Ngày 1 tháng 5 năm 2002
Nguyệt San Giao Mùa
P.O . Box
378
Merrifield, Virginia
22116-0378
USA
Thư Ngỏ
Giao Mùa...
Khi những ngày tháng chất chồng kỷ niệm đã bắt đầu đi vào quên lãng để một ngày mới bắt đầu cho những hứa hẹn tương lai, thì Giao Muà là đây, là giờ phút để dứt khoát với dĩ vãng với những vui buồn yêu thương lẫn lộn, để dứt khoát với một hoàn cảnh không lối thoát, để tìm về một phương hướng, một lối đi trung thực với cảm xúc con tim cho một ngày mai tràn hy vọng.
Trong một đời người, có những quãng đời thật đẹp như giấc mơ, như chẳng hạn với tình yêu đầu đời, có những quãng đời mà con người đã bị cuốn hút trong yêu thương, trái tim đã xao xuyến, rung động mỗi khi tưởng nhớ đến một bóng hình. Nhưng thời gian qua,... trôi qua..., những mơ ước xây dựng tương lai đã và đang trở thành những huyễn mộng, những kỷ niệm chỉ còn là những phút giây ngắn ngủi khi chạnh lòng nhớ lại bóng hình ai !
Nguyệt San Giao Mùa đến với các bạn với chủ trương để phát huy và duy trì văn hóa, văn chương Việt nam, với hy vọng là nơi dừng chân cho những bạn yêu thơ văn trao đổi những áng văn, vần thơ, bài vở nghiên cứu sau những giây phút mệt nhọc trong cuộc sống.
Cũng trong khuôn khổ nhỏ nhoi của một tờ báo liên mạng hàng tháng, Giao Mùa hy vọng sẽ khơi động và phát triển tình thương yêu giữa con người chúng ta, khơi động lòng tha thứ trong gia đình, giữa bạn bè vì gẫm cho cùng, cuộc sống cũng rất là ngắn ngủi trong một đời người, cho nên những giận hờn ghét bỏ cũng hy vọng chỉ là những bóng mây tạm thời trôi qua để trả lại bầu trời xanh tươi mát hạnh phúc cho mỗi người chúng tạ
Trung Kỳ
I . Thơ _______________________________________________________________________
1. Người Chết Không Biết Nói | ______Thanh Sơn | |
2. Một Giấc Mơ | ______Nguyễn Vạn Thắng | |
3. Nỗi Nhớ Bên Kia | ______Mạc Phương Ðình | |
4. Tình Em Như Lá Sầu Ðâu | ______Trường Ðinh | |
5. Cái Làm Ngơ | ______Nguyên Khoa | |
6. Ðón Ðợi | ______Viễn Phương | |
7. Ước Mơ Chẳng Còn | ______htc | |
8. Rồi Cũng... | ______Phan Cát Linh | |
9. Còn Ở Chỗ Ðêm Tôi | ______Nguyễn Ðăng Tuấn | |
10. Phơi Mở Xanh | ______Cường | |
11. Bàn Tay Thương | ______Sông Kiên | |
12. Hận Nam Quan | ______Quảng Thuận | |
13. Ngày Về | ______Quang Tuấn | |
14. Ray Rứt Lòng Ta | ______Thy Lan Thảo | |
15. Tìm Lại Ngày Xưa | ______Trần Thế Phong | |
16. Chiều Vàng | ______Gia Phong | |
17. Nhớ Quê Nhà | ______Trương Du Tử | |
18. Ngẩn Ngơ | ______Hoa Hồng Xanh | |
19. Dụ Dỗ | ______Giáng Tiên | |
20. Tản Bộ Trên Sông Giang Thành. | ______Hoa Cỏ | |
21. Phượng Yêu | ______Biển Lặng | |
22. Quên Ðóng Cửa | ______Sương Mai | |
23. Khối Tình Ðơn | ______Việt Dương Nhân | |
24. Xuân Lang Thang | ______Nguyễn Bích Hà | |
25. Rồi Như Sương Khói | ______Tống Văn Bình |
II . Văn _______________________________________________________________________
1. Muà Nước Lũ (truyện dài nhiều kỳ) _______ Trần Công Nhung |
2. Biển _______ Quang Ngọc |
3.Tiếng Chim Hót ___________ Hoa Hồng Xanh |
4. Hoa Tuyết Ðêm Xuân ___________ Việt Dương Nhân |
5.Về (kỳ 8) ___________ Thanh Sơn |
6.Hương Sen Châu Thổ ___________ Phan Thái Yên |
7.Xuân Mới Người Xưa ___________ Tống Văn Bình |
8.Người Ðàn Ông Và Chú Bé Ðánh Giàỵ ___________ Phạm Thiên Chương |
III . Nghiên Cứu________________________________________________________________
1. Các Thuốc Chống Ðau _______ Bác sĩ Nguyễn Văn Ðức |
2. Ðiện Thoại Di Ðộng ___________ Bác SĩNguyễn Ý Ðức |
3. Ðạo Bụt Và Toàn Cầu Hóa Việt Nam ___________ Phạm Từ Sơn |
4. Triển Vọng ...Dạo Phật Trên Thế Giới Vào Thế Kỷ 21 ___________ Mật Nghiêm |
IV. Tin Tức, Văn Học, Nghệ Thuật__________________________________________________
1. Thư Talawas _______ TSTV |
2. Tặng Thưởng Nguyễn Trường Tộ _______ TSTV |
3. Khơi Dậy Từ Hoàng Hôn _______ TSTV |
V. Giải Ðáp Tử Vi __________________________________
1. Tử Vi Tháng Năm _______ Tướng Số Thiên Ðức |
2. Giải Ðáp Tử Vi _______ Tướng Số Thiên Ðức |
VI . Nhạc __________________________________
1. Trong Mắt Em Là Biển Nhớ _______ Ngô Thụy Miên |
VII . Hộp Thư Toà Soạn__________________________________
1. Trả Lời Bạn Ðọc _______ Ban Biên Tập |
I . Thơ __________________________________________________
II . Văn___________________________________________________________
Trần Công Nhung
Trần Công Nhung
Quang Ngọc
Quang Ngọc
Hoa Hồng Xanh
Chiềụ. Hoa Hồng Xanh
Việt Dương Nhân
Thanh Sơn
Thanh Sơn
Phan Thái Yên
Phan Thái Yên
Tống Văn Bình
Tống Văn Bình
8. Người Ðàn Ông Và Chú Bé Ðánh Giày
Phạm Thiên Chương
Phạm Thiên Chương
III . Nghiên
Cứu_____________________________________________ BS. Nguyễn Văn Ðức
Bác sĩ Nguyễn Văn Ðức
BS Nguyễn Ý Ðức
BS Nguyễn Ý Ðức 3. ÐẠO BỤT VÀ TOÀN CẦU HÓA Ở VIỆT NAM
Phạm Từ Sơn
Phạm Từ Sơn 3. Triển Vọng VềSự Phát Triển Của Dạo Phật Trên Thế Giới Vào Thế Kỷ 21 MẬT NGHIÊM
Mật Nghiêm IV. Giới Thiệu - Tin Tức, Văn Học, Nghệ Thuật
___________________________________________________
1. Thư Talawas
2. Tặng Thưởng Nguyễn Trường Tộ
3. Khơi Dậy Từ Hoàng Hôn
V. Tử Vi - Tướng Số
Tử Vi Tháng 5 Năm 2002
Tướng Số Thiên Ðức 2. Giải Ðáp Tử Vi
Tướng Số Thiên Ðức
VI . Nhạc : Trong Mắt Em Là Biển Nhớ
VII . Hộp Thư Toà Soạn
___________________________________________________ Nguyệt San Giao Muà xin cám ơn những thân hữu sau đây : Biển Lặng, Bùi Xuân Vũ, Cường, Gia Phong, Giáng Tiên, Hoa Cỏ, Hoa Hồng Xanh, htc, Mạc Phương Ðình, NS Ngô Thụy Miên, Mật Nghiêm, BS Nguyễn Ý Ðức, BS Nguyễn Văn Ðức, Nguyên Khoa, Nguyễn Bích Hà, Nguyễn Ðăng Tuấn, Nguyễn Vạn Thắng, Phạm Từ Sơn, Phạm Thiên Chương, Phan Cát Linh, Phan Thái Yên, Quang Ngọc, Quang Tuấn, Quảng Thuận, Sông Kiên, Sương Mai, Thy Lan Thảo, Tống Văn Bình, Trần Công Nhung, Trần Thế Phong, Tướng Số Thiên Ðức, Thanh Sơn, Trương Du Tử, Trường Ðinh, Viễn Phương, Việt Dương Nhân, đã dóng góp bài vở cho Nguyệt San Giao Muà số 1. Một số bài khác sẽ được đăng dần vào sốtớị Mong mỏi sẽ nhận được những sáng tác của các bạn bốn phương để cho Nguyệt San Giao Muà thêm phần hương sắc trong tương laị
Thể lệ để nhận Nguyệt San Giao Muà:
1) Ðể vào danh sách của NSGM (subscribe),
xin gửi email về GiaoMua@hotmail.com
Ðịa Chỉ Liên Lạc:
Nguyệt San Giao Muà
(Trước khi vào truyện: Ðây là câu chuyện hư cấu, nhưng lại dựa trên những địa danh có thật, một vài nhân vật có đời sống y như ở ngoài đời. Nó là câu chuyện tâm tình của những người tôi quen. Sự trùng hợp tên tuổi hoàn toàn ngoài ý muốn của người viết.)
Năm 54, "hòa bình lập lại", phải thành thật nhận rằng ai cũng vui mừng. Chiến tranh không còn, cuộc sống sẽ nở hoa. Nam đang theo các lớp trung học ở Huế, đã vội vả thu xếp hành trang về quê, bên kia vĩ tuyến 17. Nam lên chuyến bay Air Việt Nam cuối cùng của hãng Cosara đi Ðồng Hới. Tiếng động cơ nổ rầm rầm nhưng dường như Nam không hay biết, đầu óc Nam ngổn ngang trăm thứ. Từ nay Nam sẽ xa hẳn bạn bè trường lớp hay sao ? Những năm sống ở Ðịa linh, Tây Thượng, Chợ Cống, Ðập Ðá... Trường Hương Trà, Trường Việt Anh, những bạn bè thân, những buổi đi chơi núi Ngự Bình, biển Thuận..An.. bao nhiêu là kỷ niệm của xứ Huế mộng mợ Nam thấy lòng thương nhớ nảo nề...nhưng không thể bỏ mẹ bỏ em...Nam phải về dù nơi đó có nghèo khó quê mùa chăng nữa...
Máy bay đáp xuống phi trường Bàu Tró, dưới cái nắng như thiêu của trời mùa hạ. Nắng và Gió Lào làm cho cảnh vật một nơi vốn đã nghèo lại khô héo thêm. Một nhóm người đang chờ trước hiên trạm để sẵn sàng lên máy bay. Không khí oi nồng vắng lặng, hoang tàn. Nét mặt ai cũng tỏ nổi lo âu. Không ai nói với ai, cứ âm thầm trong công việc của mình. Nam cảm thấy có cái gì ghê rợn như đi vào tử địa. Không thấy nổi vui mừng thường có nơi sân ga. Mọi người lẳng lặng lên xe.
Nam bồn chồn mong chóng đến nhà. Nam nghĩ : "Giờ này chắc mẹ và các em đang nóng lòng mong đợi mình". Xe vừa qua nhà thờ Tam Tòa, Nam rất đổi kinh ngạc, thiên hạ từng đoàn gồng gánh chạy vô thành phố. Một người trên xe mỉa mai :
- Hòa bình rồi còn chạy làm chi. Nay mai thống nhất là xong.
Không ai nói gì, Nam cũng thấy như vậy. Nhưng trước cảnh gần như hổn loạn, đã làm cho Nam hoang mang. Nam cố trấn an bằng cách nghĩ đến niềm vui sum họp, nghĩ đến thời thơ ấu nơi làng quê. Rồi nay mai gặp lại những bạn bè từ năm bảy năm trước. Thế là vui. Mặc, ai muốn đi đâu đi.
Nam vào Huế học cũng là chuyện tình cờ. Do tình thế đất nước đổi thay, ông Nhiêu trở lại quân ngũ năm 48. Năm sau, ông thuyên chuyển vô Huế, Nam là con đầu, được ông mang theo vào Huế cho đi học. Bà Nhiêu ở lại, vì nhà cửa, heo gà, bỏ đi không đành. Ông Nhiêu tuy là lính tráng phiêu bạt đó đây, nhưng bà Nhiêu đến đâu cũng tự xoay sở công việc của mình. Ở thành phố thì buôn bán, thôn quê thì chăn nuôi, nấu rượu. Bà không bao giờ ỷ lại đồng lương của chồng. Bà vốn có tay buôn bán từ nhỏ. Bà gốc ở một vùng quê huyện Mộ Ðức tỉnh Quảng Ngãi. Chính thời gian đóng quân ở đây, ông Nhiêu đã gặp bà. Lúc ấy bà mới mười bảy tuổi, xinh đẹp lại biết buôn bán làm ăn. Bà có quầy hàng ở chợ. Lúc ông Nhiêu ngõ lời cầu hôn, thầy mẹ bà đồng ý ngay. Tâm lý thôn quê lúc bấy giờ nếu nhà có người trong chức quyền thì yên tâm, không sợ cường hào ức hiếp. Chuyện ông Nhiêu lớn hơn bà mười tuổi không thành vấn đề. Một năm sau đám cưới, bà Nhiêu sinh ra Nam. Từ đó cho đến năm 44, cuộc sống Nam chuyển hết chỗ này qua chỗ khác, theo chân ông Nhiêu. Trong lúc thấy bà Nhiêu lo toan được việc nhà, ông Nhiêu sinh ra bài bạc. Lắm phen đã làm cho bà điêu đứng. Sống trong một xã hội lấy tam tòng tứ đức làm nền thì dù có thiệt thòi chăng nữa, người đàn bà Việt Nam cũng luôn luôn lo tròn bổn phận của mình đối với chồng con. Ngày ông Nhiêu về hưu, Nam chỉ mới mấy tuổi, song cũng đã thấy oai phong của bố, trong làng ai cũng kính nể Thầy Ðội Nhiêu. Nam rất hãnh diện và thường kênh kiệu với đám con nít trong làng.....
Năm 53 ông Nhiêu lâm trọng bệnh qua đời tại Bệnh Viện Duy Tân (trong thành Mang Cá Huế)
. Nam một mình lo toan biến cố trọng đại của gia đình. Hôm được hung tín, Nam bàng hoàng chấn động, không tin chuyện có thật. Nam vừa đi thăm ông Nhiêu hôm qua, ông vẫn bình thường. Nam không rõ bệnh trạng của cha, chỉ nghe nói bệnh ông Nhiêu thuộc loại nan ỵ Bụng trương lên, phải hút nước hằng ngày. Tuy nhiên ông không hề bị tê liệt hay mê man như những người bệnh nặng khác. Khi được đưa đến nhà Vĩnh Biệt, ngoài Cửa Nam thành Mang Cá, Nam biết cha đã chết thật.
Trong căn nhà nhỏ, thi thể ông Nhiêu phủ một chiếc mền dạ màu xanh rêu. Nam kéo chăn nhìn mặt cha rồi khóc òa thảm thiết. Mọi người bỏ ra ngoài để mặc Nam lăn lộn với nổi đau khổ tột cùng. Hình ảnh Nam còn nhớ như in là lúc di quan, người ta biểu Nam nằm xuống để quan tài đi qua. Mọi việc Nam làm như cái máỵ Nam cũng không nhớ những ai đã giúp Nam trong việc ma chay.
Trong thời gian ông Nhiêu nằm bệnh viện Nam được gia đình ông Ðính cho tá túc dạy kèm mấy đứa nhỏ đang học bậc tiểu học. Ông Ðính trước đây làm thông ngôn, có ở đồn Vạn Xuân nên là chỗ thân tình với cha Nam. Sau khi ông Nhiêu qua đời, Nam thấy cần tự lực nhiều hơn. Mỗi ngày sau giờ dạy con ông Ðính, Nam còn đến dạy kèm con ông bà Gia, công chức Sở Kinh Tế. Rồi một hôm mưa gió, bà Ðính đã vứt chiếc va-li của Nam ra sân, đuổi Nam đi. Nam cũng không biết lỗi lầm gì. Nam nhớ mang máng có lẽ ông bà bực mình vì Nam đi dạy thêm chỗ khác. Nam nghĩ như vậy vì có lần Nam nghe ông Ðính nói gì đó có câu "Không ai nuôi ngựa cho người khác cỡi". Nam không buồn, lẳng lặng ra đi, Nam chỉ thương nhớ mấy đứa nhỏ. Nhưng mưa gió vầy đi đâu ? Ði đâu cũng phải ra khỏi nhà. Trong khi núp mưa dưới cửa cổng Hậu Bổ, Nam nhớ đến Ðăng, người học trò rất ngoan của Nam trong các lớp Hè. Nam đến xin má Ðăng ở tạm. Bà Ðiền sẵn sàng ngay. Bà rất xúc động cho hoàn cảnh Nam, bà nói :
- Cậu Nam cứ ở đây với Bác, đừng ngại chi hết.
Tối hôm đó đến dạy nhà ông bà Gia, Nam không được vui, ông bà nghi có chuyện chi nên gạn hỏi Nam :
- Hình như cậu Nam có gì buồn hả
- Mấy em có làm gì cậu phật ý không ?
Cầm lòng không được, Nam kể hết chuyện hồi sáng cho ông bà Gia nghe, nước mắt Nam chảy dài..Ông bà Gia cảm động bảo Nam :
- Thôi được, Nam về đây ở với chúng tôi nhân thể coi ngó việc học cho các em.
Nam mừng quá mừng. Cảm ơn hết lời. Ðây là điều Nam không bao giờ dám nghĩ tớị Ông bà có ba con, một gái hai trai. Hà là chị, học lớp Nhì, hai em học lớp Ba và Tự Ðứa nào cũng dễ thương hết sức. Nam cố dạy cho các em được xếp hạng cao. Nam được ông bà đối xử như con. Nam nghĩ, "Con người khác nhau là do trình độ văn hóạ Bà Ðính dân ở chợ thì làm gì có được sự tinh tế".
Mỗi tháng đưa sổ học bạ về phụ huynh ký, Nam rất hồi hộp. Nam mong các em mỗi ngày một khá để ông bà vui lòng. Hà học chăm và đều đặn nên từ hạng 15 đã lên dần, qua tháng thứ tư thì đứng nhất. Thấy ông bà Gia vui, Nam cũng an tâm. Thời cuộc mỗi ngày một sôi động, Nam lo chuyện lính tráng, không khéo tới tuổi động viên, lúc ấy thì chẳng còn gì sự nghiệp. Chiến tranh Việt Pháp đã đến giai đoạn quyết liệt. Tháng một 54 mặt trận Ðiện Biên bùng nổ. Nhu cầu quân số đòi hỏi, chính phủ Việt Nam cho xe đi bắt lính hằng ngày. Có hôm, Nam ra phố, bị chận hỏi giấy, Nam không mang theo thẻ học sinh nên đã bị lùa lên xe GMC. Phân trần cách gì cũng không được, vì Nam lớn xác, không ai tin Nam là học sinh. Lớp tuổi như Nam có cả chục đứa lao nhao trên xe. Ðứa khóc đứa la, hễ thấy người quen đi qua là kêu nhắn mang giấy tờ tới nhận. Nam biết nhắn ai ? Bị dồn vào thế sống chết, Nam đã nhảy liều xuống chạy trốn. Cũng may chiếc xe đậu gần tiệm chè Lạc Thành đường vào cửa Thượng Tứ, Nam quành ra sau bờ hồ rồi chạy như bay qua những ngõ hẽm quanh co giống hang chuột. Mấy anh lính mang súng đuổi theo. Về nhà, Nam nhảy ngay lên giường trùm mền rên giả bệnh. Lính lùng sục, bắt gặp Nam, họ lôi cổ Nam dậy :
- Mày mới nhảy xe trốn về phải không ?
- Dạ thưa mấy chú, tui bịnh mấy bữa ni, không đi học được.
- Mày mà học gì ?
Một người nạt to :
- Mày học trường nào ? Có thẻ học sinh không ?
- Dạ có đây
Mấy người lính xem giấy tờ, nhìn quanh chỗ Nam nằm, thấy không bắt được Nam, họ kéo nhau đị Ra ngoài, một người còn lằm bằm: "Tao nhớ rõ mặt thằng này".
Trận chiến càng ngày càng ác liệt. Lòng chảo Ðiện Biên Phủ bị bao vây, Pháp chỉ còn mỗi đường tiếp tế bằng dù. Mỗi khi có máy bay đáp là pháo từ các đỉnh núi chung quanh lòng chảo Ðiện Biên phóng xuống như mưa. Quân dội Việt Minh được Trung Quốc trực tiếp yểm trợ, quân trang quân dụng kể cả cố vấn. Mấy sư đòan quân Pháp do Tướng De Castry chỉ huy, ngày một hao mòn. Ðại Tá De Castry được thăng Tướng tại mặt trận nhưng "Sao Quân Hàm" của ông thả dù đã rơi xuống phía bên kia nên các phụ tá phải lấy lon nước ngọt cắt sao gắn cho ông. Trận chiến Ðiện Biên kết thúc bằng Hiệp Ðịnh Genève 20-7-54. Pháp đầu hàng Việt Minh. Mười sáu ngàn quân Pháp bị bắt làm tù binh. Sông Bến Hải chia hai miền Nam Bắc. Mỗi bên có 300 ngày để tập kết, để di cư. Nam thấy không có lý do gì ở lại, mẹ và các em đều nằm bên kia, Nam phải về. Nam đánh điện báo cho nhà biết ngày Nam "hồi hương". Lúc giả từ, ông bà Gia cho Nam một số tiền, chúc Nam những điều may mắn. Ông bà chắc hiểu rõ tình hình chính trị, song đã không có ý kiến gì về hoàn cảnh của Nam. Mấy chị em Hà ôm Nam muốn khóc. Nam ra đi mà lòng buồn vô hạn.
Nam mệt mỏi với quá khứ của mình cho đến lúc nghe tiếng xe ca thắng. Chờ nhận hành lý xong, gọi ngay một xích lô, Nam chẳng có quà cáp gì mà toàn sách vở. Sách vở gom góp sau mỗi vụ dạy hè. Nam ưa đọc sách, dù vốn ngoại ngữ còn nghèo nhưng Nam thích loại Livre de poche của nhà xuất bản Hachette nên có tiền là mua để dành, ba đồng một cuốn, sách đẹp lại rẻ.
Chiếc xích lô cọc cạch chạy ngược dòng người tất tả lo di tản. Một chiếc tàu thủy của Pháp đang neo giữa sông Nhật Lệ ngay chỗ chợ Ðồng Hới để đón người di cư. Ðã gọi là chạy giặc, dù là chạy giặc trong hòa bình, cũng không thể như đi du lịch. Ðêm hôm đó mẹ Nam đã bàn với Nam nhiều vấn đề, nhưng, việc chính là bà muốn di cư vô Huế.
- Con à, mẹ nghĩ mình nên đi, Ba con nằm trong đó rồi ai lo ?
- Thì hai năm, có tổng tuyển cử, lâu lắc gì ? Ngày trước Ba còn, cả nhà sống nhờ đồng lương của Ba, nay làm sao mẹ nuôi nổi một bầy lóc nhóc. Ở lại, con thấy yên tâm hơn. Dẫu sao cũng có cái nhà, Mẹ đã quen nơi này cứ tiếp tục công việc như Mẹ đã làm.
Tuy nói thế nhưng Nam cũng hiểu bà Nhiêu không ngại chuyện mưu sinh. Xưa giờ bà chẳng tự lo đó sao. Hai nữa bà đang nghĩ đến món tiền tử tuất của ông Nhiêu, rồi tiền hưu thời đi lính Pháp. Tính ra cả trăm ngàn đồng. Một số tiền không phải nhỏ. Bà Nhiêu cố thuyết phục Nam :
- Người ta ùn ùn đi cả tháng nay, không còn mấy ngườị
- Mặc họ.
Nam nhất định ở lại. Nam phải làm cái gì đó để Mẹ chàng dứt khoát ý nghĩ di cư. Chàng rủ mấy đứa em đi một vòng quanh xóm, tìm mua cái tủ sách. Không thiếu gì, bán có nghĩa là cho, trả bao nhiêu cũng được. Nam sửa soạn lại nhà cửa cho ngăn nắp. Mấy em của Nam còn nhỏ quá, chưa có một ý niệm gì về cuộc sống, về chiến tranh, về hòa bình...
Mấy hôm sau, có bà cô ở làng xuống thăm, Nam và Mẹ thăm dò:
- Lâu nay trên làng có dư luận gì về gia đình con không O ?
- Nhà nước nay khoan hồng cho những ai ở lạị Ði với đế quốc khổ lắm. Nó chở ra biển nó thả chứ không tử tế chi mô.
Nam sanh nghi, hỏi thêm:
- Tụi con rồi có được đi học không?
- Có chớ, học một buổi đi làm một buổị
- Làm gì hả O ?
- Chạy giấy cho Xã hoặc đi giao liên.
Nam bắt đầu sợ, tình thế coi mòi không xong. Bao nhiêu hình ảnh cho một tương lai bên cuộc sống gia đình làng xóm đã tiêu tan. Ðêm đó Nam bàn với Mẹ :
- Mẹ, con đổi ý kiến. Con đưa hai đứa lớn đi, Mẹ với mấy đứa nhỏ ở lạị
- Thôi Mẹ cũng đi, Mẹ không ở lạị
- Mẹ đi rồi lấy gì sống, nhà cửa đâu ở. Không sao, Mẹ cứ ở lạị Con đưa hai đứa đi lo cho các em học hành. Nghe O nói vậy cũng ớn lắm.
Thấy Mẹ làm thinh, tưởng Mẹ bằng lòng, Nam tiếp:
- Mẹ ở lại có gì còn nhờ bà con trên làng, người giúp đỡ một tay.
Trước sự cương quyết của Nam, bà Nhiêu đành ưng thuận, bà hỏi Nam:
- Chừng nào con đi ?
- Dạ con ở chơi ít bữa, vì thời hạn di cư còn cả tháng.
- Con đi Mẹ cho mấy anh em ba ngàn bọc theo.
Nam thấy số tiền lớn quá, nhưng không nhận, lấy gì lo buổi ban đầụ Nam nói lấy lệ :
- Mẹ cho nhiều vậy rồi còn đâu để tiêu.
Bà Nhiêu làm thinh, Nam tiếp :
- Mẹ nhớ đừng làm gì để O biết nghe. Trên làng họ cho O xuống để dụ dỗ mình đó. O về là tụi con đi ngay.
Ngày hôm sau Nam kín đáo thu xếp hành trang nhưng không lộ vẻ gì khả nghi để bà O có thể đoán biết ý định của mình. Nam sửa lại cái cổng, quét dọn nhà cửa, kê lại tủ sách, trang hoàng phòng khách...trong khi xóm làng rậm rật ra đi. Kế hoạch vạch sẵn Nam yên tâm đợi ngày lên đường. Mỗi ngày Nam đạp xe vào chợ Ðồng Hới thăm dò tin tức. Ngày nào cũng có người xuống tàu song không có cảnh chen đạp lên nhau.
Nam tưởng về quê cũng được học hành đàng hoàng rồi ra sẽ có một nghề nghiệp tương đối để giúp đỡ gia đình. Nam chỉ dựa vào những kinh nghiệm sách vở để vẽ cho mình một tương lai, không ngờ thực tế phủ phàng như vậy. Cũng may mà biết sớm. Công việc lâu nay Nam nhắm là làm thầy giáọ Nam có thể vừa dạy vừa học. Nam đã quen dạy kèm, dạy hè. Nam thấy dạy học có nhiều điều thú vị.
Bất ngờ trưa hôm đó, có bà bạn của gia đình ở xóm ngoài vào thăm. Bà là quả phụ của trung sĩ Ðàm, trước ở chung với ông Nhiêu tại đồn Vạn Xuân. Theo bà có người con gái trạc 15 tuổị Nam ngờ ngợ, chưa kịp chào, Mẹ Nam đã nhanh nhẩu:
- Chào bác đi con, bác Ðàm quen với nhà mình. Ðây là Thảo, hồi nhỏ hay qua chơi với con.
Nghe Mẹ Nam giới thiệu, cô gái tỏ vẻ e thẹn, Nam vội chào bà khách, lòng có cảm xúc là lạ. Bà Ðàm nhìn Nam cười :
- Cháu mới ở Huế về hả ?
- Dạ cháu về được mấy hôm rồị
Quay sang bà Nhiêu, bà Ðàm hạ giọng:
- Chị tính sao ? Ði hay ở.
Bà Nhiêu liếc về phía Nam thấy Nam nghiêm nét mặt. Bà hiểu ngay.
- Ở lại chị ạ. Nhà cửa heo gà vầy bỏ đi mô, với lại mình có bà con chi trong đó mà đi...
Bà Ðàm có vẻ thất vọng, gắng thuyết phục mẹ Nam:
- Nhà cửa sao bằng mạng sống ? Bỏ của chạy lấy người chị ơi.
Bà Nhiêu trầm ngâm không nói gì.
Bà Ðàm giọng thiết tha hơn:
- Chị à, mình ở lại với họ không được mô, mình là thành phần ngụy, thế nào cũng bị tố sau này, khi nớ muốn chạy cũng không còn đường.
Trong khi hai bà tâm sự với nhau, Nam và Thảo ra vườn nói chuyện. Nam vói hái một trái ổi ửng chín trao cho Thảo:
- Mới ngày nào mà Thảo lớn mau ghê!
- Thảo cúi cúi mỉm cười :
- Thì anh cũng rứa chớ bộ.
Mà đúng thế Nam hơn Thảo hai tuổi, tuy nhiên con gái lúc phát mả trông vẫn chững chạc hơn. Nam tự bảo: "Không ngờ con bé bây giờ đẹp thế, gái Huế chắc gì bằng". Nam chợt hỏi :
- Này, Thảo thích đi hay ở.
- Em không biết, tùy nơi Má. Còn anh thì răng ?
- Anh ở lạị Ði vô xứ người khó sống lắm.
Hai người ra đến góc vườn, Thảo nhìn mấy luống rau rồi nhìn Nam:
- Anh Nam học trong Huế thấy Huế có khác Ðồng Hới không ?
Câu hỏi vô tình khiến Nam có dịp khoe về những hiểu biết của mình. Nam mô tả đời sống nơi kinh kỳ nhộn nhịp và đẹp hơn quê chàng gấp bộị Cầu Tràng Tiền, Sông Hương , Núi Ngự, làm gì có nơi đâỵ Cô bé cứ mở tròn mắt ra nghẹ Nam được thể kể lại những chuyến đi chơi Lăng và thăm Ðại Nộị Thảo đột nhiên nắm tay Nam nói như năn nỉ :
- Anh nói Bác đi đị Em nghe anh nói mà thích ghê.
Nam thấy bàn tay mình ấm lạ lùng, chàng giữ tay Thảo lạị Nam như có dòng điện nhẹ chạy qua ngườị Chàng bối rối nhìn vào khuôn mặt Thảo mà không biết nói gì. Ðôi má hồng tự nhiên, không phấn sáp. Nam thấy Thảo quá đẹp, chàng không ngờ mình có những giây phút thần tiên như vầỵ Cô bé như sực tĩnh, vội giật tay ra :
- Thôi em vô kẻo Má chờ.
Nam vội bước theo, chàng thì thầm:
- Anh chưa nói hết với Thảo, tối nay em qua chơi, anh sẽ bàn lại với em.
Thảo làm thinh bước nhanh vào nhà. Hai người trong phút chốc thấy tâm hồn tràn ngập cảm xúc mới lạ mà hồi giờ chưa hề biết. Ðọc những truyện tình tiểu thuyết, Nam thấy mơ hồ về những rung cảm của lứa đôi, Nam chưa một lần có cái cảm xúc thật sự như hôm naỵ Trái tim của Nam đã bắt đầu ...
(còn tiếp)
Biển vẫn làm Nga sợ , từng này tuổi mà cô chưa có lại một
lần đối diện với biển , dù biển cách nơi cô sống chưa đầy mười lăm phút lái xe .
Năm 10 tuổi, cô bị sóng cuốn ra xa bờ trên một cái phao , luc'
đó Nga chưa sợ biển , hay chưa biết biển đáng sợ thế nào . Nga loay hoay , dập tay , nhoài chân , cố gắng vào lại gần bờ nơi mà lú nhú những cái đầu người cho cô nghĩ chỗ ấy có người thân của mình. Khi sự cố gắng gần như trở nên vô vọng , cô gục đầu xuống phao, cô bất ngờ nhận ra đôi tay rắn chắn đang dìu mình vào bờ . Người thanh niên lạ nhìn cô như dặn dò
" Em đừng ra xa nữa nhé " ... rồi bơi ra chỗ khác.
Nỗi sợ như chưa hết , cái mừng như chưa có kịp đến , Nga đã
nhận ra mình đã quên cám ơn anh . Cô tìm anh , tìm cha mẹ , sau một phút hoàn hồn .
Tiếng anh cô làm cô choàng tỉnh " Nó đây nè bố , tìm đâu !"
Nga im lặng hơn sau lần sinh tử đó , cô chưa từng lộ ra cho ai
trong gia đình biết nỗi sợ biển lần đó của cô ra sao . Chỉ biết nỗi sợ ẩn nấp trong lòng , mỗi lần gia đình đi
Vũng Tàu , cô vờ bịnh và nhất định không chịu đi .
Mọi người nghĩ chuyện đơn giản chẳng muốn ép cô thêm . Biển
vẫn là biển nhưng Nga đã là con người khác mất rồi . Phải vậy không ...
Những ngày không cùng gia đình ra biển, Nga thích thú ra hiệu
chuyên cho mướn sách , truyện đọc Khôi Nguyên gần nhà gom về bao nhiêu là cuốn .
Tiền cha mẹ cô cho vào đó hết . Từ những cuốn truyện dịch dày cộm của những tác giả và dịch giả có tiếng ,
đến những tác phẩm hoa tím nho nhỏ với tình cảm nhẹ nhàng và
dễ thương. Ðắm mình vào văn chương cô thấy thích hơn nhiều so với cái chìm dắm trong cái dòng nước mặn và lạnh lùng đáng sợ của biển .
Một lần cô nghe cha mẹ bàn , khi lớn , sẽ gom góp tiền của cho
cô du học tại Pháp để thành kỷ sư hoá học . Cô nghe mà mừng , đâu có, đâu có mừng vì thành kỹ sư hóa học , mà vì cô hiểu cô sẽ được tiếp cận với cái nôi chính của văn học lãng mạn tại Pháp
... Ước mơ thật đẹp ...
Chính quyền Sài gòn sụp đổ khi Nga mới 17 tuổị Bố đi học
tập tập trung , mẹ bương chải hơn cho đời sống gia đình của 6, 7 miệng ăn . Nga gắng học xong bậc trung học , cô ngán ngẩm khi vào nộp đơn thi đại học , người ta chia hai cửa để nộp đơn , một cho những người có liên quan đến chính quyền mới , và môt. cho
những người quan hệ tới chính quyền cũ . Cô nhận ra thời của cô đã hết , mơ ước ngày nào , nỗi sợ biển ngày nào , gần như đã bị lãng quên .
Một người bạn gái cùng làng với mẹ Nga lúc trước , nay vào
thành phố sống và có chồng làm ở Thành Ủy TPHCM, bà sốt sắng bảo mẹ có muốn Nga đi làm công nhân viên bà sẽ nhờ chồng tìm cho một chỗ . Nga buông xuôi , ở nhà cũng chán , sách truyện cũ đã bị đốt hết trong đợt tiêu trừ "văn hóa đồi trụy" . Một vài cuốn quý giá cô giữ lại , có lôi ra đọc , chỉ gợi thêm những nỗi buồn .
Mấy tháng sau , Nga được kêu đi làm tại môt. xưởng May, ai cũng
nghĩ Nga gốc gác phải mạnh lắm , lúc hỏi ra , cô là con sĩ quan , chính quyền mới lúc đó như là có dị ứng với loại dân này , họ đối xử với Nga khác đi , cô lạc lõng , chơ vơ , vô sở như mất hồn , môt. vài người cảm thông , lý lịch không dính dáng bên nào , an ủi Nga và có lần đánh bạo rủ Nga đi vượt biên khi phong trào trốn ra khỏi nước bằng tàu , thuyền đang nhen nhúm .
Nga bỏ qua nhiều lần , một lần , cô đánh bạo hỏi mẹ .." Mẹ
nhà có tiền không , con chỉ cần 1 lạng để ra đi , qua đó con làm việc trả tiếp " Mẹ thở dài , " Làm gì có con !" Nhưng không nỡ dập tắt hy vọng của đứa con gái lớn trong gia đình , mẹ tiếp " Cho mẹ một tháng , mẹ giải quyết cho con " ..
Nga vô hồn chờ đợi , khi nói với mẹ điều đó , cô đơn thuần
chỉ nghĩ đến cứu cuộc đời mình , cứu gia đình , tìm lại cái gì còn là của cô , tìm lại ngày tháng nào cô còn sống
với đam mê và hoài bão . Nga chưa nghĩ tới nếu điều đó xảy
ra, Nga phải tiếp cận với biển , phải đối đầu và vật lộn với biển ... Không biêt' cái sợ biển ngày nào ra sao đây ... Nga liều ....
Ngày hôm đó , Nga cùng Huân người bạn đồng sở đi xe đò xuống
chỗ đã hẹn gặp người dẫn mối đưa xuống ghe đêm cùng ngày .
Người này nghe đâu là chỗ quen biết thân lắm với gia đình
Huân , nên Huân có vẻ tự tin hơn Nga nhiều ... Huân trấn an Nga
: Chị Nga , thôi đừng lo nhiều , có em mà , em bảo đảm , cứ theo
sát em nè " .. Nga chẳng thấy mình an tâm hơn chút nào , dù
ngoài mặt cố khoác cái vẻ bình tĩnh cho Huân bớt để ý ...
Ðêm xuống , một đêm lặng gió , mặt biển lặng sóng , nhìn êm
đềm biển vẫn rạt rào từng cơn sóng nhỏ vào bờ , đã vỗ về
Nga phần nào và đánh lùi nổi sợ biển ngày nào so với những
con sóng ồ ạt , tới tấp mà Nga từng chứng kiến hồi còn bé
..đã động viên Nga yên tâm hơn khi nhập cuộc hành trình tử
sinh này ...
Ðúng hẹn , Nga cùng Huân xuống ghe nhỏ để được đưa ra chiếc
ghe lớn ngoài xa .. Tới nơi , người trên ghe lớn nói gì đó
với Huân , Huân quay sang dặn dò Nga " Chị Nga , chị lên trước ,
họ nhờ em đón thêm hai người nữa rồi mới đi , lên đó trước
đi nghe" ...Nga nghe mà hoảng, Huân tâm lý gọi giật một thanh niên
gần đó " Ê Tân , giúp chị Nga có chỗ đàng hoàng nghe mẩy , tao
trở lại liền ..."
Người tên Tân gật đầu chào Nga rồi chỉ Nga xuống chỗ ...
Ðợi khoảng 3 tiếng sau , Huân vẫn chưa trở lại , Nga nghe có
tiếng máy nổ, Nga hoảng hốt nhìn sang Tân , Tân hiểu ý , đứng
dậy lên khoang tìm lấy câu trả lời , lúc Tân xuống , mặt
buồn bã " Có động chị , phải đi thôi " " Ði là sao ?" Nga thở
dài , không có Huân , cô biết dựa vào ai đây .....Một mình cô
với biển , nổi sợ ngày nào ...tâm tư của một cô gái chưa
từng bị xô xát trong đời , chỉ có lòng chân thành yêu gia đình
, xót thương bản thân mình với những hoài bão mình đã từng
có , đó là tất cả hành trang cô mang theo trong cuộc vật lộn
với biển lần này ....
Chiếc ghe lao nhanh về hướng cửa biển , Nga hiểu mình đã bỏ
lại sau lưng những gì thân thương nhất cuộc đời mình , những
gì vô cùng mơ hồ , nhưng cho cô một cảm giác tiếc nuối và
xót thương thật rõ ràng ...còn cảm giác nào rõ ràng hơn không
? ..
Năm ngày lênh đênh trên biển, mọi sinh hoạt của gần 40 con
người gói trọn trên chiếc ghe này . Hơn nữa ghe là phụ nữ,
nữa còn lại phần là con nít , phần là thanh niên từ 18 trở
lên , Nga đoán vậy khi lướt mắt nhìn qua nhanh từng người
một cho hết thời gian trống trãi trên tàu ...Nước , củ sắn
và lương thực mang theo gần như đã cạn , mọi người chờ đợi
, chờ đợi , nếu không phải là một bến bờ tự do, một
chiếc tàu lớn nhân đạo nào có thể kéo họ vào đất liền hay
đảo nào đó đang tập trung những người vượt biên ...
Nga không nhìn thấy biển suốt 5 ngày , cô mêt. lã , cô nhắm
mắt và cố hình dung ra những gì tươi đẹp nhất cô còn nhớ
... Tiếng máy mạnh của môt. con tàu khác hẳn với tiếng máy ghe
họ đang đi tới gần , mọi người cố im lặng để lắng nghe ,
mấy trẻ con vội khóc đều bị cha mẹ chúng bịt miệng lại , ....
Một toán người lạ mặt mày hung dữ xùng xục lại gần chỗ Nga
và bao người khác , ....Tất cả mọi người đều biết họ phải
làm gì ... họ đưa tất cả tiền , vàng chúng lục soát thấy
được . Một vài thằng nhìn toán phụ nữ mỏi mệt , nhưng vẫn
ra vẻ thèm muốn , chúng bàn bạc gì với nhau , rồi lùa hết phụ
nữ qua một bên ... trong đó có Nga ...
Chưa ai có thể hình dung chuyện gì xảy ra thì từng thằng một
hung hăng đưa những người phụ nữ qua tàu của chúng .... Tiếng
khóc mẹ lìa con, vợ lià chồng , người yêu rời nhau, rồi kế
đó là những tiếng la kinh hoàng , ... trên tàu , những người
đàn ông ngồi lại não ruột ... họ đau đớn còn hơn vợ và
người yêu của họ , tâm trạng của kẻ yếu thế , muốn bắn ,
muốn giết những tên côn đồ này ... mà làm được gì đâu ...
Khoảng tiếng sau, những người phụ nữ trở về tàu , Nga bủn
rủn mặt mất thần sắc , cái lã , cái đói và cái nhục nhã ,
cái đau đớn của môt. người con gái và bao nhiêu nước mắt làm
nhòa , làm nhụt chí cô , người ta nghe tiếng người rớt xuống
nước , Tân quan sát cô từ nãy , bỗng choàng đứng dậy nhảy
xuống cưú Nga, mọi người còn đứng đó thấy ném vội xuống
Tân những gì họ với được trong tầm tay .. Nga được vớt lên
, bất tỉnh ...
Ðúng lời hứa khi dã lấy dược tài sản và thỏa mãn đục vọng ,
bọn cướp biển kéo ghe vào gần bờ rồi đị Người trên ghe
đập vỡ ghe , vỡ càng nhỏ, càng tốt , hò hét , kêu la ,.... và
tất cả mọi người được cứu lên đảo ...
Từng mảnh đời riêng khắp mọi miền
Gặp nhau trên chiếc tàu vượt biên
Chia xẻ đau khổ, hy vọng sống
Kẻ còn tỉnh trí, kẻ thành điên ....
Ai đã gây ra khổ đau này ..
Cuộc đời còn, mất, có ai hay
Trăm đau , ngàn xót nay còn nhớ
Mạng sống nhẹ tựa cơn gió lay ...
Tự do , no ấm , đắt vậy sao
Nhiều đớn , nhiều đau không máu trào
Ðêm nằm tê tái lên từng thớ
Thà thịt , da xẻ , cắt , không nao ...
Ta chờ , chờ một hạnh phúc may
Hay chờ ta tỉnh khỏi cơn say
Không ta say mãi , còn say mãi
Biển trong lòng ta , đáng sợ thay ....
Biển sẽ muôn đời là nỗi sợ của Ngạ Hay nói cho đúng hơn ,
biển đã chứng kiến hai lần sinh tử của Nga , trong mỗi lần
đó , cô Nga trở thành hai con người hoàn toàn khác nhau , nỗi
sợ biển tăng lên theo thời gian . Và cái chêt' , cái chết
thật là có nhiều hình thù, chết trong cõi lòng , chết trong
tâm tưởng , cái chết đó còn đau đớn gấp trăm lần cái chết
thể xác mà Nga đã tính làm , nhưng ... nhưng ... thất bại ....
Nga lên đảo im lặng . Người ta hay phân biệt Nga với những cô
Nga khác bằng biệt hiệu " Nga Câm" . Nhiều người thương cảm ,
chăm sóc và hỏi han Nga . Nga vẫn như một chiếc bóng ...Sự
thương cảm vơi dần vì họ còn gia đình để thương cảm và lo
lắng vì có ai biết được tương lai ra sao đâu . Tân vẫn âm
thầm theo dõi bước chân Nga . Một vài lần , Nga nghe đồn cậu
Tân đánh những tên có ý sàm sỡ với Nga trên đảo . Nga bất
bình . Nga không muốn ai nhìn cô yếu đuối . Nga không muốn tự thấy mình cần được bảo vệ ..Cậu Tân vài lần gặp Nga , gật đầu chào , Nga vờ như không thấy ... Tân kiên nhẫn vẫn tiếp tục , Nga vẫn coi cậu như không có ... Tự Nga xây lên một bức tường chắn với mọi người , với Tân, người quen duy nhất từ ngày Nga rời quê hương ....
" Chị Nga, chị Nga..." Tân với gọi thật lớn khi vừa thấy bóng
Nga đi ngang . Nga tiếp tục đi, cậu Tân chạy đến trước mặt Nga
, giọng đã lạc " Chị Nga, chị không cần phải căm thù tôi đến
như vậy , tôi không phải là lý do anh Huân ở lại, tôi cũng
không có muốn cứu chị để chị tiếp tục sống trong cái đau
khổ mà chị đang nghĩ là nỗi nhục , cái chết và cái sống trong
tay chị mà, biển kìa , chị vẫn có thể ra đó chết được mà ,
chị tưởng tôi không đau khổ sao khi chứng kiến những cảnh đó
sao, tôi là con trai , tôi không khóc như chị nhưng căm thù trong
tôi vẫn có và những sợ hãi đã chứng kiến theo tôi trong
từng giấc ngủ như chị vậy ....."
Nga bất động ...cô nghe cõi lòng mình rạn nứt , Nga cứ sống
mà như đã chết , cô không muốn suy nghĩ, không cần suy nghĩ gì
nữa và ..." Cậu Tân, tôi không có thù ghét gì cậu , tôi chỉ
muốn yên thân "...
Ngày Nga lên đường đi định cư, cô gửi lại cậu Tân số tiền
còn lại của mình có được với lời nhắn " Cậu Tân , cậu nói
đúng , mạng sống vẫn trong tay tôi , tôi hiểu tôi phải làm gì
... Chúc cậu những ngày tới bình yên và may mắn ..." .
Nga tránh xa biển từ ngày ấy ... Nơi xứ lạ , cô không còn
thời gian với văn chương như hoài bão trước khi đi cô từng
mơ . Cô vừa học , vừa làm , 2 , 3 công việc đến khuya mới về
, gửi tiền và quà về nhà giúp mẹ nuôi em ...Cô chưa từng kể
qua cho mẹ những gì đã xảy ra với cô trên biển ...
Với con số ít ỏi người Việt định cư lúc ấy , cô còn lặng
lẽ hơn một chiếc bóng . Một vài người đàn ông bản xứ bị
thu hút bởi tính cần cù và chịu khó của Nga đến làm quen , cô
lịch sự thoái thác . Trong cô chỉ còn gia đình và tương lai
chính cô như là cột trụ của các em sau này ...
Nỗi sợ biển đã đi vào quên lãng, ai nhắc trước mặt cô về
biển chỉ bắt gặp một thái độ thờ ơ ... Cô biết biển vẫn
đẹp , vẫn rào rạt , nhưng từng đêm , tiếng kêu la sợ hãi ,
những cơn nóng lạnh bất ngờ đến toát mồ hôi vẫn theo Nga ,
và những suy nghĩ về chuyện yêu thương , chồng vợ hầu như
nằm ngoài những suy tính của cô ...
Khi chưa yêu thương , có ai mà ngờ
Yêu thương cạn mất trong từng đau khổ
Ðời dành lấy tôi trong từng gian khó
Ðến lúc nào , nỗi sợ biển qua đi ....
Nga bật khóc ... cô nghe trong lòng có tiếng nức nở " Mẹ ơi .."
trong mỗi đêm về nhà một mình ...
Cái cầu tầu hôm nay đông người quá . Ðêm có trăng , từng
đoàn người với cần câu ra đây hóng mát và câu cá một thể
.. Tiếng hò reo vui vẻ khi cá cắn câu vang lên liên tục . Nga
đứng yên lặng , cô nhìn xuống mặt biển sâu thẳm , biển
vẫn có một mãnh lực cuốn hút Nga xuống , nhưng không cô
không còn cái ham muốn nhảy ào vào lòng biển như hồi còn bé
hay tính vẫn mình trong lòng biển để quên đi đau buồn ...
Biển vẫn là biển , và cô vẫn là cô .
Ánh trăng xuống biển thật dịu hiền , một câu ca dao dân gian "
múc ánh trăng vàng " làm cô bật cười , gió lạnh mơn man làn
tóc , làn da của Nga , cô đang tự đối diện với biển để hiểu
mình , hiểu biển và tự đánh tan trong mình sự liên hệ giữa
những kinh hoàng cô trải qua với biển ...
Bản chất biển là thế , bề mặt trông dữ tợn , nhưng trong
lòng biển cũng yên lặng, cũng êm đềm , nếu cô nhìn được
điều đó, biển không làm cô sợ nữa ...
Ðêm mênh mang , trăng vằng vặc , Nga khoác tay Nhân , chồng sắp
cưới của cô rồi nhẹ nhàng " Ta về thôi anh , em lạnh rồi .."
Biển bỏ lại sau lưng cô hôm nay , nhưng Nga biết cô sẽ đối
diện được với biển trong những ngày sắp đến ....
2/02
Vừa về tới nhà sau giờ tan học.. trời hôm nay nóng quá..
cô bé thầm thì trách móc.. uống một ly sữa rồi chạy ra
vườn sau chơi..
Cô bé rất thích khu vườn nho nhỏ nàỵ. trồng đủ những
loài hoa mà cô bé đi mua hạt về ươm hay những cây bán trong
chậu mà bé thích.. ngày nào cũng vậy sau giờ đi học hay đi
chơi đâu về.. cô bé lại chạy ra vườn saụ. vạch từng nhánh
hoa.. nhổ từng cây cỏ dạị. bắt từng con sâu nhỏ và quan
trọng xem cây có thiếu nước hay không? Trong mắt cô bé khu
vườn thật lý tưởng với bóng mát của những cây to che bớt
được phần nào ánh nắng gay gắt đang nhòm ngó những cây yếu
ớt nho nhỏ kia.. Và một nơi thú vị để cô bé mắc chiếc võng
nhỏ nằm nghe tiếng gió hát vu vơ, Lắng nghe chim hót và ngắm
từng đám mây bay.. hay chiếc chiếc xích đu để góc vườn để
bé ngồi đọc sách.. Khu vườn mà trong đầu óc cô bé là một
chốn thiên đàng với bao ong bướm vờn quanh.. theo tiếng hót
líu lo đùa vui của chim chóc..
Hôm nay cũng như bao hôm khác cô bé ra vườn... nhưng hôm
nay bên tai cô bé lại có tiếng chim hót là lạ.. véo von.. ý..
cô bé nhủ thầm.. sao lạ quá vậỵ. mấy ngày trước mình đâu
có nghe tiếng chim nào hót lạ như thế nàỵ. Lắng tai nghẹ. và
tìm phương hướng .. cô bé ngạc nhiên khi thấy hai con chim két
nhốt trong lồng đang đùa giỡn hót véo von .. thì ra là anh chàng
hàng xóm mới mua hai con chim nàỵ.
Hàng ngày bé thấy biết bao nhiêu là chim két trên cành cây
kia.. sáng sớm đã hót líu lọ.nhiều chú còn bay đến cửa sổ
phòng đánh thức bé dậy nữạ.nhiều lần bé thả bánh mì chúng
xuống ăn nhưng hễ bé tới một bước thôi là chúng đã hoảng
hốt bay hết.. bây giờ đây hai con chim bị nhốt trong lồng..
chỉ để ngay trước mặt bé có gang tấc.. đẹp quá.. lại còn
hót hay ..cô bé đưa ngón tay nho nhỏ vào làm quen với chúng..
trước lạ sau quen.. chúng đưa cái mỏ nhọn ra mổ vào ngón tay
bé.. nhột nhột làm cô bé bật cười khúc khích..
Rùi chúng lại hót.. hót véo von.. cô bé nghịch ngợm bắt đầu
tập huýt gió.. tức thiệt.. sao mình không huýt gió được
nhỉ.. Bé nhớ anh hàng xóm thỉnh thoảng vẫn huýt thầm thì gì
với chim mà.. nhẫn nại rồi cô bé cũng huýt được một hơi
ngắn củn.. nhưng không sao mình sẽ làm được .. không ngày mai
thì ngày mốt mình cũng huýt được mà.. người ta làm được
mình làm không được mới thiệt là tức..
Cô bé phùng mang trợn mắt ra tập huýt.. không biết hai chú
chim đang tập cho bé.. hay đang mỉa mai trêu chọc bé kiạ..ngôn
ngữ loài chim bé đâu có hiểụ. hay chúng lại hót vui đùa
trước sự đau khổ của bé thế nàỵ.??
Trước bao nhiêu mâu thuẫn không ngần ngại cô bé cứ tập
huýt.. thời gian trôi qua đã mấy khắc bé không nhớ.. nhưng bé
bỗng sững sờ khi người ấy xuất hiện.. mặt đỏ bừng..
muốn chạy trốn..
-Này cô bé! muốn chạy hả
-!!!!!!
-Thấy cô bé chu cái miệng ra nhìn dễ thương ghê..
!!!!!
-Nè, sao hôm nay người ta hỏi mấy câu mà im bặt vậy kìạ.
-!!!!!
-Con gái mà huýt gió không hay đâu nhé.. không thùy mị đoan trang
chút nàọ.
Thấy bé im lặng.. được nước thả câu .. còn dạy dỗ nữạ.
tức thiệt, bé lẩm bẩm
-Nè, cô bé! nói gì thì nói lớn lên.. ai lại thầm thì trông
xấu hổ quá à..
-Xí! tại sao anh huýt gió được mà bé huýt không được
-Anh khác bé khác! anh là con trai, bé là con gái mà.. con gái ai
lại đi huýt gió..chu cái miệng rạ. nhìn mất đẹp đi
-Mất đẹp bé.. có mắc mớ gì đến anh. tức lắm tại sao anh
làm được.. bé không làm được.. tức lắm.. tức lắm..
-Nữa rồi! anh nói không được là không được..bé thử vào
nhà chu cái miệng ra rồi soi gương nhìn lại mình đị.
-Bé tập thôi mà..khi được rồi bé sẽ không huýt
-Nhưng sẽ thành thói quen.. bé ra đường bỗng nhiên huýt gió
người ta sẽ nói bénày nọ không hay đâụ.
-Không cho tập thì không tập có sao đâụ.
Bé nhìn lại hai con chim .. bây giờ bé mới biết chúng im lặng
từ lúc nào không haỵ. ngơ ngác nhìn hai người đối đáp.. bé
giận lẫy bỏ đi vào nhà.. bé trách anh.. bé giận cả hai con
chim.. im lặng cùng đồng tình với anh..
...
Hoàng hôn phủ muôn ngàn lốị. không gian lắng đọng.. chim chóc
đã quay về tổ vùi giấc ngủ saỵ. gió cũng ngừng muôn điệu
hát du dương.. im lặng quá.. im lặng đến sững sờ..
Bé buồn rầu bắt gặp chiếc lồng trống không.. cánh cửa
nhỏ được kéo lên caọ. thế này là thế nàỏ!! bé ngơ ngác
nhìn rồi tự hỏi
Ai đã thả chúng bay đi ?? Phải anh ?? Phải anh..
Cô bé quay lại bắt gặp đôi mắt như trách móc muộn phiền
đang nhìn bé ..
10/01
Xế chiều, ngày hai mươi chín Tết... Khu chợ Á-Châu trong vùng Lognes, cách Paris khoảng hai mươi lăm cây số. Ngoài trời buốt lạnh và tuyết đang rơi lã chã, làm mọi người đi ngoài đường phải mặc áo măn-tô - kẻ che dù, người đội nón, đội mũ. Trên tay ai ai cũng xách bịt, xách giỏ. Họ đi chợ cho ba ngày Tết. Mỗi người trên tay có cầm mấy nhánh mai Tây nửa búp, nửa nở, màu vàng tươi và bó bông huệ trắng tinh...
Trong đám người đi chợ. Có Lung và Lắm, hai cậu cỡ ngoài ba mươi tuổi, sống độc thân cùng ở chung nhà. Cả hai qua Tây được hơn mười năm naỵ Vừa ra khỏi chợ định đi lấy xe về, thì Lung bỗng vỗ vai Lắm la lên :
- Ê ! Chị Hai tao kìa !
Lắm ngớ ngẩn :
- Chị Hai của mầy !
- Ờ !
- Trời đất ! Hồi nào tới giờ, tao có nghe mầy nói chị nào đâu ?
- Không phải ! Chị bà con xạ.. tám cây số ngàn !
Lắm cươi ngất, và nói :
- Sao mầy không cho tao biết là mầy có bà con ở bên Tây ?
- Tại tao tưởng không bao giờ gặp lạị Mà bữa nay chỉ hiện hình lên đàng kia kìa !
- Ờ ! Thì mầy gọi chỉ đi !
Lung liền gọi lớn :
- Chị Hai Nhiều ! Chị Nhiều !
Nhiều ngẫng đầu xoay lại nhìn nhìn, nàng thấy Lung bèn mừng vui mà kêu hỏi lớn :
- Lung ! Trời đất ơi ! Em ở đâu vậy ?
Nhiều xách khệ nệ ráng đi nhanh tới và nói tiếp :
- Chị có nghe em qua Tâỵ Chị định đăng báo tìm em đó.
Nay không ngờ chị gặp cậu mầy ở đây !
- Khỏi đăng báo cũng gặp hà !
- Thiệt là trái đất tròn !
- Chị khỏi phải nói ! Ðây là Lắm, bạn thân của em, nó làm việc và ở chung nhà với em.
Nhiều nhìn nhìn Lắm, rồi nói :
- ... Chào cậu !
- Chào chị !
Lắm thấy Nhiều tay xách tùm lum. Cậu ta nhếch miệng cười, bộ điệu ga-lăn, liền nói :
- Chị đưa tụi nầy xách phụ chọ
Nhiều đưa cho Lắm mấy cái xách, nàng cười nói :
- Ði chợ Tết mua tùm lum, nên hơi oải tay rồi !
Lung và Lắm chia nhau mấy cái xách với Nhiềụ Lung hỏi :
- Chị ở đâu vậy ?
- Ở trong Paris !
Lắm vọt miệng :
- Ở Paris, mà làm gì đi chợ nơi đây ?
Nhiều vui vẻ nói :
- Ði tập tuồng cải-lương trong nhà của nữ nghệ sĩ Kiều Lệ, rồi sẵn đi chợ luôn.
Lung cười khoái chí :
- Ủa, chị làm đào cải-lương hồi nào vậy ?
- -i, hổng có ai đóng mấy cái vai phụ, vai hề, rồi họ kêu chị đóng cho vui thôi !
Lắm cũng ngạc nhiên hỏi :
- Trời đất ! Chị mầy là đào-hát hả ? Mà tên gì tao không biết ?
Lung trợn mắt ngó Lắm :
- Mầy có đi coi hát cải-lương lần nào ở Paris chưa, mà mầy hỏi ?
Lung quay lại hỏi Nhiều :
- À, tên nghệ sĩ chị lấy tên gì ?
- Liên Hương !
- Cha chả nghe được quá ta !
Lắm hỏi :
- Hát tuồng gì, mà hát ở đâu ?
Lung cắt ngang :
- Mầy hỏi cũng vô ích !
- Ờ hén !
Nhiều thấy Lắm không phải là loại khán giả xem cải-lương nên nàng nói đỡ cho Lắm :
- Ở Paris chỉ có mấy bà già xem cải-lương thôi, chớ trẻ cỡ cậu này chắc là suốt một kiếp cũng không biết cải-lương là gì !
Lung bất mãn xoay qua hỏi Lắm :
- Mầy qua Tây, mầy thích học văn-chương Pháp, mầy không rành về văn-hóa nghệ-thuật cải-lương nước mình à ?
Lắm nín vài giâỵ.. rồi nói :
- Một tuần tao học có bốn giờ ở Sorbonne, còn lại thì tao chỉ lo vô dầu xe hơi cho mầy thôi !
- Ờ hén ! Mầy chỉ học văn-chương chữ Pháp. Nhưng tại vì sao trong đó mầy không học được văn-chương của Việt Nam mình ?
- Chữ Pháp tao còn dỡ. Hổng lẽ tao xin học văn chương Việt Nam trong đó sao ? Hồi còn ở bên nhà thì tao có học, mà học văn-chương lúc ấy là do Nhà Nước Việt Nam đề xướng ra, thì ... thì... -i thôi, mình lo chuyện hiện tại và tương lai đị Ðừng nhớ những gì đã quạ..
Nãy giờ Nhiều nghe Lung trách móc Lắm, nên Nhiều làm thinh. Bây giờ cô mới lên tiếng :
- Nè Lung ! Lung gặp chị, em chẳng hỏi chị thêm gì, mà em nổi cơn trách cậụ.. Lắm quá vậy ?
Lung mới sực nhớ :
- Xin lỗi chị ! Cái thằng nầy, nó nói, nó là dân có trình độ tú-tài đôi ở Sài-gòn, mà nó không biết gì là cải-lương !
- Em tưởng ai cũng biết coi cải-lương hả ?
- Bắt buộc phải hiểu biết chớ !
Nhiều nhăn mặt và tiếp :
- Cải-lương là hạng bình-dân mới thích coi !
Lung bèn nói qua chuyện khác :
- Chị ở xóm nào ?
Lắm nãy giờ nín thinh nghe Lung chê mình, cậu liền mỡ miệng :
- Chị Nhiều, chỉ nói : chỉ ở Paris !
Lung đập vai Lắm :
- Tại tao nổi sùng mầy không biết cải-lương, rồi tao nói một hơị
Nhiều hớn hỡ nói :
- Chị ở miệt quận mười ba Paris !
Lung nhìn Nhiều :
- Rồi chị đi bằng gì vô đây ?
- Thì bằng R.ẸR. !
- Bộ chị không có xe hơi hả ?
- Không !
Lắm vọt miệng :
- Bộ mầy tưởng ai cũng có xe hơi sao ?
Lung gật đầu, rồi cậu hỏi Nhiều :
- Chị đi chợ xong hết chưa ?
- Bấy nhiêu chị cũng xách nặng quá rồi !
Lắm bảo với Lung :
- Mầy sẵn có xe thì đưa chị Nhiều về nhà chỉ luôn. Mà hỏi chỉ có muốn mua gì thêm không ?
Nhiều nhìn Lắm :
- Cám ơn cậu, tôi mua bấy nhiêu cũng đủ quá trời rồi !
Sau đó Lung và Lắm xách mấy xách đồ của Nhiều ra tuốt ngoài xẹ Nhiều đi tay không. Nàng hỏi hai cậu :
- Nè, mà các cậu về đâu ?
Lung và Lắm đồng nói :
- Ở vùng nầy !
- Trời đất ! Sao mà đòi đưa chị về ?
Lung nói :
- Ðưa chị về, vì em muốn biết nhà chị luôn, có được không chị ?
Nhiều lưỡng lự, rồi nói :
- Không được !
Lắm chen đến trước mặt Nhiều và hỏi :
- Tại sao không được vậy chị... Nhiều ?
Nhiều trả lời một cách tĩnh bơ :
- Ừa ! Tại tôi không thích ai biết nhà tôi hết !
Lắm nhìn Lung :
- Thôi mình cứ đưa chị Nhiều về đị Tùy mầy đó Lung, chớ tao không hiểu !
- Thì chị Nhiều không thích cho ai biết nhà, thì không thích, chớ ai nào hiểu được. Làm gì mầy trịch thượng với tao vậy Lắm ?
- Nghệ-sĩ khó quá há ?
Nhiều nghe Lắm nói thế, nàng ngó Lắm :
- Nghệ-sĩ, bộ ai đến nhà cũng được sao ?
Lung nghe hơi hơi kỳ rồi, cậu bèn đáp nhanh :
- Lắm ! Sao mầy tò mò quá vậy ? Chị tao đó nghe mậy !
Rồi Lung quay sang Nhiều mà hỏi :
- Bây giờ tụi nầy muốn đưa chị về tới nhà được hôn ?
Nhiều vui vẻ đáp :
- Ðược chớ, nhưng không có vô nhà chị à !
Lung cười vui vẻ :
- Ðưa chị về tới nhà chị, rồi chị muốn cho tụi nầy vô nhà hay không là quyền của chị !
- Ừa ! Vậy thì được !
Lung và Lắm cùng Nhiều ra xe của Lung. Chiếc xe hiệu Peugeot 206 màu xám bạc. Nhiều ngồi đàng sau, mà nàng nghĩ : Lung ở Sài-gòn cũng là dân cậu chớ. Sao qua bên Tây không chịu xin học gì trở lại, mà hình như ngày nay nó làm thợ sửa xe hơị Nghĩ cũng giỏi thật ! Còn cậu Lắm nói là đang học ở Sorbonne, chỉ đi làm thêm ! Mình thấy cậu Lắm muốn tiến thân hơn đó ! Mình vô tình gặp lại cậu Lung, nên chưa hỏi gì nhiều, mà hai cậu cứ cãi qua cãi lại vấn đề cải-lương của mình. Thiệt mình bực hết sức chẳng phân trần được gì ! -i thôi, hơi sức nào mà mình bận tâm.
Lung lái xe mà im ru, vì đường đầy tuyết. Cậu cho chiếc xe quẹo qua quẹo lại rồi ra xa lộ A4 trực chỉ hướng Paris. Còn Lắm cũng ngồi yên mà trong đầu nghĩ : Bà chị Cải-Lương nầy coi còn trẻ, mà sao thằng Lung nó gọi chị ngọt sớt kìa ? Tuổi chị nầy chắc cỡ mình là cùng. Nhưng bạn mình gọi chị thì mình cũng gọi theo, chớ mình muốn gọi bằng cộ.. em rồi !
+
Tới Porte d'Ivry, Lung hỏi Nhiều :
- Nè, chị Nhiều, đi ngõ nào đây ?
- Quẹo tay mặt, vào khu mười ba !
- Ðường nào ?
- Ðường Tolbiac, rồi thẳng tuốt lên phía quận mười bốn !
- Hả ! Chị ở quận mười bốn sao ?
- Chưa tới !
Lung chạy tuốt lên gần nhà thương Sainte-Anne chuyên môn trị bệnh tâm thần. Nhiều bảo Lung ngừng lạị Lung dừng xẹ Lắm xuống xe mở cửa và xách mấy xách đồ đi chợ hồi nãy đưa cho Nhiềụ
Lung hỏi :
- Nhà chị ở đâu ?
- Ở trong Cư-Xá... kia kìa !
- À ! Số 17... nhớ rồi ! Xin chị cho số điện thoại ?
Nhiều bỏ mấy xách đồ xuống, lấy viết và một miếng giấy nhỏ viết đưa cho Lung. Nàng nói cám ơn, rồi xách đồ đi vô tuốt bên trong Cư-Xá...
Còn lại Lung và Lắm. Lắm hỏi :
- Ê Lung, mình vòng lại quận mười ba ăn cái gì rồi về trong Lognes chớ. Tao thấy đói bụng rồi !
Lung trả lời :
- Ði ! Ði đến Au-Vieux-Sàigòn ăn canh chua cá bông lau và cá kho tộ hoặc tôm rim. Tao nghe đồn là nhà hàng ấy có bà bếp tên Bà Lư nấu mấy món đó xuất sắc lắm !
- Ừa, đi thì đi ! Rất tiếc hồi nãy sao mầy không mời chị Nhiều cùng ghé đó ăn rồi đưa chỉ về sau !
- Ờ hén ! Tao cũng quên lửng !
Lắm liền bảo với Lung :
- Mầy gọi phone liền coi !
Lung liền móc điện thoại cầm tay ra gọi :
Chuông reo ba tiếng... Máy nhắn tự động trả lờị..
Lung lắc đầụ Lắm liền hỏi Lung :
- Cái gì mới về mà chị Nhiều đi đâu rồi ? Hay là chỉ không thèm bắt điện thoại !
Lung trả lời :
- Biết đâu chỉ về đến nhà, chỉ có chầu đi ăn chỗ nào đó !
Lung và Lắm nói qua nói lại, hai cậu đã tới nhà hàng Au-Vieux-Sàigòn. Không có chỗ đậu xẹ Lung chạy vài vòng tìm chỗ đậu xong. Hai cậu vào nhà hàng ngồi bàn, và xem tờ thực đơn, hai cậu liền gọi mấy món mà hồi nãy nói trong xẹ Và gọi hai chai bia Tàụ
Lắm cứ nhắc hoài về cô Nhiều, làm Lung cũng hơi bực. Lung nói cộc :
- Mầy cứ nói hoàị Hồi nãy sao mầy không dám mở miệng mời chị Nhiều, mà bây giờ mầy cứ cằn nhằn tao !
Lắm thấy bạn hơi gạu, cậu liền cười cười và nói nhẹ giọng :
- Ờ, thiệt tao cũng chẳng biết tại sao nữạ Tự nhiên sao tao thấy thích thích chị ấy !
- Ủa ! Theo tao thấy mầy không ưa đào cải-lương mà !
- Mầy kỳ quá ! Tao không biết cải-lương. Chớ tao đâu có nói là tao không thích bao giờ đâu ! Cái thằng quỷ này !
Lắm và Lung, hai cậu nói chuyện qua lại, thì cậu Tình bưng đồ ăn ra dọn trên bàn.
Vài phút sau, Nhiều mỡ cửa bước vàọ Làm Lung và Lắm chưng hửng. Bây giờ Lắm lính quýnh... Cậu đứng lên và gọi Nhiều :
- Chị Nhiều ! Chị... Liên Hương !
Nhiều ngó qua, miệng tươi cười như hoa nở. Rồi cô nói :
- Có duyên thật ! Lẩn quẩn cũng gặp hà !
Lung vẫn ngồi mà nói vói :
- Chị ăn cơm luôn với tụi nầy cho vui !
- Hai người không có hẹn ai chớ ?
Lắm cười hơi giễu trả lời :
- Hẹn với chị đó !
- Xạo hoài !
Lung mỡ lời :
- Nếu chị không hẹn ai thì ăn cơm chung với tụi em ! Chớ tụi nầy có hai đứa thôi !
Nhiều hơi ngường ngượng, rồi cũng đến bàn. Tình, cậu chạy bàn vừa thấy có thêm người, cậu liền đem thêm chén đũa đến bàn.
Lắm xúc cơm cho Nhiều, và hỏi Nhiều uống nước gì. Nhiều cũng gọi chai biạ Ba người ăn cơm và chuyện trò vui vẻ rất tự nhiên.
Việt Dương Nhân
Nhưng Khánh Hoà với ông không phải chỉ có bấy nhiêu. Ông đã từng sống qua những ngày tháng chật vật, thiếu thốn. Chót mang thân phận của người thất trận, ông lao đao với sự hành hạ buồn phiền. Những ngày lễ ông đã phải ra nằm nơi văn phòng khóm. Người ta lánh né nói với ông là thuộc vào thành phần túc trực để nơi đâu có biến thì can thiệp liền. Ông biết đó là điều ngụy tạo. Mục đích là người ta muốn tập trung những người như ông để phòng cầm chân giữ chặt.
Người ta vẫn sợ nên vẫn phải làm cho chắc ăn. Bởi vì với ngữ người như ông phỏng người ta có còn tin dùng chi nữa. Thế nên ngộ biến phải tùng quyền. Ông cứ phải nhũn như con chi chi cho qua ngày đoạn tháng. Người ta sai bảo gì cũng phải làm. Dọn lớp, chuyển bệnh xá, người ta nại đến những người học tập về như ông, vừa không phải đài thọ tiền công, miếng ăn mà còn được tiếng là tập tành cho các ông biết lao động. Những ngày tháng đó nó đăng đăng đê đê kéo dài, dây dưa tới lui như không dứt. Thét rồi cũng chẳng ai lấy làm hổ thẹn. Thực tâm là người ta muốn sỉ nhục bọn ông, bắt kéo xe, làm phu lục lộ . Cái gì cũng coi là xung phong tự nguyện mà thực ra có muốn chối cũng không được nàọ Ai ngờ cái cảnh " sông có khúc, người có lúc " ấy rồi lại có ngày thoát ra được. Ngày nhận giấy gọi gặp phái đoàn phỏng vấn ra đi, ông nghĩ như một giấc mơ. Sực nhớ ngày đầu tiên vào trại cải tạo bọn tù không biết bao giờ về và làm gì cho chóng hết ngày hết tháng. Buồn buồn rủ nhau kể lại chuyện ngày xưạ Rồi ai có tài vặt chi đều đem ra thi thố. Hẳn nhiên là phải dấu diếm, chỉ sợ cánh canh tù phát giác là bị phạt. Nhưng sợ nhất là cái đám ăng ten lu bu, cứ nghĩ tâng công để sớm được về mà nỡ đành hại bạn. Ngày ấy tương lai tối mù tối mịt. Vậy mà anh bạn tù đã đoan quyết là số ông còn một chuyến xuất ngoạị Ông nghe mà cười lên không tin. Ai đời đang ở tù mà còn có số xa nhà thì chắc là thầy xem lộn. Vậy mà có thật. Nên khi mọi việc xong xuôi rồi ông đã cố tìm anh bạn ngày ấy rủ đãi nhau một bữa chia tay. Kẻ ở người đi, mỗi người mang một tâm trạng. Người đi chẳng thấy sướng ích gì mà người ở lại cũng bùi ngùi vì cái may về sớm lại thành cái rủi là chưa đủ điều kiện ra đi. Cuộc đời vốn dĩ lộn tùng phèo lên thế, sắc sắc không không dan díu đan nhau. Cho nên ông cũng đã có lần nặn ra thơ mà viết " Sắc không, không sắc vô thường. Rồi ai cũng đến con đường biệt ly. Ngậm ngùi kẻ ở người đị Cùng nhau ngoảnh lại có gì nữa chăng ? "
Bây giờ trở về, Nha Trang đã đổi thay nhiều quá. Vùng Phước Ðồng mở đất dựng nhà. Cầu Dứa, Hà Dừa nhà xây gấp bộị Ðồng tiền của người tha phương gửi về đã nhiệm màu cật lực. Mới nhìn qua ai cũng nghĩ xứ giàu, nhưng có đi sâu vào vùng tứ thôn mới thấy cái nghèo vẫn còn đó.
Ðiều ông thấy vui nhất là những cái loa đã dẹp bỏ. Ngày xưa ông đã khổ vì những cái loa ấỵ Mới bốn giờ sáng đã oang oang giờ thể dục. Loa cứ đếm mà người tham dự vắng dần. Rồi những điệu nhạc nghe chẳng ra ta, chẳng ra tàu cất lên the thé. Cứ nghe âm thanh líu ríu vào tai mà hỏi họ đang hát cái gì thì chẳng ai hiểu được. Những ngày xưa mối tình " môi hở răng lạnh " còn nồng thắm nên bất cứ cái gì cũng mang hơi hướm giọng tàụ Sau này khi anh em thượng cẳng chân hạ cẳng tay với nhau thì nhạc lại quay sang cái âm hưởng của Liên xô vĩ đạị Có lẽ người ta đã nhận ra không phải cứ cố nhét cho đầy tai mà bụng đỡ đói phần nào nên lẳng lặng những cái loa không còn hành tội người dân nữạ Bây giờ chẳng ai còn nhớ chỉ mới cách đây mấy năm thôi chuyện được ăn toàn gạo cơm xem như là huyền thoại khó vờị Bây giờ có tiền là thứ gì cũng mua được, kể cả quyền uy và sự vì nể. Nhưng con số người có điều kiện để hưởng sự hay liệu phỏng được mấy ngườị Mỗi năm phiá lầu ông Tư nước biển vẫn lấn vào bưng phá nhà. Người ta đốc thúc dân đi, nhưng nào biết đi đâu. Chiếc tàu đánh cá của họ đỗ bến đó, đất sửa thuyền của họ ở đó. Ðường ra khơi và về bến của họ ở đó, bảo dời đi thì bao lâu mới lại dựng được cơ đồ. Cho nên chết vẫn có người chịu chết mà bảo đi thì nhất định họ lì. Khánh Hoà là vừa giàu, vừa hiền mà lị. Chỉ có Trời bắt tội, gọi ai người ấy dạ, chứ còn ngang nhiên dùng quyền lực ép buộc họ thì họ cứ ừ ừ rồi lơ dần.
(còn tiếp)
quá khứ đó giòng sông em sẽ ngũ
giấc chiêm bao nguyên vẹn có bao giờ
ta sẽ gặp trong ý tình vũ bão
con thuyền hồn trở lại bến hoang sơ
Hoài Khanh
Buổi chiều cuối năm ở quân y viện có nắng vàng im lìm trãi dài trên lối đi rộng trước khu điều dưởng sĩ quan. Ðã quá giờ thăm viếng từ lâu nên bên trong chỉ còn vài người đàn bà được phép ở lại để săn sóc thân nhân. Họ nhẩn nại đứng ngồi trong khu nhà sâu hút hai dãy giường bệnh trắng. Từng chai nước chuyền sinh lủng lẳng chúc đầu uể oải từng giọt rơi như nước mắt dọc theo ống nhựa trong vắt cắm sâu vào thân thể thương tích mở toang. Khu trại tưởng đã hoàn toàn yên lặng nếu không có tiếng ồn ào nói cười chen với nhạc lính từ phía câu lạc bộ vọng về. Nắng chiều len qua dãy cửa lá sách từ nóc tường cao rơi nằm uể oải trên từng tấm áo thương binh xanh xao bạc nhược. Những khuôn mặt gầy rạc bất động, mắt nhắm sâu vào cõi im lìm của từng giấc ngũ mệt nhọc tiếp nối nhau vì chất thuốc giảm đau.
Trong phòng thuốc cạnh cửa ra vào, người nử y tá lơ là sắp xếp chồng hồ sơ bệnh nhân nằm ngổn ngang trên mặt bàn. Nàng đứng dõi mắt nhìn về phía chiếc giường trống duy nhất giữa phòng. Kín đáo trong bộ quân phục bốn túi rộng, có lẽ làn da trắng mát là nguồn an ủi cuối cùng cho cô gái. Người nử hạ sĩ quan Quân Y có khuôn mặt xấu xí đến tội ngiệp.
Anh chàng chuẩn úy nằm ở cuối phòng có lần đùa riêng với Thượng Sĩ Y Tá Bảy.
- Phải chi cô Ngọc Kỷ có nhan sắc một tí thì tôi nằm bệnh viện bao lâu cũng được.
Người y tá già chất phác lót chiếc ruột xe bơm căng cho ngay ngắn dưới lưng người thương binh.
- Chuẩn úy đừng giởn vậy.
Cô Kỷ nghe được buồn lắm. Cổ hiền lành và mát tay lắm đó.
Liên Khương, bà chị của chàng sĩ quan trẻ, người Ðà Lạt gốc Huế, lưòm trách em.
- Ðàn ông tụi mi khi mô cũng chỉ chằm hăm vô cái nhan sắc thôi. Bộ mi không biết cái nết đánh chết cái đẹp răng?
Ông em cười nhăn mặt vì vết thương đau, vẫn trây trúa.
- Thì phải có cái đẹp trước rồi chị mới đánh nó chết được chớ.
Cô chị nhìn em lắc đầu.
Chị buồn. Chị quay lưng lau vội giọt nước mắt vừa rơi
. Liên Khương biết em mình chỉ gượng vui. Hai mươi năm tuổi đời
. Tuổi lính chưa kịp thôi nôi. Hòa bình đang được treo trả vốn lời trên chiếc bàn tròn nỉ xanh từ một kinh thành xa xôi trời Âu
. Vậy mà đôi chân đã không còn.
Ngọc Kỷ mở hồ sơ đọc đi đọc lại tên người sĩ quan xa lạ sắp được chuyển đến từ phòng hồi sinh. Gần một năm nay, từ ngày nàng về làm việc ở khu điều dưởng sĩ quan này, đây là lần đầu tiên nàng có dịp săn sóc một sĩ quan Hải Quân.
Thượng sĩ Bảy nói đùa với nàng lúc đọc hồ sơ điều trị.
- Vậy mà tui cứ tưởng mấy ông quan tàu thủy này nếu có xui lắm thì vì nhậu xỉn qúa bị rớt sông chết đuối thôi chớ ?!
Chiến trường nơi người Trung Uý Hải Quân bị thương càng gây sự tò mò chú ý của nàng. Mỷ An, Kiến Phong. Ngọc Kỷ đã sinh ra trên vùng đất thấp mênh mông tràm đước đó. Nàng đã lớn lên bên giòng kinh khốn khó, lớn ròng nổi mặc cảm triền miên của đứa con gái trời bắt xấu
. Nàng đã bõ đi, đem theo nỗi bâng khuâng riêng lắng của ngày học trò mới lớn có lắm tủi thân và những cánh sen ngát hương kỷ niệm đọng lại đâu đó trong hồn.
Cha mẹ Ngọc Kỷ lấy nhau sau ngày họ học hết lớp ở trường quận. Sau năm đệ tứ, học trò trường trung học đệ nhất cấp Tổng Ðốc Lộc muốn học tiếp phải khăn gói ra Kiến Văn, Cao Lãnh. Ngôi trường quận nhỏ nằm khiêm nhường bên góc ngã tư kinh đối diện với chi khu Mỷ An. Lục bình từ kinh Phước Xuyên, kinh Tháp Mười theo con nước giao nhau quây quần trước chợ quận rồi trôi tấp đến tận hiên trường.
Người cha qua đời năm Ngọc Kỷ lên ba tuổi. Nội vẫn ít lời về thằng con trai đèo bồng lêu lổng của bà. Gả thợ may ươn lười ở chợ quận đã say rượu trúng gió chết lúc chèo xuồng về nhà. Vài năm sau đó mẹ của Ngọc Kỷ bỏ nhà đi theo một người lính Sư Ðoàn 9 về sống ở Kiến Tường. Những lần người mẹ theo tắc ráng về thăm con thưa dần cho đến khi có người cho hay người chồng sau của bà tử trận. Người đàn bà đa truân lại phó thác phận mình cho một người lính khác, đèo bồng nhau lên tận miệt núi rừng Tây Nguyên, biệt tăm biệt tích.
Hai bà cháu sống hẩm hiu trong ngôi nhà nhỏ cuối chợ. Con Kỷ lớn lên âm thầm như bóng. Vết chàm thâm đen trên khuôn mặt thô xấu như nét khắc ghi lời nguyền rủa rớt lại tự một tiền kiếp hồ đồ. Con bé thường ngồi im hằng giờ trên chiếc xuồng cột vào gốc cây ô môi trước nhà tìm bóng mình trong làn nước. Giòng kinh nước đục lả tả bầy lục bình trôi lung lay bóng đời u uẩn.
Ngọc Kỷ đi học trể. Gần mười lăm tuổi con Kỷ mới học xong tiểu học. Ngày bãi trường Nội nấu chanh chùm kết gội đầu cháu cho thơm. Nằm nhắm mắt trên chiếc chỏng tre đầu hiên nhà, con Kỷ lắng nghe từng giọt nước thơm bò nhột nhạt lên đôi vú vừa nhú căng như hai trái đào non. Bà Nội xuýt xoa khen cháu có nước da trắng không ăn phèn làm con Kỷ lần đầu tiên trong đời có được cảm giác lâng lâng e thẹn.
Bà Nội kéo sửa phần căng căng ở ngực lúc con Kỷ mặc thử chiếc áo bà ba lụa trắng Tân Châu bà vừa may cho cháu.
- Con nhỏ này lớn lẹ như thổi. Vú gần bằng nắp vung rồi. Cái áo tới Nội sẽ chít chổ này rộng hơn chút nữa.
Con Kỷ mắc cở quay mặt bước một mạch vô nhà sau. Tiếng vải quần lảnh đen Tân Châu kêu sột soạt theo bước chân. Bà Nội lắc đầu cười, nói với theo.
- Rằm này Nội cho con lấy tiền bán bông sen ra chợ mua một hai cái xú chiên mà nịt lại. Con gái lớn rồi, đừng để xỏng xỏng coi vô duyên lắm.
Con Kỷ trở ra với cái áo bà ba đen rộng cũ trên người.
- Con hổng ham mấy thứ đó đâu. Nội cứ may áo thiệt rộng cho con là được rồi.
Thợ may ăn giẻ nên con Kỷ lúc nào cũng có áo quần tươm tất. Ngôi nhà đất cuối chợ cũng là tiệm may nhỏ của bà Hai Sen. Lính ngoài chi khu vào sửa quần áo lính hà rầm nên hai bà cháu sống đắp đổi qua ngày. Con Kỷ cúi đầu lấy tóc che vết chàm trên mặt, ngồi lặng lẽ đơm khuy nút giúp Nội. Những người lính trẽ tới tiệm may, họ nhìn vội vết chàm xấu xí trên gò má đứa con gái rồi quay mắt dửng dưng trò chuyện với bà Hai.
Ông Hai chết trẻ, từ trào Bình Xuyên Hoà Hảo. Bà Hai ở vậy nuôi hết con rồi tới cháu từ mấy chục năm nay. Miếng ruộng hương hỏa bên kia bờ kinh Tháp Mười, không xạ lúa, bông sen bông súng mọc đầy. Xuồng chống sâu theo mương nước luồn lách qua đám ruộng đước cao xấp xỉ đầu người chừng mấy chục tầm đất thì tới đồng sen. Mũi vừa hít thở được hương sen tỏa ngát trong cơn gió thoảng đồng nội thì màu sen hồng, sen trắng, điểm với màu vàng bông súng, nhẹ nhàng lung linh trong nền đước xanh đã đập vào mắt nhìn với sự ngạc nhiên kỳ thú. Cái chòi mảnh khảnh dựng bằng cây tràm giữa đồng sen hắt vào khoang trời xanh lơ nét chấm phá cô đơn nỗi đợi chờ mây trắng. Hai ông cháu thằng Nèm dựng căn chòi đã mấy năm nay, từ lúc được bà Hai cho phép cắm chà đặt lợp, bắt cá bắt lươn trong ruộng nhà.
Ông Bảy Chà có đứa con gái rượu, nhan sắc cũng mặn mà. Con Bé Hai chê cuộc sống bưng biền bỏ Mỷ An đi Long Xuyên buôn bán làm ăn. Ðược mấy năm thì Bé Hai một hôm dẩn thằng Nèm về bỏ lại cho ông Nội nuôi rồi đi biệt tăm từ đó. Căn nhà tranh nhỏ ở đầu con mương, thấp thoáng sau lùm cây điên điển, có thêm tiếng cười con nít lẫn trong tiếng ho khan của ông già Bảy mỗi đêm về nghe cũng vui hơn. Thỉnh thoảng có con cá ngon đem qua cho người hàng xóm tốt bụng, ông Bảy lại thở than.
- Ông Trời sao nghiệt quá há chị Hai. Già cả như tụi mình mà hết nuôi con lại tới nuôi cháu. Tui nói thiệt nghe chị Hai. Ông Trời ổng nghiệt ngã lắm chị Hai ơi.
Giọng thở than của ông Bảy Chà trộn trong tiếng ho khan theo ông xuống tới bến, buồn bã như tiếng chao động của mái dầm khua nước.
Nhà nghèo mà thằng Nèm học giỏi lắm. Nó đi học đúng tuổi. Mười lăm nó đã học xong đệ ngũ, lại còn biết nói tiếng với mấy ông lính Mỷ vẫn hay đậu tàu ở bến chợ trước chi khu. Trước chạng vạng tối mỗi ngày ông Bảy chống xuồng vào đồng sen cắm chà đặt lợp. Người già ít ngủ, ông Bảy thức dậy sớm, ngồi nấu nước trà hút thuốc rê chờ sáng. Riết rồi quen. Tiếng ho khan của ông Nội đánh thức thằng Nèm dậy mỗi sáng vừa đúng lúc mãn giờ giới nghiêm. Thằng Nèm mắt nhắm mắt mở, bước ra đầu hiên múc nước lóng phèn trong lu rửa mặt súc miệng. Nhổ phẹt miếng nước trong miệng xuống đất, khoác vội cái áo trây di cũ dài tay lên người, thằng Nèm vội vàng bước xuống mương ở đầu hông nhà. Hắn chống xuồng vô đồng sen, giở chà đổ lợp, đem cá về để ông Nội kịp phiên chợ sớm và hắn kịp giờ học buổi sáng.
Con Kỷ đứng dựa gốc cột hiên nhà nhìn vào phiá bên trong cửa sổ, nơi bà Hai đang ngồi may. Dãy hàng lụa vải đủ màu treo ngay ngắn trên sợi dây thép giăng cao phía sau lưng bà Hai đong đưa vui mắt.
- Từ rày trở đi hể Rằm Mồng Một đi hái bông sen bán, Nội để con đi một mình nghen. Ði với Nội hổng vui gì hết.
- Trời đất. Cái con này, mày lại sanh chứng rồi. Chống xuồng vô trỏng, ngắt lẹ bông sen cho đầy xuồng rồi trở ra để kịp bán cho người ta cúng Rằm cúng Mồng Một thì vui cái mửng gì không biết.
Con Kỷ ngúng nguẩy kể lể.
- Thì mới bửa hổm đó... Bông hái đầy xuồng rồi trời còn sớm bưng vậy mà xin Nội leo lên chòi ngồi ngó lung một chút, Nội cũng không cho.
Bà Hai Sen ngó ra phía bờ kinh, giọng bà mừng rơn.
- Cái thằng này linh thiệt. Vừa tính nhắc tới nó là đã thấy ló mặt ra rồi.
Thằng Nèm lúi húi cột xuồng vào gốc cây ô môi, lủng lẳng xách hai con cá bông lau to bằng bắp chân vào nhà.
- Nội Bảy biểu tui đem cá qua cho bà Hai. Mấy bửa rày cá ăn lợp quá trời.
Bà Hai nhìn theo con Kỷ xách cá đi xuống bếp.
- Con Ngọc Kỷ đứng cự nự tao nảy giờ đó. Nó muốn chống xuồng đi ngắt sen một mình.
Con Kỷ hậm hực.
- Nội sợ đủ thứ hết. Sợ tui bị lật xuồng, sợ tui lên chòi chơi nằm ngủ quên rồi trể chợ.
Thằng Nèm cười. Mắt hắn nhìn thẳng thắn vào mặt con Kỷ.
- Trời đất! Bà Hai khéo lo. Con Kỷ nó lớn trộng rồi, qua hè này là vô truờng trung học chớ còn nhỏ nhắn gì nữa mà bà Hai lo cho mệt.
- Vậy thì... Nèm à, mầy coi cho con Kỷ chống xuồng theo rồi chờ khi nó ngắt sen xong thì dẩn nó trở ra. Rồi mầy cho nó quá giang đi học luôn.
Thằng Nèm gật đầu nhìn con Kỷ.
- Tui chống xuồng lẹ lắm à nghen!
- Tại bà Nội tui nhờ chớ tui đi mình ên cũng được vậy.
Con Kỷ xách rổ xuống xuồng ngồi làm cá. Cây ô môi trải bóng mát rượi lên bến nước. Dáng thằng Nèm dỏng cao trong cái áo trây di cũ dài tay đang bơi xuồng về nhà bên kia bờ kinh. Mái dầm khua động con sóng nhỏ làm lao xao bến nước nơi con Kỷ đang ngồi. Lùm cây điên điển trước nhà thằng Nèm nở bông vàng rực đong đưa cơn nắng đầu mùa hạ.
Từng ngày hè rộn ràng qua như lòng dạ con Kỷ nôn nao chờ tới Mồng Một, Rằm để theo thằng Nèm đi hái sen trong đồng. Tiếng súng xả giới nghiêm vừa vang lên đánh thức giòng kinh đang ngái ngủ là con Kỷ đã chống xuồng tới đầu mương đứng chờ. Ông già Bảy đã thức dậy từ lâu. Ông ngồi im lìm uống trà chờ sáng trong bóng tối dưới hiên nhà. Ông Bảy hối thằng Nèm sau cơn ho rủ rượi đến xốn ruột người nghe.
- Nèm à, mầy rị mọ gì trong đó mà lâu quá vậy? Cháu chị Hai Sen đang chờ dưới bến kìa.
Thằng Nèm khoác vội chiếc áo lính cũ, múc nước rửa mặt, ngửa cổ uống một búng nước, súc miệng rồi ba chân bốn cẳng nhảy xuống xuồng.
Con Kỷ thơ thẩn bơi xuồng lựa ngắt những búp sen lớn tuơi tắn. Từng bó sen trắng hồng xen lẫn nhau nằm ngay ngắn trên lớp lá sen xanh lót trên xuồng. Mùi thơm của sen quyện ngát trong hương đồng cỏ nội buổi tinh mơ khiến tâm hồn con Kỷ lâng lâng một niềm vui khó tả.
Thằng Nèm hà tiện lời ăn tiếng nói. Hắn im lìm chống xuồng quanh đồng sen giở chà đổ lợp. Tiếng cá quẩy nghe thật vui tai. Thỉnh thoảng lại nghe hắn chắc lưởi tiếc rẻ vì một con cá to vuột khỏi chà lội mất.
Thường thì thằng Nèm xong sớm trong lúc con Kỷ vẫn còn nhởn nhơ lưởng lự với mấy cánh sen trắng hồng lớn nhỏ. Hắn chống xuồng về chòi, thay áo quần khô, rồi phụ con Kỷ ngắt sen và gói riêng một bó sen trắng để nội Bảy cúng chùa.
Một bửa cuối mùa, hái sen xong sớm con Kỷ bơi xuồng trở ra, vô tình nhìn thấy thằng Nèm đang đứng ở truồng giồng giổng trong chòi thay áo quần. Con Kỷ mắc cở, má nóng rần, sẹ sẹ quay xuồng ngồi nín khe giữa đám sen rậm.
Mặc cho thằng Nèm hỏi han, con Kỷ te te chống xuồng thật nhanh về nhà trước, không một tiếng chào. Hắn chống dầm nhìn theo dáng con Kỷ đang khuất dần sau đám ruộng đước rồi lắc đầu chèo xuồng đi ngắt sen trắng cúng chùa.
Con Kỷ bước như chạy vào nhà, khép cửa buồng, trùm mền nằm im. Nó nhắm nghiền đôi mắt, lắng nghe thân xác tê rần trong cảm giác thẹn thùng khó tả. Một ý nghĩ chợt đến trong đầu, lạ lùng bấc giác mà thôi thúc. Con Kỷ ngồi dậy nhìn vào tấm gương treo trên vách đất. Mặt con Kỷ đỏ hồng, đôi mắt long lanh. Trong một phút giây huyền hoặc, vết chàm trên mặt trở thành cánh sen đọng lung linh trên gò má phơi phới xuân tình. Con bé qùy run rẩy cởi từng khuy nút áo, nhìn trộm cặp vú mình trong gương đẹp như hai búp sen hồng. Như trong một cơn mộng, con Kỷ đứng lên trút bỏ hết áo quần. Lần đầu tiên trong đời, con Kỷ nhìn thấy thân thể mình từ một góc cạnh hớ hênh. Ngọc Kỷ cảm thấy mình đẹp đến lạ lùng.
Mùa hè năm sau, thằng Nèm thi trung học. Hắn bảnh bao trong bộ áo sơ mi trắng quần kaki xanh bà Hai Sen may cho, theo tắc ráng ra Cao Lãnh dự thi. Ông trời quá cay nghiệt với hai ông cháu thằng Nèm. Ông Bảy Chà ngồi chết gục ở đầu hiên nhà không kịp chờ kết quả thi của thằng cháu nội. Cái lợp đan dở dang nằm lăn lóc bên hộp thuốc rê đổ tung trên nền đất. Búng máu ứ trong lồng phổi làm ông mất ngủ ho khan từ mấy năm nay đã trào vọt ra loang lỗ mặt đất của cõi trần gian đầy tai ương đày đọa.
Chôn cất ông Nội xong, thằng Nèm đốt cái chòi tranh nhỏ bên bờ mương, ăn bửa cơm cá lóc kho với bà cháu con Kỷ rồi bỏ đi. Thằng Nèm về Bạc Liêu ở chùa đi học. Bà Hai Sen nói với con Kỷ.
- Thằng Nèm sáng dạ thế nào cũng học hành tới nơi tới chốn.
Con Kỷ ngồi buồn nhìn hai cái xuồng nằm bên nhau, nhỏ nhoi dưới bóng cây ô môi. Nó nằm khóc hết mấy đêm liền và biết bao đêm sau đó trong đời. Những đêm nằm trằn trọc mường tượng cơn gió đồng nội mơn man miền châu thổ xuân thì, lấp lửng bóng dáng thằng Nèm đứng vạm vở bên chòi tranh rạo rực hương sen.
Thi đậu tú tài xong thằng Nèm về Mỷ An thăm mộ Nội và bà con chòm xóm. Con Kỷ cũng đã lấy được bằng trung học, đang chờ đi Sài Gòn học trường nử quân nhân. Ðứng trước mặt hai bà cháu là một nhà sư trẻ, thư thái trong chiếc áo tràng màu lam. Nhìn bà Hai Sen có vẽ kính nể lúng túng, thằng Nèm đở lời.
- Bà và cô Hai Kỷ cứ gọi cháu là Chú Tuệ cho tự nhiên. Ở chùa đi học, gần kinh kệ nên cháu đã thí phát quy y được gần hai năm nay.
Bà Hai Sen lăng xăng hối con Kỷ ra chợ mua thức ăn về nấu cơm chay đãi khách. Chú Tuệ tươi cười từ chối.
- Bà Hai đừng lo. Chút nữa cháu xin phép vào đồng sen hái mớ sen trắng cúng chùa, nhân tiện bứt một mớ bông súng về luộc chấm tương chao là được rồi.
Chú Tuệ đứng bên gốc ô môi đưa mắt nhìn về bãi đất trống ở đầu con mương phía bên kia bờ kinh.
- Mới đó mà đã ba năm rồi. Thời gian qua nhanh quá phải không cô Hai? Ðứng đây mà tui tưởng như thấy Nội Bảy tóc búi củ hành, ngồi đan lợp dưới bóng nắng. Cơn ho khan vừa dứt là miệng đã phì phèo điếu thuốc rê.
Ngọc Kỷ đưa mái dầm cho Chú Tuệ.
- Vậy mà tui cứ nghĩ là chỉ mới đây thôi... Ðể coi Chú Tuệ có còn nhớ chèo xuồng không nha?! Cái xuồng cũ của chú vẫn còn đó.
Cuối hè, sen đã qua mùa rộ. Lác đác trên hồ những búp sen vừa chớm nở, ngại ngùng náu mình dưới tàng lá cao vượt khỏi mặt nước đang trở màu nâu. Ngọn gió đồng nhè nhẹ thổi đùa từng cánh sen tàn tả tơi rụng trắng hồng mặt nước. Ðài sen e ấp nhụy vàng thuở thanh xuân giờ trơ trọi một màu xanh đậm, cứng cỏi phơi mình trong nắng chiều.
Chú Tuệ thơ thẩn bơi xuồng, tìm ngắt những búp sen trắng đẹp hiếm hoi cuối mùa. Chú nghĩ đến một bài cổ thi mà nghe lòng bồi hồi xúc động.
Lạc nhật ngũ hồ thượng
Yên ba xứ xứ sầu
Phù trầm thiên cổ sự
Thùy dữ vấn đông lưu
(Tịch Huỳnh)
Ngày đi ánh lặn bên hồ
Khói tuôn sóng nước cơ hồ sầu dâng
Trăm năm một cõi phù trầm
Theo về con nước hỏi thầm phần căn
(Vũ Hoàng Thư cảm dịch)
Lúc chú Tuệ chèo xuồng trở ra, Ngọc Kỷ đang ngồi chờ ở góc chòi. Thiếu bàn tay chăm sóc của ông cháu thằng Nèm, cái chòi dựng bằng cây tràm giữa đồng sen đã cũ kỷ rách nát.
Chú Tuệ giở nón lá, đưa tay áo lau mồ hôi rượm trên mặt đỏ hồng vì nắng.
- Tui vẫn lo cái chòi đã bị hư mục rồi.
Ngọc Kỷ cười, lắc đầu.
- Không có Chú thúc bên lưng nên sau mỗi lần ngắt sen, khi nào tôi cũng nằm đây ngó lung một hồi rồi mới chống xuồng về nhà. Mùa hè này tui còn ra đây học thi nữa đó.
Chú Tuệ sắp bó sen cho ngay ngắn, nhìn trời.
- Tui phải đem sen ra chùa cho kịp cúng lễ chiều. Cô Hai đã muốn về chưa hay vẫn còn muốn ở lại ngó lung trời nước.
Ngọc Kỷ chào từ giã chú Tuệ. Nàng ngồi yên nhìn nhà sư trẻ chống xuồng ra kinh lớn. Cái nón lá của chú Tuệ nhấp nhô, xa dần, rồi mất tăm sau đám ruộng đước.
Nàng ước muốn ở lại với hình ảnh thằng Nèm đứng bên chòi buổi sáng hương nồng. Nàng muốn ở lại với con Kỷ buổi trưa gió nội thênh thang chòi vắng. Mắt nhắm sau tàng lá sen xanh biếc che đầu, không còn nghĩ suy, không còn vết chàm thâm trên mặt mày thô xấu. Còn lại bàn tay rịt chặt thân xác mình. Còn lại cơn gió mơn man vùng châu thổ sơ khai. Còn lại nàng. Riêng nàng.
(Còn Tiếp 1 Kỳ)
Người đàn ông có dáng dấp trông rất quen thuộc. Trong trí tưởng nàng vẫn mang máng đâu như đã gặp khuôn mặt ấy - chả rõ từ bao giờ - nhưng chẳng tài nào nhớ nổi. Rồi nàng chợt mỉm cười với cái ý tưởng ngộ nghĩnh, rất "cải lương" vừa thoáng qua trong đầu : "không lẽ mình gặp người ở trong mộng !". "Người trong mộng ở đây trạc độ gần bốn mươi, dáng dấp cao ráo, khoẻ mạnh. Trông cách phục sức và cử chỉ của người đàn ông, nàng đoán có thể là dân Việt kiều . Thời buổi này, một số người từ ngoại quốc trở về thăm quê nhà thường hay mang cái phong cách của một chủng tộc văn-minh, giầu sang, đòi hỏi sự suýt xoa, nể trọng đối với dân bản xứ nghèo nàn, nhược tiểu . Nàng cảm thấy người đàn ông này không chút gì gọi là phô trương, cao ngao ỉ. Hắn trái lại dường như muốn kín đáo hoà nhập vào cái xã hội mà hắn đã cách rời sau bao năm . Vỏn vẹn với chiếc quần jean hơi bạc mầu với chiếc áo thun đen cao cổ, người đàn ông ấy xuất hiện một cách đột ngột, bất ngờ như một buổi sáng mùa xuân chợt đến . Sáng sớm hôm đó, như thường lệ, nàng thường đi dọc xuống dốc Ngọc-Lan để phụ mẹ mở cửa hàng café bên cạnh bế xe . Trong lúc bầy hàng, nàng thấy người đàn ông đứng lặng lẽ bên cạnh bờ hồ, dường như đang trầm ngâm, suy tưởng về một quá khứ, dĩ vãng nào đó . Mãi cho đến khi nắng lên, sương mờ đã tan, hắn mới lững thững đi bộ băng qua đường . Ghé vào quán café nhà nàng, gọi một ly café và ngồi uống nhâm nhi
nhìn từng chiếc xe đò to, nhỏ lần lượt chất người và hàng hoá theo nhau rời bến . Không chừng người đàn ông thích thú ngắm cái cảnh tượng ồn ào, tạp nhạp của một bến xe đò tỉnh nhỏ mà bên nước ngoài chẳng bao giờ co ù. Buổi chiều nàng lại thấy hắn đứng trên con dốc, khoanh tay theo dõi những chuyến xe đầy bụi đường, mỏi mệt lăn bánh trở về bến, yên nghỉ . Con nhỏ Quyên, em gái út của nàng, ngày thứ nhì đã khám phá ra sự hiện diện của người đàn ông lạ mặt ấy, tưởng nàng không biết, khoe :
- Mấy hôm vừa rồi có một ông khách hay đến quán mình chị biết không ?
- Ai vậy nhỉ ? nàng trả lời, giả vờ như vô tình.
- Có lẽ dân du lịch ở đâu đến. Trông lạ lắm. Chị gặp là ưng liền ...
Quyên nói xong và cười tủm tỉm . Từ ngày sinh nhật của nàng hai mươi bẩy tuổi, con nhỏ thường hay lo lắng, sợ bà chị ruột yêu quí "ống chề", thỉnh thoảng vẫn phụ hoạ với bố mẹ, khuyên nàng đừng nên kén chọn quá đáng . Quyên lấy chồng đã được hơn hai năm. Nàng thấy vợ chồng son như nó mà vẫn chưa đủ khả năng để ra ở riêng . Quyên vừa phụ trông tiệm, vừa phải nhận thêm hàng về đan mới đủ tiêu sài với cái đồng lương công nhân viên của chồng. Nàng không muốn đem thêm gánh nặng cho gia đình, và nhất là khi chưa gặp được người gọi là hợp nhãn, hợp tính . Năm ngoái, có người muốn làm mai nàng cho một anh chàng từ Mỹ về thăm nhà . Ðại khái không biết anh ta có thành công như thế nào ở xứ người . Anh chàng ăn mặc rất sang trọng và tiêu tiền như nước . Nàng phân vân tự hỏi, không biết người ta đã có vợ hay thuộc loại cả đẫn đến nỗi bên đó họ chê không thèm lấy ! Chừng ghé đến nhà nói chuyện uống nước độ dăm ba bận, nàng nhận xét anh chàng có cái tánh Tây-phương một cách nửa mùa, thỉnh thoảng nhún vai chêm vài câu tiếng Anh, cố ý ra vẻ rất phong lưu, lịch lãm . Sự thật thì nàng buồn cười, tội nghiệp cho hắn nhiều hơn là chê bai . Vuột mất đám đó, mẹ nàng cũng hơi buồn, cầu nhàu :
- Hồi tao lấy bố mày nào có yêu thương, kén chọn gì . Rồi cũng đâu vào đó cả!
Nàng phải an ủi mẹ và đùa :
- Mẹ quá lo đi thôi . Ðến như chị Quí hàng xóm nhà mình, mãi đến ba mươi hai
mới lấy chồng thì cũng đâu gọi là trễ . Cùng lắm con sẽ đăng báo "tìm người
hôn phối", mẹ cứ yên chí ...
Tuy bề ngoài nói thế , thâm tâm cũng có lúc nàng cảm thấy trống vắng, e ngại cho cái hoàn cảnh muộn màng của mình . Về mặt sắc diện thì nàng không phải thuộc vào hạng chim sa, cá lặn . Nhưng nhiều người hay khen nàng có nét nhu mì, hiền lành . Thuở còn đi học, nàng được một số người theo tán tỉnh, ve vãn. Vốn sẵn tính e thẹn, nhút nhát của con gái và ít nhiều mang cái mặc cảm nghèo, nàng thường hay làm lơ, tảng lờ như không biết đến . Thời gian gần đây, nhất là sau cái đám cưới của Quyên, vấn đề hôn nhân của nàng càng được mọi người trong nhà đề cập đến giữa bữa cơm . Ai cũng muốn dành làm ông mai, bà mối . Từ giai cấp công nhân viên, cán bộ đảng cho đến dân thương-mại, buôn bán và Việt kiều . Nàng chưa chấm được ai có một điểm gì để nàng yên tâm, giao trọn cuộc đời mình . Hầu hết dường như đều mang một cái gì giả tạo, hời hợt mà nàng không thể nào giải thích nổi . Ngoại trừ người đàn ông lạ mặt nàng gặp mấy hôm nay . Nhìn lối hắn ngồi và khuôn mặt thật hiền hoà, bao dung . Nàng tưởng như có lúc nàng đọc được nội tâm của hắn qua ánh mắt và nụ cười . Chưa bao giờ nàng thấy một người đàn ông nào vừa có vẻ nghiêm trang, tinh nghịch lẫn hiền lành như hắn . Ðặc biệt nhất là đôi mắt, thỉnh thoảng hắn vẫn khiến nàng mường tượng đến một kỷ niệm nào ấu thơ nào đùó trong quá khứ .
Người thanh niên chăm chăm, sững sờ nhìn đứa bé gái trạc độ chín, mười tuổi đội chiếc nón lá của người lớn, to quá khổ so với khuôn mặt tròn nhỏ, bầu bĩnh dễ thương của nó. Con bé bưng chiếc rổ còn lại vài cái bánh, đứng co ro, nép dựa vào vách tườngcủa góc chợ Hoà Bình để trú mưa . Nó làm người thanh-niên chợt nghĩ đến mấy đứa em của hắn, có đứa cùng lưá tuổi với con nhỏ, giờ này chắc đang yên bình đọc sách, đùa giỡn dưới mái ấm hạnh phúc gia đình . Tội cho con bé . Hắn lắc đầu, nhớ lại lời khuyên của vị linh-mục ở đại chủng-viện : "Nếu mổi ngày con chỉ cần thực hiện được bất cứ một việc gì làm sáng danh ngài thì con đã hơn ta rồi đấy."
Khi trời vừa xế trưa, quán cũng bắt đầu thưa khách . Nàng bảo Quyên trông hàng hộ nàng , đoạn rảo bước lên dốc chợ, định bụng đi dạo mấy hàng bán đồ tết trước khi ghé mua vài cân đường và café về cho nhà bán . Nhìn hàng cây Anh Ðào trên con dốc chợ mới ngày nào trông tiêu điều , cằn cõi giờ đã rộ nở những cánh hoa trắng hồng tươi thắm dưới ánh nắng . Nàng bỗng đổi ý, muốn thả bộ đi thong dong một mình dưới hàng thông, dưới con đường vắng dẫn lên ngọn đồi bên hồ . Ngày xưa, thỉnh thoảng nàng vẫn thường có cái thú đi dạo bâng quơ như thế . Mấy năm sau này, nàng quên bẵng đi cái thói quen nhẹ nhàng, êm đềm ấy chẳng qua chỉ vì lo buôn bán . Hơn nữa, nàng cảm thấy mình như đã quá cái tuổi lãng mạn để làm những chuyện rảnh rỗi đó . Nhưng hôm nay, giữa một ngày xuân ấm áp , lòng nàng đâm rạo rực, bồi hồi muốn sốùng lại cái giây phút hồn nhiên, vô tư thưở trước . Thanh thản đếm từng bước chân, nàng nhớ những kỷ niệm của tuổi dậy thì, áo dài đi học. Tưởng tượng và nhớ đến những người theo tán tỉnh, lẽo đẽo theo hỏi vài câu, tay chân nàng như đông lạnh, miệng câm như hến, rồi nàng quýnh quáng vội lảng tránh . Nàng cười thầm tự hỏi sao ngày ấy nàng nhát quá cỡ . Vài đứa bạn thân hiểu tánh đặt nàng với danh hiệu "tai thỏ" . Những người khác lại cho nàng là "bơ đời" , lạnh lùng . Thật lòng, từ trước đến giờ, nàng chưa hề bị cái gọi là cú sét ái tình . Chỉ một đôi lần rung động trước sự tán tỉnh, si mê của dăm người con trai học cùng trường . Sự rung động ấy, nghĩ lại, nàng thấy chẳng qua chỉ là sự bồng bột, lãng mạn của tuổi mới lớn . Nàng chả hiểu phải là người như thế nào mới khắc phục , chiếm trọn được con tim của nàng . Cho đến giờ, chưa một hình bóng nào đã làm nàng mong ngóng, khắc khoải . Ngoại trừ người đàn ông lạ mặt mới xuất hiện mấy hôm nay làm nàng thỉnh thoảng có thắc mắc, chờ đợi một cách lạ thường .
- Em bán món gì đấy ?
- Dạ, đây là món bánh bao chỉ mẹ em làm ngon lắm, anh mua dùm hộ em .
- Mấy đồng một cái vậy nhỉ ? Em còn đi học hay chỉ ở nhà phụ bán hàng?
Người thanh-niên vừa gợi chuyện, vừa nhẩm đếm mấy cái bánh còn lại trong rổ . Con bé thấy khách có vẻ muốn mua, mừng rở, đôi mắt mở to tròn xoe đen láy :
- Dạ em đi học ban ngày, chiều về mới đi bán . Bánh chỉ có hai trăm đồng một cái anh mua hộ hai cái nghen ?
Giọng nói trẻ thơ của con bé nghe dễ thương chi lạ.
Người thanh-niên động lòng, tội nghiệp rút tờ mười ngàn đưa cho nó, bảo:
- Anh lấy hết bốn cái còn lại này. Em khỏi phải đưa tiền thối và nhớ về
nhà sớm kẻo bố mẹ em trông .
- Dạ.
Con bé giao bánh xong, cám ơn người thanh-niên và vui mừng sách chiếc rổ,
bước những bước chân sáo ra về . Những tuần lễ sau đó, thỉnh thoảng người thanh-niên gặp lại đứa bé gái và thường hay dúi cho nónhiều tiền hơn là cố ý mua bánh . Mãi cho đến một ngày xuân kia, trước khi trở về với gia đình để ăn tết, người thanh niên ấy lì xì cho con bé một ngàn và tặng nó cái kẹp tóc hình con bướm làm bằng bạc, chạm trổ rất đẹp mà hắn mua định làm quà cho đứa em gái . Con bé có vẻ rất sung sướng, trông mong là sau tết người khách trẻ giầu lòng hảo tâm này sẽ trở lại . Không ngờ, người thanh-niên đó đã biệt tăm tích luôn từ dạo đó. Sau này, mỗi lần hàng ế, con nhỏ lại nhớ đến ân-nhân của nó mà tưởng chừng như nó đã đọc, mơ tưởng một thứ truyện thần thoại, cổ tích nào đó của trẻ thơ .
Lúc nàng trở về thì Quyên đang trò chuyện với người đàn ông lạ mặt . Vẫn lối ăn mặc nhã nhặn, giản dị . Hắn đứng dậy hơi cúi đầu chào khi nàng bước vào trong lúc Quyên nhanh nhẩu đưa tay giới thiệu :
- Ðây là chị Loan, chị cả của em. Còn đây ông Phong, Việt kiều từ Mỹ về thăm nhà đã hơn một tuần . Chị phải nghe ông Phong kể vài điều thật lý thú mà chị không thể tưởng tượng nổi chuyện ở xứ ngoài ..
- Tôi cũng được cô Quyên đây kể lại dăm mẫu chuyện bên nhà cũng khá ngộ nghĩnh . Hy vọng rằng tôi đã không đến nỗi quấy nhiễu hàng quán của gia đình cô ?
Người đàn ông nói với giọng thật từ tốn, thân thiện và hoà nhã khiến nàng có cảm tưởng làm như hắn đã từng quen biết chị em nàng từ lâu .Tự nhiên nàng đâm ra lúng túng, vụng về đến suýt nữa làm rơi gói đường . Thời may Phong, tên của người đàn ông, đứng gần nên đã chụp lại được và đặt nó ngay ngắn trên quầy hàng hộ nàng . Lần này thì hai má nàng thật sự đỏ bừng, mắc cở quá đỗi . Nàng chỉ biết ấp úng, ngập ngừng nói đôi lời cám ơn người đàn ông đoạn kiếm cớ vô phía trong, đợi giây lát cho nhịp tim bớt đập loạn xạ, chải sơ lại mái tóc nàng lấy lại sự điềm tĩnh, bước trở ra và nói với người đàn ông như để giải thích về cái hành động vụng về khi nẫy của mình :
- Xin lỗi ông nghe . Có lẽ tại tôi mới vừa dang nắng và bước ngay vào bóng mát . Ông cứ việc ngồi uống café nói chuyện bao lâu cũng được. Giờ này quán thường hay vắng ...
- Vâng tôi cũng đoán chắc cô vừa về và bị trúng nắng . Lâu quá tôi cũng quên bẵng đi mất là mùa xuân ở bên này nắng đã bắt đầu ấm . Giờ này ở bên đó hai cô phải biết, có chỗ còn phủ tuyết trắng xoá .
Nghe nói, nàng tò mò muốn tìm hiểu thêm về cái đời sống của xứ Mỹ mà cả đời nàng chỉ được biết đại khái, mù mờ qua phim ảnh, báo chí . Vừa lấy chiếc kẹp để cài lại mái tóc dài xoã bờ vai, nàng vừa đáp lời người đàn ông để tạo một bầu không khí tự nhiên, trò chuyện :
- Ông đi xa không biết chứ, dạo này cao-nguyên khí hậu có vẻ nóng hơn ngày
xưa bởi vì thiên hạ đốn củi, chặt cây nhiều quá . Nếu ông còn nhớ, cứ nhìn
ngọn đồi ở trước mặt ông sẽ thấy ngay sự trơ trụi, khác biệt...
- Ừ nhỉ, quả là một điều đáng tiếc...
Người đàn ông tên Phong quay đầu nhìn theo hướng tay nàng chỉ và đồng ý với sự nhận xét của nàng lẫn với đôi chút tiếc nuối . Hình như hắn định nói thêm điều gì đó nhưng chợt ngưng, lặng yên đăm đăm nhìn nàng khi thấy nàng đang chải đầu, kẹp lại xong mái tóc. Cái nhìn của người đàn ông không có vẻ xỗ xàng, bất khiếm nhã nhưng nó cũng làm nàng hơi ngượng. Vài giây sau, dường như người đàn ông nhậy cảm được thái độ của nàng nên vội vàng lên tiếng xin lỗi :
- Chết thật, tôi quả là vô duyên. Tại đang thắc mắc không biết cô mua cái kẹp tóc hình con bướm ở đâu trông đẹp và khéo quá . Ngày xưa tôi cũng đã mua một cái giống như thế cho đứa em gái .
Nàng cười đáp lời :
- Ôâng quá khen, tôi thấy nó cũng thường. Tôi thích dùng bởi vì cái kỷ niệm hồi
còn nhỏ, đi bán hàng có một ông khách quen trước khi về ăn tết với gia đình
tặng cho ...
- Có phải người đó đồng thời lì xì cho cô một ngàn bạc ?
Người đàn ông chợt như reo mừng, không đợi cho nàng dứt câu, hỏi vội vàng làm nàng sững sờ, bỡ ngỡ . Ðầu óc nàng vừa vui sướng, loay hoay với câu trả lời, vừa tìm kiếm trong cái trí nhớ một hình ảnh tưởng đã biệt tăm, xa vời nay đang vội quay trở lại . Nàng thấy mình như bị say sóng, một cơn say ngây ngất, lặng đi với nỗi hạnh phúc khó tả mà quên bẵng đi giọng của người đàn ông vẫn vang vọng bên tai, hỏi nàng một cách thân mật, dịu dàng :
- Bây giờ chắc cô đã biết tự làm bánh bao chỉ rồi chứ nhỉ ? Chao ơi, ngày đó cô còn bé tí, đội chiếc nón lá ...
05-03-2001
Muà Giáng Sinh đến gần, đường phố nhộn nhịp,một cchú bé chỉ độ 11-12 tuổi lũi thủi ,đen đuá đi trên con đường rợp bóng cây xanh ở khu trung tâm Thành phố xa hoạCó lẽ, trong nó chỉ duy nhất ao ước một điều là có tiền để mua bộ quần aó mớịNó chẳng có khái niệm gì về sự thiêng liêng cuảthượng đế,và tất cả.Con mắt nó chỉ daỏ liên tục để tìm khách đánh giàỵChiếc aó nó đã rách gần hết:bụi đất đã đóng thành từng mảng trên người nó;chiếc quần đuì rách để loì cả cái mông đen thui tội nghiệp.Ðầu tóc nó rối bời như chỉ sơ dưà. Hình như nó đã không tắm nhiều ngày, nên từ nó bốc ra một muì hôi nồng nặc làm cho những người khách uống trà ở viả hè khó chiụ nhăn nhó kín đaó.Nó đi chầm chậm, người hất về phiá trước trông yếu ớt.Bỗng mắt chú bé sáng lên khi trông thấy một ông khách quen.Nó mừng thầm khi đã có 3000 đồng để ăn sáng và cả bưã trưạNó chạy thật nhanh,hết hơi lại chổ ông khách.Ông khách người cao to, ông hành nghề chạy Taxi,cứ hai ngày là ông đậu ở đây;và tới ngày đó thì ông lại chờ chú bé đánh cho mình đôi giày hiệu "láng cón". thằng bé vội lấy trong cái hộp ra đôi dép đưa cho ông khách mang tạm trong lúc chờ nó đánh cho ông đôi giàỵdường như không ai như ông khách này,vì thái độ cuả ông đối với nó rất nhã nhặn. Ông nhìn nó bằng ánh mắt thân thương.Nói với nó chân tình như thể không có khoảng cách naò cả. Chú bé cũng vậy,nó tỏ ra ngoan ngoãn với ông bằng cách thể hiện sự cẩn thận tỷ mỹ trên hai chiếc giày cuả ông.Cây bàn chải đánh răng nhỏ, nó chà thật kỹ và quệt những mảng xi màu nâu vaò từng góc cạnh cuả từng chiếc giày, nó lấy bàn chải được làm bằng lông ngưạ đánh thật mạnh cho da giày nổi bóng.- Cháu có đón giáng sinh không?
Ông khách hỏi thằng bé sốt sắng.Mắt chú bétròn xoe, miệng chú cười để lộ hai chiếc răng sún;mắt nó còn dính cả ghèn, tai nó đất đã đóng hòm thành viền quách,nó lắc đầu quầy quậỵÐầu nó lại cúi xuống , nó tiếp tục làm tiếp công việc còn lạịÔng khách nhìn nó thông cảm.Ông lại nghĩ đến tuổi thơ cuả mình sao thơ mông và diệu huyền biết baọ.Thời gian qua nhanh, khi cuộc sống lại tiếp tục trên chu trình cuả nó , thì hậu sinh cuả ông là chú bé đánh giày lại phải gánh chiụ một hoặc bao nhiêu số phận nghiệt ngã :có lẽ từ gia đình cuả nó!Hình ảnh về quá hkứ cuả thằng bé hiển hiện rõ nét trong ông.Mắt ông đờ ra, chỉ có đến lúc thằng bé lay thật mạnh thì ông mới hoàn hồn.Giật mình, ông mỉm cười khi thấy hai chiếc răng sún cuả nó và hai viên bi tròn xoe ngớ ngẩn cuả nó.Nó đánh xong đôi giày mắt nó nghếch lên đón chờ ba tờ giấy bạc loại một ngàn đồng nhăn nhúm,ông khách trao cho nó.Mắt nó sáng rỡ, tay run run, miệng nó cảm ơn ông liên tục. Chú bé thu dọn đồ nghề đánh giày vaò trong thùng gỗ vội chạy địÐột ngột, nó bị keó lại bởi bàn tay hộ pháp cuả ông khách. Nó nhăn nhó không hiểu chi ,đưa mắt nhìn ông sợ hãịThấy vẻ mặt ngố cuả nó, ông khách vội ôm bụng phì cườịÔng nghiêm giọng nói:Naò!Hôm nay chú cho cháu đi xe hơi! Thằng bé ngỡ ngàng, mắt nó chợt rực lên sự vui mừng khôn tả, nó nhảy tửng lên reo to quên cả sự đói khát đang chầu chực trong nó.Tiếng reo cuả nó làm cả dãy khu phố giật mình.Ai ai cũng hnìn nó vội cườịRiêng họ lại nhìn ông khách bằng một ánh mắt nghi kỵ.Chẳng cần lo chuyện thị phi, ông khách nhanh chóng xỏ giày vaò chân, bước nhanh ra mở cửa xe hơi,Ông ra hiệu cho thằng bé vaò xẹVeò! như con muỗi, chú bé nhảy phóc vaò trong xe tay vẫn còn xách cả bộ"nồi cơm gaọ" cuả nó.
Ông khách đóng cửa xe bước lên trên ghế lái nghịch, ngồi vaò đóng cửa mở máy cho xe khởi hành.
Lần đầu tiên trong đời cuả chú bé đánh giày được ngồi bệ vệ trong một chiếc xe hơi có cả cái máy thổi lạnh.Ðối với nó, tất cả những vật dụng trong xe đêù là những người khách xa lạ.Nhưng nó vội chóng quen thuộc.Chiếc xe 56k lăn bánh chậm trên đường Nguyễn Du,rẽ ra đường Trần Hưng Ðaọ,xuống Bến Bạch Ðằngvà dừng lại một góc phố có một cửa hàng thời trang tại đường Hai Bà Trưng.Ông khách xuống xe, mở cửa cho thằng bé. thằng bé nhảy xuống nói liú tiú 'vì nó chưa bao giờ để cho đôi chân không vận đông mà cái thân hình thì lại di chuyển qua tất cả cảnh vật xung quanh cả.Ông khách dẫn nó vaò bên trong cửa hàng. Không gian trong cửa hàng rộng thoáng,bên trái, bên phải trước mặt đều treo các loại quần aó lớn nhỏ nhiều màu sắc trông đẹp mắt.Chú bé reo lên vui sướng. Riêng các nhân viên trong cưả hàng thì chẳng hạnh phúc chút naò khi phải tiếp xúc trực tiếp với cái mùi khó chiụ từ vị khách nhí nàỵHọ nhìn thằng bé như phải trông thấy một con quaí vật khủng khiếp.Ông khách và thằng bé không chú ý đến họ,ông khách nắm tay thằng bé như thể truyền cả hơi ấm cuả người cha vaò người con ấỵHọđi daọ khắp phòng,thằng bé thấy cái gì cũng thích nó nhảy như con khỉ và miệng thì há hốc ra độ đĩnh. Ðây là lần đầu tiên nó là một đưá trẻ nhà giàu ngây thơ hồn nhiên.Nó mơ mộng , mắt nó reo lên ngọn lửa hạnh phúc. Nó quên hẳn cuộc sống hiện tại cuả mình.Mắt nó như muốn nổ tung vì cái gì cũng đẹp và rất lạ .Nó lấy tay duị mắt mà chẳng hề biết có hàng tá vi trùng sẽ làm tổn thương từ bàn tay tiếp xúc nhiều bụi đất và gió hằng ngày cuả nó.Sau nhiều lần ước lượng, ông khách quyết định mua cho chú bé bộ đồ thun màu hồng-màu cuả sự hạnh phúc! Chú bé mừng quýnh,nó suy nghĩ nên mặc bao nhiêu lần trong ngaỳ,nó nhìn xa xăm ,viễn cảnh các bạn cùng lưá cuả nó và mọi người sẽ nhìn nó thán phục.Ông khách thanh toán tiền xong dắt tay nó ra ngoài, nhưng thằng bé chẳng chiụ nó oà khóc.Ông khách dỗ dành sẽ cho nó đi mua aó nưã ở ngày khác,lúc này chú bé mới chiụ đi ra xe cùng ông.
Chiếc xe dừng lại điểm cũ. chúbé tự tin bước xuống.Nó cặp nách bộ đồ đẹp nhất trong cuộc sống cuả nó.Ông khách phải đi làm. Chú bé đứng nhìn theo mà ánh mắt nó sao buồn sọChú nhìn một hồi khi chiếc xe đã khuất khỏi con đường vắng nắng,chú bước đi tiếp tục cuộc hành trình duy trì sự tồn tại cuả mình . Ông khách cảm thấy nhẹ nhỏm trong lòng ông như thể sung sướng nhất trên cuộc mưu sinh cuả ông -một số phận ít ra có chút may mắn như ông.Ông thầm cầu nguyện thượng đế sẽ ban cho tất cả những cuộc đời bất hạnh, những cuộc sống ban sơ trong tâm hồn cuả những trẻ thơsẽ trở nên ấm ap'
trong những cái lạnh đầy tiếng sương rơi ở những con viả hè ngoài phố đêm đêm!
Qúi vị, quí bạn thân mến,
Trong mục Sức Khỏe Là Vàng kỳ này, chúng tôi thân gửi đến quí vị, quí bạn bài viết "CÁC THUỐC CHỐNG ÐAU" (VietNet phía dưới và VNI trong attachment).
Chúng tôi trân trọng cám ơn quí vị phụ trách các diễn đàn đã nhiệt thành giúp "Sức Khỏe Là Vàng" phổ biến những kiến thức y học trên Net.
BS Nguyễn Văn Ðức
Tiểu Ban Sức Khỏe Cộng Ðồng
Hội Y Sĩ VN Tại Hoa Kỳ
www.vmausạorg
--------------------------------------------------------------------------------
CÁC THUỐC CHỐNG ÐAU
BS. Nguyễn Văn Ðức
Trong cõi nhân trần, ai trong chúng ta không có lúc đau nhức? Nhiều vị không may, đau nhức kinh niên, cuộc sống kém vuị Sinh, lão, bệnh, tử là con đường mọi người chúng ta đều đi quạ
Ðể xoa dịu nỗi đau, nhiều thuốc chống đau lần lượt xuất hiện. Ở Mỹ, các thuốc chống đau chia làm 3 loại: thuốc không chứa chất nha phiến, thuốc chứa chất nha phiến, và nhóm thuốc không thuộc hai loại trên song cũng có tác dụng giúp giảm đaụ
Thuốc không chứa chất nha phiến
Gồm hai thuốc acetaminophen, aspirin, và những thuốc chống viêm không có chất steroid.
1. Acetaminophen:
Trong các loại thuốc chống đau, acetaminophen (thường được biết dưới tên thương mại Tylenol) lành nhất, ít gây phản ứng. Thuốc hữu hiệu ngang aspirin, dùng với lượng 650 mg ố 1300 mg mỗi lần. Ða số chúng ta có thể dùng đến 4000 mg mỗi ngày không saọ
Dùng quá lượng, thuốc có thể làm hại gan đưa đến tử vong. Các vị thích nhậu rượu nhiều, hay nhịn đói, hoặc đang dùng các thuốc isoniazid (chống lao), zidovudine, thuốc an thần barbiturate, nên thận trọng hỏi ý kiến bác sĩ khi dùng acetaminophen, vì với lượng cao, thuốc dễ khiến gan tổn thương ở các vị nàỵ
2. Aspirin:
Aspirin hữu hiệu khi dùng chữa đau, kể cả cái đau gây do ung thự Tiếc thay, aspirin hay gây nhiều tác dụng phụ. Nó cản trở sự hoạt động của các tiểu cầu (platelet) cần cho sự đông máu, nên làm tăng thời gian chảy máu; nếu đang dùng aspirin, trước khi nhổ răng hoặc giải phẫu, ta nên ngưng thuốc 1 tuần lễ trước. Ở người nhạy ứng với apirin, chỉ một lượng thuốc uống vào cũng có khi tạo cơn suyễn cấp tính, người dùng ho, khò khè, khó thở. Dùng về lâu về dài, apirin có thể khiến bao tử khó chịu, chảy máụ Trẻ em đang bị trái rạ hoặc cúm nên tránh dùng apirin, vì thuốc dễ gây hội chứng Rey (Reyõs syndrome) khiến trẻ ói mửa, mê sảng, chết.
3. Thuốc chống viêm không có chất steroid:
Thuốc chống viêm không có chất steroid (nonsteroidal anti-inflammatory drugs, hay được gọi tắt NSAIDs) là một nhóm gồm rất nhiều thuốc (những tên thuốc chúng ta quen thuộc: Motrin, Ibuprofen, Advil, Alevẹ..). Những thuốc này chống đau rất tốt, được xem mạnh hơn acetaminophen và aspirin. Vài thuốc trong nhóm có tác dụng ngang ngửa hay còn hơn cả thuốc có chứa chất nha phiến.
Việc đời thực không có gì hoàn hảo như ý ta mong muốn. Các thuốc chống viêm không có chất steroid chống đau tốt, song chúng cũng gây những phản ứng bất lợi tương tự aspirin. Những vị nhạy ứng với aspirin, dùng thuốc chống viêm không có chất steroid có thể lên cơn suyễn hoặc bị những phản ứng nguy hiểm do sự nhạy ứng gây rạ Dùng về lâu về dài, nhiều người đột nhiên chảy máu đường tiêu hóa, hoặc lở, thủng bao tử, mà chẳng có triệu chứng gì báo trước. Người uống thuốc với lượng cao, uống trường kỳ, người trước từng lở bao tử hay tá tràng (duodenum), tuổi tác cao, hoặc uống rượu quá độ, càng dễ bị những biến chứng gây do thuốc chống viêm không có chất steroid.
Ðã vậy, thuốc chống viêm không có chất steroid còn đưa đến suy thận ở một số người, đặc biệt những vị tuổi đã cao, suy tim, suy thận sẵn, đang dùng thuốc lợi tiểu (diuretic), không đủ nước trong cơ thể.
Hai thuốc chống viêm không có chất steroid mới, Celebrex và Vioxx, ít nguy hiểm cho đường tiêu hóa, không làm tăng thời gian chảy máu, nhưng ngoài ra, những phản ứng phụ khác của chúng không khác các thuốc cũ. Celebrex và Vioxx rất đắt.
Khác với thuốc chứa chất nha phiến, các thuốc chống viêm không có chất steroid không làm người bệnh ghiền thuốc và đưa đến sự lạm dụng, cũng chưa có trường hợp cơ thể phụ thuộc thuốc nào được ghi nhận.
Thuốc chứa chất nha phiến
Ðây là một nhóm gồm các thuốc có một số đặc tính chung, chẳng hạn hay gây quen thuốc, có thể gây nghiện, khiến cơ thể phụ thuộc vào thuốc. Do những đặc tính này, các thuốc chứa chất nha phiến, trừ tramadol, thuộc loại thuốc kiểm soát (controlled substances), bác sĩ nên thận trọng khi biên toa, vì biên toa nhiều và lâu, nếu không có chỉ định rõ rệt, có thể sẽ gặp rắc rối với luật pháp.
Trong nhóm này, tiêu biểu là thuốc morphine, ra đời đầu tiên. Sau morphine, các thuốc propoxyphene, pentazocine, codeine, meperidine, hydromorphone, oxymorphone, methadone, levophanol, fentanyl, oxycodonẹ.. lần lượt xuất hiện.
Các thuốc propoxyphene, pentazocine, codeine thực ra không hữu hiệu hơn aspirin và acetaminophen (Tylenol), nên hay được dùng chung với acetaminophen cho mạnh thêm (như thuốc Tylenol số 2, số 3 chứa chất codeine và acetaminophen). Các thuốc morphine, meperidine, hydromorphone, oxymorphone, methadone, levophanol, fentanyl, oxycodone mạnh, nên dùng chữa những cái đau dữ, chẳng hạn đau do giải phẫu, gãy xương... rất tốt. Có thuốc dưới dạng uống, có thuốc dưới dạng chích, hoặc đặt vào hậu môn, dán trên da, ngậm trong miệng.
Thuốc thuộc nhóm chứa chất nha phiến có thể gây buồn nôn, ói mửa, ngầy ngật, chóng mặt, ngứa da, bón. Tránh bón khi dùng thuốc, ta nên uống thêm thuốc giúp mềm phân. Nguy hiểm nhất là tác dụng ức chế trung khu hô hấp trên óc. Với các vị đang mang bệnh tắc phổi kinh niên (chronic obstructive pulmonary disease, thường do hút thuốc lá) hoặc các bệnh phổi khác làm cơ năng hô hấp đã suy sẵn, thuốc có thể khiến người bệnh thở kém hơn đưa đến ngưng thở. Ngay cả người không có bệnh phổi, khi mới dùng thuốc chứa nha phiến để giảm cơn đau cấp tính, cũng dễ gặp hiểm nguy suy hô hấp gây do thuốc. Gây mê lúc mổ, đang dùng các thuốc phenothiazines, hoặc thuốc an thần benzodiazepines, barbiturates, thuốc chống sầu buồn tricyclic antidepressants, càng làm tăng hiểm nguy suy hô hấp nếu dùng thuốc thuộc nhóm chứa chất nha phiến. Sử dụng thuốc chứa chất nha phiến, bác sĩ nên cẩn trọng, thường xuyên theo dõi kỹ người bệnh. Mọi việc đều có cái giá của nó, bác sĩ mạnh tay, cái giá người bệnh phải trả có khi rất caọ
Một đặc tính quan trọng của các thuốc thuộc nhóm chứa chất nha phiến là sự quen thuốc (tolerance), nếu dùng về lâu về dàị Ðầu tiên người dùng thuốc thấy thời gian bớt đau do thuốc dần ngắn đi, rồi thì, ơ, sao thuốc không còn hữu hiệu như trước nữa, buộc phải tăng lượng thuốc lên. Nếu cần đến thuốc lâu dài, như trong những trường hợp ung thư, để tình trạng quen thuốc chậm xảy ra, chúng ta có thể dùng thuốc với lượng thấp thôi, đồng thời uống thêm thuốc giảm đau không thuộc nhóm chứa chất nha phiến. Khi quen thuốc xảy ra, dùng đến lượng tối đa của thuốc, song vẫn không mấy kết quả, ta có thể thử đổi sang một thuốc chứa chất nha phiến khác xem saọ
Các thuốc chứa chất nha phiến loại mạnh còn gây hiện tượng phụ thuộc thuốc (physical dependence), cơ thể đâm khó chịu, bứt rứt khi bất ngờ không có thuốc. Nếu ta dùng các thuốc mạnh tương tự như morphine với lượng cao, chỉ cần sau vài tuần, đã có thể xảy ra hiện tượng phụ thuộc thuốc, bỏ thuốc bất ngờ, cơ thể khó chịụ Ngoài ra, còn sự phụ thuộc về tinh thần (psychological dependence), tức sự nghiện thuốc. Sử dụng thuốc một thời gian, nhiều người thấy tinh thần hân hoan phơi phới (euphoria), đâm ghiền, cứ muốn có thêm thuốc, không dứt bỏ được. Cũng may, người dùng thuốc một thời gian ngắn để chữa đau cấp tính, và các vị dùng thuốc lâu dài vì ung thư, ít khi cảm thấy tinh thần phải phụ thuộc vào thuốc, hiếm khi trở thành ghiền thuốc.
Thuốc giảm đau phụ thêm
Một số trường hợp đau nhức gây bởi vấn đề thần kinh (neuropathic pain) cần đến các thuốc chống sầu buồn (antidepressants) và các thuốc chống kinh giật (anticonvulsants). Chính ra, với những cái đau do thần kinh, thuốc chứa chất nha phiến lại không giúp nhiềụ
Trong nhóm thuốc chống sầu buồn, amitriptyline và imipramine là hai thuốc tiêu biểu hay được dùng để giúp giảm đau trong nhiều trường hợp đau do thần kinh, chẳng hạn như đau tê bàn chân do thần kinh ở bàn chân hư hoại vì tiểu đường (diabetic neuropathy), đau do thần kinh bị chấn thương, thần kinh bị ung thư xâm nhập...
Trong nhóm thuốc chống kinh giật, carbamazepine, phenytoin, sodium valproate, clonazepin, gabapentin... có thể làm giảm những cái đau do vấn đề thần kinh.
Ngoài ra, những thuốc dưới đây cũng góp phần giúp giảm đau:
· Cafeine, với lượng 65-200 mg, có thể làm tăng tác dụng chống đau của các thuốc acetaminophen (Tylenol), aspirin hay ibuprofen (một thuốc thuộc nhóm chống viêm không có chất steroid), nên hay được pha chung với những thuốc nàỵ
· Hydroxyzine, với lượng 25-50 mg, tăng tác dụng của các thuốc chứa chất nha phiến, trong những trường hợp đau sau khi giải phẫu, hoặc đau do ung thự Ðồng thời, hydroxyzine còn làm bớt ói mửạ
· Thuốc có chất steroid giúp bớt đau trong một số trường hợp bệnh do cơ chế viêm (inflammatory diseases) hoặc do thần kinh bị ung thư xâm nhập.
Dùng thuốc chữa đau
Rất nhiều khi, đau đớn đưa đến đau khổ. Người bệnh đau đớn, trông nhờ vào bác sĩ xoa dịu nỗi đau khổ của mình, kỳ vọng bác sĩ sẽ dùng thuốc mạnh, nỗi đau khổ mau tan. Song với mọi việc, chúng ta đều nhiều ít trả một cái giá. Làm thế nào để cái giá đó không quá đắt, phải chăng, chấp nhận được.
Ðau thường được chia làm ba mức độ: nhẹ (mild), vừa (moderate) và nặng (severe).
- Ðau ở mức độ nhẹ đến vừa (mild to moderate): tốt nhất chúng ta thử acetaminophen (Tylenol); apirin, so với acetaminophen, không hữu hiệu hơn, còn có thể gây nhiều tác dụng không tốt. Nhiều vị trong chúng ta, nghe đến Tylenol, tỏ vẻ nghi ngại: "Ồ, thuốc cảm Tylenol cũng chữa đau ử". Thưa bạn, Tylenol là thuốc tốt chữa đau, nếu chúng ta dùng đúng phân lượng. Tylenol lại lành, ít gây phản ứng, không làm chảy máu bao tử, không hại cho thận. Ở nhà, đau nhức, trong lúc chờ đi khám bác sĩ, tạm thời bạn có thể thử Tylenol trước (lượng cho người lớn: 650 mg ố 1300 mg, thường chúng ta uống 1 viên 500 mg không đủ).
- Ðau ở mức độ vừa đến khá nặng (moderate to moderately severe): dùng thử Tylenol không bớt, ta dùng đến thuốc chống viêm không có chất steroid hoặc thuốc chứa chất nha phiến nhẹ (thường pha chung với acetaminophen, như trong các thuốc Tylenol số 2, số 3, Darvocet-N) và nếu có thể, trong thời gian ngắn thôị
Ở đây, cái giá ta trả bắt đầu cao hơn. Các thuốc chống viêm không có chất steroid và thuốc chứa chất nha phiến nhẹ đắt hơn Tylenol. Phản ứng phụ đáng ngại nhất của thuốc chống viêm không có chất steroid là gây chảy máu đường tiêu hóa, bạn nên cẩn thận dùng thuốc lúc bụng no, và nếu đi cầu ra phân đen xin cho bác sĩ biết ngaỵ Người viết có vị bệnh nhân, trước giờ không có bệnh bao tử, dùng thuốc Naproxen chỉ mới hơn tuần lễ, đã đi cầu ra phân đen, phải vào nhà thương chữa trị. Thuốc chứa chất nha phiến lại hay gây buồn nôn, ói mửa, ngầy ngật, chóng mặt, ngứa da, bón.
- Ðau mức độ nặng dữ (severe): khi gãy xương, hoặc sau giải phẫu, chúng ta có lẽ phải cần đến những thuốc có chất nha phiến mạnh, như Vicodin (hydrocodone pha chung với acetaminophen). Người viết đã có dịp dùng Vicodin, bớt đau thật đấy, nhưng, ôi, người cứ như mê thỉu đi, bụng nôn nao khó chịu, chỉ muốn ngủ, khách ngỏ ý đến thăm đành xin cáọ Ðờị.. tạm thời đáng chán. Cũng may, chỉ vài ngày sau thôi, đời vui trở lại, vì bớt đau, không cần dùng đến Vicodin nữa, Tylenol thường cũng đủ. Ðấy là cái giá nhiều người chúng ta phải trả khi dùng những thuốc có chất nha phiến mạnh. Dùng lâu còn quen thuốc, đâm nghiện.
Câu chuyện về các thuốc giảm đau ở Mỹ xin ngừng nơi đâỵ Ngẫm nghĩ, cõi nhân gian này, việc gì cũng có cái giá của nó. Sao cho cái đau của ta dịu đi, mà ta chỉ phải trả một giá phải chăng, chấp nhận được. Nếu cần, ta dùng thêm các thuốc loại giảm đau phụ thêm. Và xin nhớ, thời gian cũng là liều thuốc thần hiệu, xoa dịu rất khéo nhiều cái đau, chúng ta chỉ cần kiên nhẫn chờ đợi chút.
Ðiện thoại di động, một phần của đời sống văn minh ngày nay, dùng có hại không? Mời quí độc giả đọc bài viết cuả BS. Nguyễn Ý-ÐỨC, với những lời khuyên hữu ích.
BS. Nguyễn Văn Ðức
(Hội Y Sĩ Việt Nam Tại Hoa Kỳ)
Ðiện thoại di động đã trở thành một phương tiện cần thiết cho con người trong mọi xã hội năng động, di chuyển hiện nay. Nó được sử dụng trong nhiều liên lạc, từ dịch vụ thương mại, giao tế nhân sự, tới hẹn hò yêu đương hoặc băng đảng tội lỗi. Với điện thoại di động, ta có thể nói chuyện được với khắp nơi trên trái đất, từ chốn thâm sơn cùng cốc tới vùng biển cả xa xôi, miễn nơi đó có máy.
Cho tới nay, theo ước lượng, có khoảng gần 700 triệu người dùng điện thoại di động trên thế giới, và con số có thể tăng lên đến một tỷ rưỡi vào năm 2005. Ở Mỹ, cứ 10 người, có 4 người sử dụng điện thoại di động, và vào năm 2000, đã có trên 100 triệu người sử dụng, so với 5 triệu vào năm 1990. Theo ước đoán của David Pearce, Chủ biên tạp chí The Futurist, chỉ mươi mười lăm năm nữa, 80% dân chúng Mỹ sẽ có cell phone và họ chỉ dùng điện thoại không dây này mà thôi. Có người còn hài hước nghĩ, với đà này, trong tương lai khi sanh ra, mỗi đứa bé sẽ được cho một số điện thoại, như số thẻ căn cước, thay cho Số An sinh Xã hội.
Cell phone phổ biến, công dụng như vậy, song vài năm gần đây giới tiêu thụ đã trở nên rất bối rối vì những tin tức khác nhau về sự có hoặc không nguy hại của máy. Ðã có nhiều kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng xấu cho sức khỏe do phóng xạ của điện thoại di động. Nhưng giới tiêu thụ, vì nhu cầu, vẫn dùng mặc dù cho tới nay chưa có giải đáp dứt khoát nào về vấn đề này.
Ðiện thoại di động
Ðiện thoại di động mà ta còn gọi là cell phone, điện thoại cầm tay handies hoặc cellular phone, là loại điện thoại có gắn antenne trong máy, với bộ phận phát điện và thu phát tín hiệu. Máy phát ra một lượng rất nhỏ vi ba phóng xạ. Khi nói, toàn bộ máy được áp sát vào tai.
Khái niệm về cell phone đã manh nha từ thập niên 1950. Tới năm 1977 thì công ty AT&T làm ra một cell phone mẫu. Năm 1979, máy được bán ở Nhật. Năm 1981, công ty Motorola Hoa Kỳ cho ra một loại cell phone tối tân hơn. Hiện nay cell phone được trang bị dưới dạng digital. Chỉ mới hơn ba chục năm mà cell phone đã có một thị trường vững vàng trên khắp thế giới. Nhưng bão tố cũng bắt đầu đến với cell phone.
Sóng gió trên cell phone
Câu chuyện bắt đầu với một chương trình của đài BBC Luân Ðôn, cách đây mấy năm, công bố kết quả nghiên cứu của bác sĩ Lennart Hardel bên Thụy Ðiển: một bệnh nhân bị ung thư não, về phía đầu mà người này thường xuyên áp điện thoại di động để nói và nghe. Vị bác sĩ này cho hay rằng điện thoại di động có tác dụng không tốt tới sức khỏe con người và vấn đề cần được làm sáng tỏ bằng các nghiên cứu khoa học khách quan. Trong khi chờ đợi kết quả, ông ta đề nghị mọi người nên giới hạn sự tiếp cận với nguồn phóng xạ từ điện thoại di động. Trong chương trình này, kết quả một nghiên cứu tương tự ở Mỹ về liên hệ giữa phóng xạ từ điện thoại di động với tổn thương của nhiễm thể tế bào cũng được đài công bố.
Bác sĩ Goerge Carlo, trước đó hợp tác với American Cellular Industry, quả quyết rằng, kỹ nghệ cell phone hiện đang ở vào tình trạng báo động và không còn là lúc đưa ra những lời tuyên bố lững lờ, nước đôi về sự an toàn của cell phone.
Tháng 5 năm 1999, bác sĩ Mild công bố kết quả một nghiên cứu từ Thụy Ðiển cho hay sử dụng điện thoại di động đưa đến nhiều triệu chứng như nhức đầu, mệt mỏi, chóng mặt, mất trí nhớ, nóng bỏng trên da và lắng nghe khó khăn. Theo ông ta, người dùng cell phone 30 phút mỗi ngày thì hay than phiền là mau quên nhiều gấp đôi so với người chỉ dùng dưới hai phút; người dùng ba bốn lần trong ngày thì bị nhức đầu gấp ba người chỉ dùng hai lần trong ngày. Ðiều cần ghi nhớ là thiếu niên bị các triệu chứng trên nhiều hơn người lớn.
Trước đó, vào tháng 5 năm 1998, các nghiên cứu tại Thụy Ðiển, Na Uy và công ty điện thoại Scandinavian cũng đưa ra các nhận xét tương tự.
Nhiều người nghe điện thoại tự động áp vào tai than phiền trên da nổi lên một vết đỏ, đau, cứng có bề lớn bằng chiếc điện thoại mà họ đang dùng. Công ty sản xuất Microshield kể trường hợp một người máng điện thoại vào hông và bị ung thư cột sống lưng, ngay chỗ mang điện thoại.
Những giải thích
Theo viện Ung Thư Hoa Kỳ, các đồ điện trong nhà như T.V, microwave oven, chăn và nệm điện, máy sấy tóc, quạt trần, đồng hồ điện báo thức cũng phát ra từ trường điện tương tự như cell phone.
Theo giải thích của World Health Organisation, thì các phóng xạ từ cell phone rất nhỏ, khoảng 0.2-0.6 watt, thuộc loại không gây ra xáo trộn cho tế bào con người như quang tuyến X. Phóng xạ này tan biến trong không gian, tùy theo khoảng cách giữa máy và cơ thể. Cũng theo WHO, phóng xạ này khi xâm nhập cơ thể, sẽ tạo ra một sức nóng rất nhẹ mà cơ chế điều hòa thân nhiệt có thể hóa giải dễ dàng. WHO cũng nhận rằng có nhiều nghiên cứu nói phóng xạ của cell phone làm thay đổi sinh hoạt điện năng não bộ, giảm thời gian phản ứng, gây vài xáo trộn giấc ngủ, nhưng rất ít và không tạo ra khó khăn gì cho người sử dụng cell phone. WHO kết luận là các phóng xạ đó chưa chắc đã gây ra ung thư não và sẽ tài trợ để các khoa học gia nghiên cứu thêm.
Các nhà sản xuất cell phone cho hay là điện thoại di động an toàn vì đã được làm đúng theo tiêu chuẩn do chính quyền đưa ra. Tiêu chuẩn đó gồm ảnh hưởng của nhiệt do cell phone phát ra và các vi ba từ trường được phân phối ra hết cả đầu. Chương trình truyền hình ABC 20/20 cho hay là tiêu chuẩn của chính quyền có nhiều kẽ hở mà các nhà sản xuất điện thoại di động qua mặt dễ dàng.
Trong khi đó thì Chủ tịch công ty điện thoại di động vĩ đại Ericsson khẳng định rằng sẽ có nhiều người sử dụng điện thoại di động để nối tiếp với mạng lưới, thay vì dùng điện thoại có dây trong nhà, vì tiện lợi hơn.
Cơ quan Federal Communication Commission Hoa Kỳ cho hay là cho tới nay, chưa có bằng chứng nào kết luận rằng điện từ trường có hại cho sức khỏe. Chuyên viên Ed Mantiply của cơ quan này cho hay, là cơ quan đã đặt ra một tiêu chuẩn cho phóng xạ từ điện thoại di động, giống như giới hạn tốc độ lái xe tự động. Không có gì bảo đảm là dưới giới hạn đó chúng ta sẽ an toàn và trên giới hạn đó là nguy hiểm. Cơ quan khuyên dân chúng áp dụng nguyên tắc là cầm xa máy một inch nếu máy phát ra một watt năng lượng, nếu máy phát ra 10 watts thì ở cách xa máy mười inches. Nhưng các nghiên cứu cho hay, ngoài sức nóng, cell phone còn phát ra các phóng xạ có hại, đồng thời các phóng xạ này phát ra từng lúc mạnh yếu khác nhau nên có hại hơn là phát ra liên tục.
Cơ quan Food and Drugs Hoa Kỳ có trách nhiệm về sự an toàn thực và dược phẩm, các mỹ phẩm, trang bị điện tử trong nhà thì nói: cell phone phát ra một lượng điện từ trường không đáng kể và kết quả nghiên cứu chưa xác định nó có hoặc không có hại. Và cơ quan khuyên dân chúng áp dụng các phương pháp đề phòng thường lệ.
Tập san International Journal of Oncology tháng Năm 1999, đăng kết quả nghiên cứu trên 600 người dùng điện thoại di dộng cho hay không có bằng chứng gì về vụ gây ung thư não vì phóng xạ từ điện thoại này.
Ảnh hưởng trên sức khỏe
Nhưng phe quan tâm tới ảnh hưởng phóng xạ từ điện thoại di động vẫn không hài lòng với giải thích của chính quyền và của các công ty sản xuất cell phone. Họ vẫn quả quyết là phóng xạ này rất hại cho cơ thể.
Phóng xạ điện từ trường thoát ra từ điện thoại di động khi mở máy và khi điện đàm. Vi ba phóng xạ xâm nhập xương sọ, vào não bộ, mắt, mũi và các tế bào trên mặt. Một bác sĩ Ðan Mạch có nói: "Chắc không có ai muốn đút đầu vào lò hâm thực phẩm vi ba, nhưng nhiều người lại hân hoan áp chiếc điện thoại di động sát vào tai, vào đầu". Microwave oven cũng phát ra những vi ba phóng xạ như điện thoại di động.
Bác sĩ Bruce Hocking đã tường trình trước Thượng Viện Úc Ðại Lợi rằng, người sử dụng điện thoại cầm tay có thể bị tổn thương da chung quanh vành tai với cảm giác khác thường ở trong đầu, mấy phút sau khi họ quay số điện thoại và kéo dài có khi cả mấy tiếng đồng hồ. Ngoài ra họ còn cảm thấy buồn ói, rối loạn thị giác cũng như có vài dấu hiệu thần kinh khác. Theo ông, đây không phải là do tưởng tượng, mà là có thực vì được phát hiện ở nhiều người khác nhau, trên khắp thế giới khi họ dùng cell phone.
Cơ Quan Y Tế Thế Giới cũng đề cập tới vấn đề tia phóng xạ của diện thoại di động trên sức khỏe và khuyên dân chúng nên giới hạn sử dụng, nên dùng hands free devices, giữ điện thoại xa cơ thể. Cơ quan này đã tài trợ 4 triệu mỹ kim để nghiên cứu ảnh hưởng của tia phóng xạ từ điện thoại di động.
Các nghiên cứu gia bên Anh Quốc báo động là trẻ em dùng nhiều điện thoại di động có thể gặp khó khăn trong vấn đề tăng trưởng với đầu nhỏ. Công ty Hỏa xa Nhật yêu cầu khách giảm dùng điện thoại di động trên xe lửa để tránh ảnh hưởng tới các y cụ mang trên cơ thể một số hành khách trên tầu như pacemaker, trợ thính cụ... Theo kết quả điều tra bên Ðức thì phóng xạ vi ba từ cell phone làm tăng huyết áp vì các mạch máu co thu dưới tác dụng của phóng xạ. Báo Daily Mail ngày 13 tháng 12 năm 1999 đăng tin các nghiên cứu bên Anh cho hay sử dụng cell phone có thể đưa tới thất thoát chất huyết cầu tố từ hồng huyết cầu và gây ra bệnh tim và sạn thận.
Phóng xạ từ điện thoại di động có thể làm giảm trí nhớ ngắn hạn và đột nhiên mất định hướng. Phóng xạ từ cell phone cũng ảnh hưởng tới hệ thống miễn dịch, theo khoa học gia Roger Cogwill. Các khoa học gia của Karolinska Institute bên Thụy Ðiển đang nghiên cứu về hậu quả này.
Người mang kính mà dùng cell phone thì ảnh hưởng của phóng xạ vào mắt tăng 20%, vào đầu tăng 6%, lý do có thể là do khung kính đeo mắt bằng kim loại thu hút nhiều chất phóng xạ hơn. Nhiều người có răng trám bằng kim loại than phiền có cảm giác nóng nóng trong miệng và đau nhức răng khi nói chuyện trong cell phone. Theo báo Úc Sunday Telegraph ngày 2 tháng 5 1999, phóng xạ từ điện thoại di động gây ra khuyết tật cho trên 10.000 con gà con vì trứng tiếp cận với chất phóng xạ này.
Hội nghị về ảnh hưởng phóng xạ từ cell phone, họp tại Vienne vào tháng Giêng năm 1999, đi đến một nghị quyết chung là ảnh hưởng sinh học phát ra từ radio wave, microwave là có thực và cần được khoa học kiểm chứng.
Các bác sĩ Henry Lai và NP Singh, University of Washington, Seattle, cho hay khi sử dụng cell phone, có tới 50% DNA bị hư hao vì chất phóng xạ từ máy và ông ta cáo giác là các nhà sản xuất cell phone đã yêu cầu ông thay đổi kết quả của nghiên cứu tới hai lần. Nghiên cứu lại do chính các công ty điện thoại tài trợ, nhưng khi thấy kết quả bất lợi họ yêu cầu ông ta thay đổi.
Vấn đề với các trụ phát tín hiệu cho điện thoại di động ở vùng dân cư đông đúc cũng được nêu lên. Bên Anh, nhiều nghiên cứu cho hay, sống gần và dưới ảnh hưởng của đường dây diện có nhiều nguy cơ ung thư phổi vì các tia phóng xạ ô nhiễm dính với nhau và đọng trong phế nang. Theo tổ chức nghiên cứu các loài chim ở Thụy Sĩ, ngay cả chim khi bay quanh quẩn trụ phát tuyến cũng bị lạc đường vì mất định hướng dưới ảnh hưởng của điện từ trường.
Công ty bảo hiểm với cell phone
Vào tháng Bẩy năm 2000, một bác sĩ chuyên khoa thần kinh Hoa Kỳ đã kiện công ty Motorola và các công ty điện thoại di động khác, đòi bồi thường 800 triệu mỹ kim vì ông ta bị ung thư não gây ra do phóng xạ từ điện thoại di động. Kỹ sư Robert Kane làm việc cho Motorola kiện công ty vì bị ung thư óc trong thời gian thử nghiệm antenne cell phone cho công ty. Một vụ kiện Motorola khác do Dean Vincent Rittman bị ung thư não vì điện thoai di động cũng đang được thụ lý tại Texas.
Các công tư bảo hiểm từ chối bán bảo hiểm về hậu quả có thể xẩy ra do cell phone, vì họ cho rằng vấn đề này cũng tương tự như vấn đề chất cách nhiệt abestos, thuốc lá và dân bảo hiểm sẽ phải bồi thường nhiều tỷ mỹ kim. Theo công ty bảo hiểm Thụy Sĩ Swiss Re, căn cứ vào các dữ kiện hiện có thì các nạn nhân của cell phone có nhiều hy vọng thắng trong các vụ kiện. Công ty bảo hiểm lớn Lloyd bên Anh đã từ chối bán bảo hiểm liên can tới điện thoại di động.
Dụng cụ giảm phóng xạ
Trước sự lo ngại của giới tiêu thụ, nhiều trang bị che chở cơ thể, nhất là não bộ với phóng xạ từ cell phone đã được tung ra thị trường. Các công ty sản xuất mobile phone Hitachi, Ericsson, Alcatel tung ra các trang bị phụ hands free devices, Microshield để làm giảm phóng xạ phát ra từ điện thoại di động, ngõ hầu bảo vệ sức khỏe người dùng máy này. Chính các công ty sản xuất máy cũng phân phát Microshield cho nhân viên khi dùng điện thoại tự động, vì theo họ, dù chưa có bằng chứng xác đáng nhưng mọi người đều e ngại, che chở đề phòng thì cũng nên làm. Cảnh sát Luân Ðôn được lệnh giới hạn dùng điện thoại di động dưới năm phút, đồng thời cũng được cung cấp dụng cụ che chở.
Các trang bị giảm phóng xạ này chẳng biết có công dụng gì không, nhưng theo nhiều người, lại có thể làm sự truyền tín hiệu thay đổi, khó nghe, điện thoại phải tăng cường độ, đưa dến nhiều phóng xạ hơn là làm giảm. Hands free devices thường dùng gồm có một cực nghe gắn vào lỗ tai, một cực thu âm thanh, nối với điện thoại bằng sợi dây điện. Khi máng ống nghe vào tai, chất phóng xạ cũng thất thoát ra ngoài đồng thời người nghe cũng có nhiều vấn đề trong lỗ tai.
Theo thống kê, có tới trên 60% người sử dụng điện thoại di động mua dụng cụ ngăn phóng xạ vì sợ chất này phát ra từ máy. Công ty sản xuất trang bị Microshield cho hay dụng cụ này thu hút tới 90% chất phóng xạ, mà nếu không có nó, sẽ chạy tuốt vào não của con người.
Nhãn hiệu báo động
Do sự đòi hỏi của dân chúng và với con số gia tăng mỗi ngày dùng điện thoại di động, các nhà sản xuất điện thoại Mỹ Motorola, Thụy Ðiển Ericsson, Nokia Phần Lan sẽ dán nhãn hiệu trên điện thoại ghi rõ số lượng chất phóng xạ do điện thoại di động phát ra. Phát ngôn viên Mikael Westmark của công ty Ericsson cho hay đây là vấn đề mà khách hàng rất quan tâm và công ty sẽ cung ứng các thông tin xác thực.
Cần phải làm gì?
Vấn đề của điện thoại di động đang được tranh luận, nghiên cứu. Chưa có kết luận nào xác quyết là cell phone tạo ra ảnh hưởng không tốt thì cũng chưa có chứng minh rằng cell phone an toàn. Người sử dụng cell phone bây giờ vô tình được dùng như là để thử nghiệm coi nó có nguy hại hay không. Cũng như thuốc Thalidomides cách đây mấy chục năm, vì không được nghiên cứu tính cách an toàn trước khi dùng, nên đã gây ra đau khổ cho nhiều gia đình với con khuyết tật. Hoặc như chất cách nhiệt abestos, đã gây ra biết bao nhiêu trường hợp ung thư phổi, mà cao độ phải mấy chục năm sau mới xuất hiện. Ung thư thường cần vài chục năm để phát sinh. Hoặc như ảnh hưởng của thuốc lá với ung thư phổi.
Nếu cơ thể có sức đề kháng mạnh thì vi ba phóng xạ từ cell phone không làm gì được, nhưng nếu yếu thì, mỗi ngày một ít, phóng xạ sẽ hủy hoại tế bào và trong trường kỳ, đưa tới bệnh hoạn. Không giống như khói thuốc lá, từ trường phóng xạ là chất vô hình, không mầu sắc, không mùi vị. Chúng âm thầm xâm nhập cơ thể nơi có tiếp cận và tạo ảnh hưởng xấu.
Nên khi đã có người nêu ra vấn đề, thì lúc sử dụng cell phone, ta cũng cần có một thái độ khôn ngoan, dè đặt:
- Không dùng cell phone khi có điện thoại loại thường.
- Dùng điện thoại thường bất cứ lúc nào có thể.
- Dùng trang bị phụ để khỏi áp điện thoại vào tai.
- Nói trên điện thoại di động càng ngắn càng tốt.
- Dùng loại điện thoại di động có antenne ở ngoài máy, xa đầu và não bộ.
- Ở nhà hoặc văn phòng, khi có ai kêu trên cell phone, thì kêu lại bằng điện thoại thường.
- Sử dụng tối đa máy nhắn tin pager.
- Mang máy điện thoại trong túi xách tay, chứ đừng bỏ trong túi áo, túi quần.
- Giới hạn sự sử dụng cell phone ở thiếu niên dưới 16 tuổi vì giới này bị ảnh hưởng xấu từ điện thoại di động nhiều hơn người trưởng thành.
Nhiều người cho rằng, sống trong xã hội hiện tại, con người có nhiều nguy cơ gặp hiểm nghèo thường xuyên. Lái xe nửa giờ mỗi ngày còn nhiều cơ hội xấu tới sức khỏe hơn là 10 phút nói trên điện thoại di động; vận động đi bộ có thể bị du đãng cướp bóc, đánh đập; uống thuốc chữa bệnh có thể bị phản ứng chết người; ăn tiệm có thể trúng độc; làm tình có thể thượng mã phong... Ôi đủ thứ nguy cơ! Nhưng tránh được nguy cơ nào thì vẫn hay hơn. Phòng bệnh hơn chữa bệnh mà.
An toàn lái xe
Một khía cạnh khác của điện thoại di động cũng đáng lưu tâm. Ðó là việc điện đàm tâm sự ba hoa khi lái xe đã gây ra nhiều tai nạn chết người cho người lái và người khác. Số tử vong này có lẽ còn cao hơn là do phóng xạ và quá rõ ràng, khỏi cần tốn tiền nghiên cứu chứng minh lôi thôi.
Bài học căn bản lái xe là cần luôn luôn cảnh giác, thận trọng và ứng xử lịch sự. Ðầu hướng về phía trước, mắt vừa nhìn đường, vừa ngó kính chiếu hậu và quan sát người lái chung quanh. Tôn trọng luật đi đường, giới hạn tốc độ và mang nịt an toàn. Nếu lại dùng cell phone, thì cũng tốt thôi, vì phương tiện này có nhiều ích lợi thực tiễn: giúp ta liên lạc với nhau, làm đời sống giản dị hơn, mang lại cấp cứu cho ta khi cần cũng như giúp người khác khi hoạn nạn. Tiện đấy nhưng cũng hại đấy. Nên cần đề phòng.
1- Ðiện thoại bây giờ nó nhiều nút, nhiều cách dùng phức tạp, nhưng nếu làm quen được với chúng thì lại rất có lợi.
Chẳng hạn nút kêu khẩn cấp, nút kêu lại tự động, nút số điện thoại thường kêu... mà khi cần, chỉ việc nhấn nút là điện đàm được.
2- Sắm thêm trang bị phụ để khỏi phải lấy tay cầm áp điện thoại vào tai, dành hai tay cho bánh lái.
3- Ðể điện thoại gần ngay chỗ mình ngồi, dễ lấy, không phải quay mình ra sau, đảo mắt tìm kiếm.
4- Ðang điện đàm mà thấy có bất an lưu thông như tai nạn trước mặt, mưa to chợt tới, nhiều xe cộ... thì ngưng ngay.
5- Giới hạn quay số điện thoại khi đang lái. Quay số khi xe ngừng đèn đỏ hoặc trước bảng stop. Nếu cần lắm, thì quay một nửa, nhìn đường rồi quay tiếp.
6- Không ghi chép, tìm số điện thoại trong khi lái xe.
7- Tránh nói chuyện gây nhiều xúc động mạnh trong lúc vừa lái vừa nói, vì ta rất dễ bị chia trí, gây ra tai nạn.
Phải chi mà ai ai, ngay cả mình, cũng cẩn tắc như vậy, thì đỡ việc cho Ông Tobia biết mấy!
Một nhà sư Phật giáo, thiền sư Thích Nhất Hạnh, là người sáng lập viện đại học Vạn Hạnh Sài gòn ; trước đây, ông đã từng giảng dạy tại đại học Colombia bên Mỹ và đại học Sorbonne bên Pháp. Nhiều người biết đến ông qua các buổi thuyết giảng về thiền tại nhiều nơi trên thế giới và qua các kỳ tu tập cách ly trong Làng Mai bên Pháp, nơi ông đang sinh sống. Ông nói đến đạo Phật của ông là đạo Phật hiện đại, là đạo có thể đem ứng dụng vào hàng ngày để đi tìm sự an lạc ngay trong chính mỗi người.
Mới đây, tháng 5 năm 2001, Thiền sư Nhất Hạnh (NH), 73 tuổi, đã sang Luân đôn thuyết giảng đạo Phật. Nhân dịp này, đài BBC với Quốc Vinh (chủ biên mục Tư Duy Thế Kỷ) đã tổ chức một buổi nói chuyện giữa Thiền sư với các phóng viên Nguyễn Giang (NG), Lê Minh và Nguyễn Hoàng của đài.
Sau đây là tóm tắt những nét chính :
NG : Từ tâm thức của một tu sĩ VN, Thầy nghĩ thế nào khi nói đến VN, từ môi sinh cho đến bạo lực, trong xã hội hiện đại, những vấn đề chung trên thế giới đã lan đến VN rồi, trong làn sóng toàn cầu hóa... thì câu trả lời của Thầy đâu phải chỉ đơn giản là chuyện từng bước đi đem lại hòa bình, hay còn những gì khác nữa?
NH : Tôi thấy nỗi đau khổ người ta đang gánh chịu bây giờ nó cũng dạy cho người ta nhiều lắm và người ta có một trình độ tỉnh thức nào đó, muốn làm điều gì để chận đứng cái đà bạo động kia. Trong thiền quán, chúng tôi quen nhìn thật sâu để hiểu được nguồn cội sâu sắc, mới có thể đi tới một giải pháp . Nếu chỉ tìm biện pháp trên mặt thì không giải quyết được. Thí dụ nếu cha mẹ không sống hài hòa hạnh phúc với nhau, không biết thương nhau mà cứ tiếp tục làm khổ nhau mỗi ngày, thì những khổ đau và bạo động của cha mẹ từ từ thấm vào những người con. Tại trường học người ta không dạy mình làm thế nào để nhận diện nỗi khổ đau, tại gia đình thì mình cũng không được học vì vậy cho nên bạo động lan tràn.
NG : Thầy đòi hỏi và yêu cầu từng người phải hoạt động từng giây phút hướng về hòa bình và chống bạo động thì như vậy có mệt quá không ? Phải tập trung mọi lúc như vậy thì cuộc sống của ta nằm ở chỗ nào ?
NH : Cuộc sống thực của chúng ta nằm trong từng giây phút . Thí dụ cha mẹ phải thức tỉnh, ý thức rằng nếu mình không cư xử với nhau bằng tình thương bằng ngôn ngữ hòa ái, bằng khả năng người này lắng nghe người kia thì sự liên hệ giữa mình với nhau không bao giờ xây dụng được, mình sẽ khổ và con mình sẽ tiếp tục khổ. Vì vậy xin cha mẹ ký một hiệp ước hòa bình với nhau; có thể nói rằng từ nay trở đi tôi sẽ cố gắng tu tập, sử dụng ngôn ngữ hoà ái , tôi không chú trọng đến hạt giống khổ đau, giận hờn bạo động nơi ông nữa, và ông cũng làm như vậy, vì trong tôi cũng có hạt giống của bạo động, của khổ đau, của hận thù. Nếu ông cẩn thận, ông đừng tụ tập những hạt giống xấu đó mà dùng những ngôn từ hòa ái tưới tẩm những hạt giống thương yêu hiểu biết nơi tôi thì như vậy chúng ta đối đãi với nhau dễ dàng, chúng ta có thể sống với nhau một cách thoải mái, an lạc với tình thương. Và như vậy chúng ta ảnh hưởng tốt đến các con. Cha mẹ có thể làm điều đó và làm được liền. Trong đạo Bụt chúng tôi có pháp môn tu tập có thể áp dụng ngay trong giây phút hiện tại. Ðó không phải là chuyện nói suông, mà phải đi tới ngay những biện pháp, những phương pháp sống.
Khi chúng tôi đi khắp nơi trên thế giới để hiến tặng những khóa tu 5 ngày, 7 ngày hay 21 ngày chúng tôi chỉ dạy chừng đó thôi. Làm thế nào để nhận diện hạt giống bạo động, hận thù, khổ đau trong mình, lamụ thế nào để nhận diện hạt giống từ bi , trí tuệ, tình thương, hiểu biết trong con người mình ; mỗi ngày có thể tưới tẩm và tưới tẩm cho nhau những hạt giống tốt để cuộc sống của mình có được phẩm chất khá hơn.
Theo chúng tôi, chỉ cần thực tập vài ba ngày thì trong ta đã có sự đổi thay. Khi mình mĩm một nụ cười, khi mình nói được một lời từ ái, là tại vì hạt giống tốt trong con người mình đã được phát hiện. Người này có thể giúp được người kia. Vợ có thể giúp chồng tưới tẩm những hạt giống của thương yêu, của độ lượng, của niềm vui, giúp cho người chồng tự mình có thể tiếp xúc được với những hạt giống đó. Chuyện đó là chuyện có thể làm, có thể học hỏi và luyện tập được trong ba, bốn ngày.
NG : Người ta có thể làm được chuyện đó mà họ vẫn có những ham muốn đi về phía trước, chẳng hạn kiếm thực nhiều tiền hay là giành lấy những gì được coi là tốt đẹp theo ý riêng của họ, thì cái thông điệp của Thầy nằm ở chỗ nào ?
NH : chúng tôi thường nhắc nhở rằng hạnh phúc chân thật nằm ở chỗ mình có tình yêu chân thật, có lòng từ bi, có sự bao dung. Chúng ta hãy nhìn lại quan niệm hạnh phúc của chúng ta, hãy sống cùng nhau trong thương yêu, đi xe hơi nhỏ hơn cũng được, ở nhà nhỏ hơn cũng được nhưng mình nhìn nhau mình cười với nhau được, mình sống gần nhau, có thì giờ chăm sóc cho nhau, chuyện đó đòi hỏi mình sự tỉnh ngộ .
NG : Thầy nói nhiều về đi tìm hạnh phúc, nhưng tại sao ta phải tìm hạnh phúc ?
NH : Hạnh phúc trước hết là sự vắng mặt của khổ đau. Khi không có bạo động, căm thù, giận hờn trong ta thì ta sẽ có được an lạc trong lòng, và mới có thể tiếp xúc được với mầu nhiệm của sự sống, như trời xanh, mây trắng, chim hót, thông reo...thì những cái đó sẽ nuôi dưỡng chúng ta, làm cho ta nở một nụ cười, ta có thể làm ra hạnh phúc cho những người chung quanh. Nếu không, chúng ta có đầy những hận thù, bạo động, giận hờn thì chỉ làm khổ cho những người chung quanh thôi! Chuyện đó là chuyện dĩ nhiên.
NG : Chuyện đi tìm hạnh phúc là một nỗi muốn rồi, mà theo tôi hiểu cái muốn ấy là lòng dục, là điều có lẽ không tốt.
NH : Cái muốn, có nhiều thứ muốn. Anh muốn giúp người thì đó đâu phải là muốn xấu ? Ðức Thích Ca cũng muốn giúp người nên Ngài mới đi tu. Khi tu thành Ðạo rồi, Ngài muốn giúp người, nên Ngài đã dạy trong 45 năm. Cái muốn đó là muốn tốt. Chỉ cái muốn xấu mình mới cần chuyển hóa nó thôi. Cái muốn tốt thì tại sao mình lại dại dột đem chuyển hóa ? Muốn có trí tuệ, muốùn có tình thương, muốn làm hạnh phúc cho nhân loại và cho các loài khác.. cái muốn đó rất cần thiết. Chính đức Thích Ca đã nói như vậy.
Trong đạo Bụt chúng tôi nói tới sự tỉnh ngộ như là điều thực tập căn bản. Ðạo Bụt từ chữ Buđha mà ra, có nghĩa là người tỉnh thức, conụ Buđhism là con đường của sự tỉnh thức, tất cả bắt đầu từ chỗ một giây phút tỉnh thức.
Tôi thấy bây giờ giới trẻ có người tỉnh ngộ họ muốn sống một cuộc sống an bình, không muốn xô bồ bạo động; có nhiều người trẻ tỉnh thức, bắt đầu ít ăn thịt hơn, họ thấy ăn thịt không làm cho mình khoẻ mạnh hơn. Ví dụ bên Mỹ bây giờ khắp các siêu thị đều có bán đậu hũ, và khi mình đi máy bay mình thấy các chuyến máy bay bây giờ đều không cho hút thuốc, none smoking plane, và trên mỗi bao thuốc lá đều có đề là "Coi chừng, hút thuốc là nguy hiểm cho sức khoẻ của bạn". Chúng tôi cho đó là những thứ giác ngộ. Rất nhiều người đã tỉnh ngộ, đã tìm cách sống thế nào cho trái đất mình còn có đủ sự xinh tươi và trong sáng để cho con cháu mình được hưởng. Trình độ giác ngộ đó đang hiện hữu và đang tiến triển. Chúng ta đừng bi quan quá, ta thấy những điều tích cực và tiếp tay yểm trợ nó , đồng thời góp phần giúp mọi người tỉnh thức. Ngược lại, trên con đường tiêu thụ sản xuất ta phải làm giảm việc tiêu thụ những sản phẩm nuôi lớn sự bạo động, sự căm thù nơi mình và nhất là nơi giới trẻ.
NG : Có phải hướng đi Phật giáo của Thầy không có gì trái với computer ?
NH : Thật ra chúng tôi đã sử dụng computer một cách thông minh. Cứ mỗi 15 phút thì computer thỉnh chuông để chúng tôi thở và chúng tôi biết là không tự đánh mất mình trong công việc.
Computer là một dụng cụ, mình đừng để trở thành nạn nhân của dụng cụ đó. Mình phải làm chủ.
NG : Nếu ta đi quá một bước nữa, chẳng hạn trong công nghệ sinh học, có thể tạo ra trí tuệ nhân tạo, có thể nó thống trị lại con người, chuyện biến cải gen, chuyện cloning... Thầy có chấp nhận những thứ đó, nó có trái với giáo lý mà Thầy rao giảng hay không ?
NH : Mình có trí tuệ, vì vậy phải dùng nó để soi sáng. Cái gì cũng cần có thời gian thí nghiệm. Phương pháp tu học cũng vậy. Những loại ngũ cốc trồng theo phương pháp genetry modified thì cần thời gian nghiên cứu xem việc sử dụng nó có tác hại gì cho cơ thể hay không .
NG : Vậy là trên nguyên tắc, Thầy không phủ nhận ?
NH : Không. Nếu mà phủ nhận trong khi mình không biết gì về cái đó hết thì cái đó là sự ngu si rồi, đó không phải là trí tuệ nữa. Sau khi thí nghiệm chắc chắn rồi, thấy nó không phương hại cho sức khoẻ thể chất và tâm thần con người thì lúc đó mình mới chắc thôi.
NG : Ðiều Thầy vừa nói, ý thức về môi sinh, ý thức về chủ nghĩa tiêu thụ có nguy hại thế nào đối với con người, đối với môi trường... thì đã được rất nhiều nhân vật, tổ chức, nhiều quốc gia nói đến, chính phủ nào cũng tự nhận là dân chủ, là bảo vệ nhân quyền, bảo vệ môi sinh, thì thông điệp của Thầy đi về đâu?
NH : Tôi nghĩ rằng đất nước mình nếu người ta biết lợi dụng sức mạnh tâm linh thì người ta có thể thoát khỏi giai đoạn khó khăn này rất dễ dàng. Tôi nghĩ các nhà lãnh đạo chính trị ở VN họ biết rất rõ cả trong hệ thống lãnh đạo của đảng và của chính quyền rằng sự tham nhũng đã đến giai đoạn nặng nề vô cùng. Guồng máy của đảng và chính quyền chạy bằng xăng nhớt của tham nhũng và cả của sự sợ hãi, nghi kỵ.
Sợ hãi người ta lật đổ mình, người ta âm mưu phá mình. Cái đó chỉ chứng tỏ mình có nỗi sợ hãi rất lớn, nỗi nghi ngờ rất lớn.
Nếu những người có trách nhiệm ở Việt nam tới gặp chúng tôi, cùng uống trà đàm đạo, cùng ngồi thiền với chúng tôi vài ba ngày thì những sợ hãi nghi ngờ se tiêu tan, sẽ thấy họ tưởng tượng ra nhiều hơn.
NG : Như vậy Thầy tin giải pháp của Thầy mạnh hơn chủ nghĩa Mac xit ?
NH : Ðạo Bụt là một đạo rất bao dung, đi tới đâu thì nó chấp nhận triết lý, văn hóa, tôn giáo của nơi đó, chứ không bao giờ chống. Trong quá khư,ù tôi đã từng viết những luận văn "Ðạo Bụt với Mac xit", chúng ta có thể học được từ thuyết Mac xit những điểm tốt nào đó và chúng ta có thể làm cho thuyết Mac xit trở nên một yếu tố của nền văn hóa Việt nam vì văn hóa Việt nam có khả năng dung hợp và biến cải rất hay. Chúng ta đã dung hợp được đạo Lão, đạo Khổng và những nền văn hóa khác, chúng ta đã có khả năng biến những chất liệu đó thành văn hoá của ta thì tại sao ta lại không thể lấy được từ thuyết Mac xít một vài yếu tố có thể bồi đắp cho gia tài phong phú đó. Tinh thần Phật giáo không phải chỉ đời này mới có, nó có từ 25 thế kỷ về trước.
NG : Thầy có lo sợ rằng văn hóa Việt nam suy yếu đến mức độ không qua nổi cơn toàn cầu hóa, nếu ta nhìn toàn cầu hóa như một cái gì đó không tốt đẹp ?
NH : Tôi không nghĩ chúng ta không đủ sức làm việc đó. Nếu quí vị về VN thấy những người lớn tuổi đang sống ở các làng mạc, họ vẫn còn đứng vững trên nền thành trì văn hóa Việt.
NG : Nhưng những người trẻ ở VN, những thanh niên, chúng tôi về các làng và quan sát thấy họ không quan tâm gì hết, ngoài chuyện hút xách, chuyện ăn chơi. Còn làng xã bây giờ xây thành làng xi măng, không còn cây tre nữa, không còn cây xanh nữa.
NH : Nếu quí vị tới làng Mai bên Pháp quí vị sẽ thấy các tăng ni xuất gia toàn là người trẻ, tốt nghiệp đại học. Có những người đậu bác sĩ y khoa và khoa học. Bên này với bằng cấp họ có đầy đủ phương tiện để sống cuộc đời vật chất dồi dào. Hỏi tại sao họ từ bỏ , xuất gia để sống trong tăng đoàn ? Tại vì họ thấy cuộc sống an vui, có thể giúp được nhiều người. Ở Việt nam cũng vậy, những thanh niên đi trên con đường trác táng và chạy theo tiền bạc là vì họ chưa thấy con đường nào đẹp hơn con đường đó. Trong khi đó thì chính phủ VN không cho phép chúng tôi về để trình bày vấn đề đó mà chỉ cho phép về cúng lễ hành đạo theo phương pháp cổ điển thôi.
Nếu họ thông minh họ có thể thấy nơi chúng tôi một đồng minh về phương diện tinh thần. Nhưng có lẽ vì sự sợ hãi lớn quá khiến họ không thấy được điều lợi này. Nếu chúng tôi đã gây cảm hứng được cho hàng triệu thanh niên tây phương đến tu học thọ 5 giới ; sách của chúng tôi đã đi sâu vào các tầng lớp dân chúng ở các nước tây phương thì họ sẽ thấy chúng tôi có thể nói chuyện với giới trẻ VN, đưa người trẻ về con đường tâm linh, con đường văn hoá dân tộc .
Ðiều này rất quan trọng. Nếu không có yếu tố tâm linh và phát triển văn hóa dân tộc thì nó sẽ đưa tới sự đổ vỡ toàn diện của đất nước VN.
Anh Trung Kỳ mến,
Thiên Ðức xin giới thiệu đến anh bài nghiên cứu mới của cư sĩ MẬT NGHIÊM tức là ÐẶng Nguyên Phả chủ nhiệm báo SAIGON POST để anh giới thiệu đến độc giả.
----------------------------------------------------------------------------------------
TRIỂN VỌNG VỀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA
ÐẠO PHẬT TRÊN THẾ GIỚI VÀO THẾ KỶ 21
(Bài Thuyết Trình do Cư Sĩ MẬT NGHIÊM
trình bày trong Ðại Hội Thường Niên Tổng Hội Cư Sĩ ngày 10-3-2002)
I. THỰC TRẠNG CỦA NHÂN LOẠI NGÀY NAY.-
Nhân loại vừa bước qua năm 2002 để thật sự vào thời kỳ bắt đầu của Thế Kỷ 21. Thế Kỷ 20 đã qua đi với những buồn vui và lo âu, khắc khoải. Buồn vì hai trận Thế Chiến đau thương, tang tóc kéo theo 51 triệu người bỏ mạng. Vui vì khoa học đã tiến được một bước dài làm đổi thay cuộc sống loài người. Lo âu vì sợ năm 2000 tận thế bởi một niềm tin mù quáng đe dọa. Khắc khoải vì sợ biến cố Y2K làm đảo lộn những dữ kiện tin học. Thế rồi, tất cả đã qua đi như mây bay, như gió thoảng để trời xanh, nắng đẹp vẫn tô điểm địa cầu.
Nhìn lại lịch sử thế giới, khoảng 150 năm qua khoa học đã tiến một cách vượt bực làm thay đổi cả bộ mặt địa cầu. Nhân loại ngày nay đang bước vào thời đại văn minh tin học, mang theo những tiến bộ khoa học kỹ thuật lớn lao đang làm thay đổi cuộc sống con người. Những đặc điểm mà khoa học đã đem đến cho chúng ta khác với cha ông mình thuở trước gồm những điểm sau đây:
Thứ nhất: Rút ngắn thời gian di chuyển từ nơi này đến chỗ kia bằng các phương tiện vận chuyển tân tiến thay vì ngày xưa phải dùng ngựa, xe hay thuyền.
Thứ hai: Thu hẹp không gian nhờ những phương tiện khoa học điện tử truyền thông như truyền hình, truyền thanh, Internet khiến mọi người xích lại gần nhau qua âm thanh và ánh sáng. Ngày nay một việc xảy ra cách ta hàng vạn dặm có thể chỉ trong vài phút đã hiện ra trước mắt ta nhờ ở truyền hình, nhờ vào phương tiện truyền thông, Radio và Internet.
Thứ ba: Khoa học đã mở rộng tầm nhìn của con người ra ngoài vũ trụ bao la để ngày nay xác nhận được ngoài địa cầu của chúng ta với giải Ngân Hà, còn nhiều Thiên hà khác gồm hàng triệu triệu vì sao, giống với cái nhìn nói trong kinh điển Phật Giáo là có hằng sa thế giới quanh ta, chứ không phải chỉ có Thiên Ðường, Ðịa Ngục và Trái đất như niềm tin cổ xưa của những người theo Nhất thần giáo hiện còn truyền bá đến ngày nay.
Thứ tư: Khoa học đã tìm ra được những vận chuyển trong con người, với những đổi thay của các tế bào giúp cho y khoa cách chữa bệnh và chuyển đổi cơ thể với hai thành công vô cùng quan trọng, đó là:
1.- Khoa học gia Ian Wilmut thuộc Scotland đã thí nghiệm thành công phương pháp "Nhân bản vô tính" tạo được con cừu Dolly vào năm 1997.
2.- Tiến Sĩ Francis Collins đã công bố "bản đồ Gene" của con người vào năm 2000 nghĩa là đi sâu vào sự cấu tạo về thể chất con người, từ đó có thể làm thay đổi sự sống của người đời.
Bốn điểm tổng quát vừa kể trên đã nói lên bước tiến dài của khoa học đối với đời sống nhân loại. Trên đây là kể công của khoa học, giờ ta thử khách quan nhận xét xem khoa học gây những tổn hại gì? Thật ra chúng ta được hưởng những tiến bộ của khoa học thì cũng phải chịu những tác hại của nó. Sau đây là những ảnh hưởng vật chất do nền khoa học gây nên:
- Một là "Làm ô nhiễm môi sinh". Trên không là những khí thải do xe cộ và các nhà máy xả ra. Dưới nước là nước bẩn từ các nhà máy, loại nước thải công nghiệp có độc tính lớn đi theo đường cống chảy vào các sông ngòi rồi ra biển. Ở mặt đất thì các loại phân đạm, các thuốc trừ sâu, diệt cỏ làm đất bị ô nhiễm nên dần dần mất đi mầu mỡ, trở nên khô cằn sẽ gây những hậu quả là cây cối và người bị nhiễm độc. Ấy là chưa kể những loại rác công nghiệp tức là các thứ phế thải từ các nhà máy đổ ra sông hay chôn trên đất.
- Hai là "Làm tăng nhiệt độ trái đất và khiến thời tiết thay đổi bất thường". Ðó là kết quả của vấn đề sử dụng quá nhiều chất hóa học tạo nên hiện tượng "Hiệu ứng lồng kính" và "Thủng tầng Ozone". Ảnh hưởng của vấn đề này sẽ làm thay đổi khí hậu, tạo sự thiếu quân bình sinh thái nguy hại cho đời sống con người.
- Ba là "Làm chậm mức phát triển tự nhiên của các loại thảo mộc và làm diệt chủng một số sinh vật trên rừng và ngoài biển". Một số thú vật trên rừng ngày càng trở nên quí hiếm vì ít sinh sản do ảnh hưởng môi sinh và khí hậu, còn các loài thủy sản thì vì nước bị nhiễm độc và người ta đánh bắt quá nhiều.
- Bốn là "Phục vụ cho chiến tranh, phá hoại sự an bình và ổn định xã hội". Ngày nay khoa học ngày càng tạo ra những loại vũ khí giết người hàng loạt như bom hạch nhân, bom khinh khí, và các loại vũ khí sinh học, hóa học dùng cho mục tiêu quân sự, sát hại lẫn nhau.
Trên đây là 4 điểm tác hại của khoa học vào đời sống vật chất, bây giờ chúng ta xét sang các tác hại của khoa học lên đời sống nhân loại về mặt tinh thần, cũng gồm 4 điểm.
Một là: Tạo cho thế giới một quan niệm sống chạy theo hưởng thụ vật chất, lao mình vào sự kiếm tiền, đánh giá giàu nghèo bằng mức tiêu xài, phung phí tài nguyên mà quên đi đời sống tinh thần, đạo đức và lý tưởng.
Hai là: Làm lung lay hầu hết các truyền thống tôn giáo vì giới trẻ ngày nay tin vào khoa học hơn là các giáo điều tôn giáo. Tin khoa học hơn thần linh.
Ba là: Tạo nên một sự mất quân bình trong con người giữa tinh thần và thể xác, nên con người thời nay thường mang bệnh trạng về tâm lý và tâm thần mà tự mình không biết, đến độ có những hạng người lao vào hưởng thụ, có những người luôn bị trầm cảm "stress" vì làm việc quá độ, có khi chán nản cả ngay cuộc sống hiện thời.
Bốn là: Các tôn giáo cũ đang bị suy thoái, nhiều tôn giáo mới mọc lên nhằm đáp ứng những thao thức của con người, chỉ để xoa dịu tâm lý chứ không đi đến những lợi ích tinh thần thật sự, đôi khi chỉ để phục hồi niềm tin nơi Thượng Ðế mà khoa học đã cho là không có Thượng Ðế, Thượng Ðế chỉ là giả tưởng.
Từ bốn điểm tinh thần vừa phân tích, chúng ta sẽ tìm hiểu về đời sống của các tôn giáo hiện thời ra sao.
II. HIỆN TRẠNG CÁC TÔN GIÁO TRÊN THẾ GIỚI.-
Vì các tôn giáo được đặt ra nhằm đáp ứng nhu cầu tinh thần của con người, mà tinh thần mỗi người ở một mức độ khác nhau, đòi hỏi những đáp ứng khác nhau cho nên ngày nay trên thế giới có đến hàng vạn tôn giáo khác nhau, nhưng chúng ta chỉ bàn đến ở đây về một vài tôn giáo lớn mà trong đó Ðạo Phật là một. Nếu dựa vào số lượng tín đồ để xếp hạng thì hiện nay Ðạo Thiên Chúa đứng đầu, kế đến Ðạo Hồi, rồi Ấn Ðộ Giáo sau mới tới Ðạo Phật. Theo bảng thống kê của Văn Phòng Nghiên Cứu Tôn Giáo Thế Giới ở Âu Châu, công bố năm 2000 thì trên toàn cầu Ðạo Phật có khoảng hơn 400 triệu, đông nhất tại Á Châu với số lượng 387 triệu 170 ngàn tín đồ. Tại các châu khác như Âu, Mỹ, Phi thì Phật Giáo ngày nay đã được nhiều người biết đến, so với cách đây nửa thế kỷ. Hình ảnh của các Tu Sĩ Phật Giáo - đặc biệt là các vị Sư Tây Tạng - đã được dân chúng Âu Mỹ tiếp nhận với nhiều cảm tình chứ không lạnh nhạt, thờ ơ như thuở trước kia. Cho đến hôm nay Ðạo Phật đã có mặt ở khắp thế giới và đang bắt đầu phát triển trên những đất mới.
Trước khi bàn riêng về Ðạo Phật, ta phải nhìn qua bức tranh toàn cảnh của các tôn giáo trên thế giới. Nếu chúng ta nhìn vấn đề tôn giáo bằng con mắt nghệ nhân thì ta đánh giá tôn giáo về mặt xây dựng xã hội, làm đẹp cuộc đời, cho người bớt khổ và đem đến an vui, hạnh phúc. Với chức năng đó thì tôn giáo lúc nào cũng là những bông hoa đẹp tô điểm cho đời, làm đẹp nhân sinh. Các tôn giáo lớn hiện có mặt trên địa cầu này có số tín đồ đông đảo phần lớn đều đã trải qua hàng ngàn năm lịch sử dựng Ðạo, giúp đời. Trong quá trình đó, sự hiện hữu ngày nay là hậu quả của những hoạt động trong thời gian qua hay nói khác đi hệ quả của vấn đề tôn giáo của thế kỷ này là những gì tác động từ thế kỷ trước.
Nhìn vào lịch sử, trong Thế Kỷ 20, các tôn giáo lớn đều gặp những thử thách không nhỏ bởi các chế độ chính trị, các trào lưu tư tưởng, các chủ thuyết, ngoài ra còn sự tranh chấp giữa đạo này với đạo khác, gây nên bạo động, xô xát, có khi tiến đến chiến tranh. Lược qua hai thập niên sau cùng của Thế Kỷ 20, ta thấy có khoảng 10 cuộc chiến mang tính tôn giáo:
Thứ nhất phải kể cuộc chiến ở Bắc Ái Nhĩ Lan giữa những tín đồ Tin Lành và Thiên Chúa Giáo thuộc La Mã đã kéo dài hàng thế kỷ.
Thứ hai: Cuộc chiến Bosnia và Kosovo giữa người Albania theo Hồi Giáo và người Serbia theo Chính Thống Giáo, cuộc chiến này còn mang thêm tính sắc tộc nữa.
Thứ ba: Cuộc chiến Croatia giữa những người theo Thiên Chúa Giáo La Mã và Hồi Giáo.
Thứ tư: Cuộc chiến ở Nam Sudan giữa những tín đồ Thiên Chúa Giáo La Mã và các tín đồ Hồi Giáo.
Thứ năm: Cuộc chiến giữa người Thổ Nhĩ Kỳ theo Hồi Giáo và người Hy Lạp theo Chính Thống Giáo tức Thiên Chúa Giáo, ở đảo Cyprus.
Thứ sáu: Cuộc chiến ở Kashmir giữa những người theo Hồi Giáo được Pakistan hỗ
trợ với những người theo Ấn Ðộ Giáo được Ấn Ðộ hậu thuẫn.
Thứ bẩy: Cuộc chiến ở Ambon, Indonesia giữa những người Hồi Giáo và tín đồ Thiên Chúa Giáo. Trước đó là cuộc chiến tại Ðông Timor cũng của hai tôn giáo này.
Thứ tám: Cuộc chiến ở Sri Lanka giữa chính quyền theo Phật Giáo và phe Ấn Giáo đòi ly khai gọi là Hổ Tamil.
Thứ chín: Cuộc chiến tại Afghanistan trước đây giữa hai phe Hồi Giáo Taliban và Liên Minh Phương Bắc, nay là cuộc chiến chống khủng bố.
Thứ mười: Cuộc chiến tại Philippines giữa chính phủ theo Thiên Chúa Giáo La Mã và lực lượng Hồi Giáo gọi là Moro. Hiện nay đang có cuộc chiến tiêu diệt nhóm Abu Sayab theo Hồi Giáo, được coi như thành phần khủng bố có liên lạc với tổ chức khủng bố quốc tế Al Qaeda.
Mới đây nhất là cuộc xung đột tôn giáo đẫm máu tại Ấn Ðộ khởi đầu từ ngày 27-2-2002 giữa những người theo Hồi Giáo và những tín đồ Ấn Ðộ Giáo, chỉ trong vòng một tuần lể mà có tới 700 người chết và nhiều nhà bị đốt cháy tại bang Gujarat.
Trên đây là những xung đột tôn giáo đã xảy ra và có cái đang còn tiếp diễn, cho đến hiện nay. Sở dĩ các cuộc chiến do động cơ tranh chấp tôn giáo được kể đến đầu tiên, trong phần nhận định tình hình các tôn giáo, là để chúng ta cùng thấy sự bất ổn của thế giới ngày nay không chỉ vì chính trị và kinh tế mà cả vì tôn giáo nữa. Ngoài ra còn một mặt khác mà chúng ta cần để ý là chính trị đôi khi lợi dụng chiêu bài tôn giáo hay khoác lên cái mũ tôn giáo để mà tiến hành tranh chấp quyền lợi.
Trở lại vấn đề thuần túy tôn giáo thì một điều mà mọi người đều thấy, nhưng lại không dám can thiệp hay không đủ thẩm quyền để xen vào, đó là sự tranh chấp giữa các phe phái trong cùng một tôn giáo, hoặc giữa tôn giáo này với tôn giáo khác, ấy là chưa kể những lục đục xảy ra trong cùng một phái. Ðể dẫn chứng cụ thể ta thấy trong Thiên Chúa Giáo gồm bốn phái lớn đó là Ki Tô La Mã, Chính Thống Giáo, Anh Quốc Giáo và Tin Lành, các phái này tuy cùng một gốc nhưng có đường lối riêng, tổ chức riêng và quyền lợi riêng, khi đụng chạm quyền lợi thì vẫn chống đối nhau dù là cùng thờ một Chúa. Ðiển hình ta có thể kể hiện nay ở bên Nga là lãnh thổ của Chính Thống Giáo, ở đó có luật cấm không cho Thiên Chúa Giáo La Mã truyền đạo. Rồi phái Thiên Chúa Giáo La Mã công khai chống Tin Lành như ở Ái Nhĩ Lan v.v... Về tranh chấp trong cùng phe phái thì như Tin Lành gồm trên 200 hệ phái , cũng khó nhất trí về mặt quyền lợi thì nói gì đến đồng tâm. Bên Hồi Giáo thì hai phe Shiite và Sunni chống nhau dữ dội có khi tiến đến đổ máu. Ðạo Phật thì tuy không tranh chấp đến độ xung đột đổ máu, nhưng sự kiến chấp về Ðại Thừa, Tiểu Thừa hay các hệ phái cũng khiến Phật Giáo ngấm ngầm có sự phân hóa.
Bây giờ, điểm lại tình hình các tôn giáo hiện thời, về hình thức và tổ chức thì có khá nhiều, nhưng về thực chất đem lại hạnh phúc và phục vụ nhân sinh thì quá hiếm. Cuộc sống quay cuồng của xã hội ngày nay và quan niệm chạy theo vật chất cùng sống hưởng thụ đã khiến con người thời đại ngày càng xa Ðạo. Trong thế kỷ qua, các Ðạo lớn đều gặp những thử thách và những thăng trầm không nhỏ.
Ðạo Thiên Chúa gặp đại nạn ở nước Nga và các nước Ðông Âu theo Cộng Sản bị cấm không cho bành trướng khoảng thời gian trên dưới nửa thế kỷ. Ở Trung Ðông thì bị Ðạo Hồi lấn át. Ở Tây Âu thì tín đồ bị khủng hoảng niềm tin, bị khoa học đánh đổ hoàn toàn quan điểm về vũ trụ do Thiên Chúa sáng tạo, khi đưa ra thuyết "Big Bang", đồng thời công bố thuyết tiến hóa Darwin chứng minh rằng con người từ loài vật chuyển hóa thành chứ không phải do Thiên Chúa nặn ra, quan điểm này đã được Ðức Giáo Hoàng John Paul II đồng ý và công khai chấp nhận, đó là một thay đổi lớn về mặt tín điều của Giáo Hội Công Giáo La Mã. Ngày nay khoa học chứng minh thuyết Darwin cũng sai rồi. Theo nhận định của báo Le Nouvel Observateur thì tình trạng người đi lễ nhà thờ cũng như các tu sĩ Công Giáo ngày một giảm sút ở Âu Châu. Trong khi đó Ðạo Tin Lành phát triển vì nhiều người đổi đạo từ Công Giáo sang Tin Lành. Tình trạng này càng rõ hơn ở Châu Mỹ La Tinh đến độ vào đầu năm 1996 trong chuyến công du Nam Mỹ, Ðức Giáo Hoàng John Paul II đã nói nặng phái Tin Lành Pentecostal là "những con chó sói đói" đã cướp tín đồ của Ðạo Công Giáo, làm xôn xao dư luận mà báo Newsweek phát hành ngày 12-2-96 đã đăng tải. Ở Á Châu Ðạo Tin Lành cũng phát triển mạnh hơn Công Giáo, còn ở Trung Ðông thì Ðạo Hồi lấn át hầu hết tất cả các Ðạo khác.
Ðạo Phật tại Á Châu trong suốt chiều dài của Thế Kỷ 20 cũng gặp những khó khăn, không chỉ với sự bành trướng của chế độ Cộng Sản ở Trung Hoa và Việt Nam, mà còn gặp sự phát triển của các tôn giáo khác dựa vào hậu thuẫn chính trị và tiền bạc để thu phục tín đồ. Hơn thế nữa, Ðạo Phật trong tinh thần không tranh chấp, hướng vào nội tâm tự tu tự chứng, trong một xã hội đua chen lại chạy theo bề ngoài thì dĩ nhiên không phát triển mạnh được, nên gần như bị dậm chân tại chỗ.
Trên đây là vài nhận xét khái quát về vấn đề tôn giáo hiện nay. Bây giờ nếu muốn bàn về triển vọng của Phật Giáo trong thế kỷ 21 thì ta phải xét qua xu hướng tinh thần của nhân loại vào thời điểm hiện nay..
III. HƯỚNG TINH THẦN ÐÒI HỎI CỦA NHÂN LOẠI.
-
Văn minh nhân loại trong hơn một thế kỷ qua đã phát triển mạnh dựa vào khoa học kỹ thuật, theo hướng xây dựng hạnh phúc con người bằng hưởng thụ vật chất. Từ chiều hướng đó cả thế giới ngày nay được hình thành theo mô thức xã hội tự do kinh tế, đánh giá bằng công nghiệp sản xuất và mức độ tiêu thụ. Con người thời nay ở tại các nước tiến bộ là con người phải xài nhiều, giá trị được tính bằng tiền bạc và mức tiêu dùng. Thí dụ cụ thể ngay tại Hoa Kỳ này, người được coi là có "good credit" là người phải tiêu xài, có "credit card", phải mắc nợ nhà băng mà trả sòng phẳng. Trong chiều hướng đó, con người đã bị tiêu chuẩn hóa bằng tiền bạc, bị thương mại hóa về giá trị cùng địa vị, bị cơ giới hóa cả xã hội, bị điện toán hóa đầu óc và sau cùng bị máy móc hóa ngay đời sống mọi người. Nhìn theo con mắt nhận định của Phật Giáo thì con người thời nay đang chạy theo hình tướng, đang sống theo bề ngoài nên tâm luôn động và thường đánh mất mình ngay trong cuộc sống. Cho nên, nhân loại ngày nay mang hai căn bệnh thời đại về mặt tinh thần, đó là:
- Thứ nhất: Sự bất an tinh thần.
- Thứ hai: Khủng hoảng niềm tin nơi các tôn giáo truyền thống.
Về căn bệnh thứ nhất hiện đang trùm khắp địa cầu, nhất là sau vụ khủng bố tại Mỹ ngày 11 tháng 9 năm 2001. Người ta cảm thấy bất an vì ngày nay ở bất cứ đâu cũng có thể bị tấn công bởi những kẻ ác. Mục tiêu của họ không chỉ là những kẻ đối đầu mà ngay cả dân lành vô tội. Hơn thế nữa, chưa bao giờ cuộc sống của nhân loại bất an như ngày nay vì vũ khí giết người hàng loạt không còn bí mật, không còn khó chế tạo nữa, các nước nhỏ hay thậm chí đến một tổ chức cũng có thể mua được loại vũ khí này. Người ta càng bất an hơn, nếu biết rằng những kho vũ khí của Mỹ và Nga có thể phá hủy cả địa cầu này. Chưa bao giờ nhân loại đứng bên bờ vực của sự tự hủy diệt như bây giờ. Mạng lưới Internet vào mỗi gia đình đã mở rộng tầm nhìn ra thế giới, nhưng cũng tạo sự bất an không nhỏ. Vì vậy cho nên con người phải đi tìm về chỗ an bình, chỗ dựa tinh thần là tôn giáo.
Về căn bệnh thứ hai "Sự khủng hoảng niềm tin nơi các tôn giáo" như vừa phân tích ở trên, vì con người mải chạy theo vật chất nên mất quân bình về tinh thần, nhưng khi họ đi tìm nơi nương tựa là tôn giáo, thì lại gặp phải vấn đề "mất niềm tin". Sở dĩ người ta mất niềm tin là vì tôn giáo đã không đáp ứng được những nhu cầu tinh thần mà họ mong muốn. Nhu cầu tinh thần của người đời rất giản dị chỉ mong muốn một cuộc sống hạnh phúc, an vui và những an ủi khi khổ đau hoạn nạn. Chức năng của tôn giáo là phụng sự nhân sinh đem lại an bình, hạnh phúc, kiến tạo một xã hội tốt đẹp để mọi người được sống trong sự thương yêu, hòa hợp, trong một trật tự không bị áp chế bởi giáo điều, hay quyền lực. Nhưng hầu hết các tôn giáo đương thời không làm tròn chức năng đó. Tôn giáo không làm tròn chức năng vì hai điểm:
- Một là: Ðường lối không thích ứng với thời đại.
- Hai là: Các vị lãnh đạo tinh thần đã hướng hoạt động về củng cố giáo quyền hơn là phục vụ xã hội và nhân sinh.
Về mặt đường lối, vài tôn giáo lớn vẫn còn duy trì tính cách độc tôn, kèm theo việc thực thi một số giáo luật lỗi thời đã áp dụng từ hàng ngàn năm trước khiến con người thời đại, với kiến thức khoa học ngày nay và tinh thần tự do tư tưởng thấy không thể chấp nhận được.
Về mặt các vị lãnh đạo tinh thần thì phần đông muốn bảo vệ cơ sở, bành trướng tổ chức, củng cố giáo quyền, nên các tín đồ trở thành công cụ để thực hiện mục đích trên, khiến mất đi ý nghĩa "Ðạo lập ra để phụng sự Ðời".
Qua những nhận xét về hiện trạng các tôn giáo vào thời điểm này, nay ta thử tìm hiểu xem nhu cầu tâm linh của nhân loại bước vào Thế Kỷ mới đòi hỏi những gì?
Muốn trả lời câu hỏi này, ta phải nhìn vào thế giới, vì các nhu cầu tinh thần đều phát xuất từ con người trong môi trường sống phù hợp với từng giai đoạn. Thế giới vào Thế Kỷ 21 này đang hình thành một trật tự mới, với ba đặc trưng.
Thứ nhất: Một cuộc cách mạng tin học đang diễn tiến.
Thứ hai: Một sự phân tích sâu xa về con người qua các tìm tòi về "Gene" và "DNA" cùng "Nhân bản vô tính" nhằm chuyển đổi và kéo dài đời sống con người.
Thứ ba: Hướng đến toàn cầu hóa về nhiều mặt trước hết về kinh tế.
Muốn phát huy được những điểm trên thì cần phải có một thế giới "an bình và hợp tác". Tất cả những điểm trên đều nhắm xây dựng một thế giới tiến bộ nhưng thiên về vật chất, nên cần bổ túc về mặt tinh thần, đó là vai trò đòi hỏi ở tôn giáo. Nhân loại ngày nay cần có một nhu cầu tâm linh hợp với thời đại để quân bình cuộc sống nghĩa là một nhu cầu phát triển tốt đẹp cả về vật chất lẫn tinh thần. Ðây là một nhu cầu cấp thiết và sống còn của nhân loại hôm nay để đối phó với bất an, để có hòa bình thực sự và để phát triển vẹn toàn. Một vĩ nhân thế giới trong Thế Kỷ 20 mà ai cũng biết, đó là nhà Bác Học Albert Einstein đã nhận xét về vấn đề tôn giáo của Thế Kỷ 21 với những lời lẽ như sau: "Tôn giáo tương lai sẽ là một tôn giáo chung cho cả vũ trụ, tôn giáo này phải vượt lên trên một Thượng Ðế cá thể và tránh những giáo điều cùng lý thuyết. Bao gồm cả thiên nhiên và tinh thần, nó phải được dựa trên cơ sở một tôn giáo mang tính thực nghiệm về mọi sự vật, cả tự nhiên và tinh thần trong sự hợp nhất viên mãn, Ðạo Phật đáp ứng được những điều mô tả trên."
Qua lời phát biểu trên ta thấy nổi lên ba điểm đối với một tôn giáo cho thời đại mới, đó là:
Thứ nhất: Tôn giáo này là một tôn giáo chung với ba đặc điểm:
- Không nặng về giáo điều
- Không chỉ là lý thuyết
- Không chấp nhận một Thượng Ðế độc tôn
Thứ hai: Tôn giáo này phải dựa trên cơ sở thực nghiệm và bao trùm mọi sự vật từ thiên nhiên đến tinh thần chứ không chỉ dành riêng cho con người.
Thứ ba: Tôn giáo này phải là một thể duy nhất về ba mặt vật chất, tinh thần và sự sống.
Qua sự phân tích trên, chúng ta thử tìm hiểu xem Phật Giáo đáp ứng được những gì cho thế giới mới.
IV. SỰ CỐNG HIẾN CỦA PHẬT GIÁO CHO NHÂN LOẠI.
-
Từ hơn 25 thế kỷ nay, Phật Giáo đã đóng góp phần mình cho sự sống và nhân sinh, dù trải qua nhiều thăng trầm nhưng mục đích vì nhân sinh và cứu độ chúng sinh vẫn không thay đổi.
Nói về nhân sinh tức là sự sống của con người thì vấn đề có quan niệm sống đứng đắn là điều quan trọng, điều này đã được giáo lý nhà Phật dạy trong "Bát Chánh Ðạo". Trên địa cầu này, nhân loại rất đa dạng gồm nhiều chủng tộc, nhiều sắc dân, mỗi thứ đều có một truyền thống, một nếp sống và tư duy khác biệt. Tôn giáo không thể đến với họ bằng những giáo điều bắt buộc, với một niềm tin đóng khung, rồi đòi hỏi người ta theo đúng như thế để mở mang tín ngưỡng của mình. Một số tôn giáo đã đi theo con đường này nên họ đi truyền giáo bằng bạo lực hoặc bằng mua chuộc. Phật Giáo không đi theo hướng đó mà đến bất cứ đâu cũng từ từ hội nhập với con người tại chỗ, rồi chấp nhận những điều dị biệt của họ để rồi dẫn họ đến chỗ hòa đồng, đến chỗ đồng nhất về sự sống, về chân lý sống mà không áp đặt hay mua chuộc.
ở Ðó là sự cống hiến thứ nhất của Phật Giáo cho loài người về "Chân lý sống hay quan niệm sống" dẫn đến an vui, hạnh phúc.
ở Cống hiến thứ hai của Phật Giáo là "Tình thương bao la đi cùng với sự bình đẳng không phân biệt" dẫn đến hòa bình thực sự cho con người. Chỉ có tình thương và tâm bình mới dẹp được tranh chấp, vì "Tâm Bình Thế Giới Bình" đó là lời dạy của Ðức Phật như một chân lý ngàn đời. Tôn giáo nào chỉ cho tín đồ đến Thánh Ðịa, đến chỗ linh thiêng hay nơi thờ phụng lớn để cầu hòa bình mà trong lòng những kẻ cầu xin đó đầy những độc tôn, mưu tính, tham lam, tranh chấp, khinh mạn v.v... thì đó chỉ là hình thức bề ngoài, lừa dối, không bao giờ hòa bình đến cả.
ở Cống hiến thứ ba của Phật Giáo cho nhân loại là "Tinh thần nhân bản và sự tự do đích thực". Phật Giáo chủ trương "Con người làm chủ vận mạng của mình" chứ không do một thế lực thần quyền nào quyết định cả. Ðạo Phật mới chính là "Ðạo của con người, vì con người và đem lại hạnh phúc thực sự cho con người". Chỉ Ðạo Phật mới mang "tính nhân bản" đúng nghĩa của nó, Ðạo Phật không chỉ đề cao con người mà còn làm thăng hoa con người lên với linh năng của nó tức là Trí Tuệ.
Về mặt tự do thì những thứ tự do mà ngày nay nhân loại đề cao chỉ là những tự do thuộc về mặt quan hệ xã hội. Trong Ðạo Phật không những có đủ những tự do đó mà còn phát huy tự do Tâm Linh để phong phú đời sống nội tâm con người.
Cống hiến thứ tư của Phật Giáo cho nhân loại là "Tinh thần đồng nhất, trong tương quan hòa hợp". Trong quan điểm nhận thức của Phật Giáo có hai điểm quan trọng mà người Phật tử thường được nghe nói, đó là
Thứ nhất: "Cái này có thì cái kia có, cái này không thì cái kia không" nói lên sự tương quan, tương liên và hòa đồng của vạn vật, con người và vũ trụ.
Thứ hai: "Một là tất cả, tất cả là một" nói lên cái nhìn đồng nhất thể trong chiều sâu của vũ trụ và nhân sinh.
Ngoài bốn cống hiến nổi bật này, Phật Giáo còn cả trăm ngàn những cống hiến khác mà trong phạm vi bài này không kể hết được. Bây giờ, xin chuyển qua nhận xét về triển vọng phát triển tương lai của Phật Giáo trong thời gian tới.
V. TRIỂN VỌNG PHÁT TRIỂN CỦA PHẬT GIÁO TRONG THẾ KỶ NÀY.
-
Tất cả những điều vừa được trình bày trong bài này đã dẫn ta đến một sự suy xét xem tôn giáo phải làm những gì để phát triển và tồn tại cùng nhân loại trong những ngày tới trên địa cầu này. Theo luật đào thải thì những gì không còn hợp thời sẽ đến một ngày nào đó cũng bị con người bỏ rơi, rồi thời gian xóa mất. May thay, Phật Giáo không bị rơi vào trường hợp này vì thời gian càng xích gần, không gian càng mở rộng, khoa học càng phát triển thì Phật Giáo vẫn còn đây, vững vàng như đỉnh Hymalaya và sáng rực như mặt trời trưa Hạ. Một lần nữa ta hãy nghe những lời nhận định của nhà Bác Học Albert Einstein. Ông viết:
"Nếu có một tôn giáo nào đương đầu được với các nhu cầu của khoa học hiện đại thì đó là Phật Giáo. Phật Giáo không cần xét lại các quan điểm của mình để cập nhật hóa với những khám phá mới của khoa học. Phật Giáo không cần từ bỏ những quan điểm của mình để xu hướng theo khoa học, vì Phật Giáo bao hàm cả khoa học cũng như vượt qua khoa học. Phật Giáo là chiếc cầu nối liền tôn giáo và những tư tưởng khoa học. Cây cầu Phật Giáo đã kích thích con người khám phá những tiềm năng lớn lao nằm sâu kín trong chính con người, và trong môi trường sống chung quanh. Phật Giáo, vượt thời gian và mãi mãi có giá trị."
Vì là một nhà khoa học nên ông Einstein chỉ nói Phật Giáo là cây cầu nối liền tôn giáo với khoa học. Với nhãn quan của một người Phật tử tôi thấy Phật Giáo là cây cầu bắc ngay ở giữa chợ đời, để đưa tất cả chúng sinh qua con sông phiền não, khổ đau, sang đến bên bờ hạnh phúc và an lạc. Tôi xin nguyện được làm một thành phần bé nhỏ của cây cầu đó, để phụng sự chúng sinh, để đền ơn Phật, cho đến ngày nào đó tất cả chúng sinh đều thành Phật hết.
Qua những nhận xét của nhà Bác Học ta thấy được ba điều:
- Một là Ðạo Phật rất gần khoa học
- Hai là Ðạo Phật không bị lỗi thời
- Ba là Thế Kỷ 21 và thời gian sắp tới là thời kỳ của Ðạo Phật cùng con người hợp nhất và phát triển.
Chỉ một lời phát biểu trên là đủ, dù tôi có viết cả ngàn trang sách cũng không bằng vài dòng của đoạn văn vừa trích dẫn. Nhưng, đây là nhìn về mặt lý còn về mặt sự tức là thực hành thì sao?
Dưới đây là một vài sự kiện nói lên việc phát triển của Phật Giáo. Trước hết theo tác giả Ursula Gauthier viết trong Le Nouvel Observateur thì hiện nay có tới 5 triệu người Pháp theo Phật Giáo thuộc các phái Mật Tông Tây Tạng, phái Thiền Nhật Bản và phái Soka Gakai thuộc Nhật Liên Tông Nhật Bản. Ở Âu Châu hiện giờ nước nào cũng hầu như có các tu viện Phật Giáo. Mới đây báo chí vừa loan tin là Ðức Ðạt Lai Lạt Ma được các Phật tử Nga mời sang đó vào cuối tháng 3 này (24-3-2002). Một điểm khích lệ khác là vào tháng 1-2002 tại Bồ Ðề Ðạo Tràng Ấn Ðộ, Ðức Ðạt Lai Lạt Ma cũng chủ tọa một buổi lễ với khoảng 300,000 Phật tử với 30,000 Chư Tăng. Lại cũng tại Ấn Ðộ vào giữa năm 2001 một buổi lễ quy y tập thể dự trù cho 1 triệu người được tổ chức nhưng sau chỉ có được 5 trăm ngàn về dự tại thị trấn Ambedkar gần Thủ Ðô New Delhi Ấn Ðộ.
Về những cá nhân người Mỹ theo Phật Giáo thì đặc biệt có bà Patricia Devoe 61 tuổi là Mục Sư quản nhiệm một giáo phận Tin Lành dưới quyền bà có 52 Mục Sư và 12 nhà thờ. Bà bắt đầu làm quen với Ðạo Phật từ tháng 10-1997 qua một Sư Cô người Mỹ là Ani Karin, năm 1998 bà dự một khóa học Phật Pháp do Ðức Ðạt Lai Lạt Ma hướng dẫn sau đó bà sang Scotland tu học Phật một năm. Ðến tháng 6 năm 2000 bà phát nguyện xuất gia ở Kopan Monastery với Thiền Sư Lhundrup Sopa và được pháp danh là Lhundrup Chonyi. Ký giả phỏng vấn bà vì sao cải đạo thì bà trả lời: "Trong suốt 18 năm làm người hướng dẫn tinh thần bên Cơ Ðốc Giáo Christian Church, niềm thao thức của tôi là tìm giải đáp về nỗi khổ và sự chết, nhưng không tìm được câu trả lời trong Cơ Ðốc Giáo. Tôi đã tìm được giải đáp bên Phật Giáo nên mới xuất gia."
Một Ni Sư khác người Mỹ là bà Chantal Carrerot hiện là Viện Trưởng Viện Phật Học International Mahayama Institute ở Lavaur Pháp, đã sang Johannesburg thủ đô Nam Phi để truyền giáo, ở đó bà đã cộng tác cùng hai Trung Tâm Phật Giáo là
- Kargu Samye Dzong Center và
- Lam Rim Buđhist Center.
Qua vài mẩu chuyện cụ thể trên, nói lên sự phát triển của Phật Giáo hiện nay trên các châu lục. Ðể kết luận tôi xin mượn lời của ông Hamada Kashin người Nhật phát biểu trong bài tham luận của Hội Nghị về Phát Triển Phật Giáo vào Thế Kỷ 21 họp ngày 27-28 tháng 10-1995 tại Ðài Loan như sau: "Chúng ta còn bị đe dọa bởi chiến tranh hạch tâm, ô nhiễm môi sinh, và các tranh chấp chủng tộc và tôn giáo. Tuy nhiên chúng ta không tuyệt vọng. Chúng ta vẫn cố gắng hết sức để thúc đẩy sự chuyển đổi giá trị và ý niệm về sự tương-lập, tùy thuộc lẫn nhau, để hướng tới việc sáng tạo một nền văn minh mới trong Thế Kỷ 21."
Hy vọng rằng Thế Kỷ 21 là của Tôn Giáo và Hòa Bình mà Phật Giáo được đóng góp một phần không nhỏ.
Cali, ngày 9-3-02
VIETNET
Giới thiệu Tuyển tập thơ họa nhạc: Khơi Dậy Từ Hoàng Hôn
EMERGING FROM TWILIGHT
http://www.shadowpoetrỵcom/books/emergingfromtwilight.html
incl. Ngo Thuy Mien, Nguyen Thuong Duy, Truong Dinh ....
collection of quotes, artwork, sheet music and over 700 poems
Excerpt from EMERGING FROM TWILIGHT :
http://www.shadowpoetrỵcom/books/excerpt2.html
price : $ 20.95 + shipping (259 pages)
www.thienduc.com
714-638-1866
Văn Phòng tại 13632 Taft Ave,
Garden Grove, CA 92843
(góc Westminster và Euclid)
Giải Ðoán Tử Vi thang từ 1-5-2002 đến 1-6-2002
tức là ngày 19-3 đến 20-4 năm Nhâm Ngọ
Tuổi TÝ:
Giáp Tý, 19t:
Nam: Ăn uống cẩn thận tránh ngộ độc, tình cảm đến dễ dàng.
Nữ: Nhẫn nại trong tình yêu sẽ nắm phần thắng lợi.
Nhâm Tý, 31t:
Nam: Cẩn thận về ăn uống tránh bội thực, chuyện tình cảm có cơ hội phát triển.
Nữ: Gặp bạn trai vui vẻ tình cờ, có tin vui về học hành.
Canh Tý, 43t:
Nam: Cô đơn đầu tuần, may mắn trong công việc, đừng lở hẹn với người ấy, khó làm hòa.
Nữ: gia đình có chuyện vui, cứ tiến hành công việc theo dự tính.
Mậu Tý, 55t:
Nam: Gia đình có chuyện rủi ro hao tài, công việc làm ổn định, khá.
Nữ: Chuyện vui chưa đến được, phải nhẫn nại hơn nữa mới có cơ hội thành công.
Bính Tý, 67t:
Nam: Tiền bạc đến chậm trể, tránh nơi sông nước hay ao hồ.
Nữ: Có tin vui của con cháu, mọi dự tính thành công tốt đẹp.
Tuổi SỬU:
Ất Sửu, 18t:
Nam: Công việc tiến triển hơi chậm, hao tài, coi chừng bị ticket.
Nữ: Có chuyện hiểu lầm rồi đấy, đừng hờn mát nửa.
Quý Sửu, 30t:
Nam: Việc làm thành công nhanh chóng, về tình cảm có hiểu lầm lo buồn.
Nữ: Ði xa hay thay đổi công việc làm ăn có lợi, có tin buồn gia đình.
Tân Sửu, 42t:
Nam: Cẩn thận chơi với bạn bè có hao tài, hay hiểu lầm trong vấn đề tiền bạc.
Nữ:Ði xa hay thay đổi công việc không có lợi trong lúc này, sẽ có cơ hội phát triển tài năng trong tuần.
Kỷ Sửu, 54t:
Nam: Tiền bạc dồi dào, mọi việc đều ổn thỏa đừng quá lo lắng về chuyện ấy.
Nữ: Thay đổi công việc hay đi xa bất lợi trong lúc này, sức khỏe kém.
Ðinh Sửu, 66t:
Nam: Cẩn thận hao tài hay có kẽ phá hoại công việc làm ăn của mình.
Nữ: Không nên thả mồi bắt bóng, có chuyện lo buồn trong gia đình.
Tuổi DẦN:
Giáp Dần, 29t:
Nam: Tình cảm hơi trắc trở bước đầu, đừng vội chán nản.
Nữ: Cẩn thận lái xe, dễ gây thương tích tay chân, tin vui cuối tuần.
Nhâm Dần, 41t:
Nam: May mắn gặp bạn gái, đừng nhắc lại chuyền buồn củ, bạn sẽ tìm được hạnh phúc trong dịp đi chơi.
Nữ: Một thoáng buồn khi phải xa người ấy, nhưng công việc sẽ đem lai sự thăng bằng cuộc sống.
Canh Dần, 53t:
Nam: Ðừng bắt cá hai tay coi chừng đụng độ, đổ vở tất cả.
Nữ: Cẩn thận lái xe, dễ gây thương tích tay chân, giấy tờ có trở ngại nhỏ.
Mậu Dần, 65t:
Nam: mọi dự tính có cơ hội thực hiện, họp bạn cuối tuần, có tình cảm nhẹ nhàng.
Nữ: Sức khỏe hơi kém, công việc trở ngại trong bước đầu
Tuổi MÃO:
Ất Mão, 28t:
Nam: May mắn trong tình yêu và học hành, có tin vui.
Nữ: tình yêu phát triển nhanh chóng và may mắn.
Quý Mão, 40t:
Nam: Hội họp với bạn bè vui vẻ ăn nhậu nhưng cần giữ gìn lời nói, tránh hiểu lầm.
Nữ: Dừng buồn vì chuyện ấy chẳng qua là hiểu lầm thôi, chuẩn bị đón tin vui muộn.
Tân Mão, 52t:
Nam: đề phòng bạn phản, công việc thuận lợi theo dự tính.
Nữ: Có bạn ganh tỵ về tình yêu của bạn, việc làm thành công nhanh chóng.
Kỷ Mão, 64t:
Nam: chuyện lo buồn của bạn đã có cách giải quyết, tin vui cuối tuần về người ấy.
Nữ: Ðừng tin người kẻo bị lường gạt, đề phòng bệnh cảm cúm sổ mủi.
Tuổi THÌN:
Bính Thìn, 27t:
Nam: Gặp nhiều cơ hội tốt trong việc học hành, khoan vội lao vào công việc kiếm tiền, sẽ ân hận.
Nữ: Ðừng quá chủ quan trong việc thi cử, hơi nhứt đầu chóng mặt.
Giáp Thìn, 39t:
Nam: Ðừng nóng nảy gây gổ, bất lợi, hao tài trong lúc này.
Nữ: Có chuyện tranh tụng lăng nhăng, đừng quá buồn phiền lo lắng.
Nhâm Thìn, 51t:
Nam: Biết nắm lấy cơ hội tốt trong lúc này, nhưng phải giữ gìn lời nói tránh sự ganh tức.
Nữ: Ðừng tranh cải bất lợi, có cơ hội tham dự party cùng bạn bè.
Canh Thìn, 63t:
Nam: chuyện ấy giải quyết dễ dàng thôi, nên chủ động thời cơ lúc này, sẽ thành công.
Nữ: Kẽ tiểu nhân dèm pha, cứ việc tiến hành công việc theo dự định.
Tuổi TỴ:
Ðinh Tỵ, 26t:
Nam: Cẩn thận lái xe gây thương tích tay chân, Chớ nên cậy vào sức khỏe của mình để giải quyết công việc không mấy thành công,
Nữ: Trong tình cảm có sự hiểu lầm nhau, cuối tuần mọi việc sẽ sáng tỏ.
Ất Tỵ, 38t:
Nam: Có người giúp đở bạn giải quyết công việc đó, bạn không cô độc, chớ quá lo toan.
Nữ: Việc làm thành công mau chóng, gặp được tình duyên nhẹ nhàng, gia đình yên ấm, hạnh phúc
Quý Tỵ, 50t:
Nam: Hãy tiến hành công việc, cơ hội tốt đang đến.
Nữ: Vui vẻ trong tuần, nhất là gặp lại bạn củ gợi nhiều kỷ niệm đẹp.
Tân Tỵ, 62t:
Nam: Ðừng vội bi quan chán nản về gia đình, sẽ có lối thoát vào cuối tuần
Nữ: Ði lại cẩn thận, coi chừng vấp té gây thương tích tay chân, có tin vui từ xa đến.
Kỷ Tỵ, 74t:
Nam: Con cái có đứa thành danh nhờ vào phúc lộc của gia đình.
Nữ: Tin vui về thi cử của con cháu. Sức khỏe tốt.
Tuổi NGỌ:
Mậu Ngọ, 25t:
Nam:Ði xa hay thay đổi công việc lúc này bất lợi, có chuyện buồn lo về người ấy.
Nữ:Tiền bạc thư thả, găp bạn trai trong dịp hội họp vui vẻ.
Bính Ngọ, 37t:
Nam: Không nên đi xa hay dời đổi chổ ở, chuyện buồn chóng qua không có gì lo ngại.
Nữ: Chuyện buồn qua rồi, có khách đến thăm nhà, cẩn thận hao tài.
Giáp Ngọ, 49t:
Nam: Thay đổi công việc thuận lợi, chuyện lo buồn nhỏ chóng qua.
Nữ: Dịp may đến để bàn chuyện làm ăn lâu dài, chớ ngại hao tốn chút đỉnh.
Nhâm Ngọ, 61t:
Nam: Tin buồn nhỏ từ phương xa, dự tính thay đổi không tuận lợi mấy.
Nữ: Trở ngại nhỏ trong cuộc vui gia đình, sức khỏe tốt.
Canh Ngọ, 73t:
Nam: Cẩn thận về sức khỏe, đau bệnh nên chửa trị kịp thời.
Nữ: Hơi bị rối loạn về tiêu hóa, có bạn đến chơi.
Tuổi MÙI:
Kỷ Mùi, 24t:
Nam: Gặp bạn gái tình cờ may mắn, đem lại niềm vui cuối tuần.
Nữ: Có tin vui về thi cử, tình cảm phát triển như ý.
Ðinh Mùi, 36t:
Nam: Cẩn thận trong lái xe dễ gây thương tích, tình yêu đến tình cờ không vội vả.
Nữ: Dừng vội tin ai hơn tin chính mình, việc ấy chưa thành công lúc này.
Ất Mùi, 48t:
Nam: Gia đình có tin vui thành đạt của con cái, công việc thuận lợi
Nữ: Coi chừng bị gạt, công việc từ từ rồi sẽ có hướng giải quyết.
Quý Mùi, 60t:
Nam: Gặp trở ngại trong toan tính gia đình, nóng nảy bất lợi.
Nữ: Tránh nơi sông nước, cứ tiến hành công việc theo dự định.
Tân Mùi, 72t:
Nam: Sức khỏe tốt, con cháu sum họp cuối tuần vui vẻ
Nữ: Tin buồn ở xa lại, hơi hao tài, chuẩn bị quà cho cháu.
Tuổi THÂN:
Canh Thân, 23t:
Nam: Ðừng nóng nảy gây sự, dễ gây xô xát thương tích bất lợi.
Nữ: Sức khỏe kém, hao tài, đề phòng kẽ tiểu nhân nói xấu.
Mậu Thân, 35t:
Nam: Tiền bạc làm ăn có hơi chậm, cơ hội tốt đang tới, biết nắm bắt sẽ thành công.
Nữ: Nên chửa trị kịp thời đừng để bịnh dây dưa, tiền bạc thoải mái.
Bính Thân, 47t:
Nam: Gặp chuyện không may hao tốn tiền bạc, sức khỏe kém
Nữ: Cẩn thận trong lời nói giao tiếp dễ gây hiểu lầm.
Giáp Thân, 59t:
Nam: Sức khỏe kém nên chửa trị kịp thời.
Nữ: Ðề phòng bệnh máu cao, tiền bạc kém trong tuần
Nhâm Thân, 71t:
Nam: Ði lại cẩn thận, tránh gây thương tích tay chân.
Nữ: Có chuyện không vui trong gia đình, sức khỏe tốt không phải lo lắng nhiều.
Tuổi DẬU:
Tân Dậu, 22t:
Nam: Chủ động trong tình yêu bạn sẽ cảm thấy thoải mái, dừng quá lo lắng cho người ấy.
Nữ: Dự tính không thành, nhưng sẽ có người giúp đở trong công việc.
Kỷ Dậu, 34t:
Nam:Dịp may không tới hai lần, đừng bỏ lở cơ hội để xây dựng hạnh phúc cho mình.
Nữ: Việc ấy chưa thể thành công trong lúc này, vì có kẽ phá hoại chuyện tình của cô, cần phải thận trọng.
Ðinh Dậu, 46t:
Nam: Gia đình có chuyện không vui, tránh nơi sông biển, tin vui cuối tuần.
Nữ: Công việc thuận lợi, may mắn, không phải lo ngại kẻ tiểu nhân hãm hại.
Ất Dậu, 58t:
Nam: Có dịp hội họp với bạn bè nhờ vậy có thêm công việc mới.
Nữ: Con cái có tin vui về học hành, không nên tin người dễ bị gạt.
Quý Dậu, 70t:
Nam: Buồn phiền về con cái chút đỉnh thôi, gắt gỏng bực mình bất lợi.
Nữ: Gia đình gặp chuyện may mắn, nhưng hơi hao tốn.
Tuổi TUẤT:
Nhâm Tuất, 21t:
Nam: Ðừng nóng nảy mất khôn, dễ đưa đến hao tốn tiền bạc.
Nữ: Có tin buồn trong gia đình, về tình cảm vẫn tốt đẹp, hao tài
Canh Tuất, 33t:
Nam: đừng quá tin bạn bè, dễ bị gạt tiền bạc, gia đình có chuyện không vui.
Nữ: Sức khỏe kém, tiền bạc hao tốn, gặp may vào cuối tuần.
Mậu Tuất, 45t:
Nam: gia đình có tin buồn, đi xa có lợi.
Nữ: Ðừng vội vàng trong công việc làm ăn, bất lợi, gia đình gặp chuyện không vui.
Bính Tuất, 57t:
Nam: tiền bạc hơi hao tốn, có chuyện buồn lo trong gia đình.
Nữ: Phải cẩn thận trong vấn đề tiền bạc kẻo bị lường gạt, tin buồn trong thân tộc.
Giáp Tuất, 69t:
Nam: Người ấy đi rồi, đừng làm việc nặng quá sức dễ thương tích tay chân
Nữ: Có tin vui về con cái, trong giao tiếp bạn bè đừng quá tin người hao tốn tiền bạc.
Tuổi HỢI:
Quý Hợi, 20t:
Nam: Gặp may có người giúp đở trong công việc, đừng ngại hao tốn.
Nữ: Buồn phiền cho duyên tình đầu không có lợi cho sức khỏe, mọi việc chóng qua.
Tân Hợi, 32t:
Nam: Tiền bạc thoải mái, tránh nơi sông nước bất lợi.
Nữ: Gặp bạn trai vừa ý, thực hiện được ý muốn của mình.
Kỷ Hợi, 44t:
Nam: Rất thận trọng về tiền bạc, không nên đi xa bất lợi.
Nữ: Những toan tính trong tình yêu đuợ thuận lợi, không nên tắm biển một mình.
Ðinh Hợi, 56t:
Nam: Gặp lại bạn củ ăn nhậu vui vẻ, có phần hao tốn.
Nữ: Gia đình có tin vui vào cuối tuần, nỗi buồn cô đơn chóng qua khi gặp lại người xưa.
Ất Hợi, 68t:
Nam: Giao tiếp bạn bè nên thận trọng trong lời nói, con cái có chuyện không may trong việc học.
Nữ: Tiền bạc có hơi chậm trể, gia đình có chuyện bực mình nhỏ về con cái.
www.thienduc.com
Tử Vi THIÊN ÐỨC
www.thienduc.com
714-638-1866
Anh Thiên Ðức mến,
Em là người hâm mộ tử vi, thế nhưng rất phân vân trước những lời bàn trái nghịch nhau: có người cho rằng giải đoán tử vi chính xác tới 80% cuộc đời nhưng trái ngước lại có người cho là xem tử vi chỉ vui chơi mà thôi! không đúng. Vậy theo anh xem tử vi đúng hay sai?
Trả lời anh Triệu Quang ở thành phố West Covina,
Trước khi trả lời, Thiên Ðức cám ơn anh đã đặt câu hỏi hay, cho riêng anh mà cũng chính là một thắc mắc chung cho các bạn đọc đã từng tham gia vào diễn đàn thienduc.com, vì thế Thiên Ðức xin mượn câu hỏi này để trả lời chung cho các bạn đọc phân vân về vấn nạn này.
Sở dĩ Thiên Ðức gọi đây là vấn nạn vì rằng sự việc giải đoán tử vi đúng hay sai là một ẩn số, mà đã là một ẩn số thì ai cũng có thể hoài nghi, tin tưởng hay bác bỏ tùy theo góc độ nhìn của mỗi người. Giả sử rằng với một đứa trẻ mới sinh, chưa thực sự dấn thân vào đời, lá số tử vi được giải hoàn toàn dựa vào ngày tháng năm sinh, không có ảnh hưởng các yếu tố khác như tướng diện, chỉ tay...
Và nếu cho rằng lời giải là ÐÚNG nói chung (không nhất thiết lời giải này phải ở một học phái nào), thì tự bản thân lời giải này đã có nhiều vấn đề để tranh cải.
1)- Với lời giải này cháu bé sẽ phải sinh sống ở Việt nam, Mỹ hay bất cứ một quốc gia nào khác? vì xã hội mà cháu sinh sống trong tương lai rất ảnh hưởng đến cuộc đời của cháu nhưng xã hội này không hiện diện trong lời giải đoán đó là ÐỊA MỆNH.
2)- Với lời giải này chỉ dựa vào ngày giờ sinh, nhưng không nói đến thái độ tích cực hay thụ động của đương số khi vào đời cũng gây nhiều tranh cải, vì rằng với lá số tốt mà chính người đó ham chơi, lười biếng, thậm chí còn cờ bạc, trác táng chắc thì làm sao có được cuộc đời tốt theo lá số đã giải đó chính là NHÂN MỆNH.
3)- Với lời giải đó, cho dù bạn năng động tích cực nhưng chẳng may bạn thuộc gia đình chế độ củ, và không phải là ba đời ở thành phần bần cố nông, mà ở trong xã hội Cộng Sản Việt Nam hiện giờ chắc chắn rằng bạn sẽ khó có cơ hội và môi trường thi thố tài năng của mình. Thế nhưng, nếu bạn ở trong xã hội tự do nơi có đủ điều kiện và tạo cơ hội công bằng cho mọi người thi thố tài năng thì dù bạn thuộc thành phần nào đi nữa cũng có thể thực hiện ước vọng cuộc đời của mình. Ðó chính là THỜI MỆNH.
Như vậy với một lời giải đoán tử vi đúng mà loại bỏ hẳn ra ba yếu tố nói trên, thì chỉ là phần Thiên mệnh mà thôi, đương số sẽ phải là con người thụ động trước cuộc đời của mình. Cách đây mấy trăm năm cụ Nguyễn Du một nhà thơ cũng là một nhà lý số lừng danh đã từng nói: "Có trời mà cũng có ta" hay là "Xưa nay Nhân định thắng Thiên cũng nhiều". Và hiện nay chúng ta đang ở một thời đại năng động, đổi thay và phát triển nhanh chóng, mà chính chúng ta không theo kịp xã hội thì chính chúng ta sẽ phải thoái hóa, thất bại, thì như vậy một lời giải đoán tử vi mà chúng ta đã giả thuyết cho rằng đúng như trên đã không còn mức độ khả tín nữa.
Nói như vậy không phải chúng ta hoàn toàn bác bỏ, tử vi là sai. Ðể làm sáng tỏ chúng ta thử lạm bàn về vấn đề đúng sai.
VẤN ÐỀ ÐÚNG SAI: Một khi đặt vấn đề đúng sai thì mặc nhiên chúng ta đã làm một sự so sánh lời giải đoán tử vi này với một tiêu chuẩn chính xác nào đó để phân dịnh đúng sai. Vì lời giải đoán tử vi áp dụng cho con người như vậy chúng ta có hai tiêu chuẩn để đánh giá đúng hay sai: Ðó là lý thuyết của khoa tử vi và tiêu chuẩn thứ hai là chính cuộc đời đương số.
1)- LÝ THUYẾT TỬ VI: Với tiêu chuẩn này có rất nhiều người tự hào khi giải đoán tử vi cho rằng mình đã nắm chắc phần lý thuyết tử vi, về nguyên lý âm dương ngũ hành, thậm chí thuộc lòng cả phú đoán từng chương từng lời trong sách vở, rồi đem ra áp dụng một cách máy móc, nếu có ai giải đoán ngược lại hay ngoài sách vở thì đã bị chê trách giải đoán sai. Thật ra lối phê phán đúng sai này phát xuất từ thói lề bảo thủ độc tôn của mình, chứ bản thân của khoa tư vi cũng chưa phân định sự đúng sai rõ ràng trong lý thuyết tử vi chứ chưa nói đến là sự giải đoán. Thật vậy tự trong lý thuyết tử vi đã có nhiều mâu thuẩn nhau mà hiện nay còn tranh cải chưa có sự thuần nhất như là trường hợp: Mệnh vô chính diệu đắc tam không với điều kiện nào? lý giải ra sao? vẫn chưa có sự đồng nhất. Từ đó đã phân chia ra nhiều trường phái khác nhau, chưa thuyết phục được nhau thì lấy tiêu chuẩn của trường phái nào để phán đoán đúng hay sai. Vì thế ai đó dựa trên vốn lý thuyết tử vi của mình để cho rằng mình đã giải đoán đúng tử vi với mức độ chính xác cao là điều không tưởng bởi chính trong lý thuyết tử vi vẫn còn nhiều nan đề chưa giải đáp được. Và đặt tiêu chuẩn này liệu có ích gì cho đương số khi đương số muốn biết thực tế cuộc đời của mình?
2)- CUỘC ÐỜI THỰC TẾ CỦA ÐƯƠNG SỐ: Khi một người được giải đoán tử vi chỉ dựa trên ngày giờ năm sinh của mình để đem ra so chiếu cuộc đời thực tế của mình đúng hay sai thì là một sai lầm lớn, nói đúng hơn là một sự NGỘ NHẬN lớn đã có từ lâu khởi từ khi ông Trần Ðoàn sáng lập ra khoa tử vi cho đến ngày nay mà chưa được giải tỏa sự ngộ nhận đó. Sự ngộ nhận phát xuất từ hai phía : Người được giải đoán (Ðương số) và người giải đoán tử vi.
a)- Ngộ nhận từ đương số: Thông thường người muốn giải đoán tử vi mong biết rõ cuộc đời thực tế của mình trong tương lai. Và chính họ cũng không phân biệt Thiên mệnh là số mệnh định sẳn trên lá số hay Vận mệnh là cuộc đời thực tế của đương số phải chịu tác động bởi các yếu tố địa mệnh nhân mệnh và thời mệnh như đã phân tách ở trên. Xuất phát từ thời ông Trần Ðoàn sáng lập ra khoa tử vi chịu ảnh hưởng bởi Khổng giáo và Phong kiến, trong một xã hội chưa phát triển ít đổi thay, ý tưởng và hoạt động của con người hiếm khi vượt khỏi lủy tre đầu làng. Trong một xã hội khuyến khích "An Cư Lạc Nghiệp" , "Cha truyền con nối" thay đổi nhà cửa hay nghề nghiệp của cha mẹ là sự bất hiếu khó tha thứ, nên con người thụ động trước cuộc sống của chính mình, cuộc đời ít khi thay đổi nương theo thiên mệnh, trong định chế khắc khe của xã hội phong kiến, con vua thì lại làm vua thì mấy ai có lá số tốt có thể vượt thắng vươn lên được? nếu lở sinh ra trong giai cấp cùng đinh bất hạnh. Nhờ thế mà khoa Tử vi đã có một thời ăn may giải đoán thiên mệnh lại thường chính xác với vận mệnh của con người, nên vấn đề ngộ nhận giữa Thiên mệnh và vận mệnh ít khi được đặt ra. Họa hoằn lắm, có người táo bạo cấp tiến vượt qua số mệnh của mình thì cho là trường hợp hy hữu: "Nhân định thắng thiên". Nói như vậy không có nghĩa trong thời gian này không có người nhận chân ra được sự ngộ nhận này, mà thật ra trong suốt chiều dài lịch sử của khoa tử vi cũng có nhiều bậc tiền bối đã giải đoán vận mệnh con người với phương pháp tổng hợp tử vi với tướng diện, nhất là khi so tuổi vợ chồng còn xem tông xem giống. Thế nhưng lối giải đoán này chỉ năm trong giới hạn và chưa được chính thức hay hệ thống hóa.
Ngày nay, con người chịu sự tác động mạnh mẽ của xã hội gần và xa. Ví dụ một biến cố ở Mỹ cũng tác động trầm trọng dnế cuộc sống ở Việt Nam trong một số lảnh vực chẳng hạn. Thì sự việc giải đoán thiên mệnh dựa trên lá số, rồi áp đặt cho vận mệnh của người đó bỏ ra ngoài yếu tố Ðịa mệnh, Thời mệnh và Nhận mệnh với hy vọng chính xác thì thật là một ảo vọng. Thì cũng giống như người đi giữa trời nắng chói chan sa mạc khát nước thấy được ánh phản chiếu mặt trời loang loáng cho là nguồn nước trước mắt thì thật sai lầm, đó chỉ là ảo giác hay ảo vọng mà thôi. b)- Ngộ nhận từ người giải đoán tử vi: Ðây là ngộ nhận căn bản nhất của người học tử vi với tham vọng lý giải hết vận mệnh cuộc đời mà chỉ dựa trên hiểu biết duy nhất của lá số hay nói đúng hơn là của khoa tử vi mà thôi. Muốn thấy rõ sự ngộ nhận này không gì hơn ta phải trở lại nguồn gốc của khoa tử vi. Cốt lỏi của khoa tử vi là dựa trên lý thuyết căn bản của Dịch lý Ðông Phương như sau: - Vạn vật biến đổi không ngừng và vạn vật đồng nhất thể, không có ngoại lệ.
Thế mà khoa tử vi từ mấy ngàn năm nay, do những người thủ cựu không cải tiến lý giải theo kịp tiến hóa của xã hội thì làm sao mà thuận lý và hợp tình theo lý thuyết của kinh dịch. - Ai sinh cũng có một lá số không thay đổi dựa trên ngày giờ sinh của mình, như vậy đây là một hàm số tỉnh. Thế nhưng cuộc đời đương số là một hàm số động, luôn luôn chịu sự tác động bởi xã hội, gia đình, bạn bè, thời đại, thế mà người giải đoán tử vi không tổng hợp được những yếu tố này trong lúc giải đoán tử vi, thì chỉ giải đoán được phần thiên mệnh mà thôi. Nếu đem só chiếu với cuộc đời để hy vọng có mức độ chính xác cao là điều không tưởng. Tóm lại qua phân tích trên, nếu ai đó chỉ dựa vào lá số tử vi không thôi để giải đoán với hy vọng đúng cuộc đời thực tế của đương số , thì chỉ là hoài công vô ích như một kẽ mò trăng ở đáy giòng sông vậy.
THÁI ÐỘ CẦN CÓ KHI ÐẾN VỚI KHOA TỬ VI: Với lời trình bày như trên không có nghĩa là người viết bác bỏ hoàn toàn giá trị của khoa tử vi. Thật ra khoa tử vi vẫn có một giá trị nhất định vốn có của nó, nhờ thế khoa học này mới sống thọ và phát triển đến ngày hôm nay. Ðứng trước những sai số tìm ẩn như đã trình bày trên, bạn có thể bài bác, hay bào chửa là tùy theo góc độ niềm tin của bạn. Ở đây người viết chỉ xin nhấn mạnh một điều đó là thái độ của bạn khi đặt niềm tin vào khoa tử vi như thế nào cho đúng để không phải nhận lãnh những tác hại nghiêm trọng khi đặt niềm tin vào đó. Ví dụ: theo lá số tiểu hạn năm nay bạn thi đổ, có cơ hội tốt để làm ăn, thế nhưng bạn cứ dựa niềm tin vào đó, số mình thi đổ khỏi cần học hành, hoặc không chịu thương chịu khó chăm sóc công việc của mình, thì chắc chắn kết quả xấu đến với bạn mà không phải do lổi của khoa tử vi hay là thầy giải đoán sai.
THÁI ÐỘ NGƯỜI XEM TỬ VI: nên xem lời giải đoán tử vi như là một dự báo phần Thiên mệnh của mình, và cũng có thể là lời cảnh báo để bạn chuẩn bị tư tưởng đối phó với những bất trắc cuộc đời khi gặp lá số không may mắn. Và bạn cũng không nên chủ quan ỷ lại vào số mệnh để chuốc lấy thất bại.
THÁI ÐỘ CỦA NGƯỜI GIẢI ÐOÁN TỬ VI: Hãy trả lại giá trị của khoa tử vi, đó chỉ là phần DỰ BÁO PHẦN THIÊN MỆNH, chứ không phải là VẬN MỆNH CHÍNH của đương số. Những phê phán đúng sai về một lời giải đoán nào đó chỉ dựa trên khoa tử vi thì thật sự chỉ là sự tự mãn hay phô trương khả năng của mình trong cách nhìn hạn hẹp, cũng đi vào bế tắc, đào thải, nếu tự mình không thực tâm nhìn lại chính khả năng của mình.
Thưa các bạn, Khoa tử vi vốn có giá trị riêng của nó về phần Thiên mệnh nhưng không phải là tất cả. Chúng ta tìm học tử vi hay đặt niềm tin vào tử vi cũng nên biết giới hạn của nó. Chính đó là thái độ tích cực tốt đẹp lại lợi ích thiết thực cho cuộc sống. Những lời trình bày trên có thể đem lại sự thất vọng cho ai đã đặt niềm tin vào khoa tư vi, và cũng buồn lòng không ít cho người có nhiều tham vọng dùng tử vi để giải đoán vận mệnh thực tế của con người. Lời nói thật rất mất lòng, thế nhưng đó là một thực tế! mà là một thực tế rất nghịệt ngã! khi chúng ta còn phải mang nặng nghiệp giải đoán tử vi vào thân! Phải không các bạn?
Thân chào.
2) Ðể rút ra danh sách của NSGM (unsubscribe),
xin gửi email về GiaoMua@hotmail.com
3. Mọi chi tiết, thể lệ, thắc mắc, xin gửi về:
GiaoMua@hotmail.com
4. Mọi bài vở, đóng góp, xin gửi về:
GiaoMua@hotmail.com
Nguyệt San Giao Muà
Homepage: http://www.GiaoMuạcom
Thể lệ gửi bài cho Nguyệt San Giao Muà:
1. Xin các bạn gửi bài theo dạng VIQR (Vietnet)
(dùng cách bỏ dấu như trong trang này)
2. Xin liên lạc với NSGM hay trực tiếp tới tác giả nếu
muốn trích dịch hay đăng lại các bài trên NSGM.
3. Xin cho biết nếu các bạn muốn để tên và diạ chỉ
email ở cuối bài hay không.
4. Bài vở xin gửi đến
GiaoMua@hotmail.com
5. Mọi chi tiết, thể lệ, thắc mắc,
xin gửi về: GiaoMua@hotmail.com
P.O . Box
378
Merrifield, Virginia
22116-0378
USA
Trang Nhà