Số 215
Ngày 1 tháng 3 năm 2020
Nguyệt San Giao Mùa
P.O.Box
378
Merrifield, Virginia
22116
USA
I . Thơ _______________________________________________________________________
1. Mất Mẹ | ______ Vân Hà | ||||||||||
2. Ðôi Ðũa Cả | ______ Nguyễn Thị Thanh Dương. | ||||||||||
3. Nói Cần Chi Anh Ơi ? | ______Á Nghi | ||||||||||
4. Ngỡ Ngàng Ðón Ðông | ______ Chương Hà | ||||||||||
5. Tìm Em | ______ Lê Miên Khương | ||||||||||
6. Ô Mê Ly | ______Sông Cửu | ||||||||||
7. Ghét | ______ Như Nguyệt | ||||||||||
8. Bâng Khuâng Cuối Mùa | ______ Hồ Thụy Mỹ Hạnh | ||||||||||
9. Lời Ca Dao |
______ Hàn Thiên Lương 10. Nếu Mai Thượng Thọ |
|
______ ChinhNguyen/H.N.T. | 11. Nghìn Trùng... Xa |
|
______ Tình Hoài Hương | 12. Xem Bói |
|
______ Ðặng Xuân Xuyến | |
II . Văn _______________________________________________________________________
1. "Em Yêu Anh" Ba Chữ Viết Hoa ___________ Nguyễn Thị Thanh Dương | 2. Huấn Luyện Phi Hành (truyện dài nhiều kỳ) ___________ Tình Hoài Hương |
3. Người Ðưa Thư Ở Cabramatta ___________ Phan Thái Yên |
4. Cũng Tại Con "Cô Rô Nà" ___________ Hai Hùng SG |
5. Nôi Chữ Quê Hương ___________ Trần Thành Mỹ |
6. Ðại Dịch Corona ___________ Phạm hy Sơn |
7. Thiên Ðường Tuổi Nhỏ ___________ ChinhNguyen/H.N.T. |
III . Trả Lời Bạn Ðọc__________________________________________________
1. Nhắn Tin/Trả Lời Bạn Ðọc _______ Ban Biên Tập |
I . Thơ __________________________________________________
II . Văn___________________________________________________________
1. "Em Yêu Anh" Ba Chữ Viết Hoa
Nguyễn Thị Thanh Dương
2. Huấn Luyện Phi Hành (truyện dài nhiều kỳ) Tình Hoài Hương
Tình Hoài Hương
3. Người Ðưa Thư Ở Cabramatta (tiếp theo và hết) Phan Thái Yên Phan Thái Yên Hai Hùng SG
Hai Hùng SG Trần Thành Mỹ
Trần Thành Mỹ Phạm hy Sơn Phạm hy Sơn ChinhNguyen/H.N.T. ChinhNguyen/H.N.T. IIỊ Hộp Thư Toà Soạn
___________________________________________________
Thể lệ để nhận Nguyệt San Giao Muà:
1) Ðể vào danh sách của NSGM (subscribe),
xin gửi email về GiaoMua@hotmail.com
Ðịa Chỉ Liên Lạc:
Nguyệt San Giao Muà
Copyright
2002 by Giao Muà e-magazine and respective authors
Ngọc Ngà đã hoàn thành ổ bánh bông lan nướng lò đúng như trong video trên net chỉ dẫn. Thành phẩm ngon lành vì đã được người làm bánh chăm chút với tất cả tấm lòng.
Ngọc Ngà học làm món bánh bông lan vì mấy lần thấy mẹ anh hàng xóm làm bánh cho anh ăn và anh thích.
Hôm nay cô sẽ mang tặng anh hàng xóm ổ bánh này.
Bác Tài là bạn thân cùng xóm với mẹ Ngọc Ngà từ thời còn ở Việt Nam, sang Mỹ tình cờ ở cùng thành phố, rồi hai bà đã rủ nhau cùng xây nhà, chọn hai lô đất ưng ý trên cùng một con đường.
Thế là tình bằng hữu càng ngày càng thêm gần gũi và thân thiện, các con đôi bên gia đình cũng quen biết nhau thân tình như hai bà mẹ.
Ngọc Ngà nhỏ hơn anh Phượng 8 tuổi, nên anh xem cô như em út luôn nhưng Ngọc Ngà nhất định không xem Phượng như anh hai của mình, điều ấy chỉ một mình cô hiểu..
Ngọc Ngà hí hửng mang ổ bánh sang nhà Phượng thì thấy có chiếc xe lạ đậu trước cửa, cô đoán chắc bạn anh đến chơi. Hôm nay là cuối tuần mà.
Mặc kệ khách là ai, bánh đã làm vì anh, đã mang sang cho anh thì cô phải giao tận tay anh.
Ngọc Ngà bấm chuông cửa, Phương mở cửa. Cô bước vào nhà.
Khách của Phượng là một cô gái trẻ đẹp ăn diện lộng lẫy. Linh tính như báo cho Ngọc Ngà biết cô gái quen với Phượng không chỉ là bạn hữu thông thường.
Ngọc Ngà lúng túng với ổ bánh bông lan trên tay:
- Bánh em mới làm?mang sang cho anh Phượng?.. ăn thử ?thôi em về nhé??
Phượng đỡ ổ bánh và quay ra giới thiệu:
- Khoan đã em, sẵn gặp để anh giới thiệu luôn. Ðây là Kiều Loan người yêu của anh, còn đây là cô em của anh tên Ngọc Ngà.
Ngọc Ngà nghe xong còn tưởng mình nghe lầm, lòng cô bỗng chông chênh như say sóng, may mà Phượng đã lấy ổ bánh bông lan nếu không chắc ổ bánh cũng run rẩy theo bàn tay cô và rơi xuống đất thôi.
Anh Phượng đã có người yêu? Sao giờ này anh mới đưa về nhà? Sao giờ này cô mới được biết.? Chơi với anh gần gũi thế mà cô không hề đoán ra trái tim anh đã có chủ nhân
Kiều Loan duyên dáng mỉm cười:
- Chào em, anh Phượng có cô em gái xinh thế, chắc là em họ ? vì nhà anh Phượng chỉ có một mình anh.
Nhìn hai người mỉm cười với nhau Ngọc Ngà bỗng lạnh lùng:
- Anh Phượng không họ hàng gì với em đâu, em chỉ là hàng xóm, một đứa em hàng xóm mà thôi.
Phượng vui vẻ hẳn lên chắc vì có người yêu bên cạnh:
- Ngọc Ngà này, anh cắt bánh ngay bây giờ mời Kiều Loan cùng ăn thử và anh chị sẽ chấm điểm tài làm bếp của em nhé.
- Vâng ạ.
Ngọc Ngà đáp và hiểu thế nào là trong héo ngoài tươi
Cô đi xuống bếp chọn lấy con dao răng cưa để Phượng cắt ổ bánh, chàng âu yếm đưa một lát bánh cho Kiều Loan, nàng ăn một chút và khen:
- Ngon đấy cô em hàng xóm của anh Phượng ạ, bánh nở mềm mại
Phượng vui đùa:
- Anh thích ăn bánh bông lan lắm, mai mốt em làm cho anh ăn thử nữa nhé. Bao giờ em lấy chồng anh sẽ mừng em bất cứ món quà nào em thích.
- Lỡ em thích những thứ anh không mua được thì sao?
- Ái chà, anh biết em chẳng nỡ lòng nào đòi hỏi qùa đắt gía ngoài túi tiền anh đâu, bao lâu nay anh biết tính em rồi..
Qùa em muốn là vô gía đối với em thôi. Nhưng có lẽ chẳng bao giờ em được nhận
Ngọc Ngà buồn bã nghĩ thế nhưng bề ngoài cô vẫn cố nở một nụ cười để rút lui:
- Thôi em về, chị Kiều Loan và anh Phượng ngồi chơi vui vẻ nha.
********************
Trời đất đã vào xuân, tháng ba hoa cỏ nở, cây cành thêm nhánh non, lá đâm chồi nẩy lộc?Ngoc Ngà vẫn thích ngắm hoa Bluebonnet màu xanh tím duyên dáng trải dọc theo xa lộ thành phố cô đang ở, hoa nở từ tháng ba nhưng rực rỡ vào đầu tháng tư.
Anh cũng thế, Phượng từng nói mỗi khi đi làm về nhìn hoa Bluebonnet trên đường về là anh hết mệt mỏi ngay, anh chỉ muốn hoa Bluebonnet không chỉ có vào mùa Xuân mà có quanh năm suốt tháng.
Tim cô thắt đau, anh và cô giống nhau nhiều thứ lắm, hoa Bluebonnet cũng yêu, hoa Anh Ðào cũng thích và cả cái chuông gió sau nhà cũng vô tình sao chép của nhau. Lần đầu tiên ra vườn nhà anh Ngọc Ngà thấy cái chuông gió Ngọc Ngà đã trách anh bắt chước chiếc chuông gió cô mua về treo bên patio nhà mình. Anh khẳng định:
- Anh thề với em là anh thích chuông gió từ đời nào rồi, đâu phải nhìn chuông gió nhà em anh mới biết thích nó. Với lại chỉ mình em là biết thích chuông gió sao? Người ta sản xuất chuông gió để bán cho hàng triệu người.
Nhiều sở thích, nhiều suy nghĩ giống nhau thế mà chẳng có duyên. Cô từng ấp ủ giấc mơ được anh yêu và một ngày nào đó cùng anh đi ngắm hoa Anh Ðào, hoa đẹp và nên thơ cho những người đang yêu. Biết đâu anh và chị Kiều Loan kia đã từng hạnh phúc bên nhau đi ngắm hoa Anh Ðào? Còn cô, chỉ có một mình, chỉ một trái tim vỡ có ngắm hoa thì hoa cũng sẽ buồn sẽ khóc.
Cô hay khóc và dễ khóc, anh biết điều đó và anh thường trìu mến đùa cợt với cô như một người anh vui tính và độ lượng, anh bảo cô là ?thùng nước mắt chuyên khóc?vô cớ?. Nay cô có cả biển nước mắt để khóc vì anh đấy. Anh đã thuộc về ai.
Mẹ từng nói với Ngọc Ngà bố con mất, nhà có ba mẹ con, ước gì mai này con lấy chồng ở ngay thành phố này để gần mẹ, anh con đã ở xa, con mà ở xa nữa thì mẹ sẽ buồn lắm.
Ôi, giấc mơ của mẹ cũng là giấc mơ của Ngọc Ngà, lấy chồng cùng thành phố, cùng xóm, cùng một con đường nữa chứ?Nhưng mà ước mơ ấy bỗng xa vời vợỉ?
Mẹ anh và mẹ Ngọc Ngà đã từng ước gì anh và Ngọc Ngà yêu nhau nhưng họ không dám mơ nữa vì thấy hai đứa chỉ đối đãi nhau như tình anh em không hơn không kém.
Nghe mẹ kể thế Ngọc Ngà quặn lòng, chẳng ai hiểu Ngọc Ngà, ngay cả anh nữa...
Bây giờ Ngọc Ngà sợ hãi cái ngày kinh khủng, ngày anh lấy Kiều Loan, vai kịch sĩ của cô từ hôm biết anh có người yêu cô vẫn tỏ ra bình thản khi anh sang nhà cô hay khi cô sang nhà anh mỗi khi có việc chắc sẽ buông màn để trở về với con người thật của mình.
Cảm giác nhận tấm thiệp hồng của người mình thầm yêu chắc sẽ làm trái tim tan vỡ của cô thêm tan nát, rồi cô sẽ phải tham dự đám cưới của anh, không biết cô sẽ dấu vào đâu những giọt lệ rơi?
Hôm nay anh vừa gởi cô vài dòng tin nhắn: ?Sang nhà anh gấp, anh có chuyện cần em giúp?
Chiều chủ nhật hai vợ chồng bác Tài chở nhau đi shopping chỉ còn anh ở nhà, sao anh không hẹn với người yêu mà ở nhà một mình?
Mở cửa cho cô vào nhà, bộ mặt tỉnh bơ của anh bỗng thay đổi, anh nói như rên :
- Anh lo qúa em ơỉ
Cô đã quen với những lời nói, những trò đùa của anh, cô thản nhiên ngồi đối diện anh:
- Biết rồi, anh ốm tương tư chị Kiều Loan hôm nay không đến thăm anh chứ gì?
Anh vẫn rên rỉ:
- Chị Kiều Loan chẳng liên quan gì đến chuyện này, anh đang lo muốn chết đây.
- Anh chết đi, em sẽ ngồi bên mộ khóc cho anh phải chui ra khỏi nấm mồ.
- Em đanh đá nhỉ, biết trả đũa anh rồi. Anh cho em điểm mười lộng lẫy...
Anh đến ngồi bên cạnh cô và khoe bàn tay năm ngón gầy:
- Thấy chưa? Anh héo hon gầy gò vì một ngườỉ
- Vì chị Kiều Loan ? Có phải anh đã bị chị ấy bỏ rơi?
- Kiều Loan nào bỏ rơi anh ! Anh đang bị bỏ bùả
Bàn tay năm ngón gầy của anh bỗng nắm lấy bàn tay Ngọc Ngà và xiết mạnh đến không ngờ:
- Là em đấy. ..
Thật bất ngờ và khó hiểu, Ngọc Ngà không biết là thực hay mơ khi rõ ràng bàn tay cô đang nằm trong bàn tay anh. Thái độ khác thường ngày của anh, ánh mắt lung linh của anh sau đôi mắt kính nhìn cô thăm thẳm đợi chờ làm cô choáng ngợp bồi hồi.. Nhưng cô vẫn không để mình gục ngã dễ dàng vì anh, cô vênh mặt:
- Em đã làm gì anh chứ ?
Bàn tay anh xiết chặt bàn tay cô hơn, ấm áp hơn:
- Anh muốn nói ?Anh yêu em? yêu từng phút từng giây, từng ngày từng tháng.. Anh khờ qúa hôm nay mới nói ra cái điều mà đáng lẽ nên nói sớm hơn.
Ngọc Ngà ngạc nhiên cố rút bàn tay ra:
- Anh nói lung tung gì thế, anh và chị Kiều Loan yêu nhau lắm mà?
- Ðúng là anh đã?. yêu Kiều Loan, nhưng chỉ là một màn kịch thôi. Em hiện diện bên cạnh anh bấy lâu, qúa quen thuộc, qúa thân tình, anh cảm tưởng em chỉ xem anh như một người anh nên anh không dám nghĩ gì hơn dù anh đã thầm yêu em tha thiết. Anh kể tâm sự và hỏi ý kiến cô bạn thân làm cùng phòng trong sở làm, cô góp ý với anh vở kịch ?người yêu Kiều Loan? đến nhà để ?ra mắt? em xem em phản ứng thế nào. Em có nói với anh là thứ bảy sẽ làm thử món bánh bông lan cho anh ăn Sau hôm đó gặp em, Kiều Loan đã cả quyết với anh rằng em cũng có cảm tình với anh cho nên hôm nay anh mới dám nói lên tiếng lòng mình mặc dù vẫn cảm thấy lo lỏ.
- Anh lo sợ gì ?
- Anh vẫn lo là cô ấy phán đoán sai thì anh đã không có tình yêu lại mất cả tình cảm của cô em gái nhà hàng xóm. Nghĩa là anh sẽ mất em tất cả.
Anh dí dỏm:
- . Chắc anh phảỉ.. đi bác sĩ mắt xem lại mắt mình, chỉ nhìn xa mà không biết nhìn gần. Chúng ta có nhiều điều giống nhau, hiểu nhau, nếu không có vở kịch kia thì biết đâu anh sẽ đi lạc một bước đường tình.
Phượng đổi giọng trìu mến :
- Anh vô tình qúa phải không em. Bây giờ thì anh hiểu ?thùng nước mắt của em không hoàn toàn vô cớ, biết đâu có cả những giọt nước mắt đã khóc vì anh.
- Anh đừng có nói đùa nữa được không?.
- Anh có thể đùa với em hàng triệu lý do, hàng triệu lần, nhưng lần này thì không.
Ngọc Ngà nhìn anh thật lâu và hiểu là anh không đùa, không nói dối, cô ngỡ ngàng và trách:
- Màn kịch của anh và chị Kiều Loan đã làm em buồn và thất vọng biết bao nhiêu. May mà em chưa ra cầu Golden Gate nhảy xuống biển đấy nhé.
Anh nghiêm trang:
- Cho anh xin lỗi, chàng ngốc của em đã hiểu ra rồi, cả hai chúng ta đều thầm yêu nhau, nhưng em không thể nào yêu anh hơn anh đã yêu em đâu
Ngọc Ngà mỉm cười:
- Dù anh nói ?Anh yêu em? cả triệu lần Em chỉ nói ?Em yêu anh? một lần thôi nhưng hơn anh ở chỗ cả ba chữ ?Em yêu anh? đều viết hoạrực rỡ trong trái tim em.
Hai người hôn nhau, nụ hôn dài như một thế kỷ và anh thì thầm:
- Môi em ngon ngọt qúa, anh ?thèm môi em hơn cả thèm ăn món bánh bông lan tuyệt vời của em làm hôm anh và Kiều Loan nếm thử nữa đó?. ?.
Phần Thứ Ba
Chương 28
Truyền Nhân Nam-Khoa-Y
(Niệu-đạo-học Urologist)
Tình Hoài Hương
***
Trước ngày Hoàng Phương Nam (tự Năm Tony) và Hồng Hạnh chính thức trao lời ?vĩnh biệt cố nhân?, thì hai người đã vui vẻ chuẩn bị chu đáo cho một ngày đi xả họ ăn mặc chỉnh tề, đeo kính mát, mang theo hai mũ bảo hiểm. Các bạn đã tụ họp đông đủ ở góc trái trường đại học Văn Khoa, rồi cùng bạn đi thăm Tân. Năm đổ xăng đầy bình, anh chở cô từ Sài Gòn đi lên Nghiã Trang Ðô Thành.
Cơn triều cường chảy hoài đến khúc quanh cầu Bình triệu, Thủ Ðức... vẫn ngập tới nửa bánh xe, mặc dù cơn mưa chiều hôm trước không to lắm, nhưng nước ao tù bây giờ còn tụ đọng. Ồ, đó là nơi nhà ga cũ, nơi xưa kia mỗi lần đi qua đây, Năm và Hạnh ưa bị ngập lụt nước mưa, phải bỏ cả giày dép ra, hai người lội bì bõm dưới nước đen ngòm bùn sình hôi tanh, ngỏ hầu đẫy chiếc dream chết máy, khó khăn nhọc nhằn vô cùng, hì hục mãi không đẫy nỗi chiếc xe nặng như tảng đá. Hai người nâng đầu xe lên cao cho nước chảy ra. Sau đó, hai người gò lưng đẫy xe tới một đoạn hơn cao, có ít nước đọng hơn, Năm đạp xe hoài mãi, thì chiếc cúp từ từ nổ máy. Năm chen lấn đoàn xe đông như kiến đang bì bõm rì mò trong sình lầy, mặc dù nước đọng dâng cao, khách qua đường không ai nhường ai, họ chạy xe mau, khiến nước bùn văng bắn tung toé lên đầy ngực, đầy đầu cô.
Chỗ gần gần Gò Dưa luôn bị ngập lụt. Năm chạy xe đến cầu Gò Dưa mới có đoạn đường tốt. Chạy xe mãi đến gần ngã tư xa lộ Thủ Ðức, anh rẽ vô lối đi tắt, đi lung tung vòng vèo đến nghĩa trang Ðô Thành thăm bạn thân nhất đời đã về cõi vĩnh hằng. Gởi xe xong, khi mặt trời đứng trên đỉnh đầu, nắng và nóng kinh khủng, Hạnh mua một bó hoa, một bó nhang, hộp quẹt, nến. Hai người đủng đỉnh tới ngôi mộ Tân. Kịp lúc ấy nhóm bạn thân cũng vừa đến. Gia đình bạn chọn nơi nầy thật đẹp, chu vi nghĩa trang rộng khoảng 10 hecta thuộc khu đất gò cao ráo, phóng khoáng. Nơi mà hồi xưa Trung-tướng Mai Hữu Xuân đã mua, rồi nhờ ba của Năm đứng ra chăm chút cai quản.
Tân nằm trong nghĩa trang nầy (nghĩa trang uy linh tương tự như Arlington ở Washington DC), ấy là một vinh dự to lớn, vì Tân nổi tiếng là một bác sĩ khá giỏi. Trước ngôi mộ anh xây đá cẩm thạch đen khá cao, rất đẹp, bia mộ ghi đầy đủ tiểu sử. Hình Tân chụp vào độ tuổi trung niên coi phong độ, trẻ trung, vui tươi, hiền hoà. Sau lưng bia mộ lớn là tấm bảng đen bóng, trên đó khắc ghi bài thơ tiếng Anh, đại ý:
I burst into tears at my birth.
Whereas one laughed for congratulations!
Now I am brought at an early grave.
One mourns over me crying.
Only me that I smile quietly.
?Lúc tôi mới sinh ra đời.
Tôi khóc thét lên.
Mọi người đều vui cười hoan hỉ.
Nay tôi đã nằm xuống.
Mọi người tiếc thương và than khóc.
Chỉ riêng tôi lặng lẽ mỉm cườỉ.
(Chuyển ngữ câu tiếng Anh trên, cô không nhớ chính xác nguyên bản lời thơ ghi từ vết khắc trên bia mộ Tân, cô nhờ tác giả bài viết truyện dài nầy tạm viết thay). Hạnh cúi đầu lặng lẽ thì thầm gởi anh Tân lời tống biệt cuối cùng:
- Thôi anh Tân ơi! Nếu em có khóc thương tiếc nuối anh. Thì... bây giờ em đành chấp nhận sự thật của tạo hoá ngàn năm an bài: Sinh. Lão. Bệnh. Tử. Sống. Gặp gỡ. Vĩnh biệt, chia tay. Có tựu rồi tan. Có sống rồi chết. Ai ai cũng phải bước qua ?cái Ải buồn phiền đau đớn kinh hoàng? nầy! Hạnh thật buồn, và rất qúy trọng anh Tân. Anh biết không? Nhớ ngày đầu tiên cách đây bốn bảy năm, hồi xa xưa rất xa em quen anh ? đó là ngày em và anh Hoàng Phương Nam tạm biệt nhau ở trên bến xe Ðà Lạt, gần tiệm cà phê Domino. Dù chỉ gặp và trò chuyện cùng anh Tân không đầy mười lăm phút, nhưng em thấy anh vui tính, hiền lành, hóm hỉnh, có duyên, và dễ thương. Có một điều bây giờ em vô cùng nuối tiếc về anh. Vì, sao anh lặng lẽ ra đi quá sớm, trong khi chương trình làm việc của anh còn đầy ắp bề bộn thế nầy? Thật quá uổng. Anh đã làm một chuyện rất tốt đẹp mãi lưu truyền đến ngày nay. Mặc dù anh chết đi, nhưng anh đã để lại một kho tàng vô giá cho y học (nói chung, và cho cánh đàn ông nói riêng). Em nhìn đúng khía cạnh thuần tuý về nghề nghiệp chuyên môn của anh, em không nghĩ là anh Tân ?khích dục hay gia tăng độ dâm đãng? như một số người khác đâu. Anh hãy lắng nghe em, anh Năm, Sơn, Hương, Trung và Lan? đã từng thảo luận về việc nầy nè:
* Ðây là một khía cạnh không kém quan trọng của xã hội. Rất ít ai dám mạnh dạn đề cập đến. Ai cũng sợ nó. Vì nó tế nhị, nhạy cảm (nếu không muốn nói là hơi trắng trợn). Vã lại, nếu đàn ông mà không ?làm tròn bổn phận truyền giống thiêng liêng cao cả tuyệt vờỉ trong điạ vị cuả người chồng đối với vợ. Người nam nhút nhát thú nhận ?mình bị bất lực?; thì còn gì là ?đàn ông tính?! Ở đây chúng ta hoàn toàn không đề cập đến vấn đề ?trai gái lố lăng, lẵng lơ đĩ thoả? nhen.
* Khoa Y học NIỆU nầy chính thức công nhận chỉ chừng 20 hoặc 30 năm nay. Gọi đó là: Nam Khoa Andrology - được phơi bày rõ ràng ra dưới lăng kính Y Học nghiêm túc, đứng đắn, đàng hoàng, cần thiết rất khoa học - (chứ không phải dưới lăng kính kích dục, cường dục, hay... dâm đãng, điếm đàng cuả thói trăng hoa đĩ thoả vui chơi). Trước kia, chỉ có khoa trị liệu về các bệnh liên quan về Niệu. Còn chuyện kín đáo riêng tư ?tế nhị phòng thẻ giữa tình yêu đắm say vợ chồng, thì ai ai cũng sợ bị lộ ra. Họ sợ nói ra chuyện ái ân thì... người khác sẽ chê mình? ?phóng đãng dâm tặc?.
Năm có một phần suy nghĩ trong vấn đề nầy:
- Nhất là một số các bà vợ cho rằng: do chồng mình ưa bay bướm, đàng điếm, ăn chơi, sa đoạ, mà ra nông nổi, thì ?bị liệt?. Chứ gì!?
Nhóm bạn nam nữ ngẩn ngơ nghe Sơn phản đối kịch liệt:
- Tầm bậy nữa rồi. Khoa nầy hiện nay đã chứng minh được sự cần thiết của môn y học. Do dân số trên thế giới đa số trên 65% đã rơi vô tuổi khá cao, nếu chưa muốn nói là già. Còn lại 35% là tuổi trẻ. Do đó những vị cao tuổi của NAM và NỮ, đều cần thiết là dùng Andrology. Nếu, họ muốn có cuộc sống gia đình hạnh phúc lứa đôi trường tồn.
- Em nghĩ anh Tân chọn ngành Y nam khoa nầy, chỉ vì xu hướng cá nhân. Vì chính anh Tân đèo bồng một lúc ba bốn bà. Nè: hai bà vợ lớn, bé. Cộng thêm hai bà bồ hờ kia nữa, là gì!?
- Không đúng đâu. Trước kia, Tân chỉ là một bác sĩ đa khoa giỏi. Vấn đề bạn Tân theo môn Nam Khoa, không phải tự ên do Tân hứng khởi đề xướng ra, (nhất là ở Việt Nam có phong tục tập quán cổ kính khác biệt hẳn Tây Phương). Mà là do một vị giảng sư đại học Y khoa: Lichsteinberger - là tên của vị linh mục khả kính trong dòng Tên, ông ấy là một bác sĩ rất tài ba, xuất chúng trên nhiều lãnh vực y khoa. Sự trở về ngành chuyên môn là do Tân tình cờ mà thôi: Lúc ấy có một bác-sĩ giảng-sư dòng Tên, khi cùng làm việc trong bệnh viện ở Việt Nam, ông ta đã khuyên Tân:
- Anh nên chọn về ngành Y-Nam-khoa. Vì cánh đàn ông các anh rất thiệt thòi. Anh có điều kiện, nên lưu ý về khoa đặc biệt nầy. Tôi hy vọng anh sẽ phát huy y-học Nam-Khoa tốt, để giúp nam giới trong vấn đề tình yêu vợ chồng.
Thế là sau khi về Pháp, vị linh mục đó gởi cho Tân những tư liệu, tài liệu, sách vở chuyên môn, để Tân nghiên cứu, nghiền ngẫm, học hỏi thêm. Ông bác sĩ dòng Tên ấy nghiên cứu kỹ về những cặp vợ chồng, về hạnh phúc lứa đôi trong xã hội. Do thực tế là ông ta hoàn toàn không có điều kiện để phát huy hay thực hành. Vì vậy, ông ta truyền đạt vấn đề nầy cho môn sinh giỏi nhất. Tấn làm ?truyền nhân? nghiên cứu kỹ càng. Thành thật mà nói: Không biết bao giờ ngành Y học Việt Nam mới có được một bác sĩ khác được kết nạp vô ẸD.ẠC.T (Hiệp Hội Suy Nhược Dương Cường Toàn Thế Giới). Vậy thì, em không nên nghĩ đó là chuyện ?kích dục dâm ổ.
Lan góp ý:
- Em chưa đồng quan điểm với các anh... về việc nầy tí nào cả.
Trung nhìn vợ:
- Tại sao em cứ nhìn ?nó? với bản năng tầm thường bé nhỏ của một người đàn bà ru rú thu mình trong trôn ốc? Như con ốc len rụt rè nhút nhát thò ra thụt vô? Mà em không chịu vươn mình lên đỉnh cao của y học, nghệ thuật, và sự thật!? Anh hỏi em: Tại sao nữ giới đã có phụ-khoa, có sãn-khoa? Trong khi đó người đàn ông không nhiều thì ít, cũng bị ?trục trặc? yếu xìu về vấn đề ấy, thì họ lại không được phép đi khám Nam-khoa? Theo như thống kê gần nhất, đàn ông từ 40 -> 60; 70; 80 tuổi - đa số bị trục trặc đến 65%, 85%. Mà chả có môn y-học nào để chuyên trị! Hở? Không công bằng.
- Có phải anh gián tiếp khuyên em: Hãy cứ nhìn vấn đề Nam-khoa một cách khoa học, chính chắn, lành mạnh. Em sẽ thấy nó bổ ích cho nhân loại. Chứ không phải để cánh đàn ông lợi dụng điều đó mà đi ?ăn chơỉ trác táng nơi ổ tú bà chắc?
- Ứ ừ, nó phục vụ cho sự hoà hợp gia đình giữa vợ chồng. Em cứ nghĩ anh như vậy, thật oan ơi ông địa! Ðó là quan niệm chung của một số ít phụ nữ có chút mặc cảm về chồng mình bay bướm.
- À ra thế! Vì lúc đề cập đến chuyện nầy, có không ít đàn bà Việt Nam ?kín cổng cao tường rất khó nóỉ. Biết thắc mắc cùng ai? Ngày nay Tân đã dày công nghiên cứu y học, mạnh dạn phổ biến trong Nam-khoa chuyên về Niệu-đạo-học Urologist nè!
- Ðúng rồi Hạnh ạ! Ta hãy cùng nhau nhìn vô lăng kính Y-Học mà tìm hiểu, nghiên cứu, nghiền ngẫm lại em nhé! Anh công bằng, lấy công tâm ra để cùng nhau chia sẻ, tâm tình, tìm hiểu. Nói về vấn đề tế nhị, anh không có ý tranh chấp chuyện nầy với em. Hoặc bất cứ với ai gì cả. Nhá.
- Dạ vâng! Thưa ông tướng!
Năm hóm hỉnh nhìn người yêu:
- Ông... Tướng gì nào?
- Tướng công ẸD.ẠC.T (Hiệp Hội Suy Nhược Dương Cường Toàn Thế Giới) đó!
- Vậy, em sẽ là nữ ?trợ tá đắc lực của Urologist?. Nhen.
- Ha ha! Hổng dám đâu. Thưa Tướng công ẸD.ẠC.T. Nay họ đã già lắm, cuộc tình giữa hai người: thật ra chỉ là an ủi, sẻ chia trên phone khi vắng xa nhau, thân thiết, nồng nhiệt, vui vẻ, nâng vực nhau những lúc gặp muộn phiền, thất vọng nào đó. Chúng ta nói chuyện đôi khi ba xàm ba láp, mà ân cần san sẻ, có chút xí vui vui và hữu ích. Cho đến một ngày nào đó? có một trong hai người vĩnh viễn nằm xuống, đành đoạn rứt áo ra đi... Thế thôi.
***
Nói rất thật tình thì Hạnh không hề ưa thích gì bà Hoà (là bà vợ bé của bác sĩ Tân). Vì cô cho rằng: Bà Hoà giựt chồng người! cô nghĩ cánh đàn ông các anh ưa bênh vực nhau. Nhất là Sơn, Năm, Trung, họ với Tân thân thiết từ hồi còn bé tí, họ coi nhau như ruột thịt. Kể cả con nhỏ Sáu (cháu ruột cuả bà Thủy) đã ngồi nói chuyện về mấy anh ấy và bà Thuý thế nầy:
- Cháu kêu bà Thu bằng dì, cháu mới thấy thấm thía nỗi đau của dượng Tân. Chỉ vì dì Thu và dượng thuở còn non trẻ: đã bồng bột vội vàng làm đám cưới. Khi họ chưa thật sự thấu hiểu nhau, khi làm vợ chồng rồi, họ mới lộ ra cả trăm điều trái ngược, mà không ai có thể ngờ! Nhất là sau nầy khi dượng Tân đã thành danh trên đường đời. Dượng càng không thể chấp nhận có một người vợ kém cõi thấp sút từ mọi mặt. Lỗi ở dì Thu không biết ngọt ngào chia sẻ với chồng, dì càng không đảm đang vui vẻ tháo vát. Theo cháu nhận xét thì: dì Thu vốn là cô gái nông thôn hơi nhà quê, ít học. Vì thế lối ăn nói cuả dì thiếu suy nghĩ, xử trí kém cỏi, không tế nhị, vô duyên, lại có chút trẻ con, lười biếng và vô trách nhiệm. Ở nhà dì ưỡn ẹo rông rống ngồi chơi xơi nước, dì không làm gì cả. Nhàn cư vi bất thiện mà! Có tật xấu là khi dì Thu tức giận, thì chuyên môn đi ngồi lê đôi mách nói xấu người nầy, nhún vai chê trách người kia. Dì Thu chẳng chịu đi chợ búa cơm nước gì, chồng đi làm về luôn đói meo. Thế là dượng bỏ nhà ?đi ăn?? mệt nghỉ. Trước tiên là ?tốn tiền?, sau đó lây lan qua ?tốn tình?! Dì nói:
- Tội gì chợ búa cơm nước chi cho mệt. Ổng làm tới chức bác sĩ, bác sĩ thiệt à nghen, có nhiều tiền ổng cho gái ăn cũng vậy. Tui cứ kêu người ta bưng cơm tháng, tội gì tui chui vô bếp cho khổ! Ổng đỉ coi kià:
Ði đâu? Nay mới về nhà???
Có thấy xó góc chổi chà dựng bên
Tôi hỏi: [?chỉ một mình ên
Sao mà thì thọt góc thềm làm thinh? (*)
Hạnh ngậm ngùi nghe cô cháu gái cuả bà Thu kể tiếp:
- Cộng thêm tính ghen là số một, dì Thu làm mất danh dự chồng không kể xiết. Ðúng ra, dượng rất mất mặt với bạn bè khi mang vợ ra ngoài xã hội giao tế. Dì Thu luôn đốp chát những câu thiệt vô duyên, như gáo nước tạt vô mặt bạn. Sau nầy, dượng gặp bà Hoà thì khác hẳn. Bà Hoà là y tá, Tân yêu bà Hoà thông minh, tế nhị, khôn ngoan, đảm đang, vui vẻ. Có thể nói Tân rất hãnh diện vì đã gặp và yêu bà Hoà (làm vợ lẽ). Vì thế, thời gian sau dì Thu cứ buồn xo ?ngồi trong bóng tốỉ.
Cô liếc nhìn anh Sơn (bác sĩ gia đình) Sơn dò hỏi. Anh gật đầu:
- Ừa, Sáu nói nghe thật lạ lùng! Vậy mà thật đó. Bà Thu có ba đứa con với Tân, nay con cái khôn lớn, thành đạt cả. Các con Tân rất yêu mẹ. Tân đã tạo cho bà Thu có cái nhà tươm tất, có cửa tiệm để mẹ con sinh sống. Ðặc biệt là Tân chưa hề ly dị với bà Thu. Trên pháp lý mọi tài sản đều là của Tân (Tân chưa làm di chúc để lại). Theo anh nghĩ có lẽ Tân không ngờ... Nên, em đừng nghĩ rằng bà Hoà ?cướp? hết nha: Chồng, và hai tài khoản: Một bank tiền Việt Nam. Một bank tiền USD. Bà Hoà chỉ giữ mấy quyển sổ ghi bệnh nhân của Tân thôi. Bà Thu vợ chính thức mới là người thừa kế tài sản (khi Tân nằm xuống xuôi tay, ba đứa con cuả bà Thu rất tốt, đã xúm lại thuyết phục mẹ chúng, nên làm giấy ủy quyền (vợ lẽ cuả cha); là cho bà Hoà có tiền nuôi hai đứa em nhỏ cùng cha khác mẹ. Bà Thu rất thân với bà vợ cũ của Năm. Hai bà có những tính giống nhau, nên mỗi lần gặp mặt, là họ xúm lại chưởi Năm và Tân ác liệt. Thật oan uổng và tội nghiệp lắm em! Hãy lấy công tâm mà xét xử công bằng đi.
- Thì anh cũng kinh khủng không vừa gì! Chắc anh muốn nói: Tình yêu chân thật phát xuất từ hai trái tim đồng điệu, thông cảm. Thì sự cần thiết ấy không có tội, có lỗi. Phải không nà?
- Thôi em! Moi móc làm gì. Chuyện buồn mà! Anh không muốn tranh luận với em điều nầy. Có thể em nghĩ anh không công bằng, thiên lệch; khi anh chỉ đến thăm mẹ con bà Hoà, mà hầu như ít đến thăm mẹ con bà Thu (vợ chính thức). Nếu em biết sự thật, em sẽ thấy anh có lý. Tân cũng ?đào hoả ra phết đó em à. Ai có ngờ con người coi có vẽ chậm chạp, lù đù, hiền lành, ít nói. Thế mà có khối bà, khối cô mê Tân tít thò lò! Kỳ xưa, anh ta bị ?hai bà: vợ lớn, vợ bé? đuổi Tân ra khỏi nhà, chỉ vì anh ta có thêm ?bà Bả nữa mới chết! Tân phải đi lang thang ngoài phố, ăn cơm quán, ngủ hotel suốt một năm. Ấy là vì hồi đó Tân lại cặp một con bồ xinh xắn luôn xà nẹo bên Tân. ?Một vợ nằm giường lèo. Hai vợ nằm chèo queo. Ba vợ ra chuồng heo mà... nằm?. Hồi đó Tân định thuê nhà để ?bà thứ bả đó về ở chung nữa, mới ghê.
- Trời! Thì hồi đó chính Sơn thuê nhà cho Tân ở đó mà. Cả đến bây giờ, khi Tân chết rồi, lại có cô bác sĩ trẻ măng mê Tân hết sức. Lúc sắp sữa liệm Tân, cô ta chạy ra ngoài ôm mặt khóc nức nở! Cô bác sĩ nầy trẻ lắm, chỉ hơn con của Tân ba tuổi là cao. Tôi có biết cô ta. Theo tôi nghĩ có lẽ do cô ấy quý trọng tài năng của Tân, thì đúng hơn. Nghe chị nói, tôi mới té ngữa ra. Ai dè cái bề ngoài Tân đạo mạo, nghiêm trang. Mà ẩn chứa trong lòng những ?sống động tình cảm cuồn cuộn sôi sục cồn càỏ chứ. Có điều làm sao mà anh ta ?dàn xếp? tuyệt hữu khi chia tay với bà nầy, hẹn hò chung sống với bà kia yên ổn ha. Dù họ:
BA BÀ đấu khẩu bên thềm
Nạt nhau đừng có vác mền giữa đêm
Lưng dài cao cẵng lại thèm
Suốt đêm anh lỡ say mèm ?Phở, Biả
Cơm không thể nuốt "ôm bia mộ? buồn!!! (hê hê hê!!!)
Lỡ "khiêng về" BA vợ khùng!!!
Bởi vì: Bà (1) nói lung tung,
Bà (2) trợn mắt. Bà (3) lủng củng trong mùng (*)
Lâm cười cười:
- Có lần đám bạn gặp nhau, Tân mời chúng tôi đi ăn cơm rồi giành trả tiền. Tân moi trong ngăn bóp tờ một trăm xếp nhỏ xíu, nhét kỹ một góc kín.
- ?ÔNG ở góc phố cuối vườn. Trốn đâu BÀ cũng tìm đường tương chaỏ! Nhưng bây giờ chết đi, Tân chả mang theo được đồng nào. Thậm chí mấy nút áo, nút quần, cũng bị lặt ra để lại trên trần thế. Theo tục lệ Việt Nam, họ nói phải cắt hết mọi thứ để lại, không có đem theo sắt đá nút neo gì hết. Xác mới nhẹ nhàng, dễ siêu thoát. Tuy vậy Tân chết đi, còn để lại mối ưu phiền cho hai bà vợ, cùng bầy con hai dòng máu một cha khác mẹ, quả thật là rất buồn! Thiệt!
Xét cho cùng, Hạnh vẫn thấy thương bà vợ lớn hơn. Bà lớn tất nhiên không khôn khéo, thất học, không biết cư xử, không biết cách giữ chồng, (như lời cô Sáu và Sơn nói). Nên bị người khác giựt chồng là phải! Vì bà lớn quá yêu chồng, sợ mất chồng, nên ?kè kè giám sát? từng hành vi, cử chỉ chồng. Khiến anh ta nổi giận vì sự ràng buộc khắt khe quá mất tự do, mà... xa! Còn bà nhỏ lanh lẹ, khôn ranh hơn là ngoan, có học, tinh tế là có chủ đích cả! (như lời anh ca tụng). Bà Hoà rất biết Tân có vợ con ?đình huỳnh?. Nhưng bà ta ngầm ngầm ma lanh câu móc chiều chuộng chồng người. Vỗ về an ủi chồng người! đương nhiên nhào vô giựt chồng người... Anh cho là... là phải nốt!?
- Thôi, dù sao cũng là chuyện nói cho vui, chứ chả còn gì! Giữa hai bên chỉ là khoảng trống mênh mông. Thấy tội cho mấy đứa nhỏ con cuả hai người đàn bà: chúng cũng là anh chị em ruột cùng cha khác mẹ, mà hai bên chưa bao giờ quen biết nhau, từ xưa đến bây giờ, và mãi mãi... Họ đứng trên hai ?chiến tuyến? khác hẳn nhau.
*
Tình Hoài Hương
(*) Thơ Vui Tình Hoài Hương
Kính mời độc giả xem tiếp chương sau.
Trân trọng
Dũng có thói quen đi ngủ sớm thế mà từ buổi trưa đến nhà người thiếu phụ Trung Ðông trao bức điện thư khẩn, đã ba đêm tối nào anh cũng trằn trọc trở lăn. Nằm mãi chẳng dổ được giấc ngủ, Dung ra ngồi dưới mái hiên nhìn trời đêm mông lung. Những chùm hoa phượng tím trong sân nhà giờ đã chìm theo lá vào chung một màu đêm. Anh ngồi yên, lòng chìm trong suy nghĩ ngổn ngang như bãi sông chiều dạt nước cho vo.
Qua cánh cửa khép hờ, anh sửng sờ nhìn rồi rón rén bước đi trong cảm xúc tràn bờ. Cơn giật động của hạnh-phúc-bất-chợt oà đến bơ vơ, mãnh liệt, và nỗi buồn tênh sau đó.
Những điều anh không dám nghĩ đến từ mười năm qua, tưởng chừng đã quên nay ch?t m? lối quay về. Người vợ ba năm xa cách được vào thăm chồng qua đêm ở trại cải tạo. Ðêm bưng bít khát khao trong ngôi nhà thăm nuôi vắng lặng, lay lắc ngọn đèn dầu hao ám khói. Ðêm lột trần cảm xúc, rịn mướt bờ thân thể tròn vun dựng bóng man khai. Người chồng vồ vập chóng vánh rồi rủ xuống cạn lực, khô ròng phía ngoài quan ải. Sáu tháng sau, khi hay tin người vợ sinh con gái đầu lòng, anh rụng rời như đứng giữa trời trong cơn địa chấn. Ngày ra khỏi trại cải tạo chứng kiến thực tế đắng cay anh nuốt hận bỏ nhà ra đi.
Tưởng quên rồi dòng xác thân mê đắm tuôn nguồn đã một lần trong đêm khuya lai láng nhận chìm anh ngợp đuối. Thế mà trong nhiều năm, mỗi lần nhớ lại ngón tay mềm mại của vợ vuốt ve lên phần da thịt bạc nhược như con sâu đo lần tìm vô vọng và tiếng thở dài nàng chìm vào đêm thâu, thì mặc cảm lần thiếu nợ xác thân lại trồi lên cấp bách. Những lần nhìn người đàn bà qua vội trong đời nằm thỏa mãn đắm say sau cơn bảo gối chăn, anh vẫn thường thất vọng bỏ đi. Họ không phải là người gây cho anh thứ mặc cảm câm nín và khó ngủ đó.
Vài năm trước, trong thư người cha gởi để thuyết phục anh về chuyện tình cảm gia đình có kèm theo tấm hình bé Lục-Hà vừa lên sáu. Con bé giống mẹ rất xinh.
Sau ngày Dũng định cư ở Úc, Ngân-Giang bán nhà dẫn con lên Ðà Lạt sinh sống, còn gã công an phường vì ăn chia không đều bị vào tù rồi khăn gói về lại Bắc. Mỗi lần Dũng gởi tiền về giúp đở gia đình, người cha đều nhín g?i lên Ðà Lạt một phần gọi là của bố gởi về cho mẹ con Lục-Hà. Thư ông Ba Chánh viết cho con trai... Con Giang dạo này bán buôn tần tảo đàng hoàng. Nó nhiều lần muốn viết thư cho con mà không dám. Con nên làm hồ sơ xin bảo lãnh cho gia đình được đoàn tụ với nhau. Dù gì cũng còn chút tình nghĩa vợ chồng. Nghĩ tới tương lai của bé Lục-Hà phải lớn lên trong xã hội dung tục, lừa đảo, ráo cạn tình người, ba rất lo lắng và tội nghiệp cho hai mẹ con nó.
Dũng vâng lời cha cho dù khoảng cách giữa hai người không chỉ là một đại dương xa. Là hai cảnh đời cách biệt. Là lần người vợ tìm thăm ch?ng với mưu định lọc lừa tuy sự cần thiết của xác thân vẫn luôn thiệt thà như cảm giác. Là lần người chồng đành đoạn bỏ đi trong căm hận chua cay. Chăn gối cũ phai hương tàn tạ trong căn nhà kỷ niệm ẩm thấp dập vùi qua bao mùa mưa nắng. Dũng cố gắng nhưng không thể nào hình dung được cảnh sống hai mẹ con trên thành phố cao nguyên mù tăm, tất cả đã xa xôi như tiếng còi tàu mất hút trong lãng đãng sương mù.
Trời đã vào khuya. Người đưa thư vẫn ngồi im lặng dưới mái hiên ngập bóng tối. Lòng bay xa mông lung về những ngày rất cũ, tuy muộn phiền nhưng anh chỉ muốn vẩn vơ ở đó để khỏi phải trở về đối mặt với cảm giác thèm muốn căng rần. Anh nhắm mắt không nhìn nhưng hình ảnh còn đọng trên võng mô tròn căng bật lộng trong đêm từng cơn sóng trào đầm đìa cảm xúc. Anh nghĩ tới bóng dáng người đàn bà trong giây phút cuối thoát thân thành cánh bướm. Suối tóc đen tuyền buông lơi trên vùng sa thạch rợp óng cát vàng mơn man bờ ốc đảo rền xanh bóng lá.
Người đưa thư bước ra khỏi bóng tối hiên nhà. Con đường vắt qua đêm khuya im lìm những ngọn đèn chong chờ sáng, hao hớt từng vũng ánh sáng vàng vọt nhỏ dần chìm khuất. Anh nghĩ tới một tiếng thở dài, đã từ lâu lắm còn vương...
Người đàn bà chợt tỉnh vì tiếng chuông gọi cửa tưởng trong mơ. Nàng run rẩy mở toang cánh cửa khép kín. Ðêm bao la bên ngoài. Người đàn ông đứng đó, khuôn mặt chìm trong bóng tối mà gần gủi như tiếng chuông réo gọi giữa cơn mơ làm hồng da thịt. Bóng tối phủ quanh, lột trần cảm xúc. Chút lụa là cuối cùng rớt chìm xuống đêm thâu. Ðêm ngừng trôi, r?ng r?ng da thịt.
Một lúc nào đó họ thức dậy, lạc loài ý niệm thời gian. Giữa sàn bếp thô cứng mà cứ ngỡ là êm đềm chăn chiếu. Họ ôm chặt nhau cố ghì níu lại cơn thoáng chốc nhân duyên say đắm. Thân hình người đàn bà còn rung lên theo ngân vang của cảm xúc tột cùng. Nàng cắn vào vai người đàn ông trách móc.
- Ông sẽ bị phạt vì tội để người khác chờ, rồi vội vã khiến cả hai phải nằm trên sàn bếp.
- Vậy thì khi nào tôi bị gặp lại cô để thọ phạt đây ?
Người đàn bà ngồi dậy. Nàng với tay lấy chiếc khăn lụa trên sàn nhà, nghịch ngợm quàng qua vai kéo người đàn ông gần lại đôi bầu ngực căng tròn.
- Ngày nào ông thấy chiếc khăn treo trên rãnh cửa bỏ thư thì tối đó sẽ là đêm thọ hình.
Người đưa thư đùa với lọn tóc buông trên bờ vai trần.
- Còn lúc tôi bất ngờ muốn thọ phạt thì biết làm sao đây ?
Người đàn bà xé đôi chiếc khăn lụa.
- Ông cứ treo nửa chiếc khăn này lên cái xách bưu điện, tôi sẽ quét dọn cái sàn bếp chờ tội nhân đến.
- Vậy thì cô sẽ thấy chiếc khăn lúc nào cũng buộc chặt trên cái xách của tôi.
Người đàn bà trao nửa chiếc khăn lụa cho người đưa thư.
- Ðừng quên là ông phải thấy nửa chiếc khăn kia trên rãnh thư thì ngục thất mới mở.
Người đàn ông kéo nàng nằm lại bên mình trên sàn gổ. Ngón tay thênh thang giĩ lủn lên lũng đồi mịn màng sa thạch.
- Cô ích kỷ quá thôi! Hoá ra chỉ khi nào cần thì tôi mới được vời đến.
- Có lẽ là như vậy. Giữ được chừng mực này cho đến một lúc nào đó... cũng đã là hạnh phúc không ngờ.
Tiếng người đàn bà nhẹ như hơi thở chìm xuống. Hình như có giọt lệ vừa lăn qua khóe mắt.
Tháng ngày hạnh phúc êm đềm qua. Dải khăn lụa đỏ trên chiếc xách bưu điện phất phơ theo nhịp bước dồn vui của người đưa thư. Từ sau chiếc màn cửa vải hoa, người đàn bà nhón chân nhìn theo bóng dáng dỏng cao với chiếc nón bưu điện đội lệch trên đầu. Nàng nhắm mắt lắng nghe âm vọng tiếng chuông gọi của người đưa thư trong đêm khuya, tiếng cánh cửa mở cho đêm ấm tràn vào, tiếng xác thân vật vã cơn giật động nhấp nhô như sóng cuốn vùi. Dải lụa đỏ mềm mại đong đưa trên cánh cửa như cánh tay vẫy gọi.
Cho đến một ngày, người đưa thư chờ mãi mà bóng chiếc khăn quen vẫn không thấy treo bên rãnh cửa. Anh như con sói hiền kiên tâm chờ dấu lụa hồng của cô gái choàng khăn sẳn lòng. Ðến lúc có thư để phát tận nhà, anh khấp khởi mừng bấm chuông gọi cửa. Người ra nhận thư là một ông lão người Trung Ðông mới định cư. Hôm đó người phát thư lại là người nhận thư buồn bã. Vì tương lai của đứa bé, người đàn bà đã quyết định đoàn tụ với thân nhân ở Hoa Kỳ. Nàng không muốn chuyện giã từ, chỉ buồn thêm cho kẻ ở người đi.
Người đưa thư đứng yên lặng cả hồi lâu bên giàn bông giấy. Nghĩ tới đêm cuối cùng hai người làm tình trút cạn cho nhau, anh chợt hiểu ra... Giữ được chừng mực này cho đến một lúc nào đó... cũng đã là hạnh phúc không ngờ. Anh nghĩ tới câu nói của người đàn bà lúc bước xuống bậc thềm nhà loang nắng.
Trong một thời gian dài, hàng ngày đi phát thư ngang nhà, người đưa thư vẫn nhìn qua cửa sổ mường tượng bóng người đàn bà Trung Ðông thấp thoáng sau rèm cửa. Anh hi vọng, ở một nơi nào đó, có lẽ người đàn bà đang sống vui với đời mình, thiết tha nhịp đập trái tim đơn giản đắm say.
Th?i gian trước ngày mẹ con được phép rời khỏi nước, người đàn ông nhận thư của bé Lục Hà đều đặn hơn. Theo thời gian, những tờ thư lời lẽ ngây ngô dần dà được thay thế bằng những trang thư chử viết mềm mại, đầy
niềm hi vọng háo hức về cuộc sống mới và niềm vui sắp gặp lại người cha chưa hề gặp mặt. Ðối thoại giữa cha mẹ chỉ là những câu nhắn hỏi ngại ngần vào cuối tờ thư.
Những tuần lễ đầu tiên sau ngày người cha đón mẹ con về nhà, sự tíu tít bận rộn về sinh hoạt ăn ở, trường lớp cho cô bé Lục Hà, đã giúp họ phần nào giữ được tự nhiên cho đến khi đêm về, lúc chỉ còn hai người trong phòng riêng vắng lặng. Họ không biết bắt đầu lại từ đâu. Quá khứ tuy xa rồi nhưng vẫn còn đó chẳng cần lục lọi. Hơn mười năm, người vợ sống đời ăn năn thầm lặng, vất vả nuôi con trên góc phố sương mù. Lầm lỗi cũ như hàng thông nghĩa trang ủ rũ, muộn màng làn sương trắng chưa tan mỗi sớm mai bên đường nàng đơn chiếc cúi đầu đi đến chợ.
Sự chăm sóc tận tình của chồng cho cô con gái càng khiến người vợ thêm áy náy khó xử. Bé Lục Hà thì vui mừng sung sướng lần đầu tiên có cha lo lắng cận kề. Trong lúc đó, những lần nhìn mẹ con ríu rít bên nhau, mặc cảm cũ như vết thương chưa lành rỉ máu trong lòng người cha đau xót.
Vào một buổi tối, nỗi phiền hà trong lòng khiến người đàn ông lái xe lang thang không định hướng qua những con phố. Lúc sực tỉnh ra, anh mới bỉt mình vừa đậu xe dưới tàng cây phượng tím ở đầu con phố quen thuộc mỗi ngày. Người đưa thư chậm bước trên lộ trình quen thuộc, đầu óc hoang mang chồng chất bao nỗi nghĩ suy bất lực kiếp người.
Hình ảnh buổi trưa ngày cuối tháng Tư bảy lăm âm u cơn mưa nhẹ như sương chợt trở về trong trí nhớ anh mở trừng câm nín. Người sĩ quan cảnh sát trẻ vừa kéo hạ lá cờ, cuốn lại, rụt rè trao nó cho nhóm người đội nón cối vừa đến tiếp thu. Anh ở lại những ngày sau đó, chuyên cần mau mắn lúc được sai khiến với hi vọng sẽ được an thân.
Có lẽ sự lựa chọn hỏc lầm lỡ đôi khi chẳng khác gì nhau. Và như thế nỗi đau hay niềm cay đắng chỉ là vết xướt nối dài trong lòng khi phải sống với sự lựa chọn hay lầm lỡ chính mình.
Người đàn ông đứng lặng nghe câu hát cũ dìu dặt bềnh bồng trong căn phòng mờ ảo ánh đèn. Người vợ ngồi quay lưng bên chiếc bàn trang điểm góc phòng. Mái tóc nàng buông lơi lên bờ vai thon thả chiếc áo ngủ màu hồng gợi cảm. Người đàn bà ngồi đó đã lâu, thấp thỏm đợi chờ tiếng bước chân trở về, thế mà lòng nàng chợt thắt lên khi cảm thấy bàn tay người chồng rụt rè trên vai.
- Có phải chiếc áo ngủ ngày đám cưới không em?
Người đàn bà quay lại gật đầu. Giọt nước mắt chưa thành dòng đọng long lanh nỗi hạnh phúc choáng ngợp không ngờ rồi chợt tuôn rơi như mưa cho tan đi dấu vết ăn năn. Thôi em. Có lẽ chúng ta không cần phải ray rứt thêm về sự lựa chọn hay lỗi lầm của mình. Mười mấy năm qua chúng ta đã tận sống và đã ngất ngư với nó. Hảy giữ lấy những điều còn có được và sống tử tế với nhau.
Không gian mềm như đêm ríu lại đắm say trong câu hát cũ quay về, quay về, ngát bừng da thịt.
Thời gian qua. Sự bình thản trở về với gia đình người đưa thư. Bé Lục Hà lớn khôn, ngoan hiền chăm học. Một năm trước đây, không lâu sau ngày Lục Hà đính hôn, người mẹ có triệu chứng ung thư nghiêm trọng. Nàng từ chối điều trị, sống vui với những tháng ngày cuối đời mình. Người đàn bà qua đời, mãn nguyện nhìn thấy con gái được yên bề gia thất. Lầm lỡ đời mình, bà không vướng bận mang theo mà được giữ kín cưu mang bởi một tấm lòng tử tế thương yêu.
Ðôi vợ chồng mới cưới làm xong thủ tục lên phi cơ rồi vội vã quay ra tìm người cha đang đứng chờ trong nhóm người đưa tiễn. Lục Hà mang tro c?t của mẹ về quê. Vợ chồng nàng sẽ hưởng tuần trăng mật và ăn tết muộn trên thành phố cao nguyên, nơi nàng đã sống thời ấu thơ khốn khó v?n luơn nuơi hi vọng một ngày đi xa, đoàn tụ.
Nhìn người cha mãi dặn dò cẩn thận về chiếc hộp gổ trầm hương người con rể trân trọng trên tay, Lục Hà tươi cười hôn lên má cha, trấn an ông.
Người đưa thư nhìn theo chiếc phi cơ đang ngóc đầu lấy cao độ lao mình vào khoang trời ngập nắng không một bóng mây. Ông nhủ thầm sẽ về thăm vợ vào m?t dịp Tết. Ông nghĩ tới những ngày cuối năm quê nhà, đào mai khoe sắc thắm và người người náo nức chuẩn bị ăn Tết đón Xuân trong khí lạnh vừa se da, điểm xuyết làn mưa bụi mong manh, chứ không phải là cái nắng nung người của mùa hè Úc Ðại Lợi.
Ông chợt nhớ ra đã không nghĩ tới điều này từ lâu lắm. Chuyện Tết giữa mùa hè.
Truyện ngắn vui:
Phóng xe cái vèo từ ngoài lộ dông thẳng vô sân nhà, thằng Hải đạp cái thắng xe thật mạnh khiến bánh xe kéo dài một vệt đen ngòm trên nền xi măng và bốc mùi khét lẹt.
Ðang ngồi chọn mấy cái áo dài ra ngắm nghía để mặc trong ngày cưới của sấp nhỏ ở nhà, nghe tiếng xe thắng gấp trước sân bà Năm hoảng vía la lên:
-Chèn ơi , ai mà chạy xe gì như ăn cướp (dậy) bây, chạy ẩu đụng người ta là mang họa đó nghe mấy đứa.
Nói xong câu nọ bà Năm nheo mắt nhìn ra sân, thấy thằng Hải đi lẹ vô nhà với gương mặt quạu đeo, bà chưa kịp rầy thì đã nghe thằng Hải lên tiếng càm ràm:
-Kiểu này tía má làm tui tiêu tùng luôn rồi, cũng tại tía má hết ráo, đã nói qua năm đi cho thong thả, ngày dài tháng rộng có phải khỏe không, một hai phải làm liền trong Tết mới chịu, thiệt rầu thúi ruột luôn (dậy) đó.
Ðang vui mừng trong bụng vì còn ít hôm nữa là con Mén về làm dâu cho mình rồi, giờ nghe thằng Hải quạu quọ trách móc bà chưng hửng không biết việc gì xảy ra khiến nó không vui, bà Năm cất tiếng hỏi:
-Cái thằng này, bây làm cái giống ôn gì mà mặt lớn mặt nhỏ với tao (dậy), thì tía bây ổng nói cưới (dợ) phải cưới liền tay, con Mén nó (dề) sớm (dới) nhà mình phải (dui dẻ) hông, bây cà rịch cà tang thằng Sơn con ông Tám Quận nó (dớt) con nhỏ thì bây treo mỏ luôn chứ ở đó mà cằn nhằn.
Chẳng những "liều thuốc" bà năm mới "chích" cho thằng Hải không khiến nó nguội lại, mà còn khiến nó giận thêm hơn nó nói :
-Cuối tuần này má coi cái đám cưới của tui (dới) con Mén có con ma nào nó dám tới dự không cho biết.
Bà Năm lấy làm lạ bà hỏi gặng lại thằng Hải :
-Bây nói giả ngộ ghê, tao nghe không lọt lổ tai chút nào, trong ấp này biết bao người làm đám cưới tao có bỏ ai bao giờ, thậm chí mưa gió bão bùng má cũng có mặt, tới phiên bây họ cũng đi trả lễ (dậy) mới đúng đạo lý chứ, mần sao có chuyện đó bây ơi!
Nói xong bà đưa cho thằng Hải ly nước mưa mát lạnh bà mới múc trong cái lu da lươn nằm bên hàng ba, bà nói:
-Nước mát nè, uống (dô) cho hạ hỏa đi ông con, rồi bình tĩnh nói tui nghe chuyện gì mà "Ông" quýnh quáng thấy ớn (dậy).
Hớp xong ly nước mưa, cái lạnh nó thấm từng thớ thịt khiến Hải cảm thấy hạ nhiệt trong người, nó bèn thanh minh với bà Năm:
-Hổm rày ngoài chợ, rồi trên đài họ phát thanh ra rả cái (dụ) dịch cúm (Cô rô nà) má hổng biết hả, nghe đâu tỉnh Vũ Hán gì đó ở bên Tàu có dịch bịnh hoành hành ghê lắm, mấy ngàn người nhiễm bịnh (dà) trăm mấy người đi "Bán muối" rồi đó.
Bà Năm nghe Hải nói vậy bà bèn nói:
- Ối cảm cúm thiếu gì người bị con ơi, hồi đó tao bị cảm, tía bây chay u ra chợ mua "A cô Ðin" cho má uống (dô) (dài diên) là khỏe re, sau này có thuốc Panadol gì đó uống cũng được lắm đó đa. Rồi bây nói ai đi bán muối, gì mà cả trăm người dữ (dậy),muối rẻ rề mắc gì cả đám đi bán một lượt ai đâu mà mua, còn nhà tao hết muối hả, tao sề ra chỗ quán bà ba đầu xóm thiếu cha gì.
Nghe bà Năm nói kiểu thật thà khiến thằng Hải quên giận cười khanh khách, nó nói:
-Má ơi là má, tui nói đi "Bán muối" là chết đó, là "Ði thăm ông bà ông (dãi)" đó má ơi.
Tới phiên bà Năm nổi nóng, bà nói:
- Bây cứ nói tiếng lóng hoài tao nghe không có đặng, mơi mốt nói bình thường lại đi, cho bây ăn học đã rồi (dìa) đây xài tiếng lóng sao má theo kịp.
Chẳng thèm để ý tới việc bà Năm cự nự vì tật nói tiếng lóng của mình, thằng Hải quay lại câu chuyện chính của nó:
-Giờ tính sao má, tui chắc mẽm đám cưới vắng như chùa Bà Ðanh cho má coi, bây giờ đi đâu họ cũng đeo cái khẩu trang, đi chợ búa gì cũng khẩu trang, họ sợ lây qua đường hô hấp nên lúc nào cũng kè kè cái khẩu trang rồi (dô) ăn đám cưới sao họ ăn cho được.
Bà Năm nổi điên, la lại thằng Hải:
-Mắc chừng gì hông ăn được.
Thằng Hải trả treo:
-Hông lẽ gắp thức ăn rồi kéo khẩu trang xuống bỏ đồ ăn (dô) miệng rồi kéo khẩu trang lên nhai hả má, (dậy đó) nên thiên hạ ở nhà là cái chắc luôn, kiểu này tui lỗ sở hụi lớn rồi má ơi.
Ðám cưới mấy chục triệu, tui phải mượn mấy đứa bạn, kiểu này tiền đâu mà trả lại cho tụi nó, rồi tới ngày đó đồ ăn dư ê hề hông lẽ chở hết (dìa) nhà, tui rầu thúi ruột luôn nè má ơi là má.
Nghe thằng Hải "rên rỉ " như vậy bà Năm cũng thấy xót xa trong lòng, lúc này bà mới thấy nổi khổ của thằng Hải là đúng, chưa biết tính sao thì ông Năm vừa đi làm đồng về tới nhà, ông dựng cái cuốc cạnh bên cái bồ lúa, rồi lấy cái gáo múc một gáo nước mưa uống ừng ực một hơi hết sạch, đậy cái nắp lu lại ông nheo mắt nhìn hai má con bà Năm, linh cảm cho ông biết có chuyện chẳng lành bởi nó thể hiện qua gương mặt của hai người trông thấy rõ, ông bèn đánh tiếng :
--Có (Chiện) gì mà bà (dới ) nó xuội lơ cán cuốc (dậy) bà Năm?
Bà Năm phân vân chưa biết bắt đầu nói từ đâu để ông Năm khỏi nổi nóng, thì bà đã nghe thằng Hải phân trần với tía nó:
-(Chiến) này đám cưới tụi con tiêu rồi tía.
Chưa kịp phân giải cho tía mình nguyên nhân thì Hải nghe ông Năm nói:
-Bây sợ (dụ) con "Cô rô Nà" thiên hạ không dám đi chứ gì, lóng rày tía nghe thiên hạ la rần rần ba cái (dụ) bịnh hoạn này, ối mà nó xa lắc xa lơ bây ơi, tía nghe họ nói cái con (Vi rút) này nó sống ở nhiệt độ dưới hăm lăm độ xê độ xiết gì đó, xứ sở mình nóng thấy tía luôn sao nó sống nổi, (dới) lại mình ở quê mà bây, thành phố đông người sợ thì phải rồi, dưới mình rộng thênh thang, con (Vi rút) nào nó xuống đây có nước đi ăn mày chứ có gì đâu mà sống rồi lây bịnh.
Nghe ông Năm diễn giải như vậy thằng Hải cảm thấy có lý, nhưng sự thật sờ sờ ra đó, tuy là ở quê nhưng một số gia đình họ theo dõi trên mạng xã hội đưa tin về chứng bệnh nguy hiểm này nên có một số gia đình quá sợ sệt nên đi đâu họ cũng đeo khẩu trang cho chắc ăn, người thấy thấy người kia đeo họ lại làm theo khiến cho thằng Hải phát sốt lên vì cận ngày "lên xe bông" của nó và con Mén bị ảnh hưởng nhiều, nó hỏi tía:
-Con nghe tía nói con cũng an tâm phần nào, mà con sợ tới ngày đó bà con ngán con "Cô rô Nà" họ hổng tới thì sao tía.
Ông Năm cười cười rồi nói:
- Cái thằng cái đó dễ ẹc cũng bày đặt hỏi tao, bà con không tới thì hốt hết đem dìa nhà chứ biết tính sao bây giờ.
Thằng Hải xụi lơ rồi nói nhỏ:
- Nếu đúng (dậy) chết tía con rồi tía ơi.
Nghe thằng Hải than vậy, ông Năm quơ cây chổi Tàu cau dựng gần đó quấc nhẹ vô " Bàn tọa" của thằng Hải rồi ông vừa nói vừa cười:
- Cái thằng này, tía bây đứng sờ sờ đây sao bây trù tao chết. Nói (dậy) thôi tía biết bà con mình ở đây mà, ai nấy sống có tình lắm không vì cái chuyện này mà họ không đến với bây đâu, bây coi tía nói có sai hông nha, cứ đợi đó.
Câu nói này đúng là liều Vitamin hữu hiệu mà ông Năm vừa "bơm" vô cho thằng Hải làm nó cười toe toét, đầu óc nó giãn ra không còn căng như sợi dây đờn, tự nhiên lúc này nó thấy thương ông già tía mình hết sức, nó đi tới bên ông Năm đưa hai tay bồng ông Năm lên rồi nó quay tròn mấy vòng để tỏ ý biết ơn khiến ông Năm chóng mặt la làng lên:
- Cái thằng kia, bỏ tía xuống mau, bộ bây chạm mạch hay sau mà mần cái giống ôn gì kỳ (dậy), thôi thả tía xuống mau tao chóng mặt lắm rồi...
***
Ðang quét đám lá cây ngoài vườn bổng nghe tiếng con Phèn hực hực mấy cái, bà Bảy biết có người quen ghé thăm, bà nhìn ra cổng rào thấy cô Tư Hò bươn bả đi vô, chừng hai người giáp mặt nhau, bà Bảy mới lên tiếng hỏi:
- Con Tư sao giờ này bộ quỡn sao ghé cô Bảy sớm (dậy) có chiện gì hông. Cha cha hôm nay bày đặt đeo khẩu trang nữa, bộ tính ra chợ Huyện hả, nếu ra ngoài đó cho tao gởi mua ít đồ (dới) bây.
Cô Tư Hò trả lời:
- Quỡn gì đâu Bảy ơi, sẵn đi công (diệc) ghé qua hỏi Bảy cái (dụ) đi đám cưới thằng Hải (dới) con Mén nè.
Bà Bảy nói : Hỏi gì thì tới ngày đó mình đi thôi, bộ bây bận bịu gì hả, kệ bây ơi đời người có một lần, bận gì cũng phải tới chia (dui) ăn (dài) miếng, uống chút đỉnh rồi mình kiếu, mấy chục năm sống chung trong ấp tình nghĩa sâu đậm lắm, hai ông bà Năm coi (dậy) chứ ăn ở có trước có sau lắm đó bây.
Nghe bà Bảy nói vậy, cô Tư Hò ái ngại trong bụng nhưng cô cũng ráng nói ra cái suy nghĩ của mình, cô Tư Hò đưa ra cái ý nghĩ giống y chang cái ý nghĩ của thằng Hải, cô Tư dẫn giải cho bà Bảy hiểu rõ cái sự lây lan của căn bệnh quái ác này mà lúc rày cả xã hội đang lên cơn sốt với con "Cô rô Nà", chừng thấy bà Bảy "Thấm đòn" cô Tư Hò kết luận:
-Thôi con tính (dầy) Bảy thấy được hông, chắc con ghé lại nhà ông Bà Năm con gửi bao thơ mừng cho hai đứa trước rồi con xin vắng mặt bữa đó cho chắc ăn, con nói thiệt (dới) Bảy nha, lỡ mà con bị lây cái con ( Vi rút) này thằng chồng say xỉn của con nó quậy con banh chành luôn, con sợ lắm Bảy ơi, mấy ngày nay chả cứ nói bóng nói gió cái (dụ) đám cưới (quài) hà, con rầu gần chết vì đi cũng không nỡ mà không đi cũng không đành.
Nghe cô Tư Hò nói vậy bà Bảy băn khoăn trong lòng, thoáng nghĩ bà cho rằng tình nghĩa xóm làng nó sẽ lấn át nổi sợ cơn dịch bệnh này nên bà nhất quyết sẽ đi đám cưới, rồi ý nghĩ khác nó lớn hơn nó muốn lấn át cả ý nghĩ ban đầu bởi là con người bà Bảy cũng sợ chết sợ bệnh , rồi đầu óc bà đang lan man như đang ở giữa hai dòng nước, đến chừng cô Tư Hò lên tiếng hỏi bà mới giật mình rồi nói như người bị "liệú:
- Ừ hông đi, à mà đi cũng được.
Cô Tư Hò nghe bà Bảy nói trớt quớt theo kiểu phân hai, côTư phá lên cười rồi nói:
- Thiệt con chịu thua Bảy luôn đó, thôi con (dìa), gần tới ngày cưới tụi nó con qua gặp Bảy sau nha .
Nói xong cô Tư Hò đi ra lộ đón xe để đi công chuyện, bà Bảy thẩn thờ một lúc thì nghe tiếng ông Sáu khiều ( một người đang ve vãn bà Bảy) xuất hiện, thấy vậy bà Bảy cự nự:
- Cái ông quỷ này, hôm nay dám tới đây nữa hả, tui nói (dới) ông rồi, thôi cùng lắm tui (dới) ông làm bạn già nói chuyện (dui dẻ) được rồi, mình già hết ráo còn cái giống gì nữa mà yêu với đương ông Sáu ơi.
Ông Sáu Khiều rinh cái ghế đẩu đến ngồi gần bà Bảy, rồi ông đưa tay khiều bà Bảy một cái rồi ông nói:
- Bảy à biết là tụi mình già, nhưng già tóc già da chứ tâm hồn đâu già há Bảy, nếu muốn Sáu khiều này làm bài thơ tình tặng Bảy liền bây giờ nè.
Chưa kịp cho bà Bảy đồng ý, ông Sáu Khiều vừa cất tiếng làm thơ, bà Bảy lấy bàn tay bụm miệng ông Sáu lại khiến ông ú ớ nói không nên lời.
Bà Bảy nhỏ nhẹ nói:
- Tui biết tấm lòng ông rồi , thôi để từ từ đi làm gì cũng phải có duyên số, nếu chưa có duyên thì không thể cưỡng cầu ông ơi.
Nghe bà Bảy phán câu xanh dờn như vậy, ông Sáu Khiều sướng tê người, ông làm gan nắm lấy bàn tay của bà hun chong chóc khiến bà Bảy ngượng chín người, bà rụt tay lại rồi nói:
- Ông nói thương tui (dậy) nay mơi đi đám cưới thằng Hải (dới) con Mén ông đi (dới) tui hén.
Còn gì sung sướng cho bằng khi nghe chính miệng người trong mộng đưa ra lời mời này, ông Sáu vội đứng phắt vậy rồi nghiêm trang giơ tay lên chào kiểu nhà binh, ông nói lớn :
- Yes Madam
Bà Bảy lấy làm vui trong bụng rồi làm bộ đuổi khéo ông Sáu về để bà lo công việc trong nhà.
- Thôi ông dìa đi, nhớ tới đám cưới tụi nhỏ ông ghé lại chở tui đi nha.
Ông Sáu đá lông nheo với bà Bảy ngầm cho biết ông đồng ý làm theo yêu cầu của người mình thương, ra khỏi vườn nhà bà Bảy ông Sáu mới dám hát :
- Con gái nói có là không, con gái nói không là có đó....
Ông hát rân trời khiến ông Tư Xị đang say rượu lè nhè trên đường cũng thắc mắc:
-Cha chả anh Sáu hôm nay yêu đời dữ ha, chắc khiều được bà nào rồi chứ gì, ông ham mê bóng sắc có ngày đọa đày tấm thân nghe anh Sáu, đàn bà (dới) tui bây giờ là con số không.
Nói tới đây ông Tư xị tự nhiên lủi vô bụi cỏ dại nằm lăn quay ra ngủ, thấy vậy ông Sáu nói :
- Chèn ơi! Ta đang yêu tâm hồn phơi phới, ai như ông lủi vô bụi cỏ ngủ khò, có mẹ nào điên mới ráp (dô) (dới) ông nha ông Tư.
***
Ngày cưới của Thằng Hải và con Mén vẫn tổ chức ở nhà hàng ngoài chợ Huyện, cứ tưởng thiên hạ sợ dịch bệnh sẽ gửi quà mà không đến dự, nhưng không bà con trong ấp đến thật đông, lác đác vài người mang khẩu trang nhưng khi vào nhập tiệc tự dưng khẩu trang không còn hiện diện trên khuôn mặt họ nữa, chắc ai cũng muốn mình có tấm ảnh đẹp nếu mang khẩu trang thì còn chụp hình làm gì, ông Sáu Khiều cặp tay bà Bảy vô đám cưới y như cặp vợ chồng thứ thiệt khiến bà con cùng quanh ai nấy ngạc nhiên vô cùng, có người tán thành họ ăn ở nhau đến cuối đời, cũng có người không đồng ý họ viện dẫn già rồi còn vướng vô sợi tơ hồng chi nữa cho rối rắm cuộc đời , ngồi xuống cái bàn di thằng Hải chỉ chỗ, bà Bảy gặp ngay vợ chồng Cô Tư Hò, bà Bảy vui mừng nói :
- Tao nghi bây lắm, hổm nói (dậy) nhưng tao biết bây không bỏ ông bà Năm, sống (dậy) đó mới trọn nghĩa xóm làng bây ơi.
***
Ðám cưới thật đông đủ vì không ai nỡ lòng để tân lang và tân nương buồn tủi trong ngày trọng đại của họ, vui nhất là thằng Hải và con Mén, hai đứa tay trong tay đến từng bàn cảm ơn cái ân tình sâu nặng của bà con đã không e ngại khi cơn đại dịch hoành hành, người vui tiếp theo là vợ ông ông Năm, dường như thấy mình đón trúng phóc khi thằng Hải e ngại về ngày cưới của mình, đi ngang hai đứa nhỏ ông nói thì thầm cho thằng Hải nghe:
- Ê mầy thấy già tía mầy làm thầy bói được chưa? Tao đoán (diệc) như thần mà.
Hơi quê vì bị tía nhắc vụ hôm nọ, Thằng Hải nói:
- Thôi mà tía, tía là số một....
***
Cũng mừng qua hết mười mấy ngày là thời gian ủ để căn bệnh bộc phát, mây phước không ai trong tiệc cưới ngày hôm đó có biểu hiện gì mắc bệnh, ông Năm nói:
- Thiệt là cái gì người tính cũng không bằng trời tính.
Nghe chồng than thở như vậy, bà Năm nói chêm vô:
- May phước không có chuyện gì xảy ra, nếu không mình ăn ngủ không yên đó ông ơi.
Hai ông bà nhìn nhau đồng nở một nụ cười đầy viên mãn./.
Viết xong 18g00 chiều mùng 8 tết Canh Tý 2020
****
***
Nghe trẻ em Pháp hát bài vở lòng « à, bề, xê, đê, ế, ép, g... » hay Anh « ầy, bì, xi, đi, ý, ép, dgi... » mà nhớ đến mẫu tự Việt nam. Căn bản viết giống nhau nhưng vì cách phát âm khác nên số lượng cũng du di tùy ngôn ngữ. Tiếng Việt đơn âm có dấu, khác hẳn ngôn ngữ ngoại cùng gốc la tinh, đa âm, có thể do một hay nhiều vần. Như chữ « nghiêng » dài nhất tiếng ta chỉ gồm 7 chữ cái, Pháp có « anticonstitutionnellement »(23), Hòa lan với paternosterbollekesfabricant (28)...
Trung quốc viết bằng gạch sổ tượng hình, như chữ Nôm ta ngày xưa, mỗi từ riêng biệt, phong phú hóa tiếng mình bằng cách ghép chữ vào nhau hoặc với các bộ như bộ « mộc », « khẩu »... tạo thành chữ mới.
Tuy nhiên, không biết trên thế giới có thứ chữ nào mà nhiều mẫu tự, khi xướng lên, còn có thể đọc được thêm bằng cách khác. Mẫu tự ta, tự nó đã có nghĩa, độc lập đứng một mình cũng tự hào :
« Ðã mang tiếng ở trong trời đất,
Phải có danh gì với núi sông ».
nên cũng có tên thật tên riêng. Như mẫu tự « b » được đọc « bê », hay « bờ » đồng thời có hai nghĩa khác nhau.
Vậy nào chúng ta hãy cùng nhau ?ê ả lại những chữ cái đầu đời của thuở học trò con :
Nguyên âm ta có 12 :
-sáu không dấu: a, e, i, o, u, y (i dài hay i grec, đọc I ),
-sáu có dấu : ă (á), â (ớ), ê, ơ, ô, ư .
- 17 phụ âm đơn thường được đọc bằng một hai cách như :
- b (bê, bờ),
- c (xê, cờ),
- d (dê, dờ),
- đ (đê, đờ)
- g (gờ) chỉ ghép với a, o, u, trừ ngoại lệ khi ghép với chữ i thì đọc khác đi là như chữ j tiếng Pháp hay chữ d (dờ). Ngoài ra phải ghép g với phụ âm h thành phụ âm ghép gh đọc là gờ và chỉ được dùng trước e, i,
- k (ca, cờ),
- l (lờ),
- m (em, mờ),
- n (anh, nờ),
- p (bê dưới, bê phở) chỉ dùng ở phần cuối chữ, nếu dùng ở đầu phải ghép với h, đọc( phờ)
- q (cu) không bao giờ dùng một mình luôn ghép chung với u,
- r (rờ),
- s (ếch, sờ),
- t (tê, tờ)
- v (vê, vờ),
- x (ích, xờ),
- nguyên âm ghép như ai, ao, au, ay
âu, ây
eo,
êu
ia, iê, iu, iêu,
oa, oe, oi, oai, oay, oă
ơi
ôi
ua, ui, uơ, uô, uôi, uy, uyu, uơi, uyê, uâ, uây, uê
ưa, ươ, ưi, ưu, ươi
yê, yêu
-Và phụ âm ghép như ch (chờ), gh (gờ), kh (khờ), ng (ngờ), ngh (ngờ), nh (nhờ), ph (phờ), th (thờ), tr (trờ).
- phụ âm ghép với nguyên âm : gi (dờ),trường hợp ngoại lệ đã viết ở trên
qu(quờ)
Thêm vào đấy 5 dấu, hỏi( ?), sắc (?), huyền (`), ngã (~), nặng (.) dành riêng cho tất cả nguyên âm,
Dấu mũ ?? ^ ?? chỉ riêng cho a, e, o, thành
â, ê, ô,
Dấu ?á? nửa hình mặt trăng đăc biệt trên chữ a thành ă.
Và dấu móc cho o, u thành ơ, ư.
Thử nhắm mắt lại tưởng tượng hình dung lắng nghe các em bé bậm môi, nhíu mày đánh vần, tròn mắt đọc lỏm bỏm, ì ạch hay rộn rã theo nhịp thước của thầy cô, các bạn sẽ ngạc nhiên khám phá ra bao điều ngộ nghĩnh, bất ngờ qua bảng chữ cái đầu đời,...
Từ đó bắt nguồn cho lắm chuyện vui, hài hước, thô tục, bao điều tréo cẳng ngỗng, trớ trêu xảy ra. Người Việt ta thường chê, tránh nói tục, nên « lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau ». Ngay cả trong văn thơ, ẫn ý chỉ hơi không thanh thôi là bị chê bai chỉ trích như thơ Hồ Xuân Hương chẳng hạn.
Thế mà ngay trong mẫu tự căn bản, đã có chữ Q mà các cụ đồ nho, « hiền nhân quân tử » ai mà chẳng... có... nghèn nghẹn cũng đành đọc chính danh.
- Ba ơi ba, có thư, nhiều thư lắm !
- Bé Tâm vui vẻ nhanh nhẩu cầm xấp thư chạy vào nhà.
- Thư ai vậy con ?
- Con không biết,... tên viết tắt.
- Con cố đọc thử đi.
Bé Tâm không chần chừ đọc một lèo :
Thư thứ nhất N. CH. M. ( anh chờ em) .
Thứ hai N. Q. Trần (anh cu trần).
Thứ ba V. S. Q. (vờ sờ cu).
Thứ tư T.Q. (tê cu )
Thất kinh, không kịp phản ứng, bịt miệng la con, ông bố khựng lại, chợt hiểu ra... cười chảy nước mắt.
Thật ra cũng tại cái ... chữ nầy ! Nằm yên hiền như bụt, gọi đến hóa phiền hà !
Nhớ lại chuyện kể về tên viết tắt của Cố Thủ tướng Anh Winston Churchill : W.C.. Một hôm có ký giả hỏi W. Churchill về lời phê bình công khai ở Hyde Park của đảng đối lập hàm xúc tính cách phỉ báng xúc phạm đến tên Ông : ??Ông ta chỉ là cái W. C.??(water closet).
Bình tỉnh, hóm hỉnh mỉm cười, W. Churchill phản pháo :
?? Ðúng thế ! Ðiều nầy chứng tỏ xác nhận rõ ràng rằng tôi biết lắng nghe, chia sẻ, độ lượng, khoan dung. Ai cũng cần đến tấm lòng rộng mở của tôi, già trẻ gái trai không phân biệt giống màủ?.
Vậy suy ra tên Việt ta hay các tiếng gốc mẫu tự la tinh, nếu chỉ viết bằng những chữ cái đầu như T.T.M. chẳng hạn thì được đọc chính danh là ?tê tê em? hay ? tờ tờ mờ?, còn nếu đọc theo kiểu phỏng đoán, đoán mò, do trùng hợp như trên thì đôi khi như lạc vào mê hồn trận. T.T.M. có thể nghĩ là tổng thống Mỹ, tổng tham mưu, thành thật mời, tin tức mình...
Do đó điểm đặc biệt độc đáo của mẫu tự Việt là tự mình chẳng những đã có tên mà còn thêm có nghỉa riêng đặc trưng của mình nữa, khác hẵn với chữ cái ngoại hữu danh mà vô nghĩa.
Rảnh rỗi bạn hãy thử bày những cuộc đố vui hay xướng họa bằng mẫu tự.Tùy ngẫu hứng, tưởng tượng, bạn sẽ có những trận cười thoải mái, thích thú giải tỏa bao nỗi niềm,... có khi tự nhiên bật cười thành tiếng một mình như chai sâm banh bật nút nổ vang.
Nhẩm đọc lại, ta còn cảm nhận tâm tình con người lồng qua bảng chữ cái đầu đời. Tình (T) cảm luyến ái, tình yêu (Y) giữa nam nữ, anh (N), em ( M) được trào dâng bằng mẫu tự, thể hiện qua cử chỉ nhẹ nhàng, rõ ràng không hậu ý, thân mật không lố lăng, thô bạo, như ?em ngã anh bể (M ~ N B).
Cảnh trí hữu tình cũng góp phần không nhỏ vào việc riêng tư, sáng quá gây ngại ngùng, tối mò thì mèo trắng như mèo mun, ?tờ lờ mờ?( TLM ) quả là hợp tình hợp cảnh thơ mộng nhất.
Mực độ thân mật cũng xuống dốc hay leo thang tùy lúc. ??Cái thuở ban đầu lưu luyến ấỷ? qua ?hỏỉ ( ?) thăm, ?nhờ? (NH) bạn bè mai mối, ?vờ? (V) làm quen. Rồi khi ??tình trong như đã mặt ngoài còn ?Ẻ thì hẹn hò ?chờ? (CH) đợi. Và đến lúc ??tình nghĩa đôi ta có thế thôỉ? vì ?ngờ? (NG) nhau nên ?lờ? (L) nhau từ biệt.
Chỉ cần thay đổi mẫu tự trung gian giữa hai chữ N...M, bạn có ngay một loạt cử chỉ hành động thân mật, hoặc có khi thích nghĩ mà ngại làm theo phong tục Việt nam như O, bê (B), dê (D), rờ (R ), sờ (S).
Qua ký hiệu tốc ký đặc biệt đa năng đầy ám hiệu nầy, chúng ta còn có thể tạo thơ, gây ý nhạc, kích thích, khơi nguồn, truyền tin, bật mí bí mật, bằng nôi chữ thân thương:
N Ch M ~ B Ð,
N K N H N V B M.
(Anh chờ em ngả bờ đê,
Anh ca anh hát anh vờ bê em.)
Nghĩ cho cùng, điểm đặc sắc của mẫu tự Việt nam chẳng những tượng thanh, tượng hình, đa dụng, đầy nghĩa, thâm thúy mà nói chung còn lồng gắn tình yêu nguyên thể, tình người, tình yêu nhân loại, và nói riêng gia đình vẫn là nền tảng cho sự sống còn của thế nhân.
Bảng mẫu tự Việt được ví như bọc trứng của Lạc long Quân và Âu Cơ mà mỗi đứa con đều mang tên thật tên riêng cần phải duy trì, phát huy hầu làm rạng rỡ giống dòng Hồng Lạc.
****
Ðại Dịch Corona : Trách Nhiệm của đảng Cộng Sản Trung Quốc đối với dân tộc Trung Hoa và Thế Giới .
Trong các nước độc tài, lãnh tụ là các đấng tối cao, là các thần minh với đạo đức và tài năng thần thánh che chở cho muôn dân . Ðất nước dưới sự lãnh đạo của họ luôn luôn tốt đẹp, ấm no, hạnh phúc không nơi nào bằng, không thời nào bằng !
Nhưng sự thật thì khác hẳn, nên họ phải dùng tối đa các phương tiện độc quyền như báo chí, phát thanh, truyền hình quốc doanh làm sai lạc thông tin và bộ máy công an, mật vụ, dư luận viên rất hùng hậu, đông đảo, rất tốn kém để bung bít người dân và bắt bớ, đàn áp những người dám nói lên sự thật phũ phàng, những tai họa khủng khiếp, những sai lầm, ngu dốt tệ hại dưới sự cai trị của họ .
Năm 1986 nước Nga thời Cộng Sản bưng bít dân Nga và thế giới những tại hại khủng khiếp do vụ nổ nhà máy nguyên tử Tchernobyl gây ra hậu qủa lớn lao cho người dân cũng như những nước láng giềng sát biên giới . Và nay là Cộng Sản Trung Quốc bưng bít dịch Corona ở Vũ Hán để đến khi nó bùng phát không che đạy được nữa mới công bố thì đã lan rộng ra khắp nước Tàu và khắp thế giới .
Ðể xét tội lỗi của đảng CSTQ, trước hết chúng ta nhìn lại diễn biến của dịch Corona . Tất cả báo chí Trung Quốc đều loan tin bệnh viện ở Vũ Hán phát hiện ra loại viêm phổi mà người ta tưởng là dịch SARS xẩy ra năm 2002 ? 2003 từ ngày 8 tháng 12 năm 2019 . Riêng bác sĩ khoa mắt Lý văn Lượng đã ghi nhận được 8 người và ngày 30/12/2019 ông đăng trên trang tin cá nhân báo động để các đồng nghiệp đề phòng bị lây nhiễm .
Bốn ngày sau, ông và bảy bác sĩ khác trao đổi tin tức với ông bị Công An Vũ Hán bắt về đồn với tội ?những bình luận sai lệch làm xáo trộn nghiêm trọng trật tự xã hội ? . Như vậy là từ đầu tháng 12/2019 chính quyền Trung Quốc đã biết có bệnh dịch ở thành phố Vũ Hán nhưng chẳng những không tìm cách ngăn chặn và báo cho công chúng phòng ngừa mà ngược lại là bưng bít và đàn áp 8 vị bác sĩ ở Vũ Hán nói lên sự thật .
Bác sĩ Lý văn Lượng bị lây nhiễm virus Corona và chết ngày 7/2/2020 . Chỉ trong hai ngày 7 &8 tháng 2 hơn 1,5 tỷ lượt người xem trên truyền hình đám tang của ông và vinh danh một vị lương y bị Cộng Sản đàn áp là anh hùng dân tộc . Tất cả sự công phẫn, oán giận của công chúng dành cho đảng Cộng Sản .
Câu nói lịch sử của ông 2 ngày trước khi chết trong một cuộc phỏng vấn : ? Nếu chính quyền công bố sớm nạn dịch, tôi tin rằng tình hình đã tốt hơn ?.
Tội thứ hai của đảng CSTQ và chính quyền do đảng này dựng lên là bỏ người dân thành phố Vũ Hán ngập chìm trong hoảng loạn, chết chóc, bệnh tật :
-Ngày 31/12/2019 Trung Quốc thông báo cho Tổ chức Y Tế Thế Giới ( WHO) của Liên Hiệp
Quốc bệnh dịch Corona . Dân chúng không được thông báo .
-Ngày 18/2/2020 Bí Thư và chính quyền thành phố Vũ Hán lo tổ chức buổi tiệc vĩ đại với 40.000 người tham dự trong khi trong bệnh viện người chết nằm dài trên các lối đi. Bệnh viện quá tải, thiếu bác sĩ, y tá, thiếu thuốc, thiếu khẩu trang . . . .
-Ngày 20/1 Trung Quốc mới chính thức công bố chính thức bệnh dịch ở Vũ Hán .
-Ngày 22/1/2020 tức 28 tết ra lệnh phong tỏa cách ly Vũ Hán thì 5 triệu nhân viên, công nhân và cả dân cư của thành phố này túa về quê hương ăn tết hay đi du lịch khắp nước và nhiều nơi trên thế giới mang bệnh dịch đi gieo rắc . Từ tỉnh Hắc Long Giang miền cực Bắc tới tỉnh Vân Nam miền cực nam, phía tây là Tứ Xuyên, phía đông là Phúc Kiến, Quảng Ðông, thủ đô Bắc Kinh, Thượng Hải . . . chỗ nào cũng có người nhiễm bệnh làm nhiều thành phố phải có biện pháp tự cô lập, tự biến thành thành phố ma kể cả Bắc Kinh, Thượng Hải, Hằng Châu, Ôn Châu . . . . Một người dân Vũ Hán đi du lịch chết ở Phillippines, một người khác chết ở Paris nước Pháp, một người mang bệnh tới tận Ai Cập .
Sau cùng, cái tội của đảng CSTQ là không dùng ngay các doanh trại và lực lượng quân đội đông nhất ? hơn 2 triệu người ? trang bị hùng hậu nhất để cứu dân trong cơn hoạn nạn . Phải đợi đến ngày 26/1, tức hơn 1 tháng sau khi bệnh bùng phát, mới cho Quân Ðội ?Giải Phóng Nhân Dân? dựng bệnh viện dã chiến thì đã quá trễ . Và với 1.000 giường nằm trong khi Vũ Hán có hàng chục ngàn, thậm chí cả 100 ngàn người bệnh thì như 1 giọt nước lạc trong biển cả .
Trước dư luận thế giới và sự công phẫn tột cùng của toàn dân Trung Hoa, Tập cận Bình, đảng trưởng đảng Cộng Sản Trung Quốc, phải nhận tội trong cuộc họp của Bộ Chính Trị tại Thiên An Môn ngày 3/2/2020, nguyên văn như sau : ?Dịch bệnh là cuộc trắc nghiệm quan trọng khả năng điều hành đất nước mà Ðảng đảm nhận và rút tỉa kinh nghiệm ? ! Khi Tập nhận tội thì cả ngàn người khắp nước Trung Quốc đã chết rồi .
Cầu mong cho dân tộc Trung Hoa sớm thoát cơn đại họa Corona, cũng như sớm thoát khỏi chế độ độc tài Cộng Sản và thế giới sớm ngăn chặn được thảm họa này .
***Tuỳ Bút :
(Tuỳ bút, _Mùa Ðông 2020, nhớ lại Mùa Ðông 2014)
Tuổi thơ thường mơ ước một thiên đường, gọi là Thiên-đường-Tuổi-nhỏ. Trong thiên đường đó, các em nhỏ sống với tất cả sự ngây thơ, hồn nhiên, trong sáng rất đáng yêu: Một cái vỏ hộp nho nhỏ đơn sơ lượm được từ đống rác cũng có thể biến thành một đồ chơi thích thú. Một manh áo mới bằng vải thô sơ cũng là một cái áo đẹp để khoe với các bạn. Một thôn xóm nhỏ tại vùng quê hay một góc phố thị thành cũng đủ tạo nên sự hài lòng với cuộc sống.
Thiên đường của tuổi thơ chỉ đơn sơ như thế. Nó đem lại tâm trạng an lành trong nội tâm của các em. Nhưng nó gợi ra tâm trạng xót xa khôn cùng ở tha nhân. Ðu dây hoặc ngồi trong túi plastic qua giòng suối chảy xiết để tới trường đối với tuổi thơ có thể là một điều thú vị ban đầu nhưng chắc chắn sẽ tiếp nối một nỗi sợ hãi. Xem hình ảnh các em học sinh và cô giáo trẻ Ðiện-biên, làm sao ngăn khỏi cảm tưởng bàng hoàng, sửng sốt và ray rứt cùng với lòng thán phục các em nhỏ và cô giáo đã can đảm gạt bỏ nỗi lo âu, sợ hãi để đến trường. Làm sao ngăn khỏi nỗi ray rứt khi hình ảnh bi đát đó đã đẩy lùi trở lại thời đại hoang sơ hay ít ra bao nhiêu thế kỷ trước.
Thiên đường ở đâu nhi? Một xứ sở kia ở ngay trên hạ giới này, không hẳn được gọi tên là thiên đường nhưng trong thực tế đã có biết bao nhìêu cầu bắc qua sông, suối, ghềnh thác, vực sâu hoặc có hàng dặm dài cầu gỗ chạy ven bải cát, chọc ra biển khơi. Trái lại một xứ sở khác, nơi xã hội được mệnh danh là Thiên Ðường, có những tượng đài rất tốn kém, những khu giải trí xa xỉ, những công thự, biệt thự, lâu đài tư gia hoành tráng, trong đó có loại nhà sàn ghép bằng gỗ rừng thật hiếm quí. Cùng nơi ấy, nhiều khu rừng bạt ngàn đã bị đốn chặt bừa bãi cho nhu cầu làm giàu cá nhân.
Thật tội nghiệp! Hình ảnh Thiên-đường-Tuổi-nhỏ chỉ là một mơ ước nhỏ nhoi: Chỉ cần một số nhỏ gỗ rừng là các em nhỏ và cô giáo Ðiện-biên đã có thể có cầu băng qua giòng nước đang cuồng nộ dưới chân.
Ôi, Thiên-đường-Tuổi-nhỏ của những người em nhỏ thân thương!
Mar. 24.2014 [Nguồn:Web]
Nguyệt San Giao Muà xin cám ơn những thân hữu đã dóng góp bài vở cho Nguyệt San Giao Muà số 215 . Một số bài khác sẽ được đăng dần vào số tớị Mong mỏi sẽ nhận được những sáng tác của các bạn bốn phương để cho Nguyệt San Giao Muà thêm phần hương sắc trong tương laị
2) Ðể rút ra danh sách của NSGM (unsubscribe),
xin gửi email về GiaoMua@hotmail.com
3. Mọi chi tiết, thể lệ, thắc mắc, xin gửi về:
GiaoMua@hotmail.com
4. Mọi bài vở, đóng góp, xin gửi về:
GiaoMua@hotmail.com
Nguyệt San Giao Muà
Homepage: http://www.GiaoMua.com
Thể lệ gửi bài cho Nguyệt San Giao Muà:
Mong bạn gửi Bài cho GM theo cách này là tốt nhất :
1. Dùng mẫu chữ Vietnet (VIQR) hay Unicode
2. Viết Hoa chữ đầu của bài và bút hiệụ Ví dụ: Giọt Mưa Trên Lácủa NS Phạm Duy
3. Gửi bài ngay trong email (không kèm file), để cho BBT khỏi mất công download xuống để đọc
4. Gửi tất cả các bài trong 1 tháng 1 lần trong1 email, nếu tiện.
5. Bài vở xin gửi đến trước ngày 25 mỗi tháng
6. Mọi chi tiết, thể lệ, thắc mắc, xin gửi về: GiaoMua@hotmail.com
Cám ơn bạn rất nhiều, vì nhân sự có hạn, BBT không thể ngồi đánh máy lại từng đề bài hay bút hiệụ
P.O . Box 378
Merrifield, Virginia 22116
USA
Trang Nhà