Số 2

Ngày 1 tháng 6 năm 2002

www.GiaoMua.com

Nguyệt San Giao Mùa
P.O . Box 378
Merrifield, Virginia 22116-0378
USA

GiaoMua@hotmail.com


Thư Ngỏ





Dường như đã vào mùa Hạ. Ðối với thời tiết vùng bắc Mỹ thì bây giờ còn đang ở vào mùa xuân, nhưng cái nóng mùa hè đã tràn đến. Không khí nóng làm gợi nhớ đến quê nhà, gợi nhớ đến những kỷ niệm của thời thơ dại, những ngày tháng mang tuổi thơ vào trường vào lớp, ..những trái cốc, trái me, ô mai..xí muội và những cành hoa phượng.

Hoa phượng và mùa hè nơi quê nhà là những dấu vết, mãi mãi vẫn như lời thì thầm trong tiềm thức, khua động từng lúc từng hồi trong quay cuồng cuộc sống nơi viễn xứ. Cái màu đỏ trong ánh nắng chói chang, tưởng chừng như làm ngợp hồn mình, nhưng... không, như những giọt rưng rưng trong mỗi trái tim, nắng mùa hè và hoa phượng, vẽ lên từ mỗi trang lưu bút, chút lưu luyến ân tình đầu, chút bâng khuâng dịu dàng từ tuổi trẻ, pha lẫn chút ngọt ngào trong ánh mắt chia tay.

Xin được mời bạn chia xẻ với MPÐ một chút kỷ niệm riêng, về những mùa hè trong dĩ vãng ấy qua những DÒNG LƯU BÚT :

Rồi những ngày hè qua rất vội
ta về lưu luyến rặng dương xa
Thuận An mơ dấu chân trên cát
con nước triều lên mắt nhạt nhoà
tiếng hát bập bùng đêm lửa trại
sao còn vang vọng mãi trong ta
tàu đi nghe sóng Trừơng giang vỗ
từng nhịp tim đầy những khúc ca
áo trắng hôm nào em gọi gió
cho đêm thao thức bóng trăng ngà
đèn khuya rực rỡ trang lưu bút
nét mực nào xanh cả tuổi hoa
vẫn mãi Trường Tiền khoe áo trắng
áo em ngày ấy vẫn kiêu sa
ba mươi năm tưởng nhoè trang giấy
kỷ niệm ngày xưa vẫn đậm đà.

Giao mùa mãi là một nhịp cầu nối liền những hoài niệm dĩ vãng, đến một mơ ước tương lai, về quê hương, đất nước, con người. Và tình yêu vẫn mãi là cội nguồn cho những nhịp nhàng hướng về phiá trước, tình yêu vẫn mãi thăng hoa sẽ dập tắt hết những ghét bỏ, nhận chìm những hận thù, để cuộc đời chỉ còn là con người với hoa, với tiếng chim hót dưới ánh nắng mặt trời.

Mạc Phương Ðình

Mục Lục

I . Thơ _______________________________________________________________________

1. Thầy Cũ ______Quảng Thuận Ðinh Xuân Dũng
2. Tình Quốc Học ______Bàn Thạch Dương Thiệu Tống
3. Tiếng Lòng ______Chân Tâm Lương Thị Thận
4. Dại Dột ______Vành Khuyên
5. Hư Khúc Tháng Ba ______Phan Cát Linh
6. CaFe, Sáng Naỵ.. ______Nguyên Khoa
7. Ơn Nghĩa Mẹ ______Viễn Phương
8. Anh Về ______Biển Lặng
9. Nỗi Nhớ Niềm Quên ______Nguyễn Thanh Trúc
10. Nước Mắt Chảy Xuôi ______Sương Mai
11. Bên Bờ Sông Lạnh ______Việt Dương Nhân
12. Tôi Không Dám ______Nhị Huyền
13. Nhìn Chiều Xuống Vội ______Phan Tưởng Niệm
14. Xúc Cảm VII ______Trần Vũ Liên Tâm
15. Tình Áo Tím ______Vân Hạc
16. Bút Ẩn Màn Thưa ______Hoa Cỏ
17. Ðêm Chia Tay ______Mạc Phương Ðình
18. Ðêm Vẫn Thật Dài ______Thy Lan Thảo
19. Có Những Lúc Không Yên Ðành Cất Hát ______Nguyễn Ðăng Tuấn
20. Aỉ Nam Quan Ðâu Nhỉ ______Vĩnh Nhất Tâm

II . Văn _______________________________________________________________________

1. Muà Nước Lũ (truyện dài- kỳ 2) _______ Trần Công Nhung
2. Tình Duyên _______ Hà Xuyên
3.Hoa Ðào ___________ Hoa Hồng Xanh
4. Hoa Tuyết Ðêm Xuân ___________ Việt Dương Nhân
5.Về (kỳ 9) ___________ Thanh Sơn
6.Hương Sen Châu Thổ ___________ Phan Thái Yên
7.Áo Em Màu Trắng ___________ htc
8.Cảm Nghĩ Về Phim Rồng Xanh... ___________ Trần Viết Minh Thanh

III . Nghiên Cứu________________________________________________________________

1. Sống Sao Ðể Tránh Ung Thư _______ Bác sĩ Nguyễn Văn Ðức
2. Vài Hiểu Biết Căn Bản Về Cần Sa ___________ Bác SĩNguyễn Ý Ðức
3. U Minh Và Khánh Hưng ___________ Augustinus Phạm Ngọc Hài
4. Thơ Bùi Giáng ___________ Cảm Biến

IV. Tin Tức, Văn Học, Nghệ Thuật__________________________________________________

1. Trong Mắt Em Là Biển Nhớ _______ Ngô Thụy Miên
2. Tập San Ngàn Thông _______ TSTV
3. 10 Câu Hỏi Khó về Niềm Tin Cơ Ðốc _______ TSTV
4. Chương Trình Việt Ngữ Ðài Phát Thanh Á Châu Tự Do _______ TSTV
5. Tạp Chí V. _______ TSTV

V. Giải Ðáp Tử Vi __________________________________

1. Tử Vi Tháng Sáu _______ Tướng Số Thiên Ðức
2. Giải Ðáp Tử Vi _______ Tướng Số Thiên Ðức

VI . Nhạc __________________________________

1. Sương Lạnh Giá _______ Phượng Hàm

VII . Hộp Thư Toà Soạn__________________________________

1. Trả Lời Bạn Ðọc _______ Ban Biên Tập

I . Thơ __________________________________________________

1. Thầy Cũ


Nhận bút người xưa ấm cõi lòng,
Bốn lăm năm cũ khách sang sông.
Bao nhiêu khổ cực, mong đường sáng,
Gạn đục trau dồi, nước lắng trong.
Ấp ủ nâng niu mầm cỏ dại,
Hết lòng uốn nắn trí khai thông.
Lão đồ còn đó lời văng vẳng,
Ðất nước qua phân , tái hợp đồng.

              



Quảng Thuận Ðinh Xuân Dũng
Mục Lục


2. Tình Quốc Học Bài hoạ 1 của "Thầy Cũ" Gửi Huế thân thương một tấc lòng, Dù xa năm tháng cách non sông. Bến đò Thưà Phủ khi đông vắng, Giòng nước Hương Giang lúc đục trong. Rực rỡ sân trường hàng phượng vĩ, Lao xao cửa lớp mấy cành thông. Ngôi trường tường đỏ thời xưa ấy, Ghi tạc trong tim một chữ đồng. Bàn Thạch Dương Thiệu Tống
Mục Lục


3. Tiếng Lòng Bài hoạ 2 Mượn tám câu thơ phổ tiếng lòng, Tình quê nghĩa nước ngập giòng sông. Ðường đời trôi nổi tuy ngăn cách, Cuộc sống xoay vần vẫn sáng trong. Mỗi bước người đi mong tái hiệp, Bao ngày kẻ ở ước cầu thông. Hoà bình xứ sở liền Nam Bắc, Trăm triệu con tim ấm nhịp đồng.

Chân Tâm Lương Thị Thận
( Bàn Thạch Phu Nhân)

Mục Lục


4. Dại Dột Tôi gặp lại anh một buổi chiều Sân trường vắng vẻ dến quạnh hiu Dang tay ta bắt như mừng lắm Nhưng lòng lại buồn biết bao nhiêu Ðã mười năm rồi phải không anh Gặp lại nhau đây với lòng thành Lời hứa xưa kia tôi còn nhớ Trong tình yêu đậm , thuở tóc xanh Ðâu còn gì đâu dể mà buồn Gặp anh ngỡ bao lời sẽ tuôn Nhưng tôi im lặng , nghe đơn độc Vây quanh lấy mình lúc chiều buông Tôi đã giận tôi đến ngẩn người Gặp lại anh chi chẳng được vui Chỉ thêm tê tái , lòng quặn thắt Chuyện cũ nhắc lại cũng vậy thôi Anh đã là anh của đời thường Tôi , lòng vẫn nặng những tơ vương Hoa nở một lần nay đã khép Trách mình dại dột sao còn thương Trả lại tôi nhé ngày xa xưa Thuở ta yêu nhau chẳng biết thừa Tiếng yêu trao mãi sao không hết Ðể giờ còn tiếc những lời chưa Thôi thì hội ngộ giây phút này Chẳng còn hẹn gặp , chẳng còn say Ta thật đôi ngã , thôi đừng tiếc Thơ này tôi viết cho ai đây ? 4/02

Vành Khuyên

Mục Lục


5. Hư Khúc Tháng Ba Gió tháng ba Thơm tho sợi nắng Bàn tay nào Chải ngọn tóc tơ Một nỗi buồn Ngày xưa chợt đến Nhung nhớ dài Cuộn giữa lá mơ Nắng tháng ba Mơn man tóc rối Thả hồn đau Từng nhánh đâm chồi Ðêm bỏ ngỏ Lụa hồng ru nhẹ Ðón người về Giấc mộng xa xôi Mây bàng bạc Soi dấu chân Rất vội Mặt hồ trong Lấp lánh Võng linh hồn Tim khát khao Nhịp tình đong khe hở Nghiêng tơ trời Xứ nhớ bên kia đồi Trăng mãi mơ .. Mơ xa tầm với Bóng tối nào Tàn vỡ Ðêm qua Gió lắt lay Thành khúc tình ca Hơi thở nhẹ ... Lệ rơi Buồn ... Nhân thế !

Phan Cát Linh

Mục Lục


6. Cafe, Sáng Nay .. Giọt Cafe sáng nay Không mịn màng như truớc Bàn tay em sáng nay Quên đun sôi ấm nuớc Ðôi mắt em sáng nay Còn cay mùi khói thuốc ? Huơng Cafe sáng nay Không thơm nồng như truớc Cơn gió về sáng nay Quên làm tóc em bay ... Vị Cafe sáng nay Không đậm đà dịu giọt Tách Cafe sáng nay Thiếu môi em làm ngọt Ðiệu slow trầm sáng nay Bỗng trở nên buồn tẻ Tiếng Thùy Duơng ngân nga "..mà muôn trùng chia xa ..." Feb.18.02 (Cafe, thuốc lá, nhạc, và em) Nguyên Khoa
Mục Lục


7. Ơn Nghĩa Mẹ Mẹ !- Một tiếng bao la hơn biển cả Bởi thân nầy do mẹ ,nặng cưu mang Dù gian lao khốn khó, trải lầm than Trọn một kiếp hy sinh vì con trẻ Ơn sinh dưỡng lấy chi đền đáp mẹ Công đức nầy muôn kiếp mãi không vơi Nghĩa ân sâu trọn giữ cả cuộc đời Tôn kính mẹ khắc ghi trong tiềm thức Người còn mẹ có muôn vàn hạnh phúc Kính mẹ hiền mang đến những niềm vui Dẫu dòng đời xuôi ngược , dẫu xa xôi Yêu thương mẹ ai người không nghĩ tới Mẹ còn đó !- Mẹ còn trong tay với Ta chu toàn giữ trọn đạo làm con Ngày tháng qua, khi mẹ đã không còn Ôm nuối tiếc người ơi thôi đã muộn ./. Kính gởi mẹ nhân ngày Mother's day Viễn-Phương

Mục Lục


8. Anh Về Anh về xao xuyến dạ nôn nao Biển xanh xô sóng như đón chào Thuỳ dương nghiêng bóng dài trên cát Nhìn cánh buồm nâu dạ xuyến xao Anh về tìm lại chút hương xưa Hàng cây xanh thắm mát bóng dưà Ðường quanh co dốc mòn đưa lối Ðâu đó câu hò vọng ban trưa Anh về phố vắng vẫn còn đây Tình dẫu xa xôi đã bao ngày Hồ trong in bóng đò xuôi bến Vương vấn hương chiều đượm chân mây Anh về xây giấc mộng nghìn thu Thành phố nên thơ dưới sương mù Ðồi thông xao xuyến tình lưu luyến Suối vàng êm ả mộng viễn du Anh về sân phượng đỏ đưa hương Tìm phút bình yên dưới mái trường Bạn cũ giờ đây người đôi hướng Vẫn tiếng ve sầu nhạc du dương Anh về thương nhớ một chiều nao Người em duyên dáng tựa cành đào Nhìn Anh đôi má hồng ươm nắng Duyên ước ban đầu vội tiếng trao Anh về lưu luyến hàng tường vi Ngày xưa, ôi! một thuở xuân thì Còn đây những ngày trong mộng mị Quê vẫn xanh màu từ ngày đi Anh về ruộng luá trổ trên nương Nhặt tiếng vành khuyên hót trên đường Tha hương viễn xứ dài năm tháng Anh về thương quá sao mà thương Anh về đi giưã buổi bình minh Thoảng nghe ai hát câu trữ tình Lời ca chan chưá tình mộc mạc Cầu xưa mấy nhịp vẫn còn xinh Anh về nghe lại khúc thiên thai Non cao với biển rộng sông dài Thuỷ chung ngàn dặm tình non nước Bên lề rợp bóng bướm vàng bay Anh về xao xuyến dệt lời thơ Hình bóng xa xưa chưa xoá mờ Chốn đây nơi những ngày thơ ấu Gởi gấm tâm hồn với mộng mơ Anh về sau mong đợi bấy lâu Thành tâm xin nối lại nhịp cầu Dẫu xa thiên lýduyên không trọn Ân tình tha thiết mãi đậm sâu Biển Lặng

Mục Lục


9. Nỗi Nhớ, Niềm Quên Cố tình tìm quên sao vẫn nhớ Khoé mắt đọng hoài giọt lệ thương Chúi đầu vào trăm ngàn việc sở Chắc mẩm mình quên được người dưng Dữ kiện, chương trình đầy hộc tủ Con số thông tin ngổn ngang bàn Hình bóng của người trong giấc ngủ Vẫn bám chập chờn quấn tay chân Ðánh răng để tẩy vi trùng nhớ Kem quên sùi bọt khắp cả mồm Lên giường đắp kín chăn để ngủ Con vi trùng lẻn đến nhập hồn Mở nhạc cho tâm đừng suy nghĩ Tịnh trí lắng nghe người ta ca Nỗi nhớ vỗ tay cười đắc chí Trúng phóc bài tình ca đôi ta Uống ly nước lạnh, nhai cục đá Nhận đầu cho nỗi nhớ chết trôi Nuốt vô trong ruột nghe hả dạ Ngờ đâu nỗi nhớ sống khơi khơi Nỗi nhớ, niềm quên trong tâm tưởng Giằng xé đấu tranh suốt đêm dài Ai thắng, ai thua, ta biết tỏng Hình bóng của người vẫn không phai Nguyễn Thanh Trúc Mục Lục


10. Nước Mắt Chảy Xuôi Thưa người, nước mắt chảy xuôi Giọt mưa rơi xuống từ trời, nghìn xưa Thưa người, biết nói sao vừa Thà như cánh hạc trong mưa âm thầm Thưa người, buồn đọng nghìn năm Sao con sóng vỗ lạ lầm bãi sâu Thưa người, nước chảy qua cầu Còn ai luyến nhớ gì đâu một người ? Thưa người, buồn một mình tôi Trái tim bạc bẽo, tình đời dối gian Thưa người, nước mắt hai hàng Mưa rơi nghìn giọt, đâu tan giọt buồn Trăm năm nước trở về nguồn Như tôi vẫn nhớ vẫn thương một đời Bởi vì nước mắt chảy xuôi Sương Mai


Mục Lục


11. Bên Bờ Sông Lạnh Chắc anh đã biết sông Seine Dòng sông lành lạnh em quen lâu rồi Buồn buồn đến đó em ngồi Tay ôm giấy bút, tay mồi lửa châm. Mắt nhìn trời nước xa xăm Gởi hồn theo gió vịnh ngâm thơ tình Dòng sông lẳng lặng làm thinh Có bầy cá nhỏ như rình lắng nghe Mấy đôi chim sẻ e dè Nhìn em ngơ ngác rụt rè làm duyên Sông Seine còn có ghe thuyền Dập dìu xuôi ngược chở chuyên khách hàng Chiều nay trời của thu sang Lá xanh ươm ướm vàng vàng rơi rơi Sông Seine đẹp lắm anh ơi ! Về đây mà ngắm cảnh trời dệt thơ Hồn em sao thấy ngẩn ngơ Nhớ anh mượn chữ kết thơ đôi vần Mộng mơ chờ đợi bâng khuâng Bên bờ sông lạnh mong chân anh về !
Việt Dương Nhân





Mục Lục


12. Tôi Không Dám Anh không dám soi gương : Nhìn mình qua ảo ảnh Sợ thấy thầy Nhất Hạnh Thấy Nẻo Về Của Ý. Ðọc Lá Bối mà thương Từng núi chữ Thái Sơn Treo trên sợi chỉ mành Nghe hồi chuông vọng tưởng. Nhật tụng IBM Như tự dỗ êm đềm : I Believe Myself . Nhớ chi điều đọc thêm : Một bất hạnh nổi trôi Giữa vạn hạnh eo xèo. Tôi không dám nhìn anh Tủi một thời đèn sách, Gió thổi chữ mây trôi Lùa qua đồng nước nổi ; Và áo dà giấy bổi Vá mãi cũng chẳng lành. Thôi đi, tôi đến với anh vui Lành rách cùng qua đã một thời Hớp rượu nồng cay, mừng hay tủi Lừa dối nhau chi, tiếng để đời.
Nhị Huyền


Mục Lục


13. Nhìn Chiều Xuống Vội Chiều xuống vội, Em yêu! Nỗi nhớ. Gió! Xanh xao, Con phố đợi chờ. Mây lãng mạn. Trải chút hồn thơ. Dòng thi bút, Về phương trời cũ. Chiều xuống vội. Bờ môi héo hắt. Vòng tay chờ... Ô âm khoảng hư vô. Ðôi mắt lõm, Nhìn trong xa thẳm, Bóng ai về? Gót nhẹ xa xăm. Chiều xuống vội, Cây đời trút lá. Công viên buồn, Cô độc lặng căm. Ghế đá lạnh, Hắt hiu ngày tháng. Giọt mưa rơi, Rớt nhẹ âm thầm. Chiều xuống vội, Ta đời phiêu lãng. Hoàng hôn rơi, Cảm chút dại khờ. Thôi em nhé! Mai về xứ lạ. Chào nghe em! Tình đã phôi pha.
Phan Tưởng Niệm



Mục Lục


14. Xúc Cảm VII Thiên hạ cười ta quá ơ thờ Ta cười thiên hạ quá mộng mơ Có ai giây tình không vướng bận Có hận, có sầu, vẫn bơ vợ Chỉ có một lần lòng vương vấn Nhưng đến giờ này còn vọng ngân Chữ yêu sao huyền bí vô ngần Chẳng biết khi nào tình mới tận Ta cười ta ôm mộng "chung thủy" "Xá chi núi cao giữa biên thùy Há gì biển sâu luôn ngăn cản" Nhưng đâu biết rằng người thở than Hôm xưa lỡ làm đứt giây đàn Nên mối tình sầu mãi âm vang Bản nhạc - thôi không còn được tấu Nhưng sao âm hưởng vẫn lan tràn.
Trần Vũ LiênTâm

Mục Lục


15. Tình Áo Tím Áo tím em về anh có hay ? Em yêu màu áo đến hao gầy Yêu mãi tình ta từ thuở ấy Gởi mộng em sầu theo gío mây Áo tím em về anh có hay ? Tim em thổn thức mộng một ngày Tình ta không nhạt phai màu tím Giữ mãi trong lòng mối tình say Áo tím em về anh có hay ? Chơi vơi nắng gió hây hây Em đem nhung nhớ theo màu áo Tím mãi tình em dạ ngất ngây Áo tím em về anh có hay ? Dù em ly biệt cuối phương này Yêu anh giữ mãi màu áo tím Như Tình Áo Tím mãi không phaị Vân Hạc

Mục Lục


16. Bút Ẩn Màn Thưa Sau cánh màn thưa trắng thật thà Gió luà qua khẽ rớt điêu ngoa Trầm mình nét bút, phơi như rạ Tĩnh mịch dòng thơ, phủ lối hoa Lột vỏ băng trinh, bày sắc thắm Buông manh vải mỏng, lộ màu da Khát khao thiêu đốt bờ hy vọng Một cõi vô biên dấu nợ nhà Hoa Cỏ

Mục Lục


17. Ðêm Chia Tay không gì buồn hơn đêm chia tay cốc rượu cùng chia chút đắng cay muốn nói những điều chưa kịp nói nhìn nhau gịọt lệ nào vơi đầy nhìn nhau cứ như là ly biệt khoé mắt ngọt ngào như rượu say người tiễn người đi, người ở lại trong lòng là góc biển chân mây ngỡ như một bước rồi xa cách gió lạnh theo về rung lá bay lạc nẻo đèn soi mềm gót nhỏ cô đơn đọng lại một phương nầy chong khuya kỷ niệm vàng đôi bóng lặng nét sầu tư trong mắt ai tay vẫn còn nhau trong giá rét ngẩn ngơ chùng xuống nỗi quan hoài. không gì buồn hơn đêm chia tay mời người cùng cạn một ly này mời người cạn nốt ly rượu cuối mắt lệ nhoè,.. tưởng đêm mưa bay. (trong Những Dòng Kỷ Niệm)

Mạc Phương Ðình
Mục Lục


18. Ðêm Vẫn Thật Dài Mắt vẫn ngời sao - ánh thủy tinh Kìa em men đượm ấm hương tình Áo Văn Khoa trắng đường anh bước Tuổi của tròn trăng đẹp nụ xinh ... Ta trở về đây áo trận xa Chút ấm thân quen tuổi ngọc ngà Bạn ta lắm đứa yên lòng đất Một thuở thanh xuân - nghĩa sơn hà ,... Ta biết em nhìn - chút ý quen Chiến chinh sao trách tuổi ươn hèn Áo ai - đắp ấm tình sông núi Mà vó câu thề đã vội quên ... Ta về chữ nghĩa xưa vun lại Lòng vẫn mang mang bão loạn cuồng Một chút ước buồn còn sót lại Gặp rồi mây trắng quyện chiều vương . Ðâu thể dễ dàng quên nghĩa ân Tình em - sông núi biết ai cần Ta trong giông bão mưa cuồng loạn Hèn sống nhìn đời nhục tủi thân ...! Tự giữa rừng sâu thân chẳng an Sống bên dã thú ngổn ngang đàn Vó câu trăng mộng mơ huyền ảo Ðêm đến âm thầm , mộng vỡ tan ... Thì trách gì em áo mỏng bay Tình xưa ý cũ nghĩa an bày Bạn ta - trong giấc mê cuồng loạn Sát Sát ...vang ầm trong giấc say .... ( 12 - 8 - 01 )

Thy Lan Thảo


Mục Lục


19. Có Những Lúc Không Yên Ðành Cất Hát có những lúc không yên đành cất hát tiếng thổ tiếng kim tiếng chìm tiếng bấc tiếng vọng âm vực tiếng vang núi đồi ngả nghiêng cây cỏ trồi bọt sóng lan từng cao lầu thấp lòng băng lòng lửa chảy ngược chảy xuôi hát không vang hát khuôn vàng khi khác nào yên để hát ca đi qua phố chảy tiếng cào đi luồn gió cát đìu hiu đồi cao ngóng về quê cũ tiếng hát Mường Thượng Thổ âm u trổi tù và, khèn, la, trống phách thổi âm u cửa ngục, cửa đầm hoang dã thú tràn lan quê mẹ cất tiếng hát trù phung thảm thiết nhịp gẫy vụn nhịp nhảy múa làn sương hay khóc mẹ không còn sinh lực đã kiệt quệ nằm chết phơi thây cất tiếng hát nghìn sau ai nhớ chốn nào yên cất tiếng hát ca khi còn nhớ đành im như tượng hát ca chìm khuất nổi tương tư còn hệ lụy giữa vùng căm phận hàng phi lao tuẫn tiết khóc òa cất tiếng hát chào riêng định mệnh ở lại vui bằng nỗi xót xa nghìn sóng cả trào dâng hiển hiện đào sâu thêm vực vỡ sóng ngầm

nguyễn đăng tuấn

Mục Lục


20. Ải Nam Quan Ðâu Nhỉ !!! Hỡi toàn dân ! bọn buôn dân, bán đất Ải Nam Quan, vùng chiến lược địa đầu. Bán cho Tàu, ôi ! quả thật là đau, Còn đâu nữa ! Nam Quan ngàn năm trước ? Hỡi các bậc sĩ-phu trong ngoài nước, Vì tiền nhân mà tận dụng lương tri. Ðã hết rồi , vận nước đến suy vi, Chờ ai nữa! Ải Nam Quan đâu nhỉ ? Thuở... Ngô, Lê, Lý, Trần, Lê, Nguyễn Huệ Ải Nam Quan là cửa tử quân thù. Trải bao triều phương Bắc vẫn còn trơ, Ðến khiếp sợ ! đâu dám còn bén mãn. Nay, cái bọn thứ phỉ quyền cộng sản, Kẻ tội đồ đã giết hại nhân dân, Ðất Tổ-tiên đem đi bán từng phần, Ai dân Việt ! không hận thù chứ nhỉ !? Giờ đã điểm, xin quay về nẻo ý, Chữ "đồng tâm" thuở "Hội Nghị Diên Hồng" Cả trong ngoài đặt chủ đích non sông, Trên tất cả, những lợi quyền riêng biệt. Chỉ có thế ! mới mong tình bất diệt ! Tình quê hương, tình không của riêng ai. anhtam01@yahoo.com

Vĩnh Nhất Tâm

Mục Lục


II . Văn___________________________________________________________

1. Mùa Nước Lũ ( kỳ 2)

Trần Công Nhung



(Trước khi vào truyện: Ðây là câu chuyện hư cấu, nhưng lại dựa trên những địa danh có thật, một vài nhân vật có đời sống y như ở ngoài đờị Nó là câu chuyện tâm tình của những người tôi quen. Sự trùng hợp tên tuổi hoàn toàn ngoài ý muốn của người viết.)

......
Bữa cơm chiều hôm đó thật vui. Lần đầu tiên Nam thấy vai trò quyền huynh thế phụ của mình. Các em vâng lời Nam răm rắp. Bà Nhiêu dọn dẹp nhà cửa rồi đi nằm sớm. Một lát sau Thảo qua chơi, thấy nàng đi một mình, Nam mừng thầm. Các em Nam rủ nhau đi ngủ. Còn lại hai người, câu chuyện mỗi lúc một gần nhau hơn, âm thanh mỗi lúc một thấp xuống.
- Thảo học lớp mấy rồi ?
- Dạ lớp Ðệ Ngũ. Thua anh mà.
- Thì anh lớn hơn Thảo, anh phải học hơn chớ.
Nói thế nhưng Nam cũng chỉ hơn Thảo có một lớp thì chưa có gì đáng khoe. Dưới ngọn đèn vàng, Nam cảm thấy giao động trước vẻ đẹp của Thảo. Dường như Thảo có trang điểm, Nam thấy Thảo khác lúc ban chiều. Tóc buộc đuôi gà, đôi mắt mí lót mà hàng mi khá dài. Chiếc mũi thon thanh nhã. Môi hồng tự nhiên, đôi má ưng ửng một hai sợi gân hồng thật mỏng. Nam chưa thấy ai có tóc mai dài như Thảo . Thảo không cười thành tiếng, môi chớm hé mỗi khi nghe Nam kể những chuyện ngộ nghĩnh, để lộ hàm răng trắng hạt bắp thật đều. Thảo phảng phất một vài nét Phù Tang. Thảo hiền nhưng có sức lôi cuốn ngầm và ẩn chứa một niềm tự tin.

Chuyện một lúc, nghe chừng mọi người đã đi vào giấc ngủ, Nam lấy cớ trong nhà nóng quá, đề nghị Thảo ra trước thềm ngồi cho mát. Thảo không nói gì, thấy Nam đứng dậy, Thảo cũng ra theo.

Trời tháng bảy Miền Trung nóng phải biết. Tuy có gió nhưng gió hừng hực hơi lửa lò. Hai người ngồi bệt xuống thềm đá trước hiên nhà. Thảo hỏi Nam:
- Em hỏi thiệt, tại sao anh Nam không đi ? Má em nói ở lại rồi khổ lắm.
Nam cảm thấy mình hơi lạ. Trong người Nam lẫn lộn nhiều thứ mà chàng không rõ. Bạn bè cùng lớp thường vẫn phục Nam mỗi khi bàn chuyện văn chương thế sự, điều này cũng hợp lý vì Nam lớn hơn các bạn đến ba tuổi. Nam lại thích đọc sách, thích tìm tòi, tất nhiên trong cái biết của bạn cùng trang lứa, bao giờ Nam cũng sắc cạnh hơn. Vậy mà nói chuyện với Thảo Nam cứ càng lúc càng bị động. Nam không biết có nên nói thực với Thảo chăng. Nam thăm dò :
- Anh cũng muốn đi, ở Huế anh có nhiều bạn bè, trở về với cuộc sống mình đã quen lâu nay thích lắm...
Chưa hết câu Thảo đột nhiên hỏi:
- Chắc trong đó anh Nam có nhiều bạn gái lắm phải không ? Gái Huế đẹp khỏi chê. Em nghe người lớn thường nói:
"Học trò trong Quảng ra thi,
Thấy cô gái Huế chân đi không đành".

Nam thảng thốt, không ngờ cô bé này lại biết nhiều vậy. Nam vừa thích câu hỏi vừa bối rối chưa biết trả lời sao thì Thảo giục:
- Răng anh làm thinh ?
Nam như đang tự đối thoại về những giao động trong lòng, bổng Nam đưa tay nắm bàn tay Thảo rồi nói một câu như ánh chớp :
- Thảo muốn đi với anh không ?

Nam thấy mình liều quá, nhưng lỡ rồi. Thảo không trả lời cũng không rút tay lại như ban chiều. Không gian và đêm tối lặng yên, tiếng dế quanh nhà kêu rích rích. Tất cả như cùng hợp ý với hai người. Mãi lâu thật lâu, Nam hỏi:
- Răng Thảo làm thinh ?
- Thảo nhẹ rút tay lại mỉm cười:
- Ði rồi bỏ hết sao?

Nam biết Thảo đã bớt một chữ trong câu nói. Ðáng lý "Ði với anh rồi ...". Trong giây phút Nam bị ngập tràn mối cảm xúc lạ lùng. Chàng ngồi nhích gần Thảo. Hai tay vẫn để trên đầu gối. Nam thấy có một chút hơi ấm quanh mình. Nam thì thầm:
- Không đâu em. Hai năm có tổng tuyển cử, thống nhất hai miền, mình lại gặp mọi người trong gia đình, có gì mất mát đâu. Thảo ngồi yên hai tay vân vê lai áo, ra điều suy nghĩ. Nam tiếp, giọng ấm lại và chùng xuống :
- Có Thảo anh sẽ mạnh hơn.
Nói xong Nam thấy chả nghĩa lý gì cả. Có lẽ Thảo cũng nghĩ thế nên nàng xoay qua Nam và cười :
- Anh làm như em là thuốc bổ.
- Nam cũng cười, thật sự câu nói của Thảo đã làm Nam sung sướng vô vàn. Nam thầm nghĩ "sợ còn hơn thuốc bổ nữa".
- Ý anh muốn nói có Thảo, Thảo sẽ giúp anh làm nhiều việc. Giọng ngập ngừng ngắt quãng, Thảo trả lời:
- Em còn nhỏ mà biết chi, với lại khó lắm...
Lời nói của Thảo như làn gió ấm đưa Nam vào cỏi mộng. Nam quên chuyện lúc ban đầu, chàng vòng tay qua người Thảo. Nam giữ vòng tay trong chừng mực. Nhẹ thật nhẹ. Nam lắng nghe hơi ấm từ người Thảo chuyền qua cánh tay, chạy vào trong tim mình. Nam mơ hồ trong trạng thái bồng bềnh. Nam hỏi Thảo:
-Em có thấy trời đầy sao ? Anh đang bay giữa những vì sao.
Thảo ngây thơ :
- Anh mà bay được ?

Nam không nói, kéo Thảo vào mình thêm chút nữa. Một hương thơm phảng phất rất lạ. Hai người lại yên lặng. Tiếng dế rả rích.
..Nam cảm động, Nam là chàng chăn cừu trong chuyện "Những Vì Sao" của văn hào Alphonse Daudet. Không biết đến bao lâu, Thảo đứng dậy :
- Em về.
- Nam đưa người con gái ra ngõ, đến chổ khuất ánh sáng, Nam dừng lại và gọi nho nhỏ:
- Thảo.
Thảo quay lại :
- Dạ.
Nam ôm choàng người Thảo. Thảo để yên. Trong khoảng tối đen Nam cảm thấy người con gái có phản ứng khác lạ. Thân nàng như rung rung và nóng ran. Chàng rúc mũi vào mái tóc mai của Thảo: "Anh cảm ơn Thảo". Rồi lặng yên để nghe "hương tóc rối ", nghe "mùi da thịt lên ngôi". Thế thôi, chàng sợ nặng tay, mọi chuyện sẽ tan biến. Nam muốn kéo dài giây phút liêu trai nhưng Thảo đã kịp tháo vòng tay của Nam và đi thẳng ra đường hẽm tối om.
Bà Ðàm hãy còn thức, nghe tiếng mở ngõ bà biết con gái về.
- Răng Má chưa đi ngủ?
- Chờ con nè.
Thảo xề tới bên giường ôm nựng Má, tự nhiên Thảo thấy mắc cỡ khi chợt nhớ lại cảm giác vừa rồi với Nam. Bà Ðàm hỏi Thảo:
- Con có nghe bác Nhiêu nói chi chuyện đi, ở, không?
- Dạ không, con hỏi anh Nam, ảnh cũng nói không đi. Má răng Má ?
- Ðể rồi Má bàn lại với bác Nhiêu. Con cũng biết, xưa kia Ba còn sống, hai gia đình mình vui buồn có nhau, rồi Ba con qua đời, được ít lâu bác Nhiêu mất. Má và bác Nhiêu nương nhau suốt những tháng năm đau khổ...Bây giờ kẻ ở người đi thì buồn lắm.

Nghe Má nói, Thảo lại nhớ chuyện Nam rủ Thảo trốn đi. Làm sao được, nghĩ đến hoàn cảnh Má, Thảo tĩnh người ngay. Thảo thầm bảo: "Không thể có chuyện đó". Thảo ôm hôn má rồi đứng dậy:
- Thôi đi ngủ Má.
Hai mẹ con nằm chung cái giường nhỏ mà lúc nào cũng thấy rộng, vì Thảo luôn sát mình mẹ. Bà Ðàm đã nhiều lần bảo:
- Lớn rồi mà không bỏ tật ôm vú, nằm xê ra.
Thảo nũng nịu:
- Con thương Má chớ bộ.
Những lúc như thế cả hai mẹ con đều cảm thấy sung sướng và thầm cảm ơn Trời Phật đã cho hai mẹ con có nhau. Nếu chỉ một thì sống sao đây.


(còn tiếp)

Trần Công Nhung


Mục Lục


2.Tình Duyên

Hà Xuyên



Tôi hiểu hai chữ tình duyên theo hai nghĩa ghép lại là tình yêu và hữu duyên . Có nghĩa là khi biết mình yêu ai , nhìn cho kỹ lại , không phải tự nhiên mà mình yêu và trở nên gắn bó với người dó . Có cái gì như là tri kỷ , có cái gì như là quen thuộc , có cái gì như là định mệnh dể rồi dù có chia tay , tình cảm dó vẫn đọng lại và trở thành một phần của cuộc đời ta đang sống .

Tình yêu đầu đời của tôi là như thế . Tôi gặp anh trong khuông viên của trường Trung Học Chuyên Nghiệp , tôi vào trường học này dể trú chân , để có nhu yếu phẩm mang về nhà giúp dỡ gia dình hơn là vào để Thu lượm kiến thức vì mơ ước của tôi là vào đại học chứ không phải nơi đây ....Có lẽ khi vui người ta yêu , khi buồn người ta cũng yêu , còn tôi không biết làm gì , tôi cũng yêu đại cho xong ...

Anh trông trẻ lắm, anh hay nhìn tôi , mới đầu tôi cho anh là trẻ con và tự nói với mình " Xời ơi, lại giống chị em gì của đằng ấy hẳn " Nghĩ vậy thôi rồi bỏ qua , nhưng ngày qua ngày , tôi bị ánh mắt ấy thu hút , cứ ngày nào vào trường không có ánh mắt ấy dõi theo bước tôi đi , những phòng học tôi tới , tôi thấy buồn làm sao đó, tôi cứ tự trấn an mình " Chỉ tại sáng nay không được khoẻ lắm , vậy thôi !" .

Một ngày trường tôi tổ chức đêm văn nghệ kỷ niệm ngày thành lập trường , tôi đang ngồi lẻ loi, đã tính đứng dậy đi về , anh tự dưng đâu đến , có lẽ vờ như đang tìm ghế trống , chẳng cần hỏi , đẩy tôi xích vào và như đùa " Dằng ấy cho ngồi nhờ tí nhé " . Như ai khác chắc tôi dã buông lời " Vô duyên !" Nhưng với anh , cũng tội dã theo dõi tôi bao lâu , đáng cho một cơ hội lắm. Tôi ngồi bất dộng , tôi thật muốn đứng dậy , nữa như muốn ngồi lại đấy cho dến cuối chương trình , anh tiếp lời " Ði một mình à " ... Tôi không vừa " Thế quanh đây thấy có mình nào khác không à... " Anh vờ như đang tìm kiếm nói tiếp " Mai rảnh không? " Tôi hơi bực trong đầu như có tiếng phàn nàn , bộ tưởng ngon lắm sao mà vào đề liền thế . Nhưng cái đầu và cái miệng , chắc chẳng có gì nối kết , tôi lại nghe mình nói " Chi vậy ? " ... Anh như được nước " Ðạp xe đi vòng vòng ấy mà, tiện thì kiếm phim nào xem "

... Tim tôi lúc đó như loạn nhịp , tôi không hiểu mình mừng hay lo , tôi vờ tỉnh bơ " Chưa biết , tối nay mới biết , thế mai đi được thì gặp ở đâu ? " Anh bình thản " Trước cổng trường nè, tới Sài gòn gần xịt" ... Tôi kết thúc " Ðểxem " nhưng trong đầu tôi lại đang tìm lý do để nói với cha mẹ mai tôi lại đến trường ...

Sáng hôm sau, tôi tới trường thật sớm, vì làchủ nhật , trường vắng hoe , sau dó lác đác vài học viên của dội kịch vào tập . Tôi tự rủa thầm mình sao mà dễ tin thế , bị leo cây kỳ này cho mày đáng dời ... Ðang thất vọng , anh từ từ đạp xe tới , miệng như mĩm cười châm chọc tôi , ( đồ thấy ghét ) rồi nói " Ddi chưa ? " Tôi như muốn chọc tức trở lại " Ðổi ý , hỏng muốn đi nữa !" Anh cười lớn , ra chiều thuyết phục " Ði đi , nói cho nghe ! " .
Thật lạ , tôi cũng đang tự thuyết phục mình " Kệ đi xem hắn nói gì " rồi lẩn thẩn đạp xe theo anh .

Lần đầu tiên đi song song với một người con trai sao mà kỳ kỳ dễ sợ . Tôi không dám nhìn hai bên đường như sợ gặp người quen, biết phân minh sao đây , có thể cũng có người thấy , mà tôi không thấy họ thấy , tôi nghĩ còn dễ dàng chối hơn .. Ha ha tôi đã biết mình yêu đâu mà trong lòng tự dưng lại phải bảo vệ mình quá chừng vậy nè ...

Anh bắt chuyện .." Tới đây từ sớm đó , nhưng tiếng chuông đổ nhà thờ nhắc tôi nhớ chưa đi lễ cả tháng rồi , nên ghé vô nhà thờ chút xíu mà , xin lỗi là về lại ngay nhưng đã để em đợi ... " Tôi nghe tiếng em sao mà tự nhiên đến thế , tôi quên đi chuyện mình đợi , tiếp chuyện với anh " Ðạo gốc à .? " Anh tếu lâm .... " Có gốc gác gì đâu , từ nhỏ đi với mẹ , giờ mẹ không còn đi nhà thờ như hình thức nhớ mẹ vậy mà "

Tôi trầm ngâm , chợt nhớ lời con bạn nào nói, con trai mà thương mẹ là thương vợ lắm dấy mà hài lòng ... Chả hiểu sao lại hài lòng , hài lòng một cách vô lý ..

Tôi với anh còn nói chuyện nhiều lắm , những chuyện về cuộc sống ,về con đường đã dẫn chúng tôi đến ngôi trường này dể gặp gỡ và biết nhau ... Như là cái suốt chỉ không bao giờ cạn , cứ kéo ra là bao chuyện , gặp nhau và quen nhau dễ dàng vậy đó , thế có phải là hữu duyên hay không ...

Từ sự hữu duyên , tôi tự cảm nhận trong lòng sự nhớ nhung lúc nào không biết . Nhớ da diết, một ngày không gặp không được , ngày nào không gặp , ngày đó như con mất hồn , tôi có linh cảm tình yêu đang dần đến với mình , những lần tay chân anh vô tình đụng phải tôi đều mang lại cho tôi một chút ngượng ngập nhưng đến lúc này , cái ngượng ngập đã nhường chỗ cho lòng ao ước được nắm lấy lâu hơn , từ anh , và tôi tôi hiểu mình sẽ để yên vậy và....

Như thế là tình yêu nảy sinh ra giữa chúng tôi . Thú vị nhất là lúc chưa tỏ ra yêu nhau , nhưng trong lòng mình biết mình đang yêu thì mỗi chiều về như thêm sức sống , ngày qua mau và đêm dài vô cùng , tôi thật chỉ thích nhất thời gian này . Còn càng về sau , những cơn ghen, những giọt nước mắt thỉnh thoảng xen vào, những hờn giận đã làm cho tôi nhìn lại chính mình , chính tình cảm của mình và tự hỏi mình có thật sự muốn gắn bó với anh hay không .

Cũng từ những suy nghĩ đó , tôi trưởng thành hơn , không tự bắt mình lụy , không tự làm mình đau khổ, cái gì đến sẽ đến , cái gì đi sẽ đi, có những cái trong đời là vĩnh cữu , tên cha mẹ đặt , sự liên kết cha mẹ anh chị em chẳng hạn , nhưng tôi nhận ra tình yêu với một người thì thật không nằm trong loại đó ... Từ ngày tôi biết tôi không còn là người con gái duy nhất bên anh , không một lời , tôi bỏ đi mà không cần biết mình thua , mình thắng , mình sai hay mình dúng ... Tôi không chấp nhận bất cứ lời phân trần nào , cứ để mặc cho đời trôi , vậy mà hay , chẳng cần oán ghét đàn ông làm gì, chẳng cần phải hiểu họ làm chi . Ðừng đặt phụ nữ chúng tôi lên bàn cờ, trong sự lưạ chọn , đã yêu hãy yêu hết mình , và không yêu nữa , cầu mong anh có đủ lòng can dảm nói với tôi điều đó ...

Trên xe buýt của tuyến đường từ khu nhà trọ của tôi đi xuống phố, ngày nào cũng có một người đàn ông thường phục chỉnh tề. Trời mùa Ðông xe lạnh , tôi trùm khăn kín đầu chỉ còn hở đôi mắt , dù trên xe rất ấm . Tôi bao giờ cũng tìm chỗ cách xa tất cả mọi người , tôi bảo vệ mình , hay tự cô lập mình trong cái thế giới của mình để không còn phải chung đụng , tiếp xúc với ai ...

Tôi không nhìn người đàn ông ấy , nhưng tôi thừa cảm giác dể hiểu rằng ông ấy có nhìn tôi ...

Một vài ngày sau , tôi không muốn đi chuyến xe buýt ấy nữa , tôi lưạ chuyến buýt trễ hơn , tôi vẫn gặp lại người đàn ông ấy .

Người đàn ông ánh mắt quen quen , người đàn ông đã bỏ tôi đi, hay đúng hơn tôi đã bỏ anh ta mà đi , như anh ta đã từng tuyên bố với bạn bè ...

Cảm giác ngượng ngùng ngày nào còn đó , nhưng tình cảm trong lòng khô cạn . Cho dến giờ này , tôi vẫn chưa tỉnh lại trong cú xốc tình ngày nào , và người đàn ông đó còn đây , vẫn theo tôi trên từng đoạn đường , hữu duyên vẫn còn , tình yêu giờđâu mất. Tôi trở thành tôi , con người đang trốn chạy hiện thực và chính mình . Thật mong sao trong cuộc trốn chạy này , người đàn ông đó sẽ tự di tìm lối đi khác .... một lối đi sẽ không còn bóng tôi trước mặt ...

9/01

Hà Xuyên


Mục Lục


3. Hoa Ðào

Cảm Biến PHẠM PHÙ VÂN

( Riêng tặng Sầu Ðông)

1.
Chiếc Boeing 737 cất cánh từ phi trường San Francisco 11 giờ 10 phút ngày 21 tháng 3/2002 đi Washington DC. Hành khách trên ấy gần như đầy, trong đó có gia đình Kolby 8 người. Chúng tôi đi dự đám cưới một cháu gái (gọi nhà tôi bằng dì ruột). Phi cơ dừng hơn một tiếng ở Salt Lake City bay tiếp đến phi trường Dulles hơn 7 giờ tối. Trời lạnh như cắt, xuống tới độ đông đá, gió to, thành thử bước ra khỏi sân bay người tê cứng và đi đứng ngã nghiêng. Khám xét ở phi trường cũng bình thường, nhanh gọn, nề nếp. Chúng tôi mướn 2 xe nhỏ ngay taị Washington-Dulles Intl. để đi trong 4 ngày, vào ở khách sạn Marriott, trên đường Fairview Park Drive (cháu đã giữ chỗ 15 phòng cho họ hàng và bạn của cha mẹ).

Ngày cưới 23 nên sáng sớm 22 chúng tôi tận dụng thì giờ, dùng Metrorail đi thăm trụ sở Quốc Hội (US Capitol), thăm Constitution Gardens và Washington Monument. Cũng như đêm qua, hôm nay trời rất lạnh, cứ đi một lúc lại chui vào một dinh thự nào đó sưởi ấm rồi mới có thể đi tiếp. Nhiều khoảng đường phía sau và bên hông quốc hội sửa chữa và xây thêm cái gì đó có vẻ là tăng cường an ninh chống khủng bố, chỉ cho đi bộ mà thôi. Vì là đi lần đầu nên tôi không rõ lắm, có khi quá lạnh, các con tôi kéo vào trụ sở tiếp dân của các dân biểu. Vào đó thì cũng như vào phi trường, người và vật đều bị khám xét rất kỹ. Tôi đi trong nhiều hành lang (cho ấm), mỗi phòng đều có gắn tên dân biểu và tiểu bang, tôi dừng lâu trước dân biểu của tôi, bà Zoe Lofgren. Các cửa phòng đều khép hờ, ai muốn vào cũng được.

2.
Ðến hơn 6 giờ chiều thì tới gần chân tháp Washington Monument bên kia hồ Tidal Basin, chúng tôi vừa mệt vừa bị lạnh tróc da (phải thoa vaseline), chúng tôi tuột xuống hầm metro đi về bến, lấy auto lái mãi 8 giờ tối mới tìm ra nơi, tiếng đồn có tiệm ăn ngon, The Wharf, ở 119 đường King Street, Alexandria VA. Con đường này đi cả vài dặm đều có xe đậu kín mít hai bên đường; đành phải vòng vô hẽm, cũng hết chỗ đậu; phải chui vào bãi tư, trả vé đậu 1 xe đến 8 đô.

Trong tiệm Wharf, bảy người ăn gần 200 đô mà vẫn còn đói và cũng chả ngon lành gì ! Về phòng, tuy phòng lạ, chúng tôi vẫn ngủ say, quên trời đất. Nhưng trên tầng thứ 8 Marriott tôi vẫn canh thức được 2 lần, bình minh 22 và 23 tháng 3, để quay cảnh mặt trời mọc, trên toàn cảnh đám xương rừng cây đào cây phong, hàng ngàn ngọn cây trơ trụi màu nâu lợt, ẩn hiện trong làn sương mỏng buồn thảm của buổi sáng cuối đông DC. Mới hơn 6 giờ sáng, Uùt Tuấn đã phải đưa cô dâu và phụ dâu ra Eden để làm tóc và trang điểm. Nhà gái lấy một trong 2 đại sãnh của Marriott lập bàn lễ gia tiên đón nhà trai lúc 11 giờ và đãi tiệc nhẹ. Dâu rể đều là người Việt. Nói chung thì lễ cưới của người Việt ở đây đều giống nhau, đơn giản, nhưng đủ lễ bộ hai bên nhà trai, nhà gái. Buổi trưa rước dâu; nhà trai mời Hòa thượng Thích Thanh Ðạm về nhà làm lễ cưới cho đôi tân hôn, Thầy nêu lên 6 điểm cho hai cháu duy trì hạnh phúc, Thầy tụng kinh và cho hai cháu trao nhẫn cưới. Khi Thầy giảng về đạo vợ chồng, có những điều thiết thực rất cảm động, tôi để ý em tôi, khăn đóng áo dài (nhà gái) đứng cúi đầu nhỏ lệ. Tôi tiếc một điều là lễ này nên làm ở chùa thì hơn, cho được trang nghiêm và long trọng.

Ðặc thù trong đám cưới này là gia đình sui gái có đến 4 bác sĩ (4 cha con) và bên sui trai có 3 (cha, con và rể) cho nên bạn bè hai bên khá đông, hơn 50 bàn tròn nhà hàng Maxim vẫn còn thiếu chỗ. Ông Lê Văn (đài VOA) lên nói vài lời, nhấn mạnh điểm y khoa cha truyền con nối này và kể một chuyện thần tiên khuyên nhủ đôi tân hôn. Ông Lê Văn viết tặng đôi câu đối, nhờ danh họa Vũ Hối thảo lên giấy hoa tiên, lồng khung kính, gửi tặng hai ông già bác sĩ kết sui Nguyễn quốc Quân và Nguyễn trác Hiếu. Câu đối ấy như sau :

Nối Nghiệp Lương Y Chuyên Chữa Bệnh Cứu Người
Hai Họ Một Nhà Bẩy Bác Sĩ,
Ðề Cao Nhân Bản Quyết Ðấu Tranh Giúp Nước
Năm Châu Bốn Biển Vạn Lời Khen.

Hai ông sui hứa tiếp tục đấu tranh phục vụ quốc gia dân tộc bằng con đường nhân bản và trị bệnh cứu người, đáp ứng phần nào hoài vọng của ông Văn và ông Hối. (ông Lê Văn vào tháng 5/2002 sẽ thôi làm cho VOA và mở đầu một thú chơi say mê từ lâu, là thú chơi rượu vang).

Oâng James Webb, trong tiệc cưới, đã lên nói những lời cảm động. Ôâng là nhà hùng biện, khen trí thông minh và siêng năng cần mẫn, khen đôi trai tài gái sắc, (chú rể Nguyễn quốc Khanh là bác sĩ cấp cứu các bệnh viện Virginia). James Webb là cựu bộ trưởng Hải quân Hoa kỳ thời tổng thống Reagan, ông là nhà văn, viết truyện và đạo diễn phim cho Hollywood, đã xuất bản 5 cuốn best sellers, trong đó có 2 cuốn viết về VN rất nổi tiếng là Field of Fires và Lost Soldiers. Cuốn trước thành phim và tháng 5 này khởi quay với vốn 40 triệu dollars. Cuốn sau ca tụng người chiến sĩ VNCH. James cũng là cựu Thủy Quân Lục Chiến tham chiến ở VN bị thương 2 lần, rất yêu thích quí mến đất nước và con người VN, sát cánh với VN tranh đấu cho nhân quyền. James là bạn thân của gia đình chú rể từ hơn 10 năm qua, đã theo dõi sự khôn lớn và trưởng thành của chú rể, nên đã nhận lời làm toast cho đám cưới này.

3.
Buổi chiều ngày cưới, chờ tiệc tối, chúng tôi tận dụng thì giờ đi thăm Nghĩa trang Arlington. Vé xe bus 5 đô một người cho suốt 21 đoạn lộ trình bên trong Nghĩa trang. Thì giờ đi cho hết phải mất vài ba ngày; còn vài ba giờ lạnh buốt thì chỉ cưỡi ngựa xem hoa, ngồi xe bus đi 8 trạm, từ mộ TT Kennedy và gia đình đến mồ Chiến Sĩ Vô Danh (Tomb of the Unknowns), đi bộ qua mồ của Robert F. Kennedy, của Oliver Wendell Holmes, tượng của Thống chế John Dill, của Ðại tướng da đen Daniel "Chappie"James, của Richard E. Byrd và của Joe Louis (Barrow). Ở mỗi trạm khách xuống xem vài chục phút, chụp hình hay quay vài thước phim gần xa. Những tấm bia trắng sắp hàng ngang dọc, trùng trùng tít tắp. Nếu bạn ở đây trong giờ chiều quạnh quẽ và lạnh lẽo này thì chắc bạn cũng như tôi, trầm tư thương tiếc và kính trọng nơi thiêng liêng ấy, nơi của riêng đất nước mà mình chọn gửi tấm thân tàn, coi như quê mới, quê của cuối cuộc đời mình.

4.
Sáng hôm sau, ngày 24 tháng 3, hãng buôn Target xây một vòm sân khấu đơn giản bên bờ Tidal Basin, gần tòa nhà Thomas Jefferson Memorial, báo tin Lễ Hội Hoa Ðào mở màn từ hôm nay đến ngày 31/3/2002.

Ðể đủ sức đi tiếp ngày chót ngắm hoa, những cây đầy nụ hoa bụ bẫm, chúng tôi vào tiệm Phở 75, làm một tô lớn cho chắc bụng; vừa ăn vừa nhìn thiên hạ sắp hàng dài dài chờ để có bàn vào. Phở thuộc loại trung bình. Thế là mạnh và ấm hơi, nhẩn nha bước dạo quanh hồ, bước suốt 4 tiếng (!) chúng tôi dừng lại chụp ảnh những chỗ nào có nhiều cành đào uốn vòm gần mặt nước. Tiếc rằng chỉ mới toàn nụ là nụ. Nhiều khi chán thì tạt qua thăm lâu đài dinh thự của Thủ đô, vào vườn thưc vật United States Botanic Garden xem triển lãm cây mới và 4000 loài cây của những điều kiện khí hậu khác nhau, có computer chỉnh sương mù, quạt, điều vận không khí, nhiệt độ, độ ẩm, cửa gió... để đạt đến độ hoàn hão của nhà kiếng cả ngày và đêm cho mỗi giống cây. Vì vậy cây và hoa ở đấy khoe sắc mạnh khoẻ và tuyệt đẹp. Tôi vào chiêm ngưỡng người soạn Tuyên Ngôn Ðộc Lập trong Thomas Jefferson Memorial : "We hold these truths to be self-evident : that all men are created equal, that they are endowed by their Creator with certain inalienable rights, among these are life, liberty and the pursuit of happiness." Tượng đen đứng chân thẳng chân ngang, tay cầm cuộn giấy, nhìn thẳng như nhìn suốt chân trời nước Mỹ. Ðó là vị tổng thống thứ ba của Hoa kỳ nhiệm kỳ 1801-1809. Ðiện Capitol thì tôi đã thăm ngày hôm kia, thăm lướt qua. Chúng tôi đã đi bộ một đoạn khá dài trên đại lộ Pensylvania, tiếc rằng chưa thể vào xem tòa Bạch ốc. Còn lọt vào bên trong Lincoln Memorial, tôi đứng bên chân tượng, ngước nhìn lên, suy gẫm hàng chữ khắc trên đầu " In this Temple as in the Hearts of the people for whom he saved the Union the Memory of Abraham Lincoln is enshrined forever ". Ðó là người giải phóng nô lệ, người xóa bỏ kỳ thị các màu da, người dựng xây khối đoàn kết hợp chủng quốc. Ðài tưởng niệm Lincoln xây kiểu đền Parthenon Hy lạp, khối vuông với 36 cột đá trắng cao ngất hùng vĩ dịu dàng. Lincoln ngồi vời vợi nhìn suốt dọc hồ Tidal Basin và tôi đứng dưới chân ông coi như một bằng chứng trường cửu những nỗ lực của ông, vị tổng thống thứ 16, nhiệm kỳ 1861-1865.

Trong khu tưởng niệm Franklin Delano Roosevelt, ông tổng thống thứ 32 nhiệm kỳ dài nhất 1933-1945 (ông được bầu 4 nhiệm kỳ, nhưng ông đã qua đời năm 1945ụ) của thời thế chiến thứ hai, Neil Estern nắn tượng ông ngồi trên ghế thấp, cạnh đó có con chó Fala thân yêu của ông. Tượng của bà Eleanor Roosevelt đứng chắp hai tay , Bà là đại diện đầu tiên của Hoa kỳ tại trụ sở Liên Hiệp Quốc. Chúng tôi ngồi nghỉ và nhẩm đọc những hàng chữ khắc trên các vách đá, chẳng hạn chỗ Roosevelt " They seek to establish systems of government based on the regimentation of all human beings by a handful of individual rulers... call this a new order. It is not new and it is not order." Hàng trăm những lời nhắn lại cho hậu thế của các tổng thống Hoa ky,ụ khắc ghi trên các vách tường bằng đá. Ước gì tôi có đủ thì giờ đi xem mà chiêm nghiệm.

5.

Nơi chót chúng tôi đến là khóm đài tưởng niệm cựu chiến binh Hoa kỳ chiến đấu ở Việt nam và Triều tiên, ở gần khu Lincoln. Nhóm tượng 3 người đàn ông thay mặt cho 5 binh chủng bộ binh của Mỹ, tạc năm 1984. Nhóm tượng 4 phụ nữ Mỹ, được đúc từ 2000 pound đồng thau, tạc bởi Glenna Goodacre dựng năm 1993, các chị thương binh nằm và dựa trên đống bao cát dã chiến. Còn 19 tượng to bằng người thật, làm bằng thép không rĩ, (tượng đội nón sắt, mặc poncho, súng cầm tay, đi rải rác trong ruộng nước), kỷ niệm về cuộc chiến Triều tiên, dựng ở đây ngày 27 tháng 7 năm 1995.

Niềm thương tiếc sâu xa hiện ra trên bưc tường đá granite đen đánh bóng, khắc tên và vinh danh hơn 59000 chiến sĩ Mỹ chết hay mất tích ở Việt nam. Bức tường dài, bẻ góc 120 độ, mà cạnh dài thẳng hàng với tháp tưởng niệm Washington. Chỉ khắc tên mà thôi, không cấp bậc, không chức vụ. Bạn hãy đứng hay ngồi, cách tường vài ba mét, dùng đôi mắt ghi vào lòng mình hết trang đá này đến trang đá khác, những trang đá đen như những vũ công, nhảy múa rưng rưng. Hãy nghe đá nói những lời vô tự những lẽ vô ngôn, rằng tồn tại hay không tồn tại, ở nơi này hay nơi khác, đá hiện ra tên, tên nằm trên đá, cũng chỉ là đá, hay chỉ là tên. Ðá với tên nhìn mây bay gió thoảng, không hiểu và không cần hiểu những thân nhân bạn bè du khách đi bên mình, nước mắt đau thương và những vòng hoa... cũng chỉ là để dạy cho người còn sống bao nhiêu bài học ? Người chết có biết gì ! Tôi tìm hai người bạn Mỹ, một Thiếu tá da đen, cố vấn trưởng Trung đoàn 43 bộ binh của tôi trong trận Bình giã Bình ba năm 1965, một Thiếu tá không quân dạy Anh ngữ cho tôi năm 71-72, nhưng vội vàng quá, lại đi đông với con và cháu, nên tìm không ra, đành chụp ít tấm hình kỷ niệm. Ở nước tôi, ba triệu người chết trong cuộc chiến này, có mấy người được mồ yên mả đẹp ? Người cộng sản vẫn đi tìm người mất tích của họ, còn người quốc gia không có tổ chức nào tìm; đau đớn hơn nữa còn bị quật mồ dời mả, trả thù cả những người chết.

6.
Chiều ngày 24 tháng 3/2002 chỉ còn cách giờ bay 2 tiếng, vội vàng rời khỏi cảnh quan, 2 xe vùn vụt tìm đường đi ngang tòa Bạch ốc. Nhưng vì kẹt xe, đành phải quay ra phi trường Dulles. Máy bay cất cánh trễ 40 phút.

Tiếc hùi hụi, tôi không chờ được hàng vạn búp anh đào sẽ mở cánh, trắng trời xuân trong một hai ngày nữa. Không chờ được vì các con phải kịp về đi làm; việc làm lúc này thật qúy.

Hãng máy bay Delta Airlines, với Boeing 737, rời Dulles 19 giờ. Một tiếng sau khách vừa ăn tối vừa nhìn bảng báo bình độ : cao 35000 feet (tức 10668 met), vận tốc bay 516mph (tức 833 km giờ), nhiệt độ bên ngoài âm 72 độ F (tức âm 57 độ C), tôi nghĩ dại: nếu máy bay rớt mà được có dù thì cũng được toàn thây và tươi xác rất lâu, dưới độ cực lạnh này; còn nếu không có du,ụ xác gãy tan, như người ta búa nước đá cây, chứ không có máu, máu đã đông cứng tự trên trời. Nói vui thế thôi, chứ tôi có biết gì về khoa học ở 72 độ âm !

7.
Phù vân là một thứ mây nổi mỏng và cao trên 5000 mét. Tường vân là một thứ mây trắng đục, chu vi có màu đẹp đẽ, cao từ 500 đến 800 mét. Ngày xưa trung học tôi mê thiên văn (cosmography). Ai có thể phạm vào phù vân ? - Máy bay cao tốc và phi thuyền. Tôi đi Boeing là tôi đã phạm vào phù vân. Tôi đứng bên tường đá đen Arlington là tôi đã phạm vào phù vân, thanh khí, một tâm hồn hòa quyện với vạn linh hồn, bãng lãng gió mây. Trong đám cưới, cháu tôi tên Vân, đẩy hạnh phúc của cháu đến mức khinh an là hy vọng của tôi.

Hàng trăm hàng ngàn những con người đi quanh tôi của bốn ngày thăm viếng Thủ đô ấy, thật là lạ, phù vân của Bùi Giáng đã nhẹ bay qua :
" Xin chào nhau giữa con đường
" Mùa xuân phía trước, miên trường phía sau"

Mùa xuân đã thưc sự về khi hoa đào Nhật bản nở bung, và khi ta vặn đồng hồ thêm lên một tiếng.

Cảm Biến
10/01


Mục Lục


4. Hoa Tuyết Ðêm Xuân (kỳ chót)

Việt Dương Nhân



Bữa cơm thuần túy Việt Nam, ba người vừa ăn xong. Lung gọi tính tiền. Tình đem phiếu ra. Nhiều lén nhìn coi bao nhiêu, cô liền tính nhẩm trong đầu, rồi mỡ bóp lấy một trăm quan đưa cho Lung. Lung đẩy tay Nhiều ra và cậu nói :
- Chị này kỳ quá, cho em mời chị bữa nay coi !
- Hổng được !
- Chị này thiệt !
- Không có thiệt giả gì hết ! Không cho chị chia, thì ngàn đời chị sẽ không đi ăn chung đâu à !

Lắm vọt miệng nói với Lung :
- Chị Nhiều thật là thẳng tánh !
Nhiều vọt miệng :
- Ðúng ra chị phải mời hai cậu đó. Nhưng ở xứ này mà. Ai cũng phải đi làm kiếm cơm. Chơi với nhau thì phải hiểu mấy cái vụ này. Chớ có ai giàu đâu mà bày đặt ...
Lung tươi cười :
- Chị như đàn ông, con trai vậy ! À nè ! Tối mai chị ăn giao thừa với ai ?
Nhiều cười, và lấy tay chỉ vô ngực :
- Ăn giao thừa với... tui chớ ai !
Lung nói :
- Chị có một mình, vậy tối mai em ra rước chị vô nhà tụi em ăn giao thừa. Vì tối mai tụi em có mời hai ba cặp bạn, tuổi cỡ mình đó ! Chị chịu không ?
Lắm rút cây viết máy rất đẹp, lấy miếng giấy viết địa chỉ và số điện thoại đưa cho Nhiều liền. Và cậu nói :
- Sáng mai cỡ mười giờ chị gọi cho tụi em nha !
Nhiều lấy miếng giấy đọc và mỉm cười gật gật đầu, cô nói :
- Ðược rồi ! Tối mai sẽ được vô miệt trong Lognes ăn Tết ! Nè, chị đi R.E.R. chừng tới trạm thì chị gọi mà ra rước chị. Chớ ra Paris rước mất công lắm !
Lung vui nhộn, và Lắm cũng tươi cười, cậu nói :
- Vậy lát nữa về kêu lại nhà bác Lý, đặt thêm vịt tiềm.

Nhiều hỏi nhanh :
- Bác Lý nào. Chắc là bà nấu ăn cho đám cải-lương rồi ?
- Bác này hay nấu nướng cho mấy đàn ông độc thân như tụi nầy. Mà ai đặt gì bác cũng nấu. Bà nấu ăn hết xẩy ! Trong dịp Tết bác còn gói bánh tét, bánh ích nữa đó chị à !
- Làm mấy thứ đó coi vậy cũng sống được lắm !
Lung hỏi Nhiều :
- À ! Còn chị làm gì ? Nói chuyện lung tung mà quên hỏi.
- Chị làm thâu ngân viên cho chợ Prisunic gần nhà.
- Ủa, chớ hát cải-lương không đủ sống sao chị ?
- Trời đất ơi ! Cả năm mới hát một tuồng, chia được vài ba trăm quan cho có lệ. Chớ tiền bạc gì đâu ! Thôi về các cậu ơi !
Nhiều đứng lên lấy áo măn-tô mặc vào và nói :
- Thôi chị đi về nha !
Lung và Lắm cũng đứng lên nói :
- Tụi nầy đưa chị chớ !
- Ừa được !
Cả ba cùng ra khỏi nhà hàng.
Lung bảo :
- Xe đậu bên đường nhỏ, chị đứng đây để em đi lấy xe.
- Thì đi luôn cho rồi, còn bày đặt ga-lăn nữa !
Lung và Lắm đưa Nhiều trở về nhà, và hẹn tối mai đến nhà Lắm và Lung ăn giao thừa.

Qua ngày hôm sau là ba mươi Tết. Nhiều thức dậy tắm rửa, sửa soạn xong. Nàng đốt nhang trên bàn Phật, rồi ăn cơm với thịt kho tiêu dặm thêm dưa cải chua.

Khoảng một giờ trưa, Nhiều mở truyền hình nghe tin tức, đài khí tượng cho biết, tối nay sẽ có bão tuyết. Họ nhắc đi nhắc lại cho những ai lái xe phải thận trọng. Nhiều nghe tức như thế, nàng tự hỏi : Chết rồi, làm sao mình đi vô trong Lognes được đây. Vậy mình phải đi sớm. Mà hổng biết các cậu ấy có nhà không. Thôi để mình gọi điện thoại coi ? Nhiều thò tay lấy điện thoại gọi :

- A-lô ! Tôi nghe !
- A-lô ! Chị Nhiều đây ! Lung hả ?
- Không phải ! Lắm đây ! Thằng Lung, nó đi mua rượu rồi !
Chuyện gì mà... chị gọi giờ nầy ?
- Trên đài ti-vi. nói tối nay có bão tuyết. Nên chị gọi coi hai cậu có nhà không, để chị vô sớm. À ! Mà cái nầy nữa !
- Cái gì vậy chị ?
- Có chỗ cho chị ngủ lại không ? Chớ khuya quá làm sao chị về được ?
- Chị khỏi lo chuyện đó, em nhường phòng cho chị ngủ.
- Nhường cái gì. Nếu chị ở lại thì ngủ salon cũng xong hà !
Lắm nghe trong lòng hơi gợn một cái gì là lạ. Rồi cậu hỏi :
- Chị mấy tuổi vậy chị Nhiều ?
- Trời đất, sao mà hỏi tuổi tui ?
- Thì em muốn biết, tại em thấy chị chắc cỡ em là cùng !
- Vậy chớ em bao nhiêu tuổi rồi ?
- Ba mươi lăm ! Còn chị ?
Nhiều tức cười trong bụng :
- Cha chả, già vậy à ! Thôi ... đành làm em gái rồi ! Vì ... chị có ba mươi bốn hà !
Lắm khoái chí nói :
- Linh tánh không sai mà !
- Hả, Lắm nói cái gì ?
- Ngày hôm qua gặp chị, Lắm nghi là chị nhỏ hơn... Bữa nay thì quả thật rồi. Thôi sửa cách xưng hô nghe...
- Ðược. Nhưng... để qua giao thừa nha !
Lắm muốn hỏi nhiều thứ khác nữa. Nhưng miệng chàng như bị kẹt.

Hai người vừa dứt đối đáp qua điện thoại, thì Lung mỡ cửa vô nhà, Lắm nói với Nhiều:
- Thằng Lung về !
Nhiều nói :
- Thôi nha ! Hẹn chút nữa hén !
Nhiều cúp điện thoại. Lung hỏi :
- Ai gọi điện thoại vậy ?
- Người đẹp Nhiều !
- Chỉ gọi nói gì, bộ kẹt không vô đây tối nay hả ?
- Ðâu có ! Nàng sẽ lấy R.E.R. vô đây sớm, vì nghe thời tiết nói tối nay có bão tuyết ! Nên nàng cho hay.
- Sao mầy không đi rước chỉ ? Ráng ga-lăn đi mầy !
Lắm nghe Lung nói thế, cậu thấy thích thích trong lòng, liền nói :
- Ê mầy, mầy đưa tao số điện thoại của nàng để tao gọi coi, mau mau !
- Thằng quỷ, mầy làm gì dữ vậy ?
- Ðưa đây tao gọi liền, chớ để nàng đi sao !
Lắm liền quay điện thoại lại nhà Nhiều. Chuông reo sáu bảy tiếng, Nhiều mới nhấc lên :
- A-lô tôi nghe !
- Lắm đây, ra Paris rước... cho. Ðừng có đi R.E.R vì ngoài trời lạnh lắm.

Nhiều nghe Lắm nói thế, nên trong lòng cũng thích thích, nàng nói :
- Vậy thì sung sướng biết chừng nào. Chỉ sợ mất công thôi !
Rồi cỡ nửa tiếng đồng hồ tui xuống đường đợi hén ! - Xuống đường chi cho lạnh. Ðể chừng nào tới nơi thì... lên nhà...

Nhiều nghĩ : À ha ! Cái anh Lắm này cố ý muốn biết nhà mình, nên mới làm bộ nói như vậy.
Nhiều cười và nói :
- Ðược ... tới đi rồi sẽ hay !
- O.K. chút nữa hén !

*
Nhiều đi vô nhà tắm, chải mái tóc chấm vai đen huyền, và trang điểm chút son phấn nhạt. Xong rồi, nàng soi gương ngắm lại, thấy vui vui. Rồi nàng đi ra mở tủ, lấy chiếc áo dài gấm Thượng-Hải màu xanh ve chai, nổi những cành trúc màu bạc bạc. Cô mặc quần trắng, mang giày bốt cao gót, và lấy một bộ đồ ngủ bằng nỉ màu tím thang. Nàng nghe trong lòng phơ phới lên. Khoảng nửa tiếng đồng hồ sau. Nhiều xuống đường đứng đợi Lắm. Chỉ vài phút sau Lắm dừng xe, cậu nhếch miệng cười và vói tay mỡ cửa cho Nhiều lên xe. Lên xe xong, cả hai không ai nói đến ai. Có lẽ trong lòng hai người cùng một ý nghĩ, và cùng một tình cảm đang giao động như nhau ?

Lắm về đến nhà, cậu nhấn kèn xe, Lung nghe tiếng kèn, cậu ra mở cửa và rất là vui vẻ.
Nhiều bước vô nhà của Lung và Lắm. Nàng lấy làm ngạc nhiên. Một căn nhà vi-la khá lớn, có sân vườn cũng khá rộng, hoa cỏ thì úa tàn hết rồi, chỉ có mấy cây tùng là lá còn xanh xanh thôi. Trong nhà có chưng mấy bình bông, và một bình cao lớn chưng toàn là mai Tây, có treo lủng lẳng mấy bao lì-xì. Trên bàn ở góc có một dĩa bánh chưng, bánh ích, một đòn bánh tét, một hộp lớn đủ thứ mứt, như ; gừng, bí, dừa, sen, mãng cầu, me v.v... Trên tường ngay phòng khách và phòng ăn, có treo hai bộ tranh sơn mài Mai-Lan-Cúc-Trúc và Ngư-Tiều-Nông-Mục. Trông vừa đẹp, vừa thuần túy trong nhà của người Việt Nam.

Tuy Lung và Lắm còn trẻ, nhưng đầu óc hai cậu vẫn còn giữ phong tục Việt Nam lắm. Mà Nhiều cũng thế. Nếu không biết hai cậu sống độc thân, thì người ta sẽ nghĩ là trong nhà của hai cậu, chính do tay đàn bà xắp xếp. Nhưng không phải vậy. Hai cậu nầy là chủ của một ga-rai salon chuyên sửa chữa và mua bán xe hơi đủ loại. Nhờ vậy mà cuộc sống của hai cậu được thong thả. Vì mới tạo lên sự nghiệp, nên hai cậu chưa vội tìm ý trung nhân. Nhưng từ hai hôm nay Lắm mới gặp Nhiều thì cậu như bị con ma tình lẽn chui vào trái tim của cậu. Mà Nhiều cũng thấy lòng gờn gợn lên cơn sóng tình yêu...

Ngoài trời tuyết đang rơi nhè nhẹ. Mới hơn sáu giờ chiều mà trời đã tối thui từ lâu rồi. Vì là mùa đông nơi đây nên mặt trời đi ngủ sớm.

Nhiều đang phụ đặt bàn, thì bác Lý cùng cô cháu bưng đồ ăn lại. bác Lý vừa thấy Nhiều, bác tươi cười :
- Ủa ! Cô Liên Hương lại đây nữa hả ?
- Dạ, thưa bác Lý !
- Chèn ơi ! Sao mà bữa nay cô đẹp hơn mọi bữa quá vầy nè ? Nhiều cười và lễ phép nói :
- Dạ, cám ơn bác khen ! Tết nhứt con phải diện chút chút mà bác ! Con gặp bác mấy lần ở nhà chị Kiều Lệ, tại con đi tập tuồng nên ít khi sửa soạn và ăn mặc lè phè. Còn khi đóng tuồng thì con hay đóng mấy vai bà già.

Bác Lý cười vui vẻ quay sang bảo cháu bác đem đồ xuống bếp xắp ra. Từ trên lầu Lung đi xuống trong tay cậu cầm một cái bao lì-xì, cậu đến gần bác Lý :

- Dạ, thưa bác cầm cái này !
Bác Lý miệng cười, nét mặt vui tươi, bà nói :
- Cậu đưa vừa phải thôi nghe ! Ðể tui coi, vì lúc nào cậu cũng cho tôi hậu quá đi !
Lung nói :
- Lâu lâu con mới nhờ bác mà !
- Thôi, tui về nghe cậu.
Bà Lý quay qua Nhiều, bà nói tiếp :

- Tui về nghe cô Liên Hương. Bữa nào cô hát tôi sẽ đi coi. Tui xin chúc tất cả ăn giao thừa và một năm mới nhiều vui vẻ nha ! Từ hồi Lắm đi rước Nhiều về thì cậu đi tắm sửa soạn để tiếp khách. Lắm và Lung, cậu nào cũng diện, mặc côm-lê, thắt cà-vạt, trong ''kẻng'' lắm.

Cỡ tám giờ tối có ba chiếc xe hơi tới trước cửa nhà của Lung và Lắm. Có ba cặp trai, gái, tuổi cỡ ngoài ba mươi, họ nhận chuông, Lung ra mở cửa và mời tất cả vô nhà. Lắm, Lung và Nhiều lăng-xăng tiếp khách, chào hỏi giới thiệu với nhau... Lắm lo rót rượu, rót nước uống khai vị. Khoảng nửa tiếng sau đó tất cả cùng ngồi vào bàn ăn. Nhiều phụ với Lắm giống như bà chủ nhà lo bếp núc. Nàng bưng đồ ăn lên để đầy bàn, nào là gỏi tôm thịt, chả giò, rau sống, xà-lách và tô vịt tiềm khói nghi ngút bay mùi thơm phức, làm ai nấy cũng phát đói bụng.

Họ ăn uống vui cười đến mười hai giờ khuya. Lung đứng dậy đi ra sau bếp, mở tủ lạnh lấy hai chai Champagne đem lên khui và rót cho mỗi người một ly. Tất cả đều nâng ly chúc Tết với nhau.

Ðến hơn một giờ đêm, thì ba cặp bạn ra về. Còn lại Nhiều, Lung và Lắm. Cả ba đều lo dọn dẹp, bưng đồ ăn còn dư để trong tủ lạnh. Xong xuôi, Lắm ngồi salon, miệng thì cứ mỉm mỉm cười nhìn Nhiều.

Lung thấy vậy bèn hỏi Lắm :
- Ê Lắm ! Bữa nay tao thấy mầy khác hơn mọi hôm đó nha ! Bộ mầy có gì vui phải không ?
Lắm đưa hai bàn tay lên đầu vuốt vuốt tóc, miệng cười cười và nói với Lung :
- Vui chớ ! Vui quá xá quà xa.
- Vui gì, nói cho tao nghe ba ngày Tết coi !
- Vì tao... tao có em gái kể từ hôm nay.
- Hả, mầy nói gì ? Em gái nào đâu ?

Nhiều liền nói :
- Chị đây, chị chịu làm em gái của... anh Lắm rồi !
- Vậy à ! Vậy thì vui quá xá ! Nhưng... có gì lạ đâu ! Nếu có lạ là lạ chuyện... khác kìa !

Nhiều nhìn Lắm cử chỉ hơi e thẹn và đôi má ửng hồng...

Ngoài trời thật lạnh, tuyết đang rơi mạnh. Nhìn qua cửa sổ thấy trên các cành cây, tuyết vướng đọng lại làm thành những chùm hoa tuyết trắng xóa giữa đêm xuân.



Việt Dương Nhân

Mục Lục


5. Về (kỳ 9)

Thanh Sơn



Rồi đêm cũng qua đị Giấc ngủ lẫn chen giữa rạt rào thương mến và sự mong đợi lâu ngày không làm sao tìm lại được một thời cứ đặt lưng là ngủ thẳng giấc. Tuy vậy, cũng may là qua đêm một chút trời có rớt cơn mưạ Những giọt nước trời tuy không lớn cũng đủ tưới tắm cây cỏ và đem lại sự thoải mái cho con ngườị Hai ông bà thức dậy thật sớm, trong khi bọn trẻ và bố mẹ chúng còn say ngủ Ðêm qua cả nhà thức gần như trọn đêm mà vẫn chưa nói hết chuyện nhớ nhaụ Cũng may hai ông bà đã dặn để sẵn chià khoá cửa, nên cứ lẳng lặng tự mở lấỵ Hai ông bà lững thững dắt tay nhau ra biển. Trời bắt đầu hè, biển rất đông ngườị Sự sinh hoạt dù mới chớm ngày vẫn ồn ào náo nhiệt. Người ra tập dưỡng sinh, người đi tắm, người dạo chơi vận động bắp thịt, người tập hô hấp để đón khí trong lành. Hai ông bà đi với nhau, dáng sơ sài nên chẳng ai đoán được mới từ nước ngoài về. Cứ vẫn như những ngày xưa cũ. Vẫn đôi dép lẹp xẹp, vẫn bộ quần áo nhẹ Một người quen chào hai ông bà, hỏi thăm đã lâu không gặp Hai ông bà thoái thác nói bận đi làm ăn xa, nay mới có dịp về thăm. Biển êm quá, sóng dập dềnh lấn vào bãi cát. Khi rút ra còn tí bọt trắng lăn tăn. Cát mịn và ấm quá, nước trong xanh màu trờị Ngoài xa dáng hòn Nón, hòn Mun mờ mờ trong sương sớm. Núi cô Tiên nằm xoải dài bên góc trái biển. Phiá khách sạn Hải Yến những du khách tham quan ra tắm ồn àọ Vài anh chị tây ba lô cũng đua chen dọc theo các quán xá cạnh biển. Cũng như các nơi khác, Nha Trang xây dựng nhiềụ Dọc bãi biển những bảng quảng cáo toàn bằng Anh ngữ, mời chào các chuyến đi thăm đảo, tổ chức săn bắn dưới nước, bao gồm cả lo ăn uống. Không ai còn nghĩ đây là một đất nước vẫn còn theo chế độ Cộng Sản. Toà khách sạn cao ngất uy thế chiếm cả con đường Trần Phú, trên vạt đất nơi ngày xưa là nhà nghỉ mát của Tư Lệnh Vùng. Sát bên là Ðại Khách Sạn, nơi ngày xưa là Hậu cứ Bộ Tư Lệnh Quân Ðoàn 2. Con đường Lê Thánh Tôn như bé lại trước hai dãy nhà đồ sộ đó, kèm thêm một vài khách sạn hay hay nghỉ của các cơ quan khác. Khắp nơi, khắp các tổ chức, cơ quan đều đua nhau mở nhà nghỉ kinh doanh thu lợi Cả thành phố chạy theo dịch vụ o bế khách du lịch. Những chân rết ăn theo cũng quấn quít chạy theọ Gánh ghẹ luộc, rổ đậu phụng, thúng bắp nước, xe xoài ngâm, mực nướng đi lên đi xuống dài theo bờ. Những chiếc dù sặc sỡ, những lều, những phao cho thuê, ghế nghỉ bày từng khoảng và được đánh dấu riêng biệt khác nhaụ Mà nghe đâu những ngày lễ cao điểm vẫn không đủ chỗ đón du khách. Trông xa xa về mạn cuối bãi ngôi biệt điện nằm trên cao bề thế. Nơi đó bây giờ cũng là một khách sạn cao cấp vì nó nằm riêng biệt nơi yên tĩnh, phong cảnh đẹp, đầy đủ tiện nghi và lại còn được mang danh là nơi trú ngụ thuở xưa của vua chúạ Một vài chiếc tàu đang ăn hàng hoặc rỡ hàng cũng in bóng dáng thơi thả ở phiá đó với từng đợt khói đen thở nhẹ lên trờị

Rồi nắng đột ngột loé lên. Mặt trời từ ngoài biển nhô lên ngày một rõ. Cái nóng như đổ ập xuống, màu hoa phương dài theo con đường Trần Phú càng như đỏ mọng lên. Nắng ở biển chóng chói chang làm lim dim mắt ngườị Nắng nhuộm vàng bãi cát. Nắng liếm nhẹ ngọn dừạ Nắng soi rõ những cảnh mà mới vừa trước đây còn có nhiều chỗ không thấỵ Chợt hai ông bà thấy rùng mình khi bắt gặp những ống tiêm bỏ chỏng chơ trên cát, cạnh bờ kè chắn sóng. Có lẽ đây là sản phẩm của các đám chích choác ban đêm bỏ vương lại, vẫn còn đủ cả kim. Thế này mà có ai ra tắm sớm vô ý dẵm phải thì liệu có thêm một bệnh nhân của chứng HIV chăng. Song dường như mối âu lo chẳng mấy ai quan tâm đến. Dường như cuộc sống không còn ngày giờ để có người còn nghĩ đến chuyện thu dọn các vật quái ác đo đi, tránh tai vạ cho chính mình hoặc đồng loại mình.

(còn tiếp)

Thanh Sơn




Mục Lục


6. Hương Sen Châu Thổ (tiếp)

Phan Thái Yên



quá khứ đó giòng sông em sẽ ngũ
giấc chiêm bao nguyên vẹn có bao giờ
ta sẽ gặp trong ý tình vũ bão
con thuyền hồn trở lại bến hoang sơ

Hoài Khanh

......

Mấy tháng ở trường nữ quân nhân rồi cũng qua. Ngày ra trường được thuyên chuyển về quân y viện Cần Thơ, Ngọc Kỷ mừng như bắt được vàng. Thành phố xô bồ lường đảo. Bầy nử binh thèm khát đàn ông, bạo dạn đến thô lỗ. Tất cả chỉ làm nàng nhớ thêm giòng kinh êm đềm, tiếng máy may Nội trầm đều buổi trưa vắng, âm vọng lời kinh giảng mang điệu buồn cải lương xao xuyến trăng rằm. Nàng nhớ đến mặt hồ sen lung lay bóng nàng trên chiếc chòi cây xiêu đổ. Ngồi nhìn con sóng nhỏ rưng rưng cơn gió mà bâng khuâng biển rộng đến dường bao.

Từ gần một năm nay, công việc ở bệnh viện tuy bận rộn đã giúp Ngọc Kỷ tìm được yên ổn trong cuộc sống. Chuyến xe lam đưa nàng trở về căn nhà mưón bên rìa thành phố mỗi ngày, lúc bến xe ngoại ô đã lên đèn. Có khi là chuyến xe đầu ngày, gã tài xế còn ngái ngũ trể nải dừng bánh cho cô gái giang hồ đáp xe về nhà. Cũng như nàng, cã hai đều phờ phạc sau một đêm mất ngũ. Liếc nhìn nàng kiều phấn son trên chuyến xe tình cờ, nàng chợt nhếch môi cười vì ý nghĩ so sánh ngộ nghỉnh mà buồn bã thoáng qua đầu. Ít ra cô gái đã không phải săn sóc vuốt ve phần cơ thể đàn ông mềm nhủn, thiếu sinh khí, lắm khi thương tích máu me. Những người thương binh chỉ vừa hồi phục đủ để biết ngượng ngùng khi người nữ y tá đụng chạm đến phần thân thể vẫn còn bạc nhược của mình thì đã phải xuất viện. Trang báo ngoại quốc dơ dáy hình ảnh khỏa thân, làm tình kiểu cách, đã bị bỏ lại không tiếc rẽ dưới tấm nệm giường lúc họ vội vã trở về với đời sống phấn động bình thường. Những lúc như vậy nàng nhớ đến thằng Nèm vô tư mà không vô tình của mình đến quay quắt. Trong khuya khoắc, căn phòng vắng lặng nằm sâu trong ngõ hẻm là cõi bơ vơ nàng với cơn mất ngũ trở lăn trong thườn thượt thở dài. Ðêm bừng con nước khát khao. Ngón tay mồ côi như từng cánh sen hồng rụng tả tơi trên vùng châu thổ hoang sơ cỏ mượt suối khe.

* * *

Người sĩ quan Hải Quân nằm điều trị hơn hai tuần lễ, ăn một cái Tết nhà thương rồi xuất viện. Ông quan tàu trẽ tuổi vui tính đã giúp khu điều dưởng bớt buồn hơn. Gầy xanh trong bộ quần áo bệnh viện, anh chàng chống người trên chiếc gậy bằng gổ tràm chạm trổ công phu, cố gắng đi từng bước nhỏ vì vết thương đau. Anh chậm chạp đi tới lui giữa hai hàng giường bệnh, thỉnh thoảng đứng lại tán chuyện nhà binh với những sĩ quan còn nằm liệt giường hoặc chuyện trò bâng quơ với hai người y tá. Người trong phòng bệnh ai cũng được san sẻ quà bánh, báo chí do mấy chàng sĩ quan bạn hào phóng trong quân phục tím đến thăm mỗi ngày. Họ còn được hồi hộp chứng kiến nhiều cảnh gay cấn hai thầy trò ông quan tàu thủy đã qủy mị đối phó với em gái hậu phương từ Long Xuyên, Châu Ðốc hoặc xa xôi từ Sài Gòn bất ngờ tìm đến, ngơ ngác âu sầu. Trong chiếc quần ống loa và nón polo trắng đội lệch, thằng Khen trắng trẻo điển trai như cậu học trò trung học. Một buổi chiều, thằng Khen từ câu lạc bộ hấp tấp về tìm cô y tá Ngọc Kỷ.

- Ông thầy em bá thở tới nơi rồi. Cô ở Sài Gòn tìm xuống, đang ngồi chờ ở câu lạc bộ. Chị làm ơn tìm cách đuổi cô Long Xuyên đi cho lẹ giùm, nếu không là bể hết.
Nhìn cô gái đẹp son phấn kiêu kỳ ngồi nhìn người sĩ quan nằm yên như đang ngủ, Ngọc Kỷ mỉm cười, háy mắt nhìn cậu lính thủy đang nóng ruột đứng chờ, đẩy xe thuốc về phía giữa phòng.

Trong khoảng sân trước khu điều dưởng dưới bóng mát tàng cây bã đậu, hai tà áo hậu phương bước ngang qua mặt nhau không hay biết. Áo tím Long Xuyên đi khuất vào đám đông người trước câu lạc bộ. Áo xanh Sài Gòn đứng e dè trước cửa phòng y tá, ngơ ngác nhìn dọc theo dãy giường bệnh rồi vội vã đi về phía cô y tá.

Ngọc Kỷ vừa thay xong băng ở vết mổ. Nàng kéo sửa tấm chăn đắp cho ngay ngắn, ngẩng đầu chào cô gái rồi quay nhìn người sĩ quan.
- Trung úy khỏi lo lắng gì nữa. Tha hồ mà nói chuyện với thân nhân.
Ðôi mắt cười đa tình, đồng lõa, dừng lại hồi lâu trên khuôn mặt cô y tá khiến nàng xốn xang lúc quay bước.
Buổi tối lúc hai người gặp nhau trò chuyện, Ngọc Kỷ cười hỏi về cơn khủng hoảng ban sáng.
- Trung úy đã hú hồn chưa?
Người sĩ quan lắc đầu thở dài, đôi mắt nhìn nàng nghiêm trang.
- Người tôi hằng mong kề cận bên mình những lúc như thế này, tôi lại không muốn cho nàng biết. Chàng cười buồn ... Tôi không hiểu tại sao nhưng biết chắc người ở phương thứ mười đó sẽ trách móc tôi rất nhiều sau này... Còn cô, cô nghĩ thế nào?
- Tôi không có ai yêu nên sẽ không có dịp để trách móc ai. Có điều, phải chăng khi hai người yêu nhau họ luôn luôn gần nhau trong ý nghĩ, trong giấc mơ? Và nếu vậy thì người yêu của ông đang có một giấc mơ rất buồn.
- Sau khi rời khỏi bệnh viện, tôi sẽ làm tròn lời hứa của mình. Dừng lại. Trở về.
Chàng cúi đầu nhìn chiếc gậy trên tay.
- Ý nghĩ đến cùng lúc với mặc cảm chỉ trở về sau khi đã thân tàn xác phế làm tôi chẳng mấy an tâm.
- Trung úy quá lo. Vài tuần sau khi xuất viện, tất cả sẽ nguyên lành trở lại.
Rồi nàng cười, đùa bởn.
- Hơn nữa, một vết sẹo dài gần đó sẽ làm cho nó ... phong trần hơn, cũng như một tên du đãng xếp sòng cần có một vết thẹo ngang mày. Không như tôi, vết chàm thâm trên mặt là một khổ nạn lớn. Tôi chẳng có dịp để trách cứ ai.
Người sĩ quan trân trọng đưa tay vuốt lên vết chàm trên mặt cô gái.
- Tôi không thể nói vết chàm là nét duyên trên mặt cô nhưng tôi biết đàng sau nó là một tâm hồn đôn hậu, là những giấc mơ thành thật.

Bàn tay quyện thành vết lăn rờn rợn trên má, dọc theo đường gân cổ thênh thang từng sợi gió, rồi đọng lại trên khóe ngực nguyên sơ phập phồng giấc mơ quằn quại canh khuya. Cô gái nhón người, đôi mắt mở lớn thu góp ánh mắt nhìn sâu thẳm chân thành. Trong một thoáng xác thân nàng tan ra lướt thướt bay theo từng cánh sen hồng trong gió nội.
- Hảy giữ lấy giấc mơ của mình bởi vì bên dưới vết chàm này là những nét đẹp tuyệt trần.

Người đàn ông chống gậy lê bước ra khoảng sân trước khu điều dưởng. Anh ta đứng im lìm dưới bóng tối cây bã đậu. Bóng người lồng trong bóng cây nên niềm cô đơn chìm sâu và quạnh quẻ hơn.

Ngọc Kỷ ôm mặt mình, hình hài rung lên trong nỗi hạnh phúc choáng ngợp không ngờ. Nàng nhớ đến Nội móm mém khen cháu có nước da trắng không ăn phèn. Giọt nước thơm bồ kết gội đầu nhột nhạt lăn trên đỉnh vú thanh tân. Nàng nhớ đến đôi mắt nàng nhìn nàng lạ lẩm trong chiếc gương con treo trên vách đất. Dáng vóc lồng lộng xuân thì, ngỡ ngàng ngón tay quen bịn rịn bờ cỏ mượt. Nàng nhớ đôi mắt thằng Nèm thẳng thắn nhìn vào mắt nàng rồi vô tư ở đó. Vô tư ra đi. Vô tư để lại hình ảnh thằng Nèm trần cứng bên chòi giữa đồng sen ngạt ngào hương sớm. Những gì ở lại trong cặp mắt thanh xuân mở lớn vẫn làm tê rần cảm giác lúc nhớ về, sẳn đó không lục lọi, trong thường trực chiêm bao.

Thằng Khen ở lại Cần Thơ ngày ông thầy hắn xuất viện. Người sĩ quan không ngạc nhiên khi thằng Khen xin ở lại bệnh viện thêm vài ngày.
- Trung Úy cho tui ở nán lại đây vài bửa. Nghỉ hai mươi chín ngày tái khám vài ba lần, ông thầy sau đó thế nào cũng xin thuyên chuyển về miền Trung. Còn tui về tới giang đoàn, tui sẽ xin đổi ra căn cứ Bình Thủy cho gần. Kỳ này là thiệt rồi đó ông thầy!
Người sĩ quan lắc đầu cười.
- Thì có kỳ nào của mầy là giả đâu. Thấy mầy kỳ hoài, tao lo cho con gái người ta thôi.

Thằng Khen lúi húi xếp lại cái túi xách tay nhỏ, vỏn vẹn mấy bộ áo quần lính và vài quyển sách truyện tạp chí. Cô gái con bà chủ câu lạc bộ bẻn lẻn chào người sĩ quan, trên tay ngại ngùng bộ quân phục tím vừa giặt ủi xong.
- Cô có cho phép anh chàng lính thủy bay bướm này ở lại đây báo cơm cô không? Nhớ bắt anh ta ký sổ đàng hoàng nếu không thì khó mà đòi nợ lắm đó.
- Dạ, sổ có đó mà em cứ quên đưa cho ảnh ký nên có lẽ má em sẽ bắt ảnh bưng cà phê trừ nợ.

Ðôi tình nhân dắt díu nhau đi như đôi chim non dưới khoảng nắng mai tươi tắn trước khu điều dưởng. Người sĩ quan nhìn quanh phòng bệnh yên lặng. Chàng như vừa tỉnh dậy từ một cơn mơ dài. Ðầu óc chàng váng vất những hình ảnh hổn độn, úng ấp không thành tiếng. Tất cả bắt đầu từ một ngày bình thường trong chiến tranh. Giòng kinh quen. Cánh đồng lúa vừa chín tới. Những nguời nông dân lo lắng bỏ ruộng về nhà vì chiến trận hiện hình. Ðoàn giang đỉnh phơi mình dọc theo bờ kinh. Cánh rừng tràm nằm đen đúa im lìm như một chân trời vây khốn, rình rập đe dọa. Vài chiếc trực thăng chao đảo trong bầu trời không mây xanh ngắt như bầy cá óc nóc quẩy đuôi trong chiếc thau nhựa xanh thời tuổi dại. Những tràng súng liên thanh từ hai phía réo tràn trong không gian. Làn đạn vô tình xé gió, gặp nhau đâu đó trên trên nóc cánh đồng làm run rẩy màu vàng rộm của từng nhánh lúa vô tội. Viên đạn lẻ cắm sâu vào thân thể. Chút âm thanh sắt gọn lao đến bất chợt như một điều không dám nghĩ. Những hơi thuốc, không giảm được cơn đau, hụt dần vì máu đổ bên trong làm căng ngạt thân thể. Ðôi mắt ríu lại. Tiếng cánh quạt trực thăng chập chùng chao đổ. Chiếc khăn lót đầu vụt bay, trắng dịu mơ hồ. Vầng sáng lảo đảo vô nguồn. Màu đen phủ chụp tràn lấp thinh không. Bóng tối. Phòng hồi sinh trắng đục mịn màng, im lặng như hư vô. Khu điều dưởng. Những người thương binh mới trong cuộc chiến. Bà chị, người mẹ nhẩn nại thương em, thương con từ thuở bế bồng vẫn cũ kỷ ấm lòng như điển tích dịu dàng. Cô y tá hiền hậu có khuôn mặt xấu xí và thân hình tuyệt đẹp bị mặc cảm trùm kín trong bộ đồ lính thùng thình. Bầy con gái thành phố áo màu và nỗi buồn thời thượng. Dự định trở về. Mái tóc dài theo đợi chờ làm xao xuyến cơn mơ có rực rỡ giàn bông giấy trước sân nhà bên kia con dốc thành phố mặn gió.

Người sĩ quan thở dài nhìn khoảng trời xanh bên ngoài khung cửa lá sách trên vách cao. Anh chào từ giã những thương binh còn nằm lại. Sờ lên khuôn mặt gầy xanh, cánh tay khẳng khiu, phần còn lại của đôi chân không còn, vụng về nói lời chào ra đi ở lại mà lòng buồn muốn khóc.

Người sĩ quan bước qua phòng y tá lúc những người chàng tìm để chào từ giã đang đứng chờ dưới khoảng hiên trước khu điều dưởng. Liên Khương cúi đầu cười e thẹn, ngón tay dài trắng xanh duyên dáng vuốt làn tóc xõa, lúc ông em chuẩn úy ngồi trên xe lăn với bắt tay chàng.
- Trung Úy có thì giờ ngao du, ráng lên Ðà Lạt chơi, uống giùm em ly cà phê Tùng. Nếu may mắn gặp nhau trên đó, em sẽ chính thức giới thiệu chị em cho.
Thượng sĩ Y Tá Bảy phá lên cười, châm chọc.
- Ổng phải cắt cho đứt được mấy sợi chỉ đỏ của cô Long Xuyên thì mới bỏ đi được. Chắc phải sau ba lần hai mươi chín ngày tái khám, ổng mới đủ gân sức để cắt chỉ.
Thằng Khen nảy giờ đứng bên cô gái câu lạc bộ, lên tiếng đở cho ông thầy hắn.
- Không sao, chỉ đỏ để làm viền cho đẹp thôi. Chị Khương yên chí đi, thế nào Trung Úy ổng cũng mò lên tới nơi.
Bọn đàn ông thấm ý cười vang lúc ba cô gái ngơ ngác nhìn nhau. Ngọc Kỷ đưa xấp hồ sơ bệnh viện cho người sĩ quan.
- Tui với chú Bảy được ưu tiên, khỏi phải chờ trông. Hai mươi chín ngày nữa, thế nào Trung Úy cũng phải ghé bệnh viện tái khám. Lúc đó đủ sức hay không biết liền.
Không khí chợt chùng xuống, lắng đọng. Mọi người nhìn nhau im lặng, chờ đợi giây phút giã từ phải đến. Người sĩ quan xúc động nói lời tạm biệt rồi quay lưng, chống gậy bước xuống bậc thềm.
Thằng Khen đi theo, đở chiếc xách từ tay người sĩ quan.
- Ðể tui đưa ông thầy ra bến xe.

Ngọc Kỷ đứng im lìm dưới bóng cây bả đậu. Nàng nhìn theo bóng người đàn ông đang đi khuất dần. Bóng người còn trong tầm mắt mà nàng đã nhớ đến đôi mắt cười đa tình. Ðôi mắt nhìn chân thành, không vội vàng lẩn tránh, không e dè tội nghiệp. Ðôi mắt vời vợi ý tình khiến nàng muốn ngẩng mặt, muốn nhón người để cảm nhận trong vô vàn dâng hiến tia nhìn làm rờn rợn từng tia máu dưới da mình.
Chú Bảy Y Tá vẫn còn đứng dưới hàng hiên lúc Ngọc Kỷ quay vào.
- Cô Kỷ chắc đã nghe Bác Sĩ nói về trường hợp của ông Trung Úy?
Ngọc Kỷ gật đầu.
- Tui không rành chuyện này. Chú Bảy trong nghề lâu năm, chú nghĩ thế nào?
- Thì như cô biết đó. Vết đạn xuyên từ háng lên, xướt qua bộ phận sinh dục, rồi xé rách ruột non ruột già tùm lum. Bác Sĩ giải phẩu phải vá mười bảy mười tám chổ. Viên đạn nằm sâu quá, bác sĩ quyết định không lấy ra. Viên đạn, tui không lo, sau một thời gian mô mở sẽ mọc ra bao chặt chung quanh. Bác sĩ ngại sự chấn động của vết thương sẽ ảnh hưởng đến vấn đề sinh lý.
Cô gái lộ vẽ lo lắng.
- Có cách nào chửa trị không chú Bảy?
Người y tá già lắc đầu.
- Theo tui biết thì tùy người và cần thời gian. Nhiều người sau một thời gian ngắn sẽ từ từ trở lại bình thường. Có người sau vài tháng gặp đàn bà đẹp, khêu gợi, sẽ vượt qua cái khựng đó rồi được xả cảng, trở lại thời oanh liệt.
Một số ít người không may có thể bị bất lực vĩnh viễn.
- Mấy ông Hải Quân hào hoa đó mà! Thiếu gì người đẹp hấp dẫn. Chắc sẽ không sao đâu.

Sau ngày người sĩ quan Hải Quân xuất viện, khu điều dưởng buồn hơn. Vắng bóng người thương binh vui tính và những câu chuyện kể dí dỏm về xứ người, bệnh nhân trong phòng ít trò chuyện với nhau nhiều như trước. Mỗi sáng Liên Khương đẩy cậu em ra dưới bóng mát cây bả đậu. Anh chàng chuẩn úy cụt chân ngồi yên lặng hàng giờ trên xe lăn, đọc sách hoặc chỉ nhìn ngó quanh quẩn mông lung. Suốt hơn nửa tháng, Ngọc Kỷ cố gắng không chuyển thương binh mới vào chiếc giường cũ của người sĩ quan. Nàng bâng khuâng nhìn khuôn nệm trống vắng mà lòng vun nỗi nhớ không tên. Ngày Thượng Sĩ Bảy đưa một sĩ quan lâm trọng bệnh vào chiếc giường trống cuối cùng đó, Ngọc Kỷ buồn như vừa mất một điều gì quý giá .

Vài ngày trước khi chị em Liên Khương về Ðà Lạt, tấm bưu thiếp đến lẩn trong xấp giấy tờ bệnh viện như một món quà bất ngờ. Tấm thiệp rực rở hàng phượng vỷ soi bóng xuống giòng sông êm xanh lặng lờ con đò nhỏ. Viết chồng lên tấm hình là mấy chử lửng lơ... Từ phương thứ mười... và hai câu thơ.
Thân xương máu đã đành là ủy mị.
Thì xin em cùng lên thác xuống ghềnh
(Bùi Giáng).

Hàn Giang. Ngọc Kỷ nghĩ đến giòng sông xa xôi. Vùng đất lạ nàng chưa hề mường tượng đến. Giòng sông phương đó êm đềm con nước trở về, sao giòng sông phương nàng mãi cuồn cuộn lênh đênh. Ý nghĩ đến buồn bã như cánh lục bình lẻ loi rã rời trôi trên giòng sông đêm thao thức. Nỗi buồn quen từ thuở đầu đời. Từ buổi chiều ngồi một mình dưới bóng cây ô môi bên bờ kinh nhỏ, lặng lẻ nhìn chiếc xuồng thằng Nèm bỏ lại câm nín nhỏ nhoi.

Sự náo nức được gặp lại người sĩ quan tan biến nhanh vì kết quả của lần tái khám. Trong quán ăn trưa trước cổng bệnh viện, Ngọc Kỷ ngồi yên lắng nghe người thanh niên kể về những ngày rảnh rổi ngao du của chàng. Vẫn ánh mắt nhìn đằm thắm, vẫn lối nói chuyện dí dỏm vui tươi nhưng Ngọc Kỷ biết trong lòng chàng đang đầy ắp lo nghĩ.

Lúc Ngọc Kỷ về đến khu điều dưởng, chú Bảy đang chờ để đưa nàng chiếc hộp giấy mà ban sáng người sĩ quan đã nhờ chú trao lại. Trong hộp là chiếc mặt nạ thiên thần tuyệt đẹp và mảnh giấy giải thích xuất xứ của nó cùng với hàng chử: Ngọc Kỷ nên mang chiếc mặt nạ này thường xuyên để thấy khuôn mặt thật của mình.

Chàng có được chiếc mặt nạ từ một buổi tiệc hóa trang do một người bạn mới quen tặng, trong thời gian học hàng hải ở nước ngoài. Nàng ôm chiếc mặt nạ thiên thần mà nước mắt ràn rụa nỗi xúc động không cùng. Nàng chỉ là một cô gái không có dung nhan, ôm hoài giấc mơ đời chẳng dám chia xẻ cùng ai.

Tình cảm mới len lấn từ ánh mắt nhìn đằm thắm chân thành của người thanh niên đã mọc nhánh đợi chờ làm dài dặc mỗi canh khuya. Từng ngày qua, nỗi vui được gặp lại xen lẫn với niềm bâng khuâng về lần chia tay vĩnh viễn khiến nàng thấp thỏm đứng ngồi. Nhận thư Liên Khương, chưa kịp mừng thì đã rơi nước mắt vì tin buồn quá đổi bất ngờ. Người em thương binh đã tự kết liễu đời mình. Hòa bình cho đất nước này đã được so đo ký kết từ một nơi xa xôi nào đó. Khu điều dưởng vẫn chật ních thương binh. Dự ước hạnh phúc đời người treo mong manh trên từng vết đạn oan khiên. Lần tái khám sau cùng, người sĩ quan Hải Quân phải ở lại bệnh viện để chờ ra Hội Ðồng Y Khoa trước khi thuyên chuyển về đơn vị mới. Thượng sĩ Bảy nhìn Ngọc Kỷ lắc đầu lúc ông cùng người sĩ quan từ phòng khám bệnh bước ra. Nàng quay quắt với ý nghĩ muốn làm một điều gì đó để giúp người thanh niên trọn vẹn với ước vọng trở về của chàng. Về lại bên giòng sông êm đềm, gầy dựng một mái ấm gia đình, vợ con, bếp lửa. Nàng muốn thốt lên lời trấn an, sao đôi môi vẫn vụng về khép kín.

Quán vắng trên bến sông mờ ảo ngọn đèn, thì thầm tiếng nhạc tình lượn lờ cánh hạc vàng bay bỏ lại trời mơ. Giòng sông đêm mong manh, mơ hồ tiếng sóng hờ hửng bờ lau. Xóm nhà bên kia bờ chìm sau rặng cây chỉ còn là vệt mờ đen thăm thẳm chân trời. Mỗi ngọn đèn lu lay lắt trong bóng đêm là mái ấm gia đình, là những trái tim chất chứa hy vọng khổ đau.

Ngọc Kỷ ngồi im lặng lắng nghe người sĩ quan bùi ngùi kể lại những ngày buồn ở Ðà Lạt. Liên Khương gầy guộc trắng xanh trong chiếc áo dài đen tang chế. Ðứa em thương binh hai mươi tuổi đã đi tìm cái chết để khỏi phải sống cuộc đời vô ích trên chiếc xe lăn. Ngôi mộ mới lẻ loi trên đồi nghĩa trang rêu phong bia đá. Hàng thông cao ủ rủ cúi đầu, vương vấn choàng lớp sương trắng chưa tan. Tiếng chuông tan lể sáng từ ngôi giáo đường phía bên kia sườn đồi ngân vọng mông lung trong im vắng của thành phố cao nguyên.

Liên Khương nhìn người sĩ quan, cười buồn.
- Trung Úy lên trể, mất bạn uống cà phê Tùng rồi.
- Giờ này lính học trò ngồi chật quán. Có lẽ Liên Khương đành phải làm bạn cà phê với tôi ở nhà thủy tạ thôi. Tôi cũng muốn ngồi lại bên bờ hồ một lúc.

Quán vắng. Làn hơi nước trắng đục tần ngần lan đọng trên mặt hồ im. Dáng nàng buồn hơn bức tượng Dáng Xuân trên lối vào thủy tạ. Trong một lúc nào đó, Liên Khương kể về thân tình bạn gái giữa nàng và cô y tá Ngọc Kỷ.
- Ðôi khi tôi mong ước được trao đổi dung mạo mình cho bạn, vì trong cuộc sống phụng hiến sắp đến đó là điều không cần thiết. Rứa mà đành chịu.

Người sĩ quan từ giã thành phố sương mù. Chàng mang theo trong lòng hình ảnh buồn bã của ngôi mộ đơn chiếc trên đồi thông và bóng dáng người nử tu cúi đầu đi dưới bóng giáo đường trầm mặc. Chàng sống những ngày lính thương tích lang thang không định hướng, đi đến mơ hồ, và nỗi buồn nhỏ nhoi bất lực kiếp người.

Ðêm lắng sâu vào trong tiếng thở dài của dòng sông. Giọng hát sầu vương quyến luyến dư âm rồi cuốn chìm trong làn nước. Người sĩ quan nghĩ đến chuyến đi ngày mai. Trở về một lần cuối bên giòng kinh chàng đã thua thiệt quãng đời người trên đó, chỉ để bắt gặp mình bâng khuâng khi dợm bước xuống chuyến đò qua sông. Dự ước hạnh phúc lứa đôi như chùm dâu xanh chưa kịp chín đang trở màu nâu khô vì cơn hạn xác thân. Nàng vẫn ngồi yên lặng trong giòng suy tưởng riêng tư, khuôn mặt chìm trong bóng tối. Chàng chợt cảm thấy mình đã quá vô tình với cô gái. Ngoài sự tri ân về một tấm lòng tử tế, chàng đã giúp được gì cho giấc mơ của một kiếp người. Ý nghĩ đến như một ăn năn, buồn bã và trể nãi. Bóng tối phủ mặt người. Bóng tối lột trần cảm xúc. Trong cơn thảng thốt, ngón tay mềm mại như những con sâu đo lần tìm cánh tay chàng buông lửng. Cô gái ghì siết vai người thanh niên trong vòng tay nàng ẩn ức.
- Mình về đi anh.
Người thanh niên ngần ngại.
- Em biết đó. Anh không muốn em phải thất vọng.
Thân hình cô gái rung lên trong cảm xúc tột cùng.
- Em sẽ không bao giờ thất vọng. Em đang sống với giấc mơ của mình. Anh còn phải trở về.

Họ đã giúp nhau trở về. Buổi sáng giữa mùa xuân, người đàn ông thức giấc. Căn nhà nhỏ êm đềm chăn chiếu. Người đàn bà nằm đắm say trong cơn bảo tình yêu. Chiếc mặt nạ thiên thần lăn lóc bên giường. Trong đêm hôm, khuôn mặt tình yêu đã hiện hình, rưng rưng máu thịt, thì có cần chi. Người đàn bà trở mình khi cánh sen hồng ngỡ ngàng rơi lên thoáng chốc nhân duyên làm chao động giấc mơ nàng. Khung cửa hẹp mở khép âm thầm. Người đàn ông bõ đi.

Phan thái Yên
12/2001


Phan Thái Yên




Mục Lục


7. Áo Em Màu Trắng

htc



Dũng chầm chậm thả bộ theo con dốc thoai thoải, đi qua 1 cái cầu bằng gỗ rồi bước xuống bãi cát. Gió chiều dịu êm. Dũng đảo mắt nhìn quanh rồi từ từ đi về phía những tảng đá chất chồng mà chàng ưa thích, vừa đi vừa nghĩ ngợi vẫn vơ, bỗng Dũng ngừng lại … trước mặt Dũng, dựa lưng vào 1 phiến đá là 1 người con gái đang ngồi nhìn về phía mặt trời lặn. Gương mặt thầm lặng, đăm chiêu và bất động. Gió biển thổi tung mái tóc ngang vai của nàng. Dũng nhìn theo hướng nhìn cuả cô gái ... phía xa xa, mặt trời giống như đang ngâm mình trong nước vẫn còn nguyên 1 màu vàng ối nhưng không còn quá rực rỡ chói chang nữa … có lẽ vì mặt trời xuống thấp và biển mênh mông với những đợt sóng nối theo nhau bất tận đã làm mờ bớt cái màu sắc cuối ngày ấy chăng ??? Cô gái vẫn ngồi yên, màu áo cuả nàng trắng toát nên trông nàng có vẻ mong manh, yếu đuối, đôi tay nhỏ nhắn đan vào nhau đặt trên đầu gối … Dũng bất chợt muốn biết nàng đang nghĩ gì mà như quên hẳn chung quanh thế kia . Chàng nửa muốn tới gần làm quen, nửa muốn yên lặng ngắm nàng trong cái tư thế xuất thần như vậy . Cô gái này không đẹp lắm nhưng có 1 cái gì đó thu hút nên khi đã nhìn thì không muốn quay đi . Gương mặt nàng có vẻ buồn phiền, kín đáo làm Dũng hiếu kỳ, tò mò …

Ðêm xuống dần, gió biển lồng lộng. Dũng bắt đầu thấy ngại cho vẻ đơn độc cuả cô gái thì cùng lúc nàng cử động và từ từ đứng lên. Khi nàng quay mặt lại thì mắt cuả họ chạm nhau ... một thoáng ... thật nhanh … rồi nàng ơ hờ quay đi, bước về phía chiếc cầu gỗ … Nhưng khi đi ngang qua chổ chàng đứng, cô gái dừng lại nhìn Dũng:

- Biển đẹp quá phải không ông ?
Dũng hơi bất ngờ, trả lời 1 cách máy móc:
- Vâng, đúng thế !
Ðoạn chàng lấy lại tự nhiên và bạo dạn nói:
- Cô ngồi dựa vào phiến đá ngắm biển cũng tạo nên 1 khung cảnh đẹp lắm
Cô gái cười:
- Có phải tôi đã chiếm mất chổ cuả ông không ?
Dũng không trả lời mà hỏi ngược lại:
- Xin lỗi tôi hơi tò mò, cô ngồi đấy nghĩ gì mà chìm đắm cả giờ thế ?
- Sự chết !

Cô gái nhanh nhẩu trả lời rồi phá lên cười tinh nghịch trước vẻ mặt ngẩn ngơ cuả Dũng. Dũng lắc đầu cười rồi chỉ cho cô gái coi những góc cạnh cuả bờ biển mà chàng cho là đẹp. Họ trao đổi thêm vài câu thì cô gái cáo từ. Dũng luyến tiếc nhìn theo những bước đi khoan thai của nàng xa dần bờ cát …

Dũng thường tới đây nghỉ ngơi sau những ngày làm việc mệt mỏi . Chàng thích cái mênh mông bao la cuả biển cũng như thích nghe tiếng rì rầm cuả sóng biển mà chàng hình dung như 1 điệu ru không bao giờ dứt, một điệu ru làm yên tĩnh lòng chàng. Dũng thường ngồi dựa vào phiến đá mà cô gái đã ngồi để nhìn những đợt sóng lúc thì nhẹ nhàng êm ả uốn quanh như chiếc khăn lụa trước gió, lúc lại mạnh mẽ trào dâng như thứ dữ bị thương. Cũng tại phiến đá này, Dũng đã nhiều lần dõi mắt theo nhừng cánh chim bay xa tít để nghĩ rằng những cánh chim kia sẽ bay tới vùng đất xa xôi phía bên kia biển ... ở đó có căn nhà mà Dũng đã sinh ra và lớn lên ... ở đó có Bố Mẹ và em cuả chàng cùng với rất nhiều những thân thương mà chàng đã bỏ lại . Dũng thở dài, lại thấy nhớ nhà, chàng lắc đầu cố xua tan mọi ý nghĩ đang ám ảnh rồi lững thững trở về khách sạn để hôm sau còn trở lại thật sớm ngắm mặt trời lên ...

Buổi sáng, con đường song song với bãi biển thật nhộn nhịp.
Có nhiều người đang chạy bộ hoặc đạp xe đạp. Ở đây hình như ai cũng thoải mái, tươi tắn, và đơn giản hơn từ tóc tai, tới áo quần, giày dép. Dũng thích như vậy, chàng không ưa sự gò bó giờ giấc và cách ăn mặc ở sở làm. Chàng đi vào 1 tiệm cà phê và ngạc nhiên ngừng lại trước cửa khi thấy cô gái mà chàng gặp chiều hôm qua đang ngồi 1 mình với ly cà phê còn bốc khói . Vẫn màu áo trắng nhưng hôm nay trông cô nàng có vẻ mạnh khoẻ hơn trong nắng sớm với mái tóc cột cao . Vẫn dáng ngồi bất động và đôi mắt chăm chú nhìn ở 1 điểm nào đó trước mặt. Nàng đang nhìn thấy gì ??? Dũng tò mò tự hỏi và như có 1 điều gì thúc đẩy, Dũng tới gần cô gái:

- Chào cô, nếu như cô chỉ có 1 mình và nếu như cô không thấy phiền thì xin phép cô cho tôi được ngồi chung bàn nhé
Cô gái như bị Dũng kéo về với thực tại, ngước lên và cười khi nhận ra Dũng:
- Ông cũng ra biển sớm thế à ???
Dũng nghĩ thầm "hình như cô bé này thích chào người khác bằng 1 câu hỏi". Dũng giới thiệu tên chàng và đùa:
- Này, cô đừng gọi tôi là ông nữa nghe già nua quá, thế tên cô là gì hở ???
Cô gái hơi lưởng lự, đoạn nghiêng nghiêng đầu, cười:
- Mẹ tôi gọi tôi là Bình Bình, cho nên mọi người đều gọi tôi như vậy

Cách nói chuyện cuả Bình Bình hơi ngang ngang nhưng Dũng lại thấy vui vui . Dũng thích nét lãng mạn cuả nàng, Dũng để ý thấy nàng có nụ cười rất đẹp dù là nàng ít khi cười và cũng để ý thấy trên ngón tay trái áp út cuả nàng là 1 chiếc nhẫn đính hôn, lấp lánh … Dũng hơi ngạc nhiên về điểm này vì Bình Bình không có vẻ gì là 1 cô gái đang yêu, chuẩn bị lập gia đình. Họ nhẫn nha bên tách cà phê, nói chuyện bâng quơ 1 lúc rồi chia tay . Thế nhưng không hiểu vì phố biển này nhỏ hẹp quá hay vì cả Bình Bình và Dũng đều thích những tảng đá ở bải biển nên họ đều ra đấy buổi chiều và đã gặp lại nhau .

Cứ thế, những buổi sáng bên ly cà phê thơm lừng bốc khói, buổi chiều tại bờ biển dõi theo những cánh chim bay, ngắm ánh tà dương dần khuất cuối chân trời, hay thả bộ dọc theo làn nước …, gần 1 tuần sau thì cả hai trở nên thân thiết hơn. Họ kể cho nhau nghe về tuổi thơ và thời niên thiếu, về những ngày vừa làm vừa học ở xứ người … Ðôi khi Dũng hát cho Bình Bình nghe những bài hát mà chàng ưa thích, nghe những lời chế giễu cuả nàng rồi cười vang hay nhìn Bình Bình chạy lui chạy tới theo sóng biển lên xuống và thấy nàng rất trẻ con, rất đáng yêu ... Họ nói với nhau rất nhiều điều về quá khứ khi còn ở quê nhà, chia xẻ những cảm nghĩ về thơ, nhạc và đời sống chung quanh nhưng tuyệt nhiên không ai muốn nói về hiện tại cuả mình. Bình Bình chỉ biết Dũng nghỉ hè ở đây 1 mình hàng năm vì chàng thích bờ biển nàỵ Dũng chỉ biết Bình Bình tới đây lần đầu … 1 mình. Một mình … vâng, hình như nàng rất cô đơn. Ở Bình Bình, Dũng tìm thấy 2 điểm tương phản đi chung. Ðó là vẻ cứng cỏi, lạnh lùng, đơn độc mà người khác muốn khám phá, chinh phục cùng với sự dịu dàng, nồng nàn, thân thiết làm người đối diện cảm thấy an tâm để nói chuyện và tâm tình. Có nhiều lúc Bình Bình lại thả hồn mộng du tới 1 nơi nào đó như quên hẳn Dũng ở bên cạnh, trông nàng buồn lạ lùng, nhưng Dũng không muốn hỏi, những lúc như thế, Dũng chỉ lẳng lặng ngắm nàng, nhìn nàng suy tư cho tới khi nàng chợt tỉnh …

Thấm thoát đã gần hết 3 tuần lễ. Chỉ còn 2 ngày nữa thì họ phải chia taỵ Dũng sẽ trở về với công việc bận rộn ở sở và buổi chiều lại thấy mình cô độc trong căn nhà vắng. Bố Mẹ Dũng cứ thúc giục chàng lập gia đình nhưng Dũng xem những cô gái mà Dũng quen biết như những người bạn, tình cảm dừng lại 1 chổ không thể tiến xa hơn. Dũng hơi ngạc nhiên thấy mình đã nói rất nhiều chuyện với Bình Bình, cảm thấy thích thú về cách nhìn của nàng trong mọi đề tài . Dũng thích cái hướng lạc quan của Bình Bình nhưng bản thân nàng lại ít vui vẻ. Sự tương phản này khiến Dũng hình dung tâm hồn nàng như 1 vùng biển sâu khó hiểu và đồng thời Dũng cũng bắt đầu nhận ra sự hiện diện của nàng càng lúc càng nhiều hơn trong mọi suy nghĩ cuả Dũng ...

Ngày chia tay đã đến, nhưng họ chia tay không tới nổi bịn rịn lắm, như 1 sự chấp nhận ngấm ngầm rằng hợp tan là chuyện đương nhiên phải xảy ra giữa 2 người vậy . Dũng cho Bình Bình địa chỉ email cuả Dũng, Bình Bình cười nhận lấy nhưng không đọc. Mỗi người trở về lại đời sống riêng cuả mình. Bãi biển và những gì cuả hôm qua bỏ lại sau lưng chỉ còn mang theo nỗi nhớ ... Vâng, nhớ! Dũng nhớ Bình Bình không thể ngờ được. Từng câu nói, tiếng cười và cả dáng ngồi trầm tư bất động cuả nàng không biết từ bao giờ đã khắc sâu trong lòng Dũng. Chàng ray rức khó chịu vì nghĩ rằng người con gái với màu áo trắng toát ấy sẽ không bao giờ là cuả Dũng, thuộc về Dũng. Chàng bực tức chính mình vì công việc bận rộn thế kia vẫn không xua đuổi được hình bóng cuả Bình Bình trong tim.

Thế nhưng, ray rức hay bực tức bao nhiêu cũng phải đè nén lòng mình để chấp nhận sự thật đây là 1 tình cảm tuyệt vọng ! Dũng biết vậy, nhưng yêu thì vẫn yêu, ai baỏ rằng yêu 1 người là có lỗi, Dũng không nghĩ như thế. Chàng chỉ vạch cho mình 1 lằn ranh để yêu nàng trong 1 khoảng cách có thể được. Có 1 lần Dũng ra biển vào cuối tuần. Thời tiết cuối mùa hạ bắt đầu trở lạnh, bãi biển vắng vẻ hơn nhiều nhưng tiếng rì rầm cuả sóng thì vẫn thế, đều đặn ... Dũng đã ngồi dựa vào tảng đá để thấy hơi lạnh cuả đá hay cuả sự cô đơn thấm vào người ... Dũng ao ước được gặp lại Bình Bình nhưng nàng như cánh chim bay rồi không trở lại ... Tuy nhiên, đối diện với cảnh cũ để xác nhận rằng người xưa đã không còn hình như cũng giúp được Dũng chút ít. Tâm hồn Dũng từ từ lắng đọng và thanh thản hơn. Chàng mở 1 ngăn tim ra và cất hình ảnh cuả Bình Bình cùng với tên nàng vào trong ấy ...

(còn tiếp một kỳ)

htc
05-03-2001




Mục Lục


8. Cảm nghĩ về Phim Rồng Xanh của Ðạo Diễn Timothy Linh Bùi

Trần Viết Minh-Thanh



Ðầu tháng năm vừa qua, một phim mới của Timothy Linh Bùi đã ra mắt khán giả Hoa Kỳ tại California . Ðó là phim "Green Dragon" (Rồng Xanh). Trước đây Timothy Linh Bùi cùng với người em là Tony Bùi viết kịch bản, đạo diễn và sản xuất phim "Ba Mùa" (Three Seasons). Three Seasons được khán giả Việt Nam dành cho cảm tình nồng nàn vì phim nói lên những tình cảm thâm trầm, sâu sắc của người Việt với những hình ảnh quay rất mỹ thuật, mang sắc thái quê hương Việt Nam . Tưởng cũng cần nhắc lại là phim "Ba Mùa" đã lãnh 3 giải tại Hội Ðiện Ảnh "Sundance Film Festivals" năm 1999. Ðây là phim đầu tiên được lãnh cả giải Grand Jury và Audience Award cùng một lúc . Giải thứ ba mà phim lãnh là giải Hình Ảnh Ðẹp Nhất (Best Cinematography). Phim được chính thức đại diện tranh cử tại Berlin Film Festival .

Nhờ vào tiếng tăm của phim trước, Timothy Linh Bùi đã mời được sự đóng góp của hai tài tử có tầm vóc của Hoa Kỳ: Patrick Swayze (Dirty Dancing, Ghost) và Forest Whitaker (The Color of Money, The Crying Game, Good Morning Vietnam, Bird, Panic Room) cùng với các tài tử Việt Nam, gồm Ðơn Dương, Hiệp Thị Lê, Katie Lương, Bellinger Tran, bé trai Trung Nguyễn, cùng sự góp mặt của nữ tài tử Kiều Chinh . Trình chiếu lần đầu năm 20001 tại Sundance Film Festival trong mục phim Tình Cảm, "Green Dragon" đã thắng giải Audience Award . Tại Austin Film Festival, phim cũng đã được trao giải Humanitas Prize Award (Giải thưởng về Phim mang sắc thái Nhân Ðạo). Phim "Rồng Xanh" kể chuyện về làn sóng người Việt Nam di tản đầu tiên vào năm 1975 . Ðạo diễn Timothy Linh Bùi tâm sự: "Khi còn bé, mẹ tôi thường kể cho tôi nghe những mẫu chuyện về những ngày đầu trên đất Mỹ . Mẹ cho biết, bà sợ cả ánh trăng vì nó mang lại nỗi u sầu cho mẹ . Tôi muốn hiểu rõ nỗi u sầu ấy . Và đó chính là sự khởi đầu của câu chuyện Rồng Xanh . "

Xem phim Rồng Xanh tưởng như sống lại với thời điểm tháng Tư 27 năm về trước . Ngày đó, khi bước lên phi cơ vào giờ thứ 23, rạng sáng ngày 29 tháng 4, sau khi ở lại một đêm tại phi trường Tân Sơn Nhất, tôi còn nhớ như in cảm giác bồn chồn thắt ruột, cảm giác không bao giờ còn thấy lại quê hương! Mặt trời mới ló dạng, ráng đỏ nhè nhẹ, gần như yên bình ... Không biết Trời cao thẳm có bùi ngùi nhìn đoàn người từng nhóm được lùa ra phi trường, người đi cong cong hầu tránh gió bạt từ cánh quạt phi cơ, leo vào từ phía sau đuôi chiếc máy bay quân sự, tất cả ngồi xụp xuống sàn, không nói với ai một lời, những khuôn mặt chịu đựng, lo âu ...Tiếng động ồn ào của máy, tiếng người ra lệnh lẫn lộn Anh, Việt ngữ, trước khi đuôi phi cơ đóng xụp lại, con bé trong tôi còn thấy ánh mặt trời lên dần, và cảm giác xót bụng, quặn thắt, thoáng nghĩ đến cha còn ở lại để chiến đấu, nhìn mẹ ôm em vào lòng, ánh mắt lo lắng, rồi có bàn tay ai khều vai mình, người đàn bà bên cạnh, chìa tay cho hai miếng bông gòn để nhét vào tai.

Cho nên khi bước vào rạp xem "Rồng Xanh", lòng tôi có một cảm giác nôn nao chi lạ! Nhìn mọi người đứng chung quanh, bàn tán, kể lễ, cùng nhau gợi lại những hình ảnh, những cái tên đã bao nhiêu năm ít khi được nhắc lại Camp Pendleton, Fort Chaffee, Guam ...

Thú thật tâm trạng của người viết bài này là hơi cảm động thái quá! Không cần những mẫu chuyện bi thiết, những tâm tình sống thực, chỉ nhìn những hình ảnh thôi cũng làm nước mắt cứ chực trào lên . Những cái lều vải căng, những chiếc áo lính rộng, những người ngồi chung quanh máy phát thanh nghe tin tức về quê nhà, người sĩ quan Mỹ điều hành trại, cái loa lâu lâu lại rao những mẫu nhắn tin tìm thân nhân, mái tóc dài, những bộ bà ba, bộ quần áo thời 70 ... Nhiều hình ảnh quá, nhiều tâm tình gợi nhớ thời điểm đã thay đổi biết bao nhiêu gia đình, bao nhiêu đời sống con người! Cậu bé Minh dắt tay cô em ngày ngày trông tin mẹ, tâm tình ông Tướng đã bỏ hàng ngũ chạy sớm, anh thanh niên hối hận đã không hy sinh chỗ cho chị mình đi, thiếu nữ đi theo người đàn ông đã có gia đình, anh Mỹ làm việc thiện nguyện trong trại, anh chàng trai trẻ háo hức nhập vào đời sống mới ... Những khuôn mặt lo âu, không biết đời sống bên ngoài sẽ ra sao ?

Những cảnh vụn vặt của đời sống năm 75 được gom nhỏ lai quạ ống kính của Timothy Linh Bùi, người đạo diễn trẻ để ý từng chi tiết vụn vặt, nhỏ bé để kể lại cho thế giới nghe tâm tình của những người Việt tỵ nạn đầu tiên đi tìm Tự Do . Timothy Linh Bùi đã tiến một bước rất dài để làm cuộn phim này . Từ những mẫu chuyện ráp nối và nỗi nhớ thương quê hương của mẹ anh, đạo diễn họ Bùi đã thực hiện được cuốn phim với những đối thoại rất tự nhiên . Cảnh ông Tướng tâm tình với Tài là một màn xuất sắc, tự nhiên, không mang chất kịch tính như phần đông phim Việt Nam mắc phải . Hai em bé ngủ với nhau thật hiền hoà, đáng yêu! Ðơn Dương thủ vai trò của mình rất tới! Patric Swayze là anh sĩ quan điều hành trại, qua vai trò của anh, ta thấy nỗi khó khăn của nhân viên điều hành trại mà vào thời điểm đó người Việt tỵ nạn, với tâm tình ngổn ngang vô tình không trông thấy . Tình cảm của anh tình nguyện viên da đen (Forest Witaker) và cậu bé Minh cho thấy đời còn thật dễ thương!

Người viết không khỏi nghĩ đến giả sử phim được một khoảng tài trợ lớn hơn, thì có lẽ cuốn phim sẽ mang đến cho khán giả những hình ảnh vĩ đại hơn, sống thực hơn của thời điểm đó, tỷ như số người đứng xếp hàng lúc Trại có món gà, hay cảnh ba bốn xe bus đổ người xuống, thay vì chỉ một chuyến xe bus thôi, hay cảnh đông người ngồi tụ hôm xem phim trình chiếu buổi tối, hoặc những buổi văn nghệ trong trại .... Ðó là ước mơ của người xem cho những phim Việt Nam trong tương lai!

Xin giới thiệu với độc giả phim Rồng Xanh . Nếu không là thành phần của số người đến Hoa Kỳ năm 75, chắc hẳn nhờ phim này khán giả sẽ cảm nhận được tâm tình, nỗi khó khăn và lo âu của những người tỵ nạn thế hệ đầu tiên này . Còn nếu bạn thuộc thành phần tỵ nạn năm 1975, thì thiết nghĩ bạn sẽ có một cái nhìn toàn diện hơn! Thời đó mấy ai hiểu rõ mấy cái loa phóng thanh xốn xáng tiếng Anh đang nói cái gì, vã lại với tâm sự ngổn ngang, mấy ai thắc mắc chi đến tâm tình anh Mỹ điều hành trại . Nhưng họ là những người đóng góp cho sự định cư của Việt tỵ nạn, và phim Green Dragon là một cái nhìn rất trung thực của những ngày sau tháng Tư năm 1975.

Vài hàng về Timothy Linh Bùi:
Timothy Linh Bùi đến Hoa Kỳ năm 1975, lúc đó anh 5 tuổi . Gia đình anh định cư tại Silicon Valley, tiểu bang California . Cha mẹ anh là chủ một tiệm cho thuê phim videos, vì thế Timothy Bùi đã có cơ hội coi hàng tá phim ảnh đủ loại khác nhau . Và có lẽ anh say mê phim từ dạo đó, khi lớn nữa anh đã tự mình làm nhiều phim videos nhỏ nhỏ như là một thú vui tiêu khiển .

Sau khi tốt nghiệp trung học, Timothy Bùi đã ghi danh vào học trường Ðiển Ảnh "Columbia College Film School". Anh đã đạo diễn cho rất nhiều phim video ca nhạc và cùng với anh là Tony Bùi, sản xuất và viết kịch bản cho phim "Ba Mùa" (Three Seasons), như đã nói ở trên .

Người viết bài này được dịp nghe Timothy Bùi tâm sự trong lần hội luận gọi là Cinema Symposium, do Hội VAALA (Vietnamese Arts & Letters Association) và Hội VNLC (Vietnamese Language & Culture) tổ chức vào ngày 21 tháng 4 vừa qua . (Buổi hội luận có sự góp mặt của nhiều nhà làm phim trẻ khác mà hy vọng một lần nào đây sẽ có dịp giới thiệu cùng bạn đọc).

Timothy Linh Bùi đeo kiếng cận trắng, tóc dài rớt xuống cổ, trán cao, vai rộng, ngực lớn, chiếc quần jeans và cái áo thun trắng giản dị, cộng thêm cái nhìn sâu thẳm làm cho Timothy có một dáng dấp rất nghệ sĩ! Nhưng không phải vì thế mà hội trường coi nhẹ vấn đề phẩm chất, giá trị cũng như tính cách nhà nghề của anh đạo diễn trẻ này . Mỗi câu hỏi được Timothy trả lời một cách rõ ràng, rành mạch dưới một cái nhìn của một nhà làm phim yêu nghề và có hiểu biết . Timothy tới đất Mỹ lúc tuổi còn bé, có thể nói anh hấp thụ văn hoá Mỹ nhiều hơn Việt Nam . Những cuốn phim kế tới của anh sẽ không liên quan gì tới xứ chôn nhau cắt rún của anh, nhưng rồi anh vẫn có dự định trong tương lai sẽ làm những cuốn phim với đề tài Việt Nam, nghĩa là anh sẽ xen kẽ đề tài của mình . Nhờ làm phim Ba Mùa anh đã trở về với cội nguồn của mình, nhưng tiên quyết, anh là một người yêu nghệ thuật . Lớn lên, hấp thụ nền văn hóa Hoa Kỳ, được đào luyện tại trường điện ảnh nhà nghề của một nước đứng hàng đầu về điện ảnh, hòa lẫn với giáo dục và ảnh hưởng của gia đình, người viết bài này tin tưởng rằng Timothy Linh Bùi sẽ đi rất xa!

Xin giới thiệu cùng bạn đọc "Green Dragon" dưới con mắt của Timothy Linh Bùi!

Trần Viết Minh-Thanh





Mục Lục


III . Nghiên Cứu_____________________________________________

1. Sống Sao Ðể Tránh Ung Thư

BS. Nguyễn Văn Ðức



Qúi vị, quí bạn thân mến,
Sức Khoẻ Là Vàng thân gửi đến quí vị, quí bạn bài viết "SỐNG SAO ÐỂ TRÁNH UNG THƯ ?" (dạng VietNet, Unicode, và trong attachment là VNI).
(Bài được hoán chuyển qua các dạng chữ Việt khác nhau tại trang VietUni vietunịstd.html do BS Hồ Ngọc Minh thiết lập. Quí vị, quí bạn có thể đến trang này, và "Save as" trên "Desktop" để dùng Offline rất tiện. Khi dùng, quí vị, quí bạn copy bài viết, bản tin dán vào khung trống, và hoán chuyển sang dạng chữ mình muốn theo chỉ dẫn ngay dưới khung).
BS Nguyễn Văn Ðức
Ban Sức Khỏe Cộng Ðồng
Hội Y Sĩ VN Tại Hoa Kỳ
www.vmausạorg
--------------------------------------------------------------------------------
VietNet
SỐNG SAO ÐỂ TRÁNH UNG THƯ ?

BS. Nguyễn Văn Ðức
(Hội Y Sĩ Việt Nam Tại Hoa Kỳ)

Với hầu hết chúng ta, nếu không hút thuốc lá, thì một thực phẩm đúng và sự vận động thường xuyên sẽ giúp ngừa được nhiều loại bệnh ung thự

Mỗi năm ở Mỹ, có hơn 500.000 người chết vì ung thự Trong số đó, 1/3 những cái chết liên quan đến việc ăn uống và thiếu vận động, 1/3 cái chết khác do hút thuốc lá (bỏ thuốc đi thôi, bạn ơi!). Dù rằng di truyền có ảnh hưởng trên triển vọng bị ung thư, song hầu hết các trường hợp ung thư lại vì những yếu tố không phải di truyền. Thói quen như hút hay không hút thuốc lá, thường ăn những nhóm thực phẩm nào, và vận động hay không vận động, có thể ảnh hưởng mạnh mẽ trên việc sẽ bị ung thư hay không.

Gần đây, dựa vào kết quả của nhiều khảo cứu, Hiệp Hội Ung Thư Hoa Kỳ (American Cancer Society) đã đưa ra những hướng dẫn về dinh dưỡng và vận động giúp ngừa ung thự Tất nhiên, có chế độ thực phẩm nào dám bảo đảm ngừa được mọi bệnh, nhưng hướng dẫn của Hiệp Hội Ung Thư Hoa Kỳ cung cấp cho chúng ta những kiến thức mới nhất về việc dùng thực phẩm và vận động để tránh ung thự Ðiều mừng, chỉ dẫn về dinh dưỡng và vận động của Hiệp Hội Ung Thư Hoa Kỳ cũng phù hợp với những chỉ dẫn của Hội Bệnh Tim Hoa Kỳ (American Heart Association), có nghĩa rằng, ăn uống và vận động như Hiệp Hội Ung Thư Hoa Kỳ đề nghị, chúng ta làm hài lòng luôn Hội Bệnh Tim Hoa Kỳ, vì đây cũng là những cách giúp ta ngừa bệnh tim và sống đời mạnh khỏe hơn.

Cuộc sống văn minh ngày nay khiến người ta có khuynh hướng tiêu thụ nhiều thực phẩm vừa tiện vừa nhiều năng lượng, và ngược lại, giảm thiểu việc thể dục thể thaọ Một bước phóc cái lên xe, dù có thể lội bộ cho khỏe người, và lại hay đi ăn nhà hàng khỏi nấu nướng. Chưa kể, ngày buồn miệng ăn vặt thêm chục lần lúc ngồi coi truyền hình hay chơi “game” trên bàn computer. Toàn những thức ăn đã làm sẵn (processed foods), nhanh gọn (fast foods), song không lợi cho sức khỏẹ Mọi tiện nghi của cuộc sống khiến người ta đâm lườị Chẳng trách nay cứ 3 người ở Mỹ, 1 người có cân nặng cao hơn cân nặng lý tưởng. Trẻ con, nhiều em cũng ú na ú nần (sau rất khó chữa).

Ngừa ung thư, ăn uống thế nàỏ
Hiện tại, người ta chưa thực hiểu rõ vai trò của thực phẩm đối với ung thư, nhưng, các điều tra dân số cho thấy trong nhóm những người ăn nhiều rau trái, ít thịt, ít mỡ động vật, số người bị các loại bệnh ung thư thường xảy ra giảm thiểu hơn những người trong nhóm thích ăn thịt, mỡ động vật, ít dùng rau tráị

1. Rau trái:
Dùng nhiều rau, trái cây, hoặc cả hai, theo các khảo cứu, sẽ làm giảm nguy cơ bị các bệnh ung thư phổi, ung thư miệng, thực quản, dạ dày, và ruột già.

Người ta chưa biết thành phần nào trong rau trái có tác dụng bảo vệ chống ung thự Rau và trái cây là những thực phẩm phức tạp, chứa trên trăm chất khác nhau, trong có sinh tố (vitamins), muối khoáng (minerals), chất sợi (fiber), và nhiều chất khác có lẽ có thể giúp ngừa ung thự Cho đến khi chúng ta hiểu rõ hơn thành phần đặc biệt nào trong rau trái giúp chống ung thư, hiện tại, tốt nhất mỗi ngày ta cứ ăn ít nhất 5 khẩu phần rau, trái cây, dưới nhiều dạng khác nhau: tươi, đông lạnh, đóng hộp, khô, hoặc dạng nước uống. (1 khẩu phần: 1 quả táo cỡ trung; 1 quả chuối hoặc cam; 1/2 tách trái cây gọt, nấu, hoặc đóng hộp; 3/4 tách nước trái cây nguyên chất 100%...).

Mặc dù đây là lời khuyên của nhiều cơ quan sức khỏe (mỗi ngày dùng ít nhất 5 khẩu phần rau trái), hiện tại, điều nhận thấy là không mấy người theo đúng lời khuyên hữu ích nàỵ

2. Ngũ cốc (whole grains):
Ngũ cốc như wheat (lúa mì), rice (gạo), oats (lúa kiều mạch), và barley (lúa mạch), là căn bản của một chế độ ăn uống lành mạnh.

Ngũ cốc dưới dạng nguyên hạt (whole grains) rất tốt, chứa nhiều sinh tố và muối khoáng được xem giúp làm giảm nguy cơ ung thư ruột già, như các chất folate, sinh tố E, selenium. Ngũ cốc dạng nguyên hạt chứa nhiều chất sợi (fiber), sinh tố và muối khoáng hơn các sản phẩm dạng bột đã được chế biến. Mặc dầu vai trò của chất sợi trong việc ngừa ung thư chưa được xác định, song bác sĩ nào cũng khuyên chúng ta nên dùng các thực phẩm chứa nhiều chất sợi (high-fiber foods).

Ðậu (beans) là nguồn thực phẩm tốt lắm, có rất nhiều sinh tố, muối khoáng, chất đạm (protein) và chất sợị Ðậu nhiều loại: dried beans (đậu khô), pinto beans, lentils, soybeans (đậu nành)..., loại nào cũng tốt cả. Ðậu đặc biệt giàu những chất dinh dưỡng có thể giúp chống ung thư, lại ít mỡ (low-fat), nhiều đạm (high-protein), dùng thay cho thịt được.

3. Mỡ và thịt đỏ (red meat):
Thực phẩm chứa nhiều mỡ (high-fat diets) được biết làm tăng nguy cơ bị ung thư ruột già, trực tràng, nhiếp hộ tuyến, và tử cung. Sự liên hệ giữa thực phẩm nhiều mỡ và ung thư vú ít hơn nhiềụ

Các khảo cứu vẫn còn đang tiếp tục được làm, để tìm hiểu xem sự liên hệ giữa thực phẩm mỡ màng và nhiều loại ung thư khác nhau, là do tổng lượng mỡ chứa trong thực phẩm, một loại mỡ đặc biệt nào đó, số năng lượng do mỡ cung cấp, hoặc yếu tố nào khác có trong thực phẩm. Hiển nhiên, mỡ trong các loại thịt đỏ (heo, bò, cừu), mỡ trong dầu cá, mỡ trong dầu olive, về phương diện gây tăng nguy cơ ung thư, có khác nhau, Liên hệ giữa chất mỡ đặc biệt nào đó với vài loại ung thư đang là trọng tâm của những khảo cứụ

Vì 1 gram mỡ cung cấp năng lượng gấp đôi 1 gram chất đạm (protein) hoặc chất đường (carbohydrates), các khảo cứu khó phân biệt tác dụng gây ung thư là do chính chất mỡ hay là do năng lượng chúng cung cấp. Thêm vào đó, khi ăn thức mỡ màng, người ta thường dùng nhiều thịt hơn, bớt đi rau, trái cây, ngũ cốc, và người ăn nhiều mỡ cũng nặng cân hơn. Những yếu tố lẫn lộn này khiến việc xác định vai trò của riêng chất mỡ trong nguy cơ ung thư càng không dễ.

Trong thực phẩm người Mỹ, thức ăn từ động vật là nguồn cung cấp chất mỡ và cholesterol chính. Dẫu rằng thịt quả chứa nhiều chất đạm tốt, những sinh tố và muối khoáng quan trọng, tiếc thay, trong nhiều khảo cứu, việc ăn thịt, nhất là loại thịt đỏ (bò, heo, cừu), đã được minh chứng có mối dây liên hệ với ung thư, đáng kể nhất là ung thư ruột già và ung thư nhiếp hộ tuyến.

Có lẽ loại mỡ bão hòa (saturated fat) trong thịt là thành tố quan trọng đưa dẫn đến ung thư và bệnh tim. Cách tốt nhất để giảm thiểu loại mỡ này trong thịt: ta khéo chọn lựa và nấu nướng những loại thực phẩm có thịt động vật. Chọn chỗ thịt nạc mà dùng, uống sữa hoặc sản phẩm chế từ sữa chứa ít chất mỡ thôi (low fat dairy products), và dùng dầu thực vật thay cho bơ, mỡ heọ Nhãn dán trên các thức ăn giúp ta biết món nào chứa nhiều mỡ bão hòa, món nào không. Thích thịt, ta ăn ít thôi nhé, dùng như một món ăn chơi, thay vì là món chính của bữạ Chú trọng vào rau, đậu, ngũ cốc, cá, thay vì thịt động vật. Nên nướng thịt, thay vì chiên xào, để gạn bớt chất mỡ trong thịt. Thịt nhớ nấu kỹ trong ngoài đặng giết sạch các vi trùng và ký sinh trùng rủi có trong thịt, song không nên để cháỵ

Thường xuyên vận động

Các bằng chứng khoa học cho thấy vận động có thể làm giảm nguy cơ bị vài loại ung thư, kể cả ung thư vú và ruột già, hai ung thư rất hay xảy rạ

Vận động làm giảm nguy cơ ung thư qua nhiều cơ chế. Thường xuyên vận động giúp ta duy trì một sức nặng cơ thể trong mức bình thường, cân bằng số năng lượng ta hấp thụ vào qua việc ăn uống, với số năng lượng ta mất đi khi vận động. Với ung thư ruột già, vận động làm tăng nhu động của ruột, khiến thức ăn qua các đoạn ruột nhanh hơn, thời gian ruột phải tiếp xúc với các chất có thể gây ung thư trong thức ăn nhờ vậy ngắn đi, ruột đỡ bị ung thự Còn ung thư vú, vận động mạnh (vigorous exercise) có thể giúp các mô vú bớt tiếp xúc với chất kích thích tố nữ estrogen trong máu, nên ít bị ung thự Các hoạt động thể xác còn ảnh hưởng đến các loại ung thư ruột già, vú, và nhiều ung thư khác bằng cách tăng cường sự biến dưỡng năng lượng, giảm thiểu lượng insulin và các chất tăng trưởng liên hệ (related growth factors) lưu thông trong máu, những yếu tố có thể đưa dẫn đến ung thự Hoạt động thể xác giúp ta tránh bệnh tiểu đường, được xem có liên hệ với nguy cơ bị ung thư ruột già, tụy tạng (pancreas), và có lẽ ung thư ở một số nơi khác nữạ Chúng ta đã biết, ngoài việc ngừa ung thư, và giúp tránh bệnh tiểu đường, thường xuyên vận động cũng đem lại nhiều lợi ích khác, chẳng hạn còn giúp ngừa cao áp huyết, bệnh tim, bệnh xốp xương, v.v...

Vận động bao nhiêu mới là tốt? Quơ chân múa tay vài cái qua loa mỗi sáng có đủ chăng?

Chắc không đủ đâu bạn. Dù rằng còn rất nhiều câu hỏi cần được trả lời về vấn đề này, nhưng muốn giảm thiểu nguy cơ bị ung thư ruột già, ung thư vú, ung thư thận, tử cung, thực quản..., có lẽ ta nên vận động từ vừa đến mạnh bạo (moderate-to-vigorous exercises) ít nhất 45 phút, ít ra cũng 5 ngày mỗi tuần. Vận động từ vừa đến mạnh mới đủ để “lay động” chất mỡ lưu trữ trong người, và mới đủ để thay đổi được những hoạt động sinh lý trong cơ thể ảnh hưởng đến các chất insulin, estrogen, androgen, prostaglandin, cơ năng miễn nhiễm.

Với các vị trước giờ chỉ làm việc trong văn phòng, không quen vận động, tập vận động từ vừa đến mạnh bạo, tăng dần lên tới 30 phút mỗi ngày, ít nhất 5 ngày mỗi tuần, sẽ đem lại rất nhiều lợi ích cho tim mạch, đồng thời giúp khỏi lên cân. Người từ lâu đã quen thể dục thể thao 30 phút mỗi ngày, chăm gần như suốt tuần, cố tăng lên 45 phút mỗi lần tập càng thêm tốt, ngừa luôn ung thự

Vận động vừa (moderate exercises) là những hoạt động tương đương với đi bộ nhanh (brisk walking), chẳng hạn như khiêu vũ (dancing, chúng ta chẳng nên có thành kiến với khiêu vũ, vì khiêu vũ cũng là vận động), đạp xe chậm chậm, yogạ.. Còn vận động mạnh bạo là những hoạt động cần huy động đến những nhóm bắp thịt lớn, và khiến nhịp tim ta tăng, hơi thở ta nhanh lẫn sâu, da ta đổ mồ hôi, chẳng hạn như jogging (chạy chậm chậm), running (chạy nhanh), đạp xe nhanh, aerobic dancing (nhảy theo nhịp điệu nhanh), đấu võ, nhảy dây, bơi lộị

Ngoài việc thường xuyên vận động từ vừa đến mạnh bạo ít nhất 5 ngày mỗi tuần, trong công việc hàng ngày, ta thu xếp để có thêm dịp hoạt động, chẳng hạn đi bộ thay vì ngồi xe, leo lầu thay vì dùng thang máỵ.. Nhiều công việc nhà và ngoài vườn có thể xem tương đương với vận động vừa hoặc mạnh bạọ

Các em nhỏ và người trẻ khỏe thường vận động không cần phải hỏi bác sĩ trước, song, đàn ông trên 40, phụ nữ trên 50, hoặc người có vấn đề với sức khỏe, nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi bắt đầu những chương trình tập luyện mạnh bạọ

Duy trì sức nặng ở mức bình thường
Những người quá cân (overweight), béo mập (obesity) sau dễ bị các bệnh ung thư vú, ruột già, tử cung, thực quản, túi mật, tụy tạng, và thận. Ðiều này người ta đã nhận thấy trong các công trình khảo cứu trên thú vật, cũng như những cuộc khảo sát dân số.

Mỗi người chúng ta có một sức nặng riêng. Chỉ số Khối lượng Cơ thể (Body Mass Index, viết tắt BMI) sẽ cho ta biết so với chiều cao, sức nặng của ta ở mức bình thường (Normal), dưới cân (Underweight), quá cân (Overweight) hay béo mập (Obesity). Chỉ số Khối lượng Cơ thể trong khoảng 18.5 đến 25 là bình thường, dưới 18.5 là dưới cân, trên 25 là nặng cân quá, và nếu trên cả 30, thì ôi thôi, béo mập rồị Chỉ số này càng cao, càng nguỵ Muốn biết Chỉ số Khối lượng Cơ thể của mình bao nhiêu, mình được liệt vào hạng nào trong xã hội, bạn có thể nhờ bác sĩ tính ra chỉ số này cho bạn.

Tốt nhất, ta cố giữ BMI trong khoảng 18.5 đến 25 (thực ra lên đến 25 trông đã không được lắm rồi). Bằng cách cân bằng số năng lượng thu vào qua việc ăn uống, với số năng lượng chi ra qua các hoạt động thể xác. Nếu thấy có mòi lên cân, ta ăn ít những thực phẩm chứa nhiều năng lượng đi, và tăng cường sự vận động hơn lên (thức ăn các nhà hàng thường nhiều mỡ màng và chất đường biến chế, rất dễ khiến ta lên cân).

Tóm lại, để tránh nhiều bệnh ung thư, dễ lắm, 3 điều ta cần nhớ:

- Ăn nhiều rau trái, cá, gà (bỏ chỗ có da), tránh thịt đỏ (bò, lợn, cừu)
- Năng vận động, vừa đến mạnh, 45 phút, ít ra 5 ngày mỗi tuần
- Cả đời, cố giữ sức nặng trong mức bình thường, BMI khoảng 18.5 – 25
Thêm 1 điều: bạn nhớ giữ hẹn với bác sĩ của bạn, trở lại định kỳ để truy tìm ung thự Quên, vị nào đang hút thuốc lá, cũng xin bỏ đi chọ

Cầu chúc mọi người chúng ta thực hành được những điều vừa nhớ.

Bác sĩ Nguyễn Văn Ðức

Mục Lục


2. Vaì Hiểu Biết Căn Bản Về Cần Sa

BS Nguyễn Ý Ðức



Cần sa là một vấn đề của bao mái gia đình, đồng thời cũng gây nhiều tranh cãi trong y giớị Mời quí độc giả đọc bài viết về cần sa của BS. Nguyễn Ý Ðức.

BS. Nguyễn Văn Ðức
(Hội Y Sĩ Việt Nam Tại Hoa Kỳ)

Tiếng Việt ta còn gọi Cần Sa là Gai Dầu, Ðại Mạ Tên khoa học là Cannabis sativạ Tùy theo mỗi quốc gia, cần sa được chế biến với nhiều tên gọi khác nhaụ Ở Mỹ châu gọi là Marijuana, Ấn Ðộ có tên Bhang hay Ganjah, Bắc Phi châu gọi là Takouri, Ai cập và khối Ả rập gọi là Haschich.

Cần sa có nguồn gốc từ miền núi non hiểm trở trên Hi Mã Lạp Sơn và từ nhiều ngàn năm nay đã được dân chúng khắp nơi trồng để dùng hoặc để bán.

Cây cần sa có thể cao tới trên 5 thước tây, toàn cây có phủ một lớp lông mịn như tơ và cây đực thường gầy mảnh hơn cây cáị Hạt cần sa hình trứng có nhiều dầu; lá mọc cách, có cuống và lá phụ. Cây trưởng thành trong vòng từ ba tới sáu tháng, sau khi hạt nẩy mầm. Cần sa mọc ở nơi cao độ và khí hậu nóng sản xuất nhiều nhựa hơn và có tác dụng mạnh hơn.

Cần sa trong y học

Việc dùng cần sa với mục đích y học hiện đang là đề tài thảo luận, bàn cãi của nhiều giới chức trong cũng như ngoài ngành y khoa với nhiều ý kiến chống và thuận, chưa ngã ngũ.

Thực ra, cần sa đã được dùng để chữa bệnh từ thời thượng cổ. Vua Thần Nông bên Tầu gọi cần sa là “Thượng Thảo” vì công dụng chữa được nhiều bệnh. Dân Hy Lạp xưa kia dùng cần sa để trị bệnh đau tai, phù thũng; Ai cập để chữa đau mắt; Hoa Ðà cho người bệnh sắp giải phẫu dùng cần sa để bớt đau; Ấn Ðộ xưa chế thuốc viên gồm cần sa với đường để người uống vui, yêu đời hơn.

Ngoài ra, cây cần sa còn được dùng làm giấy viết, vải may quần áo, bao bố, dây thừng. Vào năm 1776, bản Tuyên Ngôn Ðộc Lập của Hoa Kỳ nghe nói là được viết nháp trên giấy chế từ cây cần sạ

Tại nhiều quốc gia, cần sa đã và vẫn được dân gian dùng để chữa các bệnh như nhiễm trùng tiểu tiện, đau ngực, mất ngủ, phong thấp khớp, tiêu chẩy, ho suyễn, nhức đầu, lở bao tử, ung bướụ

Theo từ điển bách khoa Bitanica, thì cần sa gây ra sự say sưa và mê sảng rất là lạ kỳ, đôi khi vui nhộn khiến người tiêu thụ cười phá, nhẩy múa lung tung. Vì có tác dụng đó trên tâm trạng con người, nên cần sa đã bị các chính quyền cũng như lãnh đạo tôn giáo nghiêm cấm, hạn chế tiêu thụ, trồng trọt. Bên Mỹ, cần sa được xếp vào loại I của các chất có khuynh hướng gây ghiền mà chính phủ cần kiểm soát.

Hiện nay, khắp nơi trên thế giới, đã có những vận động để cần sa được dùng tự do như một dược phẩm. Nhiều phong trào, được hỗ trợ bởi một số tài phiệt, đã đứng ra cổ võ cho sự hợp pháp hóa nàỵ Họ nêu ra kết quả của nhiều nghiên cứu, nhất là của Tổ Chức Y Tế Thế Giới, từng nói là “những nguy cơ của cần sa dường như không độc hại cho công chúng bằng nguy cơ do dược phẩm, rượu và thuốc lá”. Họ còn nhấn mạnh rằng “mặc dù đã được dùng từ nhiều ngàn năm mà cần sa chưa trực tiếp gây ra một tử vong nào cho con người”.

Năm 1995, trong Journal of the American Medical Association, bác sĩ Lester Grinspoon và Luật gia James B. Bakalar viết rằng cần sa ít đưa tới ghiền và rất ít bị lạm dụng như mấy thứ dược phẩm hiện đang được dùng để trị bệnh chẳng hạn thuốc ngủ, thuốc thư giãn bắp thịt, thuốc chống đau nhức.

Nhưng đa số dân chúng chống đối nên cần sa vẫn còn được đặt dưới sự kiểm soát của chính quyền liên hệ. Bác sĩ không được biên toa cho bệnh nhân mua cần sa, dù có bệnh trầm trọng, với lý do là cần sa có thể có tác dụng phụ không tốt và có thể đưa tới ghiền.

Năm 1996, cử tri ở hai tiểu bang California và Arizona bỏ phiếu ủng hộ cuộc trưng cầu dân ý cho phép dùng cần sa để trị bệnh. Tháng 11 năm 1998, cử tri của các tiểu bang Alaska, Washington, Arizona, Oregon, Nevada cũng bỏ phiếu hỗ trợ ý kiến tương tự.

Năm 1998, Hội Luật Gia Hoa Kỳ góp ý kiến là những người mắc bệnh trầm trọng mà cần sa coi như có thể giúp ích thì có quyền được chữa với thảo mộc này dưới sự hướng dẫn của bác sĩ.

Dược phẩm cần sa

Cho tới nay ở Hoa Kỳ, chỉ có dược phẩm Dronabinol (Marinol) có chất cannabinol được phép bào chế bán để trị bệnh. Ðây là một hóa chất do sự tổng hợp trong phòng thí nghiệm chứ không phải chiết ra từ cây cần sạ Dược phẩm này được chính thức dùng trong hai trường hợp:

Năm 1985, Marinol được dùng để giảm thiểu sự ói mửa của bệnh nhân ung thư đang điều trị bằng hóa chất hay phóng xạ, đặc biệt khi các dược phẩm khác không công hiệụ Theo một số nghiên cứu, cần sa công hiệu hơn hai thứ thuốc chống ói mửa thường dùng Compazine và Torecan.

Năm 1992, thuốc được dùng để kích thích khẩu vị, tăng cân nặng ở bệnh nhân bị ung thư hay bệnh AIDS. Bệnh nhân liệt kháng HIV-AIDS là nhóm người đông đảo nhất dùng cần sa với mục đích phụ trị bệnh vì họ kém ăn uống, hao mòn cơ thể. Nạn nhân của bệnh Alzheimer vì biếng ăn cũng đã được cho dùng Marinol với nhiều kết quả lên cân đáng kể.

Một số nghiên cứu khác cho rằng cần sa còn có thể được dùng như phương tiện trị liệu phụ để làm giảm triệu chứng bệnh trong mấy trường hợp sau:

- Giảm các cảm giác đau đớn của cơ thể sau giải phẫu, đau nhức kinh niên trong các trường hợp ung thư, chứng đau nửa đầu, đau vì chấn thương cột tủỵ

- Làm giảm sự run rẩy chân tay hay co rút của cơ bắp trong bệnh xơ cứng lan tỏa thần kinh (multiple sclerosis), chấn thương cột tủy xương sống, bệnh Parkinson, Huntington, hội chứng Tourettẹ

- Ngừa co giựt trong bệnh kinh phong.

- Giảm triệu chứng bệnh cao áp nhãn (glaucoma): kết quả nhiều nghiên cứu cho hay áp suất trong nhãn cầu giảm tới 25% khi người bệnh hút cần sa hoặc uống Marinol đồng thời lại không có phản ứng phụ như các thuốc hạ áp suất mắt hiện nay đang được dùng.

Ðể được chữa bằng cách hút cần sa, nhiều chuyên gia khuyên dùng thử trong một thời gian ngắn như dưới sáu tháng và trong những diều kiện sau:

ạ. · Có bằng chứng là các dược phẩm khác không công hiệu
b.. · Có nhiều hy vọng là cần sa có thể làm dịu bớt một số triệu chứng của người bệnh
c.. · Cần được chuyên gia y tế theo dõi việc điều trị, gia giảm liều lượng và ghi nhận kết quả.
Mặc dù có thuốc Marinol, nhiều người bệnh vẫn muốn và đòi hỏi được hút cần sa, vì mạnh hơn, mau hơn, và ít gây tác dụng phụ.

Cũng nên lưu ý là đa số các nghiên cứu về cần sa đều tập trung vào hoạt chất chính tetrahydrocannbinol (THC) và các chất có liên hệ với THC, được gọi chung là cannabinoids.

Cần sa như chất kích thích

Cho tới hiện nay, cần sa vẫn được coi như chất kích thích bất hợp pháp. Người tàng trữ, trồng cần sa bị pháp luật trừng phạt; người ghiền được khuyến cáo ngưng, chữa; nhân viên công tư sở có thể bị sa thải nếu thử nước tiểu thấy có dấu vết cần sạ

Cần sa hút được chế biến hoặc từ lá, hoa, rễ hay nhánh của cây Cannabis sativa phơi khô trộn lẫn với nhaụ Thường có mầu nâu hoặc xanh xám, cần sa chứa gần 400 hóa chất mà chất chính là THC (delta-9-tetrahydrocannabinol).

Trước thập niên 1960, ít ai nghe nói tới ghiền hút cần sa, nhưng ngày nay nó là loại thảo mộc mặc dù bị cấm mà lại được dùng rất nhiều ở mọi quốc giạ Riêng tại nước Mỹ, số trẻ em học lớp 8-10 dùng cần sa tăng lên gấp đôi; còn học sinh trung học thì tăng gấp bạ Trong khi đó số người quan niệm dùng cần sa là có hại lại giảm thiểụ Theo một thống kê của chính phủ Hoa Kỳ, khoảng 69 triệu người trên 12 tuổi đã thử cần sa ít nhất một lần trong đờị Cần sa được dùng nhiều nhất vào tuổi 14 tới 25; từ tuổi 35 trở đi thì số người dùng giảm.

Có nhiều cách dùng cần sa: cuộn như thuốc lá để hút; nhồi ống điếu để hút; hút như kiểu dân ta hút thuốc lào trong điếu cầy; nhai cần sa hoặc trộn trong thức ăn. Có người còn rạch điếu xì gà, lấy thuốc lá ra, thay thế bằng cần sa, rồi hút. Khi hút như vậy lại uống thêm một xị rượu mạch nha thì gọi là làm một quả B-40. Nhiều tay ghiền còn trộn ma túy cocaine với cần sa để hút cho “phi” hơn.

Tác dụng của cần sa

Cần sa có tác dụng khác nhau trên cơ thể tùy theo cách dùng, có dùng lẫn cùng với rượu hay các thuốc khác, nhất là có chứa nhiều hay ít hoạt chất cannabinol.

Có người sau khi dùng trở nên như mất cảm giác, tê dạị Nhưng đa số lại thấy tinh thần lên cao, do đó có hiện tượng lạm dụng. Họ cười nói huyên thuyên nhưng không gẫy gọn, mạch lạc. Họ như bị thu hút bởi những cảm giác, âm thanh, mùi vị thông thường và thấy những sự việc vụn vặt trở nên hấp dẫn, khêu gợị Với họ, khái niệm về không gian không còn, họ như bị phân đôi và thời gian như lắng đọng, chậm lạị

Họ cảm thấy khát nước và đóị Tim tăng nhịp đập, miệng khô, đi đứng nghiêng ngả mất thăng bằng, cử động chậm chạp, cặp mắt đỏ ngầu, con ngươi mở tọ Huyết áp lên cao, nhất là khi dùng cần sa chung với các thuốc kích thích khác hay với rượụ Sau đó khoảng vài ba giờ thì triệu chứng phai lạt dần và người phi thuốc cảm thấy rã rượi rồi đi vào giấc ngủ triền miên. Người mới dùng lần đầu hoặc dùng quá nhiều có thể có những cảm giác lo sợ, bồn chồn hoặc ý nghĩ hoang tưởng. Ðôi khi có người như bị man dại, loạn trí, trầm buồn có ý muốn quyên sinh, cần được điều trị khẩn cấp.

Sau khi dùng, cần sa được chuyển hóa, tích tụ trong các tế bào mỡ và được nước tiểu và phân thải ra ngoàị Dăm ngày sau khi dùng, vẫn còn dấu vết hóa chất THC trong nước tiểu mà dùng nhiều thì chất này còn thấy ở trong nước tiểu nhiều tuần lễ sau khi ngưng.

Ảnh hưởng trên sức khỏe

1- Trong ngắn hạn, khi dùng nhiều, cần sa làm giảm trí nhớ về các sự kiện mới xẩy ra như vừa được giới thiệu tên một người khách mà vài phút sau đã quên bẵng đi; kém tập trung để hoàn tất một việc hơi phức tạp, tỷ mỉ. Cần sa làm rối loạn sự nhận thức và kéo dài thời gian phản ứng, dễ đưa tới tai nạn xe cộ. Dùng lâu, cần sa khiến học sinh chia trí, dành ít thì giờ cho việc học, đạt điểm xấu, hay trốn học. Còn các lực sĩ mà ghiền cần sa thì biểu diễn, tranh tài suy giảm trông thấỵ

2- Về hậu quả lâu dài: Sau nhiều nghiên cứu, các khoa học gia thấy rằng người hút cần sa mỗi ngày thường đau ốm và hay đi bác sĩ hơn người không dùng. Cần sa làm tiêu hao T-cell, tế bào chính để chống nhiễm trùng, đưa đến suy yếu sự miễn dịch.

Cũng như thuốc lá, cần sa ảnh hưởng tới phổi, khiến ho nhiều có đàm, dễ bị sưng phổị Trong cần sa cũng có những hóa chất có thể gây ung thư phổi như trong thuốc lá. Vài nghiên cứu khác cho biết cần sa có thể đưa đến ung thư cổ và đầụ Một vài nghiên cứu cho hay trong cần sa có nhiều chất gây ung thư hơn thuốc lá tới năm, sáu chục phần trăm. Ngoài ra cần sa không có đầu lọc, đồng thời người hút thường hít mạnh hơn, giữ khói lâu hơn trong phổị

Ðàn bà có thai mà hút nhiều cần sa thì sanh non, con nhẹ ký, thân ngắn, đầu nhỏ, lớn lên kém tập trung. Mẹ hút, cho con bú thì hoạt chất THC từ sữa sang làm ảnh hưởng không tốt tới các cử động bắp thịt của con.

Ảnh hưởng của cần sa vào người cao tuổi, người có bệnh tim mạch, cao huyết áp, bệnh mạch máu não rất đáng quan tâm. Cần sa làm tăng nhịp tim đập, tăng máu rời khỏi tim, thay đổi huyết áp, giảm dưỡng khí cho mạch máu tim, tất cả đều đưa tới hậu quả không tốt. Tháng 2 năm 2000, American Heart Association đã đưa ra một kết luận là hút cần sa có thể gây ra cơn kích tim (heart attack) ở người có trái tim không được mạnh: nửa giờ sau khi hút, cơn kích tim xẩy ra bốn lần nhiều hơn là không hút.

Thí nghiệm ở chuột thấy cần sa làm chết tế bào thần kinh nhất là vùng não có trách nhiệm về trí nhớ ngắn hạn, có thể đưa tới bệnh tâm thần, giảm động lực, kém nhanh nhẹn.

Về bộ phận sinh dục, cần sa có thể làm giảm kích thích tố testosterone, làm teo ngọc hành, thay đổi hình dạng và sự cử động của tinh trùng, giảm ước muốn ái ân, rối loạn kinh kỳ, trứng nữ trở thành bất bình thường.

Người dùng nhiều cần sa trở nên phụ thuộc vào nó, không có không chịu được và mỗi ngày cần nhiều hơn mới cảm thấy thỏa mãn. Khi nhớ thuốc mà không hít thì ngáp ngắn ngáp dài, mất ngủ, chẩy nước miếng, đổ mồ hôi, buồn nôn, tay chân run rẩy, nhiệt độ cơ thể tăng, ăn không ngon, trở nên bẳn tính, gắt gỏng, buồn bã. Tuy nhiên có nhiều nghiên cứu cho là cần sa ít gây ra ghiền hơn ma túy, rượu, thuốc lá hoặc các thuốc an thần.

Vấn đề dùng cần sa ở thanh thiếu niên

Việc con cái dùng cần sa hoặc các chất gây ghiền khác là mối quan tâm lớn của các bậc làm cha mẹ.

Tại nhiều quốc gia, trẻ em bắt đầu thử với cần sa ngay từ khi còn ở lớp 8, lớp 10. Biết sớm để hỗ trợ, cứu giúp là điều cần, ngõ hầu tránh được những hậu quả không tốt cả về thể xác lẫn tâm thần, xã hội cho con trẻ. Trẻ em ghiền dễ gây ra những hành động vô ý thức, những tổn thương cơ thể do tai nạn hoặc dính líu vào hành dộng tình dục không muốn và không an toàn. Chúng cũng hay mang vũ khí nhỏ và hay đánh lộn hơn là trẻ không dùng cần sạ

1. Những dấu hiệu dùng cần sa ở tuổi trẻ:

Trẻ em dùng cần sa đều rất khéo nói dối và phủ nhận có vấn đề khi cha mẹ căn vặn. Nhiều khi nói chỉ hút chứ không hít vàọ Cho nên các bậc cha mẹ đều cần đề cao cảnh giác, để ý những dấu báo hiệu dùng thuốc ở con mình.

Dấu hiệu sớm nhất thường là thay đổi thái độ và hành động của chúng. Học hành đang chăm chỉ tiến bộ, trở thành chểnh mảng, điểm xấu, hay trốn học hoặc đi học trễ, bị đuổi; tính tình thay đổi, kém tập trung, mau quên. Tác phong bất thường có thể là tự cô lập, thu mình không giao tiếp với ai, buồn rầu, cáu gắt với anh chị em trong nhà, bỏ những giải trí thường ưa thích, đôi khi ăn cắp vặt để có tiền mua thuốc. Các em ăn ngủ thất thường, hay than phiền chóng mặt, mệt mỏi, bước đi không vững, mắt đỏ hoẹ Nhiều em trở nên hoang tưởng, hoảng hốt một cách vô cớ. Trên quần áo, trong phòng ngủ có mùi cần sạ

2. Những nguy cơ đưa đến tuổi trẻ dùng cần sa:

Hầu hết người dùng cần sa đều nói là để có cảm giác thoải mái và yêu đời hơn. Với trẻ em thì có rất nhiều lý do khiến các em hút rồi ghiền cần sạ

Nhiều em thấy người khác hút, tò mò thử coi xem sao, sau nhiều lần thích rồi thành quen. Có em thì bị bạn bè ép dụ hoặc tình nguyện dùng vì muốn được chấp nhận vào băng nhóm. Nhiều khi các em dùng vì sống trong gia đình có người ghiền rượu, thuốc ma túỵ Có em dùng để giải tỏa buồn bực, khó khăn xẩy ra trong gia đình như bố mẹ bất hòa, vắng mặt thường xuyên, tính tình bất nhất lúc khó lúc buông thả. Em khác lại hút vì gặp khó khăn trong việc học, không được hướng dẫn cho tương lai, trốn học. Có nghiên cứu cho thấy gene di truyền cũng đóng vai trò trong việc dùng cần sa và các loại thuốc gây nghiện khác.

Cũng như đối với các hóa chất có thể lạm dụng khác, người dùng cần sa sẽ trải qua mấy giai đoạn:

- Nghe nói cần sa làm tinh thần phấn khởi, yêu đời, nên muốn thử cho biết

- Sau vài lần thử thấy hay hay, hấp dẫn bèn thử nữa

- Ám ảnh với cảm giác thích thú kích động bèn dùng thường xuyên hơn và dùng mọi thủ đoạn để có thuốc

- Giai đoạn cuối là dùng bất cứ thuốc nào khác thay thế để thỏa mãn cảm giác mong muốn.

Ðó là điểm nguy hại vì khởi đầu từ cần sa các em có thể đi tới nghiện các loại thuốc độc hại hơn như là hồng phiến, bạch phiến, rượu mạnh, các hóa chất kích thích tâm thần khác.

3. Ðể ngăn ngừa con em dùng cần sa:

Thực ra không có phương cách thần sầu nào để ngăn ngừa việc con người mắc vào các tật ghiền, nghiện ngập. Hơn nữa thuốc gây nghiền lại hiện diện khắp nơi, tương đối dễ dàng mua lại luôn luôn quyến rũ người không có nghị lực, không có quan niệm sống lành mạnh.

Cho tới nay, chưa có dược phẩm nào để chữa người nghiền cần sa, ngoại trừ cố vấn, đối thoại, giải thích. Sự hỗ trợ của gia đình, bạn bè đóng vai trò rất quan trọng. Ðiều cần là cha mẹ phải sống gần gũi với con cái, hỗ trợ, theo dõi sinh hoạt hàng ngày của con mình. Bắt đầu nói chuyện với con cái về ảnh hưởng không tốt đối với sức khỏe của cần sa và các loại thuốc ngay khi còn bé. Cho con cái hay là chúng có thể thảo luận các vấn đề khó khăn với mình bất cứ lúc nào và trong tinh thần cởi mở, hiểu biết. Luôn luôn cảnh giác: khi nghi là con cái dùng cần sa thì phải hành động ngay để cứu chữạ Ðừng ngần ngại do dự khi thấy cần sự giúp đỡ của người có thẩm quyền về ghiền hút.

Có nhiều chương trình phục hồi dành riêng cho giới trẻ nghiện ngập. Nơi đây các em sống hoàn toàn nhịn thuốc đồng thời học hỏi cách thức đối phó với các vấn đề khó khăn về cảm xúc, hành vi, thể xác gây ra do cần sạ

Quan trọng hơn cả là chính các em phải ý thức được vấn đề và muốn thay đổị Rồi cả nhà cùng cầu nguyện cho người con lạc

BS Nguyễn Ý Ðức

Mục Lục


3. U Minh Và Khánh Hưng

Augustinus Phạm-ngọc-Hài


Sa mạc và trù phú

Bài giảng trong hai lễ Misa của hai Chúa nhật 8 tháng 7 và 15 tháng 7/2001 tại nhà thờ Maria Goretti San José California đều do linh mục Phạm minh Thủy phụ trách.

Cha Thủy là anh em kết nghĩa đã 5 năm với cha Phan tấn Lực. Cha Lực phụ trách giáo dân Việt nam trong giáo xứ này. Còn cha Thủy là khách từ Cà mau Việt nam mới qua đây để chữa bệnh.

Trình bày suy niệm giữa thánh lễ, với một giọng Nam chân tình và chất phác, với lời ít mà ý nhiều, cha Thủy nói về sinh hoạt giáo dân ở họ đạo U-minh và Khánh-hưng của Cà-mau, nơi tận cùng đất nước.

Cách đây 13 năm chính phủ cho di dân từ Hà Nam Ninh ngoài bắc vào nam sinh sống trong các khu kinh tế mới U-minh và Khánh-hưng. Phần lớn số dân này là giáo dân.

Trong 7 năm trời từ 1988-1995 họ đạo U-minh và Khánh-hưng không có linh mục tại chỗ để chăm lo cho con chiên. Dân thì rất nghèo, tha phương cầu thực, không có lấy một chiếc xe đạp. Ði đâu mọi người đều dùng xuồng, vỏ lãi, mà cũng không có mấy xuồng còn tốt. Phần đời, phần đạo, phần nào cũng khá chông chênh. Việc giữ đạo cậy trông vào các người lớn tuổi tại chỗ và các bà xơ từ Cần thơ đi đi về về.

Cách đây 6 năm, giáo phận Cần-thơ đưa linh mục Phạm-minh-Thủy về thường trú phụ trách họ đạo U-minh và Khánh-hưng để củng cố đức tin, săn sóc phần hồn cho con chiên và mở mang nước Chúa. Cha là người nam, đứng ra lo cho họ đạo toàn là người bắc. Cha phải học hiểu ngày ngày tập quán và lối suy nghĩ của dân miền ngoài, số dân sống 50 năm dưới chế độ xã hội chủ nghĩa.

Dân tình khá nghèo, có người đi chân đất, sống lam lũ theo sông nước ruộng đồng. Có số nhà ở là những cái chòi trống trước trống sau; từ xuồng nhìn vô thấy rõ những sắp xếp đơn sơ trong nhà.

Chỗ ở còn thiếu thốn thì lấy đâu nhà làm sinh hoạt chung cho các em nhỏ, các thanh thiếu niên, người già, hôn nhân, văn hóa, lễ đạo... Cha phải cùng mọi người từ từ xây dựng nhà lá đơn sơ, lấy chỗ để ở luân phiên nửa tháng một tháng cho các nữ tu đi về dạy dỗ các em học chữ và học giáo lý, sinh hoạt, vui chơi. Dần dà dân sẽ xây thêm, xây thêm nhà cửa. Các chị đưa các bé về "nhà" mình, lấy làm nơi sinh hoạt.

Chúa nhật và các lễ trọng cha đi hành lễ cả hai nơi, U-minh và Khánh-hưng, cách nhau 15 cây số, phải đi xuồng, mất một tiếng rưỡi tới hai tiếng đồng hồ trên sông nước nắng mưa.

Sáu năm qua, biết bao chuyện lo toan, nhưng cha chỉ lượt kể hai chuyện thôi, hai chuyện làm cho cha xúc động. Ðó là một phép hôn phối và một phép xác.

Chuyện đầu : Chị ấy có đạo và thương một anh theo lương. Chị đến xin cha cho anh học trở lại đạo, học giáo lý và dự bị hôn nhân. Chị đi chân đất và cha hỏi có phải con không có dép ? Ít hôm sau cha thấy chị mang dép, cha không nói gì, mà chỉ hỏi qua vấn đề khác, rằng "Hai con đã có nhẫn cưới hay chưa". Anh chị thưa là sẽ có, sẽ sắm được. Tới gần ngày cưới cha hỏi đã có nhẫn chưa thì anh chị mới thú thật là không đủ sức mua. Cha cho hai trăm mấy chục ngàn để đôi tân hôn đi mua nhẫn. Ở đó có chợ xổm. Người bán nữ trang để hàng trong một hộp kính vuông đặt trong thúng.

Tuy khung cảnh đơn sơ mà phép hôn phối vẫn diễn ra đầy đủ như ở nhà thờ thành phố.

Ðôi vợ chồng trẻ sống hạnh phúc thuận hoà.

Chuyện thứ hai : ánh sáng điện đã đưa về U-minh. Có một nhà vợ chồng với 2 con nhỏ. Anh chồng 37 tuổi. Một hôm bóng đèn điện trong nhà bị cháy, đứt dây tim. Anh đi mua bóng mới, đem về và trước khi vặn vào đui đèn, anh muốn thử xem có điện hay không. Anh đút ngón tay mình vào đui đèn, anh bị điện giựt, ngón tay anh bị hút cứng vào đui. Cho đến khi người ta chạy đến chỗ cúp công tắc thì anh đã chết , thân hình tím tái. Bởi vì ở đó dây điện mỗi nhà không có công tắc riêng. Nhiều nhà chạy dây vào một chỗ, chỗ đó có chung một công tắc nối với điện đường.

Niềm đau ở chỗ anh ấy còn trẻ, làm lao động chính trong gia đình, giúp vợ nuôi con. Ðời anh còn dài, còn hưởng được nhiều cái đẹp, mà xã hội đã làm gì giúp anh khỏi bị điện giựt; coi như anh không biết gì về điện.

Sống giữa vùng đồng năn hoang hóa, trũng thấp, nhiễm phèn, nhiễm mặn, dân ta luôn luôn phải cải tiến và bảo trì thủy lợi, thủy nông nội đồng, bờ đập, cống bọng... để tháo nước, chống úng, xổ phèn, rửa mặn; để lo cho có chén cơm ăn. Nhưng nhiệm vụ người mục tử còn phải lo cho con chiên có được bình an ở trong lòng, có được niềm tin vào cuộc sống tốt đẹp mai sau, thì mới có thể chịu đựng được địa thế ấy và cuộc sống gian khổ này.

Cha chung lo việc trước mắt, thiết thực hằng ngày và chia lo cho có được nhiều những nội tâm bình an, để làng xóm thuận hòa, có thêm sức mạnh chèo chống cuộc sống đi lên. Lo đào thêm giếng và vét giếng cũ, lo thêm vỏ lãi, thêm xuồng đi lại, thêm lu vại chở nước ngọt cho vùng phèn sâu, thêm mái lá-chỗ ngồi- phấn viết- tập vở, chỗ sinh hoạt cho người già, trẻ em, thanh niên...và quan hôn tang tế.

Cách đây hơn một năm giáo phận Cần-thơ cử thêm linh mục Châu về phụ trách họ đạo Khánh-hưng. Cha Thủy đi Hoa kỳ chữa bệnh thì cha Châu cáng đáng thêm họ đạo U-minh.

Mặc cho mọi thiếu thốn gian nan, mối liên hệ giữa dân và Chúa vẫn thanh thản đi trên con đường cầu nguyện, thánh lễ, xã hội và tinh thần phụng vụ.

Giữ bình an trong cộng đồng dân Chúa và các cộng đồng khác để không có cốt nhục tương tàn, không có chiến tranh quân sự. Ðiều đó đòi hỏi sự bao dung và lòng tha thứ.

Ý nghĩa thứ hai của bình an là giữ cho lòng lắng xuống, bớt lo âu giận hờn; hãy nhìn cái đẹp của nhau mà sống. Tâm bình thì thế giới bình. Dùng thiền để điều hơi thở, để hạ hỏa những căm thù và tính toan bạo động. Từ đó lòng mình nhẹ nhõm thảnh thơi, vui thú và dễ dàng đón nhận cái đẹp của thiên nhiên, cái tốt của tha nhân, cho ta sống hạnh phúc hơn.

Nghĩa thứ ba của bình an là hệ quả của mối liên hệ mật thiết và tin cậy giữa cộng đồng giáo dân và thiên chúa.

Nghĩa chót là nghĩa bao trùm, chỉ ra trạng thái an hòa, tổng hợp tích cực cả ba bước trên : đó là bình an trong ta, giữa ta với Chúa, giữa mình và kẻ khác và với thiên nhiên.

Bước vào Thánh lễ và nâng tâm hồn lên, ta sẽ cảm thụ được bình an tổng hợp, là thứ bình an của "con mắt bão", nơi đó như một khoanh vùng hoàn toàn tĩnh lặng và trong veo của cái rốn bão, nơi đó "bình an của Chúa hằng ở cùng anh chị em", "và ở cùng Cha". Người theo đạo, bước vào nhà thờ là để tìm lại niềm an ủi và yên tĩnh cho tâm hồn, để cho lòng lắng xuống, đàm đạo cùng Chúa và hiệp lễ với cộng đồng, cùng lo cho cuộc sống tốt đẹp mai sau.

Một lần đi lễ là một lần thêm sức, để rồi xong lễ, bước ra khỏi nhà thơ,ụ ta có thêm sức mạnh niềm tin, để dấn thân vào giông tố bão bùng, vào typhon và hurricane của tình lụy, của cuộc đời trần tục, mà hành trang chiến đấu nhất định phải có yêu thương, tha thứ, an hòa và chân lý.

Lòng người không là gỗ đá; nó mềm hơn gỗ đá khi mình biểu lộ cử chỉ tha thứ và hy sinh. Lòng người cứng hơn gỗ đá khi ta gan lỳ chịu đựng những điều khinh bạc, những lẽ bán rao, hành động để minh chứng cho lẽ phải và sự thật. Chữ NHẪN và THA THỨ là loại vũ khí vừa phòng thủ vừa tấn công hữu hiệu nhất.

Linh mục Hảo thuộc dòng Don Bosco Thủ-đức, phụ trách bài giảng sáng Chúa nhật 22 tháng 7/2001 cũng tại nhà thờ này, một nhà thờ vừa mở 3 ngày hội chợ lớn 20-21-22 tháng 7 để giáo xứ gây qũy cho cộng đoàn. Hôm ấy là lễ trọng, kính thánh bổn mạng Maria Goretti. Cha Hảo là một nhà thần học hùng biện, giống như linh mục Nguyễn-văn-Vàng ngày xưa của Qui-nhơn hay linh mục Trần-hữu-Thanh Dòng Chúa Cứu Thế của Dalat. Cha Hảo dẫn lời dụ ngôn về lòng hiếu khách của chị em Matta và Maria của làng Bêtania. Họ đón tiếp và chiêu đãi Chúa Giêsu. Matta thì đôn đáo trỗ tài nấu nướng và sắp đặt bàn tiệc thật đẹp. Còn Maria thì chỉ đến ngồi bên chân Chúa ân cần thăm hỏi và tiếp chuyện Ngài.

Cả hai chị đang thực thi cầu nguyện theo hai cách khác nhau, mà theo Chúa Giêsu thì Maria đã chọn phần tốt nhất. Sửa tiệc thì nhiều việc lắm, món ăn lại nhiều mà dùng chỉ ít thôi. Nhưng bao giờ cũng phải có người sửa tiệc.

Cha Hảo đưa ra bốn bước cầu nguyện. Bước một tôi nói Chúa nghe. Bước hai Chúa nói tôi nghe. Bước ba cả hai cùng nói cùng nghe. Bước bốn cùng nhau thinh lặng, vô tự- vô ngôn- vô thanh. Cung cách của Matta tượng trưng lẽ dấn thân cho công ích, cho tình yêu người, tình yêu xã hội và đẹp lòng Chúa. Cung cách Maria lấy việc chuyện trò, đối thoại, cầu nguyện làm căn bản hỗ trợ cho việc đời đi đúng hướng Chúa mong.

Bốn bước nguyện cầu ấy là chất keo gắn bó hành động dấn thân, được hỗ trợ mật thiết với Chúa bằng cầu nguyện, đàm đạo cùng Chúa.

Một triết gia công giáo Ðức quốc đã tóm gọn hành trình cuộc sống mỗi chúng ta tượng hình qua hai cử chỉ, đó là cử chỉ chắp tay lại và mở tay ra. Chắp tay trong hai bước đầu cầu nguyện và mở tay ra, dấn thân vào cuộc sống phong trần, kế tục nguyện cầu những bước tiếp theo, để tìm kiếm và tạo dựng một xã hội an lành, trong đó có ta, ta yêu người và mến Chúa.

Bởi chưng lòng người như sa mạc, khát khao vị mát ngọt êm đềm. Chân thành, cởi mở và khiêm tốn, đem sa mạc đời mình đón nhận những gì là chân thiện mỹ (dù nhỏ bé đến đâu) và kiên trì xa lánh những xấu xa. Ðiều đó cũng giống như cha con họ đạo U-minh Khánh-hưng, cả đạo lẫn đời, lo cho đất đủ nước ngọt, phân bón, chuyên cần, thâm canh và giống tốt; đồng thời phải lo nhổ cỏ, trừ sâu, khử phèn và xổ mặn. Có như vậy thì cái bụng đói meo đói mốc và sa mạc trong tâm hồn có thể có được những đồng lúa tốt tươi, những mẻ cá tôm ngon lành

Con là nắng, Mẹ là ngàn vạn gió,
Mẹ là trời, con là hạt sương rung.

Từ cái rốn bão đi ra, cuộc đời vui có bao nhiêu. Trên cây thánh giá Giêsu chịu phỉ báng cuối đời trần. Hỏi ai ở trần gian mà không đau khổ. Nếu sống trong nhung lụa thì Chúa đã không còn là Chúa. Tôi cám ơn bài giảng của các cha mỗi chúa nhật là mỗi lần chải chuốt tâm hồn cho niềm đau nhẹ bớt, biết hoa vẫn nở bốn mùa, biết tóc tai, áo xống của tâm hồn đã mượt mà, không còn một đống bùi nhùi và đầy chí rận. Mỗi ngày mỗi tuần phải chải tóc, thay áo, rửa ráy, dọn dẹp tâm hồn./.

Augustinus Phạm-ngọc-Hài

Mục Lục


3. Thơ Bùi Giáng:

Cảm Biến


DUYÊN THƠ 14

THƠ TRÊN NỖI NHỚ

Cho người, thơ viết mấy câu
Thả trên niềm nhớ ban đầu xót thương
Rồi thơ cũng lạc muôn phương
Ngậm ngùi ở lại chút hương dư thừa
Ngỡ ngàng thu mấy nhánh đau
Phù sinh thương nét khắc sâu lá cành
Ngày sinh ngày tử lênh đênh
Tử sinh hỗn độn sát bên nhau ồ
Còn chi nữa để điểm tô
Chỉ còn trang lạnh thơ ngô nghê và
Nét sầu thơ gởi thiết tha
Gửi thời gian chiếc bóng nhòa lem nhem
Hồn như biển ngát dõi tìm
Người theo về hướng cánh chim ngút ngàn.

(họa bài của Thân thị Ngọc Quế , trong tập thơ Ðường Lên Ðỉnh Biếc)

QUA PHONG TRÚC AM

Mây tỏa đồi sương trắng một màu
Nửa gian nhà cỏ khuất ngàn dâu
Cúc lay ngoài dậu hoa sao vắng
Bóng ngã bên thềm nắng mãi đâu
Lặng lẽ sân rêu ngày gọi nhớ
Bâng khuâng ngõ trúc gió nương sầu
Chừng như người vẫn thường lên núi
Hái nhánh hoàng hôn gửi cuối thâu.

( Thân thị Ngọc Quế)

Sau đây là bài họa của Bùi Giáng. Trong bài họa này, những câu viết chữ nghiêng là ông chép y lời nguyên tác.

Mây tỏa đồi sương trắng một màu
Nửa gian nhà cỏ khuất ngàn dâu
Người đi tôi tưởng người đi mất
Tới lúc tôi buồn leo núi đâu ?

Cúc lay ngoài dậu hoa sao vắng
Bóng ngã bên thềm nắng mãi đâu
Lặng lẽ sân rêu ngày gọi nhớ
Bâng khuâng ngõ trúc nắng vương sầu
Mai sau có lẽ em nhìn thấy
Một thoáng mây bay ở tận đầu
Chừng như người vẫn thường lên núi

Hái nhánh hoàng hôn gửi cuối thâu

( Chị Ngọc Quế ! Chị viết câu thơ nói cái gì như thế ? Suốt bình sinh tôi chỉ muốn nói được cái điều chị nói ra.)

Họa bài NHÁNH THU BUỒN
Trong tác phẩm Ðường Lên Ðỉnh Biếc của bà Quế

Như chiều nhẹ thoáng rơi thêm
Mang niềm thu lạnh đến bên tôi sờ
Nghe sầu vạt tóc bay tơ
Trắng buồn sương nhẹ bâng quơ bóng đời

Vườn xưa lá nhớ cành lơi
Lả cành khô đọng giọt mời mọc chi
Phải chăng mưa thoáng nhu mỳ
Trong màu mắt ướt thuận tùy hoàng hôn

Khói xanh mộng tưởng bồn chồn
Người xa thầm lặng mang buồn đi xa
Người đi khuất bóng trăng tà
Hỏi mây phương ấy sắc hoa trăng sầu

Úa trăng sầu nhạt hoa thu
Gửi buồn trong cánh thơ đầu thơ đuôi
Hồn xanh hãy bớt ngậm ngùi
Hãy xin phơ phất lay bùi ngùi mơ

* *

* Thơ Bùi Giáng từ bút tự sơ thảo của ông chưa in ra vẫn còn nhiều. Ðã viết tới bài Duyên Thơ 14, tôi muốn dừng một chút để nói thêm về ông. Học trò, sinh viên, độc giả, bạn bè và họ hàng, người dưng và kẻ lạ đã viết nhiều về ông. Tôi có viết thêm vào thì cũng uốn lưỡi bảy lần tự nhủ lòng viết lên một nhúm điều chân thật.

Tôi có người chị họ (chị em cô cậu ruột) sinh thời là Giám đốc nhà xuất bản Văn Hiến, Tân định Saigon, suốt mấy mươi năm, cho đến ngày mất nước. Lúc trẻ nữ sinh chị đẹp lắm, là hoa khôi trường Ðồng Khánh Huế. Năm 20 tuổi chị lấy chồng. Chồng chị là giáo sư Phan Ngô. Anh Ngô năm nay 84 tuổi, đang ở Pasadena California Hoa kỳ. Khoảng 1991-92 gia đình anh Ngô được Mỹ chấp thuận cho đi tị nạn diện có con bảo lãnh kết hợp với HO. Phỏng vấn xong, chưa kịp bay thì chị tôi qua đời vì bệnh. Anh và các cháu đi trong đau buồn.

Trong họ hàng ở Quảng nam, Bùi Giáng và bác sĩ Bùi kiến Tín gọi anh Ngô bằng Chú, mặc dù BG chỉ nhỏ hơn PN có vài ba tuổi và Tín cũng chỉ lớn hơn năm ba tuổi. Cha của BG là anh em cô cậu ruột với cha của PN. Cha của BG và cha của Tín là anh em. Bác sĩ Tín chế dầu khuynh diệp noiă tiếng khắp Miền Nam thời trước 75. BS Tín được chín mươi mấy tuổi thỉ qua đời ở Paris.

Bùi Giáng thông minh một cách kỳ diệu, ông tự học tiếng Ðức đọc và viết giỏi. Còn chữ Hán là thuộc nếp nhà. Chữ Pháp thì học theo chương trình giáo dục thời Tây, lấy Anh văn làm sinh ngữ phụ.

Từ 1952 đến 1960 là thời kỳ ông còn tỉnh táo, anh Ngô mời ông làm giáo sư Quốc văn các lớp Ðệ Thất, Ðệ Lục, Ðệ Ngũ trường tư thục Tân Thịnh, Tân định Sài gòn. Ông Phan Thuyết làm Hiệu trưởng, anh Ngô làm Giám học. Học trò nói Bùi Giáng dạy rất vui, anh Ngô nói rằng càng về sau BG càng nghịch nghịch. Sau 1960 BG bắt đầu cuồng cuồng, ngủ ngoài chợ, ngủ ngoài lề đường, để tóc dài hip pi, ăn mặc rất lôi thôi, và bắt đầu làm thơ rất là lạ lùng. Trước đó khi còn tỉnh BG rất ít làm thơ và thơ hay nhưng không có gì lạ lùng. Anh Ngô xác nhận rằng bệnh ấy có di truyền. Ông Bùi Thuyên cha của BG, ở quê thường gọi ông Thuyên là ông Cửu Tý (vì ông là con thứ 9 và khi lấy vợ sinh đứa con đầu lòng tên Tý). Ông cửu Tý khi tỉnh táo thì rất ít nói, nhưng khi lên cơn thì ông đi bộ liên lỉ, khắp hết các đường mòn trong thôn xóm, ông đi suốt đêm, vừa đi vừa đọc thuộc lòng sách chữ nho, hết sách này đến sách khác.

Dòng họ Bùi là họ ngoại của anh Ngô. Họ Bùi giàu nhất tỉnh Quảng nam thời đó. Anh Ngô thuộc thế hệ thứ 2, BG thứ 3. Thế hệ 1 có mười mấy hai chục người, người nào cũng đều là điền chủ hết. Cha của Cửu Tý cũng là một điền chủ, ông kêu ông ngoại của Phan Ngô bằng ông nội. Ðời thứ ba cũng giàu như vậy. Bùi kiến Tín được đi Pháp du học lấy bằng bác sĩ của Pháp.

Vợ của BG ở quê, anh Ngô nhận xét là "Không ra gì", đến khi BG bịnh nặng thì chị ấy lại càng tệ hơn. BG không có con cái gì, nếu nói BG có con mà không chịu làm khai sinh thì anh Ngô không hiểu được chỗ đó, thành không dám xác nhận.

Tháng 10 năm 1991 vợ anh Ngô từ trần, mãi 2 tháng sau Bùi Giáng mới nhờ người lái Honda đến nhà thăm, đèo sau xe hai bó nhang để cúng thím. Nhưng khi gặp chú Ngô thì quên ngay thím, nói chuyện sa đà trời trăng mây nước, nói cả tiếng Pháp lẫn tiếng Anh... rồi ra về quên cả cúng; anh phải nhắc BG mới chạy trở vào nhà đốt nhang và xin giấy bút viết mây câu thơ cho thím.

Anh Ngô xác nhận, nói BG giả điên là không đúng. Ðến giai đoạn nào đó trong đời người, mấy sợi thần kinh bị chập, mà cũng do những gen di truyền nữa, khi tỉnh khi mê. Cái khổ mà không biết mình khổ làm cho mình chết sớm.

Xin đọc thêm một bài nữa của ông, ngậm ngùi cho căn bệnh hiểm nghèo và nan y:

HÁT CÙNG THIÊN CỔ

Nhắn gì trên lá hử thu ?
Lá bay cánh nhỏ vi vu chiều vàng
Lìa cành chẳng một tiếng vang

Ðời là gió thoảng bình minh lại chiều
Theo mây phiêu lãng ngọn triều
Với thơ tịch mịch tịch liêu phương ngàn

Hoàng hôn tung cánh thênh thang
Thơ trên muôn sóng khôn hàn phù du
Bay xa cát bụi sa mù
Dù ngày phai mộng nét thu nhuốm vàng
Nhưng trong yêu mến muôn vàn
Người quên mất bóng thời gian hững hờ

Vầng trăng muôn thuở chơ vơ
Ôm trong hương ngát tình thơ tịnh lành
Tiếng xưa mây trắng vờn quanh
Vần thơ mãi mãi thiên thanh đi cùng

(Trong bản thảo viết tay, viết một mạch, có ngắt đoạn như trên mà không chấm phết).


Cảm Biến

Mục Lục


IV. Giới Thiệu - Tin Tức, Văn Học, Nghệ Thuật ___________________________________________________



1. Trong Mắt Em Là Biển Nhớ



Thân mời độc giả Giao Mùa nghe Trong Mắt Em Là Biển Nhớ (Ngô Thụy Miên), qua 2 versions, với tiếng hát Ðoàn Thanh Tuyền :

- Slow 2.3 Mb
http://honquẹcom/ngothuymien/TrongMatEmLaBienNho1_DTT.mp3

- Rhumba 2.8 Mb
http://honquẹcom/ngothuymien/TrongMatEmLaBienNho2_DTT.mp3

Mục Lục




2. Tập San Ngàn Thông



Mời quý anh chị độc giả & tác giả phổ biến từ nay cho đến đầu tháng 7, 2002 để thêm nhiều ngòi bút có dịp tham gia trong tập san Ngàn Thông phát hành đầu mùa thu tớị
Trân trọng,
Nhóm NGÀN THÔNG


Montreal, 9 mai 2002
Thân gửi quý anh chị,
Trong mùa hạ này Ngàn Thông sẽ nỗ lưc. làm việc để tiếp tục cống hiến quý độc giả một tuyển tập thơ văn mới gồm hai chủ đề BIỂN HÁT và GA KHUYẠ

Thân mời quý anh chị thân hữu tham gia gửi bàị Thời hạn chót : July 7, 2002.
Tập san Biển Hát & Ga Khuya sẽ được phat' hành vào ngày 31 tháng 8. Nhân đây xin sao chép lại vài dòng thơ bất hủ trong thi ca VN như để gieo cảm hứng vào lòng các văn, nhạc, thi sĩ của Ngàn Thông.

Ị chủ đề BIỂN HÁT viết về biển và nguồn cảm hứng mênh mang biển tạo nên trong lòng người Trần Ddăng Khoa đã tâm sự trong « Thơ Tình Người Lính Biển » :
Anh ra khơi
Mây treo ngang trời những cánh buồm trắng
Phut' chia tay, anh dạo trên bến cảng
Biển một bên và em một bên
Biển ồn ào em lại dịu êm
Em vừa nói câu chi rồi mỉm cười lặng lẽ
Anh như con tàu, lắng sóng từ hai phía
Biển một bên và em một bên
Ngày mai, ngày mai khi thành phố lên đèn
Tàu anh buông neo dưới chùm sao xa lắc
Thăm thẳm nước trôi, nhưng anh không cô độc

BIỂN MỘT BÊN VÀ EM MỘT BÊN Thi sĩ Trần Dăng Khoa đã « yêu em » và « yêu biển » song song. Hơn thế nữa, nữ thi sĩ Xuân Quỳnh đã xây một huyền thoại « Thuyền và Biển » để linh hồn người cô yêu đươc. hoà nhập vào lòng biển và «

Chỉ có thuyền mới hiểu
Biển mênh mang dường nào
Chỉ có biển mới biêt'
Thuyền đi đâu về đâu
Những ngày không gặp nhau
Biển bạc đầu thương nhớ
Những ngày không gặp nhau
Lòng thuyền đau - Rạn vỡ

NẾU TỪ GIÃ THUYỀN RỒI BIỂN CHỈ CÒN SÓNG GIÓ NẾU PHẢI CÁCH XA ANH EM CHỈ CÒN BÃO TỐ
Ngoài ra, giữa dòng lịch sử của người Việt lưu vong, biển hẳn đã trở nên rất gần, rất thật nơi vùng ký ức của chúng tạ Kỷ niệm hoà lẫn với ám ảnh của những ngày nhắm mắt bước xuống thuyền đi tìm tự dọ Biển mặn vì những giòng nước mắt; biển sóng gió nuôi những cơn uất hận; biển mênh mông giăng toả một chân trời hy vọng; biển… bờ cát trắng… vùng trời xanh… sóng… gió… hy vọng… tự do…
"Ngày mai em đi, biển nhớ tên em gọi về Gọi hồn liễu rũ lê thê Gọi bờ cát trắng đêm khuya… »(TrinhCongSon)

Mời bạn viết về biển dưới đủ thể loaị : thơ, tuỳ bút, truyện ngắn, vv.

IỊ GA KHUYA
"Những cuộc chia lìa khởi tự đây
Buồn ở đâu hơn ở chốn này"

Câu thơ đầu và cuối của Nguyễn Bính trong bài "Những Bóng Người Trên Sân Ga" hẳn đã gói ghém trọn vẹn cảm xúc của chúng ta khi nhớ về những chuyến đi, về, những cuộc chia tay ở sân sân ga, phi trường.

Ngàn Thông đã nhận được nhiều cảm nghĩ của quý cô chú, bạn bè độc giả về chủ đề nàỵ Trong hai chữ "Ga Khuya" toát ra một nỗi buồn man mác, một không khí huyền bí, dầy xúc động. Ddã có những tâm sự nào bạn nâng niu mang về từ sân ga, đã có những buổi gặp gỡ ly kỳ nào đã diễn ngay tại nơi ấy, mời bạn chia sẻ với Ngan` Thông trong quyển tập san phát hành vào mùa thu tớị Trích Nguyên Sa :
« Người về đêm nay hay đêm mai
Người sắp đi chưa hay đi rồi
Muôn vị hành tinh rung nhè nhẹ
Hay ly rượu tàn run trên môi…
Người về trên một dòng sông xanh
Trên một con tàu hay một ga mông mênh
Sao người không chọn sông vắng nước
Hay nước không nguồn cho sông đi quanh ?
Sao người đi sâu vào không gian trong
Bức tường vô hình nên bức tường dày mênh mông
Và sao lòng tôi không là vô tận
Cho gặp gỡ những đường tàu đi song song…

Nhưng dù « người về đâu người về đâu » thì mãi mãi « Câu thơ sẽ là lời hò hẹn » (trích thơ Tiễn Biệt của Nguyên Sa). Ở sân ga nơi tấp nập người đi kẻ đến, nhộn nhịp hay vắng tênh, kẻ đi, người ở lại, ai sẽ buồn nhiều hơn ai ? Bao nhiêu cảm xúc mâu thuẫn hỗn độn trong lòng ta, và hẳn, như thi sĩ Nguyên Sa, ta cũng có lần tự hỏi :

« Người về lòng tôi buồn hay lòng tôi vui ?
Áo không có màu nên áo cũng chưa phai
Tôi muốn hỏi thầm người rất nhẹ
TÔi ÐƯA NGƯỜi HAY TÔi ÐƯA TÔi ?"

Thông báo ngoài lề : Một số tác giả đã tham gia với Ngàn Thông trong quyển tập san mùa xuân 2002 chưa có baó xin liên lạc với Ngàn Thông và gửi địa chỉ, chúng tôi sẽ thu xếp gửi báo cho quý anh chị


Thay mặt các anh chị trong Ngàn Thông,
TRẦN DỨC ANH THƯ p
Mời bạn tham gia với NGAN THONG
Email: ButNhomNganThong@hotmail.com
Homepage: http://www.geocities.com/tapsannganthong


Mục Lục




3. 10 Câu Hỏi Khó về Niềm Tin Cơ Ðốc



Mucsụnet xin giới thiệu đến các bạn tác phẩm vừa được xuất bản "10 Câu Hỏi Khó về Niềm Tin Cơ Ðốc" của tác giả Trần Tấn Hưng

Giá $12 một quyển(hard copy) bao gồm cước phí trong Hoa Kỳ; $4 cho mỗi Ebook (PDF file)

Order sách xin gởi về:
Mucsụnet
P.Ọ Box 2054, H54
Westminster, CA 92684
USA
Ðiện Thoại (714) 531-1620
Email: info@mucsụnet
Order online xin vào http://www.mucsụnet/order.htm

Mục Lục




4. Chương Trình Việt Ngữ Ðài Phát Thanh Á Châu Tự Do



Thân mời độc giả Giao Mùa nghe Chương trình Việt ngữ Ðài phát thanh Á Châu Tự Do (Radio Free Asia RFA - Washington DC), về Tình Ca Ngô Thụy Miên & những tâm tình của tác giả, do Nam Nguyên và Thi Nga trình bày và thực hiện

RIGHT CLICK TO DOWNLOAD mp3 chương trình phát thanh :

1) Tình Ca NTM trước 75 (Từ Giọng Hát Em, Chiều Nay Không Có Em, Mùa Thu Cho Em, Paris Có Gì Lạ Không Em, Niệm Khúc Cuối)

http://www.geocities.com/truongdinh_2000/rfa204.mp3
(1.6 Mb)

2) Tình Ca NTM sau 1975 (Em Còn Nhớ Mùa Xuân, Riêng Một Góc Trời, Dốc Mơ, Trong Nỗi Nhớ Muộn Màng, TrongMắt Em Là Biển Nhớ)

http://www.geocities.com/truongdinh_2000/rfa274.mp3
(1.7 Mb)

Mục Lục




5. Tạp Chí V.



Thân mời độc giả Giao Mùa đón xem tạp chí V tại Toronto, Canada ở :

http://www.evietonlinẹcom

Với nhiều bài vở đặc sắc, nhiều truyện , thơ, văn và nhạc...

Mục Lục


V. Tử Vi - Tướng Số

Tử Vi Tháng 6 Năm 2002

Tướng Số Thiên Ðức
www.thienduc.com
714-638-1866
Văn Phòng tại 13632 Taft Ave,
Garden Grove, CA 92843
(góc Westminster và Euclid)




Tử vi tháng từ 1-6-2002 đến 30-6-2002 tức là ngày 21-4 đến 20-5 năm Nhâm Ngọ

TUỔI TÝ:
Giáp Tý, 19t:
Nam: Sự năng động tháo vát mang lại nhiều thành công trong công việc, tình cảm chưa vui.
Nữ: Có tin buồn ở xa, việc học có trở ngại nhỏ cố gắng vượt qua.
Nhâm Tý, 31t:
Nam: Nhiều trở ngại trong yêu thương cần vượt qua, tin vui về giấy tờ đến muộn.
Nữ: Công việc làm ăn tiến hành tốt đẹp, tiền bạc thoải mái.
Canh Tý, 43t:
Nam: Tranh chấp hay thưa kiện bất lợi, bớt nóng giận sẽ tránh được chuyện rầy rà trong gia đình.
Nữ: Trở ngại ban đầu không cản trở dược sự phát triển công việc làm ăn, cứ thế mà làm.
Mậu Tý, 55t:
Nam: Sáng tạo trong công việc , có thay đổi chổ ở, vui vẻ.
Nữ: Tin buồn trong gia đình, hao tài hoi nhiều. Bính Tý, 67t:
Nam: Nỗi lo buồn qua rồi, không bao lâu nữa nhận được tin mừng.
Nữ: Chớ vội đi xa, việc học thuận lợi mặc dù có chuyện buồn hao tốn.

TUỔI SỬU:
Ất Sửu, 18t:
Nam: Có trở ngại trong yêu thương, càng xa càng nhớ biết làm sao hơn là đợi chờ.
Nữ: Chưa hết buồn cuối tuần shopping một mình.
Quý Sửu, 30t:
Nam: Cơ hội tốt để khởi hành công việc làm ăn, tình cảm chưa được vui vẻ.
Nữ: Càng tính toán nhiều trong tình yêu càng chuốc lấy nổi u buồn.
Tân Sửu, 42t:
Nam: Thận trọng trong lái xe dễ gây thương tích tay chân, thưa kiện bất lợi.
Nữ: Chuyện buồn qua nhanh hãy bắt tay vào công việc lâu dài.
Kỷ Sửu, 54t:
Nam: Ðừng bỏ lở cơ hội tốt, nhưng thận trọng về sức khỏe, các bệnh máu huyết
Nữ: Thận trong trong phiêu lưu tình cảm, chưa hết sự buồn lo.
Ðinh Sửu, 66t:
Nam: Con cháu có tin vui, cẩn thận về các chứng bệnh máu huyết.
Nữ: Tin vui cuối tuần của con cháu, sức khỏe tốt.

TUỔI DẦN:

Giáp Dần, 29t:
Nam: Nhiều âu lo trong tuổi trẻ vào đời, may mắn về tiền bạc.
Nữ: Chưa gặp may trong thi cử, còn nhiều cơ hội tốt đang chờ.
Nhâm Dần, 41t:
Nam: Ði xa hay thay đổi công việc có lợi, họp mặt bạn bè cuối tuần vui vẻ.
Nữ: Nhận thư nhưng không vui, chuẩn bị quà cho ai đó trong party cuối tuần.
Canh Dần, 53t:
Nam: Tránh thay đổi chổ ở trong lúc này, có khách không mời đến nhà.
Nữ: Công việc đều dều, có người muốn đầu tư vào công việc hiện tại, nhiều may mắn.
Mậu Dần, 65t:
Nam: Chuẩn bị quà cho cháu, tránh lo buồn mất ngủ hại sức khỏe.
Nữ: Còn nhiều cơ hội tốt để phát huy tài năng của mình giúp đở cho con cháu.

TUỔI MÃO:
Ất Mão, 28t:
Nam: Bắt cá nhiều tay thì nhiều hao tốn, nhận hậu quả đau thương.
Nữ: Không gặp may trong tình cảm, có cơ hội thay đổi công việc.
Quý Mão, 40t:
Nam: Thi Cử, giấy tờ có trở ngại bước đầu, công việc tiến hành tốt.
Nữ: Sáng suốt trong yêu thương sẽ giải quyết được nỗi cô đơn hiện tại.
Tân Mão, 52t:
Nam: Công việc giấy tờ hay thi cử được nhiều thuận lợi.
Nữ: Có nhiều may mắn trong tình cảm yêu thương, không nên tính toán nhiều để mất cơ hội tốt.
Kỷ Mão, 64t:
Nam: Gia đình có hỉ sự, chuẩn bị tặng quà cho con cháu.
Nữ: Con cháu họ hành ngoan có kết quả, vẩn buồn cô độc cuối tuần.

TUỔI THÌN:

Bính Thìn, 27t:
Nam: Xông xáo trong công việc sẽ gặp nhiều cơ hội tốt vương lên.
Nữ: Qua rồi những lúc khó khăn, công việc chủ động trong chiều hướng tốt đẹp.
Giáp Thìn, 39t:
Nam: Có nhiều hẹn hò vui vẻ nhưng cẩn thận khi lái xe.
Nữ: Chưa nên khởi sự làm ăn trong tuần này có đại hao.
Nhâm Thìn, 51t:
Nam: Gặp may mắn trong tình cảm gia đình, cũng như công việc làm ăn.
Nữ: Có người âm thầm giúp đở trong công việc của bạn.
Canh Thìn, 63t:
Nam: Gia đình có hỉ sự nhưng nên thận trọng kẻo có người phá đám.
Nữ: Có nhiều sáng kiến giải quyết công việc gia đình qua lúc khó khăn.

TUỔI TỴ:

Ðinh Tỵ, 26t:
Nam: Hấp tấp trong tình cảm dễ bị hố, chưa thuận lợi để thực hiện công việc của mình.
Nữ: Tin vui dồn dập về tình yêu cũng như học hành, nên sáng suốt trong lựa chọn, tránh hào nhoáng nhất thời.
Ất Tỵ, 38t:
Nam: Thận trọng tránh rủi ro bất ngờ hao tốn, chuyện tình chưa giải quyết được.
Nữ: Tránh thưa kiện bất lợi, coi chừng có người phá đám công việc làm ăn.
Quý Tỵ, 50t: Nam: Thông minh chủ động công việc làm ăn có kết quả tốt, chuyện buồn nhỏ thoáng qua, hao tài cuối tuần.
Nữ: Có chuyện bực mình trong gia đình, đề phòng kẻ phá hoại hạnh phúc của bạn.
Tân Tỵ, 62t:
Nam: Cơ hội đến rồi nên lợi dụng để phát triển sự nghiệp.
Nữ: Việc làm hanh thông, tiền bạc hơi trể, đề phòng mất trộm.
Kỷ Tỵ, 74t:
Nam: Giấy tờ hơi có trở ngại ban đầu, kiên nhẫn sẽ vượt qua.
Nữ: Gia đình có hỉ sự, công việc thành công theo dự định.

TUỔI NGỌ:

Mậu Ngọ, 25t:
Nam: Công việc phát triển nhanh chóng, dễ vượt qua những trở ngại nhỏ, chuyện buồn thoáng qua.
Nữ: Có cơ hội đi du lịch, thận trọng có kẽ xấu gây phiền toái trong cuộc vui cuối tuần.
Bính Ngọ, 37t:
Nam: Tình cảm gia đình không vui, những tính toán trong việc làm ăn chưa gặp may.
Nữ:Gia đình yên vui, nhiều người giúp đở trong việc làm ăn.
Giáp Ngọ, 49t:
Nam: Phiêu lưu tình cảm coi chừng đụng độ, tiền bạc hợi chậm trong tuần.
Nữ: Tình cảm nhẹ nhàng vui vẻ, nhiều phấn khởi trong công việc
Nhâm Ngọ, 61t:
Nam: Nhiều tiệc tùng cuối tuần, thận trọng ăn uống hơi khó tiêu.
Nữ: Ði lại thận trọng tránh vấp ngả, tình cảm vui vẻ, đừng quan tấm đến tiếng thị phi.
Canh Ngọ, 72t:
Nam: Thận trọng trong công việc có kẽ phá hoại gây hao tốn.
Nữ: Tránh thưa kiên, có cơ hội đi xa hay thay đổi chổ ở tốt đẹp.

TUỔI MÙI:

Kỷ Mùi, 24t:
Nam: Ðừng quá ham vui trong tình cảm, cẩn thận kẻo bị lừa, việc làm đến chậm.
Nữ: Tình cảm tươi vui phát triển nhanh chóng, nhiều thuận lợi trong việc học.
Ðinh Mùi, 36t:
Nam: Có tin buồn trong gia đình, nhiều cơ hội để phát triển tài năng.
Nữ: Buồn vui lẩn lộn trong tuần, tiền bạc khá.
Ất Mùi, 48t:
Nam: Chưa tính được công việc hiện tại vì có nhiều nổi lo buồn trong gia đình.
Nữ: Gia đình có hỷ sự, công việc tiến triển tốt đẹp.
Quý Mùi, 60t:
Nam: Thận trọng trong đi lại, nhận thư buồn trong thân tộc.
Nữ: Trở ngại trong dự tính của gia đình vì tin buồn đột xuất.
Tân Mùi, 72t:
Nam: Công việc gia đình phát triển tốt đẹp, đừng quá lo âu, tránh nhứt đầu.
Nữ: Quà mừng tin vui cho các cháu, hết nỗi lo buồn.

TUỔI THÂN:

Canh Thân, 23t:
Nam: Có cơ hội giải tỏa nổi buồn cô đơn vào đời, chậm mà chắc.
Nữ: Một tuần có nhiều nỗi vui buồn lẫn lộn, chủ động trong tình cảm sẽ thành công hơn.
Mậu Thân, 35t:
Nam: Có cơ hội giải tỏa nổi cô dơn thầm kín của mình, hạnh phúc đến muộn.
Nữ: May mắn trong giấy tờ thi cử, nên chủ dộng trong làm ăn, nhiều cơ hội thành công.
Bính Thân, 47t:
Nam: Càng phiêu lưu nhiều trong tình cảm càng chuốc lấy nổi cô đơn về chiều, tài năng phải chờ thời mới thành công dễ dàng.
Nữ: Chuyện vui của gia đình có người ganh tỵ, tiền bạc dễ dàng.
Giáp Thân, 59t:
Nam: Tránh cải cọ thưa kiện vô ích, có tin vui tình cảm cuối tuần.
Nữ: Quí nhơn giúp đở trong công việc, bản thân nhiều chuyện vui bất ngờ.
Nhâm Thân, 71t:
Nam: Có dịp họp mặt vui với bạn bè, đừng quá chén gây điều phiền muộn.
Nữ: Con cháu ngoan lắm, ngoại đừng giận hờn nữa

TUỔI DẬU:

Tân Dậu, 22t:
Nam: Có cơ hội kết bạn mới, nhiều may mắn bất ngờ.
Nữ: Nên thận trọng trong tốc độ lái xe, chuyện tình cảm có cơ hội phát triển.
Kỷ Dậu, 34t:
Nam: Chuẩn bị quà để đón nhận tin vui từ người ấy, bạn đang thắng trong cuộc đua tình ái.
Nữ: Thận trọng khi lái xe, công việc có người âm thầm giúp đở tốt.
Ðinh Dậu, 46t:
Nam: Thận trọng trước lời đề nghị hợp tác chung vốn làm ăn, có tin vui gia đình.
Nữ: Chủ động trong công việc sẽ dễ dàng vướt qua những trở ngại bước đầu. CÓ quới nhơn giúp đở.
Ất Dậu, 58t:
Nam: Gia đình có hỉ sự, thận trọng trong việc xử dụng dao kéo máy móc.
Nữ: Công việc thuận lợi theo xử sự khéo léo của mình, nhiều may mắn cuối tuần.
Quý Dậu, 70t:
Nam: thận trọng trong đi lại tránh vấp té, gia đình có tin vui về tình cảm của con cháu.
Nữ: Ăn uống cẩn thận dễ bị rối loạn tiêu hóa, tránh chuyện lo buồn trong con cháu.

TUỔI TUẤT:

Nhâm Tuất, 21t:
Nam: Chuyện tình đã đến lúc kết thúc tốt đẹp hạnh phúc, nhiều may mắn trong công việc.
Nữ: Có được job tốt thoải mái về tiền bạc, tránh đi sông biển.
Canh Tuất, 33t:
Nam: Coi chừng bị ticket oan uổng, công việc làm ăn bình thường.
Nữ: Nhiều sáng kiến chủ dộng trong công việc, thành công nhờ vào tài năng của mình, chưa hết buồn cô đơn.
Mậu Tuất, 45t:
Nam: có món tiền bất ngờ liên quan đến một tin không vui của thân nhân.
Nữ: Ði xa hay thay đổi công việc làm bất lợi, tin vui về giấy tờ có trở ngại.
BÍnh Tuất, 57t:
Nam: Tin giấy tờ chưa đến được, đừng đi xa bất lợi.
Nữ: Chuẩn bị nhận quà của con cháu, sức khẻo tốt, tránh lo buồn.
Giáp Tuất, 69t:
Nam: Sức khỏe hơi yếu, đừng suy tư nhiều, có hại.
Nữ: Cẩn thận về ăn uống hơi khó tiêu, gia đình có chuyện vui.

TUỔI HỢI:

Quý Hợi, 20t:
Nam: Nhiều tin vui trong công việc, có quí nhơn giúp đở, chuyện tình cảm vẩn còn nhiều khắc kỵ phải vượt qua.
Nữ: Cẩn thận về ăn uống dễ rối loạn tiêu hóa, hẹn hò cuối tuần.
Tân Hợi, 32t:
Nam: Khéo léo trong công việc gây tình cảm tốt đẹp, tiền bạc thoải mái.
Nữ: Thông minh chủ động trong công việc đem lại nhiều cơ hội thành công, cẩn thận khi xử dụng vật bén nhọn.
Ky3 Hợi, 44t:
Nam: Chuyện tình cảm vẫn còn nhiều rắc rối, vui vẻ cuối tuần.
Nữ: Coi chừng hao tài, đừng nóng nảy mất khôn.
Ðinh Hợi, 56t:
Nam: Nhiều dự tính trong công việc chưa thành công, tham dự party cuối tuần.
Nữ: May mắn có số tiền lớn, tránh đi xa bằng ghe tàu trên sông biển.
Ất Hợi, 68t:
Nam: Có cơ hội chiêu đải bạn bè nhưng tránh nói nhiều gây hiểu lầm bất lợi.
Nữ: Chuẩn bị quà cho cháu ngoan trong việc học hành, sức khỏe tốt.

Mục Lục


2. Giải Ðáp Tử Vi

Tướng Số Thiên Ðức
www.thienduc.com


Tử Vi THIÊN ÐỨC
www.thienduc.com
714-638-1866

Anh Thiên Ðức mến,

Em năm nay 41 tuổi dự tính phát triển làm ăn bằng cách thuê hay mua một tài sản để làm cơ sở sản xuất. Em có tìm kiếm ra được một địa điểm thích hợp thế nhưng có điều e ngại về mặt phong thủy là phía sau cơ sở đó có một con sông thoát nước, không biết có ảnh hưởng gì không? Nhờ anh giải thích dùm?

Trả lời anh Tựu Huỳnh ở thành phố La Habra,

Nước là một vấn đề rất được quan tâm trong khoa phong thủy, nước mang ý nghĩa tiền bạc, sự hanh thông sự nghiệp, sự thịnh vượng. Thế nhưng điều kiện để hưởng được ý nghĩa tốt đẹp của nước cần phải hội đủ như sau: Vị trí - tốc độ - giòng chảy - chất lượng nước - Âm thanh.

1)- Vị trí: đối với khoa phong thủy phía trước căn nhà hay cơ sở gọi là Minh Ðường có giòng sông chảy qua thì tốt, nếu hội đủ những ưu điểm, giòng chảy này sẽ đắc cách Minh Ðường Thủy Tụ. Phía sau gọi là Huyền vủ nếu có con sông chảy qua thì không tốt về mặt phong thủy bởi hai yếu tố:- Nước chảy cuốn trôi theo tiền bạc. Con sông luôn luôn tạo thế đất thấp hơn phía rước, đưa đến hậu quả tiền bạc cũng khó tồn tại vững bền. Trường hợp nằm bền phải hay bên trái sẽ gây ảnh hưởng xấu cho nam giới hay nữ giới tùy theo vị trí thích ứng.

2)- Chất lượng nước: phải trong xanh, sạch sẽ, chứ không phải là nước thải sinh hoạt, dơ bẩn, bốc mùi hôi thúi, như những loại nước ở những ao, đầm lầy tù hãm.

3)- Tốc độ giòng chảy: Nước phải luân lưu trong giòng sông ở mức độ bình thường và lên xuống theo nước thủy triều mới đắc cách, trường hợp nước chảy một chiều cũng không tốt, nước chạy mạnh quá tạo nên sóng cuộn sẽ cuốn trôi tất cả sinh khí, đem lại sự hung hản tai họa hơn là sự may mắn. Trái lại nước không luân lưu, tù đọng tạo nên sha khí chứ không phải sinh khí như là nước ở vũng lầy, ao hồ không được tốt.

4)- Âm thanh, đặc biệt giòng chảy của nước không nên tạo những âm thanh như tiếng gầm rú, tiếng sóng vổ cũng như tiếng rên rỉ, bi ai là người chủ bị tán tài.

5)- Hình dáng của giòng chảy không được có góc cạnh đâm vào căn nhà.

Trở lại trường hợp của anh Tựu Huỳnh, theo hình ảnh cho thấy phía sau cơ sở là một con sông nhân tạo thoát nước của thành phố, theo thực tế cho thấy con sông này quanh năm khô hạn không có nước, chỉ khi nào có mưa lớn thì nước mưa theo giòng sông này chảy về một điểm qui định và lượng nước luôn luôn chảy một chiều. Như vậy ảnh hưởng của giòng nước chảy đến cơ sở làm ăn không đáng kể, bởi lý do anh xử dụng cơ sở này để kinh doanh ngành may mặc, nghề này thuộc hành mộc nước sông thuộc thủy, thủy dưỡng mộc thì chỉ có tốt hơn chứ không tạo trở ngại gì. Mà điều đáng chú ý là giòng sông luôn luôn tạo nên thế đất thấp trũng phía sau cơ sở do vậy cơ sở thiếu mất phần huyền vũ. Khuyết điểm này có thể hóa giải dễ dàng nếu giữa cơ sở và giòng sống có một khoảng không gian thuộc phạm vi xử dụng của cơ sở. Rất tiếc bức tường phía sau cùng của cơ sở chính là ranh giới của cơ sở và phạm vi đất của Thành phố nên không thể đề ra biện pháp hóa giải thích hợp được. Do vậy nếu vì nhu cầu xử dụng hay phát triển cơ sở trong ngắn hạn thì có thể dùng tạm cơ sở này. Nhưng nếu xử dụng lâu ngày e rằng sự nghiệp không bền vững.

Trở về với lá số Nhâm Dần mạng Kim Bạc Kim sinh xuất Thủy nhị cục, khắc nhập hành cung bản mệnh đóng tại Ngọ dương Hỏa, yếu tố vào dời không mấy thuận lợi. Cung mệnh Liêm Trinh Thiên Tướng vượng địa, đắc cách Tử Phủ Vũ Tướng miếu địa là dấu hiệu của một người làm nên sự nghiệp, sớm vào đời với tài trí thông minh của mình, nhưng khó cầm giữ được sự nghiệp trước 30 tuổi (Cung Tài với Triệt Không, song Hao thủ chiếu).

Tuổi 41 năm cuối đại vận 32-41 ở cung Ðiền Thiên Ðồng hãm địa là một đại vận nhiều đổi thay thăng trầm trong cuộc sống. Tiểu hạn Nhâm Ngọ rơi vào cung Phúc Thất Sát miếu địa tại Thân, Thiên Mã trùng phùng đắc cách Thiên Mã Tràng Sinh, song Hao Thủ chiếu là một năm có nhiều cơ hội phát triển co sở làm ăn hay đổi thay chổ ở.

Ði vào hàm số vận mệnh bạn dự tính bạn dự tính phát triển cơ sơ làm ăn là một dự tính đúng đắn, hợp thời có thể đi vào hiện thực theo Thiên mệnh của mình. Nhân mệnh và thời mệnh thuận lợi do có chuẩn bị trước. Ðịa mệnh hiện nay chưa thuận lợi theo vị trí bạn tìm kiếm vì có những khuyết điểm khó hóa giải nếu đưa tài sản trên đi vào xử dụng lâu dài.

Chúc bạn tìm được lời đáp thỏa dáng trong dự tính làm ăn của mình.


Mục Lục


VI . Nhạc : Sương Lạnh Giá

Mục Lục


VII . Hộp Thư Toà Soạn ___________________________________________________

Nguyệt San Giao Muà xin cám ơn những thân hữu sau đây : Augustinus Phạm Ngọc Hài, Bàn Thạch Dương Thiệu Tống, Biển Lặng, Bùi Xuân Vũ, Cảm Biến, Chân Tâm Lương Thị Thận, Hoa Cỏ, htc, BS Nguyễn Ý Ðức, BS Nguyễn Văn Ðức, Nguyên Khoa, Nguyễn Ðăng Tuấn, Nguyễn Thanh Trúc, Nhị Huyền, Phan Cát Linh, Phan Tưởng Niệm, Quảng Thuận Ðinh Xuân Dũng, , Sương Mai, Thy Lan Thảo, Trần Công Nhung, Trần Vũ Liên Tâm, Trường Ðinh, Vân Hạc, Vĩnh Nhất Tâm, Viễn Phương, Việt Dương Nhân, đã dóng góp bài vở cho Nguyệt San Giao Muà số 2. Một số bài khác sẽ được đăng dần vào sốtớị Mong mỏi sẽ nhận được những sáng tác của các bạn bốn phương để cho Nguyệt San Giao Muà thêm phần hương sắc trong tương laị

Mục Lục


Thể lệ để nhận Nguyệt San Giao Muà: 1) Ðể vào danh sách của NSGM (subscribe), xin gửi email về GiaoMua@hotmail.com
2) Ðể rút ra danh sách của NSGM (unsubscribe), xin gửi email về GiaoMua@hotmail.com
3. Mọi chi tiết, thể lệ, thắc mắc, xin gửi về: GiaoMua@hotmail.com 4. Mọi bài vở, đóng góp, xin gửi về: GiaoMua@hotmail.com Nguyệt San Giao Muà Homepage: http://www.GiaoMua.com Thể lệ gửi bài cho Nguyệt San Giao Muà: 1. Xin các bạn gửi bài theo dạng VIQR (Vietnet) (dùng cách bỏ dấu như trong trang này) 2. Xin liên lạc với NSGM hay trực tiếp tới tác giả nếu muốn trích dịch hay đăng lại các bài trên NSGM. 3. Xin cho biết nếu các bạn muốn để tên và diạ chỉ email ở cuối bài hay không. 4. Bài vở xin gửi đến GiaoMua@hotmail.com 5. Mọi chi tiết, thể lệ, thắc mắc, xin gửi về: GiaoMua@hotmail.com

Ðịa Chỉ Liên Lạc:

Nguyệt San Giao Muà
P.O . Box 378
Merrifield, Virginia 22116-0378
USA

Trang Nhà