không phải nói như Phạm Duy, "Em đi trăm núi nghìn sông / Nào tìm thấy lá Diêu Bông bao giờ ...".

Nhạc của Phạm Duy hay hơn nhưng tương đối khó hát trong khi nhạc của Trần Tiến rất gần gũi dân ca và dễ hát hơn, và lyric của Trần Tiến thì trung thành với cảm quan của cô Vinh và cậu bé Việt hơn; ngoài ra Trần Tiến lại thêm vào vài lời thật dễ thương mà có người con gái đã trả lời tôi khi tôi hỏi về chồng con của nàng sau nhiều năm mới gặp lại, "Lấy chồng sớm làm gì /để lời ru thêm buồn !" Thật ra cô em này cũng "ăn gian" tôi khi cô chỉ trích ra một dòng để trả lời câu hỏi của tôi, trong khi lyric của Trần Tiến là lời than của Hoàng Cầm đối với cô Vinh khi cô Vinh đi lấy chồng:

Lấy chồng sớm làm gì, để lời ru thêm buồn
Ru em thời thiếu nữ xa xôi
Còn đâu bao đêm trăng thanh
Tát gàu sòng, vui bên anh.

Để hiểu bài thơ Lá Diêu Bông của Hoàng Cầm thì không thể không nói phớt qua về ý nghĩa của các chữ ?váy Đình Bảng? và ?buông chùng cửa võng? được.


Váy: Từ trước khi quân nhà Minh chiếm đóng Việt Nam thì đàn bà người Việt mặc váy. Váy giống như skirt của Mỹ và jupe của Pháp:

Vừa bằng cái thúng mà thủng hai đầu,
Bên ta thì có, bên Tàu thì không.

Đến đầu thế kỷ thứ 15 khoảng sau năm 1415 thì nhà Minh bắt buộc đàn bà Việt phải mặc áo ngắn và quần dài như người Tàu. Hơn 250 năm sau thì Nhà Lê cấm đàn bà mặc quần áo như Tàu mà phải mặc váy theo truyền thống văn hóa dân tộc. Đến khoảng năm 1750 thì Chúa Nguyễn thấy người Chiêm ăn mặc kín đáo hơn nên bắt buộc đàn bà người Việt phải mặc quần như người Tàu. Đến đời Vua Minh Mạng thì nhà vua buộc đàn bà cả nước phải mặc quần như đàn bà Đàng Trong nhưng lệnh này không được thi hành triệt để ở Đàng Ngoài, nhất là vùng thôn quê.

Tháng chín có chiếu vua ra:
Cấm quần không đáy người ta hãi hùng.

Đình Bảng: Làng Đình Bảng nguyên là đất cố đô Hoa Lư, cách Hà Nội khoảng 30 km. Đình Bảng là nơi nổi tiếng về con gái đẹp, vãi lĩnh và lụa tốt, và có nhiều thợ may khéo, nhất là may váy phụ nữ. Về con gái đẹp thì Đình Bảng cũng như Nha Mân của Miền Nam hay Kim Long của Huế.

Gà nào hay bằng gà Cao Lãnh,
Gái nào bảnh bằng gái Nha Mân?



Kim Long con gái mỹ miều
Trẫm yêu trẫm nhớ trẫm liều trẫm đi

Nhưng xin các cô gái Miền Nam và Miền Trung đừng giận tôi nhe vì tôi phải thành thật nói rằng cả Nha Mân và Kim Long đều không thể nào sánh được nét thướt tha duyên dáng của người con gái Đình Bảng trong chiếc váy lĩnh, váy lụa thật mượt mà và sang quý khi họ làm như vô tình "buông chùng" đến mắt cá chân với các nếp gấp phía trước (phụ nữ) hay hai bên (thiếu nữ) lượn hình lưỡi trai (con trai, con hến) như những gợn sóng nhấp nhô nho nhỏ để tha hồ cho các chàng trai giàu tưởng tượng mến yêu.



Cửa võng: hay còn gọi là ?bao lam? là hình ảnh của ?rèm vắn lên hai bên? như chúng ta cột màn cửa sổ sát hai bên thành đố cửa sổ. Vải rèm hay màn dồn lại và rũ xuống hai bên. Trên một bức hoành phi thì cửa võng là phần trang trí sơn son thếp vàng làm khung phía trên của bức hoành phi mà phía dưới thì ?để trống? không trang trí.


Câu thơ này là câu thơ nói lên đại ý của cả bài thơ. Một cậu bé 8-9 tuổi lững thửng theo sau một cô gái 16-17 tuổi đang thẩn thơ (chứ không phải thẩn thờ) đi tìm trên đồng ruộng vừa gặt lúa xong chỉ còn trơ cuống rạ trong một buổi chiều để đi tìm cái chân nguyên thơ mộng mà trong tâm tư thầm kín nhất, sâu thẳm nhất của nàng là cái mộng mơ đầu đời không diễn đạt thành lời. Đấy là cái tinh hoa của tình yêu nam nữ mơ hồ được thăng hoa từ sự phát triển thể chất tròn đầy một cách tự nhiên và không gợn một tí gì về dục tính. Và đấy là cái mà nàng đi tìm suốt cuộc đời một khi nàng đã trưởng thành và biết tên gọi rõ ràng cái tinh hoa đó là Hạnh Phúc ! Hình ảnh đầu tiên gây ấn tượng nhất về cô gái đối với cậu bé là chiếc váy của nàng (cậu bé thấp quá so với cô gái !). Cái váy của người phụ nữ lớn tuổi và vất vã thì rất đơn giản, chỉ là một cuộn vải may khép kín, tròng vào qua hai chân, và có giây thắt lưng ở phần trên, nhưng chiếc váy của các phụ nữ giàu sang hay các cô gái mới lớn thì ngoài ?cái thúng mà thủng hai đầu? đó thì vạt vải còn rộng dung hơn sự cần thiết dùng để tạo dáng thướt tha bằng cách làm nên những nếp gấp cân đối ở hai bên như hình ảnh cửa võng hay bao lam vậy.

Điều bi thảm của con người là cô gái mãi đi tìm trong suốt cuộc đời nàng nhưng cái tinh hoa của tình yêu mang tên là Hạnh Phúc đó vẫn xa xôi biền biệt vì rằng,

Hai ngày em tìm thấy lá
Chị chau mày : Đâu phải Lá Diêu Bông.



Mùa đông sau em tìm thấy lá
Chị lắc đầu ,
Trông nắng vãng bên sông.

rồi

Ngày cưới chị
Em tìm thấy lá
Chị cười xe chỉ cắm trôn kim.

cuối cùng

Chị ba con
Em tìm thấy lá
Xoè tay phủ mặt, chị không nhìn.

Tâm trạng người con gái đi từ ?chau mày, lắc đầu, cười? lơ đãng đến nỗi buồn vô vọng ?xòe tay phủ mặt, chị không nhìn? vì không thể nào tìm được Hạnh Phúc của Tình Yêu.


Trần Việt Long

Mục Lục


6. Về Hưu


Song An Châu




Đoản văn:

Ngày mong đợi cũng đã đến. Như con ngựa già kéo chiếc xe đời lên dóc. Trên xe chất đầy hành trang ?hỉ, nộ, ái, ố? mà nỗi buồn, thương, giận hờn to lớn đã trì kéo chiếc xe đời cũ kỷ, tuổi thọ đã cao, chưa đến đích đã quỵ ngã giữa đường đời đầy chông gai, vạn dậm?

Một kiếp người có là bao, nếu đếm thời gian bằng những phiến lá xanh tươi đầy niềm vui, thương yêu, trìu mến; đằng này những chiếc lá úa mùa thu buồn bã, khô héo càng ngày càng đổ dồn lấp cã những hạnh phúc nhỏ nhen của cuộc đời ?nên thời gian kéo dài như vô tận.

Qua bao quanh co, gềnh thác, suối sâu, vực thẳm trên đường đời đầy chông gai, sỏi đá cũng chồn chân mõi gối rồi. Thôi. Xin dừng lại đây. Không phải để ngắm trời mây, non nước? mà để ôn lại nỗi đau, ê chề càng ngày càng lớn dần như chiếc bong bóng được dòng đời bom hơi sắp nổ tung, tàn lụi.

Ở cái móc thời gian ?thất thập cổ lai hỉ, chiếc xe cũng long óc, gẫy càng, xẹp bánh?đâu còn muốn tranh đua gì nữa, đâu còn sức lực gì mà mà rướn tới ?
Nhìn lại đoạn đường đi quảđâu làm được những gì ích lợi cho bản thân, gia đình, tha nhân và đất nước. Những kết quả sau những tháng năm dài nổ lực kéo chiếc xe đời chỉ là hạt cát trên biển buồn sa mạc.

Những cái bắt tay, những vòng tay ôm thân thiết, đi kèm theo lời nói ?goodby, good luck? của những người đồng nhiệm, đồng sở, khác màu da, không cùng quê hương chỉ thoáng qua như làn gió mát vuốt ve trong buổi trưa hè nắng gắt.

Không như con trâu già bao năm kéo cày trên ruộng đồng thay thế sức người, trả công nuôi dưỡng cho nhà nông và một ngày nào đó còn là một món thực phẩm ngon trong bữa tiệc tùng cho người chủ và gia đình, bè bạn.

Tôi, nay như chiếc xe thổ mộ cũ kỷ, hết xài vứt bên hông cạnh bên xó nhà, không biết ai thấy còn tiện ích lấy để trồng hành, tạo hương vị cho đời trong những bữa cơm nghèo đạm bạc hay không ?

Xin cám ơn đời, cám ơn người đã cho tôi cuộc sống, dù cuộc sống không được an vui, như ý trên cõi đời này. Xin chào cuộc đời, xin chào mọi người. Nay tôi là chiếc lá cô đơn rụng bên đường đời, chờ ngày rã mục ??..

Kỷ niệm, ngày đầu về hưu, GA, June 12, 2009

Song An Châu

Mục Lục


7. Hành Hương Fatima Portugal


Nguyễn Quý Đại




Những nơi Đức Mẹ Maria hiện ra trên thế giới, có hàng triệu người hành hương và cầu nguyện, nhưng chỉ có ba địa danh được Tòa Thánh Công Giáo Roma công nhận.

1/Đức Mẹ Guadalupe. Hiện ra tháng 12 năm 1531 trên đồi Tepeyac ở México, Tòa Thánh công nhận ngày 25/ 5/1754 dưới triều Giáo hoàng Biển Đức XIV.

2/ Đức Mẹ Fatima ở Portugal (Bồ Đào Nha). Hiện ra ngày 13/5/1917 (lần đầu) 13/10/1917 (lần cuối). Năm 1930 Tòa Thánh công nhận, triều Giáo hoàng Piô XI.

3/ Đức Mẹ Lộ Đức "Đức Mẹ Lourdes". Hiện ra ngày 11/02/1858 (lần đầu) và 16 /7/1858 (lần cuối) tại Lourdes Pháp, Tòa Thánh công nhận năm 1862

-Đức Mẹ Mễ Du (Medjugorje) còn được gọi là Nữ Vương Hòa Bình, năm 1981 ở Bosnia và Herzegovina Tòa Thánh thành lập từ năm 2010 một ủy ban đang điều tra các phép lạ.

-Đức Mẹ La Vang ngày nay là một Thánh địa và là nơi hành hương quan trọng của người Công giáo Việt Nam, nằm ở huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị, thuộc Tổng Giáo phận Huế. Các tín hữu tin rằng, Đức Mẹ Maria hiển linh ở khu vực này vào năm 1798. Ngày 13/04/1961. Hội đồng Giám mục Việt Nam quyết định La Vang là Trung tâm Thánh Mẫu Toàn quốc.

Thời tiết vào thu ở Munich se lạnh, buổi sáng có những án mây mù bay là đà trên cây, lá bắt đầu vàng úa, chúng tôi hành hương đến Fatima thì trời nắng ấm hơn. Theo giờ quốc tế thì Portugal chậm hơn Đức 1 giờ (Munich 10 giờ Lisbon 9 giờ). Đến phi trường Lissabon/ Lisbon là thủ đô của Portugal, muốn đi Fatima phải đi xe bus. Từ phi trường ra khỏi terminal 2, lên xe Airo Bus số 96. Trạm xe bus viết số nhỏ khó tìm, phải hỏi người ta, nơi đó có người đứng bán ticket, nếu không thì mua trên xe. Đi khoảng 15 phút mỗi người trả 2? tới trạm Lisboa là trung tâm bus đi nhiều nơi, xếp hàng mua ticket đi Fatima giá khứ hồi mỗi người là 21,60?, theo lịch trình cứ 1 giờ thì có một chuyến, xe bus ?Rede Expressos? nầy cũng đến

Porto. Trên bus có Wifi rất mạnh, từ trạm Lisboa đến Fatima khoảng 1h30? đến 1h 45? (127 km), trạm ngừng đầu tiên là xuống xe, nếu không xuống thì nó chạy tới Porto. (từ Fatima đi Porto mất 2 tiếng và ngược lại).

Ngày về chuyến xe đầu tiên lúc 7 giờ sáng (cách nhau 1 tiếng có 1 chuyến) từ Fatima đi Lisboa. Trước cửa trạm xe bus Lisboa có bus Nr.96 đi phi trường cách nhau 40 phút 1 chuyến. Nếu trể 1 chuyến mất thêm 40 phút có thể trể chuyến bay! Vì phải đổi xe bus từ Terminal 1 sang xe bus khác đi Terminal 2.

Fatima - Sứ Điệp Hòa Bình và Tình Thương

Fatima trung tâm hành hương, hàng năm trên 4 triệu người đến tạ ơn và cầu nguyện. Năm 2017 kỷ niệm 100 năm, phải giữ phòng trước, nếu chậm trể thì không còn phòng. Tối nào lúc 22 giờ cũng đọc kinh lần hạt Mân Côi tại nhà nguyện và kiệu Mẹ Fatima, nhưng thứ Bảy lễ rước kiệu Mẹ rất đông người ở quảng trường của Vương Cung Thánh Đường và nhà Nguyện của Mẹ bên cây sồi ngày xưa Mẹ hiện ra trên đó, khắp nơi rực sáng ánh nến. Trưa Chúa Nhật thánh lễ kiệu Mẹ Fatima trang trọng hơn ngày thường, chấm dứt Thánh lễ mọi người vẩy tay chào tạm biệt Mẹ Fatima nhiều người rơi nước mắt! Mỗi người có một tấm lòng, một đức tin đến cầu nguyện cho bản thân, gia đình, người thân... Chúng tôi không quên cầu xin Mẹ Fatima hiển linh ban cho quê hương Việt Nam sớm có: Tự Do - Dân Chủ và Nhân Quyền.

Fatima là một làng nhỏ, du khách đi thăm các nơi như làng Aljustrel, nhà của 2 gia đình Lúcia dos Santos, Jacinta Marto và Francisco Marto. Đia danh Loca do Cabeco nơi Thiên thần ?Engel des Frieden? hiện ra đầu tiên năm 1916. Giếng nước Thiên Thần hiện ra lần thứ 2 mùa hè năm 1916, Valinhos nơi Mẹ hiện ra ngày 19/8/ 1917 bảo hãy cầu nguyện ? Pray, pray very much, and make sacrifices for sinners? và 14 đàng Thánh giá trên đồi. Nhà thờ nơi các trẻ em Lucia, Francisco, Jacinta được rửa tội... Có Mini Tram đi qua 5 trạm dừng lại cho du khách thăm viếng và tiếp tục đi chuyến kế tiếp đi 1 vòng như vậy chỉ trả 5? cho mỗi người. Tiện nghi và vừa với túi tiền, phiá sau nhà Thờ là Casa São Nuno ? Hotel, mỗi ngày 45? ở và ăn 3 bữa, mỗi bưã ăn trưa tối đều có 1 chai Wein (rượu nho đỏ) và nước suối. Chọn Menu các món ăn ngon hợp khẩu vị. Hotel nầy của nhà Dòng Ẹmail: csn@casasaonunọcom Website: www.casasaonunọcom. Tel: 0351 249 530 230

Chúng tôi cầu xin còn sức khoẻ sẽ trở lại Fatima một vài lần nữa, ở lại Lisbon

đi Porto hai nơi đó có nhiều cảnh đẹp và về Fatima trong những ngày cuối tuần để cầu nguyện.

Hằng ngày Thánh lễ đều bằng tiếng Bồ Đào Nha, nhóm chúng tôi may mắn gặp Cha Tuý quyền bề trên đến từ Phước Tuy (Vũng Tàu) và tân linh mục Guerricus Phạm Cao Vũ và thầy Ý tu học ở Áo cùng người chị và em trai của cha Vũ từ Việt Nam sang. Sáng sớm còn sương mù lúc 5:30 Thánh lễ tại nhà nguyện Mẹ Fatima, chỉ trong thời gian 30 phút, tiếp theo là của Cộng Đồng hành hương khác. Chúng tham dự thánh lễ, 2 linh mục đồng tế cầu nguyện, hát thánh ca tôn vinh Đức Mẹ Fatima:

Năm xưa trên cây sồi Làng Fatima xa xôi, có Đức mẹ Chúa trời hiện ra uy linh sáng chói.

Mẹ nhắn nhủ người đời hãy mau ăn năn đền tội, hãy tôn sùng mẫu tâm, hãy năng lần hạt mân côi.

Mẹ Maria ôi! Mẹ Maria ôi. Con vâng nghe mẹ rồi, sớm chiều từ nay sắm hối. Mẹ Maria ơi xin mẹ đoái thương nhận lời, cho nước Việt xinh tươi, đức tin sáng ngờịAlleluja

Mỗi người có một đức tin, nhưng phải sáng suốt, có lý trí không mù quán, mê tín để đời sống được thăng hoa và bình an. Nhóm hành hương chúng tôi có chị Tiếu ngồi xe lăn hơn 5 năm, hàng năm chị và anh thường đi cầu nguyện Mẹ ở Lộ Đức, Fatima, Mễ Du chị được phục hồi sức khoẻ bỏ xe và đi lại bình thường, dù trước đó bác sĩ cho biết chị phải ngổi xe lăn suốt đời; chị Chương bị ung thư bao tử là người chưa rửa tội, nhưng chị cầu nguyện và đọc kinh Mân Côi được các bác sĩ chửa lành, dù y khoa tiến bộ nhưng yếu tố tâm lý, đức tin làm cho người đó mau lành bệnh. Hai chị trên 70 tuổi nhưng không mệt đã đi qua 14 đàng Thánh giá trên đồi và đọc kinh cầu nguyện

Thật tâm cầu nguyện và sắm hối thì nhận được nhiều ơn phúc lành. Những ngày cầu nguyện ở Fatima chúng tôi đã đón nhận được tin mừng. Xin tạ ơn Mẹ Fatima tôi đã quỳ và đi bằng gối trên đoạn đường dài 300 m cầu nguyện.

?Lạy Chúa Giesu, xin tha tội chúng con, xin cứu chúng con khỏi sa hỏa ngục, xin đem các linh hồn lên thiên đàng, nhất là những linh hồn cần thêm lòng thương xót Chúa hơn Amen?.

?Cento Pastral Paulo VỈ sức chứa trên 7000 ngàn chỗ. Năm nay là năm Thánh khách hành hương nên vào cửa chính của nhà thờ nầy cầu nguyện để được ơn.

TÓM LƯỢC TÀI LIỆU THAM KHẢO ĐỨC MẸ FATIMA PORTUGAL

Bối cảnh lịch sử

Bồ Ðào Nha Portugal diện tích 92.212 km² dân số, 10,46 Millionen (2013) Khoảng 86,7% theo đạo Công giáo La Mã. Theo thống kê cứ mỗi 10 người Bồ Đào Nha thì có một người ngoại quốc. Hơn phân nửa người ngoại quốc sống tại thủ đô Lisboa/ Lissabon. Ngược lại người Bồ sống ở ngoại quốc khỏang 2 triệu người

Tiếng Bồ là ngôn ngữ chính thức của Bồ Đào Nha từ 1296, thay cho tiếng Latinh cổ điển, là quốc gia nằm ở Tây Nam Châu Âu trên bán đảo Iberia, giáp với Đại Tây Dương ở phía Tây và phía Nam, giáp Tây Ban Nha ở phía Đông và phía Bắc. Các quần đảo Açores và Madeira ở ngoài khơi Đại Tây Dương cũng thuộc Bồ Đào Nha. Ngọn núi cao nhất của Bồ Đào Nha là Monte Pico, cao 2.351 m trên đảo Pico thuộc về quần đảo Açores. Bồ Ðào Nha tách khỏi đế quốc Maures và thành một nước độc lập từ năm 1138?

Từ sau cuộc Cách mạng hoa cẩm chướng năm 1974 Bồ Đào Nha có một nền dân chủ nghị viện vững chắc. Bốn cơ quan quan trọng nhất của chính trị ở Bồ Đào Nha là Tổng thống, Thủ tướng và Hội đồng bộ trưởng, Quốc hội và Tư pháp.

Bồ Đào Nha là một nước phát triển và có mức sống đứng thứ 19 trên thế giới, theo The Economist Intelligence Unit. Bồ Đào Nha là thành viên của Liên minh châu

Âu và Liên hiệp quốc, đồng thời là thành viên sáng lập của Liên minh Latin, Tổ chức các nước Mỹ Latin, OECD, NATO, Cộng đồng các nước nói tiếng Bồ Đào Nha, Khu vực đồng Euro và Khu vực Schengen. Bồ Đào Nha xuất cảng quần áo, giày dép, máy móc, sản phẩm hóa học, nút bần, bột giấy và giấy; nhập c ảng máy móc, xe cơ giới, dầu và các sản phẩm từ dầu và các sản phẩm nông nghiệp. Bồ Đào Nha nhờ vào nguồn thu nhập lớn từ du lịch.

Tình hình xã hội, chính trị của Bồ Ðào Nha năm 1916-1917

Từ tháng 8 năm 1914, châu Âu xảy ra trận thế chiến thứ nhất, gây khổ đau, chết đói và hàng triệu người bị giết chết! Năm 1917 xảy ra cuộc cách mạng đẫm máu ở Nga Sô theo chủ nghiã vô thần, làm xáo trộn đời sống đạo đức, cũng như đức tin.

Những thế kỷ trước các thương thuyền của người Bồ Ðào Nha từng mạo hiểm qua các đại dương, đem tôn giáo và văn minh Âu Châu đến các lục địa xa xôi. Từ năm 1917, Bồ Ðào Nha lâm vào hoàn cảnh xã hội và kinh tế khó khăn, về quân sự, Bồ Ðào Nha bó buộc đương đầu với hai mặt trận, với Pháp, và với Phi Châu, tình hình thê thảm hơn.

Người dân Bồ Ðào Nha hầu hết là dân cư nghèo nàn, lương thiện, lam lũ tối ngày mà không đủ ăn. Những cơn lốc thù ghét Giáo Hội từ năm 1911 ông Afonsô Costa ký đạo luật tách biệt giữa Quốc gia và Giáo Hội. Người ta bắt ép các học sinh tuần hành ngoài đường phố với biểu ngữ cầm tay: "Không cần Thiên Chúa, không cần tôn giáo."

Chiến tranh gây tang tóc đau thương, con người gây nên tội lỗi, không tin vào Thiên Chúa. Để kêu gọi nhân loại phải sắm hối, bớt sa vào con đường tội lỗi. Ðức Trinh Nữ Maria đã hiện ra tại Fatima. Mang ánh sáng Hoà Bình và Tình Thương của Thiên Chuá đến thế gian.

Điạ danh Fatima là một làng nhỏ dân số hơn 12 ngàn người, diện tích 71, 84km² thuộc Vila Nova de Ourém tỉnh Leiria. Fatima là một họ đạo của địa phận Leiria nằm về phía Nam Trung phần của Bồ Ðào Nha. Vùng nầy đất xấu, khô cằn người dân nghèo, sống bằng nghề làm rẫy, chăng nuôi các đàn cừu, trồng nhiều cây Ôliu, và một số ít ngủ cốc Phần lớn dân cư đều mù chữ, chỉ có khoảng 10% biết đọc, biết viết. Các gia đình Dos Santos và Marto cư ngụ trong thôn Aljustrel. Gia đình Dos Santos có 1 bé gái, sinh ngày 22.3.1907 (9 tuổi) Hai người em họ em trai là Francisco Marto, sinh ngày 11.6.1908 (8 tuổi) và em gái Jacinta Marto,

sinh 11.3.1910(6 tuổi). Ba em bé này thường chăn dắt đàn cừu tại bãi gọi là «Cova de iria», cách thôn chừng 2 km.

Trong năm 1915: ba trẻ Lucia dos Santos- Francisco- Jacinta Marto gặp thiên thần hiện ra với chúng ở bãi này. Khi về nhà thuật lại với cha mẹ, chúng bị cha mẹ mắng, cho là đặt chuyện nói láo.

a) Sứ Thần Hòa Bình

Năm 1916 Lucia, Francisco và Jacinta Marto, ăn trưa và lần hạt Mân Côi, bỗng dưng một vầng sáng trắng xuất hiện trên đồng cỏ. Các em đã sửng sờ khi thấy một thanh niên trẻ đẹp trong y phục mầu trắng đứng giữa vầng sáng. Nói với các em rằng: "Ðừng sợ, ta là sứ thần hòa bình. Hãy cùng ta cầu nguyện. "Người quỳ xuống và cầu nguyện: "Lạy Chúa, con tin kính, con thờ lạy, con trông cậy và con yêu mến Chúa. Xin Chúa tha thứ cho những kẻ đã không tin kính, không thờ lạy, không trông cậy và không yêu mến Chúa."

Rồi vào một ngày mùa hè, đang khi các em vui đùa, Thiên Thần lại hiện ra với các em và bảo: "Hãy cầu nguyện và cầu nguyện thật nhiều. Thánh Tâm Chúa Giêsu và Trái Tim Mẹ Maria đã dành cho chúng con đầy lòng thương xót. Hãy tiếp tục dâng lên Thiên Chúa những lời cầu nguyện và những hãm mình. Hãy biến mọi việc làm thành những hy sinh dâng lên Thiên Chúa để đền bù tội lỗi đã xúc phạm đến Người, và cầu cho kẻ có tội ăn năn trở lại. Bằng phương thế này, hòa bình sẽ đến với quê hương các con... Ta là Thiên Thần bản mệnh của nước Bồ Ðào Nha. Hãy đón nhận và vui lòng chịu đựng mọi thử thách Chúa sẽ gửi đến cho các con."

Thờ lạy Thiên Chúa Ba Ngôi

Mùa thu năm ấy, Thiên Thần lại hiện đến cùng các em. Trong lần hiện ra thứ ba này các em thấy Thiên Thần một tay bưng một chén Thánh, một tay cầm Mình Thánh Chúa, các em đã nhìn thấy những giọt máu nhỏ xuống chén thánh. Ðể chén thánh và Mình Thánh Chúa lơ lửng trên không trung, Thiên Thần cung kính quỳ xuống đất và cầu nguyện: "Lạy Ba Ngôi - Ngôi Cha, Ngôi Con và Ngôi Thánh Thần - con cung kính thờ lạy Chúa, con xin dâng lên Chúa mình và máu thánh, linh hồn và bản tính Thiên Chúa

của Chúa Giêsu Kitô đang ngự trong các nhà chầu trên khắp hoàn cầu để đền tạ vì những tội bội bạc, thờ ơ, xúc phạm đến Người. Cậy vì công nghiệp vô cùng của Trái Tim Cực Thánh Chúa Giêsu và Trái Tim Vẹn Sạch Mẹ Maria, xin Chúa cho kẻ có tội được ăn năn trở lại."

b) Những lần Ðức Mẹ Hiện Ra

Sau hơn một năm, kể từ ngày Thiên Thần hiện ra lần đầu tiên cùng các em,

Lần thứ 1: ngày 13/5/1917, Ðức Mẹ đã hiện ra cùng các em lần đầu, trong khi các em đang chăn cừu trên một cánh đồng gần Cova da Iria. Ðó là một ngày trời nắng và trong sáng, bỗng nhiên các em thấy sấm chớp trên trời, các em lùa cừu vào nơi trú ẩn, nhưng một vầng sáng chói lòa đã xuất hiện trên một cây sồi ngay hướng các em đang đi. Các em đã sửng sờ khi nhìn thấy một Bà đang đứng trong vầng sáng trên ngọn cây. Ðức Mẹ phán bảo các em: "Hãy lần chuỗi Mân Côi (Rosenkranz) hằng ngày để đem hòa bình cho nhân loại và để chấm dứt chiến tranh". Sau khi hứa dâng chính mình cho Chúa và vui lòng chịu đựng mọi thử thách để đền tạ mọi tội lỗi đã xúc phạm tới Chúa và cầu cho kẻ có tội ăn năn trở lại, các em lại nghe tiếp: "Rồi đây các con sẽ chịu rất nhiều đau khổ, nhưng Chúa nhân lành sẽ ở cùng các con và sẽ phù trợ các con." Trước khi biến đi, Mẹ bảo 3 em hãy trở lại nơi đây đúng giờ trưa ngày 13 tháng sau.

Jacinta - quên giữ kín - về nhà thuật lại sự việc cho cha mẹ nghe. Tin này loan truyền nhanh khắp làng. Mọi người tỏ ra không tin. Vị linh mục chính xứ hỏi Lúcia, nhưng cũng không tin. Trong báo cáo gửi lên Giám mục cai quản giáo phận Leiria, vị linh mục viết: «cần phải xa lánh chuyện này».

Lần thứ 2: ngày 13/6/1917 Ðức Mẹ lại hiện ra với các em đúng giờ trưa, 3 em lại tới nơi hẹn, theo sau có khoảng vài chục người tò mò đến xem sự thể ra sao. Mọi người lần chuỗi đọc kinh. Đức Mẹ lại hiện ra với 3 em, nhắc Lúcia về tầm quan trọng của việc đọc kinh Mân Côi câu nguyện dâng kính «trái tim vô nhiễm Maria», đồng thời báo trước cái chết của 2 anh em Francisco và Jacinta Marto: «Ta sẽ sớm đưa Francisco và Jacinta về trời, còn con, con sẽ ở lại thế gian một thời gian. Chúa Giêsu muốn dùng con để loan truyền cho mọi người biết ta và yêu mến ta». Đức Mẹ cũng yêu cầu Lúcia học chữ để dễ loan báo lời Đức Mẹ cho các người khác.

Những người đi theo không nhìn và nghe thấy gì. Họ chỉ nhìn thấy cành cây nhỏ (mà Đức Mẹ đứng) trĩu xuống bởi sức nặng, rồi đột nhiên bật lên (khi Đức Mẹ biến đi). (1)

Lần thứ 3: ngày 13/7/1917, Lucia hỏi: "Xin Bà cho con biết Bà là ai, và xin Bà hãy làm một phép lạ để cho mọi người tin là Bà đã hiện ra với chúng con." Ðức Mẹ đã phán cùng với Lucia: "Hằng tháng các con phải tới đây và đến tháng Mười, Ta sẽ cho các con biết Ta là ai và Ta muốn gì. Lúc đó Ta sẽ làm một phép lạ để

mọi người tin.", "Các con hãy hãm mình hy sinh để cầu nguyện cho kẻ có tội." Ðức Mẹ dạy các em cầu nguyện: "Lạy Chúa Giêsu, con xin dâng những hy sinh này để đáp lại tình yêu Chúa, để cầu nguyện cho kẻ có tội được ăn năn trở lại và để đền tạ những tội xúc phạm đến Trái Tim Vẹn Sạch Mẹ Mariạ"

Khi Ðức Mẹ phán điều này, chị Lucia kể tiếp, cũng như các lần trước, Ðức Mẹ dang hai tay ra, nhưng chẳng phải sự sáng láng huy hoàng của Thiên Chúa như các lần trước, lần này các em đã nhìn thấy một biển lửa. Nhào lộn trong biển lửa ấy là ma quỷ và các linh hồn tội lỗi trông giống các cục than hồng, đen đủi hay xám xịt, nhưng thân hình bị treo lơ lửng đang bị lửa thiêu đốt kêu la trong đau đớn tuyệt vọng đã làm cho các em kinh hoàng đến run rẩy khiếp sợ. Các em kinh khiếp đến nỗi không nói nên lời trước cảnh hãi hùng của hỏa ngục đã ngườc nhìn về Ðức Mẹ trong ánh mắt van nài để tìm an ủi.

Ðức Mẹ bảo các em: "Các con đã nhìn thấy hỏa ngục nơi linh hồn các kẻ có tội bị giam cầm. Ðể cứu các linh hồn khỏi sa hỏa ngục, Thiên Chúa muốn phát động lòng tôn sùng Trái Tim Vẹn Sạch Ðức Mẹ trên hoàn cầu. Nếu các con thi hành các điều Ta phán dạy thì rất nhiều linh hồn sẽ được cứu rỗi và sẽ có hòa bình. Cuộc chiến này sẽ chấm dứt, nhưng nếu nhân loại không ngừng xúc phạm tới Thiên Chúa, một cuộc chiến tàn khốc nữa sẽ xảy ra và trong một đêm nào đó khi các con nhìn thấy bầu trời rực sáng bởi luồng ánh sáng kỳ lạ thì lúc đó các con sẽ hiểu đó là dấu chỉ Thiên Chúa sẽ trừng phạt nhân loại bằng chiến tranh và nghèo đói, Ðức Thánh Cha và Giáo Hội sẽ bị khủng bố ngược đãi. Ðể tránh tai họa này, Mẹ muốn thế giới hãy dâng nước Nga cho Trái Tim Vẹn Sạch của Mẹ và Mẹ muốn việc rước lễ mỗi thứ Bảy đầu tháng phải được thi hành để đền bù vì tội lỗi của nhân loại. Nếu các điều Mẹ mong ước được thực thi, nước Nga sẽ trở lại, và sẽ có Hòa Bình. Nếu không, nước Nga sẽ gieo rắc các tà thuyết trên khắp thế giới, chiến tranh sẽ xảy ra, Giáo Hội sẽ bị bách hại, người lành sẽ bị tử đạo... Ðức Thánh Cha sẽ hiến dâng nước Nga cho Mẹ, nước Nga sẽ trở lại, và thế giới sẽ được hưởng hòa bình một thời gian."

(Ðêm 24 rạng 25 tháng Giêng năm 1938, toàn thể Âu Châu đã bừng sáng mà các khoa học gia đã giải thích đó là hiện tượng "Bắc Cực Quang" (Aurora Borealis) nhưng những điều giải thích của các khoa học gia đã cho thấy nó vượt quá một hiện tượng tự nhiên. Trong thơ gửi Ðức Giám Mục, chị Lucia đã cho biết đó là dấu mà Ðức Mẹ tiên báo về cuộc chiến sắp xảy ra. Ba tháng sau Hitler ra lệnh động binh và bắt đầu tuyên chiến thế chiến 2 bắt đầu).

Lần thứ 4. ngày 19/8/1917, tại Cova da Ira Ðức Mẹ lại hiện ra với các em. Mẹ tỏ ra không mấy hài lòng về việc làm của ông Thị Trưởng và nói với các em: "Vì việc trên, phép lạ Ðức Mẹ định làm trong tháng 10 năm 1917 sẽ không được huy hoàng như đã định trước."

Lần thứ 5: ngày 13/ 9/1917, hơn 30 ngàn người tràn ngập thung lũng Cova. Ðức Mẹ đã nhắc các em siêng năng lần chuỗi Mân Chôi hằng ngày và lập lại lời hứa là đến tháng 10 năm 1917, các em sẽ được thấy cả Thánh Giuse, Chúa Hài Ðồng, Ðức Mẹ Núi Camêlô và Ðức Mẹ Sầu Bi.

Chẳng phải chỉ có ba em nhỏ của thôn Aljustrel là nhân chứng độc nhất của biến cố lạ thường ngày 13/9/1917 mà là cả đám đông, Cha Chính địa phận Leiria, Ðức Ông John Quarsema đã xác nhận nhìn thấy một cách tỏ tường và minh bạch một vầng hào quang đã di chuyển từ Ðông sang Tây - trong một bầu trời trong sáng - tới chỗ vẫn thường hiện ra và sau một thời gian đã biến mất về hướng mặt trời.

Lần thứ 6: ngày 13/ 10/1917 các em thấy chớp sáng và Ðức Mẹ hiện đến. Lucia hỏi:

- Bà muốn con làm gì?

-Ta muốn một nhà nguyện được xây ở đây để tôn kính Ta. Ta là Ðức Mẹ Mân Côi. Hãy tiếp tục lần hạt hằng ngày. Chiến tranh sẽ chấm dứt và binh sĩ sẽ trở lại gia đình.

Con có nhiều điều để xin Mẹ: chữa một số bệnh nhân, hoán cải tội nhân và những chuyện khác...

- Ðược, một số sẽ được, nhưng không phải tất cả. Họ chỉ cần cải thiện đời sống và xin ơn tha thứ mọi tội lỗi.

Rất buồn rầu, Ðức Mẹ dặn tiếp:

- Ðừng phạm đến Chúa nữa vì Chúa đã bị xúc phạm nhiều rồi.

Rồi, theo lời tự thuật của chị Lucia, Ðức Mẹ mở tay ra, làm ánh sáng chiếu lên mặt trời. Khi Ðức Mẹ cất mình lên, ánh sáng đó vẫn chiếu vào mặt trời.

Ðó là lý do Lucia hô lên cho mọi người ta nhìn vào mặt trời. Lucia không có ý kéo chú tâm của mọi người đến mặt trời vì cô cũng không ý thức họ hiện diện ở đó hay không. Cô đã làm thế theo động lực bên trong.

Một khi Ðức Mẹ biến đi, con (Lucia) thấy bên cạnh mặt trời, Thánh Giuse với Chúa Hài Nhi ban phép lành cho thế giới vì con thấy hai Ðấng vẽ hình Thánh Giá. Một lát sau, cảnh tượng đó biến mất và con lại thấy Chúa và Ðức Mẹ, hình như Ðức Mẹ Ðau Thương. Chúa Giêsu ban phép lành cho thế giới cũng như Thánh Giuse đã làm.

Sứ điệp Mẹ ban hành tại Fatima là sứ điệp đền tội và cầu nguyện, điều kiện để bảo đảm cho nền hòa bình thế giới và sự hòa bình của mỗi tâm hồn.

Tháng 10 năm 1930, khi Ðức Cha Dom José Alves Correia, Giám Mục giáo phận Leiria, công nhận biến cố Mẹ hiện ra tại Fatima, và ban phép sùng kính Mẹ Fatima, thì thôn làng nhỏ bé Fatima đã trở nên trung tâm hành hương thế giới, đến cầu khẩn với Mẹ. Fatima cũng trở thành động lực thúc đẩy mọi người hưởng ứng lời Mẹ, nhắn nhủ, cầu nguyện, và hy sinh cho tội nhân được ơn trở lại và nhất là nguyện cầu cho thế giới được hòa bình. Vì sứ điệp hòa bình và tình thương của Fatima cũng hòa hợp với sứ điệp hòa bình của Phúc Âm, dọn lòng con người đón chờ ơn cứu chuộc, nên sứ điệp Fatima luôn là sứ điệp hợp thời đại.

Ðức Thánh Cha Gioan Phaolô II viếng thăm Mẹ Fatima năm 1992: "Tất cả những ai đã sốt sắng đáp ứng lời kêu gọi của Ðức Mẹ hãy tiếp tục cố gắng tiến xa hơn nữa trong việc thi hành những mệnh lệnh đó trong đời sống."

Ðược như vậy, Trái Tim Mẹ sẽ toàn thắng. Ngày 28.4.1919 người ta đã xây 1 nhà nguyện nhỏ tại nơi Đức Mẹ hiện ra. Nhà nguyện đó được xây bằng đá và vôi, lợp ngói, dài 3,30 m, rộng 2,80 m, cao 2,85 m. Năm 1921, Giám mục mới cai quản giáo phận Leiria cho phép việc tôn sùng Đức Mẹ Fátima, và năm 1930 - sau 7 năm điều tra - Giám mục này đã công nhận chính thức việc Đức Mẹ hiện ra ở Fátima.

Từ năm 1928 khởi công xây Vương cung thánh đường tại Fatima và hoàn tất năm 1931. Thánh đường này theo lối kiến trúc tân cổ điển, dài 70,50 m, rộng 37 m. Bên trong có 15 bàn thờ dâng kính 15 mầu nhiệm Mân Côi. Phía bên trái trong nhà thờ là 2 ngôi mộ của Jacinta Marto (? 1920) và Lúcia (? 2005), bên phải là mộ của Francisco Marto (?1919).

Bên cạnh cuối thánh đường là các dãy cột có mái che nối với tu viện 1 bên và bệnh viện 1 bên. Nếu tính cả các tòa nhà này thì khu thánh đường có diện tích là 86.400 m2, chứa được khoảng 300.000 người. https://fatima.ch/wp-content/uploads/2011/08/Die-Erscheinungen-der.pdf
https://fatima.ch/wp-content/uploads/2011/08/Die-Erscheinungen-der.pdf

https://www.youtube.com/watch?v=n0IWyjql9eU


1/Francisco qua đời 1919, Jacinta qua đời năm 1920. Cả 2 em đã được giáo hoàng Gioan Phaolô II nâng lên hàng đáng tôn kính (venerable) ngày 13.5.1989 và được phong chân phước ngày 13.5.2000. Mộ của 2 người được cải táng vào trong Vương cung thánh đường Fatima. Còn Lúcia vào tu viện dòng Dorothea ở Pontevedra (Galicia, Tây Ban Nha) ngày 24.10.1925, sau đó khấn lần đầu năm 1928. Năm 1925 và 1929, Lúcia lại được Đức Mẹ hiện ra với mình. Tháng 10/1934, Lúcia khấn vĩnh viễn là nữ tu Đức Mẹ Maria Sầu Bi. Sau nhiều năm điều tra, Giám mục da Silva, cai quản giáo phận Leiria, trong thư mục vụ ngày 13.10.1930 đã công nhận sự kiện Đức Mẹ hiện ra với 3 em nói trên ở Fatima và chính thức cho phép việc tôn sùng Đức Mẹ Fatima. Theo lệnh hàng giáo phẩm, Lúcia đã viết các hồi ký về sự kiện trên gồm 4 bản (versions): 1 bản năm 1935, 1 năm 1937, 1 năm 1941 và 1 đầu năm 1942. Từ năm 1948, Lúcia vào tu trong đan viện dòng kín Carmêlô ở Coimbra (Bồ Đào Nha), dưới tên nữ tu Lúcia Trái Tim Vô nhiễm nguyên tội. Nữ tu Lúcia từ trần ngày 14.2.2005 ở tuổi 97.


Nguyễn Quý Đại

Mục Lục


8. Bệnh Than


Trần Thành Mỹ




Sau biến cố ngày 11-09-01 ở Mỹ, một thứ bệnh đã được ngăn chận từ lâu bằng cách chủng ngừa, lại tái xuất làm thế giới ăn ngủ không yên. Trước kia bệnh nầy thường được truyền cho gia súc như cừu, thế mà ngày nay, để gây chiến tranh vi trùng, những tên khủng bố, hầu đạt mục tiêu, không ngại dùng mọi phương tiện tàn ác vô nhân, xao động lòng người, gieo rắt đau thương. Những bao thơ mang ?bột trắng? được bí mật chuyển đến các cơ quan trọng trách chính quyền hăm dọa báo động tai ương. Cũng có kẻ vô lương, thừa nước đục thả câu, thêm dầu vào lửa, tiếp tay một cách phi luân vô trách nhiệm gây không khí hoang mang truyền nhiểm cho mọi dân lành. Đây là thứ bệnh gây những vết đốm đen trên thân người mắc phải và cũng nguy hiểm đến tính mạng nếu không phát hiện kịp thời chữa trị. Tên Việt là ?bệnh than? trùng tên với một căn bệnh tâm lý đặc biệt của nhân loại.

Thật vậy phàm là người ai cũng than van hay đúng hơn thích trút bầu tâm sự, giải toả nỗi niềm. Còn thở tất còn than nên ta thường than thở. Khác với thú cầm chỉ diễn tả bằng âm vang, rống, hí, gầm , kêu, thét,..., con người do thiên phú còn sử dụng được thêm vừa giọng nói, lẫn lời văn. Trên đời, ít ai bằng lòng với cái gì mình có, dẫu biết rằng
? Kêu Trời, Trời chẳng thấu,
Gọi đất, đất chẳng nghẻ.
Vẫn biết
?Mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên? mà miệng luôn ?than Trời trách Đất.
Nguyễn Du cũng đã nêu lên thuyết tài mệnh tương đố,
?Chữ tài liền với chữ tai một vần?.
Con người còn hay đổ lỗi cho số mạng
?Bởi số chạy đâu cho khõi số?,
than thân trách phận vì
?Bắt phong trần phải phong trần,
Cho thanh cao mới được phần thanh cao?.

Than còn nói lên điểm bất lực của thân phận dù ?có Trời mà cũng có tả nhưng vẫn ?nhân bất thắng thiên?. Không một ai thoát khỏi vòng phong tỏa khen chê, có lý do hay không bất cần, đúng sai màng chi, miễn được than là cảm thấy khoẻ, đời như lên hương một tí ti rồi.

Đó quả thật là một căn bệnh ?gên? than cơ bản tự nhiên muôn đời, không cần học cũng biết, trao chuốt sẽ tinh vi nhuần nhuyễn gấp bội.

Hơn thế nữa, trời cao lồng lộng, đất rộng mênh mông, lòng người vô tận, tạo vật vô cùng làm sao mà đo lường, lấy lượng nào đong, hiểu sao cho thấu nỗi không than. Ngay cả Tạo hoá cũng
?... đành hanh quá ngán,
Đắm đuối người trên cạn mà chơi?.

Về con người thì muôn người muôn mặt, bá nhân bá bụng bá bao tử do đó
? Sông sâu còn có người dò,
Lòng người hồ dễ ai đo cho tường?,
và từ ?thỏa mãn? tưởng chừng như không có trong bồ chữ của thế gian.
?Có mới nới cũ?, ?được đàng chân lân đàng đầu?, ?được voi đòi tiên? được hình dung như những nét chấm phá trong bức tranh thủy mặc vẽ chân dung hay một vài loại tế bào hiện hữu trong cơ thể con người khó hiểu khó lường.

Nghĩ cho cùng, bệnh chữ ? T? nầy thật thích hợp ăn khớp với mọi mặt cuộc đời, tỉ như tình, tài, tiền, tâm, tục, tù, tòng, ..

Tình chẳng hạn cũng không bao giờ trọn vẹn, thường than mây khóc gío',
?Tình chỉ đẹp khi còn dang dở??,
« Yêu là chết trong lòng một ít,
Vì mấy khi yêu mà lại được yêu ».

Đừng tưởng tài cao, học rộng, thông minh là trúng số chắc ăn, như các nhà Nho xếp hạng « nhứt sĩ nhì nông tam công tứ thương » vì hãy coi chừng
« Có tài mà cậy chi tài,
Chữ tài liền với chữ tai một vần »
hay « ?nhất sĩ nhì nông,
hết gạo chạy rong nhất nông nhì sĩ ».

Tiền bạc là huyết mạch, « có tiền mua tiên cũng được » cho nên « túi tham không đáy », người giàu than chưa đủ còn kém so đo, người nghèo rên bạc phúc, vô phần.

Sống trên đời thật không dễ,
« Ăn ở sao cho vừa lòng người,
Ở rộng người cười ở hẹp ngừơi chê »?.

Ngay cả tập tục cũng rắc rối khó lường thay đổi như « nhập gia tùy tục, nhập giang tùy khúc »?.
Nghĩ cũng tức cười, lắm lúc gặp cơn bĩ cực bực mình ai cũng than bảo là muốn chết, nhưng có mấy ai mà dửng dưng không sợ lưỡi hái Tử thần.

Ta có câu « khôn cũng chết, dại cũng chết, biết là sống » (Khổng Tử ) làm ta nhức bể đầu thêm vì biết bao giờ ta biết? Nhớ chuyện Dương Tu « khôn quá hóa ngu » nên bị Tào Tháo vốn rất đa nghi và ganh tị quá khích đã ra lệnh giết chết để trừ hậu hoạn và thỏa lòng ganh ghét riêng tư.

Với thống khổ, than thầm hay lộ liễu thì còn hiểu nổi, thế mà trong cuộc vui vẫn sợ có lúc tàn. phải chăng là bệnh tưởng? Bản tính con người luôn nơm nớp lo viễn vông bông lông cái vượt tầm tay, huyền bí vì nhận chân giá trị nhân vô thập toàn của mình.

Ngay cả hạnh phúc cũng không thoát khỏi vòng cương tỏa tương đối, hai mặt tục lụy bất di bất dịch sướng khổ. Tập tục lề lối giềng mối cũng không đóng khung nổi tình cảm tung cánh. Thời Nho học, kim chỉ nam « tam tòng » đã ly gián bao mảnh tình chân thật ở mọi giai cấp, điển hình chuyện tình éo le giữa anh lái đò nghèo Trương Chi với nàng vương giả Mỵ nương, công chúa Huyền Trân với chàng kỵ mã Khắc Chung vì:
« Hai châu Ô, Lý bao nhiêu đất,
Làm mất trong tôi một cõi lòng! »

« Cung oán ngâm khúc » cũng diễn tả nỗi ai oán cô đơn của người con gái được vinh dự tấn cung sống trong lầu son gác tía mà tựa như tù ngục giam hãm trọn cuộc đời. Và còn sống là còn than đến hơi thở cuối cùng.

So sánh hai thứ bệnh trong ngoài cùng tên, phải chấp nhận cuộc đời hạn hẹp, biến thiên, một vòng lẩn quẩn, hỏa sa mù vô định, bất ngờ, không tài nào hiểu thấu.
Vốn biết đời là khổ lụy, sinh bệnh lão tử chẳng chừa ai, để làm dịu bớt tính căng thẳng đó, dung hòa giải tỏa tâm sự bất lực, con người thật khôn ngoan đã biết khắc ghi, truyền tụng, ca ngợi nỗi than khóc của mình chẳng những bằng cách phát biểu mà còn qua dấu chỉ văn hóa nghệ thuật biến cái ?bất? thành hình như những bong bóng đủ màu, đóa hoa đầy hương sắc tô điểm cuộc đường trần nhẹ gánh dạo qua.



Trần Thành Mỹ

Mục Lục


IIỊ Hộp Thư Toà Soạn ___________________________________________________



Nguyệt San Giao Muà xin cám ơn những thân hữu đã dóng góp bài vở cho Nguyệt San Giao Muà số 175 . Một số bài khác sẽ được đăng dần vào số tới. Mong mỏi sẽ nhận được những sáng tác của các bạn bốn phương để cho Nguyệt San Giao Muà thêm phần hương sắc trong tương lai.

Mục Lục


Thể lệ để nhận Nguyệt San Giao Muà: 1) Để vào danh sách của NSGM (subscribe), xin gửi email về GiaoMua@hotmail.com
2) Để rút ra danh sách của NSGM (unsubscribe), xin gửi email về GiaoMua@hotmail.com
3. Mọi chi tiết, thể lệ, thắc mắc, xin gửi về: GiaoMua@hotmail.com 4. Mọi bài vở, đóng góp, xin gửi về: GiaoMua@hotmail.com Nguyệt San Giao Muà Homepage: http://www.GiaoMua.com Thể lệ gửi bài cho Nguyệt San Giao Muà: Mong bạn gửi Bài cho GM theo cách này là tốt nhất : 1. Dùng mẫu chữ Vietnet (VIQR) hay Unicode 2. Viết Hoa chữ đầu của bài và bút hiệu. Ví dụ: Giọt Mưa Trên Lácủa NS Phạm Duy 3. Gửi bài ngay trong email (không kèm file), để cho BBT khỏi mất công download xuống để đọc 4. Gửi tất cả các bài trong 1 tháng 1 lần trong1 email, nếu tiện. 5. Bài vở xin gửi đến trước ngày 25 mỗi tháng 6. Mọi chi tiết, thể lệ, thắc mắc, xin gửi về: GiaoMua@hotmail.com Cám ơn bạn rất nhiều, vì nhân sự có hạn, BBT không thể ngồi đánh máy lại từng đề bài hay bút hiệu.

Địa Chỉ Liên Lạc:

Nguyệt San Giao Muà
P.O . Box 378
Merrifield, Virginia 22116
USA

Trang Nhà 

Web Counters
Web Site Hit Counter

Copyright 2002 by Giao Muà e-magazine and respective authors