Số 196
Ngày 1 tháng 8 năm 2018
Nguyệt San Giao Mùa
P.O. Box
378
Merrifield, Virginia
22116
USA
I . Thơ _______________________________________________________________________
1. Dỗ Dành Mùa Hè | ______ Nguyễn Thị Thanh Dương. | ||||||||||||||||||||||
2. Không Ðể Mất | ______Trần Thành Mỹ | ||||||||||||||||||||||
3. Nỗi Niềm Riêng | ______Dạ Lan | ||||||||||||||||||||||
4. Cứu Lấy Sơn Hà... | ______ Hàn Thiên Lương | ||||||||||||||||||||||
5. Nước Mắt Rơi Luôn Tròn | ______ Ý Nga | ||||||||||||||||||||||
6. Về Dinh | ______Lúa Vàng | ||||||||||||||||||||||
7. Thư Gửi Thăm Em | ______ Song An Châu | ||||||||||||||||||||||
8. Mộng Ngàn Phương (*) | ______ Ðông Hòa Nguyễn Chí Hiệp | ||||||||||||||||||||||
9. Khúc nhạc Ánh Trăng |
______ ChinhNguyên/H.N.T. 10. Trái Tim Hóa Ðá. |
|
______ Sông Cửu
| 11. Một Thoáng Mùa Thu |
|
______ Hồ Thụy Mỹ Hạnh | 12. Cuộc Ðời Như Dòng Sông |
|
______ Lê Miên Khương | 13. Mưa Mùa Hạ |
|
______ Nguyên Khang |
14. Xế Cổng Giáo Ðường |
|
______ Như Nguyệt
|
15. Lửa Ðã Bừng Lên |
|
______ Thylanthảo
|
| 16. Chử Tình Không Phải Riêng Ai | ______ Quang Phục | 17. Một Chuyến Ði | ______ Nguyệt Vân | 18. Thăm Vườn Sen | ______ Vân Hà | 19. Thuyền Cứ Trôi Dọc Những Bến Bờ | ______ Tình Hoài Hương |
II . Văn _______________________________________________________________________
1. Vợ Chồng Khắc Khẩu ___________ Nguyễn Thị Thanh Dương | 2. Huấn Luyện Phi Hành (truyện dài nhiều kỳ) ___________ Tình Hoài Hương |
3. MƯA TRÊN PHỐ SNOQUALMIE của PHAN THÁI YÊN ___________ Vũ Hoàng Thư |
4. Rồi Ngày Sẽ Trôi Qua ___________ Trần Ngọc |
5. Hoài Nhớ ___________ Ðơn Phương Thạch Thảo |
6. Un Été Embrasé ___________ Liễu Trương |
7. Lằn Roi Tháng Tám ___________ Bạch Liên |
8. Người Việt Dạy Con ___________ Phạm hy Sơn |
III . Trả Lời Bạn Ðọc__________________________________________________
1. Nhắn Tin/Trả Lời Bạn Ðọc _______ Ban Biên Tập |
I . Thơ __________________________________________________
II . Văn___________________________________________________________
Nguyễn Thị Thanh Dương
2. Huấn Luyện Phi Hành (truyện dài nhiều kỳ) Tình Hoài Hương
Tình Hoài Hương
3. MƯA TRÊN PHỐ SNOQUALMIE của PHAN THÁI YÊN Vũ Hoàng Thư
Vũ Hoàng Thư
Trần Ngọc
Trần Ngọc Ðơn Phương Thạch Thảo
Ðơn Phương Thạch Thảo Liễu Trương
Liễu Trương Bạch Liên
Bạch Liên Phạm hy Sơn
Phạm hy Sơn IIỊ Hộp Thư Toà Soạn
___________________________________________________
Thể lệ để nhận Nguyệt San Giao Muà:
1) Ðể vào danh sách của NSGM (subscribe),
xin gửi email về GiaoMua@hotmail.com
Ðịa Chỉ Liên Lạc:
Nguyệt San Giao Muà
Copyright
2002 by Giao Muà e-magazine and respective authors
Bao giờ đi chợ chị Bông cũng đến khu trái cây trước để hi vọng chọn lựa được những thứ tươi ngon kẻo người khác chọn mất khi nhân viên trong chợ chưa kịp bày hàng khác ra. Ði chợ "bon chen".là thế.
Ngay cả khi chị Bông chuẩn bị đậu xe vào bãi parking lúc nãy cũng là chuyện được thua, chị đang nhắm cái chỗ dễ vào nhất nhưng chậm chạp chưa kịp lái vào thì ai đó đã xẹt một cái chiếm chỗ đậu ấy, chẳng lẽ chị xuống xe và nói "ông ơi, chỗ này tôi đã chọn rồi" và cãi nhau với ông ta.
Chị Bông đang lựa những trái chuối màu vàng tươi da mịn màng cho đúng ý thì gặp một ông người Việt Nam lớn tuổi cũng vừa đến và đứng xớ rớ trước quầy chuối, chị Bông nghĩ chắc bác gái đang bận mua rau mua cá nên chia việc cho ông chồng mua chuối chăng?
Chị đến gần ông và ân cần hỏi:
- Bác ơi để tôi lựa chuối giúp. Bác cấn mua mấy pound?
- Chị lấy cho tôi 3 qủa.
- Sao mua ít thế? Bác gái dặn mua mấy pound?
Nghe nhắc đến "bác gái" ông gìa khoảng hơn 70 tuổi được dịp khai ra làm như đã quen chị Bông từ đời nào rồi:
- Tôi và bà ấy ở riêng, ăn riêng. Bà về ở với vợ chồng đứa con gái chỉ thỉnh thoảng tạt về nhà, còn tôi ở nhà một mình, ăn 3 qủa chuối đủ rồi chị ạ.
Chị Bông tò mò khai thác:
- Chắc bác gái về ở phụ giúp cho con cho cháu chứ nỡ lòng nào để bác trai lui cui một mình?
- Bà ấy đi thật đấy vì tôi với bà khắc khẩu, hễ tôi nói điều gì là bà ấy cãi, ngược lại bà nói câu gì tôi cũng cảm thấy ngứa tai lắm nhịn không nổi. Thế là hai vợ chồng cãi nhau cả ngày lẫn đêm.
- Sao lại cãi nhau cả ban đêm hở bác?.
. Ông gìa tâm sự:
- Hai vợ chồng ở nhà diện housing, thuê căn chung cư 1 phòng ngủ, cái giường ngủ của con gái mua cho rộng mênh mông, bà ngủ hay đạp lung tung tôi đã nhịn, đêm lục đục ngồi dậy đi tiểu mấy lần tôi cũng nhịn, nhưng bà ấy lại không chịu nhịn tôi, cứ phàn nàn là tôi ngủ ngáy ầm ĩ như người ta cưa gỗ. Tôi lại nhịn lần nữa, phải kê cái giường nhỏ ngoài phòng khách để ngủ thế mà vẫn không yên, bà vẫn kêu ca tiếng ngáy của tôỉvang vọng vào bên trong làm bà mất ngủ kinh niên. Thành ra đêm nào đi ngủ cũng cãi nhau và cả hai cùng mất ngủ
- Nhưng ngày xưa bác ngủ có ngáy to thế không? Ăn ở với nhau bao nhiêu năm bác gái không quen thuộc với tiếng ngáy của chồng sao?
- Ngày xưa cái hồi mới cưới nhau đấy, bà ấy thường nũng nịu rằng tiếng ngáy của anh ru em vào giấc ngủ thần tiên. Nhưng bây giờ bà trở mặt bảo tuổi gìa khó ngủ và không thể chịu được tiếng ngáy của tôi. Tôi liền bảo vậy bà đi đâu thì đi cho bà ngủ ngon và cho tôi khuất mắt, bà liền cuốn gói đến nhà con gái.
Chị Bông an ủi:
- Tuổi gìa ai cũng đổi tính đổi nết bác ạ, đừng nên trách bác gáị?
Ông đưa tay lên vuốt mấy sợi tóc may mắn còn loe ngoe trên cái đầu hói mênh mông:
- Mỗi lần tôi đi ra tiệm cắt mái tóc này phải cãi nhau xong một trận mới đi được vì bà mắng tôi đầu có 3 cọng tóc cắt làm gì cho phí tiền, để bà ấy cắt cho. Mà bà cắt thì tôi không vừa ý tí nào, bắt tôi nghiêng đầu bên này, ngoẹo đầu bên kia rồi cúi lên cúi xuống mỏi cả cổ mãi mới xong.
Chị Bông giật mình nghĩ tới vợ chồng chị. Hai vợ chồng cũng khắc khẩu, đụng tới chuyện gì cũng bất đồng, cũng tranh cãi. Không biết mai kia vợ chồng chị gìa như bác này có đổi tính đổi nết và tình trạng khắc khẩu có trầm trọng thêm không?
- Thế bác tự đi chợ tự nấu cơm hả bác?
- Bà ấy hay con gái mang đồ ăn sang cho tôi, thỉnh thoảng tôi cần thứ gì thì đi mua thêm như ngày hôm nay cần 3 qủa chuối, nhà tôi cách chợ này chỉ một block đường tôi đi bộ cho khỏe người
- Ðằng nào cũng công đi bộ, công vào chợ và công đợi tính tiền sao bác không mua hẳn mấy pao chuối
- Ấy, bà ấy ở nhà cũng nói y như chị nói và mắng tôi là lẩm cẩm.. Thôi, chào chị tôi về trước nhé.
Ông xách cái bịch có 3 qủa chuối đi ra phía quầy tình tiền và chắc phải xếp hàng rồng rắn khá lâu vì hôm nay cuối tuần chợ đông người..
******************
Chị Bông đi chợ về đến nhà, xách các túi hàng vào trong bếp nơi gần cái tủ lạnh. Anh Bông đang nằm gác chân trên ghế sofa xem ti vị.Chị đi ra đi vào mấy lượt mà anh chẳng nói gì, chị phải lên tiếng:
- Anh có ra xách giùm mấy món hàng chợ không nào?
- Không ! Giọng anh Bông rõ ràng và dứt khoát.
Chị Bông khó chịu:
- Vợ đi chợ về bận túi bụi còn chồng ngồi khểnh ra đấy xem ti vi và uống bia, vợ nhờ một tí không được.
Anh Bông đang uống bia chắc có chút men nên gắt:
- Anh cắt cỏ xong mới vừa tắm rửa và ngồi xem ti vi đây, cái lối nói "nhờ vả" như "sai khiến" của em thì dù anh muốn giúp cũng không thèm giúp.
- Vậy anh muốn em nói thế nào? Năn nỉ hả? Thì đây, anh ơi làm ơn làm phước ra xách giùm em mấy túi hàng, em cám ơn anh suốt đời.
- OK, dù giọng nói của em đành hanh và mỉa mai.
Anh Bông ra xe xách nốt những túi hàng vào nhà và phụ vợ lôi hàng ra để chị Bông xếp vào tủ lạnh cho nhanh. Anh cầm gói đồ biển thập cẩm đông lạnh lên ngắm nghía rồi thảng thốt:
- Sao em mua hàng China? Trong khi chính miệng em thường nói tẩy chay hàng của họ vì nhiều hàng rổm và độc hạỉ
Chị Bông cầm gói hàng lên xem lại và bào chữa:
- Tại hôm nay đi chợ em quên mang theo mắt kính, mà hàng Trung Quốc nào cũng chuyên môn in xuất xứ nhỏ xíu hay mập mờ không rõ nguồn gốc. Nhìn sơ sơ mẫu mã em cứ tưởng hàng của Korea.
- Em thì lúc nào cũng tưởng đến hoang tưởng, cũng có lý do chính đáng cho những sai sót của mình. Hôm nọ cũng mua lộn hàng China rồỉ
- À, hôm ấy em lộn kiểu khác, em xớn xác đọc thấy hàng chữ CA, USA em? tưởng sản xuất tại California USA hóa ra là distributed là phân phối bởi công ty ở California, USA. Mà họ láu cá lắm, ?Product of Chinả thì in nhỏ xíu, công ty distribute tại CA, USA thì in to tổ bố hỏi ai không lầm
- Họ tự ti mặc cảm với chính món hàng mình sản xuất, nên không dám in to in đậm, đúng là thứ làm ăn gian dối. Em phải ra chợ trả lại ngay gói hải sản thập cẩm này. Anh thà nhịn chứ không ăn hàng rổm, là vô tình ủng hộ cách làm ăn gian dối của họ.
- Vâng, em sẽ trả lại Anh yên chí đi
Chị lấy lòng chồng, vì biết anh Bông rất bất mãn Trung Quốc chiếm đất chiếm biển của Việt Nam :
- Em không ưa gì Trung Quốc ngoài cái tội làm hàng rổm, hàng gỉa dối cả thế giới đều biết, còn tội bá quyền hà hiếp các nước láng giềng. Họ cướp đảo cướp biển, cướp đất của Việt Nam chúng ta, em thích những phản ứng mạnh mẽ của Nhật Bản và Philippine, cầu mong 2 nước này cho Trung Quốc bài học đích đáng..
Nhưng anh Bông chẳng vừa lòng mà còn khiển trách:
- Em nói như diễn kịch lúc này lúc nọ ai mà tin nổi, một mặt chê trách Trung Quốc một mặt cứ lấy những hình ảnh đẹp đất nước Trung Quốc ở trên net ra khoe và khen nức nở..
Chị Bông bực mình:
- Cảnh thiên nhiên đẹp đẽ ở Trung Quốc thì có tội tình gì? Nơi đâu đẹp thì em khen, em thích. Mà em còn thích các nữ tài tử điện ảnh Trung Quốc nữa đấy, cô Chương Tử Di, cô Củng Lợi đẹp tuyệt vờị?
Anh Bông bỏ dở công việc phụ giúp vợ đứng phắt dậy đi ra ghế uống bia và xem ti vi tiếp. Chị Bông càng bực mình nói với theo:
- Không hiểu sao tôi với anh luôn khắc khẩu, nói chuyện chưa được 5 phút là xảy ra bất đồng rồi. Anh nhạy cảm vụ Trung Quốc vừa phải thôi chứ.
- Tôi yêu cầu bà chấm dứt để tôi ngồi yên xem ti vi
- Tôi yêu cầu ông bỏ cái thái độ ?chảnh chọẻ và bất lịch sự ấy đi nhé, đang nói chuyện với vợ mà đứng phắt dậy bỏ đi không nói một câu..
Xếp đồ vào tủ lạnh xong chị Bông chưa hết bực mình, tuyên bố:
- Tôi chẳng cần ra chợ trả lại cái bịch hải sản này, mai tôi cứ nấu, cứ ăn chắc gì đã chết mà sợ. Ai cũng một lần chết trong đời!
Anh Bông gầm gừ:
- Thế thì bà ăn một mình bà đi.
- OK, tôi không ?hèn nhát đâu, khỏi cần thách đố.
Chị Bông vào phòng nằm vì không muốn nhìn mặt đối phương..
Ngày xưa lúc đang yêu nhau và mới cưới nhau hai vợ chồng chị luôn hòa hợp từng lời ăn tiếng nói. Càng ngày thì càng thay đổi, chẳng ai chịu nghe ai.
Mỗi lần cần đi xe cùng chồng cũng là dịp.. cãi nhau chỉ vì mỗi người một ý không ai nhường ai, anh Bông thích quay cửa kính xe xuống tận cùng cho gío lùa vào xe lồng lộng thì chị Bông muốn đóng cửa xe lại hay mở chút xíu bằng một đốt ngón tay thôi vì chị sợ gió thổi bay tóc.
Anh Bông gắt:
- Tóc bay thì kệ tóc bay. Tôi muốn gío lùa vào xe cho không khí thiên nhiên thoải mái.
Chị Bông cũng gắt:
- Không khí thế nào cũng không quan trọng bằng mái tóc tôi, tôi phải lo bảo vệ nó, tôi không muốn chốc nữa bước xuống xe tóc tôi rối tung lên như một bà điên.
Cuối cùng người chịu thua là chị Bông, hoặc chị xuống xe không đi chung, hoặc chị đành ngồi trong xe nhưng mặt sưng xỉa lên, tay thì luôn giữ cho mái tóc khỏi bay và thỉnh thoảng chị lại rên lên:
- Làm ơn chạy xe chậm lại, cửa xe đã quay xuống tối đa lại chạy nhanh thì không chỉ bay tóc mà?bay cả người luôn đó.
Chị Bông chợt nhớ đến hình ảnh vừa xem trên ti vi tối qua trong chương trình Live Well Network chuyên về đời sống và bếp núc mà chị ưa thích, có cặp vợ chồng gìa người Hispanic tuổi đời độ 70, bà trổ tài nấu một món gì đó có ông đứng bên phụ giúp rất tương đắc, nấu xong bà quay ra tô lại chút môi son và hai vợ chồng ôm nhau tình tứ vài điệu nhảy ngay tại bếp, ngay bên cạnh món ăn vừa nấu rồi uống một chút rượu, rồi thưởng thức món ăn.
Trên màn hình chiếu lại những hình ảnh thời trẻ của họ cả hai đều đẹp đôi, nhưng hiện tại bà mập tròn phục phịch chẳng tương xứng với ông vẫn dáng gầy thanh tao, thế mà họ vẫn bày tỏ tình yêu và hai tâm hồn đồng điệu lãng mạn.
Vợ chồng gìa người ta như thế đấy.
Họ tuổi đời 70 còn tình, vợ chồng chị mới 60 lẽ nào chịu thua? Chị Bông thấy lòng nguôi giận chồng, chị sẽ bắt chước họ
Chị Bông đi ra ngoài thấy chồng vẫn nằm coi ti vi liền ghé mắt nhìn vào ti vi và làm quen cho êm ấm nhà cửa:
- Anh đang xem tin tức hả?
Chồng cũng nguôi ngoai:
- Ừ, anh đang xem tin tức thế giớỉ
- A, tin tức về Syria đây mà, ngày nào cũng đạn nổ bom rơi tội nghiệp qúa..
- Bởi thế anh cầu mong Mỹ bỏ bom tấn công tiêu diệt chế đô Bashar al Assad cho rồi, nhất là họ đã xử dụng vũ khí hoá học làm chết người hàng loạt.
- Ôi, anh ơi, em không muốn. thế?.
Anh Bông lại gay gắt:
- Tôi biết ngay mà, hễ tôi nói trắng thì bà phải nói đen, bà luôn làm tôi cụt hứng. Tại sao bà không muốn Mỹ dội bom Syria, nói nghe coi?
- Vì em sợ cảnh chết chóc thêm ở Syria, tội nghiệp ! và em cũng sợ?tốn tiền nước Mỹ, nước Mỹ đang nợ nần như chúa Chổm. Tội nghiệp.
Chị Bông xót xa tiếp:
- Nước Mỹ đi đánh giặc kiểu nhà giàu, ngoài máy bay, chiến xa xe tăng, các loại xe cộ, vũ khí đạn dược tối tân họ còn mang tất cả tiện nghi theo người lính Mỹ ra chiến trường. Sau hai cuộc chiến ở Iraq và Afghanistan nước Mỹ đã tốn phí mấy trăm tỷ USD, bao lính Mỹ đã chết và bị thương. Tội nghiệp.
- Trời, chuyện chính trị mà bà làm như chuyện từ thiện, đàn bà chỉ nói chuyện shopping thôi, đừng nói chuyện chính trị với tôi nhé !.
Chị Bông chẳng vừa:
- Mỗi người đều có ý kiến của mình, anh không có quyền mong muốn kẻ khác cùng quan điểm với anh. Tôi là đàn bà cũng biết nghe tin tức chính trị trên ti vi hay đọc trên báo chí, trên net vậy, thua kém gì đàn ông các anh?
- Nhưng tôi với bà không hợp khẩu. Bà nói chuyện phone hàng giờ với bạn bè vui vẻ nhưng bà nói chuyện với tôi chỉ câu trước câu sau là gây bất mãn rồi.
- Thế sao ngày xưa lúc sắp cưới tôi anh khoe là má anh đi coi thày bà mấy nơi, nơi nào cũng nói tuổi tôi và anh rất hợp và anh đòi cưới gấp gấp, càng sớm càng tốt.
- Tôi cũng ngạc nhiên và muốn tìm lại mấy tay thày bà ấy để hỏi cho ra lẽ đây. Mẹ bà cũng dẫn bà đi coi bói và nói tôi với bà không khắc khẩu khắc tinh gì đó mà.?
- Ðúng thế, và tôi cũng muốn tìm ông thày bói ấy từ lâu rồi. Thì ra hai chúng ta cùng ?hợp nhau ở điểm này.
Chị Bông chợt nhớ ai đó đã nói không nên bàn luận chuyện chính trị và tôn giáo với người khác dễ gây tranh cãi, chỉ nên nói về thời tiết nắng mưa là vô tư nhất. Chị vẫn muốn làm lành nên cố dịu giọng và chuyển đề tài:
- Anh ơi, thời tiết mùa hè nguy hiểm qúa, vụ cháy rừng ở California đốt hết bao nhiêu mẫu đất rừng cây, cư dân ở gần phải di tản vì khói bụi của đám cháy có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe .Bởi vậy em lên án những kẻ sơ ý vứt một mẩu thuốc lá vừa hút hay cắm trại còn sót mẩu củi than chưa dập tắt để bùng lên những đám cháy rừng kinh khủng này.
Chị tưởng sẽ nhận được sự hưởng ứng của chồng, nhưng anh Bông.thô lỗ gạt phăng:
- Tôi không phải bộ xã hội để bà trút cảnh thương xót. Sao bà nhiều chuyện qúa vậy, hết chuyện chiến tranh đến chuyện cháy rừng, còn mấy nơi mưa lụt sao bà không liệt kê ra luôn đỉ
- Ừ, anh nhắc em mới nhớ, mưa lụt cũng tội ghê, nhưng do trời làm thì chẳng dám trách ai, còn cháy rừng chúng ta có thể tránh được thì nên cẩn thận anh nhé?
- Bà dạy khôn tôi đấy hả? bà làm như mấy vụ cháy rừng kia có?liên quan đến tôi hả?.
Chị Bông không nhịn nữa:
- Này nhé, tôi chỉ tự nhủ lòng nói chung chung thế và mong ai cũng như mình để đừng gây thiệt hại cho người khác thôi. Anh thật là vô cảm.
Anh Bông chưa kịp cãi lại thì tiếng điện thoại bỗng reo lên, anh bốc phone lên:
- A, anh Chí đó hả -vâng, vâng chúng tôi đang ở nhà anh chị cứ đến ngay bây giờ?
Buông phone xuống anh Bông dịu giọng lại với vợ:
- Anh Chí vừa gọi, khoảng 15 phút nữa vợ chồng anh Chí sẽ đến đây cho cá chiều qua họ đi câu về.
Chị Bông cũng dịu giọng:
- Ðể em ra vườn hái mấy qủa bầu tươi, ít rau thơm và vài quả ớt hiểm biếu lại họ. Lần nào đi câu cá anh chị Chí đều mang chia cho nhà mình.
- Phải đấy, em hái thứ nào cũng nhiều vào, hậu hỉ vào.
Chị Bông lẩm bẩm:
- Vậy mà năm nào em trồng vườn anh cũng nói em bày đặt, vừa mất công chăm sóc vừa tốn tiền nước tưới và tiền phân bón, thà mua ngoài chợ còn rẻ hơn.
Chị Bông nói xong giật mình vì vô tình chị khơi lại chuyện bất đồng, chẳng khác nào chị vừa quăng một mẩu thuốc lá cháy dở vào giữa khu rừng trong mùa hè khô nắng, nhưng may qúa anh Bông không để ý, nên chị sẵn đà tới luôn:
- Trồng vườn vừa có thú vui, vừa có rau trái tươi tốt ăn ngon gấp mấy lần hàng chợ và nhất là thỉnh thoảng làm qùa tặng cho bạn bè. Lần sau anh đừng có cửa quyền mà cấm cản ?
Anh Bông gằn giọng:
- Vì có bạn sắp đến tôi nhường bà hai câu rồi, bà mà nói câu thứ ba là tôi tung hê lên đấy. Bà mau ra vườn hái đi kẻo anh chị Chí đến bây giờ, họ lái xe nhanh lắm không lù đù như bà đâu.
Chị Bông biết điều cắp rổ đi ra vườn sau nhà, mặc dù bị chồng chê lái xe lù đù chị đã tự ái chỉ muốn đứng lại cãi vài câu cho hả.
Vợ chồng anh Chí là bạn thân thiết với vợ chồng chị Bông, khi chị Bông vào nhà thì vợ chồng anh Chí cũng đến, anh xách theo cái thùng đá to vào nhà và vui vẻ rao hàng:
- Cá tươi đây, cá tươi đây..
Chị Chí phụ họa với chồng:
- Cá tươi đã làm sạch sẽ rồi, chị Bông chỉ việc cất tủ lạnh ăn dần.
Chị Bông cảm động cất mớ cá vào tủ lạnh, những con cá chẳng biết ở Mỹ gọi là cá gì mà giống như cá He của Việt Nam, cá này tuy nhiều xương nhưng chiên lên thì thơm ngon vô cùng, hai vợ chồng chị Bông đều thích và ghiền luôn nên lần nào đi câu anh Chí cũng để dành một mớ tặng bạn.
Ðến lượt anh Bông vui vẻ nói với bạn:
- Rau tươi, bầu tươi, ớt tươi đây, xin tặng lại anh chị.
- Cá tươi chiên vàng và bầu tươi luộc chấm nước mắm tỏi ớt cũng đủ là một mâm cơm thịnh soạn rồi. Cám ơn anh chị
Chị Bông tưởng tượng cảnh hai vợ chồng chị Chí đi câu chắc là lãng mạn lắm, họ ngồi cạnh nhau bên bờ hồ vừa đợi cá cắn câu vừa ngắm cảnh hồ nước mênh mông đang gợn sóng lăn tăn theo gió? Chị Bông khen:.
- Anh chị hay đi câu với nhau thật là thú vị, tâm đắc và lãng mạn
Chị Chí thở dài:
- Lãng mạn gì ! tôi đi cùng để phụ ông ấy thôi, mệt muốn chết, ông sai tôi làm đủ thứ và lấy bia cho ông uống trong lúc chờ cá cắn câu, tôi lỡ quên mang áo lạnh thì ông cằn nhằn tôi suốt buổi. Rồi chuyện câu cá cũng cằn nhằn điếc cả taị?
Anh Chí thở than:
- Vậy chứ con cá lớn chưa đủ cỡ bà cũng bắt tôi bỏ vô thùng, thay vì phải thả lại xuống hồ, không cằn nhằn sao được?
- Tôi nghĩ đằng nào cũng là cá cắn câu, đã tốn mồi thì phải giữ lấy cá chứ. Ði câu là cái thú vị của ông nhưng là cái thực tế của tôi.
Chị Bông phải xen vào hỏi chuyện khác nếu không chuyện cãi nhau của họ còn dài.
Khách về rồi chị Bông nói với chồng:
- Thì ra vợ chồng nhà nào cũng có lúc khắc khẩu đâu chỉ nhà mình.Thôi thì cứ coi như cái màn khắc khẩu là vui nhà vui cửa, chứ êm thắm qúa thì cuộc sống tẻ nhạt lắm anh ơỉ
Chị Bông nghĩ đến hai vợ chồng gìa người Hispanic nấu ăn trên ti vi, sau cái màn lãng mạn trữ tình yêu thương ấy để quay phim, ở ngoài đời chắc họ cũng từng cãi nhau, giận nhau. Ðó mới là cuộc sống đời thường và bình thường. Ðó mới là gia vị của cuộc sống như gia vị họ đã nêm nếm vào món ăn
Thấy anh Bông không phản đối gì câu triết lý an phận của mình chị Bông tiếp:
- Em hiểu ra rồi, cuộc sống vợ chồng càng lâu càng cũ thì càng qúa quen thuộc nhàm chán nên chẳng cần lịch sự giữ ý, chẳng cần nhường nhịn nhau, lấy lòng nhau làm gì, bởi thế mới dễ xảy ra đụng chạm, mâu thuẫn. Nhưng miễn sao vẫn sống cùng nhau lâu dài và cả đời là được rồi, đòi hỏi chi những điều lý tưởng đẹp như thơ, đẹp như mơ, phải không anh ?.
Bây giờ anh Bông mới mỉm cười:
- Ừ?nãy giờ em nói 2 câu đều thực tế và nghe được, anh không thấy khắc khẩu tí nào.
Truyen Dai
Huấn Luyện Phi Hành
Phần Thứ Nhì
Chương 11
Mưu Sinh Thoát Hiểm (Physical Fitness-Survival).
Ðợt 11.- *Ðiều hai:
Khoá huấn luyện phi hành có ba ngày đêm Survival Days tại khu sình lầy của rừng Eglin AFB, đây là nơi từng huấn luyện Biệt Kích Mỹ, để sinh viên sĩ quan Không-quân học lớp Mưu Sinh Thoát Hiểm (Physical Fitness-Survival).
Khoá sinh sinh viên sĩ quan Không-quân mặc bộ đồ mùa đông, nai nịt gọn gàng, ấm áp. Bên trong mặc bộ áo quần lót dày cui. Bên ngoài còn mặc thêm áo treillis. Ðội mũ lưỡi trai trùm kín hai lỗ tai và cổ. Mang giày cao cổ loại giày để đi rừng, vượt đồi núi, hay lội sông suối, đầm lầy.
Trang bị mỗi cá nhân gồm có:
- Ðược đeo dao găm.
- 1 bình bi đông đựng nước uống.
- Ðem theo dụng cụ cần thiết để cắm lều đi rừng.
- Khóa sinh được phép chế ra cái ná dây thun.
- Ðược cấp phát thuốc trừ sốt rét. Thuốc khử nước độc. Thuốc trừ muỗi.
Ngoài ra sinh viên sĩ quan Không-quân hoàn toàn không được mang theo chút xíu thức ăn nào, (trừ nước lạnh).
Mỗi toán bốn người: Hành và Cường may mắn đi chung với hai cựu quân nhân Thủy-quân Lục-chiến Mỹ có nhiều kinh nghiệm dồi dào. Vì họ đã từng sống và chiến đấu tại chiến trường ở Việt Nam lâu năm. Sáng sớm hôm đó, ban tổ chức vất mỗi toán một ở nơi khác nhau; cách xa doanh trại cuả ban tổ chức cả bốn năm miles. Ban tổ chức hẹn ba ngày sau, sẽ gặp lại tất cả khoá sinh sinh viên sĩ quan Không-quân ở tại điểm X nào đó trên bản đồ.
Ngày đầu tiên có dồi dào sinh khí, nên sinh viên sĩ quan Không-quân ai nấy đều vui vẻ hăng hái, nhóm Hành đi miên man trong rừng rậm, dù quá vất vả, mệt không thể tưởng tượng, ngày đi đêm đi, thỉnh thoảng chỉ nghỉ ngơi khoảng ba giờ khuya, cho lại sức. Ngày thứ hai họ bắt đầu thấm mệt, nhưng không thể nào có giờ phút ung dung ngồi nghỉ ngơi, trong bụng trống rỗng, cồn cào bèo bọt, xót ruột quá sức, bình nước hết sạch, khiến họ khát khô cổ họng rát bỏng, hai môi khô nứt nẻ và dính chặt vô niếu, khiến mình thêm đau, và mệt lử. Họ hốc hác, bơ phờ đi tìm nguồn nước ở các khe suối, mương lạch, khử trùng cẩn thận trước khi nhấp môi, cho bớt khát, bớt đau cổ và quá mệt mỏi. Nhưng ai nấy đều quyết tâm phải thực hành môn học ?quái ác? nầy cho bằng được. Ðàn anh niên trưởng đã thành công vẻ vang vượt trội, cớ sao mình không giống được như thế nhỉ!?
Ngày cuối cùng là Escape Day. Sau khi tất cả khoá sinh biến sâu vào rừng rậm, tỏa đi trên các đường mòn, thì có nhiều cán bộ huấn luyện viên rất ?ngầủ mặc toàn đồ pijama đen, đeo mắt kính râm, đội mũ lưỡi trai, cổ choàng khăn len, vai đeo AK lủng lẳng đập lộp cộp vô dây nịt, (coi giống ?Vi Cỉ quá ta). Họ nhanh như sóc chạy rảo quanh khắp nơi. Nếu họ thấy có toán sinh viên sĩ quan nào vô tình, hay vô ý đi lang bang, ngố ngáo, ngơ ngác đi trên đường cái. Thì cán bộ nổ súng (đạn mã tử) ngay. Lập tức họ chận bắt sinh viên sĩ quan ấy lại.
Thế là toi đời... sinh viên! Khoá sinh phải đưa phiếu của mình ra. Cán bộ bình tĩnh ung dung cười tủm tỉm, bấm lỗ vào những chỗ nào mà khoá sinh sinh viên sĩ quan ấy sai phạm (?người tả thì lo âu, đau khổ thấy bà nội, mà nhìn cung cách cán bộ ung dung cười cười! còn hơn ?một nụ cười bao thành cũng đổ của Bao Tự?). Lỗi, ví dụ như:
- Lỗi, khi đi trên đường mòn.
- Không ngụy trang khéo léo.
- Bị lộ mục tiêu, vân vân...
Tuần sau, những anh sinh viên sĩ quan ấy băn khoăn, lo lắng, phập phồng, run run vì phạm lỗi đó, họ buồn xo bâng khuâng phải xếp hàng đi thi lại môn nầy. Thiệt trớ trêu, cười không được khóc không xong, chỉ biết ngậm ngùi âm thầm khóc mếu ngâm câu thơ đường thi: ?Thủy lưu hoa tạ lưỡng vô tình?. Nước cứ vô tình chảy theo giòng, và cuốn trôi tất cả mộng ước đời trai. Ðây cũng là một kinh nghiệm quý báu trong đường binh nghiệp, họ sẽ lưu tâm cẩn thận, bền gan trì chí hơn, thì sẽ thành công tốt đẹp. Dĩ nhiên! các anh sẽ thành công và thành tài thôi. Phải không em?
Họ sẽ giống như ông Khuông Hoành thời Hán (bên Tàu) nhà nghèo đến nỗi không có tiền mua sách, mua đèn để thắp, ông liền nghĩ ra cách xoi lủng bức vách nhà kế bên, để hưởng tí ánh sáng, mà học bài. Sau đó ông xin vô làm công ở một nhà giàu kia đã lưu trữ nhiều sách vở. Ông Khuông Hoành không nhận lấy tiền công, chỉ xin mượn sách để học. Nhờ ông có ý chí, chuyên cần, và cầu tiến, nên đã thành công vẻ vang.
Trong ba ngày đó, tất cả toán sinh phải tự lực cánh sinh. Băng rừng rậm. Vượt đồi leo dốc trơn trượt cao chót vót. Lội sình lầy. Ðầm lầy sâu lút đến ngực sền sệt bùn và đất sét trộn lẫn vô càng dẽo quẹo. Nếu ai sa chân vô chỗ nầy, cựa quậy thì mình càng bị lún sâu xuống bùn, không thể nhất chân lên giữa đầm rộng mênh mông, toàn cây gai chằn chịt rậm rạp mọc lúp xúp, bẩn thỉu, hôi tanh. Ðầm tối âm u đầy dẫy muỗi, cá sấu, trăn, rắn, rết, bọ cạp, vắt, ve. Toàn là ?thứ dữ? độc hại biết bao, chúng có thể giết chết con người trong nháy mắt. Vì thế mới gọi là Survival.
Ban tổ chức nói: nếu bị rớt máy bay ở trong rừng, mình phải biết linh hoạt, thông minh, nhanh nhẹn ứng phó thích nghi trong mọi hoàn cảnh. Sau đó ta tự mình tìm cách sống. Rồi chờ đợi cứu viện sau. Úi Trời! Nơi đây đầy nguy hiểm, nhất là ngày đêm lo ngay ngáy vì những nanh vuốt mãnh thú, nhìn miệng mồm của bầy cá sấu ốm đói, chúng luôn bò lổm ngổm sục sạo trong đầm lầy, để tìm thức ăn, thì tính mạng con người coi như chỉ mành treo chuông,
Buổi tối hôm ấy trời cuối thu rất lạnh. Nhóm sinh viên sĩ quan Không-quân bốn người không thể nào ngủ ngáy gì nỗi. Bốn người lo đi chặt cây làm một cái lều nho nhỏ, và gom góp đầy cây khô, củi mục, kể cả lá cây tươi kèm vào, chất thành đống to để đốt lửa. Các bạn nhịn đói nhịn khát ngồi sát bên nhau sưởi ấm.
Nửa đêm, khi quá đói, Cường không chịu nỗi anh đành lôi ra hai cái hot dog, mà bạn đã dấu kỹ đâu đó, Cường nướng trên đống lửa, bốn người ?sáng mắt rả, thật là ?một miếng khi đói bằng một gói khi nỏ, Cường chia đều ?cuả quý?, họ ngồi chụm đầu vào nhau, bây giờ đúng là lúc cùng ?ăn một mâm nằm một chiếủ, tâm đầu ý hợp giữa những người cùng cảnh ngộ và thật tình thân thiết. Họ nhai nhỏ nhẻ ngấu nghiến như mèo, gậm nhấm thật lâu từng rẽo hot dog. Họ ?ăn lấy thơm lấy tho, chớ không lấy no lấy béỏ. Vì? ?ăn lấy vị, không ai đong lấy bị mà ăn?. Họ uống từng ngụm nước. Mọi người vui vẻ trao đổi những kinh nghiệm, kể chuyện về thời niên thiếu ở quê nhà, nói chuyện phiếm, tếu, rất vui, ngỏ hầu tạm quên thời gian chậm chạp trôi, cho bớt buồn ngủ, bớt lạnh cóng.
Kể chuyện tếu, là cốt mong cho trời mau sáng. Nhất là muốn quên trong bụng cứ ?réo rắt? sôi lọc ọc, ruột non ruôt già đều phản đối biểu tình dữ dội vì đói, đòi ăn. Lúc đó thì Hành và Cường tha hồ moi trong óc ra tìm ?những vần thở trong tục ngữ, thành ngữ, ca dao về ?ăn? và ?đóỉ mà cười hể hả. Họ thông dịch lại những câu ca dao cho hai bạn Mỹ đồng hành nghe. Mọi người cảm thấy thú vị, reo vui. Nhất là hai bạn Mỹ quá ?nể? và "trọng" người Việt Nam mình là: một dân tộc ôn nhu, cần mẫn ?ăn quả nhớ kẻ trồng câỷ, thông minh, giàu tình cảm, trọng tình trọng nghĩa ?ăn đến nơi, làm đến chốn?, và ?ăn hiền ở lành, ăn ngọt trả bùỉ, thủy chung:
?Ăn chanh ngồi gốc cây chanh.
Khuyên cội khuyên cành khuyên lá khuyên lung
Khuyên cho đó vợ, chồng đây
Ðó đẻ con gái, đây bồng con traỉ . Dù:
- Ðói rụng râu, rầu rụng tóc. Ðói đầu gối phải bò. Ðói ăn vụng, túng làm liều. Ô! - Không được. ?Ðói cho sạch, rách cho thơm?. ?Ðói cho qua, nết phải giữ?.
- ?Ðói cơm lạt mắm tèm hem, cơm no ấm áo lại tìm nọ kiả.
- ?Ðói lòng ăn trái khổ qua, nuốt vô thì đắng, nhả ra bạn cườỉ.
- ?Ðói lòng ăn một quả sim, uống lưng bát nước đi tìm người thương?.
- ?Ðói thì thèm thịt thèm xôi, hễ no cơm tẻ thì thôi mọi đường?.
- ?Ðói thì đầu gối phải bò, cái chân phải chạy cái giò phải đỉ. Mau lên, đứng dậy, đỉ trời đã sáng rồi! Ðỉ
Bình minh mập mờ vừa thấp thoáng lấp ló trong đầm lầy, thì bạn cùng Hành vội vàng thu dọn sạch sẽ, cẩn thận xoá kỹ hết các dấu vết. Dập tắt lửa cẩn thận, họ bắt đầu ra đi. Hai ông Thủy-quân Lục-chiến vừa nhìn lui nhìn tới, vừa chu đáo cẩn trọng xem la-bàn định hướng, họ đi trước dẫn đường, Hành và Cường lẽo đẽo đi theo, bám sát sau lưng bạn. Hai ông lính Thuỷ-quân Lục-chiến Mỹ vui vẻ dẫn hai anh Việt Nam đi đâu, thì ?hai ông tướng Việt? lọt tọt đi bám riết theo đó, mình không sợ gì chuyện ?giao trứng cho ác? vì họ rất tin hai bạn ấy đã giàu kinh nghiệm ở chiến trường ViệtNam. Dọc đường, nhóm của Hành đã gặp một toán sinh viên Hải-quân bạn đi ngược lại hướng mình đang đi. Nhóm Hành vui mừng khi đã biết:
- Từ nơi nầy (chỗ tám người đang đứng nhìn ngó chung quanh, tính toán, cân nhắc, thảo luận), để đi đến điểm hẹn X, là chỉ còn cách xa xa chừng năm trăm (500) hay sáu trăm mét (600) mà thôi.
Ôi quá tuyệt vời. Nhưng bốn ông khoá sinh Hải-quân bạn vừa gặp kia, thì họ cứ gân cổ lên mà cãi lại với hai ông Thủy-quân Lục-chiến Mỹ của nhóm Hành. Bốn ông bạn cùng khoá kia lắc đầu, lắc đầu muốn gãy cái cổ, họ vẫn không tin hai bạn Thủy-quân nói gì hết. Họ vội vàng từ giã nhóm bạn, để tiếp tục đi ngược lại hướng của nhóm Hành Cường đã đi hôm qua. Hai anh Thủy-quân Lục-chiến nầy dù đầy thiện chí cố gắng giải thích, năn nỉ, khuyên bảo gì, thì nhóm sinh viên Hải quân nọ cũng ngoan cố, không chịu nghe mà! Biết làm thế nào được. Thây kệ!
Ðến chiều, toán bốn người bạn khoá sinh Hải-quân mà Cường Hành vừa gặp buổi trưa đó, đã đi mất dạng vào rừng sâu, xa, xa hun hút. Nên họ bị lạc gần tám cây số trong rừng rậm âm u, chằn chịt gai góc và đầm lầy u ám. Nơi đây, mặc dù ánh mặt trời chỉ hơi nghiêng về chiều, nhưng ở trong rừng rậm thì ban ngày cũng tối đen, âm u như đêm ba mươi không trăng sao. Bốn anh Hải-quân kia đành phải dùng tín hiệu kêu cứu khẩn cấp, xin trực thăng, nhờ máy bay đến điạ điểm đã bị lạc, để đón họ quay về điểm X. Họ phải ?đau khổ? buồn bã chờ đợi... khi nào có một kỳ học khác, để họ đi thi lại môn Mưu Sinh Thoát Hiểm (Physical Fitness-Survival) nầy.
*
Tình Hoài Hương
Kính mời quý độc giả xem tiếp chương sau.
Trân trọng
SÁCH MỚI
Trân trọng giới thiệu đến bạn đọc Giao Mùa,
Tuyển tập văn MƯA TRÊN PHỐ SNOQUALMIE của PHAN THÁI YÊN
sẽ phát hành vào tháng Chín, năm 2018.
Vũ Hoàng Thư viết giới thiệu
Phan Thái Yên, Mưa về từng trận vô chung?
Hắt hiu về lại tiếng lời
Mưa ruồng tuổi dại nhịp khơi vô thường
(VHT)
Có phải tôi là đất, hấp thụ tinh mật từ cây cối, từ đất trời, và tôi đang chờ một làn nước, một giọt mưa? Có phải tôi là quê, là nhà, khao khát đợi mùa? Khi những cơn giông chưa thành mưa và sấm động âm ỉ điện áp, tôi cũng như vạn vật căng phồng trong tư thế sẵn sàng bung vỡ. Tôi bồn chồn nóng. Mặt đất tôi lung linh khiến tà áo em bay bổng. Em thành thinh không lửng lơ diệu kỳ trong bước. Em là ion mang điện tích âm. Tôi dương cực thèm khát bảo hòa. Và trời đổ xuống, ôi lạ lùng? Mưa!
Mưa cho tôi bốc hơi, người đời gọi là hơi đất. Thi sĩ gọi tôi là hương mưa. Thật sự tôi là mùi hương gợi khêu khứu giác, vực dậy mộng đầu, cho ký ức tràn về để người sống lại một thời đã qua nhưng không thể mất trong hồn. Mưa thâm căn thấm lần hồi / kìa em giữa mộng lậm bồi hồi tôi / mưa thiên thu ghé em ngồi / nghe từ vạt gió hạc rời nửa đêm?
Và như thế, tuyển tập Phan Thái Yên, Mưa Trên Phố Snoqualmie, sũng lòng người đọc với những trận mưa không thôi, tràn đầy kỷ niệm và ẩn dụ. Này nhé, hương mưa về quyện ngay từ truyện ngắn đầu sách, cơn mưa như nỗi đau dai dẳng,
?Chọn lựa nào cũng để lại mối đau như cơn mưa rớt hoài không tạnh trong lòng.?
(Về với cơn mưa)
Mưa làm nền trong mọi diễn biến của hầu hết truyện ngắn trong tuyển tập. Có lẽ Yên sinh trưởng và gần gụi với Huế, xứ sở của mưa. Mưa thâm căn khú đế, dầm dề mái rạ, rả rích chiều hôm, từng trộ, từng trộ khiến hồn Huế co ro trầm mặc, để khi xa Huế, chỉ cần nghe một giọt rơi là hồn Huế vỡ òa.
?Mưa nguồn lê thê đêm tù, mở trừng trừng giấc mộng héo hon, dột nát mái hồn người bơ phờ đất trích.? (Người tù chăn bò ở Gia Trung)
Truyện ngắn Mưa Trên Phố Snoqualmie là tâm điểm của mưa. Mưa quay quắt nhớ, từ những ngày xuân xanh ướt đẫm, ?Ngày tháng níu nhau theo từng cơn mưa chờ xuân trên đôi tay trần lóng lánh măng tơ, Ngâu bước vô tuổi dậy thì như sen ngó hây hâỷ? đến mưa lê thê như phận lưu vong buồn não, ?thấp thoáng nhân ảnh giữa ngàn mưa trắng lịm chẳng ngơi. Mệ ngó lại đời mình??
Sách dày 270 trang Liên lạc tác giả:
Văn Nghệ Biển Khơi phát hành Phone: 651-319-3539
Ấn phí $15 Email: phanthaiyen@gmail.com
Mưa làm nhân chứng cho bội phản ở một đoạn đời trong lịch sử, ?Một đêm cuối tháng Mười, đất trời sũng trong mưa dầm, ánh đuốc trên tay thằng học trò bạc tình với chữ nghĩa, chập chờn những sợi mưa chém nghiêng qua khuôn mặt lầm lì. ? Và khôn nguôi nhớ Huế, ?Mưa ở đây cũng xanh như lá vườn cây thành Nội ? hoặc ?Trong tiếng mưa rơi gõ nhịp bồi hồi kỷ niệm, Mệ ngồi nhớ mùi bông ngâu trước sân nhà ở Phá Tam Giang, ở bãi biển Thanh Bình.?
Từ tuyển tập đầu tay Mùa Trăng Ướt qua đến truyện dài Căn Nhà Sau Cửa Biển và bây giờ Mưa Trên Phố Snoqualmie, Phan Thái Yên dẫn người đọc đi chung một hành trình, nghe như chuyện của Yên mà sao xao xuyến từng mối tự trầm ở lòng độc giả. Từ đoạn đường chiến binh khi quyền quyết định là dấu hỏi của thân phận trong Mùa Trăng Ướt đến bóng dáng Mẹ Việt Nam qua bối cảnh miền Nam sau 1975 và sự bội phản của lịch sử đối với dân tộc ở Căn Nhà Sau Cửa Biển, một lần nữa Yên lại gây ngạc nhiên thích thú với 17 truyện ngắn trong tuyển tập này. Mười bảy trận mưa khôn hàn biệt dị, khi dữ dội trút tràn tuyệt mù xâm thấm, khi dịu dàng bay ngang gõ cửa hắt hiu, lại đôi khi đào sâu hiển thị biển dâu cho lưu xứ thành khúc hát đoạn trường. Ta bắt gặp chính ta trong từng câu chuyện của Yên, một căn cước tỵ nạn không thể nhầm lẫn qua văn tài sắc bén, điêu luyện làm bật dậy những ray rức khôn cùng. Ta ở đây cõi tạm, hồn lay lất nhớ chốn cũ qua màn mưa. Ở đây hiên đứng trú dầm, thấm liên lỉ ướt ngụt trầm ở ta. Ôi những trận mưa không dứt rót tràn trên ước vọng sau cùng về một nơi có tên gọi là Quê. Và Nhà.
?Giòng mưa trắng lịm trên Phá còn bay mãi qua năm tháng về rơi trên phố suối Snoqualmie. Còn cơn mưa ước vọng của Mệ được về nằm chết bên chồng thì có ai haỷ? (Mưa Trên Phố Snoqualmie)
Ðọc xong tuyển tập, tôi nghe mình lậm hạt, dầm chan trí tưởng. Cám ơn Yên đã đem đến những cơn mưa chưa bao giờ tạnh. Mưa về từng trận vô chung, gió mùa qua, thổi mông lung rất nhà. Có phải mưa nghe gần, xa? Hay em bước vô lượng òa mưa tôỉ? Như câu thơ Shakespeare, For the rain it raineth every day...?
Vũ Hoàng Thư
Tháng 6, 2018
SÁCH ÐÃ XUẤT BẢN
CÙNG TÁC GIẢ
2012 2016
Thời Gian trôi nhanh, hết Xuân tươi, Hạ vàng rồi Thu xám và Ðông buồn. Cứ như thế một vòng rồi trở lại từ đầu. Nhưng với nhân thế thì kiếp người chỉ có 100 năm là hết. Theo tâm linh thì con ngưới sẽ có kiếp lai sinh, nhưng nào ai biết được.
Ngày, tháng và năm như bóng câu qua cửa, con người chúng ta đều theo nhau trở về cát bụi. Công danh, địa vị, vui buồn, giàu nghèo, sang hèn, mọi thứ đều là phù du. Hôm nay ta còn thấy nhau, nhưng ngày mai biết đâu chả là lần cuốỉ và lúc ra đi ta cũng sẽ chẳng còn gì trong tay.
Nhạc phẩm "Rồi Ngày Sẽ Trôi Qua" của NS Hoàng Trọng, phổ thơ Vĩnh Phúc, mang ý nghĩa của thuyết vô thường.
Kính mời quý vị thưởng thức sáng tác này qua phần thể hiện nhạc phẩm với Video 4K của Trần Ngọc.
Xin bấm LINK để xem hình rõ nét.
https://www.youtube.com/watch?v=kcKNilxmLGY&t=28s
Cám ơn quý vị
Trần Ngọc
----------------------------------------------------------------------------------------------
NS Hoàng Trọng (1922-1998) (Theo Wikipedia)
Hoàng Trọng tên thật là Hoàng Trung Trọng, sinh năm 1922 tại Hải Dương. Hoàng Trọng bắt đầu học nhạc từ năm 1933 qua người anh trai là Hoàng Trung Quý. Từ năm 1937, Hoàng Trọng học nhạc tại trường Thầy Dòng Saint Thomas Nam Ðịnh. Ðến năm 1941, ông tiếp tục nghiên cứu âm nhạc qua sách vở và học hàm thụ từ một trường ở Paris. Cũng thời gian ở Nam Ðịnh, khoảng 1940 Hoàng Trọng có mở một lớp dạy nhạc.
Năm 15 tuổi, Hoàng Trọng cùng các anh em trong gia đình Hoàng Trung An, Hoàng Trung Vinh và một số bạn bè như Ðan Thọ, Ðặng Thế Phong, Bùi Công Kỳ... lập một ban nhạc. Ban đầu ban nhạc không có tên và gần như chỉ để giải trí. Năm 1945 Hoàng Trọng mở phòng trà Thiên Thai ở Thái Bình, và bạn nhạc từ ấy mang tên Thiên Thai. Thiên Thai trình diễn ở đó mỗi tối và hoạt động tới năm 1946, khi chiến tranh Việt - Pháp bùng nổ.
Cuối thập niên 1930, tân nhạc Việt Nam bắt đầu hình thành, Hoàng Trọng có sáng tác đầu tay Ðêm trăng được viết năm 1938, khi ông mới 16 tuổi. Một số bản nhạc tiếp theo của ông đã được Phạm Duy trình bày trên sân khấu của gánh hát Ðức Huy, trong đó có Tiếng đàn tôi, một trong những bản Tango đầu tiên của Việt Nam. Một bản nhạc tiền chiến nổi tiếng khác của Hoàng Trọng thời gian đó là Một thuở yêu đàn.
Vì chiến tranh, ông di chuyển khỏi Nam Ðịnh, và cuối cùng định cư tại Hà Nội năm 1947. Thời gian đó ông đã viết bản Phút chia ly, một nhạc phẩm tango giá trị, do Nguyễn Túc đặt lời. Cũng trong khoảng thời gian ở Hà Nội, Hoàng Trọng liên hệ với những nghệ sĩ của đài phát thanh như Mộc Lan, Minh Diệu, Mạnh Phát, Châu Kỳ... nhờ đó các nhạc phẩm của ông được phổ biến. Hoàng Trọng cũng viết cuốn Tự học Hạ Uy cầm, tích lũy từ những kinh nghiệm dạy đàn trước đó, và được nhà xuất bản Thế giới phát hành.
Năm 1950, nhạc sĩ Hoàng Trọng gia nhập quân đội. Ông là trưởng ban Quân nhạc Bảo Chính Ðoàn trình diễn mỗi tuần tại một vườn hoa cạnh Bưu điện Hà Nội. Trong thời gian này, ông viết nhiều bài hát, trong đó có Gió mùa xuân tới. Năm 1953 tên tuổi Hoàng Trọng thực sự nổi tiếng với Nhạc sầu tương tư, ca khúc đó được trình diễn thường xuyên trên đài phát thanh khi ấy. Năm đó ông còn viết một bản tango khác là Dừng bước giang hồ.
Năm 1954, Hoàng Trọng di cư vào miền Nam, sống trong hoàn cảnh gà trống nuôi ba con: Hoàng Nhạc Ðô[1], Hoàng Cung Fa, Hoàng Bạch La. Tại Sài Gòn, ông thành lập những ban nhạc trình diễn trên đài phát thanh Sài Gòn, đài Quân đội, đài Tiếng Nói Tự Do và đài Truyền hình Việt Nam. Những ban nhạc của ông hoạt động đến tận 1975, từng mang nhiều tên khác nhau như Hoàng Trọng, Tây Hồ, Ðất Nước Mến Yêu... đặc biệt từ năm 1967 với tên Tiếng Tơ Ðồng. Ban hợp xướng Tiếng Tơ Ðồng, với các ca sĩ, nhạc sĩ danh tiếng của Sài Gòn khi đó, đã trình bày nhiều ca khúc tiền chiến giá trị.
Khoảng thời gian ở Sài Gòn, Hoàng Trọng sáng tác rất mạnh mẽ, nhiều ca khúc nổi tiếng như Ngàn thu áo tím, Lạnh lùng, Bạn lòng, Mộng lành, Tiễn bước sang ngang, Ngỡ ngàng... Trong khoảng 200 nhạc phẩm của Hoàng Trọng, ông chỉ tự đặt lời khoảng 40 bài. Số còn lại được sự giúp đỡ của nhiều nhạc sĩ khác như Hồ Ðình Phương, Hoàng Dương, Nguyễn Túc, Quách Ðàm, Vĩnh Phúc... (Với Vĩnh Phúc, ông phổ thơ Nhạc Phẩm ?Rồi Ngày Sẽ Trôi Quả, mang triết lý của lẽ vô thường?.)
Trong giới nhạc sĩ Việt Nam, Hoàng Trọng viết tango nhiều và được xem như người thành công nhất với danh hiệu Vua Tango.
Ông cũng tham gia viết nhạc phim, một vài phim có tiếng như Xin nhận nơi này làm quê hương, Giã từ bóng tối, Người tình không chân dung, Sau giờ giới nghiêm, Bão tình. Với nhạc trong bộ phim Triệu phú bất đắc dĩ, Hoàng Trọng đã được giải thưởng Văn học Nghệ thuật của Việt Nam Cộng hòa trong năm 1972 - 1973.
Sau 1975, Hoàng Trọng chỉ sáng tác một vài ca khúc và không phổ biến. Bản cuối cùng của ông là Chiều rơi đó em. Năm 1992 Hoàng Trọng sang định cư tại Hoa Kỳ và qua đời ngày 16 tháng 7 năm 1998.
Truyện ngắn.
Ðã nhiều lần, nó gặp người đàn ông ấy trong nhà mình và cuộc trò chuyện vui vẻ giữa mẹ nó với ông ta bị gián đoạn khi nó bước vào. Sự bực tức không phải là vô cớ khi nó nện mạnh bước chân, không thèm nhìn vẻ mặt ái ngại của người khách, và mẹ nó thì hết sức ngượng ngùng. Chưa hả, nó còn ném cặp vào chiếc ghế trống cạnh mẹ rồi vùng vằng bỏ vào trong mà không chào mẹ, cả khách.
Nó hậm hực cho đến khi mẹ nó nhẹ nhàng bước vào, nói với nó như không có chuyện gì:
-Thay áo rồi ăn cơm, chiều nay con có đi học thêm không?
Nó hỏi lại mẹ với thái độ khó chịu chưa từng có trước đây:
-Mẹ rất muốn con đi vắng lắm phải không?
Câu nói có ngụ ý của nó làm mẹ nó đứng lặng đi một lúc, rồi từ tốn hỏi lại:
-Con nghĩ gì nói thẳng ra cho mẹ biết đi, nhưng mẹ muốn nhắc con, thái độ lúc nãy của con rất hỗn. Nói lên rằng mẹ không biết giáo dục con?
Nó bướng bỉnh chen ngang:
-Ông ta nói với mẹ như vậy chứ gì?
Mẹ nó gắt:
-Con đã đi quá xa rồi đấy. Mẹ không tin con không biết phân biệt phải trái. Từ trước đến nay mẹ luôn hãnh diện với mọi người vì con là một đứa thông minh, lễ phép?
-Nhưng từ khi có ông ta mẹ đã mất sự hãnh diện đó rồi.
Nó cố nói như thế để mẹ biết rằng nó không hề thích sự hiện diện của người đàn ông đó.Nó biết mẹ rất yêu chìu nó và lời nói của nó sẽ tạo áp lực để mẹ phải suy xét lại. Mẹ vẫn thường nói với nó, chỉ cần có nó mẹ đủ bản lĩnh để vượt qua tất cả những gian nan của cuộc đời mình, mẹ không cần gì cho mẹ, mong muốn mọi điều là cho nó nên mẹ đã sống quên mình trong những năm nó còn nhỏ dại. Thời gian đã qua lâu, nó trở thành thiếu nữ với những mộng mơ đầu đời. Nó cũng rất thương mẹ. Nó cố gắng học giỏi là để đáp đền công lao của mẹ. Nó cũng không quên lúc nó còn bé, đôi lần thấy bạn mình có cha chìu chuộng, nó tủi thân vì mình không được như thế, và nó nhiều lần làm cho mẹ khóc vì câu hỏi ?Mẹ ơi! Ba của con đâu? Con thích có bả?, nước mắt của mẹ luôn làm nó sợ dù lúc ấy nó chưa hiểu gì về những trái ngang của người lớn. Ðến tuổi hiểu biết nó không bao giờ còn hỏi như thế hoặc dám truy vấn mẹ về nguồn gốc của nó dù trong lòng vẫn muốn biết, vì nó suy nghĩ, nếu hỏi chỉ khiến mẹ khó giải thích cho việc trong giấy khai sinh của nó tại sao không có tên chạNó chưa bao giờ nghĩ mình sẽ dám làm điều gì trái ý của mẹ.Nhưng hôm naỷ
Người đàn ông đó có thể sẽ làm thay đổi cuộc đời của mẹ nó,thậm chí là thay đổi cả tình cảm giữa mẹ con nó.Không thể nào! Nó đã mơ hồ thấy điều ấy qua vẻ mặt tươi vui của mẹ, qua ánh mắt long lanh và mẹ cũng trau chuốt bề ngoài hơn lúc chưa có mặt người đàn ông đó. Ðôi lúc nó bắt gặp mẹ mỉm cười một mình, một sự ấm ức âm ỷ trong lòng, nó chỉ chờ cơ hội để bộc lộ. Giờ có dịp là nó tuôn ra nhiều câu nói lên sự bất mãn của nó về quan hệ của mẹ với người đàn ông ấy. Nó mặc kệ cảm giác của mẹ, nó chỉ cần mẹ nó cắt đứt thứ tình mà nó cho là không chính đáng mới chớm nở trong lòng mẹ nó.
Nó đạp xe qua nhiều con phố.Không biết đi đâu giữa thành phố này,đã nhiều ngày qua,nó cảm thấy trong ngôi nhà thân thuộc của nó mất đi sự ấm cúng, thân mật giữa hai mẹ con nó,thay vào đó là một không khí nặng nề.
Người đàn ông ấy không đến nữa, do mẹ nó yêu cầu hay vì thái độ không bằng lòng của nó? Nó không rõ nhưng biết nguyên nhân chính là do mình. Nó không muốn về nhà, vì bỗng sợ nhìn ánh mắt của mẹ, ánh mắt thăm thẳm chứa cả những hoàng hôn đi qua trong đời, mới đây chợt lấp lánh tia nắng hy vọng nhưng nó đã dập tắt.Ðể giờ đây nó còn sợ hơn nữa vì có những khuya nó trở dậy không có mẹ nằm bên cạnh,rón rén nhìn ra phòng khách nó thấy mẹ ngồi bất động trong ánh đèn mờ tối,không một tiếng nấc,không một tiếng thở dàịNỗi câm lặng của mẹ khiến lòng nó quặn thắt,nó lén đứng nhìn mẹ, không dám gây ra tiếng động. Nó đã lỡ bắn một mũi tên vào tim mẹ, mà bây giờ nó hiểu sẽ còn đau đớn hơn nếu rút mũi tên ấy ra khỏi vết thương ấy.
Nó đến nhà dì Hiếu, một người bạn tâm giao của mẹ từ thời son trẻ, nó muốn xin dì một lời khuyên.
000
Tàn cuộc chiến anh trở về như một kẻ thất chí,tâm tư trầm uất vì hoàn cảnh của mình,tay trắng không có gì ngoài một tình yêu cho nàng và chỉ có thế. Nhưng anh cũng chưa thể cho nàng hạnh phúc giống như thông thường những đôi yêu nhau khác.Anh còn phải sống dựa vào gia đình,mà người thân của anh thì đang gặp những khó khăn vì lý lịch của họ có anh.
Còn nàng,tình yêu mà nàng dành cho anh là một thứ tình vượt qua mọi tính toán,cân nhắc, nàng muốn thể hiện sự chân thành của nàng, nàng muốn chứng minh dù anh có bị dập vùi, rơi xuống tận đáy của xã hội nàng vẫn không thay đổịNàng yêu anh và sống hết mình với tình yêu đó và chưa bao giờ thấy đủ dù nàng đã thuộc về anh, nàng đến với anh không phải vì buông thả mà là sự dâng hiến,để chấp nhận đồng hành cùng anh trên con đường mà anh vẫn bảo là tuyệt lộ.Nhưng ước mơ đơn thuần như thế không theo lòng người,lệnh tập trung những ?người bại trận? được ban ra, anh phải chấp hành. Nàng những tưởng chỉ vài ngày rồi anh sẽ trở về?
Nàng cũng không ngờ sau khi anh đi,tai ương cũng đến với nàng qua một hình thức khác, nàng có mang,còn anh thì biền biệt chưa biết ngày về!Gia đình nàng từ bỏ,không chấp nhận được vì nàng vẫn là con gái chưa xuất giá.Dư luận càng không buông tha,nhưng nàng buộc phải giẫm lên nó mà đi vì quyết giữ đứa con của anh,đó là kết quả tình yêu sâu đậm của hai người,dù anh không hay biết những gì xảy ra với nàng sau ngày anh bị tập trung cải tạo. Nàng đặt tên cho con là Hoài Nhớ,cái tên gói ghém hy vọng,chờ đợi nhớ thương hướng về anh.Nhưng anh đã không thể trở về với mẹ con nàng,những người đồng cảnh ngộ vùi chôn anh nơi một cánh rừng nào đó mà nàng không làm sao biết và đến được.Nàng âm thầm ôm nỗi đau thương với trái tim tan nát.
Hai mươi năm qua dù lòng đã nguôi,nhưng những vấp váp thăng trầm trong đời nàng không biết dựa dẫm vào ai,không người chia sẻ.Tâm hồn nàng như sa mạc hoang vắng,nàng lặng lẽ đi về không nghĩ có lúc mình sẽ có một tình yêu mớịCho đến một ngày nàng gặp người đàn ông ấỵNhưng vấp ngay trở lực từ chính đứa con gái bé bỏng mà nàng luôn xem là báu vật của mình, buộc nàng phải có một lựa chọn?
000
Nó khóc vùi trong vòng tay dì HiếụQua lời kể của dì,nỗi đau của mẹ thấm dần sang nó.Ngay tức khắc nó muốn ngã vào lòng mẹ để khóc thay cho mẹ nỗi niềm mà mẹ đã gánh chịu 20 năm qua, mà suy cho cùng là vì nó,vì mối tình đầu với người đã sinh thành ra nó,sự nghiệt ngã của định mệnh đã cướp cha đi,cướp luôn tuổi thanh của mẹ.Là phụ nữ ai chẳng mong ước cho mình có một cuộc sống vẹn toàn với người mình yêu,đời mẹ chưa một lần được chạm tay vào hạnh phúc đích thực.Thế mà hôm nay nó đan tâm đập vỡ cơ hội làm lại cuộc đời của mẹ.Nó phải làm gì để sửa chữa những lỗi lầm ấy.
Nó chào dì Hiếu rồi hấp tấp ra về.Chưa bao giờ nó đi vắng một cách bất thường như vậy, nó biết mẹ đang lo lắng, nó phải về ngay,càng nhanh càng tốt?
Khi về đến nhà thì thấy mẹ cũng đang chuẩn bị ra cửa có lẽ định đi kiếm nó, nó ôm chầm lấy mẹ:
-Mẹ! Tha lỗi cho con,con biết cả rồi, dì Hiếu đã kể?
Mẹ nó vỗ nhẹ vào vai nó, như không chú ý đến điều nó muốn nói:
-Con đi lâu như vậy làm mẹ nóng lòng quá, đừng có lần nào như vậy nữa nhé con. Có điều gì xảy ra với con làm sao mẹ sống nổi.
Nó đứng thẳng người lên, nắm chặt bàn tay mẹ:
-Mẹ hãy nghe con nói đây, con muốn gặp bác ấy. Con muốn bác ấy nhận ở con lời xin lỗỉ
Mẹ nó nhẹ lắc đầu:
-Muộn rồi con à, ông ấy đã đi rồi, sẽ không về đây nữa đâủ
Nó đứng sững im một lúc rồi thảng thốt:
-Không được!Bằng mọi giá mẹ phải cho con được giải thích với bác ấỵCon không thể chịu nổi mặc cảm lỗi lầm do chính con gây ra cho mẹ?
Mẹ lại khe khẽ lắc đầu, im lặng nhìn nó với vẻ mặt bao dung. Nó muốn đôi mắt sầu muộn của mẹ hãy trào ra những giọt nước mắt, hãy để nỗi niềm tan chảy ra, nhưng sao nó ráo hoảnh, thẩn thờ, vô hồn thế kia! Có phải những dòng nước mắt đã chảy ngược vào trong? Nhấn chìm mẹ trong nỗi đau không còn có thể thành lờỉ
Chào Quý Bạn,
Liễu Trương xin hân hạnh giới thiệu cùng Quý Bạn cuốn UN ÉTÉ EMBRASÉ, bản dịch Pháp ngữ cuốn bút ký MÙA HÈ ÐỎ LỬA của tác giả PhAN NHẬT NAM, vừa được L'Harmattan xuất bản ở Pháp và cho vào bộ sách Mémoires du XXème siècle.
Sau ngày miền Nam thất thủ, người ta chỉ nghe tiếng nói của bên thắng cuộc và tiếng nói của một đồng minh không xứng đáng với lòng tin của người dân miền Nam. Nhưng miền Nam cũng có một tiếng nói, tiếng nói thiêng liêng, âm thầm qua hình ảnh những người anh hùng trong MÙA HÈ ÐỎ LỬA.
Cuốn UN ÉTÉ EMBRASÉ ra đời để tôn vinh những người anh hùng trẻ tuổi đó đã hy sinh xương máu để bảo vệ đất nước.
Các thế hệ sinh sau 1975, hoặc hãy còn quá nhỏ khi xảy ra biến cố 30 tháng 4, ngày nay chỉ đọc được tiếng Pháp, thì sẽ nhờ cuốn UN ÉTÉ EMBRASÉ mà hiểu biết thêm về cái thời khói lửa đau thương, để nhớ ơn những người đã nằm xuống và càng yêu thương đất nước hơn.
Các Bạn nào chỉ đọc được tiếng Anh, thì xin đón nhận UN ÉTÉ EMBRASÉ như một tin mừng, mừng cho MÙA HÈ ÐỎ LỬA có thêm một chiều kích mới để góp mặt với thế giới.
Vậy ước mong toàn thể Quý Bạn vui lòng ủng hộ cuốn sách. Xin đa tạ.
Liễu Trương
UN ÉTÉ EMBRASÉ, Éditions L'Harmattan, có trên Amazon, các Bạn ở Pháp còn có thể mua cuốn sách ở FNAC hoặc trong các hiệu sách, và đương nhiên tại nhà xuất bản L'Harmattan, 16, rue des Écoles 75005 Paris.
https://lieutruongvietvadoc.wordpress.com
Lằn roi tháng tám mang hè tới
Ánh nắng vàng phơi phới mừng vui
Ve sầu thiêm thiếp ngủ vùi
Bao tà áo trắng ngậm ngùi chia tay
*
Ðời gãy khúc sang hai lối rẽ
Rời học đường ta sẽ ra sao?
Có ai biết trước ngõ nào
Hoa thơm trải thảm hay vào vòng xoay
*
Ðời lẩn quẩn chân tay quần quật
Có khác gì con lật đật đâu
Kiếm cơm manh áo từng ngày
Chạy theo con sóng cuốn xoay theo đời
*
Hè tháng tám rong chơi nàng Hạ
Nắng cháy người tàn tạ dung nhan
Phơi lưng cho mặt trời loang
Mồ hôi tắm mặn, đời còn gì vui
Trên lớp vỏ địa cầu tròn là bề mặt lồi lõm loằn ngoằn chứ không nơi nào là phẳng bằng mãi. Từ thời ban sở ban sơ khai thiên lập quốc có ai biết thềm lục địa này sẽ là vùng đất màu mỡ tươi tốt, cũng như không ai đoán chắc góc trời xa xôi ngoài kia có biết bao hố sâu hút hiểm nằm trầm lắng dưới lòng biển mặn bao giờ. Loài người được tạo ra với bản năng bẩm sinh tự mưu cầu cho mình một đời sống an nhiên, no cơm ấm áo.
Nhiều đòi hỏi lung tung nảy sinh ra trong kiếp nhân sinh. Tất cả đều mong được thỏa mãn nhu cầu cần thiết trong đời sống. Trong cái thuận lợi cũng sinh ra cái bất lợi. Những điều khắt khe thôi thút con người phải năng động hơn hầu thoả mãn điều mình chưa có. Mọi lối rẽ chực chờ quẹo ngược, chạy xuôi, loanh quanh đi mãi đi hoài vì bàn chân con người được tạo sinh ra với một nhiệm vụ cầu toàn để có được đời sống bình yên tươi đẹp hơn. Ðó là những nguyên nhân bắt đôi chân phải nhúc nhích đi bộ, phải chạy và phải trèo lên cao, phải bôn ba hướng về phía trước cho dù đường xa vời vợi hay quanh co hụt hẫng bất chợt. Mục đích ở cuối chân trời lan tỏa ánh bình minh rạng ngời ở lứa tuổi thanh xuân hòa nhập trong thân thể cường tráng, trong vóc dáng khỏe mạnh.
Quanh quẩn đâu đó lại xuất hiện cột mốc đau thương không ai mong đợi khi mà dòng thời gian cứ lẳng lặng trôi hoài. Rồi đến một buổi xế chiều ươm màu tim tím hoàng hôn của tuổi già sức yếu ? Khung trời của bệnh tật với thân xác rã rời hư hao lại âm ỉ đến. Cả hai đều là điểm cuối cùng của thế nhân. Không ai có thể tránh khỏi cái vòng nghiệt ngã bôn ba mệt mỏi của chén cơm manh áo. Vào thuở xa xưa, khi mà tuổi thanh niên sung sức, chúng ta không thể nào ù lì ngồi một chỗ, bắt người khác nuôi mình hoài nếu thân thể có đầy đủ tứ chi giúp ta thuận lợi tự lực cánh sinh.
Dòng sông thời gian âm thầm trôi xa, lạnh lùng kéo theo dòng đời cuốn xoáy thế nhân hòa quyện vào lượn sóng tiền tài danh vọng mãi chập chùng quyến rũ. Con số tháng trên tờ lịch ung dung hiện ra. Mười hai bậc thang xoay tròn một năm lần lượt phăng phăng phóng tới chứ không đi thụt lùi bao giờ. Mới ngày nào ta hí hửng đón chào năm mới, loay hoay nháy mắt tháng lại tám rủng rỉnh quay về.
Chao ơi, sao mà nhanh thế nhỉ! Con người đẫm mồ hôi vật lộn với chén cơm manh áo mà còn phải nhào lăn chạy theo thiên tai đùa ập đến bất ngờ. Cháy rừng, lụt lội, sóng thần, núi lở, đất chùỉ Ôi thôi, biết bao nhiêu ưu phiền vây quanh ta. Ðã lỡ sanh ra làm con người thì ta đành chấp nhận vũng lầy cơ cực này và thầm cám ơn những loài động vật vô ưu đã gánh chịu biết bao khổ hạnh, đội lớp thú lầm than thay giùm cho mình. Vì có ai ngờ được rằng, kiếp sau mình không đầu thai được làm người mà làm thú, thì ôi thôi, lầm than và tội nghiệp biết chừng nào!
Tháng tám nàng Hạ tung hoành ngang dọc lằn roi nóng cháy hừng hực, bủa vây không gian với ngàn sợi nắng oi bức chói chang. California là vùng trời có nhiều trận cháy rừng kéo dài nhiều ngày nên mỗi khi mùa hè tung tăng rong chơi thì tai họa thường rủ rê nhau kéo về ức hiếp nỗi run sợ bén nhạy của người dân hiền hòa. Suy đi nghĩ lại, trên cõi dương trần này không có gì là toàn vẹn thỏa mãn tất cả mọi nhu cầu. Có nhiều nơi ở vùng trời lạnh lẽo cắt da, thường bị băng giá lấp đầy tuyết trắng xóa, người dân rất cần ánh nắng để được ấm áp từ cái máy sưởi thiên nhiên vì ông Mặt Trời thường hay ngủ vùi. Có nơi đất đai nức nẻ khô khan, người dân rất cần mưa tưới nước ngon ngọt xuống mảnh đất héo cằn. Có nơi cần chút lạnh, cần cái quạt trời thiên nhiên thổi vù vù hơi mát mang theo chút hơi ẩm hoà tan bọt nước biển ùa tràn vào đất liền cho dung hòa vạn vật.
Tháng tám thuở xa xưa ở thành phố dấu yêu kỷ niệm, có tên gọi Sài Gòn đang tẳn mẳn vẽ vời khung cảnh sân trường hoang vắng man mát buồn. Khi mà ba tháng nghỉ hè đã đóng khép hai cánh cổng sắt hình chữ nhật có bề dài và bề rộng to lớn nằm trên con đường Phan Thanh Giản. Cổng sắt thì được phép ngủ vùi. Nhưng cái đồng hồ tròn vo to rộng vẫn miệt mài siêng năng, thức trắng suốt năm canh cì có nhiệm vụ gõ từng tiếng tích tắc?tích tắc hoài để thúc đẩy con sông thời gian phải hồn nhiên trổ hoa muối tiêu giăng mắc trên từng sợi tóc người trần gian vào đúng thời điểm, ngàn đóa hoa bạch kim kiêu sa chín mùi óng ả khoe sắc thắm.
Bàn tay có ngón dài ngón vắn
Ít khi nào uốn nắn vẹn toàn
Gạo cơm tạm đủ bình an
Cầu xin khoẻ mạnh muôn vàn cám ơn
Con hơn cha là nhà có phúc . Trong chúng ta ai cũng thương yêu, quý mến con cái và mong sau này chúng trở thành người tử tế, thành công trong cuộc sống . Muốn được như thế, chúng phải được dạy giỗ mới nên người chứ không phải tự nhiên mà có .
Quan Niệm Giáo Dục Xưa và Nay :
Nói về vấn đề giáo dục, quan niệm xưa khác, nay khác . Ngày xưa ảnh hưởng của đạo nho, cha mẹ rất nghiêm khắc với con cái, chúng phải tuyệt đối vâng lời và trong gia đình em phải vâng lời các anh, các chị (quyền huynh thế phụ) .
Có những giai thoại như vua Tự Ðức một hôm vì ham săn bắn trở về cung trễ . Thấy mình có lỗi, nhà vua đã tự đặt một cây roi lên mâm son rồi nằm sấp chờ mẹ là thái hậu Từ Dũ trừng phạt, hay một ông tri huyện bị người anh cả làm ruộng ở quê nhà trách cứ một lỗi lầm nào đó cũng tự trở về làng với một cây roi để tạ lỗi và xin anh dạy bảo .
Người xưa quan niệm ? Yêu cho đòn cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi ? . Ghét cho ngọt cho bùi có nghĩa là tưởng nuông chiều làm cho con cái sung sướng mà thực ra vô tình làm hại chúng, có cha mẹ nào thâm hiểm đến mức ?cho ngọt cho bùỉ để đưa con đến chỗ hư hỏng ?
Người ta quan niệm dạy con bằng roi vọt hay bằng những lời mắng chửi nặng nề với mục đích làm cho chúng đau đớn, sỉ nhục, sợ hãi mà chừa bỏ tính hư, tật xấu . Cách dạy này mang nặng tính trừng phạt và muốn con cái phải tuyệt đối vâng lời trước uy quyền của người cha, người anh .
Phương pháp này làm cho con người thụ động, bảo sao làm vậy, không có ý kiến riêng, mất hết sáng kiến, đưa xã hội đến tình trạng lạc hậu vì không có những cải tiến . Bên Trung Hoa, đạo Nho lập ra thuyết Tồn Cổ . Thuyết này cho rằng tư tưởng của người xưa là đúng, là khôn ngoan người đời sau chỉ việc nghe theo và bắt chước . Nếu có ý kiến khác là mắc tội bất kính với tiền nhân .
Hậu quả là xã hội Trung Hoa ngưng đọng cả hơn hai ngàn năm không tiến bộ được vì những sáng kiến bị phê phán hay trừng phạt .
Xã hội Việt Nam xưa bị ảnh hưởng nặng nề của đường lối giáo dục này, nhất là trong giới nho học hay tầng lớp quan quyền .
Vào thời vua Tự Ðức cai trị (1848 ? 1883) có biết bao nhiêu bàn điều trần của các sĩ phu xin đổi mới đất nước như của ông Nguyễn trường Tộ, cụ Phan thanh Giản . . . đều bị nhà vua và các quần thần theo đạo Nho bác bỏ làm Việt Nam mất một dịp canh tân như Nhật Bản, nên mới bị mất nước vào tay người Pháp :
Từ ngày đi sứ tới tây kinh,
Thấy việc châu Âu phát giựt mình .
Kêu gọi đồng bào mau tỉnh thức,
Hết lời năn nỉ chẳng ai tin .
Phan thanh Giản
Sau khi tiếp xúc với văn hóa phương tây vào thế kỷ 19, quan niệm giáo dục theo nho học từ từ giảm dần và nhiều người hướng về phương cách giáo dục mới . Nhưng lại có những sai lầm hay đúng hơn là hiểu lầm khi cho rằng con trẻ phương Tây được hoàn toàn tự do, muốn làm gì thì làm, cha mẹ không được can thiệp hoặc phải để cho trẻ em phát trỉển tự nhiên . Ðây là những hiểu lầm tai hại vì người phương tây (Anh, Pháp, Mỹ . . . ) dạy con cái họ ngay từ lúc chúng mới được vài tháng hay một năm như đọc sách cho chúng nghe mỗi ngày- mục đích làm cho chúng quen với sách vở - và phải sống ngăn nắp, trật tự như dọn dẹp đồ chơi khi chơi xong hoặc trước khi đi ngủ, ăn nói sao cho thanh lịch, không được nói những lời thô tục . . . Luật pháp phương tây cũng qui định trẻ em dưới 18 tuổi phải đặt dưới sự giám hộ của cha mẹ, tức là cha mẹ phải ngăn cản, cấm đoán những hành vi sai trái của con cái, nếu không sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi của chúng . Nhưng con trẻ phương Tây được tôn trọng ý kiến riêng tư, không bị cha mẹ áp đặt như trẻ con Việt Nam . Chúng có thể chọn kiểu mẫu hay màu quần áo, chúng có thể chọn môn thể thao chúng thích và lớn lên tùy chúng chọn nghề nghiệp, chọn ngành học trên đại học . . . .
Vào những năm 1960 và 1970 tôi có hai người bạn giáo dục con cái của họ theo quan niệm sai lầm (về giáo dục của phương tây) như đã kể .
Một ông bạn là nhà văn có ba con, 1 trai 2 gái, coi con cái như bạn bè, nghĩa là chúng có thể nghe hay không nghe những lời hướng dẫn, khuyên bảo của cha mẹ. Anh bạn thứ hai theo học thuyết của một ông doctor Mỹ chủ trương để cho ?Trẻ Con Phát Triển Tự Nhiên ?. Hiện nay hai người bạn tôi vẫn còn sống và 5 đứa con của họ ở vào tuổi trên dưới 60 .
Dù cha mẹ cho các cháu học ở những trường tư danh tiếng, đắt tiền nhưng không thành công vì các cháu không chịu học, không có nghề nghiệp chuyên môn, bây giờ phải làm những công việc tạm bợ để sinh sống .
Trong nước hiện nay đang có một phong trào kết hợp cả hai quan niệm sai lầm này do những gia đình giàu có hay quyền thế theo đuổi . Họ chủ trương ?nuôi con vô điêu kiện?, nghĩa là chúng hoàn toàn sống theo ý của chúng, tiền bạc được cha mẹ cung cấp muốn bao nhiêu cũng có, muốn I- pad, I- Phone, xe máy phân khối lớn được thỏa mãn ngay . Chúng có kẻ hầu người hạ không phải làm một việc nào cà, dù đó là những việc cá nhân như dọn giường, gấp mùng khi ngủ dậy, thậm chí kem và bàn chải đánh răng cũng do người giúp việc sửa soạn, ăn xong ở đâu thì đề bát đĩa ở đó . Người giúp việc có bổn phận thu gom đem rửa .
Nên có những cô chiêu, cậu ấm được cha mẹ cho đi du học nước ngoài với nhà cửa, xe cộ mua cho đây đủ nhưng lại ăn chơi nhiều hơn học hành . Một bữa tiệc chúng đãi bạn bè hết hàng ngàn đô la, tới lui ở những nơi ăn chơi bài bạc và khi về nước đem mảnh bằng ma, hoặc mảnh bằng với những điểm hạng B, hạng C . Ðem bằng cấp loại này đi xin việc ở Mỹ thì không hãng xưởng nào mướn . Nhưng khi về nước cha mẹ chúng là những người giàu có, bề thế dễ dàng xoay xở, gửi gấm chúng vào những nơi nhiều quyền hành, lợi lộc và nhanh chóng thăng tiến .
Những Sự Vô Ý Tai Hại :
Dù theo phái cứng (dùng roi vọt), mềm hay trung dung, hầu hết người Việt Nam có những khuyết điểm giống nhau sau đây :
- Tùy tiện: khi con cái xin điều gì vui thì cho, buồn thì cấm hoặc xin bố không được thì xin mẹ mẹ cho, hoặc bố phạt mẹ tha . Việc này làm cho đầu óc con em chúng ta không phân biệt được thế nào là phải thế nào là trái, một việc mà lúc thì được, lúc thì không hoặc người này cho, ngươi kia cấm .
Hậu qủa là trong xã hội cùa chúng ta có nhiều người cãi ngang, đúng sai gì cũng cãi, cãi bạt mạng. ?Một người nói ngang ba làng không lại ? hoặc cãi nhau cho chán rồi ?Huề cả làng? không ai được, không ai thua , không ai đúng mà cũng chẳng ai sai !
- Quan niệm sai lầm ?trẻ con đã biết gì mà dạỷ . Thực ra đứa trẻ ba, bốn tháng đã biết nhiều thứ: đòi ăn, đòi bế, khi chúng ta tươi cười hỏi chuyện thì chúng vui vẻ, khi chúng ta cau mặt, nhăn nhó thì chúng khóc và điều rõ ràng nhất là chúng phân biệt được người lạ, người quen. . . . Khi biết bò, biết đi nếu chúng ta dạy, các em đã biết làm cái gì và không làm cái gì, biết chỗ nào đến được và chỗ nào không đến được .
Chúng ta không ?Dạy con từ thuở còn thở nên ?Bé không vin, cả gãy cành?, ? Măng không uốn thì tre trổ vồng? . Ðứa trẻ lúc bé được nuông chiều, sáu bảy tuổi đã khó dạy. Khi chúng được mười một, mười hai càng khó dạy hơn . Lúc ấy nhiều bậc cha mẹ buông xuôi để ? Ðời cua cua máy, đcáy cáy đào ?, ?Ðói thì đầu gối phải bò ? , nhưng vấn đề là có đào được không và bò như thế nào, bò đi đâu ?
- Sự vô ý thức: khi thấy một đứa trẻ mới chập chững biết đi va đầu vào bàn ghế hay té xuống nền nhà đau khóc thì mẹ hay bà vừa dỗ dành vừa lấy tay đánh cái bàn, cái ghế hoặc đánh xuống đất :
- Cái bàn (ghế) này hư làm em đau nhé .
- Cái đất này hư làm em té . . . .
Ðúng ra khi vỗ về, an ủi các em chúng ta nên nói : ?Lần sau con đi cẩn thận đừng để bị té, hay bị đụng vào bàn, ghế làm con đaủ không nên đổ lỗi cho cái bàn, cái ghế, mặt đất ?
An ủi trẻ em như thế là gieo vào đầu óc non nớt của các em rằng sự việc vừa xẩy ra cho các em là tại cái bàn, cái ghế, mặt đất chứ không phải tại các em . Hậu quả là các em lớn lên ra đời khi bị thất bại hay làm những điều sai trái không bao giờ nhận ra khuyết điểm của mình .
Cách nay mấy ngày một bác sĩ nói với tôi hầu hết người Việt Nam làm sai thì đổ lỗi cho người khác hay tại hoàn cảnh, tại số mệnh, tại không được may mắn . . . hoàn toàn không phải tại mình !
Viết đến đây tôi nhớ tới ông Mỹ hàng xóm hay tâm sự với tôi khi gặp chuyện không vừa ý .
Lần đầu, khi đứa con gái lớn có chuyện lục đục với người chồng, ông tâm sự : ?Không biết vợ chồng tôi có điều gì sai lầm trong việc dạy bảo nó không ?? . Lần thứ hai, khi con trai út của ông chơi với mấy đứa bạn hàng xóm cãi nhau om sòm, ông nhắc lại câu hỏi trên với tôi .
Có lẽ người phương Tây tiến bộ hơn chúng ta bởi họ luôn luôn tự hỏi mình để tìm ra cái sai mà sửa chữa, còn chúng ta thì không .
Giáo dục là vấn đề quan trọng trong bất cứ thời đại nào, trong mỗi gia đình, mỗi quốc gia .
Một gia đình biết dạy con cái nên người, thành đạt, gia đình ấy có đời sống tốt đẹp, tương lai mở rộng về phía trước . Một quốc gia có chính sách giáo dục đúng hướng để nâng cao dân trí, phát triển khoa học kỹ thuật thì quốc gia ấy trở nên thịnh vượng, dân chúng có đời sống an lạc, giàu có không bị thống khổ, đói khát .
Những tấm gương sáng ấy không phải chỉ ở Âu, Mỹ xa xôi mới có, mà ở ngay cạnh chúng ta như Nhật Bản, Nam Hàn, Singapore.
Nguyệt San Giao Muà xin cám ơn những thân hữu đã dóng góp bài vở cho Nguyệt San Giao Muà số 196 . Một số bài khác sẽ được đăng dần vào số tớị Mong mỏi sẽ nhận được những sáng tác của các bạn bốn phương để cho Nguyệt San Giao Muà thêm phần hương sắc trong tương laị
2) Ðể rút ra danh sách của NSGM (unsubscribe),
xin gửi email về GiaoMua@hotmail.com
3. Mọi chi tiết, thể lệ, thắc mắc, xin gửi về:
GiaoMua@hotmail.com
4. Mọi bài vở, đóng góp, xin gửi về:
GiaoMua@hotmail.com
Nguyệt San Giao Muà
Homepage: http://www.GiaoMua.com
Thể lệ gửi bài cho Nguyệt San Giao Muà:
Mong bạn gửi Bài cho GM theo cách này là tốt nhất :
1. Dùng mẫu chữ Vietnet (VIQR) hay Unicode
2. Viết Hoa chữ đầu của bài và bút hiệụ Ví dụ: Giọt Mưa Trên Lácủa NS Phạm Duy
3. Gửi bài ngay trong email (không kèm file), để cho BBT khỏi mất công download xuống để đọc
4. Gửi tất cả các bài trong 1 tháng 1 lần trong1 email, nếu tiện.
5. Bài vở xin gửi đến trước ngày 25 mỗi tháng
6. Mọi chi tiết, thể lệ, thắc mắc, xin gửi về: GiaoMua@hotmail.com
Cám ơn bạn rất nhiều, vì nhân sự có hạn, BBT không thể ngồi đánh máy lại từng đề bài hay bút hiệụ
P.O . Box 378
Merrifield, Virginia 22116
USA
Trang Nhà