Số 183
Ngày 1 tháng 7 năm 2017
Nguyệt San Giao Mùa
P.O. Box
378
Merrifield, Virginia
22116
USA
Thư Ngỏ
Mới Xuân Hè thời tiết vùng Dallas Fort Worth năm nay đã nóng. Tháng bảy đến cái nóng thường xuyên hơn, nhiều hơn?
Nhưng trời đất nóng thế nào mùa hoa Crepe Myrtle vẫn nở rộ, rực rỡ các nẻo đường trong thành phố là những màu hoa Crepe Myrtle màu trắng, màu đỏ, màu tím khoe sắc..
Khách phương xa đến thăm Dallas mùa hè, từ phi trướng DFW sẽ thấy những màu hoa Crepe Myrtle đón chào.
Một năm 12 tháng tôi yêu đủ 12 lần bước chân thời gian. Với tháng bảy càng yêu thêm vì những hoa Crepe Myrtle đầu mùa đang nở.
THÁNG BẢY.
Một năm mười hai tháng,
Với nhan sắc của mình,
Cho lòng người rung cảm,
Tháng nào cũng đẹp xinh
Tháng giêng, hai, tháng ba,
Tháng tư, năm, tháng sáu,
Bước chân thời gian qua,
Bây giờ là tháng bảy.
Tôi vui cùng tháng bảy,
Nắng nhảy nhót trên cành,
Gío đong đưa mời gọi,
Những vũ điệu ân tình.
Tháng bảy đời nên thơ,
Crepe Myrtle nở,
Theo tôi trên đường đi,
Hoa giữa lòng thành phố.
Tháng bảy mùa vải chín,
Những vùng quê Việt Nam,
Cho phương xa thêm ngọt,
Ngọt chút tình quê hương.
Tháng bảy dạo chơi nhé,
Bên dòng suối trong rừng,
Cùng ngồi trên tảng đá,
Lốm đốm phấn ong vàng .
Con ong đi uống nước,
Ðể lại phấn ong này,
Nhưng cuộc tình mật ngọt,
Ðể lại niềm chua cay.
Tháng bảy trong mùa hè,
Một vài cơn mưa đổ,
Có ai đợi ai về,
Mưa dài thêm thương nhớ.
Lòng tôi buồn hay vui,
Cùng đất trời trao gởi,
Xin đừng vội xa tôi,
Tâm tình này tháng bảy
Ban Biên Tập Giao Mùa
Nguyễn Thị Thanh Dương
Bài vở trên Giao Muà là do các tác giả gửi đăng và Giao Muà không chịu trách nhiệm về nội dung. Muốn xin trích đăng lại, xin liên lạc với GiaoMua@hotmail.com.
I . Thơ _______________________________________________________________________
1. Tình Cha | ______ Chương Hà | ||||||||||||||||
2. Tiếng Mái Chèo Khua | ______ Nguyễn Vĩnh | ||||||||||||||||
3. Dấu Chân Về Lối Nhớ | ______Tình Hoài Hương | ||||||||||||||||
4. Phôi Pha | ______ Tử Du | ||||||||||||||||
5. Ai Biết Vì Ðâu ? | ______ Hồ Thụy Mỹ Hạnh | ||||||||||||||||
6. Ly Biệt | ______ Dạ Lan | ||||||||||||||||
7. Hạ Sầu | ______ Hàn Thiên Lương | ||||||||||||||||
8. Nỗi Buồn Mùa Thu | ______ Sông Cửu | ||||||||||||||||
9. Người Phố Núi Mùa Ðông |
______ Nguyễn Thị Thanh Dương 10. Sớm Mai |
|
______ ChinhNguyen/H.N.T. | 11. Nhớ Hè
|
|
______ Ðông Hòa Nguyễn Chí Hiệp | 12. Tên Của Anh |
|
______ Trần Thành Mỹ | 13. Thu Bâng Khuâng |
|
______ Song An Châu |
14. Anh Trở Về Căn Nhà Hướng Biển |
|
______ Hoàng Ðịnh Nam |
|
II . Văn _______________________________________________________________________
1. Tình Không Ðẹp Như Thơ ___________ Nguyễn Thị Thanh Dương | 2. Hiến Chương Tình Yêu (truyện dài nhiều kỳ) ___________ Tình Hoài Hương |
3. Ðôi Mắt Màu Hi Vọng ___________ Phan Thái Yên |
4. Chênh Vênh Tình Tôi .. ___________ Hồ Thụy Mỹ Hạnh |
5. Những Ðiểm Ðặc Biệt của Tục Ngữ Ca Dao ___________ Phạm hy Sơn |
6. Sàigòn Còn Mưa Không Em ? ___________ Song An Châu |
7. Bé Ngọc ___________ Sông Cửu |
8. Lần Bước Vào Thiền II ___________ Nguyễn Hải Bình |
III . Trả Lời Bạn Ðọc__________________________________________________
1. Nhắn Tin/Trả Lời Bạn Ðọc _______ Ban Biên Tập |
I . Thơ __________________________________________________
II . Văn___________________________________________________________
Nguyễn Thị Thanh Dương
2. Hiến Chương Tình Yêu (truyện dài nhiều kỳ) Tình Hoài Hương
Tình Hoài Hương
Phan Thái Yên
Phan Thái Yên
Hồ Thụy Mỹ Hạnh
Hồ Thụy Mỹ Hạnh 5. Những Ðiểm Ðặc Biệt của Tục Ngữ Ca Dao Phạm hy Sơn
Phạm hy Sơn Song An Châu
Ðoản văn - Song An Châu Sông Cửu
Sông Cửu Nguyễn Hải Bình
Nguyễn Hải Bình IIỊ Hộp Thư Toà Soạn
___________________________________________________
Thể lệ để nhận Nguyệt San Giao Muà:
1) Ðể vào danh sách của NSGM (subscribe),
xin gửi email về GiaoMua@hotmail.com
Ðịa Chỉ Liên Lạc:
Nguyệt San Giao Muà
Copyright
2002 by Giao Muà e-magazine and respective authors
Chị đến Mỹ muộn màng và yêu cũng muộn màng. Các anh chị của chị đến Mỹ từ lâu, họ làm bảo lãnh cha mẹ, rồi đến chị, diện anh chị em không được ưu tiên cao, nên lá đơn bảo lãnh nộp sở di trú khi chị 25 tuổi, đến 37 tuổi, chị mới được đặt chân đến Mỹ.
Mười hai năm chờ đợi ấy, chị đã phải hi sinh rất nhiều, không dám yêu ai và chẳng dám đáp lại tình ai. Bố mẹ chị đã răn đe ? Bất cứ giá nào cũng phải đợi đi Mỹ để đoàn tụ với gia đình, con nhé! không được yêu thương thằng nào hết?.
Chị vừa vâng lời cha mẹ, vừa mộng mơ, tưởng tượng: ?Thôi thì ráng hi sinh những tình cảm bên này, qua bên ấy, tha hồ lựa chọn một tấm chồng, cỡ bác sĩ, kỹ sửtrở lên, thà muộn mà ngon lành, còn hơn sớm, phải ở lại Việt Nam, tình yêu nào cũng sẽ lụi tàn, mà chuyện áo cơm thì vất vả cả đờỉ. Và chị hớn hở chờ đợi.
Qua Mỹ, đến nay đã 3 năm, chị đã sốt cả ruột mà chưa tìm đâu ra một ông bác sĩ, hay kỹ sư. Vậy mà ở Việt Nam, người ta cứ đồn rằng qua Mỹ lấy chồng dễ ợt, bạn bè, hàng xóm khoe con em họ lấy chồng có đủ loại bằng cấp nọ kia, dù những cô gái may phước đó chẳng đẹp hơn chị là bao ! Thì chị cũng có quyền hi vọng như thế lắm chứ.
Bây giờ chị mới hiểu rằng, người Việt Nam ở Mỹ, học hành,thành đạt thật đấy, nhưng con gái Việt Nam ở đây không còn khan hiếm nữa, những thế hệ sau này đã lớn lên, đủ ?cung cấp? nhu cầu tại chỗ, chưa kể ?thị trường? trong nước Việt Nam thì vô tận, các cô gái trẻ đẹp luôn khao khát, chờ mong được Việt Kiều về cưới và mang họ qua Mỹ.
Thế nên chị lạc lỏng giữa dòng đời, giữa xứ Mỹ và giữa cái tuổi không còn trẻ và chưa đủ già của chị..
Nước Mỹ, sau vụ 9-11 kinh tế khó khăn, công ăn việc làm bị hạn chế, chị không có tay nghề, kinh nghiệm, vốn liếng tiếng Anh dăm ba chữ nên chị xin việc hãng nào là cầm chắc bị hãng đó từ chối. Cuối cùng, chị cũng được một chỗ làm để kiếm ra tiền, khỏi sống nhờ vào các anh chị, là làm may cho một shop của người Việt Nam, họ chỉ cần chị biết may, thế là đủ!
Cả ngày chị cặm cụi vào cái máy may, vào những miếng vải cắt sẵn, và dăm ba câu chuyện vặt với người bạn may bên cạnh, dần dần cũng thành tẻ nhạt, người ta có chồng có con, nên cứ nói đến đề tài này là chị ?né?, vì sợ động vào nỗi đau âm thầm của chị. Chị chỉ còn một niềm vui duy nhất đó là cuối tuần đi chợ, nhìn đủ các gương mặt lạ, những hàng hoá, thực phẩm để nghĩ đến những món ăn ngon sẽ nấụVà nhất là xin được mấy tờ báo về nhà nằm khểnh đọc chơi !
Ở thành phố này có bao nhiêu tờ báo phát hành chị đều xăng xái xin đủ cho bằng được, thiếu một tờ là chị áy náy. Báo free mà, không mất tiền thì cứ hưởng tối đa, không đọc được mục này thì cũng đọc mục nọ, mà nếu không đọc gì hết cũng?chẳng sao, tờ báo sẽ đem ra lót bàn, đựng rác. Khi gọt trái cây, dùng để đựng vỏ, đựng hột, và túm lại dễ dàng trước khi nhét vào thùng rác.Tiện lợi mọi bề !
Thường thì chị hay đọc mục ?Tìm bạn bốn phương?, thấy người ta đăng báo tìm bạn, chị cũng ham quá, nhưng vẫn thấy ngần ngại, sợ cha mẹ, anh chị biết rõ ?tâm địả chị đang muốn lấy chồng, nên chị chưa bao giờ có ý định đăng lên những lời khao khát của chính mình.
Một hôm, chị ngồi buồn chẳng biết làm gì bèn gọt một trái xoài ăn chơi. Trải tờ báo ra bàn, chị vừa gọt vỏ xoài vừa lơ đãng đọc một bài thơ nằm chình ình trên trang báo trước mặt chị. Bài thơ than thân, trách phận và oán đời, nghe mà não nề của tác giả Phong Trần.
Bài thơ đã làm chị xúc động, cái bút hiệu Phong Trần càng làm chị xúc động hơn, chị tưởng tượng nhà thơ Phong Trần dày dạn gió sương, cũng đang là một kẻ cô đơn, mòn mỏi như chị, chị muốn cắt bài thơ ra để dành, nhưng những vỏ xoài đã dính lên bài thơ làm ướt nhẹp. Nghĩ mà tội nghiệp cho nhà thơ, có biết đâu tác phẩm tim óc của mình bị ngược đãi ơ hờ như thế. Nếu chị không vừa gọt trái xoài vừa liếc mắt đọc bài thơ cho đỡ sốt ruột thì có lẽ chẳng bao giờ chị biết đến nhà thơ Phong Trần cả.
Từ hôm ấy trở đi mỗi tuần chị đều chăm chú giở từng trang, tờ báo mà chị đã ?gặp? nhà thơ Phong Trần trong lúc gọt xoài, để tìm thơ anh. Chị đọc từng chữ, từng dòng và ghiền thơ anh hồi nào không hay. Chị liền bạo gan, gọi phone tới toà soạn báo để hỏi thăm và xin số điện thoại của nhà thơ Phong Trần với tấm lòng ái mộ. Chị không ngờ, cú phone đầu tiên chị gọi nhà thơ Phong Trần được hân hoan đón nhận đến thế, nghe chị nói rất thích thơ anh, nhà thơ Phong Trần đã kiên nhẫn chép tay cả chục bài thơ và gởi bằng bưu điện cho chị.
Từ đấy, ngành bưu điện đang hồi ế ẩm, bỗng nhiên vớ được hai khách hàng chăm chỉ viết thư cho nhau nhờ bưu điện chuyển giùm, và cũng từ đấy, mỗi lần thơ anh đăng lên báo, đều ghi tặng tên chị phía dưới, những bài thơ anh dịu dàng hơn, tình tứ hơn, làm chị cảm động.
Chị mang đến shop may một trái tim vui đang yêu, chị dò dẫm để khoe khéo với bà thợ may bên cạnh mà chị từng trò chuyện mỗi ngày:
- Nhà chị có hay đọc báo chí Việt Nam không?
- Có chứ, cả nhà cùng đọc, ở xứ Mỹ buồn thấy bà. Cuối tuần có báo ?chùả đọc cũng vui.
- Thế chị có đọc tờ báỏ
Bà kia cướp lời, nhanh nhẩu:
- Ðã nói là báo nào cũng đọc hết trơn, báo cuốn, báo tờ có đủ cả. Một mặt ông xã đi lấy, một mặt tôi đi chợ xin thêm, nên không sót tờ nào. Có khi còn lấy dư, ê hề chật cả nhà..
Chị vừa trách vừa thấp thỏm vui mừng:
- Lần sau lấy báo vừa đủ coi thôi, lấy dư người khác không có đọc, tội người ta. Thế chị có đọc thơ của nhà thơ Phong Trần không?
Bà bạn may khựng lại:
- Ủa!...thằng đó là thằng nào?
- Sao chị bảo báo nào cũng đọc hết? Phong Trần là một nhà thở
Bà kia lại nhanh nhẩu:
- Ôi, ai hơi đâu để ý tới mục thơ thẩn, tôi chỉ khoái coi mục tử vi hàng tuần thôi hà. Thơ của thằng Phong Trần hay của bất cứ ai cũng không nhằm nhò gì với tôi hết.
Chị bực mình, nghĩ thầm ? Con mẹ này trước ở Việt Nam chuyên mua bán ve chai lông vịt, trình độ đâu mà đọc văn thở?.
Chị lại gói niềm riêng, đợi khi nào gặp được người ?cao cấp? hơn sẽ hỏi. Một hôm, có cặp vợ chồng, bạn của người anh, đến nhà chị chơi, cả hai đều là kỹ sư điện, họ rất thân với gia đình chị, chị liền lân la đến gần người vợ để chuyện trò:
- Chị ơi, chị có thích đọc thơ của nhà thơ Phong Trần đăng trên báo Việt Nam ở đây không?
Bà kỹ sư điện trả lời nhanh như điện:
- Chị không có thì giờ đọc mấy bài thơ đăng trên báo chợ đâu em ạ, thơ chẳng ra thơ, vần một nơi, ý một nẻo, có đọc chỉ thêm bực mình !
Chị cố gỡ gạc, giải thích:
- Cũng tuỳ chứ chị. Em thấy thơ của nhà thơ Phong Trần có hồn lắm?
Bà kỹ sư vẫn chua ngoa:
- Ở Mỹ người ta ai cũng lo đi cày để kiếm tiền, đa số những đứa dở hơi mới rảnh để làm thơ đăng báo hay tự đăng trên net và cũng được gọi là thi sĩ, là nhà thở
Rồi bà hùng hồn chỉ trích:
- Báo chí ở Mỹ ai làm chả được! Trước kia ở Việt nam, là một anh thợ mổ thịt heo hay đạp xe 3 bánh, sang đây cũng có thể làm chủ báo ngon lành, bài vở lên internet lấy xuống hay nhờ người dịch vớ vẩn từ báo Mỹ. Lại thêm có những đứa dở hơi như nhà thơ Phong Trần nào đó, cặm cụi, bỏ thì giờ, sáng tác thơ văn, gởi về đóng góp cho tờ báo.
Chắc bà kỹ sư ngày xưa thất tình một anh nhà báo, nên mới cay cú thậm tệ giới này? Làm một tờ báo ít nhiều cũng phải có kiến thức hay năng khiếu về báo chí văn thơ, và nhất là lòng yêu nghề thì tờ báo mới sống còn. Chị chẳng hơi đâu tranh luận vấn đề này làm gì !
Chị buồn quá, thế là từ thành phần lao động đến trí thức, không ai biết đến nhà thơ Phong Trần của chị cả, nói gì đến tên chị đứng khiêm nhường bé nhỏ dưới mỗi bài thơ của anh? Thì thôi, mình chị đọc thơ anh, mình chị hãnh diện vậy.
Mối tình thơ của hai người kéo dài được hơn hai chục số báo và mấy chục lá thư qua đường bưu điện thì họ bắt đầu hẹn để nhìn mặt nhau cho thoả lòng thương trộm nhớ thầm.
Lần đầu tiên gặp chị đã e ấp nhìn anh :
- Anh ơi, tại sao anh lấy bút hiệu Phong Trần, nghe lãng mạn và bụi đời thế?
Anh trả lời thản nhiên:
- Có gì đâu, tên anh là Trần văn Phong. Ðọc theo kiểu Mỹ là Phong Trần.
Thì ra thế! tên anh Trần văn Phong viết ngược theo kiểu Mỹ thành Phong Trần, vô tình trở nên lãng mạn, rất thích hợp cho một người làm thơ như anh. Chứ anh có phải cất công suy nghĩ cho cái bút hiệu của mình đâu !
Chị không đẹp lắm, độc thân và trinh nguyên nhưng hơi cứng tuổi, còn anh, hơn chị đúng 10 tuổi, đã một đời vợ, li dị, hai con theo mẹ, cho nên mấy năm nay anh trở thành người đàn ông độc thân, đi về một bóng, anh mong có một người đàn bà cho căn nhà ấm lên, cho lòng anh đỡ trống trải.
Thế là họ không có gì để chê nhau cả, mối tình thơ đã đi đến đoạn kết mong muốn: Họ cưới nhau.
Chị lấy anh vì sau 3 năm sống ở Mỹ, chị đã thực tế biết rằng khó có thể kiếm một tấm chồng bằng cấp Bác sĩ, kỹ sư, khi trình độ học vấn thấp, tuổi đã xế chiều và nhan sắc chẳng có gì đáng nhớ. Như món hàng ế ẩm, muốn bán được, cần phải hạ giá đến đại hạ giá. Chị đã ?on salẻ cuộc đời chị, lấy một người chồng chẳng những đã không bằng cấp cao mà còn có một quá khứ lòng thòng vợ con, dù anh hết tình hết nghĩa với người vợ, nhưng hai đứa con, chắc vẫn đậu lại trong lòng anh nỗi thương nhớ xót xa? Trái tim anh có yêu chị cách mấy, đôi khi cũng tạm ngừng nghỉ để quay về với hai con. Chị cũng đành thôi, ở đời có gì tuyệt đối đâu?
Khi đọc một bài thơ, không nhìn thấy tác giả, bài thơ hay sẽ làm rung cảm lòng người, nhưng khi nhìn thấy tác giả thì những rung cảm ấy sẽ giảm đi một ít, và nếu sống cùng một nhà với tác giả, thì bài thơ bỗng trần trụi như đời thường của người đã sáng tác ra nó.
Những ngày, những tháng trôi qua, chị không còn thấy thơ anh hay nữa, dù mỗi khi đăng báo, anh vẫn đề tặng tên chị, và chị đã ngạc nhiên không hiểu sao chị lại thay đổi nhanh chóng thế?
Nhà thơ Phong Trần mà chị ngưỡng mộ và yêu mến ngày nào, bây giờ là một thằng đàn ông suốt ngày cởi trần trùng trục vào mùa Hè, anh mặc duy nhất cái quần đùi, đôi vai anh gầy, nhô lên, tưởng gío cũng có thể lung lay, vậy mà trước kia anh đã làm bài thơ với câu: ?Ðôi vai anh sẽ là nơi em tựả. Thơ chỉ là bịa đặt và hoang tưởng.
Anh thường ngồi ở ghế, hai chân thô lỗ gác lên bàn, vừa nhâm nhi ly trà nóng vừa sáng tác thơ, trong khi ngoài bếp, chị đang nấu nướng, dao thớt khua lên, chảo mỡ kêu ì xèo. Và trong phòng thì thằng cu Tí bé bỏng của hai người đang nằm o oe chơi một mình, nhưng khi nó khóc ré lên, chính anh là người phải vội vàng hạ chân xuống bàn, cắt đứt dòng tư tưởng đang tuôn ra để chạy lại tủ lạnh.lấy bình sữa hâm cho bớt lạnh và nhét vô miệng thằng con, hoặc tệ hại hơn, anh phải thay diaper cho nó, mất nhiều thời gian hơn, xong việc thì ý thơ cũng bay xa. Tác phẩm bằng xương bằng thịt đã hại tác phẩm tinh thần của anh.
Có lần, anh ngồi lì để viết cho xong một ý thơ, không chạy ra đáp ứng ngay tiếng khóc của thằng Cu Tí, thì vợ anh đã lớn tiếng:
- Không ra mà lo cho nó đi! Thơ với thẩn, để thằng nhỏ?chết đói bây giờ.
Anh tức giận nhìn ?nàng thởcủa anh, người đã từng dịu dàng, âu yếm đi vào những bài thơ của anh, bây giờ hiện nguyên hình là một con mẹ khô cằn sỏi đá, đầu óc lúc nào cũng toan tính đến chuyện thực tế, đói no, bạc tiền. Trước chị ngưỡng mộ anh, coi thơ anh là hương hoa trong cuộc sống, bây giờ những hương hoa ấy đã bay đi, đã trở thành những món phụ tùng không cần thiết.
Một buổi sáng thức dậy, trời chuyển gió lạnh, lòng anh bỗng vu vơ cảm xúc yêu thương khi nhìn ra ngoài trời những chùm lá cây đẩy đưa trong gió. Anh thèm được rủ chị cùng anh đi sóng đôi trong cái không gian lạnh lẽo ấy để tìm hơi ấm của lòng nhau. Anh phấn khởi hỏi chị:
- Em ơi, ngoài kia đang gió lạnh. Em có biết anh đang mơ ước gì không?
Chị chu mỏ đáp sỗ sàng:
- Mơ ước có một tô phở nóng hổi với đầy đủ tương ớt, ngò gai, húng quế ngay trước mặt để ăn cho ấm người chứ gì? Hôm nay tôi không có rảnh mà hầm xương nấu phở cho anh đâu !
Trời ơi! Khi không mà anh thấy lạnh cả lòng, lạnh hơn cả những chùm lá trên cây đang run lên vì gió lạnh ngoài kia.
Nhưng cũng chưa lạnh, chưa đau bằng những bài thơ anh đang viết dở dang, những ý thơ chợt đến anh đã ghi vội trên tờ giấy để trên bàn đã bị chị dọn dẹp vứt vô thùng rác thẳng tay, không một thắc mắc. Anh tiếc đứt ruột, trách chị, thì chị nghênh mặt lên, đe doạ:
- Quý hoá gì? Thơ với thẩn viết lung tung rác cả nhà. Lần sau anh còn để bừa bộn tôi giục thùng rác nữa đó.
Anh đành ngậm ngùi rảmoi thùng rác tìm lại mảnh giấy thơ lẫn lộn với những tã dơ của Cu Tí và những thứ rác rưới khác. Chị đâu biết rằng một cảm xúc nào đó đã qua rồi đâu dễ gì tìm lại được nếu không ghi vội trên những mảnh giấy kia.
Thỉnh thoảng anh gọi phone thăm hai đứa con của đời vợ trước, một đứa đã lớn, một đứa còn đang học high school, thương con, anh muốn gởi cho nó một hai trăm làm quà, ?Nàng thở của anh đã trề môi mai mỉa:
- Lương công nhân có là bao mà hứa hẹn cho nó tiền? Hãy làm bài thơ tặng nó cho có tình cảm?Thế mới là vô giá .
Anh đau xót và tủi quá, chẳng lẽ lại cãi nhau, lại li dị? Cuộc đời đâu có đủ dài cho con người, để họ thử thách lấy nhau, bỏ nhau, như trò chơi trẻ con, thích đó, rồi lại chán chê, muốn bỏ.
Anh vẫn đi làm công nhân và vợ anh đi làm ở shop may, thằng Cu Tí đem gởi bà ngoại chiều tối mới mang về.Vợ anh đang chạy đua với thời gian, chị sang Mỹ muộn, lấy chồng muộn và có con muộn, nên muốn làm gấp rút, kiếm nhiều tiền để mua nhà như người ta, ở nhà thuê, trả tiền tháng nào là mất luôn tháng đó.
Ước mơ bình thường thế mà trời cũng không để yên. Anh bị lay off, anh không có tội gì cả, hãng không có việc nên phải giảm bớt nhân viên. Vậy mà chị đổ tội cho anh:
- Sao bao nhiêu người hãng không lay off mà lại là anh? Chắc tại anh mải nghĩ thơ nghĩ thẩn làm không được việc nên họ đuổi cho bõ ghét chứ gì?
Anh làm ngơ, chấp chi con đàn bà nông cạn! Anh lo đi làm giấy tờ xin hưởng tiền thất nghiệp, rồi thủng thỉnh xin việc làm sau, nhân lúc rảnh rỗi bất đắc dĩ này anh nghỉ ngơi và làm thơ. Cuộc đời là thế, ngay cả khi hoạn nạn, cay đắng cũng có thể thành thơ.
Nhưng con vợ không để anh yên, chị đi ra, đi vào, lườm nguýt, thấy anh vẫn cầm bút, vùi đầu vào trang giấy, chị chịu không nổi, ghé mắt vào sinh sự:
- Anh đang làm gì đó?
Anh cười dù thật lòng chẳng muốn cười:
- Làm thơ !
Chị kêu lên, như chưa từng thấy anh làm thơ bao giờ:
- Trời ơi, không lo viết đơn xin việc mà còn ngồi làm thơ? Thơ có ăn được không? Có đổi ra tiền để đi chợ hay trả bill được không?
Anh kiên nhẫn:
- Tất nhiên là không! Nhưng nó cho anh một niềm vuỉ
? Nàng thở ngày nào của anh lồng lộn lên:
- Anh sống không có?lập trường như thế à?, phải đối diện với thực tế, phải đi tìm việc làm chứ.
Rồi chị nghẹn ngào như một người vợ đau khổ khi bị chồng phụ rẫy:
- Bây giờ tôi mới hiểu lời của chị kỹ sư, bạn của anh tôi, chị ấy nói ?Mấy đứa làm thơ toàn là mấy đứa dở hơi, sống trên mâỷ?
- Em cứ làm như nếu anh không đi làm thì vợ con chết đói ngay ấy. Ở Mỹ, chuyện lay off thất nghiệp đến với tất cả mọi người, bất cứ lúc nào, việc gì em phải đau khổ thế? rồi anh cũng sẽ xin được việc làm khác thôi, nhưng trong lúc rảnh rỗi, anh vẫn có quyền mơ mộng, làm thơ. Thơ đến với anh những lúc hạnh phúc và cả khi thất vọng, khổ đaủ
Nhìn vẻ mặt nghiêm trang của anh, nhìn đôi mắt anh ngời sáng long lanh đang nhìn thẳng vào mắt chị với sự phản kháng âm thầm mà mãnh liệt, chị bỗng thấỷkhớp không dám làm ầm ĩ thêm nữa. Chị chợt nhớ đã mấy lần mẹ chị khuyên chị rằng: ? Mày có thằng chồng hiền lành, thương vợ thương con là tốt phước rồi, đừng hiếp đáp nó, con chó bị dồn đến nước cùng cũng quay đầu lại cắn chủ. Nó mà tức giận quá, mất khôn, nó li dị, thì mày chỉ có nước ôm con nuôi tới già. Còn nó, nếu ham vui như người ta, về Việt Nam lấy vợ trẻ, vợ đẹp vẫn còn được?.
Cho nên chị không dám quát tháo thêm nữa, chị đành bỏ đi làm việc khác sau khi đã quẳng lại cho nhà thơ một cái nguýt mắt đầy đanh đá.
Một mình anh ngồi lại, giận vợ nhưng cũng thương vợ, đàn bà thường thực tế và nông cạn như thế. Anh hiểu, cái tình yêu thơ mộng mới ngày nào đã thay thế bằng những lo âu, toan tính trong cuộc sống, chị quá lo cho gia đình, cho tương lai của con, chị sợ tuổi đời của cả hai người không đủ dài để làm nên cơ nghiệp như chị mong muốn.
Trên tờ báo hàng tuần vẫn tiếp tục đăng thơ anh, thơ anh vẫn tình tứ, vẫn ướt át, nhưng nếu người ta để ý, thì dưới mỗi bài thơ, anh không còn ghi lời tặng cho chị nữa.
Mục tiêu của đời chị là có tiền để mua nhà, để dành lo cho tương lai thằng Cu Tí, làm đến cả đời chưa chắc xong. Nên chị cần quái gì điều đó, cái tên chị có dính trên báo cũng chả làm túi tiền chị tăng thêm một xu nào!
Những bài thơ của anh đã trở thành vô nghĩa, và mối tình thơ của chị đã chết tự lúc nào.
Hiến Chương Tình Yêu
Phần Thứ Ba
Chương 27
Lời Người Tình Phụ & Mail + Chat: Bù Khú
(của ông già gân & bà già khọm).
Date: Mon, 1 - 26 - 2005 -00:05:34 -0700 (PDT)
From: "Tony Dautry Hoàng" < khanhson2@saigon.vn >
Ađ to Ađress Book Ađ Mobile Alert
Subject: Thư mang số # 5.946 *Chuyện MAIL & ?CHAT? bù khú.
To: "Wit Mi Mi" < ti1@yahoọcom >
*
Ghi chú CHAT :
- Hoàng Phương Nam (hoặc là thứ Năm) = lời của chàng già gân.
- Mười (Mi Mi) = lời của nàng già khọm.
Hoàng Nam.? Hellỏ Ah! Chào em yêu thương, (từ bi giờ anh phải gọi em là con mèo Mi Mi của anh nha): Thời gian trôi qua dài quá dài... thăm thẳm sau 45 năm vợ chồng tan hợp rồi hợp tan, mail nầy anh em mình kể chuyện bù khú linh tinh cho vui cửa vui nhà, em nhen:
Hôm đầu tháng Giêng, anh bị con ?vòi vọỉ to như con bọ xít, thân đen bóng, cánh cứng, có vòi như cây kim cong cong, nhọn hoắt. Nó có bốn chân, và hai cái râu, từ dưới gầm giường nó bò lên nệm. Thừa lúc anh ngủ say, nó chích anh mấy phát. Ui! cái trán sưng chù vù, cứng ngắt và ngứa ngáy, nhức nhối kỳ lạ. Gần cả tháng rồi, vẫn đau nhức, trán vẫn u, sưng tấy lên và ngứa lắm. Vậy mà em còn chọc quê anh là ?mọc sừng? ha. Giận thì thôi.
Mười, (tự Mi Mi).- Ui! Em cứ tưởng là do anh đi hoang. Xin lỗi nha.
Hoàng Nam.- Hôm nay, anh tức quá, đi thay tấm drap mới, giặt mền, gối, rồi anh lật hết những thanh giường ra. Lau nhà sạch sẽ xong, anh lấy thuốc xịt hết vào mấy cái khe. Thì thấy hai con ?vòi vọỉ đen đen lăn ra chết. Chứ nó chạy nhanh kinh khủng, không thế nào đập trúng. Anh bỏ nó trong bao nylon. Chiều nay sẽ đem nó xuống bác sĩ chữa trị da liễu, cho ổng xem. Vì bác sĩ cho rằng nó là con A Sừng! Cách đây vài tháng anh cũng bị nó chích như thế, nay vẫn còn u lên một cục cứng ngắt.
Mi Mị- Anh cẩn thận nhen. Ở một tỉnh thành gần khu núi đồi, hồ ao, đầm lầy bên Úc (nơi chị Tú ở). Có một chỗ dành để người dân cắm trại. Nhiều mái lều dựng lên, ăn ở vui vẻ. Bỗng họ nghe tiếng hét to kinh khủng, ở một cái lều hơi gần gần bờ hồ, có con cá sấu to lớn bò đến ngoạm chân người đàn ông, lôi đi xềnh xệch. Cả khu cắm trại hốt hoảng nhốn nháo, họ ùa ra bãi xem chuyện gì. Thì một người đàn bà cùng gia đình cắm lều gần đó, nhìn thấy cảnh tượng hãi hùng đó trước tiên. Hai bàn tay không, bà ta can đảm nhảy xuống hồ, bà cỡi lên mình con cá sấu. Hai tay bà ta ôm ghì lấy lưng và nách con vật, hai chân bà quắp chặt vào bụng nó. Con cá sấu giật mình, nó hãi hùng nhả chân người đàn ông ra. Nó quay ngược mỏ lên, táp táp vào người đàn bà không được.
Thế là nó vát bà ta chạy tuốt xuống hồ nước. Mọi người bất ngờ sững sốt, nhốn nháo, sợ hãi kêu la inh ỏi. Một người đàn ông ở lều khác, bình tĩnh xách súng chạy đến gần. Tay thiện xạ do dự một phút, rồi đưa súng lên nhắm và bóp cò. Ðùng!... Ðùng! Con cá sấu giẫy giụa vài cái, rồi nằm ngay đơ nửa trên nửa dưới hồ nước. Người đàn bà can đảm phi thường cỡi con vât ấy không bị lạc đạn. Mệt đứt hơi, bà ta nằm vật ra bên con vật nhuộm máu đỏ. Người ta vội vã gọi trực thăng đến, cấp cứu hai nạn nhân. Một người bị cụt chân, một bà bị gãy tay. Chỉ vì ?cái mỏ? con cá sấu.
Hoàng Nam.- Còn một chuyện có thật nữa: Hai chị em cô bé nhà kia đi tắm sông ở Nam Phi. Cô chị độ mười tuổi, thấy em nó bị con cá sấu ngoạm, con cá sấu đang cố sức lôi đứa em xuống sông, để ăn thịt. Cô chị quýnh quá, không biết làm sao, cô ấy không còn sợ hãi, cô ấy chạy đến bên con cá sấu, cô gái lấy ngón tay trỏ chọt lủng mắt con cá sấu, chọt rất mạnh. Con cá sấu bị bất ngờ, và đau lắm. Nên nó nhả cô em ra. Nó lo chuồn xuống nước, lặn mất tiêu. Cô em bị thương nặng. Họ cấp cứu hai chị em vào bệnh viện.
Mi Mị- Ðó, anh thấy chưa? Mà anh còn đòi cuối tuần nầy, đi ăn thịt cá sấu với anh Vượng, anh Nuôi hỉ! Em sợ nên em ?ghê tởm? cá sấu. Vì thấy nó dữ dằn, da lởm chởm sù sì gớm ghiết, móng chân móng tay nhọn hoắt. Cái mỏ và hàm răng ôi thôi kinh dị. Nhất là buổi tối hôm đó, ngày chúng mình đi vào trại nuôi cá sấu xem. Trong bóng tối, mình lấy đèn pin rọi xuống ao, hồ, thì trông thấy những đôi mắt của nó, như là ánh sao lấp lánh. Vì hai con mắt nó sáng rực, đỏ au, từng con từng con nhìn sững vào ánh đèn. Thịt nó trắng, mềm và thơm ngon. Lại có hương vị đặc trưng thơm hơn thịt vịt, thịt gà nữa. Em làm thịt cá sấu sạch, xào với sả, ớt, mè, tỏi, hành, ngũ vị hương, ít dầu hào, ăn với bánh tráng nướng. Thật ngon hết sẩy.
Hoàng Nam.- Rượu nầy là môn thuốc, người ta nói để trị bệnh suyễn hữu hiệu lắm em ơi! Uống vào nghe "đã" đến óc. Tuyệt cú mèo. Rồi anh hỏi đố em: Có biết con cá chình không? Mất mấy trăm ngàn đồng Việt Nam, anh mới mua được một con cá chình, chỉ nặng vào khoảng 800 gr. Ở Việt Nam bây giờ con gì cũng được đưa lên bàn ăn, để thiên hạ xài, có tiền là ?chiêm ngưỡng? hết: Chồn. Cheo. Rùa. Mễn. Nai. Rắn. Ba ba. Vân vân? Ôi thôi đủ thứ hết. Ðến nỗi bi giờ hầu như những loài qúy hiếm e có nguy cơ diệt chủng. Ðã có lệnh cấm săn bắn, cung cấp thịt rừng. Cho tiền thuê, bạc mướn, có lẽ em cũng hổng dám ăn thịt cá sấu.
Mi Mị- Anh lại nhem thèm em nếm tí rượu cá sấu nữa hả? Ghê quá đi.
Hoàng Nam. - Em có thấy ớn lạnh không? Người đàn bà cỡi lưng cá sấu. Cô bé chọt mắt cá sấu. Rất phi thường. Can đảm lắm. Nhưng... Chưa đáng kính phục bằng một người đàn bà Việt Nam đám cỡi lên mình con rắn, và bóp nát trái tim con rắn nữa. Và nhất là bà ta đã làm con rắn cúi đầu khuất phục. Thật đáng ngợi khen. Anh đố em biết bà ấy là ai nào?
Mi Mị- Bói bài hay cầu cơ cũng chịu thua. Ðừng nói tới em. Em hổng biết.
Hoàng Nam.- Ấy! ... Là em đó.
Mi Mị- Ui chà chà. Thương thiệt!
Hoàng Nam.- Anh lại đố em 4 chữ MEN nè:
1.- MEN TAL ANXIETY : Hoảng loạn tâm thần.
2.- MEN TAL BREAKDOWN : Suy sụp thần kinh.
3.- MEN STRUAL CRAMPS : Co thắt khi có kinh.
4.- MEN OPAUSE : Hiện tượng tắt kinh.
Mi Mị- Ôi! Thì anh đố em, nhưng anh đã giải thích hết rồi. Lại còn phải hỏi ư.
Hoàng Nam.- Em có để ý là tất cả nguyên nhân các sự kiện ở trên, đều do chữ MEN mà ra không nhỉ! Ðó đàn ông các anh là thiên đường. Mà đàn ông cũng là địa ngục. Em à.
Mi Mị- Ồ! Cái nầy họ ?chơi chữ? quá hay. Vì trong bốn triệu chứng của người đàn bà, đều bắt đầu từ chữ ?MEN? mà ra! Dễ ghét mà rất dễ thương. Anh hỉ!
Hoàng Nam.- Loài chuột có thể giao phối hơn 20 lần/ngày. (Còn hơn con dê nữa ha)! - Con gián có thể sống trong suốt vài tuần với cái đầu lìa khỏi thân. Voi là loài động vật có vú duy nhất không thể nhảy cao. - Muốn luộc con ếch hoặc con rắn trước tiên ta bỏ nó vô trong nồi nước lạnh, đậy kín nắp, và mở gas thật nhỏ, chờ bao giờ nồi nước từ từ nóng và sôi. Chớ nếu bỏ nó khi nước đang sôi, thì nó sẽ quậy lung tung và nhảy phóc ra khỏi nồi. À, anh nhớ có chuyện nầy nữả Ôi vui ơi là vui. Ðúng rồi! Sau đêm em bị ma đè (chứ hổng phải người đè à nha), thì cả anh và em đều hoảng loạng, đến nỗi rắc rốỉ bồi hồi, quên trước quên sau, quên đầu quên... quên? luôn cái phao câu! (con gà con vịt, thì ít khi ai gọi là đuôi gà, đuôi vịt. Mà họ ?thít? gọi là phao câu mập ú nù. Phải hông nà?
Mi Mị- Ðúng quá đi thưa ?bác xĩ mu rùa hóc môn?.
Hoàng Nam.- Ha ha! Ui xà, dzậy mà còn phong cho anh làm tới chức ?bác sĩ mu rùa hóc môn? nữa chứ. Ôi trời ới! Nếu vô tình, có ai lọt chân vào trong mạng internet riêng của chúng mình, thì chắc là họ sẽ cười bể bụng, vì mấy cái chuyện tiếu lâm của hai ông bà già gân 60-70U lẩm cà lẩm cẩm nầy ha.
Mi Mi - Vậy chứ công dụng của cái rốn là gì nè chàng?
Hoàng Nam.- Ðể cuống rốn gắn liền tí nhau với người mẹ, như sự nương tựa vào sự sống của con từ mẹ mà có. Nhưng khi sinh ra đời, cuống rốn của em bé được cắt đi, thì từ đó sự sống hay gọi nôm na là hơi thở của em bé tách rời mẹ, độc lập. Ðáng lẽ ra khi cái rốn lành, phải thành một vết sẹo bằng phẳng. Chứ tại sao cái rốn lại teo tóp nhăn nhúm, và trở thành sâu hoắm thế cô nương của anh?
Mi Mị- Xin chịu thua.
Hoàng Nam.- Còn nữa, cặp vú của người đàn bà có công dụng: Là để nuôi con. OK! Thế thì, người đàn ông không thể cho con bú mớm gì. Sao vẫn có vú hỉ?
Mi Mị- Công dụng nầy, chỉ có Trời mới biết.
Hoàng Nam.- Rồi, khi người đàn ông đi ?quờ quạng ăn phở bậy bạ?, hắn gặp một ?gái già bia ôm? nên bị lây rận, (do người đàn ông khác ?di dân rận? cho bà ta), con rận thân dẹp lép, bò lết tới mình tên đàn ông thứ tư, thứ năm gì đó. Họ chỉ cần hai thân thể áp vào nhau chừng vài phút thôi, là lãnh đủ! Có hơi ấm cơ thể, thế là lũ rận bò sang người mới, định cư liền. Tên đàn ông trăng hoa đó lại mang rận về, tặng lại cho vợ.
Mi Mị- Úi quơi Trời đất thiên địa ui! Vậy ra anh đã từng mang rận đi, mang rận về ư! Xin bái biệt và tống khứ anh.
Hoàng Nam.- Không. Ðừng nóng thế em.
Mi Mị- Dieu seul le sait...
Hoàng Nam.- Nè em: ngày anh còn học chung với Trung trong đại học Y Khoa Sài Gòn. Trong phòng thí nghiệm có kính hiển vi điện tử. Hôm xưa, chả biết làm sao Trung có được mấy con rận, nó mang rận vào lớp. Ta có thể soi rọi con rận ra to chừng 15.000 lần thực tế. Rận có cả thảy ba đôi tay chân (6) lông lá xồm xoàm! Phía trước rận có hai càng nhọn hoắt, dùng để đào hang. Con rận màu trắng ngà khác với con chí màu đen. Con rận đẻ trứng bám chặt trên những sợi lông, giống như con chí đẻ trứng trên những sợi tóc của người ta. Lấy trứng rận ra để trên bàn: giết, nó cũng kêu ?cái cốc?, y như trứng chí vậy.
Rận không sống ở ngoài da, mà nó đào hang. Nghĩa là nó dùng càng đào lỗ, chui vào lỗ chân lông mà nằm ở chỗ kín, dơ bẫn. Nó không giống con chí sống lúc nhúc, luôn bò rần rần, loi choi hút máu ở trên đầu (do người ít tắm gội). Khi nào đói, rận mới bò ra châm vòi vào thịt, hút máu tươi để sống. Mình ngứa điên cuồng là đó. Rận giống như con rệp tiết ra chất hôi, chuyên sống ở khe vách, giường, phản. Rận, rệp, chí, đều sinh sôi nẫy nở rất nhanh. Em có biết: kinh khủng vô cùng là con gián có thể sống suốt vài tuần với cái đầu lìa khỏi thân. Anh quên nói mỗi năm, số người chết do ong đốt còn nhiều hơn cả số người chết do rắn cắn.
Mi Mị- Phải làm sao mà diệt chúng nó chứ anh.
Hoàng Nam.- Biện pháp duy nhất là ta phải hy sinh cạo bộ lông, cạo tóc. Không còn chỗ cho chí rận bu bám. Mỗi ngày ta nên tắm gội sạch sẽ, lấy ÐT (thuốc diệt côn trùng) xoa đều lên bề mặt da. Làm như thế cả tuần nhe, thì chí rận mới ?dứt điểm?, sẽ chết hết. OK! Ðó là phần giải thích của anh là ?bác sĩ mu rùa hóc môn?. Em thỏa mãn chưa?
Mi Mị- Cảm ơn chàng. Nhà em có quá nhiều kiến. Tại sao Trời sinh con kiến để làm gì? Tả và nói con kiến có công dụng gì. Cho em nghe nhe.
Hoàng Nam.? Cô Nương! Coi chừng mùa nóng thường có nhiều kiến nhen. Bọn kiến tinh ranh, khôn đáo để đó em. Trời lạnh lẽo hay sắp chuyển mưa, là chúng biết trước, lo dời trứng lên cao, phòng trú trên trần nhà. Trời nóng nó lại chuyển chỗ xuống đất. Vì thế, kiến không tha mình chỗ nào cả. Ðâu đâu nó cũng bò tới ?thám thính? được. Ngay cả tủ quần áo, khi không còn mùi long não (naphtalin), nó cũng chui vào. Nhất là nhà em có thịt, cá, chất béo, mỡ, mật ong, thức ăn, thực phẩm khô, là có kiến. Vì thế, anh phải cẩn thận với thức ăn. Mệt lắm. Em đọc đi: Ants hate cucumbers. Keep the skin of cucumbers near the place or ant hole. (Trị kiến: Kiến ghét dưa leo. Bỏ võ dưa leo gần chỗ có kiến hay ổ kiến).
Mi Mị- Em hỏi chàng, vậy chứ con kiến có cái đuôi, như những con vật khác không anh?
Hoàng Nam.? Ha ha ha!!! Nương ơi! Ðúng nguyên tắc thì con kiến cũng có đuôi đó em à. Hổng phải nó có đuôi rõ ràng như đuôi chó, đuôi mèo, hay ?đuôi phao câu gà, vịt?. Em có tin không? Kiến có đuôi. Nhưng kiến có hai cái đuôi, chứ không phải một cái đuôi đâu em. Ðuôi mọc ngược phía trên đầu. Mà ta nôm na gọi là hai cọng râu. Theo khoa học thì con kiến bài tiết trên các cành cây. Và chúng liên lạc truyền tin với nhau bằng hai ?cọng đuôi râủ nầy. Nếu loại kiến là ?cùng chung một nòi giống?, thì nó sẽ có chung một tần số âm thanh như nhau. Còn nếu khác giống nòi, nó tự động phát ra những tần số âm thanh khác. Lập tức nó dùng càng to cắt đứt đầu đối thủ. Nói chung, loài vật đều có đuôi cả, tùy theo dài, ngắn, to, nhỏ, cụt đuôi nữa.
Mi Mị- Ồ thì ra... cọng râu con kiến cũng ?hoá thân? là cái đuôi tinh xảo anh nhỉ! Mấy loài khác, thì em thấy cái đuôi rõ rệt. Còn con ruồi, con kiến, khi xem trong discovery em ?nỏ thấỷ. Con kiến có thể nâng một vật nặng gấp 50 lần trọng lượng của nó và nó luôn ngã về phía phải khi bị ngộ độc. Kiến không biết ngủ. Anh à, mỗi năm, số người chết do ong đốt còn nhiều hơn cả số người chết do rắn cắn. Vậy cái đuôi con rắn, thì có ở từ khúc nào nè anh?
Hoàng Nam.- Cái đuôi của con rắn, theo anh biết thì tính từ khúc cuối cùng của các đốt xương sống. Nghĩa là từ 1/5 đoạn cuối cùng của con rắn. Ðặc biệt ở Thái Lan em đã chứng kiến người Thái biểu diễn màn xiệc rắn. Họ cho người đi du lịch ?nhâm nhỉ chút rượu thuốc ngâm rắn. Họ lại cho em sờ vào chỗ bộ phận sinh dục con rắn đực, nó chia ra làm đôi. Ổng nói ai mà sờ được chỗ đó đó, thì lucky lắm.
Mi Mị- Em nhớ ra rồi. Hồi ấy thật thú vị, vui quá à.
Hoàng Nam.- Còn tính về con người "tiền kiếp"... thì cũng có ?cái đuôỉ ngắn tủn ngắn tỉn, như cục thịt thừa đó chứ em. Họ ưa chà đít xuống đá, để mài đuôi cho rụng đi. Nay mất gốc rồi. Vì mọi sự yêu thương truyền cảm, cũng từ ?cái đuôỉ mà phát xuất ra. Phải chăng đó là giây liên lạc mật thiết của con người không ha?
Mi Mị- Anh nầy vớ va vớ vẩn. Bộ cứ ?Nhân Chủng Học? là anh tin vào thuyết Darwin, thì loài người xuất thân từ loài đười ươi sao! Họ cũng có cái đuôi rất ngắn. Nhưng sau vài triệu năm, thì cái đuôi của loài người rụng đi?? ( Ah! Em lại tưởng tượng giống như con nòng nọc, con thằng lằng rụng mất đuôi!?). Rồi do cái thế đi đứng của loài người mình ung dung, hoàn hảo hơn, nên họ đứng lên, bắt đầu đi bằng hai chân. Chứ ngày xưa như trái đất, thì họ đi bằng bốn chân há?
Hoàng Năm.- Vậy ra, em là ?cái đuôỉ của anh rồi. Anh phải ?bảo-trì? thật tốt, cái đuôi yêu dấu của anh nha. Từ nay anh sẽ chính thức phong chức cho em là: ?Người quản-đuôi yêu dấu của anh?. Còn anh sẽ là NO của em: Nô nức. Nô đùa. Nô giỡn. Nô bộc. Nô tỳ. Nô lệ. Nô gia. Nô nhân. Nô dịch... No. No. No. Yes. Yes. Yes... của em suốt đời. Chịu chưa Mi Mi Nương nương?
Mi Mị- Dạ vâng! Nhưng, anh cho em xin anh cái đuôi khúc giữa kia.
Hoàng Nam.- Ui Trời! Sao em khôn thế. Nếu em là cái đuôi của anh. Tất nhiên em là hiện thân tình yêu trọn vẹn duy nhất của anh rồi. Em đã trở thành cái đuôi, mà em còn đòi chọn khúc đầu, khúc giữa, khúc nầy, khúc kia nữa. Thôi xin em hãy bằng lòng làm cái đuôi lý tưởng của con rắn nha! Em biết anh tuổi ?Tân Tỵ? mà! Thì rắn đi đâu cũng phải ?thả cái đuôi kéo lết đi theo. Ði đâu rắn cũng ?có đầu có đuôỉ kéo lê thê lòng thòng theo cùng. Hà gì em phải lo lắng, chọn khúc giữa cho ấm áp an toàn hỉ!
Mi Mị? OK Salem!
Hoàng Nam. - Yes. Amen!
***
Cái CHAT, hay cái "TÁT" Ngút Ngàn Lưng Mây
Date: Mon, 10-26 -2009 -00:05:34 -0700 (PDT)
From: "Tony Dautry khanhson21@saigon.com Ađ to Ađress Book Ađ Mobile Alert
Subject: Thư mang số # 4.946* ?CHAT? bù khú nghen
To: "wit < tio1@yahoọcom >
* * *
Mi Mi .- Allo! Chào anh. Em vừa về Việt Nam, hiện đang ở Ðà Lạt. Anh có khoẻ không?
Năm Tonỵ- Ah! Chào em. Cám ơn em. Dạo nầy anh không được khoẻ lắm. Buồn và đau nhiều là đằng khác.
Mi Mi .- Em đã nói với anh hằng trăm lần rồi: Bi giờ mình cũng đã có tuổi, chứ nào phải còn trẻ mỏ như hồi xuân xanh đâu. Mà anh nay cặp bồ bà Kiêm. Mai bà Nguyệt. Em nói đứt lưỡi không được à.
Năm Tonỵ- Tự nó phone đến anh hò hẹn, rủ rê. Chứ anh nào muốn.
Mi Mi .- Không có lửa, làm sao có khói. Chỉ từ ba bốn tháng nay thôi, khi anh bắt đầu quen với Kiêm, thì anh mới cấm Nguyệt không được gọi phone đến nhà. Anh sợ các con nghe được, sẽ méc lại em. Anh đâu biết là Nguyện đã gọi phone tới khóc lóc, kể lể với bé Tư đủ điều: Nó kể về anh và bà Kiêm đó sao?
Năm Tonỵ- Thì... anh đã ngăn cấm Nguyệt thật. Nếu nó thật lòng sợ anh, thì phải nghe lời anh. Tiếc thay. Nên anh từ bỏ nó rồi. Em.
Mi Mi .- Có thể nó không thương yêu anh, mà sợ mất anh như món hồi môn béo bở. Không tin, anh cứ hỏi các con gái. Ðúng là nó đã gọi phone đến nhà mình kể tội anh. Một chân bên nầy và một chân bên kia, anh không thể bước chàng hảng cùng một lúc qua hai con thuyền đang bồng bềnh trên sóng nước: Vì mỹ kim, giang sơn, hay vì mỹ nhân thế hở!? Tình yêu cuả người đàn bà nầy xét ra coi ?chàng? còn có sự bất trung, lừa dối và vụ-lợi, gây tổn thương trầm trọng đối với tình cảm thiết tha ?nàng? đã trao tặng. Làm trai nên nhìn thẳng về phía trước, anh hãy nói đi: Anh chọn mỹ kim, chọn giang sơn, hay chọn mỹ nhân 60 không có gì cả ngoài sự trao đổi thô thiển về dục tính... !?
Năm Tony .- Anh biết cách xử sự. Ðừng dạy khôn anh nha. Anh sẽ không viết thư cho em nữa. Ðọc chưa hết thư kia, thì lòng đùng đùng nổi giận, chẳng thèm viết thư! Em muốn làm gì thì làm. Em cứ quyết định theo ý em. Nghe rõ chưa? Ðây là lần nghi ngờ thứ bao nhiêu rồi? (Trừ khi em không còn hấp tấp, nóng nảy, em nghĩ là anh còn đam mê chúng).
Mi Mi .- Ủa!? Thì ra ngắn gọn là thế... Giống hồi năm 1989 ấy. Khi em nói đúng tim đen cuả anh. Anh đùng đùng kiếm cớ nổi giận. Rồi anh nói: vì giận em, anh đã sa vào vũng lầy, phung phí bao nhiêu tiền vào tay chúng nó ha? Bao nhiêu lần rồi, anh vẫn chừa một kẽ hở hoãn binh, là tạm thời úp úp mở mở, lẫn trốn chúng thôi.
Anh không dám dùng biện pháp mạnh là: Nhìn thẳng vào mặt chúng. Nói lời chia tay vĩnh biệt. Nên sau khi chúng ?mè nheỏ khóc lóc, năn nỉ, thoả mãn rồi, thì đâu vẫn hoàn đấy. Anh tiếp tục nói láo với em và các con. Thưa anh! Em không thể chịu đựng hơn. Tình yêu em trọn vẹn chân chính. Em chưa bao giờ lợi dụng anh một đồng xu. Nên; Tuyệt nhiên em không bao chấp nhận anh, về sự anh lừa gạt em trắng trợn từ tiền bạc, lẫn tình cảm. Sự việc đã rõ rành rành. Anh nên quay về phủ phục dưới chân chúng, cầu mong chúng gia ân tha tội cho anh. Anh liếm lại mấy bãi đờm anh đã trót nhổ ra. Ðó chính là lời anh nói là: nếu anh mà quen lại mấy con đó, thì anh cúi xuống liếm bãi nước miếng anh đã nhổ xuống đất. Em sẽ không thèm quấy rầy anh. Em hứa như thế.
Năm Tony .- Hừ hừ! Sao em đánh giá anh thấp thế. Em cứ nghĩ như vậy, anh sẽ rất buồn và nổi giận kinh khủng. Ðã nghi ngờ nhau hoài, thì còn gì là tình yêu nữa. Bây giờ, anh sẽ im lặng. Cứ nói đi.
Mi Mi .- Vậy chứ, từ sáng thứ Hai, 24-01-05 lúc 9:49, anh nói anh đi Ðà Lạt với ông Ba, và ở một tuần. Ðể anh lo về việc mua đất đai, bán kiếm lời gì đó. Thật ra, anh không hề đi với ai, mà anh đi với con Kiêm, lên Ðà Lạt ở tại Hotel Dream. Trong khoảng thời gian đó, anh không có một giờ rảnh rỗi tách rời nó, để lẽn đi e-mail về em. Mặc dù đi chơi, nhưng anh vẫn mất tự do ha. Chứ nào em có cấm cản anh mất tự do. Ðâý, chính là lúc anh bị kềm kẹp. Bị ra lệnh, bị bám sát từng bước. Nhất là bị tước đoạt tiền bạc cuả chúng ta, một cách dã man và thô bỉ, ô trọc nhất. Vậy, anh tự sa chân vào vũng lầy sa đoạ, thì đừng đỗ tội cho em nha. Em không thể nói gì hơn, khi anh tính nào vẫn tật ấy. Em chán hết biết. Không vì lý do gì, em cần níu kéo cuộc tình đã mất nữa.
Năm Tony .- Em đừng có tối ngày đi rình mò anh, như tên trộm vậy. OK. Anh có lỗi trong việc nói dối em. Chẳng qua sợ em buồn. Sorry. Em hãy rộng lượng thứ tha và bao dung. Anh xin hứa là thôi. Anh không muốn nói gì nưã. Anh im.
Mi Mi .- Chỉ cần một tiếng sorry trơn tru từ cưả miệng dẽo mồm dai mép, tràn môi trên mà trề môi dưới cuả anh; Là sẽ xí xoá bao điều bất nhân gian ác hoài mãi sao? Vậy thì, anh đừng bao giờ mở miệng ra nói câu: - ?Em và các con không tôn trọng anh? nhe. Anh muốn cho các con tôn trọng anh?
Trước tiên, anh phải làm thế nào tỏ ra xứng đáng, và tự tôn trọng mình. Sau đó các con và em mới cảm thấy anh xứng đáng được em và các con >Không những là tôn trọng anh, mà anh sẽ được sự trìu mến và kính trọng hơn<. Ðể khỏi làm phiền nhau vô ích, em sẽ về Việt Nam: -* Trong đó, sẽ giải quyết chuyện tình cảm & tiền bạc anh vay mượn em từ xưa. Em sẽ đưa ra ánh sáng cho minh bạch vụ nầy. Bởi tự vì, do anh đi rao réc với các em cuả anh là:
- Em gian ác, đã lấy tất cả đồ đạc trong nhà, không chừa lại cho anh cái gì cả.
- Thưa anh Hoàng Năm Tony, sao anh mở miệng ra nói láo kinh khủng, mà không biết mắc cỡ vậy? Vậy chứ, anh có muốn em nhắc lại cho anh nhớ rõ không? Tiền bạc phủ phê vài chục ngàn usd. Ðó là cuả chìm. Còn nào là cho anh bao nhiêu đồng hồ, máy ảnh, cả lượng dây chuyền vàng, nhẫn vàng, cà rá, giày sports, quần jeans, áo len, những bộ áo veston đắt tiền, vô số chuyện?
Còn của nổi to chình ình như: tủ đựng quần áo đáng giá vài triệu, tất cả máy móc trong nhà, tivi, microwaue. Cho anh tiền mua tủ kính úp chén bát, đồ dùng son nồi. Một giàn tủ tuyệt đẹp mới toanh (do em gửi thêm 2.000 usd, đế anh thuê thợ đóng ở trên bếp, đựng những thứ cần thiết), nhất là em phải chi tiền cho anh làm hết hai hàm răng giả của anh bị nha chu, phải nhổ quách đi rùi, vân vân... và vân vân? Tất cả của ấy vẫn còn nằm lì ở nhà anh đó. Kể cả cái máy lạnh mới cáu cạnh ở đâu ra, để ngày đêm cho anh mát mẻ? Chả lẽ em sắm ra tất cả tại nhà nầy của anh, rồi em leo lên gỡ xuống, để em đem đi Mỹ hết à?
Mấy lần rồi anh làm mất toi hết, em hỏi tới anh nào dây chuyền vàng y, cà rá, đồng hồ, vân vân? khi thì anh nói láo là anh túng tiền, có bán xài, cầm cố. Hay đi chơi đã bị mất, bị giựt. Úi Trời! Cáo già mà cũng bị giựt ha! Vậy thì gần vài chục ngàn usd? Chắc cũng bị con nào giựt béng mất toi hết sao?
-* Này anh; Anh đừng có dựng đứng lên em đã lấy lại đồ đạc hết, rồi anh đi bêu rếu, vu oan giáng hoạ cho em những chuyện không, anh nói dựng đứng lên là có à nha. Việc nầy, các con đều biết, đều thấy rất rõ. Anh đừng tiếp tục bôi tro trác trấu lên mặt. Anh nói láo để con cái càng khinh anh. Cái tội của anh to ngập đầu ngập cổ đó. Anh đem? tóm lại, tất cả mọi thứ, anh đem đi dâng cúng bất lương vào những cuộc truy hoan. Anh nói láo và lường gạt em mọi chuyện. Kể cả chuyện anh dám đến nhà con gái bé Hai để lấy danh nghĩa tên của em, mà anh nói với con gái:
- Con ơi! Cô Mi rất cần tiền. Con cho cô M mượn 5.000usd. Nhưng con đưa cho ba - để ba gửi gấp qua Mỹ cho cô M.
-* Con gái tin anh nói thật, con đã đưa tiền cho anh, và anh dấu diếm đem đi phung phí hết. Mà anh không hề nói cho em biết, là sao? Mãi đến một năm sau, khi em về thăm anh, thì bé XuTu hỏi em:
- Vậy chứ cô đã mượn tiền của chị Hai, khi nào cô mới trả lại?
Em đã giật mình, cố hỏi con cho ra lẽ: Thì con gái kể lại đầu đuôi như thế. Anh có nhớ là khi đó em giận quá, gọi anh chở em đến nhà bé Hai, để đối chứng ba mặt một lời. Thì lúc đó, anh đã cúi gục đầu trước mặt em, và con gái bé Hai mà thú tội không?
Nói thật với anh, vì em thương bé Hai, con gái không dám cho chồng S? của nó biết việc tồi tệ nầy, nên em không nở làm to chuyện. Rồi tự em bỏ tiền túi ra, để trả nợ đậy mà anh gian trá nói láo để em giúp anh vuốt mặt mà nhìn con. Anh nói láo, mượn danh của em, anh dùng số tiền mượn ấy để làm gì hử? Có dôn dốt như em, cũng thấy và biết rất rõ chân tướng anh mà. Vì sao? Khi xưa em yêu anh, em chưa hề có những ngày cận kề bên anh. Chúng ta không có môi trường thuận tiện sống chung dưới một mái nhà. Tình yêu ấy được em sơn phết lên một lớp mạ vàng quá lý tưởng, thần thánh, ảo tưởng, mà người Mỹ gọi là ?American Idol? và thi vị hoá cuộc tình. Anh bưng bít, che đậy cố tật xấu xa khá tài tình. Nay em và các con đã biết được những hành động, những suy nghĩ cuả anh.
-* Ðã trải qua mấy chục năm yêu và biết nhau. Thì bản chất con người anh đã lộ rõ nguyên hình. Ngày xưa, anh nói vì anh buồn chị Tư của em cấm mình yêu nhau, nên anh trở nên sa đoạ? Vậy chứ bây giờ anh tóc bạc già U-70 rồi, anh vẫn nhúng chân vào vũng lầy! Bởi tại ai? Anh chỉ là một đàn ông ?ảỏ hèn mọn quá tầm thường. Ðúng là em tô màu phóng đại, nâng bi anh là siêu sao thần tượng, em đã nắn nót công dã tràng xe cát trên biển. Sụp đỗ. Bây giờ anh đừng đỗ lỗi tại ai. Nha. Anh nói láo tàn bạo, phản bội tình, lừa gạt tiền, lì lợm trắng trợn thô bỉ nhất đời.
-* Em không thể rộng lượng tha thứ cho anh thêm; Lần thứ mấy chục rồi? Em cương quyết dứt tình với anh. Em đã cho anh rất nhiều với sự bao dung, chịu đựng, hy sinh quá đáng. Hậu quả là không đúng chỗ và thua thiệt.
-* Tuy nhiên, một điều cuối cùng em yêu cầu anh: Kinh qua cuộc tình dai dẵng hơn 45 năm nầy. Em biết rõ anh hơn ai cả. Mong anh thức tỉnh. Không nên nhẫn tâm để mưu toan đi lường gạt tình cảm, tiền bạc những người nhẹ dạ khác nữa; Nhất là em, bà con, Thu, Bích Hà, Hồng Anh, và những bạn trai Không-quân, Tabert của anh ở hải ngoại vô tội à. Ai ai cũng phải làm việc vất vã. Chứ họ không như anh, (được em và bé Hai nuôi anh sung túc, no đầy). Anh không làm việc gì cả, ngồi không an hưởng, nên anh không thấy giá trị cao quý từ tình bạn, tình yêu, qua đồng tiền của người khác dành dụm, chắt chiu gửi về anh đâu. Ở hải ngoại bạn bè thân nhân của anh cứ tin anh bị đau chứng nan y. Anh đã nói láo, lừa dối họ là anh có di chứng ung thư cổ, để họ lo quyên góp tiền về cho anh.
Ðồng tiền kiếm được qúy lắm, họ hy sinh để giúp những người thực sự nghèo đói, đau khổ. Và khao khát sự sống trong lành. Nhất là những đồng tiền bạn Không-quân của anh quyên góp ở hải ngoại, lẽ ra nên đến tận tay các em bé mồ côi đáng thương, ốm yếu, những ông già bà lão mù lòa, bệnh tật khốn cùng, nghèo khổ ở vùng quê xa xôi, mới phải. Trong khi đó, anh nhận tiền của người khác, lại tiếp tục sống phây phây, phè phỡn đi ăn chơi trác táng với con Nguyệt, con Kiêm. Em ?nói có sách, mách có chứng? rõ ràng.
Ðầu dây bên kia bờ đại dương đã giằng mạnh phone cái cộp, dội lại rất to trên máy.
Thì ra... giận dữ nghe! Sợi dây đã dứt lià đường nốỉ
***
49 năm sau: Thời gian và không gian dài lê thê, thăm thẳm? từ "thuở có anh có em đi nhẹ vào đời nhau" ở Ðà Lạt, ra Huế, Mỹ Chánh, Quảng Trị, rồi vô Ðà Nẵng, Sài Gòn... Thế rồi, vào những chiều giông bão khi định mệnh cúi nhìn xuống đời hai anh chị thì... như Abraham Lincoln nói. ?ai đó? có thể lừa dối một số người trong một lúc, và lừa dối hết mọi người trong vài lúc, nhưng không thể mãi mãi lừa dối được tất cả mọi ngườỉ.
Ðôi bàn tay Mười đan chặt vào nhau để ôm đầu gối run rẩy nhô cao, thế mà cũng có lúc hai mu bàn tay rã rời tuột ra, rơi rụng buông thõng xuống. Có thể do tấm lòng mình không rộng rãi, vị tha; nên nhiều lúc nàng không quản đại, bao dung, không quên những uất hận đau buồn vò xé trong quá khứ, khiến Mười càng điên tiết, muốn vạch trần bộ mặt gian trá lưu manh của Hoàng Phương Nam. Nàng muốn đốp chát vô mặt chàng, xỉ vã những lời cay độc, chì chiết, khinh khi, phỉ nhổ bãi nước miếng vô mặt ?đẹp lão nhưng than ôi ghê tởm? đó, cho lại gan, cho hả cơn giận. Nhưng? do bản tính hiền lành nên mình không nỡ.
Năm buông lời ngọt dịu năn nỉ van lơn nàng hơn cả chục lần: ?anh nói cho cô nghe, anh có lỗi, hãy tha lỗi cho anh?. Hừ! ?em? đã tha thứ hơn cả chục lần em buồn bã tha lỗi... từ khi anh còn là sinh viên cho đến nay rồi đấy chứ). Bây chừ không nhất thiết em phải bao dung, (dù quảng đại bằng cái miệng, mà bằng sự chân thật từ ái), và lòng đức độ khoan dung trong trái tim rực lửa nữa rồi. Anh chẳng còn hưởng đặc ân đó, vì anh đã quá tàn ác, nhẫn tâm đối với mối thân tình của em, thì anh đừng trách em sao nỡ đáp trả lại như thế nhé. Chẳng qua em vừa giống anh, em đã "học cái sách ấy từ anh đó thôi". Ðừng, anh đừng van xin làm gì! Vô ích. Khi Hoàng Phương Nam cũng biết giận mà nhấn mạnh giọng: ?Anh nói cho cô nghẻ một cách bề trên, kẻ cả, láu cá, trịch thượng, chứ không hẳn do tinh tế, biết nhận điều sai trái qua chữ ?cổ thay thế chữ ?em?, như bao lần chàng âu yếm dịu giọng làm hòa, những lời có căn bản giáo dục cuả một gia đình khả trọng tôn ti.
Lòng Mười lơ lững, phiêu linh, chênh vênh như lá cuốn trong gió lùa rần rật trên lưng áo thưa. Nàng cảm thấy rất buồn, vì một hôm vào ngày nắng tươi, nàng đã mời bốn người: Hoàng Nam, Vịnh, và Vượng (gồm có ba ông và một bà) - cùng đi ăn thịt cá sấu ở một nhà hàng thơ mộng, tại vùng quê Bình Thới. Ban đầu mọi người vừa ăn, vừa uống? và rỉ rả chuyện trò vui vui. ?ông Hoàng To Bị? (trong giới nhậu nhẹt xỉn xỉn đã đặt biệt hiệu cho Nam đấy). Sau khi ba người đàn ông nầy, mỗi người đã uống bốn lon bia hộp ngoại, vỏ lon để ngổn ngang dưới chân bàn. Có lẽ do tu quá nhiều bia, nên họ ngà ngà say, hay do hai ông kia có ý nói muốn nhắn nhe cho nàng biết rõ về câu chuyện của ?Hoàng Năm to-bị" và con ?phở xí Kiêm?, cũng nên. Họ đặt tên con bồ Kiêm là "xí Kiêm", có hai nghĩa: xấu xí & xí phần: Ông Vịnh cười to:
Vượng tóc bạc khơi chuyện:
- Tui kể cho mấy già nghe chiện nầy: "Hoàng Nam to... bị" quả thật ông có cái bị khổng lồ thiệt sung sướng quá! ăn chưa no lo chưa tới. Còn tui, tui ăn cơm mới nói chuyện cũ? đây bạn. Ông Nam đúng là đào hoa, (do đào mỏ to bị mà ra à nhe):
Sáng đèo cơm đi ăn phở.
Trưa hăm hở rước phở đi ăn cơm.
Chiều cơm về nhà cơm.
Phở về nhà phở.
Tối nằm với cơm nghe thơm thơm mùi phở. (1)
Vượng dằn mạnh lon bia cái cộp trên bàn, lắng nghe bạn Vịnh nói:
- Hẳn ?cụ mỉ biết con Kiêm là tình nhân của Vượng từ chín năm nay rồi? Phải hông?
- Khà khà! Biết chứ. Tôi đã đọc ở đâu đó: ?vợ? là cơm nguội của ta. Mình ăn hoài thấy ngấy lên tận cổ... Nhưng phở tái là cha láng giềng. Tôi ăn phở tái... hì hì tất nhiên ăn bánh trả tiền, có hao tốn tiền bạc thiệt, đôi khi run sợ phải mang bệnh Aid. Tuy vậy tôi vẫn thèm? ăn phở, ăn ?thịch?, kèm với ngầu pín và tả pín lù. Mặc dù tôi bị heart attach và protaste, vậy mới "chít".
Bây giờ hai ông kia không nói chuyện tiếu lâm nữa, mà bắt đầu nhập đề:
- Hẳn là ông Hoàng Nam biết chắc con xí Kiêm là ca va, nó có bốn đời chồng không chính thức, có hai dòng con riêng. Nay con ghẹ ấy vẫn đèo thêm một số tình hờ. Ông biết rõ nó đục khoét của Vượng không biết bao nhiêu của chìm của nổi, kể sao cho hết? Vậy mà, ông còn công nhận mình là bạn già U-70 cuả Vượng nầy ha?
- Dĩ nhiên... Chả thế có một bài thơ ?tiếu Tức? của THH tả về con xí Kiêm sao, nghe nè:
Anh đi vắng, thâu đêm em thức.
Cỡi áo vì em đang bức rức...
Chỗ ấy bi giờ vẫn nóng nực.
Nhìn xuống nhìn lên càng thêm tức.
Nhìn lên nhìn xuống đà quá tức.
Nhìn qua nhìn lại không có thực!
Anh ẵm mụ nào vô xó... xực?
Sao bằng em... múi mít thơm phức! (2)
Vịnh đứng dậy, một tay chống ngang hông, ông ta lừ mắt nhìn soi mói vào mặt hắn:
- Nè, ông đang cặp bồ với con xí Kiêm hử?
- Nghe anh Vượng không còn bao con xí Kiêm, họ xù độ rồi mà? Thì tôi cũng muốn ăn phở vui chơi qua ngày thôi... Tui với nó cũng như: ?kẻ trộm mới đi ăn đêm. Ai người tử tế ra đường giữa đêm?!? Ừ, tôi nào có hạnh phúc như anh: ?Có phước lấy được vợ già. Sạch cửa sạch nhà lại ngọt cơm canh?. Khổ thân! Riêng tôi thì "ở giá" đã hơn hai mươi sáu năm nay: ?Ðói cơm lạt áo kém hem. No cơm ấm áo lại tìm nọ kiả... Nhất là lúc tôi nhìn thấy phở, thì nước miếng nước mồm tuôn ứa ra bên mép: ?Có làm thì mới có ăn. Ngồi không ai dễ đem phần đến chỏ. Tất nhiên là tôi phải làm tới, là là... tôi phải tán hưu, tán vượn con ghẹ, con mồi mới chịu đèn, chớp mắt lia chia, nhoi nhoi cái đít vịt ra. Ha ha...
Nam cười rất đễu, tiếp tục:
- Tôi dùng hết thủ thuật, lân la làm quen, hầu nhữ cho được ?con mồi phở?. Tôi tủm tỉm "cừi cừi" nói nói, tôi cố ý lê la tới, để gù gạ cắn cái phao câu con ghẹ. Nói thiệt với mấy ông nghen, nó xấu xí bỏ mẹ à... Nhưng có hề gì, nó xấn tới xáp lá cà ráo riết, thì tội gì mình không vồ: Tôi mở mòi tán con ghẹ rằng: có phải xóm em đang? ?hôm nay có đám giỗ gần. Trong bụng bần thần em chẳng muốn nấu cơm?, cho anh ăn không vậy? Cưng ui! Thế là chỉ mươi phút sau, chúng tôi dễ dàng xáp lại với nhau cái rột! ?Ðược đà cứ tiến, được miếng cứ ăn?? Chỉ có vậy!
Vượng vuốt ngược nhóm tóc bạc ra sau gáy, ông ta lừ mắt:
- Thì có lần chạm mặt nhau, tui đã hỏi Nam: ?Hỏi anh, anh nói học trò, sao mà tui thấy cỡi bò hôm quả?! Hừ! Tui thật lấy làm tiếc, khi ông đã làm một chuyện mà tôi thấy một người luôn tự hào trí thức cao như ông, đều không ai dám làm. Ông là bạn cuả tui, ông thừa biết tui coi con xí Kiêm là ?cơm áo gạo tiền?, là vợ chính thức (vì vợ tui đã chết). Chớ có phải là loại ?cơm hàng cháo chợ? chi đâu! Mà ông vẫn lao đầu vào, để giật vợ của bạn. Là sao? Hử!?
Vượng ngừng một lát. Còn Vịnh thì nhìn trừng trừng vào mặt hắn:
- Nhất là, ông không làm gì ra tiền, ông ăn bám ?cơm thừa canh cặn?, bòn rút vào con rể việt kiều của ông. Rồỉ ông bu bám người đàn bà hải ngoại, ông nói với nàng ấy: ?Em chính là tình yêu của anh, em là tình đầu, và là tình cuối. Ngoài em ra, anh không còn yêu ai, không hề yêu ai được?. Ông dùng tiền của mồ hôi nước mắt những người bạn khác, đục khoét tiền của những người thân khác, mà ăn chơi xã láng. Ông không có liêm sĩ, và làm những chuyện ác ôn, táng tận lương tâm, láo lường gạt gẫm bạn bè. Nào ông nói là: ?bị đau cổ họng có thể ung thư, bị suyễn kinh niên, và tiền tuyến liệt, phải cấp cứu vô bệnh viện không tiền lo, xin bạn tận tình giúp?. Các bạn hải ngoại và thân nhân tưởng thật, đã thương cảm, quyên góp tiền gửi về cho ông hậu hỉ.
Thật ra ông mạnh như trâu, chẳng hề ốm o ho hen gì ráo. Ông đem số tiền ấy đi chơi bời, "ăn phở triền miên?, hầu thoả mãn dục vọng, và tự ái của thằng đàn ông sa đoạ, vì ông cứ tưởng mình hào hoa phong lưu, mà bị vợ bỏ. Ông hận vợ, hận đời. Nói thật với ông nhe: Tại sao ông không nhìn kỹ lại bản thân của ông đi, ông có ác ôn làm sao, thì chắc chắn ông mới bị "cô mối tình đầu từ năm 60", là người ông yêu quý nhất đời lặng lẽ chia tay? Bây giờ tui mới biết rõ cái bản chất của ông, tui nhục nhã khi quen biết ông, ông không xứng đáng làm bạn với chúng tôi nữa đâu. Hèn quá mà!
Vịnh trợn mắt đứng nghiêng qua một bên, xỉ xỉ ngón tay thẳng vào mặt hắn:
- Chỉ có loài thú ?cơm niêu nước lọ? mới trơ cái trán bóng, mặt dày mày dạn ra. Loài chó nó có nghiã, nó cũng không làm cái chuyện đi lấy bậy. Ðừng nói ông là con người có học thức cao, mà lén đi húp xái nước lèo, lấy vợ của bạn, rồi đi rêu rao ta có một thời phong lưu đào hoa. Nè, đào hoa cũng có nơi có chỗ với năm bảy hạng đào hoa, phong lưu. Tui vì ông Vượng thân quý, hôm nay tui đến đây là lần đầu tiên tui gặp ông, và cũng là lần cuối cùng nha.
Nạn nhân Ngọc Vượng nhìn Mười gật gật gù gù, nháy mắt nheo mày, lắc lắc mái tóc bạc phơ, như muốn trút bỏ cơn say, hay ông ta muốn nhắn nhe gì? Nhưng Vượng là người miền Bắc có giọng nói ngọt ngào, anh khôn ngoan, từ tốn, nhẹ nhàng can ngăn bạn thân:
- Thôi ông ơi:
?vợ là địch.
Bồ bịch mới là ta.
Khi chiến sự xảy ra.
Ta buộc về với địch.
Nằm trong lòng địch.
Rục rịch ta nhớ tả. (1) Ông xĩn rồi. Tụi mình đến đây mục đích là thăm chị Thương Mười, vui gặp chị cho biết ân tình xí... Thôi. Ðể tui đưa ông đi về gấp nà...
Vịnh hất tay bạn ra, cự nự:
- Tui phải nói cho thằng chả sáng mắt ra. Thật là ngu, khi hắn có người yêu qúy dám từ bỏ tất cả, để tới với hắn, chị ấy từng chăm lo và thủy chung với hắn như vậy, mà hắn còn đi tơ tưởng, khèo móc tùm lum, hắn lại dở trò bú dù với vợ của người khác. Xấu hổ, hãy mở mắt ra mà quay về với cố nhân đã từng yêu ông suốt 45 năm qua đi: ?Hoàng Nam to bị? cứ tưởng con ruồi nằm trên lưới mạng nhện, thì dễ dàng thoát thân những con ghẹ từng hút máu ông sao. Nghe nè :
Bồ là cô gái qua đường
Vợ mới trân quí nhớ thương vô vàn.
Bồ thì nũng nịu than van
Vợ lo nhà cửa lầm than vô cùng.
Bồ hay mơ mộng mông lung
Vợ rất thực tế vô cùng đáng yêu. (1)
Hai ông bạn già đứng dậy, nháy mắt chào nàng, rồi ung dung tự tại bá vai vít cổ, dìu nhau ra bãi giữ xe. Anh tóc bạc chở anh tóc hoa râm đi, tràng cười ha ha hả lướt thướt lùa trong gió, rớt lại sau tấm lưng Nam. "Thằng chả" hai tay bưng lấy mặt, cúi gục đầu, hắn nhiên Hoàng Nam đã nhận gáo nước sôi tạt vô mặt đau điếng. Mặt mày hắn thộn ra, sượng sùng, tái nhợt rồi bừng bừng đỏ au, hắn trợn mắt, hàm răng nghiến trèo trẹo.
Do sơ ý khi nàng mở nắp lon bia cho chàng, (bây giờ nàng bắt chước mấy ông già U 70 kia, không dám thân thiết âu yếm gọi ?anh Hoàng Phương Nam yêủ nữa, mà gọi là ?Hoàng Năm To Bị?), nên miệng lon đã cứa đứt cạnh bàn tay và hai ngón tay của nàng, chảy máu. Lẽ ra, thì chỉ đau nhức ở cạnh bàn tay và ngón tay thôi. Nhưng không hiểu sao nàng lại nhói lên từng cơn đau đớn ở bờ ngực trái kinh khủng!? Dường như có ai thọc con dao găm vô trái tim nàng ngoáy sâu lút cán vậy. Ðau ghê lắm! Tình bạn già và tình yêu mà nàng tưởng lầm là: thần tượng, lý tưởng cao vời, nay đã lố bịch sụp đỗ, rơi tỏm xuống vũng bùn. Buồn lòng và cay đắng nghẹn ngào, đau xót nhất là: từ nãy giờ lắng tai nghe lời họ nói, Mười mới bừng tỉnh, mắt nàng mở ra, cảm thấy sự thật phũ phàng qua những điều sống-sượng quá trơ trẽn. Mười nhận chân được giá trị về sự mỉa mai và đau xót khôn lường: Nam có một thời hào hoa và phong lưu, (dựa vô gia đình cha mẹ giàu sang, mặc sức cho con hào phóng ăn chơi với ai ai, chứ chẳng hề có nàng dự cuộc, dù một món quà nhỏ). Nay tự bản thân "Hoàng Nam chỉ là một kẻ hèn mọn, là tên lường gạt lố bịch, quá thô bỉ và tầm thường mà thôi.
Nàng khá choáng váng, bất ngờ, hốt hoảng tột độ, đờ đẫn cả người, ngượng nghịu ngồi chết trân, không kịp phản ứng. Chao ơi là đau kinh khủng! Mười chỉ biết ngậm ngùi xót xa, kèm theo những tiếng thở dài thườn thượt, lặng lẽ suy tư. Nàng im lặng suốt từ đầu đến cuối, sửng sốt, trợn mắt, há hốc miệng chăm chú nghe họ kể về ?chàng?. Mười cắn mạnh môi ngăn chặn mọi đảo lộn khác thường. Trong tim Mười dẫu sao cũng có chút bừng bừng cơn sốt, tiếc thương vang vọng trở về mỗi lần có người nào vô tình gợi nhớ đến ?người xưả. Thuở trước, ngày xa xưa của thời kỳ sinh viên ấy, khi nàng và cố nhân mới yêu nhau, trái tim Mười bừng bừng co siết nhiều giọt mật say sưa, cuồng quay, trìu mến, dạt dào tình âu yếm. Tình yêu cuốn trôi mọi thứ đến tận tơ rung từng tế bào run rẩy, nồng nhiệt lẫn đam mê, nhưng khá trong sáng và êm ái, làm phẳng phiu mọi buồn đau trong lòng nhau.
Rồi thì bức biếm họa tình cảm có hai chân ngang trái, có bước thấp bước cao, lạnh lùng chụp
mũ lên đầu hai người ra đi. Quá khứ hay tương lai như hòn sạn khô niêm kín Mười giữa hai hàm răng nghiến chặt. Dẫu khát khao, quay quắt về cuộc tình xưa kia ôm nhiều kỷ niệm tái tê, khiến nàng đau đớn, chới với, hụt hẫng như bong bóng bay cuốn hút lên trời. Cuộc sống ấy đã có một thời đầy cạm bẫy, phức tạp, éo le, chua chát, dày vò... đi vào căn nhà định mệnh từ tiền kiếp và diễn tiến mãi tới hôm nay. Từ ngày xưa đến nay nàng chỉ: ?Tri nhân tri diện, bất tri tâm. Hoạ hổ hoạ bì, nan hoạ cốt? (thấy người thấy mặt, không thấy lòng. Vẽ hổ vẽ da, không thể vẽ xương). Càng về lâu về dài thì nàng mới biết: Hoàng Nam ích kỷ vô cùng, anh muốn thoải mãn bản thân thôi, mà quên đi đạo đức tất yếu của con người biết tự trọng. Lòng tự trọng không ngăn nỗi tính già khú vẫn "háo thắng phong tình", và tội lừa phỉnh mọi người ùa về. Năm yêu bản thân riêng mình đến độ hèn hạ, mất thể diện và ô danh. Tính nào tật nấy, ngựa cũ quen đường xưa, đồng thời Nam chuyên lợi dụng người khác, sự lạm dụng trắng trợn đầy bất nhân, thất đức:
Thời xuân trẻ trai tráng cho đến bây giờ, không khác gì nhau: > Từ hồi xa lắc, cũ rích thuở mười bảy mười tám, Nam đã dan díu với mụ già khú Tư Râu Rậm ở gần nhà, mụ ta lớn tuổi hơn Năm tới một con giáp, mụ có chồng và sáu con, con gái đầu của mụ nhỏ hơn Năm ba tuổi. Và, Nam ngủ với nhiều hạng người: Từ bà chủ chứa gái từng lấy guốc sắt đập trên đầu Nam đã lõa máu tươi, (chỉ vì anh từng ngủ với bà ta, mà còn ngủ với con ghẹ trẻ, là con riêng của bà ấy, nên bà ta ghen thôi!). Khi Nam bỏ hai mẹ con bà ta, thì năm 2000 tiến tới con bé ăn sương bị mù loà, tối tối con nhỏ đứng chờ bên hẽm Hai Bà Trưng, để đón khách đưa lon xin tiền. Hoàng Nam dám khoe với nàng, và bạn bù khú điều ghê tởm đó, mà anh không hề đỏ mặt; coi như là một sự hào hoa, bay bướm, lả lướt, phong lưu của con đĩ đực!
Rồi; Năm lăng nhăng với ?bà phở? bên sát hông nhà, Nam dám cả gan tò te với bà xồn xồn nầy đã có chồng con. Nói nào ngay dù có chồng, nhưng ?gái một con trông mòn con mắt? mà. Nam thèm quá... ngồi ở góc cửa nhà mình, dòm lom lom qua nhà mợ kia, Năm canh me rình rập, khi chồng ?mợ phở? đi vắng, Năm liền đảo qua lượn lại, tằng hắng tì hí, nháy nhó, thì thụt rủ rê ?mợ phở? qua nhà. Con mợ ấy làm bộ ôm túm quần áo qua nhà Nam, để ủi áo quần nhờ. Nam liền đè ?mợ phở? trên gác xép lấy mụ. Có ngờ đâu con gái út ở trong phòng, vô tình con hé cửa nhìn thấy hành vi của cha. Kể từ đó các con ra mặt phản đối, khinh bỉ hắn biết chừng nào!
Nhiều lần sau, Năm nháy nhó hẹn mợ phở xồn xồn đi du hí mặn nồng ái ân nơi khác, thì một hôm chuyện tồi tệ bị đổ bể; khi Nam gò lưng trên chiếc xe đạp, chở mợ phở ấy về gần ngỏ nhà, thì đôi gian phu dâm phụ bị chồng của mợ phở rình rập, và bắt gặp quả tang. Chồng của mợ phở nổi cơn lôi đình dzợt hắn một tăng te tua. Thằng chồng của mợ phở cầm con dao nhíp, lăm le đòi lụi Nam. Nam đã sụp quỳ xuống giữa lề đường góc Hiền Vương và Hai Bà Trưng. Mặt đỏ mặt tía tai bầm dập sưng u khắp nơi, Nam dập đầu xuống sát lề đường, hai tay chắp lại lạy lục ông chồng của mợ phở lia lịa, như tế sao. Nam khẩn cầu, van lơn xin ?ông? tha mạng, (trước bao nhiêu kẻ qua người lại, kể cả mụ Tư Râu Rậm quá ghen đã dậm chân dậm cẵng ở ngoài sân nhà mụ ta. Mấy đứa con của Nam cũng thấy trọn từ đầu đến cuối. Sau nầy các con kể lại cho nàng nghe. Ông chồng của mợ phở bị mọc sừng, mà còn lưu lại chút tình người, thật ra ông ta giữ sĩ diện gia phong của riêng mình, chứ không tử tế gì, và không vô liêm sĩ như cái thằng đã quỳ mọp dưới đất, mà tha chết cho mình. Ông chồng của mợ phở sợ thằng hàng xóm 35 xấu nết quá, ổng lo bán nhà gấp, tức tốc thu dọn vợ con chạy đi mất biệt!
Tính nào vẫn tật đó, Năm quơ cả bà Nga nghèo khổ buôn mồ hôi bán nước mắt, tay bưng thúng xôi vò ngồi bệt ở vỉa hè ở đầu ngỏ Hiền Vương. Ngày ngày Năm ghé xe đạp qua góc đường, ung dung lấy vài ba vắt xôi. Bà ta thương yêu con người phong lưu kia, luôn dúi cho gói xôi, kèm chút tiền com cóp nhặt nhạnh trong thời kỳ mới hoàn tất cuộc cách mạng 75 ? Kế đến bà Lan, là bạn nhậu bù khú với nhóm của hắn, bà ta tu rượu như uống nước lạnh, thời gian đó Nam bị vợ bỏ, đã say bí tỉ, nhậu nhẹt ly bì không biết trời trăng. Bọn họ ăn nhậu say sưa, khèo móc nằm la liệt, ôm nhau làm tình chung chạ chẳng hổ ngươi, họ không phân biệt ?ông bà? như cá mè một lứa, tự nhiên như loài thú hoang ở ngoài chợ ngoài đồng.
Nhất là "xí Kiêm" mặt ngựa thô thiển xấu xí, ốm nhom ốm nhách, giơ ra cặp ?trường túc bất chi laỏ khẳng khiu, giọng nói bà ta lơ lớ, đanh đá, hung dữ, bặm trợn hết biết. Mấy người đó chả giống con giáp nào! (như Nam đã tả chân về những đàn bà đó, khi xỉn xỉn, Nam thường oang oang kể cho bạn, hoặc cả nhà nghe về "câu chuyện tình hờ" mà không cảm thấy xấu hổ); lớn, bé, già, trẻ, ?thằng chả? cũng bòn mút liếm láp hết, không tha. Hoàng Nam đã dùng lời lẽ ngon ngọt đúng ?một tông y khuôn đúc? đem ra sao chép, để phỉnh lừa họ.
Chỉ vì Nam muốn dùng những người đàn bà kia, để thoả mãn tự ái: Ta vẫn còn phong lưu, hào hoa, phong độ, có sức chinh phục mê-hoặc quý đàn bà nhẹ dạ, vì cái vỏ bên ngoài trau chuốt khá đĩ trai, Nam ưa dùng nước hoa sực nức mùi thơm dạ lý hương xịt quanh người. Hoàng Nam hận! bị vợ ly dị, (vì sự sa đọa trác táng chính mình). Nam đã lường gạt tiền của bạn bè đã gửi về lo cho mình đầy đủ mọi phương diện. Nhất là Nam muốn trả thù đàn bà, muốn che đậy niềm đau đớn đã bị người con gái xưa kia mình rất yêu, thế mà ?cô nàng?? bỏ rơi Hoàng Phương Nam.
Sau khi chia tay người mà Hoàng Nam rất yêu, (nàng không thèm lo cho nữa), thì Nam túng thiếu vô cùng, Nam bán tống bán tán cái nhà, để mua một căn nhà nhỏ ở Gò Vấp, và đưa "mụ phở xí Kiêm" về chung sống như con vợ hờ lòi tói. Năm dùng tiền bán nhà ở Quận I, để mua nhiều vé số cặp, may mắn thay Nam đã trúng hơn 6 tỷ bạc. Và vẫn dỏ Nam muốn ăn cho khoái khẩu, nên Nam bị ?phở xí Kiêm? lừa, mụ nầy là tay không vừa, rất tinh quái và thủ đoạn, thật là võ qúit dày có móng tay nhọn. Mụ ta khéo nịnh và tâng bốc Nam lên đọt cây dừa, nên Năm thích ngọt nghe bùi tai và sung sướng lâng lâng cả ngưởi.
Năm sang tên cho mụ căn nhà mới mua! đồng thời Năm đưa tiền cho mụ ta đứng tên tài khoản riêng là 80 triệu đồng tiền VN, để mụ ta có hiện kim, hiện vật làm bảo chứng, nhà nước sẽ chấp thuận cho họ tung tăng diễu trên đất Mỹ. Năm đinh ninh rằng mụ ta sẽ làm giấy tờ đi Mỹ du lịch với mình. Nào ngờ mụ xí Kiêm có chủ ý hẳn hoi, nên khi vô phỏng vấn, mụ xí Kiêm ú a ú ớ, làm bộ ngu ngơ, lúng túng, giả nai, ấp úng, mắt la mày lém, thì thọt, nháy nhó. Nên mụ xí Kiêm bị Mỹ từ chối. Trúng kế mụ xí Kiêm rùi! Thế là Nam đành đi du lịch mình ên năm 2009. Ở nhà, mụ xí Kiêm tom góp tiền bạc, vì mụ Kiêm biết Năm lại vi vút phong lưu với một con đàn bà khác. Mụ xí Kiêm chả thèm ghen tuông gì, mụ ta chỉ cần bắt tại trận, là xong béng. Thế là mụ Kiêm tống cổ hắn lìa ra khỏi chính cái nhà mà ?anh yêủ đã sang tên cho ?em cưng?. Nhân dịp Nam khăn gói lên đường đi Mỹ nầy, mụ ?phở xí Kiêm? ở nhà dọn sạch đồ đạc của hắn vất ra khỏi căn nhà, mụ thay ổ khoá cho hắn ra rìa! Ồ! đúng ?hắn? là thằng ma cô, thì gặp con phở xí Kiêm ta đây Tú Bà, là con ma cạo! Hoàng Nam hận vô cùng. Thế là? sau đó có rất nhiều chuyện kinh thiên động địa đã xảy rả ?Phở pin ngầu tả pín lù nhà hắn? đã bốc hơi thúi thum thủm ra thành phân, thúi hoắt mất rồi! Than ôi! ?! Mụ xí Kiêm không yêu mến gì Hoàng Năm cả, bấy lâu nay mụ ta sống với Năm chỉ vì tiền và thoả mãn dục vọng. Châm ngôn của mụ xí Kiêm:
- "Ðàn ông không thiếu giống gì, không là cái thá gì, không ông nầy thì có ông khác. Chỉ có tiền là trên hết".
Bồ tôi chỉ thích ăn quà?
Về nhà lén vợ qua phà ăn thêm.
Phở bò gân tái sụn mềm?
Ăn cơm quá ớn Bồ thèm phở? rơi!
Phải chăng duyên phận do Trời?
Bồ tôi có đủ? đầy vơi các nàng!
Nước hoài chàng chớ mơ màng.
Ngày đêm nút chát với nàng vi vủ
Mặc dù con vợ lù đù!
Khui ra Bồ đã nhảy dù bao phen?
Xấu chàng hổ thiếp phận hèn.
Tên anh sẽ phải lem nhem danh đời!
Khôn ngoan chàng hãy nên rời.
Từ nơi ?phở táỉ? ?cơm? thời xa anh!
Lôi thôi lốc thốc sao đành.
Tối ngày chàng ngủ gốc chanh hận đời.
Chẳng ai màn tới Phở daỉ
Chàng ra nông nổi tiếng hoài thị phi.
Thử coi chàng bỏ lần ni.
?Cơm? không có mút nói gì ?Phở? thiu!
Chẳng qua em chỉ vì yêu.
Khuyên chàng khuya tối sớm chiều bên em.
Vòng tay ấm áp xiết thêm.
Trải giường mơ lá mình êm chàng nằm? (2)
***
Một hôm, Năm nhận được thư của vị hôn thê
Hoàng Phương Nam nè,
Ðã có chút xí tình cũ nghĩa xưa, ngày nay tôi gắng gượng muốn tạo ra tình bạn thuần túy giữa tôi và anh. Thế nên tôi cố ý lờ đi, lặng lẽ chia tay anh, muốn quên tất cả câu chuyện hèn hạ, không hay, không tốt đẹp về anh thế nầy. Tôi không muốn bẽ bàng nhắc tớỉ Tôi đã buồn trong im lặng, vì tôi thương hại anh, tôi nghĩ là con người thì ai cũng có chút biết điều & ăn năn muốn hoàn thiện. Sự thật thì tôi đã quên anh từ khuya, như quên một chiếc lá úa cuối mùa, như quên một hạt bụi lãng tử. Nào ngờ anh vẫn bươi móc lên. Lẽ ra anh phải xin lỗi tôi (người phụ nữ tuyệt vờỉ là tôi đây nè) anh mong tôi nên bỏ qua tất cả lỗi lầm cho anh, xin tôi tiếp tục bao che cho anh, mới phảỉ Nè anh; anh đừng có dựng đứng lên:
- ?Em? đã lấy lại hết đồ đạc, rồi anh đi bêu rếu, vu oan giáng hoạ cho tôi những chuyện không, anh nói dựng đứng lên là có à nha. Việc nầy, các con gái đều biết, đều thấy rất rõ. Anh đừng tiếp tục bôi tro trác trấu lên mặt anh nữa. Tội nghiệp anh! Anh nói láo quá, anh gian trá thì con cái càng khinh bỉ anh. Cái tội của anh to ngập đầu ngập cổ, anh không biết hối hận, anh sẽ chết bất đắc kỳ tử không nhắm mắt.
Tôi không hề dựng đứng câu chuyện ấy, trái lại, tôi cố tình che dấu tội ác & sự láo khóet dùm anh, tôi dấu diếm chuyện anh phi nhân bất nghĩa như mèo dấu cứt. Lẽ ra, anh nên cám ơn tôi, câm mồm mới phải đạo làm người chứ. Nào ngờ anh cố tình moi móc lên. Anh còn hậm hực trở mặt vu khống nói xấu tôi. Những chuyện như vậy, tôi chưa nói với ai. Nhưng sao những chuyện thật tốt trong cách đối nhân xử thế về tôi đó, thì anh không làm ơn NÓI XẤU TÔI với mọi người, cho tôi nhờ xí hả?
Lần thứ mấy chục tôi đã tha thứ cho anh rồi? Bởi lẽ đó mà tôi buồn bã cương quyết dứt tình, đoạn tuyệt, xa lìa anh trong im lặng. ?Em? đã cho anh rất nhiều với sự bao dung, chịu đựng, kiên nhẫn, hy sinh rộng lượng quá đáng. Hậu quả là không đúng chỗ. Ðiều ấy tôi không hề than van oán trách anh. Tôi không tức thì thôi; anh phải sáng mắt mà nhìn ra sự tuyệt vời cao thượng của một người đàn bà trong nhân cách sống của ?em? đối với ?anh?; mới phải đạo làm người chút chứ!
Ðọc thư nầy, anh hãy vắt tay lên trán nghiền ngẫm, suy nghĩ cho kỹ? lỗi về ai KHUI ra chuyện nầy LÊN trước. Anh muốn làm, thì phải gánh chịu hậu quả anh gieo gió gặt bão, đừng nóng mặt mà đổ tội cho tôi BÂY GIỜ, NGÀY HÔM NAY: TÔI nói xấu chuyện thật 100% về anh; Bao lâu rồi, (từ ngày tôi lặng lẽ chia tay anh đến nay, đã mười năm), tôi đã nhịn anh từ bấy năm qua, cớ sao mỗi khi anh gặp người thân, bạn bè, anh vẫn hậm hực nói:
- Tôi nói xấu anh, tôi là người không vừa gì, đã tố cáo anh với công an, nên chúng rình mò trước nhà anh hoài, khiến anh không dám cụ cựa nhúc nhích đi đâu, không thể làm ăn gì (khi tuổi già).
Tại sao anh nói láo vậy??? Vậy thì, cho tôi hỏi: Chắc chắn là anh ?xấủ không ra gì, nên mới có chuyện người vợ yêu nói xấu, chứ anh đàng hoàng, thì hẳn nhiên người ta nói ?tốt? rồi. Ủa, chứ công an chắc hẳn khờ me, nên ?biết? anh như thế, mà chỉ ngồi ở trước nhà rình mò một ông lão ngoài 70U, thì chắc hẳn hắn còn tốt bụng hơn anh đó! Anh nên nhớ: Anh nói láo, nên quên trước quên sau, vì thời xuân xanh dù có vợ con đùm đề, thì anh vẫn ?ăn vạ? ở nhà cha mẹ. Sau khi ly dị vợ thì có con gái nuôi. Thời thanh niên hay tráng niên anh chưa làm ăn gì để nuôi ai. Thì ngày nay anh còn ?đòi làm ăn? gì, khi anh đã là một ông lão. Hỉ! anh trắng trợn đến thế là cùng.
Tôi chưa bao giờ kể cho ai nghe rành mạch rõ ràng về chuyện XẤU XA của anh hết. Nhá. Ngày nay nếu anh đã nói vậy, thì oan ức cho tôi lắm, buộc lòng tôi phải lên tiếng trả lời anh & (bạn hữu, và người thân) hiểu rõ về anh & tôi: đôi chút đây. Bởi tự vì do chính anh luôn miệng đi rao réc với các anh chị em, họ hàng, bạn hữu và thân nhân:
- ?Nó? gian ác, nói xấu anh, đã lấy tất cả đồ đạc trong nhà, tiền bạc, nó ra đi không chừa lại cho anh thứ gì cả. Anh mất trắng.
Thưa anh ?Hoàng Năm Tony, tự to bị ơỉ, sao anh không còn chút liêm sỉ và danh dự con người, mở miệng ra anh nói láo kinh khủng, mà không biết mắc cỡ? Vậy chứ, anh có muốn tôi nhắc lại cho anh nhớ rõ không? Nầy nghe:
-* 01.- Kể từ năm 1977 đến năm 2009: Tiền bạc phủ phê, tôi tốn với anh bao nhiêu thứ: đồng hồ, máy ảnh, camera, vài lượng dây chuyền vàng, nhẫn vàng, cà rá nhận hột, những đôi giày sports, những quần jeans, áo gió, áo len, những bộ áo veston đắt tiền, không kể đồ dùng son nồỉ vân vân... & vân vân? Tôi lo cho anh vô số chuyện? đó là chuyện vặt, chuyện nhỏ. Của nổi to chình ình như: tủ đựng quần áo giá vài triệu, tất cả máy móc trong nhà, tivi, microwque Whirlpool Gold Cooking Accubake. Cho anh tiền mua tủ kính úp chén bát, tôi khệ nệ mang vác từ Mỹ về. Cho anh tiền làm một giàn tủ tuyệt đẹp mới toanh, thuê thợ đóng ở trên bếp đựng những thứ cần thiết.
-* 02.- Tôi chi tiền ra mấy lần: anh làm hết hai hàm răng giả bị nha chu, (anh phải nhổ quách đi hết rùi). Những lần anh nói: ?Anh đi nằm nhà thương, đi bệnh viện, đi Cần Thơ, Ðà Lạt, Vũng Tàu, Nha Trang (những lần nầy, tôi biết anh đi du hí chơi riêng với những con đàn bà; do con gái méc với tôi. Nhưng tôi lờ đi, vì thông cảm & thương anh ưa sống đời phóng đãng, ắt sẽ thèm thuồng chuyện sex vậy mà)? Mấy lần rồi, anh nói anh làm mất toi hiện vật, hiện kim mất hết trơn. Tôi hỏi tới, nào: ?dây chuyền vàng y, vàng tây, cà rá, đồng hồ, camerả, vân vân? khi thì anh nói láo: anh túng tiền, anh có bán xài, hoặc anh đã cầm cố. Ðôi khi anh đi chơi đã bị mất hết cả bóp tiền USD, bị giựt vàng bạc, đồng hồ đồng cháỏ Tuy nhiên tôi đều bỏ qua hết. (Úi Trời! Cáo già mà cũng bị giựt ha)!
Anh mượn tiền tôi để hóa giá căn nhà ở hẽm Hiền Vương, tiền làm dịch vụ nhà đất, tiền đóng thuế nhà đất. Anh mượn tôi tiền đóng thuế nầy, dịch vụ nọ, dịch vụ kia, sữa xe cúp, lấy bằng lái xe cúp, vân vân... và vân vân? Tiền tôi gửi chị Ba Jeanne của anh, (tôi nhờ chị ấy làm giấy tờ dịch vụ bảo lãnh anh đi du lịch qua Mỹ). Tiền tôi gửi cho anh mua vé máy bay khứ hồi, sắm sữả Vậy thì vài chục ngàn USD anh nói: anh để trong bank, chắc cũng bị ?con nàỏ giựt béng mất toi hết sao? Anh đem? tóm lại, tất cả mọi thứ, anh đem đi dâng cúng bất lương vào những cuộc truy hoan & ăn uống xã láng, anh cố ý dợt le với những bà Kiêm, bà Nguyêt, bà Dung, Lan?. Tóm lại, mọi vấn đề ?lo lắng yêu thương của tôi về anh? không làm sao kể xiết.
-* 03.- Tất cả của cải ấy vẫn còn nằm lì ở nhà anh: từ cái máy lạnh mới cáu cạnh, nếu tôi không xuất tiền túi của tôi, thì ở đâu rả, để ngày đêm phà ra cho anh mát mẻ? Chả lẽ ?em? mua sắm ra tất cả tại nhà nầy cho anh, rồi khi vợ chồng mình giận nhau, tôi leo lên tường tháo gỡ xuống, đem đi Mỹ hết à? Bằng chứng thực tế nhất là hai hàm răng còn dính trong miệng anh đó, chẳng lẽ ?em? banh miệng anh ra, mà lấy lại răng tất?. Tiền mặt dollars tôi tới tấp gửi về, hoặc tận tay đưa riêng anh trên vài chục ngàn, (không kể tiền tôi đưa ra trước mặt cho bé Khanh để trả nợ đậy dùm cho anh 5,000 US,) thì sao?
-* 04.- Dĩ nhiên tôi phải và chỉ lấy lại quần áo cá nhân của tôi khi ra đi mà thôi. Anh nói láo và lường gạt tôi và con gái mọi chuyện. Kể cả chuyện anh dám cả gan bạo phổi một mình anh tự đến nhà con gái Khanh ở HvH, anh... (nhân danh) dùng danh nghĩa tên tôi, (mượn uy tín ?tên của em?), anh nói láo với con gái:
- Con ơi! Cô Mi rất cần tiền. Con cho cô ấy mượn 5.000usd. Nhưng con đưa tiền đây cho ba, ba gửi qua Mỹ cho cô gấp.
-*- Con gái tin anh nói thật, nên bé Khanh đã đưa tiền cho anh. Anh dấu diếm mẹ con chúng tôi, đem đi ăn chơi phung phí với bà Kiêm hết. Anh không hề nói cho tôi biết, là sao? Mãi đến một năm 2004, khi về VN, thì bé XuTu hỏi ?em?:
- Má đã mượn tiền của chị Hai lâu rồi, vậy khi nào cô mới trả lại?
Tôi giật mình sửng sốt??Em? khéo léo hỏi con bé cho ra lẽ:
- ?Cô mượn bé Khanh sao? tiền gì? Hồi nào? Cô không bao giờ mượn tiền bé Khanh, hoặc bất cứ mượn ai một thứ gì cả. Chớ đừng nói là cô mượn tiền gì, con à.
Thì con gái bé kể lại cặn kẽ đầu đuôi, (như đã nói ở trên). Hẳn là anh còn nhớ rất rõ: Khi đó tôi giận quá, giận run, tôi đã bắt buộc anh phải chở ?em? đến nhà bé Hai, để đối chứng thực hư ba mặt một lời. Trên lầu hai trong phòng khách, ở sofa nhà con gái, lúc đó có ông Cường (chồng sau của bà vợ anh) ngồi đọc báo gần cửa ra vào. Anh đã cúi mặt gục đầu trước mặt tôi, con gái, bé Hai; mà thú tội:
- Anh đã dùng uy tín của em để tự ý mượn tiền của con, tiêu xài riêng như vậy.
Ðúng 100% không? Nói thật với anh nha, vì tôi quá thương bé Hai, con gái dấu nhẹm không dám cho chồng? của nó biết việc anh làm tồi tệ nầy, nên lúc đó tôi không nở làm to chuyện, sợ con gái mất hạnh phúc. Rồi tự ?em? (là= tôi) móc tiền túi của tôi thêm nữa, tận tay tôi đưa cho bé Hai; trả nợ đậy cho anh (anh gian trá nói láo mượn uy tín của tôi, móc tiền các con của anh đó). Tôi hứng nợ đậy giúp anh trả tiền cho con, có nghĩa là tôi muốn để anh biết ăn năn hối cải, ngầm giúp anh vuốt lại cái mặt, bớt nhục nhã xấu hổ, ngỏ hầu anh có thể ngẫng lên nhìn ba đứa con gái, nhất là đường đường chính chính ngó con rể, họ rất đàng hoàng đứng đắn, không biết có cha vợ hèn đến thế, anh rõ hử? Lúc đó anh nói trước mặt chúng tôi:
- ?Em cho anh mượn những món tiền nầy, và những món tiền trước kia, sau khi bán nhà xong, anh sẽ hoàn trả lại cho em?!
Nhớ chưa anh? Bây giờ anh bán nhà cũ đã chục năm rồi, sao anh không nói gì chuyện nợ nần vay mượn?? Nè, tôi chưa bao giờ cầm một đồng xu nào của anh cả nghe! Do đó, thư nầy tôi sẽ chuyển tới những người mà anh từng bêu rếu tôi, cho họ đọc, để xác minh.
- *5.- Có dôn dốt như tôi, thì ngày nay tôi cũng thấy, biết rất rõ chân tướng anh mà. Vì sao? Khi xưa ?em yêu anh?, anh được em sơn phết lên một lớp mạ vàng quá lý tưởng, thần thánh, ảo tưởng, như người Mỹ gọi là ?American Idol?. Tôi cố tình bưng bít, che đậy tật xấu xa của anh. Nay ?em? và các con gái & người thân đã biết được những hành động khả ố cuả anh. Anh nói láo tàn bạo, phản bội tình, lừa gạt tiền, lì lợm trắng trợn thô bỉ nhất đời. Tôi không thể rộng lượng tha thứ cho anh thêm; Trái lại cớ sao anh ngu ngốc như vậy? Ngày nay anh cố tình khêu lên chuyện dĩ vãng đã bao năm qua làm chi? Anh là người không biết điều, mà khi qua Mỹ anh còn cố tình nối giây liên lạc phone, mail và kể với tôi:
- ?Từ 5 năm qua, (2005-2010) anh nói với tôi:
- Anh đã có ?vợ hờ? là bà Kiêm, để bà ta lo cho anh trong tuổi già, chớ ai lo cho anh đâỷ?.
Khi đó tôi đã thẳng thắng nói với anh rằng:
- Nếu anh lấy ai, thì em don?t care, nhưng anh lấy bà Kiêm làm ?vợ lòi tói, hầu hạ anh trong tuổi già?, thì thật tình là em khinh bỉ anh. Vì anh biết rõ là anh đã dùng nhiều tiền bạc của em, để mua vui, truy hoan tình cảm với Kiêm mà! Ôi! Cũng như anh đã nói: Anh đã nhổ bà Kiêm ra khỏi miệng, giống như anh nhỗ bãi nước miếng xuống đất. Anh không thèm liếm lại. ?Anh ở làm sao cho vợ anh thôi? Bây giờ anh khóc đứng than ngồi với aỉ!?. Lần cuối cùng cách đây vào cuối năm 2009, anh đi Mỹ du lịch, anh phone và có e-mail cho ?em? ; anh lại nói:
- ?Bây chừ? Anh đã có ?vợ hờ lòi tóỉ khác, một cựu nữ sinh tên ?Lý Lắc?? tuyệt vờỉ.
- *06.- Lần nầy thì ?em? thật tình có chút hơi mừng cho anh. Vì nếu quả thực ?một cái bà Huế kiả sẽ sẽ ? và sẽ ?là người vợ thứ mấy của anh đi nữa, bà ta cũng không hẳn là người đàn bà tuyệt vời mà anh mơ tưởng đâu ạ! Vì sao? Nếu NGÀY XƯA kể từ năm 1976 đến năm 1992, khi Hoàng Năm Tony chỉ là một ?thằng? đàn ông đi xe đạp lọc cọc lạch cạch, không có đồng xu dính túi, trên & trong mồm miệng mỏng dính không còn hai hàm răng, ở dưới thì áo thô quần vải, nghèo xơ nghèo xác. Sáng sáng anh ẹp mình trên chiếc xe đạp gò lưng đi làm công nhân viên quèn, với khúc bánh mì, gói xôi cất trong cái xà cột đeo bên hông.
Trong khi đó 1976 ? 1996 bên cạnh anh đã có một phụ nữ tuyệt vời đúng nghĩa: Sáng tửng bưng nàng vừa nai lưng đi làm xa xôi vất vả. Buổi chiều nàng tất bật về nhà chu đáo lo cơm nước, giặt giũ (bằng tay), ủi quần áo, hầu hạ săn sóc cho ?anh và hai con nhỏ dạỉ đâu ra đó tươm tất chu đáo đàng hoàng. ?Nàng? cần cù nhẩn nhục bỏ tiền túi ngỏ hầu lo cơm nước, chịu đựng chăm lo vun xới cho gia đình NGHÈO ấy từng ly từng tí. Nàng xăn quần lên tận háng, lội lủm bủm trong nhà, hứng từng thau nước mưa khi nhà dột, vách nhà hư nát. Nền xi măng lổ chổ, ngày ngày nàng vẫn cúi qùy hai đầu gối xuống đó mà hai tay lạnh cóng với cái khăn lông lau nhà, lau cửa.
Có nhiều lần nàng quảy túi cói sau lưng, một tay nhặt những bịch ny lông đựng đầy phân rác thối tha; một tay quệt mồ hôi, con vợ hờ hững đi suốt ngày từ đường nầy qua phố nọ nhặt những thứ bọc thối tha, rồi đem về nhà, nàng dùng hai bàn tay lở lói (vì rủ và giặt thứ bẩn thĩu bám vào da thịt), giặt từng bọc ny lông. Nàng cẩn thận đem phơi khô, ngồi ngòai nắng canh chừng, vì sợ gió bay. Sau cùng nàng bưng những bọc ny lông sạch đem ra hãng ve chai bán. Lấy tiền chắt chiu dành dụm, nàng vui cười hoan hỉ, vì anh có biết không? mặc dù ở nhà con đói khát, (anh biết rõ mà), nàng vẫn đem những món quà (đối với họ là vô giá), hầu mỗi tuần đi thăm nuôi Hoàng Năm Tony bị biệt giam ở trong tù Ðại Lợi, (vì anh có tội tham nhũng lường gạt của chung của xã hội chủ nghĩa; chớ không phải anh đi tù do bị "học tập cải tạo" như nhưng người trai khác mà tôi rất kính trọng).
Nàng ở nhà ngồi trên gác xép khâu vá áo cho ?ông tả từng mủi kim, luôn tay quệt hai hàng nước mắt vào ống tay áo, chỉ khóc thầm? do nàng quá ?yêu ông chồng?. Khi Hoàng Năm đã ra tù, sống lây lất, ông ta bất nhẫn tiếp tục lấy đi từng món, từng món? của người vợ; kể cả ?anh lén cắp lấy hết mấy bộ quần áo cuối cùng còn lại của tôỉ, anh đem ra chợ trời bán, anh đi nhậu nhẹt, say túy lúy với bà Lan, bà Dung, bà... Tôi đứng ở góc bờ kinh Nhiêu Lộc nhìn anh ôm hót đú đởn với mấy con đó, mà quệt hai hàng nước mắt khóc thương chồng vô lương tâm tàn ác.
-* 07.- Trong khi đó, ngày HÔM NAY nếu anh có đào bới nặn bóp lên hình tượng một ?nàng Lý Lắc?, mà anh cho là ?vợ hời lòi tói tuyệt vờỉ! Thì tôi không lấy gì làm ngạc nhiên và kính phục xí nào. Vì saỏ! bà ấy biết khôn ngoan một tay nắm mớ tóc muối tiêu, một tay nắm túỉ và dùng thủ thuật của một người đàn bà quá tuổi xồn xồn từng trải, mà níu giữ lấy ?cái hạnh phúc hờ loi choỉ ấy, thì chứng tỏ rằng bà ta chưa hẳn có tình yêu chân chính, không quá ngu dại, và đần độn? để nắm bắt một thời cơ hiếm hoi trong tuổi già xế bóng còn lại ở XHCN!
Vì sao thế ử! NGÀY NAY anh không còn là: ?cái thằng đàn ông trần trụỉ? ; mà ngày hôm nay anh đã là ?thứ Ông? CÓ điều kiện ÐẦY ÐỦ, áo quần tốt đẹp, có tiền bạc phủ phê bỏ trong bank, bà ta không hề rỉ ra một xu chinh nào, không tốn với anh đồng xu cắc bạc nào, bà ta chỉ tốn có công nằm ngửa rung đùi chơi xơi nước... Nếu anh là thằng bất nhân, bất lực, bất lương, bất tài, có chết bất đắc kỳ tử, thì bà ta chả cần? vì gia tài về tay bà ta hưởng trọn: có xe cúp cỡi lên, có nhà cửả (dù không sang, vẫn hơn cái nhà tôn nóng bức cũ kỷ xưa); bà ta có tiền rủng rỉnh đi du lịch cặp bồ đó đâỷ
Thì? thưa anh! Bà ta không nằm ở trong thời điểm khi anh còn là thằng áo rách khố ôm, bà ta không nếm biết cái cảnh anh rượu chè say sưa be bét, anh mặc mỗi chiếc quần xà lõn xệ xệ xuống mông, anh nghiến răng trèo trẹo chân cao chân thấp, anh cầm dao chạy rượt dân chúng chưởi bới xóm làng. Bà ta không sống trong cảnh chứng kiến anh cạy tủ con gái: anh lấy cắp của con $4,000 dollars. Hoặc anh đã lấy tiền bạc $5,000 của tôi đi với gái và ăn nhậu. Bà ta không có tài cán gì để ?thông cảm, nhẫn nhục chịu đựng và thấu hiểủ... Thì ngu dại gì mà bà ta không nâng bi anh, nhỏ nhẹ vuốt ve mơn trớn anh hè??? Có mà điên! Bà ta ngu sao mà trở mặt bái bai anh? như bà Kiêm đã bye anh không thương tiếc khi anh đã giàu xụ hỉ?! ?Cái đàn bà? anh cho là tuyệt vời, ngày nay dự định làm vợ hờ lòi tói ấỷ Ui, xét cho cùng quá thô thiển, tầm thường thôi đấy ạ!
- *08.- Tuy nhiên, một điều cuối cùng tôi muốn thật tình khuyên anh: Kinh qua cuộc tình dai dẵng hơn 50 năm xưa ; cuộc tình của anh và bà Phùng đầu đời sau 10 năm chăn gối vợ chồng mặn nồng:
Anh nghe ai nhón gót đưa chân.
Sao không nhớ nghĩa Châu Trần ngày xưả?
Khi anh & bà Phùng ly dị, anh đã nói xấu: Bà ta vơ vét tất cả, không chừa cho anh, dù đôi đủa cái chén bà ta cũng mang đỉ. Cuộc tình 5 năm lòi tói với Kiêm khi hai người: ?Anh điêu khốn gian ác? gặp chị khốn tà trổ trờỉ, thì bà Kiêm bỏ rơi anh, anh cũng đi nói xấu Kiêm là: ?Kiêm lấy hết tất cả mọi thứ của anh?. Hoàng Năm nè, họ khác tôi, rất khác, họ có lấy đi hay không, tôi không cần biết; Nhưng chính TÔI là vị hôn thê đầu đời của anh- thì TÔI đã ÐỂ LẠI cho ANH tất cả; nha anh. Thế mà tôi vẫn không hề mở miệng than van, hoặc nói tiếng nặng tiếng nhẹ với anh! Vậy thì, trong mắt anh có phải tôi là người hôn thê tuyệt vời ấỷ hay tôi là người phụ nữ xấu không, anh nhỉ???
- Tôi biết rõ anh hơn ai cả. Mong anh thức tỉnh. Không nên nhẫn tâm, bất lương mưu toan lường gạt tình cảm, tiền bạc những người nhẹ dạ khác thêm nữa; anh đã già lắm: ngoài U 70 rồi, anh cần để phúc đức lại cho con cháu bớt tủi hổ nhờ. Nhất là bà con, con cái, những bạn trai gái của anh ở hải ngoại vô tội, ai ai cũng làm việc vất vã. Chứ họ không như anh, (được tôi và bé Khanh nuôi sung túc, no đầy). Anh không vất vả làm việc, anh ngồi không an hưởng, nên không thấy giá trị cao quý từ tình bạn, tình yêu người vợ chân thật từng đầu gối tay ấp, qua đồng tiền của người khác dành dụm, chắt chiu gửi về anh đâu. Ðồng tiền kiếm được qúy lắm, họ giúp những người thực sự nghèo đói, đau khổ khao khát sự sống trong lành. Nhất là những đồng tiền bạn bè quyên góp ở hải ngoại. Lẽ ra, những mớ tiền đó, nên đến tận tay các em bé mồ côi tật nguyền đáng thương, ốm yếu, những ông già bà lão mù lòa, bệnh hoạn khốn cùng, nghèo khổ đơn độc ở vùng quê xa xôi, mới phải.
Trong khi đó, anh nhận tiền của tôi, (hoặc của người khác), anh tiếp tục sống phây phây, phè phỡn đi ăn chơi trác táng với mấy bà? Tôi ?nói có sách, mách có chứng, có biên nhận chữ ký của anh & CMND của anh, tiền của tôi gửi do tên anh nhận, tôi còn giữ đây rõ ràng. Ở hải ngoại bạn bè thân nhân của anh cứ tin anh bị đau nan y. Anh đã nói láo, lừa dối họ: ?anh có di chứng ung thư cổ?, để họ quyên góp tiền gởi về cho anh. Tôi và các con gái ở nhà đã kiểm chứng: Anh không hề có hồ sơ bệnh lý gì, anh không uống một viên thuốc nào, anh không hề đau ốm chi cả, anh không có mặt trong bất cứ một bệnh viện nào tại VN. Anh béo phì to mập, mặt anh tròn úc núc như cái mâm. Anh khỏe mạnh hơn một việt kiều thứ thiệt bội phần.
- *09.- Ðể khỏi làm hậm hực phiền nhau vô ích nữa, sau năm 2013 tôi dự tính sẽ về VN > ở lại lâu năm: Trong đó, tôi sẽ giải quyết trắng đen chuyện tiền bạc anh đã vay mượn của bạn, tôi, từ xưa, và đưa ra ánh sáng cho minh bạch vụ nầy, cùng mấy vụ khác. Anh có hiểu tôi rất khổ tâm khi bao che cho anh không?: bây giờ Phụng, Thu Thủy, bà Ngọc Hương, hiện đang sống tại Mỹ, & - Kể cả gia đình ông Vinh, ông Ngọc, ông Thanh, g/đ ông Ðoàn, (họ hiện ở VN) biết anh ở VN sống phây phây, anh qua Mỹ vung vít, họ bảo tôi phải chỉ cho họ biết tin về anh, vì chuyện: Năm 1977 tôi và họ đã đưa ?Hoàng Năm có biệt danh Hòang Năm Tony to bị? chục lượng vàng, để anh vờ vịt lếu láo chuyện làm không tặc. Họ muốn anh sòng phẳng trả lời trước công lý.
Tôi bây giờ thật bình an, hờ hững nghe tình tàn phai. Ðây là lần thư cuối cùng, xin anh hãy tha cho tôi, đừng liên lạc với tôi bất cứ phương tiện gì. Nhá!!! Anh đừng cố gắng níu kéo giằng co vô ích. Do tôi không nỡ, tôi can ngăn. Họ không còn gì để e dè sợ hãi, khi nói ra chuyện có thật, họ chỉ làm sơ sơ một lần cho tỏ. Vì danh dự và sự thật, cùi rồi không sợ lở, có chết không ân hận. Ngày ấy anh quá tàn ác đã hại chúng tôi xấc bấc xang bang bấy lâu nay không có chỗ dung thân, chỗ ở, chưa đủ sao? Anh hãy chờ ngày đối diện với những người bạn của chúng tôi (và cả anh) cần đối mặt nơi ánh sáng sự thật -thêm lần nữa, nếu anh muốn, muốn không???). Anh biết chắc chắn một điều: họ không thèm hù dọa anh.
Hẳn nhiên là anh biết tính tôi: tuy tôi ôn hòa nhân ái, thùy mị, bao dung chịu đựng và độ lượng. Nhưng anh ạ, anh đã quá nhẫn tâm, tàn ác, không có đức độ khi xử sự với một người vợ từng vì anh mà cho tất cả mọi thứ trên đời. Bao lần tôi đã muốn quên đi chuyện buồn lòng, nhưng anh vẫn nhẫn tâm, tàn ác? làm cho tôi quá đỗi đau khổ và cùng quẫn. Dù tôi nhẫn nhục, nhưng lần nầy không thể chịu đựng nỗi, Thì ngày nay, nếu thêm một lần nữa có chuyện tranh chấp giữa nhóm bạn và anh, thì anh đừng trách sao chu1ngtôi xử tệ với anh, vì chính do anh đã và đang dạy cho chúng tôi học theo từ cái sách độc ác của anh đó thôi.
Tôi mở nhạc đây: Hãy nghe Vicky cho thật kỹ nhá: APRÈS TOI của Vicky Leandros
Tu t?en vas
L?amour a pour toi.
Le sourire d?une autre
Je voudrais mains ne peux t ?en vouloir
Désormais
Tu vas m?oublier.
Ce n?est pas de la faute
Et pourtant tu dois savoir
Qủ après toi,
Je ne pourrai plus vivre, non plus vivre
Qủen souvenir de toi
Après toi
J?aurai les yeux humides
Les mains vides, le coeur sans joie
Avec toi
J?aurai appris a rire
Et mes rires ne viennent que par toi
Après toi
Je ne serai que l?ombre
De ton ombre - Après toi ...
Cố nhân ký tên TtTm:
(Trịnh thị Thùy Mến,
tự là Mười)
*
tặng Huỳnh ngọc Lộc
Họ gặp nhau từ một tình cờ. Hay chăng họ đã gặp lại nhau? Từ nhiều năm, trong mỗi đời riêng, họ đã cùng tìm kiếm một người. Sự gặp gỡ tình cờ như cơ may hiếm hoi trong cuộc sống thất lạc kiếp người.
Buổi chiều hạnh ngộ bắt đầu với sự mệt mỏi quen thuộc. Phải chăm chú hàng giờ học cách xử dụng một nhu liệu phức tạp về chăm sóc bệnh nhân của bệnh viện trường Ðại học Minnesota là cực hình cho nhóm bác sĩ nội trú phờ phạc thiếu ngủ. Ông giảng viên già gốc người Châu Á làm ra vẽ lơ đãng, tránh nhìn những tròng mắt lạc thần đang chống chọi sự quyến rũ cấp bách của giấc ngủ mà mắt đã thiếu nợ nhiều ngày. Ông vẩn vơ nhớ lại thời trai trẻ mấy chục năm trước ở quê nhà. Trong quân trường, ông và bạn bè đã tập ngủ ngồi, ngủ đứng, ngủ lúc di hành. Họ cũng đã từng ngủ mà mắt vẫn mở lớn giữa những buổi học tập, thời gian bị cải tạo lao động trong trại tù Cọng Sản.
Ông nhìn về phía người nữ duy nhất của lớp học ngồi ở cuối phòng. Mái tóc tơ vàng óng ả mà mắt thì ngời sáng một màu nâu quyến luyến Ðông Phương. Ðôi mắt tinh anh mở lớn trên khuôn mặt thuôn thả làm nguôi ngoai phần nào sự tương phản khó dung chấp Á Âu. Suốt thời gian còn lại của lớp học, ông yên tâm lướt mắt lên trên những khuôn mặt mất ngủ, biết được ở cuối tia nhìn mình là ánh mắt sinh động đang chăm chú theo dõi.
Lớp học chấm dứt. Mọi người hấp tấp kéo nhau ra khỏi phòng giảng. Cô bác sĩ trẻ tuổi rời ghế ngồi, chào cám ơn người giảng viên. Giọng nói đượm âm hưởng tiếng Pháp trả lời phần nào dáng dấp nhỏ nhắn duyên dáng của người đàn bà.
- Có lẽ cô là sinh viên từ Pháp?
- Vâng. Từ một nơi thiếu ánh sáng của kinh thành Paris. Tôi hy vọng ông là người Việt Nam.
Người đàn ông gật đầu, dò hỏi.
- Sao lại hi vọng?
- Từ nhiều năm nay, gặp người Việt Nam hầu như bất cứ nơi nào tôi cũng tìm hỏi về tin tức cha mình với hi vọng một người nào đó biết được tông tích của ông, ở đâu hoặc sống chết ra sao.
- Cha cô là người Việt Nam?
- Tôi được sinh ra ở Việt Nam. Mẹ ẳm về Pháp lúc tôi mới lên hai.
Người đàn ông đứng chăm chú nghe câu chuyện kể. Ông không tin đôi tai mình đang nghe những điều trong nhiều năm qua ông vẫn hằng nghĩ về mỗi lần nhớ tới người bạn thất lạc. Có bao nhiêu nữ y tá phục vụ trên tàu bệnh viện Hope ở Ðà Nẵng là người yêu của một thanh niên Việt Nam? Hình ảnh cô bé gái tóc tơ vàng óng bước chập chửng trên bãi tắm Mỹ Khê đông người những ngày hè năm sáu chín hiện ra trước mắt rõ ràng như thật. Khuôn mặt búp bế lớn dần rồi trong một chớp mắt vụt biến vào đôi mắt nâu thẳm Ðông Phương đang rưng rưng kể chuyện đời mình.
- Ðây là hình ảnh duy nhất của cha. Tấm hình nhỏ, quá cũ, tôi phải ép plastic để khỏi bị rách.
Người đàn ông nhìn tấm hình, mắt hoa lên, lòng ngập tràn xúc động. Ông chỉ vào người thanh niên đứng cạnh cha mẹ cô gái, run giọng nói:
- Tôi là bạn rất thân của ba mẹ cháu, Suzanne và Lộc.
Người đàn bà ôm chầm người bạn cũ của cha mình, mắt nhoà lệ hân hoan.
- Cha tôi bây giờ ở đâu? Xin ông cho tôi biết ngay đi!
- Tôi cũng không may mắn gì hơn. Sau năm bảy lăm, chúng tôi bị tập trung cải tạo ở những trại khác nhau nên thất lạc nhau từ đó. Sau khi vuợt biên qua đây, tôi dọ hỏi kiếm tìm mãi mà vẫn chưa ra tông tích. Gần đây nghe có người gặp đâu đó trên một vùng kinh tế mới ở Tây Nguyên.
Họ bước về phía sân thượng cuối dãy hành lang. Hàng hoa bao quanh khoảng sân rực rỡ từng chùm hải đường, linh lan lung lay cơn gió mùa hè. Buổi chiều đang về trên khúc sông Mississipi êm đềm lượn quanh khuôn viên trường Ðại học. Mây trôi lặng lờ trong bóng nước thẳm xanh. Hai người đứng im lìm cúi nhìn dòng nước trôi xa rồi lẫn khuất đâu đó sau hàng cây đứng dọc bờ sông.
Mẹ mất vào mùa hè cháu tốt nghiệp trung học. Những năm cuối đời, mẹ sống một mình trong viện tâm thần. Giữa những cơn say, người cha ghẻ thỉnh thoảng chở cháu vào thăm mẹ. Gặp khi tỉnh táo mẹ con ngồi nói chuyện xưa, những ngày cháu còn bé bỏng. Mắt mẹ đẹp lạ thường những giây phút đó. Còn thường thì mẹ ngồi trên chiếc xe lăn. Dáng mẹ gầy còm trong trang phục nhà thương, đôi mắt ngu ngơ buồn như khóc. Cháu càng xúc động hơn khi nhìn những bệnh nhân khác đang ngây dại cười đùa quanh mẹ. Có lẽ ngay cả trong thế giới mê lú riêng xa của mình, mẹ cũng chẳng có gì vui.
Thu xếp hình ảnh mẹ trong tim cháu từ bỏ khu ngoại ô tăm tối không một ngoái nhìn. Tiếc rẻ chi xóm nhà ổ chuột. Từng đêm, ánh đèn đường vàng úa lay lắt bước chân người đàn ông xiêu đổ cơn say trở về nhà từ mấy quán rượu tồi. Cháu muốn sống trọn vẹn cho giấc mơ của mình và xin được chết với màu hi vọng còn tươi trong từng hơi thở. Nhớ mẹ, cháu muốn tìm đến cõi mơ của bà, gặp gỡ con người ở đó. Cháu muốn tìm gặp người đã với mẹ sống hết một thời yêu thương. Cháu muốn hiểu hơn về mẹ mình. Người đàn bà đã có lần ra đi cho giấc mơ mình, đã làm những điều nhân bản. Mẹ đã yêu thương, đã sợ sệt nghi nan. Cháu muốn tìm biết huyền diệu nào ở cõi vời vợi Ðông Dương đó đã khiến mẹ ngoái trông để rồi điêu linh thất vọng trên chính quê hương mình.
- Cháu biết tên Việt của mình không?
Người đàn bà gật đầu.
- Hà Khê. Cháu thương âm thanh tên mình trong từng cơn mơ có mẹ ân cần.
- Bố mẹ cháu đã nhường cho tôi hân hạnh lớn nhất của họ. Nếu phận người là chuổi dài tiếp nối của từng nỗi tình cờ thì Hà Khê, tên cháu, đã đến thật tình cờ...
Vào một buổi trưa cuối mùa hè, Suzanne và Lộc đến thăm người bạn trẻ lúc đó ở trọ gần một bến đò ngoại ô. Căn gác mái tôn nóng hâm hấp. Người bạn nhìn Lộc vừa quạt vừa vuốt ve cái bụng tròn thai đã nói với Suzanne.
- Không gì đẹp huyền diệu bằng nét mệt mỏi của người sắp làm mẹ.
Cô nử y tá trẽ đẹp người Pháp đã âu yếm cầm tay người yêu nói đùa với bạn.
- Ðừng vì nét đẹp huyền diệu đó mà bắt chước gã Zorba hoang đàng này biến đổi các cô gái thành mẹ thì ...mệt... lắm. Bởi tôi có nợ nần với anh chàng nên đành chịu.
Lộc nhìn người yêu, cười không nói, đôi mắt sâu đằm thắm. Lần đầu tiên trong đời mình, người bạn trẽ biết được đôi mắt hạnh phúc đẹp đến dường bao. Những đôi mắt màu hi vọng.
Nàng ngồi lắng nghe tiếng hò ru con từ dưới bến đò vọng lên. Kim Liên ơi hởi Kim Liên. Ðẩy xe cho chị qua miền hà khê...
Nàng thích thú lắng nghe Lộc giải thích ý nghĩa bài hát ru con. Vần thơ cũ mộc mạc mà sâu đậm nghĩa tình đã đi vào lòng nhân gian từ nhiều thế hệ và nuôi lớn hồn người. Người đàn bà đã tìm đến tận đầu nhành sông ngọn suối của giấc mơ riêng mình bằng đôi cánh tình yêu diệu kỳ. Hà Khê. Âm thanh xao xuyến tiếng ru hời trên giòng sông trưa đã thành lời gọi nâng niu đứa con yêu sắp sửa chào đời.
- Chỉ lúc mẹ con với nhau mẹ mới gọi cháu Hà Khê, ngoài ra thì theo tên chính thức Lily.
- Kim Liên. Lily. Mẹ vẫn luôn nhớ tới Hà Khê. Bà chỉ mong muốn con mình sống đời ấm êm hơn mẹ. Kim Liên chỉ thoáng bước qua vùng trắc trở để rồi trở thành hoàng hậu của một vương quốc.
Ánh mắt xuôi dài theo dòng sông trôi trong bóng chiều, người đàn ông chậm rãi kể cho con gái bạn mình nghe phần đời đầy tai ương mà ông đã trãi qua. Hạnh phúc, khổ đau, đày đọa, chia xa, mong ngóng. Từng đêm tù, giọt ngắn giọt dài cơn mưa nguồn, hốt hoảng bàn tay vuốt mặt tưởng đã dột nát cơn mơ cuối đời mình. Tranh sống trên vùng đất tạm dung, giữa ngày dài làm việc hay đêm trắng học hành bỗng có khi bàng hoàng thấy hồn mình khô cằn nứt nẻ như dòng suối khô mùa hạn. Tình nghĩa vợ chồng, gia đình, bằng hửu, sắc màu kỷ niệm đã là giọt nước chắt chiu khơi lại suối nguồn hi vọng. Kỷ niệm, tình yêu,tình bạn, là ly trà cúc ấm buổi chiều đông, là dấu chân nồng nàn cát trắng bên dòng sông trưa ầu ơi tiếng mẹ. Kỷ niệm đã giúp hồn mình nguôi ngoai nỗi sầu xa xứ.
- Ðã có khi nào cháu cảm thấy thất vọng muốn bỏ cuộc kiếm tìm?
- Ba năm trước...cháu đã tìm về.
Trên bến đò Hà Thân. Hình ảnh chiếc tàu bệnh viện Hope neo giữa dòng sông hiện ra trước mắt tưởng như thật. Bong tàu vắng không một bóng người. Mẹ đã mất. Cha vẫn biệt tăm. Bờ sông trưa vắng ngắt. Từng cánh hoa sắc đỏ rụng rời tan tác trôi theo dòng nước. Cháu chợt thấy mình thực sự bơ vơ và bất hạnh. Cháu đã òa lên khóc nức nở như một đứa trẻ.
- Nhưng rồi...
- Hình ảnh mẹ u uẩn ăn năn ngày còn sống. Ngón tay mẹ vô hồn vẫn giữ chặt tấm hình buổi chiều cuối đời.
Người đàn bà trao cho bạn cha mình tấm hình cũ. Cháu đã bỏ khu xóm tồi tàn mà đi nhưng quá khứ vẫn quằn quại đâu đó. Gần đến độ cháu vẫn thấy được những sợi gân máu đỏ đục trong mắt của người cha ghẻ say rượu, vô luân. Cháu muốn hiểu mẹ mình hơn để được yên lòng và tha thứ. Là bạn cũ của họ, hi vọng ông có thể cháu giúp hiểu thêm mẹ phần nào.
- Cha cháu là người quạt cho mẹ mát buổi trưa hè, vổ về bụng mẹ tròn căng cháu thai nhi mà kể chuyện hà khê. Là chứng nhân của một mối tình, tôi sẽ kể cháu nghe những điều trông thấy, không phải để đau đớn lòng mà để vỗ về chính mình tang thương băng hoại.
- Ông đã trở về?
Người đàn ông lắc đầu.
- Vẫn chỉ là một dự tính. Không gì buồn hơn nỗi nhớ nhà nhưng tôi vẫn mãi chần chờ một chuyến trở về.
Có đêm nằm mơ về nhà. Giật mình thức giấc, mắt vẫn mở trừng vì tiếng sóng vỗ mạn đò nghe thật thà như sự run rẩy của thân xác. Trong hoang mang tôi thèm được trở về để thấy dấu chân mình trẻ thơ bước đùa theo triền cát sau buổi triều dâng trắng mịn chiêm bao, vi vu cơn gió lùa rối bời tơ tóc.
- Hay là chúng ta cùng trở về. Cháu tin là ông sẽ giúp tìm được cha cháu. Ít ra cháu sẽ không cảm thấy mình bơ vơ.
Khu phố bên kia sông vừa lên đèn. Vùng ánh sáng trên nóc thành phố pha ráng chiều đỏ hồng lên như đang giữa hừng đông. Người đàn ông gật đầu, mắt ngời vui.
- Ừ, chúng ta hảy cùng trở về...
Truyện ngắn
Khi 16 tuổi, nhân dịp đầu xuân tôi cùng một nhóm bạn lên chùa. Những cô bé đang ở tuổi mộng mơ thường hay tò mò và muốn khám phá những bí ẩn còn ở phía trước của cuộc đời mình, thế nên thấy mọi người xin xăm, các cô không bỏ qua cơ hội tìm cho mình một giải đáp dù không biết có ứng nghiệm qua quẻ xăm mà các cô ?cầủ được hay không. Riêng tôi cũng không ngoại lệ, quẻ xăm mà tôi xin được ứng từ giai thoại của Bá Nha và Chung Tử Kỳ. Bá Nha là người có tài đàn, nhờ tiếng đàn mà Bá Nha có được tri âm là Tử Kỳ, đó là người hiểu thấu những tâm tình mà Bá Nha gởi trong tiếng đàn. Nhưng sau khi Tử Kỳ chết thì Bá Nha đập đàn vì không còn ai là tri âm nữa. Ðó là quẻ xăm được giải ra rằng, người có quẻ xăm này cuộc sống nội tâm rất cô độc vì không có ai là tri kỷ.Mười sáu tuổi tôi bị vận vào tâm trí một sự u ám như thế. Ðến khi trưởng thành dấn thân vào cuộc mưu sinh với bộn bề công việc, tôi tạm quên đi những gì không toại nguyện trong đời, tôi không có thời gian để mơ mộng như những người đồng trang lứa.
Nhưng biến chuyển của cuộc đời như những trang sách, vẫn phải lật ra theo thứ tự có sẵn của nó, những gì đến sẽ phải đến. Khi đời sống đã tạm lắng những bận rộn, tôi mới gặp Phúc, một người đồng hương sống xa quê, một người đã trải qua giông gió của cuộc đời. Tôi thấy gần gũi, thật thương khi biết nhiều về anh. Như nhiều người khác, anh cũng có một gia đình với đông anh em, và cũng là chuyện không hiếm trên đời, anh có một người anh tham lam, xảo quyệt, anh ta đã dùng thủ đoạn cướp đoạt tất cả những gì lẽ ra là của Phúc, đẩy anh vào hoàn cảnh bi đát. Phúc không tranh chấp mà bất mãn bỏ quê ra đi với một lời thề ?Sẽ không bao giờ về lại quê nếu còn người anh hiểm ác ở đó??
Trước khi có một cuộc sống ổn định, Phúc đã phải vất vả với nhiều nghề để kiếm sống.Trải qua nhiều năm tháng nhưng trong lòng Phúc vẫn mang một mối hận không nguôi. Khi kể cho tôi nghe những chuyện cũ, anh xúc động như nó vừa xảy ra. Tôi cầm lấy tay anh xiết chặt bằng niềm cảm thông vô bờ:
-Giờ thì em đang sống ở nơi đó, lẽ nào anh không vì em mà về quê một lần?
Phúc nói với sự quả quyết:
-?chúng mình sẽ gặp nhau, nhưng không phải ở đó?
Tôi hiểu tâm trạng của anh và nhủ lòng, tôi sẽ không buộc anh phải làm điều gì anh không thích. Phúc từng nói anh không bao giờ bắt buộc ai phải gì mà họ không muốn, ngược lại anh cũng không thích ai áp đặt cho anh điều gì ngoài ý muốn của anh. Vì vậy tôi luôn nhắc mình đừng đòi hỏi ở anh hơn những gì anh tự thấy cần thiết cho tôi, đừng bắt anh thay đổi một thói quen nào.
Tôi yêu Phúc nhiều không phải vì anh là người hoàn hảo, mà vì tôi không bao giờ so sánh anh với bất cứ người nào có điểm nổi trội hơn anh, nên với tôi anh là anh với những ưu, khuyết điểm mà tôi biết. Tôi cũng cố không nghĩ đến những gì anh cư xử làm buồn lòng tôi, tôi chấp nhận vì muốn tình yêu của chúng tôi vững bền, mà từng ngày nếu không là anh thì chính tôi phải là người vun đắp?
Tôi một nơi và Phúc một nơi. Nhưng anh luôn ?gặp? tôi qua những buổi điện đàm, tôi không hề thấy sự vắng mặt của anh là khác biệt như đối với những người gọi là đang yêu nhau, đơn giản do tôi không chờ đợi một điều xa hơn sự chia sẻ tâm tình mà Phúc có thể dành cho tôi. Ðôi lúc tôi có cảm giác một điều gì đó không toại nguyện trong tình cảm của anh mà tôi không hiểu hết.Tôi cứ thầm nghĩ có lẽ tại tôi vụng về nên không biết nói lời sâu sắc để sẻ chia, hoặc không hiểu hết nội tâm của anh?
Tôi cũng là người ưa tạo nên những bất ngờ mà tôi tin rằng đem đến một sự thú vị. Tôi thích ghi dấu những thời khắc mà tôi cho là kỷ niệm đáng nhớ. Tôi luôn nhớ ngày Phúc gặp tôi, đó là ngày mang đến cho tôi tình yêu đang có, ngày sinh nhật của anh tôi lại càng nhớ hơn, vì nó đánh dấu ngày có mặt anh trên đời. Tôi nhớ anh, tự nhiên muốn mang đến cho anh một chút bất ngờ, một cuộc gặp gỡ mà tôi nghĩ ai yêu và nghĩ về nhau đều mong muốn. Trước ngày sinh của anh, tôi chuẩn bị đến với anh?
O0O
Tôi không báo cho Phúc biết là tôi sẽ đến nhà anh, căn nhà cũng là nơi anh đặt văn phòng làm việc, khi tôi đến chỉ có Nhân là người cộng sự của anh, còn anh thì đi công việc ở một tỉnh lân cận chưa về.Tôi xách những thứ mà tôi đã chuẩn bị cho sinh nhật của anh vào phòng sau, nào hoa, nào bánh và đôi nến để tạo nên sự lãng mạn mà tôi hình dung chỉ có Phúc với tôi. Tôi phải nói dối với Nhân rằng tôi tình cờ có việc đến Sài Gòn, trùng sinh nhật của Phúc nên tôi muốn cho anh sự bất ngờ. Nhân thay Phúc tiếp tôi, anh nghĩ tôi chỉ là một người đồng hương thân thiết của Phúc từ quê đến thăm. Tôi biết rõ Nhân vì Phúc hay nhắc. Nhân cũng không tỏ ra xa lạ với tôi. Anh thân tình và cởi mở trò chuyện. Rồi trong khi chờ Phúc về, những câu chuyện được hé lộ để lấp vào khoảng thời gian trống.Trong đó có một chuyện mà tôi chưa bao giờ nghe từ chính Phúc. Ðó là chuyện tình yêu của Phúc khi anh chưa gặp tôi. Nhân kể.
-?Thiên Vân là một nhà văn sống ở Bắc Mỹ, trong một lần cô ấy về thăm nhà đã gặp Phúc trong một chuyến du lịch. Trong những ngày Thiên Vân lưu lại đây, tình yêu đã đến với họ như một định số. Anh biết đó là khoảng thời gian có ý nghĩa và hạnh phúc nhất trong đời Phúc? Khi Thiên Vân quay lại bên kia, họ vẫn thường xuyên liên lạc với nhau qua điện thoại và email trước khi cô ấỷ
Tôi xắn hai bàn tay vào nhau che giấu sự run rẩy:
-?trước khi cô ấy làm sao hở anh?
-Trước khi cô ấy cho Phúc biết rằng phải chấm dứt vì?chồng của cô ấy đã nghi ngờ?
Tôi cau mày:
-Ồ! Thì ra là Thiên Vân đã có chồng, Vậy sao chị ấy lại phiêu lưu trong tình yêu với Phúc? Làm sao hai người có thể có một kết thúc tốt đẹp khỉ
-Không ai ngoài cô ấy giải thích được tại sao!Tình yêu là một thứ không ai hiểu được phải làm thế nào cho đúng khi nó tớịAnh nghĩ rằng Thiên Vân tìm thấy ở Phúc sự tương đồng mà cô ấy khao khát tìm kiếm, nên không kềm chế được?
-Lẽ nào chị ấy không có sự tương đồng với chồng của mình?
-Anh lại cho phép mình nghĩ Thiên Vân không có hạnh phúc trong hôn nhân.Nhưng tình yêu của Phúc cũng là một sai lầm nên phải dừng lại để bảo vệ gia đình vốn có của mình. Sau khi mất liên lạc với Thiên Vân, Phúc như rơi vào hố sâu của tuyệt vọng. Cậu ấy không màng gì đến công việc, suốt ngày dìm mình vào cơn say, bạn bè không ai can ngăn được. May mà cuối cùng cậu ấy vượt qua được sự đau khổ đó?
Tôi thấy tim mình buốt lên một cảm giác khó tả, tôi đang tìm hiểu sâu về một điều mà tôi biết chỉ khiến tôi đau đớn:
-Rồỉrồi sau đó Phúc không còn yêu ai nữa sao anh?
Nhân vô tình đáp:
-Có thể là như thế, anh chưa nghe Phúc tuyên bố đặc biệt chú ý đến cô nào. Trái tim của cậu ấy có lẽ vẫn chôn chặt hình bóng của Thiên Vân,thì còn yêu ai được nữả
Tôi cố nở nụ cười thật vô tư hỏi:
-Anh ấy có nhắc đến Diễm là ?cô em gáỉ cùng quê thân thiết chứ?
-Dĩ nhiên là có chứ. À!Mà anh thấy Diễm có nhiều nét rất giống Thiên Vân nhất là mái tóc mượt dài. (Anh nghiêng đầu nhìn tôi) Và nụ cười, cả ánh mắt nữả
Tôi đứng lên bước đến bên chiếc bàn đã được trưng bày cho một bữa tiệc nhỏ thân mật, để tránh sự quan sát của Nhân, tôi nói mà không quay lại:
-Có lẽ vì như thế mà Phúc mớỉ thân với em?
Trái tim tôi đang rướm lệ. Giờ thì tôi biết Phúc đến với tôi bằng hình bóng của Thiên Vân, và tình cảm kém mặn nồng anh dành cho tôi bởi vì đó là cảm giác vay mượn.Tôi không muốn đợi Phúc nữa, tôi muốn quay về nơi nào chỉ có một mình tôi. Rất nhanh tôi nhớ rằng Phúc chưa bao giờ nói tiếng ?yêủ với tôi, chỉ bằng thời gian dài và sự liên lạc thân mật để anh với tôi hiểu và bước vào giai đoạn tình nhân.Tôi hấp tấp từ giã nơi tôi vừa mong mỏi đến. Tôi để lại ở đó một giọt nước mắt rơi trên đóa hồng đỏ vẫn tươi thắm tượng trưng cho tình yêu của nhân loại, trong đó không biết có còn tôỉ
O0O
Phúc gọi điện thoại cho tôi khi tôi đang trên đường trở về, màn đêm ôm choàng chuyến xe đêm. Anh hỏi ?Diễm! Sao em không đợi anh về?? Tôi nói ?Em chợt thèm sự yên tĩnh mà ở quê em mới có, em cũng phải về để đón vầng trăng khuyết mới lên, nó quạnh quẽ, cô đơn và tội nghiệp lắm?? anh nói ?Cám ơn em đã nhớ sinh nhật của anh. Anh chưa bao giờ tổ chức sinh nhật cho mình, anh thấy nó hình thức và không cần thiết?? Tôi nói ?Ðừng khách sáo cám ơn, em chỉ làm những gì mà trái tim em mách bảo (Tôi thấy bùi ngùi trong lòng)?dù anh thấy không cần thiết nhưng với em thì đó là hạnh phúc khi làm được bất cứ điều gì cho anh?em không biết anh không cần nó!? Anh nói ?Anh chỉ nói thật lòng, em đừng nghĩ mông lung, anh sẽ gọi cho em khi em về đến nhà, nhớ giữ gìn sức khỏẻ?. Anh không biết vừa có một cơn lốc ngang qua hồn tôi. Anh vô tình để tôi chênh vênh một góc trong tình yêu của anh, nơi đó có một bóng hình quá lớn mà tôi biết tôi khó thể che khuất.Tôi nhắm mắt và liên tưởng về một người phụ nữ đẹp ở bên kia bờ đại dương, người đã gieo vào tim Phúc một vết thương khó lành, mà đến hôm nay tôi mới biết.
Tôi chợt nhớ đến quẻ xăm năm xưa, nó nằm đâu đó trong ký ức của tôi và bây giờ chợt rõ nét, tôi không tin nhưng có vẻ như điều đó đúng, vì tôi có Phúc mà những điều tôi nghĩ vẫn là của riêng tôi khó lòng chia sẻ với anh, tôi thênh thang một cõi riêng mình và chờ đợi một cơn gió nào đó cuốn bay đi tâm tình u uẩn của tôi, nhưng dù là một cơn gió hoang vô tình cũng không qua đây mang giúp tôi nỗi sầu bay đi, để hồn tôi mãi chất đầy những hoàng hôn tím ngát?
http://hothuymyhanh.blogspot.com/
Trước hết, kho tàng tục ngữ ca dao được sáng tác bởi những người bình dân, không biết chữ . Ðiều này là tất nhiên vì tục ngữ ca dao ra đời trước chữ viết rất xa, từ lúc con người biết nói cách nay cả 100 ngàn năm trong khi chữ viết có cách nay khoảng chưa tới 3.500 năm, như chữ Nho có vào thời nhà Thương, 1.500 năm trướcTây Lịch (TTL) . Ở Việt Nam mãi thời nhà Trần cách nay khoảng 800 năm mới có chữ Nôm, nhưng phải là những nhà Nho thông thạo chữ Hán mới có thể đọc và viết được chữ Nôm . Do đó, tục ngữ ca dao là văn chương truyền từ miệng từ người này qua người khác, từ thế hệ này qua thế hệ khác .
Thứ hai, không ai biết tác giả của tục ngữ ca dao là ai, được sáng tác trong thời gian nào . Khi một sự thật hiển nhiên, ai cũng thấy, cũng nghĩ như thế được vô tình nói lên rất đúng, gọn gàng chính xác thì từ người này đến người kia nghe một lần là nhớ rồi cứ thế mà nói, hát cho nhau nghe, đến nỗi người nói, người hát đầu tiên cũng không để ý, không biết mình là tác giả :
-Dai như chão,
-Dữ như cọp,
-Con dại cái mang,
-Trâu chậm uống nước đục . . . .
-Dưa La, cà Láng, nem Báng, tương Bần,
Nước mắm Vạn Vân, cá rô đần Sét .
-Ai ơi chớ bỏ ruộng hoang,
Bao nhiêu tấc đất, tấc vàng bấy nhiêu . . . .
Thứ ba vì không được viết ra giấy trắng mực đen như văn chương bác học nên có nhiều bản khác nhau tùy theo địa phương hay tùy thuộc vào trí nhớ của người nói :
-Nát như tương đâm
Bản khác : Nát như tương Bần .
-Ném đất giấu tay,
Bản khác : Ném đá giấu tay .
-Ếch ngồi đáy giếng coi trời bằng vung,
Bản khác : Ếch ngồi đáy giếng coi trời bao lăm .
-Làm trai cho đáng nên trai,
Ðánh đông động tĩnh, đánh đoài đoài tan .
Bản khác : Làm trai cho đáng nên trai,
Xuống đông đông tĩnh, lên đoài đoài tan .
Tuy có những bản khác nhau nhưng ý chính của câu tục ngữ, của bài ca dao không thay đổi .
Thứ tư tục ngữ ca dao Việt Nam xuất phát từ giới bình dân nên ít chịu ảnh hưởng của tư tưởng cũng như thơ ca của người Tàu, đặc biệt là về luật thơ . Các thể thơ Cổ Phong, Ngũ Ngôn hay Thất Ngôn (Ðường Luật) hầu như không có trong ca dao của chúng ta, trừ một vài bài đố làm theo thể Tứ Tuyệt trong khi trong văn chương bác học, những nhà Nho ngày xưa như Nguyễn Biểu, Vua Lê thánh Tôn, Hồ xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan, Cao bá Quát, Trần tế Xương, . . . làm thơ văn bằng chữ Nôm nhưng hầu hết theo các thể thơ của Tàu (Ngũ ngôn, Thất ngôn, Cổ Phong . . . ) .
Thứ sáu về niêm luật, thể Sáu Tám (Lục Bát) được dùng nhiều nhất . Sau đó mới đến thể Nói Lối, thể Bảy Bảy Sáu Tám (Song Thất Lục Bát) . Trong những thể này có những bài, những câu ca dao tuy vần điệu theo một trong những thể trên nhưng số chữ không giới hạn và vần cũng không theo một trật tự nào mà những nhà nghiên cứu văn học gọi là ?biến thể? :
-Người có chí ắt phải nên,
Nhà có nền ắt phải vững .
-Người khôn chóng già,
Người dại luẩn quản vào ra tối ngày .
-Con rắn không chân chạy năm rừng bảy rú,
Con gà không vú nuôi chín mười con .
Phải chi nhan sắc em còn,
Anh lăn vô đó chịu lòn cũng ưng .
-Quế càng già càng tốt,
Mía càng đốt càng ngon.
Anh thương em đặng nghĩa vuông tròn,
Mấy sông cũng lội, mấy hòn cũng leo .
Có thể nói nguyên tắc của văn chương bình dân là vần điệu chứ không phải là thể luật . Người ta chú trọng (nói, hát) sao cho có vần, có điệu, êm tai :
-Nhất sĩ nhì nông, hết gạo chạy rông, nhất nông nhì sĩ .
-Ăn hơn, hờn thiệt, đánh biệt cất đi, làm chi thì làm .
-Ăn nhiều, ăn ít, ăn bằng quả quýt cho nó cam lòng .
-Níu náu mồng chín, đụn địn mồng mười, sợ chị em cười, ở đến ngày mười
một .
Vì chỉ cần vần điệu nên có những bài ca dao chỉ dùng để nói hay hát trong lúc rảnh rỗi, vui chơi chứ không có một ý nghĩa nào cả :
-Ông lão hóc, con nít khóc, trẻ con học, cối xay thóc .
-Ðầu quạ quá giang,
Sang sông về đò,
Cò nhảy gãy cây,
Mây leo bèo trôi,
Ổi xanh hành hóc,
Róc vỏ đỏ lòng,
Tôm cong đít vịt,
Sang cành nẻ,
Bẻ cành xanh,
Vét bàn thiên hạ .
Thứ bảy đôi khi thô lậu :
-Tam tự kinh là rình cơm nguội .
-Xưa kia có thế này đâu,
Bởi vì sợ vợ nên râu quặp vào .
-Ði đâu mà chẳng lấy chồng,
Người ta lấy hết , chổng mông mà gào .
-Của chua ai thấy chả thèm,
Em cho chị mượn chồng em vài ngày.
Chồng em đâu phải trâu cày,
Mà cho chị mượn cả ngày lẫn đêm .
Thứ tám dùng chữ thừa :
-Vợ đàn bà, nhà hướng nam .
-Ai về em gửi bức tranh,
Tô con chim sáo đậu nhành lan chi . (Chi: nhánh,nhành)
-Một mình đứng giữa trung ương,
Bên tình bên nghĩa biết thương bên nào ? (Trung ương: ở giữa)
-Gió đẩy, gió đưa cho vừa lòng bạn,
Khúc sông giang hà chỗ cạn, chỗ sâu . ( Giang, hà cũng có nghĩa là sông)
Dùng chữ không đúng :
-Lên non ẩn sĩ qui điền,
Kiếm nơi cha thảo, mẹ hiền gửi thân .
-Dập dình tiếng tĩnh, tiếng tiu,
Tiếng ngư trong núi, tiếng tiều ngoài sông .
(Ngư: người đánh cá, tiều : người hái củi -người đánh cá phải ở ngoài sông và ngược lại .)
Ý của các câu đôi khi không có liên hệ với nhau :
-Mẹ già ở chốn lều tranh,
Sớm thăm, tối viếng cho đành lòng em .
Lòng son, dạ sắt càng thêm,
Lòng đà trăng gió ai tìm thấy ai .
-Mẹ em cấm đoán em chi,
Ðể em sắm sửa em đi lấy chồng .
Lấy chồng cho đáng tấm chồng,
Bõ công trang điểm má hồng răng đen .
Những khuyết điểm trên tất nhiên phải có vì những tác gỉa bình dân của ca dao không thành thạo chữ nghĩa như những nhà văn, nhà thơ (được học hành đầy đủ về chữ nghĩa và cách làm thơ) .
Nghe em nói Sàigòn mấy ngày nay mưa rơi xối xả. Nước ngập cả đường. Nghe em nói mà thương, xắn quần lội nước. Xe chết máy không chạy được, phải đẩy vào lề. Anh nhớ ngày xưa Sàigòn hoa lệ. Tiếng tăm lẫy lừng hòn ngọc viễn Ðông. Anh không ngờ như không Sàigòn đổi chủ, đường phố đổi tên. Rác rưởi lềnh bềnh khi mùa mưa trút xuống. Ðường phố thành sông. Anh nghe mà đau cả lòng, nhớ ngày xưa đâu có !
Em hởi! Trời Sàigòn còn mưa không em? Nhiều năm xa xứ anh còn thèm trái xoài, trái ổi. Lâu rồi, anh vẫn nhớ một buổi chiều mưa tan học về ra vườn tìm trái chín và anh vẫn nhớ, mưa đồng quê mát rượi, cây cỏ xanh tươi, ruộng vườn vàng bông, đơm trái. Chớ không phải Sàigòn ngày nay nước tràn đường lầy lội, rác rưởi bồng bềnh. Người dân sống trên lề đường tưởng mình trôi trên biển .
Bao năm anh xa nhà, nhưng lòng anh vẫn còn đậm đà tình quê hương, dân tộc. Nhiều đêm anh bật khóc vì nghĩ đến quê hương mình còn trong cảnh điêu linh tang tóc.
Cho anh xin, gởi về quê hương mình lời này tạ tội vì chưa làm được những gì lợi ích cho quê nhà và đồng bào ta. Rồi anh xa xứ.
Với lòng mong mỏi thiết tha: Quê hương mình và Sàigòn không còn mưa dầm nữa. Ðể trở lại danh thơm ngày xưa là "Hòn Ngọc Viễn Ðông" em hởi!
Trích tập: Mưa quê ta, nắng xứ người.
GA, tháng Sáu 2017
Truyện ngắn:
(Theo lời kể Lê Ngọc Quế Anh )
Bé Ngọc vừa lên sáu đã đòi đi học, Ngọc thường biểu lộ sự thông minh bằng cách thích lắng nghe, ưa hạch hỏi và nhất là hay bắt chước người lớn.Trong đàn cháu mười mấy đứa, Bé Ngọc được bà nội cưng chiều nhiều hơn hết. Têt nào, bé cũng được nội mua sấm cho bé trước tiên.Năm bé mới biết đi, nội mua cho chiếc kiềng chân bằng bạc. Năm bé biết líu lo tập nói, nội sắm cho sợi dây chuyền vàng. Năm lên sáu tuổi nội lại mua cho cây kiềng cổ một lượng to tướng.Chị Hường, chị Thắm và mấy đứa con gái trong xóm nhìn thấy cứ trầm trồ ngắm nghía mãị..Má cũng mua sẳn một đôi bông tai cho con gái mình, nhưng lại không đeo được. Mấy lần chú Út rướt thợ xỏ lổ tai cho bé đều bị bà nội rấy: "Chúa sinh sao thì để vậy đừng xỏ làm đau tai cháu bà".
Bé Ngọc biết cả nhà ai cũng sợ bà nội. Việc gì nội cho mới được phép làm. Nội cấm thì không ai được trái lời bà, kể cả ba, má và chú Út cũng không dám trái ý nội. Bé Ngọc cũng biết là được bà nội cưng yêu, nhưng có những điều dù bé rất thích mà bà nội cấm. Bà bảo là phạm lời răn của Chúa thì không còn ai có quyền cho phép hết. Ông nội cũng chịu, không dám cải bà nội...
Thiệt tình...Càng nghĩ bé Ngọc càng ấm ức. Tại sao mấy đứa nhỏ từ nhà ra xóm, đều được xuống bến chơi, còn bé thì bị bà nội cấm? Thầy giáo Kỷ chiều nào cũng gom tụi nhỏ lại tập hát ngoài trời, vui hết biết...Vậy mà nội cứ nói Ngọc là con gái, còn nhỏ, cấm không cho đi. Anh Bảo, anh Mừng, anh Trượng là lớn, không nói. Còn thằng Mức, thằng Luông, con Hưng, con Hưởng và đám nhóc, con chú Hai Trầu có lớn hơn bé đâụ..Mà nội lại cấm Ngọc. Có lần anh Mừng định hỏi nội dẫn Ngọc đi với ảnh, liền bị nội la:
- Con gái không được đi chơi với đám đó. Nhất Qủi, nhì ma, thứ ba học trò. Bà cấm cháu theo chơi với tụi nó. Con nít biết gì mà ca với hát. Bé Ngọc nhăn nhó chu miệng cải lại với bà nội:
- Tại nội chưa cho con đi học chớ bộ. Tụi nó đâu có lớn hơn con đâu...
Nhìn Bé Ngọc đứng khóc thúc thích, chú Út xoa đầu cháu rồi bảo:
- Nín. Cháu ngoan. Ừ, lớn học giỏi, chú xin nội cho cháu đi nhà thờ cầu nguyện rồi xem hát há! Bây giờ còn nhỏ đi chơi tụi nó ăn hiếp. Bé Ngọc nủng nịu:
- Bây giờ chơi cũng được vậy. Có anh hai Mừng bênh con chi. Ai dám ăn hiếp con? Má bảo Chúa dạy: "Ở Thiên Ðàng. Con người tốt như trẻ con vậy đó."
Bé Ngọc vừa nói vừa đảo mắt nhìn nội. Bà tằng hắng mấy tiếng rồi nói to:
- Tao nói rồi. Con trai muốn học tới cấp nào tao cũng cho. Còn con gái phải ở nhà. Không có học hành, hát xướng gì ráọChú cháu bây đừng tưởng tao nói chơi. Xin xỏ cho uổng tiếng.
- Trai gái gì hỏng học được má. Con ông bà Mục Sư đó. Mấy cô ai cũng học giõi hết...Nội cắt ngang lời chú Út:
Bộ mầy định bắc cầu cho nó leo đó hả? Vác vạ vay lúa, chớ không ai vác giạ vay chữ vay nghĩa bao giờ. Con gái hay chữ mười đứa hư đủ mười. Không viết thư cho trai, thì cũng cải lời cha lời mẹ. Chẳng biết chút gì Công, Dung, Ngôn, Hanh. Tứ Ðức, Tam Tùng...Lời răn Chúa là phải hiếu kính ông bà, cha mẹ. Hiễu chưa? Cải tao hả?
Thấy bà nội giận, chú Út nín khe. Chú nắm tay Ngọc dắt ra sau nhà dỗ ngọt:
- Ðừng khóc. Nội thương cháu mhất nhà đó. Nội sợ con còn nhỏ, đi học bị mấy đứa con trai hung dữ nó đánh. Ði đâu có chú Út thì nội cho đi...
- Ðánh thì con đánh lại. Ai sợ!
Nhìn Ngọc cung tay, bậm môi chống nạnh chú Út cười rồi mắng yêu cháu:
- Ừ! Cháu chú Út mà đâu sợ ai. Nhưng nè, chú nói cho mà biết. Ở nhà làm trận làm thượng với nội, với ba má, với chú Út thì được. Còn ra đường với chúng bạn mà ngang bướng coi chừng bị nó đánh gảy xương nghe chưa. Lúc đó không có chú Út "binh" cháu đâu...
- Có anh hai Mừng, chị tư Nguyệt binh con chi. Hỏng sợ.
Nhìn bé Ngọc, chú Út lắc đầu cười, rồi nghiêm giọng hỏi:
- Cháu có sợ Ðức Chúa Trời không?
- Sợ chứ. Ba bảo Chúa dạy việc gì cũng đúng hết mà!
Con nhỏ nầy lì lợm thiệt. Nhưng tạ ơn Chúa! Nó cũng biết kính sợ Ðức Chúa Trời. Chú nhớ có lần cô bạn láng giềng của chú tên Minh, được bà nội chọn định cưới cho chú làm vợ, chú cải lời nội, bị nội rầy cho một trận. Mùa dâu chín năm đó, cô Minh hái mấy ký dâu ngọt đem biếu nôi. Bà đưa cho bé Ngọc một chùm rồi cười bảo:
- Của "thiếm Út" mầy đó.
Bé Ngọc mừng quýnh, vừa định đem cho anh Mừng, thằng Mức, con Lo, con Thắm cùng ăn thì chú Út đi chơi về tới. Nghe nói dâu của cô Minh đem cho, chú nổi quạu, giựt chùm dâu bé Ngọc đang cầm quăng xuống sông Ba Lạc. Sau đó, mặc cho bà nội và chú Út cải lẩy nhau, bé Ngọc tức xanh mặt, chạy tuốt ra ngoài sau chuồng gà đứng khóc một mình...Gần xế chiều, khi nghe bìm bịp kêu nước lớn, cả nhà mới nhớ đến bé Ngọc. Bà nội chỏi gậy đi khắp gian nhà trên, gọi muốn khàng cổ, cũng không nghe Ngọc trả lời. Chú Út cũng chạy quanh khắp các hồ nuôi cá tra, cá vồ vẫn không tìm thấy Ngọc.Quýnh qúa chú chạy ra ngoài cửa tiệm tạp hóa của ba má Ngọc để báo hung tin. Phút chóc, mọi người đều đổ xô về ngôi nhà lớn của ông bà nội. Thấy ai bà cũng vừa khóc, vừa kể lể:
- Cũng tại thằng chú Út nó hết. Mắc chứng gì ghét người ta mà lại liệng gói dâu tao cho con nhỏ? Nó tiết nó lội nó mò bị hụt giò ngoài sông rồi đó.Thấy ba và chú Út còn đứng trước sân, bà nội hét:
- Sao hỏng chạy nhanh ra vàm kiếm nó. Tính đứng đó bắt đền tao hả? Má cũng chạy theo ba, vừa khóc vừa kêu gào:
- Chúa ơi! Ngọc ơi! Con tôi ở đâụ..!? Ðám nhóc con cũng túa chạy theo người lớn sục sạo tìm kiếm náo động khắp cả xóm. Chỉ riêng có thằng Mức, bạn chơi thân với bé Ngọc hằng ngày thì qủa quyết :"Chắc nhỏ nầy ra chỗ nó thường rũ mình đến đó ăn trứng thôị..Mức liền tẻ đám đông chạy qua bờ cau, cách chuồng gà một cái mương, gọi khẻ:
- Ngọc ơi! Tao nè...Mầy có trỏng hong?
Bé Ngọc đưa mấy ngón tay ra ngoài phên tre nguo ngoe làm hiệu cho thằng Mức thấy:
- Vô đây. Mầy đừng kêu lớn. Nội nghẹThằng Mức mừng quýnh nhảy ngang qua mương cau, chạy đến chun tót vô cửa chuồng gà kề miệng vào tay bé Ngọc thầm thì:
- Ra đị..Người ta kiếm mầy rần rần đó...Thấy vỏ trứng gà vung vãi quanh bé Ngọc, thằng Mức trố mắt hỏi:
- Chời ơị..Mình mầy nuốt nguyên ổ gà rồi hả? Có chừa tao trứng nào hong?
Bé Ngọc cũng trừng mắt trả lời thằng Mức:
- Ai thèm ăn. Ghét chú Út, tao bóp bỏ ổ gà ấp của chú đó.Thằng Mức hoãng hốt:
- Chết rồi! Ổ trứng gà nòi của chú Út đó.Ăn đòn cho mầy coi. Chun ra đi...
- Thôi. Ra đặng bị nội đánh hả? Ngu qúa!
- Chớ mầy ở đây, tối ngủ với gà hả? Hỏng sợ ma à?
- Nội nói mình thờ Chúa, ma sợ mình chứ mình đâu có sợ ma. Ừa, thôi tối mầy đưa tao ra tiệm ngủ với má tao nhen. Thằng Mức nhìn bé Ngọc gậc gậc đầu rồi cằn nhằn như giọng người lớn:
- Con gái gì mà dữ như bà chằng! *
- Nội ơi! Ðã bao mùa xuân rồi, chúng cháu không được theo nội đến nhà thờ hái lộc..."Ở Thiên Ðàng vơi Chúa" chắc nội nhớ bé Ngọc lắm phải hôn! Cứ mỗi mùa Giáng Sinh, mỗi độ xuân về, chúng con nhớ quê mình! Nhớ nội qúạ..Nội ơi!
Thưa vâng, đúng là tôi đã lần từng bước vào Thiền vì con đường Thiền của tôi nó dậm chân tại chỗ cả hơn ba mươi năm "on-off" để rồi sẽ chẳng bao giờ trở thành "chính quả". Ðúng, không thành "chính quả" được vì tôi đâu nghĩ đến chuyện đi tu. Nhưng Thiền đã cho tôi tiếp thu được nhân sinh quan nhà Phật để sống hạnh phúc với hiện tại và nhìn tương lai là giải thoát khi mình đi vào một cõi hư vô.
Vậy tôi đã lần bước ra sao để vào Thiền.
Những ngày sinh động đón đồng bào Boat people tới định cư tại vùng tôi ở lại tối ngày sáng đêm dắt nhau đi Ottawa biểu tình nên tôi có phần lộ diện. Bác Trúc, một niên trưởng tị nạn có cảm tình đã cho tôi cuốn Tôi tầm đạo, nói "Chú Bình lúc rảnh rỗi nên đọc đi để cho tâm mình thanh thản". Ðôi khi gặp nhau, bác lại hỏi "Ðọc chưa ?"
Nể tình tôi đọc lơ mơ thấy nói phải Thiền, phải tuân hành hai pháp Tứ diệu đế và Bát chánh đạo. ?Ðế? thì tôi "vợ xí xọn con khôn" đâu có khổ mà diệt. Bát chánh thì khó theo quá, như làm sao ?chánh ngữ? được khi mà chuyện trò còn "mày,tao" và xổ nho tía lia để ông con Hải Phong hỏi bố chú "Hùng mày" ở đâu.
Vậy thì tôi chỉ còn cách Thiền để bác Trúc khỏi "truy" tôi.
Tâm ý hành Thiền của tôi kéo dài trong cả 20 năm với không biết bao nhiêu lần bỏ cuộc vì tôi không có kiên nhẫn và không biết chi về cách thức Thiền. Sách nói tôi ngồi ở tư thế kiết già, xếp chân trên bồ đoàn. Tôi tự nhủ ngồi trên giường hay đưới sàn nhà cũng được! Ngồì được rồi thì hãy tập trung tâm trí mình vào hơi thở băt đầu từ mũi. Hãy cảm nhận cho được cái hơi thở từ hai lỗ mũi trước nhân trung. Một khi cảm nhận vững rồi thì mình sẽ theo hơi thở như thấy một luân lưu trong cơ thể, đi từ đầu qua toàn thân để rồi chu kỳ này sẽ tiếp diễn cho đến khi ngưng Thiền.
Tất cả chỉ đơn thuần như vậy. Nhưng ngồi xếp chân bằng tròn, hay kiết già một lúc là tôi đã mỏi nhừ. Ðường Thiền đòi hỏi thời gian, cái hữu ích vô cùng của Thiền, các phương thức Thiền khác nhau tôi không nắm vững lại không có kiên nhẫn nên cả 20 năm trời tôi vẫn dậm chân tại chỗ. Nhưng tôi vẫn mơ hồ một ngày nào đó phải hành Thiền cho bằng được.
Năm 2013 trên một trang báo tôi thấy có một khoá Thiền 10 ngày tại một Thiền trang bên Ontario. Vào trang mạng của Trung tâm Thiền Torino này tôi thấy khoá Thiền đòi hỏi rất nhiều, nơi người tham dự. Phải theo đúng, giờ giấc sinh hoạt suốt ngày từ 4 giờ sáng tới 10 giờ đêm, ăn chay 2 bữa, tịnh khẩu, bế quan toả cảng 100%. Ðọc thêm, tôi thấy đây là Thiền tông gốc Phật nguyên thủy có các trung tâm Thiền khắp thế giới.
Tự bảo mình gian khổ từ ngày đi lính bộ binh còn chịu được thì cái kỷ luật này mình thừa sức theo. Như vậy may ra mới đạt được tâm ý hành Thiền. Tôi ghi danh và lái xe 800 cây số tới Thiền trang Vipassana tên Torino bên Ontario. Thiền tông Vipassana có các trung tâm Thiền hầu như trên toàn thế giới, ngay tại Quebec cũng có ở Montbello và Việt Nam có ở Củ Chi.
Kỷ luật bắt đầu ngay từ khi tôi đứng trước bàn ghi danh tại Trung tâm. Tôi phải trao cho văn phòng cât giữ từ cây viết, sổ tay, chìa khoá xe và dĩ nhiên cả cell phone, may mà tôi không mang theo máy tính. Ði bộ vào tôi chỉ còn mang theo cái balô với vài bộ quần áo và đồ rửa mặt. Và bắt đầu từ giớ phút này là tịnh khẩu, nhìn thấy ai cũng như là chỗ không người. Vì tuổi già tôi may mắn được cấp một phòng riêng có nhà vệ sinh và douche tắm, có một giường đơn và ngọn đèn trần 25 watts. Như vậy là gọn gàng sạch sẽ, tưởng như mình ở một motel bình dân 40$/đêm. Còn các thiền sinh khác thì 3 hay 4 người có một phòng tắm chung dù riêng phòng ngủ.
Ngay lúc được hướng dẫn chung tôi đã hài long và tin là khoá Thiền sẽ tốt. Vị hướng dẫn đã nhắn nhủ rõ ràng sự chịu đựng khe khắt cần thiết để nếu ai thấy khó theo thì nên trở về ngay trước khi bắt đầu khoá.
Nói thật lòng, 80 tuổi đầu mà tôi chưa bao giờ ăn chay trong đời,hôm nay tôi ăn bữa đầu tiên. Mà gian khổ quen rồi tôi đâu có ngán nên tôi bây giờ có 10 ngày ăn chay 2 bữa sáng trưa và không ăn tối mà chỉ có vài trái cây.
Về phòng, 10 giờ tối là tắt đền "couvre feu" theo tiếng khánh. Bốn giờ sáng lại tiếng khánh ngân để thức dậy cho ngày hành Thiền đầu tiên của tôi tại đây.
Thiền đường là một phòng lớn đơn sơ, ánh sáng mờ. Thiền sinh khoảng 100 người ngồi cách biệt hai bên nam, nữ. Tôi thở phào vì tư thế tham Thiền được tự do. Có nhiều thiền sinh ngồi đúng phép kiết già, người ngồi trên miếng đệm vuông vức, người quỳ ngồi và tôi ngồi trên ghế vì tuổi tác, nhưng tất cả theo hàng lối ngay ngắn. Khi thiền sinh an tọa thì hai vị Phụ tá Thiền sư là thày cô Ðinh Thảo và Lan vào an vị trên bục. Thiền tông Vipassana do Thiền sư N. Goenka thiết lập. Các vị hướng dẫn khác tất cả chỉ mang danh là phụ tá Thiền sư tại tất cả các trung tâm của Thiền tông này.
Tại sao chỉ là phụ tá? Vì một khi bắt đầu vào Thiền thì lời giảng dậy là từ các giàn âm thanh khởi sự với lời giảng dậy bằng Anh ngữ của chính Thiền sư Goenka. Những lời giảng dạy này đã được ghi âm in thành nhiều ấn bản dùng tại tất cả mọi Thiền trang Vipassana trên thế giới. Tôi theo một khoá Thiền đặc biệt cho người Việt nên tiếp mỗi đoạn giảng dậy của Thiền sư thì có lời dịch tiếng Việt ghi âm rõ ràng khúc triết.
Tập Thiền bắt đầu với chuyên tâm cảm nhận và quan sát một hơi thở ngay trước nhân chung rồi theo giòng đi khắp châu thân qua nhiều chu kỳ trong khoảng một giờ. Lần đầu tiên ép mình vào qui tắc, tôi đã ngủ lúc nào không biết, xuýt té khỏi ghế thì tỉnh dậy.
Sau hơn một tiếng tập thiền theo hướng dẫn thì được nghỉ giải lao 5 phút. Tiếp tục quay trờ lại tất cả 5 lần trong ngày giữa có bữa cơm trưa và nghỉ một giờ để thiền sinh ra ngoài tĩnh tâm hay thiền hành trong rừng thưa.
Buổi tối là giờ nghe pháp thoại sau bữa tối chỉ có trái cây như chuối, táo. Ðó là gìờ để thiền sinh hiểu được cái nhân sinh quan đức Thích Ca Mâu Ni truyền dậy: Quá khứ qua rồi, tương lai chưa biết- vậy hãy sống với hiện tại bằng diệt khổ và tu thân giữ gìn tám chánh đạo làm người.
Không biết có phải là tôi đầu óc vẩn đục chuyện đời mình hay đầu óc mê muội quá lâu nên sau năm sáu ngày Thiền tập tôi mới "ngộ Thiền". Ngày Thiền của tôi bây giờ thanh thản hơn, thân tâm đều nhẹ nhàng qua saú buổi Thiền và nghe pháp thoại hàng ngày. Cái khổ nhục mình cố gắng vượt qua trong 6 ngày hành Thiền đã tạo cho tôi tính kiên nhẫn. Cái kiên nhẫn chịu được khỗ nhục này đã đi vào tiềm thức đễ ta sẽ không phản ứng tức thì mỗi khi cảm nhận được chuyện gì qua ngũ quan hay qua tâm mình. Tạo được cái kiên nhẫn này qua những bước hành Thiền, tôi sẽ không phản ứng tức thì như khi nghe tiện nội nói "Thơ anh làm đọc như bình dân học vụ" . Chính cái cảm nhận "nghe thấy", "trông thấy", "cảm thấy" mà không phản ứng tức thì giúp tôi bình tâm suy nghĩ hay phán đoán trước khi đi đến một quyết định làm gì để "diệt khổ" trong lời dạy Tứ diệu đế của nhà Phật. Nói theo Thiền tông Tánh Không thì đó là phương châm "Biết không lời".
Chín ngày qua đi, từ 4 giờ sang tới 9 giờ khuya các Thiền sinh tu tập hành Thiền trong yên lặng tuyệt đối theo tiếng khánh ngân trừ khi thầy phụ tá Thiền sư gọi mình hỏi han tiến trình tu tập. Ngày mười bừng dậy với tiếng cười chào hỏi và trao đổi nhau kinh nghiệm hành Thiền. Thiền sinh phân công dọn dẹp sạch sẽ túc xá chung quanh.
Về lại phòng mình tôi đọc tờ yết thị nhắc mình làm sạch sẽ giường nệm, phòng tắm, sàn nhà sao cho như lúc mình mới đặt chân vào phòng ngày đầu tiên. Như vậy, phòng sẵn sàng tiếp nhận Thiền sinh cho khóa tới.
Sáng ngày 11, tôi lên văn phòng lấy lại hành trang đã gởi và theo truyền thống Dana tôi ký một chi phiếu khiêm nhường hiến tặng Trung tâm. Các Thiền sinh đều hiểu sụ đóng góp này là cần thiết dù trên căn bản tự nguyện vì các Thiền sinh tham dự được hoàn toàn miễn phí.
Về lại phòng mình lấy hành trang ra về, một khúc phim 10 ngày sinh hoạt lướt nhanh trong đầu tôi. Tôi tự kiểm và thấy được gì sau khoá Thiền vào đời của tôi. Bây giờ tôi hiểu Thiền là con đường thanh lọc cả thân sinh lý và tâm. Thiền đã tạo cho tôi sự kiên nhẫn để diệt khổ qua bốn bước Tứ diệu đế, sự kiên nhẫn để nương theo tám con đường chánh đạo. Tôi bừng tỉnh thân tâm sau khóa Thiền đầu tiên năm 2013 này để sau đó tiếp nối thêm ba khoá 10 ngày tại các Thiền trang Montbello (Quebec), Shellburn (MA, Hoa Kỳ), Torino (Ontario). Tối tối, trong 4 năm qua tôi đều ngồi Thiền 45 phút . Và tháng 10 năm nay tôi sẽ theo một khoá nữa tại Thiền trang Bhumi bên Úc. Khi rời khỏi Thiền trang Torino với khóa đầu tiên tôi cũng ghi lại lòng mình qua bài thơ Biêt hành đã được nhạc sỹ Phạm Cao Tùng phổ nhạc:
https://www.youtube.com/watch?v=ie5Yb01l78A
BIỆT HÀNH
Hôm nay về lại trần gian
Trong tâm mang gói hành trang vô thường
Chuyện đời sẽ nhẹ như sương
Tan trên cỏ biếc dọc đường Thiền đi
Lòng không lạc tới bến mê
Ngồi nghe khúc hát ngày về bên sông
Trời xanh mây trắng mênh mông
Bay đi giữa cụm nắng hồng hoàng hôn
Không vương vào túi càn khôn
Ðể tâm vô thức tạo muôn lụy trần
Ðường về túi nặng hồng ân
Chân tâm làm vốn xa dần Thiền trang
Nguyệt San Giao Muà xin cám ơn những thân hữu đã dóng góp bài vở cho Nguyệt San Giao Muà số 183 . Một số bài khác sẽ được đăng dần vào số tớị Mong mỏi sẽ nhận được những sáng tác của các bạn bốn phương để cho Nguyệt San Giao Muà thêm phần hương sắc trong tương laị
2) Ðể rút ra danh sách của NSGM (unsubscribe),
xin gửi email về GiaoMua@hotmail.com
3. Mọi chi tiết, thể lệ, thắc mắc, xin gửi về:
GiaoMua@hotmail.com
4. Mọi bài vở, đóng góp, xin gửi về:
GiaoMua@hotmail.com
Nguyệt San Giao Muà
Homepage: http://www.GiaoMuạcom
Thể lệ gửi bài cho Nguyệt San Giao Muà:
Mong bạn gửi Bài cho GM theo cách này là tốt nhất :
1. Dùng mẫu chữ Vietnet (VIQR) hay Unicode
2. Viết Hoa chữ đầu của bài và bút hiệụ Ví dụ: Giọt Mưa Trên Lácủa NS Phạm Duy
3. Gửi bài ngay trong email (không kèm file), để cho BBT khỏi mất công download xuống để đọc
4. Gửi tất cả các bài trong 1 tháng 1 lần trong1 email, nếu tiện.
5. Bài vở xin gửi đến trước ngày 25 mỗi tháng
6. Mọi chi tiết, thể lệ, thắc mắc, xin gửi về: GiaoMua@hotmail.com
Cám ơn bạn rất nhiều, vì nhân sự có hạn, BBT không thể ngồi đánh máy lại từng đề bài hay bút hiệụ
P.O . Box 378
Merrifield, Virginia 22116
USA
Trang Nhà