Số 178
Ngày 1 tháng 2 năm 2017
Nguyệt San Giao Mùa
P.O. Box
378
Merrifield, Virginia
22116
USA
Thư Ngỏ
Tháng hai vừa đến, ngày TẾT NGUYÊN ĐÁN năm ĐINH DẬU (28 tháng một 2017 ) vừa trôi qua. Thật gần, còn nóng hổi.
Ngày Hội Xuân được xãy ra khắp mọi miền từ tây sang đông nào Hawaii, California, Arizona , Texas đến Georgia . Khắp nơi trên thế giới, người Việt Nam tưng bừng lễ hội mừng xuân. Vui có, buồn có , tâm trạng buồn vui lẫn lộn hầu như ai cũng có.
Có người vui vì nghĩ mình may mắn , gia đình đông đủ , thành công . Có người buồn cho kiếp long đong , bơ vơ lạc lỏng, vất vả nơi xứ người, lại còn gánh nặng người thân bên quê nhà. Mỗi người mỗi cảnh , chỉ khi tết đến mới ngồi lại, ngẫm nghĩ, rồi ngậm ngùi.
Ai xa quê hương cũng ngập tràn nhung nhớ, và một cô bé 15 tuổi, dù được sinh ra ở tiểu bang Georgia, nơi tôi được may mắn mời phụ trách phần thi THƠ VĂN, với chủ đề "Việt Nam quê hương tôi, đất nước và con người" trong ngày hội Xuân 22/1/2017
Cũng đã làm một bài thơ khiến cho tôi thán phục mà chấm cho em giải nhất. Bài thơ em viết bằng tiếng Anh và được mẹ giúp để cùng dịch ra tiếng Việt:
Saigon,Saigon
Where have you gone?
Saigon, Saigon
What have you done?
Your beautiful flags
all scattered and torn
Through years of war,
this is what yoúve become.
Once the city of wealth and pride,
now deprived of justice and life.
Eagle, Eagle
Where have you gone?
Eagle, Eagle
What have you done?
You gave us some hope,
and then you swept it back.
You helped us gain courage,
but again, you shattered that.
Now your wings have grown tired,
your children call you home.
So yoúve given up,
say your job here is done.
Viet Cong, Viet Cong
Where have you gone?
Viet Cong. Viet Cong
What have you done?
We looked on you with rancor
as you destroyed those we held most dear.
You raised the wretched banner
and yelled triumphantly for all to hear.
But malicious are you,
betrayers among us.
Can't you hear those painful screams uttering throughout the motherland?
The sorrows and cries
shaking every pebble in the sand?
The travail of a long war we have lost
but more importantly at the cost
that our eagle has vanished
and our city has perished
under the eroded ashes
of the millions of precious souls who remained still standing...
even when the betrayers came.
Thiên Thanh Nguyễn , 15 tuổi
Học Lớp 10.
Tôi hỏi em vì sao em làm bài thơ này thì em trả lời:
The reason I wrote this poem was because I wanted to convey the feelings of many South Vietnamese who suffered through the Vietnam War. Because my family was from Vietnam and my grandfather fought through the Vietnam War, I knew what it was like for them to be living through that time. Also, as a first generation Vietnamese born in America I wanted to remember my heritage as well as remind my other Vietnamese peers to keep remembering who they are and where their family was from.
Ôi ! Đáng yêu làm sao một tâm hồn thơ trẻ nhưng đã có trong người dòng máu anh hùng của cha ông. Em là một thiên tài với bài thơ xuất sắc về hình thức lẫn nội dung. Cám ơn thật nhiều bé THIÊN THANH của cô.
Bé đã khiến tôi tự hỏi: tháng hai có President's Day trên tờ lịch Hoa kỳ, người Tổng Thống mới sẽ mang lại gì cho đất nước này và trên quê hương nửa vòng trái đất của chúng ta , được gì chăng ?
Và rồi chúng ta cũng sẽ không quên ngày lễ TÌNH YÊU ngọt ngào của tháng hai , cầu chúc cho mọi người luôn được yêu thương gắn bó bằng tấm chân tình dành cho nhau. Mãi mãi và mãi mãi .
Vân Hà
viết thay Ban Biên Tập Giao Muà
Bài vở trên Giao Muà là do các tác giả gửi đăng và Giao Muà không chịu trách nhiệm về nội dung. Muốn xin trích đăng lại, xin liên lạc với GiaoMua@hotmail.com.
I . Thơ _______________________________________________________________________
1. Lặng Lẽ Xuân Về | ______ Trần Đan Hà | |||||||||||||||||||||||||||||||
2. Xuân Viễn Xứ | ______Song An Châu | |||||||||||||||||||||||||||||||
3. Niềm Đau Mùa Xuân | ______Chung Thủy | |||||||||||||||||||||||||||||||
4. Tìm Đâu Xuân Cũ | ______Nam Thảo | |||||||||||||||||||||||||||||||
5. Đau Đáu Tình Quê | ______ Tình Hoài Hương | |||||||||||||||||||||||||||||||
6. Xuân Độc Hành ! | ______ Hồ Chí Bửu | |||||||||||||||||||||||||||||||
7. Tết Hải Ngoại | ______ ChinhNguyen/H.N.T. | |||||||||||||||||||||||||||||||
8. Câu Kinh Lạc Lối .. | ______ Jacaranda | |||||||||||||||||||||||||||||||
9. Đợi |
______ Như Nguyệt 10. Đầu Năm Khai Bút |
|
______ Hàn Thiên Lương | 11. Trái Tim
|
|
______ Nguyễn Thị Thanh Dương | 12. Thầm Lặng |
|
______ Nguyễn Hải Bình | 13. Thu Hoài Cố Xứ |
|
______ Nguyễn Đông Giang |
14. Tiễn Biệt |
|
______Vân Hà |
15. SÀI GÒN |
|
______ Thiên Thanh |
16. Cuộc Tình Đòi Trả .. |
|
______ Sông Cửu |
17. Trầm Hương Xa Ngái |
|
______ Trần Huy Sao |
18. Lá Khóc |
|
______ Lê Miên Khương |
19. Còn Bao Lâu Nữa |
|
______ Du Yên |
|
II . Văn _______________________________________________________________________
1. Đừng Tặng Hoa Cho Tôi ___________ Nguyễn Thị Thanh Dương | 2. Hiến Chương Tình Yêu (truyện dài nhiều kỳ) ___________ Tình Hoài Hương |
3. Đêm Hồng Ngự ___________ Phan thái Yên |
4. Nhớ Tết Năm Xưa ___________ Trần Thành Mỹ |
5. Bông Mồng Gà ___________ Á Nghi |
6. Gà Tây Gà Ta ___________ Nguyễn Quý Đại |
7. Từ Công Phụng : Nét Nhạc, Lời Ca và Tiếng Hát ___________ Nguyễn Phụng |
8. Những Mùa Xuân Trong Đời ___________ ChinhNguyen/H.N.T. |
III . Trả Lời Bạn Đọc__________________________________________________
1. Nhắn Tin/Trả Lời Bạn Đọc _______ Ban Biên Tập |
I . Thơ __________________________________________________
II . Văn___________________________________________________________
Nguyễn Thị Thanh Dương
2. Hiến Chương Tình Yêu (truyện dài nhiều kỳ) Tình Hoài Hương
Tình Hoài Hương
Phan thái Yên
Phan thái Yên
Trần Thành Mỹ
Trần Thành Mỹ Á Nghi
Á Nghi Nguyễn Quý Đại
Nguyễn Quý Đại 7. Từ Công Phụng : Nét Nhạc, Lời Ca và Tiếng Hát Nguyễn Phụng
Nguyễn Phụng ChinhNguyen/H.N.T.
ChinhNguyen/H.N.T. IIỊ Hộp Thư Toà Soạn
___________________________________________________
Thể lệ để nhận Nguyệt San Giao Muà:
1) Để vào danh sách của NSGM (subscribe),
xin gửi email về GiaoMua@hotmail.com
Địa Chỉ Liên Lạc:
Nguyệt San Giao Muà
Copyright
2002 by Giao Muà e-magazine and respective authors
Shop sửa xe hôm nay ít việc, để mặc mấy anh thợ làm lai rai bên ngoài anh Bông ngồi trong gian phòng nhỏ chật trên bàn bừa bộn giấy má, sổ sách, hóa đơn?Mọi thứ còn lấm lem dấu vết dầu nhớt hay vương vấn mùi dầu nhớt. Nhưng dù thế nào nó cũng là office của chủ nhân tiệm sửa xe.
Anh ngả người ra, gác chân lên bàn, ngửa mặt sờ râu, vừa nghỉ xả hơi vừa lo lo nghĩ đến vợ. Suốt từ chiều hôm qua đến giờ vợ giận hờn anh, mặt lạnh và không thèm đếm xỉa đến chồng, mà lỗi cũng tại anh ?nhẹ dạ? với người khách sửa xe sồn sồn xinh đẹp, chị ta bước vào văn phòng này để thanh toán hóa đơn sau khi xe chị đã được sửa xong với định gía là 500 đồng, chị ta không móc bóp trả tiền ngay cho anh nhờ mà ngồi tán hưu tán vượn, khen shop của anh lớn và tối tân, giàn thợ của anh toàn những người giỏi tay nghề và ?khen anh tử tế, tính gía hợp lý, phải chăng rất đáng tin cậy theo như lời đồn đãi của nhiều người, để cuối cùng chị ta xin anh chủ bớt tiền vì chị là khách quen sửa xe ở đây nhiều lần.
Gía 500 đồng là gía đã cân nhắc gồm tiền phụ tùng và tiền công thợ, nhưng nghe một người phụ nữ xinh đẹp hết lời khen ngợi đề cao mình anh Bông đã cao hứng bất ngờ bớt ngay cho bà khách hàng trẻ tuổi xinh đẹp 100 đồng cho ?hào hoa và đẹp mặt vì không lẽ bớt vài chục lẻ tẻ..
Khách hài lòng hớn hở vừa bước ra khỏi văn phòng thì chị Bông xầm xập bước ngay vào, không hài lòng chút nào, mặt đỏ lên vì giận:
- Nãy giờ tôi đứng ngoài cửa nghe hết rồi, anh dễ bị đàn bà dụ ngọt qúa vậy? chị ta mới nịnh nọt 5 phút được bớt ngay 100 đồng nếu nịnh thêm chút nữa không biết sẽ tới đâu ?
Anh Bông lúng ta lúng túng:
- Sao em? rình mò nghe mà không? thẳng thắn bước vào trong thì ?đỡ cho anh biết mấy.?
Chị Bông càng sôi giận lên:
- Tôi mà thèm rình mò anh hả ? chẳng qua là tôi đi shopping về, sẵn đi ngang qua đây ghé vào định khoe anh cái áo mới mua. Thấy anh có khách nên tôi phải đứng ngoài chờ cho lịch sự nhờ thế mới thấy cảnh ?dại gáỉcủa anh.
Rồi chị đay nghiến:
- Chắc bà khách này quen thuộc và ưu tiên lắm chứ gì? Vào trả tiền mà nói chuyện đẩy đưa với ông chủ không muốn dứt.
Anh Bông khổ sở phân bua:
- Mặt mày tay chân luôn dính dầu mỡ chứng tỏ anh luôn bận rộn thế này thì giờ đâu mà để ý đến mặt mũi khách hàng, nào biết ai lạ hay quen???
- Đúng thế, nhưng với một người đàn bà đẹp thì người ta sẽ nhớ hoài khó quên kể cả đàn bà và đàn ông. Đàn bà nhớ đến vì ganh tị còn đàn ông vì xao xuyến. Sách báo tâm lý nói thế đấy .
Anh Bông vụng về chống đỡ:
- Ừ, thì bà ấy là khách quen nên anh bớt, chứ không vì đẹp hay xấủ
- Trời ơi, thử nhan sắc Thị Nở anh có bớt không? anh đã ?cho không? người ta 100 đồng dễ dàng, trong khi tôi đi chợ thiếu 1 đồng cũng không bước ra khỏi chợ được, anh biết chưa?
- Biết rồi mà !
Chị Bông vẫn đay nghiến:
- 100 đồng đó tôi đi shopping hàng on sale cũng ôm về nhà một đống đồ, anh biết chưa?
- Biết rồi mà !
Thế là về nhà anh Bông bị vợ giận, bây giờ nghĩ lại anh thấy mình ?dại gái? thật, vợ giận cũng đáng đời vì bớt 100 đồng là mất trắng tiền công thợ, coi như sửa xẻmiễn phí cho người đẹp, tiết kiệm giùm chồng con nàng chứ anh có sơ múi được gì ngoài nụ cười và lời cám ơn rối rít của nàng trong vài phút giây phù du ngắn ngủi.
Công nhận phụ nữ đẹp ?lợi hại? thật, anh từng tự hào mình là người đàn ông đứng đắn, chung tình với vợ mà đôi khi cũng bị những cơn gío phất phơ làm lung lay cành lá cây đại thụ.
Giờ đây anh đang moi tim, moi óc mà chưa tìm ra cách làm hòa với vợ cho vui nhà vui cửa, mặc dù anh đã thề thốt, hứa hẹn với vợ là không bao giờ bớt tiền sửa xe cho phụ nữ nữa, nhất là ?con mẹ? kia, nhưng vợ anh vẫn chưa tha.
Đang mải suy nghĩ thì tiếng phone reo, thì ra là Hiếu thằng bạn thân từ hồi trung học và tiếp tục chơi thân với nhau khi gặp nhau bên Mỹ :
- Ê Bông, tuần sau tao về Việt Nam nè, mày về với tao một chuyến đi? Tháng này vé máy bay đang on sale rẻ bèo.
Anh Bông quên chuyện mình, ngạc nhiên hỏi:
- Gì mà về liên tục vậy, mới cách đây vài tháng mày đã về Việt Nam rồi mà?
- Ừa, bữa đó ba tao đau . Kỳ này má taỏđau.
- Trời, mày luôn có lý do để về thăm Việt Nam. Hết ba đau tới má đaủ
Hiếu bổ sung thêm:
- Còn bà nội, bà ngoại tao nữa, cứ để dành dự trữ đó ai đau ốm là tao về thăm ngay, cho nên tao về Việt Nam thường xuyên như người ta đi buôn. Đến nỗi có lần tao về Việt Nam đợt một trở lại Mỹ và quay về Việt Nam đợt hai, tình cờ gặp một người quen, nó ngạc nhiên hỏi: ?Ủa, tao đã gặp mày cách đây 2 tháng mà sao tới giờ này mày vẫn còn ở đây? chuyến này mày về Việt Nam ở lâu dữ vậy??
Hiếu thích chí khoe:
- Nhà tao làm business thành công, đắt hàng, vợ luôn tham công tiếc việc đâu dám đóng cửa nghỉ đi chơi nên bên Việt Nam có chuyện lớn nhỏ gì cũng cho tao về ?đại diện?. Xong việc gia đình là tới việc của tao, về Việt Nam có các em trẻ măng tha hồ cho mình lựa chọn, có tiền, có đô la Mỹ trong tay mình là Thượng Đế mà. Các em hầu hạ, chiều chuộng dạ thưa ngọt ngào để?bù lỗ cho mụ vợ gìa, dịu dàng thì hiếm, cáu gắt mắng mỏ thì luôn hậu hĩnh đổ vào đầu mình suốt nhiều năm nay. Tội gì không về?
Anh Bông phản đối:
- Vợ mày khỏang 40 như vợ tao mà mày đã liệt kê vào tuổi gìa sớm thế?
Hiếu cãi:
- Tao hỏi mày 40 tuổi so với 18, đôi mươi thì không gìa chát gìa chúa à? Chưa kể là ?hàng? cũ xài rồỉMà tao rủ mày về Việt Nam là chọc mày cho vui thôi, chứ tao thừa biết.mày là thằng đàn ông yêu kính vợ. Tính nết mày từ thời học chung trung học, quen ai, yêu ai thì chỉ biết có người ấy. Không hiểu sao tao vẫn thân với mày dù chúng ta là hai con đường ngược chiều.
Anh Bông kể cho bạn:
- Không ai hiểu tao bằng mày. Tao đang bị vợ giận hờn đây, vẫn cái tính đỏng đảnh như hồi mới quen nhau yêu nhau. Hôm qua tao chỉ bớt cho bà khách sửa xe chút tiền mà bị vợ giận cho tới hôm nay luôn.
- Nhưng vấn đề là bà khách này gìa hay trẻ? xấu hay đẹp?
- Vừa trẻ vừa đẹp thì tao mới cảm động và bớt ngay cho bà ta 100 đồng chứ. Thử một ông gìa hay bà già có ngồi nịnh nọt và trả gía cả giờ đồng hồ chưa chắc tao bớt cho đồng nào.
- Tao biết ngay mà, vợ mày tiếc tiền thì ít nhưng nổi cơn ghen thì nhiều đấy, vì khách hàng là một thiếu phụ trẻ đẹp Thôi chào nhé, chiều nay đóng cửa tiệm sớm về nhà với vợ ngay để làm huề đi.
Anh Bông buông phone thì vài phút sau tiếng phone lại reo, anh cầm phone lên và chán nản nói ngay:
- Tao vừa nói rồi mà, không bao giờ tao về Việt Nam một mình như mày đâu, đừng có nhiều lời rủ rê nữa cho mất công cả đôi bên..
Giọng lạnh lùng xoáy vào trong máy nghe:
- Tôi đâỷ
Anh Bông giật mình khi nhận ra tiếng nói của chị Bông:
- Ủa, em đó hả?
- Phải, tôi đâỷ
Anh Bông mừng vui nói một hơi dài:
- Em gọi là tha lỗi cho anh và hết giận anh rồi hả? Lòng anh luôn ngay thẳng em ơi, nãy có thằng bạn gọi phone rủ anh về Việt Nam chơi, anh từ chối ngay, khi phone em gọi lại anh tưởng nó nên khẳng định thêm một lần nữa, em nghe thấy chưa?.
Giọng chị Bông vẫn lạnh lùng:
- Nghe rồi, nhưng mặc kệ anh, tôi không thèm để ý đến chuyện đó?
- Trời ơi, em giận dai nhách như mấy cái rẻ rách lau dầu nhớt của shop anh vậy đó, chốc nữa về nhà thấy em giận anh buồn lắm. Vậy chứ em gọi anh có chuyện gì?
Chị Bông gằn giọng:
- Nghe đây nè, anh hãy nghe cho kỹ đây nè?
Anh Bông hồi hộp:
- Ừ, anh đang nghe đây, có chuyện gì xảy ra nữa mà em căng thẳng thế?
- Tôi muốn nhấn mạnh với anh rằng hôm nay là ngày lễ Valentine, ngày lễ Tình Yêu, anh đừng mua hoa tặng tôi nhé. Tôi không thèm nhận đâu. Nhất định tôi không thèm nhận đâu. Tôi cúp phone đây.
Nghe giọng nói anh tưởng tượng ra ngay cả điệu bộ của vợ đang ngoe nguẩy cúp phone. Anh Bông mừng húm vội hét lên như ngày xưa Archimede đang ngồi trong bồn tắm bỗng tìm ra sức đẩy của nước của chất lỏng:
- Ôi, em ơi, anh hiểu ra rồi !
Nhưng chị Bông đã cúp phone nhanh hơn anh tưởng.
Thì ra hôm nay là ngày lễ Tình Yêu.
Anh Bông nhìn đồng hồ, đã hơn 2 giờ trưa, sự bận rộn cộng thêm sự giận hờn của vợ làm đầu óc anh rối ren và u mê đi, anh quên mất hôm nay là ngày Valentine, hàng năm cứ ngày này anh đã order hoa gởi về nhà cho vợ từ buổi sáng để chị đón hoa tươi của chồng và chưng bày trong nhà rồi buổi chiều anh về sớm để cùng vợ con đi ăn tối.
Thì ra chị Bông đã ?sốt ruột? nhắc nhở anh Bông khi qúa nửa trưa mà không nhận được hoa của anh gởi tặng, cái vẻ ?lạnh lùng? nói chuyện lúc nãy mới đáng yêu làm sao. Chị đã tha ?tội? cho chồng và ?gợi ý?cho anh cơ hội làm hòa, đơn giản thế mà anh chẳng nghĩ ra.
Ngày xưa anh Bông yêu chị Bông cũng ở nét nũng nịu đáng yêu ấy, sống với nhau mười mấy năm mà cái duyên của chị vẫn còn, vẫn hấp dẫn anh .
Anh Bông nhẹ tênh cả lòng, bước ra khỏi văn phòng, xuống shop nói với mấy anh thợ:
- Chiều nay chúng ta về sớm nhé?về mà mua hoa tặng vợ hay người yêu rồi còn hẹn hò nhau.
Một anh thợ trêu chọc:
- Và anh chủ cũng về nhà đưa chị chủ đi chơi ngày lễ tình yêu nữa đấy.
Anh Bông vui vẻ xác nhận:
- Đúng thế. Hoan hô tình yêu dù mới hay cũ. Hoan hô ngày lễ Tình Yêu.
Thay vì order bình hoa gởi về nhà vẫn kịp, anh Bông sẽ ra tiệm mua và tận tay mang về . một bó hoa với những loại hoa mà chị yêu thích để ?tạ lỗi? vợ.
Anh Bông về nhà, vào tận phòng ngủ khi chị đang ngồi soi gương chải tóc, chắc là đang làm dáng, làm điệu để đón anh về, nhưng chị không ngờ anh về sớm đến thế. ?Chính sách mỹ nhân kế? của vợ mỗi khi vợ chồng giận nhau anh đã quen thuộc và vẫn là kẻ bị ngất ngư, choáng váng?.
Anh ngắm vợ, khen:
- Ngày lễ Tình Yêu có khác, trông em càng đẹp ra, càng tình thêm rả
Anh đứng sát vào chị, lịch sự nhưng âu yếm chìa bó hoa ra:
- Cho anh lời xin lỗi và được tặng em bó hoa ngày lễ Tình Yêu này nhé em?
Tức thì chị vênh mặt về hướng khác, lạnh lùng:
- Đừng tặng hoa cho tôi, anh mang ra bếp mà cắm hoa cho nồi niêu, soong chảo nó ngắm.
- Em nỡ lòng nào để bó hoa yêu này vào bếp?
- Vậy thì anh mang hoa của anh vào phòng tắm cho xà bông, khăn mặt và khăn bông nó ngắm.
Anh Bông năn nỉ:
- Thôi, em đừng hành hạ bó hoa tình yêu của anh nữa, nhưng chính em đã ra ?tín hiệu? cho anh, nhắc nhở anh mà?
Mặt chị vẫn vênh lên như miếng bánh tráng vừa nướng trên than hồng:
- Tôi gọi phone để nói cho anh biết là đừng tặng hoa cho tôi trong ngày lễ Tình Yêu này, tôi sẽ không thèm nhận đấy..Trăm ngàn lần không và triệu triệu lần cũng không đấy. Thế thôi.
Anh Bông cương quyết:
- Trăm ngàn lần ?có? và triệu triệu lần ?có?. Anh tin thế, vì khi phụ nữ nói ?không? là ?có?, là em muốn nhắc anh mua hoa về tặng em khi em chưa thấy hoa anh gởi đến như mọi năm. Em sợ trễ, em sợ anh quên luôn, em đã hết giận anh và em vẫn yêu anh?
Chị xích người ra xa khỏi anh và ngắt ngang:
- Này, anh ngừng đi nhé, anh đừng tưởng tượng qúa lời nhé. Tôi lập lại thêm một triệu lần nữa là ?Đừng tặng hoa cho tôi?
Anh lại áp sát người vào vợ, đây cũng là một ?chiến dịch lì lợm tấn công? làm lành của anh để đáp lại ?chiến dịch mỹ nhân kế? của vợ.:
- Em vẫn như ngày xưa, bắt anh chơi trò đuổi bắt và đong đưa tình làm anh ?mệt mỏi? và ?tan nát? cả trái tim. Anh biết lỗi rồi, anh xin thề thêm một triệu lần nữa là không bao giờ để lòng ?nghiêng ngả? vì lời tán dương của bất cứ bà khách hàng sửa xe nào mà bớt tiền cho chúng nó cả, dù chúng có đẹp đến nỗi làm chim sa cá lặn .
Chị Bông vùng vằng:
- Nói thì nhớ lời đấy. Thà bớt tiền sửa xe cho bà gìa hay các ông, các chú bác lớn tuổi thấy phước đức hơn?còn mấy mụ đàn bà trẻ đẹp anh cứ ?chém? gía đắt vào, tội lỗi gì em chịu.
Anh biết là vợ giận nói thế thôi, chứ chém giá đắt qúa thì tiệm sẽ ế ẩm, lấy gì nuôi vợ nuôi con? Đúng là vợ anh đang ghen, thằng bạn chỉ nghe sơ câu chuyện mà đoán đúng tâm lý phụ nữ qúa trời, Anh Bông sung sướng hãnh diện cười thầm, nhưng vẫn ra vẻ ?nhún nhường? cho vừa lòng ?kênh kiệu? của vợ:
- Vậy em nhận hoa giùm anh, rồi chiều nay anh mời em và hai con một buổi ăn tối tưng bừng. Hai con đâu rồi hở em?
- Anh về sớm hơn mọi ngày nên chúng nó đi học chưa về?
- Chỉ có hai đứa mình ở nhà thôi, vậy em cho anh tặng em một nụ hôn thắm thiết nhất, tình tứ nhất ngay bây giờ nhé, như lần đầu tiên anh hôn em đó.
Chị Bông vừa đặt bó hoa xuống giường thì anh Bông đã ôm lấy chị bằng vòng tay rất chặt và anh hét to lên trong căn nhà vắng:
- Anh hạnh phúc qúa vợ yêu ơỉCám ơn ngày lễ Tình Yêu, cám ơn em.
Chị nũng nịu dụi đầu vào ngực chồng:
- Người gì đâu mà lì ghê vậy đó, người ta đã nói ? Đừng tặng hoa cho tôi? mà sao anh cứ tặng chứ ?
Anh nheo nheo mắt trêu vợ:
- ?Đừng tặng hoa cho tôi? nghe sao mà nũng nịu, êm ái, mời chào thế? Chẳng khác nào em đã nói ?Hãy tặng hoa cho em? đi.
Chị mỉm cười, đôi má hơi ửng hồng không biết vì mắc cở hay vì đã có chút phấn hồng?
Chị vén lại mái tóc vừa rối lên trong tay chồng và ôm bó hoa ra ngoài để trang trí nơi chiếc bàn phòng khách như mỗi mùa Valentine chị đã từng làm.
Bó hoa của ngày lễ tình yêu, của người chồng sống với chị bằng tình yêu từ ngày cưới nhau đến giờ, mỗi năm mỗi thêm đậm đà, thêm gắn bó cả tình lẫn nghĩa.
Bó hoa như nhắc nhở cho gia đình chị là tình yêu đẹp khi ta biết tôn trọng và yêu thương lẫn nhau, nên bao giờ chị cũng thấy bó hoa của anh mua tặng chị là bó hoa xinh đẹp nhất trong ngày lễ Tình Yêu, và chị không thể nào thiếu nó được.
Hiến Chương Tình Yêu
Phần Thứ Ba
Chương 26
5.- SA HUỲNH đến ĐIỆN BÀN HỘI AN
VIỆT NAM Quê Hương Cẩm Tú
Từ ranh-địa Tuy Hòa về hướng Bắc đi Sa Huỳnh: Bãi biển *SA HUỲNH thuộc huyện Đức Phổ, nằm sát quốc lộ 1A cực Nam của Tỉnh Quảng Ngãi. Thị xã cách tỉnh lỵ Quảng Ngãi 60 km. Dân cư hiền hòa an vui sống đời bình dân mộc mạc với ruộng đồng. Đây là vựa muối quan trọng ở miền Trung. Biển Sa Huỳnh rất đẹp gió lùa sóng nước mênh mông, trong veo, bãi cát dài khoảng 6 km cong cong như hình lưỡi liềm, có màu vàng óng ánh tơi mịn, độ dốc thoai thoải, cùng hàng thùy liễu reo vui trong gió lao xao.
Sa Huỳnh có ghềnh đá Châu Me, Đảo Khỉ, là một thắng cảnh nên thở *Thủy *Thạch - *Đức Phổ - *Thạch Trụ - *Mộ Đức; có nhiều đồn trú của quân nhân Cộng Hòa Việt Nam. Quân nhân đỉnh đạc nghiêm trang mặc sắc phục chỉnh tề. Họ không hổ thẹn là dòng dõi con cháu đức vua Nguyễn Huệ, Trần Hưng Đạo? oai dũng cỡi voi đi đánh tan quân Mông Cổ xâm lăng, họ đã chiến thắng lẫy lừng.
Cậu lính là cậu lính ơi!
Tôi thương cậu lắm ...
nắng nôi thương chàng.
Lính nầy có vua có quan,
Nào ai bắt lính cho chàng phải đi? (cd)
Hay là:
Ba năm trấn thủ lưu đồn.
Ngày thì canh điếm tối dồn việc quan.
Chém tre đẵn gỗ trên ngàn.
Hữu thân hữu khổ phàn nàn cùng ai!
Miệng ăn măng trúc măng mai.
Những giang cùng nứa lấy ai bạn cùng.
Nước giếng trong con cá nó vẫy vùng. (cd)
*Phu Nhơn thuộc phủ lỵ *Sơn Tịnh cách xa *QUẢNG NGÃI ba kilômét. Phía bắc Quảng Ngãi giáp Quảng Nam, phía đông giáp biển Đông, Nam giáp Bình Định. Quốc lộ 1A và quốc lộ 24 giao tiếp tại Quảng Ngãi như chiếc xương sườn, nối liền các Tỉnh với nhau cùng: sông, biển, núi Gò Tăng ở Sơn Hà nhấp nhô, núi Rết và đình Cà Đăm ở Trà Bồng, đỉnh Ba Tu ở huyện Ba Tơ.
Suoi Xen Bay- Quang Ngai
Tỉnh Quảng Ngãi có ba con sông chính là: sông Trà Khúc, sông Trà Bồng, sông Vệ. Quảng Ngãi bắt đầu có nhiều công trình kiến thiết xây dựng trường ốc, công sở, chùa miếu, nhà cửa dân cư khang trang hơn. Ngoài dân bản địa người Việt (Kinh) Quảng Ngãi còn có sắc dân Hrê. Cro. Ruđăng thường sống rải rác trên huyện Nghĩa Hành, Minh Long...v.v...Quảng Ngãi còn được trời phú cho: Hai mỏ Granit Đức Phổ và Trà Bồng. Mỏ Graphit, mỏ Silimanit ở Sơn Tịnh. Mỏ than bùn Bình Sơn. Có ba mỏ sắt: Văn Bàn, mỏ sắt núi Võng, và mỏ sắt núi Đôi đều ở Mộ Đức. Mỏ đồng Ba Tơ. Mỏ vàng rải rác ở các huyện thuộc Tỉnh Quảng Ngãi. Quặng Bônit Bình Sơn. Đặc sản nổi tiếng ở Quảng Ngãi là: Mạch nha, đường phèn, đường phổi, kẹo gương. Quế. Điều. Ca cao. Song mây. Mật ong. Trầm hương. Sa nhân. Muông thú...
Dưới biển có nhiều tôm hùm, tôm sú, tôm bạc, cua xanh, cá song, cá mú, cá nước lợ, cá nước mặn qúy hiếm. Họ có ngón nghề gia truyền mạch nha, đường phèn, đường phổi rất độc đáo. Đặc sản trên nổi tiếng có lẽ do nhờ... dưới chân núi có hàng dương liễu chạy dọc theo con đường xoắn ốc để đi lên đỉnh núi Thiên Ấn bằng phẳng rợp bóng mát. Và con sông Trà Khúc nên thơ, trong trẻo uốn lượn qua làng mạc xanh tươi và trù phú. Nước róc rách chảy dưới chân cầu, ghe thuyền qua lại chở nhiều khoang mía, khoang dừa, khoang thuyền chứa nhiều lu hủ lỉnh kỉnh trôi đi trôi về trên sông nước chập chùng.
Đây là trạm xe đò đậu lại cho lữ khách dừng chân tạm nghỉ qua đêm. Người chủ hiếu khách lịch thiệp đon đả giới thiệu các món ăn đặc sản. Lữ hành ăn cơm tiệm xong, chủ quán sẽ mời mọi người vào phòng trọ tắm rửa và ngủ nghỉ không tính tiền! Nghe mà phát thèm! Bốn khất sĩ ni cô mặc áo vá thụng vàng, đầu cạo nhẵn bóng, mắt nhắm nghiền, miệng lâm râm niệm Phật. Họ đi chân đất, đôi bàn tay trắng thò ra ôm chiếc hộp nhôm. Thỉnh thoảng họ nhích đi từng bước trên phố chợ ồn ào náo nhiệt. Ngồi trên bến chờ sang xe đi Đà Nẵng, Mười thấy các em nhỏ trên vai đeo giỏ xách cói, lon ton chạy đi chạy lại, các em inh ỏi chào mời khách:
- Chim mía Phú Phổ.
- Cá Bống sông Trà.
- Kẹo Gương Thu Xà.
- Mạch Nha Mộ Đức.
- Bà con ơi! Ghé lại mua dùm cháu. Mua đi mua đi!
*Đại Lộc - *Bình Thạnh - *Bình Sơn - *Trị Bình - *Núi Thành - *Diêm Phổ đã lùi lại thật nhanh khi đoàn xe lướt qua. Trên những cánh ruộng bát ngát, xa xa từng tốp một có người chăn vịt kéo nghiên vành nón lá, co ro trong chiếc áo lá tơi che mưa rơi gió bấc. Trên đồng ruộng chỉ còn trơ cuống rạ có muôn ngàn chú vịt cổ lùn, có những vòng khoan tròn trên cổ đang cúi đầu xuống ruộng. Bao nhiêu là vịt, ngan, ngỗng, cò? con bay lên, con đáp xuống, con rỉa lông rỉa cánh, hòa lẫn vào nhau đứng nằm lao nhao; tạo thành một bức hoạt cảnh sống động, thú vị như cò với vịt cùng chung dòng họ. Chúng không tị hiềm, không tranh chấp từng món mồi béo bở! Khi xe chạy sát men bờ ruộng, má chỉ cho Mười biết phân biệt: Cò Đúm lông đen, trắng, cẳng xanh. Cò Ngà lông trắng, tròng mắt màu vàng, cẳng đen. Cò Rán lông vàng, mỏ sọc dưa, cẳng trắng. Cò Quắm mỏ cong, cao lêu khêu. Cò Lép nhỏ con. Cò Sen lông trắng, cẳng, mỏ, mắt, là màu đỏ. Tóm lại trông cò Sen là đẹp nhất.
Trời càng nặng hạt mưa khi xe đến *Tam Kỳ. Tiết trời mùa đông ở miền Trung thường mưa dầm gió bấc rất lạnh lẽo, lạnh thấu xương. Có mấy người vừa lên xe, họ vấn điếu thuốc to bằng ngón tay cái. Họ nói hút như vậy, mới thấy ?đã điếu và ấm bụng?. Người ta ưa hút thuốc lá vấn nguyên nửa ngọn, lập bập điếu thuốc nguyên ngày, ít khi rời trên môi cho đỡ lạnh. Thói quen hút thuốc trong mùa đông rét mướt đó, thành ra ghiền mùi thuốc lá Cẩm Lệ. Đôi khi hút xong điếu thuốc, thì họ bật ngửa tại chỗ mà ?say kẻ vì Cẩm Lệ nặng kí lô nhất trong dòng họ nhà thuốc lá, được sản xuất từ An Mỹ, Phú Cang, Trà Kiệu, Nông Sơn... Tại vùng nầy có tháp Chăm Pa hình bát giác, tên gọi là Bằng An, ở xã Điện An,
*Điện Bàn. Vùng *Quảng Nam có yến sào, đậu khấu, đồi mồi đặc biệt quý. Nơi đây cụ Phan Chu Trinh quê ở Tiên Phước, Quảng Nam, cụ có biệt hiệu là Tây Hồ trong phong trào Duy Tân, cụ chống cự bọn cường hào ác bá, đã hà khắt bóc lột dân lành vô tội, cụ chống siêu cao thuế nặng. Thế nên cụ bị triều đình Huế đày ra Côn Đảo, ba năm sau cụ ?bị đày đi Pháp?.
Má và Mười đi Hội An thăm chị Huyền dưới cơn mưa dầm ảm đạm màu xám u tối, giá rét căm căm. Ngày và đêm đan vào nhau, bầu trời nhạt nhòa mưa bão, trông càng thê lương buồn thảm. Ba ngày hai đêm, vật vã trên chiếc xe chật như nêm. Đường dài vách đứng cheo leo, núi non hiểm trở, biển khơi mù mịt, sông nước mênh mông. Sự cực nhọc trên tuyến đường dài, làm thân xác hai má con rã rời, ủ rũ bơ phờ, như con mèo già thấm nước trước gió bão.
Mười quặn xiết niềm đau đớn, vì sự nhọc nhằn cùng cơn vùi dập tinh thần, và tình yêu, khiến nàng chết sững trên suốt một phần tư con đường cái quan nầy. Quả thật Mười rất đau buồn khi nhìn má lim dim mắt và im lặng chịu đựng sự cực nhọc, vất vả vì con. Một đời má lam lũ theo chồng nuôi mười người con. Có lẽ má vẫn khổ cực suốt kiếp tần tảo, không ngơi nghỉ. Có khỏe chăng là khi hai bàn tay má buông xuôi, đôi mắt đã mất vẽ nhìn. Dù thế nào chăng nữa, má vẫn thương con, má không kêu than quở trách, má sẵn sàng tha thứ. Lòng má từ ái bao dung, nhân hậu, khiến Mười vô cùng ân hận, và cắn rứt lương tâm. Má giống con gà mẹ giăng rộng đôi cánh, xù bộ lông ra để bảo vệ ôm ấp đàn con non dại, yếu ớt.
Từ hướng biển Đại Lãnh ra Hội An, con đường luôn trơn trợt, càng gập ghềnh hơn vì có nhiều nơi đường bị đắp bờ mô, hào chông, bãi lầy, hố đất, khách phải xuống xe đội mưa lội bùn mà lần bước. Thân thể nảy lên dập xuống, theo từng nhịp xe giồng xóc lắc lư, mọi người phập phồng lo sợ hiểm nguy sẽ ập đến. Chẳng biết có an toàn về đến nhà!? Hai má con vội vã về quê, lo chuẩn bị Tết nhất. Không ai là không lo, ít nhất năm bảy ngày đầu năm, tươm tất, chu đáo. Trước tiên tưởng nhớ ông bà, cha mẹ họ hàng quá cố, sau sum họp đại gia đình. Thăm viếng chúc tụng nhau, lời nồng thắm tốt đẹp nhất. Thế nên, dù xa xôi bận rộn cách mấy, họ vẫn trở về bên mái gia đình, trong ngày xuân mới.
Đối với Mười, vì mang trong lòng mối hận, buồn đau ray rứt. Tết đến hay Tết đi, chỉ đơn điệu, tẻ nhạt, trống vắng, xót xa, ân hận dày vò, đáng hỗ thẹn. Thôi, ta cứ trở về quê chúc xuân. Thế cũng đành.
(*) Từ năm 1960 -> đến năm 1975 - bối cảnh ở thời điểm nầy, hầu như ít thay đổi.
(**) Những tấm hình qúy giá trong bài viết, không phải của tác giả THH.
Rất trang trọng và chân thành cảm ơn qúy vị nhiếp ảnh gia đã post hình trên Wikipedia, (tôi xin mạn phép chuyển tải vào bài viết, ngỏ hầu có thêm phần phong phú hóa hình ảnh quê hương Việt Nam cẩm tú của chúng ta).
Đa tạ!
đêm Hồng Ngự hỏa châu suông
nắng khuya khoắc rọi hồn gươm đao buồn
PTY
Đoàn giang đĩnh rời căn cứ nổi An Long chạy về phía Hồng Ngự lúc trời đã trở chiều. Cơn mưa hè tắm bóng hoàng hôn xuống mặt sông xám. Bãi bờ xa mất hút trong mưa làm dòng sông chợt mênh mang như biển.
Sáng nay sau buổi họp ở bộ chỉ huy tiền phương, lúc nghe tôi báo về cuộc hành quân phối hợp sắp tới ở Hồng Ngự ai cũng mừng ra mặt. Hơn tháng nay chỉ quanh quẩn vùng bắc Cao Lãnh và Bến Đá khiến cả lính lẫn quan bắt đầu thấy cuồng chân. Lui tới mãi cũng chỉ con lộ buồn hiu trước tòa Tỉnh và mấy quán cà phê vắng khách. Khúc nhạc trưa rời rạc nhàm chán như cô chủ quán quá thì ráng làm dáng ngây thơ.
May là cách Bến Đá không xa, giữa vàm sông rộng Tiền giang là cù lao Mỹ Hiệp như một ốc đảo ân cần, mời mọc chúng tôi vẫn thường lui tới. Rừng cây xanh bao kín cù lao chỉ chừa khoảng trống vừa đủ cho dòng kinh nhỏ lách vào, bỏ lại cảnh đời cuồng nộ ngoài kia. Tàu trôi dưới vòm cây. Lòng nhẹ nhàng tưởng đang chậm bước trong một giáo đường thênh thang. Những ngôi nhà nền đắp cao mái ngói đỏ ẩn hiện sau những lùm điên điển lấm tấm hoa vàng. Nối liền mỗi nhà với con kinh là mương nước rộng, xuồng lớn có thể chèo vào tận đến đầu hiên nhà. Từ ngoài sông lớn đi vào, ngôi nhà đầu tiên phía bên trái của cô thợ may cũng là chủ tiệm tạp hóa nhỏ có bán cà phê. Mỗi buổi sáng tôi và vài người lính đến quán ngồi lơ đãng uống cà phê nghe nhạc, lòng biếng lười thanh thản. Thỉnh thoảng tiếng chim cu gáy từ một bụi cây nào đó vang lên gọi mái. Ông già tóc búi củ hành ngồi đan lợp trước sân nhà bỏ việc ngẩng đầu nhìn quanh, miệng móm mém điếu thuốc vấn làm chòm râu trắng rung rung.
Tiếng người sĩ quan trực phòng hành quân từ máy truyền tin rè rẹt cho biết đoàn tàu của giang đoàn bạn sẽ vào vùng hành quân trễ hơn dự tính. Tôi được lệnh phải đi họp thế ông chỉ huy trưởng của giang đoàn này để nhận bản đồ và tiêu lệnh hành quân. Sau một hồi văng tục, tôi gọi máy đoàn tàu gia tăng tốc độ cho kịp buổi họp hành quân ở chi khu Hồng Ngự. Việt, thuyền trưởng, có lẽ vẫn còn nhớ chuyện tôi đi họp ở chi khu Mỹ An, tiểu khu Kiến Phong mấy tháng trước, cười trêu chọc.
* Ông thầy coi bộ rất có duyên với vụ họp thế này lắm. Hay là đi phép Sài Gòn lần tới, ông thầy ghé Thích Phú mua cặp lon thiếu tá để sẵn, đụng chuyện đỡ lắm.
Cuộc hành quân phối hợp ở Mỹ An lần đó qui mô cấp trung đoàn với sự yểm trợ của hai đoàn tàu Tuần Thám và Ngăn Chặn. Một buổi chiều, đã tới giờ họp báo cáo hành quân mà sĩ quan thâm niên phía Hải Quân là ông chỉ huy trưởng của giang đoàn Ngăn Chặn vẫn còn xỉn đâu đó
chưa về. Hai ba ông quan tàu trẻ tuổi e ngại nhìn nhau trong lúc người sĩ quan hành quân của chi khu Mỹ An bồn chồn lo lắng đứng chờ.
Ngồi trong phòng họp nhìn những sĩ quan bộ binh cao cấp, khắc khổ trong quân phục tác chiến, tôi chợt nhớ ra chiến tranh đã kéo dài quá lâu. Tuổi lính của họ có lẽ đã chồng cao xấp xỉ tuổi đời tôi. Những người sĩ quan can trường đã chiến đấu trên khắp vùng đất nước, đồng bằng, cao nguyên, duyên hải, địa đầu hỏa tuyến, cuối Việt u minh... Họ đã chiến đấu để chiến thắng, để vinh danh và để sống còn. Mười năm. Hai mươi năm. Ông Đại tá nhìn tôi nghiêm khắc lúc tôi chào bước ra khỏi phòng họp. Tôi chỉ là một người trẻ tuổi trong cuộc chiến này, sẵn lòng, nhưng không muốn trở nên già nua trong đó.
Đoàn tàu ngóc cao đầu phóng như bay trên mặt nước bỏ lại sau lưng dãi bọt sóng tung trắng xóa. Trong mưa chiều, vùng sông rộng giữa Tân Châu và Hồng Ngự cuồn cuộn sóng nước lai láng phù sa. Tôi nghĩ tới vùng cửa biển Vũng Tàu ngày đầu nghiệp lính theo chiến hạm ra khơi. Ngoái nhìn bóng chim bay chấp chới trên bờ lau bãi sậy xao xác nắng chiều, lòng nửa rộn ràng về những ngày biển rộng sắp tới, nửa vun ngập nhớ tiếc những ngày vui phố xá.
Bờ sông cao. Con lộ tráng nhựa ôm vòng theo nhánh sông uốn quanh rồi mất hút sau dãy nhà nằm dọc theo bờ sông phía phố chợ. Bên kia con lộ là bộ chỉ huy chi khu Hồng Ngự. Lính gác cổng đứng co ro trong vọng gác, bao cát chồng cao ngang ngực. Người sĩ quan hành quân chi khu từ bên trong bước ra hướng dẫn tôi vào phòng họp. Tôi thở phào nhẹ nhỏm khi nhận ra vài khuôn mặt quen trong phòng. Gần một năm trước tôi đã có dịp yểm trợ tiểu đoàn Biệt Động Quân này trong cuộc hành quân ở Tuyên Nhơn, Mộc Hóa. Ông Tiểu Đoàn Trưởng chưa đến nên trong phòng có không khí của một câu lạc bộ dã chiến hơn là một phòng họp hành quân. Tôi ngồi xuống cạnh Nhân, một trong những Đại Đội Trưởng của tiểu đoàn. Chúng tôi quen nhau khá thân trong thời gian Liên Đoàn của Nhân đóng quân ở Đồng Tháp Mười. Nhân là bạn cùng khóa Võ Bị Đà Lạt với một người bạn thân của tôi thời trung học. Ông đại đội trưởng Biệt Động Quân có khuôn mặt hiền như con gái kể chuyện mấy tháng hành quân ở Chương Thiện và cái chết của ông Đại Tá Liên Đoàn Trưởng.
Nhân chép miệng.
* Chỉ một trái pháo mồ côi đã kết liễu một đời ngang dọc lẫy lừng.
Ông Đại Tá nổi tiếng về chuyện đi hành quân bất cứ ở đâu cũng có bà vợ đi theo. Hồi đó tôi thường cười một mình khi liên tưởng tới hình ảnh ông Đại Tá râu vểnh trau chuốt, trong phim Ngày Dài Nhất. Quân đội Đồng Minh đổ bộ lên bãi biển Normandie, đạn bắn như mưa mà ông Đại Tá kiêu ngạo vẫn tỉnh táo với điếu xì gà trên miệng, tay ôm con chó lông xù.
Khi tôi ra khỏi phòng họp hành quân, trời đã tạnh mưa nhưng trần mây thấp vẫn còn sủng hơi nước. Ăn vội bữa cơm chiều, tôi gọi về giang đoàn báo cáo tình hình buổi họp và liên lạc với giang đoàn Xung Phong. Còn vài tiếng đống hồ nữa mới tới giờ chuyển quân, tôi bảo các thuyền trưởng cắt người canh gác và dùng một chiếc tàu đưa đón những ai muốn đi thăm phố chợ. Tôi cần một ly cà phê thật đậm để thức suốt đêm nay.
Phiên chợ chiều đã tan từ lâu. Dãy tiệm buôn e dè đóng cửa sớm vì lính tráng qua lại đông đúc. Trong bóng tối nhá nhem, khu phố chợ vẫn không giấu được vẽ trù phú của một quận lỵ biên giới ở cực Tây tỉnh Kiến Phong. Lính Biệt Động nằm ngồi ngổn ngang trong nhà lồng chợ, dọc theo mái hiên của những tiệm buôn, hoặc ngồi đầy nghẹt trong những quán ăn, quán cà phê. Tôi
gặp Nhân và vài sĩ quan bạn khác cũng đang đi tìm cà phê. Chúng tôi đi mãi về phía cuối phố mới tìm ra được một quán cà phê vắng người. Nhìn lũ người gươm đao, cô hàng cà phê cuống quít mở lớn băng nhạc thật lính. Tôi ở miền xa. Trời cao đất lạ. Nhiều đông lắm hạ. Nuối tiếc đi qua. Thiếu bóng đàn bà... Tôi hỏi những người bạn mới.
* Mấy ông muốn nghe nhạc khác không ?
* Ừ, ông vào hỏi cô chủ quán coi có băng nào khác không. Nghe hoài mấy bài này mệt tai quá.
Tôi lấy trong túi áo ra hai băng nhạc cassette.
* Khỏi cần. Tôi có thói quen đi đâu cũng mang theo vài băng ruột để phòng hờ trường hợp như tối nay.
Chúng tôi ngồi uống cà phê nghe nhạc. Nhân kể chuyện năm đầu ở Võ Bị. Phép cuối tuần, ra phố thèm được ngồi cà phê Tùng mà quán thì lúc nào cũng chật ních niên trưởng, sau vài tuần tức quá xâm mình vào đại. Nhân cười:
* Mẹ nó, chỉ một ly cà phê Tùng mà phải chào niên trưởng mỏi cả tay, tối về Trường lại bị quay dã chiến phờ phạc.
Từ quán Tùng, câu chuyện nổ giòn về những quán cà phê ở những vùng đất chúng tôi đã đi qua, thành phố chúng tôi đã sống tháng ngày trước lính. Tiếng hát Lệ Thu lướt thướt giọng sầu vương theo gió đưa chúng tôi vào một nỗi yên lặng tuyệt vời. Nhắm mắt lại để thấy lòng bay theo tiếng hát... Người đi chưa hết hương sầu lữ thứ. Hồn theo cánh gió quên tình xa xưa. Tuổi xanh như lá thu rụng cuối mùa. Mộng về đêm đêm khát vầng trán ngây thơ...
Nhắm mắt lại để nghe lòng ước muốn bay xa, bay cao khỏi biên giới con người đã áp đặt cho nhau. Và chỉ để mở mắt ra buồn phiền biết được lòng mình đã từ lâu dừng lại bên lằn ranh của tục lụy tầm thường. Cũng như dòng sông biên giới ngoài kia, quanh co, chẳng một nhịp cầu.
Tàu giang đoàn Xung Phong lố nhố đậu kín khoảng sông rộng trước chi khu. Tiếng máy tàu chạy rầm rì, bóng người qua lại, đèn pha nhộn nhịp quét từng vệt dài trên mặt sông đã phá tan sự yên lặng cố hữu của đêm quận lỵ. Tôi tìm gặp ông Chỉ huy trưởng Giang đoàn để bàn giao bản đồ, tiêu lệnh hành quân và nhận nhiệm vụ yểm trợ đoàn công voa. Ông càu nhàu về sự chậm chạp của mấy chiếc tàu Quân Vận chở vật liệu cho căn cứ hỏa lực. Mở rộng tấm bản đồ, nhìn dòng sông uốn quanh co, ông chỉ tay vào vị trí của điểm đổ quân nói với tôi:
* Nhiệm vụ chính của trung úy là dẫn đầu đoàn công voa và chấm cho được cái điểm này. Dọn trật bãi là coi như đi đong cả đám.
Ông bảo người sĩ quan hành quân liên lạc với tiểu đoàn Biệt Động Quân để bắt đầu điều động việc chuyển quân lên tàu. Giọng ông Thiếu tá Tiểu đoàn trưởng Biệt Động từ máy truyền tin vang lên tự tin và kiêu hãnh. Tôi nghĩ tới những sôi động của đêm dài sắp tới, mắt ráo hoảnh vì ly cà phê phin đậm.
Ông Chỉ huy trưởng bắt tay tôi.
* Anh cho tàu chạy vào bến sông phía trước chợ. Một trung đội khinh binh đang chờ ở đó. Lính lên tàu xong cậu cho tàu tản rộng ra làm vòng đai bảo vệ cho đoàn tàu sắt vào bốc tiểu đoàn.
Người trung đội trưởng của toán lính đứng chờ trên bến sông là anh chàng chuẩn úy trong nhóm sĩ quan uống cà phê với tôi lúc đầu đêm. Anh ít nói, chỉ ngồi im lặng uống cà phê mơ màng nghe nhạc.
Tôi chỉ tay về toán giang đĩnh đang ủi bãi dọc theo bến sông.
* Chuẩn úy cho anh em lên đều mỗi tàu. Tôi sẽ chờ ông cùng lên tàu này với nhóm cuối cùng.
Trời lại đổ mưa. Những sợi nước lóng lánh nghiêng nghiêng nhạt nhòa trong vùng ánh sáng của hàng đèn đường chạy dọc theo con lộ dẫn xuống bến sông. Ngoại trừ trung đội khinh binh đang đội mưa đi xuống tàu, phần lớn lính tiểu đoàn đã chạy ngược về núp mưa trong nhà lồng chợ hoặc dưới hàng hiên của dãy phố cửa đóng im lìm. Bóng người trung đội trưởng và anh lính truyền tin đổ dài trên bãi sông rồi nhòa lẫn vào bờ nước đen thẳm.
Chiếc tàu đầu tiên của giang đoàn Xung Phong vừa qua khỏi khúc quanh cuối vàm sông. Tôi gọi máy cho toán giang đĩnh dưới quyền rời bến. Nhóm khinh binh cuối cùng đã xuống tàu. Họ đứng ngồi lố nhố trước mũi. Việt lùi tàu nối đuôi đoàn giang đĩnh đang lầm lũi chạy ra giữa sông làm thành vòng đai bảo vệ cho tiểu đoàn Biệt Động và đoàn tàu Xung Phong đang chuyển đội hình dàn hàng ngang ủi vào bãi sông.
Túa ra từ trong bóng tối của nhà lồng chợ và mấy dãy hiên phố, từng trung đội lính Biệt Động với ba lô và súng cầm tay di hành về phía bến sông.
Trời ngớt mưa. Hạt mưa bụi nhẹ quá không thành dòng được, bay thấp thoáng trong quầng sáng trên nóc khu phố chợ. Màng sương mưa pha nét chấm phá lên khung cảnh chuyển quân hào hùng, đẹp lạ lùng. Từ tần số hành quân những lệnh truyền qua lại, đích thân, đại bàng, alpha, zulu, thẩm quyền, Xray, papa... sang sảng hỗn độn.
Tôi nói với Việt.
* Anh để tôi cầm tay lái cho. Ra bảo ông Chuẩn úy vào đây rồi đi nghĩ để lấy sức lát nữa tha hồ mà lái.
* Dễ gì mà ngủ, Ông Thầy. Có mấy khi chứng kiến được cảnh nhà binh hào hứng như vầy. Đi ngủ uổng lắm.
Người sĩ quan Biệt Động lúng túng bước theo mạn tàu đi vào phòng lái, chắc lưỡi.
* Trung úy ở trong này khô ráo, ấm cúng quá.
Tôi chỉ chỗ ngồi cho anh ta.
* Trời bây giờ mưa nhẹ chứ như lúc chiều thì cũng ướt nhẹp.
Sang tự giới thiệu, giọng thân mật.
* Em là dân Ban Mê Thuột. Năm ngoái hi vọng thi đậu Tú Tài hai để đi Hải quân. Mộng không thành phải đi Thủ Đức, mới ra trường hơn hai tháng nay. Dân cao nguyên về vùng dưới này tới đâu cũng thấy toàn sông với nước lạ quá.
Dãy hiên phố và con lộ dẫn xuống bến sông lúc này đã vắng lặng không còn một bóng người. Cột ăng ten truyền hình chằng chịt trên nóc khu phố chợ, xa xa sau màn mưa bụi nhìn như một rừng cây khô. Toán lính cuối cùng đã lên tàu. Tiểu đoàn lính đứng ngồi lố nhố trên đoàn chiến đĩnh và tàu LCM Quân Vận. Tôi tăng tốc độ chạy về tuyến xuất phát phía đầu ngã ba sông, đồng thời gọi máy dặn dò toán giang đĩnh vào đội hình.
Từng chiếc một, đoàn tàu Xung Phong rời bến theo lệnh sắp xếp của ông Chỉ huy Trưởng thành đội hình hàng dọc từ từ tiến về phía chúng tôi. Đoàn tàu lầm lũi chạy sâu vào dòng sông biên giới bỏ lại sau lưng bến sông khuya khoắt mấy ngọn đèn đường vàng vọt. Trong màn đêm mưa giăng, Hồng Ngự lùi lại xa xôi.
Giao tay lái cho Việt thuyền trưởng, tôi quàng tấm poncho lên người, nói với Sang.
* Tôi lên nóc phòng lái, quan sát chấm bản đồ để đi cho đúng đường. Dẫn tàu đi lạc đường phải về Mỹ Tho trình diện Ông Già lãnh mười củ thì cái hải nghiệp cỏn con của tôi coi như trôi theo dòng sông này về Miên luôn.
Sang xách máy truyền tin và cái máy cassette nhỏ bước theo tôi.
* Trung úy cho tôi mượn cái băng nhạc để nghe lại mấy bài hát hồi tối ở quán cà phê. Ông làm sao mà Nguyệt Cầm, Tống Biệt Hành, Bên Cầu Biên Giới, Uống Nước Bên Bờ Suối, Ướt Mỉ đi với nhau trong một băng nhạc nghe đã quá.
* Thời gian đi tàu biển rảnh rỗi tôi thường bỏ thì giờ chọn thâu những bài tôi thích vào một băng để nghe cho tiện.
Trên bản đồ, dòng sông biên giới dài gần hai mươi cây số là một đường chỉ xanh đậm nét quanh co như rắn. Trong đêm thâu dòng sông lan rộng mông lung, mặt nước lặng lờ chút ánh vàng từ nửa vầng trăng ướt trên cao. Bờ sông thấp. Những lùm cây nhỏ san sát ven sông chìm lẫn vào bóng đen của từng dãy rừng đước mọc sâu vào nội địa ngút ngàn. Mỗi lần chạy qua một khúc sông uốn ngặt, nhìn ngang thấy bóng những khối sắt đen lớn nhỏ lầm lũi trôi tôi nghĩ đến một đàn trâu khổng lồ đang bơi về chuồng trong bóng chiều. Sự liên tưởng làm tôi bất giác cười một mình. Nếu đoàn tàu chiến trở thành đàn trâu, tôi và bạn bè sẽ rất vui được làm những chú mục đồng. Tôi sẽ thổi sáo và hát nghêu ngao, mắt no cánh diều bọc gió bay cao trong trời mơ. Và chú mục đồng, mặc cho ai chế diễu, sẽ từ chối tham dự trò chơi cờ lau tập chuyện chiến chinh... Chỉ là phiếm mơ. Dòng sông biên giới vẫn quanh co trước mặt. Đoàn tàu chiến vẫn lầm lũi đi. Tôi vẫn có nhiệm vụ đưa đoàn tàu đến đúng nơi đã được lựa chọn. Sau đêm nay bãi sông vô danh sẽ trở thành một cứ điểm quân sự. Sự lựa chọn rất đơn thuần và chính đáng - hay ít ra đã theo đúng bài bản chiến thuật của những con mắt lính nhà nghề. Cũng như tôi đã bằng lòng với sự lựa chọn của mình như một chấp nhận không thời thượng.
Mưa tan nhưng trăng khi mờ khi tỏ bởi những đám mây đen vần vũ đầy trời. Từng bầy ô rô lục bình trôi ngược chiều làm thành vệt đen dài giữa sông chập chờn chút ánh nguyệt tà. Sang vẫn chăm chú dùng ống dòm quan sát bờ sông trước mặt. Tiếng hát từ chiếc máy cassette vang ra nhè nhẹ ... Đưa người ta không đưa qua sông. Sao nghe tiếng sáo ở trong lòng. Nắng chiều không thắm không vàng vọt. Sao đầy hoàng hôn trong mắt trong...
Sang trao cái ống dòm cho tôi.
* Trung úy coi lại, hình như gần tới một khúc quanh nữa.
Trước mặt khoảng hơn nửa cây số, dòng sông uốn gấp về phía trái. Trên bản đồ đây là khúc quanh cuối đoàn tàu phải chạy qua. Dòng sông tiếp tục chảy sâu về phía Tây khoảng hai cây số rồi uốn ngược về lại hướng Đông. Ở đó, bờ sông phía Việt Nam có dáng hình tam giác, mũi nhọn thọc sâu về phía nội địa Miên. Địa thế thuận lợi của một căn cứ hỏa lực tiền phương. Đoàn tàu lầm lủi tiến vào vị trí cuối cùng. Tôi gọi máy báo cáo Chỉ Huy Trưởng và xin lệnh bắn dọn bãi.
Chờ bốn giang đỉnh Xung Phong tăng cường từ phía sau chạy vào vị trí, tôi ra lệnh đoàn tàu ủi bãi và bắt đầu khai hỏa. Tiếng súng đại liên đủ loại hòa lẫn với tiếng súng cối, súng phóng lựu liên thanh làm vùng sông yên tĩnh chợt trở thành bãi chiến trường. Hằng ngàn vạn đường lửa chằng chịt lao vút vào bãi sông chi chít những lùm cây nhỏ. Hỏa châu treo lơ lửng trời đêm, nối tiếp nhau soi sáng bãi sông biên giới nằm im lìm thở khói. Từng cánh dù trắng của những trái hỏa châu lịm tắt bay lao đao trong không gian mơ hồ. Lính Biệt Động ba lô trên vai, súng cầm
tay trong tư thế tác chiến, sẵn sàng đổ bộ. Họ đứng nhìn dàn súng phóng lựu liên thanh đang hung hãn bắn ra từng tràng đạn M79 với vẽ mặt đầy ngưỡng phục.
Có lệnh ngưng bắn để trung đội khinh binh bắt đầu đổ bộ lập đầu cầu cho tiểu đoàn. Tôi bắt tay Sang chúc may mắn. Ông Chuẩn úy Trung đội trưởng ra thủ hiệu cho toán lính tản rộng, dàn hàng ngang chậm rãi tiến vào mục tiêu. Dưới ánh hỏa châu bóng những người lính bộ binh cao ngạo mà cô đơn như bức tượng trong thành phố.
Đoàn giang đĩnh và bốn chiếc tàu tăng cường lùi xa ra hai phía để bảo vệ mặt hông cho đoàn tàu sắt đang chầm chậm tiến vào bãi sông. Có tiếng Sang từ tần số hành quân báo cáo vô sự. Những lệnh truyền hành quân đổ bộ sang sảng đích thân, đại bàng, lại vang lên hỗn độn trên máy truyền tin. Tiểu đoàn Biệt Động thiện chiến rời tàu, nhanh chóng mở đội hình theo từng đại đội di chuyển về ba góc của vàm sông.
Từ chiếc tàu chỉ huy từng trái hỏa châu rời rạc bắn cầm canh. Như những mặt trời đêm quày quã đến rồi đi, ánh hỏa châu chỉ lung linh vài phút ngắn ngủi rồi vội vàng tắt ngấm. Giữa hai thời điểm đó là bóng đen phủ chụp và im lặng rợn người. Nằm trên nóc phòng lái ngửa mặt nhìn trời, tôi chờ từng ánh hỏa châu mồ côi như nỗi khát khao đã làm đôi mắt mình ráo hoảnh. Trời đã quá nửa đêm về sáng. Tôi thầm nhủ chẳng bao lâu nữa ánh bình minh sẽ rọi sáng vùng sông biên giới và bóng hỏa châu sẽ chẳng còn cần thiết.
Giọng hát mơ hồ tiếng sóng xạ..Giọt sầu rơi ướt hồn phiêu linh... Tôi ngủ thiếp đi một lúc nào đó.
Hằng năm ở Âu Mỹ khi thấy nhà nhà phố xá bắt đầu trang hoàng rực rỡ từ đầu tháng 12, người Việt chúng ta biết rằng Tết âm lịch ta sẽ đến. Học sinh sinh viên còn đi học đang lo thi học kỳ rồi sau đó được nghỉ lễ Giáng sinh Nỏl và Năm mới dương lịch. Đối với các giới trẻ và thành phần người còn đi làm, Giáng sinh Tết Tây đối với họ là cơ hội vui chơi thoải mái du lịch giải trí hơn. Trái lại người lớn tuổi tha hương về hưu còn vấn vương kỷ niệm ngày Tết quê nhà càng lâu càng sâu sắc tha thiết hơn.
Thật ra Tết nước nào cũng có đêm trừ tịch và ngày đầu năm mới. Xứ nào cũng thế to nhỏ giàu nghèo đều xem ngày cuối và đầu năm là thời kỳ chuyển giao quan trọng nhất hằng năm giữa cái cũ và cái mới mang niềm hy vọng vào tương lai, sự đổi mới cho cá nhân và mọi người. Và tùy theo truyền thống tập tục riêng, Tết cũng là thời gian thích hợp cho việc nghỉ dưỡng vui chơi đoàn tụ kết hợp nhau trở về nguồn.
Vào thời điểm nầy hầu như ai ai cũng muốn trở thành người tốt thiện tâm hơn như Jean Jacques Rousseau đã viết « L?homme est né bon, mais c?est la socìété qui l?a dépravé. » (Con người sinh ra là thiện, chính xã hội làm con người suy đồi ). Vì thế Tết đối với mọi người chúng ta không phân biệt giai tầng xã hội, vẫn là cơ hội làm cho con người tạm quên bớt những lo âu cơm áo gạo tiền thường nhựt, bồi dưỡng chút nào hay chút nấy sức khỏe tình cảm và tâm linh để tạo cho mình nguồn sinh lực mới tiếp tục cuộc hành trình còn lại trên trần thế nầy.
Và những ai có dịp sống ở nước ngoài càng nhiều năm càng nhận sự khác biệt rõ nét. Giới trẻ Việt ta vì không hay ít có những kỷ niệm hằn sâu trong ký ức nên dễ dàng nhập cuộc hơn vào đời sống mới. Còn thế hệ lớn tuổi đã từng trải qua bao đêm Giao thừa tống cựu nghinh tân, đắm mình trong phong tục nghi lễ xưa rườm rà mà truyền thống, thật khó mà quên cái quang cảnh và tâm tình đón Xuân quê hương được.
Thật ra, Tết nước nào không giống nước nào cả, ngay trong một nước cũng không hoàn toàn giống nhau nữa là, chằng hạn như Tết Hà nội, Huế, Saigon nước ta. Nghi lễ cúng bái chúc tụng quà biếu, trò chơi dân gian, cuộc vui giải trí, ăn uống, ? vẫn có điểm khác biệt dù có cùng ngày Tết Âm lịch. Việc tổ chức hưởng Xuân cũng theo qui định từ trước đến nay, tuy nhiên luôn có sự tiến bộ không ngừng, bớt đi những tập tục khắc khe, có khuynh hướng mê tín dị đoan, bày những cuộc chơi giải trí lành mạnh, hiện đại, công cộng, hòa đồng đại chúng, sáng tạo hay áp dụng cho bao ngành nghề khác khoa học kỷ thuật tiến bộ tùy thời..
Hơn thế nữa, có lẽ dân ta thuộc dân tộc ăn Tết lâu nhất, trước Tết chuẩn bị cả tháng Chạp, sang năm mới, lễ nầy lại tới lễ khác tiếp tục hưởng Xuân vì « Tháng giêng là tháng ăn chơi, Tháng hai cờ bạc, tháng ba rượu chè? ». Và truyền
thống đó dân ta vẫn còn giữ nhưng chúng ta cũng đã biết sàn lọc chỉ giữ những lễ cúng cơ bản, cuộc giải trí cần thiết có tính cách văn minh sáng tạo, mới mẻ hơn.
Từ đầu tháng chạp, chợ nào cũng rộn rịp nhập hàng mới, dựng lên trang hoàng rực rỡ những gian hàng, chiếc sạp đăc biệt riêng quà hàng Tết. Nhà nhà đều lo sắm tết, cho gia đình như y phục giày dép khăn nón mới, nguyên liệu hoa quả thực phẩm để làm bánh, mứt chuẩn bị quà biếu cúng kiến vui chơi. Nhà nảo cũng dọn dẹp sửa sang sơn phết lại nếu cần, ai ai cũng háo hức đi chợ tết, ngắm cảnh trí đổi mới, sản phẩm dụng cụ máy móc nội địa hay nhập cảng được quảng cáo rầm rộ qua tiếng rao hàng, loa phóng thanh, âm nhạc đu loại, những giàn đèn đủ hình màu chói chan lờ mờ chớp tắt giăng trên đường phố, trước mặt tiền nhà thờ, chùa, rạp hát , tòa hành chánh công sự, biệt thự, khách sạn quán ăn, công viên, tiệm bán hàng tết,?
Tóm lại, về phần trang trí nhà cửa, đường sá phố phường, chúng ta phải công nhận có nhiểu điểm tiến bộ thay đổi cảnh quan Tết kết hợp hòa đồng kỷ thuật mới cũ của các nền văn minh văn hóa khác nhau.
Ngoài ra nhiều hàng quán ăn đầy thực khách, tiệm bánh kẹo mứt, xe trò chơi có cả bài bạc như « Bầu Cua Cá Cọp », chợ phiên. Bao chiếc sạp trái cây tươi rói, sạp trình bày bán lồng đèn đa dạng đa màu, thiệp chúc Tết, báo Xuân mỗi năm mỗi mới, lịch đủ loại đầy màu sắc. Còn có cả sân khấu trình diễn văn nghệ lộ thiên cho cả khán giả trẻ con, đặc biệt là chợ hoa thể hiện tay nghề kỹ thuật và tài khéo sáng kiến của nhà trồng trọt nhà vườn trong việc cắt tỉa ươm uốn lai giống ghép cành tạo ra những cây con mới đầy hoa sai trái, những cây ăn trái bonsai thực dụng đầy mỹ thuật nhất là trưng bày bao loại hoa tết như hoa mai vàng, mai tứ quí, hoa đào, cúc, thược dược, lan, vạn thọ, huệ sen?. Không thể thiếu những giây hay phong pháo đỏ cho đêm giao thừa đăng quang năm mới đến, những món quà biếu bao gói mỹ thuật bắt mắt.
Từ Rằm tháng chạp, miền Nam lại có tục lệ tước lá mai để hoa mai nở đúng ngày đầu năm may mắn, và có lễ Tảo mộ, khác hẳn với người Hoa với lễ thanh minh vào tháng ba âm lịch, thăm viếng săn sóc mộ phần và để rước mời linh hồn ông bà khuất mặt về nhà ăn Tết với con cháu. Rồi lễ đưa ông Táo về trời báo cáo tình hình gia đình hạ giới ngày 23 tháng Chạp Âm lịch và rước về trần khuya ngày cuối năm trong khi đó lễ rước Ông Bà là chiều cuối năm và đưa đi trước kia là mùng bảy Tết, nay sớm hơn mùng bảy hay mùng ba bốn năm mới.
Tết ! Tết ! Tết !Vui nhất mà cũng là linh thiêng nhất vẫn là lúc nửa đêm giao thừa pháo nổ đì đùng rộn vang lung linh trên mọi miền đất nước trong tiếng cười vui hoan hi chào mừng, mọi người chúng ta như toàn tâm toàn ý hướng về những tia pháo bông phóng thẳng lên không gian tạo ra bao hình tranh vẽ những đóa hoa, vì sao tuyệt đẹp đầy màu sắc, những bức tin điện tử từ những đứa con trần gian nói chung, đất nước ta nói riêng, xin kính dâng lên Đấng Cha Trời Cao những lời cầu khẩn thiết tha cho Việt nam được yên bình, dân chủ tự do, thế giới hòa bình, tình người nở hoa, nơi nơi an lạc. Quả địa cầu chúng ta mãi mãi là hành tinh xanh xinh đẹp đáng sống và xứng đáng với thanh danh Địa đàng trần gian.
Truyện ngắn
Trích tuyển tập tình yêu AI BIỂU do Bảo Trâm trình bày, sẽ xuất bản
Từ xa nàng đã thấy chàng đứng chờ ở một bóng râm mát mẻ giữa bụi mía lóng nâu cao cao quen thuộc ven bờ ruộng. Nàng đến gần và hỏi nhỏ:
-Anh đi họp ở Sài Gòn vui không nè?
Chàng trai trả lời tiu nghỉu:
-Hông!
Nàng nghịch ngợm:
-Chu choa! Đi chơi cả tháng trời mà mang về còn có mỗi một cái ?hông? cộc lốc vậy sao anh?
Chàng pha trò:
-Mang về đủ cả? hai hông chứ em!
-Đủ hai hông mà sao anh nghiêng nghiêng, chao chao vậy?
-Tại anh có cái này tặng em mà chưa muốn đưa ngay bây giờ
-Hổng sao! Chút nữa anh đưa cũng được. Mà sao anh không vui?
-Đúng như dân mình nói đó em, tụi nó đổi tên Sài Gòn ra ?thành Hồ? nên chỉ cần mưa mấy ngày là nơi nơi đều biến? thành? hồ, y như ngoài miền Trung mình luôn. Lụt lội khắp nơi. Chiếc xe đạp của dượng anh đâu phải là chiếc ghe mà có thể chèo đi đó, đi đây được. Suốt tháng cứ ?đạp lụt? mà đi họp trên nước vì nhà anh em trong tổ chức của mình ai cũng ở khu nghèo cả. Bù lại, nhờ nước ngập dơ bẩn mà anh em hổng sợ bị bọn công an rình mò, theo dõi vì những chỗ ngập lụt trong thành phố bọn cán bộ có lui tới làm gì. Chẳng ai dại chi mà làm từ thiện cho chúng ăn. Anh bị ướt cả quần áo mà đem theo có mấy bộ thôi, giặt không biết phơi đâu cho khô nên ban ngày không phải họp hành, anh tát nước và phụ với cô dượng dọn dẹp đồ đạc đưa lên chỗ khô ráo. Đến nỗi trong xóm có đám tang mà quan tài cũng phải lội nước. Mấy đứa nhỏ vừa dò dẫm từng bước trong nước vừa khóc tèm nhem theo mẹ của chúng, trong khi cả nhà gào thét, than van vì bị đảng chiếm đất, chiếm nhà. Thấy mà thương! À! Có thể nhóm anh em mình sẽ được đưa ra Đại Lộc hay Điện Bàn nhận công tác mới, đồng thời giúp đỡ đoàn thanh thiếu niên đầy nhiệt huyết đối phó với những tổ chức trá hình của bọn giặc Hán.
-Nghe mà tội nghiệp trẻ thơ quá! Ngoài đó em có nhiều bạn bè, mình sẽ dễ hoạt động hơn trong này. Anh đừng lo! Có lệnh sinh hoạt nhiều không anh?
-Nhiều lắm em! Mình sẽ họp anh em vào cuối tuần này, rồi em sẽ rõ những trách nhiệm mới. Anh kể tiếp chuyện lạ đường xa nè: đám tang của dân thì thê thảm vậy, trong khi đám ma nhà mấy tên cán bộ ở nơi cao ráo, sang trọng thì lại bày trò mướn mấy ?Cái Bang Lếch, Ghể về nhảy khỏa thân đó em.
-Răng lọa rứa? Chỗ cao ráo thì cần gì lếch ghe? Mà Lếch Ghe hay Lếch Ghê? Khóc mướn chi mà kỳ? Răng không mặc áo tang mà lại khỏa thân để nhảy?
-Lếch ghê! Đó là cách mà gia đình anh đặt tiếng lóng cho những người đồng tính luyến ái vì không muốn lỡ lời ở chốn đông người rồi xúc phạm đến những người bẩm sinh ra đã vậy. Lếch là từ tiếng Anh: ?Lesbian? có nghĩa là đồng tính nữ, còn Ghê: tiếng Anh là ?Gay?: dành cho đồng tính nam.
-Em nghe nói còn có: ái nam, ái nữ, bóng lộ, bóng kín, pê đê, lưỡng tính nữa hả anh?
-Ờ! Lộn xộn lắm! Thời buổi này có những sinh viên ?con ông cháu chả, hay con nhà ?đại giả, sinh ra bình thường nhưng bày đặt đua đòi cho ra vẽ ?ngầu? hoặc là để bán thân kiếm tiền nữa đó em. Ba anh nói: ?Bọn trưởng giả đỏ học làm sang này chúng bày ra nhiều trò thật là quái dị để ăn chơi cho hết tiền đã bóc lột của dân mới vừa bụng chúng, còn bụng của dân thì chúng đem đi móc trống hết để bán nội tạng cho giặc Tàu!? Giặc Tàu tràn lan khắp hang cùng, ngõ hẻm! Bây giờ không cần vô Chợ Lớn cũng thấy toàn Tàu là Tàu! Mà thôi! Mình đừng nói chuyện hông vui nữa nghe em. Anh tặng em cái này nè! Chậu sứ này của anh em mình từ bên Ý mang về tặng chứ không phải của Tàu đâu nhaLúc này chàng mới lôi từ đàng sau lưng ra, trao cho nàng một túi quà to và một chậu bông mồng gà màu đỏ nhung rực rỡ, được trồng trong một cái chậu bằng sành trắng tinh có vài nét vẽ bay bướm tên của hai người đan vào nhau rất tình tứ, chen trong lá là một cánh thiệp hồng hồng.
Nàng bẽn lẽn nhận quà rồi hỏi:
-Hoa đẹp quá! Sao hôm nay anh cho em màu đỏ mà không hoa vàng?
-Má nói quà Xuân màu đỏ mới hên!
-Chưa Tết mà! Rồi mồng gà có hên hông nè?
-Anh hy vọng là sẽ gặp hên. Năm Dậu tặng mồng gà là đúng nghĩa đó!
Anh thường tặng em hoa vạn thọ vì ông bà bên Nội của anh rất thích loại hoa này. Từ ngày ông và Ba của anh bị vô tù rồi bị đưa ra Bắc ?học tập?, Bà và Má của anh ở nhà ?tập? chịu khổ đủ thứ để ?học? gồng gánh ra Bắc thăm nuôi hai người. Càng thăm, hai người phụ nữ càng thấy chồng con của mình khó sống nỗi với chế độ mới, nói chi là trở về lo cho gia đình, nên sau đó họ phải vất vả ?học? tự làm đủ thứ nghề để nuôi con và tiếp tế cho chồng, trong đó có nghề ?tập? trồng hoa rồi gánh ra chợ bán. Gần 15 năm sau Ông và Ba mới được bọn chúng thả về, họ phụ trồng và đem bỏ mối hoa cho các tiệm nhiều hơn là bán lẻ. Mỗi lần Ông hay Ba hái hoa vạn thọ cúng Ông Bà bên Nội hay Má anh lựa mấy chậu bông mồng gà đem về Phú Bông cúng bên Ngoại là mắt Ba anh u buồn thấy thương lắm em à! Ba nói: ?Đó là 2 loại hoa mà ông bà của ba má đã thích nhất?. Từ ngày nghe Ba anh nói thế, anh cũng bắt đầu thấy thích hai loại hoa này hơn tất cả những loài hoa khác. Lúc nào Ba ra chọn hoa, anh cũng lựa một chậu bông vạn thọ đẹp nhất để dành cho em là vậy. Từ sau tháng Tư năm 75, trừ hoa mồng gà ra, ông Nội và Ba của anh rất ghét màu đỏ. Hôm nay anh chọn hoa mồng gà và khấn bà Ngoại phù hộ cho hai đứa mình, anh hy vọng?
Nàng ngậm ngùi:
-Ngoại chắc chắn sẽ phù hộ anh và em! Mà anh viết gì trong thư cho em nè?
Nàng lần mò toan mở thiệp ra xem thì chàng ấp a, ấp úng:
-Hay là? em để về nhà rồi hãy? đọc nghe
-Sao vậy? Hổng đọc ngay bây giờ được sao? Viết cho em sao hổng cho em đọc?
Chàng lại lúng túng, lúng ta:
-Vậy thì?nếu? muốn, em cứ? đọc đi! Anh? dời xe đạp qua bên kia cho đỡ nắng nghen?
-Dạ!
Nhìn màu hồng bì thư, nàng chợt nghĩ đến thiệp cưới nên cứ tần ngần: hôm nay sao chàng là lạ? Người Ta cũng biết mình rất ghét màu đỏ kia mà. Thư sao dày cộm mà không phải giấy pelure mềm mỏng như thường khi? Hôm nay gặp nhau sao lại đưa thư? Hay là Người Tả lấy vợ? Thắc mắc vừa chỉ thoáng qua thôi mà tự nhiên tay nàng run run và nghi nghi, cuối cùng nàng quyết định: thôi, không thèm đọc làm chi, mình không muốn nhìn thấy tên Ai Đó thế vào vị trí tên mình bên cạnh tên của? Người Ta. Đúng là sắp cưới ai rồi! Hèn chi ngượng ngùng trao thiệp mà không cho đọc ở đây, lại còn lỏ xe bị nắng. Mắc mớ chi không lo chỏ người mà lo cho con ngựa sắt? Nàng nghe nghèn nghẹn trong tim, mằn mặn trên môi nhưng vẫn cứ ngồi yên bất động, mặc cho nước mắt rơi rơi trên đóa hoa vô tội?
*
Lâu thật lâu chàng mới trở lại với nàng và ngại ngần ngồi xuống bên cạnh, ban đầu chàng chỉ dám liếc nàng len lén thôi, rồi chợt hốt hoảng khi thấy những giọt nước rơi trên đóa mồng gà. Chàng lo lắng và hồi hộp vô cùng nhưng không biết bắt đầu thế nào, tưởng như tận thế đến nơi với sự yên lặng đã kéo dài quá lâu của hai người. Mãi rồi sốt ruột quá nên chàng phải bắt đầu câu chuyện để chấm dứt một niềm? hy vọng:
-Mình không thể phải không em? Mấy hôm nay anh đã thấy? ?họ?. Trong nhà xem rả vui vẻ hẵn lên. Anh đã? chậm một bước để? nói với em điều mà anh? không dám nói từ lâu?
Nàng ngước nhìn chàng bằng ánh mắt lạnh lùng như tảng băng:
-Em đã đoán đúng mà! Hèn chi gần đây em thấy anh hơi? là lạ, nhất là hôm nay lại đưa cho em hoa đỏ này. Em không dám nhận hoa và thiệp hồng này đâu, cho em trả lại anh nghe.
Chàng đỡ chậu hoa và tấm thiệp, tâm trạng buồn bã rũ xuống như những lá mía úa vàng ở một góc ruộng đang chờ người đốn đi để thu hoạch những lóng mía mập tròn đã ngả màu đen sậm, nhưng chàng đặt chậu hoa trở lại trên tay nàng, rồi luồn xuống bên dưới chậu tấm thiệp:
-Vậy thì em hãy giữ lại, xem như quà cưới anh tặng em đi. Anh chúc em hạnh phúc với? ?họ?.
Nàng giương đôi mắt tròn to đen láy nhìn chàng:
-?Họ? nào vậy anh? Mà ai cưới hỏi? Sao lại chúc em? Phải chúc anh mới đúng chứ?
-Em lấy ?họ? sao lại chúc anh?
-Lấy ai?
-Thì người ở Sài Gòn về mấy hôm nay đó. Anh thấy em ra vô cười tít cả mắt, suốt ngày cứ lăng xăng đi chợ và nấu ăn. Hôm kia anh còn thấy em với ?họ? bắt cá trong ao rất tình tứ, rồi em xối nước cho ?họ? rửa chân nữa kìa.
-A! Anh nói anh-của-em đó hả?
-Ừa! Của? em chứ hổng lẽ của? anh?
-Dĩ nhiên là từ hồi sanh ra đến giờ em đã là em-của-ảnh rồi thì ảnh phải là anh-của-em chứ làm sao làm anh-của-anh được.
-Ừa! Người ta là của? nhau rồi, bây giờ mình mới biết, hồi nào tới giờ ai biết em chờ họ vì đã hứa hôn.
-Ai mà hứa hôn với ông anh ruột của mình chứ?
-Anh? anh? ruột sao?
Chàng mừng húm, lắp bắp hỏi lại. Nàng hờn giỗi:
-Anh đúng là thông minh mà chậm hiểu! Vì tưởng? thế mà anh đã quyết định sao?
-Anh? không biết nữa.
-Không biết sao anh quyết định sớm vậy? Bộ anh thương? người ta lắm hở?
-Ừa! Anh? thương? lâu rồi
-Vậy thì em chúc anh hạnh phúc có gì sai?
-Biết là sẽ hạnh phúc sao em khóc?
-Anh hạnh phúc mà biểu em hổng khóc?
-Hôm nay em nói? gì mà lung tung quá?
-Chứ anh cũng nói? chi mà lộn xộn, hổng vui chút nào. Thôi mình về đi anh, từ nay anh? đừng? gặp em nữa nha.
-Tại sao về? Em chưa trả lời câu hỏi của anh trong thư mà
-Câu hỏi gì? Em không dự đám cưới của anh với? ai kia đâu mà hỏi?
-Đám cưới? Vậy là em chịu rồi sao? Chịu rồi sao lại khóc?
-Làm sao mà em chịu chứ? Anh vô duyên thật đó nghe.
-Sao em hông chịu? Tại nhà anh nghèo quá phải hông?
-Anh đang nói chi kỳ quá à! Không không rồi nghèo, giàu gì vô đây?
-Chứ sao em hông chịu?
-Chuyện của anh mắc mớ gì tới em mà chịu với hổng chịu
-Chuyện của mình mà
-Của? mình?
-Chứ của ai vô đây?
Lần này sự mừng rỡ vừa đổi ngôi: đôi mắt đen tròn lại mở to thêm lần nữa và chợt lóe sáng hơn, nàng lụp chụp mở tấm thiệp hồng ra xem, thiệp không hồng bên trong mà là một màu trang nhã với nét bút chì đan thanh vẽ chân dung nàng bên trái, còn bên phải là một dòng chữ màu tím viết nắn nót bên trong trái tim, dòng chữ làm bao nhiêu nắng như đang hắt cả vào mặt nàng:
?Em ơi! Mình cưới nhau sau Tết nghe? Anh? thương? em!
Minh
9.1.2017?
Cười bẽn lẽn, nàng mắc cỡ, mân mê mãi cánh hoa đỏ trong khi chàng kiên nhẫn chờ đợi cả? thế kỷ mà chẳng thấy nàng ơi hỡi chi. Đành chịu thua thêm lần nữa, chàng phá tan bầu không khí trước:
-Em nói chi đi?
-Em? tưởng đâu anh đưa em thiệp? cưới của? anh với? ai kia nên em đâu... thèm mở.
-Trời đất! Anh đâu có ai ngoài em ra. Em mới đúng là hiểu? quá nhanh và thông minh? hông đúng chỗ!
-Ai biểu tự nhiên anh không tặng hoa vàng nữa mà lại hoả đỏ, rồi đi chơi với nhau mà dưng không lại đưa em cái thiệp? hồng
-Tại anh? sợ quá, lần nào cũng không dám nói với em. Mới đi vắng có 4 tuần, về chưa kịp gặp lại em đã thấy? có người đẹp trai ở Sài Gòn lảng vảng bên em nên anh lo đến mất ăn, mất ngủ mấy hôm nay.
-Anh Hai của em ở Đà Nẵng về lần này là muốn gặp anh đó
-Gặp anh? Sao biết anh mà gặp?
-Tại em hay kể cho anh ấy nghe về anh lắm
-Em kể gì?
-Kể? anh hay tặng hoa vạn thọ cho em.
-Rồi ảnh nói sao?
-Ảnh cười quá chừng, đòi về: ?Xem mặt mũi ?thèn? (thằng) nhà quê ra làm răng? Ai đời lại đi tặng cô em út của anh hoa vạn thọ bao giờ?
-Em hổng nói nhà anh có cả? một cánh đồng hoa vạn thọ sao?
-Em có nói chứ, bởi vậy ảnh mới nói anh nhà quê như người trong ruộng
-Thì đúng là trong? ruộng? mía nè!
Nàng bật cười, chàng cũng cười vang làm gió reo theo hai người. Từng cơn gió kéo đến lay mạnh, lào xào cả ruộng mía. Gió hất mái tóc nàng nghiêng về phía chậu mồng gà đỏ ửng, màu má nàng cũng ửng như màu hoa trông thật ngọt ngào, làm chàng nhớ đến một cành mía lạ: dài thật dài, cong thật cong mà hai đứa đã rủ nhau đi xem ở nhà người nông dân hôm nào.
Chàng thì thầm:
-Đúng là ông bà Ngoại đã phù hộ cho em nhận lời anh.
-Em cám ơn quà của anh nha! Tại thấy? bất thường nên em đã hiểu lầm anh, em xin lỗi.
-Anh xin lỗi mới phải, cứ tưởng ai ở Sài Gòn về hỏi cưới em.
Tranh nhau ?xin?mãi mà chẳng có được ?lỗi? nào, chàng âu yếm cạ nhè nhẹ ngón tay lên gò má nàng rồi bất ngờ đặt lên môi nàng những ngọt ngào chất ngất của? cả rừng mía?
Gió càng lao xao vui nhộn hơn, mía càng lay động và những bông mồng gà càng rực đỏ trong nắng?.
17.1.2017
Gia đình nhà họ gà
Xuân về, người Việt mừng Tết theo Âm lịch tính theo Thập Nhị Đại Can tức 12 con giáp Tý, Sửu, Dần, Mẹo Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi. Tính ra năm 2017 cầm tinh con gà là Đinh Dậu. Nên tôi sưu tầm gà viết tản mạn về gà. Năm Dậu tượng trưng cho người siêng năng vì gà phải bận rộn từ sáng đến tối cần cù giờ Dậu bắt đầu từ 5 giờ đến 7 giờ tối.
Lịch sử các năm gà. Kỷ Dậu 1609 tờ báo Avis Relationorder Zeitung ở Đức được in lần đầu, Đinh Dậu 1837 Sumuel Morse phát minh điện tín đánh đi các văn bản theo ký hiệu. Quý Dậu 1813 Napoleon bị liên quân Phổ Đức đánh bại, năm Quý Dậu 1873 phát minh ra máy đánh chữ; kỷ Dậu 1789 Vua Quang Trung đại thắng quân Mãn Thanh, Kỷ dậu 1849 nhiều người tới California di cư đến tìm vàng cho đến năm 1850 thi California được thành lập tiểu bang thứ 31 cuả USA, Ất Dậu 1885 thí nghiệm thành công về xe hơi đầu tiên ở Hoa Kỳ; Quý Dậu 1933 Đức bại trận trong Đệ nhất thế chiến; Ất Dậu 1945 Hồng quân Nga vào giải phóng trại tù Tập trung người Do Thái ở Auschwittz Balan. Năm 2017 kỷ niệm 62 năm người Do Thái bị Hitler tàn sát, cũng trong năm Ất Dậu đau thương của dân tộc Việt Nam ở miền Bắc hơn 2 triệu người chết đói.
Trong văn học Việt Nam gà được nói đến trong truyện Lục Súc Tranh Công phong tục ca dao.. tranh minh hoạ về gà, tranh gà thường kèm theo phụ đề như Thần Kê (Gà Thần) với chữ Kê thần chú viết thảo, có tác dụng trừ tà; hay Đại Cát (vui lớn); Nghênh Xuân; tranh "Bé trai ôm gà trống". Ở Tây phương có các truyện như, The San Diego Chicken; Chicken Boo; The Subservient Chicken; Chicken Littlẻ.các phin Chicken Run cũng như ân nhạc với vũ điệu Chicken Dancẻngoài đời thường nghe những chuyện, hoa mồng gà, ông nói gà bà nói vịt, anh chàng đó như gà mái, gà mờ, gà mèn, gà dịch, gà nuốt dây thun, gà thiến, gà chọi, gà tây, gà ta, gà cồ? ôi đủ thứ gà thời đại có thêm những thứ bệnh mang tên gà như: Bệnh Mồng Gà (Crete de Coq/Papilloma ) Ho Gà (Coqueluche/Whooping Cough), Cúm Gà (Grippe aviaire/Avian Flu); bệnh Quán gà (Hemeralopie/ Hemeralopia)
Người Pháp gọi gà trống Le Coq, gà thể thao Le Coq sportif, con mái La Poule, người Đức gọi Hühnen nói chung kê loại (hühnerartiger Vogel) thì có Pute gà mái tây, Truthahn gà tây, gà rừng, gà tơ, gà già... loại nhỏ từ 1 kilo đến 2 kilo. Người Mỹ thì có những tên cock, rooster, chick, chicken. Vào lễ Thanksgiving họ thường hay ăn gà tây (turkey) gọi là con gà gô (La Dindon) Người miền Nam còn gọi gà tây là gà lôi. Lễ tạ ơn gà tây là món chính không thể thiếu trong tiệc gia đình người Mỹ, tuy nhiên những người sành ăn lại kén chọn loại, gà tây to tướng nuôi theo kiểu công nghiệp, thịt không đậm đà, gia đình Mỹ giàu thì mua loại gà tây
rừng, nông trại Mỹ gọi là gà ?heritagẻ đặc tính lông màu đen hay xám có thể bay được thịt ngon hơn nhưng giá tiền khá đắc so với giới bình dân.
Sách viết về 1000 loại chim, Hühnervögel / gamebirds/ les gallinacés gà được phân chia thành nhiều loại hơn 150 giống khác nhau trên khắp 5 Châu. Các loại gà sống thích hợp tuỳ theo khí hậu, có độ lớn và cân nặng khác nhau, loại gà Meleagris gallopavo silvestris cao 100 cm nặng 7000-8000 g. Loại gà vườn nuôi ở Việt Nam gọi là Cochinchina-Bankivahuhn tên khoa học Gallus gallus gallus. Có loại gà Đông Tảo loại gà hiếm có ở miền Bắc, gà có cặp chân xấu xí, đôi chân to và thô, khi trưởng thành có thể nặng trên 4,5 kg (gà trống) và trên 3,5 kg (gà mái). Đây là loài gà nuôi cổ truyền của xã Đông Tảo thuộc huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên, người dân trước đây thường dùng để cúng tế-hội hè, hay tiến Vua Theo dư luận đồn đãi thịt gà nầy ngon hơn, nên cặp gà giống giá cả 100 triệu ĐVN. Kẻ lắm của nhiều tiền thường tìm mua các loại gà nầy.
Các họ gà như họ trĩ gồm các loại công, gà lôi, gà rừng họ hạc gồm có điệc, cò nhiều loại, hạt đen, già đẩy Java, họ đà điểu, họ ưng như đại bàng, kên kên, điều hoa, họ ngỗng, họ cu như cu đất ..
Tiểu sử các dòng họ nhà gà trên thế giới
Hokkos;Perlhühner;Pfauen;Truthühner;Edelfasane;Kragenfasane;Langschwanzfasane;Huhnfasane;Ohrfasane;Wallichfasane;Glanzfasane;Koklassfasane;Pfaufasane;Satyrhühner;Rauhfußhühner;Kammhühner;Feldhühner;Frankoline;Zahnwachteln;Wachteln: Ringgrößen; (độc giả bấm chuột lên tên các loại gà có thể đọc về đời sống đặc tính riêng từng loại nguồn gốc và có hình rõ ràng tài liệu bằng Đức ngữ)
Đời sống tập tính gà giống nhau, dù trên núi cao hơn 2000 m có tuyết phủ gà vẫn sống được, nhưng. Virus H5N1 gây cúm gia cầm đã giết chết hàng triệu con gà trong những năm qua. May mắn các nhà nghiên cứu đã tìm ra một loại thuốc chống virus để trị. (tiểu loại H = hemagglutinin được tính từ H1 đến H15 và có 9 kháng nguyên tiểu loại N = neuraminidase đánh số từ N1 đến N9 nên có tên gọi chung 2 loại vi khuẩn nguy hiểm trên : H1N1, H3N2; H5N1?.)
Nuôi gà mau lớn có thể bán thịt hay trứng, Thịt gà được mọi người ưa thích bởi vì người Việt Nam, gà là món ăn thường ngày, hoặc món nhậu trong các bữa tiệc như lễ cưới hỏi, ma chay, đám giỗ, đặc biệt là trên mâm cỗ cúng Tết gà luộc phải đầy đủ đầu, chân, tiết và bộ lòng. Nhiều người còn mê tín, sau khi cúng thường xem chân gà tốt xấu ứng báo những điều gì xảy ra, người chết sau 3 ngày mở cửa mộ phải cột chân thả con gà chạy quanh mộ kêu ?cụt cụt? để báo thức hồn người quá cố?
Đá gà thú vui hay cờ bạc
Theo cổ sử đá gà là một trong những trò chơi phổ biến nhất trong xã hội người Ai Cập, Ba Tư tức Iran ngày nay, Do Thái, và Canaan, Trung Đông. Đá gà là thú vui dân gian, hồi còn bé những ngày giổ kỵ của thân tộc, và các ngày hội hè đình đám, Tết tôi thường theo ông Nội, để xem đá gà rất lôi cuốn, hấp dẫn, trò chơi đá gà có thể vừa giải trí trong thân tộc, và sinh họat các hội hè trong làng xưa. Ông tôi với thú vui tuổi già là nuôi gà đá rất sành điệu, công phu và kinh nghiệm, Ông am tường kỹ lưỡng, rất rành từ việc chọn giống gà nòi các màu: tía, ô, xám, ô xám, tía ô, xem tướng chân gà có vẩy, vi, lông mao, tiếng gáy, dáng đứng.... nuôi dưỡng, luyện tập coi thế đá, phân tích từng cú nạp, móc giò, né đòn, mổ, đâm...v.v
Người chuyên nuôi gà đá chọn lựa kỹ với kiến thức rộng trong lĩnh vực chuyên môn nhà nghề, ví dụ con này có vuốt cong thì bất lợi hay không, con nọ móng thẳng thì hay dở thế nào, mào rộng dài thì được thuận tiện ra sao, cựa dài sắc nhọn là vũ khí lợi hại. Cánh thon dài, nhịp vỗ chậm thì đem lại những phản ứng chậm chạp khi xoay sở đánh đòn. Nội tôi chọn loại gà nòi đá dũng mãnh và thiện chiến nhờ cao giò - loại gà nặng ký ra đòn đau hơn, mạnh mẽ hơn, bền sức chiến đấu đến hơi thở cuối cùng. Nội tôi đam mê nuôi gà đá, nâng niu, yêu quý, cho gà ăn đầy đủ, lúa phải ngâm nước, ủ cho ra mộng hay các món rau cải đậu... cho gà ăn phải có chừng mực, sao cho vừa đủ chất bổ dưỡng, không dư mỡ, nếu không gà sẽ nặng nề, xoay trở chậm chạp. Thức ăn cho gà đá có thể coi là sơn hào hải vị. Nhưng phải thả gà ra vườn vì gà bản tính thích bới đông mổ tây để tìm ăn sỏi hoặc cát. là muốn lợi dụng sỏi để giúp tiêu hóa thức ăn mà thôi. Khi thức ăn vào đến mề gà, chúng sẽ được trộn lẫn với những hạt sỏi nhỏ. Mề gà là túi cơ rất dày. Dưới sự nhu động mạnh mẽ của mề gà, nhào, nghiền, góc cạnh của viên sỏi chà xát thức ăn, một lúc sau, thức ăn rất nhanh chóng bị nghiền thành hồ nát, nhưng gà nuốt phải dây thun khi vào dều, nhiệt độ nóng làm cao su nở ra, bộ tiêu hóa gà không chịu nổi.
Muốn con gà có da thịt săn chắc, hằng ngày ông tẩm nghệ, phun rượu toàn thân gà cắt bỏ mồng và tách, đầu ức nhổ bỏ lông để lộ phần da đỏ, các thứ lông cánh, đuôi, chân, cổ? được cắt tỉa cẩn thận. (Giống gà nhỏ không cần cắt mồng hay tách) Chân gà thường thoa xức với rượu thuốc ngâm để tẩm cho da gà dày hơn, cựa thường đâm không thủng. Ông thương gà còn hơn những đứa cháu nghịch như tôi. Câu ngạn ngữ "Gà tại nó, chó tại ta " có nghiã là gà trước hết phải là gà giống, rồi mới đến kết quả công rèn luyện. Hoặc "chó giống cha, gà giống mẹ" ... giống gà các vùng xa xôi như Cao Lãnh, Bà Ðiểm, Bà Rịa, Nam Vang, nhiều người ưa thích nỗi tiếng đá hay, ông đều tìm giống để nuôi. Nuôi gà đá và xem tướng gà đá ở xứ nào cũng giống nhau. Gà đá phải là giống gà nòi, nhưng không phải gà nòi nào cũng đá được. Ngoài cách nuôi còn chọn tướng. ?Nhứt thời chưn chúm bước ra, nhì hời đầu lắc, thứ ba né lồng không có những ngón ?rúc cánh?, ?hồi mã thương?...
Thời xưa chưa có đồng hồ, các trận đấu được đánh dấu bằng một cây nhang hay một cái chén đồng có lổ nhỏ ở đáy để nổi trên hồ nước nhỏ, bên cạnh một cái chuông nhỏ để gỏ một tiếng báo động hết một hiệp đấu. Nước vào đầy chén chiềm xuống tính một hiệp đấu, đôi khi cả
buổi mà vẫn chưa phân thắng bại (mỗi trận được tính làm 10 hồ - hiệp đấu, mỗi hồ 15 phút), cặp gà vẫn chưa phân thắng bại, tạm nghỉ khán giả tản ra ngồi uống nước. Trong lúc ngưng trận đấu để gà nghỉ dưỡng sức, người chuyên môn thân tín của mỗi bên, hút nước nhờn trong cổ gà ra, lấy nước vổ 2 bên đầu gà, rửa hút máu các vết thương cho gà tỉnh táo, xoa bóp nhẹ ở chân và dùi gà. Người cá độ chờ đợi ai sẽ là người chọn đúng gà thắng độ? Tiếng reo hò của khán giả đứng quanh trường gà, trong lúc hai con gà say tiết chiến đấu ngoan cường và say đòn, có con tuy sức yếu nhưng không bỏ cuộc đấu chui vào cánh đối phương, chờ cơ hội sơ hở để trả đòn cho đến khi kiệt sức bất tỉnh khuỵu xuống. Những con gà đá nhốt trong các giỏ bội lớn có người nhà trông coi, sợ người khác bỏ 1 hột lúa ngâm ?mã tiền? có chất Ancoloit gà ăn thì chết ngay, Khi giao đấu dưới các cánh gà phải kiểm soát cẩn thận có bôi thuốc mê không ? Nếu vui chơi văn nghệ gọi là ?xổ gà? các trận đấu gà trên một khoảng sân trống hay sau vườn cỏ non, cựa gà phải buộc lại bằng vải tránh gây thương tích giết nhau khi giao đấu, ở các trường gà chuyên môn thì khác, nhà có mái, nền là hình bầu dục sâu khoảng 0,3 m đường kính 3 hay 4m. Chung quanh người đứng xem (tuỳ theo từng nơi tổ chức). Nhiều người ghiền đá gà cá độ, táng gia bại sản như ở Phi Luật Tân chính phủ Phi ra lệnh cấm đá gà. Trên toàn cầu nhiều quốc gia cũng thích trò chơi đá gà. ở Bỉ bị cấm từ năm 1926, Pháp trước đó cũng cấm cho tới năm 1964 cho phép, nhưng ở Đức thì không thấy trò chơi đá gà. Ở Mỹ, đá gà cũng có thời rất thịnh hành. Người ta kể rằng các tổng thống George Washington, Thomas Jefferson, Andrew Jackson và Abraham Lincoln là những người rất ham mê đá gà. Việt Nam thì ông Hoàng Bửu Đảo cho đến lúc lên ngôi vua niên hiệu là Khải Định cũng mê đá gà hơn lo việc nước. Hiện tại đá gà đã bị cấm tại hầu hết các tiểu bang, ngoại trừ tại New Mexico và một phần của Louisiana vẫn cho phép đá gà, nhưng tình trạng đá lậu vẫn phổ biến ở miền nam nước Mỹ. Người La mã đưa môn đá gà vào nước Anh và hồi đó vua Henry VIII rất mê trò chơi này. cho đến thế kỷ 19 dưới thời Nữ hoàng Victoria thì môn chọi gà bị cấm.
Biểu tượng người Pháp chọn con gà trống Symbole de la Fiertè (tương truyền dân Gaulois / Gallus trong tiếng La tinh còn có nghiã là gà trống (Le coq /rooster) từ thời Phục hưng 1601 vua Henri IV nước Pháp thường chọn thêu hình gà trên các cờ quạt .. dần dần hình ảnh con gà trống đã trở thành biểu tượng của nước Pháp. Ở Đức báo Süđeutscheszeitung chọn gà trống làm biểu tuởng buổi sáng có tin tức mới, ở Munich có một nhà Thờ chọn hình con gà trống cũng như dụng cụ đoán chiều gió là hình gà trống?.nhưng ngược lại người Ý dùng con gà mái trong việc tiên tri, thí dụ gà mái bị nhốt trong chuồng mở cửa cho gà mái ăn thì điềm tốt, nhưng chạy thì điểm xấu. người Hy Lạp quý trọng gà xem như biểu tượng cuả ba vị thần Hercules ; Ares AthemạTùy theo nhận xét của mỗi người trong vấn đề đức tín.
Gà trống nhiều màu sặc sỡ luôn hội tụ đủ 5 yếu tố, phẩm chất cao quý, tuyệt vời như một trang dũng tướng, hoặc một đấng nam nhi. Tức là có đủ cả trí-vũ-dũng-uy-nhân không thua gì đặc tính vốn có ở con người. Những yếu tố căn bản ấy được biểu lộ khi đang đứng, đang đi, đang chiến đấu với địch thủ. vì gà có nhân, nghĩa mỗi khi tìm được mồi thường kêu cúc cúc gọi nhau lại cùng ăn, không ăn một mình. đồng thời gà trống nó cũng biểu hiện một đức tính cao quí là chữ tín - hằng ngày nó gáy canh không bao giờ sai, giúp người dân quê thức dậy lo việc đồng án. Gà trống có 2 dịch hoàn ở bên trong, tiếp xúc với nhiều gà mái sau khi đạp mái thường vổ cánh và gáy rất thỏa mái. Nếu có gà trống nào lạ tới sẽ bị tấn công ngay, gà trống về khả năng sinh lý đứng sau Dê đực. Gà trống thích đạp mái nên cơ thể cao to nhưng gầy ốm. Thịt gà trống muốn ăn ngon phải thiến, sau khi thiến (capon) thì nó lo ăn nên rất mập. Gà mái không có gà trống đạp mái vẫn đẻ trứng (không có trống thì trứng ấp không nở con) Còn có loại gà đẻ ?trứng vàng? của các ngân hàng trước 30.4.1975, nhưng sau đó kẻ khóc người cười vì trứng vàng bị mất hết. Thời Trung Quốc cổ đại có truyện ?Đỗ kê tư thần? kể rằng, một buổi sáng có con gà mái đột nhiên gáy ò ó o khiến mọi người đều kinh sợ... Ngày nay khoa học có thể giải thích chuyện này, và thực tế gà mái có thể biến thành gà trống thật! Thực tế, không chỉ ở gà, mà ở nhiều loại động vật khác, thậm chí ngay cả ở người cũng có thể xảy ra
hiện tượng này. Các nhà khoa học gọi hiện tượng chuyển hoá đực cái là ?chuyển ngược tính biệt?. Gà mái biến thành gà trống xảy ra sau khi buồng trứng của gà bị bệnh, không thể sản ra kích tố giới tính cái để ức chế túi tinh phát dục. Kết quả là túi tinh vốn bị thoái hoá lại có điều kiện phát triển và tiết ra kích tố đực, khiến cho gà mái mọc lông như gà trống, rồi cất tiếng gáy và thế là gà mái biến thành gà trống. Đây là hiện tượng phát dục tính biệt.
Gà trống bận rộn đời sống lo cho các chị gà má, nhưng đêm về thì cô đơn ngủ một mình ?ngày năm thê bảy thiếp tối riêng một mình !!?? Các sư phụ trong nghành võ thuật Bình Định đã xem thế đá, né đòn, cách tiến thủ của gà mà sáng tạo ra bài ?kê quyền?. Cũng giống như nhìn khỉ đùa với hổ mà có bài ?hầu quyền?, nhìn rắn và chuột đấu với nhau cho ra bài ?xà quyền?...
Gà trong thi ca
Gà gần với đời sống, ở thôn quê nhà nào cũng nuôi gà để lấy trứng ăn thịt, chỉ có gà tây ở Việt Nam hơi hiếm, ít người thích ăn thịt sợ phong ngứa và thịt không ngon, nuôi gà tây khó hơn vì loại gà nầy rất dữ có thể tấn công đá, mổ lại chó mèo và trẻ em, những gia đình người Pháp sống làm việc ở Việt Nam họ thương nuôi loại gà tây. Về đời sống dân gian người ta thường ví von những cặp vợ chồng không xứng đôi vừa lứa
Gà tơ xào với mướp già
Vợ hai mươi mốt, chồng đà sáu mươi
Gà già khéo ướp lại tơ
Nạ dòng trang điểm gái tơ mất chồng
Gà vườn không chịu với thời tiết mưa gió, gà xù lông mồng tái mét như gà mắc bệnh dịch, còn chó bị ước vì mưa thi lạnh run... cho nên kinh nghiệm mua bán hay tiên đoán thời tiết nắng mưa
Bán gà kỵ ngày gió, bán chó kỵ ngày mưa
Ráng mỡ gà thì gió, ràng mỡ chó thì mưa
Người nuôi gà thường chọn giống gà nào tốt
Nuôi gà phải chọn giống gà
Gà ri bé giống nhưng mà đẻ mau
Nhất to là giống gà nâu
Lông nhiều thịt béo, về sau đẻ nhiều.
Các thức ăn điệu nghệ người miền Bắc thường cần phải có lá chanh, hành, hay riềng để hợp với khẩu vị
Con gà cục tác lá chanh
Con lợn ủn ỉnh mua hành cho tôi
Con chó khóc đứng khóc ngồi
Mẹ ơi đi chợ mua tôi đồng riềng
Thịt gà cần phải lá chanh
Tía tô, cà, chuối mới thành ba-ba
Cố đô Huế với cảnh u tịch trang nghiêm, nhiều Chùa, Đình Miếu, Lăng tẩm nhưng du khách thường đến thăm chùa Thiên Mụ, khung cảnh hữu tình, Tháp chùa nghiêng mình trên dòng nước trong xanh, không gian yên lặng nhưng những tiếng chuông chiều ngân vang, buổi sáng tinh sương nghe tiếng gà gáy từ làng Thọ Xương gọi người thức dậy cho một ngày mới, theo tin đồn trước 1975 người nào đó dịch canh gà trong thi ca là tô canh gà ?chicken soup? !
Gió đưa cành trúc là đà
Tiếng chuông Thiên Mụ canh gà Thọ Xương
Văn chương bình dân phong phú nhưng không thể nhầm lẫn tai hại khi dịch phổ biến văn hoá với nước ngoài, Nếu đọc các câu sau sẽ hiểu được vấn đề
Có thương thi thương,
Không thương thì nói
Làm chi lần lần lữa lữa
Trên Chùa đã dậy tiếng chuông
Gà Thọ Xương đã gáy
Chim trên nguồn đã kêu.
Nói đến một giai đoạn lịch sử với tiếng gà gáy hàng ngày vẫn trôi qua buồn thảm, Kinh đô còn đó nhưng chủ quyền quốc gia mất dần vào tay thực dân Pháp
Bến chợ Đông ba, tiếng gà eo-óc
Bến chùa Thọ Lộc, tiếng trống sang canh
Giữa sông Hương giợn sóng khuynh thành
Đêm khuya một chiếc thuyền mành ngửa nghiêng
Hoặc trong hoàn cảnh gia đình
Trách con gà gáy vô tình
Chưa vui sum họp, đã đành chia phôi
Trách gà vội gáy tàn canh
Không lâu tí nữa, cho tình thở than
Lao xao gà gáy rạng ngày
Vai vác cái cày, tay dắt con trâu.
Bước chân xuống cánh đồng sâu
Mắt nhắm mắt mở đuổi trâu đi cày.
Ai ơi! Bưng bát cơm đầy
Nhớ công hôm sớm cấy cày cho chăng
Trong thi ca cũng nhắc đến tình yêu không đến với con người bằng địa. vị, vật chất, nhưng đến với nhau bằng giao cảm, với sự rung động con tim một siêu tần số tâm hồn, nếu không có sụ giao cảm thì không bao giờ có tình yêu, nên đã có trường hợp
Ông nói gà bà nói vịt
Vì nhận thức tính chất giao cảm giữa tâm hồn và cảnh vật, đuôi gà cũng đã gợi được một phần luyến ái hay mượn gà để tỏ tình
Một thương tóc bỏ đuôi gà
Hai thương ăn nói mặn mà có duyên
Ba thương má lún đồng tiền
Bốn thương răng nhánh, hạt huyền kém thua
Thương em anh để trong lòng
Việc quan anh cứ phép công anh làm
Thương em không dám vô nhà
Đi qua đi lại hỏi có gà bán không
Mái tóc đẹp thước tha, duyên dáng nên người xưa từng bới tóc theo kiểu đẹp riêng, như ngày nay các bà uốn, chải tóc nhiều kiểu cho phù hợp với khuông trăng đầy đặng. Có người chọn tóc đuôi gà mày lá liễu, không kém phần hấp dẫn tạo thành duyên nợ, vì cái đuôi gà ấy mà phải xin địa chỉ cô nàng chăng?
Cô kia bới tóc đuôi gà
Nắm đuôi cô lại, hỏi nhà cô đâu
Sinh hoạt gia đình, xã hội nếu không cùng chung sống trong yêu thương, hòa bình, mà lòng người cứ mang mãi hận thù, đời thêm khổ đau vết thương không bao giờ hàn gắn lại được.
Khôn ngoan đá đáp người ngoài
Gà cùng một mẹ, chớ hoài đá nhau
Gà què ăn quẩn cối xay
Hát đi hát lại tối ngày một câu
Thời xưa chưa có đài dự báo thời tiết nắng mưa thế nào? Nhưng kinh nghiệm sinh tồn, người ta tiên đoán được thời tiết và chú trọng về vấn đề phong thủy
Chớp đông nhay nháy, mà gà gáy thi mưa
Mùa hè đang nắng, cỏ gà trắng thì mưa
Mồng một lưỡi gà, mồng ba lưỡi liềm
Nhà giầu mua vải tháng ba
Bán gạo tháng tám, nuôi gà tháng năm
Chó liền da gà liền xương
Chuồng gà hướng đông cái lông chẳng còn
Ngày xưa thường có tục cúng tế thần linh, ông thần Hoàng phải mời thầy cúng sao giải hạn, cầu mong tai qua nạn khỏi, nên thường nuôi gà để cúng và trả công cho thầy
Chập chập rồi lại cheng cheng
Con gà trống thiến để riêng cho thầy
Chập chập thôi lại chòng chong
Có con gà sống cũng mang biếu thầy
Ngoài vấn đề giao tế hai bên suôi gia, gà heo thường làm lễ vật, bên đàn trai biếu xén đàn gái gọi là ?thăm suôi? không đầu gà thì má thịt lợn (heo). gia đình sinh nhiều con trai ngày xưa hàng năm phải tốn kém gà heo, nên con gái nói với mẹ:
Mẹ ơi sinh trai làm chi
Đầu gà má lợn đem đi cho người.
Mẹ sinh con gái như tôi,
Đầu gà má lợn mẹ ngồi mẹ ăn!
Ngoài xã hội đàn ông là cột trụ trong gia đình, nhưng trong gia đình không có đàn bà thi không được
Không đàn bà thì gà bươi bếp
Chủ vắng nhà gà mọc đuôi tôm
Hoặc nói lên sự hy sinh của người vợ lính chiến
Anh đi tay súng tay cày
Em nuôi gà vịt, trông bầy con thơ
Đầu năm ?khách đến nhà, không gà thì vịt ?bên quê nhà phải làm thịt gà hay vịt đãi khách, còn chúng ta ở hải ngoại đơn giản, gà vịt mua ở siêu thị người ta làm sẳn không lo chuyện ?bắt nước ví gà? hay ?cắt cổ gà không nại dao phay?. Nói về việc gởi bài cho các báo nhờ có Computer, viết theo font Unicode nên không bị độc giả chê, ?chữ xấu như gà bới?. Chủ bút nhận bài save để đó, không phải bài ?lăng xăng như gà mắc đẻ? nhiều bài của tác giả gởi đến mờ mắt ?trông gà hóa cuốc? nhưng bài gởi đăng ?chùa? không tiền nhuận bút nên không ngại việc ký check trả tiền ?bút sa gà chết ?..
Độc giả về thăm Việt Nam (1) nhớ ăn ?gà đi bộ? đừng ăn ?gà móng đỏ? hay ?gà đi xe gắn máy ? như người ta nói ?trai thấy gái lạ như quạ thấy gà con? Về nhà bà xã bắt mạch trị bệnh đau đầu kinh niên thì phiền cho cả năm. Độc giả có thư hỏi tác giả bài viết bài nầy là ai ? xin trả lời ?ngây ngô như gà mờ, lờ đờ như gà hoàng hôn?. Phóng viên phỏng vấn, hay phát biểu trên tivi phải uốn lưởi bảy lần trước khi nói hay trả lời trả lời tránh ?Gà chết vì tiếng gáy.? Năm cũ đã qua năm mới đến gà nhà xin ?đừng bôi mặt đá nhau.? Đầu năm nếu quý vị có ai xem bói vận mệnh trong năm mới ra sao? tôi xin đoán trước độc giả hưởng được: Phước-Tài-Lộc, công danh tươi sáng như sao Mai, sức khoẻ dồi dào như Hercules
Munich
1/Chú thích loại gà nuôi trong vườn ăn bắp lúa hoa lá, không phải gà nuôi theo công nghiệp trong chuồng, thức ăn biến chế có chất hoá học, nên người Bắc gọi là ?gà đi bộ? Còn loại ?gà móng đỏ? ? gà đi xe gắn máy? là các em bán ba, vũ nữ... thời Mỹ sang Việt Nam lại có từ gà chết Checken death. (hình trên Internet)
https://www.youtube.com/watch?v=27qZlwEtvRE
https://www.youtube.com/watch?v=QOE2_OWOvvA
Vài hàng về tác giả:
Nguyễn Phụng, 1940, Đà Nẵng
CHS/PCT/1954-1960 & QH/1960-1961.
CSV/QGHC/Ban Cử Nhân và Ban Cao Học.
Du học Hoa Kỳ từ 1972, lấy PhD về Public Administration 1976.
Professor at North Carolina State University về Public Administration, 1977-2012.
Hưu Trí tại South Carolina.
Hình kèm theo là tác giả bài viết, anh Nguyễn Phụng.
Điểm đáng ghi nhớ nhất của cuộc Họp Mặt Quốc Gia Hành Chánh 2016 tại Orlando Florida là bảy ngày gặp gỡ trên du thuyền Allure of the Seas và ba đêm tâm tình và ca hát với sự tham gia của ca nhạc sĩ thành danh Từ Công Phụng (TCP). Trong ba lần sinh hoạt đó, tôi có dịp hát chung với TCP và đệm đàn cho TCP hát. Tôi ghi xuống đây mấy cảm nghĩ của tôi về nét nhạc, lời ca và tiếng hát của đồng môn tài hoa này.
TCP bắt đầu sáng tác khi anh 18 tuổi. Cũng như nhiều nhạc sĩ Việt Nam khác, anh phải tự mò mẫm học lý thuyết nhạc; tài liệu gối đầu giường của anh là quyển Hòa Âm và Phối Khí, Harmonie et Orchestration, của Robert de Kers (Paris, 1944) [1]. Mấy dòng sơ lược trên cho thấy vốn liếng nhạc lý của TCP chẳng là bao so với Phạm Duy, Cung Tiến, Phạm Trọng hay các bậc thầy Vũ Thành, Văn Phụng, Võ Đức Thủ Nhưng điều đó lại nói lên rất nhiều về nét tài hoa của TCP [2]. Sáng tác nhạc dù đòi hỏi kỹ thuật nhưng tựu trung là một nghệ thuật, một khả năng thiên phú, biểu hiện qua nét nhạc, lời ca và tài phổ thơ của tác giả.
* * *
Tiếng gió rít qua khe núi, tiếng suối reo, tiếng sóng biển rạt rào, tiếng gió vi vu trong hàng cây? là âm nhạc. Âm nhạc tuy rất gần gũi và hòa lẫn vào cuộc sống chúng ta nhưng lại rất khó nắm bắt. Lý do chính là âm nhạc được tạo thành bởi sự chồng chất âm thanh theo chiều thẳng đứng hay sự trải dài các âm thanh theo chiều ngang; nói khác đi, âm nhạc là sự phân phối âm thanh trong không gian và thời gian theo các khoảng cách giữa các âm thanh và một trật tự nào đó. Nhờ sự phân phối đó, tiếng sóng vỗ vào mạn thuyền hay tiếng chim gọi đàn nghe rất êm tai, vỗ về, mời gọi? Một điều lạ là sự phân phối thiên nhiên đó lại gần gũi với toán học; thành ra lý thuyết nhạc, cũng như nhiều lý thuyết khác, dựa nhiều vào con số. Vì lý do đó, nét nhạc trong ca khúc không thể diễn tả đầy đủ bằng ngôn ngữ; hậu quả là các bài viết về ca khúc đều chỉ nhằm vào lời ca và bỏ qua phần nét nhạc; và các bài viết về TCP từ trước đến nay cũng nằm trong tình trạng đó. Đó là một khiếm khuyết lớn.
Nét nhạc trong tình ca TCP rất đặc biệt, khó bị lầm lẫn với nét nhạc của các tác giả khác. Lý do chính là TCP tự học nhạc, không thuộc một nhóm nào (như nhóm Đồng Vọng của Lê Thương, Hoàng Quý ở Hải Phòng hay nhóm Myosotis của Thẩm Oánh, Dương Thiệu Tước tại Hà Nội) nên tự phát triển một đường lối riêng biệt. Nhiều nhạc sĩ danh tiếng như John Lennon của nhóm The Beatles cũng tự học và tạo cho mình một chỗ đứng riêng biệt, nhưng trường hợp của TCP trong hoàn cảnh nhạc học còn kém phát triển của Việt Nam có lẽ cần một lời giải thích ngắn gọn.
Có thể TCP chịu ảnh hưởng của ai đó và có thể nhiều lắm -- nhạc tiền chiến, nhạc đương thời, nhạc cổ điển Tây phương?-- nhưng bao lớp đất, cát, phù sa bồi đắp vào mảnh đất TCP đã hòa lẫn vào nhau để thành một khu vườn riêng biệt màu mỡ. Và từ khu vườn đó, theo thời gian và thăng trầm thế sự, tiếng gió gọi chiều, tiếng mưa rơi trên mái, tiếng thở dài ai xa vắng, tiếng hát ai bay cao, tiếng đàn ai nhỏ giọt trong đêm thâu? đã hòa tan vào hơi thở, máu huyết và nhịp tim của TCP để thành bài ca tâm tình riêng của TCP. TCP không bắt chước mà thu nhập rồi tiêu hóa để tạo một nét tài hoa riêng biệt; vì vậy, trước đây và chắc sau này, chắc chẳng ai bắt chước được nét tài hoa độc đáo đó của TCP.
Cũng như trong hội họa, vẻ đẹp trong nhạc bao gồm cả hai yếu tố đối nghịch đơn giản và phức tạp. Bức tranh phác họa tài tình chỉ với vài nét đơn sơ và bức tranh vẽ trên tường danh tiếng với từng khối màu sắc to lớn chồng chất lên nhau đều đẹp. Vẻ đẹp của nhạc TCP bao gồm cả hai yếu tố đối nghịch đó. Nhìn chung, nhạc Trịnh Công Sơn khá đơn giản, chỉ tiếng đàn đệm vững vàng của một cây guitar cũng có thể đủ đưa nét đáng yêu của bài hát đến người nghe, hòa âm phối khí rắc rối không cần thiết. Nhạc của TCP phức tạp hơn, hòa âm phối khí rất kỹ thuật có thể tô đậm nét đẹp của bài nhạc. Nói như vậy không có nghĩa là nhạc TCP sẽ trở thành nhạc giao hưởng trong nay mai. Cung Tiến và Phạm Trọng (cả hai đều học nhạc, theo thứ tự, tại Úc-Anh và Pháp) và viết nhạc thính phòng nhưng họ không có quần chúng; Phạm Duy nỗ lực biến các trường ca Mẹ Việt Nam và Con Đường Cái Quan thành nhạc không lời, nhưng không thành công vì trong bản chất, các trường ca đó chỉ là tập hợp các ca khúc; rõ hơn, nhạc trong ca khúc được chuyên chở phần lớn bởi lời ca, thiếu vắng nhiều yếu tố của nhạc thính phòng. Dù sao, một số bản nhạc của TCP với melody nhiều màu sắc và nhiều biến chuyển thích thú, có thể dung nạp vài phần phối khí phức tạp và sẽ đem đến sự hài lòng cho một số người nghe sành điệu.
Thông thường đa số nhạc sĩ sáng tác bằng cách nghĩ đến một khuôn mẫu gồm chủ âm (như C chẳng hạn) và một tiến trình của các hợp âm xoay quanh chủ âm đó như (C ?Dm ?G7 ?C), hoặc (C?Am ?Dm ?G7 ?C) rồi tìm ý nhạc và nốt nhạc thích hợp với khuôn mẫu đó. Qua lời tâm tình, TCP ít viết nhạc theo các khuôn mẫu đó. TCP thường bắt đầu bằng một nét nhạc (melody), từ nét nhạc đó tìm đến các biến thể của nó để thành hình bài nhạc, và sau cùng đặt các hợp âm để tô điểm và hoàn chỉnh bản nhạc bằng vài thay đổi nào đó.
Các khuôn mẫu tuy có thể thay đổi bằng cách thêm bớt theo nhiều kiểu, như thay Am và bằng A7 và Dm bằng D7 để có một khuôn mẫu mới (C?A7 ?D7 ?G7 ?C). Tuy vậy, sự thay đổi đó cũng rất giới hạn. Đó là lý do chính tại sao đa số nhạc bản sáng tác theo các khuôn mẫu (như nhạc thời trang tình lính chiến trong thập niên 1960 tại Miền Nam) khá tương tự nhau. Ngược lại, viết nhạc dựa vào nét nhạc nào đó chợt đến với nhạc sĩ đem đến sự cá biệt cho mỗi sáng tác vì nét nhạc đến với nhiều dáng vẻ khác nhau, trong nhiều tâm trạng và hoàn cảnh khác nhau. Lý do đó giải thích tại sao nhạc TCP rất biến đổi, đa dạng, mỗi bản mang một màu sắc riêng biệt; và từ đó, nhạc TCP rất riêng biệt, không lẫn lộn với sáng tác của các tác giả khác.
Chen vài âm chói tai (như âm trắc trong thơ) vào câu nhạc và biến đổi dòng nhạc (modulation) để bài nhạc không đơn điệu, nhàm chán, lôi cuốn người nghe, gây hứng thú cho người hát hay người đàn? là một tài năng của nhạc sĩ sáng tác. Về điểm này, TCP là một tay sành điệu. Trong nhạc có thơ, thơ là melody của bản nhạc; TCP làm thơ với các melody buồn man mác, nhẹ nhàng, trầm bổng, xa xôi và với nhiều biến đổi thích thú?
* * *
Nếu thơ là lời diễn đạt ngắn gọn với nhiều hình ảnh nhưng nói lên rất nhiều thì lời ca của TCP là những bài thơ, những bài thơ với ngôn ngữ mới, xa lìa lối diễn tả ước lệ, khuôn sáo của nhạc thời tiền chiến.
Chiều nay ngồi viết riêng cho em
Cho em bài hát êm đềm
Trôi theo từng tiếng tơ mềm
Nhờ mây gửi đến riêng cho em
Cho em ngàn lời yêu thương,
Trôi trên nụ cười phong kín
(Bài Cho Em)
Và:
Đời anh sớm muộn gì, đời em sớm muộn gì
Tình ta sớm muộn gì cũng hấp hối
Rót cho đầy hồn nhau, đắp cho đầy đời nhau
Những men nồng tình sâu rã rời
Thôi cũng đành như chiếc que diêm, một lần lóe lên
Thắp đời em sáng lung linh, buồn một cõi riêng
Những đêm sâu, những canh thâu
Nghe nước mắt nặng giọt sầu
(Như Chiếc Que Diêm)
Thi tính trong lời ca của TCP bắt nguồn từ sự ham thích thơ và tiểu thuyết lãng mạn từ thuở nhỏ. Sự ham thích đó mở cửa cho thơ du nhập vào lời ca của TCP. Đó cũng là trường hợp của nhạc sĩ Phạm Duy, người viết lời ca tuyệt vời, khuôn mẫu, cho nhạc sĩ sáng tác nhiều thế hệ trong quá khứ và tương lai. Từ ngày thơ ấu Phạm Duy đã thuộc lòng các câu hát trong hai tập Tục Ngữ Phong Dao do nhà văn Nguyễn Văn Ngọc, cậu của Phạm Duy, biên soạn. Kho tàng văn chương bình dân vô giá đó nuôi dưỡng tình quê hương nơi Phạm Duy và là suối nguồn của ý tưởng và từ ngữ cho mấy trường ca và hơn 500 ca khúc của Phạm Duy. Trịnh Công Sơn làm thơ trước khi viết nhạc, và rồi khi thành nhạc sĩ, tứ thơ đã tô màu cho lời ca của ông. Lời ca của nhạc sĩ Mỹ Bob Dylan tràn đầy thi tính. Với tiếng hát phù thủy của tác giả, lời ca đó là những vần thơ đi sâu vào tâm hồn người nghe, thuộc nhiều quốc gia, nền văn hóa và tầng lớp xã hội khác nhau. Bob Dylan vừa được trao giải thưởng Nobel Văn Chương năm 2016. Ai đó có thể phàn nàn rằng giải Nobel văn chương cho Dylan từ nay sẽ xóa đi biên giới giữa nhạc và văn chương nhưng không ai có thể phủ nhận rằng tâm hồn thi phú của nhạc sĩ đó đã đưa lời ca của ông lên đến đỉnh cao của danh vọng.
Như một nhà văn hay nhà thơ điêu luyện, viết lời ca cho tình khúc, TCP không kể lể bằng những lời khuôn sáo ước lệ, mà thường diễn đạt bằng nhiều hình ảnh và hành động mới lạ trong câu chuyện tình. Luận lý nội tại của câu chuyện tình là sự tiếp nối khéo léo của các bức tranh và hành động; nội dung của câu chuyện tình là màu sắc của các bức tranh và ý nghĩa thầm kín chôn dấu trong các hành động của người đang yêu, nhung nhớ, mong chờ, thương tiếc? Bức tranh và hành động đó mời gọi người nghe, xâm chiếm ngay tâm hồn họ, đi sâu vào ký ức họ, và giúp nhạc TCP sống mãi với người thưởng ngoạn qua nhiều năm tháng:
Chiều vàng vương gót mỏi
Ta dừng chân phiêu du
Lặng nghe sóng gọi ngọt ngào
Hàng dừa nghiêng bóng
Ru nhau thì thầm lời âu yếm
?..
Một mình ta đứng nhìn
Mối tình duyên tan theo
Ngàn con sóng gào bạc đầu
Nhẹ xô lên dấu chân
Ghi cuộc tình trên cát
(Kiếp Dã Tràng)
Và:
Chiều về im vắng
Mây trắng bay,
Bay trên làn tóc diễm huyền
Còn chiều nay nữa
Nắng vẫn vương
Nắng vẫn loang trên hè phố
Em có nghe giọt buồn rơi vào mắt
Nghe lối xưa lạc vào thương nhớ
Trong khoảng chiều buồn ngơ ngác
(Còn Một Buổi Chiều)
Sau cùng, nguồn lời ca của TCP quá phong phú, đáp ứng đầy đủ cho mọi bản nhạc viết trong nhiều thể loại khác nhau, trong nhiều hoàn cảnh xã hội khác nhau và biến động tâm tình khác nhau. Đây là một điểm son của TCP và là một mơ ước lớn của nhiều nhạc sĩ sáng tác. Nhạc sĩ Hoàng Trọng, một nhạc sĩ danh tiếng của nền tân nhạc Việt Nam, phải nhờ Quang Khải và Hoàng Dương viết lời, theo thứ tự, cho hai bài hát nổi tiếng nhất của ông, bài Dừng Bước Giang Hồ và Nhạc Sầu Tương Tư. Tương tự, hai bài hát để đời của Vũ Thành An, bài Tình Khúc Thứ Nhất và Em Đến Thăm Anh Đêm Ba Mươi, đều do nhà thơ Nguyễn Đình Toàn viết lời. Nếu nhạc sĩ nào cũng tự viết lời rất thơ và thấm thía như TCP, chắc chắn chúng ta không biết đến cựu sinh viên Quốc Gia Hành Chánh Hồ Đình Phương, thi sĩ Hồ Đình Phương, người đã viết cả trăm lời ca cho các nhạc sĩ danh tiếng Hoàng Trọng, Châu Kỳ, Hoàng Nguyên, Lam Phương, Minh Kỳ, Phạm Thế Mỹ? [3]
* * *
Thơ tràn đầy trong lời ca của TCP, việc TCP phổ thơ là điều ắt phải xảy ra vì sự liên hệ tự nhiên, mật thiết giữa ca hát và thơ. Sự liên hệ tự nhiên này đã được ghi chép trong các sách giáo khoa. Ngày nay, sinh hoạt của một số bộ lạc bán khai vẫn không phân biệt ca hát và thơ, chỉ có ca hát. Cũng như hầu hết các xã hội văn minh, thơ phú tại Việt Nam bắt nguồn từ ca hát, ca hát bên vành nôi, dưới mái đình làng, ngoài cánh đồng, trong bãi dâu, trên dòng sông, ngang lưng đồi? Bài ca cha ngân nga khi con còn trong bụng mẹ hay câu ca dao mẹ hát bên vành nôi nay đã ươm thành thơ của con là điều mà nhiều thi sĩ (nhất là thi sĩ Quảng Nam với câu hò xứ Quảng) thường nhắc đến.
Phổ thơ là đưa nhạc về cội nguồn của nó, là một sáng tạo nhiều người hâm mộ nhưng chẳng mấy người thành công. Phổ thơ rất đạt sẽ tô thêm màu sắc cho nét nhạc ẩn tàng trong bài thơ hay đưa một nét nhạc mới vào thơ, chắp cánh cho thơ bay cao, đưa bài thơ sâu vào ký ức của quần chúng và có thể vào văn học sử. TCP đã đạt được nhiều phần của các việc đó.
Nhạc phổ thơ của TCP tuy không nhiều lắm, chừng mười bài, nhưng giá trị nghệ thuật của các bài đó đáng được khen ngợi, nhất là hai bài Giữ Đời Cho Nhau và Trên Ngọn Tình Sầu. Bài Giữ Đời Cho Nhau phổ từ bài thơ Ơn Em của Du Tử Lê:
Ơn em thơ dại từ trời
Theo ta xuống biển vớt đời ta trôi.
Ơn em dáng mỏng mưa vời
Theo ta lên núi về đồi yêu thương.
Tạ ơn em. Tạ ơn em.
Ơn em ngực ngải môi trầm
Cho ta cỏ mặn trăm lần lá ngoan.
Ơn em hơi thoảng chỗ nằm
Dấu quanh dấu quẩn nỗi buồn một nơi.
Tạ ơn em. Tạ ơn em.
Ơn em tình những mù lòa
Như con sâu nhỏ bò qua giấc vùi.
Ơn em hồn sớm ngậm ngùi
Kiếp sau xin giữ lại đời cho nhau.
Tạ ơn em. Tạ ơn em
Ơn Em là lời cảm ơn chân tình của chàng gởi tới nàng. Đời chàng trôi nổi, nàng -- người ?em thơ dại từ trời?, nàng tiên giáng trần -- ra tay cứu vớt. Chàng cảm ơn nàng, và cảm nhiều thứ: nàng dáng mỏng nhưng dịu dàng như sợi mưa nhè nhẹ, da thịt nàng thơm thoang thoảng chỗ nằm, ngực nàng mê hoặc như bùa ngãi, và môi nàng thơm ngọt ngào như trầm hương. Du Tử Lê -- người du tử, họ Lê, một du tử rất cự phách, du tử kiểu l' Enfant Prodigue của André Gide -- tạ ơn nàng vì mấy thứ quyến rũ thân xác đó, quả là táo bạo nhưng quá tài tình. Với nét nhạc nhẹ nhàng và biến đổi không ngừng, bài thơ Ơn Em đã bay cao, rất cao. Thính giả say mê bài Ngậm Ngùi, nhạc Phạm Duy, thơ Huy Cận, với âm điệu hồn quê lục bát và nét nhạc trầm bổng của Phạm Duy, sẽ thiếu thốn rất nhiều nếu không tìm đến với bài ca Giữ Đời Cho Nhau.
Trên Ngọn Tình Sầu là một nhạc phẩm khác cũng được phổ từ thơ Du Tử Lê, bài Khúc Thêm Cho Huyền Châu:
Hạnh phúc tôi hạnh phúc tôi
Từ những ngày con nước về
Ngoài trời mưa mau ngoài trời mưa mau
Tay vuốt mặt không cùng
Bầy sẻ cũ hom hem
Chiều mái xám rêu xanh
Trời êm cao chân nhỏ
Cũng không về trên dòng sông tội lỗi
Tôi nghe hắt hiu từ mắt em ngắt tạnh
Môi thâm khô từ thuở định hôn người
Ngày tháng hạ khi không mà trở rét
Giọt nắng vàng lung linh màu lạnh ngắt
Sao khi không người ngoảnh mặt kiêu sa
Chiều qua đó chân ai còn ríu rít âm thưa
Lời ai ru như mơ cho trời xuống thật gần
Người trông ngóng hương đưa mùi mái tóc đêm mưa
Nhẹ theo lá oan khiên lả tả mái hiên người
Tôi nghe hắt hiu từ mắt em ngắt tạnh
Còn dế buồn tự tử giữa đêm sương
Bầy sẻ cũ cũng qua đời lặng lẽ
Em ở đó bờ sông còn ẩm cát
Con sóng tình vỗ mãi một âm quen
Bài thơ thi vị với hình ảnh linh hoạt và ý thơ mới lạ. Con nước về, cơn mưa mau, giọt nắng vàng, mái xám, rêu xanh, bầy sẻ, con dế? cuốn quít với nhau tạo thành bức tranh hậu cảnh linh động cho một dòng ý thơ tuôn trào lai láng: chỉ định mới hôn nàng nhưng môi chàng đã thâm khô, giọt nắng vàng lung linh bổng trở màu lạnh ngắt để nàng ngoảnh mặt kiêu sa quay đi, và từ đó nỗi buồn hắt hiu trong mắt nàng phủ xuống để con dế buồn rầu rồi tự tử giữa đêm sương? Bài thơ thu hút người đọc ngay từ câu đầu nhưng thiếu hẳn nhạc tính và sự cân phương của các câu thơ, một đặc tính mà các nhạc sĩ phổ thơ lưu ý và ưa chuộng. Tuy vậy, với nét nhạc của TCP, bài thơ thành một khúc nhạc giao hưởng đồng quê tuyệt vời, diễn tả tài tình tiếng bước chân ai trong chiều, lời ai ru như mơ, tiếng tiếng sóng vỗ một âm quen? TCP dùng một âm vực rất lớn để phổ bài thơ, đưa ý thơ lên thật cao và xuống thật thấp để diễn tả sự tương phản buồn vui trong tình yêu và ngoại cảnh; ý thơ chính rơi vào nhịp mạnh, với nốt nhạc có cao độ lớn và trường độ khá dài, rồi hạ dần để đi vào lời kể lể gồm nhiều câu nhạc ngắn được lặp lại với chút biến đổi, thuận tai, trôi chảỷ
Trên Ngọn Tình Sầu là một tình ca hoài niệm cho một tình yêu đã mất, mất đi vì một lý do không lý do. Ai đó vì âm hưởng của bản nhạc này mà cho rằng nhạc phải được đặt để cao hơn thơ một bậc, xin độc giả đừng vội lên án, vì đó là một sự thật. Và đây là lời biện minh: khi ngôn ngữ Du Tử Lê yên lặng vì chơi vơi và bất lực, nét nhạc TCP lại tiếp nối.
Trên Ngọn Tình Sầu là một trong những bài nhạc phổ từ thơ hay nhất trong làng nhạc Việt Nam. Với bài này, TCP sẽ được các nhà phê bình ca nhạc nghiêm chỉnh đặt để vào chiếc chiếu hoa dành cho những nhạc sĩ phổ thơ tài ba như Phạm Duy, Phạm Đình Chương, Anh Bằng?
* * *
Một nét tài hoa khác của TCP là giọng hát trầm ấm được mến mộ qua nhiều năm tháng. Tại Miền Nam, số ca nhạc sĩ vẹn toàn cả hai lãnh vực viết nhạc và ca hát không là bao. Hai tên tuổi đáng nhắc nhở nhất là Mạnh Phát và Tuấn Khanh nhưng cả hai đều là ca sĩ thành đạt trước khi trở thành nhạc sĩ sáng tác nổi danh. Cùng thời với TCP có thể kể đến Đức Huy, nhưng tiếng hát của nhạc sĩ này chỉ là tiếng hát học trò bình thường so với dòng nhạc mới lạ, nhiều sáng tạo, nhiều nét đáng yêu của ông ta.
Hát là vận chuyển hơi thở để các dây âm thanh trong cổ họng rung lên thành âm thanh và đưa âm thanh dội vào lồng ngực và đầu, trước khi đến tai người nghe. ?Tiếng hát không hơi rung? là tiếng hát ?nghèo nàn?, đó là một nhận xét xác đáng của cố nhạc sĩ Lê Uyên Phương. Người hát phải hát hữu hiệu (effectively) nghĩa là hát đúng kỹ thuật và hát đúng từng nốt nhạc và câu nhạc để diễn tả bản nhạc chứ không hát với những điệu bộ ngụy tạo (affectedly) như uốn éo, nức nở, nghẹn ngào? Nhà soạn nhạc kịch danh tiếng người Anh George Bernard Shaw cho rằng địa ngục đầy dẫy những nhạc sĩ không tập thành thạo bài nhạc phải đàn và ca sĩ hát với những điệu bộ giả dối ngụy tạo cốt để được chú ý. Ca sĩ Ý Lan, ái nữ của danh ca Thái Thanh, một nhan sắc diễm kiều với một giọng ca thiên phú mượt mà, nhưng tiếc thay, trong một số bài hát, cô hát không khác mấy ca sĩ mà George Bernard Shaw chê trách.
TCP hát rất kỹ thuật và diễn tả trung thực những gì các nốt nhạc và câu nhạc chuyên chở. Nhờ có được một âm vực rất lớn, TCP hát êm ái nhịp nhàng tất cả bài anh viết, hát tự nhiên như lời tâm sự chân thành, hát với nốt nhạc cao trong sáng, nốt nhạc thấp mượt mà, diễn tả những chuyển đổi (modulation) rất tài tình và lối phân câu hợp lý. Vài bài nhạc của TCP vang vọng xa hơn với tiếng hát thượng thặng của nam ca sĩ Tuấn Ngọc; nhưng tựu trung, với tiếng hát dễ gây cảm xúc và với lối diễn tả chân tình, tự nhiên, dáng vóc nghệ sĩ TCP đi sâu vào tâm trí quần chúng hơn so với trường hợp của các nhạc sĩ nổi tiếng đồng thời như Ngô Thụy Miên hay Vũ Thành An.
Khả năng ca hát của TCP ảnh hưởng phần nào đến việc sáng tác. Theo lời TCP tâm tình, thường khi một ý nhạc chợt đến và lượn tròn trên đầu, TCP vội ghi xuống bằng nốt nhạc. Nhiều khi ý nhạc không phải là một melody mà là một câu hát nhẹ nhàng, mơ hồ, đến từ một thời nào xa xăm, một phương trời nào cách biệt hay một chỗ sâu kín nhất trong tâm hồn. Có lẽ đó là tiếng hát của ai đó hay tiếng hát TCP đã một lần hát lên, nay vang dội trở về cùng với tiếng sóng, tiếng mưa rơi, lời gió thì thầm, tiếng chim ca ríu rít? hay là lời tâm tình của một tâm hồn cô đơn, khát khao hạnh phúc nào đó, đang rót vào tai TCP. TCP lắng nghe, ghi nhớ, để cuộc sống yên lặng chìm xuống sâu, và rồi tìm nốt nhạc để hoàn thành bài ca. Về điểm này TCP đến gần với Elton John, một ca nhạc sĩ nổi tiếng người Anh, thường sáng tác nhạc bằng lời ca. Sáng tác nhạc bằng lời ca là sự việc được nhiều người biết đến, nhất là các ca sĩ không rành ký âm pháp. Các ca sĩ này chợt hát lên vài câu hát hay cả bài hát rồi cố ghi nhớ chúng hay ghi âm chúng bằng một phương tiện nào đó. Nếu thích thú, các ca sĩ này có thể gởi tiếng hát vừa ghi âm đến cho nhạc sĩ hay hát cho nhạc sĩ nghe và nhờ họ ký âm thành bản nhạc.
* * *
Ngày vui qua mau, chúng tôi tập họp tại phòng sinh hoạt của du thuyền để lên bờ và chia tay nhau. Trong khi chờ đợi, tôi ngồi xuống cây đàn piano tôi mới dùng đêm trước để đệm đàn cho các bạn và TCP hát. Tôi mở nắp đàn, đàn vu vơ vài câu, TCP tiến đến bên tôi, dựa vào đàn và hát khe khẻ:
Về xứ thâm trầm xa cuộc đời này
Sẽ không còn ngàn kiếp truân chuyên
Và hết nhân duyên
Tôi trở về kết đọng linh hồn
Làm mặt đá xây hồ lãng quên.
???
(Xứ Thâm Trầm, TCP)
TCP hát hay, hay hơn mấy đêm trước. Hình như TCP chỉ hát cho riêng anh nghe dù cả hơn trăm người quây quần quanh anh; vài ý tưởng xoay vòng trong đầu tôi.
Tôi nghĩ đến tiếng hát nhuốm màu Nam Hoa Kinh của Trang Tử, tiếng hát của người muốn tìm đến một xứ nào đó, dù không có con cá Côn to lớn, biến thành con chim Bằng vỗ cánh bay lên cao, đôi cánh che khuất cả bầu trời, nhưng xứ đó bình yên, thâm trầm, không xáo trộn bởi hệ lụy của tình yêu hay truân chuyên của cuộc sống?
Tôi nghĩ đến tiếng hát của sự đau khổ, tiếng hót của một loài chim, loài chim hót tuyệt vời nhất khi cơn đau chất ngất mà nhà văn Úc, Colleen McCullough, đã chọn làm đầu đề cho cuốn tiểu thuyết bi đát của bà, The Thorn Birds?
Tôi nghĩ đến tiếng hát của người thi sĩ trong một bài thơ của Lamartine:
Je chantais, mes amis, comme l'homme respire,
Comme l'oiseau gémit, comme le vent soupire,
Comme l'eau murmure en coulant.
Aimer, prier, chanter, voilà toute ma vie.
??..
À l'heure des adieux je ne regrette rien.
(Các bạn ơi, tôi hát như loài người hít thở
như loài chim rên rỉ, như tiếng gió thở dài
như dòng nước chảy thì thầm.
Yêu thương, cầu nguyện, ca hát, đó là cả đời tôi
??.
Và giờ phút vĩnh biệt, tôi không có gì để hối tiếc.)
TCP hát lại điệp khúc, hát nhẹ nhàng hơn, êm ái hơn. Tôi nghĩ đến Beethoven: âm nhạc cho chúng ta cảm nhận những gì cao xa hơn sự khôn ngoan và triết học. Tôi biết TCP vừa trải qua mấy năm dài phấn đấu không ngừng với nỗi chết không rời, và tôi cũng biết TCP đang sống đời sống tâm linh với sự chiêm ngưỡng tuyệt đối, đọc kinh nguyện cầu và tạ ơn hàng đêm về những ơn phước anh đang nhận lãnh. Và giờ đây, với nét nhạc và lời ca, tôi tin anh đã linh cảm được điều gì đó rất thiêng liêng về ý nghĩa rốt ráo của sự sống và chết, vượt lên trên những gì anh trải nghiệm trong suốt những năm qua. Tôi mừng cho anh, chắc anh đã nắm bắt được phần nào lời nhắn nhủ Beethoven dành cho hậu thế. Chúng tôi chia tay.
Nguyễn Phụng
Raleigh, NC 10/2016
__________________________
Ghi Chú:
1. Từ Công Phụng sinh năm 1942 tại Ninh Thuận và bắt đầu sáng tác khi 18 tuổi. Vì giáo dục âm nhạc chưa được phát triển tại Việt Nam, đa số nhạc sĩ Việt Nam phải mò mẫm tự học lý thuyết nhạc hay học hàm thụ các khóa nhạc lý tại trường École Universelle, Paris Pháp. Cũng như nhiều nhạc sĩ khác, TCP tự học nhạc lý và tài liệu gối đầu giường của anh là cuốn Hòa Âm và Phối Khí, Harmonie et Orchestration, của Robert de Kers (Paris, 1944). Am hiểu cuốn sách đó, người đọc nắm bắt được vài điểm cốt yếu về sáng tác nhạc và phân phối các nhạc cụ trong ban nhạc để trình tấu một bản nhạc. Đó là cuốn sách quen thuộc với nhiều nhạc sĩ Việt Nam và ảnh hưởng rất nhiều đến cuốn Để Sáng Tác Một Bài Nhạc Phổ Thông của Hoàng Thi Thơ xuất bản vào năm 1953. Nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ dựa vào cuốn này, nhiều tài liệu của École Universelle và cuốn Danh Từ Âm Nhạc Pháp Việt của đạo diễn kiêm nhạc sĩ Tống Ngọc Hạp (người tình của nữ tài tử Thu Trang, tài tử chính trong phim Chúng Tôi Muốn Sống) để hoàn thành tác phẩm của mình. Để Sáng Tác Một Bài Nhạc Phổ Thông là một tài liệu vỡ lòng, dễ đọc và rất hữu ích cho các nhạc sĩ không thông thạo ngoại ngữ, không có phương tiện du học hay theo học hàm thụ bên Pháp.
2. Đầu năm 1967-1968, Từ Công Phụng (TCP) vào nội trú tại Ký Túc Xá Quốc Gia Hành Chánh. Sự hiện diện của TCP trong Ký Túc Xá là một tin vui, mới lạ, vì người sinh viên nội trú này là một nhạc sĩ trẻ, đương lên, tác giả bài tình ca rất nổi tiếng, bài Bây Giờ Tháng Mấy. Bài ca được mọi người ưa chuộng, nhất là giới học sinh và sinh viên, và được nhiều ca sĩ nổi tiếng thời bấy giờ trình bày:
Bây giờ tháng mấy rồi hỡi em
Lênh đênh ngàn mây trôi êm đềm
Chiều nay nếu em đừng hờn dỗi
Trách nhau một lần thôi
Tâm hồn mình đâu lẻ loi.
Bây giờ tháng mấy rồi hỡi em
Anh đi tìm màu hoa em cài
Chiều nay nhớ em rồi và nhớ
Áo em đẹp màu thơ
Môi tràn đầy ước mơ.
???
Tại Ký Túc Xá, mỗi khi nghe bài hát đó trên đài Phát Thanh Sài Gòn hay Đài Quân Đội, người nghe đầu tiên gọi bạn bè để cùng thưởng thức. Hầu như mỗi ngày bài này được trình bày ít nhất một lần trên các chương trình phát thanh, tại các phòng trà, quán nhạc hay các buổi sinh hoạt văn nghệ. Quá quen thuộc với bài hát, quần chúng sở hữu giai điệu của bài hát, ngâm nga giai điệu tùy hứng, theo nhiều cách khác nhau, và tùy tiện đặt lời ca mới cho giai điệu này, phản ảnh giá trị nội tại của bài ca và óc khôi hài cố hữu, ý vị và thông minh của quân chúng Việt Nam. Và đây là lời ca mới, hay lời ca cải cách, của bài Bây Giờ Tháng Mấy của TCP:
Bây giờ mấy tháng rồi hỡi em?
Anh đi tìm nhà thương em nằm
Lời ca mới đó, nhất là khi phụ họa với bài hát Biệt Kinh Kỳ của Minh Kỳ và Hoài Linh, đưa TCP sâu vào câu chuyện vui đùa của lớp học sinh, sinh viên và trẻ tuổi. TCP chắc không vui mấy khi đứa con đầu lòng của mình đã bị sửa tên đổi họ một cách khôi hài, nhưng hiện tượng sở hữu hóa đó đưa bài hát Bây Giờ Tháng Mấy sâu vào quần chúng. Và đây là một bằng chứng đặc biệt: Một người hâm mộ TCP, có lẽ là một cô gái trẻ tuổi, tặng TCP một bài thơ ghi lại âm vang của bài hát trong tâm tư nàng. Bài thơ hay đã thành lời ca của bài Bây Giờ Tháng Mấy Ca Khúc 2 của TCP:
Bây giờ là tháng mấy
Mình xa nhau đây em
Chiều nay trời mây đầy
Cho lạnh buốt vai gầy
Ngày cũ mình còn đôi
Mà nay em hờn dỗi
Thất hẹn một lần thôi
Để mộng vỡ tan rồi
Bây giờ là tháng mấy
Chiều nay sao mưa bay
Nhớ em mấy cho vừa
Đàn lạc phím ru hờ
Chiều rơi nhẹ vào mắt
Trời chớm đông lạnh ngắt
Gió lay nhẹ hàng cây
Dáng em mờ trên mây
Mai đây em đi về
Có ai đưa chân mềm
Hôn làn tóc lưng thềm
Mà từng đêm anh đã trót
Ngày đó có anh chờ
Và nay biết ai đợi
Để đưa em đi về
Khi cuộc vui đã tan
Bây giờ là tháng mấy
Mùa hoa đã phai chưa
Tìm quên mùa thương này
Trong nhạc lắng cung đàn
Màu mắt em còn đó
Nhìn áng mây chiều gió
Lướt bay về trời cũ
Đâu nữa ngày mộng mơ
Bây giờ là tháng mấy
Chiều anh đi quên đường
Tìm màu hoa hương cũ
Em cài áo làm duyên
Bao năm qua rồi, tác giả bài thơ đó vẫn còn là một bí ẩn với TCP.
3. Hồ Đình Phương là bậc đàn anh của chúng ta, tốt nghiệp thủ khoa Đốc Sự Khóa 2, khi Học Viện Quốc Gia Hành Chánh còn ở Đà Lạt, chưa dời về số 10 đường Trần Quốc Toản Sài Gòn. Hồ Đình Phương làm việc tại Ty Thuế Vụ Long An và từng giữ chức Phó Tỉnh Trưởng Ninh Thuận, quê hương của TCP. Sau quốc nạn 1975 và sau nhiều năm đày đọa trong lao tù cộng sản, Hồ Đình Phương cùng gia đình vượt biên tìm tự do, nhưng chiếc thuyền nhỏ mong manh mang bao ước vọng của Hồ Đình Phương đã chìm sâu vào lòng biển cả. Thi sĩ Hồ Đình Phương người đã viết cả trăm lời ca cho các nhạc sĩ danh tiếng Hoàng Trọng, Châu Kỳ, Hoàng Nguyên, Lam Phương, Minh Kỳ, Phạm Thế Mỹ, Hoài An, Tú Nhi, Lê Dinh, Song Ngọc, Trịnh Hưng, Văn Giảng, Lê Quang Nhạc, Võ Đức Thu, Trần Văn lý, Ưng Lang. Xin các anh chị đọc thong thả mấy dòng này như một nén hương lòng để cùng tưởng niệm một bậc đàn anh khả kính, một nghệ sĩ tài hoa, đã đóng góp nhiều hương sắc cho vườn Tình Ca của Miền Nam mến yêu.
1-Mùa Xuân mười tám tuổi
Tôi chờ đợi phút huy hoàng của một đêm giao niên,đôi bờ mi khép hở.
Muôn ngàn âm thanh hoà trộn,xa xăm từ lòng đất,thì thào qua hơi thở,ào ạt đổ về đây nồng nhiệt vạn con tim_Mùa Xuân đã đến rồi!
Tôi nắm chặt tay nàng đi trong xác pháo hồng.Khói bay mù mịt,sóng nhạc chơi vơi,giọng thơ đầm ấm,lời chúc tụng xen lẫn tiếng cười ròn tan.
Ta dừng chân trước vườn cây xanh,dón tay sẽ ngắt môt cành,lá tươi mơn mởn,dâng cho nhau hương sắc một tâm tình.
Rồi trong đêm huyền ảo,bên ly rượu nồng,say sưa khai mạc hội mùa yêụLàn tóc bồng bềnh ôm ấp nửa bờ vai,ánh mắt hây hây một niềm vui cởi mở,đôi môi mềm hé nở,nhựa xuân mòng mọng ướt...Môi kề môi!
2-Mùa Xuân đôi mươi
Hôm nay xuân đã về đây trên Miền Nam đất Việt.Cả kinh thành trỗi dậy tiếng hoan cạpháo nổ tưng bừng.Hoa đăng sáng rực.Hương bay ngào ngạt.Vang vang khúc nhạc xuân tình:
Một niềm vui dâng lên
Sáng ngời trên ánh mắt
Tươi nở trên nụ cười
Lâng lâng tâm hồn cởi mở
Yêu thương tràn ngập lòng người
Tha thướt bóng nàng Xuân trở về.Tà áo trắng bay ngợp hồn trinh khiết.Gió se sẽ lay dèm.Bước chân đi dón dén.Ngón tay ngà mát rợi,nhẹ nhàng vuốt trên mái tóc: Này, Xuân đã về đây,hãy thức tỉnh tâm hồn ngươi trở dậy với niềm vui cuộc đời,Người ơi!
Tai như nghe một giọng buồn than thở hoà lẫn tiếng nước mắt đang rơi,thanh âm xa vời từ đáy lòng vang lên như âm hưởng một cung đàn bi ai:
Trở lại làm chi Xuân nữ ơi
Lòng ta đã chết giữa đôi mươi
Hương mùa xuân cũ còn đâu nữa
Chỉ thấy đời ta_chiếc lá rơi!
Xuân nữ lại tha thướt bước địBóng nàng mờ dần trong khói pháo mịt mù.Nàng đi tìm những linh hồn đã CHẾT trong những con người SỐNG thờ ơ trước xuân về.
3-Mùa Xuân hai mươi bốn tuổi
Xuân đã về đây-Xuân chiến địạMùa xuân hậu tuyến chỉ còn là dư ảnh.Còn đâu tiếng pháo tưng bừng,tiếng guốc giày rộn rã,tiếng chúc mừng lao xaọCòn đâu mùi thuốc lá thơm bay,hương ngây ngất chén trà,vị nồng say ly rượu,ánh hoa đăng...Tiếng pháo năm xưa vọng về đây trong tiếng đạn nổ ròn.Mùi thuốc pháo năm xưa quyện về đây trong làn khói súng.Từng đốm lửa lao đi chọc thủng màn đêm trừ tịch.Bàn tay ghì báng súng,môi mím chặt,ánh mắt thiên thần soi thấu không gian.Người lính chiến chờ đón chúa Xuân về ẩn trong lớp áo quân thù.
Kìa! lùm cây lay động! Sát! Tiếng thét bật ra từ tiềm thức.Một ngọn lưỡi lê phóng lẹ vào lùm câỵMột thây người gục ngã.Máu! Máu vọt ra ớn lạnh cả bàn taỵÔi máu! Máu kẻ thù ,cùng một thứ với giòng máu ta,nhưng là máu của kẻ thù không đội trời chung bởi khác biệt nhau chỉ vì LÝ TƯỞNG TỰ DO.
4-Mùa Xuân hải ngoại
Tôi thức dạy giữa đêm 30 tháng Chạp trên xứ sở xa quê hương Việt Nam nửa vòng trái đất. Đón Xuân về giữa Đông. Cũng như mọi đêm bình thường,khung cảnh nơi tôi ở hoàn toàn yên tĩnh.Không một tiếng pháo nổ,không tiếng chúc mừng hay nói cười lao xao,không mùi thơm của hương bay khói toả,không thịt mỡ,dưa hành,câu đối đỏ,bánh chưng xanh...Giờ này,Tiểu bang tôi đang vào giữa mùa Đông.Thời tiết lạnh giá,tuyết vẫn còn rơịCả một màu trắng bao phủ vạn vật.Cây cỏ,núi rừng,xa lộ,nhà cửa đều mang một vẻ ảm đạm,thê lương.
Chắc hẳn tại nhiều Tiểu bang trên đất nước rộng lớn này,nơi có đông đảo Cộng Đồng Người Việt tị nạn,đang diễn ra một cảnh Tết đậm nét màu sắc quê hương.Truyền thống dân tộc vẫn còn thấy rõ trong các Lễ hội đầu năm,giúp cho đồng bào ta quên đi nỗi buồn xa xứ.Nhưng vì khác biệt thời gian nên Tết của ta không thể có sự hoà điệu chung vui với cảnh Lễ đầu năm của người bản xứ.Ngay cả trong cộng đồng chúng ta cũng có nhiều người đã tập quen lối sống nhập-gia-tuỳ-tục hoặc theo hoàn cảnh lao động bắt buộc,thì vào đúng lúc này,gia đình họ vẫn đang im lìm trong giấc ngủ.
Còn riêng tôi,trong giờ phút giao niên,tâm hồn như một giải mây xám lờ lững theo làn gió nhẹ bay về quê hương yêu dấu cũ.Sài Gòn ơi! Nhớ sao là nhớ! Tôi đang trải qua một cái Tết cô đơn,lặng lẽ hơn bao giờ. Tôi nhớ,và cố nhớ lại,những cái Tết quê hương để may ra cảm nhận được một chút niềm an ủịĐồng hồ chỉ 12giờ15.Buồn quá,đành mở Gmail. A! hình ảnh một giòng chữ đỏ tươi với 4 chữ CUNG CHÚC TÂN XUÂN hiện ra bên cạnh chậu hoa cúc vàng tuyệt đẹp cùng với một bánh pháo hồng chờ click là nổ:
Những tưởng mình ta chẳng có Xuân
Nhưng nay Xuân đến tựa bao lần
Giờ đây pháo nổ tung màn ảnh
Thấp thoáng nàng Xuân đã tới gần.
Tha thướt bóng nàng Xuân lại trở về. Run run nâng chén rượu nồng,tay trong tay cùng với nàng Xuân,hân hoan khai mạc hội mùa yêu. Trước màn ảnh đang khói pháo mịt mù và xác pháo hồng tung rơi lả tả, hân hoan khai mạc hội mùa yêu:
Rượu nồng vừa nhắp ngọt ngào
Dìu tay Xuân nữ đi vào Thiên Thai
Đêm khuya ôm giấc mộng dài
Tình Xuân trẻ-mãi-không-già trăm năm.
Rồi, Xuân nữ lại tha thướt bước địBóng nàng khuất dần sau hàng cây tuyết trắng.Nàng tiếp tục đi tìm những mảnh đời lạc lõng trên vùng đất hải ngoại lúc Xuân về.
...Tôi chập chờn nửa ngủ nửa mê,đang mơ mơ màng màng chợt bàng hoàng tỉnh thức. Mộng đẹp đã tàn.Có còn không thời hoa mộng xa xưa? Quê hương xa vời vợịNgàn trùng cách xạĐã mấy chục mùa Xuân trôi qua nơi hải ngoạịNgậm ngùi thắp nén hương lòng,vọng về cố hương.Cầu nguyện sớm được trở về ăn một cái Tết Việt Nam thật huy hoàng trên quê hương Việt Nam yêu dấu.
USA 2012-17
[Phỏng theo Tuỳ bút Xuân Đến Trong Lòng Trai Thế Hệ của HN/Nguyệt san BUT HOA#14,2/65,SG và sửa tại GA/USA,2013,16. Xem thêm Phụ lục trong mục Thơ GM:Tết Hải Ngoại của ChNg/HNT 2014].
Nguyệt San Giao Muà xin cám ơn những thân hữu đã dóng góp bài vở cho Nguyệt San Giao Muà số 178 . Một số bài khác sẽ được đăng dần vào số tới. Mong mỏi sẽ nhận được những sáng tác của các bạn bốn phương để cho Nguyệt San Giao Muà thêm phần hương sắc trong tương lai.
2) Để rút ra danh sách của NSGM (unsubscribe),
xin gửi email về GiaoMua@hotmail.com
3. Mọi chi tiết, thể lệ, thắc mắc, xin gửi về:
GiaoMua@hotmail.com
4. Mọi bài vở, đóng góp, xin gửi về:
GiaoMua@hotmail.com
Nguyệt San Giao Muà
Homepage: http://www.GiaoMua.com
Thể lệ gửi bài cho Nguyệt San Giao Muà:
Mong bạn gửi Bài cho GM theo cách này là tốt nhất :
1. Dùng mẫu chữ Vietnet (VIQR) hay Unicode
2. Viết Hoa chữ đầu của bài và bút hiệu. Ví dụ: Giọt Mưa Trên Lácủa NS Phạm Duy
3. Gửi bài ngay trong email (không kèm file), để cho BBT khỏi mất công download xuống để đọc
4. Gửi tất cả các bài trong 1 tháng 1 lần trong1 email, nếu tiện.
5. Bài vở xin gửi đến trước ngày 25 mỗi tháng
6. Mọi chi tiết, thể lệ, thắc mắc, xin gửi về: GiaoMua@hotmail.com
Cám ơn bạn rất nhiều, vì nhân sự có hạn, BBT không thể ngồi đánh máy lại từng đề bài hay bút hiệu.
P.O . Box 378
Merrifield, Virginia 22116
USA
Trang Nhà