Số 208
Ngày 1 tháng 8 năm 2019
Nguyệt San Giao Mùa
P.ỌBox
378
Merrifield, Virginia
22116
USA
I . Thơ _______________________________________________________________________
1. Ngày Cứ Mới Cho Ðời Ta Cũ | ______ Jacaranda | ||||||||||||||||||||||||||||
2. Nắng Hạ Vàng Mấy Ðộ | ______ Hàn Thiên Lương | ||||||||||||||||||||||||||||
3. Tình Người Viễn Xứ | ______Hai Hùng SG | ||||||||||||||||||||||||||||
4. Một Thời Sái Ðãi Vàng Ðau ... | ______ Trần Huy Sao | ||||||||||||||||||||||||||||
5. Sông Nay | ______ Bạch Liên | ||||||||||||||||||||||||||||
6. Lướt Thướt Cứ Mưa Hoài | ______Quách Như Nguyệt | ||||||||||||||||||||||||||||
7. Hoài Niệm 2 | ______ Khóc_Cười | ||||||||||||||||||||||||||||
8. Ðộc Thoại Tháng Bảy | ______ Sông Cửu | ||||||||||||||||||||||||||||
9. Nhìn Pháo Hoa Nhớ Mẹ |
______ Chương Hà 10. Góc Tối Màu Tím Than |
|
______ Tình Hoài Hương
| 11. Sân Ga Và Chuyện Ðàn Cừu |
|
______ Ðặng Xuân Xuyến | 12. Tuổi 90 |
|
______ ChinhNguyen/H.N.T. | 13. Em Sống Mãi Bên Anh
|
|
______ Phạm Ngọc Thái |
14. Minh !
| |
______ Ý Nga |
15. Những Ðỉnh Ðèo Tây Bắc
| |
______ Nguyễn Thị Thanh Dương.
|
16. Người Về Chép Lại Ca Dao
| |
______ Trần Ðan Hà |
17. Ngày
| |
______ Vân Hà
|
18. Ru Em Ðêm Mưa
| |
______ Nguyễn Chí Hiệp
|
|
II . Văn _______________________________________________________________________
1. Có Một Tình Yêu ___________ Nguyễn Thị Thanh Dương | 2. Huấn Luyện Phi Hành (truyện dài nhiều kỳ) ___________ Tình Hoài Hương |
3. Trôi Sông 2 ___________ Phan Thái Yên |
4. Phượng Xưa ___________ Bạch Liên |
5. Chiến Tranh, Bài Học Ðể Ðời ___________ Trần Thành Mỹ |
6. Thơ Và Trăng ___________ ChinhNguyên/H.N.T. |
7. Nói Tục Ở Lớp Trẻ ___________ Vũ Thi Hương Mai |
III . Trả Lời Bạn Ðọc__________________________________________________
1. Nhắn Tin/Trả Lời Bạn Ðọc _______ Ban Biên Tập |
I . Thơ __________________________________________________
II . Văn___________________________________________________________
Nguyễn Thị Thanh Dương
2. Huấn Luyện Phi Hành (truyện dài nhiều kỳ) Tình Hoài Hương
Tình Hoài Hương
Phan Thái Yên Phan Thái Yên Bạch Liên
Bạch Liên 5. Chiến Tranh, Bài Học Ðể Ðời Trần Thành Mỹ
Trần Thành Mỹ Trần Ngọc
Trần Ngọc Vũ Thi Hương Mai
Vũ Thi Hương Mai IIỊ Hộp Thư Toà Soạn
___________________________________________________
Thể lệ để nhận Nguyệt San Giao Muà:
1) Ðể vào danh sách của NSGM (subscribe),
xin gửi email về GiaoMua@hotmail.com
Ðịa Chỉ Liên Lạc:
Nguyệt San Giao Muà
Copyright
2002 by Giao Muà e-magazine and respective authors
Không, điều ấy không bao giờ xảy đến,
Anh hứa đi, sông vẫn chảy miệt mài,
Anh vẫn yêu em tình không bờ bến,
Chẳng bao giờ sông ấy rẽ thành hai.
Không, điều ấy không bao giờ là thật,
Anh hứa đi, mây vẫn bốn phương trời,
Anh vẫn yêu em tình yêu duy nhất,
Chẳng bao giờ mây ấy sẽ ngừng trôi.
Hiên chủ nhà mời Phượng ra sau nhà uống chút rượu trong khi hai bà vợ của hai ông đang rủ nhau đi shopping. Ðàn bà hầu như ai cũng thích shopping kể cả lúc đi du lịch hay đi chơi đâu đó họ cũng không chịu ngồi yên ở nhà. Hai bà sẽ đi shopping thoải mái đến chiều về cả đôi vợ chồng chủ cùng vợ chồng khách sẽ đi ăn tiệm.
Khi Phượng bước ra cái deck đã thấy Hiên bày xong chai rượu cùng 2 cái ly, đĩa sausage vừa hâm nóng và đĩa dưa leo muối trên chiếc bàn tròn có bộ ghế xinh đẹp.
Trời mùa Xuân buổi trưa mát mẻ với nhiệt độ khoảng 70 độ F.thật thú vị khi được ngồi ngoài trời nhâm nhi ly rượu cùng với bạn hiền và thiên nhiên tươi đẹp.
Bây giờ Phượng mới ngắm kỹ cảnh trí cái deck nhà Hiên hơn. Hôm qua hai vợ chồng Phượng đến nhà bạn sau khi được sắp xếp chỗ ở trong căn phòng lịch sự vợ chồng Phượng chỉ thoáng nhìn cái deck sau nhà qua khung cửa kính nơi phòng ăn chứ chưa có dịp ra ngoài.
Phượng nhìn những chậu hoa bày trang trí nơi sát hàng rào deck làm bằng gỗ sơn màu trắng nổi bật những đóa hoa hồng đỏ thắm và nơi góc hàng rào một cái chuông gió lửng lơ đang nàm đợi gió. Phượng bật thốt lên:
- Hoa hồng và chuông gío ..
Hiên bình thản:
- Hoa hồng và chuông gió có gì lạ mà anh phải ngạc nhiên nhỉ?
Phượng khẽ đáp:
- Vì tôi đã từng yêu thích hai thứ này, tôi ngắm hoa hồng và đợi tiếng chuông gió ngân nga.
Hiên vẫn bình thản:
- Thỉnh thoảng vợ chồng tôi ngồi đây ngắm nghía chúng, nhưng chiều nay tôi và anh ngồi đây để uống lai rai chứ chẳng phải ngắm hoa suông
Hai người ngồi đối diên nhau mỗi người tay cầm ly rượu của mình và nói chuyện đời, nhưng Phượng không muốn rời hình ảnh những hoa hồng màu đỏ kia bỗng dưng làm lòng chàng xao động.
Có phải vì hơi men làm cho tâm hồn chàng lênh đênh?
Có phải vì cảnh Xuân nắng đẹp gío êm và hoa xinh đã làm tâm hồn chàng thức dậy một kỷ niệm cũ ?
Hình bóng nào vừa thoáng qua và chưa chịu bay đỉ
Uống cạn mấy ly rượu thì Hiên rủ Phượng vào nhà nghỉ ngơi nhưng Phượng nói:
- Anh Hiên cứ vào nhà nghỉ trưa đi tôi thích ngồi đây thêm một lát.
Phượng ngả người ra ghế phóng tầm mắt nhìn ra những chậu hoa hồng có những hoa màu đỏ thắm xinh đẹp lòng Phượng nhói lên một niềm thương nhớ, một niềm đau, chàng tưởng như ngay lúc này Thương đang ở đâu đây rất gần với chàng.
Biết đâu nàng là hàng xóm nhà Hiên và thần giao cách cảm theo màu hoa hồng đỏ này đang đến tìm chàng, nàng thích hoa hồng đỏ lắm mà..
Phượng mỉm cười thầm vì sự hoang tưởng của mình. Trên cõi đời này có bao nhiêu người thích hoa hồng đỏ nào phải chỉ mình Thương.
Nàng đã đến và nàng đi đã bao năm..
Phượng rời vợ con đi vượt biên đến Mỹ định cư năm 1985, sau một thời gian dài ổn định cuộc sống độc thân tại chỗ nơi xứ người thì Phượng gặp Thương, từ lần gặp gỡ ban đầu hai người đã cảm thấy quyến luyến nhau và tình yêu đến nhanh như cơn mưa bất chợt đổ xuống mảnh đất khô cằn hai tâm hồn cô đơn khao khát...
Cha mẹ Thương đã mất trong chiến tranh, gia đình người chú họ thương tình đứa cháu bơ vơ đã cho nàng đi cùng chuyến tàu vượt biên do họ tổ chức và đến Mỹ sớm hơn Phượng vài năm.
Yêu nhau tưởng như không thể nào xa nhau nhưng một khoảng cách vô hình đã chia cách hai người.
Phượng kể cho Thương nghe về hoàn cảnh mình, chàng còn vợ và hai đứa con nơi quê nhà đang chờ mong, chàng không thể bỏ rơi họ, chàng phải gởi tiền về Việt Nam giúp đỡ vợ con và sẽ bảo lãnh họ sang Mỹ đoàn tụ.
Thương chấp nhận làm người vợ không bao giờ cưới của Phượng, nàng yêu chàng, được sống bên chàng ngày nào là vui ngày ấy và hứa sẽ ra đi khi vợ con Phượng sang đến Mỹ.
Họ sống với nhau như đôi vợ chồng son trong một căn phòng apartment rẻ tiền nhưng có bàn tay khéo léo của Thương tổ ấm trở nên sạch đẹp và ấm cúng. Một chiếc giường rộng, một bàn ăn nhỏ, một khung bếp hẹp mà biết bao hạnh phúc đi qua từng ngày, từng mùa, từng lúc thời tiết ấm lạnh nắng mưa.
Căn phòng ở tầng trệt có một khỏang đất nhỏ sân sau đủ cho nàng trồng vài cây hoa hồng đỏ và treo bên hiên nhà một cái chuông gío. Hai thứ này nàng và Phượng cùng yêu thích
Mỗi chiều đi làm về Phượng thường vào bằng lối cửa sau nghe tiếng chuông gío reo và lướt mắt qua những đoá hoa hồng đỏ để quên đi những mệt nhọc của một ngày làm việc. Hoa hồng nở kéo dài từ mùa Xuân đến mùa Thu và chớm vào mùa Ðông, chỉ thực sự héo hon tàn tạ trong gió Ðông lạnh. Nhưng tình yêu của họ dài đủ bốn mùa, và hết năm này qua năm khác.
.Thương nhiều lần thì thầm bên chàng:
- Hoa Hồng đỏ biểu tượng của tình yêu, điều đơn giản này cũng là tình của em cho anh .
Nàng yêu và lãng mạn qúa. Phượng ôm nàng trong tay vỗ về:
- Anh cũng yêu em như thế dù tình yêu này muộn màng rồi, mối lương duyên lỡ nhịp rồi. Anh không có lý do gì từ bỏ vợ con.
- Em ước gì điều ấy không bao giờ là thật, điều ấy không bao giờ xảy đến, chỉ có anh và em trên cuộc đời nàỵanh nhỉ?
- Anh không đủ tư cách để yêu em, con đường em đi không có anh sẽ đẹp hơn?
Nàng đã níu gương mặt Phượng gần hơn và hôn lên môi chàng:
- Ðừng nói thế, ngày nào còn ở bên em anh hãy chỉ nói yêu em. Anh hứa đi.
Chàng đã trả lời cho câu hứa bằng một nụ hôn dài.
Ngày xưa chàng và Yến yêu nhau cũng hẹn thề cũng quấn qúyt nhưng không đủ lửa đam mê như tình yêu của chàng và Thương. Chàng và Yến đi đến hôn nhân, tình yêu và tình vợ chồng vẫn êm đềm. Yến đã thu vén tiền bạc để chàng đi vượt biên tìm tự do, chàng là cột trụ của gia đình, Phượng sẽ lo cho vợ con và bảo lãnh vợ con sang Mỹ tìm cuộc sống mới mẻ và tương lai cho hai con, đó là mộng ước hai vợ chồng chàng đã xây đắp.
Phượng đã chờ đợi có quốc tịch, có công ăn việc làm vững chắc mới đủ điều kiện bảo lãnh vợ con.
Ðến lượt Yến phải chờ đợi ở Việt Nam vì khi vượt biên đến đảo Phượng đã khai rút đi vài tuổi hi vọng sẽ có cơ hội dài để học hành và làm việc kiếm tiền bảo lãnh vợ con, giấy khai sinh của Phượng đã không khớp với giấy tờ hôn thú của hai vơ chồng thế là Yến phải cất công chạy chọt làm lại giấy tờ nên hồ sơ bảo lãnh chưa thể hoàn tất để gởi đi .
Thời gian kéo dài thêm cho đôi tình nhân ở Mỹ được gần nhau thêm, hơn 6 năm kể từ ngày Phượng đến Mỹ mới được tin vợ con sắp sang Mỹ đoàn tụ.
Phượng đau đớn bị giằng co giữa tình vợ chồng và tình yêu với Thương, chàng không thể bỏ vợ con nhưng cũng không muốn chia lìa người mình yêu.
Có những ngã ba đường người ta không thể cất bước về một phía nào.
Nhưng Thương đã tự nguyện chỉ đường cho chàng:
- Em không thể là người cướp đoạt hạnh phúc của vợ con anh, thà đau khổ một mình em hơn là ba người kia phải đau khổ.
Những ngày ngắn ngủi còn lại bên nhau Thương khóc nhiều, khóc cả khi trong vòng tay ân ái của chàng. Phượng chỉ biết vỗ về an ủi nàng:
- Dù muốn dù không em phải quên anh, em sẽ lập gia đình và có những đứa con, em không thể vì yêu anh mà phí cả tuổi thanh xuân của em. Cố lên nhé Thương .
- Em chỉ có một tình yêu là anh.
Phượng nghĩ đó là lời nói lãng mạn trong phút giây đắm say thời gian sẽ là liều thuốc nhiệm màu nhất để phôi pha những ân tình những kỷ niệm. .Chàng luôn cầu nguyện cho người mình yêu sẽ có mối tình khác, sẽ trăm năm hạnh phúc.
Phượng đã thuê một căn nhà 3 phòng để đón vợ con sang. Một tuần trước khi họ đến Mỹ, Thương đã cùng Phượng đi mua sắm những đồ đạc trong nhà, nàng cùng với chàng kê chiếc giường trong phòng ngủ và mọi thứ đồ dùng khác.
Thấy Thương đứng lặng lẽ nơi cửa sổ phòng ngủ Phượng đã đến bên nàng, chỉ có thế Thương đã ôm chầm lấy Phượng và òa khóc nghẹn ngào .
- Em đang sắp đặt hạnh phúc cho anh, cho người mình yêu. Còn em ?.
- Anh có vui gì hưởng hạnh phúc như em nói đâu
Chàng lại hôn nàng nụ hôn thấm vị mặn của nước mắt hai ngườị? :
Trước ngày vợ con Phượng đến Thương đã bỏ ra đi, ra đi biền biệt để Phượng không phải bận lòng.
Mối tình gìa nhân ngãi non vợ chồng khéo dài 3 năm bỗng chỉ là một giấc mơ ...
Hôm Phượng ra phi trường đón vợ con vui ít buồn nhiều..
Bên vợ con với bao trách nhiệm Phượng vẫn cảm thấy một nỗi trống vắng khó tả.
Chàng bắt đầu cuộc sống mới với vợ con cũ, Yến hội nhập vào cuộc sống ở Mỹ nhanh chóng, nàng càng ngày càng khác xưa, cô Yến hiền dịu khép nép bên chồng không còn nữa, nàng xông xáo lanh lợi và bon chen với người đời. Yến đã bĩu mội chê chồng:
- Anh qua Mỹ thời gian dài mà tài sản chẳng có gì, vợ con qua anh đón vào căn nhà cũ này, mà lại đi thuê nữạ.Thảm qúa !
Phượng bị tổn thương vì bao công lao của chàng đã bị vợ đổ sông đổ biển:
- Em à, anh đã phải sống tiết kiệm để gởi tiền tối đa về cho em và hai con suốt mấy năm trời chưa kể thỉnh thoảng em đòi hỏi anh gởi về giúp người thân bên phía em nữa, em tưởng anh ở bên này gặt hái ra tiền dễ dàng saọ?
Yến đi học nghề làm nail, thành thạo nghề nàng mua tiệm làm chủ mọi sự việc đều may mắn với Yến. Kiếm tiền càng nhiều Yến càng coi thường chồng, Phượng bỗng lép vế vợ lúc nào không hay.
Lạc lỏng trong tình yêu vợ chồng Phượng càng thương nhớ Thương, nàng đã yêu chàng không so sánh thiệt hơn, căn nhà thuê có 3 phòng là nơi Yến bất bình rẻ rúng nhưng căn phòng nhỏ bé apartment rẻ tiền đã là nơi hạnh phúc nhất của Thương.
Vợ chồng chàng đã mua một căn nhà mới rộng đẹp, mỗi khi có dịp đi qua khu apartment cũ Phượng thường dừng chân nhìn lại căn phòng của chàng và Thương ngày nào tiếc nuối và bâng khuâng tự hỏi có ai trồng hoa hồng đỏ và treo chiếc chuông gió nơi góc vườn ấy không?.Có ai yêu nhau như chàng và Thương ngày ấy không?
Mấy năm qua Phượng vẫn nghĩ đến Thương dù chẳng thể thay đổi được cuộc đời nhau.. Thì ra tình yêu chàng dành cho Thương chưa bao giờ nguôi.
Hôm nay nhìn những chậu hoa hồng đỏ nhà Hiên, Phượng lại chạnh lòng và nhớ Thương qúa chừng. Hơn 10 năm xa nhau rồi có lẽ Thương đang bận bịu với cuộc sống bên chồng bên con, không biết có giây phút nào Thương nhớ đến chàng??
Thôi thế cũng đành, còn hơn gặp lại để bẽ bàng duyên phận.
Phượng đang lơ mơ ngủ thì tiếng Yến oang oang ngay bên cạnh:
- Trời ơi, hết chỗ ngủ sao mà anh nằm đây hả, hả ?
Phượng mở choàng mắt, hình bóng Thương vụt biến mất khi trước mặt chàng là Yến đưa chàng trở về thực tế:
- Ngoài này mát mẻ anh uống tí rượu rồi ngủ quên?
Yến khó chịu
- Người gì mà chỗ nào cũng ngủ, tới nhà người ta anh phải lịch sự chứ
Phượng đã quen với những lời đanh đá của vợ. Khi không thể thay đổi được điều gì đó thì người ta đành chấp nhận sống với nó, như người bệnh sống với bệnh, như người đi biển đi sông sống cùng với sóng to và thác lũ.?
Yến ngoe nguẩy đi vào trong nhà và ra lệnh:
- Anh vào mà sửa soạn, chúng ta đi ăn cùng với anh chị Hiên..
*********************
Ngày cuối cùng ở nhà bạn, vợ chồng Phượng mời vợ chồng Hiên đi ăn cơm chiều vừa để tạm biệt vừa để đáp lễ lại những ân cần tiếp đãi của chủ nhà đã dành cho vợ chồng chàng..
Họ đến một nhà hàng Việt Nam để ăn bữa cơm chiều thân mật.
Ăn xong khi mọi người đứng lên sắp sửa ra về thì giữa những người khách đi lại qua bàn ăn chị Hiên đã nhận ra ai đó chị reo lên:
- Thương ơi ...có phải em đó không?
Phượng giật mình vì cái tên đã từng vang vọng trong trái tim chàng từ qúa khứ cho đến bây giờ??
Người phụ nữ trẻ đi bên cạnh đứa bé trai đã dừng chân lại bên chị Hiên và cũng mừng rỡ:
- Chị Hiên, em đây. Không hẹn mà gặp chị vui qúả
- Hai mẹ con em đi đâu mà lạc vào nhà hàng này?
- Hôm nay em có công việc qua đâỷ
Chị Hiên ríu rít quay ra giới thiệu:
- Coi như duyên hạnh ngộ, tôi đã gặp lại các bạn cũ cùng một lúc. Ðây là vợ chồng anh Phượng chị Yến là bạn hàng xóm xưa của chúng tôi từ ngày còn ở Việt Nam, còn đây là mẹ con Thương cô bạn hàng xóm nay của chúng tôi tại thành phố này, Thương đã dọn nhà đi nơi khác chỉ cách nhau một tiếng lái xe mà cả năm nay chúng tôi mới gặp lại nhau..
Phượng run người như đang lên cơn sốt và Thương cũng đang sững sờ nhìn chàng. Họ cũng là người xưa của nhau, họ đã nhận ra nhau
Yến vô tình và xã giao:
- Vợ chồng tôi hân hạnh được biết Thương
- Vâng, Thương cũng hân hạnh được biết anh chị .
Chị Hiên nhanh nhẩu:
- Thôi hai mẹ con vào bàn gọi bữa ăn đi rồi về nhà kẻo trời tối. Hẹn lúc khác gặp sẽ chuyện trò nhiều hơn.
Mọi người chào nhau, Phượng vẫn bàng hoàng nhìn Thương, chàng thấy đôi mắt nàng nhìn chàng tuy cố tạo ra bình thản mà vẫn bối rối đượm buồn và hình như sắp sửa đẫm lệ.
Phượng là người bước đi chậm nhất, chàng chưa nói được với Thương một lời tao ngộ nên chân bước đi không đành, chàng chỉ biết tự an ủi dù sao Thương cũng đã có gia đình con cái, có một bến bờ cuộc đời như chàng từng mong muốn.
Bất giác chàng quay đầu nhìn lại và thấy Thương vẫn đứng sững nơi đó đang dõi nhìn theo chàng, nàng cũng chưa nói được lời tao ngộ nào với Phượng. Hai người chỉ cách nhau một khoảng cách chục bước chân mà xa nhau vời vợi
Vừa đi ra chỗ đậu xe chị Hiên vừa kể:
- Cô Thương nàỷ.. dễ thương như cái tên của cô ấy. Ngày Thương mới về đây thuê một căn nhà nhỏ cuối đường khu nhà tôi, chúng tôi đã là bạn bè hàng xóm khá thân, cô vừa dọn đi nơi khác cho gần chỗ làm việc mới.
Anh Hiên chợt nhớ ra vội xen vào để nói với Phượng:
- Ðấy, đấy là cô bạn đã tặng hoa và chuông gió cho cái deck của nhà tôi mà anh đã thích. Lúc nãy tôi quên không kể cho cô Thương món qùa cô tặng đã thêm người thưởng ngoạn.
Ôi, một chút tri kỷ chẳng ai quên.
Phượng bối rối tưởng như mọi người đã đọc được tâm trạng của chàng lúc này với Thương:
- Anh Hiên đã bảo hoa hồng và chuông gió không có gì lạ mà, nhà nào chẳng có hai thứ này..
Yến thẳng thừng:
- Trồng hoa đẹp mắt thật đấy nhưng tôi vẫn thích những gì thực tế hơn, vì thời tiết không cho phép nên tôi trồng một cây chanh trong chậu mùa đông phải bê vào garage hay nhà khọvất vả lắm..
Chị Hiên ngạc nhiên:
- Chị Yến thích cây chanh đến thế.!
- Chỉ vì tôi thích món thịt gà luộc ăn với lá chanh, lá mọc ra ..không kịp cho tôi hái nữa đó.
Mọi người cười ồ vui vẻ và dường như quên chuyện cô Thương. Phượng băn khoăn tìm cách để được nhắc đến tên nàng::
- Cô Thương tặng anh chị Hiên hoa và chuông gió để khi cô đi xa anh chị vẫn nhớ đến cô..
Chị Hiên gật gù:
- Ừ nhỉ ..thỉnh thoảng ra deck nhìn hoa nhìn chuông gió tôi vẫn nghĩ đến Thương, đến hai mẹ con cô ấỷ
Giọng chị Hiên chợt bùi ngùi:
- Ngày Thương về đây bụng mang dạ chửa, cô có một chuyện tình dang dở chắc là rất đẹp nên cứ ở vậy nuôi con đến bây giờ, thằng bé mười tuổi rồi chứ ít gì, mấy lần tôi có ý định làm mai giới thiệu cho Thương một người đàn ông tốt nhưng cô ấy nói nửa đùa nửa thật em chỉ lấy người nào giống y như người cũ của em hoặc là không bao giờ. Thì ra có tình yêu bất diệt luôn đi cùng với thời gian.
Phượng từ bàng hoàng này đến bàng hoàng khác, mỗi lời nói của chị Hiên làm chàng ngạc nhiên và đau đớn thắt ruột thắt gan. Chàng nhớ những ngày cuối chàng và Thương càng quấn quýt bên nhau, linh tính cho chàng biết thằng bé là kết qủa của những lần aí ân đầy nước mắt mà nồng nàn say đắm ấy...
Yến tỏ vẻ ngưỡng mộ:
- Phải là một mối tình thắm thiết và tri kỷ lắm họ mới chung tình đến thế..
Phượng thẫn thờ lập lại:
- Phải là một mối tình thắm thiết và tri kỷ lắm họ mới nhớ nhau đến thế
Bốn người đã ra xe. Ngay lúc này Phượng bỗng thấy mình lại đứng ở ngã ba đường.
Chàng muốn chạy lao vào trong nhà hàng để đến bên Thương ôm gọn nàng trong vòng tay yêu thương, để thốt lên hàng vạn lời nhung nhớ và rồi Thương sẽ âu yếm cầm tay chàng chạm vào tay thằng bé kia để hai cha con nhận ra nhau.
Nhưng chiếc xe anh Hiên lái đã lăn bánh, vợ chồng Hiên và Yến lại vui vẻ nói về một đề tài nào đó.
Chiếc xe tăng tốc độ chạy nhanh về phía trước mà tâm hồn Phượng tràn ngập thương yêu lẫn khổ đau đang tuyệt vọng chạy ngược về phía sau, nơi nhà hàng có hai mẹ con Thương còn ngồi trong đó.
Truyen Dai
Huấn Luyện Phi Hành
Phần Thứ Ba
Chương 22
Xệ Cánh Bay
Phi Hành muốn thân thiện, trầm ngâm kể lại câu chuyện có thật trong ?đời phi công hụt? cho các bạn & ?cố nhân? (lúc nầy chẳng hiểu sao anh và Hạnh bị mất liên lạc, không có tin tức gì từ sau khi trường cuả anh di chuyển đi nơi khác, và Hồng Hạnh cũng ra trường đổi đi dạy ở nơi "khỉ ho cò gáy")... Xin bạn và em yêu lặng lẽ lắng nghe, mà bùi ngùi đồng cảm, ân cần ngồi lại chia sẻ với mình, như người bạn tri kỷ hồng nhan kỳ phùng. Chuyện đau buồn như sau: Ngày 19 tháng 7 năm 1967, đúng 7 giờ chiều. Hành mặc chiếc áo bay, đội mũ bay, ôm cánh dù nặng trịch, tay cầm bản đồ, đèn bấm đi check mấy cục than dẫn điện, coi có bị gì không, anh sợ rằng nếu mất lửa, thì khi mở máy nó sẽ bị ngộp xăng. Kiểm soát cẩn thận xong xuôi đâu đó, Hành chờ giờ TOT (time on target) chính xác, anh mở máy, cánh quạt quay, luồng khói xanh bùng lên khi động cơ nổ. Hành rung đùi, dẫu sao mình vẫn khoan khoái vui vẻ, hãnh diện, vì:
Lóp ngóp bơi trong áo rộng thùng thình
lại cứ tưởng rằng mình bảnh, mình chi rằng đích thực mình giây
Cho nên nó mới ra cái nông nỗi này:
Nhác xem phi lệnh có tên đà run như cầy sấy
vừa mới thấy có mang: nào bom, nào hỏa tiễn, nào đạn ca nông
không rét sao mà chưn lẩy bẩy
gặp ai cũng ỉ ôi năn nỉ: Mầy, mầy đi giùm tao
dù vẫn biết chẳng thằng nào nó khứng
đành nai lưng mũ vác mũ ra tàu
nhớ anh cơ trưởng ảnh bế ảnh bồng ảnh thả vào trong cốc-pít
mặt nạ dưỡng khí mang vào thì hì hà hì hít
hít thật nhiều vì cảm thấy thiếu hơi. (1)
Hành lái phi cơ đến đầu sân và standby để xin phép rời phi đạo. Hành kiểm soát lần nữa trang bị đủ mọi thứ cần thiết, anh hân hoan vui vẻ cất cánh bay cùng với ông thầy. Bay được ba giờ, thầy kêu Hành quay trở về sân bay. Lúc đó có hai chiếc Ạ1.E khác đang chờ. Thầy bảo:
- Anh cứ tiếp tục làm phi-đội-trưởng, hướng dẫn hai chiếc phi cơ kia đi ra Range, thực tập. Anh bay solo! Chúc may mắn và bình an.
- Cám ơn thầy.
Thế là thầy xuống khỏi phi cơ. Khi tay lái đã được điều chỉnh chính xác, ấy là lúc phi cơ bình phi, người phi công được thảnh thơi nhàn hạ khoan khoái tí chút. Cùng bay với Hành hôm đó có hai bạn sắp hàng chờ anh. Khi cất cánh xong, Hành nghe số 2 và số 3 báo là họ đang bay sát theo Hành. Anh yên trí dẫn họ làm các thao tác được qui định. Sau khi Hành ném hết bom, bắn hết đạn. Phi cơ của Hành xăng còn ít thôi, anh báo cho hai bạn biết, và dẫn họ về. Ðến gần sân bay, anh báo tin cho một bạn cùng bay đáp xuống trước, phi cơ bạn ấy tà tà rề rề? rẽ về đường Taxiway. Bấy giờ đến phiên người bạn thứ hai đáp xuống phi đạo, nhưng anh ta đáp thật gần, và chậm quá sức, (vì lý do tế nhị và rất tôn trọng bạn, Hành không nêu tên hai bạn cùng bay ra nơi đây).
Phần Hành bay sà sà trên đầu phi cơ của bạn. Nhìn bao quát Hành thấy rõ những ngôi nhà to, nhiều loạt đèn lung linh lóng lánh đủ màu sắc nhấp nhô, những con đường lượn quanh thành phố, kể cả vô vàn chiếc xe hơi đủ màu ùn ùn chạy đi chạy về, khiến anh rợn người toát mồ hôi, hoa cả mắt. Chằng hiểu sao bỗng dưng anh chợt nhớ tới bài thơ ?Phi Ðạỏ:
Có nhiều cậu học trò còn luống cuống
Mới ?sô lổ thấy phi đạo đã run
Tháo mồ hôi trống ngực đập lung tung
Mới va chạm đã bung ào một cái!!
Lắm bạn bỏ bay lâu thì cũng vậy
Ðáp bị bung khi mình chẳng muốn bung
Mới đầu thì nghe tức tối quá chừng
Ðáp vài cái lấy lại ngay phong độ
Những anh Mẽo lái tàu to quá cỡ
Ðáp cái nào cũng tóe lửa thấy ghê!!
Tạo tiếng kêu kít kít đến phát ê
Thân phi đạo rung rinh như muốn vỡ
Các bạn ơi! đừng bực mình nhăn nhó
Những khi sân có đèn đỏ xi nhan
Phải chờ cho cờ lia chớ vội vàng
Ðừng đáp đại ắc xi đăng đấy bạn!
Nếu kẹt quá thấy mình cần rất khẩn (2)
Lúc đó do quá bất thần, lúng túng, bàng hoàng và sợ hãi kinh khủng, lạnh người từ trên gáy kéo dài xuống toàn sống lưng, và tay chân mình. Thiệt căng thẳng! Phen nầy chắc toi mạng thiệt rồi. Phi cơ rớt xuống quá nhanh. Hành không nhớ mình đã làm gì, chẳng hiểu sao kim RPM của rotor và engine cứ dính chặt, cứng đơ không chịu split, chẳng hề nhúc nhích cụ cựa. Trong tích tắc ấy, Hành thầm nghĩ:
- ?Nếu mình bớt ga để đáp xuống. Thế nào cũng đáp ngay trên đầu phi cơ của bạn ấy. Chắc chắn mình và mấy phi cơ gần đấy sẽ nổ tung banh xác?, càng chết hết cả đám Không-quân đứng ở dưới đất, họ lóng ngóng xôn xao nhìn lên, lo lắng chỉ chỏ kia kìa.
Vì thế anh vội vàng tống ga vút bay lên trời tiếp, (như mình đã từng làm việc tương tự trước đây). Nhưng, vì do Hành quen tay lái với các loại T-28 rồi. Khổ một điều rất quan trọng là: hồi trưa nay, anh đã từng bay lên cao độ 5.000 bộ, để thử nghiệm. Vì, khi bay bình phi mà mình muốn hạ cánh cản, bánh xe xuống rồi, thì chiếc máy bay sẽ khá nặng nề, coi như vô dụng giống đống sắt vụn, không dễ dàng điều khiển máy bay nữa. Nhưng nếu anh tống ga cho phi cơ vút phọt lên trời lúc đó, thì sức quay của cánh quạt sẽ tạo nên một lực đẫy rất mạnh. Khiến chiếc phi cơ có thể lật ngửa ra tức khắc. Hoặc phi cơ sẽ chúi mũi đâm sầm đầu cắm phụp xuống đất, là nổ liền lập tức.
Còn nếu như phi cơ ở độ cao chuẩn mực, mình có thể dễ dàng ?gỏ được. Nghĩa là trên không trung rộng thênh thang đó, mình sẽ kéo phi cơ trở lại vị trí bình thường. Dĩ nhiên là mình phải cần có ít nhất là 200 bộ, mới có thể cứu chữa một tình huống vô cùng gay cấn hiểm nghèo phức tạp ấy. Ðằng nầy, Hành đang ở tư thế chuẩn bị sẵn sàng đáp, nên phi cơ chỉ ở cao độ chừng hơn 100 bộ thôi. Cho nên Hành vội tống ga rất mạnh, là do vậy.
Hậu quả là chiếc phi cơ chập chờn chao đảo, rú rít rung giật tưng bừng. Phi cơ nghiêng hẳn qua một bên. Hiện tượng đó gọi là: Torque Roll. Thế là điều cuối cùng không muốn chẳng hề mong đợi đã xảy ra. Hành chỉ kịp nhìn thấy bầu trời lăn lộn quay cuồng chao đảo, ngả nghiêng, chới với quay vun vút bay tùng phèo. Hành nghe một tiếng nổ to rất dữ dội, long trời lở đất bùng lên, nghe choáng váng đinh tai nhức óc và hai mắt mình toé lửa. Cánh phi cơ đã chạm xuống bãi cỏ, sát bên phi đạo. Cánh quạt bị bứt ra bay đi khá xa. Phi cơ lật qua bên phải. Rồi lật ngửa. Cuối cùng chỉ dừng lại ở điểm ?tiếp đất?. Cách nơi anh đáp xuống chừng 2 kilomets.
(Anh biết điều phũ phàng nầy, là khi Hành đã nằm ở bệnh viện, thì Uỷ-ban điều tra tai nạn phải dùng một chiếc trực thăng, bay lên cao độ 3.000 bộ, họ chụp lại toàn cảnh tai nạn lúc bấy giờ. Hành thấy chiếc máy bay cuả mình ngồi lái, giống như những miếng vỏ cây đại thụ nhăn nhúm vỡ vụn, chúng bay lả tả rải rác khắp nơi từ phía đầu đến phía cuối phi đạo). Thật quá kinh hoàng. Than ôi! Ðường phi đạo rộng thênh thang lo gì đáp vội, để tự mang
thảm hoạ vô thân thế nầy!?
Riêng về phần Hành bị buộc cứng vào ghế ngồi bởi sợi dây nịt an toàn. Nhưng anh chả hiểu làm sao cái ghế tự động văng ra ngoài bãi cỏ? ?nó ngồỉ thẳng đứng? Hành ngồi y nguyên trên ghế còn đầy đủ mũ bay đội hơi chúi xuống mắt, có chiếc dù đeo sau lưng. Sau cú đáp khiếp đảm ?kinh hoàng dị tộc chẳng giống con giáp nàỏ đó, mắt Hành dường như toé lửa, trăm ngàn ông sao bung ra ở khoé mi. Hành cảm thấy đau nhói kinh khủng cùng khắp thân thể, nhưng anh vẫn còn tỉnh táo trước sự việc chớp nhoáng xảy ra trong tích tắc. Hành nghe thoang thoảng mùi cỏ ẩm. Mùi khét, và làn gió nhẹ phe phẩy thổi mơn man trên mặt mình. Hành nhắm mắt lại, chỉ kịp kêu:
- Chúa ơi!
Gió vẫn thổi man mác vào mặt mình lành lạnh, một lúc sau anh mở mắt ra dáo dác nhìn chung quanh, Hành mới biết mình còn sống. Anh chỉ thấy toàn các mãnh sắt vụn. Những đám khói nho nhỏ bập bùng bốc lửa trong buổi hoàng hôn. Ðó là những ống dẫn dầu thủy điều bị cháy. Anh ngồi ở ghế bay, một mình chơ vơ lạc loài trên bãi cỏ có nhiều vệt lửa cháy bập bùng. Máu trào ra góc đầu bên thái dương dưới mũ bay, Hành cảm thấy một cánh tay bên phải cuả mình tê buốt nằm ở tư thế khác thường. Hành nghĩ nó đã gãy nát rồi.
Những tiếng nổ chát chúa và to như tràng cà nông đại bác bắn vô núi để lấy đá, kèm theo những luồng lửa đỏ, khói đen xám cuồn cuộn từ đằng sau đuôi phi cơ xịt tới phiá trước. Hành thấy hai xe chữa lửa hú còi inh ỏi, chớp đèn liên tục, hai xe police, xe cứu thương emergency landing đồng loạt cặp song song gần đường phi đạo. Các xe ấy ập sát vào chỗ xảy ra tai nạn. Hành thấy hai y tá Mỹ (Corpsmans) vội vàng lui cui chạy nhanh vào chỗ anh ngồi. Mấy người Mỹ khác vừa chạy, vừa dập tắt các đám cháy nhỏ. Một người Mỹ rối rít hỏi to, gọi hoài:
- Phi công ở đâu rồi? Phi công ở đâu rồi?
- Tôi ở đây. Ðây!
- Are you OK?
- Okay.
Họ chạy vào. Mặt Hành lúc đó đầy dầu nhớt, máu me. Họ vội tháo dây an toàn, rồi nhẹ nhàng cẩn thận đỡ anh ra khỏi chiếc ghế. Hành cố gắng đứng lên, nhưng bị đau thấu tim, toàn thân sụm xuống không thể bước đi được! Như vậy Hành mới biết mình đã bị gãy luôn chân bên phải. Họ vội vàng lấy cái dù mở rộng ra lót trên cỏ. Họ dìu Hành từ từ ngả mình nằm tạm xuống trên đám cỏ xanh. Khi vào đến nơi có thể tạm cấp cứu, ngay lập tức có một ?đạo quân? bác sĩ, y tá vây quanh bên mình. Họ lanh lẹ cắt hết quần áo bay, nhưng có chiếc giày bên chân phải của Hành là không cởi ra được, vì đã bị một khúc ống inox dài đâm xuyên thủng: từ bên nầy qua thấu bên kia gót bàn chân cuả anh. Bỗng nhiên anh thấy có bốn ông Mỹ lực lưỡng tiến đến. Họ đè anh ra rõ mạnh. Ông bác sĩ lấy cái kềm, kẹp cứng cây inox, rút ra. Chao ơi! Lúc đó Hành cảm thấy đau đớn thấu trời xanh, rợn tóc gáy, Hành muốn đứng tim, óc muốn phọt ra mà chết tươi. Sau đó, họ cấp tốc lo cứu thương cho anh.
Hành vẫn nằm trên cán thương tại nền gạch ở góc phi trường. Anh thấy các bạn đứng nhìn xuống. Hành còn mỉm cười hơi gật gật nháy mắt nheo mày với ?tụi nó?. Hành thấy ?hai ông tướng? thân mến cùng bay của mình thì lắc đầu lia lịa, muốn gãy cổ. Mặt họ xanh mét lộ vẻ thất vọng, ngậm ngùi, bồn chồn, lo lắng, buồn thiu. Một bạn lấy hai tay bụm mặt lại quay đi. Anh nghĩ:
- ?Chắc là mình bị thương nặng lắm. Hay sao đâỷ, nhưng mà cổ nhân đã có câu:
?Nhân sinh tự cổ thùy vô tử,
Lưu thủ đan tâm chiếu hãn thanh?
(Người ta sinh ra, ai mà không chết.
Cần phải lưu chút lòng son vào thanh sử).
Thây kệ cha nó, đến nước đứt đuôi con nòng nọc rồi, tới đâu thì tới. Họ đã tiêm vào người Hành hai mũi thuốc morphine giảm đau. Thế mà anh cưỡng lại, vì sợ nếu Hành ngủ đi, mình sẽ không còn sức lực để thức dậy nữa. Thấy Hành còn tỉnh táo, ông bác sĩ trực hỏi:
- Anh có muốn đi bằng trực thăng không?
- Tùy ông.
Thấy Hành còn ?tỉnh queỏ, thế là ông ta cho chiếc xe cứu thương đến, họ nhẹ nhàng cẩn thận đặt Hành nằm lên cán thương, hai y tá khiêng cán thương leo lên xe. Xe hụ còi inh ỏi trong suốt lộ trình, xe chạy rất nhanh trên freeway đến Eglin AF Hospital, cách nơi xảy ra tai nạn độ chừng nửa giờ. Lúc đó là 19giờ 55?. Họ cấp tốc mang Hành vào phòng cấp cứu đặc biệt. Màu drap trải giường trắng, bộ quần áo trắng, trong phòng sơn màu trắng, tất cả mọi thứ ở đây đều mang màu sắc trắng bong, khiến Hành có cảm tưởng như mình sẽ nằm liệt trong bệnh viện toàn màu trắng tinh lạnh lẽo, mà hãi hùng.
Một lô bác sĩ chuyên khoa khác xúm lại bên anh cùng nhau chẩn đoán, tốp nầy tiến tới khám, thì tốp kia lui ra góc phòng biên chép. Tốp thì xem: Tai. Mũi. Họng. Răng. Hàm. Mặt. Tốp khác lo khám nội khoa, ngoại khoa. Tóm lại là họ khám chu đáo, tỉ mỉ, chăm chú rất lâu, rất kỹ; nhưng tháo vát nhanh nhen và nhịp nhàng. Vì thấy sức đề kháng của Hành quá mạnh, nên bác sĩ lại tiêm cho anh mũi thuốc thứ ba, mà bác sĩ thấy anh còn tỉnh táo, họ kinh ngạc trợn mắt nhìn nhau. Tất cả đều lui ra, nhường chỗ cho các bác sĩ chấn thương chỉnh hình ở lại. Họ chụp ảnh. Hành biết chắc mình đã bị gãy cánh tay phải, & gãy từ xương đùi xuống mắt cá bên chân phải.
***
Chừng khoảng 21:30? hôm sau Hành chợt tỉnh dậy, thấy mình nằm trong phòng chăm sóc đặc biệt (Speccial Care Unit). Chung quanh có nhiều bác sĩ, y tá. Họ khá mừng rỡ reo lên. Bác sĩ hỏi:
- How are you?
A ha! Ai cũng hỏi Hành có thoải mái không? Ui cha! Nhìn xuống thân thể lúc đó, thấy mình hoàn toàn như một cái ?xác ướp Mummỷ vậy. Bên cạnh có đủ thứ dụng cụ máy móc, phát khiếp. Lâu lâu có y-tá đến hút đàm, dịch truyền, dây truyền máy giăng mắc chi chít. Vân vân... Bị thương chảy rất nhiều máu, Hành thường khát khô cổ họng, thèm uống nước vô cùng. Họ chỉ lấy miếng bông gòn thấm chút nước trong cái ly nhỏ, mà thấm thấm trên đôi môi nức nẻ khô lông lốc, anh tức bực ghê lắm, nhưng đành chịu. Ước gì lúc nầy mình được nốc một ly cối nước đá lạnh ừng ực xuống cổ, thì khoái khẩu biết chừng nào!
Thế là xong! Tàn kiếp giang hồ, thoả chí tang bồng hồ thỉ nam nhi, mà bấy lâu nay Hành hằng vọng tưởng ước ao nhe! Hết lướt mây cỡi gió rồi, hết tự do "lả lướt bay bướm" trên nền trời bao la bát ngát thênh thang. Tự dưng Hành nghĩ tới má với những hàng nước mắt khi trước mình còn ở Việt Nam, má đã tiễn đưa mình lên đường "tòng quân". Nay má ơi... có lẽ má đang mỉm cười:
- Hết thời trai rồi cu tí ơi! Từ nay con ở yên bên má hen.
Hành phì cười vì những ý nghĩ đó, đến nước nầy rồi mà trong đầu óc lãng mạn nầy còn "dệt ra" những lời vu vơ đó sao? Cũng có thể lắm chứ... Hành không còn thú tự do vẫy vùng đôi cánh tung bay trong gió bạt ngàn. Mất hết rồi niềm tự hào sãng khoái, khi anh vi vút bay vào không gian trò chuyện với chị hằng nga xinh đẹp, với muôn vì sao khuya lấp lánh! Còn đâu nữa lúc bay trong bầu trời đêm huyễn hoặc, thân thiết và mê đắm bao la, mênh mông!? Chao ôi là tủi hờn biết bao! Nhưng:
Cái buổi hậu phi mới biết đá vàng
bước xuống thang là anh muốn té
ngũ chi ê ẩm, mặt mày xây xẩm, đầu gối lỏng le
không phải xì-ke mà cứ như anh xì-ke thiếu thuốc
mắt hoa đầu buốt trời đất cuồng quay
đi khám định kỳ ắt phen này i-náp (1)
Sau một tuần vật lộn với nhiều phen đau điếng kinh hoàng của thể xác, Hành bàn giao chức vụ Trưởng-đoàn Khóa-sinh cho bạn khác điều hành. Bác sĩ Mỹ đứng bên cạnh theo dõi. Luôn miệng hỏi:
- Are you comfortable?
- Are you OK?
Ôi! Lại hỏi mình có thoải mái không hoài à? Trên thái dương và mí mắt Hành bị rách một đường, họ phải may mấy mũi. Gãy tay. Nhìn thân hình bị bó bột trắng xoá, từ bàn chân phải lên tới bụng, tràn qua đùi bên trái. Họ chỉ chừa cho một cái lỗ khoét ở giữa, để anh cần ?làm việc? vệ sinh cá nhân. Phía nơi háng của anh bị thương nặng, do dây và móc dù đã kéo một bên tinh hoàn phải ra. Thì ra Hành giống Adolf Hitler (là một người ăn kiêng và chỉ duy nhất có một? tinh hoàn). Hô hô hổ Thú thật vào giờ phút nầy Hành quá ngao ngán, chẳng nhớ gì về việc thèm... kiêng ăn, cử uống, hoặc có cử... cử chỉ thèm thuồng rục rịch nhúc nhích sờ mó gì đến ai. Ui xà, nếu có mười nàng tiên lượn quanh mình, thì anh cũng chắp hai tay mà vái lia lị như tế... tế sao. Có thể ông Trời tàn nhẫn ?bắt vạ? anh thuở xưa lả lướt bay bướm và đa tình làm gì! nên nay Hành chỉ sót lại "nửa quả tẻo teo", thì còn phong độ gì để ?làm ăn cái giống chi đâỷ hử Trời!
Chân phải Hành bị treo lên cục tạ to dùng làm cán cân. Nghĩa là người ta định kéo giãn khúc xương gãy bên chân nầy, cho bằng với chân bên kia. Chắc là bây giờ anh ?muối mặt mỏ như: Nữ hoàng Elizabeth đệ nhất I, tự coi mình là người mẫu mực trong chuyện vệ sinh thân thể. Bà từng tuyên bố rằng: ?cho dù bẩn hay sạch, thì cứ mỗi ba tháng, bà mới tắm một lần?... cho ?phỉ nhổ đời trai tráng? hết thời, rũ liệt teo tóp như mình sao ta!?
Lẽ ra theo chế độ sĩ quan, Hành được xếp nằm ở trong phòng chăm sóc riêng, một phòng chỉ có một người nằm. Nhưng bác sĩ thấy nếu cho anh nằm trong đó quá vắng lặng, rất buồn. Không có phương tiện giải trí gì, sợ Hành sẽ bị trầm cảm nặng chăng. Bác sĩ mới ra lệnh cho y tá đẫy Hành ra nằm chung với nhiều bệnh nhân ở phòng công cộng. Ngoài nầy, có hai dãy giường của Hạ-sĩ quan và Binh-sĩ. Rộng rãi, đầy đủ tiện nghi giải trí vui vẻ và nhộn nhịp! Mà bây giờ anh cần phải vui vẻ náo nhiệt, chứ nếu Hành chìm trong bóng tối và sự im lặng triền miên, có lẽ không sớm thì muộn, anh sẽ tress, bị điên mất.
Ngoài phòng rộng và đông vui nầy có những người đi lại được (ambulatory). Có một ti vi rất to, cỡ 50?, để cho anh em toàn phòng xem chung. Bên cạnh Hành có đủ thứ tiện nghi dụng cụ máy móc. Mỗi giường đều có gắn tấm ri đô khi mình cần sử dụng vệ sinh riêng tư. Hành bấm chuông gọi y-tá đến. Cô ta mang ?bổ Bed Pan tới, cô ta bỏ ra ngoài kéo màn lại. Mình ?tự do thao tác? làm trời làm đất gì sau tấm màn ấy, thì làm. Khi xong việc, Hành bấm chuông, cô y tá mở tấm màn kéo về một góc, cô đến toilet dọn dẹp ngăn nắp, rồi mang bao đựng cái ?bổ, đem đi. Buổi sáng, buổi chiều, đều có bác sĩ đến thăm, họ khám bệnh nhân kỹ càng, cho thuốc uống đều đặn, chăm sóc chí tình, chu đáo.
Mỗi ngày, vào buổi sáng họ đưa cho bệnh nhân một tờ thực đơn có ghi ba món ăn và nước uống. Mình thích phần ăn nào, thì check V vào đó. Ngày mai họ nấu cho ăn. Nói chung họ cho ăn khá ngon. Bệnh nhân cứ ăn, ngủ, và xem Ti vi riết. Phát chán! Mấy lần sau ngày Hành bị tai nạn, ông thầy dạy bay của Hành vào thăm. Thầy mang nguyên một thùng carton lớn, đựng toàn những cuốn Play Boy. Thầy nói:
- Tôi thương anh lắm! Gởi tặng anh. Những thứ nầy tôi đã ?sưu tầm? hơn mười năm rồi.
Thế là Hành cứ nằm đó, mà ?nghiên cứủ hết mấy trăm tập play boy. Nhờ thế vốn liếng sinh ngữ trong anh ngày càng khá hơn. Mỗi tuần các bạn đến an ủi, giúp đỡ, thăm "thương binh" một lần. Ðám bạn sinh viên sĩ quan Việt Nam như: Trần Thế Vinh, Phan Quang Tuấn, Trương Công Thành, Trần Quốc Trung, Vũ Tùng, Trương Ðông Ðình, Hoàng Quốc Huấn, Huỳnh Lô, Trần Văn Bời v.v? đều đến thăm bạn. Ngay cả ông đại úy sĩ quan liên lạc từ Mississippi cũng bay qua thăm Hành. Khi trước còn nằm ở trong phòng kín, đầy oxy, Hành đã bỏ hút thuốc lá một thời gian khá lâu. Nhưng cũng do mấy ?ông bạn hiền thương xót anh" bị gãy cánh bay ưa đến thăm, họ đã tạo cho anh có dịp tha hồ hút với hít.
Họ đẫy băng ca đưa Hành ra nằm ngoài sân phơi nắng mà ?nghiên cứu, nghiền ngẫm? cái sự đời cu tí nha ta. Rồi họ đưa thuốc lá, biểu Hành nằm đó ngắm trời, ngắm cây cỏ hoa lá? mà hút hít, để viết thư tình, làm thơ tình, cho vui. Dĩ nhiên! Còn thú vui nào bằng thú vui ?hút hít? chứ! Sau đó ui cha! Hành đâm ra ghiền hút thuốc nặng, anh hút ngày một gói thuốc lá ?con lạc đà?. Ðúng là cỡi trên lưng con lạc đà thì quá đã! Thời gian Hành ra ở phòng ngoài (phòng bệnh nhân điều trị) anh nhờ mấy bà thiện nguyện mua dùm thuốc lá và hút liên miên, hút đã đời... mà bây giờ chẳng có ai gần bên cằn nhằn, cấm đoán như người yêu cũ thuở xa xưa ở Ðà Lạt, nàng phụng phịu, ưa hờn dỗi nhăn mặt nhíu mày nữa! Hành không hiểu sao mấy lá thư mình gởi đi cho Hồng Hạnh từ mười một tháng qua lại bị trả về với ghi chú: "Không có tên nào ở điạ chỉ nầy".
Ở đây có bà Louise thích ?chăm sóc đặc biệt? cho các anh chàng "độc thân vui tính và đào hoa" như Hành nhất. Lâu lâu, bà ta đẫy anh vào phòng tắm gội đầu, lau mình, rồi dần dần bà thân mật vui vẻ ?tắm rửả kỳ cọ kỹ lưỡng, tay bà mân mê kích thích đủ thứ nơi, đủ thứ chỗ kín đáo rất nhột nhạt phừng phưng và nhúc nhích cụ cựa kia. Ðám sinh viên sĩ quan rất sợ vì cái tính dâm kinh khủng của bà. Bà hỏi Hành:
- Thích ?massage therapỷ ở chỗ đó đó hoài không?
- Ô lá là... Ai... ái!
Hành mệt mỏi nằm ở bệnh viện Hurlburt hơn ba tháng. Một hôm, từ ở bệnh viện mới (cũng gọi là Hurlburt Hospital # 2). Người ta dời Hành về đó. Ở đây sướng lắm! Phòng ốc cao ráo, có một cửa lớn, một cửa sổ thoáng mát. Hành có thể đứng ngắm rặng núi mờ mờ xa xa, góc kia anh nhìn mặt trời lặn xuống đường chân trời, mà không sợ làm phiền ai. Mỗi phòng hai người, đầy đủ tiện nghi, trang bị tối tân. Giường loại mới có nút bấm tự động, để mình tự điều khiển giường cho mình ngồi lên cao, hoặc nằm xuống thấp an toàn theo ý thích. Khỏi cần nhờ trợ y giúp đỡ. Có chuông điện trên góc giường. Có ti vi và toilet ngay kế trong phòng sát bên chiếc bàn nhỏ, có tủ quần áo, đồ dùng sạch ơi là sạch.
Hành nằm dưỡng thương riết, khổ sở nhất là sự ngứa ngáy da non từ bên trong lớp băng bột dày cui, không biết làm sao để gải cho đã ngứa, anh nằm dài thân một bên muốn tê bại người như thế quá ê ẩm. Nhiều tháng sau họ đã cắt bột chung quanh bụng Hành, chân phải, chỉ còn bó bột ở trên cánh tay phải. Thế nên, mỗi lần muốn di chuyển đi dâu, Hành chỉ cần tựa người trên chiếc xe lăn, hoặc cây nạng thong thả đi một mình. Vã chăng, cái số kiếp Trời gieo trong đời mình phải cưu mang cái ?định mệnh sầu đắng? rồi hay sao!? Vì chiều hôm đó như thường lệ, Hành từ giường mình đang nằm, anh ngồi dậy rồi đứng lên nhảy cò cò, để vào toilet, do yếu bên chân trái, cũng ỷ y hoặc vô ý, nên anh đã bị trượt té. Chân phải đang bị thương lại đập rất mạnh vào bồn cầu, khiến nó sưng tấy lên liền, đến nỗi chật cứng ống quần pirama. Nguyên cái chân phình to và "nẩy nở" nhanh đến khiếp!
Nghe tiếng động mạnh, mọi người chung quanh gần phòng Hành liền hớt hãi chạy vào. Họ đỡ Hành nằm lên giường. Y tá, bác sĩ, bu quanh anh khám nghiệm. Họ mang Hành đi chụp X Ray, chích cho mấy mũi thuốc gì đó khiến anh đã ngủ vùi. Vài ngày sau, bác sĩ trưởng khoa điều trị đến. Ông nói:
- Tôi thấy cái đùi của anh vừa chớm lành, nay bị gãy tung ra hết rồi. Cánh tay của anh nữa. Anh sẽ không đi đứng bình thường, sẽ bị tật. Sau nầy anh có muốn đi bay lại không?
- Sure!
- Vậy thì anh phải mổ lại. Ðể tôi làm việc với anh chu đáo tỉ mỉ, nhưng anh phải cẩn thận hơn, thì sau nầy về quê nhà, tôi nghĩ anh vẫn còn khả năng đi bay được. Anh nghĩ sao?
Một liều, ba bảy cũng liều thôi, cái mạng nầy cùi từ khuya rồi, cần chi sợ lở nữa, nên Hành vội vã gật đầu cái rụp.
- Nếu anh đồng ý. Hãy ký tên vào tờ cam kết.
Không ngại ngần anh cầm bút ký cái rẹt. Thế là sau khi cho thử nghiệm đủ mọi thứ, họ chở Hành đến trung tâm chỉnh hình. Y tá lột hết quần áo, làm vệ sinh, xoa thuốc tím lên những nơi sắp mổ. Họ đắp lên người Hành tấm drap trắng tinh, thơm thơm mùi thuốc sát trùng. Họ cột đầu tóc Hành bằng chiếc khăn trùm kín mít. Họ cho anh nằm lên bàn mổ. Hành nằm ngửa nhìn sửng sốt năm cái đèn sáng choang. Hai bên toàn những dụng cụ mổ bằng loại inốc bóng loáng, đủ thứ máy móc tối tân với kéo, kềm, búa, cưa, kim chỉ... Y như là một xưởng kim khí, hay xưởng hàn gì đó. Chứ không phải là bệnh viện. Nhìn mấy miếng bạch kim (platinum) cùng một hàng ốc vít (jewett screw). Toàn thân anh bây giờ đã có giá trị kim tiền (platinum), "mình an toàn về sự giàu có để kín đáo giữ của quý nặng ký trong người", không sợ ai phát hiện mà ăn trộm ăn cướp những miếng bạch kim nầy, là cái chắc! Một tuần sau, đến phiên mổ cánh tay phải, họ cũng làm tương tự như trên. Tuy trong thân thể anh bây giờ đã giàu xụ, nhưng anh cảm thấy chán nãn tột cùng cho kiếp phù du.
Thời gian nằm ở mấy bệnh viện Hành đọc nhiều bài, nghe cũng quá nhiều chuyện tiếu lâm, vui hết biết. Nhưng có chuyện tiếu lâm nầy, khiến Hành ngao ngán phì cười, sao nhân vật chính trong truyện ấy không phải là tôi nhỉ: ?Có một ông đang đi máy bay thì mắc mót ỉa đái gì, chả biết! Ông liền bần thần chạy tới chạy lui, nhưng toilet Nam đều có người dùng. Một nữ tiếp viên cảm thấy hơi ngại cho cha này, cô sợ ông ta ?vãỉ ra đấy những bãi mìn, thì thúi um cả làng, làm sao mà nữ tiếp viên bốc hốt dọn dẹp cho xuễ! Thế nên nữ tiếp viên thương ?tình cảnh éo lẻ của ông ta, cô bèn cho ông ta vào nhà vệ sinh nữ, tiếp viên mỉm cười, kèm theo lời dặn dò cẩn thận:
- Ông đừng nhấn nút bậy bạ, nguy hiểm nha.
Ông bạn không nhớ nghe lời vàng ngọc. Ông khách sau khi thoải mái làm nhiệm vụ thải chất xú uế ra ngoài xong, ông liền nhấn nút W W (viết tắt của chữ Warm Water là nước ấm). Thế rồi một làn nước ấm áp dễ chịu liền xịt vào chỗ ông vừa bài tiết.
Ông này bèn thì thầm:
- Ðàn bà sao sướng thế?
Ông bèn nhấn tiếp nút thứ 2 có chữ W A (viết tắt của chữ Warm Air nghĩa là khí ấm) thế rồi một làn khí ấm áp sấy khô, chỗ cần làm khô của ông ta.
Ông ta huýt gió vui vẻ:
- Trời ạ! thế giới này còn có những chuyện thế à?
Ông ta nhấn tiếp cái nút có chữ P P (viết tắt của chữ Powder Puff nghĩa là xịt bột thơm). Thế rồi một làn bột nhẹ nhàng bắn ra, làm thơm tho cái chỗ đó của ông ta. Cuối cùng, không ngăn được tò mò, ông ta nhấn vào nút có chữ A T R!!!
Tỉnh dậy thấy nằm trong bệnh viện, cha nội ấy hét tướng lên.
- Sao tui ở đây? Tui nhớ là tui đang ở trên máy bay mà?
Cô y tá trả lời:
- Thì đúng vậy! Sau khi ông hưởng hết những hạnh phúc trong phòng vệ sinh đó, thì ông đã táy máy nhấn lầm cái nút ATR (viết tắt chữ Automatic Tampon Remover) nghĩa là: gắp băng vệ sinh tự động ra. Thế nên bây giờ ông đã làm cho ?của qúy của ông? ngao du ở dưới bốn cầu, ông đau đớn nằm chóc ngóc nơi đây, sẽ hiu quạnh đời trai buồn bã mà thôi! Họ đã cẩn thận dặn dò ông trước rồi, nhưng ông không nghe lời. Xin lỗi!
***
Phi Hành vẫn sống âm thầm, buồn lặng và đầy nhớ nhung trường cũ, nhớ về những ngày tự do, còn khoẻ mạnh. Khi mà anh có thể lái ?con chim sắt? để cùng mình chắp đôi cánh, tự do vẫy vùng trong bầu trời thênh thang. Cuộc sống hào hùng nầy luôn vẫy gọi, níu kéo mình muốn quay về bến mơ, từ thời vàng son hoài hương xưa cũ ấy. Hành siêng viết mỗi ngày một lá thư, gởi nhiều quà cáp và hình ảnh từ khi anh mới sang Mỹ, lúc trở về USAF, sau khi anh bị thương đến Trân Thư. Nhưng, ở đời luôn có những cái ?nhưng, bị, tại, vì, dọ..? đầy bất nhân bám riết đời anh, tại sao thế nhỉ!?
Dạo trước, trước khi anh chưa bị ?xệ cánh?, thì ít nhất mỗi tuần anh nhận được hai lá thư của Trân Thư từ Việt Nam gởi sang Mỹ, nàng kể biết bao chuyện vui, và liên tục "rền rĩ nhớ thương anh", cam kết hứa hẹn đủ thứ chuyện yêu đương đầy ứ. Nhưng mà... sau khi Trân Thư xem nhiều hình ảnh Hành bị thương... bị gãy tay, gãy chân nằm bệnh viện, mất một ít ?của quý? đến ngày naỷgần một năm rồi, thì hầu như sự liên lạc thưa thớt dần dần, Trân Thư đã tỏ lộ sự nhạt nhẽo, hững hờ, trống vắng, rồi mất hút luôn. Trân Thư chẳng còn tha thiết đậm đà thăm hỏi, mà trở mặt làm ngơ, coi bẽ bàng vô duyên sao đâu.
Hành thật buồn. Người ta nói: ?xa mặt cách lòng? cũng đúng. Và, càng đúng hơn khi ?con người ấỷ đã hững hờ tàn nhẫn quay lưng, vô nhân đạp trên đớn đau của người khác, mà xéo bước... ?Ai mà phụ nghĩa quên công. Thì đeo trăm cánh hoa hồng, chẳng thơm?. Hành hiểu tình đời thường trắng trợn và bạc bẽo đến thế! Mém chút nữa thì anh ?cả bài thơ hát nói cho Trân Thư nghe:
Mưa Thu vần vũ hiên lầu.
Ðôi ta thấm lệ nỗi sầu hoen mi.
Kẻ Nam người Bắc làm chi.
Buồn trêu ngọn cỏ tình si hỡi chàng.
Tình yêu đã chết
Nhớ thương về tôi viết một đôi hàng.
Lưng tròng mắt lệ nhỏ giọt đường trăng.
Tàn mộng ước băn khoăn nơi đất tạm.
Bước giang hồ gập ghềnh muôn dặm.
Kẻ lữ hành gian khổ khắp nơi.
Lặng lẽ tim đau không thốt nên lời.
Chàng lãng tử bị phụ rồi hôm đó.
Vẳng nghe tiếng âm vang trong gió.
Những đêm dài than thở thương đau.
Tình ơi đã chết từ lâu... (3)
*
Tình Hoài Hương
(1) Trần Văn Minh
(2) Kha Lang Da
(3) Tình Hoài Hương
***
Tình Hoài Hương
Kính mời quý độc giả xem tiếp chương saụ
TRÔI SÔNG
(tiếp theo và hết)
Sau buổi chiều nhỏ lệ trải lòng ra với mẹ, tâm sự u uẩn được giãi bày, Lai sống yêu đời hơn. Anh càng mừng rỡ hay tin người bạn đã bình an thoát qua biên giới Thái, đang sống trong trại tị nạn chờ định cư.
Ba mẹ con sống nghèo với nhau, đầu tắt mặt tối mà sum họp ấm êm cho tới một ngày tưởng may mắn tình cờ nào hay hệ lụy trổ mầm.
Trong lúc ?tham quan? hợp tác xã ở khu kinh tế mới trên Sông Bé bán nông phẩm thâu hoạch cho thành phố, một cán bộ kinh tế đã chú ý tới người đàn bà xã viên tuy nói giọng Nam nhưng vẫn không giấu được gốc gác Quảng Nam của mình. Anh ta đang tìm mướn một phụ nữ lớn tuổi để chăm sóc đứa con đầu lòng của hai vợ chồng. Sau khi hỏi ý kiến con và được hứa hẹn mỗi tháng đôi lần về thăm nhà vào dịp cuối tuần, người đàn bà đồng ý về thành phố giữ con cho vợ chồng người thanh niên cán bộ. Chị mến ngay đứa bé trai vừa lên hai liếng thoắng hiếu động. Mẹ của cháu bé vẫn còn ở đại học. Cô ta tính tình kín đáo tốt bụng và nhất là giọng quê Quảng Nam đầy gợi nhớ. Tuy có nhiều cảm tình với người mẹ trẻ, chị vẫn giữ ý không tâm sự gì ngoài tháng ngày sống ở Nông Sơn đưa đò trên bến Cà Tang của mình. Vợ chồng người cán bộ thì không hề mảy may nói tới quá khứ của họ. Mỗi lần nghĩ lại câu chuyện vào buổi tối trước ngày người vú nuôi thôi việc về quê, chị vẫn nhớ rõ ánh mắt không mấy thiện cảm của bà khi nói về người cha.
- Tui nuôi thằng cu Hiên từ hồi mới đầy tháng mà chưa hề thấy ổng ẳm thằng nhỏ lần nào.
Rồi bà nhỏ giọng, mắt dòm chừng ra nhà trước.
- Chỉ là chuyện mua bán mà thôi. Ổng chịu lấy cô Quế để được làm cán bộ, còn cô Quế và gia đình khỏi bị tai tiếng, kiểm điểm hạ tầng công tác. Nghe nói cha mẹ cổ là cán bộ gộc ngoài Quảng Nam. Khi hay tin con có bầu với bạn trai học cùng lớp thuộc gia đình ngụy quyền, họ đã cấp tốc đưa con gái vào Sài Gòn tính là phá thai rồi ở luôn trong này học Ðại học. Ngặt vì cô Quế có bệnh máu loãng, phá thai rất nguy hiểm nên họ phải đổi kế hoạch, gấp rút mua chồng cho con để kịp thời ém nhẹm mọi việc.
Những buổi sáng trong căn nhà quét dọn tươm tất, ngồi nhìn bé Hiên lẳm đẳm chơi đùa trong khoảnh sân nắng, lòng chị không nguôi nhớ về hai mươi mấy năm trước. Nhiều lần bồng Hiên vào lòng mà chị vẫn thở dài nhớ lại lúc bé Niên nằm đói sửa trong nôi ngày chị trốn nhà người anh họ, bắt đầu cuộc đời lưu lạc.
Thấm thoát đã hơn một năm từ ngày chị bắt đầu chăm sóc bé Hiên. Người mẹ cũng vừa tốt nghiệp đại học. Ngày Quế yêu cầu chị theo gia đình ra Hội An để tiếp tục chăm sóc cho con trai vài tháng đầu trong lúc họ chưa ổn định chuyện nhà, chị mừng quýnh nhận lời. Từ rất lâu chị vẫn mơ một ngày về lại Phố Cổ, thăm gia đình người anh họ để nói lời tạ lỗi. Chị mơ một lần về đứng bên bến đò Cà Tang thăm dòng nước cũ, van vái mộ phần cha mẹ trên ghềnh Ðá Bát chút vòng hương khói muộn màng.
Người đàn bà ngần ngừ đứng trước cổng nhà cũ. Giàn bông giấy xơ xác phủ trên hai cánh cửa rỉ sét khép kín. Lòng chị run run xúc động xen lẫn mặc cảm phạm tội vẫn đeo đuổi ám ảnh từ ngày chị mở cánh cửa lần cuối bỏ nhà đi. Chỉ cần lòn tay qua cái ô tròn nhỏ, kéo chốt sắt lên, ẩy vai vào cánh cửa là chị trở về. Chị nhủ lòng mà tay cứ mãi do dự không làm được động tác cuối cùng ấy. Ðang lúc bấn bíu với mối xúc động ngập lòng thì cánh cửa cót két mở. Một người đàn ông luống tuổi trong cánh áo bộ đội bạc màu bất thần xuất hiện. Cảm xúc nôn nóng trở về kéo
tuột chị qua cổng, bước thẳng về phía giữa vườn. Tàng cây vú sửa già nua che kín cả khoảng sân gạch cũ vương vãi rác bẩn. Mái hiên nhà rêu phong nặng oằn lên dãy vách tường vôi vỡ, ám khói. Chị chùn chân ngơ ngác nhìn cảnh nhà hoang liêu.
- Ơ cái nhà chị kia!? Chị là ai, đi tìm người nào mà dáo dác thế?
Người đàn bà lên tiếng trả lời trong lúc mắt vẫn nhìn quanh cảnh cũ. Hình ảnh quá khứ lớp lớp kéo về như lục bình trôi trên chặng sông đời. Khu nhà trên là phòng vợ chồng người anh, phòng cháu Thục Nhi và bé Niên có chiếc nôi đặt bên cửa sổ. Căn nhà ngang nơi chị sống những ngày an lành mà sôi nổi của một thời con gái. Giếng khơi cuối vườn, chiếc gàu dây lanh canh thành giếng những lần tắm đêm ngượng ngùng bờ thân loáng bóng trăng khuya.
Hơn hai mươi năm trôi qua, một nửa đời chị trầm luân.
Ngọn gió trưa thổi lơi qua vườn loang lổ bóng nắng. Người đàn bà đứng nhìn vào gian phòng cũ của mình qua cửa sổ mở toang. Ai đó sống ở đây có lẽ không về thường xuyên. Căn phòng trơ trọi chiếc giường gổ chiếu gối xếp ngay ngắn và cái bàn học trống trơn sau cửa sổ. Chị chợt có cảm giác gây gây khó chịu phả vào gáy không hiểu vì hơi gió nóng cuối hè hay cái âm giọng khó nghe khan khản đều đều đeo bám sau lưng như từ một quá khứ khác, rình rập âm hiểm. Cảnh nhà vợ chồng người anh họ từ sau ngày giải phóng trải ra trước mắt chị tang tóc phân ly. Người đàn bà bật khóc. Chị tháo chiếc khăn rằn trên đầu lau nước mắt, quay nhìn gã cán bộ đã tiếm đoạt cơ ngơi một đời gầy dựng của anh mình.
- Ông không cần phải đặt điều phân bua. Căn chòi của mẹ con tui ở bến đò Thủ Thiêm còn bị lấy huống chi cái cơ ngơi này. Tui chỉ muốn biết mấy đứa cháu côi cút của tui hiện giờ ở đâu.
Người đàn bà ngưng bặt lúc gã cán bộ trố mắt nhìn sửng mái tóc buông xỏa lên khuôn mặt hằn vết khổ thời gian. Bến sông xưa chìm trong quá vãng tối tăm chợt hối hã cuộn dòng, thoắt hiện hình ảnh cô gái đưa đò trên bến Cà Tang ngập ngừng kí ức. Người đàn ông run giọng.
- Có phải chị đấy không ?
Người đàn bà gật đầu. Chị cũng vừa nhận diện ra người thanh niên gần ba mươi năm trước đã bất ngờ tạt bước qua đời mình như một cơn bóng đè thất lạc nửa vời. Chị bàng hoàng. Khuôn mặt rụt rè khờ khạo trong buổi tiệc cưới râm rang khẩu hiệu, tập kết hiệp thương. Ðêm bên người chồng bất lực, cô gái nằm nghe tiếng sông trôi, tiếng thở dài con nước lửng. Sự gán ép thô bạo mưu toan tuy chẳng tì vết gì đến cô gái miền Nam tràn đầy sinh lực đã làm rớt giọt lệ oan khổ bị mang tiếng là gái có chồng tập kết.
Chị nhìn cặp môi dày thâm tái run run trên khuôn mặt gã cán bộ già chưa gột được vết Trường Sơn mà lòng nghẹn trào cơn giận khi nghĩ tới hoàn cảnh bi thương tan nát của gia đình người anh.
Người đàn ông thì mừng khấp khởi. Trí nhớ gạn lọc đưa ông trở về những ngày hạnh phúc ngắn ngủi trên đầu sông Thu Bồn. Giữa mớ hình ảnh hỗn độn của buổi tiễn đưa người tập kết xuống đò dọc về Hội An nổi bật lên bóng dáng cô gái đứng lại trên bến sông đã gieo vào lòng gã đàn ông chút hi vọng mong manh. Nhiều năm qua, sau mỗi cơn say hay những lần cải vã thô tục với người vợ ngày càng đanh đá, ông thường mơ màng về một cuộc trùng phùng có vợ hiền con ngoan để che dấu mặc cảm bất lực của mình. Vậy mà giờ đây khi gặp lại, người đàn ông sợ sệt tới đắng lòng. Ông sợ chút hi vọng cuối cùng rồi cũng chẳng cầm giữ được. Ông ấp úng.
- Thế mình có gì với nhau không sau ngày tôi ra Bắc?
Người đàn bà cất tiếng cười lớn, vặn hỏi lại.
- Có hay không, ông tự biết lấy, tại sao lại phải hỏi tui? Vậy ông được mấy mặt con với vợ ngoài Bắc? Trong này, tui lấy chồng, sống hạnh phúc, có con. Chồng tốt giống, tui mắn
con. Có thêm vài đứa là chuyện dễ dàng nếu cách mạng mấy ông không rình ám sát chồng tui.
Hi vọng cuối cùng rã tan theo tiếng cười của người đàn bà xoáy động vào tim, đau nhức gấp bội lần tiếng chưởi rủa chanh chua của vợ. Người đàn ông ôm đầu ngồi bệt xuống sân gạch.
Người đàn bà quấn lại chiếc khăn rằn lên đầu, ngồi xuống thềm hiên nhà. Khuôn vải miền Nam ôm giữ mái tóc dài, chở che mưa nắng như một thói quen không rời giúp lòng chị bình an trở lại. Chị dịu giọng.
- Cũng may. Dù sao anh với tui cũng là bà con làng nước. Ngày đó nếu mà có gì với nhau thiệt là muối mặt với họ hàng.
Ánh mắt của gã cán bộ khựng lại trên khuôn mặt người phụ nữ miền Nam đoan hậu lúc chạm phải tia mắt nhìn thẳng thắn của bà. Ông hất hàm về phía căn phòng trống.
- Mộ anh chị ấy ở gần nhà mới ngoài cửa biển. Con gái út tên Nữ là giáo viên, nghỉ hè đang làm lồng đèn ở hợp tác xã ngoài phố. Thỉnh thoảng mới về đây ở lại qua đêm thôi. Ối giời, cô Nhi bên Mỹ cứ gởi tiền về nườm nượp, xây lăng đắp mộ chả thiếu thứ gì. Cậu Niên thì vượt biên bị bắt, sau đó được cách mạng khoan hồng cho đi lao động với thanh niên xung phong. Chắc cũng sắp về thôi.
Chị ngồi loay hoay nôn nóng nghĩ tới hai đứa cháu côi cút. Hình ảnh bé Niên nằm say ngủ trong nôi từ trong trí nhớ hiện lên dằn vặt, rõ ràng.
- Về thăm Hội An lần này chị ở đâu?
Câu trả lời khiến người cán bộ ngạc nhiên đứng bật dậy, hỏi dồn.
- Thế à !? Chị trông con cho cô Quế cả hơn năm nay à!? Con trai cô ấy lên ba rồi à? Thế thì tốt thôi. Gia đình cô Quế mới ở thành phố Hồ Chí Minh về hôm qua... Hèn nào mấy ngày trước tôi đến nhà đồng chí chủ tịch huyện báo cáo công tác mà chẳng nghe nói gì sất.
Mãi tiếp tục câu chuyện họ vô tình không hay bà vợ của người cán bộ đang nén ghen tương anh ách trong lòng đứng rình nghe đối thoại giữa hai người. Bà ta còn ngạc nhiên hơn cả chồng về chuyện đứa con trai của Quế, nhưng không bị sự khích động làm mụ đi đầu óc tính toan của mình. Người vợ vừa chộp được cơ hội quí giá ngoài sức tưởng tượng của mình.
Tiếng cánh cửa cót két khiến hai người quay nhìn ra cổng. Bà vợ đang hấp tấp dắt xe đạp qua cổng phải quay lại vì câu hỏi của chồng.
- Nhà chị định đi đâu thế!?
Cơn ghen vừa tìm được chổ trào.
- Ði đâu thì mặc xác bố bà. Ðứng đây mà nghe vợ chồng cũ chúng mày ỉ eo à !
Người vợ lồng lên, rồi khuất mình sau cánh cửa đóng sầm. Người đàn bà cũng đứng dậy chào gã cán bộ.
- Thôi, tui cũng chào anh tui về.
Chị sửa lại chéo khăn, cười cợt.
- Ở đây rồi không khéo bà nhỏ dẩn công an khu vực vô bắt ghen bà lớn thì phiền lắm.
Cánh cổng khép lại sau lưng. Người đàn bà đứng dưới vòm bông giấy lặng nhìn con phố liêu xiêu dãy mái nhà rêu đọng. Hơn phần tư thế kỷ mà tưởng như mới hôm qua. Chị thở dài dõi mắt như thấy bóng mình hai mươi tuổi bước qua từng buổi phố trưa. Dãy hiên nhà thấp xuống im lìm và những vạt nắng màu vàng nghệ nằm rớt lặng mặt đường. Phố vẫn cũ như ngày xưa mà người về thì già nua, thất lạc từng bước muộn phiền.
Tiếng liếp cửa chống lên kẻo kẹt khiến người đàn bà giật mình trở về với thực tại. Cô cháu gái bước xuống hiên nhà, mau mắn hỏi chào.
- O Ðà dậy sớm rứa ? Tại lạ chổ hay vì hai o cháu mình đêm qua nói chuyện nhà tới khuya bị quá giấc ngủ?
- Cả đời người gần năm chục tuổi đầu thiếu chi chuyện để mà nhớ cháu. Ðang lúc nhớ con, rồi nghĩ thương thằng cu Hiên cha con thất lạc không biết nhau thì bầy chim bay qua ồn quá. Thức dậy thắp nhang cho cha mẹ cháu rồi ra đây đứng. Sông nước làm o nhớ tới bến đò Cà Tang thời con gái.
- Ðồng hồ báo thức của cháu đó O. Bầy chim ăn cá sáng nào cũng rầm rĩ bay từ đầm sông ra biển. Riết rồi quen. Những đêm ở lại phố, sáng ra cháu lại thấy nhớ cái tiếng quang quác buồn buồn đó.
Cô gái mỉm cười tinh quái nhìn người bà con trong chiếc khăn rằn.
- Chiều qua lúc O vừa bước vô hợp tác xã, cháu cứ nghĩ là mẹ chiến sĩ miền-Nam-thành- đồng ra mua lồng đèn đem về Bến Tre bán. May mà bà bạn của mẹ cháu vẫn còn nhận ra O.
- O thì nhận ra cháu ngay dù ngày rời Hội An cháu vẫn còn nằm trong bụng mẹ. Hai chị em Nhi Nữ giống nhau như hai giọt nước.
Người đàn bà vuốt tóc đứa cháu gái côi cút, giọng khản lại vì xúc động. Thời gian mấy mươi năm dài dồn lại một ngày với quá nhiều chuyện thương cảm oái oăm diễn ra cùng một lúc làm O muốn ngột thở.
Bất ngờ gặp lại người chồng cũ tập kết mà O không hề nghĩ tới suốt đời mình, lòng càng hận vì chính vợ chồng ông ta đã tiếm đoạt cơ ngơi và tiếp tay làm tan nát gia đình cháu. Chiều hôm qua từ nhà cũ, O định bụng đi nhanh về để kịp chăm sóc cu Hiên rồi ra hợp tác xã tìm thăm cháu. Bước vô ngỏ nhà cô Quế, chưa kịp ngạc nhiên khi thoáng thấy bà vợ đang hấp tấp đạp xe ra về thì đã thấy Quế bồng cháu Hiên đứng chờ, nét mặt đầy kích động âu lo. Mắt rưng rưng, Quế không nói lý do, chỉ đưa cho O một số tiền lớn rồi bảo phải ra Ðà Nẳng ngay để chờ sáng mai về Sài Gòn sớm. Quế còn dặn dò không được để chồng cô ta thấy mặt. O khóc, giành bồng cu Hiên xin cho tắm rửa cháu một lần cuối trước khi khăn gói rời nhà. Cu Hiên vẫn ngây thơ nghịch nước trong lúc O cứ sụt sùi vì không còn dịp để chăm sóc nâng niu đứa bé kháu khỉnh dễ thương mà tự nhiên O vẫn thương với mối cảm tình đặc biệt mơ hồ từ hơn một năm qua. Cho đến khi gặp Nữ ở hợp tác xã, rồi o cháu trò chuyện suốt đêm qua, hiểu ra O lại càng thương hoàn cảnh oan trái thương đau của cha con Niên.
Nữ cầm chặt tay o Ðà nói qua hàng nước mắt.
- Có O ở lại giúp đi tìm anh Niên cháu mừng ghê.
Hình ảnh bé Niên đói sữa trong nôi buổi sáng O Ðà bỏ nhà trốn đi lại hiện ra rõ ràng trong trí tưởng. Người đàn bà lau nước mắt cho đứa cháu gái, ân cần khuyến khích.
- O cháu mình sẽ tìm ra Niên. Anh em cháu sẽ gặp lại nhau. Cu Hiên sẽ gặp lại cha nó. Ông Trời đã xui khiến cho O được chăm sóc cu Hiên hơn một năm qua thì chẳng thể nào lại làm ngơ không cho cha con sum họp đoàn viên.
Nữ mỉm cười tin tưởng nhìn O Ðà. Buổi sáng hôm đó hai o cháu khóc cười với nhau bên mộ người thân. Từ khu nghĩa trang nhìn xuống đầm sông, sương đã tan, mặt nước long lanh nhảy múa dưới ánh mặt trời đang lên. O Ðà nghĩ tới chuyến trở về đong đầy định mệnh, xoay kín vòng thời gian suốt cuộc đời người. Những ngày sắp tới, chuyến đò dọc sẽ đưa O từ tận cuối dòng sông Thu ngược bến Cà Tang. O về thăm mộ phần cha mẹ, thăm lại bến đất quê hương và làm lành với những trách cứ vẫn mãi nặng lòng? Nhìn màu sim dại hoang tím vùng cát trắng nghĩa
trang, O Ðà chợt bâng khuâng tự hỏi có phải trên bến đò Cà Tang cũng có hoa sim. Hay là hoa đổ quyên? Có tiếng Nữ gọi O Ðà quay lại trộn trong tiếng cườỉ Hình chụp lấy liền đó O. Cháu sẽ gởi qua chị Nhi để xem chị có nhận ra O không?
O Ðà thở dài. Hình như tiếng chim tu hú kêu bầy trong đám mía còi dọc bến sông vẫn còn cô quạnh trong trí nhớ.
Mong manh cánh phượng rơi trên tóc
Phượng xưa ơi, đang khóc phải không?
Nhớ tà áo trắng Gia Long
Xa rời quê mẹ, biển Ðông ngăn bờ
*
Trời tháng bảy mưa mờ hoen mắt
Phượng sân trường quay quắt nhớ em
Bảy năm chân bước bên thềm
Hành lang in dấu êm đềm gót ngoan
*
Cali phố xênh xoang phượng đỏ
Thuở học trò dáng nhỏ quay về
Nhớ ly chè đậu bên lề
Tan trường xúm xít ngô nghệ..cười giòn
Giật mình tỉnh giấc, bước chân thời gian đi hơn nửa năm rồi quí vị ạ! Nàng Hạ dung dăng quất hằn từng luồng gió nóng bỏng rát. Cỏ hoang mọc lang thang trên sườn đồi bắt đầu vàng úa màu bánh ích. Nghe đến bánh ít thì tôi mê lắm. Ðây là loại bánh mà mỗi lần về quê ngoại ăn đám giỗ, không thể nào thiếu vắng.
Miệt vườn quê xưa là cả bầu trời thương nhớ trong tôi. Mãi cho đến bây giờ, tôi vẫn thích bánh ít nhân đậu xanh có chút dừa béo bào nhuyễn. Lâu lâu, tôi ghé vào phố Little Sài Gòn mua vài cái về nhà nhâm nhi cho nhanh gọn, cho đỡ thèm thuồng.
Khi nhắc nhớ đến nhiệt độ nóng cháy mà nàng Hạ tung chiêu thần kỳ bí hiểm cho vạn vật biết tay, thì ôi thôi, cây cỏ ốm gầy vội vàng gục đầu chào thua ngay. Phiến lá xanh mượt mà dần dà khô nhăn, lốm đốm dấu chân chim đồi mồi, rồi loang màu vàng đường mật chảy. Con phố thoa màu nâu bánh ít, tôi không say mê chút nào. Tôi chỉ thích màu nâu vàng bánh ít của lớp nếp thơm ngon mềm dẻo mà thôi.
Tin tức cho biết, nắng gay gắt đang nung chảy thành phố Sài Gòn. Những con đường tình ta đi ngày xa xưa ấy, nay xuất hiện quá nhiều hiệp sĩ che mặt. Sài Gòn mơ mộng trong nỗi nhớ da diết đâu rồi nhỉ! Các nẻo đường Nam California thì xúng xính chất đầy cành nhánh màu hoa lục bình biêng biếc của hàng phượng tím. Nàng Hạ Nam California hình như ưa thích màu buồn vu vơ.
Thời gian gần đây, hình ảnh nổi bật khiến nhiều người chắc lưỡi hít hà, bàn tán xôn xao về sự hiện diện của cây phượng đỏ rực rỡ trước sân nhà người Việt Nam. Ôi thôi, năm tháng học trò trong tôi vội bơi về ngã Ba đường Phan Thanh Giản và Bà Huyện Thanh Quan. Về thăm lại mái trường bảy năm, nơi tôi quen từng lối mòn xưa cũ. Giờ tan trường, biết bao tà áo đứng loanh quanh chờ xe đưa rước. Thuở dung dăng cắp sách êm đềm lần lượt quay lại thước phim hoài niệm, nay đã lùi tàn vào dĩ vãng nhạt nhòa.
Làm sao các nữ sinh đã một thời gắn trên ve áo dài trắng chiếc phù hiệu hoa mai, với hai chữ Gia Long kiêu sa, được thêu đan bằng sợi chỉ màu đỏ. Cũng như, không thể quên được hàng ghế đá, nằm lác đác trong sân rộng luôn ngóng chờ tiếng chuông báo hiệu giờ ra chơi. Ghế đá xoắn xít hết buồn khi các nàng chùm nhum xí xô, đến ngồi ăn quà vặt. Kỷ niệm dưới ngôi trường vang tiếng nhất thành phố Sài Gòn.
Muốn được bước ngang qua cái đồng hồ tròn vo ở khung cửa chánh, chúng tôi phải trải qua kỳ thi tuyển khó muốn xỉu, chỉ mong chiếm được một chỗ ngồi bé tí trong lớp đệ thất. Ôi thôi, thật là gian nan! Ðây là dãy lớp buổi chiều nằm trên đường Bà Huyện Thanh Quan. Vào giờ chơi, các cô bé loắt choắt thích nhón gót, vươn cổ cao để nhìn qua cửa sổ.
Tầm mắt phóng xa qua hàng rào, để có thể quan sát cây cảnh xanh tươi bên chùa Xá Lợi. Vui nhất là, cũng để len lén nhìn các gánh hàng rong, xe bò bía, chè ba màụ..đã đến chưa. Hình như, văng vẳng đâu đây tiếng mè nheo của bao tử!
Ve buồn sầu vương
Quay quắt nhớ trường
Gia Long áo trắng
Phượng xưa hoài thương
****
CHIẾN TRANH, BÀI HỌC ÐỂ ÐỜI
Thế kỷ 20 sắp chấm dứt, tiến bộ khoa học kỷ thuật tân kỳ hiện đại, con người đã đáp xuống mặt trăng còn đang tìm đường đổ bộ khám phá Hỏa tinh. Không gian như được rút ngắn, khoảng cách như bị thâu hồi làm con người như xích lại gần nhau hơn, hòa đồng bình đẳng. Luật Nhân quyền tạo thêm niềm hy vọng, lòng tin vào tự do hòa bình sống chung trên quả địa cầu xanh của chúng ta.
Inline image
Apollo 12 đáp xuống Mặt trăng viếng Survivor 3, ngày 20-10-2018
Chiến tranh lạnh đã qua, thế giới thở phào nhẹ nhõm, cơn ác mộng không còn, địa đàng sắp lố dạng. Thế mà gần cuối thế kỷ nầy rồi chiến tranh vẫn xảy ra. Thảm hại nhất là nạn diệt chủng, khủng khiếp ác liệt nhất bấy giờ ở Kosovo, một vấn đề cỗ lỗ xĩ, lạc hậu, tàn khốc tưởng chừng chết tiệt từ lâu lại hiện nguyên hình lưỡi hái tử thần làm Liên Hiệp Quốc sốt vó ăn ngủ không ngon.
Từ xưa đến nay, khi đề cập đến chiến tranh là người ta liên tưởng đến hòa bình. Ðó là hai hiện tượng, sự kiện hoàn toàn tương phản, đối lập, hai kẻ thù không đội trời chung như đã sanh Du sao còn sinh Lượng, nhưng lại bổ túc nhau như hai mặt của cuộc đời, như cập song sinh thiện ác, thế quân bình cho cán cân sinh tồn. Nả phá Luân cũng đã nói đến sự tương giao nầy :"Muốn có hòa bình phải chuẩn bị chiến tranh".
Vậy chiến tranh là gì, là ai? Có phải là thành viên phá hủy, tàn sát dùng bạo lực uy quyền bằng bất cứ phương tiện nào để áp chế thống trị gây đau thương, chết chóc, thù hận truyền kiếp cho nhân chủng, dân tộc, tôn giáo.
Ðó cũng là công cụ tay sai vô cùng hữu hiệu đắc lực cho chế độ độc tài, xâm lăng bá chủ, trục lợi, đảng trị.
Ðúng là nhà kinh tế đại tài tìm cách tiêu thụ thành phẩm hiện đại tối tân trên thị trường nghèo kém mở mang.
Âu cũng là nhà thông thái đầu tư chất xám phục vụ khoa học kỹ thuật hầu phát minh bao vũ khí siêu vi để phô trương thị oai cạnh tranh tiến bộ cực kỳ tàn phá với bao hậu quả thảm khốc mà chiến tranh Việt nam là chứng tích hùng hồn nhất !
Không biết đến chừng nào thế giới mới ngừng nghĩ tìm tòi phát minh sáng chế phổ biến những thứ giết người ác liệt đó vì cái dịch nầy lan rộng cho đến đỗi mà các nước nghèo cũng ráo riết chạy đua như Bắc Hàn, Ấn độ, Pakistan, Iran,....
Chiến tranh còn là nhà chính trị lỗi lạc đầy kinh nghiệm có chủ trương đường lối rõ rệt hoặc ẩn sau chiêu bài nào đó để thực hiện mưu đồ, chính sách đề ra bất chấp quyền lợi của kẻ khác, một nhà quân sự với chiến thuật chiến lược đã được nghiên cứu thâm sâu, bổ khuyết, chuyển tiến, kinh thiên động địa, quỷ khốc thần sầu.
Ai mà chẳng công nhận tôn giáo giúp dạy người làm lành lánh dữ thế mà vẫn không ngăn được sự tranh giành ảnh hưởng lan rộng. Ngày nay việc hòa giải tôn giáo được các hàng giáo chủ hoan nghênh tìm cách xích lại gần nhau thông cảm dị biệt, xoa dịu bất đồng, thế mà chiến tranh tôn giáo vẫn xảy ra như ở Ái nhĩ Lan, Congo, Trung Ðông...
Thần giáo đã từng được sùng kính trong thời cổ, thế hệ chúng ta xem như là mê tín dị đoan lạc hậu, bây giờ bao giáo phái lạ lùng có lắm đệ tử tuân theo.
Sau cùng ưu điểm của chiến tranh phải chăng là lò đào tạo anh hùng nhất là anh hùng tử sĩ không tên tuổi vô danh, một đấu trường mà người thắng kẻ bại đều mất mát thua thiệt, một nhà giáo dục vạch cho ta thấy trên trần thế không có gì là vĩnh cửu, bất di bất diệt, cuộc đời phù du ngắn ngủi bất ngờ.
Tài tình cho lắm rồi cũng qua như chiến tranh phải có ngày tàn nhường chỗ cho hòa bình để tiếp diễn chu kỳ vận chuyển tương phản cân bằng mất còn có không vậy.
Chiến tranh, một bài học tỉnh thức cho nhân loại gẩm suy !
KÍNH CHUYỂN TIẾP:
Thưa quý vị.
"Biết Bao Giờ Trở Lại" là nhạc phẩm NS Ngô Thụy Miên viết ở hải ngoại như một nối kết với nhạc phẩm "Em Còn Nhớ Mùa Xuân" viết sau cuộc bể dâu 1975 khi ông chưa di tản kịp và còn kẹt lại ở Saigon. Trong BBGTL có câu "Tôi đã đi, tôi vẫn đi mãi biết bao giờ trở lại" và "Saigon ơi sao em còn mãi trong tim tôi". Ông viết để mà nhớ thương Saigon xưa cũ, nơi đã dung chứa "hạnh phúc tôi một góc trời".
Trong nhạc phẩm ECNMX hồi đó ông viết để riêng tặng người yêu đã di tản từ sớm, hỏi nàng có còn nhớ những ngày xưa yêu dấu và nay dù ở Ba Lê, Luân Ðôn hay Vienne thì chắc đâu cũng chẳng bằng Saigon "hôm qua"Ông cũng không biết bao giờ mình sẽ đi và có đi được hay không nên đã viết câu "nh ở nơi này vẫn luôn chờ mong"và "m có mơ ngày hát câu hồi hương".
Nhưng rồi năm 1979 ông đã vượt biển thành công, đoàn tụ cùng người yêu và đã định cư tại Olympia Washington từ năm 1980.
Hôm nay kính mời quý vị thưởng thức nhạc phẩm Biết Bao Giờ Trở lạỉ với tiếng hát Nguyên Khang. Hình ảnh minh họa do Trần Ngọc thực hiện.
"Biết Bao GiờTrở Lại"(Ngô Thụy Miên) Nguyên Khang Video 4K: Trần Ngọc (thực hiện June 22, 2019)
Xin bấm LINK để xem hình rõ nét:
https://www.youtubecom/watch?v=KdPH6R16DfU
Và:
"Em Còn Nhớ Mùa Xuân" (Ngô Thụy Miên) Sĩ Phú Video: Trần Ngọc. (thực hiện Octocber 15, 2015)
Xin bấm LINK:
https://www.youtube.com/watch?v=OO7zUhjBCw8
Cám ơn quý vị
TNA
Tin liệu về NS Ngô Thụy Miên có rất nhiều trên Website. Xin tóm tắt:
1) Theo Wikipedia:
Nhạc sĩ Ngô Thụy Miên (tên thật là Ngô Quang Bình) sinh ngày 26 tháng 9 năm 1948 tại Hải Phòng, di cư vào Nam sau 1954 và định cư ở Sài Gòn. Tại đây, ông học trường Trung học Nguyễn Trãi. và sau đó là Trường Ðại học Khoa học Sài Gòn.
Năm 1963, ông bắt đầu viết nhạc. Tình khúc đầu tiên mà ông sáng tác là bài "Chiều nay không có em" hoàn tất vào tháng 2 năm 1965, được giới sinh viên học sinh lúc bấy giờ hưởng ứng rất nồng nhiệt.
Vài năm sau, ông cho xuất bản một tập nhạc đầu tay lấy tựa "Tình khúc Ðông Quân" (1969) là bút danh khởi đầu của ông. Tiếp theo, Ngô Thụy Miên có những nhạc phẩm phổ từ thơ của thi sĩ Nguyên Sa như: Áo lụa Hà Ðông, Paris có gì lạ không em, Tuổi 13...
Năm 1974, Ngô Thụy Miên thực hiện băng nhạc đầu tay Tình Ca Ngô Thụy Miên rất thành công, gồm 17 tình khúc đã được viết trong khoảng thời gian 1965 ? 1972.
Sau biến cố 30 tháng 4 năm 1975, ông còn ở lại Saigon, khi ngưởi yêu là Ðoàn Thanh Vân (thứ nữ Tài Tử Ðoàn Châu Mậu) đã theo gia đình di tản từ sơm. Ông viết bài Em còn nhớ mùa xuân gởi tặng riêng cho nàng. Ông vượt biển và được định cư ở Montréal (Canada) vào tháng 4 năm 1979.
Từ San Diego (Hoa Kỳ), Ðoàn Thanh Vân được tin người yêu đã đến được Canada, đã bay sang nối kết lại cuộc tình đã bị dở dang vì thời cuộc. Cùng năm 1979, cả hai qua sống tại San Diego rồi dời lên Orange County. Qua năm 1980, Ngô Thụy Miên cùng vợ định cư tại Olympia, tiểu bang Washington.
Trong thập niên 1990, nhạc sĩ tiếp tục sáng tác với những ca khúc mới như Cần thiết, Em về mùa thu, Trong nỗi nhớ muộn màng, Biết Bao Giờ Trở Lại, Riêng một góc trời (1997). Và đặc biệt, Mưa trên cuộc tình tôi (2000).
Tổng cộng đến nay, nhạc sĩ Ngô Thụy Miên đã sáng tác được trên 70 ca khúc. Theo đánh giá của nhiều người, thì Ngô Thụy Miên chính là "một nhạc sĩ tài hoa đích thực"...
Trung tâm Thúy Nga từng thực hiện Paris By Night 21: Tình ca Ngô Thụy Miên (1993) và Paris By Night 66: Người tình và Quê hương (2002) (cùng với nhạc sĩ Trần Trịnh và nhạc sĩ Nhật Ngân) để vinh danh ông và những sáng tác của ông.
Nói về việc bén duyên với các bản tình ca, nhạc sĩ Ngô Thuỵ Miên cho biết: "Với tôi, chiến tranh chỉ là giai đoạn. Tình yêu mới là vĩnh cửu. Từ khi bắt đầu viết nhạc, tôi đã chọn cho mình một hướng đi, đó là tình cả Tôi chỉ xin được nhớ đến như một người viết Tình Ca không hơn không kém.
Tôi không viết nhạc để sống, mà tôi sống để viết nhạc .
2) Theo Website MỘT THỜI SAIGON
Tình yêu giữa Ngô Thụy Miên và Ðoàn Thanh Vân bắt đầu khi cả hai gặp gỡ nhau tại trường Quốc Gia Âm Nhạc, bị ngắt quãng một thời gian để sau đó lại tái hợp vào năm 1973 rồi đi đến quyết định thành hôn. Nhưng ngày 30/4/75 đến như một sự chia cách, khiến dự định thành hôn của hai người đã không thành, vì Ðoàn Thanh Vân theo gia đình ra đi trong những ngày đầu tiên, trong khi Ngô Thụy Miên ở lại Sài Gòn. Chính niềm thương nhớ đó đã tạo thành cảm xúc cho ông sáng tác ra ca khúc ?Em còn nhớ mùa xuân?.
Ông phổ nhạc cho dòng thơ của Nguyên Sa rất thành công. Ðể mọi người lúc đó mới chợt nhận ra, hiện hữu có một nhà thơ tên Nguyên Sa hay một nhạc sĩ tên Ngô Thụy Miên đang thăng hoa trong đời sống văn hóa nghệ thuật.
3) Theo Website DÂN TRÍ
. Nhiều năm nay, nhạc sĩ Ngô Thuỵ Miên đã chọn cuộc sống ẩn dật như một "ẩn sỹ" ở Mỹ. Ông không không tham gia vào lĩnh vực nghệ thuật. Ông cũng rất hiếm khi xuất hiện.
ÐÁNG NGẠI VỀ "VĂN HÓA"
NÓI TỤC Ở LỚP TRẺ
*
"Nói tục chửi bậy" tưởng chừng như một chuyện nhỏ, chẳng có gì đáng bàn, nhưng thực chất nó đang là vấn đề khá bức xúc trong giới trẻ ngày nay. Ở bất cứ đâu và bất cứ lúc nào, chúng ta cũng có thể nghe được những lời tục tằn được phát ra từ những cô, cậu nhìn bề ngoài thì rất "bảnh choẹ" và lịch sự. Nhiều khi chính bản thân người nghe còn cảm thấy xấu hổ nhưng người phát ra nó thì lại tỉnh bơ như không. Nói hài hước nhưng lại là sự thật, đứng trên xe bus khoảng 20 phút, bên cạnh 4 cậu sinh viên nhìn rất đẹp trai, lịch sự nhưng tôi đã đếm được không dưới 30 câu nói tục. Tần suất nói những câu tục tĩu ấy của mấy cậu sinh viên lớn đến mức mà hành khách cùng chuyến xe đều phải để ý và lắc đầu, còn phụ xe thì phải nhắc nhở. Những câu đại loại như "đéo" đối với dân chuyên nói tục có lẽ còn là quá nhẹ, còn vô số những câu mà người nghe được không thể tưởng tượng nổi.
Không phải chỉ cánh Công tử mới "trơn mồm" phát ra những câu tục tằn dễ sợ ấy mà cả các "tiểu thư" nhìn rất thanh lịch cũng làm người ta phải bất ngờ và sửng sốt. Xen vào những giọng oanh vàng, trong trẻ là những từ mà đáng lẽ ra chỉ có thể thấy được ở dân "chợ búa".
Gia đình chị H đều là cán bộ có chức vị của nhà nước, đều là dân trí thức, không bao giờ nói tục, thậm chí là một tiếng "lóng" trước mặt con cái, nhưng hai thằng con trai thì càng lớn càng khó kiểm soát lời ăn tiếng nói. Với bố mẹ thì chúng vẫn lễ phép, ngoan ngoãn, nhưng nói với nhau thì mày tao, ra ngoài thì nói đệm, nói tục văng mạng. Bố mẹ đã rất nhiều lần phản ứng trước kiểu ăn nói ấy của mấy cậu con trai nhưng lại nhận được câu trả lời ỡm ờ: "Bố mẹ quê thật, bây giờ đứa nào chẳng thế. Với lại bọn con chỉ nói ở bên ngoài như thế thôi, còn nói với người lớn vẫn rất lễ phép đấy". Nhưng dù sao điều đó cũng gây cho cha mẹ và những người thân những lo lắng, phiền lòng.
Bà Nội của một cô cháu gái đã 21 tuổi ở cạnh nhà tôi đã phải than phiền rằng: "Con gái con lứa có học hành hẳn hoi, thế mà nói năng bặm trợn như con trai. Nó bảo suốt ngày ở công ty phải lịch sự, mệt mỏi lắm rồi, lúc về nhà hay gặp bạn bè thì phải nói như thế cho thoải mái". Quả là, ngày nay con con gái có bặm trợn, nói đệm, nói tục nhiều và thoải mái hơn nhưng điều đó dường như vẫn khó có thể chấp nhận. Nói về hiện tượng ấy, Tiến sỹ Nguyễn Thị Minh Thái giải thích: "Có lẽ quan niệm về bình đẳng giới là nguyên nhân của hiện tượng nam nữ đang "đua nhau" nói tục. Tuy vậy ở Việt Nam - ảnh hưởng của nho giáo, nên nghe một câu văng bậy từ miệng cậu con trai vẫn dễ chấp nhận hơn từ một cô gái, nhất là một cô gái xinh xắn, hồn nhiên văng bậy giữa chốn đông người thì thật khó chịu".
Một giảng viên đại học ở Hà Nội đã than thở rằng: "sinh viên nói tục, nói đệm đã trở thành phong trào. Các bạn ấy nói thường xuyên, trong lớp học, trong căng tin, ra ngoài đường....". Cô còn nói thêm: "Một hôm tôi đang dắt xe ở bên lề đường thì có một toán thanh niên cả nam lẫn nữ đèo nhau phóng nhanh ra từ trong trường Ðại học, rồi rú ga chửi thề với nhau trên đường suýt nữa thì xảy ra tại nạn".
Tuấn và nhóm bạn cùng trường phổ thông cho biết: "Trong nhóm nếu nói kiểu lịch sự sẽ bị coi là khách sáo và sến. Xưng hô mày - tao, nói đệm, nói tục khiến bọn em thấy vui vẻ, bình đẳng, sòng phẳng hơn, dễ phê phán nhau hơn, đặc biệt là thể hiện được bản lĩnh của mình". Cậu ta kể rằng: "Em có thói quen nói bậy từ khi phải chuyển từ một trường học nổi tiếng sang trường mới do học lực hơi đuối. Ở lớp mới có một nhóm bạn sống ồn ào và nổi bật, nói tục dường như trở thành phong cách của nhóm, nhất là những khi đi chơi". Kết cục là Tuấn đã có cảm hứng nên đã nhập hội: "Dần dần em bắt đầu nói tục và không cảm thấy những từ đó là quá xấu. Nhiều khi bọn em còn cố tình nói tục và nói lớn tiếng để được người khác chú ý, rằng mình có bản lĩnh không sợ gì ai".
Thực ra không phải tất cả những người có thói quen nói tục đều không nhận thức được rằng những người xung quanh đang không đồng tình, thậm chí khinh ghét cách nói năng của mình. Có lẽ một phần cũng do thói quen, không thể sửa chữa được, nên cứ úi xùi cho qua. Một học sinh đã phân bua ngay cho một câu nói tục "nhỡ miệng" của mình: "Em cũng biết nói tục là không hay, nhưng khó bỏ qua".
Sự "lây lan" của "văn hóa" nói tục quả là đáng sợ. Ðến mức chúng ta cảm tưởng nói tục với nhiều bạn trẻ đã trở thành "phản xạ". Rất đơn giản, chỉ cần mấy cậu "choai choai" đi không cẩn thận chạm xe vào nhau là có thể quay lại văng tục, chửi thề ngay lập tức, chưa cần biết ai đúng ai sai. Mà những hiện tượng ấy đang xảy ra rất phổ biến ở mọi nơi.
Chúng tôi đã có dịp trao đổi với một số giáo viên dạy trong các trường từ tiểu học đến đại học trên địa bạn thành phố Hà Nội về thói quen nói tục, nói bậy trong trường học của học sinh, sinh viên. Kết quả là học sinh càng lớn càng nói bậy nhiều, học sinh các trường có tên tuổi thì mức độ nói bậy có ít hơn những trường hạng trung và dân lập; Những trường đại học có tính thực hành cao, các sinh viên cũng thường thoải mái hơn trong cách ăn nói; Những cô cậu học sinh, sinh viên con nhà giàu có, được nuông chiều, ham chơi, lười học... đều là những thành phần khó tránh khỏi tình trạng nói tục chửi bậy... Nắm bắt được tình trạng ấy nên nhiều trường từ phổ thông đến đại học đã nhiều lần tổ chức các buổi trò chuyện phát động phong trào không nói tục, chửi bậy nhưng kết quả thì cũng chỉ dừng lại ở "phát" chứ chưa "động".
Quả là nói tục, chửi bậy ở giới trẻ ngày nay đang thực sự là một căn bệnh trầm trọng, nhưng giải quyết nó lại là một việc không đơn giản chút nào, vì nó thuộc vào phạm trù nhận thức, đạo đức, và cả thói quen của con người. Bản thân tôi nghĩ điều này chỉ dễ đối với học sinh tiểu học, còn khi đã lớn lên rồi thì việc uốn nắn, sửa chữa là rất khó. Chính vì thế biện pháp kết hợp nhắc nhở không nói tục chửi bậy trong các tiết học giáo dục công dân với những buổi họp phụ huynh học sinh là vô cùng quan trọng. Hơn thế nữa, Giáo sư sử học Trần Quốc Vượng còn đưa ra ý kiến: "Trong môi trường trường học nếu bị mất mẫu mực, các thầy cô không làm gương được cho học trò hoặc không triệt để trong việc bài trừ những thói quen xấu thì trách gì khi ra đường chúng ta cứ phải nghe bọn trẻ nhồi nhét đầy tai những từ thô lậu, cục cằn".
Tôi thiết nghĩ rằng, ứng xử văn hóa trong giao tiếp đòi hỏi phải có cả một quá trình rèn luyện, đó là một phần quan trọng của quá trình xã hội hoá. Những đứa trẻ sinh trưởng trong gia đình gia giáo, nền nếp, được bố mẹ quan tâm giáo dục từ cử chỉ, lời ăn tiếng nói ngay từ nhỏ thì chắc chắn khi lớn lên sẽ có hành vi ứng xử, giao tiếp lịch sự, văn minh. Hầu hết những cô cậu hư hỏng, hay nói tục chửi bậy thường có hoàn cảnh gia đình lục đục, bố mẹ thường xuyên cãi vã, ăn nói bậy bạ, thiếu văn hóa.
Chính vì vậy, trong gia đình hay ở các trường học đều cần phải coi trọng việc giáo dục đạo đức, lễ tiết để hình thành và hoàn thiện nhân cách cho lớp trẻ. Cần phải tạo ra một môi trường giao tiếp văn minh lịch sự để tạo dựng nên những con người sống có văn hóa trong cộng đồng.
*.
Nguyệt San Giao Muà xin cám ơn những thân hữu đã dóng góp bài vở cho Nguyệt San Giao Muà số 208 . Một số bài khác sẽ được đăng dần vào số tớị Mong mỏi sẽ nhận được những sáng tác của các bạn bốn phương để cho Nguyệt San Giao Muà thêm phần hương sắc trong tương laị
2) Ðể rút ra danh sách của NSGM (unsubscribe),
xin gửi email về GiaoMua@hotmail.com
3. Mọi chi tiết, thể lệ, thắc mắc, xin gửi về:
GiaoMua@hotmail.com
4. Mọi bài vở, đóng góp, xin gửi về:
GiaoMua@hotmail.com
Nguyệt San Giao Muà
Homepage: http://www.GiaoMua.com
Thể lệ gửi bài cho Nguyệt San Giao Muà:
Mong bạn gửi Bài cho GM theo cách này là tốt nhất :
1. Dùng mẫu chữ Vietnet (VIQR) hay Unicode
2. Viết Hoa chữ đầu của bài và bút hiệụ Ví dụ: Giọt Mưa Trên Lácủa NS Phạm Duy
3. Gửi bài ngay trong email (không kèm file), để cho BBT khỏi mất công download xuống để đọc
4. Gửi tất cả các bài trong 1 tháng 1 lần trong1 email, nếu tiện.
5. Bài vở xin gửi đến trước ngày 25 mỗi tháng
6. Mọi chi tiết, thể lệ, thắc mắc, xin gửi về: GiaoMua@hotmail.com
Cám ơn bạn rất nhiều, vì nhân sự có hạn, BBT không thể ngồi đánh máy lại từng đề bài hay bút hiệụ
P.O . Box 378
Merrifield, Virginia 22116
USA
Trang Nhà