Nguyệt San phát hành định kỳ vào mỗi đầu tháng
Nguyệt San Giao Mùa
Merrifield, Virginia
22116
USA
Số 253
Ngày 1 tháng 7 năm 2023
Home
|
Giao Mùa (Unicode)
|
Giao Mùa (Vietnet)
Những Số Cũ | Thư Ngỏ | Liên Lạc | ||
Chủ Nhiệm kiêm Chủ Bút: | Ðinh Trường Như (TK Trung Kỳ) |
Ban Biên Tập: |
Mạc Phương Ðình, Phan Thái Yên |
|
Chung Thủy, Nguyễn Thị Thanh Dương |
|
& TK Trung Kỳ |
Mọi bài vở đóng góp xin gửi về GiaoMua@hotmail.com
Copyright
2002 by Giao Muà e-magazine and respective authors
++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++
Bài vở trên Giao Muà là do các tác giả gửi đăng và Giao Muà không chịu trách nhiệm về nội dung. Muốn xin trích đăng lại, xin liên lạc với GiaoMua@hotmail.com.
I . Thơ _______________________________________________________________________
1. Dấu Xưa | ______ Hàn Thiên Lương | ||||||||||||||||||||||
2. Tình Cha | ______Sương Anh | ||||||||||||||||||||||
3. Lời Cuối Cho Con | ______Phamphanlang | ||||||||||||||||||||||
4. Một Tuần Của Tôi | ______ Lê Miên Khương | ||||||||||||||||||||||
5. Ði Tìm Một Câu Thơ | ______ Nguyễn Thị Thanh Dương\. | ||||||||||||||||||||||
6. Ðời Ta Là Cổ Tích | ______Thanh Hà | ||||||||||||||||||||||
7. Thơ và Hư Cấu | ______ChinhNguyên/H.N.T\. | ||||||||||||||||||||||
8. Bến Ðỗ Nương Chiều | ______Tình Hoài Hương | ||||||||||||||||||||||
9. Tại Em |
______ Hồ Thụy Mỹ Hạnh 10. Chả Chịu Hư |
|
______Ðặng Xuân Xuyến | 11. Mấy Vần Nhớ Thương |
|
______ Phượng Vỹ | 12. Thơ Với Xuân |
|
______ Sông Cửu | 13. Kỉ Niệm Chùm Thơ Mưa |
|
______Phạm Ngọc Thái | 14. Giữa Nắng Nam Hà |
|
______ Thylanthảo | 15. Ngày Về |
|
______ Bảo Giang | 16. Nhàn Hạ |
|
______ Bạch Liên | |
II . Văn _______________________________________________________________________
1. Cúng Mẹ ___________ Nguyễn Thị Thanh Dương | 2. Khi Ðịnh Mệnh Cúi Nhìn ___________ Tình Hoài Hương |
3. Những Dòng Sông Tôi Ðã Ði Qua ___________ Thanh Hà |
4.Nhớ Ba ___________ Kim Loan |
5.Ký Ức Chưa Quên ___________ Bạch Liên |
6.Kết Bạn Tri Âm ___________ Hai Hùng SG |
III . Nhạc__________________________________________________
1.Viễn Xứ Ca ___________ Trần Ngọc |
2.Cánh Diều Rơi ___________ Chương Hà |
IV . Tin Tức /Trả Lời Bạn Ðọc__________________________________________________
1. Tin Tức/Trả Lời Bạn Ðọc _______ Ban Biên Tập |
I . Thơ __________________________________________________
II . Văn___________________________________________________________
Nguyễn Thị Thanh Dương
Tình Hoài Hương
3. Những Dòng Sông Tôi Ðã Ði Qua Thanh Hà
Kim Loan Kim Loan Bạch Liên
Bạch Liên Hai Hùng SG Hai Hùng SG III . Nhạc___________________________________________________________
Trần Ngọc
Chương Hà
IV. Hộp Thư Toà Soạn
___________________________________________________
Thể lệ để nhận Nguyệt San Giao Muà:
1) Ðể vào danh sách của NSGM (subscribe),
xin gửi email về GiaoMua@hotmail.com
Ðịa Chỉ Liên Lạc:
Nguyệt San Giao Muà
Copyright
2002 by Giao Muà e-magazine and respective authors
( Viết thay chị V.T.M.)
Mẹ tôi quê Nam Ðịnh, thời con gái đã giỏi giang việc nhà và bán buôn, cô Ninh thường ra Hà Nội cất hàng về bán chợ quê, các đồ hàng xén cô mua ở tiệm mẹ anh Cừ và thế là cô quen anh Cừ, mỗi lần cô đến là anh cứ luẩn quẩn bên cô mà chẳng dám nói năng gì, cô Ninh hiểu ý chủ động tấn công anh công tử Hà Nội, lần đầu tiên rủ anh đi chơi bờ hồ, cô sốt ruột đợi anh ở ngoài đầu ngõ mãi anh Cừ mới thong thả ung dung từ trên gác bước xuống và ra gặp cô, anh mặc áo len, cổ quấn khăn quàng và đầu đội chiếc mũ nồi\.
Cô Ninh đã phải kêu:
- Trời hôm nay mát mẻ có gió Ðông Bắc thổi về đâu mà anh khăn áo thế này\?
- Tôi xin lỗi để cô đợi lâu, dù gió nào thì mẹ tôi cũng bảo nên mặc cho ấm khi đi ra đường, từ bé tôi đã quen thế rồi cô Ninh ạ\..
Ngày anh Cừ đòi cưới cô Ninh chỉ một mình mẹ anh Cừ là vui vẻ chấp nhận, mẹ nào mà không hiểu con, bà biết con trai bà yếu đuối cả thể xác lẫn tinh thần, cô Ninh có đủ điều kiện, tư cách để chồng nương tựa\.
Anh Cừ dáng nhỏ nhắn yếu đuối thư sinh con nhà giàu được cưng chiều từ bé\.
Cô Ninh thì trái ngược hẳn, gái quê to cao lực lưỡng mạnh khỏe, cô cao hơn hẳn anh một cái đầu, hai vợ chồng đi bên nhau nhiều người không biết tưởng là hai ?dì cháu hay cũng là hai chị em dù cô Ninh kém anh Cừ 2 tuổi\..
Cả họ hàng nhà anh Cừ đều phản đối, từ bà cô cho đến anh em anh Cừ, họ chê cô Ninh nhà quê ít học chữ nghĩa chưa đầy lá mít\.
Khi cô Ninh về làm dâu nhà anh Cừ bà cô đã trêu chọc đứa cháu dâu khi cháu đang làm bếp:
- Cháu này, ở Hà Nội người Hà Nội mổ cá đằng lưng đấy nhé\.
Cô Ninh chẳng lạ lẫm gì cách làm cá, ở quê mỗi khi nấu cơm làm cá cô vẫn mổ bụng cá và rửa sạch sẽ, nghe bà cô chồng nói cô Ninh ngây thơ tưởng dân Hà Nội làm thế và cô ngoan ngoãn vâng theo, mổ những con cá đằng lưng làm một phen trò cười cho nhà chồng\. Họ càng cười càng thêm ghét cay ghét đắng con bé nhà quê được làm dâu nhà Hà Nội lại là nhà giàu sang\.
Còn ông anh cả của chồng thì ghét cô ra mặt ?chơi trò ném đá, nhà anh cả và nhà vợ chồng cô Ninh ở cạnh nhau, từ sân nhà bên này anh ném gạch sang sân nhà em bên kia một ngày mấy bận, cô Ninh không chịu nổi sự phá đám của anh chồng bèn?dắt chồng đi thuê nhà nơi khác không thèm ở căn nhà mặt phố Hưng Ký của nhà chồng nữa\. Cô yêu anh, cô đâu màng gì tới tiền của gia sản nhà anh\.
Thời cuộc năm 1954 mẹ anh Cừ muốn lo cho các con đi Pháp nhưng anh Cừ đã nhanh chân theo vợ di cư vào Nam, lìa quê cha đất tổ, lìa cha mẹ anh em thân thuộc.Từ đấy anh Cừ nương nhờ vợ như trước đó anh từng được mẹ chở che\.
Vào Nam anh Cừ thành một công chức còn cô Ninh lại xuôi ngược bán buôn, từ buôn bán nhỏ đến lớn\. Họ xây được căn nhà 3 tầng lầu nơi các con sống từ nhỏ hay ra đời và lớn lên ở đây\.
Ngày tôi lên 7 lên 8 học tiểu học mỗi lần bị bạn bè bắt nạt là tôi về mách mẹ, thế là mẹ tôi đến thẳng trường, không phải để gặp cô giáo mà để gặp đứa thủ phạm đã đánh tôi, bà hăm dọa thế nào mà từ đấy trở đi không đứa bạn nào dám ăn hiếp hay gây sự với tôi nữa
Chúng nó bảo nhau là mẹ tôi dữ lắm, mẹ tôi ?Bà Chằn lửả
Mỗi lần đứa bạn nào muốn đến nhà tôi chúng đều hỏi thăm tình hình:
- Ê Mai, chiều nay mẹ mày có nhà không\?
- Có anh tao, hai đứa em tao và bố tao
- Ai cũng được miễn là không có mẹ mày, chiều tao đến nhà mày chơi nhá\.
Tôi hãnh diện về người mẹ ?bà chằn lửả của mình vì được mẹ che chở an toàn và các bạn nể sợ, nhưng chỉ vài năm sau thì tôi hiểu cái danh từ ?mẹ bà chằn? chẳng hay ho gì mà trái ngược lại nên tôi mặc cảm lắm với bạn bè vì mẹ mình
Ngoài vóc dáng to cao, nét mặt mẹ cũng chẳng hiền, đôi chân mày đậm, đôi mắt hơi xếch Tướng tá này mà đi đánh ghen thì các cô bồ nhí của bố tôi ( nếu có) cũng phải chạy xa một đi không trở lại\. Nhưng cũng may bố tôi chẳng bao giờ có ý định yêu thương ai ngoài mẹ, người con gái quê đã giáng tiếng sét ái tình dữ dội vào đời bố\.
Ngày xưa ở quê quân ăn trộm cũng phải sợ mẹ tôi, nửa đêm chúng vào sân bắt trộm gà bị mẹ phát hiện đuổi theo đến cùng dù chúng đã biết điều ném trả lại những con gà để hối hả leo qua tường, mẹ leo không kịp nên tên trộm thoát nạn nhưng bầy gà đêm một phen hoảng sợ, gà xổ lồng bay tung toé và nhào nháo khắp sân\.
Ở Sài Gòn có lần mẹ tôi bị cướp giật xâu chuỗi hột đeo trên cổ tại công trường Quách thị Trang, sợi giây đứt hột rơi tung toé xuống đất, không thể lấy được gì tên cướp bỏ chạy nhưng bà vẫn không tha tên cướp, bà huỳnh huỵch chạy theo và lấy cán dù kéo cổ tên cướp ngã lăn quay ra đường, bà giữ chặt nó rồi hô hoán mọi người bắt giao tới đồn cảnh sát sau đó bà mới thong thả lượm hột lên cho đến khi xâu chuỗi đầy đủ \.
Lợi thế to con khỏe mạnh bà đã trấn áp tên cướp dễ như trò chơi trẻ con\..
Nghe mẹ kể lại hai câu chuyện bắt trộm cướp này chúng tôi phục mẹ lắm và tôi đã dè dặt hỏi:
- Trộm cướp chưa lấy được món gì của mẹ sao mẹ không tha ?.làm phước còn truy đuổi đến cùng\?
Mẹ quắc mắt mắng tôi:
- Mẹ chỉ làm phước cho người tử tế, quân bất lương thì nó phải trả gíả
Mẹ làm giàu từ hai bàn tay trắng nuôi chồng nuôi con sung sướng, lương của bố chỉ để nhà xài vặt, bố vẫn là công tử Hà Nội dù đã xa Hà Nội nhiêu năm, được mẹ hầu cơm hầu nước thương yêu và trân trọng\.
Chắc đã quen được mẹ chiều lại đến vợ chiếu, bố kiểu cách và khó tính khác người\.
Buổi sáng bố điểm tâm bằng tô phở nhưng phải là tô phở nóng, đến đúng lúc, nghĩa là khi bố ngồi vào bàn thì mẹ đã mua tô phở từ ngoài tiệm về đến nơi, không sớm hơn và không trễ hơn\.
Tôi có lần phải đi mua phở về cho bố, bưng tô phở đặt trên cái đĩa mà tôi vẫn lóng cóng sợ tô phở nóng đổ ra tay, rón rén đi mãi mới về đến nhà tôi bị mẹ mắng ngay:
- Con ngủ ở tiệm phở hay sao mà lâu thế\?
Dĩ nhiên tô phở ấy bố tôi không ăn vì là ?tô phở không đúng lúc?, bố thà nhịn đói chứ không ăn tô phở dù chỉ bớt nóng đi một chút\. Thế là từ hôm ấy trở đi mẹ tôi ?độc quyền? đi mua phở cho bố điểm tâm\.
Mẹ đã tự tin nói với các con :
- Thả bố chúng mày ra đường chẳng cô nào thèm nhặt, vì ai mà chiều nổi bố chúng mày ngoài mẹ \.
Mỗi khi bố mẹ đi ra phố, bố chưa biết cầm dù che vợ là gì vì mẹ đã làm chuyện ấy, che cho bố khi trời nắng lúc trời mưa\. Bố nói đùa với mẹ :
- Bà khỏi cần che ô che dù làm gì, tôi đi bên cạnh bà, bóng bà to lớn đủ che chắn cho tôi rồi\.
Và bố cũng từng nửa đùa nửa thật trước mặt vợ con:
- Nếu bà chết trước thì tôi sẽ sống ra sao đây\.
Mẹ gắt yêu:
- Ông đừng nói gỡ\. Nhưng nếu thế thì tôi sẽ là người chết sau để lo cho ông đến khi mồ yên mả đẹp rồi tôi chết ngay lập tức cũng vui lòng\..
Chúng tôi cũng ước nguyện như mẹ, bố khó tính thế chúng tôi không đứa nào dám gần, mẹ tuy cũng khó tính nhưng vẫn cởi mở và gần gũi các con\.
Mẹ làm mấy nghề một lúc, cho vay lời, cầm chủ hội, bán vải, cầm cố đồ đạc nhà cửa, những nghề cần bản lĩnh này đã thích hợp với mẹ, hầu như không ai dám trây lì hay quỵt tiền nợ của mẹ\.
Có một con nợ cầm căn nhà mặt tiền không có khả năng trả nợ, thay vì xiết nợ căn nhà nhưng mẹ đã thương cảm cho cảnh nhà người ấy sa cơ thất thế nên gia hạn thêm để giúp người ấy tiếp tục kinh doanh nơi căn nhà mặt tiền, tiếp tục trả góp cho mẹ\.
Nhà bà Tư trong xóm lao động gần nhà mang nợ mẹ dai như đỉa đói, nợ cũ chưa dứt lại chồng thêm nợ mới, lần đó bà Tư sai hẹn không trả tiền lời, mẹ tưởng bị bà Tư qua mặt, mẹ tức giận xồng xộc đến nhà bà Tư định sẽ mắng cho bà ta một trận và từ giờ trở đi đừng hòng bén mảng đến nhà mẹ để vay tiền nữa\.. Khi đến nơi thấy ông Tư nằm trên chiếc phản xiêu vẹo ở gian ngoài, mình đắp chiếc chăn cũ rách như tổ đỉa và rên hừ hừ, bên cạnh ông vài ba đứa trẻ mặt nhem nhuốc và ngơ ngác sợ hãi khi thấy người đàn bà lạ bước vào với vẻ mặt dữ dằn đòi gặp mẹ chúng thì mẹ tôi đã chạnh lòng\.
Bà dịu giọng hỏi lũ trẻ:
- Mẹ chúng mày đâu\?
Một đứa mếu máo đáp trong khi hai đứa còn lại thì đứng co rúm vào nhau :
- Má con đi qua nhà dì Hai mượn gạo chưa về\.
Mẹ tôi quay về nhà và đến một cửa hàng gạo mua hẳn một tạ gạo nhờ chủ tiệm mang đến tận nhà bà Tư\.
Mẹ bán vải bỏ sỉ, những xúc vải để đầy trong nhà không những anh chị em tôi muốn may gì thì may mà các bạn tôi đến chơi nhà, mẹ thấy đứa nào trầm trồ trước đống vải mới tinh đủ màu sắc mẹ tôi liền bảo:
- Cháu thích thì bác cho, bác cắt vải cháu may cái áo giống Mai nhé
Các bạn tôi thích mê, không phải chỉ thích vải mà thích cả mẹ tôi, trông tướng tá bà oai vệ như đàn ông mà sao dịu dàng hiền hậu thế\.
Các bạn của anh tôi cũng được yêu chiều như thế, đến chơi nhà là được mẹ giữ lại nấu cơm cho ăn no nê mới ra về, các anh thân thiện và tự nhiên, có anh đến nhà tôi vừa vào đến cửa đã hỏi đùa:
- Mai ơi, nhà còn cơm nguội không cho anh ăn với
Mẹ tôi nghe được đã vồn vã:
- Sao lại thế cháu, để bác đặt nồi cơm điện mà ăn ngay cho nóng sốt chứ\.
Các bạn thời tiểu học của tôi khi ấy còn bé dại tưởng mẹ tôi dữ dằn, chúng không hiểu sau cái nhan sắc đàn ông ?đáng sợ? ấy mẹ tôi là một phụ nữ giàu tình cảm rất đáng yêu\. Các bạn của chúng tôi sau này đã hiểu thế, đã qúy mến mẹ biết bao\.
Làm ăn mấy nghề như thế nhưng mẹ vẫn ôm đồm thêm khi có cơ hội, thấy một tiệm sửa xe gắn máy ở đường Hồng Thập Tự cần sang lại gía rẻ vì chủ tiệm đi xa mẹ đã sang lại ngay\.
Anh chị em chúng tôi đều phản đối, nhà toàn phụ nữ, bố đi làm còn anh tôi đã là phi công bay bướm đời nào chịu làm anh thợ sửa xe gắn máy\.. Bố tôi cũng răn đe cho có lệ vì biết mẹ đã quyết định là đâu vào đó khó mà thay đổi được:
- Nhà này không ai biết sửa xe gắn máy đâu nhé\.
Mẹ gạt đi :
- Ông chỉ khéo lo, chưa biết thì làm cho biết, cả Sài Gòn này có bao nhiêu là xe gắn máy tha hồ kiếm tiền ông ạ\.
Rồi mẹ nói đùa:
- Tôi mà có vốn to thì buôn cả tàu bè máy bay nữa đấy
Anh tôi nhận xét:
- Mẹ mà đi lính chắc cũng xông pha khắp 4 vùng chiến thuật, cũng lên cấp chỉ huy\. \..
Những ngày đầu mẹ bảo chị em tôi thay phiên nhau lúc rỗi rảnh ra trông tiệm để ?câu khách? vì khách sửa xe toàn là đoàn ông, các anh khách hàng đến sửa xe đã gặp cô Mai, cô Lan cô Cúc và không thể nào không đến tiệm lần nữa khi xe bị hỏng\. Mẹ tâm lý giỏi thật\.
Chưa có tiệm sửa xe gắn máy nào ở Sài Gòn độc đáo như tiệm nhà tôi toàn là phụ nữ trông coi\. Khi thì một bà gìa, khi thì cô thiếu nữ ra dáng nữ sinh bé bỏng thật dễ thương\..
Nhưng người trông coi tiệm chủ yếu vẫn là mẹ, có các thợ chính thợ phụ sửa chữa hẳn hòi mà tay chân mẹ ít nhiều cũng dính dầu nhớt, dần dần mẹ thành thạo hầu hết những bệnh thông thường của xe gắn máy, khách mang xe đến tiệm sửa chỉ tả sơ sơ mẹ đã định xong bệnh chiếc xe và ra gía, gía cả phải chăng nên cửa tiệm càng được tín nhiệm đông khách\.
Mẹ làm chủ hội, tính nhẩm mà vanh vách, hội non, hội gìa, tiền ai hốt hội, tiền ai đóng hội chết hội sống không sai sót bao giờ, nhiều khi tôi muốn giúp mẹ mang giấy bút ra cộng trừ chưa xong thì mẹ đã ra đáp số rồi
Không ngờ một người phụ nữ nhà quê ít học, chỉ xong bậc tiểu học trường làng mà lại tính toán nhanh nhẹn đến thế\.
Anh cả tôi lái máy bay phi đoàn cảm tử, phi đoàn 219 chuyên chở lính biệt kích Mỹ\. Phi cơ anh lái là một trong hai chiếc máy bay bị rơi trong một chuyến bay thả biệt kích Mỹ xuống vùng ngã ba biên giời Việt Miên Lào tháng Tư năm 1969\. Anh mất tích không tìm thấy xác\.
Mẹ tôi một thân một mình ra tận Ðà Nẵng vào phi đoàn để hỏi thăm tin tức của anh, mẹ không cho bố tôi đi vì sợ ông yếu sức yếu lòng không chịu đựng nổi nỗi đau này\. Mẹ gánh vác cả nỗi đau cho bố\..
Tin tức về con trai càng ngày càng mù mịt, ai cũng hiểu là máy bay rơi đồng nghĩa với phi công chết tan xác cùng với mảnh vụn máy bay trong bụi bờ nào đó, có người mẹ nào không đau đớn khi nghĩ đến từng mảnh vụn thịt xương con mình hoang lạnh nơi rừng sâu núi thẳm\.
Mẹ tôi để hình anh Tùng trên bàn thờ hương khói, ngày máy bay rơi là ngày giỗ anh và thường than khóc gọi tên con : ?Tùng ơi, con ở đâu\? Sao con chết thảm thế con ơỉ? rồi mẹ quay ra chửi từ đầu nguồn đến cuối nguồn vẫn là thằng Việt Cộng, mày vào xâm chiếm miền Nam Việt Nam con bà phải đi lính, mày bắn rơi máy bay con bà, mày giết con bà.?\.
Mỗi năm cứ đến ngày giỗ anh Tùng là có vài đồng đội cùng phi đoàn 219 đến thắp nhang cho anh, nhìn thấy bạn của con, nhìn thấy những bộ quân phục như con mình đã từng mặc mẹ tôi và cả nhà lại rưng rưng nước mắt thương nhớ người thân của mình\..
Biến cố 1975 mẹ chậm chân không đưa gia đình đi thoát như 1954, những nhà cửa tài sản kinh doanh của gia đình bị mất trắng chỉ còn lại căn nhà đang ở\..
Mẹ tôi lại lặn lội bán buôn nhỏ ở chợ An Ðông để kiếm sống, mẹ ngồi giữa chợ đông bán gà vịt, công việc vất vả và nhếch nhác cả ngày\.
Ðầu sóng ngọn gió nào cũng có mẹ xông pha\. Ðúng như anh tôi đã nhận xét\.
Vợ chồng con cái tôi đi diện HO đến Mỹ, gia đình em Lan đi vượt biển và đến Úc định cư, còn lại gia đình em Cúc ở lại với bố mẹ\.
Bố tôi đã qua đời trước mẹ như mẹ và chúng tôi mong ước\. Chúng tôi định bảo lãnh mẹ sang Mỹ hay Úc nhưng mẹ tôi từ chối và muốn ở với vợ chồng con gái út đến cuối đời\..
****************
Hôm nay ngày lễ Vu Lan tôi đi chùa lễ Phật đọc kinh báo hiếu Vu Lan\. Khi cài lên áo bông hồng trắng tôi lại ngậm ngùi thương nhớ mẹ\.
Ðặt hoa qủa lên bàn thờ tôi cúng mẹ với tất cả niềm yêu thương và hãnh diện\. Người mẹ nhà quê của chúng tôi chữ nghĩa không đầy lá mít đúng như các người bên nội tôi đã chê bai khinh thường, nhưng người mẹ ấy đã bôn ba tất bật cả cuộc đời để bao bọc nuôi nấng chồng con một cuộc sống ấm no và hạnh phúc
Bà nội tôi đã chọn không sai nàng dâu\. Bà nội đã có một nàng dâu tuyệt vời\..
-----------------
Khi Ðịnh Mệnh Cúi Nhìn
Phần Thứ Nhì
Chương 25
DẠY CON
Tình Hoài Hương
*
Có một lần Hạnh và anh trai ngồi học bài ở phòng kế bên, hai anh em nói chuyện học hành trong lớp xong\. Sau đó họ to tiếng phê bình giáo sư của mình:
- Ông thầy Phô thiên vị con Lài, thầy cho nó hạng cao, mặc dù nó học dốt thấy mồ, ổng trắng trợn có tình ý đặc biệt với con Lài, trong trường đa số đã biết, thật chán! bây chừ con đó có bầu rồỉ\.
Hai anh em say sưa thao thao bất tuyệt nói xấu, chế nhạo ?con nhỏ và giáo sư kiả\. Không ngờ ba cô đã nghe rõ mồn một\. Lúc khá lâu, ba gọi:
- Hai đứa con mau qua bên nầy, ba biểu\.
Chưa biết Ba gọi qua phòng tiếp bệnh nhân để làm gì, nhưng anh em dạ rõ to, vui tươi hí hửng dắt nhau đi và khúc khích tươi cười về "chuyện hai người ấy"\. Phòng làm việc đã hết khách, Ba cúi xuống quyển sổ một hồi lâu cặm cụi ghi chép, dường như ba không lưu tâm tới hai con\. Ðứng xớ rớ gần cửa sổ, anh Doãn xích lại bên em, khều khều vô tay Hạnh, thì thầm:
- Chắc ba sẽ thưởng cho tụi mình, vì có tên trong bảng danh dự tháng nầy đó em\.
- Dạ phải\.
Một lúc sau, xếp quyển sổ dày cui cất trong hộc tủ\. Tằng hắng, rồi Ba tháo mắt kính xuống; vì kính lão bị bể mất một tròng, khiến bên có mắt kính bị nặng, gọng kính lỏng lẻo kéo xệ xuống, bên trống lổng thì treo lên cao nhẹ hẫng, coi thật tức cười\. Ba ngẩng lên ngó hai con:
- Hai đứa con ngồi xuống đó\.
- Dạ\.
- Hồi nãy có khách ở đây, nên Ba không tiện kêu hai đứa vô nói chuyện, chừ hãy kể lại ?ông thầy giáỏ nghe coi nà\.
Liếc nhìn nhau, cô len lén thò tay qua cào vô đùi anh mấy cái, Hạnh cảm thấy phập phồng, hồi hộp? không biết có chuyện gì đây! chắc chắn chẳng phải do anh em học giỏi, sẽ được Ba ?thưởng? cho rồi\. Anh ấp úng:
- Dạ, thưa ba, con? con?
- Sao\? Hồi nãy hai đứa ngồi bên kia không lo học, chỉ sa đà nói xấu người vắng mặt\. Hừ? Khách và Ba đã nghe rõ\. Tại sao bây giờ tụi bây lại im re, hả\?
Anh em lo lắng cúi gầm đầu, anh Doãn lí nhí:
- Dạ, con? biết lỗi\.
- Biết lỗi sao!
- Dạ, ? thưa ba\.
- Vậy tốt\. Con? (ba chỉ anh) đi ra ngoài chuồng vịt, bắt con vịt mái đem vô đây\. Còn con Hạnh xuống dưới bếp lấy muối, cây đèn, cái rổ, con dao, đem lên đây\. Mau\.
Hai con vâng dạ? dù có băn khoăn, bỡ ngỡ, ngạc nhiên, thắc mắc? nhưng anh em cô hí hửng chạy đi làm việc ba sai\. Hạnh cảm thấy vui vẻ lạ thường, vì nghĩ Ba đã bỏ qua chuyện ?nói xấủ\. Ba sẽ xí xóa chuyện con nói hành nói tỏi\. Ba sẽ ?khaỏ anh em học giỏi, được Ba cho ăn thịt vịt có trứng non, có bộ lòng mềm cùng cái dồi trường thơm ngon bá cháy!
Hai anh em khệ nệ bưng các thứ vô phòng làm việc\. Con vịt bị anh Doãn xách cánh, xách chân, thì nó luôn dẫy dụa kêu la inh ỏi\. Thiệt là điếc con ráy quá đi! Ba ra lệnh:
- Con Hạnh cắt cổ con vịt\.
- Ối dá dà, con\... con không thể cắ? cắt cổ vịt? Con sợ\.
- Rứa à! Thôi cứ để con vịt sống hì, hai đứa ngồi xuống nhổ lông vịt\. Nhổ lông vịt xong, bây thả con vịt cho nó chạy về chuồng, mặc nó đau đớn và bị đồng bọn vịt bu lại cắn mổ, vì con vật ấy bây giờ ngó ra, thì nó không giống cùng chủng loại\. Tụi bây bỏ lông vịt trong rổ, đem lông vịt đi vất ra ngoài trời\. Sau đó, hai đứa bây đi lượm lại đầy đủ lông vịt đem vô đây\. Ba sẽ thưởng công cho\.
Hạnh kinh ngạc, làm sao có thể đi lượm lại đầy đủ lông vịt khô\? Anh Doãn chưng hửng nghĩ rằng: ?Chắc ba đã già, nên lù đù, lẩm cẩm rồi chăng\. Làm thầy thuốc lâu năm, chắc có lẽ bây chừ cà tửng Ba sẽ ?bóp cổ, diệt? bệnh nhân chết queo, họ ngoẻo không kịp ngáp rùi\. Anh trả treo:
- Muốn nhổ lông con vịt, phải cắt cổ cho nó chết, rồi trụng nước sôi\. Nếu để vịt sống mà nhổ lông, thì không thể nào! Ba nói con đem lông vịt khô ráo rải ra ngoài trời, lông sẽ bị gió cuốn bay đi hết, làm sao con đi lượm lại được\. Ba!
- Không làm được, hay sao\?
- Dạ phải\.
- À? hai đứa con đã biết có lỗi gì chưa\?
- Lỗỉ \?
- Vẫn không biết mình phạm lỗi gì à\?
- Dạ thưa ba không\.
- Hừ? Ðó là chuyện riêng người ta, tụi bây xúm lại a dua nói xấu họ, mà không cảm thấy xấu hổ nhục nhã hay sao\? Lời nói vọt ra từ cửa miệng, thì ai cũng nghe, cũng biết; giống như con vịt bị trọc lóc không còn lông đang kêu la đó\. Lời nói xấu khi thoát ra khỏi miệng, cũng giống những chùm lông vịt khô bay đi, thì tụi bây có lượm lại được không\? Hả\? Câu nói như mũi tên không được bắn bậy, mũi tên cũng giống lời nói khi đã lọt vô tai ai, thì không tài nào rút ra được\.
- Về việc ?muốỉ ; ?cây đèn?, thì\... thịt, cá, nếu không ướp muối, thì thịt, cá sẽ bị ươn, thúi\. Cây đèn khi đốt lửa là cho ta ánh sáng (tượng trưng cho sự thông minh của trí tuệ)\. Nếu các con không thấm nhuần nền giáo dục chu đáo có căn bản từ gia đình, học đường, xã hội, nếu không có đức dục và rèn luyện trí dục, không có tri thức, thì các con sẽ hư đốn như cá không ăn muối, như cây đèn không tỏa sáng vậy\.
Hai con cúi gầm đầu im re\. Dạ, con hiểu rồi! Anh Doãn lớn hơn em, nên ba phạt anh đi cuốc đất làm vườn trà\. Ba ?đì? Hạnh đi nhổ cỏ cú, cỏ chỉ, cỏ ống\. Thiệt là nhọc nhằn mệt muốn đứt hơi, cô quá thất kinh vì cái tội vạ miệng ?ăn mắm ăn muối, nói bậy bạ?, nên cô phải ngồi buồn hiu vất vả lam lũ ở ngoài nắng, dù chỉ một ngày mà cô không thể chịu nổi từng cơn nóng và nắng cháy da, mệt mỏi lừ đừ, khát khô bỏng cổ họng!
Ôi! Cái chuyện ?nhổ lông vịt? muôn đời đáng ghi nhớ ấỷ là bài học quý giá hơn ngàn vàng, chẳng thể quên! Các con đã được sự giáo dục rất mực tôn nghiêm và chu đáo của Ba Má\. Hạnh học hỏi nhiều điều bổ ích từ ơn cha nghĩa mẹ sinh thành dưỡng dục\. Con xin trân trọng cảm ơn Ba Má vô vàn\. Hạnh nguyện muôn đời ghi nhớ, sau nầy hy vọng cô sẽ truyền đạt kinh nghiệm sống và hữu ích cho con cháu mình noi theo gương lành:
Lòng buồn khi bước về phố cũ
Con ra đi đời lãng tử mộng trăng thềm
Mơ hồng trần theo sông nước cảnh chiều êm
Con nhớ lắm khi trăng lên xóm nhỏ
Chân bước ngại ngần mây tím đổ
Chiều về khắc khoải áo hồng vương
Mẫu thân bên xoan đỏ phía sau vườn
* * *
Cha dạy: Lý, Văn, Cửu chương, Hóa, Sử cũ
Giờ đất khách tri ân mẹ cha trên phím chữ
Hiển đạt đời con, ấp ủ mẫu phụ thân
Vinh sang hạnh phúc bội phần
Công cha dưỡng dục muôn vàn khắc sâu
Nghĩa mẹ ngàn thuở bền lâủ (*)
* * *
*
Tuỳ Bút
Trên trái đất chúng ta sống, có rất nhiều dòng sông\. Nổi tiếng, vô danh, lớn, nhỏ\. Căn nhà tuổi thơ của tôi cũng nằm cạnh một dòng sông\. Vì vậy tôi đặc biệt yêu thích sông hồ, biển cả\.
Ở Việt Nam có sông Hồng, sông Hương, sông Cửu Long\. Ba dòng sông tiêu biểu ở ba miền đất nước\.
Hình như các sông ngòi Việt Nam thường lẫn phù sa nên có màu nâu hay đỏ của đất\.
Bắt nguồn là sông Cửu Long, sau dòng chảy chia thành hai nhánh Tiền Giang, Hậu Giang và còn phân chia thành nhiều nhánh sông phụ khác\. Tôi đã từng đi phà qua lại trên hai dòng sông nầy nhiều lần để về quê ở gần cuối miền đất nước\. Con sông nước đục có nhiều cụm lục bình trôi nổi hiền hoà như tấm lòng chân chất dân miền Tây Nam Việt\.
Sông Hương sông Hồng thì tôi có dịp ngắm mỗi nơi một lần\.
Hương Giang yêu kiều trầm mặc nhìn từ góc chùa Thiên Mụ vào buổi hoàng hôn sương mù bảng lảng, vài chiếc thuyền nhấp nhô theo những gợn sóng\. Tiếc là tôi chưa được ngồi trên một trong những chiếc thuyền ấy về đêm, thưởng thức ca Huế với những điệu lý, điệu hò Nam Ai, Nam Bình? ngọt ngào trầm bỗng du dương của ca sĩ hoà quyện theo âm thanh réo rắt từ đàn bầu, đàn tranh, nguyệt, sênh, phách, sáo\. Sông Hương qua sự tưởng tượng của tôi, như dáng thiếu nữ đất Thần Kinh e ấp thẹn thùng nằm xoã tóc đợi chờ người yêu bình yên trở về sau trận chiến\.
Hồng Hà trong trí tôi là nước sông đỏ lờ mùa lũ của vợ chồng anh phó Thức chị Lạc cùng ba đứa con thằng Bè, cái Nhớn, cái Bé trong truyện ngắn Anh Phải Sống của nhà văn Khái Hưng? một thảm cảnh gia đình nghèo đánh mạnh vào cảm xúc tôi mãi không phai nhạt dù năm tháng chất chồng\.
Nhưng thời điểm tôi đến vào tháng một thì dòng sông phẳng lặng bình yên như chưa từng dậy ba đào dìm chôn bao nhiêu sinh linh nhà cửa xuống đáy\.
Ở châu Âu có nhiều dòng sông nổi tiếng mà trong đó được ca tụng nhiều nhất là sông Danube và sông Seine\.
Tôi mơ tưởng sông Seine có lẽ do thời thiếu nữ hay đọc thơ tình của thi sĩ Nguyên Sa ca ngợi Paris chăng \?
Paris có gì lạ không em
Mai anh về giữa bến sông Seine
Anh về giữa một giòng sông trắng
Là áo sương mù hay áo em
( Paris có gì lạ không em, Nguyên Sa )
Mai tôi đi dù hôm nay đang vào thu
Giòng sông Seine đang mặc áo sương mù
Ðang nhìn tôi mà khoe nước biếc
Khoe lá vàng lộng lẫy lối đi xưa
( Paris, Nguyên Sa )
Ngày còn ở quê nhà, tôi mơ ước một lần được đặt chân đến đất Pháp, cái nôi của nền văn hoá Tây phương, tượng trưng cho Tự Do-Công Bằng-Bác Ái\. Nhất là Paris-kinh thành ánh sáng- để tận mắt ngắm nhìn các di tích cung điện, viện bảo tàng, tháp, nhà thờ\... nhất là dòng sông Seine quyến rũ, thơ mộng\.
Thế rồi hai mươi năm sau niềm ao ước trở thành hiện thực\. Tôi đến, và còn nhiều lần trở lại\. Chiêm ngắm, hoà nhập vào dòng người luân lưu không ngơi dứt trên đường\. Ngồi du thuyền ( bateau mouche )ngược xuôi từ dưới sông, ngắm ngọn tháp nhà thờ Ðức Bà với câu chuyện người gù Quasimodo và nàng Esmeralda của Victor Hugo từ thuyền\. Thuyền luồn dưới các cây cầu nổi tiếng\. Có ít nhất 37 cầu bắc qua bờ sông Seine mà trong số có 5 cầu nổi tiếng nhất\.
Nào là cây cầu Alexandre III lộng lẫy hoàn thành năm 1900 do Sa Hoàng Nga cùng tên xây tặng cho thành phố nhân có cuộc triển lãm tại Paris năm đó\. Kiến trúc trên cột cầu mô phỏng theo cách kiến trúc lâu đài với tượng các thiên sứ, nữ thần, ngựa có cánh?
Kia là cầu Pont Des Arts xây năm 1801 còn gọi là cầu Khoá Tình Yêu nơi các đôi tình nhân toàn thế giới có dịp đến thăm Paris đều không bỏ qua, họ đã gắn hơn 700?000 khoá vào thành cầu, ước mong tình yêu vĩnh cửu\. Sợ sức nặng của các khoá sẽ làm hư hại cầu nên năm 2015 chính phủ thành phố quyết định tháo dở các khoá ở thành cầu\. Hiện nay họ cho phép gắn khoá vào một cây cầu khác nhỏ hơn chỉ dành cho người đi bộ\.
Chúng tôi thích đi bộ dọc theo hai bên bờ sông, đoạn từ Viện Bảo Tàng Orsay đến Viện Thế Giới Ả Rập, tập trung đông nhất ở phố La Tinh nơi có trường Ðại Học nổi tiếng Sorbonne\. Là nơi hàng dãy kiosques ( mà tôi thấy giống như cái hộp chữ nhật, hoặc cái rương lớn) đã có đó từ thế kỷ 19, bán sách cũ, tuần báo cũ, truyện tranh, thiệp cũ, tranh cổ\.. \. Mỗi một gian như cái rương bằng sắt chiều ngang 2m, sâu 0,75 m có nắp đậy phần bên trong cao hơn phía ngoài để khách dễ dàng tìm kiếm\. Khi bán họ chỉ việc mở nắp rương trong đó trưng bày sẵn các loại sách, khi về đóng nắp khoá lại\. Những người bán sách là những cựu giáo sư triết, văn sĩ, nhạc sĩ, ký giả, nhà khoa học? Họ không bán sách để mưu sinh, mà chủ yếu là đam mê\.
Lần trở lại sau cùng nhằm mùa thu 2019 trước dịch Covid-19, tôi ngậm ngùi thấy rất nhiều gian hàng đóng nắp, lá vàng vương rụng lên bề mặt hộp kim loại phai màu năm tháng\. Giờ chỉ còn lác đác vài người bán bắt ghế ngồi lơ đãng nhìn khách lũ lượt đi qua không ngớt, chỉ một ít đứng lại chọn lựa xem ngắm\. Bâng khuâng tự hỏi: một biểu tượng văn hoá làm nên nét đặc thù của Paris có thể nào mai một với thời gian \?
Paris có những cung điện nguy nga, những viện bảo tàng chứa nhiều danh hoạ vô giá, những di tích cổ là di sản thế giới, những nhà hàng khách sạn sa hoa tráng lệ?..đó là bề nổi\. Còn mặt trái của Paris là những người không nhà, những kẻ ăn xin lê lết trên đại lộ Champs-Elysées, những trò móc túi\. Vàng thau lẫn lộn mà bất cứ thành phố đông dân nào cũng cùng chứng ung nhọt giống nhau\.
Và Danube, từ bài hát giai điệu valse của nhạc sĩ Áo Johann Strauss được Phạm Duy phổ lời Việt với giọng hát thánh thót tuyệt vời không ai sánh kịp của ca sĩ Thái Thanh đã chiếm lĩnh hoàn toàn trái tim tôi từ thời biết mộng mơ thiếu nữ\. Sau đó, tôi lại được xem phim Sissi Nữ Hoàng Áo Quốc do tài tử yểu mệnh Romy Schneider đóng khiến tôi càng gắn bó với ca khúc Dòng Sông Xanh này hơn\.
Thảo nào thành phố Vienne, Áo được mệnh danh là thành phố của âm nhạc quả không sai\. Không riêng gì Vienne, âm nhạc tràn lan khắp nơi, như thành phố Salzburg là nơi ra đời của nhạc sĩ thiên tài Mozart mà chúng tôi may mắn được tham dự buổi hoà nhạc kỷ niệm 250 năm ngày sinh của ông do đại dàn nhạc giao hưởng Vienne đến trình diễn\.
Hàng năm, cứ vào buổi sáng ngày 1 tháng 1 dương lịch là đài truyền hình Thuỵ Sĩ luôn truyền trực tiếp buổi hoà nhạc của Dàn Nhạc Giao Hưởng thành Vienne Áo quốc, thường trình diễn đặc biệt nhạc của Johann Strauss vào ngày này\. Tất nhiên không bao giờ thiếu bài hát trứ danh Blue Danube, phụ hoạ các phong cảnh nên thơ hai bên bờ sông xanh\. Chúng tôi ít khi bỏ lỡ chương trình đặc sắc đó\. Tâm hồn tôi cứ như bay bổng theo con tàu, theo dòng nước xanh xuôi chảy nhịp nhàng, theo điệu luân vũ du dương khi êm đềm khi róc rách khi thì thầm dẫn dụ ta về chốn địa đàng\.
Dàn giao hưởng cả trăm nhạc sĩ đã ngưng tiếng đàn rồi mà chúng tôi vẫn chưa dứt ra được trạng thái tâm hồn lơ lững tận chín tầng trời mây\.
Chúng tôi có đến Vienne để tìm Danube mấy năm trước\. Vào mùa thu có đoạn hẹp như con kinh đào\. Trời ơi, Danube của tôi là vậy đó à \?
Mùa hạ nầy tôi đến Budapest, Hung-Gia-Lợi để được ngắm dòng Danube ở góc độ khác, vì con sông chảy qua nhiều quốc gia châu Âu\.
Là người hoài cảm, thú thực tôi hơi thất vọng khi tận mắt ngắm hai dòng sông Seine và Danube\. Vì nước không có màu xanh như tôi đã đọc trong sách, truyện, thi cảcó tưởng tượng nào mà không huyễn hoặc, không thái quá hơn thực tế đâu\.
Rồi tự giải thích?không biết có đúng không: có lẽ màu nước là nhờ sự phản chiếu của sắc trời hoặc cây cối hai bên bờ hay đáy sông\. Nhưng tôi lại ở giữa kinh thành của hai quốc gia xưa kia từng có vua chúa ngự trị, nhiều đền đài nhà cửa tàu bè dọc bờ thì đâu có nhiều tàng cây xanh soi mình bóng nước mà cho ra màu xanh biếc như được miêu tả trong văn chương thi phú\.
Nếu muốn tìm cái màu xanh như ao ước thì tôi phải đến đoạn sông mà hai bên bờ còn cảnh thiên nhiên nguyên thuỷ thì may ra\.
Nhưng có một dòng sông thường xuất hiện nhiều nhất trong ký ức của tôi
hơn tất cả các dòng sông nổi tiếng trên thế giới cộng lại, đó là dòng sông tuổi thơ\.
Nhà tôi toạ lạc bên bờ sông mỗi ngày nước ròng nước lớn từ biển đổ vào\. Tuỳ thời điểm trong năm, có những ngày thuỷ triều dâng, nước biển mặn ngập tràn vào sân sau\. Có những ngày nước ngọt hiền hoà mang từng giề lục bình hoa tím lửng lờ trôi ngang qua nhà, cho chị em tôi cắt hoa lá làm trò chơi bán hàng\. Mùa khô, không còn nước mưa dự trữ, dân múc nước sông cho vào lu lóng cho trong, dùng để giặt giũ, nấu ăn uống mà không ai bệnh tật gì\.
Hồi ấy, bên kia sông chỉ có lác đác vài mái nhà lợp lá, ven bờ đầy cây xanh soi bóng cùng nhiều cụm hoa dại màu tím, hồng, trắng vô cùng xinh đẹp dễ thương\. Cách vài tháng, buổi chiều không đến trường, tôi theo bà Ngoại bơi xuồng chở chục giạ lúa đến nhà máy xay gạo hướng Cầu Hoằng về ăn dần\. Bà ngoại ngồi sau điều khiển cho xuồng đi thẳng hướng, tôi ngồi trước cầm cây dầm ngoáy ngoáy ( chủ yếu vọc nước là chính chớ có biết chèo đâu)\. Càng gần về xóm trong thì nhà càng ít, cây mọc càng nhiều\. Tôi thả hồn theo lũ bướm đảo lượn quanh mấy cụm hoa dại hoặc cây bình bát, mù u\.. rồi mơ mộng về tương lai thế này thế nọ?
Lớn lên tôi đi xa, được ngắm nhiều dòng sông rộng lớn nước trong vắt, cảnh quan hai bên bờ thần tiên như tranh vẽ, nhưng sao nhiều đêm trong giấc ngủ tôi vẫn mơ mình ngồi xuồng cùng bà Ngoại chở lúa đi xay gạo ăn cho gia đình trên dòng sông phù sa thuở nhỏ\. Nhớ lại trò chơi nhà chòi cắt lục bình bán hàng, hay lén nhảy xuống nước tập bơỉ
Nếu chiếc-tủ-kỷ-niệm có thể được chia thành nhiều ngăn, thì chắc chắn sẽ có một ngăn khá trân trọng dành cho dòng-sông-tuổi-thơ của tôi\.
La Chaux-de-Fonds
Ngày Fathers Day năm nay, là năm thứ hai anh chị em chúng tôi thiếu vắng Ba \. Tháng sáu Canada thời tiết đẹp, tôi ngồi bên vườn sau nhà, tưởng tượng bên nghĩa trang Moore ở thành phố Arlington, Texas, phong cảnh đẹp đẽ với những con đường trải sỏi dưới hàng cây Magnolia to cao xòe bóng mát, chắc đang nở những hoa trắng thơm hương tinh khiết và bên những ngôi mộ, là thảm cỏ xanh có ngọn nước phun lên mặt hồ tung bọt trắng xóa, Ba đang nghỉ ngơi trong không gian và thế giới êm đềm đó\.
Tôi đã từng kể về xuất xứ cái tên KimLoan của tôi, lẽ ra là tôi tên Thoa như Má tôi muốn, nhưng Ba đã ...nhẹ dạ vô tư nghe theo lời ông nhân viên hộ tịch, muốn tôi được mang tên của nàng ca sĩ ?Căn Nhà Ngoại Ổ đang nổi như cồn lúc bấy giờ \. Sau này có lần tôi nói đùa với Ba :
- Tại Ba đó, con có hai tên, mà cái tên KimLoan chả có gì đặc biệt!
Ba bảo:
- Tên ca sĩ nổi tiếng mà còn khiếu nại gì chớ \??
Chắc rằng nàng ca sĩ ấy có giọng ca ngây thơ nũng nịu, khuôn mặt đẹp xinh lắm nên chẳng riêng gì Ba tôi, mà còn nhiều ông bố bà mẹ khác đã lấy tên nàng đặt tên cho con gái của mình, bằng chứng là khi tôi đi thi Ðại Học bên Việt Nam, cả cái phòng thi của tôi, hơn 50 thí sinh đều có tên ?Thị Kim Loan? chỉ là khác nhau họ Nguyễn, Lê, Trần, Phạm ...mà thôi! Ui chao, nổi tiếng đâu chả thấy, chỉ thấy tên mình ...đại trà bao la vô số kể, như ...cá cơm được mùa !
Má tôi mất sớm, đôi khi Ba lo việc cơm nước phụ với bà chị Cả, mà hễ Ba nấu món gì là chúng tôi mê mẩn tới đó, dù chỉ là món đơn giản như canh bí, rau muống xào tỏi \. Những ngày vừa hết Tết còn ngán với thịt mỡ bánh chưng, sau đó Ba tôi gom hết các hũ dưa chua, hành muối, củ kiệu, cùng nồi thịt kho tàu còn dư, nấu thành một món canh dưa thập cẩm ngon thần sầu, có đổi cao lương mỹ vị tôi cũng không chịu đâu nhé\.
Hồi Ba mất, tháng 8 năm 2021, thằng bạn học cũ nhắn tin:
?Xin chia buồn cùng bạn, về sự ra đi của người Bố vô địch cờ tướng quận Gò Vấp?!
Ái chà, hắn hơi nói thách, chớ Ba tôi cũng là vô địch Cờ Tướng, mà chỉ cỡ cấp phường khóm thôi \. Ðó là niềm đam mê vô bờ bến của Ba \. Ba có thể ngồi đấu cờ tại quán cafe của gia đình tôi cả ngày, quên cả ăn cơm \. Có lần Ba chạy xe đạp đi chợ, sau khi mua xong các thứ, Ba dắt xe ra ngoài cổng chợ thì thấy đám đông vây quanh một bàn cờ tướng, người ta đặt một thế cờ khó mời các ?cao thủ? vào giải, Ba liền hào hứng ?nổi máu anh hùng? nhảy vào bàn cờ, rộn ràng những tiếng góp ý của các ?quân sử ồn ào cả một góc đường , một hồi sau, tàn cuộc cờ thì chiếc xe đạp và mớ thức ăn đã không cánh mà bay!! Hôm sau tôi đi học, thằng bạn cùng lớp khoe:
- Hôm qua tui chứng kiến Ba của bà oai phong lẫm liệt tại bàn cờ, ai cũng trầm trồ nể phục, vì đã giải một nước cờ hóc búa, mọi người vỗ tay khen ngợi rần rần!
- Ừa, rồi sau đó ông có chứng kiến\... hồi kết, lúc Ba tui mất chiếc xe đạp có còn ?oai phong lẫm liệt? nữa không\? Còn mấy chị em tui phải chạy ra xóm mua mấy trái trứng về chiên cơm ăn cho xong bữa\.
Một lần khác, Ba chạy xe gắn máy đến miệt Long Khánh thăm người làng xưa, đến chiều chạy xe về, đỗ ngay cổng nhà, kêu chúng tôi ra lấy trái mít đem vào, nhưng khi chúng tôi mừng rỡ chạy ra thì chẳng thấy mít ở đâu, thì ra trái mít đã rớt ở dọc đường mà Ba không hề hay biết, vẫn cứ phăng phăng lái xe trên xa lộ \. Mấy bà hàng xóm bu lại bảo:
- Ba của chúng mày là người đàn ông vô tư vô lo nhất trần đời!
Có lẽ vì ngày xưa Má tôi đảm đang quá, Ba đi làm Cảnh Sát Quốc Gia, còn Má trông coi cả tiệm giải khát, nuôi một bầy con tám đứa, Ba chỉ phụ hợ má lúc sáng sớm khi chuẩn bị mở quán \.
Mà nào Ba vô tư, trên đường đi làm ngang qua đường Mạc Ðỉnh Chi thấy người ta mang con cái vào học Hội Việt Mỹ, Ba cũng nhanh chân vào tìm hiểu rồi ghi danh cho các anh của tôi lần lượt vào học, nếu không có biến động tháng 4 năm 1975 thì chắc chắn cũng đã đến lượt tôi rồi \.
Mà nào Ba vô tư, bữa đó ba đang ngồi đánh cờ tướng trong nhà vơi ông bác ruột của tôi\. Hai ông già chưa phân thắng bại gần một ngày trời, tôi đứng sớ rớ gần đó với khuôn mặt sưng phồng đỏ vì bôi thuốc lang-ben quá liều lượng\. Ai dè Ba nhìn thấy, bỏ bàn cờ kêu tôi lại gần hỏi nguồn cơn\. Tôi vừa khóc nức nở vừa trình bày rằng, vì muốn da mặt mau hết lang ben nên tôi lỡ ...mạnh tay tra thuốc ào ào, những tưởng sẽ mau hết lang ben, nhưng ngược lại nó làm da tôi rát bỏng, đau đớn\. Nghe xong Ba nổi nóng, mắng tôi một trận, rồi săm soi khuôn mặt tôi, bắt tôi ngày mai theo Ba đi bác sĩ để tìm cách...cứu làn da của tôi, kẻo tôi mang sẹo\. Vậy đó, mê cờ mà Ba sẵn sàng bỏ ngang chỉ vì sợ còn gái cưng bị ...xấu!
Ba qua Mỹ lúc tuổi hơn 60\. Ba vẫn xin đi làm hãng cho đến ngày nghỉ hưu\. Ðến tuổi 80 ba vẫn chạy xe đạp loanh quanh gần nhà \. Mỗi khi gia đình chúng tôi từ Canada qua thăm, ba hăng hái đạp xe ra Phước Lộc Thọ mua trái cây, bánh mì, mua thêm vài tờ báo Việt Ngữ cho tôi đọc \. Thuở đó, các tài xế vùng Bolsa có phải dừng xe ngay ngã tư nhường đường cho một ông già mảnh mai, tóc bạc trắng, áo quần mũ nón chỉnh tề, đạp xe bon bon với túi trái cây và mấy tờ báo, thì đó chính là Ba tôi đấy \.
Qua tuổi 90, Ba không còn chạy xe đạp, một phần vì mắt kém, và cũng vì phản xạ chân tay đã chậm, dù sức khỏe vẫn còn tốt, chưa phải uống một viên thuốc bệnh nào, không bị ?ba cao một thấp? như các cụ lớn tuổi khác \. Ba thường bảo, sống tới tuổi này là quá đủ rồi, nên mỗi ngày còn lại của Ba là mỗi ngày sống rất...vui vẻ, ăn uống nghỉ ngơi để ...chờ ngày về gặp Ông Bà tổ tiên\.
Những ngày tháng cuối đời, Ba về ở Arlington, Texas vì có đông con cháu hơn bên California\.
Tôi nhớ, lúc ông nội tôi mất khi tôi mười tuổi\. Trước lúc nhập quan, bà nội tôi dặn dò đám con cháu: chút nữa các cháu nhớ khóc thật to vào, càng to càng tốt, gào lên kể lể nữa nhá?
Trong đám tang của Ba, chúng tôi bảo nhau, mừng cho Ba đã sống 95 năm đầy đủ một kiếp người, chưa bao giờ sống trong viện dưỡng lão, không dầm dề bệnh tật trong hospital, không đớn đau triền miên, nên chúng tôi đã làm theo lời dặn của Ba khi sinh thời, là hãy đón nhận chuyện ba ra đi, và celebrate 95 năm cuộc đời của Ba, để Ba ra đi thanh thản, không vướng bận ngậm ngùi \...
Thế nên, tại nhà quàn, sau nghi thức phát tang, hai đứa cháu trong gia đình ngồi vào cây đàn piano (của nhà quàn có sẵn) và hát liên tục những bài tình ca êm ái, nhẹ nhàng tỏa bay như làn khói hương nơi bàn thờ, làm nhạc nền background mỗi khi có khách đến viếng, và ngày hôm sau tại nghĩa trang, bên cạnh những giọt nước mắt xúc động của phút tử biệt khi hạ huyệt, chúng tôi đã cùng cất tiếng hát \...
Hát cho người ra đi và hát cho những người ở lại:
? ...Lá úa trên cao rụng đầy
Cho trăm năm vào chết một ngày ...? (nhạc TCS)
Edmonton, Fathers Day 2023
****
Miền Tây Lục Tỉnh là vùng trời thương nhớ, với ruộng đồng xanh bát ngát\. Ai cũng biết tát đìa\. Hai chữ tát đìa tượng hình\. Cho ta thấy quang cảnh đông vui ở miền quê bên kia nửa vòng tròn trái đất\.
Người dân miệt vườn muốn được tát đìa thì trước nhất, vùng trời nơi ấy phải có con lạch, luồng nước lững lờ lượn quanh\. Dòng phù sa màu mỡ từ những nhánh sông nho nhỏ, âm thầm rẽ nhánh\. Nước ngọt len chảy vào con lạch này, để nuôi tôm, cua, cá? Nói chung, dòng nước ra vô từ sông lớn, chia nhiều nhánh\.
Sông ngòi chằng chịt, vẽ vời hình thể mạng nhện lan tỏa tứ tung\. Nước chàm lục ngầu đục nối liền với con lạch, con rạch, dẫn tới tận làng quê hẻo lánh\. Người dân tìm cách khai thông, mang nước phù sa vào cánh đồng khi mùa lúa đến\. Nhất là, cũng nhờ vào những cơn mưa dầm thấm đất cho ruộng lúa xanh tươi\.
Dòng nước ngọt ngào hay mặn chát, đều luôn chảy tới, không bao giờ quay ngược về nguồn\. Nước sông tìm ngõ ngách để ngấm từ từ qua bờ đê\. Con đê được vun bồi, đào đất từ đồng ruộng\. Ðường đê dài hay ngắn, phân chia tùy theo diện tích của mỗi chủ điền khác nhau\. Những ai là con dân của miền sông nước, thì không thể nào mà không biết tát đìa bắt cá\. Ðây là thú vui bình dị trong xóm làng\. Mọi người có buổi họp mặt, xúm xa xúm xít cùng ăn cá nướng trui, lùi rơm\.
Góc trời hôm ấy ngập tràn tiếng cười ròn rã\. Mọi người có mặt đều hoan hỷ rộn ràng\. Ðàn bà thì xắn quần lên tới đầu gối với cái nón lá che đầu\. Còn trẻ nít thì đầu trần, mình trần, chân trần, chỉ vỏn vẹn với cái quần xà lỏn\. Nhóc con rất nhanh nhẹn?Một, hai, ba, nhảy tủm xuống sình liền, trong tiếng cười giòn tan\.
***
Tôi mãi nhớ, mỗi khi muốn tát đìa, thì chú bác phải tháo nước trong con lạch đó từ đêm khuya qua\. Nhưng phải chắn miếng lưới ở khe hở đó\. Nếu anh chị cá nào muốn trốn chạy, khao khát vượt biên giới cũng bị dính chùm cả đám, bị bắt lại như thường\.
Ở đây, nhìn hình ảnh cá bị chặn bắt, tôi tạm mường tượng, nhớ tới một lần vượt biển\.. Cá, tôm, cua\... y hệt như con người tìm đường thoát thân?Khi số phận xui rủi nằm trọn trong lòng bàn tay của bẫy rọ, thì không bao giờ đào tẩu được\. Ðường nào cũng vô xó củi\.
Nước trong lạch âm ỉ ngấm xuyên qua lớp đất, len qua bờ ruộng to rộng\. Trong con lạch, lượng nước không còn ngập cao, để chân người bước xuống dễ dàng\. không bị chông chênh, té ngã\. Ðất sình, bùn quá trơn trượt\. Mắt sẽ nhìn thấy đàn cá hốt hoảng, bơi loằng ngoằng theo phản xạ tự nhiên để sinh tồn\. Cả bầy rủ nhau, kiếm tìm góc xó nào gần nhất để chui trốn\.
Dưới ánh nắng vàng chói chang của ngày hè, bùn sình còn lại trong đầm lầy càng thêm sền sệt dẻo nhẹo\. Chỉ đủ ướt cho cá trong đáy vũng ngọ nguậy tung hoành, trước khi vào rọ\. Cho dù cá, tôm cố gắng quậy quọ, vun vít hết sức lực của mình\. Cũng đành chào thua, vô phương cứu gở, không thể nào chui trốn bất cứ nơi đâu được nữa\.
Bao nhiêu cá lớn, cá bé cứ nằm ù lì than vãn trời cao, và luôn miệng ngoi ngóp\. Miệng thì lép nhép xin cứu mạng\. Cá không còn môi trường vàng son của một thời tung tăng làm dáng nữa\. Những cái đuôi buồn bã, hết thời điệu đà vùng vẫy, uốn éo lội bơi\.
Ngày nào tát đìa thì vạt nắng vàng chanh ươm tràn góc trời\. Nơi có con lạch lượn lờ trườn mình theo năm tháng\. Lọn gió đồng quê êm đềm phe phẩy, tưới mát cho những tấm lưng trần bớt nóng\. Chân nhanh lẹ lội lõm bõm, tìm bóng dáng cá tôm\. Vệt sình màu nâu xám cũng vẽ vời lên mặt, những bờ lưng rắn chắc, đang lom khom chụp cái nôm\.
Cá vùng vẫy giãy giụa trong tuyệt vọng\. Cuối cùng rồi cũng bị bàn tay nâng niu tóm gọn, cho vào giỏ rọ\. Những cái thúng nho nhỏ bằng mây tre được đan rất khít chặt, để nước còn đọng lại chút đỉnh bên trong, hầu giúp cá không bị chết khô, trước khi về tới nhà bếp\.
Thời gian không chờ đợi cá lớn
Thời gian không chờ đợi tuổi xuân
Không cho ta bình an, khỏe mãi
Các bộ phận nằm trong cơ thể
Sau bao năm giúp ta vận động
*
Ðể thực hiện điều mình ưa thích
Cũng đến ngày chậm chạp, hư hao
Hoàng hôn lần bước qua ngưỡng cửa
Toàn thân đau nhức, thêm xanh xao
Ơi hỡi, đời người tàn quá mau
May 31 - 2023
****
*
Câu chuyện tui kể lại cho các bạn nghe có hơn nửa thế thế kỷ rồi, ngồi hồi tưởng lại tui ngỡ chừng mới đây thôi\...
Dạo ấy trên các mặt báo xuất bản ở Sài gòn, tui không nhớ chính xác vào năm nào đã xuất hiện mục "Kết bạn Tri Âm", chỉ mới vài số báo thôi mà đã lan tõa ra khắp nơi, mục làm quen với nhau qua những dòng đăng trên báo đã cuốn hút đủ mọi thành phần trong xã hội , nhất là các cô cậu sinh viên học sinh, rồi các anh lính chiến ở khắp mọi miền cũng góp mặt cho mục này thêm phần hấp dẫn\.
***
Tui có ông anh ruột ổng là anh lớn nhất trong nhà, tuy là anh Hai nhưng anh Thọ tui ổng hiền như cục bột , bù lại ông anh thứ ba tên Phước ổng dữ như chằn, hể mỗi lần tui đi chơi với đám bạn trong xóm, vừa thấy dấp dáng ổng ở đàng xa là tui lật đật lũi vô hẻm liền, vì ổng hay đánh bởi cái tội tui không lo học mà ham chơi với chúng bạn\.
Ðến tuổi quân dịch hai ông anh tui lần lượt đi vào quân ngũ, anh Thọ thì thụ huấn ở trường Hạ sỹ quan Ðồng Ðế Nha Trang, còn anh Phước tui thì vô Biệt Ðộng Quân học ở Dục Mỹ\.
Mãn khóa trước khi đáo nhậm đơn vị ở một Sư đoàn Bộ binh, anh Thọ tui được về phép gần chục ngày, vốn còn nhóc tỳ thấy bộ đồ lính của anh tui khoái lắm, một hôm anh ngồi trên bộ "Ði Văng" trước nhà, anh Thọ soạn đồ trong cái ba lô ra, ôi thôi cả đống thơ từ của anh lưu giữ bấy lâu, tui tò mò lấy vài cái cầm lên coi, nào là mấy cô ở Ðà Nẵng, Huế, An giang ..V.v\... nói chung có khắp miền đất nước\.
Thích quá tui hỏi anh:
- Sao anh Thọ có bạn nhiều quá vậy, em khoái viết thơ lắm mà ác nỗi em có vài thằng bạn ở gần xịt nên đâu có cần viết thơ từ gì\.
Anh tui nghe vậy bèn nở nụ cười rồi ổng nói :
-Ừ thì mơi mốt lớn lên ra đời đi làm thì lúc đó thiếu gì bạn bè\.
Nói xong anh soạn và sắp xếp lại các chồng bao thơ theo từng người quen, anh lấy dây thun ràng lại từng bó rồi cất vô hộc tủ\.
Ngày nọ, nhân lúc anh đi ra Sài gòn để thăm một vài người bạn học để trước khi anh lên đường ra đơn vị, vốn tò mò không biết những lá thơ kia họ viết những gì cho anh, tui bèn mở ra xem một vài lá, sau khi xem qua tui thấy đại khái lời thăm hỏi sức khỏe, cuộc sống trong quân trường, cũng có một số thư thăm hỏi về gia cảnh, lời thơ chân tình vô cùng, đọc đến đâu tui tự tưởng tượng nhân vật trong thơ là các cô nữ sinh hiền hậu vô cùng, trong những người viết thư cho anh tui thích nhất hai lá thư, một là của chị Bùi Thị Diệu ở Ðà Nẵng, hai là của chị Nguyễn Thị Thanh Tâm ở Tây Lộc Huế, lời thơ của hai chi này khi tui đọc qua tui cứ ngỡ rằng của hai người chị ruột của mình, vì tình cảm các chị dành cho anh Thọ tui rất chân tình và không ít phần lãng mạn\...
Khi đến tuổi quân dịch tui cũng vào quân ngũ như hai anh, rồi rui cũng bắt chước ông anh hiền như cục bột của tui, tui cũng viết thư làm quen với các cô nàng đăng báo kết bạn tri âm, tháng nào tui cũng nhận vài chục lá thơ, ngoài giờ lo nhiệm vụ lính tráng tui bù đầu cho việc hồi âm thơ từ, ban đầu viết thơ hăng hái lắm, về sau thơ tới liên tu bất tận khiến tui hồi âm không kịp, vậy là không ít cô nàng gài số de hổng thèm chơi với tui nữa, biết lỗi tui cố viết thư thanh minh thanh nga nhưng họ nhất quyết một đi không trở lại\..
Có dạo nọ tui đọc báo thấy cô học trò nhỏ ở "Ðốc Binh Vàng" muốn tìm bạn là những anh lính trẻ nơi tiền tuyến (Hình như một địa danh ở An Giang hoặc Trà Vinh gi đó tui cũng chẳng nhớ), tiêu chuẩn cô đưa ra tui thấy chí ít mình cũng đáp ứng yêu cầu chín phần mười do cô nàng đưa ra, tui bèn viết thơ và gửi liền cho cô nọ, chừng nửa tháng sau cô ta hồi âm cho tui, mừng quá tui mở thơ ra đọc liền, chèn ơi nào phải bức thơ sực nức mùi dầu thơm như tui tưởng tượng, rồi những dòng chữ học trò bằng mực tím dễ thương sẽ hiện ra, các bạn có biết không khi mở thư ra là một bản chép tay khuyên tui chép lại vài chục trang giống như lời sấm truyền của một đạo nào đó ở miền Tây, quê cả cục vì mình bị gạt nên tui bỏ lá thơ kia mà không thèm chép lại rồi gửi tiếp cho người quen, họ còn hù nếu không thực hiện thì ít ngày tui sẽ gặp điều không may đến với mình\.
Hai ông anh tui lần lượt đền nợ nước, một hôm buồn quá tui lục lại chồng thơ của anh Thọ, khi xem qua thơ của chi Diệu và chị Tâm tui cảm động lắm, tui bèn mạo muội viết thư báo tin anh tui đã mẩt, chỉ dự định báo cho các chị hay tin thế thôi, không ngờ các chị hồi âm nhanh chóng, trong thư các chị chia buồn sâu sắc đến gia đình tui, rồi hai chị nhận tui là đứa em kểt nghĩa\.
Ðời lính chiến xa nhà, có được món ăn tinh thần của hai bà chị ở hai tỉnh nơi địa đầu giới tuyến, thử hỏi mấy ai không vui\.
Rồi nước non đến hồi mạc vận, từng gia đình , từng con người trôi nổi theo vận nước nên tui mất liên lạc với hai bà chị thân yêu từ đó \.
Sau này có dịp ra Ðà Nẵng, Huế\. Khi đi ngang địa chỉ nhà của các chị tui không có can đãm ghé vào hỏi thăm, nếu vô hỏi thăm thì chưa chắc gì gặp các chị, bởi cuộc chiến biến động khắp nơi dân tình tan tác nên tui đành lướt qua,
Chị Nguyễn Thị Thanh Tâm, chị Bùi Thị Diệu ơi! nếu như các chị xem được câu chuyện này thì hai chị nhớ rằng thằng em kết nghĩa ngày xưa vẫn đao đáo nhớ về hai chị thân yêu của mình\.
***
Kết bạn tri âm, tìm bạn bốn phương đều có hai mặt tốt và xấu, tui thiểt nghĩ ở đời mình lấy tấm lòng chân thật đối đãi với nhau thì sẽ không bao giờ gặp phải người giả trá lọc lừa phải không các bạn\.
Nhớ về hai bà chị ngày xưa\.
Chiều mưa SG 29.6 2023
Thưa Quý Vị\.
Kính mời Quý Vị thưởng thức nhạc phẩm hùng ca mang tên ?Viễn Xứ Cả, viết sau năm 1975 của NS Nguyễn Văn Ðông\. Nhạc phẩm này ca ngợi nước Việt Nam 4000 Năm Văn Hiến với các thành tích lẫy lừng chống giặc ngoại xâm phương Bắc của các danh tướng như Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Ðạo, Quang Trung Nguyễn Huệ .v.v\. v\. và Công Thần Nguyễn Trãi với Bình Ngô Ðại Cáo\. Nhạc phẩm kết thúc với câu ? Việt Nam sông núi thiên thủqua tiếng hát Trần Tuấn Kiệt (nghĩa tử và học trò sau cùng của NS NVÐ) với hình ảnh minh họa 4K của Trần Ngọc Autumn\.
Xin bấm LINK để xem hình rõ nét:
https://youtụbe\/LSZB8VEZd68
Trân trọng cám ơn\.
TN.A
\....................................................................................................................................................................
Nhạc Sĩ Nguyễn Văn Ðông: (Phỏng theo Wikipedia) Năm 1946, khi 14 tuổi, gia đình gửi ông vào trường Thiếu sinh quân Ðông Dương ở Vũng TàụThời gian tại đây, ông được học nhạc với các giảng viên âm nhạc của Học viện Âm nhạc Quốc gia Pháp sang giảng dạy\. Cuối năm 1951, ông nhập ngũ vào Quân đội Quốc gia Việt Nam, sau đó được cử theo học khóa 4 trường Võ bị Ðịa phương Nam Việt Vũng Tàu[5]\. Ông được thăng cấp Ðại tá, chuyển sang làm Chánh Văn phòng cho Tổng Tham mưu Phó\. Ông giữ chức vụ này cho đến Sự kiện 30 tháng 4 năm 1975\. Ông đã được tặng thưởng Ðệ tứ đẳng Bảo quốc Huân chương và một số huy chương quân sự, dân sự khác NS NVÐ ngay từ thập niên 1950, là Trưởng Ðoàn văn nghệ Vì Dân\. Rồi 1958, Trưởng ban Ca nhạc Tiếng thời gian của Ðài Phát thanh Sài Gòn\. cùng tranh giải suốt 15 ngày đêm tại Sài Gòn\. Ông cũng từng nhận giải Âm nhạc Quốc gia, một giải thường do Ðệ Nhất Phu nhân Trần Lệ Xuân trao tặng\. Ông còn là Giám đốc hãng băng đĩa nhạc Continental và Sơn Ca, cộng tác với những nhạc sĩ tên tuổi như Lê Văn Thiện, Văn Phụng, Nghiêm Phú Phi, Y Vân,\... Hai cơ sở của ông cho ra đời nhiều chương trình tân nhạc cũng như cổ nhạc gồm các vở tuồng và cải lương\. Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, bị đi học tập cải tạo, bắt đầu từ trại Suối Máu (Biên Hòa), rồi sau thì bị đưa về giam ở trại tù Chí Hòa cho đến khi được trả tự do vào năm 1985\. Tuy nhiên, khi có Chương trình Ra đi có Trật tự (HO), ông đã không xin đi xuất cảnh mà ở lại Việt Nam sống thầm lặng cùng gia đình tại quận Phú Nhuận Saigon\. Ông qua đời vào lúc 19 giờ 30 phút ngày 26 tháng 2 năm 2018 tại Bệnh viện Chợ Rẫy\. Và đám tang ông được rất đông đồng bào trong nước và các cựu quân nhân VNCH tiễn đưa trọng thể\. (Từ sau 1990, NS Nguyễn Văn Ðông có sáng tác thêm một số Nhạc Phẩm rất hay nhưng ít được các TT Âm Nhạc Hải Ngoại phổ biến\. Ví dụ như Viễn Xứ Ca,Hoàng Sa Trường Sa, Việt Nam Quê Hương lộng lẫy .v.v.v\. Các tài liệu trên internet không thấy đề cập đến các con của NS NVÐ, ngoài nghĩa tử và là học trò sau cùng của ông là Ca sĩ Trần Tuấn Kiệt\. Những năm sau cùng trước khi qua đời, ông và phu nhân cùng Trần Tuấn Kiệt thường hay đi làm từ thiện, cho quà cho các nơi có đồng bào nghèo khổ\. )
Mùa Xuân nào Anh Ðào nở trắng bờ sông Potomac .Gió Xuân hiu hiu nhẹ nâng những cánh diều tươi thắm trên cánh đồng cỏ mơn mởn vừa hồi sinh Thật tuyệt trần . Nhật Thụy Vi đã mở lòng cuốn hút theo cánh diều ,và tôi đọc bài thơ cũng sinh hứng khởi ngân nga \.
Bản hòa âm thật ưng ý, Kana Ngọc Thúy và Ðông Nguyễn song ca hòa quyến theo cánh diều nhịp nhàng ,chao động, trầm bổng ,lung linh
Xin mời thân hữu thưởng thức Cánh Diều Rơi
https://youtu\.be/zD2_8TJmJYg
Vừa vào hè trời đã nung nấu, làm mình nhớ và ước ao trở lại biển ,để ngụp lặn trong làn nước mát như thuở nào
Bài thơ được ns Vĩnh Ðiện phổ , ns Quang Ðạt hòa âm thật sống động và cs Diệu Hiền trình bày rất truyền cảm ,lắng đọng
Mời thân hữu cùng thưởng thức
https://youtụbe\/P82QTuR16EM
Nguyệt San Giao Muà xin cám ơn những thân hữu đã dóng góp bài vở cho Nguyệt San Giao Muà số 253 . Một số bài khác sẽ được đăng dần vào số tớị Mong mỏi sẽ nhận được những sáng tác của các bạn bốn phương để cho Nguyệt San Giao Muà thêm phần hương sắc trong tương laị
2) Ðể rút ra danh sách của NSGM (unsubscribe),
xin gửi email về GiaoMua@hotmail.com
3. Mọi chi tiết, thể lệ, thắc mắc, xin gửi về:
GiaoMua@hotmail.com
4. Mọi bài vở, đóng góp, xin gửi về:
GiaoMua@hotmail.com
Nguyệt San Giao Muà
Homepage: http://www.GiaoMuạcom
Thể lệ gửi bài cho Nguyệt San Giao Muà:
Mong bạn gửi Bài cho GM theo cách này là tốt nhất :
1. Dùng mẫu chữ Vietnet (VIQR) hay Unicode
2. Viết Hoa chữ đầu của bài và bút hiệụ Ví dụ: Giọt Mưa Trên Lácủa NS Phạm Duy
3. Gửi bài ngay trong email (không kèm file), để cho BBT khỏi mất công download xuống để đọc
4. Gửi tất cả các bài trong 1 tháng 1 lần trong1 email, nếu tiện.
5. Bài vở xin gửi đến trước ngày 25 mỗi tháng
6. Mọi chi tiết, thể lệ, thắc mắc, xin gửi về: GiaoMua@hotmail.com
Cám ơn bạn rất nhiều, vì nhân sự có hạn, BBT không thể ngồi đánh máy lại từng đề bài hay bút hiệụ
P.O . Box 378
Merrifield, Virginia 22116
USA
Trang Nhà