Số 209
Ngày 1 tháng 9 năm 2019
Nguyệt San Giao Mùa
P.ỌBox
378
Merrifield, Virginia
22116
USA
I . Thơ _______________________________________________________________________
1. Lời Người Xa | ______ Hàn Thiên Lương | |||||||||||||||||||||||||||||||
2. Làng Xóm | ______ Bạch Liên | |||||||||||||||||||||||||||||||
3. Ðôi Lòng | ______Khóc_Cười | |||||||||||||||||||||||||||||||
4. Buổi Sáng Cùng Em Nghe Chim Hót | ______ Chương Hà | |||||||||||||||||||||||||||||||
5. Lời Kinh Nào ? | ______ Sông Cửu | |||||||||||||||||||||||||||||||
6. Dặm Trường Lặng Lẽ | ______Tình Hoài Hương | |||||||||||||||||||||||||||||||
7. Bên Nấm Mồ Con | ______ Phạm Ngọc Thái | |||||||||||||||||||||||||||||||
8. Mẹ Ơi Con Nhớ | ______ Phamphanlang | |||||||||||||||||||||||||||||||
9. Gởi Người Yêu Dấu |
______ ChinhNguyên/H.N.T 10. Tên Của Anh |
|
______ Trần Thành Mỹ
-
| 11. Em Và Thu |
|
______ Thylanthảo | 12. Ðêm Trắng Phi Trường |
|
______ Nguyễn Thị Thanh Dương | 13. Ðừng Hỏi Trái Tim Tôi Bao Lớn
|
|
______ Quách Như Nguyệt
|
14. Này Thời Gian
| |
______ Lê Miên Khương |
15. Ngủ Ði Em
| |
______ Nguyễn Chí Hiệp
|
16. Chị Ơi Và Huế Ơi !...
| |
______ Trần Huy Sao
|
17. Ðợi Ngâu
| |
______ Ðặng Xuân Xuyến
|
18. Thương Anh !
| |
______ Á Nghi
|
| 19. Ðợị..Thu | ______ Vân Hà |
II . Văn _______________________________________________________________________
1. Ngày Khai Trường Vui Vẻ ___________ Nguyễn Thị Thanh Dương | 2. Huấn Luyện Phi Hành (truyện dài nhiều kỳ) ___________ Tình Hoài Hương |
3. Về Lại Phố Xưa (phần 1) ___________ Phan Thái Yên |
4. Chiến Sĩ Không Chiến Tuyến ___________ Trần Thành Mỹ |
5. Nàng Thơ Xuống Ðường ! ___________ ChinhNguyen/H.N.T. |
6. Trò cũ Trường xưa ___________ Trần Ngọc |
7. Tháng Chín Về ___________ Bạch Liên |
8. Tui Ði Mỹ ___________ Hai Hùng SG |
III . Trả Lời Bạn Ðọc__________________________________________________
1. Nhắn Tin/Trả Lời Bạn Ðọc _______ Ban Biên Tập |
I . Thơ __________________________________________________
II . Văn___________________________________________________________
Nguyễn Thị Thanh Dương
2. Huấn Luyện Phi Hành (truyện dài nhiều kỳ) Tình Hoài Hương
Tình Hoài Hương
Phan Thái Yên Phan Thái Yên Trần Thành Mỹ
Trần Thành Mỹ ChinhNguyen/H.N.T.
(Tuỳ bút/Phiếm) ChinhNguyen/H.N.T. Trần Ngọc
Trần Ngọc Bạch Liên
Bạch Liên Hai Hùng SG
Hai Hùng SG IIỊ Hộp Thư Toà Soạn
___________________________________________________
Thể lệ để nhận Nguyệt San Giao Muà:
1) Ðể vào danh sách của NSGM (subscribe),
xin gửi email về GiaoMua@hotmail.com
Ðịa Chỉ Liên Lạc:
Nguyệt San Giao Muà
Copyright
2002 by Giao Muà e-magazine and respective authors
Ba chị em Tabi, Betsy và Holden tung tăng trong chợ Target, hôm nay chúng theo bố mẹ đi chọn mua đồ cho ngày khai trường vào ngày 24 tháng tám sắp tới. Chợ nào cũng ?Back to school salẻ đua nhau giảm gía nhiều quần áo, giày dép và đồ dùng cho học sinh. Ba chị em vui thích lắm.
- Holden?Holden..Holden !!
Tiếng gọi thật to vang lên từ phía xa làm cả nhà giật mình nhất là Holden, Holden trông thấy con Violet đang ục ịch chạy đến.
Tabi và Betsy không hẹn mà cùng nhìn Holden mỉm cười với ánh mắt ngầm trêu chọc làm cho Holden bối rối và khó chiụ, mặt nó xụ ra tưởng như đám mây mù sắp sửa tan tành thành mưa gió.
Violet tóc vàng da trắng, hai gò má ửng hồng chắc vì nó mệt khi vội vàng chạy ào dến gặp bạn, nét mặt nó rạng rỡ niềm vui, vừa thở hổn hển Violet vừa oang oang nói:
- Holden, gặp mày ở đây tao vui quá, tao theo mẹ đi chợ mua đồ cho ngày khai trường?
Trái lại với sự nồng nhiệt cuả cô bạn cùng lớp Holden không thèm trả lời mà giận dỗi phê phán:
- Violet, tao không thích mày gào tên tao giữa chợ đông người.
Con bé hạ giọng, nói nhỏ như thì thầm:
- Tao xin lỗi, sau mấy tháng hè tao rất nhớ bạn, thấy mày tao mừng qúa chỉ sợ mày đi mất vào đám đông nên phải gọi to, lần sau tao sẽ gọi nhỏ nhẹ như thế này được không?
- Nhưng mày nói ?nhỏ quá tao không nghe thấy gì..?
- Ðây nè?tao nói to hơn một chút nè. Tao xin lỗi, được chưa?
Không đợi bạn trả lời con bé tiú tít noí tiếp:
- Ba tháng hè mày có đi chơi đâu không?
Holden lạnh nhạt, trả lời ngắn gọn:
- Texas.
- Nhưng mày đến thành phố nào?
- Arlington
- Nơi có stadium to lớn của đội bóng Cowboy Dallas ấy hả? bố tao nói thế, ông ấy yêu thích football lắm..
- Phải.
- Nhà mày đi Texas để thăm đội Cowboy hả?
Holden bực mình, lần này câu trả lời dài thêm được mấy chữ:
- Tao thăm ông bà nội tao ở đó.
- Còn tao đi California thăm Disneyland, trời ơi thích lắm?
Holden thô lỗ ngắt lời bạn:
- Tao đã đến Disneyland rồi, mày khỏi cần kể.
Holden kiêu hãnh khoe:
- Mùa hè sang năm bố mẹ lại đưa chị em tao đến Disneyland lần nữa
Mẹ của Violet gọi nó nên nó vội từ giã Holden:
- Tạm biệt nhé, mẹ tao đang chờ.
Bây giờ mặt Holden mới tươi lên như vừa thoát được ?của nợ:
- OK, mày đi mua đồ với mẹ đi, nhớ là nếu chốc nưã có gặp lại tao trong chợ thì đừng gọi tên tao ầm ĩ và đừng chạy đến nói chuyện với tao nữa nhá
Con bé Violet biết điều:
- OK tao biết rồi. Tao xin hứả
Chị Bông nãy giờ chứng kiến cuộc nói chuyện của Violet và Holden, chị đợi cho Violet đi xa mới đến bên Holden và dịu dàng khuyên con:
- Holden, con đối xử với Violet không đúng đâu, bạn mừng vui khi gặp con, con phải vui vẻ truyện trò với bạn chứ, đằng này mặt con vênh lên và trả lời nó rất cộc cằn.
- Nhưng con không thích nó..
- Violet rất thân thiện với con mà Holden. Nó có lỗi gì đâu?
- Vì nó ?.qúa mập?
Holden cay cú bồi thêm:
- Mẹ nó cũng quá mập luôn, con đã gặp mẹ nó đến trường mấy lần.
Chị Bông đã biết điều này, ở nhà hai chị Tabi và Betsy cứ chọc con bé Violet với Holden khi biết Holden ghét Violet chỉ vì con bé mập ú. Ba chị em đang học chung trường tiểu học nên hai chị không lạ gì các bạn cùng lớp của thằng em út Holden
Ngày con bé Violet mới chuyển đến học cùng lớp với Holden tại trường Reading Elementary School này, cô giáo đã nhờ Holden hướng dẫn Violet chỗ ngồi và giới thiệu với tất cả bạn bè cùng lớp, chắc vì thế mà con bé mến Holden lắm, có cái gì hay đẹp nó đều khoe với Holden, có lần giờ ra chơi Holden chạy ra sân bị ngã thì Violet là người chạy ra đỡ Holden lên và suýt soa an ủi Holden.
Thấy Violet thân mến và quấn quýt Holden nên hai chị Tabi và Betsy luôn tìm kiếm lý do để trêu chọc.
Holden mới 7 tuổi mà ra vẻ ta đây nam nhi đàn ông lắm, không chịu mặc quần lưng thun cho dễ dàng, bắt mẹ mua quần cài cúc bấm đàng hoàng, nhưng không phải lúc nào Holden cũng bấm được cái cúc quần, ở trường có lần Holden đi tiểu xong bấm mãi cái cúc không xong phải nhờ một thằng bạn làm giùm. Thế là Tabi không bỏ lỡ cơ hội:
- Lần sau Holden nhờ con Violet bấm cúc quần nhé.
Betsy phụ hoạ:
- Phải đấy, Violet luôn luôn nice với Holden mà
Nói xong Tabi và Betsy cùng cất tiếng cười khoái chí thế là Holden gào khóc lên để phản đối, chị Bông dỗ mãi nó mới nguôi ngoai. Chưa có trận gào khóc nào dai dẳng và quyết liệt đến thế, hơn cả khi Holden gào khóc vì không được giải thưởng ở trường đi ăn lunch với ông thị trưởng.
Trường tiểu học Reading Elementary School ở thành phố Centerville, Utah mỗi năm mỗi lớp chọn ra 1 học sinh giỏi để cùng các học sinh giỏi cuả các lớp thuộc những trường tiểu học khác trong quận hạt được vinh hạnh đi ăn lunch theo lời mời cuả ông thị trưởng. Hôm ấy cả một đoàn xe cứu hoả sẽ oai phong rầm rộ đến trường để đón những học trò lên xe . Trẻ con đứa nào chẳng thích, đưá nào chẳng mơ ước đến lượt mình nên đứa nào cũng cố gắng chăm chỉ học hành và ngoan ngoãn trong lớp. Món phần thưởng khích lệ học trò vừa thân thiện vừa hiệu nghiệm.
Một thị trưởng thành phố thì bận rộn bao công việc, nhưng ngài thị trưởng không quên bổn phận với lũ học trò nhỏ trong thành phố, Hình ảnh này đẹp biết bao.
Tabi, Betsy đều đã được hưởng vinh dự này, riêng Holden thì đợi chờ mãi, cuối cùng nó vẫn chẳng được gì, phần thưởng thuộc về thằng Jack. Hôm ấy Holden về nhà gương mặt buồn hiu và nói với bố:
- Bố ơi, năm nay lớp con thằng Jack được chọn đi ăn lunch với thị trưởng chứ không phải là con.
Rồi nó nghi ngờ hỏi tiếp:
- Thằng Jack nói với con là trước khi cô giáo tuyên bố nó được tuyển chọn thì văn phòng ông thị trưởng có email báo tin cho bố nó, vậy có khi nào họ email cho bố mà bố?quên không đọc hay delete mất không?
Anh Bông trả lời con:
- Bố không nhận được email nào từ ông thị trưởng, nhưng Holden ơi, con không được nhận phần thưởng này không có nghiã là con không ngoan, không học giỏị.Vì có nhiều đứa cùng ngoan, cùng giỏi nên không đến lượt con thôi.
Tuy bố an ủi thế mà Holden vẫn buồn và thất vọng não nề, hai bà chị Tabi, Betsy chỉ liếc nhìn thằng em và mỉm cười chưa thốt lên câu gì cũng đủ làm Holden ?tự ái và nổi cáu gào khóc lên tức tưởi. Một trận khóc tưởng như có một không hai, thế mà trận khóc bị hai chị chọc với con bé Violet lại kinh khủng hơn đủ biết là Holden ghét Violet đến chừng nào.
Thái độ lạnh nhạt và ghét bỏ bạn cuả Holden hôm nay chị Bông không thể chấp nhận được, chị vừa đi bên cạnh Holden vừa thủ thỉ nói chuyện:
- Holden ơi, nếu con ghét Violet vì nó mập thì trên thế giới này có nhiều người mập con ghét họ hết sao cho dù họ là những người hiền lành và đáng yêu? Thí dụ như Violet, sau mấy tháng nghỉ hè xa cách nó thấy con và mừng rỡ gọi tên con, nó qúy mến con đó. Mẹ thấy Violet thật là dễ thương..
Holden im lặng lắng nghe mẹ nói tiếp:
- Nếu vì lý do nào đó có người ghét Holden và ghét cả mẹ, con có buồn không?
Holden trả lời quyết liệt:
- Con không muốn ai ghét con và ghét mẹ, con sẽ buồn lắm.?
- Violet cũng thế, nó sẽ buồn biết bao nếu biết con ghét nó. Khi chúng ta thương yêu người khác thì sẽ nhận lại những tình cảm ấy, Holden cuả mẹ hiểu chưa?
Holden hơi bẻn lẻn:
- Con hiểu rồi,
- Mập hay không vẫn luôn có kẻ tốt người xấu con ạ.
- Vâng, con hiểu rồi.
Chị Bông mừng vui:
-. Mẹ cám ơn Holden đã hiểu và nghe lời mẹ.
Quay qua hai đứa con gái chị Bông dặn dò:
- Từ giờ hai con đừng trêu chọc em nữa, Violet là bạn của Holden, chúng ta cũng phải qúy bạn của Holden nhà mình chứ. Bây giờ chúng ta tiếp tục đi chọn đồ cho ngày khai trường các con nhé.
Lũ trẻ lại xôn xao niềm vui được mua sắm cùng mẹ. Ði vài vòng qua vài dãy hàng tình cờ Holden gặp lại mẹ con nhà cô bé Violet, lần này thì Holden là người gọi trước:
- Violet?Violet
Con bé Violet nhanh nhẩu chạy đến nhưng để? ?mắng vốn? bạn:
- Sao mày gọi tên tao to thế, lúc nãy mày đã cấm tao điều này mà??
Holden cụt hứng nói nhỏ lại:
- Tao quên mất Violet?
Violet tiếp tục ?mắng vốn? bạn:
- Sao lúc nãy mày dặn tao nếu có gặp lại trong chợ thì đừng xáp vào nói chuyện nữa mà..
Holden mỉm cười thân thiện:
- Violet, tao chỉ gọi thế thôi chứ không có gì để nói nữa đâu. Thôi mày đi mua sắm với mẹ đi, tao cũng thế.
Violet vui vẻ:
- Ừ, tao đi đây. Hẹn gặp nhau ngày khai trường nhé Holden.
Holden cũng vui vẻ:
- Hẹn gặp lại Violet.
Chị Bông âu yếm nói với Holden:
- Con thấy chưa khi lòng mình vui thì mọi thứ cùng vui lây, ngày khai trường sắp tới con sẽ gặp lại bạn bè và Violet, sẽ là ngày khai trường vui vẻ cuả con và của mẹ nữa đấy vì mẹ luôn vui cùng các con.
Truyen Dai
Huấn Luyện Phi Hành
Phần Thứ Ba
Chương 23
Trở Về Quê Hương Bẽ Bàng
?Quê hương trái đất nửa vòng.
Ngày thương đêm nhớ, những mong ngày về?.
Trên không trung có vầng trăng sáng toả vằng vặc như chiếc dĩa bạc soi rõ mọi thứ trong góc phòng bệnh viện. Hành đứng lên lại nằm xuống, đi ra đi vô xem ti vi chiếu tin tức thế giới, xem ?chuyện lạ Việt Nam?, thỉnh thoảng trên ti vi Mỹ chiếu đi chiếu lại những cuộc biểu tình gay gắt cũ sôi sục đêm ngày: Các phe nhóm chống chính phủ, các cấp lãnh đạo tôn giáo, các tổ chức chính trị, sinh viên học sinh rầm rộ phản đối, biểu tình, rối tung rối mù, mù? mịt trời đất, hầu hết diễn ra ở miền Nam Việt Nam.
Nỗi buồn đau bỗng trĩu nặng trên vai Hành, không biết làm gì hơn là tối ngày Hành soạn va ly ra xem những gói quà to tướng sẽ mang về tặng thân nhân ở quê nhà. Hành dùng chất vitriol rửa những hình thể đá thạch bóng ngời, trông giống như màu da thật. Hành lại bồi hồi thở vắn than dài, thẩn thờ đóng lại mấy cái va ly. Các bạn cùng khoá đã trở về Việt Nam lâu lắm rồi! Chỉ còn độc nhất mỗi mình "ta cứ nằm ù lì lạỉ. Trước khi về VN, các bạn đã đến chia tay anh, họ xúm lại chọc quê:
- Thôi, yên trí đi, mầy cứ ở lại Mỹ an giấc nghìn thu hen.
- Nằm nghỉ ngơi cho sướng cái đít đi.
- Còn sống, thì mầy chộp cổ ngay một con Mẽo, con Xì? là "xong bén đời giaỉ.
- Tầm bậy! Sao xúi hắn an giấc ngàn thu?
- Vì, không bao giờ có ai nói: An giấc ngàn xuân cả.
- Vậy thì đừng biểu nó: An giấc ngàn đông nghen?
- Hãy an giấc ngàn hạ xuống, để tàn đời trai cho rùi.
- Xuân, Hạ, hay với Thu?
- Ư hừ!
- Mầy théc méc mần chi hỉ! Hổng chịu mở méc ra, coi tụi tao tôm gốp thùng bẹc két ?rủng rỉnh xung xướng? đem tiền Mỹ đi dzìa Việt Nam nè.
Những buổi tối, Hành nằm thao thức hằng giờ đăm đăm xem thời sự trên tivi, nhìn cảnh chiến tranh Sài Gòn đổ nát, chết chóc. Cộng sản tràn ngập vào Thủ Ðô. Hành nghĩ thầm: ?Thôi. Thế là hết?. Hành mòn mỏi chờ đợi chiến cuộc Tết Mậu Thân 1968 ở Việt Nam mau chóng chấm dứt, giảm bớt cường độ giao tranh. Hoặc là: đụng độ dữ dội giữa miền Nam Việt Nam và miền Bắc tạm lắng xuống, thì bằng mọi giá anh phải xin đi về Việt Nam. Mấy bạn Mỹ thường trêu:
- Làm sao anh về nước? Khi tay chân bó bột? khi chiến tranh đang xảy ra liên miên?
Ðại bàng có bay xa bao nhiêu cũng phải dừng cánh, đàn ông có đi xa bao lâu cũng phải có ngày trở về nhà. Ở Việt Nam có thể có người muốn đi du lịch ra ngoại quốc, còn anh trải qua nhiều tháng năm sống "lây lất" ở nước ngoài rồi, nay anh nôn nao mòn mỏi ngóng trông mau chóng "tung cánh chim tìm về tổ ấm?, hạnh phúc thay khi có ngày mình được trở về quê mẹ thân yêu. Hành quyết chí gởi thư đến căn cứ Không-quân đòi họ cho phép anh trở về quê hương. Vì ít nhiều gì, Hành vẫn mang canh cánh bên lòng mối tình hoài hương. Vã lại, toàn bộ gia đình ba má, anh, chị, em, các cháu của mình ở Việt Nam mà. Cũng có thể là Hành còn nghĩ đến chút tình với Trân Thư.
Ngày ngày... chẳng biết làm gì ngoài việc giết thì giờ nhàn rỗi quá chán ngán, Hành cùng những anh quân nhân thương binh Không-quân Mỹ xúm lại coi thời sự trên ti vi, lúc nầy đài Mỹ chiếu đi chiếu lại chuyện lạ bốn phương "hot" nhất: ông Jean Bedel Bokassa đã tham gia trong đoàn quân viễn chinh Pháp. Ông qua Việt Nam hồi thập niên 1950, Jean Bedel Bokassa (thuộc bộ tộc M?Baka ở Phi Châu) sinh ngày 22-2-1921 tại làng Bobangui, cách xa thủ đô M?Baiki (Phi Châu Xích Ðạo - Equatorial Africa). Năm 1950, Trung-sĩ-nhất Bokassa là quân tình nguyện của Lục-quân Pháp, thuộc binh chủng lính Lê Dương (Légion étrangère), khi ấy Trung Phi vẫn là thuộc địa của Pháp. Năm 1953, ông Trung-sĩ-nhất Bokassa 32 tuổi, đóng tại Chánh Hưng, Sài Gòn (quận 8 bây giờ). Thời gian sang Việt Nam tham chiến, chàng Lê-dương Bokassa tây đen tăng cường về Biên Hòa làm nhiệm vụ gác cầu ở Cù Lao Phố (cầu Gành), nơi Cầu Gành có một máy nước công cộng. Ông ta đã ?tò tẻ với một bà Việt Nam xồn xồn Huệ nghèo gánh nước mướn ở Tân Thuận Ðông. Họ thuê một căn nhà nhỏ ở Tân Thuận Ðông, quận Nhà Bè, nơi đơn vị anh ta đóng quân gần cầu Tân Thuận. Khi Huệ có bầu, thì Bokassa buộc phải rời khỏi Việt Nam quay gót trở về cố hương. Bao nhiêu năm thăng trầm trôi qua, ông Jean Bedel Bokassa từ từ leo lên chức Tướng, rồi ông trở thành hoàng-đế Cộng-Hoà Trung-Phi. Tháng 1 năm 1966, Bokassa đảo chính, lật đổ David Dacko, tự lên làm tổng thống. Hoàng đế Jean Bedel Bokassa sực nhớ đến người tình cũ và con gái, ông bèn gởi một văn thư nhờ bộ Ngoai Giao Pháp, chuyển đến Bộ Ngoại Giao miền Nam Việt Nam Cộng Hoà: xin họ giúp ông tìm con gái ruột tên Nguyễn thị Martine. Bộ Ngoại Giao ráo riết tìm kiếm, nhưng không thể tìm ra Martine.
Họ bèn đem một cô gái lai da đen 19 tuổi tên Baxi (con bà Nguyễn Thị Thân ở Xóm Gà, Gia Ðịnh) giả làm con gái Tổng-thống Bokassa. Ðúng là có một ?nàng con? đến trình diện bộ Ngoại-giao, cô gái nầy làm thủ tục xuất ngoại. Tổng-thống vui mừng tổ chức buổi tiếp nhận con rất long trọng. Phần bà Huệ sanh con gái có làn da ngăm đen, và hơi ngà ngà, thì bà vui buồn lẫn lộn. Thời gian mấy năm đầu, thỉnh thoảng Bokassa và bà Huệ có liên lạc trao đổi tin tức, sau đó do hoàn cảnh mỗi người, nhất là không gian và thời gian xa cách biền biệt góc biển chân trời, dần dần họ vắng bặt tin tức. Lớn lên, Martine là một cô gái nghèo khổ hiếu thuận, ngoan ngoãn, chịu khó giúp mẹ làm việc vất vả khuân vác tại nhà máy Xi-măng Hà Tiên.
Nào ngờ, khi biết tin ấy, cậu ruột của cô gái Nguyễn Thị Martine đã đến toà soạn nhật báo Trắng Ðen trình bày tự sự, kèm y chứng thư đầy đủ chính xác giấy tờ hộ tịch. Chính phủ và đồng bào khắp nơi ở miền Nam Việt Nam, ?ồn lên? bàn tán sôi nổi về hai cô công chúa lọ lem. Không biết ai thiệt, ai giả? Tin nầy đến tai vua Cộng Hoà Trung Phi. Hoàng Ðế Bokassa lại gởi văn thư khác, xin Tổng-thống Thiệu cho ?cả hai cô công chúả đi tuốt về thủ đô Bangui, thuộc Cộng Hoà Trung Phi. Phái đoàn đại diện cao cấp Cộng hòa Trung Phi lại sang Việt Nam & còn có: ông bà chủ nhiệm báo Trắng Ðen, bà Nguyễn Thị Huệ, cô Martine, một tùy viên sứ quán Pháp đại diện Bộ Ngoại giao Pháp, và thông dịch viên. Họ đi Trung Phi.
Tổng thống nhận ra người tình cũ, và con gái ?công chúa Martinẻ, nên càng vui mừng khôn xiết, ông ra lệnh tiếp đãi phái đoàn Việt Nam như thượng khách. Ông không ngần ngại nhận "cô Baxi giả công chúa" kia làm con gái nuôi. Bà Huệ trở về Việt Nam. Khi đó bà Huệ đã có chồng vẫn được lãnh trợ cấp mỗi tháng 200,000$ tại Pháp Á ngân hàng Sài Gòn do Tổng thống Bokassa cấp dưỡng. Thời điểm đó số tiền nầy rất lớn. Thật là chuyện hi hữu ngàn năm có một không hai. Hai nàng lọ lem sau những năm tháng trong đêm tối hãi hùng đói khổ ở quê nhà, hôm nay đã tót lên đỉnh cao sang, phú quý trong ngôi vị công chúa. Thật là đời lên hương ngát, ?xung xướng? tê người. Chuyện duy nhất có thật, bàng hoàng thiệt.
***
Từ sự cương quyết của Hành và do Thủy-quân Lục-chiến Hoa Kỳ, & Hạm-đội thứ Bảy can thiệp, lúc đó họ mới cho Hành biết: sẽ đưa anh trở về Việt Nam. Cuộc đi kéo dài hơn cả tháng, vì cứ bay ?nhảy cóc? từ chỗ nầy đến nơi khác, như là mình đang bồng bềnh dạo chơi trên không trung du hí vậy. Thoạt đầu, họ mang anh ra phi trường khi Hành còn nằm trên cáng thương. Họ xách theo bốn va ly to tướng đầy nhóc quần áo, đồ đạc linh tinh & hai thùng carton to bự sư đựng quà dành riêng cho cô bồ, hai thùng nữa dành cho gia đình, xách tay samsonite đầy đủ thuốc men, do bác sĩ ghi toa chỉ định cách uống thuốc. Một mình Hành là ?thượng khách chễm chệ? trên chiếc phi cơ rộng lớn. Trong buồng lái chỉ có: Phi hành đoàn. Tiếp viên hàng-không lo về việc ẩm thực. Bốn anh lính Không-quân thay nhau khiêng cáng, bưng đồ dùng của Hành. Hai bác sĩ quân-y. Một y-tá. & Lữ Phi Hành. Hết. Ngoài ra không có ai nữa.
Bay đến Colorado, nằm lại ba đêm. Rồi bay qua San Francisco, Hành nằm tại bệnh viện hai tuần. Hành ăn no rồi ngủ kỹ. Tự nhiên có một ngày thanh bình và trời quang mây tạnh, Hành được đám phóng viên, truyền thông ở Mỹ đến tận nơi dàn dựng quay phim, họ đưa anh "oai dũng" hí hửng leo lên... ti vi nữa. Tình cờ mà tức cười thật. Họ bảo:
- Anh cứ ?giả đò, làm bộ làm tịch? như mình chính xác là thương phế binh gốc người Hoa sống ở Mỹ nhe. Anh cầm phone vui vẻ gọi về nhà, nói chuyện với thân nhân gia đình anh, nhe.
Thiệt tình! Xạo hết chỗ nói. Nằm tại San Francisco hai tuần, thì chiếc phi cơ C ? 130 rất to, chở Hành đi. Lại vẫn chỉ có bấy nhiêu người cũ, tất cả lên phi cơ bay một lèo qua Clark Field (Phi Luật Tân). Họ lại đưa anh vô nằm trong bệnh viện đợi thêm hai tuần nữa. Ôi là ngao ngán và ớn bệnh viện lên tới cần cổ! Chỉ mong chờ bớt chiến sự ở miền Nam Việt Nam, thì anh mới được trở về, sẽ tính sau. Ngày đêm mòn mỏi chờ đợi... rồi đợi chờ, trông ngóng đợi chờ hoài mãi. Hành cảm thấy quá căng thẳng, lo âu, mệt mỏi, hết sức oãi và lâu quá chừng chừng!
Thế rồi buổi sáng Thứ Bảy khoảng đầu tháng Tư, năm Mậu Thân 1968, chiếc C-130 hạ cánh xuống phi trường Tân Sơn Nhứt. Mặc dù khi phi cơ còn lăn bánh chạy chầm chậm trên phi đạo, họ đã hạ cái bửng phía sau đuôi phi cơ xuống. Ngay lập tức có một chiếc xe cứu thương, một xe cứu hoả, chạy cặp sát hai bên hông chiếc phi cơ C -130 hai xe chạy rề rề theo. Hai anh lính phi công Mỹ, (ở bên xe cứu thương), liền nhanh nhẹn nhảy phóc xuống dưới đường phi đạo. Chạy bộ rất nhanh, họ bưng cái cáng thương trống không ở trên phi cơ xuống, họ chạy qua bên chiếc C-130 để "trao trả" cái cáng nầy cho Việt Nam. Ðồng thời trên phi cơ, hai anh lính Mỹ lanh lẹ khiêng sẵn cáng ?áp tải thương binh Lữ Phi Hành? tụt nhanh xuống đất. Họ giao cáng thương cho người đứng dưới đất ở Việt Nam nhận. Lúc ấy, từ trên cửa phi cơ họ thảy bốn chiếc va ly to tướng, mấy thùng carton lớn, cùng tất cả đồ dùng, chiếc xách tay đựng thuốc men của Hành qua xe cứu thương ở Việt Nam, khi phi cơ đang còn chạy chầm chậm, rề rề.
Phi cơ C-130 lo dzọt vút bay đi thật lẹ. Vì lúc nầy tất cả xe cứu thương, phi cơ, ai ai cũng đinh ninh mình đang ở trong tầm ngắm của hoả tiễn 122 hay 130 bên ?phe kiả, nằm đâu đó ngoài vòng phi đạo, (mà lúc còn ở ngoại quốc mỗi ngày Hành nhìn trên ti vi các nơi, đều chiếu những đoạn thời sự nóng bỏng ở Tết Mậu Thân). Thế nên phi hành đoàn đã gồnh mình tới miền chiến tranh đang ì ầm, phải cẩn thận cảnh giác tối đa, họ dám liều mình mà bay trên không phận miền Nam, thì đã làm một nghĩa cử cao đẹp, rất can đảm phi thường và anh hùng rồi. Hành hết lòng cảm ơn chính phủ Hoa Kỳ. Phi cơ tăng tốc độ, chạy một đoạn ngắn thì cất cánh bay bổng. Hai chiếc xe cứu hoả, cứu thương lo rẽ vào đường Taxiway. Họ đưa Hành qua bên bệnh viện dã chiến số 3. (Third Field Hospital). Vài ông Mỹ ngồi bên cạnh nói:
- Are you crazy?
- Coming back to Việt Nam?
Phi Hành hoảng hốt la lên:
- Ô! Các anh lầm rồi. Tôi là người của bên Không-quân Việt Nam. Không phải bên Không-quân Hoa Kỳ.
Họ vội quay đầu xe, đem Hành bàn giao qua bên Không-quân Việt Nam. Úi Trời! May quá! nếu mà ông Mỹ kia không lên tiếng nói ra, chắc là anh sẽ ?bị? quay trở về Mỹ mất rồi! Vô bệnh viện Cộng Hoà gặp bác sĩ Thành khám anh rất kỹ. Ông định cho Hành xuống nằm ở bệnh xá Không-quân, nhưng Hành năn nỉ bác sĩ:
- Em du-học suốt ba mươi lăm tháng rồi. Nhớ nhà lắm. Em còn chống nạn đi đứng tốt. Xin bác sĩ cho phép em về thăm ba má. Nhà em ở gần đây. Sáng thứ Hai, em xin trở vô bệnh viện.
- ... OK.
Thế là bác sĩ kêu xe cứu thương cho chở Hành về, xe đậu ngay trước cửa nhà. Hành mặc bộ quần áo ở bệnh viện vui vẻ háo hức hân hoan chậm bước dưới phố chiều Sài Gòn rực nắng tươi. Mọi người đi lui đi tới tấp nập, cảnh vật nhộn nhịp huyên náo lạ! Lòng anh cảm thấy vui và hồi hộp không thể tả! Hành bảo hai binh sĩ Việt Nam khiêng, xách, vát bốn va ly, mấy thùng quà bước vô nhà trước Hành. Ba của anh đang ngồi đọc báo trên sofa, ông đứng lên, dáo dác nhìn hai anh binh sĩ lạ, rồi ông nghiêng mình nhìn kỹ. Một lát sau ông liền chạy đến, ôm chầm lấy con trai lấp ló sau lưng mấy người lính, ông kêu lên rất to:
- Trời ơi! Thằng Hành đã về rồi nè. Má sắp nhỏ ơi...
Ba khóc. Hành khóc... má chạy ra, mừng rỡ níu lấy cổ con, hôn chùn chụt và khóc rống lên hu hu hu.... Các chị, em, ở trên lầu ba, lầu bốn, vụt chạy xuống, họ xôn xao mừng rỡ mà khóc oà. Cả nhà đều choáng váng và bất ngờ tột độ. Vì anh không hề báo trước về chuyện anh sẽ trở về Việt Nam. Hành muốn dành cho gia đình mình một sự ngạc nhiên thú vị mừng vui tuyệt vời. Thật là một cuộc đoàn tụ bất ngờ, kinh hoảng mà đầy nước mắt hân hoan vui mừng trào lên bờ mi ?kịch tính?. Lạ lùng như vậy đó. Quả đất tròn vo, tưởng là to lớn lắm! Ấy thế mà, khi đi xa nửa quả địa cầu, nay quay trở về quê hương, hoá ra Hành vẫn thấy nhỏ ha.
Ngay lập tức, ba anh gọi phone cho ?em Trân Thư iêu rấủ biết tin "ngày trở về (của anh thương binh)... anh bước lê trên quãng đưởng đê, đến bên luỹ tre, nắng vàng hoẹ..". Hành nóng lòng nóng ruột nôn nao đi ra, đi vào, chờ đợi cuộc trùng phùng thật tình cờ. Hành đang nằm lim đim trên sofa, thì cô ta đến. Trông Trân Thư chẳng vui vẻ, hân hoan mừng rỡ, hay lo âu cuống quít một mảy may gì! Nét ưu tư, lỡ làng, dường như hằn rõ lên gương mặt Thư đã héo hon rồi. Thế là, Hành và cô ta lúng túng, e ngại hững hờ ngồi trên sofa, nói những câu chuyện hết sức vô duyên, nhạt nhẽo hơn nước ốc, gượng ép, ngượng ngùng và xa lạ, chả ra môn ra khoai. Cô ta luôn cúi đầu xuống, hay sượng sùng né tránh cái nhìn lặng lẽ của anh. Sau khi Thư cho Hành biết: cô ta đã đổi nhà, dọn lên đường Phan Thanh Giản, cô ta vội vội vàng vàng đứng dậy, cáo từ. Cuộc gặp gỡ nầy chưa đầy mươi phút. Hành hẹn Thư hôm sau sẽ lên đón cô ta đi ăn sáng. Cô ta ấp úng, ngập ngừng, lưỡng lự, do dự ậm ự... nhẹ gật đầu. Bây giờ mặt đối mặt, diện kiến trực tiếp, anh kiểm chứng lại điều nầy: Thái độ ngượng ngùng của Thư trả lời anh rất chính xác, nên anh chuẩn bị tinh thần từ cái nhìn xa lạ, hững hờ dè dặt đầu tiên, chỉ sau hơn hai năm xa cách biền biệt, nay mới gặp lại.
Không có gì khó hiểu đâu. Xa mặt cách lòng! dĩ nhiên có nhiều thay đổi khi con người không có sự trung kiên, không có tình yêu chân thật, không chung thuỷ, thì tình ấy như một món hàng, chỉ là sự chọn lựa trên địa vị, danh vọng và tiền tài, tình cảm dễ dàng thay đổi chớp nhoáng, bạc bẽo theo. Hành đã biết ngay từ dạo ở Mỹ, nhưng anh còn "bán tín bán nghi", khi Thư nghe hung tin anh báo bị tai nạn phi cơ. Lẽ ra, như bao người yêu chân tình, hay những vị hôn thê thủy chung khác, họ sẽ tỏ ra cuống quít âu sầu, lo lắng, ngày ngày thư từ, hoặc gởi điện tín tấp nập hỏi thăm người yêu rối rít.
Ðằng nầy... lúc Hành vừa qua Mỹ trước khi anh bị tai nạn, mỗi tuần Thư viết cho anh ít nhất vài ba lá thư dài. Nhưng sau khi biết ?anh lâm nạn?, kể từ đó đến nay hơn mươi bốn tháng, thì cô ta đã tỏ ra lạnh nhạt, lâu thật lâu cô ta mới "nhỏ giọt" có vài hàng chữ ?cầm hơỉ rồi... im bặt. Ở Mỹ anh luôn suy nghĩ: chẳng lẽ Thư bây giờ sinh tệ như: ?sông sâu có thể bắc cầu. Lòng người thâm hiểm, biết đâu mà dò?! Thì cũng phải... Hành bây chừ chẳng khác nào: "Làm trai cho đáng sức trai. Khom lưng chống gối gánh hai ?hạt vừng?. Khổ nỗi người ta làm trai còn chống gối vì hai "hạt vừng", còn tôi đây chỉ còn "một hột" cũng chả xong...
Buổi sáng, Hành lái chiếc xe bedford đi lên điểm hẹn chờ Thư, anh chỉ đậu xe ở xa xa. Vì Thư nói:
- Không muốn cho người nhà biết chuyện hẹn hò nầy.
Lúc bấy giờ chân phải của anh đã hoàn toàn cưa cắt bỏ băng bột, nhưng còn chống nạn đi khập khễnh (cho tới bây giờ. Tuy thế, anh không đi nạng, nếu ai không nhìn kỹ, thì ít ai lưu ý điều nầy). Loại nạng đặc biệt do bên bệnh viện Hoa Kỳ chế tạo riêng. Vì, tay phải của Hành vẫn còn bó bột đặt ở độ cong 90/o. Nên chiếc nạng bình thường được lắp thêm cái tay, để anh có thể tựa cả cùi chỏ lên, mà làm điểm tựa, cho anh đi vững vàng chắc chắn hơn nhờ có thêm cái nạng.
Thư lấm lét nhìn anh, vẻ mặt ngượng ngùng, e ngại, bối rối. Thấy thế, tự nhiên Hành cũng cảm thấy xốn xang lúng túng ngượng ngùng không kém. May là Hành lo xa, đã mặc bộ đồ bay màu xám đính huy hiệu con rồng thè lưỡi trước ngực áo, mà cô ta còn tỏ thái độ lấm lét ngượng ngùng ái ngại rụt rè như thế. Nếu chẳng may anh chỉ là tên lính quèn, nghèo xơ nghèo xát; thì ắt hẳn... (hồi xưa & bây giờ) Thư chả bao giờ ngó nửa con mắt, hay tự động làm quen Hành trước, giống như hồi Hành ở Ðà Lạt đâu nhỉ!
Hai người đến tiệm ăn Sing Sing ở đường Phan đỉnh Phùng. Khi anh và Thư bước vào tiệm, thì hầu như tất cả thực khách thân ái và đầy cảm tình dồn mắt nhìn về phía "tụi tôi". Một thiếu úy phi công lái chiếc xe hơi bedford diễu qua phố, đậu trước nhà hàng rồi chống nạng đi với người đẹp! Khiến ai ai cũng ưa thích ái mộ về sự phô trương, lác mắt vì thời thế tạo anh hùng thế thời phải thế. Chắc ai ai cũng nghĩ anh bị tai nạn xe cộ. Vì, nếu là phi công thì... ít khi có ai què quặt, hoặc lành lặn trở về nhà sau một phi vụ không chiến. Hôm qua, lần đầu tiên mới nghe bản nhạc ?Kỷ vật cho em? của Phạm Duy, trong đó Hành nhớ mang máng hình như câu nầy:... "Anh trở về trên đôi nạng gỗ, anh trở về bại tướng cụt chân, bên người yêu tật nguyền chai đá" - (hay là... ?ngập ngừng ngượng ngùng cay đắng... phải không em Thư ui!).
Hành đăm chiêu mà mỉm cười, vụng về vướng vít tí chút khi tay ôm cái nạng gỗ cho nó dựa vô góc tường, rồi lết đít ngồi xuống ghế, kéo rề rề theo cái chân què. Thư thản nhiên gần như dửng dưng nhìn, tự động ngồi xuống đối diện với anh, đầu cô ta luôn cúi gầm xuống mặt bàn, lâu lâu cô ta liếc nhìn trộm anh, cái nhìn dường như có ý đồ bất chính nào đó, mà lúc nầy Hành không thể hiểu nỗi. Thư chẳng thèm nhìn thẳng vào mặt anh, không hề hỏi thăm thương tích của ?anh yêủ ra sao rồi? Hoặc giả nếu cô ta có "vờ như" ân cần vui vẻ, nói câu an ủi vỗ về nào (khác hẳn như hồi xưa cô ưa liếng thoắng). Thì anh sẽ tin ngay, không bao giờ nghĩ xấu về những "hành vi lố bịch" lúc bấy giờ của cô "em Bắc Kỳ nhớn nhớn"... dành cho anh chẳng qua là một "tai nạn nghề nghiệp". Hành ngao ngán lẫn thất vọng, kín đáo thở dài, anh cũng chả cần hỏi thăm Thư ở quê nhà Thư "thay lông đổi cánh" tới đâu!?
Cứ thế, cả hai người cúi gầm đầu im lặng ăn ăn, húp húp và uống uống... mệt nghỉ. Hành nghẹn đắng cổ họng khô lông lốc. Ăn xong, anh lặng lẽ đứng dậy khập khễnh từng bước đi tính tiền. Hai người lụp chụp đi ra khỏi tiệm. Ngồi trong xe, sự riêng tư bây chừ lại càng khó chịu hơn, chả bù cho ngày xưa, trước khi Hành đi Mỹ, thì một tay anh cầm lái, còn một tay Hành vòng qua kẹp cổ nàng bóp bóp, nắn nắn chỗ nầy chỗ nọ... Còn Thư thì tay bận rộn ôm ôm, rờ mó cổ, bấu víu tai tóc và rờ bụng nắn ngực của anh. Thỉnh thoảng cô chồm qua hôn anh chùn chụt, miệng nói tía lia: "em yêu anh, em nhớ anh quá chừng".
Nhưng... gặp nhau lần nầy thiệt quá tệ và xa lạ, bẽ bàng đến độ xót xa, dường như Hành và Thư chưa hề có một thời gian thân mật đậm đà yêu thương nồng nhiệt, khắng khít hơn vợ chồng trước suốt thời gian anh chuẩn bị đi Mỹ, hay sao tả! Bi giờ coi Thư có thái độ quá dị hợm, xa lắc xa lơ, bẽ bàng, trơ trẽn đến độ thê thảm. Trước khi thả Thư xuống lề đường gần nhà cô ta, vì Thư muốn vậy. Hành cố gặn hỏi:
- Bao giờ... anh mới có thể gặp lại em?
Hoàn toàn im lặng, không có câu trả lời, không một cái lắc đầu hay gật đầu. Càng tệ hại hơn không có cái liếc nhìn, mà cô ta chỉ cúi gầm xuống đất.
- Cho anh xin số phone nha.
Lắc đầu quầy quậy. Im lặng. Không cho. Âm thầm lặng lẽ chia tay nhau ra về. Thật hết rồi: ?Yêu nhau sinh tử cùng liều. Thương nhau lội suối qua đèo có nhaủ mà! Ở đây Phi Hành và Trân Thư: Chẳng thà không gặp thì thôi. Gặp nhau rồi, cùng phơi bày những điều quá trắng trợn, càng buồn đau và tủi hờn thê thảm hơn. Thế thì... quá rõ ràng rồi. Còn nghi ngờ gì nữa!
Sông sâu có thể bắc cầu.
Lòng người nham hiểm biết đâu mà mò.
Sông sâu còn có kẻ dò.
Lòng người nham hiểm ai đo cho tường. (*)
Ngay lúc đó, Hành quẹo xe lái một mạch vào bệnh xá Không-quân. Xem xét tập hồ sơ bệnh án dày cộm của anh. Sau khi khám xong, ông Thiếu-tá bác sĩ cho biết:
- Mọi việc đều ổn. Cứ ở lại đây mấy tuần. Tôi theo dõi anh. Sẽ quyết định sau.
- Xin bác sĩ vui lòng cho em về nghỉ. Nhà em ở rất gần đây.
- Anh đến đây bằng cái gì?
- Em tự lái xe hơi đến.
Ông trố mắt, kinh ngạc nói:
- Ôi! Chết rồi. Làm sao tay chân anh như vậy, mà tự lái xe đến? Không được đâu. Ðể tôi cho xe đưa anh về. Từ ngày mai sẽ có xe cứu thương đến, rước anh vào đây khám, rồi có tài xế đưa anh về.
Hành đành phải tuân lệnh thôi. Nhưng, mỗi ngày khi khám bệnh xong, chú tài xế Trung-sĩ vừa đưa anh ra khỏi cổng Phi Long, Hành liền bảo chú dừng lại, anh cho chú ta ít tiền, và nói:
- Tôi tự lái xe được. Ngày nào cũng vậy, chú cứ đậu xe chờ tôi ở chỗ nầy. Tôi gởi xe ở chỗ người bạn. Ðơn vị anh ấy làm ở phòng an ninh phi trường. Rồi, chú chở tôi vô bệnh xá thôi. OK?
Dĩ nhiên là chú ta rất vui mừng. Vì chẳng mất công đưa đón, mà mỗi ngày Hành còn tặng chú vài trăm đồng, để chú uống cà phê.
* * *
Dẫu sao thì trong lòng Hành cũng ấm ức bứt rứt bực tức không vui, ba bốn tuần nay anh ưa lái xe lảng vảng đến gần nhà Thư. Có mấy lần Hành lái xe đến đậu thẳng vào bên sát mé cổng. Khi bấm chuông, thì Hành thấy Thư hăng hái vui vẻ bước ra thềm. Rồi... chợt Thư ngước nhìn thấy Hành, nên cô ta vội vã thụt lùi, vụt lui nhanh vô phía phòng khách. Chờ một lúc khá lâu, Hành bấm lại mấy lần chuông. Người nhà ra cổng, nhìn anh ú ớ:
- Cô Thư... đi vắng rồi.
Lần sau. Lần sau. Lần sau nữa... vẫn cứ thế! Dĩ nhiên Hành thất vọng và thật buồn. Nhưng thôi, anh đã hiểu. Khi con người đã tàn nhẫn quay lưng đi, thì nếu mình cố giằng co níu kéo, càng vô ích mà thêm mang nhục. Dù rằng anh rất muốn mọi chuyện yêu đương giữa Thư và Hành: nên giải thích rõ ràng, minh bạch, hầu: ?cư xử với nhau, không gì hay bằng nghĩa, không có gì quý bằng nhân?. Sau nầy, nếu hai người có tình cờ hay hữu ý gặp lại nhau, cũng không thể bẽ mặt bôi tro trét trấu, dị hợm nói xấu nhau chả ra gì. Thật là anh đã rất lầm khi yêu Trân Thư. Một mối tình không xứng đáng với lòng tin yêu nồng nhiệt thân thiết của mình.
Một ngày kia, Thư phone đến biết Hành đi vắng nhà, Cô ta khệ nệ bưng đem trả lại anh tất cả thư từ, hình ảnh, quà bánh... nhiều thật nhiều mà anh đã gởi tặng Thư từ lúc còn ở Mỹ. Ba má anh nói Thư ráng ở lại chút, chờ Hành về, hai người ngồi lại nói chuyện phải trái sau. Cô ta lắc đầu quầy quậy. Cộc lốc nói:
- Không. Cháu bận.
Người ơi gặp gỡ làm chi
Ðể rồi hai đứa chia ly hai đường. (*)
Sau cú chia tay ?tuyệt đẹp của cô tả, Hành sống những tháng ngày trôi qua rất vô vị, chán chường, thất vọng và hụt hẫng biết bao! Hành trôi lênh đênh như con thuyền không bến đậu. Trước ngày đám cưới Thư, cô ta nhờ Hiền, (bạn thân của cô ta) Hiền gọi phone tới nhà gặp anh, lấy cớ ?bắn tin?:
- Thư lấy chồng, để ?trừ cấn món nợ? cờ bạc khổng lồ, vì bà dì của Thư mắc nợ ông chồng của Thư.
Bỗng dưng anh sảng khoái cười xoà. Úi trời đất qủi thần thiên địa ơi! Gạt đứa con nít có lẽ nó còn kinh ngạc nữa là. Nghe giống y hệt chuyện ?nàng Kiều lâm nạn thời naỷ!! Nợ của bà dì, thì mắc mớ chi mà cháu gái họ xa xôi (nếu dùng củ cà nông bắn đi, chưa chắc đã trúng họ với hàng) mà cháu hờ? ấy phải nai lưng ong nuột nà ra, để gánh vác, đỡ đần cho họ (chứ không phải nợ của cha mẹ, hoặc cô ta vì... mắc nợ ông chồng cao cấp, danh giá giàu sang, nên trừ cấn cho dứt điểm "món nợ hồi môn" ấy!? đành ?hy sanh? cuộc đời son trẻ, tương lai rạng rỡ, hạnh phúc tình yêu)?! Ô là là... Sao nói dối ngọt xớt thế, mà không biết ngượng mồm loa mép dãi? hả trời!!!
Ngày Thư làm đám cưới, là đúng vào ngày đầu năm dương lịch, ngày ấy không xa ngày Hành đến bên cổng nhà nhìn Trân Thư núp lén sau rèm không muốn gặp mình bao lâu, Hành đã lái xe đến đậu ở bên kia bưu điện Sài Gòn sớm hơn nửa giờ. Anh ngắm nhìn xe hoa chở cô dâu chú rể trờ tới. Hành để ý quan sát tỉ mỹ thật kỹ: Rõ ràng Trân Thư không hề có cử chỉ ủ dột, miễn cưỡng, hay lo buồn, bâng khuâng thương tiếc người tình xưa, lẫn tiếc thương thân phận mình khi phải ? hy sanh bán mình? chuộc nợ cho "bà dì khả ố" nào cả. Ngược lại Thư đang hân hoan, hí hửng, khoan khoái, ung dung vui vẻ lí lắc rìu rịt cặp tay chồng. Nói đúng ra, cô ta chẳng hề có chút nào "bị" gượng ép, bị bắt buộc lấy chồng; để trả nợ đậy cho bà dì. Trái lại, coi cô ta rất lả lơi, hí hửng tình tứ nép sát vào ngực chồng, hai anh chị một già một trẻ dung dăng dung dẽ tiến vô vương cung thánh đường Ðức Bà Sài Gòn. Không hiểu ở trong nhà thờ Trân Thư có thở than cùng Chúa:
Người đâu gặp gỡ làm chi.
Ðể cho khổ thế còn gì tuổi xuân?
Chúa ơi! Con khổ vô ngần.
Chúa mà không giúp là thân con tàn.
Con đang thiếu nợ trăm ngàn.
Nhìn đồ ?chồng? sắm hai hàng lệ rơi.
Con quỳ lạy Chúa trên trời.
Giúp cho con trốn được người con yêu. (*)
Hành ngồi trong xe hơi, lặng câm thừ người ra suy nghĩ miên man, buồn bã mất mươi phút. Khi nhìn thấy sự thật rõ mồn một và hiểu rả anh vui vui chút ít, nên kết thúc xong một chuyện tình mà Hành cứ lầm tưởng là ?đẹp như giấc mơ hoa dâm bụt?. Dẫu sao thì... khi xưa, đã rất nhiều lần anh giăng rộng vòng tay ra ôm ấp, ghì siết Trân Thư đắm đuối si dại tình tự. Hành cùng đi chung với cô nàng trên một đoạn đường đời luyến ái dài, khá dài... khoảng trên một năm rưỡi cùng nhau yêu cuồng... cũng đủ để thấm đượm nỗi vui mừng ái ân cuống quít, hay hờn ghen nho nhỏ về chuyện xa xưa. Hành đã cười trên nỗi đắng cay bẽ bàng, vô duyên tệ lậu của đời mình. Ha Ha Ha!!! Anh mạnh dạn lái xe đi về nhà, cảm thấy lòng nhẹ nhõm, hết băn khoăn, sầu muộn. Quả thật đúng như thế, chẳng lẽ anh ?rên?:
Người đi một nửa hồn tôi mất...
Một nửa hồn kia... đứng chưởi thề! (*)
Sau nầy, khi đã an cư lạc nghiệp ở Mỹ, ly dị ông chồng già khú đế nhưng giàu sang và đầy danh vọng xong. Năm 2005, bà ta gọi phone về nhà anh, tò te ỏn ẻn nỉ non tha thiết nói:
- Lúc em xa anh, mà đi lấy chồng đó; không ai hiểu được em đâu.
- Thì vâng! Anh hiểu! Hô hô hô!!!
*
(*) sưu tầm đó đây
***
Tình Hoài Hương
Kính mời quý độc giả xem tiếp chương sau
Trân trọng
(phần I)
Chuyến bay từ Seoul về trễ. Phòng hành lý ở phi cảng Ðà Nẵng càng nóng bức, ngột ngạt hơn vì hành khách của vài chuyến bay bị dồn lại đang nôn nóng chờ đợi. Họ đa số là thương nhân Nam Hàn, hay người Việt hải ngoại về thăm gia đình. Ðám người tha hương hăm hở, ồn ào đẩy từng xe hành lý cồng kềnh về phía cửa kiểm soát.
Chàng thanh niên với túi hành lý trên vai đứng kiên nhẫn ở góc phòng cùng cô bạn gái mắt xanh, tóc vàng. Cô mỉm cười níu vai người bạn trai Việt nhìn về phía hai đứa bé chừng bảy tám tuổi đứng cách hai người không xa. Cô bé mặc áo dài gấm vàng, cổ đeo kiềng chạm trông thật kiêu sa vừa nguýt dài quay lưng. Cậu nhỏ thì ngổ ngáo trong chiếc nón Texas rộng vành, chân đi boot cao cổ bằng da cá sấu vẫn đứng nhịp chân, hai tay thọc sâu trong túi quần jean.
Câu hỏi chào bằng tiếng Việt lơ lớ của cô gái tóc vàng chỉ được trả lời bằng hai đôi mắt mở to im lặng. Ðứa bé gái liếng thoắng líu lo khi cô chuyển sang hỏi chuyện bằng tiếng Pháp trong lúc đôi boot Texas chỉ im lìm xê dịch tới lui trên nền xi măng. Cậu bé chờ được hỏi bằng ngôn ngữ quen thuộc mà cậu đã học nói từ lúc mới sinh để đắc chí nhìn con bé khó ưa, đôi mắt nâu ấm ức sau rèm tóc. Họ vui vẽ nhìn hai đứa bé bắt đầu đối thoại qua sự phiên dịch của mình. Những câu nói chê bai, chống chế về cái nón cowboy trên đầu cậu bé khiến hai người không cầm được tiếng cười.
Chàng thanh niên nhận hành lý rồi đưa bạn gái nhập vào đoàn hành khách đi về phía cửa kiểm soát. Họ e dè bước qua hàng rào người ồn ào đến sổ sàng đang chồm kiếm thân nhân hoặc đón mời khách doanh thương của hãng xưởng trong khu vực. Những tấm bảng cầm tay đủ cở viết bằng tiếng Anh, tiếng Tàu, tiếng Hàn la liệt tên người chen lẫn tên công ty nhảy múa rối mắt.
Ðứng rời khỏi đám đông, Nữ và bé Eidan ngồi trên vai bố Hiroshi đang kiên nhẫn chờ người thân. Dì Nữ thoáng nhìn thấy Ðăng và cô bạn gái từ lúc hai người còn chờ an ninh phi trường soát xét hành lý. Nữ đã gặp Roya hai năm trước, dịp vợ chồng đi du lịch thăm bà con ở Mỹ. Dì cháu, gia đình gặp nhau tay bắt mặt mừng. Ðăng xoa đầu bé Eidan.
- Roya với cháu gặp dì và chú Hiroshi ở Boston hai năm trước bé còn nằm trong bụng mẹ thế mà giờ đây đã leo lên vai bố ngồi.
Bố Hiroshi ẳm con trao cho Roya.
- Eidan là tên do bà nội đặt. Tên Việt của cháu là Khang. Hiroshi cườỉ Tôi có lúc muốn gọi cháu là Tiểu Khang nhưng nghe Tàu quá, mẹ Nữ không thích.
Dọc theo con đường từ phi trường vào thành phố thẳng tắp hàng cây bàng xanh um lá. Trên đường tấp nập người đi, xe đạp, xe gắn máy, xe hơi xao xác ngược xuôi. Hình ảnh chưa quen mà sao trong lòng Ðăng ngập tràn bao nỗi bồi hồi xao xuyến. Ði vào lòng quê hương chưa một lần gặp mặt mà chàng ngỡ như đang từ một mộng mị nào đó trở về.
Xe chạy qua khu phố đông rồi ngợp gió qua cầu, bỏ lại sau lưng hàng phượng đỏ rực ven sông. Ngoái nhìn những cành phượng đầy hoa thắm nghiêng mình la đà soi bóng trên dòng nước, Ðăng nôn nao nghĩ đến xấp hình cũ Mẹ vẫn ấp ủ giữ gìn. Những gốc phượng già theo năm tháng còn đơm bông cho thắm từng mùa hạ đỏ. Dòng nước chở chuyên xác
hoa tàn úa vẫn lặng lờ trôi như một ước nguyền. Mẹ cha trong cuộc đá vàng đã cùng nhau ôm ấp giấc mơ đời, dắt díu nhau qua từng nỗi truân chuyên nơi cuối trời xa quay quắt thời gian. Gió sông rười rượi quyến luyến phút giây sơ ngộ vùng đất chưa quen mà tràn đầy vết tích kỷ niệm của cha mẹ, gia đình. Ðăng náo nức hít thở, ngắm nhìn từng vết dấu trên mỗi bước chân tìm về. Quãng đường Ðà Nẵng đi Hội An chạy dọc theo biển miên man sóng nước ôm bờ cát trắng. Roya ngây nhìn khoang trời mây trắng tưởng chừng đang la đà bay về vùng biển quê hương Santa Barbara thuở nguyên sơ, cát, nắng, gió, sóng và bóng dừa hoang dại. Eidan được mẹ ẳm ngồi trên băng trước thỉnh thoảng ngoái nhìn mỉm cười với Roya có lẻ vì mái tóc vàng lạ mắt. Nàng đùa với bàn tay bụ bẩm của bé Eidan. Roya đã nghe Ðăng kể khá nhiều về những thành tựu kinh doanh của người đàn bà ngồi trước mặt mình nhưng kỷ niệm hai năm trước ở Boston đã khiến nàng muốn tìm hiểu thêm về bà để rồi càng kính trọng hơn.
Thời gian hai người sắp bảo vệ luận án, người dì của Ðăng từ Việt Nam sang thăm bà con đã ghé thăm cháu ở Boston. Phong thái khả ái, tự tin cùng giọng nói tiếng Mỹ lưu loát của bà khiến Roya để ý. Cùng thời gian đó, thủ tướng của chính quyền Cọng sãn Việt nam ghé thăm Ðại học Yale. Không hẹn mà Ðăng và Roya với dì Nữ bị kẹt ngay giữa cuộc biểu tình đòi hỏi nhân quyền cho Việt nam trước cổng trường Ðại học với rừng cờ vàng của miền Nam trước 75. Vài sinh viên vì đạp ngã rào cản qui định vùng biểu tình để tiến vào trong khuôn viên trường bị cảnh sát bắt giữ. Trong lúc giằng co họ bối rối thả hai lá cờ nằm chỏng chơ trên mặt đất. Dì Nữ xuống đường, bước băng qua rào cản cúi nhặt hai lá cờ vàng. Bà trịnh trọng quàng lá cờ lên vai người sinh viên Việt nam bị còng tay, ôm anh nói lời khuyến khích rồi hướng về đám đông giương cao ngọn cờ còn lại tung bay trong gió. Hình ảnh người thai phụ Việt nam tinh anh, quả quyết đứng dưới cờ bay ở hoài trong trí nhớ Roya. Trên đường về hôm đó, hình như ai nấy đều cố nén xúc động của mình cho tới khi Ðăng lên tiếng.
- Cháu tự hào về dì quá! Dì đã nói chi với anh chàng sinh viên bị cảnh sát bắt giữ?
- Sống hết mình. Chấp hết. Ðừng sợ hải dù trong bất cứ cảnh huống nào. Hảy giữ niềm tin gần cận trái tim mình.
Nữ thì thầm câu trả lời như vẫn luôn nói với chính mình suốt cuộc đời. Hơn ba mươi năm Nữ mới nhìn thấy lại màu cờ khiến nàng quá xúc động, sờ nắm lấy nó như sờ nắm phần đời qua với tất cả kỷ niệm buồn vui, ký ức khóc cười. Xúc động hơn là lúc người cảnh sát Mỹ giúp Nữ an toàn bước qua lớp rào cản đổ nằm ngổn ngang trên đường. Sự khác nhau giữa pháp quyền và bạo quyền vừa thể hiện một cách rõ ràng. Nhân quyền chỉ hiện thực, thăng hoa với một nền pháp quyền thực sự của người dân.
Sau ngày đó, Roya rủ Ðăng cùng ghi danh học lớp tiếng Việt. Nàng bỏ thì giờ rà xét lại những sai thiếu trong bản thảo luận án về Á Châu học của mình. Ðăng cũng có cái nhìn mới, tự hào về gốc tích gia đình và cộng đồng người Việt tị nạn lưu sinh trên đất Mỹ.
Xe về tới Cửa Ðại. Dì Nữ chỉ về phía dãy khách sạn sang trọng.
- Căn cứ Hải Quân của bố cháu Ðăng trước bảy lăm ở cuối cửa biển, giờ đây đã xây khách sạn. Khu nghĩ mát sang trọng của công ty Nhật do chú Hiroshi quản lý cùng với nhà và nghĩa trang gia đình tọa lạc bờ bên kia cửa biển. Ngày mai mình sẽ qua đó.
Về đến nhà, mọi người đứng ngẩn nhìn ngôi nhà cổ, thấp thoáng khoảng sân gạch lấm tấm nắng. Ðây rồi!... Nếp nhà xưa vẫn làm mắt mẹ long lanh mỗi khi nhắc tới. Mái cổng
chào khép hờ và sắc thắm của những chùm hoa đỏ có dáng hình trái tim cho dù rạn vỡ vẫn như một ước hẹn trở về.
Ðăng xúc động nhìn quanh phòng khách nghi ngút khói hương. Trướng liễng hằng trăm năm cũ phóng thảo bằng nét bút điêu luyện từ một triều vua Nguyễn được treo dọc theo những thân cột tròn mun dấu thời gian. Công đức tiền nhân mà tên tuổi còn ghi tạc trên mấy tấm bài vị đỏ lung linh ánh nến đã được tán dương bằng những câu thơ chỉnh tuyệt. Bên vách treo tấm hình rọi lớn chụp bà ngoại với hai con gái Nhi Nữ. Có lẽ hình được chụp chỉ vài tháng trước tháng Tư bảy lăm. Dì Nữ trong hình còn là một thiếu nữ chưa qua tuổi trăng tròn. Nhìn ba người thân tươi cười bên nhau, lòng Ðăng dâng lên nỗi xúc động diệu kỳ. Ba mẹ con. Ba đôi mắt đẹp. Bao nỗi truân chuyên trãi qua mấy chặng tuổi đời cách biệt. Ðôi mắt người đàn bà Việt Nam. Những đôi mắt sâu lắng âm thầm, sống can đảm với phận đời mình. Chàng muốn được lắng nghe, tìm biết nỗi vui hay niềm cay đắng tiềm tàng sau ánh mắt đẹp mà bình thản tuyệt vời.
Roya thôi làm động tác hít thở, nàng quay nhìn Ðăng và dì Nữ với nụ cười nở xinh xắn trên môi.
- Em ra đây ngắm nhìn mây nước mà nảy giờ anh và dì Nữ tìm muốn chết. Chút xíu nữa là anh phải gọi cảnh sát báo cáo mất tích rồi đó.
Cô gái tỏa tràn sức sống trong trang phục thể thao, trán còn đượm mồ hôi.
- Không mất tích nhưng rất đói bụng. Em thức giấc từ sớm lúc anh còn ngáy như sấm phòng bên. Em định bụng chạy ba dặm như thường lệ. Chạy loanh quanh, lạc đường một hồi thì ra tới đây. Bờ sông, sóng nước, mặt trời lên? Phố đẹp quá!
Roya khoác lên vai chiếc áo gió Ðăng vừa trao, mắt còn nhìn vầng dương vừa nhú lên khỏi đám ruộng bắp bên kia sông.
- Rứa thì để dì đưa hai cháu ăn thử mì Quảng, cao lầu Hội An xem có ngon hơn ở Little Saigon không?
Roya hồn nhiên đi bên dì Nữ vấn tóc cao, qúy phái trong chiếc áo dài lụa màu mở gà. Hai người đẹp rạng rỡ như nắng mai đang nhảy múa trên cây cành. Ðường phố trở nên tấp nập với khách du lịch đi lại, nhìn ngắm.
Ăn sáng xong, dì Nữ cười từ giã hai cháu để vào tiệm làm việc.
- Hai cháu đi dạo qua phố chợ cho biết. Phố Cổ Hội An chỉ mấy con đường. Dì Nữ cườỉKhi nào chán thì hỏi đường về ?Trung tâm Anh Văn Thục Nữ?, dạy vài giờ tiếng Anh kiếm tiền ra Cửa Ðại ăn trưa.
Hai người thơ thẩn bước trở ra tới bờ sông lúc nào không hay. Dãy phố xưa âm ỉ thời gian trên từng lớp vách mái rêu phong. Cồn cát màu mở giữa sông xanh tươi từng đám ruộng bắp khoe mình trong nắng sớm. Bao thế hệ con người đã cần mẫn cơ cực hàng năm, hàng ngàn năm trên vùng đất nhỏ nhoi. Từng mùa mưa, lũ trên nguồn giận dữ trôi phăng ra biển để lại đổ nát cho người và cả lớp phù sa mới nuôi lớn mầm hi vọng sống còn. Vùng đất nhỏ nơi giao lưu giữa nước nguồn và nước biển Ðông đã chứng kiến sức sống của con người và mối hận mất nước của cả dân tộc Hời. Di tích của nền văn hóa Sa Huỳnh một thời vang bóng chỉ còn lại những ngôi tháp Chàm đổ nát ở Trà-Kiệu, Mỷ-Sơn. Con người của nền văn hóa Ðông Sơn thuộc lưu vực sông Hồng, với sức sống mãnh liệt đã giành được độc lập từ phương Bắc và gầy dựng cho mình một xã tắc riêng. Giấc mộng mở mang bờ cõi không dừng ở đất Thuận Hóa. Xứ Ðàng Trong, tên gọi vùng đất mới sao nghe quá xa xôi. Âm thanh lửng lơ buồn như tiếng cuốc kêu thương cho nỗi sầu vong quốc.
Dù sao thì đất mới đã chìu đãi người xa. Ðám người Tàu, người Nhật bị bạc đãi ở bản quốc hay phải tha phương cầu thực đã chọn Hội An làm quê hương mới. Khoảng sông rộng Thu Bồn không xa biển lớn đón mời thương khách từ trời Tây đến đã biến Hội An thành thương cảng lớn nhất của Xứ Ðàng Trong vào thế kỷ thứ mười sáu. Món quà văn hóa lưu truyền giữa những nhóm người khác nhau qua hàng thế kỷ đã xây dựng Phố Hội An với những nét kiến trúc Ðông Tây đặc thù mà hài hòa. Khu phố cổ êm đềm, tinh tế như con người đang sống quây quần trong đó. Ðăng chăm chú đọc lại bài viết trên máy vi tính. Hài lòng với công việc của mình, chàng đứng dậy làm vài động tác thể dục cho giãn gân cốt. Trời đã vào khuya. Bên ngoài cửa sổ, ánh trăng huyền hoặc như lụa trải mịn màng lên vườn đêm. Ðăng mở cửa bước ra sân. Ánh vàng lóng lánh ướt trên vòm bóng lá say ngủ im lìm. Từ dưới hiên nhà tiếng nhạc nhẹ nhàng nương theo gió dặt dìu trong đằm thắm hương đêm. Dưới trăng sáng đầu thềm, dì Nữ ngồi yên lặng nghe tiếng hát liêu trai lãng đãng quyện lướt từ chiếc máy nhỏ cầm tay. Dì ngồi nhìn trăng. Chiếc ghế xích đu khẽ lay động làm ánh trăng hồ như long lanh trong đôi mắt mở lớn. Dì Nữ nhích người chừa chổ trên chiếc ghế xích đu rộng.
- Ðăng ngồi xuống đây đi. Lâu rồi dì không có dịp chuyện trò với cháu.
- Bài hát dì đang nghe hay quá. Hầu như người lớn cùng thời ba mẹ cháu ai cũng thích nghe nhạc Trịnh Công Sơn.
- Ba mẹ cháu lớn lên, góp máu và nước mắt trong chiến tranh. Dì nhỏ tuổi hơn, khi vừa lớn thì chiến tranh chấm dứt, nhưng phải sống hứng chịu trực tiếp cái mệnh hệ ?giải phóng? ì ạch đè lên phía thua trận của xã hội. Trong chiến tranh, tình ca TCS hát lên được tình tự chia xa đổ vỡ của quê hương và những thất thoát ngóng trông của tình yêu bằng tất cả sự trau chuốt có thể có được của ngôn từ nên dễ lắng sâu vào hồn người.
- Và sau đó đã trở thành máu thịt của mình... Dì Nữ gật đầu mỉm cười.
- Cháu ngộ rồi đó. Dì cũng định nói vậy.
- Cháu chưa hiểu lắm đâu, chỉ nhớ lời mẹ mà nói ra.
- Khi hình ảnh âm vọng trong nhạc là kỷ niệm của chính mình thì sự cảm thông sẽ tới, đậm đà.
Giọng dì Nữ vắng xa như tiếng tự trầm?Ðã bao năm mà tiếng gió thổi buồn qua hàng phi lao vẫn lãng đãng trên từng dòng nhạc mỗi khi nghe. Mỗi bài hát như khung cửa khép của căn nhà kỷ niệm, chắt chiu cất giữ từng nỗi nhớ. Nghe lại bài hát cũ như nghe bước chân mình trở về mái nhà xưa, mở rộng cửa, thu xếp hong phơi mớ tàn y còn vướng vất hơi hám yêu thương ngày cũ. Người để lại cho tôi tiếng nhạc vàng rồi bỏ đó mà đi. Tôi ở lại, sống một mình, thương nhớ một mình. Ði về một mình trên từng chuyến đò dọc ra cửa biển mỗi ngày. Tôi đã không ngần ngại sống và bằng lòng với số phận mình. Tình yêu với Hiroshi tới muộn màng nhưng chẳng có tai ương. Cuộc sống mới đã tròn vẹn ước mơ làm mẹ của mình. Bãi biển Cửa Ðại tràn ngập tiếng con cười đùa với sóng. Ðêm trăng sáng, ngồi với lòng bình yên tôi lắng nghe từng bài hát cũ. Tôi hạnh phúc, ấm êm trong lòng Phố Cổ.
(còn tiếp một kỳ)
Tượng đài Chiến sĩ vô danh trước 1975
Hằng năm ở Âu châu lễ Các Thánh xảy ra ngày 1-11 và cũng là lễ tảo mộ thân nhân quá cố. Nhìn nghĩa địa được chuẩn bị sạch sẽ, trang hoàng đẹp đẻ, tràn ngập hoa nhất là hoa cúc đủ loại đủ màu, ta nhận thấy con người luôn nhớ đến tiền nhân bao đời. Mỗi nước có tập tục khác nhau, nhưng lòng nhớ ơn tổ tiên cội nguồn vẫn thế.
Ở đây, người ta chẳng những viếng mộ người thân mà còn tỏ lòng ngưỡng mộ tri ân những bậc anh hùng dày công với đất nước hay những văn thi ca sĩ lưu danh tiếng thơm tên tuổi. Ngay cả nghĩa trang quân đội của các nước đồng minh trong hai trận thế chiến I, 2 cũng được bảo quản duy trì truy niệm. Người ta thường bảỏ? mất là hết?? nhưng có những mất mát cần được lưu dấu đến ngàn sau.
Thật ra, chiến sĩ vô hay hữu danh vẫn là anh hùng đã góp phần xương máu mình vào việc bảo vệ quê hương. Và bất cứ trong cuộc chiến nào tất có hai phe thắng bại, địch thù, ?thắng là vua, thua là giặc?.
Mặt trận đời đâu phải là đường một chiều thôi mà còn là song hành mà thắng bại khó đội trời chung. Chống giặc ngoại xâm chẳng hạn, mọi chiến sĩ luôn được kính trọng tiếc thương, lưu niệm. Ngược lại trong cuộc nội chiến, thân phận của người vỉnh viễn ra đi hay còn lại cũng tùy thuộc thế thời. Nằm xuống rồi, người được vinh danh, bia đá bảng vàng, người cũng vì tổ quốc mà ?thân bại danh liệt?.
Lịch sử nước ta cũng đã bị hoen ố bao lần vì sự tương sát tương tàn tranh giành quyền lực, trả thù tàn bạo, đào mồ cuốc mả, đem tro tàn hài cốt rải rắt trên sông?Lòng thù hận được biểu dương như là một bài học của quyền lực chính trị ?cạn tàu ráo máng?, ?nhổ cỏ thì phải nhổ cho tận gốc?.
Hơn thế nữa, con người vốn hay đảng trí, thường nghĩ đến mình trước đã, chỉ để ý đến hiện tại mà quên dần dần quá khứ. Chuyện đã qua thì nhắc lại ít đi nếu không có liên quan trực tiếp. Người ta dễ quên những ân huệ đã nhận như lời hứa lúc hàn vi.
Chẳng hạn thường cầu khẩn nhiệt thành Trời khi gặp điều lo lắng không may, hứa đủ điều rồi quên mất bẵng đi. Hứa cuội tưởng chừng như không ai nghe thấy, chỉ mình biết mà thôi. Cũng có thể là không đến nổi tệ bạc như thế, lâu lâu cũng có tiếng vọng khe khẽ của lương tâm, nhưng lần lựa chần chờ mãi rồi ?vô tình quên như người mắc ?nợ như chúa Chổm? luôn tìm cách hẹn vờ lờ quịt.
Chiến tranh nào cũng có hậu quả riêng, mất còn không thể tránh. Phần người nằm xuống dù có đầy huân chương cũng đã qua rồi. Thương thay cho thân phận người còn sống, gia đình tử sĩ cô nhi và đặc biệt là thương phế binh. Chính sách có ưu đải thế nào đi chăng nữa, sự mất mát không thể lấp bằng cho phe thắng như thuạThân tàn phế sống như chết dỡ.
Oái oăm hơn là trong cuộc nội chiến nồi da xáo thịt, anh em một nhà mà quay mặt hạ nhau. Phe thua trân nằm xuống không yên mồ mả, thân sống còn mất cả hy vọng niềm tin. Bạn bè đồng cảnh ngộ cũng nhìn nhau câm nín, nỗi đau nầy không biết tỏ cùng ai ngay cả Trời cao. Tương lai gia đình là tuổi trẻ đàn con, thân không trọn thì lấy gì chống đở. Tay quờ quạng nhìn đời bằng nửa mắt, nạng gỗ tre khập khễnh vang dội giữa lòng người. Tội cho đám con có lý lịch nặng oằn, vì cơm áo bớt sử kinh lăn lóc.
Sau 75, nhan nhản phế binh khác tuyến bên kia Bến Hải, miền Nam chẳng những hình hài xác xơ không toàn vẹn mà cả vốn liếng sống cũng tiêu tan.
Sống ở đâu cũng phải bảo vệ đất mình, nhiệm vụ công dân đâu ai thoát khỏi. Bất cứ ở nước nào cũng thế đại cường hay kém mở mang, việc nhập ngũ động viên là việc chung. Nước có còn mới có tên, đã dựng nước phải góp phần giữ nước.
Người lính là người thừa hành thực thi bổn phận và quyền lợi. Việc giữ nước đâu phải của riêng ai, chỉ có kẻ độc tài có mộng xâm lăng bành trướng ảnh hưởng lảnh thổ mới ép buộc con em mình thành lính thuê giết mướn, sát nhân. Bằng chứng hiển nhiên nhất là trong quá trình chiếm đóng nước ta, nhan nhản những binh sĩ của các nước bị Pháp đô hộ hội tụ nhiều sắc dân đen trắng vàng, lính lê dương đáng sợ trong đó có cả dân thuộc địa Việt Nam.
Ðau đớn hơn là trong cuộc chia rẽ, gần đây như ở Ðài Loan Trung quốc, Nam Bắc Hàn, Việt Nam, cùng giống dòng tổ tiên, vì ý thức hệ mà trở thành thù địch. Thương cho những người chiến sĩ của hai vùng khác tuyến một sống một còn chống đối lẫn nhau.
Nhìn nghĩa trang sau cuộc chiến, vết thương như rỉ máu thêm. Người ta như muốn xóa hết dấu xưa tích cũ, đập tan cho hả cơn giận dữ biểu hiện tầm vóc và quyền uy của chiến thắng. Ðối với kẻ xâm lăng đô hộ, đó là điều dễ hiểu tất nhiên. Mục đích lý tưởng là bành trướng lãnh thỗ, tìm thị trường kinh tế mặc dầu luôn mang chiêu bài đạo đức là giúp đở, đem ánh sáng tự do văn minh cho các nước nghèo kém mở mang.
Việt nam ta đã chẳng dưới trướng của Tàu trên mười thế kỷ, tưởng chừng như bị đồng hóa khó ngóc đầu lên nổi, ?Ðồng trụ chiết, Giao chỉ diệt?, gần trăm năm biến miền Nam thành thuộc địa, Bắc Trung dưới quyền bảo hộ thực dân Pháp.
Nhiều di tích lịch sử bi phá hủy, mồ mả đập tan, người chiến bại yêu nước bị tử hình, phơi thây ?hù? dân chúng, ở tù ?rục xương?, nhốt trong ?chuồng cọp?, hành hung cho đi ?máy baỷ ?tàu lặn? đày ra đảo xảđó là chuyện nói lên thú tính độc ác của con người khác giống. Ðau thương hơn vẫn là cảnh người hành hạ người cùng nguồn gốc quê hương.
Lịch sử thế giới cũng đã cho ta thấy rõ điều đó và nỗi bất lực của con người không dứt bỏ tận gốc rễ tính cao ngạo độc tôn, thù hận, người giết người, nguy hiểm hơn lại tỷ lệ thuận, leo thang theo tiến bộ văn minh. Mộng xâm lăng chẳng hạn cũng thu hình biến thể từ vật chất, ngoại hình sang ý thức nội tâm. Cụ thể hạn hẹp nhất như trên võ đài, cuộc tranh tài đụng độ nẩy lửa giữa các trường phái quốc tế cũng đâu phải nhỏ.
Hậu quả chiến tranh Việt nam sau 75, hàng triệu người rời bỏ quê hương gia đình bằng mọi cách, chết trong bụng cá, đói khát trên đại dương, hành hình do hải tặc, bơ vơ trên đất lạ để đổi lấy tự do.
Nhưng đáng thương vẫn là những người còn ở lại, những người ?chiến bạỉ cùng huyết thống chịu hình phạt nặng nề. Tre già khóc măng mà nghẹn ngào không dám khóc, mất chồng con mà không được quyền hé môi tiếc thương. Trường hợp thương phế binh mới ?ngậm bồ hòn? tuyệt vọng.
Nhớ lại vụ ?tru di tam tộc? trong vụ án Thị Lộ đối với đại công thần Nguyễn Trải mới thấy luật trả thù giết người từ trong trứng nước được áp dụng rộng rãi đến ba đời. ?Vendettả ở Tây ban nha, lối trả thù không đội trời chung chỉ giữa hai dòng họ thôi mà cũng được truyền tụng xem như là dai dẳng độc ác vô tâm.
Tưởng đó là chuyện ngày xưa, tầm nhìn còn hạn hẹp, thế mà ngày nay, ở thế kỷ 20 người ta khai quật Kim tự tháp ở Ai cập huyền bí, khám phá bao hành tinh mới Titan, Pluton, lập trạm không gian, mà tội cha, con cháu chắt vẫn phải đền, tài năng lại bị đánh giá bằng tờ lý lịch.
Chiến tranh ý thức hệ nổ bùng như vết dầu loang làm thế giới lo sợ châm ngòi thế chiến thứ ba. Vừa tan rã mà đã manh nha sôi sụt thánh chiến. Kỷ niệm thảm khốc của quá khứ, viễn ảnh tàn sát nhau như thế vẫn không làm cho các cuộc nội chiến tương tàn tương sát, nồi da xáo thịt như ở Irak, Congo,?giảm đi khí thế. Lửa tàn bạo tung ra bao chiêu mới, bắt cóc làm con tin, cảm tử thiêu thân giết càng nhiều càng tốt để được lên thẳng chốn thiên đàng riêng.
Những tưởng đã đến thế kỷ 21 rồi, đời sống vật chất đến tâm linh đâu còn như ở thời kỳ ăn lông ở lỗ, hòa bình như mở hội thế mà lòng người tráo trở chưa chịu chung vui.
Cổng ThànhVĩ Tuyến 17
Ðáng thương nhất là những anh em thương binh phe chiến bại chỉ làm nghĩa vụ của mình, vì thời thế không được đáp đền săn sóc. Gia đình quả phụ cô nhi cảm thấy như thuộc thành phần giai cấp bị bỏ rơi, tách rời, sống trên đất nước mình mà không khác người dưng nước lã, thật đáng thương.
Ảnh hưởng tâm lý đó đeo đẳng thâm sâu ray rứt giết chết bao nguồn sinh lực cần thiết cho đất nước đáng lý được xây dựng phục hồi hàn gắn sau chiến tranh trong tinh thần tương thân tương trợ quên hận thù đổ máu của kẻ thắng người thua..
Chiến tranh Nam Bắc Mỹ khốc liệt đã nhờ bàn tay Abraham Lincohn can đảm rộng mở, tinh thần hiếu hòa thức thời, thống nhất hai miền, hòa hợp sức mạnh dân tộc đã đưa nước Mỹ thành một khối đoàn kết siêu cường.
Lịch sử cũng cho ta thấy hình ảnh của nước Ðức với một quá khứ hùng mạnh, nhà độc tài Hitler tàn bạo không thua Tần thỉ Hoàng Trung quốc, một đại cường quốc đại bại sau thế chiến thứ hai bị chia đôi bằng bức tường Bá linh. Thế mà họ đã vượt trên mọi đố kỵ thống nhất đất nước, phá hủy tường Bá linh năm 1989, giúp nhau xây dựng tiến bộ, hàn gắn vết thương chiến tranh.
Truyền thống của dân tộc ta : « Thương người như thể thương thân ».
« Nhiễu điều phủ lấy giá gương,Người dân một nước phải thương nhau cùng. » cũng được thể hiện từ ngàn xưa.
Hình ảnh của nước Ðức còn rành rành đó, gương sáng rạng ngời của nhà ái quốc Abraham Licohn thống nhất hàn gắn Bắc Nam Mỹ không đổ máu mất tình đoàn kết, vinh nhục giữa thắng thua. Hành động yêu nước cao trọng nầy đáng được truyền tụng đề cao noi gương.
Việt nam ta với di sản truyền thống của dân tộc hiếu hòa nhân ái, kinh nghiệm máu xương chống ngoai xâm của chiến sĩ anh em hai bờ chiến tuyến hy sinh vì quê hương, cần nhận thức điều đó, biết xóa bỏ thù hận thắng thua để cùng nhau xây dựng lại đất nước đã quá khổ đau vì chiến tranh vươn lên.
Cố Giáo sư Nguyễn ngọc Huy đã viết vinh danh những chiến sĩ vô danh không chiến tuyến nằm xuống vì tổ quốc quê hương qua bài thơ « Anh hùng vô danh » trong tập thơ « Hồn Việt » của thi sĩ Ðằng Phương:
Họ là những anh hùng không tên tuổi
Trong loạn ly như giữa lúc thanh bình.
Bền một lòng can đảm chí hy sinh
Dâng đất nước cả một đời trong sạch.
Tuy công nghiệp không ghi trong sử sách
Tuy bảng vàng bia đá chẳng đề tên,
Tuy mồ hoang xiêu lạc dưới trời quên
Không ai đến khấn nguyền dâng lễ vật.
Nhưng máu họ đã len vào lòng đất
Thịt cùng xương trộn lẫn với non sông.
Và anh hồn chung với tấm tình trung
Ðã hòa hợp làm linh hồn giống Việt .
****
2015_Tờ báo The ATLANTA Journal-Contitution (ẠJ.C.) hôm nay viết
Có một nàng THƠ với túi THƠ,
Cuối tuần THƠ thẩn đứng trông chờ,
Thấy khách belt-line, mời đứng lại,
Ðọc, tặng mỗi người 1 áng THƠ. thường thấy
Sáng tác của Nàng ngập sắc THƠ,
Ngợi ca thành phố Át-lăng-tờ*,
Bao công xây dựng beltline đẹp,
Ai muốn cùng Nàng?lập nhóm THƠ?
* Atlanta phiên âm at-lan-t..[e]= viết ngược vì keyboard không có kí hiệu này.
(ChNg, Oct.4.15)
Và mấy ngày sau, người viết mẩu tuỳ bút phiếm này đã gởi Email tới tác giả Ann Hardie của bài báo nói trên để tán dương bài báo với nhà thơ xuống đường hiếm thấy Lee Butler. E có kèm theo bản lược dịch sang Tiếng Anh bài thơ vui vui ngồ ngộ Nàng Thơ Xuống Ðường đó.
2019_Cho tới bây giờ (2019),t.giả bài phiếm này không có dịp theo dõi để biết câu chuyện Nàng Thơ Xuống Ðường diễn tiến hay kết thúc ra sao? Nhưng,hiện tượng tương tự đã thấy xuất hiện ở New York: những nhà thơ đứng bán THƠ trên hè phố (theo Tuần báo Trẻ #616/12th7,2019).Thế thì, đem thơ xuống đường cũng là một hiện tượng thường thấy ,không có gì đáng
Oct.4.15-Aug.15.2019
Trò cũ Trường xưa: Trường PHAN THANH GIẢN và ÐOÀN THỊ ÐIỂM (NS Anh Việt) ? Video 4K: Trần Ngọc
Thuy Nguyen
Fri 8/2/2019 5:57 PM
KÍNH CHUYỂN
Kính thưa quý vị:
Tuổi học trò là tuổi nên thơ và đẹp nhất của mỗi người chúng ta. Tuổi ấy, hình ảnh ấy đã theo dòng thời gian và không gian trôi đi, phôi pha ít nhiều, giờ chỉ còn đọng lại trong ký ức chúng ta một số kỷ niệm nào đó, dấu yêu và khó quên.
Hôm nay xin mời quý vị tìm về những hình ảnh Trò cũ Trường xưa ấy qua hai nhạc phẩm ?Lưu Danh Trường Phan? và ?Nữ Sinh Trường Ðoàn?, sáng tác của NS Ðại Tá Anh Việt. Trình bày với hình ảnh minh họa 4K: Trần Ngọc.
NS Anh Việt (1927-2008) tên thật là Trần Văn Trọng, cấp bậc Ðại Tá trong QLVNCH trước 1975. Ông viết nhiều nhạc hùng ca cho Quân Ðội, nhạc quê hương tình yêu và sau nữa là nhạc Thiền khi ra hải ngoại.
Thuở học trò ông xuất thân từ Trường Trung Học Phan Thanh Giản Cần Thơ nên với tư cách là cựu học sinh niên trưởng, ông đã viết thêm hai nhạc phẩm LƯU DANH TRƯỜNG PHAN và NỮ SINH TRƯỜNG ÐOÀN
để tặng riêng cho các lớp cựu môn sinh đàn em của hai trường này làm kỷ niệm. Hai nhạc phẩm này không phổ biến trên thị trường âm nhạc.
Cá nhân người làm Video thì do một hạnh ngộ riêng với một cựu hoc sinh Phan Thanh Giản từ trước nên hôm nay xin thực hiện Video minh họa cho hai nhạc phẩm trên. Ý nghĩa chung thì mang kỷ niệm đẹp và thân thương của tất cả tuổi học trò chúng ta một thời đã có trên quê hương miền Nam trước 1975.
Xin kính mời tất cả quý vị học sinh năm xưa của mọi Trường nói chung và của hai Trường PTG và ÐTÐ nói riêng, thưởng thức hai nhạc phẩm Lưu Danh Trường Phan & Nữ Sinh Trường Ðoàn, sáng tác của NS Ðại Tá Anh Việt. Hình ảnh minh họa: Trần Ngọc.
Xin bấm LINK để xem hình rõ nét.
https://www.youtube.com/watch?v=ydjPkq-_qBY
Trân trọng cám ơn
Trần Ngoc A.
Vài nét về Trường Phan Thanh Giản và Ðoàn Thị Ðiểm.
(Tóm tắt tài liệu trên Internet)
Trường Trung Học Phan Thanh Giản (Cần Thơ) là trường chung của nam nữ sinh được Bộ Giáo Dục VNCH chính thức thành lập năm 1945 và nguyên là hậu thân của College de Can Tho cũ từ 1926. Ðến niên học 1963-1964, vì sĩ số đông nên các nữ sinh được tách riêng thành Trường Ðoàn Thị Ðiểm? Trường PTG còn có những trụ sở khác ở các tỉnh Ðà Nẵng, Bến Trẻ Theo dòng lịch sử, đến năm 1985 Trường PTG đổi tên là Trường Châu Văn Liêm. (Cũng như Trường Gia Long sau 1975 đổi tên thành trường Nguyễn Thị Minh Khai và Trường Petrus Ký đổi tên là trường Lê Hồng Phong)
Riêng Trường Ðoàn Thị Ðiểm thì vẫn giữ nguyên tên cho đến bây giờ. Trường được phát triển, trùng tu và xây dựng thêm trụ sở ở nhiều thành phố khác nhau như Saigon, Hà Nội, Phú Yên, Ðà lạt ? và hầu hết là trường nam sinh nữ sinh học chung.
CƯỚC CHÚ.
1) Chi tiết về hai Trường PTG & ÐTÐ có thể còn thiếu sót. Kính mong quý vị cựu học sinh của hai Trường vui lòng bổ túc nếu cần. Ða tạ)
2) Chi tiết thêm về NS Ðại Tá Anh Việt, xin mời xem Music Youtube BẾN CŨ, cũng sáng tác của ông, mục tiểu sử ghi bên dưới Video.
https://www.youtube.com/watch?v=8wnD-d1j0Do
Vài nét về Quan Ðại Thần Phan Thanh Giản và Nữ Sĩ Ðoàn Thị Ðiểm.
Phan Thanh Giản (1796-1867) là một danh sĩ, một đại thần triều Nguyễn, đậu Tiến sĩ khai khoa ở Nam bộ. Làm quan trải ba triều, là Minh Mạng, Thiệu Trị và Tự Ðức.
Ngày 24 tháng 6 năm 1867, sau khi không thành công chuộc và lấy lại ba tỉnh miền Tây (Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên) từ tay Người Pháp chiếm đoạt, Cụ Phan Thanh Giản uống thuốc độc tự sát vào nửa đêm ngày tức 4/8/1867, hưởng thọ 72 tuổi.
Ðoàn Thị Ðiểm (1705-1749), hiệu danh Hồng Hà Nữ Sĩ ,sinh trong thời Lê trung hưng. Bà là tác giả của truyện nổi tiếng Chinh phụ ngâm (bản chữ Nôm- 412 câu thơ) dịch từ nguyên bản Chinh phụ ngâm khúc (viết bằng chữ Hán của Ðặng Trần Côn).
Bà là người được lịch sử văn học đánh giá là bậc nhất về sắc đẹp lẫn tài văn trong những nữ sĩ danh tiếng, bên cạnh là Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan.
Tháng chín vừa mở cửa bước vào khung trời có nhiệm vụ giao mùa, tiễn nàng Hạ và đón tiếp nàng Thu. Vạt nắng nóng rang của mùa hè vẫn còn quấn quít, cố vươn mình rơi rắc thêm những ngày nóng bức. Sợi nắng thủy tinh yểu điệu vẫn còn kiêu sa giăng ngang vắt dọc trên khắp phố phường.
Mùa thu len lén về đầu ngõ nhưng nàng Hạ cứ nấn ná, chưa chịu nhấc gót chân son của mình ra khỏi thềm đời. Nàng Thu đành khép mình, thấp thỏm chen vào vài áng mây xám lơ lửng trên bầu trời sớm mai, khi hừng đông vừa chập choạng lóe ánh bình minh.
Trong đất liền, ta nhìn thấy mùa thu giành lấy không gian rõ rệt hơn. Hàng cây hai bên đường cứ lao xao buổn tủi, thút thít nhìn cuống lá tội nghiệp đang ủ rũ thay màu. Cành nhánh rưng rưng giọt lệ hoen mi, lo sợ ngày mai cuống buồn sẽ rời xa mình mà đi. Khi ngọn gió thu giao mùa vẫy gọi thì cuống lá đành phải héo gầy, cúi đầu buông tay.
Còn nỗi buồn nào thấm thía hơn khi vạn vật ngậm ngùi đứng nhìn tận mắt một khúc phim xúc động phân ly này. Tháng chín đã về thì màu nâu, vàng, tím, đỏ sẽ thay nhau tô sắc không gian. Màu xanh ngọc bích kiều diễm sẽ chỉ còn là màu kém cỏi, rất ít ỏi trong khung trời thu quyến rũ. Những bước chân của thế nhân như đồng tình với rừng thu thay lá, nên tầm mắt mơ mộng của con người cũng sẽ âu yếm, trìu mến ngắm nhìn màu vàng thu lãng mạn đang âm thầm nhuộm phết góc trời.
Từng chiếc lá buông mình đảo chao theo ngọn gió khô tru rít vô tình, bỏ lại sau lưng những cành cây trơ trọi, cô đơn trống vắng mặc cho ngọn gió giao mùa, mang chút hơi hám của nàng Ðông đến sớm. Vài cơn gió lành lạnh sẽ chạm nhẹ vào sân đời, như thông báo cho người dân cư ngụ trong khu vực đó biết, làn gió cào quét, sẽ quất mạnh vào cành nhánh, đuổi xua bao chiếc lá ngậm ngùi rời xa khung trời mơ mộng, đã một thời chung tình, chung thủy tạo cho mình dáng vẻ kiêu sa.
Cuối Hạ lá vẫn còn xanh
Còn đeo trên nhánh, ôm cành khít khao
Giao mùa tháng chín bước vào
Cuống buồn nắm níu, khóc gào như mưa
Gió thu ngoảnh mặt không ưa
Nguýt dài nói nhỏ: ?ngày xưa qua rồị?
Lá xanh thút thít bồi hồi:
Ta đều tạm bợ, ai rồi cũng đi
*
Gió thu đừng có lầm lì
Tuổi đời chớp mắt, mấy khi thọ trường
Chúng ta nên sống tựa nương
Mặc cho mưa bão ngập đường cũng vui
Gió thu lặng lẽ buông xuôi
Suy tư gù gật ngậm ngùi ăn năn
Lá ơi, tiếp tục dung dăng
Yêu đời vui sống, đừng nhăn nhó sầu
( Tập 1)
Lời tác giả: Tui chỉ nói lên cảm nhận của cá nhân mình thôi, nhằm ghi nhớ lại chuyến đi xa nhất trong đời, nếu có sai sót hoặc có điều gì chưa đúng xin mọi người bỏ qua, vì hạn chế trong cái nhìn vì ngoài sự hiểu biết của mình, hơn nữa do tui "giỏi" tiếng Anh và kèm theo sự thiếu tự tin khiến đôi lúc tui cảm thấy bơ vơ, lạc lõng trong giao tiếp hàng ngày với người thân, nhưng cuối cùng tui áp dụng động từ "To quơ" thì họ cũng hiểu mình muốn nói lên điều gì, bởi vậy ông Trúc Phương có câu : "Ngôn ngữ tình làm bằng dấu đôi tay ".
Mời các bạn cùng tôi bắt đầu quay lại cuộc hành trình (Tui Ði Mỹ) nha.
***
Tui đi Mỹ, ba tiếng tưởng chừng đơn giản nhưng thật ra là cả một "Ðoạn đường" được trải nhiều "Hoa Hồng" và cũng lắm "Chông gai" đó các bạn.
Muốn đi Mỹ thì trước tiên mình phải có đủ sức khỏe để "ngồi cốt" tròm trèm hai mươi mấy tiếng đồng hồ, vì nó cách xa mình cả nửa vòng trái đất và phải "Tăng bo" qua nhiều chuyến bay, cứ tưởng tượng bạn được ngồi "Chẫm chệ" trên cái ghế nhỏ xíu và bí rị, rồi sau một thời gian khi "Ngầu lôi tăng kể" ( Nói láy) máu huyết lưu thông không điều thì sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe nhiều lắm...
***
Hai năm về trước trong lần trên chuyến bay đi du lịch ba nước bên Châu âu gồm : Pháp, Thụy Sĩ, ý , trên phi cơ tui nghe mấy đứa nhỏ ở nhà bàn bạc với nhau:
-Sau chuyến này chắc tụi mình sẽ làm một chyến đi Mỹ nha mấy em.
Nghe mấy nhỏ nói với nhau như vậy, tui nghe thì nghe vậy thôi, chứ tui chạy "Xe ôm" tối ngày thì lấy cái giống gì mần tiền để đi Mỹ, vậy mà hai năm sau cơ hội cũng đến thật tình cờ, nhưng thú thiệt với các bạn, tui nghe những người bên Mỹ về và những người đi du lịch qua Mỹ họ kể lại hành trình của chuyến đi thật gian nan khiến tui "Ớn da gà", vì vậy khi nghe mấy nhỏ nhắc :
-Tía lo đi gia hạn cái Hộ chiếu (Passport) đi nha, gần tới ngày qua thăm con Út và gia đình má Tư rồi đó.
Nghe nhỏ lớn nhắc tới ngày sắp đi Mỹ khiến tui như bị điện giật, vì tui cũng chưa có chuẩn bị tinh thần cho chuyện "Mỹ du" lần này nên tui trả lời hơi "Xìu xìu":
-Thôi chắc tía không đi Mỹ đâu, tía hay bị làm mệt sợ không đủ sức để đi đâu.
Có lẽ không ngờ nghe tui nói theo kiểu "Trớt quớt" nên con bé "Ðớp" tui liền:
-Thì tía cứ gia hạn đi, còn cái chuyện đi hay không thì tính sau.
Nghe con nói vậy cũng phải cho nên tui đến chỗ làm "Hộ chiếu" để gia hạn.
Có hộ chiếu mới rồi thì cần có Visa thì mới vô Mỹ được, lại một lần nữa tui đánh lô tô trong bụng, nghe nói (Lại nghe nói) phỏng vấn Visa đi Mỹ khó lắm, vì ngoài yếu tố giấy tờ đầy đủ theo yêu cầu của Lãnh sự quán đã đành, còn yếu tố trả lời trực tiếp với nhân viên lãnh sự nữa, nếu trả lời trôi chảy thì cơ may đậu Visa sẽ cao, còn trả lời kiểu "Ấm ớ hội tề" thì coi như khó lọt vô vòng "Chung kết".
Sáng nọ thức dậy chuẩn bị đi phỏng vấn, tui leo lên xe của thằng Long một cháu trong xóm để nó chở đi, ngồi kế bên là thằng Bảo cháu ngoại của tui, Bảo đi theo để ủng hộ tinh thần cho ông ngoại, vì nó đậu Visa đi Mỹ trước tui gần hai tuần, trên xe Bảo nói:
-Xe chú Long là xe chở khách đi phỏng vấn "Bao đậu" (ý nói là hên nếu đi xe của Long) nên ông ngoại cứ bình tĩnh, trả lời theo câu hỏi của họ cũng không có gì khó đâu, chủ yếu là mình nói đúng sự thật mục đích của chuyến đi thì sẽ ok thôi.
Xếp hàng rồng rắn giữa cái nắng của Sài gòn trước lãnh sự quán trên đường Lê Duẫn ( Ðại lộ thống nhất ngày xưa), cũng may là nơi đây có hàng cây cao bóng mát nên không đến nỗi khổ sở như tui nghĩ, vô trong sứ quán ngồi chờ đến phiên mình, tui thấy thỉnh thoảng có nhiều người ra về với gương mặt tiu nghỉu có lẽ họ đã bị rớt Visa khi phỏng vấn khiến hồi hộp tăng lên nhưng tui bấm bụng nói thầm:
-Ôi kệ bà nó, đậu thì đi Mỹ chơi cho biết, còn rớt thì ở nhà đi Mỹ bằng Video trên Youtube cũng vui mà.
Với ý nghĩ như vậy tui lấy bình tĩnh đối diện với cô nhân viên người Mỹ, tới lượt tui cô phỏng vấn bằng tiếng Việt:
-Chú đi Mỹ để làm gì, chú ở bao lâu thì về...
Tui trả lời trơn tru theo câu hỏi, tuy nhiên cũng có đôi chỗ hơi lúng túng vì tên tiếng Anh nơi mình sẽ đến tui đọc không rành nên cô ta có hơi nhíu mày thắc mắc, nhưng sau nhiều lần trả lời rồi cô cũng hiểu ra và chúc mừng tui chuyến đi đến Hoa kỳ vui vẻ và may mắn.
Nghe cô gái phỏng vấn tui chúc mừng mình, tôi rơi vào tâm trạng như người biết mình trúng số, tui bèn cảm ơn cô ta và chúc cô có một ngày làm việc vui vẻ ...
Còn hai ngày nữa là lên đường, tui rầu nhứt là chuyện hành lý đem theo, nào là quần áo, vật dụng linh tinh sinh hoạt hàng ngày, rồi quà cáp tặng cho một số bạn bè ( Xin lỗi Nancy Hồ, lu bu nên quên tặng ít quà cho vui), nào là Trà ô Long, cơm cháy chà bông.V.v... Những món này bên Mỹ họ bán đầy nhưng quà mình mang đi thì vẫn ý nghĩa hơn, vì vậy va li nặng trịch khiến mấy ông khiêng vác lên xuống băng chuyền hành lý nhăn mặt vì gặp phải mấy va li nặng nề .
Ðêm cuối ở nhà trước khi lên đường tui khó chợp mắt, bao nhiêu điều khiến tui lo trong đầu, mặc dù những chuyện lo này đôi lúc viễn vong nhưng không phải không xảy ra, chẳng hạn như nếu lên phi cơ không ngồi chung ghế gần nhau với mấy đứa nhỏ, khi các cô Chiêu đãi viên họ hỏi han mình muốn ăn gì uống gì bằng tiếng nước ngoài thì làm sao diễn đạt cho họ biết, nào là khi xuống phi trường đông đúc, hoặc trong quá trình đi chơi, hoặc thăm viếng các khu vực đông người có thể sẽ bị lạc nếu không bước theo kịp mấy đứa nhỏ, nếu rơi bào trường hợp này coi chừng tui biến thành mấy ông Homeless (Vô gia cư) không chừng, còn nhiều chuyện để lo nữa nhưng thôi nếu kể nữa e rằng tốn thì giờ của các bạn...
Ra đến Phi trường Tân Sơn Nhất khoảng bảy giờ, do nhà ở gần và đi sớm nên tụi tui không bị kẹt xe, Khu vực ngoài cổng phi trường được mệnh danh "Vua kẹt xe" , tội nghiệp bà con ở xa khi về đến đây chỉ còn cách cổng phi trường vài trăm mét vậy mà không thể nhúc nhích, để tránh trể giờ lên phi cơ họ vội xuống xe và kéo va li chạy như chạy Marathon, nhìn cảnh này nhiều người lắc đầu ngao ngán.
Trong khi chờ đợi đến giờ Check in tui được mấy đứa đưa vô phòng chờ cho những hành khách có thẻ thành viên Bông sen vàng của hảng tàu bay Vietnam Airline, vô nơi này được ăn kiểu Buffet nhiều món ngon và thức uống đa dạng, vô đây ngồi tui cảm thấy đời lên hương chi lạ, dân chạy "Xe ôm" quanh năm dễ gì có cơ hội như vầy...
Hảng tàu bay China Airline là hảng mấy cháu chọn để đi Mỹ, do hảng này nằm trong liên minh Sky Tream mà hảng tàu bay Vietnam Air là thành viên, dặm xa của chuyến bay sẽ cộng điểm cho hành khách, nếu tích điểm lâu ngày lên hàng bông sen vàng sẽ nhận được nhiều ưu đãi, (hiện nay tui chỉ mới đạt bông sen bạc, còn thêm mười ngàn dặm bay nữa thì tui mới lên hạng bông sen vàng, đạt được điều này nhiều khi tui lụm cụm rồi không chừng), khi phi cơ cất cánh bay lên cao nhìn khoảng trời xanh bao la với những đám mây trắng bềnh bồng trôi trên bầu trời, lòng tôi khoan khoái tạm quên đi nỗi nhọc nhằn hít khói bụi hằng ngày trên các nẻo đường trong thành phố ...
***
Phi cơ vừa bình phi thì các cô chiêu đãi viên xinh đẹp mang thức ăn nước uống ra mời, tuy là hảng hàng không của Ðài Loan (????) nhưng các cô này nói rành rọt tiếng Việt khiến tui mừng ra mặt, vì khỏi phải lọng cọng khi diễn đạt hoặc phải nhờ thằng cháu ngoại làm thông ngôn kêu giùm các loại thức ăn đồ uống.
Sau hai giờ ba mươi phút trên mây, phi cơ đáp xuống phi trường Ðài Bắc, tui và các cháu chuyễn sang chuyến bay khác của cùng hảng hàng không China Airline để bay từ Ðài Bắc sang phi trường Los Angeles, chặng đường gian nan bắt đầu diễn ra, khoảng cách của đường bay này ước chừng mười ngàn chín trăm tám mươi hai kilomet, đó là thời tiết thuận lợi, nếu như trên đường bay mà có cơn bão nào xuất hiện, phi công sẽ né bằng cách bay vòng xa cơn bão để cho an toàn thì khoảng cách sẽ xa thêm dịu vợi...
Ngồi trên phi cơ ròng rã gần mười ba tiếng đồng hồ, thằng cháu ngoại nhăn nhó:
-Mệt thiệt ngoại ơi, ngồi kiểu này "oải chè đậu luôn".
Tui làm bộ nói kiểu "Anh hùng".
-Ối nếu mệt thì đi tới đi lui giữa các hàng ghế cho giãn gân cốt, còn không thì con mở phim ra xem ( Màn hình ở lưng ghế phía trước) còn không thì nhắm mắt ngủ cho khỏe .
Nói rồi một chút sau tui với thằng Bảo chìm vào giấc ngủ chập chờn, đang lơ mơ thì nghe các cô phục vụ gọi dậy cho ăn uống, bữa ăn thật ngon và nóng sốt, suốt chặng bay được cho ăn nhiều lần, khi tui nghe mùi nướng bánh mì phía sau đuôi phi cơ tỏa lên khiến tui sợ không dám rớ vô ổ bánh mì nhỏ nhỏ nhưng cũng khá ngon...
Sau thời gian "bầm giập" ở trên trời, cuối cùng phi trường Los Angeles cũng hiện ra qua cửa sổ của phi cơ, những dãy đèn đủ màu trang trí trên phi đạo thật vui mắt, phi trường này rộng lớn gấp nhiều lần Tân sơn nhất, lần đầu tiên thấy một phi trường "Bự tổ bà chảng" này tui thầm nghĩ:
-Ðúng là Mỹ, cái gì cũng bự "Tồ bà dền" .
Ngán nhất là chỗ làm thủ tục kiểm tra an ninh, khi thủ tục nhập cảnh xong tui đi qua chỗ kiểm tra an ninh soi xét hành lý, bao nhiêu đồ trên người bỏ vô cái khay đựng đồ đi qua máy soi, còn từng người bước vô máy X-ray giơ hai tay lên trời, chân dang ra đứng vào hình dấu chân in sẳn trên sàn nền của máy, máy quét xong, rồi dường như không để cho tội phạm có cơ hội nên khi ra khỏi máy soi này họ bắt mình đứng lại để rà soát lần nữa cho chắc ăn, mặc dù mọi người không thoải mái khi phải chấp nhận qua thủ tục này, nhưng nhớ lại vụ 11/9 trên đất Mỹ thì ai nấy đều thông cảm cho sự quá cẩn thận của những nhân viên công lực này.
***
Ðã gần mười giờ đêm vậy mà các Terminal xe cộ đón khách ra vô nườm nượp, cả đoàn tụi tui gồm tám mạng gọi hai xe Taxi để đi về khách sạn mà đoàn đã đặt phòng, tui rất ngạc nhiên ông tài xế khá lớn tuổi chở tui và mấy đứa nhỏ, so ra ở nước mình thì ông này đã về hưu lâu rồi, vậy mà đêm khuya khoắt ông vẫn cặm cụi làm việc, hành lý tụi tui vừa nhiều vừa nặng, nếu như bên nhà thì chắc nhận được ánh mắt "mang hình viên đạn" của mấy "trự" lái Taxi, đàng này ông vui vẻ tự tay chất lên chật cả phía sau, trên đường từ phi trường Los về khách Hollywood khá xa đi hơn một tiếng đồng hồ, trên đường ông diễn giải cho tụi tui biết được những nơi đặc biệt mà ai cũng nên biết qua, phong cách ông thật chuyên nghiệp, ông cũng khá vui tính, các cháu thông dịch lại cho tui biết ông là cựu chiến binh từng tham chiến ở Ðà nẵng khi biết đám "Xây lố cố" trên xe là từ Việt Nam đến...
Ðến nơi khách sạn mấy cháu thanh toán tiền xe và biếu ông thêm một số tiền so ra là khá "sộp" so với những người khách đi xe khác (Ðiều này do ông ấy nói), cảm thấy tính cách của ông đáng trân quý, tui liền kêu mấy cháu chụp cho một pô ảnh để làm kỷ niệm với ông. Ông vui vẻ nhận lời, tôi với ông tuy gặp nhau ngắn ngủi nhưng chia tay ông tui cũng cảm thấy bùi ngùi như thể chia tay người thân của mình vậy...
(Hết tập 1)
Sài gòn 19h55
Nguyệt San Giao Muà xin cám ơn những thân hữu đã dóng góp bài vở cho Nguyệt San Giao Muà số 209 . Một số bài khác sẽ được đăng dần vào số tớị Mong mỏi sẽ nhận được những sáng tác của các bạn bốn phương để cho Nguyệt San Giao Muà thêm phần hương sắc trong tương laị
2) Ðể rút ra danh sách của NSGM (unsubscribe),
xin gửi email về GiaoMua@hotmail.com
3. Mọi chi tiết, thể lệ, thắc mắc, xin gửi về:
GiaoMua@hotmail.com
4. Mọi bài vở, đóng góp, xin gửi về:
GiaoMua@hotmail.com
Nguyệt San Giao Muà
Homepage: http://www.GiaoMua.com
Thể lệ gửi bài cho Nguyệt San Giao Muà:
Mong bạn gửi Bài cho GM theo cách này là tốt nhất :
1. Dùng mẫu chữ Vietnet (VIQR) hay Unicode
2. Viết Hoa chữ đầu của bài và bút hiệụ Ví dụ: Giọt Mưa Trên Lácủa NS Phạm Duy
3. Gửi bài ngay trong email (không kèm file), để cho BBT khỏi mất công download xuống để đọc
4. Gửi tất cả các bài trong 1 tháng 1 lần trong1 email, nếu tiện.
5. Bài vở xin gửi đến trước ngày 25 mỗi tháng
6. Mọi chi tiết, thể lệ, thắc mắc, xin gửi về: GiaoMua@hotmail.com
Cám ơn bạn rất nhiều, vì nhân sự có hạn, BBT không thể ngồi đánh máy lại từng đề bài hay bút hiệụ
P.O . Box 378
Merrifield, Virginia 22116
USA
Trang Nhà