Số 195

Ngày 1 tháng 7 năm 2018

www.GiaoMuạcom

Nguyệt San Giao Mùa
P.Ọ Box 378
Merrifield, Virginia 22116
USA

GiaoMua@hotmail.com


Thư Ngỏ



Hai tuần qua tình hình trong nước bỗng sôi động hẳn lên, với những cuộc xuống đường biểu tình rầm rộ suốt từ Nam ra Bắc. Hà Nội, Hà Tĩnh, Ðà Nẳng, Nha Trang, Bình Thuận, Mỹ Thọ.đồng loạt xuống đường bày tỏ lòng dân, chống Dự luật An ninh mạng - mặc dù đã bị quốc hội bù nhìn trong nước biểu quyết thông qua vào ngày 12/6 - và tiếp theo cao trào chống đối quyết liệt hơn đối với dự luật cho thuê Ðặc khu 99 năm, một hình thức hợp thức hoá hành động bán nước mà chính quyền Cộng sản Việt Nam đã âm thầm thỏa thuận với bọn bá quyền Trung quốc.

Bốn mươi ba năm qua, chính quyền Hà Nội luôn khoe khoang đã thống nhất đất nước, mang lại độc lập toàn vẹn lãnh thổ, nhưng thực chất ảnh hưởng của Tàu cộng càng ngày càng mạnh lên trong guồng máy cai trị. Trung quốc đã cài cắm những tên tai say trung thành với chúng, sẵn sàng bán nước cầu vinh, nắm giữ những chức vụ then chốt trong chính quyền chóp bu, loại bỏ những người còn có chút tâm yêu nước, để ca ngợi tình hữu nghị, mười bốn chữ vàng, cúi đầu thần phục giặc Tàu, nhắm mắt làm ngơ trước những hành động cướp bóc trắng trợn của bọn tàu cá trung quốc đối với ngư dân Việt Nam. Ðồng bào ta từ sau ngày được nhét vào mồm chiếc bánh vẽ "giải phóng, độc lập, thống nhất" để sống đói nghèo với kinh tế mới, lần hồi ngóc được đầu lên thoát khỏi hợp tác xã, thoát khỏi tem phiếu, chui vào hộ khẩu kiểm soát lẫn nhau, sống trong nghi kỵ trong sợ hải với dân phố, với công an.

Nhưng rồi hôm nay, đùng một cái, như tiếng sấm nổ lên, chớp loé sáng trong đêm tối, hàng trăm ngàn người dân đã thức giấc trước hiểm hoạ mất nước kề cận, đã gào thét trước bạo quyền, một chính quyền độc tài Ðảng trị hèn với giặc, ác với dân, hình ảnh những cuộc biểu tình được các phương tiện internet chắp cánh bay lên. lan đi trong toàn cầu chỉ trong chớp mắt. Người Việt khắp nơi trên thế giới đã nhìn thấy, những hình ảnh và âm thanh đánh đông vào trái tim người ly xứ, khơi dậy bao nhiêu tình yêu thương quê hương, Tổ quốc, và khắp nơi hoà cùng nhịp chân bước đồng bào trong nước, những bàn chân Việt Nam trên đất tạm dung cũng đồng loạt xuống đường, những bước chân đồng hành cho sự vẹn toàn lảnh thổ, với bóng cờ vàng rực rỡ yêu thương.

Giao Mùa đang bước vào đầu tháng Bảy, ánh nắng mùa hè đang rọi nóng vào những trái tim của hàng triệu người Việt hải ngoại, đang từng ngày từng giờ hướng về Ðất Tổ, tiếp sức nóng cho những ngọn lửa đấu tranh dũng cảm nơi quê nhà, cùng hừng hực bùng lên thiêu rụi bạo quyền bán nước, và đốt cháy mọi ý đồ xâm lược của giặc Tàu, kẻ thù truyên kiếp với lịch sử ngàn năm.

Mạc Phương Ðình
Ban Biên Tập Giao Muà

Mục Lục

Bài vở trên Giao Muà là do các tác giả gửi đăng và Giao Muà không chịu trách nhiệm về nội dung. Muốn xin trích đăng lại, xin liên lạc với GiaoMua@hotmail.com.

I . Thơ _______________________________________________________________________

1. Hạnh Phúc Xa Xăm ______ Tình Hoài Hương
2. Qua Ðường ______Sông Cửu
3. Thiết Tha ______Vân Hà
4. Chiều Viếng Mộ Ba ______ Quang Phục
5. Thu Buồn ______ Song An Châu
6. Mỏi Mòn Ðôi Mắt Mẹ ______Trần Văn Lương
7. Ai Cho Dân Ðộc Lập ? ______ Ý Nga
8. Vào Miền Hư Vô 2 * ______ ChinhNguyen/H.N.T.
9. .... Hỏi Hạ ______ Jacaranda
10. Căn Bếp Dáng Yêu ______ Nguyễn Thị Thanh Dương.
11. Chúng Tôi Chưa Giải Ngũ ______ Chương Hà
12. Dất Nước Tôi Yêu ______ Phạm Ngọc Thái
13. Lau Sậy Cũng Hóa Thảm Hoa ______ Lê Miên Khương
14. Áo Mỏng Vô Tình ______ Nguyên Khang
15. Về Phố Nhớ Xưa ______ ÐÔNG HÒA Nguyễn Chí Hiệp
16. Nếu ______ Bạch Liên
17. Tháng Năm Sầu ______ Hàn Thiên Lương
18. Lâu Lâu Gặp Một Lần ______ Như Nguyệt

II . Văn _______________________________________________________________________

1. Vợ Già ___________ Nguyễn Thị Thanh Dương
2. Huấn Luyện Phi Hành (truyện dài nhiều kỳ) ___________ Tình Hoài Hương
3. Trăn Trở ___________ Trần Thành Mỹ
4. Mùa Xuân Ở Seoul ___________ Nguyễn Quý Ðại
5. Thôi Kệ ___________ Bạch Liên

III . Trả Lời Bạn Ðọc__________________________________________________

1. Nhắn Tin/Trả Lời Bạn Ðọc _______ Ban Biên Tập

I . Thơ __________________________________________________

1. Hạnh Phúc Xa Xăm  
   
Phong trần đi muôn ngã
Ðôi bướm trắng chờn vờn bên phiến lá
Gió hiu hiu rung nhẹ cánh nhởn nhơ
Mây bảng lảng trên sóng nước thờ ơ 
Em đứng đó phiến buồn trôi cuối thác
Ðã mấy mùa thương qua tiếng nhạc
Thổi về đỉnh mộng ước mơ qua 
Anh dấu yêu độc ẩm kiếp xa nhà
Núi Ngự nắng chiếu nhạt nhoà mỗi sáng
Sông Hương cuối phố tản mạn 
Lời nhắn nhủ: nhớ lai vãng về thăm
Tình hai ta như bướm lượn xa xăm
Trao nhau hạnh phúc âm thầm
*
                                                                              
 Tình Hoài Hương    
Mục Lục


2. Qua Ðường Chiều Sài Gòn Bốn mươi năm về thăm Em nép bên anh Qua ngang xa lộ ồn ào Người ngó trước người dòm sau Bước cao ..bước thấp Xe cộ đủ loại Nhấn kèn in tai Ngược xuôi lòn lách Chen lấn rồng rắn Uốn khúc quanh co .. ..Mạng ai nấy lo Hồn ai nấy giữ!... Những cô gái bây giờ Ra phố che kín mặt Tóc thắt đuôi dài Mang găng tay đội mũ sắt Nhìn vào vòng tròn mặt nạ Thấy tròng mắt cô nào cũng láo liêng Vừa lái Honda vừa gọi phôn Nói cười nghiêng ngửa Con đường hun hút như kênh chiều Xe chen người nhiều như rều trôi trên nước .. Nhắm mắt bấu vào anh Bổng nhiên em nhớ về Một thời ? Sài Gòn chưa mất tên Tan trường qua phà Thủ Thiêm Từng tóp nữ sinh tóc xõa bờ vai Nón lá... áo dài chao bay trong gió Lũ con trai ra lan-can tàu nhìn ngó Bóng gió vui đùa kháo nhau ? Cậu thì bảo: ...Hoa trắng rụng đầy sông ... Anh thì trêu: ...Bầy cò bềnh bồng trên sóng nước..!... * Coi chừng ! Tập trung...đừng lo ra Nghe anh nhắc em giựt mình Ôm ngực mím chặt môi Lần từng bước ...từng bước một Qua đường Thăm Sài gòn 201.. Sông Cửu
Mục Lục


3. Thiết Tha
Lần đầu tiên trong đời Con đường tôi đi qua Thấy kẹt xe không bực Mà lòng như reo ca Dòng người đang dầy đặc Chiếm hết lòng lề đường BIỂU TÌNH để phản đối Kẻ bán nước bất lương Cho thuê là ngụy biện Hết cả một đời người Còn gì cho con cháu Nước Việt đang khóc cười Tôi thật lòng ngưỡng mộ Dân nước tôi anh hùng Dù sống trong kềm kẹp Can đảm lòng hiếu trung Cất cao lên tiếng nói Chấm dứt việc cho thuê Ðất đai và bờ biển Trung Quốc, hãy cút về Hàng ngàn rồi hàng vạn Người Việt Nam tôi ơi Hãy xuống đường mạnh dạn Ðã đến lúc phải đòi Ðòi TỰ DO DÂN CHỦ Ðòi CÔNG LÝ cho mình Ðòi quyền được giao tiếp Cùng thế giới văn minh Ðòi không bị xâm phạm Quyền tự do liên kết Internet , xã hội Ðòi lại cho bằng hết Ðất VIỆT của NGƯỜI VIỆT Cha ông đổ máu xương XIN TOÀN DÂN LÊN TIẾNG GÌN GIỮ LẤY QUÊ HƯƠNG Tôi hoan hô mọi người Dang nắng đổ mồ hôi Từng bước đang kiêu dũng Lãnh đạo mở mắt thôi Công An và Tự Vệ Ðứng nhìn người anh em Không hề nghe quát nạt Lời BIỂU NGỮ đáng xem Các ông nên thức tỉnh Toàn dân đứng lên rồi Hãy VÌ DÂN VÌ NƯỚC Kẻo làm thân tôi đòi Biểu tình vẫn tiếp tục Từng ngày và từng ngày Lòng tôi cũng hừng hực NƯỚC VIỆT CỦA NGÀY MAI 10/ 6/2018

Vân Hà

Mục Lục


4. Chiều Viếng Mộ Ba Chiều tà , bên cạnh mộ Ba Cỏ xanh lác đác , đã lên tươi màu. Phù du cũng một kiếp người Khi về nước Chúa , tội còn vương mang? Nhớ lúc đến- oe oe tiếng khóc Khi lìa trần-tay trắng bàn tay. Thôi thì yên nghỉ đi Ba Ðến , đi là vậy-kiếp người , riêng ai. SD,6/13/2018 Quang Phục


Mục Lục


5. Thu Buồn Gió về gọi nắng chiều Thu Trời thu bao phủ mây mù tang thương Thu buồn vươn khắp bốn phương Lá thu vàng trải đoạn đường đời ta Người ơi! Nay đã cách xa Có còn nhớ đến lối qua tình này Hay là tình đã xa bay Ðể tôi nhung nhớ quắt quay cả hồn Chiều về lặng ngắm hoàng hôn Nhớ trong ánh mắt vương buồn tình sâu Tháng năm ôm nặng nỗi sầu Người ơi. Biền biệt tình sao hững hờ. Thu về gợi nhớ trong mơ Từng thu đếm lá đợi chờ bóng ai Lòng này sầu thảm ai hay Người ơi. Sao lại xa bay phương nào. Thu về lòng lại dạt dào Mấy mùa thu chết, nao nao nhớ người Giờ đây tôi vẫn đơn côi Sầu vương mắt lệ, không nguôi bao giờ Ðêm về thao thức bơ vơ Buồn lan chăn chiếu dật dờ nhớ ai. Thu ơi. Buồn cả thu dài Có ai ta nhắn thu này niềm riêng Cho ta đỡ bớt ưu phiền Cho vơi bớt mối tình duyên lỡ làng Từ ngày người bước sang ngang Lòng ta vương vấn đa mang bóng hình Biết rằng đau xót phận mình Sao người trở gót, duyên tình gãy đôi Thu buồn, mây xám giăng trời Rừng thu thay lá. Người ơi, nhớ người... Song An Châu Thu Về Anh Nhớ Ðến Em Thu về lá rụng đầy sân Nhớ em quay quắt mỗi lần Thu sang Nhớ em, anh nhớ lá vàng Ngày xưa em ép vào trang thơ tình. Một thời kỷ niệm chúng mình Yêu nhau vào tuổi thư sinh đến trường Tình yêu trong trắng thân thương Qua bao niên học cũng thường ước mơ. Trở thành thi sĩ làm thơ Trải lòng trên giấy vu vơ chút tình Bao lần cánh thiệp xinh xinh Lời thơ em viết thắm tình lứa đôi. Nay anh xa cách phương trời Vẫn trân trọng giữ không rời xa anh Từ ngày tóc hãy còn xanh Ðến nay sương, muối nửa hanh đầu rồi. Thu về vắng bóng em tôi Nhớ sao nhớ quá đứng ngồi không yên Ðôi dòng gởi chút niềm riêng Người xưa xa vắng triền miên ..nhớ hoài. Song An Châu Vùng Dậy Ðồng Bào Ơi. Ðồng bào ơi. Ðồng bào ơi. Hãy cùng vùng dậy cứu đời tai ương Nắm tay xiết chặt xuống đường Lôi đầu kéo cổ cường quyền xuống đi Theo gương Ai Cập, Liby Trung Ðông vùng dậy, Bắc Phi xuống đường Ðược sự ủng hộ bốn phương Tây Âu, Bắc Mỹ làm gương dân mình Không còn đau khổ điêu linh Cùng nhau đoàn kết đồng tình đứng lên Quyết tâm lôi cổ bọn hèn Ôm chân Tàu cộng bon chen chia phần Tham quan, bán nước vinh thân Biển đảo dâng hiến, toàn dân đau lòng Quên ơn công khó cha ông Máu xương bồi đắp theo dòng thời gian Ngàn năm xây dựng gian san Biết bao công khó vô vàn khổ đau Giờ đây con cháu quên sao? Hãy cùng vùng dậy, đừng nao núng lòng Quyết tâm bảo vệ non sông Giữ từng tất đất ruộng đồng, biển khơi Ðồng bào ơi. Ðồng bào ơi. Hãy cùng vùng dậy cứu đời mình đi. Song An Châu


Mục Lục


6. Mỏi Mòn Ðôi Mắt Mẹ Nhân chuyến đi thăm một người quen trong nhà dưỡng lão) Con có biết mẹ ngày đêm buồn khổ, Từ khi con giận bố bỏ nhà đi. Mẹ nhờ người liên lạc đã nhiều khi, Nhưng con vẫn gan lỳ không nhượng bộ. Con và bố từ lâu luôn cãi cọ, Cả hai bên đều khó tính như nhau. Mẹ loay hoay đứng giữa cũng điên đầu, Chỉ còn biết khẩn cầu Trời ghé mắt. Vì mỏi mệt, bố thường hay bẳn gắt, Nói nặng lời làm mất mặt con trai. Tuy nhiên khi cơn nóng giận nguôi ngoai, Bố cũng biết nhận mình sai sau đó. Nhưng lời đà theo gió, Ngàn vó ngựa khó theo. Nắng đã khuất sau đèo, Ðèn đêm leo lét lóe. Cơn bệnh nặng giết dần thân xác mẹ, Phút cuối cùng cũng sẽ tới liền ngay. Ðời sống nay chỉ còn tính từng ngày, Nhà dưỡng lão chờ xuôi tay nhắm mắt. Chỉ tội bố phải triền miên tất bật, Sáng vô đây, nắng tắt mới về nhà, Sức lực dần theo năm tháng tiêu ma, Trí óc cũng theo tuổi già giảm sút. Nhìn bố tay chân chậm lụt, Một mình cun cút lo toan, Mẹ âm thầm nghe rát buốt ruột gan, Thương bố mãi chịu muôn vàn khốn khó. x x x Sao con chẳng nhớ những ngày còn nhỏ, Bố mẹ đà lắm gian khổ vì con, Lo cho con được no ấm vuông tròn, Dù bố mẹ có buồn đau cũng mặc. Con không nhớ đến những ngày túng ngặt, Khi nước mình bị giặc Bắc tràn sang. Bố đi tù, mẹ phố chợ lang thang Cố liều lĩnh bán hàng chui kiếm sống. Ðược qua Mỹ, lại nhọc nhằn lao động, Nuôi hai con bé bỏng chóng nên người. Ðến tuổi già tưởng sẽ được thảnh thơi, Ngờ đâu phải gặp cơ trời khe khắt. Mẹ mong mỏi trước khi mình nhắm mắt, Ðược một lần thấy lại mặt đứa con, Cho bõ công những ngày tháng héo hon Mang thân xác hao mòn chờ đợi mãi. Chỉ sợ lúc con hồi tâm nghĩ lại, Thì mẹ đà như trái chín rụng rơi. Tội nghiệp con sẽ ân hận cả đời, Chẳng còn mẹ để nghe lời hối lỗi. Con yêu dấu, chốn đường xa lặn lội, Nếu chẳng may lỡ lạc lối đoạn trường, Hãy nhớ rằng dù cách trở muôn phương, Lòng mẹ vẫn hoài thương con quặn thắt. x x x Nhà dưỡng lão nhuộm nắng chiều hiu hắt, Trên xe lăn, ánh mắt đã nhạt thần Còn gượng nhoài ra cửa ngóng người thân, Ðứa con vẫn chưa một lần ghé lại. Arlington, 6/2018 Trần Văn Lương


Mục Lục


7. Ai Cho Dân Ðộc Lập ? Mi trốn tránh trong chiếc mền êm ái, Bao nhiêu năm quên dân tộc, quê hương, Hưởng tự do quên tuổi trẻ cùng đường, Sống vất vưởng với tai ương một hướng. Thử tưởng tượng dân mình sống sung sướng Sao xuống đường, không tin tưởng tà quyền? Bao ưu phiền vì cống hiến triền miên Nước nguy biến dĩ nhiên phải lộ diện! Giặc chiếm biển, nay đất liền đảng hiến Tuổi hoa niên phải tiến! Ai ngồi yên? Ai an nhiên ngụy biện, ngồi nhập thiền? Nghịch muốn chuyển đương nhiên phải trực diện! 21 tháng 6.2018

Ý Nga
Mục Lục


8. Vào Miền Hư Vô 2 * [Ðề ảnh mỹ thuật thư-pháp Naked Woman] Vệ nữ đứng yên cho người họa sĩ Vẽ thân ngà bằng thư-pháp cao siêu Một bài kinh bàng bạc Sắc,Không,Thiền Từng nét chữ như rồng bay phượng múa Ngọn bút chờn vờn trên đồi xuân phơi phới Lướt qua bình nguyên trườn xuống hang sâu Vũ trụ bao la im lặng xoay vần Tâm bất động, ngón tay thần sáng tạo. ChinhNguyen/H.N.T. Junẹ7.2018 *(Vào miền hư vô 1: GiaoMùa#194) Nửa hồn hư thực (phóng tác LầnCửaKhép/KP) Như mờ qua lớp sương sa Tóc mây buông thả lòa xòa bờ môi Người xa ngàn dặm tái hồi Lệ hồng nhỏ giọt nổi trôi tình trường. ChinhNguyen/H.N.T. ,Jul.11.2017 VÒNG QUAY VŨ TRỤ (Phỏng theo Vòng Xoáy Mịt Mờ/KO) Cánh hoa dù có tả tơi Hương thơm vẫn ướp mộng đời nên thơ Trăng sao có lúc lu mờ Trần gian cõi thế vật vờ nát tan CN/H.N.T. Nov.30.2016 Xa miền tục lụy Sắc dục làm chi, chỉ mệt hơi, Tiêu hao sức lực chóng qua đời. Yêu đương, tình luỵ đừng vương vấn, Luyến ái sầu thương chẳng lả lơi. Tửu quán, hồng lâu thôi dính dấp, Ðào nương, mỹ nữ hết dong chơi. Thi ca xướng hoạ cùng thân hữu, Hưởng thú điền viên, hạnh phúc ơi ! May 28/2013

ChinhNguyen/H.N.T.
Mục Lục


9. .... Hỏi Hạ Thơm thơm Nắng, nồng vương Hạ cũ Tháng Bảy tàn ve ngủ vườn trưa Ta vì Anh gom chút hương thừa Nhành Phượng Vĩ lưa thưa ?cánh nhạt Nhìn đôi Bướm ép khô giòn nát Ta nghe hồn âm bạt xa xăm ? Mộng về đâu ? Gió Hạ ? Trăng rằm ? Ðời muôn lối ? rẽ chia ?vô vọng Ta vì Anh để con Tim trống Ấp đầy ?thở ươm mộng xanh xao Những bài thơ tim vỡ máu đào ? Vần thương nhớ trầm luân ?ngấn lệ Và những lúc chiều đưa bóng xế Cánh nhạn điềm nhiên xoải cánh bay Hồn cô đơn lạc phương vô định Hỏi hạ nào còn nhớ ?vòng tay ? Hẹn vì nhau ghép màu son sắc Tô nét hồng lên Hạ thương yêu Ðể nụ hoa trong lòng nở mãi Dù quanh ta ? còn biết bao điều ? Jacaranda
Mục Lục


10. Căn Bếp Dáng Yêu ( Cảm hứng từ câu nói của Sophie Hồng Mai yêu thích làm bếp và yêu thích nhất căn bếp) Tình yêu cuả em là từ căn bếp, Em làm cho anh những bữa ăn ngon, Có khi em là "Cô bé Lọ Lem", Em tất bật giiữa bộn bề bếp núc. Trong nhà mình có nhiều nơi ấm cúng, Phòng ngủ dịu dàng, phòng khách dễ thương, Có Patio, hoa lá trong vườn, Ðể mộng mơ thả hồn theo chuông gió. Nhưng em thích nhất một nơi thực tế, Từ căn bếp cho đến cái bàn ăn, Những lúc gia đình dùng bữa quây quần, Những lúc tiếp bạn bè gần xa đến. Không cần ngôi nhà sang hay rộng lớn, Căn bếp cuả em vẫn đẹp, đáng yêu, Em không so sánh, không ước mơ nhiều, Hạnh phúc là những gì mình đang có. Em sẽ bước ra từ trong quả thị, Thời đại nào cô Tấm cũng hiền ngoan, Món ăn cầu kỳ giỗ tết đảm đang,. Món giản dị ngày thường đều ngon miệng. Nghệ thuật nấu ăn có nhiều bí quyết, Trong tay em những gia vị cuộc đời, Hạt tiêu vừa xay, ớt hiểm đỏ tươi, Ðường ngọt, dấm chua, gừng cay, muối mặn.? Mỗi món ăn em học thêm kinh nghiệm, Còn nhiều gia vị chưa kể hết đâu, Ðầu bếp giỏi có bàn tay nhiệm màu, Khi chế biến, khi ướp từng gia vị.. Bếp nhà mình anh muốn gì cũng có, Em nấu cho anh với cả tâm tình, Những thứ này không có ở nhà hàng, Kẻ bán người mua trả tiền sòng phẳng. Món ăn theo mùa hay theo cảm hứng, Em biết ý anh mặn ngọt, vơi đầy,, Ðừng bực mình nếu em trót lỡ tay, Nhạc sĩ có khi đàn sai nốt nhạc. Căn bếp này em vào ra quen thuộc, Vắng bóng đàn bà bếp sẽ quạnh hiu, Từ thuở theo anh bước vào đường yêu, Tình chồng vợ buồn vui cùng năm tháng. Em vẫn là người đàn bà trong bếp, Không đổi thay, không là cuộc bể dâu, Căn bếp là nơi hạnh phúc ngọt ngào, Căn bếp sao mà đáng yêu đến thế.. Nguyễn Thị Thanh Dương. NỖI BUỒN TRẦU CAỤ Mười sáu tuổi tôi chưa biết yêu ai, Nhưng biết mộng mơ những điều đẹp đẽ, Mỗi khi hàng xóm có người dạm ngõ, Biếu trầu caụ Tôi thương qúa trần caụ Tôi bỗng muốn yêu và được người yêu, Ðể một ngày theo mẹ cha anh đến, Mâm trầu cau phủ vải điều đỏ thắm, Hàng xóm đứng xem tôi sắp lấy chồng. Anh trao cho tôi chiếc nhẫn đính hôn, Bàn tay tôi anh ân cần cầm lấy, Ngón tay đeo nhẫn có chủ rồi đấy, Ràng buộc đôi ta như một ước nguyền Trầu cau chia biếu hàng xóm, họ hàng, Gói trà đỏ, gói hạt sen màu đỏ, Một lá thiệp hồng mình nên duyên nợ, Tôi sẽ là cô dâu trẻ bên ngườị Tôi đợi trầu cau ấp ủ niềm vui, Dành tất cả cho người tôi yêu mến, Chắc tôi vô duyên tình chưa ghé bến, Mẹ tôi thở dài thầm lặng thương con. Trầu cau vẫn đến những nhà xung quanh, Những bạn hàng xóm tôi cùng trang lứa, Họ biếu trầu cau báo tin hôn lễ, Nhìn trầu caụ Tôi thẹn với trầu caụ Người của tôi chẳng biết ở nơi đâu ? Ông tơ bà Nguyệt có khi lơ đãng, Se sợi chỉ hồng bao người kết hợp, Tôi sợi chỉ hồng một mối lẻ loị Tôi nhận tin vui, nhận những thiệp mời, Tôi làm phù dâu bạn bè ngày cưới, Ðã mấy lần điểm trang, may áo mới, Ðám cưới ai chưa phải đám cưới mình. Vẫn những mâm qủa, những trầu cau xanh, Ðến từng ngõ nhà người con gái khác, Ngõ nhà tôi không ai qua lạnh nhạt, Tôi đếm tuổi mình buồn với trầu caụ Nguyễn Thị Thanh Dương. TÌNH HÈ CHÂU ÂU .. Ðợi em nhé, cùng anh đi Châu Âu, Cuối tháng năm muà Xuân còn ở lại, Dù mùa nào dòng sông Seine vẫn chảy, Cầu Pont des arts vẫn đợi đôi tình. Ðứng trên cầu này anh sẽ hôn em, Paris buổi chiều mùa hè lộng gió, Ta nắm tay nhau hẹn thề gắn bó, Sông Seine mấy nhánh, yêu chỉ một ngườị. Chẳng cần vào nhà hàng uống cocktail, Ly cà phê quán vỉa hè đông đúc, Vài chiếc bánh ngọt, bánh mì Baguette, Cũng đủ nếm mùi nước Pháp dễ thương. Ngày mai anh đưa em đến Milan, Kinh đô thời trang nổi tiếng của Ý, Em không thời thượng mua hàng đắt gía, Nhưng em thích ngắm kiểu dáng cuộc đờị Thánh đường Duomo cổ kính tuyệt vời, Bước vào đây như tránh xa trần thế, Thành phố Venice những dòng kinh lớn nhỏ, Ðón anh và em một chiếc thuyền tình. Tulip đủ màu rực rỡ Hoà Lan, Cánh đồng xanh xanh đàn bò gặm cỏ, Ði trên đường quê ngắm cối xay gió, Anh ơi em muốn ở lại nơi nàỵ. Ðến Amsterdam buổi chiều mưa bay, Cơn gió lạnh bất thường vai em lạnh, Bàn tay anh quàng vai em che ấm, Em không trách gì mưa gió nữa đâụ Em muốn cùng anh đi hết Châu Âu, Ðức, Anh, Ðan Mạch?mỗi nơi một vẻ,? Văn học Nga em đã từng ngưỡng mộ, Saint Petersburg đẹp đến vô cùng. Châu Âu sang trọng và cũng bình thường , Ðời vẫn nên thơ nơi con phố hẹp, Hoa bên cửa sổ nhà ai lãng mạn, Lối vắng đèn khuya có những kiếp nghèọ Hương vị Châu Âu, hương vị tình yêu, Nhắp chút rượu vang cho tình chếnh choáng, Chocolate ngon, khoai tây, pho mát, Chúng mình uống chung một cốc bia đầỵ Chúng mình uống chung tình hè ngất ngây, Hoa táo hoa đào cuối mùa vẫn đẹp, Tạm biệt Châu Âụ Những nơi chưa đến, Tình vẫn còn dài hẹn gặp mùa saụ Nguyễn Thị Thanh Dương. Mục Lục


11. Chúng Tôi Chưa Giải Ngũ Nhân ngày Quân Lực CH Chúng tôi không trốn chạy,chúng tôi chỉ thối lui Thẻ quân nhân,tay còn cầm giữ chắc Tấm thẻ bài vẫn đeo trên ngực Chính nghĩa chỉ thắng, không thua bạo ngược Các anh mới ngụy quyền, lường gạt nhân dân Giải phóng sao hèn, nô lệ đại đồng Thống nhất, độc lập sao cúi đầu thờ giặc Chúng tôi vẫn thắng bằng lương tri bất khuất Vẫn quyết lòng tranh đấu vì quê hương không thể mất Nước Việt là của người dân Việt muôn đời Ai mới là tội đồ dân tộc không sai Dâng biên giới, dâng từng hải đảo Dâng nước dần cho giặc thù truyền kiếp Dẫu các anh không còn làm người dân Việt Cũng tủi hổ ông bà, thẹn với tiền nhân Sống chi đời bất nghĩa, bất nhân Dẫu đội lốt, cũng thua xa cầm thú Người dân Việt sẽ đời đời phỉ nhổ Sẽ tới ngày không còn chỗ dung thân Sẽ tới ngày chúng tôi về giải khổ nạn cho dân 12-2016

Chương Hà
Mục Lục


12. Dất Nước Tôi Yêu Ta nằm xuống thảm cỏ quê hương Hát một bài ca về Ðất mẹ Sông, núi, bầu trời qua bao thế hệ Vẫn ngọt ngào như câu ca dao. Mẹ đã nuôi ta trong mưa nắng dãi dầu Ta lớn lên thành người con đất nước Dân tộc tôi gặp nạn nhiều, và cũng nhiều tủi cực Nhưng rất giàu yêu thương bao la, Việt Nam ơi ! Ta gọi tên hai tiếng của ông cha Qua 4.000 năm dân vẫn còn mông muội Hết giặc ngoại xâm lại giặc nhà giày xới Ðánh thắng bao quân thù, mà nay chửa thành thân. Ôi ! Ðất nước ta yêu quí vô ngần Thế kỉ XXI rồi, người ơi ! Chẳng lẽ cứ câu ca dao "ngày tám tháng ba" hát mãi ? Hãy mở thật rộng cửa trời Mỹ, trời Âu Vừa láy thế chống giặc phương bắc tràn vào Vừa mở mang kinh tế Cụ Phan Châu Trinh đã dậy rồi: "dân trị tức pháp trị" Không có gì quí hơn "khai dân trí" ! Ôi, đất nước tôi yêu ! Ta sống làm người của non sông Chết làm ma đất nước Dẫu chưa theo được bước chân cường quốc Hãy thương láy ngọn cỏ quê hương Ðói khát, khổ nghèo lòng nguyện thủy chung Không theo gót Tàu Bang hại giống nòi, dân tộc Ðể con cháu muôn đời không ô nhục ! Tháng 6.2018 Phạm Ngọc Thái
Mục Lục


13. Lau Sậy Cũng Hóa Thảm Hoa Em cứa vào tôi ánh nhìn dao cắt Chảy máu tim tôi em đã thấy chưa ? Hay em giỡn chơi, biết mấy cho vừa Ðời quá ngắn, xin em đừng đùa cợt Ðường xưa áo lụa mãi còn in bóng Tóc xỏa mây trời dáng ngọc thướt tha Trong tôi còn mãi một chiều xuân ấy Khói nước dưới cầu in bóng .. em qua ! Cái ngày tóc xỏa màu hoa Hây hây nắng mới hồng đào má em Phù dung đóa nhỏ nghiêng thềm Hương xuân níu tóc áo mềm bá vai Thôi mà đùng giỡn nữa cưng Lòng tôi một đám lửa phừng phực xanh Bài ca tôi hát vô thanh Nên em không biết lòng thành thật ...yêu ! Vườn tôi lưu nụ trầm nguyên Ðươm hương kết trái chờ ... thuyền quyên qua Lau sậy cũng hóa thảm hoa Vô thường em - phù dung xa - có về ? Lê Miên Khương Mục Lục


14. Áo Mỏng Vô Tình Buồn như mái tóc em dài Sợi vương áo mỏng, sợi ngoài hiên mưa Em về trong nắng nửa trưa Có nghe sa mạc dậy mùa chim bay Buồn như đêm đuổi xua ngày Dăm ba con nhện giăng hoài sợi tơ Hồn thơ ghé lại bến thơ Thuyền trăng ai thả phía bờ hư vô Buồn trôi con sóng nhấp nhô Cuốn theo chiếc lá vàng khô xa cành Em đi áo mỏng vô tình Ta neo chân ngựa hồn xanh núi đồi Ðời buồn sợi tóc chẻ đôi Nhánh rong phiêu bạt, nụ cười bỏ quên Bao năm bước mỏi gập ghềnh Bay đi con sáo, mông mênh tình buồn Nguyên Khang Mục Lục


15. Về Phố Nhớ Xưa thơ xuôi ngược Quanh đường dốc cũ phố nào xưa Ngõ cuối về khuya gió nhẹ đùa Cành liễu rủ buồn ai ngắm lại Trúc bờ soi nhớ mộng cùng đua Xanh đen phủ tối dài xa thẳm Trắng đục như mây thấy ngỡ vừa Mành khuyết nửa trăng soi mặt nước Hanh vàng ánh sáng rọi đèn thưa Hanh vàng ánh sáng rọi đèn thưa Bến cuối xe về phố mới vừa Xanh nhạt bóng khuya đường chợt vắng Tối mờ sương muộn gió buồn đưa Cành đan cỏ dại hương khai ngấy Nhụy úa sim tàn cánh rụng chưa Quanh lại dốc xưa hôm ngắm cảnh Mành che nước đọng thấy trời mưa Nguyễn Chí Hiệp 26.6.2018 NHƯ DÒNG SUỐI Giả sữ tôi là một gã khờ Biết đâu đời sẽ đẹp hơn thơ Không ôm ấp tháng ngày bèo bọt Chẳng nhớ hoài hình bóng vẩn vơ Ngàn tiếng xỏ xiên nào thấu hiểu Vạn lời cay đắng cũng làm ngơ Ung dung tự tại như dòng suối Cứ lượn quanh thôi mặc bến bờ dp ÐỢI ÐÒ ÐÊM KHUYA thơ xuôi ngược Mơ mộng chuyện xưa những dại khờ Cách chia tình nhớ thuở ngây thơ Chờ mong phút muộn đời ly biệt Ðợi mãi ngày về bước vẩn vơ Tơ phủ trắng xa trời lạnh phủ Cảnh khuya nơi cũ bến sầu ngơ Mờ sương khói tỏa đêm thu tới Mặt trước thuyền nhô sóng dưới bờ 6.2018 Nguyễn Chí Hiệp Mục Lục


16. Nếu Cầu cây như một khúc xương Lắt la lắt lẻo nằm vươn giữa hồ Trời mưa mực nước nhấp nhô Dâng cao xấp xỉ tràn vô mé bờ Chông chênh cầu ván dật dờ Chìm trong làn nước mịt mờ miền quê Màu chàm ngầu đục rong rêu Ðất sình tan loãng lêu bêu lục bình * Cá tôm cựa quậy rung rinh Tạo vòng hoa nước tròn xinh chạy dài Cá mong mưa xuống hoài hoài Nước tràn cá nhảy ra ngoài rong chơi Nếu là con lạch chưa vơi Cá liền phóng lội tung đời ra sông Nếu là đường đất trống không Hết thời kiếp cá đừng mong sống còn Bạch Liên Mục Lục


17. Tháng Năm Sầu Nắng tháng năm ươm vàng bao nỗi nhớ Biết bao giờ tìm lại nắng quê hương Nghe tiếng ve thương phượng hồng nức nở Từng cánh rơi đỏ ngập cả sân trường! Ðời học trò cớ sao đời sương gió? Sau mùa thi mỗi đứa một phương trời Áo thư sinh đổi thay thành áo trận Xa mái trường xuôi ngược chốn xa xôi! Giặc xâm lăng nước non tràn khói lửa Bước tang bồng theo dấu đấng hùng anh Tháng năm dài trải thân ngoài chiến đia Chẳng đêm nào giấc ngủ trọn năm canh! Ðời chiến sĩ khắc sâu tình non nước Chí can trường ngăn chặn bước quân thù Quyết xả thân không bao giờ lùi bước Ðời hào hùng sáng mãi đến thiên thu Nhưng quê hương đến một thời suy vận ?Vì mưu gian của bạn lẫn quân thù? Không thua trận mà ta đành thua cuộc Nước non nhà tang chế? cảnh âm u! Thân chiến sĩ xa rời nơi chiến địa Bước nhọc nhằn lệ đổ khóc quê hương Buông tay súng thấy cuộc đời vô nghĩa Có nhiều người tự tận thật đau thương! Biết bao người lầm than vòng lao lý ?Ra khỏi ngục tù? sống cảnh lưu vong Tháng năm về, nhớ đau mùa tang chế Thương quê nhà còn lắm nỗi long đong! Tuổi học trò mịt mờ trong ký vãng Tôi còn đây ai khuất bóng bên trời? Từng phút giây đau thầm đời lỡ cuộc Mái tóc sầu nay bạc trắng như vôi! 21-5 -2018 Hàn Thiên Lương Chiều Nhớ Nắng tháng năm hanh vàng trên mé núi Nhớ làm sao chiều nắng chốn quê hương: Trên dòng kinh chiếc thuyền nan xuôi ngược Tiếng chuông chùa văng vẳng thoảng xa buông. Khói hoàng hôn tỏa vương trên mái rạ Mẹ hiền tôi nhóm lửa nấu cơm chiều Mẹ khắc khỏai trông chờ con về muộn Kịp con về, mẹ mừng biết bao nhiêu! Cô hàng xóm chiều chiều ra trước ngõ Thường gặp nhau cô nhoẽn đẹp nụ cười Chỉ chào khẻ sao cõi lòng vướng víu? Màu áo ai trong gió ngát hương đời! Niềm lưu luyến mang theo đời gió bụi Ta biệt mù không thấy chốn quê hương Hình ảnh nào chỉ còn trong ký vãng Cứ chiều chiều đau xót nỗi niềm thương! Thân lưu lạc nhịp cầu đời đã gãy Bóng thôn xưa còn đậm mãi trong lòng Chiều lữ thứ, hồn cô đơn khắc khoải Bước độc hành trên nẻo vắng lưu vong! 5-5-2018 Hàn Thiên Lương Mục Lục


18. Lâu Lâu Gặp Một Lần Chưa từng nói yêu em, chưa từng hôn đắm đuối Nhưng mắt anh đã nói: "Anh yêu em vô chừng" * Chưa từng tay nắm tay, mà sao nghe dấu ái Ngọt ngào lời anh nói, ngất ngây .. tâm hồn say * Sao ta còn ngần ngại? Bởi tình đến bất ngờ? Sao vẫn còn bỡ ngỡ? Ðường vào yêu ngu ngơ ? * "Yêu! Sao còn chần chờ? Ngại ngần chi, vội chớ! Tình không đến hai lần, đừng nhung nhớ vu vơ .. Trái tim em bảo thế.. xúi em vội vàng yêu ...Ờ.. thì yêu đi chứ, yêu đi kẻo muộn màng ... * Vẫn mong tình thật nhẹ, tình có cũng như không Ðổi qua tình bằng hữu, tình sẽ đẹp mênh mông Lâu lâu gặp một lần, ngồi giữa nhóm bạn thân Mong mọi người chẳng biết hai đứa mình thương, thân! * Lâu lâu gặp một lần, tim hớn hở lâng lâng Em biết anh nhớ em, mong gặp em lắm chứ Nhưng ta làm gì được? hoàn cảnh không cho phép Nhìn nhau còn phải giấu, làm được gì anh ơi! Giấu ánh nhìn tha thiết, ánh mắt làm chơi vơi * Anh, có đôi mắt chết người .. làm tim em rụng rơi! May 29th, 2018 Như Nguyệt Mục Lục


II . Văn___________________________________________________________

1. Vợ Già


Nguyễn Thị Thanh Dương


Anh lấy em tuy hơi gìa,
Tình vợ chồng vẫn mặn mà đấy thôi,
Cần chi hình thức bên ngoài,
Hai tâm hồn vẫn trẻ hoài vì nhau.


Chị Bông đang lúi húi trong bếp với nồi nước xông, chồng chị nằm trong phòng, thỉnh thoảng anh lại rên hự hự và bắt chước giọng Bắc kỳ của vợ thường kêu lên mỗi khi có chuyện buồn hay vui:

- Ối giời ôi !... Ối giời ôi !

Làm chị sốt cả ruột gan, nói vọng vào:

- Anh chờ một tí, em sẽ cứu anh qua cơn cảm cúm này bằng nồi nước xông hơi.

Anh Bông thều thào nói vọng ra:

- Nhớ làm nồi nước xông hơi .. giống y chang như của má anh làm ngày xưa nhả

- Ở Mỹ chứ có ở Việt Nam đâu mà có đủ thứ chứ? Tìm đâu ra lá tre, lá hương nhu, lá Cúc tần, lá long não, lá bạc hà..hả giờị..??

Anh Bông có vẻ giận dỗi:

- Vậy thì khỏi xông. Tất cả các loại lá không có thì bà đang nấu cái gì thế?

Biết tính chồng, chị Bông vẫn dịu dàng:

- Em nấu nồi xông kiểu khác với những thứ có sẵn bên này như tía tô, kinh giớỉ

Anh Bông ngắt lời:

- Ðang bịnh mà nghe bà giới thiệu tía tô, kinh giới làm tôi thèm ăn bún riêu cua và bún riêu ốc đặc sản miền Bắc nhà bà qúa chừng nè.

Chị Bông ngọt ngào:

- Anh ơi! đừng đùa nữa, bao giờ khỏi bệnh thì em nấu cho anh ăn. Bây giờ là nồi xông chứ không phải nồi bún nhé, ngoài tía tô, kinh giới còn có xả và vỏ bưởi.

- Hết tía tô, kinh giới bà lại nhắc tới xả làm tôi thèm ăn bún bò Huế nấu với xả nè.

Chị Bông dỗ dành chồng:

- Ốm đau nên cái gì cũng thèm, phải nhịn ăn cho qua cơn cảm cúm độc địa này đã .

Một lát sau chị đã bưng nồi nước xông vào phòng và bắt anh Bông ngồi dậy trùm mền để xông hơi.

Anh Bông không thích cũng phải làm vì chị Bông đứng lù lù bên cạnh để canh chừng và nhìn đồng hồ như một bà giám khảo khó tính và nguyên tắc, dù anh Bông mấy lần kêu nóng, kêu mỏi cổ, chị đã gạt phăng:

- Anh ráng ngồi đi, bệnh mà không chữa thì làm sao khỏi, em không ?giải quyết? cho anh đâu, đừng kêu ca thêm tổn sức.

Thế là anh Bông biết điều, chỉ thỉnh thoảng sốt ruột hỏi:

- Mấy phút rồi?

Lần cuối cùng chị Bông nói:

- 14 phút rưỡi rồi, nửa phút nữa là đủ 15 phút

- Trời, tôi chưa thấy ai "hắc ám" như bà. Giống như cai tù vậy đó, chỉ còn nửa phút cũng không tha.

Anh than thì cứ than nhưng vẫn đành ngồi chịu trận.

Xông cho chồng xong chị bưng nồi nước ra ngoài sau khi đã bắt anh nằm nghỉ ngơi trên giường, kê gối cho anh gối và đắp chăn tới ngực cho anh thật kỹ lưỡng và ngay ngắn.

- Bây giờ em ra nấu cho anh bát cháo giải cảm, món này thì giống y chang của má anh đâỷ

Anh Bông đổi cách xưng hô theo tâm trạng vui vui:

- Món cháo tía tô hành gừng và trứng gà phải không? Món này anh ăn từ bé cho đến lớn không biết bao nhiêu lần, vì mỗi lần bị cảm má đều nấu cho anh ăn nên anh thuộc làu các gia vị luôn. Ðây là kinh nghiệm dân gian rất tốt, anh muốn vợ, con sau này tiếp tục làm theo..

- Ðúng thế, vì biết anh từng được má săn sóc cưng chiều từ nhỏ cho tới lớn nên em phải bắt chước được điều gì hay điều đó. Em thì theo kiểu má rồi, con mình sinh ra và lớn lên ở Mỹ thì chưa chắc, mà anh già đầu rồi lúc nào cũng nhắc tới má là sao!

- Còn em gìa đầu rồi mà thỉnh thoảng hay khóc, hay nhõng nhẽo như con nít là sao??. Tụi mình giống nhau mà.

Chị Bông im lặng hết cãi, vì anh Bông nói đúng qúa, tuy nhiều tuổi hơn chồng và tuy nay tuổi đã không còn trẻ nhưng chị Bông vẫn bản tính trẻ con lắm, dễ dỗi hờn, dễ khóc để thích được chồng dỗ dành, nghe giọng Nam kỳ chân chất thật thà của anh.

Mỗi lần cùng chồng đi chợ Wal Mart mua sắm đồ dùng, việc đầu tiên là chị Bông ghé vào McDonalds nằm trong chợ để mua 1 gói French Fries nóng ròn, mua gói nhỏ thôi vì chị sợ mập, vừa đi vừa ăn giữa thiên hạ ngược xuôi chỏvui đời, dù chị chẳng thèm muốn gì cái món này. Những lúc ấy anh Bông nhìn vợ như nhìn cô em gái bé bỏng dễ thương.

Hai vợ chồng cùng chiều chuộng nhau nên đôi lúc chưa chắc ai gìa hơn ai? Ai trẻ hơn ai?

Công nhận sau khi xông hơi xong người thấy nhẹ hẳn đi, dễ chịu hẳn đi, chắc ăn thêm tô cháo giải cảm là khỏe ngay thôi. Anh Bông đang nghĩ thế thì tiếng phone reo, thế là anh vừa nằm nghỉ ngơi vừa được nói chuyện phone với bạn thật là một công đôi chuyện và nhất là đề tài vô cùng thú vị.

Phú người bạn học cũ gọi phone kể về một người bạn đồng môn khác mà cả hai đều biết, vừa mang sang Mỹ cô vợ trẻ măng mới 20 tuổịcưới ở Việt Nam.

Chị Bông đang nấu cháo thì nghe tiếng chuông cửa inh ỏi, vội ra mở cửa, là một thằng nhóc con Mỹ trắng chừng 15 tuổi như thằng cu Tí, chị đoán ngay nó là bạn thằng Richard tức thằng Cu Tí nhà chị nên mở rộng cửa với một nụ cười tươi:

- Hi..

Thằng bé thân thiện nhìn chị và đáp lại:

- Hi, Grandma.

Vừa lúc ấy thằng Cu Tí từ trong phòng chạy ra, giới thiệu với bạn:

- Kelvin, đây là mẹ tao mà.

Rồi Cu Tí giải thích với mẹ:

- Ðây là bạn cùng lớp con, nó mới dọn tới xóm này gần nhà mình nên nó chưa biết mẹ là mẹ của con, con rủ nó đến chơi..

Chị Bông âu yếm bảo con:

- Ừ, để mẹ làm nóng lại mấy cái chả gìo cho con đãi bạn. Hỏi Kelvin thích uống sữa hay uống nước cam thì con lấy ra cho bạn nhé.

Thế là chị Bông lại nhanh chóng ra tủ lạnh lấy chả giò bỏ vào lò nướng. Phải mất mười mấy phút nướng chả giò, thấy hai đứa trẻ vui với món ăn nóng này chị Bông cũng vui theo.

Lo cho con xong thì nồi cháo cũng đã chín, chị Bông múc ra 1 tô nhỏ cho chồng, sau khi đập vào 1 qủa trứng gà nâu tươi tốt, chị cẩn thận rắc hành gừng tía tô và thêm chút hạt tiêu cay.

Anh Bông cũng đã nói chuyện phone xong, anh cố dấu nét mặt băn khoăn, nhưng chị Bông cũng nhận ra, chị thắc mắc:

- Anh vừa nói chuyện với ai mà có vẻ tư lự thế hả?

Biết không thể dấu được bà vợ vừa lớn tuổi hơn lại vừa thông minh, anh Bông huỵch toẹt:

- Thằng Phú bạn hồi trung học ngày xưa, có tin về thằng Hiếủ

- A, có phải anh Hiếu mà vợ mới mất cách đây 2 năm, hai vợ chồng mình đi Calif. tham dự đám ma không? Thấy anh ấy khóc vợ ai cũng mủi lòng khóc theo, chưa có đám tang nào tốn nhiều nước mắt đến thế.

- Công nhận bà vừa tà lanh vừa thông minh. Có giỏi thì đoán tiếp đỉ.

Chị Bông khiêm nhường :

- Em chỉ chợt nhớ ra thôi. Thế anh Hiếu bị làm sao? Không lẽ?anh ấy cũng theo vợ về bên kia thế giới sau mấy năm lẻ bóng?

- Nghĩa là bà vẫn tà lanh và thích nói hóng nói hớt, không chừa chỗ cho tôi nói. Anh Hiếu không hề đau khổ như bà nghĩ, anh không chết tức tưởi như bà tưởng mà trái lại đời anh lên hương thêm, tưng bừng thêm vì anh vừa cưới vợ từ Việt Nam mang sang Mỹ.

- Chuyện tái giá là chuyện thường tình thế gian có gì đâu mà lên hương với tưng bừng chứ?

- Vì cô vợ mới của Hiếu là một thôn nữ trẻ măng mới 20 tuổi đầu, và lại xinh đẹp?Ðó mới là điều đáng nói.

Anh Bông hào hứng nói tiếp:

- Bọn tôi sắp họp mặt trường xưa lớp cũ, chúng ta sẽ gặp vợ chồng Hiếu đi dự đấy. Hừm, Những thằng chết vợ tưởng bơ vơ tội nghiệp vì không có ai chăm sóc bầu bạn thế mà lại ?may mắn như trúng số độc đắc.

Chị Bông khựng lại, nét mặt bâng khuâng buồn khi nhìn vẻ mặt và giọng nói hào hứng của chồng với một chút ghen tị khi biết tin người bạn cũ lớn tuổi còn cưới được vợ mới vừa trẻ vừa đẹp. Nhưng chị Bông cố dấu nỗi chạnh buồn chỉ ngạc nhiên kêu lên:

- Ối giời ôi, sao anh Hiếu lấy vợ trẻ thế? Anh ấy gần 6 bó rồi mà, nhìn vào chẳng khác nào cha với con, thấy kệch cỡm lắm.

- Riết cũng quen thôi, như tôi với bà hồi mới cưới nhau người ta nhìn vào cũng tưởng haỉchị em.

Chị Bông lườm chồng:

- Thì ra anh lạỉngậm ngùi so sánh đấy hả? Ngày ấy ai lẽo đẽo theo tán tỉnh tôi? Ai si mê ăn vạ ở nhà tôi? Ai năn nỉ một sống hai chết xin cưới tôi?? hả? hả?

- Thì?tôi chứ ai.

- Thế thì anh nên biết điều và bây giờ ăn bát cháo nóng giải cảm này đi, em còn phải cắt cỏ đây..

Ðể anh Bông ăn tô cháo giải cảm đúng như anh từng ăn và từng yêu thích, chị Bông vội vàng ra ngoài mang theo chút dỗi hờn mà anh Bông nào hay. Chồng chị vẫn có lúc ?khờ? qúa, vô tình qúa.

Ngày xưa chị Bông luôn mơ ước có được một người chồng lớn tuổi biết yêu thương và chiều chuộng chị, để chị mãi là người vợ, người tình bé bỏng của chồng.

Nhưng vài mối tình qua đi cũng chẳng có anh già hay anh trẻ tương xứng nào đi đến hôn nhân với chị cả.?

Chị Bông có số lận đận mãi mà vẫn chưa lập gia đình. Năm chị 32 tuổi thì anh Bông là thanh niên 27 xuân xanh, thua chị đúng 5 tuổi. Anh đã lăn xả vào đòi xin cưới chị

Anh Bông là hàng xóm của chị từ thời ấu thơ nên cả hai thân nhau lắm, chị không ngờ thằng ranh con này đã yêu thầm chị từ hồi nó mới 15 tuổi. Tình yêu ấy càng ngày càng mãnh liệt, nó từng khóc thầm khi thấy chị có người yêu, nó từng đau khổ ghen thầm mỗi khi chị tiếp bạn trai đến chơi nhà.

Chị Bông đã thẳng thắn từ chối lời cầu hôn ?nông nỗỉ của ?thằng em? hàng xóm, nó không bao giờ thuộc đối tượng chị tìm kiếm chờ mong. Người chồng tương lai lý tưởng của chị phải gìa hơn chị ít nhất 10 tuổi trở lên, đằng này nó lại thua chị 5 tuổi thì coi như chị lấy nó là thua một ván cờ to.

. Anh chàng Bông thuở đó ngày nào cũng sang nhà chị ngồi chơi, lì lợm đến tối khuya cũng chưa chịu đứng dậy ra về cho đến khi chị phải thẳng thừng:

- Này Bông, em về cho nhà chị còn đi ngủ chứ.

Hoặc chị đuổi khéo khách bằng cách ?năn nỉ?:

- Em ngồi suốt buổi tối chị tiếp chuyện em mệt lắm rồi. Mời em về cho chị còn ngủ lấy sức mai em sang chơi chị tiếp em nữả

Chiêu lì không đi đến đâu, thằng trai trẻ Bông đổi chiêu khác, nó tung tin đe doạ một là sẽ tự tử trước cửa nhà chị, cho oan hồn nó suốt đời không siêu thoát, vất va vất vưởng bên chị. Hai là nó sẽ?giết chị chết cùng để cả hai mãi mãi bên nhau như Romeo và Juliet.

Mẹ chị hoảng sợ qúa, vừa khuyên chị vừa rên rỉ:

- Thôi thì đằng nào con cũng đang là gái gìa, gái ế, tuổi ngoài 30 rồi, lấy nó cho yên bề yên chuyện còn hơn là chết oan. Những đứa yêu ngang ngược thế này chuyện gì chúng nó cũng dám làm con ơi..

Chị thật sự cũng cảm kích trước tình yêu vô bờ của thằng em hàng xóm, lại được mẹ khích lệ. Thế là chị bằng lòng lấy anh Bông.

Ban đầu anh chồng mới sung sướng như lên tận mây xanh vì đã lấy được người mình yêu, anh Bông bất chấp những lời dèm pha dị nghị chung quanh, là lấy cô vợ đáng tuổi chị mình, anh Bông đã âu yếm gọi vợ bằng ?em? ngon lành.

Ðáp lại chị cũng tập quen dần và tình tứ gọi chồng bằng ?anh? và xưng ?em? lại cho đẹp tình đẹp ý..

Nhưng khi tình vợ chồng đã cũ mòn quen thuộc thì anh Bông dần dần đã xưng hô tùy tiện theo từng tình huống, lúc vui vẻ mặn nồng thì gọi ?em? xưng ?anh?, khi giận hờn xa vắng hay bực mình thì gọi vợ bằng ?bà? và xưng ?tôỉ.

Hai vợ chồng ăn ở với nhau mãi chẳng có con, tưởng rằng cả đời tuyệt tự vì chị Bông lớn tuổi, con đường sinh đẻ càng ngày càng ngắn lại và cơ hội càng hiếm hoi, thì may qúa đến cái tuổi 45 cuối mùa sinh đẻ, trời thương cho chị mang bầu đẻ ra thằng con trai, đủ làm vui một gia đình đang buồn tẻ và trống vắng.

******************-

Bây giờ chị mới thật sự rảnh tay để lo chuyện cắt cỏ, bình thường thì là việc của anh Bông, nhưng chồng đang nằm bệnh kia,

Chị thay bộ quần áo lao động, đội mũ trùm tóc tránh nắng và bụi, rồi đi đôi giày ủng cao ra vườn nổ máy cắt cỏ, coi như vừa làm thế chồng vừa tập thể dục luôn.

Cắt cỏ một mạch được nửa khu vườn sau, chị Bông nghỉ tay vào nhà thì thằng Kelvin đã về từ lúc nào rồi, thằng Cu Tí kể:

- Mẹ ơi Kelvin thích chả gìo của mẹ lắm,

- Ôi, bạn con thật dễ thương dù nó lầm lẫn tưởng mẹ là grandma của con.

- Trước khi về nó lạỉlầm lẫn thêm một lần nữa, nó bảo tao muốn nói cám ơn grandma của mày về món chả gìo nàỵ.Con phải hét lên ? Bà ấy là mẹ taỏ Con bảo đảm với mẹ là lần sau đến đây Kelvin không bao giờ gọi mẹ là grandma nữa đâu.

Chị Bông cười xòa:

- Không sao, mẹ đã từng bị hiểu lầm như vậy, mẹ quen rồi.

***********************

Chị Bông theo chồng đi dự buổi họp mặt trường xưa lớp cũ của chồng tại 1 nhà hàng.

Rất đông bạn bè đồng môn cũ tham dự, ai còn đầy đủ cũng dẫn theo chồng, vợ của mình.

Cũng như anh Bông, chị Bông háo hức muốn xem mặt cô vợ trẻ của anh Hiếu, và nhất là xem phản ứng thực tế của chồng mình.

Mọi người từ từ đến chẳng mấy chốc mà nhà hàng đã chật người. Vợ chồng Phú và vợ chồng anh Bông ngồi cùng bàn, hai người bạn đang dáo dác ngó tìm hình bóng thằng bạn Hiếu ?tốt số? thì đúng lúc đó Hiếu và 1 cô gái trẻ măng đang tiến tới gần. Phú lên tiếng gọi:

- Hiếu ơỉ

Hiếu nhận ra 2 người bạn thân, quay ra với vợ và vồn vã giới thiệu:

- Ðây là bà xã tôi, còn đây là 2 người bạn cùng lớp, thân nhất của anh.

Cô gái rất trẻ đẹp và ăn diện thời trang càng thêm trẻ trung nhí nhảnh làm mọi người ngắm nhìn ngỡ ngàng, cô là gái quê mới sang Mỹ mà đã nhanh chóng thay da đổi lốt đến thế !.

Anh Bông có con muộn thì không so sánh làm gì, chứ vợ anh Hiếu còn trẻ hơn con gái và con trai anh Phú thì làm sao mà không ngỡ ngàng cho được.

Phú và Bông chưa kịp cất tiếng thì cô vợ trẻ của Hiếu đã nhanh nhẩu và kính cẩn lên tiếng chào trước:

- Dạ, cháu xin chào các bác.

Hiếu vội vàng đỡ lời vợ, để phá tan chút ngại ngùng mắc cở vì sự lầm lẫn của vợ:

- Em cứ coi các anh ấy như . anh, và gọi bằng "anh" cho thân mật. Toàn bàn này đều là bạn bè của anh cả.

Vợ Hiếu lúng túng sửa lại:

- Vâng..cháu xin chào ..à quên em xin chào các anh các chị ạ..

Có lẽ cô gái thấy mọi người trong bàn ai cũng lớn tuổi như vai cha mẹ, cô chú của mình nên cô mới theo phản ứng tự nhiên mà thốt ra lời chào ấy.

Phú kín đáo nghiêng người qua anh Bông nói khẽ vào tai bạn:

- Nó chào bọn mình bằng bác là đúng rồi, cỡ này chỉ đáng làm con dâu tôi thôi.

Anh Bông cũng thì thào:

- Ở tuổi này được lấy vợ lần nữa đã sướng rồi, lại là vợ trẻ thì sung sướng gấp triệu lần. Từ giờ trở đi tôi thề .. không bao giờ thương hại những thằng đàn ông chết vợ nữa.

Phú gật gù:

- Hiếu nói với tôi rằng thà hưởng cho sướng, dù ngắn ngủi rồi mất cũng cam, ít ra vợ nó phải sống với chồng mấy năm cho đến khi có cái thẻ xanh trong tay rồi mới dở chứng nếu thật sự lòng dạ thay đổi. Chỉ cần hưởng mấy năm bên cô vợ trẻ đẹp cũng ..lời chán so với món tiền về Việt Nam cưới vợ.

- Nghĩa là "Thà một phút huy hoàng rồi lịm tắt" đấy. Anh ta tính toán thì cô vợ trẻ này cũng có thể tính tóan.

Cô vợ Hiếu lịch sự lễ phép với người khác chứ đối với chồng thì cô kiêu kỳ như một cô chủ trẻ, chắc cô biết cái thế mạnh của cô. Anh Hiếu cứ phải lăng xăng phục vụ vợ.

Hai vợ chồng Hiếu ngồi đối diện anh chị Bông nên vợ chồng chị Bông có dịp nhìn ngắm vợ chồng Hiếu kỹ hơn. Qủa là cô dâu mới cưới vừa đẹp vừa bé bỏng như con nai tơ, còn chú rể tái bản thì đã đổi mới lại toàn bộ ngoại hình cho trẻ trẻ tối đa hòng mong không qúa chênh lệch với vợ. Từ tóc tai, quần áo kiểu cọ mà ngay cả lời ăn tiếng nói và cách diễn tả cũng làm ra vẻ trẻ trung nhanh nhẹn, dí dỏm hồn nhiên đến ..lố bịch vô duyên.

Suốt bữa ăn Hiếu đã phải ga lăng chiều chuộng cô vợ từng chút một, cô õng ẹo chê cái này cái nọ thế là anh Hiếu phải mấy lần gọi bồi bàn lại để xin thêm.

Trong khi ấy anh Bông thì ngược lại cứ tha hồ thoải mái chuyện trò với mọi người, thỉnh thoảng chị Bông lại gắp thức ăn cho chồng và giục chồng ăn

Tan tiệc ra về. Khi hai vợ chồng ngồi trên xe thấy gương mặt vợ hơi "khác thường", anh Bông băn khoăn:

- Bộ thấy vợ thằng Hiều trẻ đẹp bà ..ganh hay sao mà mặt buồn hiu buồn hắt thế?

- Anh đúng là Nam kỳ nông nỗi chẳng suy nghĩ sâu xa. Ai cũng có một thời tuổi trẻ và có nét đẹp của riêng mình, việc gì em phải ghen tị với cô vợ của Hiếu. Ừ, em buồn đấy, nhưng vì anh?

- Sao lại vì tôi hả?

Chị Bông nói như tâm tình:

- Chính anh mới là người ghen tị với anh Hiếu, em đã đọc được điều ấy từ hôm anh ở nhà khi nghe phone anh Phú và cho đến hôm nay phút đối diện với vợ chồng Hiếu . Anh tiếc đời? tiếc tình lắm sao??

Anh Bông cũng nói một hơi như trút nỗi tâm tình:

- Thì ra thế .cho tôi xin lỗi bà nghe, nhưng đó chỉ là cảm giác trong phút giây nhất thời và cao hứng thôi, hôm nay trông thấy tận mắt cảnh chồng gìa vợ trẻ của Hiếu tôi và Phú cùng ngao ngán rồi. Thấy tội nghiệp thằng Hiếu "cực khổ" vì vợ trẻ qúa, phải sống gỉa dối với chính mình, sống mà như đóng kịch, tuổi gìa gần 6 bó làm sao cho xứng với tuổi đôi mươi cho được, cho dù Hiếu đã tự trẻ trung hóa mình đi chăng nữa, nhưng vết thời gian đã in hằn trên con người và trong tâm hồn. Chưa kể mai kia mốt nọ sau khi cầm cái thẻ xanh cô vợ có thể kiếm cớ tếch đi mấy hồi, sống kiểu đó hồi hộp lắm ...tôi không ham. Tóm lại ở với bà đời tôi hạnh phúc và êm ấm . Tôi xin thề nếu tôi nói dối cho vừa lòng bà thì không bao giờ tôi có thể nhìn má, nhìn tấm hình người mẹ yêu qúy qúa cố của tôi. Bà tin chưa?

Chị Bông hiểu là chồng nói thật, ăn ở với chồng bao nhiêu năm chị đã thuộc tính nết anh rồi, lời nói chất phác như tấm lòng, cần gì lời thề thiêng liêng ấy. Anh Bông rất yêu qúy mẹ, mỗi khi muốn chứng minh lòng thành thật của mình anh đều mang hình ảnh mẹ ra thề thốt như thế, là chị Bông tin yêu chồng ngay, khỏi thắc mắc gì cả.

Thấy nét mặt vợ tươi lại anh Bông vui mừng:

- Hoan hô vợ yêu.

Chị Bông mỉm cười bao dung và đùa:

- Anh phải nói "Hoan hô vợ gìa" mới đúng nghĩa. Và từ giờ trở đi chớ có bao giờ cao hứng hay so đo vợ gìa vợ trẻ nữa nhé, dù thương anh bao nhiêu, hiểu anh bao nhiêu, những điều vô tình ấy cũng làm em chạnh lòng tủi thân, em khóc??

Anh Bông âu yếm nhìn vợ:

- Biết rồi, tuy có lúc cao hứng, có lúc so đo đó, nhưng trong thâm tâm tôi bà vẫn là người mà tôi thương yêu và lựa chọn. Nè, bà cho phép tôi bày tỏ tình yêu 1 lần nữa không?

Chị Bông thân thương kêu lên như thói quen:

- Ối giời ôi! Thôi, thôi, em biết rồi ?

Anh Bông nói những lời chan chứa tình:

- Em biết thì kệ em, nhưng anh vẫn muốn nói anh yêu em, yêu em triệu triệu lần dù em có lớn hơn anh 5 tuổi hay 15 tuổi đi nữa thì em vẫn là cô vợ bé nhỏ đáng yêu của anh. Hôm nay anh thấy em buồn, vì em thương yêu anh, anh đã nhận ra điều ấy và cảm động vô cùng. Anh muốn xưng hô y như thuở ban đầu anh mới cưới em, sẽ không bao giờ anh xưng ?tôỉ và gọi em là ?bà? nữa đâu..

- Gớm .cứ tình như mới hôm nào đến nhà người ta cầu hôn ấy.

- Bây giờ, anh muốn nghe chính miệng em thốt ra là em yêu anh . Nói đi em,.nói đi em?

Anh Bông giục gĩa mấy lần chị Bông mới đáp:

- Thì đây, em ..ghét anh lắm, em ghét anh cả triệu triệu lần !!!!

- Anh hiểu rồi, phụ nữ thích nói ?ngang ngược, nói quanh co, nói vòng vo. Nói ?không? là ?có ?, nói ?ghét? là ?thương? đấy. Cái lối nói của em vẫn nũng nịu như ngày xưa còn trẻ.

- Uống chút rượu vào có khác, anh chỉ lắm lời. Lo lái xe đi kìa, coi chừng?!!

- Yên chí anh lái vững vàng lắm, anh lái một tay, còn một tay yêu em cũng được mà.

- Buông tay em ra ..Sao nắm tay em hoài vậỵ...người gì đâu mà lì ghê !?

Chị nũng nịu và yêu thương "mắng mỏ" chồng. Chị như thấy lại anh chàng Bông ngày nào sang nhà chị ngồi lì tới khuya không chịu ra về.

Anh Bông hôm nay vẫn là anh Bông ngày ấy. .

Nguyễn Thị Thanh Dương


Mục Lục


2. Huấn Luyện Phi Hành (truyện dài nhiều kỳ)

Tình Hoài Hương



Truyen Dai

Huấn Luyện Phi Hành
Phần Thứ Nhì
Chương 10
Bơi Qua Eo Biển (Pensacola & Mễ Tây Cơ).


Em gái thương,

Thỉnh thoảng, lúc nào rảnh rỗi, thanh thản, thì anh ngồi bên bàn viết thư gởi về em, và gia đình mình, kể chuyện nầy chuyện nọ. Hoặc anh ghi sơ sơ trong bút ký cá nhân về những sinh hoạt bình nhật, những vui buồn trong đời sống của một chàng lãng tử, thích sống phiêu lãng bồng bềnh trên mây, ôn luyện những buổi học tập và thực hành tại Pensacola; nơi có căn cứ US Air Station và The Famous ?Blue Angel? US Naval Flying Demonstration Team - tương đương với The Thunderbird US Air Force Flying Demonstration Squadron của USAF.

*{(anh trích dẫn tí chút từ ?Trường Phi-hành Hải-quân Hoa Kỳ Pensacolả của PHKC, cho em dễ hình dung ra rõ ràng, nơi anh đang là niên trưởng của khoá nhen}. >> *Phía Nam là phần còn lại của vịnh Pensacola, tiếp giáp thành phố Pensacola Bay trước khi đi vào Big Lagoon. Pensacola có căn cứ US Naval Air Station, một mũi đất (langue de terre), địa thế rộng khoảng 5,804 acres & căn cứ phụ Naval Air Auxiliary Station Ellyson Field, là trường phi hành trực thăng Helicopter Training Squadron EIGHT HT-8, ở cách căn cứ Pensacola 16 mi về hướng Ðông-Bắc. - Căn cứ phụ NAAS Saufley Field là trường bay vỡ lòng VT-1 (Primary Flight Training) ở cách 10 mi về hướng Bắc của Mainside (nickname của căn cứ chánh NAS Pensacola). *(Hết trích dẫn của anh PHKC).

Em à, suốt mấy năm trời bình an lặng lẽ trôi qua trên xứ lạ quê người, ngày nào cũng như ngày nấy, mỗi khi thức dậy: anh nghe trên loa ra rã gọi sinh viên sĩ quan Không-quân: ?All hands fall in for morning spiffy (inspection)?, hoặc có nơi sinh viên sĩ quan Không-quân bỗng choàng thức giấc, do tiếng chuông reo inh ỏi muốn điếc con ráy, và tiếng loa móc trên các phòng nheo nhéo réo to: ?Reveille! Reveille! Reveille! All hands hit the deck?.

Thì tất cả sinh viên sĩ quan Không-quân khóa sinh lập tức nhảy phóc xuống giường, làm vệ sinh cá nhân xong, lo thay quân phục. Bề ngoài thì sinh viên ?trau chuốt sắm sửả quần áo, quân phong quân kỷ chỉnh tề, đường ly quần áo thẳng nếp, bâu áo gài collar and tie pins, mang đôi giày bóng loáng, con ruồi đậu lên còn soi rõ bóng, có khi nó bị té trợt lăn cù cù (như dạo đó em sợ hãi bị loạng choạng, khi em quờ quạng tập đi "pa te" vậy. Nhớ không em)? Cà vạt phải khép kín cổ thành chữ V cứng và gọn ở yết hầu, ngay ngắn à nhen. Sau đó các anh em khóa sinh trình diện ở phòng trực OOD (Officer of the Day).

Ðợt 9.- Sinh viên sĩ quan Không-quân phải học qua những phương pháp cần thiết ở trường bay: Các bạn đều tận tâm tận lực ngày đêm miệt mài vùi đầu tối đa vô những trang sách dày cộm; ngỏ hầu vượt qua mọi trở ngại, gian khổ như thế. Có những điều họ quyết phải thực hiện thành công cho bằng được, dù với bất cứ giá nào. Từ học lý thuyết, đến thực hành, từng đợt, từng đợt? chu đáo ôn luyện những phương pháp căn bản. Thật vô cùng gay go, giống như một người không thích ăn ớt, lại buộc phải tộng vô họng vài trái ớt xiêm trộn lẫn trong chén cơm vậy. Trước khi sinh viên sĩ quan Không-quân được chính thức công nhận đã tốt nghiệp về chương trình huấn luyện phi hành, để trở thành phi công thực thụ, khóa sinh Không-quân phải học ở rất nhiều nơi.

Nếu họ không chịu khó rèn luyện kỹ càng, thì chẳng khác nào họ rời xa quê hương, xa gia đình và các anh, chị, em... rồi qua đây: chỉ là công cốc, công dã tràng xoe cát vừa xong, thì bị sóng biển xô bờ cuốn trôi đi những viên ngọc trong miệng còng. Ngọc Dã tràng có thể nghe được tiếng nói cuả loài thú vật. Em tin không?
Một lần kia, ông vua nước Lỗ ngồi trên thuyền với Dã Tràng, vua đã mượn viên ngọc để xem, và nghe thử có đúng như lời đồn đãi không. Quả thật vua đã nghe cá tôm nói chuyện linh tinh với nhau, khiến vua vui thích quá, đã há miệng cười ha hả? Thế là viên ngọc rơi tỏm xuống biển. Dã Tràng tiếc viên ngọc quý, nhảy xuống biển mò tìm viên ngọc, chẳng may Dã Tràng bị chết đuối. Trời biết chuyện, đã cho ông hoá kiếp thành con cua nhỏ, đời đời miệt mài xoe cát ven bờ biển.

Hoặc anh hùng hơn, là chuyện vua Lê Lợi ?nằm sương gối đất?? Ồ, sao em lại nhăn mặt nhíu mày phụng phịu thế kia? Hẳn là em chưa hiểu ý anh rùi! Thong thả để anh giải thích nào: Nếu anh và bạn chịu thương chịu khó noi gương các vị tiền bối học hành, thì sau nầy anh sẽ ?áo gấm về làng? vinh quang và rạng rỡ như vua Lê Lợi đó. Nè em, nghe anh giải thích thành ngữ ?nằm sương gối đất? nhen: ?nằm sương gối đất? ngụ ý nói về cuộc sống của người truân-chuyên gian-nan, cơ cực nhưng biết ẩn nhẫn. ?Nằm sương gối đất? có hai ý: 1.- do nghèo khổ cùng cực. 2.- do nuôi ý chí quật cường, để mưu cầu cho quốc gia đại cuộc.

Ví như: 10 năm ẩn nhẫn vô cùng gian nan khổ sở ?nằm sương gối đất? luôn đói khát khổ cực vô cùng, để chống giặc Minh (từ năm Mậu Tuất 1.418 tới năm Mậu Thân 1.428). Thế mà Vua và Lính: họ không hề than van. Ðó là Bình Ðịnh Vương Lê Lợi và các tướng sĩ: Lê Sát. Lê Văn An, Nguyễn Trãi, Nguyễn Xí, Trần Nguyên Hãn & quân nhân. Triều đại nầy có: ông Lê Lai mặc hoàng bào giả dạng làm vua, thay thế vua Lê Lợi, ông xông ra thành đi đến quân thù, để liều mình cứu chuá Lê Lợi thoát ra khỏi vòng vây của địch. Có lần thành trì cuả vua Lê Lợi bị vây hãm, buộc lòng Lê Lợi để cho các con cháu bị giặc bắt. Nhưng vua Lê Lợi vẫn kiên cường ở lại trấn giữ biên cương, quyết chí trui rèn ý chí sắt son? ngỏ hầu đánh đuổi giặc Minh ra khỏi quê hương. Sau nầy vua đem an bình thịnh trị về với dân tộc. Nghe xong hai câu chuyện trên, em hiểu ý anh muốn nói gì rồi hen.

Tóm lại, những môn học ?khổng lồ, đồ sộ, vĩ đạỉ ấy, khiến anh cũng như họ bù đầu bù óc và lạnh người! Nhưng tuyệt nhiên anh không lùi bước, mà quyết chí vượt lên trên tất cả gian lao thử thách và chướng ngại. Em có cảm thấy các anh có khí phách & cừ khôi, tuyệt hảo như thế không hở? Ðó, em hãy nghĩ xem: các anh phải đương đầu với một lô một lốc chương trình học về việc huấn luyện phi hành dài ngoẵng, lê thể Ấy, em có cảm thấy kinh hoàng, run rẩy, sợ hãi không? (mặc dù em chưa từng ?thưởng thức những món ăn tao nhã tuyệt vời rất đặc thù? ấy. Phải không nào? Nầy nhé:

Ðợt 10.- Học: tập bơi lội hai giờ. Trong nhóm sinh viên sĩ quan người Việt, chỉ có năm người bạn kia (đa số là dân quê ở vùng biển), là có đủ tiêu chuẩn học bơi hai giờ. Còn sáu anh Việt Nam khác phải học bơi bốn giờ. Học đủ các loại: Jungle/ Swamp/ Sea Survival. - Bơi tự do. - Bơi ngửa. - Bơi sấp. - Bơi ếch. Bơi Bướm - Bơi đứng (bơi chỉ bằng hai chân). Vân vân...

Khi sinh viên sĩ quan Không-quân đã thành công trong việc học bơi rồi, họ phải tập bơi ở eo biển Pensacola và Mễ Tây Cơ. Anh em khóa sinh trình diện ở phòng trực OOD (Officer of the Day) tại Bldg 624, khoá sinh sinh viên sĩ quan Không-quân mặc quần áo phi công, áo dính liền với quần (poupie suits). Thuở đó anh ưa ngắm nghiá bộ đồ bay màu xám, màu cam, màu đen? cảm thấy thích thú, (hãnh diện, dĩ nhiên!) vui vẻ; coi mình ngồ ngộ, giống y như thời ?babỷ bé bõng ưa nhõng nhẽo vòi vĩnh mẹ, anh nghĩ mình thiệt ngây thơ, hồn nhiên, ngộ nghĩnh, xinh đẹp, rất dễ thương đang mặc tã. Ha em).

Mỗi toán thực tập ba người. Có một chiếc ca nô kèm theo, trên ca nô có hai huấn luyện viên (hạ-sĩ-quan hay binh-sĩ). Trong ca nô có đủ thứ: Cây cọc cán dài độ ba mét, có cái móc thép cong như hình chữ C ở đằng đầu cây cọc. Khi nào khoá sinh mệt quá, huấn luyện viên giơ cây cọc ra, để cho mình bám víu vào, thì họ kéo mình lên ca nô, cho nghỉ mệt xí. Trên canô có tấm mền dày, để khoá sinh quấn lại cho ấm cơ thể. Có chai rượu mạnh (?Martell XO Supremẻ), để khoá sinh ?hân hạnh? hớp một ngụm cho ?tỉnh táỏ, (nhớ là ?quý ngài khoá sinh? chỉ được phép ?tợp? một ngụm nho nhỏ thôi, vì nó khá mắc tiền đó.

Em ơi! Nếu anh là ?bợm?, chắc anh sẽ hả họng ?nốc? vào một ngụm rượu tương đối hơi to xí, cho khoái khẩu, thì say xỉn, chứ làm sao anh ?tỉnh táỏ cho nỗi. (Nè em, anh nói nhỏ tí: ở quân trường Mỹ, thì làm gì có ?Martell XO Supremẻ từ Pháp khá đắt tiền, để cho sinh viên sĩ quan đang rèn luyện ý chí uống ha. Ðừng tưởng bở. Anhcố ý loè em nói dóc, ?nổ? một phát từ Long Beach bay về tới Long Xuyên, Long An, Long Hải, Long Bình, Long Giao, Long Ðất... một tí với em cho vui, chẳng sao, không hề gì em ha. Em không nỡ méc "anh Thiều niên trưởng nầy" với các niên trưởng khác là bạn của anh, họ sẽ chọc quê anh, nhen em).

Vài phút sau, tỉnh táo rùi, khoá sinh Không-quân làm ơn nhảy ùm xuống nước. Tiếp tục bơi, bơi, và bơi... Vì có khóa sinh học chung đa số là sĩ quan của Hải-quân, và Marine Corps; cho nên họ bơi lội khá giỏi, coi thật lả lướt, bay bướm nhịp nhàng uốn lượn mê hồn ở dưới nước. Sinh viên người Việt thì thể lực có phần nhỏ con, (so với người Mỹ, Mễ, v.v?) họ bị cán bộ nhào nắn như ý họ muốn. Nhưng sinh viên sĩ quan Không-quân Việt Nam đã cố gắng tuân giữ theo ?kỷ luật nhà binh? gắt gao. Dù mình cảm thấy ?bị nhồi, bị vật? mệt muốn lè lưỡi, khá vất vã, mệt kinh khủng. Thấy không em, đa số sinh viên sĩ quan Không-quân đều có khí phách, tao nhã, can trường, kiên định và cương quyết đến thế là cùng. Em phục tụi anh chưa nào!

Khoá sinh đến bãi tắm, lúc ấy đã có hàng ngàn thân nhân của khóa sinh, bạn bè, khách địa phương và thập phương hâm mộ từ các nơi đứng đó chờ đợi để xem. Họ vui vẻ hân hoan, nồng nhiệt, hớn hở hò hét, động viên, cổ vũ. Kèm theo những ban nhạc tự phát đánh những điệu nhạc hùng tráng rộn ràng vui tươi, nghe rất hay. Khiến bầu không khí càng thêm tưng bừng, náo nhiệt, vui vẻ, hỉ hả, náo nhiệt quá chừng!

Sĩ-quan điều khiển chương trình thổi một hồi tu-huýt dài. Cả năm trăm (500) khoá sinh Không-quân đồng loạt nhào đầu xuống nước, bơi lổn ngổn dưới những bông bọt hoa biển trắng xoá. Các khoá sinh như bầy cá màu vàng cam tung tăng bơi lóp ngóp, bơi đủ kiểu, lặn ngụp trong màu biển xanh long lanh bát ngát. Ðẹp vô cùng. Ðứng trên bờ anh cảm thấy vui mắt, náo nhiệt, sung sướng, rộn ràng, hân hoan, thích thú hết biết.

Theo lời chỉ dẫn rỉ tai của khoá sinh đàn anh (như anh), thì: Khi anh em khoá sinh đã bơi ra hơi xa xa bờ, khuất tầm nhìn của huấn luyện viên đang đứng quan sát ở trên bờ rồi. Thì bạn thò tay vào túi, lấy con dao lam ra, rọc bỏ hết hai tay áo sát tới nách, hai ống quần rạch gần sát háng (vứt ống quần và tay áo, cho nhẹ người, thoải mái, thì mình bơi dễ dàng, sẽ không bị lúng túng, nặng và vướng vít). Bộ đồ bay chỉ còn khúc thân giữa cũn cỡn, như chiếc áo ba lỗ gắn liền với quần xịp mà thôi. Bi chừ trông mấy anh càng dị hợm, ngố ngáo, họ vừa bơi vừa tha hồ líu lo trêu chọc đùa ghẹo nhau (cũng giống như baby mặc quần áo ngắn lòi tay lòi chân), coi tức cười ngộ nghĩnh lắm.

Trên trời có khoảng chục chiếc trực thăng đang ù ù bay lượn quần thảo dọc theo eo biển. Từ trên không trung, họ có nhiệm vụ quan sát thật chính xác: canh chừng cá mập. Vì thật ra, lâu lâu cũng có vài ba chú cá mập ốm đói ở ngoài khơi xa xa, cá mập vô tình bơi lạc vào vùng nầy tìm thức ăn. Nếu lúc nào các khoá sinh thấy trực thăng bắn lên trời một quả pháo hiệu màu đỏ. Thì ngay lập tức, tất cả mọi sinh viên sĩ quan Không-quân phải leo lên ca nô gần nhất, để bảo đảm an toàn tính mạng mình. Sau mấy giờ lặn ngụp dưới nước, khoá sinh bơ phờ bơi mệt nhoài, nhưng ai nấy đều cảm thấy vui; là có nhiều xe bus xếp hàng chờ đợi sinh viên sĩ quan, xe sẵn sàng đưa khóa sinh rã rời mỏi mệt, bơ phờ lê bước trở về trường.

Xong khóa học thực tập, ngày mãn khóa sinh viên sĩ quan Không-quân thật đông vui, náo nhiệt hết biết, trông cứ như ngày hội lớn. Bao nhiêu xe hơi tư gia và xe bus đậu dài dài trước cổng trường. Tất cả khoá sinh leo lên xe trong bộ áo bay màu da cam rực rỡ. Coi rất đẹp mắt, lé mắt... Mọi người nhìn đám sinh viên sĩ quan Không-quân đều xuýt xoa, tắc lưỡi trầm trồ khen ngợi, mà mê tít thò lò à nhen! Anh tin chắc là họ sẽ phát thèm (chảy nước miếng chớ chẳng chơi).

Thư đã dài, cho anh kính lời thăm hỏi cha mẹ, anh cầu mong đại gia đình mình luôn bình an, vui vẻ và như ý. Em hãy ngoan, thay anh phụng dưỡng cha mẹ chu toàn nghe. Lúc nào trở về quê hương, anh sẽ tặng cho em ít bánh kẹo, cho em ăn, sẽ hết vòi vĩnh anh trai nầy nọ, lúc đó em sẽ sún hai hàm răng của em vốn dĩ khá trắng nho nhỏ và đều như những hạt bắp, thì em hết dám khoe với thiên hạ em có hàm răng rất đẹp mà "hăng rết" (là "hết răng"). Ha ha ha...
Hẹn gặp lại nhe em. Tạm biệt.
Anh trai,
Q Thiều

***

Tình Hoài Hương
Kính mời quý độc giả xem tiếp chương sau.
Trân trọng


Tình Hoài Hương

Mục Lục


3. Trăn Trở

Trần Thành Mỹ



Cầu vòng 360°



Gió thổi mạnh, hơi thở gió ào ạt luông tuồng qua song khe cửa như trút cơn giận dữ làm các cánh cửa run lên cầm cập rung chuyển, người ta liên tưởng đến cuồng phong vũ bão, bao trận lũ lụt sóng thần tàn phá bất ngờ, những cơn lốc trốt xoáy qua các biểu tượng vòi rồng trắng xám đen trên nền chân trời đen ngòm bất chợt cuốn hút trong phút giây mục tiêu theo hành trình xóa luôn trên bản đồ thế giới. Phải công nhận sức mạnh của thiên nhiên thật vô địch vô nan vô lường nhưng cũng là kích thích tố cho nhân loại nhận chân rằng cái không cùng (infini) chỉ là một dấu hỏi, một bí mật huyền bí vạn năng không biết đâu là điểm phát xuất và sẽ dừng lại lúc nào ? Và về con người Pascal đã viết : « L?homme n?est qủun roseau, mais un roseau pensant. » (Con người chỉ là một cây sậy nhưng cây sậy có tư tưởng.)



Thật vậy, đối với vũ trụ bao la uy dũng thân phận con người thật nhỏ nhoi mềm yếu. Thế mà với bộ óc tuyệt vời con người đã biết tuân theo qui luật tìm cách tận dụng cái sức mạnh thiên nhiên ấy để sống còn phát triển và tiến bộ. Rồi những thí nghiệm phát minh thám hiểm khám phá trong mọi lãnh vực tưởng như độc nhất vô nhị bất di bất dịch ấy, theo thời gian, cũng trở thành những tài liệu có giá trị giải thích, biện luận, bổ khuyết thực dụng tạm thời thôi chứ chưa phải là chân lý. Có thể ví rằng con người đã có tiến bộ vượt bực, như một phi cơ vượt qua bức tường âm thanh, lơ lửng trên trời cao, mây lót dưới chân, thế mà vẫn theo đường bay chỉ định, một sơ sót, cử chỉ vô kỷ luật đối với thiên nhiên là gặt hái hậu quả khó lường.



Từ ngàn xưa cho đến ngày nay, bao anh hùng bách chiến bách thắng cũng theo dòng lịch sử đi qua. Những tên bạo chúa, độc tài giết con dân mình không chùng tay tiếc thương, cũng không sống đời đời để trị vì hưởng thụ. Các bậc tu hành thánh thiện giúp đời tốt đạo vẫn phải từ bỏ hồng trần. Có ai lột da sống đời, người cao niên cho tới bây giờ vẫn chưa qua 150 tuổi thọ.



Chưa một ai chứng minh được là có thiên đàng địa ngục hữu hình thật sự. Các tôn giáo đã hướng dẫn con chiên bổn đạo giáo dân tín đồ hướng thiện để có thể về với Cõi Trên, Niết bàn Cực Lạc, Thiên đường, Bồng lai tiên cảnh. Ngược lại thì cũng hé cho ta thấy có nào là Lò luyện tội, Ðịa ngục, nào là Thập điện, mười cửa ngục trước khi đầu thai, Diêm vương Ngạ quỉ, Quỉ Dạ xoa chưa thấy bao giờ thế mà cũng e dè ngán sợ dù chỉ nghe kể thôi.



Cũng có các cuộc lên đồng, xây cơ, đuổi ma bắt quỉ gọi hồn người quá cố, phép lạ mặc khải chuyện xảy ra như thật khó nghi ngờ, kiểm chứng. Chưa kể đến bao sách kịch tuồng phim ảnh về chuyến mộng du lên thượng giới như Ðường minh hoàng du nguyệt điện, sách « Hồi dương nhân quả » chuyện một người chết chầu Diêm vương ở cõi Âm ty, qua mười cửa ngục Thập điện, sau đó được cho về dương thế, sống dậy tường thuật lại. Ngày nay, giới hạn không gian còn được mở sâu rộng qua các hành tinh mới, cuộc phiêu lưu kỳ xão mô phỏng qua các cuộc khám phá phát hiện nghiên cứu vĩ đại của khoa học kỹ thuật hiện đại tân tiến.



Câu chuyện kỳ bí thường lôi cuốn người nghe, tất nhiên là có người tin người không nhưng đã nghe là thường lâu quên lắm. Người yếu bóng vía mê tín lại dễ sa vào mê hồng trận, người khác tin chắc chắn như đóng cột là có thế giới bên kia, sẽ có cuộc Phán xét cuối cùng, Tận thế. Và các giáo phái nở rộ, nhiều Giáo chủ, Ðạo trưởng, Thiền sư, và còn bao nhiêu ngành vệ tinh như chiêm tinh gia, Tử vi, nhiều thầy như thầy bùa thầy pháp thầy bói, thầy tướng, như đoán được thiên cơ, sấm truyền, có bàn tay vàng lương y hốt thuốc trị bá bệnh.



Chính tà làm sao phân biệt được, tốt xấu giả chân như màn ảo thuật magie David Copperfield phù thủy xảy ra trước mắt.



Các nước không ngưng nghỉ thi đua sản xuất vũ khí giết hại lẫn nhau, tàn khốc hơn là nhân danh hòa bình tự do bình đẳng, nhân quyền, ý thức hệ, tôn giáo. Ngọn gió cách mạng do quần chúng lật đổ chế độ độc tài nổi lên ở Tunisie, Ai cập đầu năm 2011 đang có cơ lây lan sang các nước Yémen, Algérie, Iran, Barhein, Syrie, Lybiẻ cũng làm cho bao chính quyền độc tài toàn trị đi ngược lại lòng dân, gia đình trị, cũng sốt vó đang sử dụng những tối chiêu chính trị củng cố trấn an thu phục hay đàn áp trước khi bị truy tố trước pháp luật trong nước hay bay ra nước khác.



Ðây là lúc mà bạn thù mới lộ diện rõ và đúng lý cũng là cơ hội mà người dân phải biết làm gì hơn. Thế nhưng trong thực tế, thông thường vào lúc thập tử nhất sanh, ý thức sống còn là chủ yếu. Sống trước đã rồi sau đó hạ hồi phân giải, người ta khó chủ động và thường làm theo đám đông.



Nhìn hàng đoàn người Tunisie đầy ấp trên những chiếc tàu lớn nhỏ tìm cách sang Ý tị nạn, người ta nhận thấy rằng ở đến thế kỷ 21 nầy hòa bình chưa ngự trị ở khắp mọi nơi. Cái hố sâu giữa xã hội giàu nghèo chưa được lấp bằng. Chiến tranh thay đổi hình dạng luôn nay ẩn nơi nầy mai hiện chỗ kia bất thường, khi nóng lúc lạnh làm cho tình hình căng thẳng khắp nơi.



Cuộc động đất với 8,9 độ Richter gây thêm sóng thần tsunami 11/3/2011 cộng thêm sự nổ tung nhà máy điện hạt nhân ở Nhật làm thế giới sững sờ. Chưa có bộ óc vĩ đại con người nào có thể đoán trước thiên tai hay sinh tử và hệ lụy một cách xác xuất. Vậy là con người chưa phải là toàn diện, khoa học cũng là sản phẩm của con người và ngay cả tôn giáo cũng thế vẫn chưa hiểu nổi những cái không cùng của tạo hóa thiên nhiên.



Ngày nay cả môi sinh cũng được chiếu cố tận tình. Chiêu bài nào cũng thật cao cả vĩ đại từ thiện kết đoàn nhân danh tình yêu nhân loại, cải thiện văn minh thế nhân. Thế là đi đôi với sự bành trướng thành quả kỷ thuật khoa học, con người dường như bất chấp viễn ảnh thế giới siêu hình đất hứa do tôn giáo dẫn dạy mà lao mình vào địa đàng nầy không mặc cảm.



Ngày nay nhan nhản đồ ăn thức uống cần thiết cho cuộc sống cũng được pha trộn chất độc bất chấp phương hại đến sức khỏe sinh mạng con người. Hàng giả dỏm, mạo hóa, tân trang đủ mọi loại không tài nào kiểm soát hết được. Phá vỡ đường giây hàng lậu, trái phép, cấm đoán nầy bằng đường bộ chẳng hạn thì sẽ được nâng cấp lên bằng tàu thủy phi cơ, có khi được « hộ tống » bằng vũ khí nặng như đi hành quân. « Trồng cỏ » ngày nay cũng lấn sân sang các nuớc văn minh giàu có tiến bộ như Canada, Mỹ, Anh. Ðừng nghĩ rằng chỉ có hạng người nghèo mới ham tiền, thực tế « cái túi tham không đáy ». Vì vậy con người dần dần đi sâu vào việc hủy diệt nhau.



Ðiểm đáng lưu ý là nạn nhân thường bất luận giàu nghèo. Tứ đổ tường không phải mới xuất hiện vài mươi năm nay đâu mà thật sự từ lâu rồi. Ngày xưa, ở Việt nam ta chẳng hạn, tệ nạn nầy là điều cấm kỵ tuyệt đối được xem như là điếm nhục gia phong, làm tán gia bại sản, một trong tội đối với gia đình xả hội. Thế mà dưới thời đô hộ Pháp, nhiều trí thức phú hào, văn nghệ sĩ mê « ả Phù dung » bên bàn đèn không ít, mê ghiền nàng tiên nâu á phiện và sau nầy tiến bộ hơn ghiền sì ke ma túy.



Phong trào phụ nữ phì phà hút thuốc ngậm ống điếu thật dài, các ông miệng ngậm điếu thuốc thơm hay điếu cigare to tướng, ống pipe, biểu tượng thành phần sang cả văn minh thượng lưu một thời trong xã hội. Nhan nhản quảng cáo đủ loại thuốc hút, nhất là trong phim ảnh các minh tinh màn bạc nhất là nữ tài tử Âu Mỹ trình diễn một cách thư thái, nghệ thuật, điêu luyện trong cách đứng ngồi điệu nghệ, từ cách cầm giữ điếu thuốc giữa các ngón tay, châm lữa, để lên môi, hít nhẹ sâu và nhả khói. Và có một thời người ta còn cho rằng thuốc lá rất tốt cho sức khỏe.



« Nam vô tửu như kỳ vô phong », « vô tửu bất thành lễ » là câu nói thông thường của các cụ ta ngày xưa. Sang qua các nước Âu Mỹ, uống rượu là đầu câu chuyện mà hầu như thành phần nào cũng có thể bàn đến. Uống lúc nào cũng được, hạng nào cũng có, thích hợp với túi tiền và hoàn cành, thời điểm sáng trưa chiều tối. Rồi thì cái gì quá độ cũng có cái giá tiêu cực của nó. Hơn thế nữa, để kiếm tiền dễ dàng nhanh chóng hơn, những thương gia bất chính không ngần ngại bất chấp đạo đức trục lợi tối đa bằng cách tráo hàng thật sang giả, hàng nhái, hàng lậu, hàng rẻ. Tình trạng nầy càng ngày càng tinh vi như thật, mẫu mã hoa văn khó phân biệt giả thật, rượu cũng nhan nhản loại nhái ăn cắp thương hiệu nổi tiếng

.

« Bài bạc là bác thằng bần » đâu còn đúng với thời đại nầy đâu. Thời Pháp thuộc đã có Trường Ðua Phú thọ cá ngựa ở Saigon đã làm tan gia bại sản bao người dân bấy giờ.

Ðua ngựa ở Trường Ðua Phú Thọ

Hồi thời Việt nam Cộng Hòa, Bảy Viễn gây thế lực lớn với việc khai thác ngành ăn chơi ở Saigon Chợ lớn năm 1954 qua các sòng bạc (Casino Grand Monde) Ðại thế giới, (Casino Cloche d?or) Kim Chung cũng làm phá sản bao vương tôn công tử, gây bao người thua bạc tự tử. Ngày nay Casino có mặt khắp nơi trên thế giới, nổi tiếng như ở Monaco, Las Vegas,?Trước kia chỉ dành cho hạng thượng lưu giàu sụ ném tiền qua cửa sổ, chính khách sa lông, đại thương gia, các công tử con điền chủ ruộng đất tiền vàng bạc biển, bằng cớ là cho đến ngày nay ở Bỉ, người gác cửa casino từ chối thẳng thừng khách hàng nào chỉ cần không mang y phục chỉnh tề như qui định, áo veste, thắt cà vạt, đi giày là không được phép vào.



Tệ nạn thứ tư cũng leo thang theo tiến bộ. Nghề buôn hương bán phấn mải dâm cũng được tân trang lại, kiểm soát hơn và biến thể luôn. Thời Pháp thuộc, trong giới thuộc phái thần Bạch mi, ta cũng có những cô khét tiếng như cô Ba Trà, cô Tư Nhị. Nay nghề của xóm Bình Khang nầy có khi còn giá trị hơn một số nghề khác mà cậu Wang 15 tuổi đã viết than trên mạng Trung quốc: ? Nghề mãi dâm bán thân thể của mình, trong số một số người bán linh hồn của họ ?. Bây giờ chúng ta còn nhận thấy bao thành phần tai to mặt lớn trong mọi lãnh vực đã bị phanh phui tố cáo đưa ra pháp luật. Ngay cả trẻ em vẫn không được buông tha, nạn tình dục nầy lan tràn trên thế giới.



Rồi chiến tranh, thiên tai nhân tai xảy ra càng ngày nhiều hơn, việc giết chóc tàn sát lẫn nhau như không còn làm cho con người ta sợ hãi hay thương tâm như ngày xưa nữa. Cơn lốc khó lường nầy làm xoay chiều chẳng những vật chất mà cả đạo đức tâm linh. Lòng nhân đạo, tình người cũng được người đời trục lợi tối đa qua các hội từ thiện xã hội, phong trào giảm đói nghèo, cứu lụt lội, người tàn tật trá hình. Tôn giáo với bao gourou giáo phái mới, các tôn giáo cổ truyền cũng mất dần tín đồ, lòng tin dưòng như tỷ lệ nghịch với sự đam mê lao vào cuộc sống vật chất xa hoa thụ hưởng.



Cũng có nước lớn còn mộng xâm lăng bá chủ, nhưng nay chiêu bài mới tinh vi tàn độc hơn qua chiếm đất lấn biển, xâm phạm chủ quyền, đầu độc thị trường qua sản phẩm rẻ, chất lượng kém. Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu cũng làm kiệt quệ nhiều nước trên bờ phá sản như Hy lạp năm 2011 chẳng hạn.



Thế mà đứng trước hiểm họa suy tàn trên mọi bình diện của toàn thế giới, con người như thờ ơ không mấy bận tâm lắm. Dường như ai củng cố tạo cho mình một bộ giáp để tự bảo vệ cái ta ích kỷ, đè bẹp hất chân, trả miếng bằng mọi thủ đoạn kẻ nào nằm trên quỹ đạo tiến thân, vì niềm tin vào cuộc đời con người như đã bị lung lay phá sản thâm sâu và từ lâu rồi.




« Moïses Miracle »- Hiện tượng kỳ thú « Biển chia đôi » trong một vài giờ, hai lần trong năm, biến thành một con đường kết nối hai đảo JINDO và MODO ở Hàn quốc.



Hướng về trời, trời cao cũng không còn bí mật như trước kia, hành tinh mới, nhiều hệ thống thiên thể tương tự như Thái dương hệ đã được khám phá thêm chẳng hạn. Những hiện tượng thiên nhiên như sấm sét không phải do các vị Thần trên trời như trong các chuyện huyền thoại ngày xưa. Dần dần vai trò của khoa học kỹ thuật không thể thiếu trong cuộc sống thường nhật và con người càng ngày càng ít nhiều trăn trở tưỏng chừng như không còn kim chỉ nam lý tưởng để theo.



Tuy nhiên, hình ảnh mới nhất nằm 2013 của cựu Tổng thống Ai cập Mubarak bệnh hoạn bị nhốt nằm trong cũi sắt trước tòa án tại Le Caire quả là một thông điệp cho các nhà độc tài chính trị và cũng là một cách chứng minh rằng tuy ?lưới trời lồng lộng? nhưng khó gì lọt qua được.



Thật ra, thế giới thay đổi liên tục và bất ngờ khó đoán, khó hòa đồng và chắc chắn không bao giờ luôn luôn thỏa mãn được mọi ngưòi. Vậy thì phúc cho những ai còn giữ được lòng mình thanh tịnh, biết xẻ chia, cố biết phân biệt đúng sai và cùng nhau quyết tâm biến trái đất xanh tuyệt đẹp nầy thành địa đàng cho cuộc đời ngắn ngủi của con người.


Trần Thành Mỹ


Mục Lục


4. Mùa Xuân Ở Seoul


Nguyễn Quý Ðại




Hy Vọng Hòa Bình Trên Bán Ðảo Triều Tiên

Thế giới biết nhiều về Nam Hàn nhờ họ tổ chức Thế Vận Hội năm 1988 (Olympischen Sommerspiele 1988) và giải túc cầu thế giới năm 2002 (Fußball-Weltmeisterschaft 2002). Cố TT. Park Chung Hee là một vị Tổng thống thứ ba của Nam Hàn trong bốn nhiệm kỳ: từ ngày 17.12.1963

đến 26.10.1979. Ông là người thành lập nền Cộng hòa thứ ba trong lịch sử Nam Hàn, được nhân dân mến mộ nhưng đồng thời cũng bị một thiểu số chỉ trích như một lãnh đạo độc tài và bị ám sát năm 1979. Ông có tham vọng cho một Nam Hàn phát triển mạnh mẽ, văn minh tiến bộ như những cường quốc trên thế giới nên đã tuyên bố nếu Nam Hàn tổ chức Thế Vận Hội thì Nam Hàn sẽ tiến bộ và phát triển, lời tuyên đoán của ông đã trở thành sự thật.

Mời độc giả bỏ chút thì giờ cùng chúng tôi ôn lại bối cảnh lịch sử của Nam Hàn, đã làm thế giời ngưỡng mộ. Chính phủ Nam Hàn bắt đầu nỗ lực đưa đất nước thoát khỏi đói nghèo bằng cách đặt ngành công nghiệp sản xuất lên hàng đầu, phát triển về khoa học và công nghệ. Cách đây 50 năm Nam Hàn giống như trình trạng Việt Nam ngày nay. Thời gian đó, các công ty như Sam Sung, LG chỉ là những công ty nhỏ, hạn chế phát triển cũng như nhân lực. Nhưng nhờ lãnh đạo biết tôn trọng người tài đức, ảnh hưởng văn minh của Nhật, dân Ðại Hàn rất chăm chỉ, tinh thần tự tôn dân tộc rất cao. Năm 1966 với sự quyết liệt của tổng thống Park Chung Hee, Quốc gia này đã thành lập Viện Khoa học và Công Nghệ Hàn Quốc (Korea Institute of Science and Technology - KIST). Nhận thức công nghệ là tối cần thiết cho công nghiệp hóa, KIST có hai khuynh hướng là:

- Nghiên cứu hỗ trợ các công nghệ sản xuất cho các công ty

-Thay đổi phương pháp giáo dục, ứng dụng các lý thuyết vào các công việc thực tiễn.

Chính phủ giúp các nhà nhà khoa học có phương tiện nghiên cứu, gởi sinh viên đến các quốc gia có nền khoa học, kỹ thuật, công nghệ phát triển mạnh như Nhật Bản, Hoa Kỳ, Ðức? Sinh viên theo học các đại học danh tiếng, học hỏi được rất

nhiều kỹ thuật, công nghệ tiên tiến, tốt nghiệp đều về nước làm việc (khác với SV Việt Nam ngày nay du học, sau khi tốt nghiệp thường không muốn về nước vì về chưa chắc có việc làm nếu không có thế lực...) Chính phủ ban hành các chính sách ưu đãi cho các hoạt động nghiên cứu và phổ biến khoa học kỹ thuật, công nghệ mới trong nền kinh tế. Nam Hàn đã sớm xây dựng các chính sách nhằm tự chủ về công nghệ, đặt ưu tiên hàng đầu cho các tập đoàn đa quốc gia tại Nam Hàn (gọi là chaebol) có vai trò quan trọng trong nền kinh tế Nam Hàn, hiện nay bao gồm Samsung, Daewoo, Hyundai, LG, SK, KIA và Lotte.

Trải qua 50 năm trước từ một nước nghèo xuất cảng người đi lao động, Tây Ðức nhận 10 ngàn nữ Y tá từ Nam Hàn sang làm việc, một số đông đàn bà sang Mỹ làm đủ các nghề tồi tệ ở khu đèn đỏ? Nhưng Nam Hàn ngày nay trở thành một trong những Quốc gia đi đầu trong cuộc cách mạng công nghiệp, gia nhập nhóm các nước kinh tế phát triển. Trong khi Việt Nam giàu tài nguyên, đất rộng không thiếu nhân tài, nhưng đất nước không phát triển, trở thành một quốc gia chậm tiến nghèo đói và lạc hậu. Nhà cầm quyền thì độc tài tham nhũng, mạnh ai nấy bán cho ngoại bang cả rừng, biển, lãnh thổ để vinh thân phì gia! Trong khi Nam Hàn ý thức trách nhiệm và tinh thần dân chủ rất cao. Tổng thống hay Bộ trưởng liên quan tới việc tham nhũng cũng bị truy tố đưa ra tòa kết án tù không khoan nhượng! (Cựu Tổng thống bà Park Geun-hye bị truất phế, bị kết tội lạm dụng quyền lực ra tòa bị kết án 24 năm tù giam. Trước bà Park, hai ông Chun Doo-hwan và Roh Tae-woo, từng giữ chức tổng thống trong giai đoạn thập niên 1980 cho tới đầu thập niên 1990 đã bị kết án tù về tội tham nhũng). Chúng tôi du lịch đến Soeul tiếp xúc đời sống văn minh của người dân ở đây mà đau lòng khi nhìn lại cố hương. Ðợi đến bao giờ người dân Việt Nam được khai phóng, ý thức được trách nhiệm của mình?

Bối cảnh lịch sử

Sau Thế chiến II nước Ðức, bị chia đôi hai miền Ðông -Tây, được thống nhất ngày 3.10.1990 là ngày vui của dân tộc Ðức. Thời gian nầy là một cơ hội tốt cho một số đông thanh niên nam nữ người Việt đi lao động trả nợ chiến tranh cho Cộng Hòa Dân Chủ Ðức (ÐR) sang xin tỵ nạn. Triều Tiên (Ðại Hàn) cũng bị chia đôi Nam Bắc, từng bị Ðế quốc Nhật chiếm đóng ép Triều Tiên ký Hiệp định sát nhập vào lãnh thổ Nhật năm 1910. Vua Sunjong (???) của Ðế quốc Ðại Hàn (hanja: ????) tuyên bố thoái vị. Chấm dứt triều đại Triều Tiên trị vì hơn 520 năm. ( ở Việt Nam thì vua Bảo Ðại (chữ Hán: ??; (22.10.1913 ? 31.7.1997), tên khai sinh: Nguyễn Phúc Vĩnh Thụy (????), là vị hoàng đế thứ 13 cuối cùng của triều đại nhà Nguyễn (1802-1945) thoái vị ngày 30.8.1945)

Ðế quốc Nhật đầu hàng năm 1945 chấn dứt Thế chiến II. Ngày 15.8.1948 Triều Tiên bị chia cắt thành hai miền, Liên bang Xô viết chiếm đóng miền Bắc

(BắcTriều Tiên) cho đến vĩ tuyến 38 và Hoa Kỳ chiếm đóng từ vĩ tuyến 38 về Nam (Nam Triều Tiên). Ðại hội đồng Liên Hiệp Quốc đề ra một giải pháp tiến hành tổng bầu cử tại Triều Tiên dưới sự hỗ trợ của một Ủy Ban Liên Hiệp Quốc. Tuy nhiên, Liên bang Xô viết khước từ việc tuân theo giải pháp này và từ chối những ảnh hưởng của Ủy ban Liên Hiệp Quốc.

Hội đồng Liên Hiệp Quốc sau đó đưa ra một giải pháp khác, kêu gọi bầu cử tại phía Nam của bán đảo với sự giúp đỡ của Ủy Ban Liên Hiệp Quốc. Những cuộc bầu cử đầu tiên được tiến hành trong năm 1948, tại những tỉnh nằm ở phía nam vĩ tuyến 38. Vĩ tuyến này đã trở thành đường chia cắt bán đảo Triều Tiên thành hai miền Nam và Bắc! Theo tài liệu Ðức họ thường gọi Nordkorea (Bắc hàn) và Südkorea (Nam Hàn) Trong bài viết nầy chúng tôi xử dụng các danh từ đó cho ngắn gọn.

Rất tiếc cuộc chiến châm ngòi từ ngày 25. 6.1950 - Bắc Hàn tấn công Nam Hàn trước, vì muốn tranh giành ảnh hưởng kiểm soát toàn bộ Bán đảo. Cuộc chiến kéo dài 3 năm từ 1950-1953, Chí Nguyện quân của Trung cộng tới 9 quân đoàn gồm 30 sư đoàn, tổng cộng hơn 380.000 quân dưới quyền tư lệnh của tướng Bành Ðức Hoài với sự tiếp ứng của Liên Xô giúp Bắc Hàn. Nam Hàn được Liên Hiệp Quốc, và quân đội Hoa Kỳ hỗ trợ ? Ðến ngày 27.7.1953 thì ngưng chiến. (i)

Triều Tiên tồn tại hai chính phủ riêng biệt. Bắc Hàn diện tích 120.540 km², dân số trên 25,3 triệu, theo chế độ độc tài cộng sản, thủ đô Pyongyang (Bình Nhưỡng) Kim Il-sung (Kim Nhật Thành) làm chủ tịch cho đến lúc ông mất, thì truyền ngôi cho con trai Kim Il-sung, ngày nay là cháu nội Kim Jong Un làm chủ tịch.

Ở phía Nam của bán đảo thành lập chính phủ Nam Hàn được gọi là Ðại Hàn Dân Quốc (????/ ????/ Daehan Minguk), gọi ngắn gọn là Hàn Quốc (??/Hanguk). Tổng thống đầu tiên là Syngman Rhee (Lý Thừa Vãn) Nam Hàn theo chế độ tự do, dân chủ. Phía bắc giáp với Bắc Hàn, phía đông giáp với biển Nhật Bản và phía tây là Hoàng Hải.

Nam Hàn dân số 51.446.201, diện tích 100,140 km2, mật độ 507/km2. Tổng sản phẩm nội địa GDP (Gross Domestic Product) 2.029 nghìn tỷ USD, bình quân đầu người 29.114 USD. Các sản phẩm xuất cảng chính là hàng điện tử, xe hơi và thiết bị máy móc

Năm 1948 Seoul trở thành thủ đô của Nam Hàn. Seoul dân số hơn 11,8 triệu, Diện tích chỉ 605,52 km², bán kính khoảng 15 km chia đôi bởi sông Hangang (Han-Fluss). Thủ đô Seoul và các thành phố cảng lớn Incheon và tỉnh Gyeonggi, thường được gọi là Sudogwon có tổng cộng 25,4 triệu dân sinh sống là vùng đô thị lớn thứ hai thế giới sau Tokyo, chiếm một nửa dân số Nam Hàn cùng với 632.000 người nước ngoài. Hầu như một nửa dân số Nam Hàn sống ở vùng thủ đô Seoul trở thành trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị của Quốc gia này. Thành phố Seoul giữ một vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế của Nam Hàn. Cách biên giới với Bắc Hàn 50 km về phía nam (Khu phi quân sự Triều Tiên). Seoul là một thành phố cổ có tên Wiryeseong, từng là kinh đô củ Baekje vào năm 18 trước Công Nguyên TCN và Triều đại Triều Tiên (Joseon 1392-1910). Sự định cư của con người ở vùng lưu vực sông Hán. Vương quốc nào kiểm soát thung lũng sông Hàn sẽ kiểm soát được toàn bộ bán đảo, bởi vì đó là trung tâm giao thông của toàn bán đảo. Trong thế kỷ 11, vương triều Goryeo đã quyết định xây dựng cung điện tại Seoul, được đặt tên là Namgyeong hay "Nam Ðô". Seoul trở thành một thành phố có vị trí chính trị quan trọng cho tới ngày nay.

Trong vòng 5 thập niên, Seoul trở thành một trung tâm thương mại, kinh tế phát triển, tạo nền móng cho các cơ sở hạ tầng công nghệ và thông tin liên lạc tiên tiến. Trung tâm cũ của Seoul thời vương triều Triều Tiên hiện nay là một nơi kinh doanh sầm uất, phần lớn những cung điện, văn phòng chính phủ, trụ sở các tập đoàn, khách sạn và chợ truyền thống đều nằm ở đây. Vùng nầy bao phủ châu thổ Cheonggyecheon, với một dòng suối nhỏ cheonggyecheon stream 10,84 km chạy từ Gwanghwamun tới Dongdeamun có 22 cầu trước khi đổ ra sông Hán. Qua sông Hán là vùng Gangnam rộng (39.5 km2), khu Seocho rất phát triển. Trung tâm Thương mại Thế giới, rất nhiều lần triển lãm và hội nghị được tổ chức tại đây. Gangnam còn có COEX Mall, một trung tâm giải trí và mua bán lớn nhất ở Seoul. đường phố chính Gangnam rộng mỗi bên có 6 đường cho xe xuôi ngược, lưu thông phần lớn là xe bus, (xe bus có 4 màu khác nhau tùy theo tuyến đường dài hay ngắn trong phố) người ta xếp hàng để lên xe bus không chen lấn, không khí ít bị ô nhiễm, vì không có xe gắn máy nhiều như ở Việt Nam. Hai bên đường phố lối đi bộ rộng lót gạch hay đá bằng phẳng sạch sẽ có hàng cây xanh tươi mát, đường phố cấm hút thuốc, chỉ được phép hút nơi có giới hạn. Khu Gangnam du khách có thể đến các nơi như Kukkiwon (center của Taekwondo), Yeoksam park, Samsung d?licht, LG Arts Center? Ðời sống ngày đêm an tòan du khách không sợ bị giật túi hay Iphone.

Seoul có 9 line xe điện ngầm (Subway) trải dài hơn 250 km nối với các quận của thành phố và các khu vực xung quanh. Tàu điện vùng đô thị Seoul có 12 tuyến phục vụ Seoul, Incheon, Gyeonggi, tây Gangwon, và bắc Chungnam. Ðến Incheon International Airport nếu không có Shuttle bus của Hotel đón, du khách có thể mua ticket đi AREX Express Train giá 8? tới Seoul Station khoảng 50 phút, ngoài ra phải mua ticket ở các máy tự động khoảng 20? để đi Subway ở Seoul, tùy người đi nhiều hay ít nếu còn dư có thể trả lại. (khác bên Úc ticket còn dư tiền thì cho người khác, mỗi lần đổi tiền nhà Bank bị lấy thuế 8 dollar Úc, tiền còn dư đổi ở Airport mất 12$)! Chúng tôi thích đi du lịch tự túc đến mỗi nơi ít nhất một tuần xem những danh lam thắng cảnh theo thời gian tự do của mình, ngoại trừ đi Ai Cập vì an ninh sợ bắt cóc nên phải đi theo đoàn với người Ðức.

Thế vận hội Mùa đông năm 2018 (Olympic Winter Games) được chọn tổ chức tại sân vận động Olympic Pyeongchang vào ngày 9.02.2018 thuộc tỉnh Gangwon (đã giành quyền đăng cai vào tháng 7 năm 2011). Theo thỏa thuận với Bắc Hàn, các vận động viên của họ được phép qua Nam Hàn tham gia vào cuộc thi. Hai miền Nam Bắc cùng nhau đi dưới cờ Thống nhất Triều Tiên trong lễ khai mạc. Ðây là một cợ hội tốt đẹp trong lịch sử cho hai bên gần nhau hơn. Cho đến ngày 27/4, lần đầu tiên sau hơn một thập niên, lãnh đạo Nam - Bắc Hàn bắt tay nhau đàm phán nhằm chấm dứt sự thù địch kéo dài nhiều thập niên qua.

Tổng thống Moon Jae In và chủ tịch Kim Jong Un gặp nhau ở làng đình chiến Panmunjom thuộc vùng phi quân sự nằm ở biên giới hai nước. Nghị trình gồm ba chủ đề giải trừ hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên, thỏa thuận hòa bình và cải thiện quan hệ song phương. Kết quả của những nỗ lực là một hội nghị thượng đỉnh thành công tốt đẹp ngày 27/4. Hai bên đã ra tuyên bố chung lịch sử, tiến tới ký hiệp định hòa bình vào cuối năm nay. "sẽ không còn chiến tranh trên bán đảo Triều Tiên, và một kỷ nguyên mới hòa bình bắt đầu". Trong những ngày nầy chúng tôi ở Seoul, cảm nhận được người dân nơi đây vui mừng sẽ chung sống hòa bình, không còn lo sợ chiến tranh. Nhìn lại lịch sử Việt Nam cũng vào cuối tháng Tư của 43 năm trước chấm dứt chiến tranh thống nhất hai miền, nhưng vết thương vẫn còn trên thân thể của Mẹ Việt Nam. Ðúng như cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã nói: ?chiến thắng ngày 30.4.1975 vĩ đại phải trả giá cho chiến thắng đó bằng cả nỗi đau và nhiều sự mất mát?. có hàng triệu người vui mà cũng có hàng triệu người buồn?? (ii)

Chúng tôi sống xa VN gần 4 thập niên, nhưng không bao giờ quên cội nguồn dân tộc, luôn hướng về cố hương và trăn trở cho thân phận làm người Việt Nam trên chính quê hương của mình. Ðời sống về các quyền căn bản của người dân không được tôn trọng. Trình độ dân trí còn thấp kém, đạo đức suy đồỉ người Việt giết người Việt, xử dụng các chất gia vị thực phẩm độc hại của Tàu! Người Sài Gòn gọi Kim Biên là chợ ?thần chết? kinh doanh hóa chất bán phụ gia thực phẩm,

hương liệu, để chế biến các loại nước giải khát, ngâm trái cây cho mau chín, nước lèo, ngâm thịt, làm thịt heo biến thành thịt bò, gà chết thành gà tươỉ thuốc xịt cho rau mau tăng trưởng? là những chất độc giết người thầm lặng ảnh hưởng đến các thế hệ mai sau, đó cũng là chủ trương thâm độc của bọn Tàu bành trướng. Cán bộ nhà nước quản lý kém hay vì đồng tiền hối lộ đã nhắm mắt làm ngơ? để bọn gian thương tích trử bán ra thị trường. Ở Việt Nam bị bệnh ung thư nhiều do trình trạng trên, nếu nhà nước ra lệnh cấm kinh doanh các chất độc hại nêu trên, ai vi phạm thì bị tịch thu bỏ tù, án nặng là tử hình, thì sẽ dẹp được vấn nạn đó đời sống xã hội ổn định, thực phẩm, nước uống an toàn giúp con người sống mạnh khoẻ hơn. Ở Seoul hay Tokyo chúng tôi ăn rau không bị đau bụng, về Sài Gòn không dám ăn!

Các cung điện nổi tiếng ở Seoul

Gyeongbokgung palace xây thời triều đại Joseon cung điện được hoàn thành năm 1395, trên vị thế đẹp theo phong thủy, đất rộng làm nơi thiết triều chính của vua chúa Triều Tiên. Diện tich cung điện rộng 410.000m2 chia thành các khu vực như cổng chính, sân trước, đại sảnh, sân sau và hậu cung. Quy mô ở đây là biểu tượng cho quyền lực phong kiến của vương triều. Là nơi cư trú của nhà vua cho đến khi nó bị phá hủy trong cuộc chiến tranh Imjin năm 1592. Năm 1868 vua Gojong xây lại. Trong thời gian Nhật Bản cai trị (1910 -1945) các tòa nhà bị phá hủy và công trình xây dựng thay đổi đáng kể. May mắn các tòa nhà còn lại là: Gyeonghoeru Pavilion và Geunjeongjeon.

Geunjeongjeon nơi ở của vua và hoàng hậu. Các khu vực khác được xây bất đối xứng, tạo nên sự hài hòa thống nhất và phân cấp rõ ràng. Với sân trước rộng, là nơi thiết triều và diễn ra các hoạt động chính thức của triều đình, đây cũng là nơi vua đón tiếp các sứ thần. Là cung điện lớn và cao nhất trong quần thể kiến trúc của cung điện Gyeongbokgung

Gyeonghoeru nằm bên trái cung điện Gyeongbokgung theo hướng nhìn từ cổng nhà 2 tầng được xây bên một hòn đảo nhỏ xung quanh đó một cái ao nhân tạo rất thơ mộng. Có cây cầu bắc ngang đi qua là nơi phục vụ cho các buổi yến tiệc thết

đãi sứ thần hoặc các buổi đàn ca. Tầng một dựng lên bằng 48 cột đá, trang trí các hình rồng và hoa. Ðây là nơi dành cho các quan có phẩm hàm thấp tham dự các buổi yến tiệc. Vua và các quan lại có phẩm hàm cao sẽ ngồi ở tầng hai.

Cổng chính của cung điện Gyeonbokgung, được thiết kế với lớp mái hai tầng và 3 cửa, cửa chính giữa và cao nhất là lối đi dành cho vua, và các cửa ở hai bên dành cho các quan lại. Trên mái có treo một quả chuông dùng để thông báo thời gian trong ngày. Phía ngoài cổng có con đường cho 6 Bộ, đại diện cho 6 cơ quan trong cơ cấu triều đại thời Joseon.

Cung điện Gyeongbokgung là công trình kiến trúc tiêu biểu cho nền nghệ thuật phương Ðông là một nét son lịch sử nơi vua chúa Triều Tiên thiết triều. Về mặt mỹ thuật thì đây cũng là cung điện cổ kính nguy nga lộng lẫy, hài hòa với thiên nhiên đồ sộ nhất Nam Hàn. Các nghi lễ của ngự lâm quân mặc trang phục cầm cờ ngũ sắc, giống như thời Joseon thực hiện các nghi lễ đổi gác hằng ngày để diễn lại phần nào phong cảnh huy hoàng của các triều đại vua chúa ngày xưa. Nơi nầy là một điểm đẹp, lý tưởng du khách tìm hiểu thêm về văn hóa truyền thống của Hàn Quốc. (nếu du khách. mặc Hanbok thì được vào cửa miễn phí, Hanbok có thể thuê ở các nhà gần cổng, mỗi giờ trả 12$).

Từ năm 1990 xây dựng lại cung điện theo hình thức nguyên thủy, khoảng 40% cấu trúc cũ được khôi phục, xây lại các phần: Gangnyeongjeon; Jagyeongjeon; Hyangwonjeong; Donggung. là các khu hoạt động triều chính, khu sinh hoạt và nghỉ ngơi. Dọc theo trục chính của cung điện lấy cổng Gwanghwamun. Năm 2005, chính phủ cho chuyển Bảo tàng quốc gia bên cạnh cung điện, là nơi trưng bày các vật dụng trong đời sống hàng ngày và văn hóa dân gian của người Ðại Hàn từ thời cổ đại đến nay.

Changgyeonggung Palace (???)

Xây thời triều đại Joseon, vua Sejong (r.1418-1450), vua Seongjong (r.1469-1494) là cung điện cổ xưa của Triều Tiên phục vụ như là khu dân cư cho Nữ hoàng và Cung phi. Cung điện này được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới vào năm 1997, đây chính là cung điện truyền thống đặc trưng nhất trong số 5 cung điện ở thành phố Seoul. Du khách đều thán phục vì nét kiến trúc tinh tế, phong

cảnh thiên nhiên đẹp là một kiệt tác tiêu biểu cho kiến trúc cung điện ở khu vực Ðông Á. Theo triết học cổ đại, cung điện có vị trí đắc địa về phong thủy. Cung điện này bao gồm 4 cổng được đặt tên theo 4 hướng Ðông, Tây, Nam, Bắc. Cổng chính là cổng nằm ở phía Nam có tên gọi là Gwanghwamun. Ði sâu vào trong cung điện là lối kiến trúc cổ kính với nhiều tòa nhà khác nhau.

Cổng Honghwa thiết kế kiến trúc Trung Hoa có mái vòm khắc họa tiết kỳ lân. Tất cả các cung điện của triều đại Joseon đều có ao với cây cầu vòm, đi qua cầu Okcheongyo, đi qua cổng Myeongjeongmun, là văn phòng Myeongjeongjeon của nhà vua là lâu đài lâu đời nhất của triều đại Joseon. Các ngôi nhà hướng về phía nam, nhưng Myeongjeongjeon phải đối mặt với hướng đông. Bởi vì ngôi đền tổ tiên của gia đình hoàng gia nằm ở phía nam, cánh cổng không thể đối mặt với phía nam, theo phong tục Nho giáo. Ðằng sau Myeongjeongjeon ở phía trên bên trái là Sungmundang. Tòa nhà này sử dụng độ dốc của ngọn núi. Nhìn vào Myeongjeongjeon nhờ kiến trúc kết hợp của những mái nhà cao và thấp cho tầm nhìn tuyệt đẹp. Ngoài ra còn có các cung điện đẹp khác như: Deoksugung, Changdeokgung, Gyeonghuigung.

Bukchon Hanok Village làng cổ

Làng Hanok ở Bukchon qua các con đường hơi có độ dốc là: Wonseo-dong, Jae-dong, Gye-dong, Gahoe-dong và Insa-dong, là khu nhà của các quan chức triều đình cấp cao và giới quý tộc trong triều đại Joseon. Nó nằm ở phía bắc của Cheonggyecheon và Thần đạo Jongno, do đó có tên là Bukchon, có nghĩa là ngôi làng ở phía bắc. Làng cổ bao gồm rất nhiều con hẻm, các ngôi nhà hanok được bảo tồn nguyên vẹn trong đô thị 600 tuổi, là di tích phong cảnh giống như dưới của triều đại Joseon. Nhà xây bằng gạch, đá, phần trên là gỗ, lợp ngoái âm dương màu nâu sậm, phần lớn nhà ở đây đóng cửa kèo then còn ghi các chữ yêu cầu im lặng, đúng là khu của con cháu các quan thời xa xưa còn tính quan liêu!

Ðời sống thương mãi

Myeongdong Shopping Street là một trong những khu thương mãi chính của Seoul với các trung tâm mua sắm và cửa hàng bán lẻ các mặt hàng thương hiệu quốc tế: mỹ phẩm, quần áo, giày dép từ bình dân đến đắt giá. Ðối với những người trẻ, đây là khu vực đặc biệt với trung tâm thời trang, nơi đây là trung tâm dịch vụ

lớn về tài chính và chứng khoán. Nhộn nhịp cả ngày lẫn đêm, đường phố chính đi bộ buổi tối, rất đông đúc và nhộn nhịp. Hàng ăn bán đủ thứ đi dọc phố chúng ta có thể thưởng thức nhiều món khác nhau. Nhà thờ chính toà Công giáo lâu đời nhất ở Myeongdong

Seoul Tower tháp cao 236,7m xây giống như tháp Tokyo Tower, Tháp có đài quan sát 3 tầng, nhà hàng quay mỗi vòng quay khoảng 48 phút và còn có nhà vệ sinh trên không rất thú vị (Sky Bathroom). Phần trên là đài truyền hình, tháp xây trên đồi Namsan cao 243 m có đường cáp treo, và đường dốc lên đó nhìn thấy toàn bộ thành phố Seoul Ở quảng trường phía trước tháp có 1 hàng rào với hàng triệu ổ khóa do các nhân tình khóa vào mong ước tình yêu trọn vẹn.

Chợ Gyeongdong

Chợ Gyeongdong chuyên bán các loại thực phẩm phục vụ hằng ngày như thịt, cá, rau qủảvà các loại thảo dược tốt cho sức khỏe như linh chi, nhân sâm. Sâm tươi có hàm lượng Polysacchadides, Ginsenosides và Saponin nên được nhiều người thích dùng. Giá trị sâm tính theo tuổi, loại sâm tốt trên 200?, 300? một kilô, ở Airport không bán sâm tươi, sâm khô đóng hộp rất đắt dù giảm thuế. (dùng nhân sâm cho người huyết áp thấp, huyết áp cao không nên dùng). Nơi nầy là một trong những địa điểm mua nấm linh chi và nhân sâm tốt nhất ở Seoul. Phố cổ Insadong dọc khu phố nhiều hàng ăn uống, có nhiều cửa hàng bán đồ lưu niệm sản phẩm của địa phương khá độc đáo.

Sinchon ?Pedestrian-Friendly Street? đường dẫn từ ga Sinchon đến Ðại học Yonsei là một khu vực văn hóa đông giới trẻ là sinh viên, có từng nhóm trẻ trình diễn âm nhạc trên đường phố rất hay và hấp dẫn. Khu nầy có nhiều trường đại học và cao đẳng, đặc biệt là Ðại học Nữ sinh Ewha thành lập năm (1886) và Ðại học Yonsei thành lập năm 1885, và một số trường nhỏ hơn. Ðường phố ban đêm đẹp, dành cho người đi bộ với nhiều cửa hàng, quán bar, nhà hàng và quán cà phê. Ðặc biệt trên đường phố ở Seoul hay Tokyo không có quán nhậu như ở Việt Nam. Trong Restaurant nước lọc hay trà được mời uống tự do. Các món ăn ngon như thịt nướng, Bibimbap, Bulgogi, Samgyeopsalgui, Galbi, gà hấp sâm của Ðại Hàn không bao giờ thiếu món Kimchi, theo lời khuyên của Bác sĩ nếu người bị bệnh máu đặc không nên ăn món nầy vì chứa nhiều Vitamin K. Bánh, Bier, nước

thường bán ở 7 Eleven theo giá bình dân. Ngoài các loại bier còn có món rượu đặc sản Korean Liquor.

Nam Hàn đời sống thỏa mái, Internet, FB không bị giới hạn nhờ theo thể chế tam lập phân quyền. Dân biểu Quốc Hội do dân bầu lên đại diện cho dân, không phải là loại nghị gật do đảng đề cữ để bấm nút. Nam Hàn phát triển trình độ dân trí cao đời sống văn minh, nhưng con người hơi lạnh lùng vì làm việc quá nhiều giờ. Trên tàu điện thì nam phụ, lão ấu người nào cũng cầm Smartphone bấm! cụ già trên 70 cũng chơi game. Ở Ðức làm việc chỉ 38 hay 40 giờ trong tuần, được nghỉ phép 30 ngày trong năm, nhờ có thời gian nên nhiều người Ðức đi du lịch? Cuối tháng tư thời tiết buổi sáng còn se lạnh hoa anh đào không còn nở rạo. Chúng tôi giả từ Souel bay sang Narita Airport Tokyo tiếp tục hành trình từ lâu mơ ước.


Tài liệu tham khảo: Seoul Tourist Guide, Bách khoa toàn thư Wikipedia i https://bit.ly/2Gi7HQj ii Ngày 12.6.2018 chủ tịch Kim Jong Un và Tổng thống Donald Trump đã ký thỏa thuận trong hội nghị thượng đỉnh diễn ra ở Singapore, hướng đến phi hạt nhân hóa toàn diện và xây dựng mối quan hệ Mỹ -Triều Tiên trong thời đại mới, mang lại hòa bình, thịnh vượng và an ninh trên bán đảo Triều Tiên và thế giới. Tuy nhiên theo dư luận còn nghi ngờ Kim Jong Un vì bản chất người cộng sản luôn tráo trở, nói một đàn làm một nẽo. Nếu sự thật tốt đẹp, Bắc Hàn mở cửa ra thế giới bên ngoài thì người dân Bắc Hàn thật sự được giải phóng và sẽ có những dân biểu như ông Trương Trọng Nghiã của Sài Gòn đại diện cho dân, không sợ hải dám phát biểu phê bình với lòng yêu nước của mình trên diễn đàn Quộc Hội, được người dân quý mến.

Nguyễn Quý Ðại

Mục Lục


5. Thôi Kệ


Bạch Liên




Nhìn giọt nắng lung linh nhảy múa
Lướt mạ non, ngọn lúa xanh tươi
Chập chùng lọn gió rong chơi
Ðong đưa sóng bạc giữa trời miền quê
*
Nhìn giọt nắng vân vê phiến lá
Lá nồng nàn nhấp nhá đưa tình
Dịu dàng nũng nịu thêm xinh
Nắng vàng âu yếm?duyên mình là đây
*
Trời hừng sáng tay xoay, chân chạy
Cuộc nhân sinh ngây dại quay cuồng
Lỡ quên giọt nắng tròn, vuông
Mặt trời phúc hậu vẫn luôn tươi cười
*
Cuộn tơ kén buông lơi thả sợi
Giúp trần gian mưu lợi sinh nhai
An nhiên giọt nắng vàng hay
Bình tâm, thôi kệ quắt quay làm gì

Tháng bảy mưa ngâu bên trời quê mẹ, Sàigòn đầm đìa ngấn lệ khắp các nẻo đường chằng chịt; Nay thì ngăn cách đại dương bên kia nửa vòng trái đất. Ðó là câu nói quen tai khi câu chuyện đời xửa đời xưa nhắc nhớ dân tình về sự tích xa lắc xa lơ. Ðôi tình nhân yêu nhau đắm đuối nhưng không may mắn được vuông tròn như ý nguyện, không trọn vẹn sống bên nhau mà buồn đau òa vỡ, tan tành giấc mộng trùng phùng.

Tháng bảy là mùa hè ở quê người hải ngoại. Hạ về mang theo cái hơi nóng gắt gay, bực bội, khó chịu và vô tình làm hao mòn, xanh xao cho những làn da mỏng dính của thế nhân. Bây giờ căn bệnh ung thư da bỗng nhiên là đề tài trỗi dậy nếu ai đó trườn mình, nằm tắm nắng quá lâu dưới nhiệt độ nguy hiểm, không cho phép.

Tôi chợt nhớ đoạn đời ấu thơ, ở lứa tuổi chưa biết buồn, chỉ lo cắp sách đến trường. Năm tháng bé con còn hồn nhiên rong chơi trong thành phố kiêu sa. Trời Sàigòn, ban ngày thường nóng rang khô cháy. Biết bao cái nón lá thô sơ dễ thương xum xoe khoe vành tròn trên những mái đầu. Phía dưới lớp lá tre mỏng dính với cái búi tóc nhọc nhằn phải hứng đựng trăm giọt nắng rơi vào để bươn chải theo dòng đời luôn vẽ vời nhiều cách buôn bán hầu tạo ra đồng tiền sinh nhai.

Mồ hôi mồ kê nhễ nhại, tắm ướt bờ lưng gầy guộc, vậy mà các bà mẹ gian khổ vì thương con nên vẫn không màng tới cái hậu quả sau này. Làn da chai sạm len lén dầy thô để có thể chống chỏi với nắng và mưa, càng ngày càng trổ hoa cằn cỗi trên các rãnh nhăn nheo. Những đóa hoa đồi mồi không mong đợi này, từ từ bị nám nắng thâm nâu âm thầm bung nở lớn hơn theo bước chân gồng gánh màu thời gian. Vết tích buồn đau in dấu chân chim. Hiện tượng lão hóa theo từng nấc thang đời người mà ta gọi là triền dốc nghiêng chiều tuột xuống của tuổi thọ, không ai tránh khỏi bao giờ!

Những ai là con dân của Sàigòn mến yêu, quê mẹ nuôi ta khôn lớn chỉ vỏn vẹn có hai mùa mưa và nắng chan hòa mà thôi. Nếu phải phơi mình ngoài nắng để kiếm tiền hay dầm mình trong những cơn mưa tầm tã để kiếm cơm thì ta chọn lựa ra sao?

· Chúng ta thử đặt mình vào hai hiện tượng thiên nhiên thời tiết mà đất trời đã áp đặt cho quê hương mình.

· Cái nôi chào đời không ai nỡ lòng nào chối bỏ. Lẳng lặng suy gẫm, mưa hay nắng sẽ là khung trời chẳng đặng đừng mà ta có thể xoay trở và thích ứng dễ dàng hơn????

· Hay là mùa nào cũng?.thôi kệ.

Mùa nào ta cũng chịu khó học bài học trần gian để trải nghiệm kiếp nhân sinh. Bàn chân con người đều chai sạm sỏi đá theo từng dặm đường bôn ba ta đi qua. Bất chợt đến một khúc quanh đời nghiệt ngã, một ngày nào đó không ngờ, ta trợt nghiêng chao trầy trật với bao vết cắt thương đau. Năm tháng kéo lê, vết hằn nhức nhối lần hồi được vá lành. Nụ cười hiền hòa an phận ở tuổi hoàng hôn đẹp đẽ biết bao vì mình đã thấm thía mùi đời cũng như đã thỏa chí tang bồng hồ thỉ?!!!

Thôi kệ, tất cả vui hay buồn đều sẽ bay xa, chỉ mong sao còn lại trong ta một tâm hồn bình an tĩnh lặng.

Bạch Liên

Mục Lục


IIỊ Hộp Thư Toà Soạn ___________________________________________________



Nguyệt San Giao Muà xin cám ơn những thân hữu đã dóng góp bài vở cho Nguyệt San Giao Muà số 195 . Một số bài khác sẽ được đăng dần vào số tớị Mong mỏi sẽ nhận được những sáng tác của các bạn bốn phương để cho Nguyệt San Giao Muà thêm phần hương sắc trong tương laị

Mục Lục


Thể lệ để nhận Nguyệt San Giao Muà: 1) Ðể vào danh sách của NSGM (subscribe), xin gửi email về GiaoMua@hotmail.com
2) Ðể rút ra danh sách của NSGM (unsubscribe), xin gửi email về GiaoMua@hotmail.com
3. Mọi chi tiết, thể lệ, thắc mắc, xin gửi về: GiaoMua@hotmail.com 4. Mọi bài vở, đóng góp, xin gửi về: GiaoMua@hotmail.com Nguyệt San Giao Muà Homepage: http://www.GiaoMuạcom Thể lệ gửi bài cho Nguyệt San Giao Muà: Mong bạn gửi Bài cho GM theo cách này là tốt nhất : 1. Dùng mẫu chữ Vietnet (VIQR) hay Unicode 2. Viết Hoa chữ đầu của bài và bút hiệụ Ví dụ: Giọt Mưa Trên Lácủa NS Phạm Duy 3. Gửi bài ngay trong email (không kèm file), để cho BBT khỏi mất công download xuống để đọc 4. Gửi tất cả các bài trong 1 tháng 1 lần trong1 email, nếu tiện. 5. Bài vở xin gửi đến trước ngày 25 mỗi tháng 6. Mọi chi tiết, thể lệ, thắc mắc, xin gửi về: GiaoMua@hotmail.com Cám ơn bạn rất nhiều, vì nhân sự có hạn, BBT không thể ngồi đánh máy lại từng đề bài hay bút hiệụ

Ðịa Chỉ Liên Lạc:

Nguyệt San Giao Muà
P.O . Box 378
Merrifield, Virginia 22116
USA

Trang Nhà 

Web Counters
Web Site Hit Counter

Copyright 2002 by Giao Muà e-magazine and respective authors