Nguyệt San phát hành định kỳ vào mỗi đầu tháng
Nguyệt San Giao Mùa
Merrifield, Virginia
22116
USA
Số 258
Ngày 1 tháng 12 năm 2023
Home
|
Giao Mùa (Unicode)
|
Giao Mùa (Vietnet)
Những Số Cũ | Thư Ngỏ | Liên Lạc | ||
Chủ Nhiệm kiêm Chủ Bút: | Ðinh Trường Như (TK Trung Kỳ) |
Ban Biên Tập: |
Mạc Phương Ðình, Phan Thái Yên |
|
Chung Thủy, Nguyễn Thị Thanh Dương |
|
& TK Trung Kỳ |
Mọi bài vở đóng góp xin gửi về GiaoMua@hotmail.com
Copyright
2002 by Giao Muà e-magazine and respective authors
++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++
Bài vở trên Giao Muà là do các tác giả gửi đăng và Giao Muà không chịu trách nhiệm về nội dung. Muốn xin trích đăng lại, xin liên lạc với GiaoMua@hotmail.com.
I . Thơ _______________________________________________________________________
1. Nỗi Buồn Mùa Ðông | ______ Hàn Thiên Lương | |||||||
2. Vô Ngôn | ______Sương Anh | |||||||
3. Nụ Cười | ______Thanh Hà | |||||||
4. Chiếc Lá Thu Ðông | ______ Nguyễn Thị Thanh Dương. | |||||||
5. Ta Làm Thơ Cho Vui Vẻ Tháng Ngày | ______ Quách Như Nguyệt | |||||||
6. Bánh Pía | ______Bạch Liên | |||||||
7. Ðôi Mắt Ngày Về | ______Thylanthảo | |||||||
8. Bến Ðò Năm Xưa | ______Bảo Giang | |||||||
9. Tình Sương Cỏ |
______ Tình Hoài Hương 10. Mơ Chiều |
|
______ChinhNguyen/H.N.T. | 11. Ðêm Qua Em Có Ngủ Yên |
|
______ Lê Miên Khương | |
II . Văn _______________________________________________________________________
1.Muà Giáng Sinh Ðang Ðến ___________ Nguyễn Thị Thanh Dương | 2. Khi Ðịnh Mệnh Cúi Nhìn ___________ Tình Hoài Hương |
3. Gom Nhặt Lá Hoa - Tái Ông Thất Mã ___________ Thanh Hà |
4.Không Là Trăm Năm (Phần I) ___________ Phan Thái Yên |
5.Tụi Mình Còn Lại Gì ___________ Hai Hùng SG |
6.Thế Giới Thần Tiên Của Ông-Cháu III ___________ ChinhNguyên/H.N.T. |
7.Tâm Sự Về Việc Soạn Sách "Văn Hóa Tâm Linh" ___________ Ðặng Xuân Xuyến |
8.Câu Chuyện Mùa Tạ Ơn ___________ Kim Loan |
9.Sớm Mai ___________ Bạch Liên |
III . Nhạc__________________________________________________
1.Chia Tay Ði ___________ Chương Hà |
IV . Tin Tức /Trả Lời Bạn Ðọc__________________________________________________
1. Tin Tức/Trả Lời Bạn Ðọc _______ Ban Biên Tập |
I . Thơ __________________________________________________
II . Văn___________________________________________________________
Nguyễn Thị Thanh Dương
Tình Hoài Hương
3. Gom Nhặt Lá Hoa - Tái Ông Thất Mã Thanh Hà
Phan Thái Yên Phan Thái Yên Hai Hùng SG
Hai Hùng SG 6. Thế Giới Thần Tiên Của Ông-Cháu III ChinhNguyên/H.N.T. ChinhNguyên/H.N.T. 7. Tâm Sự Về Việc Soạn Sách "Văn Hóa Tâm Linh" Ðặng Xuân Xuyến Ðặng Xuân Xuyến Kim Loan Kim Loan Bạch Liên Bạch Liên III . Nhạc___________________________________________________________
Chương Hà
IV. Hộp Thư Toà Soạn
___________________________________________________
Thể lệ để nhận Nguyệt San Giao Muà:
1) Ðể vào danh sách của NSGM (subscribe),
xin gửi email về GiaoMua@hotmail.com
Ðịa Chỉ Liên Lạc:
Nguyệt San Giao Muà
Copyright
2002 by Giao Muà e-magazine and respective authors
Còn một tháng nữa mới đến ngày lễ Giáng Sinh mà nhà chị Bông đã bận rộn hẳn lên. Chị đã mua mấy tấm thiệp thật đẹp để gởi chúc Giáng Sinh và Năm Mới đến những người thân, còn đa số bạn bè vợ chồng chị Bông đều nhận và gởi những thiệp chúc qua email vừa nhanh vừa tiện.
Ba đứa con chị Bông là Tabi, Betsy và Holden nhất định phải có thiệp gởi cho ông bà nội của chúng, thiệp tự tay chúng vẽ kiểu và trang trí rồi mới viết lời. Nhận những tác phẩm vừa xấu vừa rẻ tiền của ba đứa cháu, ông bà nội nó đều thích mê, gọi phone khen rối rít.
Giờ này ông bà đang chờ mong nhận thiệp các cháu lắm đây, cứ như người ta sung sướng chờ đợi nhận món qùa đặc biệt hay ho, đẹp đẽ và đáng giá lắm.
Ba chị em nó thi nhau cắt giấy tô màu và ghi những lời ?vàng ngọc? đến ông bà nội, chị Bông sẽ xem lại từng tấm thiệp trước khi chúng bỏ vào phong bì dán kín và bỏ vào thùng thư.
Cô trưởng nữ Tabi viết rằng? Chúc ông bà nội Giáng Sinh và năm mới vui vẻ. Cháu yêu ông bà như yêu phở nhưng nhiều hơn một chút?.
Chị Bông lẩm bẩm:
- Con ơi là con, sao lại so sánh phở với ông bà nội chứ.
Anh Bông thở phào nhẹ nhỏm:
- Tabi thích ăn phở, may mà phở vẫn đứng sau ông bà nội.
Cô con gái thứ Betsy thì sau những lời chúc thông lệ cô bé viết thêm: ? Năm nay cháu ?khổ? lắm vì tiền để dành của cháu ít hơn Tabi và Holden?.
Ðến thiệp của thằng út Holden, cháu nội đích tôn của ông bà hứa hẹn rằng: ?cháu sẽ mang về Texas một món qùa tặng ông bà?
Chẳng cần biết là qúa gì nhưng chắc chắn ông bà nội sẽ ?mòn mỏi từng ngày chờ cháu về thăm để nhận qúa tặng của cháu.
Chữ nó viết lúc to kềnh càng như đá tảng lúc thu nhỏ lại như con kiến, kiểu chữ gà bới chị Bông nhìn vào đã hoa cả mắt, ông bà nội dù đeo kính lão chắc cũng điên đầu luôn. Thế mà mấy lần trong qúa khứ ông bà không chê chữ thằng cháu nội viết xấu còn hí hửng tiên đoán với nhau:
- Chữ xấu ?di truyền từ bà nội nó có gì lạ đâu. Thế mới là con cháu nhà này
- Những người thuận tay trái đều tài giỏi hơn người, thằng Holden chẳng những viết bằng tay trái lại thêm chữ xấu mai mốt là bác sĩ đấy, bà thấy có bác sĩ nào viết toa thuốc đọc ra hồn đâu? chữ ngoáy tít trời xanh thì chỉ có trời mới hiểu ông ấy viết gì..
Ba lá thiệp được bỏ vào thùng thư. Thế là xong một việc quan trọng và cần thiết. Bởi nếu thiệp đến trễ ông bà nội lại sốt ruột liên tục gọi phone hỏi thăm:
- Các cháu viết thiệp cho ông bà chưa? gởi nhanh cho ông bà để ông bà treo thiệp cháu lên cây Giáng Sinh.
Những tấm thiệp của ba đứa luôn được ông bà nội treo lên cây Giáng Sinh để khoe với mọi người những lời chúc mừng đáng yêu của các cháu.
Ba đứa cháu nội là gia tài lớn nhất qúy hóa nhất của ông bà, đứa nào cũng đáng yêu.
Mỗi mùa Giáng Sinh hoặc ông bà nội đến thăm Utah hoặc gia đình chị Bông từ Utah về Texas thăm ông bà nội, dù ở Utah hay Texas thì bà nội cũng sẽ đi lễ nửa đêm cùng gia đình chị Bông, chị đạo công giáo trong khi nhà chồng đạo Phật, bà mẹ chồng dễ tính và cởi mở chẳng phân biệt đạo nào cả, vẫn thích đi lễ nhà thờ cùng con cháu trong đêm Giáng Sinh huyền diệu ấy dù mùa đông xứ núi Utah tuyết nhiều gío lạnh căm căm bà cũng chẳng ngại ngần.
Năm nay anh chị Bông vừa mua nhà mới nên bận rộn hơn mọi năm vì còn phải xã giao với những cư dân hàng xóm trong mùa lễ tết đầu tiên tại thành phố Kaysville này nên chị chưa dò tìm vé máy bay.
Chị Bông đã đi tiệm mua được mấy món qùa tặng Giáng Sinh cho hàng xóm thân cận đáp lễ lại ngày gia đình chị mới dọn vào nhà họ đã đến làm quen tặng qùa và chúc mừng người hàng xóm mới. Chị mang qùa đến để trước cửa vài nhà hàng xóm lân cận nhất.
Cả khu nhà mới này chỉ có nhà chị Bông và một gia đình người Nhật là dân Châu Á. Bà hàng xóm Nhật Bản đã thân thiện sang làm quen với chị Bông trước và bà nói một câu đầy tình cảm:
- Khu nhà của chúng ta đẹp thế này. Mong rằng hai gia đình Châu Á chúng ta sẽ kết thân và ở đây lâu dài nhé.
Anh chị Bông chẳng mấy khi cho các con tiền vì không muốn chúng tiêu xài vớ vẩn, ngay cả tiền qùa tặng sinh nhật hay tiền mừng tuổi của ông bà gởi cho chúng cũng vào tay bố mẹ ?giữ giùm. Nhưng mỗi đứa vẫn có vài đồng tiền lẻ hiếm hoi, là khi đi hội chợ tết Việt Nam được một bao lì xì màu đỏ có tờ 1 đồng mới tinh bên trong hay khi chúng làm bài vở giỏi cũng được bố mẹ thưởng tờ một đồng. Thế là 3 chị em đứa nào cũng có tí vốn riêng để dành.
Hôm qua Holden nói với bố sau khi đã tính toán chi li:
- Bố chở con ra ? 1 dollar storẻ để con mua qùa Giáng Sinh tặng cho nhà mình và ông bà nội. Ai cũng sẽ có qùa.
Ông bà nội tự hào biết bao khi biết Holden chi tiêu căn cơ thế mà rất hào phóng khi có lần ở trường nó đã tiêu hết mấy đồng vốn liếng, mua những món qùa do các bạn trong trường làm để góp qũy. Holden nói đó là cách donate cho trường và sung sướng nhất là được làm chủ chính mình, được tự quyết định chi tiêu không phải thông qua bố mẹ.
Cả ba đứa đều có lòng thương người, mùa Giáng Sinh nào đi mall, đi chợ thấy người rung chuông xin tiền cho người nghèo, ba chị em đều móc hết tiền trong tuí ra cho và còn bảo bố mẹ cho thêm vì những đồng tiền của chúng ít ỏi qúa. Hay khi thấy người homeless đi thất thểu ngoài đường trong gió lạnh mùa đông chúng đều băn khoăn thương xót muốn chia sẻ cho họ chiếc áo khoác hay đôi giày ủng ấm áp .
***************
Chiều nay chị Bông đi làm về ghé vội vào chợ Việt Nam mua vài thứ để làm món bánh đúc mà chị mới học trên net tối qua. Lúc ra quầy tính tiền có một bà lớn tuổi đứng đằng sau hớn hở bắt chuyện:
- Chị mua hộp vôi làm bánh đúc hả? Chị làm bánh đúc cách nào chỉ tôi với, tôi thích ăn bánh đúc lắm.
Bà này giỏi thật, chỉ nhìn hộp vôi mà đoán không sai. Ðang bận và vội về nhưng chị Bông vẫn vui vẻ xã giao:
- Vâng, bác đợi tính tiền xong cháu và bác đứng ra chỗ kia nói chuyện để khỏi làm phiền người khác.
Chị Bông trả tiền xong đẩy xe chợ ra một chỗ và sốt ruột đợi bà vừa quen đang tính tiền, khi bà ta đến nơi chị Bông liền tỉ mỉ chỉ cách làm bánh đúc, bận thì bận đã giúp người thì làm đến nơi đến chốn. Chị cẩn thận dặn dò:
- Bác nhớ canh chừng cho nước ở độ lỏng vừa phải nhé, bột đặc qúa bánh không mượt mà, bột lỏng qúa bánh đúc không cứng dòn.
Nghe xong bà gìa thản nhiên cười :
- Chị ơi, ở tuổi bà nội bà ngoại như tôi mà quậy bánh đúc không xong thì mang tiếng là phụ nữ Việt Nam làm gì, từ bé đến lớn tôi đã quậy bánh đúc hàng bao nhiêu lần rồi, tôi hỏi chị là để?cho vui và thử tài chị thế nào thôi. Tôi có nhắm mắt lại vẫn quậy xong mẻ bánh đúc tuyệt vời ngon đấy nhá.
Chị Bông cụt hứng, tiếc công mình đứng đợi và chỉ cho bà gìa cách làm bánh đúc.
Thấy vẻ mặt tiu nghỉu của chị Bông, biết là mình ăn nói vô duyên bà gìa vội nói:
- Thôi bỏ qua món bánh đúc, gần đến lễ Giáng Sinh chị chỉ tôi làm bánh Giáng Sinh đi, món này thì tôi chưa biết làm bao giờ.
Chị Bông thành thật:
- Cháu cũng không biết làm bánh Giáng Sinh, khó ở chỗ trang hoàng bánh? ?
Chị Bông chợt lóe lên một niềm vui và không còn trách bà này nữa, vô tình bà đã nhắc nhở chị món bánh Giáng Sinh, món bánh mà ba đứa con chị đều thích
Nhất định chị sẽ xem cách làm trên youtube và khi mang các con về thăm ông bà nội ở Texas chị sẽ trổ tài làm một ổ bánh Giáng Sinh mấy tầng hay ổ bánh hình khúc cây thật đẹp thật dễ thương cho cả nhà cùng ngắm, cùng ăn, cùng thêm vui trong không khí đại gia đình đoàn tụ bên nhau khi ngoài trời mùa Ðông gió lạnh đầy.
Chị Bông đẩy xe chợ và nói với theo bà gìa khi bà đã quay lưng bước đi:
- Bác ơi, cháu sẽ học cách làm bánh Giáng Sinh trên net, năm nay nhà cháu sẽ có một Giáng Sinh đặc biệt vì món bánh tự làm ở nhà. Chúc bác và gia đình mùa Giáng Sinh sắp đến thật vui vẻ nhé?
-----------------
-----------------------------------
Khi Ðịnh Mệnh Cúi Nhìn
Phần Thứ Nhì
Chương 30.
TƯƠNG PHÙNG KỲ DIỆU
Tình Hoài Hương
*
Buổi cơm trưa ngày Thứ Sáu với môi son thoa nhẹ, má phấn mỏng, đầu tóc vén khéo búi cao, áo quần tươm tất, một điều mà anh chị không bao giờ thấy khi em nghỉ ở nhà, họ tưởng cô đi ăn cơm khách. Sao Hạnh làm như vậy? Hoàng rất ghét đánh phấn, tô môi son mà.
Nhớ lúc xưa có một lần Hạnh muốn ?làm ra cái dáng thanh lịch đài các, đỏm đáng? nên có đánh chút phấn, tô lạt môi son hồng, búi tóc cao như cô gái xứ Lào, cô đi chơi với anh. Ngồi trên sân Cù, Hoàng cười, trìu mến lấy khăn tay lau hết phấn son trên mặt, anh ung dung thả mái tóc xõa dài ra, Hoàng nhỏ nhẹ đằm thắm:
- Em xinh đẹp dễ thương rồi, nên để da mặt em tự nhiên, đẹp hơn. Em đánh phấn ngó quá ghê!
Cô mắc cỡ muốn độn thổ, có lẽ lúc đó khuôn mặt mình lem luốc, ngố ngáo dị hợm, do vụng về không biết cách tô tréc chăng?
Ba giờ chiều, Hạnh thay áo quần đạp xe ra phố đi vòng vòng trên bến Bạch Ðằng, quán Bamboo nhìn ra hai bờ sông Hàn lặng lờ nước chảy nơi bến Hà Thân, những khoan đò trôi lênh đênh trên sóng nước, kéo theo từng vệt khói dài do họ nấu thổi. Sao cô cảm thấy lòng phiền muộn, buồn bã, lo lắng, băn khoăn theo những đốm lửa bập bùng trong bếp lò dưới những chiếc đò kia quá chừng!
Hạnh ghé tiệm lấy mấy áo dài đã may, rồi vội vàng về nhà, ruột gan cô bắt đầu nóng như lửa đốt, cồn cào, xót xa như có ai lấy cào sắt mà cào vô người. Hạnh đi tới đi lui, đi lên đi xuống, đi ra sân ngóng nhìn suốt hai hàng phố. Trở vô nhà rồi lại ra bờ giếng cô ngồi dưới gốc me, ngó về đầu ngã tư Hùng Vương và Phan Chu Trinh. Hạnh đi đi lại lại trong sự lo lắng gần như tuyệt vọng.
Ðứng trước bàn thờ, Hạnh thành khẩn chắp hai tay lên ngực với niềm tin tưởng và hy vọng, cô thì thầm cầu xin Chúa ban cho con có ước mơ tốt đẹp, xin đừng giết thêm niềm hy vọng cuối cùng còn đọng lại trên khóe mắt người con gái trước ngưỡng đời nhiều giông tố muốn hụt hơi, xin thổi về đây những ước mơ với niềm tin yêu và hy vọng tràn đầy, dù mong manh dần tắt theo buổi chiều phai nắng, Hạnh không biết việc cầu xin nầy đúng, hay sai?
Cô nghĩ: "có thể hôm kia trong lúc quá bối rối, run rẩy, bàng hoàng âu lo, mình đã viết sai địa chỉ, nên bức điện tín kia không đến tay anh chăng! Ôi bức điện tín giờ đây ở nơi nào? Ước gì mình có đôi hia bảy dặm, hoặc hóa thân thành cánh chim lướt gió tung mây đi báo tin vui tới "chàng". Ngày mai dù trước bình minh rạng rỡ lóe ánh hào quang nơi đường chân trời, hay hoàng hôn có rắt phấn thông vàng thấp thoáng đó đây, cô phải đi vào vùng khói lửa, bên bụi bờ lau lách mịt mùng cuối núi đầu ghềnh, bên con suối bạc ở ngàn chốn sơn khê, nơi chiến chinh phủ chụp kín góc trời, Hoàng sẽ chẳng gặp lại người xưa đâu.
Gần như tuyệt vọng lúc kim đồng hồ treo trên tường chỉ sáu giờ tối, thời gian chậm chạp trôi qua niềm hy vọng mong manh tắt dần theo buổi chiều phai nắng trên đỉnh me xanh. Bỗng, có mấy tiếng gõ cửa bên nhà cô Thuận, kèm theo giọng thanh niên hỏi:
- Xin lỗi bác làm ơn cho tôi hỏi: nhà cô Hồng Hạnh ở gần đây?
Cô Thuận chưa kịp trả lời, Hạnh liền chạy ra mở tung cánh cửa lớn. Hai người sửng sốt, nghẹn ngào, xúc động mất vài phút nhìn nhau không chớp mắt. Hoàng đứng chết trân trước mặt cô, anh gỡ kính mát ra, thở dài. Chiếc va-li da màu xám trĩu nặng hành trang bám bụi đường xa, áo sơ mi ca rô nhỏ màu vàng lợt, quần tây màu đen, đôi giày da màu trắng.
Trải qua năm tháng ray rứt, dằn vặt, tức tưởi, lẫn khổ đau vì cuộc tình gãy đổ vô cớ đã rèn luyện, biến đổi anh trở thành một thanh niên trầm lặng rắn rỏi kiên nghị, nhưng thoáng ưu phiền trên vầng trán in vài nếp nhăn. Chỉ riêng đôi mắt có ngọn lửa tình long lanh, nồng nhiệt, đôi mắt đó không giống bất cứ ai mà cô đã gặp, đôi mắt ánh lên niềm trìu mến, thiết tha không có gì có thể dập tắt được! Ký ức tưởng đã nhạt nhòa, tưởng đã lãng quên theo tháng năm chợt bừng lên từ đôi mắt. Dĩ vãng xa xôi một thời vàng son từ quá khứ tràn đầy ân tình là hành trang cuộc sống của mình đó.
Như sựt tỉnh trong vị trí gia chủ, run rẩy nép mình qua một bên, giọng nói Hạnh yếu ớt, lạc hẳn đi:
- Mời anh... vô nhà.
Hạnh lảo đảo run lập cập đi xuống bếp như người say rượu, cô lấy cái tách để pha nước trà, tay cô run rẩy đến nỗi dĩa và tách va chạm vô nhau kêu lạch cạch hoài, những giọt nước sóng sánh văng tứ tung, bàn tay lạnh giá cố ghì chặt lấy tách trà, Hạnh lảo đảo lờ đờ bưng trà lên phòng khách, cô đặt tách nước trước mặt anh.
Cách nhau một cái bàn vuông nhỏ, Hoàng ngồi đó, Hạnh ngồi đây hoàn toàn im lặng và bất động. Mãi lâu anh lại thở dài, lấy điếu thuốc Salem gài lên môi, quẹt lửa, anh thả từng ngụm khói lam vờn quanh trước mặt hai người. Ðiếu thuốc thứ hai tàn, lại điếu thuốc thứ ba bắt đầu.
Hạnh biết anh rất đau đớn mới hút nhiều thuốc, hút chết bỏ mà! Nhưng anh không hề rời mắt khỏi khuôn mặt người xưa. Hoàng nghĩ cô đã thay đổi ít ra là trên má phấn môi son coi ?già dặn? giống người lớn kìa. Hạnh chống tay lên cằm, cúi nhìn đăm đăm gói thuốc đặt trên bàn, đầu óc cô hoàn toàn rỗng tuếch, tê liệt, hụt hẫng. Không thể chịu đựng sự lặng thinh đầy thách đố, sự giận hờn làm kiệt lực, nỗi bi thương tràn lên khóe mắt làm trào hũ mật đắng lên miệng cô, lời lẽ vì thế cũng đắng cay theo:
- Anh còn về đây tìm gặp em, làm gì nữa?
- Em đã thay đổi, không còn như ngày xưa rồi ha?
- Trời! Em buồn và đau đớn quá!
- Chưa biết ai đau đớn, hơn ai.
- Biết vậy, sao anh về tìm em làm gì?
- Anh xin lỗi, vì ngỡ rằng em còn nhớ anh.
- Không còn gì, thì sao?
- Anh muốn trả lại em tất cả thư từ, hình ảnh của chúng mình.
- Tình cảm cho đi chẳng bao giờ đòi lại được.
- Về phần anh, anh muốn trao trả lại em.
- Anh trả lầm người rồi. Không phải là kỷ vật của em.
- Vậy thì giữa anh và em không còn gì để nói nữa. Chào em.
Câu nói đột ngột của Hoàng, cũng như sự gặp gỡ bất ngờ, làm xót xa, quặn thắt lòng Hạnh xiết bao! Nét diễm kiều, duyên dáng của một hoa hậu trên vùng trời Ðà Nẵng biến mất, khiến anh không thể nhận thấy con ong xinh đẹp kia đã giấu cái nọc độc ở đâu quá đỗi tài tình. Hoàng xô ghế đứng bật dậy, trong khi cô nhìn thẳng vô mặt anh, nói to:
- Anh ngồi xuống. Không đi đâu hết.
Sau một lúc chần chừ lưỡng lự, lặng lẽ thở dài nhìn cô đăm đăm, anh chậm rãi ngồi phịch xuống ghế, tay Hoàng chống lên cằm. Có cái gì níu giữ anh chịu khó ngồi lại vậy? Có lẽ anh vẫn còn yêu em say đắm, có lẽ anh còn nhớ nhung, đau khổ, giày vò, ray rứt bởi những nguyên cớ rối rắm xưa hết sức phi lý, khi cuộc tình hai người quá đẹp lại chóng tàn. Hay có thể trong anh còn sót lại ít tức tưởi, băn khoăn, ưu phiền, nên anh ngại ngần ngồi lại để tìm hiểu cặn kẽ nguyên nhân tại sao đang yêu nhau tha thiết, đùng một cái lại vĩnh biệt, không có lời từ giã. Nếu anh bỏ đi ngay khi câu chuyện chưa ngã ngũ, thì anh trở về đây tìm Hạnh thật vô nghĩa!
- Anh tàn nhẫn lắm!
Sau câu Hạnh nói, như có bàn tay vô hình vừa cất đi khối đá đè lên tuyến nước mắt đã từ lâu ngăn giữ, nay cổng đập đã mở toang cho hàng nước mắt trào ra, Hạnh úp mặt lên đôi cánh tay trần đặt trên bàn, cô khóc.
- Ủa, anh tàn nhẫn ở điểm nào vậy em?
- . . .
Hạnh biết mình quá vô lý khi nói: ?anh tàn nhẫn lắm?!
- Anh không hề làm gì nên tội?
- Anh đã đánh cắp trái tim em? anh bỏ nó ở nơi nào lâu vậy?
- Anh... anh...
- Rồi do em cãi lệnh chị Khánh, em cứ yêu anh, nên em đã bị chị đánh, chị bắt em phải về Huế, để xa anh. Từ đó đến nay em bị thất học, em mù chữ rồi nè!
Hoàng ngồi im sững không thốt nên lời, bật ngửa ra... bây giờ anh mới biết tại sao cô bị đi về Huế, lặng lẽ bặt tin, Hoàng thắc mắc phân vân không hiểu anh tàn nhẫn ở chỗ nào trong thời gian chia biệt đã qua? Thì ra vậy, Hoàng không dám hỏi người anh yêu.
Lúc đó, chị Huyền ở trong phòng đã nghe hết những mẫu đối thoại của hai người, chị biết rõ chuyện từ ngày em theo má về Huế, nên chị chẳng ngạc nhiên khi ?cậu tả trở về tìm gặp Hạnh. Thương em, chị ung dung bước ra phòng khách, Hoàng vội đứng dậy chào. Chị chào anh, rồi nhẹ nhàng đặt tay lên vai em gái, vỗ về:
- Em không ồn ào vậy! Việc gì cũng bình tĩnh nói chuyện. Em rửa mặt cho tỉnh táo, rồi ra đây. Nào. Ði đi.
Vâng lời chị, Hạnh đứng dậy lui xuống bếp lấy khăn rửa mặt. Chị ngồi tiếp chuyện Hoàng khá lâu, sau đó chị gọi em gái, ôn tồn nói:
- Hai em nói chuyện vui vẻ nghen, chị xuống bếp biểu cái Tí nấu cơm. Chị mời Hoàng ở lại dùng cơm tối với gia đình.
Anh nhứt định từ chối, xin hẹn dịp khác. Chị cười cười:
- Không sao! Còn nhiều dịp mà em.
Ngồi xuống ghế cũ, cô đã bình tĩnh đôi chút, thẳng thắn ngó vô khuôn mặt anh, Hạnh nhỏ nhẹ:
- Anh định về đây đòi lại thư từ, hình ảnh của anh. Phải không?
Hoàng chống tay lên cằm, đăm đăm nhìn khuôn mặt cô đã xóa hết phấn son, anh lắc đầu, tủm tỉm mỉm nụ cười duyên. Lòng Hạnh dịu hẳn, nước mắt trào quanh mi, cô run run nói tiếp:
- Không nên lưu giữ kỷ niệm cũ, em phải trả lại anh. Là đúng.
Hạnh toan bước đi, anh liền đưa tay ra ôm giữ cánh tay cô. Lắc đầu quầy quậy, Hoàng vội vàng nói:
- Thật ra anh về tìm em, không phải vì lý do đó.
- Vậy, anh đi tìm em có việc gì cần báo nữa?
- Anh tìm em, để thỏa lòng nhớ nhung, để biết rõ anh chẳng còn hy vọng gì, có thể em đã có chồng, nên anh bị em xua đuổi.
- Chưa biết ai phụ ai.
- Anh không hề phụ em.
- Anh ác thiệt.
- Em tìm câu nào nặng hơn la anh đi. Tuy nhiên, anh không thể biết: "anh đã tàn nhẫn", và "anh ác thiệt với em" ở điểm nào?
Bỗng dưng Hạnh úp mặt xuống hai tay, òa khóc thật to như trẻ thơ đòi bánh. Ðứng dậy vòng qua bên mép bàn, lặng lẽ đặt tay lên vai cô, anh nhẹ nhàng vuốt mái tóc bồng bềnh quá dài đã xõa xuống bàn che kín khuôn mặt. Biết cô rất đau khổ khi gặp lại mình, nhưng anh không thể hiểu vì sao? Hoàng lấy khăn tay trong túi quần, nhẹ nâng cằm cô lên, anh từ tốn lau hai hàng lệ tuôn trào ướt đẫm cánh tay trần. Dường như Hạnh đã dịu hẳn xuống:
- Xin lỗi anh. Ðừng buồn vì những lời em nói.
- Có nghĩa là Hạnh vẫn là... em yêu của anh?
- Với Phượng Hoàng thì em có quá khứ, hiện tại, cả tương lai ở phía trước đó, anh yêu.
- Ôi! Hồng Hạnh của anh.
Ðúng lúc nầy, Ngọc dừng xe jeep trước sân, nó chạy xộc vô nhà, miệng la ơi ới:
- Mai tụi mình đi theo phái đoàn ra Quảng Ngãi nè Hạnh.
Ngọc đứng khựng lại trước mặt Nam. Hạnh đứng dậy, giới thiệu Ngọc với anh. Ngọc ?à? và cười rất xinh, thoải mái líu lo nói chuyện tự nhiên như đã từng quen biết Hoàng từ thuở nào. Ngọc vội vì sắp hết giờ làm việc, tài xế đang chờ nó ở ngoài đường. Ngọc nói:
- Anh Hoàng về tìm bạn là phải. Hạnh ở nhà kỳ nầy, mình xin phép anh Phước cho bạn nghỉ một tuần.
- Mình phải đi làm việc.
- Ðừng trở chứng vậy. Bấy lâu nay mi khóc sưng cả mắt vì anh Hoàng rồi, bộ không biết sao?
- Ngày mai em đi ra Huế với anh. Nhen.
Thật khó chối từ trước ánh mắt thiết tha, nụ cười khả ái, lời nói thân tình lôi cuốn của ?người ấỷ, trước sự quyến rũ dường bao của anh, mà tuổi đời, trình độ kiến thức, tri thức, cung cách tao nhã, lịch thiệp, sự cao sang, đều hơn hẳn Hạnh, người mà cô yêu say đắm.
Hạnh càng yêu Hoàng rất nhiều khi anh y lời hẹn ước năm xưa: "Anh sẽ trở về miền Trung tìm em. Dù bất cứ giá nào, dù chông gai và thách đố" - như Hoàng đã hứa. Cảm ơn anh yêu.
***
Mời xem tiếp chương sau
*
Câu chuyện mất ngựa này hẳn ai cũng đều biết. Ðại khái là xưa ở làng quê kia có một ông lão bị mất con ngựa mà ông rất yêu thương. Mọi người tỏ ý tiếc cho ông, nhưng ông bình thản nói :
- Biết đâu đó lại là một việc may .
Thời gian sau, con ngựa lạc quay về dẫn theo con ngựa quí khác, người làng đến chúc mừng thì ông lại nói :
-Biết đâu đó lại là một tai hoạ .
Quả đúng như ông nghĩ, vì người con trai của ông rất thích cưỡi con ngựa quí này, một hôm con ngựa hất té làm con ông gãy què chân. Người làng đến chia buồn thì ông nói :
-Biết đâu đó lại là điều may .
Ai cũng cho là ông lão ngông .
Thế rồi quốc gia có giặc xâm lấn, mọi thanh niên khoẻ mạnh trong làng phải tòng quân ra trận. Cứ mười người ra đi chỉ còn một trở về. Riêng con ông vì tàn tật nên không phải ra trận mà thoát chết .
Cho hay bàn về hoạ phúc rất khó nói, trong hoạ có phúc trong phúc có hoạ. Cùng một sự việc, một biến cố ..hôm nay nó là cái hoạ nhưng về sau lại biến thành cái phúc. Hôm nay mình cho đó là vận xui thì ngày sau nó lại chuyển thành cái may. Và ngược lại .
Như câu chuyện đi máy bay của tôi ấy !*
*Câu chuyện nầy xảy ra từ 7,8 năm về trước, giờ tôi mới thuật lại.
Lần nầy cũng có vài trục trặc, nhưng ít hơn chuyến bay với Air France mấy năm trước nữămà tôi đã kể trong Chuyến Bay Nhớ Ðời) như lúc check-in phải bỏ lại hơn 5 ký chocolate Lindle, Cailler, Freỷđủ loại vì vượt số ký cho phép. Cậu nhân viên đang làm công việc dọn vệ sinh ở phi trường được tôi tặng chocolate ?bất như ý?này hẳn phải vui lắm vì tự nhiên được quà bất ngờ. Nhưng ngược lại gia đình tôi khi nghe kể thì tiếc quá là tiếc vì chocolate Thuỵ Sĩ nổi tiếng ngon mà. Có điều còn vớt vát được vài ký tôi cất theo hành lý ký gởi.
-Bình luận: Cùng một sự việc nhưng không phải ai cũng cùng tâm trạng giống nhau. Nỗi bất hạnh của người này lại là niềm vui của kẻ khác.
-Kết luận : -Nỗi bất hạnh? của tôi "lạm dụng ngôn từ hơi quá đáng "biến thành niềm vui của cậu nhân viên phi trường được tôi chọn ngẫu nhiên để tặng trong số vài đồng nghiệp cùng hiện diện bên cạnh cậu.
Lần nầy tôi chọn hãng hàng không Qatar cất cánh từ phi trường Zurich vì hai điểm: số hành lý được mang và khoảng cách ngừng giữa hai lần đổi phi cơ. Bất cứ hãng hàng không nào có đường bay khứ hồi Thuỵ Sĩ - Việt Nam đều phải quá cảnh qua quốc gia gốc của họ để đổi sang chiếc phi cơ khác và để thả hành khách xuống, thêm hành khách lên trước khi đến VN . Chẳng hạn hãng HK Ðức Lufthansa thì ghé về Francfurt đón khách trước khi bay sang VN. Hàng không Pháp Air France ghé Charles-de-Gaulle, Paris ? Việt Nam. HK Singapore ghé Singapore, Malaysia ghé Kualar Lumpur.v.v.
Ði hãng Qatar mỗi người được mang 30-35 ký hành lý gởi và 7 ký xách tay trong khi các hãng HK kia chỉ cho từ 20-23 ký hành lý, mà trọng lượng valise thì nặng từ 4-5 ký rồi nên lần nào tôi cũng phải cân đi đếm lại số đồ đạc, suy tính sao để vừa mang đủ quà cho mọi người vừa mang đủ quần áo để mặc, thật là đau đầu nhức óc. Valise thì soạn từ cả tháng trước, thỉnh thoảng sực nhớ là cần phải cầm theo cái này cái nọ lại chất thêm vào. Rồi lại bỏ cái khác ra. Cứ bỏ ra thêm vàỏnhư vậy cho đến ngày chót mới chịu đóng valise mà không soạn tới soạn lui .
Từ Thuỵ Sĩ đi Việt Nam khoảng 12 giờ bay cộng thêm thời gian quá cảnh và múi giờ + 6 thì luôn kéo dài qua hôm sau và ngược lại. Ngồi im trên ghế cả chục tiếng đồng hồ máu lưu thông không được rất nguy hiểm có thể bị nhồi máu cơ tim hay tai biến là chết không nhắm mắt vì chưa gặp thân nhân mà quà cáp chưa phân phối tới tay người nhận tiếc của lắm !!!
Nếu đi hãng Qatar thì hành trình chia hai phần đều nhau: từ Zurich đến Doha (thủ đô Qatar) khoảng 6 tiếng, chuyển qua phi cơ khác bay về VN khoảng 6 tiếng nữa. Cơ thể không phải bất động quá lâu nên bớt lo bị chết bất tử (tôi vẫn còn yêu đời mà) .
Thú thật lần đầu tôi chọn hãng nầy cách đây hơn mười mấy năm trước, sau khi bị một vố nhớ đời với Vietnam Airline & Air France và các xúi quẩy khác suốt hành trình cả khứ lẫn hồi, tôi cũng ngần ngại đắn đo lắm . Nhưng điều thuận lợi được mang 35 ký và quãng ngừng hợp lý giữa hai lần đổi phi cơ là lý do tôi quyết định đi hãng nầy. Dù nhát như thỏ đế nhưng đôi lúc tôi lại ương bướng muốn thử lòng can đảm của mình to đến đâu vậy .
Qatar là một tiểu quốc thuộc vùng Trung Ðông theo đạo Hồi, nằm giáp với Ả-Rập Saudi dân số chưa đến 2,5 triệu người. Có mỏ dầu đứng hàng thứ tư trên thế giới, tự trị từ năm 1971. Quốc vương trị vì biết mở mang xứ sở nên mới mấy thập niên mà Qatar đã được thế giới biết đến như một nước thịnh vượng. Họ thu hút du khách qua nhiều cách như tổ chức World Cup 2022, xây dựng trung tâm giải trí, viện bảo tàng nghệ thuật, trung tâm thương mại cao cấp, sự sạch sẽ , ... Một trong những cách quảng cáo hữu hiệu nhất là mở đường bay quốc tế thuê các phi công tiếp viên các quốc gia khác nhau rất lịch sự, ân cần phục vụ chu đáo .
Tôi không có ý định quảng cáo không công cho họ, thực tế có sao nói vậy . Ði một lần, hãng đã chiếm được sự tín nhiệm của tôi. Với lại chỉ quanh quẩn trong phạm vi của phi trường chứ không bước ra ngoài phố, không có gì phải lo nên từ ấy đến nay tôi thường chọn hãng nầy chứ không thay đổi .
Phi trường Zurich, tháng một .
Chẳng may lần này tôi đi đúng vào ngày có mưa lẫn bão tuyết ! Mọi người đã an vị chỗ ghế của mình , các tiếp viên đã kiểm soát xem tất cả có cài dây an toàn , đóng nắp khoang hành lý trên đầu , tìm chỗ ngồi cho chính họ để phi cơ chuẩn bị khởi động ?
Ủa ? Ðã quá giờ rồi mà sao phi cơ không chịu lăn bánh kìa ? Ðầu tiên tôi tưởng chắc còn đợi hành khách đến trễ, nhưng rồi thời gian cứ lặng lẽ âm thầm trôi mà con chim sắt cứ đứng trơ gan cùng tuế nguyệt, thân máy bay rung nhè nhẹ bởi động cơ đang mở. Mùa đông mới hơn 4g chiều trời đã tối mịt. Nhìn qua cửa sổ, dưới ánh đèn vàng vọt trên phi trường thấy từng sợi mưa lẫn chùm bông tuyết rơi nghiêng ngửa uốn éo bởi cuồng phong hoành hành, tôi lẩn thẩn tự hỏi: có khi nào họ huỷ chuyến, mai mới bay không ? Lạy trời đừng có giống như cái năm nọ nhé. Giờ khởi hành là 17:30, lần lượt 18h, 18:30, 19:00?, 19:10??Trễ gần hai tiếng, mà chương trình chỉ quá cảnh ở Doha có 2h10?. Tôi vái thầm nếu có thì xin huỷ ngay bây giờ trên đất Thuỵ Sĩ chứ đừng thả tôi xuống xứ mà tín đồ phải quỳ lạy làm lễ mỗi ngày 5 lần, mỗi lần không biết lạy bao nhiêu cái vào lúc bình minh, trưa, xế trưa, hoàng hôn, tối. Sao mà khắt khe quá !
19:15: Cuối cùng thì chiếc phi cơ cũng từ từ dịch chuyển trễ 105?.
Thôi, chắc mẩm 100% tôi bị kẹt ở Doha rồi thánh Alla ơi .
Nhớ lần tôi là hành khách duy nhất bị kẹt ở Moscou phải ngồi chờ từ sáng sớm tới chiều mới có chuyến bay về Thuỵ Sĩ ; tưởng tượng nếu họ đưa lộn mình đi Siberie chắc tôi bị đông đặc biến thành người tuyết ngay hôm đầu tiên mất -ai có đọc chuyện nói về những tù nhân thời Sô Viết bị đi đày ở Siberie mới thấy thời tiết ác nghiệt thế nào. Còn bây giờ lạc vào xứ Hồi giáo lỡ gặp nhóm khủng bố ISIS chắc nó chặt mình bằng gươm hay mã tấu rồi đem vứt đầu một nơi thân một nẻo, kiếp sau bị lạc không ráp lại được à .
Ngộ thật, trong cơn bối rối hay lo lắng đầu óc tôi thường nảy sinh những ý tưởng trào phúng đen tối như vậy đấy.
Tôi quay ra bày tỏ nỗi lo bị trễ chuyến bay về Saigon của mình với một phụ nữ Ðức ngồi bên cạnh bằng tiếng Anh học ở trường hơn 40 năm về trước. Thử tưởng tượng người gốc Việt Nam sống ở Thuỵ Sĩ xử dụng ngôn ngữ của Victor Hugo hằng ngày lại đối thoại bằng ngôn ngữ của Shakespeare với người Ðức, mà khả năng Anh ngữ của bà chắc cũng chẳng khá hơn tôi là bao. Thế mà nhờ vừa nói vừa áp dụng động từ tu quơ (to work, người ta thì work, nhưng tôi thì quơ tay đó mà ) nên người nầy cũng hiểu được người kia, bà trả lời rằng :
- Chúng ta bị trễ chuyến chuyển tiếp rồi nhưng "du" đừng lo lắng, họ sẽ thu xếp mọi chuyện ổn thoả thôi .
Rồi bà thản nhiên tiếp tục xem phim gì đó trên màn hình nhỏ gắn vào lưng ghế dựa ngay trước mặt. Tôi nghĩ bụng: tôi nghe bà nói chuyện với chồng bà bằng tiếng Ðức thì chắc chắn bà gốc Ðức, sao lại có máu phớt tỉnh Ăng-Lê được vậy nhỉ .
Thái độ điềm nhiên của bà giúp tôi lấy lại chút xíu xiu tự chủ. Tự an ủi :
-Thôi, cũng đành
Cũng liều nhắm mắt đưa chân.
Ðể xem con tạo xoay vần đến đâu ( Kiều, Nguyễn Du )
Rồi phi cơ cũng đáp xuống phi trường Doha, chuyến bay về VN đã bay mất tiêu rồi. Nhưng vì từng kinh nghiệm một lần lỡ chuyến, với lại có nhiều người đồng cảnh ngộ nên tôi không lo sợ đến kinh hồn bạt vía nữa .
Quả như lời bà người Ðức nói, trước khi bước qua đoạn check out để chuyển tiếp(transfert) đã có nhiều nhân viên nam nữ mặc đồng phục tay cầm tờ giấy khổ A4 có in tên thành phố của các quốc gia mà hành khách sẽ đến. Tôi hiểu đại khái họ nói ai sắp đi về thành phố như trên tờ giấy in tên thì lại đứng với họ để họ hướng dẫn giai đoạn tiếp theo .
Họ giải thích là vì trễ chuyến bay tối đó nên buộc lòng chúng tôi phải ở lại Doha 24h để đi chuyến tối hôm sau. Họ sẽ sắp đặt cho xe mini car đưa chúng tôi về khách sạn(KS) bốn sao trong thành phố nghỉ ngơi. Họ phân phối ra vài KS khác nhau vì không đủ phòng trong cùng một KS. Bao gồm phục vụ ba bửa ăn sáng, trưa, tối, xe đưa đón đi ra, vào phi trường miễn phí toàn bộ .
Trong nhóm về Saigon chỉ có tôi và một cô gái trẻ là người gốc châu Á, còn lại là người Tây Phương hoặc Trung Ðông. Tôi bắt chuyện làm quen, biết cô người Việt Nam vừa tốt nghiệp luật sư được gia đình cho sang Thuỵ Sĩ chơi thăm dì, cậu; giờ visa hết hạn nên quay về, cô nói tiếng Anh cũng khá, và khá hơn tôi nhiều .
Tôi mừng húm đề nghị cùng ở chung một phòng cho vui. Cô đồng ý. Thông thường thì tôi chỉ thích ngủ một mình một phòng, với người không quen lại càng ngại hơn. Nhưng lý do tôi đề nghị chung phòng với cô bởi tôi rất dốt chuyện đường xá phương hướng, mà chúng tôi có cả nguyên ngày mai cho đến 11 giờ đêm xe mới đến đón đưa trở lại phi trường. Tôi muốn nhân dịp mình đã ở đây thì tại sao không lợi dụng để đi thăm ngắm thành phố, cảnh vật Doha nhỉ ? Nếu một mình thì chắc chắn là tôi không dám nhúc nhích rời khỏi khách sạn một bước nào đâu. Vừa sợ lạc vừa sợ mấy ông trùm khăn mặc áo dài trắng ngồi rải rác trên lề đường tụm năm tụm ba chả biết để tán gẫu hay làm gì.
Hôm sau, khi ăn sáng được phục vụ ở KS xong, chúng tôi sửa soạn ra phố thì may thay một ông Tây trắng cùng chuyến bay bị kẹt cũng định ra ngoài thăm phố phường nên chúng tôi hợp nhau đi chung. Có lẽ nhờ trong nhóm có đàn ông nên cả ngày chúng tôi lang thang nhiều nơi mà không bị phiền phức quấy nhiễu gì cả. Thời tiết tháng một khoảng 30 độ, có tí gió từ biển thổi vào nên không nóng. Thành phố toàn xe hơi, nhộn nhịp, nhiều toà nhà cao tầng hiện đại, viện bảo tàng ... khang trang sạch sẽ .
Ngay trung tâm nhưng chả thấy người bao nhiêu, ngoại trừ thỉnh thoảng ở vài con đường có mấy ông đầu bịt khăn mặc áo dài trắng (hơi phai màu) ngồi bệt trên mặt đường nhựa không biết ngồi chơi hay làm gì. Khi chúng tôi đi ngang, họ đưa mắt nhìn theo nhưng không phản ứng nào. Chắc họ nghĩ ba người chúng tôi là một gia đình. Nếu chỉ hai phụ nữ đi riêng thì không biết có an toàn không nhỉ ?
Dân bản xứ đàn ông mặc áo dài màu trắng, đầu đội khăn. Ngay hai cảnh sát trẻ cởi ngựa đi tuần ở khu chợ cũng y phục trắng tinh, đội khăn, lưng thắt dây nịt đen bên giắt gươm bên giắt súng, giầy đen bóng loáng cho ngựa đi nước kiệu trông uy nghi oai dũng như trong truyện ngàn lẽ một đêm vậy.
Còn phụ nữ bản xứ tôi gặp lác đác trong trung tâm thương mại, từ đầu đến chân phủ áo kín mít đen tuyền có người để hở khoảng đôi mắt, có người phủ hẳn luôn đôi mắt bằng một tấm vải thưa hư vải may mùng. Cho nên tôi không thể biết được đàn bà con gái xứ ấy đẹp xấu thế nào. Thật thương hại cho những bóng ma xuất hiện giữa ban ngày. Những ?bóng mả che giấu toàn bộ gương mặt nầy tôi đã gặp nhiều ở Canada, Bỉ ?
Lúc ở khách sạn có một gia đình Hồi giáo ngồi ăn bên cạnh, người vợ vẫn trùm mặt kín mít chỉ chừa đôi mắt. Tôi kín đáo quan sát thấy người vợ khi ăn hoặc uống thì khẻ vén tấm mạng qua bên, đút nhanh thức ăn hoặc ly nước vào miệng rồi buông ngay mạng xuống. Tự nhủ thầm là mình vẫn còn may mắn không bị đầu thai vào các quốc gia trên.
Thôi tôi nghỉ nói rồi. Tôi mà tiếp tục bàn về vấn đề nầy thì e rằng nếu họ biết đọc tiếng Việt họ sẽ lùng sục (dù tôi có trốn bất cứ phương nào, mất bao nhiêu thời gian?) để xử tôi vì tội báng bổ. Mà tôi chỉ là kẻ vô danh tiểu tốt chứ không phải nhà văn Salman Rushdie - tác giả Những Vần Thơ Của Quỷ Satan- để được cảnh sát bảo vệ đâu.
Tôi cũng gặp nhiều người mặc theo lối tây phương, đó là những người ngoại quốc được thuê mướn đến làm việc cho họ, và vợ con của các chuyên viên. Khách du lịch thì hiếm hoi, ngoại trừ chắc bị trễ chuyến bay nên mới đi chơi bất đắc dĩ như trường hợp chúng tôi vậy .
-Bình luận : Giống Tái Ông thất mã, ban đầu tôi nghĩ trễ chuyến bay là xui xẻo, nhưng chính nhờ trễ chuyến bay nên tôi có dịp khám phá(không mất tiền) một trong các quốc gia theo đạo Hồi, cái đạo mà thiểu số cuồng tín nên ?con sâu làm sầu nồi canh?đang gieo rắc kinh hoàng cho nhân loại mà bình thường nếu có ai tặng không cho tôi vé hạng nhất để du lịch bên ấy tôi cũng xin từ chối. Càng may hơn nữa là tôi không bị đe doạ hay nguy cơ nào khi dung dăng dung dẻ cùng hai bạn đồng hành khá dể thương gặp gỡ tình cờ trong chuyến đi .
-Kết luận : Khi ta gặp vận xui, đừng vội nản chí . Có thể từ cái xui biến chuyển thành niềm vui bất ngờ vậy.
Nov.2023
(Phần I)
Viết tặng LT và bạn đồng môn
SPQN 6 &7 của anh
Phân vân mãi rồi tôi cũng quyết định ghi danh tham dự buổi Họp mặt Cựu giáo sinh Trường Sư phạm tôi đã tốt nghiệp hơn 50 năm trước, ngày tôi chỉ qua tuổi hai mươi mới vừa đôi năm. Từ rất lâu tôi vẫn nghĩ mình là người bạc tình với ngôi trường nên thơ nằm bên ghềnh biển có ngôi mộ của chàng thi nhân mệnh yểu. Ra trường nhận nhiệm sở lên vùng cao nguyên Di Linh trùng điệp những đồi trà náu mình trong sương sớm, chỉ vài tháng sau tôi đã vội bỏ lớp, bỏ trò, phụ lòng phấn trắng bảng đen, đi vào đời quân ngũ để quên buồn, rồi vui với sóng nước hải hồ. Suốt những tháng năm sau đó cuộc đời tôi là một chuổi dài của định mệnh. Hay ít ra trong một thời gian rất lâu tôi đã yên tâm nghĩ vậy. Chỉ là định mệnh mà thôi. Rồi sống, rồi vợ con gia đình, phận nước phận nhà, thân thế lênh đênh. Tuy thế lòng vẫn thường nghĩ về Tâm, người con gái của mối tình đầu có đính ước mà không có trầu cau. Có duyên mà không nợ, người đời nói vậy. Thời gian sau này, tôi thường tự hỏi phải chăng lòng ích kỷ cùng nỗi thôi thúc chiếm hữu tuyệt đối đã khiến tôi quá lý tưởng trong tình yêu thời son trẻ để rồi tất cả trở thành nỗi mất mát lớn lao cho đời mình. Nỗi ân hận triền miên như thân phận, tâm đắc lời thơ của Hoài Khanh như dòng sông đã chảy xa mù. Tôi ngồi lại bên cầu thương dĩ vãng. Nghe giữa hồn cây cỏ mọc hoang vủ Dù sao chăng nữa tôi chẳng hề hết yêu em.
Ðêm họp mặt, không phải tình cờ mà tôi được xếp ngồi chung bàn với các cô cựu giáo sinh sau tôi một khóa. Ngoài tôi còn có một cô cũng đến một mình. Tranh, cô bạn đồng môn tôi còn giữ liên lạc, gia đình đang định cư ở Nam Cali, chỉ cách nơi họp mặt chừng nửa giờ xe. Tranh tươi cười nhìn tôi.
- Anh Nhân còn nhớ Cầm không? Tụi ni cùng phòng với Tâm đó. Cầm từ Việt Nam qua thăm cháu ngoại du học bên này. Thấy hai người ?mồ côỉ nên sắp ngồi chung để nhận lại bà con.
Từ lúc nhìn chào sơ giao tôi đã nhận ra nét mặt quen nhưng không nhớ nỗi tên người. Nhân ngạc nhiên, đứng dậy thốt lên.
- Cầm, nữ danh ca của khóa 7 đây mà! Cô này hát Nguyệt Cầm hay tuyệt. Rồi anh đùả Có lẽ sau này Cầm hát nhạc opera thường nên tôi nhìn mà chưa nối được tên với người. Rất hân hạnh gặp lại.
Mọi người đang lạ lẫm nhìn nhau thì một ông chồng cười lớn, gật gù nói với Nhân.
- Anh Nhân chắc ở nhà thường hay bị Tham Mưu Trưởng cho ăn đòn mập mình quá!?
Cô vợ hơi bị phì nhiêu của ông này, mắt liếc Nhân sắc như dao cau, giọng Huế đãi ra dài hơn cầu Trường Tiền.
- Cầm, mi thụi ôn Nhân một thụi cho tau. Ôn nớ nói mi với tau ?ăn được cơm? đó.
Nhân né Cầm đang cười cười vờn vờn ngũ trảo trước mặt, bởn cợt phân bua.
- Oan tui O Cầm ơi, tui chỉ nghĩ là có thể bầy cháu nội ngoại của mệ kén ăn quá nên mệ phải ăn mứa cho cháu thôi mà.
- Nhưng mà hát nhạc Opera là răng? Cầm hỏi.
Một ông chồng khác trong bàn âm mưu đổ xăng vào lửa.
- Ở những nước Tây Phương, các buổi diễn tại Hí viện Nhạc kịch Opera chỉ khi nào thấy một mệ ca sĩ có da có thịt, tròn tròn, mum mum ra hát thì mới vãn tuồng được, cho nên mới có câu ?The opera ain't over until the fat lady sings?.
Cả bàn cười xòa, tiếp tục chuyện trò nổ như bắp rang. Chưa bao giờ tôi thấy nhiều O Huế tụ lại một chổ nhiều như tối nay. Tất cả đều là hành khách vui vẽ, dễ tính trên chuyến tàu kỷ niệm cùng nhau trở về thuở xuân xanh có ngôi trường sư phạm bên bờ vịnh biển kiêu sa hàng dương liễu xanh. Ngày đó những tâm hồn không đơn chiếc thỏa thuê tắm mát trong suối nguồn tình thân và tuổi trẻ. Họ vui với tự do trước mặt, chưa kịp ưu tư với trưởng thành, với ngã rẽ phải chọn lựa và dự cảm lìa xa.
Cả hội trường chật ních người, đêm nay đang tưng bừng mở hội. Mọi người đều náo nức trở về với tuổi hai mươi, tay bắt mặt mừng, hét vào tai nhau lời thăm hỏi vì tiếng nhạc vang dội bập bùng làm rung động cả những hàng đèn rực rỡ ánh màu. Họ ôm chầm lấy nhau bởi có người đã chưa hề gặp lại nhau từ ngày tốt nghiệp. Hơn nửa thế kỷ mà tưởng mới hôm qua.
Tôi xúc động nhìn quang cảnh ồn ào, rộn rã quanh mình. Lòng suy nghĩ vẩn vơ nhưng không buồn mấy. Những ?nếu nhử, ?phải chỉ tôi đã nhiều lần nghĩ tới trong suốt 50 năm qua đang lúc này trở về trong ý nghĩ. Ước chi có chiếc thảm thần tôi sẽ bay ngược dòng thời gian về trước cổng trường xưa, mở toang cánh cửa khép im lìm để nhìn thấy hàng phượng sân trường vẫn còn xuân sớm. Tôi sẽ kịp xé nát tờ thư chia tay chưa gởi. Căn phòng thân quen trên tầng 2 có riêng tình em đằm thắm đợi chờ như chưa hề có cuộc chia tay. Bổng chợt tất cả những hình ảnh cảm tình đó tưởng đã xa xôi chợt như hiện ra trước mặt, rõ ràng như tiếng sóng rì rào vổ bờ vịnh biển, cát loáng nắng sân trường, đôi mắt mở lớn dịu vời sau rèm tóc buông, tất cả hòa nhập vào nhau theo từng bước chân sum họp trở về. Bồng bột, ích kỷ đã bay xa cho lớp trầm phiến một thời tưởng nhỏ lệ xanh rêu chợt trở mình, máy động lắng nghe niềm ray rứt trong từng nhịp đập của tim. Phải chăng đó là tiếng gọi trở về của từng tiếng sóng vỗ bờ Gềnh Ráng và tiếng lòng đôi ta đang cùng rung lên một nhịp.
- Máy bay về tới Huế chưa mà răng mặt mày khờ ra rứa?
Tôi giật mình quay nhìn khuôn mặt phúc hậu của Cầm đang chúm chím cười. Tôi nửa đùa nửa thật.
- Mới đáp xuống Quy Nhơn, vừa tới trước cổng trường Sư phạm thôi. À, mà cũng tại cái cô đang ca bài Biển Nhớ của niên trưởng Trịnh Công Sơn trên kia hơi bị không hay lắm. Tôi tha thiết yêu cầu danh ca khóa 7 lên trình bày vài bài và dứt khoát phải có Nguyệt Cầm.
Tranh ôm vai Cầm, khuyến khích.
- Ôn anh khỏi lo. O Cầm cả năm ni tập trên Hakara nhuyễn nhừ rồi.
Vừa lúc người MC trịnh trọng giới thiệu ca sĩ Ngọc Cầm của khóa 7 lên sân khấu. Hội trường lắng xuống chờ đợi, rồi chợt òa lên đồng điệu theo nhịp vỗ tay lúc Cầm len qua những dãy bàn bước lên. Nguyệt cầm! Nguyệt cầm!
Ngọc Cầm cất tiếng hát. Hội trường lúc này mọi người đều im lặng lắng nghe. Tiếng hát thanh trong lúc thì thầm lời ca cơ hồ bóng trăng tàn rụng bãi khuya, lúc ngân rung cao vút như cả trùng dương trầm kha một thời chợt nở bung ắp đầy tiếng sóng kỷ niệm nghiêng chao cánh hải âu buồn.
?Nguyệt Cầm nghe nấc từng câụ..Có hàng mây trắng về đâu? Mắt chìm sâu, đêm lắng đời sâu. Nguyệt Cầm khơi mãi tình sầu . Khơi mãi nguồn đêm ...? (Cung Tiến).
Chờ cho tràng pháo tay thật lắng xuống, Ngọc Cầm xúc động nói.
- Sau đây tôi xin trình bày bài hát ?Em mãi là hai mươi tuổỉ để riêng tặng cho hai người bạn đồng môn của tôi. Lẽ ra thì cả hai người đều ở đây đêm nay, nhưng tiếc là chỉ có ?ôn? thôi còn ?mụ? thì vẫn còn ở Việt Nam, đã một nửa ?bách niên? như rứa rồi.
Nhân xúc động lắng nghe mà nước mắt chực trào. ?Em mãi là 20 tuổi. Anh mãi là mùa xuân xưa. Những cây ổi thơm ngày cũ. Và vầng hoa ngâu ngày thu. Em mãi là 20 tuổi. Anh mãi là mùa xuân xưa. Tóc anh đã thành mây trắng. Mắt em dáng thời gian qua. Con đường xưa những mùa trút lá. Cành bàng mồ côi đứng giữa rêu phong. Con đường xưa ta ngồi hóa đá. Mùa đông mồ côi đứng đợi người. Con đường xưa men vườn ổi thơm. Em bỏ đi dài bao chia ly. Con đường xưa hàng cây trút lá. Có những cuộc tình không là trăm năm?? (Thơ Quang Dũng, Nhạc Việt Dzũng). Câu hát cuối ngân dài theo nước mắt của người ca sỹ. Ngọc Cầm trở về chổ ngồi, cố giấu ngậm ngùi mà mắt đỏ hoe. Nhân ngập ngừng lời cảm ơn, im lặng thở dài.
Cả hội trường sau vài phút lắng lòng đã náo động trở lại với các màn trình diễn ca nhạc, hoạt cảnh vui tươi giữa những tràng pháo tay dòn dã. Tuy thế không khí quanh bàn tiệc nơi Nhân ngồi vẫn còn chùng xuống. Tranh vừa mới đây chuyện trò nói như sanh như sứa, giờ cũng ngồi trầm ngâm đưa đẩy qua chuyện cháu con, cây cảnh vườn tược trong nhà.
Ðêm hội bắt đầu tàn, bạn cũ lần lượt chào nhau giã từ tuy sàn nhảy vẫn còn đông đảo những cặp ?cao niên? mà tâm hồn còn son trẻ và đôi chân vẫn dẻo dai theo nhạc quay cuồng.
O Tranh mời tất cả về nhà để tiếp tục chuyện trò và ăn cháo khuya.
- Tui với Cầm nấu nướng chuẩn bị nồi cháo gà suốt buổi chiều đó nghe. Rước cả đầu bếp Sài Gòn qua đó! Mấy người ăn không hết, tụi này kêu lính bắt ráng chịu.
Tranh giả giọng Nam ?kêu lính bắt? rồi cười hi ha.
- Với lại mình phải bắt ôn Nhân kể chi tiết phần thanh-mai-trúc-mã của ?Chuyện tình Thanh Tâm và Nhân? nghe cho vui cửa vui nhà.
Nhân cười, biết khó bề thoái thác.
- Có phải vui không đó!? Nhưng mà được thôi! Biết đâu vào vài ly Congac tôi lại dám tham gia trình diễn văn nghệ với ca sĩ Ngọc Cầm không chừng. Phải đa tạ thịnh tình của cô chứ.
Cả năm sư muội đồng loạt vỗ tay tán thưởng, lớn miệng nhất vẫn là Tranh.
- Tau nhớ rồi! Mấy đứa mi nhớ không? Con Tâm hồi nớ đặt tên cho ôn Nhân là ngâm sĩ Tô Kiều Nhân, chắc là ngâm thơ giọng Huế hay lắm đây.
Người chồng Không quân của Tranh nhìn ba ôn rễ của trường Sư phạm, nói nhỏ.
- Ông Nhân ngâm hay vậy mà sao để tuột cô Tâm ra vậy ta?
Khách đều là người từ phương xa ngoài Cali đến với mục đích chính là gặp lại bạn cũ chuyện trò tâm sự nên ai cũng mau mắn đồng ý.
Ðêm thâu. Từ mái hiên rộng sau nhà nhìn ra, một thứ ánh sáng mờ ảo mịn màng trải lụa vàng lên khu vườn đêm. Trời không một vẩn mây đầy sao lấp lánh, vầng trăng thiếu nữ chưa kịp tròn mười sáu thả ánh trăng vàng lóng lánh lên từng bóng lá đang say ngủ im lìm.
Năm người đàn ông chúng tôi ngồi quanh quần chiếc bàn lớn nói chuyện xưa, chuyện nhà binh, cải tạo, vượt biên? Tiếng lục đục nấu nướng của năm bà nội trợ lẫn trong tiếng cười đùa và tiếng nhạc dặt dìu vọng ra, ngân nga cao vút. Thời gian nào trôi bềnh bồng trên phận người. Biệt ly nào không buồn phiền trên dấu môi. Mùa vàng lên, biêng biếc bóng chiều rơi. Nhạc hoài mong, ta hát vì xa ngườỉ Ta vẫn chờ em dưới gốc sim già đó. Ðể hái dâng người một đóa đẫm tương tư. Ðêm nguyệt cầm ta gọi em trong gió. Sáng linh lan hồn ta khóc bao giờ?(Vũ Ðức Sao Biển)
Ánh đèn bật sáng cùng lúc với tiếng quở của bà chủ nhà.
- Mấy ôn ni răng chi lạ ri hè. Ngồi trong tối ri làm răng mà ăn. Không khéo lại đút vô lổ mủi.
Nồi cháo gà nóng hổi, tiêu hành thơm phức cùng hai đĩa lớn gà xé phay kiểu Huế với muối, tiêu,
chanh, rau răm được các bà nhanh chóng mang ra bày biện trên bàn cùng với chén, muổng, đủa và khăn ăn. Ai cũng than đói, nhớ ra đã không ăn gì nhiều ở tiệc họp mặt. O Tranh trở vào nhà mang ra chai Cognac loại ngon và ly uống rượu đưa cho chồng rồi quay ra hỏi bạn.
- Mấy đứa mi uống chi? Có chè hột sen đó nghe.
- Nhà có soda không mi? Thấy chai rượu có chử XO tau bỏ qua trời phạt chết.
Tranh ngạc nhiên, mở to mắt nhìn Cầm đang nheo mắt cười.
- Con ni ngon bây!?
- Ngon chi mà ngon. Dạo ôn chồng tau chưa nghỉ hưu, thỉnh thoảng tau theo uống phụ cho ôn những lần nhậu nhẹt, đút lót để được duyệt công trình.
Ông chồng O Tranh nhanh nhẹn đứng dậy.
- Ðể tôi lấy vài chai Perrier và ly lớn để chị uống pha. Ông nào muốn pha với soda xin tự nhiên, hay là ?on the rocks? cũng được.
Nồi cháo thơm ngon chẳng mấy chốc đã thấy đáy nồi cùng với phần lớn gà xé phay cũng biến mất. Ngon tuyệt!
Mỗi người một tay lau dọn sạch bàn chỉ trong một loáng là xong. Các bà lại vào bếp mang chè hột sen và cà phê ra. Tranh còn khệ nệ bưng một khay bánh nậm, bánh lọc và chén nước mắm ớt đỏ tươi thật bắt mắt.
- Bà xã ở nhà có làm món Huế cho ôn Nhân không rứa? Ở đây cứ ra ngõ là có đặc sãn Huế.
- Mụ tui gốc Huế rặt, Nguyễn Khoa mà. Sinh ra, lớn lên ở Vũng Tàu, nói giọng Nam. Chưa bao giờ ra tới Huế nhưng học bà cụ làm món ăn Huế khá ngon. Bà ấy đảm đang, làm thê cho thân tui cư. Cứ thế đời người cũng quảriết rồi quên, té ra mình cũng có phước phần mà nhiều khi quên ?tạ ơn em?. Cũng là duyên nợ, như các cụ nói. Năm 72, gia đình từ Quảng Trị chạy giặc di tản vào Vũng Tàu, tan tác bơ vơ. Tôi đang đi tuần ngoài biển. Hai bà cụ xa lạ tình cờ gặp nhau. Mẹ của Thương đồng cảm tình đồng hương đã mời mẹ tôi và gia đình về tạm trú trong nhà. Rồi hai bà cụ rù rì toan tính với nhau, còn tôi cứ a vô ?đòi nợ? Thương và thực hành cư thê từ năm 73.
Ngọc Cầm nâng cao ly rượu mời.
- Cư mô, cư đâu thì cứ cư. Ðừng có quên chương trình văn nghệ kể chuyện đêm khuya là được. Tụi ni lần này phải khảo ôn khai cho ra.
Nhân đứng lên, ực cạn ly rượu, cầm gói thuốc lá trên bàn.
- OK, nhưng tui phải xin phép ra ngoài nhang khói, khấn vái để lấy can đảm mà lên sân khấu chứ.
Trăng sáng quá. Khu vườn đêm thoảng mùi hương nguyệt quế. Hương gần làm lảo đảo bước chân khơi động mùi ngải cứu lan bất tận vào đêm. Không gian lắng đọng, thời gian ngừng trôi, trăng chong đèn khơi vơi ước mơ cho lòng vun lên câu thơ tụng ca mùa tình đơm mật ngọt. Giữa yêu thương chúm chím môi cười chợt rộn ràng cơn lốc cuốn xoay mùa của trời đất kéo quay lại thời gian, mở ra đêm bát ngát dáng em ngồi học bài, tóc rơi hờ trên trang sách làm nghiêng nghiêng hàng dậu ướp hương đêm để mắt ai thắp mộng đăm nhìn.
Có một nhà văn Huế đã viết ?Mỗi người Huế có một mùa mưa riêng trong trí nhớ đã thành kỷ niệm...? Mùa mưa riêng của tôi chấp chới qua dòng sông Thạch Hãn năm mười bảy tuổi
làm ướt áo cô bé mười lăm. Trường Trung học Nguyễn Hoàng. Lớp Ðệ Tam trên lầu hai, qua cửa sổ thỉnh thoảng những lúc lơ đãng trong việc học tôi vẫn hay nhìn trộm cô bé dáng dấp dịu
dàng với mái tóc thề e ấp bờ vai. Cô bé học lớp Ðệ Ngủ ở tầng trệt dãy lầu bên kia. May mắn vào một dịp đi chùa được vài chị bạn cùng lớp giới thiệu với cô bé. Thì ra Tâm là Huynh trưởng Oanh Vũ Gia đình Phật tử ở chùa Thạch Hãn. Hai đứa quen nhau từ đó rồi tình yêu sè sẹ đến lúc nào không hay. Nhà nàng và nơi tôi trọ học trở thành hai đầu nỗi nhớ có ngôi trường Nguyễn Hoàng chia đôi chờ đợi ngóng trông. Trường là cầu Ô Thước cho chúng tôi hối hả tới trường để được gặp nhau mỗi ngày chẳng chờ chi tháng Bảy mưa ngâu. Có những chiều tan học tôi đi ngược lối về nhà, theo sau tà áo trắng em gió bay e ấp lối về thôn Thạch Hãn, mái tóc thề ôm bờ lưng thon len lén gió mơn man xao xác bờ tre lả ngọn. Những sớm Thu-Ðông tôi thức dậy thật sớm rời nhà trọ ở phường Ðệ Tứ chọn lối đi xa, không vào trường mà tiếp bước theo đường Hồ Ðắc Hanh có hàng cây sầu đông trổ hoa tím nhàn nhạt bâng khuâng. Tôi chờ cô bé từ lối tre xanh hiện ra để được đón nhận nụ cười e thẹn. Ðôi mắt mở lớn ngây thơ vướng sau nhánh tóc mây buông rèm theo bờ mi thanh xuân. Trong thảng thốt tôi nghe nhịp tim mình đập nhanh xúc động nỗi hạnh phúc vô biên.
Tôi tìm mọi cơ hội để được gần gủi Tâm, hay ít ra ở trong tầm mắt nhìn nhau, cho dù trên hành lang lớp học, trong sân trường, hay sân chùa ngày Rằm và những cuối tuần sinh hoạt gia đình Phật tử. Có khi cùng nhóm bạn đạp xe về các làng xa như Sãi, Triệu Phong, hay đi thăm chùa và nhà thờ La Vang. Những chuyến đi đã để lại kỷ niệm suốt cuộc đời dài, nồng nàn mùi vị của những tô bún bò, nem lụi hay láu táu húp chén nước mắm nhân tôm ngon hơn cả bánh bèo.
Tôi yêu và đang được yêu. Cơn bão tình yêu thổi suốt qua hồn trai tơ, qua cuộc đời chung chưa kịp thử đá vàng. Nhưng có cần chi bởi em đã đầy trong nỗi nhớ. Tà áo em bay hồn nhiên buổi chiều ra phố, cùng nhau chung bước dọc bờ sông Thạch Hãn, cà phê Chị Phú đắng ngọt bờ môi, bẽn lẽn mắt nhìn.
Mùa hè ở Quảng Trị năm tôi thi đậu Tú tài Bán oi ả trôi qua, hiếm hoi những ngày mưa. Tâm muốn hai đứa cùng nhóm bạn đi đò qua bờ Bắc sông Thạch Hãn kiếm chổ ăn mừng Nhân thi đậu. Cơn mưa mùa hè bất ngờ đổ xuống bến sông. Bầy học trò ồn ào bỏ bến nước, té chạy vào một ngôi từ đường kín đáo trầm tư trong khu vườn mướt xanh cây trái. Nép mình bên gốc phượng vỹ, Nhân điếng người không dám thở mạnh, nhìn mưa sa mù trên dòng Thạch Hãn bất chợt lênh đênh bởi Tâm đang đứng nép sát bên mình. Gần lắm. Từ cuối tia mắt nhìn xuống, lụa đẫm mưa hồng ôm bờ chân thuôn mịn màng thiếu nữ. Mưa vẫn rơi. Không gian rạt rào luân vũ, thấm đượm vào thân thể dòng cảm giác ngần say của cơn sốt lạ nóng bừng da thịt. Hạt mưa đọng trên môi, lưởng lự lăn dài xuống cằm, xuống cánh áo lụa đẫm mượt vóc tràm thơm. Hắn hoảng hồn quay mặt, bước đâm sầm xuống bến sông. Những giọt mưa mát mặt và dòng ?mồ hôi của đá? quyện chảy dưới chân giúp Nhân choàng tỉnh chỉ để tự trách mình sao quá vụng về. Té ra Tâm đẹp dể sợ. Trong bụng Nhân muốn gan góc quay lại dòm cho bưa, nhưng cuối cùng rồi cũng chỉ dám một thoáng nhìn. Nhân mường tượng bóng lụa hồng bên bờ nước lẫn chìm trong tàng phượng rũ lá, mênh mông màu hoa đỏ lưng trời vừa ngớt hột. Cậu học trò bổng muốn làm thi sĩ? Em về rải mộng ngày mưa. Vóc tràm thơm dáng xuân vừa khơi phương. Tóc mai níu nụ môi hường. Vắn dài sợi nhớ sợi thương mượt mà. Ngần tay hứng giọt mù sa. Ðôi bờ chân duỗi ngọc ngà lụa phô. Nhớ nguồn sông dục sóng xô. Mây nghiêng lời núi chiều phôi pha trờỉ
(còn tiếp Phần II)
****
*
Xóm tôi ngày xưa là một xóm lao động nghèo, nhà cửa san sát nên tụi tui chơi thân với nhau nhiều lắm.
Khi đất nước đang gặp hồi cơn bình lửa, hàng ngày nghe tin radio trên báo chí tin tức từ chiến trường dội về, có những người ra đi không hẹn ngày trở lại thân xác họ nằm lại nơi chiến trường, kể cả phía bên kia cũng nhiều người đã nằm xuống thật là một cuộc chiến đau thương cho dân tộc mình.
***
Ðến tuổi phải vào lính, đám xây lố cố tụi tui đứa thì vô binh chủng này đứa thì đăng vào binh chủng nọ, cái xóm có mấy chục nóc gia mà nhà nào cũng có người tham gia một sắc lính, phần đông mấy đứa bạn tôi nó đăng vào các binh chủng thứ dữ như Nhảy dù, Thủy quân lục chiến. Biệt động quân, có đứa thì ghi danh vào Nghĩa quân, Ðịa phương quân để được ở gần nhà, nhằm có điều kiện chăm sóc cho cha mẹ già yếu.
Hôm nay trong khi nằm nghỉ dưỡng bệnh, tui chợt nhớ lại từng khuôn mặt của những đứa bạn ngày xưa, tui sẽ kể lại cho các bạn nghe những hoàn cảnh nào để tụi nó đăng vào những loại binh chủng nêu trên.
Trước tiên là thằng Cu (Dĩ) con của ông Tư Long, Cũ Dĩ tánh tình hiền lành , chơi với chúng bạn trong xóm tui chưa bao giờ thấy Cu Dĩ lớn tiếng hơn thua, tánh tình lại cũng rất "Anh hùng mã thượng" , khi bạn bè gặp hoạn nạn Cũ Dĩ ra tay bênh vực liền một khi.
Lần nọ khi đám tụi tui lên chợ Gò vấp chơi, khi đi ngang cầu hàng xe lửa thì có đám (Du côn) đón đường kiếm chuyện, một thằng trong đám này tuyên bố:
- Không cho mấy thằng bây đi ngang đây, muốn lên chợ tụi bây phải chui xuống cầu Hang rồi kiếm chỗ nào leo lên hẻm khác mà đi.
Thấy đám quỷ này làm trời làm đất, tui tức không chịu được, tui bèn cự lại:
- Tụi bay ngang tàng quá, đường sá của công cộng lấy quyền gì không cho tụi tao đi, tụi tao có ghẹo chọc gì đâu mắc mớ gì tụi bây kiếm chuyện.
Tui chưa kịp nói tiếp, có thằng ốm nhách nhào vô thụi vô vai tui một cái, nó nói:
- Tụi tao thích vậy đó, tụi bây làm gì được, ngon nhào vô kiếm ăn.
Nói xong nó đứng thủ võ như tài tử Lý tiểu Long trên màn bạc đại vĩ tuyến thời bấy giờ.
Cu Dĩ chứng kiến thái độ hống hách của thằng ba trợn nọ, ban đầu nó cố nhịn để dĩ hoà vi quý, thằng ba trợn này tưởng đám tụi tui ngán càng nên lấn tới, nó đâu ngờ Cu Dĩ nhà ta thủ thế và ra đòn nhanh như cắt, khiến thằng ba trợn té lăn cù mèo với gương mặt xanh như tàu lá chuối , hạ gục địch thủ bởi một thế võ do anh Tôn sư phụ trong xóm truyền cho, Cu Dĩ lớn tiếng:
- Tụi bây còn thằng nào thiệt chì thì nhào vô, tao chấp hết ráo.
Tội nghiệp đám Cao Bồi làng này, thấy Cu Dĩ giỏi võ nghệ nên cả đâm ùa bỏ chạy rút vào con hẻm cạnh đường ray xe lửa, tuy nhiên có thằng ráng vớt vát nói:
-Tụi bay ngon lắm, chờ đó nha tụi tao sẽ trả thù cho coi.
Cu Dĩ nói vói theo :
- Trả thù cái con khỉ khô họ nè.
Cả đám tụi tui thấy đám du côn chạy trốn như chuột, nên đứa nào cũng khoái chí cười vang, tui đến bên Cu Dĩ nói lời cảm ơn, khi lên đến chợ tui móc hầu bao đãi cả đám một chầu Sâm bổ lượng cho hạ hoả cái nắng của mùa Hè.
Một hôm đang ngồi chơi bên hàng cây Tầm vông nhà bà Hai Ðồ chay trong xóm, thằng Cu Dĩ nói:
- Tao quyết định rồi, Thứ Hai tuần sau tao đi đăng Lính, tụi bây ở lại mạnh giỏi.
Cả đám bạn nghe Cu Dĩ thông báo quá đột ngột chưa kịp phản ứng gì, Cu Dĩ nói tiếp:
- Tới tuổi quân dịch rồi không tình nguyện thì cũng bị bắt lính, mà bị bắt là quê lâm, dẫu sao tình nguyện thì có tiền thưởng đầu quân cũng đỡ khổ.
Lúc này có đứa hỏi liền:
- Vậy chứ mầy tính đi lính nào, nếu tình nguyện thì vô chủ lực quân cho nó oai, tao thấy anh Hùng Cường hát bài Lính Dù lên điểm oai ghê.
Cu Dĩ thông thả nói:
- Có mấy thằng bạn ở xóm Cây điệp, tụi nó rủ tao vô Thủy Quân Lục Chiến, nên tao đăng vô lính này.
Nghe thằng Cu Dĩ quyết định như trên, tụi tui thầm phục thằng này gần dạ ghê, sắc lính này thường ở địa đầu giới tuyến, sống chết vô chừng, nên cả đám hùn tiền lại bao cho nó chầu Cine ở Rạp Cao Ðồng Hưng rồi ghé về làm tô Mỳ Cây gòn cho ấm bụng...
Thời gian sau thấy Cu Dĩ mặc bộ đồ Bệt của TQLC oai phong vô cùng, với cái bê rê màu xanh lá, nó vắt ở cầu vai tui thấy Cu Dĩ trưởng thành hẳn lên ...
Rồi thằng Răng (lớn) cũng là đứa bạn thân thiết nhất của tui trong xóm, thấy thằng Cu Dĩ oai quá nên bữa nọ nó lén ba má nó là ông Bà Tư trưởng khu để nhào với TQLC, khi ra trường nó đóng quân tận ngoài cửa Việt thuộc tỉnh Quảng Trị, đơn vị nó tan hàng tại đây , nó và một số đồng đội bị bắt làm tù binh tại mặt trận, bên thắng cuộc đưa tụi nó vô vùng rừng núi để học tập cải tạo cho đến ngày 30 tháng 9 mới được cho về nhà.
Riêng Cu Dĩ sau 30.4 về nhà do buồn thời cuộc nó uống rượu liên tu bất tận, nên sau một thời gian ngắn bệnh sơ gan cổ chướng đã cướp đi mạng sống của nó, đám ma Cu Dĩ thật đơn sơ chỉ vài người thân và bạn bè trong xóm tiễn nó về miền âm cảnh. Vậy là tui mất một thằng bạn có nụ cười thật hiền và xả thân vì bạn bè trong mọi hoàn cảnh.
Thằng Răng sau khi được phía thắng trận tha về, nó đi xe lửa từ Quảng trị về nhà.
Thấy bước đi thất thiểu từ phía ngoài đường, trên mình còn mặc bộ đồ Tù sọc trắng nâu hồng, tụi vui mừng chạy ra kéo nó vô quán nước rồi hỏi han, nó kể lại nỗi cơ cực khi lao động hàng ngày trên núi rừng vùng sơn lâm chướng khí, mừng mừng tủi tủi tủi vét trong túi đưa cho nó một ít tiền để chi dụng, một thời gian sau hai đứa tụi vô làm một đơn vị xây dựng, thằng Răng vốn hiều lành như cục bột nên nó được kết nạp Ðảng, còn tụi có lối sống tiểu tư sản nên cho ra rìa.
Ðến nay Răng Lớn đã xa rời nhân thế hơn chục năm rồi, mỗi lần nhớ đến nó tui bùi ngùi vì giữa hai thằng tui nhiều ân tình kỷ niệm khó mà phai nhạt.
Nói về Nhảy Dù xóm tui có vài trự, nhất là hai anh em Ðực Lớn và Ðực nhỏ, hai người này có tạng người cao ráo như cha mình, Bác Năm vàng dáng người cao to khoẻ mạnh nên Ðực nhỏ Ðực lớn cũng cao to, tui cũng không nhớ lý do nào mà hai anh em lại chọn bình chủng này, nhưng phải công nhận khi họ mặc quân phục với mũ Bê rê đỏ thật oai phong, nhất là giày Bốt đờ sô bóng loáng khiến mấy đứa con gái trong xóm hay trầm trồ khi thấy hai thiên thần này xuất hiện.
Cũng như những người khác, khi tàn chiến cuộc hai anh em về quê Nội bên An Phú Ðông làm nương rẫy, lâu lâu tụi cưỡi xe gắn máy qua thăm, Hai anh em ra vườn, ra ao bắt cá háI rau vô làm món cùng nhau nhậu nhẹt, có lần đang ngồi nhậu ông Ðực Lớn nói :
- Bây giờ buồn quá há Phương, hồi xưa xóm làng anh em mình chơi với nhau vui quá, bây giờ không còn cái tình như ngày xưa nữa.
Tui đáp lời:
- Anh ở vùng thôn quê mà anh còn thấy vậy, trong thành phố còn hơn vậy nữa, đâu còn cảnh làng xóm í ới mời đám giỗ đám quãy nữa đâu, ở kế bên mà thật xa lạ.
Ông Ðực Lớn cũng tạ thế cách đây cũng tròm trèm chục năm, Ðực nhỏ còn hay mất tụi cũng chẳng biết, vì đã lâu không còn sức để là cà thăm hỏi chúng bạn ngày xưa.
Riêng lính thần hổ thì xóm tui có 4 người, ông anh Phước người kế tui tử trận đâu ngoài Ban mê thuộc, Trung sĩ nhất Tăng Hoà ( nghe nói đã mất) cũng là người cùng ở chung BCH LD 6 với tụi, anh Hoà lớn hơn tui vài tuổi , anh ở Liên đoàn khá lâu, khi tụi về Liên đoàn gặp anh tui mừng lắm, vì nơi lạ nước lạ cái gặp người quen trong xóm thì như Rồng gặp mây vui sướng nào hơn, anh Tăng Hoà lúc rảnh cũng thường chỉ vẽ cho tui cách sinh sống nơi đơn vì, chính vì vậy tụi thích nghi mau lẹ, bằng không tụi bị sút ra tiểu đoàn tác chiến nhiều khi xanh cỏ rồi không chừng.
Còn về Lính Ðịa phương quân và Nghĩa quân, có thằng Cảnh con cậu Tư tắc xi, thằng Thành ( Ba lọn) con bà Năm, ngoài ra còn vài thằng nữa đó không chơi thân nên tụi không kể ra đây, nhưng đặc biệt nhất là thằng Lạc Lớn, thằng bạn thân từ nhỏ xíu, hai đứa học chung chơi chúng từ nhỏ, tui thì học dỡ ẹc, còn thằng Lạc học rất giỏi, tháng nào nó cũng nhảy tót lên bảng danh dự không hạng nhất cũng hàng nhì.
Nó đi Sĩ quan Thủ đức, ra trường nó được đưa về một đại đội địa Phương quân ở Kiên Giang.
Ban đầu tụi nghĩ thằng này nó hiền khô mần sao chỉ huy được mấy ông lính trời gầm, vậy mà qua thư từ tụi được biết nó được vinh thăng thiếu uý trước niên hạn, do nó giỏi giang lập nhiều công trận, nên trước khi tan hàng nó đã là Ðại đội trưởng các bạn thấy oai không.
Nãy giờ tụi kể ra những người trên đây hầu hết họ đã hoà mình vào mạch đất quê hương, riêng thằng bạn thân từ nhỏ, thằng Lạc Lớn nó đang sống một vùng quê nghèo trên La ngà Ðịnh quán, thỉnh thoảng anh em liên lạc với nhau nhắc lại nhiều niềm vui và nỗi buồn ngày xưa, tuổi già sức yéu nên cuộc sống của thằng bạn tụi có phần eo hẹp, vì vậy lâu lâu tụi nhín nhít gửi chút ít tài vật để giúp cho nó sống lay lất qua ngày, có hôm tâm sự với nó xong, tụi đặt nó một câu hỏi:
- Sau cuộc chiến mình còn lại gì Lạc ơi!
Nó im lặng không trả lời, tui chỉ nghe hình như có tiếng nấc ngẹn ngào trong ống nghe.
Kết thức bài này tui mong ước có phép màu tui cầu xin cho các bạn tui cùng nhau sống lại một thời yêu dấu của tuổi trẻ đã qua.
Sài Gòn ngày 18 tháng 11 năm 2023
****
Thế Giới Thần Tiên Của Ông-Cháu III
(Tuỳ bút)
Trong thời gian đầu Thu 2023 ông-cháu-ta lại có dịp đi nghỉ mát tại vùng biển phía Nam tiểu bang Georgia. Trước đây đã có lần đến Amélia Island ở Florida và một lần đi thuyền trên Lake Lanier ở GA (được kể lại trong Tuỳ bút Thế giới Thần Tiên Của Ông-cháu-ta 1,2 ), thì lần này đến Jekyll và Simons Islands cũng ở GA.
Khởi hành ngày 27th9 đến tối thì tới khách sạn The Westin ở Jekyll Island, nơi bố của cháu Elli. phải tham dự một Hội thảo nghề nghiệp với mọi chi phí do cty tổ chức bao hết. Ngày 29th9 họp xong thì đi Simons Island, ngụ tại khách sạn Residence Inn By Marriott ở Brunswich. Ngày 1th10 trở về nhà lúc tối khuya. Cuộc hành trình tổng cộng dài 800 miles, kể cả những khoảng đường vòng vo giữa khách sạn đến bãi biển.
Cháu Elli đã lớn lên nhưng còn mấy năm nữa mới bước vào tuổi teen, nên vẫn còn nhỏ lắm.
Trong xe hơi,như thường lệ của những chuyến đi xa,cháu liên tục chơi games. Có nhiều lúc theo bài bản trong máy,cháu đặt câu hỏi cho dad&mom trả lời. Còn ông sau vài câu đáp trật lất đã sớm đầu hàng nên cháu không dám hỏi nữa. Thật tức cười !
Tới bãi biển, chống trọi với từng luồng gió biển quật mạnh, mọi người vừa chật vật dựng xong chiếc lều thì Ô đã chui tọt vào trong, vừa để dùng thân làm vật nặng giữ cho lều khỏi bay vừa nằm lăn ra nghỉ. Tuổi tác đã nhiều cho nên Ô không còn hơi sức giắt cháu đi trên bãi cát hay lội bì bõm dưới nước, hoặc dùng vợt lưới bắt cá hay dùng xeẻng súc cát xây thành v.v...,việc này bây giờ đã có cha mẹ cháu lo. Chỉ 2 tiếng sau, lúc cả nhà chuẩn bị ra về,ông mới ló ra khỏi lều, khoác chiếc khăn bông cho khỏi lạnh, đi dạo xa được chừng gần 1 mile. Tuy không chơi đùa, nhưng ông-cháu-ta vẫn không quên đứng bên nhau chụp ảnh kỷ niệm. Gió lạnh thổi mạnh và sóng biển rất dữ dội sau trận bão mới đây. Jekyll Island Beach lúc thủy triều rút lộ ra bãi cát rộng bao la,bằng phẳng,mịn màng đẹp vô cùng. Vì là bãi biển tư và sóng dữ nên rất vắng người, đối diện với ông cháu chỉ là trời đất mênh mông và tiếng sóng gào thét. Còn bãi biển công cộng ở Simons Island thì rất đông,nhưng ít ai dám xuống tắm, chỉ cắm lều và lội nước hoặc chơi đùa trên bãi mà thôi. Nói chung thiên hạ ra biển chỉ để tắm nắng và hóng gió.
Vậy chuyến đi này của ông-cháu-ta còn được mệnh danh là Thế Giới Thần Tiên ...nữa không? Có chứ ! Mặc dù chỉ đứng ngoài trong những sinh hoạt của cháu, Ô vẫn luôn luôn cảm thấy vui vẻ như mình đang trẻ lại. Có lúc trên lối đi vòng vèo của một công viên, Ô phải rảo bước đuổi theo cháu đang chạy như lao về phía trước và thỉnh thoảng quay mặt lại xem Ô theo được tới đâu. Ðúng là nếu không có Ô thì cháu đâu có hứng thú chơi trò đuổi bắt của trẻ con. Ðứng xem cây sồi trên 100 tuổi, Ô đã thốt lên tiếng gọi Cụ Sồi ơi ! Hay lúc khác trong nhà Bảo Tàng Jekyll Mosaic, Ô nhấc cháu lên yên xe có lắp guồng máy rồi Ô đạp pédal để kích hoạt màn hình trước mắt hiện ra cảnh giống như ông-cháu đang thật sự đạp chiếc xe du ngoạn trên bãi biển, trở lại với thời kỳ khám phá đảo Jekyll. Khách sạn có hồ bơi, tuy Ô không xuống lội cùng cháu nhưng cũng ngồi trong bóng mát trên chiếc ghế cao ngất ngưởng của một nhà hàng để theo dõi cháu qua song thưa hàng rào. Mỗi khi lên xuống lầu, Ô luôn luôn để cháu xí phần việc bấm chốt thang máy và quét thẻ mở cửa phòng ngủ rất là thông thạo. Cháu thường mở kênh TV hoặc I phone để xem vidéo games nhanh thoăn thoắt trong khi Ô mò mẫm mãi không ra. Cũng nên kể thêm cho cháu biết mỗi sáng ở khách sạn, lúc cháu còn ngủ say,Ô đều dậy sớm, xuống phòng Gym tập thể dục gần 1 tiếng. Ðó là tất cả những sinh hoạt linh tinh mà Ô đã trải qua cùng cháu một cách gián tiếp, cũng đủ cung cấp dữ liệu viết thành bài văn tuỳ bút mang tên Thế Giới Thần Tiên...#3 này.
Tuổi già không có khả năng trực tiếp tham gia các sinh hoạt của con cháu. Nhưng Tuổi già vẫn còn giữ được tâm hồn sống động hoà mình cùng Tuối trẻ để gián tiếp vui chơi cùng con cháu, được chừng nào hay chừng ấy,thế là quá đủ cho cuộc sống được hạnh phúc rồi.
Kết thúc chuyến đi chơi vùng biển Jékyll và Simons Island tuyệt vời là bài văn tuỳ bút ngắn Thế Giới Thần Tiên Của Ông-cháu #3. ./.
(Thân tặng cháu Elli và dad&mom của cháu để kỷ niệm) +Att:IMG_Jekyll Island TRIP
ChinhNguyên/H.N.T. ,Oct.3.2023 (622)
Xem thêm:
Dấu Chân Trên Cát, GM, Nov.1.2.22 và Ta mất ta rồi vũ trụ ơi!(viết trong chuyến đi Panama ở FL 22),GM,Oct.1.22
*
Sách về thể loại văn hóa tâm linh, về kinh nghiệm của cổ nhân thì hầu như 80% đến 90% nội dung sẽ giống nhau, bởi đó là các nghi lễ, tập tục, những đúc kết kinh nghiệm,... trong dân gian hoặc trong các thư tịch cổ đã được mặc định là những chuẩn mực nên các tác giả đi sau chỉ sao chép lại, phần 10% đến 20% khác nhau giữa các cuốn sách chính là ?chỉ số? quyết định giá trị ?ứng dụng? vào thực tiễn của mỗi cuốn sách phụ thuộc vào trình độ, kiến giải, sự trải nghiệm của mỗi tác giả. Vì thế người đọc mới truy tìm sách của tác giả abc về lĩnh vực xyz mà không truy tìm tên cuốn sách.
Khi soạn mảng sách văn hóa tâm linh, tôi đọc kỹ các tài liệu tham khảo để loại bỏ những điểm mâu thuẫn, những điểm tôi không hiểu hoặc hiểu chưa rõ dù đã tra cứu, tham khảo, đối chiếu các tài liệu đang có, đồng thời bổ sung những kiến thức mới của những công trình nghiên cứu khoa học mà tôi thu lượm được qua sách vở, báo chí và qua thực tế trải nghiệm.
Ví dụ khi luận về độ ngắn dài của ngón trỏ, sách Tướng thuật cổ ghi:
- Ngón trỏ ngắn là người vất vả trong cuộc sống, nóng tính, giao tiếp kém, dễ bị người khác sai bảo.
- Ngón trỏ dài là người kiêu căng, thích chi phối người khác, nếu dài hơn ngón áp út là người ưa khoái lạc, tự cao, độc đoán.
Nhưng khi có được những kết quả nghiên cứu của y học hiện đại công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng như:
- John Manning, giáo sư, nhà nghiên cứu sinh học của Trường Ðại học tổng hợp Central Lancashire (Anh) cùng các cộng sự của mình tiến hành thí nghiệm đo chiều dài ngón trỏ so với các ngón tay khác ở nam nữ sinh viên, đã tổng kết vào năm 1998 rằng: Ðàn ông có ngón trỏ ngắn so với ngón đeo nhẫn thì khả năng duy trì nòi giống cao, còn ở phụ nữ thì ngược lại, họ mang nhiều nam tính, ít có ham muốn tình dục và đời sống tình dục của những người phụ nữ này thường mang tính tự do, không chịu sự ràng buộc.
- Nhóm nghiên cứu của Mark Breedlove ở Ðại học California (Berkeley) phát hiện phụ nữ đồng tính luyến ái có ngón trỏ rất ngắn (nhiều nam tính) so với phụ nữ bình thường, điều này thậm chí còn đúng với những cặp song sinh nữ trong đó một người đồng tính! Còn nam giới có tỉ lệ ngón tay ?rất phụ nữ? (tức ngón trỏ dài hơn ngón áp út) cũng dễ mắc chứng trầm cảm, một bệnh thường có nhiều ở phụ nữ hơn.
Tôi đã bổ sung những thông tin đó vào bài viết LUẬN VỀ NGÓN TRỎ trong cuốn ?Khám phá bí ẩn con người qua bàn taỷ, xuất bản năm 2007:
Ngón trỏ quá ngắn: Là người vất vả trong cuộc sống, nóng tính, giao tiếp kém và hay e ngại, cả nể. Tuy nhiên, người đàn ông có ngón trỏ kiểu này lại rất ?đàn ông? trong việc ?truyền giống?.
Ngón trỏ ngắn hơn ngón đeo nhẫn: Nếu là nam giới thì thường là người mạnh mẽ trong ái tình và ?làm tốt? việc duy trì nòi giống, còn nếu là phụ nữ là người nhiều nam tính và dễ có khả năng là người đồng tính.
Ngón trỏ dài bằng ngón đeo nhẫn: Là người có nhiều dục vọng kín đáo, sống tình cảm nhưng nên đề phòng bệnh tim khi tuổi cao (60, 70 tuổi).
Ngón trỏ dài hơn ngón đeo nhẫn: Là người nhiều nữ tính, khéo cư xử nhưng nếu là nam giới thì dễ là người đồng tính hoặc song tính luyến ái.
Ðể bạn đọc dễ hiểu, tiện khi tra cứu, hoặc đối chiếu với các tài liệu khác, tôi thường chú thích dưới chân trang về các điểm có sự khác biệt:
Ngón trỏ quá ngắn: Là người vất vả trong cuộc sống, nóng tính, giao tiếp kém và hay e ngại, cả nể. Tuy nhiên, người đàn ông có ngón trỏ kiểu này lại rất ?đàn ông? trong việc ?truyền giống?. [1]
------
[1] Theo Manning - Nhà sinh học tại Ðại học Lancashire (Anh): Các nhạc công càng giỏi, càng có tính trăng hoa và sự liều lĩnh của giống đực thì ngón trỏ càng ngắn.
Ngón trỏ dài bằng ngón đeo nhẫn: Là người có nhiều dục vọng kín đáo, sống tình cảm nhưng nên đề phòng bệnh tim khi tuổi cao (60, 70 tuổi). [2]
------
[2] Trong một điều tra thực hiện với những người đàn ông đã bị đau tim, Manning - Nhà sinh học tại Ðại học Lancashire (Anh) - thấy ở người có ngón đeo nhẫn dài hơn, cơn đau tim thường xuất hiện muộn hơn so với người có ngón trỏ và ngón đeo nhẫn dài bằng nhau.
Hoặc chua thêm ghi chú dưới chân trang về điểm nào đó mà tôi cần lưu ý với bạn đọc:
(*) - Trong cuốn BÀN TAY MÃ SỐ CUỘC ÐỜI, tác giả Mục Nhân cũng ?liệt kể ra 2 trường hợp nếu là phụ nữ sẽ muộn xây dựng gia đình và dễ rơi vào đồng tính luyến ái:
- Ðường Trí Tuệ cực ngắn, chỉ đến vị trí dưới ngón giữa.
- Ðầu đường Tình Cảm (Tâm Ðạo) phân làm 2 nhánh.
Quan điểm này e khiên cưỡng và thiếu chính xác. Vì chưa có điều kiện để kiểm chứng thực tế và đối chiếu thêm với các tài liệu khác nên người biên soạn đưa vào ghi chú để bạn đọc lưu ý.
Tôi cẩn thận như vậy vì trước hết tôi soạn để tôi nhớ và hiểu thêm về lĩnh vực đó, sau nữa, không để người đọc phê phán là ?nhặt chỗ này một tẹo, véo chỗ kia một tý rồi biến thành sách của mình?.
Tôi có một kỷ niệm khó quên đó là tâm sự của một bác khi đến Nhà sách Bảo Thắng ở 344 Ðường Láng, Ðống Ða, Hà Nội năm 2010 (Bác đấy không biết tôi là tác giả 2 cuốn sách bác đang cần tìm): ?- Những vấn đề ông tác giả này nêu ra không mới, các sách khác đều nói và trên mạng cũng đăng đầy nhưng sách ông ấy viết dễ hiểu, có chính kiến riêng của ông ấy. Nhất là viết về nguyên lý của Ngũ Hành thì ông ấy là tác giả duy nhất đưa ra nguyên tắc: - Lấy đặc tính của Ngũ hành làm căn bản ; Lấy Âm Dương Ngũ hành làm căn bản ; Lấy lý tính của nạp âm Ngũ hành làm căn bản để luận giải trong các trường hợp phái cứu xét đến quan hệ Ngũ hành. Các tác giả khác cũng có nói nhưng rời rạc, rất ít, thoảng qua, không hệ thống bài bản như ông ấy. Bác cho bạn mượn (Tử Vi kiến giải) nhưng bạn đánh mất nên mới đến đây để mua cả cuốn ?Tử Vi vấn đáp?.?. Nghe những lời tâm sự của bác tôi rất vui vì bác phải đọc rất nhiều sách về kiến thức Tử Vi mới biết được trước năm 2009, chưa có sách nào biện giải về quan hệ Ngũ hành (Tương Sinh - Tương Khắc) như tôi đã viết trong cuốn ?Tử Vi kiến giảỉ và các bài viết về nguyên lý của Ngũ hành giống hoặc gần giống như biện giải của tôi về quan hệ của Ngũ hành (Tương Sinh - Tương Khắc) trong cuốn ?Tử Vi kiến giảỉ đăng trên các trang báo mạng đều sao chép từ cuốn Tử Vi kiến giải, dù các bài viết đó đề tên tác giả là ai.
Sở dĩ 2 cuốn Tử Vi kiến giải và Tử Vi vấn đáp được các Trung tâm Phổ biến Kiến thức Tử vi (ở Việt Nam) chọn làm tài liệu tham khảo chính cho các học viên trong nhiều khóa học, có thể vì sách viết dễ hiểu, người viết có thái độ nghiêm túc và tinh thần trách nhiệm với những kiến giải của mình.
Ví dụ, khi tìm hiểu về sao Mộc Dục, rất nhiều tác giả đồng quan điểm về đặc tính dâm của Mộc Dục, chỉ riêng tác giả Nguyễn Phát Lộc đưa ra tính dâm quái dị, bất thường của Mộc Dục: ?Tính nết sinh lý của sao này ít nhiều hỗn loạn, không mấy chọn lọc đối tượng, bao hàm nhiều hình thái, từ sự tự thỏa mãn cho đến vấn đề đồng tính luyến ái (homosexuel). Tình yêu của Mộc Dục hơi quái dị, bất thường?.
Ðể kiểm nghiệm nhận định của tác giả Nguyễn Phát Lộc về tính dâm dị biệt của sao Mộc Dục, tôi chủ động tiếp cận hơn trăm ?đối tượng? có đời sống hôn nhân trục trặc, bế tắc như: đồng tính, song tính, độc thân, đa thê, đa phu... để lấy ?dữ liệủ lá số Tử Vi. Với 52 lá số Tử Vi được kiểm chứng những ?éo lẻ trong đời sống tình cảm của 52 ?đương số? thì kết quả 35/52 thừa nhận chuyện ?gối chăn có vấn đề? đủ cơ sở để tôi lưu ý với bạn đọc về quan điểm của ông Nguyễn Phát Lộc đối với tính dâm khá đặc biệt của sao Mộc Dục như trích dẫn dưới đây:
?Môc Dục là sao hành Thủy, tượng trưng cho sự thay đổi, nông nổi, chưng diện, tắm rửa và cho tuổi dậy thì. Xét về tình ái, Mộc dục là sao dâm dật, phóng đãng, phong tình. Nếu đi cùng các sao tình dục khác như Tham Lang, Hoa Cái, Thiên Riêu, Thaỉ sẽ là người loạn dâm, thủ dâm, làm đĩ. Trên lĩnh vực tình dục, Mộc Dục là sao khá dị biệt với các sao tình dục khác.
Quan điểm của tác giả Nguyễn Phát Lộc về tính dâm của Mộc Dục khá mới mẻ và khác biệt với các tác giả khác. Trong cuốn: Tử vi tổng hợp, phần Cách ái tình - Những sao tình dục, tác giả Nguyễn Phát Lộc viết: ?Sao này có nghĩa phóng đãng, sự ham muốn vật dụng, sự khao khát yêu đương và quyến rũ yêu đương. Tính nết sinh lý của sao này ít nhiều hỗn loạn, không mấy chọn lọc đối tượng, bao hàm nhiều hình thái, từ sự tự thỏa mãn cho đến vấn đề đồng tính luyến ái (homosexuel). Tình yêu của Mộc Dục hơi quái dị, bất thường? - (Trang 237, sách đã dẫn)
Qua kiểm nghiệm 52 lá số có Mộc Dục thủ (hoặc chiếu) Mệnh, Thân, chúng tôi thấy quan điểm của ông Nguyễn Phát Lộc khả dĩ chấp nhận, có thể dùng để tham khảo về tính dâm khá đặc biệt của sao này. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý: phải căn cứ vào mức độ hội tụ của các sao tình dục với các sao khác, nhất là các sao khắc chế tình dục hoặc hung sát tinh? để đưa ra lời luận giải. Thực tế, những lá số mà chúng tôi có cơ duyên tiếp cận với con người thực (của lá số) thì không hẳn sự hiện diện của Mộc Dục đi cùng với hung sát tinh thì đương số sẽ có đời sống tình dục quái đản kiểu tự thỏa mãn sinh lý, hoặc luyến ái đồng giới, song với kết quả 35/52 thừa nhận chuyện ?gối chăn có vấn đề? thì đây cũng là điều cần lưu ý khi tham khảo quan điểm này.
Khi được hỏi về quan điểm trên của tác giả Nguyễn Phát Lộc, nhà thơ (nhà nghiên cứu tử vi) Nguyễn Thanh Lâm (Hà Nội) cho rằng: Quan điểm đó chưa thấy sách tử vi nào đề cập đến nhưng cũng nên tham khảo, lưu ý khi luận giải về đời sống sinh lý của người có sao Mộc Dục. Nhà thơ cũng bật mí kinh nghiệm: Khi Mộc Dục đồng cung với Không - Kiếp - Kỵ tại cung Tài thì chắc chắn cuộc sống gia đạo của đương số sẽ bị trục trặc ngay từ trong phòng ngủ.?
(Sao tình dục trong Tử Vi - Ðặng Xuân Xuyến ; Nhà xuất bản Thanh Hóa 2009)
Tôi quan niệm viết sách là tổng hợp kiến thức của các tác giả khác được hệ thống lại bằng kiến thức của người biên soạn nên sự rạch ròi, minh bạch là cần thiết. Bật mí chỉ vài chục chữ của nhà thơ Nguyễn Thanh Lâm nhưng đấy là đúc kết kinh nghiệm mấy chục năm xem số giúp đời của ông, thuộc ?kinh nghiệm bí truyền? nên khi chia sẻ lại với bạn đọc tôi không thể ghi chung chung để ?đánh lận con đen? thành kiến thức của mình. Ðó là lòng tự trọng tối thiểu của người cầm bút.
Viết đến đây, tôi chợt nhớ có lần một ?thầỷ Tử Vi chuyên xem trên mạng thuyết giảng về khả năng ?Di cung hoán số? của anh ta, định cười mà rằng: - ?Anh ?Di cung hoán số? để có số làm Tổng thống đi, hành nghề ?Chấm lá số? làm gì cho tổn Phúc, hao Lộc? nhưng thấy anh ta vung vít rằng chả thèm đọc một cuốn sách cổ kim nào thì tôi chọn giải pháp im lặng mà ?kính nhi viễn chỉ.
Tôi cũng đọc Nguyễn Thanh Lâm, nhà ứng dụng Kinh dịch tên tuổi ở Hà Nội, viết: ?Tử vi thật mênh mông, các sách viết về tử vi rất nhiều, các tác giả viết về tử vi thường nói về căn cốt của tử vi, nhưng đều có kiến giải khác nhau, mỗi người giỏi về một mặt. Căn cốt và thời vận - số của mỗi tác giả, trời cho mỗi người một tạng, cũng như trong y khoa có bác sỹ chuyên về tim mạch, có vị chuyên về ngoại khoa, nội khoạ? Ðọc sách tôi thường tìm ra chìa khóa mở ra sự thâm hậu của mỗi cuốn sách. Rút ở mỗi tác giả sự tinh hoa và nhìn rõ mặt khiếm khuyết của từng tác giả. Bởi thời họ sống, nhân sinh quan và tầm nhìn của họ khác nhaụ? - (Tâm sự cùng Ðặng Xuân Xuyến về Tử Vi - Nguyễn Thanh Lâm).
Ðể viết sách, người viết phải đọc nhiều sách, phải nhiều trải nghiệm thực tế để kiểm chứng kiến thức thu được từ đọc sách mới viết thành sách. Người làm thầy cũng phải đọc nhiều sách, học nhiều từ nhiều thầy mới thành nghề. So sánh trình độ chuyên môn giữa tác giả sách với ?thầỷ Tử Vi hay ?thầỷ Tướng thuật... là khập khiễng, không thỏa đáng bởi tác giả sách là người nghiên cứu, ?thầỷ Tử Vi hay ?thầỷ Tướng số... là người ?thực hành?, muốn làm ?thầỷ thì kiến thức về chuyên môn phải sâu, rộng, phải hơn 1 tác giả sách cụ thể, và điều quan trọng là bề dày kinh nghiệm để linh hoạt khi luận giải, ước đoán thì các tác giả sách không thể có được như các ?thầỷ Tử vi, Tướng số.... Dẫu vậy, người làm ?thầỷ thực tài bao giờ cũng trân quý và biết ơn những trang sách đã trang bị, mở mang cho họ kiến thức chuyên môn mà họ chưa biết hoặc chưa được thầy của họ truyền đạt để họ có vị trí như hiện tại. Tất nhiên đó là những ông thầy thực tài, có tư cách, những tác giả nghiêm túc, tự trọng trong việc nghiên cứu tinh hoa của nhân loại soạn thành sách để phổ cập tới mọi người.
Trong cuốn Tử Vi kiến giải và Tử Vi vấn đáp, tôi cũng trích dẫn những kinh nghiệm, những cống hiến quý báu của cụ Thiên Lương với môn Tử Vi Việt Nam bên cạnh trích dẫn những tác giả tên tuổi khác như: Nguyễn Phát Lộc, Việt Viêm Tử, Vũ Tài Lục, Nguyễn Mạnh Bảo, Vân Ðằng Thái Thứ Lang.... bằng tinh thần khách quan, trân trọng. Có lẽ vì sự công tâm đó mà Giáo sư, Thầy thuốc ưu tú Lê Trung Hưng, con trai trưởng của cụ Thiên Lương (Người khai sáng ra trường phái Tử Vi Thiên Lương ở Việt Nam) đã gửi tặng con trai tôi là Ðặng Tuấn Hưng cuốn NGHIỆM LÝ HỆ ÐIỀU HÀNH ÂM DƯƠNG của ông, xuất bản năm 2010 như thư ông viết: "Tác giả Ðặng Xuân Xuyến rất minh bạch về kiến thức của mình, của người và công tâm khi nhìn nhận, đánh giá các tác giả khác nên tôi kính biếu quý ông Ðặng Tuấn Hưng để tỏ sự trân quý của tôi với tác giả Ðặng Xuân Xuyến" - do 2 cuốn Tử Vi kiến giải và Tử Vi vấn đáp đều in ở trang 2 dòng chữ: "Ðặng Tuấn Hưng giữ bản quyền".
Tôi đã xuất bản vài chục đầu sách, ở vài thể loại và viết sách từ nhu cầu mưu sinh, vì thị hiếu của bạn đọc, không hẳn vì đam mê nên đề tài phần lớn mang tính thị trường, câu chữ nhiều trúc trắc... nhưng tôi vui vì khá nhiều đầu sách được tái bản, được ?dân luộc sách? để mắt tới.
Giã từ nghề viết sách và kinh doanh sách đã gần mười năm, hôm nay ghi lại vài chuyện vui khi soạn sách Văn hóa Tâm linh như nhắc lại những kỷ niệm đẹp của 18 năm cầm bút kiếm cơm.
Viết sách được bạn đọc quý mến tìm đọc, được giới chuyên môn ghi nhận, trân quý thì đấy là niềm vui với người cầm bút.
Tên em là Nguyễn Thị Thái Lan, một cái tên thật đẹp! Những người quen biết với gia đình em thì cho rằng tên này thật nhiều ý nghĩa, mang tên loài hoa Lan nở trên xứ Thái. Với thầy cô giáo và mấy đứa bạn Mỹ trắng học chung, khi biết em được sinh ra trong trại tỵ nạn Thái Lan thì bật lên tiếng ?wow!!!? và gọi em là ?Thailand? rất thân thương, trìu mến làm em càng thêm vui và hãnh diện với tên của mình. Tối nay, em đang ngồi xếp hành lý để sáng mai lên campus cho năm đầu Ðại Học. Ngoài sách vở, áo quần và những vật dụng cần thiết khác cho đời sinh viên, cuốn album gia đình là thứ không thể thiếu được cho cuộc sống xa nhà.
Em lấy hết các album ra xem lại, lựa chọn những tấm hình tiêu biểu để vào cuốn album nhỏ cho riêng mình .Vài tấm hình dịp birthday của em và thằng em trai, hình chụp với ba mẹ mùa Thanksgiving vừa rồi, hình cả gia đình trong ngày em tốt nghiệp High School, hình hai chị em vui đùa ở park khi còn nhỏ.
Và đây, một tấm hình đã phai màu, chụp mẹ đang ẵm em còn đỏ hỏn trên tay tại hành lang bệnh viện ở trại tỵ nạn Thailand, phía sau tấm hình còn rõ những dòng chữ viết tay của mẹ:
?Bệnh Viện Sikiew Mùa hè 1992 ? May mà có Con, đời còn? dễ thương!? .
Mỗi lần nhìn tấm hình này, em lại nhớ đến câu chuyện em đã được sinh ra trong hoàn cảnh nào mà mẹ đã kể đi kể lại nhiều lần, mà lần mới nhất chỉ cách đây vài tiếng đồng hồ tại bữa tiệc tiễn em đi học Ðại Học trong phòng khách nhà em chiều nay. Mẹ đã kể lại một lần nữa cho mấy cô chú bạn của ba mẹ nghe, với những cảm xúc đầy vơi, mênh mang một trời kỷ niệm cũ. Em xin ghi lại nguyên văn lời kể của mẹ em sau đây.
...............
Tôi là con gái Cần Thơ gạo trắng nước trong, tuổi thơ tôi tràn đầy hạnh phúc bên cha mẹ, hai đứa em, cùng bạn bè. Những chiều hè, bến Ninh Kiều lộng gió đón bước chân chúng tôi dạo bước, chơi đùa; đại lộ Hòa Bình những ngày Lễ Tết tưng bừng nam thanh nữ tú dập dìu, và con đường Võ Văn Tần có ngôi nhà bé nhỏ xinh xắn của gia đình tôi .
Cha tôi là thầy giáo dạy Toán tại trường Phan Thanh Giản, mẹ tôi buôn bán tạp hóa tại nhà, cuộc sống không giàu có nhưng ấm êm bình an. Tai họa bắt đầu đổ xuống khi cha tôi đột nhiên đổ bệnh nặng và qua đời. Ðau đớn khóc than cho cha, mẹ tôi cũng bắt đầu đau yếu luôn luôn, tiền bạc hao hụt khi chữa bệnh cho cha nay càng thêm khó khăn, túng thiếu, tôi phải nghỉ học, từ bỏ giấc mơ đến giảng đường Ðại Học để đến Baklon, Cambodia phụ giúp tiệm may cho gia đình nguời dì ruột đã sinh sống ở nơi này từ lâu.
Công việc tương đối xuôi chèo mát mái, thời gian này đất nước Cambodia đang ở trong gian đoạn tranh sáng tranh tối, sau nhiều năm nội chiến, đặc biệt chế độ Khmer đỏ đã tàn lụi nhờ sự hỗ trợ quân sự của chính phủ Việt Nam, nay đang được dư luận thế giới quan tâm cho cuộc bầu cử do Liên Hiệp Quốc giám sát sau khi quân đội Việt Nam phải rút quân về nước.
Tình hình lúc này rất nhiễu nhương, tham nhũng hối lộ ở khắp nơi, các nhóm tổ chức vượt biên người Việt cũng mượn cơ hội này đưa nhiều chuyến tàu đến Thailand bắt nguồn từ Kampong Cham, Baklon trót lọt chỉ trong 1-2 ngày trên biển.
Ðầu năm 1990, dì tôi có người làm ăn quen đưa tàu vượt biên qua Thái, thấy hoàn cảnh tôi khó khăn họ sẵn sàng cho đi với giá vỏn vẹn hai chỉ vàng. Dì đã hết lời khuyên tôi hãy ra đi, tìm tương lai cho chính mình và sau đó là giúp cho gia đình. Ngày bước chân lên tàu tôi đã khóc hết nước mắt vì tôi không hình dung được cuộc sống ở trại tỵ nạn Thailand ra sao, và khi ra nước thứ ba sẽ sống ra sao khi không có một người thân nào, tương lai thật là mong manh, mù mịt.
Rồi tôi cũng nhập trại tỵ nạn Panatnikhom, Thailand vào một buổi chiều u ám mây đen vần vũ. Tôi ngỡ ngàng, ngơ ngác vì một rừng người ra đón chúng tôi suốt con đường từ cổng trại dẫn đến khu nhà ở, tôi may mắn được làm quen với vợ chồng Bác Thư trên chuyến tàu nên được xếp ở cạnh chỗ hai bác cũng như ăn uống chung. Bác Thư trai cũng là một ông giáo về hưu, bác Thư gái hiền lành nhân từ, nghe hoàn cảnh của tôi, hai bác đã an ủi, chia sẻ và nâng đỡ tinh thần của tôi những ngày dài mòn mỏi trong đời tỵ nạn tạm dung. Hai bác có ba người con ở Mỹ, riêng đứa con gái út cũng cỡ tuổi tôi trong chuyến vượt biên một năm trước đó đã chết trên biển Ðông nên hai bác xem tôi như con của mình vậy. Buổi sáng tôi đi học thêm Anh Văn, trưa về phụ bác Thư nấu cơm, rồi nghỉ ngơi, học bài, chiều đến thì đi lãnh nước về giặt giũ, cơm nước, tối về chỗ riêng của tôi viết thư cho mẹ ở Việt Nam, hầu như thư nào cũng đầy nước mắt nhớ nhà, đêm nào cũng mơ thấy được về lại căn nhà xưa, có cha có mẹ như bài hát của Phạm Duy tôi vẫn yêu thích:
"Cho tôi lại ngày nào
Trăng lên bằng ngọn cau
Me tôi ngồi khâu áo
Bên cây đèn dầu hao
Cha tôi ngồi xem báo
Phố xá vắng hiu hiu
Trong đêm trời khô ráo
Tôi nghe tiếng còi tàu "
Khi ở Baklon ai cũng nghĩ qua được Thailand thì coi như được đổi đời, tương lai tươi sáng, nhưng đến trại rồi mới biết chuyện không dễ dàng như xưa nữa. Sau mười mấy năm mở rộng vòng tay đón chào ?boat peoplẻ, Cao Ủy Liên Hiệp Quốc và các nước phương Tây đã bắt đầu mỏi mệt, nên lòng nhân từ của họ từ từ khép lại, các trại tỵ nạn Ðông Nam Á chính thức đóng cửa ngày 14 tháng 3 năm 1989, những ai đến sau ngày này phải qua cuộc thanh lọc gắt gao của nước chủ nhà, nếu vượt qua được cuộc thanh lọc này mới được phái đoàn nước thứ ba phỏng vấn và cho định cư. Người ta chia sẻ kinh nghiệm, bàn tán cùng nhau cách chuẩn bị cho cuộc thanh lọc quan trọng, làm sao cho nhân viên thanh lọc của Bộ Nội Vụ Thái thấy được lý do bỏ nước ra đi của mình thật là chính đáng .
Tôi thú thật với bác Thư trai:
- Con chẳng có lý do chính trị chính em gì hết bác ơi, con ra đi chỉ vì kinh tế khó khăn, muốn giúp đỡ gia đình qua cơn nguy khốn mà thôi.
Bác Thư vội vàng trấn an tôi:
- Con chớ có dại mà khai như thế! Hãy xem lại trường hợp của con nhé, có phải vì chế độ mới không chăm lo cho người dân đầy đủ, cha con mất đi, gia đình khó khăn nên con phải nghỉ học là do nhà nước không quan tâm cho người dân thấp cổ bé miệng, trường đại học dành cho con ông cháu cha, chính quyền tham nhũng thối nát từ trên xuống dưới, chính vì vậy mà con phải ra đi để tìm tự do, tìm dân chủ và quyền được làm người!
Thế là hàng ngày bác giúp tôi bài cho cuộc thanh lọc, tuy có phần tự tin hơn một chút nhưng tôi vẫn lo lắng vô cùng vì nghe nói tỷ lệ đậu thanh lọc chưa đến 10% .
Cho đến bây giờ tôi vẫn tạ ơn trời cao đất dày vì hai bác đối xử với tôi tràn đầy tình thương. Biết tôi không có thân nhân nước ngoài gửi tiền, hai bác cho tôi ăn uống chung không bao giờ nhắc nhở chuyện tiền bạc, bù lại, tôi cũng biết thân phận ? con bà phước? của mình, hàng ngày chăm chỉ học hành và phụ giúp hai bác làm chuyện lặt vặt trong nhà. Thỉnh thoảng rảnh rỗi, bác Thư còn giảng giải truyện Kiều cho tôi nghe, nói chuyện văn chương và kể về những ngày tuổi trẻ làm thầy giáo dạy Văn của bác thật sôi nổi hào hứng. Bác Thư gái dạy tôi nấu ăn, dù trong trại tỵ nạn chẳng có cao lương mỹ vị nhưng bác là người Bắc nên truyền cho tôi cách kho cá thật khô, thật mặn đậm đà, cách luộc rau muống xanh rì mà nước trong veo, tôi lại có dịp trổ tài nấu món canh chua cá kiểu Nam Kỳ Lục Tỉnh, hai bác ăn cứ khen tấm tắc, tôi cũng thấy vui trong lòng.
Tại lớp học Anh Văn, thầy giáo là anh Quang. Anh là người thanh niên đầu tiên trong trại làm cho tôi bớt đi mặc cảm gái quê Nam Bộ của mình. Ở trại Panatnikhom thời ấy, vẫn ngấm ngầm có sự ?phân chia giai cấp? giữa các lô nhà. Nghe nói khu C-D đa số là dân Sài Gòn, trí thức, nhà giàu, mức độ thấp hơn chút xíu là lô E-F, và đến lô B, lô A, sau này thêm lô L thì có rất nhiều dân miền tây, quê mùa, ít học, mở miệng ra với ngôn ngữ bình dân, vô tư, ?có sao nói dzậy người ơỉ, nào là ?cá gô nằm trong gổ?, nào là ?mình ên?, chẳng ai hiểu, nên bị nhiều người chê bai, dòm ngó bằng nửa con mắt.
Tôi tuy là gái Tây Ðô, nhưng giọng nói Miền Nam chân chất, bản tính rụt rè và thân phận ?mồ côỉ ở trại làm tôi mặc cảm không dám kết thân với ai ngoài vợ chồng bác Thư và vài người chung lô nhà. Anh Quang là người Sài Gòn thứ thiệt, đang học đại học Tổng Hợp thì bỏ ngang đi vượt biên. Anh cũng đến trại một mình nhưng được người chú ruột bên Pháp gửi tiền lai rai nên cũng khá thoải mái, đủ cho anh đóng tiền cơm tháng, học hành, mua sắm lặt vặt.
Anh hay giúp tôi khi tôi không hiểu bài, tôi mến anh vì anh không kiêu ngạo, xa cách, anh lại có giọng nói miền Bắc ngọt ngào, êm ái. Còn anh thì sau này thú nhận với tôi rằng, chính sự yếu đuối nhỏ bé của tôi đã làm lòng anh xao xuyến, muốn ra tay chở che và bảo vệ tôi.
Anh nói tôi không giống như nhiều cô gái khác ở trại, có tiền rủng rỉnh nên ăn diện điệu đà, còn tôi thì không có tiền nên lúc nào cũng mặc trên người bộ đồ thun Cao Ủy mà nhiều người không thèm đụng đến khi có tiền thân nhân tiếp tế. Anh kể có lần ngồi soạn bài ở nhà, nhìn thấy tôi đi ngang xách thùng nước mới lãnh ở khu phát nước về, nắng quái chiều tà xuyên qua chiếc áo thun Cao Ủy mỏng manh để anh thấy được bờ vai tôi gầy guộc, nhô cao như câu hát diễm lệ của một tác giả nào đó làm anh thật sự xúc động và đem lòng yêu mến: ?Vai em gầy guộc nhỏ, như cánh vạc về chốn xa xôi ??
Rồi việc gì đến cũng phải đến, tôi đã yêu anh với cả trái tim nguyên vẹn, dâng hiến không ngại ngần để rồi biết mình có thai khi anh vừa rời tôi qua trại khác để thanh lọc. Là một cô gái mới lớn, điều này đối với tôi thật là kinh khủng, tôi chẳng biết tâm sự cùng ai, bèn đánh liều qua nhà bác Thư khóc lóc:
- Lòng con bây giờ rối quá, hai bác cho con biết phải làm gì bây giờ, hay là con phải phá thai, vì con sắp phải đi thanh lọc, tương lai còn mù mịt thì làm sao mà dám nuôi con hả bác?
Hai bác, một lần nữa, lại giang vòng tay cho tôi tựa đầu:
- Con gái ơi, đừng dại dột như thế, đứa bé nào có tội tình gì! Theo đạo Công Giáo của bác thì đó là trọng tội giết người, mà suy cho cùng thì cũng có đạo nào ủng hộ phá thai bao giờ? Con qua đây một mình, đã sống được thì nuôi thêm một đứa bé cũng chẳng sao, hãy cứ để tự nhiên, xem kết quả thanh lọc của con và Quang ra sao, rồi cũng sẽ có cách giải quyết, bác tin là như thế. Hãy bình tĩnh, an vui và đừng bao giờ có ý nghĩ đó nữa nhé.
Lời khuyên của hai bác đã làm tôi vươn lên chấp nhận sự thật, mỗi tối bác kêu tôi qua nhà cùng đọc kinh, bác bảo không phải muốn tôi theo đạo, nhưng muốn tôi có mặt để bác cầu nguyện cho tôi thêm sáng suốt, thêm sức mạnh vuợt qua cơn thử thách này. Bác cũng nói Chúa và Mẹ Maria hay nhận lời xin của người ngoại đạo, và tôi đã thấy rất rõ điều này.
Sau đó, anh Quang được đậu thanh lọc, tôi bị rớt nhưng tôi nộp đơn tái xét với tờ khai sinh của đứa con sanh ra tại trại tỵ nạn. Nhớ lại chín tháng mười ngày cưu mang đứa con trong bụng, tôi cũng có nhiều lần thấy tủi thân, bơ vơ lạc lõng, nhưng cũng chẳng ngờ đến ngày chuyển dạ mới thấy được tình nghĩa con người đối với nhau trong cảnh khốn khó.
Con gái tôi chào đời tại bệnh viện Sikiew một ngày hè tưoi đẹp, ngoài bác Thư còn có mấy cô bác, anh chị em chung lô nhà đến thăm và mang quà cho tôi không ngớt, ai cũng khen con tôi xinh xắn, dễ thương nên tôi đã quyết định đặt tên con là Nguyễn Thị Thái Lan để ghi lại kỷ niệm với nơi chốn đã cưu mang mẹ con tôi và biết bao người tỵ nạn khác. Chiều chiều, tôi ẵm con đi dạo vòng quanh bãi đá Sikiew, con gái khỏe mạnh bụ bẫm và những lá thư anh Quang từ Mỹ gửi qua cho tôi thêm sức mạnh vào một ngày mai tươi sáng.
Một lần nữa, tôi vẫn không may mắn được cứu xét đậu tái thanh lọc. Tôi thật sự hoang mang vì không dám mang con trở về Việt Nam. Ðúng lúc ấy, những tin đồn tới tấp, trại sẽ vĩnh viễn đóng cửa, sẽ cưỡng bách hồi hương tất cả những người rớt thanh lọc. Cũng những ngày ấy, phái đoàn Tòa Ðại Sứ Mỹ từ Bangkok vào trại, kêu gọi mọi người hãy ghi danh hồi hương, rồi khi về Việt Nam sẽ được cứu xét chương trình ra đi có trật tự dành cho người ở trại tỵ nạn trở về mang tên ROVR (Resettlement Opportunity for Vietnamese Returnees). Một số người cương quyết tuyệt thực, biểu tình chống hồi hương, một số người bán tin bán nghi lời hứa của phái đoàn Mỹ, họ cho rằng Mỹ đã từng bỏ rơi chính quyền VNCH nên bây giờ mất ... uy tín, tuy nhiên cũng có người đặt niềm hy vọng cuối cùng vào Mỹ, họ nói:
-Tôi tin Mỹ nói là làm, chớ không phải như bọn Cộng Sản nói một đằng làm một nẻo! Dù sao, chúng ta đã rớt thanh lọc, chẳng còn con đường nào khác, có lẽ nên làm theo lời khuyên của phái đoàn Mỹ.
Tôi vô cùng bối rối, không kịp thời gian để viết thư qua Mỹ hỏi ý kiến của anh Quang và bác Thư, nên đành nhắm mắt đưa chân, ôm đứa con chưa đầy năm lên máy bay trở về quê hương.
Và đúng như sự tin tưởng của nhiều người, ? Mỹ nói là làm?, những ai ghi danh hồi hương trong giai đoạn đó đều được phái đoàn Mỹ tại Việt Nam kêu đến làm giấy tờ, xét duyệt phỏng vấn định cư . May mắn hơn nữa, tôi còn được mang theo Mẹ, hai đứa em trai trong hồ sơ đi Mỹ . Nhờ có giấy bảo trợ của anh Quang gửi về, gia đình tôi 5 người trong nhóm những chuyến bay sớm nhất ra đi theo chương trình ROVR.
Ngày tôi đến Seattle, hai bác Thư từ New York bay qua đón chào và chúc mừng gia đình tôi có một đoạn kết như trong mơ. Chúng tôi vui mừng ôn lại những tháng ngày đã qua, ơn của hai bác tôi không thể nào quên. Anh Quang trở lại đại học ngành Computer Science và ra trường làm cho hãng Microsoft nổi tiếng của Bill Gate, hai đứa em trai lần lượt vào high School và College, tôi vì có con nhỏ nên cùng Mẹ mở một tiệm sửa đồ kiêm giặt ủi và sau đó sanh thêm đứa con trai, cuộc sống vừa đủ và hạnh phúc, tôi không dám đòi hỏi hơn thế nữa.
........
Câu chuyện của mẹ em là như vậy đó! Ðêm nay, trong giây phút chuẩn bị xa nhà để bước vào đời, em muốn nói lên ngàn lời Tạ Ơn.
Tạ ơn trại tỵ nạn Panatnikhom, xứ sở Thailand là nơi chắp mối duyên cho ba mẹ em gặp nhau. Cám ơn Tình Người đã yêu thương, che chở, ủi an và thông cảm cho mẹ em những ngày gian lao thử thách ?đi biển mồ côi một mình?. Tạ ơn ba mẹ đã không bỏ con, để con được sinh ra đời làm người đến ngày hôm nay.
Cám ơn phái đoàn Mỹ là chiếc phao cứu vớt biết bao nhiêu thuyền nhân trại tỵ nạn bị rớt thanh lọc bằng chương trình ROVR giữa giờ tuyệt vong. Cám ơn nước Mỹ đã cưu mang gia đình em từ những ngày đầu ngơ ngác, để ngày mai ở giảng đường đại học University Of Washington đón nhận thêm một sinh viên mới, mang tên Nguyễn Thị Thái Lan!
Edmonton, Mùa Tạ Ơn 2023
Trên đời này có nhiều điều huyền bí. Và cũng muôn thứ kỳ diệu đến không ngờ. Chúng ta may mắn được tạo hoá uốn nắn thành hài nhi bé bỏng. Thời gian thổi, ta lớn lên với vóc dáng của cô gái, chàng traỉ
Tất cả quá trình linh thiêng này, ta phải cám ơn thượng đế, bề trên. Ðây có khác gì là huyền năng mang sự sống đến thân xác. Trong bộ dạng khác nhau của từng con người, ai cũng cần trái tim và hơi thở.
Nếu duy nhất chỉ có trái tim lẻ loi, cũng không tạo ra được hệ thống tuần hoàn, luân lưu trong huyết quản. Từ đó, ta nhìn được, ngắm cảnh vật muôn sắc màủ Và nhất là, ta biết phân biệt ai là bạn bè, người dưng, là người yêu thương ruột thịt với mình.
Những bí ẩn cao siêu đó, sẽ đến một ngày không ai mong đợi. Tất cả lần lượt đi vào thiên thu. Từng người tan biến vào cõi hư vô. Ngày nào đó, lá xanh mơ biến thành lá vàng, rồi tàn lụi theo mùa thu chết. Theo dòng chảy của đât trời, lá sẽ quay về thành chồi non thơ mộng.
Con người biến thành tro bụi ?có thể sẽ quay về qua hài nhi đỏ hỏn. Chắc chắn, chúng ta sẽ là người xa lạ, không quen nhau. Chúng ta đều thấu hiểu qua hai tiếng Tái Sinh.
***
Chiếc xe bằng sắt thép cứng cáp, có thể xuyên gió, lăn bánh trong bão bùng, phóng lao trong mưa tuyết trắng phau. Xe mạnh dạn, xông xáỏVậy mà cũng tới ngày nằm bất động một chỗ. Rã rời dừng bánh, lặng im trong nghĩa địa xe cũ.
Một ngày cái miệng khổng lồ của quái thú nuốt trọn chiếc xe, nghiền nát thành bụi sắt vụn. Cho vào lò đun với độ nóng kinh hoàng, như dung nham núi lửa. Chiếc xe tan chảy, chỉ gom gọn thành một khối sắt rực đỏ ở thể lỏng buồn tênh mà thôi. Ðây là khoảnh khắc, khối sắt này tái sinh, để hình thành một kiếp mới.
Chúng ta là con người, ai cũng sẽ theo vòng xoay đó. Trước mặt, mình còn hơi thở, còn trí nhớ. Chúng ta nên tri ân, chân thành cám ơn dòng đời hiện tiền, cho ta biết tình người, nghĩa nhân?đối xử với nhau.
Kiếp này chúng ta là bạn học
Kiếp sau nào ai biết ra sao
Có chắc gì ta sẽ biết đọc
Văn, thơ, trau chuốc lời ngọt ngào
*
Hoàng hôn, không gì bằng sức khỏe
Bịnh hiểm nghèo tàn phá thân ngà
Nhiều người bạn không lời từ giã
Biền biệt trôi vào cõi mù xa
*
Sớm mai thức dậy còn tỉnh táo
Tâm an bình ta viết vài dòng
Chữ là nguồn yêu thương vô tận
Quỹ thời gian thu ngắn? đau lòng !...
NOV 5th-2023
Sáng nay mưa rĩ rã và có thể kéo dài cả ngày .Trong yên tỉnh , gây gây lạnh nầy , mời thân hữu nghe lại Giọt Mưa Thu.
CH
https://youtu.be/xX_5gP1cDh0?si=yCXTypHTaea4IefV
Chương Hà
Ai chưa yêu, vừa chớm yêu, đang yêu say đắm, đã từng yêu, còn yêu hay hết yêu xin cùng tôi chia sẻ một khía cạnh của YÊU.
Một trong những sáng tác tôi rất ưng ý ; giai điệu mới, pps đẹp, hòa âm hay và ca sĩ Ðông Nguyễn trình bày tràn trề cảm xúc
CH
https://youtu.be/AL1JlBdD2W0?si=uUGB5gzcfyARlpQU
https://youtu.be/AL1JlBdD2W0?si=uUGB5gzcfyARlpQU
Nguyệt San Giao Muà xin cám ơn những thân hữu đã dóng góp bài vở cho Nguyệt San Giao Muà số 258 . Một số bài khác sẽ được đăng dần vào số tớị Mong mỏi sẽ nhận được những sáng tác của các bạn bốn phương để cho Nguyệt San Giao Muà thêm phần hương sắc trong tương laị
2) Ðể rút ra danh sách của NSGM (unsubscribe),
xin gửi email về GiaoMua@hotmail.com
3. Mọi chi tiết, thể lệ, thắc mắc, xin gửi về:
GiaoMua@hotmail.com
4. Mọi bài vở, đóng góp, xin gửi về:
GiaoMua@hotmail.com
Nguyệt San Giao Muà
Homepage: http://www.GiaoMuạcom
Thể lệ gửi bài cho Nguyệt San Giao Muà:
Mong bạn gửi Bài cho GM theo cách này là tốt nhất :
1. Dùng mẫu chữ Vietnet (VIQR) hay Unicode
2. Viết Hoa chữ đầu của bài và bút hiệụ Ví dụ: Giọt Mưa Trên Lácủa NS Phạm Duy
3. Gửi bài ngay trong email (không kèm file), để cho BBT khỏi mất công download xuống để đọc
4. Gửi tất cả các bài trong 1 tháng 1 lần trong1 email, nếu tiện.
5. Bài vở xin gửi đến trước ngày 25 mỗi tháng
6. Mọi chi tiết, thể lệ, thắc mắc, xin gửi về: GiaoMua@hotmail.com
Cám ơn bạn rất nhiều, vì nhân sự có hạn, BBT không thể ngồi đánh máy lại từng đề bài hay bút hiệụ
P.O . Box 378
Merrifield, Virginia 22116
USA
Trang Nhà