Số 179
Ngày 1 tháng 3 năm 2017
Nguyệt San Giao Mùa
P.O. Box
378
Merrifield, Virginia
22116
USA
Thư Ngỏ
Thưa bạn,
Mấy tháng mùa Ðông, sáng sáng tập thể dục bởi thân già ngại gió sương tôi chỉ luẩn quẩn "đạp xe tại chổ" trong nhà. Sáng nay ngán ngẫm nhìn chiếc xe đạp không bánh, tôi mon men "áo mão" định trở lại với vòng đi bộ hàng ngày bị gián đoạn vì thời tiết lạnh gần hai tháng qua.
Cây mộc lan Nhật nở tím trước sân nhà đứng ngại ngần giữa trời se sắt. Tháng Ba lấp ló theo mưa tầm xuân rơi nhẹ như sương xuống những con dốc lượn quanh xóm nhà. Tôi cài kín cổ áo dạ bước dài theo con đường dốc về phía chân đồi. Ý nghĩ về tháng Ba đang tới khiến lòng tôi hẫng buồn. Tháng Ba xám. Tháng Tư đen. Chuyến hải hành cuối cùng từ Hội An vào Vũng Tàu vừa đủ trắc trở, gian nan để kịp chứng kiến từng thành phố gục xuống thất thủ như những quân bài domino quỵ rớt vào nhau.
Dòng sông Thu Bồn vẫn chảy trong lòng tôi hơn bốn mươi năm qua từ một cuối tháng Ba định mệnh. Mới đây dịp về giổ cha chết mười năm tôi đã trở lại thăm dòng sông cũ. Dọc bờ sông hoang dã đầy rình rập, đe dọa của một thời xưa chinh chiến, nay mọc đầy quán xá, khách du tấp nập. Cù lao bên kia sông là địa điểm nghĩ mát thấp thoáng những lều tranh cầu tre thơ mộng núp dưới bóng dừa. Tôi dõi mắt nhìn thoát về phía đầm sông bủa sóng, nơi quần tập của nước nguồn trước khi ra biển, lòng mãi băn khoăn về một nỗi buồn quen. Ðứng bên bến sông nhộn nhịp mà lòng vắng lặng hoang vu. Bầy cò trắng từ giữa bụi dừa nước hốt hoảng sã cánh bay vụt vào khoang trời sa sầm những quầng mây u xám. Người đàn bà đứng tuổi gò lưng chèo chiếc đò ngang trên dòng nước không còn xanh. Từng ngày mãi qua về trên một bến sông, có khi nào bà cảm thấy lòng chợt buồn về một lần xa bến. Con người trên dòng sông trôi và định mệnh u hoài của kiếp đời mãi hoài tìm kiếm, quẩn quanh. Lòng tôi cơ man xúc động về mối trùng ngộ mơ hồ giữa những phận người. Ðứa bé gầy nhom sau buổi học tất tả bước qua cầu Phước Trạch để kịp ra bãi Cửa Ðại bán hàng rong. Người lính trẻ đứng trên chiến thuyền giữa đầm sông nhìn ra cửa biển tần ngần về chuyến hải hành cuối cùng. Nơi chốn, thời gian. Buổi sáng. Buổi chiều. Ánh trăng buông. Tiếng sóng cùng nghe ..
Người đàn bà không kịp lưởng lự về đề nghị bất ngờ chèo dọc sông Ðế Võng của người khách lạ. Chị cuống quít cảm ơn về món tiền công hậu hỉ nhận được lúc chống đò rời bến. Câu chuyện đẩy đưa, chúng tôi mới hay ra đã có thời gian cùng có mặt trên rẻo cát đầu cửa biển nơi xóm lưới Thuận Tình và căn cứ Hải Quân chỉ cách nhau dãy rào phòng ngự. Người đàn bà còn nhớ buổi sáng doanh trại bốc cháy và hình ảnh đoàn tàu ra đi khuất ngoài cửa biển. Tháng ngày sau đó, đứa bé mười hai tuổi sau buổi học vẫn vội vã ra bãi biển để bán thuốc lá lẻ nhưng khách mua thì đã chẳng còn ai. Sau ngày thống nhất vài năm, hai người anh vào độ tuổi thanh niên, một theo Thanh Niên Xung Phong, một là bộ đội cũng lần lượt qua đời, kẻ chết bệnh trên núi, người mất thây trong chiến trận giữa rừng già biên giới Việt Miên. Cô gái lớn lên lấy chồng, theo nghiệp mẹ cha, nghèo khó chèo đò, thả lưới cắm câu trên sông Ðế Võng.
Người đàn bà chỉ tay về phía khu khách sạn đồ sộ khang trang cuối bãi sông, ngậm ngùi kể tiếp chuyện nhà. Nhiều năm trước, chính quyền đã tái qui hoạch khu xóm Thuận Tình để xây dựng khu nghĩ mát, dời họ đến nơi khác, cách trở sông bến. Hai đứa con hiếu thảo, hàng ngày sau buổi học cũng bán hàng rong trên bãi biển Cửa Ðại phụ giúp mẹ cha vất vả. Tụi nhỏ bây giờ hay hơn cha mẹ ngày trước. Bán hàng chào mời khách du lịch đứa nào cũng nói tiếng Mỹ như sáo. Tiếng cười của chị chìm nghẹn trong tiếng nước quẩy mái dầm. Trên vai người đàn bà, bóng Cù lao Chàm nhòa nhạt nhấp nhô phía chân trời bên ngoài cửa biển. Dáng núi mơ hồ như lằn mây xa.
Tôi chào người bạn cùng xóm, không hẹn mà cả hai đã "chào sân" cùng ngày. Ông bạn mỉm cười rút một dây nghe nhạc ra khỏi tai, ghé sát vào tai tôi. Tiếng hát Thái Thanh đang ca bản Ly Rượu Mừng của nhạc sĩ Phạm Ðình Chương luyến láy vang lên. Giai điệu dồn dập, vui tươi như gió xuân dâng trào đã rót đầy không khí Tết tưng bừng vào lòng người Việt Nam qua bao thế hệ.
* Ông này năm nay ăn Tết lớn há!? Con gà Ðinh Dậu đã gáy cả tháng nay rồi.
Ông bạn "đầu đen" độc nhất trong xóm cười khoái trá.
* Ðảng ta vừa "giải oan" cho Ly Rượu Mừng nên mình phải nghe cho đã chứ.
Tôi cười lớn theo câu đùa của bạn. Bài hát đã hơn nửa thế kỷ qua vẫn còn là giấc mơ của dân tộc Việt Nam về một tương lai mới tự do, nhân bản và an bình. "Nhấc cao ly này. Hãy chúc ngày mai sáng trời tự do "?
Câu chuyện nắng mưa giúp tôi quên đi những điều buồn đang nghĩ. Mùa xuân đang trở về với những chồi uất kim hương kiêu sa rủ "áo phong sương" khoe màu quanh dãy hoa trà mi lung linh sắc trắng . Chim chóc dập dìu trở về ríu rít tranh ăn trên những đĩa đựng hạt treo lủng lẳng trước vườn nhà. Trong vài tuần nữa, có chim lại lặng lẽ giã từ bay về phương Bắc. Ra đi. Trở về " Ra đi hẹn với xuân đầu. Buổi hồi nguyên lại pha màu bình minh "(BG). Có gì khác nhau giữa đến và đi trong cái vòng tròn luân chuyển của đất trời, thưa bạn?
Thân chúc bạn đọc một mùa Xuân tươi vui, tràn đầy sức sống.
Phan Thái Yên
BBT Giao Mùa
Bài vở trên Giao Muà là do các tác giả gửi đăng và Giao Muà không chịu trách nhiệm về nội dung. Muốn xin trích đăng lại, xin liên lạc với GiaoMua@hotmail.com.
I . Thơ _______________________________________________________________________
1. Con Ðường Hạnh Phúc | ______ Chương Hà | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
2. Rêverie | ______Nguyễn Hải Bình | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
3. Những Con Ðường Tìm Nhau | ______Nguyễn Thị Thanh Dương. | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
4. Nhớ! | ______Nguyệt Vân | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
5. Tìm Xuân | ______ Nam Thảo | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
6. Mơ Chị Hằng | ______ Trần Thành Mỹ | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
7. Quê Hương Tôi | ______ Hàn Thiên Lương | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
8. Cảm Tác Xuân Ðinh Dậu | ______ Phạm Ngọc Thái | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
9. Thơ Trần Thị Hiếu Thảo |
______ Trần Thị Hiếu Thảo 10. Valentine Trên Quê Hương Thứ Hai |
|
______ ChinhNguyên/H.N.T. | 11. Nhớ Thương Ai ...
|
|
______ Song An Châu | 12. Ngậm Ngùi |
|
______ Chung Thủy | 13. Rù Rì Với Hoàng Lộc .. |
|
______ Hồ Chí Bửu |
14. Ẩn Ngữ Gió |
|
______ Nguyễn Vĩnh |
15. Nhớ Hạ |
|
______ Ðông Hòa Nguyễn Chí Hiệp |
16. Trinh Nữ Buồn Mùa Mưa |
|
______ Lê Miên Khương |
17. Quê Hương Yêu Dấu |
|
______ Trần Ðan Ha |
18. Ly Hương |
|
______ Tử Du |
19. Thơ Tình Ðầu Tiên Của Tôi
|
|
______ Sông Cửu |
20. Màu Nắng
|
|
______ Hai Hùng SG |
21. Hạ Hong Tình Khô Hạn
|
|
______ Trần Huy Sao |
22. Hương Xưa Quyện Gót Thương Là...
|
|
______ Tình Hoài Hương |
|
II . Văn _______________________________________________________________________
1. Biển Yêu Biển Nhớ ___________ Nguyễn Thị Thanh Dương | 2. Hiến Chương Tình Yêu (truyện dài nhiều kỳ) ___________ Tình Hoài Hương |
3. Ngày Lễ Tình Yêu ___________ Ngũ Lang |
4. Vị Ngọt Của Mùa Xuân ___________ Hai Hùng SG |
5. Sài Gòn Còn Mưa Không Em ? ___________ Song An Châu |
6. Chuyện Tình Buồn Của NGA ___________ Phan thái Yên |
III . Trả Lời Bạn Ðọc__________________________________________________
1. Nhắn Tin/Trả Lời Bạn Ðọc _______ Ban Biên Tập |
I . Thơ __________________________________________________
II . Văn___________________________________________________________
Nguyễn Thị Thanh Dương
2. Hiến Chương Tình Yêu (truyện dài nhiều kỳ) Tình Hoài Hương
Tình Hoài Hương
Ngũ Lang
Ngũ Lang
Hai Hùng SG
Hai Hùng SG Song An Châu
Song An Châu Phan thái Yên
Phan thái Yên IIỊ Hộp Thư Toà Soạn
___________________________________________________
Thể lệ để nhận Nguyệt San Giao Muà:
1) Ðể vào danh sách của NSGM (subscribe),
xin gửi email về GiaoMua@hotmail.com
Ðịa Chỉ Liên Lạc:
Nguyệt San Giao Muà
Copyright
2002 by Giao Muà e-magazine and respective authors
Sáng nay Linh đi ngân hàng về đã thấy một chiếc xe lạ đậu trước sân nhà làm nàng ngạc nhiên không biết hôm nay thứ bảy ai đến chơi nhà mình mà không hề hẹn trước?
Vào đến phòng khách thì Linh ngỡ ngàng khi nhận ngay ra Hà đang ngồi đối diện với chồng mình, cả hai đang nói chuyện gì mà vui vẻ lắm ..Lòng nàng bất chợt không vui.
Phong đứng lên nói với vợ:
- Em ơi Hà vừa đến thăm chúng ta ..anh chưa kịp rót nước ra mời nữa.
- Chào Hà..để Linh lấy nước Hà uống nhé, Hà thích nước gì nhỉ?
Phong nhanh nhẩu:
- Cô ấy vẫn thích nước lạnh, có phải thế không Hà?
Linh kín đáo lườm chồng và ra tủ lạnh lấy nước mời khách. Nàng ngồi cạnh chồng và dễ dàng ngắm nghía Hà ngồi đối diện, cô nàng vẫn xinh đẹp như trước kia, lúc cả ba người Phong, Linh và Hà cùng dưới mái trường đại học.
Sau khi ra trường Phong cưới Linh và cả hai xin được việc ở tiểu bang Virginia còn Hà vẫn ở lại Texas...
- Hơn 2 năm rồi nhanh qúa, Hà vẫn làm việc ở Texas hả? Linh hỏi
- Ừ, vì thân nhân Hà ở đó, công việc cũng vừa ý nên chẳng muốn đi đâu. Sẵn đi công tác về đây nên nhờ bạn bè cho số phone của anh Phong, sáng nay Hà gọi Phong xong là đến đây ngay.
Cả ba tiếp tục trao đổi trò chuyện hết công việc đến vài bạn bè cùng lớp cùng trường xưa ... Linh xã giao:
- Mời Hà ở lại dùng cơm trưa với chúng tôi.
Nhưng Hà lịch sự từ chối:
- Cám ơn Linh, Hà còn vài nơi cần đến thăm. Ðược gặp lại hai bạn và nói chuyện thế này cũng đủ vui rồi..
Hà ra về thì Linh quay ra nghi ngờ và hờn dỗi với chồng. Trong lúc Linh vắng mặt hai người đã tha hồ chuyện trò những gì có trời mới biết được. Nàng đã tra hỏi chồng:
- Khi Hà đến nhà anh có ôm vai chào đón nàng không? Chắc hai người đã ôm nhau lâu hơn bình thường chứ gì?
- Không, anh và Hà chỉ mỉm cười và chào nhau.
Linh vẫn tiếp tục cay đắng đoán mò:
- Hai người trao nhau nụ cười mừng vui và mắt nhìn thắm thiết chứ gì??
- Không, tuy cũng vui khi nhìn nhau nhưng không thắm thiết..
- Cái gì anh cũng "không". Mấy năm mới gặp lại nhau mà.
Phong kiên nhẫn giải bày:
- Em chỉ giỏi tưởng tượng, xưa nay anh vẫn xem Hà như bạn hay như một cô em gái
- Em chẳng tin có tình anh em khi hai người nam nữ không liên hệ máu mủ tình thân. Một ông anh và cô em gái kiểu này thì yêu nhau lúc nào chả được?
Phong càng giải thích thì Linh càng bắt bẻ thêm, gay gắt thêm:
- Anh giỏi ngụy biện lắm, hai người đã liên lạc riêng với nhau, sự có mặt của Hà trong nhà không là sự viếng thăm xã giao mà cố tình cố ý, cô ta muốn tận mắt chứng kiến xem gia cảnh nhà này thế nào để hả lòng hả dạ đấỷ Thế anh đã khai những gì với cô ấy??
Phong chưa kịp lựa lời phân bày cho vợ nguôi giận thì nàng tấn công tiếp:
- Anh đã than thở rằng em vô duyên, em nấu ăn dở, anh chọn em là một sự sai lầm, phải không? Và cô ta đã cảm thương anh lắm, phải không?
Ðến lúc này thì Phong chịu không nổi phải cáu kỉnh:
- Anh giải thích em không tin thì em cứ việc nghĩ theo ý em đi..
Linh kết luận:
- Ðấy, kẻ có tội bị dồn vào bước đường cùng hết đường chối cãi rồi đấy
Phong bỏ vào phòng ngủ đóng mạnh cánh cửa bày tỏ sự bực tức càng làm cho Linh nổi giận thêm, anh ta đã không muốn đối diện nàng thì đời nào nàng chịu thua. Nàng cũng sẽ đi cho khuất mắt nhau.
Thế là nàng đùng đùng lái xe ra khỏi nhà với lòng hờn giận dù chẳng biết sẽ đi đâủ.
Linh lái xe tốc độ nhanh, ra tới xa lộ 495 East nàng bỗng muốn đi, thật xa nhà càng tốt?
Thời sinh viên Linh và Hà cùng trường cùng khóa, Phong học trước họ 1 năm. Hà rất cảm tình với Phong, nhưng anh yêu Linh và cưới Linh. Ðơn giản chỉ có thế, nhưng trong thâm tâm Linh luôn áy náy không yên vì cô Hà xinh đẹp yêu Phong, người mà nàng cũng yêu tha thiêt bằng cả tâm tình của mối tình đầu
Hai vợ chồng Linh đến tiểu bang Virginia lập nghiệp, họ kế hoạch vài năm đầu chưa sinh con để dành tiền down nhà, cuộc sống thật êm đềm hạnh phúc với bao ước vọng tương lai tươi đẹp ở phía trước.
Xe đưa Linh đi như lướt gío, những cảnh vật lùi lại ở phía sau, trời tháng bảy mát dịu sau những cơn mưa nhẹ làm ướt phố ướt đường mà lòng nàng thì đang nóng lên như lửa đốt.
Qua những ruộng bắp xanh tươi bạt ngàn, cây bắp còn non nhưng đã có những vụ thu hoạch trước, mùa bắp về cùng với mùa hè, bắp tươi bán rẻ ngoài chợ.
Bắp tươi, trái cây, nông sản cũng được bày bán dọc đường.
Những cảnh quê vắng vẻ nên thơ không làm nàng xao xuyến, Linh chẳng tâm hồn đâu mà ngắm cảnh, chẳng tâm hồn đâu mà ghé vào chợ nông sản ấy mua những thứ nàng thích. Trái lại càng làm nàng đau lòng, nếu đi với chồng thì nàng đã vòi vĩnh bảo Phong ngừng xe lại, hai vợ chồng ghé xuống vừa tạm nghỉ ngơi đường dài vừa vui thú mua hàng.
Khi xe chạy tới cầu Bay Bridge nàng mới biết đã đi qúa xa, thời gian trôi qua lúc nào nàng không hề hay biết vì cứ mải suy nghĩ về Phong và Hà.
Nàng nhìn xuống dòng nước sâu dưới cầu và tủi thân tuyệt vọng chỉ muốn lao xe qua thành cầu cho rồi. Nhưng nàng?không đủ can đảm làm điều này, chiếc xe vẫn phóng đi cẩn thận trên con cầu dài mấy dặm đường.
Nàng nhớ mỗi lần đi với Phong qua cầu Bay Bridge này Linh thường có cảm giác an tâm được che chở, nàng thích thú ngắm cảnh, ngắm trời nước mênh mông và cánh buồm trôi dạt phía xa, nàng bảo chồng lái xe chầm chậm cho an toàn và cho nàng được ngắm eo biển này lâu hơn dù bình thường đi hết cây cầu cũng đã 5-6 phút rồi.
Phong đã âu yếm trách vợ:
- Chỗ nào đẹp em cũng bắt anh dừng lại hay chạy chậm chậm, qua một ruộng bắp, một cánh đồng cỏ bỏ hoang hay đang chạy trên cầu. Lấy cô vợ mộng mơ anh chiều quen rồi.
Chẳng hiểu phép nhiệm màu nào đã đưa nàng vượt hơn 3 giờ lái xe đến Ocean City, và nàng chọn thuê căn phòng khách sạn cũng là khách sạn mà hai vợ chồng thường thuê mỗi lần ra thăm biển?
Bây giờ Linh mới biết là nàng không hề mang theo một chút hành lý nào ngoài cái túi xách tay và tâm trạng rối bời tức giận. Linh đã nằm ra giường và khóc nức nở như một đứa trẻ bị bỏ rơi.
Nàng kiêu hãnh khóa cell phone lại, cho dù Phong có hối hận có gọi cho nàng cả triệu lần nàng cũng chẳng thèm nghe.
Khi vơi cơn khóc thì Linh ra biển. Từ trên vỉa hè sau của khách sạn nàng bước xuống con đường dốc đầy cát dẫn ra bãi biển, ngươì ta căng dù ngồi trên ghế hay trải khăn nằm dài trên bãi biển trông thoải mái vui vẻ qúa, có ai như Linh lang thang ra biển một mình.
Nàng đi dọc theo bãi biển, bước chân lún sâu trong cát làm bước nàng rất chậm, gía mà có Phong thì chàng đã xách giày cho Linh bước chân trần sẽ đi nhanh hơn.
Linh nhớ nhất một lần chàng đã xách giày cho Linh khi cả hai đi dạo trên bờ biển chiều lộng gío, Linh bận tay giữ cho chiếc mũ rộng vành khỏi bay cho tóc nàng không rối, Linh đã nũng nịu hỏi chồng:
- Anh ơi, nếu cái mũ của em bay đi anh có chạy theo nhặt lên giùm em không?
- Dĩ nhiên là có rồi.
- Nhưng anh ơi nếu cái mũ bị sóng cuốn ra biển thật xa anh có bơi ra nhặt mũ giùm em không?
Phong đã dí tay lên trán nàng âu yếm:
- Cưng ơi, em thử thách tình anh đấy hả? lần này thì không, anh chẳng dại gì liều mạng để ?cứủ cái mũ của em. Anh sẽ mua đền em cái khác.
Nàng lại lan man nghĩ tiếp gía mà có Phong thì khi hai vợ chồng dạo chơi chán trên biển sẽ về ghế ngồi để ngắm nhìn người ta đang bơi đùa trên sóng, đang ôm ván cưỡi sóng hay ngắm những đứa trẻ con đang chơi nghịch ven bờ để ước mơ mai sau đó sẽ là hình ảnh những đứa con mình,
Giá mà có Phong thì hai vợ chồng sẽ tắm biển, dù biển lạnh, gío thổi lồng lộng càng lạnh hơn nhưng khi đã ngâm mình trong nước biển thì thân thể sẽ dần dần thích nghi với nhiệt độ cùng với sự vẫy vùng bơi đùa trong sóng càng làm cho thân thể ấm thêm lên cho đến khi bước lên bờ mới cảm thấy lạnh trở lại cũng là lúc Phong sẽ âu yếm săn sóc vợ, quấn vội chiếc khăn lông to và dày quanh người nàng.
Hai vợ chồng về khách sạn tắm và thay quần áo rồi ra tiệm ăn món cua hấp, thịt cua chắc và ngon ngọt làm sao .
Nghĩ tới đâu lòng Linh quặn đau tới đó ..
Buổi tối Linh ra phố biển, lại là nơi chốn mà hai vợ chồng từng qua, giữa đám đông người tấp nập Linh đi như một kẻ mộng du, nàng bước trên hè phố lót sàn gỗ, một bên là biển ngoài kia và một bên rất gần này là những cửa hàng bán qùa lưu niệm và những nhà hàng. v..v?
Gía mà có Phong thì buổi khuya hai người sẽ vào một quán Pizza, ăn thêm miếng pizza nóng và khoai tây chiên nóng dòn để rồi lại tiếp tục dạo phố biển chung vui với mọi du khách cho đến khi mỏi chân và gió lạnh từ biển thấm vào người mới trở về khách sạn ngủ một giấc ngon lành
Không hiểu sao Linh đang giận dỗi chồng, muốn lánh mặt chồng mà lại lái xe ra đây để nhớ về Phong đến thế? biển này là bao nhiêu kỷ niệm của vợ chồng nàng. Từ 2 năm nay mỗi khi có dịp lễ nghỉ hay long weekend Linh và Phong đều lái xe đến biển Ocean City, nàng đã quen thuộc với biển qúa rồi. Biển bao la và sóng đầy như tình yêu của Phong và nàng?
Khuya về phòng Linh không ngủ ngay được dù đôi chân đã mỏi mệt. Suốt nửa ngày nay Linh chỉ đi bộ thôi, hết đi trên bãi biển lại đi trên hè phố biển?
Nàng mở cửa phòng ra lan can nơi có bộ bàn ghế để ngồi ngắm biển về đêm., chỉ nghe tiếng sóng vỗ ì ầm mạnh bạo, biển trước mặt nàng là bao la bóng tối, chỉ thấy những đợt sóng tạo thành những lườn màu trắng hiện lên rồi vội vã chìm xuống lòng biển khuya không màu.
Gía mà có Phong thì chàng đang ngồi cạnh nàng, ôm vai nàng để cùng hướng về biển kia, dù biển có bao nhiêu ngọn sóng, dù biển đêm có thô bạo đến đâu Linh vẫn cảm thấy bình yên ấm cúng trong vòng tay dịu dàng của chồng, và khi hai người vào phòng khép cửa nàng đã hân hoan chìm vào biển tình của Phong trao tặng..
Sau một đêm ngủ chập chờn buồn tủi Linh thức dậy sớm, nàng ra lan can nhìn biển tinh khôi của một ngày bắt đầu.
Những lườn sóng trắng đêm qua đâu rồi? tiếng sóng biển khua trong đêm đâu rồi?
Gía mà có Phong thì hai vợ chồng đã chạy xuống bãi biển để hít thở không khí biển trong lành và đi bộ mấy vòng bên cạnh biển xanh trời xanh và ánh hừng Ðông đang lên?
Ôi ..sao lúc nào nàng cũng nghĩ ...giá mà có Phong ..?
Linh cứ đứng vịn lan can nhìn ra biển mông lung, không biết giờ này Phong thức dậy chưa? suốt chiều qua, đêm qua chàng đã ra sao?
Nàng nhớ nhà qúa, nhớ từ ngưỡng cửa bước vào là gặp chân cầu thang dẫn lên lầu. Nơi những bậc thang cuối đó đã nhiều lần nàng ngồi xỏ giày chuẩn bị đi làm, đã nhiều lần Phong chiều chuộng ngồi xuống phụ nàng đi vớ và xỏ giày như chiều một cô em bé bỏng hay làm nũng.
Phong thường khen bàn chân Linh mềm là số sung sướng phong lưu, bàn tay Linh mềm là bàn tay chỉ để viết những vần thơ đẹp và chàng thích nâng niu vuốt ve hai ngón tay cái của Linh, đầu ngón tay cái mỏng và dẹp là biểu hiện một tâm hồn nghệ sĩ lãng mạn vô biên, dù Linh chẳng biết làm thơ, dù Linh chẳng là nghệ sĩ.
Nàng nhớ đến cái chuông gío treo ở một góc cái deck sau nhà mỗi khi hai vợ chồng ra ngồi ghế ngắm vườn chiều và cùng nghe tiếng chuông gió khua lên trong gió.
Nàng nhớ nhất là căn phòng ngủ, trên bàn ngủ ở đầu giường có cắm bó hoa khô, những bó hoa mỗi mùa lễ tình yêu Phong đã mua tặng vợ, nàng đã để dành thành bó hoa khô cho đến mùa sau lại có bó hoa tình yêu khác thay thế, nên lúc nào trong phòng ngủ cũng có bó hoa của tình yêu chứng giám.
Vậy mà phòng ngủ đêm qua đã thiếu vắng một ngườỉBó hoa tình yêu ơi, anh ơỉ.!!
Không biết có phải vì sau một đêm ngủ cô đơn hay vì biển bình minh thánh thiện và rực rỡ làm lòng Linh mềm lại, cơn hờn dỗi phừng phừng như lửa dậy trưa qua đã nguội lại, đã theo sóng trôi đi.
Linh nhớ Phong qúa, thương Phong qúảRõ ràng chàng đã yêu Linh biết bao, nếu Phong yêu Hà thì ngày ấy Phong đâu có chọn Linh làm vợ.
Linh qúa đáng chăng?, biết là chồng yêu mà cứ dỗi hờn hành hạ chàng .
Nàng cầm cell phone lên và bấm số thì Phong có mặt ngay, chàng lên tiếng trách móc:
- Em làm anh lo buồn qúa, suốt hôm qua anh đã không liên lạc bằng phone với em được.?
Nàng trách:
- Suốt đêm qua em cũng chẳng sung sướng đâu, em đã đi bộ mỏi cả chân. Vậy mà anh bảo hai bàn chân em mềm là số phong lưu sung sướng.
- Bàn chân mềm phong lưu cũng có lúc phải nếm phong trần cho biết mùi đời chứ.
- Anh ơi đừng chọc đùa em nữảem nhớ anh và nhớ anh dài lê thểEm muốn có anh ngay bây giờ, ước gì anh là gíỏ?
- Cưng ơi, anh đang đi tìm em?
- Nhưng anh có biết là em đang ở xa nhà không?.em đang ở biển Ocean City, ngay tại hotel chúng mình thường ở đấy..
- Anh biết rồi, nhưng em đang ở phòng nào? hãy đợi anh đến nhé?
Linh đọc số phòng cho chồng, phải ít nhất 3 giờ lái xe Phong mới đến đây, ôi thời gian chờ đợi sao mà dài thế!
Nàng vào phòng tắm cho người mát mẻ, tối qua khi đi dạo qua phố biển Linh đã mua một bộ váy để có đồ thay cho ngày hôm nay.
Linh đang đứng sấy tóc thì nghe tiếng gõ cửa, linh cảm cho Linh biết là Phong đã đến, chàng hay làm những điều ?kỳ diệủ như thế, hồi đang quen nhau chàng đã mấy lần gõ cửa nhà nàng những lúc mà Linh nhớ chàng tha thiết. Phong đã nói ?Hai tâm hồn tri kỷ gặp nhau đấỷ
Nàng mở cửa ra và ngỡ ngàng dù đã đoán đúng::
- Anh ?
Nàng bỗng ngại ngùng khựng lại và đứng im, mắc cở vì mình đã qúa ghen, đã dằn vặt chồng và cả chính bản thân mình.
Phong như đọc được tâm trạng nàng, trêu chọc:
- Xem kìa, em như một đứa học trò phạm tội đứng trước mặt thày giáo. Sao em có vẻ e dè như những ngày đầu mình mới quen thế nhỉ? Giá mà lúc nào em cũng hiền như thế này, dễ thương như thế này.
Phong đỡ vợ trong vòng tay, nàng nũng nịu vùng vằng :
- Chỉ trong giây phút em ..yếu lòng thôi nhé. Em vẫn không hiền đây, em vẫn đành hanh đâỷ
Phong ngọt ngào:
- Chiều qua không thấy em về nhà là anh đoán ngay em đi ra biển, vì chúng ta không có thân nhân ở đây, vì có còn nơi nào khác thân thương để em đến đâu? Anh đã thức dậy rất sớm để lái xe đến đây
Linh úp mặt bên vai chồng cho qua phút giây trẻ con ấy rồi Linh bắt bẻ:
- Cho dù em không còn nơi nào để đến, nhưng nếu em vẫn không đến đây thì anh tính sao?
- Thí dụ như anh đoán sai, thì anh sẽ có dịp ngắm biển để thương em nhớ em cho nguôi sầu chứ sao
- Anh ăn nói dẻo ngọt lắm đấy.
- Em ngây thơ ơi, vì biển là tình yêu của chúng mình mà, cả hai đều thích biển mà.
Chàng cúi hôn lến tóc lên khuôn mặt nàng:
- Em thơm tho qúa, như đoá hồng vừa nở sau một đêm mưa ướt lâm râm...
Linh cười khúc khích:
- Anh đoán mò mà đúng ghê, em vừa tắm xong và bôi gần hết một chai nhỏ body lotion mùi hoa hồng của hotel ?
- Mùi hoa Hồng thật vậy mà anh tưởng như mở
Chàng lại hôn lên tóc lên vai nàng và hít vào thật sâu tận đáy lòng:
- Mùi em thơm làm anh ngây ngất.
Linh cũng ngây ngất hưởng nụ hôn của chồng. Tiếng chàng nói như ra lệnh:
- Chúng ta phải có con để em làm mẹ, em sẽ người lớn thêm ra, bận rộn thêm ra. Em lúc nào cũng hờn dỗi trẻ con làm khổ anh...
Linh lại nũng nịu ngước lên nhìn chồng::
- Không?em không chịu nếu anh chưa nói cho em biết rõ hôm qua anh và Hà đã.?.
Phong ngắt lời nàng:
- Anh không muốn nghe em nhắc đến điều này nữa. Từ qúa khứ cho đến hôm nay anh chưa bao giờ yêu Hà dù có thể một thời Hà đã yêu mến anh. Nhưng anh tin bây giờ Hà cũng chỉ xem anh là bạn, chẳng ai dại mà nuôi mãi một tình yêu đơn phương vô vọng.
- Nhưng em tức mình ở chỗ anh còn nhớ cả tính nết của Hà chỉ thích uống nước lạnh. Chứng tỏ anh từng quan tâm và vẫn còn quan tâm đến cô ta.
- Trời ơi, em ghen vừa thôi, cả anh và em đã từng chơi với Hà, thì còn lạ gì tính nết ấy nữa.
- Nhưng chỉ?một mình em nhớ sở thích của Hà là đủ rồi. Anh ?không được quyền nhớ. Hiểu chưa? hiểu chưa? hiểu chưa?
- Hiểu rồi, hiểu rồỉđừng nhéo tay anh đau.
Nàng sung sướng ôm chầm lấy Phong và reo vui:
- Bây giờ thì em tin anh rồi..
- Em đã tin anh thì đến lượt em làm cho anh tin em đi, là chúng mình phải có con cho thêm gắn bó. Anh không muốn có một cô vợ trẻ hay dỗi hờn và đỏng đảnh lâu thêm nữa.
Linh dí ngón tay lên trán chồng như chàng đã từng làm với nàng khi bày tỏ sự thương yêu::
- Anh được nước làm tới hả? Thì nghe đây: Hôm nay em rất yêu anh, yêu hơn cả những tình yêu của em cho anh ngày hôm qua, và ngày mai em sẽ yêu anh nhiều hơn hôm nay như tên loài hoa "Yesterday Today and Tomorrow" mà hai chúng mình cùng thích và trồng trước sân nhà . Vì thế em cũng muốn có đứa con để giữ chân anh, hai mẹ con em sẽ giữ chân anh để anh mãi mãi là của em chứ?
Hiến Chương Tình Yêu
Phần Thứ Ba
Hiến Chương Tình Yêu
Phần Thứ Ba
Chương 26
7.- Phố HỘI AN tới đèỏ ẢI VÂN QUAN
*Tam Kỳ, *Vĩnh Ðiện. *Quảng Nam có núi Bát Tiên, thác nước Cổ Cò, Hòn Kẽm. Dân địa phương thích trồng dâu nuôi tằm. *Hội An nổi tiếng là cửa ngỏ mậu dịch tốt nhất, thuận đường biển quốc tế từ Ðông Nam Á lên Ðông Bắc Á. Từ Thái Bình Dương qua Ấn Ðộ Dương. Một hải phố đặc biệt về tơ lụa ở thời kỳ cực thịnh. Hội An vừa cổ kính vừa tân thời, phố thị nằm gần cửa Ðại, rừng phi lao ngút ngàn lộng gió. Rừng dừa Cẩm Thanh trĩu trái ngọt lịm. Duy Xuyên ở quốc lộ 1, có cổ thành Chiêm quốc Mỹ Sơn nằm bên sông Thu Bồn nước trong mát, dòng sông êm đềm xuôi chảy đến chợ Hội. Có lăng hoàng hậu Ðoàn thị Ngọc. Ven thành là làng gốm Thanh Hà, làng rau Trà Quế, làng mộc Kim Bồng, làng yến Thanh Châu, làng Mực. Quế Sơn có những mõm núi micả Vân vân...
Phố Hội An có nhiều cây cổ thụ mọc lâu đời. Nhà gạch cũ thấp lè tè, đầy rong rêu bám phủ trên mái nhà tường gạch xây uy nghi, đồ sộ. Nhất là khu Phố cổ Hội An: cứ vào đêm l5 khi trăng sáng treo trên đỉnh đầu, vầng trăng tròn vành vạnh như chiếc dĩa vàng ai vừa ném vào không trung, thì mỗi tháng ở Hội An dân phố cổ tắt hết điện đóm, trước mỗi hiên nhà họ treo lồng đèn (thắp nến hoặc đèn bão lồng) đủ màu sắc trông rất đẹp. Dưới nước suốt dọc hai bờ sông họ thả lồng đèn giấy lung linh lững lờ chập chùng trôi. Người dân thị thành phố cổ hầu hết mặc áo dài, họ an hoà phong lưu ngồi trước mỗi hàng hiên rộng trên thềm nhà, dưới ánh trăng rằm sáng vằng vặc, họ vui vẻ chơi các loại cờ, kể chuyện cổ tích, hoặc mời nhau những món ăn đặc sản? như bánh tráng đập, cơm gà Hội An, mì quảng, cao lầu, bánh tráng đập, cơm gà Hội An độc đáo ngon miệng, nhất là món cao lầu nổi tiếng thu hút khách thập phương quá chừng. Ôi bức tranh diễm tuyệt thật nên thơ và thanh bình huyền diệu cảnh đào nguyên ở thế trần biết bao!
Hội An có nhiều đình, chùa, am, miếu huyền bí, kiến trúc tựa chùa tháp mái cong, sơn son thiếp vàng. Cột lim chạm trổ hình phượng đầu rồng. Cầu gỗ cong cong sơn đỏ sơn vàng. Ðâu đâu cũng thấy lung linh ánh đèn nến hiu hắt, hương trầm tỏa khói bay nghi ngút. Thành phố đậm đà di tích lịch sử, do chúa Nguyễn Hoàng xây dựng từ khi tham triều. Hội An dân cư hiền hoà đông đúc, phồn vinh.
*Ðà Nẵng, thành phố đẹp mùa đông không lạnh bao nhiêu, bởi gió từ phương bắc thổi về đều bị ngọn núi Hải Vân chận lại, tuy có gián tiếp hứng chịu nhiều trận bão chung miền từ tháng 9 trở đi đến cuối năm. Phố nằm ở trung độ đất Việt, thuận lợi về nhiều mặt, do hai trục giao thông quốc lộ lA nối đường xuyên Việt, quốc lộ 14 B, nối cảng với Tây Nguyên. Ðường bay, đường bộ, đường thủy, đường sắt, nhộn nhịp, ồn ào, đông đúc náo nhiệt bon chen. Nhiều night club mọc lên như nấm mời chào những chàng lính Mỹ đầu tiên vào miền Nam Việt Nam. Thành phố ngái ngủ hầu như bừng sống, để chụp giựt sau những năm dài thao thức theo biển Mỹ Khê, Tiên Sa, Thanh Bình: mỗi vùng biển mang một dáng vẽ đáng yêu khác nhau.
Chợ Hàn nối liền với chợ Cồn trên đại lộ Hùng Vương dài hun hút. Thánh đường uy nghi. Chùa chiền nhang khói u trầm nghi ngút, rợp bóng cây um tùm. Bến Bạch Ðằng tấp nập người đi hóng mát, bán buôn đủ thứ quà bánh linh tinh trên công viên đầy xác phượng vào mùa hè. Bên kia sông Hàn là Sơn Trà lộng gió, trên sông nào đò ngang đò dọc, và những chiếc phà to đưa đón khách lại qua. Bên kia sông Bạch Ðằng là bán đảo Sơn Trà hùng vĩ cách xa trung tâm thành phố Ðà Nẵng 10 km về hướng Ðông Bắc. Bán đảo Sơn Trà coi thật phóng khoáng cao 693m (so với mực nước biển).
Biển xanh màu ngọc bích lấp lánh như tráng men sứ. Ðặc sản nơi đây có rong tảo quý hiếm, rong câu chỉ vàng, rong câu chân vịt có giá trị. Một con đường hẹp độc nhất vắt vẻo uốn mình bên sườn núi. Núi choài chân ra biển ghép những tảng đá to dầm mình dưới nước, núi rừng hoang dã nguyên sinh thật dễ thương. Ðây là nơi quầng cư vô số loài Vọc, Chà-Và. Hươu, Nai. Ðười Ươi. Khỉ đuôi dài. Vượn. Gà mặt đỏ. Bãi biển bằng phẳng đầy cát trắng phau vẫn vắng lặng hoang sơ tự nhiên, nhưng tuyệt đẹp.
Ngũ Hành Sơn với núi đá hoa cương vân ngũ sắc dựng đứng, cao chót vót, nằm kề đại dương bao la. Ngũ Hành Sơn gọi chung có năm ngọn núi: Kim Sơn. Mộc Sơn. Hoả Sơn. Thủy Sơn. Thổ Sơn. Ðộng Linh Nham. Vân Thông. Huyền Không. Tàng Chơn. Ngoài ra có hang Gió, hang Ráy.
Ðường vào chùa Non Nước gập ghềnh khúc khuỷu, bụi đỏ mù bay, nhiều ổ gà lởm chởm, đứng dưới chân núi nhìn lên chùa mỏi cả cổ. Người bán hàng mời chào du khách mua hàng mỹ nghệ, do chính thợ thủ công đi lấy đá xanh, về nhà đục đẽo, trau chuốc thành những hình tượng tuyệt tác, độc đáo nét văn hiến lịch sử Việt Nam. Chùa Non Nước an toạ trên đỉnh núi cao vời vợi, tiền đường vắng lặng, văn uyển đẹp đẽ, như chuyện ngày xưa Lưu Nguyễn lạc chốn bồng lai tiên cảnh vậy. Ðứng trên sân chùa Non Nước nhìn xuống tít chân núi sâu thẳm, Mười thấy trời đất như quay cuồng, mà hết hồn hết vía. Trên Chùa cao ngất gần chân mây, có vị hoà thượng trụ trì mày rậm mũi cao, râu bạc trắng như cước dài tới ngực, khuôn mặt sư cụ đầy đặn, dáng dấp phương phi. Sư cụ mặc áo trúc bâu, một tay cầm gậy ngà, một tay cầm chuỗi cung kính chắp trước ngực. Phong cách sư cụ mực thước niềm nở ôn hoà vui vẻ đón chào du khách.
Có mấy chú tiểu đồng mặt mày hồng hào dễ thương, để chùm tóc trái đào, mặc áo nâu sồng, lon ton hướng dẫn du khách xuống thạch động. Con đường trơn hẹp, đi xuống, đi lên ẩm ướt giá lạnh. Nhất là động Huyền Không với giếng tuyền cầm: tự phát ra những âm thanh trầm bổng ngút ngàn véo von đêm ngày. Như tiếng đàn tiếng sáo nhè nhẹ nhã nhạc theo sóng biển lao xao thoảng đưa về, êm thật êm. Tượng Phật tạc đá xanh thấp thoáng đó đây. Khe đá nước chảy róc rách, trong veo, ta uống vào nghe mát từng khúc ruột. Thạch động ươn ướt màu ngà ngà, đầy ngân nhũ, chen lấn những khe suối róc rách, động Chiêm Thành, Bàn Cờ. Nói chung đa số hang động như một bức tranh thiên nhiên hữu tình phong phú tự nhiên quá đẹp! Nơi có loại tảo quý hiếm như: Rong câu chân vịt, rong câu chỉ vàng.
Ngọn Hải Ðăng bóng láng rêu phong cổ xưa. Nơi sinh ra những danh nhân nổi tiếng: Hoàng Diệu, Trần Cao Vân, Trần Qúy Cáp, Thái Phiên. Ðặc biệt những thánh thất Cao Ðài rất đẹp ?Thiên nhân hợp nhất. Thiên chân vô ngã?. Các chức sắc quần áo trắng tinh, họ trang trọng đến thánh thất, vào bàn thờ Cửu Trùng thờ một con mắt tỏa sáng trên quả địa cầu. Bên trên là thế giới đại đồng: Lão Tử. Phật. Chúa Jésu Kitô Vua. Khổng Tử. Mô Ha Met? Họ cung kính trang nghiêm đi cúng bốn lần một ngày: Sáng. Trưa. Chiều. Tối.
Núi *Bà Nà an ngự tại huyện Hoà Vang, cách thành phố Ðà Nẵng chừng 45 km, về phía Tây Nam. Núi Bà Nà có một bên cao sừng sững, và một bên kia là vực sâu hun hút. Núi Bà Nà cao 1.487m so với mặt biển, diện tích 8.500 ha, rừng chiếm 6.056 ha. Bà Nà có rừng cây và những đồi thông xanh ngắt, ngút ngàn. Bà Nà quy tụ bốn mùa kỳ lạ trong một ngày: Buổi sáng trời thanh thanh tươi tươi. Buổi trưa trời ấm áp rực rỡ như mùa hè. Buổi tối gió hiu hiu thổi như mùa thu. Và, như mùa đông gây gây rét, tuyệt vời với những đồi thông xanh ngắt reo vi vu ngút ngàn.
Những rừng cây rì rào lao xao vẫy gọi gió. Tầng mây xôm xốp bồng bềnh lơ lửng bay bay suốt ngày đêm. Trên đỉnh cao Bà Nà trời luôn sáng rạng, nhưng tầng mây ưa vần vũ e ấp ôm quanh lưng núi, chẳng lúc nào tan: mây chia thành hai tầng lớp sáng chói và bàng bạc tách bạch. Mây không bao giờ vượt lên cao, hay tản mác bay là là trong không gian mơn man lơi lả nơi đất Bà Nà nói riêng và quê hương cẩm tú Việt Nam nói chung.
Nông Sơn, Lệ Trạch, Thanh Khê, Kim Liên, Bến Ván, Nam Ô, nằm dưới chân đèo Hải Vân, đường đèo chật hẹp đi một chiều, khá quanh co hiểm trở.
Ðoàn xe lên và xuống trên quốc lộ số 1 từ hai hướng: *Hải Vân Nam và *Hải Vân Bắc, và dọc theo bờ biển Ðà Nẵng đến làng Nam Ô, là làng chuyên làm nước mắm ngon nổi tiếng ở Việt Nam. Ðèo Hải Vân quanh co hiểm trở ngoằn ngoèo dài độ chừng 20km. Từ dưới chân đèo Hải Vân đoàn xe của hai hướng Bắc và Nam, người ta phải cho xe chạy chậm rì rì mò mò lên tóp đỉnh Hải Vân. Hai đoàn xe sẽ gặp nhau trên đỉnh đèo Ải Vân cao chót vót luôn lồng lộng gió, mây trắng quyện sương quanh năm bay là là trên đầu ngọn cỏ. Trên cao độ 460m nhìn xuống bao quát quanh vùng; quả thật phong cảnh đẹp ngất ngây tuyệt vời.
Khi người ở trạm gác dưới hai bên chân của đèo: Hải Vân Bắc & Hải Vân Nam liên lạc gọi điện thoại báo hiệu là: ?chiếc xe cuối cùng ở bên phía họ đã lên hết trên đỉnh đèo bên hướng Bắc và hướng Nam, và hết giờ?, (để đoàn xe lên hai hướng đèo ấy được phép di chuyển chạy xuống, vì con đường đèo rất hẹp, đoàn xe chỉ có thể đi thuận một chiều mà thôi). Thì trên đỉnh đèo, có hai ông lính gác trạm Ảỉ sẽ ra mở khóa ở hai đầu cổng gác, cho hai đoàn xe trở xuống theo đường một chiều... từ hai phía: Nam Hải Vân và Bắc Hải Vân.
Hải Vân còn có tên gọi là *Ải Vân Quan. Vì cư dân trong miền Nam muốn ra Huế, đi Bắc, hoặc từ ngoài Bắc đi vào Ðà Nẵng, để xuôi Nam, thì họ đều phải vượt qua "cửa ải" xây từ thời vua Minh Mạng (1791-1840). Tại đây có một lô cốt có gọi tên là "Ðồn Nhất" xây dựng từ năm 1.826.
Trên chóp bu đèo Hải Vân có một cánh cổng to: đó là ?cửa ảỉ đồ sộ, độc đáo, chênh vênh như cánh cổng tiến thẳng lên thiên đình, bởi vì nó nằm trơ trọi, đơn độc. Gần đấy là một lô-cốt cũ bám đầy rêu, cũng nằm cheo leo trên triền đồi ngút ngàn lau sậy và nhiều loại cây hoang dã không tên cao lút đầu. Mây trời bàng bạc mênh mông ngút ngàn trên cao, xen lẫn biển nước xanh thẳm bao la dưới vực đèo, đã giao hoà với nhiên nhiên một màu xanh rất xanh.
Nơi đây chỉ có một cửa ải độc nhất, xe cộ và con người muốn đi qua phải xuất trình giấy tờ. Con đường đèo uốn khúc lên xuống nối liền hai miền Nam và miền Bắc. Ngoài ra, tại đỉnh đèo có một miếu nhỏ thờ vị thần chúa tể sơn lâm: ?Thần Hổ?. Mười thấy cửa trạm gác quay về hướng Bắc có treo tấm bảng bằng đá cẩm thạch khắc ba chữ ?Hải Vân Quan? phong cảnh thiên nhiên hữu tình, nên thơ tuyệt đẹp. Hướng Nam là bia đá trắng đã ghi: "Thiên hạ đệ nhất hùng quan (????? ?)" mà Thượng Ðế hài hoà ưu ái ban tặng cẩm tú cho đất nước Việt Nam chính là ở nơi nầy. Gió lồng lộng trên đỉnh đèo lả tả mây trắng quyện sương mù vần vũ buông lơi quanh năm suốt tháng. Trời rất lạnh!
?Chiều chiều ra đứng Hải Vân.
Chim kêu ghềnh đá gẫm thân thêm buồn?? (cd)
Xuôi đèo về quê, không nơi nào đẹp giống nơi nào, Hải Vân oai hùng hiểm nguy, không thua gì đèo Ngoạn Mục, hay đèo Cả. Một bên là vách đứng sừng sững chênh vênh cheo leo đầy hiểm trở. Một bên là vực thẳm sâu hút tầm nhìn. Ðại dương mênh mông xanh biên biếc, luôn rì rầm gào thét những cơn cuồng phong bạc đầu xoáy tít dưới chân đèo trào sóng thần phong cao vút, bọt biển trắng xóa phóng lên cao, bắn tung tóe, rồi rớt ầm ầm xuống, sóng cuồng nộ xô đẩy nhau, chạy lui chạy tới vô tư lự nô đùa với những tảng đá to dầm mình trong biển. Trông thật đẹp mắt những cánh buồm trắng nhỏ ly ti chập chùng khi tỏ khi mờ, thuyền chơi vơi bồng bềnh lênh đênh nhấp nhô trên biển cả xa thật xa bờ. Con đường đèo chật hẹp khúc khuỷu, ngút ngàn uốn lên uốn xuống lượn theo sườn núi hùng vĩ, như con rắn khổng lồ, uể oải bò trên đèo Rọ Tượng toàn rừng rậm.
_ * _
Tình Hoài Hương
(*) Từ năm 1960 -> đến năm 1975 - bối cảnh ở thời điểm nầy, hầu như ít thay đổi.
(**) Những tấm hình qúy giá trong bài viết, không phải của tác giả THH.
Rất trang trọng và chân thành cảm ơn qúy vị nhiếp ảnh gia đã post hình trên: Wikipedia, internet ?
(tôi xin mạn phép chuyển tải vào bài viết, ngỏ hầu có thêm phần phong phú hóa hình ảnh quê hương Việt Nam cẩm tú của chúng ta).
Ða tạ!
*
Tình Hoài Hương
Trân trọng kính mời quý độc giả xem tiếp trang sau
Thú thực tôi là một tên nhà quê đúng nghĩa vì sống ở nước Mỹ tới năm thứ mười mới biết ngày Valentine là ngày lễ tình yêu. Chẳng trách hồi xưa một cô bạn của bà xã tôi đã phán một câu khi biết tôi vác một gốc si to tổ chảng trồng trước cửa nhà: ?Cái tên đó trông cù lần tệ!? Không phải tôi ?giả naỉ đâu, mà quả là tôi cù lần thật! Ðến giờ hai đứa sống với nhau tròn 46 năm mà vần còn rất? cù lần!
Tôi biết đến chữ Valentino, nếu tôi nhớ không lầm thì vào năm 1969. Tôi giã từ những ?thành phố núi caỏ sau gần bảy năm lê lết gót giày sô trên những thành phố cao nguyên. Lúc đó trên đường Nơ Trang Long bên Gia Ðịnh có một chỗ dạy nhảy đầm nhưng dưới danh nghĩa là một quán nước, tên quán là Valentino. Sở dĩ tôi nhớ được tên quán này là vì một thời gian tôi chạy xe qua quán này ngày hai buổi. Phải thú thật một điều lúc đó tôi vẫn chưa biết cái chữ này mang ý nghĩa gì sốt cả?
Hôm đó tôi mặc bộ bà ba đen của Xây Dựng Nông Thôn. Anh tài xế thả tôi xuống khu vực ?Xóm Hàng Keỏ để tôi lang thang đi thăm mấy tên bạn ở xung quanh đó, hẹn sáu giờ chiều trở lại đón.
Cũng lại xui cho tôi vì ỷ y tôi đã không mang theo một mảnh giấy lộn nào ngoài số tiền đủ trả cà phê thuốc lá. Một trong mấy đứa bạn, đến bây giờ tôi cũng quên luôn chẳng nhớ đứa nào. Nó mê một em nào đó trong cái quán ?khỉ gió? này nên nó rủ rê tôi đi theo cho thêm ?khí thế?
Cũng phải nói thêm là lúc đó ?má xấp nhỏ cùng mấy nhóc? vẫn còn trụ trên Ðà Lạt nên mới ca bài ?Ðời tôi cô đơn?? theo mấy tên bạn rong chơi.
Cũng phải thú thật thêm là cái vụ nhảy nhót tôi cũng không mấy giỏi dang. Lúc ở Pleiku tới Phượng Hoàng chỉ để ngồi ngoài quầy rượu nhâm nhi ?nghe thông tâm sự?. Có mấy lần các cô lôi tuột ra sàn dạy tôi nhảy. Nhưng hình như ?không có khiếủ nên cũng chỉ sập sình slow, boston hay múa may rumba là chấm dứt. Ðôi lúc lấy le cũng lôi các em ra sàn nhảy dựt Bop, Tango cho oai.
Ðang ngồi nhâm nhi ly cà phê, đốt thuốc nhìn những đôi chân quấn quit bên nhau trong ánh đèn mờ mờ ảo ảo thì mấy ?ông bạn dân? ập vào. Gân cổ giải thích với mấy ông là tôi không vi phạm gì sốt cả mà chỉ ngồi uống cà phê ?ngó?. Nhưng khi mấy ổng hỏi tới giấy tờ thì tôi đành riu ríu leo lên xe về bót!
Về bót Cảnh Sát mượn điện thoại gọi vế đơn vị nhờ anh tài xế mang giấy tờ đến ?lãnh? tôi ra, nhưng mấy ông ?bạn dân? từ chối.
Ðang ngồi há mồm nhìn rắn mối ?tán tỉnh nhaủ trên trần nhà tự nhiên nghe tiếng hỏi:
-Ê, ngồi đây làm gì đây ?ông nộỉ ?
Ngẩng lên thấy ?ông quan Cảnh Sát? đứng trước mặt. Mừng quá gặp bạn học từ những ngày ?xưa thật là xưả mà lại là quan Cảnh Sát nữa là trúng mánh rồi. Tôi ỡm ờ trả lời:
-Thì bị nhân viên của quan vồ về đây chứ có làm gì đâu.
Vừa lúc đó một nhân viên Cảnh Sát lại báo cáo: ?Thưa Thiếu Tá ông này đang ngồi trong quán Valentino, nơi đó tổ chức dạy nhẩy đầm lậu nên tôi mời tất cả về đây. Ổng này nói là Sĩ Quan bên quân đội, nhưng không có giấy tờ chứng minh.
-Nhân viên của ông làm rất đúng, tôi không ca thán gì cả. Tôi vỗ vai người nhân viên Cảnh sát vừa đẩy tôi lên xe đưa về đây đề anh ta yên tâm.
-Bộ mày quên cách xưng hô rồi hay sao mà cứ ông ông tôi tôi hoài vậy.
-Nếu được phép của Thiếu Tá thì xin mày tao như xưa. Mấy nhân viên Cảnh Sát thấy tôi ?mày taỏ với xếp lớn nên gật đầu chào tôi rồi lỉnh mất hết.
Thanh vỗ vai tôi:
-Mày đi đâu mà lại chơi nguyên bộ bà ba đen của Xây Dựng Nông Thôn, đã vậy lại không có mảnh giấy lộn nào lận lưng là sao vậy?
-Ði lang bang chơi mặc như thế này cho nó nhẹ nhàng. Mấy năm trước lúc tao còn ở Sư Ðoàn 23 về Sàigòn còn bị Quân Cảnh vồ nhốt Quân Vụ Thị Trấn nguyên đêm cho muỗi đốt thì sao. Một đêm mất ngủ vì muỗi tấn công, nhưng lại biết được tình cảnh thực tế của nhiều anh em binh sĩ lỡ ?dù? về thăm người tình.
Vừa lúc đó thì anh tài xế bước vào chào :
-Em kiếm ông thầy lung tung cả. Cuối cùng em hỏi một ông Cảnh Sát rồi tả tỉ mỉ hình dạng của thẩm quyền ông ta cười ngất: ?Chết tía, tụi nó bắt ông ấy về Ty Cảnh Sát rồỉ? Em vội vàng chạy đến đây.
Sau ngày đó tôi cũng chẳng bao giờ thắc mắc cái chữ Valentino nghĩa là gì. Thế rồi cuộc đời tiếp tục xoay mòng mòng và cái danh từ này đi vào quên lãng với những năm ?nhất nhật tại tù thiên thu tại ngoạỉ Mà ?người anh em ? theo cách nói của ngài tông tông đầu hàng? lại cất tôi khá kỹ tới mười niên, nghĩa là ba ngàn sáu trăm năm mươi cái thiên thu lận!.
Cho đến những năm gần đây thì danh từ Valentine cứ được lập đi lập lại mỗi năm nên tôi mới bắt đầu đi tìm hiểu để ?biết đâu là nguồn cộỉ của cái danh từ mắc dịch này; cũng để tránh cứ phải khoác vào người hai chữ ?cù lân!?
Cái cuộc đời này bày vẽ lắm chuyện. Một năm ba trăm sáu mươi lăm ngày một phần tư, người ta yêu nhau có chừa phút giây nào nghỉ ngơi đâu? Cứ bày ra kỳ niệm rồi đua nhau đi mua hoa hồng với chocolate tặng nhau. Cứ đến tháng hai mỗi năm, hoa hồng tự nhiên khan hiếm và chocolate giá cả tăng nhanh như phản lực cơ siêu thanh vậy.
Nhưng nhớ cho rằng cái ngày Lễ Tình Yêu mười bốn tháng hai không chỉ dành cho các cô các cậu đâu đấy nhé. Tình yêu đây phải hiểu theo nghĩa rộng chứ không phải chỉ có tình yêu với những nụ hôn nồng, những cấu nhéo nhau rồi chí chóe cãi lộn đâu mà ham. Tình yêu nhân loại, tình yêu dành cho cây cỏ; dành cho tất cả muôn loài muôn vật. Tình yêu vô vị lợi, cho mà không bao giờ mong được trả lại. Tình yêu thương bao la của Phật của Chúa dành cho nhân loại lúc nhúc trên quả địa cầu với chiến tranh chết chóc khổ đau. Tình yêu của cha mẹ dành cho các con với cả một đời hy sinh và tình yêu thương của đồng loại, bạn bè.
Tôi bắt đầu lục lọi sách vở tài liệu để tìm hiểu ?Ngày Lễ Tình Yêủ gột bớt đi chất ?cù lần? Kể từ đó cuộc đời tôi tôi mới ?sáng? lên, tẩy rửa chất ?đồng chua nước mặn? cuộc đời tôi được đôi chút.
Lại cũng nhờ bạn bè chỉ bảo, tôi mò mẫm chui vào ?thế giới của Googlẻ để ráng tìm ra chân lý của chữ ?Valentinẻ, mà tiếng Việt trong sáng của giòng dõi Con Rồng Cháu Tiên của chúng ta gọi là Ngày Lễ Tình Yêu.
Sau khi nhướng mắt đọc những giòng chữ nhỏ chi chit trên cái computer mới ?ngộ? ra được, mừng rỡ phán ?À hóa ra là như vậy!? Ông Google phán như vầy:
?Valentine là một linh mục dưới thời Hoàng đế La Mã Claudius II. Lúc bấy giờ là thế kỷ thứ 3, Ðế quốc La Mã phải tham gia nhiều cuộc chiến tranh đẫm máu và không được dân ủng hộ. Do gặp phải khó khăn khi kêu gọi các chàng trai trẻ gia nhập vào quân đội, Claudius II cho rằng nguyên nhân chính là đàn ông La Mã không muốn rời xa gia đình hay người yêu của họ và hôn nhân chỉ làm người đàn ông yếu mềm; do đó, Claudius II ra lệnh cấm tổ chức các đám cưới hoặc lễ đính hôn để tập trung cho các cuộc chiến.
Linh mục Valentine ở thành La Mã, cùng Thánh Marius đã chống lại sắc lệnh của vị hoàng đế hùng mạnh và tiếp tục cử hành lễ cưới ?chuỉ cho các đôi vợ chồng trẻ trong bí mật. Khi bị phát hiện, linh mục Valentine đã bị bắt và kết án tử hình bằng hình thức kéo lê và bị ném đá cho đến chết. Buổi chiều trước khi ra pháp trường, ông gửi tấm "thiệp Valentine" đầu tiên cho cô con gái của viên cai tù Asterius, người thiếu nữ mù lòa bẩm sinh đã được ông chữa lành bằng phép lạ trước đó, và ký tên "dal vostro Valentino - from your Valentine - Từ Valentine của cô". Cho đến nay, các cặp tình nhân vẫn có truyền thống ký tên bằng cụm từ "From your Valentine" của ngày xưa thay vì tên mình trong các tấm thiệp Valentine. Dần dần, ngày 14 tháng 2 hàng năm đã trở thành ngày trao đổi các bức thông điệp của tình yêu và Thánh Valentine đã trở thành vị Thánh bổn mạng của những lứa đôi. Người ta kỷ niệm ngày này bằng cách gửi cho nhau những bài thơ và tặng cho nhau những món quà truyền thống là hoa hồng và sô cô la.
Trong thần thoại Hy Lạp, Eros (thường được mô tả như một cậu bé có cánh hoặc một người đàn ông trưởng thành đẹp trai cưỡi một con cá heo hoặc một con sư tử) đã đâm ra yêu Psyche trên núi Helion, nơi một ngôi chùa sau đó được xây dựng để tôn vinh họ?
Ngày lễ tình yêu hay Valentine Day từ đó ?marathon? từ Tây sang Ðông. Cứ đến ngày 14 tháng 2 mỗi năm không biết bao nhiêu tỷ thiệp của những đôi trai gái chuyền đến tay nhau qua đường bưu điện; và thời đại điện tử được chuyền bằng điện thơ qua computer.
Trưa nay trên đường lái xe về nhà để kịp làm chương trình ?Nhạc Yêu Cầủ trên làn sóng phát thanh Việt Nam vô tình ?nghe lóm? cuộc thảo luận trên Wifi của ?Á Châu Tự Dỏ về tình yêu qua các thế hệ. Một vị giáo sư đã thú thực bắt đầu yêu năm mười bốn tuổi, thế là tôi có đồng minh rồi. Tôi không nhớ vị giáo sư này được bao nhiêu ?cái xuân xanh?, nhưng chắc cũng chưa ?luống tuổỉ hơn tôi bao nhiêu.
Thú thực trái tim tôi cũng bắt đầu ?thổn thức? từ năm tôi vừa tròn ?mười bốn cái xuân xanh?. Mà trời đất ạ, tôi lại ?phải lòng? chính cô giáo lớp tôi mới cơ khổ. Thú thực ở cái tuổi ?thất thập cổ lai hỷ như tôi bây giờ thì hồi đó chỉ ?phải lòng để mà phải lòng?. Cái kiểu ?yêu một mình? để thương mây khóc gió. Lúc đó cô giáo của tôi cũng phải hơn tôi cả chục tuổi là ít. Cô dân Huế thứ thiệt mà lại lạc lõng giữa Hà Nội ngàn năm văn vật. Cô có mái tóc dài ôm gọn chiếc lưng thon thả, với giọng nói mà lúc đó tôi gọi là ?tiếng chim hót véo von? làm tôi mê mẩn, trộm nhớ thầm yêu!
Cũng phải cám ơn cô giáo vì chính cô đã có công mang tôi trả về lớp học. Lúc đó cả ngày tôi theo mấy tên bạn ngâm mình dưới những cái ao trong làng Ngọc Hà, Hà Nội, mình mẫy toàn mùi bùn. Thế rồi vì không thể rời xa mái tóc và giọng nói ?như chim hót? của cô giáo nên đã giữ chân tôi lại trong lớp học không còn lang thang nữa. Cũng vì vậy giờ này tôi mới có tí chữ nghĩa để viết lách gửi quý vị đọc mua vui.
Hạnh phúc to lớn nhất của tôi là một lần được cô giáo nhờ làm ?hướng dẫn viên? đưa cô đi thăm thành phố Hà Nội! Thật là một hạnh phúc tuyệt vời! Ngày tôi đến từ giã cô giáo để di cư vào Nam năm năm tư, cả cô giáo và học trò đều không cầm được nước mắt lúc chia tay. Tôi không bao giờ còn gặp lại cô giáo của tôi từ ngày đó!
Hồi đó và cả sau này khi yêu người con gái sau này gọi là vợ, tôi chưa bao giờ dám nói một câu ?Anh yêu em!? Mới đứng trước mặt người tình thì trái tim đập còn hơn hồi trống múa lân nên bao nhiêu ngôn ngữ văn hoa vội vã chui ra khỏi cái đầu leo lên hỏa tiễn trốn sạch! Chỉ những câu nói bâng quơ, chuyện mưa chuyện nắng rồi trao nhau mắt nhìn đắm đuối vì ?yêu quá mất rồỉ cũng đã là một biến cố khủng khiếp còn hơn tin ngày tận thế nữa.
Quả thật thời đại xa xưa dù yêu nhau nhưng chẳng bao giờ dám thố lộ. Cũng vì những cuộc tình trái ngang mà bây giờ trong kho tàng thi ca Việt Nam mới có ?Hai sắc hoa Ti Gôn? của TTKH, mới có những vần thơ đớn đau, trầm uất của Hàn Mạc Tử, ?mối tình mang xuống tuyền đài chưa tan?!? Cũng như bà Tương Phố đã rơi nước mắt: ?Người đi một nửa hồn tôi mất, một nửa hồn kia bỗng dại khờ?? Nếu đem tất cả giấy in những áng thơ văn, nhạc kịch viết về tình yêu chắc phủ quanh trái đất lúc nhúc loài người này cũng chưa hết.
Và tình yêu cũng không bao giờ có tuổi như một nhà thơ đã viết: ?Tuổi ấy tuổi trời hay tuổi để, yêu nhau ai kể tuổi bao giờ!?
Như đã trình bày hai chữ ?Tình yêủ không chỉ đơn thuần giữa tình yêu trai gái mà trái tim con người còn nhiều thứ yêu thương khác nữa.
Nhân mùa "Lễ tình yêu" xin chúc tất cả quý độc giả thân mến "Hãy yêu nhau đi" cho cuộc đời này mãi nở hoa.
Cầm gần Bảy triệu đồng trên tay với những tờ giấy bạc mới tinh hãy còn thơm mùi mực in, Thằng Ðực nó mừng rỡ vô cùng vì cả tiền lương và thưởng tết do ông chủ thầu xây dựng trao cho nó, nó nhẫm tính trong đầu với số tiền này thì chuyến về quê năm nay mới thật sự về quê ăn tết .
Vài năm trước đây cũng với ông chủ thầu này, do làm ăn không thuận lợi ông chỉ thầu được những công trình sửa lặt vặt nên lời lãi không bao nhiêu từ đó ông trả lương cho thợ cũng có phần eo hẹp, nhưng vì là những người gắn bó chí cốt với ông chủ thầu từ lâu nên đám thợ hồ như thằng Ðực chẳng phàn nàn gì, hơn thế nữa do Ðực nhà ta vẫn còn độc thân vui tính nên tiền bạc với Ðực cũng không cần thiết lắm, lương tuần nó dành dụm gửi về phụ ông bà Hai mua thêm gà vịt heo về nuôi, nhờ gia đình bà Hai chịu thương chịu khó và mát tay nên thu nhập về chăn nuôi và lúa thu hoạch từ những mảnh ruộng cũng đủ xoay sở trong nhà, nay với số tiền thật lớn so với nó cầm trong tay trong dịp tết con gà này thì gia đình nó mặc tình ăn tết, Ðực còn nghĩ ngoài số quà cáp bánh trái mua nó mua ở các khu chợ dọc lề đường trên thành phố, nó sẽ tặng thêm cho con Mén người yêu bé bỏng ở quê nhà một số tiền kha khá để Mén cùng có cái tết đầm ấm như nhà mình.
Ngồi yên vị trên băng ghế trên chiếc xe đò về quê sáng hai mươi chín tết, ngồi kế bên thằng Ðực là một cô gái trẻ, chắc cô nàng cũng là công nhân về quê đoàn tụ gia đình nhân dịp cuối năm, cô gái có nụ cười thật hiền với gương mặt dễ thương, thằng Ðực vốn tính thật thà chất phát nó nghĩ ngay đây là cô gái cũng hiền lành chất phát như mình nên nó hỏi thăm:
- Em gái ơi ! Anh về Sóc trăng còn em về đâu vậy?
Thoáng chú e ấp, cô gái cười hiền rồi đáp :
- Dạ em về Châu đốc anh hai ơi ! Chắc anh cũng đi mần trên thành phố về quê ăn tết hả ?
Một chút vui trong lòng, Ðực nhanh nhẩu đáp :
- Ðúng rồi em gái,cũng gần cả năm anh mới về thăm nhà, chuyến này về chắc anh bị đòn một trận vì bỏ đi quên cha quên mẹ lâu lắm rồi .
Cô gái cười thành tiếng rồi nói:
- Ngộ quá hén, anh già đầu rồi mà cũng còn bị đánh đòn hả , vậy thì chắc chưa có " dợ" rồi phải không?
Ðến lượt thằng Ðực cười vang khiến mất bà khách ngồi gần trố mắt nhìn, thằng Ðực biết mình hơi quá trớn nó ra hiệu xin lỗi vì đã làm phiền, rồi nó nói vừa đủ cho cô gái nghe :
- Trời , "dợ gì mà dợ", anh còn tham ăn lắm nên " Chửa dợ" đâu .
Nghe xong cô gái cười rồi cả hai đều thả hồn cho chuyện riêng tư của mình...
***
Ðang lơ mơ trong giấc ngủ gà ngủ gật, thằng Ðực nghe tiếng anh lơ xe la lên:
- Bà con mình xuống đi vệ sinh ăn uống dừng chân cho giản gân cốt, nửa tiếng là mình đi tiếp nha bà con, hành lý tư trang bà con nhớ giữ gìn cẩn thận .
Choàng tỉnh dậy thằng Ðực không thấy cô gái khi nãy ngồi bên cạnh, nó lấy làm lạ cô gái xuống xe khi nào mà nó chẳng hay biết gì, nó nghĩ trong bụng:
"Cô gái chắc nói dóc rồi, nhà ở Châu đốc mà chưa tới Mỹ Tho cô ta dong mất tiêu, bởi bậy bây giờ sao khó tin người lạ ghê".
Loay hoay ôm cái Xách tay đựng quà trong người, khom lưng đứng dậy để xuống xe, bất chợt thằng Ðực rờ cái túi quần phía bên cô gái ngồi cạnh, thằng Ðực điếng hồn vì phân nửa cọc tiền nó để ở túi bên này đã " không cánh mà bay", bao nhiêu nghi ngờ nó dồn hết vào cho cô gái, thằng Ðực lẩm nhẩm trong miệng:
- Coi đẹp người đẹp nết vậy mà đi ăn cắp tiền của mình, người gì sống hai mặt dễ sợ , trước mặt mình thì ăn nói vui vẻ dễ thương, sau lưng thì lấy tiền của mình, chà không lẽ cô này xài bùa mê thuốc lú chi đây, khi không đang nói chuyện vậy mà mình ngủ hồi nào không hay .
Thất vọng trong lòng thằng Ðực ngao ngán bước xuống xe, trời gần về chiều mặt trời còn lấp ló phía ngọn tre của dãy nhà phía sau chiếc xe đang đậu, cái nóng cũng đã dịu bớt mọi người túa vào trạm dừng chân, dăm ba người đi về phía nhà vệ sinh, một vài người túa ra mấy hàng bán quà bánh để mua thêm một số về làm quà , thằng Ðực ngồi vào bàn nó gọi một dĩa cơm Sườn bì chả và một ly trà đá, nó nhai nuốt vội vàng sợ ăn chậm chạp nhà xe sẽ bỏ nó lại nơi này, ăn xong cầm cây tăm xỉa răng Ðực gọi tính tiền, bà chủ dáng người mập mạp vàng đeo đỏ tay vội đến bên nó rồi bà nói :
- Cậu cho tui trăm hai nhe cậu .
Nghe tính tiền thằng Ðực tá hỏa tam tinh, tưởng mình nghe lầm nó bèn hỏi vặn lại cho chắc ăn :
- Bà nói bao nhiêu vậy bà chủ ?
- Trăm hai chục ngàn đó cậu, ly trà đá mười ngàn, dĩa cơm trăm mốt.
- Gì mắc dữ dậy bà, có tính lộn không ? Ở trên thành phố dĩa này mắc lắm năm chục ngàn hết cỡ, ở thôn quê mà bán trăm mốt ai mà dám ăn .
- Cậu ơi! Tui buôn bán ở đây cả chục năm rồi, tết nhứt giá cả phải khác ngày thường chứ cậu, mà tui nói cho cậu biết tại cậu không xem kỹ cái "mơ nua" tui ghi giá cả đàng hoàng hết chú đâu cố ý gạt gẫm gì ai đâu.
Ngưng chút xíu bà chủ nói tiếp:
- Cậu trả tiền đi tui còn làm công chuyện nữa, ở đây đôi co với cậu mất thì giờ quá
Thằng Ðực định phản ứng tiếp, nó dự định hù bà chủ quán bằng cách kêu Công an địa phương lại xử, bổng đâu có ba tên ăn mặc thật bụi đời , họ xâm mình khắp thân người hầu như chỉ còn khuôn mặt là chưa xâm, họ kéo ghế ngồi cái bàn bên cạnh bàn thằng Ðực, một trong ba tên cất tiếng hỏi bà chủ :
- Vụ gì đó má Bảy, có cần tụi con nhúng tay vô không ?
Thấy mấy tay bậm trợn này thằng Ðực điếng hồn thò tay vô túi nhanh chóng thanh toán tiền cơm cho bà chủ rồi lật đật leo lên xe ngồi chết trân .
Ðắc thắng bà chủ chưa tha cho thằng Ðực, bà còn buông một câu ghẹo nó:
- Bữa nào " Quành" lên Sài gòn cậu nhớ ghé ủng hộ quán Dì bảy này nghe, có trăm mấy mà làm cái giọng thấy ớn...
Nghe câu chọc quê của bà Bảy chủ quán thằng Ðực giận cành hông nhưng thấy ba thằng " cô hồn" còn đưa mắt nhìn mình như muốn ăn tươi nuốt sống nên thằng Ðực đàng " xếp re" ngồi im như pho tượng cho đến khi xe tiếp tục lăn bánh rời khỏi quán bà Bảy .
Xe lao vun vút trên Quốc lộ, chừng đến gần các thị trấn, chợ búa phố xá dọc đường, anh lơ xe đưa tay vỗ mạnh vào thân xe vừa la um sùm :
- Dô dô bà con ơi !
Cứ như vậy, xe chạy đến một chiếc cầu đang sửa chữa, tài xế giảm tốc độ bò từ từ qua cái cầu sắt bắt tạm kế bên, xe qua khỏi cầu sắt thì có ba người đàn ông vẫy xe, bác tài cho xe đậu lại ba ông hành khánh nhảy tót lên xe một cách điệu nghệ, xe tiếp tục chạy một đoạn ngắn cũng ba ông khách đón xe dọc đường khi nãy bày trò chơi bài ba lá ăn tiền, ban đầu chỉ có ba người chơi với nhau giữa lối đi của hành khách trên xe, rồi một , hai người phụ nữ ngồi gần đó cũng tham gia, hai người phụ nữ này quả thật có con mắt tinh đời, họ đặt đâu trúng đó khiến tay làm cái mặt mày nhăn nhó trông thật khó coi, chừng thua nhiều quá hắn lên giọng nói:
- Hai bà có chơi bùa ngãi gì hông mà đặt đâu trúng đó vậy ?
Không bà nào lên tiếng, chỉ đặt vào lá bài rồi ăn tiền tên làm cái, có ông già đứng gần đó cũng móc tiền đặt theo hai bà này, và lần nào cũng ăn nhà cái hết.
Thằng Ðực lần đầu đi xe thấy họ chơi trò dễ thắng quá, bằng chứng là ba người chơi gồm hai bà và một ông khách chưa thua ván nào, thấy coi mòi dễ kiếm tiền để gỡ gạc lại số tiền bị cô gái kia lấy cắp, thằng Ðực mạnh dạn móc tờ năm mươi ngàn đặt theo mấy người kia, đúng là vận may thằng Ðực thắng năm chục ngàn, cứ vậy nó đánh theo mấy người nọ trúng được vài lần nữa, nó vui mừng khôn xiết, nó bắt đầu nổi máu tham đánh một lần hai trăm ngàn, lần đánh này số nó không may bị thua, dĩ nhiên những người chơi kia cũng thua, càng đánh nó càng thua, còn lại ít tiền thằng Ðực quyết chí " được ăn cả, ngã về không" , nó đánh vào cửa ngược lại những người chơi kia , không may cho nó bọn người kia trúng chỉ có mình nó là bị nhà cái ăn trọn lần này, Hết sạch tiền Ðực bàng hoàng trong lòng, vì ham vui vì lòng tham Ðực muốn lấy tiền của người khác thông qua cờ bạc, không ngờ nó bị cháy túi qua con đường này , đến cây xăng phía trước ba người đàn ông, hai mụ đàn bà , và ông già tham gia đánh bài khi nãy cùng xuống xe một lúc, xe tiếp tục lên đường một đoạn ngắn thì anh lơ xe đến bên thằng Ðực anh ta nói:
- Nãy giờ tui ra hiệu cho chú em mầy quá chừng mà chú em mầy không chịu để ý, cái đám cô hồn này nó mần ăn trên đoạn này liên tục, tụi anh biết hết trơn nhưng nếu không để chúng làm ăn thì chúng nó phá xe trả thù hết đường làm ăn, xe nào cũng sợ nên cứ im lặng mặc cho chúng tung hoành trên xe. Tụi nó là đám cò mồi không hà chỉ có mình chú em mày là bị vướng chiêu thôi, thôi thì bài học nhớ đời nghe chú em.
Nghe anh lơ xe cho biết cách thức làm ăn của đám người này, nó ứa nước mắt trông thật tội nghiệp, lúc này nó mới chực nhớ lại lời anh thầu khoán nói với đám thợ hồ:
- Ở công trường xây dựng buồn thì anh em chơi bài tiêu khiển cho vui thì được , nhưng đừng ăn thua cay cú, ông bà mình có câu:
" Cờ bạc là bác thằng bần "
Ông chủ khi phát tiền cho thằng Ðực ông còn căn dặn:
- Ðực nè ! Ðường về nhà thì xa , tiền bạc cẩn thận nhớ cất kỹ lưỡng , tốt nhất chẻ nhỏ số tiền ra cất, có bị mất chổ này thì còn chổ khác, tập trung một chổ mất thì mất hết nghe chưa, cho anh gửi lời chúc tết gia đình, sau tết mình gặp lại nghe Ðực.
Giờ thì không còn gì rồi, nó xuống bến xe lấy hành lý để đón xe lôi về nhà, trong người không còn một xu dính túi, Ðực thấy tủi nhục, thấy thương cho ông bà Hai, thương cho con Mén không có phần phước hưởng số tiền nó dự định cho Mén, chưa biết tính cách nào để về nhà, nếu lội bộ thì xa quá, còn đi xe lôi thì lại không có tiền để trả , thằng Ðực bổng thấy cái dáng thấp thoáng từ xa y như thằng Tèo bạn học của nó ngày xưa, anh chàng này cũng ba lô trên lưng , tay xách nách mang quà cáp ê hề, khi đến gần thằng Ðực mừng như bắt được vàng nó đến bên Tèo rồi la lớn :
- Cái thằng quỷ Tèo, trời ơi lâu lắm rồi tao mới gặp mầy, đâu về vậy, thành phố về phải hông? Mày ở quận nào? Tao ở Gò vấp mần công trình lớn lắm...
Thằng Tèo chới với, vì nó kịp nhận ra thằng Ðực bạn rất thân thuở nào, cuộc sống miền quê khó khăn mạnh ai nấy lên thành phố kiếm sống, không ngờ chiều cuối năm gặp nhau , hai đứa kéo nhau vào quán nước mía bên đường, sau một hồi hàn huyên tâm sự biết được bạn bè đang gặp cơn thắt ngặt, Tèo nhanh chóng cho Ðực mượn một ít tiền để xoay sở trong mấy ngày tết:
- Tao cũng không có nhiều, cũng công nhân như mày, có điều tao kiếm tiền dễ hơn mày, mầy cầm chút đỉnh về xài tết, sau này có tiền gửi lại tao sau .
Rưng rưng nước mắt Ðực lí nhí cảm ơn thằng Tèo , rồi hai đứa lên xe về nhà...
***
- Má mày đâu rồi, thằng Ðực hổm nó nói chừng nào dìa , tối om rồi mà chưa thấy tăm hơi nó đâu?
Nghe ông Hai hỏi, bà Hai vừa chụm củi thêm vô nồi bánh tét bà nói :
- Thì hôm nay nè , còn sớm mà ông, chưa gì mà nóng ruột dữ rồi đa .
Bà Hai vừa dứt câu, thì Ðực đã đứng ngay trước ngõ, nó lên tiếng:
- Con nè, nhất ngôn ký xuất, tứ mã nan truy, hôm nay nói dìa là dìa , là lá la .
Nghe cái giọng thằng Ðực vui vui, ông Hai " đế" cho nó một câu:
- Cha chả , bộ bây trúng số sao tao thấy điệu bộ bây dui dữ đa.
Thằng Ðực nhảy xổ lại ôm ông Hai rồi nó hôn lên đôi má gầy gò của ông mấy cái làm ông Hai không biết trời trăng mây gió vụ gì mà tự dưng thằng Ðực lại hôn ông như vậy, rồi Ðực sà vào lòng nà Hai nũng nịu như hồi còn nhỏ nó nói nhỏ cho mình bà Hai nghe:
- Con thương má nhất đời.
Rồi như có hẹn trước con Mén cũng từ đâu ngoài ngõ chạy ào vào ôm thằng Ðực khóc như mưa:
- Anh , anh dề rồi , kỳ này ở luôn đi , đừng lên thành phố nữa nhớ anh muốn chết nè. Hai bác kêu em nói với anh dậy đó.
Rồi Mén quay sang hỏi ông bà Hai :
- " Con dâu" của tía má nói dậy đúng hông tía má.
Ông bà Hai khẻ gật đầu thay cho câu nói khiến thằng Ðực khóc như mưa, nó nhớ lại gặp bao chuyện không may trên đường về quê, tưởng đâu cuộc đời đi vào ngõ cụt khi nó trắng tay, không ngờ mọi người lúc nào cũng yêu thương nó , rồi sự giúp đỡ của thằng Tèo, cái chân tình của ông chủ thầu, những hình ảnh đó hiện lại như cuốn phim chiếu chậm, nó ân hận trong lòng vì sự cả tin người lạ để phải mất tiền , rồi không chiến thắng được lòng tham khi sa đà vào việc đỏ đen, bài học đầu tiên nó vừa nếm trải, Ðực tự hứa không bao giờ nó để tái diễn tình cảnh này một lần nữa, bằng không sẽ không có sự ngọt ngào nào mà sẽ là vị đắng của mùa xuân nếu nó còn lòng tham và sự cả tin này .
Ðoản văn
Nghe em nói Sàigòn mấy ngày nay mưa rơi xối xả. Nước ngập cả đường. Nghe em nói mà thương, em phải xăn quần lội nước. Xe chết máy không chạy được, phải đẩy vào lề. Anh nhớ ngày xưa Sàigòn hoa lệ. Tiếng tăm lừng lẫy ?Hòn Ngọc Viễn Ðông?. Anh không ngờ như không Sàigòn đổi chủ, đường phố đổi tên. Rác rưởi lềnh bềnh khi mùa mưa trút xuống. Ðường phố thành sông. Anh nghe mà đau xót cả lòng, nhớ ngày xưa đâu có !
Em hởi! Trời Sàigòn còn mưa không em? Nhiều năm xa xứ anh còn thèm trái xoài, trái ổi. Lâu rồi, anh vẫn nhớ một buổi chiều mưa tan học về ra vườn tìm trái chín và anh vẫn nhớ, mưa đồng quê mát rượi, cây cỏ xanh tươi, ruộng vườn vàng bông, đơm trái. Chớ không phải Sàigòn ngày nay nước tràn đường lầy lội, rác rưởi bồng bềnh. Người dân sống trên lề đường tưởng mình trôi trên biển.
Bao năm anh xa nhà, nhưng lòng anh vẫn còn đậm đà tình quê hương, dân tộc. Nhiều đêm anh bật khóc vì nghĩ đến quê hương mình còn trong cảnh điêu linh, tang tóc.
Cho anh xin, gởi về quê hương mình lời này tạ tội vì chưa làm được những gì lợi ích cho quê nhà và đồng bào ta.
Với lòng mong mỏi thiết tha: Sàigòn không còn mưa rơi xối xả, nước ngập cả đường. Mọi người xăn quần lội thấy mà thương. Xa quê hương, tạm dung nơi xứ người, anh vẫn đau buồn, vì quê hương ta hơn bốn mươi năm chưa có ánh sáng cuối đường, nên dân mình còn khổ ảỉ
1966
Gã trưởng toán du kích quăng mẩu tàn thuốc rê xuống nền cát khô xám. Hắn bồn chồn nhìn về phía bìa rừng thoắt rạng màu xanh của biển nối trời. Giữa bãi dương ngả nghiêng gảy ngọn, xác chiếc máy bay quân sự nằm im bốc khói. Ðám du kích hăm hở kéo gở từng thùng hàng ra khỏi lòng phi cơ, khuân chạy hối hả về phía đường mòn. Nhóm phi hành đoàn ba người bị xâu trói chung với một người đàn ông luống tuổi mặc thường phục, mặt sưng húp những vết bầm tím. Họ ngồi bên lối mòn, lo lắng nhìn về phía xác chiếc phi cơ, đầu máy trơ trọi chiếc cánh quạt gảy vênh trong nắng chiều. Người trưởng toán phất tay ra hiệu cho gã du kích mặt non choẹt đang giương súng canh chừng nhóm tù binh rồi khum tay nói gióng về phía đám người đang ì ạch khiêng vác.
* Mấy nẩu lẹ lên. Tụi Ngụy Sư Ðoàn 2 sắp sửa càn tới rồi đó.
Nhóm tù binh uể oải đứng lên theo mũi súng của thằng bé du kích. Người sĩ quan Không quân mang lon Chuẩn úy thở dài quay nhìn khoảng biển trời xanh ngát sau lưng, chậm bước theo đoàn người đi sâu vào cánh rừng dương.
Buổi chiều xuống nhanh trong rừng. Nóc hàng dương sâu thẳm bóng đêm thỉnh thoảng hé phô khoảng trời cuối năm mơ hồ bầy sao xa nhạt. Ðoàn người đến một xóm nhỏ nằm khuất trong rừng dừa. Tiếng chó sủa khan lẫn trong tiếng súng cầm canh vu vơ réo qua thôn xóm cùng nét mặt lấm lét của tên giao liên lúc thì thào với gã trưởng toán du kích ở bìa xóm khiến nhóm tù binh lén nhìn nhau, ánh mắt lóe lên chút hi vọng mơ hồ. Có lẽ đây là vùng xôi đậu trên tuyến đường vào bưng mà toán du kích buộc phải dừng chân qua đêm. Niềm hi vọng chưa kịp nhen nhúm đã lụn tắt lúc gã trưởng toán thấp giọng chia cắt nhóm tù binh, mỗi người theo một du kích vào nghĩ ở các nhà khác nhau trong xóm.
Người Trung úy phi cơ trưởng phân bua với tên du kích, xin được đi cùng với ông già mặc thường phục để săn sóc vết thương cho cha. Hắn vẫy tay bằng lòng mà miệng thì cằn nhằn, đe dọa:
* Ngụy quyền chớ cha mẹ gì. Nẩu mà nói láo là Cách Mạng bắn bỏ liền.
Người phi cơ trưởng bắt tay, nói lời an ủi với anh Thiếu úy Hoa tiêu, rồi quay qua vỗ vai người Chuẩn úy trẻ tuổi, cười buồn:
* Nếu anh không xin đổi công tác lúc sáng ngay, thì bây giờ anh đang vui vầy Giáng sinh với gia đình ở Ðà Nẳng rồi. Thôi thì số phận cả, anh Tài gắng giữ vững niềm tin.
Chuẩn Úy Tài đứng lặng nhìn bạn đồng ngũ đi khuất vào bóng đêm cho đến khi tên du kích dùng mũi súng đẩy anh đi về phía cuối xóm.
Tài ngồi im lặng bên chiếc bàn nhỏ ở góc nhà. Anh nhìn đôi tay bị trói như nhìn một điều không thực. Phải chăng đây chỉ là giấc mơ hay số phận đã thật sự xô đẩy anh từ trên đường bay về với hạnh phúc rơi ụp xuống cánh rừng nguy nan này. Hình ảnh của một ngày định mệnh oan khốc rã rời quay trong đầu anh choáng váng...
Người bạn tốt bụng đã nhường anh chuyến công tác chở quà về cho gia đình binh sĩ của Phi Ðoàn ở Sài Gòn để anh có dịp cùng hưởng Giáng sinh với người vợ chưa cưới của mình. Phi đạo nắng vàng trãi dài theo con tàu vút cánh bay lên. Họ nói cười đổi trao
nhau hạnh phước của Mùa Vui Giáo Ðường hòa trong tiếng máy bình phi rộn rã tiếng lòng. Ðang chuyện trò bỗng mọi người im bặt khi cánh quạt phi cơ dừng sựng như con tim chợt ngừng đập. Khói đen sặc sụa trong lòng con tàu đang mất dần cao độ trước đôi mắt bất lực của người phi công. Cánh rừng dương trào lên rùng rùng chao đổ trong âm thanh hổn loạn vỡ vụn. Bầy du kích dao súng ồn ào như bầy sói tìm được mồi ngon. Sóng biển xanh trào vỡ, dội vào cuối tia ngoái nhìn. Ðôi cánh tay bị trói chặt. Lối mòn trong cánh rừng dài xuyên đêm, chập choạng bước chân. Ánh đèn dầu hiu hắt trong mái tranh nghèo đâu đó dưới cánh rừng dừa rập rình tiếng chó sủa khan. Bóng hai người đàn bà ngồi bên bếp lửa lắt lay lên vách phên thưa... Có thể nào đây lại là chuyến bay của định mệnh trớ trêu... Tài cảm thấy mệt rã rời. Anh nhắm mắt, gục đầu xuống đôi tay bị trói chặt.
Người tù binh giật mình ngồi dậy, khi người đàn bà luống tuổi đặt nồi khoai vừa nấu lên mặt bàn. Bà quay nhìn gã du kích đang ôm súng, ngồi ngủ gà ngủ gật bên liếp cửa khép.
* Chú mày mở trói cho người ta rồi lấy khoai ra ngoài cái chỏng trước hiên vừa ăn vừa gác.
Nhìn gã du kích ngái ngủ đang còn chần chừ , người đàn bà trẻ, mang thai vào những tháng cuối, lên tiếng hòa giải.
* Thôi thì nẩu cởi trói tay nhưng giữ chân trói lại để người ta ăn miếng khoai.
Từ suốt chiều đến khuya nhịn đói lại phải đi bộ cả chục cây số, người tù binh ngồi ăn ngon lành mấy củ khoai nóng mới luộc. Bà già ngồi trên chiếc ghế đối diện, hỏi thăm tuổi tác, quê quán của người thanh niên. Bà quay nhìn con dâu đang ngồi tư lự bên bếp lửa, chép miệng.
* Năm trước còn học đệ nhất ở Ðà Nẳng... vậy là bằng tuổi với chồng của con rồi. Thời buổi gì đâu! Cha con, anh em, bạn bè quay đánh nhau loạn xà bần. Thiệt hết biết...
Người tù binh dò hỏi địa danh khu xóm và số phận ngày mai của mình với hi vọng người đàn bà có thể biết được đôi điều. Bà nhìn ra ngoài hiên, thấp giọng.
* Làng này thuộc Sa Huỳnh, phía biển. Ngày mai họ sẽ dẫn chú băng quốc lộ vào mật khu đâu đó trong miệt Thạch Trụ để giam giữ cho an toàn hơn.
Người thai phụ đặt bình nước và mấy cái ly lên bàn.
* Vợ chồng tôi trước học cùng lớp ở Trần Quốc Tuấn. Tôi là cô giáo trong thôn. Mấy tháng trước chồng tôi bị bắt giam ở Quảng Ngãi vì tội trốn lính và hoạt động chống chính phủ Sài Gòn.
Xé đưa cho người tù binh trang giấy học trò cùng cây viết lá tre, bao thư, và hủ mực màu tím, chị vội vàng nói nhỏ vào tai anh.
* Anh viết vài hàng nhắn tin về gia đình. Cuối tuần này tôi đi Quảng Ngãi thăm chồng sẽ gởi về Ðà Nẳng giúp anh.
Người tù binh xúc động nói lời cảm ơn. Anh vội vã nhắn tin cho gia đình ở Ðà Nẳng và viết lời thương yêu tha thiết đến người vợ chưa cưới ở Sài Gòn.
Hai mẹ con người đàn bà ngồi chắn ở liếp cửa ra vào, bóng họ đổ dài bất động trên nền đất ...
Những ngày đầu năm sáu lăm, sau lần vào Sài Gòn và hỏng đợt khám sức khỏe vào Không Quân phải trở về học lại cho kỳ thi Tú Tài II, Tài có vẻ suy tư và ít nói hơn trước.
Bạn bè trong lớp ai cũng cảm thấy sự im lặng khác thường của người bạn vẫn thường ồn ào, bởn cợt hàng ngày. Lúc đầu các bạn nghĩ Tài buồn vì không được vào Không Quân, cho đến một hôm họ vô tình đọc được đoạn thơ Nguyên Sa mà Tài đã nắn nót chép lại.
Em sẽ cười phải không em
Vì không ai cấm được chúng mình yêu nhau!...
Không ai cấm được anh làm những câu thơ anh thích
Không ai cấm đươc anh làm cả bài thơ
Với một chữ N
Với một chữ G
Và với một chữ A .. (Nga - Nguyên Sa)
Thì ra Tài đã phải lòng cô nữ sinh Sài Gòn tên Nga trong thời gian ở chờ khám sức khỏe vào Không Quân. Một người bạn thân có bà con với gia đình Nga nên đã giới thiệu Tài ở tạm trong nhà suốt thời gian lưu lại Sài Gòn. Cô học-trò-Nguyên-Sa tóc ngắn, áo lụa, và đôi mắt sáng tinh anh, bỡ ngỡ nụ cười dịu ngọt đã làm dịu lòng gã con trai xứ Quảng đa tình chợt biết mình vừa yêu vô cùng màu áo lụa nguyên sơ. Từng tờ thư vụng về gởi đi, xao xuyến nỗi đợi chờ dài suốt cả mùa xuân. Vết thời gian trĩu nặng chợt bay biến cùng lúc với bao trách cứ âm thầm vào một ngày trước mùa thi, Tài cầm trên tay tờ thư hồi âm với giòng chử trao thương anh vẫn thầm mong ước. Chỉ một tờ thư đã đủ làm vui lại những cơn buồn và đổ mật lòng nhau cho mịn màng thương nhớ.
Năm đó Tài thi rớt, anh vào Thủ Ðức. Con đường tình gần hơn nên chẳng cần chi những tờ thư. Mỗi cuối tuần Nga đều vào quân trường thăm người yêu.
Vào một tuần bị cấm trại, Tài định ?nhảy dù? về Sài Gòn với người yêu. Anh len theo một đoàn SVSQ đi về phía cổng quân trường. Ðoàn SVSQ này không đi nghĩ phép như anh nghĩ mà là đi khám sức khỏe để chọn qua Không Quân. Lần khám sức khỏe bất đắc dĩ và mang đầy dấu ấn của định mệnh đó đã đưa đẩy Tài trở thành ?ông quan tàu baỷ của Phi Ðoàn 110 ở Ðà Nẳng. Không lâu sau, Tài và Nga đính hôn. Cô gái sinh trưởng ở Sài Gòn nhưng Nội Ngoại đều gốc gác ở Kim Bồng, Hội An, náo nức đợi chờ lần về với quê chồng mà cũng là về lại nguồn cội của mình. Tài thì không hề bỏ qua bất cứ cơ hội nào để theo máy bay Phi Ðoàn bay về Sài Gòn thăm hôn thê cho dù chỉ một đêm hay vài giờ ngắn ngủi. Cơ hội cuối cùng đầy trớ trêu khắc nghiệt của định mệnh đã đến với chàng, với đôi tình nhân tưởng đang thoả thuê tắm mát trên đầu ngọn suối trăm năm...
Người đàn bà giật mình mở choàng mắt, hốt hoảng biết mình vừa qua cơn ngủ thiếp. Qua liếp cửa mở hé, gã du kích đang ngồi dựa lưng vào cột hiên đầu nhà, mê mệt ngủ say. Trời đã quá nửa khuya, bóng trăng tàn mờ rọi tàu dừa rủ lá thành những vệt dài đen nhọn trên khoảng sân cát nhuộm chìm trong màu hoang xám điêu tàn.
Dưới quầng sáng yếu ớt lắt lay từ chiếc đèn dầu bấc lụn, người tù binh ngồi bất động, mắt nhìn sửng tấm hình người vợ chưa cưới. Sau cơn ho rũ rượi, bà mẹ bước về phía chiếc bàn, im lặng đứng nhìn người lính một hồi lâu rồi lấy bức thư nhắn tin cẩn thận dấu vào túi áo trong. Ðôi bàn tay gian truân của bà mẹ vịn hờ lên vai người lính. Bà nhớ đến con mình trong ngục thất. Giọt nước mắt của người mẹ lóng lánh trong đêm.
1986
Chiếc phi cơ của Air France ngóc đầu lấy cao độ bay nhanh vào khoang trời xanh lãng đãng từng cụm mây trắng nỏn nà. Bên dưới, sông Sài Gòn loáng nắng nằm cuộn mình xa đuối vào cuối tầm mắt. Giòng sông quanh co lượn lờ giữa vùng châu thổ, mướt rượt cây xanh. Người thiếu phụ chừng vừa bốn mươi, đôi mắt sáng dịu hiền nhìn thành phố quê hương xa dần rồi khuất chìm dưới trần mây trắng. Lòng người đàn bà hụt hẩng nỗi đau bị rớt rụng như cánh diều đứt dây lượn chao trong gió. Cảm giác lạ lẫm phụ rẫy và trốn chạy khiến người đàn bà chợt đưa tay lau nhanh giọt lệ vừa ứa ra.
Người đàn ông độ tuổi năm mươi vẫn ngồi đăm chiêu nhìn xuống giòng sông đã không khuất sau mây. Lòng ông nhen nhúm nỗi hi vọng về dòng sông mới của hai người, nơi không còn những u hoài rất cũ mà ông đã xẻ gánh chia sầu từ rất lâu với cô gái thùy mị ngày xưa ông vẫn mãi yêu thương.
Họ kết hôn chỉ chừng hơn năm nay. Suốt thời gian trước đó, hai mươi năm dài, ông chỉ là người đứng bên lề, yêu thương trong im lặng. Như gã viên bộc cần mẫn trung thành trong khu vườn cấm, ông giữ mối buồn riêng, thành khẩn làm người thân thích mang an ủi vỗ về đến cho người đàn bà tiết hạnh, thủy chung.
Người đàn ông khẻ vuốt lên mái tóc thuôn dài của vợ, ngón tay dừng lại bên bờ vai thon, mơn động vỗ về. Ðôi vai nàng chợt run lên cơn thổn thức. Ông xúc động nhìn đôi mắt lệ trào lần đầu tiên đã chẳng ngại ngần, chẳng quay mặt khóc thầm.
Có những giòng lệ cần được tuôn tràn cho tủi nhớ phôi pha, cho ước hẹn cũ một lần cuối trở về rồi vĩnh biệt như hạt muối rã tan theo nước cuối dòng sông hòa mình với biển. Ðừng lau khô, hảy để những giọt nước mắt tình thân cuốn trôi đi cuộc đời xa cũ từ một thuở đôi mươi. Hảy theo dòng trôi hết những đa đoan, để bên bờ sông còn lại đôi ta nghênh đón con nước mới đắp đổi lòng nhau. Còn lại hai con người sống sót sau cuộc tình quá lớn, nhắn nhủ thương nhau bằng mối tình có tuổi.
Hai mươi Mùa Giáng Sinh trôi qua kể từ chuyến bay định mệnh của người chồng chưa cưới. Từ đó, mỗi mùa vui giáo đường đến với nhân gian là thêm một mùa tình sầu cho riêng nàng hái trái. Nga vẫn nhớ như in ngày đầu oan nghiệt và bao năm tháng theo sau cho cây sầu trổ nhánh héo hon.
Tuần trước Giáng Sinh, Tài nhắn sẽ tìm mọi cách bay vào Sài Gòn với nàng trong đêm thánh đầu tiên sau ngày đính ước. Bản tính trầm lặng, thế mà suốt ngày hôm trước lễ, nàng không thể trấn tỉnh được nỗi vui kích động trong lòng. Người trưởng phòng ở Bộ Kinh Tế nơi Nga làm việc, ý nhị nói đùa lúc cho phép nàng về nhà sớm hơn thường ngày.
* Nay thì tôi hiểu vì sao cô Nga đính hôn với người ở xa rồi. Nhìn cô vui, lòng tôi cũng rộn theo.
Sau ngày Nga đính ước, tuy biết tình cảm của mình đã lỡ làng, người thanh niên trí thức và có gia thế ấy vẫn cư xử thân mật và rộng lượng với nàng như một người thân trong gia đình. Nga cũng hiểu tình ý của anh Thu, nhưng tình yêu thắm thiết đầu đời con gái nàng đã trao trọn cho người sĩ quan Không quân trẻ tuổi.
Nỗi quay quắt đợi chờ như sóng trong lòng dâng theo thời gian chậm chạp trôi từ chiều vào tối. Tiếng chuông giáo đường ngân nga thúc dục mà Nga vẫn quẩn quanh chờ bóng dáng quen thuộc của người chồng chưa cưới. Lo lắng trách hờn len lấn với đợi chờ khiến thời gian như ngừng trôi.
Lễ Nửa Ðêm đã qua từ lâu mà nàng vẫn ngồi một mình trong bóng tối dưới mái hiên nhà. Cây trứng cá trước sân rũ lá dưới ánh đèn phố khuya vắng lặng. Ðã bao lần họ ngồi bên
nhau dưới hiên nhà, cầm tay nhau không nói vì đôi tim đang bận bịu nhịp yêu đầu. Dưới tàng cây, khoảng bóng lá rụng lổ đổ sân nhà, là nơi đôi môi nàng đón nhận hương mật ngọt đầu đời thơm ngát nụ tình. Trong bóng đêm huyền diệu, mắt anh hiền và sâu vô cùng, thật thà như hơi thở run run lời đính ước. Tình yêu tháp cánh diệu kỳ sáng màu trăng rỡ ràng và nàng đón lấy cùng người, chấp chới đôi chim liền cánh, bay qua trời thanh xuân...
Nga phụng phịu suốt tuần vì chiếc ghế ?độc quyền? dưới hiên nhà đã bị ?thằng cha dô diêng? bạn của người anh họ chiếm cứ. Anh chàng từ ngoài Trung vào lưu lại nhà trong mấy ngày chờ khám sức khỏe vào Không Quân. Thằng Mỹ, đứa em tọc mạch của nàng, báo cáo sơ khởi.
* Anh Tài học ngang lớp với chị đó.
* Kệ người ta.
* Anh Tài hát hay lắm.
* Kệ người ta.
* Anh Tài muốn mượn cây đàn.
* Không cho!
* Nhưng chị đã cho tui cây đàn đứt dây đó rồi. Tốn hết mấy chục thay bộ dây, chớ đâu có giỡn chơi... Ờ, mà chị Nga, anh Tài có bà con với mình không?
* Không. Chả là bạn với anh Khương, bà con của ba má ở ngoài quê Quảng Nam.
* Ủa, vậy thì ngộ quá há !? Ảnh tên là Huỳnh Ngọc Tài, còn tên chị là Huỳnh Ngọc Ngạ..Ngộ quá há!!!
* Kệ người ta... Hứ! ...Cái thằng quỷ dịch này! ...
Nga rượt em ra khỏi phòng mình trong tiếng cười vang của Mỹ.
Cái tên trùng hợp của anh chàng học trò Ðà Nẳng có đôi mắt hiền hiền làm Nga cứ suy nghĩ vẫn vơ. Buổi tối, nàng ngồi ra vẽ chăm chú học bài nhưng tai vẫn lắng nghe Tài đang chỉ cho Mỹ bài học đàn ghi-ta đầu tiên. Giọng nói chơn chất lạ tai, nàng thỉnh thoảng nghe lúc cha mẹ nói chuyện riêng với nhau, giờ sao nghe cũng ...dể thương. Nga đứng nép mình sau cánh cửa, lén nhìn anh học trò xứ Quảng sửa tay cho Mỹ đang lúng túng khảy từng nốt nhạc ...Tôi xa đô thành. Một đêm trăng mông mênh... Ðêm đã khuya. Tiếng đàn vụng về đã theo thằng Mỹ chìm trong giấc ngủ mê của đứa bé mười ba tuổi. Tiếng đàn bây giờ trầm bổng buông theo tiếng hát tình ca nồng ấm lòng người...
Ngày đó có em đi nhẹ vào đời
Và đem theo trăng sao đến với lời thơ nuối
Ngày đó có anh mang lại mộng ngời
Tìm trong đêm rách rưới cơn mơ nào lẻ loi... (Ngày đó chúng mình ? Phạm Duy)
Ngày Tài về lại Ðà Nẳng, Nga ngồi lại chiếc ghế của mình dưới hiên nhà, lòng bâng khuâng vương vấn mở từng trang thơ Nguyên Sa. Tài đã lén để lại quyển thơ trên bàn học nàng, mẫu giấy trắng chia hờ tập thơ làm dấu bài thơ ?Ngả đã ươm má nàng hồng lên thẹn thùng lúc đọc.
Nói cho anh đi, Nga ơi...
(em làm ơn chóng chóng)
Lại bên anh đi ? bằng một lối rõ thật gần
Bằng một lối gần hơn con đường cong
Bằng một lối gần hơn con đường thẳng
Bằng má hồng non, bằng mắt nhìn trinh trắng
Bằng những lời yêu mến tan trên đôi môi... (Nga - Nguyên Sa)
Nga lúng túnh chờ đợi một điều không rõ. Chỉ biết lòng cô nữ sinh Gia Long buồn vu vơ chiều tan trường đi về dưới hàng me lá đổ hay đêm thức khuya nhìn con phố vắng trước nhà, nhạt nhòa dưới ánh đèn đường đôi tình nhân chung bước.
Ngày nhận thư bức thư đầu tiên của chàng học trò ngoài Quảng, nỗi nhớ về nàng từ một người nơi xa làm Nga vấn vương xúc động và run sợ cùng lúc. Nàng mong thư Tài mỗi tuần mà lòng thì vẫn mãi phân vân khi đặt bút viết hồi âm. Cho đến một buổi chiều cuối tuần, trời mưa, bất chợt nghe Ngày Ðó Chúng Mình trong một chương trình nhạc yêu cầu, nàng chợt nhớ tới người phương xa quay quắt. Nga xúc động trãi lòng mình, gởi lời trao thương lên trang giấy. Tình yêu của họ ngày càng nồng thắm qua từng tờ thư chắp tình nhau, qua bao lần tay-trong-tay lòng-bên-lòng ngây ngất hẹn hò, qua cuộc đính hôn nối đời nhau thách thức định mệnh khó lường.
Bức điện tín từ Phi Ðoàn đã trả lời sự lo lắng của người vợ chưa cưới một cách tàn nhẩn như định mệnh khốc liệt đang trùm phủ hai người. Máy bay ngộ nạn. Phi hành đoàn mất tích. Cô gái mảnh mai khụy xuống theo lệ trào. Cả trời đất như sụp đổ quanh nàng. Vài tuần sau, bức thư Tài viết bằng mực tím trên nửa trang giấy học trò, đóng dấu bưu điện Quảng Ngãi, như chiếc phao con đã đem lại chút hi vọng cho người đắm tàu giữa đại dương. Nga sống với lòng vọng tưởng Tài đang bị cầm giữ đâu đó miệt núi rừng Quảng Ngãi và một ngày trong tương lai chàng sẽ trở về với nàng cho hết trăm năm.
Chuyến trở về quê chồng không áo dài khăn cưới như nàng vẫn ước mơ. Nàng về thăm gia đình chồng vẫn đang chạy vạy tìm kiếm tung tích con trong cấp bách cuống cuồng. Nhìn gối chăn ngay ngắn trên chiếc giường của người chồng chưa cưới và tấm hình hai đứa rạng rỡ tươi cười ngày đính hôn, nước mắt nàng lại trào ra. Trên đường từ Ðà Nẳng về lại Sài Gòn, Nga ghé vùng duyên hải Sa Huỳnh, tìm đến bãi dương, nơi chiếc máy bay
bị ngộ nạn. Nhìn cánh rừng dương ngút mắt, rũ đầu phiền muộn trong gió chiều, nàng mường tượng người yêu đang bị tù đày ở một nơi nào đó chỉ cách chổ nàng đang đứng vài mươi cây số mà sao như ở một thế giới khác mù tăm. Xa tít bên ngoài độn cát trắng chạy dài, biển và trời vẫn ngát một màu xanh vĩnh cửu. Từng con sóng bạc đầu xô nhau vào bờ rồi bọt bèo mất biệt. Biết về đâu hởi con sóng chìm sâu. Lòng nàng thổn thức theo từng bước chân thất lạc trên cát rã rời.
Tháng đổ vào năm, mòn mỏi từng mùa mưa nắng. Một năm. Ba năm... Người yêu vẫn biệt tăm, không một dấu vết, tin tức. Nga sống trong khép kín đợi chờ. Có lẽ hàng năm khi mùa Giáng Sinh về, kỷ niệm tình yêu cũng theo về son điểm lại ước nguyền trong tâm hồn nàng. Năm bảy ba trôi qua cuốn theo hi vọng mới về những lần trao đổi tù binh. Rồi năm bảy lăm choàng đến mang theo vận nước điêu linh. Cuộc biển dâu cuốn xoáy tất cả, chẳng chừa một ai, kể cả niềm hi vọng ích kỷ cuối cùng của người đàn bà chờ người yêu từ gần mười năm qua. Cho dù tàn tạ lầm than, cuối cùng rồi người yêu của nàng cũng sẽ trở về từ một xó rừng góc núi nào đó. Và nàng đã thất vọng đớn đau...
Bị mất việc làm, Nga rời gia đình, mở tiệm may nhỏ sống qua ngày ở một vùng ngoại ô Sài Gòn. Năm tháng thấm thoát trôi qua trong tần tảo cơ hàn, chồng chất thêm gần hai mươi tuổi đời lên vai cô gái đôi mươi mảnh mai thuở nào. Anh Thu, người trưởng phòng của thời làm việc trước bảy lăm, từ bao năm qua vẫn là người bạn tốt của nàng. Anh thủy chung với mối tình thầm lặng của mình như Nga vẫn âm thầm đợi chờ một ngày trở về
không bao giờ đến của Tài. Thượng đế đã không nỡ để những con người chung thủy trong tình yêu phải mãi sống xa nhau...
Nga víu chặc tay chồng trên vai mình. Nàng mỉm cười, mắt còn vướng lệ.
* Mình có thu xếp kịp đến Paris vào dịp Giáng Sinh không anh? Em muốn được nhìn tháp Eiffel vào dịp Lễ Nửa Ðêm.
Người đàn ông gật đầu, rạng rỡ cười.
* Em biết Nguyên Sa có những bài thơ về Paris rất hay không?
Người đàn bà gật đầu.
* Em đố anh Paris có bao nhiêu đèn xanh đèn đỏ
Người chồng khẻ hôn vợ.
Và anh đố em: Em có nhớ,
Mỗi ngày bao nhiêu lần anh hôn em?...
Nguyệt San Giao Muà xin cám ơn những thân hữu đã dóng góp bài vở cho Nguyệt San Giao Muà số 179 . Một số bài khác sẽ được đăng dần vào số tớị Mong mỏi sẽ nhận được những sáng tác của các bạn bốn phương để cho Nguyệt San Giao Muà thêm phần hương sắc trong tương laị
2) Ðể rút ra danh sách của NSGM (unsubscribe),
xin gửi email về GiaoMua@hotmail.com
3. Mọi chi tiết, thể lệ, thắc mắc, xin gửi về:
GiaoMua@hotmail.com
4. Mọi bài vở, đóng góp, xin gửi về:
GiaoMua@hotmail.com
Nguyệt San Giao Muà
Homepage: http://www.GiaoMuạcom
Thể lệ gửi bài cho Nguyệt San Giao Muà:
Mong bạn gửi Bài cho GM theo cách này là tốt nhất :
1. Dùng mẫu chữ Vietnet (VIQR) hay Unicode
2. Viết Hoa chữ đầu của bài và bút hiệụ Ví dụ: Giọt Mưa Trên Lácủa NS Phạm Duy
3. Gửi bài ngay trong email (không kèm file), để cho BBT khỏi mất công download xuống để đọc
4. Gửi tất cả các bài trong 1 tháng 1 lần trong1 email, nếu tiện.
5. Bài vở xin gửi đến trước ngày 25 mỗi tháng
6. Mọi chi tiết, thể lệ, thắc mắc, xin gửi về: GiaoMua@hotmail.com
Cám ơn bạn rất nhiều, vì nhân sự có hạn, BBT không thể ngồi đánh máy lại từng đề bài hay bút hiệụ
P.O . Box 378
Merrifield, Virginia 22116
USA
Trang Nhà