Số 198
Ngày 1 tháng 10 năm 2018
Nguyệt San Giao Mùa
P.ỌBox
378
Merrifield, Virginia
22116
USA
I . Thơ _______________________________________________________________________
1. Bàn Tay Nắm Lấy Bàn Tay | ______ Jacaranda | ||||||||||||||||||||||
2. Hại Dân Bán Nuớc Là Phường Ác Tâm | ______Song An Châu | ||||||||||||||||||||||
3. Ðỉnh Tình Yêu | ______Chương Hà | ||||||||||||||||||||||
4. Áo Thu | ______ Nguyên Khang | ||||||||||||||||||||||
5. Thu Về Thương Nhớ | ______ Hàn Thiên Lương | ||||||||||||||||||||||
6. Gặp Nhau | ______Sông Cửu | ||||||||||||||||||||||
7. Anh Vẫn Về Theo Dòng Lệ Em Tiếc Nuối | ______ Phạm Ngọc Thái | ||||||||||||||||||||||
8. Ý Thu | ______ Tình Hoài Hương | ||||||||||||||||||||||
9. Cho Riêng Em 1 |
______ Ngũ Lang 10. Trách Ai ? |
|
______ Bạch Liên
| 11. Biết ...Lo ...! |
|
______ Á Nghi | 12. Mộng Ðẹp Mùa Hoa
|
|
______ ChinhNguyen/H.N.T. | 13. Mẹ Ơi Con Nhớ Mẹ
|
|
______ Thylanthảo |
14. Sợi Tóc Yêu |
|
______ Nguyễn Thị Thanh Dương.
|
15. Nắng Dịu Ðầu Thu |
|
______ Lê Miên Khương
|
| 16. Lạc Bước Chân Hoang | ______ Trần Ðan Hà |
II . Văn _______________________________________________________________________
1. Hai Ðường Thẳng Song Song ___________ Nguyễn Thị Thanh Dương | 2. Huấn Luyện Phi Hành (truyện dài nhiều kỳ) ___________ Tình Hoài Hương |
3. Hương Ðồng Cỏ Nội ___________ Bạch Liên |
4. Tạ Ơn Em ___________ Ngũ Lang |
5. Thăm Thẳm Cuộc Ðời ___________ Trần Thành Mỹ |
6. Thầy Bói Giả - Giả Thầy Bói ___________ Sông Cửu |
7. " Mấy Dặm Sơn Khê " của NS Nguyễn Văn Ðông / 01-10-2018 ___________ Trần Ngọc |
8. Người Cõi Âm ___________ Hai Hùng SG |
III . Trả Lời Bạn Ðọc__________________________________________________
1. Nhắn Tin/Trả Lời Bạn Ðọc _______ Ban Biên Tập |
I . Thơ __________________________________________________
II . Văn___________________________________________________________
Nguyễn Thị Thanh Dương
Chị Bông đi ra vườn sau thấy một đống cành của cây lê vừa chặt xong lúc nào mà chị không hay biết, chắc là trong lúc chị đi chợ?.
Cái tính đi chợ lâu vì hay la cà của chị lần này tai hại thật, đã thừa thời gian cho anh Bông ra tay hạ cành đốn ngọn cây lê mà không bị chị cản trở?
Chị tức giận nhìn cây lê thân yêu giờ đây ít cành đi, những cành dài vươn lên hay xoè ra đều ngắn bớt đỉNay mai những ngày Xuân ấp áp về cây lê sẽ không còn nhiều chỗ để đơm lá trổ bông, và cũng có nghĩa là cây lê sẽ không còn nhiều cành để chĩu qủa xum xuê nữa.
Nhớ những mùa Xuân trước cây lê này đã làm đẹp vườn và đẹp lòng chị, hoa trắng nở đầy cành, chi chít trên cành làm sáng rực rỡ cả khu vườn, rồi hoa rụng rơi làm lòng chị xót xa, nhưng lại có niềm xao xuyến khi nhìn hoa tàn dưới cội và niềm vui khi những hoa còn trên cành đậu thành quả. Chị lại thích thú ngắm những qủa lê bé tí ấy lớn dần từng ngày, như người mẹ âu yếm ngắm đứa con mới hạ sinh lớn dần từng ngày vậy.
Chị hối hả quay vào nhà "hỏi tội" chồng:
- Anh vừa chặt cành lê của em đấy hả?
Chắc anh đã chuẩn bị trước, trả lời nhũn nhặn:
- Mong em ..thông cảm, anh phải chặt bớt cho thoáng đãng khu vườn. Cây lê này gìa và to lớn qúa rồi, để cành lá xum xuê, trên cao thì vướng víu vào dây điện, dưới thấp thì vướng víu lối đi và chật cả vườn.
- Trời ơi, anh biết là em thương nó biết bao nhiêu rồi mà, và em đã từng dặn anh là đừng bao giờ đụng vào cây lê của em.
- Nhưng anh vẫn... ngứa mắt, chịu không nổi. Tuy chặt bớt cành nhưng vẫn còn nhiều cành khác cho ra hoa và qủa, vừa ăn vừa cho bạn bè suốt mùa cũng không hết, em đừng lo, đừng tiếc?
Chị Bông giãy lên đùng đùng:
- Thì ra anh vẫn chẳng hiểu gì, anh đánh gía tôi là một mụ đàn bà chỉ thích ăn lê thôi hả? anh không nhớ mỗi mùa lê chín rộ vào tháng 8, tôi đã thích những cành lá xanh tươi chĩu nặng những quả lê to, xà la đà xuống gần mặt đất, thật nên thơ, thật trữ tình, một vẻ đẹp như tranh để cho tôi ngắm nghía không bao giờ chán. Thậm chí tôi không muốn hái lê, ăn lê và sợ cả thời gian qua đi, mùa lê không còn cho tôi ngắm nữa.
Anh Bông tiếp lời:
- Anh nhớ chứ, và em đã chui ra chui vào những bóng mát lùm cây ấy để ...chơi như trẻ con, hay bắt anh chụp hình đủ trò, đủ kiểu để làm kỷ niệm, bất chấp muỗi hay côn trùng từ trên cây và dưới đất có thể cắn em, đốt em, châm chích em..?
Chị Bông ngang bướng:
- Ðúng thế, tôi bị côn trùng chích, đốt và cắn nhiều lần quen rồi, "phong sương" quen rồi, nhưng tôi không bao giờ từ bỏ sự yêu thích của mình. Cây lê gọn gàng trơ trụi qúa thì còn gì là đẹp nữa?
Anh Bông bực mình cao giọng:
- Tại sao em không mơ ước đi du lịch như người ta, đi cruise trên biển cho thơ mộng, lãng mạn mà cứ quanh quẩn với cây lê này và bắt bẻ anh đủ thứ, hả ??
- Tàu đi trên biển xanh, ghé vào những bờ đảo đẹp thần tiên thì em thích lắm, nhưng cứ nghĩ đến phải chen chúc với mấy ngàn người trong một con tàu em cụt hứng ngay. Lỡ mà xảy ra hỏa hoạn, hay đắm tàu thì mấy ngàn người ấy sẽ chà đạp lên nhau để tìm sự sống. Thêm nữa, đi cruise em sợ ma, vì có nhiều vụ chết biển do tai nạn hay tự tử từ rồi đấy, có cặp trai gái yêu nhau nửa đêm dẫn nhau ra mũi tàu hóng gío kiểu Titanic, chàng tình tứ âu yếm bế nàng đặt lên lan can tàu , chẳng ngờ qúa đà nàng ngã nhào xuống biển chết tốt, hoặc mới đây có chàng thất tình đi cruise chỉ để ra giữa biển nhào xuống mà tự vẫn, làm khổ cho đoàn cứu hộ trên tàu phải nhảy xuống tiếp cứu và những người du lịch một phen hãi hùng và thương cảm?
- Bởi thế em toàn yêu thích khác người, suốt đời mơ ước được đi hái nho, hái cam, hái táo thuê, chỉ để được ngắm những trang trại mênh mông với hoa lá cành, cây trái xum xuê.
- Em sẵn sàng hái miễn phí cho chủ vườn luôn, ước mơ đơn giản thế mà vẫn chưa được đấy.
Anh Bông xuống giọng năn nỉ:
- Anh biết tính em yểu điệu mộng mơ, nhưng ?
- Nhưng anh thì ngược lại chém to kho mặn, thực tế phũ phàng chứ gì?.
Anh Bông không còn kiên nhẫn nữa:
- Cô chỉ biết thưởng thức cây lê um tùm của cô, nhưng người quét lá, quét rác là tôi, và khi những trái lê chín bị sóc và chim ăn rơi rụng đầy dưới gốc, người quét dọn cũng là tôỉNói tóm lại những người có tâm hồn lãng mạn như cô chỉ hoa mỹ bề ngoài, thực tế đời thường thì lười và dở hơi.
Chị Bông cãi:
- Tại tôi không có thì giờ quét dọn mà thôỉvới lại cây lê to lớn qúa, lá rơi nhiều qúa, mà sức người có hạn.
- Còn tôi là người máy hả? thế còn cây ớt bé tí xíu cô cũng than khổ khi trái ớt ra chín đầy cây làm cô hái không kịp là sao?
- Anh đừng có chuyển từ cây lê sang cây ớt, chuyện nọ xọ sang chuyện kia hòng tôi quên đi cái tội anh chặt cành lê của tôi nhé. Bây giờ tôi càng biết anh luôn là vật cản trong đời tôi về những sở thích của tôi. Anh còn nhớ ngày chúng ta còn sống ở Việt Nam không?
- Cô lại muốn nhắc đến cây Lan Leo cô đã trồng trước sân và tôi đã?chặt phéng nó đi không thương tiếc chứ gì?
- Ừ đấy, tôi đã thích thú với giàn hoa Lan Leo thơ mộng, lá rậm rạp, ngọn cây bò lan man, rủ xuống bao phủ cả bức tường ngoài sân, căn nhà luôn chìm trong bóng mát êm đềm, tĩnh lặng nên thơ. Tóm lại căn nhà đẹp?não nùng !
- Căn nhà đẹp?não nề thì có. Nhà thì cô đòi sơn màu nâu cho dịu dàng lại thiếu ánh sáng mặt trời nên trong nhà âm u buồn bã.. Tôi thích căn nhà mặt tiền thoáng đãng, sáng sủa, đón ánh sáng thiên nhiên ùa vào.
Chị Bông ngậm ngùi khi nhắc lại:
- Chỉ vì anh nói cành và lá Lan Leo màu xanh lục là hang ổ củảrắn lục. Anh đã thấy mấy con rắn xanh lè, lòng thòng giữa những ngọn Lan Leo cũng lòng thòng trên giàn, không biết đâu là ngọn Lan không biết đâu là rắn, làm tôi sợ qúa, đồng ý để anh chặt nhẵn nhụi cây Lan Leo của tôi.
- Bây giờ thì tôi nói thật nhé, tôi bịa đặt ra đấy, chứ chưa trông thấy con rắn lục nào ở giàn Lan Leo nhà mình cả. Phải nói thế mới hạ gục được cây Lan Leo chết tiệt ấy.
Chị Bông gào lên, giọng tức tưởi:
- Trời ôi, thì ra tôi đã bị lừa bấy lâu nay, anh thật vô tâm, chỉ biết mình mà không biết đến người khác, lại là vợ của anh..
Anh Bông giải thích:
- Tôi chiều vợ đủ thứ, nhưng điều không thể thì không bao giờ. Như hiện nay mấy lần cô đòi mua căn nhà khác, toàn là những căn nhà nơi ?khỉ ho cò gáỷ, cuối nẻo trời mây, cuối đường, cuối dãy, ?Dead end Street? hay ?cul-de- sac? cho riêng tư vắng vẻ, xa lánh thế gian. Hoặc xung quanh là cây cao, đằng sau là rừng, bờ hồ, con rạch cho nên thơ, cho tình tứ? trong khi chiều xuống, đêm về thì cô lại là người nhát gan sợ ma vì hay tưởng tượng.. Nếu tôi nhẹ dạ nghe theo lời cô thì cô đã bị bệnh đau tim vì khủng hoảng tinh thần từ lâu rồi.
Chị Bông rên rỉ:
- Ối giời ôi, nhưng tôi có đòi hỏi gì cao xa? không như người ta thích mua sắm hột soàn, kim cương, đá qúy, không thích ra vào thẩm mỹ viện o bế cái nhan sắc đáng lẽ phải sửa chữa từ lâủ
- Thôi, cô đừng nêu ra những vấn đề đại vô lý nữa, vì nhà này tiền bạc đâu cho cô thích những thứ ấy? mua một căn nhà để ở cũng trả nợ suốt cuộc đời đâỷ
- Ðã không chiều tôi mua những căn nhà ấy, thì cũng phải chiều tôi trang điểm căn nhà cũ và xấu này chứ. Trước sân tôi muốn trồng cây Maple cho mùa Thu lá vàng rơi lả tả hay vài cây hoa Crepe Myrtle, loài hoa đẹp của Texas mà anh cũng không cho. Anh là người đàn ông ích kỷ và độc đoán nhất thế giới mà tôi cưới phải.
- Cây Maple thuộc loại thân cây lớn, rễ cây có thể làm hư foundation hay cành cây làm hư mái nhà, cô muốn cho nhà mình?nghèo mạt rệp thêm hả? tiền đâu mà sửa chữa?. Còn Crepe Myrtle là cái loài hoa mà cô ca tụng là đẹp và bền bỉ, ra hoa từ tháng sáu tới cuối mùa Thu ấy hả?
Chị Bông không khỏi mơ màng:
- Nó đấy, có màu hoa đỏ như hoa giấy, hay màu trắng, màu hồng?muà hè hoa nở rực rỡ, khi hoa chín rụng thì cây lại ra hoa khác thay thế, coi như hoa nở triền miên. Tôi thích nhìn hoa nở trên cây và càng thích nhìn những cánh hoa rơi rụng tơi bời dưới gốc cây, lãng mạn tuyệt vời, không văn thơ nào diễn tả giùm tôi được.
Anh Bông nhấn mạnh:
- Cũng chính vì hoa rụng tơi bời mà tôi quyết chí phản đối đấy. Giây phút cô ngắm nó thì đẹp rồi, nhưng người quét dọn đống hoa tơi bời ấy chẳng đẹp tí nào.
Chị Bông vẫn mơ màng:
- Nhưng chỉ một vài cơn gío thoảng là những cánh hoa chín mỏng manh thi nhau rắc những sắc màu đỏ, trắng, hồng vào không gian, và nằm rưng rưng trên mặt đất, không làm anh xao xuyến hay sao?
- Tôi chẳng hơi đâu mà xao xuyến vu vơ như cô.
Chị Bông lạnh lùng tuyên bố:
- Thì ra hai chúng ta trái tính trái nết, chúng ta là hai đường thẳng song song không bao giờ gặp nhau.
Chị Bông nói xong liền dỗi hờn quay ngoắt vào phòng, tìm thế giới riêng của mình. Chị nghĩ đến cây lê của chị, cây lê Châu Á chị đã mua tại vườn ươm Việt Nam cách đây gần chục năm, nó lớn nhanh, chỉ 1 năm sau khi mua, dù mới cao hơn đầu người một chút là đã ra qủa. Qủa lê để gìa rám nắng Texas càng ngọt ngào, cũng như cam Texas, nhờ nắng Texas cũng đã nổi tiếng ngọt ngào hơn hẳn cam California, cam Florida. Chị không thích loại lê bán tại thị trường Mỹ, ăn mau chán, không ngọt bằng loại lê Châu Á này.
Mùa lê chín vào tháng Tám, là tháng mùa hè nóng cao độ của Texas, không gì thú vị bằng được ra vườn tìm bóng mát trong lùm lá cành loà xòa đầy những qủa lê chín, vừa hái ăn quả ngọt vừa thưởng thức chút ?dân dã? vườn nhà.
Ngày còn bé chị Bông chơi đùa nghịch ngợm lắm, chơi nhảy dây, nhảy lò cò với đám con gái là chuyện thường tình, đằng này chị còn chơi mấy món ?ác ôn? hơn, với đám con trai cùng xóm.
Khi thì đá cầu, cái cầu làm bằng mấy cái lông gà túm lại, và đế cầu là những miếng giấy bìa cứng cắt khoanh tròn chồng chất lên nhau. Bé Bông quần xắn lên, bên thấp bên cao, đá cầu bằng chân phải và nếu cần bằng chân trái luôn rất điệu nghệ, có khi bé Bông đá hàng trăm lần mà chiếc cầu chưa rơi khỏi chân, lũ con trai cũng phải phục Bông luôn..
Khi thì bé Bông chơi tạt lon chạy hùng hục, hay đi bắt dế, chơi đá dế và nhất là trò bắt ong.
Ðó là một loài ong đen từ cột kèo nhà bằng tre, bé Bông phụ với một thằng, lấy cái chai kê vào miệng lỗ, còn thằng kia cầm khúc cây gõ gõ vào cột kèo liên tục cho đến khi ong chịu không nổi phải bò ra khỏi tổ, chui tọt vào chai, xong hai đứa để ong ra mâm, lấy cái đĩa để ngửa, đè chôn đĩa lên con ong, nó càng vùng vẫy thoát ra thì hai cánh càng đập liên hồi vào mâm và tạo ra âm thanh o o vui tai.
Chiều nào con bé ấy cũng chơi đùa tung tăng đến giờ cơm hay gần tối mới chạy về nhà khi người đã thấm mệt, tóc tai lù xù, mặt mày phờ phạc.
Mẹ đã thường mắng:
- Con ranh kia, ai đời con gái mà nghịch như con trai thế, hả? Lớn lên thằng nào dám rước, hả?
Thời bé chị chơi đùa ?lỗ mãng? thế mà càng lớn càng ra vẻ dịu dàng nữ tính, thích mộng mơ, lãng mạn. Hồi mới quen anh Bông, anh âu yếm nuông chiều mọi sở thích của chị lắm, nhưng khi cưới nhau, sống bên nhau thì con người thật của anh mới hiện ra. Hai người là hai sự khác biệt, chị lãng mạn, mộng mơ bao nhiêu thì anh thực tế đời thường bấy nhiêu, nên hai vợ chồng đã nhiều phen bất đồng ý kiến, cãi nhau như ngày hôm nay.
Có tiếng gõ cửa phòng:
- Em ơỉđường thẳng kia ơỉ
Chị Bông không thèm trả lời, thì anh Bông đã tự động mở cửa bước vào và ngồi xuống mép giường, cạnh vợ.
Chị giận hờn nhếch môi:
- Hai đường thẳng song song không bao giờ gặp nhau. Anh còn muốn gặp tôi làm gì?
Anh nằm xuống cạnh vợ, thủ thỉ:
- Nhưng hai đường thẳng song song luôn đi bên nhau, luôn nằm cạnh nhau như thế này. Ðường thẳng kia ơi, cho đường thẳng này xin lỗi nhé..Lần này anh tuy có chặt bớt cành lá cây lê, nhưng chỉ chặt ít thôi, cũng là cách kích thích cho cây ra thêm cành, nay mai cây lê của em vẫn đầy hoa, đầy trái. Anh chỉ làm cho khu vườn gọn gàng xinh đẹp thêm cho em vui hưởng thôi mà.
Chị lắng nghe xuôi tai nhưng vẫn lên giọng dỗi hờn tiếp:
- Nhưng?còn bao nhiêu thứ bất đồng ý kiến khác, chúng ta vẫn là hai đường thẳng song song không bao giờ gặp nhau ở một điểm.
Anh Bông ôm choàng vợ trong tay, vẫn thủ thỉ ngọt ngào:
- Ðịnh luật này chỉ đúng trong toán học. Hai đường thẳng song song chúng mình vẫn?có thể gặp nhau ở nhiều điểm khác.
Chị Bông ngoe nguẩy:
- Chưa chắc??
- Chắc mà, vì anh yêu em và em cũng yêu anh. Anh hứa chuộc tội bằng cách anh sẽ tưới nước cây lê suốt mùa hè, cho lá thêm xanh, cho qủa thêm to và ngọt ngào. Chịu chưa?
Chị Bông lắng nghe những lời ngọt ngào của chồng rồi nghĩ đến cây Lê vào mùa Xuân tới sẽ ra hoa, mùa hè ra qủa mà chị khỏi phải mất công tưới nước mà mềm lòng và mềm người trong tay chồng lúc nào không hay.
Nỗi giận hờn nhẹ nhàng tan biến mất và hai đường thẳng song song trên giường hình như không còn nữả.
2. Huấn Luyện Phi Hành (truyện dài nhiều kỳ)
Tình Hoài Hương
Tình Hoài Hương
Bạch Liên Bạch Liên Ngũ Lang
Ngũ Lang Trần Thành Mỹ
Trần Thành Mỹ 6. Thầy Bói Giả - Giả Thầy Bói Sông Cửu
Sông Cửu 7. " Mấy Dặm Sơn Khê " của NS Nguyễn Văn Ðông Trần Ngọc
Trần Ngọc Hai Hùng SG
-
Hai Hùng SG IIỊ Hộp Thư Toà Soạn
___________________________________________________
Thể lệ để nhận Nguyệt San Giao Muà:
1) Ðể vào danh sách của NSGM (subscribe),
xin gửi email về GiaoMua@hotmail.com
Ðịa Chỉ Liên Lạc:
Nguyệt San Giao Muà
Copyright
2002 by Giao Muà e-magazine and respective authors
Truyen Dai
Huấn Luyện Phi Hành
Phần Thứ Nhì
Chương 13
Những Pha "Sành Ðiệu"
( của khoá sinh Không Quân QLVNCH)
Ðợt 15.-
Em Hồng Hạnh yêu,
Anh ghi tiếp phần sau về sự ?học và hành? của sinh viên sĩ quan Không-quân ở Mỹ nhe em:
Khoá sinh sinh viên sĩ quan Không-quân được đi thăm các viện bảo tàng chứa phi cơ, khi các anh tận mặt xem các thiết bị cần thiết, rờ mó làm quen với máy móc đa dạng, nhận rõ những đồng hồ phi kế từng món rườm rà có công ích gì, đặt ở đâu, trên, dưới, phải, tráỉ thì khoá sinh sẽ dễ nhận định ra vị trí của chúng. Hơn là mình chỉ mệt mỏi ngồi trong lớp mà đơn điệu tưởng tượng. Hoặc nhìn hình ảnh mô tả các thiết bị máy móc trên sách vở khô khan, đôi khi anh cũng cảm thấy chán phèo. Nói thật là mình nghiêng cứu về lý thuyết, thì khó hình dung hơn. Người ta nói ?trăm nghe không bằng mắt thấỷ, đúng y chang như vậy đó em à.
Dù sinh viên sĩ quan Không-quân có khả năng hữu dụng, có tinh thần hiếu học, đầy nhiệt huyết dâng tràn, thì không có gì mà không có thể làm được; ngược lại có kết quả mỹ mãn nữa là đằng khác. Nhưng nếu mình ngồi trong lớp mà mơ mộng, lơ là, dù một mảy may sơ sót, thì khi đem ra thực tế ứng dụng, mạng sống của chính mình kéo theo nhiều người khác có thể không được bảo đảm an toàn. Anh cũng biết khi đã trở thành sinh viên sĩ quan Không-quân rồi, không ai mà không có dịp thưởng thức các pha lả lướt, bay bướm, ngoạn mục đầu tiên trong ngành ?học lái tàu baỷ cả. Chỉ nghĩ đến khi anh ung dung tự do một mình tự tay lái chiếc phi cơ, vút bay bổng trên không trung bao la, mênh mông, ngút ngàn, là anh cảm thấy sung sướng rơn người, và tự hào sảng khoái hạnh phúc xiết bao, vì đời mình phơi phới lên hương. Phải không nà!? Khi đó thì anh sẽ ngồi trên khoang lái rung đùi uống ?cô ca cô la, cô cô gì? mà chẳng cảm thấy vui vẻ, thoải mái, và hát: Trời hôm nay thanh thanh, gió đưa cành mơn man tà áỏ?, em hỉ!
Thầy Maj. Meyer vui vẻ, rất kiên nhẫn, cần cù và tận tâm, từ đâu đó đang đến chỗ tập dượt huấn luyện sinh viên sĩ quan Không-quân, khi tất cả khoá sinh lần lượt leo lên phi cơ an toàn xong, thầy vui vẻ hỏi khóa sinh Không-quân:
- Sao, quý anh có khoẻ không?
- Cám ơn ông, vẫn khỏe.
- Ngồi cho kỹ nhe. Tôi bắt đầu Acrobatics đây!
Có nghĩa là ông thầy bắt đầu thử sức, dzợt cho mình te tua tơi tả đám khóa sinh Không-quân oai dũng, do mình muốn làm bá chủ vũ trụ không gian đây mà! Ông muốn xem họ có thể kiên trì, có sức chịu đựng, gan lì dẽo dai đến bao giờ! Ông thầy ung dung lái chiếc phi cơ bay vút lên trời êm ru. Thầy không lả lướt, không hào hoa phong nhã, không đẹp mắt, không lé mắt, bảo đảm không ăn tiền hốt bạc thì thôi. Ai nấy đều suýt xoa hết lời trầm trồ khen ngợi thầy. Nhưng khoá sinh vui vẻ, thoải mái, hí hửng chưa được bao lâu. Thì, thầy làm đủ thứ trò kinh khủng và dựng tóc gáy, rợn người, như: Bay vút lên cao tít cung trăng bỗng nhiên tàu bay rớt xuống ?cái độp?. Tiếp theo thầy bay đảo ngược lại. Lộn vèo xuống. Quay tít những vòng bay tròn nhiều phen. Phi cơ chổng đầu xuống đất rồi vút bay dựng đứng thân tàu bay lên cao. Khi thầy kéo cần lái, phi cơ ngóc đầu vọt thẳng lên, khi phi cơ cắm đầu xuống nhanh như tên bắn, như sao xẹt. Thầy đạp ruđer thì phi cơ lại ngóc đầu lên cao. Trồi lên trụt xuống, quầng thảo ráo riết trên bầu trời, bồng bềnh nhô lên hụp xuống, chao cánh uốn lượn, bập bùng, lắc lư, khi cao khi thấp, lộn vèo ngược xuống đất, rồi bay vút lên tít trời cao thẳng đứng, cho phi cơ lòn trong các bè mây, bay ngửa bụng lên trời như vậy. Bỗng nhiên phi cơ tụt xuống cái rụp, như trái mít rụng trên đất. Và phi cơ lướt vút lên trời quay vòng vòng như chong chóng. Lúc đó ruột gan phèo phổi anh muốn bay ra ngoài, cả bộ lòng mình dâng lên trên đỉnh đầu. Ớn lạnh xương sống đó em à. Thầy cứ làm lung tung loạn xạ như thế gần chục vòng. Vân vân?
Thầy Maj. Meyer dạy bay mấy rides mới, khi thầy tủm tỉm cười cười để trở lại bình phi lúc thử sức xong: đầu người nào người đó đều cảm thấy choáng váng, tóc dựng đứng, mặt mũi xanh lè, có một số ít anh em ói mửa tùm lum. Nhiều anh mất bình tĩnh, lúng túng, đầu nghiêng qua ngả về. Anh nói thiệt với em nhe: Mặc cho khoá sinh mồ hôi hột chảy ra đầm đìa như tắm, mặt mày ai nấy đều xanh lè, xám xịt, tóc tai đã ngắn lại xù ra càng dựng đứng, như con khỉ đít đỏ có bộ tóc rễ tre trong thảo cầm viên, khiến mình nhắm nghiền mắt và nhức bưng cái đầu. Ban đầu anh vui hết biết, nhưng vào đoạn giữa đường bay, khi thầy "tung chưởng" ra, thì thú thiệt cu dái anh teo tóp muốn rụng rời!
Nè em, em đừng trợn mắt lên, la anh:
- Anh nầy dị hợm quá đi. Ở đây, mà anh nói gì cái chuyện "cu dái", nghe tục tĩu (mất hết thi vị trong không trung bồng bềnh mây trắng mây hồng, ngút ngàn và thơ mộng). Hả.
- Tại đầu óc em u tối, cứ nghĩ bậy bạ chữ đó là thô tục. Chớ hai cái lủng lẳng kia, không gọi vậy, thì em cho anh gọi là "run ông" nhen. Thôi! thôi, cho anh xin đi! Anh biết em đang phùng man, trợn hai con mắt to như mắt ếch lên rồi. Xin lỗi em, anh tiếp nhen:
Nhưng khi thầy đưa phi cơ vút bay lên cao, lão luyện bay lượn và bình phi nhẹ nhàng êm ái, thì thân thể mình lâng lâng như nằm trên tấm nệm nhung, như cánh diều lả lướt trong gió chiều êm ả. Thầy lái máy bay thành thạo và quan sát đó đây thường xuyên, thầy rất quen thuộc các địa hình, cảnh vật, nhà cửa, sông, rừng, núi, biển, ở dưới đất. Thầy bảo ta phải nhớ mình đang bay đến nơi nào, ở đâu. Thầy nhắc nhở khoá sinh phải cẩn thận, lúc bay qua những khoảng vùng núi đồi nào nguy hiểm, hoặc lúc có thời tiết xấu tệ, thì phải cẩn thận chú ý làm sao. Thầy khuyên khoá sinh luôn mở rộng tầm nhìn chung quanh, quan sát điều nghiên bên ngoài, ấy cũng là góp phần quan trọng của luật bay. Bay trên không trung, radar có thể phát hiện, dù cách xa 10 dặm. Bay tầm thấp 600 dặm/h, tránh radar địch tốt nhất. Nhưng cũng khổ một nỗi là phi công bay như thế, thì dễ bị lạc đường. Khoá sinh nhớ chú ý quan sát những thao tác của thầy, ghi chú tỷ mỷ vô sổ tay, mà rút kinh nghiệm, để thực hiện trong tương lai.
Ðợt 16.-
Huấn luyện viên chỉ cần hơn nửa giờ lái phi cơ bay vun vút, vòng vo. Thế là huấn luyện viên thấy đám sinh viên Không-quân ?dật dờ ngẩn ngở? vì bầu trời bao la ngút ngàn trên không trung mênh mông, dường như ?chìm xuống dưới gót chân phong trần?, mắt khoá sinh đã nổi lên muôn ông sao lốm đốm rơi lộp độp, trăm bà trăng tròn đen thùi lùi lồ lộ lung linh nhảy nhót, khiến ta xây xẩm trước mặt! Hầu hết tất cả khoá sinh rất mệt đã rệu xuống! Thế là ông thầy thấy có kết quả ngay. Ða số những người như các anh, và may thay có cô gái Mỹ ấy nữa, còn tỉnh queo một xí. Chỉ có hai anh khoá sinh Không-quân Việt Nam thì ngất ngư, ói mửa tùm lum ra mật xanh mật vàng hoài mãi. Hai anh kia bị chóng mặt da tái nhợt, rồi xanh lè, đầu óc quay cuồng, họ mệt lả không thể ngồi vững được.
Ðợt 17.-
Những phi công lái phi cơ vận tải, tuy ở trên không trung bao la, nhưng họ thực hiện công việc làm rất ?sành điệủ, chính xác, hữu dụng. Quan trọng hơn hết là: các khía cạnh của kết quả được thành công tốt đẹp, mỹ mãn. Khoá sinh học cách tiếp tế nhiên liệu trên không trung, là một kỷ thuật tuyệt vời, rất điêu luyện, và khó khăn thực hành nhất trên trời cao lồng lộng, gió, mưa, bão bùng. Vì lý do nào đó lúc phi cơ bị lâm nguy, do lựng khựng về kỷ thuật, hết xăng? bị trục trặc một vấn đề gì, sinh viên sĩ quan phải lanh trí, thông minh, có nhận xét tinh tường, am hiểu vì sao nó như thế.
Khoá sinh cũng phải học lúc đang chiến đấu, mà phi cơ bị bắn rơi; phải biết làm gì, thì ghế phóng sẽ đưa mình từ lòng phi cơ ?nhảy rả bên ngoài. Khoá sinh phải bình tĩnh học cách biết nhảy dù ra khỏi phi cơ. Ðây cũng là một trong nhiều nguy cơ, gây ra nguy hiểm kinh khủng đến tính mạng (riêng mình và người khác bay cùng, hoặc phi cơ rớt xuống đất, lúc tại dưới đó có đông người, thì không thể tưởng tượng nỗi điều đau khổ gì sẽ xảy ra).
Ðợt 18.-
Khi ấy, phi công phải chuẩn-bị thiết-bị liên lạc với tổng đài, nước, pháo sáng, (flair) địa bàn, vân vân? (nhất là một mình quờ quạng vì đêm tối nơi vùng lạ). Trong lúc chờ phi cơ bạn đến giải cứu. Cẩn thận tránh kẻ thù xuất hiện, thì mình lấy sơn màu xanh lá cây, hoặc màu đất bùn đen, mà sơn vô mặt, nguỵ trang giả dạng, trá hình lúc mình đã rơi xuống đất. Học thuộc lòng những mật khẩu cần liên lạc, để thông báo vị trí mình đang ẩn nấp với chỉ huy rõ, để họ liên lạc & tìm kiếm mình dưới đất. Phi công bị rớt, nên bình tĩnh, kín đáo, cẩn thận dò xét khắp nơi, im lặng, cẩn thận tránh kẻ thù phát hiện, khi liên lạc vô tuyến với tổng đài. (Xử dụng radio, vô tuyến, hút thuốc, đi lạỉ cũng là cách tự tố cáo mình ?lạy ông tui ở bụi nầỷ, mình đang lồ lộ rõ ở vị trí nào, cho địch biết).
Anh không dám tự kiêu tự đại khi anh đã vượt qua giai đoạn tiên khởi nầy. Vì, ở đời mà, nếu anh giỏi môn nầy, thì đó chỉ trong giới hạn. Có người khác giỏi hơn mình, vì bể học thì quán thế mênh mông, không biết đâu là bến bờ, nếu họ không giỏi thứ nầy, thì giỏi các thứ khác. Em có biết câu tục ngữ: ?cao nhân tất hữu cao nhân trị? không? Hẳn là em học ở trường Tây, nên mấy ?soeur Ðầm? hổng biết tiếng Việt, và đọc chuyện cổ tinh hoa đâu, ha em. Vậy thì anh kể cho em nghe câu tục ngữ trên, vì có chuyện như thế nầy nghen:
- Ông Khâu Tố dẫn ngựa đi tới sông uống nước, ngựa bị chết đuối. Khâu Tố ỷ sức mình giỏi, đã nhảy xuống nước ?quậy tưng trờỉ, cuối cùng ông bị đui một mắt, ông leo lên bờ.
Yếu Ly mắng:
- Ngươi tự xưng là dũng sĩ, nhảy xuống sông, khoe đã đánh nhau với thủy thần. Ngươi liều mình mà không cứu được ngựa, bị hư một mắt. Lại trở về với con mắt mù, không biết nhục, còn khoe khoang, là sao!?
Khâu Tố bị mắng, cảm thấy hổ thẹn, ra về. Yêu Ly tối về nhà dặn vợ con không đóng cửa, cố ý chờ Khâu Tố. Quả nhiên, nửa đêm Khâu Tố cầm gươm xông vô phòng Yếu Ly:
- Ngươi có ba tội đáng chết: Một: làm nhục tao giữa đám đông. Hai: không lo xa, vì đêm ngủ không đóng cửa. Ba: Thấy tao vô nhà, ngươi không chạy trốn.
- Chưa chắc. Theo ta, ngươi có ba điều hèn, đáng tự tử. Một: Ta làm nhục ngươi ở chỗ đông người, mà ngươi chẳng dám nói một lời. Hai: Ngươi lẽn vô nhà ta như phường trộm đạo, không dám lên tiếng trước. Ba: Ngươi kề gươm vô cổ ta rồi, mới dám to tiếng doạ nạt. Vậy, ngươi hơn ta chỗ nào, khi ta cố ý để cửa ?mờỉ ngươi vô nhà hử!?
Nghe xong, Khâu Tố xấu hổ quá chừng, ném gươm xuống đất, rồi ra đường đập đầu xuống tự sát.
Ðọc câu chuyện trên, em sẽ hiểu ra sao rồi hen. Ðến đây, thư đã khá dài, trước khi ngừng bút, em cho anh kính lời thăm ba má, các anh chị, em, các cháu, cầu mong họ luôn bình an, hạnh phúc. Riêng em Hồng Hạnh của anh vui vẻ, tươi tắn và trẻ đẹp hoài, thì sẽ không buồn, và hết giận anh. Bởi vì? chúng mình đã giận nhau, xa lìa nhau ngót bốn năm dài đằng đẵng rồi đó em. Thư nầy anh mong sẽ là nhịp cầu nối kết chặt chẽ đầy bao dung & thông cảm, chúng mình hãy ?làm hoà nhaủ nghen em. Anh mừng.
Tạm biệt em,
Lữ Phi Hành.
***
Tình Hoài Hương
Trân trọng mời độc giả xem tiếp chương sau.
Dòng nước ngọt êm đềm uốn khúc
Lặng lẽ trôi không lúc nào ngơi
Cho dù đá tảng giăng trời
Vẫn luôn lòn lách kẽ hời xuôi nhanh
*
Nếu mạch lớn tạo thành sông rộng
Sóng lăn tăn gió lộng trườn xa
Xoáy tròn vòng nước tan nhòa
Lục bình tím biếc trổ hoa bềnh bồng
*
Nếu mạch nhỏ chạnh lòng thui thủi
Xuyên bờ đê ngắn ngủi chui rào
Ngấm ngầm thẩm thấu mé ao
Im lìm ẩn trú, dâng cao giếng nhà
*
Sông Vàm Cỏ phù sa màu mỡ
Luôn chung tình không nỡ cạn khô
Giúp dân tưới luống khoai ngô
Hương đồng cỏ nội nhấp nhô lúa vàng
Miền tây Lục Tỉnh là vựa lúa không đáy cung cấp cho cả miền Nam những bữa cơm đạm bạc với hạt gạo dẻo thơm ngon. Ðồng ruộng bát ngát trải ngút ngàn màu xanh mạ non lượn mình duỗi ngọn theo làn gió hiu hiu là bức tranh muôn màu đẹp đẽ mà những đứa con lưu lạc sống đời tha hương không bao giờ quên.
Hình ảnh mộc mạc đằm thắm tình quê của người dân làng dầm mưa dãi nắng, với bản tánh thật thà chất phát thể hiện qua tấm lòng hiền hậu. Chất giọng phát âm trong lời nói ươm đặc màu phèn vàng nâu pha mùi sình đất trong các miệng giếng sâu sau nhà. Chung quanh những mái tranh vách đất hay mái ngói chắc nịch đều có ao, hồ bao bọc cho ta cảm nhận một khung trời tươi mát lồng trong không gian êm đềm.
Màu nước trong ao lúc nào cũng đục ngầu vì những cơn mưa dầm tầm tã rửa sạch cành nhánh của tất cả cây xanh. Trong đó hầu hết là lá dừa ở vùng đất thích hợp cho dừa tươi, dừa lửa, và dừa khô, dừa nước... Sau cơn mưa miệt mài tắm ướt đất trời, hừng đông sớm mai lan toả vòm nắng thanh khiết như luồng khí trong lành trỗi dậy sức sống tươi vui cho một ngày mới hoan ca. Càng nghiêng về xế trưa thì vầng sáng ửng hồng ươm màu vàng mật ong xuyên qua kẽ lá dừa thon gầy rũ nghiêng chúi ngọn xuống đất, tạo thành cái hàng rào được đan thêu bằng những sợi nắng xiên xiên. Tia nắng len lén di động, trải dài theo ánh mắt tròn xoe của ông mặt trời đang híp mắt cười mỉm chi cùng miệt vườn êm ả. Giọt sương khuya hay hạt mưa nũng nịu, ầu ơ tồn đọng long lanh trên các phiến lá xanh màu dần dà bay bổng về thiên đỉnh, nhường không gian cho buổi sáng ấm nồng thoang thoảng mùi lúa chín của hương đồng cỏ nội.
Dòng nước mưa xối mạnh đêm qua thường đẩy xô làn nước mỏng manh, chảy tràn lan bốn bề trên mảng đất tuy có chút lồi lõm nhưng mềm mịn xuống những cái ao này. Lá khô héo úa rơi lã chã từ lâu nay. Xác lá bắt đầu loang lổ ẩm mục vẫn còn thổn thức nằm lăn lóc khắp nơi, nay được dịp tung tăng cùng biết bao trái cây âu sầu chín rụng đã không được bàn tay người lụm nhặt nên tàn tạ nhăn nheo. Trái khô bèo nhèo nằm trơ mình giữa mây trời hoang vu mặc cho kiến, sâu bọ leo trèo nhâm nhi thỏa thích. Chính những cụm rác tốt này tạo thành phân bón thiên nhiên hòa tan theo dòng nước mưa chạy tứ bề, vô tình làm nguồn phân bón dồi dào giúp sức tăng trưởng cho muôn cây chung quanh. Một phần phân rã mục rủ rê đùa lăn theo dòng nước ứ đọng men dọc bờ đất xuôi chảy xuống những nơi nào trũng thấp. Sau những cơn mưa xám mờ cánh đồng lúa, tất cả giếng, ao của dân làng đều hân hoan dâng cao mực nước. Cám ơn cơn mưa mốc thường xuyên tưới tắm vùng trời cây xanh thêm mượt mà xanh tươi. Tôm, cá, cua trong ao tự nhiên được ông trời ban tặng cho thức ăn béo bổ đã tựu trung đổ dồn vào tụ điểm, chất chứa trong cái ao gia đình.
Cá, tôm, cua, ốc?tha hồ mà vẫy vùng ngang dọc chóng lớn. Thủy sinh được nuôi trong môi trường thiên nhiên nên không chịu ảnh hưởng của dòng nước độc hại khác từ bên ngoài nếu có, cứ chực chờ len lén thấm vào. Mỗi khi có khách phương xa ghé viếng thăm, gia chủ chỉ việc thả lưới xuống ao. Mất khoảng năm, mười phút nhanh nhẩu, vài anh chị cá, tôm vội vàng chui vướng vào bẫy lưới dễ dàng.
Lò nướng ngoài trời thoáng mát làn gió vi vu quấn quanh ông lò với hình dáng giản dị, vì chỉ là ba viên gạch ống thô sơ được bắt mồi lửa đốt cháy rất bén. Mấy bẹ dừa phơi khô nhẹ bồng thay cho củi than, không cần phải mua ngoài chợ nên hà tiện phần nào chi phí. Cá, tôm nướng bằng bẹ dừa rất thơm mùi tro khói ươm đượm tình sông nước.
Nhắc nhớ cảnh miệt vườn xa xưa, nỗi lòng nhớ quê nhà của những đứa con trôi giạt tha hương mấy mươi năm sau lần trối chết trốn chạy đi vượt biển vào năm tháng dòng đời uất nghẹn rẽ khúc, chợt bồi hồi xúc động. Kỷ niệm ngọt ngào của đoạn đời ấu thơ vẫn còn in đậm trong ngăn ký ức. Có lẽ nỗi nhớ nhung se thắt này sẽ theo chúng ta cho đến khi nào số mệnh bắt buộc trí óc mình phải buông xuôi mà thôi.
Quê hương ai cũng nhớ
Sài Gòn nôi chào đời
Tuổi dại khờ ơi ới
Ðánh đũa, nhảy dâỷcười
*
Ðại dương nay ngăn cách
Nhưng lòng vẫn rất gần
Tay với về bao lần
Cảm nhận mình là khách
Tiếng chuông vang lên lôi gã ra khỏi giấc ngủ chập chờn buổi trưa mùa đông. Gã uể oải đếm từng bước cầu thang xuống nhà dưới mở cửa. Ông bạn nhà báo lách vào mang theo cơn gió lạnh lùa vào thốc tháo.
-Ông nhà báo đi đâu mà lạ thế? Trời lạnh như cắt mà sao ông siêng năng quá vậy? Gã nắm bàn tay lạnh như nước đá của ông nhà báo lắc lắc cho phải phép.
-Có gì nóng nóng cho tớ một ly coi. Bạn bè từ xa đến thăm thì ?không rượu thì trà chứ?
Gã lừng khừng trả đủa:
-?Chẳng mấy khi bác tới nhà, vợ thì không có chợ thời xả? Cà phê nhá, hay làm tí rượu cho ấm bụng?
-Gì cũng được, miễn là có uống.
-Ông lại tới vòi bài cho báo bủng của ông phải không. Nếu không vậy thì cả năm cũng chẳng thấy mặt ông đâu cả.
-Hiểu nhau quá rồi còn phải hỏi. Nhưng ông ngôn như vậy là oan cho tôi lắm đấy. Tôi có bỏ ông bao giờ đâu.
-Ừ, ông vẫn lên lên xuống xuống một tháng đôi lần. Ậy, nhưng Ta gác bút từ lâu rồi, ngồi mỏi cả lưng không ra một chữ còn viết lách cái nỗi gì.
-Tôi biết, tôi biết. Bây giờ ông gõ keyboard chứ đâu còn như ngày xưa nữa mà bút mới chẳng viết. Từ ngày bà ấy bỏ ông đi ông chẳng thí cho anh em bài nào cả.
?À anh đang nói chuyện với ông nhà báỏ Em bảo sao? Em khát nước hả? Ừ để anh rót nước cho em?? Gã lẩm bẩm!
-Ông đang nói chuyện với ai vậy? Ông nhà báo ngạc nhiên hỏi.
-Thì nói chuyện với người tình của ta chứ ai vào đâỷ ?Ừ anh mang nước vào cho em ngay đây... Anh đã nói là ông nhà báo rồi mà??
-Ông lại lộn xộn nữa rồi phải không? Bà ấy mới mất? Mà tôi đâu có nghe tiếng ai nói đâu.
-Ông không nghe nhưng ta nghe. Mà ông vừa nói ta lộn xộn là lộn xộn cái nỗi gì mới được chứ?
-Thì ông lộn xộn với người ông đang nói chuyện ấy mà?
-Ông nói ông hay với nàng?
-Nàng nào? Ông lộn xộn với cái nàng ông đang nói chuyện đấy.
-Ta không hiểu ông muốn ám chỉ ai. Mấy chục năm nay ta chỉ có một mình nàng và chỉ yêu một mình nàng.
Ông nhà báo vội lảng sang chuyện khác nên hỏi:
-Tôi thì hư quá về chuyện tình ái, ông biết tỏng ra rồi. Tôi hỏi thực là ông có điều gì phải hối hận với bà xã không?
-Hối hận à? Ông muốn hỏi ta là có hối tiếc điều gì đã làm không đúng trong cuộc sống vợ chồng phài không? Có đấy, những điều nho nhỏ thì không kể nhưng ta đã nói một câu mà đến giờ ta ân hận quá. Số là khi ta và nàng đang vun khoén cuộc tình cho xum xuê hoa lá, lúc đó ta hút thuốc nhiều lắm, ta hút thuốc từ năm mười bảy tuổi cơ mà.
Có lần ta hỏi nàng: ?Em có khó chịu khi anh ngồi bên em mà hút thuốc không?? Không biết vì nàng không muốn làm ta buồn hay thời gian đó vấn đề hút thuốc chưa được các ông bà bảo vệ sức khỏe lưu ý nên nàng đã thỏ thẻ trả lời ta như thế này: ?Ðàn ông cầm điếu thuốc mới thật ra vẻ là đàn ông?? Thế là từ đó ta cảm thấy thoải mái phì phèo điếu thuốc khi ngồi bên nàng mà không thắc mắc gì cả.
Nhưng kể từ khi bước chân sang nước Mỹ thì dường như chuyện hút thuốc lá của ta trở thành ?có vấn đề? Một lần ta đang bực bội chuyện gì ấy mà nàng cứ càm ràm chuyện bỏ thuốc, lúc đó ta bực mình quá nên cao giọng ?Anh có thể bỏ vợ nhưng không thể bỏ thuốc!? Ðến bây giờ ta muốn nói với nàng một lời xin lỗi, nhưng đã muộn, đã muộn màng rồi phải không ông nhà báo! Bây giờ ta còn làm được gì ngoài sự hối hận nữa đây? Ta thương nàng quá, ta thương nàng hơn cả chính bản thân ta.
Ông nhà báo có thể nghĩ ta nói phóng lên, nhưng sự thực là như vậy. Nàng đã như một cái phao cho ta bám lấy giữa một lúc ta gần như đã chìm lĩm dưới lòng đại dương. Nàng kết nối cuộc đời với ta được trọn vẹn bốn mươi sáu năm trước khi nàng bỏ ta đi. Không biết ta có mang đến cho nàng ít hạnh phúc nào không. Ðây cũng là điều ta cứ xót xa từ ngày nàng bỏ đi. Cuộc sống của một người lính không cho phép ta luôn luôn cận kề bên nàng. Một mình nàng đã thay ta làm tất cả mọi việc. Ði làm về nàng lo cơm nước cho đàn con nhỏ nên bận luôn tay. Giấc ngủ của nàng chắc cũng không yên khi những đứa con sổ mũi nhức đầu hay đòi sữa lúc nửa khuya. Dù biết rằng đó là tình cảnh chung của những người có chồng khoác áo lính, nhưng ta lại là một người lính nghèo chỉ sống bằng dồng lương hàng tháng. Ðến giờ ta thật hãnh diện ?là một người lính sạch?
Ta về cưới nàng khi đang theo đơn vị hành quân ở Quảng Ngãi nên ?Cưới nhau xong vội đỉ!? Ðám cưới không có lấy một tấm hình kỷ niệm và cũng chẳng có một ngày nào gọi là ?Thời gian trăng mật? Mười năm trông đợi chồng về sau ngày tháng tư đau buồn của cả quê hương. Ngày ta trở về cũng là ngày ta đưa bốn đứa con đi thăm nàng trong ?Lầu bát quái!? Ông nhà báo thấy có thê thảm không!
Có lẽ ta chỉ bù đắp cho nàng được phần nào trong chặng đời sau khi đưa nàng và con cái thoát khỏi nanh vuốt của những ngưòi mang danh là ?Cắt mạng!?
-Chắc vì vậy mà đã bao lâu nay ông cứ bị dằn vặt, ông không thể nào quên được bà ấy. Lúc nào ông cũng ngơ ngơ ngẩn ngẩn như kẻ mộng du vậy!
-Quên ư! Khi nhận kết quả khám nghiệm của nàng ta choáng váng như vừa bị trời đánh hụt! Nàng vướng vào căn bệnh quái ác và cuộc sống của nàng còn lại chỉ được tính bằng từng ngày. Cơ thể nàng lả dần, những ngày cuối nàng không còn nói được nữa. Lúc đó phần cơ thể bên trái của nàng đã bị ảnh hưởng nặng nề. Nàng biết nàng sắp xa ta vĩnh viễn nên bàn tay phải của nàng nắm thật chặt tay ta như e sợ bị vuột mất bát cứ lúc nào. Ta cầu mong nàng tránh khỏi những cơn đau thể xác mà căn bệnh này thường gây ra.
Thời gian rất ngắn ta được săn sóc nàng nhưng cũng không trọn vẹn. Những tháng năm của cuộc sống và đời tù đã vắt cạn sức lực của ta. Dìu nàng từng bước đi nặng nề đôi lúc ta cũng không gượng lại được. Những lúc siêu vẹo như vậy nàng lại thở dài:?Anh cũng yếu quá rồi!?
Nàng đã như chiếc lá mùa thu, mạch sống cạn dần, như ngọn đèn leo lét, chập chờn trước gió. Ta làm sao giữ lại chiếc lá trên cành mà nhựa sống đã khô héo, làm sao cho ngọn đèn sáng mãi khi phao dầu đã cạn!
Ðã bao nhiêu đêm ta nằm trong bệnh viện để săn sóc nàng. Mệt mỏi làm ta lịm vào giấc ngủ, khi giật mình thức giấc ta hốt hoảng sờ trán nàng thấy vẫn còn hơi ấm ta mới lấy lại bình tĩnh. Những ngày sau cùng nàng không nuốt được nữa mà chỉ còn thoi thóp níu kéo lấy sự sống bằng những chai nước biển! Ðôi môi nàng khô khốc, nàng không khác gì thân cây trơ trụi lá giữa mùa thu! Nhìn nàng thoi thóp trong giấc ngủ lòng ta quặn đau. Bao lần ta muốn ghì nàng trong vòng tay để truyền sang cho nàng tất cả mạch sống của chính ta.
Ðâu còn nữa mái tóc dài óng mượt mà ngày xưa ta nghịch ngợm lùa những cón tay làm xõa tung. Nàng lại giận dỗi ?Anh lại làm rối tung tóc em rồi đây nàỷ Ta chùm kín mặt bằng mái tóc dài của nàng để tận hưởng hương vị mái tóc của người tình!
-Tôi nghĩ sự mất mát sẽ cho ông cảm hứng nhiều hơn để viết chứ?
-Ông nhà báo ơi, mấy ông nhà văn nhà thơ cứ lấy cớ là những người viết lách phải có cuộc sống phóng túng, buông thả; khác người. Chạy theo những đòi hỏi của xác phàm? Ta thấy đó chỉ là những cái cớ để bào chữa cho những việc làm chẳng tốt đẹp gì. Ðiều đó có thể đúng, nhưng ta nghĩ là mọi việc phải đến một cách tự nhiên chứ không phải là gượng ép.
Khi nỗi đau vượt quá sự chịu đựng thì hồn mình sơ cứng lại chẳng làm gì ra hồn cả đâu. Như bây giờ quanh căn nhà này, ở nơi nào dường như ta vẫn thấy nàng đang nói, đang cười; hay đang cau có giận hờn ta vì cái bản tính hơi chướng của ta.
-Ông có thấy bà ấy về với ông trong những giấc mơ không?
-Thường thì ta ngồi làm cái gì đó cho đến khi cơ thể rã rời và cặp mắt không nhướng lên nổi nữa thì ta nằm xuống. Khi đã nằm xuống thì chìm ngay vào giấc ngủ nên chẳng còn biết trời đất gì cả. Ta ngủ say như chết, một giấc đến bảnh mắt mới thức giậy.
Ta kể đến đâu rồi nhỉ? Ừ, sau khi có kết quả khám nghiện thì ta chết điếng, lúc nào cũng như kẻ mất hồn. Mắc dù các con cháu đều không nói cho nàng biết căn bệnh, nhưng hình như nàng cảm nhận được từ sức khỏe của chính mình nên nàng thường nói với ta ?Anh mở cho em nghe bài Kinh Giải Thoát?
-?Em không phiền trách gì anh cả sao? Cám ơn em, nhưng anh vẫn cảm thấy không an tâm. Em vẫn ở bên cạnh anh à. Em nói saỏ Em không muốn làm anh mất ngủ??
-Ông làm gì mà cứ lảm nhảm như người mộng du vậy? Tôi có nghe tiếng người nào đâu.
-Có thể tần số âm thanh nàng nói chỉ dành cho một mình ta nghe được mà thôi.
-Ông có thấy bà ấy không? Tôi đang nổi cả da gà lên đây này.
-Ông nhát gan quá. Hồi xưa ông mà là cấp chỉ huy trong quân đội thì mấy thằng em tiêu tùng hết trơn rồi.
-?Anh chỉ nói dỡn với ông nhà báo này thôi mà. Em không bằng lòng à? Cho anh xin lỗi vậy!?
Quay qua ông nhà báo:
-Nàng không muốn ta nói dỡn với ông như vậy. Nàng ngại ông phật lòng. Thế này nhá, chiều nay ta sẽ cố ngồi tập trung viết để cung cấp bài cho ông nhà báo. Ðã mấy tháng nay ta cũng cố lắm đấy chứ, nhưng gõ được vài giòng đọc lại thấy vô duyên quá. Bỏ!
-Ông không thể quên đau buồn vì mất mát để tiếp tục vui với cuộc sống, để làm những việc ông đang theo đuổi sao?
-Quên ư, tại sao ông nhà báo cứ luẩn quẩn với quên và nhớ vậy. Ta nghĩ đôi khi quên chưa hẳn đã tốt hơn nhớ. Có những điều ta nên quên nhưng cũng có những điều phải nhớ. Vết thương sau khi lành vẫn để lại cái sẹo trên da thịt thì làm sao mà quên cho được.
Ta lấy thí dụ như ngày ba mươi tháng tư năm bảy lăm đau thưong của cả dân tộc Việt Nam thì làm sao mà quên. Có lẽ vì cái quên hữu ý đó mà cho đến nay không biết bao nhiêu người về nước để ca tụng kẻ thù xưa không tiếc lời! Một nhóm khác lại rửng mỡ trở về quê hương tìm thú vui trên thân xác những người phụ nữ chỉ bằng tuồi con cháu mình! Theo ta đó là những người cố ý quên chứ không phải là khối óc không còn nhớ.
Với hoàn cảnh sống của ta hiện nay, ông nhà báo cứ nghĩ coi, mỗi buổi sáng từ trên lầu bước xuống qua phòng nàng, mỗi bữa ăn không có nàng nấu cho ta những món ăn ta thích như những ngày trước; mỗi khi lái xe đi đâu cũng không có nàng ngồi bên cạnh. Ta chẳng thể nào quên, ngay cả những lúc nàng giận hờn, trách ta điều này trách ta điều nọ cũng vẫn là những kỷ niệm bám riết vào nỗi nhớ của ta.
-Nhưng nếu ông cứ nhớ từng ly từng tí như vậy thì làm sao ông có thể vui với những ngày còn lại của đoạn đời sau?
-Ơ cái ông nhà báo này, theo ông thì nhớ không phải là một niềm vui sao. Một buổi tối ta ngồi uống cà phê bên cạnh nàng ở Time Squares. Một đàn chim bồ câu xà xuống kiếm ăn. Nhìn chúng sao mà vô tư trong khung cảnh thanh bình quá. Ông nhà báo thấy không, ở xứ này loài người sống thật gần gủi với thiên nhiên và xúc vật. Cả những con chim bồ câu cũng hòa mình vào cuộc sống ở một nơi không phân biệt được giữa đêm và ngày với những âm thanh không ngừng, lúc nhúc từng giòng người đi lên đi xuống không dứt. Ðó là kỷ niệm trong lần lên thành phố New York cuối cùng. Lần này ta không bận nhiều nên đã đưa nàng tới Ground Zero, nơi toà tháp đôi bị xập. Ta còn đưa nàng tới cả toà nhà Liên Hiệp Quốc nữa.
Trên đường suối Nam ta cùng nàng ngồi xe buýt tới thăm vợ chồng người bạn ở cái thành phố nhỏ xíu với cái tên khá lạ King of Prussia trong tiểu bang Pensylvania. Sau đó về Virginia thăm vợ chồng thằng út.
Nàng dường như rất an tâm khi có ta ngồi bên cạnh. Xe vừa khởi hành nàng đã tựa đầu trên vai ta ngủ say sưa. Nàng chợt thức giấc ?Em làm anh mỏi tay ?? Ta vít đầu nàng dựa trên vai ?Em ngủ tiếp đi cho khỏẻ
Từ ngày gặp gỡ cho đến những ngày cuối cùng của cuộc đời vẫn giữ mãi các xưng hô ?Anh, Em? Có một vài người khó tính nói già rồi mà cứ giữ cách xưng hô như vậy. Kỳ! Ta chỉ cười.
Có một lần ta đưa nàng tới thăm công viên La Fayette trước tòa Bạch Ốc. Ta nói nàng xòe tay ra và đặt vào lòng bàn tay nàng mấy hạt đậu phọng. Mấy chú sóc từ trên cây nhảy phóc lên người nàng, đứng nghe ngóng trên vai nàng, rồi lần xuống ăn những hạt đậu phọng rất tự nhiên như ?Người Sàigòn vậỷ Ta thấy nàng co rúm lại, có lẽ e ngại chú sóc làm hỗn. Ta phải nắm lấy tay để nàng yên tâm.
Muời mấy năm nay ta chưa trở về, nghe nói cả thành phố Sàigòn bây giớ vắng cả tiếng chim hót líu lo trên cành. Cái đất nước gì mà kỳ quái, đến cả con người cũng còn e dè tìm cách lấn át hại nhau huống chi đối với loài xúc vật! Mọi người tìm đủ mọi cách trốn chạy ?cái nhà nước của bầy hủỉ
Ðó chính là niềm vui của ta trong nỗi nhớ. Ta nhớ để trau chuốt tình yêu của nàng đã dành cho ta.
Lúc ở trại tù Z30.A ngồi tán chuyện với mấy tên bạn. Có một đứa cắc cớ đặt vấn đề: ?Nếu bây giờ được thả về mà bà xã đã - ôm cầm sang thuyền khác ? thì các ông tính saỏ? Ta có đưa ý kiến như thế này: ?Nếu như ngày xưa viên đạn quật ngã mình ở chiến trường thì mấy bà chịu tang ba năm là quí quá rồi. Từ ngày chui vào nhà tù cộng tới nay đã chin năm dài thì chuyện mấy bà có bỏ đi lấy chồng cũng chẳng đáng trách. Chỉ mong mấy bà đừng lọt vào cái bẫy của cộng sản -Vợ ngụy ta lấy, nhà ngụy ta ở, con ngụy ta sai- là tốt rồi. Nếu khi trở về các bà vẫn còn chờ đợi thì bọn mình phải đóng một cái ngai lên để thơ!?
Ta đã là một trong số những người hạnh phúc đó.
Ngày ta khăn gói quả mướp bước vào tù gia đình ta rất nghèo. Mỗi tháng lương của hai đứa lãnh ra để trong một cái hộp. Ðứa nào cần thì lấy tiêu, miễn sao kéo dài đến ngày lãnh lương kế tiếp. Có ai ngờ được là ?Thuở trời đất nổi cơn gió bụỉ như vậy đâu! Cả nhà còn vài trăm bạc. Ta đưa cho chú tài xế cái đồng hồ Rolex mua lúc đi du học ở Mỹ nhờ chú ấy đem bán để mua hai bao gạo. Chú ấy đem về hai bao gạo loại năm chục cân và mười nghìn đồng. Ta chia cho chú ấy một nửa, nhưng chú ấy nhất định không nhận ?Ông thầy cứ cầm hết để lo cho các cháu, em còn đủ sống!? Ta nhớ chú ấy tên là Quan, cấp bậc Hã Sĩ nên quen miệng gọi ?Hạ Sĩ Quan? nên bây giờ vẫn nhớ. Những người lính lúc nào cũng thương nhau ông ạ.
Nàng từ bỏ thành phố Vũng Tàu về Sàigòn sau khi bị cho nghỉ việc lý do ?vợ ngụỷ?. Bàn tay chỉ biết cầm cây viết phải bương chải kiếm sống nuôi bốn đứa con thơ lại còn phải tiếp tế cho chồng sống cầm hơi trong tù! Ta nghe kể lại những chuyến buôn thịt heo, thịt bò từ Tây Ninh về mà khiếp vía. Thịt bó quấn quanh người để vượt qua những cặp mắt bọn ?kiểm soát kinh tế? mong kiếm được bữa cơm bữa cháo sống qua ngày! Có những lần bị bắt, mất sạch!
-Ðộ này nói chuyện với ông như đang nói chuyện với ?người cõi trên? vậy. Ông cứ muốn thoát ra khỏi cái hiện tạị để quay về với quá khứ.
-Ông nhà báo ạ, ông cứ nghĩ lại mà coi, có ai bằng lòng với cái hiện tại đâu, cả ông cũng vậy. Chính ông cũng đang mong cho tờ báo, đứa con tinh thần của ông thăng hoa với số độc giả mỗi ngày một gia tăng phải không nào? Ta muốn thoát ra khỏi cái hiện tại để tìm lại những gì đang mất mát. Một tình yêu, một quá khứ với quê hương, và ngay cả giòng sông mà thuở nhỏ một lần chút nữa là ta bị chết đuối.
Hình như có một triết gia nào đó đã phán: ?Người tuổi trẻ luôn hướng đến tương lai, còn người già lại quay về sống với quá khứ? là gì. Ðúng quá đi chứ. Ta đang nắm cái đuôi của quá khứ kéo lại nhưng ta cứ bị lôi tuột đi từng ngày.
Ừ ta nhớ lại một giòng sông thuở nhỏ, lúc đó ta khoảng bảy, tám tuổi gì đó. Nhìn mấy người lớn đứng trên cầu phóng xuống sông bơi lội. Ta mê quá nên cũng leo lên cầu phóng xuống?! Chìm nghỉm. May có một ông lính nhảy xuống nắm được mớ tóc của ta lôi lên. Thoát chết!
Mấy chục năm ta quên bẵng tên con sống. Ông biết tên con sông chạy ngang qua Kiến An ấy mà? Khổ nỗi là hồi đó ta học nhẩy nên cả năm chỉ lo gạo mấy môn chính, mấy môn phụ như sử địa thì ta chỉ có thì giờ lướt qua như đọc tiểu thuyết vậy nên bây giờ chẳng còn nhớ nữa.
-Có lần ông nói với tôi ông là dân di cư từ Hà Nội vào Nam cơ mà?
-Ðúng thế. Ta ờ Kiến An có mấy tháng rồi theo ông cụ về Hà Nội. Ta vốn là dân đồng chua nước mặn, nhà quê nhà mùa. May nhờ mấy năm ở Hà Nội cuộc đời ta mới sáng sủa lên được một tí đấy. Về Hà Nội ta ở ngay phố Ngọc Hà, ngày nào cũng theo mấy tên nhóc tì đi bơi ở mấy cái ao trong làng Ngọc Hà. Bà mẹ ta nói người ta toàn mùi bùn! Ông nhà báo nhớ làng Ngọc Hà ở Hà Nội không? Cụ Nhất Linh và Khái Hưng đã lấy khung cảnh làng Ngọc Hà để viết cuốn Gánh Hàng Hoa ấy mà.
??Anh nói lớn tiếng quá à. Ừ, anh xin lỗi. Em vẫn thường nói mỗi lần anh nói chuyện y như cãi nhau vậy. Cái laptop hả? Anh để trên phòng anh, để anh lấy cho em nghe giảng pháp nhá??
-Ông lại lải nhải với ai nữa vậy?
-Nàng bảo ta mang cái laptop cho nàng nghe thuyết pháp. Ừ mà ông làm tí vang cho ấm bụng nhá. Mùa đông năm nay thật hiền, mới có hai đợt tuyết mỏng. Giữa đông mà vẫn còn những mảng nắng vàng le lói. Khí hậu ở tiểu bang này cũng động cỡn lắm. Buổi sáng lạnh như cắt da cắt thịt; đến trưa lại nóng như trong sa mạc vậy. Những cơn gió lốc thì khỏi chê, xe cộ cây cối nhà cửa tan nát hết. Người ta trốn không kịp cũng bị ông thần gió này cuốn đi mất tiêu luôn.
-Tôi ở trên miền Ðông Bắc, bao nhiêu năm chịu đựng những cơn bão, những trận tuyết mù trời mù đất bây giờ xuống miền Nam hưởng chút nắng ấm cũng đỡ khổ cho cái thân già.
-Ta rất mê khung cảnh mùa thu Virginia của ông nhà báo. Cứ mỗi mùa thu về ta lại kiếm cớ lên đó để hưởng cái thú lang thang một mình đi giữa khung trời mênh mông đầy mầu sắc của thiên nhiên.
Trong thời gian du học ở đất nước này ta cũng được thưởng thức ngày ?Cherry Festival? thật hấp dẫn trên đường phố ở Washington DC. Ðất nước này quá rộng lớn, trải dài từ đông sang tây tới bốn năm múi giờ nên thời tiết mỗi vùng một khác.
Có một lần cách nay cũng sáu bảy năm rồi. Từ New York ta đưa nàng đi thăm một tên bạn của thuở hàn vi ở thành phố Atlantic. Hai đứa đứng ngắm những đợt sóng của Ðại Tây Dương phẫn nộ đập vào bờ ầm ầm trong cơn mưa lất phất. Hình như thời tiết hôm đó ảnh hưởng cơn bão rớt dưới miền Nam đưa lên. Một con sóng ập vào bờ, nước văng lên làm ướt cả áo nàng. Ta phải khoác chiếc áo lạnh của ta đang mặc cho nàng, nàng run lẩy bẩy trong vòng tay. Ngày hôm sau hai vợ chồng leo lên Greyhound về Virginia. Cơn bão đuổi theo suốt dọc đường trong cơn mưa dai dẳng không dứt. Về tới Virginia đâu khoảng sáu bảy giờ tối. Cây cối gẫy đổ ngổn ngang, đường sá tối thui vì mất điện.
Ðấy là những kỷ niệm chẳng thể quên phải không ông nhà báo?
Thời tiết ở miền Nam nay đôi lúc cũng dữ dằn lắm chứ chẳng vừa đâu. Ông con nhớ cách nay hai năm lúc ông xuống đây cùng với cái ông luật sư bạn ông không? Hôm đó thành phố Dallas là một biển tuyết mênh mông, nhiệt độ xuống thật thấp. Vì đã hẹn, một mình ta trên chiếc van vượt qua đoạn đường tuyết phủ để xuống với ông.. Sau buổi ?Ra mắt sách? ông lên xe về lại Virginia diệu vợi, còn ta vượt qua gần bốn giờ lái xe trong đêm để về lại Oklahoma. Hai ông phong phanh cái áo ấm mỏng dính! May mà hôm đó ta đưa cho ông cái sleeping bag và bà vợ ông bạn ta đưa cho ông bình nước nóng và phong bánh chứ không là giờ này ông hết có đến mè nheo ta nữa rồi. Hình như lần đó ông ?làm nũng? với bà xã tới cả hai tuần phải không? Ta cũng lo nên cứ gọi điện thoại cho ông suốt đoạn đường băng giá cho đến khi ông về đến nhà bình yên.
-Ông có dự định gì cho tương lai không?
-Tương lai à, ta mà còn có tương lai sao? Ngày mai, tháng tới hay sang năm cũng chỉ còn là thời gian phiền muộn. Nàng đã mang theo tất cả niềm vui của ta đi mất rồi ?Ðời vắng em rồi vui với ai!?
Mai mốt ta sẽ phải làm ?Tây ba lổ để chạy trốn kỷ niệm một thời gian. Từng giờ từng ngày cứ phải đối mặt với niềm đau mất mát ta cũng cảm thấy khá mệt mỏi.
Gã tiễn ông nhà báo ra về rồi lần bước lên căn lầu, một thế giới riêng cùng nỗi nhớ thương người vợ đã bỏ gã lại thế gian này ra đi một mình?!
CHO RIÊNG EM
Những kỷ niệm quá khứ
chẳng thể quên
giờ nuối tiếc
cho linh hồn gục ngã
những chiếc lá
mùa thu!
Những con đường phố xá
Có còn in dấu chân xưa
Chẳng tàn phai
Tháng năm sững sờ góc nhớ
Bước chân sầu biệt xứ
những hạt mưa
mùa thu
long lanh
Ðọng
giọt nước mắt
tiễn đưa
nuốt vội
mặn chát bờ môi
bật máu!
Vùng gió xoáy - Ngày cuối tháng 10 - 2011
Nhìn Tổng Thống Mỷ W..J. Bush mặc áo thụng xanh khi viếng thăm Trung quốc, Tổng Thống Pháp Jacques Chirac chắp hai tay gật gật đầu cám ơn, những tiếng « ciao, ciao » của người Tây phương ân cần từ giã, ai chẳng bảo Ðông Tây tuy bề ngoài thường khác biệt, nhưng cũng có gì giống giống hợp nhau.
Thật vậy, căn bản là con người tất có mặt mủi chân tay, cũng cần thở không thể nhịn ăn thiếu uống. Vì khác giống, khí hậu, phong tục, nếp sống nên bề ngoài là dấu ấn riêng của từng xứ, miền vùng. Người da màu sang vùng tuyết trắng vẫn không thể « da trắng vỗ bì bạch », ngược lại nắng xích đạo cũng không nhuộm đen nổi da người tóc vàng mũi lõ mắt xanh. Ðó cũng là đề tài của bao mâu thuẫn, khích bác, khen chê, châm biếm, tị hiềm, kỳ thị.
Âu Mỹ chê da vàng mũi tẹt, mắt hí, nhỏ lùn. Người Việt ta xưa kia đã chẳng gọi Pháp là Bạch quỉ, da đen Hắc quỉ, Anh, Hồng mao, Ấn độ, Phi lại ví von :
??Chà và Ma ní tí te,
Cái bụng thè lè, con mắt ốc bưủ?.
Còn ông bạn láng giềng khổng lồ Trung quốc, ?xì thẩủ, ?xếnh xáng?, ta cũng chẳng tha :
??Bên Tàu ăn ở ngược xuôi,
Cho nên chú Chệt mọc đuôi trên đầụ??.
Cũng đừng ngở xứ văn minh là hoàn toàn không mặc cảm. Họ cũng là người có mắt có tai, cũng ganh ghét khinh khi cao ngạo, thói chê quê của kẻ học làm sang. Mình nhìn họ lông lá như con cháu Tôn ngộ Không, họ xem mình như loại cá không vãy trên bờ. Họ cũng thích phè phỡn làm chơi ăn thiệt, « ngồi chơi xơi nước », ngồi trên ăn trước, dưới trướng kẻ hầu người hạ kẻ dạ người vâng. Con người là như thế đấy, ai chẳng có mộng lưu tên tuổi mình cho thế gian. Lịch sử đâu chỉ ghi tên anh hùng hào kiệt mà Hitler Pol Pot, Bin Laden cũng làm đổ bao máu đỏ mực đen.
Ngày nay, tình đoàn kết giữa các dân tộc phát triển mạnh hơn qua sự cứu trợ giúp đỡ viện chi. Lòng nhân đạo đích thực vô vụ lợi cần được trân trọng, biểu dương. Tinh thần tương thân tương trợ quốc tế đó khó xảy ra trước kia, thời kỳ mộng xâm lăng thịnh hành. Với chiêu bài mở mang kinh tế, văn hóa, phất cao ngọn đuốc văn minh tiến bộ khoa học kỹ thuật, bọn thực dân trá hình đã đặt ách nô lệ, khai thác đến tận cùng dân lệ thuộc, thấp cổ bé miệng mà chẳng có tòa án nào, kể cả tòa án đạo đức lương tâm lên tiếng. Họ còn được tuyên dương anh hùng, ân nhân quảng đại nhân đạo vị tha.
Phải công nhận nếu không có những nhân vật cầu tiến, mạo hiểm, có lòng nhân, thiên tài thì làm gì thế giới được như ngày nay. Chỉ tiếc là lòng người thay đổi trắng đen như trở bàn tay. Túi tham không bờ bến, « giàu đổi bạn, sang đổi vợ », mộng vá trời càng ngày càng chồng chất biến dần thực chất tình người.
Nhìn lại khúc phim lịch sử thế giới, bao cuộc chiến xảy ra thường là vì tìm thị trường, cạnh tranh về kinh tế và mở rộng biên cương. Âu châu khai thác bao nhiêu thuộc địa ở Á, Phi châu. Mông cổ, một thời oanh liệt với Thành cát Tư Hản, Trung quốc đã bao lần thôn tính Việt nam. Hítler xây mộng làm bá chủ hoàn cầu, xứ ?mặt trờỉ một dạo làm đảo điên thiên hạ. Rồi như vết dầu loang, mọi lãnh vực dần dần đều được điều nghiên hoàn chỉnh, ngay cả phần tâm linh cũng bị vi phạm lung lay.
Hiện nay, nhan nhản những kho tàng , di sản lịch sử văn hóa, văn minh của các nước thuộc địa được trưng bày ở các nước chiếm hữu, kỷ niệm đánh dấu thời kỳ vàng son kỳ công của họ. Những hầm mỏ kim khí, kim cương, vàng, « vàng trắng,vàng đen », rừng gỗ quí, cà phê, nha phiến, Tam giác Lào, được tài phiệt đầu tư vơ vét đến dân bản xứ « tay trắng vẫn trắng tay ». Khoa học kỹ thuật lại là phương tiện đòn bẫy hoàn thành công cuộc bành trướng hữu hiệu hơn.
Thường là bao nhiêu tội đều trút lên đầu những tên trùm tư bản, đô hộ, mafia. Rồi xã hội tiến triển, trào lưu độc lập lan rộng, tự do vùng lên, hòa bình đầy hứa hẹn. Không còn sợ cảnh « cá lớn nuốt cá bé », đã có Liên Hiệp quốc, Luật Nhân quyền bảo đảm. Vậy mà tranh chấp vẫn xảy ra.
Chiến trường còn có giới tuyến, chứ còn nhiều mặt trận khác như văn hóa, kinh tế, chính trị, tôn giáo thật như mê hồn trận mà dây mơ rễ má bí hiểm khôn lường. Trình độ càng cao, phương tiện càng tinh vi, tham vọng càng lũy tiến, sức tàn phá giết chóc nhau tỷ lệ thuận bội phần.
Thế giới như xích lại gần nhau hơn qua nền giao thông truyền tin, khoa học kỹ thuật vượt tiến. Chiến tranh pha trộn dân tộc, hòa bình biến đổi quan niệm, lòng tin. Không còn ếch ngồi đáy giếng tưởng trời chỉ có khoảng túm trên đầu, nạn kỳ thị chủng tộc nhạt dần. Giai cấp sang hèn thu hẹp. Xứ dư thừa sợ béo phệ cữ ăn cho teo nhách hợp thời. Ngược lại, nạn đói kém vẫn còn giết bao người xứ nghèo gầy còm thiếu ăn chết dở. Mâu thuẫn cuộc đời kể sao cho hết như lòng người sâu thẩm khó dò.
Ðông Tây nghĩ gần nhưng lắm lúc thật xa. Hình thể đã khác, phong tục tập quán dị biệt vì thế làm sao không chênh lệch trái ngược nhau. Về ăn uống chẳng hạn, Á châu dùng chén đủa, Âu Mỹ đĩa muỗng nĩa dao. Trong cuộc tranh giải bóng tròn thế giới 2002 ở Nhật- Ðại hàn,Tây phương lên án gắt gao và yêu cầu cấm bán thịt chó công khai trong các quán ăn, ít nhất trong tháng 6 dự thi. Báo chí địa phương trả đũa ngay là cần phải kính trọng văn hóa mỗi nước.
Chúng ta cũng biết người Ấn độ thờ bò, Islam cữ heo. Nhật tiếp tục săn cá ông, loại cá cần bảo vệ cho môi sinh. Tàu nổi tiếng về mật gấu, cao hổ cốt quí hiếm, rắn trăn, sâm nhung bổ thận. Sau 75, ở Việt nam ta nhan nhản những chiếc xe đẩy lủng lẳng chó quay chó luộc thơm phức phát thèm. Có dịp về miệt Hậu giang, những quầy hàng chuột đồng vàng béo ngậy đập vào mắt khách du lịch phương xa. Hột vịt lộn con lớn nhỏ, hột vịt giửa ăn kèm với rau răm rắc lẫn muối tiêu cũng là món ăn vặt khoái khẫu. Tiết canh béo bổ, nước mắm không thể thiếu. Ðặc biệt là mắm sao mà đủ loại, thơm mà thum thủm, ai chưa nếm thử thì khó mà thưởng thức nổi mùi vị đậm đà đặc biệt của món ăn dân tộc ?tuyệt cú mèỏ nầy. Bạn có thấy nước mắm có mùi sao mà ăn hoài phát ngây không chán như súng sen ?gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn?.
Ngày xưa, dân da trắng thường nghĩ rằng người da màu sinh ra chỉ để làm nô lệ, họ buôn người đỗi chác như thú vật không chút tiếc thương. Tác phẩm « La case de l?oncle Tom »(Cái chòi của chú Tom)- Harriet BEECHER-STOVE -1852 cho ta thấy hố sâu giữa giàu nghèo trắng đen thật đáng sợ.
Thử ngồi yên một chút, nhắm mắt lại trầm tư, phải công nhận sống trên đời chúng ta phải đương đầu liên quan mật thiết với bao bạn thù hữu hình trừu tượng chung quanh. Thật sự chúng ta sống tự do trong lệ thuộc như A dong cần có E và, ?một cây làm chẳng nên non?... Chẳng những thế, có khi đã có tự do mà vẫn tự ý muốn trở thành lệ thuộc. Hôn nhân là chứng tích hùng hồn nhất. Cộng đồng Âu châu vớí đồng Euro được phát sinh từ đây « đoàn kết là sống » chia rẻ là ngất ngư chết dở.
Lần đầu tiên được vào bán kết Giải bóng tròn thế giới 2002, cả nước Nam hàn đứng sau lưng đòan cầu thủ nhà và tôn vinh huấn luyện viên Hòa lan Guus Hiđink đã đưa đội bóng quốc gia lần đầu tiên lên hàng thứ tư quốc tế nổi danh. Biến cố nầy thể hiện đòan kết không ranh giới, tình người có thật chứ không phải « cứu vật vật trả ơn, cứu nhơn nhơn trả oán ».
Thế giới ngày nay rộng mở. Dân tộc nào cũng muốn có danh xưng trên bản đồ thế giới. Các nước lớn nhỏ, trong Liên Hiệp, Liên bang trước kia đều vùng lên lập quốc, độc lập, tự cường. Corse, Basque cũng lăm le tách biệt. Ngay cả Bỉ trong thể chế liên bang, nhóm chính khách vùng nói tiếng Hòa lan đã gióng lên tiếng nói phân ly. Québec (Canada) hăm he trở thành một quốc gia riêng biệt.
Càng gặp gỡ, xích lại gần nhau hơn, hòa bình như lố dạng. Ai cũng ngỡ khoảng chênh lệch, mức bất đồng, mọi bất công dần dần thu hẹp. Nhưng thật ra, thế giới như con bệnh nhiều biến chứng, một thiếu nữ đẹp xinh mà mặt mày đầy mụn bọc nay nổi mai lành. Chiến tranh không còn chiến tuyến, dàn trận, xáp lá cà như thời trước mà nổi bật nhất lối đánh du kích ở Việt nam, Afghanistan làm đảo điên chiến thuật chiến lược Âu Mỹ. Ác liệt hơn khủng bố lộ hình, khó truy kích, khó diệt, khó tìm mà ngay cả các nước đại cường cũng không dễ dàng áp đảo.
Quan niệm hôn nhân chẳng hạn, khoảng cách giữa tự do luyến ái đến quá trớn ở Âu Mỹ và « môn đăng hộ đối », « nam trọng nữ khinh », tục đa thê ở châu Phi, Á hẹp dần, bớt khắc khe, dị biệt.
Môi sinh đâu thể bỏ quên. Bắc bán cầu đã được quan sát viếng thăm, Nam bán cầu đâu dễ để yên. Trên bờ, dưới nước, không trung đều không thoát khỏi bàn tay con người. Các nhà khảo cổ đã « Ðập cổ kính ra tìm lấy bóng » khai quật vết tích xưa như « momie », cổ vật trong Kim tự tháp để tìm hiểu gốc nguồn, ....Rốt cuộc vẫn là vòng lẩn quẩn, kiếm tìm, xây dựng phá hủy, sống chết.
Dù ý thức cuộc đời ngắn ngủi, sinh bệnh lão tử chẳng tha ai, hai mặt mâu thuẩn thăm thẳm của cuộc đời luôn xâu xé cạnh tranh nhau, con người thường cứ tiến bước, ít vội nghĩ đến ngày cùng. Thật sự, sống là đi trọn đường trần ngắn dài khó biết, rủi may ai đâu chọn được cho mình. Tài với số như bóng với hình, hiện tại tương lai trong tấc gang mà xa cách. Mấy ai sống trăm năm không thử thách, nằm xuống rồi tay trắng chả còn chi. Tên tuổi ư, hạnh phúc có nghỉa gì, đời đáng sống là vẫn biết hiện tại mình đang được sống như câu tiếng Anh :
« Yesterday is History
Tomorrow is Mystery
But Today is Present...
Kịch vui:
Nhân Vật:
Cậu Ổi: trong vai thầy bói.
Cô Soi: người con gái mê bói toán.
Ba diễn viên khác hóa trang giả hình ba ông Phước, Lộc và Thọ .
Cảnh Một
Cậu Ổi ghẹo Cô Soi.
(Diễn ngoài màn giữa của sân khấu .)
Ổi: Hi Soi! I love you! Love you! I Love . . . hết mình đó?
Soi: Love hết mình là love làm sao ha?
Ổi: Là yêu em múc cà tha, muốn cưới em về nhà. Là em làm vợ của ?quả. Hiểu chưa? Rành chưa? Ừa, người yêu bé bỏng của ta. OK?
Soi: (Cười ngặt nghẽo) Oh! My God! Biết gồi. (cười sặc sụa) Vậy anh là chồng tui ? Tui là vợ anh? (lại cười)
Ổi: (mừng rỡ) Yes! Very good ! Ðúng . Cưng nói trúng 100% gồi.
Soi: (nạt) Thôi đi ông nội.
Ổi: Why? Vì sao? Cưng đã thích thằng khác hồi nào?
Soi: Chưa bao giờ thích riêng thằng nào. Nhưng điều kiện "đây" cao lắm, "đó" với hỏng tới đâu.
Ổi: Ok. Cao đến đâu anh cũng nhào lên chụp được. Cầu thủ số 1. Cưng đừng lo. Ừa.
Soi: Thôi đi cha. Nghe hỏi nè? Biết hát hôn, hát thử 1 bài tui nghe thử coi.
Ổi: Khỏe re. Hát liền.
(Lên giọng vừa hát vừa nhảy 1 bài nhạc Mỹ)
- You nghe thích hông? Ưng anh làm chồng được rùi chứ?
Soi: (lắc đầu) Hứ! Tui muốn nghe hát dân ca Việt nam cơ . . .
Ổi: Chuyện nhỏ. (gãi đầu) Nhưng . . . chờ tui về thăm VN một chuyến, trở qua sẽ hát cưng nghe. Chịu hong?
Soi: OK . Tạm chịu! ? Nè, đó có bằng cử nhân chưa?
Ổi: Sẽ.
Soi: Có xe chưa?
Ổi : Sắp.
Soi: Mua nhà chưa?
Ổi: Từ từ rồi có . . .
Soi: (cười mỉa) Xí ! Vậy xin thưa ông cố . . em de !
(Soi te rẹt bỏ đi vô)
Ổi: Khoan khoan. Soi . . . Soi . . . Chờ anh với... Cưng nó ơi!
(Ổi hối hả chạy theo vấp té lăn vèo vào trong)
Cảnh Hai
(Màn giữa kéo qua. Ba diễn diên cải trang giả thành ông Phước, ông Lộc, ông Thọ, ngồi ngay giữa sân khấu, gật gù vuốt râu, vừa phe phẩy quạt vừa hát bài "Qua Cầu Gió Bay" bằng giọng tiếng Mỹ ):
Wind On The Bridge
Loving you, I will give my coat to you
Then go home tell lies, to my ma 'n pa:
Since I went across the bridge,
Since I went across the bridge,
Wind wind wind blew my coat away
Loving you, I will give my hat to you
Then go home tell lies, to my ma 'n pa:
Since I went across the bridge,
Since I went across the bridge,
Wind wind wind blew my hat away
Loving you, I will give my hat to you
Then go home tell lies, to my ma 'n pa:
Since I went across the bridge,
Since I went across the bridge,
Love love love stole my heart away....
(Vừa thấy bóng Cậu Ổi, ba ông lật đật ngồi im như ba pho tượng đá)
Cậu Ổi:(Cải trang Thầy bói bước ra nhìn tượng 3 ông Phước - Lộc - Thọ gật đầu khen.)
- Good! Các cậu hóa trang quá hay!
Tiếng Soi: (hát từ xa: "Quê hương là chùm khế ngọt. Cho ta trèo hái mỗi ngàỵ.."
Ổi: (mang kiếng dâm, sửa bộ tịch - lớn giọng) Bói đây! Bói đây! Bói tay, bói tướng, bói số, bói bài. Ðoán thời, đoán vận, đoán duyên phận, đoán quá khứ, đoán tương lai . . .Bói đây ! Bói đây!
Soi: (Cầm xách tay bước ra nhìn Ổi) Hi, ông Thầy! (Nhìn khắp từ đầu đến chân). Chẳng hay quý danh thầy là chi?
Ổi: Cô hỏi tên thầy hỉ? Thầy họ ONG tên HƯỞNG , Ong Văn Hưởng, viết ngắn lại thì ONG HƯỞNG. Gọi theo Mỹ là Hưởng Ong . . .OK. Tên Hưởng thầy, ba chú nầy ham lắm mà hỏng được đó chớ bộ . . .(Chỉ hình 3 ông Phước, Lộc, Thọ giả )
Soi: Ủa, Vậy ông là cháu của 3 ông nầy đó hả?
Ổi: Bậy, Thầy là anh của 3 chú nầy, anh Hai. (chỉ tượng hình). Chú Ong văn Phước thứ Ba, Chú Ong văn Lộc thứ Tư, chú Ong văn Thọ thứ Năm. Hiểu chưa?
Soi: Em của thầy? All right! My God! (ngắm nhìn Ổi và các hình giả Phước Lộc Thọ) Sao em mà đầu tóc bạc phơ (nhìn Ổi) còn anh mà râu ria còn xanh rì vậy? Dóc tổ!
Ổi: Ô! Cái nhà cô nầỷ Dóc với cô làm cái chi? Tại ba chú đó ham công hám việc quá nên râu tóc mau đổi màu chứ lỵ . Phây phây "Hưởng" như tuỉ thì mới phát phì trắng da xanh tóc được chứ!
Soi: - À há? Ủa mà sao thầy là anh Hai mà chưa chết, con ba người em lại chết trước vậy?
Ổi: Bậy nữa . . .Ba chú Phước, Lộc, Thọ đâu có chết. Lại đây, ngồi gần thầy, thầy nói cho nghe nè? ( kéo Soi lại ghế ngồi)
Soi:(dùng dằng) Nói gì nói đỉ lôi kéo hoàỉ kỳ quá! Như vậy là ba anh Phước Lộc Thọ còn ở nhà. Chưa chết hả?
Ổi: (Chỉ ba cái hình) Mấy chú nó đứng trơ trơ đâỷ Bộ cô em không thấy à?
Soi: (Trừng mắt ngó) Ba cái hình đá nầy đây hả?
Ổi: Ừạ..Tui nói cô nghe: Ông nội tui thấy ba chú nó cực khổ quá, ổng khuyên nghỉ ngơi. Nhưng ba chú nó đâu có nghe. Chú Phước cứ đi làm thiện nguyện liên tu, nào qua thăm làng cùi Việt Nam, phát quà cứu đói lũ lụt, đi liên tục hết năm nầy qua năm khác. Việt Nam bây giờ thì cứu đến đời mô mà xong?... Còn chú Lộc, Oh! My God! Chú nầy thì hết nói nổi, Nhà cao cửa rộng, mà một tháng 30 ngày hỏng có ngày nào về ăn cơm nhà với vợ hết, có 99 cents ráng kiếm thêm 1 cent cho chẵn một đô! Còn chú Thọ nữa, định đóng tàu vượt biển đi tìm thuốc"Trường Sanh bất tử" đó! Bắt chước Tần Thủy Hoàng mà! Trời ơỉ Ông tui hết rầy la nổi. Giận quá ổng? Úm ba la một cái,,, Ba chú nó hóa ra tượng đá đứng trước chợ Sài Gòn nhỏ nầy chơi tới nay đó chớ? Thiệt mà!
Soi: (cười sặc sụa) Nồi ơi! Úm ba lả Bộ ông nội thầy là phù thủy hả?
Ổi: Hơn Phù Thủy nhiềủ Nếu người nào đứng trước thiên hạ mà ưa ba hoa chích chòe, khoe khoang khoác lác, nói đàng nầy, làm nẻo khác, ổng úm ba la một phát, á khẩu luôn. Thiệt mà. Má tui nè ,,, Tối ngày hết rầy con tới la cháu, ổng nói không nghe, ổng phát cáo, úm ba la cho bả một cáỉbây giờ má tui êm re luôn? gặp ai cũng chỉ cười cười thôỉ Ðâu có nói gì nữa được. Cái nầy gọi là hóa đá phần hồn thôi đó nghen.
Soi: Nồi ơi! Sao mà ác quá vậy !?
Ổi: Bậy! Thương chứ ác gì. Sợ má tui nói nhiều mất máu sanh bịnh, ổng úm ba la cho bả khỏe đó chớ bộ. Ðông y bảo "bế thanh dưỡng huyết" đấy. Mấy chú nó cũng vậy, ngày đoạn tháng qua cứ tham lam, ham tìm nhiều phước đức, nhiều tài lộc, muốn sống thọ sống lâu chơi trội hơn thiên hạ? Nên bỏ nhà, bỏ cửa, vắng vợ, xa con? Thấy vậy ông nội tui thương, ổng úm ba la cho mấy chú hóa đá đứng đây nghỉ ít năm cho khỏe vậy thôi . . .
Soi:- À há. SorrỵVậy mà tôi tưởng ông cụ ác. Thế thì thầy Hai Hưởng đây chắc ông cụ ghét nhất, nên tối ngày để cho thầy đi làm thầy bói nói phét kiếm tiền mỏi rã miệng chơỉ Ðúng hong?
Ổi: OK! Ủa, Không phảỉ Cô em lại hiểu bậy nữa rồi. Thầy là người được nội thương yêu nhất nhà đấy. Mọi thứ thầy đều hưởng phần cả mà? Hai Hưởng? Ong Văn Hưởng. Con trai trưởng của Ong văn Lạc cô hiểu chưa?
Soi: (vẫn còn thắc mắc) Thôi đi ông nội. Dóc tổ. Sướng sao hỏng ở nhà hưởng, đi bói toán moi tiền thiên hạ làm gì cho cực xác vậy chả!
Ổi: - Oh! Cô em lại hiểu lầm thầy Hai Hưởng nầy nữa rồi. Thầy có moi tiền ai đâu. Bói ?Freẻ mà. (Chỉ bảng hiệu treo trên tường) Xem đi! Vì nhớ ba chú Phước, Lộc, Thọ nên mỗi ngày đến đây gặp mặt, anh em tâm tình cho đỡ nhớ thôi. Sẵn dịp bốn anh em tui xem bói free cho bà con làm nghĩa đấy!
Soi: (nhìn tấm bảng ?Bói Toán Freẻ cười) Ồ! Xin lỗi thầy Hai. Hay quá! Vậy là xem bói khỏi đặt tiền tổ rồi. OK? Vậy xin thầy cho tui coi mở hàng một quẻ đỉ Cám ơn thầy nhiều. Có thắp nhang đèn gì hong thầy?
Ổi: Khỏi nhang đèn gì ráo. Thầy chỉ cần thân chủ có tấm lòng? với thầy là phước lộc thọ đều được hưởng tuốt. OK!
Soi: Cám ơn thầy Hai. Vậy ngay bây giờ thầy hai coi giùm em một quẻ hé?
Ổi: Ok. Cô em sẵn sàng chưa? Nhắm mắt lại.
Soi: Chi vậy?
Ổi: Bói quẻ chứ chi!
Soi: Bói gì kỳ vậy? Tại sao tui lại phải nhắm mắt?
Ổi: Bói thẳng mà? Bói trực tiếp? Biết chưa? (thấy cô Soi còn trù trừ Ổi phân bua) Nghe thầy giải thích nè. Nhìn kỹ nhen. (Chỉ lên ba ông Phước, Lộc và Thọ) Bên trái quí khách là ông Phước, chính giữa là ông Lộc, bên phải là ông Thọ. Nhớ chưa? Cô nhắm mắt lại, đi mò tới đó. Muốn biết trước về tình duyên nhân ngãi thì kề tai hỏi nhỏ ông Phước. Muốn hỏi về tiền tài thương mại thì hỏi ngay ông Lộc. Cần hiểu về tuổi tác, sống thác, vận mạng thì xin ông Thọ? Nhớ chưa? Các chú ấy sẽ trả lời thẳng cho người hỏi biết liền.
Soi: Ngộ vậy? (Tỏ vẻ không tin)
Ổi: - Bói thẳng mà lỵ. Hỏng tin hả? Coi chừng ba chú ấy tự ái không thèm bói cho cô đấy.
Soi: (Giựt mình đáp nhanh) - Tin, tin? Nhưng? ba cái hình bằng đá đó làm sao mà nói ra tiếng cho tui nghe được?
Ổi: - Nói được. Nghe được. Hiểu được. Tui nói được là được? biết chưa?
Soi: - Vừa thôi cha. Ðá mà nói được à?
Ổi: - Ðược chứ. Cứ tin tôi. Cô nhắm mắt lại thì đá sẽ hóa ra người ngay. Biết chưa?
Soi: - Thế à! Ðâu để tui thử coi. (nhắm mắt bước từ từ về phía tượng hình)
Ổi: Khoan!
Soi: Gì nữa?
Ổi: Ðể thầy làm phép đã chứ. Nè, khi tui úm ba la xong? Tui bảo đi mới đi nha. Nhớ nhắm mắt lại, khi nào tui kêu mở mới mở nghe chưa? . Cô mà mở mắt bất tử sẽ biến thành đá đứng luôn đó với ba chú nó đà nghen.
Soi: Ghê quá vậy! (nhăn mặt)
Ổi: Chớ sao! Mà thôi, để chắc ăn, tui bịt mắt cô lại nhá. Rủi cô biến thành đá là khổ cho thầy đó.
(Xách khăn bước lại định bịt mắt cho Soi)
Soi: (giẫy nẩy) Thôi đi thầy ơi! Kỳ quá hè!
Ổi: Gì mà kỳ? Nếu không, khi nghe mấy chú nó nóỉ Cô giựt mình cô mở hí ra là hóa đá liền đó nghen. Lại đây. Nhìn kỹ đi. Chịu khó chút mà cô.
Soi: Trời ới! Hồi cha sanh, mẹ đẻ tới giờ mới gặp kiểu coi bói nầy đó?
(Ổi bịt cứng đôi mắt Soi lại)
Ổi: Ðây là "kiểu bói nói thẳng" mà lỵ. Cả thế giới kiếm không ra kiểu bói nầy đâu. Thôi, im lặng nghe thầy niệm phép khai khẩu ba chú Phước Lộc Thọ đây nha: (Nói theo nhịp trống)
Úm ba la . . .Úm ba la . . .Úm ba la . . .
Hú ba hồn, chín vía . . .Chú Năm chú Bốn chú Ba
Chú đi dạo gần, chú đi chơi xa
Nghe anh Hai gọi cấp cấp quay trở về nhà
Úm ba la . . .Úm ba la . . .Úm ba la
Hãy mở lời ra . . .Hãy mở miệng ra
Úm ba la . . Úm ba la. . Úm ba la
Hãy mở miệng ra. Hãy mở lời ra Úm ba la. Úm ba la . . Úm ba la. Một bước gần hai bước xa . . .
Từ từ bước? Từ từ bước . Một hai bả
(Theo điệu trống, nhạc, Soi từ từ bước tới gần các hình giả: Phước ? Lộc ? Thọ. Ba hình cất tiếng cười lớn làm Soi giật mình khựng lại)
Ông Thọ: - Chào cô gái. Ta là Ông Thọ đây. Chẳng hay cô muốn môn dưỡng sinh nào?
Soi: (bình tĩnh lại ) Cám ơn, tôi còn trẻ, chưa cần tập dưỡng sinh đâu ạ.
Lộc: A! Vậy là cô em cần ta? Ta là Ông Lộc đây. Mọi dịch vụ làm ăn cô cần gì nào? Dựa vào Lộc nầy thì tiền tài vô như nước đấy!
Soi: Cám ơn Ông Lộc, nhưng hiện cháu đang làm cho công ty tuần báo "Ðời". . Chừng nào thất nghiệp cháu mới cần có việc làm mới ạ.
Ông Phước: (Cười ha hả) Vậy là cô em cần ta rồi.
Soi: Ông có phải là ông Phước không?
Ông Phước: Chớ ai nữa. Ta là Phước đây. Ong Văn Phước. Phước Văn Ong là ta? Cô em cần gì? Cầu duyên, cầu tự, cầu tử, cầu sanh, cầu lành, cầu phúc nói đi?
Soi: Dạ . . .Dạ . . .Em cầu . . .
Ông Phước: (nạt to) Cầu gì?
Soi: (nói nhanh) Dạ em cầu "tiền dinh" . . .
Ông Phước: Oh! Tiền của, dinh thự sao không hỏi chú Lộc?
Soi: Dạ hỏng phải. "tiền dinh" là tình duyên đó . . . Nói trắng ra mắc cỡ quá hè. . .
Ông Phước: - Ổ Vậy là cô em "móng chuồng" tức muốn chồng phải hong? Tuổi gì?
Soi: - Dạ tuổi Ngọ.
Ông Phước: (cười to) A! Tuổi con Ngựa nái. Dữ à nghen!
Soi: Ngựa được rồi, còn ngựa nái . . .cái ông nầy!
Ông Phước: - Không trúng sao? Hỏng lẽ cô là ngựa đực? Nhức nhối cái cô nầy! Bói free mà bắt bẻ đủ lẽ? Mệt rồi, nghỉ à nghen.
Soi: (giựt mình) Dạ sorry thầy . Bói giùm em một cái đỉ Thầy nói chi em cũng chịủ Không cải nữả
Ông Phước: (nghiêm giọng) Ðược rồi. Giữ im lặng nghe thầy phán đây: (hát theo nhịp trống. (Câu 2 nhái theo bài hát Ngựa Phi Ðường Xa:)
Úm ba la. Úm ba la. Úm ba la . .
Ngự phi ngựa phi đường xa
Chú dê xồm vừa trông thấy khoái quá
Úm ba lạÚm ba la. Úm ba la . . .
Ngựa phi ngựa phi đường xa . . .
Lạc trong rừng chẳng biết néo rá.
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Cha . . .Khó đà nghen!
Soi: Sao khó thầy?
Ông Phước: Chỉ có một trong hai người tuổi MÙI là có duyên ngầm với tuổi NGỌ cô em thôi. Ta khuyên cô em nên chọn một trong hai người nầy làm chồng.
Soi: Người khác hỏng được sao thầy?
Ông Phước: Không! Dứt khoát. Cải thầy lấy người khác là chết ngay.
Soi: Ai chết?
Ông Phước:- Ngoài người của thầy chọn ra, cô em lấy bất kỳ ai, trong vòng hai ngày là đai liền . . .Bảo đảm . .
Soi: Ái da . . . Mà 2 người thầy chọn là ai vậy?
Ông Phước: Người thứ nhất là anh Nguyễn văn Ổi gần nhà cô. Người thứ nhì là anh Hai Hưởng nhà tôi. Thôi, ta nói rồi, không coi bói nữa. Tùy cô.
Ổi: (bước tới nắm tay Soi) Anh Hưởng nè em . . .
Soi: (Xô Ổi) - Dang ra. Già hỏng nên nết. Ưng Ông Hưởng già nầy để tui lấy anh Ổi gần nhà tôi trẻ hơn nhiềủ (gở vải bịt mắt rạ)
Ổi : (bỏ nhanh râu tóc giả ra) Thì anh Ổi của Soi nè
Soi: (Trố mắt nhìn Ổi) Ô! Vậy là mấy cha giả thầy bói nói phét để gạt người ta.
Ổi: (Chạy lại nhắc bổng Soi lên) Nói gạt, nói phét cũng được. Cưng mới nói chịu làm vợ anh Ổi thất thì nè . . . Chối sao nổi cưng . . .
Soi: (giẫy nẩy) Bỏ tui ra . . . Quỉ tha ma bắt đám thầy bói giả ôn dịch mấy ngườỉ
( Ổi ôm Soi quay một vòng? Ba vai Phước, Lộc, Thọ cười ha . . .hả . . .)
Màn hạ nhanh.
Kính mời quý vị thưởng thức nhạc phẩm nổi danh " Mấy Dặm Sơn Khê " của NS Nguyễn Văn Ðông với tiếng hát khôi nguyên và vượt thòi gian Thái Thanh. Hình ảnh minh họa: Trần Ngọc.
Nguyễn Văn Ðông (1932 - 2018) là một Ðại tá Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Tuy nhiên, chúng ta biết đến ông nhiều hơn dưới danh nghĩa một nhạc sĩ nổi tiếng qua các ca khúc thật hay viết về Lính như "Chiều mưa biên giới", ?Phiên gác đêm Xuân?, ?Mấy dặm sơn khê ?, "Sắc hoa màu nhớ", ?Khúc tình ca hàng hàng lớp lớp??.Khi viết về tình yêu, tình cảm thì ông lấy bút hiệu khác là Phượng Linh (và đôi khi là Phương Hà, Hoài Phương, Vì Dân và Ðông Phương Tử).
Vài nét về nhạc phẩm ? Mấy Dặm Sơn Khể.
(Lược phỏng theo Website Người Việt Tây Bắc):
Năm 1961 NS NVÐ và ca sĩ Thái Thanh cùng NS Nghiêm Phú Phi, lần đầu tiên trình bày nhạc phẩm này trong Ðại nhạc hội Trăm Hoa Miền Nam năm 1961, do bà cố vấn Ngô Ðình Nhu chủ toạ, diễn ra suốt 10 đêm tại rạp hát Hưng Ðạo, Thủ đô SaiGòn và rất được tán thưởng. Tuy nhiên tháng 11/1961, Bộ Thông Tin lại ra thông báo cấm lưu hành và trình diễn trên toàn quốc. Lý do vì ấn phẩm đầu tiên này có lời ca mà Bộ cho là không thuận lợi cho cuộc chiến. Ðó là hai câu:
"Mấy ai ra đi hẹn về dệt nốt tơ duyên
Chít lên vành tang trắng ".
Mang ý nghĩa người chiến sĩ có thể ra di không hẹn ngày về và người yêu hậu phương sẽ là góa phụ mang vành tang trắng.
Do đó NS NVÐ đã phải chỉnh sửa để nhạc phẩm sau đó được phép lưu hành trở lại:
"Nhớ ai ra đi hẹn về dệt nốt tơ duyên"
Khoác lên vòng hoa trắng"
Ý nói người chiến binh khoác vòng hoa chiến thắng trở về.
Kính mời quý vị thưởng thức nhạc phẩm lừng lẫy này qua tiếng hát danh ca Thái Thanh với hình ảnh minh họa 4 K do Trần Ngọc thực hiện.
Xin bấm LINK để xem hình rõ nét:
https://www.youtube.com/watch?v=2qhisQbLbMo
Cám ơn quý vị
TN
--------------------------------------------------------------------------------------
Nhạc Sĩ Nguyễn Văn Ðông: (Phỏng theo Wikipedia)
Cuộc đời binh nghiệp
Năm 1946, khi 14 tuổi, gia đình gửi ông vào trường Thiếu sinh quân Ðông Dương ở Vũng TàụThời gian tại đây, ông được học nhạc với các giảng viên âm nhạc của Học viện Âm nhạc Quốc gia Pháp sang giảng dạy. Chỉ sau một thời gian ngắn, ông trở thành một thành viên của ban quân nhạc thiếu sinh quân, học cách sử dụng nhiều loại nhạc cụ khác nhau. Năm 16 tuổi, ông đã có những sáng tác đầu tay như "Thiếu sinh quân hành khúc", "Tạm biệt mùa hè",...
Cuối năm 1951, ông nhập ngũ vào Quân đội Quốc gia Việt Nam, sau đó được cử theo học khóa 4 trường Võ bị Ðịa phương Nam Việt Vũng Tàu[5]. Tháng 10 năm 1952, mãn khóa tốt nghiệp Thủ khoa với cấp bậc Thiếu úy. Qua năm 1953, ông được cử đi học khóa huấn luyện "Ðại đội trưởng" tại trường Võ bị Ðà Lạt. Năm 1954, ông được gửi ra Hà Nội theo học khóa "Tiểu đoàn trưởng" tại Trung tâm Chiến thuật Hà Nội[6]. Ra trường, ông được cử giữ chức vụ Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn Trọng pháo 553 và là Tiểu đoàn trưởng trẻ nhất của Quân đội Quốc gia khi mới 22 tuổị[4] Sau Hiệp định Genève (1954), ông di chuyển vào Nam và được thăng cấp Trung úy, phục vụ tại Phân khu Ðồng Tháp Mười với chức vụ Trưởng phòng Hành quân, dưới quyền Ðại tá Nguyễn Văn Là.
Ngày Quốc khánh Ðệ nhất Cộng hòa 26 tháng 10 năm 1959, ông được thăng cấp Ðại úy tại nhiệm.
Sau Ðảo chính 1963, ông được thăng cấp Thiếu tá và được chuyển về Bộ Tổng Tham mưu phục vụ ở khối Lãnh thổ. Ngày Quân lực 19 tháng 6 năm 1968, ông được thăng cấp Trung tá phụ trách một Phòng trong khối Lãnh thổ. Ngày Quốc khánh Ðệ nhị Cộng hòa 1 tháng 11 năm 1972, ông được thăng cấp Ðại tá, chuyển sang làm Chánh Văn phòng cho Tổng Tham mưu Phó. Ông giữ chức vụ này cho đến Sự kiện 30 tháng 4 năm 1975. Ông đã được tặng thưởng Ðệ tứ đẳng Bảo quốc Huân chương và một số huy chương quân sự, dân sự khác
Hoạt động văn nghệ.
NS NVÐ ngay từ thập niên 1950, là Trưởng Ðoàn văn nghệ Vì Dân. Rồi 1958, Trưởng ban Ca nhạc Tiếng thời gian của Ðài Phát thanh Sài Gòn. Năm sau ông là Trưởng ban tổ chức Ðại hội thi đua Văn nghệ toàn quốc ở cấp Quốc gia, đã quy tụ trên 40 Ðoàn Văn nghệ đại diện cho cả miền Nam cùng tranh giải suốt 15 ngày đêm tại Sài Gòn. Ông cũng từng nhận giải Âm nhạc Quốc gia, một giải thường do Ðệ Nhất Phu nhân Trần Lệ Xuân trao tặng.
Ông còn là Giám đốc hãng băng đĩa nhạc Continental và Sơn Ca, cộng tác với những nhạc sĩ tên tuổi như Lê Văn Thiện, Văn Phụng, Nghiêm Phú Phi, Y Vân,... Hai cơ sở của ông cho ra đời nhiều chương trình tân nhạc cũng như cổ nhạc gồm các vở tuồng và cải lương.
Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, bị đi học tập cải tạo, bắt đầu từ trại Suối Máu (Biên Hòa), rồi sau thì bị đưa về giam ở trại tù Chí Hòa cho đến khi được trả tự do vào năm 1985. Tuy nhiên, khi có Chương trình Ra đi có Trật tự (HO), ông đã không xin đi xuất cảnh mà ở lại Việt Nam sống thầm lặng cùng gia đình tại quận Phú Nhuận, Saigon.
Ông qua đời vào lúc 19 giờ 30 phút ngày 26 tháng 2 năm 2018 tại Bệnh viện Chợ Rẫy, Và đám tang ông được rất đông đồng bào trong nước và các cựu quân nhân VNCH tiễn đưa trọng thể.
Lời tác giả : Vẫn còn trong tháng bảy, tháng mà những người theo tục lệ dân gian gọi là tháng Cô hồn, tôi viết câu chuyện này để ngỏ hầu giúp vui cho độc giả, sau thời gian dài do sức khỏe tôi đã ngưng viết.
Mong mọi người vui với câu chuyện này, xin vui lòng Comment vô câu chuyện để giao lưu với tác giả và mọi người cho xôm tụ nhe bà con.
*
Mới chừng sáu giờ chiều, mặt trời chưa khuất hẳn phía rặng tre già sau lưng nhà tôi, tôi đã nghe tiếng của thằng Thành từ phía ngoài hàng rào vang lên:
-Cơm nước xong hết chưa Hai ơi, lẹ lẹ còn rủ rê thêm mấy đứa nữa, chứ có hai thằng mình thì ớn lắm ông à.
Nghe Thành hỏi vậy tôi bèn nói vọng ra trả lời cho thằng Thành:
- Xong hết rồi ông ơi, (dô) nhà chờ chút, tui dọn sơ bếp nút cái đã, không khéo chút nữa ba tui (dìa) thấy không gọn ghẽ ổng (Khệnh) cho mấy cây là tiêu đời đó ông.
***
Thằng Thành vói tay mở cái chốt cửa hàng rào rồi đi thẳng vô nhà tôi, trên tay nó ôm cái bàn (cầu cơ) cùng bánh trái nhang đèn, thấy vậy tôi bèn la nó:
-Chèn ơi ! Trời còn sớm quá chừng, ông ôm mấy thứ này qua đây lỡ mà gặp ông già tía tui là nguy to đó nghe ông.
Thành nhà ta thắc mắc:
- Có gì đâu mà nguy với to, tụi mình chơi trò cầu cơ thôi mà, có phá phách làng xóm đâu mà ông lo.
Tôi vội giải thích cho nó liền:
-Ðó cũng cái vụ cầu cơ đó, ba tui ổng biết được là ổng la dữ lắm, ông nói không lo học hành đã vậy kéo cả đám (dô) khu mồ mả của người cõi âm nữa là không tốt đâu nha, ba tui còn nói : "nơi người ta yên nghỉ mình tới khuấy động họ là điều không nên".
Nghe tôi nói vậy thằng Thành cố vớt vát :
-Biết vậy, nhưng mình chơi cầu cơ mà không vô nghĩa địa thì có linh thiêng đâu mà chơi ?
Rồi dường như sợ tôi rút lui nó bèn chơi cái màn khích tướng:
-Ông sợ ba ông rầy thiệt (hông), tui nghi ông sợ Ma thì có, tướng tá ngon lành vậy mà sợ Ma, ông không sợ con Thúy con Hồng cười ông hả.
Thấy thằng Thành có suy nghĩ trúng ngay tim đen của mình khiến tôi thầm phục, tôi tự nhủ phải cố gắng làm gan lên để cho thằng quỷ này nó đừng bêu riếu tôi với hai cô bạn nhỏ dễ thương cùng xóm, vì vậy tôi bèn nói cứng với thằng Thành:
-Vừa thôi nghe ông, ông dòm cho kỹ đi, cái mặt thằng Hai đi, thằng này mà sợ Ma hả, tui cho ông hay nhe, ba tui ổng khó lắm nên tui sợ cây roi mây thôi. Ma cỏ mà nhằm nhò gì đối với tui ông ơi.
Sau câu nói này tôi nhìn vào mắt thằng Thành một cách tự tin, riêng về Thành tôi thấy gương mặt nó vui vui, nó cười mỉm với tôi với ngụ ý tôi đã trúng kế khích tướng của nó mà tôi chẳng hề hay biết.
***
Trời vừa sụp tối thằng Thành thúc hối tôi như giặc:
- Trời tối om rồi kìa, tụi mình tranh thủ qua nhà thằng Lạc với thằng Quý rủ rê hai đứa nó đi theo cho kịp.
Tôi cũng nóng ruột muốn mau mau ra khỏi nhà, bởi cứ chần chừ lỡ ba tôi về bất tử có khi ông không cho tôi đi với thằng Thành thì buồn lắm, mặc dù trong bụng tôi cũng khá sợ sệt bởi câu nói của ba tôi còn văng vẳng bên tai: "Nơi người ta yên nghỉ mình đến khuấy động họ là điều không nên", tôi bèn nói với Thành:
- Sẳn tiện ghé qua "Hú" luôn hai em Thúy và Hồng luôn nghe ông. Có hai đứa này tham gia càng hấp dẫn hơn.
Sau câu nói trên thằng Thành nhìn tôi với cặp mắt tò mò, nó lên tiếng càm ràm:
- Tui nghe nói vụ cầu cơ phải (Dọn mình) cho sạch sẽ mới linh thiêng, kêu mấy đứa con gái theo có nên không, mà tui lấy làm lạ bất cứ cuộc chơi nào ông cũng không quên hai nhỏ này hết vậy, coi bộ ông khoái nhỏ nào rồi phải không?
Thằng quỷ Thành nó đưa ra câu hỏi thiệt cắc cớ khiến tôi ú ớ muốn thốt cũng chẳng nên lời, thú thật tôi cũng có đôi chút xao xuyến trong lòng khi chơi đùa bên nhau với hai bóng hồng này, nên chuyện nhớ đến họ trong các cuộc chơi là điều hiển nhiên, không ngờ thằng Thành nó đọc được ý nghĩ này của tôi một cách tài tình, tôi bèn chống chế:
-Khoái đâu mà khoái, có hai nhỏ này tham gia cho có nếp có tẻ vẫn vui hơn mà.
Tôi đánh trống lảng qua câu chuyện khác liền, vì dây dưa chuyện con Hồng con Thúy với thằng Thành hoài không khéo bị "Bể mánh" là quê với nó lắm, tôi nói:
-Thôi tụi mình đi liền nha ông, nhớ quơ theo đủ đồ đạc, chứ để ra tới ngoài đó mà thiếu này thiếu nọ thì phiền phức lắm nghe.
***
Không khí ban đêm ở nghĩa địa thật lạnh lẽo, thỉnh thoảng có một vài cơn gió thổi qua khiến cành lá của hàng cây gòn bên trong nghĩa địa xao động, trời đã tối đen tôi phóng tầm mắt nhìn ra phía ngoài xóm, tôi thấy vài ba ngọn đèn dầu của nhà ai hiu hắt cháy trong đêm, những con đom đóm lập lòe phát sáng, nó bay quanh khu mộ làm tăng thêm vẻ huyền bí của không gian nơi này, một vài cánh vạc bay lượn trên bầu trời đêm để tìm thức ăn, tiếng côn trùng bắt đầu hòa nhịp làm tăng thêm cung bậc buồn bã của khu nghĩa địa.
Bàn cầu cơ được thằng Thành bày ra trên một ngôi mộ xây bằng xi măng, nấm mộ được láng bằng phẳng chỉ chừa một lỗ vuông vức vừa đủ trồng một cây hoa nào đó, Thành đặt bàn cầu cơ ngay vị trí này, nhang đèn được đốt lên, ánh sáng của cây đèn cầy vừa đủ cho chúng tôi thấy những hàng mẫu tự màThành đã viết trên bàn cầu cơ theo gợi ý của cô Trâm má của thằng Kỉnh trong xóm tôi, ngoài mẫu tự của các chữ cái, trên bàn cơ còn có hàng số được ghi từ số không đến số chín, rồi phía bên dưới bàn cầu cơ có ghi thêm nhóm chữ Ma, Quỷ, Thần, Tiên vô từng ô để khi hồn nhập về họ chỉ rõ cho người chơi biết là họ thuộc thành phần nào.
Thành ra hiệu cho cả đám tụi tui chấp tay khấn vái, cô Trâm đã dạy cho chúng tôi bài văn khấn nghe rất hay, vì nó có vần có điệu để gọi hồn về nhập vào bàn cơ.
Cả đám đang chú tâm khấn vái, bổng tiếng thằng Quý nói nhỏ vừa đủ cho chúng tôi nghe:
- Chèn ơi, có nước trà mà không có chung rượu ba xi đế, gặp hồn nào là bợm nhậu nhập về không có rượu là họ rầy rà mình dữ lắm a.
Nghe thằng Quý nói ra vẻ tài khôn, vì cả đám mới tham gia lần đầu vô trò chơi này , Hồng nhà ta trừng mắt nhìn thằng Quý rồi cô nàng nói nhỏ:
- Thôi ông ơi! Ông làm như ai cũng khoái nhậu như ông (Sáu say) ở xóm mình vậy, mà giả tỉ hồn có đòi rượu gì đó thì mình mời họ uống trà chắc họ cũng vui lòng mà.
Nghe hai đứa tranh luận phía sau lưng mình, thằng Thành quay qua giơ ngón tay trỏ đè lên đôi môi của nó với ngụ ý giữ im lặng để buổi cầu cơ bắt đầu.
Con Thúy và thằng Thành là hai người mở hàng cho cuộc cầu cơ, mỗi đứa đặt ngón tay trỏ của mình lên con cơ được đẽo gọt như hình vẽ trái tim, cả đám chúng tôi hồi hộp theo dõi con cơ di chuyển sau câu khấn vái thành khẩn của thằng Thành, sau một hồi con cơ chạy đến các chữ cái chúng tôi ráp lại thì biết vong hồn là một con ma trẻ, vong cho biết cô ta chết oan và còn vất vưởng trong nghĩa địa này, cả đám chúng tôi sợ xanh mặt vì lần đầu tiên được tiếp xúc với thế giới vô hình qua hình thức lạ lẫm này bảo sao chúng tôi không "ớn da gà", tuy vậy có chút nghi ngờ tôi bèn nói với con Hồng:
-Có khi nào hai đứa nó toa rập với nhau để gạt tụi mình không ta.
Con Hồng với vẻ mặt nghiêm nghị, nó nói nhỏ cho tôi nghe:
-Nè ông Hai, ông đừng có nói xàm nữa, cái này thiệt luôn á, hồi đó dưới quê nhà ngoại tui có mấy đứa chơi như vầy mà còn nghi ngờ bị vong quở bệnh cả tháng mới hết đó ông.
Nghe con Hồng nói vậy tôi tái mặt vì mình lỡ nghi ngờ quấy quá cho các vong hồn kia, lỡ họ nghe được thì tôi khó tránh khỏi chuyện trừng phạt của người cõi âm nọ.
Ðang rối trí không biết làm sao lấy lại lời nói nghi ngờ nọ, bổng tôi nhìn thấy phía bụi chuối nhà ông Bảy Sơ có một người mặc nguyên bộ đồ trắng xõa tóc dài, lửa từ miệng của cái bóng này khè ra từng chùm khiến tôi sợ muốn rớt tim ra ngoài, tôi níu vai thằng Thành rồi chỉ cho nó xem con Ma vừa xuất hiện như muốn ăn tươi nuốt sống cả đám chúng tôi, thằng Thành nó giương mắt nhìn về hướng bụi chuối, nó phán một câu khiến tôi tức điên với nó:
-Ðúng là ông Hai này sợ ma, nên bị ám ảnh, tui có thấy khỉ khô gì đâu ?
Tôi gằn giọng nói với Thành:
-Tui thấy rõ ràng con Ma luôn ông ơi, Hồng, Thúy, Quý, ông Lạc nữa, mấy bạn có thấy không?
Thằng Quý cười khằng khặc :
- Nãy giờ có thấy ma cỏ gì đâu, ông Hai này chắc bị "Tự kỹ ám thị " rồi .
Con Hồng cũng xía miệng vô:
- Chèn ơi ! Ðang tiếp xúc với cô gái Ma, ông Hai phá đám giờ cô ta thăng mất tiêu, uổng ghê.
Tôi chưa kịp phản kháng lại câu nói của nhỏ Hồng thì ngọn gió từ đâu thổi tắt cây đèn cầy làm cho nơi đây tối đen như mực, cả đám hoảng vía chuẩn bị gom đồ ra về thì tôi lại thấy bóng trắng phía bụi chuối lại xuất hiện, lần này không phải một con Ma mà là hai con, tui rú lên và nói nhanh:
- Ma Ma kìa tụi bây ơi !
Cả đám nhìn về phía bụi chuối, lần này thì đứa nào cũng nhìn thấy như tôi nên cả đám quăng đồ đạc rồi chạy dồn thẳng ngay ra đường lộ phía bên ngoài, trong lúc lýnh quýnh con Thúy vấp ngã nó đè lên mình tôi, tôi càng hoảng sợ vì té ngửa nơi đây khiến cho việc rời khỏi chỗ này bị chậm trễ, lỡ hai con Ma đến bắt chắc tôi chết mất, vừa định đẩy con Thúy lên để vùng dậy chạy tiếp nhưng chợt mũi tôi nghe một mùi hương thơm ngọt của mái tóc dài của Thúy, nó làm tôi ngất ngây không còn nhớ đến hai con Ma quái ác kia, lúc này tôi lại ước ao Thúy cứ đè mình mãi như vầy cho dù hai con Ma có bắt mình đi đâu tôi cũng chẳng màng, rồi có cánh tay ai đó kéo chúng tôi đứng dậy, rồi tiếng thằng Quý và Thành vang lên:
- Thúy, ông Hai chạy lẹ đi, nó tới kìa .
Cả đám chúng tôi vùng chạy nhanh về, mạnh ai nấy chạy giống như đoàn quân rã ngũ sau trận chiến với kẻ thù bên kia chiến tuyến....
Thời may khi ra đến mé ngoài lộ đất thì chúng tôi gặp ngay ông Sáu Say và Ông Hai Nhiều đang cặp kè với dáng đi khập khiễng vì say rượu, thấy cả đám từ nghĩa địa chạy ùa ra khiến cho hai ông chới với giật mình, tiếng ông Sáu say vang lên hỏi:
-Ðêm hôm khuya khoắt, tụi bây làm cái giống ôn gì trong nghĩa địa vậy ?
Chưa kịp cho chúng tôi trả lời, ông Sáu say phán luôn một câu xanh rờn :
-Mấy đứa bây bị Ma nhát rồi phải không?
Rồi ông Sáu nói với ông Hai Nhiều:
-Ðó lúc nãy tui nói với anh Hai đúng y bon thấy hông, cái nghĩa địa chỗ góc nhà cha nội Bảy Sơ có cả đóng Ma trong đó, hồi trước tui say rượu vô nằm ngủ trên cái mả xi măng, con Ma cái nó quậy tui chịu đời không thấu luôn đó.
Nghe ông Sáu say nói vậy, ông Hai Nhiều "đế" vô thêm:
-Chèn đét ơi! Hồi nãy nghe anh kể, ban đầu tui tưởng có mình tui bị con Ma nhà anh Bảy Sơ nhát thôi chứ, ai dè anh cũng bị "Dính chấu" như tui .
Qua lời đối đáp của ông Sáu say và ông Nhiều khiến cả đám chúng tôi càng "Quíu" cả chân tay, thằng Thành thở hổn hển nói với ông Sáu:
-Ðúng rồi ông Sáu ơi, tui con bị Ma nhát, không phải một mà tới hai con Ma lận đó.
Ðang trong cơn say, có lẽ do nồng độ của rượu đang làm cho ông Sáu say "Bốc hỏa" chẳng còn biết sợ sệt là gì, ông Sáu say nắm lấy cánh tay tôi, ông nói cho cả đám cùng nghe:
-Hôm nay sẳn tiện mình đông người tụi mình (Dô) đó quậy lại mấy con Ma cho bỏ ghét, mình đông mà sợ gì.
Chưa kịp để cho mọi người phản ứng, ông Sáu Say dùng tay còn lại đẩy vào lưng ông Hai Nhiều rồi ông Sáu nói:
-Anh Hai nhiều xung phong đi đầu nha, mấy đứa nhỏ đi giữa còn tui với thằng Hai bao chót.
Nghe ông Sáu Say cử mình làm mũi nhọn đi đầu để tấn công lại hai con Ma, tuy đang
"Là đà con Nhạn" trong cơn say rượu nhưng ông Hai Nhiều cũng còn e dè vì những lần Ma nhát trước kia nó còn ám ảnh ông nên ông từ chối:
- Chèn ơi! Không được đâu anh Sáu ơi! vía tui nặng lắm tui đi đầu là tụi nó lủi mất dạng, (Dô) đó mà không gặp Ma coi như công Dã tràng sao anh.
Hình như hiểu ý sau câu thoái thoát của ông Hai Nhiều, ông Sáu phán liền :
-Cha nội Hai Nhiều này nhát gan thấy tía, (dậy) mà nói ngon dữ lắm, đúng là "Miệng Hùm gan Sứa", thôi tui với thằng Hai đi đầu, ông bao chót nhe, cho mấy nhỏ đi giữa cho tụi nó đỡ sợ.
Thế là chúng tôi quay lại ngôi mộ khi nãy nơi mà Hai con Ma xuất hiện phía gần nhà ông Bảy Sơ, thật lạ lúc nãy ở nơi này chúng tôi thấy nhà ông Bảy Sơ đèn đuốc tối thui, vậy mà giờ thì ai đó bật đèn sáng trưng, nhìn vô cái chái bên hông nhà ông Bảy, bên cái bàn gỗ tròn thằng Tèo và Con Tám Tẻn đang ngồi học bài bên nhau, lấy làm lạ tôi bèn lên tiếng hỏi:
-Tèo nè, ông với bà Tám Tẻn nãy giờ ở đâu, mà giờ này còn ngồi đây học bài.
Tôi thấy dường như thằng Tèo con ông Bảy Sơ ra hiệu gì đó qua ánh mắt của nó cho con Tám Tẻn, rồi nó chậm rãi đáp:
- Chèn ơi, nãy giờ ngồi học bài trong nhà chứ đâu, trời nóng quá, với lại phải giữ yên lặng cho tía má tui ngủ nên hai đứa tui mới dọn ra đây học nè.
Con Tám Tẻn chêm vô tiếp:
- Ủa mà trời tối rồi sao mấy bạn còn (dô) đây chi (dậy)? Bộ rình ăn trộm hả.
Nghe con Tám Tẻn hỏi với cái giọng cắc cớ, ông Sáu Say lên tiếng:
-Thôi đi bây ơi, có chuyện thì thằng Hai nó mới hỏi bây, chứ trộm đạo đâu mà canh.
Ông Sáu bà cả đám chúng tôi nhìn chung quanh mấy bụi chuối nơi hai con Ma khi nãy nhát chúng tôi, chừng không thấy vết tích gì của chúng ông Sáu hỏi gằn giọng:
-Hai đứa bây nói thiệt cho ông Sáu với mấy đứa biết coi, bây có thấy hai con Ma, hay hai cái bóng trắng lảng vảng quanh đây không ?
Tám Tẻn lẹ miệng :
-Mần gì có Ma cỏ ở đây ông Sáu ơi! Nhà tụi con ở đây nào giờ có thấy gì đâu nà.
Con Thúy còn đang bực bội trong mình bởi cú ngã khi nãy nó rống cổ lên cãi lại con Tám Tẻn:
-Tụi tui mới bị hai con Ma nhát thất thì nè, hổng tin hỏi mấy bạn này coi thì biết liền chứ gì.
Con Tám Tẻn chưa kịp trả lời sau câu trần tình của con Thúy, bổng đâu tiếng con Phèn, con chó của nhà ông Bảy Sơ sủa rân và tru lên inh ỏi khiến không khí thêm phần căng thẳng, tôi và mấy đứa sợ hải vô cùng, vì trong những giờ học giảng văn cô giáo đã dạy chúng tôi những câu ca dao tục ngữ trong đó có câu:
"Chó đâu chó sủa lổ không, chẳng thằng ăn trộm cũng ông ăn mày" , hơn nữa tiếng chó tru lên khiến chúng tôi liên tưởng đến cảnh chó sủa Ma trong các câu truyện tranh bán trên các sạp báo, nào là Ma Thần Vòng, Ma lai rút ruột, Ma DạV.v... Thử hỏi sao chúng tôi không sợ.
Từ nhà trong nghe chuyện lùm sùm ngoài hiên nhà, ông Bảy Sơ cầm lăm lăm cây gậy Tầm vong trên tay, ông bước ra thấy ông Sáu, ông Hai Nhiều và đám "xây lố cố" chúng tôi đang hiện diện, ông Bảy hơi bất ngờ và lên tiếng hỏi :
-Anh Sáu anh Hai và mấy cháu đi đâu mà rần rần vậy, đang mơ màng ngủ tui nghe con Phèn nó cứ hực hực hoài, khi nó sủa rân lên tui nghĩ ăn trộm tui ra tính khệnh cho tụi nó một cây ai dè đâu là mọi người .
Rồi ông Bảy quay sang hỏi thằng Tèo và con Tám Tẻn:
-Sao hai đứa chưa ngủ nữa giờ này còn lọ mọ ngoài đây chi (dậy).
Thằng Tèo nói:
-Ngày mơi nhiều bài lắm mà tụi con chưa thuộc, cô hăm rồi nếu mơi mà đứa nào không thuộc bài sẽ được cô "thưởng" năm mươi cái "Thụt dầu" tức là nắm Tréo hai lổ tai rồi đứng lên ngồi xuống mệt lắm tía, bởi (dậy) con với con Tám ráng học cho xong nè.
Nghe Tèo nói vậy ông Bảy kêu hai anh em Tèo lui vô trong để nhường cái bàn lại cho ông tiếp khách.
Chừng mọi người yên vị, ông Bảy Sơ mời chúng tôi tách trà nóng trong cái bình tích đựng trong vỏ trái Dừa khô, qua câu chuyện khi biết được chúng tôi và ông Sáu, ông Hai bị Ma nhát thì ông Bảy Sơ bật lên tiếng cười vang, rồi ông khẽ khàng nói :
- Úi trời, mần gì có Ma hai anh ơi, có nhiều khi hai ông anh say rượu quá rồi thấy "ba chớp ba nháng" tưởng Ma chứ mần gì có.
Lúc này thì ông Hai Nhiều lên tiếng:
-Anh Bảy nó vậy thì thôi coi như hai thằng tui say nên "nhìn Gà hóa Cuốc" đi, còn (sắp nhỏ) đây tụi nó có rượu chè gì đâu mà bị nhát thất thì nè, anh giải thích tui nghe đi, anh tưởng tụi tui đặt chuyện hay sao á.
Ðịnh trả lời cho ông Hai hiểu về chuyện Ma cỏ, bổng ông Bảy Sơ kêu thằng Tèo:
-Tèo ơi! Bây ra tía biểu nè, sao cái áo dài trắng của má bây ai (dầy nùi) dưới bàn nè, đem vô cất coi bây.
Lúc này cả đám nhóc chúng tôi liên tưởng đến bộ đồ trắng con Ma mặc nhát chúng tôi là đây, trong khi Tèo lấm la lấm lét lấy hai cái áo dài đem vô nhà trong, rồi dường như có luồng điện lóe lên trong ý nghĩ của mình, ông Bảy kêu giật ngược thằng Tèo lại :
- Tèo cầm hai cái áo dài ra đây, bây kêu con Tám Tẻn ra đây luôn cho Tía.
Tôi thấy thằng Tèo (bí sị) hiên rõ trên khuôn mặt của nó, lát sau nó và con Tám đứng run bần bật trước mặt tía mình, ông Bảy nói :
- Hai anh em bây mặc cái áo dài (dô) cho tía coi coi.
Hai đứa nghe lời răm rắp, khi tụi nó mặc xong thì chúng tôi mới nhận ra hai con Ma nhát chúng tôi lúc nãy là đây, ông Bảy lượm đầu tóc giả đang nằm lăn lóc dưới gầm bàn, ông gắn lên đầu hai đứa thì rõ ràng hai con Ma nhát chúng tôi đích thực là đây.
Ông Bảy bắt đầu truy vấn hai đứa con của mình, nguyên nhân nào khiến hai đứa giả Ma nhát chúng tôi, con Tám Tẻn khóc thút thít vì sợ ông Bảy đánh đòn, nó khai ra như sau
Cũng tại thằng Phát con bà Mười trong xóm tôi nên mới ra cớ sự này, Thằng Phát xin gia nhập buổi cầu cơ với chúng tôi, nhưng tính nó bép xép nhiều khi nó tiết lộ kế hoạch vô nghĩa địa của chúng tôi thì công việc sẽ không thành sẽ bị người lớn ngăn cản, chúng tôi đành từ chối khéo, vậy đó khi biết chúng tôi cầu cơ trong đêm này, vốn chơi thân với Tám Tẻn nên nó bàn với Tám Tẻn cùng sự giúp sức của thằng Tèo để giả làm hai con Ma trả thù chúng tôi, báo hại chúng tôi chạy té khói và tim muốn rớt ra ngoài.
Ông Bảy chất vấn nó thêm:
-Vậy còn ông Sáu với ông Hai Nhiều có mắc mớ gì bây cũng nhát Ma mấy ổng nữa:
Tèo nhà ta thú tội:
- Mỗi lần say rượu, ông Hai với ông Sáu hay (dô) đây nằm nghĩ, con Phèn sủa riết tụi con học bài không được , nên....nên ...
Nghe hai anh em thằng Tèo thú tội, cả đám chúng tôi cười vang, riêng hai ông già say rượu thốt lên:
-"Ðu hỏa con Cóc" hai đứa bây rãnh thiệt luôn đó, bây nhát mà đang say rượu tụi tao tỉnh ruội luôn, thiệt là .... "
***
Sau khi hai anh em Tèo xin mọi người bỏ lỗi cho, chúng tôi cũng cảm thấy mình có một phần lỗi trong đó, tuy thằng Phát tính hay nói nhiều, nếu chúng tôi khuyên nhủ rồi cho nó tham gia trò chơi cầu cơ thì đâu xãy ra cớ sự này, ông Bảy vui mừng khi thấy con mình hối lỗi, ông bèn nói với mọi người:
-Thôi (dầy) đi, tối mai hết thảy mọi người chịu khó ghé lại đây, Bảy tui nấu một nồi chè đậu xanh hột vịt đãi mọi người coi như gặp Ma mà hên lắm nghe.
Nói xong ông cười khanh khác, chia tay hai con Ma trong đêm trường này tôi thấy nó đã ghi đậm vào tâm hồn chúng tôi vì cuộc sống tươi đẹp đầy tình người thuở xa xưa ấy.
Viết xong 16h57. 6.9.2018
Nguyệt San Giao Muà xin cám ơn những thân hữu đã dóng góp bài vở cho Nguyệt San Giao Muà số 198 . Một số bài khác sẽ được đăng dần vào số tớị Mong mỏi sẽ nhận được những sáng tác của các bạn bốn phương để cho Nguyệt San Giao Muà thêm phần hương sắc trong tương laị
2) Ðể rút ra danh sách của NSGM (unsubscribe),
xin gửi email về GiaoMua@hotmail.com
3. Mọi chi tiết, thể lệ, thắc mắc, xin gửi về:
GiaoMua@hotmail.com
4. Mọi bài vở, đóng góp, xin gửi về:
GiaoMua@hotmail.com
Nguyệt San Giao Muà
Homepage: http://www.GiaoMua.com
Thể lệ gửi bài cho Nguyệt San Giao Muà:
Mong bạn gửi Bài cho GM theo cách này là tốt nhất :
1. Dùng mẫu chữ Vietnet (VIQR) hay Unicode
2. Viết Hoa chữ đầu của bài và bút hiệụ Ví dụ: Giọt Mưa Trên Lácủa NS Phạm Duy
3. Gửi bài ngay trong email (không kèm file), để cho BBT khỏi mất công download xuống để đọc
4. Gửi tất cả các bài trong 1 tháng 1 lần trong1 email, nếu tiện.
5. Bài vở xin gửi đến trước ngày 25 mỗi tháng
6. Mọi chi tiết, thể lệ, thắc mắc, xin gửi về: GiaoMua@hotmail.com
Cám ơn bạn rất nhiều, vì nhân sự có hạn, BBT không thể ngồi đánh máy lại từng đề bài hay bút hiệụ
P.O . Box 378
Merrifield, Virginia 22116
USA
Trang Nhà