Số 191
Ngày 1 tháng 3 năm 2018
Nguyệt San Giao Mùa
P.O. Box
378
Merrifield, Virginia
22116
USA
I . Thơ _______________________________________________________________________
1. Thời Khắc Ðến Mùa Xuân | ______ ÐÔNG HÒA Nguyễn Chí Hiệp | ||||||||||||||||||||||
2. Thiệp Xuân | ______ Vân Hà | ||||||||||||||||||||||
3. Ðầu Năm Thư Viết Cho Em | ______Song An Châu | ||||||||||||||||||||||
4. Hương Quê | ______ Á Nghi | ||||||||||||||||||||||
5. Anh Tuổi Thân | ______ Nguyễn Thị Thanh Dương. | ||||||||||||||||||||||
6. Mộng ... | ______ Hồ Chí Bửu. | ||||||||||||||||||||||
7. Phôi Phai | ______ Tử Du | ||||||||||||||||||||||
8. Nhớ Tiếng Nước Mình | ______ Trần Thành Mỹ | ||||||||||||||||||||||
9. Lời Trối Trăn |
______ Sông Cửu 10. Trôi Về Quá Khứ |
|
______ Tình Hòai Hương
| 11. Mùa Xuân Nơi Tiền Ðồn
|
|
______ Hàn Thiên Lương | 12. Ai Còn Nhớ Ai |
|
______ Hồ Thụy Mỹ Hạnh | 13. Hồi Xuân |
|
______ ChinhNguyen/H.N.T. |
14. Khúc Xuân Tuổi Bảy Mươi |
|
______ Phạm Ngọc Thái |
15. Áo Trắng Ngày Xưa |
|
______ Trần Ðan Hà |
| 16. Vàng Rơi Nghe Rất Êm | ______ Lê Miên Khương | 17. Mong Ước | ______ Dạ Lan | 18. Có Một Mùa Xuân | ______ Nguyên Khang | 19. Cơm Chiều | ______ Lúa Vàng |
II . Văn _______________________________________________________________________
1. Chạnh Lòng ___________ Nguyễn Thị Thanh Dương | 2. Huấn Luyện Phi Hành (truyện dài nhiều kỳ) ___________ Tình Hoài Hương |
3. Gẫm Suy ___________ Bạch Liên |
4. Rình Rập ___________ Hai Hùng SG |
5. Em Là Nàng Tiên Của Anh ! ___________ Hồ Thụy Mỹ Hạnh |
III . Trả Lời Bạn Ðọc__________________________________________________
1. Nhắn Tin/Trả Lời Bạn Ðọc _______ Ban Biên Tập |
I . Thơ __________________________________________________
II . Văn___________________________________________________________
Nguyễn Thị Thanh Dương
2. Huấn Luyện Phi Hành (truyện dài nhiều kỳ) Tình Hoài Hương
Tình Hoài Hương
Bạch Liên
Bạch Liên
Hai Hùng SG
Hai Hùng SG Hồ Thụy Mỹ Hạnh
Hồ Thụy Mỹ Hạnh IIỊ Hộp Thư Toà Soạn
___________________________________________________
Thể lệ để nhận Nguyệt San Giao Muà:
1) Ðể vào danh sách của NSGM (subscribe),
xin gửi email về GiaoMua@hotmail.com
Ðịa Chỉ Liên Lạc:
Nguyệt San Giao Muà
Copyright
2002 by Giao Muà e-magazine and respective authors
Chỉ là giây phút chạnh lòng,
Anh xa xôi đến khơi giòng lệ em.
Buổi sáng Ngọc Ngà bước ra vườn sau. Những ngày hè nắng nóng dường như đã qua đi, thời tiết dịu lại mùa Thu đang thấp thoáng đâu đây. Những cây hoa hồng vẫn xinh tươi ra hoa từ đầu Xuân, trong nắng hạ hay chớm Thu về .
Mỗi khi thời tiết và cỏ cây thay đổi Ngọc Ngà không khỏi chạnh lòng. Cô nhớ mãi câu mẹ nói âu yếm và hãnh diện một buổi đầu xuân năm nào lúc cô đang độ tuổi dậy thì mười lăm mười bảy:
- Hoa lá nở xinh tươi như con gái của mẹ.
Cho đến những mùa xuân sau này thì câu nói của mẹ có vướng theo cả tiếng thở dài:
- Hoa lá mỗi mùa vẫn nở xinh tươi mà con người ta thì mỗi mùa mỗỉkhác..
Và đến mùa Thu thì mẹ không nói gì. Chắc mẹ e sợ cảnh mùa Thu tàn phai như nhan sắc con gái mẹ sẽ tàn phai theo năm tháng.
Cô hiểu ý mẹ. Mẹ luôn mong muốn cô lấy chồng kẻo tuổi xuân qua mau.
Khi người ta ở lứa tuổi đôi mươi có bao nhiêu là mộng đẹp.
Cô thoáng thở dài trở vào nhà, mẹ cô đã thức dậy và đang ngồi uống cà phê xem ti vi buổi sáng:
- Hôm nay con không đi làm hả?
- Hôm nay ngày con nghỉ nên mới thảnh thơi ra ngắm vườn một lát mẹ ạ.
Mẹ âu yếm:
- Con thích món gì chốc nữa mẹ nấu, đừng ăn kiêng mỗi bữa trưa chỉ một qủa táo là chết khô chết héo đấy con. Mẹ đã nói rồi con gái làm nghề bác sĩ bận bịu lắm lại không lo ăn uống đầy đủ người cứ rạc dài ra.. Con chăm lo sức khỏe cho người khác mà bạc đãi bản thân mình.
Cô nũng nịu trấn an mẹ:
- Mẹ ơi, một qủa táo cho bữa trưa là tốt cho sức khỏe và sắc đẹp đấỷ
Mặc kệ con gái từ chối. Buổi trưa người mẹ vẫn hì hục vào bếp nấu món ngon cho con gái ăn.
Bữa cơm đã nấu xong thì bỗng có tiếng chuông cửa reo, Ngọc Ngà từ trong phòng riêng của cô đi ra nhưng mẹ cô đã bảo:
- Chắc là bà bạn nhà thờ của mẹ, để mẹ mở cửa và tiếp khách luôn thể.
Cô lui vào trong phòng thì nghe tiếng mẹ reo lên đón khách vừa bối rối vừa ngạc nhiên và không kém phần xã giao:
- Ôi, cháu Phương. Thật bất ngờ?.lâu lắm mới gặp lại cháu.
Tiếng anh Phương đáp lại:
- Chào bác, cháu đi công việc ở thành phố lân cận và lái xe 4 tiếng đến đây thăm gia đình bác. Xin lỗi bác cháu đã đường đột không báo trước..
Và anh Phương thăm hỏi:
- Gia đình bác khỏe không, bố mẹ cháu vẫn thỉnh thoảng nhắc đến hai bác.
- Nhà tôi đi công việc chưa về, chỉ có Ngọc Ngà hôm nay nghỉ ở nhà, còn chị nó đã lập gia đình ở riêng từ lâu.
- Không biết Ngọc Ngà còn nhớ cháu không, cháu luôn cầu mong Ngọc Ngà được mọi điều như ý.
- Ðể bác gọi Ngọc Ngà ra nói chuyện cho vui, hơn mười năm anh em chưa gặp lại nhau.
- Vâng, cháu rất mong gặp lại em.
Anh đã trở lại sau hơn mười năm vắng bóng, anh đến khi lòng cô đã hết chờ mong. Trái tim Ngọc Ngà bỗng đập mạnh bồi hồi có cả những cảm xúc buồn đau hờn giận?
Mẹ cô vào phòng cô nói nhỏ:
- Con ơi, có anh Phương đến chơi, anh hỏi thăm con. Mẹ đã nói con đang ở nhà vậy con ra ngoài tiếp khách với mẹ đi.
Ngọc Ngà che dấu sự bối rối không rời mắt khỏi màn hình computer:
- Mẹ nói giùm hôm nay con nghỉ nhà vì cảm nên không thể gặp ai kẻo lạỉlây cảm cho người khác.
Người mẹ thừa hiểu cô từ chối khéo. Chính bà cũng cảm thấy không thoải mái, không mấy thân tình khi gặp lại Phương..
Ngọc Ngà ngồi trong phòng nghe rõ từng lời đối thoại hỏi thăm nhau ngoài phòng khách. Anh đã lên chức thiếu tá quân y, vợ anh chủ nhà thuốc tây đông khách, vợ chồng anh đã có thêm đứa con thứ ba mới vài tháng tuổi, có vẻ như anh đang sống đời gia đình hạnh phúc ấm êm.
Sau những năm tháng dài bặt tin hôm nay anh cất công lái xe 4 tiếng đồng hồ đến đây để cho lòng bớt áy náy ray rứt, để xin lỗi, thăm hỏi hay an ủi một người con gái mà anh biết đã thầm yêu anh biết bao chăng ?
Ngày gia đình cô mới đến Mỹ định cư đã gặp lại gia đình bác Phong tại thành phố này. Gia đình bác đến Mỹ từ 1975. Ðôi bên cha mẹ đã quen biết nhau từ lúc còn ở Việt Nam, tình bạn nối lại thêm thân thiết.
Ngọc Ngà là con bé 15 tuổi xinh xắn ngây thơ còn anh 20 . Cha mẹ anh và cha mẹ cô thường nói đùa hai đứa xứng lứa vừa đôi và muốn sau này cho hai đứa lấy nhau. Ngọc Ngà và anh Phượng cũng chơi thân quấn quýt bên nhau
Anh vào quân đội và học y khoa, cuộc đời binh nghiệp bận rộn anh thỉnh thoảng về thăm nhà vẫn ghé thăm Ngọc Ngà và mỗi dịp Gíang Sinh anh đều gởi tặng cô một con búp bê nhồi bông xinh đẹp, món qùa mà anh biết cô rất thích.
Ngọc Ngà đã cảm mến và yêu anh từ lúc nào, mối tình đầu ngây thơ và chân thành từ thuở 15 lớn dần theo từng ngày từng tháng. Anh học giỏi đẹp trai và tính tình vui vẻ lịch sự, với cô anh là một chàng trai hoàn hảo để cô ngưỡng mộ và yêu thương.
Anh cũng luôn chăm sóc trìu mến Ngọc Ngà, anh chưa ngỏ lời yêu có lẽ vì cô còn qúa trẻ nhưng cô cảm nhận mối tình cảm anh cho nhiều thêm, thân ái thêm mỗi lần anh đến thăm.
Ngọc Ngà học chăm và học giỏi, cô không thích nghề y nhưng vì yêu anh cô quyết chí sau này cũng sẽ học nghề như anh.
Cha mẹ Ngọc Ngà thật lòng mong muốn anh làm rể, mỗi dịp anh đến cả nhà tiếp anh như khách qúy.
Những con búp bê xinh đẹp của anh cho cô bày trên giường ngủ, chúng ngủ bên cạnh cô, ấm áp thân tình như có anh bên cạnh nên cô không muốn rời xa. Bốn năm là bốn món qùa. Cô đã 19 tuổi rồi.
Gia đình anh bỗng phải dọn đi xa, đến tiểu bàng Utah nơi cha anh có nhiệm sở mới và không hiểu sao mùa Giáng Sinh năm ấy cô không nhận được qùa của anh.
Sự liên lạc thân mật giữa cha mẹ đôi bên thưa dần và anh thì hoàn toàn im lặng. Ngọc Ngà đã chờ mong mòn mỏi món qùa từng mùa Giáng Sinh, từng thời gian lễ nghỉ và tiếng điện thoại hỏi thăm của anh trong âm thầm tuyệt vọng. Anh đã quên cô.
Mẹ cô cũng vỡ mộng như cô đã vỡ mộng, bà chỉ biết an ủi con gái:
- Chắc anh Phương đã có người khác. Con đừng buồn nữa nhé, cuộc đời còn dài, còn chán vạn kẻ cho ta thương. Anh Phượng chưa ngỏ lời yêu, chưa hứa hẹn, hai bác Phong chỉ nói đùa cho vui. Họ không có lỗi gì cả, chỉ tại chúng ta mong muốn và tin thật mà thôi.
- Nhưng sao gia đình bác Phong và anh Phương lại đối xử với chúng ta như thế, họ ra đi không một lời từ gĩa
Về sau qua vài bạn bè quen biết của cả đôi bên gia đình thì gia đình Ngọc Ngà biết rằng gia đình anh cố tình dọn đi xa để anh quên dần cô và quen với người con gái khác do cha mẹ anh lựa chọn để tương xứng với địa vị và sự giàu có của họ. Người vợ tương lai của anh cũng con nhà giàu học giỏi như anh, cô đang học dược.
Gia đình Ngọc Ngà mới sang Mỹ rất nghèo, con cái chưa đứa nào ăn học ra gì thì làm sao xứng với gia đình bác Phong.
Thế nên những lời hứa hẹn nửa đùa nửa thật của cha mẹ anh chỉ là gío thoảng mây trôi tan biến mất.
Thế nên những tình cảm chớm nở anh cũng đành quên.
Ngày anh lấy vợ bác Phong và anh đều không gởi thiệp mời hay thiệp báo tin đến gia đình Ngọc Ngà và mối liên hệ cắt đứt từ dạo ấy. Chắc gia đình anh tự cảm thấy mình có lỗi đã gieo cho gia đình cô niềm hi vọng nên họ ngại ngùng không muốn giao tiếp nữa.
Nay cô đã học xong y khoa và làm việc trong một bệnh viện lớn tại thành phố gần nhà.
Nay cha mẹ cô đã làm ăn khá gỉa, hai đứa con đều ăn học thành tài.
Cô có đủ tiêu chuẩn để yêu anh rồi đấy nhưng anh đã thuộc về ai.
Thuở mới lớn cô đang quen anh chỉ biết có anh nên chẳng quen ai. Khi vào đại học cô để dành thời gian học hành. Cả một quãng thời gian dài tuổi thanh xuân đã lặng lẽ trôi qua.
Một vài đám bạn bè với cha mẹ cô mai mối con trai họ, em cháu của họ nhưng người được điểm này thì mất điểm kia nên Ngọc Ngà vẫn còn độc thân cho đến bây giờ.
Cô bé Ngọc Ngà 15 tuổi mới đến Mỹ hôm nào nay đã ở tuổi xuân muộn 30.rồi. Mẹ cô thì sốt ruột khi mỗi năm cô thêm một tuổi nhưng Ngọc Ngà vẫn tự tin tuổi nào cũng có tình yêu của nó dù càng ngày cơ hội tìm người yêu của cô càng thu hẹp, những người cùng trang lứa đã có người yêu, có gia đình hoặc không tương xứng tuổi tác nghề nghiệp.
Mỗi lần nhìn con gái ăn mặc đẹp ra phố một mình mẹ cô lại thở dài dù cô luôn ra vẻ hồn nhiên yêu đời và trêu chọc mẹ:
- Mẹ làm như con gái mẹ ế lắm đấy, 30 tuổi vẫn còn xuân xanh, con ra phố thiếu gì anh nhìn theo.
- Vậy con lấy chồng đi cho mẹ nhờ.
Ngọc Ngà khẳng định:
- Con thích câu ?Ðời còn chán vạn kẻ cho ta thương? của mẹ. Tại con chưa gặp đúng người mà thôi
Tuy khuyên con gái thế nhưng người mẹ vẫn lo lắng, con gái học giỏi đẹp đẽ ngoan hiền con nhà tử tế, càng có nhiều ưu điểm càng?khó lấy chồng, thấp không ai với tới, cao thì họ đã nhanh chóng có nơi có chốn, còn lại ít ỏi để cho mình gặp gỡ và lựa chọn.
Khách đã ra về mà Ngọc Ngà vẫn ở mãi trong phòng không chịu ra ăn cơm, mẹ cô vào phòng thấy con gái vẫn ngồi lặng lẽ bên màn hình computer, khi bà đến gần mới biết con gái đang khóc, cô không kịp dấu mẹ những giọt nước mắt nhạt nhòa.
Người mẹ sững người trong vài giây. Những giọt nước mắt thổn thức kia từ đứa con gái luôn tỏ ra mạnh mẽ và hồn nhiên trước mặt bà.
Chỉ có mẹ là hiểu con, bà hiểu đây là những giọt nước mắt của giây phút chạnh lòng và tủi thân. Người mình yêu đang hạnh phúc gia đình còn mình thì vẫn cô độc lẻ loi.
Mẹ cô ứa nước mắt khóc theo con dù bà cố dùng lời cứng cỏi để an ủi:
- Việc gì con phải khóc chứ, con ơi ?Ðời còn chán vạn kẻ cho ta thương? mà.
Thế gian bao la người nhưng tìm một người để yêu sao vẫn khó thế, vẫn chưa gặp trong đời ?.Cô nghẹn ngào nghĩ thầm.
Mẹ cô tiếp tục an ủi:
- Con và anh Phương không có duyên nhau, đừng tiếc đừng thương?
Cô vẫn nghẹn ngào:
- Vâng..con hiểủnhưng thà anh đừng đến... đến làm gì khi con đã cố quên?
Chính mẹ cô cũng cảm thấy thế. Gặp lại Phương bà cảm thấy vụng về khó xử
Bà tìm cách khỏa lấp:
- Ra ăn cơm với mẹ cho vui, hôm nay mẹ làm món cá chiên chấm nước mắm gừng tỏi ớt, món mà con ưa thích.
- Mẹ cho con xin ?qủa táo.
Cô vẫn chỉ ăn qủa táo. Ðáng lẽ cô sẽ ăn một bữa trưa ngon với mẹ nếu anh không đến không làm cho cô buồn rũ rượi thế này. Cô gái đầy tự tin và yêu đời trong cô đâu rồi? Anh, của mối tình đầu ngây thơ.
Anh, của bao ước vọng cuộc đời.
Anh, của nỗi đau âm thầm bấy lâu nay.
Mười hai năm qua cha mẹ và cô ai cũng hiểu không bao giờ nhắc đến tên anh, đến gia đình anh để mọi thứ chìm vào qúa khứ.
Thà anh cứ im lặng như đã từng im lặng.
Anh đến làm gì để khơi lại vết thương đau mà cô đã cố gằng quên dần theo năm tháng, để
mối tình đầu mong manh rất đẹp và rất buồn của cô chợt thức dậy trong những giây phút chạnh lòng như thế nàỷ.
( Feb. 01- 2017)
Truyen Dai
Huấn Luyện Phi Hành
Phần thứ Nhì
Chương 6
Hương Xưa
Lữ Phi Hành nói đúng. Phải. Lần cuối cùng Hồng Hạnh gặp Phi Hành, (sau vài ba năm xa nhau), ấy là lần đầu tiên Hạnh đi cùng người con trai khác. Tối đó, trời mưa tầm tã, Hạnh với bạn núp mưa nên vô ăn cơm ở tiệm Mỹ Hương, Thiên mới chỉ là bạn mà Hạnh đặc biệt có cảm tình. Về phần Thiên thì khỏi nói: anh đã phải lòng và yêu Hạnh biết bao, anh quyết chí muốn sau nầy sẽ vinh dự gọi em là ?vợ yêủ.
Bỗng giật thót người khi Hạnh vừa cầm trái chuối lên, trái chuối dường như nặng trịch; giống như tay mình cầm khối đá, nó rơi rụng xuống bàn lúc nào, chẳng rõ. Tim Hạnh co thắt trong lồng ngực dập dồn, hơi thở đứt đoạn. Hạnh nghẹn ngào run rẩy như con chim non bị ướt, sửng sốt rồi lúng túng quay lui quay tới, cô muốn độn thổ, muốn tìm nơi ẩn náu trốn chui trốn nhủi khỏi chỗ nầy. Hay chết khuất đi, không dám nhìn người xưa, để Hành đừng trông thấy cảnh bẽ bàng gượng gạo hết sức dị kỳ. Ðịnh mệnh bày trò chơi chi trớ trêu, xỏ lá quá! Dù muốn lẫn tránh Hành, nhưng đôi mắt Hồng Hạnh cứ dán chặt vào anh, thầm mong Hành đừng nhìn thấy mình, thì hay biết mấy!
Bạn Thiên đang kề miệng bên tai Hạnh nói nhỏ câu gì đó, khi anh thấy mặt cô tái xanh, tái méc, thì anh ngỡ là Hạnh bị trúng gió, nên Thiên vội lấy lọ dầu con hổ ở trong túi áo veste (hôm trước con Thương Chi đã cạo gió cho anh ta. Thương Chi rất mê Thiên đẹp trai và tài hoa là gì) ? Anh ta bôi xức lên hai bên thái dương của Hạnh lia lịa. Mặc cho cô cúi gầm, xù mặt, Hạnh cứ lấy tay mình xô hất tay Thiên ra nhiều lần. Vì cô sợ Phi Hành nhìn thấy cử chỉ anh nầy âu yếm, vuốt ve, trìu mến, làm mình ngượng ngùng xấu hổ, và sợ người xưa hiểu lầm: nghĩ mình cố ý ?làm trò hề yêu đương màu mè" trước mắt cố nhân, để chọc tức, khiến Hành đau lòng. Còn Thiên thì ngỡ là người anh yêu đang phụng phịu, nhõng nhẽo ưa làm nũng với mình, nên anh càng ?xáp lá cà? vô sát bên Hạnh, ngọt ngào, hai tay ấm áp của Thiên dường như mơn trớn lên má Hạnh, Thiên rù rì nói những câu âu yếm thân thiết.
Khi móc áo mưa lên đinh treo xong, Phi Hành ngồi xuống ghế, thì Hành nghe tiếng lách cách của ly chén chạm nhau, và thấy trái chuối rớt trên bàn đối diện. Hành ngẩn lên và bàng hoàng nhìn Hồng Hạnh đăm đăm. Bốn mắt rực lửa giao nhau trong khoảnh khắc, nhưng lâu dài như cả một đời người hiện hữu nhìn nhau. Thiên nào biết ?chuyện chẳng lành? trong tim hai người kia đang dậy sóng! Thiên chẳng hề biết sự ?chạm trái gay gắt" ấy, nên anh vô tình vẫn vui vẻ, duyên dáng vô tư lự nói cười ngọt ngào huyên thuyên.
Còn ?họ?; Không có câu gì để nói với nhau nữa sao? Không! Ðôi mắt thầm lặng đã ngấm ngầm tỏ lộ bao nỗi niềm uất ức, đắng cay, tràn ngập nước mắt xót xa đang dội ngược vô tim. Hơn cả ngàn tiếng thì thầm trong tâm tư vừa trổi dậy, hơn vạn lời thở than hờn trách nhau oán thán vô biên. Biết biểu lộ dưới dạng thức nào cho trung thực, khi bốn mắt âu sầu lặng lẽ nhìn nhau!? Ðôi mắt đó thể hiện cả lòng hồ giao động sôi sục sóng gió, dường như ném vào người đối diện cái nhìn vừa bối rối, bàng hoàng, xót xa, cay đắng, lại vừa nhẹ nhàng chế diễu châm biếm, lẫn trong nỗi buồn mênh mông, xa xăm... và dài vô tận!
Phi Hành quay qua nhìn Thiên đang rối rít loay hoay xoa xoa, bóp bóp, xức dầu cho cố nhân. Chao! Cô thấy hai vành tai, trái tai và mặt người xưa lấm tấm những giọt nước mưa mà lại đỏ bừng. Mặc dù trời Ðà Lạt lúc nầy lạnh 10o/C. Hành bối rối vuốt ngược mái tóc ướt đẫm nước mưa, rồi úp khuôn mặt gầy nhom lên hai bàn tay xương xương (Hạnh thấy bây giờ anh không còn trắng hồng, cân đối, vui tươi, và hào hoa như ngày xưa).
Lý đi cùng Hành hỏi:
- Làm sao vậy? Sao hồi nãy ?già? kêu đói bụng lắm. Sao bây giờ lại ngồi thừ người ra? Già không chịu ăn uống. Có chuyện gì nghiêm trọng lắm. Phải không?
Hạnh đã nghe rõ câu Lý hỏi, cô cần phải thoát ra khỏi chỗ nầy ngay tức khắc, không đủ can đảm ngồi nán lại phút nào. Không thể nào nhìn da mặt Phi Hành bắt đầu trắng bệt. Không kịp uống nước, cô giục Thiên:
- Ði về! Ði về thôi.
Thiên kinh ngạc nhìn Hạnh, vội đến nỗi anh dẫm lên chiếc guốc của Hạnh, Hồng Hạnh phải ngồi phịch xuống ghế, có chút tức giận khi Thiên làm đứt quai guốc, nhưng Hạnh lắp bắp run run len lén thì-thầm nho nhỏ nhờ Thiên đi đến quầy của tiệm cơm, xin họ mấy sợi thun, để cô lấm lét co chân trái lên cao, loay hoay cúi xuống cột chặt mấy sợi thun vô bàn chân mình với chiếc guốc. Mặt Hạnh nóng bừng bừng như ai vừa dội gáo nước sôi, mà toàn thân thì lạnh toát, thật xấu hổ không thể nào tưởng tượng nỗi. Không hiểu tại sao mình lại quá sợ hãi khi chạm trán với Hành như vậy? Có phải tự trong đáy lòng sâu thẳm; Hồng Hạnh vẫn dấu kín một mối tình nồng cháy, sắt son, em không muốn cho cố nhân trông thấy cảnh xót xa, khiến anh đau buồn thêm chăng?
Thì em nào có kém gì anh, đôi mắt Hạnh tối sầm lại vì nỗi đau quá độ, giống như có bàn tay ai vô hình bóp nát trái tim, cho trào máu ra, khiến cô choáng ngợp người. Sự đối mặt quá bất ngờ, phũ phàng, cũng như tia nhìn Phi Hành xuyên qua cô đột ngột, quặn lên nỗi đau tê tái dâng tràn tột đỉnh. Dẫu hai người đã thực sự xa nhau rồi, nhưng lòng mỗi người vẫn giữ những vết chém sâu in đậm trên trán, in lên đời mình; khi thỉnh thoảng vô tình họ nhìn thấy nhau trên phố cũ. Sao trông ?mình? khắc khoải ủ dột đến thế? Mặc dù, theo Hạnh biết chung quanh Phi Hành có những bà, những cô thường ân ái? Bên nỗi cô đơn ưu phiền không xác định được, không có ai là người anh yêu dấu thật lòng nữa sao? Có phải câu anh Hành vẫn nói:
- ?Em chính là tình yêu và hạnh phúc của anh. Em là tình đầu và cũng là tình cuối. Ngoài em ra, anh không thể yêu ai, và chẳng hề yêu aỉ. ?là sự thật và trọn đời?
Ôi! mình đã uống cạn đáy chum rượu biệt ly vĩnh viễn trong câu chuyện tình đôi ta rồi ư? Thế giới tiểu thị dân trong thành phố Ðà Lạt thơ mộng, nơi xứ hoa đào tươi thắm, vẫn dai dẵng đùa cợt nỗi đau, lạnh lùng tung đi hấc lại trong đời mình, như quả bóng đá lăn lóc trên sân cỏ. Mặc dù ta muốn quên, muốn không nhìn thấy nhau nữa, chẳng muốn thấy gì ngoài vòng sô tang quấn chặt trong lòng. Dù thời gian trôi đi, trôi đỉ vết thương có thể lành, nhưng tự nó còn lưu lại những tổn thất bất hạnh, buồn đau, khiến Hạnh ngậm ngùi nuốt lệ. Thế mà hỡi ôi! Cả hai người cứ gặp nhau hoài, vẫn nhìn thấy nhau hoài... trong thành phố bé nhỏ nầy, là sao thế hử!? Hỡi ông Trời bà Ðất ui!
Trong thâm tâm Hạnh cầu mong sao Hành không trông thấy mình khi ra về. Khổ nỗi, muốn đi ra khỏi tiệm, cô phải đi ngang qua sát bên bàn ăn, nơi Hành đang ngồi, vì lối đi rất chật hẹp, có thể chạm vào cánh tay nhau. Chần chừ do dự băn khoăn mãi, thừa lúc Lý gọi Hành cùng chụm đầu cúi xuống xem menu, chọn thức ăn, Hạnh vụt đứng dậy, run bần bật, lùi lại lẽn núp trốn sau lưng Thiên, mà vọt lẹ ra ngoài trời đang mưa tầm tã, khiến Thiên chạy theo nhìn Hạnh, kinh ngạc:
- Em! Trời đang mưa rất lớn. Ướt hết em ạ. Sao em vội thế không biết.
Hạnh quá sợ ánh mắt xót xa đau đớn của Hành lặng lẽ nhìn theo. Nhưng, tại sao mình lại quá sợ hãi, đến nỗi phải trốn núp sau lưng Thiên, như kẻ gian đã phạm tội gì tày trời vậy? Thì rả Hạnh không dám làm tan nát lòng anh, và Hạnh vẫn yêu cố nhân thiết tha.
Sau đó ít lâu, bất ngờ Hồng Hạnh nhận thư Hành:
Em yêu,
Sau khi tốt nghiệp khoá quân sự tại TTHLKQ, Nha Trang, anh Hành được bổ nhiệm về làm Tiểu-đoàn-trưởng, Tiểu-đoàn tân binh (khu nhà Sắt). Thế là anh phải dọn qua bên đó ở để chỉ-huy hơn một trăm tân binh Không-quân. Thỉnh thoảng anh được đi phép về Sài Gòn (ba lần) nhờ quen với Thiếu úy Nghĩa rất dễ thương. Anh Nghĩa đã tốt nghiệp trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam tại Ðà Lạt. Nhờ anh Nghĩa, nên anh biết cách làm đơn xin đi phép. Khi đi ra ngoài trạm tiếp liên, Hành liên lạc với một anh phi công Hoa Kỳ, xin đi ké phi cơ của USAF.
Có một lần đang học ở Nha Trang, anh được đi phép về Sài Gòn. Vì còn là sinh-viên sĩ-quan Không-quân, anh không được phép bay cùng pilot, nên anh Nghĩa đã cho anh mượn áo quần bay của ảnh, để mặc ké vào mà khù khờ che dấu ?cái tôi non dạỉ. Chuyến phi cơ quân sự đó họ ghé tạt qua Ðà Lạt có chút công tác. Từ phi trường Cam Ly, họ thả người xuống cho dạo phố vài giờ. Tài xế chở anh em Không-quân từ Cam Ly chạy lên dốc đại lộ Yersin, rồi xe vòng xuống hồ Xuân Hương, lại lên dốc Lê Ðại Hành. Anh đứng lố nhố trên chiếc Dogde không mui với chục mạng pilot khác. Lúc xe chạy lên dốc Lê Ðại Hành, thì anh nhìn thấy "nàng HH" đi trên phố, (trước mặt tiền của rạp ciné Hoà Bình) cùng bốn cô bạn. Mừng quá, anh vừa vẫy tay lia lịa, vừa hớn hở gọi to tên em. Anh bồn chồn, xôn xao cuống quít chồm người ra ngoài ngoắt lia lịa. Rõ ràng em đã đứng khựng lại, ngơ ngác nhìn quanh khi nghe tiếng ai gọi tên mình. Nhưng rồi em bình thản ung dung quay đi vui cười với bạn.
Khi xe Dogde tấp vào bên hông khu Hoà Bình, bên cạnh tiệm ảnh Hồng Châu, anh vội vàng nhảy xuống xe liền tất tả chạy ngược trở lại chỗ cũ, rồi chạy ngược chạy xuôi tìm em, anh dáo dác nhìn quanh tìm em khắp vùng, nơi em vừa dẫm chân lên đó, nơi "em yêu" cùng các bạn vừa đi qua. Không hiểu các em rẽ đi lối nào, mà lẹ quá chừng trong làn sóng người đua nhau đi dạo, như trẫy hội trên phố chiều Thứ Bảy vậy!? Vì anh nghĩ có lẽ cưng đã hết giận anh rồi. Bởi vì, anh mong em cũng giống như tình anh đối với em ngày xưa đậm đà ra sao, thì bây giờ vẫn thắm thiết như thế: Nhưng định mệnh quái ác, đã tàn nhẫn xô hai người đi hai ngả tách bạch. Không cho anh và em gặp nhau. Dù chỉ thoáng hơi thở cuả không gian, và tích tắt thời gian gần thật gần trong tầm tay. Dù chúng ta đang ở chung một thời điểm ? đi chung trong thành phố nhỏ bé và thơ mộng nầy. Thế mà... chúng ta không thể nhìn thấy nhau, không thể gần nhau, để ân cần vồn vã hỏi thăm nhau sao, hở Trời!?
Rồi mai đây, khi anh sẽ phải rời xa quê hương, sẽ ngăn chia biết bao sông, cách biết bao dặm trường dọc ngang xuôi ngược. Núi non hùng vĩ và hiểm trở trùng trùng vây bủa. Biển cả mênh mông cuồng phong gió táp mưa gào, chúng ta sẽ xa nhau, xa diệu vợi muôn trùng hải lý. Có nằm mơ, anh cũng không thể bơi lội trong giấc mơ mà về thăm em. Chắc chắn nơi ấy chẳng thể có giang thuyền nối nhịp. Anh không có đôi cánh đại bàng, hai chân anh sẽ mỏi mệt rã rời chùng bước, ngập ngừng. Anh không có gì, chẳng còn gì tất cả. Làm sao anh có thể chắp nỗi đôi cánh như chim đại bàng lướt gió tung mây, để trở về cố hương? hầu tìm chút mùi hương xưa đã êm ái vụt bay ra khỏi tầm tay mình?! Vì, có thể em đã bay xa... xa mất hút ra khỏi đời anh rồi, cũng nên!?
Thế là kể từ hôm đó, từ đáy lòng anh lại bừng thức dậy nỗi tức tưởi, nghẹn ngào, xót xa, hậm hực, cay đắng, nỗi thương đau vùi trong biển tình còn dấu kín trong tim, (vẫn thắm thiết âm thầm mà sâu lắng). Anh lặng lẽ tìm về chút "nhớ mùi của hương xưa"; anh luôn luôn mơ thấy em tươi vui, ngọt ngào, đằm thắm, ân cần, dịu dàng, lặng lẽ nhẹ nhàng đến thăm anh. Khi bừng tỉnh giấc chiêm bao, anh lại mơ mơ màng màng, ước mong mình hoá thành chú bướm, để anh có thể nhởn nhơ bay về đậu bên ngoài khung cửa sổ phòng nhà em. Anh sẽ mỉm cười, lẵng lặng nhìn cưng uyển chuyển đi ra thẩn thờ, buồn xo đi vào nhìn tháng ngày dần chết lịm trong đời. Anh sẽ ca bài "Mộng dưới hoa" (như ngày nào anh cùng em đi trên đại lộ Pasteur, gần cổng nhà em, anh đã hát. Em khen hay, và nhìn trước ngó sau không thấy ai, em thưởng cho anh nụ hôn ngọt lịm ở trên má). Anh sẽ ru em ngủ, nhìn em êm đềm say sưa đi vào giấc mộng đẹp không vướng chút muộn phiền. Trong đó, anh mơ mình sẽ về trùng phùng bên em. Vì, Hồng Hạnh đã thôi giận hờn, em bao dung, từ bi tha thứ cho anh mọi điều lầm lỡ vì tính đa tình, khiến chúng mình không vui, khi:
Tình yêu sóng giạt khắp chân mây
Cho đến một hôm tại chốn nầy
Ðắm đuối tôi thương ?mình? quá đỗi
Yêu sao tình ấy vẫn mê say.
Cầm tay khẽ nói mộng dài lâu
Ðằm thắm nụ hôn tựa buổi đầu
Xúc động bàng hoàng như muốn khóc
Món quà trân quý bởi vì đâu?
Xa rồi dấu ấn ở trên môi!
Giọt mật hôm nao ngọt cuộc đời
Hay vẫn chỉ là men trái đắng
Những ngày ly biệt cảnh chia phôi.
Tình yêu thần tượng đẹp muôn màu
Dù kiếp này hay hẹn kiếp sau
Vị đắng trào lên đôi mắt ướt
Chảy dài thương nhớ nụ hôn đầu... (*THH)
Sự nghẹn ngào tức tưởi luôn dày vò tâm thức anh. Sau khi xa Hạnh, dư âm nầy luôn quanh quất đâu đây canh cánh ràng buộc bên mình. Khiến anh nhũn chí dìm lòng trong tiếng nấc: Có biết không em? Cõi lòng anh đang dày vò, ray rứt, tan nát vì cái đào hoa và đa tình bồng bột của thằng con trai mới lớn. Mà, chỉ khi nào còn lại một mình anh. Lúc anh sống cho riêng anh, thì tình cảm thiêng liêng trân qúy ấy: nó lại chợt hiện đến. Một mối tình thâm sâu thật đầm ấm, ngọt ngào, nhưng xa xăm; diệu vợi... và muôn trùng đơn côi, vắng lặng luôn dày vò anh. Em ơi. Anh thì thầm nguyện cầu: Chúng ta sẽ vĩnh viễn yêu nhau, bên nhau trong vòng tay dịu êm. Nhé em.
Ðã đến giờ vô lớp, anh đành tạm biệt em yêu. Hẹn em thư sau nhé.
Lữ Phi Hành
* * *
Ðến tháng 9 năm 1965, Hành được lệnh đi khám sức khoẻ, do USAF khám. Sau đó, họ điều anh về Sài Gòn đi làm thủ tục an ninh, & thủ tục xuất cảnh. Trên giấy thông hành ghi: "đi du học", trong thời gian tám mươi (80) tuần lễ. Ôi cha ơi! Lâu quá đi thôi. Ngao ngán biết chừng nào! Tuy vậy anh cùng các bạn cùng khoá vui vẻ, nôn nao, hớn hở, hân hoan, lo may đầy đủ quần áo, mua áo lạnh, vân vân? Hành hân hoan chuẩn bị chu đáo mọi thứ cần thiết để đi Mỹ.
Khoảng thời gian nhàn hạ và mòn mỏi chờ đợi nầy, Hành lấy xe hơi của ba, anh đến đón Nghĩa cùng đám bạn hữu của cô bồ mới quen. Cả nhóm cùng nhau đi ăn, đi chơi, đi cắm trại. Trước đó, cô ta có gởi thư cho anh, cô nói là có bốn bạn gái cùng lớp, muốn kết thân với "tụi anh". Anh hỏi đám bạn, thì có bốn tên tình nguyện nhập cuộc, anh khoan khoái tụ tập họ ở nhà một thằng bạn, ung dung viết tên mấy cô gái, rồi bỏ vào cái mũ lưỡi trai, xóc đều cho bốn thằng "bốc thăm". Có một bạn rung đùi ca ngâm câu ca dao:
Ấy ai dắt mối tơ mành
Cho thuyền quen bến cho anh quen nàng
Tơ tằm đã vấn thì vương
Ðã trót gian díu thì thương nhau cùng (cd)
Thế rồi, chàng trai phong trần bạo dạn mở lời:
Ai về đường ấy hôm mai
Gửi năm điều nhớ gửi vài điều thương
Gửi cho đến chiếu đến giường
Gửi cho đến chốn buồng hương em nằm (cd)
Bạn bè moi đủ thứ chuyện tiếu lâm sưu tầm lượm lặt khắp đó đây, tha hồ ?làm le, làm dóc làm thân, làm tin, làm tớỉ với các cô nàng, cố ý chọc cho họ cười và tự nhiên hơn, gần gũi dễ thân thiện trong buổi sơ giao, không sợ nhạt nhẽo vô duyên: Hiên kể chuyện hắn sưu tầm lượm lặt đó đây:
- Người ta đã thống kê được rằng, cuộc đời một người đàn ông hầu hết gắn bó với chữ ?ăn?. Khi còn bé thì ?ăn học?. Lớn thêm chút nữa thì ?ăn chơỉ. Lúc có bạn gái thì chăm chăm chút chút cố tìm cách ?ăn thịt?? Ăn thịt xong thì phải ?ăn hỏỉ, rồi ?ăn cướỉ. Cưới về phải tiến hành ?ăn nằm?. Khi vợ đến kỳ ?khai hoa nở nhụỷ anh ta đành phải ?ăn chaỷ hoặc len lén vợ đi ?ăn vụng?. Sau khi vợ sanh cu bé, thì phải ?ăn kiêng?. Về già anh rụng răng nên phải ?ăn cháỏ. Già khú thì anh theo các cụ bà mà ?ăn cỗ??
- Nè, bọn mình ắt là có đứa sẽ được vợ tương lai dặn dò thế nầy:
Anh về, em nắm cổ tay
Em dặn câu nầy anh chớ có quên
Ðôi ta đã trót lời nguyền
Chớ xa xôi mặt mà quên tấm lòng (cd)
Ngờ đâu sau thời gian đó ít lâu, có hai cặp đã trở thành vợ chồng thật sự:
Anh là con trai út nhà
Anh đi kén vợ đằng xa quê người
Thấy em đẹp nết đẹp cười
Ðẹp người đẹp nết lại tươi răng vàng
Vậy nên anh gửi thư sang
Tình cờ anh quyết lấy nàng mà thôi. (cd)
***
Một hôm vào ngày Thứ Sáu, Hành và cô bồ Trân Thư đi ăn, rồi đi chơi vui vẻ nguyên ngày. Cuối cùng cả hai đứa vào nghỉ nhờ ở nhà của Trung. Dù anh và cô ta chỉ quen nhau vài tháng ngắn ngủi, mới mẻ. Không phải Hành tự khen "cái tôỉ, nhưng anh thầm phục ta tán gái tài tình, trơn tru, hay ho của mình, nên Thư như cá cắn câu đã nhanh chóng xiêu lòng dễ dàng. Cả hai nói với nhau nhiều lời hứa hẹn sắt son, thề hứa suốt đời sống bên nhau đến khi răng long tóc bạc. Anh và cô ta ?mết nhaủ si mê, say đắm, có những giờ phút thắm thiết mặn-mà, bạo dạn nồng nhiệt cuồng mê hun hít, quấn quít. Cô bồ sẵn sàng và dễ dàng hiến dâng cho anh đời con gái. Nhưng không hiểu tại sao, tự dưng khi đó đột nhiên hình ảnh (mối tình đầu) lại xuất hiện: Nàng ngây thơ. Dịu dàng. Khả ái. Ðằm thắm. Tươi mát. Duyên dáng. Hồn nhiên và trong sáng xiết đỗi. Bởi vì Hành và nàng yêu nhau đứng đắn, đàng hoàng, vô cùng trong sáng. Hình bóng tuyệt vời, sự ngây thơ và thánh thiện của nàng: đã hiện lên trước mắt anh quá rõ nét.
Thật hết sức bất ngờ! Hành lặng lẽ phiền muộn nằm vật xuống trên giường kêu cái đụi, như trái mít ướt rụng, tự dưng anh kịp thời ngừng lại những động tác yêu đương cuồng mê với cô nhân tình. Vắt tay lên trán, anh nhăn mặt nhiú mày bâng khuâng suy nghĩ miên man. Hành bàng hoàng mở mắt ra, ái ngại nhìn cô nhân tình mới, Hành buồn thiu dáo dác nhìn quanh, bồn chồn ngơ ngác nhìn cô bồ đang loã lồ, tênh hênh. Cô ta nằm kế sát bên mình, vòng tay cô ta vẫn quấn siết trên cổ anh và kiên nhẫn chờ đợi. Hành xót xa buông tiếng thở dài, thì thào nói với cô bồ:
- ?Hãy mặc quần áo vào đỉ.
Cô tình nhân Thư kia hụt hẫng, bực bội, tức giận và sượng sùng, chưng hửng! Thật là chả ra cái thể thống gì! Mất mặt và mất hết ý nghiã cuả một cuộc làm tình chưa trọn! Có lẽ cô ta lầm tưởng anh còn là "trai tơ trinh" chưa biết làm tình, thì thiệt là ?lầm chít? em ơi! Nhưng từ trong thâm tâm anh? thì than ôi! Chính nhờ mùi của hương xưa của Hồng Hạnh rất vô tình thoang thoảng bay đến, nhẹ nhàng êm ái như hương xuân vô cùng trân quý, mà "em yêu" đã ân cần đến bên anh kịp lúc. Em lặng lẽ, thân ái, trìu mến, ưu ái hiền hòa, lặng lẽ âm thầm đến bên anh, tình cờ em Hạnh đã cứu thoát nhiều người con gái con nhà lành khác, mà anh "đã iêu". Lẽ ra ?các cô ấỷ nên biết: vô tình các cô nhờ có ?em cưng yêủ, nên các cô ấy không bị mất thứ trân quý nhất của đời con gái, các cô phải cám ơn nàng! Còn em, em biết không, có biết gì không. Hở em HH yêu của anh!?
Ðể bớt ngượng, anh vơ tấm mền mỏng đắp lên mình cô bồ còn bần thần tê tái, mong sao cô ta bớt loã lồ hổ thẹn và trân tráo. Phần anh, cử chỉ đó có vẻ như lạnh lùng và đểu đểu xí, nhưng anh không gượng được nỗi hân hoan hãnh diện tự kiêu ùa về (khi anh tự biết chính mình đã chiến thắng dục tính). Trận cuồng phong mê đắm đó như gió bay qua cánh rừng, rồi tan biến vào hư vô, thì tình cảm ấy giống như những giọt nắng úa tàn qua kẽ lá, cuốn theo dòng sông chảy xiết mà thôi. Hành ngồi dậy vào phòng tắm, sau đó anh uể oải chán chường kiếm điếu thuốc thơm gài lên môi, Hành e dè kể cho cô bồ nghe nhiều chuyện tiếu lâm đã đọc, hoặc sưu tầm trên báo, ví dụ như:
Hai người bạn gái gặp và hỏi chuyện nhau:
- Chuyện mầy và anh chàng mới quen tới đâu hở... ?
- Chia tay rồi.
- Sao vậy!? Tao thấy tối qua hai người còn đi xem phim mà...
- Tối đó, trong rạp điện cúp, mà chân anh ta cứ?
- Thế !!! Anh ta sàm sỡ với mầy à???
- Ðược như vậy thì còn khá... Ðằng này chân anh ta cứ sờ soạng...
- Sờ soạng chân mầy, không thú vị à!?
- Không. Hắn sợ mất dép cuả hắn í chứ!
- Rõ khổ!?
Cô bồ liếc xéo anh, hậm hực nhưng cười gượng gạo. Hành lại tằng hắng kể chuyện thứ hai:
- Bà kia vẻ mặt đầy lo lắng, nói với lão thầy bói:
- Thưa thầy, chồng của con thường đi làm về rất muộn. Có nhiều hôm ảnh đi tới 11, 12 giờ khuya, ảnh mới về đến nhà. Con nghi ảnh mê đứa nào rồi. Nhờ thầy xem giùm cho con đường phu thê, gia sự.
Thầy bói đĩnh đạc gieo quẻ, rồi phán:
- Chồng của thân chủ là người trăng hoa, phong tình, có bồ bịch tứ tung. Thân chủ muốn giữ được chồng, phải thường xuyên bỏ công theo sát bên anh ấy, mỗi khi ảnh bước chân ra khỏi nhà! Nghen.
- Thưa thầy, con không thể nào bám theo chân ảnh như vậy được!
- Vì sao thế?
- Chồng con là phi công!
Hành vẫn thấy nàng lấm lét nhìn, rồi vội cúi mặt ú ớ. Lại chuyện thứ ba, thứ tư:
- Khi yêu nhau, thì người ta thề ?sống chết có nhaủ. Còn khi ghét nhau rồi, thì người ta thường thề sẽ ?sống chết với nhaủ. Chết cho người phụ nữ mình yêu, vẫn dễ hơn là phải sống chung với họ.
- Một thầy tu trẻ đi khất thực qua làng nọ, trời hanh khô, mà thầy tu ấy lại đi đường đã khá lâu, nên thầy thấy khát nước, bèn rẽ vào nhà nọ xin nước uống. Trong nhà chỉ có một cô gái trẻ. Cô gái nghe thầy tu hỏi xin nước, thì đặt một chai nước xuống hiên nhà, rồi quay vào trong, định lấy cái ly. Thầy tu tưởng cô đi vào luôn, nên mở nắp chai ra, thầy định tu một hơi, cho đã cơn khát. Vừa lúc đó cô gái đi ra, thấy vậy cô kêu lên:
- Thầy đừng tu, để em lấỷ
Nhà sư trẻ tuổi hoảng hốt ngắt lời:
- Xin cô đừng lấy, để tôi tu!
Mặc dù Hành cố moi óc ra, kiếm nhiều chuyện tiếu lâm sưu tầm lượm lặt đó đây, để kể cho Trân Thư nghe, ngỏ hầu mong tạo không khí dễ chịu, bớt xốn xang, vô duyên, tẻ nhạt đôi chút, và cố quên đi cái chuyện ái ân dị hợm, trơ trẽn, lãng xẹt, ngượng ngùng. Nhưng có nói gì, có pha trò hề gì, thì? ?cả hai anh chị? cũng không thể nở nụ cười hồn nhiên, thoải mái vui vẻ như lúc đầu nôn nao nằm trên giường muốn giao hoan cho được!
Thôi thì ta đành trở về thuở hồng hoang trinh nguyên:
Ðôi ta thật sự ước vuông tròn
Em tuổi đôi mươi gót bước son
Lí lắc hay cười. Anh lặng lẽ
Sân trường phượng đỏ cánh chim non.
Chẳng biết tình em, anh có hay?
Thở dài anh ngắm đám mây bay
Nhìn em tay ngắt cành hoa trắng
Hái trái ân tình trĩu nặng vai.
Thế rồi anh bảo một chiều đông
Dẫu quyết cùng nhau vẹn chữ đồng
Lửa khói lan tràn trên đất mẹ
Thân trai phải trả nợ non sông.
Anh đã ra đi tựa bóng mây
Xẻ đôi chén nhớ uống càng say
Vầng trăng ai nỡ chia hai mảnh
Em vẫn chờ anh phố cũ này. (*THH)
***
Sáng Thứ Bảy, gia đình ba má, các chị, em, cô bồ, mọi người thân đi tiễn đưa Hành trên phi trường Tân Sơn Nhứt. Chẳng hiểu sao anh và cô ta còn thèm thuồng lưu luyến, bịn rịn, tiếc nuối, hoặc tưng tức ?chuyện tình dang dỡ hôm qua chưa làm tròn?, hay sao!? Nên đứng riêng ra một góc vắng, hai người xoắn xuýt ôm chặt lấy nhau hun hít suốt, dường như để vớt vát cơn thèm khát cháy lòng hôm qua đã bị quê xệ, cụt hứng. Khi gần hết giờ tâm tình, phải chia tay, Hành thì thầm bên tai cô ta:
- Hãy trao cho anh kỷ vật nào thân thiết nhất của em.
Cô bồ vội vàng chạy vào toilet ở phi trường. Lát sau, cô ta trở ra nhét vào túi quần anh. Kỷ vật cô bồ trao lúc bấy giờ là cái quần xịp, kèm vài sợi... ô hô! "Cuộc tình đau muốn bứt da" có lẽ cô tình nhân đã chảy nước mắt vì đau. Biết đâu, ngày mai... cô bồ có còn nhớ cơn đau nầy, hay còn đau hơn thế nữa khi xa biệt nghìn trùng, khi xa mặt thì cô có cách lòng hay không? Ai mà biết được! Họ đã ra về hết. Khoảng chừng 11:45' trưa, Hành và các bạn hào hứng, mạnh dạn, vui vẻ huýt gió tưng bừng, khoan khoái bước lên phi cơ. Vài phút sau, phi cơ lăn bánh trên phi đạo càng lúc càng nhanh. Sau cùng mặt đất tách rời phi cơ bay vút lên cao. Hành nhìn xuống đất nước Việt Nam. Xóm làng thương yêu. Cha mẹ. Chị em. Họ hàng thân quyến. Bạn hữu. Cô bồ nho nhỏ xa dần. Xa dần... và mất hút tầm nhìn.
Phi cơ lao vút vào không gian, mang Hành & bạn bè cùng trang lứa ra đi xây mộng hải hồ. Nơi cao vút trên không trung bao la, có từng tảng mây xôm xốp bồng bềnh trôi dưới đáy phi cơ, dưới cánh máy bay, để lại vùng trời quang rạng trắng xoá thỉnh thoảng rắc vài lọn mây ươm vàng chói sáng ánh dương rực rỡ. Mịt mùng. Mênh mông? Phi cơ của Continental Airlines loại 707, bay từ Việt Nam sang Manila. Ghé lại trạm tiếp tế nhiên liệu, rồi phi cơ bay sang đảo Guam. Wake. Sau cùng đến Honolulu.
***
(*THH)= Thơ tình Hoài Hương
(cd)= ca dao
***
Tình Hoài Hương
Kính mời quý độc giả xem tiếp chương sau.
Trân trọng
Trên thế gian này có biết bao là buổi họp mặt tưng bừng náo nhiệt đánh dấu một kỷ niệm vui cũng như buồn chia xa. Những buổi đàm phán quan trọng có thể in khắc vào dòng lịch sử cũng chỉ kéo dài vỏn vẹn vài ngày thì mọi người phải chào biệt nhau trong nuối tiếc.
Tiệc tùng long trọng rình rang hay gọn gàng nho nhỏ là niềm vui để nở rộ nụ cười thân thiện, để được tận mắt nhìn thấy người mình muốn trò chuyện, là giây phút thân mật trao đổi tâm tình. Sau khi cuộc vui đóng khép, tất cả sẽ im lìm chìm vào quá khứ, không chỉ thời gian thụt lùi mà thậm chí trong lòng chúng ta cũng lắng đọng những hình ảnh hoài niệm mà thôi.
Ngày sum họp vui chơi của một thời son trẻ, của thời hiện tiền đều phôi phai theo năm tháng. Ta không thể nào đếm cho hết những kỷ niệm đi qua đời mình trong từng cơ hội quí hiếm sau lưng. Theo cái nhìn thiển cận nhỏ bé của tôi thì hình như chưa có một ai nhắc nhớ đến "cuộc vui nào kéo dài đến trăm năm."
Tôi mạo muội bơi trở về mùa xuân tết gần nhất vừa đi qua. Ðó là ba ngày đầu năm mà tất cả mọi gia đình người Việt tìm đến bên nhau theo tục lệ cổ truyền của người xưa. Tết đoàn tụ vui vẻ hoan ca cũng không tránh khỏi số phận hẩm hiu này. Hoa xuân bung nở khoe muôn sắc thắm. Cuối cùng rồi, hương thơm thoang thoảng của hoa, của ngày tết âm thầm an phận bay theo cụm mây nhòa loãng và mất dạng.
Dư âm rộn rã vang rền cùng tiếng cười chúc tụng, cũng như dư hương ngào ngạt cùng hình ảnh tươi tắn của các loài hoa vẫn còn vương vấn trong tâm tưởng con người. Trong ta là những nỗi nhớ dễ thương theo hơi thở thời gian mà thôi.
Trong khoảnh khắc tâm hồn bình thản, ta ngồi bên lề con đường đời uốn lượn trước mặt, đôi mắt mơ màng nhìn chân trời xa xăm. Ký ức khơi dậy từng giây phút sống động ở khung trời quê mẹ đang quay lại thước phim hoài niệm của mảnh đời hiền hòa, những ngày xưa thân ái. Ta sẽ nhận thấy từng nét chấm phá li ti hiện ra rồi mất hút, lướt nhanh rồi vụt bay tan trong tầm mắt mình. Với biết bao vui buồn lẫn lộn hòa trong tiếng chắc lưỡi hít hà ươm đượm chút ngậm ngùi nuối tiếc.
Nàng Xuân thắm lả lơi quanh quẩn
Bước chân đi thơ thẩn lòng vương
Cúc, mai, đào đỏ dễ thương
Cánh mềm xinh xắn tỏa hương dịu hiền
*
Hoa ấp ủ niềm riêng dấu kín
Bởi gió đông tru rít sáng nay
Âu sầu hoa sợ cánh bay
Gió đông nào biết nương tay dịu dàng
*
Nàng Xuân hỡi đừng than, trách móc
Hãy bình tâm, khóc lóc mà chi
Lệ rơi tâm động hoen mi
Buồn gây thêm bịnh?gẫm suy được gì ?
Bạch Liên
Feb 2018
***
Bài 2
V Tháng 3 Giao Mùa
Tháng Ba Giao Mùa
Chào giã biệt tháng hai mười tám
Gió lành lạnh đeo bám đất trời
Tháng ba vội đến bên đời
Mang theo hơi thở ngọt lời yêu thương
*
Tháng ba chở chút hương run rẩy
Của nụ hoa ngoe ngoẩy ngày đông
Mong chờ giọt mật thơm nồng
Búp non e thẹn má hồng làm duyên
*
Tháng ba nắng treo xiên đầu ngõ
Thích vân vê ngọn cỏ bên đường
Vội vàng cỏ đuổi hạt sương
Bay về thiên đỉnh, phố phường sáng choang
*
Tháng ba nắng hanh vàng nồng thắm
Tưới đất trời lấm tấm hạt mưa
Chiếc dù chung lối đong đưa
Dòng đời rẽ khúc, chiều xưa lịm buồn
Tháng ba vẫn còn là mùa đông ở Hoa Kỳ. Luồng gió se thắt lạnh ngắt hình như cũng bớt gay gắt rét mướt vì nàng Ðông có chút sướt mướt buồn tủi, vì không còn bao ngày nữa mình sắp sửa nhường ngôi cho nàng Xuân tươi mát vào ngày 2 tháng ba.
Tháng ba cành nhánh hoan ca đón nhận ngàn búp nhỏ thon, chồi non. Hoa và lá hoài trông ngóng nụ cười mũm mĩm tròn xoe chơi trò cút bắt cùng cụm mây lang thang, để được hít thở ánh mặt trời sau lần khoác áo nâu vàng của mùa thu héo hắt. Gió giao mùa đồng tình giúp phiến lá mỏng manh cởi bỏ dáng vẻ già nua cằn cỗi. Tiết trời tháng ba sẽ dần dà ôn hòa hơn cho lòng người cảm thấy bớt tê cóng. Con người khoan khoái chào vui tiết trời dịu mát. Ngoài không gian bao la, cỏ hoa là thực vật hiền dịu lại càng nôn nóng được gió ấm tháng ba quay về ve vuốt từng cơn nồng nàn.
Trái, quả tròn trĩnh sẽ được dịp ung dung treo lủng lẳng nhánh cành yếu gầy. Từ giây phút yêu đời ấy, đôi gò má hây hây mịn màng sẽ được dịp tô hường màu son đỏ thắm yêu kiều. Phấn hoa bắt đầu quyến rũ ong bướm chập chờn ve vãn. Tiếng vo ve rù rì tỏ tình làm tăng độ nhộn nhịp ở góc trời. Không gian bừng tỉnh thêm sinh động sau ba tháng mùa đông co quắp. Vạn vật gần như hoàn toàn trùm chăn ấm nệm êm, không muốn nhúc nhích cục cựa khi mà lọn gió rét run cứ chực chờ quấn quyện từng khe hỡ để chui vào, chạy lung tung khắp gian nhà.
Tháng ba âu yếm mang chút nhựa hồi sinh cho dòng đời hôm nay hầu thu nạp thêm năng lượng nóng bỏng. Bàn chân thế nhân sẽ hăng hái chạy đua với mũi tên thời gian, làm bật dậy những ý nghĩ còn biếng lười ngủ vùi trong mảng tuyết chơi vơi bấy lâu nay.
Sức sống chợt bừng tỉnh, cùng rủ nhau nhấc cao một bước chân dài trên con đường rạng ngời hoa thơm cỏ lạ mà hương tháng ba vừa gieo trồng. Mọi người hân hoan tươi vui vì cuộc đời này thật là viên mãn đáng yêu.
Tháng ba gợi nhớ trong tôi những những cơn mưa khúc khích rất dễ thương. Tiếng mưa lộp độp, sụt sùi rơi rơi trên mái tôn Sài Gòn dịu dàng như tiếng cười thủy tinh bẽn lẽn bên hiên nhà vào những buổi chiều tan trường. Tà áo trắng học trò ngoan hiền chen chân vào đụt mưa bên lề con phố. Cơn mưa Sài Gòn nũng nịu thường chợt đến và chợt đi tô vẽ thêm đường nét dễ thương trên bức tranh ký ức với những dấu yêu của đoạn đời cắp sách đến trường.
Mấy mươi năm bay nhanh như cái liếc mắt. Cám ơn tháng ba giao mùa mang ngày ấm nồng vân vê góc phố. Chúng ta cùng thả hồn hồi tưởng thuở vàng son sau lưng. Than ôi, có còn chăng chỉ là mảnh vụn kỷ niệm tan nhòa vào quá khứ. Hôm nay, tất cả khoảnh khắc nhung nhớ còn in đậm sâu trong tiềm thức chưa ngủ yên, đã hẩm hiu ở lại với bến bờ quê mẹ; Và hình như đang ngậm ngùi bay tan thành mây khói ở bên kia nửa vòng tròn trái đất mịt mùng trùng khơi.
Mar 2018
Ông Tư cầm cây ?Ba ton? vừa bước nhanh vừa lẩm nhẩm:
-Con Lành này quá đáng rồi nhe, tía mà bắt được bây tao cho bây biết tay, con gái con đứa gì cứng đầu quá chừng..
Vừa bước xuống từ chiếc xe đò định lội bộ về nhà, bổng con Hiền thấy thấp thoáng đàng xa một người ai như tía mình, chừng nhìn kỹ lại quả đúng là tía của mình, trong lòng Hiền ngạc nhiên vô cùng, nó tự hỏi:
-Giờ này sao tía không chịu ở nhà cúng quải mà vác cây ?Ba ton? đi đâu vậy cà ?
Chưa tự giải đáp cho mình câu hỏi trên, Hiền cất tiếng gọi:
-Tía ơi tía! Con (dìa) rồi nè, tía phụ con khiêng đồ vô đi.
Ðang nỗi sùng trong bụng vì con Lành, đứa con gái út không chịu nghe lời mình trong việc ông bà chọn thằng Phát con ông Sáu Phèn ở xóm trên làm rể đông sàng cho nhà mình, chợt nghe tiếng con Hiền, đứa con gái lớn của mình làm ăn xa trở về nhà trong những ngày cuối năm, ông Tư mừng rỡ vội chạy nhanh về phía con Hiền, xui cho ông Tư vì quá vui mừng ông không để ý, trong khi chạy nhanh ông vô ý vấp sợi rễ cây Dừa trồi lên mặt đất khiến bàn chân ông vướng vào làm cho ông té sấp xuống đất, cây ?Ba ton? văng ra khỏi tay ông rồi rơi xuống con mương cạnh con đường đất mà ông Tư đang ?Ðo ván?. Hiền thấy tía mình vấp té một cái quá mạng, nỗi xót xa trong lòng Hiền dâng lên nên nó quăng đồ đạc đang mang vác trên tay trên vai xuống đất, nó chạy u tới đỡ ông Tư ngồi dậy, nó hoảng hồn hơn khi thấy từ trong miệng ông Tư có một ít máu ứa ra từ đôi môi của ông, con Hiền vội hỏi:
-Có sao không tía, gấp gáp gì mà tía chạy để vấp té vầy nè, sao có máu chảy ra kìa tía coi có bị gì không?
Vừa hỏi vừa lần tay vô cái xách tay còn đeo kè kè bên hông, con Hiền lôi ra cái khăn nhỏ lau chùi vết máu cho ông Tư, tuy đau đớn vô cùng nhưng ông Tư cố làm tĩnh nhằm cho con Hiền bớt lo sợ, ông nói cà rỡn :
-Bây thiệt là ngộ nhe, ban ngày ban mặt mà hỏi có ?sao có trăng hông?, tía cũng hơi đau chút chút thôi, có điều ?Thằng Răng nó nghĩ chơi thằng nướủ rồi nè.
Nói xong câu trên ông Tư phun xuống đất chiếc răng cửa bị gãy gần sát phần nướu bên dưới, máu cũng bắt đầu chảy nhiều, con Hiền thật sự hoảng hốt, nó nói:
-Tía này ngộ thiệt, gãy cái răng mà còn cà rỡn được nữa hả, dìa nhanh con đưa tía ra y tế xã để họ cho thuốc tía uống cho cầm máu, thiệt là cuối năm cũng còn xui.
Hai cha con Hiền tất tả đi nhanh về nhà, vừa đến đầu ngõ bà Tư thấy mặt con Hiền bà mừng rỡ chạy u ra xách phụ đồ đạc vô nhà, chừng thấy cái mặt ông Tư bí xị trên môi máu hãy còn ứa ra, bà hoảng hồn hỏi:
-Ông mần cái giống gì mà máu me tùm lum hết (dậy), tết nhứt tới nơi mà ông không chịu cẩn thận gì hết trơn hết trọi hà.
Ông Tư chưa kịp trả lời, con Hiền vội lên tiếng:
-Tại con hết thảy đó má, tía thấy con (dìa) ổng mừng quá chạy nhanh đến đón, ai dè vướng cái rễ Dừa té mạnh xuống đất gãy cái răng cửa rồi.
-Bà Tư kêu lên thống thiết:
-Cũng ông không hà, con nó (dìa) rồi thì từ từ có sao đâu, già rồi đâu còn nhỏ nhít nữa đâu mà ông hấp tấp chi cho khổ cái thân già.
Ðến nước này ông Tư bèn lên tiếng:
-Ối bà ơi! Không phải tại con Hiền, cũng chẳng phải tại tui như bà nói đâu.
Không để cho ông Tư nói trọn câu, bà Tư cắt ngang:
? Ông hay giả ngộ quá, vậy chứ vì ai ông ra nông nổi như (dầy)?
Ông Tư lấy oai với con Hiền:
-Cái bà này, tui chưa nói hết câu bà nhảy vô họng tui ngồi rồi, vầy nè, tại con Lành hết trơn hết trọi đó bà ơi, nó không cãi lời tui với bà thì đâu có chuyện tui bị té gãy răng như vầy đâu, phải hông?.
Lúc này thì bà Tư ?phản pháỏ bênh vực cho con gái út của mình:
-Tui nói (dới) ông rồi, từ từ mình khuyên lơn phân tách phải trái cho nó biết, hôn nhân là hệ trọng cả đời, thế kỷ hăm mốt rồi, ép con chi ông ơi, biết rằng nếu nó lấy thằng Phát (mần) chồng thì no ấm một đời, nhưng liệu con có thật sự hạnh phúc hay không?, còn Thằng Việt bạn của nó tui thấy cũng đàng hoàng, con nhà có ăn có học, tuy nhà nó không giàu có nhưng cuộc sống nhà nó tui thấy cũng tươm tất, thôi tùy ý con đi ông.
Nghe Bà Tư nói câu trên, ông Tư lườm mắt nhìn bà rồi ông phán một câu:
? Cũng bà không, bà bắt cầu cho con Lành nó leo không hà, tui muốn con sung sướng tấm thân, còn chuyện yêu thương thì về sống chung từ từ cũng có thôi, giống tui với bà đó, hồi xưa tui có biết mặt bà tròn méo gì đâu, tía má tui hô lên tui ưng bà liền, vậy đó tui với bà cũng con cháu đầy đàn, rồi cũng sống với nhau đến giờ nè, bà thấy có chết thằng tây nào đâu bà thấy hông ?
Nghe tía má gây nhau về chuyện con Lành, Hiền đau lòng lắm, thì ra mọi chuyện đều từ việc dựng vợ gả chồng cho con Lành, Hiền đứng ra phân giải:
-Thôi tết nhứt tới nơi rồi, tía má gác chuyện em con lại đi, để từ từ con nói chuyện với em Lành, chuyện đâu vào đó thôi tía má.
Thấy con gái lớn nói cũng chí phải, hai ông bà thôi không còn đề cập tới chuyện ép gả con Lành, mọi người tập trung lo cho gia đình một cái tết thật tươm tất.
***
Còn không bao lâu nữa là đất trời sẽ ?chuyển mình? sang năm mới, không thấy tăm hơi con Lành ở đâu, bà Tư bắt đầu lên tiếng càm ràm:
-Ðó ông dí con nhỏ cho đã đi, nó sợ nó đi mất biệt luôn rồi, giờ này biết đâu mà kiếm nó đây.
Ông Tư trong ruột cũng đang rối bời như tơ vò, chứ ông đâu có sướng ích gì khi con Lành chưa trở về nhà, trong lòng ông như có lửa đang thiêu đốt, tuy ngoài mặt ông là ra vẻ cứng rắn nhưng ông bắt đầu hơi lo khi nghe bà vợ của mình đang than vãn, ông Tư lên tiếng trấn an.
-Ôi bà lo chi bà ơi! Tui dám cá với bà nó đâu bên nhà thằng Việt chứ hông đâu hết á, nó mà dễ gì ai ăn hiếp được nó mà bà lo, chút xíu nó lò mò về bây giờ nè.
Bà Tư đốp chát lại liền:
-Ông ngồi đó nói cho sướng cái miệng đi, con nhỏ nó sợ ông quá rồi, có gì thì từ từ nói, hở cái là ông lấy roi ra hăm he con nhỏ, nó lớn chồng ngồng rồi ông làm quá nó mắc cỡ với đám bạn trang lứa trong xóm rồi nó quẫn trí làm bậy bạ phải khổ cho con mình không?.
Nghe bà Tư nói vậy ông Tư như chợt tĩnh, ông cảm thấy áy náy trong lòng, thật ra ông cưng con Lành số một trong nhà luôn, bởi nó giống bà Tư như khuôn đúc, tánh tình nhu mì, làm việc học hành đều giỏi giang, với Lành nó chỉ có tội với ông Tư là không nghe lời đặt để của song thân trong đời sống hôn nhân, giận quá ông làm bộ lấy cây ?Ba ton? chỉ để hù dọa thôi chứ thâm tâm ông đâu nào dám làm tổn thương con mình qua đòn roi, giờ thì con Út đang ở đâu thật sự ông cũng không hình dung ra.
Con Hiền cũng không khác gì tía má mình, nó cũng mong em Lành quay về nhà đón giao thừa với gia đình, mọi chuyện để qua tết hẳn hay, giờ nghe tía má than vãn nên con Hiền cũng rầu thúi ruột, Hiền lên tiếng đề nghị :
-Con thấy bây giờ mình chia nhau đến nhà những người quen trong ấp để tìm em Lành, nó lòng vòng trong xóm làng chứ không đi đâu xa đâu tía má đừng lo.
Bà Tư nghe con Hiền nói vậy bà lật đật đứng lên xỏ bàn chân vào đôi guốc vông, bà khoát thêm chiếc áo vào người để chống những làn gió lạnh ngoài trời. Bà nói:
-Con Hiền nó nói (dậy) phải đó ông, thôi mau mau đi kiếm nó (dìa) liền, để lâu không tốt đâu, tui qua xóm bên bà Bảy ú, men theo mấy nhà ven con rạch, còn ông (dới) con Hiền lần mò lên xóm trên, nhất là nhà thằng Việt may ra gặp nó, mà tui dặn nè, nếu gặp con Lành thì lựa lời ngon ngọt rồi dẫn nó (dìa), ông đừng mắng mỏ con nhỏ nữa nó tủi thân tội nghiệp.
Nói xong bà Tư rút trong hốc sau bếp lấy cây đuốc làm bằng lá Dừa , bà mồi lửa cháy cho ánh sáng bập bùng đủ để bà thấy đường để đi tìm đứa con thân yêu, riêng ông Tư và con Hiền thì cầm cái đèn Pin đi về hướng nhà thằng Việt .
Vừa qua khỏi cái cầu khỉ một đoạn chưa kịp tới nhà bà Bảy ú thì cây đuốc tắt ngúm khiến bà Tư phải lần mò từng bước một trong màn đêm u tịch của đêm ba mươi tết, chợt thấy phía trước con lộ đất có bóng dáng hai người đang bước đi nhắp nhô trên con lộ, nhướng mắt nhìn cho rõ bà Tư nhận ra một đôi trai gái đang đi về hướng mình, bà Tư đằng hắng một tiếng ra hiệu cho họ biết có bà đang đi tới, bà cất tiếng hỏi:
? Dì Tư má con Lành đây, ai đó bây ?
Nhận ra người quen trong ấp, chàng thanh niên lên tiếng:
-Con thằng Quân con ông Sáu Mạnh nè dì Tư, mà khuya khoắt dì đi đâu mà không có đèn đuốc chi hết vậy?
Bà Tư nghe tiếng thằng Quân mà mừng trong bụng, vì thằng Quân là một trong những đứa hay chơi chung với con Lành lẫn thằng Việt, gặp Quân ở đây thì thế mào cũng lần ra manh mối của con Lành, bà Tư hỏi:
-Chèn ơi! Quân hả con, bây giờ này còn lọ mọ ngoài đây chi (dậy), bây đi (dới) đứa nào đó, bây có thấy con Lành của dì đâu không?
Thằng Quân nó đâu biết chuyện con Lành bị tía rượt lúc chiều nay, nên nó trả lời theo kiểu ?Tĩnh bơ sư cụ?:
-Dạ chiều tới giờ con với Hà (cô gái đang sóng đôi với thằng Quân) coi Cải Lương ngoài chợ Quận, con nghe thằng Tám nó nói Gặp thằng Việt với em Lành có mua vé coi Cải lương nữa, ngoài đó đông nghẹt nên con không biết hai đứa có ra coi hay không nữa.
Bà Tư nghe vậy bà cảm ơn thằng Quân, bà đỗi hướng để đi đến nhà thằng Việt?
***
Ông Tư và con Hiền có cái đèn pin trong tay nên đi đứng có phần dễ hơn bà Tư, sau khi tìm Lành khắp nơi không gặp cuối cùng ông với con Hiền đành phải đến nhà thằng Việt để tìm.
Vừa đến sân nhà thằng Việt ông Tư và con Hiền bắt gặp ngay ông Giáo Hậu là tía của thằng Việt đang ngồi chụm củi vào cái nồi nấu bánh tét, qua ánh lửa bập bùng ông Giáo Hậu nhận ra tía con của con Hiền sau khi tiếng con Ki ki sủa inh ỏi vì gặp người lạ đến, ông Giáo Hậu lật đật đi đến bên cạnh ông Tư rồi ông chìa tay ra để ?Bông ruả ông Tư một cái để gọi là xã giao, ông Tư lúng túng giơ cả hai bàn tay nắm lấy bàn tay ông Giáo, bởi từ nào tới giờ lần đầu tiên ông Tư mới được bắt tay kiểu này, thường thì gặp nhau thân thiết thì vỗ vai, bá cổ, chứ cái khoản bắt tay kiểu ?Tâỷ thì ông Tư chưa từng nên có phần lúng túng, ông Giáo Hậu thấy tía của con Lành đến giờ này thì chắc có chuyện gì hệ trọng lắm, vì theo lẽ thường giờ này thì ai nấy chuẩn bị bàn thờ để cúng giao thừa, vậy mà tía và chị của con Lành đến đây theo ông ắc có chuyện chẳng lành gì đây, ông Giáo kêu bà giáo rót nước mời khách sau khi mọi người yên vị quanh cái bàn bằng đá mài ngoài sân, ông Giáo thăm dò:
-Không biết có chuyện gì mà anh Tư với cháu Hiền ghé thăm giờ này.
Hớp miếng nước trà, ông Tư ngần ngại hỏi :
? Tui hỏi thiệt anh Giáo nghe, từ sáng tới giờ anh có thấy con Lành nhà tui qua đây chơi với thằng Việt con anh không?
Ông Giáo nghe hỏi như vậy ông chưng hững, quả thật là ông không thấy hai đứa từ sáng đến giờ bên nhau nên ông mau mắn trả lời:
? Hôm qua thì có, còn sáng tới giờ tui không thấy anh Tư ơi, bộ?.bộ có chuyện gì hả anh Tư.
Chút bối rối trong lòng, ông Tư thú thật việc ép duyên con Lành, rồi sự phản kháng của nó nên mới ra cớ sự, rồi chút rưng rưng trong giọng nói, ông Tư tâm sự:
-Tui thấy con nhỏ với thằng con anh thương nhau quá, tui nghĩ lại rồi tui chấp nhận cho hai đứa nó bên nhau, anh Giáo thấy sao ?
Mấy lúc gần đây ông Giáo nghe thằng Việt than vãn việc tía của Lành không muốn hai đứa bên nhau suốt đời, ông Giáo cũng nóng ruột lắm, ông dự định sau cái tết này ông sẽ đích thân sang để gặp vợ chồng ông Tư về chuyện hai đứa nhỏ, thời may hôm nay ông Tư đến và chấp nhận cho hai đứa nên duyên chồng vợ thì còn gì hơn thế nữa, ông Giáo mừng vui ra mặt ông liền nói:
-Tui cảm ơn anh sui, ý anh Tư chứ, thôi thì anh tính vậy cũng phải, thấy hai đứa nó thật tình bên nhau tui cũng mừng, ra giêng đi rồi tụi mình bàn bạc chuyện cho hai đứa há anh Tư.
Rồi chừng như nhớ chực lại con dâu tương lai của mình đang mất tích, anh sui đang hớt hải đi tìm, ông Giáo chột dạ hỏi:
-Ngoài nhà tui ra, anh Tư nhắm cháu nó đến nhà nào không?
Ông Tư chưa kịp trả lời thì ngoài sân con Ki ki làm dữ lên với ai đó vừa bước vào sân nhà, bà Giáo mau mau ra xem thấy bà Tư đang lần mò bước vô, bà Giáo mừng rơn la lớn lên:
? Ông Giáo ơi ! Có chị sui , ý lộn có chị Tư tới nữa nè.
***
Ðể cho ông bà Tư và con Hiền nói chuyện với chồng mình, bà Giáo bước ra hè canh nồi bánh thay cho chồng, đang lui cui chụm lửa, bổng bà giáo nghe tiếng sột soạt trong lùm cây bông Bụp rậm rạp kế bên, bà liên tưởng ai đang rình rập nhà bà, gai ốc nỗi lên đầy mình bà bất ngờ la làng lên:
? Bớ người ta trộm, trộm?.
Mấy người hàng xóm gần bên kẻ cầm cây, người cầm dây thừng chạy đến cứu ứng, trong nhà ông Giáo, vợ chồng ông Tư, rồi cả Hiền cũng chạy ùa ra, sẳn cây đèn pin trong tay, ông Tư rọi thẳng vô bụi rậm rồi quát lên:
-Tụi bây chui ra chưa? Tết nhất mà đi ăn trộm hả con, ra mau không thôi tao khện cho một cây là xi cà que hết ăn tết nghe con.
Kêu hai ba lần mà đám ?ăn trộm? này thật lì lợm cố thủ không thèm ra, giận quá một ông hàng xóm nói:
? Ðể tui, trị tụi bây không được tao đi xuống đất bằng đầu luôn.
Có tiếng cười khúc khích rồi một giọng của bà nào đó kèm theo nhằm chọc quê câu nói của ông nọ :
-Thôi bây ơi! Mần tài lanh hoài, tụi nó hổng chui ra là bây đi bằng đầu rụng tóc hết nghe con.
Mọi người nghe bà nọ nói họ càng cười rần lên sảng khoái, ông nọ xách một gàu nước tạt mạnh vào bụi rậm, chợt mọi người nghe rõ ràng tiếng của thằng Việt la lên:
-Chú Bảy này kỳ cục quá nha, để từ từ con ra, mắc chứng gì chú tạt nước tụi con ướt như chuột lột hết nè.
Mọi người nhận ra, ai có dè thằng ăn trộm rình mò là con chủ nhà, đã vậy khi thằng Việt kéo một người nữa ra khỏi bụi rậm thì người la lên đầu tiên là ông Tư:
-Trời con Lành hả bây, mắc chứng gì hai đứa lủi vô đó làm chi cho khổ thân vậy không biết, may là chú Bảy tạt nước lạnh, chứ gặp nước nóng là tụi bây tiêu tùng luôn rồi.
***.
Sau khi lau khô mình mẩy xong thằng Việt lấy bộ đồ của bà Giáo mặc cho con Lành, hai đứa tội đồ ra trình diện mọi người, con Lành kể lại sự tình, sau khi bị tía rượt nó chạy lòng vòng đánh lạc hướng ông Tư rồi nó chuồn êm về đây gặp thằng Việt, hai đứa trốn trong bụi rậm từ trưa đến tối, thằng Việt vô bếp tha hai tô cơm nguội với cá kho quẹt hai đứa ăn ngon lành, ăn xong mệt mỏi hai đứa ôm nhau ngủ đến khuya rồi lọ mọ định vô nhà do muỗi cắn quá mạng, chưa kịp vô nhà con hai đứa thấy ông Tư và con Hiền đến nên ?chém vè? tại chổ luôn, tưởng đâu yên thân ai dè đám kiến lửa đánh hơi mấy hột cơm ăn rơi rớt lúc ban chiều chúng kéo đến cắn luôn hai anh chị khiến hai đứa vừa gãi vừa đập muỗi nên tiếng động làm bà Giáo nghi là trộm rồi la làng ?.
***
Giao thừa đến, ông Giáo cầm vợ chồng ông Tư ở lại cùng hai đứa con gái rượu cùng đón giao thừa với nhà mình, vui nhất là thằng Việt với con Lành vì từ nay hai đứa được công khai bên nhau không còn cảnh lén lút nữa, đang uống rượu mừng giao thừa thì chú Bảy hàng xóm làm tài lanh khi nãy bưng con gà xé phay qua đặt lên bàn cùng nồi cháo thơm lừng, chú nói:
-Việt ơi! Chú Bảy xin lỗi bây nghe, ai có dè hai đứa bây chui vô bụi (mần) chi, may là tao không khện bây cây nào, bằng không giờ đây bây vô nhà thương, còn tao vô ?ấp? nằm rồi, xui mà hên chú Bảy tạ tội với bây bằng con gà với nồi cháo thím Bảy để dành cho chú nhậu đó.
Nghe ông Bảy nói xong ai nấy vỗ tay rân trời, tiếng vỗ tay vang lên thay pháo đón mừng năm mới đang về trên quê hương yêu dấu.
Viết xong 16h ngày mùng 5
Tết Mậu Tuất 2018
Truyện vui
Bị lay gọi, nàng vùng dậy với tư thế của một con hổ đang chuẩn bị tấn công con mồi. Hai bàn tay xòe ra những ngón như móng vuốt vươn thẳng hai cánh tay về phía trước sẵn sàng cho một động tác?cào,cấu! Cùng với vẻ mặt căng thẳng, mắt lừ lừ nhìn vào ?đối phương?, quai hàm bạch ra, tiếng nói nghẽn giữa hai hàm răng:
-Gửửửgừ! anh giải thoát cho nó phải không? Tui sắp bắt được quả tang thì anh phá đám phải không? Nó đâu rồi hả?
Chàng ngơ ngác hỏi lại;
-Cái gì bắt quả tang? Nó nào?
Nàng òa lên khóc:
-Tui thấy rõ ràng anh và ?nó? ôm nhau tình tứ, tui núp trong bụi cây, sắp nhảy ra bắt tại trận thì anh giải thoát cho nó?
Chàng càng sửng sốt:
-Hồi nào? Ở đâu?
-Vừa mới tức thì! Tui nằm mơ thấy rõ ràng?
Chàng ngẩng lên trần nhà, mắt nhắm lại, vẻ mặt nhăn nhó, như khẩn thiết cầu xin đáng tối cao ban cho điều gì:
-Trời ơi! Ngó xuống mà coi, đã đến nước này rồi.
Nhưng ngay tức khắc chàng đủ thông minh để chuyển tình hình sang hướng có lợi, chàng sực nhớ ra một cách để vỗ về nàng, mà chàng biết sẽ làm nàng hạ hỏa, dù chàng đã xử dụng nhiều lần nhưng kết quả bao giờ cũng thành công:
- Như vậy là em vừa nằm mơ thấy anh có mèo đúng không? Thảo nào em dãy dụa la lối quá xá nên anh phải gọi em dậy. À! Anh nhớ ra rồi, người ta nói giấc mơ thường ngược lại với đời thật, có nghĩa là em thấy anh ngoại tình, ngược lại là anh không?ngoại tình! Em thấy bắt được quả tang tức là ?không bắt được quả tang! Túm lại ngược với giấc mơ em vừa thấy thì anh là người chồng chung thủy, còn em vẫn là nàng tiên của anh?
Vừa nói chàng vừa quan sát vẻ mặt của ?Nàng tiên! Ðược vuốt ve bởi hai tiếng ngọt ngào ấy, con hổ bỗng biến ngay thành con mèo (Không biết bắt chuột) hiền lành, quẹt nước trên đôi mắt ràng rụa, nàng còn tỏ ra ngờ vực một chút nên hỏi lại:
-Thật chứ? Mơ là ngược lại đời thật, vậy em thấy em còn sống là em ?chết ư?
-Ồ! Ðiều đó thì lại khác, bởi vì em là ?nhân vật chính! Em làm sao mà chết được. Giống như trong phim ấy, nhân vật chính mà chết là hết phim sao?
Nàng lại nghe có lý, nên gật gù:
-Nhưng anh cũng phải hứa với em không được để mắt đến aỉ
-Tất nhiên rồi, nhìn mỗi mình em đã đầy hai con mắt, còn nhìn ai được nữa!
Nàng lại có vẻ muốn?vùng lên:
-Ý anh muốn ám chỉ là em mập quá phải không?
Hơn ai hết, chàng là người biết phải đối phó với vợ của mình ra sao, trong bất cứ tình huống nào:
-Phụ nữ mập mới đẹp, mới lâu già. Chứ ốm á? Nhìn khô khan hổng có tí nhựa sống. Anh chỉ thích nhìn phụ nữ?mập thôi!
Nàng sửa lại:
-Nhìn vợ chứ cấm nói chung chung là nhìn phụ nữ!
Chàng cao giọng:
-Ðúng! Vợ anh nói rất chính xác, anh vừa nói lộn. Phải nói là chỉ thích nhìn vợ thôi!
Nàng nhoẻn miệng cười, rồi sực nhớ ra một điều quan trọng, nàng hỏi:
-Trong ví anh chưa để tấm hình nào của em phải không? Sao em vô ý thế cà?Sáng mai anh đưa em đi chớp một tấm hình chân dung, anh phải cất trong ngăn đầu trong ví, để mỗi lần mở ví ra là anh nhìn thấy em ngay, cũng là để nhỡ có ai nhìn vào cũng biết là anh có vợ rồi, các cô đừng hòng tơ tưởng, mơ mộng đến anh nữả
Vế cuối cùng trong câu nói của nàng chợt làm chàng thấy mình còn có? triển vọng! nghĩa là nếu chàng chưa có vợ, thì các cô (tức là số nhiều nhé) tha hồ mà tơ tưởng, mơ mộng được chàng ghé mắt đến. Rồi chàng sẽ ứng phó sao nhỉ? Tha hồ mà lựa chọn chứ sao! Tuyệt thế đấy, khi ấy hẳn là chàng sẽ bận tâm lắm vì biết chọn ai, bỏ ai? Bỏ thì thương mà vương thì tội, thôi thì cứ tuyển ra vài cô xinh nhất ( nhưng hổng có tính ghen tuông giống như cái cô nàng đang bên cạnh chàng đây) thế rồi chàng sẽ ?bố trí ? cho mỗi nàng ở một chỗ, gió mát trăng thanh chàng thích ghé đến cô nào thì ghé, còn các cô thì tranh nhau để lấy được lòng yêu thương của chàng, chẳng cô nào dám làm phật lòng chàng, chàng thích đi đêm về hôm tùy thích. Tan sở thay vì về thẳng nhà chàng sẽ tụ họp bù khú với bạn bè, rượu chè thâu đêm cũng chả bị ai gọi điện thoại kêu về hay lùng xục tìm kiếm. Chàng cũng không bị bạn bè gọi là anh chàng ?râu quặp! chàng cũng chả cần vận động đầu óc để nghĩ ra cách ?đối phó? với những cơn tam bành vì cái máu hoạn thư của vợ.
-Anh nghĩ gì mà thích chí cười hớn hở vậy?
?Hồi tỉnh? khỏỉ giấc mơ! Chàng nói trớ đi bào chửa cho sự tưởng tượng của mình, vì không khéo, nó có thể trở thành tưởng?voi!
-Ờ?ờ ! Anh đang nghĩ có tấm hình của em trong ví, cô nào nhìn thấy cũng quay khỏi anh một trăm tám mươi độ, anh khỏi cần tìm cách mời đi nơi khác đó mà?
Nàng vỗ hai tay vào nhau một cái đầy vẻ dứt khoát:
-Thế nên không chần chờ gì nữa, sáng sớm là phải đi chớp bóng ngay!
Chàng gật gù:
-Phảỉphải, còn bây giờ thì yên cho anh ngủ. Sáng mai anh còn phải đi làm, đến công ty mà ngủ gục thì còn ra gì. Mấy cô ở đó là chúa lắm chuyện, lại xì xào nọ kia.
Chàng cố tình ngoác miệng ngáp dài một cái, rồi kéo chăn trùm kín (chủ yếu là hai lỗ tai) giả vờ ngáy đều đều. Nàng cũng không muốn chàng bị lỡ giấc ngủ, nàng cũng hiểu sức khỏe là thứ rất cần thiết đối với chàng, vì chàng là trụ cột của gia đình, cơm áo gạo tiền đều từ cái sức khỏe đó mà ra, ôi nghĩ mà thương quá, chàng đâu thể tưởng tượng rằng nàng yêu chàng quá chừng. Nếu không có chàng thì đời nàng vô nghĩa, nên lúc nào nàng cũng sợ một cô ả xấu xa nào đó cướp mất chàng đi. Phải giữ gìn sức khỏe cho chàng để chàng có thể vừa làm việc kiếm tiền nuôi nàng, vừa sống đến răng long đầu bạc với mình. Nên nàng thôi không nói nữa để chàng ngủ, còn nàng nằm yên mà không ngủ được thì tư tưởng lạỉlàm việc rất tích cực. Nàng nhớ lại giấc mơ vừa rồi, cố nhớ lại nét mặt của ?cô ả? nhưng không thể nào nhớ được, dường như nàng chưa từng gặp ả ở bất cứ đâu, vậy mà giờ đây ả bất ngờ xuất hiện trong giấc mơ của nàng còn cả gan kề vai, cận má với chàng, thật đáng ghét, nếu có một phép lạ nàng sẽ ước trên đời này biến mất hết không còn giống cái, à! Như vậy không ổn, biến mất hết giống cái thì tất nhiên mẹ, chị, em gái, con gái và thậm chí cả nàng cũng không phải là ngoại lệ! Thôi vậy, chỉ ước biến mất những người con gái đẹp chung quanh chàng, còn bi nhiêu cứ tự nhiên mà ?tồn tại! Và bỗng nhiên nàng chợt sực nhớ câu nói vừa rồi của chàng ?Mấy cô ở đó là chúa lắm chuyện?? Á à , vậy là chỗ làm việc của chàng có đến mấy cô, mấy cô phải rất thân mật với chàng thì mới có thể tán chuyện với chàng chứ, thậm chí còn quan tâm, để ý mới biết chàng ngái ngủ. Hừm! Nàng lay mạnh vai chàng:
-Anh nói mấy cô ở nơi làm việc của anh là chúa lắm chuyện, như vậy là trước đây họ thường la cà nói chuyện gì với anh lắm nên anh mới biết như vậy phải không???
Chàng cựa mình, lè nhè đáp:
-Ai thèm nói gì chứ?Nghe nói đến vợ của anh là ai cũng xanh mặt liền?
Nàng vùng dậy :
-Cái gì ?Tại sao phải xanh mặt? Em dễ sợ lắm sao?
Chàng tỉnh người, vội vàng bào chửa:
-Không phải em dễ sợ mà là anh dễ sợ, bởi vì cô nào có ý định ?xáp? vô anh là anh bảo ngay rằng, tui có vợ rồi đi chỗ khác dùm cho, chứ vợ tui biết tui nói chuyện với mấy cô là?là..tui không được tiếp tục nói nữả, bởi vậy các cô hay nói rằng chỉ đi ngang qua anh thôi cũng?sợ! Ðâu ai còn dám đến gần anh..
-Thật chứ?
-Thề với em!
-Ðược rồi anh ngủ tiếp đi, phải ngủ nhiều thì mới khỏe anh ạ.
Mắt của chàng đã díp lại, thầm mong nàng thôi đừng nhớ ra điều gì nữa trong vô số điều trong đầu mà đối với nàng thì điều gì cũng quan trọng.Còn nàng thì tiếp tục nằm suy nghĩ. Nhớ lại những ngày còn trăng mật, trong những câu chàng nói, nàng thích nhất là câu ?Nếu sau này em chết trước anh, anh thề không lấy ai nữa, sẽ nguyện sống độc thân thờ em ...?. Dường như lâu lắm rồi nàng không nghe chàng nhắc lại câu này, một câu quan trọng như vậy mà sao nàng lại quên nhỉ? Phải hỏi chàng ngay bây giờ rằng chàng có còn nhớ câu nói hay nhất thế kỷ ấy không, chứ sáng mai lỡ quên mất. Nàng lại lay chàng, nhất định hỏi thêm một lần này nữa rồi sẽ để yên cho chàng ngủ, sức khỏe là quan trong nhất đối với con người mà.
-Này anh ơi dậy em hỏi một câu này nữa thôỉ
Chàng vẫn nhắm mắt,nhưng sử dụng miệng rất nhuyễn:
-Gì nữa hả nàng tiên của anh?
??????????????..
Tôi (Người nghe chuyện của họ) mới nghe đến đây đã xanh mặt. Hú hồn! May quá, vì tôi là phụ nữ, chứ nếu là một trang nam nhi? Thì tôi phải làm sao nếu gặp được một nàng tiên ?quá yêu chồng như thế. Trời ơi! Chắc là tôi đành phải chọn cách thờ chủ nghĩa độc thân tới già, không dám lấy vợ?
Nhưng tôi lại là phụ nữ ... À...ờ...?Thì ...thì nếu lập gia đình tôi cũng giống như "Nàng" vậy thôi. Phụ nữ ai chả thế.
Nguyệt San Giao Muà xin cám ơn những thân hữu đã dóng góp bài vở cho Nguyệt San Giao Muà số 191 . Một số bài khác sẽ được đăng dần vào số tớị Mong mỏi sẽ nhận được những sáng tác của các bạn bốn phương để cho Nguyệt San Giao Muà thêm phần hương sắc trong tương laị
2) Ðể rút ra danh sách của NSGM (unsubscribe),
xin gửi email về GiaoMua@hotmail.com
3. Mọi chi tiết, thể lệ, thắc mắc, xin gửi về:
GiaoMua@hotmail.com
4. Mọi bài vở, đóng góp, xin gửi về:
GiaoMua@hotmail.com
Nguyệt San Giao Muà
Homepage: http://www.GiaoMuạcom
Thể lệ gửi bài cho Nguyệt San Giao Muà:
Mong bạn gửi Bài cho GM theo cách này là tốt nhất :
1. Dùng mẫu chữ Vietnet (VIQR) hay Unicode
2. Viết Hoa chữ đầu của bài và bút hiệụ Ví dụ: Giọt Mưa Trên Lácủa NS Phạm Duy
3. Gửi bài ngay trong email (không kèm file), để cho BBT khỏi mất công download xuống để đọc
4. Gửi tất cả các bài trong 1 tháng 1 lần trong1 email, nếu tiện.
5. Bài vở xin gửi đến trước ngày 25 mỗi tháng
6. Mọi chi tiết, thể lệ, thắc mắc, xin gửi về: GiaoMua@hotmail.com
Cám ơn bạn rất nhiều, vì nhân sự có hạn, BBT không thể ngồi đánh máy lại từng đề bài hay bút hiệụ
P.O . Box 378
Merrifield, Virginia 22116
USA
Trang Nhà