Nguyệt San phát hành định kỳ vào mỗi đầu tháng
Nguyệt San Giao Mùa
Số 246
Ngày 1 tháng 11 năm 2022
Home
|
Giao Mùa (Unicode)
|
Giao Mùa (Vietnet)
Những Số Cũ | Thư Ngỏ | Liên Lạc | ||
Chủ Nhiệm kiêm Chủ Bút: | Ðinh Trường Như (TK Trung Kỳ) |
Ban Biên Tập: |
Mạc Phương Ðình, Phan Thái Yên |
|
Chung Thủy, Nguyễn Thị Thanh Dương |
|
& TK Trung Kỳ |
Mọi bài vở đóng góp xin gửi về GiaoMua@hotmail.com
Copyright
2002 by Giao Muà e-magazine and respective authors
++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++
Bài vở trên Giao Muà là do các tác giả gửi đăng và Giao Muà không chịu trách nhiệm về nội dung. Muốn xin trích đăng lại, xin liên lạc với GiaoMua@hotmail.com.
I . Thơ _______________________________________________________________________
1. Bài Thơ Ngày Giỗ Má | ______ Lâm Chương | |||||||||||||||||||||||||
2. Vị Ngọt Nào Trong Men Ðắng Cà Phê | ______Thanh Hà | |||||||||||||||||||||||||
3. Tiễn Biệt | ______Nguyệt Vân | |||||||||||||||||||||||||
4. Sắc , Không | ______ Vân Hà | |||||||||||||||||||||||||
5. Ai Bảo Anh Là Nghệ Sĩ | ______ Như Nguyệt | |||||||||||||||||||||||||
6. Thế Là Hà Nội Vắng Con | ______Phạm Ngọc Thái | |||||||||||||||||||||||||
7. Màu Son Môi | ______ Nguyễn Thị Thanh Dương. | |||||||||||||||||||||||||
8. Thu Sang Gợi Nhớ | ______Hàn Thiên Lương | |||||||||||||||||||||||||
9. Ðốt Lá Mùa Thu Gửi Ðến Người |
______ Sương Anh 10. Dấu Chân Trên Cát |
|
______ ChinhNguyen/H.N.T. | 11. Tiếng Thời Gian |
|
______Tình Hoài Hương | 12. Vài Giờ Nữa Thôi |
|
______ Sông Cửu | 13. Ðôi Mắt Quê Hương |
|
______ Lê Miên Khương | 14. Tiếng Thu |
|
______ Phamphanlang | 15. Củ Ấu |
|
______ Bạch Liên | 16. Bài Tháng Mười |
|
______ Thylanthảo | 17. Trĩu Nặng |
|
______ Tuyền Linh | |
II . Văn _______________________________________________________________________
1. Làm Mai ___________ Nguyễn Thị Thanh Dương | 2. Khi Ðịnh Mệnh Cúi Nhìn ___________ Tình Hoài Hương |
3. Bông Của Những Người Muôn Năm Cũ. ___________ Hai Hùng SG |
4.Chuyện Cu Tố Làng Tôi ___________ Ðặng Xuân Xuyến |
5. Trò Chuyện Với Khoảng Không Trước Mặt ___________ Tuyền Linh |
6.Bay Ði Những Cơn Mưa ___________ Phan thái Yên |
7.Edmonton Có Ma ___________ Kim Loan |
8.Ðêm Cạn Ðáy ___________ Bạch Liên |
9.Mùa Thu Bí Ngô ___________ Thanh Hà |
III . Tin Tức /Trả Lời Bạn Ðọc__________________________________________________
1. Tin Tức/Trả Lời Bạn Ðọc _______ Ban Biên Tập |
I . Thơ __________________________________________________
II . Văn___________________________________________________________
Nguyễn Thị Thanh Dương
Tình Hoài Hương
3. Bông Của Những Người Muôn Năm Cũ. Hai Hùng SG
Ðặng Xuân Xuyến Ðặng Xuân Xuyến 5. Trò Chuyện Với Khoảng Không Trước Mặt Tuyền Linh
Tuyền Linh Phan thái Yên Phan thái Yên Kim Loan Kim Loan Bạch Liên Bạch Liên 9. Mùa Thu Bí Ngô Thanh Hà Thanh Hà IIỊ Hộp Thư Toà Soạn
___________________________________________________
Thể lệ để nhận Nguyệt San Giao Muà:
1) Ðể vào danh sách của NSGM (subscribe),
xin gửi email về GiaoMua@hotmail.com
Ðịa Chỉ Liên Lạc:
Nguyệt San Giao Muà
Copyright
2002 by Giao Muà e-magazine and respective authors
Tiếng phone vang lên, chị Bông đang bận rộn trong phòng. Tiếng chồng cũng vang lên:
- Em ơi, phone của chị Hảo gọi em
- OK có em ngay đây.
- Từ hôm tái ngộ đến giờ hai bà nhiều chuyện nhỉ, một tuần gọi nhau mấy lần.
- Vậy mà chưa hết chuyện đó anh?
Chị Bông nhấc phone lên và chuyện trò vui vẻ ríu rít như lần đàu tiên hai người tái ngộ sau bao năm xa cách. Chị Bông và chị Hảo là bạn hàng xóm cũ, chị Hảo sang Mỹ trước mấy năm sau mới đến chị Bông. Họ thất lạc nhau từ dạo đó rồi tình cờ qua một người bạn khác họ nối lại nhịp cầu thân.
- Ủa, chị đang tìm vợ cho thằng Út hả?
Chị Hảo kể lể:
- Nhà có 3 thằng con trai hai anh nó đều nhanh chóng kiếm được vợ là bạn cùng học, còn thằng út Bảo hiền lành lận đận hơn hai anh, quen cô nào cũng không đi tới đâu nên tôi muốn tìm người giới thiệu cho nó, một cô gái còn đủ những bản tính ngoan hiền của phụ nữ Việt Nam thì tôi thích nhất..
Chị Bông lanh chanh:
- Ðây, đây, đâỷtôi có sẵn mối đây, đúng là có duyên với nhau nhé, chị đang cần và hỏi rất đúng chỗ, cô này vừa xinh vừa ngoan, con nhà tử tế, và là?cháu của tôi..
Chị Hảo reo lên vui mừng:
- Ðược cháu chị thì tốt qúa, duyên tao ngộ của tôi và chị vừa mừng vui vừa mang lại niềm may mắn đấy..
Chị Bông cũng hí hởn:
- Trời xui khiến tôi và chị gặp lại và trời cũng xui khiến chị thố lộ chuyện tìm vợ cho con đúng lúc tôi có đứa cháu họ đang là du học sinh ở Pháp, tôi cũng đang muốn tìm người kết duyên cho nó đây.
- Sao cháu không du học Mỹ mà lại du học Pháp hả chị?
Chị Bông khoe:
- Cháu tên Tuyền, tốt nghiệp phổ thông hạng giỏi và đoạt được xuất học bổng của Pháp.Tuyền đã sang Pháp được 1 năm rồi. Con bé giỏi giang thông minh lắm, nó mà sang Mỹ thì học gì chẳng được, sinh ngữ chính của nó là Anh ngữ mà, vì Pháp cho học bổng nên ráng đi thôi, chứ bỏ tiền túi ra thì dại gì không đi Mỹ.
Chị Hảo hài lòng lắm:
- Vậy chúng nó sẽ liên lạc trao đổi hình ảnh và thư từ trước xem có thích nhau không thì sẽ gặp gỡ sau chị nhé. Thằng Bảo mà lấy cháu
gái chị thì chúng tôi yên tâm rồi và tình bạn chúng ta sẽ biến thành tình thân.
Chị Bông khẳng định:
- Chứ còn gì nữa, chị tin cậy tôi, tôi cũng tin cậy chị, hai cháu chắc sẽ thành đôịhạnh phúc.
Chị Bông vừa cúp phôn thì anh Bông lo ngại hỏi vợ:
- Em à, em định làm bà mai lần nữa sao? anh lo ngại lắm, con Tuyền là cháu em thật nhưng xưa nay em có sống gần gũi đâu mà biết tính nết nó.
- Thì nghe bố mẹ nó kể em cũng đoán ra tính nết nó rồi Ai cần tìm bạn đời là em đều muốn ra tay mai mối cho cuộc đời vơi bớt kẻ lẻ loi, huống gì mối này lại thích hợp cho cháu em, vừa giúp người vừa giúp cháu được ở Mỹ..
- Nhưng em không mát tay, đừng ra tay tội nghiệp người ta. Một lần tưởng em sợ tới gìa rồi chứ,
- Em có kinh nghiệm rồi, sau một lần thua đau lần này sẽ khác hoàn toàn?
Chị Bông nhíu mày gắt chồng:
- Mà sao chưa gì anh đã ủ ê điều xui xẻo rồi. Chán anh qúa, con người luôn bi quan cầu bại. Anh nhắc tới vụ làm mai con Ngân để làm em mất hứng hả?
Cách đây 3 năm chị Bông đã làm mai một anh kỹ sư Mỹ trong hãng cho đứa cháu họ ở Việt Nam.
Anh Mark thích người Việt Nam, mỗi giờ lunch thường mang đồ ăn ra ngồi cùng bàn với chị Bông, vừa ăn vừa chuyện trò, biết Mark độc thân và có ý định tìm 1 phụ nữ Việt Nam để kết hôn, thế là chị Bông không bỏ lỡ cơ hội.
Chị Bông có mấy đứa cháu gái họ gần họ xa ở Việt Nam lúc nào cũng ước mong kiếm được chồng kết hôn để qua Mỹ định cư để đổi đời. Suy nghĩ kỹ chị lựa Ngân vì nhà nó nghèo nhất luôn là ưu tiên số một để?giải thoát đói nghèo cho nó.
Gia đình Ngân ở một vùng nông thôn miền Bắc chị Bông đã về thăm họ hàng miền Bắc một lần nên hiểu rõ hoàn cảnh nhà Ngân lắm.
Ngân trình độ văn hóa thấp, mới học hết lớp 7 thì nghỉ ở nhà phụ bố mẹ làm ruộng, nhưng bù lại cô gái nghèo ít học được trời cho một nhan sắc khỏe mạnh và xinh xắn.
Ngân hiền lành tử tế đúng với tiêu chuẩn đòi hỏi của Mark, Mark không mong gì hơn. Người Mỹ thoáng hơn người Việt Nam, không so đo tính toán về gia cảnh hay trình độ học vấn miễn là họ hợp nhãn và có tình cảm..
Mọi việc diễn ra suôn sẻ từ lúc đầu hai người liên lạc nhau bằng email, dĩ nhiên qua sự thông dịch của chị Bông, rồi trao gởi hình ảnh rồi Mark theo
chị Bông về Việt Nam gặp Ngân trước khi hai người quyết định kết hôn, cho đến đám cưới tổ chức ở Việt Nam vừa là bằng chứng hợp pháp để Mark bảo lãnh vợ vừa để Ngân và gia đình rạng rỡ niềm vui, niềm hãnh diện với họ hàng và lối xóm.
Chưa đầy một năm sau Ngân đã sang đoàn tụ với chồng. Mới sang Mỹ lại không biết một chữ tiếng Anh nào nên cái gì Ngân cũng phone hỏi chị Bông.
Ngân sang Mỹ sống với Mark được chừng một tuần thì gọi phone cho chị Bông giọng hối hả:
- Cô ơi sắp đến ?ngày phụ nữ??
Vừa nghe đến 3 chữ ?Ngày phụ nữ? chị Bông nghĩ ngay đến ?Ngày phụ nữ Việt Nam? hay ?Ngày phụ nữ vùng lên??mà trước kia lúc còn ở Việt Nam chị đã từng nghe đến quen tai và nhàm chán, chị liền vội vàng cắt ngang không hài lòng:
- Cháu ơi, sang đến Mỹ rồi cháu còn bận tâm đến ?Ngày phụ nữ? làm gì, chuyện ấy để chính quyền Việt Nam lo..
- Không phải thế, ý cháu muốn nói là sắp đến?.?ngày phụ nữ? của cháu, là ngày cháu ??có tháng? đấy. Cháu cần?..
Bấy giờ chị Bông mới hiểu ra:
- Là ngày cháu có kinh nguyệt ấy hả? cháu gọi là ?ngày phụ nữ? thì làm sao cô hiểu cho nổi. Ðược rồi cô sẽ chỉ cháu mua băng vệ sinh.
Ngân bào chữa:
- Ở quê cháu người ta gọi vậy cho lịch sự cô ạ.
Chị Bông mừng vui và yên thân được chừng mấy tháng thì một hôm chị nhận được phone của Ngân với giọng ngượng ngùng và buồn bã:
- Cô ơỉcháu khổ tâm lắm anh ấy chẳng muốn ?quan hệ? với cháu.
Chị Bông lo lắng hay là Mark đã nhận thấy sự chênh lệch học vấn kiến thức không thể hoà hợp hai tâm hồn, như hai quốc gia bất đồng xung khắc thì mối quan hệ ngoại giao không tốt đẹp. Chắc anh ta lạnh nhạt không thèm nói chuyện với vợ nên Ngân tủi thân ?
Chị Bông trấn an:
- Mark không ?quan hệ? cũng không sao cháu à, cứ sống với nhau khi có con là sẽ hiểu nhau và hai tâm hồn sẽ gần lại.
- Cô lại hiểu sai ý cháu rồi, là anh Mark không ?quan hệ? vợ chồng với cháu, là không?không?có chuyện ấy với cháu.
Chị Bông vừa bàng hoàng vừa trách cháu:
- Sao cháu không nói đầy đủ là ?quan hệ vợ chồng? mà chỉ nói nửa vời, cô không hiểu tiếng miền Bắc lịch sự của cháu đâu nhé, lần sau cháu phải nói cụ thể rạ.Trời ơi, có nghĩa là Mark không làm chuyện vợ chồng với cháu mấy tháng nay hả? hả? hả?
- Vâng, chính xác là thế.
Chị Bông chết điếng người khi lắng nghe hết câu chuyện thầm kín của vợ chồng Ngân. Không thể ngờ rằng Mark đẹp trai cao lớn như thế mà?bất lực, từ ngày mang vợ về Mỹ anh ta chưa hề ân ái với Ngân, ban đầu Ngân chỉ ngạc nhiên tự hỏi ?Hay phong tục người Mỹ nó thế? để dành một ngày nào đó mới động phòng? và ?hay là anh ấy đợi mình qua ?ngày phụ nữ? cho sạch sẽ mới dám gần gũỉ
Rồi Ngân mắc cở không dám hỏi ai hay thố lộ với aị?
Mấy tháng trôi qua thì Mark mới tâm sự với Ngân về sự bất lực của mình, Ngân đã hiểu chút tiếng Anh vừa nghe vừa đoán cũng biết là anh rất cô đơn muốn cưới vợ để làm một người bạn trong cuộc sống, thay vì chỉ làm bạn với con chó như mấy năm qua.
Mark nói Ngân không cần đi làm, anh sẽ cung cấp cho Ngân một đời sống vật chất đầy đủ vì ngoài đồng lương kỹ sư Mark còn thừa hưởng tiền lời hàng tháng từ gia tài to lớn của cha mẹ để lại.
Mark đồng ý cho Ngân có một bạn tình bên ngoài để đời sống sinh lý quân bình, nhưng Ngân vẫn là vợ Mark và cùng sống bên anh suốt đời cho vui nhà vui cửa..
Mark rất yêu thương Ngân và cần Ngân, đi đâu cũng có hai người, ngay như ở nhà lúc ngồi xem tivi Mark cũng không thể thiếu Ngân, anh ôm ấp Ngân để cùng chia sẻ một bản tin hay chuyện phim trên ti vi .
Ngân đã có tất cả, quần áo, nữ trang, xe đẹp, Ngân theo Mark đi đến những nhà hàng sang trọng, những nơi chốn thanh lịch, đi đâu, làm gì cũng có Mark. Nhưng Ngân chỉ thiếu Mark trong chuyện gối chăn.
Ngân không thể vừa là vợ Mark vừa là bạn tình của ai đó bên ngoài. Ðó là điều xúc phạm ghê gớm đối với Ngân, một cô gái nhà quê con nhà nề nếp quen với những điều lễ nghĩa. Bây giờ Ngân chẳng biết tính sao.
Chị Bông khuyên cháu ráng chịu đựng cho tới khi có tấm thẻ xanh. Hãy chăm sóc và mang niềm yên vui cho Mark coi như cám tạ tình yêu và công lao Mark đã mang Ngân sang Mỹ rồi vài năm sau sẽ lựa lời, tìm cách phân bày cho Mark hiểu để li dị.làm lại cuộc đời.
Ngân nghe lời khuyên này và đang sống với chồng như hai ngườỉ bạn thân, rất thân..
Anh Bông vẫn bị ám ảnh chuyện của Ngân, cố tình làm chị Bông nản lòng:
- Về phía cháu Tuyền của em thì ngoan rồi, còn phía chị Hảo, em quen thân chị Hảo nhưng nào biết tính nết con chị ấy mà đòi làm mai? Một vụ anh Mark kia đã đau lòng biết bao rồi. Ai mà ngờ nổi một người không thể ăn được mà vẫn cất công mua về nhà tấm bánh ngon cho khổ người ta.
- Thì coi như Mark ?ăn bánh? bằng mắt. Tụi Mỹ đôi lúc thật khó hiểu.
Chị Bông tự tin tiếp:
- Nhưng em đã gián tiếp kiểm tra rồi, em hỏi chị Hảo rằng thằng Bảo của chị thích có nhiều con hay ít thì chị Hảo nói nó muốn lấy vợ và có 3 đứa con như bố mẹ đã có là vừa đủ. Một thanh niên bình thường mới có ước ao con cái như thế chứ.Vậy chúng ta khỏi lo thằng con trai út chị Hảo bất lực.
Chị Bông thêm niềm tin:
- Chị Hảo kể tính nết Bảo hiền và tốt. Thử hỏi một thanh niên tử tế có ăn học, có việc làm, em không làm mai cho cháu mình cũng uổng. Lần này em làm mai cho con Tuyền để nó sang Mỹ phát huy hết khả năng học vấn. Hai đứa thật xứng lứa vừa đôi, cháu mình cũng vừa xinh vừa giỏi
- Nghĩa là em vẫn tiếp tục làm mai vụ thứ nhì này, phải không?
- Vâng, thua keo này bày keo khác. Không lẽ ván nào cũng thua. Lần trước em làm mai con cháu nhà quê miền Bắc, lần này con cháu dân thành phố Sài Gòn miền Nam, học vấn tương đương với chú rể. Hai đám khác nhau không thể nào lây cái xui xẻo trước được.
Sau khi nghe chị Bông ca ngợi đứa cháu gái, chị Hảo đồng ý và khuyến khích con trai thử làm quen Tuyền và tìm hiểu xem sao, nếu có duyện thì thành chồng vợ, nếu không thì làm bạn cũng vui.
Mọi việc tiến triển tốt đẹp y như vụ làm mai đầu tiên của chị Bông cho Mark và Ngân.
Sau một thời gian trao đổi thư từ hình ảnh và gọi phone cho nhau, Bảo đã thu xếp một chuyến đi Pháp gặp Tuyền. Cuối cùng hai đứa cùng đồng ý tiến tới tình cảm xa hơn.
Chị Hảo hài lòng nói với bạn về dự tính tương lai:
- Thằng Bảo cưới Tuyền sang Mỹ chúng tôi sẽ cho Tuyền ăn học, chẳng mấy chốc lấy bằng cấp bên Mỹ thì cuộc sống hai vợ chồng nó càng vững vàng và hạnh phúc.
Chị Bông vui lắm, lần này không có lý do gì mà trục trặc cho được.
Một năm sau thì Tuyền sang Mỹ, vợ chồng chị Bông hớn hở từ Texas bay qua Florida để cùng gia đình chị Hảo đón cô dâu tương lai.
Nhìn cảnh gia đình chị Hảo và nhất là Bảo ân cần tiếp đón Tuyền mà chị Bông càng thêm mát lòng mát dạ.
Chị nói riêng với chồng:
- Anh thấy chưa? Em vừa giúp nhà chị Hảo có dâu ngoan dâu giỏi vừa mang được đứa cháu sang Mỹ định cư, khỏi phải lang bang du học ở nước Pháp và chờ ngày trở về Việt Nam nữa.
Anh Bông cũng vui:
- Ừ, tôi thấy cảnh này là yên chí rồi.
Chị Bông hứa hẹn:
- Lần sau sẽ tới lượt cháu gái anh. Con Thúy Hiệp con chị Ba của anh cũng ao ước đi Mỹ phải không? Em sẽ làm mai cho nó kẻo anh?ganh tị em chỉ lo làm mai cho cháu của em.
Anh Bông xiêu lòng:
- Ừ?chị Ba cứ nhờ kiếm chồng cho Thúy Hiệp đi Mỹ mà anh đâu dám. Thôi, nhờ em vậy, có người vợ lanh chanh như em may ra nhờ được vụ này.
Chị Bông hào hứng thêm:
- Làm mai con Thúy Hiệp xong, anh còn đứa cháu gái nào cứ đưa danh sách đây em sẽ làm tiếp. Nhưng anh đừng nói em ?lanh chanh? nữa nhé, chẳng qua là em chỉ muốn giúp người giúp đời .
Vợ chồng chị Bông đã ở lại nhà chị Hảo mấy ngày chung vui với cháu và gia đình bạn. Vợ chồng chị được chủ nhà tiếp đãi nồng hậu, vừa là chỗ bạn bè vừa là chỗ làm sui trong tương lai gần sắp tới..
Gia đình chị Hảo vẫn theo lễ nghĩa phong tục Việt Nam, lại đạo Thiên chúa giáo nên hết sức giữ gìn. Chị cho Tuyền ở một phòng riêng và dặn dò Bảo cũng như Tuyền đều phải giữ mình trong trắng cho đến ngày tổ chức hôn lễ. Cả hai ngoan ngoãn hứa sẽ vâng theo.
Gia đình sẽ chọn thời gian thích hợp sớm nhất để làm đám cưới, trong khi chờ đợi nhà chị Hảo sẽ dạy Tuyền lái xe cũng như tập làm quen với nếp sống và xã hội Mỹ.
Ðám cưới cho con trai út vợ chồng chị Hảo dự định làm thật lớn vì là đám cưới sau cùng của 3 đứa con và vì cả nhà cũng như Bảo rất ưng ý cô dâu.
*****************
Tiếng phone reo liên hồi, anh Bông lại gọi toáng lên:
- Em ơi, có phone của chị Hảo nè?
Chị Bông hớn hở nói với chồng:
- Lần này không phải tán dóc như mọi lần nhé?chắc chị Hảo gọi bàn ngày đám cưới đây? Con trai nôn nóng vợ qúa thúc giục mẹ nó đây mà.
- Dù là bàn đám cưới thì hai bà cũng sẽ bàn cả giờ đồng hồ?
Chị Bông vội vã bốc phone và đon đả:
- Chào chị Hảo, chị thông báo tin vui hả? Mới có 2 tuần đã chọn được ngày lành tháng tốt rồi hả?
Tiếng chị Hảo vang to giận dữ:
- Cưới hỏi gì ! chị chuẩn bị đón cháu chị về !!
Chị Bông kinh hoàng lắp bắp:
- Trời ơỉcó chuyện gì?...chuyện gì?chị nói tôi nghẻ!!
- Tôi không có thì giờ và tâm trí nào giải thích cho chị nữa. Chị nghe cháu gái của chị nói thì biết.
Tiếng Tuyền buồn bã và e dè thốt lên trong phone:
- Chào mợ Bông?
Chị Bông sốt ruột:
- Thôi khỏi chào ?
Tuyền vẫn lịch sự lễ phép kiểu Việt Nam :
- Cậu mợ có khỏe không ạ?
Chị Bông nóng nảy gắt lên:
- Thôi khỏi hỏi thăm?.
- Cậu mợ khỏe mạnh là cháu mừng?
- Trời ơi, cháu đừng thủ tục thăm hỏi xã giao đúng bài bản nữa, mau kể mợ nghe chuyện gì đã xảy ra? Mợ đang ngồi trên đống lửa, đang dẫm trên chông gai nhọn đây nàỷ
- Mợ Bông ơỉlỗi ở con?
- Con làm gì nên lỗi với gia đình họ?
Tuyền khóc thút thít:
- Con có lỗi với anh Bảo, gia đình Bảo và cả với mợ Bông nữa. Sang Pháp du học một năm con đã quen và yêu một người là anh Văn, anh Văn đang học đại học, hẹn học xong sẽ cưới con. Khi mợ giới thiệu anh Bảo cho con vì ham muốn được định cư ở Mỹ nên con nhận lời, tưởng sẽ quên anh Văn dễ dàng. Nhưng.sang tới Mỹ trong thời gian chờ đợi ngày đám cưới với Bảo, mỗi ngày trôi qua là mỗi ngày lòng con thương nhớ anh Văn. Con chợt nhận ra tình yêu thực sự của lòng mình là anh Văn, còn anh Bảo và nước Mỹ này chẳng nghĩa lý gì cả.
Chị Bông tan nát cõi lòng:
- Trời ơi, sao bây giờ cháu mới nhận ra điều ấy? vô tình mà hai mợ cháu mình đã lừa dối tấm chân tình của gia đình Bảo rồi !
- Mợ Bông ơi, càng thấy gia đình và anh Bảo rộn rịp bàn tính chuyện đám cưới con càng không thể để tình trạng dối lòng này đi xa thêm sẽ đau khổ và bẽ bàng cho con và họ, nên con đã thú thật và hết lời xin lỗi họ..
Chị Bông vẫn đau khổ hậm hực như con thú bị thương:
- Cháu làm họ thất vọng đã đành, mà còn mất mặt với bà con họ hàng và bạn bè của họ nữa, vì ai cũng biết gia đình chị Hảo đã bảo lãnh cháu qua và sẽ làm đám cưới với Bảo .Cháu giết họ và giết cả mợ nữa, cháu ơi là cháụ.!!
- Họ có chửi rủa cháu, mợ có từ cháu thì cháu cũng nhận hết lỗi mà. Cháu đã tính sai nước cờ chứ không muốn lật lọng như thế này. Ngày mai họ sẽ mua vé máy bay cho cháu để tống khứ cháu ra khỏi nhà, nhưng còn nhân đạo hỏi cháu là muốn bay về Pháp luôn hay ghé Texas thăm cậu mợ ?
Chị Bông dãy nảy lên và đổi giọng:
- Thôi mày về Pháp cho khuất mắt tao, tao cũng không muốn thấy mặt mày trong lúc này. Nhưng chắc gì thằng người yêu ở Pháp vẫn chờ đón mày ? Coi chừng mất trắng cả tình thật lẫn tình vờ đấy.
- Mợ khỏi lo chuyện này, con đã nói dối với anh Văn là cậu mợ bảo lãnh con sang Mỹ thăm gia đình vài tuần. Không ngờ con phòng xa vậy mà ăn khớp ghê, con sẽ trở về Pháp đúng hen.
Chị Bông buông phone, nãy giờ anh Bông cũng hồi hộp lắng nghe câu chuyện của vợ. Anh não nề lên tiếng:
- Bây giờ anh càng biết ở đời không có gì là chắc ăn hết, miếng ăn không có chân có cẳng gắp lên tới miệng có khi nó còn nhảy xuống đất mà. Cả hai vụ làm mai của em, vụ nào cô dâu cũng sang tới Mỹ nhưng thất bại khủng khiếp.
Thấy mặt vợ thảm thương anh Bông an ủi:
- Tuy nhiên phải khen hai đứa cháu gái của em đều tử tế và có lòng tự trọng..
Chị Bông sụt sùi khóc và than van:
- Trời ơỉem sẽ ăn nói làm sao với chị Hảo đây??
- Còn gì nữa mà nói, lúc nãy chị Hảo đã không thèm nói chuyện với em rồi, chị đang oán hận em lắm.
Chị Bông quay ra trách cháu mình:
- Cũng tại con Tuyền, phải chi sang tới Mỹ rồi nó ráng quên thằng người yêu ở Pháp và vui duyên mới thì đẹp biết bao.
- Chính nó cũng muốn thế nhưng không thể quên anh chàng Văn kia được. Nó có lương tâm, không dối lòng mình, không dối người để đạt được mục đích ở lại Mỹ. Cả hai chưa đám cưới, chưa chung đụng gối chăn nên chưa ai thiệt thòi nghiêm trọng cả.
Anh Bông lại an ủi :
- Vì danh dự gia đình chị Hảo sẽ có cách giải thích cho họ hàng và bạn bè của họ về sự việc lủng củng dở dang này. Thời gian sẽ làm nguôi ngoai mọi nỗi đaủbiết đâu lúc nào đó chị Hảo lại gọi phone mời vợ chồng mình đi dự đám cưới Bảo với người khác?
- Cũng may em và chị Hảo ở xa, chứ ở cùng thành phố thì em độn thổ cho rồi, làm sao dám nhìn mặt chị ấy..
- Vậy là từ giờ trở đi em chừa cái thói thích làm mai đi nhé.
Chị Bông vừa gạt nước mắt vừa loé một tia hi vọng:
- Thế còn vụ?định làm mai cho cháu gái Thúy Hiệp của anh? Hãy cho em cơ hội cuối cùng, em mới thua hai keo chưa qúa tam ba bận mà anh.
Anh Bông mỉm cười thoải mái:
- Giờ này mà em còn đùa hay em vẫn tơ tưởng đến chuyện làm mai? Thôi anh xin em để cho anh ăn ngon ngủ yên, thà cháu gái anh ế chồng ở Việt Nam chứ anh quyết chí không để em nhúng tay vào mai mối gì hết.
-----------------
--
----------------------------------
Khi Ðịnh Mệnh Cúi Nhìn
Phần Thứ Nhì
Chương 18
Ðời Sống Nơi Thôn Mỹ Chánh
Tình Hoài Hương
*
Lẽ sống gia đình mình giờ đây dính liền với làng mạc đất đai, ruộng vườn ao bèo rẫy sắn nương khoai.
Hạnh vui vẻ theo má đi vô chuồng gia súc coi má cho năm con gà mái dầu ấp trứng, chỉ có hai mươi mốt ngày đã nở bầy gà con nhỏ xíu quá dễ thương.
Má lại cho bốn con gà Tàu ấp trứng vịt. Một tháng sau mẹ gà "túc tục" cho vịt con non nớt ăn tấm. Vịt con "chít chít" giành ăn với gà trong sân thấy thiệt vui. Mẹ gà dẫn con đi ăn, bầy vịt thấy nước dưới ao thì khoái, cả đàn vịt nhảy xuống ao tha hồ lủm tủm bơi lội lặn ngụp thoả thích. Vịt con cứ để mặc các mẹ gà chạy lui chạy tới cào bới trên bờ tục tát om sòm. Mẹ gà sợ con vịt chết chìm. Hạnh thương sao là thương bầy vịt con luôn kêu cạp cạp, hoặc gà con kêu chít chít.
Vài ba lần trong thôn bị cháy rừng, hằng triệu cuộn khói lửa dâng cao ngút trời nhấp nháy tỏa theo gió xoáy, cuốn thốc tất cả rác rưởi giấy má lên cao. Bụi tro bay mù khắp thôn xóm, kèm theo nhiều tiếng nổ lụp bụp, nghe thật ghê sợ. Tàn cây mục, lán cỏ tranh dễ bắt lửa phựt cháy rất mau. Hạnh hoa cả mắt, bụi tro bay cùng khắp, khiến mọi người cảm thấy nóng rát, ngứa ngáy. Thật kinh khủng!
Ba nhờ những chú bác làm công múc nước tạt lên mấy mái nhà, tạt vô tất cả vách gỗ trong nhà, các chuồng gia súc. Dân làng ở gần đám cháy cũng làm những việc tương tự như ba nhờ họ. Những cư dân cùng nhau thức thâu đêm quần quật lo dập tắt lửa, lo múc nước, vân vân. Bằng những dụng cụ thô sơ, nhưng với sức cần lao kiên cường cố gắng làm việc bền bỉ, nên mọi việc giờ đây đã tạm yên.
Lúc mặt trời đong đưa vắt mình trên đồi, đụn lửa nơi góc núi hừng hực hung hăng cháy từ hôm trước, nay có vẻ dịu bớt sau lớp khói đen dày. Làng quê trở lại yên lặng vô vàn. Mấy ngày sau tro đóng thành từng mảng mịn, khi dẫm chân lên con đường mòn cũ, đôi giày mang trong chân bị lún xuống, thì bụi tro bốc phụt lên tới đầu gối. Hạnh cảm thấy bàn chân nóng như bị phỏng, bụi tro theo bước chân hắt lên mặt mũi cô, tro dính đầy người, khiến cô ho sặc sụa.
***
Biết lo xa từ vài tháng trước mùa lụt sẽ tới, nên ba sai anh Dzoãn chuẩn bị sơn trét mọi thứ cần thiết như ghe, gàu tát nước, chơm, đó, lờ. May lưới cá, thau, rổ, vân vân. Mấy chú, bác nông dân sau vài tháng lu bu nhọc nhằn bận rộn việc đồng áng, nay mùa màng tạm ổn. Nghỉ ngơi ba bốn ngày, họ liền rủ nhau đi tát ao tát đìa. Nhà ba má có hai cái ao khá to và hai cái đìa, họ bắt thiệt nhiều: ốc, cua, tôm, lươn, ếch, cá tràu, cá trê, nhiều nhứt là cá sông đủ loại, đủ thứ.
Mấy chú bác vừa hò những câu ca dao hay mà vui vẻ tát ao, đìa nhịp nhàng mau lẹ, trong nhà ngoài ruộng ai nấy thiệt vui. Má nấu nồi cháo lươn to, cho gia nhân khẹ nệ khiêng ra gần ao sen, mọi người vui vẻ ngồi bệt trên bờ ao ăn uống, họ cười nói rổn rảng vui biết mấy.
Má biểu anh Dzoãn rửa ba lu vại để má làm mắm thính, mắm nêm. Má phân chia: cá, tôm, cua, ếch, lươn ra nhiều cái thau to, tặng mấy chú bác nông phu để mai mốt họ đem quà về cho gia đình. Phần khác má sai anh Dzoãn xách đi biếu bà con lối xóm. Ở nhà, Hạnh ướp gia vị vô các thứ cá khác nhau, để chiên, kho, nấu canh chua trong mấy cái nồi to. Lớp thì má phơi cá, tôm: làm khô để dự trữ thức ăn về mùa Ðông tháng giá.
Tát xong mấy ao cá, ấy là lúc ba và anh Dzoãn chuẩn bị sơn tréc chiếc ghe gỗ. Gia đình mình không bám vào đâu ngoài đất. Ðất! Ðất quê em nghèo lắm như bài ca "Tiếng Sông Hương" của nhạc sĩ Phạm đình Chương ghi đúng ?mùa Ðông thiếu áo, mùa Hè thiếu cơm. Trời hành cơn lụt mỗi năm, khiến đau thương thấm tràn"...
Năm nay lụt mau đến độ từ nhà kho cô chưa kịp bước ra ngoài sân, thì nước đã ào ào tuôn chảy và cuốn phăng đi hết tất cả mọi thứ thúng, mủng, thau, nồi... ở trong gian nhà kho chứa vật dụng. Nước lụt dâng lên mấp mí ở bậc cấp thứ năm của ngôi nhà cũ, (nay dùng làm chuồng trâu, bò, vân vân), khiến đa số vịt và ngỗng, ngan, thấy nước đã bơi đi xa mất tăm. Bỗng nhiên cô nhớ chuyện ông Noah có con tàu khổng lồ trong cựu ước với trận hắc hải đại hồng thủy bên bờ eo biển Bosphorus, ngăn cách bởi Ðịa Trung Hải và Hắc Hải rùng rợn kinh khủng thuở xa xưa.
Trời mưa gió bão bùng xoáy cấp tám, cấp chín thổi tung nóc nhà, vách gỗ, vận tốc kinh hoàng từ 65 đến 85 km/giờ, lụt lội thối đất thối đai. À thì ra... nay nước lụt dâng mênh mông đã lên cao lấp ló tới 1/4 thân cây dừa. Nếu ba má làm nhà gần bên giếng, thì cả nhà và giếng nước ngọt đã lún sâu trong bùn, do lụt to kinh khủng! Bây giờ Hạnh mới hiểu vì sao ba má đã làm hai ngôi nhà ở trên lưng chừng khu đồi sim, mà không làm nhà ở dưới khu đất vườn bằng phẳng, (mất công cô từ nhà đi tới gánh nước giếng ở đằng kia). Tha đôi thùng nước gánh về tới nhà, thì Hạnh mệt hụt hơi. Lúc nào cô cũng vùng vằng, rên rỉ, dù giếng nước khá ngọt và mạch ngầm phun lên từng bông hoa nước, trào ra thành khe suối nhỏ chảy quanh sườn đồi, giếng ở khu đất vườn tuy không xa, mà cô vẫn cảm thấy mệt đắng cổ họng.
Cơn lạnh thấm qua thân hình co quắp. Gió tạt vô tấm phên thưa lỏng lẻo, mưa lọt qua vách cót hở ướt sũng khắp nơi, cơn lạnh toát rần rần chạy khắp thân thể, khiến Hạnh liên tiếp rùng mình, hai hàm răng va vô nhau kêu lụp cụp làm tê cóng toàn thân, lạnh thấu xương. Cái lạnh lẽo của Ðà Lạt không là gì cả nếu so với cái tê buốt run rẩy ở xứ nầy.
Từ mùa Thu dọc Phan Rang Phan Thiết chạy dài ra Huế có ngọn gió mùa Tây Bắc, thì thường mưa dầm gió bấc, mưa suốt ngày đêm rả rích, có khi kéo dài vài tháng ròng rã đã thối đất thối đai. Từ tháng Bảy mưa suốt đến tháng Giêng qua đầu tháng Hai thì mưa lai rai ít lại không chừng. Nhưng khí hậu khắc nghiệt vô cùng vào mùa khô.
Có câu ca dao thiệt hay:
Trời mưa ếch nhái uênh oang
Thương ai gãy gánh giữa đàng quạnh hiu.
Mấy hôm mưa gió, các chú bác nông dân ngồi ôm lồng ấp đựng than hồng vùi tro nóng, họ ngồi mà dường như co rúm cả thân thể, họ vây quanh bếp lửa dưới mái nhà rét mướt, họ hong đôi bàn tay gân guốc khô cằn ra sưởi ấm. Họ kể về Ngưu Lang chăn trâu gặp Ngọc Nữ giáng tiên, hai người thương và cưới nhau. Suốt ngày vợ chồng quấn quýt không chịu làm việc. Ngọc Hoàng giận đã đày họ tách ra ở hai bên sông Ngân Hà (Milky Way). Mỗi năm Ngọc Hoàng cho phép họ chỉ gặp nhau vào tháng Bảy, do chim quạ chắp cánh nối liền hai bờ sông làm cầu Ô Thước. Họ khóc thương thảm thiết đến nỗi nước mắt thành mưa dầm gió bấc, bão lụt luôn luôn.
Ngưu Lang Chức Nữ nhớ thương nhau cũng giống như mình sao:
Em và anh cách xa ngàn thiên lý Có nhớ nhau, gửi vào cõi thinh không Nỗi vấn vương theo sợi tóc bềnh bồng Hồn Ngưu ? Chức, mong cầu Ô bắc nhịp! Em và anh chắc nợ trong tiền kiếp? Ðể bây giờ ôm ấp một niềm đau! Ðể ngàn đời ngăn cách một biển sâu (2)
Mấy bác nông dân nướng củ khoai, luộc nồi sắn, ăn chén chè, chén bắp hầm nóng thơm ngon. Họ kể cho nhau nghe kinh nghiệm về đồng áng. Ðủ thứ chuyện nắng gió trở trời vui buồn nổ như bắp rang. Trời mưa lụt, ăn rồi ngồi hoài một chỗ, họ cảm thấy bực bội, khó chịu. Suốt đời lam lũ lầm than vất vả, nhưng Hạnh chẳng hề nghe họ mở miệng kêu than, không oán trách ông Trời bất công cay nghiệt phủ chụp sự cơ hàn xuống đời mình.
Vậy mà nay ăn rồi ngồi không và ngủ... họ cứ chép miệng than thở trời mưa lụt không có việc làm, hết đi ngủ, lại ăn, uống, ngồi co ro một chỗ, thì buồn chán quá. Họ than như vậy thiệt lạ. Nhiều tháng sống thân cận với người bình dân giản dị, chất phác hiền lành, xuề xoà, vui vẻ, đơn sơ chân thật, bỗng dưng lòng Hạnh gợn lên tình thương mến, vui vui êm êm, mà dễ chịu.
Sau ngày nước rút đi có lớp bùn đục ngầu là phù sa lưu lại nơi đất đai ruộng vườn. Ba cùng vài người làm hạ chiếc ghe úp sau chái hè xuống, họ đi quan sát vài vòng lân cận trong thôn làng, để coi bà con trong khu xóm có ai cần giúp đỡ gì không, nhân tiện ba coi tình hình con nước thấp cao thế nào. Khi nước từ từ rút cạn, tôm cá ở ngoài sông Mỹ Chánh không kịp theo dòng nước. Họ lại giăng lờ, đó, bẫy, chơm, để bắt cá tôm, chơm nhiều cá mắc cạn, cá vướng cây cối bụi bờ lau lách nhiều vô số.
Vườn tược nhà cửa sau tháng bão lụt nay bừa bộn thêm, ba má và mấy người làm công càng vất vả hơn, ba lại tốn bộn tiền mua vật liệu phân tro, để tu sửa cây cối hoa màu bị hư hại, úng nước. Ðứng trên sân cao ngó xuôi về vườn cau vườn dừa trồng đúng hàng lối thẳng tắp, như ngàn chiếc lọng xanh cao nghều nghệu. Cảnh thanh bình êm ấm ở đồng quê thiệt bình an và dễ chịu. Bốn cây rơm khổng lồ là món ăn béo bở cho gà, vịt, chim cò tha hồ bới móc. Cây rơm là thực phẩm khô dùng cho trâu bò, và phương tiện thổi nấu thay thế củi ở nhà quê khi mùa mưa đến:
Trăm năm tắm gội dưới trời
Ngày thì tắm nắng tối rồi tắm trăng
Nhớ em tắm với chị hằng
Tận cùng tắm với ngọn đèn cô đơn ? (3)
*
Tình Hoài Hương
(1) Nguyễn Bắc Sơn
(2) Hoài Nguyễn
(3) Bùi Giáng
Mời xem tiếp chương sau
Bông Vạn Thọ.
Ngày nay giới trẻ không mấy ai chuộng loại bông này, nhưng cỡ như tuổi tui đỗ về trước, cuộc sống gần như gắn liền với loại bông này, vì mỗi khi lễ Lộc Hiếu hỉ gì thì ngày xưa người ta thường chưng bông vạn thọ.
Từ lúc còn nhỏ tui đã thích loại bông này rồi, nhất là khi Xuân về Tết đến nhà nhà đều có vài cặp vạn thọ để chưng trong sân nhà, trên bàn thờ gia tiên cũng như trên các trang thờ Phật đều có những bình bông vạn thọ thơm ngát, màu vàng nghệ của bông vạn thọ cũng là ?Bà con? với nàng Hoa mai nên cùng khỏe sắc trong nhà cũng thú vị vô cùng.
Cũng có nhiều người có ác cảm với loại bông này, sợ xui xẻo khi chưng trong nhà cũng vì có một số trại hòm dùng tên Vạnthọ để đặt cho trại hòm của mình, điều này vô tình làm cho thiên hạ nghĩ rằng loại bông này đồng nghĩa với chết chóc đau thương.
Ngày xưa trong các đền chùa Bông vạn thọ được chưng bày trang nghiêm trên các bàn thờ, từ vị Phật tổ như lai đến các vị thánh thần đều được cúng loại bông này, dần về các năm sau này nhiều loại bông khác được đem cúng như Huệ, Cúc .V.v?
Cuối thập niên Năm mươi khi bà Nội tui còn sống, ngày sóc , ngày vọng hoặc khi giỗ chạp Nội tui đi chợ đều mua về những bó vạn thọ tươi thắm để cúng kiếng trong nhà.
Khi dĩa trái cây, nhang đèn được đốt lên trên bàn thờ cùng những bình bông vạn thọ tươi thắm, nó khiến trong tâm hồn tui thấy ấm cúng vô cùng, làn khói hương nghi ngút bay lan tỏa trong không gian, với sợi khói mong manh kia như nối kết mình với các đấng thiêng liêng, với các bậc tiền nhân đã khuất.
Tui có mấy người bạn rất thân, họ có đất làm rẫy vùng Thông Tây Hội Gò vấp, khi có dịp tụi tui kéo cả đám lên nhà mấy anh chơi, chỉ cách chừng vài cây số từ chợ Gò vấp lên đây, vậy mà không khí nó trong lành vô cùng, các anh đã vun giồng trồng rau cải để bán, mấy ổng cũng không quên chừa một ít đất để trồng các loại bông, những năm bảy lăm trở đi trong vườn họ trồng quanh quẩn các loại bông đã có từ lâu như: Bông Ðồng Tiền, Bông Mồng gà, Thược dược , và dĩ nhiên các loại bông Vạn Thọ nữa.
Do năm nào cũng bán các loại bông ?Cũ sì? Hoài, nên có năm đến ba mươi Tết mấy ổng đành phải ? Ôm sổ đành bỏ của chạy lấy người, lúc này thì số bà con nghèo họ canh sẵn từ đời nào rồi, thấy chủ bỏ bông trốn mất vì không dọn dẹp sẽ bị phạt, họ nhào vô giành giật những giỏ bông đem về nhà chưng ba ngày Tết, thời may cho một anh bạn tui, anh Chín Thâu nhờ mua được giống vạn thọ của Pháp , loại bông màu vàng chanh thật đẹp và bông thật bự, vì lần đầu tiên loại Vạn Thọ Pháp xuất hiện trên vùng đất này nên anh Chín đã bán sạch mấy chục cặp, năm đó nhà anh ăn Tết khá tươm tất, rồi các năm kế tiếp xuất hiện các loại Mãn Ðình Hồng của Nhật rất đẹp cũng khá đắc hàng khi Tết đến xuân về.
Giờ thì mấy ông bạn của tui đã lần lượt về bên kia thế giới, đất đai con cháu bán để cho người xây nhà, xây phòng trọ, các loài bông ở Vùng Gò vấp bị thu hẹp bớt, cũng là điều thiệt thòi cho người thưởng lãm.
Hiện giờ ai thì thế nào tui không rõ, nhưng với tui bông vạn thọ mãi mãi là hình ảnh đẹp, tinh khiết và xứng đáng đứng vào hàng ngũ các loài hoa của ?Sắc nước, hương trờỉ, và ước mong sao bà con mình đừng ngoảnh mặt với loại bông của những người muôn năm cũ , Bông Vạn Thọ đó nha các bạn .
Tự sự trong ngày mưa u ám buồn 7.9.2022--
xa lắc xa lơ
(Truyện ngắn)
*
Cu Tố vừa đi vừa khóc, một tay kéo quần, một tay lau nước mắt. Thật tội cho thằng bé, mới tý tuổi đầu mà phải hứng chịu quá nhiều đau khổ. Bằng tuổi nó, con nhà khác thì được học hành đến nơi đến chốn, còn nó, đang học dở cấp 2 phải bỏ học vì hoàn cảnh gia đình. Mẹ nó bỏ làng ra đi dễ đến sáu, bảy năm rồi, còn bố nó là kẻ nát rượu nhất vùng, mỗi khi quá chén lại thượng cẳng tay hạ cẳng chân, trút lên đầu nó tất cả sự hận thù về mẹ nó. Nghe đâu, mẹ nó sau một cuộc mây mưa tình ái với gã hàng xóm, nó được hình thành từ bận ấy. Không phải lão Phục - bố nó - có vấn đề về chuyện chăn gối, mà cái chính để mẹ nó ngoại tình đẻ ra nó là do hoàn cảnh ?. Vâng, thì hẳn là do hoàn cảnh, chứ mẹ nó vốn là người nổi tiếng hiền thục nhất làng, đâu muốn lão Phục phải nuôi con người khác. Ngay cả thằng cu Ðấu, lão Phục cũng thừa biết là con của lão Q, nhưng vẫn quyết cưới, vẫn hì hì cười: ?Cá vào ao ta, ta được?, chứ đâu phải mẹ cu Tố chủ tâm lừa dối. Người làng Trúc Xuân vốn rộng lượng, nhất là trong hoàn cảnh gia đình cu Tố, nên nhiều người có vẻ bênh mẹ cu Tố ra mặt, tất tật mọi chuyện đều đổ lỗi cho hoàn cảnh nó trớ trêu, nó oan nghiệt, không chịu chiều theo ý người ?. Vì thế, thượng vàng hạ cám, người làng Trúc Xuân đổ tuột lên đầu lão Phục! Thật tội cho lão, nghe mọi người bóng gió, mỉa mai, lão chỉ biết gượng cười. Lão không thích phân trần, vì đấy không phải bản tính của lão, hơn nữa, nếu có nói, cũng không ai chịu nghe, càng không ai chịu tin. Xưa tới nay, ở cái làng Trúc Xuân này, có ai coi lão ra cái thá gì? Trước mặt thì cười cười nói nói, ra vẻ thân tình, thương mến lắm, nhưng vừa đi khỏi dăm ba bước là những cái bĩu môi, những lời châm chọc chạy theo lưng lão.
Ôi! Sự đời thật chua chát! Không ai chịu hiểu, chịu tin lão cả! Cũng chẳng có ai là người để lão hiểu, lão tin cho được! Thật chua chát sự đời! Thật uất ức số phận! Thôi, kệ những lời công kích, kệ những lời đàm tiếu, lão cứ thản nhiên mà sống, cứ thản nhiên mà cười, coi như chưa hề có những lời độc địa kia đã bóp nát cái hạnh phúc nhỏ nhoi mà lão cố công bồi đắp. Có lẽ, cũng bởi tại lão cứ nhởn nhơ mặc kệ mọi chuyện, muốn ra sao thì ra nên lời ong tiếng ve càng thêm tích tụ. Làng Trúc Xuân không lạ gì cái cảnh: Mỗi khi thấy lão ngoài đường, là y rằng có những cánh tay chỉ trỏ, những lời thì thầm to nhỏ, và sau đó, là những trận cười no nê, sảng khoái của những kẻ ?rửng mỡ?, thích chọc ngoáy vào đời tư kẻ khác, mặc dù, đời tư của chúng còn bốc mùi khăm khẳm gấp vạn - đấy là nói theo cách của lão.
Chẳng rõ thực hư những lời xì xèo thế nào, nhưng quả thực, càng nhìn, thằng cu Tố càng không có nét gì giống lão, ngoại trừ ánh mắt buồn buồn, giọng nói nhấm nhẳng của kể yếm thế thì có vẻ hơi giông giống. Nhưng mà thôi, chuyện bố con nhà cu Tố có giống nhau hay không là chuyện khác, chuyện không nên bàn! Vì chuyện đó hiển nhiên ai ai cũng biết, ai ai cũng rõ, chẳng có gì là lạ. Chuyện lạ là không hiểu vì sao, mấy ngày hôm nay, hễ cứ nghe tiếng khóc của cu Tố, không ít kẻ làng Trúc Xuân phải cúi mặt thở dàỉ.
*
Chuyện xảy ra cũng khá lâu rồi. Cách đây chừng mười tám, mười chín năm thì phải. Ngày ấy, mẹ cu Tố vẫn chưa về làm dâu nhà họ Nguyễn, vẫn còn là cô thôn nữ ngây thơ với tình yêu trong sáng đầu đời. Người làng Trúc Xuân bảo: Không biết nàng Kiều của cụ Nguyễn Du đẹp đến mức nào, chứ mẹ cu Tố thì chao ôi là đẹp. Con gái thôn quê gì mà nước da cứ trắng nõn trằng nà, trắng đến nhức cả mắt. Lại còn đôi mắt nữa chứ. Mỗi khi giận dỗi hay ấm ức điều gì, đôi hàng mi cong vút chỉ khẽ chớp chớp vài cái, thì hỡi ơi, dù đấng trượng phu có đang đằng đằng sát khí cũng phải chùng lòng, phải cố mà ngọt ngào, xu nịnh, để đôi mắt kia đừng nhỏ lệ. Chung quy cũng chỉ tại mẹ cu Tố đẹp. Nếu không thì làm sao mà đàn bà, con gái ở chốn quê, quanh năm giỏi mỗi việc chổng đít lên trời lại thích lườm nguýt mẹ nó! Xấu xí đến ma chê quỷ hờn như Thị Nở, đương nhiên là có tội với dòng giống, xóm làng. Mà quá đẹp như mẹ cu Tố thì lại càng có tội! Tội lớn là đằng khác!
Tạo hóa thật bất công! Mọi nét đẹp của thế gian này dường như đều dồn hết cho mẹ cu Tố. Ðến cả người đàn ông tràn trề nhựa sống, là niềm tự hào duy nhất, là nỗi khát khao vật vã từng đêm của các cô gái làng cũng bị mẹ nó nhăm nhe cướp mất. Của đáng tội, hai người ấy quả thật rất xứng đôi. Nhưng cũng chỉ tại mẹ nó. Bao nhiêu trai làng sẵn sang quỳ gối, dâng nộp tất tật gia tài để được nên vợ thành chồng, vậy mà cứ dửng dưng, không chịu chọn lấy một ai, lại chọn luôn anh chàng Q đẹp trai, giỏi giang, và khỏe mạnh nhất làng. Ban đầu, mọi người bán tín bán nghi, nghĩ mẹ cu Tố chỉ coi chàng Q như người anh trai tốt bụng. Nhưng từ cái lần rình trộm, thấy chàng Q ghì chặt mẹ cu Tố vào vòm ngực vạm vỡ, thì, con gái làng Trúc Xuân nhảy dựng lên như giẫm phải lửa. Không ai bảo ai. Tất cả đều hậm hực: Như thế là không được! Như thế thì thật quá quắt! Ðã quá đẹp rồi lại còn muốn chiếm nốt cái đẹp cuối cùng của làng Trúc Xuân ư? Không đời nào! Thế gian được vợ hỏng chồng, các cụ đã nói, cấm có được sai! Yêu ai thì yêu. Lấy ai thì lấy. Nhưng nhất quyết không được là chàng Q! Nhất định phải như vậy!
Thế rồi, chẳng hiểu bằng cách nào mà tin đồn chuyện trai trên gái dưới của mẹ cu Tố với rất nhiều gã du thủ du thực, phải vụng trộm nên đến nhà ông lang Thạnh không dưới hai mươi lần, lan truyền khắp hang cùng ngõ hẻm, xì xèo tới tận làng Ðọ - Ðá xa xôi. Lại còn cả chuyện ông lang khuyên mẹ nó đừng lấy chồng, vì không còn khả năng sinh đẻ, cũng được mọi người kể lại thật rành mạch, vanh vách cứ y như chính họ là người bắt mạch kê đơn. Ðến ngay cả cái anh chàng Q phong độ là thế, nam nhi là vậy, mà còn gạt phắt tất cả lời thề thốt, van xin của mẹ cu Tố: Làm gì có chuyện dòng máu họ Hà đang lớn dần trong bụng! Làm gì có chuyện chỉ yêu một người và trao thân duy nhất cho một người! Chẳng lẽ cả huyện Thiên Thi này nói sai? Không thể tin được!. Dòng họ Hà đã ba đời độc đinh nên không thể! Không thể! Không thể!
Lần đàu tiên, mẹ nó ngửa mặt nhìn trời bằng ánh nhìn sắc lạnh rồi tức tưởi cười. Lần đầu tiên, con gái làng Trúc Xuân nhìn theo mẹ nó bằng ánh mắt dịu lửa. Và cũng lần đầu tiên, người làng Trúc Xuân thấy chàng Q vật vờ vất vưởng như một kẻ mất hồn.
Ðấy là chuyện của mười tám năm về trước.
*
- Tiên sư thằng Tố! Tiên sư cái giống mèo mả gà đồng! Mày chết dẫm ở xó nào rồi. Mày có về ngay không. Lại còn hậm hực cơ à? Mẹ cha thằng bố con mẹ mày chứ! Mày tưởng thế là hay à? Gieo nhân nào gặt quả ấy thôi con ạ! Thiên hạ người ta đều nguyền rủa cái dòng giống nhà mày đấy ?. Có về ngay không hở Tố. Tố ơi là Tố. Con ơi là con. Về nhà đi con? Tố ơi! Tố!
Ðấy. Lão Phục lại chửi thằng cu Tố. Lại điệp khúc chiều nào cũng bắt thiên hạ phải nghe. Không nghe không được. Tiếng cứ the thé, the thé. Lại riết róng lên như thế thì ai mà chịu nổi. Kể cũng tội cho lão, cả đời nào dám to tiếng với ai. Ra đường cứ the le the nét, gặp ai cũng không dám nhìn thẳng thì làm sao dám chửi thiên hạ. Thôi, không chửi được ?chúng nó? thì về nhà chửi thằng Tố cho bõ tức. Mà cũng tại cả mẹ thằng cu Tố. Ai lại bỏ chồng bỏ con đi biền biệt như vậy? Gì thì gì, cũng phải về thăm nó vài bận, hoặc không cũng phải tin về cho lão biết sống chết thế nàỏ Ðằng nàỷ Cũng tội cho cả lão. Vò võ nuôi hai thằng con hộ vợ. Ăn đói mặc rách, vất vả không kể được, chỉ mong khi mẹ nó về, nhìn thấy chúng nó như ngô như ngỗng là lão mừng. Vậy mà thiên hạ còn độc mồm thối miệng, cứ xỏ xiên lão, cứ nhắm vào tim lão mà đâm, mà xoáy.
Lão nhớ lắm chứ. Lão quên làm sao được cái tối ấy, ừ, cái tối của mười tám năm về trước, cái tối mà mẹ cu Tố định gieo mình xuống sông tự vẫn. Lão đã phải quỳ xuống, van xin mẹ nó đừng làm điều dại dột. Lão xin được cưới mẹ nó với lời hứa, dù trai hay gái cũng yêu thương như con đẻ của mình. Lão đã làm được, thậm chí còn quá xuất sắc là đằng khác. Thì đấy, lấy nhau gần chục năm trời, đã bao giờ lão để mẹ cu Tố phải đói khát, khổ sở? Ðã bao giờ lão đánh vợ đánh con? Chưa? Ðúng! Chưa một lần! Lão biết, mẹ cu Tố lấy lão chẳng qua vì tình thế bắt buộc. Còn lão? Lão yêu mẹ cu Tố thật lòng, yêu hơn bất cứ gã đàn ông nào, kể cả với lão Q cũng vậy. Ngay cả cái đận đẻ thằng cu Tố, bao người khuyên lão bỏ mẹ cu Tố mà cưới vợ khác, nhưng lão không nghe. Lão yêu hai mẹ con cu Ðấu. Lão cũng yêu cái sinh linh bé nhỏ vừa oe oe cất tiếng khóc chào đời. Thiên hạ nói sao cũng mặc. Chỉ cần mẹ cu Tố đừng bỏ lão là được. Khổ sở thế nào, lão cũng không sợ. Lão yêu và tôn thờ mẹ cu Tố như con chiên ngoan đạo. Mà cũng tội nghiệp cho mẹ cu Tố. Cũng đồng cam cộng khổ với lão, cũng hay lảm hay làm, cũng hết lòng vun vén cho gia đình, chứ đâu ăn trắng mặc trơn như những người khác. Ðấy, cái đận lão ốm thập tử nhất sinh, tưởng khó qua được, mẹ cu Tố chẳng thức trắng bao đêm, hai mắt thâm quầng, gò má trơ hết cả xương vì lo lắng cho lão đấy thôỉ Nhà còn bao nhiêu thóc, bán bằng sạch, thậm chí, còn chạy đôn chạy đáo, vay mượn tiền bạc chữa chạy cho lão. Thế mà thiên hạ còn ngứa mồm, bảo rằng vợ lão không hề yêu lão, chỉ mong lão nhanh chết để dễ tằng tịu với gã nhân tình. Chao ôi! Miệng lưỡi thế gian, khác gì nọc độc của lũ mãng xà. Lão mà có sức khỏe như mấy gã lực điền, thể nào cũng khối thằng bị lão đấm cho vêu mõm, cho hết thói ăn quàng nói bậy.
Ôi! Lão thèm được quay lại cái trận ốm ấy biết chừng nào. Lão thèm được sống lại cái phút giây mẹ cu Tố ôm lão, vật vã thét gào: - Anh ơi, đừng bỏ mẹ con em. Ông trời ơi, đừng bắt anh ấy phải chết!
Gớm! Lúc ấy sao mẹ cu Tố gào to thế, thảm thương thế. Bao nhiêu năm làm nghĩa vợ chồng, lão chưa thấy mẹ cu Tố một lời to tiếng. Lúc nào, cũng lặng lẽ như một cái bóng. Lúc nào, cũng tỏ ra an phận thủ thường. Vậy mà?.
Cầm bàn tay chằng chịt lằn gân xanh của vợ, lão thấy nghẹn đắng trong lòng. Muốn nói những lời thật dịu ngọt, nhưng cứ nhìn thấy đôi mắt thâm quầng, nụ cười héo hắt của vợ, lão lại nghẹn lời. Lão muốn an ủi đôi câu, rằng lão đã khỏe, rằng lão không muốn nhìn thấy vợ hao gầy như thế, nhưng miệng lão cứ cứng đờ như người trúng gió. Lão hận ông trời, không cho lão khéo ăn khéo nói như mọi người. Lão hận chính con người lão, trình độ văn hóa cao nhất làng, gì thì gì cũng học xong tú tài, thế mà một lời ?có cánh? cũng không nói nổi. Lặng lẽ nuốt lệ vào tim, lão quyết tâm chiến đấu với bệnh tật. Lão phải sống, phải bù đắp những khổ cực cho mẹ cu Tố. Lão phải sống, phải nuôi dạy hai thằng con khôn lớn nên người. Gia đình của lão cần có lão! Lão không thể chết!
Lão thật có lỗi với mẹ cu Tố!
Lão cũng có tội với dòng họ Nguyễn nhà lão!
*
Lão nuôi hai đứa con từ lúc còn đỏ hỏn. Lão yêu thương chúng như con đẻ của mình. Nhưng lòng lão vẫn cứ thấy trống trải. Lão thèm được ôm ấp, được chăm bẵm một sinh linh bé bỏng mang dòng máu của mình. Bao ngày, bao đêm, lão tưởng tượng cảnh bồng con đi chơi, cảnh thằng bé tè ướt cả áo. Lão sẽ không cáu gắt mà khì khì cười. Sẽ đặt nó lên đầu, bảo nó cứ tè nữa đi. Tè nhiều vào, thậm chí có ỵ lên đầu bố cũng được. Giá lúc bấy giờ, cu cậu có đòi bố thơm vào cái mẩu tre xinh xinh của nó, lão cũng thơm một cách hãnh diện. Ðúng! Lớn lên, lão sẽ dạy nó cách bắt ếch, nhìn thế nào để biết hang nào có ếch, hang nào không có?... Mà không. Ai lại truyền cho con cái nghề mạt hạng ấy. Phải cho nó học đến tận Ðại học. Phải lo cho nó thành ông kỹ sư, hoặc ông cử nhân gì gì đó chứ nhất quyết không thể để nó lại giống lão, quanh năm suốt tháng chỉ quẩn quanh với khóm tre làng. Lão đã từng khao khát, đã từng van xin nhưng mẹ cu Tố cứ khất lần, trốn chạy. Giờ thì lão đã già, đã kiệt sức để làm lại từ đầu. Lão cũng chẳng giận mẹ cu Tố nữa đâu. Lão cũng chẳng ép mẹ cu Tố đẻ cho dòng họ Nguyễn một đứa con nào nữa. Lão không giận. Lão thề đấy. Lão chỉ cần mẹ cu Tố sớm trở về.
Nhưng biết đến bao giờ mẹ cu Tố mới trở về làng?
*
Người ta bảo, mẹ cu Tố không chịu được cái mùi thum thủm mỗi khi bố nó ghé vào tai mẹ nó thủ thỉ điều gì, hơn nữa, chẳng biết có thật hay không, chỉ nghe người làng Trúc Xuân truyền miệng là bố nó thần kinh có vấn đề sao ấy, trước khi làm bất cứ việc gì, dù là chuyện sinh hoạt vợ chồng cũng phải tắm táp sạch sẽ rồi ?phát biểu cảm tưởng? chừng 15, 20 phút. Chẳng biết vì ác cảm với lão Phục mà người làng Trúc Xuân gán cho lão cái tính khí khác người đó? Hay vì thương lão mà nại ra lý do để an ủi lão: Tuy có hai thằng nối dõi nhưng lại là ?con hoang con gửỉ, không phải con do lão tạo ra. Người làng Trúc Xuân cũng bảo mẹ nó không yêu bố nó, lại cộng thêm tính cách đỏng đảnh đến lập dị của bố nó mà mỗi lần bố nó đòi hỏi cái chuyện vợ chồng thì mẹ nó đều sợ hãi, trốn chạy. Cuộc sống gia đình với mẹ nó tựa như địa nguc, không hơn không kém nên mẹ nó buồn, buồn lắm. Nghe đâu, mẹ nó đã mấy lần tự tử nhưng không thành, lần vì có người phát hiện cứu sống, lần vì thương anh nó sớm cảnh mồ côi nên mẹ nó ?hoãn? chuyện tự tử. Lẽ ra sẽ không có nó hiện hữu ở cõi đời nếu không có buổi tối ấy, cái buổi tối mà mẹ nó nhục nhã trong hạnh phúc, nhơ nhuốc trong tự hào, cái tối mà bố nó - hay chính xác là bố hờ nó, tức lão Phục, không say xỉn?
Hôm ấy, trời lâm thâm mưa, mẹ nó đang lầm lũi bôi vôi vào chân cho bố nó dã rượu. Chẳng hiểu vì quá chén, hay lão Phục đốc chứng thế nào mà co chân đạp thẳng vào mặt mẹ nó, lè nhè mắng nhiếc mẹ nó là loại người đĩ bợm, nhơ nhớp ? Lão chửi vợ thậm tệ, chửi hệt như mấy bà bị mất gà mất vịt. Lão không kiêng nể gì, lôi cả bố mẹ vợ ra chửi, mà chửi thật khéo, thật hay, đố ai dám bảo lão là người say thật. Nghe lão chửi, hàng xóm như được nghe một bài tuyển chọn những bài chửi ?đặc sắc?. Không! Phải gọi là một kiệt tác chửi vợ thì mới đúng! Không ai bảo ai cứ dỏng tai lên mà nghe, cứ tấm tắc khen: Có học có khác, chửi vợ như thế mới đáng gọi là chửi, chứ như thằng Q, thằng D chẳng biết chửi vợ gì cả, đặc quê mùa, đặc ít học. Có lẽ do quá mệt hay bài chửi vợ đã đến câu kết, lão Phục lăn ra ngủ. Chỉ chờ có vậy, hàng xóm vỗ tay đôm đốp, thậm chí có người còn réo lên đề nghị: Ông Phục ơi! Chửi lại cho bọn cháu nghe với. Chắc nhận ra sự vô lối của mình, người đó vội vàng cải chính: - Cháu xin lỗi! Khuya rồi để ông còn nghỉ, mai có rảnh ông lại chửi tiếp nhé. Lại rộ lên tiếng cười. Làng Trúc Xuân như vừa được nghe vở hài kịch đặc sắc không mất tiền - mà lời thoại mới tuyệt làm sao, ngoa ngôn làm sao!
Có lẽ do tủi hận, vợ Phục rón rén ra ngoài, khe khẽ kéo vạt áo chấm chấm những giọt lệ. Trời lúc này đã tạnh mưa, trăng đã chênh chếch rắc ánh vàng và gió thì cứ mơn man, nhè nhẹ. Vợ Phục cứ đi, như mộng ảo, như bị trời đêm quyến rũ. Bao nỗi hận, bao dồn nén lâu ngày cứ vơi dần, vơi dần, khi ngọn gió đêm cứ mơn man, ve vuốt cơ thể. Ðến gốc đa cuối làng, hình như đã mệt mỏi, hoặc cũng có thể thị (Vâng, từ giờ phút này ta gọi vợ Phục là thị cho tiện, cho dễ gọi) muốn ngẫm nghĩ về số kiếp hẩm hiu, đen bạc của thị, hoặc cũng có thể thị muốn chiêm ngưỡng, tận hưởng sự quyến rũ của màn đêm nên không nhìn trước nhìn sau, cứ thế ngồi xuống. Ngồi một lát, chừng vài phút gì đó, thị cảm thấy không ổn, có cái gì lạ lạ khác thường. Thị nhìn ngang nhìn ngửả và thị hoảng hốt: Trời ơi! Cái gì thế này? Một gã đàn ông đang cởi trần nằm ngủ. Thị vùng đứng dậy bỏ chạy. Ðược quãng vài mét, thị đứng lại thở, và thị tò mò muốn biết kẻ nào dám liều lĩnh đến vậy. Rón rén lại gần, từ từ cúi xuống? Thị rủn hết người: Gã Q! Sao gã lại nằm ở đây giờ này? Có thể gã đi đổ đó đêm, mệt quá ngủ thiếp đi chăng? Hay gã chán vợ?... Thị định đánh thức gã dậy nhưng thị ngại. Thị sợ những gì gã sẽ làm khi tỉnh giấc. Thị nghĩ ngợi. Thị lưỡng lự. Thị đắn đo khá lâu và rồi lý trí mách bảo: Không được! Mi còn chồng, còn con, còn danh dự! Thị rùng mình bỏ chạy, nhưng rồi cũng như lần trước, chạy được vài bước, thị không thể chạy được nữa vì đôi chân cứ nặng trĩu, đầu óc cứ quay cuồng. Thị cố gạt khỏi đầu hình ảnh người đàn ông tuổi tứ tuần với những múi thịt cuồn cuộn trên cơ thể cường tráng, với bộ ngực vạm vỡ và cái mùi mồ hôi rất bẳn gắt, rất khê nồng, rất đặc trưng đàn ông của gã, nhưng? thị không thể làm được. Hình ảnh cơ thể rất đàn ông, rất quyến rũ và cái mùi mồ hôi đậm đặc chất ?đực? của gã cứ theo làn gió bám riết lấy thị, xoắn xuýt lấy thị, len lỏi vào tận trong cơ thể của thị làm thị khát, khát đến khô cuống họng. Thị muốn trốn chạy nhưng đôi chân dường như hóa đá. Người thị cứ nóng dần, nóng dần, nóng đến ngột ngạt. Vậy mà trời đêm lại cứ như vào hùa, như đồng lõa, như trêu tức cơn khát đang cồn cào trong thị làm thị càng bức bối, khổ sở. Thị không làm được! Thị ngồi bệt xuống thở dốc và hiêng hiếng ánh mắt dõi về phía gã. Ðêm thì hoang vắng, tiếng dế lại nỉ non, ánh trăng thì cứ đĩ bợm rắc bạc lên con người gã, càng làm cho những bắp thịt của gã cuồn cuộn, căng đầy sức sống. Ðầu óc thị như quay cuồng, như sắp nổ tung. Thị không thể chịu đựng thêm được nữa. Thị không thể!
Thị từ từ đứng dậy, từ từ đi đến, cổ họng rát bỏng, hơi thở gấp gáp?
*
Người làng Trúc Xuân sẽ không đả động đến chuyện đó nếu như bố cu Tố không say rượu mà gây lộn. Kể cũng tội cho lão Phục, người cứ còm nhom, gân guốc, cái miệng cá ngão cứ ngoác ra trên bộ mặt xương xẩu, dù muốn giấu nhẹm đi nỗi nhục của thằng đàn ông nhưng không thể giấu được, vì hai thằng trời đánh thánh vật ấy, càng lớn càng chẳng giống lão tý nào, cứ phổng phao béo tốt, cứ đen sạm đen xì và đặc biệt cứ giống như tạc gã hàng xóm của lão. Thế mới chết lão! Thế mới khổ cho lão! Ôi, cái thằng Tố, giống bố đẻ từ cái dáng đi khuyệnh khoạng, nước da đen nhẻm đến cái khịt mũi lắc đầủ mà bố đẻ nó có xa xôi gì đâu, cách nhà lão chỉ dăm bảy ngôi nhà.
Sẽ chẳng có chuyện gì xảy ra nếu hôm đó lão không đi dự tiệc mừng bà Nga về nhà mới. Trời xui đất khiến thế nào mà gia chủ lại xếp lão ngồi cùng mâm với lão Q. Lão cũng đã đề phòng sẽ có chuyện gì đó xảy ra nên thoái thác nhưng bà Nga cứ khẩn nài, lão đành tặc lưỡi: Cứ coi như không có ?nó? ngồi cùng mâm là được, mà nó có nói gì mình cứ coi như điếc là xong. Nghĩ vậy, lão mới tủm tỉm cười ngồi xuống. Nhưng sự đời không chiều theo ý lão, bởi sự đời vốn đã đỏng đảnh, cong cớn mà trong hoàn cảnh của lão thì? Những câu khen thằng cu Tố đẹp trai giống bố làm lão điên tiết, nhưng vì thể diện, lão cắn răng chịu đựng. Tợp nhanh ngụm rượu, lão và lấy và để, nuốt không kịp nhai, cốt cho xong bữa mà ra về, nhưng lão vẫn không được buông tha. Hình như những người cùng mâm không chịu cảm thông cho nỗi khổ của lão, hay họ cố tình ?chơi đểủ lão mà cứ chuốc rượu, bắt lão cụng ly, vì thằng cu Tố với tướng tá ấy sau này đẹp trai phải biết, sẽ tài giỏi nhất vùng. Lão Q còn đểu giả, nhăn nhở hàm răng ?ba sáu chín không? vàng khè, cụng ly chúc lão có hai thằng con, thằng nào cũng đẹp trai giống bố. Cầm cả bát cơm, lão ném thẳng vào mặt lão Q. Bữa rượu mừng bà Nga về nhà mới trở thành cuộc tử chiến. Vốn đã thâm thù, hận nhau đến tận xương tận tủy, giờ lại thêm men rượu, mọi sự thật được phơi bàỷ
Cuộc ?tử chiến? sẽ không kết thúc nếu cu Tố không cầm hòn gạch đáp trúng đầu lão Q làm lão Q bất tỉnh. Với tư thế là kẻ chiến thắng, lão Phục ôm chặt cu Tố, hôn lấy hôn để rồi ngẩng cao đầu nói giữa đám đông: Ai còn dám nghi ngờ thằng cu Tố không phải là con tôi? Khổ thân thằng Tố, mặt cắt không còn giọt máu, bị ?bố Phục? kéo riết về nhà, vừa đi vừa cười ngặt nghẽo, vừa lảm nhảm: Cu Tố đích thực là con của bố Phục, đích thực cu Tố nhỉ?
Hồi ấy, cu Tố mới bảy tuổi.
*
Từ ngày ấy, cu Tố mất mẹ. Nghe đâu, người làng Trúc Xuân bảo, sau khi lão Q tỉnh lại đã bỏ làng ra đi, còn mẹ cu Tố cũng khăn gói khỏi làng. Không biết lão Q có đi cùng mẹ cu Tố hay không? Người thì bảo mẹ cu Tố cùng lão Q ngược Lạng Sơn buôn hoa quả. Người thì lại bảo mẹ cu Tố lên Hà Nội làm ô sin, còn lão Q vào tận Ðồng Nai trông coi xưởng gỗ cho thằng em họ. Chẳng biết đúng sai thế nào, chỉ tội cho thằng cu Tố, kể từ bữa đó, luôn bị bố Phục chửi bới, đánh đòn.
Và hôm nay, cũng như mọi bận, cu Tố lại vừa đi vừa khóc, dân làng Trúc Xuân lại nhìn nhau cố nén tiếng thở dài.
Hà Nội, tháng 06 năm 2002
****
TẬP II - Nước Mắt Ðàn Ông
Phần 5
03.2.2021 - Bạn có đó chứ! Bạn biết không, hôm qua mình kể cho bạn nghe tới đó thì mình cảm thấy toàn thân mình lạnh hết như muốn bịnh nên mình ngừng lại. Mình xin lỗi bạn nhé!
Hôm nay mình tiếp tục kể cho bạn nghe đây. Bạn biết đó, sau khi gặp lại được bốn cháu, cả cha con ngồi yên một chỗ trên xà lang để nghỉ mệt. Mình dự tính ngồi thở một hai phút để định thần rồi tiếp tục đi tìm mẹ chúng và hai đứa nữa. Trong khi ngồi thừ người và suy nghĩ cách nào để đi tìm cho hiệu quả. Mặt bằng xà lang thì rộng, lại nhiều người nằm ngồi ngổn ngang. Lúc bấy giờ mình vô tình nhìn qua phía bên tay mặt, cạnh mép xà lang thì thấy một chiếc tàu thủy rất lớn neo đậu tại đó tự bao giờ. Tàu Mỹ, mình nghĩ như vậy vì thấy cột cờ treo lá cờ Mỹ. Rồi tiếp đó, cả một đoàn người ùn ùn thi nhau chạy đến chỗ tàu neo đậu và tranh giành nhau leo lên thang dây của tàu. Lại tranh giành, cảnh tranh giành lại tiếp diễn như cảnh giành nhau xuống ca nô sáng hôm qua để ra được xà lang ngoài khơi. Mình nhìn mà ngao ngán quá. Ý thức sinh tồn nghe chừng rệu rã trong tâm trí mình. Mình nghĩ, với cảnh tượng xô bồ như thế nầy thì rất khó tìm ra vợ mình và hai đứa nhỏ. Mình đang ngồi thừ người ra thì bỗng có một anh chàng người Mỹ, có thể là thủy thủ trên tàu, đến hối thúc mình: ? Sao còn ngồi đây? Mau lên tàụ.!? Mình không buồn trả lời. Mình chỉ nhìn anh ta với thái độ gật đầu cám ơn, đồng thời đưa tay chỉ xuống bốn đứa nhỏ. Anh ta hiểu ngay và đứng khựng người suy nghĩ, rồi anh ta vội bỏ đi và không quên bảo mình - đợi đó! Thú thật với bạn, ngay thời khắc lúc bấy giờ trong đầu mình hoàn toàn không nghĩ đến chuyện lên tàu để đi di tản. Lý do rất đơn giản: Thứ nhất, làm sao mình có thể bỏ đi được khi chưa gặp lại bà xã và hai đứa nhỏ? Thứ hai, với bốn đứa nhỏ lùm đùm như thế kia, cách gì để lên được chiếc tàu to lớn bằng phương tiện leo thang dây? Thứ ba, mình không có hướng đến. Vô vọng?! Hướng của mình là trụ lại nhà. Dù thời thế ra sao, dù chết sống thế nào, với mình, ở lại nhà vẫn hơn. Nếu có chết thì cùng chết chung, vẫn hạnh phúc. Ra đi trong lúc đạn lạc bom rơi như thế kia, chắc chắn sẽ gặp cảnh đau lòng. Cũng vì quan điểm nầy mà mình đã cãi vã với bà xã rất nhiều trước khi đi. Mình nhất quyết không chịu đi cho đến khi gặp hoàn cảnh bức bách chẳng đặng đừng nên mình đành phải đu theo xe ra bãi biển Tiên Sa. Là thế đó!
Bấy giờ thì mọi sự đã rồi, mình vẫn chịu đựng ngồi đấy, chưa biết phải tính sao? Ðang rối rắm trong đầu thì bỗng mình nhìn thấy một người mặc đồ lính đang vác một đứa bé trai, mình mẩy thằng bé trần truồng, đang hì hục leo thang dây lên tàu. Mình hoảng hồn, ổ! Sao giống thằng Linh quá! Ðúng nó rồi, thằng Linh! Mình không tin vào mắt mình nữa.
Mặt trời lúc bấy giờ nhô lên khá cao, vẫn đám người ùn ùn xô đẩy nhau chạy đến thang dây để cố leo lên tàu. Lớp nầy đến lớp khác, kẻ leo lên được, người rớt xuống biển, cứ thế?không ai nhường ai. Mình ngồi bất động nghĩ hoài về trường hợp thằng Linh, con trai thứ của mình. Ai đã vác nó lên tàu? Mà vác trong trường hợp nào? Người quen hay người lạ?
Khí hậu trên xà lang lúc bấy giờ hơi nóng, mặc dù có gió biển thổi liên hồi. Mình đứng nhanh lên để thay đổi chỗ ngồi đặng án ngữ bớt ánh mặt trời đang rọi vào các cháu. Mình chưa kịp ngồi xuống thì bỗng có một anh lính đến vỗ vai mình và hỏi nhỏ:? Xin lỗi, hình như anh có một đứa con gái chừng 10 tuổi, mặc quần tây xanh, áo trắng? ?. Ðúng rồi, mình trả lời. Anh lính nói tiếp:? cháu đang ở trên tàu, anh theo tôi ngay bây giờ.? Mình quýnh quáng không biết phải tính saỏ? Anh lính nhìn xuống bốn cháu đang nằm dưới chân mình và hiểu ý. Tức tốc anh chạy đến đám đông chỗ thang dây và nhờ họ giúp đỡ. Rồi thì có mấy chú thanh niên chạy đến, cùng lúc anh thủy thủ Mỹ cũng có mặt kịp thời. Thế là cha con mình được đưa lên tàu an toàn. Có một điều ngẫu nhiên trùng hợp, đó là hai lần miễn cưỡng đi trong hoàn cảnh bức bách, và cuối cùng là chẳng đặng đừng. Mình thấy rất kỳ lạ. Càng kỳ lạ hơn là cha con mình gặp nhau trong những tình huống thật bất ngờ, như có một sự sắp đặt vô hình nào đó mà mình không thể biết được. Vâng, mình nghĩ có đấy! Mình tin có.
Mình và sáu cháu đoàn tụ được trên tàu là một phép mầu. Tuy thế, lòng mình vẫn vô cùng xót xa. Mình không giấu gì bạn, khi mình ẵm cháu bé út vội vã theo chân những người giúp đỡ mình để lên tàu, giữa đường, khi băng qua đám người nằm ngổn ngang dở sống dở chết; mình hơi khựng lại khi nhìn thấy một người đàn bà, mặt mũi lấm lem, giống bà xã mình quá. Nhưng không kịp nữa rồi, đám thanh niên bốc vác những đứa con mình đi hơi xa, mình buộc phải đuổi theo thôi, không thì nguy to. Mình không thể diễn tả được nỗi buồn của mình lúc bấy giờ. Buồn lắm bạn ơi, rất buồn?!
Cha con mình cùng một số người di tản được bố trí tạm nghỉ trong một hầm tàu rộng, có cửa sổ bằng kính tròn, có thể nhìn được xuống mặt biển và lang cang tàu. Mặt trời hạ thấp, chiều xuống chầm chậm, nước biển trở nên đậm màu hơn. Thỉnh thoảng mình nghe một vài tiếng súng nổ đơn lẻ phía ngoài lang cang và trên boong tàu, xa chổ cha con mình ngồi, mình cũng an tâm. Vài người lính thủy thủ Mỹ thường đi lên xuống chỗ chân cầu thang dẫn lên buồng lái.
Người nào cũng biểu lộ nét mặt lạnh lùng, có một chút gì đó quan sát. Mình nghĩ, quan sát cũng phải, vì chắc chắn họ đã nắm được thông tin cuớp bóc nhiễu nhương trên xà lang chiều và tối đêm vừa qua. Mà mình không hiểu sao, mình cũng thấy một số người lính Việt Nam mặc quân phục rằn ri, loại quân phục thủy quân lục chiến lảng vảng ở ngoài lang cang tàu, thấy mà phát khiếp. Mình không biết thành phần nầy là ai, ở đâu? Nhưng chắc chắn phải là người trên xà lang tối qua. Vì còn đâu vô đây nữa! Mình cố xua tan đi những ám ảnh trong đầu nhưng không tài nào xóa được. Mình hoang mang quá! Tại sao lại có cảnh vàng thau lẫn lộn trong thời điểm lúc bấy giờ? Thời điểm rất cần đến lòng từ tâm, nhân ái hơn bao giờ hết. Mình cố định thần lại và quay qua nhìn mấy đứa nhỏ đang ngủ, thấy mà thương. Mình mừng vì thấy chúng đã khỏe dần lên. Mình ngã lưng một chút lên sàn tàu nhưng không tài nào chợp mắt được. Lòng mình ngổn ngang trăm nỗi, nhớ lại hình ảnh người đàn bà nằm chết trên xà lang mà quặn đau từng khúc ruột. Có thể là vợ mình, có thể là không. Nhưng dù phải dù không thì vẫn xót xả!
Màn đêm phủ hẳn xuống, ngoài trời vẫn lờ mờ ánh trăng, đêm 17 tháng 2 âm lịch năm Ất Mão thật buồn vô tận. Xuyên qua cửa sổ kính của hầm tàu, mình thấy sóng biển nhồi cao, gió rít dữ dội. Hình như có mưa thì phải (?). Như vậy là hai đêm đều có mưa. Ðêm 16 trên xà lang có mưa lớn, đêm 17 cũng mưa. Phải chi mưa làm trôi đi những khổ não trần ai mà con người đang gánh chịu thì phúc biết mấy! Mình đang miên man suy nghĩ, bỗng giật nẫy người vì một tiếng nổ lớn. Liền sau đó tiếng chân người chạy rầm rập trên sàn tàu, và tiếng la khóc ôi ối như xé màn đêm. Cùng lúc, con gái lớn mình cũng khóc, mình vội nhìn qua thì thấy cháu bị một vết rách bên cánh tay mặt, đang chảy máu. May sao cháu kịp thời băng bó nhờ một người tốt bụng nào đó khi chạy ngang qua trông thấy. Tất cả tình huống xảy ra rất nhanh, nhanh đến mức mình không tưởng tượng được. Thậm chí, con gái lớn mình bị dính mảnh đạn mà mình cũng không hay biết gì, đến khi nó khóc thét, mình mới hay. Mình ôm con gái vào lòng vỗ về, cùng lúc mình nhìn ra phía lang cang tàu, mình thấy nhiều người chạy qua chạy lại, mặt mày hớt hãi, trong số nầy, có cả những người thủy thủ Mỹ nữa. Mình nghe nhiều tiếng hô lớn, có VC? có VC? mọi người phải rời khỏi hầm tàu, không được mang theo đồ đạc để chúng tôi vào rà soát, kiểm tra. Trong tình hình như thế, lại nghe một mệnh lệnh như vậy, mọi người riu ríu nghe theo, lập tức rời khỏi chỗ mình nằm, ra ngoài lang cang cho yên, trong đó có cả mình và các cháu nhỏ. Bạn thấy không, tình hình lúc bấy giờ rất căng. Mình chẳng hiểu đầu đuôi mô tê như thế nào cả?
( còn tiếp )
****
Từ trên đỉnh đèo Hải Vân, lẩn trong sương mai vờn níu chân người, hắn bâng khuâng đứng nhìn mây nước quyện nhau giữa chốn lưng trời, lòng rối bời nghi vấn cũ từ thuở thanh xuân. Ði đến hay đi về, phần còn lại của cuộc hành trình vẫn chăng là con đường đi xuống, thấp thoáng mưa bay hoang mang mùa cũ.
Tuổi nhỏ vui vầy theo từng chuyến xe đi về qua đỉnh đèo rộn ràng quán xá. Và cậu trai tơ đi-đi-về-về với Huế, với Ðà Nẳng, chợt thấy mình lớn lên, tất bật vụng về, trong ni thương ra, ngoài nớ nhớ vô. Dòng thương nhớ, dòng mưa, bay qua Hoàng Thành, qua giòng sông An Cựu nắng đục mưa trong (Ca dao). Mưa vần vũ trên đỉnh Hải Vân, níu thêm mây xám lưng đèo, rồi đổ hết luyến lưu xuống bến Hà Thân làm ướt áo bầy nữ sinh qua chuyến phà lối về An Hải. Hắn vội vàng quảy thêm nỗi nhớ đổ vào mưa, đầm đìa một mùa riêng từ lúc hạt mưa còn tươi, lóng lánh trên từng sợi tóc mai e ấp má hồng non mười bốn. Cậu học trò nửa-Huế-nửa-Quảng bỡ ngỡ theo bầy bạn mới quen từ Bến Ngự đạp xe qua Kim Long. Cơn mưa mùa hè bất ngờ đổ xuống bến Vạn Xuân. Bầy học trò ồn ào bỏ bến nước, té chạy vào ngôi từ đường kín đáo trầm tư trong khu vườn xanh mướt thanh trà. Nép mình bên gốc phượng, hắn điếng người không dám thở mạnh, làm bộ nhìn mưa sa mù trên dòng Hương bất chợt lênh đênh. Con bé Ðồng Khánh mà hắn ớn nhất vì cái tính chua ngoa, không chạy theo bầy, đang đứng núp mưa cạnh hắn. Gần lắm. Từ cuối tia mắt liếc thầm, lụa đẫm mưa hồng ôm bờ chân thuôn mịn màng tôn nữ. Mưa vẫn rơi. Không gian rạt rào cơn luân vũ, thấm đượm vào thân thể dòng cảm giác ngần say của cơn sốt lạ làm nóng bừng da thịt. Trong thảng thốt rần rần nhịp tim đập nhanh hồi xúc động, hắn nghiêng người chạm vào cánh tay trần mát rượi mưa sa. Ðôi mắt mở lớn vướng sau nhành tóc ướt buông rèm theo bờ mi thanh xuân. Hạt mưa đọng trên môi, lưởng lự lăn dài xuống cằm, xuống cánh áo lụa đẫm mượt vóc tràm thơm. Hắn hoảng hồn quay mặt, bước đâm sầm xuống bến sông. Những giọt mưa mát mặt và nước dòng Hương quyện ấm dưới chân giúp hắn choàng tỉnh cơn mộng, chỉ để cảm thấy ngượng ngùng mà tự trách mình sao vụng về quá đỗi. Té ra con chằng ni đẹp dể sợ. Hắn thầm nghĩ, trong bụng muốn gan góc quay lại, ngắm cho bưa, nhưng cuối cùng rồi cũng chỉ dám một thoáng nhìn. Mường tượng bóng lụa hồng bên bờ nước lẫn chìm trong tàng phượng rũ lá, mênh mông màu hoa đỏ lưng trời vừa ngớt hột?Em về rải mộng ngày mưa. Vóc tràm thơm dáng xuân vừa khơi phương. Tóc mai níu nụ môi hường. Vắn dài sợi nhớ sợi thương mượt mà. Ðan tay hứng giọt mù sa. Thuôn bờ chân trổ ngọc ngà lụa phô. Nhớ nguồn sông dục sóng xô. Mây nghiêng lời núi chiều phôi pha trờỉ
Mùa hè oi ả trôi qua. Huế hiếm hoi những ngày mưa nên vẫn còn ướt trong lòng cơn mưa đầu mùa mới lớn. Còn thơm trong trí nhớ đôi môi xinh tôn nữ láu táu ăn hàng trong quán bánh bèo dưới chân núi Ngự Bình. Và vẫn giòn tan tiếng cười bầy con gái Ðồng Khánh giởn đùa trên bến nước xanh bóng tre. Lối mòn xuống bến gần Tòa Viện Trưởng, hắn rành như đếm nhưng chẳng dám mon men, nên Cầu Ga vẫn cụt ngủn cho dù hắn và lủ bạn liên minh Quốc-Học Hàm-Nghi đã vòng xe đạp không biết bao lần. Cuối cùng, tên gan lì nhất trong bọn đã hiên ngang dựng chiếc xe đạp bên thành cầu, khum tay cất tiếng gọi tên con bé nó ?chiếu tướng? từ lâủ Huê thơ Huê mộng, cái l. Huê tộng bộng... Bến nước hiền ngoan bổng dậy ba đào. Bầy con trai tan tác đạp xe, cao chạy xa bay khỏi
vùng âm thanh ngọt xớt mà chanh chua eo óc. Ngồi nghĩ mệt dưới chân bậc cấp lối lên chùa Báo Quốc, hắn nghĩ tới chút nhụy bánh bèo dính phía trên khóe môi đứa con gái, như một nét son duyên... Ðạp xe thả dốc Nam Giao, gió mát lộng và cái miệng duyên dáng dể thương của đứa con gái đỏ au trong trí tưởng hắn. Lúc chiếc xe đạp hết đà lừ đừ lăn từng vòng bánh qua cầu, quẹo về phía đầu đường Nguyễn Huệ, hắn cũng vừa quyết định là con bé chẳng cần thêm thắt nút ruồi son làm chi cho rườm rà. Cái miệng đó đẹp nhất trong đám và đã ăn hàng quá mạng rồi...
Ngày vào lại Ðà Nẳng, đứng trên đỉnh đèo Hải Vân giăng mắc mây trôi, hắn nhớ những ngày hè qua mà lòng thì nao nao nghĩ tới bạn bè trường lớp và trời thu mưa sắp đến trong thành phố trở lại. Sự luân chuyền của mùa theo giòng thời gian trôi xuôi cùng thinh sắc ảnh hình khiến nơi chốn trở thành và chỉ còn là nỗi nhớ im lìm mà bền chặc như những tảng màu lạnh của một bức tranh tỉnh vật. Hình ảnh cánh phượng hồng lả tả rơi trên dòng Hương và những trái phượng già rụng nằm vương vãi trên đường dọc bờ sông Hàn như nét chấm phá ở hai đầu của một quãng đời. Thời gian trôi, những đứa con trai, con gái lớn lên và kỷ niệm chuổi ngày thơ sẽ nối dài thêm ước vọng.
Người đứng nhìn đọt núi vói trời rồi vọng theo ngàn mây trôi mà mãi hoài kiếm tìm cho mình giấc mộng trùng khơi muối mặn. Tự nghìn năm xưa, người đi về biển xanh, người ở lại đầu non, nên người vẫn mãi phân ly, ngoái vọng, đợi chờ, dắt díu, ra đi. Trên đá cũ lũy đồn cheo leo quan ải, từ hàng trăm năm trước có lẽ gió núi vẫn thổi chạnh lòng người lính thú Ðàng Trong. Người hiu hắt nỗi lòng trấn thủ lưu đồn, đợi chờ một tin nhạn, một bóng quần thoa, từ tuốt luốt ngoài tê xa xôi truông phá. Bởi thương anh em cũng muốn vô, sợ truông nhà Hồ, sợ phá Tam Giang... nên người vẫn... chiều chiều mây phủ Hải Vân, súng rền Non Nước bâng khuâng dạ ngườị..(Ca dao). Trăm năm sau, chiều nay cũng có những người lính áo trận bạc màu, đóng đồn trên ải quan xưa lộng gió, theo xe từ đỉnh núi xuôi về hai phía chân đèo.
Những giấc mơ vẫn lặn lội trên đường. Cơn mơ nào nối liền cách trở cheo leo như những toa tàu nối vào nhau bền bỉ, chừng mực. Con tàu thấp thoáng băng mình qua cánh rừng xa, mỏng manh làn khói xám bị gió xé rã rời. Thế thôi, dù có lắng tai cũng chẳng nghe được chút âm vọng nào ngoài nhịp đập tim mình và tiếng gió trời. Con tàu vẫn lăn mình về phía trước, lúc chênh vênh bên triền vực, khi tối tăm dằng dặc qua mấy dặm hầm sâu, để làm chuyện nối liền. Con tàu ra đi, quay về, níu kéo thời gian, nối lại những quãng đời có mưa rơi ở hai đầu nỗi nhớ. Tàu ra Huế, tàu vô Ðà Nẳng. Nam Ô. Liên Chiểu. Cầu Hai. Nước Ngọt. Ga lớn. Ga xép. Sân ga. Vẫn tiếng máy tàu xình xịch, vẫn khói tàu phun cao hào sảng rộn ràng và tiếng người gặp gỡ chia lìa, ân cần lưu luyến.
Rất nhiều năm sau, vào những ngày mưa trên Tiền Giang hay bên dòng kinh vùng cuối Việt, gã lính sông biển giang hồ vẫn thường bâng khuâng nhớ về mùa mưa thời mới lớn với từng cơn bão rớt qua phố vịnh quê nhà. Gió khơi xa về vần vũ thét gào làm cánh rừng dương quanh bờ vịnh run rẩy rạp mình. Vùng nước bình yên cuối dòng sướt mướt mưa nguồn chợt cuồn cuộn sóng trào như đại dương cuồng nộ ngoài kia
Dưới trần mây xám sũng nước, bầy học trò con trai tơi nón đạp xe đi coi nước lụt. Trên khoảng đường dọc bờ sông Hàn từ Bến Mía về phía cổ viện Chàm, có lẽ hình ảnh sinh động duy nhất là dáng bầy học trò gò lưng trong gió ngược. Những chiếc áo mưa trùm đầu, gió bọc căng phồng, nối đuôi nhau như đoàn người lưng gù lặng lẽ hành hương mặc cho cơn lũ giận dữ tuôn trào. Ðỉnh tháp chuông nhà thờ Con Gà thoắt biến thoắt hiện trong nền mây hung hãn, trông như một cánh buồm trên đại dương giông bão.
Bầy học trò hăng hái đạp xe qua đoạn đường trũng từ ngã ba Chợ Mới đến gần cầu Trịnh Minh Thế. Một phần vòng xe ngập nước theo đà quay chẻ tuông tung tóe làm sũng ướt từng trận cười vô tư. Cả bọn tụ tập trước cổng nhà cô giáo dạy Pháp Văn, chờ được dịp đẩy chiếc xuồng nhỏ từ sân ra đến bờ đường cao để cô giáo khỏi ướt chân. Trường PCT của hắn đã tạm đóng cửa mấy hôm để làm nơi tạm trú cho nạn nhân lũ lụt từ những quận lỵ vùng núi miệt Tiên Phước, Quế Sơn. Cô ra vào lo lắng, dõi mắt nhìn về phía cây cầu đang oằn mình chịu đựng sức nước từ núi rừng cao đổ xuống. Giữa làn nước đục cuồn cuộn sóng trào và trần mây sa thấp xỉn, chiếc cầu sắt đen trông mỏng manh đến tội nghiệp. Xác những mái tranh nghèo, bụi chuối tàng lá còn xanh, bị bứng gốc khỏi mảnh đất quê, trôi nổi rã rời trên giòng nước lũ.
Những cậu học trò quay xe, đạp dọc theo bờ sông xuôi về lại phố. Những chiếc lưng đầm mưa cúi rạp trên thành xe, nương theo đường gió rít điên cuồng trên tàng cây bạc hà lúc qua Trẹm. Dải đất bồi cuối thành phố giờ đây như hải đảo sóng cuộn quanh bờ. Con đường cát mòn ngấm đẫm mưa dầm, dẫn bầy học trò len lỏi qua xóm Thanh Bồ, rồi dừng túm lại sửng sờ trước khu rừng dương ủ ê gảy đổ, nằm rạp mình bi thương dưới trận gió bảo cuồng quay. Mây đen cuồn cuộn phủ kín vùng trời vịnh biển, chỉ chừa khoảng sáng nhỏ phía cửa chân trời tiếp giáp với đại dương. Từng đợt sóng bạc đầu tung trào hung hãn. Sóng thét gào đổ ầm vào bờ mà giờ đây chỉ còn là rẻo cát xám gầy guộc. Liếp cát chắn quá mong manh cho cánh rừng dương chừng như đang phải liếm láp vị mặn của biển sau mỗi cơn sóng trào.
Trên đường trở về nhà, đạp xe qua ngã Cầu Vồng, cậu học trò một mình thả dốc về phía Ga. Hắn tần ngần vòng xe trước con hẻm ướt mưa. Tim đập rộn ràng khi hắn nhìn thấy bóng dáng mái tóc dài thấp thoáng sau khung cửa màu xanh. Mái hiên nhà cô học trò e ấp dưới giàn bông giấy đang chờ mùa hoa tới, vầng lá xanh rì đầm đìa giọt trời theo cơn bảo rớt qua thành phố. Hắn đạp xe đi, mắt còn ngoái chờ một tia ngẩng nhìn và lòng thì vẫn nhủ thầm.
Lúc đạp xe qua ngã ba Cây Quăng, đứng nhìn cống nước cuồn cuộn chảy, hắn mường tượng tới lúc mái tóc ngẩng nhìn lên. Hắn ngần ngừ tiếc rẻ không còn đứng đó vì lúc này cô học trò có lẽ chỉ còn nhìn thấy mưa trôi giạt bên ngoài khung kính.
Sắp hết giờ làm, chị bạn làm chung nhìn tôi than thở:
- Cái xe của chị bị hư mang đi sửa, mấy bữa nữa mới xong!
- Ủa, vậy hồi chiều chị đi làm bằng gì?
- Thì chị đi xe bus?
Nghe vậy, tôi nhanh nhẩu:
- Ðể em đưa chị về, chứ mùa này tối thui, mà ban đêm nửa tiếng mới có chuyến xe bus chạy tới trạm, chờ được xe thì người đã lạnh cóng!
Nói xong, tôi cũng nhớ ra, nhà chị kế bên cái khu đất, nơi có một bệnh viện nhỏ đã bị bỏ hoang khá lâu, cỏ cây xung quanh úa màu, hoang lạnh, ít người dám bước qua. Chị đã từng kể về những chuyện rợn tóc gáy mà chòm xóm xung quanh kể cho nhau nghe. Có khi nửa đêm người ta thấy một căn phòng trên lầu bệnh viện sáng đèn và một bóng người bên cửa sổ lặng lẽ nhìn xuống đường phố, hoặc có người đi làm về khuya ngang qua đây đã nghe tiếng phụ nữ khóc nức nở, và có lần người ta thấy một người ngồi cả đêm trên chiếc ghế đá bên trạm xe bus trước cửa bệnh viện nhưng khi đến gần thì bóng người ấy biến mất.
Nhớ lại những chuyện đó, tôi cũng hơi rùng mình, nhưng đã lỡ làm? ?quân tử nhất ngôn?, nói rồi không thể nuốt lời chỉ vì ... sợ ma (là người ai làm thế!). Vả lại, trên xe sẽ có tôi và chị, thì có gì phải lo!
Mười một giờ đêm, hết giờ làm, chúng tôi pha ly White Hot Chocolate mang lên xe uống cho ấm áp. Trời tháng mười năm nay nhiều gió lạnh, từ 4 giờ chiều đã âm u xám xịt. Ðường khuya vắng vẻ, khác với mùa hè, chả ai ra đường giờ này nếu không có việc. Ðể không khí bớt căng thẳng và ám ảnh bởi mấy chuyện ?ma quáỉ, tôi nói chuyện về mùa Giáng Sinh sắp tới. Ðến đầu đường, có một ngôi nhà thờ cổ sừng sững mấy cây cổ thụ to đen dưới bóng tháp chuông làm tôi hết hồn, cứ tưởng có ai đứng đấỷ đợi chúng tôi vào giờ này. Ðây là đoạn đường một chiều khá dài. Dân cư san sát nhau nhưng cửa đóng then cài im lìm, ánh đèn trước ban công mờ ảo vàng vọt, làm trời đêm thêm ảm đạm theo từng cơn gió rít.
Rồi cũng đến khu bệnh viện, dù tôi cố ý không nhìn, vẫn lắng nghe chị bạn nói chuyện, nhưng mắt tôi vẫn thấy bãi đất hoang ấy, ngay bên trái, sát tầm mắt. Building bệnh viện xa xa, cũ kỹ đổ nát, và những lùm cỏ dại cao ngang lưng người lay động trong bóng đêm, tạo thành những hình thù chập chờn, quái dị. Dù sao, cảnh vật hoang tàn nơi nào cũng như nhau, nhất là vào ban đêm. Chúng tôi nói chuyện, cười đùa, và chẳng có gì xảy ra khi xe chạy ngang qua bệnh viện. Vậy là ?thoát? rồi, tôi thầm nghĩ khi dừng xe, thả chị bạn xuống trước cửa nhà, rồi ấn nút lock các cửa xe, chuẩn bị ?an toàn trên xa lộ?.
Nhưng khi xe vừa lăn bánh thì tôi thấy trên màn hình xe, dấu hiệu nhắc nhở ?seatbelt? đỏ đèn liên tục! Kỳ vậy cà? Thường thì cả hai người ngồi hàng trên (tài xế và ghế bên cạnh) phải cài seatbelt, nếu cả hai, hoặc một trong hai người quên cài, thì dấu hiệu ấy sẽ nhấp nháy để nhắc nhở. Giờ trên xe chỉ còn mình tôi, vẫn seatbelt từ lúc rời chỗ làm, chị bạn đã xuống xe, hay là chị ấy để quên đồ đạc trên ghế nên dấu hiệu vẫn nhắc vì tưởng còn người ngồi? Tôi quờ tay qua chiếc ghế bên cạnh, không có đồ vật nào còn sót lại, kiểm tra dây seatbelt bên đó có vướng víu, cũng không có gì, mà dấu hiệu màu đỏ ấy vẫn cứ đập vào mắt tôi, là saỏ! Tôi bắt đầu đổ mồ hôi, tim đập hối hả! Có lẽ nào, khi chị bạn mở cửa xe bước xuống, đã có ?ai đó? bước vào xe ngồi cạnh tôi, nên dấu hiệu seatbelt mới nhắc nhở?! Xe vẫn chạy và dấu hiệu ấy vẫn lì lợm ngoan cố, khiến tôi hoảng sợ, không dám nhìn qua chiếc ghế trống, người run lên muốn khóc. Tôi không biết phải làm gì, vì không thể dừng xe bước ra ngoài giữa đêm vắng còn nguy hiểm hơn. Tôi có nên gọi số khẩn cấp 911 cho cảnh sát hay là gọi chồng tôi đến? giải cứủ!
Tôi bắt đầu rối trí, lắp bắp gọi tên Chúa, Phật, Thánh Alla, và các thần linh trên cõi đời, rồi lấy hết can đảm, run rẩy quay qua thầm thì vớỉ chiếc ghế bên cạnh:
- ?Người ấỷ ơi! Nếu ?người ấỷ quá giang một đoạn đường trên xe tôi để tìm chút hơi ấm trong đêm Thu giá lạnh, thì bây giờ xin người hãy xuống xe, để tôi còn về!
Vừa dứt lời thì đến ngã tư, có tiệm Mc Donalds đèn sáng thì kỳ diệu thay, dấu hiệu seatbelt cũng vụt tắt, không còn nhấp nháy nữa.
Về đến nhà, còn chưa hoàn hồn, tôi lật đật lên mạng tìm Googles thì biết thêm thông tin về cái bệnh viện ấy. Charles Camsell Hospital, được xây dựng từ 1945 là nơi chữa bệnh lao phổi giai đoạn cuối cho những người dân da đỏ, sau đó liên tiếp là những câu chuyện tang thương lẫn huyền bí xảy ra, như có tiếng la hét vào đêm khuya, hoặc ai đó hát khe khẽ trong gió?và hiện nay bệnh viện đã bị bỏ hoang hơn 20 năm. Tôi lập tức kể cho chồng tôi nghe toàn bộ câu chuyện, anh ấy cười khẩy:
- Em bị thần hồn nát thần tính đó thôi, vì cái sensor của seatbelt đôi khi cũng bị hư.
Tôi quả quyết:
- Xe mình từ ngày mua đến nay cũng mấy năm, chưa bao giờ có vấn đề như hôm nay.
- Chưa có không có nghĩa là không có, và đêm nay xảy ra thì có gì lạ!
- Sao nó không hư lúc khác mà đúng lúc em đi qua bệnh viện bỏ hoang đó, và sau khi em năn nỉ ?người ấỷ là hết ngay tức khắc?
- Em mệt rồi nên đi ngủ, đừng nghĩ suy vớ vấn nữa, chả có ma cỏ gì đâu!
Sáng hôm sau là cuối tuần, tôi đang ở trong bếp hầm nồi bún măng vịt cho bữa trưa thì chồng tôi mở cửa bước vào, hớn hở báo tin:
- Ðã có câu trả lời cho em rồi nhe! Anh mới mang xe đi thay nhớt, họ bảo cái sensor của seatbelt bị lỗi, nên có khi nó ?sáng nắng chiều mưả, em nghe rõ chưa?
Tôi nghi ngờ:
- Thế à? Anh có chắc không?
Anh ấy chợt nhìn tôi, dè dặt hỏi:
- Vậy em đã kịp kể chuyện ?bí hiểm? này cho ai nghe chưa? Anh hy vọng là chưa!
Tôi thú nhận:
- Em vừa nói chuyện phone với chị Nở, trưởng nhóm ?Loan Báo Tin Mừng? của nhà thờ, hay nói đúng hơn là chị ấy phone dặn dò em chiều nay đi đọc kinh, nên nhân tiện? vui miệng em lỡ kể cho chị ấy nghe rồi!
- Trời! Chị Nở là trưởng ban ?Loan Báo Tin Mừng? mà anh cứ ngỡ chị là trưởng ban ?Loan Báo Tin Ðồn? cơ đấy, coi như cả xứ đạo biết rồi còn gì! Vậy còn bên Hội Người Việt em đang làm thiện nguyện, em đã kịp? vui miệng cho ai nghe chưa?
- Thì sáng nay lúc đi bộ ra hồ tập thể dục, em có gặp? bác Tám là mẹ của anh Nam, Hội trưởng Hội Người Việt, mà bác Tám cũng là phật tử siêng năng của Chùa Trúc Lâm?
Chưa nghe dứt câu, chồng tôi đưa hai tay lên trời:
- Thôi rồi! Thế thì cả thành phố Edmonton đã biết hết! Rồi họ sẽ đi loan truyền câu chuyện ?Edmonton có mả của cô Loan MC, và có người sẽ bảo em mê tín, hoang tưởng!
Tôi đâm ra hoang mang:
- Vậy những tin em đọc được trên Googles về Bệnh Viện Hoang này thì sao??
- Bệnh viện hoang và người chết là có thật, còn những chuyện ?mả trở về đó cũng là chỉ là tin đồn, vả lại, chuyện của em là sự ngẫu nhiên tình cờ, em không nên vội vàng kết luận rồi loan tin không chính xác ?
Tôi bỗng thấy ân hận vì cái tật nhanh nhẩu đoảng của mình, dù đã ?biết bao lần tôi đã hứa, hứa cho nhiều rồi lạỉ quên!?. Nhìn nồi bún măng tôi chẳng còn hứng thú nêm nếm vẽ vời gì nữa, thì chồng tôi, một lần nữa, sáng mắt reo lên như thuở xưa Archimedes la lên Eureka:
- A! Anh biết rồi! Tháng mười là tháng Halloween, coi như câu chuyện của em chỉ là chuyện? hài hước nhân mùa Lễ ma quỷ, không sợ ai hiểu lầm gì nữa.
Vậy mà tôi không nghĩ ra. Tôi mừng rỡ, nhìn chồng âu yếm, thầm cám ơn anh đã cứu tôi khỏi ?một bàn thua trông thấỷ. Tôi cũng reo lên:
- Ðể em phone cho chị Nở và bác Tám ngay bây giờ !
Ðêm Cạn Ðáy
Ðêm cạn đáy chim muông im bặt
Gió hương đồng đùa lặt ngọn rau
Bình minh quạt nắng vàng au
Nhấp nhô ruộng lúa, ngọn cau chân trời
*
Ðêm cạn đáy chân người im bặt
Ghe xuôi chèo tất bật theo dòng
Chất đầy rau, trái, hàng bông
Còn tươm sương sớm tươi trong ngọt ngào
*
Ðêm cạn đáy cá vào trong bẫy
Nằm ngo ngoe đuôi vẫy chui ra
Tàn đời dù mãi kêu la
Bỏ sông tức tưởi, thiệt là quá xui !
*
Ðêm cạn đáy trăng xuôi bến vắng
Ánh ngà soi trắng sau đồi
Nắng lên trăng mất vương ngôi
Lui về thiên đỉnh xa xôi cuối trời
Tôi hé mắt chào đời ở thành phố Sài Gòn, nên đôi tai bé con quen dần với tiếng động lao xao từ khi mặt trời còn ngáy ngủ. Tiếng xe ba gác máy, xe lam, xe bus rộn ràng?Ôi thôi không có loại xe nào mà tôi không thấy chạy ngang qua mặt tiền đường nhộn nhịp này. Tôi muốn nhắc nhớ cái khung cảnh tấp nập, tật bật của dòng chảy xã hội trước năm một ngàn chín trăm bảy mươi lăm cho đỡ nhớ Sài Gòn. Là góc phố thân quen, là cái nôi tôi chào đời.
Hình như không gian chỉ im bặt khi đường vắng bóng người và xe vào giữa khuya, chờ đêm tối bước sang ngày mới. Nghĩa là, thành phố Sài Gòn an giấc điệp chỉ ngắn ngủi trong vòng hai hay ba tiếng đồng hồ nửa đêm chờ sáng mà thôi. Sau đó thì gánh hàng rong lại ơi ới rao hàng. Các quán xá lại chuẩn bị bật sáng choang ánh đèn neon, mở cửa mua bán cho các bác tài xế phải bươn chải thật sớm, tùy theo từng công việc mưu sinh.
***
Ngày còn ở Sài Gòn yêu dấu, tôi thường về quê Ngoại. Vùng trời thanh bình với cánh đồng ruộng xanh bát ngát, trải thảm lúa chạy dài ngút ngàn đến tận chân mây. Không khí trong lành của miền quê thanh tịnh quá là hiền hòa, và êm ả làm sao ấy ! Bức tranh miệt vườn với hoa thơm cỏ lạ, rau cải xanh tươi vẫn in khắc trong tiềm thức nhỏ xíu của tôi, cho dù đã mấy mươi năm đại dương ngăn cách hai bến bờ..
Quê Ngoại của tôi là góc trời cổ tích, là chuỗi kỷ niệm êm đềm vẫn còn in đậm sâu tuổi ấu thơ. Làng quê dân dã hiền lành, nơi mà tôi thường tìm về vào những ngày nghỉ hè. Hình ảnh êm đềm với bao nhân dáng dịu dàng của các cô thôn nữ thoăn thoắt mái chèo. Hai bàn tay nhịp nhàng đẩy đưa ghe xuồng theo chiều con nước gợn sóng hừng đông. Mọi động tác đều nhanh lẹ, để ra ngôi chợ đầu làng.
Dòng sông lặng lờ trôi với hoa nước dịu dàng, chóng nở vội tàn. Từng cụm lục bình xanh tươi rối rít bên hông ghe cây, xuồng chèo ba lá quá là đẹp xinh ! Bức tranh mộc mạc luôn lắng đọng trong ký ức nhỏ nhoi của tôi mãi cho đến bây giờ.
Ðêm khuya vạn vật ngủ yên nên nước màu phèn chàm lục phù sa trong con lạch, trong mạch sông nho nhỏ cũng duỗi mình nằm êm ngủ. Chính cái im lặng cạn đáy giả vờ của con nước màu mỡ, rủ rê cá tôm thức dậy kiếm ăn. Cá, tôm ngây thơ không biết những cái bẫy đã được người dân trong xóm, trong làng loanh quanh vòm trời ấy, cẩn thận đặt lợp. Họ tươm tất thả lưới từ chiều hôm qua rồi.
Cá, tôm, cua cứ thản nhiên bơi tìm mồi ngon thơm phưng phức.Thế là các bạn "yêu nước" cùng thong thả chui vào cái rọ, tha hồ mà rên la oai oái. Mọi cái đuôi nhảy múa liên tục, ra sức vùng vẫy hầu tìm ngõ ngách thoát thân. Ôi thôi, muộn màng rồi nàng Cá, chị Tôm, anh Tép ơi !
Nàng Nguyệt Nga lung linh yểu điệu trên bầu trời đen tuyền cũng buồn ngủ khép mi. Mọi sinh vật sửa soạn theo mây lang thang lui khuất mất dạng sau lưng đồi. Sau một đêm dài êm ả, bình minh vươn cánh quạt tươi hồng. Ông Mặt Trời vừa vươn vai, mấp mé ở đường cong chân mây như réo rắt, nhắc nhở nàng Trăng mau rời gót ngọc
***
Một ngày mới bắt đầu. Dòng chảy đời sống luôn lao xao tiếng cười nói, chan hòa cùng tiếng chim hót trên cành. Khi mà vạn vật bắt đầu xum xoe rong chơi cùng sợi nắng vàng mật ong ngọt lịm. Một tờ lịch cũng vừa nghẹn ngào rơi trong âm thầm. Bước chân thời gian lặng lẽ nhích thêm hai mươi bốn giờ, để vô tình thu ngắn tuổi thọ của thế nhân. Bài toán trừ ngang nhiên rút bớt con số một trong ba trăm sáu mươi lăm ngày của một năm và cũng như của một tháng.
Tôi vừa mơ màng ghi lại những khoảnh khắc của từng cột mốc thời gian. Một đêm cạn đáy im buồn, chạnh lòng cô đơn trong khung cảnh đêm đen trừ tịch. Tiếng ngáy ngủ ro ro vang vọng như tiếng kéo đờn cò trầm bổng - y hệt như tiếng ai đó vừa rít ngụm thuốc lào. Dư âm giòn tan theo nhịp điệu của từng làn hơi thở an vui.
Sau một đêm khò khò an giấc, nguồn năng lượng trong cơ thể được tích lũy dâng trào. Bầu sinh khí trong cơ thể sẵn sàng chuyển tiếp kiếp nhân sinh từ ngày này sang ngày nọ. Con người thoăn thoắt bôn ba, quay cuồng theo nhịp tim để duy trì sự sống. Không khác gì, hàng ngàn hành tinh lớn nhỏ ngao du, lượn lờ bay trong vũ trụ bao la.
1/-
Bốn mùa trong năm, mỗi mùa đều có nét đẹp riêng của ẻm ?đây là lối dùng chữ mộc mạc của người miền Nam Việt Nam. Thí dụ như thay vì gọi anh đó, anh ấy thì kêu bằng ảnh, gọi chị đó, chị ấy thì kêu chỉ. Tương tự, bà thì kêu bả, ông thì kêu ổng, cô thì kêu cổ, dì thì kêu dỉ?vậy.
Chỉ cần bỏ thêm dấu hỏi trên đầu là thành tiếng đại danh từ ngôi thứ ba liền hà. Tiện lợi và gần gũi biết mấy.
Ủa, mà hình như đâu phải đại danh từ nào cũng áp dụng như vậy hết ? Như chú, thiếm, bácthì đâu có kêu bằng chủ, thiểm, và bác thì đâu có bỏ dấu hỏi hay ngã gì được.
Thật ra tôi chưa bao giờ dùng chữ ẻm để thay cho chữ em đó, em ấy cả. Mà hình như cũng chưa bao giờ nghe ai nói như vậy hết, chỉ gần đây khi nói chuyện với một cô bạn trẻ, tình cờ nghe cô ấy nhắc về người em gái vắng mặt mà cô dùng chữ ẻm, tôi hơi bất ngờ; nghĩ cô nầy thuộc thế hệ thật trẻ sinh ra lớn lên ở thành phố mà sao lại dùng chữ của người thôn quê ở thế kỷ 20 nên tôi thấy rất thú vị, ngồ ngộ. Thế là hôm nay tôi đem ra áp dụng thử cho vui .
Trong bốn mùa, mùa nào cũng có nét đẹp riêng của nó hết.
Xuân là tiết giao thời từ giá lạnh sang tươi vui. Cây bắt đầu chuyển mình nhú lộc non mơn mởn. Là tết Nguyên Ðán nhà nhà người người rộn ràng chào đón cầu mong năm mới sẽ còn hạnh phúc may mắn hơn năm cũ.
Hạ ấm áp, ngàn hoa khoe hương sắc, ong bướm lượn la đà. Học trò kết thúc niên học náo nức về những ngày nghỉ được rong chơi thoả thích. Người lớn cũng mong có những ngày nắng ấm để tạm gác lại công việc đơn điệu nhàm chán thường nhật, ra nô đùa cùng sóng biển.
Ðông giá lạnh, gió bấc tái tê, tuyết phủ trùm lên vạn vật một màu trắng tinh khôi đến loá mắt. Những người thích thể thao cục cựa mở nhà kho mang đôi giày trượt ski và quần áo giữ ấm sẵn sàng cho các chuyến lên núi. Là mùa ông già Noel sẽ cởi con tuần lộc mang quà phân phát cho mọi trẻ con trên thế giới.
2/-
Nhưng hình như mùa thu mới là đề tài bất tận cho các thi, văn, nhạc sĩ viết về nhiều nhất. Các nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp lẫn amateur săn lùng các phong cảnh đẹp quyến rũ mê hồn.
Là mùa của rừng phong lá đỏ, trong truyện Kiều thi hào Nguyễn Du có nhắc:
Rừng phong thu đã nhuốm màu quan san
...Vầng trăng ai xẻ làm đôi
Nửa in gối chiếc, nửa soi dặm trường
Là mùa của lá vàng xào xạc rơi:
Em không nghe mùa thu
Lá thu kêu xào xạc
Con nai vàng ngơ ngác
Ðạp trên lá vàng khô
( Tiếng Thu, Lưu Trọng Lư )
Là mùa của những tâm hồn mơ mộng tìm đến nhau trên lối đi bộ dọc theo hai bên bờ sông Seine. Lác đác vài nhóm nhỏ tụ họp lại mang nhạc cụ ra chơi, từng đôi nhịp nhàng dìu nhau theo âm thanh dìu dặt của điệu valse, tango, slow?
Khách qua đường đứng lại lặng nhìn, rồi chừng như không cưỡng lại được tiếng nhạc du dương mời mọc, cũng hoà vào không khí lãng mạn. Ánh nắng chiều vàng mùa thu xuyên qua kẻ lá chiếu xuống các thân hình uyển chuyển xoay tròn theo điệu luân vũ, làm tôi nhớ đến mấy câu thơ của thi-sĩ-tình-yêu Nguyên Sa:
Mai tôi đi dù hôm nay đang vào thu
Giòng sông Seine đang mặc áo sương mù
Ðang nhìn tôi mà khoe nước biếc
Khoe lá vàng lộng lẫy lối đi xưa
( Paris, Nguyên Sa )
Là mùa gây xao xuyến cho những trái tim nhạy cảm:
Ô hay buồn vương cây ngô đồng
Vàng rơi! vàng rơi: thu mênh mông
( Tỳ Bà, Bích Khê )
Hoặc ngậm ngùi cho sự từ ly của hai người yêu ( hay vợ chồng ):
Ta ngắt đi một cụm hoa thạch thảo
Em nhớ cho mùa thu đã chết rồi
..Ðôi chúng ta sẽ chẳng còn nhìn nhau nữa
Trên cõi đời nầy
Từ nay mãi mãi không thấy nhau
( Mùa Thu Chết, nhạc lời Việt Phạm Duy )
Mùa thu không chỉ có màu vàng và đỏ, mà còn có cả một bầu trời sương phủ:
Em ra đi mùa thu
Mùa thu không trở lại
Em ra đi mùa thu
Sương mờ giăng âm u
( Mùa thu không trở lại, Phạm Trọng )
Nhưng đặc biệt vùng cao nguyên nơi tôi sống, bầu trời mùa thu xanh một màu thăm thẳm đến khó rời ánh mắt, dõi tìm xem đâu là Vô Tận, Vô Biên trong cái Vô Cùng.
Anh mong chờ mùa thu
Trời đất kia ngả màu xanh lơ
?..
Anh mong chờ mùa thu
Tà áo xanh nào về với giấc mơ
Màu áo xanh là màu anh trót yêu
Người mơ không đến bao giờ
( Thu Quyến Rũ, Ðoàn Chuẩn )
Tôi thích thơ thẩn xuyên qua các cánh đồng xanh mà ngọn cỏ hơi úa vàng chứ không còn mơn mởn như dạo tiết hè. Hoặc lang thang vào rừng lá đã rụng gần hết chỉ còn trơ gốc cành khẳng khiu, hoà vào sự tĩnh lặng của không gian. Thỉnh thoảng nghe vài tiếng chim chuyền cành hót gọi bạn, gió hiu hiu thổi nhẹ cho vài chiếc lá còn sót lại rì rào xao động.
Hoặc leo lên dốc đồi thấp mà dọc theo lối mòn có những băng ghế gỗ, từ đó ngồi ngắm nhìn quang cảnh thành phố phía dưới. Xe cộ như những con ốc tí hon bò chậm chạp theo con đường giờ chỉ còn là một vệt loang loáng nhựa ngoằn ngoèo. Phóng tầm mắt qua ngọn đồi đối diện, nơi các ngôi nhà nằm lác đác. Nghĩ về những người sống bên trong, giờ nầy họ làm gì? Ðang bình thản uống cà phê nghe điệu nhạc folklore vùng núi Alpes (dân ca Thuỵ Sĩ ) phát ra từ chiếc radio đời cổ hay đang săn sóc các chị bò sữa, hay chải lông cho ngựa ?
Cuộc đời người nông dân ở đây tuy cũng làm những công việc đồng áng nặng nề nhưng sao họ an nhiên hạnh phúc thế.
Nơi tôi sống cũng được gọi là thành phố (city), nhưng là một thành phố nhỏ. Tôi có thể mượn lời một bài thơ để diễn tả:
Phố núi cao, phố núi trời gần
Phố không xa nên có tình thân
Ði dăm phút đã về chốn cũ?
( Một Chút Gì Ðể Nhớ , Vũ Hữu Ðịnh )
Mở cửa ra đường, tôi đã đứng ngay trung tâm phố phường nhốn nháo. Nhưng chỉ vài bước chân là tôi đã hoà nhập vào thiên nhiên. Ðồng ruộng, rừng thông, đồi dốc.
Ở đây dân tình rất thân thiện gần gũi. Người xứ khác đến cũng cùng nhận xét. Ðó là lý do vì sao mà tôi không bỏ nơi nầy để di dời qua chốn khác. Những ai quen rộn rịp thì cho rằng ở đây tuy đẹp nhưng quá buồn, còn tôi thì thích cảnh bình yên tĩnh lặng .
3/
Tôi cũng yêu mùa thu.
Với trời xanh không một gợn mây, với nắng vàng nhàn nhạt, với lá vàng lá đỏ vương đầy mặt đất.
Với màu vàng tươi của các trái bí ngô.
Với màu vàng ươm tươm ra từ con gà tây to kềnh trong lò nướng.
Khi các quầy hàng rau cải trong siêu thị hay ngoài chợ trời bày những trái bí dưới mọi kích thước tròn dài to nhỏ cho khách tha hồ chọn lựa thì đó là báo hiệu mùa lễ Halloween.
Lễ Tạ Ơn, một tập tục đáng khích lệ ở Bắc Mỹ mà tháng 10 rồi tôi được tham dự đến 3 lần ở Vancouver : ở nhà em trai, nhà chị vợ của em trai và nhà bạn học mà giòng đời đưa đẩy được gặp lại sau hơn 40 năm rời trường.
Cũng cùng lễ Tạ Ơn nhưng dân Canada lại không tổ chức cùng ngày với dân Mỹ, mà đã diễn ra sớm hơn cả tháng.
Ở châu Âu sao không có tập tục nầy nhỉ? Chắc vì họ là dân chính gốc, đất nước là của tổ tiên ông bà họ từ nhiều ngàn năm dựng lên chứ họ không phải là những di dân đi tìm đất mới nên họ không thấy có bổn phận hay trách nhiệm tạ ơn ai hết chăng ?
Nhưng lễ Halloween thì năm nào đến ngày, mới chập tối là chuông cửa nhà tôi đã reng. Các bé trai gái mặc y phục đen hoá trang vẽ mặt mày thành các con ma dể thương đến xin kẹo bánh.
Có câu chuyện cười về ma do cô cháu gởi, tôi chộp lại nguyên văn cho mọi người cùng đọc:
..Một cô gái rất sợ ma, phải đi học thêm buổi tối mà đường đi có đoạn rất vắng vẻ. Cô mong có người đi cùng cho đở sợ
Một hôm có chàng trai đạp xe chạy cùng chiều với mình, mừng quá cô chạy lên đi chung. Sau lúc trò chuyện, cô gái nói :
- Em vốn sợ ma lắm, mà đi đoạn đường nầy vắng em rất sợ, may là có anh đi chung.
Chàng trai mỉm cười trìu mến nhìn cô gái, nói :
- Hồi còn sống anh cũng thế ?
Lúc nhỏ tôi cũng sợ ma kinh khủng lắm. Theo thời gian thì tôi nhận ra ?Quỉ- Ngườỉ mới đáng ghê tởm thôi.
Tôi có may mắn được tham dự nhiều lễ hội dân gian khá thú vị. Thí dụ như kỳ festival pumpkin gọi là Harvest Hullabaloo ở Spokane tiểu bang Washington tháng 9 vừa qua.
Hôm ấy thật là một ngày đầy mây xám, trắng:
Trời không nắng cũng không mưa
Chỉ hiu hiu rét cho vừa nhớ thương
( Mầu ( Mùa? ) Thu Năm Ngoái, Hồ Dzếnh )
Trên khoảnh đất rộng người ta bầy ra rất nhiều trái bí ngô ? còn gọi trái bí đỏ?cho mọi người nhìn ngắm, hay leo lên ngồi chểm chệ để chụp hình kỷ niệm và?bán ( tất nhiên ). Họ dựng nhiều lều, mỗi lều bán món hàng đặc biệt của mình. Ở khu thức ăn uống tôi thấy một hàng ít nhất cũng năm bảy chục người đứng chờ. Nhóm chúng tôi bốn người cũng sáp lại gần để xem có gì đặc biệt mà người ta kiên nhẫn chờ lâu thế. Thì ra là họ bán pumpkin donuts, tức là bánh làm bằng bí với đường ( và có lẽ một ít bột chăng? Tôi không rành lắm ).
Hai vợ chồng người anh kêu cô em cứ đưa tôi đi vòng vòng xem thiên hạ trong lúc họ chờ mua cho tôi ăn thử cái donut bí đỏ chỉ mùa thu mới có.
Bánh nướng tại chỗ chín đến đâu bán đến đấy, mà người mua lại đông nên phải hơn tiếng sau mới đến phiên.Tôi ăn một miếng để không phụ tấm lòng người mua đãi khách. Trời ơi nó ngọt sao là ngọt, gắt cổ họng chịu hết nổi. Cố gắng ăn gần nửa cái donut rồi đành đầu hàng.
Chuyến đi chơi Seattle chỉ là bất ngờ nhưng nhờ đó tôi mới biết nơi đây có cơ quan đầu não của Microsoft, Amazone, Boeing, quán cà phê đầu tiên Starbucks dựng nghiệp, và nhất là đội banh bầu dục Seahawks nữa chứ.
Tôi khám phá thêm vùng đất khác của Hoa Kỳ, điều thú vị không phải nằm ở chỗ các nhà chọc trời, những công trình nhân tạo ngoại hạng hay những cám dỗ loé mắt mà là được chiêm ngắm phong cảnh thiên nhiên hoang dại, những cánh đồng lúa mì mênh mông gặt xong còn trơ gốc rạ vàng đến ngút mắt, vườn táo các loại dòn ngọt, lễ hội dân gian gắn liền với đất đai, cây cỏ.
Ði một ngày đàng học một sàng khôn, lời người xưa nói không sai.
Spokane, Oct. 2018
Nguyệt San Giao Muà xin cám ơn những thân hữu đã dóng góp bài vở cho Nguyệt San Giao Muà số 246 . Một số bài khác sẽ được đăng dần vào số tớị Mong mỏi sẽ nhận được những sáng tác của các bạn bốn phương để cho Nguyệt San Giao Muà thêm phần hương sắc trong tương laị
2) Ðể rút ra danh sách của NSGM (unsubscribe),
xin gửi email về GiaoMua@hotmail.com
3. Mọi chi tiết, thể lệ, thắc mắc, xin gửi về:
GiaoMua@hotmail.com
4. Mọi bài vở, đóng góp, xin gửi về:
GiaoMua@hotmail.com
Nguyệt San Giao Muà
Homepage: http://www.GiaoMuạcom
Thể lệ gửi bài cho Nguyệt San Giao Muà:
Mong bạn gửi Bài cho GM theo cách này là tốt nhất :
1. Dùng mẫu chữ Vietnet (VIQR) hay Unicode
2. Viết Hoa chữ đầu của bài và bút hiệụ Ví dụ: Giọt Mưa Trên Lácủa NS Phạm Duy
3. Gửi bài ngay trong email (không kèm file), để cho BBT khỏi mất công download xuống để đọc
4. Gửi tất cả các bài trong 1 tháng 1 lần trong1 email, nếu tiện.
5. Bài vở xin gửi đến trước ngày 25 mỗi tháng
6. Mọi chi tiết, thể lệ, thắc mắc, xin gửi về: GiaoMua@hotmail.com
Cám ơn bạn rất nhiều, vì nhân sự có hạn, BBT không thể ngồi đánh máy lại từng đề bài hay bút hiệụ
Trang Nhà