Nguyệt San phát hành định kỳ vào mỗi đầu tháng
Nguyệt San Giao Mùa
P.O.Box
378
Merrifield, Virginia
22116
USA
Số 250
Ngày 1 tháng 4 năm 2023
Home
|
Giao Mùa (Unicode)
|
Giao Mùa (Vietnet)
Những Số Cũ | Thư Ngỏ | Liên Lạc | ||
Chủ Nhiệm kiêm Chủ Bút: | Ðinh Trường Như (TK Trung Kỳ) |
Ban Biên Tập: |
Mạc Phương Ðình, Phan Thái Yên |
|
Chung Thủy, Nguyễn Thị Thanh Dương |
|
& TK Trung Kỳ |
Mọi bài vở đóng góp xin gửi về GiaoMua@hotmail.com
Copyright
2002 by Giao Muà e-magazine and respective authors
++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++
Bài vở trên Giao Muà là do các tác giả gửi đăng và Giao Muà không chịu trách nhiệm về nội dung. Muốn xin trích đăng lại, xin liên lạc với GiaoMua@hotmail.com.
I . Thơ _______________________________________________________________________
1. Xa Bến Mộng | ______ Hàn Thiên Lương | |||||||
2. Hoàng Hôn Phố Núi | ______Nguyễn Thị Thanh Dương | |||||||
3. Giọt Nắng Tháng Tư | ______Lê Miên Khương | |||||||
4. Trái Tim Kiêu Hãnh | ______ Kim Loan | |||||||
5. Dốc Ðứng Chiều Xuân | ______ Sông Cửu | |||||||
6. Valentine 2023 | ______ChinhNguyên/H.N.T. | |||||||
7. Ðêm Khát | ______ Ðặng Xuân Xuyến | |||||||
8. Bay Xa | ______Bạch Liên | |||||||
9. Nhìn Lại Bước Ðời |
______ Thylanthảo 10. Dưới Giàn Thiên Lý |
|
______ Tình Hoài Hương | 11. Tặng Em Cây Viết |
|
______ Nam Thảo | |
II . Văn _______________________________________________________________________
1. Ðợi Em Thắp Hương ___________ Nguyễn Thị Thanh Dương | 2. Khi Ðịnh Mệnh Cúi Nhìn ___________ Tình Hoài Hương |
3. Khẩu Súng Lạ Bên Giòng Sông Lại Giang ___________ Hai Hùng SG |
4.Ðọc " Rét Bân Nhớ Mẹ " ___________ Ðặng Xuân Xuyến |
5. Mưa Sa ___________ Bạch Liên |
6.Xưa Rồi ..Hùng Ơi ! ___________ Kim Loan |
7.Mẹ Và Con Gái Trong Vấn Ðề Giáo Dục Giới Tính ___________ Vũ Thị Hương Mai |
8.Một Chổ Ở Ðầu Sông ___________ Phan Thái Yên |
9.Tôi Xin ___________ Vân Hà |
III . Nhạc__________________________________________________
1.Buồn ___________ Chương Hà |
2.Ban kích động nhạc AVT ___________ Trần Ngọc |
IV . Tin Tức /Trả Lời Bạn Ðọc__________________________________________________
1. Tin Tức/Trả Lời Bạn Ðọc _______ Ban Biên Tập |
I . Thơ __________________________________________________
II . Văn___________________________________________________________
Nguyễn Thị Thanh Dương
Tình Hoài Hương
3. Khẩu Súng Lạ Bên Giòng Sông Lại Giang Hai Hùng SG
Ðặng Xuân Xuyến Ðặng Xuân Xuyến Bạch Liên
Bạch Liên Kim Loan Kim Loan 7. Mẹ Và Con Gái Trong Vấn Ðề Giáo Dục Giới Tính Vũ Thị Hương Mai Vũ Thị Hương Mai Phan Thái Yên Phan Thái Yên Vân Hà Vân Hà III . Nhạc___________________________________________________________
Chương Hà
Trần Ngọc
IV. Hộp Thư Toà Soạn
___________________________________________________
Thể lệ để nhận Nguyệt San Giao Muà:
1) Ðể vào danh sách của NSGM (subscribe),
xin gửi email về GiaoMua@hotmail.com
Ðịa Chỉ Liên Lạc:
Nguyệt San Giao Muà
Copyright
2002 by Giao Muà e-magazine and respective authors
Ðợi em thắp một nén hương
Cùng anh đi nốt đoạn đường dở dang
Ðợi em khi khói hương tàn
Quên tình xưa để sang ngang tình này.
Thái-chồng tôi- mất được hai năm, suốt thời gian này Du thỉnh thoảng đến nhà tôi để thăm hỏi an ủi hay giúp đỡ tôi việc nọ việc kia. Không còn Thái nhưng tình bạn vẫn còn đây..
Du là bạn thân của Thái từ hồi cả hai còn niên thiếu, học cùng trường và lớn lên cùng vào quân ngũ. Sang Mỹ gặp lại nhau tình bạn lại tiếp nối, một tình bạn như tình thân thuộc.
Hôm nay anh đến, tôi tiếp trà anh nơi phòng khách. Du bỗng có vẻ nghiêm trang khác thường:
- Anh muốn?cầu hôn em.
Tôi biết trước điều này sẽ xảy ra, không vì nhận thấy tình cảm nơi Du khi anh tận tình chăm sóc tôi, mà vì trước khi mất chồng tôi đã mong ước thế. Thái đã trăn trối với tôi khi anh kiệt quệ nằm trên giường bệnh:
- Du là người đàn ông tốt, anh đã gởi gấm em cho Du. Em còn trẻ cuộc sống không thể dừng lạỉ.
Thái thế nào Du cũng thế ấy, họ thân nhau nên tính cách khá giống nhau. Thời gian qua tôi cũng cảm mến Du nhưng vẫn ngại ngùng hỏi lại:
- Hình như có cô nào làm cùng văn phòng bảo hiểm với anh, cô yêu anh lắm ?
- Không biết ai đồn mà đúng thế, cô Ý Nghĩa một nhân viên của anh, cô ấy yêu anh nhưng anh thì không.
- Anh cầu hôn em có phải vì lời gởi gấm của anh Thái, vì lời hứa với bạn anh không?
Du khẳng định:
- Vì Thái và vì anh cũng yêu em.
Thái là người chồng quá tử tế bao dung, cưới nhau xong tôi mới biết mình không có khả năng sinh đẻ, Thái vẫn chấp nhận sống bên tôi, anh nói chỉ cần tình yêu của tôi là đủ cho anh hạnh phúc cuộc đời. Tôi nghiệp Thái đến chết vẫn còn lo cho vợ, anh sợ tôi bơ vơ không chồng con, không người thân bên cạnh, với anh tôi luôn là một phụ nữ yếu đuối cần được chở che.
Tôi cảm động nhìn Du:
- Em cũng qúy mến và biết ơn anh đã giúp đỡ em bấy lâu naỷnhưng?.
Du sốt ruột:
- Em đừng vòng vo. Em có đồng ý không?
- Anh biết rồi đấy anh Thái đối với em quá tốt, để tang Thái cả đời cũng chưa đủ. Ngày anh Thái mất em đã thắp hương nói với vong linh anh Thái là em không muốn đi thêm bước nữa, mà nếu có thì cũng sau 5 năm để tang chồng.
- Nghĩa là nếu em đồng ý lấy anh, anh phải đợi 3 năm nữa?
- Chúng ta vẫn cưới nhau nhưng anh hãy xem em nhửngười bạn chung nhà cho đến khi đủ 5 năm. Ðược không?
Du mỉm cười đầy tự tin:
- Anh đồng ý. Vở kịch này cũng thú vị lắm. Chúng ta là vợ chồng hình thức bên ngoài nhưng bên trong nhà thì khác phòng ngủ, khác giường chiếu chứ gì. Ít ra cũng làm vừa lòng em và Thái yên lòng vì đã có anh bên em.
Du và tôi cưới nhau, Du dọn về ở chung nhà với tôi vì tôi muốn sống bên những kỷ niệm cũ với Thái trong căn nhà này. Nhà rộng 3 phòng, mỗi người một phòng, chung nhà nhưng hai phòng cách biệt.
Tôi luôn tạo khoảng cách cho Du đừng tưởng bở mà làm tới. Mỗi khi ánh mắt anh lạ lạ nhìn tôi chan chứa tình là tôi làm mặt nghiêm trang và răn đe:
- Là bạn thôi anh nhé.
Và tôi về phòng riêng đóng cửa lại, Du lủi thủi đi về phòng của mình.
Có những đêm khuya tôi trăn trở khó ngủ, hé cửa nhìn sang phòng bên ấy thấy còn ánh đèn thao thức, tôi lại chùm chăn gối để không nghĩ đến Du và cố dỗ giấc ngủ muộn màng.
Có chiều ngoài trời mưa gió Du đã ỡm ờ:
- Không biết mưa gió thế này tối ngủ có ai sợ ma và sợ lạnh không nhỉ?
Ðừng mong lung lay em nhé Du. Em biết trong nhà có người đàn ông yêu thương và che chở mình thì còn sợ gì nữa.
Du đã tôn trọng tôi không đòi hỏi gì thêm.
Du giỏi làm việc vặt, anh biết sửa chữa dụng cụ máy móc và kiêm luôn đủ thứ sửa chữa trong nhà.
Tôi cũng là một người vợ đảm đang của anh, nấu những bữa cơm ngon, giặt giũ áo quần và dẹp dọn phòng ngủ chăn gối cho anh luôn tinh tươm sạch sẽ.
Từ khi Thái mất tôi đã không dám mở xem những loại phim tôi ưa thích là phim kinh dị và phim hình sự điều tra vụ án. Bây giờ có Du buổi tối tôi tha hồ mở you tube xem loại phim này. Không hiểu sao một người nhát gan yếu bóng vía như tôi lại mê những loại phim khủng bố tinh thần mình như thế.
Có Du căn nhà ấm cúng vui tươi hẳn lên.
Tôi và Du đi đâu cũng có đôi, khi đi chợ, đi phố mua sắm hay đi chơi gần, chơi xả
Chúng tôi là cặp vợ chồng đầy đủ bổn phận cho nhau ngoại trừ chuyện gối chăn.
Họ hàng, bạn bè ai cũng khen chúng tôi đẹp đôi hạnh phúc.
************
Thấm thoát đã một năm trôi qua.
Sáng nay thứ bảy không phải đi làm nhưng tôi vẫn thức dậy sớm vì giấc ngủ chập chờn lo âu tối qua. Không hiểu tâm trạng Du thế nào mà sáng nay anh không dậy sớm như mọi khi.
Tối qua sau khi xem phim xong tôi về phòng ngủ, Du đã đợi tôi ở cửa phòng và bất chợt ôm lấy tôi, lần đầu tiên kể từ khi cưới nhau anh đã ôm hôn tôi nồng nàn như thế. Người tôi run bắn lên một rung cảm tuyệt vời nhưng tôi đã kịp tỉnh táo nhớ đến lời hứa trước bàn thờ Thái trong khói hương. Tôi vung người thoát ra khỏi vòng tay của Du và gương mặt lại lạnh lùng băng giá:
- Anh phải tôn trọng em. Chúng ta vẫn là bạn.
Du lặng lẽ đi về phòng không nói lấy một lời dù biện hộ hay xin lỗi. Thế mà suốt đêm tôi đã mất ngủ, nghĩ về Du, thương Du với chút ân hận mình đã làm. Tại sao tôi lại cứng ngắc đến thế, tại sao tôi không cho anh chỉ một nụ hôn ? trong khi Du đã rộng lượng đồng ý lấy tôi và chờ dợi những 3 năm nữa.
Tôi ra vườn sau hái vài nụ hoa hồng mới nở mang vào nhà cắm trên bàn thờ Thái. Hoa tươi đây anh, lòng em vẫn hướng về anh dù bất cứ hoàn cảnh nào. Tôi thì thầm với hình ảnh Thái trên bàn thờ để không nghĩ đến điều gì khác.
Tôi dự định khi Du thức dậy sẽ rủ anh ra ngoài ăn sáng để làm huề, thậm chí tôi sẽ xin lỗi anh.
Nhưng Du xuất hiện với chiếc va ly làm tôi sững sờ ngạc nhiên:
- Anh đi đâu ?
Du lửng lơ:
- Anh ra đi. Sau chuyện đêm qua anh cảm nhận thấy em không hề yêu anh. Em lấy anh chỉ vì em?sợ ma, em cần có người sống chung cho vui nhà vui cửa, để em tha hồ yên chí xem phim ma, phim hình sự vụ án ly kỳ rùng rợn và em cần người làm việc không công cho em, nào cắt cỏ, đổ xăng, sửa chữa bao việc vặt?
- Kìa anh, sao lại nói thế, em chỉ thực hiện lời hứa để tang 5 năm với vong linh anh Thái .
- Thái mất hai năm anh mới cầu hôn em, và một năm qua anh đã tôn trọng lời hứa của em. Anh chợt thấy chúng ta không còn nhiều thời gian tuổi trẻ để mà phí phạm nữa, em đã ngoài 40 và anh thì đã 50 tuổi. Tại sao lại lãng phí thời gian hạnh phúc đáng lẽ ta được hưởng?
Du chán nản ngồi xuống ghế nói tiếp:
- Anh muốn nói hết những suy nghĩ của mình. Em dở hơi lắm, tự nhiên bày ra cảnh khấn vái lời thề và chui đầu vào cái bẫy của chính mình, làm khổ lây tới anh.. Em xinh đẹp thế kia, em là mâm cao cỗ đầy ngon lành thế kia, mà bắt anh chỉ nhìn ngắm chứ không được ăn không được nếm mùi vị nào, thà rằng anh đi tìm cô Ý Nghĩa ở văn phòng bảo hiểm, người luôn yêu thương và sẵn sàng mở rộng vòng tay chào đón anh, cô Ý Nghĩa không đẹp bằng em, cô là món qùa quê giản dị, thí dụ nhửgánh bún riêu đi. Thà rằng anh ăn một tô bún riêu với chanh ớt, mắm tôm, rau thơm kinh giới và no lòng với mùi vị bình dân ấy còn hơn là nhịn đói nhịn thèm ngắm nhìn mâm cỗ ngon của em thêm 2 năm nữa. Anh đi đâỷ
Du đứng phắt dậy, tôi thảng thốt kêu lên:
- Anh ơỉ
- Gì nữa? xe em anh đã đổ đầy bình xăng rồi, cỏ đã cắt xong hôm qua rồi, cái đèn trong garage anh đã thay rồi, cái cổng hàng rào anh đã sửa rồỉEm cứ xài đi nếu cần thì nhắn anh đến giúp, anh vẫn là bạn thân của thằng Thái. Anh đi đây.
- Anh ơỉ
- Gì nữa?
- Ðợi em thắp một nén hương..
- Lại thắp hương, lại có lời thề khác nữa hả?
Tôi lao tới ôm chặt lấy Du và thổn thức:
- Vâng?vâng?em hiểu rồi. Anh đợi em thắp hương. Ðã thắp hương thề thì phải thắp hương?.. giải lời thề anh ạ.
Tôi thắp lên một nén hương thơm và bình hoa tươi vừa mới hái sẽ chứng minh cho tâm tình tôi với Thái. Tôi thì thầm khấn những lời chân thật nhất, mong Thái sẽ vui lòng.
Du tươi cười nói với tôi:
- May qúa, cám ơn em đã thắp hương giải lời thề. Thái đang mỉm cười nhìn chúng ta thật sự là vợ chồng từ ngày hôm nay kìả
Và Du tinh quái nhìn tôi:
- Anh tự tin là sẽ đốt ngắn thời gian, sẽ làm em bỏ cuộc nên mới nhận lời hứa với em chờ dợi thêm 3 năm nữa đó, cho dù em có cố gắng đóng kịch ra vẻ lạnh lùng cứng rắn với anh, lần này thì em đã?thua.
- Là sao?
- Là anh giả bộ xách valy ra đi thử em yêu anh đến đâu. Yêu anh, nhưng em qúa yêu thương và cảm phục Thái nên muốn để tang trả nợ ân tình Thái. Em yêu cả hai người đàn ông và hai người đàn ông này đều yêu em.
- Chứ không phải là anh chán nản không chờ dợi được nên xách valy tính về với cô Ý Nghĩa nhân viên của anh hả?
- Cô Ý Nghĩa yêu anh nhưng đâu có dại khờ mà chờ đợi bóng chim tăm cá như anh, cô ấy lấy chồng ngay khi anh lấy em và đã nghỉ làm từ lâu rồi.
Du ôm tôi thật chặt và cúi xuống gần khuôn mặt tôi:
- Bây giờ cho phép anh hôn em không?
Tôi say đắm tận hưởng nụ hôn tình của Du.
Hôm nay mới thật sự là ngày cưới của chúng tôi.
( Theo câu chuyện Ðỗ Dung kể.)
-----------------
------------------------------------------
Khi Ðịnh Mệnh Cúi Nhìn
Phần Thứ Nhì
Chương 21
KHÉP CỬA ÐAM MÊ
Tình Hoài Hương
*
Tháng ngày dần qua trong niềm tiếc nhớ về dĩ vãng đậm màu có một thời đượm nét hân hoan, mà bây giờ một mình Hạnh len lỏi đi trên đường mòn vắng khuất, cô lặng lẽ nghe tiếng lá khô lao xao trở mình. Tiếng vạc kêu đàn, tiếng còi xe lửa buồn bã rúc trong sương chiều, khi đoàn tàu đã đi xa khuất còn để lại dải khói đục cuồn cuộn lướt thướt kéo dài, khói lơ lửng trên phiến trời bàng bạc coi ảm đạm, khiến lòng Hạnh bâng khuâng buồn bã vô hạn. Bước chân Hạnh quạnh hiu cô-lẽ dẫm trên sỏi đá lạo xạo, gió lào thổi qua dãy trường sơn nóng muốn lột da cũng khiến cô buồn. Tiếng lá tranh xào xạc lùa trong gió rì rào, hoặc mùa đông cảnh vật u ám hoang vu, cây cối bật gốc ngả nghiêng thảm sầu, thì cõi lòng cô chao đảo phiền úa giá băng theo. Tất cả... Hạnh nghe rõ như tiếng lòng vang vọng buồn thiu.
Còn đâu nữa những ngày yên vui bên mái trường xưa, nơi có chuỗi cười giòn hồn nhiên vỡ toan cổ họng! Hạnh nhớ hồi đó mình đi học rất sớm, trước khi vô tiết học đầu, cô ngồi trong lớp viết lá thư dài cho Hoàng Nam, kèm theo đoạn thơ lượm trên sách báo nào đó (vì bài thơ ấy tả đúng về tâm trạng cô chẳng hạn). Mấy bạn ngồi gần rất thích đọc thư tình của Nam và Hạnh, bạn nói:
- "Sao tụi mầy viết thư cho nhau hay quá vậy, cho tụi tao ghé qua coi ké với nhen" :
Ðừng đi gần hai đứa song đôi
Xa xa cho kẽo bạn tui cười
Mai vô lớp cả trường dị nghị!
Theo chi rứa răng mà không biết dị
Thôi được rồi! Ðưa lá thư đây!
Mai tan trường đợi ở gốc cây
Tui sẽ tới trả lời cho biết?? (1)
Còn đâu tháng ngày tung tăng dạo bước cùng bạn bè qua bao thác mộng hồ mơ! Ðâu còn ngày cũ vai kề vai, Hạnh tay trong tay Nam, mắt nhìn mắt môi tìm môi, hai người yêu ngắm nhìn mặt trời êm ả gởi muôn tia nắng rạo rực thương tặng trái đất. Còn đâu suối gần đồi xa, cánh đồng cỏ nâu vàng êm mịn như nhung, lấp ló ngàn ánh mặt trời lung linh đuổi nhau trên lá cỏ. Mặt trời âu yếm nhảy nhót trên hai mái đầu xanh chụm lại, họ đọc cho nhau nghe bức thư tình thắm thiết tự mình viết.
Tìm đâu thấy con đường đất đỏ ngoằn ngoèo uốn lượn thấp cao xẻ sườn đồi ra làm đôi. Ðâu đêm đông lạnh lẽo xứ lạnh Lâm Viên Ðà Thành. Dưới bầu trời đêm đầy sương mù dày đặc rơi thật thấp, sương ẩm ướt làm mờ nhòe thành phố núi mộng mơ, nơi có đôi bạn nhìn qua chòm cây thông ba lá, họ đếm các vì sao e lệ qùy gối trên bến Ngân Hà. Còn đâu buổi trưa mùa hạ rạo rực tình thư. Ngày thu xôn xao nỗi nhớ. Chiều mùa đông ấm áp mật ngọt tình hồng khi chúng mình cùng ca: "... Em tan trường về. Mưa bay mờ mờ. Anh trao vội vàng. Chùm hoa mới nở. Ép vào cuốn vở. Muôn thuở còn thương còn thương"
Ôi! Quá khứ xa xôi tưởng đã tàn phai theo tháng năm, nào ngờ bừng dậy theo bước thấp bước cao trôi về trong đời sống khổ hạnh lắm ưu phiền. Cái tình nho nhỏ chia xa, thì cô tưởng chừng có một cái đầu đầy tóc rụng! Thực tế khổ đau buồn lắm! mà kỷ niệm thì chẳng thể phôi pha. Hạnh nhớ thác Cam Ly, Prenn, Liên Khương, Gougah, Pongour, Datanla Nia vô vàn. Cô nhớ hồ Xuân Hương, hồ Than Thở, hồ Hải Thượng Lãn Ông, nhớ suối Vàng, suối Bạc, suối Cát Tiên, suối Bồng Lai. Nỗi nhớ nhung da diết mỏi mòn và bất tận, Hạnh nhớ buổi chiều nắng ươm vàng trên đồi Cù, vạt cỏ úa đầy bông may xâu vô bốn ống quần hai người dưới chân vụt qua trí mình, gió lạnh thổi lá vàng là đà bay xuống hồ Xuân Hương, có những bông lục bình lừ đừ trôi trên mặt hồ gợn sóng nước lăn tăn: Hạnh nhớ lúc ấy anh đã đọc bài thơ mà cô rất thích:
Sáng hôm nay tự dưng anh nhớ.
Thu sắp về, em sắp lạnh rồi sao.
Anh đắp cho em bằng mây trên cao.
Anh sẽ trải chiếu cho em bằng bèo lục bình em nhé!
Nhắc đến lục bình lòng anh rất tệ.
Cả làng quê sông suối cận kề.
Bờ sông buồn em chắc có nghe.
Cơn gió thoảng qua rặng bần hiu hắt. (2)
Nơi chốn Ðà Lạt thân yêu ấy cô đã vui, buồn, cười, khóc, như điên dại khi mình chia tay nhau. Hoàng Nam tư lự ray rứt băn khoăn buồn phiền trở về Sài Gòn. Hạnh đau đớn "bị" về Huế, vì chị Khánh nói:
- Hắn là con nhà giàu, lêu lổng, ham ăn chơi, không lo học hành. Nếu lấy hắn, thì đời mi sẽ đau khổ lắm, nghe chưa (!?).
Chị lấy quyền huynh thế phụ cấm cản em út, bắt em phải dứt khoát vĩnh biệt tình yêu, phải bỏ học mà trở về Huế sống với cha mẹ. Hạnh âm thầm chịu đựng bao đau đớn xót xa... mặc dù có thể một phần chị nói đúng. Cũng có khi ở góc độ phiến diện thì chị độc đoán và phi lý. Sự chia tay không hề do lỗi từ hai trẻ đã yêu nhau rất chân thật thanh cao và trong sáng, khiến Nam bàng hoàng sửng sốt!
Nhưng khi cô về ở Huế, rồi ra ở vùng núi rừng Mỹ Chánh nơi chó ăn đá gà ăn muối chỉ có khỉ ho cò gáy; thì làm gì có trường Trung Học dạy tiếng Việt, chớ nói chi có trường của ông Tây bà đầm! Nghỉ học nửa chừng. Ðau buồn và dày vò mình, nhưng cô chẳng hề than phiền với bất cứ người thân nào, nhứt là cô không hề báo tin cho Nam biết. Cô cũng chẳng cần đổ lỗi do ai khiến mình ra nông nỗi nầy. Hạnh chỉ lặng lẽ chia biệt anh. Từ đó riêng Hạnh âm thầm sống ngậm ngùi cô độc, buồn nhớ, xót xa, ray rứt vì một góc vàng phai theo gió chướng, đã mất hẳn tình tri ngộ đằm thắm.
Dù sao, giữa anh và em đã có nhiều sự song hành về tình yêu say đắm, chân thật thương nhớ nồng say. Tình yêu nẩy lộc không ngừng, chỉ chia xa ở bước ngoặt lớn đột ngột bất ngờ. Như con sông ngoằn ngoèo chảy quanh co đến lúc nào đó sông tách rời ra hai nơi. Rồi hai nhánh sông tình cờ gặp nhau ở gần cửa biển, tạo thành cơn xoáy cuộn sóng ba đào. Mình yêu Nam tha thiết trên từng trang thư trao gởi, cô khát khao ước nguyện san sẻ vô dòng đời thấm đẫm hương hoa, Hạnh muốn hòa cùng nắng lưng đồi quyện từng phiến tơ rung xuống cỏ cây. Nhưng làm sao bây giờ?
Hạnh tự đóng khung đời mình nơi khu rừng già hoang vắng không ai biết mặt biết tên, sẽ giản dị âm thầm chất phác nghèo nàn như thôn nữ đồng nội được số phận an bài. Cuộc đời cô bình thản không câu mồi bằng miếng bả phù vinh. Tuy nhiên rảnh rang đôi chút cô mở lại xấp thư cũ, ngắm hình chụp chung với bạn và Nam ở Ðà Lạt, em xót xa tự hỏi:
- Ơ! Có một thời xa xôi nào, mình sung sướng vô tư lự, vui vẻ hồn nhiên vậy sao? Một Hồng Hạnh tươi thắm giữa đám học trò vui tính, có người yêu hào hoa phong nhã mà mình đã sống nơi chốn phồn vinh ấy sao? Thật đúng là ta đã sống những ngày qua, chớ không là mơ?
Chính tháng ngày sống gian khổ nơi quê nhà ở vùng chiến địa đã cho cô có nhiều đấu tranh với từng cơn bão lòng. Ngắm hình các bạn trong album, rồi ngó mặt mình từ phiên gương phai mờ treo trên vách chiếu rọi lại, Hạnh thấy nhói buốt từng cơn đau trong tim. Ước gì đằng sau tấm gương rạn nứt nhiều miếng kia, họ đang chứng kiến cô có cuộc sống nghèo khổ nầy, bạn sẽ cười vui chìa tay ra đón tôi, hay tôi chỉ thấy phản ảnh phiên gương lạnh lùng!
Hạnh nao nao xót xa nhớ nhung Nam và ưu phiền man mác, cô vẫn nhớ ân tình anh trao cô bất tận. Một áo lạnh nhung màu vàng mơ, kỷ niệm ngày ấy do Nam ân cần trao tặng, chiếc áo gợi biết bao nỗi buồn phiền không vui thích. Tại sao? Có phải chỉ là một chiếc áo theo tháng ngày đong đưa nỗi nhớ thương mến tiếc trên nhánh thời gian? Lắm lúc cô nằm vắt tay lên trán, nhìn mái tranh thủng lỗ đem ánh mặt trời xuyên qua nhảy nhót trên nền đất nện mốc meo, nghe tiếng kèo cột rít khô khan vặn mình răn rắc. Mỗi lần gió mưa chuyển mùa thì bấy nhiêu dự tính tốt đẹp của cô gái phơi phới nét xuân-thì chợt tiêu tan theo mây khói. Thôi. Từ nay hãy "Khép Cử Ðam Mê":
Thôi. Hãy hiểu vì sao em im lặng
Ôm mộng buồn những đêm vắng cô đơn
Mất hương nguyền biết bao nỗi tủi hờn
Tình dàn trải mênh mông hơn biển rộng
Chiều hôm nay nghe gió về lồng lộng
Khép cửa đam mê nắng bỗng hanh vàng
Bướm trong mưa vương bão lạnh thôn làng
Mình đóng kín một trang buồn tình sử
Nhớ một thuở đi học về, thiếu nữ
tóc buông vai ngồi nắn nót "yêu anh"
Mộng đam mê say đắm tuổi xuân xanh
Vườn hoa nở mơn man oanh tập nói
Thơ chớm yêu tình mến không gian dối
Mưa gió về... đời đã nổi phong ba
Duyên hờn đau nốt nhạc thấy xót xa
Chung rẻo đất mà tình xa muôn dặm... (3)
Cổ nhân đã nói: "Thứ nhứt vợ dại trong nhà. Thứ hai nhà dột. Thứ ba nợ đòi". Gia đình nầy hội đủ ba yếu tố đáng buồn ấy chăng? Dẫu sao sống trong vùng lửa đạn liên miên, Hạnh vẫn cảm ơn mái nhà tranh đơn sơ: nơi đã từng là chốn dịu êm nồng thắm cho gia đình cô an vui, dù cơ hàn thanh bạch. Chốn đơn hèn ấy từng ấp ủ tình yêu thương cuống quít mẹ cha và anh em ngọt ngào, nơi đã cho chúng con mật ngọt tình yêu gia đình đằm thắm. Cho con biết quyến luyến tình thân với tha nhân, có tình quê hòa ái ở bếp lửa sưởi ấm mình ngày đông lạnh lẽo. Ánh lửa hồng nhảy lung linh vô tình người thấm đẫm hương yêu trong ta.
Ngọn lửa quắt quay muộn phiền cay đắng nhóm bừng nội tâm ray rứt băn khoăn lóe sáng từ khoé mắt u hoài. Ôi! Ðó là ngọn lửa gì? Biết nói sao bây giờ? Nói gì đây khi ta một nơi người một nẻo, khi hai thái cực còn ngăn cách. Phượng Hoàng Nam: một Nam giữa Sài Gòn xa hoa được bạn bè mến thương, quý trọng. Họ quý trọng anh một phần dựa trên tư cách, ăn nói nhã nhặn tế nhị vui vẻ bặt thiệp lịch lãm. Phần khác dựa trên thanh thế ba má Nam giàu sang có tiếng trong giới thượng lưu Sài Gòn.
Còn Hồng Hạnh bây giờ chỉ là cô gái quê nghèo hèn sống giữa núi rừng hoang dại, suốt ngày lam lũ nhọc nhằn, lem luốc và mệt mỏi. Cay đắng với niềm đắng cay nầy đã trở thành sự thật. Dạo trước ở Ðà Lạt có mấy thằng học trò cũ gây hấn với Nam, chúng tức Nam chỉ vì ngày đó Nam ngồi trên khán đài dự lễ khánh thành Lữ-quán Thanh Niên, bọn chúng đứng ở dưới sân phải chào một thanh niên bảnh trai lịch sự trẻ trung và đẹp trai hơn chúng, là cái chắc! Thì chúng ghen ghét và tức giận đã chận đường kiếm chuyện gây sự Nam.
Ngày hôm sau ở bên dãy bàn kia, bọn ấy kéo nhau lê qua ngồi trên bàn học đối diện với Thanh, Nhi, Ðào, Nguyệt, Vân, Viên mà trơ trẽn nhìn vô mặt Hạnh cười hô hố:
- Con lọ lem đèo bồng yêu hoàng tử. Nào ngờ thằng hoàng tử dỏm kia bị bọn nầy dợt cho te tua. Thằng hèn sợ xanh mặt xách giày chạy có cờ, đít hắn muốn xì té khói. Ha ha...
Lúc ấy Hạnh biết bọn ấy gồm mười tên chọi một Nam, tụi nó là đồ hèn không nổ banh ta lông, mới lạ. Bọn nầy cố ý ngồi đó bêu rếu xỉ vả Nam, muốn Hạnh quê xệ cho bỏ ghét! Hạnh nghe rõ những lời thô tục bỉ ổi "bần cố nông" khác nhắm vô mình. Thiệt mất tư cách hết sức. Nhưng cô đôi co với bọn "cá mè một lứa kia làm gì, cho bôi bẩn ra" ! Hạnh chỉ nhún vai khẽ nhếch mép cười lạt. Khiến chúng càng tức điên người khi thấy cô khinh bỉ chúng ra mặt, nhưng "lũ hèn kia" không làm gì được cô.
Quả thật, chính lúc nầy ?giờ phút bây giờ đây- thì cô mới đúng "mình là bé lọ lem" ở nơi xứ khỉ ho cò gáy chỉ có chó ăn đá gà ăn muối.
* * *
Tình Hoài Hương
(1) Phạm Thiên Thư
(2) Phạm Hồng Thước
(3) Tình Hoài Hương
*
Suốt mấy năm trường trong đời quân ngũ rày đây mai đó, chưa có nơi nào đơn vị tui "Mọc rễ" bằng vùng đất Tam Quan & Bồng Sơn của xứ Nẫu Bình Ðịnh, vì nhiệm vụ là lực lượng tổng trư bị của quân đội nên khi vùng đất nào bình yên rồi thì không còn bóng dáng của tụi tui, bởi phải rày đây mai đó vì vậy tui còn giữ được giọng nói của Sài gòn, bằng không thì ít nhiều tui cũng sẽ nói chuyện với chút ít âm sắc của người Bình Ðịnh kia rồi.
Tạm biệt sân bay Ðệ Ðức , một sân bay dã chiến nằm ở Quận Hoài Nhơn nơi BCH Liên đoàn tụi tui trấn giữ, đoàn quân xa đưa tụi tui lên đèo Phù cũ cách cầu Bồng sơn vài cây số về phía nam, đang ở gần phố chợ Bồng sơn đông vui người qua lại, đùng một cái phải lên đèo trấn giữ nơi khá vắng vẻ thử hỏi mấy ai không buồn.
Ngọn đèo này trước đây do một trung đoàn của sư đoàn 22 bộ binh trấn giữ, nay giao lại cho đám Thần Hổ tụi tui canh chừng, thú thiệt trong bụng tui không khoái chút nào, trên cao độ tròm trèm ba trăm mét nhìn xuống quốc lộ một vòng vèo bên dưới, tui thấy những chiếc xe đò nhỏ như những món đồ chơi của trẻ em, còn những người di chuyển bằng xe gắn máy giống y như con kiến bò trên miệng ve.
Hạ trại xong, cả đơn vị chỉnh đốn lại giao thông hào và các lô cốt, nhằm để bảo đãm sinh mạng cho mọi người khi bị pháo kích.
Tui cũng vừa đào xong hố cá nhân của mình bên cạnh hầm truyền tin, bổng anh Võ Thành Quế cùng anh Dương văn Lập thuộc ban quân xa đến kêu tui:
-Hùng ơi! Hố cá nhân đào vậy là ngon lành rồi, trăm lẻ bảy li có nổ sát bên cũng chẳng ăn thua gì đâu, thôi tới câu lạc bộ uống nước nghỉ tay đi.
Nói câu lạc bộ cho oai, chứ thật ra căn hầm dã chiến làm bằng những tấm ván thông từ thùng đạn pháo binh, bên trên lót lớp vĩ sắt PSP, phía trên nữa được dằn mấy lớp bao cát, câu lạc bộ do hạ sỹ Ðắc làm chủ, món ăn VIP thời bấy giờ là Mỳ gói hiệu con tôm, anh ta còn bán thêm cà phê, nước ngọt, một ít Lave , bánh kẹo nữa. Câu lạc Bộ của anh Ðắc bán rất đắc hàng, nhất là buổi sáng nhiều người đến nhâm nhi cà phê, ăn sáng để đấu láo cho vui, buôn bán vậy đó mà tui thấy anh ta chẳng thu tiền ai bao giờ, lúc đầu tui không biết nhưng về sau tui biết anh em ăn uống xong liền lòn vô quầy nơi anh Ðắc ngồi thu ngân, họ lấy tay ra hiệu, anh Ðắc đầu thì gật, tay thì lấy cuốn sổ dầy cộm để " Gô sỹ" tiền ăn uống của mấy trự kia, cuối tháng khi ban quân lương từ Sài gòn ra thì Hạ sỹ Ðắc đem cuốn sổ "Nam tào" ra để trừ lương tại chỗ.
Ăn sáng uống cà phê xong, anh Quế nói nhỏ cho tui với anh Lập nghe:
-Tui mới o bế ông Thượng sỹ Kiệm ban Tư, ổng cho cây súng M16 chiến lợi phẩm lưu kho lâu rồi, tụi mình chế lại thành khẩu M18 xài chơi.
Anh Lập là tay thợ máy giỏi của đơn vị, nghe anh Quế bày mưu như vậy anh cũng hào hứng nói:
- Anh Quế tính vậy được đó, thôi về ban Quân xa mình tính tiếp..
Thuở đó các đơn vị được trang bị súng M16 cho lính tác chiến , còn loại súng M18 chỉ có các đơn vị thám báo nhảy toán, hoặc các đơn vị của lực lượng đồng minh họ mới có loại súng này, tui tui mỗi khi thấy tay nào mang cây M18 là thèm lắm, chỉ có nằm mơ thôi chứ dễ gì có được khẩu súng nọ.
Lôi từ thùng đồ nghề ra gồm đủ loại chìa khóa miệng từ nhỏ tới lớn, rồi mỏ lết , cưa sắt , khoan điện , dũa, dùi V.v..., anh Lập nói :
-,Anh Quế đem cây súng ra đi, tụi mình ráng làm xong hôm nay đem xuống chợ Bồng sơn lấy le chơi.
Anh Quế tháo rời từng bộ phận cây súng ra, anh lập lấy ê tô kẹp bá súng rồi đo vẽ theo tính toán, xong xuôi anh lấy cưa sắt ra cưa, anh cũng gọt đế cao su dưới đế súng cho vừa,chỗ mới cưa, cắt bớt cái lò xo hoàn lực trong bá súng, kể cả ống dẫn lò xo, khi các cơ phận được hoàn chỉnh anh Quế ráp cái bá súng lại,
Anh Lập tháo cái loa che lửa nòng súng ra , cắt ngắn bớt nòng súng áng chừng bằng chiều dài cây M18, anh giao cái nòng súng mới cắt cùng cái loa che lửa cho Hạ sỹ Nghé đem xuống tiệm tiện ở Bồng sơn để zen răng lại cho khớp với răng của loa che lửa.
Phần hốc búa nhất của việc làm phần miếng che tay nơi nòng súng. Vì hai miếng nhựa gỗ che tay của khẩu súng khi tháo ra rồi không thể cắt ngắn để ráp vô theo kích thước ngắn lại được, chợt nhớ có cái vỏ đạn đại bác 57 ly trong căn hầm ban quân xa, anh Quế lôi ra ngắm nghía, anh Lập cũng châu đầu vô để tìm cách chế tạo.
Hai ông xúm lại cưa cái vỏ đạn ra,làm hai mảnh theo chiều dọc, rồi đi chiều dài nơi dự định gắn vào bên ngoài nòng súng, sau một thời gian mài, gò , uốn, gỏ thì hai anh cũng hoàn thành công việc rất phức tạp này, sở dĩ xài cái vỏ đạn năm mươi bảy ly vì nó có những cái lổ nhỏ để thoát hơi nóng từ nòng súng khi bắn , nhìn cái miếng che tay bằng vỏ đạn đại bác gắn vô cây M18 "lai căng" coi bộ rất ngầu, phải nói tụi tui mừng vô cùng khi thấy cây súng M18 lạ của hai "kỹ sư" ban Quân xa làm ra, để tự thưởng công mình hai anh mua lại Thượng sỹ Nghiệp Hỏa đầu vụ của đơn vị một con gà mái dầu để đãi cả nhóm.
Sáng nọ, tụi tui canh me sếp lớn của đơn vị đi họp ở bộ tư lệnh Sư đoàn 22 Bộ binh, khi xe của ổng vừa đổ đèo do tài xế Hổ cầm lái, anh Quế vác cây M18 của mình ra đứng sát bờ giao thông hào giáp với đỉnh đồi phía sau, anh Quế trong bộ quần áo màu Hoa rừng , đang đứng dang chân tay cầm khẩu M18 để anh Lập bấm máy chụp hình, ai cũng có phần bởi những tấm hình chụp với cây M18 kia.
Giờ phút hồi hộp bắt đầu, để xem khẩu M18 của mình hoạt động ra sao, anh Quế lắp băng đạn 20 viên vô để bắn thử.
Khi bắn với chế độ ( Bặc cú) bắn từng viên thì súng nổ ngon lành, nhưng khi chuyển sang chế độ bắn ( Ra phan) thì lò xo hoàn lực tống văng cái đế cao su chặn dưới bá súng mất tiêu, may mà không gây ra tai nạn gì.
Ông Thượng sỹ Còn ( Thường vụ của Liên đoàn) thấy cảnh nọ ông cười rồi chọc quê mấy thằng tui:
- M18 gì kỳ cục vậy mấy cha, tụi Mỹ thấy mấy ông chế tạo kiểu này chắc họ khóc thét luôn quá.
Anh Lập quê cơ quá nhưng cũng ráng vớt:
-Tại làm miếng chận lò xo hoàn lực trong bá súng hơi ẩu thượng sỹ ơi , để tui mần khẩu khác không ngon không ăn tiền cho ông coi.
Từ hôm thất bại với cây M18 "Cải tiến" của đám mình, buồn quá anh Quế rủ rê cả đám đi đào củ Hà thủ ô về làm thuốc, phải công nhận trên đèo này địa chất gồm đất sét sỏi pha cát rất thích hợp cho Hà Thủ ô sinh sống, mới đi đào chừng vài giờ tụi tui gom cả đống đem về rửa sạch, phơi khô, sắc mỏng sao thủy thổ đê dành ngâm rượu uống rất tốt cho sức khỏe, lá Hà Thủ ô phơi khô sao thủy thổ làm trà uống thơm ngon không kém các loại danh trà ở vùng hành quân, có lẽ nhờ uống củ này mà tui còn mạnh giỏi đến giờ này chăng.
Chờ hoài đến một ngày nọ, anh Quế cũng được một anh lính thiết giáp đóng quân gần bên tặng cho một khẩu M16 khác, tụi tui lại lao vô làm lại khẩu M18 tiếp theo, lần này khẩu súng chắc chắn hơn, đẹp hơn và nhất là bắn liên thanh không bị văng mất lò xo hoàn lực như khẩu trước.
Có khẩu súng kiểng này anh Quế cưng nó lắm, ngày nào cũng lau chùi o bế cho sạch bụi.
Bữa nọ thấy Trung sỹ nhất Bùi Tuyền lái chiếc GMC kéo theo cái rờ mọt để xuống cầu Bồng Sơn lấy nước sông Lại Giang về cho bếp tập thể nấu ăn, cả đám tụi tui quá giang đi theo tắm giặt, cũng không quên mang theo các ống (Sạc) loại đựng thuốc bồi pháo binh xài xong bỏ ra để đựng nước sinh hoạt, Anh Quế và anh Lập lên xe vác theo cây M18 để giật le với mấy ông Lính Ðịa Phương Quân gác cầu.
Mùa này nước kém nên dòng Lại Giang không còn chảy mạnh như mọi lần, những mô cát của đáy sông nhấp nhô như muốn trồi mình khỏi mặt nước, dòng nước trong veo chảy uốn lượn quanh co theo bờ cát, tất cả mọi người ùa xuống tắm giặt thỏa thích, riêng anh Quế ngồi trên bờ cứ mân mê khẩu súng, bổng dưng có vài anh lính gác cầu kéo tới xem, họ hỏi anh Quế súng này súng gì mà lạ quá từ nào tới giờ mới gặp, được dịp anh Quế tui "Vẽ rắn thêm chân" cho vui, anh nói:
-Khẩu này M18 - A1 mới xuất hiện ở Việt Nam, hiếm lắm chỉ có cây duy nhất này thôi, vì là vũ khí sản xuất để thí nghiệm chưa có trang bị cho các nơi đâu.
Mấy cha nội gác cầu nghe vậy tưởng thiệt ai nấy đều tỏ vẻ kinh ngạc và thán phục anh Quế vô cùng, rồi mấy đứa nhỏ chăn bò thấy súng lạ cũng bu lại coi, anh Quế được dịp nở lổ mũi bự như trái cà chua vậy đó...
Khẩu súng M18-A1 của anh quế lần hồi tới tai ông Trưởng ban 3 liên đoàn, bữa nọ ông kêu anh Quế vô hỏi thăm.
-Tui nghe anh có khẩu súng lạ phải không, anh đưa ra cho tui coi coi.
Anh Quế trình khẩu súng cưng của mình ra, dường như hạp nhãn nên ông trưởng ban ba đề nghị anh Quế nhượng lại cho ông để làm vật trang trí cho vui, anh Quế tiếc lắm vì tiền bạc anh cũng đâu cần gì, nhưng với sự tha thiết của ông sỹ quan nọ anh Quế đành chia tay khẩu súng đặc biệt này, anh nghĩ rằng anh với anh Lập sẽ làm vài ba khẩu nữa là chuyện dư sức qua cầu.
***
Lại một lần nữa đơn vị phải từ giã ngọn đèo Phù Cũ này để về quận Ðồng Xuân Phú yên đóng đô , cơ hội làm thêm vài khẩu súng M18-A1 không còn đến với mấy anh nữa, do chiến cuộc ngày càng căng thẳng, ai cũng bận bịu túi bụi với công việc của mình.
Ngày tàn chiến cuộc đã điểm, ước mơ chế tạo vài khẩu súng thật xa vời với hai ông kỹ sư thân yêu của tui, từ đó đến giờ tui không còn tin tức gì hai anh, nếu hai anh thấy được câu chuyện này chắc hai anh sẽ bừng sống lại những ngày anh em mình quân hành gian khổ mà thật thú vị phải không anh Quế anh Lập ơi ./.
Một ngày đầu tháng 3/2023
ÐỌC: ?RÉT BÂN NHỚ MẸ? - NGÀY 8 THÁNG 3
*
RÉT BÂN NHỚ MẸ
.
Rét Bân vương má con hạt mưa
Kiểu mưa Bân này dễ ho, mẹ ạ
Chân mẹ ấm không / rét Ðài sương giá?
Tay mẹ cóng không / rét Lộc buốt tê?
.
Mẹ ơi!
Từ hồi Mẹ đi
quanh con hơ hoác trống.
.
Mưa Bân chắt lọc
từ li ti hương xuân rất trong
Tình mẹ ấm nồng
gom nhặt từ tháng ngày vất vả
tháng ngày ngược xuôi tất tả
lần hồi mẹ áo nâu sờn...
.
Mưa Bân rất tròn
mỏng dầy xếp giọt
Trời thương Nàng Bân, Trời ban rét ngọt
Con xin Trời cho con nắng tươi
cho con thấy nụ cười
nhóng nhánh hạt na đen của mẹ.
.
Rét Bân rất nhẹ
Ðủ lùa thông thống tháng ba.
Ðủ cuốn tuổi đông con
về Mẹ chốn bao la
Tìm hơi ấm Mẹ.
*.
Hà Nội, 08 tháng 03.2019
BÙI CỬU TRƯỜNG
LỜI BÌNH:
Sáng ngày 8 tháng 3, tôi được đọc một bài thơ tự sự, viết về MẸ của nhà thơ, bác sĩ Bùi Cửu Trường.
Bài thơ có tựa đề: RÉT BÂN NHỚ MẸ.
Tôi ấn tượng với bài thơ ở ngay những câu đầu:
"Rét Bân vương tay con hạt mưa
Kiểu mưa Bân này dễ ho mẹ ạ
Mẹ đủ ấm không / khi trời lạnh giá?
Mẹ đủ ấm không / khi đất buốt tể"
Những câu thơ tự sự giản dị, mộc mạc, trĩu nặng nỗi niềm, từ hạt mưa vương vào tay, gợi nên nỗi lo dịu dàng thường trực: "Kiểu mưa Bân này dễ ho mẹ ạ", rồi đột nhiên thay đổi tâm trạng, từ dàn trải tâm sự sang dồn nén những lo lắng:
"Mẹ đủ ấm không/ khi trời lạnh giá?
Mẹ đủ ấm không/ khi đất buốt tể"
Khiến người đọc sững lại, rồi trầm lặng khá lâu trước sức ám ảnh của những hình ảnh xuất hiện trong những thước phim rất ngắn. Ðến đây, người đọc mới vừa thốt lên lời đồng cảm cùng tâm trạng xót thương của người con hiếu đễ với người Mẹ đã khuất, thì lại vỡ òa cảm xúc bằng những câu tự sự lắng đầy nước mắt. Sự nhớ thương trong đau xót, cút côi được dồn nén đến tận cùng bởi những câu thơ ngấn lệ, trầm buồn:
?Mẹ ơi
Từ hồi Mẹ đi
quanh con hơ hoác trống.?
3 chữ ?hơ hoác trống? đã diễn tả tất cả sự nhớ thương - mất mát - cút côi của người con khi mất Mẹ.
Tôi thích 4 câu thơ:
"Rét Bân vương tay con hạt mưa
Kiểu mưa Bân này dễ ho mẹ ạ
Mẹ đủ ấm không / khi trời lạnh giá?
Mẹ đủ ấm không / khi đất buốt tể"
được viết ban đầu hơn so với 4 câu đã được nhà thơ chỉnh sửa.
Bởi theo cảm nhận của riêng tôi thì 4 câu chưa chỉnh sửa rất gợi cảm xúc với người đọc. Câu ?Rét Bân vương tay con hạt mưả gợi tâm trạng chông chênh, chới với của người con giữa trời mưa rét khi cô đơn, vắng (mất) Mẹ. Sự lặp lại cụm từ 4 chữ: "Mẹ đủ ấm không" ở 2 câu cuối khổ thơ: ?Mẹ đủ ấm không / khi trời lạnh giá?? - ?Mẹ đủ ấm không / khi đất buốt tể" nghe chân chất, mộc mạc, như tự nhiên bật ra trong tâm thức nhà thơ trước cái lạnh giá của tiết trời và chính sự lặp lại cụm từ 4 chữ ấy đã làm câu thơ thêm day dứt, xót xa. Câu thơ lấy nước mắt người đọc bởi sự tự nhiên, chân chất ấy. Nhưng với 2 câu thơ đã chỉnh sửa: ?Chân mẹ ấm không / rét Ðài sương giá?? - ?Tay mẹ cóng không / rét Lộc buốt tể? thì sự cẩn thận về kiến thức, sự cầu toàn về ý thức tay nghề đã lấy đi nét mộc mạc, dung dị, khiến câu thơ trở nên thiếu nhựa. Sự rành mạch "rét Ðài" - "rét Lộc" - ?rét Bân? vì sự cầu toàn... ở 2 câu thơ trên là không cần thiết, bởi theo thiển nghĩ của người viết, sự rành rẽ câu chữ như thế khiến bạn đọc khó "phiêu" cùng bài thơ để khám phá và cảm thụ bài thơ, cũng vì thế mà làm bài thơ bớt hay.
Là kẻ lười đọc thơ nhưng tôi lại thích đọc thơ Bùi Cửu Trường, có lẽ vì cách dùng từ ngữ của bà khá độc đáo, sáng tạo nhưng vẫn giữ được chất dân dã, chân quê. Những câu: ?Từ ngày mẹ đi/ quanh con hơ hoắc trống?, "lần hồi mẹ áo nâu sờn .."/ "Nhóng nhánh hạt na đen của Mẹ." hay: "Rét Bân rất nhẹ/ đủ lùa thông thống tháng ba/ đủ cuốn tuổi Ðông con" trong RÉT BÂN NHỚ MẸ, tuy chưa phải là những câu thơ thật hay, những câu thơ tài hoa nhưng những câu thơ đậm dấu ấn rất riêng của Bùi Cửu Trường như thế thì không phải dễ làm, không phải cứ muốn là viết được.
*.
Hà Nội, chiều 08 tháng 03.2019
ÐẶNG XUÂN XUYẾN
GẠT BỎ SỰ ÐỐ KỴ
(Trích từ: MƯU LƯỢC GIÀNH CHIẾN THẮNG
của Ðặng Xuân Xuyến, Nhà xuất bản Thanh Niên 2000)
.
Ðiều tiếp theo tôi muốn lưu ý bạn là đừng bao giờ bực tức, đố kỵ trước thành đạt của người khác. Thói xấu ấy sẽ làm cho bạn trở thành nhỏ mọn, tầm thường và sẽ nảy sinh những thói xấu khác biến bạn thành kẻ lố bịch trước con mắt của người đời.
Mỗi người có một khả năng để tự khẳng định mình, tạo dựng sự nghiệp cho mình và người ta chỉ làm được điều đó khi cố gắng, mang hết khả năng, sức lực và trí tuệ dồn cho công việc.
Bạn hãy lẳng lặng theo dõi những doanh nhân thành đạt, những nhân vật nổi tiếng... mới thấy những thành đạt mà họ gặt hái được là cả sự đánh đổi đắt giá, sự khổ tâm và vất vả khôn lường. Những gì mà họ đang có so với những vất vả mà họ đã chịu đựng, những đắng cay, mất mát họ đã nếm trải thì ?vinh quang? ấy còn nhỏ nhoi lắm và giá phải trả cho sự ?vinh quang? ấy cũng thật đắt đỏ.
Ðừng nhìn vào cách tiêu tiền của họ mà hãy nhìn vào cách kiếm tiền của họ mới thấy được đồng tiền mà họ ?cố tình? buộc ?phung phí? ấy đã thấm đẫm mồ hôi và nước mắt của họ. Người ta nói ?thức lâu mới biết biết đêm dàỉ, ?ở trong chăn mới biết chăn có rận?, không ở trong hoàn cảnh của họ, bạn làm sao biết rõ những ?cáỉ họ buộc phải ?trả? để có những điều làm cho bạn ghen tức. Tôi tin, nếu bạn làm được điều đó, bạn sẽ gật đầu cảm phục sự miệt mài, cố gắng của họ và trong bạn sẽ có những trăn trở để nhìn nhận lại cách sống của mình.
Sự đố kỵ trước những thành đạt của người khác, sẽ dẫn bạn vào những việc làm xấu: Tìm cách để ?hạỉ người đó, chí ít cũng là nói xấu để hả cơn ?bực tức? trong bạn và ?sẽ? làm cho ?kẻ đó? mất thanh danh. Bạn thật lầm trong phép tính. Người bị mất mát lớn nhất ở đây không ai khác ngoài bạn. Với họ, khi đã đạt được như vậy, mọi lời xúc xiểm của bạn sẽ không đáng giá một đồng xu vì người đời nghĩ rằng: Bạn đang kèn cựa về tài năng của họ mà nói xấu họ. Lẽ đương nhiên, từ quý mến bạn, người ta sẽ chuyển sang coi thường bạn.
Thay vì đố kỵ, bạn hãy mến phục họ, tạo nhiều ?cơ hộỉ tiếp xúc với họ để qua những cuộc chuyện trò ấy, bạn sẽ học được những ?bí quyết? đã giúp họ thành công mà vận dụng cho mình.
Hãy mạnh dạn gạt bỏ suy nghĩ sợ người đời cho mình ?thấy người sang bắt quàng làm họ? mà ngại ngần trong các cuộc xã giao. Không có gì quan trọng bằng những bài học kinh nghiệm không phải trả học phí mà bạn sẽ có được. Thực tế, những người thành đạt là những người ham hiểu biết, chịu lắng nghe và say sưa sáng tạo. Và hơn nữa, nguyên nhân sâu xa nhất, có ý nghĩa quyết định nhiều nhất đến thành công là sự kế thừa và sáng tạo. Không ai thành công mà lại không có sự kế thừa kinh nghiệm của những người đi trước. Không ai thành đạt trong đời mà không cần tới những lời khuyên!
Một anh bạn tôi (thực ra anh ta hơn tôi một thế hệ nhưng vì là tâm đầu ý hợp nên chúng tôi thường xưng hô bạn bè với nhau) phàn nàn về cậu con trai của mình: ?Thằng con tôi có đầy đủ những tư chất để trở thành ông chủ, nhưng một tính xấu của nó đã làm cho tôi không thể đặt niềm tin vào nó được, đó là sự hẹp hòi, ích kỷ. Tôi sợ rằng từ thói hẹp hòi ích kỷ sẽ dẫn nó đến ghen tỵ, mà đúng ra là sự đố kỵ trước những thành đạt của người khác, đó chính là cái ?phá tướng? của nó đã làm tôi thất vọng. Khi con người ta chỉ quẩn quanh với sự kèn cựa, bon chen thì chẳng bao giờ làm được một trò trống nào cả, sẽ chỉ mãi luẩn quẩn với điểm khởi đầu, thậm chí còn tồi tệ hơn. Tôi sợ thằng con tôi sẽ lâm vào tình cảnh đó?. Thế đấy! Nhà doanh nghiệp tài ba ấy đã lo lắng cho con mình chỉ vì một lý do rất bình thường là sự hẹp hòi, ích kỷ nhưng phải thừa nhận rằng, những lo lắng đó rất chính đáng.
Tôi công nhận: Ðã bước vào nghiệp chủ, không ai có thể thờ ơ, cảm thấy bình thường trước những thành công của đối thủ cạnh tranh. Một sáng kiến nhỏ trong việc cải tiến sản phẩm của đối thủ cũng đủ làm cho nhà doanh nghiệp phải đau đầu, ?ăn không ngon, ngủ không yên? nhưng sự ?không bình thường? ấy không phải là sự đố kỵ, kèn cựa mà là sự ?cạnh tranh? mang tính chất tích cực, lành mạnh: Buộc phải cải tiến sản phẩm cho tốt đẹp hơn, hợp với nhu cầu và thị hiếu ngày càng cao của người tiêu dùng.
Là người đang cháy bỏng trong mình ước mơ cao đẹp: TRỞ THÀNH ÔNG CHỦ, đừng bao giờ để cho tính hẹp hòi, ích kỷ, sự đố kỵ, bon chen ngự trị trong những suy nghĩ của bạn. Biết bao doanh nghiệp đã lâm vào tình cảnh lụi bại, phá sản cũng chỉ vì chủ doanh nghiệp mang nặng trong đầu những tính toán của kẻ tầm thường, nhỏ mọn. Cuộc sống có thể dung thứ những tính xấu như vậy nhưng thương trường không bao giờ dành chỗ cho những ai có tính cách như vậy đâu!
****
Mưa sa rỉ rả suốt đêm
Cho con phố nhỏ ướt mềm buồn thiu
Chim muông trong tổ hẩm hiu
Nhớ cành, nhớ nắng tiêu điều sớm mai
*
Mây mù ngao ngán thở dài
Mặt trời buồn uống rượu say ngủ vùi
Nắng ơi, ta nhớ nắng vui
Làm sao thấy nắng lui cui bắc cầu
*
Xuống thăm góc phố âu sầu
Cỏ hoa, mái ngói, ngẩng đầu chờ trông
Nắng ơi có biết nàng Ðông
Ra oai sai gió, mưa giông kéo về
*
Tinh sương trời vẫn ủ ê
Không gian tro xám, lê thê mưa hoài
Mưa cho mặt đất dẻo dai
Hè về nàng Hạ nhẹ tay vẫy vùng
Tiếng mưa rả rích suốt đêm qua, và còn giăng xám màu tro than. Những mũi kim đan bằng nước trong veo, hồn nhiên thêu dệt khắp các ngõ hẹp, đang run lẩy bẩy. Tin tức tivi thật quá là chính xác, không sai lệch tí nào. Vạn vật đều lai láng ướt mềm. Và những con đường đang nằm co quắp, vì bị ngâm trong vũng nước lạnh thấu xương, xuyên suốt tới chín tầng mây cao.
Làn mưa che phủ dãy núi chập chùng. Trước mắt, tôi chỉ thấy một khoảng không gian mịt mù màu chiều, tuy trời đang là buổi sáng. Hạt mưa xúm xít chen lấn nhau đến té ngã, rồi cùng len chảy theo đường trũng của những viên ngói. Rủ nhau gom lại thành dòng nước lớn mạnh. Ầm ầm theo máng xối chảy tràn lan trên thềm xi măng.
Những hạt nước cô đơn, buồn thiu rơi thẳng xuống như an phận một đời trôi nổi. Những hạt nước hồn nhiên chưa nếm vị đắng cay, nên còn yêu đời - còn vương vấn trần gian chưa muốn trôi về cõi xa xăm.Thích bám víu vào lớp kiếng trong, và đang nhìn tôi với đôi mắt long lanh làm dáng.
Nhìn hạt nước cứ quấn quít, cố leo trèo trên khung kiếng rất dễ thương. Nếu mắt ai đó vô tình nhìn, cũng chạnh lòng một chút bâng khuâng. Những sợi mưa ngắn, dài rơi rụng đó, cho tôi miên man suy tưởng về những tình cảnh chơi vơi rơi rớt khác, lạnh l;ùng như một cơn gió thoảng bay qua. Hạt mưa bé tí teo với thân phận bọt bèo dễ vỡ, cũng còn muốn được tồn tại.
Cũng như cùng suy gẫm vài khoảnh khắc vô ưu khác, như một cơn gió thoảng bay qua. Hạt nước mưa bé tí ti với thân phận bọt bèo dễ vỡ, cũng còn muốn được tồn tại. Huống hồ chi, là chiếc lá vàng phai, một trái tim hấp hối sắp lìa xa cõi trần gian.
Hạt nước long lanh cũng đã một thời vàng son, khoe dáng ẻo lả của mình với đất trời, trên tuyến đường phất phơ từ thiên đỉnh, buông thả xuống dương gian. Mưa rơi từ trời nhưng còn được mái ngói, mặt đường, và cành cây hứng đựng và che chở. Nhưng hạt nước nào có biết, những viên ngói trân mình ướt đẫm, luôn là chướng ngại vật, làm cản trở con đường đong đưa hạt nước lùi về cõi xa xăm. Và không ai còn nhắc nhớ hay tiếc thương, khi mà ta đã bị đời quên lãng chăng?
***
Ngoài trời, mưa cứ say sưa tí tách, dung dăng rơi rắc. Tạo nên biết bao vũng nước đìu hiu bên lề hè phố, lai láng trên mặt đường. Con phố bóng loáng như thoa mỡ trơn trợt. Mưa cứ dầm dề trút đổ vào các hồ chứa dự trữ. Giúp cho mực nước dâng càng cao càng tốt nhé!
Mưa rửa sạch bụi trần gian. Mọi người đang mong chờ những cơn mưa đông biết thương người, yêu vạn vật, thì cứ thoải mái tuôn rơi. Nhờ thế, cảnh hạn hán thiếu nước xài, sẽ không còn là vấn nạn lo âu.
Thế nhân thường ví hạt mưa giống như giọt nước mắt ngà. Trái tim âu sầu của ai đó đang cảm thấy buồn ray rứt. Ðôi khi vu vơ cảm nhận một nỗi đau trống vắng, khi hạt mưa buồn bị ? trời cao ruồng rẫỷ ngay giữa mùa đông băng giá.
Ðây là những hạt mưa sa, hay là giọt lệ đời đang rơi ?
Có khi nào ai đó, vừa lạnh lùng buông bỏ một nghĩa tình ?!
****
Buổi sáng cuối tuần, tôi vừa mở facebook thấy liền mấy cái friend requests trong đó có một tên khiến tôi phải dừng lại: BS Hoàng Hùng. Cái tên rất đặc biệt khó quên cho dù bao nhiêu năm đã trôi qua. Tôi liền vào xem profile, và đúng như trí nhớ của tôi, đó chính là người đã từng ?thoáng qua đời tôỉ.
Hè năm ấy, vừa thi xong Ðại Học, nhỏ Thủy rủ rê:
- Chủ nhật này tụi mình đi Lái Thiêu chơi.
- Nhân dịp gì vậy, có ai nữa không?
- Anh Tuấn của tao mở tiệc sinh nhật với vài người bạn thân, ảnh cho tao đi theo để bồi dưỡng sau mấy tháng học thi vất vả, ảnh cũng cho tao rủ thêm mày vì ảnh biết tao với mày là ?trời sinh một cặp?.
- Haha! Vậy thì ngu gì hổng đi chơi, mà chạy xe đạp coi bộ xa đó.
- Mày khỏi lo, nhà một người bạn của anh Tuấn là chủ tiệm bánh Hồng Khanh ở chợ Xóm Mới có xe chở hàng cỡ như chiếc xe lam, anh ấy kêu tài xế chở cả đám sáng đi chiều về.
Sáng ngày hẹn, tôi có mặt tại nhà Thủy, đã có đủ các bạn của anh Tuấn, cả nam lẫn nữ cộng với hai đứa tôi là gần chục người. Chúng tôi phụ khiêng lên xe mấy thùng bia, nước ngọt, thùng đá lạnh, bánh mì, chả lụa, vài hộp bánh, cây đàn guitar và đồ linh tinh khác. Xe khởi hành, mọi người vừa ăn xôi đậu muối mè vừa nói chuyện cười đùa rôm rả, chẳng mấy chốc đã đến khu du lịch Cầu Ngang khi trời còn sớm, chưa có nhiều khách, nên chúng tôi dễ dàng mướn được một khu vườn ưng ý. Vì ai cũng còn no bụng nên anh Tuấn kêu chủ vườn đem ra mấy trái sầu riêng chín cây thơm ngát, uống với bia lạnh giải khát, rồi thông báo mọi người có thể đi chơi tự do khoảng một tiếng, sau đó trở về vườn bắt đầu tiệc sinh nhật.
Tôi và Thủy hớn hở đi dạo khắp các vườn xung quanh, hứng thú nhảy nhót qua các mương đào trong vườn, sau đó đi bộ ngược ra Cầu Ngang ngắm cảnh, dừng chân tại các cần xế chôm chôm, măng cụt, sầu riêng, bòn bon người ta bán dọc lối đi, bỗng nghe có tiếng từ phía sau:
- Hai đứa muốn mua trái cây thì chờ lúc chiều ra về hẵng mua, chớ mua bây giờ đem vào trong chủ vườn không chịu đâu nhé.
Chúng tôi quay đầu lại, nhỏ Thủy nhanh nhẩu:
- Tụi em chỉ ngắm thôi anh Hùng ơi!
Tôi nhìn anh, anh nhìn lại tôi trìu mến, trái tim mới lớn vui rộn ràng vì gặp đúng... người trong mơ. Hồi sáng trên xe, khi cả nhóm giới thiệu tên nhau, tôi đã ?ấn tượng? bởi cái tên của anh, Ngô Văn Hoàng Hùng, thêm dáng người cao ráo, chiếc răng khểnh và cặp kiếng trắng trên khuôn mặt điển trai, nhưng chưa hết đâu nhé, anh đang là sinh viên Y Khoa, đó là chưa kể tài lẻ là giọng ca hay với ngón đàn guitare vì anh là Ca Trưởng của Ca Ðoàn. Nói chung là bao nhiêu điều tốt đẹp anh ấy đều sở hữu hết trơn, ông trời thiệt bất công.
Tôi đứng im ngại ngùng trước ?người mở thì nhỏ Thủy la lên:
- Ôi, em phải về chỗ phụ mấy chị làm bánh mì chả lụa chuẩn bị bữa tiệc, anh Hùng dẫn bạn em đi một vòng cho biết nha.
Lẽ ra tôi phải đi theo Thủy, nhưng chân tôi cứ như chôn chặt dưới đất, anh ấy đến bên tôi, bắt chuyện, tôi mới dần dà lấy tại tự nhiên đi dạo cùng anh. Ðể giải thích cho cái tên ?dài cả cây số? anh cười tươi:
- Ba anh tên Ngô Văn Hoàng, nên các anh em trai nhà anh mang tên: Ngô Văn Hoàng Hùng, Ngô Văn Hoàng Dũng và Ngô Văn Hoàng Công.
Tôi nói thiệt lòng:
- Tên anh là đẹp nhất, nghe rất ?kêủ, rất oai phong lẫm liệt.
- Ừ, mấy đứa bạn anh cũng bảo thế.
Hình như anh đọc được trong mắt tôi niềm yêu mến ngưỡng mộ ngành Y nên anh nói rất nhiều về việc học của anh, nào là anh phải ra khỏi nhà từ lúc sáng sớm, rồi về nhà khi tối mịt, mấy năm nay hổng biết khu phố anh ở tròn méo ra sao, nào là những lần vào nhà xác thực tập, lần đầu vừa sợ vừa run, có người lập tức ói mửa, những lần trực khuya, bài vở căng thẳng. Tôi cứ nghĩ mình là người... khoái nói, nhưng so với anh thì còn thua xa, nhưng mà thôi, tôi sẵn sàng nghe ?thần tượng? nói, đâu dễ gì có cơ hội quý giá này.
Sau chuyến đi Lái Thiêu vài ngày, Thủy qua nhà tôi:
- Ê, bữa đó ông Hùng có... tán mày không?
Tôi mắc cỡ sung sướng, trả lời lấp lửng:
- Tao cũng hổng biết nữa, nhưng anh ấy hỏi địa chỉ nhà để bữa nào mời tao đi ăn chè.
- Thôi thôi nghen! Báo cho nhà ngươi biết, anh đã có người yêu rồi. Người yêu của ảnh là cô bạn chung xóm, chung ca đoàn nhà thờ, là giọng ca solo hay thần sầu của giáo xứ và là hoa khôi rực rỡ của cả khu giáo họ Gò Vấp.
Tôi nổi quạu:
- Tao đâu cần mày liệt kê mấy cái vụ ?giọng ca thần sầu và hoa khôi rực rỡ?, những thứ mà tao hổng có.
- Thì tao có sao nói vậy thôi, nhưng ổng đào hoa ga lăng bay bướm lắm, dính vào chỉ mang khổ thôi.
- Giờ tao hỏi tội mày, vậy tại sao bữa đó mày cố tình bỏ đi để tao và anh Hùng ở lại nói chuyện riêng?
- Nói thiệt, tao thấy ổng nhìn mày tha thiết quá nên không muốn làm ổng mất hứng, và tao cũng muốn cho màỵ..vài phút giây phù du để có hứng làm thơ.
Tôi thú nhận yếu ớt:
- Mày đúng là bạn tao, đêm đó về tao có làm xong một bài thơ.
Tôi đứa nó xem, đọc tới đâu nó xuýt xoa tới đó:
- Trời ơi, lãng mạn quá ngọt ngào quá, cho tao mượn chép lại.
Tôi giải thích:
- Nghe tao nói nè, khi làm thơ, nhất là thơ tình, đôi lúc vì tìm vần cho phù hợp câu cú, nên phải xài những từ ướt át bay bổng chớ thực tế hổng phải vậy, hiểu chưa? Tao tặng mày bài thơ, tao chẳng cần nữa.
Chuyện tới đó là xong, tôi xếp anh vào ngăn dĩ vãng cho bụi bám thì hai năm sau, nhỏ Thủy thông báo:
- Ê mày, chàng Hoàng Hùng mới cưới vợ.
Tôi hờ hững:
- Vậy sao? Lấy cái cô ?hát hay xinh đẹp? đó hả?
Thủy chề môi:
- Thế thì còn gì để nói! Anh ấy đã bỏ người yêu thời thanh mai trúc mã để lấy con gái của ông bác sĩ trưởng khoa nơi bệnh viện anh đang làm. Gia đình nhà họ giàu có, lại đang chờ giấy tờ xuất cảnh qua Mỹ.
- Nhưng kệ người ta mày ơi, người ta giỏi người ta đẹp trai thì người ta có quyền.
- Mà tao ghét thì tao nói đó! Anh Tuấn tao nói bạn bè cũng bớt chơi với anh Hùng vì bản tính kiêu căng tự phụ. Hồi đó đi học ổng ký tên hai chữ Hoàng Hùng thôi, mà từ khi ra trường làm bác sĩ chứ ký của ổng có thêm hai chữ ?BS?, sợ hổng ai biết nghề của mình hay sao á, nhìn ngứa con mắt!
Rồi một hôm, tôi có dịp đạp xe qua bệnh viện Gia Ðịnh đúng lúc anh Hùng từ cổng bệnh viện chạy chiếc Honda ra ngoài, anh reo lên:
- Ôi, lâu quá không gặp Loan, em đến bệnh viện có việc gì không?
- Dạ đâu có, em đến nhà người bạn ở hẻm Vạn Kiếp mới về, đi ngang đây thôi, anh làm ở đây hả?
Vừa dứt lời trời bỗng đổ mưa lớn, anh ấy kéo tôi vào quán nước ven lề đường. Sau khi thăm hỏi vài câu về cuộc sống hiện tại, anh nhìn tôi... âu yếm:
- Loan nè, anh cám ơn em đã âm thầm mến thương và rung động vì anh, và cám ơn bài thơ, đời anh chưa có người con gái nào làm thơ cho anh, anh thuộc luôn bài thơ và thích nhất bốn câu này:
?Ước gì anh nắm lấy tay em
Một lần thôi, em sẽ không quên
Chắc hẳn là bàn tay anh ấm
Em sẽ run những ngón tay mềm...?
Tôi quê xệ lắm nhưng vẫn bình thản:
- Ủa, nhỏ Thủy xí xọn đưa bài thơ cho anh hả?
- Em đừng nghĩ oan cho bạn. Có lần anh ghé nhà Tuấn, anh và Tuấn vô tình nhìn thấy bài thơ trong cuốn vở của Thủy. Sau đó anh có ghé nhà em hai lần nhưng em vắng nhà. Hôm nào em làm Thơ tặng anh nữa nha, anh thích thơ em.
Tôi mỉm cười nghĩ thầm, mặt tui dễ dụ lắm sao? Tự dưng tôi nhớ tuồng cải lương Lan Và Ðiệp có câu Lan giận hờn: ?có vợ rồi bỗng tử tế với người tả, mặc dù hổng liên quan chút xíu nào. Nhưng tôi vẫn ngồi nghe anh ấy tuôn ra những lời dẻo hơn đường mật, vỗ về đưa tôi vào... mê cung. Chẳng lẽ tôi lại giải thích làm thơ là thế đó, là tha hồ tưởng tượng theo cảm xúc, là theo vần theo câu nên đôi khi phải dùng từ mùi mẫn, và chẳng lẽ tôi nói thẳng thừng rằng anh không còn cho tôi cảm hứng làm thơ nữa, vì anh đã ra khỏi tâm trí tôi ngay khi tôi biết anh có người yêu.
Bạn bè thân quen đều biết tánh tôi, hễ tôi thích người nào mà người ta không quan tâm để ý thì tôi mau chóng... chuyển hướng qua đối tượng khác, còn nếu biết ?hoa đã có chủ? thì tôi càng bái bai mau lẹ, không thèm vấn vương. Cuộc đời còn nhiều người cho ta lựa chọn kiếm tìm, cớ sao phải sầu đau, yêu đơn phương, lụy tình, thậm chí tự tử vì tình, chi cho khổ! Cái đó hổng có tôi nghen, tôi đâu có ngu dữ vậy.
Mặc cho anh ấy độc thoại, tôi thong thả ban cho anh những phút ?phù dủ, dù sao trời cũng còn mưa xối xả, muốn ra về cũng không được, và tôi tranh thủ nhân dịp này ?trả thù? chuyện xưa bằng cách uống hết ly sinh tố bơ bự tổ chảng rồi gọi thêm mấy cái bánh bao chiên cho bõ ghét.
Một lần nữa tôi đã xếp anh vào ngăn quá khứ cho bụi bám, giờ đây sau mấy chục năm, anh lại trồi lên facebook muốn kết bạn với tôi, lẽ nào tôi và anh ấy còn nợ nần gì nhau?
Ðang xem profile thì tôi chợt thấy một tin nhắn của anh qua messenger: ?Hello Kim Loan ơi, còn nhớ anh không, Bác Sĩ Hoàng Hùng, bạn của anh Tuấn đây. Cuộc sống và gia đình em ra sao, anh định cư ở Seattle gần Canada của em đấy. Rất vui được tìm lại em!?
Tôi trở lại profile anh ấy, mục tình trạng gia đình là ?độc thân?, vậy là vợ anh ấy qua đời, hay là ly dị? bỏ vợ hay vợ bỏ? Anh qua Mỹ khi nào, có lấy lại bằng để tiếp tục hành nghề không? Vậy thì phải ký tên Hoàng Hùng M.D cho đúng kiểu Mỹ chớ!
Người có thể giải đáp cho tôi là nhỏ Thủy thì đã nằm sâu dưới lòng đại dương từ chuyến vượt biên năm nào. Tôi vào xem phần photos, chỉ có vài tấm hình, trong đó có một tấm thuở anh còn là sinh viên Y Khoa bên Việt Nam, rồi tấm hình mới đây, anh đứng bên Golden Gate ở San Francisco. So với nhiều đàn ông cùng tuổi, anh vẫn còn phong độ, không bụng bự, không ?tóc gió thôi baỷ, anh mặc chiếc quần kaki với chiếc áo thun gọn gàng, cặp mắt kiếng vẫn y chang, khuôn mặt có thay đổi theo thời gian nhưng tôi vẫn nhận ra.
Tôi phân vân suy nghĩ giữa hai nút ?confirm? hay ?deletẻ. Anh ấy liên lạc với tôi để làm gì nhỉ! Nhìn anh vẫn còn... ?ngon cơm? lắm, máu đào hoa bay bướm chắc cũng vẫn còn? Sai địa chỉ rồi anh ơi! Tôi đã qua rồi thuở mới lớn mộng mơ, trái tim tôi đã khác rồi, hơn nữa, tôi chưa hề và sẽ không bao giờ tin vào những câu ngôn tình, những lời thề hứa ?yêu em dài lâủ, ?chỉ có mình em?, ?ngàn năm vẫn đợỉ, lại càng không tin ?yêu em đến... kiếp saủ (điên à?), và sợ nhứt là câu: ?trải qua... hàng chục cuộc tình, anh nhận ra em mới chính là tình yêu của anh? (hổng dám đâu!). Anh nghĩ tôi đang hồi Xuân, muốn thả lời ong bướm, cho tôi vài câu đùa cợt phù du như ngày đó ư, thôi đi chớ, xưa rồi Diễm, ý lộn, xưa rồi Hùng ơi!
Nhưng tôi cũng do dự, biết đâu anh ấy cũng đã khác, chỉ là tìm lại những người bạn đồng hương Gò Vấp cũ trong đó có tôi để chia sẻ buồn vui nơi xứ người, ôn lại kỷ niệm thanh xuân thì sao, tôi có nghi oan cho người ta không? Suy nghĩ như thế mà chẳng hiểu ?ma xui quỷ khiến? thế nào, tay tôi vẫn mau mắn ấn nút ?deletẻ cái rụp.
Thây kệ đi, vậy là... ý trời, thà ?delete lầm còn hơn bỏ sót? để tránh ... hậu họa về sau, ông bà ta vẫn nói ?phòng bệnh hơn chữa bệnh? đấy thôi.
Xin lỗi anh nhé, BS Hoàng Hùng!
Edmonton, Tháng 3/2023
Ðối với con gái, người mẹ là người thích hợp nhất để dạy con về giới tính. Ðứa con trai vẫn có thể thổ lộ với mẹ những điều thầm kín, nhưng đứa con gái sẽ khó nói với cha về những sự thay đổi khi đến tuổi dậy thì. Sẽ là thiếu sót của người mẹ nếu không giải thích trước cho con, hoặc ít nhất cũng là vào lúc này, để con biết trước hiện tượng thay đổi sinh lý của cơ thể. Nhiều bạn gái lần đầu tiên thấy kinh đã rất hốt hoảng tưởng mình mắc bệnh là do không biết chuyện gì đang xảy đến bên trong cơ thể. Ðối với con gái, đến tuổi này thường nhạy cảm và kín đáo hơn. Ðến tuổi này, con trai thích được bố mẹ nhìn mình và cư xử với mình như một người đàn ông. Con gái cũng có tâm lý muốn trở thành người lớn, nhưng với mẹ dường như vẫn có cảm giác mình bé bỏng và thích được mẹ vỗ về, nũng nịu. Ðiều đó sẽ có cơ hội cho mẹ con gần gũi nhau hơn, nhưng nếu người mẹ thờ ơ sẽ là khoảng cách càng xa dần trong tình cảm của cô con gái mới lớn. Ngay từ nhỏ, con gái vẫn thường quấn quýt mẹ hơn, lớn lên vẫn vậy, tuy nhiên chúng đã bắt đầu có khoảng riêng của mình về tình yêu nam nữ. Nhất là các em gái ở tuổi 15 - 18 tuổi, những rung cảm đầu đời rất mãnh liệt, các em thậm chí dám hy sinh vì người con trai mình yêu thích. Tâm trạng khá thất thường, không ổn định, có khi đang nóng nảy, phóng túng rồi lại nhút nhát, ủy mị được ngay. Ðặc biệt, ở tuổi này, các em gái rất ưa làm dáng, thích mình đẹp hơn các bạn gái khác trong mắt các chàng trai. Nếu người mẹ tinh tế, có thể nhận ra những sự thay đổi đó ở con gái mình. Nhưng không nên mắng chửi và tách chúng khỏi những người bạn trai. Vấn đề là người mẹ phải hết sức tế nhị trong vấn đề giới tính, tình dục, tình yêu khi giảng giải cho con gái: người mẹ cần phải giúp con gái mình nhận thức đúng đắn về tình yêu. Tình yêu chân chính trước tiên là sự thông cảm, hiểu nhau trong tâm hồn, là sự hòa hợp giữa hai trái tim, là sự gắn kết và sở hữu tinh thần lẫn nhau.
Nhưng ở lứa tuổi này, tình yêu của các em chưa thể đạt đến chân lý đó, nó mới chỉ là những cảm nhận đầu tiên chưa sâu sắc, mới chỉ là thích mà chưa phải là yêu. Nếu giữ gìn được tình cảm này cho đến những năm sau, rất có thể sẽ phát triển nó thành tình yêu chân chính thực sự. Ðó là điều khó khăn đối với các em, nhưng trách nhiệm đó một phần thuộc về người mẹ. Quan niệm của người mẹ về bố hay về đàn ông nói chung có ảnh hưởng mạnh mẽ tới thái độ của con gái. Chính vì thế, người mẹ có ảnh hưởng rất đến việc định hướng và giáo dục con về vấn đề giới tính. Người mẹ không nên giấu giếm những gì liên quan đến giới tính mà ở lứa tuổi này, các cô gái đã có đủ sự nhận thức để hiểu về nó. Quan trọng là cách giáo dục của người mẹ như thế nào để con gái nhận thấy đâu là đúng, đâu là sai và ở tuổi các em nên và không nên làm những việc gì. Hơn ai hết mẹ là người cần giải thích cho con gái hiểu cái quý giá nhất về phẩm hạnh của người con gái là chữ ?trinh?. Người mẹ cần phải chia sẻ với con gái thiên chức làm mẹ, cho con gái hiểu điều đó cao quý và thiêng liêng như thế nào và luôn phải giữ gìn. Hãy cho con gái biết về vấn đề tình dục và hôn nhân gia đình bằng hình ảnh của chính gia đình mình. Có một gia đình hạnh phúc, hòa hợp thì người phụ nữ đóng vai trò quan trọng hơn cả. Còn người cha là người gánh vác trách nhiệm trụ cột gia đình, người cha sẽ phải vất vả hơn ngoài xã hội để lo kinh tế gia đình. Còn người mẹ tuy cũng gánh vác trách nhiệm ngoài xã hội, song chăm sóc gia đình cũng quan trọng không kém. Hạnh phúc cần sự chịu đựng thực sự, cần sự chung thủy, cần tôn trọng tình cảm của bản thân và gia đình.
Nhận thức và trải nghiệm về giới trong thời kỳ này có ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống gia đình sau này của con. Người mẹ cần trang bị cho con gái những kiến thức cơ bản cần thiết về vấn đề giới tính, tình dục. Cho con một sự nhận thức đúng đắn về giới tính là lường trước mọi sự nguy hiểm đối với con. Con gái sẽ ý thức được trách nhiệm với bản thân, biết tự bảo vệ mình. Cũng như với con trai, người mẹ cần ý thức giáo dục giới tính cho con gái ngay từ khi còn nhỏ. Giáo dục sớm về giới tính có thể tạo ra cảm giác tự nhiên giữa mẹ và con gái khi đề cập đến vấn đề giới sâu sắc ở tuổi dậy thì. Có thể, ở tuổi này, người mẹ nên giáo dục giới tính, tình dục cho con gái bắt đầu từ hiện tượng kinh nguyệt. Ðể con gái thấy rằng đó không phải là cái gì dơ bẩn, mà rất quan trọng đối với người phụ nữ. Việc làm vợ, sinh con cũng sẽ bắt đầu từ đó. Dạy con gái biết cách giữ gìn vệ sinh trong những ngày kinh nguyệt. Hãy nói với con gái cảm giác của mẹ thời ở tuổi con cũng vậy, chia sẻ bí mật với con gái, lắng nghe tâm sự của con gái, để con gái thấy rằng thời kỳ dậy thì là mở đầu niềm vui khi mình bắt đầu làm người lớn. Cũng cần phải giải thích cho con hiểu, nếu có quan hệ trước hôn nhân và khi còn đi học thì các em sẽ tự chuốc lấy đau khổ suốt đời và đánh mất tương lai tốt đẹp của mình. Ngoài ra, quan hệ tình dục trước hôn nhân còn có nguy cơ mắc các bệnh về đường sinh dục và sự nguy hại của bệnh AIDS.
Quan niệm về giới tính mà các em gái hình thành khi ở thời kỳ này sẽ ảnh hưởng sâu sắc tới hạnh phúc và hành vi của chúng. Thông qua sự hướng dẫn, dạy dỗ thân tình của người mẹ sẽ giúp con gái hiểu rằng, thân thể của chúng chỉ thuộc về chúng, chúng phải chịu trác nhiệm về nó. Biết trân trọng thân thể của mình, biết yêu lấy chính mình, hiểu được tình cảm của mình các em gái sẽ biết cách ứng phó với mọi tình huống, có cách nhìn nhận nghiêm túc về vấn đề tình yêu, quan hệ tình dục thật nghiêm túc.
Giáo dục giới tính cho con gái một cách thẳng thắn, chân thực và nghiêm túc chính là bước chuẩn bị an toàn cho hạnh phúc gia đình sau này của con gái mình.
*
VŨ THỊ HƯƠNG MAI
NHẠY CẢM GIỚI TÍNH Ở TUỔI MỚI LỚN
-------------
Thanh thiếu niên bước vào thời kỳ phát dục, hình dáng cơ thể, tâm sinh lý, nội tiết đều dần dần biến đổi. Lại chịu ảnh hưởng của các nhân tố xã hội khác khiến họ bắt đầu nhạy cảm về ?giới tính?. Họ bắt đầu thích tìm hiểu qua sách báo, phim ảnh những vấn đề liên quan đến giới tính trong tiểu thuyết, nhìn thấy những cặp tình nhân ôm ấp nhau trong công viên trên phim, một bức ảnh gợi tình trên trang báo, một đoạn miêu tả về sinh hoạt giới tính trong tiểu thuyết, nhìn thấy những cặp tình nhân ôm ấp nhau trong công viên? đều gợi cho họ tự nhiên có ý thức về giới tính nhưng không hiện hữu rõ ràng mà còn rất mông lung, mờ ảo.
Thời kỳ dậy thì là thời kỳ manh nha giới tính, nên có những biểu hiện đặc biệt nhạy cảm về ?tính?. Sự phát dục tâm lý giới tính thời kỳ này thường phải qua ba giai đoạn, đó là: thời kỳ phân cảm giới tính mà xa lánh người khác giới; thời kỳ cảm tình với người khác giới và thời kỳ luyến ái lãng mạn.
Khi ở vào thời kỳ xa lánh người khác giới, rất nhạy cảm với sự khác biệt giới tính. Họ xa lánh nhau, có thái độ lạnh nhạt với đối phương. Thậm chí thời tuổi nhỏ chơi rất thân với nhau, nhưng đến giai đoạn này, họ không còn chơi với nhau vô tư như trước, mà đã biết ý tứ mình nam, là nữ, có sự khác biệt về giới tính thì phải giữ gìn, ?nam nữ thụ thụ bất thân?.
Qua thời kỳ xa lánh, chuyện sang thời kỳ cảm tình. Lúc này giữa nam và nữ hình như có sức hút nội tại khiến họ muốn xích lại gần nhau hơn. Trong sâu thẳm tâm hồn, họ nuôi thành giấc mơ lãng mạn, mong được người đó hiểu và tôn trọng mình, chọn làm ?ý trung nhân?. Trong sinh hoạt tập thể, biết tìm cách để người khác giới chú ý đến mình, không thích bị chỉ trích, phê bình trước mặt người khác giới, nhất là người mình thích. Trên cơ sở cảm tình tốt có thể phát triển thành tình yêu. Thường thì trong thời kỳ này, tự bản thân không biết người khác giới đó có tình cảm với mình không, nhưng nếu phải nói ra thì không dám và rất xấu hổ. Chính vì thế mà thấy mình đau khổ. Do sức ép của dư luận xã hội, gia đình, họ không dám đem ý nghĩ yêu đương để thổ lộ. Dù cho như vậy cũng không thể ngăn nổi tình cảm dành cho người khác giới và mong được tìm hiểu về người đó. Ðặc trưng của giai đoạn này là tình yêu tập trung vào người khác mà mình thích, còn sự quan tâm dành cho người khác giảm đi rõ rệt. Chỉ thích có cơ hội được tiếp xúc riêng với người mình thích, không thích tụ tạp đám đông, tình bạn vì thế có phần thu hẹp lại.
Tình yêu ở lứa tuổi này rất nồng cháy nhưng nông nổi, bồng bột. Lúc nào cũng muốn gặp người mình thương nhớ và sao nhãng cả việc học hành. Có lúc rõ ràng rất thích, rất muốn gặp người đó, nhưng do lòng tự trọng và hoàn cảnh khách quan mà đã vô tình hay cố ý tỏ ra không mặn mà hoặc làm ra vẻ né tránh. Vì thế mà sinh ra nỗi khổ tâm về tình yêu.
Càng kìm nén, tình cảm càng mãnh liệt. Ðó là tâm lý mâu thuẫn, trái ngược. Một biểu hiện tâm lý đặc trưng ở lứa tuổi mới lớn. Khi sự kìm nén ấy xung đột với quy luật sinh vật học, do thiếu sự hướng dẫn chính xác và năng lực tự điều tiết, nó khiến con người ta rơi vào cảnh buồn phiền, lo lắng. Kết quả là hình thành một trạng thái đối kháng giữa dục vọng sinh học với quy phạm xã hội nên sinh ra nhạy cảm giới tính.
Vấn đề nhạy cảm giới tính tuy là một biểu hiện tâm lý tự nhiên khi đến tuổi dậy thì. Nhưng nếu nó chỉ dừng lại ở mức độ cảm tính và sau đó lại trở về trạng thái cân bằng về tâm lý thì cha mẹ không đáng lo ngại. Nhưng nếu quá đà, ảnh hưởng đến việc học tập thì lại trở thành vấn đề đòi hỏi cha mẹ có biện pháp ngăn chặn kịp thời.
Vậy thì cha mẹ phải làm thế nào để dự phòng được nhảy cảm giới tính đi quá xa khi con mình đến tuổi dậy thì. Có lẽ, biện pháp hữu hiệu nhất là giáo dục giới tính trực tiếp cho con ngay từ khi chưa bước vào giai đoạn này. Những kiến thức cơ bản về giới tính như di tinh, mộng tinh ở con trai; kinh nguyệt ở con gái; vấn đề kết hôn, sinh con? cần được giáo dục một cách nghiêm túc cho con ngay từ khi con mới lên 10 tuổi. Như vậy, khi con bước vào giai đoạn biến đổi tâm sinh lý ở tuổi dậy thì sẽ không phải đối mặt một cách mơ hồ với những vấn đề thuộc về giới tính. Cho nên, muốn xử lý tốt vấn đề nhạy cảm giới tính ở lứa tuổi dậy thì, các bậc phụ huynh cần phải tiến hành giáo dục con cái từ 3 phía: thứ nhất là kiến thức cơ bản về sinh lý giới tính; thứ hai đặc trưng tâm lý của con thời dậy thì; thứ ba là giáo dục ý thức xã hội và đạo đức về giới tính.
Khi có vấn đề về nhạy cảm giới tính, nhưng do tâm lý khép kín các em rất ít thổ lộ với cha mẹ, người lớn, chúng cứ để mặc nó tự nhiên phát tiết và tăng trưởng trong sự ức chế, hoặc chúng chỉ có thể tâm sự với cuốn nhật ký, hoặc hạn hữu lắm chúng mới thổ lộ với bạn bè thân. Chính vì vậy cần phải luôn để mắt, quan tâm đến con mình để xử lý kịp thời những vấn đề quá đà của con liên quan đến giới tính.
Trời như đang bắt đầu cho một ngày nắng. Ôn Thiên cảm thấy mặt mình hây háp chút ấm của ánh mặt trời, lúc ôn ra khỏi nhà lần rải bước về phía bến đò.
Nắng màu chi hè?Ôn lắc đầu lẩm bẩm rồi cười một mình. Nỗi ước ao rực rỡ màu sắc vùi ngủ trong ôn từ lâu lắm, sáng nay chợt tự nhiên thức giấc muộn màng. Bừng lên trong nhận chịu vô thức về một định mệnh đã an bài chợt bàng hoàng cánh phượng đỏ vấy nắng lung linh trong màu xanh của lá la đà trên mặt nước lúc đò chèo qua Thiên Mụ. Ðã hơn sáu mươi năm, sau lần xuống Huế đầu tiên của thằng Thiên năm mười một tuổi. Cơn bệnh đậu mùa thập tử nhất sanh đã cướp mất ánh sáng của một đời người.
Ôn thở dài nghe gió về lao xao lướt trên mặt sông. Tiếng máy đò khản nghẹt nặng nề như muốn chìm úng vào sông để mặc cho nguồn nước thượng dòng đẩy con đò trôi. Ðò xuôi về Nguyệt Biều, Long Thọ hay tấp qua Xước Dũ, Văn Thánh. Những thôn xóm nên thơ dọc theo thượng dòng sông Hương la đà màu xanh của từng khu vườn mít, thanh trà, hun hút êm đềm trong cái nhìn lan trải của trí nhớ một người mù. Con sông nhỏ Bạch Yến lượn lờ uốn quanh Nham Biều, Ngọc Hồ, Hải Cát, Ðình Môn, thả hương cây trái về xuôi cho giáng châu đỏ lòng Kim Luông xanh mướt vườn dâu. Làng Hồ, quê ôn, với mùi mít chín thơm tay. Anh đưa em tới làng Hồ. Em mua trái mít, anh bồ trái thơm...(Ca Dao). Màu xanh của lá, màu vàng đỏ của bông hoa. Ôn chợt nghe mình bâng khuâng lẩm bẩm thành lời từng miếng màu sắc đến từ trí nhớ đọng xoay trong hốc mắt khô rốc mỏi rời.
Tiếng gàu nước kéo từ sông lên, xối róc rách lên mạn thuyền gổ. Mùi chanh chùm kết từ dưới bến đò thơm vọng lên nơi ông đang đứng dưới bóng mát cây ngô đồng. Cây không già như ôn, nhưng ôn chẳng còn nhớ nó được trồng từ lúc nào. Có lẽ một ngày nào đó thời Ôn Diệm. Hay cây ngô đồng đã chẳng có ai trồng mà mọc? Cây lớn lên với thời gian, bấm mình vào đất cứng, vươn dài cội rễ dọc ngang mà khứng chịu gió núi mưa nguồn như ôn sống già với quanh quẩn mù lòa như một chứng nhân câm nín chẳng ai ngại ngần.
Trước những năm chiến trận hung hăng tác loạn, cuốn hút mọi người, cuốn hút tất cả vào tàn hoại điêu linh, cả ôn Thiên mù lòa, tẩm quất kiếm sống qua ngày cũng phải nhắm mắt làm chuyện không ngờ để cùng người mà tất tả sống qua cuộc biển dâu. Ôn Thiên rờ dọc theo thân ngô đồng, vỏ cây xù xì nhám nhúa. Có người nói lá cây ngô đồng trở màu xám vào mùa đông. Trời đã trọng xuân, có lẽ lá đang ngã qua màu lục đậm.
Ôn Thiên đi về phía bờ sông. Ôn vốc nước vả ướt mặt rồi đầm người xuống nước. Tiếng sóng bên tai âm trầm nhịp đập của dòng sông đang thở, quyện lẫn đâu đó tiếng máy những con đò thầm lặng xuôi dòng. Ôn thấy trong trí nhớ mình xóm nhà của cha mạ, lô nhô bãi sông rãi đá mấp mé bờ nước. Những hòn đá cuội trắng vớt từ những cơn mộng hằng đêm, buồn như nỗi nhớ đời mình?
Mỗi sáng sớm, Ôn Thiên, người lão bộc mù lòa quanh quẩn suốt đời trong ngôi nhà được dùng làm quán trọ duy nhất của bến Tuần, vẫn chăm chỉ quét dọn căn phòng y nguyên chăn chiếu, vảng vất hơi hướng của người bạn vong niên sớm thành tri kỷ. Ôn nhớ như
in dáng nhỏ nhắn gầy còm của người họa sĩ ngày đầu ghé mướn phòng trọ. Ôn Lê ở lại Tuần mãi mãi. Sau nhiều năm lưu vong xứ người, ôn Lê trở về thăm quê Bao Vinh ở cuối dòng sông Hương, rồi theo đò ngược lên bến Tuần vào một ngày sau Tết. Người họa sĩ im lìm sống trọ ở đó rồi chết, lặng lẽ như vỏ chai rượu nằm im lìm bên xác lạnh.
Ôn Thiên nhớ bạn hốc mắt quầng sâu, chòm râu thưa xơ xác, tiếng ho khan, và mùi thơm của những hớp rượu Tây uống vào buổi sáng. Ôn sờ nắn từng bức tranh được treo ngay ngắn trên bức tường vôi nứt rạn. Tay ôn run rẩy vuốt ve lên những tảng màu sông núi cau gợn tang thương.
Ôn dừng ngón tay mình ở khoảng thân hình người thiếu nữ đứng tắm khỏa thân trong bức tranh cuối cùng người họa sĩ chưa kịp hoàn thành trước khi lìa đời. Ôn Thiên nhớ tới lần người họa sĩ cầm tay để ôn dò dẫm lên vùng quánh đặc giữa thân thể người đàn bà trong tranh, cắc cớ hỏi. Ôn có biết chổ ni là chi không? Ôn Thiên lắc đầu khi nghe bạn giải thích về nơi cửa rừng đam mê đó. Ôn Lê ! Cụ mi vẽ vời chi mà tô hô ra rứa, ai mà coi cho được !? Ôn Thiên trách cứ xong rồi nối giòng cười với bạn ...
Quán chiều bên bến đò im bặt tiếng cười nói của nhóm khách cuối ngày vừa rời quán cho kịp chuyến xe nôn nóng đợi trên cầu. Gió từ sông thổi ruồng qua dãy bàn ghế lỏng chỏng, trơ trọi hai ông già ngồi trăn trải lòng mình qua men cay.
Ôn Thiên lắng nghe tiếng dòng sông trôi về xuôi, xốn xang sóng động trong hồn. Biết bao mảnh đời đi qua bến đò Tuần bằng bước chân tình cờ của định mệnh. Họ tất tả lên rừng xuống phố, giết chóc khóc cười, sống vội sống mòn, than vãn trần tình, đi biệt. Ôn Thiên vẫn một đời ở lại, âm thầm như bóng, nghe ngóng loanh quanh. Từng âm động, tiếng người, rớt đọng vào tai rồi trầm tích trong ngăn phần trí nhớ suốt kiếp mù lòa. Xúc động theo câu chuyện tình của bạn, ôn Thiên nghe từ trong quá khứ trỗi dậy từng tràng âm thanh náo động đạn bom và giọng nói ngọt ấm của người thai phụ trẻ tuổi giữa những ngày hè năm sáu tám. Ôn xúc động lần tìm tay bạn. Những ngón tay già nua run rẩy vỗ về nhau, thiệt thà như tiếng khóc hóa mòn dấu đá in hằn trong ký ức vừa chợt nhão ra thành giọt nước mắt hoen bờ mắt sâu khép kín.
Ôn Thiên uống cạn ly rượu. Ôn ngồi quay mặt về phía dòng sông, bóng chiều trầm lặng phủ lên lũng mắt sâu kín niềm đau.
Ôn nhớ tới tiếng thở dài của bạn lặng chìm vào tiếng nấc nghẹn, rã rời men rượu. Còn ông lúc đó thì buồn bã nghĩ tới nơi sinh trưởng của mình. Làng Hồ. Thuở thằng Thiên mắt sáng, bàn chân tuổi chín mười rón rén bước theo tiếng chim rúc trên con đường làng lổ đổ bóng nắng trưa thơm mùi mít. Phần số mù lòa đẩy đưa ôn đi ngược dòng sông Hương đến bến đò Tuần rồi buộc chặt đời mình ở đó. Hơn sáu mươi năm qua ôn Thiên sống âm thầm kiếp đời nô bộc trong quán trọ nghèo nàn bên bến sông. Hòa bình. Chiến tranh. Quốc gia. Cọng Sản. Sống chết. Ðói nghèo. Cười khóc... Tất cả là tiếng đời quen lạ vây quanh, là âm động cuồng quay vùng thính giác bơ phờ nghe ngóng. Trong gian phòng nhỏ cuối quán trọ, chiếc phản gỗ mít lâu đời trơn bóng là nơi ôn Thiên hành nghề tẩm quất kiếm sống qua ngày. Tấm gỗ dày cả gang tay có bao cát chắn quanh cũng là trần che chắn cái hầm trú ẩn đã bao lần giúp ôn sống còn qua hơn hai mươi năm súng đạn vô tình. Trên tấm phản đó biết bao thân xác rã rời đã trong một giây lát nằm lại thơ thới mà quên đi chiến trường mỏi mệt. Lính quốc gia, lính Sài Gòn, du kích, bộ đội, nam, nữ... chỉ là những sợi gân cốt mỏi rời được ôn xoa bóp chăm lo. Ở đó, có khi những mảnh đời đã được trải ra, kể lể, than thân... trong lúc ôn Thiên chỉ im lìm lắng nghe và cần mẫn làm tròn công việc với đôi tay nô bộc mù lòa.
Cho đến một đêm... Tiếng thở dồn dập lạ tai của o du kích và những ngón tay bấu chặt lên người khiến ôn Thiên dừng tay nghe ngóng hỏi han. Có tiếng trở người và chút âm thanh cấp bách vừa kịp ghì ríu trong cổ họng. Lúc tay vừa chạm vào đôi bầu ngực căng tròn của cô gái thì trong người ôn cũng chợt rùng rùng cảm giác trào ngợp khó tả làm tim đập nhịp liên hồi. Hai con thú hoang vồ siết nhau trên vùng châu thổ đam mê dập dờn con nước. Từ đó, căn hầm tăm tối là nơi họ tuột vào nhau cho thỏa thuê cảm giác mở toang trên từng phân li da thịt. Ngày o du kích cho biết có thai, ôn Thiên vui mừng nhưng cô gái chẳng nói năng chi. Hai tháng sau, cô gái cho ôn biết tập thể đã đưa nàng ra kiểm thảo, buộc phải phá thai và đưa đi làm công tác giao liên ở vùng khác. Ngày chia tay, cô gái nói cho ôn biết nơi nàng quăng giấu cái bào thai rồi lặng lẽ bỏ đi. Ôn Thiên đã khóc suốt trên đường về làng Hồ nơi ôn chôn cất đứa con đã tượng hình hài. Và biết bao năm sau đó mỗi khi nghĩ tới cảnh sống cô đơn đời mình. Mấy năm trước, trong ngày khánh thành chiếc cầu mới bắt qua sông gần bến Tuần, ôn đang đứng dưới tàng cây ngô đồng thì nghe có tiếng phụ nữ hỏi chào.
- Ôn Thiên đó hỉ !?
Giọng người đọng vào tai thì cho dù bao nhiêu năm ôn cũng chẳng thể quên. Huống chi... Ôn chợt rúng người, nghe tiếng mình bật hỏi.
- Rứa O đó hỉ !?
- Tui đây...
Tiếng trả lời nhỏ lại bước theo người. Ôn Thiên đang lóng ngóng thì có người đẩy ôn muốn té.
- Tránh ra cho Ðồng chí Chủ tịch huyện đi cắt băng cầu mới.
Lời phát biểu của người đàn bà trong buổi lễ qua hệ thống khuếch thanh theo gió lờn vờn lúc gần lúc xa vọng xuống bến đò. Giọng nói chen vô đầu quẩy động lớp âm thanh đã từ lâu lắm ôn không hề muốn nghĩ tới. Bàn tay người tẩm quất mù đã khơi mở cơn thèm muốn ăm ắp lâu đời của o du kích khỏe mạnh mà xấu xí chẳng ai để ý tới. Ôn nghĩ tới những vết rổ sần kín trên mặt người đàn bà rồi chợt vuốt mặt mình lúc lần bước về phía bờ sông. Tiếng chuyện vãn của nhóm đàn bà ở dưới vạn đò đi chợ về làm ôn Thiên chợt tỉnh giấc mê ngày.
- Ôn Thiên ni thiệt, ra tuốt ngoài sông mà ngủ nướng. Ôn nằm trên nắng dưới nước như rứa coi chừng bị đau thương hàn đó nghe.
- Ôn Thiên răng mà giống như ngày càng lẩn, từ cái hồi ôn họa sĩ Việt kiều chết tới chừ. Tội nghiệp, đi Ðông đi Tây cho bưa rồi về cái xó ni mà chết một mình.
Ôn Thiên ầm ừ vài tiếng khản nghẹt trong cổ họng chừng như để trả lời câu quở trách của mấy mụ o dưới đò thiếu chuyện nói. Ðầu óc ôn bềnh bồng với ý nghĩ hình như mình đã nằm yên ở vị thế này từ lâu lắm. Cảm giác nóng rát trên mặt trên ngực vì ánh mặt trời trưa gay gắt khiến ôn muốn chuồi người hẳn vào lòng nước mát. Ôn biếng lười nằm yên lắng nghe tiếng mái chèo khua xuôi ngược trên sông, lắng nghe từng con sóng nhỏ thì thầm vỗ về quanh thân thể mình. Chỉ có dòng sông mới thấu hiểu được nỗi lòng người sống đời khốn khó, nổi trôi theo định mệnh u hoài của nó. Ôn mường tượng tới đôi bờ sông mãi ngó về nhau, cách biệt một dòng trôi, thất vọng lỡ làng. Sự cách biệt của đôi bờ, thời gian, kiếp người, cũng đau lòng như đắng cay không nói hết. Ông Trời khiến ôn mù lòa quẩn quanh một chỗ lại cắt cớ bắt phải làm chứng nhân câm
nín cho biết bao chuyện thương tiếc lỡ làng. Phải chi hai mẹ con người đàn bà ghé bến Tuần sớm hơn đôi ba ngày hay người họa sĩ sống thêm mươi hôm nữa. Ôn Thiên nghĩ tới hình ảnh cha con trùng phùng sẽ không bao giờ có trong sự thực mà cảm thấy lòng dạ mình đau như xé. Ôn đã giữ yên lặng để được nghe tiếng cười tràn ngập niềm vui của người mẹ và đứa con gái nhỏ nô đùa trên bến sông. Ðể rồi, buổi sáng hôm sau, khi họ đi rồi, ôn lại băn khoăn tự trách về sự im lặng của mình. Hai mẹ con người đàn bà Việt kiều đến thăm bến Tuần chỉ mấy ngày sau khi người họa sĩ qua đời. Trên quãng đường ngắn từ quán nước về nhà trọ, tiếng trò chuyện bằng ngôn ngữ ngoại quốc thánh thót như chim của hai mẹ con chen lẫn trong tiếng cười khúc khích của cô gái nhỏ khiến ôn Thiên trong giây phút quên cả muộn phiền. Người mẹ nhanh nhân sánh bước với ôn Thiên.
- Xin lỗi bác Hai. Cháu nó nói tiếng Việt không rành lắm. Cháu vừa hỏi tôi, mắt ông Hai như vậy mà sao ông đi nhanh hay quá?
- Chỉ một khúc đường ngắn, đi tới đi lui mỗi ngày cả hơn sáu mươi năm ni nên chi quen rồi O ơi.
Ôn Thiên đưa hai mẹ con vào căn phòng khang trang duy nhất của quán trọ, nơi người họa sĩ đã sống mấy tháng cuối cùng của cuộc đời. Người đàn bà vui vẻ giúp ôn Thiên trải xếp lại chăn chiếu trong phòng. Lắng nghe giọng nói miền Nam hồn nhiên vui tai của bà khách trọ làm ôn Thiên cũng trở nên bặt thiệp góp chuyện. Tiếng người đàn bà nói như reo từ phía cuối phòng nơi treo tranh của người họa sĩ quá cố.
- Sao nhà trọ có nhiều tranh của họa sĩ Lê vậy bác Hai? Ông ta ở Úc mà nổi tiếng qua tận bên Mỹ đó bác. Ủa, có một tấm hình như đang vẽ dở dang ...
Nghe nhắc tới bạn, ôn Thiên buồn đến lạc giọng.
- Ôn Lê về thăm quê ở Huế, rồi lên Tuần mấy tháng, uống rượu vẽ tranh. Ôn họa sĩ chết đột ngột chẳng kịp vẽ cho xong bức tranh ôn nuôi dưỡng trong đầu suốt một đời lưu lạc.
Tiếng người đàn bà chùng xuống ngậm ngùi.
- Tội nghiệp quá! Thuở sinh thời của cha mẹ, cháu nhớ họ không đề cập gì nhiều đến họa sĩ Lê. Có lẽ họ có quen biết nhau, một lúc nào đó thời son trẻ. Nhà cha cháu để lại bên Mỹ vẫn còn treo bức tranh thiếu nữ bên sông của họa sĩ Lê ký tặng mẹ. Bức họa cũ , tương tự như bức đang vẽ dở dang, nhưng màu sắc thì tươi thắm chứ không xám chìm ảm đạm thế này.
Ôn Thiên đứng lặng người, đôi hỏm mắt phủ mây đục nhướng lên cố nhìn ngoái vào vùng trí nhớ in hằn từng phiến tích âm động khóc cười của những nỗi đời sa chân bước qua bến Tuần một ngày một đêm nào đó.
- Mẹ con O về bến Tuần thăm ai rứa?
- Mẹ cháu mất lâu rồi, còn ông Ngoại của bé Thu qua đời đã gần ba năm. Trước ngày mất, ông trăn trối ân hận đã không về thăm lại bến Tuần một lần. Ông nói bến Tuần là nơi cha mẹ gặp nhau rồi thành vợ chồng ở đó. Thời đó ba cháu là sĩ quan quân đội miền Nam.
- Tui đui mù loanh quanh ở đây suốt đời, có khi đã gặp cha mẹ O rồi mà không nhớ. Rứa chớ mẹ O tên chi?
- Ba thế hệ, ba mùa. Mẹ là mùa Ðông, gởi gắm mùa Xuân cho tôi. Tới đời cháu là Thu. Mùa Thu Bắc Mỹ đẹp lắm, lá rừng phong đỏ ối in hình xuống mặt hồ gương lắng đọng mây trời.
- Có giống màu đỏ của bông phượng không O? Tui chỉ còn sót lại màu đỏ của phượng trong trí nhớ. Và màu xanh của lá.
Ôn Thiên thẩn thờ bước ra cửa. Gió từ sông thổi ruồng qua hiên trống mát mùi hơi nước. Hình như có cơn mưa nguồn bay về tạt qua đây mang theo tiếng cười của đôi tình nhân lồng lộng suốt dọc một chiều sông dài đăng đẳng mấy mươi năm. Hình như có giọt lệ lắng đọng trong bóng tối của đôi mắt khép, sâu hút kỷ niệm. Ôn Thiên nuốt tiếng thở dài, quay vô nhà lần tìm chiếc dù, đưa cho cô gái nhỏ.
- Cháu đói bụng chưa ? Che dù cho mạ kẻo mưa ướt. Ra quán, vừa ăn vừa coi mưa, nói chuyện nhà.
Ðứa bé che tay, thầm thì vào tai mẹ. Người đàn bà tát yêu vào má con, méc với ôn Thiên.
- Bé Thu vừa nói với cháu là ông Hai nên nói là nghe mưa thì mới đúng. Con bé này lí lắc thiệt mà...!
Bàn tay chai sạn ôn Thiên ngại ngần run rẩy xoa lên mái tóc mịn màng của đứa bé. Ôn nhớ tới đứa con chưa kịp ra đời đã phải đành cuộc vĩnh ly.
- Cha mi! Ôn ni coi mưa bằng hai lỗ tai mấy chục năm ni không sót một giọt.
Người đàn bà nhìn mưa giăng sa mù lên mặt sông. Những con đò mong manh như lá co ro nép vào nhau nhỏ nhoi tội nghiệp trên dòng nước bất chợt mênh mông . Bà bỗng nhớ quay quắt người mẹ hẩm hiu vắn số, nhớ tới người cha cam chịu sống đời cô đơn , trải lòng hy sinh cho con gái. Số phận nào đã khiến mẹ cha tất tả qua đây, tình cờ nào đẩy đưa họ gặp nhau nơi bến giang đầu rồi dắt díu nhau theo dòng mệnh hệ nổi trôi ?
Trong cơn mưa chiều từ một đầu sông xa lạ, quá khứ đời người trở về bồi hồi gõ nhịp như tiếng mưa đang thánh thót rơi đều trên mái lá. Lướt thướt theo làn mưa bay là hình ảnh từng chặng đời thương khổ của mẹ cha. Tháng ngày con thơ dại trong lòng quê nội, êm đềm như cây trái sông nước miền Nam. Năm tháng long đong cơ cầu mẹ vất vả nuôi con, nuôi chồng trong trại cải tạo. Cái chết oan khiên của mẹ trên đường vượt biển. Cuộc sống trầm lặng của cha trong suốt quãng kiều cư chấm dứt bằng căn bệnh trầm kha đã hành hạ đớn đau thân xác ông năm cuối đời. Hình ảnh kỷ niệm như khúc phim quay chậm trong sướt mướt mưa chiều, bật thành tiếng nấc kêu thương nghẹn chìm câu chuyện kể. Người đàn bà ôm con vào lòng, cất tiếng cười nhẹ, cố dằn cơn xúc động.
- Trời nước ở đây buồn quá, có lẽ con người cũng đa cảm đa sầu lắm, phải không bác Hai?
- Thì lúc buồn, khi vui. Như tiếng khóc, tiếng cười, tui vẫn nghe vẫn nhớ tới mỗi ngày. Mãi rồi quen đi. Như O thấy tui cứ lần rải đi ra đi vô mỗi sáng mỗi chiều, rứa mà đã gần hết cuộc đời trên bãi sông quạnh quẽ ni.
Mưa vẫn rơi. Ôn Thiên ngồi lặng hồn nghĩ tới sự lỡ làng của thời gian, nơi chốn. Cũng chiếc ghế kia, chỉ vài ngày trước đây, người họa sĩ đã ngồi thương tiếc đời mình qua men rượu. Thôi thì cái chi rồi cũng có nguồn cơn. Cho dù là tiếng con khóc nhớ cha mẹ hôm ni hay tiếng người thương khóc số phần nhơn duyên mình ba bốn mươi năm trước. Tội nghiệp là mỗi con người phải đành theo ngả rẽ không vừa ý. Ôn Thiên nghĩ tới mười mấy năm luân lạc của người mẹ. Ôn cảm kích mối tình cao thượng của người sĩ quan miền Nam. Ôn không thể làm chi khác hơn là trân quý mối tình phụ tử của người cha đã suốt đời hy sinh cho con. Tình cảm mà suốt đời ôn chỉ là tưởng mơ vô vọng.
- Thôi, mẹ con O đói thì kêu cơm ăn đi nghe. Ðể tui về gói bức hình tự họa của ôn họa sĩ Lê tặng lại O đem về Mỹ treo kế bên bức họa con gái cho vui.
*
* *
Lúc nhóm đàn bà đi chợ chiều ngang qua bến sông phác giác ôn Thiên nằm mê man, nửa người chìm trong nước sông thì đã quá muộn. Ôn qua đời trên đường chở tới bệnh xá. Người bến Tuần đưa ôn Thiên về làng quê Ngọc Hồ. Trời đã cuối mùa Xuân. Ðò chèo theo con sông Bạch Yến thơm lừng mùi mít chín. Dòng sông vẫn lung linh bóng nắng của hàng phượng nở bông đỏ rực. Ôn Thiên đã chết rồi.
TÔI XIN
Cho tôi tìm lại nụ cười
Trên môi em thắm cho người ngẩn ngơ
Cho tôi nằm lại giấc mơ
Bên em ôm ấp ươm tơ tình vào
Cho tôi nếm lại ngọt ngào
Mùi hương mái tóc thuở nào thanh xuân
Ðể tôi tiếc nuối, bâng khuâng
Áo dài em trắng, lâng lâng cõi lòng
Này em má đỏ môi hồng
Còn đâu mà nhớ mà mong hẹn hò
Cho tôi tìm lại con đò
Ngang sông đưa đón học trò trường tan
Cho tôi tìm chút mơ màng
Bay bay tà áo dịu dàng em tôi
Tuổi thơ ơi! Quá xa rồi
Sao tôi tìm lại, chính tôi thuở nào?
Vân Hà
Atlanta
25/10/2022
Ừ?. đó! Bài thơ từ tháng 10 năm ngoái, khi tôi đang ngồi đong đưa trong lòng chiếc xích đu mong manh, trên cái sàn gỗ ở sân sau nhà mình. Atlanta hanh lạnh của mùa thu, nghe tiếng xe buýt dừng trước nhà đón học trò đi học.
Tôi làm bài thơ với bao nỗi nhớ nhung ngập trong lòng.
Khi tuổi đời chồng chất, người ta cứ hay muốn lội ngược dòng tìm lại hai chữ ngày xưa, có khi bươi móc trong hoài niệm, có người nhắc cũng nhớ không nổi. Vậy mà có lúc, ký ức lại ùa về, làm ta không kịp thở, cố nhớ để kể lể, mà người đối diện lại thờ ơ vì? làm sao người ta hiểu khi không mang cùng một kỷ niệm.
Hôm qua, ngồi nhìn những bức ảnh vừa được chụp chung với những người bạn thân thương của ngôi trường Lương văn Can yêu dấu, lớp 10 A4 niên khóa 1975-1976 đặc biệt của thuở nào( khi lần đầu tiên chúng tôỉ được xếp vào lớp con trai con gái học chung)tôi nghe lòng mình dâng lên niềm hạnh phúc khó tả. Nước mắt chợt trào ra. Già, hay mít ướt.
Trước hết là Hương, một đứa bạn mà vào lớp 6, chúng tôi được xếp ngồi chung vì tên cùng vần H, rồi làm bạn với nhau từ đó. Một cô bạn tính cách ôn hòa, điềm đạm và sang cả. Có hiếu, sống chừng mực trong mọi hoàn cảnh. Tính đến giờ, chơi thân với nhau đúng 50 năm.
Cạnh tôi là Luân, là một lớp trưởng học giỏi, đẹp trai, năng động nói năng tử tế, đàng hoàng. Giờ thì bạn của tôi vẫn thế với những thành tựu trong cuộc sống, một nhà báo , một nhà thơ với những bài thơ đẹp mượt mà mà tôi rất yêu thích. Cám ơn bạn đã nằm trong ký ức của tôi.
Rồi là Nam, cũng có biệt danh Nam Ðen như Hà Ðen của tôi.
Bao nhiêu năm xa cách, gặp lại nhau Nam vẫn như ngày nào, nói năng lễ phép, lịch sự ( hay kêu tụi tôi bằng chị trong lớp) nhưng câu nào nói ra cũng tức cười. Rồi tới Hằng, một cô bạn hồi đó rất yếu ớt mong manh, hay xỉu khi mệt và rất ngây thơ dễ tin vậy mà lớn lên lại mạnh mẽ học ngành y, làm y tá cho đến khi về hưu. Ngày xưa chúng tôi biết hai bạn yêu nhau, nhưng rồi lại rẽ sang hai hướng. Lần này hai đứa ngồi cạnh nhau và chúng tôi bày trò vạch mặt kẻ phụ tình, mới biết họ chia tay vì hiểu lầm nhỏ nhặt nhưng tuổi trẻ, tự ái nên họ đã mất nhau, thương ghê .
Rồi, cạnh Hằng là anh bạn ?Hiếu già?của tôi nữa, Hiếu được chúng tôi đặt thêm chữ già từ khỉ còn nhỏ vì cái dáng điệu rất? ông già, vậy mà bây giờ trên sáu mươi tôi mới biết bạn từng làm vũ sư lịch lãm, lúc này đây thì bạn lại vẫn trẻ trung chứ không? già tí nào vì con còn? nhỏ xíu.
Tiếc là không được gặp Việt, người ngồi cạnh Hiếu , sau lưng tôi và Hương trong cả niên học trên bàn 2 người ở dãy giữa của lớp. Việt cũng có nốt ruồi trên môỉ như tôi nhưng nhìn? tếu vì tính cách của bạn. Hai đứa tôi ngồi trên mà cứ nghe văng vẳng Hiếu và Việt nói chuyện là phải phì cười. Có khi bị cô nhìn, chúng tôi phải làm mặt nghiêm nhưng đang bị nôn trong ruột.
Tôi không ngờ mấy bạn vẫn nhớ những chuyện ngày xưa ấy, nhắc Lê Ðông đẹp trai mà.. tôi bảo giống con gái, rồi Lương Nhất Nương, rồi người con gái đẹp của lớp, làm bao nhiêu con trai mê đắm trong đó có Hiếu già của tụi tôi, Nguyễn thị Hai . Còn Ngọc, Cương rồi Ðào rồi Phượng.
Có sáu đứa thôi mà nhắc tới bao nhiêu là kỷ niệm, nhớ tụi con gái cột áo dài nhảy lò cò với đám con trai, nhớ lần vào trong khu hồ bơi Hoà Bình, chèo xuồng ba lá , nhỏ Hương sợ, phóng qua xuồng khác, nhận chìm xuồng tôi đang chèo. Tôi bị uớt áo dài ( mà hên sao hôm đó mặc quần đen) cả đám cuống quít lấy nào là tập vở, cả vạt áo dài, quạt lấy quạt để cho áo tôi mau khô. Ôi! Tôi ngồi đây nhớ về kỷ niệm.
Các bạn thời thơ ấu của tôi ơi! Mong một ngày đẹp trời chúng ta lại được hội ngộ.
Chỉ có 6 đứa thôi mà cả một trời thương nhớ như sống dậy. Nếu gặp được tất cả các bạn thì sẽ vui biết mấy. Mong có bạn nào đọc bài này. Hãy liên lạc nhé. Rất mong.
Tháng 3-2023
Hiển nhiên với chúng ta không nỗi buồn nào còn xót xa hơn nỗi buồn cho quê hương, dân tộc. Ðời người biết bao buồn vuịVui thì ít mà buồn như triền miên.
Khi trước hát bản nhạc Buồn của nhạc sĩ Y Vân tôi cứ thấy thiêu thiếu. Ðâu chỉ thiếu rượu, thiốu bạn nhậụThiếu một người tri âm, tri kỹ, thiếu người bạn đời, thiếu người tình, cũng dằn vật, huống gì nỗi buồn muôn lối, vu vơ như chỉ than mây, khóc gió bốn mùa.
Tôi mong thể hiện nầy nghêu ngao cho vơi những nỗi buồn nào đó ai cũng có trong đời
CH
https://youtu.be/qQcgpfNfO3w
Mời thân hữu nghe bản nhạc
Mộng Chiều Xuân
sáng tác Ngọc Bích
trình bày Chương Hà
https://youtu.be/AANN1i2Qotc
NHẠC CHUYỂN TIẾP:
Thưa Quý Vị.
Những người yêu nhạc ở Sài Gòn trước năm 1975 vẫn luôn nhớ về Ban kích động nhạc AVT (sau đó tiếp nối thành Ban tam ca trào phúng AVT) có lối trình diễn độc đáo và gần như là duy nhất ở Miền Nam xưa, với những bản nhạc có lời ca dí dỏm, châm biếm tại Sài Gòn trước năm 1975.
(Xin xem Lịch Sử Ban AVT ở phần dưới)
Mời Quý Vị thưởng thức Nhạc phẩm vui ?Chúc Xuân? do ban AVT Hải Ngoại trình diễn.Trần Ngọc A. trích phần thâu âm của TT Asia 10 và thực hiện Video 4K.
Xin bấm LINK dể xem hình rõ nét:
https://youtu.be/PgAyi8-h1Xc
Ða tạ
TN.A
Tóm lược về Ban nhạc AVT (trích đoạn theo Internet)
Ban nhạc AVT xuất hiện lần đầu vào năm 1958, gồm 3 nghệ sĩ còn rất trẻ đều là tân binh của Tiểu đoàn 1 CTCT, tên là Anh Linh (người thành lập) và Vân Sơn và Tuấn Ðăng, .......
(Ðông Kha)
Nguyệt San Giao Muà xin cám ơn những thân hữu đã dóng góp bài vở cho Nguyệt San Giao Muà số 250 . Một số bài khác sẽ được đăng dần vào số tớị Mong mỏi sẽ nhận được những sáng tác của các bạn bốn phương để cho Nguyệt San Giao Muà thêm phần hương sắc trong tương laị
2) Ðể rút ra danh sách của NSGM (unsubscribe),
xin gửi email về GiaoMua@hotmail.com
3. Mọi chi tiết, thể lệ, thắc mắc, xin gửi về:
GiaoMua@hotmail.com
4. Mọi bài vở, đóng góp, xin gửi về:
GiaoMua@hotmail.com
Nguyệt San Giao Muà
Homepage: http://www.GiaoMuạcom
Thể lệ gửi bài cho Nguyệt San Giao Muà:
Mong bạn gửi Bài cho GM theo cách này là tốt nhất :
1. Dùng mẫu chữ Vietnet (VIQR) hay Unicode
2. Viết Hoa chữ đầu của bài và bút hiệụ Ví dụ: Giọt Mưa Trên Lácủa NS Phạm Duy
3. Gửi bài ngay trong email (không kèm file), để cho BBT khỏi mất công download xuống để đọc
4. Gửi tất cả các bài trong 1 tháng 1 lần trong1 email, nếu tiện.
5. Bài vở xin gửi đến trước ngày 25 mỗi tháng
6. Mọi chi tiết, thể lệ, thắc mắc, xin gửi về: GiaoMua@hotmail.com
Cám ơn bạn rất nhiều, vì nhân sự có hạn, BBT không thể ngồi đánh máy lại từng đề bài hay bút hiệụ
P.O . Box 378
Merrifield, Virginia 22116
USA
Trang Nhà