Nguyệt San phát hành định kỳ vào mỗi đầu tháng

www.GiaoMua.com

Nguyệt San Giao Mùa
P.O.Box 378
Merrifield, Virginia 22116
USA

GiaoMua@hotmail.com

+++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++

Số 248

Ngày 1 tháng 1 năm 2023

Home | Giao Mùa (Unicode) | Giao Mùa (Vietnet)
Những Số Cũ | Thư Ngỏ | Liên Lạc

Chủ Nhiệm kiêm Chủ Bút: Ðinh Trường Như (TK Trung Kỳ)

Ban Biên Tập:

Mạc Phương Ðình, Phan Thái Yên

Chung Thủy, Nguyễn Thị Thanh Dương

& TK Trung Kỳ

Mọi bài vở đóng góp xin gửi về GiaoMua@hotmail.com

Web Counters

Copyright 2002 by Giao Muà e-magazine and respective authors

++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++
Bài vở trên Giao Muà là do các tác giả gửi đăng và Giao Muà không chịu trách nhiệm về nội dung. Muốn xin trích đăng lại, xin liên lạc với GiaoMua@hotmail.com.

I . Thơ _______________________________________________________________________

1. Với Em Bên Dòng Trà Khúc ______ Lê Miên Khương
2. Nhớ Tết ______Nguyễn Thị Thanh Dương.
3. Thu Ơi ______ChinhNguyen/H.N.T.
4. Buồn Với Thu ______ Thylanthảo
5. Hoa Xuyên Tuyết ______ Thanh Hà
6. Trên Ðồi Sim Nức Nở Khóc Quê Tôi ______Tình Hoài Hương
7. Ðá Nát Vàng Phai ______ Hàn Thiên Lương
8. Phước Hạnh ______Bạch Liên
9. Ở Nghĩa Trang Thành Phố ______ Trần Ðăng Khoa

II . Văn _______________________________________________________________________

1. Người Xông Nhà ___________ Nguyễn Thị Thanh Dương
2. Khi Ðịnh Mệnh Cúi Nhìn ___________ Tình Hoài Hương
3. Xóm Ðường Ðất Ðỏ. ___________ Hai Hùng SG
4.Huyền Thoại Eva Và Hoa Xuyên Tuyết ___________ Thanh Hà
5. Trò Chuyện Với Khoảng Không Trước Mặt ___________ Tuyền Linh
6.Hai Ngõ Ðạo Ðời ___________ Hàn Thiên Lương
7.Ngày Hoàng Ðạo ___________ Ðặng Xuân Xuyến
8.Bếp Củi ___________ Bạch Liên
9.Chiếc Áo Ðêm Noel ___________ Kim Loan
10.Là Mấy Trăng Tròn (phần 2) ___________ Phan Thái Yên

III . Nhạc__________________________________________________

1.Giọt Mưa Thu ___________ Chương Hà
2.Bài Hát Mùa Thu ___________ Nguyễn Tuấn

IV . Tin Tức /Trả Lời Bạn Ðọc__________________________________________________

1. Tin Tức/Trả Lời Bạn Ðọc _______ Ban Biên Tập

I . Thơ __________________________________________________

1. Với Em Bên Dòng Trà Khúc   


Muốn về với em bên dòng Trà Khúc
Bên guồng xe nước tưới cánh đồng chiêm
Ròng con gió ôm bông lúa dậy thì
Trời còn xanh như thời anh mới lớn !?

Nắng tháng ba hanh ngọn lúa xanh rờn
Bãi cỏ tươi non trên đồi Thiên Ấn
Bước chân qua còn ngoảnh lại nhìn theo
Trên cao có vầng mây hồng lơ lửng !

Cá bống kho tiêu, canh don ngọt lịm
Mùa mía về thơm đường phổi mạch nha
Ở đâu Núi Bút, Ba La, Thu Xà ?
Ðất nhiều sỏi đá vẫn nở mùa hoa !

Ði xa thấy lòng mình nhiều thiếu vắng
Muốn nhìn xuân trên quê ngoại mến thương
Dòng sông Vệ mùa nước lớn vấn vương
Xin đưa tôi qua mọi miền đất mẹ !


                                                     
Lê Miên Khương    
Mục Lục


2. Nhớ Tết Ai đi chợ giùm tôi ngày giáp tết? Mua về nhà đầy ắp một mùa xuân, Mùi tết thơm trong bó lá dong xanh, Mùi tết ngon từng củ hành, củ kiệu. Xa quê bao năm mà tôi vẫn đợi, Ngày tết về vẫn nhớ phố chợ hoa, Ai mang giùm tôi hương sắc về nhà? Rực rỡ mai vàng chưng bên thềm cửa. Sân nhà tôi buổi chiều đầy nắng gió, Gío xuân về đừng làm rụng hoa bay, Hoa rụng rồi thì cứ ở lại đây, Dẫu hoa tàn mùa xuân chưa vội héo. Ai vừa đốt giùm tôi một tràng pháo, Hình như trong tiếng pháo có linh hồn, Nghe vọng về từ qúa khứ thân thương, Mùi pháo tết làm tôi buồn muốn khóc. Ai đứng trước bàn thờ mồng một tết, Mời ông bà đoàn tụ. Thắp nén hương, Xa mà gần giữa hai cõi âm dương, Khói hương tàn bên bình hoa vạn thọ. Ba ngày tết ông bà về đầy đủ, Phù hộ cháu con năm mới an lành, Ai kiêng cử giùm tôi lúc xuất hành, Ra ngoài ngõ sẽ gặp nhiều may mắn. Ngày và đêm hai phương trời xa lắm, Khác biệt nhau nhưng xuân ở trong lòng, Bôn ba nhiều đời vẫn một mùa xuân, Một quê hương. Làm sao mà quên được. Ai làm cỗ hóa vàng mồng bốn tết, Ðốt giấy tiền vàng mã tiễn xuân đi, Tiễn ông bà trở về cõi bên kia, Hương khói ấy sang bên này. Cay mắt? Nguyễn Thị Thanh Dương. NHỮNG LẦN CUỐỈ.. ( Từ ?Thời gian đi qúa maủ Phi Nga). Chiều vội mang nắng về cuối chân mây, Gío cũng về trời khi hoàng hôn xuống, Tôi vừa thức dậy đón chào buổi sáng, Chưa kịp hành trang đã thấy cuối ngày. Thế là một ngày xa khỏi tầm tay , Còn những ngày khác làm sao nắm giữ, Hôm nay không kịp hẹn ngày mai nhé, Chưa khởi hành đã chậm qúa. Cuối tuần. Thời gian chỉ là người bạn vô tình, Ði bên nhau mà dần xa nhau đó, Công việc quanh mình điều quên điều nhớ, Cuối tháng rồi nhìn lên lịch chưa xong. Những sân ga có đợi chuyến tàu không? Chuyến tàu qua như bốn mùa thay đổi, Sân ga mồ côi khi tàu không tới, Ðừng trách nhau nếu lỡ hẹn cuối mùa. Ngày đầu của năm như mới hôm qua, Tôi ôn lại chuyện buồn vui cũ mới, Những thiếu sót vụng về chưa xin lỗi, Tôi tiếc thầm tháng đã hết. Cuối năm. Cuốn tôi đi trong dòng chảy thời gian, Bánh xe đời quay không thể dừng được, Tôi hối hả theo năm cùng tháng tận, Năm mới bắt đầu tôi lại cũ đi. Mây gió bay cùng trời cuối đất chưa ? Xa xôi mấy cũng sẽ quay trở lại, Nhưng đường tôi đi rẽ trăm ngàn lối, Dù bao nhiêu lối cũng đến cuối đường. Trả hành trình này cho kỷ niệm thương, Trả tuổi trẻ này cho bao ước vọng, Như kẻ giang hồ cuối trời phiêu lãng, Trở về mái nhà xưa lúc cuối đời. Nguyễn Thị Thanh Dương.
Mục Lục


3. Thu Ơi
1-Thu ơi Thu ơi đừng vội đi xa Cho sầu man mác trong ta vẫn còn. Nguồn thơ dễ bị hao mòn Khi nghe tiếng bước dập dồn Ðông sang Thu ơi cứ thả lá vàng Lả lơi trong gió nhẹ nhàng tung bay Tàng cây lảo đảo cơn say Miên man vũ trụ vần xoay ảo huyền Thu ơi lá đổ mạn thuyền Trôi theo giòng suối vào miền hư không Non cao vực thẳm mênh mông Thênh thang cõi mộng bềnh bồng mây giăng Thu ơi vằng vặc cung Hằng Chập chờn soi bóng Thiên-đàng là đây Hương thơm tà áo ngất ngây Nghê-thường ca múa một bầy Tiên-nga Thu ơi hồn mộng bay xa Thoắt rơi trở lại Ta-bà buồn tênh Nhưng Thu còn ở bên mình Hồn ta thanh thản yên bình dệt thơ ChinhNguyen/H.N.T., Giao mùa Thu Ðông 2022 (566) 2- Giáng Sinh 2022 Ðứng chơ vơ ngoài giáo đường đang hành lễ Lúc ban đầu ngây ngất với cảm giác mơ hồ Nhưng bỗng chốc tâm hồn như bừng tỉnh Một niềm tin hi vọng bùng lên sưởi ấm trái tim tôi (Giáng Sinh 2021, Thơ ChinhNguyên/H.N.T,GM#238) 1-Niềm hi vọng bùng lên rồi tắt lịm Một năm qua thêm tâm trạng não nề Những hứa hẹn ban đầu kéo lay lất lê thê Rồi mất dạng trong kho tàng huyền thoại 2-Xứ sở Giấc Mơ ngày càng thảm hại Có còn không di sản của tiền nhân Mấy trăm năm lập quốc lụi tan dần Quay trở lại cảnh hoang tàn như thời nội chiến Xung đột trong lòng ngưới vô cùng khủng khiếp Không lằn ranh giới hạn chiến tuyến hận thù Vủ khí truyền thông mới nguy hiểm vô cùng Tác hại của nó vượt xa tầm súng đạn Mâu thuẫn nổ bùng ngay trong lòng tôn giáo Dị biệt lan dần qua lãnh vực thai nhi Coi lời răn của đấng chí tôn ra gì Chỉ cần biết nhu cầu cá nhân trên hết Xung đột màu da vẫn mơ hồ ẩn hiện Khơi lại niềm đau rỉ máu con người Mưu toan xé bỏ Hiến-pháp lâu đời Không do dự đạp đổ tượng đài lịch sử Mẫu thuẫn chính kiến khiến tình thân rạn nứt Giữa bạn bè, ngay cả phần tử gia đình Sợi giây tinh thần lẫn vật chất thiêng liêng Dễ bị đứt trong cảnh đời chao đảo Thế giới quanh ta hoài nghi đánh giá Cường quốc hàng đầu tụt vị trí không ngừng Từng hãnh diện với hào quang từ ngọn đuốc thần Nay cúi mặt nghe nước ngoài chế nhạo 3-Trước giáo đường ánh đèn chập chờn hư ảo Chợt vang lên tiếng chuông mừng Giáng-sinh về Ðất nước này bắt đầu bừng tỉnh khỏi cơn mê Trong làn sóng thanh âm đang ầm ầm trỗi dậy Bản hùng ca dân tộc America Great Again ! Giao-niên 2022-23 (568)

ChinhNguyen/H.N.T.

Mục Lục


4. Buồn Với Thu Từng giọt buồn rơi rớt khó khăn Vào thu mưa gió lại muộn màng Ðất cằn khô nẽ thương hoa lá Úa sắc phai hương chiếc lá vàng .. Năm nay mưa gió về thưa thớt Cho dẫu vào thu nắng vẫn đầy Trời vẫn gắt gay im hơi gió Sáng chiều tạnh ráo chẳng sương mai .. Nắng đã tàn thu tuổi bây giờ Có còn ươm mộng gởi vào thơ Có còn rung động nhìn đôi mắt Như tuổi ngày xưa dệt ước chờ .. Ánh mắt giai nhân ngày mới lớn Những tà lụa trắng trắng sân trường Những chiếc lá vàng rơi vương tóc Bước về chiều lạnh trắng trời sương Năm nầy thu đến trời thay đổi Cuối tháng 10 lá vẫn chưa vàng Vợ hiền từ giã hai năm trước Tiếng gió thu về khóc thở than .. Ta đứng nhìn thu lòng thấy lạnh Cho dù nắng vẫn đỏ gắt gay Chó cưng bỏ đi hai ngày trước Buồn rơi buồn rớt buồn thật đầy Gần cuối thu, nàng thu ở đâu? Cảnh nhà vắng vẻ nặng tâm sầu Những người thương mến đi đâu hết Bước lẻ mình ta úa sắc màủ thylanthảo 17-10-22 viết cho Scraffy * Ðọc kinh cho con, kinh vãng sanh Cầu cho con sớm được siêu sinh Nhìn con nhắm mắt yên say giấc Ðắng lòng tía gợn biết bao tình Mua con về mới hơn tháng tuổi Lông trắng bông mũm mĩm dễ thương American Eskimo là dòng giống Có con nhà rộn rã khác thường ! Mẹ chị thay phiên nhau bồng ẵm Mua giường áo ấm mặc cho con Tung tăng con bước theo chân bước Tha dép giày giỡn sũa thật dòn .. 18 năm nuôi con chăm sóc Ðôi ngày tắm rửa sấy khô lông Tía đi đâu là con theo đó Dặn dò con nhớ khắc in lòng Mỗi ngày tía ra đường đi bộ Ði 3 vòng xóm độ nửa giờ Lẽo đẽo con đi theo bên cạnh Không cần dây xích bước thật hiền Tới tuổi 15 con đã yếu Ði một vòng ngồi nghỉ một vòng Những tháng hè trời oi ả nóng Con ra sân mà chẳng chịu đi Mấy năm nay lãng tai không nghe Thấy con yếu không cho ra đường Xóm chòm Mỹ Mể đều thương mến Gặp tía đi là hỏi thăm con Tuần rồi con bệnh chân con bại Không đứng lên nằm lết rên la Ðút sữa cho con từng hóp nhỏ Nhìn con đau đớn tía xót xa .. Ðêm nay con yếu không rên sũa Nằm gục đầu nhìn tía, buồn hiu Gần 5 giờ sáng con ngưng thở Tía ngồi bên đọc kinh cầu siêu .. Tình với con như thằng con trai 18 năm nghĩa cũng đã dài Cõi vĩnh hằng con tìm gặp Mẹ Tía buồn thương nhớ, nhớ con hoài .. thylanthảo 15-10-22 người xưa gặp lại * Sơi nắng nào rơi rớt Theo dấu bước chân đời Cuối đường đời thấy mệt Gặp nhiều buồn hơn vui .. Nắng sợi hồng trong suốt Không vương bụi trần ai Ði hoài trên lối ngược Kịp đến nơi ngày mai ?! Ngày mai đời bày bán Cho những người cô đơn Những ngôn từ an ủi Sưởi bớt lạnh tâm hồn Lời dịu dàng êm ái Từ đôi môi thắm hồng Phân biệt điều phải trái Xóa buồn hận trong lòng Ðêm nào mơ chuyện cổ Gặp được người trong tranh Tuổi bây giờ thương nhớ Mắt buồn thuở tuổi xanh Cô bạn học cùng lớp Người chung đơn vị xưa Cảnh bây giờ choáng ngợp Ðứng nép mình tránh mưa Bước nhìn theo sợi nắng Rớt rơi dẫn lối đường Mắt nhìn em im lặng Làm sao dám nói thương 30-9-22 Thylanthảo


Mục Lục


5. Hoa Xuyên Tuyết Tháng mười hai tuyết trắng trời Rơi tàn nhẫn xuống cây đời khẳng khiu Rơi cho đèn vàng hắt hiu Rơi đè vai nặng liêu xiêu dáng gầy Cất tim vào túi lưu đày Chờ ai ủ ấm chuỗi ngày long đong Người về tan biến rêu rong Hoa Xuyên Tuyết nở giữa mênh mông thế trần Từ Eva rời địa đàng Cùng Adam xua giá băng song hành Tháng mười hai, Chúa giáng sinh Dắt tay vượt ngọn-tuyết-tình sang sông Dec.2021 Thanh Hà


Mục Lục


6. Trên Ðồi Sim Nức Nở Khóc Quê Tôi * Từ HUẾ ra Bắc trời đẫm cơn mưa. Lác đác đồi sim, lưa thưa hàng dừa. Rồi oi ả hạ về nóng như lửa. Buổi chiều nay ngẩn ngơ tựa song cửa. * Bởi quê em đất sỏi đá khô cằn. Thường bão lụt góc phố vắng điêu tàn Anh tới đây giữa bạt ngàn mây xám. Có ngại ngần khi đến thăm MỸ CHÁNH? * Gió lộng thổi cuốn lá tranh dặm ngàn. Lưu thủy quê mình ngoài làng CÙ HOAN. Ông tổ Nội ở đầu HƯNG NHƠN nhánh. AN THƠ trù phú đất lành dân mạnh! * Ðầm ấm uống nguồn nước ngọt vơi đầy. Tình quyến luyến sum vầy tại quê đây. Quê Nội, THUẬN NHƠN Ngoại không xa mấy. Họ an bình từ phủ HẢI LĂNG ấy. * * * Ra xa nữa miền QUẢNG TRỊ? phố buồn. Ngày kia pháo đạn về hơn mưa tuôn. Khổ đau khốn cùng! (chiến tranh trong cuộc xâm lăng bạo tàn, rực trên ngọn đuốc * thiêu hủy xóm làng, đời sống bình an). Mẹ ôm xác con khóc hận, băn khoăn Ông ra vườn chôn hài nhi vừa nhặt. Em bé lõa lồ cúi mặt, tim thắt. * Bàn tay què bà lượm lặt bới đào môn khoai, với xác ai mẹ đem vào nơi đống hoang tàn ôi sao hiu hắt. Thay bàn chân mất chị bò trên đất * lết qua lối mòn lởm chởm ụ chông. Ôi! tương lai cuộc đời không thể tưởng! Kẻ xâm lăng cày nát không khoan nhượng Ðã bao năm em thương, hận, dặm trường. * Vùi đời hèn bên nấm mộ người thuơng. Anh có vì em san sẻ băn khoăn? Anh chị ơi! quê nghèo răng cay đắng. Có điều chi quặn đau dâng nằng nặng! * * * Nầy bé HẢI LĂNG hạnh phúc cuối cùng! Hố mắt trào tuôn ngấn lệ rưng rưng Cánh tay anh dìu bước em chưa vững Môi em mấp máy từng câu tủi mừng. * * * Trở về quê đau thương sau 1972 Tình Hoài Hương


Mục Lục


7. Ðá Nát Vàng Phai Ðông về thương xót ai ngoài vạn lý Áo bạc màu, tóc điểm tuyết sương pha Ðường ngược xuôi vang rền tiếng súng giặc Lòng vững bền tiến bước giữa trường sa! Người mãi xa đau lòng nàng chinh phụ Nỗi mong chờ ngày tháng chịu bơ vơ Ðêm thao thức ru con rưng dòng lệ Nhìn qua song mưa gió phủ mịt mờ! Mùa đông đến biết bao hồn tử sĩ Ðang vật vờ trên rừng núi xa xăm Người góa phụ không tìm ra mộ địa Vành khăn tang lệch tóc biết bao năm! Ngừng chiến tranh?thành người tù cải tạo Kiếp lầm than đày đọa chôn sơn xuyên Rồi gục ngã trong xó rừng góc núi Thôi còn đâu!- tan vỡ giấc mơ hiền! Những người vợ mùa đông ra đất Bắc Như con cò lặn lội ở ven sông Mưa gió mịt mờ lệ rưng mi mắt Lòng quặn đau mong thấy được chồng! Năm mười phút phải chia tay đứt ruột Người quay về kẻ trở lại tù lao Biết bao giờ được những ngày tương ngộ Hay suốt đời cam chịu cảnh lao đao! Mùa đông thêm xót đau đời vong quốc Ðổi đời!...- đành chịu ..đá nát vàng phai .. Tất cả trước sau nay đều đã mất Quê hương ơi!- xa biệt biết bao ngày !? 5-12-2022 Hàn Thiên Lương Hồn Thơ Tỉnh Thức Cõi thơ chưa hết một đời Vần thơ chưa cạn hết lời yêu thương Thương đời nhiều nỗi nhiễu nhương Thương người từng bước đoạn trường lưu vong! Cố hương bao kẻ chờ mong Tháng năm vò võ, cõi lòng bơ vơ! Quê hương sương khói mịt mờ Người đi đau xót, kẻ chờ long đong! Thương ai giữ trọn tấc lòng Dù cơn bão tố muôn trùng khổ đau Tháng năm mưa gió dãi dầu Trung trinh mãi mãi không mờ lòng son! Quê tôi bao nỗi đau buồn Bên ngoài cười nụ, tủi hờn trong tim! Thương sao đời cảnh nổi chìm Thương sao người chịu kiếp chim trong lồng! Vần thơ ướm mộng bao dung Trái tim nhân ái , tấm lòng vị tha! Trần gian một cõi bao la Thơ lòng hương ngát nẻo xa nẻo gần! Ánh thơ tỏa sáng chữ nhân Soi về bến giác ân cần thiện tâm Hồn thơ dù đến trăm năm Mãi còn tỉnh thức không lầm bến mê!

Hàn Thiên Lương
Mục Lục


8. Phước Hạnh Tháng giêng trời lạnh thấu xương Nắng vàng đi vắng, mù sương giăng màn Cỏ cây gù gật than van Ðông phong không muốn mai vàng nở hoa * Ðông ơi đừng thổi nụ sa Nụ rơi xuống đất, tết Ta buồn lòng Ðông phong giả bộ đi rong Vòng qua hướng khác, ấm nồng cánh mai * Tức thì hàm tiếu cười ngay Chủ nhà rộn rã, mắn may năm tròn Giao thừa pháo nổ tan giòn Hương thơm xông đất, món ngon đang chờ * Thịt kho, bánh tét ờ hờ Ðông ăn no đủ, lặng lờ bay xa Ðầu năm hái lộc nở hoa Bao điều phước hạnh nhà nhà an vui

Bạch Liên
Mục Lục


9. Ở Nghĩa Trang Thành Phố Người hạnh phúc và người đau khổ Ðều gặp nhau trắng toát ở nơi này Ðều dài rộng như nhau vuông cỏ biếc Ðều ấm lạnh như nhau trong hơi gió heo may. Ôi thiên nhiên, cảm ơn người nhân hậu Những so le, người kéo lại cho bằng Ít nhất cũng là khi nằm xuống Trong mảnh gỗ rừng, dưới một vầng trăng... Những nắm đất lặng thinh như trăm ngàn nắm đất Ai hay đâu đây là những con người Với bời bời nỗi niềm tâm sự Ðến bây giờ có lẽ cũng chưa nguôi... Tôi đi giữa nổi chìm bao số phận Người xưa vẫn đây mà, có xa cách chi đâu Tôi thầm gọi. Sao không ai lên tiếng Chỉ hoang vắng dưới chân và sương khói trên đầu... Cháu bé nào đây, vài tháng tuổi Rợn mình nghe tiếng gió khóc u oa Một cái với tay giữa lưng chừng trời đất Cõi đời này thôi thế đã qua... Cụ già từ nơi đâu không rõ Lặn lội tìm ai về thành phố xa xôi Rồi vấp ngã trước một tia nắng quái Con cháu, anh em là sỏi đá quê người... Và em gái xinh tươi, hiền dịu Bao trái ngọt chín vì em, em đã nhận được gì? Tấm áo hoa chờ em vào tiệc cưới Có ai ngờ thành áo liệm lúc em đi... Trời rộng vô cùng, đất cũng rộng vô cùng Bởi khoảng trống mỗi con người bỏ lại Cái khoảng trống nhỏ nhoi bằng chính vóc họ thôi Mà cả thế giới này cũng không sao bù nổi... Cái chết vẫn rình ta sau từng ngưỡng cửa Cua đường hẹp, chiều mưa, vài sải nước gần bờ Ta chả là gì giữa bốn bề bất trắc Chỉ tích tắc khôn lường, ta đã hóa người xưa. Ta đâu muốn ví đời mình cùng ngọn cỏ Ngọn cỏ yếu mềm, ngọn cỏ nhỏ nhoi Nhưng khi ta đã nằm dưới mộ Cỏ vẫn xanh biêng biếc ở bên trời... Trước thiên nhiên, con người như khách trọ Như ảo ảnh chập chờn, thoáng đến, thoáng lìa xa Chúng ta sống bên nhau, dẫu năm này tháng khác Thì cũng vẫn chỉ là một thoáng giữa sân ga... Mặt trời lặn rồi, mặt trời còn mọc lại Ngôi sao rụng vào đêm vĩnh viễn chẳng luân hồi Ta nghe tiếng rì rầm của những hàng bia đá Con ngưòi ơi! Hãy thương lấy Con Người... Trần Ðăng Khoa
Mục Lục


II . Văn___________________________________________________________

1. Người Xông Nhà


Nguyễn Thị Thanh Dương


Tết này ai đến xông nhà? chị Bông đã suy nghĩ cân nhắc mãi mới tìm được người xông nhà thật vừa ý, một đứa cháu gọi bằng cô, Jimmy là sinh viên, học giỏi ngoan hiền và nhất là gương mặt lúc nào cũng tươi tắn nụ cười.

Chị Bông không tin dị đoan, chả bao giờ quan trọng ai đến xông nhà ngày đầu năm nhưng suốt một năm qua chị gặp khá nhiều xui xẻo nên tết năm nay chị Bông quyết tìm người xông nhà thử xem vận may rủi thế nào.

Chị dặn dò Jimmy đúng 10 giờ sáng ngày mồng một tết đến nhà chị, ngay cả giờ giấc chị Bông cũng đã ?nghiên cứủ trên mạng, 10 giờ sáng mồng một tết là thời điểm đẹp nhất để xông nhà.

Jimmy đã sốt sắng nhận lời dù chẳng mấy hiểu ?xông nhà? có ích lợi gì.

Thời khóa biểu học hành của thằng cháu Jimmy nghỉ học buổi sáng nay. Thật là thuận tiện mọi bề.

Chị Bông đã chuẩn bị xong mâm cỗ cúng đầu năm đầy đủ các món ăn ngày tết, bánh chưng bày ra đĩa, canh măng miến gà, củ kiệu tôm khô, giò lụa giò thủ, bánh mứt trái cây.

Trên bàn thờ đã thắp nén hương thơm mùi hoa Lavender mà chị yêu thích. Dưới bàn thờ hai chậu cúc vàng rực rỡ. Ðợi thằng cháu yêu đến xông nhà là khai cỗ.

Vợ chồng chị Bông mặc đồ đẹp cho ngày mồng 1 tết. Chị liếc nhìn đồng hồ đếm thời gian trôi mong cho đến đúng 10 giờ, giờ này ông bưu điện đã đi qua khu phố thì chẳng còn ai có thể bấm chuông cửa nhà chị cả, giây phút chờ đợi người đầu tiên của năm mới gõ cửa xông nhà bỗng trở nên thiêng liêng và cần thiết biết bao.

Ðồng hồ thong thả gõ mười tiếng, giờ tốt đẹp cho gia đình chị đã đến rồi đây. Ngay khoảnh khắc này tiếng chuông cửa reo lên ròn rã. Anh Bông hài lòng nhưng thắc mắc:

- Jimmy ở cách nhà mình nửa giờ lái xe mà đến đúng giờ không sai lấy một phút. Hay là nó?núp ngoài cửa nãy giờ và đợi đúng giờ thì xuất hiện?

Chị Bông hãnh diện vui mừng:

- Tôi đã chọn ai thì đâu vào đấy. Jimmy cẩn thận lắm..

Chị Bông mở toang cánh cửa để sẵn sàng ôm cháu và chúc nhau câu chúc đầu xuân. Nhưng chị khựng lại, trước mặt chị không là Jimmy mà là chị Mễ tay cầm một lá thư, tươi cười hớn hở chị Mễ kể công:

- Lá thư của chị vừa đi lạc vào thùng thư nhà tôi nè. Tôi ở cách nhà chị 2 block đường mà tìm hoài mới ra địa chỉ.

Ông bưu điện thật là xớn xác, ông đã làm tan nát buổi xông nhà đầu năm của chị Bông rồi. Anh Bông thấy vợ còn ngẩn ngơ vội giục:

- Dù sao chị Mễ đây đã là người xông nhà chúng ta em hãy đón chào chị ta như một người bạn quen đi.

Chị Bông biết không thể làm khác, chị gượng cười với bà hàng xóm bất đắc dĩ:

- Cám ơn chị đã mang lá thư đi lạc về đúng địa chỉ nhà tôi. Hôm nay là ngày đầu năm mới của người Việt Nam chúng tôi đó. Happy New Year.

Chị Mễ nhìn thoáng vào nhà thấy hoa tươi, thấy trên bàn thờ khói hương thơm nhè nhẹ và thấy bàn cỗ đầy, chị đã hiểu và mỉm cười lịch sự đáp lại :

- Happy New Year.

Chị Bông ra bàn lấy một hộp thức ăn gồm khoanh bánh chưng, khoanh gìo và bánh mứt đưa cho chị Mễ:

- Mời chị thưởng thức món ăn mừng năm mới của chúng tôi.

Chẳng biết chị ta có biết ăn những món này không mà cũng cảm động cám ơn rối rít và chào ra về. Anh Bông an ủi vợ:

- Chị Mễ này trông tươi tắn mau mắn em ạ. Biết đâu chị ta cũng mang vào nhà mình may mắn cả năm.

Anh Bông nhìn đồng hồ và thở than:

- Mà sao thằng cháu Jimmy đẹp trai học giỏi, đúng người đúng việc của em giờ này vẫn chưa đến?

Chị Bông nói như dỗi hờn:

- Chẳng cần nó nữa, có người xông nhà rồi chiều tối nó đến cũng không sao.

Tiếng chuông cửa lại reo lên ròn rã liên tiếp hai ba lần, chị Bông ra mở cửa, lần này đúng là Jimmy, chàng trai trẻ ráng nở nụ cười nhưng một cục u bầm tím trên trán Jimmy làm chị Bông ngạc nhiên và xót xa, chị chưa kịp cất tiếng hỏi thì Jimmy đã nhanh nhẩu nói một câu mà chị Bông đã bắt học thuộc lòng:

- Năm mới cháu chúc cô chú nhiều sức khỏe và may mắn ạ.

- Cô chú cũng chúc cháu luôn học giỏi vài năm nữa ra trường có việc làm ngay. Nhưng cháu ơi, trán cháu bị sao thế?

Bước vào nhà Jimmy mới kể:

- Cháu nhớ lời cô dặn nhưng tối qua cháu thức khuya học bàỉngủ quên đến 10 giờ sáng mới thức dậy, vội vàng đánh răng rửa mặt và thay quần áo phóng xe tốc độ nhanh như xe cấp cứu 911 để đến đây. Mọi sự suôn sẻ thế mà đến trước sân nhà cô, bước xuống xe cháu vấp phải cây hoa hồng bên lề đường nhà cô ngã một cái đau qúa, u đầu luôn cô ơỉ

Anh Bông được dịp trách vợ:

- Thấy chưa, anh đã cản em, trồng cây hoa sát vỉa hè đi bộ trông vướng mắt và cản trở lối đi của thiên hạ nhưng em cứ muốn?khoe cho mọi người biết nhà em có cây hoa hồng đẹp cơ. May mà cháu em u đầu, chứ thiên hạ u đầu chúng dám?thưa em ra toà lắm đó.

Chị Bông liếc mắt nhìn chồng:

- Ơ kìạ.ngày tết nhất mà anh chỉ nói chuyện xui xẻo. Tại Jimmy vội vàng vấp ngã chứ cây hoa hồng có tội tình gì.

Jimmy buồn buồn:

- Cháu xin lỗi cô chú, cháu đã đến trễ và làm hỏng giây phút xông nhà năm mới .

Chị Bông ngọt ngào bảo cháu:

- Không sao đâu cháu, chỉ là tai nạn thôi mà, sang năm cháu lại sang xông nhà cô chú nhé. Bây giờ thì Jimmy vào nhà cô bôi dầu xanh con ó cho bớt sưng tím rồi chúng ta cùng ăn cỗ tết.

Trên bàn thờ mấy cây hương Lavender đã tàn mà mùi thơm còn thoang thoáng chưa chịu tàn theo. Ba người cùng vào bàn khai cỗ đầu năm.

Vợ chồng chị Bông vừa ăn vừa kể chuyện tết nhất ngày xưa cho Jimmy hiểu. Những món ăn ngon và tiếng nói cười đã làm quên đi những điều không vừa ý làm vui thêm bữa tiệc năm mới, không khí gia đình ấm áp dù ngoài kia gío tháng hai vẫn còn chút hơi lạnh mùa Ðông ở lại.

Khi Jimmy chào tạm biệt ra về, chị Bông lại băn khoăn lẩm bẩm một mình:

- Không biết năm nay mình sẽ gặt hái buồn vui thế nào đâỷ??

Anh Bông trấn an vợ:

- Chúng ta sẽ hên đấy, được hai người xông nhà. Thử hỏi, nếu Jimmy xông nhà trước, đúng giờ như em đã chọn với cái đầu máu sưng bầm tím em có vui không?. Thế là ông trời sắp đặt tốt đẹp cho chúng ta, chị Mễ tươi vui khỏe mạnh đến trước rồi Jimmy giỏi giang bị ngã sưng đầu đến sau.

Chị Bông chợt nhớ ra lá thư đã được chị Mễ mang đến, đó là thư của người thân bên Việt Nam gởi chúc tết gia đình. May qúa, nếu thư thất lạc thì chị sẽ thất lễ với người thân biết bao nhiêu.

Chị Mễ vô tình nhưng cũng là có duyên với gia đình chị, mang lá thư đến nhà chị ngay vào dịp năm mới lại vào thời điểm giờ giấc mà chị mong đợi nhất. Người tính không bằng trời tính là đây.

Chị Bông mỉm cười với chồng:

- Không ai xếp đặt được mọi sự việc trong cuộc đời mình anh ạ. Nếu ai cũng chọn được người xông nhà đầu năm và may mắn thì cuộc đời làm gì có những xui xẻo, khổ đau. Em nhớ bác Năm bán bún riêu ở xóm mình bên Việt nam, bác luôn chọn người xông nhà và kiêng cử kỹ lưỡng không bao giờ quét rác 3 ngày tết sợ tiền bạc ra đi. Vậy mà nhiều năm qua cho tới bây giờ bác Năm vẫn là gia đình nghèo nhất xóm, thỉnh thoảng mình vẫn gởi chút qùa về biếu bác đó.

Anh Bông đồng tình:

- Ngày tết chúng ta kiêng cử theo phong tục đúng truyền thống tỏ lòng kính trọng ông bà tổ tiên và để cho con cháu không quên nguồn gốc quê hương mà thôi. Chúng ta cứ ăn ngay ở thẳng thì sẽ gặp điều lành em ơỉ

Nguyễn Thị Thanh Dương.


Nguyễn Thị Thanh Dương

Mục Lục


2. Khi Ðịnh Mệnh Cúi Nhìn

Tình Hoài Hương



-----------------

Khi Ðịnh Mệnh Cúi Nhìn

Phần Thứ Nhì

Chương 19

CHA MẸ VÀ CON

Tình Hoài Hương
*
"Tinh thần gia đình là gì"

Ðó là: Pha trộn tình mến sợ cha. Tình âu yếm sợ mẹ. Kính trọng cả hai. Thán phục nhân đức của cha lẫn mẹ. Bỏ qua các lỗi lầm. Ghi nhớ công ơn. Thông cảm đau khổ. Cảm kích các hy sinh của cha lẫn mẹ?.
(P. Janet).

Ba của Hạnh là người con thứ tư sinh trưởng trong một gia đình bề thế giàu có ở làng Hưng Nhơn, thuộc tổng An Thơ, phủ Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị. Ba làm nghề thầy thuốc Ðông Y lương thiện, ân cần và đạo đức chu đáo tận tụy trị bệnh nhân khá mát tay. Ðúng là ?lương y như từ mẫủ. Ngoài ra, Ba còn có vài ba nghề tay trái nữa là: nghề cưa xẻ cây gỗ, làm nông, và mở một trang trại ươm cây giống rất to lớn. Dĩ nhiên, mọi công việc nặng nhọc về vườn tược, đồng áng, ba có nhờ lực điền, tá điền, quản gia phụ việc.
Nhắc về Ba, tất nhiên Hạnh phải nói lướt sơ sơ tí về Má, Má sanh ở làng Thuận Nhơn rợp bóng hai hàng cây, sát bên con sông xanh êm đềm uốn khúc, nước sông rất trong, ngon và ngọt. Làng nầy thuộc tổng Cù Hoan, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị. Ông ngoại là một võ quan rất giỏi trong triều đình Huế thời xưa. Gia đình ông bà ngoại khá giàu có, ruộng lúa cò bay thẳng cánh. Má lớn lên công dung ngôn hạnh vẹn toàn và hiếu học, thời xưa rất xa mà Má biết chữ, hẳn là một phụ nữ giỏi. Má có đông anh chị em, nhưng rồi ông bà ngoại chỉ may mắn còn lại cậu Cửu Ổn và Má mà thôi. Má luôn tôn trọng chồng, nhỏ nhẹ, đôn hậu, hòa nhã yêu thương chồng con hết lòng.
Ba Má Hạnh rất hiền, đạo đức và giống nhau là lòng nhân ái, phúc hậu, (mà các con ưa nói ba má có tính tào lao: ăn cơm nhà vác ngà voi). Ba Má sống cuộc đời khá hoàn thiện, ngày nào họ cũng xem là ngày cuối cuộc đời trước mặt Chúa: Họ không gian dối, không thất đức, không lừa gạt ai, họ chỉ biết sống bác ái, ôn nhu, an lành, yêu tha nhân, tận tình giúp đỡ người khốn khổ cần mẫn tận tụy làm việc. Ba Hạnh có hẹn với đại gia đình anh chị em khi Ba ở Ðà Lạt là: ?Ba sẽ ra Huế để lo thu xếp công chuyện, chuyển giao việc trại ươm cây và đồng áng lại cho người thân. Sau đó Ba Má sẽ sống yên ổn ấm no ở Ðà Lạt với các con, cháủ.

Vậy mà đâu vẫn hoàn đó, Ba Má chưa rứt ra nỗi. Ðiển hình là họ bị quật ngã biết bao phen trong cuộc đời thăng trầm sướng khổ, cay cực, mà không chịu lùi bước. Ba Má đắn đo suy nghĩ quyết chí làm một việc gì, thì họ đồng tâm hiệp sức phải thực hiện tạo thành cơ nghiệp ấy cho kỳ được. Dù gian truân đến đâu mặc lòng. Ở quê nhà nay chỉ còn hai ông bà lom khom lui cui đi ra đi vô thui thủi vắng vẻ, nhưng hầu như họ không thấy đó là phiền bên ngọn đèn dầu hột vịt tù mù tỏa sáng, đầu Ba luôn suy tư cúi xuống quyển sổ bệnh nhân dày cộm, mà cuộc sống của Ba Má vẫn đạm bạc, khiêm nhường? là sao hở Ba? Cuộc đời Ba Má hầu như cắm rễ khá sâu nơi miếng đất gia tiên; gắn liền với ruộng nương, vườn sắn, ao bèo, gốc tre, bụi chuối. Các con chưa có cách gì gỡ Ba Má ra nổi trong cái ?tam sơn, tứ hải, nhất phần điền? nầy. Dù chỉ một phần điền tẻo teo mà họ ưa thích nén lại chân quê.

Nơi mái nhà xiêu vẹo, Hạnh thiết nghĩ đó là chân trời mở ra một cửa ngỏ buồn thảm, không hứa hẹn vui vẻ, tươi sáng, bình an ở thời kỳ bắt đầu có chiến tranh. Những viên đạn xoáy tít trong không gian tạo thành luồng vàng sáng, loé ánh lửa rực đỏ xẹt xẹt bay vút qua vút lại trên đầu. Thì sự sụp đổ của một gia đình bề thế trước kia, nay đã bị uốn cong gập, như con đại bàng gãy cánh trên đống hoang tàn. Mặc cho mặt trời đỏ chói từ phương đông. Mặc kẻ nằm vùng kết nối giặc phương bắc gieo tang tóc lầm than, khốn đốn đến bao gia đình rồi tàn bạo kéo nhau đi nơi khác. Mặc bệnh tật đói rách ở lại, đau thương và khốn nạn trăm điều điêu đứng vẫn còn đây. Ấy vậy mà Ba vẫn điềm nhiên ngồi bốc thuốc, giờ rảnh Ba cầm cuốc, cuốc từng vồng rau trên đất sỏi đá khô cằn nứt nẻ, với hy vọng bừng lên.
Ba Má Hạnh luôn đắn đo, chần chừ do dự mãi; nếu họ dọn đi ra khỏi vùng Mỹ Chánh, nơi chó ăn đá gà ăn muối, thì Ba Má quá thương dân quê cần cù lao động quanh năm đói khổ triền miên. Ốm đau bệnh nạn họ nằm đó ngáp ngáp quằn quại chịu trận chờ chết. Nếu họ có Ba đi lui tới an ủi vỗ về, chăm lo, giúp đỡ, săn sóc, thuốc men thì họ được vỗ về, an ủi giảm bớt nỗi đau rất nhiều. Họ không có gì đền trả? ngoài sự tận tụy làm việc kiếm sống, tấm chân tình cưu mang ơn trọng nghĩa cao với ông thầy thuốc, bằng cách họ chia sẻ kinh nghiệm đồng áng, kem theo nụ cười thân thiện nở trên môi.
Ngoài nghề chính là nghề thầy thuốc, những thì-giờ còn lại Ba thích làm vườn. Theo tháng năm chất chồng chiếc áo cần lao của Ba ngày trước còn mịn và mới, do thời gian đã bào mòn sức lực con người, thì những chiếc áo ấy đã vá mấy chỗ dày cui khô và cứng. Mỗi lần Ba cử động tấm áo cũ kêu sột soạt như mo cau cọ siết mà rít vô nhau, tiếng kêu hãnh diện, đắc thắng của người dạn dày kinh nghiệm làm đất đai phải thuần thục.
Ba chế ngự mọi thử thách gian khó bằng hai bàn tay ?thư sinh lẫn cần lao cần cù" cùng sự từng trải, thấu hiểu. Hai tay Ba Má làm việc thoăn thoắt vất vả và bận tất bật, chân nầy chưa kịp đặt xuống bén đất, thì chân kia đã nhấc lên. Nhiều lần mãi mê làm việc Ba Má quên ăn uống. Việc đồng áng sau nầy nhờ có kiến thức và giàu kinh nghiệm, nên Ba truyền đạt lại cho thân hữu nông dân cùng quê khá tốt. Ðó là kết quả một đời lao lực phơi mình giữa nắng mưa khuya chiều để cuốc cày đất cứng khô cằn nứt nẻ không ngơi tay.
Ba Má vất vả nhọc nhằn quá chừng, khiến người tao nhã khôn ngoan, dạn dày kinh nghiệm trí thức như Ba, đôi khi trở thành lầm lì, nghiêm nghị và khó tính. Ðã một đời Ba vì đất vì đai, vì dân quê làng xã, vì bệnh nhân cùng đinh nghèo khổ đói rách rồi. Từng ấy nhọc nhằn khốn đốn mà Ba chưa thất kinh không chịu ngồi yên. Nay Ba lại bươn bả đi mở đất khai hoang, mong đem bình an ấm no cho người thất nghiệp, Ba tận tình giúp họ từ vật chất đến tinh thần và kinh nghiệm. Túi tiền Ba Má không lúc nào đầy, mà hao hụt khá nhiều, dù Ba có nhiều nghề để lập thân, mà vẫn nghèo. Ðó là niềm tự hào dân tộc, là niềm vui sót lại trong đời, khi Ba tuổi già sức cạn.
Hiếu Hạnh nghe quá đắng cay chua xót trong lòng. Làm sao mà Ba có thể mang hết cả gia tài khiêm nhường dành dụm gần suốt đời người, để lo cho bá tánh nghèo khổ quá đông đúc cho nỗi hỉ!? Khi tận mắt nhìn thấy Ba Má xắn tay áo lên, lo cho người thương tật, ốm đau, mà họ không một lời thở than. Niềm vui đó có phải do Ba đã vắt cạn kiệt ra từ chất xám, trầy trụa trên tấm lưng cong, ở bờ vai trần, để ba san sẻ ban tặng cho đời thụ hưởng!?
Ba thường lấy câu của bậc tiền bối, thánh hiền răn dạy con cái. Ví dụ như: ?Tam nhân hành, tất hữu ngã sư yên. Trạch kỳ thiện giả, nhi tòng chi. Bất kỳ thiện giả, nhi cải chỉ. (Ba người cùng đi, tất nhiên có người là thầy ta. Hãy theo đó mà bắt chước. Nhìn người xấu, nên tự sửa mình). Hoặc câu Quan Tử: ?Lễ. Nghĩa. Liêm. Sỉ: là bốn rường cột để duy trì, giữ vững quốc gia. Bốn rường cột ấy nếu không căng được lên, có nghĩa là người trong nước mà vô lễ, vô nghĩa, vô liêm sỉ - thì quốc gia ấy phải sụp đổ, và tất nhiên bị diệt vong.
Ðôi khi mộc mạc đơn sơ bình dân hơn: ?Tiên học lễ, hậu học văn?. ?Nhân bất học bất tri lý, ấu bất học lão hà vỉ. Hoặc là: ?Sĩ phu mà ba ngày không đọc sách, thì soi gương mặt mũi đáng ghét. Nói chuyện lạt lẽo, khó nghẻ. Ba ưa nói câu của cổ nhân để gián tiếp răn dạy con cái:
- ?Nếu ta có đứa con phải giáo dục. Ta sẽ lo cho nó cái gì? Tạo cho nó thành thiện nhân, hay vĩ nhân?? Ta tự đáp: ?Phải tạo cho nó thành thiện nhân?.
* * *
Có một lần Hạnh và anh trai ngồi học bài ở phòng kế bên, hai anh em nói chuyện học hành trong lớp. Sau đó to tiếng phê bình giáo sư của mình:
- ?Ông thầy Phô thiên vị cho con Lài đứng lớp cao. mặc dù hắn học dốt thấy mồ, ổng trắng trợn có tình ý thân mật đặc biệt với con Lài, bây chừ con đó có bầu rùỉ.
Hai anh em say sưa thao thao bất tuyệt nói xấu, chế nhạo ?con nhỏ và giáo sư khả kính?. Không ngờ ba cô đã nghe rõ mồn một. Lúc khá lâu, ba gọi:
- Hai đứa con mau qua bên nầy, ba biểu.
Chưa biết Ba gọi qua phòng tiếp bệnh nhân để làm gì, nhưng anh em dạ rõ to, vui tươi hí hửng dắt nhau đi và khúc khích tươi cười về "chuyện ấy". Phòng làm việc của Ba đã hết khách, ba cô cúi xuống quyển sổ một hồi lâu cặm cụi làm việc dường như ba không lưu tâm tới hai con. Ðứng xớ rớ gần cửa sổ, anh Doãn xích lại bên em, khều khều vô tay Hạnh, thì thầm:
- Chắc ba sẽ thưởng cho tụi mình, vì có tên trong bảng danh dự tháng nầy đó em.
- Dạ phải.
Một lúc sau, xếp quyển sổ dày cui cất trong hộc tủ. Tằng hắng rồi Ba tháo mắt kính xuống; vì kính lão bị bể mất một tròng, khiến bên có mắt kính bị nặng, gọng kính lỏng lẽo kéo xệ xuống, bên trống lổng thì treo lên cao, nhẹ hẫng, coi thật tức cười. Ba ngẩng lên ngó hai con:
- Hai đứa ngồi xuống đó.
- Dạ, thưa ba.
- Hồi nãy có khách ở đây, nên Ba không tiện kêu hai đứa vô nói chuyện, chừ hai đứa kể lại ?ông thầy giáỏ coi nà.
Liếc nhìn nhau, cô len lén thò tay qua cào vô đùi anh mấy cái, Hạnh cảm thấy phập phồng, hồi hộp? không biết có chuyện gì đây! chắc chắn chẳng phải do anh em học giỏi, sẽ được Ba ?thưởng? cho rồi. Anh ấp úng:
- Dạ, thưa ba, con? con?
- Sao? Hồi nãy hai đứa ngồi bên kia không lo học, chỉ nói xấu người vắng mặt. Hừ? Khách và Ba đã nghe rõ. Tại sao bây giờ tụi bây lại im re, hả?
Anh em lo lắng cúi gầm đầu, anh Doãn lí nhí:
- Dạ, con? biết lỗi.
- Biết lỗi sao!
- Dạ, ? thưa ba.
- Vậy tốt. Con? (ba chỉ anh) đi ra ngoài chuồng vịt, bắt con vịt mái, đem vô đây. Còn con Hạnh xuống dưới bếp lấy muối, cây đèn, cái rổ, con dao, đem lên đây. Mau.
Hai con vâng dạ? dù có băn khoăn, bỡ ngỡ, ngạc nhiên, thắc mắc? nhưng anh em cô hí hửng chạy đi làm việc ba sai. Hạnh cảm thấy vui vẻ lạ thường, vì nghĩ ba đã bỏ qua chuyện ?nói xấủ. Ba sẽ du di xí xóa chuyện con nói hành nói tỏi, nói xấủ Ba sẽ ?khaỏ anh em học giỏi, được Ba cho ăn thịt vịt có trứng non, có bộ lòng mềm cùng cái ?dồi trường? thơm ngon bá cháy! Hai anh em khệ nệ bưng các thứ vô phòng làm việc của ba. Con vịt bị anh Doãn xách cánh, xách chân, thì nó luôn dẫy dụa kêu la inh ỏi. Thiệt là điếc con ráy quá đi! Ba ra lệnh:

- Con Hạnh cắt cổ con vịt.
- Ôi, dạ? con không thể cắ? cắt cổ vịt? Con sợ.
- Rứa à! Thôi cứ để con vịt sống, hai đứa ngồi xuống nhổ lông. Nhổ lông vịt xong, bây thả con vịt cho nó chạy về chuồng, mặc nó đau đớn, và bị đồng bọn vịt bu lại đấu đá, cắn xé vì con vật ấy bây giờ ngó thì không cùng chủng loại. Tụi bây bỏ lông vịt trong rổ, đem lông vịt đi vất ra ngoài trời. Sau đó, hai đứa bây đi lượm lại đầy đủ lông vịt đem vô đây. Ba sẽ thưởng công cho.

Hạnh kinh ngạc, làm sao có thể đi lượm lại đầy đủ lông vịt khô? Anh Doãn chưng hửng nghĩ rằng: ?Chắc ba đã già, nên lù đù, lẩm cẩm rồi chăng. Làm thầy thuốc chắc có lẽ Ba cà tửng sẽ ?bóp cổ, diệt? bệnh nhân chết queo, họ ngoẻo không kịp ngáp rùi. Anh ?trả treỏ :
- Muốn nhổ lông con vịt, phải cắt cổ cho nó chết, rồi trụng nước sôi. Nếu để vịt sống mà nhổ lông, thì không thể nào! Ba nói con đem lông vịt khô ráo rải ra ngoài trời, lông bị gió cuốn bay đi hết, làm sao con đi lượm lại được. Ba!
- Không làm được, hay sao?
- Dạ phải.
- À? hai đứa bây đã biết có lỗi gì chưa?
Lỗỉ ?
- Vẫn không biết mình phạm lỗi gì à?
- Dạ? thưa ba không.
- Hừ? Ðó là chuyện riêng người ta, tụi bây xúm lại a dua nói xấu họ, mà không cảm thấy xấu hổ nhục nhã hay sao? Lời nói vọt ra từ cửa miệng, thì ai cũng nghe, cũng biết; giống như con vịt bị trọc lóc không còn lông đang kêu la đó. Lời nói xấu khi thoát ra khỏi miệng, cũng giống những chùm lông vịt khô bay đi, thì tụi bây có lượm lại được không? Hả!? Câu nói như mũi tên không được bắn bậy, cũng giống lời nói khi đã lọt vô tai ai, thì không tài nào rút ra được.
- Về việc ?muốỉ ; ?cây đèn?, thì... thịt, cá, nếu không ướp muối, thì thịt, cá sẽ bị ươn, thúi. Cây đèn khi đốt lửa là cho ta ánh sáng (tượng trưng cho sự thông minh của trí tuệ). Nếu các con không thấm nhuần nền giáo dục chu đáo có căn bản từ gia đình, học đường, xã hội, nếu không có đức dục và rèn luyện trí dục, không có tri thức, thì các con sẽ hư đốn như cá không ăn muối, như cây đèn không tỏa sáng vậy.
Hai đứa con cúi gầm đầu im re. Dạ, con hiểu rồi! anh Doãn lớn hơn em, nên ba phạt anh đi cuốc đất làm vườn trà. Ba ?đì? Hạnh đi nhổ cỏ cú, cỏ chỉ, cỏ ống, cỏ tranh. Thiệt là nhọc nhằn, mệt muốn đứt hơi, cô quá thất kinh vì cái tội vạ miệng ?ăn mắm ăn muối, nói bậy bạ?, nên cô phải ngồi buồn hiu vất vả ?lam lũ? ở ngoài nắng, dù chỉ một ngày, mà cô không thể chịu nỗi nắng cháy da, mệt mỏi lừ đừ khát khô bỏng cổ họng!
Ôi! Cái chuyện ?nhổ lông vịt? muôn đời đáng ghi nhớ ấỷ là bài học quý giá hơn ngàn vàng, chẳng thể quên! Các con đã được sự giáo dục rất mực tôn nghiêm và chu đáo của Ba Má. Hạnh học hỏi nhiều điều bổ ích từ ơn cha nghĩa mẹ sinh thành dưỡng dục. Con xin trân trọng cảm ơn cha mẹ vô vàn. Hạnh nguyện muôn đời ghi nhớ, sau nầy hy vọng cô sẽ truyền đạt kinh nghiệm sống và hữu ích cho con cháu mình noi theo gương lành:
* * *
Lòng buồn khi bước về phố cũ
Con ra đi đời lãng tử mộng trăng thềm
Mơ hồng trần theo sông nước cảnh chiều êm
Con nhớ lắm khi trăng lên xóm nhỏ
Chân bước ngại ngần mây tím đổ
Chiều về khắc khoải áo hồng vương
Mẫu thân bên xoan đỏ phía sau vườn
Cha dạy: Lý. Văn. Cửu chương. Hóa. Sử cũ
* * *
Giờ đất khách tri ân mẹ cha trên phím chữ
Hiển đạt đời con, ấp ủ mẫu phụ thân
Vinh sang hạnh phúc bội phần
Công cha dưỡng dục muôn vàn khắc sâu
Nghĩa mẹ ngàn thuở bền lâủ (*)
* * *


Tình Hoài Hương

Mục Lục


3. Xóm Ðường Ðất Ðỏ.

Hai Hùng SG




...
Từ cái ngày theo thằng em dễ mến nọ đi Bình Dương để vô Hoa Viên tham dự lễ an táng cố nhạc sỹ Lam Phương, bổng dưng tui thấy cuộc sống vô thường đúng như nhà Phật đã dạy vì thân phận làm người mới đó rồi mất đó.

***
Khi tiếng kèn "xắc xô phone" của ban tổ chức vang lên cung bậc của bản nhạc "Thành phố buồn" do ông sáng tác đã làm cho tui xúc động vô cùng, vì bản nhạc này ngay từ khi tham gia vào cuộc chinh chiến xa nhà tui đã rất thích nó, bản nhạc này như đã lồng vào đó những hình ảnh thân thương, niềm vui cũng như nỗi buồn mình đã từng trải qua nơi vùng hỏa tuyến.

Bao nhiêu kỷ niệm ngày xưa nó lại ùa về, chẳng những với kỷ niệm thời mặc áo Hoa rừng mà nó còn vực dậy những kỷ niệm thời thơ ấu của tui trong miền ký ức trên con đường đất đỏ của xóm nhỏ thời xưa nơi tui sinh sống.

Những năm cuối của thập niên năm mươi cuộc sống thật yên bình theo cái nhìn của đứa con nít như tui, ở cuối con đường Ðất đỏ này có ngôi nhà ngói nhỏ xây theo dạng chữ Ðinh , vách và nền bằng đất khiến không khí trong nhà mát mẻ vô cùng, ông Hai Biểu con trai lớn của ông Sáu xe bò là chủ nhân của ngôi nhà này, ông Hai đã trồng những bụi Tầm Vông và Tre tàu để làm hàng rào tự nhiên phân biệt ranh giới khu đất mình sở hữu, quanh sân trong vườn nhà ông trồng đủ thứ cây ăn trái khiến mấy đứa "Xây lố cố " tụi tui thích đến đây để chơi đùa trong lúc không vướng bận chuyện học hành.

Cũng nên tả sơ qua để mọi người có thể hình dung ra ông Hai là người như thế nào, sở hữu thân hình vạm vỡ của một lực điền bởi làm da nâu xậm màu, quanh năm suốt tháng tui chỉ thấy ông ở trần và mặc độc nhất chiếc quần cộc đen cột dây phía trước, ông đi chân đất chẳng thấy mang giày dép ngoại trừ những đi tiệc tùng đình đám gì đó, tóc lúc nào cũng hớt cao như những người lính trong quân đội, với giọng nói rỗn rãng nó biểu hiện tính cách bộc trực có lẽ vì vậy mà đa số dân chúng trong xóm không ai ghét ông Hai bao giờ, còn nói về tửu lượng thì khi có dịp thì ông chấp hết vì chẳng có tay nào bì kịp, có lần đám giỗ của ai đó trong xóm, lần đó ông ngồi chung bàn với ông Sáu Say ( ông Sáu được mệnh danh là vua ba xi đế của xóm tui thời bấy giờ), sau vài ly rượu dạo đầu vui vẻ, khi men nồng của rượu nó ngấm vào máu, sau khi lời qua tiếng lại với nhau thì ông Hai Hữu khơi màu :

-Xưa nay xóm mình có ông Sáu là Thiên hạ đệ nhất tửu, vậy chứ anh Hai Biểu có dám tranh tài với ông Sáu không?.

Men nồng của rượu hình như cũng đang xúi giục ông Hai, nên ông đồng ý cái rụp, ông Hai nói :

- Chèn ơi, ông Sáu lớn tuổi hơn tui nhiều, bây giờ thi thố với ổng như vậy không công bằng, thôi vầy đi, tui mần hai ly thì ông Sáu uống một ly thôi, ai "quắc cần câu" trước coi như thua.

Không hổ danh Thiên hạ đệ nhất tửu của mình, ông Sáu "xổ chấp" luôn:

-Ý thằng Hai bây nói vậy đâu có đặng, chú em bây mần mấy ly thì Sáu say này mần mấy ly, hơi đâu chấp tui chi cho mắc công.

Cả bàn rượu vỗ tay hoan hô sau câu nói của ông Sáu, ông hứng chí nói tiếp:

- Chẳng những "Quắc cần câu" trước là thua mà còn ai cho "Chó ăn chè" trước coi như thua luôn nha chú Hai mày.

Một cái thau nhôm nhỏ được rót đầy rượu trong cái can nhựa lớn ra, ông Hai Hữu được mấy ông trong bàn cử làm trọng tài cho trận "Tỉ thí" này, người ngồi mấy bàn khác thấy bàn nhậu ông Hai Biểu có không khí sôi động quá, họ bèn tập trung 'Nín thở" để coi kết quả chung cuộc giữa hai ông sẽ như thế nào, trước giờ đấu ông Hai Biểu nói vớt một câu nhằm cho ông Sáu suy nghĩ lại để hai người không phải luận anh hùng ở bàn nhậu:

-Tui thấy thôi đừng thi thố nữa nha ông Sáu, sợ lỡ say quá thì không tốt cho sức khỏe đâu.

Nghĩ trong bụng chắc Hai Biểu " Thấu cấy" mình, nếu dừng lại thì ê mặt quá, đám bạn nhậu và mấy đứa nhỏ trong xóm coi mình ra cái thể thống gì nữa, ông Sáu dứt khoác :

-"Nhất ngôn ký xuất, tứ mã nan truy" làm tới luôn không nói đi nói lại gì nữa nghe chú Hai mầy.

Vậy là một già, một xồn xồn cùng nhau nốc hết cái thau Ba xi đế nọ, ông Sáu lớn tuổi chịu đời sao thấu với sức lực điền trung niên của ông Hai Biểu, ông Sáu gục tại chỗ sau khi lè nhè câu nói phát ra từ cửa miệng mình:

-Tui thua chú Hai nó đứt đuôi con nòng nọc luôn rồi bà con ơi.

Thấy ông Sáu "Rớt đài" và mình thì cũng "Là đà con nhạn", nhưng ông Hai Biểu cũng ráng xốc nách khiêng ông Sáu say về nhà, giao cho con cháu trong nhà chăm sóc cho ông Sáu.

Quay trở lại bàn tiệc, ông Hai Biểu vòng tay nói với mọi người:

-Thưa bà con, đáng lẽ tui chịu thua trước cho xong chuyện, tui biết ông Sáu say không thể nào địch lại tui, nhưng ông Sáu cương quyết quá nên nếu tui bỏ ngang thì sợ ổng giận, thôi thì mong ông Sáu ngủ một giấc dậy khỏe, đừng có chuyện gì xảy ra thì tui ân hận lắm đó.

Năm đó cái thời Thanh niên Công Hòa được cắt cử an ninh trong thôn xóm, họ được ban trị sự ấp Cộng Hòa bốn của nơi tui ở phát cho họ mỗi người một bộ đồ kaki xanh dương, "Vũ khí" là những cây gậy tầm vông được lấy từ hàng rào nhà ông Hai Biểu, khi thấy chú trưởng khóm đến nhà mua một số cây tầm vông để trang bị cho lực lượng canh gác hàng đêm, ông Hai Biểu liền nói:

-Mua bán gì ông trưởng khóm ơi, chuyện xã hội người góp sức để giữ yên xóm làng, chú cần bi nhiêu vây thì cứ việc đốn.

Sở dĩ có cái vụ lập trạm canh ban đêm vì dạo đó nghe đâu có những nhóm người lạ mặt, ban đêm thường len lỏi vô các xóm lao động nghèo họ châm lửa đốt nhà, không biết đích xác họ là thành phần nào, những người mằm vùng của của phía bên kia, hay phe đối lập chống đối chánh quyền lúc bấy giờ, hoặc có thể dân du thử du thực nào đó phá rối trị an, ngày đó tui chỉ thấy mấy ông Trung niên như tía tui, ông Hai Biểu, ông Nhiều "Cơm rượu" ông Hai Hữu, ông Năm Vàng, ông Chín Mẫm.V.v.. còn nhiều ông khác nữa mà tui không nhớ hết là tham gia vô lực lượng này.

Chiều cái hôm đầu tiên lập cái trạm canh này, tui thấy ông Hai Biểu khiêng cái bàn vuông ông thường đặt dưới nhà bếp để gia đình quay quần ăn cơm, nay lập trạm canh ông xung phong khiêng đồ ở nhà ra "Hùn vốn" làm trạm canh, dĩ nhiên mấy cái ghế đẫu trong bếp ông cũng lôi ra hết ngoài trạm, còn ông Hai Hữu vốn rành về điện đóm ông chạy sợi dây dẫn điện từ nhà ông Hai Biểu ra tới ngã ba nơi đặt trạm, ông bắt cho một bóng đèn đuôi tròn sáng trưng làm cho các loại côn trùng dưới đường ray xe lửa có dịp hội tụ vui chơi với mấy ông Thanh niên Cộng hòa này, ông Năm Vàng được đề cử làm trưởng trạm, thấy trạm thiếu thốn đủ thứ ông bèn về nhà lấy hai "Bảo vật" đem ra cho mọi người có cái mà xài, sở dĩ tui nói là bảo vật vì hai món này ông Năm Vàng chỉ chưng trong tủ kiếng, khi có dịp nào thật trọng đại ông mới đem ra xài, đó là một cái nhạo rượu với bốn cái chung mỏng tanh như lá lúa, khi chạm vào nhau nó phát ra tiếng kêu rất thanh tao, hơn vậy nữa khi những giọt rượu được rót ra từ cái nhạo, tức thì hiện ra hình mỹ nữ đẹp như trăng rầm, các nàng làm lộ ra đôi gò bồng đảo căng đầy sức sống, có phải vì yếu tố này nên khi uống rượu với bộ chung nhạo kia mấy ông ít khi say và có ngẩu hứng cùng nhau thi ca đàn hát rất vui, bảo vật thứ hai là bộ ấm trà mạ vàng nghe đâu đây là đồ dùng của vua Ðường bên Tàu ngày xưa, mới nhìn thôi đã làm tui mê rồi, tại sao ông Năm sở hữu được hai món này thì chưa bao giờ ông Năm tiết lộ\.

Khi trời xụp tối mọi người ra trạm canh, vì có dịp gặp nhau với trọng trách giữ yên xóm làng nên ông nào cũng hớn hở ra mặt, ông Nhiều cơm rượu lấy cái bếp lò xô ở nhà ra để nấu nồi cháo gà, phải công nhận khi gác đêm húp miếng cháo gà nghe ấm cả bụng.

Ðêm đầu tiên gồm sáu người, nhưng kỳ thực là bảy mống hết thảy, vì có tui góp phần lộn xộn cho trạm canh nữa.

Khi các cái võng được mấy ông giăng lên xong xuôi, thì rượu thịt được bày ra, tui thấy không khí trạm canh vui hẳn lên, vì có chú Năm Ðen gớp vui bằng cây kèn " Ắc mô ni ca" với những bản nhạc vui tươi hùng tráng, như "Khỏe vì nước", "Cầu xông quay", các ông vừa nhậu vừa đàn hát như buổi tiệc nào đó trong gia đình chứ không phải đang canh chừng kẻ gian, suy cho cùng nếu không tổ chức ăn uống thì không khí buồn tẻ khó mà duy trì trạm canh được.

Trời về khuya, mấy ông ngấm rượu ai nấy là đà chui vô võng nằm ngáy ro ro, chỉ còn duy nhất mình tui còn thức với cây gậy tầm vông trong tay, ông Nhiều cơm rượu say nặng nhất ,ông nằm xoãi mình trên cái băng ghế có đồ dựa lưng do ấp đem xuống cho trạm canh, muỗi mòng bắt đầu đánh hơi bay lại bu đầy người ông Nhiều, nó hút máu con nào con nấy no tròn như đàn gà mái dầu nuôi ở nhà ông Nhiều, thấy vậy tui phải đập muỗi cho ông suốt đêm, hóa ra tui ham vui canh gác cùng mấy ông rốt cuộc tui phải trắng đêm canh cho mấy ông ngủ ngon lành.

Cũng hên là đêm hôm đó ấp không có xuống kiểm tra, bằng không mấy ông già xóm tui sẽ bị "Nạo một trận sát da lưng" , câu chuyện đã,xảy ra hơn nửa thế kỷ, nếu thời gian trở lại chắc tui cũng ham vui lần nữa cho biết mùi "Sương gió biên thùy".

***
Các ông tui kể tên trong truyện này giờ đã hóa người thiên cổ khá lâu, hình hài của họ đã tan biến vào mạch đất quê hương, các ông tuy không còn hiện diện trong xóm nhỏ ngày xưa, chắc hẳn ít người còn nhớ đến các ông, nhưng chí ít ra còn thằng Phương ròm này lúc nào cũng da diếc nhớ về các ông, nhớ nhất là làm "Thanh niên Cộng hòa" bất đắc dĩ khi còn là đứa con nít con nôi.

Viết xong Sunday 25.12.22

Hai Hùng SG

Mục Lục


4. Huyền Thoại Eva Và Hoa Xuyên Tuyết

Thanh Hà




Từng bông vờn bay đuổi xô
Hoa trắng đẹp tựa hư vô
Ðó, điều diệu kỳ có thực
Trần thế hoà lẫn trời mơ (TH )

1/- Hoa trắng trong câu thơ chính là những tinh thể tuyết.

Ai đã từng sống ở vùng cao nguyên như tôi thì mới hiểu được cái rét mùa đông tê tái như thế nào. Tuyết rơi dầy từ 30 cm đến 60 cm là chuyện bình thường? đặc biệt tôi từng chứng kiến có năm tuyết rơi nhiều ngày liên tiếp chất chồng cao cả mét, thành phố huy động tất cả các xe xúc tuyết thay phiên làm việc ngày đêm, dọn các con đường cho xe lưu thông mà vẫn không kịp chở đem đổ ra bãi trống ngoại thành cho xuể nên họ đành tạm ủi tuyết lên hai bên lề đường dành cho người đi bộ, chỉ chừa lại lối hẹp vừa đủ một người rưỡi qua lọt. Lớp tuyết ấy cao hơn nhà một tầng, đi lề bên này thì không nhìn thấy gì lề bên kia. Nó nằm ỳ ra đó hơn tháng, chờ nhiệt độ tăng lên, tan chảy từ từ. Năm ấy trường phải đóng cửa cho học sinh nghỉ để tránh tai nạn.



Nói về tai nạn do tuyết gây ra thì nguy cơ nhiều lắm. Chả hiểu nhà văn nào viết truyện cổ tích nàng công chúa tên là Bạch Tuyết và Bảy Chú Lùn mà không tạo một cái tên tượng trưng cho mùa xuân tươi vui hay mùa hè ấm áp với nhiều hoa thơm cỏ lạ nhỉ ? Tựa đề được dịch từ tiếng Pháp Blanche-Neige et les Sept Nains, còn tiếng Anh Snow White and the Seven Dwarfs. Tên công chúa là Bạch Tuyết, nàng tuyết trắng.



Lúc khí hậu xuống dưới âm nhiều độ, thì tuyết sẽ đông cứng thành một khối nước đá nhẵn nhụi, bước chân lên trơn trợt té ngã dễ dàng. Mùa đông nào tôi cũng thấy lác đác trên phố người cao niên lẫn các cô cậu trẻ đi bằng một chân, còn một chân băng bó phải dựa vào cây nạng, điều quen thuộc nơi vùng tôi sống.

Tuyết rơi phủ kín vạn vật: mái nhà, cây cối, nóc xe. Những bông tuyết rơi chồng lên nhau gặp không khí quá lạnh, đóng thành băng nhũ với đầu nhọn hoắt giống mũi gươm mũi giáo tua tủa treo từng hàng từ mái nhà, tàng cây thòng xuống dài cả mét trông vừa ngoạn mục vừa đáng gờm. Khi thời tiết tăng lên vài độ C, hãy coi chừng. Một tai nạn rất thương tâm xảy ra nhiều năm trước, khối băng-nhũ từ trên mái nhà cao nhiều tầng gãy rời rơi theo chiều thẳng đứng vừa lúc một người đàn ông vô tình đi ngang bên dưới, thanh gươm Damoclesđã chọc thủng sọ của kẻ xấu số chết liền tại chỗ.



Có năm nọ vợ chồng tôi cùng bạn rủ nhau đến nhà hàng đón giao thừa tết dương lịch. Trời hôm ấy khô ráo, nhưng tuyết vẫn còn đọng cả nửa mét trên mái nhà hàng, chúng tôi bất cẩn đậu xe ngay bên dưới mái thay vì đậu giữa khoảng trống của parking. Vừa an vị bên trong nhà hàng, món ăn chưa kịp gọi thì mấy người khách bước vào sau lên tiếng báo có một chiếc xe màu kim loại bị khối tuyết rơi đè.

Linh tính, chúng tôi ra ngoài xem. Quả đúng là chiếc xe thân thuộc của chúng tôi. Trời ơi mới mấy phút trước còn nguyên vẹn, giờ khối tuyết nặng hàng tấn nằm chễm chệ khiến nóc xe bị võng xuống. Kính trước bị nát thành nghìn mảnh vỡ li ti văng đầy đặc vào hai ghế ngồi, sàn xe. Kính sau nứt toác. Bèn gọi điện cho hãng Bảo Hiểm xe, đêm cuối năm 31 mà họ cũng làm việc sốt sắng, hơn tiếng sau đã có nhân viên mang xe khác cho mượn tạm trong thời gian chờ giám định sửa chửa. Căn cứ vào tình trạng thảm hại của chiếc xe, nhân viên đoán thế nào hãng bảo hiểm cũng sẽ bồi thường tiền để mua lại xe mới.

Nghĩ lại mà hoảng kinh. Nếu như chúng tôi đến nhà hàng trễ vài phút, thì tảng băng đã rơi trúng ngay thời điểm đậu xe. Nóc xe đè xuống đầu, không mất mạng cũng gãy cổ, tàn phế. Chưa kể những mảnh thuỷ tinh bắn vào mặt mũỉnhất là đôi mắt?thì còn gì

Mắt em là một giòng sông

Thuyền anh bơi lội trong giòng mắt em (Thơ Lưu Trọng Lư) nữa chứ !



Ngoài ra, đường chưa kịp rắc muối cho tan tuyết, đọng thành băng thì chỉ một giây bất cẩn lạc tay lái tông vào làn xe đối diện, vào hàng ngăn cách, hay lọt xuống vực ? nơi tôi sống có rất nhiều con đường một bên là vách núi, một bên là vực ? thì tử thần sẵn sàng chào đón. Cô bạn tôi đã trải qua rồi. Lúc ấy cô vừa thi lấy bằng lái chưa kinh nghiệm chạy trong tuyết, nên rất tự tin bỏ ngoài tai lời cảnh báo, ung dung lái bằng một tay cũng không giảm tốc độ cho phép. Thế là sự việc xảy đến ngay tức khắc. Khi xe cán lên tảng băng, bánh xe trượt, loạng choạng vượt qua làn đường ngược chiều bên trái, có hai điều may mắn là lúc ấy không xe nào xuất hiện, lại trùng ngay đoạn có ụ đất cao bên lề, nên cô kịp ủi xe vào ụ cho dừng lại. Từ đó cô mới kinh sợ, không còn dám xem thường những rủi ro trong mùa tuyết.



2/- Những ai sợ lạnh, sợ tai nạn- vì đã từng kinh nghiệm đau thương- thì thấy toàn bất trắc. Nhưng nếu nhìn bằng đôi mắt tích cực lạc quan thì sẽ tìm ở tuyết nhiều niềm vui, lạc thú, vẻ đẹp mê hồn bởi từng tinh thể là mỗi hình dạng khác nhau, như hoa có nhiều loài vậy.

Tinh thể tuyết hình thành do độ ẩm không khí cao, ít nhất trên 100 loại. Tổng quát có thể phân biệt thành bốn dạng: lục giác, lăng trụ, hình kim, hình cánh hoa, hình ngôi sao ? cho hay mỗi một vật thể dù hình thành từ giọt nước li ti cũng có gương mặt riêng của nó.

Người yêu thể thao, sẽ vui mừng được cắp các dụng cụ trượt băng , trượt skỉ lên núi vào những ngày nghỉ, từ trên dốc đồi cao trượt theo hình parabol lã lướt xuống chân đồi.

Hoặc đứng trong căn phòng sưởi ấm lặng ngắm từng bông tuyết rơi rơi qua khung cửa sổ, thả hồn chìm đắm tưởng tượng bóng dáng chàng lãng tử nào đó loáng thoáng đi dưới màn trời trắng đục.

Hay lãng mạn hơn, khoác vội manteau chạy ra ngoài cánh đồng cỏ giờ đã phủ dầy tấm thảm trắng, ngước mặt lên cho những bông hoa tinh khiết nhẹ nhàng đậu lên tóc, chạm vào má lành lạnh ve vuốt mơn man. Vốc một nắm tuyết cho vào lòng bàn tay ngắm nghía thật gần. Mới thấy mỗi tinh thể là mỗi hình dạng khác biệt, lòng cuộn lên cảm xúc tiếc thương về cái đẹp huyền diệu nhưng quá mong manh của từng tinh thể nhỏ li ti chốc giây tan rã.



Ðất trời trắng chỉ một màu
Tinh anh hội tụ cùng nhau
Ngàn thông tùng quân đứng mãi
Lạc lõng một cánh chim nào ( Tuyết, TH )



Ðối diện với không gian trắng xoá kiêu hùng hoà quyện nhau : bầu trời, mặt đất, nhà cửa, cây cối, đường sá? bỗng thấy ta sao nhỏ nhoi yếu đuối, tự dưng lòng cũng an nhiên thanh thản, tạm quên hết bao ưu sầu lo âu



Trong mênh mông cõi tuyết
Con người bỗng nhỏ nhoi
Muốn hoá thân như tuyết
Ðể thánh hơn phận đời ( Tuyết, TH )



3/-

Mùa đông khắc nghiệt đặc biệt đối với thực vật, cây cối đều rụng lá chỉ còn trơ cành đen thủi như cánh tay tật nguyền giơ cao van nài Thượng Ðế ban ân huệ nào đó. Ngoại trừ cây thông dùng trang trí dịp Noel là quanh năm tươi tốt. Thảo nào cụ Tiên Ðiền Nguyễn Công Trứ chẳng mơ : Kiếp sau xin chớ làm người. Làm cây thông đứng giữa trời mà reỏ.



Chừng như cũng muốn thi gan cùng cội thông hùng vĩ xem sức chịu đựng giá lạnh đến độ nào, một loại hoa dại bé tí hon nằm khiêm nhường dưới thảm tuyết dầy đợi đến đầu xuân (cuối tháng một) len lén nhú lên khỏi lớp tuyết góp mặt cùng nhân gian cho đến cuối tháng ba, hoa Perce-Neige- goutte de lait- Snowdrop tiếng Anh. Tiếng Việt dịch bằng nhiều tên : Ðiểm Tuyết, Xuyên Tuyết, Chuông Mùa Ðông, Giọt Sữả

Ðó là loại cây chỉ cao khoảng 15 cm, cánh hoa 1cm? 2cm, thường có hai màu: tim tím, hoặc trắng ở giữa điểm chút xanh lá cây. Nó mọc trên các cánh đồng, bên vệ đường, trong rừng dưới bóng rặng thông, nhỏ bé đến nổi chỉ những người yêu thiên nhiên hoa cỏ, trong những lần đi dạo thích ngó nhìn quanh quất mới khám phá đến sự hiện diện của nó.

Rồi không khỏi sinh lòng thán phục loài hoa mỏng manh xem chừng yếu đuối nhưng cưỡng lại được cái giá rét tàn nhẫn của mùa đông, bèn tìm hiểu mới hay có ít nhất 6 truyền thuyết về sự ra đời của loài hoa nầy. Câu chuyện nào cũng đều hay cả.

Riêng tôi, dù nhiều lần gai đời đâm trái tim đau buốt nhưng bản chất mơ mộng vẫn không chừa, thích một huyền thoại liên quan giữa người đàn bà đầu tiên được Thượng Ðế tạo ra và đoá hoa trinh trắng nầy.



Huyền thoại kể rằng khi Nàng Eva ? hãy gọi là Nàng dù đã hàng ngàn năm tuổi để có cái mà mơ tưởng về sắc đẹp lẫn thanh tân ? bị con rắn dụ dỗ, cùng Adam ăn trái cấm là trái Tri Thức về Thiện và Ác. Từ đó hai người hết còn hồn nhiên vô tư, bỗng nhận thức những cám dỗ tiêu cực nên Thượng Ðế tức giận đuổi khỏi vườn Eden Ðịa Ðàng.



Tôi chép lại nguyên văn bài sưu tầm: Khi Adam và Eva bị Thượng Ðể đuổi khỏi vườn Ðịa Ðàng, rét lạnh và băng giá bao trùm trái đất, nơi những bông tuyết không ngừng rơi. Họ đau buồn, tiếc nuối khu vườn hoa và mùa xuân vĩnh cửu nơi Thiên Ðường. Không chịu đựng nổi, Eva oà khóc trong tuyệt vọng. Chứng kiến cảnh đau lòng đó, Chúa Trời rủ lòng thương nên biến những tinh thể tuyết đang rơi thành những bông hoa xuyên tuyết mỏng manh xinh đẹp để an ủi Nàng Eva đang gánh chịu khổ nàn.

Vì vậy loài hoa tượng trưng cho sự tinh khiết, an ủi hay đồng cảm cho những tâm hồn đang gặp điều kém may mắn, hy vọng sự tái sinh về ngày mai sáng sủa hơn.

?Người về tan biến rêu rong
Hoa xuyên tuyết giữa mênh mông thế trần
Từ Eva rời Ðịa Ðàng
Cùng Adam xua giá băng song hành
Tháng mười hai, Chúa giáng sinh
Dắt tay vượt ngọn-tuyết-tình sang sông

( Hoa Xuyên Tuyết, TH )

****

Thanh Hà

Mục Lục


5. Trò Chuyện Với Khoảng Không Trước Mặt


Tuyền Linh





Vì lý do kỹ thuật, xin tạm nghĩ 1 kỳ





****

Tuyền Linh

Mục Lục


6. Hai Ngõ Ðạo Ðời

Hàn Thiên Lương



**Truyện
Vào năm 1940 quân Nhật đã tràn vào Ðông Dương và ngự trị Saigòn, nên hằng ngày máy bay Mỹ liên tục oanh tạc, nhiều khu phố sụp đổ tan tành. Thương vong không ít. Nhiều người đem gia đình tản cư về quê. Gia đình tôi cũng ở trong trường hợp đó, chỉ có ông ngoại và dì Út tôi ở lại trông nhà. Lúc đầu ở ngay quận Ðức Hòa, nhưng vào tháng 11 năm 1945 quân Pháp đánh chiếm Hốc Môn Củ Chi và kiểm soát quốc lộ 1, đám Việt Minh ở Ðức Hòa ra lịnh sơ tán vào vùng sâu. Dân chúng gồng gánh chay vào khu Gò Sao , Rạch Nhum có gia đình chạy tuốt và mật khu Rừng Thơm phải bị chết chốc vì Tây oanh tạc, gia đinh tôi ngừng lại xóm Trại Bí xã Hiệp Hòa. Vào đầu năm 1946 Việt Minh rất tàn bạo họ giết đạo Cao Ðài, giết các ông hội đồng, cả người trong ban hội tề xã., đốt nhà và cướp tài sản! Lúc đó thật kinh hoàng, cha tôi trước là công chức sở Công chánh nên ông sợ lắm, một đêm ông bỏ nhà lẫn qua đường Hốc Môn vào Sai gon. Thời gian sau nửa, đêm khuya má tôi dẫn chúng tôi lẫn trốn qua Củ Chi , theo quốc lộ 1 về Phú Nhuận ở nhà Ông ngoại tôi.

Bây giờ tôi bắt đầu đi học lại, đã 10 tuổi rồi mà mới được học lớp hai chung lớp với mấy bạn ở bảy tuổi. May quá trong xóm gần nhà có anh bạn tên Ân cùng hoàn cảnh hồi cư như tôi, lớn đầu mà học trễ! Trường chúng tôi học rất xa, vùng Phú Nhuận chỉ có một trường Sơ Học , gồm có 3 lớp ( 1,2,3 lúc đó gọi là lớp 5 , lớp tư và lớp 3 dạy nhiều tiếng Pháp), gọi là trường Tổng, tọa lạc khu Tổng Tham Mưu. Hai chúng tôi rất chăm học, vì cậu Mười tôi cứ hăm he rằng:hai đứa bây phải gắng lên lớp luôn, nếu rớt người ta đuổi học vì lớn tuổi chịu dốt đó!

Qua lớp tiểu học , tôi và Ân thi đậu vào trường Petrus ký, lúc dó hai đứa đã mười lăm tuổi rồi nhưng chúng tôi rất chăm học nên thi đậu trung học đệ nhất cấp rất dễ. Ðến lúc học đệ nhị để chuẩn bị thi Tú tài 1 , các thầy giáo ai cũng bảo Tú Tài 1 khó đậu lắm, tỷ lệ đậu chỉ mười phần trăm Chúng tôi thật lo, đã qua 20 tuổi nếu rớt là phải đi quân dịch . Ngặt một nỗi, lúc đó khu phố tôi có một gia đình rất giàu về ở, họ có cả Ô Tô, có máy hát, hát rùm trời!... nhất là từ buổi trưa đến tối , đủ loại tuồng nào là Lan và Ðiệp, Phạm Công Cúc Hoa,Trần Minh Khố Chuối ?, Gây xáo trộn cho sinh hoạt của cả xóm!

Một buổi tan trường về Ân hỏi tôi: hơn tháng nay bạn có học bài được không? Tôi nói : - trời ơi chỉ nghe cải lương nhức đầu lắm!

Ân đáp :- Có một chỗ yên tịnh lắm. Mình vào chùa Kim Sơn học bài.

Tôi nói đùa : vào chùa tu hả ông?

-Không phải tu hàn h gì cả, chùa nầy sư nữ trụ trì là Dì Hai của tôi không sao đâu hai đứa mình cứ ngồi bên hong chùa học bài, yên lắm, vả lại cảnh chùa đẹp, ông thấy là ưng ý, chắc ông sẽ viết được những bài thơ hay!

Hôm sau đi học về lối 2 giờ trưa hai đứa chúng tôi vào chùa Kim Sơn, cũng gần nhà, chỉ qua con lộ Thái Lập Thành (nay là Phan Xích Long) là tới. Trước khi vào chùa phải qua một nghĩa trang khá rộng. Chúng tôi đi men theo con đường mòn lên khu đồi thấp là sân chùa. Ôi một cảnh thật dẹp ít có tại vùng Phú nhuận . Một dãy hàng dương rì rào theo gió cạnh con rạch nhiều bông lục bình tím, bên phải là một ao sen có nhiều cá, trên bờ ao vài bụi chuối, có cây buồng chuối có trên 2 trăm nải dài thòng xuống đất thật bắt mắt. Giữa sân một gò mối to đụn trên ngọn có bụi dâm bụt bông vàng dỏ rung rinh theo gió!

Ân chợt nói nhỏ với tôi rẳng:dưới gò mối đó có hai con rắn hổ to và dài, có lẻ nó tu rồi nên nó hiền lắm , thỉnh thoảng bò vào chánh điện nghe kinh !Tôi nghe xong phát sợ hỏi lại :-bạn có lần nào thấy không?.

Ân đáp : thấy nhiều lần, vì chùa nầy là chủa dì Hai tôi nên tôi hay lui tới!

Chuyện đó coi như qua di. Thường ngày cứ độ hai giờ trưa hai chúng tôi vào ngồi học ở hiên chùa thật bình yên. Có một hôm đang ngồi học Ân vụt đứng dậy chạy băng qua nghĩa trang, tôi chòm lên nhìn theo thấy Ân đang quảy một gánh vỏ dừa vào sân chùa , đi sau là một ni cô trẻ. Cô lấy chiếc khăn trên vai lau mồ hôi trên mặt, mặt cô ửng hồng , đôi mắt thật tinh anh. Cô nhìn tôi chấp tay khe khẻ nói : -mô Phật, chào huynh .

Tôi nhìn cô không đáp lại , chỉ dạ một tiếng. Ân đổ hai thúng vỏ dừa xuống sân. Cô vội lấy chiếc đòn gánh trải mấy vỏ dừa ra phời, bèn nhìn Ân cười, chấp tay nói khẻ: mô Phật, xin cám ơn Huynh,

Ân không nói lời nào chỉ gật đầu !

Sau khi Cô khuất trong chùa thì Ân nói với tôi rằng: Ni cô nầy tội nghiệp lắm, cô pháp danh là Diệu Hạnh, cha mẹ Cô ở cùng quê với má tôi quận Cần Ðước. Vào năm 1947 Tây đi bố vào xã, ba Cô trước là thầy giáo tiểu học tức nhiên là giỏi tiếng Pháp. Tây hỏi Ông trả lời ý tốt nói Tây đừng đốt nhà vì ở đây dân hiền lắm. Thế là cả xóm không bị đốt nhà! Nhưng rủi ở xóm ngoài, ba tên du kích đang núp dưới ao cá bị Tây bắn chết, thế là Việt Minh bảo thầy giáo chỉ điểm cho Tây, nên tối chúng đến nhà giết cả cha mẹ Cô. Trời ơi lúc đó Cô mới có Sáu tuổi thật bơ vơ! Má tôi hay tin xuống Cần Ðước dẫn cô về cho đi học cùng trường với Kim Anh em tôi. Cô thông minh học giỏi lắm và đậu tiểu học, má tôi cho cổ cùng học với Kim Anh tại Tư Thục Tân Thịnh được đến lớp đệ ngũ ( lớp 8 ) lúc dó cô trổ mã đẹp lắm, một hôm má tôi dẫn cô và Kim Anh đi chùa nầy cô gặp Sư cô Diệu Ðức là dì tôi họp ý trùng nghiệp thế nào không biết, cổ xin nghỉ học vào chùa phát nguyện đi tu. Vì là chùa của dì nên tôi thường hay lui tới, thấy cô cực khổ mà tôi tội nghiệp và thương lắm! Thật hai ngõ Ðạo đời trong cõi trần gian nầy ngõ nào cũng khổ cũng cực! Nói đến đó tôi thấy Ân nhìn xuông mắt vương lệ ngậm ngùi!

Chúng tôi tiếp tục đến chùa nầy học bài một thời gian dài rất thuận tiện và kỳ thú: nếu trời vừa đổ mưa ni cô Diệu Hạnh ra bảo:

hai Huynh vào trong kẻo ướt lạnh,

thường lúc đó Ân bảo nhỏ với tôi :

không sao vào đi chắc dì Hai tôi bảo cô ra kêu đấy.

Còn điều kỳ thú nữa là thỉnh thoảng vào buổi trưa 2 chàng rắn hổ từ gò mối chui ra lửng thửng bò vào chánh điện, thường có một con rùa thật to từ đám chuối bò ra ăn những bông sứ ( hoa đại ) rụng , từ từ lại gần chúng tôi rất thân thiện. Trên cành dương có những con chim cu gù gáy liên tục, bất chợt tôi nhớ cảnh quê nhà tôi vào buổi trưa quá! Thỉnh thoảng chiếc xuồng ba lá lướt qua, các chị hay bà chấp tay hướng vào chùa xá xá biểu lộ sự tôn kính !

Một buổi trưa trước khi vào chùa để ôn bài, Ân dẫn tôi theo đường Võ Di Nguy vào tiệm giày Minh Quang anh lấy đôi dép có quai sau, anh nói là mua cho Diệu Hạnh vì anh thấy mấy ngày nay dép của Diệu Hạnh đứt quay nên cô đi chân không thật tội nghiệp.

Nghe như vậy tôi nghĩ Ân thương Diệu Hạnh biết bao!

Lần lữa chúng tôi qua hai kỳ thi Tú Tài 1 và hai , cả hai đổ được hạng bình thứ chúng tôi nghĩ chắc nhờ Cô Diệu Hạnh cầu nguyện cho chúng tôi!

Sau thời trung học có kết quả, chúng tôi nộp đơn thi vào trường Quốc Gia Hành Chánh kết quả Ân rủi không trúng tuyển, tôi nghĩ Ân sẽ học ở, Ðại Học Khoa Học Ban Toán, nào ngờ Ân Vào trường Võ bị Ðà Lạt. Trước ngày Ân đi nhập học , Ân rủ tôi vào Chùa Kim Sơn lễ Phật. Thật sự Ân đến để giả từ Diệu Hạnh, ở sân chùa tôi đứng cách xa bên hồ cá. Tôi thấy Diệu Hạnh khóc nhiều lắm!

Rồi hai chúng tôi xa nhau, xa ngôi chùa nhiều kỷ niệm, Ân xa một ni sư nhưng hình bóng Diệu Hạnh mãi trong lòng chàng! Lúc ra trường chiến tranh càng lúc càng ác liệt, Ân ở miền Cao nguyên còn tôi ở một quận gần biên giới Viêt Miên. Thật xa cách có nhớ về nhau đôi lúc, nhưng nhiệm vụ tất bật của đời trai thời chinh chiến nên mọi sự đều gác lại!

Có một lần cha tôi chết tôi được về phép để lo tang , gặp Kim Anh, em gái Ân, đến chia buồn. Kim Anh hỏi tôi có biết chuyện tình của Ân và ni sư Diêu Hạnh không .

Tôi đáp : có biết nhưng chắc không rõ như cô trong gia đình đâu!

Tiếp đó Kim Anh nói :

-?lúc anh Ân mới đậu Tú Tài 2, cả nhà vui lắm, trong bữa cơm chiều Ân nói với má tôi rằng anh nhờ má tôi nói với dì Hai Ni sư trụ trì chùa Kim Sơn cho Diệu Hạnh hoàn tục để anh cưới Diệu Hạnh làm vợ!

Má tôi nghe như vậy bà kêu trời và phản đối, Bà nói :

?Ân ơi đời là bể khổ trầm luân, Diệu Hạnh thoát tục, thoát cõi mê lầm về bến giác cớ chi con kéo người ta về tục lụy khổ đau. Má thương con chìu con mọi thứ nhưng việc nầy má không bao giờ chấp nhận. Ân ơi ?tu là cõi phúc tình là dây oan ? mà con ! Con đậu tú tài mai mốt lên đại học thiếu gì nữ sinh đẹp để con thương, cớ chi làm bận rộn cảnh chùa xáo trộn đời một ni cổ .

Anh Ân nghe vậy không cải lại má, thật bản tánh anh hiền lắm, cả ngày sau anh chỉ ngủ trong buồng và im lặng. Sau đó anh bỏ trường Ðại học Khoa học vào trường võ bị Ðà Lạt. Nay thì anh sống cuộc dời sương gió khói lửa, canh cánh trong lòng một mối tình. Ôi như cảnh Hồn Bướm Mơ Tiên!.?

Kim Anh lúc đó là một góa phụ chồng cô sĩ quan sư đoàn 5 bị Việt cộng phục kích chết ở Lộc Ninh!

Ðến sau ngày 30 thán tư 1975 tôi và Ân bị lưu đày nơi đất Bắc miền thượng du , đến năm 1979, bị trung Cộng đánh họ đưa các trại trên đó về miền trung du nhất là trại Tân Lập Vĩnh Phú, ở đây mấy năm sau, hai phân trại K2 và K3 phải ra Bến Ngọc gánh lá cọ về sửa nhà tình cờ gặp Ân chúng tôi mừng lắm, tôi hỏi

Ân có biết tin về Diệu Hạnh không,

Ân đáp :- có lần nào Kim Anh gửi quà Cô cũng cho tôi vài món chay như tương hột đậu phộng rang và một lá thơ ngắn mấy dòng,: ?nguyện Ðức Phật Gia hộ cho tôi và dặn rằng khi được về nhớ thăm chùa Kim Sơn!?

Tôi đáp :

tức là vào thăm cô phải không?

Ân nhìn tôi im lặng chỉ nở một nụ cười thật héo hắt!

Ðến năm 1984 trại Vĩnh Phú thả nhiều đợt, tôi và Ân được thả vào tháng bảy âm lịnh , về đến nhà vào sáng rầm tháng bảy, mới 11giờ trưa Ân sang nhà tôi rủ vào thăm chùa Kim Sơn, tôi bàn với Ân :

- hôm nay là lễ Vu Lan Phật tử đông lắm cô Diệu Hạnh bận, sao tiếp chuyện với mình được, rôi chúng tôi hẹn nhau 7 giờ chiều sẽ đến.

Chiều hôm đó mưa lâm râm , đến chỗ nghĩa trang thì mit mù, hai Chúng tôi lần qua nghĩa trang, xa xa bên trong có bóng một ni sư , chợt nghe có tiếng nói :

?hai huynh về rồi hả?

Ân nói nhỏ với tôi:

như tiếng của Diệu Hạnh.

Hai chúng tôi không trả lời. Ở phía trong nghĩa trang nói tiếp :

Hai Huynh vào lễ Phật đi.

Chúng tôi đi mau đến sân chùa và vào ngay chánh điện, lúc đó chi có khoản 15 người kể cả các ni sư. Chúng tôi ngồi sau cùng. Chừng 15 phút hết lễ, Ân và tôi liền gặp ni cô ngưng hầu chuông Ân hỏi:

-sao không không thấy cô Diệu Hạnh?

Ni cô trả lời vội :

Diệu Hạnh viên tịch gần một năm rồi!

Nghe như vậy xương sống tôi ớn lạnh ,còn gương mặt Ân tái ngắt. Chúng tôi đi lần ra sau chánh điện thấy ảnh của cô Diêu Hạnh trên bàn vong nghi ngút khói hương .

Lần đâu tiên tôi thấy Ân khóc thiệt! Ni cô trẻ vẫn đi sau lưng chúng tôi và nói :

Diệu Hạnh được chôn cất trong nghĩa trang chùa mà hai huynh mới đi ngang quả.

Ngày 20 tháng 11năm 2022


Hàn Thiên Lương

Mục Lục


7. Ngày Hoàng Ðạo

Ðặng Xuân Xuyến




NGÀY HOÀNG ÐẠO: CÁCH TÍNH VÀ Ý NGHĨA

*

Ngày Hoàng đạo là những ngày tốt, trăm việc nên làm. Ðó là những ngày: Kim Ðường, Kim Quỹ, Ngọc Ðường, Minh Ðường, Tư Mệnh và Thanh Long, tuy nhiên mỗi ngày hoàng đạo lại có thế mạnh hơn hẳn về khả năng phù trợ cho những việc cụ thể.

Cách tính và ý nghĩa của các ngày Hoàng đạo như sau:



1. NGÀY KIM ÐƯỜNG

Theo tín ngưỡng dân gian thì ngày Kim Ðường Hoàng Ðạo luôn rơi vào những ngày thuộc chi Âm, là một ngày tốt, có nhiều phúc thần nên làm việc gì cũng dễ thành công, gặp nhiều may mắn, gây dựng nên cơ đồ, vinh hiển, giàu sang phú quý, rất tốt cho các việc: khởi công, động thổ, khai trương, cưới hỏi, nhậm chức...

Cách tính ngày Kim Ðường Hoàng Ðạo

Ngày Kim Ðường hoàng đạo được quy định cụ thể theo địa chi ngày của từng tháng. Cụ thể là những ngày sau:

Trong tháng 1: ngày Tỵ

Trong tháng 2: ngày Mùi

Trong tháng 3: ngày Dậu

Trong tháng 4: ngày Hợi

Trong tháng 5: ngày Sửu

Trong tháng 6: ngày Mão

Trong tháng 7: ngày Tỵ

Trong tháng 8: ngày Mùi

Trong tháng 9: ngày Dậu

Trong tháng 10: ngày Hợi

Trong tháng 11: ngày Sửu

Trong tháng 12: ngày Mão



2. NGÀY KIM QUỸ

Theo tín ngưỡng dân gian thì ngày Kim Quỹ hoàng đạo được xem là ngày lý tưởng để tiến hành các công việc liên quan đến hôn sự như: cầu hôn, dạm ngõ, tổ chức lễ đính hôn, thành hôn, đăng ký kết hôn? và các công việc liên quan đến giao tiếp, thỏa thuận, tranh biện, hội họp.

Cách tính ngày Kim Quỹ hoàng đạo

Ngày Kim Quỹ hoàng đạo được quy định cụ thể theo địa chi ngày của từng tháng. Cụ thể là những ngày sau:

- Tháng Giêng và tháng 7: Ngày Thìn

- Tháng 2 và tháng 8: Ngày Ngọ

- Tháng 3 và tháng 9: Ngày Thân

- Tháng 4 và tháng 10: Ngày Tuất

- Tháng 5 và tháng 11: Ngày Tý

Tháng 6 và tháng chạp: Ngày Dần



3. NGÀY NGỌC ÐƯỜNG

Theo tín ngưỡng dân gian thì ngày Ngọc Ðường luôn rơi vào những ngày thuộc chi Âm, là ngày rất tốt cho việc phát triển tài năng như thi cử, khai trương, động thổ, nhậm chức...

Cách tính ngày Ngọc Ðường hoàng đạo

Ngày Ngọc Ðường hoàng đạo được quy định cụ thể theo địa chi ngày của từng tháng. Cụ thể là những ngày sau:

Trong tháng 1, là ngày Mùi

Trong tháng 2, là ngày Dậu

Trong tháng 3, là ngày Hợi

Trong tháng 4, là ngày Sửu

Trong tháng 5, là ngày Mão

Trong tháng 6, là ngày Tỵ

Trong tháng 7, là ngày Mùi

Trong tháng 8, là ngày Dậu

Trong tháng 9, là ngày Hợi

Trong tháng 10, là ngày Sửu

Trong tháng 11, là ngày Mão

Trong tháng 12, là ngày Tỵ



4. NGÀY MINH ÐƯỜNG

Theo tín ngưỡng dân gian thì ngày Minh Ðường là ngày mang lại nguồn năng lượng tích cực, sinh khí tốt, giúp con người khỏe mạnh, tâm lý lạc quan, phấn chấn, làm việc gì cũng thành công và gặp nhiều may mắn, tốt cho mọi việc như: nhập học, khai trương, nhậm chức, cưới hỏi, giao thương, động thổ,...

Cách tính ngày Minh Ðường Hoàng Ðạo

Ngày Minh Ðường hoàng đạo được quy định cụ thể theo địa chi ngày của từng tháng. Cụ thể là những ngày sau:

Trong tháng 1: ngày Sửu

Trong tháng 2: ngày Mão

Trong tháng 3: ngày Tỵ

Trong tháng 4: ngày Mùi

Trong tháng 5: ngày Dậu

Trong tháng 6: ngày Hợi

Trong tháng 7: ngày Sửu

Trong tháng 8: ngày Mão

Trong tháng 9: ngày Tỵ

Trong tháng 10: ngày Mùi

Trong tháng 11: ngày Dậu

Trong tháng 12: ngày Hợi



5. NGÀY TƯ MỆNH

Theo tín ngưỡng dân gian thì ngày Tư Mệnh hoàng đạo luôn trùng với sao Thiên Quang, một vì sao tốt trong hệ thống cát tinh nhật thần và rơi vào ngày thuộc chi Dương, là ngày tốt lành, trợ giúp đắc lực cho bản mệnh của con người nên rất tốt cho các việc như: khai trương, động thổ, ký kết hợp đồng, cưới hỏi...

Cách tính ngày Tư Mệnh Hoàng Ðạo

Ngày Tư Mệnh hoàng đạo được quy định cụ thể theo địa chi ngày của từng tháng. Cụ thể là những ngày sau:

Trong tháng 1 là: Ngày Tuất

Trong tháng 2 là: Ngày Tý

Trong tháng 3 là: Ngày Dần

Trong tháng 4 là: Ngày Thìn

Trong tháng 5 là: Ngày Ngọ

Trong tháng 6 là: Ngày Thân

Trong tháng 7 là: Ngày Tuất

Trong tháng 8 là: Ngày Tý

Trong tháng 9 là: Ngày Dần

Trong tháng 10 là: Ngày Thìn

Trong tháng 11 là: Ngày Ngọ

Trong tháng 12 là: Ngày Thân



6. NGÀY THANH LONG

Theo tín ngưỡng dân gian thì ngày Thanh Long hoàng đạo luôn rơi vào ngày thuộc chi Dương và chủ về hỷ sự, may mắn nên rất tốt cho các việc như: cưới hỏi, khai trương, thi cử...

Cách tính ngày Thanh Long Hoàng Ðạo

Ngày Thanh Long hoàng đạo đạo được quy định cụ thể theo địa chi ngày của từng tháng. Cụ thể là những ngày sau:

Trong tháng 1: là Ngày Tý

Trong tháng 2: là Ngày Dần

Trong tháng 3: là Ngày Thìn

Trong tháng 4: là Ngày Ngọ

Trong tháng 5: là Ngày Thân

Trong tháng 6: là Ngày Tuất

Trong tháng 7: là Ngày Tý

Trong tháng 8: là Ngày Dần

Trong tháng 9: là Ngày Thìn

Trong tháng 10: là Ngày Ngọ

Trong tháng 11: là Ngày Thân

Trong tháng 12: là Ngày Tuất



(Trích từ: 1001 KIÊNG KỴ TRONG TÍN NGƯỠNG DÂN GIAN

của Ðặng Xuân Xuyến ; Nhà xuất bản Thanh Hóa ; 2010)

Ðặng Xuân Xuyến

Mục Lục


8. Bếp Củi

Bạch Liên




Ðồng bằng sông nước miền quê
Xa xôi, dòng điện chưa về nơi đây
Ðêm đen trăng đậu trên cây
Mơ màng soi bóng, gió lay đèn dầu
*
Hoàng hôn bếp củi loang màu
Nồi niu lọ nghẹ bám vào đáy xoong
Lửa mồi là một bó rơm
Que diêm bắt ngọn, củi thơm cháy bùng
*
Cơm canh thả khói quanh vùng
Tình quê ngào ngạt thủy chung miệt vườn
Tha hương vẫn nhớ con đường
Bóng trâu thấp thoáng mờ sương ra đồng

*
Bây giờ cách biển mênh mông
It khi tìm được dòng sông đục ngầu
Hai bờ xanh ngát dừa, cau
Mưa rơi xào xạc, ví dầu ru đêm


Những ngày hè khô ráo trải những sợi nắng chói chang, như muốn cho thế nhân biết nhiệt độ nóng bức ra sao. Trước khi vạn vật khép mình, nhường không gian cho mùa thu lãng mạn. Mặt trời thức dậy sớm hơn do cái tánh siêng năng, thích leo dốc một mình lên thiên đỉnh. Hừng đông mọc tia nhánh hồng đỏ. Phố phường choàng tỉnh, bắt đầu cho một ngày mới rộn ràng.

Ngày mới hôm nay tỉnh táo, xông xáo chuyển động. Như vòng bánh xe cuộc đời cứ hồn nhiên lăn tròn, để tiếp nối một chuỗi ngày tất bật khác. Năm này qua tháng nọ cứ triền miên, miệt mài bắt chân người bôn ba hướng về phía trước. Cũng như không bao giờ ngưng đọng, hầu vẽ ra hình ảnh trừu tượng trong tâm trí của con người. Cơm áo gạo tiền là cốt lõi nuôi sống biết bao người dân chân chất, hiền hòa .

Cốt lõi này phụ thuộc vào một nhân vật bí mật. Không ai có thể thấy được nét mặt ra sao. Ông này nắm giữ quyền lực cao siêu, biến tóc xanh thành bạc trắng, da vẻ mịn màng thành đồi mồi già cỗi, nhăn nheo. Tôi muốn nhắc đến cái tên, ai nghe cũng rùng mình ớn lạnh: Ông Lão Thời Gian.

Mọi diễn biến liên tục xảy ra từng giây, từng phút. Tạo nên trường đời dài lê thê không có điểm chấm hết. Vòng xoáy nghiệt ngã mà con người phải im tiếng vâng lời. Thế nhân đành chấp nhận, quay theo hai nhánh kim đồng hồ đều đặn gõ nhịp. Ðồng hồ là tay sai đắc lực của ông lão vô hình. Ông này già thiệt tình luôn ! Nhưng sao cứ thích chạy đua đường trường, dài đăng đẳng - dẫn đến vô cực. Nhưng lạ thay, ông thần huyền bí nhất vũ trụ, không hề biết mệt mỏi là gì..

***
Sinh nhai là động lực thúc giục, ai cũng phải bươn chải. Chẳng qua là bắt con người phải miệt mài vận động. Tay chân, trí óc, luôn suy nghĩ, cách nào tạo ra tiền. Ðể che chở cho cái bao tử không thể nào trống rỗng. Ðời sống có no ấm vững vàng, thì nhịp sống đời người mới được an cư lạc nghiệp.

***
Mùa hè California đã gây ra nhiều đám cháy rừng trên sườn đồi núi hoang vu. Ngọn lửa háo thắng ít khi chịu dừng chân. Cho dẫu biết rằng, mình đang sắp sửa lan tràn tử thần vào khu nhà của người dân vô tội vạ. Nhìn ngọn lửa đỏ bừng bừng, hung hăng hướng vào không trung, tôi thầm nghĩ:

Ðôi khi ngọn lửa không cố tình muốn đốt cháy nhà cửa, của cải của bao người dân làm ăn lương thiện. Họ đã nhọc nhằn, gầy công xây dựng nên cơ nghiệp của mình, với biết bao giọt mồ hôi đầm đìa. Chàng Gió ương ngạnh có bản tánh ngông cuồng, ưa nổi loạn, là chất xúc tác đẩy mạnh đám lửa phải lan xa. Nhìn đám lửa nơi này, chạnh lòng nhớ chùm lửa quê xưa.

***
Tôi còn nhớ ngày xưa khi về thăm Ngoại ở miệt vườn. Trong chái bếp nhỏ gọn của Ngoại là những ông lò bằng đất nung màu nâu đỏ rất đẹp. Có nơi bếp lò chỉ đơn sơ, vỏn vẹn là ba cục gạch cũ kỹ, cùng kích cỡ được đặt chông chênh theo vị trí của ba góc tam giác. Thế là ta đã có những bếp củi sôi sục nấu cơm, canh, kho cá...Những mâm cơm dân dã, thích hợp trong đời sống mộc mạc của hương đồng cỏ nội.

Lúc ấy, tôi còn nhỏ tí teo nên ít được phép cho đứng quanh quẩn trong bếp lắm. Nhưng là con gái, nên cái tánh tò mò cứ thì thầm bên tai. Tôi len lén đứng nép mình bên vách lá, nhìn mợ Út nấu cơm. Mợ Út là con dâu duy nhất của bà Ngoại nên mợ giỏi giang hết biết, quán xuyến mọi chuyện, chu toàn lo cơm nước trong nhà.

Thoạt đầu, những khúc củi khô được đặt xiên xẹo dưới ông lò chéo qua chéo lại. Khoảng cách của các khúc củi chồng chéo giao nhau. Sẽ giúp cho không khí luồn lách bay vào, thổi mạnh ngọn lửa. Mợ Út bắt mồi bằng những cọng rơm khô vừa được châm ngòi, từ cái que diêm tí tẹo. Cọng rơm mỏng manh yếu gầy đến tội nghiệp, bị nhồi nhét vào trong hỏa lò. Ngọn vàng nhỏ xíu phựt loang ra, để chiêu dụ mấy anh Củi bừng bừng nóng rang người mà cháy theo.

Ðể cho ngọn lửa thêm cuồn cuộn nhảy múa mau lẹ, mợ Út lấy cái ống tròn tròn bằng tre. Ống tre thông suốt, dài khoảng hai gang tay. Mợ thổi hơi vào một đầu ống. Hơi thổi phì phèo phà theo thân ống, bung tỏa ra ở cuối đầu bên kia. Lửa phát ra tiếng ù ù nhè nhẹ, thúc hối mấy khúc củi nào còn lười biếng, chưa chịu ỏng a làm dáng ửng hồng màu cam đỏ rực.

Bếp lò đơn sơ này là nơi, Mợ thức thâu đêm để canh chừng nước và củi lửa. Là công việc nhuần nhuyễn nấu bánh tét mỗi khi giỗ quảy,mỗi độ mùa xuân Tết về. Thương quá miền quê , nhất là Tết. Ngoại của một thời thơ ấu dấu yêu. Nay đã lụi tàn vào dĩ vãng mù khơi.

Nhớ hoài bếp củi xa xưa
Góc trời kỷ niệm vẫn chưa phai nhòa.
Hương thơm thảm lúa mượt mà
Cánh diều thơ dại nay đà tha hương

Chúc Mừng Năm Mới Vạn Sự An Lành
JAN 2023

Bạch Liên

Mục Lục


9. Chiếc Áo Ðêm Noel

Kim Loan




Bữa đó tôi đạp xe đi chợ Xóm Mới, gặp nhỏ Hương Văn ngay đầu chợ, nhỏ hỏi tôi:

- Ê, năm nay nhà ngươi có mục Reveillon với nhóm nào không??

Tôi thở dài:

- Trường mới lớp mới thì bạn bè chưa quen lắm, chắc ở nhà thôi!

- Vậy thì qua nhà bác tao chơi đêm Noel nhe?

- Nhà bác mày có gì mà chơi!?

- À quên, tao chưa nói hết ý, bà chị họ con bác Ba tao đó, chị ấy tổ chức tiệc Noel cho vài bạn bè thân, chị ấy cho tao rủ thêm bạn, nói chung là toàn người trẻ tuổi.

- Nhưng mày có chàng người yêu tháp tùng, tao đến đó lẻ loi dư thừa à?

Nó chu mỏ:

- Mày đừng lo! Tao có rủ nhỏ Thuỷ lớp mình nữa, hai đứa bay đi chung về chung là an toàn, ai nỡ để mày cô đơn đâu nà!!

Chúng tôi là bạn bè thân thiết suốt ba năm học High School, năm nào lớp trưởng cũng tổ chức tiệc Noel cho cả lớp tại nhà của một người nào đó luân phiên nhau. Năm ấy là năm chúng tôi vừa tốt nghiệp ra trường mỗi đứa một nơi, kẻ vào Ðại Học, người vào Cao Ðẳng, đứa thì đi làm, đứa ở nhà chờ sang năm thi tiếp. Lẽ ra chúng tôi cũng có tiệc Noel họp mặt, nhưng hồi giữa tháng 12 bố của một bạn trong lớp bất ngờ qua đời vì tai nạn giao thông, nên mọi người đồng ý huỷ tiệc Noel, thành ra tôi mới bị ?ế độ? và nhỏ Hương Văn nhảy ra rủ rê. Tôi nhận lời vì có nó quen biết, hơn nữa, đêm Noel mà nằm ở nhà thì buồn quá, đi đến chỗ lạ cũng có thú vị là không ai biết mình là ai, tha hồ vô tư ăn uống rồi tiệc tàn đi về, là xong.

Vì chủ nhà và khách mời đa số đều có đạo Công Giáo, nên tiệc bắt đầu lúc 9 giờ tối, để mọi người xong xuôi chuyện đi lễ đêm Vọng Giáng Sinh, rồi đến tiệc mừng Chúa.

Tôi và nhỏ Thuỷ đến nơi, đó là căn nhà lầu đúc ba tầng nằm gần chợ Xóm Mới, ngay mặt đường giữa xứ Hà Nội và xứ Lạng Sơn. Nhỏ Hương Văn ra đón chúng tôi, dẫn xe vào cổng, bước vào nhà, sao thấy im re, có thấy bàn tiệc gì đâu. Tôi hỏi:

- Ủa, chả lẽ tụi tao đếm sớm nhứt sao, mà cũng chưa thấy bày biện gì cả?

Nhỏ cười lớn, chọc quê tôi:

- Hai đứa bay đến trễ nhứt thì có! Khách đã có mặt đầy đủ trên sân thượng rồi kìa.

Nhỏ Thủy reo lên:

- Hả ?? Làm trên sân thượng?? Ðộc đáo à nghen!!!

Chúng tôi theo chân Hương Văn dẫn lên sân thượng. Ngạc nhiên và thích thú vì lần đầu dự tiệc với nhiều người lạ, và tiệc ngoài trời đêm đầy sao rất lãng mạn.

Không gian bữa Reveillon được trang hoàng lấp lánh mờ ảo, với những chiếc ghế xinh xắn xung quanh các chậu cây cảnh khắp sân thượng. Ở góc ngay cửa lên xuống là chiếc bàn dài để thức ăn theo kiểu buffet, và nổi bật là dàn máy cat-xet tối tân, đang mở hết công suất bài hát gợi nhớ gợi thương vời vợi qua tiếng hát nức nở của nữ hoàng sầu muộn Giao Linh:

?Một mùa sao sáng đêm Noel Chúa sinh ra đời,
người hẹn cùng tôi ngày về khi đất nước yên vuỉ?.
Chúng tôi chào hỏi với chị họ của Hương Văn, chủ nhân buổi tiệc, còn những người khác, chỉ gật đầu nếu chạm mặt dưới ánh sáng nhấp nháy của những dây đèn bên cây thông Giáng Sinh thật to.

Tiệc bắt đầu, mọi người rộn ràng ăn uống, nói chuyện, nghe nhạc, đứng ngồi hoặc đi loanh quanh hỏi thăm nhau. Cảnh tượng ấm cúng, trang trọng, vui tươi mừng đêm cực linh Thiên Chúa giáng trần.

Trời càng về khuya gió trên sân thượng càng nhiều, ngoài trời có hơi sương nên người tôi bắt đầu run lên, vì tôi ăn mặc khá phong phanh. Nhỏ Hương Văn có bạn trai đi chung nên lo áo cho nó, nhỏ Thuỷ thì vốn tính cẩn thận nên mặc chiếc áo thun dầy, tay dài, cổ lọ nên nó chẳng bị hề hấn gì. Còn tôi, với chút máu điệu, vả lại cứ nghĩ tiệc làm ở trong nhà, nên tôi diện chiếc quần Jeans bó và chiếc áo lửng cổ thuyền mong manh, vì trời Sài Gòn có bao giờ lạnh lắm đâu. Nhìn mọi người ai cũng ấm áp, (chắc họ biết tiệc làm ngoài trời sân thượng) tôi thấy thèm, nhưng tôi có quen biết ai để mà nhờ vả hỏi han, mà biết hỏi làm sao. Lòng tự trọng và lòng kiêu hãnh của tuổi trẻ nhắc nhở tôi ráng chịu đựng, cố ngồi im lặng thu mình co ro, tới đâu tính tới đó. Mà hai nhỏ bạn vàng của tôi cũng vô tình lắm cơ, chúng cứ mải mê ăn uống, cười nói, chẳng để ý tôi đang lạnh lẽo, tái tê khắp người.

Chịu đựng thêm một lúc, răng tôi bắt đầu đánh vào nhau lập cập, và nước mắt nước mũi bắt đầu lã chã?tuôn rơi. Tôi lúng túng chưa biết làm sao, thì một anh chàng ngồi đối diện liền đứng lên, vòng qua chỗ tôi ngồi, đưa cho tôi mẩu khăn giấy, rồi cởi chiếc áo khoác của anh ta đưa cho tôi:

- Cô lau nước mũi đi và mặc chiếc áo này vào. Cô đang run rẩy rồi kìa!

Trời ơi, tôi muốn độn thổ ngay lập tức, nhưng vẫn vội vàng chụp lấy cái khăn giấy và chiếc áo, lí nhí cám ơn ?vị cứu tinh? của tôi vì anh ta chỉ cần đến chậm vài phút là tôi gục ngã vì chết cóng!

Người ấy xua tay ý là không có chi, rồi đi ra phía cửa sân thượng, xuống dưới nhà.

Người tôi đã bớt lạnh, tôi tính nhờ ai đó tìm một ly trà ấm, nhưng nhỏ Hương Văn biến đi đâu chả thấy, còn nhỏ Thuỷ ngồi kế bên tôi mà có thèm để mắt đến tôi bởi nàng vẫn líu lo nói chuyện với chàng trai bên cạnh. Ðúng lúc đó, ?người ấỷ xuất hiện trở lại nơi đầu cửa sân thượng, mang đến cho tôi ly sữa nóng:

- Cô uống ly sữa, tôi có thêm chút café cho cô vừa ấm bụng vừa tỉnh táo nhé!

Anh ta đặt ly sữa xuống trước mặt tôi, chẳng cần chờ tôi cám ơn, rồi lại nhanh nhẹn ra phía dàn máy đổi đĩa nhạc, có vẻ như anh ta rất thân quen với chủ nhà và một số người ở đây.

Chiếc áo và ly sữa của anh ta làm tôi tươi tỉnh lại, rung động theo tiếng hát của Sĩ Phú qua băng nhạc Sơn Ca mà anh ta vừa mở volume thật to, chắc để cho ?tôi nghe (còn ai khác nữa chớ, anh ta mới tặng tôi một ly sữa rất ngọt ngào đấy thôi):

? Mùa Noel đó chúng ta quen nơi giáo đường
Mùa Noel đó anh dắt em vào tình yêu ??
Ðến nửa đêm tiệc bắt đầu tàn, người lai rai ra về, chúng tôi ở lại cuối cùng, phụ nhau dọn dẹp vài thứ linh tinh.

Hương Văn đưa tôi và Thuỷ ra ngoài cổng, có ?người ấỷ và vài người khác cùng ra tiễn. Tôi dừng lại, đưa chiếc áo cho anh ta nhưng anh ta lại khoác nó trở lại vai tôi:

- Em cứ mặc về nhà, hôm nào tôi sẽ ghé qua lấy!

Tôi lùng bùng cái lỗ tai, mới hồi nãy còn gọi tôi là ?cổ, giờ chuyển tông qua ?em? từ khi nào vậy trời! Còn ?hôm nào ghé qua lấỷ là sao? Có biết nhà tôi đâu chớ, tính làm quen hả, tôi đâu phải loại con gái dễ dàng như thế! Tôi liền giảy nãy:

- Dạ thôi, không cần đâu ạ!

Rồi cởi chiếc áo quăng vào người anh ta lần nữa, nhưng anh ta lại nhẹ nhàng khoác nó trở lại vai tôi, cười mỉm chi:

- Nếu em không muốn tôi tới nhà thì cứ nhờ người đưa lại, không sao cả. Ðường về còn dài, không đủ ấm sẽ bị cảm lạnh đấy, cô bé!

Rồi mọi người cũng xúm vào đồng tình, tôi không còn chọn lựa nào khác, không thể tiếp tục dùng dằng đẩy đưa chiếc áo qua lại, tôi đành nói lời cám ơn và cùng nhỏ Thuỷ đạp xe về nhà.

Hôm sau là ngày nghỉ, buổi chiều cơm nước xong, tôi mang chiếc áo đến nhà Hương Văn, nhờ nó mang đến nhà Bác nó như lời dặn của người ấy.

Trả áo rồi, tôi bắt đầu ? chờ đợi. Tôi tin chắc rằng, thế nào người ấy cũng sẽ kiếm cách đến nhà tôi, (từ Xóm Mới xuống Thông Tây có bao xa). Chả lẽ tự dưng mà anh ấy ?hy sinh? chịu lạnh để cho tôi mượn áo, tự dưng pha cho tôi ly sữa, rồi tự dưng biểu tôi mặc áo về nhà để anh ấy ghé lấy? Cái kiểu làm quen ?xưa như trái đất? ấy sao mà dễ thương chi lạ!

Khi anh ấy tìm đến, tôi sẽ rất kiêu kỳ, sẽ rất điệu đà, sẽ rất duyên dáng xinh đẹp, và trêu chọc anh ấy rằng, em đã trả áo anh rồi, còn nợ nần gì nữa đâu!

Nhưng sau đó vài ngày, vài tuần, rồi vài tháng, chẳng có ai đến tìm như tôi tưởng tượng. Tuổi trẻ với những bận rộn học hành cũng làm tôi quên đi chuyện ấy, dù có đôi lần tôi thấy giận hờn vu vơ (chẳng biết giận ? ai!), và thấy tiếc nuối ân hận vì đã mau mắn trả lại cái áỏ sớm quá!!

Mấy chục năm đã trôi qua, cứ mỗi khi Tháng Mười Hai trở về, trời Canada tuyết phủ trắng xoá không gian, thỉnh thoảng tôi lại nhớ về đêm Reveillon tuổi mười chín, trên sân thượng căn nhà lầu đúc xứ Lạng Sơn và ?sự cố mượn áỏ năm xưa. Ðêm Chúa giáng trần cứu rỗi nhân loại, còn người ấy ?cứu vớt? tôi qua cơn lạnh giá đêm Noel. Vì chỉ gặp nhau một lần đó, nên đến giờ tôi không còn nhớ chính xác hình dáng người cho mượn áo, cao thấp mập ốm ra sao, mặt ngang mũi dọc đẹp xấu thế nào (chắc là không xấu, nên tôi mới chịủ nhận áo).

Nhưng có điều, tôi vẫn nhớ rõ chiếc áo ấy, màu đen, bằng da thật, mềm như nhung. Chiếc áo cho tôi hơi ấm đêm Reveillon, giữ ấm tôi suốt con đường về giữa trời khuya, và khi về nhà đi vào giấc ngủ vẫn còn sưởi ấm cõi lòng bâng khuâng của tôi.

Và tôi cũng nhớ cả tên người ấy, vì nó cũng bắt đầu bằng vần L, như tên của tôi:

Anh Lâm, giờ anh đang ở nơi nao trên quả đất nàỷ!!

Tái Bút: Nhỏ Hương Văn hiện đang định cư bên Mỹ (tiểu bang North Carolina) góp ý, tôi nên post bài này lên facebook mỗi năm khi mùa Giáng Sinh về, để ?khiến người tên Lâm/ đau khổ ăn năn/ khiến người tên Lâm/ đau khổ muôn năm!?.

Tôi đã làm theo lời đề nghị của nó, ít ra cũng để anh ta hắt hơi sổ mũỉcho bõ ghét!!!


Kim Loan

Mục Lục


10. Là Mấy Trăng Tròn (phần 2)

Phan Thái Yên




LÀ MẤY TRĂNG TRÒN

(tiếp theo và hết)

Giọng nói thân thuộc của vợ những lúc bị lúng túng, khó xử khiến ông ngoái nhìn về phía nhóm phụ nữ bán hàng đang bu quanh nàng. Người vợ muốn mua tấm bản đồ Việt Nam bán rong trên đỉnh đèo. Ông chồng bật cười nhìn nàng đối phó với cả ba chị bán hàng ai cũng tranh bán cho bằng được món hàng của mình. Cuối cùng thì bà Việt Kiều đành phải mua cả ba tấm với giá cắt cổ để khỏi phải bị nghe rỉa rói vì đã rờ hàng ?me xưả mà không mua. Những tấm bản đồ được in từ nhiều năm trước, tấm nào cũng có đủ Hoàng Sa, Trường Sa, Ải Chi Lăng, thác Bản Dốc, suối Phi Khanh. Rồi ai sẽ ?liệu bồỉ mảnh giang san gấm vóc này ?

Xe về tới Ngã Ba Ði Huế, qua Phước Tường lúc trời vừa quá trưa. Người chồng nhìn dãy quán ăn dọc theo phố chợ, gạ gẩm.

- Tô cháo cá ăn ở Lăng Cô, xe qua đèo xóc qua xóc về tiêu hết rồi. Có ai muốn dừng lại ăn trưa không hè? Tui bao!

Người vợ nhìn chồng, cười châm chọc.

- Thân 180 pounds của anh, làm lụng vất vả mấy bửa ni mới sụt xuống được 179, ráng nhịn ăn bớt thêm vài pounds nữa nhìn cho đẹp lão. Về lại Mỹ, tha hồ được mấy cô làm cùng sở chạy theo khen.

- Hay là mình chạy thẳng về Cẩm Hà cho anh tha hồ ăn mì Quảng.

Nôn nóng về Hội An, nàng nài nỉ chồng rồi bảo người tài xế nhấn ga cho xe chạy nhanh hơn. Xe qua những địa danh quen thuộc mà cảnh thì ngơ ngẩn, lạ lùng. Cẩm Lệ. Cầu Ðỏ. Miếu Bông? Vừa vào tới thị trấn Vĩnh Ðiện, người tài xế vội vã tấp xe bên lề đường theo lời người vợ. Nàng xuống xe đứng nhìn con phố vắng. Ngôi trường trung học nằm nhỏ nhoi bên bờ quốc lộ. Sân trường lặng lẽ hàng phượng đã qua mùa bông, chói chang mấy hàng khẩu hiệu dọc theo hiên lớp. Kỷ niệm một phần đời son trẻ ùa tới vương víu bước chân cô giáo mới ra trường ngày khai giảng năm dạy học đầu làm mắt chợt cay.

Cơn mưa tầm thu đón người về như sương giăng lối vào Hội An. Từ quán ăn nhỏ nhìn qua bên kia con lộ những liếp cải trổ vàng sau màn mưa bụi. Con đường vắng ngấm mưa, thỉnh thoảng vài chiếc xe thồ chạy qua, tiếng máy xe cũng còm cỏi như người. Người đàn ông trầm ngâm, mường tượng con đường trong mưa vắt qua trí nhớ đơn độc bóng người từ bao năm cũ.

Những ngày cuối năm sáu tám, gã sinh viên bỏ nhà, bỏ Huế mà đi. Anh dự định ghé Hội An từ giã người yêu rồi vào Sài Gòn tìm cách sống trong đó, kẹt lắm thì mới đi Thủ Ðức. Anh lo bấn ruột lúc chiếc xe đò chặng đường Ngã Ba Ði Huế vào Hội An bị chận lại. Không xa ngã ba từ Vĩnh Ðiện rẽ vào thị xã là trạm kiểm soát của cảnh sát và quân cảnh. Chỉ phụ nữ và người lớn tuổi được ngồi lại trên dãy xe đò sắp hàng đợi, còn đàn ông thanh niên phải lần lượt chờ tới phiên lo ngại bước qua khung cửa hẹp của một cái hộp sắt lớn đen ngòm. Gã lính Mỹ ngồi sau ô cửa tò vò, bận bịu với những nút bấm điều chỉnh trên chiếc máy trước mặt. Anh ta cố làm ra vẽ thân thiện nhưng nụ cười nấp sau bộ râu vàng hoe xồm xoàm và dáng người to lớn chỉ làm sự lo sợ hiện rõ hơn trên cặp mắt cúi gằm lúc bàn tay lấp ló run rẩy thò qua cửa tò vò, rụt rè áp lên mặt kim loại mát lạnh.

Người sinh viên bước ra khỏi chiếc hộp sắt. Anh ngại ngần đi vào trạm kiểm soát theo dấu tay của viên cảnh sát cầm súng đứng gát bên ngoài. Trong góc trạm một nhóm thanh

niên nét mặt đầy vẽ lo âu, đứng ngồi lố nhố. Người nữ sĩ quan cảnh sát ngồi sau bàn giấy bận rộn với sổ sách và những câu nói bằng tiếng Anh ngắn gọn qua điện thoại, Anh lo lắng đoán ra. Tùy theo kết quả nhận được từ chiếc hộp sắt, người nữ sĩ quan sẽ ra hiệu để người bị xét được cho đi thẳng hay phải vào ngồi chờ trong trạm.

Anh nghe gọi tên, đến ngồi trước bàn giấy. Cô gái xinh đẹp trong bộ quân phục màu thiên thanh, hoa mai thiếu úy vàng rực cầu vai. Nàng chăm chú nhìn thẻ sinh viên của anh rồi khoanh tay trước ngực thẩm chừng dáng dấp thành phố của người thanh niên ngồi đối diện .

- Tui vô dự bị trước anh hai năm. Học dốt quá bị ông Hai đuổi, phải đi lính.

Giọng cười hiền sau câu nói đùa qua giọng Huế ngọt ngào của người sĩ quan giúp anh bớt lo lắng đi nhiều.

- Chắc chị thích chớ con gái đâu có bị động viên mô mà phải.

Người nữ sĩ quan liếc nhanh về phía nhóm thanh niên ngồi ở góc phòng, thấp giọng nói nhỏ.

- Hộp sắt anh mới đi qua thật ra là máy nghe mạch, đọc nhịp tim. Sau chừng nửa giờ, chỉ ai đo lại mà nhịp tim vẫn quá cao mới bị đưa vô Hội An để điều tra thêm. Ôn sinh viên cứ ngồi bình tỉnh, hít thở cho đều, một hồi nữa đo lại chắc sẽ bình thường. Còn nếu hồi Tết Mậu Thân lỡ có theo hai ôn họ Hoàng hay ngồi sau xe Honda mụ Ðoan Trang ôm AK bắn giết lung tung trong Chợ Xép thì chừ ráng mà chịu.

- Chị nói chơi mà nghe bắt sợ.

Thời gian chờ đợi trì trệ trôi qua. Nhóm thanh niên trong trạm thèm thuồng nhìn theo những người được cho đi đang hớn hở rảo bước qua trạm. Người sinh viên nhìn những quân nhân phóng xe gắn máy trên đường ra vào thị xã. Anh chợt ước sao mình là một người như họ để giờ này không phải ngồi chờ đợi, lo âu về một bất trắc không lường. Anh nghĩ tới bạn bè đã nhập ngũ một đôi năm trước, đứa nóc trời cuối biển, đứa truông phá đèo xa sống hiên ngang chẳng sờn lòng lúc phải chạm mặt số phần. Anh nhớ lại những ngày làm thân cỏ mọn nhỏ nhoi trong vùng giải phóng, tuy ngắn ngủi cũng đủ để anh nhận ra sự lầm lẫn và vô ích của nó. Anh nghĩ tới cuộc sống chui rúc, trốn tránh sắp tới. Anh muốn được an thân, nhưng có thể nào gọi đó là cuộc sống bình yên ? Cô gái dáng vóc thon thả ngồi sau bàn giấy, mái tóc nửa-con-trai duyên dáng dưới chiếc nón calo màu da trời. Người nữ sĩ quan nhỏ nhắn mà nghiểm nhiên với trách nhiệm và quyền lực có thể quyết định tương lai của bầy đàn ông trong đó có anh đang thấp thỏm đứng ngồi chờ đợi.

Cô ngoắc tay ra hiệu một thanh niên ngồi sâu trong góc phòng đứng dậy.

- Các anh sẽ lần lượt được xét nghiệm lần thứ hai. Cái máy ?bắt Việt cọng? ngoài kia sẽ dò ra thực sự các anh là ai. Ðây là cơ hội cuối cùng, ai xin ra đầu thú ngay bây giờ sẽ được hưởng xử theo chính sách chiêu hồi của chính phủ.

Từng người miễn cưởng bước vào chiếc hộp sắt nhưng rồi ai nấy đều được ?máỷ thả cho đi, vui mừng bước mau qua khỏi trạm kiểm soát. Một lúc sau trong trạm chỉ còn người sinh viên ngồi giữa hai người đàn ông có lẽ đã qua độ tuổi động viên. Lúc một người vừa bước khuất vào hộp sắt thì người kia vụt đứng dậy chạy bương qua khoảnh ruộng phía sau trạm. Anh hoảng hồn nghe tiếng súng nổ rồi chỉ vài phút sau người chạy trốn đã bị hai cảnh sát vũ trang bắt lại. Tay bị còng chặt, anh ta ngồi bệt giữa trạm khóc lóc phân bua. Người nữ sĩ quan đứng trước mặt gã đàn ông lắc đầu.

- Nếu không hoạt động cho Cọng sản, tại sao anh lại tìm cách chạy trốn? Trong lúc anh dại dột bỏ chạy thì người vào xét nghiệm trước anh đã được thả cho đi. Ðúng là anh đã tự chuốc khổ vào thân.

- Oan cho tui quá! Tui chỉ lo làm ăn nuôi vợ con. Nhà tui ở tuốt trong Ðiện Ngọc, mấy ổng về thu thuế hay thỉnh thoảng bắt mua thuốc tây, tui phải làm thì mấy ổng mới để yên.

Xe cảnh sát áp giải người bị tình nghi vừa lăn bánh thì một chiếc jeep nhà binh thắng gấp trước trạm.

- Chào người đẹp Thiên Nga. Muốn về Ðà Nẳng thăm nhà không?

- Người chi mà chưa thấy người đã nghe tiếng. Anh này thiệt là!...Dặn rồi mà cứ quên hoài.

Một sĩ quan Hải quân bước vào trạm, cười giả lã.

- Ðúng là quên thiệt! Người đẹp Thiên Thanh, hay là Thanh Nga!?

- Không Thanh Minh, Thanh Nga chi hết, ông anh họ thiệt là khỉ ni! Tui phải làm việc tới chiều, đâu có phải ai cũng như mấy ông quan tàu thủy, mới nửa ngày đã kiếm chuyện đi rông.

Người nữ sĩ quan nghiêm mặt nhìn anh sinh viên đang ngồi chờ ở góc trạm.

- Anh vô đo lại đi. Nhớ hít thở vài hơi thật sâu và đều trước khi áp tay lên máy.

Khoảng cách giửa trạm kiểm soát và cái hộp sắt chỉ là mảnh sân nhỏ vài chục bước chân vậy mà anh tưởng chừng xa lắm. Anh bước đi, đầu óc trào trộn từng khuôn mặt lạ quen và tiếng khóc cười thật gần tưởng còn rung vang âm vọng. Thế rồi sự mát lạnh của không khí điều hòa trong cái hộp sắt bất chợt giúp anh tỉnh táo đến lạ lùng. Hình ảnh, âm thanh mới chừng hổn độn chợt chìm xuống mất tăm. Giữa vùng cát mịn của trí tưởng anh chợt thấy chính mình hiện ra rất lạ và anh cảm thấy hài lòng. Anh cười với người lính Mỹ có khuôn mặt non choẹt nấp sau bộ râu cá chốt xồm xoàm. Anh bập bẹ câu tiếng Anh.

- Tôi sắp sửa vào quân đội, lần tới qua đây chắc tôi không cần phải đi qua cái hộp sắt này.

Anh chàng lính Mỹ cười lớn, chúc mừng. Lúc người sinh viên về lại trạm kiểm soát, người nữ sĩ quan cũng vừa gác máy điện thoại. Cô tươi cười trả lại thẻ sinh viên cho anh.

- Ôn sinh viên lần này thi đậu rồi. Chắc anh vào Hội An thăm bà con?

- Dạ, định ghé Hội An thăm một người bạn thân nhưng chắc là không cần nữa.

Anh quay nhìn viên sĩ quan Hải quân vẫn còn đứng chuyện trò với cô em họ.

- Tôi muốn nộp đơn đi Hải quân. Nhờ trung úy chỉ giùm đường đi tới chổ làm đơn. Tôi đoán chừng là bên Tiên Sa nhưng không rõ ở mô.

- Có người tình nguyện muốn ôm xô, lắc lư con tàu đi rồi! Anh ta cười lớn? Hên cho anh! Cô em tôi chê không đi Ðà Nẳng. Tôi để anh quá giang, có bạn đường nói chuyện cho vui. Tôi đi họp ở Bộ Tư Lệnh, sẽ chở anh thẳng tới phòng tuyển mộ trong căn cứ.

Anh Sử tốt nghiệp trường sĩ quan Hải Quân ba năm trước, mới thuyên chuyển về căn cứ Cửa Ðại sau thời gian đi tàu tuần dương. Anh vui tính, dí dỏm kể về những vui buồn của tháng ngày hải hồ.

Anh Sử cười rộ lúc người sinh viên không ngăn được tò mò hỏi về câu trách cứ của người nữ sĩ quan lúc anh mới bước vào trạm kiểm soát.

- Chú mày nhớ đừng có sớn sác với mấy O Thiên Nga. Nhất là O em họ của moa. Ðai đen judo đó! Bé hạt tiêu, chọc O giận là từ chết tới bị thương. Thiên Nga là một biệt đội tình báo của Cảnh sát. Anh Sử nhìn người thanh niên cười, nửa đùa nửa thật? Bí mật bị tiết lộ, chắc niên trưởng phải giết chú mày để bảo vệ an ninh quốc gia!

Tiếng cười anh Sử trong trí nhớ lồng lộng dọc dài ba mươi năm kỷ niệm kéo người đàn ông rớt về với hiện tại. Sau lần gặp gỡ tình cờ, hai người trở thành bạn thân qua tình đồng

đội trong thời gian chung đơn vị ở Cửa Việt. Ông nghĩ tới lần gặp lại anh Sử mấy tháng trước trong cuộc họp mặt của Hải quân ở Nam California. Vẫn giọng cười hào sảng qua bao nổi trôi dâu biển đổi dời.

- Anh làm sạch hết hai tô mì Quảng, bộ chưa no sao mà nảy giờ anh ngồi bần thần như người mất hồn rồi chợt cười khang?

Người đàn ông cầm tay vợ, mắt không rời con đường mưa trước mặt nhìn vẫn cũ kỷ như trong những giấc chiêm bao.

- Không biết đời mình đã như thế nào nếu không gặp phải chuyện tình cờ năm đó?

Nhìn ánh mắt xa xăm của chồng, người vợ lại nghĩ tới kỷ niệm dể thương vẫn luôn nằm sẳn trong trong trí nhớ nàng.

- Chuyện ngày đầu tiên ra Huế học, bị đứt quai guốc ở chợ Bến Ngự tình cờ gặp anh?

- Phải rồi, chuyện đó nữa em. Người đàn ông nhìn sâu vào mắt vợ, chậm rãi, xa vờỉ Phần số đời người là chuổi dài tiếp nối của những tình cờ. Rất may vốn liếng hạnh phúc của tụi mình toàn là chuyện vui vầy.

Người vợ nhìn chồng, cười nói ba hoa để ngăn cơn xúc động.

- Ông Xã ơi, em nói thiệt đừng buồn. Xét cho cùng thì anh đã có số xách dép ngay từ giây phút đầu tiên anh gặp em, và tiếp tục xách dài dài mấy chục năm ni.

- Không sao! Ðây quen rồi. Anh vẫn cho mình là người may mắn.

Người đàn bà vịn vai chồng đứng dậy. Nàng trìu mến nhìn anh.

- Em muốn đi thiệt mau cho hết con đường này. Về lại Phố, thăm lại nhà xưa để thấy mình đang thật sự trở về.

Ngoài đường mưa bụi thôi bay từ lúc nào. Người vợ nói như reo.

- May quá! Ðêm nay rằm, trời không mưa, đèn lồng treo khắp phố tranh sáng với trăng, mình tha hồ mà ngắm.

Chiếc xe từ từ lăn bánh vào lòng Phố. Ý nghĩ trở về mái nhà xưa giữa đêm trăng đèn làm người đàn bà chợt run lên nỗi hạnh phúc diệu kỳ. Ðã biết bao mùa nắng mưa hưng phế vậy mà mái phố tường rêu vẫn còn đó, tưởng xanh hơn. Sức mạnh nào đang cầm giữ được nét trường tồn của Phố? Hay chính là tình yêu từ trái tim chân thành của con người Phố Cổ mảnh mai, tròn vẹn thủy chung. Như trăng khi khuyết khi đầy vẫn mãi là trăng. Ta đếm lại từng ngón tay lẩy bẩy. Ðời chúng ta là mấy trăng tròn (Bùi Giáng)?Suốt dọc đời lưu xứ chúng ta sống, đợi chờ, mơ ước trong nỗi tình hoài vọng Quê Hương theo một chu kỳ tựa trăng khuyết rồi đầy. Cứ thế chúng ta già nua theo thời gian, chờ đợi mảnh trăng sơ huyền dậy thì, mãn nguyệt, ngón tay run chỉ bóng trăng đầy và linh hồn luôn vọng về một Quê Nhà thương thuộc? Mơ màng phố cũ hoang liêu. Cánh buồm con sóng sương chiều Hội An. Tờ mây chan chứa mộng vàng. Tuổi đời em kết mấy ngàn cánh hoa. Mừng vui giọt tuổi chan hòa. Bước đi từ đó gió xa bay về...(Bùi Giáng)

Phan Thái Yên

Mục Lục


III . Nhạc___________________________________________________________

1. Giọt Mưa Thu


Chương Hà

Giọt Mưa Thu
Chương Hà

Trời thu luôn trong xanh thăm thẳm , nay thường có những trận mưa ào ạt bất chợt. Nhớ khi nào những giọt mưa thu thánh thót , rĩ rã đầy rét mướt, thấm tới tận tâm hồn

Xin chia sẻ lại Giọt Mưa Thu

nhạc Ðặng Thế Phong.

tiếng hát Chương Hà

pps Nhật Thụy Vi

https://youtu.be/xX_5gP1cDh0


Trời Thu lạnh, sớm mai uống chút trà thơm nóng, bình an ngẩm nghĩ´ sự đời
Xin chia sẻ nhạc phổ ưng ý mới, hòa âm tuyệt diệu, và trình bày rất THIỀN từ thơ nhạc, giọng ca tới hình ảnh
Thiền Tâm.
thơ và nhạc Chương Hà
Hòa âm và trình bày Ðông Nguyễn
pps Nhật Thụy Vi
https://youtu.be/VU9djJSpfrs
https://youtu.be/VU9djJSpfrs



Tà Áo Xanh
Mùa thu của Ðoàn Chuẩn và Từ Linh luôn sống dậy hàng năm với cành sắc và tình yêu thơ mộng .Trời xanh thăm thẳm như màu áo em xanh. Xin chia sẻ
Tà Áo Xanh
nhạc Ðoàn Chuẩn và Từ Linh.
tiếng hát Chương Hà
pps Nhật Thụy Vi
https://youtu.be/_OJme6kJ9tE


Chương Hà

Mục Lục


2. Bài Hát Mùa Thu


Nguyễn Tuấn




Bài Hát Mùa Thu -

Nhạc: Nguyễn Tuấn -

Thơ: Ðinh Hùng -

Trình bày: Ngọc Quy



https://www.youtube.com/watch?v=SpvGNNkMSBU


Nguyễn Tuấn

Mục Lục


IV. Hộp Thư Toà Soạn ___________________________________________________



Nguyệt San Giao Muà xin cám ơn những thân hữu đã dóng góp bài vở cho Nguyệt San Giao Muà số 248 . Một số bài khác sẽ được đăng dần vào số tớị Mong mỏi sẽ nhận được những sáng tác của các bạn bốn phương để cho Nguyệt San Giao Muà thêm phần hương sắc trong tương laị

Mục Lục


Thể lệ để nhận Nguyệt San Giao Muà: 1) Ðể vào danh sách của NSGM (subscribe), xin gửi email về GiaoMua@hotmail.com
2) Ðể rút ra danh sách của NSGM (unsubscribe), xin gửi email về GiaoMua@hotmail.com
3. Mọi chi tiết, thể lệ, thắc mắc, xin gửi về: GiaoMua@hotmail.com 4. Mọi bài vở, đóng góp, xin gửi về: GiaoMua@hotmail.com Nguyệt San Giao Muà Homepage: http://www.GiaoMuạcom Thể lệ gửi bài cho Nguyệt San Giao Muà: Mong bạn gửi Bài cho GM theo cách này là tốt nhất : 1. Dùng mẫu chữ Vietnet (VIQR) hay Unicode 2. Viết Hoa chữ đầu của bài và bút hiệụ Ví dụ: Giọt Mưa Trên Lácủa NS Phạm Duy 3. Gửi bài ngay trong email (không kèm file), để cho BBT khỏi mất công download xuống để đọc 4. Gửi tất cả các bài trong 1 tháng 1 lần trong1 email, nếu tiện. 5. Bài vở xin gửi đến trước ngày 25 mỗi tháng 6. Mọi chi tiết, thể lệ, thắc mắc, xin gửi về: GiaoMua@hotmail.com Cám ơn bạn rất nhiều, vì nhân sự có hạn, BBT không thể ngồi đánh máy lại từng đề bài hay bút hiệụ

Ðịa Chỉ Liên Lạc:

Nguyệt San Giao Muà
P.O . Box 378
Merrifield, Virginia 22116
USA

Trang Nhà 

Web Counters
Web Site Hit Counter

Copyright 2002 by Giao Muà e-magazine and respective authors