Số 210
Ngày 1 tháng 10 năm 2019
Nguyệt San Giao Mùa
P.ỌBox
378
Merrifield, Virginia
22116
USA
I . Thơ _______________________________________________________________________
1. Em Và Thơ | ______ Quách Như Nguyệt | |||||||||||||||||||||||||||||||
2. Dòng Sông Tôi Yêu | ______ Sông Cửu | |||||||||||||||||||||||||||||||
3. Xin Gì | ______Vân Hà | |||||||||||||||||||||||||||||||
4. Trung Thu Miệt Vườn | ______ Bạch Liên | |||||||||||||||||||||||||||||||
5. Dấu Bước Chân Ðời ! | ______ Thylanthảo | |||||||||||||||||||||||||||||||
6. Ru Con | ______Phạm Ngọc Thái | |||||||||||||||||||||||||||||||
7. Giận Hờn | ______ Nhất Hùng | |||||||||||||||||||||||||||||||
8. Mây Trôi Trên Lưng Ðồi Gió Lộng | ______ Tình Hoài Hương | |||||||||||||||||||||||||||||||
9. Buồn Thu |
______ Nguyễn Chí Hiệp 10. Ðường Chúng Ta Ðị. |
|
______ Hồ Thụy Mỹ Hạnh
-
| 11. Kể Chuyện Giang Hồ. |
|
______ Khóc_Cười | 12. Anh Ghi Lại! |
|
______ Nguyệt Vân | 13. Ngõ Nhỏ Và Lều Cỏ
|
|
______ ChinhNguyen/H.N.T.
|
14. Tiễn Biệt Nhà Văn / Thơ
| |
______ Phan Tưởng Niệm
|
15. Khề Khà Thu Sang | |
______ Lê Miên Khương
|
16. Phôi Pha
| |
______ Trần Thành Mỹ
|
17. Tiếng Thu
| |
______ Phamphanlang
|
18. Giàn Ðậu Ngự
| |
______Trần Huy Sao
|
| 19. Những Con Hẻm Ngày Xưa | ______ Nguyễn Thị Thanh Dương | 20. Váy Cũ | ______ Ðặng Xuân Xuyến | 21. Gọi Tên Những Mùa Thu | ______ Thanh Hữu Huyền | 22. Thương Anh ! | ______ Á Nghi |
II . Văn _______________________________________________________________________
1. Em Sẽ Trở Về ___________ Nguyễn Thị Thanh Dương | 2. Huấn Luyện Phi Hành (truyện dài nhiều kỳ) ___________ Tình Hoài Hương |
3. Lặn Và Mọc ___________ Bạch Liên |
4. Tui Ði Mỹ - Tập 2 ___________ Hai Hùng SG |
5. Huyền thoại R2 ___________ ChinhNguyen/H.N.T. |
III . Trả Lời Bạn Ðọc__________________________________________________
1. Nhắn Tin/Trả Lời Bạn Ðọc _______ Ban Biên Tập |
I . Thơ __________________________________________________
II . Văn___________________________________________________________
Nguyễn Thị Thanh Dương
2. Huấn Luyện Phi Hành (truyện dài nhiều kỳ) Tình Hoài Hương
Tình Hoài Hương
Bạch Liên Bạch Liên Hai Hùng SG
Hai Hùng SG ChinhNguyen/H.N.T.
ChinhNguyen/H.N.T. IIỊ Hộp Thư Toà Soạn
___________________________________________________
Thể lệ để nhận Nguyệt San Giao Muà:
1) Ðể vào danh sách của NSGM (subscribe),
xin gửi email về GiaoMua@hotmail.com
Ðịa Chỉ Liên Lạc:
Nguyệt San Giao Muà
Copyright
2002 by Giao Muà e-magazine and respective authors
Ðứng trong hành lang phi trường Tân Sơn Nhất giây phút tiễn đưa cận kề thật não lòng, cả nhà cùng buồn, hai người ở lại tiễn hai người đi xa.
Bà Tám cứ ôm riết thằng cháu nội đích tôn duy nhất trong tay, hết vuốt ve ngắm nghía nó từ đầu đến chân lại rưng rưng nước mắt hỏi cháu:
- Tèo à, con đi Mỹ có nhớ nội không?
Thằng bé 6 tuổi ôm lấy cổ bà nội:
- Con muốn ở nhà với nội, nội làm bánh khoai mì nướng cho con ăn.
Bà âu yếm mỉm cười nựng cháu:
- Cha mày, sao không trả lời câu hỏi của nội, con đi Mỹ nhớ nội không ?
- Có nội ơỉ
- Chừng nào con về với nội ?
- Mai mốt con về?
Bà Tám hài lòng:
- Ừ, con về nội làm bánh khoai mì nước dừa nướng cho con ăn.
Cái món bánh dân dã rẻ tiền này thằng cháu bà thích lắm.
Còn anh Ðịa thì mặt rầu rầu dù suốt tuần qua cô Hợi đã năn nỉ và thuyết phục anh rằng cô đưa thằng thằng Tèo qua Mỹ rồi cô sẽ trở về. Con mình yên ấm vợ chồng mình sẽ khỏe re.
Thằng Tèo đã được anh chị của cô ở Mỹ bảo lãnh diện con nuôi
Anh Ðịa cũng nghĩ đơn giản như bà Tám mẹ anh là nghèo mà gia đình xum vầy còn hơn cho thằng con đi xa coi như mất con. Cô Hợi khăng khăng so sánh người ta giàu có tốn tiền cho con sang Mỹ, con mình đi không tốn xu nào đừng bỏ lỡ cơ hộị?
Cô Hợi nói với chồng:
- Tiễn con đi Mỹ mà mặt anh rầu rỉ làm thằng nhỏ mất tinh thần theo đó, mang tiếng nó đi xa nhưng nó ở với anh chị của em chứ ai xa lạ mà anh lo anh buồn chứ.
- Dù gì anh cũng thương con nhớ con đứt ruột em à?
- Chưa biết chừng chục năm nữa Tèo gởi tiền về mời bà nội và vợ chồng mình du lịch qua Mỹ thăm nó .
Anh Ðịa thở dài:
- Chục năm nữa mà em nói như chục ngày vậy sao.
Nhìn bộ mặt chồng như đưa đám và nghe chồng nói những lời như than trách cô Hợi chỉ muốn mau dứt ra để vào trong phòng cách ly cho rồi, nhưng hai mẹ con bà Tám thì trái lại cứ cố níu kéo để gần gũi người thân phút nào hay phút đó.
Anh Ðịa lại hỏi:
- Giấy tờ cho em đi Mỹ bao lâu?
- Thì em nói anh cả tuần nay rồi, em được ở Mỹ 6 tháng để lo cho con, sau đó em về Việt Nam ở nhà phụ với anh cuốc đất trồng rau chứ không lên Sài Gòn buôn bán chạy chợ nữa, không có thằng Tèo mình cũng đỡ được chút lo lắng và chi tiêu.
- Em làm như thằng Tèo nó làm hao tiền tốn bạc lắm, tại em ham tiền muốn mau làm giàu nên mới đi buôn bán Sài Gòn xa chồng xa con, nhà người ta trong xóm này có năm bảy đứa con cũng sống nghề làm vườn có ai chết đói đâu
- Không chết đói nhưng nghèo sặc máu, nhà mình dột không có tiền lợp mái đó?
Gía như mọi ngày thì cô Hợi sẽ cãi nhiều hơn nữa, cay đắng nhiều hơn nữa, nhưng cô ngọt ngào nũng nịu:
- Em sẽ trở về với anh?đêm qua anh vui vẻ ừ rồi mà còn hỏi hoài em giận cho coi.
Anh Ðịa ráng nở nụ cười:
- Tại giây phút chia tay anh xúc động qúa, khi không cả vợ con đều đi xa..
Mẹ con anh Ðịa bịn rịn mấy cũng đến lúc bà Tám phải buông cháu, anh Ðịa phải rời vợ để cô Hợi dắt thằng Tèo đi vào phía trong phi trường..
Bà Tám cố nói với theo:
- Tèo ơi, qua bển học giỏi mai mốt về với ba với nội nghe con, nội sẽ làm bánh khoai mì nướng cho con ăn đã đờỉ
Anh Ðịa cũng chới với gọi theo vì chợt nhớ ra :
- Hợi ơi Tèo ơi, hai mẹ con đi đường bình an. Trời lạnh Tèo hay cảm cúm em nhớ thoa dầu gió cho con giống như anh và má vẫn làm cho nó nghe.
Chẳng hiểu cô Hợi có nghe hết lời nhắn nhủ của chồng không, cô giơ tay vẫy vẫy và đi luôn một mạch.
Mẹ con bà Tám cũng giơ tay vẫy chào cho đến khi hai bóng dáng thân yêu khuất vào đám đông họ không nhìn thấy nữa .
Khi cô Hợi và thằng Tèo ngồi vào máy bay cô mới thở phào nhẹ lòng và giây phút này cô mới dám tin là thật, cô sắp sửa đi Mỹ. cái giấc mộng to lớn mà cô tưởng cả đời cô không bao giờ với tới.
Cô Hợi là đứa trẻ mồ côi trong chiến tranh, họ hàng gần xa đã thất lạc, phân tán, cô sống một mình trong căn chòi lá rách bươm và làm nghề cày thuê cuốc mướn để sống, gặp anh Ðịa ở xóm khác hai người tấp vô ăn ở coi như vợ chồng, anh chỉ hơn cô là có bà mẹ gìa hết lòng thương con và căn chòi của mẹ con anh dù sao có bàn tay đàn ông cũng tươm tất hơn căn chòi của cô.
Bán miếng đất căn chòi ở xóm mình cô Hợi đưa tiền cho anh Ðịa tu sửa lại căn chòi của anh thành căn nhà đàng hoàng khi thằng Tèo ra đời.
Thằng Tèo tên giấy tờ là Thiên, có nghĩa là trời, cha tên Ðịa là đất, bà Tám đặt tên ?Trời đất? cho con cháu như thế vì con nhà nông nhà vườn sống nhờ vào trời đất. Ðất lành, trời mưa thuận gió hòa, mùa màng không thất bát là điều bà mong ước chứ bà không mong muốn gì hơn
Hai vợ chồng cùng làm vườn nuôi bốn miệng ăn hạnh phúc ấm êm được vài năm đầu, thấy làng xóm người ta lên thành phố làm ăn cô Hợi cũng bắt chước đòi lên Sài Gòn dù mẹ chồng và chồng ngăn cản, cô làm đủ thứ nghề, giúp việc nhà, bán vé số, gánh hàng rong rồi rửa chén bưng bê trong nhà hàng?.
Làm việc ở Sài Gòn mỗi tháng cô Hợi lại về quê thăm chồng con, thằng Tèo do một tay bà nội chăm sóc, bà cưng nó như ngày xưa cưng ba Ðịa của nó.
Mấy năm sống ở thành phố, lăn lóc với cuộc đời cô Hợi đã khôn ngoan lanh lợi hẳn ra.
Thấy nhiều cô, nhiều bà qúa khứ, nhan sắc và nghề nghiệp hiện tại chẳng ra gì thế mà cũng lấy được chồng tây, chồng Việt kiều bảo lãnh sang Mỹ.
Cô Hợi so sánh mình xinh đẹp hơn hẳn bọn họ và thèm khát đổi đời, anh Ðịa lù khù nhà quê của cô chẳng bao giờ có thể cho vợ con một cuộc sống khá hơn. Anh Ðịa chỉ quanh năm cắm đầu cuốc xới trồng trọt làm việc với đất đúng như cái tên mẹ anh đã đặt cho.
Theo lời khuyên của một cô bạn muốn lấy chồng xuất ngoại nên tìm chồng Mỹ chồng Tây, họ ?khờ? và dễ dãi không phân biệt qúa khứ, trình độ học vấn hay giàu nghèo như chồng Việt kiều, miễn là họ thích, họ yêu .
Thế là cô Hợi đã nhờ cô bạn đăng tìm bạn bốn phương bằng tiếng Anh để tìm chồng tây cho lẹ, nội dung là mẹ độc thân một con muốn kết bạn để đi đến hôn nhân . Kèm theo là một tấm hình mới nhất của cô Hợi.
Cô nhận được nhiều email làm quen, cô bạn đã giúp cô Hợi giao lưu thư từ và đã chọn ra một ông Mỹ khá nhất, chân tình nhất.
Ông John muốn đi đến hôn nhân với cô Hợi sau khi ông đã từ Mỹ bay về Sài Gòn gặp gỡ cô.
Những giấy tờ cá nhân cần địa phương chứng thực thì cô Hợi về xóm cũ của cô đút lót ít tiền và khai là không chồng có một con, sống lang bạt trên thành phố không nơi cư trú nhất định. Nhà chồng cách đó mấy cây số chẳng hay biết gì.
Ðược chứng thực giấy tờ cô giao hết cho dịch vụ lo tiếp.
Cô Hợi tìm cách ăn nói với mẹ chồng và chồng tin để mang thằng Tèo ra đi trót lọt.
Cô nói với họ là đã liên lạc được với người chị ruột thất lạc đang sống ở Mỹ, thấy gia cảnh nhà cô nghèo nên chị cô đã bảo lãnh thằng Tèo sang Mỹ diện con nuôi để lo cho tương lại của nó.
Mẹ con bà Tám nghe đều ngạc nhiên và dãy nảy lên từ chối, thương thằng nhỏ phải xa gia đình, nhưng cô Hợi vừa thuyết phục vừa hứa hẹn đủ thứ khiến họ cũng xuôi lòng. Nào là thằng Tèo sẽ sống với anh chị cô, sung sướng nơi xứ Mỹ văn minh giàu có và ăn học thành ông này ông nọ. Dù nó sống ở đâu nó cũng vẫn là con cháu nhà này, sẽ không quên cội nguồn cha mẹ
Nào là thời gian cô được qua Mỹ 6 tháng cô sẽ đi làm việc trong 6 tháng đó kiếm mớ vốn mang về, cô kể ở Mỹ chỉ đi giữ trẻ nhà người ta hay làm phụ bếp nhà hàng mỗi tháng cũng kiếm hai ngàn đô ngon lành, tính sơ sơ 6 tháng làm việc cô kiếm cả chục ngàn đô la Mỹ.
Cô Hợi được đi theo con trong cuộc hành trình đến Mỹ vì con còn qúa nhỏ.
Ðêm cuối cùng ngủ với chồng cô Hợi đã thủ thỉ bao lời yêu thương, bao lời hứa hẹn ngày trở về vợ chồng thảnh thơi hạnh phúc.
Cô Hợi đã cho anh Ðịa một đêm ân ái thật măn nồng . Anh Ðịa đâu hiểu rằng đó là món qùa vợ chồng cuối cùng anh được hưởng.
********************
Mẹ con cô Hợi đã về nhà ông John được hai tuần, vui vì đến được Mỹ hợp pháp cho hai mẹ con, nhưng cô Hợi cũng không khỏi áy náy buồn khi nghĩ đến mẹ chồng và chồng, hai người nhà quê chân chất ấy vẫn đang đinh ninh tin cậy nơi cô, họ không một chút nghi ngờ lòng dạ cô đổi thay toan tính chuyện tày trời mang thằng Tèo ra nước ngoài, dứt lìa khỏi vòng tay yêu thương của họ, tình máu mủ ruột thịt đứa cháu nội, đứa con trai bé bỏng.
Dù gì cô cũng chưa quên mái nhà tranh đã gói ghém mấy năm hạnh phúc của hai vợ chồng, kia là bộ bàn ghế cũ xiêu vẹo, kia là cái giường ngủ của cô và anh Ðịa chân thấp chân cao phải kê bằng nhờ cục gạch sau tấm màn gió bằng vải hoa rẻ tiền xộc xệch, kia là căn bếp có những lúc mưa hắt ướt lối vào ra nhưng cũng là nơi từng tỏa khói ấm cho những bữa cơm nghèo quây quần mà vui.
Ngưỡng cửa cô từng vào ra và ngưỡng cửa cũng là nơi bà nội hay ngồi ôm thằng Tèo chờ đón cô đi làm đồng làm vườn trở về của thời gian đầu vợ chồng bên nhaụ?
Ôi, ngưỡng cửa còn đấy, bà nội còn đấy nhưng thằng Tèo không còn cho bà ôm nó nữa và cô Hợi thì có lẽ không bao giờ trở về để bước qua ngưỡng cửa ấỷ
Một chút ân hận cô Hợi khóc rấm rức và tự hứa sẽ gởi nhiều tiền về để đền bù cho họ.
Cô gọi phôn về cho anh Ðịa.
Hai mẹ con bà Tám mừng quýnh quáng chạy sang nhà hàng xóm để nhận cú phôn từ Mỹ gọi về, nghe tiếng chồng và bà mẹ chồng rối rít hỏi thăm cô Hợi đã xót xa không cầm được nước mắt.
Họ hỏi gì cô Hơị cũng trả lời mọi thứ đều suông sẻ tốt đẹp cho họ vui lòng, bà Tám đòi nói chuyện với thằng Tèo, bà bật khóc nức nở trong phôn khi nghe thằng cháu nói 3 chữ:
- Con nhớ nội.
Bà sụt sùi hỏi tiếp:
- Ba má nuôi của con có thương con không Tèo?
- Dạ, ông John thương con lắm nội ơi..
- Ủa, ba má nuôi con đâu? mà ông ?Don? là ai ?
- Là ba con đó nội, mẹ con nói phải gọi ông John bằng ba, giống như hồi ở nhà con đã gọi ba Ðịa
Cô Hợi chụp phôn từ tay thằng Tèo để giải thích:
- Ông John quen với anh chị con, ông thấy thằng Tèo dễ thương nên gọi nó là con cũng như bà Hai Lèo ở kế bên nhà mình cũng xí thằng Tèo là cháu nội của bà vậy đó,
nhà ông John bên cạnh nhà anh chị con là hàng xóm thân thiện lắm.?
Mẹ con bà Tám nào hiểu biết gì, cô Hợi nói sao họ nghe vậy và gật gù khen thằng Tèo tốt số, ở đâu cũng có người thương.
Ông John đang ngồi gần đó âu yếm mỉm cười nghe hai mẹ con cô Hợi nói chuyện, ông không hiểu tiếng Việt Nam nên cô Hợi tha hồ nói chuyện với chồng và bà mẹ chồng.
Cô khoe với anh Ðịa:
- Tuần tới em bắt đầu đi làm cho một nhà hàng, lương tháng 1,800 đô la, chủ bao luôn hai suất ăn trưa và chiều, coi như em cất trọn ngàn tám vô tuí.
Anh Ðịa mừng rỡ:
- Úy trời, một thàng lương làm nhà hàng bên Mỹ bằng anh cuốc đất thuê cả năm, hèn gì Việt kiều về nước ai cũng le lói huy hoàng?
Anh Ðịa thật thà tính toán:
- Em làm 6 tháng về mình xây nhà tường cho vững chắc ở cả đời không hư.
- Dạ, để tuần tới em gởi đỡ mấy trăm đô cho anh và má có tiền xài
Cô Hợi đã kể với ông John cô còn vài người bà con ở quê và ông hứa sẽ cho cô ít tiền gởi về giúp đỡ họ.
Cuộc nói chuyện của hai mẹ con bên Mỹ với hai mẹ con bên Việt Nam kết thúc trong vui vẻ cả đôi bên
Cô Hợi đúng lời hứa gởi ngay ba trăm đô về cho anh Ðịa.
Một tuần sau cô Hợi đi làm nhà hàng để có tiền riêng thường xuyên gởi về cho anh Ðịa, coi như cô trả nợ tình anh ..
Ở Mỹ gần 6 tháng thì cô Hợi phôn về cho anh Ðịa và báo tin cô đã xin gia hạn ở lại thêm 6 tháng nữa vì thằng Tèo chưa quen với gia đình mới của nó nên cô chưa nỡ rời con ra về.
Bà Tám lại sụt sùi thương cháu, bà cầu khẩn con dâu:
- Con ơi, nếu con nhắm thằng Tèo ở Mỹ không được con mang nó về Việt Nam đi, nghèo đói có nhau má cũng vui.
Anh Ðịa bổ sung thêm ý của mẹ:
- Má và anh nhớ Tèo lắm, còn anh vắng em anh nằm chèo queo như thằng mồ côi vợ, mỗi lần nghe bà con lối xóm hỏi thăm chừng nào em về anh càng thêm sốt ruột.
Cô Hợi hăng hái:
- Má và anh yên tâm, thằng Tèo đang càng ngày càng yên ổn mà con ở lại thì càng kiếm thêm tiền mang về làm vốn.
Anh Ðịa nghi ngại:
- Em có chắc 6 tháng nữa về không? đừng có ham kiếm tiền mà gia hạn ở thêm như khi em lên Sài Gòn cũng nói kiếm ít vốn rồi về quê mà đi miết mấy năm trời.
- Em hứa không gia hạn ở thêm nữa đâu, em sẽ trở về mà.
Một lần nữa mẹ con anh Ðịa lại tin vào lời hứa của cô Hợi. Từ chuyện cô Hợi liên lạc được với người chị ruột thất lạc đang sống ở Mỹ rồi chị cô bảo lãnh thằng Tèo qua Mỹ làm con nuôi, cô được xuất cảnh tháp tùng theo con đến chuyện cô xin gia hạn ở lại Mỹ tất cả đều khó ai tin nổi nhưng đã qua mặt được những người nhà quê chân chất và kém hiểu biết như bà Tám, anh Ðịa. Hơn nữa cô Hợi là dâu con, là người vợ thân thiết trong nhà không tin cô Hợi sao được.
Thời gian thấm thoát trôi qua, lòng ân hận và thương hại của cô Hợi với bà mẹ chồng và chồng cũng đã vơi dần theo từng ngày, từng tháng, tiền gởi ít đi, những cuộc gọi phôn thưa dần, vả lại cô Hợi cũng không có thì giờ mỗi tuần gọi phôn về Việt Nam như đã hứa với họ nữa, cô muốn bà Tám và anh Ðịa quen dần cho tới một ngày nào đó họ sẽ đoán ra sự thật, cái điều mà cô không thể nói thẳng ra với họ.
Cô có cuộc sống mới để sống, có người mới để yêu. Qúa khứ sẽ khép lại như trang sách cũ người ta chỉ nhớ đến khi tình cờ, khi bất chợt mở cuốn sách ra trong phút giây nào đó?.
Anh Ðịa than phiền cô Hợi ít gọi điện về làm anh càng nhớ vợ nhớ con thì cô Hợi phân bày con bận đi học vợ bận đi làm vất vả, khi nào rảnh rang cô sẽ gọi phôn, anh đừng tự gọi vừa tốn tiền vừa làm mất thì giờ của cô.
Còn một tháng nữa là đủ một năm mẹ con cô Hợi đã đến Mỹ, là thời hạn cô Hợi phải trở về Việt Nam thì anh Ðịa chịu hết nổi, anh đợi khá lâu không thấy cô Hợi phôn về nên muốn gọi phôn cho vợ để nhắc nhở.
Nhưng số điện thoại cô Hợi cho trước đó đã không gọi được làm anh thắc mắc lo âu, anh gọi đi gọi lại mấy lần chỉ nghe tiếng người Mỹ nói trong máy anh chẳng hiểu gì.
Sợ mình sai sót trong cách gọi điện thoại sang Mỹ, anh Ðịa bèn nhờ một người trong xóm "kinh nghiệm" chuyện gọi phôn sang Mỹ vì con ông ta ở Mỹ, ông gọi giùm thì mới biết là số phôn này cô Hợi đã không dùng nữa.
Bà Tám và anh Ðịa hoang mang, hai mẹ con bàn với nhau:
- Hay thằng Tèo chưa quen với cha mẹ nuôi, Hợi muốn ở thêm thời gian nữa với Tèo nhưng sợ bên nhà mong nên im lặng?
- Hay là Hợi đổi số phôn nhưng bận rộn qúa chưa gọi về ?
Họ nói thế để tự trấn an mình và an ủi lẫn nhau chứ trong thâm tâm cả bà Tám và anh Ðịa đều mơ hồ cảm thấy mẹ con cô Hợi đã ngày một xa cách họ..
Bà Tám hay ra đứng trước sân nhìn trời cao mênh mông mà than mà khóc:
- Trời đất ở đây, ba Ðịa ở đây, vậy chớ thằng Thiên thằng Tèo của ba Ðịa, của bà nội đâu rồi.?
Khóc xong bà Tám chỉ biết cầu trời khấn Phật cho cháu bà bình an
Anh Ðịa thì thẫn thờ, thở ngắn than dài hết thương con lại nhớ vợ. Nhiều khi đang ngồi trong nhà nghe tiếng ai chộn rộn ngoài cửa anh hồi hộp mừng rỡ tưởng tiếng cô Hợi trở về. Lời hứa hẹn ngọt ngào của cô còn đọng lại trong trái tim anh:
- Em sẽ trở về mà.
Truyen Dai
---
---------
Có Anh, có Tui... Chớ còn Ai Vô Ðây!
Phi Hành vô cùng mệt mỏi vì cứ "nằm lì" ở bệnh viện Cộng Hoà suốt tháng nầy qua tháng khác, cho đến khi khóa sinh đàn em qua Mỹ hoàn tất việc học hành xong & trở về Việt Nam, thỉnh thoảng họ đến thăm, kể cho Hành nghe biết bao chuyện vui ở quân trường Mẹ cũ. Ở đó, đã có Anh, có Tui... chớ còn Ai vô đây. Bỗng dưng... khiến Hành như bừng tỉnh cơn mê, gợi nhớ biết bao điều về thuở vàng son vang bóng. Nhớ ơi là nhớ! Ðêm đêm anh nằm bắt chân chữ ngũ (một chân tàn tật và vắt cánh tay què lên trán) anh không biết làm gì hơn, là thường loay hoay nhớ, rồi thả trí óc mơ mộng, bâng khuâng suy nghĩ, muộn phiền hồi tưởng về thời gian học ở Trung Tâm Huấn Luyện Không Quân Nha Trang; & khi anh qua bên Mỹ học bay, là tuyệt vời vui vẻ lắm:
Sau nầy, Hành được anh em đã thụ huấn ở quân trường cho biết: họ bổ túc thêm những sự kiện cần thiết khác, mà đôi khi Hành vô tình đã quên, như: Về việc tuyển mộ thanh niên vào Không Quân chia ra nhiều giai đoạn: Giai đoạn trước năm 1969 (Việt Nam hoá chiến tranh) ứng viên phi hành phải hội đủ điều kiện:
- Ít nhất học lực Tú Tài I.
- Từ mười tám tuổi (18) trở lên không cần sự ưng thuận của người giám hộ.
- Ðầy đủ sức khoẻ: cao trên 1m68, nặng 50 kí lô, "pignet" tương đối, tai, mũi, họng, răng, tất cả đều phải tốt. Nhất là đôi mắt phải 20/20. Ứng viên được bác sĩ khám vô cùng kỹ lưỡng.
Khi tuyển vào Không-Quân, có thể nói là gắt gao, bạn sẽ phải ký giấy cam kết phục vụ trong quân đội, hưởng quy chế hiện dịch, mình không thể giải ngũ trước hai mươi lăm năm (25t). Ngoại trừ vi phạm quân kỷ, hay bị bệnh tật đau ốm triền miên. Khoá sinh sẽ thụ huấn ở Trung Tâm Huấn Luyện Không Quân Nha Trang. Tại đây, tên của khoá được đặt tùy theo năm (thí dụ: nhập ngũ tháng 1/1963, thì tên của khoá học ấy sẽ gọi là: Khoá 63 A, những khoá sau đó lấy tên kế tiếp: 63 B - 63 C ... Khoá của bạn Hành có số ứng viên khá đông, nhưng chỉ tuyển được bảy mươi (70) người. Sau đó có một anh ghi trong khai sanh có tên Tây là: Robert Trương Công Thành, nên anh bị loại vào giờ phút chót, chỉ vì cái tên Tây, tên Pháp? (hỡi Robert là anh Rô Bẹc ơi!).
* - Trường hợp điển hình của anh Trần Lương thuộc dân Rochefort, mà mãi đến sau nầy anh mới được điều chỉnh vô ở khóa 65. Có thể anh Lương hồi đó ham vui, thèm của lạ, (hi hi hỉ) nên anh bị mấy bà đầm xinh xinh đẹp đẹp bu bám theo ?dzụ khị? mời anh đi Tây học nghề, tiện thể anh có dịp tha hồ ?chiêm ngắm? dung nhan những kiều nữ mặt hoa da phấn mắt xanh, tóc vàng. Anh là dân Ốc-xe, đi với một đám dân Rốt-sơ-pho, đầu năm 1955 anh Lương ?đậủ với chức Binh Nhị` Lần lượt, bạn bè anh xin đi học bay, học làm bác sĩ, kỹ sư, thuyền trưởng, họ làm quan gần hết. Riêng anh Lương bị cầm chân? vì nhu cầu công vụ, mãi đến đầu năm 1965 anh Lương muộn màng được ưu ái ?thưởng? cho chính mình theo học bay khoá 65B.
Ra Trung Tâm Huấn Luyện Không Quân Nha Trang, anh Lương nếm sơ qua đủ ?mấy món ăn chơỉ của tiến trình đội mũ có giây bạc. Tóm lược sơ qua cuộc đời binh nghiệp hai mươi năm- ba tháng- hai mươi ba ngày của anh Lương thì thế nầy: Anh không có bằng cấp, không chứng chỉ quân sự, hay chuyên nghiệp nào từ bậc thấp nhứt đến cao nhứt trong Không Quân. Vì: do bà xã bả tài lanh gởi mấy thứ giấy ?thông hành hợp lệ? đó qua thế giới bên kia cho Diêm Vương nghiên cứu, thưởng thức tài năng cuả người dân ở miệt trên trần đời hết rồi. Chắc mai nầy qua bển, anh Lương sẽ có đầy đủ hồ sơ quân vụ ngon lành. Ha?
Nói về việc bay bổng thì Hành được anh Lương thú vị kể cho nghe:
- Lương không có hân hạnh được Không Quân cho đi học bay, vì anh bị cận thị. Nhưng trước khi đi Không Quân, thuở thanh bình Lương cũng đã từng leỏ lai rai trên mấy chiếc Piper Cub rùi. Dạo đó dù sao anh Lương cũng lớn tuổi hơn anh em cùng khóa với bạn & tôi, nên chắc là anh không bị "dần" nhiều đâu nhỉ! Cái ?Lễ Ðộ? là... "dạy một xíu" cho đàn em, chứ không phải là lễ độ với người lớn tuổi, hay thâm niên quân vụ hơn mình đâu! Cũng tựa như trong phái võ ấy mà, kẻ nào vô học sau, thì phải gọi người trẻ nhập môn sớm nhứt trước mình là: ?đại sư huynh? vậy mà! Nếu anh bị "quần" nhiều, là do anh hổng... hên đó! Vì tôi (Thiệụ..) nhớ anh Phước (Nùng là cận vệ của xếp) cũng ra đấy học điều chỉnh, mà ảnh đâu có bị ai phạt vạ gì ha! Anh ấy còn lái xe jeep chạy ven vòng đai... bắn chó nữa đó. Dù sao thì thời đó vui quá, anh Lương nhỉ. Ở đâu cũng có quý niên trưởng đàn anh, có bạn hữu, có anh, có tuỉ chớ còn ai vô đâỷ!
***
? Vừa xuống máy bay, mới bước vào ngưỡng cửa Trung Tâm Huấn Luyện Không Quân Nha Trang, ai ai cũng náo nức xôn xao, vui vẻ háo hức chờ đợi. Theo truyền thống của Trung-Tâm Huấn-luyện Không Quân Nha Trang, ngày vào quân trường là ngày quan trọng nhứt đối với sinh viên sĩ quan Không Quân. Gọi là "buổi chào mừng quân trường". Sau đó họ gỡ Alpha của anh ra, và huấn nhục mình lại theo truyền thống của binh chủng Không Quân. Tại quân trường Không-Quân Nha Trang, các sinh viên sĩ quan được huấn nhục theo truyền thống Không Quân, rất cá biệt. Hoàn toàn khác với quân trường Võ Bị Quốc Gia Ðà Lạt, hay quân trường Võ Khoa Thủ Ðức. Trung-tâm của bộ chỉ huy sinh viên sĩ quan Không-Quân Nha Trang gồm có cấp Ðại Ðội, Trung Ðội... để dìu dắt sinh viên sĩ quan đàn em. Ðối với sinh viên sĩ quan đàn anh sẵn sàng "đón rước" khoá đàn em (ngoại trừ khoá đàn anh, mà trên đàn em một khoá, thì không được can dự).
Bỏ xuống bên lề những quân trang, ta được cán bộ tập hợp lại điểm danh xong, là bắt đầu chạy bộ về sân cờ của Trung Tâm Huấn Luyện Không Quân (vì không có vũ đình trường như ở các quân trường khác), bạn bắt đầu chạy vòng quanh doanh trại. Dĩ nhiên các sinh viên sĩ quan chạy theo cán bộ hết lời doạ nạt, hò hét? Họ phải "rền vang hò hét? muốn bể cả Trung Tâm Huấn Luyện, là những "hung thần hét ra lửa" bất đắc dĩ mà. Cho đến khi nào đa số khoá sinh nằm gục, rơi rớt lả tả dọc đường, anh em nào còn chút sức khoẻ, thì dìu những anh em ngã gục kia về chỗ nghỉ ngơi giây lát. Và bạn lại tiếp tục bị hành hạ như thế, không kể ngày hay đêm.
Bắt đầu ngày hôm sau: Sáng. Trưa. Chiều. Tối, bạn đều phải ?tập? hít đất, nhảy xổm... đến khi mọi người đều mệt lã, thì cán bộ cho tạm nghỉ mươi phút. Mục đích cuả Trung Tâm Huấn Luyện là muốn tân sinh viên sĩ quan có một cơ thể tráng kiện, một tinh thần vững chắc, sẵn sàng nhận lãnh mọi trách nhiệm do thượng cấp giao phó (dù quá vô lý). Trong lúc huấn luyện, tất nhiên có nhiều hình phạt, lời nói của cán bộ nghe rất chói tai, bất công... buộc tân khoá sinh thi hành không điều kiện. TTHL có mục đích rèn luyện con người khoẻ mạnh từ thể chất đến tinh thần & những hình phạt sẽ hoàn toàn không làm thương tổn đến sinh viên sĩ quan. Phải nói là? ngược lại.
Ðiều quan trọng nữa là trước khi học bay, hồ sơ an ninh của mình chính xác rõ ràng minh bạch, và tuỳ theo tài khoá, các sinh viên sĩ quan được gởi đi học ở Mỹ: Về các loại máy bay cánh quạt, hay trực thăng, (hoặc theo học những lớp phi cơ quan sát tại Trung Tâm Huấn Luyện Không Quân Nha Trang). Sau khi qua giai đoạn căn bản quân sự, các sinh viên sĩ quan được học Anh-ngữ, chờ đợi du học, hay học bay Cessna tại Nha Trang. Hoặc giả suốt đời làm sinh viên sĩ quan "Ðại Cồ Niên Trưởng" tại Trung Tâm Huấn Luyện Không Quân.
Trong hai tháng huấn nhục, khoá sinh không được vào câu lạc bộ rong chơi trong Trung Tâm Huấn Luyện Không Quân. Ngoại trừ những ngày cuối tuần, hay ngày lễ, khóa sinh mới được tiếp thân nhân ở trạm tiếp liên gần cổng quân trường.
- Ngày gắn Alpha là ngày rất quan trọng, tân sinh viên sĩ quan mặc đại lễ, quỳ gối dưới nền xi măng (không được phép kê bất cứ vật gì dưới gối à nha, nếu tự ý làm thì coi chừng a lê hấp... ra rìa), để sinh viên sĩ quan cán bộ đàn anh đến gắn Alpha trước sự hiện diện của Chỉ Huy Trưởng, toàn thể Bộ Chỉ Huy, các sĩ quan cán bộ của Trung Tâm Huấn Luyện Không Quân Nha Trang. Từ đó tân sinh viên sĩ quan mới được phép xuất trại cuối tuần, họ vui vẻ ung dung đi ra phố, giống như các sinh viên sĩ quan đàn anh vậy. Dĩ nhiên, trước đó bạn được huấn thị những điều không được phép làm, như: đi xe đạp, xe gắn máy, xích lô. Quân phục chỉnh tề. Ði đứng dõng dạc. Không được vào những quán ăn bên lề đường. Tới những khu phố "cấm". Nhất là nắm tay người đẹp... dung dăng ở nơi công cộng. (PH)
***
Ngoại trừ những khoá đặc biệt vì đông quá, thiếu huấn luyện viên dạy về môn ?Căn Bản Quân Sự?. Nên họ đã gởi quý anh đó đi học tại Trường Bộ Binh Thủ Ðức, ngày 10/9/1967, để học giai đoạn I. Ấy là khoá đầu tiên của Không Quân gởi qua trường Bộ Binh Thủ Ðức. Học xong giai đoạn 1, bên trường Bộ Binh Thủ Ðức không cho họ quay trở lại trường Không Quân. Buộc lòng họ phải "trốn" về lại Bộ Tư Lệnh Không Quân). Anh Phúc trở về TTHL KQ Nha Trang 21/1/1968, gọi là khoá 68 A. Cuối năm 1968 và giữa năm 1969, vì nhu cầu ?bành trướng? Không Quân mong muốn ngành Không Quân được phát huy hơn, nên có việc tuyển chọn sĩ quan, hay sinh viên sĩ quan Không Quân từ các quân trường Thủ Ðức, Ðồng Ðế hay Quang Trung. Nhiều Hạ-sĩ-quan Không Quân sau khi nhập ngũ, họ đã cố gắng học thêm, nên khi có bằng Tú Tài I, họ được tuyển vào sinh viên sĩ quan phi hành, hoặc không phi hành (nếu là ?Không Phi Hành? thì điều kiện sức khoẻ dễ dàng hơn tí). Ngoại trừ những Hạ Sĩ Quan lão thành đi Không Quân từ thời xa xưa (trước năm 1956) thì có thể được theo học khoá Sĩ Quan đặc biệt, không phi hành (theo cấp số, nghề nghiệp như Navigator, không lưụ..)
Quân số mỗi khoá tuỳ thuộc vào con số ứng viên, có đầy đủ sức khoẻ. Trung Tâm Giám Ðịnh Y khoa Không Quân lúc nào cũng bận rộn kinh khủng. Vì họ phải lo thêm cho các sĩ quan Không Quân phi hành cần khám định kỳ hàng năm nữa. Sáu tháng học đầu tiên, khoá của anh Phúc bị ăn hiếp mọi mặt... Về sau, may sao có Thiếu Tá Nguyễn Hồng Tuyền (chức vụ thời bấy giờ) làm Liên Ðoàn Trưởng Liên Ðoàn Khoá Sinh, ông đã mạnh dạn thay đổi cục diện. Thiếu Tá Tuyền làm "cách mạng", là để sinh viên sĩ quan có quyền tự trị, tự điều hành và tránh những vụ (rất hiếm hoi, chỉ có ít người tham nhũng, ăn chận), họ quá hành hạ sinh viên sĩ quan (như từ lúc trước thời 1965). Vì vậy các khoá sinh viên sĩ quan Không Quân vào học sau nầy, có một cuộc sống trong quân trường tạm gọi "ung dung thoải máỉ hơn qúy đàn anh lão thành của họ. (TVP)
* * *
Trở lại chuyện huấn luyện sinh viên sĩ quan: một hình phạt trong thời kỳ huấn nhục tại Trung Tâm Huấn Luyện Không Quân Nha Trang, mà anh Lôi Thiên ?thích nhất? là:
- ?Xoãi Cánh trên bãi cát. Ðếm sao trên trờỉ.
- Có bị phạt gì đâu! một niên trưởng thấy mình bị mấy cán bộ quần như con gà chết. Thế là ông kéo mình ra chỗ khác... xa xa... cho nằm xoãi hai tay hai chân trên cát, nhìn trời mà đếm sao. Sao trên trời đếm đếm bao giờ cho hết, có ai kiểm soát nào. Nên anh Lợi không thích sao được!!! Niên trưởng này thuộc khoá 68B chế ra cái màn phạt này. Mấy ông Niên Trưởng khoá 65 quá may mắn, những năm sau nầy họ phạt anh Liêm ít nhất cũng 100 cái (nhẩy xổm, hít đất...), còn nhiều trò mới lạ, có những tên rất kêu như:
- ?Quan Công ngồi ghế đẩủ.
- ?Phượng Hoàng rũ cánh?...
- ?Móc giò lên tủ?.
- ?Móc giò lên đà ngang trần nhà, miệng ngậm một lúc mười điếu thuốc đang cháy... (vì trong thời gian huấn nhục, không ai dám lén lút hút thuốc lá). Mấy ổng cán bộ nói:
- Không Quân là dân sang hào hoa phong nhã lả lướt nên không xài bạc lẻ (mặc dù trong túi họ không có một đồng xu. Ừ phải. Thời buổi nầy ai thèm xài đồng xu như ở thời Khang Hy chớ. Thành thử tối thiểu phải là 100). Ai làm được thì làm, nếu không làm nỗi, thì mình cứ nằm chình ình ra đó, mấy ổng phải chuyển qua hình phạt khác. Nghĩ lại mà ớn, nhưng để lưu luyến nhiều kỷ niệm vui vui ở quân trường... Nhắc lại chuyện xưa, anh Liêm cũng chỉ để nhớ những "kỷ niệm" khó quên thôi. Ðâu cũng vậy, trong một tập thể cũng có "vài con sâu làm rầu nồi canh", dù họ hơi đi quá trớn, muốn nổi danh là "hung thần" tự biên, tự diễn? thế thôi. Ngày nay bạn & tôi gặp lại nhau, không ai hận thù, không hờn oán, đôi khi nhắc lại chuyện cũ, cười với nhau, coi như những kỷ niệm xa xưa. Thì đó, có tui chớ còn ai vô đây nà! (Liêm, & Lôi Thiên).
* - Nghĩ đi, nghĩ lại chuyện đã xảy ra hơn bao nhiêu năm qua, nhiều lúc tôi thấy có một cái gì ngồ ngộ... tự ta tủm tỉm cười. Bạn LD chắc cũng có những giây phút ấy? Nếu ai không vào quân ngũ, thì không bao giờ có những cảm giác ấy! Vì vậy anh tkdf đã có bài thơ ?Tự Trách?:
Tưởng như mọi chuyện ở ngoài đời.
Bước chân vào lính, mới hỡi ơi!
Ớt cay, mật ngọt, ông cứ nuốt.
Nhai vào, mới biết nóng bờ môi.
Tôi bảo ông nuốt, sao ông nhai.
Cãi lời cán bộ, phạt gấp hai.
Thế chờ, xuống đất, chân móc tủ.
Ngu quá, bảo nuốt, sao lại nhai?
* Anh Lôi Thiên nằm xoãi cánh đếm sao trên trời, sao trời thì đếm làm răng hết saỏ Còn tui thì bị cán bộ bắt đứng đếm:
- Một ông lặt cỏ, hai ông lặt cỏ, ba ông lặt cỏ...
* Ðếm cho đúng 100 ông mà không trật, thì cán bộ cho vào hàng. ?LD tuỉ cứ phải đứng đếm đi đếm lại hoài, mà cứ trật tới trật lui... Tới bây giờ mỗi lần nhớ tới, bạn ấy và tôi đếm đi đếm lạỉ mà chưa bao giờ đếm được tới 100 ông?
* LD đứng một chỗ đếm 100 ông lặt cỏ, vẫn còn đỡ khổ, đàn em Luckyluke bị đứng theo kiễu con nhà võ: ?Phượng Hoàng sa bãi c...?; là đứng hai tay giăng ra như cánh chim, một chân co lên, mà đếm: ?Một ông lặt cỏ, hai ông cỏ lặt, ba ông...? Ðếm tới khoảng 20, thì chân em run, mắt ?em? hoa... Nếu đếm sai, hoặc lỡ nói lái chữ ?cỏ lặt?, thì bị "thưởng" thêm 50 nhảy công lực. Riêng anh Lôi Thiên phè cánh nhạn đếm sao trời, thì quá đã: ?một ông sao sáng, hai ông sáng sao, ba ông...? Chưa kể buổi trưa nắng, ?em? bị chống tay thế chân chờ trên đường nhựa, ta bị phỏng cả hai tay (sau này rút kinh nghiệm, ?em? thủ hai miếng gỗ, để tránh bị phỏng tay, là hết đường tương chao viết lách, cầm đũa ăn, uống, v.v...).
Nguy hiểm nhất là nhìn mặt trời. Ðúng là quái chiêu, như NT Nghịch Nhĩ đã viết, hư mắt như chơi! Còn ai bị cạo đầu, thì bị chơi ngay một đường ranh ở chính giữa đầu ta, như xa lộ không đèn, Ôi! ?Tóc chẻ hai sầu chia đôi ngã?. Cứ mỗi lần nhắc tới vụ ?huấn nhục?, là ?em? vừa tức vừa buồn cười!!! Nhưng có lẽ nhờ vậy mà qúy anh Không quân đã học hỏi được nhiều điều hay, và nhẫn nhục đấy. Phải thế không; Thưa quý anh khả kính ơi!
***
Riêng về anh Phúc sau ngày mất nước 30/4:
Trở về chuyện của anh Phúc lúc nhỏ: lúc ấy tôi mới lên năm tuổi, tôi đã chứng kiến tám mươi ba (83) dân phu đào kinh dẫn thuỷ nhập điền, bị tàn sát bằng mã tấu. Họ nằm chết la liệt, ngổn ngang cạnh Quốc Lộ 4, gần nhà ông nội của tôi. Trước đó tôi thường nghe nội, ba tôi kể lại:
- Những hành động dã man của Vẹm, thì không thể nào tả hết. Trong số đó có người anh của nội bị bắt, đem đi chôn sống nơi nào. Sau 30/4 bọn ác ôn lại tái diễn thảm kịch kinh hoàng. Họ giết hại ông nội, còn tịch thu tài sản, đồ đạc, mấy ngàn giạ lúa ba tôi vừa mua vài tháng trước. Chẳng những vậy, má tôi bị truy tố, vu khống má hoạt động cho CIA, vì trong nhà có những tấm "mui xe GMC", ba tôi mua, để che lúa khi trời mưa. Tất cả ruộng vườn đều bị tịch thu, nhà cửa bị bọn chúng chiếm đóng. Bà nội chín mươi (90) tuổi, cùng cả nhà phải đi xuống ở nhà sau. Cũng may, nhờ bên ngoại giúp cho bữa đói bửa no, nên đại gia đình chúng tôi cố gắng sống lăn lóc qua ngày.
- Ba tôi ngày xưa làm nghề gỗ, thường đi Túc Trưng mua gỗ đem về cưa ra bán, đến khi bà Nhu dành độc quyền khai thác, ba tôi đổi sang hành nghề bán lúa gạo nuôi đàn con tám đứa. Cho đến giờ phút nầy, tôi không hối hận về những việc làm ngày xưa, mà cho là mình làm đúng, tiếc rằng "mãnh hỗ nan địch quần hồ". Tôi có nên xoá bỏ hận thù không? Sao? bao nhiêu gia đình tan nát vì lũ người không ra người? ngợm không ra ngợm kia, mà xóa bỏ ranh giới giẹp tan hận thù, coi đành sao ta? Gia đình vợ con tôi xa nhau đúng 14 năm 3 tháng và 10 ngày, tôi qua Mỹ đây năm 75, sống lây lất từng ngày, lấy hạnh phúc gia đình của bạn bè làm niềm vui, cho đến năm 1989 vợ và con bé gái mới sang Mỹ. Sau đó chúng tôi có thêm thằng nhóc, nay ngoài hai mươi tuổi. May mắn cho tôỉ nếu tôi ở lại, chắc chắn bị giết bởi những tên CS/30. Bọn nó rình ngày rình đêm ở cư xá Thanh Ða (nhà tôi) cũng như ở quê tôi, chờ tôi trở về.
Sự thật tôi không muốn đi ra khỏi lãnh thổ Việt Nam sau ngày ?mất nước?, khi chúng tôi đi theo gia đình đứa em vợ định ra cổng Phi Long, nhưng bị Quân-cảnh chận lại, năn nỉ thì nó bắn liên tục ba tràng M16, buộc lòng tôi phải leo xuống xe, không nói một lời từ biệt ai. Ðến trưa tôi được lịnh di tản về Cần Thơ, mãi lo gọi điện thoại về Sài Gòn xem vợ con về tới nhà chưa. Nhưng tất cả tổng đài đều không ai trả lời. Thất vọng quá, tôi vừa bước ra cửa phòng Quân Báo của Tr/tá Bích, Tr/tá Huynh PÐ Phó 518 di chuyển (taxi) ngang qua. Thấy tôi, ông ngừng xe lại bảo tôi leo lên chiếc AD5 phía sau, để trở về Tân Sơn Nhứt. Tôi là người sau cùng và thứ hai mươi ba trên chiếc AD5 chật hẹp. Vì lên sau cùng, nên chịu khó cong người và ép mình ở phía sau đuôi, giữa hai sợi dây cáp điều khiển phi cơ.
Khi đến Utapao, tôi tìm mọi cách trở về Việt Nam, thế nhưng cả Thái Lan và Mỹ đều không cho. Tôi đành phải qua Guam. Tại đây tôi chần chờ chưa chịu sang Mỹ, cho đến khi đám người đòi về Việt Nam trên chiếc tàu Việt Nam Thương Tín làm loạn, đốt phá doanh trại, treo hình già Hồ và cờ CS, tôi tự nghĩ: tôi có thể trở về để chịu khổ với gia đình và vợ con tôi. OK. Nhưng tuyệt đối tôi không thể cúi đầu, nịnh bợ chạy theo VC, nên tôi đi Mỹ ngày 4/6/75.
Thật ra vợ con tôi có dịp rời VN ngày 25/4/75, nhưng hôm đó ông Thiệu "mượn" chiếc phi cơ ấy đi Ðài Loan, rồi ngày 27/4/75 vợ tôi đổi ý, không muốn đi, thà ở lại sống chết bên nhau, vất vả lắm tôi mới thuyết phục vợ. Tôi đinh ninh vợ con có tên trong danh sách chuyến bay đã ấn định, chúng tôi không chen lấn, từ từ sắp hàng. Khi tới phiên thì chỉ còn một chỗ cho vợ tôi mà thôi. Ông Ðại/Tá NvR, Chánh Văn Phòng Tướng Tư Lịnh Không Quân không cho đứa con gái vừa tròn 7 tháng lên máy bay, ông viện dẫn đứa nhỏ đó dù ngồi trên lòng mẹ, cũng tính một chỗ ngồi? Vì chỗ quen biết với vợ chồng tôi, ông ?hứa "lèo" sáng mai có chuyến khác sẽ dành ưu tiên cho vợ con tôi.
Ôi!!! Ngày maỉ không bao giờ đến; vì đây là chuyến cuối cùng. Ðúng là "cái số bốc cứt". Sau nầy, nhiều người cho tôi biết "chỗ ngồi của vợ con tôi trên máy bay ấy, thì "bị ai đó" đem bán cho đám Ba Tàu Chợ Lớn?! Vô cùng trớ trêu, khuya ngày 29/4/75 VC ào ạt pháo vô phi trường TSN, một trong những người liều chết cất cánh bay lại là tôi!, để bảo vệ hàng ngàn người trong TSN (có ?hắn tả trong đó). Chỉ có một điều về KQ thì phi cơ Skyraider thường bay hợp đoàn ít nhất từ hai chiếc trở lên, mỗi chiếc đều mang bom đạn tối đa từ 6 đến 10 trái bom. Trong lịch sử KQ chưa có ai cất cánh một mình, ngoại trừ tôi (vì phi trường bị pháo, bất đắc dĩ tôi phải cất cánh một mình).
"Ông ta" khác một trời một vực với các bạn của tôi hằng thân quý, nhất là khác hẳn anh Cố Tr/Tá Phạm Văn Thặng, người đàn anh khả kính của tôi, anh từng sống chết với đồng đội tình như anh em, có thể nói còn hơn vậy nữa. Ðời tôi gắn liền với anh ấy, dù khi anh còn sống hay đã chết. Mỗi năm vào ngày giỗ của anh, lòng tôi bâng khuâng muộn phiền, đứng ngồi không yên, buồn man mác như đã mất đi những gì quý báu, vì tôi thương anh lắm! Tôi luôn nhớ lại bao nhiêu kỷ niệm ngày nào... Ở những nơi đó, đã có anh. Có tuỉ chớ còn ai vô đây!
* * *
Trân trọng mời độc giả xem tiếp chương sau
Mặt trời lặn chiều tà buồn tẻ
Sáng ngày mai vui vẻ mọc lên
Tròn xinh duỗi sóng nằm trên
Ðường cong trái đất lênh đênh chân trời
*
Mặt trời mọc rong chơi tỏa nắng
Cho cỏ cây diệp lục tố xanh
Lá non, đọt ngọn vươn cành
Xum xuê nhánh rộng, xoay quanh bóng dài
*
Trưa dần xế nắng say tím biếc
Hoàng hôn buồn nuối tiếc ngày trôi
Ðêm về ẩn nấp sau đồi
Ðêm dài an giấc, Trời cười vươn vai
*
Hừng đông sớm Trời lay thức dậy
Vững niềm tin, không ngại bước đi
Xênh xoang vỗ cánh chim di
Tang bồng hồ thỉ ít khi chân chùn
Vạn vật là biểu tượng vẽ vời nên bức tranh nhân loại. Bao gồm tất cả những tố chất, nhân, sinh, vật, hiện hữu trên quả địa cầu tròn trĩnh này. Trái đất là một hành tinh trong muôn ngàn thiên thề du hành trong vũ trụ bao la. Theo ý nghĩ nhỏ bé của tôi thì, hình như, chưa khoa học gia hay nhà nghiên cứu nào có thể đếm hết, hoặc ước lượng có bao nhiêu mảng thiên thạch long rong trong không gian mênh mông vộ tận này.
Gần nhất, mắt trần chỉ thấy mặt trăng là người bạn thân cận, song hành với thế nhân mỗi ngày. Nàng Trăng cứ xoay vòng quanh trái đất không ngừng nghỉ trong hai mươi bốn giờ liên tục, để mang ánh sáng đến vùng tăm tối, và ngược lại. Nàng Nguyệt Nga rất công bằng và không bao giờ thiên vị. Nghĩa là, nàng rất công bằng, không cho vòm trời trái đất này nắng nhiều hơn, hay bao trùm đêm đen vòm trời kia dài hơn.
Thời khoá biểu đều đặn của mặt trời lặn khuất vào buổi chiều tà, và vươn cao tỏa sáng khi hừng đông cựa mình thức giấc. Hai ý nghĩa lồng trong hai hành động thuần thục này, giúp cho thế nhân bài học về chu trình di chuyển của quả địa cầu, theo cái nhìn tư duy của từng lối suy nghĩ sâu sắc, theo nghĩa đen lẫn nghĩa bóng:
Nghĩa đen
· Ánh Sáng mặt trời ươm vàng mật ngọt hay chói chang hâm nóng trái đất với mục đích yêu thương, luôn năng động giúp đỡ con người. Vitamin D giúp da vẻ thêm hồng hào tràn đầy sức sống. Là diệp lục tố quan trọng tạo nên màu xanh bóng láng, giúp cho cành nhánh xum xoe phiến lá mượt mà.
· Sau khi làm tròn nhiệm vụ thả sợi nắng ấm nồng, mặt trời phải xoay về vùng trời tối đen hôm qua, mang sức sống dâng trào đến vạn vật ở góc không gian khác. Và cứ thế vitamine D nhân ái luôn trang trải tấm lòng thương người của ông vua Mặt Trời, hiền hòa lặn và mọc trên thiên đỉnh.
Nghĩa Bóng
· Khi mặt trời tỏa sáng, hình như cho loài người niềm tin yêu rạng ngời, khi con đường tương lai của ai đó đang trong tình trạng tốt đẹp, đang thăng hoa bước tới hạnh phúc.
· Trên cõi trần gian tạm bợ này, không có điều gì vui hay buồn, hoàn toàn là bất biến. Không ai ngồi mãi trên đỉnh danh vọng đến ngàn năm. Không ai sa cơ thất bại đến trăm năm. Luật tuần hoàn luôn xoay chuyển theo chu trình quân bình của thiên nhiên và đất trời.
· Nắng thiêu người, khói bốc cao tạo thành mây đen vần vũ. Trong đám mây tối mù tối mịt, không tìm thấy một giọt sáng le lói nào, luôn dung chứa hơi nước uẩn khuất, nằm đầy rẫy trong khối mây ấm ức. Một ngày hơi ẩm quá nặng trĩu, bắt buộc lượng nước bung tràn, tạo thành giông bão hay cơn mưa tầm tã suốt đêm, lẫn ngày. Sợi nước trong veo buông thả ào ạt, tắm ướt góc trời. Nắng và mưa là hai bạn tâm giao, luôn chung tình chung thủ, đồng lòng trợ giúp thế nhân và vạn vật tồn tại mãi.
· Nhìn những diễn biến xảy ra hàng ngày trên lớp vỏ trái đất vô ưu, ầu ơ kề vai sát cánh, dàn trải theo thiên thời, địa lợi và nhân hòa, ta có thể rút tỉa ra được bài học quí giá. Bài học hun đúc tinh thần. Không ai buồn khỗ mãi đâu. Qua cơn bỉ cực, ta chụp bắt tia sáng huyền thoại vừa loé lên ở cuối con đường hầm tăm lối. Niềm tin sẵn sàng nâng ta đứng lên đi tiếp con đường trước mặt. Một chút mặt trời trong ly nước lạnh đang long lanh vẫy tay chào vui, dịu dàng mở cửa một chặng đời mới hoan ca.
Sanh ra ai cũng ngây ngơ
Vào đời vướng gai bất ngờ
Thăng trầm dạy ta bài học
Mới biết đời không là mơ
*
Không ai nghèo mãi suốt đời
Cứ nhìn mặt trời lặn, mọc
Phận người mọc, lặn như Trời
Buồn chi, vui sống thảnh thơi
TUI ÐI MỸ
Tập 2: Ði siêu Thị & dạo phố ăn đêm
*
Ông Taxi chở đoàn tụi tui gồm tám "Trự" đến ngay sân của Khách sạn Hollywood, khách sạn này nằm gần cuối đại lộ (Danh vọng) ở Hollywood City, nhìn đồng hồ cũng xấp xỉ mười giờ đêm, sau khi nhận phòng tui với thằng Bảo ở chung một phòng, còn lại mấy đứa trong đoàn cũng ở các phòng kế cận cùng một dãy nhà, khách sạn nhỏ bên Mỹ rất hay, người lạ bên ngoài không thể lợi dụng trà trộn để đột nhập vô, vì đầu và cuối dãy nhà họ làm cửa kính kín mít, họ lắp khóa thẻ từ chỉ có khách thuê phòng mới có thẻ để ra vào.
Căn phòng tui ở rất sạch sẽ, drap giường, áo gối trắng tinh thơm tho sẽ cho tui giấc ngủ ngon sau hơn hai mươi bốn giờ "Bầm và giập" ở "trên trời", vô phòng tắm và Toilet cũng thật sạch sẽ, nhưng có một điều tui lấy làm lạ bàn cầu đi vệ sinh bên đây không hề có cái vòi xịt rửa như các khách sạn bên Á châu của mình, họ gắn cuộn giấy vệ sinh trên tường, giải quyết bầu tâm sự xong sẽ dùng giấy giải quyết, thấy thật bất tiện không như bên nhà, thằng Bảo lên tiếng:
-Ngoại, không có vòi rửa sao ..... được.
Tui muốn ú ớ với nó, vì mình cũng như "anh ta" mới đến Mỹ lần đầu, mọi điều mới mẻ khiến tui giống thằng khờ ra tỉnh, nhưng tui ra vẻ hiểu biết tui nói với cháu:
-Con ơi, thì ở đâu quen đó, cứ ăn theo thuở, ở theo thì đi con, ta sao mình vậy muốn khác đi cũng đâu có được, con đi xong rồi con mở vòi sen vệ sinh lại thôi.
Nói vậy chứ bên Mỹ khi mở vòi nước trong cái bồn tắm nó lạnh ngắt, nước phun ào ào hơn cái "Phong ten" nước công cộng ngày xưa ở xứ mình nữa, vặn khóa điều chỉnh cho nước ấm lên thì mất hết nhiều nước xả bỏ lúc mới mở, quen với tiết kiệm nước bên nhà tui muốn vặn nhỏ lại cũng không được nên thây kệ, tui thầm nghĩ :
"Ở Mỹ mà ta"...
Tắm rửa xong vừa định ngã lưng thì tiếng gõ cửa dồn dập khiến tui nhớ lại thời "Bao cấp" bên nhà, đêm hôm khuya khoắt đang mơ màng trong giấc điệp thì tiếng gõ cửa kiểu này chỉ có mấy người công an đi kiểm tra hộ khẩu thôi (Giờ thì không còn xảy ra việc xét hộ khẩu về đêm nữa), tui nói giỡn với thằng cháu ngoại:
- Passport con đâu coi chừng mấy ông "Phú lít" Mỹ họ xét giấy tờ đó.
Thế kỷ hăm mốt rồi dễ gì "Khè" được mấy đứa nhỏ có điều kiện học hành và hiểu biết mọi điều thông qua cuộc sống hàng ngày và qua Internet nên chú Bảo nhà ta "dợt" tui liền:
-Làm gì có vụ đó ông ngoại, Mỹ chứ đâu phải bên mình đâu ngoại.
Tui mở cửa phòng và lú đầu ra hỏi:
- Ai đó, có gì hông ?
Nghe tui xổ tiếng (Việt Nam mít),chú Bảo nhắc khéo:
- Ðang ở Mỹ nha ông Ngoại.
Tui ngớ ra rồi chợt nhớ mình đang ở Mỹ, nói tiếng Việt lỡ người Mỹ đứng đó sao họ hiểu được.
Tiếng gõ cửa kia của mấy đứa nhỏ rủ đi siêu thị gần khách sạn để mua vật dụng linh tinh, mua sữa cho chú Bảo, mua trái cây, mua Bia, mua hằm bà lằng. V.v...
Siêu thị bên Mỹ rộng lớn hàng hóa dồi dào, cũng phân ra khu bán hàng theo nhóm, trái cây, bia rượu...
Sau khi cả đám quần thảo khắp siêu thị, tụi tui cũng quơ đầy nhóc một xe đẩy, khi ra tính tiền thưởng đâu sẽ "khẳm bạc" ai dè có hai trăm mấy, so ra nếu mua bên nhà thì "Khẳm" thiệt chứ chẳng chơi, đem hết về phòng cất hàng hóa đâu đó xong thì cả đám kéo ra đường kiếm tiệm quán nào đó để ăn khuya, tụi tui thả bộ theo đại lộ trước khách sạn, đến một ngã tư thấy một xe bán thứ bánh giống như bánh mì Thổ nhĩ Kỳ, rất nhiều người chờ quanh đó để mua, bên Mỹ mua bán hoặc giải trí ..đều phải xếp hàng, không có chuyện đi sau mà chen lên trước, ai mà làm vậy cũng không ai phản ứng gì nhưng tự mình mắc cỡ không dám làm như vậy, vì sẽ bị khinh khi thiếu hiểu biết trong cuộc sống.
Lòng vòng một hồi cả đám kéo vào một tiệm ăn của người Mễ Tây cơ, tiệm thấp lè tè dưới ánh đèn vàng vọt, họ trang trí những biểu tượng của người Mễ, như cái nón rộng vành, như cây xương rồng, họ cũng làm một hòn giả sơn nước chảy róc rách qua hang động nho nhỏ nghe thật êm tai, nơi chế biến loại bánh gì của Mễ, họ bỏ ra dĩa cho mình cuốn lại , trong đó thịt thà rau củ gì đó tui cũng chẳng biết, nhưng mùi thơm thì khỏi chê, cuộn xong chấm (nước sốt) của họ đem ra ăn rất ngon, tám trự mà tốn vỏn vẹn có mười lăm đồng, tui buộc miệng:
- Chèn ơi sao rẻ dữ vậy cà?
Anh chàng đầu bếp chánh gốc Mexican, nghe tui nói vậy chẳng biết anh có hiểu gì không mà anh chàng đưa mắt nhìn tui, nhỏ con tui nói :
-Họ quan sát mình nãy giờ, họ thấy mình ăn hết và có vẻ ngon miệng thì họ rất hài lòng, họ nhìn là vậy.
Mấy nhỏ thanh toán hóa đơn ăn uống xong, trước khi rời khỏi bàn các cháu để lại một ít tiền "Típ" cho người phục vụ mình, đây là nét văn hóa của xứ người tui thấy cũng hợp với đạo lý của người Việt mình.
Ðứng nhìn anh chàng đầu bếp trổ tài chiên xào các món cho bàn khác, anh ta múa cái dụng cụ để xào một cách thuần thục, thấy tui nhìn một cách chăm chú, anh ta bèn hỏi:
-Where are you From?
Hồi trước tui cũng học lỏm bỏm cuốn (English for today) nên cũng nghe được các từ thông thường nên tui xổ đại luôn :
- I am from to Vietnam (Sai gon).
Anh ta nhìn tụi tui ra chiều khoái chí :
- Oh . Vietnam good good.
Chia tay cái tiệm ăn người Mễ này để lại cho tui cái dễ nhớ nhất là chùm ớt Mễ trái xanh trái đỏ rất lớn treo lủng lẳng xen với củ hành thật to, và không biết hành lá hay gia vị là gì nó cũng to kỳ lạ, đúng là ở Mỹ cái gì cũng to hết.
Sáng hôm sau, vô phòng ăn nhỏ nhắn của khách sạn, ở đây cả trăm phòng khách thuê chật kín, vậy mà chỉ có ba cái bàn với hàng băng ghế dài cặp sát mí tường, và thêm vài cái ghế bọc nệm, tui nghĩ nếu giờ ăn sáng từ bảy đến chín giờ thì lúc nào cũng sẽ đầy người lấy đâu đủ chỗ ngồi, nhưng không như tui nghĩ, nhiều gia đình họ xuống lấy thức ăn xếp vô dĩa bằng giấy, lấy cà phê hoặc nước uống, nước trái cây hoặc sữa cũng bằng ly giấy, họ đem về phòng ăn không ngồi lại ăn uống cà kê dê ngỗng như văn hóa ẩm thực của người á châu mình, cũng có người ngồi lại tại chỗ nhưng chỉ mươi phút là họ tự đứng lên ra ngoài nhường chỗ cho người khác, nếu ai ngồi lì tại chỗ sẽ bị ông nhân viên coi sóc nơi đây nhắc khéo thì cũng hơi ê mặt, vì họ ghi tấm bảng "chần giần" ngay quầy tiếp tân đại khái như sau :( Mỗi người chỉ ngồi tối đa 10 phút).
Người Mỹ, hoặc khách du lịch ở đây họ ăn sáng nhẹ nhàng và đơn giản, một hai miếng bánh mì nướng trét ít bơ mặn, một ly cà phê, chút trái cây là xong, không cầu kỳ và tốn thời gian như người á châu, nào là bánh cuốn, mì thập cẩm, hủ tíu, cơm tấm sườn bì chả , ôi thôi tùm lum ăn uống đã đời ngồi tán gẫu cả buổi mới chịu đi làm, quả là sự khác biệt của hai nền văn hóa đông và tây.
Ăn sáng xong buổi sáng đầu tiên tụi tui đi theo chương trình Tour lập sẳn (cũng nên nói thêm chỗ này, nếu các bạn mình đã có người từng đi Mỹ rồi thì mình ghi danh đi tour theo công ty nào đó, họ sẽ thiết kế tour theo yêu cầu của mình, họ đặt khách sạn và vé may bay khứ hồi luôn cho mình, xong xuôi tới ngày lên đường cả nhóm cùng đi không cần phải có hướng dẫn viên du lịch đi với mình, nhưng muốn được vậy mình phải có uy tín và cam kết quay về cố quốc đúng ngày giờ để tránh ảnh hưởng đến hoạt động của công ty họ về sau).
Kêu hai xe Taxi thông qua ông tiếp tân ở khách sạn (Vì mình đâu có sim điện thoại và đâu biết số máy của các hảng Taxi hoặc Uber đâu mà gọi). Ít phút sau hai chiếc taxi màu vàng ghé lại, tụi tui chia ra hai nhóm cùng ngồi lên xe trực chỉ đại lộ Danh vọng của Hollywood, xe chạy chẳng bao lâu đến trung tâm đại lộ này, nơi đây thật đông vui, khách du lịch đi tới lui nườm nượp, cả đám tụi tui đặt chân đến con đường mà ai một lần trong đời cũng nên ghé qua cho phỉ chí, mải mê xem tên các nhân vật danh tiếng gồm các ngôi sao điện ảnh lẫy lừng qua mọi thời gian, tui chú ý hai ngôi sao mà dân Á châu hay đứng lại chụp ảnh là Jacky Chan (Thành Long) và ông Trump (Tổng thống đương nhiệm).
Ðang đứng chụp ảnh các cửa hàng trên đại lộ này, một đứa cháu trong đoàn của tui được một anh mặc nguyên bộ đồ Super Man
( Siêu nhân) quàng tay qua vai cháu để cháu cùng chụp ảnh, thằng nhỏ sướng rân trời, trong bụng nó nói ô sao bên Mỹ tốt quá vì họ thân thiện vô cùng, họ mặc đồ những nhân vật trong phim cho du khách chụp ảnh quá đã luôn, sau khi cháu giơ điện thoại lên bấm vài pô, nó nghĩ rồi sẽ gửi ảnh về cho bà xã bên nhà coi thấy nó oai hẳn lên chưa, vì mình được cặp kè với nhân vật mạnh mẽ trong các loạt phim chiếu trên vô tuyến truyền hình thập niên sáu bảy mươi tại Sài gòn, chưa kịp sướng với ý nghĩ này, anh chàng Siêu nhân chìa tay ra đòi hai mươi Dollar tiền công đứng chụp ảnh chung với khách, thằng cháu nọ chới với vì bị đòi món tiền nợ trên trời rơi xuống này, nhưng nó cũng phải đành gửi cho anh siêu nhân để anh ta tìm mối khác làm ăn chứ không thì bì rầy rà không kém, cũng chưa hết điều lạ lẫm khác đâu, cũng một đứa trong đoàn được một anh ca sĩ không biết có phải là ca sĩ chuyên nghiệp hay không, anh ta dúi vào tay thằng cháu mấy dĩa nhạc CD có in hình anh ta, anh ta nói ( tui dịch ra luôn):
-Mầy là du khách đến thăm Hoa kỳ, tao tặng mầy mấy dĩa do tao trình bày để làm kỷ niệm.
Tội nghiệp thằng nhỏ đúng là con nai tơ lần đầu đến Mỹ nên bị gạt là chuyện không hề lạ, nó còn đang lưỡng lự chưa biết xử trí ra sao, thì ông nội ca sĩ ( mà ca lẻ cũng không chừng) dọt đi mất dạng, thằng nhỏ đang săm soi tìm coi có bài hát quen thuộc nào không, nó thất vọng vì tên những bản nhạc nó chưa từng nghe đến bao giờ, thôi kệ nó nhét vào cái túi xách lúc nào cũng kè kè bên mình để về Sài gòn nghe sau (Ca sĩ này cũng ký tên vô các CD này nữa nha các bạn).
Ðang định dợm bước đi theo chúng tôi, thằng nhỏ được tặng CD bị bàn tay của ai đó nắm vai kéo ghì lại, rồi bằng cái giọng anh chị bự hắn đòi trả tiền mấy dĩa CD, tên này nói nó là người đại diện độc quyền của ca sĩ nọ, những ai được tặng dĩa đều phải trả cho nó một số tiền, không trả là không xong với hắn, thằng nhỏ đoàn tui phát hoảng móc mấy CD ra định trả lại nhưng tên nọ lắc đầu, ý nói "Hàng mua rồi miễn đổi trả lại", đành ngậm bòi hòn làm ngọt cháu nọ phải bấm bụng trả mấy chục Dollar cho mấy cái dĩa nhạc trời ơi đất hỡi nọ (âu cũng là bài học nhỏ khi đến xứ người).
(còn tiếp)
Sài gòn 13.7.19 (10:52am)
****
TUỲ BÚT
Huyền thoại R2
(Tuỳ bút Phiếm)
Ngày xửa ngày xưa thời gian không rõ có một đôi uyên ương ra chào đời trước sau một năm.Theo Tử-vi Lý-số,chàng vốn giòng thanh long đằng vân trên bàu trời bao la bát ngát.nàng thuộc giống bạch xà lướt nhẹ trên hoa đồng cỏ nội xanh mát ngút ngàn. Ðôi trai tài gái sắc này gặp nhau do sự quen thân của hai vị thân phụ và là bạn tri kỉ với nhau,cả hai đều là bậc túc nho. Ðó là cơ duyên chàng nàng sơ ngộ,ngoài ra chàng là dân Chu-Văn-An,nàng là dân Trưng-Vương,nên mau chóng trở thành một cặp vợ chồng rất xứng đôi vừa lứa. Tuy nhiên,nếu muốn biết nguồn gốc sâu xa của mối duyên lành đó, đồng thời để xem khoa Tử-vi Lý-số có đúng không, có lẽ phải đi tìm trong thiên kỷ mịt mù của thời đại xa xưa, đúng ra phải bay vào vùng hư hư ảo ảo của vũ trụ,của đất trời,của cõi thế gian.
Kìa ! một con rồng đang uốn khúc trong mâỵVẩy rồng óng ánh như bạc. Rồng có vẻ buồn,đang ngó xuống trần gian như tìm kiếm cái gì.Trời thấy rồng cô đơn trong đám mây vần._Con tìm aỉ_Vâng,con đang muốn tìm người ở dưới kia để làm bạn trăm năm._Ta sẽ giúp con,nhưng con phải tạm thời hóa thân thành một hình hài khác,nhẵn nhụi và trơn chu,để hoà hợp kết thân với một sinh vật đẹp như con đang ở dưới đó.Con hiểu ý ta chứ?
Ô kìa ! một con rắn xinh xinh hiền hậu đang uốn mình trên ngàn cây lung lay trong gió,mắt ngước lên ngắm những vần mây lảng vảng trên bầu trờị_Con thấy gì không?Một con rồng quí đang lủi thủi trong mây,ta muốn giúp nó tìm bạn trăm năm.Thời gian sẽ trôi nhanh và cuộc đời sẽ trở thành ngắn ngủịTheo ý ta con nên chọn sớm một bạn trăm năm.Và ta sẽ là Ông Tơ kết mối duyên lành cho con.
Rồi Thu tàn Ðông tới,Xuân qua Hạ tớị..Rồng và Rắn gặp nhau,kết mối duyên lành trăm năm.Nhưng vì tình yêu quá mạnh,rồng đã tiến xa hơn điều kiện do Trời đã đòi hỏi,tức là tự ý cắt bỏ vĩnh viễn bộ vây cố hữu của mình để tình yêu tồn tại thiên thu với nàng rắn dịu hiền xinh đẹp đang sống ở vùng đất âm áp của địa cầu,không phải trôi giạt bồng bềnh trên những tầng mây cao tít,vừa lạnh lẽo vừa cô đơn.Tiếp theo,rồng lặp đi lặp lại quá trình hoá thân để hoàn toàn trở thành rắn,và ở laị với nàng rắn vĩnh viễn. Có lần nàng hỏi chàng có hối tiểc đã bỏ bộ vây,vẩy,chân,móng vuốt của mình hay không.Chàng âu yếm trả lời rằng được hoá thân giống như nàng là điều chàng vô cùng thích thú.Tuy nhiên,nàng vẫn đêm ngày cầu xin Trời có cách gì thoả đáng cho cả đôi lứa để có thể bảo đảm được cuộc sống hoà hợp vịnh viễn bên nhau.
Một buổi bình minh,chim hót vang lừng,nắng ban mai tràn ngập địa cầu, thiên hạ thấy ở nơi tổ ấm của cặp đôi rồng rắn bỗng có một sự thay đổi như một phép lạ : đó là sự xuất hiện một đôi vợ chồng với đầy đủ hình dáng của con người,có đủ nhân tính của loài người . Thực vậy,cặp đôi rồng rắn đã biến thành một cặp nhân thân nam và nữ, vĩnh viễn mang hình hài và cách sinh sống đúng in như đúc của hai con người trần thế.Họ sinh con đẻ cái,tạo thành một gia đình lớn và về sau con cái đều thành đạt trong đời sống xã hội. Họ sống thật hạnh phúc.
Thế là từ đó,trải qua hàng ngàn triệu năm, loài người truyền miệng câu chuyện tình Rồng&Rắn thơ mộng này với hình ảnh hư hư thực thực, để cuối cùng trở nên như một huyền thoại:
RẮN là RỒNG KHÔNG VÂY.....
ChinhNguyen/H.N.T. , Nov.28.2018
[Ghi thêm: Bên cạnh câu chuyện thực đời thường được dùng như bối cảnh,những chi tiết của câu chuyện huyền thoại chỉ là giả thuyết do trí tưởng tượng của tác giả]
****
Nguyệt San Giao Muà xin cám ơn những thân hữu đã dóng góp bài vở cho Nguyệt San Giao Muà số 210 . Một số bài khác sẽ được đăng dần vào số tớị Mong mỏi sẽ nhận được những sáng tác của các bạn bốn phương để cho Nguyệt San Giao Muà thêm phần hương sắc trong tương laị
2) Ðể rút ra danh sách của NSGM (unsubscribe),
xin gửi email về GiaoMua@hotmail.com
3. Mọi chi tiết, thể lệ, thắc mắc, xin gửi về:
GiaoMua@hotmail.com
4. Mọi bài vở, đóng góp, xin gửi về:
GiaoMua@hotmail.com
Nguyệt San Giao Muà
Homepage: http://www.GiaoMuạcom
Thể lệ gửi bài cho Nguyệt San Giao Muà:
Mong bạn gửi Bài cho GM theo cách này là tốt nhất :
1. Dùng mẫu chữ Vietnet (VIQR) hay Unicode
2. Viết Hoa chữ đầu của bài và bút hiệụ Ví dụ: Giọt Mưa Trên Lácủa NS Phạm Duy
3. Gửi bài ngay trong email (không kèm file), để cho BBT khỏi mất công download xuống để đọc
4. Gửi tất cả các bài trong 1 tháng 1 lần trong1 email, nếu tiện.
5. Bài vở xin gửi đến trước ngày 25 mỗi tháng
6. Mọi chi tiết, thể lệ, thắc mắc, xin gửi về: GiaoMua@hotmail.com
Cám ơn bạn rất nhiều, vì nhân sự có hạn, BBT không thể ngồi đánh máy lại từng đề bài hay bút hiệụ
P.O . Box 378
Merrifield, Virginia 22116
USA
Trang Nhà