Số 197
Ngày 1 tháng 9 năm 2018
Nguyệt San Giao Mùa
P.Ọ Box
378
Merrifield, Virginia
22116
USA
I . Thơ _______________________________________________________________________
1. Nhớ Bóng Cha Xưa | ______ Trần Ðan Hà | ||||||||||||||||||||||
2. Dòng Sông Ơi! Ta Nhớ Em | ______Sông Cửu | ||||||||||||||||||||||
3. Cho Ðời Tất Cả | ______Hàn Thiên Lương | ||||||||||||||||||||||
4. Tơ Lòng | ______ Vân Hà | ||||||||||||||||||||||
5. Thâm Tình Ðau Xót | ______ Thylanthảo | ||||||||||||||||||||||
6. Những Lồng Ðèn Thời Thơ Ấu | ______Nguyễn Thị Thanh Dương | ||||||||||||||||||||||
7. Kiệt Phẩm Cuối Ðời | ______ Tình Hoài Hương | ||||||||||||||||||||||
8. Mộng Ngàn Phương (*) | ______ Ðông Hòa Nguyễn Chí Hiệp | ||||||||||||||||||||||
9. Cho Những Người Tôi Yêu |
______ ChinhNguyên/H.N.T. 10. Vàng Lá Me Bay(ngày đó) Nha Trang |
|
______ Trần Huy Sao
| 11. Mùa Hè Ðến Thăm Em |
|
______ Quách Như Nguyệt | 12. Ngày Sắp Tàn Tôi Sợ Bóng Tối |
|
______ Lê Miên Khương | 13. Chúng Phải Trả
|
|
______ Nguyệt Vân |
14. Tiếng Ve Mùa Hạ Cũ |
|
______ Nguyên Khang
|
15. Phố Thu Và Áo Trắng |
|
______ Phạm Ngọc Thái
|
| 16. Trồng Toàn Gạo Ngon Sao Nông Dân Ðói ? | ______ Ý Nga | 17. Nhớ Lời Nhắc Nhở Ông Cha | ______ Song An Châu |
II . Văn _______________________________________________________________________
1. Lấy Chồng Mỹ ___________ Nguyễn Thị Thanh Dương | 2. Huấn Luyện Phi Hành (truyện dài nhiều kỳ) ___________ Tình Hoài Hương |
3. Tokyo Một Thoáng Mưa Bay ___________ Nguyễn Quý Ðại. |
4. Từ Chân Trời Ðến Ðỉnh Trời ___________ Phạm Hồng Ân |
5. Biết Làm Gì ___________ Trần Thành Mỹ |
6. Tính Nhân Gian Trong Thơ Phạm Ngọc Thái ___________ Bùi Văn Dong |
7. Chim Việt Cành Nam số 71 / 01-10-2018 ___________ Giao Mùa |
8. Tháng 9 Trăng Treo, Mưa Sài Gòn ___________ Bạch Liên |
9. Phiếm Du ___________ Phan thái Yên |
III . Trả Lời Bạn Ðọc__________________________________________________
1. Nhắn Tin/Trả Lời Bạn Ðọc _______ Ban Biên Tập |
I . Thơ __________________________________________________
II . Văn___________________________________________________________
Nguyễn Thị Thanh Dương
2. Huấn Luyện Phi Hành (truyện dài nhiều kỳ) Tình Hoài Hương
Tình Hoài Hương
Nguyễn Quý Ðại. Nguyễn Quý Ðại Phạm Hồng Ân
Phạm Hồng Ân Trần Thành Mỹ
Trần Thành Mỹ 6. Tính Nhân Gian Trong Thơ Phạm Ngọc Thái Bùi Văn Dong
Bùi Văn Dong 7. Chim Việt Cành Nam số 71 / 01-10-2018 Giao Mùa
Giao Mùa 8. Tháng 9 Trăng Treo, Mưa Sài Gòn Bạch Liên
-
Bạch Liên Phan thái Yên
-
Phan thái Yên IIỊ Hộp Thư Toà Soạn
___________________________________________________
Thể lệ để nhận Nguyệt San Giao Muà:
1) Ðể vào danh sách của NSGM (subscribe),
xin gửi email về GiaoMua@hotmail.com
Ðịa Chỉ Liên Lạc:
Nguyệt San Giao Muà
Copyright
2002 by Giao Muà e-magazine and respective authors
Chị Linh ghé vào nhà chị Bông để trao tận tay tấm thiệp mời đám cưới cô con gái, ở cùng thành phố, chị Linh đi chợ Việt Nam chỉ lái xe thêm 10 phút nữa là đến nhà chị Bông.
Nhìn nét mặt không vui vẻ lắm của chị Linh chị Bông ngạc nhiên:
- Gần đến ngày đám cưới con gái, được con rể là bác sĩ tài giỏi có ai bằng sao chị Linh lại có vẻ buồn buồn thế kiả::
Ðược bạn hỏi đúng tâm tư chị Linh liền tuôn ra:
- Bởi thế hôm nay tôi mới đến nhà chị trước là trao anh chị thiệp mời đám cưới sau là tâm sự đôi điều.
Chị Linh ngồi xuống ghế sofa đối diện bạn và tiếp:
- Chị Bông à, tôi theo đạo công giáo, chỉ nhóm bạn cộng đồng nhà thờ Việt Nam thôi là bao nhiêu chuyện nhức đầu rồi, từ việc nhỏ nhặt như cách ăn mặc họ cũng phô trương hay dòm ngó nhau chứ đừng nói đến những chuyện quan trọng khác, thí dụ như chuyện tôi gả chồng cho con gái họ cũng dèm pha lắm điềủ
Chị Bông ngạc nhiên ngắt ngang:
- Chị gả con gái đàng hoàng, trai chưa vợ gái chưa chồng thì còn gì để thiên hạ dèm pha?
- Chị Bông ơi, chỉ vì con rể tôi là người Mỹ?
Chị Bông lại cắt ngang:
- Người Mỹ thì đã sao?
- Thế đấy chị, các bà ấy lôi ra hàng đống lý do để chê bai chuyện tôi gả con cho người Mỹ. Họ nói nào là lấy chồng Mỹ hạnh phúc không bền lâu, con rể Mỹ không ưa mẹ vợ có ngày chúng tống tôi vào nursing home khi tôi gìa cả. Thà gả con cho người mình cuộc sống có những điểm tương đồng về phong tục văn hoá, dễ ăn dễ nóỉ
- Người nước nào chẳng có kẻ tốt người xấu chứ.
Chị Linh cao giọng thở than:.
- Nhưng điều cay đắng nhất là có bà mỉa mai con gái tôi sắp thành me Mỹ..
Lần này chị Bông phải kêu lên thảng thốt:
- Trời ơi, thời buổi này còn có người suy nghĩ thế sao?
- Vâng chị ạ, một buổi sáng chủ nhật thằng con rể tương lai đến nhà thăm chúng tôi và cùng chúng tôi đi lễ nhà thờ Việt Nam, trong đám đông có bà đã xì xào như thế.
- Nhìn thấy cảnh con gái chị sánh đôi với người chồng tương lai là bác sĩ Mỹ tài giỏi đẹp trai nên họ ?ngứa mắt và ghen tị đó mà. Thử anh chàng này mà muốn cưới con gái họ có ai từ chối vì những lý do như chị vừa nói không?
Chị Bông chua chát thêm:
- Có khi bản thân các bà ấy nếu có cơ hội đẩy đưa cũng lấy Mỹ chứ đừng nói là gả con cho Mỹ. Có một bà Việt Nam sồn sồn đi làm ở hãng được ông cai Mỹ tán tỉnh sao đó đã ly dị chồng để đi theo tiếng gọi tình yêu mặc cho chồng con can ngăn để giữ gìn hạnh phúc và danh dự gia đình
- Tôi cũng nghe và biết vài chuyện tương tự như thế. Khổ cái là cộng đồng nhà thờ này nhỏ bé cứ nghe những lời xì xào sau lưng mình tôi thật khó chịu.
Chị Bông khuyên bạn:
- Ðừng thèm để ý đến những lời cay độc của thiên hạ nữa, là những ghen tị hoặc những thành kiến trong suy nghĩ hẹp hòi của họ
- Riêng tôi thì?hơi lo là liệu mẹ vợ và con rể có nói chuyện thân tình với nhau được không? thằng rể Mỹ này không biết nói tiếng Việt còn tiếng Anh của tôi thì lạng quạng.
Chị Bông trấn an bạn:
- Không sao, nó lấy vợ Việt Nam thì sẽ dần dần hiểu tiếng Việt Nam, mỗi bên có một ít vốn liếng ngôn ngữ của người đối diện thì mẹ vợ Việt Nam và con rể Mỹ vẫn nói chuyện được mà..
Chị Linh dí dỏm kể:
- Tôi có chị bạn mới từ Việt Nam đến Mỹ thăm con gái, chồng nó là người Mỹ, nghe con gái nói chồng nó biết chút ít tiếng Việt nên bà nói chuyện với con rể bằng tiếng Việt, con rể không hiểu bà nói gì nó chỉ trả lời đúng 3 chữ: ?Anh không biết? làm bà vừa xấu hổ vừa tức giận vì con rể hỗn hào dám xưng ?Anh? với mẹ vợ. Sau con gái giải thích là cô đã dạy chồng noí ?anh không biết? từ câu tiếng Anh ?I don?t know?
Chị Bông bật cười:
- Thôi chị cứ vui vẻ lo đám cưới cho con gái, mấy người nhiều chuyện kia cũng có con lấy vợ lấy chồng cả đấy, biết ai sẽ hạnh phúc hơn aị?
Chị Linh mỉm cười:
- Nghe chị nói tôi thấy có lý và tự tin hơn. Cám ơn chị Bông nhé.
Vợ chồng chị Linh có một con gái duy nhất, chồng chị qua đời cách đây vài năm, con gái học ngành y tá 4 năm và làm trong bệnh viện nơi mà cô làm chung với anh chàng bác sĩ chuyên khoa giải phẫu tim người Mỹ, anh này vừa giỏi vừa đẹp trai hèn gì các bà hàng xóm nhà chị Linh ghen tị.
Ngày nay nhiều gia đình Việt Nam ở Mỹ con cháu lấy người Mỹ, hay bất cứ người nước ngoài nào chẳng là điều ngạc nhiên hay hiếm hoi gì.
Tại Việt Nam, người miền bắc từng bao năm thù ghét và chống Mỹ trong thời chiến tranh nay con cháu họ cũng lấy Mỹ đầy ra.
Ngày xưa khoảng thời gian quân đội Mỹ sang miền nam Việt Nam chiến đấu bảo vệ cho nền tự do dân chủ miền Nam, nếu ai lấy chồng Mỹ thì bị xã hội kỳ thị và lên án gọi bằng hai từ ?me Mỹ? một cách miệt thị.
Có lẽ họ ấn tượng từ những hình ảnh cô gái bán ba ăn mặc diêm duá hở hang, váy mini ngắn cũn cỡn ngả ngớn với lính Mỹ trên hè phố hay tại các quán ba.. Ðó là những cô gái quê, gái nhà nghèo vì thời thế, vì cuộc sống phải đi kiếm tiền trong môi trường ấy,.xã hội đã không nhìn họ bao dung và thương cảm, trái lại còn vơ đũa cả nắm cho tất cả những phụ nữ nào kết hôn với người Mỹ.
Ngày đó chị Bông là cô gái mới lớn.
Nhà mẹ cô Bông bán tạp hoá nho nhỏ trong xóm, đối diện nhà cô Bông là nhà ông Giàu, mà ông rất ?nghèo, lại có hai vợ, con đông. Tất cả ở chung một nhà, cuộc sống hoà thuận vì hai bà vợ đều biết sợ ông chồng và bà vợ hai biết thân phận kẻ đến sau luôn vâng lời bà vợ cả.
Căn nhà của ông Giàu vừa nhỏ vừa dơ bẩn, ban ngày các con ông phải uà ra sân cho nhà bớt chật chội
Ông Giàu làm nghề bán thịt chó đã lâu năm, tên ông luôn đi liền với nghề nghiệp là ?Giàu thịt chó?, nghe noí ông bị ho lao vì uống rượu nhiều và ăn uống kham khổ thế mà hàng thịt chó của ông vẫn đông, làm ra con nào bán hết con đó trong ngày, chẳng ai sợ lây bệnh, chẳng ai chê nhà ông dơ bẩn gì cả..
Mảnh sân trước cửa là nơi ông Giàu thường đứng khạc nhổ và cũng là nơi mấy đưá con nheo nhóc cuả ông đứng đó chơi đùa và ?tiểu tiện mỗi khi chúng lười không chạy vào nhà.
Mảnh sân là nơi ông làm thịt chó, ông chất rơm ra sân để thui chó cho sạch lông trước khi chế biến
Mảnh sân cũng là nơi ông Giàu nấu nướng các món thịt chó. Ông bắc cái bếp ra sân để luộc thịt chó, nấu món rựa mận, hấp dẫn nhất là khi ông quạt than nướng chả và nướng dồi lòng. Món thịt chó nướng thơm lừng, món lòng chó sau khi nhồi với đậu xanh, thịt nạc thịt mỡ, phổi phèo và gia vị đem phết mỡ nướng trên than hồng cho đến khi khúc dồi chín vàng thơm béo.
Mặt tiền nhà ông Giàu mở ra một khung cửa sổ, ở đó là cửa hàng của ông, có treo một tấm bảng bằng miếng carton viết nguệch ngoạc mấy chữ ?Giàu thịt chó nơi đâỷ
Một tảng thịt chó luộc treo lên móc và cạnh đó là treo bộ dồi lòng chó đã cuộn lại mà vẫn còn lủng lẳng, trên bàn có cái thớt và con dao phay cùng với các gia vị mắm tôm, rau thơm ớt, giềng., .v..v..,
Cửa hàng ông Giàu chỉ đơn sơ thế mà ông đi qua bà đi lại đều nhìn và thèm thuồng, có người phải dừng chân ghé vào nếm thử miếng thịt chó hay một khúc nhỏ lòng chó trước khi mua mang về nhà
Một con chó làm xong buổi sáng bán đến chiều là hết, các con ông chỉ được ăn cơm với nước sáo chó.hay gặm xương.
Hai bà vợ thi nhau gánh nước thuê trong xóm để thêm thu nhập. Họ nghèo khổ và túng thiếu quanh năm nhưng hai bà cũng ?thi nhau đẻ năm một chứng tỏ ta đây được chồng yêu.. Tổng cộng hai bà cho ông Giàu đàn con 12 đưá, mấy đứa lớn chỉ học xong tiểu học là ở nhà vì chẳng có tiền đâu mà quần áo, sách vở đi học tiếp, đứa lớn theo hai bà mẹ đi gánh nước mướn, những đứa nhỡ nhỡ thì trông đưá nhỏ hơn..
Ông Giàu rảnh rang uống rượu và đi vòng vòng trong xóm tìm mua chó, ông đi đến đâu chó sủa đến đó, con này sủa con khác huà theo, hèn gì trong dân gian có câu ?Chó huà?
Chắc lũ chó đánh hơi thấy ông Giàu là người đã giết đồng loại chúng hoặc mùi thịt chó còn ám trên người ông nên lũ chó gặp ông mới sủa tưng bừng như thế?
Ông tên Giàu nên đặt tên còn toàn là cao sang và tử tế cho xứng nào là Ngọc, Ngà, Châu, Báu, Vàng, Tiền, Nghiã, Nhân?.
Ðưá con gái lớn con của bà cả tên Ngọc vừa 17 tuổi là đi bán quán snack bar cho lính Mỹ để kiếm tiền phụ cha mẹ nuôi đàn em..cả nhà ông Giàu đều dấu diếm chuyện cô Ngọc đi bán quán snack bar nhưng ở đời chẳng có sự thật nào dấu được mãi.
Ðứa con gái lớn tên Ngà 16 tuổi của bà hai thì đi ở đợ cho một nhà giàu ở Saì Gòn.
Hai cô đi một thời gian khi về xóm đã trở nên xinh đẹp và khôn ngoan hẳn ra.
Cô Ngọc sang tiệm tạp hoá nhà mẹ cô Bông mua đồ và khoe với cô Bông tiếng Mỹ dễ học lắm, em biết nói tiếng Mỹ rồi . Cô Bông và cô Ngọc sàn sàn tuổi nhau nhưng cô Ngọc ra vẻ lịch sự gọi cô Bông bằng chị xưng em .
Cô Bông liền thử tài cô Ngọc:
- Ngọc thử nói một câu tiếng Mỹ đi
- Em nói nè ?xe đạp? đố chị là gì?
Thấy cô Bông ngẩn ngơ, cô Ngọc liền giải đáp:
- Chị đi học mà không hiểu tiếng Mỹ bằng em ?Xe Ðạp? có nghiã là ?Im miệng lạỉ đó.
Suy nghĩ mãi cô Bông mới hiểu chữ ?xe đạp? là từ chữ ?Shut up?
Cô Ngọc mua đồ trả tiền xong và đòi xem sổ nợ của mẹ cô đã mua thiếu, tờ giấy ghi nợ của mẹ cô dài như sớ táo quân, bao nhiêu là cô móc bóp ra trả bấy nhiêu
Cô Ngà không nhiều tiền bằng chị, nhưng cô ở với chủ sang trọng giàu có, cô mặc quần áo thừa cuả con gái ông bà chủ trông cũng ra vẻ tiểu thư, ai biết là cô đi ở đợ.
Một hôm bà cả sang nhà cô Bông mua thiếu mấy bó củi và tâm sự với mẹ cô Bông là con Ngọc sẽ lấy chồng Mỹ, bà đau khổ lắm vì nó sẽ là me Mỹ mang nỗi nhục về cho gia đình, nó lấy Mỹ thì đừng hòng mang thằng Mỹ về nhà tôi. Bà đe dọa thế
Cô Ngọc lấy chồng Mỹ thật, anh Mỹ gặp cô ở quán bar và yêu cô đòi lấy cô, anh không phải là anh lính Mỹ quèn, chức vụ cố vấn gì đó, anh thuê một căn biệt thự to lớn ở đường Nguyễn Huệ Phú Nhuận để hai vợ chồng ở.
Cô Ngọc bị cha mẹ chửi mắng và cấm cửa không dẫn chồng về thăm nhà đã đành, chính cô cũng không dám về thăm, nhưng cô vẫn nhờ người quen mang tiền về giúp đỡ cha mẹ.
Dần dần không biết vì nỗi đau nguôi ngoai hay vì họ nghèo khổ túng thiếu cần giúp đỡ, ông Giàu, bà cả đã lén lút đến nhà thăm con gái, thấy nhà cửa cô Ngọc to lớn sang trọng vợ chồng ông Giàu hoa mắt không tin là đứa con ít học nhếch nhác đầu bù tóc rối ngày nào của họ lại làm vợ một ông cố vấn Mỹ trí thức đẹp trai và ở nhà đẹp như dinh thự thế này . Mỗi lần thăm con gái bà cả lại mang về bao nhiêu là đồ ăn và bánh trái , đồ hộp cuả Mỹ mà con gái bà ăn không hết. Bà cả đã dặn dò cô Ngọc:
- Hai vợ chồng sao mà mua nhiều thứ thế ăn làm sao hết, Con cứ để dành những thứ còn thưà lần sau mẹ lên lấy về, đừng cho ai hay đổ đi.
Bà cả bắt đầu hí ra và khoe với mẹ cô Bông rồi khoe khắp hàng xóm về con rể Mỹ, về cuộc sống đầy đủ sung sướng của cô Ngọc. Nghe ai đó nói con bà là ?me Mỹ? thì bà cả liền bênh con đối đáp:
- Tại tôi cấm cản không cho nó cưới hỏi, con gái tôi lấy Mỹ nhà cao cửa rộng kia kià, bộ tưởng ai lấy Mỹ cũng được sao !
Cô Bông có lần đi qua đường Nguyễn Huệ ở Phú Nhuận đã tin những gì bà Cả khoe là đúng. Căn biệt thự to kín cổng cao tường, ai muốn vào nhà thăm cô Ngọc đâu phải dễ, đứng xớ rớ ngoài cổng có khi còn bị chó trong nhà nhảy ra đòi cắn thì toi mạng.?
Từ ngày có con gái lấy Mỹ ông Giàu vẫn làm thịt chó còn hai bà vợ đỡ phải gánh nước mướn. Ông Giàu hãnh diện tuyên bố với hàng xóm:
- Con Ngọc nó giúp đỡ tôi không cần làm thịt chó cũng đủ ăn, nhưng?cái nghiệp của tôi rồi, không làm thịt chó thì nhớ lắm.
Cô Ngọc là người đầu tiên lấy chồng Mỹ trong cái xóm này, người thứ hai là cô Thi con gái út của ông giáo Thịnh về hưu, cô Thi là người có ăn học, cô làm thơ ký hãng Mỹ và quen một anh kỹ sư Mỹ. Họ muốn kết hôn
Gia đình ông Thịnh ra sức ngăn cản y như gia đình ông Giàu trước kia.
Cô Thi mang chuyện cô Ngọc lấy chồng Mỹ ra, khen chồng cô Ngọc là người Mỹ tử tế liền bị mẹ đay nghiến::
- Cô có ăn học mà so sánh với con nhà ấy à? Nó vô học đi bán ba , thứ ấy không lấy Mỹ thì lấy ai ?
- Mẹ làm như người Mỹ là rơm rác không bằng, mình ở nước nghèo thua kém nước Mỹ về mọi mặt mà mẹ lại khinh tường và kỳ thị họ là sao?
Bà Thịnh ngang tàng:
- Chẳng sao cả, cô mà lấy Mỹ, làm me Mỹ thì nhà này từ cô.
Và nhà ông giáo Thịnh từ cô con gái út thật, từ ngày cô Thi lấy Mỹ không ai thấy cô về xóm, không ai nghe ngóng tin gì từ ông bà giáo, chuyện con gái lấy Mỹ của nhà này không kết thúc đẹp như nhà ông Giàu thịt chó..
Một năm sau nhà ông giáo Thịnh dọn đi vì xấu hổ với hàng xóm láng giềng, con gái cãi lời cha mẹ, tự kết hôn với Mỹ chẳng khác nào từ bỏ gia đình?đi theo trai
Người Việt Nam mình xem ra kỳ thị đủ thứ, chẳng riêng gì chuyện lấy Mỹ, mà người Việt Nam với nhau vẫn còn kỳ thị nào là khác tôn giáo, khác miền, kẻ miền Nam chê miền Bắc miền Trung khắt khe, hà tiện, hoặc ngược lại người miền Nam bị người hai miền kia chê là ?ăn xài hoàng tàn, sống hời hợt không biết lo cho tương lạỉ, rồi người giàu chê người nghèo, người có học khinh thường người ít học mà bao mối tình duyên cuả con cái phải trắc trở lỡ làng
Biến cố 1975 cô Ngọc theo chồng về Mỹ cùng với hai con nhỏ, gia đình ông Giàu phải đi kinh tế mới, chẳng biết nơi vùng đất mới ấy ông Giàu có bỏ nghề làm thịt chó cùng hai bà vợ cày cấy ruộng vườn được không?
Khoảng chừng 10 năm sau thì thằng em cô Ngọc tên Nghĩa về thăm xóm cũ, gặp chị Bông hỏi thăm gia đình thì Nghiã kể:
- Vợ chồng chị Ngọc vẫn sống với nhau. Cha em đã bỏ kinh tế mới dọn ra phố ở, cha trở về nghề làm thịt chó, hai bà mẹ nhờ có vốn của chị Ngọc gởi về và các con đã lớn đỡ đần nên ra chợ bán buôn đỡ vất vả hơn làm ruông làm vườn kinh tế mới.
Chị Bông khó mà hình dung ra cô Ngọc lúc này, cô Ngọc đang ở nước Mỹ văn minh giàu có còn chị Bông thì nhếch nhác nơi quê nhà xã hội chủ nghiã...
Năm 1991 gia đình chị Bông sang Mỹ định cư, từ một người quen cùng xóm cũ chị Bông nghe được tin tức nhà ông giáo Thịnh, kết cục huy hoàng hơn nhà ông Giàu thịt chó,. cả nhà ông giáo Thịnh, dâu, rể cháu đều theo vợ chồng cô Thi sang Mỹ từ tháng Tư năm 1975, dĩ nhiên là nhờ công chàng rể.Mỹ.
Ðám con cháu ông giáo Thịnh theo truyền thống của gia đình và đất lành chim đậu đều ăn học giỏi giang thành tài, ông bà Thịnh rất qúy chàng rể Mỹ, nhờ nó mà cả nhà ông đã đổi đời.
************************
Chị Bông cầm tấm thiệp cưới con chị Linh lên ngắm nghìa, Bên nhà trai tên họ người Mỹ, bên nhà gái tên họ Việt Nam., chị sẽ đi dự đám cưới và cầu mong cho hai ttrẻ trăm năm hạnh phúc, hai họ mãi qua lại thân tình
Chị cũng mong rằng không còn những thành kiến ?Me Mỹ? như ngày xưa về người phụ nữ Việt Nam lấy Mỹ nưã, có những cảnh đời người phụ nữ phải dấn thân kiếm sống, có những mối tình Mỹ Việt tệ hại chẳng ra gì, nhưng bên cạnh đó cũng có những mối tình đẹp, những lương duyên tử tế của phụ nữ Việt lấy chồng Mỹ , đời thường và bình thường như bất cứ mối lương duyên nào dù cùng chung hay khác biệt màu da và chủng tộc.
Truyen Dai
Huấn Luyện Phi Hành
Phần Thứ Nhì
Chương 12
"Học và Hành" các loại phi cơ
Ðây Florida và căn cứ Pensacola của Hải Quân Hoa Kỳ. Pensacola là tên của một thành phố nhỏ, thuộc Tiểu-bang Florida. Floridảs Panhandle trong khu vực Vịnh Mễ Tây Cơ (inlet of Gulf of Mexico). Pensacola & Vịnh Mễ Tây Cơ nằm dưới South of Alabama. Khí hậu khá ôn hoà, ấm áp. Pensacola có căn cứ US Naval Air Station và The Famous ?Blue Angel? US Naval Flying Demonstration Team. Tương đương với The Thunderbird US Air Force Flying Demonstration Squadron của US Force vậy. Từ Sauffley Field NAAS đi Whiting Field NAAS độ chừng hơn trăm miles (thì phải)?! Ðến đó, khoá sinh sinh viên sĩ quan Không-quân được phân phối ra hai phi đoàn khác nhau.
Ðợt 12.-
Tất cả khóa sinh Student Naval Aviators đều phải qua trường này, cần tìm thấy cảm giác mạnh lúc đơn phi đầu tiên (first solo) tại đây. Khoá sinh sinh viên sĩ quan ở bên Squadron 2. Bên nầy cũng như bên kia, chẳng khác gì. Nghĩa là nửa buổi sáng đi học lý thuyết, thì nửa buổi chiều khoá sinh sinh viên thực hành. Ôi! Cứ nhặng cả lên vì chuyện ?Học mí Hành?, học học học, hành hành hành!
- Học: (*)Cockpit Procedures - chỉ cách sử dụng các bộ phận, làm quen với các đồng hồ phi kế, lúc mở máy, đang bay, trường hợp khẩn cấp, và lúc đáp; ở đây có nguyên cái cockpit (phòng lái) của phi cơ làm trợ huấn cụ.
- Học: Engineering và Flight Characteristics cho biết chịu đựng được bao nhiêu G?s, hỏng bánh ở tốc độ nào, bao xa mới hỏng bánh. Vòng đáp touch-and-go (chạm bánh-bay lại). Học liên lạc vô tuyến với đài kiểm soát không lưu; ở đây có skull practice, là mỗi khóa sinh thực tập được mang một headset, gọi báo cáo với đài không lưu, nghe đài, trả lời. Ngoài ra còn có link trainer (phòng lái giả) để khóa sinh thực tập ôn lại mấy động tác bay. (*do PHKC)
Khoá sinh sinh viên phải xuống Hangar khi đi bay. Dạo nầy khoá sinh đi học đỡ mệt hơn, vì đi học rất gần. Ði bay ít nhất khoảng hai giờ mỗi ngày. Trừ những ngày trời vần vũ mây đen, hay giông bão, thì khoá sinh ở nhà nghỉ, tự do. Sinh viên sĩ quan ngồi dưới Hangar, chờ đợi khi nào có thời tiết tốt. Nếu trời vẫn xấu, họ lại ở đó chờ, ngày mai khoá sinh trở lại học tiếp. Lúc đó họ đã chụm đầu vào với nhau đọc những bài viết thật vui, cả nhóm hoan hỉ cười reo vì chuyện tiếu lâm thứ nhất:
Trên một chuyến bay, kiểm tra tình hình ổn thoả, phi công trưởng bắt đầu đọc thông báo trên loa:
- Thưa quý khách, đây là phi công trưởng đang nói cùng các bạn. Chào mừng các bạn đến với chuyến bay 293 > từ New York đến Los Angeles. Thời tiết rất tốt, vì thế chúng ta sẽ có một chuyến bay êm đềm, thoải mái. Xin mời ngồi xuống và thư giãn. ?Ôi Trời ơỉ Không! Thôi chết rồỉ!
Sau vài giây im lặng, phi công trưởng lại nói tiếp trên loa:
- Thưa quý khách, tôi thành thật xin lỗi: nếu tôi có lỡ làm quý vị sợ. Nhưng? trong lúc tôi đang nói, thì cô tiếp viên mang cho tôi ly cà phê, vô tình cô ta làm đổ lên người tôi. Quý vị mà thấy phía trước quần tôi, thì biết.
Một hành khách gào lên:
- Thấy cái gì mà thấy, có giỏi thì xuống đây, nhìn sau đít quần của tôi nè!
Cả đám sinh viên cười ha hả, Vinh đọc một chuyện vui thứ nhì trên tuần báo:
- "Một người bạn của tôi trên chuyến trở về Nam Phi (sau một thời gian sống ở Âu Châu), đã phải chờ khá lâu ở phi trường Heathrow của London. Sau khi mua một ly cà phê, và một gói bánh quy, cô ấy kéo lê hành lý lỉnh kỉnh tới một cái bàn trống, để đọc báo, và ăn bánh (trong khi chờ máy bay). Khi đang đọc tờ báo buổi sáng, cô nhận ra có người làm gì đó sột soạt ở bàn mình. Liếc nhìn qua tờ báo, cô sửng sốt thấy một anh chàng ăn mặc lịch sự, đang với tay lấy bánh của cô, bỏ vào miệng. Không muốn làm ầm ĩ, cô chỉ nghiêng mình để lấy một cái cho mình. Một phút sau, cô lại nghe tiếng sột soạt. Anh chàng kia lại lấy thêm bánh để ăn.
Cho đến lúc cả hai đã ăn đến cái bánh cuối cùng trong gói, cô đã tức giận hết cỡ, nhưng vẫn không nói được câu nào. Rồi chàng trai bỗng bẻ cái bánh làm hai, đẩy một nửa về phía cô, và ăn nửa còn lại, rồi bỏ đi. Lát sau, khi loa phóng thanh gọi tên cô, và yêu cầu cô xuất trình vé, cô vẫn còn bừng bừng cơn giận. Khi cô mở túi xách ra, thì khám phá ra rằng: gói bánh của mình vẫn còn nằm nguyên trong đó. Thì ra từ nãy tới giờ cô ấy đã ăn bánh của người ta. Chàng kia đã chia sẻ với cô đến miếng bánh cuối cùng. Thật là một con người tốt bụng". (Reader's Digest)
Và chuyện vui thứ ba:
- Một cậu bé nói với một cô bé:
- Tớ là BF của cậu!
Cô bé hỏi:
- BF là gì?
Cậu bé cười hì hì trả lời:
- Nghĩa là ?best friend? đấy.
Sau này họ hẹn hò, chàng trai lại nói với cô gái:
- Anh là BF của em!
Cô gái dựa nhẹ vào vai chàng trai, thẹn thùng hỏi:
- BF là gì hả anh?
Chàng trai trả lời:
- Là ?boy friend? đấy!
Vài năm sau đó họ kết hôn, sinh được những đứa con thật xinh xắn, người chồng lại cười và nói với vợ rằng:
- Anh là BF của em!
Người vợ dịu dàng hỏi chồng:
- BF là gì hả anh?
Anh chồng nhìn đứa con xinh xắn và hạnh phúc trả lời:
- Là ?babỷs father?.
Khi họ già, họ cùng nhau ngồi ngắm hoàng hôn trước hiên nhà, ông lão lại nói với vợ:
- Bà nó à! Tôi là BF của bà đấy!
Bà lão cười với những nếp nhăn trên mặt:
- BF là gì hả ông?
Ông lão mỉm cười thật hạnh phúc và trả lời một cách thật thần bí:
- Là ?be forever?.
*
Ðợt 13.-
Bên nầy, Barrack ở cách xa chỗ đi bay, gần ba cây số. Mỗi sáng sinh viên sĩ quan Không-quân thức dậy rất sớm 4:00 lo làm vệ sinh cá nhân. Chuẩn bị thức ăn sáng. Thường là bánh Sandwich kẹp thịt hay trứng gà, (gói lại để ăn sáng và trưa). Một chai sữa hay chocolate. Trong chỗ bay có toàn cà phê Maxwell chua lè. Vậy mà cứ mươi phút, khoá sinh thấy mấy ông thầy Mỹ vào lấy cà phê uống lia lịa, họ uống hết một ly cối.
Ðộ 4:30' xe Bus đậu tại Barrack. Xe chờ đúng một phút. Một phút thôi. Họ giật chuông để khoá sinh chạy lại. Các khóa sinh phải có mặt ở dưới sân chờ đợi xe bus trước. Nếu ai bị trễ vài ba phút, (vâng, chỉ trể quá lắm là bốn năm phút thôi, thì xe bus chẳng chờ đợi ai, mình phải ?vắt giò lên cổ? chạy bộ từ nhà đến trường bay. Xa khá xa, và mệt đứt hơi. Mệt bở hơi tai đấy. Mới hy vọng kịp giờ. Vì sẽ chậm mất vài chục phút sau mới có một chuyến xe bus khác.
Thấm thoát khoá sinh sinh viên sĩ quan Không-quân đã học bay được ba tháng rồi.
(*)Học về giai đoạn pre-solo (tiền đơn phi). Trừ phi vụ làm lễ ra mắt (baptême de l?air), khóa sinh sẽ bay 10 phi vụ thực tập các động tác bay căn bản. Sử dụng bộ phận điều chỉnh phi cơ bay bình phi. Phương thức làm vòng đáp và kỹ thuật đáp, đồng thời học cách đối phó với các trường hợp khẩn cấp, luôn luôn phải giữ sự bình tĩnh và an toàn của một phi công (good airmanship and safety). - Phi vụ 12 (safe-for-solo check flight) khóa sinh sẽ bay với một thầy khác, nhiều kinh nghiệm trong nghề huấn luyện, để khảo hạch. Nếu check pilot ra dấu ?thumbs up?, thì phi vụ 13 là phi vụ đơn phi đầu tiên ?first solỏ. (* do PHKC).
Sau đó sinh viên sĩ quan Không-quân học bay solo nhiều lần:
- Bay đủ kiễu. Ðủ cách.
- Bay bình thường.
- Bay đêm.
- Bay không hành (bay từ thành phố nầy, đến ba bốn thành phố khác. - Trong một vòng tròn).
- Bay hợp đoàn hai chiếc.
- Bốn chiếc.
Ðợt 14.-
Các anh khoá sinh sĩ quan Không-quân học loại phi cơ ?Beechcraft? T 34 mentor ? (là loại phi cơ biến thể từ Beechcraft model 35 bonanza). T 34 là loại phi cơ huấn luyện cánh quạt có chiều dài 28ft 8 1/2 in (8,75m). Sải cánh 33ft 3 7/8 in (10,16m). Chiều cao phi cơ 8ft 7 in (2,92m). Trọng lượng cần thiết khi cất cánh 4,300lb (1,950kg). [(T 34 C ? 1 huấn luyện vũ khí thì 5,500lb ? (2,491kg)]. Tốc độ bình thường của phi cơ T 34 mentor 214 knot (396km/h; 246mph ở cao độ 17,000ft (5,180m). Ðường bay 708 hải lý (1311km, 814mi) ở vận tốc 180knot (333km/h; 207mph.
Kế tiếp sinh viên sĩ quan Không-quân chuyển sang tu nghiệp loại: T-28A của USAF.
- T- 28B, - T-28C có hai chỗ ngồi. Một cánh quạt, nhưng động cơ mạnh hơn, to hơn chiếc T- 34 nhiều. Ðây là loại máy T- 28 A, B, C, và D. - T-28B, - C, D của US Navy. T 28 B Trojan có chiều dài 33ft 0 in, (10,06m). Sải cánh 40ft 1 in (12,22m). Chiều cao phi cơ 12ft 8 in (3,86m). Vận tốc khi phi cơ bay lên cao là 4,000fpm (20,3m/s). Tốc độ 343 mph (552km/h). Trọng lượng tối đa của phi cơ khi cất cánh là 8,500lb. T 28B là loại phi cơ quân sự có động cơ 1 x wright R 1820 ? 86 cyclone kiểu piston. Loại sau cùng, có cái "móc" đằng sau đuôi, để đáp xuống Hàng-không Mẫu-hạm. Tên gọi là Trojan. Loại nầy bay nhanh hơn loại nhỏ. Lại khó điều khiển. Nếu học xong những giai đoạn rất cần thiết và căn bản nầy, thì sinh viên sĩ quan Không-quân có thể trở thành phi công loại: T 28 và T-34B Mentor của US NAVY rồi.
Có lần Hành gởi về quê nhà xa xôi bài thơ chia buồn cùng người thân (khi biết bạn đã lâm nạn):
Anh áo lính oai hùng trong chiến trận
Sóng bạc đầu, cánh thép gió đằng vân
Anh hiên ngang dày dạn áo phong trần
Bốn vùng chiến thuật vì dân vì nước.
Thề quyết giữ giang sơn này gấm vóc
Chí mài gươm dưới nguyệt quyện phong ba
Ðem an vui hạnh phúc tới muôn nhà
Mưu cuộc sống an hòa tình thương mến.
Anh đã ra đi một chiều vĩnh viễn
Người xa người giòng lệ tiễn chân mây
Xong cuộc đời, anh về với cỏ cây
Còn để lại áo bay trong tình sử.
Cuối bài thơ tôi nhớ về quá khứ
Chuyện tình buồn hai đứa phải chia tay
Anh nghỉ yên nơi nấm mộ cỏ này
Dân đất Việt nối vòng tay trỗi dậy... (*)
Tình Hoài Hương
(*) thơ Tình Hoài Hương
Kính mời quý độc giả xem tiếp chương sau.
Trân trọng
Sau thế chiến thứ hai kinh tế Nhật Bản phục hồi và phát triển nhanh chóng trở thành cường quốc số 1 Á Châu. Dân tộc Nhật đã làm thế giới phải kính phục. H Hơn 40 năm ở Ðức chúng tôi đã có cơ hội đi nhiều quốc gia nhưng cuối tháng tư vừa qua chúng tôi mới có dịp đến SEOUL- TOKYO ? KYOTO ? OSAKA. Hoa Anh Ðào không còn nở rộ như những tuần trước ở Seoul. Từ Seoul đến Narita International Airport đường hàng không dài 1275 km, máy bay đáp xuống đường băng chính từ đó chạy vào bãi đậu với tốc độ 25 km/giờ phải mất hơn 20 phút, phi trường rộng mênh mông ánh đèn sáng rực. Thủ tục nhập cảnh rất nhanh vì nhiều cửa kiểm soát, không cần xếp hàng lâu, Narita cách Tokyo 60 km. Hệ thống tàu điện ngầm (Tokyo Subway) có nhiều tầng, có các bảng chỉ dẫn bằng tiếng Nhật, tiếng Anh. Du khách có thể đi tàu điện nhanh Narita Express từ tầng hầm sân bay Narita, vào trung tâm mất khoảng một tiếng. Du khách nên vào Internet in bản đồ tàu điện ngầm và tìm hiểu trước, tránh đi lạc, do các trạm luôn đông vào giờ cao điểm: (sáng từ 7giờ -9 giờ, buối chiều từ 17 giờ đến 19 giờ). Tiện lợi nhất cần mua Simcard xử dụng Google Maps dễ tìm. Ði tự túc chúng ta có thì giờ xem rỏ từng con đường phố nhỏ hẹp, cái cột, cánh cửa cổ của Chùa, Ðền, rất thỏa mái thưởng thức cùng mây bay gió thoảng, đến nơi nào mình thích không phụ thuộc vào chương trình của người hướng dẫn nếu đi theo đoàn.
Nhập gia tùy tục ở Ðức lái xe bên phải, tay lái ngồi (Volant) bên trái nhưng khi đi thang cuốn thì đi bên phải. Bên Nhật ngồi ở bên phải, lái bên trái đi bộ lề bên trái, du khách có thể mua trước Rail pass cho người lớn: 7 ngày giá 217 ?, 14 ngày 347? đi tất cả các loại tàu điện trên nước Nhật. Phải xếp hàng lên tàu, xe bus?Ðời sống ở Nhật vội vả nhưng không bon chen, người đến trước đứng trước, đến sau phải xếp hàng, dòng người đi phương tiện công cộng rất đông tấp nập. Giờ cao điểm, nhân viên Security phải đẩy người lên xe (như đàn vịt) trước khi đóng cửa, tàu đến và đi rất đúng giờ. Lên tàu tìm chỗ ngồi hơi khó vì qúa đông người, dù có ghế dành cho người già, tàn tật, đàn bà có bầu, trên tàu yên lặng đứng ngồi không ai nói chuyện, người ngồi bấm Smart phone chơi games, hay ngồi ngủ gật. Ðàn ông phần đông mặc veston, giày đen bóng? Tokyo không khí ít bị ô nhiễm vì không có xe gắn máy, nhưng trên tàu người ta dùng cái bịt miệng ?khẩu trang?
tránh bệnh truyền nhiễm qua đường hô hấp vì đông người hay những người khách lạ hôi nách!
Tối đầu tiên chúng tôi đến Tokyo phải xuống trạm Asakusabashi, nhưng chúng tôi xuống sai trạm Asakusa, phải đi bộ tới Hotel đang tìm đường may mắn gặp đôi tình nhân trẻ, hỏi điạ chỉ họ lịch sự vui vẻ bấm Google tìm đường và dẫn chúng tôi tới nơi. Người Nhật trẻ nói tiếng anh lưu loát và rất nhiệt tình giúp đỡ, tuy nhiên chúng ta phải hiểu là lúc đi làm, họ vội vả cho kịp giờ tàu điện không thể đứng để giải thích nên họ im lặng đi như không hiểu là vậy. Cuối tháng tư ban đêm ở Tokyo còn lạnh, thỉnh thoảng trời mưa, Hotel đều có dù cho khách nhưng phải mặc áo cho đủ ấm. Vào Restaurant phải ghi tên ngồi chờ, họ phục vụ khách rất nhanh cô Nhật hỏi các bác muốn ăn món nào? Chúng tôi ngạc nhiên người Nhật sao nói tiếng Việt giọng Bắc hay như vậy? hỏi vài câu mới biết cháu là Yến sinh viên VN du học năm thứ II, làm bồi, tính tiền rất nhanh, ngoài giờ học làm thêm 3 buổi tối để có tiền xài. Yến mời chúng tôi hai ly nước dừa tươi thơm ngon thể hiện tình đồng hương. Ðược biết hơn 60 ngàn sinh viên VN du học Nhật, ngoài ra cũng có một số khách thợ ?xuất khẩu lao động? làm việc nhiều ngành nghề, trời mưa vào mua dù và bier ở cửa hàng Elevent 7 cũng gặp người VN, họ rất bận rộn nên không thể hỏi chuyện, được biết sinh viên có thể làm thêm 1 tuần tiền lương trên 10.000 Yen? (100 Y = 0,77?). Ðời sống ở Nhật rất đắt đỏ, một trái dưa hấu cở 1 vài kilo bán 28?, một trái cam 2?, táo loại ngon 4?? Du khách nên đổi tiền trước vì Tokyo muốn đổi tiền ở Bank phải mang theo Passport đi tìm nhà bank lấy tiến ở ATM phải xếp hàng mất thì giờ. Credit carte nhiều chỗ không nhận. Theo phong tục ở Nhật, họ thường cúi đầu chào khách, trả tiền để trên cái diã và đưa hai tay.
Tokyo là thành phố của điện tử văn minh, Toilette công cộng sạch miễn phí, quán ăn nhỏ, nhiều loại bình dân không đắt mỗi phần ăn khoảng 10?, cơm ở Nhật thơm ngon và dẻo, nhiều quán có người phục vụ, hoặc bỏ tiền vào máy tự động chọn món ăn bấm lấy thẻ nhỏ có số đưa cho người bồi. Nước trà đá, cơm thêm không phải trả tiền. Người Nhật làm việc mỗi ngày 10 tiếng, phòng ở chật hẹp người độc thân thưởng ghé quán ăn cơm tối trước khi về nhà. Nếu vào Restuarnt lớn đẹp thì rất đắt một phần thịt bò Kobe 100 gram để nướng loại trung 100?. với món Edo-mae zushi hay còn được gọi là sushi, lẩu Ishikari nabe rất ngon nhưng cũng khá
đắt, món mì Sanuki udon?Trước quán ăn họ thường quảng cáo các món bằng hình hay đĩa thức ăn bằng nhựa rất đẹp mắt mình có thể xem giá và chọn món ăn.
Tokyo diện tích 622 km² dân số 9.508.776 người, khu đô thị 37.555.000 người, dân số đông nhưng Ðền Chùa ít hơn thành phố cổ Kyoto. Nhưng có rất nhiều trung tâm buôn bán đầy đủ các loại hàng rất đẹp và phẩm chất cao (tuy nhiên cũng có loại made in China) đến Nhật để xem danh lam thắng cảnh thì được, nếu mua sắm quần áo, mỹ phẩm cần phải xem lại!
Tokyo Asakusa Temple Sensoji ??????
Asakusa Kannon hay còn gọi là Senso - ji. ??? Chử "ji" tiếng Nhật có nghĩa là Ðền hay Chùa. Senso-ji là một trong những ngôi chùa cổ kính nhất của Tokyo. Chùa Senso-ji xây từ năm 628 nằm cạnh dòng sông Sumida cổ kính rất thơ mộng và hiền hòa. Ngôi chùa thờ Phật Quan Âm (Bodhisattva Kannon). Tương truyền rằng 2 anh em Hinokuma Hamanari và Hinokuma Takenari là ngư dân khi đánh cá, hết mẻ lưới này đến lưới khác đều nhấc lên được một pho tượng Quan âm cao khoảng 5.5 cm vướng vào lưới của họ. Hai anh em thấy lạ rồi lập miếu và đặt pho tượng thờ. Theo thời gian qua nhiều triều đại chùa được tu sửa xây dựng lớn, trong những năm đầu của Mạc phủ Tokugawa, Tokugawa Ieyasu Chùa Senso-ji như là đền thờ hộ mệnh của gia tộc Tokugawa
Trước khi vào ngôi chùa, du khách phải đi qua cổng Kaminarimon (Thunder Gate), biểu tượng đặc trưng của Asakusa và cả thành phố Tokyo. Cổng của chùa được xây vào năm 942 phía trước có treo một chiếc đèn lồng lớn màu đỏ, cao 4m, chu vi 3,4m nặng đến 670 kg. trên đó có ghi chữ Cổng Sấm bằng mực đen. Phía trên có treo tấm bảng đề 3 chữ: Kim Long Sơn, tức là Núi Rồng Vàng. Hai bên là bức tượng của 2 vị thần Raijin (thần Sấm) và thần Fujin (thần Gió). Qua khỏi cổng Sấm là con đường Nakamise-dori dài khoảng 250 m luôn tấp nập du khách. Ðường lát gạch và dọc 2 bên là những gian hàng cột nhà sơn màu đỏ son bày bán rất nhiều thứ hàng lưu niệm gồm các sản phẩm làm bằng tay (hand-made) thiệp, giấy viết thư, quạt giấy, chuông gió, búp bê kimono, quần áo kimono, yukata, các loại này thì đắt lắm. Nhiều nhất là thức ăn, đặc biệt bán hải sản nướng và những món đặc sản địa phương Asakusa, bánh kẹo, mứt khoai lang, mứt hồng, bắp nướng, chuối chocolatẻ các loại bánh đặc biệt như: Senbei (bánh gạo), Agemanju (bánh đậu đỏ chiên), Ningyo Yaki (Bánh nướng nhân đậu đỏ).
Ði hết con đường mua sắm, sẽ dẫn đến cổng chính thứ hai của đền thờ gọi là cổng Hozomon Treasure Gate ???). Ngay dưới lớp mái vòm phía trên là tấm biển đề chữ Senso-ji. Lồng đèn treo ở cổng Hozomon được ghi chữ Kobunacho, có nghĩa là Làng Thuyền Nhỏ. Phía dưới lồng đèn cũng được chạm khắc hình rồng như lồng đèn ở cổng Sấm. Mặt sau cổng Hozomon có treo chiếc giày rơm của người Nhật ngày xưa, gọi là Waraji. Chiếc giày nặng 500kg này được kết từ 2,500kg rơm do tỉnh Yamagata tặng cho chùa từ năm 1941. Hai bên cổng là hai vị thần bảo vệ Nio của Ðức Phật, trước mặt cửa này là sân chính và chùa Sensoji; phía bên phải là khu lăng mộ Kasakura; bên trái là ngôi chùa tháp năm tầng và điện Dempoin. Khu chính điện là dãy nhà ở hai bên là những nơi để xin xăm, bùa hộ thân. Một lư hương lớn được đặt ngay trước sân chính điện để mọi người thắp nhang cầu nguyện, nghi ngút khói, nhiều người Nhật viếng chùa thường ghé mình vào lư nhang, đưa tay phất lấy khói nhang vào người, còn xoa từ đầu tóc tới tay chân, mục đích là cầu xin phước lộc cho mình. Rút thẻ xin xăm kiểu Nhật, mỗi quẻ là 100 yên, lắc ống để chọn ra một cây xăm cho mình. Sau đó dựa theo ký tự ghi trên cây xăm để lấy giấy diễn giải trong những hộc gỗ cạnh đó. Nếu được một quẻ tốt thì bạn đem theo mình về. Nếu chẳng may rút phải quẻ xấu thì thắt nút, treo quẻ đó trên những kệ gỗ dựng bên cạnh xem như là một cách để hóa giải vận xui. Thông thường người ta chỉ xin xăm 1 lần cho cả năm. Ðối với khu vực bùa hộ thân, du khách có thể mua những lá bùa cầu bình an cho mình, người thân tại đó. Mỗi lá bùa có một ý nghĩa khác biệt, bùa cho học tập, cầu duyên, may mắn, lái xe, ?
Vào Chùa phiá trên có treo tấm biển đề chữ Quan Âm Ðường. Ngay lối vào khu chính điện cũng có treo một lồng đèn lớn, trên lồng đèn có ghi chữ Shinbashi, là tên một thành phố thuộc quận Minato, Tokyo. Theo phong tục của người Nhựt trước khi vào chùa cầu nguyện là phải rửa tay. Mọi người cầu nguyện trước Quan Âm Ðường. Du khách còn có thể cầu nguyện bằng cách ném đồng xu vào hộp ước, bao nhiêu tiền không quan trọng, chủ yếu là để tạo tiếng kêu leng keng trước khi khấn nguyện, tôi thấy họ cúi đầu hai lần, vỗ tay hai lần và cúi đầu lần nữa để tỏ lòng biết ơn với các vị thần.
Ngôi chùa bên trái có tháp 5 tầng Gojunoto (???) chiều cao là 53m, trong đó hàng cột đỡ cao 5m, có thờ Busshari (xá lợi của Ðức Phật) và Reihai (bài vị của Ðức Phật)
Cổng Nitenmon (???) - Là cổng phía đông của chùa Senso-ji và Ðiện Quan Âm nhưng thuộc phía tây của đền thờ thần đạo Asakusa Shinto. Trước đây nó được gọi là cổng Yadaijin Mon bởi hình ảnh của 2 vị thầnToyoiwamadonomikoto and Kushiiwamadonomikoto của đền thờ Toshogo. Tuy nhiên tên gọi này đã được đổi thành Niten Mon (Niten có nghĩa là 2 vị thần) bởi vì 2 vị thần trong số 4 vị thần ở nhà trữ kinh Phật của đền Tsurugaoka Hachimangu Shrine ở Kamakura được di chuyển đến và đặt ở đây vào đầu triều đại Minh Trị.
Ngôi đền này là đặc trưng cho sự linh thiêng của thành phố Tokyo. Qua bao nhiêu thế kỷ chùa Sensoji vẫn còn lưu giữ các di tích cổ, mặc dù trải qua thời gian bị thiên tai, chiến tranh qua nhiều lần bị tàn phá, nhưng chùa được tu sửa giữ được vẽ cổ kính và nét đẹp cho đến ngày nay, thu hút du khách đến. Ban đêm những chiếc đèn lồng sáng rực rỡ khắp bên trong ngôi chùa. Vào cửa chùa miễn phí, sân chùa luôn mở cửa nhưng chính điện chỉ mở từ sáng đến 18 giờ tối. Du khách có thể đi tàu điện ngầm tuyến Ginza, hoặc tuyến Asakusa hay JR Tobu đến ga Asakusa. Ngay trước cửa chùa có xe Panda bus đi 1 vòng quanh miễn phí qua những địa điểm quan trọng nhất khu này Asakusa-Tokyo Skytree - công viên hoa đào ở Ueno
Xe kéo bánh lớn cho hai người ngồi rất phổ biến trong khu vực này, người Nhật gọi xe này là Jin-riki-sha (???), tức là xe chạy do người kéo, người phu kéo xe nhỏ con, nhưng kéo xe chạy từ từ, giống như thời Pháp thuộc ở Sàigòn cũng có loại xe nầy. Tháp Tokyo là một địa điểm du lịch nổi tiếng, nơi đây với khung cảnh điện tử lộng lẫy và cũng là niềm tự hào của những người dân Nhật Bản. Tháp có chiều cao hơn 332,6m, tại công viên Shiba, được xây trên nền của một ngôi chùa cổ, cấu trúc bằng thép cao nhất trên thế giới, kinh phí khoảng 2,8 tỉ yên do tập đoàn Takenaka thiết kế và hoàn thành. Hiện nay tháp do hãng truyền hình Nippon Television City Corporation điều hành và quản lý.
Skytree là một tòa tháp truyền hình cao 634 mét. Là tòa tháp cao thứ hai trên thế giới sau tòa nhà Burj Khalifa của Dubai. Có hai sàn quan sát trên Skytree, một ở
độ cao 350 mét và một ở độ cao 450 mét. Nếu thời tiết tốt không bị sương mù có thể nhìn tổng thể Tokyo, phải mua vé xếp hàng chờ đợi khá lâu như ở tháp Eiffel Paris
2. Shibuya ? Khu mua sắm sầm uất ở Tokyo
Xuống ga Shibuya lối ra chúng ta thấy công viên nhỏ có nhiều người, là nơi có tượng đồng con chó Hachiko (???) trên bệ cao quá đầu người. Ðây là tượng tôn vinh con chó trung thành, trở thành biểu tượng của Shibuya. Hachiko là giống chó Akita, sinh năm 1923 tại một trang trại gần thành phố Odate, quận Akita. Người nuôi con chó nhỏ là giáo sư đại học âm nhạc Hidesaburo Ueno sống gần nhà ga Shibuya. mỗi ngày Hachiko chạy theo ông tới nhà ga Shibuya gần nhà để tiễn và đón ông chủ về, năm 1925 ông bị nhồi máu cơ tim qua đời. Hachiko vẫn giữ thói quen 10 năm đến ga chờ chủ từ năm (1925-1935) hàng ngày được người ta thương cho nó thức ăn cho đến khi nó chết. Hình ảnh gây xúc động và đáng ngưỡng mộ đó của Hachiko được đăng lên báo với tiêu đề ?Chú chó trung thành Hachikỏ và câu chuyện của Hachiko được tiếp tục lưu truyền thu hút sự đồng cảm của nhiều người không chỉ riêng ở Nhật Bản mà còn các nước trên thế giới và được chuyển thành phim.
1987: Hachiko Monogatari (?????) (Japan; Regie Seijiro Koyama)
2009: Hachiko ? Eine wunderbare Freundschaft (Hachi: A Dog?s Tale) (USA, Regie: Lasse Hallström; Hauptdarsteller: Richard Gere)
Shibuya là địa điểm vui chơi dành cho giới trẻ nổi tiếng nhất tại Tokyo, là trung tâm thời trang, văn hóa, ăn uống, cafe là nơi sinh hoạt không bao giờ tắt ánh sáng đèn điện rực rỡ, trong các bộ phim, chương trình truyền hình và các video âm nhạc luôn có hình ảnh của Shibuya. Có thể nói đây là địa điểm nổi tiếng tại Tokyo. ra đời trong những năm 1970 nơi đây trở thành trung tâm nhộn nhịp của giới trẻ Shibuya, có nhiều cửa hàng thời trang như: Shibuya PARCO, Cocoti, Shibuya Hikarie hơn 200 cửa hàng, gallery và workshop với nhiều rạp chiếu film và live house như Clubasia, Bunkamura. Shibuya còn là khu phố nghệ thuật chứ không chỉ là mua sắm
Ðền Meiji Jingu ????
Ðền Meiji ở gần các ga Harajuku, Shibuya và Yogogi, Meiji-Jingu là một ngôi đền thờ Minh Trị Thiên Hòang (???? Meiji-tenno) là vị Thiên Hoàng thứ 122 của Nhật trị vì từ ngày 03.12. 1867 tới khi qua đời 30.7.1912. Là người đầu tiên canh tân nước Nhật hiện đại và có công lao to lớn trong việc cải cách nước Nhật. Ðể tưởng nhớ công ơn của ông, người dân quyên góp được 100.000 cây trên khắp nước Nhật và từ nước ngoài để lập nên một khu rừng và đến năm 1920 dựng lên ngôi đền để thờ Thiên Hoàng và Thái Hậu Shoken-kotaigo. Jingu là ngôi đền là nơi thờ phụng tổ tiên của Thiên Hoàng? Chúng ta đến đây sẽ cảm nhận được không gian thanh bình. Ðền nằm ở giữa rừng, có một không khí yên tĩnh riêng biệt giữa lòng Tokyo hiện đại. Khuôn viên ngôi đền nằm trên 700.000m2 rừng nên ngôi đền luôn rợp mát cây xanh. Ðền được chia thành 2 khu vực chính đó là khu vườn bên trong (Innner Garden) với những đền nhỏ và khu vườn bên ngoài (Outer Garden), Khi đến khu vườn bên ngoài, du khách sẽ thấy cảnh cổng Torii(??) làm từ gỗ bách, cao lớn hai người ôm không hết. Trên đường vào đền Meiji Singu, bên trái là những thùng rượu Sake được người dân từ khắp nước Nhật quyên tặng và bên phải những thùng rượu vang. Ðiều này cho thấy tư tưởng cởi mở của vua Minh Trị đối với nền văn minh phương Tây.
Ðến đây du khách sẽ hiểu hơn về văn hóa, truyền thống và đời sống tâm linh Thần Ðạo của Nhật. Trước khi vào Ðền hay Chùa du khách tới cái giếng gần cổng chùa có những cái gáo bằng tre múc rửa tay phải rồi đến tay trái và cuối cùng là đổ một chút nước vào lòng bàn tay phải để rửa miệng, rồi rửa lại tay trái, cuối cùng rửa sạch cái gáo để lại chỗ cũ. Không được dùng miệng uống nước từ vòi, hay từ cái gáo tre. Chúng tôi đến sân Ðền thì thấy đám cưới ở đây theo đạo Shinto (Thần đạo) là một phong tục lâu đời của người Nhật. Cô dâu mặc bộ kimono
màu trắng và trùm đầu, chú rể mặc áo choàng màu đen trang trọng. Thầy tế của Thần đạo đi đầu. Cô dâu và chú rể cùng đi bộ với nhau dưới lọng màu đỏ. Người thân trong gia đình, bạn bè và khách đi phía sau từ trong ra không có bưng lễ vật?
Trong Ðền du khách có thể mua bùa bình an và bùa hộ mệnh hoặc viết những điều ước của mình trên tấm thẻ cầu nguyện bỏ vào thùng cầu xin hay treo lên. Nhật văn minh nhờ các bậc lãnh đạo tài ba lỗi lạc, dân trí cao. Chúng tôi cầu xin Thiên Hoàng linh thiêng, ngài giúp cho Việt Nam từ bỏ chủ nghiã CS để dân tộc VN có tự do, dân chủ và nhân quyền được tôn trọng, dân trí được khai phóng, có một vị minh quân như Thiên Hoàng để canh tân nước Việt chúng tôi được giàu mạnh, phát triển là một ước mơ chung của dân tộc Việt Nam.
Hoàng cung Nhật Bản.
Từ nhà ga trung tâm Tokyo, đi bộ trên con đường lớn chừng một đoạn, bạn sẽ thấy thấp thoáng phía xa là tòa lâu đài cổ màu trắng nguy nga với mái ngói cong, bao bọc bởi những cây tùng, bách, bức tường thành bằng đá và những hồ nước. Khu vực Hoàng cung ngày nay cũng chính là Cung điện Edo được xây dựng từ năm 1603, là nơi Hoàng gia Nhật Bản đang cư trú và làm việc, Chúng ta đứng ngoài xa chụp hình mà thôi. Nơi đây còn có những thảm cỏ rộng lớn, được bao quanh là những hồ nước tạo nên không gian mát mẽ, giữa cảnh quan thiên nhiên một địa điểm dừng chân thú vị khi đến Tokyo.
Akihabara Khu phố Ðiện tử
Từ Asakusabashi đi bộ dọc theo đường tàu điện chạy trên cao thì tới Akihabara là khu phố điện tử hàng đầu thế giới, ban đêm đường phố tấp nập người đi, các cô gái trẻ mặc trang phục giống như những con búp bê xinh đẹp, phát những tờ quảng cáo, hay rao bán hàng phong phú, nhộn nhịp và những điểm độc đáo chỉ có ở Akihabara. Sau chiến tranh khu Akihabara khởi đầu bán các linh kiện Radio. Sau đó, bắt đầu xuất hiện các linh kiện điện tử như Capacitor, IC, các dụng cụ, thiết bị đo, ốc vít liên quan đến đồ dùng diện, và cuối cùng là subculture goods như Amime, các đồ điện gia dụng... Ở giai đoạn phát triển kinh tế cao độ, những cửa hàng chuyên bán CD, Record, Gameshop phát triển rầm rộ, hơn nữa còn xuất hiện nhiều Hobby Shop và Anime Shop hình thành khu Akihabara như ngày hôm nay. Nhiều cửa hàng bán sản phẩm, linh kiện máy vi tính, điện thoại, máy tính bảng với giá rẻ, có nhiều khách du lịch đến đây mua các sản phẩm điện tử về làm quà.
Akihabara còn là nơi tập trung nhiều Otaku game, Manga. Những của hàng dành cho Anime/Game Mania tập trung rất nhiều nên tại đây có bán tất cả những sản phẩm dành cho Otaku như Game Soft, DVD, Manga, Doujinshỉ Ở khu trung tâm có hơn 20 quán cafe nối tiếp nhau với nhiều phong cách khác nhau, chúng ta sẽ tìm được một quán phù hợp với sở thích của mình
Công viên Shinjuku Gyoen
Công viên đẹp nhất, Shinjuku Gyoen được người dân thành phố và khách du lịch yêu thích. Diện tích khoảng 58.3 ha, công viên Shinjuku Gyoen đặc biệt có 1000 cây đào, vào mùa xuân những bông hoa biến công viên Shinjuku Gyoen thành một vườn cổ tích thơ mộng, yên bình, giúp dân chúng sau giờ làm việc hay du khách có được những phút giây hòa mình với thiên nhiên dễ chịu. Vào trong khu vườn cổ tích này, du khách có thể tới thăm ba khu vực vườn được thiết kế theo những phong cách khách nhau, vườn sang trọng kiểu Pháp, vườn kiểu Anh và vườn truyền thống Nhật Bản với nhiều loài hoa, cây cối được chăm sóc, tỉa cành hài hòa
Phố thời trang Harajuku
Harajuku nằm xung quanh khu vực ga Harajuku giữa Shinjuku và Shibuya của Tokyo, là trung tâm văn hóa thiếu niên Nhật Bản phố thời trang này thường xuyên cập nhật những thời trang mới nhất với rất nhiều mẫu mã tha hồ chọn. Khu nầy còn có những quán nhậu trong con hẻm, các dãy bàn dài, nhỏ đều đông khách đang nhậu các món lẩu, rượu Sake bốc mùi thơm, tiếng nhạc êm dịu không ồn àỏ
Trung tâm Ginza ??
Nổi tiếng như một khu vực thương mại và giải trí lớn của Tokyo các nhà hàng, rạp chiếu phim, cửa hàng bách hóa, cửa hàng giới thiệu, trưng bày nghệ thuật, câu lạc bộ đêm và khách sạn. giá cả ở Ginza đắt gấp nhiều lần so với các khu vực du lịch khác. Ginza là một trong những quận đầu tiên của Tokyo, năm 1612 thành lập trong khu vực (Silbermünzstätte), từ đó cái tên bắt nguồn Ginza (Gin, bạc và Za, nơi cổ phiếu). hay "silver mint" cũng có ý nghiã khác "bạc hà bạc" trong tiếng Nhật. Ginza bị cháy năm 1872, khu vực này được xây dựng lại hoàn toàn mới bởi kiến trúc sư người Anh Josiah Conder và kỹ sư Thomas J. Waters. Họ mở rộng con đường từ 12,6 mét đến 27 mét và xây dựng một hàng dài các tòa nhà gạch hai tầng với ban công bên ngoài dọc theo vỉa hè rộng trên có đèn lồng đứng. Theo mô hình của Paris và London, lối đi dạo đầu tiên được tạo ra ở Nhật Bản. Sau những khó khăn ban đầu, đặc biệt là do giá cao của các tòa nhà mới, người dân Tokyo sớm cảm thấy thoải mái trong phần mới của thành phố, và những con đường phát triển hơn có các khu giải trí. Vào đầu thế kỷ XX, Asakusa là khu giải trí nổi tiếng nhất ở Tokyo, nhưng chỉ trong thời kỳ hậu chiến thì Ginza phát triển phồn thịnh nhất. Một mét vuông đất trong trung tâm giá hàng triệu đô la, khiến nó trở thành một trong những bất động sản đắt đỏ nhất ở Nhật Bản. Khu phố nầy cuối tuần cấm xe auto vào.
Các cửa hàng bách hóa nổi tiếng bao gồm: Mitsukoshi, Matsuya, Matsuzakaya. Tokyu Plaza Ginza, Ginza Six, Tokyu Plaza Ginza, Marronnier Gate, UniqlỏCác sản phẩm cao cấp sang trọng, đồ trang sức, sứ và túi xách có thể được tìm thấy tại Wako. Các Seibu cung cấp thêm vào cửa hàng thực phẩm và thương hiệu quần áo lớn, trò chơi video và các nhà sách. Ngọc trai và đồ trang sức có thể được tìm thấy trong ngọc trai Mikimoto. Các cửa hàng thời trang bao gồm Tháp Ginza Armani, Cửa hàng Flag Abercrombie & Fitch, Tòa nhà Louis Vuitton và Tòa nhà Gucci.
rong House of Shiseido. Cửa hàng Zara lớn nhất trên thế giới cũng nằm ở Ginza, cũng như một cửa hàng thủ công và lưu niệm, Takumi và cửa hàng văn phòng phẩm Ito-ya.
Tokyo Stock Exchange, Inc.??????????? hay TSE
Nơi giao dịch thị trường chứng khoán Tokyo, được hình thành cùng thời điểm với Sở giao dịch chứng khoán Osaka vào cuối năm 1878. Những năm 1943-1945, Sở giao dịch này bị đóng cửa do ảnh hưởng của chiến tranh thế giới thứ II. Năm 1948, Luật chứng khoán và giao dịch chứng khoán được ban hành và Sở giao dịch chứng khoán Tokyo được mở cửa hoạt động trở lại năm 1949 là trung tâm lớn thứ hai thế giới tính về lượng tiền tệ, chỉ xếp sau sở giao dịch chứng khoán New York. Hiện tại sở giao dịch này niêm yết 2271 công ty nội địa và 31 công ty nước ngoài với tổng khối lượng vốn hóa thị trường hơn 4000 tỷ USD. Các chỉ số ghi nhận sự biến đổi của TSE là chỉ số Nikkei 225 của các công ty được chọn lọc bởi báo Nihon Keizai Shimbun.
Diện tích nước Nhật bao gồm các quần đảo là 382.871 km² dân số 126.045.000
Hay có nạn động đất, nhưng các đường tàu điện ngẩm nhiều tầng, cũng như đường tàu trên cao dưới là cửa hàng buôn bán không nghe tiếng động, kỷ thuật xây an toàn, những khu chung cư cao tầng sạch sẽ, đường phố rộng rãi trước các cửa hàng là những bản quảng cáo đa dạng màu sắc của ánh đền màu. Hotel phòng rộng, đầy đủ tiện nghi đẹp, chúng tôi thích nhất là Toilette có hệ thống bấm nút để rửa không cần giấy vệ sinh. Bồn tắm (1) có màn hình nhỏ để nghe nhạc hay xem tin tức, dầu tắm, dầu gội đầu và kem đều của Shiseido để khách dùng. Tivi và đèn phòng xử dụng chung một cái remote Control.
Tokyo có thể nói là thành phố văn minh đứng bậc nhất, nhì thế giới, nhưng đời sống vội vã như New York. Nhiều bà già trên 70 tuổi vẫn còn đi làm, hút bụi, lau chùi tại các nhà ga qúa vất vã. Chúng ta đi du lịch có nhiều thú vị nhưng nếu nhận Tokyo làm nơi sinh sống thì không. Chúng tôi ở Kyoto một tuần như một thoáng mưa bay, hoa anh đào nở đẹp ở mùa xuân, mùa thu có lá vàng bay, mùa hè trời rất nóng? Bài bút ký du lịch chưa đầy đủ, mong bạn đọc đến Nhật góp ý thêm cho phong phú. Giả từ Tokyo chúng tôi đến Kyoto thành phố cổ, buổi sáng trời mưa mây mù không thể đến núi Fuji ở phía Tây Nam Tokyo.
1/Bồn tắm, tiếng Nhật là furo (??), gọi theo cách trang trọng thì là Ofuro (???), dùng để chỉ bồn tắm trong mỗi gia đình ở Nhật, tắm ở ngoài cho sạch vào bồn để ngâm, văn hóa tắm bồn là phong tục tồn tại từ rất lâu đời của người Nhật, vậy nên trong tiếng Nhật từ ?đi tắm? có nghĩa là ?Ofuro ni hairủ (?????? ? vào bồn tắm ngâm người làm ấm cơ thể xoá tan mệt mỏi giúp tinh thần thư thái)
Thay lời giới thiệu. TỪ CHÂN TRỜI ÐẾN ÐỈNH TRỜI
Phạm Hồng Ân
Tôi quen nhà thơ Sông Cửu năm 1997. lúc nữ sĩ Diễm Châu và họa sĩ Vi Vi ra mắt tập thơ VƯỜN THƠ HỘI NGỘ cho 31 thi hữu ở San Diego. Quen, vì tôi và Sông Cửu nằm trong 31 tay than mây khóc gió đó. Quen, cũng vì xã giao, lâu lâu gọi nhau cà phê cà pháo cho đỡ quạnh hiu nơi xứ người thôi. Nhưng, khi quyển VƯỜN THƠ HỘI NGỘ được trao tận tay mỗi người, tình cờ bài thơ ÐẤT của Sông Cửu đập vào tâm thức tôi. Rồi, tự nhiên... những năm tháng gông cùm trong tù hiện ra, những năm tháng lao lung khi mãn tù trồi về. Ôi, ÐẤT, và ÐẤT, và và ÐẤT...Ðất với chiếc vá cùn. Với lưỡi dao trụi, Với cây cuốc cuốn mép. Với gốc bằng lăng hai vòng ôm. Với cơn lũ điên cuồng. Với hàng ngàn đêm tối tăm nằm ngủ bên phân người, trên thân chuột, thân vòi, thân ểnh ương, bò cạp...Chưa bao giờ ÐẤT gắn bó với cuộc sống chúng tôi mật thiết như vậy. Mật thiết đến độ muốn lấp vùi xác thân, muốn ôm trọn thân thế chôn sâu xuống ba tấc đất. Nhưng (lại nhưng nữa), ngôn ngữ Sông Cửu đã hồi sinh thế sự, đã giải nạn âm binh, đã hóa thành thơ, biến ÐẤT thành HOA,thành MÔI, thành NỤ SON người con gái. Và chỗ nào có con gái, chỗ đó có TÌNH YÊU, có HY VỌNG, có màu xanh của HẠNH PHÚC.
Quen từ thuở ấy đất ơi
Biết nhau từ giọt mồ hôi ban đầu
Oằn vai vác đá qua cầu
Trợt chân vấp ngã gối đầu bùn non
Em nhìn môi mỉm nụ son...
(trích bài thơ ÐẤT trong trại tù của Sông Cửu)
Tôi thích thơ Sông Cửu vì ngôn ngữ của ông thấp thoáng có bóng dáng của màu xanh hạnh phúc. Ông yêu thế gian và yêu cả nỗi khổ của nhân gian. Từ HẠT NẮNG long lanh tình
thương mà ông ra mắt cách đây chưa đầy một năm. Hôm nay, ông lại gởi đến tôi tập CHÂN TRỜI cũng tràn ngập yêu thương, cũng đầy màu xanh hy vọng của TRỜI, của ÐẤT.
Trong buổi cà phê ở Starbuck khu Fairmount, tôi có gợi ý cho ông nói về CHÂN TRỜI. Tôi đã bộc bạch nỗi riêng khi cho câu thơ thời trước của ông thi sĩ Tàu (quên tên) nào đó là vô lý. Ông thi sĩ Tàu đã viết, đại ý nói, chân trời góc biển còn có thể đi tới, duy chỉ tương tư là vô bến bờ. Dưới mắt thường, chân trời là nơi tiếp giáp giữa TRỜI và ÐẤT. Nhưng thực tế, đó chỉ là ảnh ảo. Giữa TRỜI và ÐẤT luôn luôn có khoảng không cách ngăn, con người làm sao có thể đi tới được? Tôi biết nhà thơ Sông Cửu không dại gì nói đến cái chân trời ảnh ảo này. Ông đã ở tuổi tri-thiên-mệnh. Ông đã đi khắp đất. Ông đã sống với đất. Lao lung, gian truân, công hầu, đày ải, hạnh phúc, khổ đaụ..với nó trong thân phận làm người. Nói theo kiểu triết một chút, ông hiểu nó một cách cặn kẻ. Hiểu thấu từng thớ thịt, từng mỗi rung động thần bí của đất.
Vị trí của ông giờ là điểm đứng chân trời - nơi tận cùng của đất. Từ đây đến đỉnh Trời không xa. Chỉ cần bàn tay cứu vớt của Thượng Ðế. Chỉ cần sự phán xét cuối cùng. Con người sẽ phục sinh. Và đỉnh Trời là cõi sống đời đời. Nhà thơ Sông Cửu, hiện tại, đang dạo bước giang hồ ở giữa đường chân trời.
Cuộc hành trình của ông (với tôi, với các bạn khác nửạ..) sẽ đi tới đỉnh Trời. Chúng tôi đang hướng về một tương lai.
Hướng về sự sống đời đời. Những ô nhục hay vinh quang. Những đau khổ hay hạnh phúc. Những nghèo đói hay sang
giàụ..chỉ là phù du, thuộc quá khứ trần thế. Hãy mạnh dạn vứt bỏ chúng đi như dứt bỏ tội lỗi, dứt bỏ nghiệp dữ. Thi tập CHÂN TRỜI của nhà thơ Sông Cửu, là bóng dáng và chiều sâu của ý tưởng nêu trên. Tôi hy vọng như vậy!
Một người bạn gái vui mừng báo tin được sắp sang Mỹ không phải theo diện HO hay theo diện đoàn tụ gia đình mà lập gia đình với người Việt ở Mỹ. Thoạt tiên tôi cũng lây cái hạnh phúc của bạn, hy vọng tìm đúng con đường thoát khỏi nghèo túng, một tương lai tốt đẹp hơn, giúp đỡ rỡ mặt gia đình.
Nhưng rồi trong thâm tâm, thành thật mà nói, dựa qua bao kinh nghiệm sống một phần tư thế kỷ ở nước ngoài, bao câu hỏi được đưa ra thật đa dạng khó khăn và nhiều vấn đề không giải đáp. Chị lại xin ý kiến nhưng chị đã quyết định rồi thì bàn ra bàn vô còn có ích lợi gì ? Vả lại, hoàn cảnh khác nhau, xứ định cư không giống nhau, lời khuyên bây giờ chẳng giúp ích chị nhiều hay chỉ như ?nước đổ lá môn?.
Nhớ lại trước kia, sinh viên du học tự túc thường là con nhà giàu có, học sinh xuất sắc tuyển chọn được học bổng quốc gia, quân nhân công chức đi quan sát tu nghiệp nước ngoài nên thường được người bản xứ trọng nể. Sau 75 ai cũng được xem là dân tị nạn cần giúp. Những quốc gia rộng lớn giàu có và nhất là có liên quan trực tiếp với chiến tranh Việt nam, những nước đồng minh của Việt nam Cộng hòa thì có dự trù phương án đặc biệt giúp đỡ người tị nạn, các nước nhỏ ít tài nguyên cũng không quá thờ ơ trong việc nhân đạo nầy. Tuy nhiên, cái nhìn của các nước ngoài càng ngày càng thay đổi vì tình hình chính trị và kinh tế thế giới.
Khí hậu của Âu Mỹ càng ở lâu càng thấm thía tính thong dong của dân Việt ta. Ở đây, mỗi mùa mỗi loại y phục cần thiết thích nghi. Phương tiện di chuyển như ô tô cũng điều hòa không khí mùa hè, mùa lạnh có máy sưởi ấm. Nhà cửa tất nhiên phải trang bị cho thời tiết nầy. Do đó tổn phí nhu cầu đó cần được dự trù và điều nghiên luôn. Không trả tiền điện nước ga điện thoại quá thời hạn qui định thì bị cúp ngay. Người ta thường kháo nhau là điện ga cúp thì không chết đói thì cũng bị chết teo.
Có dịp sang một lần ở các nước của lục địa già cổ Âu châu chẳng hạn, bạn sẽ nghiệm ra câu « Ðông Tây khó gặp nhau » không phải hoàn toàn vô lý nhất là đối với những người lớn tuổi mà cuộc đời đã hằn sâu phong tục truyền thống, kinh nghiệm và kỷ niệm hơn phân nữa cuộc đời. Nhìn chung từ hình thể, cách sống suy tư, đến cách làm việc, tất cả như đều khác nhau. Không dễ gì trong một vài tuần vài tháng cả vài năm mà quên cái quá khứ của mình được, chỉ cố gắng thực hiện « nhập gia tùy tục, nhập giang tùy khúc » vì tương lai con em.
Hơn thế nữa, cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu cũng gây bao xáo trộn trong cuộc sống hiện nay. Phải an cư rồi mới lạc nghiệp. Thế mà tiền mướn nhà cũng leo thang và giá cả cũng thừa thắng bay cao. Tiền vay ngân hàng theo lãi xuất di động làm cho người vay nghèo bất thần không kịp trở tay có khi buộc lòng dời chỗ ở hoặc bán nhà đi tìm nơi nào khác sống dễ hơn.
- Chị biết không, nhiều lời khuyên trái ngược nhau lắm, chị tâm sự qua điện thoại. Người thì nhất định là nước ngoài bây giờ dù sao cũng là thiên đàng hạ giới, đại hay tiểu thôi. Bà bạn nầy kể vanh vách tiểu sử của một đứa cháu gái nghèo ?rớt mồng tơỉ sau vài năm lấy chồng Việt kiều ở Mỹ, trời đất ơi giàu lắm, gửi tiền về nhà xây cất cho cha mẹ nhà lầu mấy tầng, đầy đủ tiện nghi hiện đại. Về xứ, nữ trang vòng vàng y phục sang trọng ai cũng trầm trồ ngợi khen. Nghe bán tin bán nghi mình cũng lựa lời hỏi thêm về nếp sinh sống bên ấy
Người ta cho biết rằng nghe đâu ông chồng vượt biên sang đó trên 20 năm, học thêm có bằng cấp cao thạc sĩ tiến sĩ gì lận, giám đốc hảng điện tử ở Thung lũng Xi li côn (Silicon Valley) nổi tiếng nhất của Mỹ đó, giỏi lắm. Chị biết đó chứ, người Việt mình thông minh, chịu gian chịu khó, giỏi đánh Mỹ, Tây, ?gì gì còn thắng thì việc đánh giặc nghèo đâu phải là chuyện mò kim đáy bể, làm giàu chắc dễ như trở bàn tay. Con cái lớn lên rồi cũng có địa vị ông nầy bà nọ cả, cho nên cô gái nầy may mắn như ? chuột sa hũ nếp?.
- Còn tuổi tác, vợ con ?
- Chuyện đó ăn thua gì, ông nầy lại góa vợ nữa. Thông thường điều kiện ?đầu tiên? là ?tiền đâủ để giải quyết mọi việc, đấy mới là tiên quyết. Người Việt ta lại chẳng bảo :
« Áo dài chẳng nệ quần thưa,
Tám mươi có của cũng vừa mười lăm. » ( ca dao )
Có lần một anh bà con khá lớn tuổi góp ý :?? Tôi cũng biết một gia đình khác cũng có con ở nước ngoài, thực tế hơn cho rằng ở đâu cũng phải làm mới có ăn. Không có nước định cư nào trợ cấp mãi vô điều kiện người tị nạn. Mà nếu chỉ trông cậy vào tiền xã hội, trợ cấp gia đình làm sao có tiền dư được ? Trước kia trong những năm đầu, nhiều người tị nạn cũng hưởng trợ cấp nhưng còn có dịp ở nhà lãnh lương rồi tìm cách làm việc đen nghĩa là không khai, nên tích trữ lâu dài, có tiền. Bây giờ, Nhà nước kiểm tra chặt chẽ hơn, việc qua mặt đó khó áp dụng nữa.
- Cũng có nhiều người muốn giàu nhanh, đốt giai đoạn lao thân vào casino, vé số, lô tô.
Thường chỉ thua cháy túi hơn nhưng còn bám hy vọng, biết đâu « nếu có một ngày » Thần tài gõ cửa. Liều hơn nữa như « điếc không sợ súng » thì nhập vào thế giới bất hợp pháp, buôn lậu, hàng giả, trồng cây cấm như cây canabis ma túy. Bị phanh phui thì bị kết án nặng nề, phất nhanh mà phá sản cũng nhanh. Vậy đừng tin ai nói rằng ra nước ngoài là tự nhiên trở thành giàu liền, nói dóc tổ ».
- Chị thấy không, bao ý kiến trái ngược nhau, người nào cũng có lý, phản ảnh phần nào sự thật, tôi cũng biết thế, nhưng bây giờ đã đâm lao rồi chắc phải theo lao thôi. Ở nhà hoài cứ bán tín bán nghi, chi bằng mình quyết định một lần, sau nầy cũng không phải hối tiếc gì cả, vậy một ăn một thua. Vả lại hiện có một vài cái phao đang nhấp nhấp, cố tính sao cho đúng lúc giật mạnh cái cần câu vì bây giờ « Một con cá lội, mấy người buông câu ». Việt kiều Mỹ cho đến thế kỷ thứ 21 rồi vẫn còn có giá hơn nhiều đám cưới với dân Nam Hàn, Ðài loan, Trung quốc.
- Chị nói đúng thôi. Ở đâu cũng phải làm để sống, nhưng ở các nước giàu có văn minh thì tùy sức và may mắn của mình, hy vọng vươn lên được. Nhìn người Việt tị nạn, ít có gia đình nào mà không phất được đâu, ít nhiều nếu chịu khó làm thôi. Bằng cớ là số tiền ngoại gửi về hàng năm, hoặc số người về thăm quê hương thì cũng thấy người xa quê giỏi dang như thế nào. Chẳng những thế tính hiếu học của người Việt ta cũng phải làm cho người ngoại quốc nể nang.
Chị có dọ hỏi hoàn cảnh gia đình của anh bên ấy không ? Con cái thế nào ?
- Thật ra, theo chị bạn giới thiệu thì thấy không có gì trở ngại cả. Con cái của ông ấy đã lớn hết rồi, có gia đình, có công ăn việc làm khá giả, hai ông bà sống một vợ một chồng từ trước đến nay, bà chẳng may qua đời cũng cả gần mươi năm rồi, nay nghe nói đến mình mà trước kia ông ta cũng có biết nên mới nhờ chị bạn mình dọ hỏi cho ông ta liên lạc. Qua một thời gian điện đàm, ông ấy nhất định xin về cưới rồi bảo lãnh sang Mỹ, vấn đề kinh tế đừng lo.
- Cuộc hôn nhân nầy, theo tôi nghĩ, không phải vì tình, tiếng sét ái tình, mà theo chị kể sơ sơ đầu đuôi gốc ngọn cũng không hẳn là do kinh tế. Vậy lý do sâu xa nào chị quyết định lên xa hoa, từ biệt mẹ già, anh chị em vào tuổi hưởng nhàn nầy ?
- Chị hỏi câu hay quá mà đánh trúng ngay chỗ chấn thương của tôi. Thật sự tôi cũng chẳng bao giờ dám tự hỏi lòng câu đó mà chỉ lo giải đáp vòng vòng vấn đề bên ngoài. Chị biết tôi từ trước đến nay, « Dù ai nói ngã nói nghiêng,
Thì ta cũng vững như kiềng ba chân. » (Ca dao )
Không phải có ý xuất gia đi tu vì tôi quan niệm
« Tu đâu cho bằng tu nhà,
Thờ cha kính mẹ hơn là đi tu ».
Thật ra đã là con người, ai cũng hy vọng có một gia đình riêng, hạnh phúc, tôi cũng vậy thôi. Và để đạt được mộng ước đó, mỗi người đều có phương cách trang bị cho mình dù vẫn nghĩ rằng cuộc đời luôn bị chi phối bởi bao nguyên nhân, hoàn cảnh không biết căn do người ta đổ cho số mệnh, may mắn, kiếp trước,?
Có lẽ mình « số cao » nên độc thân đến ngày nay vậy.
- Tụi mình hiểu nhau quá mà, tụi nầy cứ kháo nhau bà thờ chủ nghĩa độc thân, bà khép kín lòng mình dù bà có nhiều dạm hỏi cưới xin. Vì vậy quyết định của chị thật bất ngờ.
- Phần tôi, đây là một bức phá cuối cùng cuộc đời. Như chị biết, từ trước đến nay, tôi luôn cố sống lương thiện bằng sức của mình giúp người thân trong gia đình để rồi mấy lần bị bạn bè lường gạt đến gần phá sản, bị hăm dọa thưa kiện thiếu điều tù tội. Cái họa nghèo thời điểm nầy đã biến tôi thành một người khác hồi nào tôi không biết được, tôi cũng phải sống và bảo vệ tiếng tăm gia đình nữa, tôi phải cứu mình bằng mọi giá trừ bán thân mình là tốt rồi. Chị cũng đã nghe cảnh đáng thương của bao thiếu nữ lao động xứ người.
Có lần vay tiền ngân hàng làm ăn không gặp thời thua lỗ, cái thiếu nầy chồng chất cái nợ kia, càng cố vùng vẫy thì càng thêm thấm mệt, thôi đành buông tay cho rảnh trí. Tôi e làm khổ không những cho riêng cá nhân mà còn cả gia đình thân quyến mà hối hận hơn là không trả được nợ người đã từng giúp tôi qua truông trong lúc gặp nạn đã hoàn toàn thương tin tôi không một tiếng trách hờn. Ðáng buồn hơn là tôi biết rõ hoàn cảnh khó khăn của họ cũng rất chật vật nuôi con cho đến thành người.
- Lạ thật, chị rất bươn chải, siêng năng, bắt việc nầy sang việc kia, chị lại sống độc thân chị đâu phải có tiền để nuôi ai cũng không cần làm giàu mà chi, tôi không hiểu nổi khi biết chị đã phất lên trở lại được rồi mà bây giờ lại quyết? ra đi ?có đèn có lộng? nữa.
- Nhiều người cũng khuyên bảo người lớn tuổi ở ngoại quốc buồn lắm, con cái đi làm, cháu đi học. Cha mẹ cảm thấy cô đơn hơn có khi còn thấy bơ vơ như bị bỏ rơi vì các con không thường xuyên thăm viếng vì bận rộn hay ở xa nhau quá. Tôi chưa có kinh nghiệm sống như thế đâu mà biết được, chứ tôi thấy nhan nhản các bà về nước người nào cũng sung sức trắng hồng, sang trọng. Họ hàng bà con hãnh diện ra mặt, đúng thôi.
Ðáng chán là những người sợ bà con nghèo xin tiền lẻ mà thích làm việc nào cốt ý như để khoe khoang danh phẩm người từ nước ngoài. Làm việc thiện thì tốt, biết chia xẻ cho người cần người thiếu thật đáng hoan nghênh nhưng ta có câu « của cho không bằng cách cho » mà nhất là thời bây giờ cần phải biết rõ đối tượng cần giúp. Nhiều khi thấy các ông bà kiểu cách, làm bộ làm tịch, chê bai đủ điều đủ loại, thấy ứa gan luôn. Ngược lại ở bên đây, cũng không thiếu gì gia đình có thân nhân ngoại gửi tiền về phủ phê, họ sống phè phỡn làm chơi ăn thật, tiền đẻ ra tiền, thật cũng là cảnh trái tai ngứa mắt quá.
Nhiều ông về một mình, giả thật không ai biết, mà thôi ông nào ông nấy cũng tuyên bố rêu rao giàu có nứt vách, giám đốc hảng nầy nọ, áo quần bảnh bao, đi đâu cũng kè kè chai nước lọc ngán bị ?Tào Tháỏ rượt, buồn cười hơn nữa mười ông chín ông tuyên bố không thôi vợ, vợ bỏ, thì sắp ly dị ly thân, mới vừa góa vợ đang đi tìm người an ủi cho đến hết cuộc đời sung túc sung?sức. Có lẽ vì thế các bà, dù là Hoạn thư đi nữa vẫn ngán để các ông về du lịch một mình ênh nên đi kè bên sát nút e các ông mê tơi nét « duyên dáng » thời mở ngõ lạc vào các động tiên huyền, nâu, thần Bạch mi hay lạc vào ?vườn khế ngọt? mất nhẵn túi tiền và quên cả đường về.
- Thế hệ trẻ nước ngoài về thì thế nào ?
- Thành phần nầy thì có biết chút ít hay không để ý gì về tình hình đất nước đâu. ? Ăn phải chỗ, ở đúng thờỉ để dễ bề hội nhập vào cuộc sống mới, chỉ cố gắng học hầu chiếm được mảnh bằng có địa vị trong xã hội, báo hiếu cha mẹ hãnh diện với đời và hưởng thụ theo khuynh hướng thời đại. Du lịch là cốt yếu theo phong cách sống mới các nước văn minh để mở rộng tầm nhìn kiến thức, hòa đồng thân thiện với mọi dân tộc trên quả đất xanh cần bảo vệ cho loài người chúng mình. Thế thôi.
- Chị nhớ chuyện con sư tử con được sống với bầy dê. Ngày ngày nó cũng gậm cỏ non, uống nước bên giòng suối trong mát, chơi đùa nhảy cỡn kêu be be như các dê nhỏ khác, giống như con em ta sang các nước định cư nói tiếng trôi chảy cư xử như trẻ con bản xứ vậy thôi. Quá khứ của cha mẹ tổ tiên đâu có dịp khơi lại, mà có nhắc đến cũng không thể nào hiểu được vì môi trường sống khác hẳn xa rồi. Ở trường ai đề cập tới đất nước, các em cũng có sinh hoạt riêng bù đầu bù cổ để kịp theo bước văn hóa văn minh hiện đại. Người lớn cũng không dành thì giờ để lo hoàn toàn cho con cái, ai cũng cố làm ra tiền để lo cho gia đình bên nầy bên kia. Rời đất nước, người Việt ta đều có gì để lại và mang theo trong tâm hồn, tình cảm, vật chất, một người thân, một ngôi mộ, một mối tình, một lời thề,?.
Tuy nhiên mặc dầu thanh thiếu niên ngày nay tự do hơn nhưng cũng hiểu rằng muốn hội nhập vào xã hội phải được trang bị bằng tài năng cá nhân và lòng kiên trì quyết vươn lên. Không ỷ lại được như cô nương cậu ấm ngày xưa hay các công tử « con ông bà lớn »ngày nay vung tiền vào các cuộc vui chơi hưởng thụ hay bạch hóa núi « tiền dư » của cha mẹ trùm tư bản đỏ đen. Do đó tất nhiên cán cân lệch một bên, quan niệm về đất nước, tình hình trở nên mơ hồ không quan tâm. Rồi càng ngày mài miệt vào việc hội nhập, vô tình càng ngày càng xa dần văn hóa tập tục nước nhà. Phụ huynh cũng nhận ra điều ấy nên đâu đâu ngày nay cũng cố gắng khuyến khích người trẻ biết cội nguồn.
Còn các con của anh ấy có ý kiến gì không ?
- Mình chỉ biết điều anh ấy kể thôi, tất cả đều có gia đình hết rồi ở riêng, nên cho rằng việc anh ấy lập gia đình trong lúc nầy rất cần thiết và nhất là tìm được người đàng hoàng thì thật là đáng mừng. Chỉ cần mình đồng ý thì anh ấy sẽ về ngay tổ chức đám cưới rồi làm giấy tờ cần thiết để bảo lãnh mình càng sớm càng tốt, chúng mình không còn trẻ gì đâu.
- Còn bên gia đình chị thì thế nào ?
- Tôi quyết định một mình rồi mới cho gia đình hay. Chắc chắn là không ai vui lắm đâu vì đến từng tuổi nầy tôi mới « lên xe hoa » và lần đầu tiên tôi lại đi xa biết ngày nào gặp lại. Hôn nhân là chuyện vui thế mà trở thành việc bất thường vừa lo ngại vừa mừng ngầm cho mọi người thân nhưng chuyện đã xảy ra rồi. Không ai nỡ lòng dập tắt mộng ước hạnh phúc cuối đời của một con người dù sợ e rằng đó có thể là mộng tưởng ảo ảnh ?
Tôi cũng biết hiện giờ chị cũng bó tay không ý kiến, chị có thương tin mình chị cũng chỉ lặng thinh trước cái quyết định bất ngờ bề ngoài có vẻ đầy cân nhắc, nhẫn nại mà chị không cách nào hiểu được. Thôi thì chị chúc cho đứa em gái nhỏ của chị may mắn đi trong cuộc hành trình nầy dung rủi do Bà Nguyệt Ông Tơ ?
Ðúng vậy biết làm gì hơn bây giờ ? Khoảng cách, hai bến bờ, Ðông Tây tuy xa mà gần mà cũng gần mà xa tùy cơ may, số phận nhưng căn bản vẫn do chính mình thôi mà thật ra quyết định thế nào là hợp lý ?
Người xây mộng có thể bị hành quyết bức tử nhưng riêng hồn mộng thì không một ai có thể tước bỏ hủy diệt được và niềm hy vọng có một ngàỷ mãi mãi trường tồn !
. Trích tiểu luận "Phạm Ngọc Thái -
"Con người và thi ca" - Tập sách sắp xuất bản
Trong hình ảnh có thể có: cây, ngoài trời và thiên nhiên
Thơ đời Phạm Ngọc Thái rất sâu sắc nỗi kiếp người. Ở đây, không chỉ nói về sự vất vả, lam lũ kiếm miếng cơm, manh áo của những con người lao động, nó còn phản ảnh cả chủ nghĩa nhân đạo trong đó. Những con người nghèo khổ luôn là tầng lớp phải chịu nhiều sự bất công, bị quyền lực dẫm đạp, chà xéo.
1/. Bài "CÔ QUÉT LÁ ÐÊM HỒ" -
Trước hết, ta hãy nghe tác giả tả hình ảnh trong hai câu đầu:
Một đêm hồ nước đầy sương gió
Người đi không rõ mặt người
Cái bóng người "không nhìn rõ mặt" này, chỉ cả về nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Nghĩa đen, tức là gương mặt họ đã bị nhoà nhoạt đi trong trời đêm sương gió - Nhưng nghĩa bóng, nó phản ảnh họ chính là lớp người, những kiếp đời thấp hèn, sống mà không có... "nhân ảnh" trong xã hội. Con người lao động tầng lớp thấp ấy, vừa lầm lụi gió sương vừa là bọt bèo ở chốn cộng đồng:
Em quét lá lẫn đời, lẫn kiếp
Tiếng chổi mòn kêu xiết vào tim!
Kiếp sống của họ cũng chỉ giống như những chiếc chổi tre, bị kéo mòn vẹt đi trên đường đời. Cái tiếng chổi đời, chổi kiếp ấy... đã trích vào trái tim đau của người thi sĩ. Anh cùng với thiên nhiên ru quanh cô quét lá:
Liễu ru nhè nhẹ quanh bờ vắng
Em thầm thì quét lá, bên tôi!
Tả về nỗi người, cảnh đời mà thơ như mộng:
Em hoá thành thơ rơi lặng lẽ
Trong cõi lòng tôi buồn triền miên
Nhà thơ buồn, đau với những nỗi đời trong xã hội? Khoảng không gian bao trùm lên phố khuya vừa thực, lại vừa ảo. ?thực?: là cảnh trời đất gió sương, lá cây rơi xào xạc, hàng dương liễu hiu hắt bên hồ với một vầng trăng cô đơn:
Trăng như đứa không nhà trôi lạc lõng
Con nai vàng chết bóng thu xưa...
Cái bòng trăng cũng cô độc, bơ vơ như người thi sĩ = còn ?ảỏ: vì câu thơ đã chứa cả linh hồn cùng trái tim người. Không phải cái bóng trăng nó lạc lõng, cô đơn đâu? mà chính là nhà thơ đấy! Anh cảm đồng với thân phận cô quét lá, xót xa với nỗi kiếp người cần lao, để những giọt thơ rơi ra.
Ta hỏi: Tại sao bóng của rừng thu lại vào đây? - Ðấy là cõi mộng của nhà thơ. Vốn là một thi sĩ đa tình, nhìn cảnh phố khuya - Phạm Ngọc Thái ngỡ như mình đang đứng trong bóng rừng thu xưa của cố thi nhân Lưu Trọng Lư: có con nai vàng đang ngơ ngác? Nhưng nếu con nai vàng nó vẫn sống nhởn nhơ, tung tăng nhảy trong rừng thu đẹp như tranh vẽ (thì đó lại là thơ của Lưu Trọng Lư) - Ý thơ sẽ trở nên mâu thuẫn với cảnh đời bọt bèo, lầm lụi của cô quét lá đêm trong chốn dân gian. Bởi thế, con nai vàng phải chết! Mới là thơ Phạm Ngọc Thái.
"Con nai vàng chết bóng thu xưạ.." - Câu thơ mang ý nghĩa tượng trưng. Nó muốn nói rằng: Những con người lao động nghèo khổ, phải kiếm miếng cơm, manh áo, vật vã chốn đời thường - thì đầu óc nào mà mộng mơ đến cảnh con nai vàng đẹp như tranh cổ tích của cố thi nhân!? Cho nên, hình ảnh "con nai vàng chết" đã phản ảnh tới sự mất mát, không chỉ về vật chất mà cả tinh thần của người lao động. Ðây là hai câu thơ hay nhất bài!
Thế rổi, cả hồn vía nhà thơ nhập vào cô quét lá. Anh nhìn theo mãi cái bóng đi xa dần ở phố đêm kia:
Cô quét lá đêm hồ khe khẽ vào khuya...
Cái bóng người quét lá lẩn khuất trong đêm, như thân phận nhân gian lầm lụi hết kiếp này, qua kiếp khác. Thơ giàu tính nhạc và thấm đẫm tình người. Về phương pháp tư duy, ta hãy đem đối chiếu với bài "Ðây thôn Vỹ Dạ" của thi nhân Hàn Mặc Tử - Như một số nhà bình luận có nhận định: âm hưởng trong thơ Phạm Ngọc Thái, ảnh hưởng khá sâu sắc thơ Hàn Mặc Tử. Ðó là lối cảm xúc thơ theo thi pháp "tương ứng cảm quan" của trường phái thơ tượng trưng ở châu Âu đầu thế kỷ XX. Ở trong bài "Ðây thôn Vỹ Dạ", khi Hàn Mặc Tử nói về cái duyên phận hẩm hiu, cách trở giữa thi nhân với nàng Hoàng Cúc bằng hinh ảnh tượng trưng:
Gió theo lối gió, mây đường mây
Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay...
Nghĩa là: Anh theo đường anh, em đường em / Duyên phận đôi ta có thế thôi! - Phân chia, cách biệt như con gió với làn mây ở trên trời. Tâm trạng thì u hoài, buồn nản tựa dòng nước lặng lờ bên những bông hoa bắp phật phờ lay ở bờ sông.
Còn trong bài "Cô quét lá đêm hồ", tác giả dùng hình ảnh cái chổi mòn quét cả đời, cả kiếp... làm tượng trưng nói về thân phận người lao động như đã phân tích trên.
Trong đoạn thơ cuối của bài "Ðây thôn Vỹ Dạ": Hàn Mặc Tử mơ tưởng hình bóng người thương, nhói lên những uẩn khúc trong lòng:
Mơ khách đường xa, khách đường xa
Áo em trắng quá nhìn không ra
Ở đây sương khói mờ nhân ảnh
Ai biết tình ai có đậm đà?
Thì trong bài thơ Phạm Ngọc Thái, ta nhận thấy cái tâm trạng cảm hoài của nhà thơ về cô quét lá, những thân phận mịt mờ, lầm lụi trong chốn dân gian:
Tôi đứng trông em mịt mờ ảnh vọng
Cô quét lá đêm hồ khe khẽ vào khuya...
Còn về cấu tứ - Hai bài thơ đều được chia làm ba khúc, mười hai câu, phong dáng tư duy tương đối giống nhau.
"Cô quét lá đêm hồ" là một bài thơ đời sâu sắc và hay.
2/. "EM BÁN XOÀI" -
Nói về những kiếp đời vất vưởng, lang thang trong chốn nhân quần. Bài thơ vẽ lên một khung cảnh ở thành phố biển Nha Trang, dưới bóng hàng dừa xứ sở. Ðó là những cô gái ?bán xoàỉ nổi trôi, để kiếm sống qua ngày:
Em bán xoài đi đêm trên cát trắng
Bãi biển chập chờn
kiếp đời các cô gái lang thang
Dưới hàng dừa se sẽ gió ru êm
Dẫy cột đèn đứng đêm côi lạnh.
Xót thương cho các thân phận lạc loài ấy, cả đến những chiếc cột đèn đã được nhân cách hóa, linh hồn của chúng cũng hắt hiu trong đêm giá lạnh. Hàng dừa thì se sẽ ru quanh các cô gái, lời ru ngọt ngào của quê hương.
Nghe nói: ngày ấy, nhà thơ trở về sau cuộc chiến tranh. Anh đi ngang qua đây và đã gặp những cô gái bán xoài:
Xoài em chín, đêm tàn canh em đón khách...
Giọt thơ buồn như ngọc sương rơi
Các cô gái đã bị xô đẩy ra bên lề cuộc sống. Dòng thơ như những giọt sương, rơi buồn bã xuống các kiếp đời. Làn điệu êm và tha thiết đến lạ lùng. Tác giả đã khắc họa một thế giới bao quanh, bằng hình ảnh của một biển cả mịt mùng sóng bão. Nó giống như miệng của con thuồng luồng khổng lồ, chỉ muốn nuốt chửng những thân phận nhỏ nhoi, yếu đuối kia:
Biển to lớn - Bóng em nhỏ thẫm
Linh hồn treo ngoài thế giới em đi
Trên những cành dừa hay trong đám mây qua?
Những thân phận vất vưởng không có nơi bám víu, có khác nào kiếp đời bạc bẽo của nàng Kiều đang hiển hiện lên?
Thế giới em đi "vòng thiên la địa võng"
Tóc còn xanh, em bán kiếp đời trôi...
Hình ảnh chúng vật vờ, cát bụi. Những chiếc cột đèn lại được tái hiện đứng hiu hắt trong đêm, ánh đèn mờ mịt tựa các linh hồn đang khắc khoải. Như lời Kinh Thánh đã nói: Ta sinh ra từ cát bụi lại trở về cát bụỉ
Cảm đồng trong cõi nhân gian, nhà thơ cùng với hàng dừa quê hương cất lời ru em, tiếng ru chan chứa tình đời:
Các cô gái đi đêm như các cột đèn
Bóng nuốt lẫn vào bờ cát ấy...
Biển ru ta và ta ru em
Dưới hàng dừa xứ sở gió ngàn năm...
Chủ nghĩa nhân văn của bài thơ, chính là lòng thương người và nỗi đau nơi nhân tình thế thái.
3/. ?LÀM MA EM VỢ? -
Là một bài thơ có tính xã hội học sâu sắc, in lần đầu tiên trong tập "Rung động trái tim", Nxb Thanh niên 2009. đã được nhà văn Ðào Viết Minh binh rất khúc triết. Mấy điều đáng lưu ý:
a- Bài thơ rất giàu bản sắc dân gian. Về tính triết học, nó dựa theo thuyết bản mệnh trong kinh phật. Tôi xin trích hai câu cuói của bài để phân tích:
Hãy đi, yên nhé! Coi hết nợ, (*)
Anh ở vì chưng trả nợ đời
(*) Theo kinh phật: Chỉ có người đã chết mới hết nợ đời! Ý của câu thơ, tác giả muốn vấn an hương hồn em: Em chết, coi như đã trả hết nợ đời đó em! Cầu mong hương hồn em được siêu thoát nơi suối vàng. Nhà văn Ðào Viết Minh đã bình như sau:
" Bài thơ tuy cũng dựa trên một nỗi đời cụ thể, nhưng nó có cấu trúc của một bài thơ tượng trưng. Theo quan điểm về nỗi kiếp đoạn trường nơi bể khổ dân tình của cụ Nguyễn Du, thông qua thân phận nàng Kiều - Nàng Kiều trải qua bao khổ nạn, nhục nhã ê chề. Mấy lần phải đắm tấm thân ngà ngọc của mình trong chốn thanh lâu nhơ nhuốc, đến mức phải tìm cách quyên sinh cho thoát nợ. Nàng đã nhảy xuống sông Tiền Ðường để chết... nhưng rồi lại được Giác Duyên vớt cứu - Nghĩa là, theo thuyết bản mệnh, món nợ kiếp của nàng Kiều chưa hết. Nàng vẫn phải sống để trả nốt nợ đời:
Làm cho sống đọa, thác đầy
Ðoạn trường cho hết kiếp này mới thôi
( Kiều )
Trở lại với bài thơ "Làm ma em vợ" của Phạm Ngọc Thái, với câu:
Hãy đi, yên nhé! Coi hết nợ,
Ý của câu thơ như đã phân tích trên. Còn câu thơ dưới:
Anh ở vì chưng trả nợ đời
Anh còn sống, chẳng qua vì đời chưa hết nợ. Trả hết nợ đời rồi, anh cũng đi thôi! ".
Và nhà bình luận kết luận rằng: "Làm ma em vợ" là tiếng khóc bật ra từ trong nỗi kiếp dân tình.
b- Chìm sâu trong bài thơ, nó mang ý nghĩa phê phán xã hội, vẫn còn nhiều sự bất nhân. Ngay câu mở đầu:
Em kết liễu, tự giải thoát mình khỏi "kiếp"!
"sống" mà phải tìm cách tự kết liễu mình để thoát khỏi cảnh sống, thì không biết có kiếp nạn nào khốn khổ hơn? Suy cho cùng, nó cũng chỉ là một nạn nhân của xã hội mà thôi.
c- Cấu tứ bài thơ súc tích, tình thơ cảm động, sâu sắc nghĩa đời. "Nghĩa tử là nghĩa tận", nhà thơ đã cầu nguyện cho em:
Anh thắp cho em một nén nhang đời
Và lễ tạ: nam-mô-di-phật!
Ở đoạn thứ hai, lời thơ mang âm hưởng như những tiếng khóc tang nơi dân dã:
Người sống đưa chân người chết đây
Ðầu bạc làm ma mái xanh này
Mẹ, cha... queo quắt còn ham thọ
Em nhởn thanh xuân lại vội quay.
Ý tứ đã được gạn lọc để hợp với hoàn cảnh, nông nỗi về cái chết của người em.
Xét về cả nội dung và ngôn ngữ nghệ thuật: "Làm ma em vợ" có chân dung của một bích phẩm thi ca! Cho dù thời thế có biến đổi, lịch sử có thăng trầm... thì tình thơ vẫn có khả năng tồn tại trường cửu cùng năm tháng.
Ta hãy đọc cả đoạn thơ cuối:
Em ơi, chữ "kiếp" trước chữ "người"!
Sống cần cố gắng, chết rồi thôi
Hãy đi, yên nhé! Coi hết nợ,
Anh ở vì chưng trả nợ đời.
Tác giả đã kết hợp cả duy tâm và duy vật biện chứng để phản ảnh quan niệm, màu sắc tín ngưỡng xã hội trong mối quan hệ cuộc sống, cá nhân với cộng đồng. Bài thơ chỉ có ba đoạn, mười hai câu, mà ý nghĩa rất sâu sắc! Nó có thể trở thành một trong những bài khóc tang có giá trị điển hình.
4/. ?NỖI TRĂN TRỞ NGƯỜI ÐI TÌM VÀNG? -
Tác giả đã sáng tác bài thơ này trong những năm tháng ở nước ngoài vào cuối thế kỷ XX. Thi phẩm đã được xuất bản lần đầu tiên trong tập "Có một khoảng trời", Nxb Hà Nội 1990 - Ðể phản ảnh một bối cảnh xã hội, sự bi hài trong cuộc sống, nhiều nơi dân tình rơi vào sự đói nghèo, hoạn nạn. Sau đó bài thơ đã được nhà văn Khánh Hòa bình rất sâu sắc. Trong bài viết này, tôi lược trích bài bình của nhà văn Khánh Hòa, xin giới thiệu cùng bạn đọc.
LỜI BÌNH: Vào những thập kỷ cuối cùng của thế kỷ XX, các đoàn người xuất khẩu lao động ồ ạt đổ ra nước ngoài. Bối cảnh trong nước hỗn độn. Nền kinh tế xã hội sa sút, đời sống dân tình, nhất là nhiều vùng quê rơi vào cảnh nghèo khổ đáng báo động. Thế giới thì đảo loạn. Sang thập niên 90, Xô Viết Nga tan vỡ và hàng loạt các nước XHCN Ðông Âu bị sụp đổ. Sương mù chủ nghĩa bao phủ bầu trời, như ở trong bài Trở Về của tập thơ Người Ðàn Bà Trắng, tác giả đã viết:
Ðông Âu bão giật xiêu Thành Mác
Bốn bể chân trời lạc khói sương...
Những trăn trở riêng chung của tác giả, trước thực cảnh các đám dân dã đi tha phương kiếm sống:
Tôi sống âm thầm
trong một đoàn người hỗn hợp
Rời quê qua bên kia biển sóng
Kẻ tìm vàng - Người vì cảnh nghèo đi
Những lớp người này phần lớn đều thuộc con em các gia đình nghèo khổ, tình cảm quê hương gắn bó rất tha thiết. Song cảnh tượng diễn ra nơi đất khách, quê người thì thật kinh khủng - đến mức đạo lý sống tưởng chừng không còn chỗ để dung thân. Nhiều khi tranh giành, dối lừa nhau làm ăn không kém gì cảnh chợ giời:
Ðạo lý có hoá thừa đành giả dại làm ngơ
Ðứa mách qué lại vân vi dễ sống...
Lòng anh luôn bị dày vò, xa xót:
Hạt muối xót tháng năm và lòng ai đắng?
Tôi nhận chìm tôi vào những lãng quên!
Tiếng thơ từ trong trái tim đau bật ra, mặn đắng hơn cả dòng nước mắt. Ta hãy nghe xem cái giá phải trả của những kẻ đi xuất khẩu lao động đó, như thế nào:
Ai mang bán vàng mười giữa phiên chợ đông (1)
- Câu (1) này: Sử dụng ý thơ của Nguyễn Duy: Còn chút vàng mười mang ra bán nốt/- "vàng mười" ở đây, chính là thứ vàng của lương tâm - Nghèo cực quá, thì đến cả tâm hồn cũng phải mang mà bán cho quỉ sứ! Nền tảng xã hội quá thấp, cá nhân làm sao có thể giữ cho mình trong sạch được? Huống hồ, quan hệ cuộc đời còn có cả gia đình và những người thân. Nếu nhà thơ kia, có lúc còn phải mang cả "một chút vàng mười" còn sót lại trong mình ra phiên chợ người mà bán, thì hẳn cái thứ vàng kiếm được của đám người lao động tha phương, giá đổi chua chát hơn nhiều:
Tôi tìm chắt những bụi vàng như anh lính lê-dương
lọc sàng từng đống rác...(2)
- Câu (2): Phỏng theo tích truyện Bông Hồng Vàng của nhà văn Nga Pau-Tốp-xki - Có người lính lê-dương làm cận vệ cho một viên tướng Pháp. Trong chuyến sang chiến trường Ðông Dương, viên tướng ấy mang theo một cô con gái nhỏ. Trước khi bị tử trận, viên tướng còn kịp dặn lại người lính cận vệ của mình: Hãy mang cô con gái của ông về trao lại cho mẹ nó ở Pa Ri!
Trên đường về Pháp lênh đênh qua đại dương, bé gái ngây thơ cứ thầm ao ước có một Bông Hồng Vàng. ? Bông hồng vàng ? chính là biểu tượng, cho ước mơ hạnh phúc của cuộc đời bé gái. Những tháng năm sau đó, cuộc sống cực khổ đã xô đẩy anh lính trở thành một người quét rác nghèo hèn, sống trong một túp lều xiêu vẹo dưới gầm cầu ngoại ô Pa Ri. Ngày ngày, khi quét qua các cửa hiệu kim hoàn, người quét rác lại chắt vét lấy những nắm cấn rác có dính chút bụi vàng mang về nơi mình ở. Năm này qua năm khác, dần dà anh ta cũng tích được một ít vàng, đủ để nhờ người thợ kim hoàn làm cho cô bé gái một bông hồng vàng nhỏ. Cô bé ấy giờ đã trở thành một thiếu nữ xinh đẹp ở Pa Ri.
Trớ trêu, bông hồng vàng chưa kịp gửi đi cho cô gái, thì người quét rác đã chết trong đói nghèo và tủi nhục. Xác anh nằm trên một manh chiếu mục, đầu vẫn gối lên bông hồng vàng nhỏ, sau đó bị người thợ kim hoàn đến lấy đi mất? không đến được tay cô gái.
Vậy là, thứ vàng mười lương tâm mà nhà thơ kia đã phải mang ra chợ người để bán, cũng như vàng của kẻ quét rác lăn lộn kiếm từ trong rác bẩn cuộc đời, với loại vàng mà đám người lao động làm thuê ở nước ngoài kiếm được:
Dầu kẻ bán - Người tìm vàng có khác
Nhưng giá vàng tính cũng như nhau.
Nó đã phải đổi bằng sự tủi cực và nhục nhã. Ðem cả ba thứ vàng đó đặt lên chiếc bàn giá của lương tri, thì chúng đều phải trả cái giá đổi như nhau mà thôi. Nó phục lại một bối cảnh xã hội đầy mâu thuẫn, đạo lý bị tha hoá. Dung lượng thơ có sức chứa tính thời đại rất lớn. Nỗi đau và tình thương yêu giằng xé trong lòng những con người ấy. Kịch tính biết bao, khi chính họ lại phải sống với nhau thật bi hài:
Giả dại ở đời thường mà khôn lại trong mơ...
Bài thơ tuy là tự sự bản thân, nhưng đã trở thành đại diện cho một lớp dân sinh đông đảo nhất xã hội. Cuối cùng tác giả lý giải về mục đích, mà những nỗi đời trớ trêu ấy đã phải chịu đựng:
Nhưng tôi đã có một thỏi vàng, thứ vàng rất thật
Ðánh một đoá hồng vàng, tôi trao đứa con thơ
Người vợ quê hương mỏi mắt đợi chờ
Một chút nữa với bạn bè thân hữu...
Chỉ với hơn hai mươi câu thơ: Nỗi Trăn Trở Người Ði Tìm Vàng phục lại cả một "một tấn đời"! Bài thơ có ý nghĩa nhân văn sâu sắc và tính điển hình thời đại. Trong một giai đoạn có nhiều biến động phức tạp xẩy ra, cả trong nước và trên thế giới.
BÙI VĂN DONG
Nguyên GV Trường ÐH Quốc gia
NR: 35 phố chợ Gia Lâm, Hà Nội
Xin gioi thieu Chim Viet Canh Nam so 71 / 01-10-2018 :
http://chimvie3.freẹfr/71/index71.htm
Số 71 / 01-07-2018
Quê Hương-Phong tục. Nguyễn Dư :
- Ðinh, đanh đó đây...
. Mai Lý Cang :
- Bến-Tre 'xứ Dừá
. Lai Quang Nam : - BàiChòi Thuận Quảng
1. Làm quen với bộ bàichòi.
2.Thủ pháp Thiết kế một cỗ bài . Bộ BÀI TÂY,Bộ Bài TÀU , Bộ BÀI TAQuê hương
3.BàiChòi cỗ bài di sản nhân loại
. UGNỌVN :
. Thú chơi dân gian Tết Huế
Âm nhạc. Nguyễn Thanh Cảnh (Sáng Tác ):
- Mây Hồng Cuối Hạ (Sáng tác : Nguyễn Thanh Cảnh - Ca sĩ: Quốc Duy)
- Biển Dại (Sáng tác : Nguyễn Thanh Cảnh - Ca sĩ: Cao Huy Thế)
. Vĩnh Phúc :
- Cơn mưa chiều Hà Nội - Sáng tác : Vĩnh Phúc - Ca sĩ: Hữu Quang
- Huế gọi tôi về - Sáng tác : Vĩnh Phúc - Thơ Hồ Thế Hà - Ca sĩ: Minh Huệ
. Thơ Thúy Nga phổ nhạc:
- Ánh trăng (Nhạc: Lê Trung Tín /Hoà âm : Bùi Ðức Thịnh / Ca sĩ: Diệu Hiền)
- Tháng Năm của em (Nhạc: Lê Trung Tín /Hoà âm: Bùi Ðức Thịnh /Ca sĩ: Diệu Hiền)
Thơ. Phương Uy: - Chiều những ngày không em - Khúc vô ngôn tháng tám - Âm vực đêm - Ngày hôm qua
. Trang Y Hạ : - Vết Thương Của Mẹ - Ðường Vô Quế Sơn - Lụa Mã Châu
. Bình Ðịa Mộc : - Chớp mắt - Ai thắng ai ? - Cúp điện - Bài thơ tháng tư - Bàn tay tháng giêng - Em chào anh
. Ðỗ Hoa : - Ba Vì - Vể hội làng nghe hát quan họ
. Hoàng Quý : - Lê Thiên Minh Khoa , Thơ găm kỷ niệm, thơ là cuộc vui
. Hoài Ziang Duy : - Lặng một đời riêng
. Ngưng Thu : - Tình gầy tình hư hao - Dị ca - người đàn bà ngồi trược biển - Lưu trú
Văn ký - Biên khảo. Bùi Thị Như Lan :
- Nắng ngọt
. Tâm Minh Ngô Tằng Giao :
- Lẩm cẩm chuyện Tòa Án
- Lovẻs Philosophy Percy / Triết Lý Tình Yêu (nguyên tác: Bysshe Shelley , 1792-1822))
. Võ Quang Yến :
- Ngưỡng cửa vào thiên đường - Bài 2
- Borobodur, công trình Phật Giáo lớn nhất đảo Java
- Chim Perruche thân lục mỏ dỏ vùng Ile-De-France
- Cầu Hiền Lương chia cắt đôi bờ Bến Hải
- Champa một thuở (sách)
. Phanxipăng :
- Ðọc thơ tình Trần Vàng Sao
- Nồng thơm hải đảo cực Tây
- World Cup 2018 - lưu niệm phẩm khắp nơi
. Sóng Việt Ðàm Giang :
- Du Lịch Ðông Âu : Poland: Warsaw
. Trần Thị Vĩnh Tường:
- Nữ ca sĩ Tâm Vấn, Giọng như tơ lòng như lụa
. Lạp Chúc Nguyễn Huy
- Cái Yếm
- Ðình làng
. lêlành:
- Tiếng thiết tha , nói thường nghe như hát
. Tôn Nữ Thu Nga :
- Dẫn cháu đi chơi
. Nguyễn Quý Ðại :
- Mùa xuân ở Séoul
Văn Nhật. Phạm Vũ Thịnh :
- Tấm Gương ( Murakami Haruki)
. Nguyễn Nam Trân :
- Thơ chữ Hán Sugawara no Michizane
- Tục đuổi quỷ? - Mori Ôga
- Như thể - Mori Ôga
- Truyện Ise (I) ( Tác phẩm cổ điển trong thể loại truyện thơ Nhật Bản (Ise-monogatari, thế kỷ thứ 10) , Tác giả vô danh / Dịch chú: Nguyễn Nam Trân)
- Phần I: Từ đoạn 1 đến 25
- Phần II: Ðoạn 26 đến 50
. Quỳnh Chi :
- Bạch đàn - Byakudan của Higashi Naoko
Văn Ngoại . Thân Trọng Sơn :
- Người có hai cuộc sống (Ambrose Bierce)
- Bên bờ nước ( Robert Bloch )
Văn học - Giáo dục. Huỳnh Ái Tông : -Báo chí và nhà văn quốc ngữ thời sơ khởi [Pdf]
. Phí Ngọc Hùng :
- Chữ nghĩa làng văn [PDF]
- Chuyện làng văn với bút danh
. Sóng Việt Ðàm Giang :
- Mộng Ðắc Thái Liên của Nguyễn Du
. Thu Tứ :
- Kiến huỳnh hỏa của Ðỗ Phủ
- Ngư ông của Liễu Tông Nguyên
- Mạch thượng tặng mỹ nhân của Lý Bạch
. Phạm Xuân Hy (dịch và chú giải) :
- Truyện Kinh Kha (Nguyên tác: Sử Ký?Thích Khách Liệt truyện-Tác giả :Tư Mã Thiên)
. Phạm Trọng Chánh :
- Sử thi Illiade
-Sử thi Illiade - Thi hào Homère Thiên trường ca bất tử của nhân loại
- (...)
- Khúc XIII - Cuộc chiến bên chiến hào (14)
- Khúc XIV. Thần vương Zeus bị vợ thần nữ Héra đánh lừa (15)
- Khúc XV - Trở lại công xa các chiến thuyền (16)
- Khúc XVI - Ca khúc Petrocle (17)
. Khúc XVII - Chiến công Ménélas (câu 10729 đến 11586)
. Khúc XVIII - Chế tạo vũ khí cho Achille
. Khúc XIX - Achille nguôi giận
. Khúc XX - Cuộc chiến giữa các thần
. Phạm Trọng Chánh :
- Ngô Thì Nhậm đề thơ trên bình phong vua Quang Trung
Ngôn ngữ. Nguyễn Cung Thông :
- Nguồn gốc tên gọi 12 con giáp - Tuất *swot chó (phần 12A)
. Tiếng Việt thời LM de Rhodes
1.- Cách nói "xuống thuyền, trên trời, ra đời, Ðàng Trong/Ngoài ..." thời LM A. de Rhodes (phần 1)
2.- Cách nói tôi, ta, tao, tớ, qua, min ... Tiếng Việt thời LM de Rhodes (phần 2)
3.- Cách dùng chớ (gì), kín ...Tiếng Việt thời LM de Rhodes (phần 3)
4.- Cách dùng đỗ trạng nguyên, trên/dướị..Tiếng Việt thời LM de Rhodes (phần 4)
5.- Tiếng Việt thời LM de Rhodes - Kinh Lạy Cha (phần 5A)
6.- Tiếng Việt thời LM de Rhodes - Kinh Lạy Cha (phần 5B)
7.- Tiếng Việt thời LM de Rhodes - Sinh thì là chết ? (phần 7)
8.- Tiếng Việt thời LM de Rhodes - dạng bị (thụ) động (passive voice) (phần 8)
9.- Tiếng Việt thời LM de Rhodes - vài suy nghĩ về ?Phép Giảng Tám Ngàỷ (phần 9)
Lịch sử. Võ Quang Yến :
- Cầu Hiền Lương chia cắt đôi bờ Bến Hải
. Lạp Chúc Nguyễn Huy
- Quốc sách dinh điền
. Phạm Quỳnh : ( Nguyên tác tiếng Pháp : Phạm Quỳnh / dịch Việt : Lại Như Bằng)
- Quốc Gia An Nam [html] / [dang Pdf]
- Ði tìm một chủ nghĩa quốc gia [html ] / [dạng Pdf]
Văn sử. Phí Ngọc Hùng : -Tạp ghi sau 40 năm (Kỳ 10).
Trăng Treo
Trăng huyền diệu tối trời lơ lửng
Quả bóng tròn sừng sững đêm rằm
Trung thu tháng tám hằng năm
Lồng đèn muôn sắc trẻ cầm khoe khoang
*
Thời thơ ấu son vàng nhớ mãi
Chưa biết buồn nên mải mê chơi
Nhảy dây, đánh đũa, năm mười
Chùm nhum kể chuyện, miệng cười hồn nhiên
*
Rằm tháng tám mang niềm vui đến
Bánh dẻo ngon thơm vút trời mây
Chao ơi, hương chuối ngất ngây
Hạt sen thập cẩm nướng quay ươm vàng
*
Màn đêm xuống trẻ càng náo nức
Chờ ngoài sân ríu rít gọi nhau
Nối đuôi hàng dọc trước sau
Nến chao ánh lửa lao xao lập loè
*
Lồng đèn xếp bung xòe cánh quạt
Bí thon dài mờ nhạt gió say
Con trai thích đẩy lon xoay
Giọt vàng tung tóe hất bay trên đường
Nhìn bức hình treo lơ lửng nàng Nguyệt Nga ầu ơ thả hồn trên đỉnh chóp nhọn cánh buồm, cho tôi tưởng tượng ra hình ảnh của quả bóng nhẹ tênh được trì kéo bởi những sợi dây nhợ mỏng te. Bong bóng được bơm đầy khí heli lúc nào cũng có khuynh hướng vút bay cao lên thiên đỉnh nhưng bị vướng mắc bởi mấy sợi dây gân nhợ nhuyễn nhừ. Trẻ con quấn tròn cuộn dây vào cái lon sữa bò và từ từ thả dây theo chiều bốc cao của hướng gió. Bàn tay nhỏ nhắn lui cui ghì kéo giật ngược quả bóng trở về với mặt đất hiền hòa vì trẻ sợ, bong bóng bồng bềnh ham vui, dứt tình đứt dây bay đi biền biệt tận phương trời xa tít.
Bầu trời vàng cam là ánh hoàng hôn rực lửa khi chiều tà sắp đóng khép một ngày quần quật lăn quay mưu sinh. Trí tưởng tượng cho tôi mơ về đêm tết Trung Thu bên kia nửa vòng tròn trái đất của mảnh đời thơ ấu. Ôi nhớ quá kỷ niệm xưa ơi !
Buổi chiều tết Trung Thu, ôi thương làm sao cái rộn ràng rối rít trong lòng trẻ em, trong đó có tôi. Không gian nhộn nhịp bừng tỉnh cả xóm khi tôi vui cùng các bạn loanh quanh trong khu xóm yên bình. Ðứa nào cũng nôn nao chờ đợi mặt trời buồn ngủ sớm. Vạn vật bắt đầu an ngơi, nhường một ngày nắng cháy cho ánh hoàng hôn êm đềm pha màu tím biếc mộng mơ. Hình như đêm Trung Thu, nàng Hằng Nga cũng rộn ràng vui lây nên đôi vành môi mộng cứ chúm chím nhoẻn miệng cười duyên cùng bé con khắp nơi trong góc phố Sài Gòn, cái nôi tôi chào đời.
Không bao giờ tôi quên cho được cái rạo rực trong lòng thuở xa xưa ấy. Tôi là bé con thích cười đùa cùng chúng bạn xấp xỉ, trang lứa tuổi với mình. Kỷ niệm khắc ghi vào mảnh đời ngây thơ hồn nhiên dạo đó sao quá ngọt ngào và êm ả! Mấy mươi năm lưu lạc sống đời tha hương, không khí tết Trung Thu lại quay về với góc phố tề tựu những người đã trốn chạy bờ quê mẹ trong hoàn cảnh uất nghẹn và nay an phận xây đời. Ngồi đây thả hồn mơ về chốn xưa với chút ngậm ngùi. Ước gì thời gian có thể quay ngược chút xíu thôi, dù chỉ là một khoảnh khắc ngắn ngủi cũng đủ cho chúng ta tìm về khung trời bé bỏng ở lứa tuổi dại khờ. Tiếc thay mơ ước này chỉ là ảo huyền hư không !
Ngẫm nghĩ để rồi buồn da diết mà thôi! Nếu chúng ta có tiền chất thành núi cao xuyên thủng mây xanh cũng không thể nào mua được cái không khí an bình của xã hội xa xửa xa xưa đó nữa quí vị ơi! Thời gian cứ lao vút, bay phóng vội vã, đành bỏ rơi rớt sau lưng biết bao là kỷ niệm vàng son. Có thể nói, chặng đường đời tuyệt diệu ấy là năm tháng dấu yêu ngọc ngà khi tất cả chúng ta cùng bước vào vương ngai đẹp nhất của một kiếp nhân sinh. Tuổi ấu thơ chưa biết buồn, chưa biết lo âu, hồn nhiên dung dăng mãi in hằn trong tiềm thức chưa ngủ yên của quí vị nói chung và của tôi nói riêng.
Mấy mươi năm trôi giạt sống đời tha hương ở quê người sau lần dòng đời gẫy khúc bất chợt, những đứa con miền Nam chân chất cho dù có cởi bỏ lại hết sau lưng tuổi thơ liến láu đẹp nhất, nhưng cái hình ảnh mộc mạc của góc phố Sài Gòn hiền hoà, đối với tôi vẫn là vô giá. Chúng ta cứ thử gẫm suy, bây giờ trong tay ta có nhiều thứ lắm về vật chất lẫn tinh thần, nhưng với số tiền này, ta không bao giờ mua được đêm rằm tháng tám Tết Trung Thu của đoạn đời ngây ngô dễ thương !
Chúng ta phải cúi đầu chấp nhận định luật bất biến của thời gian. Tất cả niềm vui hay nỗi buồn đều bay tan vào quá khứ vì cõi đời này chỉ là tạm bợ phù du mà thôi. Thời gian vô hình nhưng lại có sức mạnh siêu cường nên cứ bay hoài, bay mãi không bao giờ ngừng nghỉ. Nhưng ngược lại, than ôi, bàn chân con người thì chỉ có khả năng giới hạn. Cuộc chạy đua theo được từng chặng đường bôn ba còn tùy thuộc rất nhiều vào sức khoẻ mỗi nhân mạng. Ðến một lúc nào đó gối mỏi chân chùn. Ðầu gối biểu tình kêu lộc cộc, các bộ phận trong cơ thể rệu rã từ từ. Ta đành dừng lại cuộc rong chơi trần gian và từ giã kiếp nhân sinh để quay về với số mệnh làm cát bụi lang thang ở tận phương trời xa xăm mịt mùng,
Kính chúc quí độc giả Tết Trung Thu an vui, hạnh phúc cùng người thân yêu.
Bạch Liên
*****
Bài Thơ
Mưa Sài Gòn
Sài Gòn mưa ngập thành sông
Nhìn qua biển rộng chạnh lòng xót xa
Xe nằm chết máy hằng hà
Người cong lưng đẩy về nhà lạnh run
Có người té sập uống bùn
Nước đầy rác rưởi hang cùng tuôn ra
Thấm vào thực phẩm lòa xòa
Bao nhiêu vi khuẩn la cà lây lan
*
Sài Gòn nước cống dâng tràn
Vì sao hòn ngọc ngày càng điêu linh ?
Ðỉnh cao trí tuệ quang vinh
Có nhìn, có thấy trăm nghìn khổ đau
Người nghèo thấp cổ gục đầu
Làm sao chịu thấu bể dâu đọa đày
Dân tình rên siết từng ngày
Sao đành trơ mắt không hoài đói thương
Tôi thường nghĩ, lớp người sáu bảy bó như tôi, ai cũng có tình cảm vui buồn về những dự tính, việc phải làm để chuẩn bị cho lúc hồi hưu mà chúng ta vẫn thường gán cho cái (Mỹ) từ nghe tới ai cũng muốn nhảy nhổm nếu đang làm việc cho công ty lớn. Downsizing.
Ba năm trước, trận bão tuyết thổi qua Song Thành vào giữa tháng Năm đã là giọt nước làm tràn ly. Bầu bạn vùng ấm vui mừng hay tin vợ chồng người tuyết chúng tôi quyết định chèo chống xuôi Nam khi tới ngày ?tơi nón? về vườn. Vài tháng sau chúng tôi đứng giữa khoảnh vườn xinh ngập nắng của ngôi nhà nhỏ nhắn vừa ký mỏi tay mua để đó chờ hưu. Lần đầu tiên vợ chồng cùng nhắc tới chữ ?downsizing? khi nghĩ tới ngày phải từ giã ngôi nhà gia đình đang vui sống từ nhiều năm qua trên ?nóc nhà băng giá? của nước Mỹ.
Thời gian đó tôi thường suy tính đắn đo, chờ gom vài ba việc vào một chuyến trước khi quyết định leo cầu thang lên tầng trên. Riết rồi đưa tới thói quen, hay ?bày ra cái tật? như lời ?bả? nói, đi làm về không chịu lên phòng thay áo mà chỉ treo vắt lung tung ở tầng dưới chờ giờ đi ngủ mang lên luôn thể. Nhà tôi vừa ?thả mớ áo quần lên lầu vừa càu nhàu. Trông tới sang năm, ở nhà trệt cho ông khỏi có lý do đổ thừa.
Lần đầu tiên sau hơn nửa đời người sống ở Mỹ, chúng tôi mở garage sale sau mấy tuần bận rộn chuẩn bị. Lúc đầu tôi nghĩ cứ thẩy đại mấy món đồ không xài ra garage là xong, thế mà hóa ra khó không ngờ. Nhiều lần cầm một món đồ cũ trên tay, vợ chồng quên lửng chuyện đang làm mải mê nhớ về những nơi chốn đã đi qua, về tháng ngày còn xuân trẻ trên vùng đất mới. Con cái sinh ra, lớn lên, thành toại, bay xa, rồi gầy dựng gia đình cho riêng chúng. Vòng luân sinh hạnh phúc mang đầy kỷ niệm, cho nên có khi một món đồ tưởng nhỏ bé tầm thường chợt quý báu như có giác bạc giác vàng.
Tôi vẫn cho là mình không đến nỗi vụng tay lắm nhưng đành phải thú nhận mỗi lần cầm tới kềm búa là ?không có máu không lấy tiền?. Lựa soạn đống vật dụng lỉnh kỉnh trong nhà, có lúc vợ chồng sực đứng cười huề với nhau lúc nhớ lại hoạt cảnh bà khuân ra ông vác vô hay ông bưng ra bà xách vô. Cuối cùng thì mớ máy móc dây nhợ của tôi, có cái còn trong hộp, cũng nằm yên vị trên bàn chờ nhập cuộc hoán luân cùng với cái máy may mà nhà tôi suốt thời gian xấp xỉ ba mươi năm đã họa hoằn mang ra xài tớỉ hai ba lần chi đó.
Garage mở rộng cửa, gió lùa vào lành lạnh. Tôi nhìn theo cặp vợ chồng trẻ nắm tay nhau bước ra xe, cùng vui mừng đắc ý tìm được món cần thiết cho con còn nằm trong bụng mẹ.
Lá phong rụng vàng theo bước chân. Vịt trời quang quác từng đàn bay về phương Nam. Mùa Thu của đất trời đang trở về. Mùa thu của đời người sinh lão đang tới. Từng cánh lá bịn rịn rời cành? Vàng rơi! Vàng rơi! Thu mênh mông (Tỳ Bà ? Bích Khê)
Phải chăng bởi tương tư mà lá vàng rụng rơi từng cánh, hay chính từng chiếc lá rơi đã mang theo mối cảm hoài của người mà trải giăng theo ngọn thu phong?Tương tư hoàng lạc diệp (Ký viễn ? Lý Bạch). Lòng bàng hoàng câu thơ cổ?Ngô đồng nhất diệp lạc. Thiên hạ cộng tri thu. Ngô
đồng một chiếc lá rơi. Người người đã biết mùa Thu đang về. Người của đời nay và bảng lảng bóng người thơ buổi Thịnh Ðường xưa.
Quế phách sơ sinh thu lộ vi Khinh la dĩ bạc vị canh y Ngân tranh dạ cửu ân tình lộng Tâm khiếp không phòng bất nhẩn quy (Thu dạ khúc - Vương Duy)
Sương thu lãng đãng trăng non Phai màu lụa mỏng áo còn chưa thay Ðàn tranh thoảng khúc đêm nay Phòng không ngần ngại chẳng quay gót về
Mùa Ðông ở xứ Vạn Hồ (Minnesota) càng năm tới càng sớm hơn. Thế mà mỗi sớm đi làm lái xe qua chiếc cầu tê cóng vắt qua vùng sông Tịnh Thủy (Stillwater) băng tuyết đọng không trôi, lòng tôi lại bâng khuâng với ý nghĩ đây là mùa đông cuối trước khi hồi hưu về vùng nắng ấm.
Vợ chồng sắp đặt chuyện nhà cửa bán mua với đủ chuyện buồn vui. Mừng tìm ra được ngôi nhà trệt có vườn nhỏ ưa ý, gần gũi bạn bè. Lo không bán được nhà lớn, sợ vườn sau dọn tỉa quá công phu vợ chồng vẫn tự hào từ bao năm nay có thể trở thành lý do ?turn off? người mua. Rồi nhà cũng bán được. Vợ chồng mừng có người thích vườn tược mua nhà, cây cảnh sẽ có người chăm bón không bị héo úa, chết tàn.
Giờ thì một cảnh hai quê, đến mùa hè sang năm tôi mới về hưu. Vợ tôi từ vùng trốn tuyết thì thấp thỏm nhớ cháu ngoại, luôn ?kiếm chuyện? để đi thăm cháu. Bé Aidan vừa tròn tuổi, lăn bò như vụ, chập chững biết đi. Anh chàng đã hết sợ lúc ngồi trên ngựa gỗ, bắt đầu tập nhún nhẩy mồm hét la thích thú. Con ngựa gỗ hơn trăm tuổi được tiền nhân bên nội của Aidan mang theo từ những ngày đầu di dân vào đất Mỹ. Tôi nghĩ tới hồn phách của ông già người Irish gác ngọn hải đăng trên Martha Vineyard lúc ông ?nhìn? đứa chắt mấy đời đang vui đùa cỡi con ngưa gỗ ông tự tay làm lúc còn ở cố quốc. Tôi nhớ tới mẹ của Aidan còn nằm trong bụng mẹ thời gian chúng tôi vừa vượt biển, còn ở trại tị nạn chờ ngày định cư. Tất cả đã phôi thai, bắt đầu từ lòng tin yêu hi vọng về tương lai của mỗi đời người. Ðiều còn lại là duyên phận. Và bao điều tương đối lắm khi chẳng mấy hiển nhiên.
Một lần tôi lái xe cả ngày dài từ rạng sớm đến đêm, xuống nhà mới ?dọn ổ trốn tuyết? cho vợ. Bạn bè tới thăm nom, chuyện trò vui vẻ. Một anh bạn cho biết vừa sắm một condo nhỏ nghỉ Ðông dưới Phố Mặt Trời (Sun City, Florida) để khi nào trên này lạnh quá thì chạy xuống dưới đó trốn. Tôi nhìn ra vườn sau, bầy chim hồng y, chim sẻ bay chuyền trong dãy hoa trà thấp thoáng những nụ hoa tím hường. Bầy chim thiên di từ miền Bắc xuống thì thảnh thơi trong nắng ấm, nhưng những con chim nhại-tiếng (mockingbird) biểu tượng của tiểu bang này thì chẳng buồn cất giọng hình như chúng cảm được hơi giá đang len lấn trong từng làn gió nhẹ lay đưa những nụ cúc vàng. Tôi thầm nghĩ, có lẽ mình đã ở lại một nơi quá lâu.
Trận tuyết cuối tuần rơi vào buổi chiều. Từ căn phòng nhỏ nơi tôi tạm trú, tuyết giăng rơi trắng bên ngoài khung cửa kính. Người bạn chủ nhà trong áo quần mùa đông dày ấm đang chậm rãi
bước sau chiếc máy thổi tuyết. Tôi nhớ lại lúc chuyện trò trước khi anh khởi động chiếc máy xúc tuyết.
- Tuyết rơi đều như thế này chắc sau lần này tao phải chạy thêm một pass nữa trước khi đi ngủ, chứ không thì sáng mai tuyết lại phủ tới tai.
Tôi đùa với anh ta.
- Nếu mày cần giúp thì năn nỉ, chứ tao không tình nguyện đâu.
Người bạn nhìn tôi, cười lớn.
- Ỉm not ! Short timer!
Tôi pha ly trà gừng, khoác lên người chiếc áo mùa đông, mở cửa bước ra trao cho bạn ly nước ấm. Tôi ngẩng mặt nhìn trời, hít sâu vào lồng ngực làn không khí lạnh dòn quen thuộc. Bạn trao lại cho tôi cái ly uống cạn.
- Mùa đông sang năm tao chắc mày sẽ nhớ nàng Bạch Tuyết như điên. Lúc đó mày muốn lên chơi thì năn nỉ chứ tao không mời đâu. - Hay là, nếu vợ chồng mày chịu lạnh hết nỗi thì xuống tụi tao. Anytime, man!
Vợ người bạn đang lúi húi thay thức ăn cho chim trời, ngẩng đầu nhìn tôi tán đồng.
- Ý kiến đó không tệ đâu. Với cái đà lạnh và tuyết như thế này, có thể tôi sẽ bay xuống dưới đó sớm. Hai đứa tui trốn tuyết dưới đó, nhường trên này cho hai ông tướng tha hồ xúc tuyết.
Mùi bánh nướng từ bếp tỏa hương quế nồng nàn. Tôi bỗng thèm chi lạ miếng chả giò vàng ửng vừa lấy ra khỏi nồi chiên dòn tan, béo ngậy.
Buổi sáng thức dậy ngồi nhìn ra khoảnh vườn loáng thoáng trời xanh sau tàng lá rậm, tôi nhớ ra tháng ngày hưu trí của mình nơi căn nhà mới vừa sè sẹ kéo nhau qua mùa Ðông đầu tiên không tuyết lạnh sắt se. Mỗi ngày chừng như qua đi rất vội lúc nào chẳng hay. Nhà tôi cười mỗi lần nghe chồng ca cẩm về những bận rộn không cần thiết, nhiều khi vô cớ cứ dồn tới.
Tôi ngước nhìn ánh nắng đầu ngày chiếu xiên qua rặng dương lá chắn xanh rì, lòng bồn chồn với ý niệm thời gian qua mau. Khóm hoa thục quỳ góc vườn nhả hoa vàng như nắng rớt. Hay chỉ là chút vàng phai của ngày sắp sửa đi qua?
Ngày sẽ hết tôi sẽ không ở lại. Tôi sẽ đi và chưa biết đi đâu... (Bùi Giáng)
Mùa của đất trời trôi qua, và qua đi những người thân quen nối nhau chìm khuất mùa đời.
Ông thầy cũ dạy Toán thời trung học Phan Châu Trinh Ðà Nẵng, cũng là thi sĩ Trần Hoan Trinh qua đời. Ông đã ngàn năm ở lại với phấn trắng bảng đen, với sân trường lá rụng.
Cho ta hóa đá sân trường Ðể mai sau vẫn vui buồn bên em
Thôi đành mượn thơ thầy khóc bạn năm nào để tiễn biệt thầy về chốn bình an.
Ngươi đã đi, mai ta sẽ đi! Trần gian này sinh ký tử qui Bạn bè xưa ấy còn bao đứa !? Thôi hẹn THIÊN ÐƯỜNG ngộ cố tri
Thi sĩ Nguyễn Bắc Sơn qua hết đời mình ở Phan Thiết. Những dòng thơ khinh bạc của tháng ngày chinh chiến cũ vẫn còn đây mà hồn thơ đã theo về cát bụi. Vào những năm còn chiến tranh, ở Miền Nam có người đã ví von Bùi Giáng, Tô Thùy Yên, Thanh Tâm Tuyền, Nguyễn Ðức Sơn là ?Tứ trụ thi cả. Với tôi Nguyễn Bắc Sơn nên được đưa vào, thêm chân cho phong phú vững chãi hơn nền thi ca đầy nhân chủ sáng tạo miền Nam.
Mai ta đụng trận ta còn sống Về đến sông Mao phá phách chơi Chia sớt nỗi sầu cùng gái điếm Ðốt tiền mua vội một ngày vuỉ
Tháng Giêng ngồi quán quán thu phong Gió Nhạn Môn Quan thổi chạnh lòng Chuyện cũ nghe đau lòng tứ xứ Thương Kiều Phong, nhớ tiếc Kiều Phong?
Mắt người như cánh hoa sen xanh Mắt của rừng mai mắt của tình Một sáng ta về ngây ngất nhớ Âm thầm thu phát những âm thanh?
Ý nghĩ về thơ ca miền Nam như sóng kỷ niệm mang mang vang vọng tiếng triều dâng của dòng sông lưu lạc quê nhà. Dòng sông trôi cuốn trả cơn mơ bất tận kiếp người về lại với cảnh đời dâu bể
Giòng nước bạc giòng sông trôi theo dõi. Cuối chân trời hình bóng một chân mây. Ðời xiêu đổ nguồn xưa anh trở lại. Giữa hư vô em giữ nhé chừng này... (Bùi Giáng)
Giữ hư vô tịch mịch biết nơi đâu là nguồn xưa cội cũ. Con mắt chiêm bao của chàng thi sĩ đã bừng lên con nước bạc lênh đênh. Hồn thơ người tự bao giờ vẫn mãi là dòng sông chảy giữa hư vô. Và thế đó, những hồn thơ rợp bóng Ðông Tây đã có lần gặp gỡ bên nguồn nước uyên nguyên. Chàng thanh niên Langston Hughes đứng bên bờ Mississipi nhìn thấy dòng nước ngập phù sa chợt rực vàng dưới ánh tà dương để rồi cảm thấy linh hồn mình cũng trở nên sâu thẳm như sông.
Chàng biết rõ những dòng sông. Những cánh đồng bông trắng, tiếng hát đen ru đời nô lệ, tiếng kèn nấc nghẹn bên bờ New Orleans, túp lều của chú Tom rệu rã cuối dòng.
Íve known rivers Íve known rivers ancient as the world and older than the flow of human blood in human veins. My soul has grown deep like the rivers...
I heard the singing of the Mississippi when Abe Lincoln went down to New Orleans, and Íve seen its muđy bosom turn all golden in the sunset.
Ðất trời quê mới Georgia đang chuyển mình qua Xuân ấm áp, thế mà ở Song Thành quê cũ người thân quen gọi than vãn tuyết vẫn còn rơi dồn trắng xóa. Trên ?phố rùm? nhóm bạn HQ ơi ới hẹn nhau gặp mặt ở D.C. ngắm hoa đào nở. Buổi sáng Starbuck, ngồi ngoài trời nhâm nhi cà phê với bạn bè tôi thường hồi tưởng những sớm Minnesota lạnh cóng vội vã thổi tuyết dọn lối lái xe chuẩn bị đi làm. Có lần dừng tay nghỉ mệt, đứng nhìn cây đào trơ cành khẳng khiu còn ngập trong tuyết mà vẩn vơ về nỗi vui mỗi mùa sang nhìn được nụ hoa đầu. Có lẽ chẳng khác chi nhau về nỗi vui rộn ràng lúc bạn bè ngắm nhìn cả rừng hoa đào rực rỡ đất trời kinh đô hay lúc tôi e dè săm soi chỉ vài nụ e ấp hiếm hoi trên cành còn tuyết đọng.
Có lần nhà thơ trưởng bối Cung Trầm Tưởng ghé nhà (cũ) chơi đã trầm trồ khen. Ở trên này mà cậu trồng được đào nở hoa thì hay quá! Câu chuyện theo chiều, chúng tôi nhắc tới những nhà văn, nhà thơ trưởng thượng khác đã như chim trốn tuyết bay hết về xứ ấm. Chỉ còn lại mình ông như hình ảnh của cánh hoa đào trên tuyết. Lẻ loi chăng? Hay chính là tấm lòng an nhiên tự tại của một hồn thợ..?Ðêm qua sân trước một cành maỉ, tiếng ếch bên tai, tiếng gọi đò bên sông, cô em mọi nhỏ, ga tàu đèn phố?hình ảnh tưởng hoang mang sương sớm, hoang dã nương rừng, mờ mịt đêm thâu lại là bờ giác bến ngộ mà người thơ như Mãn Giác Thiền Sư, Trần Tế Xương, Bùi Giáng, Cung Trầm Tưởng? đã nghe ra tiếng thầm của hữu thể xa xăm vô hình như ?phận ta đang trôi im trên một dòng sông vô thường, liên miên tĩnh động? (CTT).
Ðời người. Một hành trình thơ hơn sáu mươi năm. Bắt đầu từ Thượng du Bắc Việt 1948 với lời thơ lục bát kỷ hà nguyên vẹn.
Hồn tôi cái đĩa thầu thanh Tròn nguyên nét nhạc, trung thành ý ca. Ðồ rề mi fa sol lả Ngẫm từng âm điệu nghe ra chiều buồn
Lục bát thời ?Sóng Ðầu Dòng? của CTT đã miên man vỗ nhịp thường hằng mà theo như nhà thơ Viên Linh, nó đã vỗ cao tới đỉnh cô phong. ? Lục bát làm tới chỗ đó là tới chỗ Không Lộ hành Thiền tới đỉnh cô phong; giờ đây ta vẫn còn nghe một tiếng hú dàị? (VL)
Mưa rơi đêm lạnh Sài gòn Mưa hay trời khóc đêm tròn tuổi tôi Mưa hay trời cũng thế thôi Ðời nay biển lạnh mai bồi đất hoang
Hồn tu kín xứ đa mang Chóng hao tâm thể, sớm vào lượng xuân Niềm tin tay trắng cơ bần Cuối hoàng hôn lịm bóng thần tượng xưa Ðêm nay trời khóc trời mưa Gió lùa ẩm mục trời đưa thu về Trời hay thu khóc ủ ê Cổ cao áo kín đi về đường tôi
Hành trình thơ dừng lại trên vùng đất lưu cư Song Thành, xứ Vạn Hồ với lời ?Kết từ? vươn dài thành dòng thơ tám chữ. ?
Hồng cất cánh từ chon von đỉnh gió Vỗ dạt dào một chuyến viễn du xanh Về chốn lứa hương ngon và trái ngọt, Những cơn mưa ấm nhú mộng đời lành. Kể từ đó trên phong nhiêu Trái Ðất Những mùa vàng ủ đợi cuối đường hoa. Không gian xanh gió lộng nắng chan hòa Giục giã bước người đi làm lịch sử. (Saint Paul, 2008)
Giữa cuộc hành trình, có khoảng thời gian hơn hai mươi năm đất nước cắt chia, nhà thơ CTT làm thơ bằng tay phải hoặc có lúc làm thơ bằng tay trái. Sau tháng Tư bảy lăm là hơn 10 năm tù ngục lưu đày, hai tay bị còng thì có ?Lời Viết Hai Taỷ. Dòng thơ nối tiếp theo thành ?Bài Ca Níu Quan Tàỉ viết về ?thảm họa mà người cộng sản VN đã gây cho chính dân tộc của nó trong hơn nửa thế kỷ quả.
Thời gian cải tạo lao khổ khiến thơ CTT quánh màu hiện thực.
Áo tù thẫm máu đôi vai Bàn chân nứa chém, vành tai gió lùa Ngó tay bỗng thấy già nua Cứa êm thân xác mấy mùa thu qua Môi cằn, má hóp thịt da Ngô vơi miệng chén, canh pha nước bùn Ðêm nằm ruột rỗng vai run Ðầu kề tiếng suối, chân đùn bóng đêm
Tuy thế lục bát CTT vẫn ngất ngưởng một giấc mộng đầy.
Sớm đi đội gió đỉnh đầu Tưởng như hồn chết giữa vầu nứa khô Ðường lên dang nứa nhấp nhô Ngả nghiêng mây núi, lệch xô đất trời
Tâm thức thi ca mới trong ông vẽ ra hình ảnh ? Người thơ tù "cải tạo" bây giờ, một nạn nhân kiêm chứng nhân, nói lên tâm thức cộng đồng của những người tù cải tạo. Cái tâm thức sâu thẳm, lên men từ khổ đau, thúc trướng bởi bản năng tập quần, xúc tác ra một nhân gian thuần nhất, nền cộng hòa của những người anh em đồng cảnh, những người tù cùng khổ."
?Thế nên dẫu phải chân kìm kẹp Tôi vẫn đi bằng lòng bỗng bay. Vẫn cất hồn lên tìm ánh sáng Xa vùng cát lún, bãi lầy sâu Ðêm đêm thơ giống như cờ tưởng, Bầy chữ tung tăng múa ở đầu. Ngữ điệu ngân nga, vần réo rắt, Nàng Thơ gióng trống giục ran lòng. Ðau thương mồi bén lên tư tưởng, Thép đã tôi rồi, đố bẻ cong! Nếu giữa cơn đau tôi ngã xuống, Vết thương bầm tím máu hình hài, Lòng tôi vẫn đứng không lùi nhượng, Gối chẳng quì hàng, miệng chẳng khaỉ (Lời viết hai tay)
Thơ tù CTT chính là để tôn vinh Sự Sống như nhà thơ đã nói. ?Thơ trong tù, một dòng thơ trực tiếp; một tiếng hát cất từ trái tim đến thẳng trái tim; một hàm ca xoáy sát đáy đời; một kinh cầu cho hồn ngoại đạo; một mò mẩm Khải Huyền. Một thách đố Thần Chết và tôn vinh Sự Sống?.
Rất đông trong số chúng ta, những người đang lứa tuổi mười sáu, mười bảy, đôi mươi vào nửa sau của thập niên sáu mươi, có lẽ vẫn còn nhớ tới ?hiện tượng? Phạm Công Thiện. Các tác phẩm ?Ý thức mới trong văn nghệ và triết học?, ?Yên lặng hố thẳm?, ?Hố thẳm của tư tưởng?, ?Mặt trời không bao giờ có thực?, ?Ngày sinh của rắn?, ?Trời tháng Tử?của Phạm Công Thiện đã được chúng ta đón đọc nồng nhiệt, dù không hiểu hay chẳng bao nhiêu như một thời thượng. Những cô cậu học trò tràn ứ mộng mơ lãng mạn đã bị cái triết lý ?hố thẳm? của ?Ý thức mớỉ chiếm lĩnh, ngơ ngáo say giữa ?Trời tháng Tử để từ tâm hồn thấy ?Bay đi những cơn mưa phùn?. Ðọc. Ðọc như một người mù sờ soạng những tượng hình xa lạ mà cảm mà say nên cứ đọc mải mê.
Lớp tuổi chúng ta lớn lên, chai lì, góp máu vào những mùa hè lửa đỏ, ngất ngư qua mười hai tháng mỗi năm trên từng chiến trường đẫm máu rừng cao núi thẳm. Bầy thanh niên của một thời phố xá chẳng còn nhớ chi tới trời tháng Tư của những ngày mới lớn, vay mượn suy tư, chán chường, phẫn nộ tìm thấy qua từng trang sách. Thế rồi cả thế hệ đã phải sống, phải chết điêu linh dưới một trời tháng Tư tai ương do tay người ruồng tới, ròng ròng máu lệ của cả một dân tộc. Bầy người ra đi, ở lại, điêu linh.
Sau này, có lần đọc lại những câu thơ trong ?Ngày sinh của rắn? hay đoạn viết trong ?Ý thức mớỉ? (lúc đã hiểu phần nào vị trí và tầm vóc thực sự của Henry Miller trong văn học Hoa Kỳ) tôi đã không thể ngăn cười với ý nghĩ hiểu được chết liền!
?...tôi giao cấu mặt trời sinh ra mặt trăng tôi thủ dâm thượng đế sinh ra loài người cho quê hương nằm ở nhà thương điên của trí nhớ mặt trời có thai! mặt trời có thai! sinh cho tôi một đứa con trai mù mắt (PCT - Ngày sinh của rắn)
?Hãy đốt hết. Chỉ chừa lại những quyển sách của Henry Miller. Ðốt hết và chỉ chừa Henry Miller. Hãy đọc Henry Miller đi. Mở rộng đôi mắt ra mà đọc. Mở rộng trái tim ra mà đọc. Khi đọc xong rồi thì đốt luôn Henry Miller. Ðốt hết. Không chừa gì cả, đốt luôn cả trái tim lạnh lẽo của ta. Ðốt luôn cả cuộc đời chật hẹp của tả Cả thế giới sẽ ngùn ngụt lửa khói. Tất cả thư viện đều bốc cháy đỏ rực, tất cả những quyển sách của nhân loại sẽ thành tro bụi. Hỡi loài người, hãy cười ngất lên, hãy thức tỉnh, hãy đứng dậy, hãy dang hai tay lên trời, ngọn lửa thiêng của thế giới sẽ lan tràn khắp nơi. Khi tất cả những quyển sách của trần gian đã biến thành tro bụi; lúc bấy giờ, hỡi loài người, ta hãy đứng im lặng, trang trọng ngắm nhìn mây trắng bay về ngút trời xanh và lắng tai nghe tiếng chim kêu vang ca trái đất??
Ý thức mới trong văn nghệ và triết học đã bị thiêu cháy rồi. Còn lại đây mấy dòng thơ hay, dễ cảm thụ, giản đơn mà say đắm hồn người:
Mưa chiều thứ bảy tôi về muộn Cây khế đồi cao trổ hết bông (Ngày Sinh Của Rắn, III) Ðã đi rồi đã đi chưa Thượng phương lụa trắng đong đưa giữa trời Ðã đi mất hẳn đi rồi Hạ phương tịch mịch trùng khơi phong kiều (trích từ bài thơ ?Ðỉ)
Mười năm qua gió thổi đồi tây Tôi long đong theo bóng chim gầy Một sớm em về ru giấc ngủ Bông trời bay trắng cả rừng cây Gió thổi đồi tây hay đồi đông Hiu hắt quê hương bến cỏ hồng Trong mơ em vẫn còn bên cửa Tôi đứng trên đồi mây trổ bông (trích từ Khúc thứ 8 thi phẩm ?Ngày sinh của rắn?)
Mộng ở đầu cây mơ lá cây Dòng sông ngừng chảy đợi mây bay Kêu nhau nhỏ nhẹ sầu năm ấy Chim hải hồ bay trắng tháng ngày (trích từ bài thơ ?Thiên Sương?)
Tháng Ba trôi qua với những buổi sáng thức dậy trong lòng không vui, ngoài trời thì vẫn bằng bặc cơn mưa chờ xuân. Tháng Ba giỗ mẹ, lao xao bóng tiếng gia đình và bài vị mẹ chập chờn trên màn ảnh vi tính lúc anh em gọi nhau qua hệ thống Skype. Kỷ thuật hiện đại đã giúp kéo tình thân lại gần và cả nỗi dằn vặt hối tiếc nặng lòng.
Tháng Ba rơi theo hoa anh đào xứ Phù Tang như lệ hồng rơi trên giỗ chạp của nạn nhân cơn sóng thần khủng khiếp Fukushima. Bao kiếp phần tức tưởi vật vờ như ngàn vạn mãnh vỡ trôi giạt suốt mấy năm qua trên Thái Bình Dương xa tắp bến bờ.
Tháng Ba, hoa đào Washington nở nụ chào Xuân. Ðón mừng người nhạc sĩ bị cầm tù trong nước vừa được sống đời tự do, người Việt hải ngoại xử dụng quyền công dân trên quê hương thứ hai của mình gióng cao tiếng nói đòi lại nhân quyền và toàn vẹn lãnh thổ cho quê hương ruột thịt chẳng thể xóa mờ trong tâm khảm.
Ðọc bài báo viết về gia đình một vị tướng VNCH đã hoàn thành di nguyện của cha của chồng mang tro cốt ông về Việt Nam rải trên đỉnh đèo Hải Vân. Cuối cùng rồi anh đã về được với quê hương, bài báo kết luận. Tôi nhắm mắt mường tượng tới vùng núi biển hùng vĩ của ngọn đèo được mệnh danh là Ðệ Nhất Hùng Quan, nghĩ tới sự nghiệp lẫy lừng của vị tướng tài rồi lòng cứ mãi bâng khuâng? Quê hương. Ðường về quê hương, về quê hương. Chẳng thấy quê hương, chỉ thấy đường (Quang Dũng) Biết bao thanh niên nam nữ, kẻ sĩ nguy nan trong vòng quản thúc giam cầm vì văn thơ, tiếng nhạc đòi hỏi dân chủ đa nguyên và nhân quyền cùng sự toàn vẹn của giang sơn gấm vóc do tiền nhân để lại mà đảng CSVN cầm quyền đang để mất dần vào tay nước lớn phương Bắc. Họ là những kẻ bị lưu đày trên chính quê hương mình. Và lớp người kia, đám cai trị chóp bu trong lớp áo choàng đỏ lấp lánh sao thật ra là những tên cặp rằng lai căng xa lạ chẳng có quê hương.
Kỷ niệm của những giờ khắc, ngày tháng đổi đời luôn rỉ máu tươi trong lòng lớp người Việt lưu vong vào độ tuổi xế chiều. Hãy chúc lành cho giấc mơ của những người lính già HO ngồi đánh cờ tướng trong thương xá Phước Lộc Thọ vào buổi sáng bên li trà đá đã tan. ?Chế độ nào thì rồi cũng phải qua đi, nhưng đất nước muôn đời vẫn là đất nước mình?, hình như bà quả phụ của vị tướng đã nói như thế.
Nguyệt San Giao Muà xin cám ơn những thân hữu đã dóng góp bài vở cho Nguyệt San Giao Muà số 197 . Một số bài khác sẽ được đăng dần vào số tớị Mong mỏi sẽ nhận được những sáng tác của các bạn bốn phương để cho Nguyệt San Giao Muà thêm phần hương sắc trong tương laị
2) Ðể rút ra danh sách của NSGM (unsubscribe),
xin gửi email về GiaoMua@hotmail.com
3. Mọi chi tiết, thể lệ, thắc mắc, xin gửi về:
GiaoMua@hotmail.com
4. Mọi bài vở, đóng góp, xin gửi về:
GiaoMua@hotmail.com
Nguyệt San Giao Muà
Homepage: http://www.GiaoMua.com
Thể lệ gửi bài cho Nguyệt San Giao Muà:
Mong bạn gửi Bài cho GM theo cách này là tốt nhất :
1. Dùng mẫu chữ Vietnet (VIQR) hay Unicode
2. Viết Hoa chữ đầu của bài và bút hiệụ Ví dụ: Giọt Mưa Trên Lácủa NS Phạm Duy
3. Gửi bài ngay trong email (không kèm file), để cho BBT khỏi mất công download xuống để đọc
4. Gửi tất cả các bài trong 1 tháng 1 lần trong1 email, nếu tiện.
5. Bài vở xin gửi đến trước ngày 25 mỗi tháng
6. Mọi chi tiết, thể lệ, thắc mắc, xin gửi về: GiaoMua@hotmail.com
Cám ơn bạn rất nhiều, vì nhân sự có hạn, BBT không thể ngồi đánh máy lại từng đề bài hay bút hiệụ
P.O . Box 378
Merrifield, Virginia 22116
USA
Trang Nhà