Nguyệt San phát hành định kỳ vào mỗi đầu tháng

www.GiaoMuạcom

Nguyệt San Giao Mùa

Merrifield, Virginia 22116
USA

GiaoMua@hotmail.com

+++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++

Số 254

Ngày 1 tháng 8 năm 2023

Home | Giao Mùa (Unicode) | Giao Mùa (Vietnet)
Những Số Cũ | Thư Ngỏ | Liên Lạc

Chủ Nhiệm kiêm Chủ Bút: Ðinh Trường Như (TK Trung Kỳ)

Ban Biên Tập:

Mạc Phương Ðình, Phan Thái Yên

Chung Thủy, Nguyễn Thị Thanh Dương

& TK Trung Kỳ

Mọi bài vở đóng góp xin gửi về GiaoMua@hotmail.com

Web Counters

Copyright 2002 by Giao Muà e-magazine and respective authors

++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++
Bài vở trên Giao Muà là do các tác giả gửi đăng và Giao Muà không chịu trách nhiệm về nội dung. Muốn xin trích đăng lại, xin liên lạc với GiaoMua@hotmail.com.

I . Thơ _______________________________________________________________________

1. Hạ Buồn ______ Phamphanlang
2. Có Cô Tôn Nữ ______Phượng Vỹ
3. Mắt ______Quên
4. Tinh Cầu ______ Thanh Hà
5. Lời Ru Của Gió ______ ChinhNguyên/H.N.T.
6. Cà Phê Vỉa Hè ______Nguyễn Thị Thanh Dương.
7. Theo Vòng ______Bạch Liên
8. Cạn Lòng ______Ðặng Xuân Xuyến
9. Trăng Ngàn Một Thuở ______ Lê Miên Khương
10. Hoa và Người ______Hàn ThiênLương
11. Mùa Hạ Cuối Cùng ______ Kim Loan
12. Tiếng Trống Biên Khu ______ Bảo Giang
13. Cũng Một Chút Ý ______Thylanthảo
14. Vách Khuya ______ Hồ Thụy Mỹ Hạnh

II . Văn _______________________________________________________________________

1. Con Ðường Mang Tên .. Thanh ___________ Nguyễn Thị Thanh Dương
2. Khi Ðịnh Mệnh Cúi Nhìn ___________ Tình Hoài Hương
3. Ðừng Nên Gặp Lại Cố Nhân ___________ Thanh Hà
4.Từ Istanbul - Ðến Tu Mơ Rông - Theo Ðường Chim Bay ___________ Phan Thái Yên
5.Sao Lại Không Ước Mơ ?? ___________ Kim Loan
6.Ðóa Hồng Ðêm Trăng ___________ Bạch Liên
7.Bolsa Ngày Về ___________ Nguyễn Viết Ðĩnh
8.Bộ "Ði Văng" Và Anh Cuộc Mù ___________ Hai Hùng SG

III . Nhạc__________________________________________________

1.Tóc Mây ___________ Chương Hà
2.Viễn Xứ Ca ___________ TN.A

IV . Tin Tức /Trả Lời Bạn Ðọc__________________________________________________

1. Tin Tức/Trả Lời Bạn Ðọc _______ Ban Biên Tập

I . Thơ __________________________________________________

1. Hạ Buồn  


Ca khúc:  Hạ Buồn
Thơ:  phamphanlang
Nhạc:  Vĩnh Ðiện.
Hòa âm:  Quang Ðạt
Ca sĩ:  Bảo Yến

https://www.youtube.com/watch?v=mmOGgaWgYTg&list=PL-PjETWb5ityLtGOIuZ7MsDJpRCxtoSHq&index=1

Hạ buồn

Hạ lại về lòng buồn hiu hắt
Nhớ hè nào bao năm trước anh đi
Môi bất động anh chẳng nói lời gì
Và cứ thế anh đi không từ giã...

Ðau đớn quá tôi điên cuồng vật vã
Thượng ?Ðế ơi xin cứu lấy chồng con
Anh nằm đây nhưng thân xác không hồn
Biết làm sao, làm sao anh trở lại??

Ðã mấy mươi năm tôi còn nhớ mãi
Buổi sáng nào sóng dữ cướp đời anh
Ðể bao đêm nhìn trăng chiếu qua mành
Lòng thổn thức ôi mùa hè vĩnh biệt...

July 4th 2014
                                                     
Phamphanlang  
Mục Lục


2. Có Cô Tôn Nữ Dẫn: Thơ limerick là một thể thơ hài hước Anh, gồm có năm hàng và được gieo vần theo khuôn mẫu aabba; nghĩa là hàng 1, hàng 2 và hàng 5 thì dài và vần với nhau, còn hàng 3 và hàng 4 thì ngắn hơn và vần với nhau. I. Có cô tôn nữ tên Bảo Trân Học hành đã lấy được cử nhân Ði làm xứ khác Lòng buồn man mác Bên mình đơn chiếc chẳng người thân II. Có hôm vô hãng dạ buồn hiu (Hay là cô ấy giận người yêủ) Gọi hoài không thấy Nóng lòng biết mấy Ra vào như bắp nổ trong niêu III. Bài thơ xứ Huế thật dễ thương Ai hoài ai cảm lệ vấn vương Con đò Vỹ Dạ Ơi, người xa lạ! Bài thơ trên nón lá tôi thương Phượng Vỹ
Mục Lục


3. Mắt
Cảm ơn Giời đã cho con đôi mắt Biết iêu mầu trắng tím tương phản nhau Biết ướt mi thấm đậm nỗi thương đau Biết nhìn cuối chân giời khi nắng tắt Cảm ơn Giời đã cho con đôi mắt Cảm nhận cùng bọn trẻ mắt long lanh Ðường gập ghềnh sỏi đá phủ rêu xanh Bước tới nhé... nhìn lên đừng cúi mặt Cảm ơn Giời đã cho con đôi mắt Thấy cầu vồng ngũ sắc bắc cầu qua đám bùn đen, những trống vắng bao la Thấy nắng ấm sau cơn mưa lạnh ngắt Cảm ơn Giời đã cho con đôi mắt Nhớ giời xanh mây trắng nhẹ bay bay Nhớ những lần mực tím lấm bàn tay Nhớ hoa trắng tinh khôi cùng ép sách Cảm ơn Giời đã cho con đôi mắt Cùng sao giời nhấp nháy, ghé đầu nhau Cùng thì thầm kể truyện suốt đêm thâu Cùng chia sẻ những lạnh lùng se thắt Cảm ơn Giời đã cho con đôi mắt Là ánh sao, cửa sổ của tâm hồn Là không nhìn... hôm ấy chạm môi hôn Cảm ơn Giời đã cho con đôi mắt

Quên

Mục Lục


4. Tinh Cầu Tinh cầu sáng rực trong tim Là em là người thành chim thiên đàng Băng qua đôi má mịn màng Ngó suông đời ấy là ngàn kiếp yêu Em người mắt ngọn đèn khêu Tiếng cười như thể lời kêu bàng hoàng Thốt thôi một chốc hoang mang Tinh cầu vụt tắt, hồn tan đâu rồi ?! Thanh Hà


Mục Lục


5. Lời Ru Của Gió Thơ 1- Lời ru của gió Chẳng bao giờ mắt ta nhìn thấy gió Nhưng mây bay lá rụng làm rung động hồn ta 1-Gió vi vu ngát hương đồng cỏ nội Gió ào ào ngập lệ vợ chồng Ngâu Gió mơn man ve vuốt hạ cơn sầu Gió nồng ấm xoa nỗi buồn tê tái Gió hây hây chớp hàng mi thơ dại Gió thì thầm an ủi trái tim đơn Gió rì rào gột rửa mối giận hờn Gió lạnh lẽo che mờ tia hi vọng Gió êm ái ru ta vào viễn mộng Ru đời ta qua những phút thăng trầm Nghe tiếng gió tâm hồn ta xáo động Bóng người xưa uốn lượn sóng thanh âm 2-Ta nghe lời gió ru ta Lời ru của gió đưa ta về người Trải qua cơn bão cuộc đời Tri âm tri kỷ một thời xa nhau Ngày xưa mái tóc xanh màu Mắt ai theo mãi con tàu ra khơi Ngày nay cách biệt đôi nơi Tuyết sương đã nhuộm bạc phơ mái đầu Ta nghe lời gió quên sầu Thì thầm như tiếng từ đâu gọi về Tha phương vẫn giữ tình quê Thương người ở lại não nề lòng ai Dù cho biển rộng sông dài Vấn vương kỷ niệm không phai trọn đời Nhớ nhung đất tổ xa vời Hẹn ngày tái ngộ với người năm xưa ChinhNguyên/H.N.T. , Maỵ18.23 (597bis) (Xem thêm Lời Ru Của Suối/CN-HNT: GM#174,Oct.1.16) 2- Lời Ru Của Nàng Thơ 1 Ngày qua rồi lại ngày qua Thời gian gọt cội-mai-già từng giây Mong manh thân xác hao gầy Chỉ còn một trái tim đầy mộng mơ Lời ru của một Nàng Thơ Cho hồn ta mãi lửng lơ giữa trời. CN-HNT, Jul.12.22 (537) 3- Lời ru của Nàng Thơ 2 (Ðáp hoạ Haiku 104/dvd2010) Nàng Thơ ru Mưa Thu rơi ủ rũ Hồn phiêu du CN-H.N.T., Aug,16.22 (100.24bis) *** Haiku 104 / dvd2010 Trong đêm thu mây giăng mưa âm u nghe ai ru ChinhNguyên/H.N.T.


Mục Lục


6. Cà Phê Vỉa Hè ( Cảm tác từ bài viết "Cà phê và vỉa hè") Ở đây có cà phê vỉa hè, Phong cách như đường phố Paris, Những ngày tàn mùa đông, còn lạnh, Ra quán ngồi uống ly cà phê. Dưới mái hiên che, dưới chiếc dù, Bàn ghế rộn ràng mùa Xuân về, Chọn chiếc bàn trên hè phố hẹp. Ly cà phê ấm gió cuối mùa. Cà phê với nhiều loại bánh ngon, Hạnh nhân cookies hay muffin, Mùi vị bánh mì nóng baguette, Hay bánh bơ croissant thơm dòn. Dừng chân quán cà phê vỉa hè, Có khi nhìn đời như giấc mơ, Ðếm từng giọt cà phê triết lý, Thả hồn vào một cõi trầm tư. Hết những ngày Xuân đến ngày hè, Bàn ghế vẫn còn đó đợi chờ, Cà phê không bao giờ vơi cạn, Với những tâm hồn phóng khoáng kia. Những ngày mùa hè nắng không nhiều, Ðủ để hẹn hò khi đang yêu, Bên ly cà phê cùng nắng gió, Tận hưởng mùa hè ta có nhau. Và mùa Thu đã đến bao giờ, Trong ly cà phê có vần thơ, Người uống cà phê là thi sĩ, Khi chiếc lá vàng vừa bay qua. Quán vỉa hè theo mùa buồn vui, Hè phố người qua lại ngược xuôi, Mai mùa Thu chết, mùa Thu hết, Hè phố dần thưa vắng bóng người. Là lúc mùa Ðông sướt mướt về, Ngọn gió lạnh căm thổi tứ bề, Tuyết rơi trắng xóa trên đường phố, Chìm khuất vào đâu quán vỉa hè? Nguyễn Thị Thanh Dương. MÙA HÈ SAY NẮNG. Tôi sẽ đi cùng với mùa hè, Nắng theo tôi trên những chuyến xe, Nắng ghé vai tôi trên đường phố, Chiếc mũ rộng vành không đủ che. Ði nơi đâu cũng nắng chói chang, Ngã tư đèn đỏ hay đèn xanh, Nắng vào thành phố, lên xa lộ, Nắng đi hướng bắc hay về nam. Nhiệt độ mùa hè nóng bất thường, Nóng thế nào hè vẫn dễ thương, Nắng mùa hè làm tôi say nắng, Choáng váng nhìn đời qua kính râm. Ðừng trách những cơn nắng mùa hè, Người xa lạ gặp gỡ tình cờ, Không có nắng mà lòng ?say nắng?, Choáng váng vì nhau chút mộng hờ. Thành phố mùa hè cũng là thơ, Màu trắng, tím, đỏ những đường hoa, Crepe Myrtle tàn lại nở, Tôi yêu sao hoa rụng ngày hè. Hoa hồng nở sân trước vườn sau, Mùa hè rực rỡ đến từ đâu ? Ðể cho hoa giao tình trong nắng, Hoa có như người say nắng nhau. Tôi rộn ràng như đứa học trò, Thảnh thơi tận hưởng những ngày hè, Chưa phai áo trắng sân trường cũ, Cháy đỏ những mùa hoa Phượng xưa. Tôi muốn vui trong những ngày hè, Biển xanh, miền núi hay đồng quê, Tạm quên nắng nóng nơi thành phố, Cho hồn mình một chuyến lãng du. Và vui với một điều nhỏ nhoi, Nước chanh vang trắng ly cocktail, Tôi nếm vị mùa hè chua ngọt, Tôi như vừa nếm một tình yêu. Tháng bảy đến, mai này sẽ đi, Tháng tám, tháng chín lại trở về, Ðất trời vẫn chứa chan là nắng, Hồn tôi say nắng đến bao giờ. Nguyễn Thị Thanh Dương


Mục Lục


7. Theo Vòng Ðêm qua mưa gõ chập chờn Tựa như tiếng nấc, dỗi hờn đơn côi Xin vào thiếp mắt chút thôi Ðông phong không ngớt bồi hồi đẩy xô * Ngoài kia lá úa vàng khô Ðìu hiu rơi rụng vập vồ hỏi han Lá nào cũng sợ mau tàn Tan thành cát bụi tuôn tràn hư không * Lai sinh thay kiếp theo vòng Hợp tan, tan hợp thong dong dương trần Mai sau nếu được hóa thân ? Làm người phải học chữ Nhân...nhức đầu * Xin làm phiến lá xanh màu Ẵm bồng vạt nắng vàng au ấm nồng Nắng mưa nhân áị..hanh thông Chan hòa hơi thở, tấm lòng bao dung

Bạch Liên
Mục Lục


8. Cạn Lòng - viết tặng 1 người - . Ta trở về làng buổi chớm Ðông Ðường xưa nhạt nắng vẹt gió đồng Gió chiều xưa đấy sao mà lộng Mướt cả triền đê, mướt cả sông. . Ta ngẩn ngơ lòng đến bến đông Hỏi dò từ đấy có về không? Chín năm, ờ nhỉ, bao biến động Người ấy giờ sao chửa lấy chồng?! . Ta lặng lẽ tìm giữa thinh không Ngược nắng mưa xưa ngược gió đồng Chợt hiểu lòng người sâu hơn rộng Nửa đời ngờ nghệch sắc sắc không. . Ta đành tạ lỗi với hư không Tạo hóa trớ trêu nợ vợ chồng Người ấy vì yêu mà sầu mộng Vét cạn tơ lòng đốt cháy sông. *. Hà Nội, 08:08 ngày 23/07/2023 ÐẶNG XUÂN XUYẾN . VIẾT CHO KHỜ . Triền sông chiều nay cạn gió Ai dụi câu hò Ai dúi cánh cò líu ríu qua sông Ai lùa gió đốt lòng Ai bủa giăng chim trời mà đợi Khờ hỡi... Biết rồi Sao còn vít vương tơ rối. . Ngẩn ngơ chi thì thầm lời của gió Thương nhớ gì lộc cộc tiếng ngõ khuya Thì kệ nắng quái trưa Thì mặc mưa mút mùa Thì thả nụ yêu quá thì chìm nổi Ðể rồi tong tẩy cuộc người Ðể rồi xéo xắt miệng đời Ðể rồi nụ cười bảy chìm ba trôi chín rối... Khờ hỡi Biết rồi Sao nặng lòng vít vương tơ rối... . Về thôi! *.

Ðặng Xuân Xuyến
Mục Lục


9. Trăng Ngàn Một Thuở Có một sáng chim hót vang Mặt trời hồng ửng dung nhan em và Nương theo khóm trúc la đà Từ cung hình dáng ngọc ngà tới đây Sáng nay hoa nở trên cây Hai tay đầy nắng vàng mây phiêu bồng Anh lạc bước vào vườn hồng Hương thơm quấn quít cầu vồng lòng anh Ðại dương trăng sáng năm canh Lung linh đồng nguyệt mong manh cõi người Thinh không lặng điểm nụ cười Nở trên đá mịn dội mười âm vang Cầu xin nguồn cội mở trang Soi trong tiền kiếp ngỡ ngàng u minh Luân hồi của những bình sinh Trăng ngàn một thuở ta mình có nhau ! Lê Miên Khương
Mục Lục


10. Hoa và Người Phù dung sớm nở tối tàn Thương cho hoa đẹp vội vàng nhạt phai Khiến cho đau ` xót lòng ai Lệ rưng rưng chảy u hòai mắt trông! Tinh sương hoa nhuộm nắng hồng Vườn xanh rộn rịp bướm ong hop đàn Hoàng hôn vừa tắt nắng vàng Phù dung vội úa phai tàn rụng rơi! Chao ơi sao tựa kiếp người Tuổi đời xanh tóc rạng ngời mặt hoa Ðài trang dáng vóc hằng nga Xiêm y rực rỡ thướt tha gợi tình. Tưởng rằng vui cõi ba sinh Nào hay sa cảnh điêu linh kiếp người Tả tơi như cánh hoa rơi Cuốn theo chịều gió lạc đời mênh mông. Hàn Thiên Lương Thiện Tâm Gắng Giữ Ðời người một cõi vô thường Niềm vui buổi sáng nỗi buồn thâu canh Kiếp người cũng rất mong manh Tuổi trai tráng kiện chiến tranh ?phế tàn.! Người vui mộng đẹp đài trang Xiêm y rực rỡ giàu sang ngất trời Ðược khen ca tụng hết lời Nhưng thôi cũng chỉ một thời thoáng qua! Làm sao tránh khỏi tuổi già Xiêm y cởi bỏ mắt lòa cô đơn! Những ai gieo nỗi oán hờn Mặc dân đau khổ lệ buồn rưng rưng Khoe ta là đấng anh hùng Dời non lấp biển vẫy vùng thiên thu Súng gươm và sẵn ngục tù Dân lành sát hại thầy tu chẳng chừa! Trời đang nắng lại đổ mưa Dân đen bạo loạn hết mùa thạnh hưng Vua quan không dám xưng hùng Co ro từng bước vào chung nhà tù! Những người tiền bạc quá dư Cho vay nặng lãi một xu không chừa Bọn cướp chặn cổ bảo đưa Hai chân quỳ xuống- dạ thưa!- dâng liền ! Ai ơi hãy nhớ đồng tiền Bản chất bội bạc? nó liền ra đi! Vô thường trần thế biết chi Ngày mai tay trắng còn gì nữa đâu? Làm sao tránh được biển dâu Thiện tâm gắng giữ qua cầu tử sinh?! 4-7-2023 Hàn Thiên Lương Tâm Tình Nhớ về quê mẹ đau lòng lắm Giấc ngủ từng đêm chẳng được tròn Nghiêng gối mắt sầu luôn đẫm lệ Xa nhà xa nước thật cô đơn ! Cố nhân chắc cũng đau lòng nước Cũng nhớ về xa tóc bạc màu Ao ướ cnhiều đâu làm chi được Ngẩn ngơ sầu!- chờ đợi bao lâu! ? Bạn bè tội nghiệp đi gần hết Kẻ còn ở lại cũng suy tàn Tính tuổi thời gian nay đã cạn Ðường xa từng bước rất gian nan! Quê hương ta mãi còn nhớ lắm Dẫu kiếp lưu vong vẫn trọn lòng Tim hồng vẫn rõ tình quê mẹ Lòng luôn trăn trở chuyện non sông! Xin tạ lỗi Người và Non Nước Thất thế nên đành chịu dở dang Sự ngiệp trao vào tay con cháu ?Anh Hùng Hậu Duệ? nước bình an ! 30-7-2023 Hàn Thiên Lương Áo Trắng Ngày Xưa Náng hạ mênh mông nhuộm vàng khắp ngã Ve phượng đâu rồi ?- vắng biệt âm hao! Hoa học trò thuở nào vương áo trắng Dưới hiên trường tuổi ngọc xôn xao ! Nay tủổi ngọc xa trường? đời lưu lạc Áo trắng ngày xưa giờ chắc úa màu? Hoa học trò trở thành hoa kỷ niệm Nhớ về nhau rưng rức những niềm đau ! Ôi nhớ lắm sân trường hoa phương đỏ Nỗi vui buồn ẩn hiện giữa mùa thi Thương áo trắng định trao lời ước hẹn - Buổi ban đầu nào biết nói năng chi ! Rồi mộng mị tàn theo mùa chinh chiến Ðường kiếm cung mờ mịt buổi tao phùng Phượng vẫn thắm giữa mùa hè đỏ lửa Tiếng ve sầu nức nở cảnh long đong! Qua năm tháng nguyện cầu ngừng binh lửa Buổi trở về tìm được áo trinh nguyên. Nhưng biền biệt tịt mù đường thiên lý Bước lao tù qua mấy nẽo sơn xuyên ! Nay lưu lạc trên bước đời lận đận Ngày tháng trôi mờ mịt cõi lưu vong Thương áo trắng trong cảnh sầu ly hận Trọn cõi lòng trĩu nậng nỗi hoài mong! 20-7-2023 Hàn Thiên Lương Nhớ Hạ Xưa Ngõ nắng bây giờ biền biệt xa Dấu xưa nay khuất nẽo quê nhà Vàng trăng hạ trải tình sông nước Nhớ nụ cười thắm mãi thiết tha ! Nắng vàng rực rỡ mấy đồi thông Ta nhớ hạ xưa thật xót lòng Thuyền biết bao giờ về bến hẹn Ðất trời như vẫn mãi mênh mông ! Nắng xứ lạ gợi nhiều nỗi nhớ : Cánh đồng xưa cỏ mướt xanh non Nương theo gió cánh diều thăm thẳm Ðàn chim về tiếng hót véo von ! Tuổi học trò yêu màu áo trắng Ngỡ bước đời tình chẳng phôi pha Nhưng ngờ đâu lại nhiều sóng gió Kỷ niệm đầu biền biệt phương xa! Hạ xưa trôi mau như giấc mộng Hồn nhiên tựa cổ tích quê nhà Nhưng sao ta quên thời tuổi ngọc Dẫu đường đời lắm nỗi phong ba ! 17-7-2023 Hàn Thiên Lương Lặng Lẽ Nhẹ nhàng con én bay qua cửa Lặng lẽ bên rèm nàng nhớ thương Bóng dáng người xưa bên xóm cũ. Hoàng hôn bàng bạc ủ màu sương ! Nửa vầng trăng khuyết lạnh cô đơn Gió quyện từ xa vướng nỗi buồn Dôi cánh chim chiều bay lạc lõng Nàng sầu khắc khoải ngắm hoàng hôn ! Nhạc chiều vương vấn nỗi xa xôi Ðôi khúc âm vang vạn ý lời Nàng vẫn lặng ngồi bên song cửa Lòng sầu theo ánh nhạc chơi vơi ! Sương đêm giăng kín cuối trơi xa Che khuất vầng trăng bóng nhạt nhòa Những chiếc lá vàng rơi trước ngõ "Âm thầm nàng nhớ chuyện ngày qua "! 16-7-2023 ** Hàn Thiên Lương Ðợi Chuyến Tàu Về Hướng đôi mắt về phương trời thăm thẳm Sân ga buồn em đứng đợi con tàu Dưới lũng xa khói sương mờ lan tỏa Tiếng đàn ai rơi rụng những cung sầu! Con tàu đi lần nào Em đưa tiễn Biệt ly rồi còn lại nhớ nhung thôi Bước trở về cõi lòng buồn hiu quạnh Thương người đi thật đau xót ngậm ngùi! Thời gian rụng héo tàn đời chinh phụ Mắt lệ mờ vò võ bóng người đi Nhưng vắng biệt ánh trăng soi đầu ngõ Lạnh cô phòng hiu hắt nến lưu ly ! Còn xuôi ngược trên nẽo đời lận đận Trọn lòng sầu hoài vọng chốn quê hương Chưa trở lại chắc người đang lận đận Bước gập ghềnh trên vạn lối tang thương ! Lệ mong nhớ đêm khuya tràn khóe mắt Trọn cõi lòng mong ước buổi tương phùng Lúc tỉnh dậy thêm buồn? còn xa cách Trăng vô tình vàng vọt chiếu qua song ! Thương nhớ quá chiều nay ra ga nhỏ Mong người về trong một chuyến xe đông Tiếng còi tàu khiến hồn Em nhỏ lệ Thầm nguện cầu tương ngộ , hết chờ mong ! Tàu ngừng lại khách về đông rộn rịp Nhưng vắng một người Em mãi chờ trông Tàu rời xa sân ga buồn vắng lạnh - Em bước đi mưa gió đổ trong hồn! 10-7-2023 Hàn Thiên Lương Dòng Sông Quê Hương Dòng sông quê hương Lặng lờ Ra biển cả. Ôm thuyền nan Như ôm trẻ thơ ngay! Ðôi bờ im Muôn đời xanh cỏ lá! Ai về đâu Ai ở lại nơi nầy? Quê tôi nghèo Nhưng dòng sông Ðẹp mãi. Như lụa màu Như mái tóc người thương! Trên sông nầy Mẹ già tôi khắc khoải Ðợi con về Suốt cuộc chiến chinh !! 1-7-2023 Hàn ThiênLương
Mục Lục


11. Mùa Hạ Cuối Cùng Yêu người, yêu phượng, yêu mùa hè Buổi học cuối cùng, sầu tiếng ve Sân trường nắng đổ buồn lưu luyến Nặng trĩu bước chân em đi về Ngẩn ngơ Thầy nán lại bục giảng Bàn ghế im lìm nhớ dáng ai Từ nay sẽ không còn thấy nữa Má đỏ môi hồng, đôi mắt nai ? Cổng trường vừa khép, em bâng khuâng Ngàn lời muốn nói bỗng ngại ngần Rộn rã những giờ Thầy lên lớp Ðâu ngờ ngày vui trôi qua nhanh Bóng em xa khuất cuối con đường Hành lang lớp học, Thầy vấn vương Vì cô bé có chiếc răng khểnh Áo trắng ngây thơ buổi tan trường Ép đôi cánh phượng vào lưu bút Nâng niu kỷ niệm một mùa hè (Em viết tên Thầy vào trang cuối Với những câu thơ ?dẫu vụng về) Bên bài giáo án, Thầy thao thức Ngọn đèn khuya, điếu thuốc trên môi Dòng nhật ký em ghi dang dở Nhìn ánh sao đêm nhớ một người Thế là ngày mai ta xa nhau Mùa Hạ cuối cùng, hai trái tim đau! Kim Loan
Mục Lục


12. Tiếng Trống Biên Khu Ðêm ta nghe từng hồi tiếng vọng, Gió đưa về trống trận Chi Lăng. Kìa đầu giặc rơi ngoài biên ải, Ðây tiếng gọi vọng khắp non sông. Theo vó ngựa về trong gío bão, Bóng quân Nam lộng giữa rừng gươm. Cho Ðống Ða lưng trời lửa khói, Khiến quân thù sợ hãi ngàn năm. Rồi Bạch Ðằng loang loang máu đỏ, Sử còn đây dọi tỏ nghìn thu. Vượng khí phương nam như trời đất, Nát mật ngàn năm lũ giặc thù. ** Ðây phương Nam đất đà có chủ, Cháu con thề quyết chẳng dửng dưng. Tay đan tay lệnh truyền đỉnh núi, Tiếng thét loa vang vọng đất trời. Nay quê hương gặp thời nguy khó. Ta hiên ngang đứng vững giữa trời. Ðáp tiếng gọi tiền nhân ngày trước, Cho ngày về bến nước nở hoa. Ðường ta đi vượt ngàn ngọn sóng, Bước ta về dấu ấn lưng mây. Dưới ánh trăng, kiếm mài sắc bén, Nghe hịch truyền, tiến bước hiên ngang. Rồi non nước từ đây lớn dậy, Vai gươm thiêng lính trận lên đường, Cho tiếng vó vươn ra ngàn dặm, Giặc chưa đến đã nghẹn đầu non. Kìa sách cũ ghi ngàn trang sử, Cha ông ta tiếp giữ cơ đồ. Khi mồ hôi chảy tràn trên đất, Máu xương Người giữ vững giang sơn. Nào đứng dậy hỡi người vì nước, Kiếm đã mài, mộng ước lưng mây. Hãy hiên ngang đứng trên đất Việt, Hãy đứng dậy cho khói hận tan. Ta kiên trung cho hồn nước lớn, Ta đi lên đất nước chuyển mình. Bởi cha ông đã từng dựng nghiệp, Ðể muôn đời gởi lại cháu con. Trong đêm vắng tai dồn tiếng trống, Bước ta đi, đi mãi chẳng ngừng. Lời tổ quốc khắc vào tim đá, Ta bước đi cho tới ngàn sau. Kìa rừng đêm vọng ngàn vó ngựa, Xé toang mây dưới bóng trăng mờ, Xác quân thù chất nơi đầu núi, Gọi kiến về tìm kiếm miếng ăn. * ** Ta đứng lên đất trời đổi mới, Sử còn đây dấu ấn chẳng mờ. Ta đứng dậy triệt quân bán nước, Ðể ngàn sau bước tới vinh quang. Ta biết người căm thù lang sói, Từ nửa đêm rước giặc vào nhà. Xây cho nó nhà to cửa rộng, Ðể chung đời hút máu xương nam Ngươi hãy là chinh nhân kiếm khách, Bước qua sông rửa hận thù này. Người chẳng biết khom lưng uốn gối, Há cúi dầu bái lạy bắc phương? Nếu ngươi giận gian tà bán nước, Chúng đè đầu cỡi cổ dân ta. Hãy đứng dậy đan tay tiến bước, Cho ngàn đời vọng tiếng hoan ca. Hãy đi lên, hỡi người dân Việt Ðây Nam Quan đứng vững giữa trời. Ðường ranh giới ngàn xưa đã kẻ, Cho Bắc Nam định rõ đôi bờ. Nhớ một lần Phi Khanh năm ấy, Ðã qua đây gởi lại sơn hà, Lời nhắn bảo từ xưa còn đó, Hận vong quốc ta phải khắc ghi: Năm mươi năm sao vàng cờ đỏ, Năm mươi năm học một chữ ngu. Ðưa kẻ thù về làm minh chủ, Rồi cùng nhau bái gối tôn thờ. Nay còn đâu cơ đồ tổ nghiệp, Nay còn đâu nước Việt lưu danh? Có còn chăng đóm hồng nhơ bẩn, Có còn chăng là nấm mồ hoang! Hãy đứng dậy Sài Gòn Hà Nội, Hãy đứng dậy, bước tới ngày mai. Ta đứng lên rạng danh đất Việt, Ta đứng dậy sông nước thênh thang. Sử còn đây, tấm gương còn đó, Ðất nước này đã có Quang Trung. Từ nửa đêm trống vang rừng núi, Nắng chưa lên đuốc Việt chuyển dời. Từng binh đoàn ngang trời dọc đất, Ta về đây lấy lại Ðống Ða. Rồi xây thành Hạ Hồi cứu nước, Chỉ một đêm xác Hán thành gò. Ðây bài học của nhiều năm trước, Hãy ghi lại để nhớ ngàn sau. Cho cháu con vuông tròn chức phận, Giữ quê hương đứng vững dưới cờ. Ta chẳng nên buông lời ta thán, Rằng nghịch tặc chỉ biết hại dân, Rồi ươn hèn đứng yên đợi gió, Ðể dân ta uống chén khổ đau. ** Hãy đứng lên hỡi người vì nước, Hãy đứng dậy ta bước hiên ngang. Ðường ta đi dẫu là gian khó. Ðường ta đi dẫu có chông gai Ta chen vai giữ nhà giữ nước, Ta bên nhau vững bước trên đường. Ngoài kia nắng gío cùng thay đổi, Ðây Bắc Trung Nam chỉ một nhà. Nào ta đi mở trang sử mới, Ta lên đường diệt lũ sài lang. Cho nước Việt thênh thang bước tới, Dưới nắng vàng rạng cõi trời đông. Ðây Việt Nam quê hương hùng vỹ Nơi thắm đặm ý chí kiên trung. Theo sức gió vươn cùng trời đất, Chung sức người lấp cạn biển đông. Sử còn đây lưu truyền mãi mãi, Ðất phương nam một giải nắng vàng. Trời cao chuông đổ còn lưu dấu, Ðất Việt nghìn thu đứng giữa trời. Bảo Giang
Mục Lục


13. Cũng Một Chút Ý Mắt buồn về hướng vô ưu Thân trong cõi tạm ngục tù nhân gian Nhìn thế sự chút ngỡ ngàng Chiều về mây trắng giăng giăng ngập trờỉ Mây lờ lững mây xa xôi Nghe như trong gió tiếng cười ai trêu Lời thương lời giận đủ điều Tuổi bây giờ có cần chiều chuộng nhau? Tâm lòng còn thấy xuyến xao Mắt còn tha thiết còn trao gởi tình Tuổi hoàng hôn nắng bình minh Dáng xưa ảnh cũ vẫn in đậm lòng Thuở môi má còn tươi hồng Mắt còn e ngại cuồng phong dập vùi Sống trong cõi tạm mệnh trời Nợ duyên ràng buộc bước đời bên nhau Nghĩa tình khăn khít ngọt ngào Ý từ tâm thực, tình trao trọn tình? thylanthảo 28-4-23. Ý thật từ tâm * Chữ rớt ra từ ý Tay gom gọn thật lòng Ðời có còn thi vị Tuổi em má còn hồng ? Trăng quê mình buồn lắm Mây chập chờn phủ che Tuổi ngày xưa xuân thắm Em nhìn mắt e dè Mang lời ca tiếng hát Em đi khắp 4 vùng Mắt xuân ngời tha thiết Khói lửa tràn non sông !! Anh một thời chinh chiến Tay súng với tay đàn Mình cùng chung chiến tuyến Tình non sông nặng mang? Trăng tròn rồi trăng khuyết Ðời chuyển vần đổi thay Anh nhục hèn buông súng Cùng bước trên đường gaỉ Trăng bây giờ đất khách Cô Hằng rạng rỡ vui Qua rồi đời thử thách Cảnh địa ngục xa rồi ? Bao nhiêu năm chia biệt May mắn và tình cờ Mắt ngày xưa tha thiết Anh viết tiếp bài thở Ý xưa tình gợi lại Thật lòng gởi cho em Qua rồi thời tuổi dại Ý thật viết từ tâm thylanthảo 2-5-23 ước xưa còn nhớ * Một nửa vầng trăng mây lửng lơ Năm xưa ai gợi ý hẹn chờ Cảnh đời thay đổi không lường được Tuổi tác qua rồi thuở mộng mơ Áo trắng Văn Khoa mắt sáng ngời Em cười duyên dáng má hồng tươi Con đường trước mặt đầy hoa nắng Ðể ý làm chi chuyện đổi dờỉ Cây phượng đầu trường mấy lần trổ Mình vẫn chung bàn luôn mấy năm Lớp Ngữ Học, Văn Chương Quốc Âm Việt Hán rồi Văn Minh Việt Nam. Năm nào kết quả đều như ý Làm sao ngờ đất nước đổi thay Giặc Bắc vào Nam đời vô vị Bao nhiêu mơ ước, tiếng thở dàỉ Mọi việc của đời tay tạo hóa Làm sao thỏa ý được mà mơ Núi rừng Việt Bắc trời xa lạ Sống cảnh tù gông thật khó ngờ? Trăng Hà Tây giống trăng Nam Hà Nhìn qua song sắt nhớ thương nhà Mẹ Cha bằng hữu đường xưa cũ Bốn bức tường giam đau xót xả Em ở Sài Gòn em có nhớ Những ngày hoa mộng áo Văn Khoa Anh ở đây đòn thù nhận chịu Tình cũ trường xưa nhớ xót xả Trăng Houston trời quang mây tạnh Chị Hằng rạng rỡ mặt tươi chong Ước hẹn năm xưa anh vẫn nhớ Em vội quên không chút xót lòng? 11-5-23 Thylanthảo
Mục Lục


14. Vách Khuya Ngọn đèn đêm thao thức Giấc ngủ giờ đi hoang Ta lạc về lối mòn Tận sâu trong ký ức. Trang thơ cũng thao thức Vách khuya còn bóng tôi Thời gian thì vẫn trôi Mà tôi hoài đứng lại... Ngoài thềm gió bay mãi Hồn tôi đầy ánh trăng Và tơ rối giăng giăng Khiến đời tôi quanh quẫn. Khiến hồn tôi vướng bận Những điều không thể quên Ðêm ơi! Thật êm đềm Bóng ai còn trên vách! Hồ Thụy Mỹ Hạnh
Mục Lục


II . Văn___________________________________________________________

1. Con Ðường Mang Tên ... Thanh


Nguyễn Thị Thanh Dương


Tôi đành vay mượn tên nhạc phẩm "Con đường mang tên em" của Trúc Phương để đặt cho con đường nhà tôi vì quá hợp lý luôn, không thể đặt tựa đề khác được.

Con đường này dài hơn một cây số nhưng chỉ một đoạn đường ngắn nơi khu buôn bán gần những trại lính thật khó mà tin nổi 9 căn nhà liên tiếp nhau đã có 3 người con gái tên Thanh, thật ngẫu nhiên chúng tôi cùng lứa tuổi mới lớn, lại ngẫu nhiên nữa là có hai người cùng họ Nguyễn Thị? Chẳng biết từ bao giờ hàng xóm đã tự phân loại cho khỏi lầm lẫn là gọi tên Thanh đi kèm theo tên của bố chúng tôi. Căn đầu tiên là Thanh Giai, tới tôi căn nhà thứ 4 là Thanh Ðệ ( hai nhà Thanh này đều là cửa hàng bán cà phê nước giải khát) và Thanh Pa tê là căn nhà thứ 9 ( nhà này bán Pa tê thịt nguội vì chính bố của Thanh người ta cũng gọi là "ông Pa tê")

Rõ ràng thế mà vẫn có sự lầm lẫn.

Hàng ngày ngoài giờ đi học tôi phải phụ mẹ bán hàng.

Một hôm có anh chàng đẹp trai ăn mặc điệu đàng lịch sự dừng xe Vespa trước cửa quán nhà tôi, anh tháo kính đen, nheo mắt nhìn lên số nhà rồi nhìn vào trong quán thấy tôi nên anh mạnh dạn bước vào. Thấy anh mỉm cười tôi cũng mỉm cười tưởng là khách hàng quen. Dáng vẻ anh thành phố thanh lịch sang trọng thế kia chẳng lẽ ghé quán để uống mấy thứ nước ngọt màu mè xanh đỏ vàng tím như chai bạc hà, chai cam đỏ, chai kem sô đa hay chai xá xị con cọp. Tôi mời hỏi:

- Anh uống gì, cà phê sữa đá, sô đa sữa hột gà, sô đa chanh đường hay nước vắt cam tươi?

Chàng lửng lơ:

- Em cho anh uống gì cũng được.

Người khách này dễ tính thật vào quán người ta mà mặc cho chủ quán muốn bán gì uống nấy.

- Anh uống cà phê sữa đá nhé.

Chàng gật đầu có vẻ hài lòng làm như vừa được tôi săn sóc hậu hỉ. Khi tôi mang ly cà phê ra bàn chàng nhìn tôi bằng ánh mắt thân mến:

- Thanh khỏe không?

Tôi giật mình sao anh chàng lạ hoắc này biết tên mình. Tôi phụ mẹ bán hàng bấy lâu nay hầu như quen thuộc nhiều mặt khách nhưng mặt người này thì là lần đầu. Mà thôi khách nhớ nhà hàng chứ nhà hàng làm sao nhớ hết từng người khách. Tôi đáp lại:

- Vâng, em bình thường, anh khỏe không ?

Chàng hớn hở:

- Anh khỏe nên hôm nay mới đến ra mắt em đây. Em ở ngoài đời khác trong hình làm anh bất ngờ, nhưng em trong hình và em ngoài hình đều rất dễ thương.

Lần này tôi giật mình thật sự, tôi linh cảm ngay có sự lầm lẫn. Ðây không phải người khách vào quán tôi để uống giải khát mà anh đi tìm người con gái tên Thanh nào đó không phải là tôi. Tôi bối rối:

- Anh và em chưa quen nhau bao giờ, em có gởi hình cho anh đâu.

Chàng ngỡ ngàng:

- Em tên Thanh phải không?

- Ðúng rồi, em là Thanh.

- Anh là Trần Hữu Minh đây mà.

Chàng móc trong túi áo một lá thư đã đóng dấu bưu điện:

- Thư em viết cho anh nè, em cho anh địa chỉ quán cà phê nhà em đây, hôm nay chúng ta hẹn gặp mặt nhau sau vài tháng làm quen qua mục tìm bạn bốn phương trên báo.

Tôi nghĩ ngay đến Thanh Giai cô nàng xinh đẹp và luôn mơ mộng một chàng trai vừa giàu sang vừa đẹp trai.

- Anh ơi, vậy là Thanh kia chứ không phải Thanh này, nhà nó cũng bán quán cà phê, căn đầu tiên đó anh.

Chàng đẹp trai ngượng ngùng:

- Thế mà anh hỏi thăm nhà cô Thanh bán cà phê bác kia chỉ ngay quán này và anh thì nhìn vội số nhà lại thấy bóng dáng em nên anh cứ tưởng?Cho anh xin lỗi nhé.

- Không sao, chúng em cùng tên, nhà cùng bán hàng cà phê giải khát, số nhà nó 111 số nhà em 114 na ná nhau nên bị lộn hoài, mà còn có cô Thanh thứ ba nữa cơ, anh mà lạc vào nhà nó là phảI .. mua Pa tê thịt nguội đó.

Chàng đẹp trai ra khỏi quán tức thì bố tôi hầm hầm gọi tôi vào trong:

- To gan nhỉ, dám hẹn hò bồ bịch đến tận nhà lại còn trao đổi thư từ với nhau.

Bố đi tìm cái roi tôi phải vội vàng giải thích kẻo bị đòn oan:

- Anh ấy đi tìm Thanh nhà ông Giai chứ không phải con.

Buổi chiều tôi gặp Thanh Giai kể cho nó nghe từ đầu đến cuối tôi suýt bị bố đánh đòn vì sự trùng tên này. Nó bảo khi làm quen anh Minh qua thư từ nó lấy biệt hiệu là Kiều Diễm, nhưng khi cho anh địa chỉ đến nhà phải nói tên thật là Thanh cho anh dễ tìm chứ cô Kiều Diễm ai biết đâu mà chỉ .

Chuyện tìm bạn bốn phương như một cuộc vui ngắn ngủi chẳng mấy khi nên duyên nợ. Sau đó Thanh Giai lên xe hoa với người khác, một tấm chồng như ước mơ, anh ấy con nhà giàu có, là lính kiểng quân y trong Tổng y viện cộng hòa, rồi Thanh Ðệ cũng lấy chồng, chỉ còn Thanh Pa tê nhỏ hơn chúng tôi một hai tuổi thì chưa..

Năm 1975 đã làm thay đổi mọi cuộc đời, mọi thứ trong cuộc sống, nhưng định mệnh vẫn cho chúng tôi ở cùng một con đường như bấy lâu dù chúng tôi đã qua thời thiếu nữ. Chồng Thanh Giai bị mất tích ngay những ngày đầu 30 tháng Tư 1975, toàn bộ gia đình chồng đã di tản đi Mỹ, thế là Thanh Giai bơ vơ không nơi nương tựa đành mang hai con về xóm cũ ở chung nhà cha mẹ ruột và buôn bán kiếm sống. Thanh Ðệ thì từ khi lấy chồng đã mua một căn nhà trong xóm, chồng đi tù cải tạo ngày ngày tôi vẫn ra quán cà phê nhà cha mẹ bán hàng, Thanh Pa Tê vẫn chưa lấy chồng, ở cùng cha mẹ.

Căn nhà thứ 6 bỗng đổi chủ, một gia đình đến mở cửa hàng bán gạo và chà gạo, thời buổi bao cấp gạo xấu người ta phải đem chà lại cho sạch cám trắng gạo để dễ ăn, trời xui đất khiến sao mà chị chủ nhà cũng tên Thanh. Chị được hàng xóm gọi là Thanh Chà Gạo. Thế là 9 căn nhà liền kề nhau bây giờ có thêm một Thanh nữa là 4 người phụ nữ mang tên Thanh. Càng thêm ngẫu nhiên đến lạ lùng, càng thêm khó tin. Chắc khúc đường này có duyên với những người tên Thanh ?

Một hôm có thằng bé đứng lóng ngóng trước cửa nhà tôi, thấy tôi nó mừng rỡ réo to cả xóm đều nghe:

- Cô Thanh ơi trả lại mẹ cháu bịch cám, nãy chà gạo xong cô quên chưa đưa mẹ cháu.

Tôi chỉ nhà bên cạnh:

- Sang bên đó mà đòi cám nghe cháu.

Thế mà cũng lầm nhà được mới lạ, nhà Thanh chà gạo có máy chà gạo, bụi cám bay đầy nhà, có những bao gạo chồng chất mà thằng nhỏ vẫn đi lộn sang quán cà phê nhà tôi.

Vụ lộn nhà đòi bịch cám còn đỡ hơn vụ này. Con bé chừng 12 tuổi đạp xe dừng trước cửa nhà tôi nó dựng xe và bước vào, tôi tưởng nó vào uống giải khát, nhưng chẳng nói năng chi, nó móc túi lấy ra tờ giấy đưa cho tôi. Tôi tò mò và ngạc nhiên mở tờ giấy ra đọc, ghi từng ngày như sau: Ngày ..tháng?1 ký đậu xanh nửa ký bột năng. Ngàỵ.tháng?một ký đậu đỏ một ký đường cát trắng. Ngàỷtháng?một ký đậu ván một ký đường cát trắng, ba gói phổ tai. Tổng cộng số tiền là?..

Tôi nhìn con nhỏ và ngơ ngác hỏi:

- Ủa, giấy gì đây sao toàn là đường đậu ?

- Dạ, má con nói đưa dì đọc tờ giấy này cho kỹ càng ngày tháng rành rành ra đó để dì đừng cãi cố như bữa hôm.

- Ủạ.má con là ai?

- Bà Tư Ðanh bán chạp phô trên chợ Hạnh Thông Tây đó, Dì mua mối đường đậu của má con đó.

Xong nó ngọt ngào rất bài bản để đòi nợ:

- Dì Thanh làm ơn cho con xin tiền mấy thứ này, dì đã hẹn mấy lần mà chưa thấy trả nên má con biểu con đi lấy tiền.

Trời, lại một sự lầm lẫn người tên Thanh, là Thanh Giai chứ còn ai vào đây nữa. Tôi với Thanh Giai có mắc mớ gì không mà khi trước có chàng trai đến nhà tìm Thanh đòi nợ tình, khi nay con nhỏ đến đòi nợ tiền. Thời buổi bao cấp của khó người khôn, người ta mở thêm quán giải khát cạnh tranh nhau buôn bán nên cà phê nhà Thanh Giai và nhà Thanh Ðệ đều ế hơn xưa. Tôi sau khi mở cửa hàng xay bột nước không đủ sống liền quay trở lại bán hàng cà phê giải khát như cũ, nhưng cũng chỉ đủ cầm cự qua ngày còn Thanh Giai xoay sở bán đủ thứ, khi là xe bánh mì, khi thì bày bán bún riêu, khi thì hàng cơm tấm, càng bán càng cạn vốn nên nàng đổi sang bán xe chè đá đậu. Tôi bảo con nhỏ:

- Dì tên Thanh nhưng không hề mua thiếu đường đậu má con mà là Thanh kia kìa, căn nhà đầu tiên có xe đá đậu lù lù đó bộ con không nhìn thấy hả?

Con nhỏ bị quê, giựt lấy tờ giấy nợ trên tay tôi và đạp xe vèo một cái tới đúng nhà Thanh Giai, đúng người mà nó cần gặp.

??..

Khi gia đình tôi xuất cảnh đi Mỹ, Thanh Giai vẫn buôn bán lẻ tẻ nuôi hai con, Thanh Chà Gạo càng ngày càng đắt hàng và phát triển bỏ mối gạo đi nhiều nơi. Trong số 4 người tên Thanh thì Thanh Chà Gạo là đại gia giàu có nhất, phải chi ai đó lầm lẫn tưởng tôi là Thanh đại gia thì tôi cũng được oai phong le lói vài phút giây.

Ngày tôi đi xuất cảnh Thanh Pa tê nói đùa chị Thanh sang Mỹ tìm người nào giới thiệu cho em đi. Nhưng chỉ một năm sau tôi nghe tin Thanh Pa tê đã lên xe hoa sau nhiều năm kén chọn?suýt nữa bị ế chồng. Rồi tôi được tin Thanh Giai đã kết duyên với một cán bộ và mẹ con dọn vào ở trong khu cư xá cán bộ với ông ta, đồng thời ông xin cho nàng một chân thư ký trong nhà máy nơi ông làm việc. Mới đây nhất năm 2021 khi Việt Nam đang bùng lên dịch Covid làm bao người thiệt mạng vì chưa được chích ngừa trong số đó có Thanh chà gạo, đại gia lắm tiền nhiều của nhưng ở Việt Nam tiền của cũng chẳng dễ gì mua được thuốc chích ngừa thời điểm ấy, coi như Thanh đại gia đã ra đi oan uổng, nghĩ mà thương.

Thế là con đường "định mệnh" mang tên Thanh ngày nào giờ đã chẳng còn ai tên Thanh ở lại. Mỗi Thanh một phương trời.

Thanh Ðệ là tôi hiện nay sống ở Mỹ, nhà tôi trên con đường này hàng xóm toàn là Mỹ là Mễ chắc chắn chẳng có ai tên Thanh để mà trùng. Nhưng vẫn?có sự lầm lẫn, chẳng vì tên Thanh mà vì trùng số nhà. Hai lần bà Mễ ở con đường kia trong cùng khu phố tìm đến nhà tôi để trao lá thư đi lạc và tôi cũng đã có lần tìm địa chỉ nhà bà Mễ để trao gói quà ông bưu điện giao lầm.

( Feb. 10, 2023)


Nguyễn Thị Thanh Dương

Mục Lục


2. Khi Ðịnh Mệnh Cúi Nhìn

Tình Hoài Hương



-----------------

Khi Ðịnh Mệnh Cúi Nhìn



Vì lý do kỹ thuật xin tạm nghỉ một kỳ.


Tình Hoài Hương

Mục Lục


3. Ðừng Nên Gặp Lại Cố Nhân

Thanh Hà




*

1/-

Ðôi khi trộm nhìn em
Xem dung nhan đó bây giờ ra sao
Em có còn đôi má đào như ngày nàỏ

( Trộm Nhìn Nhau, Trầm Tử Thiêng )



?Xem dung nhan đó bây giờ ra saỏ là câu hỏi đầu tiên qua điện thoại mà bạn S. đã mượn của nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng trước khi hội ngộ với cô bạn học Tường Vi sau gần 40 năm. Tường Vi cười cười :

-Chờ khi gặp, anh tự nhận xét.

Một nhóm bạn học cũ. Kẻ ở lại, người về từ bên kia bờ Ðại Tây Dương, Thái Bình Dương không hẹn mà tình cờ tái ngộ trên mảnh đất quê nhà. Mừng vui, bồi hồi ôn lại chuyện cũ, kể chuyện đời từ lúc rời trường xa bạn, hầu hết đều lênh đênh ba chìm bảy nổi. Giờ có người đạt được sự an bình viên mãn, có người vẫn còn bôn ba, có người bệnh tật giày vò triền miên kéo lê theo ngày tháng, chờ giây phút trở về cát bụi.

Vừa gặp, mọi người hỏi ngay :

-Sao? Bạn S. có còn nhận ra Tường Vi của ngày xưa không ?

?Tất nhiên rồi. Tường Vi vẫn y hệt thuở nào, vẫn trẻ trung không ngờ, từ cách nói năng, tính tình cho đến gương mặt, ngoại trừ một điểm hơi khác nhưng S. vẫn nhận ra.

-Là điểm nào khác ? Mọi người tò mò kể cả Tường Vi.

-Hồi xưa Tường Vi có cặp lông mày vòng nguyệt, mà bây giờ thì khác rồi.



Không ai nhận ra mà anh S. nầy tinh ý thế. Cô cười thầm, tự nhiên liên tưởng tới chuyện kiếm hiệp của Kim Dung ?Ỷ Thiên Ðồ Long Ký? nhân vật Trương Vô Kỵ vẽ lông mày cho vợ là nàng Triệu Mẫn (Triệu Minh), dù hai trường hợp chả ăn nhập gì với nhau cả.

Tường Vi định nói : -Giờ đây đâu còn Trương Ca mỗi sáng vẽ lông mày cho Triệu Muội nên mới ra nông nổI .. nhưng ngăn lại được. Kẻo bạn S. lại suy đoán nầy kia thì nguy.

Sau nầy mỗi dịp họp mặt, S. cứ đem chuyện cặp lông mày Tường Vi khác xưa, nhấn mạnh vào hai chữ ""òng nguyệt? có vẻ nuối tiếc cho một cái gì đã mất.

Tường Vi thấy vui vui, cố tình hỏi khó :

-Vậy giờ anh thất vọng khi gặp lại Tường Vi lắm hở ?

Bạn S. chối :

-Không, anh đâu có nói là anh thất vọng, vì em vẫn hệt như ngày xưa mà. Chỉ vì em có hàng lông mày đặc biệt nên anh nhớ mãi, thế thôi.

Từ nhận xét ấy, Tường Vi rút ra kết luận :

-Khi ta nghĩ về một người quen 20,30,40 năm không gặp, trong ta là hình ảnh người ấy của thời 20,30,40 năm xưa. Ðến chừng gặp lại, ký ức vẫn khư khư ôm giữ hình bóng cũ chứ không chịu chấp nhận cái nhân ảnh thực tế mà thời gian làm biến đổi. Rồi đâm thất vọng sao họ không giống như ta ?bắt? họ phải giống.

Không nói đến con người, chỉ nhìn đoá hoa đủ biết. Từ lúc còn là nụ, e ấp thẹn thùng. Nở xoè cánh khoe hương sắc thu hút bướm ong lượn quanh chực chờ hút mật. Rồi sắc màu phai, nhuỵ úa tàn ..


2/-

Có dịp coi video phỏng vấn các nhạc sĩ ngày xưa. Họ kể nhiều giai thoại rất thú vị trong trường hợp nào mà họ sáng tác các bản nhạc lãng mạn, in dấu sâu đậm vào hàng triệu trái tim?trong đó có tôỉ hơn nửa thế kỷ sau mọi người vẫn còn yêu thích và ngân nga.

Tâm hồn người nghệ sĩ rất nhạy cảm. Chỉ cần một hình ảnh hoặc một cảm xúc thoáng qua cũng đủ để nhạc sĩ hay thi sĩ viết thành bài ca hay bài thơ bất hủ.



Tất nhiên hầu hết các ca khúc thường nói về tình yêu đôi lứa. Không thể thiếu bóng dáng người thiếu nữ , có khi chỉ là một mái tóc dài xoã chấm lưng, một đôi mắt đen tuyền ngơ ngác , một nụ cười duyên khoe hàm răng trắng ngà, đôi bàn tay thon muốt, một tà áo dài trắng tung bay theo làn gió, một vành nón lá nghiêng nghiêng, một chiếc áo bà ba bên cầu ao giặt giũ?



Thế nhưng hết tám trên mười nhạc sĩ đều kết luận rằng : Họ ước chi đừng gặp lại người con gái mấy chục năm trước đã khiến họ thất điên bát đảo , để họ giữ hoài hình ảnh đẹp của ?người trong mộng?, gặp làm chi để thất vọng não nề vì người đàn bà hiện tại đã giết chết người con gái năm nào.

Ảo ảnh vụt tan..

Thực tế trần trụi quá. Giờ họ không còn gì để mà tương tư mà ảo tưởng nữa.

Có dịp đem đề tài nầy ra bàn, thì các anh chị bạn cùng thế hệ tôi đều biểu đồng tình với các thi, nhạc sĩ là : chớ dại dột tìm gặp cố nhân nếu muốn giữ mãi hình ảnh đẹp của nàng ( hay chàng ) để còn có lý do mà tiếp tục ôm mơ dệt mộng cho quãng đời còn lại.



3/

Huguette là người đàn bà quí phái thanh lịch, gần 80 tuổi gương mặt tuy đã xuất hiện nhiều nét nhăn nhưng vẫn còn vương đọng vẻ đẹp thời xuân sắc .

Nếu giờ còn tại thế thì bà cũng khoảng 90.

Mái tóc dài muối tiêu được búi lên gọn ghẽ. Bà rất năng động, thích tự chăm sóc vườn cây quanh nhà, hoàn toàn khoẻ mạnh. Chồng chết nhiều năm có hai con trai, chồng là ông chủ hãng chế tạo đồng hồ , marque khá nổi tiếng của Thuỵ Sĩ. Thử tưởng tượng người đàn bà đẹp, bản tính khiêm nhượng, lại thừa hưởng tài sản to tát...tất nhiên thu hút bao nhiêu ong bướm, nhưng bà không tái giá. Bà kể với vợ chồng chúng tôi :

?Không phải là bà chung thuỷ với người chồng quá cố đến độ không muốn đi bước nữa. Vấn đề là bà không tìm thấy ai làm cho trái tim bà rung động như chồng đối với bà. Những người bạn chung của hai người, có người hoặc goá hoặc ly dị ngỏ ý với bà, nhưng bà đã trót trước giờ xem họ như bạn thuần tuý nên giờ không biến thể qua tình yêu được.
-
Chúng tôi quen biết bà qua Daniel, bạn của chúng tôi, mà trở thành bạn trai trong vài năm cuối đời của bà.

Tiếc thay, người bạn này không mang lại hạnh phúc mà chỉ toàn là thất vọng, nhưng vì lòng nhân hậu bà vẫn không bỏ rơi ông ấy.

Một hôm Huguette cảm thấy đau lưng âm ỉ. Khám nghiệm, mới phát giác bị ba loại ung thư ở giai đoạn cuối. Bác sĩ nói bà chỉ còn sống khoảng ba tháng.

Bà bình tỉnh như không. Về tìm luật sư thu xếp nhà cửa, tài sản cho hai người con trai. Rồi xin vào dưỡng đường dành cho những người bịnh không cơ may chửa khỏi chỉ chờ tử thần đến đón.

Trước khi đi, bà gặp từ giã hết bạn bè thân thuộc, hỏi bà có buồn hay sợ không.

Bà mĩm cười , vẻ mặt an nhiên:

-Không, trước sau gì ai cũng đi qua con đường này mà. Hơn nữa tôi đã có cuộc sống hạnh phúc, đầy đủ tinh thần lẫn vật chất thì đâu còn gì để tiếc nuối nữa.



Trong thời gian ngắn ngủi ở dưỡng đường, bà dặn ban quản trị là bà không muốn ai đến thăm cả ngoại trừ hai người con và ông Daniel. Vì bà muốn mọi người giữ lại hình ảnh lúc bà còn khoẻ mạnh xinh tươi chứ không phải là một bà già tàn héo nhăn nhúm vì đau đớn.

Một buổi chiều, tôi nhận được cú điện thoại, giọng quen thuộc nhưng yếu ớt :

-Salut , c?est Huguette. Comment allez-vous ?. Je suis tres fatiguée, je vais partir. Juste téléphone pour dire « Adieu et je vous aime beaucoup ».

Dịch: chào, tôi là Huguette. Các bạn khoẻ không ? Tôi rất mệt, sắp ra đi. Tôi chỉ muốn gọi điện chào từ biệt và nói rằng tôi rất yêu mến các bạn ).



Lúc ấy chỉ có tôi ở nhà, xúc động quá chỉ bày tỏ vài lời rằng chúng tôi cũng rất yêu mến bà và rất buồn vì sự việc như thế. Lát sau chồng tôi về, gọi lại bà để vĩnh biệt. Không nói nhiều vì bà cho hay đã mấy ngày không ăn lẫn uống được -ngay cả nước- nên lưỡi bị cứng.

Hai ngày sau bà mất. Lời trăn trối để lại là không muốn bất cứ ai đưa tang ngoại trừ hai người con và Daniel.

Tôi còn nhớ lâu về Huguette. Xong một kiếp người. Sao mà đơn giản.

Tiễn một người còn sống về bên kia thế giới sao chỉ giống như tiễn biệt người đi xa, chứ không phải là không bao giờ còn gặp lại ?

Có khi đơn giản vậy lại tránh được bi thương ?

Ðây là câu chuyện hơn 10 năm trước.

Mà thời đại Covid, hình như các đám tang đều tương tự. Có khi còn vô tình hơn nữa, vì ngay cả gia đình đông người cũng đâu được nhìn nhau hay tiễn đưa nhau trước giờ sinh tử.



4/-

Sau khi bài Trở Về Tuổi Hai Mươi vừa đăng được mấy hôm thì vài người bạn phương xa tìm tôi qua online. Trong bài ấy tôi so sánh hơi cường điệu tôi-bây-giờ với tôi-ngày-xưa sao mà khác biệt quá, chẳng hạn: già, nhăn, da đồi mồi, mái tóc thề nửa lưng giờ đã rút ngắn nằm hờ hững trên bờ vaị.v.v..

Một người thì mách bảo là nên hái lá dược thảo ? tên gì tôi không nhớ? giả ra vắt lấy cốt uống, còn phần xác thì đắp mặt nạ; như thế da mặt sẽ mịn màng tươi trẻ. (tôi cám ơn nhưng cười thầm trong bụng: trời ơi, ở Thuỵ Sĩ làm gì có cây ấy )

Còn người kia thì tuy chúng tôi vẫn thỉnh thoảng gọi điện hoặc nhắn tin qua lại, nhưng lần nầy nhất định bắt tôi phải mở camera cho bạn ấy nhìn.

Người khác thì nhắc đi nhắc lại là tôi hãy selfie và gởi hình cho bạn xem ngay lập tức.



Thắc mắc. Ủa sao kỳ vậy ta ? Sao tự dưng các bạn lại muốn xem dung nhan tôi bây giờ ra sao vậy? Cũng chìu lòng. Sau khi nhìn tôi chán chê, bạn kết luận :

-Bạn vẫn y hệt thôi, có đổi khác gì đâu .

-Sao tự dưng nghĩ là tôi đổi khác ? Mới gặp cách nay một, hai năm thôi mà.

-Thì bạn tự kể trong bài viết chớ ai nữa. Toàn phóng đại không làm tôi tưởng thật.

A thì ra thế. Tôi kể đúng chứ phóng đại đâu. Thời gian có sức tàn phá trên mọi sinh vật tuy thầm lặng nhưng ghê gớm, không phép mầu nào ngăn được. Chỉ là không nói rõ ràng khoảng cách thời gian giữa các tấm hình thôi. Tôi so sánh mấy tấm hình tôi lúc 20 tuổi, 30 tuổi với tôi hiện tại, cách nhau cả một thế hệ cơ mà. Chả phải tôi quá già quá xấu so với ngày xưa còn gì.

Kim thời gian vạch đường trên trán

Rồi đó tuổi già ta bắt đầu ( Th.H )



Tôi thỉnh thoảng hay tự trào, không kiêng cử chuyện tốt xấu, quên rằng có nhiều người tin dị đoan tránh nói chuyện gỡ.

Hồi đợt dịch covid lần đầu, một bạn đang du lịch ghé cảnh qua Ðài Loan lúc quốc gia ấy có lịnh bế quan toả cảng nên không thể quay về quê hương thứ hai được, mà quê mẹ cũng bị cấm cửa nên bất đắc dĩ bị kẹt ở đó nhiều tháng, có liên lạc với tôi trao đổi tin tức.

Lúc ấy mọi người đều hoang mang trước viễn ảnh đen tối. Trước khi ngưng đàm thoại tôi nói đùa :

-Chúc bạn luôn bình an khoẻ mạnh, hẹn ngày tái ngộ nếu lúc ấy tôi còn sống sót qua con trăng này.

Bạn hoảng hồn:

-Trời ! bạn có bệnh gì không vậy ? Ðừng nói vậy làm tôi sợ

-Ðâu có, tôi vẫn khoẻ như từ xưa tới nay mà. Sao hỏi thế ?

-Vậy sao nói kiểu gì nghe buồn buồn.

Tôi cười giòn :

-Ðùa cho vui có gì mà buồn. Sợ tôi chết hả ?

-Sợ chớ.



Nghĩ thầm: Thời đại dịch, chuyện nầy dể thôi.


Thanh Hà

Mục Lục


4. Từ Istanbul - Ðến Tu Mơ Rông - Theo Ðường Chim Bay

Phan Thái Yên




Dùng dằng với múi giờ vừa quen nay phải vội lìa xa, tôi trằn trọc trở lăn suốt đêm đầu tiên trở lại nhà. Mắt biếng lười khép mở, nhấp nhem khung cửa nhờ nhờ bóng cây trong vườn phủ kín vùng thao thức sâu quá canh tàn. Bâng khuâng trong cảm giác khơi vơi của ra-đi-quay-về, tôi như người say trong giấc mộng du, đầu óc mụ mị nhấp nhô những ngày những tháng như dãy cột mốc dập dềnh trên sóng nước. Tôi nằm nghe cảm giác mình mềm theo trí tưởng, chừng như muốn nhão ra cho thấm vấy đến tận cùng chốn hồng hoang hòa quyện giữa lịch sử với truyền thoại theo dòng thời gian trắc trở, máu me.

Ðoàn chiến binh giáp trụ, khiên đao, ầm ào vó ngựa qua mấy thời đế quốc Roman, Bysantine, rồi Ottoman, hưng phế. Is?tan?bul? âm hao ngọt ngào tiếng khải hoàn ca. Istanbul, thành phố từ những ngày tôi tóc xanh đã ước mong được đến một lần, sao lòng vẫn mãi bồi hồi nghĩ về cơn mộng cũ? Xa xưa rồi, Constantinople. Có một bài cả Mỗi cô gái ở Constantinople đều sống đời mình ở Istanbul, nên nếu bạn được hẹn hò ở Constantinople (nên nhớ) nàng sẽ đợi bạn ở Istanbul.

Chờ chi nữa, lên đường thôi!

Tạm biệt Istanbul, con tàu mộng du theo cánh chim bay về quê hương yêu dấu, châu thổ tràn ngát hương sen, và Tây Nguyên xanh thẩm đại ngàn. Sài Gòn, Huế, Ðà Nẳng, Hội An. Quê hương cũ mến yêu, đã bỏ đi mà vẫn mãi nhớ về. Nơi gia đình, người thân, mồ mả mẹ cha vẫn còn ở đó và kỷ niệm một thời xuân vẫn tươi tắn nụ cười chờ đón. Hồ như thoảng vọng đâu đây tiếng mẹ ầu ơ ru con bên vườn trưả Hay vẫn mãi là tiếng chim hót trong lòng qua bao năm tháng?

Phải chăng sự luân chuyền bất tận của mùa xuôi theo thời gian và kỷ niệm chuổi ngày thơ sẽ nối dài thêm ước vọng. Người đứng nhìn đọt núi Ngọc Linh vói trời rồi vọng theo ngàn mây trôi mà kiếm tìm giấc mộng đời mình. Tự nghìn năm xưa, người đi về biển xanh, người ở lại đầu non, nên người vẫn mãi phân ly, ngoái vọng đợi chờ, dắt díu ra đi. Trên đá cũ lũy đồn cheo leo quan ải, từ hàng trăm năm trước có lẽ gió trên đỉnh Bạch Mã vẫn thổi chạnh lòng người lính thú Ðàng Trong. Người hiu hắt nỗi lòng trấn thủ lưu đồn... chiều chiều mây phủ Hải Vân, súng rền Non Nước bâng khuâng dạ ngườị..(Ca dao).

Những giấc mơ vẫn lặn lội lên đường. Cơn mơ nào nối liền cách trở cheo leo như những toa tàu nối vào nhau bền bỉ. Con tàu thấp thoáng băng mình qua cánh rừng xa, mỏng manh làn khói xám bị gió xé rã rời. Thế thôi, dù có lắng tai cũng chẳng nghe được chút âm vọng nào ngoài nhịp đập tim mình và tiếng gió trời. Con tàu vẫn lao mình về phía trước, lúc chênh vênh triền vực, khi tối tăm qua mấy dặm hầm sâu. Con tàu ra đi, níu kéo thời gian, nối lại những quãng đời có mưa rơi ở hai đầu nỗi nhớ.

Lòng bổng chùng theo nỗi nhớ về dòng sông lưu lạc quê nhà. Dòng sông trôi, đẩy nhịp hư vô cuốn trả cơn mơ bất tận kiếp người về lại với cảnh đời dâu biển. Dòng sông trở mình thấm đẫm phù sa, ôm đồm từng nỗi niềm riêng của đá sỏi nghìn xưa mà mơ buổi hóa thân. Giấc mơ của đá. Nỗi buồn của từng giọt lệ, từng giọt mồ hôi rã đọng muối khô vì ngọn gió lịch sử tai chướng, lọc lừa.

Tiếng chim Mockingbird ồn ào cuối cùng đã lay tôi khỏi cơn ngái ngủ đầy cảnh sắc mộng mị.

Tôi ngồi dậy, định bụng làm vài động tác vươn vai cho tỉnh người nhưng rồi chỉ lặng lẽ bước ra khỏi phòng ngủ. Tình cảm đầy xúc động về hình ảnh của thành phố đi qua, về sinh hoạt ròng vã mồ hôi của dân quê mình cùng những cánh chim bay trên núi cao, đồng sâu khiến tôi bồi hồi

đứng lại, nhắm mắt hồi lâụTôi muốn ở lại với giấc chiêm bao đầy màu sắc đã cho tôi nỗi vui được ra đi, được trở về, tràn đầy hạnh phúc suốt 33 ngày qua.

Mùi café thơm làm tôi tỉnh táo. Vợ chồng vừa trở về cõi riêng thân thuộc của mình. Khu vườn sau hoa nguyệt quế nở trắng, tinh khôi. Và như thế, chuyện kể về những ngày vui lại được sống dậy.

Rốt cùng rồi bố con tôi cũng hẹn nhau được một chuyến đi. Cơ may đến khi trường Ðại học Hải-Ðăng dạy đồng ý tài trợ cho anh chàng một chuyến đi dài khảo sát, tìm kiếm các loài chim quý hiếm ở Việt Nam cùng nhóm giáo sư thuộc các trường ở California và Colorado. Roya vừa chấm xong điểm thi cuối niên học cho sinh viên nên mừng rỡ được dịp về thăm quê chồng như dự tính. Ông bố chồng thì như mở cờ trong bụng vì hành trình về Sài Gòn qua ngã Thổ Nhĩ Kỳ sẽ ở thăm Istanbul 5 ngày, 4 đêm. Ba tuần kế tiếp nhóm khảo sát sẽ cùng nhau đi ?săn? chim tại vùng châu thổ Miền Tây và Tây Nguyên. Hai tuần cuối của chuyến đi, ba chúng tôi sẽ đoàn tụ tại Ðà Nẳng với bà ngoại và gia đình con gái về thăm.

Chuyến bay dài hơn mười tiếng đồng hồ từ Chicago đến Istanbul vào buổi sáng. Phi trường Quốc Tế Istanbul chưa đến giờ cao điểm, người đi lại thưa thớt. Ngủ gà ngủ gật mãi trong quán café phi trường mà vẫn chưa đến mười giờ sáng. Homestay đặt trước từ Mỹ thì mãi đến hai giờ chiều mới được vào, may sao Ðăng liên lạc trước với người chủ nhà đồng ý cho gởi hành lý sau mười một giờ sáng.

Nơi chúng tôi trọ là một apartment có hai phòng ngủ khá khang trang trong một khu nhà cổ, có lẽ được xây từ đầu thế kỷ trước. Tôi ngán ngẩm nhìn dàn cầu thang xoắn lên đến tầng ba, rồi tặc lưởi theo hai người trẻ tuổi từng bước leo lên. Ráng đi cho quen ông già! Còn về Việt Nam ba tuần leo núi, băng rừng theo cho kịp bọn trẻ và mấy con chim biết bay, tôi thầm nhủ. Ngôi nhà nhìn ra một quảng trường rộng lát đá cuội mòn nhẳn dấu thời gian. Bầy chim câu hàng trăm con chấp chới bay theo đàn rồi ùa sà xuống tranh thức ăn từ những người đàn bà trùm khăn ngồi từng nhóm rải rác trên những băng ghế đá. Không xa quảng trường là Galata Tower ẩn hiện sau con phố dốc lát đá, quanh co đông nghẹt người đi. Gởi xong hành lý, chúng tôi tìm đường đỉ ăn sáng, mà phải là bữa ăn sáng truyền thống Turkiye mười một, mười hai món. Nhìn một bàn thức ăn đầy màu sắc và thơm phức, tôi thầm nhủ thôi thì? ?đường điếc? gì đó tính sau đi. Rời nhà hàng ?breakfast all daỷ về lại nhà trọ vừa kịp hai giờ chiều, chính thức nhận phòng.

Tắm mát và giấc ngủ bù nạp đủ năng lượng, chúng tôi sảng khoái bước vào buổi tối Chủ Nhật Istanbul. Phố đông nghẹt người, thương hiệu thời trang cao cấp trên thế giới chen vai với khách sạn, nhà hàng san sát nhau và người đi như nước tràn. Âm nhạc, tiếng động, tiếng nói cười trẻ trung chói động vào tai, lùng bùng như đang ngồi trong một phi cơ phản lực đang rời phi đạo lao lên không trung. Không hẳn là phố đi bộ nhưng chẳng có xe qua lại ngoại trừ thỉnh thoảng những xe bọc thép cảnh sát vũ trang đến tận răng lèn lách chạy qua và các đoàn xe pick up dềnh dàng chở đầy thanh niên vẩy cờ Trăng lưởi liềm trắng. Họ hô rầm vang khẩu hiệu nghe lỏm bỏm được tên ông Tổng thống Erdogan vừa thắng cuộc bầu cử chung kết tối nay. Ở cuối phố, qua khỏi náo nhiệt, tình cờ vào một nhà hàng nhỏ ăn được tô cháo cá ngon tuyệt.

Hải-Ðăng có thói quen thức dậy rất sớm mỗi sáng, mang theo ống dòm đi thơ thẩn tìm chim. Trúng ý tôi nên hai cha con sè sẹ ra khỏi nhà, dò dẫm theo Google đến một công viên đầy cây xanh gần bến tàu. Thấp thoáng sau hàng cây dẫn xuống cầu tàu còn mờ trong hơi nước, chiếc phà nhỏ vừa cập bên lố nhố hành khách lên xuống. Cậu con trai chỉ về hướng một nhóm tàu cả chục chiếc lớn nhỏ với những hàng ghế sắp thứ tự theo từng dãy trên bong lộ thiên. Ngày mai mình sẽ đi boat tour cả ngày trên Bosphorus Strait ra cho tới Black Sea.

Buổi sáng chim thức dậy hót ríu rít trong các tàng cây. Hải-Ðăng mãi mê chăm chú lắng nghe, kiếm tìm vị trí của từng cái đầu, cái mỏ chim nhỏ xíu lay động trong lá, hay cặp chân chim mảnh khảnh, vàng vàng, đen đen nhảy chuyền bất giác trên những nhánh cây nhỏ. Anh chàng thỉnh

thoảng lại ậm ừ xuýt xoa trong cổ họng tiếng tán dương rồi đối chiếu, tra xét trên iPhone và ghi chép vào chiếc sổ nhỏ luôn mang theo bên mình. Ông bố thì hậm hực, tiếc rẻ hùi hụi đã mấy lần mới vừa chỉnh xong tiêu điểm, cận cảnh vừa rõ ràng chưa kịp bấm thì chim vụt bay mất. Mất toi tấm hình chim đẹp hết biết. Ðang ?săn? chim miệt mài, thì Roya nhắn tin sắp ra khỏi nhà và hẹn ăn sáng ở quán cà phê nhìn ra quảng trường.

Quán cà phê cũng là một tiệm làm bánh, chủ là một thiếu phụ nói tiếng Anh rất lưu loát và đúng giọng, có lẽ đã từng sống ở Anh Quốc. Cô vui vẽ giới thiệu, giải thích cà phê, trà, bánh Turkish dành riêng vào buổi sáng. Hải-Ðăng và Roya mỗi người thử một loại cà phê khác nhau, tôi gọi một tách trà đen với lời dặn đừng pha quá đậm. Bánh thì chúng tôi gọi Baklava và Kurabiye (một loại bánh quy Turkish) và vài cái Croisan Pháp cho chắc bụng tới trưa. Roya thăm hỏi tôi trà đen uống với đường củ cải tím ra sao, tôi gật đầu tán thưởng đưa cô ta uống thử một ngụm. Tôi cũng tán đồng với cô con dâu về cái vị ngon đặc biệt của cà phê Turkish uống với mật ong. Cắn một miếng Baklava, thấm ngẩm hương vị quế và mật ong rệu chảy trong miệng rồi chiêu ngụm trà thơm chát ngòn ngọt? Phải rồi, tôi đang ở Istanbul. Ðời bổng dưng vui, bổng nhớ tới Jed Hamoud, người bạn hiền hơn ba mươi năm trước làm việc chung ở Ðại học Minnesota. Baklava do Jed tự tay làm cho gia đình và bạn bè vào mỗi cuối năm. Lần sau cùng gặp nhau đã mười năm hơn, trước ngày Jed đưa gia đình trở về miền Nam Thổ Nhỉ Kỳ sinh sống.

Bên ngoài quán cà phê, từ khung cửa kính lớn tầng hai, nắng trên quảng trường bắt đầu chiếu sáng lên mặt đá cuội, lãng vãng bầy chim câu đang chờ bửa ăng sáng.

Hôm nay chúng tôi đi thăm Topkapi Palace Museum và trung tâm Sultanahmet Square cách nhau một cuốc taxi ngắn.

Khi ba chúng tôi đến Cung điện Topkapi, hàng dài khách du lịch đã rồng rắn trước hai phòng vé.

Vợ chồng Hải-Ðăng nhanh chóng chia nhau vào sắp hàng ở cả hai nơi. Roya may mắn mua được vé trước, vé dành cho cả Palace và Bảo tàng viện Harem ở cùng khuôn viên với Hoàng cung.

Quốc Vương Mehmed II người đánh bại đế quốc La Mã, chinh phục Constantinople, mở ra thời kỳ hào thịnh của đế quốc Ottoman đã đổi tên đế đô là Istanbul. Mehmed II khởi công xây dựng Topkapi Palace từ năm 1460 đến 1478. Trong gần 400 năm sau đó, Palace là cung điện của những quốc vương Ottoman kế vị, đã được tu sửa, chỉnh trang nhiều lần. Vào những năm đầu 1850s, các vì Sultans lúc đó đã dời đến Dolmabahce Palace bên bờ Bosphorus. Tuy thế, kho báu, kho lưu trữ Hoàng gia, và Thánh tích của Ðấng tiên tri Muhammad vẫn được bảo tồn tại Tokapi, kể cả những quốc lễ của triều đại Ottoman vẫn được tổ chức ở Palace này.

Sau sự tan rã của đế chế Ottoman và bắt đầu nền Cộng hòa Turkish vào năm 1922, Topkapi Palace đã trở thành 100-ngàn-mét-vuông Topkapi Palace Museum, bao gồm 200 ngàn tài liệu lưu trữ, 86 ngàn cổ vật và 20 sảnh đường triển lãm.

Chúng tôi chăm chú đi qua từng khu triển lãm trưng bày những bộ sưu tập lớn về đồ sứ, trang phục áo choàng của vương gia vọng tộc, khí giới khiên giáp của dũng sĩ tướng quân, những tiểu cảnh về đế chế Ottoman, các thư thảo Hồi Giáo (hiểu được chết liền), và cả báu vật nữ trang Ottoman.

Món châu báu tôi thích nhất là chiếc dao găm bằng vàng, chuôi dao nạm ngọc lục đẹp hải hùng, ông nào xem cũng trằm trồ, đó là chiếc Topkapi Dagger. Còn các bà thì đổ xô tới, xem mãi không chịu đi, viên kim cương lớn gần bằng ngón chân cái.

Lưu luyến rời Topkapi Palace lúc trời vừa quá trưa. Phía ngoài cung điện là khoảng phố ngắn với nhiều quán ăn và cửa tiệm nhỏ bán đồ lưu niệm. Có cả Topkapi Daggers cũng được bày bán ở đây. Quá đắt cho món đồ chơi vàng mã made-in-China. Con Ðường Tơ Lụa đã bơi qua Hắc Hải đến đây từ lâu rồịTrung Hoa ngày nay đã đi quá xa khỏi Trường An, con đường không còn êm như tơ lụa nữa mà đầy mùi dầu thô Trung Ðông, tanh hôi mùi sừng voi tê giác, kim cương đá quý Châu Phi, có khi còn thơm tho mùi Cognac Bordeaux Pháp, thượng lưu thời trang Venice, Milan, Florence nước Ý. Con đường tơ lụa của họ đã qua tới Châu Mỹ, mướn phòng ở UNESCO

Liên Hiệp Quốc hay Foundations các trường Ðại học, xây viện Khổng Tử. Con đường tơ lụa bây giờ bao gồm cả thềm lục địa, qua Việt Nam, Ðông Nam Á trắng trợn bá quyền như Ðường Lưởi Bò chín mười phân đoạn, đường vòng đường tránh xảo quyệt mưu mổ

Mùi cá mackerel nướng thơm quá. Anh chồng tán thán, chị vợ gật đầu, cả ba chúng tôi bước vào.

Sultanahmet Square tự hào với hai đền Hồi giáo nổi tiếng Hagia Sophia Mosque và Blue Mosque.

Ðền Hồi giáo Hagia Sofia Mosque được xây dựng từ Thế kỷ thứ 6, thời Byzantine, như là một nhà thờ Cơ Ðốc, lúc kinh đô còn mang tên Constantinople. Vào thế kỷ 14, thời kỳ đế quốc Ottoman, nhà thờ này trở thành đền Hồi giáo cho đến năm 1934 chính phủ Turkish đã quyết định biến nơi này thành bảo tàng viện, một ?tàng kinh các? của lịch sử nhân loại. Năm 2020, có lẽ vì muốn hài lòng thế giới Arab Muslim, ông tổng thống Erdogan này một lần nữa đã ?cải đạỏ bảo tàng viện thành đền Hồi giáo. Hagia Sophia Mosque tiêu biểu cho thời kỳ huy hoàng của Byzantine xa xưa đã thể hiện tất cả qua kiến trúc các thời đế quốc, từ nóc vòm Hồi giáo đến các khảm họa, phù điêu hiếm có của văn minh Cơ Ðốc.

Blue Mosque, cũng trong phạm vi Sultanahmet Square, được xây dựng vào thời kỳ đế quốc Ottoman, những năm đầu 1600. Ðền nổi tiếng với hơn 20,000 viên gạch men xanh ngọc trong hơn 50 họa tiết tulip khảm lên tường bên trong đền. Blue Mosque là ngôi đền duy nhất ở Istanbul có 6 tháp thay vì 4. Ðiều này đã gây tranh cải, thậm chí là những khiêu khích thù địch vì lúc bấy giờ chỉ có Ðền của Ðấng Tiên Tri ở Mecca được bảo quyền có 6 tháp. Cuối cùng Sultan Ahmet I đã tài trợ xây ngọn tháp thứ 7 cho ngôi đền ở Mecca để giải quyết hiểu lầm nghiêm trọng này.

Quảng trường phía ngoài đền, tín đồ đang đến khá đông có lẽ sắp đến giờ cầu nguyện. Nắng trưa hanh vàng phủ lên tháp chuông một màu sáng lóng lánh như mật. Chim biển tranh ăn với chim câu đậu rồi bay theo đàn quanh hồ phun nước. Mấy chú chó to lớn, không thấy chủ đứng gần, biếng lười nằm ngủ lim dim dưới bóng cây. Vài thiếu phụ đeo khăn mạng niqaah ẳm con thơ, họ ngồi ủ rủ ở một góc đền lấm lét xin ăn. Chuông báo giờ ngân nga gióng lên, rồi tiếng cầu nguyện từ hai ngôi đền vang lên đối đuổi nhau mạnh mẽ, ấm áp và dài hơi như một bản song ca hay tuyệt khiến tôi nhớ đến những lời kinh thơ man mác điệu buồn phương Nam từ ngôi chùa Hòa Hảo ở Ðồng Tháp Mười gần nửa thế kỷ trước.

Trong tiếng cầu kinh vạm vỡ, rền vang tôi vừa thấy Istanbul của một thời Ottoman vẫn còn lẩn khuất đâu đây. Istanbul. Thành phố của Sultan Ðại đế, Vương gia, Tướng quân xưa, hồn muôn năm cũ vẫn cùng lúc hiện hữu với con người thế hệ mới. Những người trẻ tuổi hừng hực sống, đầu trần không mạng che, những người không có tiếng nói, cho dù đói nghèo nhưng khát vọng và ước mơ đã vãng sinh, tái tạo Istanbul. Một nơi thật và huyễn như tiếng gọi vang tên của ba thành phố dội vào thời gian sâu thẳm. Từ thánh thư Quran đến lúc những trang chữ Shakespeare viết ra, chuyện của ba thành phố Byzantium, Constantinoble, Istanbul là lịch sữ, là ý niệm đã thăng hoa thành thực tế. Istanbul sừng sửng như cổng ngọ môn giữa trời Ðông Tây, Âu Á. Trong lịch sử nhân loại, có một thành phố đã lần lượt từng là đế đô của cả ba đế quốc Roman, Byzantine, và Ottoman. Istanbul! Một khải hoàn ca.

Sáng nay cả ba chúng tôi đến Galata Tower thật sớm, rồi Google đi bộ đến khu phố gần Karakoy Ferry, hy vọng có thể tìm chim, ngồi nhâm nhi trà, cà phê ngắm mặt trời lên hay nhìn thiên hạ trên bộ, dưới thuyền. Không tệ, ống kính tôi chụp cận cảnh được bầy chim biển đang sãi cánh bay trong bầu trời hừng đông. Ăn sáng xong, chúng tôi trở về quảng trường đứng chờ trước một khách sạn đã hẹn trước để được đưa tới bến tàu đi du lịch suốt ngày trên Bosphorus Strait ra Hắc Hải.

Con tàu chạy dọc theo dãi nước kéo dài chia đôi hai lục địa Âu Á. Ðền đài, cung điện đôi bờ chầm chậm lướt qua trước mắt, đi vào ống kính, nối theo nhau thành chiều dài uy linh của lịch sử ba thời Ðế quốc hài quyện vào nhau.

Tàu chạy chầm chậm vào phía bờ Âu, cập vào cầu tàu của khu làng cổ Ortakoy đẹp như tranh vẽ với những tòa nhà cấu trúc kỳ lạ và những con phố nhỏ trãi đá cuội san sát cửa hàng nghệ thuật,

phòng trưng bày, chợ nhỏ và hàng quán cà phê. Tôi ngạc nhiên khám phá ra một quán phở Việt nam trang trí khá tinh tế theo kiến trúc Việt Nhật. Lòng bàng hoàng nghĩ tới chuyện đời nào sẽ được kể ra đàng sau quá khứ của người Việt lưu vong này. Thuyền nhân, vượt biên, ?lao động nước ngoàỉ ở lại, một cô gái đi theo diện hôn nhân? Hay cơ duyên nào. Tôi muốn biết nhưng nhà hàng vẫn chưa tới giờ mở cửa.

Tàu rời bến chạy về phía bờ Á để được hướng dẫn ghé thăm Kucuksu Palace, tòa lâu đài thời kỳ Ottoman này xây vào những năm 1800s được xử dụng như là một nhà nghĩ sau lúc đi săn lùng thú hoang cho hoàng thân quốc thích thời bấy giờ. Lâu dài tuy nhỏ nhưng không thiếu phòng ốc được tô điểm với vàng, đá hoa cẩm thạch và pha lê. Tấm thảm đỏ trải kín đại sảnh được thêu khảm theo tiết họa Iran tinh tế cầu kỳ là quà tặng của một Sa Hoàng Tsar.

Con tàu tiếp tục hải trình về phía Remeli Hisari Fortress. Tàu chạy chậm để du khách tha hồ ngắm nhìn khu pháo đài thành lũy dọc theo bờ Âu của Bosphorus. Sultan Mehmed II khởi xây Lũy đài Rumeli vào các năm 1451, 1452 để chuẩn bị cho cuộc bao vây tiến công lật đổ đế quốc Byzantine, chinh phục thành phố Constantinople và độc tôn cho đế quốc Ottoman. Ðế đô được thay tên mới Istanbul vào năm 1453. Thời gian sau đó, Rumeli Fortress được dùng làm nơi kiểm soát quan thuế và là nơi định cư của đại sứ các vương quốc thù nghịch hay có chiến tranh với đế quốc Ottoman. Vật đổi sao dời, ngày nay Rumeli Fortress là một trong những điểm du lịch nổi tiếng ở Istanbul có bán vé vào ?đồn?.

Tàu tháo dây rời cầu tàu của Rumeli Fortress, tiếp tục chạy lên hướng Bắc phía Hắc Hải Black Sea. Ðã quá ngọ, đói rồi! Vừa lúc lunch buffet được dọn ra ở dãy bàn cuối bong. Thực đơn hôm nay gồm có gà nướng, khoai tây chiên và rau cỏ cùng vài loại nước ngọt. Nhìn bộ điệu rất thành thuộc, nhắm mắt mà làm, của anh chàng kiêm mọi việc trên tàu, tôi nghĩ có lẽ đây là thực đơn duy nhất hàng ngày của chiếc tàu. Cũ mình mới người mà!

Tàu chạy qua một căn cứ Hải quân lớn phía bờ Âu. Khu trục hạm, tuần dương hạm đậu lềnh khênh, có cả một chiến hạm bong rộng với vài chiếc trực thăng trên đó. Lực lượng kiểm soát tàu thuyền, kể cả chiến hạm ngoại quốc ra vào Hắc Hải đây sao? Tin tức, tình hình chiến sự vệ quốc của Ukraine trong hơn năm qua, đôi khi hé lộ phần nào quyền lực của Thổ Nhĩ Kỳ đối với Nga hoặc NATO trên vùng biển Hắc Hải khiến tôi muốn nhìn cho rõ hơn hạm đội đang neo bến trong kia.

Có tiếng reo mừng của Roya và du khách trên tàu khi nhìn thấy bầy cá heo đang bơi lộn nô đùa trên mặt nước xa xa trước mủi tàu. Tụi nó đang dẫn mình ra Black Sea đó, Papi thấy không!?

Con tàu giảm dần tốc độ tiến vào vùng vịnh nhỏ im gió của làng chài cổ Payrazkoy. Ngôi làng đẹp duyên dáng nép mình giữa đồi cây sau lưng và bãi cát trắng mịn ôm dọc theo bờ vịnh phía trước. Ðoàn du khách ?đổ bộ? vào làng. Mấy quán ăn nhỏ lố nhố khách đứng ngồi thưởng thức món cá nướng đang tỏa mùi thơm phức. Chúng tôi vừa ăn kem xoài vừa tản bộ đi sâu vào xóm nhà sau chợ. Những ngôi nhà nhỏ nhắn, đầy màu sắc nằm dọc theo cung đường nhỏ trãi đá cuội. Nắng nửa chiều lung linh rọi lên những giàn hoa giấy rực bông đỏ.

Làng Payrazkoy nhìn ra Hắc Hải, nên sau khi rời làng tàu chỉ chạy thêm chừng năm, sáu hải lý rồi thông báo quay trở về. Hắc Hải đây sao? Trong lòng mắt đại dương đen của nàng từng thấp thoáng hằng hà chiến thuyền của bao đời Ðế quốc bổng chợt chẳng mảy tăm hơỉ Tôi tiếc rẻ nhìn con tàu quay đầu. Vẫn nước xanh, vẫn bầy cá heo tung tăng bơi lội nhưng tôi cảm thấy có điều gì đó rất khác. Ngoài kia. Odessa, Crimea, Biển xanh, Trời xanh, Mặt trời, Chiến Tranh và Hòa Bình?Mình đã đi hết biển sao?

Một ngày nữa ở Istanbul, chiều mai sẽ ra phi trường bay về Sài Gòn. Vợ chồng hai đứa đã lấy hẹn thưởng thức ?traditional turkish bath?, Roya buổi sáng, Hải-Ðăng vào lúc chiều tối sau khi chúng tôi đi thăm Grand Bazaar.

Tôi không đi nhưng theo Roya giải thích thì Turkish Bath là một kiểu tắm hơi hay một nơi tắm công cọng có sự kết giao với thế giới Hồi giáo. Nó là một đặc trưng nổi bật trong văn hóa Hồi giáo và được thừa kế từ khuôn mẫu suối nước nóng của La Mã. Nói theo thằng cháu ngoại 10 tuổi ?chử nghĩa một bồ? của Papi tui thì kiểu tắm Turkish truyền thống đã Islamized cách tắm hơi của La Mã.

Chợ Grand Bazzar được khởi công vào năm 1455 nhưng nhiêu khê mãi đến sau 1730 mới thật sự hoàn thành. Chợ rộng 30,700 mét vuông (so với chợ Bến Thành 13,056 mét vuông) có hơn 3000 gian hàng. Mỗi ngày có chừng 400,000 khách viếng thăm, mua sắm. Tôi nghĩ phần rất lớn chắc là đi thăm cho biết. Ðây là khu chợ xưa và lớn nhất thế giới. Chợ bày bán đủ mọi thứ trên đời, thượng vàng hạ cám, thiệt giả có đủ. Sau một hồi đi quanh, tôi nhận thấy đa số các mặt hàng tiêu biểu, mắc có rẻ có, là nử trang đủ loại, thảm Trung Ðông, bột gia vị đủ loại. Nghệ thuật rao hàng, chặt chém thì đã đến mức thượng thừa. Tuy nhiên cung cách trao đổi, mua bán khá lịch sự, nhỏ nhặn. Vợ chồng hai đứa mua vài món quà lưu niệm nho nhỏ, tôi cũng góp phần, có hớ ?một chút? cũng không sao, góp chút tiền điện cho phải đạo. Tóm lại là đừng quên bảo vệ chiếc ví của mình theo cả hai nghĩa.

Chuyến bay về Sài gòn thật ra là đến sáng sớm mai, khởi hành lúc 2 giờ sáng. Tuy thế, hành lý đã thu dọn xong nên sau bữa ăn tối, chúng tôi thơ thẩn dạo quanh quảng trường với mùi thơm của bắp nướng mở hành và vị mật ngọt đẫm hương quế của Baklava trên môi. Lúc đêm Istanbul vừa sâu, chúng tôi gọi taxi ra phi trường.

Suốt mấy ngày ở Istanbul không thấy một đồng hương nào nhưng vừa đến phòng chờ lên máy bay tôi đã thấy nhiều gia đình Việt Nam đang chộn rộn đứng ngồi, rì rào trò chuyện. Ða số họ có lẽ đã đợi quá cảnh ở đây từ trưa.

Trong tiếng động cơ rập rềnh chờ khởi hành tôi nghĩ đến lịch sữ hào hùng của đế quốc Ottoman,

Sultan Mehmed II vị ?chúa tể của hai châu lục và hai đại dương? cùng sự vãng sinh của thành phố vĩ đại Istanbul. Tôi nhắm mắt mơ mòng, cùng thời kỳ những năm hậu bán 1400?s ở vùng Ðông Nam Á, Hoàng đế Lê Thánh Tôn cũng đã đưa Ðại Việt phát triển đến thời cực thịnh, từ giáo dục, trọng hiền đến mở rộng cõi bờ. Nam tiến xuống tận Quảng Nam và lân bang trên đường Tây tiến như Chiêm Thành, Ai Lao, Chân Lạp, Chiang Mai (thuộc Xiêm La), Mekala (thuộc Mã Lai) đều phải làm tròn nghĩa vụ cống nạp cho Ðại Việt hàng năm. Lịch sử luôn có những diệu kỳ riêng của nó.Và tôi vừa sống qua những ngày sảng khoái bên dòng Bosphorus.

(Còn tiếp)


****

Phan Thái Yên

Mục Lục


5. Sao Lại Không Ước Mơ ??


Kim Loan


Thỉnh thoảng, tôi vẫn hồi tưởng lại thời gian hai năm dịch Covid hoành hành, chuyện khẩu trang, cách ly, hand sanitizers, vaccine Pfizer, Astrazeneca ... đặng mai mốt còn kể lại cho đám cháu chắt nghe. Chúng sẽ không thể tưởng tượng nổi những cảm xúc mà chúng ta đã trải qua, lo lắng, buồn phiền, âu sầu với những hệ lụy còn kéo dài sau đó. Nhưng hôm nay tôi xin nhớ lại chuyện vui, dẫu sao cũng là chút ?điểm sáng vui vẻ? trong những tháng ngày u ám đó.

Hôm ấy, sáng thứ sáu, như thường ngày tôi xuống dưới nhà pha café, nướng miếng bánh mì rồi vào check mails và xem tin tức qua mạng. Lát sau ông xã tôi cũng xuống pha cafe, mặc áo chemise, thắt caravat chỉnh tề nhưng vẫn là cái quần pyjamas, tôi hỏi:

- Ủa, anh chuẩn bị đi làm hả, mà ?quần đâu?

Ổng chỉ xuống cái quần:

- Ðây chớ đâu!

- Không, ý em là mặc quần tây chớ, anh quên chưa thay quần à, chưa tới 60 mà lẫn rồi!

- Em không nhớ thiệt sao, lẽ ra giờ này anh đang ở San Diego bên Mỹ dự Annual Conference, nhưng năm nay vì dịch nên chỉ có virtual conference thôi, chút anh lên lầu ?dự? qua Zoom.

- Ừ hen, mà liên quan gì đến chuyện ?không thay quần?

- Thì qua Zoom chỉ thấy khúc trên thôi mà, nên chỉ cần tập trung ủi cái áo thẳng thớm, chiếc cà vạt rực rỡ đẹp đẽ, còn khúc dưới không cần, có ai thấy đâu mà lo.

Vậy đó, vì lũ cúm Tàu mà thế giới đình trệ, ở đâu không biết, riêng Mỹ và Canada thì mọi thứ xìu xìu ển ển như bánh bao chiều. Học sinh sinh viên khắp nơi về nhà học online, người đi làm văn phòng thì work from home, ngoại trừ các front-line workers thì các buổi họp hành, thông báo, conference đều là videoconference (skype, Zoom, Meet, Teams, Viber, Facetime). Ông xã tôi cũng thế, hàng năm đều được vi vu qua các thành phố lớn của Mỹ, Canada, có khi qua cả Mexico, Puerto Rico vừa dự conference vừa kết hợp du lịch do Head Office đãi đằng. Còn bữa nay chỉ cần ngồi nhà, vào zoom, gặp gỡ các nhơn vật chủ chốt, nghe lecture, hội thảo, update công việc cũng như information của Pharmacy.

Các hội đoàn, các nhóm bè bạn người Việt Nam ở hải ngoại cũng mau chóng hoà nhập phong trào ?everything is onlinẻ , nào là họp ban quản trị online, thi ca hát online, hát cho nhau nghe online, nào là bầu bán, buôn bán online, nói chung là không thiếu món gì.

Khoảng hai tiếng sau là đến giờ giải lao (virtual conference mà cũng y chang như thiệt, có giải lao, có tặng quà như bình thường, có điều thùng quà đã được gửi đến nhà bằng đường bưu điện mấy ngày trước), ông xã lại xuống lầu tìm café và snacks, tôi nói:

- Ý kiến của anh hay á!

- Cái gì hay?

- Thì cuối tuần này em cũng có hai buổi zoom meeting, một cái với nhóm bạn High School, một cái với mấy chị trong nhóm thân hữu Văn Thơ, em cũng sẽ chỉ chăm chút phần trên, mặt mũi tóc tai và cái áo, và khỏi lo ?khúc dướỉ.

- Vậy là có thêm mục ?tám onlinẻ cho phụ nữ đỡ nhớ ?nghề? rồi đây.

Các anh chị em trong gia đình tôi, kẻ ở California, người Oklahoma, mấy người ở Texas và tôi ở Edmonton Canada cũng rủ nhau họp gia đình kiểu virtual. Thực ra, chẳng cần đợi dịch đến, gia đình chúng tôi vẫn bay qua bay lại gặp nhau mỗi năm, rồi sau đó là gọi phone, email kể chuyện gia đình rất thường xuyên. Nhưng thôi, cứ theo trend cho đúng ?kiểu mùa dịch, để nhìn thấy ?dung nhan mùa dịch? của nhau, cũng vui vui. Vì là gia đình thân thuộc, nên tôi chẳng quan trong ?khúc trên khúc dướỉ, mà còn thoải mái để phone ngay bếp, cho mọi người nhìn thấy tôi đang nấu ăn, dọn dẹp nhà cửa và tôi còn mang phone ?liả khắp nhà, theo yêu cầu, để cho các thành viên khác trong gia đình tham gia vào ?meeting? dù chỉ là câu ?hellỏ.

Bà chị Cả ở Texas trong cảm khái, xuýt xoa:

- Thời đại điện tử có khác, ở xa cũng thành gần, nhìn thấy nhau dễ dàng, bất cứ lúc nào, bất cứ ở đâu.

Ông anh Oklahoma lên tiếng đáp lời bà chị:

- Chị ơi, em còn nhớ khoảng năm 1974 khi em còn học English ở Hội Việt Mỹ, Sài Gòn, chính xác là trong cuốn English For Today 4, có bài đọc nói về điện thoại. Ông Bell là người đầu tiên phát minh ra điện thoại, làm cho mọi người được nghe tiếng nói của nhau, và đó trở thành một phát minh có tính lịch sử của nhân loại. Cũng trong bài đọc đó, người ta còn kết luận bằng một dự đoán, rằng trong tương lai, loài người chúng ta không chỉ gọi nhau nghe tiếng nói mà còn thấy cả hình nhau, sống động như đang xem phim. Lúc ấy, em cứ mỉm cười vì nghĩ đó là câu chuyện ? khoa học giả tưởng, mà nếu có xảy ra thì chắc gì em còn sống để mà chứng kiến. Thế mà giờ đây đã thành sự thật rồi đấy, chỉ khoảng hơn 40 năm thôi mà, có ai ngờ?

Nghe vậy, tôi liền có ngay một ước mơ, sao lại không nhỉ, sẽ có ngày có một loại máy có thể đọc được những ý tưởng thơ văn trong đầu người ta rồi tự động ?viết? xuống computer giùm tác giả thì tuyệt vời biết bao. Bởi vì, có nhiều lúc lái xe đi chợ, đi làm, hoặc ngay cả trong khi làm việc nhà như rửa chén, tập thể dục, tưới câỷ tôi chợt bắt gặp một ý hay, dự định sẽ đem vào một bài viết nào đó của mình, có khi là một vần thơ ưng ý, nhưng lu bu bận rộn chuyện này chuyện kia, thời gian gấp gáp, rồi quên, cũng tại làm biếng ngồi xuống gõ máy, thế là ý tưởng tiêu tan, không còn nhớ đến nữa.

Cứ tưởng rằng đó là ước mơ viễn vông trong một phút mộng mơ, hoặc ít ra nếu thành sự thật thì chắc cũng cỡ? 40 năm như ?nói chuyện phone thấy mặt nhaủ kể từ khi Bell cho người ta nghe tiếng nói của nhau , thế nhưng, chưa đầy hai năm sau, tính đến thời điểm khi tôi đang viết những dòng này năm 2023, thì có vẻ như ước mơ của tôi sắp trở thành hiện thực với sự xuất hiện đầy thú vị không ngờ của Chat GPT (Generative Pre Trained Transformer) khi ?nó? được sử dụng trong dịch thuật, phân loại các văn bản, sáng tạo câu chuyện, trả lời câu hỏi, tìm kiếm thông tin rất mau chóng, tiện lợi.

Thú thật, tôi thuộc loại ?low- tech?, lâu lâu vẫn nhờ con gái, ông xã, hoặc mấy người bạn trong ca đoàn nhà thờ trợ giúp khi gặp trục trặc trong việc sử dụng computer, laptop, iphone nên chẳng dám liều mạng bén mảng tìm hiểu để xài Chat GPT cho thêm rắc rối nhức đầu, nhưng cũng có chút hứng thú tò mò khi đọc những tin tức về ?nó?!

Với khả năng học hỏi và suy nghĩ giống như con người, Chat GPT dùng trí thông minh nhân tạo để tạo ra các ứng dụng thực tế trong y tế, giáo dục, tài chính, buôn bán, quảng cáo và rất nhiều lĩnh vực khác. Nghe nói, ?nó? trò chuyện thân thiện gần gũi, ngắn gọn cụ thể, khiến nhiều người thích thú hơn so với Google.

Nghe đâu, ?nó? còn rành rọt chiếm lĩnh luôn việc giúp con người rất nhiều trong hội họa, âm nhạc, nhiếp ảnh... nữa kìa.

Không những thế, ?nó? còn có thể sáng tác thơ, văn, viết kịch bản, văn bản đủ các kiểu. Người ta còn đang tính tới chuyện cung cấp cho ?nó? một số đặc điểm nhân vật với cá tính, tuổi tác, bối cảnh , rồi ?nó? sẽ viết ra một chuyện ngắn hoặc cuốn tiểu thuyết hấp dẫn, và như thế ước mơ của tôi sắp thành hiện thực cũng chẳng ngoa.

Ủa, dưng mà tôi tự hỏi, liệu ?nó? có viết ra như ý tôi mong muốn, với những câu văn ?dzui dzẻ?, ?tưng tửng? đúng như ?phong cách? của tôi không nà!? Nếu ?nó? không kham nổi, hoặc cho ra đời bài văn ?hổng giống tuỉ thì thôi vậy, tôi lại vẫn cố làm siêng, ngồi vào bàn, bên ô cửa sổ sau vườn, vừa ngắm tuyết mùa đông, hoa cỏ mùa hè, lá vàng heo may mùa thu mà gõ máy say sưa đến dòng cuối bài, hài lòng ký tên mình, xác nhận một bài viết, bài thơ ?chính chủ? một trăm phần trăm, vẫn hơn là nhờ vả ?nó? chứ!?

Edmonton 18/5/2023
****

Kim Loan

Mục Lục


6.Ðóa Hồng Ðêm Trăng

Bạch Liên




*
*
Ngày rằm trăng sáng trên cao.
Trăng tròn duyên dáng, tô màu trần gian
Bỗng dưng tự hỏi lan man
Sao Trăng đơn bóng, không chàng kề bên?
*
Nhiều anh tự nguyện leo lên
Níu theo vạt nắng, lênh đênh mây ngàn
Mặc cho mưa gió chắn ngang
Trăng đừng ngoảnh mặt phũ phàng làm lơ
*
Thăm trăng khoảnh khắc bất ngờ
Khi nào mưa ngủ, giả vờ bay xa
Ban ngày nắng nóng chói chang
Khó khăn leo đỉnh, mây ngàn cản ngăn
*
Trần gian đường xá loằng ngoằng
Bông hồng phơi nắng, da nhăn sạm màu
Làm gan ta thử leo cao
Ngắm trăng một phút, nhìn nhau cười chào
*
Giây phút rảnh rỗi, tôi nhìn mây trời mà suy nghĩ vu vơ. Tìm kiếm chất xúc tác nào đó, đã tô son cho đời thêm hương sắc. Tâm hồn thanh thản, lơ đãng, ta ngồi mơ tưởng, và hình dung ra bóng dáng của tôi hay của các bạn cùng lứa tuổi.

· Nếu bây giờ còn thời phong kiến, giống như hơn nửa thế kỷ trước, thì chúng ta sẽ ra sao với cái búi tóc nằm đằng sau gáy ót nhỉ? Chắc chắn, hình ảnh này sẽ làm chúng ta nhìn già hơn so với số tuổi của mình.

· Riêng tôi, tôi biết chắc chắn, mình sẽ bị nhức đầu lắm. Vì tôi không bao giờ chịu được một cái gì đó, vướng vào tóc. Ðây là cảm giác khó chịu, như bị ai buộc, ai thắt, đè một sức ép lên đầu.

Lòng vòng dăm phút vu vơ, suy đi rồi tôi nghĩ lại.

· Nếu ngày xưa, người phụ nữ không chịu khó để mái tóc dài óng ả, thì làm sao kho tàng văn chương còn lưu truyền nhiều bài thơ tình lãng mạn. Các nhà văn thơ đại tài, thường viết lời mật ngọt về vẻ đẹp, tả về mái tóc đen tuyền bóng mượt, mềm mại. Những sợi tóc nhung huyền thoại là dòng suối tình yêu, của đôi trai gái đang trong thời da diết yêu thương.

· Từng sợi tóc mềm như tơ tằm là nỗi niềm xao xuyến. Khiến anh chàng nào đó, sau lần trộm thấy em ngồi bên rèm xõa tóc vào buổi chiều hoàng hôn tình tứ. Anh về nhà ra ngẩn vào ngơ. Luôn mơ màng, mình được vuốt nhẹ lên làn suối ngọc êm đềm. Ðể rồi tương tư thầm thương, trộm nhớ. Trái tim đập lộn nhịp hoài. Vì sao ? Vì anh đã lỡ yêu quay, yêu quắt mùi hương tóc bay bay đến lịm người.

Ngày xưa, xã hội không ồn ào náo nhiệt như bây giờ. Nhất là ở miền quê, bầu trời êm đềm, nên thơ hơn. Chính cái không gian thinh lặng này là chất xúc tác cho trai tài, gái sắc bày tỏ giây phút trái tim hồng rộn ràng. Nhất là ngày rằm trăng sáng soi đường, lan tỏa ánh ngà xuống trần gian.

Cây cối quanh nhà thường là bến đậu, cho nàng Trăng có cái ghế êm ấm an tọa. Từ chín tầng mây cao, nàng Trăng điệu đà níu bóng đêm, tìm đỉnh ngọn cau, ngọn dừa xum xuê. Tán lá cao ráo là điểm tựa, đồng tình bao che, cho nàng Trăng trò chuyện cùng nhân gian.

Chàng ngồi bên cửa sổ phòng học, mà lòng nao nao thao thức. Ðêm đêm chỉ mong thấỷ bóng dáng ẻo lả của nàng tiên Nguyệt Nga. Cả hai không thể đối mặt tương phùng - không đối diện nhau được. Chàng trai nhìn trăng mà mơ tưởng, mình đang trao nhau lời ưu ái.

Ngày rằm trăng sáng lung linh
Tim anh loạn nhịp, ngắm nhìn qua song
Trăng cười... có phải chàng trông ?
Chờ mong gặp đóa hoa hồng yêu thương ?

AUGUST - 2023
****

Bạch Liên

Mục Lục


7. Bolsa Ngày Về

Nguyễn Viết Ðĩnh




Tiếng nhạc xập xình, hòa lẫn tiếng cười nói, tiếng gọi nhau , tạo thành một thứ âm thanh, vừa hỗn tạp kiểu chợ trời ,vừa vui tươi kiểu lễ hội hoa đăng. Ồ! đúng rồi, đây chính là lễ hội kỷ niệm 30 năm thành lập hội ÁI HỮU LUẬT KHOA miền Nam California.

Dễ chừng có trên 300 quan khácch quần áo bảnh bao, hớn hở gặp nhau trong ngày hội lớn. Trong số đó, có hơn ¾ là những mái đầu bạc trắng như vôi. Số còn lại trẻ hơn, là ca sĩ, vũ công, các vị dân cử , các con và cháu của các hội viên. Vui thật.Cảm động thật. Một bông hồng rực rỡ dành trao tặng ban tổ chức ngày đại hội này.

Thật ra, thời gian lập hội không phải là 30 năm, mà còn lâu hơn thế nữa. Rất lâu, đến nỗi nhiều người trong hội không còn nhớ ra.

Thời mà đường Bolsa còn là con phố cũ kỹ buồn hiu. Phố phường, ngoại trừ khu Bolsa Mini Mall là xây mới toanh. Phần còn lại là nhũng dẫy nhà trệt xiêu vẹo, xen kẽ là những vườn cây và các khu cư xá dành cho người cao niên. Khu này chạy dài từ ngã tư Bolsa/ Mangnolia đến cuối ngã tư Bolsa/Ward, và xa hơn nữa, xuôi tận xuống đường 1st street góc Harbor và cuối

cùng là đường Fairview.

Ðó là thời của những năm 1979-1985, khi mà Bolsa chỉ là một con đương vắng tanh heo hút. Có đông chăng nữa, cũng chỉ vào những ngày cuối tuần , người di tản buồn tìm về phố Bolsa mong gặp lại người quen.

Phải nói ngay, thời đó còn có thêm một kiến trúc mới là nhà băng Việt Nam đầu tiên trên đất Mỹ. Ngân hàng này nằm trong góc đường Bolsa/ Magnolia, mà dân Mít hay gọi là khu chợ Mỹ Lucky hay Albertson gì đó, mà nay đã chuyển thành chợ ABC. Kế cận là văn phòng luật sư Mỹ kỳ cựu và các tiệm Mỹ nhỏ khác. Dẫy phố hướng ra đường Magnolia có nhà hàng ăn nhanh Fish & Chip , do các cô Tàu xinh đẹp gốc Ðài Loan làm chủ. Kế đến là tiệm sửa giày dép của một cựu quân nhân Ðại Hàn từng tham chiến tại Việt Nam và vài tiệm của người Mỹ khác nữa.

Dần dà, dân Mít vàng xuất hiện, Mỹ trắng chính hiệu con nai âm thầm rút lui. Mùi nước mắm trộn lẫn mùi phở nồng nặc không gian, dân mũi lõ mắt xanh chịu sao cho thấu? Thôi ta chuồn êm cho tiện việc sổ sách.

Còn mỗi tiệm xăng và tiệm 7 Eleven nằm đối xứng trên 2 góc Bolsa/Magnolia là làm ăn phát đạt, tiền thu đầy túi, sống ung dung cho đến nay.

Thời xa xưa cổ tích đó, khu Phước Lộc Thọ và khu đối diện chỉ là những vườn cây cảnh mà chủ nhân đa số là Mỹ vàng gốc Nhật đã kiên nhẫn bám trụ từ lâu. Cuối cùng, họ cùng lần lượt tan hàng, trao đất vàng cho chủ mới.

Sân chơi Bolsa giờ đây chỉ còn dành cho những cầu thủ gốc Mít làm chủ. Thế là ta tha hồ vẫy vùng , tha hồ xây mới, tưng bừng phô trương bảng hiệu đỏ xanh, chằng chịt chữ tây viết ngoằn ngoèo kiểu Mít Việt Nam.

Phố Bolsa lúc bấy giờ gồm phần nhiều là phòng mạch của các bác sĩ Việt trong khu Bolsa Mini

Mall. Một hay hai tiệm thuốc tây, kiêm việc gởi hàng về Viêt Nam. Một chợ bán đồ Á Châu do cặp vợ chồng Việt gốc Hoa làm chủ. Nhà sách Tú Quỳnh mở rất sớm, rất đông khách ra vào. Có một vài tiệm ăn và văn phòng bảo hiểm và khai thuế, tiệm cắt tóc. Phố Bolsa chỉ lèo tèo có vậy.

Ðó là thời tiền lập quốc của dân di tản buồn , lập thủ đô tương lai trên khu phố Bolsa. Sau này mới có danh xưng chính thức là Little Saigon.

Thời mà muốn ăn tô phở tái nạm gân sách, dân Mít phải bồng bế nhau tới góc đường Westminater/Fairview, đối diện trường Santa Ana College, mới mong tìm ra được tiệm phở, nhưng nơi đây chỉ bán phở gà. Thôi cũng được. Ăn tạm cho đỡ nhớ nhà, nhớ quê hương Việt Nam, nay đã xa tít mù khơi.

Thời mà báo Người Việt còn đặt trong garage nhà cố chủ bút ÐN Yến, sau này mới chuyển

tòa soạn về đẫy nhà trệt mới xây nằm trên góc đường Bolsa/Bushard. Cuối tuần, dân Mít đua nhau xuống phố nhận báo phát không, nghiền ngẫm những tin tức xẩy ra cho cộng đồng tỵ nạn mới thai nghén thành hình. Ôi! Thương quá những ngày xa xôi ấy!

Ồ mà trí nhớ lại lẫn lộn rồi. Thời phở gà nói trên thuộc về những năm1975-1978. Vào những năm 1982-1983, thời mới lập Hội Luật Gia Việt Nam miền Nam California, tiền thân của Hội Ái Hữu Luật Khoa hiện giờ, lúc đó Khu Bolsa đã có một tiệm phở mới toanh, Phở 79, khai trương rầm rộ trên góc đường Brookhurst/Hazard đúng vào năm 1979, đến nay vẫn sống ngon lành.

Khi đó, lương technician, tiếng Việt dịch cho oai là chuyên viên điện tử, lĩnh lương giờ cũng chỉ từ 10-12 đô xanh. Vì vậy, đa số dân di tản buồn còn ở nhà thuê, đi xe cà tàng. Nên khi lập hội xong, làm gì có tiền ăn phở tái nạm gầu gân sách, để ra mắt ban chấp hành lâm thời đầu tiên.

Tiệc ra mắt của hội luật gia miền Nam Cali năm 1983 chỉ gồm trên dưới 30 thành viên, tụ tập tại nhà của căp vợ chồng luật sư di tản, lúc đó vừa may mắn được trở thành chuyên viên điện tử. Từ đó, hội mới ra đời và hoạt động cho đến ngày nay.

Trải qua trên dưới 40 năm, kể từ năm 1983 đến nay, ngoài tài lèo lái của ban chấp hành, còn có công đóng góp của nhiều thành viên nồng cốt, lúc nào cũng quan tâm về sự sinh tồn của hội.

Một số thành viên nòng cốt đã ra đi vĩnh viễn, như giáo sư Nguyễn Cao Hách, các luật sư Lê Tất Hào, Phạm Nam Sách, Phùng Văn Tuệ, Ðoàn Văn Tiên, Lê Quang Cường, Nguyễn Bích Ngọc, Nguyễn Hải, Nguyễn Kế Nghiệp, biện lý Lương Ðức Hợp và các anh Nguyễn Văn Bảo, Tô Thế Liệu...

Trở về hiện thực của ngày đại hội Luật Khoa tối nay, trên sân khấu lộng lẫy, lúc này là phần mở đầu hoành tráng với nghi lễ chào cờ, mặc niệm. Kế tiếp là diễn văn của ban tổ chức , của các vị dân cử, khách mời đặc biệt của hội.

Năm nay, hội ăn nên làm ra hay sao mà có rất đông quan khách tiếng tăm tham dự. Cộng thêm các màn trình diễn công phu của vũ công, ca sĩ chuyên nghiệp lẫn tài tử, cùng các giọng ca cây nhà lá vườn, tạo thành một lễ hội vui tươi và hoành tráng. Sàn nhảy ngoài kia chật cứng người quay cuồng theo tiếng nhạc dập dình lãng mạn.

Bạn bè cùng lớp , cùng trường lâu không gặp nhau, nay tìm đến nhau với những lời ân cần thăm

hỏi. Nhiều khuôn mặt đã có những vết cằn cỗi vì thời gian, cũng gắng gượng nở nụ cười rạng rỡ . Nhiều người nhận không ra. Xin lỗi nhé! Xin đừng giận, mấy mươi năm trôi qua còn gi?

Rượu ngọt mềm môi cùng thức ăn ngon, giòng tâm sự cứ thế tiếp diễn cho đến gần nửa đêm. Lúc chia tay, còn bịn rịn trong lòng. Xin hẹn ngày hội ngộ năm sau nhé. Không biết ước mơ nhỏ nhoi đó có còn thực hiện được không?

Trên đường về ,xe chạy qua phố Bolsa, giờ đã khuya. Khu phố vẫn lên đèn. Ngọn đèn vàng không xóa tan được màn đêm. Bolsa về đêm vắng vẻ, lạnh tanh. Không gian mở rộng, buồn hiu như những ngày đầu của những năm 1980 về trước.

Cảnh vật và con người nơi phố Bolsa đều đã già, quá già. Giòng đời như thác lũ mang theo nhiều kỷ niệm trôi giạt về cõi thinh không.

Ôi! Bolsa ngày về. Mình tôi trên phố khuya. Buồn! Thật buồn!

Dã Thảo Trang, San Jose 20 tháng 6, 2023


****

Nguyễn Viết Ðĩnh

Mục Lục


8. Bộ "Ði Văng" Và Anh Cuộc Mù

Hai Hùng SG



*
***
Cứ chừng chín giờ sáng mỗi ngày, từ xóm dưới anh Cuộc Mù lò dò đi đến tiệm tạp hóa nhà cô Ba Sao nằm ở xóm trên, mọi lần đi anh phải dùng cây gậy tầm vong để dò đường, đi riết rồi anh thuộc lòng, có lẽ anh đếm từng bước chân, đến khúc nào quẹo phải, quẹo trái. Bao nhiêu bước chân sẽ đến cái bộ " Ði Văng" nhà cô Ba Sao để anh nằm nghỉ ngơi ca hát.

Anh Cuộc lớn hơn tui chục tuổi, anh bị mù từ khi mới chào đời, Chú thím xẫm ba má anh Cuộc thương anh lắm, hai ông bà ráng lo cho đàn con hai trai một gái được đủ đầy, xe trái cây bán dạo của chú Thím đủ sức trang trải cho gia đình, chú Thím dự định cho anh Cuộc học ở một trường Mù nọ nhưng anh không thích, thương con chú thím cũng chìu theo ý con, sợ anh buồn chú thím sắm cho anh cái radio nhỏ để anh nghe Cải Lương, vốn mê các nghệ sỹ nên anh thuộc lòng những bản vọng cổ do các danh tài như ông Út Trà Ôn, Minh Cảnh, Dũng Thanh Lâm, Tấn Tài ( Cha của Danh hài Tấn Beo, Tấn Bo), những bản cải lương trong tuồng anh thuộc làu như; Người phu khiêng kiệu cưới. Mùa thu trên Bạch Mã Sơn, còn gánh nước đêm trăng , Tình anh bán chiếu thì anh làm cho ông Năm là tía của cô Ba Sao mê mẫn.

Tới đây tui xin nói về ông Năm tía của cô Ba Sao. Ông Năm có dáng người phúc hậu, tóc bạc hoa râm nhưng da dẻ hồng hào vì cô Ba đã tẩm bổ cho ông tối đa hàng ngày, do tuổi tác khá lớn nên ông Năm không còn lanh lợi như mọi khi, cô Ba sắm cho ông chiếc ghế bố có đồ tựa chân để ông nằm nghe radio hoặc nghe anh Cuộc Mù hát vọng cổ cho ông nghe.

Nói nào ngay lần đầu khi anh Cuộc Mù đến chơi, cô Ba không Hài lòng lắm, nhưng vì có người hủ hỉ với cha mình nên cô Ba đành ưng thuận, ban đầu anh Cuộc chỉ được ngồi trên con Voi đá trang trí hai bên nhà, lâu dài thấy ông Năm thương mến anh Cuộc nên cô Ba cho anh vô nằm trên bộ Ði Văng bằng gỗ đen mun bóng lưỡng, lần đầu anh cuộc được đặt lưng trên bộ Ði Văng mát rượi anh sung sướng vô cùng, gát tréo chân rồi anh cất tiếng ca nghe buồn não ruột, không biết tại giọng hát của anh Cuộc truyền cảm, hay do lời ca thắm thiết khiến ông Năm rơi lệ, tui thấy ông móc trong túi áo Bà Ba cái khăn Mù xoa ra chặm nước mắt, cô Ba đang đang đong gạo bán cho thím Tư Chuông, thấy tía mình khóc, cô Ba ngưng tay rồi nói với Thím Tư Chuông:

-Chi Tư ngồi chơi chờ em một chút, không biết tại sao cha em ổng khóc nữa kìa.

Bước qua nhà trên, nơi thông qua cái cửa ngăn với tiệm tạo hóa, cô Ba liền hỏi:

-Cha có mần sao không mà khóc nức nở vậy.

Hất cái mặt về phía anh Cuộc Mù, ông Năm nói:

-Chèn ơi ! Thằng Cuộc hôm nay nó hát cái bài mà chú Sáu bây lúc sanh thời nó hay hát cho tao nghe, tự nhiên nhớ thằng Sáu nước mắt tự nhiên nó tuôn ra chứ cha đâu có mít ướt dữ vậy.

Nói xong ông Năm thút thít khóc rồi lấy khăn mù xoa chặm nước mắt.

Anh Cuộc đang ngồi trên bộ Ði Văng đưa tay gãi đầu điệu bộ áy náy khi nghe ông Năm nói với cô Ba như vậy, sợ cô Ba rầy mình nên anh Cuộc Mù lên tiếng:

-Cô Ba ơi! Con không cố ý làm cho ông Năm buồn, bản vọng cổ con ca khi nãy nó hay quá, con hát còn muốn khóc nữa là.

Nhận thấy anh Cuộc bối rối ra mặt, cô Ba an ủi:

-Con không có lỗi, con có tài lắm, tuy cô Ba không nghe hết nhưng cô nghe loáng thoáng con hát rất hay..

Sau bữa đó anh Cuộc Mù tự dưng không ghé lại nhà cô Ba như mọi lần, thấy vắng người bạn vong niên của mình ông Năm sai tui chạy u xuống nhà coi anh Cuộc bận việc gì mà không lên chơi, sợ tui làm biếng không chịu đi, ông Năm lòn tay vô túi áo móc ra năm cắc bạc cho tui, ông nói:

- Nè tiền lộ phí nè anh Hai mần ơn đi lẹ giùm tui đi.

Tự nhiên có tiền rũng rĩnh trong túi ai mà hông ham, tui đón lấy tiền lận liền vô lưng quần sà lõn rồi dông lẹ xuống nhà anh Cuộc liền, tới nơi nhà anh Cuộc cửa đóng then gài, tui thấy chú Hai Tỵ người hàng xóm nhà chú Thím Xẫm đang quét lá cây, tui bèn hỏi:

-Dạ thưa chú Hai, sao nhà anh Cuộc đóng cửa hết ráo vậy.

Chú Hai Tỵ dừng chỗi rồi nói:

-Thằng Cuộc nó bị cái giống gì mà con mắt sưng húp, ba má nó chỡ vô nhà thương rồi.

Tui cảm ơn chú Hai rồi mau chóng chạy về báo hung tin cho ông Năm hay.

Mấy ngày sau khi hết bệnh anh Cuộc lại ghé nhà gặp ông Năm, dường như ông Năm và anh Cuộc Mù có duyên nợ gì ở kiếp trước, thấy anh Cuộc vừa đến ông Năm không cần chống cây gậy trợ lực, ông tự đứng lên và ôm chầm anh Cuộc Mù, cả hai thể hiện niềm vui " Hội ngộ" tột cùng, lúc sau ông Năm lên tiếng:

-Sao ,hôm nay bây hát bài gì cho ông Năm nghe, ngoài hát ra bây biểt đấm lưng, xoa bóp tay chân không, bây làm cho ông Năm rồi ông trả công sòng phẳng bây đừng có lo.

Anh Cuộc nghe vậy mừng lắm vì anh có việc làm chính thức để kiếm tiền, anh cảm ơn ông Năm tạo điều kiện cho anh có đồng ra đồng vô cũng vui, thấy vậy tui "Cà Nanh" với anh Cuộc, tui nói:

-Sao ông Năm không kêu con làm với. Vụ đó làm dễ ẹc hà.

Ông Năm giẫy nẫy nói:

- Í đâu có được thằng Cuộc nó lớn con khỏe mạnh nó làm mới xuễ, còn mấy ông tí hon thấy mồ mần sao nổi.

Rồi ông thêm ý :

-,Hay vầy đi, mấy đứa thay phiên kể chuyện , đứa nào kể hay ông Năm thưởng.

Nghe vậy đám tụi rui ai nấy đều vui.

Bữa nọ đấm bóp cho ông Năm xong, anh Cuộc thấm mệt, thay vì leo lên bộ Ði Văng nằm nghỉ, Cuộc nhà ta chui xuống gầm cái Ði văng rồi ngã lưng trên nền gạch tàu mát lạnh khiến anh đi vào giấc ngủ ngon lành.

Không được nghe ca vọng cổ, ông Năm bèn kêu đám tụi tui xúm lại kể chuyện cho ông nghe, trước khi kể ông ra điều kiện, đứa nào kể hay thì được phát cho năm cắc bạc, đứa nào kể ông nghe cho là dỡ sẽ bị ông dùng hai ngón chân kẹp bắp vế non.

Thằng Lạc Lớn xung phong kể chuyện trước, nó kể chuyện đi chợ Tết với Thím Tư Chuông với không khí thật vui tươi, ông Năm là người hoài cổ, khi nghe thằng Lạc kể chuyện phong tục tập quán ngày Tết khiến ông vui trong lòng, nó vừa dứt câu chuyện ông Năm đưa liền đồng năm cắc có hình đúc nổi của Ngô Tổng Thống, phải công nhận thời con nít mà được năm cắc lận lưng tự nhiên thấy người nó khỏe mạnh lên hẳn, tới phiên thằng Thành Ba Lọn kể chuyện, nó kể câu chuyện Alibaba,và bốn mươi tên cướp, ông Năm cũng thưởng cho nó năm cắc như thằng Lạc, còn lại mấy đứa nữa trong đó có tui, sau khi kể xong mỗi đứa lãnh một cái kẹp bằng hai đầu ngón chân của ông Năm đau thấy tía luôn, nghi ông Năm chơi ăn gian có đứa thì thầm:

- Có khi nào ông Năm làm bộ chê để nhéo mình không bây.

Có điều lấy làm lạ , sau này anh Cuộc Mù bớt ca hát, anh tham gia trò kể chuyện nhưng chưa bao giờ anh Cuộc bị ông Năm nhéo bằng hai ngón chân của mình, về sau khi lớn lên tụi tui mới biết
Ông Năm ngầm giúp cho anh Cuộc để bù đắp vào khiếm khuyết anh phải mang trong đời.
***
Cuộc đời không có gì trường tồn mãi với thời gian.

Một sáng nọ tin tức lan nhanh đầu trên xóm dưới, ông Năm không còn hiện diện trên cõi đời này nữa, ngày tiễn ông Năm về nơi cuối trời có một người không là thân thích của ông Năm nhưng anh ta vẫn chít khăn tang tay chống gậy lần mò phía sau quan tài, người bạn Vong niên này đưa tiển ông Năm như người thân yêu đích thực, anh Cuộc Mù đã trả món nợ ân tình cho người vừa nằm xuống.

Chiến cuộc tràn lan sau này đã cuốn hút thanh niên ra tiền tuyến, khi tàn chiến cuộc tui không còn thấy anh Cuộc Mù, rồi cô Ba cũng từ giã hồng trần để trở về các bụi, đám con nít ngày xưa cũng rụng rơi gần hểt, giờ thì tụi tui cũng già khú như ông Năm ngày xưa, nhưng muốn nếm trải lại cái không khí như ông Năm từng hưởng là điều không bao giờ có được, cái tình làng nghĩa xóm nó dần mai một theo thời gian rồi các bạn ơi.

Thương nhớ ngày xưa
2.7.2023

Hai Hùng SG

Mục Lục


III . Nhạc___________________________________________________________

1.Tóc Mây


Chương Hà


"Tóc mây sợi ngắn sợi dài
Lấy nhau chẵng đặng thương hoài ngàn năm"
Khi tình yêu đến, mùi tóc dễ quyến rũ : Mùi bồ kết, mùi cỏ ,mùi hoa dại ....
https://youtu.be/STrJxnNFcFM

Chương Hà

Tình yêu thuần khiết giữa một thư sinh đang giồi mài kinh sử với một u hồn ma nữ ở chốn tịch liêu, hoang sơ, lạnh lẽo thật đắm say và lãng mạn, thoát trần
Xin chia sẻ
Sương Khói Liêu Trai
Thơ và nhạc Chương Hà
Thu âm và trình bày Ðông Nguyễn
pps Nhật Thụy Vi
https://youtu.be/AZrIqTQV1Rk

Chương Hà

Nhớ nhạc sĩ Lê Mộng Nguyên với tác phẩm để đời Trăng Mờ Bên Suối êm đềm thơ mộng và thật tình tứ
Xin chia sẻ
CH
https://youtu.be/llpht-30ue4

Chương Hà

Chương Hà

Mục Lục


2. Viễn Xứ Ca


TN.A


KÍNH CHUYỂN NHẠC.
Thưa Quý Vị.

Kính mời Quý Vị thưởng thức nhạc phẩm hùng ca mang tên "Viễn Xứ Ca", viết sau năm 1975 của NS Nguyễn Văn Ðông. Nhạc phẩm này ca ngợi nước Việt Nam 4000 Năm Văn Hiến với các thành tích lẫy lừng chống giặc ngoại xâm phương Bắc của các danh tướng như Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Ðạo, Quang Trung Nguyễn Huệ .v.v. v. và Công Thần Nguyễn Trãi với Bình Ngô Ðại Cáo. Nhạc phẩm kết thúc với câu ? Việt Nam sông núi thiên thủqua tiếng hát Trần Tuấn Kiệt (nghĩa tử và học trò sau cùng của NS NVÐ) với hình ảnh minh họa 4K của Trần Ngọc Autumn.

Xin bấm LINK để xem hình rõ nét:

https://youtu.be/LSZB8VEZd68

Trân trọng cám ơn.

TN.A

....................................................................................................................................................................

Nhạc Sĩ Nguyễn Văn Ðông: (Phỏng theo Wikipedia) Năm 1946, khi 14 tuổi, gia đình gửi ông vào trường Thiếu sinh quân Ðông Dương ở Vũng TàụThời gian tại đây, ông được học nhạc với các giảng viên âm nhạc của Học viện Âm nhạc Quốc gia Pháp sang giảng dạy. Cuối năm 1951, ông nhập ngũ vào Quân đội Quốc gia Việt Nam, sau đó được cử theo học khóa 4 trường Võ bị Ðịa phương Nam Việt Vũng Tàu[5]. Ông được thăng cấp Ðại tá, chuyển sang làm Chánh Văn phòng cho Tổng Tham mưu Phó. Ông giữ chức vụ này cho đến Sự kiện 30 tháng 4 năm 1975. Ông đã được tặng thưởng Ðệ tứ đẳng Bảo quốc Huân chương và một số huy chương quân sự, dân sự khác NS NVÐ ngay từ thập niên 1950, là Trưởng Ðoàn văn nghệ Vì Dân. Rồi 1958, Trưởng ban Ca nhạc Tiếng thời gian của Ðài Phát thanh Sài Gòn. cùng tranh giải suốt 15 ngày đêm tại Sài Gòn. Ông cũng từng nhận giải Âm nhạc Quốc gia, một giải thường do Ðệ Nhất Phu nhân Trần Lệ Xuân trao tặng. Ông còn là Giám đốc hãng băng đĩa nhạc Continental và Sơn Ca, cộng tác với những nhạc sĩ tên tuổi như Lê Văn Thiện, Văn Phụng, Nghiêm Phú Phi, Y Vân,... Hai cơ sở của ông cho ra đời nhiều chương trình tân nhạc cũng như cổ nhạc gồm các vở tuồng và cải lương. Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, bị đi học tập cải tạo, bắt đầu từ trại Suối Máu (Biên Hòa), rồi sau thì bị đưa về giam ở trại tù Chí Hòa cho đến khi được trả tự do vào năm 1985. Tuy nhiên, khi có Chương trình Ra đi có Trật tự (HO), ông đã không xin đi xuất cảnh mà ở lại Việt Nam sống thầm lặng cùng gia đình tại quận Phú Nhuận Saigon. Ông qua đời vào lúc 19 giờ 30 phút ngày 26 tháng 2 năm 2018 tại Bệnh viện Chợ Rẫy. Và đám tang ông được rất đông đồng bào trong nước và các cựu quân nhân VNCH tiễn đưa trọng thể. (Từ sau 1990, NS Nguyễn Văn Ðông có sáng tác thêm một số Nhạc Phẩm rất hay nhưng ít được các TT Âm Nhạc Hải Ngoại phổ biến. Ví dụ như Viễn Xứ Ca,Hoàng Sa Trường Sa, Việt Nam Quê Hương lộng lẫy .v.v.v. Các tài liệu trên internet không thấy đề cập đến các con của NS NVÐ, ngoài nghĩa tử và là học trò sau cùng của ông là Ca sĩ Trần Tuấn Kiệt. Những năm sau cùng trước khi qua đời, ông và phu nhân cùng Trần Tuấn Kiệt thường hay đi làm từ thiện, cho quà cho các nơi có đồng bào nghèo khổ. )


TN.A

Mục Lục


IV. Hộp Thư Toà Soạn ___________________________________________________



Nguyệt San Giao Muà xin cám ơn những thân hữu đã dóng góp bài vở cho Nguyệt San Giao Muà số 254 . Một số bài khác sẽ được đăng dần vào số tớị Mong mỏi sẽ nhận được những sáng tác của các bạn bốn phương để cho Nguyệt San Giao Muà thêm phần hương sắc trong tương laị

Mục Lục


Thể lệ để nhận Nguyệt San Giao Muà: 1) Ðể vào danh sách của NSGM (subscribe), xin gửi email về GiaoMua@hotmail.com
2) Ðể rút ra danh sách của NSGM (unsubscribe), xin gửi email về GiaoMua@hotmail.com
3. Mọi chi tiết, thể lệ, thắc mắc, xin gửi về: GiaoMua@hotmail.com 4. Mọi bài vở, đóng góp, xin gửi về: GiaoMua@hotmail.com Nguyệt San Giao Muà Homepage: http://www.GiaoMuạcom Thể lệ gửi bài cho Nguyệt San Giao Muà: Mong bạn gửi Bài cho GM theo cách này là tốt nhất : 1. Dùng mẫu chữ Vietnet (VIQR) hay Unicode 2. Viết Hoa chữ đầu của bài và bút hiệụ Ví dụ: Giọt Mưa Trên Lácủa NS Phạm Duy 3. Gửi bài ngay trong email (không kèm file), để cho BBT khỏi mất công download xuống để đọc 4. Gửi tất cả các bài trong 1 tháng 1 lần trong1 email, nếu tiện. 5. Bài vở xin gửi đến trước ngày 25 mỗi tháng 6. Mọi chi tiết, thể lệ, thắc mắc, xin gửi về: GiaoMua@hotmail.com Cám ơn bạn rất nhiều, vì nhân sự có hạn, BBT không thể ngồi đánh máy lại từng đề bài hay bút hiệụ

Ðịa Chỉ Liên Lạc:

Nguyệt San Giao Muà
P.O . Box 378
Merrifield, Virginia 22116
USA

Trang Nhà 

Web Counters
Web Site Hit Counter

Copyright 2002 by Giao Muà e-magazine and respective authors