Số 204
Ngày 1 tháng 4 năm 2019
Nguyệt San Giao Mùa
P.O.Box
378
Merrifield, Virginia
22116
USA
I . Thơ _______________________________________________________________________
1. Thương Mẹ | ______ Ý Nga | |||||||||||||||||||
2. Tháng Tư Đau Buồn Lại Đến ! | ______ Trần Đan Hà | |||||||||||||||||||
3. Trầm Ngâm | ______Dòng Sông Nhỏ | |||||||||||||||||||
4. Mùa Xuân Đang Tới Bên Bờ Phía Anh | ______ Lê Miên Khương | |||||||||||||||||||
5. Những Lần Cuối | ______ Nguyễn Thị Thanh Dương. | |||||||||||||||||||
6. Cho Em Gọi Tiếng "Chồng" Lần Cuối | ______Phạm Ngọc Thái | |||||||||||||||||||
7. Ngỡ Đã Phôi Pha | ______ Nguyễn Chí Hiệp | |||||||||||||||||||
8. Làm Quan | ______ Đặng Xuân Xuyến | |||||||||||||||||||
9. Tre Quê Hương |
______ Trần Thành Mỹ 10. Lướt Thướt Cứ Mưa Hoài |
|
______ Quách Như Nguyệt
| 11. An Ủi Cuối Đời ! |
|
______ Thylanthảo | 12. Khép Cửa Đam Mê
|
|
______ Tình Hoài Hương | 13. Giọt Đêm
|
|
______ Sông Cửu
|
14. Biển: Tình Yêu Và Cái Chết | |
______ ChinhNguyen/H.N.T.
|
15. Một Sáng Anh Về
| |
______ Hồ Thụy Mỹ Hạnh
|
|
II . Văn _______________________________________________________________________
1. Chờ Mong Tờ Điện Tín ___________ Nguyễn Thị Thanh Dương | 2. Huấn Luyện Phi Hành (truyện dài nhiều kỳ) ___________ Tình Hoài Hương |
3. Về Một Khúc Tình Ca Xứ Huế ___________ Phan Thái Yên |
4. Chiều Tím ___________ Hồ Thụy Mỹ Hạnh |
5. Chờ Ai ___________ Bạch Liên |
6. Đạo Mẫu Và Tín Ngưỡng ___________ Đặng Xuân Xuyến |
7. Người Lính Làm Thơ ___________ Nguyên Nhung |
III . Trả Lời Bạn Đọc__________________________________________________
1. Nhắn Tin/Trả Lời Bạn Đọc _______ Ban Biên Tập |
I . Thơ __________________________________________________
II . Văn___________________________________________________________
Nguyễn Thị Thanh Dương
Sau 1975 những người còn ở lại miền Nam Việt Nam không biết những ai đã nghĩ ra và những ai đã là người đầu tiên ra khơi vượt biển đi tìm tự do? để cho dòng người đi sau tiếp nối không bao giờ ngừng nghỉ nếu các trại tị nạn không đóng cửa chấm dứt chương trình cưu mang những người vượt biển.
Ai cũng mơ ước, cũng tính đường đi tìm tự do tùy theo hoàn cảnh khả năng tài chính của mình. Bao nhiêu người đã may mắn đến bến bờ và cũng bao nhiêu người bất hạnh bỏ xác ngoài biển khơỉ
Tôi nhớ mãi một câu chuyện vượt biên dù đã mấy chục năm qua rồi.
Khỏang năm 1983 nhà tôi quay trở lại bán cà phê và nước ngọt, lúc này công nhân viên của nhà máy Z751 ( tức ?Lục quân công xưởng? trước 1975) không đông đảo như nhân viên và lính tráng trước kia, nhưng khách hàng vẫn khá đông là bà con lối xóm.
Chú Bích là người hàng xóm hay ra uống cà phê tại quán tôi. Nhà chú ở trong hẻm, bước ra khỏi hẻm đi vài căn là tới qúan cà phê nên rất thuận tiện cho chú.
Lần nào ra quán chú cũng dẫn theo thằng con út tên Báu khỏang 10 tuổi và gọi cho nó một chai nước ngọt, hai bố con ngồi uống như hai người bạn, bố uống xong cà phê trước thì đợi thằng con uống xong phần chai nước ngọt hai bố con mới ra về, dù nó vừa uống vừa nói huyên thuyên với bố đủ thứ chuyện thật lâu.
Có lần hai bố con đang uống trong quán thì thằng Báu thấy ông bán cá Lia Thia cá Xiêm dắt xe đạp đi ngang qua, nó vùng chạy ra xem và đòi bố mua. Chú Bích bỏ dở ly cà phê đen nóng bước ra ngoài, ông bán cá đã đứng lại đợi khách, thằng Báu ngắm nghía đã đời từng con cá sắc màu đang bơi ngoe nguẩy trong những bịch ny lông treo tòn ten đầy trên khung giây thép cứng chở sau xe của ông bán cá rồi mới chọn cho mình 1 con cá Xiêm vừa ý, thằng bé khôn thật cá Xiêm đắt tiền hơn cá Lia Thia và đẹp hơn, trẻ con nào cũng thích.
Khi trở vào quán ly cà phê của chú Bích đã nguội tanh mà cả bố và con cùng vui. Chú thương con và chiều con lắm.
Thằng Báu giống bố, đẹp trai giống bố. Hình ảnh hai cha con đi đâu cũng có nhau đã quen thuộc với tôi cũng như với mọi người hàng xóm, ngay cả khi chú Bích mang chiếc xe đạp ra tiệm sửa xe thằng Báu cũng lót tót đi theo, tôi cũng đang chờ vá chiếc xe đạp tại đây và nghe thằng Báu nói với bố:
- Mai mốt con lớn con làm nghề sửa xe đạp, sửa xe cho bố không lấy tiền,
Lời nói ngây thơ mà chí hiếu, tôi nghe còn cảm kích nói gì chú Bích, chắc chú rất mát lòng.
Hai cha con thật thân tình và gần gũi như bóng với hình.
Chú Bích là đại úy của quân lực Việt Nam Cộng Hòa, ngày 30 tháng Tư năm 1975 chú đang nằm điều trị tại Tổng y viện Cộng Hòa.
Khi quân Việt Cộng chiếm bệnh viện và xua đuổi những thương bệnh binh chế độ cũ ra ngoài, chú trở về nhà với vết thương điều trị dở dang..Nhưng nhờ thế mà chú không thể đi trình diện tập trung ?học tập cải tạo? được,. ủy ban phường đã cho chú Bích ở nhà dưới sự quản chế của địa phương, chú Bích không thể đi đâu xa hay vắng mặt lâu được.
Mấy năm qua, từ ngày miền Nam bị ?giải phóng? chú Bích chỉ ở nhà, làm việc nhà trong khi vợ chú bôn ba làm việc hết tổ hợp này đến tổ hợp khác để nuôi chồng và 3 con. Không ai hiểu vì sao chú không đi làm khi sức khỏe đã tương đối khá.
Vậy mà một hôm hàng xóm kháo nhau rằng chú Bích dẫn thằng Báu đi vượt biên. Người đời thính tai và tinh ý thật, nhà nào có ai đi vắng chẳng dấu được lâu, nếu một hai tháng không trở về thì một là đi vượt biển trót lọt, hai là chết biển hay là vào tù?
Bởi thế có ai đó đã chế ra câu ? Con đi được con nuôi má, con chết biển thì nuôi cá, và con ngồi tù thì má nuôi con?
Xóm tôi thời điểm đó đã có hai gia đình có con đi vượt biển bị mất tích.
Nhà bà Tịnh đứa con gái đi chuyến tàu chưa ra tới khơi xa đã bị đắm, nghe đồn những xác chết trôi tấp vào Mũi Né Phan Thiết, bà Tịnh đã tất tưởi ra Phan Thiết ăn chực nằm chờ thuê người đi tìm xác con gái mấy ngày mà không được..
Nhà bà Trí thì tang thương hơn, cả con và cháu là 5 người, họ ra đi biền biệt không một tăm hơi gì. Bà Trí chờ mong tin và đau khổ đến héo hon gầy rộc đi như một xác mắm khô. Nhưng bà vẫn can đảm một năm sau lại cho thằng con trai đi vượt biên tiếp, chuyến này trời không phụ lòng bà, chuyến tàu nó đi đã cặp bến bình yên.
Bà Trí từng tuyên bố với người bạn thân: ? Tôi cho các con đi vượt biển để tìm tương lai, các con đi được thì dù tôi có ra chợ ăn mày hay ai mang tôi ra chợ bắn chết tôi cũng chịủ
Tôi thông cảm cho hoàn cảnh chú Bích lắm, vì gia đình tôi cũng đang ?xây mộng? cho các em đi vượt biển nên cầu mong nếu tin đồn ấy là sự thật thì hai cha con chú được bình yên đến nơi đến chốn.
Chú Bích không dẫn con đến quán tôi uống cà phê suốt hai tuần lễ liền. Có lẽ giờ này hai cha con chú đang lênh đênh ngoài biển khơi rồi?
Bây giờ thì hàng xóm đã hiểu ra, chú Bích không đi làm vì không muốn bị ràng buộc bởi công việc để dễ dàng toan tính chuyện vượt biên.
Nhà cô Bích thì cửa đóng then cài để tránh sự dòm ngó của hàng xóm và công an khu vực.
Cho đến tuần lễ thứ tư thì hàng xóm lại kháo nhau:
- Chú Bích đến đảo rồi.
- Hai cha con thật may mắn.
- Cũng may cho ông đại úy, ở nhà bị công an quản chế, cứ mỗi tháng phải ra trụ sở công an trình diện một lần, đi đâu phải xin phép, tù giam lỏng như thế ai mà chịu nổi, mấy năm qua tuy mang tiếng là hết hạn quản chế nhưng công an khu vực vẫn thỉnh thoảng đến nhà thì khác gì bị quản chế đâu.
Có bà không tin hỏi lại cho chắc ăn:
- Sao bà biết là đại úy Bích đến đảo rồi? mà đảo nào?
- Chẳng biết đảo nào, miễn là đến xứ tự do. Sáng qua chính mắt tôi thấy cô Bích hớn hở nấu cà ri gà, chắc mấy mẹ con ăn mừng vì được tin chồng vượt biển thành công.
- Sao bà biết cô Bích nấu cà ri gà? bà có vào bếp nhà cô Bích không ?
Bà kia quyết liệt:
- Tôi đi chợ thấy cô Bích mua 1 con gà và bó xả..
Một bà có mấy đứa con đi vượt biển may mắn đến nơi đã tỏ ra hiểu biết:
- Nay mai cô Bích có điện tín thì biết ngay, không đảo Bidong Mã Lai, thì đảo Galang Indonesia, không đến Songkla Thái Lan, thì đến Phi Luật Tuân, Hồng Kông?
Thế là tin đồn bố con chú Bích đi vượt biên đến nơi và ở nhà vợ chú đã nấu món cà ri gà ăn mừng bung ra, càng lúc càng lan rộng, mấy người hàng xóm đến quán tôi uống cà phê truyền tai nhau thoải mái thì làm gì mà công an khu vực và uỷ ban phường không biết.
Công an phường đã gọi cô Bích lên để chất vấn và dọa sẽ cắt hộ khẩu chồng con cô, cô Bích một mực chối cãi nói rằng hai vợ chồng bất hòa cãi nhau rồi ông chồng giận dỗi mang thằng út đi đâu cô không hề biết.
Tới giờ phút này thì khó có thể dấu diếm được nữa, với niềm vui mừng cô Bích đã tâm sự kín đáo với vài người hàng xóm thân là chú Bích và thằng Báu đi vượt biển, hai người cùng chuyến tàu đã đánh điện tín về nên cô rất mừng, chỉ yên trí đợi điện tín của chồng gởi về thôi.
Thế là tất cả những tin đồn đều là sự thật, kể cả chuyện nhà cô Bích nấu cà ri gà ăn mừng. ?Tình báo? hàng xóm thật bén nhạy .
Ngày nào cô Bích cũng mong chờ anh đưa thư đi qua, thậm chí nhà không có thư cô Bích cũng vẫy anh đưa thư để hỏi thăm là có điện tín hay thư từ gởi đến địa chỉ nhà cô không?
Chắc cô Bích e rằng anh đưa thư để thất lạc tờ điện tín của chồng cô đâu đó, vì mỗi ngày qua mà vẫn bặt vô âm tín.
Vài tháng đã trôi qua, niềm vui mừng của gia đình cô Bích đã xẹp xuống bớt, cô băn khoăn và lo lắng ra mặt, ai hỏi thăm thì cô chỉ trả lời đang chờ đợi điện tín của chồng, cô đặt nghi vấn là có thể chú Bích làm mất chỉ vàng mang theo nên không còn tiền để thư từ hay đánh điện tín nữa? Hoặc chú muốn làm gia đình bất ngờ đợi đến Mỹ mới báo tin chăng?
Cô Bích đã bám víu vào những lý do mong manh ấy để hi vọng, để đợi chờ.
Và rồi không ai dám lên tiếng hỏi thăm cô Bích về tin chồng con của cô nữa, chỉ sợ làm cô hoang mang thêm và lo lắng thêm.
Nhưng cô Bích vẫn không ngừng hi vọng, cô vẫn chờ anh đưa thư mỗi ngày đi qua nhà. .
Anh đưa thư qúa quen thuộc với địa chỉ những người trong xóm, anh hiểu thấu tim gan người ta, biết tâm lý của người ta, nhà nào có thư thường tức thư nội địa trong nước Việt Nam thì anh làm xong nhiệm vụ một cách mau chóng, chẳng trông mong gì, nhà nào có thư từ nước ngoài gởi về anh hớn hở mang tới và bao giờ cũng nhận được tiền thưởng của người nhận thư dù chưa biết trong thư nói gì.. Nhất là nhà có người đi vượt biên gởi điện tín báo tin đã đến trại tị nạn là anh càng lãnh thưởng nhiều, anh biết mình sẽ là người đầu tiên báo tin vui, anh biết cách làm người ta sốt ruột mới chìa tờ điện tín ra.
Có lần anh mang tờ điện tín cho bà Sáu hàng xóm cạnh nhà tôi, 2 đứa con bà đi vượt biên 4-5 tuần lễ mà chưa có tin, gia đình bà như ngồi trên chảo lửa, anh đưa thư thong thả chống chân xe đạp và càng thong thả mở cái túi đeo trên vai đựng đầy thư từ rồi lại thong thả nói khi cả nhà bà Sáu đã đứng trước mặt anh nãy giờ::
- Ai ra ký tên nhận giùm?.điện tín từ Mã Lai nè
Cả nhà bà Sáu cùng vỡ òa niềm vui mừng không cần dấu diếm, nhận tờ điện tín và dúi vào tay anh đưa thư một nắm tiền không cần đếm..
Sau này anh đưa thư sắm xe Honda loại xịn đi đưa thư chắc là nhờ anh ky cóp những bổng lộc này.
Anh đưa thư đã mang tin vui đến cho nhiều người, nhưng nhà cô Bích thì không, nhìn vẻ mặt cô Bích hi vọng và thất vọng mỗi ngày khi không có thư từ, anh đưa thư cũng mủi lòng, anh né không dám đi ngang qua nhà cô Bích nữa mà đi lòng vòng lối khác để giao thư cho được yên thân. Tôi hỏi điều này thì anh đưa thư xác nhận:
- Tôi không nỡ nhìn cô Bích thất vọng chị à, mỗi lần thấy tôi cô Bích không hỏi nữa chắc vì cô ngại đã hỏi nhiều lần mà không có gì, nhưng cô vẫn nhìn tôi với ánh mắt chờ mong..?
Tôi chỉ biết thở dài:
- Cô Bích cũng có lý chứ, biết đâu tin vui đến muộn? Không lẽ người đi cùng tàu đến nơi mà cha con chú Bích không đến nơi.
Đã nhiều lần cô Bích đến hai gia đình họ hàng bên chồng có người thân đi cùng chuyến tàu với chồng con cô để hỏi thăm tin tức nhưng vẫn không biết gì hơn.
Rồi họ đã đi định cư ở nước ngoài do được bảo lãnh từ lâu, mà cô Bích vẫn chưa nhận được điện tín của chồng.
Điều bí ẩn ấy bao trùm lên gia đình cô Bích và hàng xóm suốt nhiều năm trời.
*******************
Năm 1991 gia đình tôi sang Mỹ định cư diện HỌ5, và hơn 10 năm sau tôi tình cờ bắt liên lạc được với người bạn thân cùng xóm tên Hằng sống ở Houston, Texas. Hằng di tản sang Mỹ từ năm 1975, Hằng là cháu ruột của chú Bích.
Sau những lần chuyện trò hỏi thăm nhau từ qúa khứ đến hiện tại kể từ khi biến cố 1975, tôi mới chợt nhớ ra và hỏi Hằng về chú Bích và đã biết sự thật đau lòng.
Chuyến tàu chở hơn 70 người đi vượt biển bị lạc hướng lênh đênh nhiều ngày trên biển, xăng dầu, thực phẩm và nước uống dự trữ hầu như cạn kiệt, thuyền trôi tự do và chờ chết chùm, không chết vì biển thì cũng chết vì đói khát, mọi người lo sợ khóc lóc và đọc kinh cầu nguyện ngày đêm tùy theo tôn giáo của mình, cả tàu tuyệt vọng và bi thảm như đại tang..Họ suy xụp cả thể xác lẫn tinh thần, đoàn người như những bóng ma trong con tàu trôi vật vờ vô định cả ngày lẫn đêm
Chiếc tàu trôi dạt vào gần một hòn đảo thì mắc cạn, ai nấy đều mừng rỡ coi như vừa chết đi sống lại, đám đông kéo nhau lên đảo, nước ngập lên tới cổ tới ngực tùy chỗ nông sâu.
Chưa biết trên đảo có gì nhưng biết là không bị chết chìm ngoài biển khơi là mừng rồi.
Giữa cảnh chen lấn nhau lên bờ thằng Báu xảy chân ngã xuống biển, khi người ta biết và cứu được thì nó đã chết đuối rồi. Chú Bích ôm xác con lên bờ khóc lóc một cách điên dại.
Dù mệt mỏi và đuối sức, những người đồng hành cũng giúp chú Bích để xác thằng Báu vào một khe đá và lấy những tảng đá nhỏ khác che chắn lại coi như một nấm mồ.
Một nhóm khác đi dạo thử trên đảo để xem xét tình hình, họ nói đây là đảo hoang chỉ toàn là san hô và đá tảng với vài loại cây mọc thưa thớt chẳng thể tìm đâu ra lương thực hay nước uống cả.
Bây giờ đám thuyền nhân lại lo chết đói chết khát trên hòn đảo hoang vu rộng lớn này. Họ quyết định rủ nhau đi tìm chỗ nào cao ráo nhất để đốt vải, đốt áo làm khói hiệu may ra có tàu nào trông thấy mà đến cứu còn hơn ngồi chờ chết.
Mọi người đi, nhưng chú Bích không chịu địChú Bích bây giờ như một người điên, chú ngồi khư khư bên xác thằng Báu với đôi mắt vô hồn và miệng thì không ngớt lẩm bẩm một câu duy nhất:
- Cứu con tôi! cứu con tôi! cứu con tôi!
Mọi người xúm vào khuyên giải và năn nỉ chú:
- Đằng nào cháu cũng chết rồi, anh hãy đi theo chúng tôi để tìm sự sống?
Hai người cháu họ của chú cũng vừa rơi nước mắt vừa vỗ về chú như vỗ về một đứa trẻ con:
- Chú ơi, chú để xác thằng Báu ở đây, đi với tụi cháu, chúng ta phải đi khỏi nơi đây may ra sẽ sống sót?
Nhưng chú Bích vẫn khăng khăng từ chối, chú lảm nhảm gọi tên con và khóc tu tu thảm thiết.
Thật không ngờ một người lính tác chiến từng vào sinh ra tử, chỉ sau những ngày lênh đênh trên biển với bao căng thẳng lo âu, bao suy nhược tinh thần và thể xác cộng thêm cái chết bất ngờ của thằng con thâu yêu mà người đàn ông can trường ấy bỗng hóa thành điên dại.
Không thể thuyết phục được chú Bích đoàn người để chú ở lại bên xác con và kéo nhau đi tìm chỗ khác trên đảo. Họ lôi thôi lếch thếch dắt díu nhau, bồng bế nhau, lôi kéo nhau đi trên những tảng đá nhọn gập ghềnh cả nửa buổi trời đến nỗi nhiều người chân chảy máu hay sưng vù lên ?
Tới một chỗ khá cao, tầm nhìn ra biển rộng hơn thoáng hơn thì họ dừng lại. Khi trông thấy bóng con tàu nhỏ xíu ngoài xa họ đốt áo cho khói lên liên tục nhưng chiếc tàu vẫn vô tâm không hề hay biết.
Sáng hôm sau họ tỉnh dậy sớm thì thấy một con tàu đang lù lù đến rất gần, nhiều người mừng vui qúa hét hò lên vang trời vang biển, nhiều người khác thì lo đốt áo làm khói hiệu và cả đám đông kéo nhau đứng trên những tảng đá cao nhất để giơ tay vẫy vẫy cầu cứu.
Tất cả những người trên chuyến tàu đã được cứu thoát như một phép nhiệm màụtrừ hai cha con chú Bích. Cùng đi môt chuyến tàu, cùng trải qua những gian nan nguy khốn vậy mà số phận đã nghiệt ngã với hai cha con chú, không được đến bến bờ mơ ước cùng với họ..
Có người thương tâm nói với thuỷ thủ trên tàu về trường hợp chú Bích, nhưng họ nói nếu không nhớ đích xác ở đâu thì họ không có thì giờ đi tìm được, và có những nơi trên đảo con tàu không thể đến gần vì san hô và đá ngầm.
Các thủy thủ cũng cho biết đây là đảo hoang không có con người và các phương tiện sinh hoạt khác.
Chuyến tàu của Indonesia đã đưa đoàn người vượt biển đến đảo Galang xong họ tiếp tục cuộc hành trình.
Hai người cháu họ của chú Bích đánh điện tín về cho gia đình, sau đó họ khuyên gia đình dấu kín cái chết thương tâm của cha con chú Bích trong nhiều năm, đợi thời gian như liều thuốc nhiệm màu từ từ chữa lành vết thương của gia đình người bất hạnh, mãi những năm sau này họ mới cho cô Bích biết .
Hằng đã liên lạc với hai người cháu họ ấy ở Mỹ và được biết sự thật chuyến đi vượt biên này từ họ..
Hơn 30 mấy năm qua tờ điện tín mà cô Bích mong đợi không hề đến và không bao giờ đến.
Không ai biết tin gì về cha con chú Bích, nhưng ai cũng có thể suy đoán đoạn kết vở bị kịch là chú Bích đã chết đói chết khát bên cạnh xác con trai mình trong tình trạng tâm thần điên loạn.
Cha con chú Bích đã thoát khỏi Việt Nam, chú Bích đã thoát khỏi cảnh công an quản chế giam lỏng.
Nhưng họ chỉ đi được nửa cuộc hành trình, đã bỏ xác nơi đảo hoang.
Hai cha con chú Bích vẫn bên nhau như ngày nào nơi mái nhà xưa, nơi hàng xóm cũ.
Xung quanh hai cha con chú là biển khơi bao la. Sóng và biển sẽ ru hai linh hồn bơ vơ kia giấc ngủ ngàn đời, ngàn đời?!!.
2. Huấn Luyện Phi Hành (truyện dài nhiều kỳ)
Tình Hoài Hương
Tình Hoài Hương
Phan Thái Yên Phan Thái Yên Hồ Thụy Mỹ Hạnh
Hồ Thụy Mỹ Hạnh Bạch Liên
Bạch Liên Đặng Xuân Xuyến
Đặng Xuân Xuyến Nguyên Nhung
Nguyên Nhung IIỊ Hộp Thư Toà Soạn
___________________________________________________
Thể lệ để nhận Nguyệt San Giao Muà:
1) Để vào danh sách của NSGM (subscribe),
xin gửi email về GiaoMua@hotmail.com
Địa Chỉ Liên Lạc:
Nguyệt San Giao Muà
Copyright
2002 by Giao Muà e-magazine and respective authors
Truyen Dai
-----------
Huấn Luyện Phi Hành
Phần Thứ Nhì
Chương 18
Trên Hàng Không Mẫu Hạm
Đợt 25.-
Em gái thương,
Con tàu dềnh dàng rất to lớn, bự sư không thể tả, và đồ sộ ấy khá tự tin & kiêu hãnh! Vì được thiết kế hoàn hảo tuyệt vời như một ?mê cung cao sang, đài các và quý phái? được mệnh danh là: ?Hàng Không Mẫu Hạm?. Ngoài việc con tàu thiết kế nguy nga như một ?cung đình thủy giới uy nghi tráng lệ ở đại dương bao la và hùng vĩ?, thì con tàu đã trang trí tối tân, đầy đủ tiện nghi. Maps trên tàu cho ta thấy rất nhiều phòng ốc, có những cánh cửa hình trái xoan dày và êm chống ẩm, không thể thấm nước, mọi thứ rộng rãi và sạch sẽ.
Điểm chính đáng vô cùng đặc biệt ngoài sự con tàu có rất nhiều phòng ốc, tàu Hàng Không Mẫu Hạm có thể chứa nhiều phi cơ, xe hơi, máy móc,... có công kỹ nghệ tối tân nhưng cũng phức tạp, có máy phát điện to lớn riêng để cung cấp cho toàn bộ con tàu thêm hoàn hảo. Nhiều kho hàng chứa thực phẩm tươi sống và đông lạnh to lớn. Trên tàu có nhà hàng, có bệnh viện, và nhiều khu giải trí? hữu ích lành mạnh; không khác gì một thành phố nổi, đầy đủ tiện nghi mà lênh đênh uốn lượn trên sóng cả ba đào giữa đại dương mênh mông. Động cơ tàu là một cổ máy có công suất rất cao, có lực đẩy lên khoảng 90.000 tấn, tốc độ 35 dặm/h. Bon tàu xiên góc (angled deck) lợi hơn bon thẳng (fore-anđaft deck): vì dễ điều khiển phi cơ cất cánh và đáp, nhìn bon tàu trống trải, thì mình cảm thấy thoải mái thênh thang an toàn khi phi cơ lớn đáp trên tàu dễ dàng.
Ngoài ra, tàu Hàng Không Mẫu Hạm có các điểm chính:
- Trung tâm điều khiển toàn diện bay (Primary Flight Control).
- Kiểm soát Không-lưu (Air Traffic Control).
- Đường Băng (Flight Desk) .
- Gian chứa máy bay (Hangar Bay).
- Có giàn phóng máy bay đặt dưới đường băng, khi phi cơ vô ở gian chứa máy bay rồi, thì cánh phi cơ có kỹ thuật tuyệt hảo, ấy là hai cánh phi cơ được xếp lại gọn gàng, và rotor của máy bay trực thăng cũng được xếp lại ngay ngắn. Thiệt ngộ và dễ thương! Ở trong Hangar, khi phi cơ được đưa lên sàn tàu, để chuẩn bị cất cánh, thì có người chịu trách nhiệm điều khiển đội bay, là người ?kiểm soát đường băng? ở văn phòng đài chỉ huy được gọi là Running Hand, trong tay họ có những cây đinh ghim đủ màu, có mô hình ?The Ouija Board? chứa nhiều phi cơ giả, & các đường băng (giống hệt như ở trên sàn tàu nầy, nhưng mô hình được thu nhỏ lại khoảng 70%), cho người điều hành không lưu có thể nhìn tổng quát, mà điều khiến mọi hoạt động trên sàn tàu. Họ (cơ trưởng của bộ phận nhiên liệu, vũ khí, hậu cần, v.v?) túc trực quanh đó, cũng phải đội mũ bảo hiểm, mang mặt nạ, găng tay?. Để bảo đảm họ không bị thương vong.
Đợt 26.- Các kỹ sư Hải Quân sáng tạo ra hệ thống Rainbow tinh vi, tuyệt vời cho mình phân biệt rõ về việc:
* Mặc áo giáp nỉ màu vàng: chịu trách nhiệm khi phi cơ cất cánh, hạ cánh. Hướng dẫn phi cơ di chuyển (Yellow Shirts: Aircraff Handlers).
* Mặc áo giáp nỉ màu trắng: điều khiển phi cơ hạ cánh. (Việc hạ cánh trên tàu nhanh hơn trên phi đạo gấp 2 hoặc 3 lần).
* Mặc áo giáp xanh: Nhân viên bảo trì thiết bị, có bổn phận móc phi cơ vô giàn phóng & chịu trách nhiệm ngăn ngừa tai nạn. (Green Shirts Equipment Opeators).
* Mặc áo giáp nâu: nhân viên cơ khí, có nhiệm vụ coi sóc phi cơ trên đường băng. (Brown Shirts: Plane Captains).
* Mặc áo giáp tím: nhân viên tiếp nhiên liệu cho phi cơ (Purple Shirts: Fuel Technicians).
* Mặc áo giáp đỏ: nhân viên lo vũ khí, đạn dược... (Red Shirts: Weapons Handlers).
Mọi người trên tàu cộng tác với nhau thân tình & ăn ý, sít sao, chặt chẽ, tinh tường. Vì trên sàn bay rất ồn ào, dù có phóng mười mấy cái loa mà gào lên rõ to, nhưng ai ai cũng điếc chả ai thèm nghe; nên họ phải dùng cử chỉ lưu loát, nhanh nhẹn & dứt khoát, nhịp nhàng (ra hiệu bằng tay) để giao tiếp với nhau, như ngôn ngữ của người câm, mà điều khiển phi cơ, như: cho phi cơ di chuyển lên phía trước, hoặc lái qua trái, qua phải... Khi cơ trưởng đứng bên cánh trái của phi cơ, ra hiệu cho phi công quay máy, viên phi công đã liên lạc với đài kiểm soát, anh ta hai tay ôm cần lái, cần ga... đã gật đầu ra hiệu sẵn sàng di chuyển, sẵn sàng cất cánh tại giàn phóng, thì nhân viên quan sát toàn bộ đường băng vẫy mạnh tay ra hiệu GO cho phi cơ cất cánh trơn tru.
* Đây gọi là Trung-tâm điều khiển Bay (Primary Flight Control), là đầu não của các bộ phận quan trọng, liên kết với nhau trên Hàng Không Mẫu Hạm, (nằm trên tầng cao của tháp chỉ huy). Luôn luôn có hệ thống tin tức cập nhật, và chính xác từng phút thích hợp (integrated Ship information System) ở trên tháp chỉ huy; gọi tắt là: ISIS. Nó liệt kê chính xác số lượng phi cơ đã rời tàu, đang hiện hữu & cập nhật các phi vụ, cùng mỗi phi công thực hành phi vụ.
* Trung tâm Kiểm Soát Không Lưu trên tàu: CATCC (Carrier Air Traffic Control Center) nằm ở dưới đường băng. Nếu thời tiết xấu, tầm nhìn bị hạn chế, thì họ phải dùng radar theo dõi máy bay, & dùng đến CATCC giúp phi công quay phi cơ trở lại sàn tàu chính xác & bảo đảm an toàn.
Khi chuẩn bị mọi việc xong, sĩ quan phụ trách giàn phóng gọi là Shooter (xạ thủ) ra lệnh cho phi công chuyển qua chỗ cất cánh ở khu vực mũi tàu. Nơi đây có nhiều luồng khí đẩy mạnh hơn, việc phóng máy bay trên tàu quan trọng chính là: sử dụng hơi nước. Cỗ máy nầy sẽ kéo máy bay chạy dọc theo đường băng, cho đến khi nào phi cơ bay vọt lên không trung.
Giàn phóng dài 300 feet, gồm piston cylinder nằm song song ngay ở mặt bon tàu, nối kết phi cơ với piston, được đặt trong một cái rãnh chạy dọc theo đường băng; Từ cách hướng dẫn, vận hành, thiết bị? được nối vô mũi của càng đáp trước và nối vô giàn phóng. Thanh định vị giữ phi cơ đúng, thì giàn phóng hơi nước có áp suất cao, và điều chỉnh sẽ chính xác. (Tùy theo trọng lượng của chiếc phi cơ ấy). Nếu áp suất thấp, thì Module (còn gọi là bubble ?bong bóng?) được lắp vô đường băng, phải kiểm soát lại việc phóng phi cơ ra sao. Ngược lại, nếu áp suất quá lớn, thì phi cơ sẽ bị gãy cái càng đáp. Thật là một việc quá "nhạy cảm" phức tạp, rắc rối, và khó khăn, nhiêu khê trăm bề.
Trước khi cất cánh, ở phía sau tàu mở lên, thì thanh giằng (gần bánh xe ở trên phi cơ) là các bộ máy hơi nước liền mở ra, để chuẩn bị phóng phi cơ bay đi. Viên phi công thấy hai hình chữ nhật trước mặt ghi: FLY = GO & FRI-FLY = NO go. Phi công giơ tay chào lần cuối, rồi nhấn nút EJECT ? lập tức cái thanh định vị được nhân viên điều hành ở bon tàu tháo ra, áp suất hơi nước di chuyển về phía giàn phóng. Chính lúc ấy là viên phi công bị đẩy nhanh lướt vun vút theo phi cơ vùn vụt bay đi quá mau!
Mà điểm đặc biệt nhất là trên bon tàu đã chứa khoảng trăm người di chuyển đang làm việc, nếu không cẩn thận lúc di chuyển, thì có thể gây ra thảm hoạ. Mục đích của tàu HKMH là cho phóng phi cơ đi, và cho phi cơ về đáp. Tàu đựng khá nhiều phi cơ tối tân, có sàn bay rắn chắc (phi đạo) rộng rãi, sạch sẽ, bằng phẳng, đường băng song song với trục dài của sàn tàu, và đường băng thoải mái chìa ra phía trước sàn tàu. Tuy kích cở đường băng ngắn, nhưng vừa đủ kích thước an toàn vững chắc, đầy uy lực cho viên phi công tự tin cho phi cơ khi cất cánh ngược chiều gió, tạo sức đẩy tăng vọt lên nhanh, & khi chạy về phía đằng trước mũi tàu với tốc độ 35knot (65km/h). Anh lấy làm lạ và vẫn ngạc nhiên một điều là: dù vận tốc rất nhanh của chiếc phi cơ vun vút lướt bon bon trên mặt băng như vậy, thì sức mạnh & sức gió thần tốc của phi cơ lướt nhanh đang vun vút chạy theo đà, thế mà những nhân viên đứng trên bon tàu trống trải kia không bị cuốn hút theo chiếc tàu bay, là sao nhỉ?
Trong khi anh đứng trên phía ngoài buồng lái chăm chú quan sát và học tập, hoặc thực hành, anh thấy những tốp sĩ quan điều không mặc áo màu vàng, màu đỏ, màu xanh? áo có pha dính chất lân tinh lấp lánh sáng chói, (áo lóng lánh để làm việc về đêm). Họ là những người lo kỹ thuật cơ hữu, thay động cơ, khung phòng, sửa chữa, có trình độ hiểu biết sâu rộng về kỹ thuật cao và rất giỏi, họ có đầy đủ kinh nghiệm dày công tu luyện, họ nhanh nhẹn tinh tường, làm việc nhịp nhàng ăn khớp với nhau (perfect teamwork). Họ làm tiền phi cho phi cơ sắp cất cánh, & kiểm soát hậu phi, khi phi cơ vất vả trở về.
Khi "Tàu về"... Một người cơ trưởng đứng dưới đất nhanh nhẹn dùng hai cánh tay ra dấu hiệu, lanh lẹ hướng dẫn phi công lái phi cơ vô taxiway. Một người nữa đứng chờ đợi, tay cầm hai cục gỗ to, để khi phi cơ ngừng hẳn lại, thì ông ta sẵn sàng chêm cục gỗ ấy vô bánh xe của phi cơ cho an toàn, rồi sau đó mới tính cho phi cơ "vô nhà nghỉ ngơi". Ngoài việc lo bảo trì định kỳ, khung phòng, thì cơ trưởng còn sửa chữa động cơ, thủy điều, điện, vân vân? Đôi lúc ở bên trái phi cơ, anh thấy một tài xế lái chiếc xe hơi, có móc cái rờ mọt đựng hành lý. Khi phi cơ ngừng hẳn lại, thì cánh cửa từ khoang tàu bay mở ra, phi hành đoàn trong phi cơ bắt đầu bước xuống cầu thang.
Đợt 27.- Khi hạ cánh
Ba khối dây cáp to, (mỗi khối dây cáp có nhóm pulicap nối với các đường ống thủy lực có piston ở bên trong) có đường kính 2 inches giăng ngang đường băng 15 feet, khối dây cáp chặn nầy nối liền đến hệ thống thủy lực. Khi hạ cánh thì đuôi phi cơ phải móc vô được một thanh kim loại dài 7 feet với sợi dây cáp, gọi là móc đuôi (tail-hook). Cái móc đuôi khi đã móc được vô khối dây cáp rồi, thì các sợi dây cáp sẽ giữ phi cơ có tốc độ 150 dặm/h hoàn toàn ngừng lại và êm ru.
Trước tiên, khoá sinh nhìn hệ thống đèn hạ cánh optical landing system (OLS), cho hoa tiêu biết độ chúi (glidepath) của cận tiến vòng chót (final approach) trên hàng không mẫu hạm để hạ cánh. Anh bấm nút cho cái móc đuôi tailhook (performance characteristics of the aircraft), ở dưới bánh xe sau đuôi phi cơ hạ xuống và thò ra. Trên sàn tàu chạy song song dọc hai đường băng dài (tạm gọi là phi đạo) sơn màu vàng, có ba sợi dây cáp cũng sơn màu vàng giăng ngang bon tàu. Khi mấy bánh xe trước của phi cơ vừa chạm xuống sàn tàu, thì cái móc đuôi có hình dạng như cây "inox" dài, đầu cây hàn dính vô đáy gầm đuôi dưới bánh xe phi cơ, còn đầu kia là cái móc inox hình chữ C tự động móc vô mấy sợi dây đã giăng ngang nơi các ụ cáp.
Ba sợi dây móc nầy tinh vi, dẽo dai, bền chắc và ngoạn mục ấy, có bổn phận và uy lực dùng để ?cản, kéo" phi cơ dừng lại đúng lúc và chính xác trên bon tàu. Nghĩa là những thứ dây nhợ nầy dường như có một phép mầu nhiệm: sẽ ?rị tàu bay? đứng lại như ông thần. Trường hợp phi cơ móc bị hụt cả ba dây cáp, phi cơ không thể ngừng trên sàn tàu, thì bắt buộc phi công phải cho phi cơ cất cánh bay trở lên trời.
Con tàu HKMH luôn luôn di động, bồng bềnh, chồng chành, chao đảo trôi nổi lay động, rung rinh thường xuyên trên mặt biển, không đứng yên, thì cũng thật vất vả vô cùng khi phi công lái máy bay đáp xuống con tàu với tốc độ 150 dặm/h. Tuy rằng trên đường băng 800 feet có sợi dây cáp giăng ngang, vẫn khiến anh phi công dày kinh nghiệm và lão luyện cũng có chút vất vả lo âu nhọc nhằn. Làm sao không!
Viên phi công bay trên trời và đáp xuống tàu đã vậy, anh áo trắng LOS ở dưới đất liên lạc với phi công qua radio, phải đứng ở đuôi tàu, anh ta dùng gậy đèn (lighted wands), để điều khiển phi cơ hạ cánh trên mẫu hạm, lo điều khiển ra tín hiệu hạ cánh LSO (Landing Sirnal Officer). Anh ta cũng khá căng thẳng đầu óc và không kém lo lắng mệt mỏi tột cùng như anh lái tàu bay!
Những ánh đèn màu di chuyển chớp tắt được gọi là Meatball, gồm 12 màu xanh, 9 màu vàng, 12 màu đỏ:
* Tín hiệu đèn đỏ: tránh phi công va chạm khi đáp, phi cơ phải giữ góc tiếp xúc với đường băng khoảng 15 đến 18 giây.
* Tín hiệu đèn xanh: Phi cơ tiếp xúc với đường băng 3,5/o.
* Tín hiệu đèn vàng: chớp chớp theo dõi phi cơ lên xuống, hoặc phi cơ bị chệch ra khỏi các góc, không đúng với đường băng.
* LSO tín hiệu màu đỏ: Give Up là cho biết phi cơ bay quá cao, hoặc quá thấp.
Đợt 28.- Học
- Khóa sinh tập dượt đáp phi cơ theo kính chiếu trên đất liền MFCLP (Mirror Field Carrier Landing Practice) - nhiều đợt tập dượt trên đất liền, trên loại tàu chiến hạm như một căn cứ Không-quân ở biển.
- Học an ninh phi hành áp dụng trên tàu (carrier safety), trắc nghiệm lý thuyết về vòng đáp trên tàu.
- Học các bộ phận trợ phi (flight support) trên Hàng Không Mẫu Hạm: hệ thống kính chiếu trên tàu (operation of the mirror landing system).
- Học các cơ chế, tốc độ, sử dụng chân đáp, cánh phụ, móc đuôi tailhook (performance characteristics of the aircraft).
- Học loại phi cơ A là attack aircraft yểm trợ không địa.
- Học lúc máy bay cất cánh từ Hàng Không Mẫu Hạm.
- Học phi cơ Skyraider có speed brakes ở hai bên hông, một dive brake ở dưới bụng, một tail hook ở sau đuôi, dùng để đáp Hàng Không Mẫu Hạm. Trong chương trình nầy, khoá sinh phải học bơi thêm và bơi thành thạo với Hải-quân: (lại bơi ếch, bơi ngửa, bơi sấp, bơi tự do, v.v?).
- Học cách rời tàu. Học cách thoát ra khỏi lòng máy bay khi lâm nguy.
- Học Abandon Ship Drill (bỏ tàu khi bị chìm), ấy là học để biết hành xử làm sao, khi phi cơ bị lật? được thầy chu đáo ân cần dạy rất kỹ lưỡng.
- Học báo cáo lấy cao độ và xuống cao độ vào vòng đáp (climbing and letdown).
- Học đáp khẩn cấp (giả máy tắt) từ cao độ cao (simulated high altitude emergency), vòng đáp ở các sân bay phụ (outlying fields) & đáp hạ cánh phụ (full flap landing) sao cho an toàn.
***
Đợt 29.- Hành
Huấn luyện viên cho từng tốp khóa sinh thực hành, và biểu diễn trước nhiều lần cho nhuần nhuyễn. Khoá sinh leo lên cockpit (buồng lái giả), được cài đặt trên một đường rây, đặt trên chiều cao của hồ bơi, từ cockpit cách mặt nước khoảng chừng 10 mét, nghĩa là cao bằng bon tàu nhìn xuống mặt biển ra sao, thì cockpit cũng giống như vậy. Cockpit có ghế ngồi, có dây an toàn, có panel cản lại. Nói chung là: có đầy đủ mọi thứ cần thiết, để bảo vệ an toàn cho khoá sinh thực tập. Cockpit giống hệt như một buồng lái phi cơ thứ thiệt.
*.- Sau đó học cất cánh và xử dụng. Lúc mở máy là một vấn đề khó khăn phức tạp không ít, nếu khoá sinh thò tay nhấn primer lâu quá, thì carburetor bị flooded (ngộp). Nếu ít (nhanh, mau) quá, thì bị bắt lửa sớm (backfire). Lúc nào ông cơ trưởng cũng theo dõi từng động tác của phi công, thì ông ta tinh ý biết ngay là có vấn đề trục trặc, ông vội vã leo lên "phi cơ", coi butterfly valve có bị bung ra không, xăng có rò rỉ ở đâu không, & có bị sút dây hoặc cháy gì không.
* Lúc cất cánh, anh phải bình tĩnh nhanh nhẹn và vận dụng hết sức lực, mắt lướt nhìn tổng quát tất cả đồng hồ phi kế, tai lắng nghe hiệu lệnh, tay ôm cần lái, cần ga... giữ phi cơ chạy thẳng trên một đường gạch màu vàng dài, chạy suốt theo đường băng đã vạch sẵn trên sàn tàu, khi thấy sau đuôi phi cơ xịt ống lửa quyện khói ngùn ngụt phụt ra, ấy là lúc chân mặt của anh kềm bánh lái thật mạnh, "gồng mình" cho bánh đuôi hỏng lên, nhanh chóng làm sao cho bánh đuôi hỏng lên mới dễ giữ phi cơ chạy thẳng được.
* Đáp thì phải giữ đúng three-point attitude để luôn chạm bánh ba điểm. Chạm bánh rồi, phải ôm cần lái vào bụng, hai chân phải luôn làm việc, để giữ phi cơ chạy thẳng, chân trái đạp mạnh hơn.
Đợt 30 .-
Trong Không-Lực Việt Nam (VNAF) từ năm 1963 đến 1965, chỉ có 74 người đặc biệt tuyển chọn, để đi học US Naval Aviator (Phi-công Hải-quân. Đeo cánh Vàng) Còn bên USAF hay VNAF, chỉ đeo cánh Bạc. Thế nên, các phi công do US Navy đào tạo, đều đòi hỏi kỷ năng và tài nghệ khá cao. Sau khi kiểm soát kỹ càng, các học viên mang dù, được gài chặt vào ghế rồi. Huấn luyện viên hỏi:
- Ready?
Khoá sinh tự tin đưa ngón tay cái ?thumb up?. Ông thầy gật đầu kéo cái chốt. Thế là hai buồng lái giả nầy tuột băng băng bon bon xuống ?dốc rây? dựng đứng cao tít trên không trung, và rơi tõm rất nhanh xuống nước. Sau đó buồng lái lật ngược, chổng mông lên. Học viên ?tá hoả tam tinh? như bị trời giáng cho một cú búa tạ vào đỉnh đầu. Nguy hiểm thật.
Một lần khác, khoá sinh học cách thoát ra khỏi máy bay khi đáp xuống biển, thì có một phi cơ bị lật ngửa. Viên khoá sinh bị dây đai nịt an toàn cột chặt vào ghế. Nhưng ông huấn luyện viên biết cách điều khiển sự nguy hiểm ấy trong nháy mắt. Nhân đó thầy tập họp khoá sinh lại, và thực hành về điều ?mắt thấy tai nghe miệng đọc? liền.
Đợt 31.-
Điều đầu tiên là: khoá sinh bình tĩnh ngồi yên, chứ mình càng loay hoay vì nóng ruột, hồi hộp, nôn nóng, lo âu bao nhiêu, thì càng dễ phạm sai lầm khi nhìn mọi việc xảy ra chung quanh. Tiếp theo sau đó, anh mới thao tác từng việc một, anh phải đếm thầm: ?One thousand one, one thousand twỏ one thousand fivẻ... , rồi nhanh nhẹn tháo gỡ dây an toàn bụng và vai. Mặc nước bọt xoáy tùm lum. Khoá sinh tháo dây an toàn, dây radio, ngồi chồm hỗm lên ghế và đạp rất mạnh. Thoát ra bên hông, anh nhanh chóng bơi ngay ra xa, để tránh chiếc phi cơ tạo ra lực kéo, mà lôi mình tụt vùn vụt xuống nước sâu hơn.
Nhớ hồi xưa khi ba có chiếc xe hơi. Mặc dù xe hơi có chú tài xế Bảy chăm sóc, nhưng tính anh khi lái xe đi đâu, là anh đi một vòng quanh xe kiểm soát kỹ, trước khi leo lên xe ngồi lái. Ở trường bay cũng thế! Trước khi điều hành phi cơ, thì tự mình phải cẩn thận đi xem xét mọi thứ, việc nầy gọi là Pre-Flight check.
Bên Không-quân cũng thế! Khoá sinh đi một vòng kiểm soát từng bánh xe, từng chong chóng, xem xét hết mọi ngỏ ngách phi cơ cẩn thận. Xem có rịn rỉ dầu nhớt ở đâu không. Vì khi mình mở công tắc lên rồi, chỉ cần chậm năm giây. Là nó ?nổ cái đùng?, thì toi mạng như chơi. Thậm chí anh còn cẩn trọng mở bình xăng ra, coi màu xăng ra sao nữa: Vì em có biết không, mỗi loại máy bay, có một màu xăng rất khác nhau, khác hẳn, riêng biệt, chắc chắn khoá sinh cần phải học thuộc lòng:
- Xăng màu tím: để dùng dành tiêng cho phi cơ phản lực.
- Xăng màu xanh lá cây: để dùng cho phi cơ cánh quạt một động cơ.
- Xăng màu vàng: để dùng cho phi cơ cánh quạt nhiều động cơ.
Ấy thế mà, có lần anh thoát chết đó em à. Hôm ấy, chả hiểu sao, thay vì nhân viên có trách nhiệm điều hành đổ xăng máy bay cho loại cánh quạt. Nhưng họ lại lầm lẫn đổ loại xăng máy bay phản lực vào phi cơ anh sẽ lái. Khi mở nắp bình xăng ra xem, thì anh thấy xăng khác màu quy định. Anh mất hồn mất vía, lập tức anh vội chạy rất nhanh lên phòng điều hành, yêu cầu họ kiểm soát mấy chiếc phi cơ ấy lại. Anh không nhận chiếc máy bay nầy.
Họ và anh lật đật chạy xuống chiếc phi cơ sai lầm kia. Đúng y bon vì sự bất cẩn trọng đại đó! Tốp lính bảo trì có lẽ không biết về việc lẫn lộn xăng nhớt. Có lẽ họ quên, hay họ cũng chả để ý, không rõ. Nên thay vì họ cho chiếc xe bơm xăng chạy vào khu máy bay phản lực, (cách đó vài chục mét). Họ lại lầm lẫn chạy xe quẹo vào khu vực đậu máy bay cánh quạt. Hú hồn hú vía em nhỉ! Tối hôm đó anh bỏ ăn mất ngủ, lật đật về phòng trùm mền mà lạnh toát người run lập cập ... trước tiên anh nghĩ đến ba má, anh chị, nghĩ đến em gái út Hồng Hạnh, anh chồm dậy viết và gởi em lá thư tâm tình, mặt vẫn xanh như tàu lá chuối.
* Đợt 32.- Lần Đầu Tiên
Anh đứng trên bề cao của trường tập, cao khoảng hai mươi mét, chiều cao tương tự như trên bon tàu của Hàng Không Mẫu Hạm nhìn xuống mặt biển, anh bình tĩnh xếp hai cánh tay tréo qua hai bên vai, sẵn sàng trong tư thế chuẩn bị. Khi thầy hô ?nhảy?, thì anh nhắm mắt, toàn thân nhảy thẳng đứng xuống nước cái ùm. Vì sao thân thể lại cứng đơ thẳng đứng (như thân cây chuối từ trên cao tít bị dộng xuống biển)!? Vì nếu anh đang đứng ở trên độ cao ngất kia, mà anh giăng ngang hai cánh tay ra, cũng như giăng xoạc hai chân ra, khi thân thể mình va đập mạnh vô nước, với tốc độ quá cao, và nhanh kinh hoàng đó, mình có thể bị gãy tay, gãy chân như thường. Em có hiểu không?
Như đã nói ở trên: Bên Không-quân có đường phi đạo dài độ 3 miles, để phi cơ đáp xuống. Còn bên Hải-quân, chỉ có cái bon tàu Hàng-không Mẫu-hạm luôn bập bùng, lênh đênh, bềnh bồng, chiều dài chừng 200? Yellow Zone hay Landing Zone, thì trên Hàng-không Mẫu-hạm, chỉ dài độ 30mét thôi. Cách nhau độ 10mét, có một dây cáp. Nếu máy bay đáp trong phạm vi nầy, thì dây cáp sẽ tự động bật lên. Và cái hook đằng sau đuôi máy bay, sẽ bấm vào kéo máy bay lại, để phi-cơ đáp xuống.
Lúc anh thực tập đằng sau mỗi chiếc máy bay của US Navy, đều có gắn cái Hook, (tức là cái móc). Khi nào, phi cơ chạm xuống bon tàu, sợi dây cáp tự động bật lên, để ?níu? chiếc phi cơ lại. Nếu anh đáp vượt ra ngoài dây cáp thứ nhất. Thì còn hai sợi nữa. Chung qui, có tất cả độ 90 foots (độ chừng 30 mét) để phi cơ đáp xuống.
Nếu lọt ra ngoài, một là: Anh phải tống ga cất cánh bay vút lên trở lại. Hai là: Lùi vào Safety Barrier ở cuối bãi đáp, nơi đây có tấm lưới nylon đặc biệt, mới có thể níu kéo chiếc máy bay đứng lại, (bất cứ loại máy bay gì). Rồi tấm lưới ấy đành phải phế thải nó đi. Dù một tấm lưới chi phí ít nhất là một trăm ngàn dollars! Mỹ giàu kinh khủng chưa em? Thứ ba là mình và phi cơ lao xuống biển, đi mút mùa lệ thuỷ thăm hà bá chơi. Ha ha ha!!!
Cất cánh cũng vậy, nếu ở dưới đất, có thể chạy theo chiều dài của phi đạo. Lúc nào đủ tốc độ, tự động chiếc máy bay sẽ bay bổng lên. Anh chỉ cần kéo nhẹ cần lái, là OK. Còn bên US Navy không được. Mỗi khi muốn cất cánh, thì cái Canopy (cái mũi bằng Plexiglass, một loại nhựa trong) phải để chiếc máy bay đậu ở trên hai cái bệ phóng. Hai bánh xe của phi cơ gắn lên đó (là cái Catapult). Bậc phóng rất mạnh. Có thể đủ sức đẩy những chiếc phi cơ nặng cả chục tấn.
Anh ngồi an toàn ở trong buồng lái. Lúc thấy người đều khiển ra hiệu lệnh. Anh tống ga hết sức, chân đạp hết thắng, - đồng thời tống hết ga. - Phi cơ gầm thét. Như muốn vọt tới, mà bị dùng dằng níu giữ kềm lại. Lúc nầy anh rất căng thẳng về tinh thần (mấy lần đầu nó giật hai bên thái dương anh tưng tưng), và thể chất tăng cao độ. Khi có dấu hiệu xuất phát, máy thủy điều dưới bon tàu, sẽ phóng chiếc máy bay đi. Tốc độ kinh hoàng nhất. Nghĩa là, phi cơ chỉ cần rời bệ phóng vài giây, là đã đủ tốc độ để bay rồi. Thật ra, anh đi vào chi tiết mong cho chuẩn xác, chứ ngay cả ai được huấn luyện bên Không-quân (USAF) cho dù là phi công, chưa chắc họ đã nhớ hết những chi tiết, những thứ lặt vặt mà anh kể em nghe đâu.
Anh ngừng bút nhe. Nhớ cho anh kính lời thăm ba má và đại gia đình, mong họ giữ gìn sức khoẻ, và em phải ngoan ngoãn hiền lành thùy mị, học giỏi nữa ha.
Anh trai,
Thiệu
***
Tình Hoài Hương
Kính mời quý độc giả xem tiếp chương sau.
Trân trọng
Người nhạc sĩ ngồi yên lặng vô hồn, nụ cười xa vắng đọng trên môi. Ông ngơ ngác nhìn thân hữu bạn bè trong đêm nhạc vinh danh mình. Họ say sưa hát bài ca đã đưa ông thành danh từ mấy mươi năm trước. Lời ca chất ngất tình tự say đắm thuở thanh xuân của người nhạc sĩ tài hoa lưu luyến ngân vang. Tiếng hát xoáy động, đẩy trôi ông xa hơn vào cõi im riêng quên lãng. Ánh mắt ngu ngơ không đọng vướng kỷ niệm làm hình ảnh ông càng đơn chiếc giữa bầy bóng mờ nhân ảnh cuồng quay. Người vợ hương sắc còn vương, ngượng ngần đứng bên ông dưới ánh đèn màu, đưa tay vẫy chào đám đông rồi dẫn người nhạc sĩ trở về chổ của mình ở cuối sân khấu.
Người đàn bà ngồi ở hàng ghế khán giả dành riêng cho cựu giáo sư có thời dạy chung trường với người nhạc sĩ. Mắt bà ngấn lệ đăm nhìn dáng dấp ngơ dại của người thầy nhạc sĩ không còn trí nhớ. Lòng bà chìm sâu trong hoài niệm không nguôi. Gần nửa thế kỷ trôi quả Đời người như con đò nhỏ loay hoay trên từng nhánh sông dài. Những con đò dọc, đò ngang, trôi xa gặp gỡ chia lìa. Mỗi người ngụp lặn trong bến nước đời riêng, thấm đẫm giọt hồng hạnh trùng phùng hay hụt hơi mê đắm. Và những cơn mơ rớt lại. Đâu đó im lắng dưới lớp thời gian hằn phiến tích, giấc mộng tưởng đã vùi sâu vẫn xanh hơi bởi cần được đoái hoài.
Ngày tháng dạy chung trường, rộn ràng với niềm hạnh phúc ân cần đang đến với mình, bà yên tâm cất xếp chiếc áo tơ lòng rung động thời sinh viên diễm mộng vào tầng sâu kỷ niệm. Đã qua rồi những chiều Thừa Phủ ngồi chờ Thương Bạc, hắt hiu bóng nắng trên nóc hàng cây long não lối về Ga. Qua rồi đêm Bến Ngự chờ gió lên cho bơ vơ tóc lộng. Qua rồi cơn mộng đầu hão huyền?Bà chuyển trường đi xa theo chồng, theo cuộc đời mình không một gợi nhớ. Thời gian. Gia đình. Sự nghiệp. Chồng con. Trong căn nhà hạnh phúc giản đơn mà bận bịu đã không còn nơi trú ngụ cho nỗi buồn vui ngày tháng cũ.
Gần đây người học trò cũ của một thời Đà Nẵng đến tìm thăm. Câu chuyện thương tâm về căn bệnh nan y của nguời thầy nhạc sĩ tài hoa khiến bà quá đỗi buồn lòng. Nhìn cành hoa hải đường trên tay cô giáo, người học trò ý nhị nhắc đến sắc màu tươi thắm của giàn hoa bên lối vào ngôi nhà nhỏ trên thượng thành gần Cửa Thượng Tứ. Ngõ ban sơ hạnh ngân dài. Cổng xô còn vọng điện tài tử qua (Bùi Giáng)? Quán café Ngõ Hạnh. Người đàn bà cắm cành hoa đỏ vào bình, nghe lòng mình thầm nói. Màu hoa chiều nao vụt nở trong ý nghĩ bà tươi tắn linh động như cánh bướm vờn bay trên ngã hoành thành thơm ngát hương sen.
Đường Trần Thúc Nhẫn, lối về chợ Bến Ngự, lở bờ gập ghềnh bước chân khuya. Mùi hoa bạch trang, hoa bưởi, từ một góc nào đó trong vườn Viễn Đệ đưa hương thơm ngát vào những đêm trăng. Con đường ngắn từ ngày có cô học trò Quảng Nam ra trọ học làm dài thêm bước chân của bao chàng trai Huế. Có chàng trai Quốc Học ôm đàn đến giữa đời nàng đằm thắm khúc tình ca. Mỗi hoàng hôn chàng nhạc sĩ trẻ tuổi lang thang từ Thành Nội, qua cầu Trường Tiền, qua Đồng Khánh Quốc Học, theo đường Lê Lợi đi tới Bến Ngự. Chàng lang thang mong ngóng gió lên cho bềnh bồng giai điệu khúc Giang Châu. Chiều nay ai có về miền thuỳ dương (Trần Đình Quân)? Chàng tự hỏi để nghe lòng vun tiếng hát. Tình yêu rộn ràng cơn lốc cuốn xoay mùa của trời đất.
Để ý chi tới cơn nắng hạ giữa mùa thu hay khung trời mây mù giăng kín sáng mùa xuân. Chỉ còn mùa tình đơm mật ngọt, mùa hoa yêu thương rộn rã môi cười. Chỉ còn dáng em ngồi học bài, tóc ngắn rơi hờ trên trang sách để nghiêng nghiêng hàng dậu ướp hương đêm mắt ai thắp mộng đắm nhìn. Không gian lắng đọng, thời gian ngừng trôi, trăng chong đèn khơi vơi ước mơ chàng được làm ngọn đèn dầu soi sáng đôi mắt em sầu đẹp liêu trai. Chỉ còn bước chân sè sẹ vườn đêm, khơi động hương mùi ngải cứu? Còn lại bát ngát đêm và mắt em ngước nhìn lai láng trăng sao. Còn lại tiếng hát gọi mời.
Cô học trò xứ Quảng níu tà áo lụa qua chuyến đò ngang, khép nép chân đi cuống quít buổi chiều bến nước Vân Lâu. Cô bước trong hương sen qua cổng thành lộng gió, nương theo lối phượng ray rứt ve sầu, rồi cheo leo lối đá có rực rỡ giàn hoa tím trước mái nhà đơn sơ chót vót thượng thành. Từ cao điểm tình yêu, cô gái nhìn dòng sông Hương lặng lờ uốn khúc dưới chân, rộn ràng nghe tiếng nhạc lòng mình hòa điệu cùng tiếng đàn của người nhạc sĩ tài hoa.
Qua không gian thời gian đẹp như ngày xưa Mắt trong xanh và tóc vờn mây mùa thu Hôm nao nắng vàng về bướm lượn nhạc rộn ràng Tâm tư mình phơi phới đến mùa hẹn cùng sang ? (Trần Đình Quân)
Tình yêu đầu đời mãnh liệt, đắm say giúp chàng viết lên những nốt nhạc huyền thoại. Thế rồi khúc tình ca không còn là của riêng nàng. Niềm thương xứ Huế của cô gái Quảng Nam đã trở thành Khúc Tình Ca Xứ Huế của mọi người. Nàng ca sĩ trẻ đẹp đất Thần Kinh, Dạ Ái, cất tiếng nỉ non ngậm ngùi ru lòng người man mác bâng khuâng, khắp phố phường bãi sông bến nước.
Chàng nhạc sĩ bỏ Huế mà đi. Đàn vác trên vai, người thanh niên bước ra khỏi bóng cổ thành. Chàng đi trong tiếng chuông chờ sáng vọng ngân, lặng lẽ bóng trăng hoàng thành mơ hồ trải lên đền miếu trùng vây. Có lẽ một lúc nào đó chàng đã dừng lại bên cầu, bâng khuâng nghĩ về miền thuỳ dương bỏ lại, xanh ngời một thuở lớn lên. Chàng bồi hồi thương tưởng đôi mắt đẹp bên tê sông đã bao chiều làm ngơ ngẩn bóng hoàng hôn tả ngạn.
Hoàng hôn rơi ngớ ngẩn hàng thuỳ dương Lạnh lùng trong bóng chiều giòng sông Hương Trường Tiền qua mấy nhịp mờ trong sương Ngỡ ngàng khách thấy hồn buồn mênh mang? (Trần Đình Quân)
Tiếng đàn im xa, âm hưởng khúc tình ca cũng buồn như tiếng Nam Bình buông trên giòng đời xuôi ngược.Trên từng đỉnh chiều Nam Giao chót vót cô đơn, ánh mắt người ở lại lặng nhìn về cuối con dốc xa, khuất lấp dòng sông trôi để lại dư âm trên lòng thuyền nghe nảo nuột mơ hồ tiếng hát Giang Châu. Tiếng hát lững lơ lời lỗi hẹn để chiều Bến Ngự, lặng lờ từng thân cầu trắng bắc qua sông, mong chờ người về cho xao xuyến gió lên.
Ai ra đi mà quên ngày xưa đẹp sao Bên ven sông còn nguyên màu hoa chiều nao Trăm năm vẫn hẹn thề nối lại vạn nhịp cầu Xa nhau lòng thương nhớ mai về đẹp lòng nhau? (Trần Đình Quân)
Nàng Tây Thi đẹp khuynh thành, thướt tha vũ điệu trong đêm văn nghệ cuối năm sáu-mươi do trường Đại Học tổ chức đã làm xao xuyến tâm hồn bao chàng sinh viên Huế Quảng? Xa rồi những chuyến đò ngang. Cô sinh viên xứ Quảng yên lòng làm người ở lại với miền thuỳ dương êm đềm dòng sông Hương đẹp nguyên sơ và ngày tháng học trò thắm thiết hương yêu.
Tình yêu thuở đầu đời chỉ còn là bóng mây hoài niệm. Màu hoa bên dòng Hương xưa đã phai sắc biệt tăm theo một cung thương đứt đoạn đành. Tiếng đàn đã chùng buông nốt trầm cuối của một khúc tình cả
Còn có một miền thuỳ dương khác trong tâm tưởng mà chàng nhạc sĩ phiêu bồng vẫn cưu mang bên mình. Vùng đất tình lãng mạng nguyên vẹn màu hoa bên sông chảy qua từng đêm mộng. Vườn dâu xanh từ cuối một dòng sông và ánh trăng vàng ngây ngất nội thành lượn lờ âm vang tiếng cười trên đường về hoa nở đẹp môi cười như thôi thúc chàng dong bước trở về.
Bên cấm thành dưới màu trăng khuê các, tạm quên mình là ông thầy đi chấm thi, người nhạc sĩ cất tiếng trương chi, sôi nổi ôm đàn hát những giòng nhạc say đắm hẹn thề cho một bóng dáng đài trang lòng đang rộn ràng sau the trướng lầu cao. Cuộc tình xa hơn quảng đường Huế-Sài Gòn, dài hơn những chiều cuối tuần thăm viếng quân trường Thủ Đức. Thế nhưng đọan cuối chuyện tình cũng lững lờ như câu hát lãng mạng ngày nào.
Màu chiều hay là màu mắt em tôi Nhạc chiều hay là tiếng hát em tôi Rừng chiều hay là suối tóc em tôi? (Trần Đình Quân)
Mây trời trôi vô định. Quyến luyến một giai nhân mang tên loài Yến oanh làm đắm say lòng thanh xuân, chàng đã vay mượn lời thơ bạn tương tư.
Hồn ta theo một loài chim nhỏ Bay lạc vào sương khói mịt mờ ?(Trần Hoan Trinh)
Cánh chim bay xa, tận vùng Úc Châu cuối biển Thái Bình Dương. Từ miền đất xa quê, nhớ nhà nhớ phố, khúc tình ca ngày cũ đã khơi gạn lại hương xưa. Một thoáng nàng trong đáy sâu kỷ niệm chợt rực rỡ hương môi qua duyên chào long lanh sóng mắt choáng ngợp tình si. Hai cảnh đời lưu xứ gặp nhau. Nồng say. Hệ luỵ. Đành thôỉ
Khúc Tình Ca người để dở dang Tiếng hát Giang Châu đó bẽ bàng ?(Trần Hoan Trinh)
Người nhạc sĩ bỏ vùng biển xa vướng luỵ về lại quê hương. Chàng về lại với đôi mắt đẹp đã đăm đắm nhìn thấy từ một cuối lớp thuở nào để giữa tiếng giảng Kiều chợt ngây ngất lòng run. Cô học trò ngày xưa vẫn dịu dàng câu quan họ, kể chuyện tình mình qua tiếng ca dao đợi người bên bến nước Hà Thân. Đói lòng ăn nửa trái sim. Uống lưng bát nước đi tìm người thương?
Chàng mặc lại cánh Áo Nâu làm kẻ hát rong trên hoang tàn đổ nát. Họ nắm tay nhau hát lời ngợi ca tình tự quê hương. Họ cùng hát với nhau bài Hương-ca vô tận trong đằm-thắm-dắt-dìu tình nghĩa vợ chồng.
Xin cám ơn người từng hát với tôi Tuổi thơ chắp cánh bay rồi Cuộc đời còn lại Xin cám ơn người từng nói với tôi Dù cho sớm nắng chiều mưa Tình vẫn như ngày nào Xin cảm ơn người từng nhớ đến tôi Dừng chân giây phút bên trời Tìm về kỷ niệm Xin cám ơn người từng khóc với tôi Buồn vui xin giữ cùng nhau Giọt nước mắt lần đầu ?(Trần Đình Quân)
Tiếng hát người ca sĩ thành danh nhỏ dần trong ngập tràn xúc động. Đêm nhạc đã tàn. Người nhạc sĩ vẫn ngồi ngu ngơ bất động trên chiếc ghế cuối góc sân khấu. Người vợ nhẫn nại đứng bên chồng vổ về lên đôi vai ông gầy guộc. Bóng họ chìm trong bóng tối.
Người đàn bà ngồi cúi đầu yên lặng dưới quầng sáng phản ánh màu màn nhung tím thẩm. Quanh bà là những hàng ghế trống khán giả vừa bỏ ra về. Bà dợm bước đến gần người đàn bà dịu dàng, chịu đựng, hy sinh suốt đời cho chồng, để nói lời thăm hỏi ân cần nhưng rồi chợt đứng lại nhủ lòng. Bà ngại ngùng khi phải nói về sự xót thương, vì hơn ai hết, bà biết từ lâu nó đã không còn cần thiết cho những người vợ.
Người đàn bà xúc động nhìn bóng đôi vợ chồng khuất sau bức màn hậu trường sân khấu. Vợ chồng dắt dìu nhau qua cảnh đoạn trường là nỗi hạnh phúc ân cần đã viên thành qua khổ luỵ vì nhau, là đôi mắt sầu đẹp lắng đọng giọt nước mắt bền bỉ lóng lánh thuở tình son. Một niềm riêng bà vẫn cưu mang từ mấy năm nay, chắt chiu, sống với từng ngày
Truyện ngắn
Người ấy đã xa, xa lắm khỏi thềm đời tôi, mà tôi không hề biết được nguyên nhân.
Khi hoàng hôn rũ xuống, gió trong vườn mơn man thổi bồng tóc rối, khi những cánh hoa e ấp chợt vỡ nát trong tay tôi lúc nào không hay trong những buổi đợi chờ.
Và cứ thế, thời gian lặng lẽ. Khi những cơn mưa mùa thu đã qua. Sương mù làm lạnh ngắt không gian mùa đông. Cái gì đẹp người ta lại chẳng nhớ nhiều, kỷ niệm của mình, tôi cho là quá đẹp nên tôi cứ mãi buồn và ôm ấp giữ gìn nó trong suốt mười năm. Ngỡ sẽ mãi mãi theo tôi suốt dọc đường dài năm tháng, nếu không có cái ngày gặp lại.
Người ấy và tôi, ngỡ ngàng nhìn nhau, giữa ranh giới là một mối tình đã vỡ. Giọt nước mắt mừng, tủi không thể nào ngăn lại. Môi nào tíu tít mỗi lần gặp gỡ ngày xưa, bây giờ bỗng im lặng không thốt được lời:
-Quỳnh!
Không gian chùng hẳn lại, cánh cửa tâm hồn tôi từ lâu đóng kín một quá khứ, chợt mở ra đánh thức trong tôi những hình ảnh muốn được ngủ yên. Đoàn đó, vâng! Làm sao tôi có thể quên được dù nhớ trong những tủi hờn vô cớ, mặc cho thời gian mang những dấu chân chim đặt vào đuôi mắt.
Người ấy có thay đổi gì không? Mà trong mắt tôi vẫn là chàng sinh viên nho nhã ngày nào mà một thuở mơ mộng tôi đã đắm chìm trong tiếng đàn, tiếng hát của chàng.
Thoáng về rất nhanh trong trí nhớ tôi những buổi hẹn hò, những chiều đưa đón. Tình yêu của tôi cuồn cuộn như dòng thác Cam Ly, êm đềm như mặt hồ Than Thở, làm tôi mỏi bước rong chơi những chiều trên Vallée d?amour.
Nhưng bất chợt chàng rời xa cao nguyên, bỏ lại nơi đây giảng đường mà đúng nghĩa với lòng tôi, thật là hoang vắng:
-Sao nhìn anh lâu thế ? Đã quên rồi sao?
Tôi lắc đầu, vừa lúc một giọt nước mắt trong veo nhỏ xuống bàn tay:
-Thời gian ngần ấy năm mà anh cũng có thay đổi bao nhiêu đâu. . .
Đoàn bước vào, tiếng giày nghiến những viên sỏi trên khuôn viên đầy hoa trước nhà. Tôi lặng lẽ đi bên cạnh, bức rèm được vén lên trên cánh cửa vẫn thường hay buông kín, đón lấy ánh nắng vàng hoe sắp cuối ngày:
-Bây giờ em sống ra sao? Gia đình ta có gì thay đổi?
-Con bé út ngày xưa hay vòi quà anh, nay đã tốt nghiệp đại học. Những người khác đã có gia đình riêng. . .
-Còn Quỳnh?
Tôi thay lời trách cứ:
-Khi chưa biết rõ nguyên nhân tan vỡ trong cuộc đời của mình, thì em chưa thể thay đổi được. . .
-Vậy có nghĩa là Quỳnh vẫn. . .
Tôi cố thật thản nhiên tiếp lời Đoàn:
-Cũng có thể xưa kia em đã lạc đường và bây giờ vẫn chưa tìm được hướng đi.
Hoàng hôn se lạnh, tách trà bốc khói thơm ngan ngát trên tay Đoàn, chàng lặng im, tôi nhìn thấy đuôi mắt của Đoàn đã có những lằn nhăn của tuổi tác:
-Còn anh, chị ấy đâu rồi?
Chàng cười nhẹ khoe chiếc răng khểnh, ngập ngừng:
-Biết nói thế nào nhỉ? Anh và cô ấy không còn sống với nhau mấy năm rồi.
Tôi bất ngờ trước điều vừa nghe thấy, đầu óc tôi chợt trống rỗng, không nghĩ ra điều gì. Một cái vòng lẩn quẩn. Tại sao ngày xưa Đoàn bỏ đi không một lời. Rồi bây giờ trở lại thì cũng vừa từ giã một người?
Tôi kéo cao cổ áo, những ngón tay cô đơn lùa vào mớ tóc dài. Sương mù là đà ngoài cửa kính, Đoàn khẽ khàng:
-Một chút nông nổi có khi người ta phải trả giá bằng cả cuộc đời!
Ngón tay đoàn run run mồi thuốc, làn khói như ảo ảnh loang ra:
-Nếu . . .nếu ngày xưa chuyện của mình anh nghĩ sâu hơn.
Một tiếng vỡ nào đó khô khan trong lòng, tôi nhún vai:
-Nếu là em, em sẽ lấy sự vấp ngã để nhắc mình thận trọng hơn chứ không bao giờ hối tiếc và quay lại để bắt đầu một câu chuyện đã kết thúc.
-Đã nhiều lần anh cố tìm dịp để trở về đây, ít nhất là để nghe em trách hờn anh?
Tôi nhìn Đoàn như nhìn một khối vô nghĩa. Bây giờ trong tôi chỉ còn một thắc mắc, lý do nào đã gây nên sự gãy đổ của mối tình mà ngày xưa tôi vẫn cho là rất đẹp, và cho đến hôm nay vẫn không ai có thể biết được, ngoài Đoàn:
-Còn em cũng mong gặp lại anh, nhưng không phải để trách hờn, mà để nghe anh giải thích tại sao ngày xưa anh lìa xa nơi này...
-Nếu nói rõ ra, em đừng cho là anh cố ý phân trần, thật sự thì do gia đình anh...muốn vậy!
-Anh định nói rằng anh phải chấp nhận những chuyện ngoài ý muốn?
Đoàn bối rối:
-Không phải vậy...ồ...có thể lúc ấy anh vì bồng bột và anh nghĩ mọi chuyện rồi sẽ tốt đẹp thôi, nhưng anh và cô ấy không hợp nhau. Những mâu thuẫn thường xuyên xảy ra và sự nông nổi của anh đã kết thúc như thế.
Tôi thở dài ngao ngán:
-Dẫu sao người phụ nữ kia cũng thiệt thòi hơn anh.
-Những ngày sau đó đối với anh là niềm hối tiếc vô hạn, anh nghĩ đến em, giá như ngày xưa em giữ anh...
Tôi sững sờ giây lâu và nỗi thất vọng về Đoàn dấy lên trong tôi. Một kỷ niệm mà tôi yêu quí giữ gìn trong suốt mười năm dài vụt tan vỡ:
-Anh thật là một ngưới ích kỷ, anh quá yêu bản thân mình và anh cho rằng tất cả mọi người phải...
-Đừng nghĩ về anh như thế, em không cho anh một cơ hội để anh chuộc lại lỗi lầm của anh sao?
-Có những việc em vẫn muốn bắt đầu dù rất muộn, nhưng chuyện của mình thì không thể. Em chỉ muốn biết một sự thật chứ không hề có ý định níu kéo...
Đoàn thảng thốt:
-Quỳnh!
-Em đã bị loại ra khỏi cuộc đua trong tình cảm của anh, có nghĩa là em đã thất bại, nhưng em không hối tiếc, bởi từ lâu em đã và vẫn sống trung thực với lòng mình, em không quen lọc lừa, cân đo trong tình cảm. Em rất tôn trọng tình yêu của em và em không muốn nó bị xúc phạm.
-Em không còn muốn em là một người bạn, một người chia sẻ niềm vui, nỗi buồn của anh nữa rồi sao?
Tôi tưởng như người ngồi trước mặt tôi không phải là một người đã làm tôi một thời có thể quên đi niềm tin của cuộc đời:
-Ngày xưa em đã từng mong như thế, nhưng ngày xưa đã hoàn toàn không giống hôm nay. Vai trò của em, anh đã phủ nhận, đã hấc hủi. Chúng ta chẳng nên trách nhau. Anh cứ hãy đi theo con đường của anh và dĩ nhiên nó đã không còn có em từ lâu...
-Thật sự chúng ta không còn gì để nói với nhau nữa sao Quỳnh?
Tôi lắc đầu, một hình ảnh quá đẹp vừa vỡ nát trong tôi. Tiếng chân Đoàn rời xa. Một đóa hoa vừa rũ úa trong vườn. Giàn hoa tím càng làm cho hoàng hôn sẫm lại. Tôi nhìn qua cửa kính, một cánh chim lẻ loi vừa vụt qua tầm mắt.
Thật sự mối tình đã xa cách hơn mười năm, tôi ngỡ đã tuyệt vọng, chết đi vì nó, nhưng khi gặp lại thì thực tế lại làm thay đổi. Bây giờ thì tôi hiểu rằng, tất cả những gì thường trở nên đẹp đẻ chỉ vì người ta chỉ nhìn một góc cạnh mà tôn vinh nó và mong mỏi một lần gặp lại, có khi chỉ để thất vọng vì lần gặp gỡ đó mà thôi. . .
Sông im vắng, không lăn tăn sóng
Cột đèn buồn trông ngóng chờ ai
Nhớ người phiêu bạt phương đoài
Thuyền trôi ra biển lăn xoay theo đời
*
Đây điểm hẹn đưa người rời bến
Đêm tối trời ngọn nến biết buồn
Soi đường ghe nhỏ xa nguồn
Nhà Bè rưng rức lệ tuôn theo dòng
*
Hàng dừa nước chạnh lòng xào xạc
Cầu mong ghe đừng lạc hướng đi
Đại dương sóng vỗ ầm ì
Đánh vào mạn vách, tức thì ghe nghiêng
*
Biển trù dập liên miên hù dọa
Lật úp ghe, đày đọa bao lần
Tự do cá cược, khổ thân
Hành trình vượt biển vô ngần tử sinh
Tờ lịch lững thững rơi từng ngày trôi qua. Tháng tư an nhiên quay về. Vết sẹo xa xưa trong tiềm thức tưởng chừng đã ngủ vùi mấy mươi năm. Nhưng tiếng thút thít tức tưởi vẫn còn ẩn giấu đè nén, mặc dù nỗi đau cào xé cuộn mình nằm im dưới lớp bụi thời gian. Tháng tư hiển hiện rành rành trước mắt người dân Việt, bỗng dưng khơi gợi cảnh tang tóc ngày Sài Gòn bức tử. Mỗi khi trái tim bé nhỏ trong lồng ngực nhúc nhích rung động, tạo chuỗi hơi thở theo từng nhịp ầm thầm thì vết sẹo lại vỡ oà.
Nếu là những tháng khác thì tiếng sóng dồn dập của đại dương có thét gào bão nổi, thì tiếng rền vang đó là nguồn cảm tác dâng trào. Các nhạc sĩ thả hồn vung bút viết nhiều bài tình ca biển mặn trữ tình. Nhưng khi tháng tư len lén bước vào, trong tận tâm can sâu lắng của những ai đã từng được biển đặt cho tên gọi Thuyền Nhân, sao lại cảm thấy não nuột buồn ray rứt. Hình ảnh ngàn chiếc ghe cây bé xíu mộc mạc lũ lượt nhổ neo xa bờ, mồ côi nhào lộn tả tơi trên ngọn sóng bạc đầu vẫn còn in hằn trên trang sử Việt. Thuở xa xưa ấy, ghe cây chỉ là hạt cát li ti dám bạo gan cá cược, đùa giỡn với đại dương bao la, sinh chỉ có một mà tử tới mười. Nhưng lòng cương quyết rời bỏ bóng đêm là động lực thôi thúc:
Ghe cây ơi, hãy kiên cường nhập cuộc phiêu lưu, thực hiện hải trình vượt sóng đi tìm hai chữ Tự Do.
Thế lực quyền uy nào đó cố tình bôi xóa và muốn đập phá những vết tích thương đau trong nhiều trại tị nạn tạm dung. Nhưng kỷ niệm vui hay buồn vẫn mãi tồn tại trong lòng người tha hương và luôn khắc sâu trên trang sử đổi đời.
Đứng bên bờ mạch nước lững lờ trôi, tôi mơ màng nhớ về một khúc sông xưa vào một đêm tối mù tối mịt. Bầu trời không trăng sao! Nàng Nguyệt Nga ủ ê nghẹn ngào nên không vén màn mây để nhìn xuống góc sông loi ngoi lóp ngóp bóng người. Nơi đây ẩn hiện thêm một chiếc lá gỗ mong manh, chuẩn bị nổ máy xuôi theo dòng sông Nhà Bè rời xa quê mẹ nữa rồi!
Tiếng xình xịch, xình xịch nhè nhẹ phát ra từ các ghe máy nhỏ chuyển người hướng tới con Cá Lớn đang đậu neo chờ, văng vẳng bên tai. Bóng đêm che phủ vạn vật nhưng không thể nào dập tắt ngọn đèn vàng vọt mờ nhạt, le lói trong buồng lái. Vì đó là giọt sáng duy nhất lan tỏa sợi hy vọng cho anh tài công cầm tay quay. Nước sôngNhà Bè ngọt ngào đùa đẩy chân vịt, thúc dục chiếc lá gỗ mau xuôi chảy theo dòng thủy triều bắt đầu dâng cao. Bằng mọi cách an toàn nhất để ghe kịp ra cửa biển Cần Giờ trước khi hừng đông ló dạng.
Những địa điểm chứa người ở lòng vòng điểm hẹn thì xuồng chèo tay chở người êm thấm hơn. Mái chèo quạt nước bì bõm, cố tiến nhanh để bắt chụp cái bóng con Cá Lớn. Mấy cái xuồng ba lá vừa cập sát vào mạn vách thì, ôi thôi, cái chợ chồm hổm dậy sóng vì ai cũng sợ mình bị lọt lại. Trong tâm trạng lo sợ này khiến mọi người bô bô tha hồ la ơi ới. Họ quên bẵng, con Cá Lớn đang nằm chui rút, ẩ núp ở góc sông tối thui, chung quanh là hàng dừa nước rậm rạp, ưỡn mình làm tấm tường che chắn muôn ngàn nguy hiểm.
Đi chui mà cứ tưởng mình chính thức đi lên máy bay hay sao vậy kìa?! Thôi thì, chủ ghe thông cảm nhá. Cũng vì ai cũng muốn hối hả bước nhanh, leo lên ghe cho yên bụng. Vì nếu lỡ mình là con rùa chậm chạp, đứng tần ngần chần chờ, xui rủi bị dân làng thông báo công an. Nghĩa là chuyến ra khơi bị động bể thì anh tài công lật đật nổ máy, nhổ neo, bán sống bán chết phóng chạy thiệt lẹ. Ai còn rơi rớt dưới sông thì, hỡi ôi, ráng chịu ở lại với cùm gông và chuồng cây mà thôi. Những ai đã rơi vào hoàn cảnh chẳng đặng đừng này, xin đừng than trách chủ ghe mà tội nghiệp!
Mấy mươi năm sau, đôi khi ta thẫn thờ ngồi trên bãi cát vàng mịn màng, buông lơi tầm mắt nhìn xa tít ra cuối chân trời. Hồn đi hoang, thả lung tung, ngẫm nghĩ cái trắc trẹo cắc cớ của dòng sông đời nghiệt ngã mà rấm rức suy tư. Cũng cùng là bãi cát rì rào tiếng sóng hoan ca. Nhưng ngộ thay, bàn chân tha hương đi trên bãi cát vàng xứ người, lúc nào cũng cảm thấy êm ả cho dù giẫm lên sỏi đá bén nhọn. Khác hẳn với bãi cát quê mình, hai con mắt cố mở to, lòn lách tránh xa gai nhọn nhưng toàn thân vẫn trầy sướt rướm máu, sao vậy kìa?
Nếu thắc mắc và có trách móc, chắc ta nên đổ thừa, tại quyển sách tử vi không chấm số cho mình xuất ngoại. Nói vậy chứ, tử vi rất là vô tư nên vẽ lung tung. Biết bao người vô chuồng cây nhiều lần vì bị gài, gạt....sạt nghiệp, sạch tiền mới đến bờ tự do. Nhưng cũng có khi, đuối sức hết tiền, họ đành ở lại mà ấm ức. Cũng có người may mắn lắm lắm, ra khơi lội biển chỉ một lần, vậy mà an toàn đến thẳng bến bình yên. Còn nhiều người yểu mệnh âm thầm tan xác giữa đáy vực sâu, lặng lẽ chìm lĩm, bặt vô âm tín, nào ai biết tên tuổi. Cho đến bây giờ, thống kê tổng kết vẫn không bao giờ biết chính xác con số bạc mệnh đó là bao nhiêu mạng người.
Tháng tư gợi nhớ biển Đông
Tròng trành giữa biển mênh mông
Mạng người bèo hơn chiếc lá
Rụng rơi, tan xác theo dòng
*
Tháng tư nếm mùi cùm gông
Đong từng lon gạo no lòng
Tiền làm sao có, trời hỡi...!!!
Bo bo ăn độn cho xong
*
Tự do cá cược, cầu mong
Xuống ghe vào đêm mưa giông
Hy vọng lách luồn qua trạm
Biển thương cho đến Bidong
THỜ TAM PHỦ, TỨ PHỦ
QUA TRẬT TỰ CÁC GIÁ HẦU
- Trích trong VÀO CHÙA LỄ PHẬT - NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT
của Đặng Xuân Xuyến ; xuất bản năm 2006 -
*
Đạo thờ Mẫu là một tín ngưỡng dân gian có từ lâu đời và rất thuần Việt. Nói đến Đạo Mẫu người ta có thể liên tưởng ngay đến việc tôn vinh những vị nữ thần tối cao mà người ta tôn là Thánh Mẫu hay Quốc Mẫu, tuy nhiên trong đạo thờ Mẫu, người ta không chỉ thờ riêng các vị Mẫu mà còn tôn thờ cả một hệ thống các vị thánh với một trật tự chặt chẽ (thể hiện trong các giá hầu đồng khi thỉnh các vị Thánh Mẫu, Chúa Bà, Quan Lớn, Chầu Bà, Quan Hoàng, Tiên Cô, Thánh Cậu...).
Trong các đền phủ của Đạo Mẫu, luôn có rất nhiều ban thờ các vị thần thánh, nhất là NGỌC HOÀNG (thờ cúng với hai vị quan ở hai bên là Nam Tào và Bắc Đẩu), tuy nhiên khi thỉnh đồng người ta không thỉnh NGỌC HOÀNG mà người ta chỉ thỉnh các vị thánh sau:
A. TAM TÒA THÁNH MẪU:
Nếu không kể đến Ngọc Hoàng thì ba vị Thánh Mẫu là ba vị Thánh tối cao nhất của đạo Mẫu. Khi hầu đồng người ta phải thỉnh ba vị Thánh Mẫu trước tiên rồi mới đến các vị khác, tuy nhiên khi thỉnh Mẫu người hầu đồng không được mở khăn phủ diện mà chỉ đảo bóng rồi xa giá, đó là quy định không ai được làm trái, và sau giá Mẫu, từ hàng Trần Triều trở đi mới đựoc mở khăn hầu đồng. Theo tín ngưỡng cổ thì ba giá Mẫu hóa thân vào ba giá Chầu Bà từ Chầu Đệ Nhất đến Chầu Đệ Tam, nên coi như Ba giá Chầu Bà là hóa thân của Ba giá Mẫu.
Ba giá Mẫu trong Tứ Phủ gồm:
1.Mẫu Đệ Nhất Thiên Tiên: Cửu Trùng Thanh Vân Công Chúa hay chính là Công Chúa Liễu Hạnh. Đền thờ Mẫu Liễu có ở khắp mọi nơi nhưng quần thể di tích lớn nhất là Phủ Dày, Vụ Bản, Nam Định (Mở hội ngày 3/3 âm lịch), tương truyền là nơi Mẫu hạ trần với các đền phủ như Phủ Chính, Phủ Công Đồng, Phủ Bóng, ngoài ra còn có Đền Sòng ở Thanh Hoá, Phủ Tây Hồ ở Hà Nội.
2. Mẫu Đệ Nhị Thượng Ngàn: Đông Cuông Công Chúa. Tương truyền là vị Thánh Mẫu cai quản Thượng Ngàn (rừng núi). Đền thờ chính Mẫu Đệ Nhị Thượng Ngàn là Đền Đông Cuông, Tuần Quán thuộc tỉnh Yên Bái
3. Mẫu Đệ Tam Thoải Cung: Xích Lân Long Nữ. Tương truyền là vị Thánh Mẫu, con Vua Bát Hải Động Đình, cai quản các sông suối, biển, các mạch nước trên đất Nam Việt. Người ta thường lập đền thờ bà ở các cửa sông, cửa biển để cầu cho biển lặng sóng yên.
B. CHƯ VỊ TRẦN TRIỀU
Dân gian ta có câu
"Tháng tám hội Cha, tháng ba hội Mẹ"
Mẹ ở đây là Mẫu Liễu Hạnh, còn Cha là Đức Thánh Trần Hưng Đạo, cùng với một số giá gọi là hàng Trần Triều. Tuy nhiên theo tín ngưỡng dân gian thì bên Đạo Mẫu (Tam Tòa Thánh Mẫu) và bên Trần Triều rất kị nhau, vì thế phải là người đồng nào có căn mạng thì khi hầu đồng mới thỉnh và hầu về các giá Trần Triều sau giá Mẫu, còn không thì thông thường người ta không thỉnh về hàng Trần Triều.
Chư vị Trần Triều gồm:
1.Đức Thánh Ông Trần Triều: Hưng Đạo Đại Vương, được tín ngưỡng dân gian tôn làm Đức Thánh Trần, giúp dân sát quỷ trừ ma, trừ dịch bệnh, thế nên ở đâu có giặc dã dịch bệnh thì đều cầu đảo Ngài tất đựoc linh ứng. Khi hầu đồng về giá này, thanh đồng (người hầu đồng) mặc áo bào đỏ thêu rồng, tay cầm thanh đao, ngoài ra theo một tục cổ, khi hầu về giá Đức Thánh Trần Triều, người hầu đồng còn cầm dải lụa đỏ rồi mô phỏng động tác thắt cổ. Đền thờ Ngài cũng có ở rất nhiều nơi nhưng lớn nhất vẫn là đền Kiếp Bạc, Chí Linh, Hải Dương với hội mở ngày 20/8 âm lịch.
2. Đệ Nhất Vương Cô: Cô là con gái lớn của Hưng Đạo Đại Vương. Khi về đồng hay mặc áo đỏ thêu rồng, đội khăn đóng, vấn khăn đỏ phủ lên, tuy nhiên có ít người hầu giá này mà chỉ hay hầu về Đức Thánh Trần và Đệ Nhị Vương Cô.
3. Đệ Nhị Vương Cô: Cô là con gái thứ của Hưng Đạo Đại Vương. Khi về đồng hay mặc áo xanh thêu rồng, đội khăn đóng, vấn khăn xanh phủ lên, có kiếm cờ giắt sau lưng, hai tay cũng cầm kiếm và cờ, theo quan niệm, cô cũng là người có phép sát quỷ trừ tà, người hầu về giá này thường đốt một bó hương rồi cho vào miệng ngậm tắt lửa gọi là tiến lửa hay ăn lửa để tróc tà.
C. TAM VỊ CHÚA MƯỜNG
Trên Toà Sơn Lâm Sơn Trang có 18 Chúa Bói, 12 Chúa Chữa, nhưng khi hầu đồng, chỉ thỉnh ba vị tối thượng gọi là Tam Vị Chúa Mường, ba vị Chúa này là những người phụ nữ nhân đức, cả đời làm việc phúc giúp dân chúng và triều đình nên được người đời nhớ ơn và lập đền thờ.
Tam vị Chúa Mường gồm:
1. Chúa Đệ Nhất Thượng Thiên: Bà là người giúp vua trị quốc an dân, (Chúa Đệ Nhất Tây Thiên) hơn nữa theo quan niệm tín ngưỡng thì bà là người nắm giữ sổ Tam Tòa, trông coi mọi việc nên được tôn làm Chúa Thượng, ngoài ra thì những người có tài cúng lễ đều là do bà dạy và ban lộc nên đều phải do bà Chúa Thượng dạy đồng. Tuy nhiên Chúa Đệ Nhất rất ít khi ngự đồng. Thông thường, trong lễ khai đàn mở phủ mà có dâng đàn Chúa Bói thì người ta thường thỉnh bà về chứng tòa Chúa Đệ Nhất. Khi ngự đồng, chúa mặc áo đỏ (áo lụa thêu phượng hoặc áo gấm), cầm quạt khai quang. Chúa Tây Thiên không có đền thờ chính mà chỉ được thờ trên Đền Hùng thuộc tỉnh Phú Thọ và bà cũng được thờ cận bên Mẫu Tây Thiên ở Tam Dương, Tam Đảo, Vĩnh Phúc. Ngày hội chính của Chúa Đệ Nhất Tây Thiên là ngày 10 tháng 05 âm lịch (tương truyền là ngày Chúa giáng hạ trần phàm).
2. Chúa Đệ Nhị Nguyệt Hồ (Chúa Nguyệt Hồ): Bà là người có tài xem bói, tương truyền, mỗi khi đức vua ra trận đều nhờ người đến thỉnh bà bấm đốt tay xem xét. Trong Tam Vị Chúa Mường thì bà Chúa Nguyệt là bà Chúa Bói danh tiếng bậc nhất và rất hay ngự đồng. Thông thường, khi có mở đàn Chúa Bói mà không thỉnh được cả Tam Vị Chúa Mường về ngự thì người ta thường hay thỉnh bà về chứng cả ba tòa Chúa (màu đỏ, màu xanh và màu trắng) còn bình thường thì Chúa về chứng tòa Chúa Đệ Nhị. Khi ngự đồng, chúa mặc áo xanh, múa mồi. Đôi khi Chúa về ngự còn dùng lá trầu quả cau để xem bói, phán bảo trần gian. Chúa Nguyệt Hồ được thờ chính tại Đền Nguyệt Hồ ở gần ga Kép, chợ Bố Hạ, tỉnh Bắc Giang (tương truyền là nguyên quán của Bà Chúa Đệ Nhị Nguyệt Hồ). Ngày hội chính của Chúa Đệ Nhị Nguyệt Hồ là ngày 15 và 16 tháng 02 âm lịch.
3. Chúa Đệ Tam Lâm Thao: Dân gian thành kính gọi bà là Chúa Chữa, Chúa Ót: - Tương truyền, bà là công chúa, con gái ruột của Vua Hùng, từ bé đã bị hỏng một bên mắt. Tuy vậy bà vẫn một lòng giúp vua cha trị quốc, bà là người lo việc quân nhu quân lương trong các cuộc chiến trận, ngoài ra bà còn là người có tài bốc thuốc nam. Bà đi khắp vùng đem tài năng của mình để cứu giúp dân lành. Bà Chúa Đệ Tam Lâm Thao cũng là một người có lòng mộ đạo, thường xuyên ăn chay niệm phật để cầu cho quốc thái dân an. Như hai vị chúa trên, khi người ta dâng đàn Chúa Bói thì thường thỉnh Chúa về chứng tòa Chúa Đệ Tam. Khi về đồng bà thường mặc áo trắng, có nơi khi hầu bà thì múa mồi như Chúa Bà Đệ Nhị Nguyệt Hồ, nhưng có nơi hầu Chúa lại chỉ dùng quạt khai quang. Chúa Lâm Thao được thờ chính tại Đền Lâm Thao ở Cao Mại, Việt Trì, Phú Thọ (tương truyền là nơi khi xưa chúa lập kho quân nhu quân lương và bốc thuốc cứu dân). Ngày hội chính của Bà Chúa Đệ Tam Lâm Thao tương truyền là 25 tháng 12 âm lịch.
D. NGŨ VỊ TÔN ÔNG - CÔNG ĐỒNG QUAN LỚN
Là các vị quan lớn trong Tứ Phủ, cai quan bốn phương và đều là các vị hoàng tử, danh tướng, có công với quốc gia. Gọi là Ngũ Vị Tôn Ông vì theo hàng chính là gồm 5 vị quan lớn, nhưng ở một số nơi khi hầu đồng người ta thỉnh 6 vị sau:
1. Quan Đệ Nhất: Tương truyền là Tôn Quan Đại Thần, sắc phong tước Công Hầu, ngôi Thượng Thiên. Khi ngự đồng mặc áo đỏ thêu rồng và chỉ làm lễ tế và chứng sớ điệp.
2. Quan Đệ Nhị: Quan Thanh Tra Giám Sát, sắc phong Thái Hoàng. Tương truyền là người cai quản sơn lâm thượng ngàn, thông tri thiên địa, có thể lệnh sai Hà Bá, Thủy Thần làm mưa làm gió. Khi ngự đồng mặc áo xanh thêu rồng. Đền thờ Quan Đệ Nhị là đền Quan Giám, Lạng Sơn. Chính hội là ngày 10 tháng 11 âm lịch.
3. Quan Đệ Tam: Quan Tam Phủ, Bơ Phủ Vương Quan, sắc phong Thái Tử Đệ Tam, con Vua Bát Hải Động Đình, là người nắm giữ kỉ cương nơi Long Cung, cai quản các con sông trên khắp nước Nam. Theo tương truyền thì ông giáng trần cứu dân, trở thành vị tướng thủy quân tài ba, trong một trận quyết chiến bên sông Lục Đầu, ông hy sinh, bị giặc chém mất đầu, chiếc đầu bay sang bờ bên kia con sông Lục Đầu, vì thế mới có hai đền thờ quan hai bên bờ sông Lục Đầu (Hưng Yên) là Đền Lảnh Giang - nơi thờ mình và Đền Xích Đằng - nơi thờ đầu. Chính hội là ngày 24 tháng 6 âm lịch. Khi ngự đồng mặc áo trắng thêu rồng, tay cầm song kiếm.
4. Quan Đệ Tứ: Là Quan Khâm Sai, sắc phong Thái Tử Thiên Cung, là người cai quản Tam Giới Tứ Phủ, mười phương trời đất, kiêm cả đạo phật thiền gia.
Khi ngự đồng mặc áo vàng thêu rồng, cũng chỉ làm lễ và chứng điệp sớ. Tuy nhiên, ít người hầu đồng về giá này.
5. Quan Đệ Ngũ: Là Quan Tuần Tranh, sắc phong Công Hầu, là vị tướng tài dưới thời Hùng Vương 18 cai quản miền duyên hải sông Tranh, giúp vua dẹp giặc Triệu Đà, tuy nhiên do bị oan khuất nên Ông bị đày về vùng Kì Cùng, Lạng Sơn. Tương truyền, quan Tuần Tranh là người cai quản thiên binh nhà trời, được nhân dân thờ phụng ở khắp các cửa sông mà hai ngôi đền lớn nhất là Đền Quan Lớn Tuần Tranh tại Ninh Giang, Hưng Yên (là nơi quê nhà) ở bên bờ sông Tranh và Đền Kì Cùng, Lạng Sơn (là nơi ông bị đày) bên bờ sông Kì Cùng có cây cầu Kì Lừa. Khi ngự đồng mặc áo lam thêu rồng cầm long đao để giúp dân tróc quỷ trừ tinh, tế độ sinh linh. Ngày mở hội là ngày 25 tháng 5 âm lịch, là ngày Ông bị đi đày.
6. Quan Điều Thất: Là hàng Quan thứ 7, giá Quan này chỉ một số nơi mới thỉnh về ngự đồng (như Hải Phòng, Hưng Yên, Bắc Ninh). Tương truyền, Ngài cũng là con vua Bát Hải Động Đình, giáng thế giúp dân. Khi ngự đồng mặc áo đỏ điều, thêu rồng.
E. TỨ PHỦ CHẦU BÀ
Các vị Chầu Bà trong Tứ Phủ là những phụ nữ nhân đức hay các nữ tướng có công với dân với nước nên khi từ trần được nhân dân thờ phụng và được tôn thành các vị Chầu Bà trong Tứ Phủ, được Vua Mẫu giao cho cai quản sông núi và mọi việc nhân gian.
Hàng Tứ Phủ Chầu Bà có 12 vị tuy nhiên cũng như ở một số nơi có sự khác nhau, thêm 2 vị nữa vào hàng thứ 3 và thứ 5.
Các vị Chầu Bà gồm:
1. Chầu Đệ Nhất Thượng Thiên: Được coi là hóa thân của Mẫu Đệ Nhất khi thỉnh đồng. Là vị Chầu tối thượng, đứng đầu hàng Chầu, ngự tại Ngọc Điện, Thượng Giới. Tuy nhiên cũng ít người mở khăn phủ diện để hầu Chầu Đệ Nhất.
2. Chầu Đệ Nhị Thượng Ngàn: Được coi là hóa thân của Mẫu Đệ Nhị. Bà vốn là Công Chúa Thiên Thai, giáng hạ để cai quản thượng ngàn và tam thập lục châu. Khi ngự đồng Chầu mặc áo xanh thêu hoa, đầu vấn khăn xanh, cài trâm hoa, tay cầm mồi tượng trưng cho bó đuốc. Đặc biệt khi hầu về giá này còn có nghi thức Trình Trầu: Các đệ tử ai có căn mạng hoặc đã tôn nhang bản mệnh, vào ngày hầu đồng trong lễ Thượng Nguyên (đầu năm mới), ngồi phủ khăn đỏ, đầu đội mâm trầu cau để "trước trình Phật Thánh sau trình Vua Cha, trình lên Tứ Vị Vua Bà, trình đồng Tiên Thánh, trình tòa Sơn Trang, trình lên Thập Vị Quan Hoàng, Tiên Cô, Thánh Cậu chứng mâm trầu trình". Khi Trình Trầu người ngồi lễ phải đặt lên mâm trầu cau 12 tờ tiền đồng, tượng trưng dâng lên 12 giá chính của hàng Chầu Bà là những vị giúp mình được đội trầu. Đền thờ Chầu Đệ Nhị là Đền Đông Cuông, Tuần Quán, Yên Bái.
3. Chầu Đệ Tam Thoải Cung: Được coi là hóa thân của Mẫu Đệ Tam, là Lân Nữ Công Chúa, Ngọc Hồ Thần Nữ, vốn là con vua Thủy Tề, ngự tại Thủy Phủ Thiên Thai chốn Thoải Cung, Tam Phủ. Bà được coi là người cai quản các sông suối biển hồ mạch nước trên đất Việt.
(Có nơi còn đưa Chúa Thác Bờ vào hàng Chầu Bà và người ta thỉnh Chúa Thác Bờ sau giá Chầu Đệ Tam hoặc không thỉnh Chầu Đệ Tam mà thỉnh luôn Chúa Thác Bờ. Tương truyền Chúa Thác Bờ vốn là tiên nữ giáng sinh tại nơi thắng tích, dạy người Mường biết trồng trọt, đánh bắt cá dưới sông Đà. Khi ngự đồng có lúc Chúa mặc áo trắng và khăn choàng trắng, có khi lại mặc váy đen áo trắng đai xanh, bên hông có xà tích bạc, túi dao quai, một tay cầm mồi, một tay cầm mái chèo. Đền thờ Chúa Thác Bờ là Đền Thác Bờ ở Kim Bôi, Hoà Bình.)
4. Chầu Đệ Tứ Khâm Sai: Bà được phong danh là Chiêu Dung Công Chúa, giáng thế là Chầu Bà Khâm Sai giúp dân, có quyền tra sổ Thiên Đình để đổi số nhân sinh... Khi ngự đồng bà mặc áo vàng thêu rồng, một tay cầm kiếm, một tay cầm cờ để đi cứu dân. Đền thờ bà là Đền Khâm Sai hay Phủ Bà Đệ Tứ (đền Cây Thị) ở Quý Hương, An Thái, Vụ Bản, Nam Định.
5. Chầu Năm Suối Lân: Bà là vị Chầu trên Sơn Trang Thượng Ngàn, trấn cửa rừng Suối Lân dưới thời Lê Trung Hưng. Khi ngự đồng mặc áo xanh hoặc áo lam thêu hoa đỏ, đầu vấn khăn chàm tím. Đền Chầu là đền Suối Lân, ngay bên cầu Sông Hóa 2 ở Lạng Sơn, bên cạnh đền là suối Suối Lân.
(Chúa Bà Năm Phương thường đựoc hầu ở Hải Phòng và được thỉnh trước giá Chầu Năm Suối Lân. Tương truyền, Chúa vốn là Bạch Hoa Công Chúa, bị trích giáng vào nhà họ Vũ ở cửa Cấm Giang, được giao là người cai quản bản cảnh ngũ phương trong trời đất. Khi ngự đồng, có lúc mặc cả bộ trắng, có khi chỉ phủ chiếc khăn phủ diện đỏ làm khăn choàng... Người ta thường dâng Chúa bộ nón hài và đĩa hoa trắng, trong đàn mã mở phủ phải có một cỗ xe trắng dâng Chúa Bà. Đền Chúa bà là Đền Cấm, Phố Cấm, Lê Lợi, Hải Phòng.)
6. Chầu Lục Cung Nương: Bà là Lê Triều Lục Cung Công Chúa trên Thượng Ngàn, cũng như Chầu Năm, bà trấn cửa rừng Chín Tư. Tương truyền bà có phép hô thần chú làm cả núi rừng chuyển động, tà ma phách tán hồn xiêu, người trần gian ai không biết mà làm điều trái luân thường đạo lý, độc ác, sẽ bị Chầu hành cho điên dại. Khi ngự đồng Chầu thường mặc trang phục gần giống với Chầu Năm Suối Lân. Đền Chầu lập tại rừng Chín Tư, Hữu Lũng, Lạng Sơn, gọi là đền Lũng, ngày mở hội là 20 tháng 9 âm lịch.
7. Chầu Bảy Kim Giao: Tương truyền bà cũng là vị Chầu Bà của dân tộc ?Mọi?, bà giúp tộc ?Mọi? biết làm ăn buôn bán nên được nhân dân nhớ ơn lập đền thờ. Khi ngự đồng Chầu mặc áo gấm tím. Đền Chầu là Đền Kim Giao, Mỏ Bạch, Thái Nguyên.
8. Chầu Tám Bát Nàn: Bà tên thật là Vũ Thục Nương, quê ở Tiên La, Đông Hưng, Thái Bình. Bà là Nữ Tướng dưới thời Hai Bà Trưng, phất cờ khởi nghĩa tại quê nhà để trả thù cho tướng công là Phạm Hương và cứu dân thoát khỏi Bát Nạn (8 nạn) nên nhân dân suy tôn làm Bát Nàn Đại Tướng Quân (Bát Nàn là đọc chệch đi của từ Bát Nạn), sau này (năm 43 SCN) bà hy sinh tại thị trấn Đồng Mỏ, Lạng Sơn. Nhân dân thương tiếc và lập đền thờ bà ở 2 nơi là Đền Tiên La, Đông Hưng, Thái Bình và Đền Đồng Mỏ, Lạng Sơn. Khi ngự đồng Chầu Bà mặc áo vàng, đội khăn đóng, sau lưng giắt kiếm cờ, hai tay cũng cầm kiếm và cờ lệnh xông pha một mình phá mấy vòng vây. Ngày mở hội lễ bà là ngày 17 tháng 3 âm lịch.
9. Chầu Chín Cửu Tỉnh: Bà là Chầu Cửu (âm Hán: Cửu Tỉnh là Chín Giếng) cai quản giếng âm dương điều hòa định thái. Khi ngự đồng Chầu mặc áo hồng, cầm quạt khai quang. Đền Chầu ngự cũng là đền Sòng ở Bỉm Sơn, Thanh Hóa.
10. Chầu Mười Mỏ Ba: Bà là Nữ Tướng trấn giữ ải Chi Lăng, giúp vua Lê Thái Tổ giết được tướng giặc Liễu Thăng, sau lại giúp dân lập ấp lên vùng Mỏ Ba, được triều đình phong công, nhân dân nhớ ơn... Khi ngự đồng Chầu mặc áo vàng, đeo vòng bạc đai xanh mĩ miều, chân quấn xà cạp, tay cầm kiếm, tay cầm cờ hoặc mồi. Đền Chầu là Đền Mỏ Ba, lập ngay sát ải Chi Lăng, Lạng Sơn.
11. Chầu Bé Thượng Ngàn: Đây là tên gọi chung các vị Chầu Bà người Thổ Mường, hầu hàng thứ 11, được coi là các vị Chầu Bé đành hanh nhưng tài phép, cai quản Tòa Sơn Trang, có Thập Nhị Bộ Tiên Nàng hầu cận. Khi ngự đồng mặc quầy (váy) xám; áo (dân tộc thiểu số), đầu chít khăn thổ cẩm, chân quấn xà cạp, vai đeo gùi tay cầm mồi soi đường.
Có rất nhiều vị Chầu Bé ở các Đền khác nhau, nhưng người ta hay thỉnh nhất là các vị sau: Chầu Bé Bắc Lệ, Chầu Bé Đông Cuông, Chầu Bé Đồng Đăng và Chầu Bé Tam Cờ.
12. Chầu Bé Thoải Cung: Bà cũng là chầu Bé nhưng là ở dưới Thoải chứ không phải trên Thượng như các Chầu Bé ở hàng thứ 11 nên được thỉnh riêng đứng hàng thứ 12. Tuy nhiên cũng có rất ít người hầu về giá này.
G. TỨ PHỦ ÔNG HOÀNG
Cũng như hàng Quan Lớn, các Ông Hoàng cũng là những hoàng tử hay danh tướng có tài giúp dân giúp nước nên được nhân dân thờ phụng.
Hàng Ông Hoàng gồm:
1. Ông Hoàng Cả: Vốn là con Đức Vua Cha, giáng trần mang vẻ lịch sự tươi tốt, độ cho dân chúng ấm no, hạnh phúc. Khi ngự đồng ông mặc áo đỏ thêu rồng kết thành hình chữ thọ, đầu đội khăn xếp, có phủ vỉ lép màu đỏ.
2. Ông Hoàng Đôi: Còn gọi là Quan Triệu Tường. Ông là danh tướng họ Nguyễn, thời phù Lê dẹp Mạc, có công lớn với nhà Lê. Khi ngự đồng mặc áo xanh thêu rồng kết thành hình chữ thọ, đầu đội khăn xếp, có phủ vỉ lép xanh, tay cầm lá cờ lệnh to may bằng vải ngũ sắc. Đền thờ ông là Đền Quan Triệu ở Thanh Hóa.
3. Ông Hoàng Bơ: Vốn là con vua Bát Hải Động Đình, thường phù trợ cho người làm ăn buôn bán và những ngư dân đánh cá...
Khi ngự đồng ông mặc áo trắng thêu rồng kết thành hình chữ thọ, đai vàng, đầu đội khăn xếp có phủ vỉ lép trắng, tay cầm đôi hèo hoa, cũng có khi một tay cầm quạt, một tay cầm mái chèo. Đền thờ ông thường được lập ở các cửa sông.
4. Ông Hoàng Bơ Bắc Quốc: Ông vốn là thương gia bên Trung Quốc, từ nước Đại Yên sang Nam Việt bán buôn và cứu giúp người nghèo khổ lên được suy tôn làm Ông Bơ nhưng là Ông Bơ Bắc Quốc để phân biệt với Ông Hoàng Bơ Thoải của Việt Nam. Khi ngự đồng ông mặc áo tàu đội mũ ô sa. Đền thờ ông là Đền Quan trên Bắc Giang.
5. Ông Hoàng Bảy Bảo Hà: Ông vốn là con vua Thượng Đế Ngọc Hoàng, giáng vào nhà họ Nguyễn, người Tày Nùng làm người con thứ 7. Ông là người có công giúp vua Lê dẹp giặc trên vùng biên giới và giúp dân chúng khai hoang lập ấp, nên sau khi ông hy sinh trôi dạt vào nơi bên phà Trái Hút, người dân lập đền thờ ông. Khi ngự đồng ông mặc áo lam thêu rồng kết thành hình chữ thọ, đầu đội khăn xếp phủ vỉ lép xanh lam, tay cầm đôi hèo hoa phi ngựa đi chấm đồng, nếu người nào được ông ném cây hèo vào người thì coi như người đó đã được chấm đồng và phải ra hầu Tứ Phủ, khi ông ngồi ngự có điệu hát dâng trà, rồi cả điệu hát miểu tả khi thanh nhàn ông ngồi đánh tổ tôm, tam cúc. Đền thờ ông là Đền Bảo Hà, bên bến phà Trái Hút, thị xã Lào Cai.
6. Ông Hoàng Mười Nghệ An: Còn gọi là Ông Mười Củi, vốn là thần tiên trong chốn Đào Nguyên, giáng trần trở thành vị tướng tài dưới thời nhà Lê. Không chỉ giỏi cầm quân ông còn là người có tài năng về văn chương thơ phú ... Khi ngự đồng ông mặc áo vàng thêu rồng kết thành hình chữ thọ, đầu đội khăn xếp có vỉ lép vàng trên đầu, các đệ tử thường lấy tờ tiền cài vào que hương tượng trưng cho việc dâng ông lá cờ. Những người muốn xuất ngoại, làm ăn buôn bán hoặc học hành thành công đều đến cửa ông để xin lộc. Đền ông là Đền Chợ Củi, qua cầu Bến Thủy, bên dòng sông Lam, Nghệ An.
H. TỨ PHỦ TIÊN CÔ
Tứ Phủ Tiên Cô là một hàng gồm các cô tiên nàng theo hầu cận các Thánh Mẫu, Chúa Mường, Chầu Bà. Các Tiên Cô là những cô gái đoan trang, liệt nữ, có công với giang sơn xã tắc nên được nhân dân lập đền thờ phụng.
Tứ Phủ Tiên Cô gồm:
1. Cô Nhất Thượng Thiên: Cô là Tiên Nữ trên Ngọc Điện, hầu Vua Mẫu, thường giúp trần gian có lời kêu cầu tấu thỉnh với các Tòa các giá trong Tứ Phủ. Có khi cô giáng trần làm phép hóa ra thuốc trị bách bệnh, cũng có Cô Nhất rong chơi khắp chốn từ Hà Nội, Hải Phòng đến Quảng Bình, Quảng Trị .... Khi ngự đồng cô mặc áo lụa đỏ thêu hoa phượng, đội khăn đóng phủ vỉ lép đỏ, cài hoa, tay cầm đôi quạt ngà như để quạt mát cho thế gian. Đền Cô Nhất thuộc tỉnh Nam Định.
2. Cô Đôi Thượng Ngàn: Cô là Công Chúa Sơn Tinh, là vị Tiên Cô hầu Vua Mẫu ba tòa. Cô đại tài, tiếng tăm lừng lẫy được Vua Bà yêu thương. Cô có rất nhiều đệ tử. Khi ngự đồng cô mặc áo lá xanh, đầu vấn khăn kết thành hình hoa, có vấn vỉ lép xanh, tay cầm mồi. Đền Cô nằm gần Đền Đông Cuông, trước cửa Đền Cô có giếng nước quanh năm trong vắt.
(Có nơi thờ Cô Đôi Cam Đường thay Cô Đôi Thượng Ngàn với truyền thuyết: Cô là tiên nữ xinh đẹp, giáng sinh ở đất Đình Bảng, Bắc Ninh, gia đình nối đời buôn bán vải tơ. Cô bán vải từ đường Quan Lộ, Chợ Dầu, Đình Bảng với đủ các loại tơ lụa, vải sồi, lĩnh tía, chàm xanh, nâu non. Khi ngự đồng cô mặc áo tứ thân xanh, chít khăn mỏ quạ, đội nón quai thao (nón ba tầm), trên vai là chiếc đòn gánh cong với hai đầu là đôi túi đẫy đựng vải. Tuy cô quê ở Bắc Ninh nhưng lại hiển thánh tại thị xã Cam Đường, Lào Cai nên nhân dân nhớ ơn đã lập đến cô là Đền Cô Đôi Cam Đường.)
3. Cô Bơ Hàn Sơn: Còn gọi là Cô Bơ Bông. Cô là con Vua Thủy Tề hầu trong Cung Quảng Hàn,rất xinh đẹp, lại đàn hát cũng hay nên được Đức Vương Mẫu phong là Công Chúa Ba Bông hay Công Chúa Thủy Cung, cùng quan sứ giả chọn ngày lành để giáng hiện thần tôn thành cô thiếu nữ đất Hàn Sơn. Khi cô ngự đồng mặc áo trắng pha màu tuyết, đầu đội khăn đóng, vấn khăn ngang ba màu, tay cầm đôi mái chèo để vân du khắp nơi, cũng có khi cô cầm dải lụa để đi đo đất đo mây.
Đền thờ cô là Đền Cô Ba Bông ở Hà Trung, Thanh Hóa, ngay cửa sông. Mở hội vào ngày 12 tháng 6 âm lịch.
4.Cô Tư Ỷ La: Theo tài liệu cổ thì cô Tư là Tiên Nữ theo hầu Mẫu Thượng. Cô xinh đẹp dịu dàng, được Mẫu hết mực yêu quý. Khi thanh nhàn cô thường dạo chơi cảnh Tây Hồ với chiếc áo lụa vàng tha thướt thêu hoa lá. Cô được thờ trên đền Ỷ La (Tuyên Quang).
5. Cô Năm Suối Lân: Cô là Tiên Nàng người dân tộc theo hầu Chầu Năm Suối Lân. Cô ở Thượng Ngàn, là người cai quản con suối Suối Lân. Khi ngự đồng cô mặc áo xanh hoặc áo lam, đầu vấn khăn hình củ ấu và tay cầm đôi mồi lửa. Đền cô là ngôi đền nhỏ cạnh đền Chầu Năm, bên bờ sông Hóa ở Lạng Sơn.
6. Cô Sáu Sơn Trang: Cô là Tiên Nàng hầu cận Mẫu Thượng Trang Châu, cũng có nơi nói cô là người kề cận Chầu Lục Cung Nương và gọi cô là Cô Sáu Lục Cung, nhưng các tài liệu đều thống nhất cô Sáu là người có tài bốc thuốc cứu người, cô rất ghét người ăn nói quanh co, điêu ngoa. Khi giáng đồng cô mặc áo lam ngắn vạt, dài tay, chít khăn xanh, trâm cài, lược dắt, tay cầm bó mồi.
7. Cô Bảy Kim Giao: Cô theo hầu Chầu Bảy Kim Giao trên đất Thanh Liên, Mỏ Bạch, Thái Nguyên, cũng là người dân tộc ?Mọi?. Cô hiển ứng, đêm đêm mắc võng đào cùng các bạn tiên ngồi ca hát. Khi về đồng cô mặc áo lụa tím.
8. Cô Tám Đồi Chè: Cô là thiếu nữ hái chè đất Hà Trung, cũng một lòng giúp vua, tuy chưa được đền đáp nhưng cô được dân lập đền thờ là đền Phong Mục, Hà Trung, Thanh Hóa, cách đền Cô Bơ Bông một con sông. Khi ngự đồng cô mặc áo xanh váy xanh, đầu kết khăn xanh, cô múa mồi rồi múa dáng điệu hái chè.
9. Cô Chín Sòng Sơn: Còn gọi là cô Chín Giếng, Chín Rồng, Chín Suối, theo hầu Mẫu Sòng, có tài xem bói và có phép thần thông quảng đại?. Nhân dân cầu đảo linh ứng liền lập đền thờ là Đền Cô Chín ở Thanh Hóa, cách đền Sòng Sơn khoảng 30km. Khi ngự đồng cô mặc áo hồng phớt màu đào phai, có khi cô múa quạt tiến Mẫu, múa cờ tiến Vua, cũng có khi cô thêu hoa dệt lụa, rồi lại múa cánh tiên. Lễ vật dâng cô: Nón đỏ hài hoa vòng hồng...
(Có nơi thờ cô Chín Tít Mù thay cô Chín Giếng nhưng khác ở điểm: Cô Chín Tít Mù ở trên Thượng Ngàn, có tài trị bệnh bằng nước suối, tuy nhiên cũng rất ít người hầu về giá này. Đền cô Chín Tít Mù lập ở đường lên Chầu Mười Mỏ Ba, ngôi miếu nhỏ có suối nước thiêng, ai kêu cầu cô thì dâng cô nón đỏ hoặc nón xanh để xin thuốc chữa bách bệnh.)
10. Cô Mười Mỏ Ba: Cô theo hầu Chầu Mười Mỏ Ba, giúp vua đánh giặc Ngô. Khi ngự đồng cô mặc áo vàng cầm cung kiếm, cưỡi trên mình ngựa theo Chầu Bà xông pha trận mạc. Cô cũng được thờ tại đền Chầu Mười.
11. Cô Bé Thượng Ngàn: Cũng như Chầu Bé, các vị cô bé đều là những bộ nàng trên Tòa Sơn Trang, hầu Mẫu Thượng Ngàn. Có rất nhiều cô bé trên khắp các cửa rừng lớn nhỏ. Các cô về mặc quần áo thổ cẩm, chân quấn xà cạp, đeo kiềng bạc, tay cầm ô, vai đeo gùi. Các cô bé gồm: Cô Bé Thượng Ngàn (Thị Xã Lạng Sơn), Cô Bé Suối Ngang (Hữu Lũng), Cô Bé Đèo Kẻng (Thất Khê), Cô Bé Đông Cuông (Yên Bái), Cô Bé Tân An(Lào Cai), Cô Bé Cây Xanh (Bắc Giang), Cô Bé Nguyệt Hồ (Bắc Giang), Cô Bé Minh Lương (Tuyên Quang), Cô Bé Cây Xanh (Tuyên Quang) và Cô Bé Thác Bờ (Hòa Bình)
12.Cô Bé Thoải Phủ: Cô Bé ngự dưới tòa Thoải Phủ, chỉ tráng bóng chứ không mở khăn, đứng hàng 12 trong các cô.
K. TỨ PHỦ THÁNH CẬU
Là các vị cậu chết trẻ, tinh nghịch, thường phù hộ cho các gia đình buôn bán cũng như những người muốn cầu học hành.
Tứ Phủ Thánh Cậu gồm:
1. Cậu Hoàng Cả
2. Cậu Hoàng Đôi
3. Cậu Hoàng Bơ
4. Cậu Bé
a, Cậu Bé Đồi Ngang (Cậu Hoàng Quận)
b, Cậu Bé Đồi Non
Ngoài ra ở mỗi bản đền lại có một cậu bé coi giữ gọi là cậu bé bản đền, trong đó thường hay ngự đồng như: Cậu Bé Phủ Bóng, Cậu Bé Đông Cuông....
Các cậu về (ngự đồng) thường mặc áo cánh các màu ứng với mỗi giá, đầu vấn khăn, hai bên tay thường có hoa cài, chân quấn xà cạp, đi giày thêu. Các cậu về thường làm lễ tấu rồi đi hèo hoặc múa lân.
,
Mời tham khảo:
http://dangxuanxuyen.blogspot.com/2015/09/ao-mau-va-tin-nguong-tho-tam-phu-tu-phu.html
Nguyên Nhung xin giới thiệu thi tập đầu tay cuả nhà thơ Thy Lan Thảo, đó là thơ Thy lan Thảo, hay làVIẾT VỀ NGƯỜI LÍNH LÀM THƠ: Thy lan Thảo
Sở dĩ gọi anh là Người Lính Làm Thơ, cũng chính vì Thy Lan Thảo đã từng là một người sĩ quan trẻ cuả Tiểu Đoàn 50 CTCT, và anh đã làm rất nhiều thơ từ hồi anh còn trong quân ngũ.
Mãi tới bây giờ, tập Thơ Thy Lan Thảo mới ra đời để đến tay bạn đọc, quả khá muộn màng dù rằng những người yêu thơ đã từng đọc thơ anh trên nhiều báo chí ở Hải ngoại. Nhưng dù yêu thơ anh, bạn đọc vẫn chưa biết nhiều về thân thế và cá nhân anh, mà mới nghe qua bút hiệu, có thể nhầm lẫn với một người con gái hiền hoà , xinh đẹp.
Quả như vậy, thơ Thy Lan Thảo mượt mà lắm, bùi ngùi lắm, nhất là những bài thơ anh viết về kỷ niệm thời sinh viên, qua đến giai đoạn khi anh là một người lính, thì chất thơ cuả anh đã bàng bạc gói ghém được không gian và thời gian cuả một người lính, khi anh nhắc đến khá nhiều địa danh nơi phố núi mù sương, cũng là chỗ đóng quân cuối cùng trong đời lính cuả anh, như trong bài thơ "Chút Ý Tháng Tư "sau đây:
" Sông Ba loang máu hờn oan khốc,
Quân ngác ngơ đi, thân rã rời,
Từng bước về Nam, từng tấc đất
Mất dần, lang sói... lửa ma trơi"
Ngoài những niềm đau tháng Tư, thơ TLThảo là những triền miên ray rứt, mà vẫn là những ý đẹp thiết tha gửi trao cho người con gái có tà áo trắng, có mái tóc dài buông lơi xuống hai bờ vai. Bây giờ nơi xứ người, khi trời đã chuyển mùa từ Hạ sang Thu, anh vẫn khắc khoải khi gói ghém mấy vần thơ gửi về người em xa xôi ấy như sau:
" Chiều nay em có buồn không nhỉ?
Chút gió lạnh về đổi tiết thu
Sáng nay mới gọi về thăm mẹ
Vẫn nhớ thương dâng xót ý mờ
Đất tạm dung mấy muà thu đến
Mấy mùa lá đổ , trắng lòng đau
Đếm dần tuổi tác, lo thêm mệt
Tóc đã sương pha, trắng cả đầu."
Anh viết thật, rất thật, những câu chuyện kể bằng thơ được gửi về quê cha đất tổ, gửi về mẹ về em, Thy lan Thảo đã khiến người đọc ngậm ngùi đến rơi lệ.Nó cũng là những kỷ niệm cuả người lính trẻ với cô em gái hậu phương, những kỷ niệm chiến trường, những phố phường , khuôn viên trường Đại học, những chiều Thủ Đô, và bao nhiêu niềm thương nỗi nhớ về người mẹ yêu dấu chốn quê nhà. Nay mẹ hiền đã mất, con cũng sống nốt cuộc đời còn lại trên đất khách, thơ Thy Lan Thảo thật bát ngát, mênh mông với những kỷ niệm cuả dĩ vãng
Đôi hàng tiểu sử cuả nhà thơ Thy Lan Thảo:
Anh sinh quán tại làng Tân Niên Trung, tỉnh Gò Công, miền Nam Việt Nam.
Là con út trong một gia đình giáo chức có 6 anh chị em. Trước năm 1975, anh phục vụ trong Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà, đã phục vụ nhiều năm ở Tiểu Đoàn 50 CTCT, và sau đó trải qua hơn 8 năm tù trong các trại tù CS ở miền Nam cho chí miền Bắc.
Sau đó, anh qua Mỹ theo diện HO14.
Trong thi tập " Lai láng dòng phù sa", nhà văn Hồ Trường An đã viết về Thy lan Thảo như sau:
* "Đề tài cuả thơ Thy Lan Thảo vốn thật gần gũi với đa số độc giả, đã trải qua bao cuộc thăng trầm cuả tổ quốc, bao vận nước nổi trôi từ cuộc chiến tranh Đông Dương, giữa Pháp và Việt Minh, kinh qua cuộc nội chiến Quốc Cộng , qua thời gian sau ngày miền Nam thất thủ, cho tới ngày sống tha hương nơi hải ngoại. Dĩ nhiên chúng đã được các nhà văn, nhà thơ lưu vong vốn uư thời mẫn thế cuả chúng ta khai thác trên 20 năm qua, nhưng mỗi người khai thác một cách khác nhau, bằng thái độ, bằng góc độ cái nhìn, bằng khía cạnh nhân sinh quan khác nhau. Ở Thy lan Thảo là thái độ dịu dàng đôn hậu, đằm thắm. Anh không hung hăng với kẻ thù, anh không quằn quại rên rĩ với số phận cay nghiệt, anh cũng không phóng mắt vào hoàn cảnh nào khác ngoài hoàn cảnh và biến cố kế tiếp xảy đến cuộc đời anh. Anh không phóng chiếu cái nhìn vào viễn tượng lộng lẫy ở chân trời thi ca nào khác. Anh nắm bắt những gì anh cảm xúc, những gì anh hiểu biết, không để tham vọng anh lôi cuốn anh vào những cuộc phiêu lưu sa đà khi sáng tác thơ. Thơ anh do đó tuy không tân kỳ và lộng lẫy nhưng được cái tính khiêm tốn và chân thật.
Thy lan Thảo là một cựu chiến binh, đã đi khắp 4 vùng chiến thuật. Anh có mặt trên 2 con đường máu Đại Lộ Kinh hoàng năm 1972, và tỉnh lộ 7B trong những ngày từ Kontum di tản về Nam. Khi sang định cư ở Houston ( Texas) anh vẫn chưa nguôi những ám ảnh, những ác mộng trong cuộc đời binh ngũ. Do đó, anh nhớ thời oanh liệt xưa, nhớ bạn đồng đội trong tình huynh đệ chi binh lớn rộng và thiết thạ"
Những nhận xét cuả nhà văn Hồ Trường An về thơ Thy lan Thảo rất trung thực, vì trong thơ anh đã chuyên chở được từng ý lời về quê hương, về lý tưởng, về gia đình, tình yêu... .Thay vì bằng văn xuôi, Thy lan Thảo đã dùng loại văn vần, từ những vần lục bát nhịp nhàng , cho tới những bài thơ năm chữ, bảy chữ, anh vẫn gói ghém được hết ý lời mà anh muốn bày giải. Đọc thơ Thy Lan Thảo là nghe anh kể chuyện , những món ăn dân dả bình dị, những hình ảnh đẹp cuả quê nhà, những tình cảm chắt chiu cho mẹ, cho em, cho chị, cho người tình , những khốn khó đau thương trong cuộc đời, mỗi một bài thơ là một bài tâm sự. Để cuối cùng thì nhà thơ vẫn ngậm ngùi, vì lý tưởng không đạt được, vì buồn cho thân phận quê hương, và chính bản thân tác giả sống qua ngày nơi đất tạm dung, cho nên đọc thơ anh là đã đọc được NỖI NHỚ đầy ắp trong đó.
Xin gửi tới quý bạn đọc một bài thơ ý rất đẹp cuả nhà thơ Thy Lan Thảo, hay chính là nỗi lòng cuả anh, qua bài thơ " Tuổi Vẫn Còn Buồn" sau đây:
Năm mươi tuổi ngồi đút cơm con
Ta thấy trong ta thoáng chút buồn
Một thuở đời trai vui chinh chiến
Hạ buồn gãy kiếm rũ căm hờn
Bảy năm làm lính tám năm tù
Phận mỏng duyên hời chiếc lá thu
Đời đã xô ta vương hệ luỵ
Nước trong- giòng phẳng dậy căm thù. . .
Mười lăm năm lưu lạc Thuý Kiều
Tiền Đường rửa sạch mọi phiền ưu
Chút niềm an ủi thân bèo bọt
Kim Trọng tình như ngọn sóng triều. . .
Mười lăm năm ta lắm muộn phiền
Thân tù đất Bắc đắng niềm riêng
Giặc thù như hổ, như lang sói
Đất nước lầm than trong ngửa nghiêng!
Nỗi nhà cha mẹ trông chờ đợi
Héo hắt tuổi già cảnh lá lay
Đôi mắt huyền sương cô bạn cũ
Hôm nào ướt lệ buổi chia tay. . .
Rũ bụi hồng trần Kiều viên mãn
Bên cha bên mẹ các em yêu
Ta về Cha đã yên lòng đất
Tuổi mẹ buồn theo vệt nắng chiều. . .
Hỏi em, cô bé năm xưa đã
Pháo nổ xác hồng đã mấy năm
Hôm nay chắc đã con bồng ẵm
Đời vẫn buồn vương bụi cát lầm. . .
Ta về xơ xác cây muà hạ
Một chút duyên tình ủ ấm thân
Cũng may mưa gió mà thân lá
Vẫn vững trong cơn bão loạn cuồng
Năm mươi tuổi, con nhỏ lên ba
Con chị mới vừa học lớp hai
Trong buổi trời chiều còn chút nắng
Là niềm an ủi bước tương lai. . .
Cung kiếm rỉ hoen buồn xa xứ
Bao giờ về lại với quê hương
Dặm xa tóc đã phai màu nắng
Áo vẫn còn hoen vết bụi đường. . .
Thơ Thy lan Thảo.
Còn nhiều lắm, mỗi bài thơ là kỷ niệm cuả riêng tác giả, nhưng nó gần gũi quá như là kỷ niệm cuả mọi người, vẫn còn giữ trong tim những tháng ngày cũ, những hình bóng cũ. Gần 180 trang, với hằng trăm bài thơ chọn lọc, hy vọng khi cầm thi tập này, mọi người sẽ dành cho người lính làm thơ Thy lan Thảo, những cảm tình yêu mến chân thành nhất. Sách in đẹp, bìa trang nhã, ấn phí là 12 Mỹ kim.
Nguyệt San Giao Muà xin cám ơn những thân hữu đã dóng góp bài vở cho Nguyệt San Giao Muà số 204 . Một số bài khác sẽ được đăng dần vào số tới. Mong mỏi sẽ nhận được những sáng tác của các bạn bốn phương để cho Nguyệt San Giao Muà thêm phần hương sắc trong tương lai.
2) Để rút ra danh sách của NSGM (unsubscribe),
xin gửi email về GiaoMua@hotmail.com
3. Mọi chi tiết, thể lệ, thắc mắc, xin gửi về:
GiaoMua@hotmail.com
4. Mọi bài vở, đóng góp, xin gửi về:
GiaoMua@hotmail.com
Nguyệt San Giao Muà
Homepage: http://www.GiaoMua.com
Thể lệ gửi bài cho Nguyệt San Giao Muà:
Mong bạn gửi Bài cho GM theo cách này là tốt nhất :
1. Dùng mẫu chữ Vietnet (VIQR) hay Unicode
2. Viết Hoa chữ đầu của bài và bút hiệu. Ví dụ: Giọt Mưa Trên Lácủa NS Phạm Duy
3. Gửi bài ngay trong email (không kèm file), để cho BBT khỏi mất công download xuống để đọc
4. Gửi tất cả các bài trong 1 tháng 1 lần trong1 email, nếu tiện.
5. Bài vở xin gửi đến trước ngày 25 mỗi tháng
6. Mọi chi tiết, thể lệ, thắc mắc, xin gửi về: GiaoMua@hotmail.com
Cám ơn bạn rất nhiều, vì nhân sự có hạn, BBT không thể ngồi đánh máy lại từng đề bài hay bút hiệu.
P.O . Box 378
Merrifield, Virginia 22116
USA
Trang Nhà