Nguyệt San phát hành định kỳ vào mỗi đầu tháng
Nguyệt San Giao Mùa
Merrifield, Virginia
22116
USA
Số 257
Ngày 1 tháng 11 năm 2023
Home
|
Giao Mùa (Unicode)
|
Giao Mùa (Vietnet)
Những Số Cũ | Thư Ngỏ | Liên Lạc | ||
Chủ Nhiệm kiêm Chủ Bút: | Ðinh Trường Như (TK Trung Kỳ) |
Ban Biên Tập: |
Mạc Phương Ðình, Phan Thái Yên |
|
Chung Thủy, Nguyễn Thị Thanh Dương |
|
& TK Trung Kỳ |
Mọi bài vở đóng góp xin gửi về GiaoMua@hotmail.com
Copyright
2002 by Giao Muà e-magazine and respective authors
++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++
Bài vở trên Giao Muà là do các tác giả gửi đăng và Giao Muà không chịu trách nhiệm về nội dung. Muốn xin trích đăng lại, xin liên lạc với GiaoMua@hotmail.com.
I . Thơ _______________________________________________________________________
1. Giấc Mộng Mùa Thu | ______ Phượng Vỹ | |||||||||||||
2. Lữ Thứ | ______Hàn Thiên Lương | |||||||||||||
3. Chiều Buồn | ______Thylanthảo | |||||||||||||
4. Sang Sông | ______ Hai Hùng SG | |||||||||||||
5. Tranh Quê | ______ Bạch Liên | |||||||||||||
6. Khúc Tình Lơi | ______Phamphanlang | |||||||||||||
7. Ngồi Quán Cà Phê | ______Nguyễn thị Thanh Dương | |||||||||||||
8. Ðường Thi Sống Mãi | ______ChinhNguyen/H.N.T. | |||||||||||||
9. Thu Reo |
______ Thanh Hà 10. Mùa Thu Bỏ Lại |
|
______Kim Loan | 11. Ai Mang Trường Cũ Ði Rồi |
|
______ Sương Anh | 12. Trăng Ngàn Một Thuở |
|
______ Lê Miên Khương | 13. Em Rủ Rỉ Rằng ... |
|
______Ðặng Xuân Xuyến | |
II . Văn _______________________________________________________________________
1.Một Mùi Hương ___________ Nguyễn Thị Thanh Dương | 2. Khi Ðịnh Mệnh Cúi Nhìn ___________ Tình Hoài Hương |
3. Trên Xứ Sở Thanh Bình ___________ Thanh Hà |
4.Ðừng Nói Xa Nhau ___________ Ðơn Phương Thạch Thảo |
5.Ði Dự Tiệc Cưới ___________ Kim Loan |
6.Khói Ðông ___________ Bạch Liên |
7.Chuyện Thời Con Nít ___________ Hai Hùng SG |
III . Nhạc__________________________________________________
1.Chia Tay Ði ___________ Chương Hà |
IV . Tin Tức /Trả Lời Bạn Ðọc__________________________________________________
1. Tin Tức/Trả Lời Bạn Ðọc _______ Ban Biên Tập |
I . Thơ __________________________________________________
II . Văn___________________________________________________________
Nguyễn Thị Thanh Dương
Tình Hoài Hương
Thanh Hà
Ðơn Phương Thạch Thảo Ðơn Phương Thạch Thảo Kim Loan
Kim Loan Bạch Liên Bạch Liên Hai Hùng SG Hai Hùng SG III . Nhạc___________________________________________________________
Chương Hà
IV. Hộp Thư Toà Soạn
___________________________________________________
Thể lệ để nhận Nguyệt San Giao Muà:
1) Ðể vào danh sách của NSGM (subscribe),
xin gửi email về GiaoMua@hotmail.com
Ðịa Chỉ Liên Lạc:
Nguyệt San Giao Muà
Copyright
2002 by Giao Muà e-magazine and respective authors
Hôm nay Chủ Nhật nên cửa hàng quần áo đóng cửa sớm hơn những ngày thường, 6 giờ chiều thay vì 7 giờ chiều.
Bà Hằng tất bật treo vào móc những quần áo do khách hàng mang ra từ phòng thử quần áo, khách đã ra về hầu hết và chỉ còn vài phút ngắn ngủi cho bà thu gọn hàng hóa còn lại, những ngày thường thì bà đã xong việc cùng lúc với sự ra về của những người khách cuối cùng, nhưng vào ngày thứ bảy chủ nhật bà thường trễ hơn vì lượng khách đông hơn.
Móc xong những quần áo và treo vào dãy treo bà Hằng chợt nhớ ra chưa vào kiểm tra các phòng thử quần áo xem còn quần áo nào để sót trong đó không, vì nhiều khách hàng chẳng buồn mang ra trả lại đầy đủ những món hàng họ đã mang vào phòng thử.
Bà đi vội vào từng phòng thử đồ, đến phòng thử số 5 trong số 10 phòng thử nơi đây bà thấy có mấy bộ váy áo còn treo trên móc và một chiếc váy còn nằm trên ghế, bà quơ hết và mang ra ngoài, khi vừa bước ra khỏi phòng số 5 cách cửa khép lại bà bỗng ngửi thấy một mùi hương, mùi nước hoa thơm quyến rũ của phụ nữ. Bà Hằng ngơ ngác nhìn quanh tưởng như ai đó đang đứng bên cạnh mình nên mùi hương còn mới và rất gần gũi, nhưng bốn bề trong phòng thử vẫn lặng thinh, chắc người khách cuối cùng nào đó đã vào đây thử quần áo và để lại mùi hương thơm đặc biệt này .
Bà Hằng mỉm cười và thú vị nói vu vơ một mình:
- Cám ơn bạn nhé, đã để lại một mùi hương.
Bà Hằng làm xong việc và kịp ra về khi cửa hàng đóng cửa. Cô đồng nghiệp người Mễ tên Maria cùng đi với bà ra chỗ đậu xe, nàng than thở:
- Chủ Nhật nào khách cũng đông, tôi treo quần áo mỏi tay luôn.
- Tôi cũng khác chi bạn, nhưng dù sao cũng?vui vui.
Maria thì khác:
- Tôi không thấy vui khi các cô các bà cứ hăm hở năm lần bảy lượt ôm một đống quần áo vào thử cho đã đời và quăng trả lại hết chưa chọn được món gì, hoặc thử thì nhiều mà mua chẳng bao nhiêu chỉ khổ cho nhân viên bọn mình phải làm việc luôn tay mà còn không kịp.
Bà Hằng không bàn tiếp vì thấy Maria khác quan niệm với mình. Có lẽ bà già dặn tuổi đời hơn nên suy nghĩ đúng đắn hơn, nhờ những khách hàng say mê shopping như thế cửa hàng mới đông khách, chúng ta mới có việc làm, khách hàng đâu dư thừa thời giờ đến tiệm quần áo để thử chơi cho biết, họ đang lựa chọn món hàng vừa ý nhất đấy chứ. Bà Hằng luôn tiếp đãi khách với nụ cười dù khách làm phiền bà tới đâu.
Chính bà mỗi khi đi mua sắm bà cũng từng ôm đống quần áo vào phòng thử nên rất thông cảm những tâm hồn đồng điệu như bà.
Hai chiếc xe đậu gần nhau, vừa mở khóa xe bà Hằng chợt nhớ ra và nói với Maria:
- A, lúc nãy dọn phòng thử tôi không thể ngờ có một mùi hương thật nồng nàn còn ở lại khi người đã ra về nơi đâu. Thôi, coi như đó là món quà tặng dễ thương của khách hàng dành cho bọn mình Maria nhé.
Maria hỏi lại:
- Phòng số 5 phải không?
Bà Hằng trố mắt ngạc nhiên:
- Ðúng là phòng số 5. Sao Maria biết ?
- Tôi cũng có lần ngửi thấy mùi hương thơm nồng nàn tại phòng số 5 . Tôi vào đây làm trước bà 1 năm và từng đứng trông khu có phòng thử quần áo hiện nay của bà mà.
Bà Hằng thắc mắc:
- Nhưng sao chúng ta lại ngửi thấy cùng một mùi hương trong cùng một phòng nhỉ?
Maria dễ dãi:
- Thì cùng một người, cô ta là khách hàng quen của cửa hàng này và có thói quen thường xuyên mua quần áo khu vực nơi phòng thử đó, cô ta vào phòng số 5 chỉ là sự ngẫu nhiên. Ðơn giản thế thôi
Bà Hằng hài lòng với lời ước đoán này, vì bà cũng mê shopping, mỗi cửa tiệm quen là bà quen thuộc tất cả các dãy quần áo, các phòng thử.
Phụ nữ đi shopping thường trang điểm phấn son và có mùi nước hoa sành điệu của riêng mình. Chẳng biết người phụ nữ thử quần áo phòng số 5 ra sao mà mùi nước hoa của nàng để lại cảm xúc đến thế.
Bà Hằng xin được công việc part time trong một cửa hàng bán quần áo danh tiếng, bà về hưu non được mấy tháng, quanh quẩn ăn chơi mãi cũng chán nên bà muốn tìm công việc ít giờ vừa thêm thu nhập vừa cho vui cuộc sống.
Vốn là người yêu thích shopping nên bà hứng thú với công việc này, làm việc trong không gian xinh đẹp với các mẫu hàng quần áo, son phấn, giày dép, với các khách hàng tươi vui hớn hở đến mua sắm.
Cửa hàng nắm trong một cái mall nhỏ và cũ được xây dựng từ năm 1970 . Khu mua sắm này đã bị cạnh tranh với cái mall mới và to lớn trong cùng thành phố nên nơi đây khách hàng không còn đông đảo như bao nhiêu năm trước ngoại trừ tiệm quần áo này, nơi thích hợp cho các bà các cô tín nhiệm nhãn hiệu cửa hàng và không muốn đi xa đến trung tâm thành phố vào cái mall to lớn chen lấn từ chỗ đậu xe đến từng cửa hàng đông người nhốn nháo đến hoa mày chóng mặt..
Công việc của bà nhẹ nhàng, bà đứng trông coi một khu vực quần áo phụ nữ và dĩ nhiên mỗi khu vực có phòng thử quần áo. Bà sắp xếp lại những thứ mà khách hàng bỏ la liệt hay làm lộn xộn cho đâu ra đấy, treo vào móc, vào từng dãy hàng theo đúng kiểu và loại gía.
Bà Hằng hài lòng với công việc và địa điểm Mall rất gần nhà bà.
****************
Hôm nay là ngày nghỉ, buổi trưa bà Hằng có cái hẹn gặp bác sĩ xong bà cảm thấy lòng thảnh thơi vì sức khỏe vẫn bình thường. Bà đi dạo qua vài đường phố và dự tính sẽ đi mua sắm cho một ngày mùa Thu đẹp trời.
Tháng mười, trời mùa Thu khí hậu đã dịu lại sau những tháng hè nóng bỏng, đi ra ngoài đường, ghé vào các cửa hàng, vào chợ búa đã thấy những hình ảnh đặc trưng của lễ hội Halloween. Bà Hằng không sợ những hình ảnh ma quái rùng rợn máu chảy thịt rơi của ngày lễ ma qủy nhưng vẫn run sợ tưởng tượng ra những cô hồn vất vưởng mỗi khi thấy cảnh vắng vẻ hoang tàn nào đó.
Bà Hằng đến khu mall vào chính cửa tiệm mình làm việc để mua sắm, bà sẽ có cả một buổi chiều tha hồ la cà trong tiệm để tìm kiếm những món hàng trong nhà, những món quần áo bất ngờ về kiểu dáng và gía cả, đó là cái thú vị của những người nghiện mua sắm như người thợ săn luôn săn tìm những con mồi hiếm.
Ban đầu bà Hằng đi dạo quanh tiệm xem những món gia dụng, ra hàng giày dép để tấm tắc khen thầm những đôi giày gót nhọn quai xinh và ngẫm nghĩ không biết những bàn chân nào sẽ làm chủ nó, sẽ đi đứng trên nó?
Bà đi thử vài đôi giày dép xong thời gian còn lại dành cho quần áo.
Bà lùng hàng ở dãy clearance trước, thấy váy áo nào gía bèo là bà lấy tới tấp mang vào phòng thử đồ và chọn được mấy món.
Tới những dãy quần áo on sale giảm gía cũng thế, bà vào phòng thử mấy lần cứ cởi đồ ra mặc đồ vào cũng đủ chóng mặt, bà luôn chủ trương ngoài những món giá bèo, món đồ nào thật ưng ý thì mới mua để tránh cảnh thử đồ thì thích mang về nhà mặc vài lần thì chán chê...
Bước sang dãy hàng mới về gía cả không rẻ nhưng có nhiều kiểu và màu sắc thú vị, bà sẽ chọn mua và để dành đi đám cưới, đi chơỉ thích cái nào bà Hằng ôm cái đó để mang vào phòng thử, đằng nào cũng một lần vào thử đồ thì cứ lấy tối đa món hàng thử cho thỏa thích.
Cứ men theo những dãy quần áo, tối mày tối mặt lựa chọn giữa những màu sắc và kiểu dáng bà Hằng đã đến khu vực quần áo mà bà vẫn trông coi từ lúc nào mà không hay. Hôm nay là một bà Mỹ gìa làm việc.
Bà Hằng xã giao hỏi thăm bạn:
- Chào Nancy, hôm nay bà có bận rộn lắm không?
Bà Nancy khiêm tốn và giục:
- Tại tôi làm chậm nên cũng luôn tay, bà vào thử đồ đi gần đến giờ cửa hàng đóng cửa rồi
Bà Hằng giật mình:
- Tôi mải mê chẳng để ý đến giờ giấc, sao mỗi lần đi shopping thời gian đi nhanh thế nhỉ, trong khi ta làm việc thì thời gian chậm trôỉ
Bà Hằng vào phòng thử, nhanh chóng treo mớ váy áo lên móc và thay đồ để thử từng món một, bà làm dáng đứng thẳng đứng nghiêng, bước tới bước lui y như người biểu diễn thời trang.
Cởi bộ đồ ưng ý ra bà nhìn gía cả ngần ngừ, mua thì gía qúa đắt, không mua thì tiếc rẻ biết chừng nào món hàng này mới hạ gía và lỡ có kẻ khác nhanh tay mua mất thì sao?
Khi thử đến món hàng cuối cùng thì bà Hằng đã thật sự thấm mệt, tóc tai rối bù lên không kịp vuốt ve lại, bà vừa chật vật chòng cái váy áo dài lê thê vào cổ xong và nhìn vào gương hai mắt bà như nhảy múa với hình ảnh ai đó mờ ảo, một khuôn mặt xa lạ trẻ trung và xinh đẹp. Bà không tin vào mắt mình ngoái cổ nhìn đằng sau xem có ai đứng đó soi gương không, khi nhìn lại gương chỉ thấy mặt mũi mình ngơ ngác.
Bà lạnh toát mồ hôi tự nhủ hay là những cô hồn ma qủy Halloween bà vừa thấy trưa nay đã đi theo bà vào tận căn phòng vắng vẻ này để dọa nạt bà?
Bà lại tự nhủ trấn an mình, tại bà choáng váng hoa mắt vì suốt mấy tiếng đồng hồ chỉ thử quần áo và ngắm nghía bao nhiêu kiểu, bao nhiêu thứ màu sắc, chứ chẳng có ma qủy nào dám xuất hiện giữa ban ngày chọc ghẹo bà.
Chắc giờ này muộn rồi, phải ra ngoài trả dồ cho bà Nancy kịp sắp xếp trước khi tiệm đóng cửa, bà Hằng ôm mớ đồ ra sau khi đã chọn được hai món vừa ý.
Khi vừa ra khỏi phòng thử, sau cánh cửa một mùi hương thơm thoảng bay theo làm bà Hằng ngạc nhiên tỉnh cơn mê mệt, rõ ràng khi bước vào bà chưa cảm thấy có mùi nước hoa thơm này. Ai vừa dùng nước hoa?
Hay là từ những phòng thử bên cạnh ? bà Hằng tò mò và bị kích thích, bà cúi xuống, quét mắt nhìn qua khoảng hở dưới cánh cửa những phòng thử nhưng không thấy chân người đứng trong các phòng nào cả. Chỉ còn một mình bà mà thôi. Trời ơi, lại là mùi nước hoa đàn bà nồng nàn quyến rũ mà bà đã gặp lần trước..
Bà nhìn căn phòng bà vừa vào thử quần áo. Phòng số 5.
Bà kinh hãi ôm đống đồ chạy xấp chạy ngửa ra ngoài để gặp bà Nancy và dồn dập hỏi:
- Nancy, Có ai vừa vào thử quần áo với tôi không? bà có nhớ người phụ nữ cuối cùng nào đã vào thử quần áo phòng số 5 không? Bà có ngửi thấy một mùi hương không?
Bà Nancy ngạc nhiên:
- Bà nói gì thế? Nãy giờ chỉ có bà là người duy nhất trong phòng thử. Khách hàng ra vào phòng thử cả trăm lượt làm sao tôi nhớ nổi ai đã vào phòng số 5.
- Lạ lắm, tôi vừa thấỷai đó soi hình trong gương và ngửi thấy một mùi nước hoa nơi phòng số 5 y như có người vừa dùng nước hoa ngay bên cạnh tôi, không tin bà theo tôi vàỏ
Thấy vẻ hoảng sợ của bà Hằng, bà Nancy thương hại chiều theo:
- Nào chúng ta cùng vàỏ
Bà Nancy hăng hái đi trươc bà Hằng rón rén đi sau, đến phòng thử số 5 bà Nancy hiên ngang đẩy cánh cửa ra chẳng thấy gì và cũng không có mùi hương nào cả. Bà Nancy cười xòa hồn nhiên:
- Bà hoặc qúa mệt mỏi hoa mắt hoặc qúa giàu tưởng tượng đấy, mà có thoảng mùi hương cũng chẳng có gì lạ, bao nhiêu phụ nữ đã ra vào nơi đây.
Bà Hằng biết bản tính mình nhút nhát đa cảm và giàu tưởng tượng.
Những chiều muộn rời cửa tiệm quần áo ra về bà hay tưởng tượng khi bao nhiêu lượt khách hàng vào ra đã rời khỏi tiệm, khi bao nhiêu tiếng nói cười xôn xao đã im ắng sau cánh cửa tiệm đã khóa, có ai đó còn sót lại trong tiệm và một mình lang thang suốt đêm qua các dãy quần áo tha hồ lựa chọn và soi gương mặc thử quần này áo nọ không?
Những rạp hát, hí trường, những sân vận động đầy nghẹt người đông vui reo hò, khi tàn canh mãn cuộc, khi đêm về có bóng ma qúa khứ nào tiếc cuộc vui và trở lại ngồi trên khán đài trống vắng lặng thinh đó không?
Bà Hằng không thể lý giải gì thêm. Hay bà Nancy nói đúng?
Thời buổi này mấy ai tin vào chuyện tâm linh, chuyện hồn ma bóng quế?
*******************
Bà Hằng đã xin nghỉ việc tại cửa hàng quần áo trong mall, bà không muốn mình sợ hãi và gây hoang mang cho người khác. Chỉ có bà và cô Maria ngửi thấy mùi hương nơi phòng số 5 nhưng Maria đã không hề quan tâm đến điều này.
Suốt một năm trời bà Hằng không đến khu shopping, không vào cửa tiệm quần áo, bà muốn quên đi phòng thử số 5 với hình ai mờ ảo trong gương, với mùi hương đã gặp và ám ảnh làm bà sợ hãi.
Một hôm bà Hằng đọc tờ báo địa phương và ngạc nhiên với tin khu shopping cũ kỹ ấy đã bán cho một công ty địa ốc khác. Chủ mới sẽ xóa bỏ khu shopping và xây dựng khu chung cư cao cấp.
Ký giả viết bản tin với thật nhiều cảm xúc, bùi ngùi thương tiếc khu shopping đã một thời vàng son nhộn nhịp, đã thân quen với bao người nhất là cư dân địa phương, nay người đời đã bạc tình với nó, những business trong mall càng ngày càng ế ẩm .
Ký gỉa nhắc lại nguồn gốc khu shopping, thuở xa xưa khi bắt đầu xây dựng nơi đây là một cánh rừng và những bụi rậm bên cạnh một khu gia cư nhỏ. Một chi tiết đáng buồn là có một án mạng bi thảm đã xảy ra trong khu gia cư trước khi khu nhà bàn giao cho quy hoạch. Người chồng đã bắn vợ nát óc chết tươi trong phòng ngủ vì ghen tuông khi cô vợ trẻ xinh đẹp và đa tình vừa từ một quán ba trở về lúc nửa đêm về sáng.
Kết thúc bài báo ký gỉa đăng tấm hình khu shopping với lác đác vài chiếc xe đậu trong bãi parking trống vắng mênh mông, có lẽ là những xe của nhân viên chủ mới hay của ai đó bâng khuâng đến đây ngắm khu shopping mall cũ lần cuối trước khi những hình ảnh này bị đập phá san bằng và chìm vào lãng quên.
Dưới bài báo là tên ký gỉa và số điện thoại. Bà Hằng muốn liên lạc với ông ký gỉa này để hỏi thêm chi tiết vụ án mạng chồng giết vợ nhưng lại thôi, có lẽ ông ta chỉ biết có thế.
Bây giờ bà Hằng tự lý giải một mình về một mùi hương bà đã gặp, cô vợ xinh đẹp đa tình kia luôn son phấn ăn diện đi chơi quán ba thâu đêm nên chồng nổi cơn ghen giết chết Biết đâu phòng ngủ của vợ chồng này chính là khoảnh đất khu phòng thử quần áo và cô bị bắn chết là địa điểm ngay trong phòng thử số 5?
Nếu là người Châu Á, là người Việt Nam thì người ta đã cúng vái vong linh người chết cho siêu thoát trước khi xây dựng khu shopping thì làm ăn mới yên ổn và phát đạt, không bị vong quậy phá.
Bà Hằng từng biết gia đình người chị họ ở Việt Nam mua được căn nhà 4 tầng lầu trong khu lịch sự sang trọng ở quận 10 với gía rẻ bất ngờ. Dọn vào ở, tầng 4 vẫn để trống, mỗi lần đi lên tầng lầu 4 bà chị đều cảm giác ớn lạnh khó tả, có đêm khuya bà mất ngủ vì tiếng ai đó rên rỉ vọng xuống.
Sau nghe tin đồn từ hàng xóm nhà này có ma, con gái bà chủ cũ đã treo cổ tự tử chết ở lầu 4, có đêm cô gái hiện về khóc lóc thở than. Thế là bà chị dù theo đạo thiên chúa không biết thờ cúng là gì, bà cũng mua mâm trái cây và thắp nhang cúng vái thành tâm xin vong hồn cô gái kia siêu thoát cho gia đình bà yên ổn sinh sống nơi căn nhà này.
Vong linh cô vợ bị chồng giết chết tàn nhẫn tức tưởi kia chưa siêu thoát, cô vẫn vật vờ nơi phòng ngủ của căn nhà cũ, vẫn soi gương trang điểm theo thói quen ăn diện của cô.
Nay mai vùng đất khu shopping này sẽ biến thành khu chung cư cao cấp.
Không biết người chủ mới có lưu ý đến chi tiết nhỏ của bài báo này về vụ án mạng và có khấn vái cúng cô hồn cho nạn nhân trước khi xây dựng công trình không?
Không biết địa điểm căn phòng ngủ đẫm máu của cô vợ bị giết chưa siêu thoát kia có là căn phòng ngủ của một căn hộ nào? Vong linh người chết có thỉnh thoảng hiện về trang điểm soi gương và có để lại một mùi hương?
-----------------
--
---------------------------------------
Khi Ðịnh Mệnh Cúi Nhìn
Phần Thứ Nhì
Chương 30.
Vì lý do kỹ thuật, xin tạm nghỉ một kỳ. Xin cáo lỗi cùng độc giả.
*
Chút ân tình cho Thuỵ Sĩ, quê hương thứ hai của tôi. TH
Lần đầu tôi biết Thuỵ Sĩ là nhờ học về môn địa lý thế giới ở trường trung học ngày xưa, tôirơi vào tình yêu (tomber amoureux) ngay lập tức. Ao ước sau nầy mình sẽ được sống trên xứ sở có phong cảnh hữu tình đẹp như tranh, thể chế chính phủ độc nhất vô nhị, người dân hiếu hoà, ý thức trách nhiệm, lòng tự trọng cao.
Khi ước mơ của tôi trở thành hiện thực, Thuỵ Sĩ không hề làm tôi thất vọng mà tình cảm tôi dành cho xứ sở tuy nhỏ bé về diện tích nhưng được mệnh danh là thiên đàng trên hạ giới này càng thêm gắn bó đậm sâu.
Ðây đích thực là quê hương thứ hai đáng sống của tôi.
Thời kỳ người Việt bất chấp hiểm nguy chìm tàu, hải tặc, bắt bớ, tù tội lũ lượt kéo nhau ra biển vượt biên, tôi tâm sự với mẹ nếu như tôi may mắn thành công thoát được tôi sẽ ghi nguyện vọng định cư Thuỵ Sĩ chứ không là quốc gia nào khác.
Thời gian ấy ba tôi bị tù cải tạo ở rừng U Minh, mẹ kêu đợi khi nào ba về rồi cả gia đình cùng đi, vì người em của ba cảnh cáo nếu như mẹ tôi để cho một trong chị em chúng tôi ra đi thì ba tôi có nguy cơ bị tù vĩnh viễn không ngày về.
Sáu năm sau ba được tha về, thì hải tặc hoành hành trên biển càng dữ dội, các cuộc bắt bớ càng ráo riết, em của ba lại khóc lóc nói ông bà nội mất chỉ còn có mấy anh em nếu ba tôi bỏ quê hương đi nữa thì chắc tới chết anh em không bao giờ còn cơ hội gặp nhau. Thế là ba tôi xiêu lòng không tính chuyện đi, sau này có chương trình H.O ba cũng không làm thủ tục.
Rồi các chị, em gái tôi lần lượt lấy chồng. Cậu em trai 19 tuổi bàn với nhóm bạn cùng trang lứa góp tiền vàng mua chiếc tàu nhỏ, dầu, lương thực.. liều mình bất chấp giông bão, cướp biển may mắn vượt thoát sang bến bờ tự do.
Thời gian ấy Cao Uỷ LHQ đã đóng lại chương trình tiếp nhận thuyền nhân tỵ nạn, tôi vẫn tiếp tục ôm giấc mộng Thuỵ Sĩ nhất định không chịu lên xe hoa dù trước mắt tôi không thấy có cánh cửa nào mở ra cho mình. Không thể vượt biên bằng thuyền ra biển, không bằng đường bộ qua Cam Bốt, Thái Lan, không theo cha mẹ diện H.O, nhưng tôi vẫn có niềm tin lạc quan là một ngày không xa tôi sẽ đạt ý nguyện, dù không biết bằng cách gì, khi nào.
Như truyện cổ tích, giấc mơ Thuỵ Sĩ của tôi trở thành sự thật vào đầu những năm 90 lúc tôi không ngờ nhất. Ðến nổi khi đã bình yên tại vị trên xứ sở hiền hoà này cả năm sau, thỉnh thoảng tôi vẫn còn bàng hoàng tự hỏi : có thật mình đang sống tại Thuỵ Sĩ không vậy ?!
So với những người Việt xa quê hương thì tôi có hai điều may mắn:
? Tôi không phải trải qua hành trình gian nan nguy hiểm dù sang đây muộn màng hơn nhiều người khác.
?Về phương diện tinh thần tôi tuy cũng bắt đầu cuộc đời mới từ zero, nhưng không phải lo vấn đề cơm áo gạo tiền mà chỉ chuyên tâm học hỏi ngôn ngữ, phong tục tập quán của người bản xứ để mau hoà nhập thích nghi vào xã hội.
Nhớ ngày đặt chân đến phi trường quốc tế Geneva buổi sáng đầu tháng 9, tôi chỉ mang theo một valise quần áo, và bốn bức tranh khảm xà cừ Ngư Tiều Canh Mục do bạn tặng quà cưới. Lần đầu xuất ngoại cũng là lần đầu tiên đi máy bay, tôi như người rừng lạc chợ, tiếng Anh tiếng Pháp trả hết cho thầy cô sau bao nhiêu năm không thực hành, chỉ đọc và viết được chút ít, tôi liều lấy hết can đảm đi một mình vì biết là có người yêu tôi chờ đón.
Từ Tân Sơn Nhất lấy phi cơ Air France quá cảnh qua phi trường Charles de Gaulle-Paris, Pháp. Từ đó lại chuyển qua hãng AA của Mỹ mới sang Thuỵ Sĩ. Phải xử dụng hai thứ tiếng, may là chỉ cần trao đổi vài câu thông thường đơn giản, nên chuyến đi suôn sẻ.
Khi đến nơi, tôi lo lắng không biết lối ra cổng, không biết tìm hành lý ở chỗ nào nên cứ chạy lung tung hỏi han nhân viên phi trường bằng cái vốn Pháp văn nghèo nàn, thế mà họ cũng đoán ra được và hướng dẫn tôi chính xác. Ðến khi nhận valise xong thì những hành khách đi chung chuyến đã lần lượt ra khỏi cổng còn tôi là người cuối cùng. Ông hải quan chận tôi lại chỉ vào cái gói carton bề dầy hơn gang tay hình chữ nhựt dài hơn thước, nói gì tôi chả hiểu, chỉ đoán ý nên tôi trả lời mỗi câu : đó là bức tranh. Ông hỏi tiếp câu nữa thì tôị.bí , chỉ lập đi lập lại mỗi chữ bức tranh. Ông lấy dao cắt mối dây buộc mở gói ra xem. Nhìn thấy bức tranh ông lại hỏi tiếp, tôi đứng ngẩn tò te nhìn ông. Ông lắc đầu dang hai tay tỏ ý bất lực. Bỗng như thần giao cách cảm, tôi ngẩng nhìn lên tầng lầu cách không xa, thấy chồng đứng chờ. Hai chúng tôi vẫy tay chào nhau. Mừng quá, tôi liền lắp bắp ráp chữ : chồng tôi đang chờ tôi ở trên kia, vừa chỉ cho ông thấy chỗ anh đứng.
Ông ngoắc tay ra dấu, kêu chồng tôi vào. Cả ông và tôi đều thở phào nhẹ nhỏm vì giải quyết tình thế lưỡng nan kẻo không biết còn nhùng nhằng ở đó đến bao giờ. Chồng tôi sau đó kể là ông hỏi giá trị bức tranh ?chắc để đóng thuế? anh giải thích đây là quà cưới của chúng tôi, thì ông chúc mừng và cho chúng tôi đi mà không đòi giấy chứng minh giá tiền bức tranh nữa.
Vừa đặt chân xuống đất Thuỵ Sĩ, giây phút đầu tiên tiếp xúc với nhân viên phụ trách an ninh phi trường, tuy bất hoà ngôn ngữ mà thái độ họ rất hoà nhã lịch sự, không hoạnh hoẹ đòi hỏi thủ tục đã cho tôi một cảm nghĩ tốt đẹp ngay.
Về nhà còn xa 150 km, dọc theo xa lộ tôi có dịp nhìn thấy các vườn trồng táo, mơ, đào, nhỏ những cánh đồng cỏ xanh tươi xa xa các ngôi nhà xinh xắn nằm ẩn hiện sau những cây cổ thụ, khung cảnh thật êm ả làm sao.
Thuỵ Sĩ một quốc gia có nhiều điểm rất đặc biệt:
?Là liên bang gồm 26 canton hợp lại, tuy dân số chỉ 8,5 triệu và diện tích 41,285 km vuông được bao bọc bởi Pháp, Ý, Ðức, Áo, theo thể chế trung lập, dân chủ.
?Có bốn ngôn ngữ quốc gia mà ba được xử dụng chính thức trong văn bản hành chính : Ðức, Pháp, Ý. và Romanche được xử dụng một phần. Ai ở vùng nào thì nói theo ngôn ngữ vùng ấy. Người nói tiếng Ðức chiếm đa số, lần lượt vùng Pháp, Ý. Thí dụ như tôi sống thuộc vùng nói tiếng Pháp nên ngôn ngữ giao tiếp hàng ngày, văn bản chính thức, báo chí, truyền thông? đều bằng tiếng Pháp.
Tuy vậy, khi tôi có dịp sang vùng nói tiếng Ðức, Ý tôi vẫn thấy thân thuộc chứ không hề mang cảm giác như mình sang quốc gia khác. Có lẽ vì cả ba vùng miền đều chung nền văn hoá, luật lệ, cách ứng xử?dù ngôn ngữ khác nhau chăng ?
?Hội đồng liên bang là cơ quan lãnh đạo tối cao của Thuỵ Sĩ, gồm có bảy Cố Vấn( conseillers) tương đương chức Bộ Trưởng, nhiệm kỳ bốn năm, mỗi cố vấn phụ trách một bộ. Tổng thống cũng là một trong bảy cố vấn được bầu chọn bởi Quốc Hội Liên Bang, nhiệm kỳ một năm. Quyền lực các cố vấn ngang nhau.
?Cứ mỗi lần quốc hội hay đảng phái đề nghị đạo luật đều trưng cầu ý kiến toàn dân. Vì vậy mỗi năm chúng tôi nhiều lần đi bầu cử. Ngày xưa phải đến các địa điểm có phòng phiếu, hơn chục năm sau nầy thì dân có thể bầu bằng thư gởi qua bưu điện và e-mail, rất tiện lợi.
Người Thuỵ Sĩ quan tâm đến mọi khía cạnh xã hội, chính trị, văn hoá, kinh tế. Họ đồng hành cùng chính phủ, bởi họ hiểu rằng tiếng nói của họ được lắng nghe. Tôi rất thán phục họ về lòng tự trọng và yêu nước hiếm thấy. Mà hai thí dụ dưới đây là điển hình :
*Dự luật đề nghị cho bất cứ công dân mỗi tháng lãnh 2500 frs (tương đương 2700 đô Mỹ) bất chấp người ấy có công ăn việc làm hay không, trẻ con lãnh 625 frs. (700 USA )
Kết quả : Hơn 2/3 dân từ chối nhận tiền miễn phí từ chính phủ nên dự luật không thành công.
*Dự luật hỏi ý kiến dân có đồng ý trả tiền mua thẻ( coupon ) lưu thông trên xa lộ mỗi năm thay vì 20 frs thì sẽ tăng thành 40 frs.
Kết quả : dân đồng ý trả tiền thẻ lên gấp đôi.
?Thuỵ Sĩ nằm trong số hiếm quốc gia có môi trường không khí sạch sẽ trong lành nhất.
?Thuỵ Sĩ không có biển, chỉ có sông, hồ, ao, núi, rừng tuyệt đẹp.
Tôi ở đây hơn 30 năm mà không hề thấy người xin ăn nằm ngồi lây lất trước cửa chợ, lê la ngoài đường phố như các quốc gia Châu Âu, Mỹ, Á khác.
Một lần, chúng tôi lên núi Cervin thuộc dãy Alpes chơi, phải gởi xe ở parking lộ thiên chứa được khoảng vài trăm chiếc, xong dùng télécabine đưa lên đỉnh. Lúc bước ra khỏi xe, chồng tôi rút ví bỏ túi quần sau đặt tạm lên nóc xe rồi bỏ quên. Tôi cũng không để ý.
Lên núi chơi, trưa đói bụng vào restaurant ăn xong lúc anh tìm ví trả tiền thì không thấy đâu, tưởng bị rơi hay bị móc túi. May là tôi có mang theo, chứ không thì không biết lấy gì trả tiền ăn.
Ðến chiều xuống núi, vào lấy xe. Ô kìa chiếc ví da đen lúc sáng nằm ngoan ngoãn trên nóc xe như thế nào thì giờ vẫn ở nguyên vị trí đó. Mà parking kẻ ra người vào suốt cả ngày không ngớt, vẫn không ai thèm đụng đến cái ví căng phồng nào thẻ ngân hàng, carte ID, thẻ hội viên, tiền gì cả.
Lần khác vào mùa hạ chúng tôi dạo hồ ngắm cảnh, đi nhiều thấm mệt nên ngồi nghỉ chân trên cái băng dài đặt rải rác dọc bờ, một đôi trai gái nhích ra nhường chỗ. Khi rời đi, tôi vô ý tứ bỏ quên điện thoại trên băng. Trời đẹp, bao nhiêu là dân bản xứ lẫn du khách đi lại nhộn nhịp, đôi lúc phải lách vai chen chân nhau mà tiến bước. Ði được một đoạn trăm mét, bỗng nghe có ai kêu gấp gáp sau lưng: Madame, Monsieur ! Ngoảnh lại, cô gái ngồi cùng băng ghế lúc nảy cầm cái điện thoại chứa bao nhiêu hình ảnh cùng địa chỉ trao lại cho chúng tôi với nụ cười nồng ấm vừa thở hào hển vì chạy đuổi theo chúng tôi. Tôi vô cùng cảm kích với sự thiện lương của họ.
Thuỵ Sĩ không có tài nguyên khoáng sản thiên nhiên, chỉ nhờ vào sự cần cù chăm chỉ, tôn trọng chính xác giờ giấc, chịu khó học hỏỉ nên được xếp hạng là một trong những quốc gia đáng ngưỡng mộ nhất để sống. Tôi không kể chi tiết về trung tâm tài chính, thương mại, kỷ nghệ: đồng hồ, ngân hàng, dược phẩm, du lịch, phô mai, chocolat?
Ngoài ra phải kể đến trụ sở Liên Hiệp Quốc ở Geneva lớn thứ hai sau trụ sở New York; hội Hồng Thập Tự, diễn đàn Kinh Tế Thế Giới; trụ sở Olympique thế giớỉ
Người Việt không thể không nhớ Hiệp Ðịnh 1954 chia đôi nước Việt lấy mốc vĩ tuyến 17 bên sông Bến Hải cầu Hiền Lương được ký kết tại Geneve, mà tôi được may mắn sinh ra ở miền Nam bên nầy vĩ tuyến.
Ở đây tôi muốn nhắc đến khía cạnh phong cảnh. Với những ngọn núi tuyết phủ vạn niên thuộc dãy Alpes. Những rừng thông ngút ngàn bốn mùa lá xanh không tàn. Những chiếc thuyền buồm nhởn nhơ rong chơi trên mặt hồ êm ả vào mùa hạ, thu nắng vàng ấm áp. Những cánh đồng lúa mì, lúa mạch, rẫy bắp rập rờn theo ngọn gió đong đưa. Trẻ con, người lớn trên những chiếc xe đạp luồn lách qua các con đường làng quê yên tĩnh. Xen đó đây đàn bò vàng mang bầu sữa trĩu nặng thong thả gặm cỏ, cổ mang vòng gắn quả chuông âm thanh ngân vang rộn rã.
Một trong những tấm hình đầu tiên tôi chụp trên đất Thuỵ Sĩ là cảnh khi tôi yêu cầu chồng dừng xe lại trên con đường làng quê chụp tôi đứng cạnh đàn bò gặm cỏ. Chúng trông sung sướng mũm mĩm, cảnh vật thanh bình hạnh phúc làm sao
Tôi đã may mắn được sống trên quê-hương-đích-thực của mình.
Truyện ngắn
Ly dị! Hai chữ này không còn quá lạ khi nó xảy ra với một gia đình nào đó, vì giữa thời buổi yêu vội, sống vội như bây giờ thì không ai còn ngạc nhiên làm gì. Nhưng với vợ chồng đẹp đôi như ông Thuận và bà Liễu thì lại khiến người ta xầm xì mãi vì một lẽ: Gia đình họ giàu có, công việc của ông Thuận ngon trớt trên đường hốt bạc. Bà Liễu thì xinh đẹp dù bà đã gần 50 tuổi. Họ có một trai, một gái ngoan ngoãn, không đua đòi như một số gia đình dư thừa vật chất khác. Vậy mà gia đình họ đã tan vỡ như một chiếc ly quý lỡ tuột khỏi tay, lý do ?lỡ taỷ thì làm sao cứu vãn được! Mới đầu dư luận tò mò, không hiểu nhưng rồi sự gì trên đời cũng khó giữ kín. Thì rả
?họ cũng như nhiều gia đình khác! Cũng có những hỷ nộ ái ố thường tình, khác là nhà nào khéo che đậy thì người ngoài không biết, thế thôi. Ông Thuận vì mải lo kiếm tiền mà ít quan tâm đến bà Liễu, sự có mặt của bà trong ngôi nhà như một thứ để trang trí, như bình hoa để làm đẹp gian phòng. Bởi vì vấn đề tài chính không phải là mối lo, bà Liễu chỉ lo là làm sao mỗi ngày mỗi sang, đẹp lên. Trên người bà toàn thứ đắc tiền từ quần áo đến trang sức, những thứ ấy bà thay đổi liên miên nên ngốn không ít tiền của ông Thuận, đến một hôm ông Thuận cần tiền để đầu tư thì mới biết bà vợ xinh đẹp của mình làm hao hụt quá nhiều tiền trong ngân khoản của ông. Thì ra ông biết chuyện xảy ra trên cung trăng, còn chuyện ngay bên cạnh lại như không có gì lọt vào trí ông, nên để bà vợ không biết làm gì ra tiền nhưng biết phá sản. Bà Liễu lý luận rằng ?Tui diện là làm đẹp mặt cho anh chứ aỉ. Ông Thuận bất mãn vợ lắm, vừa lúc gặp được cô thư ký trẻ dù không sang, đẹp như bà Liễu nhưng cô thư ký hiểu tâm lý, khiến ông Thuận tìm được nguồn an ủi và như mới bắt đầu biết yêu! Tuổi nào là tuổi biết yêu? Người ta hay thắc mắc như vậy, nhưng liên quan gì đến tuổi tác, do trái tim rung động khi gặp được đối tượng, tức là lúc biết yêu. Cũng chính lúc đó ông Thuận mới nhận ra sự cũ kỹ của bà vợ dù bà vẫn đẹp lộng lẫy. Còn bà Liễu cũng như nhiều phụ nữ có chồng ngoại tình, thường vuốt ve mặc cảm bị phản bội của mình rằng cô gái kia là loại không đàng hoàng mới chen vào gia đình người khác, và người chồng có thể dễ bị ả khác cướp đi thì cũng chẳng khác gì một món hàng, không xứng cho ta ghen. Ðể chứng minh bản thân còn dư thừa sức hấp dẫn, bà Liễu trả thù bằng cách có ngay cho bà một chàng trai trẻ. Một gia đình đạo đức bị rách nát vì những việc như thế, người này cố đổ lỗi cho người kia để nhẹ lòng. Rồi cuối cùng sự tan vỡ xảy ra như một lẽ tất nhiên?
?Nhưng họ không nghĩ hậu quả việc họ làm ảnh hưởng gì cho con của họ! Người đời đánh giá con trai sẽ thiếu chuẩn mực giống cha. Con gái sẽ lăng loàn giống mẹ. Vậy là cô con gái tên Mai chuẩn bị có người dạm ngõ liền bị nhà trai quay lưng dù nàng không có lỗi gì. Còn người con trai tên Hiếu thì sao?
OOO
- Má à! Người ta hay nói câu ?Cây đắng mà sanh trái ngọt??. Nhà đó người lớn thì thiếu chuẩn mực, nhưng huệ duệ thì quá tuyệt vời. Ai làm người ấy chịu, không thể lấy sai lầm của cha mẹ để đánh giá con. Anh Hiếu trước nay là người rất có tư cách, biết tự lập không ỷ lại vào gia thế. Ba má ảnh làm sai chứ không phải ảnh sai!
Má tôi lườm lườm, nguýt nguýt khi nghe tôi nói:
- Mày muốn tạo phản hả? Chưa gì mày bênh nó cãi lời má mày hả?
- Con không bênh, chỉ nói sự thật thôi. Chính sự khắc khe trong suy nghĩ của dư luận làm người ta càng tổn thương?
-Không phân bua gì cả. Má cấm mày giao du với mấy đứa nhà bên đó, có ngày nhiễm thói hư tật xấu!
Trái tim tôi đã bị Hiếu giữ rồi. Giờ má tôi cấm như vậy thì cầm bằng giết tôi. Tình yêu để cha mẹ quyết định là tình yêu không phải của mình, nên tôi phải giành phần tự chọn lựa. Nhưng tôi chưa chia tay Hiếu theo yêu cầu của má, thì chính anh là người tránh mặt tôi trước rồi, má không biết như thế. Tôi đâu dễ chịu thua nên cố tìm gặp Hiếu, tôi muốn anh biết tôi là người hiểu anh, là người dám kề vai sát cánh với anh trước cơn bão của gia đình anh. Không phải tôi yêu nên bất chấp, mà vì bản thân Hiếu tốt, việc anh từ chối mọi quyền lợi của cha mẹ cho, ra ngoài thuê nhà trọ sống cùng em gái, hai anh em tự đi làm kiếm sống. Tôi phục sự phản kháng của Hiếu.
- Ðường không người đi sẽ mọc cỏ dại, đường tình yêu của chúng ta cũng thế đừng để thành đường hoang. Em cần biết lý do anh tránh mặt em? (Tôi nêu câu hỏi khi vừa gặp Hiếu)
Hiếu buồn bã giải thích:
-Khi ba má ly hôn, làm nên rất nhiều sự xáo trộn trong đời sống của anh. Anh thấy chán nãn mọi thứ chứ không riêng gì chuyện yêu đương. Lúc đó anh nghĩ ba má cũng từng có một khởi đầu đẹp, vậy mà kết thúc tồi tệ như thế, thì chuyện của chúng mình cũng vậy thôi. Anh bị mất lòng tin! Giờ đây anh chẳng còn gì ngoài một gia đình đã tan vỡ?
- Ly hôn là việc của ba má anh. Nếu anh không ngăn được quyết định của ông bà thì anh cũng đâu phải là người phải gánh trách nhiệm về việc đó. Em với anh thì khác chứ, quan trọng là người này phải biết nghĩ cho người kia, và mình phải cho thiên hạ thấy mình là người tốt.
- Em không nghe người ta đang bàn tán về gia đình anh: ?Khuôn gì thì đúc ra thứ ấỷ, em không sợ à?
- Miệng dư luận có bao giờ tốt đâu nên chẳng hề gì, trời còn không làm vừa lòng họ huống chi chúng ta. Ví dụ trong quá khứ anh là một người trăng hoa đi nữa, song không vì vậy mà anh không thể trở thành người đàn ông tốt khi gặp ngườỉ hoàn hão như em. Cái khuôn đúc ra thứ không vừa ý thì mình phải biết nắn lại chỗ bị lỗi theo ý mình, em tự tin làm được điều đó?
- Em là người hoàn hão, còn anh thì không! Tại sao em còn yêu anh?
- Hỏi thế chẳng khác nào hỏi tại sao trái táo của Newton lại không rơỉlên trời, hay rơỉngang, mà lại rơi xuống đất! Cái định luật hấp dẫn nó đã thế, thế thời phải thế đó anh.
- Em hãy nói anh là thỏi nam châm, còn em chỉ là chiếc kim nhỏ cho dễ hình dung hơn đi. (Hiếu có vẻ vui nên bông đùa)
Tôi gật gật đầu:
- Anh nói đúng rồi đó, tóm lại là do tình yêu nó xui em. Khi trước anh luôn nói em là nữ hoàng của anh, sao tự nhiên anh tước mất vương miện của em không lý do làm sao em chấp nhận chứ? Trừ khi hết yêu em rồi thì anh?cứ tự nhiên!
- Em đáng yêu như vậy làm sao anh hết yêu được chứ! Nếu trái tim nằm bên ngực phải anh mới hết yêu em, anh sẽ không còn mục đích để tiến tới với người con gái nào khi xa em...
Nghe Hiếu nói mà tôi thấy tâm hồn như có làn gió mát thật dễ chịu:
- Hôm nay anh biết nói lời ngọt như đường luôn, thích nghe thật đó.
- Thời gian xa em, anh có bao nhiêu lời ngọt mật chết ruồi không thổ lộ được, nên bây giờ gặp lại em anh nói ra cho hết, vì tâm hồn anh không còn chỗ chứa.
- Anh có biết tình yêu của chúng ta xém kết liễu, ủa lộn xém kết thúc vì anh tránh mặt em? Tội của anh lớn lắm.
Hiếu chớp mắt:
- Anh biết! Nhưng bây giờ tất cả với anh chỉ là mới bắt đầu. Người đàn ông cần có sự nghiệp trước rồi mớỉ
Tôi ngắt lời Hiếu:
-?Ðừng nói nếu anh không có sự nghiệp thì hẹn kiếp sau nhé. Em cũng có việc làm, lại không phải là người lười biếng, chúng ta cùng hợp tác để xây dựng sự nghiệp?cho nhanh!
Hiếu lại cười:
- Anh không hẹn kiếp nào, không hẹn kiếp sau! Nếu em không sợ có ngày hối hận, chúng ta sẽ ?triển khaỉ ngaỷ
Tôi không buồn, không vui trước câu nói của Hiếu, tôi chỉ cảm thấy nhẹ lòng vì kéo được anh ra khỏi vùng u ám đã phủ trùm lấy anh trong những ngày qua. Tôi định ngả đầu vào vai Hiếu thì giật mình, vì Mai bất thình lình xuất hiện ở cửa phòng sau, cô bước lên với khuôn mặt ràn rụa nước mắt:
- Em thật ngưỡng mộ tình yêu của anh chị. Nếu người yêu của em biết suy nghĩ như chị thì em đâu phải thương tiếc mối tình đầủ
Tôi hơi ngượng vì bị Mai bắt gặp cảnh tôi tình tứ với Hiếu nên bối rối:
-?Ủa! Hôm nay em không đi làm sao?
Hiếu trả lời thay em gái:
- Nó không khỏe nên xin nghỉ một bữa!
Mai cúi mặt giấu cảm xúc hiện lên trong đôi mắt long lanh ngấn nước. Tôi bước tới choàng tay qua vai Mai, dìu cô ngồi xuống cạnh mình:
- Hãy xem đây là thử thách để biết ai là người đáng tin cậy có thể đi với mình trên đường đời. Anh ta không xứng đáng để em khóc thế đâu.
Mai cười gượng:
- Em không khóc vì tiếc anh ấy, mà cảm động vì nghe chuyện của anh chị. Có người chỉ gặp một lần trong đời là quá nhiều, em hiểu điều đó. Sự thật đôi khi là vết dao cứa vào lòng người, nhưng phải can đảm đối mặt chị à.
Tôi cầm bàn tay Mai với sự cảm thông:
- Mai nghĩ đúng. Trong những thứ con gái cần làm là phải bản lãnh để quên người phụ mình, yêu một người phụ mình chẳng khác nào đem trái tim mình chà xuống đất. Rồi sẽ có ngày anh ta phải tiếc nuối vì để mất một người như em.
Vẻ mặt Mai vẫn sầu thảm, tôi biết đâu dễ tẩy xóa mọi hình ảnh trong ký ức về một người mình từng yêu dấu. Dù Mai tỏ ra cứng rắn nhưng cô cần thời gian để quên nỗi hận trong lòng.
- Ðừng để nước mắt rơi xuống khuôn mặt vốn đã quá u buồn của em. Cuộc sống không phải lúc nào cũng là màu hồng, mình phải tạo ra màu sắc tươi đẹp cho mình. Những gì vừa xảy ra sẽ giúp chúng ta biết thận trọng hơn khi chọn người trăm năm...
- Ai đến với em lúc này mới là người chân thật, vì em là một cô gái không tài sản, không có gì hết (Mai buộc miệng)
Hiếu an ủi em gái:
- Nếu ai chọn một cô gái dát đầy kim cương trên người mà vô văn hóa, trắc nết, tư cách chẳng ra gì, thì người đó cũng đồng hạng.
Chúng tôi an ủi nhau, khích lệ nhau một buổi như vậy. Cho đến khi thấy sự lạc quan hiện rõ trên khuôn mặt Hiếu và Mai thì tôi mới ra về. Tôi yêu thương hai người mà tôi biết sẽ là phần đời của tôi sau này bằng sự cảm thông. Về phần tôi, để đạt được điều mong muốn, tôi biết còn phải gian nan tranh đấu không khoan nhượng với một người trong gia đình có cấp bậc nhỏ hơn ba tôi nhưng đầy quyền lực, đó là?má tôi! Nhưng tôi tin, sự gì phát xuất từ tấm chân tình sẽ đi đến kết thúc tốt đẹp. Ngày ấy nhất định sẽ không lâu...
****
Hồi đầu tháng, ông xã tôi nhắc:
- Cuối tháng này tụi mình đi đám cưới nhéem.
- Em biết rồi, đám cưới cậu pharmacisttrong tiệm anh chớ gì, mà em quên hỏi, cậu ấy người Việt hay Tây?
- Cậu ấy là dân gốc Afghanistan, lấy vợ làngười da trắng, cũng là nhân viên trong tiệm, nói chung đây là đám cưới mà cảcô dâu chú rể đều là ?lính? của anh, cho nên vợ chồng mình cố gắng đi chung vuivới họ . Mà em hỏi chi vậy?
- À, nếu là đám cưới người Việt thì mình sẽ...thong thả chút xíu.
- Ðây là đám cưới Tây, hơn nữa anh là bosscủa họ, mình không những đến đúng giờ mà nên đi sớm để bày tỏ sự quan tâm, trân trọngngày vui của hai đứa.
- Em biết rồi, anh khỏi phải nhắc.
Thật ra, anh ấy nhắc không thừa và không oan tí nào,mà cũng đâu phải lỗi tại tôi, chỉ tại các tiệc cưới Người Việt Nam luôn luôn trễgiờ hơn cả tiếng so với giờ mời trên thiệp, đã từng làm bụng tôi đói cồn cào,choáng váng mặt mũi xanh lè như tàu lá chuối. Từ đó, hễ đi ăn cưới dân Việt làtôi ăn trước chút snack, và đến trễ khoảng mười lăm phút hoặc nửa tiếng. Chồngbảo tôi qua xứ này rồi mà chưa học hỏi thói quen đúng giờ của người ta, nhưngkhổ quá, dù tôi đã vài lần đến đúng giờ thì tình trạng là ?vũ như cẩn?, ngồingáp dài ngáp ngắn mỏi cả lưng, nên tôi chọn kiểu ?lưng chừng?, đi trễ chút xíunhưng vẫn trong nhóm đến sớm, đợi chờ những người đến sau.
Thiệp mời cocktail 6 giờ và tiệc chính thức 7 giờ,vì chồng tôi còn bận làm việc nên chúng tôi chọn giờ vào tiệc, có mặt lúc 6 giờ45 phút, khi mọi người đã xong phần cocktail đang ngồi yên vị nhỏ to chuyện tròtrong tiếng nhạc dịu êm chờ giờ khai mạc. Chúng tôi chào hỏi vài người xungquanh, quan sát không gian nơi tổ chức tiệc, được một lúc thì người MC bước lênpodium thông báo, giờ khắc quan trọng đã đến, đôi tân lang sẽ xuất trong giâylát. Mọi người cùng im lặng, hướng ra ngoài cửa, tôi nhìn đồng hồ, đúng 7 giờ,hay nói chính xác hơn là còn 3 phút nữa mới đúng 7 giờ!
Tôi nhớ có lần đi dự một đám cưới người Việttrong cộng đồng, vợ chồng tôi như thườnglệ rời nhà đúng giờ ... mời trên thiệp (nghĩa là sẽ đến nơi trễ mười lăm, haimươi phút). Ra đường chồng tôi mới nhớ xe gần hết xăng, tôi bảo:
- Còn sớm mà anh, cứ từ từ đi đổ xăng chođầy.
Ðổ xong xuôi, xe chạy bon bon hướng ra high way vềdưới phố, tôi nhẩn nha nghe nhạc và soi gương trên xe, bỗng phát hiện ra tôi đãquên tô son môi, vì trước đó bận rộn thử đi thử lại mấy cái áo đầm để chọn mộtcái ưng ý, rồi chồng tôi thúc giục sợ trễ nên tôi sơ sót trong lúc trang điểmchăng? Bình thường trong bóp tôi luôn có cây son, và chai nước hoa nhỏ, vậy màbữa đó trời xui đất khiến tôi đổi chiếc bóp khác, rồi lại quên bỏ son vào, báohại tôi phải năn nỉ chồng:
- Anh ơi, làm ơn quay về nhà, em quên câyson rồi.
Chồng tôi cằn nhằn:
- Mình đã trễ 15 phút rồi đấy.
- Ôi, chay về nhà thì mình trễ nửa tiếng,cũng vẫn là ... sớm, anh tin em đi.
- Anh biết, nhưng thà mình đến đó ngồi chờ,còn hơn là vác cái mặt đến quá trễ, anh không làm được.
- Thì dù sao cũng chỉ trễ... nửa tiếngthôi mà, đôi môi em tái nhợt thế này thà em chết còn sướng hơn đó.
Chồng đành phải đưa tôi về, tôi chạy lên phòng tôson, cẩn thận bỏ cây son vào bóp, rồi vội vàng ra xe, trực chỉ đến tiệc cưới. Nhưngthật không ngờ, ?họa vô đơn chí? là có thật, nghe nói ngay trên giữa highway vừacó một tai nạn, hai xe tông ngược chiều vào nhau, đầu xe bể tan tành, xe cứu hỏa,ambulance và xe cảnh sát nhốn nháo chặn đường chỉ còn 1 lane cho mỗi bên. Chúngtôi khổ sở nhích từng đoạn đường, cuối cùng đến nơi parking trễ 1 tiếng 15 phút.Hai vợ chồng hối hả đi vào nhà hàng tiệc cưới, chẳng dám nhìn ai vì xấu hổ,nhưng ô kìa, tiệc vẫn chưa bắt đầu, người ta vẫn đứng ngồi lai rai cụng bia,tán dóc. Chị Bảy, được nhiều người Việt ở thành phố tặng cho danh hiệu ?chuyêngia đi trễ? của cộng đồng, luôn luôn có mặt sau cùng ở các buổi tiệc, thấy tôiliền chạy đến chào rồi mỉm cười:
- Chị tưởng chị là ?nữ hoàng đến muộn? màhôm nay vẫn ... sớm hơn em.
Tôi lí nhí:
- Bị kẹt xe, tai nạn trên highway chị ơi.
- Vậy à, nhưng em yên tâm , em vẫn còn sớmhơn ... nhơn vật chính là cô dâu.
- Có chuyện gì hở chị?
Chị Bảy lắc đầu, thở dài:
- Thiệt là xui xẻo tận mạng, hồi trưa đichụp hình cưới ngoài park , cô dâu vướng víu đuôi áo soa rê và giày cao gót, bịté dập mặt xuống bãi đá nhọn, máu me lênh láng, đưa đi cấp cứu, mới được xuấtviện cách đây một giờ, đang đi tiệm make up và làm tóc lại toàn bộ.
Dù chúng tôi thoát nạn vươt qua ?danh hiệu nữ hoàng?đi trễ của chị Bảy, ông xã nhất quyết từ nay phải luôn đến đúng giờ, dù là tiệccủa người Việt, người da trắng da đỏ hay da màu.
Tiếng nhạc xập xình đưa tôi về với tiệc cưới hiện tại. Ôi, đám cưới Tây có khác, ngoài việc giờ giấc y boong, là những thủ tục giớithiệu cha mẹ hai bên rất gọn gàng (không dài dòng, diễn văn lê thê), và tuyệtnhiên không có tiếng cụng ly ồn ào ?dzô dzô chăm phần chăm?, nhất là khi cô dâuchú rể cùng đại diện hai họ lên phát biểu, cả gian phòng chăm chú lắng nghe, cùngnhững tràng vỗ tay không dứt mừng cho đôi uyên ương.
Ðến lúc xếp hàng đi lấy thức ăn kiểu buffet, ông xã tôidừng lại nói chuyện với ba má chú rể, họ mặc trang phục Afghanistan trang trọng,vui vẻ đưa dĩa cho từng vị khách, nhưng lại đượm buồn khi nói về sự thiếu vắngmột số thân nhân còn ở lại Afghanistan kể từ ngày quân Taliban tiến về ?giảiphóng Kabul? cách đây hơn hai năm.
Làm sao tôi quên được ngày đó, vì cũng là ngàyfuneral của Ba tôi. Ngày 16 tháng 8 năm 2021 khi đại gia đình chúng tôi trở vềnhà ăn tối sau khi an táng Ba yên nghỉ tại nghĩa trang Arlington, Texas, vừaxem tin tức nóng hổi những hình ảnh quân Taliban tràn ngập thủ đô Kabul trongkhi nhiều người dân hoảng hốt ?chạy giặc?, cố bám theo chiếc máy bay sắp cấtcánh đưa những người Afghan tỵ nạn rời khỏi quê hương .
Có khác gì sư hỗn loạn ngày 30 tháng 4 năm xưa khiSài Gòn bị ?giải phóng?? Những khuôn mặt căng thẳng, lo sợ, bằng cả mạng sốngmuốn chạy khỏi quân khát máu đang thâu tóm quê hương. Rồi hình ảnh đám quânTaliban ùa vào dinh Tổng Thống Ashraf Ghani (lúc ấy đã bay ra khỏi nước, hiệnđang tỵ nạn ở Ả Rập), chúng sờ mó chiêm ngắm các vật dụng sang trọng trong dinhcũng như những máy móc hiện đại tối tân với những cặp mắt ngưỡng mộ đầy kinh ngạc(tội nghiệp chúng bao năm ở rừng rú hang động, nào được tiếp xúc với văn minhloài người). Cũng y chang như những câu chuyện chúng ta thường nghe dân Sài Gòntruyền tai nhau về sự ngây ngô (mà khoái nổ) của các anh cán ngố Cộng Sản ViệtNam.
Lúc ấy, tôi đang học tiểu học trường Ðồng Tháp, trướcđây là khu quân đội của chính quyền VNCH, xung quanh trường học là những khu cưxá sỹ quan, các ngôi nhà lầu đúc một tầng, có lan can xinh xắn trước nhà, và mảnhsân nhỏ trồng cây tỏa bóng mát rất đẹp. Sau 1975, các gia đình cán ngố dọn vào ở.Chèn đéc ơi, sân trước chúng rào lại, chặt bỏ những cây điệp, cây trứng cá,thay vào đó là trồng rau muống, nuôi lợn ?cải thiện đời sống?. Chưa hết đâu nhé, balcony thơ mộng với nhữngchậu hoa leo cũng bị chúng vứt bỏ, rồi giăng dây kẽm phơi quần áo màu xanh ...?bộđộỉ, đôi khi còn treo cả nón cối và dép râu ở ngoài hiên nữa cơ, cứ như sợ ngườita không nhận ra ?bố mày là aỉ hay sao á!
(Ủa, hình như tôi đang đi ... lạc đề!? Thôi dừng lạiở đây, kẻo viết nữa thì bài này sẽ bị/được xếp qua bài chủ đề tháng4 Ðen năm tới)
Nhạc lại đươc trỗi dậy, đèn trong khán phòng tắt hết,mọi người ra sàn nhảy theo điệu nhảy truyền thống của Afghanistan rộn ràng. Cácchàng trai và thiếu nữ múa xung quanh dàn trống, dâng các rổ quà cho đôi uyênương theo đúng phong tục. Vợ chồng tôi cũng bước ra tham gia, gia đình bạn bèda trắng phía bên cô dâu cũng hòa vào đám đông nhảy nhót, khung cảnh ?đa vănhóa đa màu dả thật đẹp. Chúng tôi ngắm các em gái nhỏ mặc đầm kiểu Afghan sặcsỡ, các em thiếu niên hớn hở rạng ngời, các bà các cô và các người lớn tuổinhìn đám con cháu cũng vui lây, và trong khóe mắt của họ thỉnh thoảng chợt rươmrướm nỗi sầu vì thương nhớ những thân nhân, đồng bào máu mủ còn kẹt lại quê nhàvới chế độ độc tài Taliban.
Trời ơi, chưa có đám cưới (không phải người Việt)nào làm cho tôi có nhiều cảm xúc vui buồn như cái đám cưới này!
Edmonton, Tháng 10/2023
****
Tháng mười trời thật sự bước vào mùa đông, với cơn gió buổi sáng se lạnh. Tiếng gió tru rít vi vu, thổi xào xạc bên ngoài khung cửa sổ. Chàng Gió và cành nhánh đang chuyện trò, tâm sự. Một người đang ngắm nhìn quang cảnh. Bên trong lồng ngực, nhịp tim ung dung nhúc nhích. Bàn tay cũng bị lạnh theo nên vân vê xoa tròn, tìm cái tách cà phê.
Cà phê nóng đang hồn nhiên nhả lọn khói thơm nồng. Khói lam dễ thương chi lạ ! Tách nóng hổi cũng biết thẫn thờ bung tỏa hơi thở nồng ấm. Hầu giúp cho đôi bàn tay đang ôm ấp mình, mong tìm chút hương tình cà phê.
Cái giá rét bên ngoài cũng có chút ảnh hưởng đến thân nhiệt con người. Tầm mắt đang theo dõi từng cánh gió phiêu bồng. Tôi bâng quơ gom gọn tất cả những gì hiện hữu trong góc phố, đang lao xao từng cái liếc mắt nhí nhảnh của vạn vật.
Hoa lá cỏ đang yểu điệu phô dáng trong tầm nhìn của ai đó. Chính xác nhất vào khoảnh khắc linh động này, không gì khác hơn là sắc nét dịu dàng của những cụm khói mảnh mai. Hơi thở bềnh bồng của khói cà phê đang miệt mài vẽ vời từng sợi quyến rũ, thêu dệt câu chuyện Tình Khói Ðông.
***
Tô phở nóng hổi vào giữa ngày ăn trưa. Hoặc vào buổi tối lót dạ với mùi vị quế, cánh hoa hồi thơm phưng phức. Nước lèo ngon ngọt làm ấm bụng trước khi ta ngả lưng. Sự mệt mỏi dễ dàng ru hồn vào giấc ngủ thần tiên.
Tô bún bò huế gờn gợn mùi ớt cay nồng, trộn chung với sả băm nhuyễn. Ôi thôi, thật là quá độc đáo có một không hai. Món ăn truyền thống thích hợp vào thời tiết lạnh lùng. Nhất là, khi nàng Ðông cứ rong chơi gieo rắc triệu triệu đóa hoa tuyết bông gòn. Hạt sương muối kim tuyến cũng đỏng đảnh lả lơi. Từng mảnh li ti dễ vỡ cứ yểu điệu lượn lờ, phất phơ bay theo anh chàng Gió lãng du.
Tô cháo nóng hổi xen lẫn với mùi thơm của gừng xắt sợi, thân thiện cùng các khoanh tròn của hành xanh. Muỗng ớt xay nhỏ ầu ơ ví dầu, đèo bồng xin làm bạn. Ôi thôi, cụm khói thơm hòa nhập vài mùi vị riêng biệt vào tô cháo, càng làm tăng thêm tiếng rột rẹt của bao tử.
Tô canh bốc khói trên mâm cơm gia đình cũng bon chen tỏa làn khói ân tình của mẹ. Người lúc nào cũng miệt mài nấu cho đàn con bữa cơm đạm bạc, lấp đầy bao tử. Những chén cơm với hạt gạo dẻo ngon, rất cần chan vài muỗng canh cho dễ nuốt. Canh chua thơm hay đậu bắp, canh cải xanh, canh bầu, canh bí?Tất cả hương thơm ngọt ngào đều khêu gợi sự thèm thuồng của người thân trong gia đình.
Cám ơn lọn khói bay bay, ầm thầm hòa nhập vào không gian. Nếu không có sợi khói ẻo lả chuyển tải nhiều hương vị khác nhau thì, chúng ta làm sao cảm nhận được, đây là món gì?
Cám ơn ly cà phê nóng mở cửa một ngày mới hoan ca, cho dù khí hậu băng giá chập chờn ở lằn ranh đóng đá.
Cà phê nóng thơm tho
Từng sợi khói lam tỏa
Ðiệu đàng và thong thả
Rơi rụng giọt sầu lo
*
Cà phê đen không đường
Mềm môi nếm vị đắng
Thấm thía đời đau thương
Kiếp người mau thu ngắn
*
Ðông giá bên hiên vắng
Sương muối bám hàng rào
Thèm thuồng cà phê nóng
Thêm chút đường ngọt ngào
*
Mùa đông chóng đi qua
Nàng Xuân khoe dáng ngà
Núi rừng bừng thức giấc
Lấp lánh muôn sắc hoa
2023-10-05
*
Sáng nay trời Sài gòn mưa lất phất, mặc dù mưa không lớn nhưng cũng đủ thấm ướt tân hồn người đa cảm như tui, nay gần bảy chục mùa xuân trôi qua gặp nhưng cơn mưa buồn như sáng nay nó khiến tui bồi hồi nhớ lại bao chuyện thời con nít của mình, nên mặc dù sức yếu mắt mờ, chân tay run rẩy tui cũng ráng chiếu chậm lại cuộn phim thời dại khờ con nít con nôi của tui ngày xưa nhe các bạn.
*
Tui được sinh ra và lớn lên nơi vùng đất có cái địa danh là Gò Vấp, hồi nhỏ nghe mấy đứa trong xóm nói với nhau tại sao là Gò Vấp, có phải nơi có cái gò cao ai tới cũng bị vấp té nên có tên gọi như vậy cho đến tận ngày nay, có đứa còn cắt cớ :
- Sao không kêu bằng Gò té cho nó gọn.
Có thằng cự lại thằng nọ liền:
- Xàm quá mầy ơi, nó có cái gì đó thì người ta mới đặt tên là Gò vấp, chứ kêu bằng Gò té thì quê một cục quá luôn.
Những chuyện tranh luận như vậy hồi đó khi kết thúc thì bất phân thắng bại, vì đâu có ai đứng ra giải thích cho tụi tui biết đâu, phải chi thời đó có ông bà "Gú gồ"(google) thì tụi tui đâu phải cãi cọ nhau chi cho mệt.
Rồi một hôm nọ, cũng cái tật tài khôn và cái miệng bép xép nên mém chút xíu đám xây lố cố tụi tui bị bà Năm hàng xóm quất.cho mấy roi vì cái tội...
Anh Út Một con của bà Năm trong xóm tui, nhà ảnh kế bên nhà thằng Trí xe Lô ( nó có biệt danh này là vì nhà nó có chiếc xe Lô chạy Sài Gòn Biên Hòa nên chết tên luôn), bữa nọ anh đang đi học về , anh ta mặc bộ đồ đồng phục quần short xanh nước biển với áo sơ mi trắng học trò, năm đó anh học lớp nhất trường Chánh trên đầu chợ Gò vấp, còn đám tụi tui thì mới lớp năm lớp tư nên học trái buỗi học với anh, anh Út Một có gương mặt khá vui và dễ gần gũi, có điều anh có cặp chân mày đậm đen, cũng vì cặp chân mày này nên nó là đề tài tụi tui chọc ghẹo ổng.
Núp trong hàng rào Dâm bụt của nhà ông Tư "Ðờ mi", anh Út Một đang xách cặp đi học về ngang cả đám đồng thanh la lớn lên :
- Ăn mày, ăn mày tới tụi bây ơi .
Trong đám bạn có thằng Vinh, thằng Hiễn là la lớn nhất. Nghe đám đàn em trong xóm kêu mình bằng "Ăn mày" , tui thấy ảnh giận dữ lắm rồi bằng cữ chỉ muốn đánh tụi tui, ảnh chỉ tay vô đám tụi tụi anh hô lớn:
- Ai cho bây kêu tao bằng ăn mày, tao có xin xỏ ai cái gì đâu mà ăn mày, thằng Phương cầm đầu phải không, tao dọng cho một cái gãy răng ráng chịu nghe chưa.
Nói hăm he vậy thôi chứ tui biết chắc mẽm anh không dám ăn thua đủ với tụi tui, vì gom lại đám giặc cỏ tui tui đông hơn anh nhiều, mình anh thì sao đấu lại, vì ông bà mình có câu : " Hai đánh một không chột cũng què", mà đàng này đám tui có gần chục đứa nên nói xong anh ngần ngừ rồi vội rão bước đi tiếp, biết anh ngán càng tụi tui nên vài đứa hùa tiếp:
-Ăn mày, ăn mày.
Nghe đám nhỏ còn nhây, anh giận quá bèn lượm mấy viên sõi nhỏ trước hàng rào nhà ông Tư, anh liệng vô nơi tụi tui đang núp, có lẽ anh không cố ý nên không đứa nào "Dính chưởng", đang khoái chí vì chọc giận được anh Út Một, bổng đâu tiếng bà Năm má anh Út lên tiếng:
-Mấy thằng quỷ nhỏ này, bây ghẹo thằng Út gì đó.
Nói xong bà bẽ cành cây Dâm bụt như trang bị sẳn vũ khí để tự vệ, nghe anh Út Một méc lại câu chuyện nóng hổi khi nãy, bà Năm xông vô túm lấy lưng áo kéo tui ra ngoài, rồi bằng giọng giận dữ bà chất vấn tui":
-Thằng Phương nè, tại sao bây kêu thằng Út là ăn mày, nói cho lẹ không thôi tao quánh chi tét đít nha con.
Bà Năm má anh Út vốn là người ăn nói rỗn rãng, qua vụ này khiến giọng nói bà dữ tợn hơn, tui tình thiệt nói với bà:
-Bà Năm ơi! Tụi con thấy cặp chân mày anh Út ngộ quá tui con ghẹo thôi chú có làm gì đâu.
Bà Năm chặn họng liền:
- Chân mày nó đậm chút, mắc mớ gì bây kêu nó ăn mày, ăn mày là đi xin ăn đó biết chưa?
Nghe bà Năm giải thích mấy đứa tui muốn "Té ngữa", vậy đó do không hiểu nghĩa ăn mày là gì mà thấy chân mày anh Út đậm đen mà A thần phù kêu là ăn mày.
Bà Năm không đánh ai roi nào hết, bà cắt nghĩa cho tụi tui biết làm vậy là sĩ nhục anh Út Một, thấy tụi tui thiếu hiểu biết vô tình làm anh Út buồn và nhất là tui đã thể hiện ăn năn chuyện mình đã gây ra nên bà Năm vui lòng tha cho cả đám, tưởng vậy coi như vãng tuồng, nhưng chưa đâu.
***
Ðúng lúc đó có xe cà rem cây của chú Hai ba Tàu vừa trờ tới, bà Năm ngoắc vô mua cho mỗi đứa một cây ăn ngon thấu trời.
Vậy đó, chuyện con nít ngày xưa tuy hơn nủa thế kỷ, bà Năm, anh Út Một từ lâu không còn trú ngụ trong xóm tui nữa, họ trôi dạt về đâu không ai biết, và họa chăng chỉ còn mình tui thằng Phương ròm ngày xưa còn nhớ đến bà Năm và anh Út Một "ăn mày" mà thôi.
SG một sáng âm ụ2.7.2023
Thời hiện đại yêu dễ, bỏ dễ; hở ra là chia tay đi, quay lưng, ngoảnh mặt. Tình yêu thiêng liêng thành như trò đùa . Phong trào phát triển đến nỗi vợ chồng vài chục năm cũng dứt khoát ly dị
Xin chia sẻ nhạc phẩm điển hình
Chia Tay Ði, Chia Tay Thôi.
Hoà âm và tiếng hát Ðông Nguyễn
pps Nhật Thụy Vi
https://youtu.be/z6rj1D7hhwỏsi=jDqmjfPKscUtwYKh
Chương Hà
Thu đến với huy hoàng sắc lá, rộn ràng lòng người, mơ màng với cái se ạnh, hắt hiu , với những giọt mưa thánh thót
Mời thân hữu nghe lại Thu Ca
https://youtu.be/xW-jjzzEaf0?si=9XTSssZdv7Ij5R5z
Chương Hà
Nguyệt San Giao Muà xin cám ơn những thân hữu đã dóng góp bài vở cho Nguyệt San Giao Muà số 257 . Một số bài khác sẽ được đăng dần vào số tớị Mong mỏi sẽ nhận được những sáng tác của các bạn bốn phương để cho Nguyệt San Giao Muà thêm phần hương sắc trong tương laị
2) Ðể rút ra danh sách của NSGM (unsubscribe),
xin gửi email về GiaoMua@hotmail.com
3. Mọi chi tiết, thể lệ, thắc mắc, xin gửi về:
GiaoMua@hotmail.com
4. Mọi bài vở, đóng góp, xin gửi về:
GiaoMua@hotmail.com
Nguyệt San Giao Muà
Homepage: http://www.GiaoMuạcom
Thể lệ gửi bài cho Nguyệt San Giao Muà:
Mong bạn gửi Bài cho GM theo cách này là tốt nhất :
1. Dùng mẫu chữ Vietnet (VIQR) hay Unicode
2. Viết Hoa chữ đầu của bài và bút hiệụ Ví dụ: Giọt Mưa Trên Lácủa NS Phạm Duy
3. Gửi bài ngay trong email (không kèm file), để cho BBT khỏi mất công download xuống để đọc
4. Gửi tất cả các bài trong 1 tháng 1 lần trong1 email, nếu tiện.
5. Bài vở xin gửi đến trước ngày 25 mỗi tháng
6. Mọi chi tiết, thể lệ, thắc mắc, xin gửi về: GiaoMua@hotmail.com
Cám ơn bạn rất nhiều, vì nhân sự có hạn, BBT không thể ngồi đánh máy lại từng đề bài hay bút hiệụ
P.O . Box 378
Merrifield, Virginia 22116
USA
Trang Nhà