Số 201
Ngày 1 tháng 1 năm 2019
Nguyệt San Giao Mùa
P.O.Box
378
Merrifield, Virginia
22116
USA
I . Thơ _______________________________________________________________________
1. Mai Vàng Thiệp Xuân | ______ Trần Đan Hà | ||||||||||||||||||||||
2. Nỗi Buồn | ______Nguyên Khang | ||||||||||||||||||||||
3. Em Như Chim Sáo Sang Sông | ______Hàn Thiên Lương | ||||||||||||||||||||||
4. Tìm Nhau Dù Bạc Đôi Đầu | ______ Tình Hoài Hương | ||||||||||||||||||||||
5. Hương Đêm | ______ Đặng Xuân Xuyến | ||||||||||||||||||||||
6. Đầu Năm Thư Gởi Cho Em | ______Song An Châu | ||||||||||||||||||||||
7. Bao Giờ Ta Thấy Được? | ______ Nguyệt Vân | ||||||||||||||||||||||
8. Nếu Đời Không Có Thơ | ______ Nguyễn Thị Thanh Dương. | ||||||||||||||||||||||
9. Tàng Cây, Mái Đầu Và Tuyết Trắng |
______ ChinhNguyen/H.N.T. 10. Như Chiếc Lá Rơi .. |
|
______ Sông Cửu
| 11. Nếu Ta Có Nhau |
|
______ Phạm Ngọc Thái | 12. Vì Đời Lắm Ngả Ba
|
|
______ Lê Miên Khương | 13. Sài Gòn
|
|
______ Chương Hà |
14. Chiều Trời Tâm Sự Chiều Đời | |
______ Trần Huy Sao
|
15. Nhớ Mẹ Ngày Xưa ! |
|
______ Ý Nga
|
| 16. Phủ Phàng | ______ Thy Lan Thảo | 17. Tàn Dư | ______ Tử Du | 18. Nước Mắt Ngày Bão | ______ Phạm Nhật Quỳnh |
II . Văn _______________________________________________________________________
1. Ước Vọng Cuối Đời Người ___________ Nguyễn Thị Thanh Dương | 2. Huấn Luyện Phi Hành (truyện dài nhiều kỳ) ___________ Tình Hoài Hương |
3. Truyền Thoại Về Một Khúc Tình Ca ___________ Phan thái Yên |
4. Tản Mạn Giáng Sinh ___________ Nguyễn Quý Đại |
5. Lời Cầu Chúc Đầu Năm Qua Tấm Ngân Phiếu 5.000.000.000.000 ___________ Trần Thành Mỹ |
6. Bài Thơ "Quê Nghèo" ___________ Nhiều Tác Giả |
7. Phấn Thông Vàng ___________ Ngũ Lang |
8. Gò Trăng ___________ Sông Cửu |
9. Thơ Chương Hà ___________ Luân Hoán |
10. Con Heo Đất ___________ Hai Hùng SG |
11. Hăm Ba Tết ___________ Bạch Liên |
III . Trả Lời Bạn Đọc__________________________________________________
1. Nhắn Tin/Trả Lời Bạn Đọc _______ Ban Biên Tập |
I . Thơ __________________________________________________
II . Văn___________________________________________________________
Nguyễn Thị Thanh Dương
Ba anh em cùng bước vào thang máy để lên tầng 3 của bệnh viện. Tảo vẫn thắc mắc:
- Không biết bố muốn nói gì với chúng ta nhỉ?
Tùng, người anh cả thì chậm rãi chép miệng:
- Người bệnh nào cũng thế, cảm thấy mình sắp lìa cõi đời nên muốn trăn trối, có khi chả có gì quan trọng cả.
Tiên trầm lặng mà chín chắn hơn:
- Anh Tùng và Tảo ơi, em nghĩ là bố sẽ trăn trối điều quan trọng đấy, vì bố dặn dò chỉ 3 anh em chúng ta thôi, không cần dâu, rể?
- Anh đoán là bố muốn trăn trối về chuyện ma chay, tính bố vốn giản dị.
Họ ngưng nói khi thang máy mở cửa, ba anh em bước vội về phòng số 312. Bây giờ là 8 giờ tối, nhưng buổi tối không có ý nghĩa nghỉ ngơi trong bệnh viện, bất cứ lúc nào cũng có kẻ đau đớn bệnh hoạn, có kẻ nhắm mắt lìa đời và các bác sĩ, y tá, y công thì thấp thoáng đi lại các dãy hành lang hay trong từng phòng bệnh nhân.
Ông Nguyên đang nằm trên giường, dường như ông đã chuẩn bị tinh thần và chờ đợi các con đến, ông mỉm cười hài lòng:
- Các con đã đến, bố vui lắm. Nào ngồi xuống đây với bố?
Tùng và Tảo kéo ghế lại gần giường bố, còn Tiên không có ghế nên ngồi bên mép giường, Tiên lên tiếng trước:
- Bố bảo chúng con đến đây, chắc có điều gì cần dặn dò?
Ông Nguyên khẽ lắc đầu:
- Tâm tình thì đúng hơn, đời bố không có ai tri kỷ, bố sắp lìa đời xin 3 con làm tri kỷ với bố chỉ lúc này thôi, có được không?
Tảo sốt ruột:
- Vâng ạ, chúng con xin nghe.
- Ừ, bố chẳng muốn làm mất thì giờ của các con..
Ông Nguyên khép mắt lại vài giây như để tâm tư bình lặng trước khi ông bắt đầu nói một câu chuyện, giọng ông rõ ràng và tràn đầy cảm xúc:
- Bố biết bệnh tình mình không còn sống được bao lâu nữa, ung thư gan giai đoạn cuối thì sẽ bùng phát tới cái chết nhanh chóng lắm, hôm nào còn tỉnh táo thì biết hôm ấy. Ngày mai, ngày kia có thể bố sẽ suy sụp, đi vào hôn mê, vào nỗi đau đớn và vào cõi chết. Nên bố muốn tâm tình với các con lúc bố đang tỉnh táo như thế này.
Ông Nguyên ngừng để thở và nói tiếp:
- Bố bắt đầu câu chuyện đời bố nhé. Ngày xưa bố đã quen và yêu tha thiết cô Song, mẹ các con. Cô Song có vẻ đẹp ngây thơ, mảnh mai và yếu đuối khiến bố chỉ muốn giang tay ra ấp ủ cô, cho cô nương tựa suốt cả đời, cô Song cũng yêu bố. Hai người lấy nhau hạnh phúc đẹp như mơ.
Là phụ nữ nên dễ mủi lòng, Tiên rưng rưng muốn khóc khi nghe bố nhớ đến hình ảnh mẹ :
- Giờ đây mẹ đã nằm dưới suối vàng rồi. Tội nghiệp bố qúa!
Tảo nhanh nhẩu trở về hiện tại mong làm vừa lòng bố:
- Chúng con sẽ mua phần đất cạnh mộ mẹ để bố mẹ sẽ mãi mãi bên nhau, từ lúc sống cho đến khi cả hai trở về với cát bụi.
Ông Nguyên hốt hoảng kêu lên:
- Không, không?các con đừng vội mua đất ấy, hãy im để nghe bố kể tiếp. Lấy nhau rồi sống chung một thời gian bố mới biết cái làn da trắng mong manh, cái dáng người mảnh mai yếu đuối như cơn gío hờ ấy là do cô Song bị bệnh tim, hai vợ chồng trẻ hạnh phúc được những năm đầu, đã sinh liên tiếp 3 đứa con, mỗi một lần sinh con là mỗi lần cô Song hao mòn sức khỏe, bác sĩ khuyên cô Song không nên sinh đẻ nhiều vì bệnh tim không cho phép. Càng thêm tuổi, càng ốm yếu bệnh hoạn thì tính tình cô Song càng thay đổi, cô Song bé bỏng dễ thương của bố đã trở thành một bà vợ đảm đang nhưng lắm lời và khó khăn đến cay độc với bố. Bà Song làm chủ mấy cái hụi, ăn tiền đầu, ăn tiền chồng theo và kiêm luôn cho vay nợ lãi trong xóm, lợi tức bà Song kiếm ra nhiều hơn đồng lương nhà giáo ba đồng ba cọc của bố dạo đó. Thế nên bố bị lép vế.
Giọng ông Nguyên não nề kết luận:
- Tình yêu trước hôn nhân và sau khi thành tình vợ chồng là hai khung trời khác biệt. Sống bên vợ mà bố không có tiếng nói của mình, bà Song lấn lướt chỉ huy chồng, hiếp đáp chồng, bố dần dần khép mình thụ động như một diễn viên tự biết mình kém tài lùi vào hậu trường sân khấu.
Tùng an ủi:
- Con biết mẹ khó tính, nhưng chắc là mẹ vẫn còn tình thương yêu cho bố mà.
Tiên bào chữa cho mẹ:
- Khi thành vợ chồng thì cuộc sống đối diện thực tế nên mẹ mới thay đổi, mà ai cũng thế cả. bố ạ.
Ông Nguyên cay đắng:
- Cho dù các con nói đúng, nhưng với bố sự thay đổi tính nết và cách đối xử của bà Song đã dần dần giết chết tình yêu ban đầu của bố. Bố chỉ thấy một bà vợ vô tình, tham lam và coi thường chồng. Sang đến Mỹ cuộc sống có bao nhiêu thứ thay đổi nhưng tính nết bà Song vẫn không hề thay đổi, bà kiểm soát, ngăn chặn khi bố cần gởi tiền về giúp đỡ thân nhân ruột thịt của bố còn ở Việt Nam. Trời ơi, vậy còn tình nghĩa gì không? Thân nhân của bố cũng là ruột thịt máu mủ của các con đấỷ
Tảo thẳng thắn:
- Thế sao bố vẫn chịu đựng ?
Ông Nguyên mỉm cười buồn:
- Tình yêu của bố đã biến thành tình thương hại, mẹ các con là một người đàn bà bệnh hoạn, nay ốm mai đau, bố nỡ lòng nào làm tan nát gia đình cho bà ấy đau khổ thêm? và vì các con, vì những hệ luỵ của cuộc đờỉ
Tảo nói như vừa tìm ra một điều lạ lùng:
- Thì ra thế! Có những cuộc hôn nhân người ngoài nhìn vào tưởng đẹp đôi, gia đình hạnh phúc, nào biết bên trong là ngậm đắng nuốt cay. Mẹ đã mất 2 năm nay mà bây giờ chúng con mới được nghe một sự thật đau lòng phơi bày.
- Vợ chồng là duyên mà cũng là nợ đấy con, chả thế mà người ta gọi là ?duyên nợ?.hay ?nợ duyên?. Có lẽ kiếp trước bố mang nợ mẹ con rất nhiều nên kiếp này bố phải sống với bà ấy đến hết cuộc đời để trả cho xong nợ. Hai năm qua lòng bố rất thanh thản đối với mẹ các con, mong là dưới suối vàng bà Song cũng thanh thản vì bao nhiêu năm qua bố chưa làm điều gì sai trái, lầm lỗi, phản bội bà.
- Vâng, chúng con hiểu tính độc đoán của mẹ và cảm nhận được sự chịu đựng của bố. Đây là tất cả những gì bố muốn trao gởi với chúng con tối nay phải không?
Ông Nguyên chợt mơ màng:
- Mới chỉ một nửa tâm tình của bố thôi, một nửa nữa cũng buồn nhưng không biết bố có được toại nguyện và thanh thản trước lúc lìa đời không? Ngày đó, khi còn ở Việt Nam có một gia đình hàng xóm khá thân với gia đình mình là ông bà Cầm?
Tùng ngắt ngang:
- Có phải vợ chồng bác Cầm hiện nay cũng ở thành phố này và thỉnh thoảng có đến thăm bố mẹ không?
- Chính là họ đấy. Người chồng thì ham mê cờ bạc và vũ phu với vợ, nhưng ngược lại bà Cầm là một phụ nữ dịu dàng luôn chịu đựng và chiều chồng, đã nhiều lần bà Cầm phải sang năn nỉ bà Song để xin hốt hụi sớm, xin chồng hụi theo cho bà hay vay nợ lời để bà ấy trả nợ cho chồng mà ông chồng thì vẫn chứng nào tật nấy. Đó là những dịp bà Song kiếm lời ngon lành không hề nương tay, bố thấy hoàn cảnh nhà bà Cầm rất đáng thương và có khuyên mẹ con nên ăn lời nhẹ tay với bà Cầm nhưng đời nào mẹ con nghe theo. Giữa bà Song và bà Cầm là một sự khác biệt lớn lao, bố đã cảm thông cho bà Cầm và thương yêu bà từ lúc nào không biết. Bố đã ước mơ, đã ấp ủ hình bóng bà Cầm âm thầm trong tim cho đến tận bây giờ.
- Trời ơi, thế là bố cũng đã có một tình yêu khác ngoài mẹ!!
- Bố biết làm sao hơn, tình yêu có hay không là tự nhiên chứ chẳng ai muốn hay từ chối được.
- Thế bà Cầm có biết là bố thầm yêu trộm nhớ bà ấy không?
- Đã yêu thầm thì làm sao bà ấy biết được. Ngay cả mẹ con sống cạnh bố cũng không bao giờ ngờ trong trái tim bố đã có một tình yêu khác. Sau biến cố 1975 nhà mình sang Mỹ, những năm sau đó trời xui đất khiến làm sao đã gặp lại gia đình bà Cầm tại thành phố này và làm hàng xóm của nhau một lần nữa. Ông trời thật trớ trêu, cho ngươì ta gần nhau nhưng không bao giờ là của nhau, không bao giờ thuộc về nhau.
Ông Nguyên lần lượt nhìn các con bằng ánh mắt cầu xin tha thiết:
- Bao nhiêu năm qua bố sống với mẹ con chưa hề được thoải mái nói lên điều gì, dù chỉ là những chuyện vặt trong đời sống, bà Song không hề biết bố buồn hay vui, không cần biết bố hài lòng hay thất vọng. Nhưng hôm nay, khi bố còn tỉnh táo và sáng suốt, bố muốn được thoải mái nói lên 1 ước vọng, ước vọng cuối đời khi mà cái ngày bố sẽ lìa đời không còn xa lắm. Các con có giúp bố không?
- Vâng, xin bố cứ nói nếu điều ấy không phải là lấp biển vá trời .
- Bố muốn được 1 lần nắm tay bà Cầm để nói với bà ấy rằng ?Anh đã yêu em? Thế là bố đủ mãn nguyện và sẽ thanh thản đợi chờ cái chết .
Cả ba anh em cùng nhìn nhau bất ngờ và sững sờ. Mãi sau Tiên mới lên tiếng:
- Con ngại là làm phiền bà Cầm, không hiểu bà ấy có chịu đến bệnh viện thăm bố một mình không? Vì chúng ta không thể mời cả hai vợ chồng bà Cầm trong chuyện này.
Ông Nguyên vẫn tha thiết:
- Đó là ước vọng to lớn nhất của đời bố, là niềm vui bố sẽ mang theo khi chết, ngoài tình yêu thương bố đã dành cho các con .Còn chuyện sau khi bố lìa đời, bố xin các con đừng chôn cất cạnh mộ mẹ con, cả đời bố đã chịu đựng làm cái bóng bên bà ấy rồi. Lần này hãy cho bố được quyền lựa chọn, hãy hỏa thiêu và tung nắm tro tàn của bố ra sông ra biển để bố được tự do tan biến giữa trời đất bao la vô cùng vô tận này.
Giọng ông trở nên hờn tủi:
- Các con có biết đâu những ngôi mộ vợ chồng nằm cạnh nhau mà chắc gì cuộc sống khi sinh tiền họ đã hạnh phúc với nhau? Bố không muốn đẹp đôi hình thức như thế. Thôi đã khuya rồi, bố cần nghỉ ngơi, các con về nhà đi, rồi tìm cách cho bố được toại nguyện. Cám ơn các con đã đến và lắng nghe bố tâm tình.
Tiên cẩn thận kê lại chiếc gối và đắp lại tấm chăn cho bố gọn ghẽ rồi ba anh em rời khỏi phòng bệnh.
Vừa bước chân ra ngoài Tùng đã nghiêm nghị lên tiếng:
- Về cái chuyện bà Cầm không thể làm theo ước vọng của bố, người ta biết được sẽ khinh bố, bấy lâu nay sống bên vợ chỉ là trả nợ, mà đi yêu thầm người khác.
Tảo cũng khó chịu:
- Trước hết bà Cầm sẽ cười cho đấy. Ông già lẩm cẩm dở hơi, đã yêu thầm tới tuổi này thì âm thầm mang theo cho tới khi nhắm mắt có phải là đẹp hơn không?
Tiên đỡ lời :
- Em Tảo lúc nào cũng ăn nói không suy nghĩ, Bố đang rất tỉnh táo chứ có lẩm cẩm dở hơi đâu. Bố có lý của bố, đã chịu đựng, đã hi sinh và chung thủy với mẹ suốt cuộc hôn nhân, có phản bội chăng chỉ là trong tư tưởng. Anh Tùng và Tảo ơi, chúng ta sống và lớn lên ở Mỹ thì phải suy nghĩ phóng khoáng ra chứ?
Tùng chán nản buông xuôi:
- Anh không ý kiến nữa, cô muốn làm sao thì làm.
- Vâng, em sẽ liệu cách và mời bà Cầm đến thăm bố một lần. Có gì là tội lỗi đâu khi một người sắp chết muốn nói lời tỏ tình với người mình đã yêu suốt bao nhiêu năm quạmà phải dấu trong câm nín.
********************
Tiên đến nhà bà Cầm sau khi đã gọi phone báo trước. Bà hàng xóm thân của cha mẹ Tiên đã vui vẻ nhiệt tình:
- Cháu đến chơi thật là đúng lúc vì bác đang ở nhà một mình, bác trai đi thăm người nhà bác ấy ở tiểu bang khác, vì bác đang mệt nên chẳng thể đi cùng. Từ ngày mẹ cháu mất vợ chồng bác cũng ít đến nhà cháu, bố cháu vẫn khỏe chứ?
Tiên vào đề ngay:
- Bác Cầm ơi, dù bác không hỏi thăm thì cháu cũng sẽ nói đây, bố cháu đang bị bệnh ung thư gan, giai đoạn cuối rồi..
- Trời ơi, thế sao hôm nay cháu mới báo tin !
- Bệnh mới phát giác hơn 1 tháng nay thôi, chắc bố cháu không sống được bao lâu nữả
Bà Cầm xúc động:
- Thế thì bác phải đi thăm bố cháu ngay.
Tiên mừng rỡ:
- Vậy cháu chở bác đến bệnh viện, có bác đến thăm chắc bố cháu mừng vui lắm
- Phải đấy, đợi bác thay đồ rồi chúng ta cùng đi.
Tiên mừng thầm trong bụng vì tưởng là khó khăn lắm khi mở lời để mời riêng bà Cầm không ngờ lại ngẫu nhiên bác trai vắng nhà và thuận tiện như vậy. Tiên thấy không cần phải nói ra mục đích của bố, cứ để bố tự nói ra thì phản ứng của bà Cầm sẽ tự nhiên hơn.
Tiên đưa bà Cầm đến bệnh viện, vào phòng ông Nguyên làm ông bất ngờ đến luống cuống và mừng vui:
- Bà Cầm, bà Cầm? Ôi, bà đã đến thăm tôi đấy à?
Tiên vội kéo ghế đến gần giường bệnh và mời bà Cầm ngồi, xong Tiên lịch sự khép cửa phòng ra ngoài..
Bà Cầm chưa kịp hỏi thì ông Nguyên đã giải thích:
- Cháu nó muốn để tôi nói chuyện riêng với bà đấy mà.
- Chuyện gì thế ông? Ông đang ốm nặng lắm mà, đừng chuyện trò gì nhiều tổn hại thêm cho sức khỏẻ
- Đằng nào tôi cũng sẽ chết, nếu dịp này tôi không nói ra thì không bao giờ nói được nữa, vì kiếp sau chắc gì người ta nhớ được tiền kiếp của mình?
Bà Cầm ngạc nhiên:
- Ông Nguyên, ông nói gì lạ thế?
- Bà Cầm ơi, không lạ đâu, chúng ta đã quen biết nhau mấy chục năm nay và có thể là từ kiếp trước nữa. Từ lâu, từ ngày chúng ta còn sống ở Việt Nam tôi đã thầm yêu thương bà, bà mới là người mà thật sự tâm hồn tôi cần thiết và tìm kiếm.
Bà Cầm thảng thốt:
- Thì ra thế?vậy mà bao lâu nay tôi vô tình không nhận rả
Ông Nguyên mỉm cười:
- Tôi cố dấu lòng mình để chung thủy với vợ thì làm sao bà biết được. Chúng ta mỗi người đều có cuộc đời riêng, thà tôi chịu đựng đau khổ một mình, nói ra làm gì cho mang tội, mỗi đêm khuya thao thức hay mỗi khi cô độc một mình tôi đều khấn nguyện trong lòng cho tôi quên bà đi, nhưng chưa bao giờ tôi quên được. Tôi vẫn lặng lẽ sống bên lề cuộc đời bà, cùng đau khổ khi bà buồn hay hoạn nạn..
Bà Cầm ngậm ngùi:
- Những lúc bất hạnh ấy đôi lần tôi cũng nghĩ đến ông, một người hàng xóm mà tôi biết là hiền lành tử tế thương yêu vợ con để so sánh với chồng tôi mà tủi thân tủi phận cho mình chứ không có tình ý gì khác? tôi càng không bao giờ ngờ ông đã yêu thương tôi..
Ông Nguyên đưa bàn tay ra:
- Tôi chỉ mong được thố lộ tâm tư này và được một lần nắm lấy bàn tay bà, bàn tay mà tôi từng nắm lấy trong giấc mơ. Mong rằng hôm nay sẽ là sự thật.
Bà Cầm rụt rè để bàn tay bà trong bàn tay ông Nguyên, người nằm trên giường bệnh bỗng như có một luồng điện mạnh làm cho bàn tay ông ấm lên, mạnh mẽ lên. Ông nắm chặt bàn tay ấy và tha thiết nói từng lời:
- Anh đã yêu em.
Bà Cầm bối rối rút bàn tay ra:
- Tôi cám ơn tình cảm của ông.
Khi Tiên đẩy cửa bước vào phòng Tiên thấy nét mặt bố vui tươi hẳn lên, nét vui vẻ hạnh phúc ấy của bố dường như chưa bao giờ Tiên thấy khi mẹ mình còn sống. Tình yêu là thần dược, tình yêu là sức mạnh vô song.
Dù rằng rồi mai kia cơn bệnh hiểm nghèo cũng sẽ mang bố đi xa, nhưng Tiên biết chắc là bố sẽ hạnh phúc và thanh thản vì ước vọng cuối cùng của đời ông đã được toại nguyện
2. Huấn Luyện Phi Hành (truyện dài nhiều kỳ)
Tình Hoài Hương
Tình Hoài Hương
3. Truyền Thoại Về Một Khúc Tình Ca Phan thái Yên Phan thái Yên Nguyễn Quý Đại
Nguyễn Quý Đại 5. Lời Cầu Chúc Đầu Năm Qua Tấm Ngân Phiếu 5.000.000.000.000 Trần Thành Mỹ
Trần Thành Mỹ Nhiều Tác Giả
Nhiều Tác Giả Ngũ Lang
Ngũ Lang Sông Cửu
-
Sông Cửu Luân Hoán
Luân Hoán Hai Hùng SG
-
Hai Hùng SG Bạch Liên
-
Bạch Liên IIỊ Hộp Thư Toà Soạn
___________________________________________________
Thể lệ để nhận Nguyệt San Giao Muà:
1) Để vào danh sách của NSGM (subscribe),
xin gửi email về GiaoMua@hotmail.com
Địa Chỉ Liên Lạc:
Nguyệt San Giao Muà
Copyright
2002 by Giao Muà e-magazine and respective authors
Truyen Dai
Huấn Luyện Phi Hành
Phần Thứ Nhì
Chương 16
Học Khoá Huấn Luyện về NAVY
Em gái thương,
Lâu nay, do anh quá lu bu bận rộn đủ thứ chuyện trên trời dưới đất linh tinh, nên anh ít viết thư gởi về em gái và gia đình. Thông cảm hen. Trước là anh kính lời hầu thăm ba má, anh cầu mong ba má chúng mình luôn dồi dào sức khoẻ, bình an (có lẽ ba má ưa nhắc đến thằng con giang hồ ham lãng du phiêu bồng đó đây nơi xứ người, mà quên đường về cố hương, hay sao? Nên anh cứ hách xì nhảy mũi và nóng ruột quá đi. Nên hôm nay anh mới viết thư cho em đây). Hãy thưa với ba má là anh vẫn bình thường (anh chỉ nói với em câu sau nầy: Anh khoẻ re như con bò kéo xe), để trong tuổi già ba má vui vẻ, đừng lo âu gì cho anh hết. Nhen em. Sau là anh gởi lời thăm các anh chị, các cháu. Riêng em gái út cưng ưa nhõng nhẽo, thì ?hay ăn chóng nhớn? học hành chăm chỉ, xinh tươi ngoan hiền thùy mị; em không ?lí lắc giống con khỉ? như xưa, he he hẻ thì lúc nào trở về quê hương, anh sẽ tặng cho em những thứ quà bất ngờ? Em chịu chưa? Bây giờ anh trở về chuyện phi công nghe:
Đợt 23.-
Em à, nếu anh muốn chuẩn bị đi học khoá huấn luyện về NAVY (Hoa tiêu Hải Quân Naval Aviator) tuyệt vời, mà anh thường ấp ủ (xây mộng giang hồ qua bốn bể ?ở trong lòng?). Nếu anh muốn được gắn cánh bay vàng của Hải-quân Navy Wings of Gold, thì ít nhất anh phải có khái niệm về ngành nghề mình yêu thích. Anh phải biết sơ lược về các nhu cầu thiết yếu bắt nguồn từ đâu: các tiêu chuẩn, cơ cấu tổ chức của ngành Không-quân Hải-quân ra sao.
Nầy em, hãy nghe anh đọc và dịch ra từng đoạn từ sách vở. Nhân đó, cô em học trường đầm từ nhỏ ở Tiểu học (Primaire) ? Trường Trung học (Secondaire) ? cho tới năm em lên lớp Đệ Nhị (Tú tài: Secondaire Supérieure), thì em xin chuyển đi học tại trường Việt, để em có thể trau dồi thêm môn Việt-văn, vì em có ước nguyện sau khi lớn lên, em sẽ dạy môn Văn, Sử, Điạ? là môn em rất yêu thích. Ngoài ra ở trường Việt, em học thêm sinh ngữ B (Anh-văn là sinh ngữ phụ của em, và môn Toán, là hai môn học em yếu kém) nhé: Vã chăng đây cũng là một trong những đợt anh phải học đấy.
1/ Three Training Squadron (VT-3) - With World War II raging in the Atlantic and Pacific Oceans both Show and the demand for trained pilots at its peak, the first to bear the name Training Squadron Three Squadron was created. On February 15, 1943 (one week after the beginning of the massive air raids Bougainville and Rabaul Against Solomon in the Islands).
*(1) Huấn Luyện VT-3 - Với Thế Chiến thứ II diễn ra ác liệt ở Đại Tây Dương và Thái Bình Dương, cho thấy sự nhu cầu đòi hỏi đào tạo phi công ở mức độ cao điểm, đã trở thành một ưu tiên. Phi đội huấn luyện đầu tiên mang tên VT-3 được thành lập. Vào ngày 15 Tháng 2 năm 1943 (một tuần sau khi bắt đầu các cuộc không kích lớn tại thành phố Bougainville, và căn cứ chủ lực Rabaul ở phía nam quần đảo Solomon).
2/ Training Squadron Three Detachment 8-B (VN3D8-b) was under the command of LT Organized Thomas Bradbury at Saufley Field USN, Pensacola, Florida. VN3D8-B was relocated to Whiting Field, Milton, Florida on July 1, 1943 and was later joined by VN3D8-a form from Training Squadron Chevalier Field to Three. (Interesting to note, naval training squadrons Second World War là khi the Identified by the designator "VN".
*(2)- Huấn luyện VT-3, Biệt Đội 8-B (VN3D8-b) được tổ chức dưới sự chỉ huy của LT Thomas Bradbury USN tại Saufley Field, Pensacola, Florida. VN3D8-B đã được chuyển tới Whiting Field, Milton, Florida vào ngày 01 Tháng 7 năm 1943, và sau đó được tham gia vào VN3D8-A từ Chevalier Field. (Quan trọng cần lưu ý, các phi đội huấn luyện Hải Quân trong Chiến tranh thế giới thứ II đã được xác định bởi các thiết kế "VN").
3/ The "VT" designator, used by current Naval training squadrons, was used to denote Torpedo Bomber squadrons.) Throughout the costly struggle with the Axis forces, Training Squadron Three continued to train pilots in order replace those lost in combat/training operations and to man the units which would be needed for the final campaigns against the Japanese mainland.
On Sept. 2, 1945, following months of punishment by American forces, the Japanese military government signed the terms of surrender, and the struggle which had claimed the lives of millions came to a suđen halt.
Eighteen months later in 1947, with little need for multiple training squadrons with which to train an enormous invasion force, VN-3 was decommissioned. VN-3 took its place in annals of Naval History as a squadron which took great pride in preparing the cream of Americás youth for the defense of this nation and its ideals.
*(3)- Thiết kế huy hiệu "VT", hiện tại còn dùng ở trường huấn luyện Hải Quân Mỹ, trước đó cũng được dùng cho các phi đội ném bomb Torpedo. Trong suốt cuộc chiến tranh tốn kém với các lực lượng Axis, huấn luyện VT-3 tiếp tục đào tạo các phi công, để thay thế những người bị mất trong chiến tranh/huấn luyện, và điều hành với các đơn vị, sẽ là cần thiết cho các chiến dịch cuối cùng chống lại Nhật Bản.
Vào ngày 02 tháng chín năm 1945, sau nhiều tháng trừng phạt của lực lượng Mỹ, chính phủ quân đội Nhật Bản đã ký kết điều kiện đầu hàng, và các cuộc đấu tranh đó đã cướp đi sinh mạng của hàng triệu người đã bị ngưng đột ngột. Mười tám tháng sau vào năm 1947, với nhu cầu cho nhiều phi đội huấn luyện, mà để đào tạo một lực lượng xâm lược to lớn, VN-3 đã được cho ngừng hoạt động. VN-3 đã diễn ra trong ghi chép lịch sử của Hải Quân như một phi đội mà mất niềm tự hào lớn, trong việc mơ ước của giới trẻ Mỹ bảo vệ cho quốc gia và lý tưởng của nó.
4/ The current Red Knights of Training Squadron Three picked up the torch lit by their predecessors on May 1, 1960 and continued the legacy of "Training the Best for Americás Defense". On that day Training Squadron Three (VT-3) was commissioned at South Whiting Field. Although the country was not at war (the Vietnam War would not reach its height until 8 years later) the squadron was taskeđ-utilizing the T-28 Trojan - to prepare a younger generation of student naval aviators in radio instruments, formation flying, and air-to-air gunnery.
In 1965, the air-to air gunnery was discontinued and flight familiarization and basic instrument training were ađed in its place.
*(4) Hiện nay Huấn luyện VT-3 Red Knights cầm ngọn đuốc thắp sáng bởi những người tiền nhiệm của họ vào ngày 01 tháng 5 năm 1960 và tiếp tục di sản "Đào tạo tốt nhất cho quốc phòng Mỹ". Ngày đó huấn luyện VT-3 được ủy quyền tại South Whiting Field. Mặc dù đất nước đã không có chiến tranh (Chiến tranh Việt Nam sẽ không đạt được tỷ lệ cao cho đến 8 năm sau) phi đội được giao nhiệm vụ - sử dụng máy bay Trojan T-28 - để chuẩn bị cho một thế hệ trẻ của sinh viên phi công Hải Quân trong các dụng cụ radio, bay hợp đoàn, và không chiến.
Năm 1965, máy trang bị súng phòng không: không còn tiếp tục và được thay thế các dụng cụ huấn luyện.
***
Hẳn là em mệt đừ rồi vì tiếng Anh tiếng U phải không? Thế em mới biết thương anh và các bạn của anh (đang ở nơi đất khách quê người, luôn luôn phải đương đầu với ?chông gai, thử thách và bão tố? ập xuống đời trai: từ chuyện chữ nghĩa, học với hành); ?rồi hành với học? đến đừ đẫn ê ẩm dật dờ thân xác & ngao ngán! Nói chơi vậy chớ chẳng phải như vậy đâu nghe em. Em đừng tưởng bở làm biếng, em không trau dồi Anh-ngữ, thì lúc anh về, em sẽ bị anh cú cho u đầu, sưng chù vù cả trán nữa. Đến đây, anh lại sực nhớ chuyện ngày xưa: anh kèm em học môn Toán và Anh văn, lúc đó sao anh nóng như lửa ha (vì cái ngu ?dốt đặc cán mai? của em), anh tức giận đã cú nhiều lần lên đầu, và búng trán em mấy cái. Khiến em lấy tay xoa lia lịa trên đầu tóc em đã bù xù (mới bị anh cú), và cái trán của em sưng u một cục. Em khóc thiệt to hu hu hu như bò rống, nước mắt nước mũi tùm lum.
Anh ngẩn người nhìn em có chút thương cảm, lúng túng và hối hận. Em liếc thấy anh đang xìu mặt xuống, thì được trớn em càng khóc la to hơn, phụng phịu giận dỗi nhảy đành đạch. Khi đó anh nói: ?Ái chà! con nhỏ nầy dữ thiệt à nghen?. Anh muốn hạ giọng an ủi em xí, nhưng nghĩ lại mình không nên dỗ dành "con nhỏ" làm gì, cho nó lên mặt làm tới, làm nư, làm tàng, làm dóc... thì cái ngu vẫn đeo bám, khiến em chẳng thể thông minh hơn. Anh cầm cây thước xỉ xỉ tới trước mặt em, khiến em sợ anh đánh đòn, đã chạy vô núp trong phòng, mà thút thít khóc. Bi giờ nghĩ lại, anh cảm thấy thương em làm sao ấy. Anh trai nầy xin lỗi muộn nhen. Anh đã được ?tiêm nhiễm? ở xứ Mỹ văn minh tiến bộ, nên không có chuyện anh sau khi trở về nhà, anh sẽ ?ăn hiếp em? như dạo ấy nữa. Đừng lo nha.
Em biết không, trở ngại lớn nhất trên đường đời, làm cho anh nhụt chí mềm lòng khi muốn đi tới thành công, trước tiên là vì do tính anh, tuy con trai đàn ông đó, nhưng coi vậy mà có chút đa tình ủy mị trong tình cảm. Ngay cả lòng tự trọng và cố chấp cũng cản trở bước tiến của anh không ít. Anh bị những thứ ?tự tôn? làm cho mờ mắt, anh đã không thành công ở lãnh vực nào đó. Anh có thể vạch ra cho mình một con đường tươi sáng, thành đạt mà anh đã chọn, nhưng vì lòng tự trọng đã trói chặt bản thân anh. Ví dụ thứ nhất về chuyện tình của anh với Huyền Mộng, mà em cũng như gia đình mình đã tưởng ?anh chị? sẽ có kết cuộc tốt đẹp. Ừ! Cũng là chữ ?kết? đó; nhưng kết quả chỉ là kết thúc. Nào ai có ngờ? nhỉ!
Do nghe theo ý kiến và sự nài nỉ ỷ ôi của Huyền Mộng, nàng chỉ thích sau nầy anh trở thành một ?luật giả thao thao bất tuyệt nổi đình nổi đám! Thì đó, anh đã đi học Luật Khoa hơn một năm, một nghề mà anh không cảm thấy hứng thú và yêu thích, nên anh chán quá sức, vì mình không có tài hùng biện, thì phải! (thay vì anh thích đăng vô Không Quân). Ngay bước đầu anh biết chọn ngành Luật là sai, mà vì tình yêu, ủy mị, nể nang, nghe Huyền Mộng, và anh chưa chính chắn suy nghĩ. Có thể về sau nầy, lúc cả hai đã thành vợ chồng rồi, ?ngựa cũ quen đường xưa?, nàng vẫn ?quen thói chỉ huỷ chồng. Anh thì... lấy lòng khoan dung, nhu nhược, yếu thế hơn, vì những giọt nước mắt của nàng lấn áp. Do quá tình cảm, anh vẫn nể mà ?xót xa rung động?, để rồi anh sai hoài, tiếp tục lún sâu vô sự điều khiển, và cảm nghĩ của riêng nàng, thì anh không có cách gì gỡ ra được. Thử hỏi, lúc đó anh là ?cái thứ gì?, ngoài việc anh trở thành một con rối, một hình nộm vô tri vô giác? Nên xả là phải không nào.
Bây giờ anh trở lại chuyện chính về ngành Naval Aviator tại Pensacola thuộc Tiểu Bang Florida, nơi mà anh đã có dịp học và hành? là một cuộc chiến dài và đơn độc, tự bản thân mình kiên trì đấu tranh, nhẫn nại mà tự vươn lên. Dù anh học và hành chưa giỏi hơn ai ở vài lãnh vực nào đó. Anh không thể ỷ lại, nhờ thầy thôi thúc và nâng vực anh đứng thẳng lên trên đôi chân (sau những lần sai phạm, vấp ngã). Ví như khi anh leo núi quá chậm, cảm thấy mệt mỏi, đuối sức, ấy là lúc anh chán nãn làm sao! Trong thâm tâm anh mong ước: phải chi ở trên đỉnh núi kia, có bậc thầy đã dày dạn kinh nghiệm, từng trải, người ấy đang thòng sợi dây xuống giúp, cho anh run rẩy cột sợi dây vô thân (cột vô thân thể, hay ?cột cổ? mà lôi anh lên, cho thắt họng anh nghẹt thở đây!?).
Em có nhớ hồi xưa lúc còn nhỏ, chúng mình đi ra góc cầu Huỳnh Thúc Kháng ở Huế, tại bờ sông chúng ta coi một người đàn ông đã treo thân tòn ten trên nhánh cây đa, hai tay và hai chân ông ta thòng xuống. Khi gió lùa qua, thân hình ông ta lắc lư, đu đưa? đầu gục xuống, cổ ngoẹo qua một bên, hai con mắt dường như muốn lồi ra ngoài, nhưng ghê gớm nhất là cái lưỡi le dài ơi là dài trên khuôn mặt tím bầm. Thật kinh khủng. Chúng ta rất sợ, đã ù té chạy, hoảng hốt đến nỗi té lăn cù, trầy trợt nhiều chỗ ở cánh tay, bàn tay, đầu gối chảy nhiều máu mà chúng ta không hề biết đau. Em còn nhớ không vậy!?
Nay, dù đã lớn khôn, nghĩ đến lúc anh sẽ bị ?thắt họng?; bỗng dưng anh vẫn sợ điếng hồn? Nên, anh phải kiên trì tự vươn lên, để vượt qua trở ngại từ ngọn núi đá... là bản ngã che chắn của chính mình. Đây là ngọn núi lớn đầu tiên trong đời, mà anh phải kiên định cương quyết vượt qua. Anh biết rằng: Khi anh đã leo được lên đỉnh núi ấy, (như lớp đàn anh, và bao chàng sinh viên sĩ quan Không-quân khác); Đấy là lúc anh có thể phát huy hết khả năng, để đạt đến kết quả mỹ mãn, không những cho nhiều buổi học và hành bây giờ, mà sẽ ứng dụng cho cuộc đời mai sau.
Hẳn là em cũng thừa biết ?cái triết lý vụn? của anh: Ngọn núi càng cao, càng hiểm trở, thì tính hiếu chiến hiếu thắng từ anh & đa số chàng trai ai cũng muốn chiến thắng chiếm hữu nó càng dâng cao độ. Anh có cảm tưởng khi anh đã đứng trên chóp núi, nhìn bao quát chung quanh, nhìn xuống chân phía dưới mặt đất, thì dường như anh có hào hứng, vui vẻ và hân hoan mà tin tưởng: khi mình lái chiếc phi cơ chạy trên đường băng, chuẩn bị sẵn sàng để cất cánh bay bổng vào không trung. Vì, sau khi ra trường đời, anh cần phải vượt qua nhiều ngọn núi cao, càng cao? và khó khăn hơn bây giờ gấp bội.
Việc học hôm nay không những nhằm mục đích rèn luyện trí óc, mà còn luyện tập thân thể khoẻ mạnh cường tráng: ăn uống, nghỉ ngơi, giải trí, xem tivi coi thời sự, đọc báo, v.v... Tất cả mọi thứ đó không những vừa luyện tập, vừa tập trung để nhớ và nghe bên ngoài; mà còn lắng nghe được nội tâm của người khác (hoặc chính mình) muốn gì. Nghĩa là chính ta biết mở rộng vòng tay trong đời sống, biết được giá trị của lòng khoan dung, độ lượng, cảm thông và tôn trọng lẫn nhau. Việc nầy, tuy quá phức tạp lẫn khô khan, nhưng anh và hầu hết mọi người đã thành công rồi nhen:
Đợt 24.-
Anh trở về chuyện thực tế nha: Sau khi vào cổng trường, ta có thể nhìn bao quát chung quanh, nào là: barracks, hangars, mess hall? trước khi đến viện bảo tàng. NAS vẫn, đã, và đang tiếp tục làm nhiệm vụ như từ trước tới ngày nay. Trong building ở NAS (Naval Air Station) có một viện bảo tàng đồ sộ và quy mô ?Museum of Naval Aviation? chưng bày khoảng 150 phi cơ đủ thời đại, phong phú và đa dạng của Navy, Marine Corps, Coast Guard Aviation, Naval Flight Officers, Blue Angels Navy Flight Demonstration Squadron? trên một diện tích 350,000 square feet of exhibit space & outside its 37- acre grounds. Họ mở cửa cho dân vô xem free từ 9am tới 5pm.
* Trong chương trình nầy, khoá sinh phải học bơi thêm và bơi thành thạo với Hải-quân: (lại bơi ếch, bơi ngửa, bơi sấp, bơi tự do, v.v?).
- Học ở ?Dilbert Dunker?, mô hình giả có cái mỏ hình cung giống buồng lái của máy bay (trong hồ bơi).
Nói tới ?Dilbert Dunker? thì khỏi chê: người ta đặt anh ngồi vào một cái ghế sắt tương tự như cockpit (phòng lái) của phi cơ nhỏ T-34, gài dây an toàn shoulder harness và safety belt, kéo anh lên tuốt trên đỉnh của giàn phóng, cao khoảng chừng 10 m, khi huấn luyện viên thổi tu huýt, họ buông cái ghế cho rơi theo đường ray chúi xuống chừng 60/° vào hồ bơi. Cái ghế lật úp. Nước bắn tung tóe tùm lum. Anh phải đếm thầm: ?One thousand one, one thousand two, ? one thousand fivẻ, rồi anh nhanh nhẹn tháo gỡ dây an toàn ở bụng và vai ra.
Hai chân ngồi chồm hổm lên ghế, hai tay vói thẳng lên miếng gỗ, giả làm windshield (kính che gió), anh ngửa đầu ra phía sau, rồi hai tay gồng lên ở phía trước buồng lái, hai chân tống thẳng cẳng đạp mạnh ra khỏi cái ?Dilbert Dunker?. Tứ chi vẫy vùng trong nước như con ếch, anh cố ngoi đầu từ dưới đáy hồ lên khỏi mặt nước.
Ôi trời ơi! Chúng tôi là sinh viên sĩ quan Không-quân trên bờ, phi cơ và người chỉ ở trên phi đạo, để vút bay lên không trung bao la, ngút ngàn, rộng mênh mông giữa bầu trời thênh thang lồng lộng gió. Chớ có cho "tàu bè" cỡi sóng chạy vun vút trên biển như "ba te đi dạo? bằng tàu thủy, thanh nhàn ngao du trên tàu, trên ghe thuyền đâu, mà phải học, phải sợ đắm sợ chìm, rồi miệt mài học cho bù đầu trọc óc hỉ! Vậy mà bắt buộc khóa sinh sinh viên sĩ quan Không-quân như khoá các anh sắp sữa hoàn tất việc học ?lái tàu bay?, gần trở về quê hương, vẫn phải bù đầu, bù óc thức thâu đêm suốt sáng học những môn nầy đấy.
Thư đã quá dài, anh phải tạm ngừng bút nơi đây. Đành hẹn em thư sau nhé. Nhớ cho anh kính lời thăm ba má và đại gia đình, mong họ giữ gìn sức khoẻ, và em phải ngoan ngoãn hiền lành thùy mị, học giỏi nữa ha.
Anh trai,
Thiệu.
***
Tình Hoài Hương
Kính mời quý độc giả xem tiếp chương sau.
Trân trọng
Tôi nhìn anh lòng nghe quạnh hiu
Tiếc một kiếp tài hoa bạc mệnh Thôi hãy bình yên! Cũng đành số phận Trần gian này ai dễ trăm năm! (Trần Hoan Trinh)
Người nhạc sĩ đứng yên lặng vô hồn, môi vu vơ nụ cười vắng xa không định. Ông ngơ ngác nhìn thân hữu bạn bè trong đêm nhạc vinh danh mình. Họ say sưa hát bài ca đã đưa ông thành danh từ mấy mươi năm trước. tiếng hát luyến lưu tình tự say đắm thuở thanh xuân của người nhạc sĩ tài hoa bạc mệnh ngân vang. Tiếng hát xoáy động, đẩy trôi ông xa hơn vào cõi im riêng quên lãng. Ánh mắt ngu ngơ không đọng vướng kỷ niệm làm thê thiết hơn hình ảnh ông đơn chiếc giữa bầy bóng mờ nhân ảnh cuồng quay. Người vợ hương sắc còn vướng trên nhân dáng, ngượng ngần đứng bên ông dưới ánh đèn màu, đưa tay vẫy chào đám đông rồi dẫn người nhạc sĩ trở về ngồi bất động trên chiếc ghế ở cuối sân khấu.
Người đàn bà ngồi ở cuối hàng ghế khán giả dành riêng cho cựu giáo sư có thời dạy chung trường với người nhạc sĩ. Bà ngồi im lìm, mắt ngấn lệ đăm nhìn ánh mắt ngơ dại của người thầy nhạc sĩ không còn trí nhớ. Lòng bà chìm sâu trong niềm hoài động không cùng. Hơn bốn mươi năm? Đời người như con đò nhỏ loay hoay trên từng nhánh sông đời. Những con đò dọc, đò ngang, trôi xa gặp gỡ chia lìa. Mỗi người ngụp lặn trong bến nước đời riêng, thấm đẫm giọt hồng hạnh trùng phùng hay hụt hơi mê đắm. Và những cơn mơ rớt lại. Đâu đó im lắng dưới lớp thời gian hằn phiến tích, giấc mộng tưởng đã vùi sâu vẫn xanh hơi bởi mong được đoái hoài.
Năm tháng dạy chung trường, rộn ràng với niềm hạnh phúc ân cần đang đến với mình, bà yên tâm cất xếp chiếc áo tơ lòng rung động thời sinh viên diễm mộng vào đáy sâu mê cung kỷ niệm. Đã qua rồi những chiều Thừa Phủ ngồi chờ Thương Bạc, hắt hiu bóng nắng trên nóc hàng cây long não lối về Ga. Qua rồi đêm Bến Ngự chờ gió lên cho bơ vơ tóc lộng. Qua rồi cơn mộng đầu, đẹp hão huyền?
Bà chuyển trường đi xa theo chồng, theo cuộc đời mình không một gợi nhớ. Bốn mươi năm. Gia đình. Sự nghiệp. Chồng con. Trong căn nhà hạnh phúc giản đơn mà bận bịu đã không còn nơi trú ngụ cho nỗi buồn vui ngày tháng cũ.
Gần đây người học trò cũ của một thời Đà Nẵng đến tìm thăm. Câu chuyện thương tâm về căn bệnh nan y của nguời thầy nhạc sĩ tài hoa khiến bà quá đỗi buồn lòng. Nhìn cành hoa hải đường trên tay cô giáo, người học trò ý nhị nhắc đến sắc màu tươi thắm của giàn hoa bên lối vào ngôi nhà nhỏ trên thượng thành gần Cửa Thượng Tứ. Ngõ ban sơ hạnh ngân dài. Cổng xô còn vọng điện tài tử qua (Bùi Giáng)? Ngõ Hạnh. Người đàn bà cắm cành hoa đỏ vào bình, nghe lòng mình thầm nói. Màu hoa chiều nao vụt nở trong ý nghĩ bà tươi tắn linh động như cánh bướm vờn bay trên ngã hoành thành thơm ngát hương sen.
Buổi chiều dài theo chuyện đời đắm say sôi nổi của người nhạc sĩ luôn sống trọn vẹn cho tình cảm địa chấn cuồng xoay. Từng bụi hoa giọt-nắng nương dài theo lưng đồi trước nhà như chiếu trãi gọi mời người về trong bát ngát hương vàng kỷ niệm.
Đường Trần Thúc Nhẫn, lối về chợ Bến Ngự, lở bờ gập ghềnh bước chân khuya. Mùi hoa bạch trang, hoa bưởi, từ một góc nào đó trong khu vườn sâu Viễn Đệ đưa hương thơm ngát vào những đêm trăng. Con đường ngắn từ ngày có cô học trò Quảng Nam ra trọ học đã dài thêm bước chân của nhiều chàng trai Huế. Có chàng trai Quốc Học ôm đàn đến giữa đời nàng đắm thắm khúc tình ca. Mỗi hoàng hôn chàng nhạc sĩ trẻ tuổi lang thang từ Thành Nội, qua cầu Trường Tiền, qua Đồng Khánh ? Quốc Học, theo đường Lê Lợi đi đến Bến Ngự, lang thang mong ngóng gió lên cho bềnh bồng giai điệu khúc Giang Châu. Chiều nay ai có về miền thuỳ dương (2)? Chàng tự hỏi để nghe lòng vun tiếng hát. Tình yêu rộn ràng cơn lốc cuốn xoay mùa của trời đất. Để ý chi tới cơn nắng hạ giữa mùa thu hay khung trời mây mù giăng kín sáng mùa xuân. Chỉ còn mùa tình đơm mật ngọt, mùa hoa yêu thương rộn rã môi cười. Chỉ còn dáng em ngồi học bài, tóc ngắn rơi hờ trên trang sách để nghiêng nghiêng hàng dậu ướp hương đêm mắt ai thắp mộng đắm nhìn. Không gian lắng đọng, thời gian ngừng trôi, trăng chong đèn khơi vơi ước mơ chàng được làm ngọn đèn dầu soi sáng đôi mắt em sầu đẹp liêu trai. Chỉ còn bước chân sè sẹ vườn đêm, khơi động hương mùi ngải cứu? Còn lại bát ngát đêm và mắt em ngước nhìn lai láng trăng sao. Còn lại tiếng hát gọi mời.
Cô học trò xứ Quảng níu tà áo lụa qua chuyến đò ngang, khép nép chân đi cuống quít buổi chiều bến nước Vân Lâu. Cô bước trong hương sen qua cổng thành lộng gió, nương theo lối phượng ray rứt ve sầu, rồi cheo leo lối đá có rực rỡ giàn hoa tím trước mái nhà đơn sơ chót vót thượng thành. Từ cao điểm tình yêu, cô gái rộn ràng nhìn giòng sông Hương lặng lờ uốn khúc dưới chân và nghe tiếng nhạc lòng mình hòa điệu cùng tiếng đàn của người nhạc sĩ tài hoa.
Qua không gian thời gian đẹp như ngày xưa Mắt trong xanh và tóc vờn mây mùa thu Hôm nao nắng vàng về bướm lượn nhạc rộn ràng Tâm tư mình phơi phới đến mùa hẹn cùng sang ? (Trần Đình Quân)
Tình yêu đầu đời mãnh liệt, đắm say, đã giúp chàng viết lên những nốt nhạc huyền thoại. Thế rồi khúc tình ca không còn là của riêng nàng. Niềm thương xứ Huế của cô gái Quảng Nam đã trở thành Khúc Tình Ca Xứ Huế của mọi người. Nàng ca sĩ trẻ đẹp đất Thần Kinh, Dạ Ái, cất tiếng nỉ non ngậm ngùi ru lòng người man mác bâng khuâng, khắp phố phường bãi sông bến nước.
Chàng nhạc sĩ bỏ Huế mà đi. Đàn vác trên vai, người thanh niên bước ra khỏi bóng cổ thành. Chàng đi trong tiếng chuông chờ sáng vọng ngân, lặng lẽ bóng trăng hoàng thành mơ hồ trải lên đền miếu trùng vây. Có lẽ một lúc nào đó chàng đã dừng lại bên cầu, bâng khuâng nghĩ về miền thuỳ dương bỏ lại, xanh ngời một thuở lớn lên. Chàng bồi hồi thương tưởng đôi mắt đẹp bên tê sông đã bao chiều làm ngơ ngẩn bóng hoàng hôn tả ngạn. Chàng nghe tiếng bước chân mình hụt hẫng ra đi mà lòng đã chớm âu lo một ngày về ngỡ ngàng khách lạ?
Hoàng hôn rơi ngớ ngẩn hàng thuỳ dương Lạnh lùng trong bóng chiều giòng sông Hương Trường Tiền qua mấy nhịp mờ trong sương Ngỡ ngàng khách thấy hồn buồn mênh mang? (Trần Đình Quân)
Tiếng đàn đã im xa, âm hưởng khúc tình ca cũng buồn như tiếng Nam Bình buông trên giòng đời xuôi ngược.Trên từng đỉnh chiều Nam Giao chót vót cô đơn, ánh mắt người ở lại lặng nhìn về cuối con dốc xa, khuất lấp giòng sông trôi để lại dư âm trên lòng thuyền nghe nảo nuột mơ hồ
tiếng hát Giang Châu? Tiếng hát lững lơ lời lỗi hẹn để chiều Bến Ngự, lặng lờ từng thân cầu trắng bắc qua sông, mong chờ người về cho xao xuyến gió lên.
Ai ra đi mà quên ngày xưa đẹp sao Bên ven sông còn nguyên màu hoa chiều nao Trăm năm vẫn hẹn thề nối lại vạn nhịp cầu Xa nhau lòng thương nhớ mai về đẹp lòng nhau? (Trần Đình Quân)
Nàng Tây Thi đẹp khuynh thành, thướt tha vũ điệu trong đêm văn nghệ cuối năm sáu-mươi do trường Đại Học tổ chức đã làm xao xuyến tâm hồn bao chàng sinh viên Huế Quảng? Xa rồi những chuyến đò ngang. Cô sinh viên xứ Quảng yên lòng làm người ở lại với miền thuỳ dương êm đềm giòng sông Hương đẹp nguyên sơ và ngày tháng học trò thắm thiết hương yêủ
Tình yêu thuở đầu đời chỉ còn là bóng mây hoài niệm. Màu hoa bên giòng Hương xưa đã phai sắc biệt tăm theo một cung thương đứt đoạn đành. Tiếng đàn đã chùng buông nốt trầm cuối của một khúc tình cả
Còn có một miền thuỳ dương trong tâm tưởng mà chàng nhạc sĩ phiêu bồng mãi cưu mang bên mình. Vùng đất tình lãng mạng nguyên vẹn màu hoa bên sông chảy qua từng đêm mộng. Vườn dâu xanh từ cuối một giòng sông và ánh trăng vàng ngây ngất nội thành lượn lờ âm vang tiếng cười trên đường về hoa nở đẹp môi cười như thôi thúc chàng dong bước trở về.
Bên cấm thành dưới màu trăng khuê các, tạm quên mình là ông thầy đi chấm thi, người nhạc sĩ cất tiếng trương chi, sôi nổi ôm đàn hát những giòng nhạc say đắm hẹn thề cho một bóng dáng đài trang lòng đang rộn ràng sau the trướng lầu cao. Cuộc tình xa hơn quảng đường Huế-Sài Gòn, dài hơn những chiều cuối tuần thăm viếng quân trường Thủ Đức. Thế nhưng đọan cuối chuyện tình cũng lững lờ như câu hát lãng mạng ngày nào.
Màu chiều hay là màu mắt em tôi Nhạc chiều hay là tiếng hát em tôi Rừng chiều hay là suối tóc em tôi? (Trần Đình Quân)
Mây thì bay. Mây trời trôi vô định. Quyến luyến một giai nhân mang tên loài yến oanh làm đắm say lòng thanh xuân, chàng đã vay mượn lời thơ bạn tương tư.
Hồn ta theo một loài chim nhỏ Bay lạc vào sương khói mịt mờ ?(Trần Hoan Trinh)
Cánh chim bay xa, tận vùng cuối biển Thái Bình Dương. Từ miền đất xa quê, nhớ nhà nhớ phố, khúc tình ca ngày cũ đã khơi gạn lại hương xưa. Một thoáng nàng trong đáy sâu kỷ niệm chợt rực rỡ hương môi qua duyên chào qua sóng mắt ai đó choáng ngợp tình si. Hai cảnh đời lưu xứ gặp nhau. Nồng say. Hệ luỵ. Đành thôỉ
Khúc Tình Ca người để dở dang Tiếng hát Giang Châu đó bẽ bàng ?(Trần Hoan Trinh)
Người nhạc sĩ bỏ vùng biển xa vướng luỵ về lại quê hương. Chàng về lại với đôi mắt đẹp đã đăm đắm nhìn thấy từ một cuối lớp thuở nào để giữa tiếng giảng Kiều chợt ngây ngất lòng run. Cô
học trò ngày xưa vẫn dịu dàng câu quan họ, kể chuyện tình mình qua tiếng ca dao đợi người bên bến nước Hà Thân. Đói lòng ăn nửa trái sim. Uống lưng bát nước đi tìm người thương?
Chàng mặc lại cánh Áo Nâu làm kẻ hát rong trên hoang tàn đổ nát. Họ nắm tay nhau hát lời ngợi ca tình tự quê hương. Họ cùng hát với nhau bài hương-ca vô tận trong đằm-thắm-dắt-dìu tình nghĩa vợ chồng.
Xin cám ơn người từng hát với tôi Tuổi thơ chắp cánh bay rồi Cuộc đời còn lại Xin cám ơn người từng nói với tôi Dù cho sớm nắng chiều mưa Tình vẫn như ngày nào Xin cảm ơn người từng nhớ đến tôi Dừng chân giây phút bên trời Tìm về kỷ niệm Xin cám ơn người từng khóc với tôi Buồn vui xin giữ cùng nhau Giọt nước mắt lần đầu ?(Trần Đình Quân)
Tiếng hát người ca sĩ thành danh nhỏ dần trong ngập tràn xúc động. Đêm nhạc đã tàn. Người nhạc sĩ vẫn ngồi ngu ngơ bất động trên chiếc ghế cuối góc sân khấu. Người vợ nhẫn nại đứng bên chồng vổ về lên đôi vai ông gầy guộc. Bóng họ chìm trong bóng tối.
Người đàn bà ngồi cúi đầu yên lặng dưới quầng sáng phản ánh màu màn nhung tím thẩm. Quanh bà là những hàng ghế trống khán giả vừa bỏ ra về. Bà dợm bước đến gần người đàn bà dịu dàng, chịu đựng, hy sinh suốt đời cho chồng, để nói lời thăm hỏi ân cần nhưng rồi chợt đứng lại nhủ lòng. Bà ngại ngùng khi phải nói về sự xót thương, vì hơn ai hết, bà biết từ lâu nó đã không còn cần thiết cho những người vợ.
Người đàn bà buồn bã nhìn bóng đôi vợ chồng khuất sau bức màn hậu trường sân khấu. Vợ chồng dắt dìu nhau qua cảnh đoạn trường là nỗi hạnh phúc ân cần đã viên thành qua khổ luỵ vì nhau, là đôi mắt sầu đẹp lắng đọng giọt nước mắt bền bỉ lóng lánh thuở tình son. Một niềm riêng bà vẫn cưu mang từ mấy năm nay, chắt chiu, sống với từng ngàỷ
Thời tiết mùa Đông ở Đức thường rất lạnh, nhưng năm nay từ đầu tháng 12 tuyết không rơi nhiều như những năm trước. Không khí đón mừng Giáng Sinh rất nhộn nhịp, từ mùa Vọng I ngày 2/12 những trung tâm thương mãi, các của hàng bán hạ giá từ 20% đến 30%. Các khu chợ Giáng Sinh (Christkindlmarkt) trên đường đi bộ nhiều giang hàng nhỏ bán qùa thủ công nghệ, trái cây thức ăn là những món dồi nướng vàng cùng với mùi thơm của rượu Glühwein rất hấp dẫn, là loại rượu vang 12 độ Alkohol, có thêm gia vị: vỏ cam, quế, đinh hương, hồi, mật ong, táo tươi, hạt thảo qủa đun nóng như rượu Sake của Nhật. Trời lạnh uống một tách làm ấm người.
Các nẽo đường vào chợ có các bệ beton chận xe ra vào, Cảnh sát đi tuần tra, để ngăn ngừa bọn khủng bố lái xe đâm vào chợ Giáng Sinh, từng xảy ở Berlin ngày 19.12.2016, một tên khủng bố cướp xe tải lái đâm vào chợ đông người ở quảng trường Breitscheid (Breitscheidplatz) làm 12 người chết và 48 người bị thương. Nơi xảy ra gần nhà thờ tưởng niệm (Die evangelische Kaiser-Wilhelm-Gedächtniskirche, gọi tắt là Gedächtniskirche, là nhà thờ cụt đầu - một chứng tích chiến tranh còn lưu lại, Giáo hội không tu sửa để nhắc nhở nhân loại, chiến tranh làm đổ nát, khổ đau, nghèo đói?)
Chúa nhật mùa Vọng I, trong nhà Thờ đốt ngọn nến đầu tiên trên vòng tròn kết lá thông xanh, tiếp theo mỗi Chúa nhật thêm một ngọn nến cho đến ngày 23/12, Bốn cây nến sáng lung linh đón mừng ngày Chúa sinh ra đời cách đây hơn 2 ngàn năm. Theo truyền thuyết đêm 6/12 ông già Noel xuất hiện phát quà cho trẻ em, bởi vậy ngày nầy các trung tâm buôn bán có ông già Noel phát quảng cáo và tặng quà cho trẻ em. Tháng 12 mang lại nhiều niềm vui, các Cty hãng, xưởng đều tổ chức đãi tiệc mừng Giáng Sinh. Người đi làm có thêm lương tháng 13, chỉ buồn cho người về hưu không có thêm tiền mà còn phải mua qùa cho các cháu. Nhưng đó cũng là cái vui của tuổi về chiều! Theo thống kê mức tiêu thụ mua sắm năm nay trên 100 tỷ Euro (?), đời sống phúc lợi của người dân đầy đủ và sung túc. Chúng ta may mắn sống đầy đủ, không bao giờ quên chia xẻ tình thương, lòng bác ái với những Thương Phế Binh, những trẻ em sống không đủ ăn, nghèo đói bệnh tật, những người vì lý tưởng đấu tranh cho Tự Do, Dân Chủ và Nhân Quyền bị bỏ tù, họ phải sống trong bóng tối ngục tù.
Nhà Thờ không có treo đèn màu rực rỡ hay ngôi sao chiếu sáng, cũng không có hang đá lộng lẫy uy nghi như ở Việt Nam. Trong nhà thờ có tượng Chúa Hài Đồng nằm trong máng cỏ nghèo hèn, bên những cây thông tươi, treo những cánh hoa tuyết. Nhà người Đức cũng không treo đèn như những nhà ở Mỹ, bên đó người ta có thể bỏ hàng ngàn Dollar trang trí đèn màu, ánh sáng và cả âm nhạc cho mùa Giáng sinh. Người Mỹ chịu đi cày và xài tiền để vui chơi, Chúa nhật các trung tâm thương mãi cũng mở cửa cho tới nửa đêm, phố luôn đông người đến quán ăn
phải xếp hàng. Trong khi ở Đức cuối tuần đều đóng cửa, đi làm một năm có 30 ngày phép, người bị tàn tật 50% có thêm 5 ngày là (35 ngày), còn có những ngày lễ trong năm từ 7 đến 10 ngày. nếu ngày lễ đó rơi vào 5 ngày làm việc trong tuần từ thứ Hai đến thứ Sáu. Người Đức ý thức với công việc, làm hết việc chứ không phải hết giờ. Người Đức sống rất thực tế, tiếc kiệm từng cent, nhưng có thể họ cho 10 ? nếu đúng chỗ, không xa hoa phúng phí phô trương bề ngoài.
Ngày lễ Giáng Sinh với người Đức quan trọng hơn là ngày Tết, vì ngay tối 24 (Heiliger Abend) ngày 25 là ngày của gia đình đoàn tụ, cảm tạ Chúa vui mừng con cháu cùng về với gia đình thật đầm ấm, tặng qùa cho nhau và những lời chúc mừng, tràn đầy hạnh phúc. Tối 24 đi lễ về gia đình ngồi bên nhau trong bàn tiệc ?Reveillon? thật ấm cúng, là đêm hạnh phúc, an bình cho mọi người trần gian, là đêm những vì sao rọi ánh sáng chan hòa xuống thế gian và thiên thần ca hát vang trời.
Từ chiều 24 lúc 14 giờ đến ngày 26 là ngày lễ được nghỉ, trung tâm buôn bán, siêu thị đều đóng cửa. Đêm 24 là đêm yên lặng, là đêm của gia đình ?Silent night, holy night All is calm, all is bright, Round yon virgin Mother and Child, Holy infant so tender and mild, Sleep in heavenly peacẻ? Tuy nhiên có một thiểu số người Việt không theo đạo Chúa, nhưng họ không ?nhập gia tuỳ tục?, vì tiền họ tổ chức văn nghệ nhảy đầm. Tùy theo ý thức của mỗi người, chúng tôi sống theo phong tục như người Đức là đi nhà Thờ cầu nguyện, tưởng nhớ ông bà cha mẹ?
Chiều 25/12 chúng tôi tham dự Thánh lễ với Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam, có tên gọi là Giáo Xứ Nữ Vương hòa Bình, hiệp thông cầu nguyện cho quê hương Việt Nam, thế giới cầu mong cho đời sống bình an và thịnh vượng??VINH DANH THIÊN CHÚA TRÊN TRỜI BÌNH AN DƯỚI THẾ CHO NGƯỜI THIỆN TÂM?.
Ngày 27 đời sống sinh hoạt trở lại bình thường, các siêu thị bắt đầu bán pháo bông? cho đến 13:30 chiều cuối năm 31/12 thì đóng cửa để chuẩn bị mừng năm mới. Giao thừa (Silvester) khắp nơi đốt pháo bông sáng rực cả bầu trời, nhiều party tổ chức chơi cả đêm, uống rượu mừng năm mới nhưng không được phép lái xe. Để có an toàn không gây tai nạn chết người, các phương tiện lưu thông cộng chạy cả đêm, (Người đi làm trong ngày nầy sẽ được hưởng thêm 150% tiền lương). Tết chỉ vui chơi từ nửa ngày cuối năm và Mùng Một, sáng ngày 2 đi làm bắt đầu một năm mới nhiều hy vọng. Những người còn phép trong năm sau Giáng Sinh họ đi du lịch trượt tuyết, năm nay thời tiết ấm, mưa nhẹ hạt không có tuyết rơi làm mất vẻ đẹp cuối năm, buổi sáng cành cây không có mùa trắng long lanh của tuyết phủ.
Wir Wünschen Euch fröhliche Festtage und einen guten Start ins neue Jahr.
Kính chúc quý vị được tràn đầy ơn Thánh Đức, năm mới 2019 luôn bình an, khoẻ mạnh, Bình an với nhiều niềm vui, trọn vẹn được mọi ước mơ.
Nguyễn Quý Đại
Trân trọng giới thiệu CD nhạc TỈNH THỨC NGUYỆN CẦU
Đến quý đôc giả gần xa Album Tỉnh Thức Nguyện Cầu của Huỳnh Minh Kỳ (Dallars) & Đinh Công Huỳnh (Na Uy). Kính chúc quý vị thưởng thức nhạc Thánh ca rất hấp dẫn thêm tình yêu thương của Thiên Chúa trong mùa Giáng Sinh và Năm mới. https://youtu.be/rKpo2HLjeCQ
ÚM BA LA ! Với chiếc đũa thần huyền diệu, lời cầu chúc nhiệt thành đầu năm, những con số trong ngân phiếu sẽ biến thành hiện thực bao mộng mơ hy vọng
Con số 5 đầu gồm năm con số 1, tượng trưng cho 5 châu bốn bể tứ hải giai huynh đệ, vàng trắng xám đen đỏ, tất cả là anh em trong đó có chúng mình.
Con số 1 là chiếc đũa thần, cây gậy của tuổi già, chiếc đũa của nhạc trưởng điều khiển gia đình, mỗi con người trên thế gian không ai giống ai cần trân trọng lẫn nhau.
.
0-1 : Con số 0 đầu tiên tượng trưng cho những đóa hoa mỹ miều, nực hương, kết thành vòng hoa muôn màu nghìn tía, xin kính dâng lên Đấng Tối Cao cho chúng ta còn được đến ngày hôm nay.
0-2 : Con số 0 thứ hai, những tràng hoa Xuân bất tử kính dâng ông bà cha mẹ vì công ơn sinh thành dưỡng dục
0-3 : Con số 0 thứ ba, những bong bong đủ màu tung bay, hình ảnh của mỗi gia đình trên trái đất vui hưởng hòa bình tự do.
0-4 : Con số 0 thứ tư, những tia pháo bông như lòng người mở hội biết xẻ chia, bình đẳng.
0-5 : Con số 0 thứ năm, trùng trùng điệp confettis kết thành năm vòng Olympic tượng trưng kết đoàn thế giới năm châu.
0-6 : Con số 0 thứ sáu, lung linh những vì sao mang ánh sáng huyền diệu soi rọi biến đổi đầu óc tối tăm của những đứa con trần gian.
0-7 : Con số 0 thứ bảy, những giọt sương tựa pha lê trong ? buổi bình minh cây xanh nắng gội? ?Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng? như những giọt nước mắt vui mừng mang tình người trung hậu thủy chung biết xẻ chia.
0-8 : Con số 0 thứ tám, vương miện cho tất cả chiến sĩ anh hùng trên mọi lãnh vực đã góp phần vào việc xây dựng gia đình Tổ quốc quê hương ;
0-9 : Con số 0 thứ chín, những hạt giống tốt đưọc ươm mầm sống mạnh, giúp đở nhau không còn ngu dốt đói nghèo.
0-10: Con số 0 thứ 10, những sợi tơ óng ánh dệt thành vòng tay đoàn kết lớn sưởi ấm lòng người, giúp và mang hòa bình cho nước nhỏ trở thành độc lập tự do dân chủ như nước Viêt nam chúng ta ngày nay.
0-11: Con số 0 thứ 11, một giàn nhạc gồm nhạc công năm châu, chung sức nhau ca tụng Tạo hóa thiên nhiên đã cho ta cuộc sống, quả đất màu xanh xinh đẹp cần được bảo vệ môi trường sinh duỡng cho giống người truyền mãi đến ngàn sau.
0-12: Con số 0 cuối cùng, cuộc đời là sắc sắc không không, xin hãy tận hưởng, thưởng thức của Trời cho mình có, đừng bận lòng chi chuyện có có không không.
BÀI THƠ "QUÊ NGHÈO" VÀ NHỮNG CẢM NHẬN
*
QUÊ NGHÈO
.
Quê tôi nghèo lắm
Vẫn lác đác nhà tranh
Vẫn tiếng thở dài những chiều giáp hạt
Vẫn bát cơm chan mồ hôi mặn chát
Cha cả đời lam lũ
Mẹ một đời chắt chiu
Khoai sắn vẫn len vào giấc ngủ
Tuổi thơ tôi đói ngủ
Thương cánh cò bấu bíu lời ru.
.
Quê tôi nghèo lắm
Phiên chợ còn èo ợt nghèo hơn
Dăm ba nải chuối
Vài mớ rau tươi
Mẹt sắn, mẹt ngô
Í ới mời chào cao hơn mời cỗ
Lèo tèo dăm người bán
Lẻ tẻ mấy người mua
Ế bán
Chán mua
Phiên chợ quê xác xơ già cỗi.
.
Quê tôi nghèo lắm
Lũ trẻ gầy như con cá mắm
Lũ trai mặt mũi mốc meo
Gặm nhấm nỗi đau nghèo khó
Nơm nớp âu lo đời như chiếu bạc
Thương con cò con vạc
Mỏi cổ chồn chân trên đồng đất của mình.
.
Quê tôi nghèo lắm
Nước mắt rơi từ thời chị Dậu
Tiếng oan khiên từ thời Giáo Thứ
Âm ỉ bủa quanh
Bám đeo đặc quánh
Chiếc cổng làng dựng lên thật đẹp
Sừng sững bê tông cốt thép
Ngạo nghễ tượng đài
Ngạo nghễ trần ai
Chiếc cổng làng thành tai hại
Giam hãm đời người
Tù túng giấc mơ.
.
Quê tôi nghèo
Nghèo cả giấc mơ...
*.
Hưng Yên, chiều 29 tháng 12 năm 2014
ĐẶNG XUÂN XUYẾN
ĐỌC BÀI THƠ QUÊ NGHÈO CỦA ĐẶNG XUÂN XUYẾN
Là người Việt Nam không ai không biết tới cảnh nghèo, cái đói đã đeo bám dân tộc ta từ những ngàn đời. Cảnh đói ăn, thiếu mặc, bán vợ, đợ con đã in đậm vào những trang văn, những bài thơ từ thuở ông cha ta biết dùng chữ viết ghi lại cùng con cháu hôm nay. Nhiều câu thơ, trang văn đã làm rơi lệ người đọc, thương cho số phận người xưa, lại thương cho phận số của chính mình. Cuộc cách mạng năm 1945 giành lấy chính quyền từ chế độ vua quan phong kiến, thực dân cai trị, người nghèo làm chủ lấy vận mệnh của mình với bao hy vọng đẹp tươi, xây dựng một xã hội ấm no, công bằng, người không còn bóc lột người? nhưng con đường ấy chưa biết bao giờ tới đích. Sau những bộ mặt đô thị, thành phố tập trung được xây dựng khang trang đẹp đẽ, vẫn còn những làng quê chưa thoát khỏi cảnh nghèo:
Vẫn lác đác nhà tranh
Vẫn tiếng thở dài những chiều giáp hạt
Vẫn bát cơm chan mồ hôi mặt chát
Cha cả đời lam lũ
Mẹ một đời chắt chiu
Khoai sắn vẫn len vào giấc ngủ?
Bộ mặt đời sống mỗi vùng quê mỗi nơi tuy có khác nhau nhưng nhìn chung vẫn chưa nhấc nổi bàn chân thoát khỏi cái vòng nghèo khó. Bây giờ không còn đói dài đói rạc, không còn quần mảnh áo manh, sự nghèo khó lại mang bộ mặt khác.
Nhìn từ bên ngoài:
Chiếc cổng làng dựng lên thật đẹp
Sừng sững bê tông cốt thép
Ngạo nghễ tượng đàỉ
Chiếc cổng làng thành:
Giam hãm đời người
Tù túng giấc mơ!
Còn đời sống thật bên trong, văn hóa, hiểu biết, kiến thức, khoa học, tục lệ, lễ nghỉ vẫn chưa nâng con người thêm lên là bao. Thật buồn cười, hàng ngày qua đài báo ta cứ nghe ra rả những lời nói đẹp: ?cán bộ là đầy tớ của nhân dân!? nhưng nhìn vào anh chị cán bộ nhỏ bé nhất của làng ai cũng quần là áo lượt, còn nhân dân thì áo đẫm mồ hôi, quần quật nắng sương lại được tiếng là ông chủ của đất nước. Trong khi mảnh đất hẹp của chính mình vẫn cày cuốc, người tà có thể lấy đi để mua bán đầu từ cho những tập đoàn tư sản nước ngoài năm, bảy chục năm, lấy tiền bỏ túi nhà nước thì ít, còn túi những ông bà đầy tớ, chỉ một hai khóa nắm quyền, là có thể tậu nhà mặt phố, thị trấn, thành người của lớp giàu sang. Còn dân đen thì phải rời nhà, rời cả mồ mả tổ tiên và được cái tiếng là người có quyền làm chủ? Trong một bài thơ Đặng Xuân Xuyến khó nói hết điều này nên sau những câu thơ khắc họa cái nghèo rất thực:
Quê tôi nghèo lắm
Lũ trẻ gầy như con cá mắm
Lũ trai mặt mũi mốc meo
Gặm nhấm nỗi đau nghèo khó
Mà cuộc sống khổ nghèo trì trệ, tù đọng ấy cũng đâu yên ổn:
Nơm nớp âu lo
Đời như chiếu bạc
Nay hãy biết nay, còn mai chưa biết thế nào.
Hình ảnh trong bài thơ của Đặng Xuân Xuyến viết là những làng quê của vùng khoai lúa cây trồng nơi những vùng đồng bằng ít biến động bởi thiên tai bão tố. Nước ta với hơn ba nghìn cây số biển dài còn bao làng quê sống nghề chài lưới. Mỗi gia đình ở đây còn nơm nớp bao nhiêu khi đặt cược đời mình nơi những chiếc phao nổi nênh mặt nước. Dù không giàu có nhưng sống nhờ con tôm, con cá ?qua ngày. Bỗng nhiên người ta bán đất đầu tư cho nước ngoài gần cả trăm năm. Công nghiệp đem được lợi ích gì cho những người dân chài lưới chưa thấy đâu, đã gây nên vụ ngộ độc suốt dải biển bắc miền Trung cá chết, đã hơn hai tháng nay chưa tìm được nguyên nhân. Tuy được cho cơm gạo cầm hơi để sống, để nhìn ra biển. Nỗi đau dân chài, tự dựng rơi lại vào cái bẫy khó nghèo, so với nỗi sợ, nỗi lo ở những làng quê đời sống dân chài còn nơm nớp bấp bênh hơn. Đúng là ?Đời như chiếu bạc? mình không đánh bạc mà bị trắng tay? Nỗi buồn lo đến vậy cả một dải đất miền biển, nhưng trên báo chí truyền thông ta chỉ được đọc một hai bài thơ đồng cảm với biển, chứng tỏ còn một nỗi đáng sợ hơn là lòng người bây giờ, tuy vẫn cười vẫn nói cùng nhau nhưng thứ tình nghĩa quê kiểng xóm làng sống không còn ấm áp ?Tắt lửa tối đèn? như xưa.
Giữa không khí thơ như thế bài thơ của Đặng Xuân Xuyến như đốm lửa tình người vẫn còn lửa hồng than đỏ, hàng ngày sống giữa những cạnh tranh giành giật phố phường mà còn gửi được hồn mình ở nơi tình người và cảnh vật lẻ loi là thật đáng quý:
Phiên chợ quê còn ẽo ợt nghèo hơn
Dăm ba nải chuối
Vài mớ rau tươi
Mẹt sắn mẹt ngô
Í ới mời chàỏ
Ế bán
Chán mua
Phiên chợ quê xác xơ già cỗi
Bài thơ ?Quê nghèo? của Đặng Xuân Xuyến cho ta cái tình, tình người muôn thuở.
Làng thơ Việt Nam bây giờ có nhiều người giàu có, quyền tước ngất trời muốn mượn thêm thơ để làm phật đạo, rằng mình cũng hiền, cũng triết, cũng thanh cao, đã mượn cả danh của hội nhà văn Việt Nam để in sách, mời những nhà thơ có tiếng để hội thảo, in song ngữ, tam ngữ, quảng bá rùm beng như đám rước hội làng, nhưng thơ nhạt thếch, bởi lòng họ còn đâu thứ tình người lửa khói. Tình người đã cạn kiệt còn lấy gì để rung ngân? Trái tim không còn nhói đau khi chạm phải ?cái nghèo? cái bất công hàng ngày vây bủa thì còn đâu thơ phú...
*.
CHỬ VĂN LONG
Địa chỉ: Thôn 2, Vạn Phúc, Thanh Trì, Hà Nội.
Email: haicv08@gmail.com
"QUÊ NGHÈO" - NGHÈO ĐẾN XÓT XA CÕI LÒNG
Hơn 60 năm trước, khi trọ học ở Hà Nội, tôi thường được ông chủ nhà cho cùng ông nghe buổi phát thanh ca nhạc của Đài phát thanh Pháp Á. Vì vậy, dần dà, tôi đã thuộc được lời và âm điệu của những bài ca mà tôi yêu thích, trong đó có bài ?Quê nghèo? của Phạm Duy mà tôi có cảm giác như cái quê nghèo trong bản nhạc ấy cũng chính là quê mình, cũng ?không xa kinh kỳ sáng chói?, cũng ?có lũy tre còm tả tơi??
Sau ngày giải phóng Thủ đô năm 1954, tôi vĩnh viễn không còn được nghe đài Pháp Á nữa, không phải vì không còn trọ học mà vì dân chúng chỉ được nghe đài Hà Nội mà thôi. Những bản nhạc bấy lâu đã thuộc trôi dần vào lãng quên trước nỗi vất vả kiếm sống của một thời trai trẻ cùng sự cấm đoán hát những bản nhạc ấy. Lại thêm khắp các làng quê được khơi dậy phong trào hợp tác xã, lòng người phơi phới hát vang lời ca "Dân có ruộng dập dìu hợp tác/ Lúa mượt đồng ấm áp làng quê/ Chiêm mùa cờ đỏ ven đệ..". Vì thế hai tiếng ?Quê nghèo? cũng lặn mất tăm trong tâm trí của tôi.
Ai hay, hôm nay hai tiếng ?Quê nghèo? lại hiện lên rõ nét trước mắt tôi. Không phải là nhạc phẩm ?Quê nghèo? một thời vang bóng của nhạc sĩ Phạm Duy mà là bài thơ ?Quê nghèo? còn như mới tinh nét chữ của nhà thơ Đặng Xuân Xuyến!
Bài thơ Quê nghèo gồm 4 khổ chính, khổ nào cũng cất lên câu mở đầu: Quê tôi nghèo lắm nghe như một tiếng thở dài buồn thảm và dai dẳng không hòng tìm thấy điểm ngừng. 4 khổ thơ chính và 2 câu thơ kết đã phô ra 5 cái nghèo lắm:
Trước hết là cái nghèo lắm về cảnh vật đến cuộc sống của người dân quê tôi:
Vẫn lác đác nhà tranh
Vẫn tiếng thở dài những chiều giáp hạt
Vẫn bát cơm chan mồ hôi mặn chát
Cha cả đời lam lũ
Mẹ một đời chắt chiu
Khoai sắn vẫn len vào giấc ngủ
Ba tiếng vẫn ở ba đầu ba câu thơ liên tiếp biểu thị sự tiếp tục, tiếp diễn của trạng thái nghèo nàn mà không gì có thể thay đổi được qua năm tháng.
Tuy nhiên, vẫn lác đác nhà tranh thì phần nào còn hy vọng nhà tranh sẽ hết. Nhưng ?Vẫn tiếng thở dài những chiều giáp hạ t/ Vẫn bát cơm chan mồ hôi mặn chát? thì không dễ gì thoát được khi mà người dân quê đã lam lũ dốc kiệt sức vào việc kiếm ăn và đã phải một đời chắt chiu từ củ khoai nắm thóc, vậy mà hạt gạo không đủ nấu cơm. Bởi thế, từ Vẫn thứ tư phải tiếp nối:
Khoai sắn vẫn len vào giấc ngủ
Và biết bao tuổi thơ lâm vào cảnh:
Tuổi thơ tôi đói ngủ
Thương cánh cò bấu bíu lời ru.
Rất dễ hiểu ra, không phải là cánh cò bay lả bay la/ bay từ cửa phủ bay ra cánh đồng hay những cánh cò trắng phau phau/ ăn no tắm mát rủ nhau đi nằm; mà phải là những cánh cò đi ăn đêm, những cánh cò lặn lội bờ sông?
Bài thơ Quê nghèo của Đặng Xuân Xuyến hôm nay nhắc tôi nhớ lại bản nhạc Quê nghèo từ năm 1948 của Phạm Duy với những cảnh mà từng ấy năm đã qua không một ai có thể vẽ lên hình ảnh môt quê nghèo tuyệt vời đến vậy: lũy tre còm tả tơi, những ông già rách vai cuốc đất bên đàn trẻ gầy... Rồi là một tiếng kêu thống thiết:
Chiều rơi thoi thóp trên vài luống khoai
Hiu hắt tiếng bà mẹ cười
Vui vì nồi cơm ngô đầy
Nhưng trong tiếng kêu thống thiết ấy vẫn còn có niềm vui là nồi cơm độn đầy ngô. Người mẹ trẻ nghèo khó dẫu cũng thở dài nhưng trẻ thơ vẫn được đi vào giấc ngủ bằng sự vỗ về yêu thương của mẹ:
Có tiếng o nghèo thở dài
Vỗ về trẻ thơ bùi ngùi
Sau hơn 60 năm đi theo con đường của chủ nghĩa xã hội rồi lại thực hiện đường lối đổi mới, những tưởng quê tôi sẽ đổi thay và phát triển đầy ấm no, hạnh phúc. Ai ngờ Quê tôi của nhà thơ, một làng quê của một tỉnh nằm ở trung tâm đồng bằng Bắc Bộ, cách thủ đô Hà Nội chỉ hơn sáu chục cây số, một vùng đất đã nổi danh từ 200 năm trước với Phố Hiến, một thương cảng đô hội quan trọng bậc nhất ở Đàng Ngoài trong câu: ?Thứ nhất Kinh Kỳ thứ nhì Phố Hiến? vẫn không thoát cảnh Quê nghèo, vẫn chỉ là nhà tranh, là tiếng thở dài, là bát cơm mặn chát mồ hôi, là khoai sắn len vào giấc ngủ của người lớn, là cánh cò bấu bíu lời ru trong giấc đói ngủ của con trẻ.
Quê tôi nghèo lắm còn được phơi bầy không giấu giếm trong cảnh chợ làng:
Dăm ba nải chuối
Vài mớ rau tươi
Mẹt sắn, mẹt ngô
Hàng hóa chỉ có thế, không thấy con tôm, con cá, con gà, miếng thịt lợn?
Chợ quê không nhiều người và phong phú hàng hóa như chợ huyện, chợ tỉnh nhưng từ nghìn đời nay chợ quê không chỉ là nơi đổi chác mua bán mà đối với dân làng còn là một nơi gần gụi thân thương chung của mọi người đồng thời cũng là một sắc thái riêng của văn hóa làng trong văn hóa chung của dân tộc. Bởi thế từ nghìn đời nay, bao người ao ước: Muốn cho gần chợ mà chơi / Gần sông tắm mát, gần nơi đi về
Nhưng bây giờ cái chợ quê của nhà thơ chỉ còn là một cái chợ ?èo ọt? với vài dăm món hàng rẻ tiền như nải chuối, mớ rau, mẹt sắn mẹt ngô thì hiển nhiên cảnh họp chợ phải gần như vắng hoe:
Lèo tèo dăm người bán
Lẻ tẻ mấy người mua
Kẻ bán người mua, tất cả đều chung một tâm trạng buồn chán trước một phiên chợ đang tàn tạ không còn chút sự sống:
Ế bán
Chán mua
Phiên chợ quê xác xơ già cỗi.
Quê tôi nghèo lắm, nghèo đến xót xa cõi lòng khi thấy hình hài lũ trẻ:
Lũ trẻ gầy như con cá mắm
Lũ trai mặt mũi mốc meo
Nhìn lũ trẻ Quê nghèo trong thơ Đặng Xuân Xuyến, bỗng dưng tôi nghe văng vẳng tiếng hát trẻ trung trong câu ca dao: Gió đưa gió đẩy? về rẫy ăn còng / Về sông ăn cá, về đồng ăn cuả
Rồi lại ùa về thêm trong tôi những lời kể của nhà văn Tô Hoài: ?cái thuở bé sao mà lâu thế, dài thế. Bắt châu chấu bán cho người chơi chim họa mi. Bán không hết thì vặt cánh, bóp bụng cứt, rang khan với muối, ăn vã. Rồi thì kéo bọn đi hun chuột đồng, chuột luộc, chuột rán đều ngon. Quả sấu, quả nhót dầm nước mắm ớt, bây giờ đến mùa vẫn nhớ thèm và nói đến vẫn còn tứa nước rãi. Hôm nắng hanh thì lùng các bụi tre bắt rắn ráo ra phơi mình, chúng nó là rắn, nhưng rắn ráo, rắn nước, rắn mỏng không có nọc độc, thịt mềm như thịt gà con luộc..." (trích Chiều chiều).
Bây giờ đâu còn dễ kiếm được con còng, con cá, con cua đồng, đâu còn bắt được châu chấu, chuột đồng, rắn ráo, rắn nước rắn mòng, đâu còn hái được quả sấu quả nhót nơi quê nhà?nên lũ trẻ mới ra cái hình hài, cá mắm mốc meo đáng thương kia.
Những thân hình đói khổ ấy làm sao chứa đựng được những tâm hồn lành mạnh mà trong họ chỉ có:
Nơm nớp âu lo đời như chiếu bạc
Với sự sống quẩn quanh chật hẹp tù hãm như những:
con cò con vạc
Mỏi cổ chồn chân trên đồng đất của mình
Quê tôi nghèo lắm. Vậy nguồn gốc của nông nỗi nghèo lắm ấy là từ đâu?
Hãy nghe nhà thơ cắt nghĩa:
Trước hết là nỗi khổ đau truyền đời chưa dứt:
Nước mắt rơi từ thời chị Dậu
Tiếng oan khiên từ thời Giáo Thứ
Âm ỉ bủa quanh
Bám đeo đặc quánh
Và giờ đây cộng thêm:
Chiếc cổng làng dựng lên thật đẹp
Ô hay, sao lại là tội của chiếc cổng làng dựng lên thật đẹp ấy?
Cổng làng có từ xa xưa ở làng quê Việt Nam. Ngoài ranh giới phân chia, cổng làng thể hiện rõ hồn cốt của làng. Nó được dựng lên để bảo vệ làng khi có giặc giã, trộm cướp và thường được dựng bằng tre, nối liền với những lũy tre bao bọc quanh làng. Bên cạnh cổng làng có điếm canh, ngày cổng mở để dân làng đi lại, đêm làng cử người canh ở điếm, kiểm tra người lạ vào làng. Những chiếc cổng làng xưa cũ ấy đã đi vào thơ ca với những nét đẹp giản đơn mà thơ mộng:
Ngày nay dù ở nơi xa
Nhưng khi về đến cây đa đầu làng
Thì bao nhiêu cảnh mơ màng
Hiện ra khi thoáng cổng làng trong tre
(Bàng Bá Lân)
Giờ cổng làng xưa không còn nữa. Quê thì nghèo rớt mồng tơi mà người ta lại xây cổng làng hoành tráng quá. Cổng làng không còn là nơi thông báo cho người khác biết về địa giới hành chính của làng nữa mà dường như chỉ để khoe mẽ:
Sừng sững bê tông cốt thép
Ngạo nghễ tượng đài
Ngạo nghễ trần ai
Và chính vì thế, người ta đâu biết:
Chiếc cổng làng thành tai hại
Giam hãm đời người
Tù túng giấc mơ.
Bài thơ kết thúc với hai câu nhưng câu thứ nhất cũng đai lại ba tiếng: Quê tôi nghèo. Và trong mọi cái nghèo đã nói, xót xa hơn cả là cái nghèo trong câu kết thứ hai:
Nghèo cả giấc mơ
Đến giấc mơ cũng nghèo thì nói gì đến hoài bão ước mơ lớn mà biết bao sự đổi thay tốt đẹp ở đời thì chỉ thuộc về những người có hoài bão, biết ước mơ!
Trong muôn vạn bài thơ của các kiểu người người làm thơ, nhà nhà làm thơ ngày nay với tràn ngập những bài thơ sáo mòn, nhạt thếch và cũ rích, thậm chí có nhiều bài như cỏ dại và nấm độc, thì bài thơ Quê nghèo của Đặng Xuân Xuyến là một bài thơ xứng đáng được những người yêu thơ đích thực đón nhận. Trước sự nghèo khổ của Quê hương, nhà thơ đã không câm lặng mà đã cất lên những tiếng thơ chân thật và đầy xúc động thể hiện những nỗi xót lòng đối với làng quê, với người dân quê của mình. Những tiếng thơ chân thật đến xót lòng ấy cũng là tiếng nói chung cho nhiều người đang còn có những ?Quê tôi? chưa thoát cảnh đói nghèo.
*
Sài Gòn 17-06-2016
NGUYỄN BÀNG
Email: bnguyen37@gmail.com
?QUÊ NGHÈO? - XÓT XA NHỮNG TIẾNG LÒNG
Ngoài kia Ngâu đang rả rích. Trong này, tôi cũng đang lặn lội ?về? với Quê Nghèo của Đặng Xuân Xuyến!
Mà cũng lạ, cái quê này ở đâu vậy nhỉ? Cố tìm một địa danh mà chẳng thấy. Thì ra ai đọc Quê Nghèo cũng liên tưởng đến quê mình... củ khoai hạt lúa, chân chất mộc mạc, xa thương gần lại càng thương.
Tác giả đã nói hộ mọi người:
Quê tôi nghèo lắm
(?)
Cha cả đời lam lũ
Mẹ một đời chắt chiu ...
Đọc hai câu thơ này giống như vế đối, lặp từ ĐỜI càng làm nặng thêm cái vất vả của bậc sinh thành. Tác giả có thể thay: cha suốt ngày lam lũ ... để tránh lặp từ nhưng may quá tác giả đã không làm như vậy! Đọc đến đây làm chúng con thấy chua xót mà cũng lăn tăn về trách nhiệm của mình nhưng có ngờ đâu đó là định mệnh mà xã hội làm chưa trọn!
Khoai sắn vẫn len vào giấc ngủ ...
Trời ạ, khi đói chả ai ngủ được, họ nằm trằn trọc, ước ao có được củ khoai, miếng sắn để quên đi bụng réo cồn cào... một lối tư duy rất thơ mà rất thực, cái đói cứ len vào giấc ngủ mà không làm gì được vì biết chắc chắn nhà mình chẳng còn gì cả, càng cố quên đi nó càng luồn lách, len lỏi vào tận... dạ dày! Chả còn gì để mà tự an ủi nữa, đến: Cánh cò (còn phải) bấu bíu lời ru!
Câu thơ đến đây làm nghẹn lòng người đọc, thương cho cánh cò rồi lại thương cái quê nghèo, thương cái thân phận của mình.
Có người nói: muốn biết vùng ấy thế nào thì nhìn vào chợ. Thì đây: phiên chợ èo uột,
Dăm ba nải chuối
Vài mớ rau tươi
.
Lèo tèo dăm người bán
Lẻ tẻ mấy người mua.
.
Ế bán
Chán mua
Lại một lần nữa cách diễn tả như vế đối, cô đọng hết cỡ, ngữ điệu dân gian... làm ta nghe phảng phất nhớ cụ Nguyễn Khuyến - Tú Xương. Thành công của bài thơ nằm ở đây. Tài thật, tôi biết đây là ngẫu hứng, tưởng tượng thôi nhưng thật tuyệt vì tác giả đã hòa hồn vào Quê Nghèo mới tinh chiết ra được như vậy.
Thương con cò con vạc
Mỏi cổ chồn chân trên đồng đất của mình.
Người nông dân thua trận ngay trên quê mình, mỏi cổ chồn chân ... miết rồi vẫn vậy.
Đặng Xuân Xuyến ơi:
Ngoài thềm rơi cái lá đa
Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng?
- (Trần Đăng Khoa)
Đặng Xuân Xuyến đã làm tôi liên tưởng so sánh về sự hòa hồn với quê hương tới mức đồng thể!
Ngạc nhiên thật. Thơ không giấu được về con người làm ra nó, có thế nào nó rải ra một cách vô tư và công bằng.
Bẵng đi... đến thời nay (mặc dù tạm quên đi chị Dậu, Giáo Thứ):
Chiếc cổng làng dựng nên thật đẹp
Ngạo nghễ tượng đài
Ngạo nghễ trần ai...
Để:
Giam hãm đời người
Tù túng giấc mơ!
.
Quê tôi nghèo
Nghèo (đến) cả giấc mơ!
Đúng là hình ảnh làng văn hoá, đổi mới hiện nay rồi nhưng sao ta vẫn nếm được vị chua chát, bất mãn làm vậy. Rất may đây là cách chỉ ra gián tiếp nguyên do làm cho quê nghèo mãi nghèo! Ta đã thấy manh nhà một tư tưởng mới, cách sống không cam chịu và chẳng thèm thích nghi nữa.
Con cò: bấu víu lời ru
Con người: nghèo cả giấc mơ!
Mơ chả mất tiền, không ai đánh thuế, bắt vạ... ấy mà cũng chả dám mơ ước đổi đời ......
Ngoài kia giọt mưa thu đã ngừng rơi
Còn trong lòng mưa vẫn rơi sùi sụt!
Thương cho những quê nghèo với những xót xa tiếng lòng như trong Quê Nghèo của Đặng Xuân Xuyến!
*.
BÙI ĐỒNG
Địa chỉ: 3/176 Phan Đình Phùng, t/p Nam Định.
Email: hatbuinhangian.db@gmail.com
ƯU ĐIỂM VỀ MẶT THI PHÁP CỦA ?QUÊ NGHÈỎ
- Trích từ bài: BÌNH THƠ KHÔNG BÀN THI PHÁP -
Bài này (Quê Nghèo) nhà phê bình Nguyễn Bàng đã viết lời bình với tựa Quê Nghèo - Nghèo Đến Xót Xa Cõi Lòng. Còn ông Bùi Đồng cũng bình bài thơ nhưng chọn cái tựa khác hơn một tý: Quê Nghèo - Xót Xa Những Tiếng Lòng. Giống như Châu Thạch, hai ông cũng chỉ bình tán ý tứ mà không bàn thi pháp.
1/ Nhịp điệu: Số câu trong bài không bị bó buộc, viết hết ý thì thôi; số chữ trong câu tùy tiện, không theo một quy luật nào nên nhịp điệu khác lạ, tránh được cảm giác đơn điệu, nhàm chán. Tốc độ dòng chảy của tứ thơ khá nhanh, thay đổi theo cảm xúc, tạo mối giao cảm trực tiếp với độc giả ngay trên từng con chữ. Thêm vào đó, cách phân bổ các con chữ, câu, đoạn trong bài thơ biểu lộ một tâm thế, một phong thái tự do, thoải mái.
2/ Vần: Tôi có cảm tưởng tác giả không chủ ý gieo vần nhưng các con chữ tuôn ra trong lúc tình thương mến quê dâng cao cứ tự động kết nối với nhau thành từng mảng trong đó đã có vần một cách tự nhiên. Riêng đoạn 2 và phần đầu đoạn 4 không có vần nhưng đọc lên - nhờ nhịp điệu - vẫn trơn tru thoải mái như ăn chè vừa đủ độ ngọt.
Quê tôi nghèo lắm
Phiên chợ còn èo ợt nghèo hơn
Dăm ba nải chuối
Vài mớ rau tươi
Mẹt sắn, mẹt ngô
Í ới mời chào cao hơn mời cỗ
Lèo tèo dăm người bán
Lẻ tẻ mấy người mua
Ế bán
Chán mua
Phiên chợ quê xác xơ già cỗi.
Và:
Quê tôi nghèo lắm
Nước mắt rơi từ thời chị Dậu
Tiếng oan khiên từ thời Giáo Thứ
Âm ỉ bủa quanh
Bám đeo đặc quánh
Không biết do tác giả có tài hay do may mắn. Tôi nghĩ có lẽ cả hai.
3/ Dòng chảy của tứ thơ: Hình ảnh, sự kiện nối tiếp nhau chảy thành dòng trên con kênh mà lòng kênh là câu thơ chủ đạo ?Quê tôi nghèo lắm?. Chính nhờ tứ thơ nhất khí liền mạch chảy thành dòng nên đã có sóng sau dồn sóng trước để tạo cơ hội cho cảm xúc tầng 3 xuất hiện.
4/ Cảm xúc: Cảm xúc tầng 1 khá mạnh toát ra từ câu chữ; cảm xúc tầng 2 cũng đáng kể do thế trận tuy chưa hoàn toàn hợp lý, mạch lạc nhưng cũng không đến nỗi phân tán, rời rạc. Thêm vào đó, nhờ nhịp điệu thơ nhanh nên đã có xuất hiện cảm xúc tầng 3 - thứ cảm xúc cao cấp nhất trong thơ - nhưng chưa đủ mạnh để tạo hồn thơ. Lý do: tác giả không tạo được cao trào, và do đó, đoạn kết thiếu ấn tượng.
Đôi Lời Với Tác Giả Bài Thơ ?Quê Nghèỏ
Tôi đã để ý đến ?cách làm thở của Đặng Xuân Xuyến từ khá lâu mặc dù đã có lần ?đụng chạm? với anh rất nặng. Về mặt thi pháp, anh (và vài nhà thơ khác) đã đi trước rất nhiều người trong cái cộng đồng yêu thơ quy tụ quanh trang web của anh và một số trang web lân cận. Muốn đem một bài thơ nào đó của anh ra mổ xẻ để ?mách nước? cho anh bứt phá chạy mau đến ?bến bờ thi cả nhưng hình như ?không có duyên?; tôi thường đi sau thiên hạ một bước.
Hôm nay, nhân dịp viết loạt bài về hồn thơ tôi để ý đến bài Quê Nghèo của anh. Thật tình, đây là bài thơ còn khá xa mới đến mức hoàn hảo. Có đến vài chỗ sai phạm, hoặc nếu không sai phạm thì cũng chưa hoàn chỉnh, có thể o bế, trau chuốt để bài thơ hay hơn. Nhưng rõ ràng với cách sắp xếp con chữ và sử dụng vần điệu khá nhuyễn anh đã tạo cho bài thơ của mình cái vóc dáng của một lãng tử phiêu du, không bị trói buộc bởi ?gia quy, lệ làng, phép nước?; tứ thơ đã chảy thành dòng, và cảm xúc có đôi chỗ mức gia tăng đã nhiều hơn cấp số cộng. Mặc dầu bài thơ đã có (ít nhất) hai người bình nhưng cả hai (Nguyễn Bàng và Bùi Đồng) đều không bàn thi pháp nên kỹ thuật thơ của anh, cái ?tài thở của anh bị lãng quên.
Theo tôi, riêng về phần kỹ thuật thơ, anh đã có đủ điều kiện để viết bài thơ để đời của mình. So với Ngọc Mai - người tôi nói đến ở bài 2 - anh có nhiều ưu điểm hơn, đặc biệt là thể thơ và cách nhìn phóng khoáng về cuộc sống. Nói theo ngôn ngữ bóng đá anh cần để ý thêm về đấu pháp toàn đội (thế trận), cách ghi bàn thắng thật đẹp (đoạn kết) và gây hưng phấn cho cầu thủ của đội bóng (trạng thái cao hứng của thi sĩ). Nếu anh tiếp tục ?thai nghén? một tứ thơ đắc ý nào đó rồi gắng chờ đến lúc ?óc ách?, khó chịu, không ?xì? ra không được. Lúc ấy mà ?mở bầu tâm sự? thì với thi pháp của anh cơ hội tặng cho đời một đứa con ?sáng giá? sẽ rất cao.
*
PHẠM ĐỨC NHÌ
Địa chỉ: League City, Hoa Kỳ.
Email: nhidpham@gmail.com
VÀI Ý KIẾN QUANH VIỆC MỔ XẺ BÀI THƠ:
?QUÊ NGHÈO? CỦA ĐẶNG XUÂN XUYẾN
Chưa bàn đến hay, không hay nhưng tôi thích bài thơ ở chỗ nó chân thực nhưng tôi không thích tứ thơ này:
?Chiếc cổng làng thành tai hại
Giam hãm đời người
Tù túng giấc mơ.
.
Quê tôi nghèo
Nghèo cả giấc mợ..?
Đây là chủ quan của tác giả. Tôi nghĩ hãy để cho nó tự nhiên như vốn có.
Cảnh quê nghèo này nó nhang nhác các bài thơ tả cảnh đồng quê ở đâu đó cánh cò, cánh vạc, đói, rét. Từ ngày cách mạng tháng 8 thành công, dân cũng còn nhiều người đói khổ, tuy nhiên, những tá điền được xóa nợ, nhiều người nông dân đã đổi đời, con em họ được đi học, thậm chí được giữ nhiều trọng trách trong xã hội. Tuy nhiên xã hội nào cũng có mặt này mặt nọ, nên nhìn những mặt tích cực.
Với bác PHẠM ĐỨC NHÌ
Dù cho tôi không biết bác là ai, nhưng qua lời góp ý, phê bình của bác tôi thấy bác là người thẳng thắn và khá chân tình, tất nhiên kẻ sỹ Bắc Hà không ai tránh khỏi một chút kẻ cả khi bác nói: ?Muốn đem một bài thơ nào đó của anh ra mổ xẻ để ?mách nước? cho anh bứt phá chạy mau đến ?bến bờ thi cả. Điều này chả ai giúp ai được bác ạ, vì nó tự nhiên như ánh trăng, như cảm xúc lúc yêu đương phải không bác?
?Theo tôi, riêng về phần kỹ thuật thơ, anh đã có đủ điều kiện để viết bài thơ để đời của mình.?. Bác ấy rất chân tình và thẳng thắn hơn nữa đưa ra những nhận xét tích cực chứ hoàn toàn không hạ thấp người nghe.
Nếu nghe câu này chắc chắn lúc đâu tác giả không tránh khỏi bị sốc vì có người chê đứa con của mình ngay cả người đó là mẹ vợ mình đi nữa: ?Thật tình, đây là bài thơ còn khá xa mới đến mức hoàn hảo. Có đến vài chỗ sai phạm, hoặc nếu không sai phạm thì cũng chưa hoàn chỉnh, có thể o bế, trau chuốt để bài thơ hay hơn.?.
Điều này rất thẳng thắn, tuy nhiên cũng là ý nghĩ chủ quan của bác PHẠM ĐỨC NHÌ vì thơ phú là cảm xúc của từng người, nhất là thơ mới, không theo bất cứ một bó buộc, nguyên tắc gì.
Tuy nhiên bác vẫn thừa nhận những điểm mạnh của bài thơ: ?Nhưng rõ ràng với cách sắp xếp con chữ và sử dụng vần điệu khá nhuyễn anh đã tạo cho bài thơ của mình cái vóc dáng của một lãng tử phiêu du, không bị trói buộc bởi ?gia quy, lệ làng, phép nước?; tứ thơ đã chảy thành dòng, và cảm xúc có đôi chỗ mức gia tăng đã nhiều hơn cấp số cộng.?
Nếu không thực sự yêu mến nhà thơ thì bác ấy đã không mất công để mà ngồi bình làm gì, bác ấy góp ý như là góp ý cho một đứa con trai.
?1/ Nhịp điệu: Số câu trong bài không bị bó buộc, viết hết ý thì thôi; số chữ trong câu tùy tiện, không theo một quy luật nào nên nhịp điệu khác lạ, tránh được cảm giác đơn điệu, nhàm chán. Tốc độ dòng chảy của tứ thơ khá nhanh, thay đổi theo cảm xúc, tạo mối giao cảm trực tiếp với độc giả ngay trên từng con chữ. Thêm vào đó, cách phân bổ các con chữ, câu, đoạn trong bài thơ biểu lộ một tâm thế, một phong thái tự do, thoải mái.
2/ Vần: Tôi có cảm tưởng tác giả không chủ ý gieo vần nhưng các con chữ tuôn ra trong lúc tình thương mến quê dâng cao cứ tự động kết nối với nhau thành từng mảng trong đó đã có vần một cách tự nhiên. Riêng đoạn 2 và phần đầu đoạn 4 không có vần nhưng đọc lên - nhờ nhịp điệu - vẫn trơn tru thoải mái như ăn chè vừa đủ độ ngọt.
3/ Dòng chảy của tứ thơ: Hình ảnh, sự kiện nối tiếp nhau chảy thành dòng trên con kênh mà lòng kênh là câu thơ chủ đạo ?Quê tôi nghèo lắm?. Chính nhờ tứ thơ nhất khí liền mạch chảy thành dòng nên đã có sóng sau dồn sóng trước để tạo cơ hội cho cảm xúc tầng 3 xuất hiện.
4/ Cảm xúc: Cảm xúc tầng 1 khá mạnh toát ra từ câu chữ; cảm xúc tầng 2 cũng đáng kể do thế trận tuy chưa hoàn toàn hợp lý, mạch lạc nhưng cũng không đến nỗi phân tán, rời rạc. Thêm vào đó, nhờ nhịp điệu nhanh nên đã có xuất hiện cảm xúc tầng 3 - thứ cảm xúc cao cấp nhất trong thơ - nhưng chưa đủ mạnh để tạo hồn thơ. Lý do: tác giả không tạo được cao trào, và do đó, đoạn kết thiếu ấn tượng.?
Dù muốn hay không muốn bác ấy cũng đưa ra lời nhận xét rất chân tình: ?Không biết do tác giả có tài hay do may mắn. Tôi nghĩ có lẽ cả hai.?
Tôi không hiểu nhiều về bóng đá, và cũng chưa có nhiều kinh nghiệm sống nhưng tôi nghĩ là bác Phạm Đức Nhì có một nhận thúc khá dày dặn về cuộc sống, khi ví thơ với bóng đá, cho dù đôi lúc vẫn còn giữ thói quen của những nề nếp cũ: ?anh có nhiều ưu điểm hơn, đặc biệt là thể thơ và cách nhìn phóng khoáng về cuộc sống. Nói theo ngôn ngữ bóng đá anh cần để ý thêm về đấu pháp toàn đội (thế trận), cách ghi bàn thắng thật đẹp (đoạn kết) và gây hưng phấn cho cầu thủ của đội bóng (trạng thái cao hứng của thi sĩ). Nếu anh tiếp tục ?thai nghén? một tứ thơ đắc ý nào đó rồi gắng chờ đến lúc ?óc ách?, khó chịu, không ?xì? ra không được. Lúc ấy mà ?mở bầu tâm sự? thì với thi pháp của anh cơ hội tặng cho đời một đứa con ?sáng giá? sẽ rất cao.?
Với CảnhThư Sg:
Người thực sự chấp nhận được sự suy nghĩ khác với mình là người thực sự tự tin và bao dung, hiểu đời, tôi không biết tác giả đã từng là một người lính, tác giả nghĩ thế nào?
Nhưng lời bình dù chỉ trích của các nhà thơ đem lại giá trị cho bài thơ rất cao? Chắc chắn nhà thơ hiểu được điều này nên không lên tiếng phản bác?
Theo như bạn viết: ?có người đọc thơ cho là may rồi. Mà người đọc thơ cũng chả ai được học và cần học Thi pháp, thích thì đọc; đọc xong thì bảo hay, khá hay, chưa hay hoặc dở, quá dở, thế thôi! Nay bài thơ Quê Nghèo có tới 3 người bình, thiết tưởng thế là rất đáng mừng cho nhà thơ và cho bài thơ rồi?.
Bạn nói rất đúng, nếu không yêu thì bình làm chi? Còn việc bạn cho rằng : ?Ở một cường quốc thơ như Việt Nam?, không biết bạn có chủ quan hay không?
Đành rằng bây giờ không chỉ có kẻ sỹ hay người học chuyên văn, giới văn sỹ đọc thơ: ?người đọc thơ cũng chả ai được học và cần học Thi pháp, thích thì đọc; đọc xong thì bảo hay, khá hay, chưa hay hoặc dở, quá dở, thế thôi!? tuy nhiên dù là một người ngoại đạo thì tôi nghĩ, ai cũng có thể đọc thơ, cảm nhận thơ theo cách riêng của mình. Nhưng tùy theo trình độ và chuyên môn mà người bình có thể đánh giá bài thơ đó theo cách riêng của họ. Còn theo bản thân tôi một bài thơ có ý tứ hay người nghe cảm thụ, ngoài ra còn có luật, do đó thơ Lục bát, thơ thất ngôn bát cú, thơ Đường Luật, thơ thất ngôn trường thiên phải theo đúng luật. Cái hay, cái tài tình cái thông minh của người làm thơ là ở chỗ đó? Ngoài ra qua thơ người ta có thể hiểu thấu được tâm tính và khí phách của người làm thơ. Đố ai tìm được chỗ sai nào trong bài thơ: Qua đèo ngang của bà Huyện Thanh Quan!!!
Vài ý kiến của một người ngoại đạo. Ai thích thì like, ai không thích cứ việc ném đá, tôi ở xa, đá không đến tận nơi.
*
Ngày 05 tháng 04 năm 2018
NGUYỄN BÍCH THỦY
facebook: Nguyen Bich Thuy
VỀ CHIẾC CỔNG LÀNG TRONG BÀI THƠ
?QUÊ NGHÈO? CỦA ĐẶNG XUÂN XUYẾN
Tôi vừa hân hạnh đọc bài viết ?Vài ý kiến quanh việc mổ xẻ bài thơ Quê Nghèo của Đặng Xuân Xuyến? của tác giả Nguyễn Bích Thủy ở Bỉ.
Tôi thích bài viết nầy vì lời văn điềm đạm, dễ thương. Trong bài chị Nguyễn Bích Thủy trích dẫn lại câu chữ của nhà thơ Phạm Đức Nhì thì nhiều mà ý kiến của riêng chị thì lại ít. Không sao, đó là phong cách riêng của mỗi cây bút. Tôi chỉ không thống nhất với đoạn đầu chị Nguyễn Bích Thủy đã cho Đặng Xuân Xuyến chủ quan khi cho rằng chiếc cổng làng ?Giam hãm đời người/ Tù túng giấc mở. Chị Nguyễn Bích Thủy cho rằng ?sau cách mạng tháng 8 nông dân đổi đời?.?. Nguyễn Bích Thủy quên rằng nông dân đổi đời nầy thì phải nhận lại đời khác mà Đặng Xuân Xuyến là người lớn lên ngay trong làng, chứng kiến được sự đổi đời mới đó lại làm cho ?Giam hãm đời người/ Tù túng giấc mở có khi còn hơn trước. Điều Đặng Xuân Xuyến nói cũng giống như Trần Dần nói: ?Tôi bước đi/ Không thấy phố không thấy phường/ Chỉ thấy mưa sa trên lá cờ đỏ? đã làm chế độ tẩy chay ông, phải nhận chịu nhiều đau đớn suốt một đời văn.
Tôi nhất trí với cách nhìn của nhà thơ Đỗ Anh Tuyến trong bài viết ?Thế thái nhân tình qua thơ Đặng Xuân Xuyến? khi cảm nhận về bài thơ Quê Nghèo:
?Quê nghèo là một trong số những bài thơ hay của Đặng Xuân Xuyến. Bài thơ là tiếng lòng đớn đau của người con khi phải chính kiến cảnh đói nghèo, cơ cực trải dài qua bao năm tháng, qua bao thế hệ ở làng quê, nơi chôn nhau cắt rốn của mình. Bài thơ chiếm được nhiều cảm tình của người đọc, được nhiều tác giả viết lời bình nhưng chiếc cổng làng - hình tượng độc đáo trong Quê nghèo - lại chỉ được bình thoảng qua, trong khi lẽ ra phải dành cho chiếc cổng làng một lượng câu chữ nhiều hơn thế.?
Nhà thơ Đỗ Anh Tuyến cho rằng chiếc cổng làng của Quê nghèo không còn là cổng làng của riêng làng Đá nữa mà là biểu tượng của tình trạng đất nước hiện nay. Đây là tiếng kêu thương thảm thiết về nỗi đau đã đè nặng lên cuộc sống của người dân. Hình ảnh cái cổng làng ?sừng sững bê tông cốt thép/ Ngạo nghễ tượng đài/ Nghạo nghễ trần ai? cũng là một trong nhiều hiện tượng gây hệ lụy cho người nông dân.
Với tôi những hiện tượng đó khó mà nói hết được trong một bài thơ hay trong một vài trang giấy.
Xin nhờ Đặng Xuân Xuyến gởi đến chị Nguyễn Bích Thủy bài góp ý nầy với một phần trong bài bình luận ?Đọc Thơ Đặng Xuân Xuyến? của tôi có một đoạn nói về bài thơ Quê Nghèo:
?Bài thơ ?Quê Nghèo? không có sự bạo miệng của kẻ ngất ngưởng say, ngược lại là những giọt lệ rơi vào, là tiếng khóc nghẹn ngào trong tâm tình thổ lộ. Tôi lại mạn phép tóm gọn bài thơ dài 41 câu bằng 7 câu thơ của chính nó:
Quê tôi nghèo lắm
Nước mắt rơi từ thời chị Dậu
Âm ỉ bủa quanh
Bám đeo đặc quánh
Chiếc cổng làng dựng lên thật đẹp
Giam hãm đời người
Tù túng giấc mơ.
Bài thơ cho ta thấy một nỗi đau truyền kiếp từ thế kỷ 19 đến nay. Nỗi đau đó do đâu, nhà thơ không nói rõ nhưng nó đã ?giam hãm đời người? ngay ?từ trong giấc mở. Như thế nỗi đau nầy không chỉ là nỗi đau vật chất mà còn là nỗi đau tinh thần. Ngày xưa chị Dậu nghèo lắm về vật chất nhưng không ai cấm ước mơ. Bây giờ ?Giam hãm đời người / Tù túng giấc mở, nghĩa là có thêm cái ?nghèo lắm? tinh thần.
Bài thơ làm thức tỉnh cơn mê của những người nhìn vào mặt phải mà không thấy mặt trái bao giờ.?
Đây chỉ là những lời thảo luận thân tình với nhau vì tôi thấy mến bút pháp của Nguyễn Bích Thủy chớ không phải là tranh biện.
Thân ái chúc nhà thơ Đặng Xuân Xuyến và tác giả Nguyễn Bích Thủy bình an trong đời, thăng tiến và viết mỗi ngày thêm hay./.
*.
CHÂU THẠCH
Địa chỉ: 75 Phan Kế Bính, Đà Nẵng.
Email: truongvantran@hotmail.com
TRAO ĐỔI VỀ ?QUÊ NGHÈO? VỚI CÔ NGUYỄN BÍCH THỦY
Với bài viết Vài Ý Kiến Quanh Việc Mổ Xẻ Bài Thơ ?Quê Nghèo? Của Đặng Xuân Xuyến cô Nguyễn Bích Thủy đã có nhã hứng ghi lại một số nhận xét về Mục thứ 5 - Ưu Điểm Về Mặt Thi Pháp Trong Bài Thơ ?Quê Nghèo? - trong bài viết Bình Thơ Không Bàn Thi Pháp của tôi. Nhận xét của cô thiên về cảm tính nên dù có nhiều chỗ cô phân tích rất sâu sắc, nhiều tính thuyết phục, vẫn còn vài điểm tôi thấy cần trao đổi với cô để làm rõ vấn đề. Bài viết này chỉ nhắm vào những điểm cần thiết đó.
Nguyễn Bích Thủy:
Chưa bàn đến hay, không hay nhưng tôi thích bài thơ ở chỗ nó chân thực nhưng tôi không thích tứ thơ này:
?Chiếc cổng làng thành tai hại
Giam hãm đời người
Tù túng giấc mơ.
.
Quê tôi nghèo
Nghèo cả giấc mợ..?
Đây là chủ quan của tác giả. Tôi nghĩ hãy để cho nó tự nhiên như vốn có.
Phạm Đức Nhì:
Nếu cô Nguyễn Bích Thủy chỉ nói ?nhưng tôi không thích tứ thơ này? thì chẳng ai dám có ý kiến gì. Vì thích hay không thích cái gì đó là quyền riêng tư của mỗi người. Cái sai của cô là ở câu ?Đây là chủ quan của tác giả?. Nếu cái gì trong thơ cũng là ?thực tế khách quan?, cũng ?phải đạo?, cũng hợp với lẽ đời thì cái loại thơ ấy không đáng để ý, không phải là thứ thơ mà nhân loại đang hướng tới.
Dĩ nhiên trong thơ cũng có những nhân tố khách quan, nhưng những ý nghĩ, cảm giác chủ quan của tác giả là chính. Nhiều khi những cái khách quan được đưa vào bài thơ chỉ để làm nổi bật những ý nghĩ, cảm giác chủ quan của tác giả. Chính ?chủ quan của tác giả? mới làm bài thơ có cá tính (không chỉ viết về những cái ai cũng biết rồi), mới làm nên giá trị của bài thơ, miễn là những ?chủ quan của tác giả? hợp lý hợp tình và những sự kiện khách quan cũng hợp tình hợp lý.
Câu nói của cô Nguyễn Bích Thủy có hai phần; phần đầu đúng, còn phần sau thì sai nặng.
Nguyễn Bích Thủy:
Dù cho tôi không biết bác là ai, nhưng qua lời góp ý, phê bình của bác tôi thấy bác là người thẳng thắn và khá chân tình, tất nhiên kẻ sỹ Bắc Hà không ai tránh khỏi một chút kẻ cả khi bác nói: ?Muốn đem một bài thơ nào đó của anh ra mổ xẻ để ?mách nước? cho anh bứt phá chạy mau đến ?bến bờ thi cả?. Điều này chả ai giúp ai được bác ạ, vì nó tự nhiên như ánh trăng, như cảm xúc lúc yêu đương phải không bác?
Phạm Đức Nhì:
Thích bóng đá nên có một thời gian ngắn tôi được một người bạn mời đi xem những trận đấu của các đội tuyển xã tranh vô địch cấp huyện. Mục đích của anh bạn là muốn nhờ tôi ?xem giò, xem cẳng? những cầu thủ trẻ. Nếu thấy em nào ?đá có nét?, có triển vọng anh sẽ tìm cách rủ rê, mời gọi về làm lực lượng trừ bị cho đội tuyển của một ngành công nghiệp. Anh cho tôi biết hãy chú trọng vào cách giữ bóng, che bóng, đi bóng, lừa bóng, khả năng sút bóng xa của các em, còn những kỹ thuật khác khi tuyển về sẽ huấn luyện thêm.
Trong thơ cũng vậy. Có thể nói ngoại trừ cảm xúc ở tầng 3 - thứ cảm xúc mà nếu lên đến đỉnh điểm khi bài thơ có cao trào sẽ thành hồn thơ - là không ai có thể dạy ai đưa nó vào bài thơ được. Còn thì - đặc biệt ở phần thi pháp, mang tính kỹ thuật - cái gì cũng có thể học hỏi được. Dĩ nhiên, học là học lý thuyết. Bước vào thực hành, mỗi người một vẻ, kẻ thất bại, người thành công, chẳng ai dám nói mạnh.
Riêng với Đặng Xuân Xuyến, tôi đã ?xem giò, xem cẳng?, đọc thơ của anh khá nhiều và đã ?chấm? sự đột phá trong thi pháp của anh. Trong bài Quê Nghèo, về hình thức anh đã đạp đổ truyền thống, vượt qua thơ mới, đang trụ ở thơ mới biến thể mà những sợi dây níu kéo đang đứt dần để vươn tới một thể thơ ?chưa có tên? - vần vừa độ ngọt, tứ thơ thông thoáng, nhịp độ thay đổi theo cảm xúc đang chảy thành dòng ... - nếu viết trong tâm thế cực kỳ phấn khích có thể thẳng hướng ?Bến Bờ Thi Cả.
Những khuyết điểm, sai phạm về mặt câu chữ, ngay cả thế trận cũng có thể sửa chữa không mấy khó khăn, nhưng cái tay nghề vững vàng đã trở thành thói quen trong thi pháp của anh không thể một sớm một chiều mà có được. Nếu Đặng Xuân Xuyến nghe lời ?mách nước? của tôi, nhận ra khả năng và thế mạnh của mình, anh sẽ tự tin hơn khi viết những bài thơ kế tiếp. Với thơ thì không nói chắc được, nhưng anh Đặng Xuân Xuyến còn trẻ, thời gian dành cho thơ còn dài, việc để lại cho đời một đôi bài thơ sáng giá không phải là điều không tưởng.
Cô Nguyễn Bích Thủy cho rằng: ?Điều này chả ai giúp ai được bác ạ, vì nó tự nhiên như ánh trăng, như cảm xúc lúc yêu đương? là do cô đọc thơ chỉ như người ?cỡi ngựa xem hoả, chưa đi sâu nên chưa hiểu, chưa biết.
Nguyễn Bích Thủy:
Nếu nghe câu này chắc chắn lúc đầu tác giả không tránh khỏi bị sốc vì có người chê đứa con của mình ngay cả người đó là mẹ vợ mình đi nữa: ?Thật tình, đây là bài thơ còn khá xa mới đến mức hoàn hảo. Có đến vài chỗ sai phạm, hoặc nếu không sai phạm thì cũng chưa hoàn chỉnh, có thể o bế, trau chuốt để bài thơ hay hơn.?.
Điều này rất thẳng thắn, tuy nhiên cũng là ý nghĩ chủ quan của bác PHẠM ĐỨC NHÌ vì thơ phú là cảm xúc của từng người, nhất là thơ mới, không theo bất cứ một bó buộc, nguyên tắc gì.
Phạm Đức Nhì:
Bình thơ là công việc nặng tính chủ quan. Người bình đem kiến thức về thơ, cách đánh giá thơ ca của mình để thẩm định giá trị nghệ thuật của bài thơ. Dĩ nhiên, ngoài một số rất ít những tác phẩm hoàn hảo, mỗi bài thơ - ?dù là cảm xúc của từng người? - đều có chỗ hay, chỗ dở, có khi có cả những chỗ sai phạm. Nhiệm vụ của người bình là chỉ ra những chỗ hay, vạch ra những chỗ dở, chỗ sai phạm để cuối cùng cân nhắc, khen, chê bài thơ cho đúng mức.
Thí dụ bài Quê Nghèo của Đặng Xuân Xuyến, tác giả đã có mấy câu nói về ?Lũ trẻ? trong làng:
Lũ trẻ gầy như con cá mắm
Và ?Lũ Trai?:
Lũ trai mặt mũi mốc meo
Gặm nhấm nỗi đau nghèo khó
Nơm nớp âu lo đời như chiếu bạc
Còn ?lũ con gái? thì sao? Đặng Xuân Xuyến đã quên nên để độc giả vừa đọc vừa mỏi cổ ngóng chờ. Đây cũng là một chỗ sai phạm.
Câu thơ: ?Tù túng giấc mở trong đoạn: Chiếc cổng làng thành tai hại/ Giam hãm đời người/ Tù túng giấc mơ. theo tôi, thật tuyệt vời. Nhưng đã làm 2 câu: Quê tôi nghèo/ Nghèo cả giấc mơ. mất tính bất ngờ và nhạt hẳn đi về mặt ý nghĩa. Vụng về trong sử dụng điệp ngữ đã làm hỏng 2 câu kết. Có thể nói trong Quê Nghèo đội của Đặng Xuân Xuyến đi bóng, lừa bóng, chuyền bóng rất điệu nghệ nhưng khi đến sát cầu môn đối phương thay vì ghi bàn thắng lại đá ra ngoài.
Tôi, ở đây không bình thơ mà chỉ bàn đôi chút về thi pháp nên không đi sâu thêm nữa. Còn nói như cô Nguyễn Bích Thủy ?nhất là thơ mới, không theo bất cứ một bó buộc, nguyên tắc gì? thì đúng là một phát biểu kiểu ?điếc không sợ súng?. Cô chỉ cần tìm đọc kỹ vài bài thơ mới thì sẽ nhận ra là mình ngây ngô đến cỡ nào.
Nguyễn Bích Thủy:
?người đọc thơ cũng chả ai được học và cần học Thi pháp, thích thì đọc; đọc xong thì bảo hay, khá hay, chưa hay hoặc dở, quá dở, thế thôi!?
Phạm Đức Nhì:
Những người đã lỡ yêu thích thơ, nếu có cơ hội, đều muốn tìm học để nâng cao trình độ hiểu biết, trình độ thưởng thức thơ của mình. Trong những lúc họp mặt bạn bè, đám tiệc, nói chung là trà dư tửu hậu, có nói đến bài thơ tình này, bài thơ thế sự kia thì cũng biết đôi điều góp chuyện. Chứ cứ như cô Nguyễn Bích Thủy ?thích thì đọc; đọc xong thì bảo hay, khá hay, chưa hay hoặc dở, quá dở, thế thôi!? lỡ nguời ta hỏi ?Hay ở chỗ nào? Tại sao hay? Dở ở chỗ nào? Tại sao dở? lại ngớ mặt ra im lặng thì ngượng chết.
Thưởng thức thơ có nhiều trình độ. Muốn nâng cao trình độ của mình không gì bằng tìm hiểu thi pháp. Chữ thì hơi cao siêu nhưng nghĩa thì lại đơn giản - chỉ là kỹ thuật thơ hoặc hình thức, vóc dáng của bài thơ.
Tôi nhớ hình như đã viết ở đâu đó:
Có tý hiểu biết về kỹ thuật, các tiêu chí để thẩm định giá trị thi ca, người đọc sẽ không còn ù ù cạc cạc khi đọc, khi nghe hoặc ngâm nga những vần thơ ưa thích mà sẽ tự tin hơn, sảng khoái hơn thả hồn vào dòng thơ. Đọc thơ bằng trí sẽ không thấy được hơi nóng cảm xúc, sẽ không cảm được cái hay trọn vẹn của thơ, không ?bắt? được hồn thơ (nếu có). Còn nếu chỉ đọc thơ bằng hồn, không có sự soi sáng của kiến thức thì một là, có khi gặp tuyệt tác thi ca thì lại dè bỉu, chê bai, hai là, suốt đời ?tự sướng?, sướng mà không biết vì sao mình sướng, miệng ngâm nga những vần thơ ?cả đẩn? mà mắt cứ sáng long lanh, mặt cứ rạng rỡ như đóa hoa xuân. Đó là cái sướng của những kẻ ?ngây ngô hưởng thái bình? rất tội nghiệp, rất đáng thương.
Trong quân đội người ta thường nói ?Nhìn quân phục biết tư cách?. Thi pháp quan trọng đến mức trong thơ, theo tôi, câu tương tự sẽ là: ?Nhìn thi pháp biết đẳng cấp của thi sĩ?
Nguyễn Bích Thủy:
Vài ý kiến riêng của một người ngoại đạo. Ai thích thì like, ai không thích cứ việc ném đá, tôi ở xa, đá không đến tận nơi.
Phạm Đức Nhì:
Cô Nguyễn Bích Thủy đừng lo. Trong tranh luận văn chương, nếu cứ nhắm vào đối tượng tranh luận mà bàn cãi thì dù đúng hay sai cũng được độc giả hoan nghênh, vì bất cứ cuộc tranh luận văn chương lành mạnh nào cũng đem lợi ích đến cho văn chương, cho độc giả và cho cả đôi bên tranh luận. Miễn là đừng nhắm vào ?chủ thể đối luận? mà phang, mà bửa - nghĩa là đừng chơi trò bỏ bóng đá người. Chơi kiểu đó thì dù ở Bỉ hay chui vào hang sâu hố thẳm nào đó ở Thái Bình Dương người ta vẫn ném đá. Và đã ném là trúng đích.
Kết Luận
Qua bài viết Vài Ý Kiến Quanh Việc Mổ Xẻ Bài Thơ ?Quê Nghèo? Của Đặng Xuân Xuyến cô Nguyễn Bích Thủy đã bộc lộ khá rõ một điều. Những gì cô cảm nhận - về mặt tình - rất chính xác và sâu sắc, chứng tỏ cô có một tâm hồn nhạy bén và có nhiều trải nghiệm về mặt tình cảm trong cuộc sống. Nhưng những phát biểu của cô liên quan đến mặt lý - ở đây là sự hiểu biết về thơ - thì lại mắc nhiều sai sót. Chỉ cần có thêm chút ít nội lực ở phần này những ?góp ý? của cô không những sẽ được độc giả đặc biệt hoan nghênh mà, đối với thơ, lại còn là những đóng góp rất hữu ích nữa.
*
PHẠM ĐỨC NHÌ
Địa chỉ: League City, Hoa Kỳ.
Email: nhidpham@gmail.com
(Bài này đã viết từ những ngày đầu bước vào Quân Đội)
Văn vác ba lô lên máy bay C.47 để tới cái thành phố heo hút này từ cuối năm 63. Sau gần 3 giờ bồng bềnh cỡi mây xé gió, thân tàu rời bầu trời cao chui qua những đám mây trắng xóa như một con quái vật gầm gừ trên đường băng lót bằng những tấm vĩ sắt. Thời gian này chiến tranh Việt Nam bắt đầu lan rộng; dù vậy Pleiku, một thành phố cao nguyên vẫn còn yên tĩnh. Hàng đêm vẫn chưa nghe những tiếng súng lớn súng nhỏ vọng về. Lúc đầu ?thành phố lính? này cũng chưa có một nơi nào để gặp gỡ, hò hẹn ngoài quán bi da. Biển Hồ thường là địa điểm để các chàng trai đưa người tình tới vào những ngày nghỉ để tình tự. Nhưng chữ biển và chữ hồ đã giới hạn không gian lại; tuy nhiên cũng không có ý nghĩa và cũng chẳng có gì hấp dẫn nếu ?đời vẫn thiếu bóng một giai nhân? trang điểm.
?Anh là người con trai trời bắt xấu? câu nhận xét của bạn bè thời mài đũng quần nơi ghế nhà trường đã ?vận? vào cuộc đời của Văn từ lúc đó. Dù là một sĩ quan có cấp bậc nhỏ nhất, mác độc thân sáng ngời nhưng gặp ?má hồng? nào cũng quay mặt nên đành thả số de trước cho đời đỡ tủi. Chẳng bù với hai tên Trần và Trương mặt mũi sáng sủa lại thuộc ?con nhà giàu học giỏi? lúc nào cũng có những tà áo dài tha thướt bên cạnh. Lúc này ông nhạc sĩ nào đó chưa sáng tác ca khúc ?đời tôi cô đơn? nên tôi chẳng có gì để? ư ử trong những lúc? cô đơn! Còn ông nhà thơ Vũ Hữu Định sau này cũng chỉ viết đúng về Pleiku một tí là có vài con đường để ?đi lên đi xuống?ở đây buổi chiều quanh năm mùa đông?? còn ?may mà có em đời còn dễ thương?? và nhất là ?mai xa lắc trên đồn biên giới còn một chút gì để nhớ để thương? cái đó cần phải xét lại trong trường hợp của Văn. Để rồi cuộc sống của Văn trên cái thành phố sương mù với gió lạnh mưa mùa này vẫn cứ đều đều buồn tẻ ?một ngày như mọi ngày?. Những ngày nắng quái bụi đỏ mù trời để tất cả hầu như biến thành ?khỉ đỏ đít?. Xin quí vị cựu cư dân Pleiku đừng có gán cho Văn cái tội danh ?phỉ báng? như những điều qui định trong cái ?luật pháp rừng xanh xuống hố cả nút? đấy nha.
Nhưng đời cứ mãi buồn như vậy thì đâu có gì để nói. Cho đến một ngày ?Hội Quán Phượng Hoàng? mở cửa và đời cũng đã cho Văn chút ơn mưa móc về tình yêu nhưng đoạn kết lại rất buồn.
Cuộc tình của Q. dành cho Văn vừa đơm bông chưa kịp xum xuê mầm xanh tươi lá đã tắt ngúm khi một trái pháo kích rơi trúng căn phòng của Q. Văn đi công tác về chỉ còn kịp đưa tiễn người tình lần cuối vào lòng đất lạnh! Từ đó Văn lại bị đẩy trở về với cái vỏ bọc đã có sẵn từ bao lâu nay. Một đôi lần Văn nhắc về Q. và anh em cũng chứng kiến Văn đã ngồi hàng giờ bên ngôi mộ cô độc của Q. với những bông hoa dại đặt kề bên những nén nhang nối dài trong suốt thời gian Văn hiện diện. Bạn bè đều khuyên không nên si tình quá mức như vậy, nhưng bản tính của Văn đã như vậy rồi làm sao thay đổi.
Văn vẫn sinh hoạt bình thường nhưng ít cười nói hơn. Mỗi lần tới hội quán Phượng Hoàng Văn chỉ ngồi im lặng ở một góc tối để nhớ Q. da diết mà không bao giờ bước ra sàn nhảy dù bất cứ ai mời cũng chỉ câu trả lời: ?Dạ cám ơn tôi không biết nhảy!?.
Thế rồi bỗng một ngày bên cạnh Văn xuất hiện một hoa khôi lúc bấy giờ của thành phố. Nàng thuộc giòng Hoàng Tộc với cái tên đươc rút ngắn bớt nhưng vẫn lê thê Tôn Nữ Thị TT. Phải công nhận là TT. rất đẹp, nét đẹp có vẻ gì như lãng mạn cuốn hút của người con gái xứ thần kinh. Có nhiều bạn bè xì xào và ví von Văn là ?Thằng gù trong gác chuông nhà thờ Đức Bà? được giai nhân chấp cánh.
Mối tình của Văn với Q. một người đẹp của Pleiku trong một thời anh em còn chọc phá đem so sánh là ?giai nhân và ác quỉ? nữa mới ghê. Có lần Văn đã hỏi Q. ?sao em lại yêu anh, một người con trai xấu xí, ăn nói chẳng dịu dàng chút nào cả? Q. đã nắm chặt cánh tay của Văn thầm thì ?Với em anh đâu có xấu trai, và em yêu điểm quí nhất trong đầu của anh mà người khác không có hoặc có rất ít?? Sau ngày Q. vĩnh viễn ra đi Văn trở về với vẻ lầm lì ít nói cười hơn.
Sau này Văn tâm sự với Trương: ?Đêm hôm đó tao đang ngồi uống rượu thì một cô gái lạ hoắc bước tới, sau này tao biết tên là TT. xin phép ngồi cùng bàn. Lúc đầu tao cứ nghĩ một em ca ve nào đó ế độ nên chẳng để ý nhưng theo phép lịch sự tao kéo ghế mời nàng ngồi cho phải phép. Trong giờ nghỉ đèn bật sáng tao mới nhận ra TT. sở hữu một nét đẹp không phải là sắc nước hương trời nhưng cũng ít thấy ở thành phố cao nguyên với hai mùa mưa nắng này, và nhất là nàng không phải ca ve của hội quán.
Như một hành động ?hối lỗi? tao lên tiếng:
-Mời cô uống một chút gì cho ấm nhé, ngoài trời gió lạnh quá.
Nàng có vẻ hơi ngần ngừ nhếch môi cười trả lời
-Như ông?
-Nhưng tôi uống rượu.
-Thế tôi không uống rượu được sao, tiếc tiền thì đừng mời hoặc để tôi trả tiền ly rượu của tôi.
Tao nổi cơn tự ái trả đủa
-Cô uống gì tôi cũng mời được, tôi chỉ hơi ngạc nhiên thôi.
-Ông ngạc nhiên vì tôi là phụ nữ mà uống rượu phải không? Lại còn xin ngồi chung bàn với một người đàn ông chưa quen biết nữa. Ông yên tâm, nếu tôi say sẽ nhờ ông đưa về nhà, phải không nào? Câu hỏi của TT. Làm tao cứng họng chỉ biết trố mắt ra ngó nàng.
Tao ngồi uống với TT. trong im lặng. Bất ngờ nàng quay qua hỏi:
-Ông ở một mình hay chung với bạn bè?
-Coi như tôi đang ở một mình, khi nào rảnh mời TT. đến ngồi uống rượu cho vui.
-Chỉ uống rượu khan như thế này mà ông mời tôi tới nhà sao?
Máu nhà binh lại cuồn cuộn nổi lên nên tao đốp chát:
-Những chuyện khác nếu có thì cũng phải có sự đồng ý của em nữa chứ.
-Ai cho ông gọi tôi là em vậy?
-Xin lỗi tôi vô tình, dù sao cô cũng ít tuổi hơn tôi. Mà gọi bằng em cũng có chết thằng tây trắng tây đen nào đâu mà lo.
-Lính tráng ít ra cũng phải ngổ ngáo như vậy chứ. Nhưng em hỏi thật anh nhé, làm sao anh cứ đeo đẳng mãi một hình bóng bây giờ không còn nữa.
Văn ú ớ vì TT. vừa bắt lỗi xưng hô tiếng em với nàng thi nàng lại ?đổi tông? ngay lập tức:
-TT quen biết Q. phải không?
-Không chỉ quen biết mà tụi em là bạn thân với nhau nữa. Em xin lỗi vì từ lúc ngồi đây với anh đến giờ em chỉ tìm hiểu xem có phải đúng như mọi người nhận xét về anh không. Anh vẫn còn nhớ Q. nhiều thế sao? Tội nghiệp nghe nó chết nhưng em về không kịp để đưa tiễn nó. Em hỏi thiệt anh và Q đã có ?cái gì? với nhau chưa?
-Tôi yêu Q. nhưng luôn giữ gìn cho nhau. Tôi là lính mà, một viên đạn vô tình bay tới ghim vào đầu hay tim là coi như xóa sổ tất cả, và tôi không muốn Q. trở thành gúa phụ lúc còn quá trẻ. Có những đêm chúng tôi nằm bên nhau, nói ra có vẻ thần thánh hóa chuyện tình yêu nhưng chỉ trao nhau những nụ hôn rồi xoay lưng lại tìm giấc ngủ. Dĩ nhiên là rất khó cho tình yêu và tôi biết cả Q. cũng vậy.
-Sao anh vẫn còn giữ cách xưng hô như vậy?
-Vì ?ai cho phép ông gọi tôi là em?. Tao nhấm nhảnh trả đủa nàng để rồi cả hai cùng cười. TT nhéo cánh tay Văn đau điếng nhấm nhảnh:
-Anh thù dai quá. Em đang thất tình đây và đang cần một vòng tay để lấp đi khoảng trống vắng và em đã chọn anh là người giúp em lấp khoảng trống vắng đó trong em và chính em cũng muốn thay Q. để được an ủi anh một phần nào.
-Sao em chọn anh mà không phải một người khác.
-Q. đã kể hết cho em nghe cuộc tình của nó nên em tin anh để ?trao thân gửi phận?. Anh có chấp nhận không thì trả lời dứt khoát.
-Chẳng lẽ anh lại cù lần đến nỗi không chấp nhận lời trao tình của một người đẹp như em.
Trong lúc đang phừng phừng vì những ly rượu, tao đưa chìa khoá phòng cho TT.
-Đây là chìa khóa vào cái ?hang? anh đang trú ngụ, bất cứ lúc nào em cũng có thể tới uống rượu với anh được. Nhưng anh cũng phải báo trước là em cẩn thận với đống quần áo dơ và mớ sách báo nằm ngổn ngang trên sàn gác. Nếu có vấp ngã anh hoàn toàn không chịu trách nhiệm vì đã cảnh báo trước rồi.
Cứ tưởng cũng chỉ là câu chuyện ?đùa dai? trong một lúc bốc đồng. Nhưng rồi một buổi chiều từ đơn vị về tao thấy cửa không khóa và TT. đang nằm cuộn tròn như con nhộng trên chiếc giường sắt nhà binh độc nhất trong phòng. Vừa lúc đó TT. cũng mở mắt thức giậy.
-Em đói rồi, đưa em đi ăn được không? Nhưng trước khi đi kiếm chút gì cho vào bao tử em muốn anh đưa em đi tắm.
Tao kêu khổ thầm trong bụng. Cứ tưởng chỉ một phút ?bốc đồng? nhưng bây giờ rơi vào hoàn cảnh nửa khóc nửa cười. Căn phòng tao thuê đâu có phòng tắm. Mùa nóng thì tao tắm trong đơn vị còn mùa lạnh thì phải tắm nước nóng khu nhà bên kia đường chỗ tao ở.
-Trời lạnh lắm, mà ở đây không có phòng tắm. Thôi anh đưa em qua chỗ tắm nước nóng phía trước được không? Rồi anh đưa em đi ăn.
TT. tung chăn bước ra khỏi giường làm tao xững xờ. Cái áo cánh trên người TT. trễ xuống để hiện rõ đôi vú căng tròn một cách khiêu khích. Tao vội đưa cho nàng cái fieldjacket để tránh giây phút luống cuống rất ngố của tao:
-Em mặc tạm cái áo này cho đỡ lạnh. Phòng tắm nước nóng không xa, ngay bên kia đường thôi. Anh đưa em qua đó tắm. Anh chờ em tắm xong mình cùng đi ăn tối.
TT. vịn vai tao để bước xuống cái cầu thang bằng gỗ mong manh nơi tao ở như mày đã biết.
-Cái áo của anh hôi rình à.
-Thì anh đã nói trước với em rồi. Quần áo của anh mặc dơ vất đó rồi lại chọn bộ nào tương đối ít mùi mồ hôi để mặc tiếp.
-Nghe anh nói khiếp quá, Bộ Q. chưa bao giờ tới căn phòng này sao?
-Trong thời gian chưa bỏ đi, Q. thỉnh thoảng tới đây vào những ngày thứ bảy chủ nhật. Bao nhiêu quần áo dơ của anh Q. đều đem đến tiệm giặt ủi. Anh còn nhớ mỗi lần Q đến đều la lên ?căn phòng của anh hôi như cái tổ cú? anh chọc lại ?bộ em sống trong cái tổ cú rồi sao mà rành vậy? làm Q. nổi xùng nhéo anh cái nào cái ấy nên thân.
-Như vậy em phải thay Q. để nhéo anh cho đáng đời.
-Mời ?cô nương? cứ tự nhiên nhéo, đừng e ngại gì cả. Câu nói khôi hài của tao làm TT. cười và nguýt tao bằng đôi mắt có đuôi, sắc lẻm.
-Chẳng trách được?
-Em nói cái gì vậy?
-Bây giờ thì em hiểu nguyên do nào mà Q. yêu anh tha thiết
-Sao em biết Q. yêu anh tha thiết?
-Chính Q. nói với tất cả bạn bè và nó cấm không đứa nào được ?tán? người yêu của nó mà.
-Và anh cũng dành cho Q. tất cả tình yêu của anh.
Sau khi đi ăn trở về phòng tao mới chợt khám phá ra là trong phòng chỉ có độc nhất một cái giường sắt nên chẳng biết giải quyết ra sao. Tao đành lấy cái sleeping bag ở góc phòng ra chui vào ngủ trên sàn nhường cái giường sắt cho TT.
Trời càng về khuya tiết trời càng lạnh. Thời tiết Pleiku chỉ có mưa nắng hai mùa, mùa hè bụi đỏ mù trời trong nắng quái; đông về trong những ngày cuối năm lại lạnh cắt da kèm thêm những cơn mưa kéo dài cả tuần không dứt. Tiếng gió thổi vào những cành thông bên ngoài cửa sổ phát ra những âm thanh buồn buồn trong đêm. Tiếng chuyển động của những thanh sắt của cái giường làm tao cũng cứ thấp thỏm không làm sao dỗ được giấc ngủ, cuối cùng tao lên tiếng:
-Em chưa ngủ hả, chắc tại lạ chỗ phải không?
-Em thấy lạnh quá. Anh cho em chui vào cái túi ngủ của anh được không?
Tao chưa kịp lên tiếng chọc TT. thì cả tấm thân nóng bỏng của TT đã nằm gọn trong cái túi ngủ rồi ôm cứng lấy tao. Tao chọc TT, cho bớt căng thẳng:
- Ý em không e ngại ?Nam nữ thọ thọ bất thân? sao. TT. Làm như không nghe mà hỏi lại:
-Q. có thường nằm với anh như thế này không. Anh phải chứng minh những gì anh nói với em về Q. Tuyệt đối cấm ?lộn xộn? đấy nhe.
Đúng là một cực hình cho tao trong đêm đó. Cả tấm thân người con gái bốc lửa nằm ôm cứng trong một cái túi ngủ suốt một đêm thanh vắng trong căn phòng chỉ có hai đứa trong độ tuổi cùng khao khát mà ?cấm lộn xộn? thì quả thật ?thà chết sướng hơn?!?
Nhưng rồi một đêm ?mất ngủ? cũng chậm chạp trôi qua. TT. ú ớ giọng còn ngái ngủ phản đối một cách yếu ớt:
-Cái tay của anh ăn gian xâm phạm ?vùng cấm địa? của em đây này? Tao hôn phớt trên đôi môi của TT. chống chế.
-Đây là phản xạ tự nhiên em ạ chứ anh đâu cố ý. Nhưng dù sao cũng cám ơn em đã cho anh ?một đêm thức trắng tuyệt vời? và anh cũng đã chứng minh được lời nói của anh rồi phải không nào. TT. nhéo tao một cái đau điếng cười giả lả,
-Em xin lỗi vì đã nhẫn tâm ?đày đọa? anh cả một đêm. Thú thực với anh, em đã trải qua những đêm ân ái cuồng nhiệt với người em yêu cho đến khi bị đẩy ra khỏi vòng tay của người em đã tin tưởng trao trọn vẹn đời em. Em đâu còn gi cần phải giữ gìn. Cả đêm em cũng chẳng thể nào ngủ được. Em đã nghĩ đến chuyện buông thả cho anh, nhưng trong đêm vắng em nhìn thấy đôi mắt Q. nhìn em thật buồn nên lại thôi. Vì em thương Q. nên em cũng thương anh. Kể từ bây giờ em cho phép anh coi em như một người tình đấy, anh có chịu không?
-Cám ơn em. Anh đã giữ trọn vẹn tình yêu dành cho Q. nên anh chỉ xin được ôm em trong vòng tay. Anh biết chắc em cũng không phản đối nếu đêm qua anh đòi hỏi đi xa hơn. Anh không phải là thần thánh nên khi ôm gọn em trong vòng tay suốt cả một đêm dài anh đã rạo rực đến mất ngủ có lẽ cũng như em. Anh biết cả hai chúng ta cùng mất mát người tình nên nếu chúng mình đi xa hơn cũng chỉ thỏa mãn đòi hỏi của thể xác. Em đến với anh cũng chỉ để lấp đi khoảng trống vắng mà em mới rơi vào, đó cũng chính là khoảng trống vắng của anh đã phải chịu đựng kể từ ngày Q. bỏ anh ra đi. Chỉ khi nào em thực sự yêu anh như tình cảm em đã dành cho người tình của em thì lúc đó anh sẽ không từ chối sự hiến dâng của em.
Văn đã phải rời Pleiku tham dự cuộc hành quân trong khi TT. vẫn ở trong căn phòng Văn mướn trên đường Hoàng Diệu. Trước khi đi Văn hỏi nhỏ:
-Em có cần chút tiền để chi tiêu không? Anh không có nhiều nhưng cũng có thể chia sớt cho em trong lúc này.
-Cám ơn anh, em không thiếu tiền mà chỉ thiếu tình. Trong những ngày qua trong đầu óc em cứ thắc mắc là tại sao em không gặp được anh trước Q. Hình như em lại ích kỷ rồi phải không anh, nhưng dù sao em cũng cám ơn anh đã đón em trong vòng tay nồng ấm của một người tình.
Em sẽ ở tạm đây cho đến khi nào em có được chỗ trú ngụ chắc chắn em sẽ báo cho anh biết. Em sẽ gửi chìa khóa phòng lại cho bà chủ nhà trước khi em rời căn phòng này, anh đừng lo. Em cám ơn sự săn sóc của anh dành cho em trong những ngày qua. Anh cẩn thận để còn có ngày trở về với em sau cuộc hành quân.
Sau khi cuộc hành quân chấm dứt Văn trở về thì TT. đã ra đi với mảnh giấy để lại trên chiếc giường nơi đã cùng TT. chia sẻ hơi ấm và những nụ hôn dài vô tận. Mặc dù chưa bao giờ Văn nghĩ TT. là một người tình thay thế Q. nhưng chính sự ra đi của TT. cũng đã làm cho Văn rơi vào hụt hẫng một thời gian không ngắn. Văn hoàn toàn không nhận được tin tức nào của TT. cho đến vài năm sau mới biết được TT. đã kết hôn với Th, một sĩ quan Thiết Giáp và cũng là bạn của Văn. Đây cũng là lý do Văn không tới thăm Th vì không muốn gặp lại TT.
Thêm một người con gái đến khuấy động đời Văn rồi ra đi không bao giờ trở lại.
Trương ngồi nghe Văn tâm sự xong bật cười ha hả
-Thế mà hồi đó tao đâu biết mày cũng có những mối tình lâm ly bi đát như vậy. Tao thấy mày cứ lầm lỳ, ngồi trước mấy nàng gương mặt cứ như tạc tượng, đôi lúc bạn bè thầm thì ?Thằng Văn lại cái?? Con bồ tao làm bên Tòa Hành Chánh Tỉnh tính giới thiệu con bạn của ẻn cho mày đấy chứ.
-Chứ không phải mày muốn ?hoa thơm quơ cả cụm sao?. Cứ bắt tao làm tài xế cho mày ?vượt tường? vào hú hí với tình nhân. Tao cứ phải ngồi co ro trong ?màn đêm lộng gió? để mày lâm ly bi đát với nàng. Nhiều đêm tao lạnh run phải mang theo cái mền để chùm. Mày còn nhớ cái cư xá đó không, đêm khuya vắng ngắt thêm gió lạnh ngồi một mình cũng ?tè? khi nhớ lại những câu chuyện đọc trong Bồ Tùng Linh. Lúc đó mà có một nàng chồn tinh xuất hiện chẳng biết có còn tao ngồi nói chuyện với mày hôm nay không nữa. Ừ, mà lúc đó lúc nào tao cũng để khẩu Carbine M-2 với hai băng đạn đầy ắp trên xe. Tao cứ lo tụi vi xi lẻn về mà mình không sẵn sàng ?đồ chơi? thì thật là uổng mạng.
Những nhân vật trong chuyện này chỉ còn lại một mình Văn. Q. đã chết bởi trái đạn pháo kích của Việt cộng từ khi còn ở Pleiku. Trương cũng đã suôi tay bỏ lại vợ con bạn bè để ra đi.
Văn đã được một số bạn bè hướng dẫn đến thăm Trương nằm trên giường bệnh tại thành phố Houston lần cuối. Trương rất tỉnh táo nói cười vui vẻ. Dường như Trương cũng đã thấm nhuần giáo lý vô thường trong cuộc sống của một người con Phật nên đã sẵn sàng chờ đợi giây phút rời cõi tạm.
Ngày Trương ra đi Văn đang ở một thành phố xa mãi đến ngày thất cuối Văn mới đến chia buồn với vợ con Trương. Theo mong muốn của Trương nên vợ con Trương đã tổ chức buổi trải tro cốt của nó trên biển khu Galvaston, Texas.
Cuộc đời từ cát bụi Trương đã trở về cùng cát bụi!
Riêng TT. giờ này lưu lạc ở phương trời nào, còn hay mất Văn hoàn toàn không biết. Cầu mong TT. có hạnh phúc với Th. người bạn thời trung học của Văn.
(Tiếp theo truyện ngắn Bụi Hoa Thông trong Đặc San Phố Núi 2011. Và cũng để nhớ Người bạn thân đã bỏ vợ con, bạn bè ở lại ra đi một mình nơi xứ tạm dung này?)
_____________________________
Truyện ngắn
1.
Đêm cuối năm, tại một khu phố nhỏ phía Nam nước Mỹ giáp ranh Mexico xứ sở bộ phim ?Người Giàu Cũng Khóc? là quê hương thứ hai của anh chị Bảy Đậm hiện nay. Tính cái tết nầy nữa là mười sáu năm trời xa nước xa nhà
Chiều nay 30 âm lịch Bảy Đậm lom khom dọn bàn ra sân ngồi uống rượu một mình. Anh mỉm cười ôn lại chuyện đời. Ối cha; ba chìm bảy nổi vô số cái linh đinh? Bỗng dưng anh cảm thấy buồn buồn nên gọi vợ:
- Em ơi! Gần giao thừa rồi, ra uống với tui vài ly đỉ Bà lúc nào cũng lu bủ
Chị Bảy bưng ra một dĩa tôm khô củ kiệu trộn lỗ tai heo luộc để lên chiếc bàn con, kế chai rượu Đại Hàn? nhìn chồng cười:
- Hỏng lu bu làm sao có món ăn quê hương ông đòi? Cần gì tui, nói đi?
- Nè, hồi mấy năm tui vô tù cải tạo, ở nhà bà làm "vệ tinh" cho người ta. Vệ tinh là cái giống gì vậy?
Bảy Đậm hỏi giọng thắc mắc? Chị Bảy nhìn chồng ngạc nhiên:
- Ủa? Sao bữa nay điều tra lý lịch tui vậy?
- Hong. Tui muốn biết nhiệm vụ "vệ tinh" của bà thôi. Còn mọi việc khác cho quả khỏi truy cứu.
Nheo mắt nhìn vợ:
- Bà thấy tui nói cái giọng giống mấy quản giáo áo vàng chưa?
Chị Bảy cười cười:
- Giống lắm? Phải họ nhốt thêm khoảng 10 năm nữa giống y chang?
Anh Bảy giẫy nẩy:
- Thôi thôi? Tết nhứt đừng nói? xui xẻo nghen bà?
Chị Bảy ngồi xuống chiếc ghế đối diện anh Bảy, nói như kể lể:
- Ông nhắc làm tui nhớ lại mà phát kinh. Khi mấy ông vào tù hết ráo, chị em tụi tui ở nhà bị bầm dập từng ngày, đâu ai được sống yên thân. Tuần nào cũng bị tập trung lên Công An phường nghe họ chửi bới "chánh trị." Cái lão Thắng, viết chữ như cua bò, điệu bộ hách dịch, có bấy nhiêu nói hoài, chị em nghe riết ai cũng thuộc lòng: "A! Hậu quả những kẻ ham ôm đít Mỹ của chồng con em các bà là vậy đó? sáng mắt ra chưa? Biểu đăng ký đi kinh tế mới, cách mạng khoan hồng cho về? cũng ngoan cố hỏng chịu. Cho chồng con mấy bà ở rục xương trong tù là đáng lắm?"
Bảy Đậm cười khà khà xua tay bảo vợ:
- Thôi thôi? chuyện dài? biết rồi? nói mãi? Ngày tư ngày tết quên đỉ nói tui nghe chuyện "vệ tinh" thôi.
Chị Bảy kéo kế ngồi đối diện với anh Bảy, thở dài rồi nói giọng kể lể:
- Hỏng nhờ con Lệ, công nhân xí nghiệp may "Việt Thắng" giúp đỡ, tui làm sao có thêm chút ít tiền lo cho tụi nhỏ và thăm nuôi ông lúc ngặt nghèo hồi mấy năm khổ đó?
Anh Bảy gật gật đầu gợi thêm:
- Ừa, Phải cô thợ may mà em giới thiệu ngày anh mới ra tù lại thăm, em nói cổ là người cùng quê với mình đó hong?
- Đúng rồi. Nghe nói nó là công nhân tiên tiến gì đó? được kết nạp đảng viên rồỉ
Anh Bảy Đậm cầm ly rượu ực một cái rồi nheo mắt nhìn chị Bảy nói giọng mỉa mai:
- Đảng lớn bỏ tù chồng bà mút mùa? Đảng nhỏ ở nhà giúp bà búa suả "Đạo đức Kách mệnh"? quá héng?
- Cái ông nầy? quơ đũa cả nắm? Con Lệ nó thương em thiệt đó. Không phải đảng viên làm sao nó lãnh đồ xuất khẩu đem về nhà cho em may được. Em làm "vệ tinh" riêng cho con Lệ thôi. Mình gia đình ngụy, tụi xí nghiệp nó đâu có cho lãnh đồ đem về nhà maỷ
- Biết rồi mà. Tui đùa thôi. Mía sâu có đốt chớ?
Anh Bảy tỏ vẻ bâng khuâng:
- Không biết hiện giờ cô Lệ sống thế nào hả? Dù gì, cổ cũng là bạn tốt của mình.
- Ừa? Hồi mình đi, nó đến thăm, nó nói riêng với em là nó đang mang thai. Tụi đảng ở xí nghiệp biểu cổ khai cha đứa nhỏ ra, nhưng nó nhất định không nói. Nó bảo tại nó muốn vậy chứ không phải tại cha đứa nhỏ. Họ đòi khai trừ khỏi đảng, nó nói khai thì khai chứ? Em bảo nó nói đại ra đỉ bị khai trừ mất việc làm sao sống?
Anh Bảy gật đầu tiếp lời vợ:
- Ừa, bỏ đảng chắc là bị đuổi việc ngay? Bà khuyên vậy rồi cổ tính sao?
- Con nhỏ nầy cứng đầu lắm anh ơi? Nó bảo: "Anh chị đi được là em mừng rồi. Em quơ quào kiếm sống nuôi con. Mười mấy năm thôi, con em lớn, mẹ con em hủ hỉ với nhau? Tình mẹ con máu thịt mới bền? Chứ thứ tình đồng chí bây giờ mà nhằm nhò gì. Mình như trái chanh, còn nước thì họ xài, hết nước là nó liệng liền, đâu thương tiếc gì đâu? Chứ còn con mình, là máu thịt mình, đâu có đứa nào bỏ mẹ nó đành đâu? Nó nói thẳng với bí thư chi bộ xí nghiệp may Việt Thắng của nó vậy đó! Thấy nó khóc, em cũng khóc theo? Em định nói với anh mình dành dụm gởi tiếp nó chút ít khi sinh nở? Nhưng mấy lần gọi phone về không nghe nó bắt. Gọi hỏi thăm chị hai Dậu mới biết, sinh con xong, bị cho thôi việc, nên nó về quê ở Bà Rịa rùi! Tội nghiệp nó quá? Em mà về Sài Gòn thế nào em cũng rủ anh đi tìm thăm nó. Mười năm trời anh bị cải tạo, kỳ nào thăm nuôi, nó cũng nhín nhúc phụ thêm để em mua quà mang đi thăm anh?
Suốt đêm giao thừa năm nay, anh Bảy Đậm cứ nằm trằn trọc không ngủ được. Câu chuyện cũ xảy ra hơn mười mấy năm rồi mà anh cảm thấy như vừa mới hôm quả
2.
Lúc anh Bảy ra tù cải tạo về đến nhà năm đó, còn vài tuần nữa là đến tết nguyên đán. Đêm nào chị Bảy cũng thức may tới gần sáng. Anh Bảy nóng ruột cự nự biểu chị chừa thời gian ngủ nghỉ. Chị nói em phải ráng may dứt hết ba cái đồ "vệ tinh" người ta mới cho mình lãnh tiền chớ anh? Ý chị là cố làm cho có tiền kha khá đưa anh xài tết vui cùng bạn bè cho vơi bớt mặc cảm bởi nỗi buồn tù tội cải tạo mới về. Còn anh thì thương vợ còng lưng đêm ngày vì chồng vì con. Thế đấy, chỉ vì yêu thương nhau thôi mà đâm ra cãi vả, buồn vui, mặc anh cằn nhằn chị cứ phớt lờ, ngồi may suốt!
Sáng hôm đó, nhìn vợ cứ ngồi ép mình vào bàn máy may,? Anh Bảy chịu hết nổi, quảy túi định lên công an phường xin giấy tạm vắng đi về quê. Anh ghé quán cà phê lề đường ngồi uống. Mới hừng đông, hàng quán còn vắng khách, anh Bảy hớp một ngụm cà phê bốc mùi bắp rang, anh lắc đầu suy nghĩ lang bang? Một cô gái sà tới chỗ chiếc bàn nhỏ đối diện với anh đang ngồi hỏi giọng thân mật:
- Làm gì ra quán sớm vậy, bộ cự nự với bà xã rồi hả?
Chẳng thèm ngó lên nhìn mặt coi ai hỏi. Anh Bảy uể oải đáp:
- Mới bắt đầu "chiến tranh lạnh" thôi, chưa ảnh hưởng gì nhiều đến hòa bình thế giới!
Cô gái mỉm cười khuyên:
- Thôi, bữa nay về quê chơi với em một chuyến đi. Xả hơi cho bớt căng? "Chiến tranh nóng" mà xảy ra là khổ cho mấy đứa nhỏ đó đả
Nghe nói, anh Bảy nghĩ chắc là con "gà móng đỏ" nào đây rủ đi bán "vốn tự có." chắc. Mới sáng mà gõ cửa bị lộn chỗ rồi, nên anh đáp xuôi xị:
- Xe hết xăng rồi, đâu có uống nước lã chạy bộ nổỉ
Cô gái bật cười:
- Em bao hết. Đừng lo. Mới lãnh lương?
Anh Bảy giật mình. Vậy cô nầy đâu phải gái ăn sương. Anh ngước lên nhìn mặt người đàn bà ngồi chung băng ghế kế mình. Ô! Té ra là người thợ may xí nghiệp Việt Thắng mà bà xã mình làm "vệ tinh" bấy lâu.
Anh nói giả lả:
- Tui chưa xin giấy tạm trú tạm vắng làm sao mà đỉ
- Đi với em đừng lo. Em nói anh là chồng em, không ai hỏi giấy tờ anh gì đâu. Cả ấp Gò Trăng đâu có ai lạ gì em. Anh yên tâm.
Bảy Đậm nhíu mày suy nghĩ. Vậy là cô ta chưa có chồng, mượn mình đóng trò để lừa thiên hạ dưới quê chắc? Bà xã nói cô ta là đảng viên, còn mình là phó thường dân gốc ngụy? Chơi thì chơi, sợ gì?
- Anh ngại à? Đám giỗ má em, mỗi năm có một lần, anh về chơi với em đỉ em lo hết cho.
Bị thúc hối, Bảy Đậm nổi hứng gật đầu:
- OK. Cô nói gì thì nói, tui đóng kịch dở lắm đó.
- Được rồi. Anh cứ làm thinh gật đầu cười cười thôi? Nè giờ anh làm ơn xách dùm em cái túi nầy để lát nữa mình ghé thị xã Phước Tuy mua một ít đồ đem về cúng má em.
Cô ta cố tình nghiêng chiếc cặp cho Bảy Đậm thấy xấp bạc căng cứng mới lãnh? nằm trong đó để anh yên lòng.
Đáp chuyến xe nhất Sài Gòn về Vũng Tàu, người đàn bà dẫn Bảy Đậm người chồng "bất đắc dĩ" chen lấn ra ngồi ở băng sau. Chú lơ xe mừng rỡ, nhìn cô ta hỏi giọng thân mật:
- Chị Ba về Gò Trăng đám giỗ cô Hai hả? Ai đây? Anh Ba phải hôn?
- Ừa! Năm rồi kẹt công tác, năm nay ảnh mới tranh thủ dìa đó.
Chị ta xoay qua nói với Bảy Đậm:
- Cậu Chiến, em cô cậu với em.
Cô ta cũng quay lại nói với Chiến:
- Đây là anh Ba cậu, kỹ sư sở điện lực thành phố?
Bảy Đậm vói bắt tay chú lơ xe:
- Chào em, hân hạnh biết cậủ
Rồi anh lại tiếp tục cười cười suy nghĩ? Cán bộ "Cách Mạng" người nào cũng nói láo y như nói thiệt (!)
Xuống bến xe Bà Rịa, cô vợ hờ dắt tay Bảy Đậm đi song đôi vào chợ Phước Tuy. Cô kề tai anh Bảy nói khẽ:
- Ở đây có nhiều người biết mặt em lắm, anh "đóng trò" khéo chút nhen? Giờ anh phụ em mua ít đồ về cúng má há?
Bảy Đậm nhẹ gật đầu, quảy chiếc ba lô theo bên "người vợ hờ." Cô ta mua đủ thứ, nào thịt ba rọi, bắp cải, củ hành tàu đủ mọi thứ lỉnh kỉnh? và sau cùng là "kết" bia 33, hai người è ạch mang xuống bến đò máy chở về đám giỗ "má vợ" ở ấp Gò Trăng. (Gò Trăng tức ấp Gò Găng của xã đảo Long Sơn, Huyện Tân Thành thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu)
Đò vừa cập bến, một bà xồn xồn tuổi độ hơn sáu mươi ơi ới gọi lớn:
- Lệ! (tên vợ hờ Bảy Đậm) dì Tư đây nè? Dữ hôn, sao lại về chuyến đò trưa, trễ vậy? Tao đợi bây từ chuyến đò sáng đó? Có "thẳng" dìa hong?
Lệ bước lên mũi tàu, nhảy xuống bãi chạy ồ lên lộ ôm lấy bà dì líu lo mừng rỡ:
- Có dì? ảnh kìa! (chỉ Bảy Đậm còn đứng dưới mũi đò) Tụi con ghé thị xã mua đồ cúng má nên trễ chuyến nhất dì ơi! Dượng khỏe hong?
- Cọp vật ổng cũng hỏng chết nữa. Ổng đòi theo ra đón bây, nhưng tao bắt ổng ở nhà coi chừng nồi bánh ich mới chín tới? hì hì!
Nhìn Bảy Đậm è ạch rinh đồ lên bờ, dì Tư cười toe toét:
- Dữ ác hôn, nó cứ hẹn lần hẹn lựa mấy năm nay mới chịu dẫn chồng dìa thăm quê. Sao hỏng đợi tao theo má mầy rồi hãy dẫn nó dìa? Con với cáỉ
Nghe mối tình yêu thương của dì thay mẹ dồn hết qua cho cháu, làm Lệ ứa nước mắt? nhưng cô cố giữ vẻ tự nhiên cười đùa:
- Dì còn khỏe chán, đừng nói chuyện bi quan? má giao con cho dì? làm sao má cho dì bỏ con!
Dì Tư mắng yêu con cháu mà mắt thì liếc nhìn thằng cháu rể giả:
- Cái con nầy? chuyện gì nó nói cũng qua hết? Con làm chồng mà hiền quá coi chừng nó quay con như dế đa!
Bảy Đậm cũng chỉ cười cười? Ở ấp Gò Trăng xã Long Sơn nầy một số gia đình còn xài nước giếng. Vừa về đến nhà, Lệ vào lấy xà bông dắt Bảy Đậm ra chỉ bờ giếng bảo:
- Anh tắm đi cho khỏe, thay đồ rồi vô lai rai với dượng Tư. Mai chánh giỗ mới có khách? Giờ Em vào phụ nấu với dì Tư hén.
Anh Bảy gật gật đầu rồi xách gàu lại giếng múc nước xối tắm xả mệt từ sáng đến giờ.
Thấy cô ?vợ giả? đóng trò vui vẻ anh Bảy bỗng nhớ đến chị Bảy; người vợ thật, thủy chung của anh. Giờ nầy chắc lo lắng, không biết bữa nay chồng đi đâủTự nhiên anh muốn trở về ngay Sài Gòn? nhưng giờ nầy làm gì có chuyến đò nào vào đất liền mà về.
Tắm xong, anh ngồi trên thành giếng, nhìn vầng trăng mười sáu treo lơ lửng ngoài bìa rừng xã đảo? Lắng nghe tiếng sóng thì thào từ biển đông vọng về, Bảy Đậm cảm thấy trong lòng nao nao. Lệ bước lại ngồi kế bên anh nói giọng cảm thông:
- Nhớ nhà hả? Thôi, vui vẻ với em đêm nay đi. Sáng mai em đưa về Sài Gòn sớm mà. Em nói với dì em, anh bận "trực ban" không ở lại được. Cơm dọn rồi, anh vào ăn? để dượng Tư chờ.
Anh Bảy lại cười cười rồi mang túi quần áo theo Lệ vào nhà. Vừa đi Lệ vừa kể sơ về ngôi nhà ngói cũ kỹ nầy cho anh chồng hờ mình biết thêm:
- Nhà nầy là của ngoại cho ba má em. Khi má ba em không còn thì dì dượng em về ở đây với em từ khi hòa bình tới giờ.
Anh Bảy lại gật gật đầu mỉm cười:
- Vậy nhà nầy? chính là nhà của cô?
- Dạ, nhưng lúc nào em cũng coi như của dì dượng em. Dì dượng là cha mẹ em mà?
Bảy Đậm gật đầu tỏ ý tán thành:
- OK! Cô hiếu thảo được như vậy là hiếm lắm đó. Thời buổi Việt Nam mình bây giờ, tình nghĩa tính bằng tiền bạc của cải không cô ơỉ
Lệ nhìn thẳng vào mặt Bảy Đậm cười thành tiếng:
- Dữ ác. Dù làm chồng "hờ" cũng phải ráng bộn lời nhiều tiếng dùm chút chớ? Như vậy được đó! Sáng giờ chưa nhập vai hả?
Bảy Đậm lại cười cười phân bua:
- Từ đầu tui đã nói với cổ Tui đóng kịch dở lắm mà!
- Thì em làm đạo diễn nhắc tuồng cho anh đó? Lát vào nhà đừng kêu em bằng "cô" nhen. Lộ tẩy hết đó!
Thấy Lệ vô tới sân, dượng Tư bước ra cửa ngoắc anh Bảy:
- Vô đây cháu. Mình nhâm nhi trước, dì cháu nó hâm đồ ăn rồi lên sau.
Trên chiếc bàn tròn cũ kỹ để giữa nhà, đồ ăn dọn ra lỉnh kỉnh đủ thứ. Dượng Tư kéo ghế ngồi xuống, thân mật nói:
- Khui bia đi con? Có bây tao uống cho vui. Chứ thứ nầy uống lạt lẽo lắm. Tao uống đế quen rồi.
Anh Bảy bật nắp một lon bia, rót ra ly cho ông Tư, còn anh khui để trong lon cho phần mình. Dì Tư và Lệ cũng bê cái lẩu thập cẩm lên tới ngồi vào bàn. Lệ khoát tay cười nói với anh chồng hờ:
- Dì cháu em không biết uống đâu, "mình" đừng khui thêm?
Bảy Đậm lỏn lẻn cười cười rồi nâng bia lên mời ông Tư:
- Con mời bác?
Ông Tư cầm ly bia đưa lên đụng vào lon Bảy Đậm rồi cười khà, nói giọng trách móc:
- Gọi bằng dượng chớ sao lại gọi bác bây? Vợ mầy ngồi đây nhen!
- Xin lỗi, con quên? Mời dượng.
Tiếp tục, người cạn ly, kẻ cạn lon. Riêng Bảy Đậm sáng giờ chỉ ăn có 1 ổ bánh mì lúc xe ghé chợ Long Thành để mua thịt rừng? nên vô mới mấy lon là nói năng lè nhè. Thấy Lệ gắp thức ăn bỏ vào chén anh và ông Tư đủ thứ? Anh Bảy đưa tay cản lại:
- Thôi, bỏ cho dì dượng đỉ đừng bỏ cho tui nữa. Anh xoay qua ông Tư đưa lon bia lên:
- Vô đi dượng, "chăm" phần "chăm" nhen?
Anh lè nhè thêm:
- Sao bây giờ người ta thích "gắp bỏ" quá. Con chưa quen nên ít dùng?
- Ừ! Tao cũng đâu có thích?
Ông Tư nói tiếp:
- Tới đám tiệc, hễ ngồi vào bàn là họ gắp bỏ mình vung chén? ăn muốn ngộp thở luôn? Dì cháu con Lệ cũng bị nhiễm cái tục lệ nầy... lâu lắm rồỉ
Bà Tư nguých ông Tư rồi cười nói:
- Hứ! Ông ăn, cho thằng nhỏ nó ăn với? Ngồi uống hoài làm sao nó ăn?
Ông Tư nhìn dì Tư nói đùa với giọng mỉa mai:
- Bà làm như tui là công an hình sự hỏng bằng. Tui cấm không cho nó ăn hồi nào?
Bảy Đậm nhìn bà Tư và Lệ với vẻ biết lỗi rồi nói xen vào một câu cầu hòa:
- Xin lỗi dì Dượng cháu? con đùa thôi, chứ cái mốt "gắp bỏ" thời giờ cũng là văn hóa ?đỉnh cao? đó dì?
Bà Tư cười cười nhìn Bảy Đậm lắc đầu:
- Tụi con làm cán bộ kỹ sư thì thấy vậy thôi. Theo dì biết, phần đông dân Nam mình, người ta hỏng có thích đâu. Đũa người nào nấy ăn, gắp bỏ lung tung thấy gớm!
Rượu vào thì lời ra, chê khen đủ thứ? Ông Tư hả hê với thằng cháu rể "kỹ sư" điện lực thành phố. Bảy Đậm chịu hết nổi bèn nói cùng ông Tư:
- Xin phép dượng con không uống nữả
Ông Tư nhìn anh Bảy gật đầu thông cảm:
- Ừ, Tao cũng không uống nổi nữa. Thứ bia nầy ực nhiều cũng quây mòng mòng chứ bây? Thôi, con qua bên ghế tràng kỷ ngồi, dượng đi rửa mặt chút rồi vô mình uống trà.
Anh Bảy qua ghế, rót hai tách trà, ngồi đợi ông Tư. Phần thì đi suốt ngày mệt, phần uống hơi nhiều bia nên Bảy Đậm gục đầu xuống cạnh bàn ngủ thiếp. Ông Tư vào tới nhìn thấy bèn gọi cháu gái:
- Lệ ơi! Dìu chồng con vô phòng ngủ đi. Nó xỉn rồi? cái thằng, coi khỏe vậy mà tửu lượng hơi yếu nhen.
Lệ từ nhà dưới chạy lên, đến bên kéo tay Bảy Đậm choàng lên vai đi vào phòng trong. Cô vừa đi vừa phân bua cùng ông Tư.
- Ảnh đâu biết uống rượu. Nay gặp dượng vui ảnh uống mới xỉn đó chớ!
Ông Tư tỏ vẻ cảm thông:
- Tội nghiệp hong! Cán bộ ông nào ông nấy uống như hủ chìm. Sao nó dở vậy? Thôi, con vô bỏ mùng cho nó ngủ đi.
Nhìn Lệ dìu "chồng" vào phòng, ông bà Tư ngó nhau gật đầu cười. Thấy Lệ trở ra phụ dọn dẹp dì Tư gặng hỏi:
- Nè! Mấy năm rồi mà sao tụi bây hỏng có con? Bày đặt "kế hoạch" hả?
Lệ biết dì muốn Lệ sinh con để dì có cháu ẵm bồng? Dì thương Lệ như thương đứa con máu thịt do mình đẻ rả Cho nên việc nói dối với dì Lệ đã có chồng, Lệ cảm thấy mình tệ bạc với người mẹ thứ hai của mình không biết chừng nào! Lệ cố thỏ thẻ cùng dì bằng những lời nói dối tiếp theo:
- Tụi con còn công tác? sanh con rồi làm sao lo cho nó!?
- Đem về tao nuôi!
Dì Tư thở ra nói như trách móc:
- Biết lắm mà. Nghe nói từ ngày "giải phóng" tới giờ, hết kế hoạch đến phá thai, sanh con rồi đem vứt bỏ? Ối, tội lắm nghen bây!
Nghe tấm lòng yêu thương chân thật của người dì, Lệ chảy nước mắt. Ông Tư lườm bà Tư:
- Cái bà nầy, chuyện ta bà thế thái mà cũng nói làm tụi nhỏ nó buồn. Con vào ngủ đi, nghe làm gì chuyện lẩm cẩm của bả?
Lệ vòng tay âu yếm ôm dì Tư, rồi nói giọng lý lắc:
- Dì hứa rồi nhen, năm tới con có cháu mang về ngoại nuôi đó.
Bà Tư tỏ vẻ vui mừng cười toe toét:
- Ừa! Mấy đứa tao cũng nuôi hết?
Ánh trăng mười sáu chen qua khung cửa chiếu vào phòng của Lệ. Cô thay đồ ngủ xong, rón rén bước lại vén mùng lên ngắm anh chồng hờ đang kê tay gối đầu ngủ say. Cô kéo mền đắp cho anh, nâng đầu anh để trên chiếc gối. Lần đầu trong đời, cô vuốt mái tóc người đàn ông và cúi xuống hôn lên vầng trán cao cao thật ngọt ngào đắm đuối? Bảy Đậm giật mình tỉnh giấc, anh chống tay ngồi lên nhìn Lệ ấp úng:
- Ô! Xin lỗi cổ Sao tui ngủ đây?
Lệ quàng tay qua vai Bảy Đậm đặt nằm trên chiếc gối trở lại và bạo dạn hôn vào đôi mắt anh rồi thì thầm những lời chân tình:
- Đây là phòng em. Anh ngủ thiệt với em đêm nay đi. Dì Tư em nói rồi. Có cháu mang về dì nuôi mà?
Lệ nằm xuống và kéo Bảy Đậm ngả đầu vào ngực mình, rồi thủ thỉ bên tai anh:
- Cho em một đứa con đi anh. Anh cùng gia đình sắp xuất ngoại rồi? Tiếc với em làm gì!?
Nghe những lời tha thiết của Lệ, Bảy Đậm cảm thấy lòng mình bỗng nhiên xao động. Rõ ràng là Lệ muốn có một đứa con với anh. Cô tự nguyện một cách thật thà chứ nào có ý gạt gẫm gì anh đâu. Thấy Lệ muốn khóc? anh Bảy cảm thấy xót thương tấm lòng chân chất của cô gái Sài Gòn mình, một người đàn bà cùng quê Vũng Tàu với anh! Anh đỡ Lệ ngồi vào lòng và đặt lên đôi môi cô một chiếc hôn thật sâu với lời thì thầm chân tình:
- Anh yêu em!
Hai vợ chồng "hờ" ôm ghì lấy nhau, họ hòa lòng theo tiếng sóng từ bên kia biển Vũng Tàu rì rào vỗ vào đảo cát Gò Trăng!
Mùa Xuân 199?
Sông Cửu
THƠ CHƯƠNG HÀ
8 hrs
giới thiệu sách cũ (2014) mới nhận
I. Hình thức:
sách dày 342 trang, ảnh bìa màu, ảnh phụ bản đen trắng đều không ghi tên tác giả.
không ghi những chi tiết thường có. Hình như tác giả tự xuất bản, có chân dung và những dòng tiểu sử ngắn gọn, cụ thể:
Tác giả sinh năm Canh Thìn - 1941 tại Tân Tạo, Chợ Lớn Việt Nam, hành nghề dược 50 năm, chấp hành nghĩa vụ quân sự 4 năm, và cũng có 4 năm phục vụ trong Bộ Y Tế; sinh hoạt văn hóa từ thời trung học.
II. Nội dung tác phẩm:
- Trước khi vào tập, tác giả có viết bài Thay Lời Tựa như sau:
"Tôi thích đọc thơ từ khi còn nhỏ. Thơ nào cũng hay nghiền ngẫm thuộc lòng. Lớn lên, nghĩ mình đã nợ tình thơ quá nhiều, mà tập tành nắn nót.
Tôi muốn góp phần những cảm xúc chân thành, dù đơn sơ mộc mạc, nhưng tự tâm lòng tôi, không màu mè, chải chuốt. Những ghi nhận đều rất thật của đời thường, không nhờ nàng thơ chấp cánh cho bay bổng, thanh tao, thoát tục. Chỉ mong chia sẻ với độc giả chút tâm tình của tôi theo diễn biến thời đoạn tôi sống. Trong những tâm tình này tôi thường tìm thấy ít nhiều từ quá khứ với quê hương, gia đình, bạn bè mà tình yêu luôn xáo trộn bởi những vui buồn da diết tiếp nối, nổi trôi thế sự..."
- Thơ, chia 5 phần:
phần 1:
* THƠ CHO QUÊ HƯƠNG
từ trang 4 đến trang 58 có 42 bài.
trích tiêu biểu:
Quê Người
"thân tạm rừng quê gởi xứ người
người hiền quên đất, đất quên trời
thiết thê mòn mỏi miền Tô Vũ
ngơ ngẩn triền miên tiếp cuối đời
suối nhỏ cố reo tình sông núi
non cao chớn chở mảnh lòng côi
suốt mùa chim cuốc khơi dòng lệ
từng bữa rượu sầu giấu nét vui
lấy chi kiêu hãnh hồn vong quốc
tủi hổ sanh ra lúc lỡ thời
vận nước cả đời người chẳng đổi
thì đâu non nước cũng quê người"
1975 Delanson NY
(trang 15)
phần 2:
THƠ TÌNH YÊU
từ trang 59 đến trang 182 có 123 bài
trích tiêu biểu:
Bài Ca Dao Cho Người Tình:
"tóc mây muôn vạn sợi dài
anh thương từng sợi mỗi ngày mỗi thương
ngón tay mũm mĩm, dịu êm
níu nhau bền-chắc tiền duyên chẳng rời
môi thơm nồng dợm hé cười
gởi riêng tha thiết, một trời xuyến xao
lời ngoan mật ngọt tình sâu
ru ai tròn giấc chiêm bao cuộc đời
anh yêu em trọn kiếp này
và muôn kiếp đáp cho đầy tình em"
(trang 60)
phần 3:
* THƠ CHO CHA MẸ VÀ NGƯỜI THÂN
từ trang 183 đến trang 215 có 30 bài.
trích tiêu biểu:
Mừng Tuổi Mẹ
" con mừng tuổi mẹ vạn niềm vui
chín mươi năm chan chứa tuổi đời
một đàn con cháu vươn thêm phúc
khắp láng giềng công đức đắp bồi
' đá vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt'
sắt mãi lòng son với đất trời
mỗi năm thêm một xuân tươi thắm
bách niên giai lão thế gian chơi
1995
(trang 189)
phần 4:
* THƠ ĐỒNG QUÊ
từ trang 216 đến trang 257 có 70 bài.
trích tiêu biểu:
Bông Cỏ
" em vò bông cỏ dẽo tay
đãi anh một chén tình đầy
bông cỏ mát lòng mát dạ
dầu chuối thoang thoảng hương say
món quê thị thành khó có
ăn mà nuôi nhớ ngày ngày"
(trang 219)
phần 5:
* TẢN MẠN
từ trang 258 đến trang 338, có 83 bài.
Bìa và năm phụ bản cho mỗi phần không rõ tên họa sĩ.
trích tiêu biểu:
Vỗ Về
"ít ra tôi còn hiểu
bóng dáng niềm hạnh phúc
từ riêng rẽ tình em
sầu võ vàn hoa cúc
lãbg đãng vệt sương chiều
mong manh tơ nắng lụa
se sẻ lạnh thấu hồn
rã trời thu vừa úa
ít ra tôi cũng biết
tình yêu trong thủy tinh
rón rén gỏ trái tim
nhịp độc hành thầm lặng
nồng nàn hơi nắng ấm
mùa hạ vừa bước qua
dư vị cứ phảng phất
từng tâm tưởng nhạt nhòa"
hè 2008
+
Đọc lướt một số thơ của Chương Hà, tôi rõ được tác giả đã rất hiểu chính mình. Như ông nói, thơ ông không chải chuốt, hoa mỹ. Ngôn ngữ thi ca của là những tiếng nói đời thường của ông, từ tâm hồn chân chất mà có. Ông là nhà thơ của chính ông, của những người đồng cảm với ông, trong đó có tôi.
Tôi đã nhận được tập thơ qua ký tặng của tác giả cách dây hơn một tuần, rất tiếc tôi không có địa chỉ email để cảm ơn. Nhân đây xin lỗi và cảm ơn anh Chương Hà. Xin giới thiệu cùng bạn đọc.
*
Thấy bác Tư xách cái giỏ đệm đi chợ để mua sắm đồ Tết, thằng Hoàng từ trong bếp chạy ra sân nó đưa tay níu cái giỏ rồi nói với bác Tư:
-Má đi chợ nhớ mua đồ cho con mặc Tết nghe má, quần áo con cũ mèm hết rồi, Tết mà không có đồ mới thì buồn lắm.
Nghe thằng Hoàng nói vậy bác Tư lấy tay xoa lên đầu nó rồi bác nói:
-Má cũng tính mua hà tiện chừa tiền để mua cho con một bộ đồ mặc Tết, nhà mình nghèo nên thiếu trước hụt sau con ơi.
Nghe bác Tư nói vậy, thằng Hoàng kéo bác Tư đi về phía căn buồng bên trong nhà rồi nó nói:
-Má chờ con một chút, con có cái này phụ với má mua đồ Tết nè.
Bác Tư ngạc nhiên vô cùng, vì thằng Hoàng tuổi "ăn chưa no lo chưa tới" thì nó lấy cái gì để phụ với mình mua đồ Tết nên bác Tư hỏi nó:
-Hoàng nè, con nói phụ với má là phụ cái gì, tiền bạc ở đâu con có, cha chả có làm gì quấy hông mà có tiền (dậy) ông con?
Không trả lời liền cho bác Tư, thằng Hoàng nhanh tay lật cái rương bằng gỗ ra, nó khệ nệ ôm con heo đất để lên bàn rồi nó hí hửng nói với bác Tư :
-Đây gia tài của con nè, con không có mần gì bậy bạ đâu má ơi, tiền ba cho con đi học, con không có xài con bỏ hết vô ống heo, chắc cũng khá lắm rồi má.
Bác Tư ngạc nhiên vô cùng, bác không ngờ thằng Hoàng lại biết để dành tiền bằng cách này, bác kéo thằng Hoàng vào lòng và hôn lên mái tóc của nó, rồi tự dưng đôi mắt bác đỏ hoe vì xúc động, bác nói :
-Con giỏi ghê má không ngờ con tập tính tốt này từ bao giờ, dậy đó ông bà mình nói "tích tiểu thành đại" con thấy không, giờ thì muốn mua gì cũng có tiền.
Thằng Hoàng cười sung sướng vì được bác Tư khen một cách thật tình, nó lấy cây búa đóng đinh của ba nó để đập con heo, bụp..bụp, con heo vỡ toang rồi những đồng tiền xu, tiền cắc rơi đầy trên nền xi măng văng ra tung tóe, Hoàng lấy hai tay lùa những đồng tiền lại rồi bổng dưng gương mặt nó thất thần vì toàn tiền cắc, tiền giấy thì không còn lấy một tờ, trước tình trạng này nó thảng thốt kêu lên:
- Ủa sao kỳ vậy cà, sao tiền lẻ không (dậy)? Tiền giấy không còn tờ nào má ơi!
Bác Tư cũng lấy làm lạ khi nghe thằng Hoàng nói như vậy, nhưng bán tín bán nghi bác Tư gặng hỏi lại nó:
-Con có nhớ cho kỹ là có bỏ tiền giấy vô con heo không, bây có nhớ lộn không, nếu con bỏ tiền giấy vô đó thì làm sao mất được .
Thằng Hoàng tức tối nó nói cho bác Tư biết:
-Con có bỏ tiền giấy (dô) rõ ràng, giấy hai mươi đồng, mười đồng, năm đồng, đủ hết má ơi chưa kể giấy một và hai đồng nữa, chắc chắn có ai (dô) nhà mình lấy tiền của con rồi.
Nghe thằng Hoàng khai ra những tờ giấy bạc mười và hai mươi đồng, bác Tư hết hồn và đánh dấu hỏi to tướng vì tiền đi học mỗi ngày được giỏi lắm năm cắc bạc, thường thì bác Tư trai cho nó chừng hai ba cắc thì lấy đâu ra thằng Hoàng lại sở hữu các tờ giấy bạc có mệnh giá lớn như vậy, một là thằng Hoàng lấy cắp của ai hoặc làm chuyện mờ ám nào đó mới có số tiền lớn kia, bác Tư bắt đầu truy vấn nó:
-Hoàng nè, con nói thiệt cho má nghe, tiền đâu con có giấy mười đồng, hai chục, bây khai mau nếu cố tình nói dóc má đánh tróc đít luôn nghe chưa.
Nói rồi bác Tư làm bộ giận dữ rút cây roi mây vắt bên vách lá ở hông nhà, bác nhịp nhịp cây roi lên mặt bàn nghe chan chát thấy phát ớn nhằm răn đe thằng Hoàng, thằng Hoàng không ngờ vừa bị mất tiền vừa bị má mình nghi oan mình làm điều bậy bạ gì đó mới có số tiền lớn kia, không muốn má mình hiểu lầm nó khai ra tuốt tuồn tuột :
-Dạ thưa má, sở dĩ con có những tờ tiền lớn kia là do ông Năm và ông Bảy ở nhà Cô Ba bán quán cho con đó.
Bác Tư nghĩ thằng Hoàng cố tình nói dóc để chạy tội và che giấu nguồn gốc những tờ giấy bạc kia, bác Tư gầm gừ :
-Mắc chứng gì ông Năm (dới) ông Bảy cho bây số tiền lớn kia, nói thiệt liền không thôi ăn "bánh tét nhưn mây" nghe con.
Điềm tĩnh vì thằng Hoàng biết rõ số tiền kia nó có được do nó "làm công" cho hai ông hàng xóm, chớ nó nào có làm chuyện bậy bạ đâu mà phải sợ sệt nên thằng Hoàng kể lể :
-Má ơi, mấy lúc con với anh Cuộc Mù qua nhà cô Ba quán chơi thì ông Năm với ông Bảy kêu con với anh Cuộc đấm lưng và bóp tay bóp chân cho ông, rồi hai ông cho tiền tụi con, ban đầu hai đứa con không dám lấy vì mỗi khi đến chơi tụi con nằm lên bộ ván ngựa mát cả cái lưng, đã vậy cô Ba quán còn cho bánh ăn chơi nữa, khi hai ông nhờ tụi con đấm bóp mà lấy tiền coi sao đặng, nên con và anh Cuộc mù không lấy tiền, ông Năm và ông Bảy giận nói nếu cho tiền không lấy thì không cho qua nhà chơi nữa, ông Năm nói riết tụi con đành lấy tiền rồi để dành thành ra nhiều lắm đó má.
Nghe thằng Hoàng nói vậy bác Tư thở phào nhẹ nhõm, rồi bác tiếc nuối :
-(Dậy) là mất tiền thiệt rồi, ai cả gan vô nhà mình lấy tiền của bây, mà cũng kỳ nếu trộm thì nó rinh luôn con heo mất đất rồi, chứ mắc gì mà nó chừa lại cho bây tiền cắc kia chứ.
Câu hỏi lởn vởn trong đầu, của bác Tư và thằng Hoàng trùng khớp với nhau, họ nghi vấn ba người có thể là thủ phạm, trong đó gồm một người lớn và hai thằng nhóc tì trong xóm.
***
Bà Năm là người mà hai má con bác Tư đặt nghi vấn nhắm tới, bà thường ghé nhà bác Tư chơi, bà Năm cũng hoàn cảnh nghèo y như nhà bác Tư, tuy vậy thỉnh thoảng bà Năm mang qua cho Bác Tư con cá, trái bầu, tình nghĩa lối xóm chan hòa, những lần bà Năm qua chơi lắm lúc thằng Hoàng lôi con Heo đất ra nhét tiền vô trước mặt bà, bây giờ mất tiền thì bà Năm nằm trong diện nghi vấn trong đầu nhà bác Tư cũng là điều hiển nhiên, tuy có lòng nghi ngờ như vậy, nhưng bác Tư cũng áy náy trong lòng bởi cái nghĩa cái tình của bà Năm dành cho nhà mình trước sau thật gắn bó, người bị nghi vấn tiếp theo là thằng Ngọc, cũng là người bạn thân tình với thằng Hoàng vô cùng, vì mỗi khi chơi (búng thun), hoặc (tạt hình) hai đứa hùn vốn với nhau, nhiều khi thua hết vốn thằng Hoàng dẫn thằng Ngọc vô buồng nơi để cái rương gỗ, nó lôi con heo đất ra để móc tiền đi mua dây thun hoặc hình nên Ngọc nhà ta được có tên trong thành phần nghi ngờ "chôm" tiền của thằng Hoàng, người còn lại là thằng Hướng, người chót trong danh sách nghi ngờ trên, vì có lần chú Hai "Cắc chú" đẩy xe cà rem đứng ngay chỗ cả đám đang chơi "tạt lon", lúc này trời nắng gay gắt nên Hoàng nhà ta thèm cây cà rem đậu xanh của chú Hai bán, nó rủ rê thằng Hướng vô nhà lấy tiền, cũng con heo đất đó, vậy mà hôm ấy thằng Hoàng móc hoài mà chẳng có xu nào rớt ra, thằng Hướng bày cách cho thằng Hoàng lấy cây nhíp nhổ râu của bácTư trai ra để thò vô cái khe trên lưng con heo kẹp tiền móc ra dễ ẹt, vì lẽ này cho nên thằng Hướng dính vô vụ mất trộm tiền của thằng Hoàng là điều khó mà chối cãi.
Nghi ngờ như vậy nhưng muốn mở lời hỏi han thì bác Tư rất e ngại, bác nghĩ hỏi thẳng quá thì mất lòng, còn chọn cách nói xa nói gần nhiều khi bà Năm và hai thằng nhóc kia không hiểu, sau khi phân vân so tính thiệt hơn bác Tư chọn cách nói gần nói xa để "Điều tra" vụ này.
Hăm ba tháng chạp chợ búa làng quê bắt đầu chộn rộn, phía ngoài đường lộ những chiếc xe bò, xe ngựa chở đồ hàng bông, rau cải, hoa quả, từ trong vườn ra chợ, con đường đất đỏ trước nhà thằng Hoàng suốt đêm nghe tiếng xe bò xe ngựa qua lại liên hồi, tiếng "cút kít " cú bánh xe hòa lẫn tiếng leng keng của mấy cái chuông treo trên cổ con bò con ngựa lúc nào cũng khua vang, đã vậy thỉnh thoảng tiếng của những ông điều khiển xe bò xe ngựa, vang lên cùng tiếng roi đánh chan chát trên lưng các con vật này.
Các bà các cô người "Di cư" gánh những gánh rau muống cao nghệu họ đi thoan thoát trong đêm sương, tiếng chiếc đòn gánh và hai chiếc gióng ở hai đầu kêu kẽo kẹt theo nhịp bước chân của họ, những âm thanh ấy tạo nên sự hối hả của mọi người làm cho các gia đình sống ven con đường phải thức sớm để lo những việc cho ngày tết.
Tình cờ gặp nhau ở đầu xóm, bác Tư thấy bà Năm cầm cây đèn hột vịt từ trong hẻm trờ tới, bác Tư bắt chuyện:
-Chị Năm cũng đi chợ sớm há, tui cũng đi chợ nè, chị gửi cây đèn cho nhà ông Hai đi, từ đây ra chợ cũng gần sáng rồi, chị cầm theo mắc công lắm, có gì tui nắm tay dẫn chị đi cho.
Trên đường ra chợ, bác Tư hỏi dò về con heo đất, bác Tư kể lể thằng Hoàng bày đặt nuôi heo đất mần chi, tiền không có xài mà bày đặt dành dụm chi cho mắc công, nghe bác Tư đả phá việc nuôi heo đất, bà Năm lên tiếng:
-í cháu nó mần dậy tốt chứ chị Tư, kệ nó thằng Hoàng bỏ nhiêu hay nhiêu chị ơi, thằng Thành nhà tui nó không được cái tánh như cháu Hoàng đâu, có nhiêu tiền nó thồn hết (dô) họng hà chị.
Rồi vô tình bà Năm hỏi tiếp:
-Cháu nó nuôi heo được lâu mau rồi chị, chắc bộn bạc há.
Sẳn dịp bác Tư "xổ" luôn :
- Nó mới đập heo hôm qua đó chị Năm, chèn ơi nó thấy heo toàn bạc cắc không hà, thằng Hoàng nó nhét tiền giấy (dô) cũng bộn, (dậy) mà đập ra không còn một tờ.
Bà Năm nghe vậy bà nói ngay:
-Chèn mẹc ơi, (dậy) là có cái quân nào nhám nhúa tay chưn "ẳm" tiền của thằng Hoàng rồi, cái thứ gì bất nhơn quá dậy cà.
Nghe bà Năm rủa xả tên "Đạo chích" nào đó quá mạng, bà Tư nghĩ chẳng phải bà Năm là thủ phạm, vì nếu bà Năm có lòng tham thì chẳng lẽ bà tự chửi mình hay sao, nghĩ vậy bác Tư thấy nhẹ lòng vì bà Năm được loại ra khỏi vòng nghi vấn này...
Đêm giao thừa, bà Tư cũng gói được vài đòn bánh tét, bà bắt nồi bánh trên mấy cục gạch làm ông Táo trước sân nhà, bà Tư nổi lửa lên, ánh lửa cháy bập bùng bên cái không khí se se lạnh của đêm trừ tịch, thằng Ngọc, thằng Hướng , thằng Hoàng xúm xít quanh nồi bánh, bà Tư vừa canh lửa vừa hỏi dò hai thằng nhóc kia vụ con heo đất của thằng Hoàng, hai thằng nhóc thề bán mạng tụi nó chẳng bao giờ lấy cắp tiền của Hoàng vì biết nhà Hoàng nghèo đồng cảnh ngộ với mình thì lòng dạ nào ăn cắp tiền của bạn..
Vậy là số tiền giấy của thằng Hoàng "ra đi" không hẹn ngày trở lại, tên trộm vô hình nào đó cao tay ấn không để lại dấu vết gì khiến cho việc "Điều tra" của bác Tư đi vào bế tắc .
Bác Tư quan niệm với câu lầm thầm :
"Thôi thì của đi thay người, ai mà lấy tiền của thằng Hoàng mình chắc họ cũng khỗ cực như mình nên mới mượn tạm"
Bác Tư cho rằng việc gì cũng có nhân quả, gieo nhân nào thì gặt quả nấy vì bác Tư thường nghe sư bà ở tịnh thất gần nhà rao giảng như vậy, bác Tư thanh thản trong lòng kêu thằng Hoàng đem trái dưa hấu nhỏ cắt ra cho lũ nhóc ăn lấy hên để bước qua năm mới ....
***
Ông Hướng treo dây pháo dài gần hai trước trên (ban công) nhà mình, tiếng pháo nhà ông nổ vang cả góc phố, sắp đến giao thừa chuẩn bị dọn bàn thiên ngoài trời để cúng, chợt ông thấy dáng của ai y như ông Hoàng, chừng nhìn kỹ đúng là ông Hoàng bạn chí cốt ngày xưa đã xa cách mấy mươi năm giờ mới gặp.
Mời bạn vô nhà , bên tách trà thơm, bên bánh mức ngon ngọt ông Hướng thiết đãi bạn mình chu đáo, hỏi han hoàn cảnh thì ông Hoàng cho biết từ khi đi vùng Kinh tế mới, đến nơi sơn lâm chướng khí đời sống kham khổ nên một thời gian sau hai bác Tư lần lượt qua đời, còn lại một mình Hoàng cố gắng làm lụng sống đắp đổi qua ngày, gần tết sau mấy mươi năm xa cách, tiềm thức thúc đẩy Hoàng quay về xóm cũ, vật đổi sao dời làng xóm người cũ không còn được lại bao nhiêu người, phần đông người từ phía miền ngoài di dân về nhiều nên lạ hoắc lạ huơ.
Gửi cho bạn một ít tiền để gọi là quà tết, Hoàng quay lại vùng Kinh tế mới sinh sống, ông Hướng từ lúc biết hoàn cảnh thằng bạn thời con nít của mình đang lâm vào hoàn cảnh khốn khó nên ....
***
Ông Hướng xuống xe đò, theo chỉ dẩn của ông Hoàng nên sau một hồi hỏi thăm người dân họ cũng chỉ ra được nhà ông Hoàng, được chú em nhỏ cho quá giang nên ông Hướng không phải lội bộ vô đến nhà ông Hoàng, sau khi lên mấy đoạn dốc, xuống một vài khe suối ông Hướng đến "căn nhà" của ông Hoàng, nghe tiếng kêu ông Hoàng tất tả chạy ra sân đón thằng bạn ngày xưa đến sơn lâm cùng cốc để thăm mình, đôi bạn mừng mừng tủi tủi khi nhắc lại chuyện ngày xưa trong xóm nghèo, mấy mươi năm qua tình cảm họ vẫn như ngày nào, sau một hồi cơm nước đạm bạc, hai bạn già ra ngoài sân ngồi uống trà nơi cái bàn làm bằng tre nứa, ông Hướng bổng nhắc lại con heo đất của ông Hoàng, sau khi dò hỏi kỹ lưỡng xem ông Hoàng và bác Tư có tìm ra chút manh mối nào không, ông Hướng nghe ông Hoàng nói :
-Trời đất, chuyện lâu lắc dậy mà ông còn nhớ nữa hả, mất tiền tui ấm ức lắm chứ, nhưng má tui nói thôi kệ con ơi của đi thay người, mình còn đôi bàn tay mình sẽ làm lụng có tiền lại thôi, nghe má khuyên dậy tui cũng nguôi ngoai và quên phức lâu lắm rồi .
Ông Hướng thở hắt ra một cái thật nhẹ ông trả lời:
-Chèn ơi, cũng là kỷ niệm đáng nhớ đó ông ơi, bác Tư hỏi tui (dới) thằng ngọc (dụ) này, tui áy náy ghê luôn, lúc đó tui cố làm ra vẻ (dô can) mà bác Tư cũng tin nữa.
Hớp ngụm nước trà, rồi đưa mắt nhìn lên bầu trời thấy vài vì sao lấp lánh trên không, hít thật mạnh vào buồng phổi làn không khí trong lành của bầu trời đêm miền sơn cước, ông Hướng khẽ nói:
-Hoàng nè, hôm nay mình cố tình lên đây (dới) ông là ( dì)...
Nghe ông Hướng nói lấp lửng, nóng ruột vì biết bạn mình sắp nói ra điều gì hệ trọng, ông Hoàng thúc giục :
-Có gì ông ông cứ nói đi, ai ăn thịt ăn cá ông đâu mà ông sợ:
Nghe đến đây, tự dưng hai hàng nước mắt rươm rướm ông Hướng nói:
-Tui lấy tiền trong con heo đất của ông ngày xưa chứ ai, tui không dám nhận đã (dậy) còn để thằng Ngọc (dà) bà Năm mang tiếng nữa, mà tui nói dóc cũng có căn lắm nên bác Tư tin hà rầm.
Đến đây thì ông Hoàng cười nhẹ với bạn mình, ông vỗ vai ông Hướng rồi nói:
-Chuyện nhỏ này tui bỏ qua và quên nó lâu rồi, thôi thì ông nói ra nên tui mới nói nha. Má tui biết ông lấy tiền tui chứ đâu, ban đầu tui tính đòi ông dữ lắm, nhưng má nói, thôi con thằng Hướng nó cũng là bạn tốt, nhiều khi nó cần tiền làm gì đó nên nó lấy của con, coi như nó mượn của con đó, nó không trả lại cho con thì sau này cũng có người khác cho con thứ khác.
Nghe xong ông Hướng ngạc nhiên rồi hỏi :
- Trời, mà sao bác Tư biết hay (dậy):
Ông Hoàng kể tiếp:
-Chắc bữa lấy tiền ống heo tui ông cũng không bình tĩnh, ông để lại một vật chứng tố cáo mình mà ông chẳng hay, má tui thấy ông để quên lại nên biết ngay là ông.
Ông Hướng hỏi tiếp:
- Là vật gì :
Ông Hoàng chậm rãi kể:
- Ba tui cho ông cái Bông vụ (xà beng) giống cái của tui, có điều trước khi cho ông má tui nói phải sơn cái chấm trên đầu Bông vụ cho khác màu, để lúc hai đứa chơi chung biết màu mà phân biệt, cái của ông màu vàng, tui màu xanh, hôm đó ổng để quên kế bên con heo đất của tui, má tui bả có máu thám tử bả đoán ngay chóc luôn.
Đến đây thì thật sự ông Hướng hoàn toàn kính phục tài năng bà đức độ của bác Tư gái, ông Hướng móc trong túi cái bao thơ dầy cộp đưa cho ông Hoàng, rồi ông nói tha thiết:
-Hoàng nè, đây là số tiền tui coi như bù đắp lại lỗi lầm của tui khi còn thơ dại, ông nhận cho tui (dui), tui dự tính từ lâu rồi hôm nay mới có dịp thực hiện.
Nói xong ông Hướng ôm chầm ông Hoàng ghì chặt vào mình hệt như hai anh em ruột thịt sau bao ngày xa cách...
***
Trước mộ phần hai bác Tư, ông Hướng và ông Hoàng thắp nhang cung kính khấn vái, ông thì ăn năn xin tha thứ lỗi lầm, ông thì xin ba má cho mình kết nghĩa anh em suốt đời với người bạn cố tri ngày xưa. Làn khói mong manh bay nhẹ trong gió, tàn nhang uốn cong queo như thể hai bác Tư mãn nguyện và chấp nhận điều cầu xin của hai "trẻ".
Bất chợt hai cánh bướm nhỏ vờn bay quanh mộ phần của hai Bác Tư khiến cho hai ông bạn già càng tin tưởng rằng cha mẹ mình đã chứng cho lời cầu nguyện kia bà họ mượn đôi bướm ngầm báo cho họ biết điều tốt đẹp kia .
Lại một cái Tết sắp về trên quê hương, hai ông bạn già lại có dịp gặp nhau để hàn huyên tâm sự, ông Hướng tậu sẳn con heo đất thật bự, nó được sơn và dát vàng, ông bỏ vô đó những tờ giấy bạc mới tinh để tặng cho ông bạn mình, tuy co heo này nhẹ hổng nhưng nó rất "nặng" để ghi dấu lại những ngày xưa thân ái, tuy ai cũng nghèo nhưng tình nghĩa lúc nào cũng sâu nặng vô phương.
Những ngày cuối cùng 2018
Hăm Ba tết Táo về trình tấu
Chuyện nhân gian nhốn nháo năm qua
Mưa giông, nắng cháy cửa nhà
Thiên tai khắp chốn, xót xa phận người
*
Mấy triệu Táo cùng dời gót ngọc
Vượt mây ngàn chờ đọc sớ dài
Lê thê văn tự miệt mài
Rành rành kể rõ, trổ tài chép ghi
*
Nồi soong chảo đôi khi sạch sẽ
Nhớ củi than quạnh quẽ móc treo
Bụng teo lép xẹp?vì nghèo
Dân không gạo nấu đói meo, gục đầu
*
Ngọc Hoàng nhẹ vuốt râu gù gật
Các Táo ơi, quả thật vậy sao?
Miền Nam sung túc hoa màu
Lúa oằn, sông ngọt, cớ sao lại nghèo?
Cứ mỗi năm nhằm ngày hai mươi ba âm lịch, một tuần trước ngày ba mươi trăng khuyết rình rang đêm giao thừa, người dân miền Nam rộn ràng nhắc nhở nhaủnhớ đêm nay đưa ông Táo dzìa trời.
Trong ngăn ký ức xa xưa của tôi và cho đến bây giờ, hình ảnh bánh mứt, thèo lèo cứt chuột được bày bán tràn lan rất đắc hàng vì đây là món ăn bình dân với giá cả phải chăng nhất nên ai cũng ưa chuộng. Thèo lèo là loại mứt có nhiều màu sắc nhất lẫn lộn vào nhau.
· Kẹo đậu phộng màu vàng au với những hạt đậu rang giòn rụm nằm quyện khắng khít trong nước đường nấu chảy, để nguội rồi được cắt thành từng thỏi nhỏ hình chữ nhật khoảng hai lóng tay. Tôi thích nhâm nhi kẹo đậu phộng này vì rất béo hương vị thơm ngon của đậu lạc.
· Mè đen cũng được biến chế cùng phương cách, thay vì là đậu phộng thì mấy chú Ba Tàu nhào trộn mè đen với đường nấu chảy, trải dài trên mặt bàn cây một lớp mỏng. Một miếng nhôm cứng gạt qua kéo lại làm phẳng lì lớp đường này và phài nhanh tay vì đường mau đặc quánh và nguội. Những lưỡi dao sắc bén được kèn cựa khứa cắt carô đường thẳng ngang rồi dọc. Sau cùng ngàn viên chữ nhật màu than củi thành phẩm. Từ đó ta có tên Cứt Chuột.
· Đậu phộng hình như giữ vai trò chánh trong món thèo lèo. Còn một thứ kẹo nữa mà tôi không ưa và ít khi ăn. Đó là viên đậu phộng được áo sệt một lớp đường thật dầy, tạo thành hình đóa hoa màu trắng hay màu đỏ hồng làm bắt mắt trẻ con.
· Mè vàng trắng cũng được chế biến y hệt mè đen cứt chuột. Tôi chỉ tạm nhớ bấy nhiêu loại kẹo thường thấy năm xưa, gom chung trong món mứt có tên gọi thèo lèo này mà thôi. Nếu quí vị nào còn nhớ gì khác thì xin chỉ bảo vì mấy mươi năm xa quê nhà, đôi khi tôi quên bẵng miếng kẹo thuở ấu thơ.
Người giàu có, sang cả hơn có thể rình ràng bày nhiều món mứt ngon khác, tỉ dụ như mứt bí, mứt hồng khô, mứt rau câu, mãng cầu, khoai lang đỏ, củ năng, hạt sen thơm thỏ
Trong ngăn ký ức còn vương hình ảnh quen thuộc, tôi thấy trước mặt là lòng vòng cuộn nhang khói quyện bay nghi ngút ở bếp lò. Tôi hoàn toàn không hiểu sự tích là gì để có ngày truyền thống tiễn đưa Táo Ông và Táo Bà về trời.
Thần Táo ăn vận áo dài lụa bóng loáng trông rất diêm dúa, ủi thẳng thốn, đầu đội mũ chỉnh tề. Hàng triệu triệu Táo trong cùng bầu trời miền Nam hối hả bay xuyên thủng chín tầng mây xanh. Ai đến trước thì đứng chầu chực trước ngoài sân đình, Ai không bị kẹt xe freeway, đèn xanh đèn đỏ thì may mắn tới sớm. Các Táo lần lượt đứng xếp hàng lấy số thứ tự, rồi ghi tên họ, ghi rành mạch địa chỉ là số mấy. Tới phiên mình thì được kêu tên, tuần tự đi vào đọc sớ tường trình Ngọc Hoàng mọi diễn biến từ trong ra ngoài cái tổ ấm mà mình có nhiệm vụ chăm sóc củi lửa.
Đời sống trong mỗi căn nhà cho dù giàu sang hay nghèo khó sẽ thể hiện qua việc nấu nướng món ăn cho những thành viên trong gia đình. Nhờ vậy, Táo Ông là người chứng kiến rõ ràng hoàn cảnh sinh sống. Các thức ăn cao lương mỹ vị gồm nhân sâm, gà vịt, heo, bò, thức ăn mắc tiền; Hay chỉ toàn là mắm ruốc kho quẹt với muối hột nghĩa là nghèo đến rớt mồng tơi, thường ăn mì gói.
Thời buổi đổi đời hiện tại, nhà giàu với nhiều tầng lầu, biệt thự uy nghi cao vút xuyên thấu với tay tới mây xanh. Người nghèo lẹt đẹt sống trong các ổ chuột tối mù, trong tận cùng hang hốc phải ngước cổ đến ngoắc ngoẻo mới thấy được đỉnh chóp mái ngói rực rỡ. Nhà dư tiền ngập của thì có kẻ hầu người hạ mà bây giờ có tên gọi tây thiệt là tây mà ngày xưa làm gì chúng ta nghe được. Đó là Ôsin. Thật ra tôi chỉ nghe cái tên là lạ này qua nhiều câu chuyện do người thời nay khoe khoang mình bung tiền mua sức lao động rẻ mạc và có toàn quyền sai khiến ôsin mà vẫn được nghe tiếng, dạ thưa, vâng ạ? răm rắp.
Nhà giàu thì gia chủ nấu bếp gas sạch sẽ. Ai nghèo tơi tả ở nhà tranh vách đất hay chòi lá dừa che mái thì bếp lò là ba cục gạch đơn giản cũng xong bữa cơm. Nồi niêu, soong chảo, ấm nước đen thủi đen thui ám khói lọ nghẹ bám đầy. Táo thần thầm thấu hiểu nỗi lòng dân gian ra sao nên thành thật báo cáo đầy đủ, cầu mong Ngọc Hoàng thương tình mà xét đoán.
Hăm ba tết quay về nhắc nhớ chuyện Sài Gòn xưa và nay. Kỷ niệm của mấy mươi năm xa lắc xa lơ chỉ còn là niềm nhớ thoáng qua trong căn nhà nho nhỏ nay đã mờ tan ở góc trời quê hương bên kia nửa vòng tròn trái đất mất rồi. Ôi ngậm ngùi nhung nhớ đêm hăm ba Tết tiễn đưa Ông Táo về trời.
Kính chúc quí độc giả Xuân Kỷ Hợi Vạn Sự An Lành
Nguyệt San Giao Muà xin cám ơn những thân hữu đã dóng góp bài vở cho Nguyệt San Giao Muà số 201 . Một số bài khác sẽ được đăng dần vào số tới. Mong mỏi sẽ nhận được những sáng tác của các bạn bốn phương để cho Nguyệt San Giao Muà thêm phần hương sắc trong tương lai.
2) Để rút ra danh sách của NSGM (unsubscribe),
xin gửi email về GiaoMua@hotmail.com
3. Mọi chi tiết, thể lệ, thắc mắc, xin gửi về:
GiaoMua@hotmail.com
4. Mọi bài vở, đóng góp, xin gửi về:
GiaoMua@hotmail.com
Nguyệt San Giao Muà
Homepage: http://www.GiaoMua.com
Thể lệ gửi bài cho Nguyệt San Giao Muà:
Mong bạn gửi Bài cho GM theo cách này là tốt nhất :
1. Dùng mẫu chữ Vietnet (VIQR) hay Unicode
2. Viết Hoa chữ đầu của bài và bút hiệu. Ví dụ: Giọt Mưa Trên Lácủa NS Phạm Duy
3. Gửi bài ngay trong email (không kèm file), để cho BBT khỏi mất công download xuống để đọc
4. Gửi tất cả các bài trong 1 tháng 1 lần trong1 email, nếu tiện.
5. Bài vở xin gửi đến trước ngày 25 mỗi tháng
6. Mọi chi tiết, thể lệ, thắc mắc, xin gửi về: GiaoMua@hotmail.com
Cám ơn bạn rất nhiều, vì nhân sự có hạn, BBT không thể ngồi đánh máy lại từng đề bài hay bút hiệu.
P.O . Box 378
Merrifield, Virginia 22116
USA
Trang Nhà