Nguyệt San phát hành định kỳ vào mỗi đầu tháng

www.GiaoMua.com

Nguyệt San Giao Mùa
Merrifield, Virginia 22116
USA

GiaoMua@hotmail.com

+++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++

Số 264

Ngày 1 tháng 7 năm 2024

Home | Giao Mùa (Unicode) | Giao Mùa (Vietnet)
Những Số Cũ | Thư Ngỏ | Liên Lạc

Chủ Nhiệm kiêm Chủ Bút: Ðinh Trường Như (TK Trung Kỳ)

Ban Biên Tập:

Mạc Phương Ðình, Phan Thái Yên

Chung Thủy, Nguyễn Thị Thanh Dương

& TK Trung Kỳ

Mọi bài vở đóng góp xin gửi về GiaoMua@hotmail.com

Web Counters

Copyright 2002 by Giao Muà e-magazine and respective authors

++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++
Bài vở trên Giao Muà là do các tác giả gửi đăng và Giao Muà không chịu trách nhiệm về nội dung. Muốn xin trích đăng lại, xin liên lạc với GiaoMua@hotmail.com.

I . Thơ _______________________________________________________________________

1. Hy Vọng ______ Bạch Liên
2. Khóc Anh Tư Của Tôi ______Vân Hà
3. Như Vừa Hôm Qua ______Thanh Hà
4. Mộc Thiêng - Sao Tinh Minh Long Dong ______ Như Nguyệt
5. Bài Thơ Em Viết Cho Triệu Người ______Nguyễn Thị Thanh Dương.
6. Facebook ______ ChinhNguyên/H.N.T
7. Thói Ðời Ðiếm Trọ Trần Gian ... ______Ðặng Xuân Xuyến
8. Tháng Sáu Trời Mưa... ______ Sương Anh
9. Em Xin Lỗi ______ Kim Loan
10. Trăn Trở ______ ThyLanThảo
11. Sáo Ðã Sang Sông ______ Hàn Thiên Lương
12. Em Về Mang Theo Mùa Xuân ______ Lê Miên Khương

II . Văn _______________________________________________________________________

1. Con Lai Mỹ ___________ Nguyễn Thị Thanh Dương
2. Miếu Năm Bà Ở Xóm Tui ___________ Hai Hùng SG
3. Chiếc Hộp Ðựng Thuốc Của Chồng Tôi ___________ Thanh Hà
4.Chiến Tranh: Tham Vọng Và Mâu Thuẫn. ___________ Hoànglonghải
5. Ba Của Các Con Tôi ___________ Kim Loan
6.Cô Sướng Cưới Vợ ___________ Ðặng Xuân Xuyến
7.Ngược Chiều ___________ Bạch Liên

III . Tin Tức /Trả Lời Bạn Ðọc__________________________________________________

1. Tin Tức/Trả Lời Bạn Ðọc _______ Ban Biên Tập

I . Thơ __________________________________________________

1. Hy Vọng  
 

Cơn mưa hạ vừa đơm hoa xinh xắn
Ðóa no tròn lấm chấm tóc thơ ngây
Chưa hẹn hỏ, chưa e ấp tình say
Còn ngơ ngác nên tóc mây ngoan lắm
*
Hè tháng tám chói chang chiều nắng rán
Vài lá khô ngao ngán lững lờ bay
Giọt mồ hôi cứ rơi rụng miệt mài
Hoài hy vọng vào ngày mai tươi sáng
 *
Tiễn nàng Hạ, phố phường chào tháng chín
Phượng tím buồn trăn trở mắt thêm sâu
Tiếng thở dài nho nhỏ suốt canh thâu
Gió thin thít não lòng thôi không thổi
 *
Bốn mùa xoay, xô đời người trôi nổi
Giạt muôn phương, xuôi ngược bước tha hương
Chân xanh xao, ngồi nghỉ tạm bên đường
Nhìn quá khứ, bóng hoàng hôn rượt đuổi 

                                                   
Bạch Liên 
Mục Lục


2. Khóc Anh Tư Của Tôi Anh đi theo má về vĩnh cữu Bỏ lại nhân gian tiếng khóc, cười Một đời gian khổ thời thơ dại Rồi đến trầm luân của người trai Thời loạn ly, anh sớm vào đời lính Biệt Ðộng Quân, má lo lắng từng giờ Mùa hè đỏ lửa, làm má sợ Lo chuyện vợ nhà với con thơ Duyên tình lận đận bao giông tố Gãy gánh bao lần, tim vỡ đau Ôm con, anh gởi về nương náu Cho má, các em bảo bọc vào Vượt biên , trên con tàu sóng gió Phân nửa người đi, đáy biển làm mồ Anh còn thoi thóp, trời cứu mạng Người xẻ thịt người, có một không hai Anh tôi đó, cuộc đời là bể khổ Vui ít, buồn nhiều, với tháng năm Thôi nhé cõi trần anh vĩnh biệt Bình an, mãi mãi chốn xa xăm Khóc anh, Nhớ má đời bất hạnh Bầy con nheo nhóc , khổ trăm bề Má vẫn miệt mài nuôi khôn lớn Chưa kịp hưởng gì, đã xuôi tay Ký ức ùa về bao kỷ niệm Từ thuở còn thơ đến trưởng thành Anh em mình đó giờ già hết Trên tuổi lục tuần, anh thọ bảy lăm . 22/5/2024 Vân Hà
Mục Lục


3. Như Vừa Hôm Qua
Mười năm tình đã phai chưa? Không! Tình vẫn mới như vừa hôm qua Tưởng chừng ta vẫn chung nhà Vẫn ngồi đối ẩm uống trà ngắm hoa Ðã mười đông mình lìa xa Chớp mỉmộng vụt sang bờ tử sinh Mặc tuyết băng nở đoá quỳnh Mười năm cứ ngỡ mất tình hôm qua LCDF, Dec.2023

Thanh Hà

Mục Lục


4. Mộc Thiêng - Sao Tinh Minh Long Dong Thơ: Quách Như Nguyệt Nhạc: Mộc Thiêng Ca sĩ: Hà Huệ Mẫn Mộc Thiêng - Sao Tinh Minh Long Dong (youtubẹcom) Ðôi khi em thắc mắc Sao tình mình long đong? Ðang đậm sâu vững chắc Sao đổ vỡ giữa dòng? Em hỏi em, tự hỏi Em hỏi trăng hỏi sao Chỉ thấy trăng mờ ảo Sao lấp lánh trời cao Em hỏi em trong nắng Em hỏi mây, mây trắng Em hỏi hoa, hoa héo Em hỏi anh, em khóc ?Sao tình mình long đong?? ?Sao tình mình long đong?? Anh tặng em hồng vàng Mầu vàng mầu phản bội Anh tặng em hoa tím Hoa có hình trái tim Hoa rụng rơi nằm im Tim héo tàn tội nghiệp! Em hỏi em trong gió Gió chẳng chịu trả lời Em hỏi mưa, bão tố Tình hoen ố, rụng rời! Dẫu yêu anh mãi miết Dẫu yêu anh tha thiết Vẫn là tình hoài vọng Mình có duyên không phận Nên tình mình long đong

Như Nguyệt


Mục Lục


5. Bài Thơ Em Viết Cho Triệu Người Bài thơ em viết cho cuộc đời Cho những ai tha thiết yêu người Gọi tên nhau mùa hè gọi nắng Tìm nhau hoa cải bay về trời. Em làm thơ cho khắp thế gian Cho triệu người lạ mấy người quen Trái tim nào cũng là ẩn số Biết đâu anh sẽ là nhân duyên. Ðừng đổi thay nhau như gió mùa Em bây giờ sẽ thành người xưa Anh hôm nay sẽ là quá khứ Ngọn gió mùa nào chia cách ta. Anh ơi con đường dài cái quan Hay con đường ngắn chẳng mang tên Dù con đường vui hay đau khổ Anh hãy đi đến cuối đời em. Bài thơ em viết cho triệu người Cho những buồn vui ở khắp nơi Cuộc sống cho em niềm cảm hứng Tìm em giữa những chuyện khóc cười. Bài thơ em đã viết xong rồi Thơ em là biển, sóng ra khơi Thơ em sông núi vào giấc mộng Vào cõi thiên thu chẳng cạn lời. Nguyễn Thị Thanh Dương ( June 07- 2022) QUÁ KHỨ Người ta có thể đi ngược dòng sông Ngược dòng thời gian thì xa xôi lắm Một giây phút qua đã là khoảng cách Tôi tìm hoài quá khứ giữa hư vô. Ước gì quá khứ là cánh đồng kia Tôi có thể đến dạo chơi lần nữa Hay căn nhà cũ tôi vào mở cửa Phủi bụi thời gian của những ngày qua. Quá khứ ở đâu? Mà sao rất xa Không thể tìm dù bước chân vạn dặm Không thể tìm dù chắp thêm đôi cánh Ngày hôm qua tôi chìm khuất nơi nào? Tôi ước gì được đi ngược dòng đời Nếm lại những ngọt ngào và cay đắng Ði ngược lại một thời bao lối mộng Dẫu trăm lần lầm lỡ vạn lần thua. Quá khứ vời vợi như ánh sao khuya Thăm thẳm trời đêm tôi không chạm được Tôi mơ màng của vầng trăng đêm trước Ðêm nay trăng cổ tích ấy đâu rồi? Tôi vẫn yêu từng quá khứ buồn vui Từng khoảnh khắc cuộc đời tôi đã sống Ai bán cho tôi thời gian lắng đọng Ai mua giùm tôi tuổi xanh đã già? Tôi không thể nào quay lại hôm qua Ngày hôm nay cũng sẽ thành quá khứ Cám ơn người quen, người không quen nhé Ðã đi vào kỷ niệm của đời tôi. ( April, 11, 2022) Nguyễn Thị Thanh Dương.


Mục Lục


6. Facebook [1]- Facebook 1 Ai cũng biết cuộc đời là ảo Và facebook cũng ảo mà thôi Gặp nhau rồi biệt ly mất dấu Ra đi không để lại đôi lời Nhưng tình người như vết khắc trên đá? Có lẽ ngàn thu mới bị nhạt mờ Nếu mất tích không có lời từ giã Khác gì chim lìa tổ ấm, ra khơi... CN/HNT, Giao mùaThu-Ðông 2020 (435) [2]- Facebook 2 Hãy gác bút, ẩn mình cho đến chết Nhường không gian cho bọn trẻ đời sau.... (CN-HNT , Junẹ5.24 (100.58) Nhưng bọn trẻ không chịu cầm bút viết Thì sao đành ngồi im lặng nhìn nhau? Muốn Facebook Fan Page không chấm hết Chỉ có con đường động não cho mau Khi Facebook Fan Page nằm tê liệt Trái tim này mang nặng vết thương đau CN-HNT , Jun.8.24 (100.58) [3]-Blog Và Facebook (Dù không biết ý nghĩa đúng của hai thuật-ngữ tôi cũng viết bài vè/thơ con cóc cho vui) Blog,Facebook là hai trang mạng ảo Nhưng giao lưu fans-chủ khác nhau nhiều Ða số Blog,fans được biết rõ chủ nhân (nhân vật nhỏ,nhỏ rất nhiều hơn Facebook) Tôi thường kết nối thân tình với Blog Cùng chủ nhân cho biết địa chỉ Gmail Ðể trao đổi tin cùng tâm sự riêng mình Khi không tiện phơi bày trên mạng (Thử nghĩ có ai muốn làm quen chủ Facebook bằng quen thân các chủ Blog_ nhỏ như tôi) Nên thật tình chỉ thích Blog mà thôi Tôi luôn bày tỏ sự chân thành qua bài viết Ðã mấy năm qua tham gia nhiều Blog Góp bao bài thơ,tuỳ bút lẫn comment Biểu lộ nhiệt tình không phân biệt cỡ fans Ðôi lúc thấy vui vì có người đáp ứng Nhưng nhiều khi dù có kêu gào mỏi miệng Vẫn hiếm fan nhiệt tình góp sáng tác văn thơ Nên có lần muốn bỏ Blog cho xong Ngại một nỗi: vẫn còn chủ nhân đáng mến! CN-HNT, Dec.8.20 (436) [4]-Mạng Ảo Vũ trụ mịt mù rộng lớn vô cùng Những tầng không chồng chất những tầng không Tỉ tỉ vì sao rải rác giữa muôn trùng Nhiều thiên thể chụm vào nhau tạo thành một hệ Vũ trụ đó mang hình hài vật thể Vĩ đại vượt xa tầm nhận thức của con người Nhưng còn có một ...(gọi là gì đâỷ) Mạng Ảo Huyền bí lạ lùng biết tưởng tượng ra sao ! Ta hãy đi vào xem mạng ảo thế nào : Chân lần bước trên hàng ngàn sợi dây ngang dọc Tay quờ quạng cố tìm đường đi đến đích Mà than ôi ! chỉ thấy khoảng trống hư không Mạng ảo thường được vận hành theo qui luật Rõ rệt vô cùng, mà bí hiểm cũng vô cùng Ðiều lệ hữu lý biến thiên thành vô lý Mắt thành viên mở hết cỡ đọc không xong Ðành phó thác cho vận mình đưa đẩy Nếu thành công sẽ đạt đến mục tiêu Nếu thất bại xác thân đã đành phiêu bạt Mạng rối tơi bời, khiến ân hận riêng mang Ôi Mạng Ảo, ta yêu Nàng tha thiết Nhưng buồn thay! gặp trắc trở khôn lường Muốn đi bên Nàng đến hết con đường Cho trọn vẹn nghĩa tình trăm năm hạnh phúc Rồi mai, nếụ..nếu duyên tình chấm dứt Ta sẽ ra đi nửa tiếc nửa hân hoan Con đường tương lai vẫn mở rộng thênh thang Ðến một mạng ảo huy hoàng hơn thế nữa . CN-HNT, Jul.22.2023 (608) (Thơ Trào-phúng/tâm tình, phóng bút) CN-HNT


Mục Lục


7. Thói Ðời Ðiếm Trọ Trần Gian ... Chùm thơ Ðặng Xuân Xuyến * DẤU HỎI . Rau trên luống chắc gì rau sẽ sạch Người thôn quê đâu hẳn đã chân quê Rượu ngàn trận chửa tin là tình bạn Ngủ mòn giường chưa dám gọi tình nhân. * Hà Nội, 21 tháng 02 năm 2018 ÐẶNG XUÂN XUYẾN PHỐ KHUYA Gió lạnh cong mình cóng mái hiên Mưa táp song thưa buốt dáng thiền Dật dờ phố nhỏ hai thằng nghiện Một gã xe thồ đạp như điên. *. Ðịnh Công, 22:38 ngày 11-01-2024 (Mồng Một/Chạp năm Quý Mão) ÐẶNG XUÂN XUYẾN HOA ÐÊM Áo trễ vai trần rảo bước nhanh Nhũ hồng e ấp áo mỏng manh Gió khuya cong cớn từng cơn lạnh Nhợt nhạt môi hường lúc tàn canh. Giáp Bát, đêm 04 tháng 10.2018 ÐẶNG XUÂN XUYẾN . NGÕ ÐÊM Sương tí tách trên từng cọng lá Gió hững hờ lạnh lạnh xuyên đêm Người lặng lặng bỏ đi sau vòm lá Người cúi đầu chậm chậm lẫn vào đêm. Hà Nội, 00:55 - 26/03/2023 ÐẶNG XUÂN XUYẾN BUỐT ÐÊM Một tiếng còi tàu ghiến nát đêm Một tiếng ho đêm rục gối mềm Một người lụi cụi soi chăn đệm Một ánh mắt buồn buôn buốt đêm. Ðêm 03 tháng 04 năm 2024 ÐẶNG XUÂN XUYẾN ÐIẾM TRỌ TRẦN GIAN Ðã biết trần gian là điếm trọ Sao còn gian díu tổ tò vò Thế nhân vốn sẵn lời xiên xỏ Nhân nghĩa xù ra chỉ diễn trò. Hà Nội, đêm 26 tháng 11-2023 ÐẶNG XUÂN XUYẾN . LẼ ÐỜI . Ðã bám danh giữ sao tròn chữ Nghĩa! Ðã hám tiền giữ sao trọn chữ Nhân Bả danh lợi xúi Tâm thành vắt đỉa Lộc quan trường nhiễm độc cả tình Thân! Hà Nội, sáng 01 thâng 12-2022 ÐẶNG XUÂN XUYẾN THÓI ÐỜI Quen thói ỷ tài mặt vênh vang Chửi Bắc chửi Nam chửi khắp làng Mới nghe được nửa câu nói thẳng Ðã vội lu loa giọng điếm đàng. Hà Nội, tối 31 tháng 08-2022 ÐẶNG XUÂN XUYẾN CHIỀU QUÊ... Nắng đẩy mây dồn phía đằng tây Mưa bụi lạnh thêm những gót giày Ngõ nhỏ gió luồn về run rẩy Nhao nhác lưng chiều cánh vạc bay. Làng Ðá, chiều 19.08.2018 ÐẶNG XUÂN XUYẾN CẢM TÁC THÁNG MỘT 2023 Ðông Chí năm nay rét hại dài Lửa lò diệt ác vẫn lai rai Mưu sinh vạn nẻo trùm ái ngại Tết đến xuân về nghẹn bi ai! Hà Nội, 24 tháng 12/2023 (trưa 12 tháng 11 âm lịch) ÐẶNG XUÂN XUYẾN THÁNG CHẠP 2021 Lấp ló đầu thôn tháng Chạp về Thốc chiều, cóng lạnh cả triền đê Thoảng xa xa vọng lời kinh kệ Nấc tiếng ai cầu, nghẹn bến mê! Hà Nội, chiều 06 tháng 01-2022 ÐẶNG XUÂN XUYẾN THÁNG CHẠP 2023 Ô hô tháng Chạp về đầu ngõ Mấy gánh chèo thôn lại bộn trò Tấp tểnh mừng xuân mừng trăm họ Xáo xác xóm nghèo húng hắng ho. Ðường Láng, 16:05-11/01/2024 (Mồng Một/Chạp-Quý Mão)

Ðặng Xuân Xuyến
Mục Lục


8. Tháng Sáu Trời Mưa... Bài 1: Tháng Sáu Trời Mưa... Tháng Sáu trời mưạ..mưa rơi tầm tã Hạ đến rồi sao lá vẫn đi hoang Trời Paris đang thiếu bóng nắng vàng Nên màu mây cũng nhẹ nhàng chuyển xám Tháng Sáu trời mưa... mưa buồn ảm đạm Như nhắc về những kỷ niệm ngày xưa Dưới lề đường rối rít những hạt mưa Ðang luân vũ bài Diễm Xưạ..ray rứt! Tháng Sáu trời mưạ..mưa hoài không dứt Khiến hồn vu vơ theo những vần câu Hình như mi buồn óng ánh giọt châu Là hạt mưa hay lệ sầu tuôn chảy Tháng Sáu Hạ về sao mưa hoài mãi Ðể nỗi buồn khắc khoải vây quanh Nha Trang ơi! em mãi gọi tên anh... Có nghe không? Paris đang ngóng đợi Muốn đến thăm mà đường xa diệu vợi Mưa Hạ về vun xới những hàng cây Hoa lá xanh tươi mộng thắm dâng đầy Nhưng sao lòng thấy nhớ nhung day dứt Tháng Sáu trời mưạ..mưa như thúc giục Hãy quay về bên tổ ấm quê xa Nơi có đời sống bình dị hiền hòa Của một thời tuổi hoa đầy thơ mộng _o0o_ Mỗi lần tháng sáu trời mưa Ngóng về xứ Việt tình xưa dậy buồn. Sương Anh --------------------------------- Bài 2: Xin Làm Kiếp Chổi Nỗi niềm em theo lá vàng bay Mỗi trận gió ào ào rơi xuống Ngưã đôi tay nhưng...luống cuống Ðành lòng nhìn lá rụng rớt đầy sân Từng muà lá rơi ta khoảng cách xa dần Em, không thể nào tự mình gian dối Tìm trước Phật dài tự nguyện mình là cái chổi quét sạch lá vàng...quét nỗi sầu vương Biết là khó... bởi, cả một trời thương Ðang bao phủ như lá thu trãi khắp Miệng...A Di Ðà... mà tâm đầy phức tạp Niệm chẳng thông Nên, quỳ gối xin Phật tỏ tường... Kiếp này, xin nguyện xin làm cái chổi Quét sạch tâm mình trong cõi phù vân Tiếng chỗi vang theo phiến lá ngoài sân Như nhắc nhở...tôi ơi đừng bần thần...tinh thức!!! Sưong Anh -------------------------------- Bài 3: Gởi về người tình Sài Gòn để nhớ lại ngày này của 49 năm về trước bị thất học phải cúi đầu nén lệ từ giã khung trời đại học để trở về quê Nha Trang... Ru Em Sài Gòn Thoáng vụt xa một chút hương còn đọng Ngàn ý tình xin trải rộng trời mây Mô đi em, tình vẫn thấm men đầy Ta ru em Giấc nồng say mãi mãi Sài Gòn em hãy thả hồn êm ái Ðể ta ru ve vuốt mãi làn mây Ngủ đi em cho ta thỏa cơn say Ðược ngắm em một thời đầy hoa mộng Ngủ đi em đôi ta ta vẫn rộng Ðể vì em ôm hết trọn cuộc đời Mình giờ đâY đâu còn tuổi đôi mươi Sao vẫn yêu như một thời xa cũ Sài Gòn ơi dáng em xưa quyến rũ Sao bây chừ lại ủ rủ buồn tênh Có phải vì ta chẳng còn bên Nên hồn em chênh vênh trong đêm tốỉ! Ôi, Sài Gòn ta van em đừng dỗi Kẻo lòng này thấy tội lỗi lắm ru! Bàn tay ta chới với trong sương mù Mong kiếm lại mối tình tơ năm cũ. _o0o_ SàI Gòn ơi! Ngủ cho say Ru em tình khúc chất đầy yêu thương Mi ngoan vỗ giấc mộng thường Quên bao cay đắng nhiễu nhương hồng trần.

Sương Anh
Mục Lục


9. Em Xin Lỗi Em xin lỗi vì đã làm anh buồn Khi hôm qua em bực mình gắt gỏng Cuộc sống gia đình không là biển lặng Gió chợt về cũng làm sóng lăn tăn. Hoa lá trong vườn không chỉ tươi xanh Cũng có lúc hoa sầu hay hoa héo Người vợ không là người tình nũng nịu Nói với anh toàn âu yếm, ngọt ngào. Tình yêu không đẹp như thuở ban đầu Hạnh phúc vẫn là ước mơ tìm kiếm Một nửa của nhau không ai lý tưởng Người trong mơ chỉ đẹp ở trong mơ. Lấy nhau rồi thực tế đã mở ra Sống bên nhau thấy cả điều xấu tốt Như người phụ nữ khi không trang điểm Nét xấu kia là mặt thật cuộc đời. Em xin lỗi anh vì đã nhiều lời Cuộc sống bận rộn làm em căng thẳng Cũng như nhiều khi anh làm em giận Khoảng cách vô hình hai đứa hai nơi. Lại yêu thương khi cơn giận đã nguôi Lại gắn bó như chưa từng gắn bó Hạnh phúc đẹp như thủy tinh dễ vỡ Hãy nâng niu và gìn giữ từng ngày. Có những cuộc hôn nhân phải chia tay Vì tự ái, không bao dung tha thứ Vì hiểu sai hay lỗi lầm rất nhỏ Một ngọn sóng làm đau cả đại dương. Khi làm anh buồn em cũng tổn thương Em xin lỗi vì cả hai cùng khổ Chiều nay em sẽ đợi anh từ cửa Khi anh về ta nối lại vòng tay. Edmonton, Fathers Day 2024

Kim Loan
Mục Lục


10. Trăn Trở * Ðêm đêm trăn trở trong thương nhớ Bè bạn tiêu điều xơ xác thân Ghé mắt nhìn qua khung cửa sổ Phương Nam mờ mịt ý bâng khuâng... Quê nhà lăng lắc trong đau xót Ba mẹ mỏi mòn với tháng năm Tuổi già sức yếu ai chăm sóc Thằng con tù tội vẫn xa xăm... Người anh dạy học nay quay bước Bỏ dạy từ khi giặc cướp về Xưa tay cầm phấn nay cầm kéo Hớt tóc kiếm tiền ôi thảm thệ..! Một thân chị vẫn cô đơn lắm Chăm sóc cho ba với mẹ hiền Vẫn đứng hàng ngày trên bục giảng Nói lời ngược ý giữa đời điên !! Ðồng lương chị dạy làm sao đủ Mua gạo nuôi thân giữa chợ đời Thêm một mẹ già luôn đau yếu Thằng em tù tội chốn xa xôi... Vẫn cảnh trường xưa nay thay đổi Văn chương chữ nghĩa xoáy tâm lòng Sách vở ích gì trong cảnh mới Cơm quốc gia xưa - xót bụi hồng ! Chung quanh bè bạn thân thương cũ Ðâu nét hồn nhiên bước tự nhiên Có lắm đứa hèn nay trở mặt Làm thân chỉ điểm rất lụy phiền... Có ngưởi mở miệng câu gian dối Thấy xót trong lòng thẹn với tâm Bỏ dạy về quê , đời đã đổi Mua chui, bán lủi rất âm thầm...! Thân ta tù tội không ngày tháng Ðất Bắc xa xôi xót cảnh nhà Mất nước, thân còn gì để xót Ðêm buồn mây trắng vẫn trôi xa... THY LAN THẢO VIẾT VỘI BÀI THƠ * -Thương Nhớ NGUYỄN PHƯỚC TƯỜNG Bạn chung lớp đệ nhất trung học Gò Công Ðã ra đi tại Sacramento ngày 23 - 3 Mấy lần ta định sang thăm bạn Nhưng nợ áo cơm cứ hẹn lần Hăm mấy năm trời chưa gặp mặt Bạn xưa trường cũ vẫn tình thân ..! 17 năm ...Tao gọi thăm mày Ngỡ ngàng như chuyện lá cờ xoay Trời ơi ! Trái đất luôn tròn nhỉ ?! Biển cạn - nương dâu - cuộc sống nầy ... Mình kể làm sao cho hết chuyện Tám năm oan nhục cảnh lao tù Mấy lần tưởng chết trong xiềng xích Nhưng trí không mờ chuyện tháng tư ... Mày may mắn thoát cơn hồng thủy Ðất lạ trời xa nhớ nát lòng Mẹ cha - Bè bạn trong tay quỷ Ðất khách quê người gắng lập thân ! Ðể rồi đất lạ trời xa lạ Một chút danh - thành đạt xứ người Vợ con , cha mẹ qua đầy đủ Vầng hồng rạng rỡ nắng khoe tươi Mầy thường tâm sự thân lưu lạc Thất quốc mong gì bước lối xưa Gắng chờ quang phục trời tươi mát Cờ sẽ bay - Trời tạnh giông mưa ... Nợ áo cơm đất lạ quê người Ly khách - lòng nào được yên vui Ðếm ngày, đếm tháng thân lưu lạc Tiền bạc làm sao đổi nụ cườị..! Vẫn hẹn cùng mầy về quê cũ Khi trời đất lặng chuyện phong ba Gió sương thôi khóc câu hờn tủi Xuân sẽ về chung khắp mọi nhà ... TƯỜNG ơi ! Tao được tin mày mất Thứ bảy lòng tao chuyển gió mưa Ngỡ ngàng nhức buốt lên tim óc Sao vội ? TƯỜNG ơi cứ ngỡ đùa Năm mươi tám tuổi đầu chưa bạc Sao vội vàng chi bỏ cuộc chơi Mẹ Cha, Cô Chú mầy còn đó Không sống nhìn xem cảnh đổi đời ...! Chưa uống cùng mầy ly rượu đắng Chung thân không tiễn được mày đi Bạn xưa tao khóc trong thương nhớ Viết vội câu gì buổi biệt ly ... ! thy lan thảo Ý buổi chiều * Gió chiều lơi lả Vờn lượn theo hoa Từng bước thư thả Mắt ngóng trời xa Tháng 5 hoa nở Tươi đủ sắc màu Lòng luôn thương nhớ Ấm giọng ngọt ngào Từng chiều lặng lẽ Bước dạo quanh vườn Lời nào thỏ thẻ Gió chiều còn vương Tháng 5 chiều mát Ðang đợi nóng hè Lòng thương đã mất Em đi không về ! Mây chiều theo nắng Dần phai sắc hồng Em đi biền biệt Lòng hoài thương trông Vĩnh hằng có thật Thương anh em chờ Tình không thể mất Ý viết thành thở! thylanthảo 9-5-24

ThyLanThao
Mục Lục


11. Sáo Ðã Sang Sông Ai đem con sáo sang sông Ðể ta khắc khoải chờ mong tháng ngày. Sáo đừng nghe giọng êm tai Mà quên lời thật những ngày bên nhau! Qua sông phải mấy nhịp cầu Bơ vơ ngày tháng dãi dầu nắng mưa! Sáo ơi có nhớ ngày xưa Họp đàn vui hót giữa mùa xuân tươi! Lồng son là của con người Vì ham tiếng hót tuyệt vời sao ơi Cho nên họ dụng vạn lời Dụ cho chim sáo quên đời sang sông! Sáo ơi sống trong lòng son Rồi Em phải chịu mõi mòn tàn hơi Thương sáo phải phí một đời Tài hoa tiếng hót tuyệt vời thiên thu ! Trưa trưa tiếng gió vi vu Mà sao chim sao mịt mù nơi đâu! Nhớ nhau sớm bạc mái đầu Qua sông sáo hót tiếng sầu biệt ly ! 26-6-2024 Hàn Thiên Lương Tượng Ðá Người sừng sững đang chờ ai đứng đó Ðá vô hồn có hoài vọng gì không? Ðang uy nghi trên đài cao rêu phủ Ðã lâu rồi đơn lẻ chốn mênh mông ! Người đứng đó biết bao người nằm xuống Không tượng đài im vắng cõi hư vô Ai vất vưởng với hình hà tàn phế Những đầu xanh, góa phụ trắng khăn sô! Người đứng đó giữ công đầu chiến thắng Quên sau lưng hình ảnh bãi sa trường Dưới chân người niềm đau đang dậy sóng Những oan hồn oằn oại cõi tang thương! Hàn Thiên Lương Sầu Cô Lữ Lặng lẽ bao năm vẫn sống thầm Ðường về xứ cũ mãi xa xăm! Vì chưng đất nước chưa nguôi bão Tại bởi lòng người mãi hận căm! Xóm cũ điêu tàn cơn nắng cháy Người xưa dầu dãi cảnh mưa dầm. Nẽo về biền biệt sầu cô lữ Trọn nỗi tình quê lạnh tháng năm ! 11-6-2024 Hàn Thiên Lương Nắng Hạ Vàng Mấy Ðộ Nắng hạ vàng , trời xanh như ngọc thạch Gió từng cơn vùi đập cánh hoa hồng Xuân rảo bước, hoa tàn trong nắng hạ Tiếng ve sầu gây nỗi nhớ mênh mông ! Trong vườn xưa chim chuyền trên nhành ớt Chim gọi đàn, chim mãi hót líu lo Nắng hạ tràn trên ao hồ lá biếc Nhện chờ ai giăng mắc những đường tơ! Tôi thẩn thờ trên cầu ao lối cũ Thoảng hương cau gây nỗi nhớ hương tình Buổi chia ly, nắng hạ vàng mấy độ Nay trở về, biền biệt cõi ba sinh ! Hương cố nhân phai mờ trong nắng hạ Nhưng vết thương đời đâu dễ phôi pha Bao kỷ niệm trên cành xanh lá biếc Làm sao quên , năm tháng chẳng phai nhòa ! 31-5-2024

Hàn Thiên Lương
Mục Lục


12. Em Về Mang Theo Mùa Xuân Tháng ba này em có về thăm anh Trời chợt mưa rồi chợt nắng ánh hồng Lòng anh buồn. Mong xua đuổi mùa đông Mong em về mang hơi ấm mùa xuân Nhìn nụ non trên cành dạ bâng khuâng Không khí lạnh có làm em chồn bước Ngang trời đám mây xám bay lướt thướt Tình ta còn lận đận chưa xuôi suôn Anh vẫn ngày đêm nghĩ đến em luôn Phố đông người sao anh thấy cô lẻ Vì thiếu một người đất trời quạnh quẽ Tri kỷ tri âm ngọc quí giữa đời ! Em chưa đến anh chòng chành chơi vơi Biển chờ thuyền, vẫn một đời sóng vỗ Biết bao giờ mình cập bờ bến đỗ Hội giao mùa cho tình ta lên ngôi !?

Lê Miên Khương
Mục Lục


II . Văn___________________________________________________________

1. Con Lai Mỹ


Nguyễn Thị Thanh Dương


Truyện xóm tôi sau 1975.
Tôi nằm trằn trọc đang tìm vào giấc ngủ thì nghe tiếng chân chạy đuổi nhau rần rần bên ngoài cùng tiếng kêu gào:
- Mai ..bớ Mai về má biểu..
- Con hỏng chịu đâu, con hỏng chịu đâủ
Thì ra tiếng mẹ con chị Mận. Thỉnh thoảng đêm khuya đứa con gái lai của chị lại bỏ trốn ra ngoài và chị chạy đuổi theo tìm nó về nhà.
Chẳng hiểu nhà xảy ra chuyện gì mà mẹ con chị Mận chạy đuổi nhau trong đêm khuya như thế này đã mấy lần rồi.
Nhà chị Mận ở cuối con hẻm nhà tôi.
Hôm sau thấy con Mai lang bang đi chơi trong xóm, ngang qua nhà tôi, tôi liền vẫy nó lại và tò mò:
- Mai, cháu có chuyện gi cãi má phải không?
Con bé dừng chân lại và kể:
- Má biểu em về ở với bà kia, lạ hoắc à ..em hỏng chịu.
- Bà kia là ai?
- Em hỏng biết..
Mai chỉ nói thế rồi bỏ đi. Cả xóm này không ai lạ gì con "Mai mát", nó là con lai Mỹ trắng, con ruột chị Mận. Mai không được bình thường, lúc nào cũng đầu bù tóc rối và quần áo lôi thôi bẩn thỉu nên hàng xóm gọi là "Mai mát"
Chẳng có chuyện gì bí mật mãi được với lối xóm. Nghe đồn chị Mận muốn "bán" con Mai cho ai đó lấy 5 cây vàng, con nhỏ tuy dở dở ương ương mà cũng biết lạ người, nó sợ hãi, không muốn về với người kia nên luôn có ý định bỏ trốn mỗi khi nhà kia đến nói chuyện với chị Mận.
Chị Mận là chỗ thân tình với gia đình tôi, chị thường chạy qua nhà lúc năn nỉ vay mượn ít tiền, lúc ?khẩn cấp? hết gạo hết mắm cũng qua nhà tôi mượn đỡ. Tôi hỏi, chị thành thật khai:
- Thì người ta kiếm tôi để mua con Mai giá 5 cây vàng mang nó đi Mỹ. Con thì thương nhưng nó ở với tôi nhà nghèo đói khổ cả đời. Mong rằng nó đi Mỹ được sướng thân và tôi cũng đỡ khổ..
- Sao gia đình chị không làm hồ sơ mang con Mai đi Mỹ, cả nhà cùng đổi đời?
Chị Mận phân bày:
- Chị à, có 5 cây vàng tôi vừa có tiền trả nợ vừa làm ăn buôn bán còn hi vọng kiếm sống, chứ đi Mỹ vốn liếng một cắc không có trong tay, tiền làm giấy tờ cũng không, nói đi Mỹ làm chi cho tủi thân. Vợ chồng con cái tôi tiếng Việt còn không bằng cấp nghề nghiệp gì, tiếng Mỹ không biết lấy một chữ, sang bển làm gì sống??
Tôi cố bày cho chị:
- Chị bán nhà lấy tiền trang trải nợ nần rồi đi xuất cảnh. Sang Mỹ làm cu li cũng có tiền mà chị.
Chị Mận dãy nảy:
- Trời đất ! bán nhà rủi không đi Mỹ được cả nhà tôi mấy mạng cù bơ cù bất ngoài đường hả?
Ðang đói nghèo chị Mận thấy trước mắt 5 cây vàng quá to lớn hậu hĩ nên không màng gì tới chuyện đi Mỹ. Tội nghiệp con ? Mai mát? nếu ra đi với người dưng nước lã. Hôm nay họ cần nó để đạt được mục đích, mai kia họ sẽ đối xử với nó ra sao ? Có trời mà biết??
Chị Mận nếu bán con còn được 5 cây vàng.
Chị Thu ở xóm trên có hai con lai mà?mất trắng, những ngày tháng tư 1975 chị đã mang hai đứa con lai cho cô nhi viện để đi theo chương trình BabyLift. Chị lo ngại bị Việt cộng trả thù tội lấy Mỹ, đẻ ra con lai Mỹ nên tống con đi và đốt hết hình ảnh giấy tờ cho thoát nợ. Hai đứa bé một lên 3, một mới đầy năm, còn mẹ, còn gia đình bà ngoại mà bỗng thành trẻ mồ côi, ra đi trong tình thương, lòng nhân đạo của chính phủ Mỹ.
Sau khi dứt được hai đứa con lai chị Thu lấy chồng đẻ ra hai thằng con Việt hoàn toàn cũng chẳng êm ấm gì, chồng chị bỏ đi, ba mẹ con phải nương náu ở chung với cha mẹ chị trong một căn nhà nhỏ. Cha mẹ chị phải đùm bọc thêm ba nhân khẩu thời buổi bao cấp đói khổ. Cảnh nhà xô bồ đụng chạm, cãi nhau, diễn ra như cơm bữa giữa mẹ con, bà cháu, cậu cháủ
Hàng ngày mẹ chị gánh nồi bánh canh, chị gánh nồi cháo huyết đi khắp xóm trên đến xóm dưới bán kiếm từng đồng. Giá mà chị còn giữ hai đứa con lai, chia ra hai nhà thì chẳng những mẹ con chị đi Mỹ mà gia đình cha mẹ chị cũng đi Mỹ luôn.
Thấy người ta đi Mỹ diện con lai chị Thu đau đớn tiếc thương?con.
Ông trời công bằng. Ai giỏi chịu đựng, ai cho tình yêu thương sẽ nhận được thành quả tốt đẹp.
Chị Phi thợ may quần áo trong xóm, có một đứa con gái lai Mỹ mà hai vợ chồng đều thương yêu và âu yếm gọi là ?bé Phương?. Phương dịu dàng và ngoan ngoãn, đi học về là phụ mẹ trong tiệm may những gì nó có thể làm được. Hàng tuần Phương là người ngoan đạo, theo cha mẹ đi lễ nhà thờ.
Người đời hay thành kiến đám con lai là khó dạy, là hư hỏng. Ðó là những đứa trẻ bị bỏ rơi, không ai quan tâm thương yêu và giáo dục . Bé Phương may mắn không nằm trong thành phần ấy.
Chị Phi và đứa con lai ở đâu dọn về xóm này và mở tiệm may. Chồng chị đã qua một lần hôn nhân đổ vỡ trước kia. Hai mảnh đời dang dở kết hợp thành vợ thành chồng.
Anh không thể có con, thì yêu vợ anh cũng yêu thương cả đứa con lai của vợ . Con bé cũng yêu thương anh như cha ruột.
Gia đình hạnh phúc nhà chị Phi đã xuất cảnh diện con lai.
Cô Hương đi làm sở Mỹ nuôi cha mẹ và anh chị em cũng được nhờ. Cô lần lượt đẻ hai đứa con gái lai mang về cho bà chị cả nuôi. Hai đứa lai hai khuôn mặt khác nhau, chắc là?hai ông bố.
Chị cả Tuyết nuôi hai cháu mặc cho miệng đời hàng xóm dèm pha. Sau 1975 chị bán hàng bún bò kho trước cổng nhà máy. Từ sáng sớm hai đứa cháu lai cùng bác Tuyết ra dọn hàng, bán hàng, bưng bê vất vả. Xong hàng bò kho buổi sáng, hai đứa phải trông hai tủ thuốc lá ngồi phơi mặt cả ngày ngoài đường, bán từng gói thuốc hay từng điếu thuốc lá lẻ cho đến chiều khi nhà máy tan ca thì chúng mới dọn hàng và thực sự nghỉ ngơi.
Ở với bà bác nghèo nhưng đàng hoàng tử tế hai đứa con lai thành hai đứa trẻ ngoan, chịu thương chịu khó như những đứa trẻ ngoan của bao gia đình khác.
Ðại gia đình chị Tuyết đã đi Mỹ diện con lai thật xứng đáng.
Một gia đình con lai khác cũng ra đi trong hạnh phúc xum vầy.
Ông bà ?Dầu Cù Là? trong xóm tôi lấy nhau bao năm vẫn không con, chẳng biết lỗi tại ai nhưng ông bà vẫn sống bên nhau và làm nghề buôn bán dầu cù là rất thành công giàu có. Trước 1975 họ có xe hơi riêng để đi bỏ mối hàng.
Ông bà xin hai đứa con lai Mỹ về nuôi được một vài năm thì biến cố 30 tháng tư 1975 . Người ta còn đem con ruột trả về Mỹ, ông bà thì vẫn cương quyết giữ lại hai đứa con nuôi mang giòng máu Mỹ.
Về sau có người tìm đến ông bà Dầu Cù Là xin ?muả một đứa con lai để đi Mỹ với giá rất cao nhưng ông bà đều từ chối dù lúc này công việc làm ăn của hai ông bà đã xuống dốc thất bại, chiếc xe hơi đã bán từ hồi nào rồi.
Cả hai đứa con lai đều xuất cảnh cùng với ông bà Dầu Cù Là đường đường chính chính, vì là con nuôi hợp pháp bấy lâu nay.
Hàng xóm khen ông bà nhưng cũng xuýt xoa ?tiếc rẻ, chuyến xuất cảnh của ông bà ..?phí phạm? quá, tới hai đứa con lai, trong khi người ta mong có một đứa con lai để đi xuất cảnh mà tìm không ra.
Ðó là những gia đình có con lai xuất cảnh đi Mỹ hợp lệ hợp pháp.
Xóm tôi có hai trường hợp ?con lai giả? qua mặt Mỹ ngon lành
Nhà ông bà Lan có ba cô con gái, đứa nào cũng trắng trẻo nuột nà với đôi mắt sâu và mái tóc màu hung hung đỏ, trông thoáng cứ tưởng là con lai dù cha mẹ là người Việt hoàn toàn.
Cô con út giống con lai nhất. Cô giả làm con lai và đăng ký hồ sơ xuất cảnh. Phỏng vấn trót lọt.
Ngày gia đình bà Lan lên đưởng đi Mỹ hàng xóm chỉ biết là có thân nhân bên Mỹ bảo lãnh dù hồi nào tới giờ chưa ai nghe hay biết nhà bà có thân nhân ở Mỹ cả.
Hàng xóm bàn tán nể phục chắc là người thân nhà bà Lan làm chức vụ gì đó hay nhiều tiền lắm của mới mang cả nhà bà đi Mỹ bất ngờ như thế.
Mãi khi một người trong xóm có thân nhân đi Mỹ diện con lai cùng thời điểm với bà Lan đã gặp gia đình bà tại Philippine khi tạm trú để học tiếng Anh, viết thư về kể mọi người mới vỡ lẽ ra.
Nhà bà Sáu có thằng con lai tây còn ?hên? hơn nữa. Ngay sau 1975 nó nộp hồ sơ đi Pháp không thành công.
Ðến thời điểm con lai Mỹ, bà Sáu bỏ tiền chạy chọt làm giấy tờ khai sinh giả cho thằng lai Pháp nhỏ tuổi lại thành lai Mỹ và xin xuất cảnh diện con lai Mỹ, qua mặt ban phỏng vấn dễ dàng.
Lúc này hàng xóm không thấy bóng dáng con ?Mai mát? nữa. Nhà chị Mận ?khấm khá? hẳn ra, cái nhà cũ rích đã lợp lại mái ?tôn? mới, chồng chị ăn nhậu nhiều hơn, chị Mận thì se xua quần áo mới hơn.
Chuyện đã rõ. Con ?Mai mát? đã đi theo gia đình kia rồi.
Nghe kể chị Mận đã ngọt ngào năn nỉ nó, tiền bạc của nhà kia đổ vào để chị Mận mua sắm cho nó nhiều thứ, quần áo mới, dây chuyền cổ, vòng đeo tay và đưa nó đi ăn, đi du lịch Vũng Tàu, Ðà Lạt cùng gia đình kia để nó làm quen với họ. Thế là ?Mai mát? vui vẻ đồng ý theo cha mẹ mới về nơi ở mới.
Họ là ai, ở đâu? chị Mận không hề biết, nhận tiền và giao con xong chị Mận hoàn toàn mất con không một tăm tích nào để lại, ví như chị bỗng dưng có đổi ý, trả lại tiền vàng đòi con về cũng không biết tên, không biết địa chỉ họ mà tìm.
Chỉ qua một người giới thiệu, ăn huê hồng cả đôi bên, người mua và người bán con lai đều phải chi chút tiền cho bà trung gian.
******************
Những người con lai xóm tôi cũng như bao con lai Mỹ khác của miền nam Việt Nam sau cuộc chiến đã lên đường đi Mỹ định cư.
Dù đi với ai, là gia đình mẹ ruột, mẹ nuôi, mẹ ?giấy tờ? hay đi theo diện mồ côi Babylift. Họ cũng đã về quê cha.
Dù hầu hết những người cha của con lai ấy không còn nhớ thương, day dứt hoặc thậm chí không hề biết đến sự có mặt của họ trên cuộc đời này. Họ cũng đã về quê cha.
Chúc mừng những con lai. Họ đã có cuộc sống mới nơi đất nước tự do dân chủ, nơi mà không ai bị kỳ thị màu da, hoàn cảnh v..v?nơi mà họ có nhiều cơ hội để tiến thân.
Chỉ tội nghiệp chị Thu, không nghe tin tức gì của hai con đi diện BabyLift, mà chị cũng chẳng còn giữ một chút hình ảnh, giấy tờ nào của chúng cả. Hai đứa con ấy đã nhạt nhòa hình ảnh trong nỗi dày vò ân hận và thương tiếc không nguôi của chị.
Và tôi nghiệp chị Mận, sau khi bán con được 5 cây vàng, chẳng thấy chị làm ăn gì mà chỉ thấy cả nhà ăn xài nên một thời gian sau lại thấy chị buôn gánh bán bưng và thỉnh thoảng đi vay nợ như trước kia.
Những lúc buồn chị ngậm ngùi than thở với tôi:
- Nghĩ mà thương con Mai quá, ngu ngơ dại khờ không biết nó sướng khổ ra sao? Phải chi hồi đó tôi nghe lời chị, bán nhà trả nợ, làm thủ tục giấy tờ đi Mỹ thì tôi đâu phải mất con Mai và vẫn nghèo mạt rệp như bây giờ nè trờỉ!!!


Nguyễn Thị Thanh Dương

Mục Lục


2. Miếu Năm Bà Ở Xóm Tui

Hai Hùng SG



-----------------
-----------------------------------
*
Xóm cũ của tui ở ngày xưa có một ngôi miếu thờ Năm Bà Ngũ Hành, (theo truyền thuyết mỗi bà mang một mạng gồm: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ ) tương tự như Thành Hoàng của xóm nhằm phù hộ độ trì cho dân lành được an lành may mắn trước những tai ương nghịch cảnh xảy ra trong đời sống hàng ngày, ngôi miếu này cũng khá linh thiêng, bởi bà con trong xóm làm ăn hoặc khi cuộc sống có điều gì trắc trở, họ đều gửi niềm tin vô Năm Bà, họ đem nhang đèn bánh trái đến cúng kiếng, quả nhiên một thời gian sau những điều cầu xin này được như ý, điển hình nhất là gia đình cô Ba Chà bán vải vóc ở chợ Bà Chiểu, ngày nào cũng vậy trước khi ra chợ để bắt đầu cho một ngày buôn bán, cô Ba đến ngôi miếu thay nước cúng đốt nhang khấn vái thành tâm vô cùng.
*
Tui không biết ngôi miếu này được xây dựng tự bao giờ, nhưng nhìn "Diện mạo" và cách bày trí bên trong và kể cả phía bên ngoài, nó toát lên nét thật cổ cổ kính với mái cong vút , lợp ngói âm dương đã rêu phong theo năm tháng, tui đoán mò chắc tuổi ngôi miếu này có khi tui phải kêu bằng "Cố" cũng không chừng.
*
Ngày xưa bà chủ đất nơi ngôi miếu tọa lạc, có lẽ họ cũng xem phong thủy dữ lắm, bởi ngôi miếu này được dựng trên một cuộc đất khá cao ráo và nằm tách biệt so với nhà của của dân chúng chung quanh, bên hông ngôi miếu được che phủ bởi hàng rào thiên nhiên, đó là hàng tre Tàu cao vút che bóng mát một vùng khá rộng, miếu là nơi để bà con trong xóm cùng nhau lo việc nhang khói, đến khi ngày vía Bà đó là ngày vui nhất xóm tui thời bấy giờ, vì cả xóm cùng nhau đêm đồ cúng kiếng đến miếu để tạ ơn Bà, họ mướn giàn nhạc lễ, gồm trống, kèn, phèng la cùng những cô đào, ông kép đến góp vui, ban nhạc lễ này sau khi thi lễ cúng vái dâng lên Năm Bà phẩm vật của dân làng trong xóm xong, họ cùng quay quần trước sân miếu để hát trích đoạn những tuồng cổ như Tiết Ðinh San cầu Phàn Lê Huê, Ðổng Trác hý Ðiêu thuyền, họ cũng vẽ mặt mày như mấy gánh hát Bội trên Võ ca Ðình Hanh Thông thường hát, khoái nhất là đám con nít tụi tui, vừa được coi hát vừa được cô bác cho xôi , chè, bánh trái để ăn, để rồi khi lễ cúng vía Bà hàng năm khéo lại, khiến đám con nít cảm thấy hụt hẫng như vừa mất đi điều gì thật quý báu\...

Lần về quá khứ tui còn nhớ như in những lần chơi đùa, phá phách của đám con nít tụi tui quanh ngôi miếu này, lần nọ...

Mới sáng sớm tui đã thấy thằng Răng léo hánh đến ngôi miếu này rồi, ngồi trên cái bệ đá trên lưng con Voi sành đặt trước miếu, nó vừa nhai ổ bánh mỳ cá mới mua của Thím Hai bán ở giữa xóm, thấy tui tà tà đi tới, thằng răng nó réo:

- Ê Phương vô đây chơi tao kể mầy nghe chuyện này nè.

Ðang tính lội bộ tới sạp bánh mỳ của thím Hai, hoặc mua bánh ướt tôm khô của bà Xẩm ăn đỡ đói, nghe thằng Răng rủ rê không đúng lúc tui cự nó liền:

- Chèn ơi ! Tao đang đói lắm nầy chờ tao mua cái gì ăn đã, rồi chút tao trở lại muốn kể gì thì kể.

Dễ gì nó cho tui đi một cách dễ dàng như vậy, tui thấy nó đứng lên rồi chạy ra níu áo tui vô sân ngôi miếu, rồi không nói không rằng nó xé một phần ổ bánh mỳ nó đang ăn đưa cho tui, nó nói:

- Tưởng gì nè ăn đi, mầy nghe vụ này hay lắm nè.

Thằng Răng đưa khúc bánh mỳ ngang qua mũi tui, mùi bánh mỳ cá hộp, lẫn với mùi tương ngọt đen, cộng thêm mùi đồ chua nó biến thành cái mùa đặc biệt của sạp bánh mỳ của Thím Hai không lẫn lộn với bánh mỳ của người khác bán bao giờ, ngoài ra Thím Hai còn bán bánh Mỳ bì, bánh mỳ hấp, món nào cũng ngon khiến tui nhớ mãi đến tận ngày nay.

Ðưa tay cầm khúc bánh mỳ tui cắn và nhai liền, rồi cất tiếng thúc hối thằng Răng kể câu chuyện mà nó đang ấp ủ trong lòng, thằng Răng nói :

- Chèn ơi! Tối qua tao tình cờ thấy anh Bi với chị Thảo tù ti tú tí ở đây nè.

Nghe thằng Răng kể chuyện người lớn hẹn hò cho mình nghe, tui cự nó liền:

- Mầy bá xàm quá đi, anh chị hẹn hò nhau kệ người ta, mới mốt mầy cũng vậy rồi ai méc mầy đây.

Thằng Răng quánh nhẹ vô vai tui, nói nói:

- Thì ảnh chỉ hẹn hò nhau bình thường thì tao đâu nói mần chi, đàng này ổng bả chui tuốt vô phía trong miếu lận đó.

Lúc này thì tánh tò mò tui nỗi lên, tui hỏi nó:

- Rồi sao nữa mầy kể tiếp tao nghe coi, vụ này coi bộ hấp dẫn nghe.

Thằng Răng nó cú đầu tui một cái nó phán:

- Vậy mà nói kệ họ, sao giờ hối tao dữ vậy.

Thằng Răng kể tiếp, đang rình rập coi hai anh chị nọ mần cái giống gì bên trong, tự dưng Bà Hai bà Từ của miếu này xuất hiện, bà cầm cây đèn dầu từ phía bên nhà bước qua bên miếu để đốt nhang như lệ thường, bà Hai vói tay bật công tắc của cái bóng đèn tròn khi mọi thứ hiện rõ ra dưới ánh sáng vàng của bóng đèn, thấy hai người đang đứng sớ rớ bên cái bàn phía sau hậu liêu của cái miếu, hết hồn bà Hai la làng:

- Bớ người ta, ma ma. Bớ người ta ăn trộm.

Sở dĩ bà Hai la làng lộn tùng phèo vì bà hoảng hồn không biết hai người phía sau là người hay hồn ma bóng quế nào đó.

Anh Bi với chị Thảo đang mùi mẫn thì thấy đèn bật sáng phía trên, rồi nghe tiếng bà Hai la làng, hai anh chị lật đật chui qua hàng rào Dâm bụt của nhà Thím năm để trốn, vì sợ bể ổ hẹn hò nơi chốn tôn nghiêm sẽ bị xóm làng trách cứ và chê cười, khi chui hàng rào qua được sân nhà Thím Năm, tưởng đâu được yên thân dè đâu con con chó Phèn của Thím Năm nhào ra sủa inh ỏi, trong nhà chú Năm xách cây gậy tầm vong nhào ra tính khệnh cho hai tay "Ðạo chích", nhưng khi thấy cặp tình nhân quá quen thuộc nên chú Năm chỉ biết cười trừ cho anh Bi và chị Thảo dông lẹ về nhà..

Tui hỏi thằng Răng:

- Sao mầy rành dữ vậy, ai kể lại chi mầy hả?

Răng lên tiếng:

- Tao đói bụng lắm nên thức sớm mua bánh mỳ, tình cờ tao biết chuyện này mới kể mầy nghe.

Tui chêm nó một câu:

- Công nhận mầy cũng nhiều chuyện thấy ớn..
*
Chồng của cô Ba Chà là Bác Ba Xướng, bác vốn là chủ thầu Hoa chi các chợ lớn nhỏ ở Sài gòn & Gia định, hàng ngày bác lái chiếc "Bồ rô" đến các chợ để những người thâu Hoa chi mướn nộp tiền cho Bác, gom tiền các chợ trưa về nhà cơm nước nghỉ ngơi xong, bác Ba đổ mấy bao tiền lẻ ra cho mấy đứa con nít trong xóm phụ đến và phân loại tiền, tui thì làm công việc ngồi lấy hồ dán lại những đồng bạc bị rách, hoặc có khi lấy giấy bạc cuộn những đồng bạc cắt lại thành chục , thành trăm để bác đi đổi ở ngân hàng.

Có khi nhiều tiền quá, bác Ba phải đốt đèn "Măng Xông" lên để cho cả đám tụi tui mần việc, phụ bác Ba cái công việc này cũng sướng lắm à nghe, lúc nào xong việc bác cũng cho tiền ăn bánh nên em nào cũng khoái lắm, ngoài ra còn được ăn chè, cháo, hoặc bánh trái gì đó, cuối năm có thưởng nữa nha các bạn, có điều bác Ba không thưởng bằng hiện kim, mỗi đứa được cô Ba cho một xấp vải để may quần tây mặc ăn Tết, chú Hai Hòe chủ tiệm may nổi tiếng ở gần rạp hát Ðông Nhì ngày xưa, là mối lái may cho quần áo tụi tui do cô Ba dẫn đến đo cắt, dĩ nhiên tiền công bác Ba thầu luôn không để cho đám nhỏ phải trả tiền.

Làm phụ công việc này cho bác Ba chỉ cần, siêng năng và nhất là đừng tham lam, thấy tiền nhiều mà giấu giếm thì khó lòng được ai chấp nhận, ngày xưa tụi tui rất ý thức về điều này, hơn nữa bác Ba coi mấy đứa tui như con cháu trong nhà nên tuyệt đối không một ai nhúng chàm trong công việc này.

Bữa nọ đã quá mười hai giờ trưa, tụi tui đang tụ tập tại nhà bác Ba để chuẩn bị làm việc khi bác Ba về tới, chờ hoài hoài thời gian cứ trôi dần, mà tin tức bác Ba vẫn bóng chim tăm cá.

Bổng có một viên Cảnh sát mặc cảnh phục cưỡi chiếc xe Gobel chạy vô, anh ta cho cô Ba biết chiếc xe "Bồ rô" của bác Ba gặp tai nạn ngay dốc cầu Bông Ðakao , anh cho biết có chiếc trực thăng loại UH1 đang bay trên cao, không biết máy móc trục trặc sao đó đã rơi ngay xuống đường, nó đè sau đuôi chiếc Xe của bác Ba đang cầm lái, số bác Ba rất lớn , có lẻ gia đình ăn ở lương thiện hiền lành nên bác Ba chỉ xây xát nhẹ.

Bà con hai bên đường cho là Bác Ba được Trời Phật, ơn trên che chở nên mới thoát chết một cách diệu kỳ.

*
Bác Ba thoát nạn trong gang tất, bà con trong xóm đồn đãi nhờ cô Ba thành kính cúng bái Miếu Năm Bà nên được che chở...
*
Hơn nữa thế kỷ trôi qua, miếu Năm Bà ngày xưa vẫn còn hiện hữu, thỉnh thoảng đi ngang qua tui ngó vô ngôi Miếu ngày xưa nó có nhiều đổi thay, bà Hai giữ miếu đã thành người thiên cổ từ lâu, ngôi miếu không còn được tự tiện ra vô như ngày xưa, chủ mới đã xây tường rào và cổng kín mít, khách thập phương muốn vô đốt nhang không còn tự do như xưa, vì thời cuộc nhà Bác Ba cũng dọn đi nơi khác, và vợ chồng Bác Ba cũng không còn nữa, nhìn lại ngôi miếu hình ảnh hiền hòa của ngày xưa hiện về tui đang hoà mình vào ký ức của mình thì bị cắt ngang do một người đi bán dạo rao hàng từ cái loa phóng thanh trên chiếc xe đạp:

"Mời bà con cô bác xử dụng keo dính chuột, một sản phẩm của công ty công nghệ Hóa màu sản xuất, mua 5 tặng 1 mại dô mại dô".

Nước mắt tròn tui tự dưng nhòe ra, khi nhớ lại những hình ảnh xưa cũ ở ngôi miếu này, làm tui chợt nhớ câu thơ của tiền nhân :

" Tạo hóa gây chi cuộc hí trường.
Ðến nay thắm thoát mấy tinh sương.
Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo.
Nền cũ lâu đài bóng tịch dương".


SG. 29.5.2024

Hai Hùng SG

Mục Lục


3. Chiếc Hộp Ðựng Thuốc Của Chồng Tôi

Thanh Hà





Tuỳ bút

Ðâu chỉ là tàn tro
Tóc sương dù phôi pha
Nhân gian dù nguyệt tận
Anh một đời trong ta ..
mỏi ngóng chờ nhau
Hẹn cuối con đường ( TH )

1/

Buổi sáng.

Mở cửa tủ pharmacie, chợt thấy chiếc hộp đựng thuốc bảy ngàỷ Medi-7? cách nay mười năm tôi đã cố tình xếp nằm kín đáo khiêm nhượng trong góc trái khuất sau các món đồ linh tinh khác để tránh đừng bị nhìn mỗi ngày, bởi nó gợi nhớ sự tang tóc? trong hai hộc Chủ Nhật và Thứ Hai vẫn còn nguyên các viên thuốc đựng trong các ngăn Sáng, Trưa, Chiều, Tối chồng tôi chưa kịp uống ? và sẽ không bao giờ còn dịp ?khiến cổ họng tôi nghẹn cứng, đôi mắt nhoà nhạt lệ. Cảm xúc đớn đau mất mát tưởng chừng đã phai nhạt theo thời gian mười năm qua lại ùa ập đổ về vẹn nguyên như mới hôm qua hôm kia. Tôi khóc. Trong lặng lẽ. Lặng lẽ như không gian im ắng tuyệt đối của một buổi sớm mai lạnh lẽo.

Mười năm. Là tương đối ngắn so với một đời người. Nhưng quá dài cho một mất mát, một biệt ly mà một người yêu sẽ không bao giờ còn gặp lại một người yêủ ngoại trừ nơi cõi vĩnh hằng hay miền hư vô nào đó !

Chiếc hộp đựng thuốc Medi-7 giống như cái tủ đựng vật dụng gia đình thu gọn tí hon, như món đồ chơi dành cho các bé gái. Chiều cao 14 cm, ngang 10cm, rộng 4cm gồm bảy hộc tủ xếp chồng lên nhau. Mỗi hộc chia làm bốn ngăn in chữ bằng ba thứ tiếng Ðức, Pháp, Ý: sáng, trưa, chiều, tối. Phía trước mỗi hộc in hàng chữ đen - cũng ba thứ tiếng- Thứ Hai, Thứ Ba, Thứ Tư, Thứ Năm, Thứ Sáu, Thứ Bảy. Ðặc biệt hộc Chủ Nhật in hàng chữ đỏ.

Khi chồng tôi ngã bịnh nghiêm trọng, mỗi ngày phải uống nhiều loại thuốc khác nhau chia làm bốn lần từ sáng đến tối. E không nhớ hết bao nhiêu viên cần phải uống nên bác sĩ gia đình dặn cứ đặt sẵn thuốc vào mỗi ngăn phân biệt sáng, trưa, chiều, tối xử dụng cho một tuần lễ để đừng bỏ sót viên thuốc nào. Thế là chúng tôi yên tâm, không sợ uống lố hoặc quên chưa uống.

Tuy thuốc hay, bác sĩ tài giỏi nhưng vẫn không giữ được anh trên cõi đời ô trọc này. Anh ra đi vào một sáng chủ nhật giữa tháng 12 mùa đông hơn mười năm trước. Ngày ấy bầu trời trong xanh nắng đẹp chan hoà, mặc dù trên mặt đất trên mái nhà trên cây cỏ vẫn còn phủ dầy màn tuyết trắng tinh khôi tồn đọng từ mấy hôm trước.


Rồi anh đi buổi sáng mùa đông
Bỏ lại em quạnh vắng cô phòng
Anh đi không một lời trăn trối
Từ đó cuộc đời em dở dang (TH )

Dẫu biết rằng con đường đời của ai rồi cũng phải đến giai đoạn tận cùng, nhưng hồi ấy tôi luôn mang niềm tin mãnh liệt là anh sẽ còn bên cạnh tôi thêm nhiều năm nữa. Tôi không chịu tin là anh ra đi nhanh chóng như thế. Tận bây giờ tôi vẫn chưa chấp nhận và không bao giờ chấp nhận việc anh rời xa tôi một cách đột ngột như thế.

2/-

Nhớ lúc tôi gọi điện báo vào số Khẩn 144 nhóm bác sĩ y tá gồm năm sáu người đến chỉ sau 5? hay 10 phút. Tôi kể cho họ tình trạng bệnh của chồng, đưa họ xem các giấy chứng nhận đã thực hiện các biện pháp điều trị những ngày qua. Tôi kể rằng lúc 6 giờ sáng ấy chúng tôi còn ngồi trao đổi trò chuyện cùng nhau một cách bình thường. Sau đó tôi để anh ngủ lại, còn tôi ra phòng khách gọi điện cho bạn ở Mỹ, bên ấy bắt đầu vào đêm. Theo thói quen hằng ngày, đến 7 giờ tôi ngưng điện thoại để chuẩn bị bánh mì, cà phê rồi vào đánh thức anh, giúp đo áp huyết, chích lấy máu ở đầu ngón tay đo lượng đường để dựa vào đó mà chích insulin cho tương ứng, ghi chép các số liệu vào cuốn sổ nhỏ để trình bác sĩ ở mỗi kỳ hẹn?Nhưng buổi sáng hôm ấy, tôi vào đánh thức mà anh vẫn tiếp tục nằm im say ngủ, chứ như thường lệ tôi chưa kịp lên tiếng thì anh đã chào tôi trước, bởi đôi dép tôi kéo nghe lẹp kẹp làm anh tỉnh ngủ rồi.

Tôi đùa thọc lét bàn chân, không nhúc nhích. Tôi vuốt nhẹ má, vẫn không động cựa. Tôi gọi khẽ: ?Chéri ơi, thức dậy ăn sáng đỉ anh vẫn hoàn toàn thản nhiên tự tại.

?Ủa, sao sáng nay ngủ say vậy ta. Tôi nghĩ thầm, chắc lúc nãy thức sớm nên giờ ngủ bù đây.

Tôi lắc vai anh, vẫn không chịu mở mắt. Ô hay, tôi bắt đầu lo lắng. Kêu gọi, lắc thêm nhiều lần, vạch mí mắt anh lên. Vẫn im lìm bất động.

?Sao kỳ vậy ta ? Tim tôi bắt đầu tăng nhịp.

Phải một lúc lâu, sau khi đã kêu réo, rung vai, lắc bàn tay, vạch mí mắt?làm mọi cách nhiều lần mà anh vẫn bất động thì lý trí tôi mới chịu hoạt động, nhận thức tai ương. Tử thần đã hiện diện trong nhà tôi.

Trời ơi ! Làm sao lúc 6 giờ tôi vẫn còn nói chuyện với anh, hỏi hôm nay anh có khoẻ không sao thức sớm, hãy ngủ thêm tí nữa. Thì 7 giờ, nghĩa là chỉ 1 giờ sau anh đã vĩnh viễn rời xa tôi dể dàng như thế. Nhìn anh nằm như người ngủ say thong dong thoải mái, chiếc mền mỏng đắp không hề bị xô lệch, hai bàn tay chắp lại đặt trên bụng như thói quen, gương mặt hồng hào toát lên sự bình an thánh thiện, trái tim vẫn còn nồng ấm, chiếc áo pyjama còn thơm hơi người. Tuyệt đối nét mặt không gợn chút đau đớn nào.

Làm sao mà tôi chấp nhận được điều phi lý là anh đã rời bỏ tôi một cách vô tình không dấu hiệu gì báo trước !!!

Lúc đội cứu thương năm, sáu người ?chăm sóc? chồng?hay đúng hơn là đang đo nhịp tâm đồ, đo gì đó nữa để làm giấy chứng nhận thời điểm anh ấy tạ thế. Không muốn cản trở họ làm việc, tôi trốn ra ngồi thu lu một góc phòng khách, vừa thổn thức vừa lảm nhảm lập đi lập lại không ngừng :

?Pourquoi mon mari m?a quitté de manière subitement comme ca ? Ce n?est pas possible d?accepter qủil me laisse toute seule. Pourquoi il m?a laissé seule dans ce monde ? Pourquoi mon chéri ? Pourquoi tu me quittes si vite ?

Tôi không ngớt đặt câu hỏi ?tại sao chồng tôi bỏ tôi mà đi bất thình lình như vậy? Không thể chấp nhận việc ảnh bỏ tôi lại một mình như vậy được. Tại sao ảnh bỏ tôi lại một mình trên đời nầy ? Tại sao hở anh yêu ? Tại sao anh bỏ em nhanh như thế ?

Tôi cứ lập đi lập lại câu hỏi như người loạn trí. Tự ngàn xưa cho đến ngàn sau đâu ai có thể trả lời được. Thế nên toàn thể đội cứu cấp không ai lên tiếng. Biết là tôi chỉ nói chuyện với chính tôi. Không gian cô đặc, chìm lắng. Ngoại trừ tiếng tôi ai oán nho nhỏ.

Sau cùng, người phụ nữ duy nhất trong nhóm đến bên, hỏi tôi có ổn không ? Bà đưa cho tôi một viên thuốc tròn màu trắng, nói trong trường hợp tôi cảm thấy khó thở thì hãy ngậm vào rồi gọi cho bác sĩ trực hay bịnh viện (vì hôm ấy là chủ nhật, các cabinet bác sĩ đều đóng cửa ).

Bà hỏi có ai là thân nhân với tôi không ? Tôi nói có cô bạn thân nhất ở gần. Thử gọi điện, cô bắt máy. May mắn là hôm ấy cô được nghỉ làm. Nghe tôi báo tin, cô sững sờ hét toáng lên trong máy, rồi 10 phút sau đã gõ cửa chạy vào ôm tôi, rống khóc ầm ỉ trong lúc đoàn cứu cấp chuẩn bị ra về.

Toán cứu thương làm xong nhiệm vụ. Bác sĩ trưởng nhóm trao cho tôi tờ chứng tử. Hỏi tôi có cần ông gọi giúp Nhà Tang Lễ đến lo mọi thủ tục cần thiết: báo với cơ quan hành chánh địa phương, mang anh đi đến nơi bảo quản, ấn định ngày làm lễ tang theo đạo Công Giáo, chôn cất hay thiêu theo ý nguyện gia chủ?

Mười năm trước ?chính xác hơn là mười năm bốn tháng? Ðều đặn trong ba năm đầu ròng rả, không thiếu một ngày nào mà tôi không khóc, ít nhất một lần. Bất luận thời khắc sáng, trưa, chiều, nửa khuya. Như thể trong đôi mắt có chứa một hồ lệ. Chỉ cần một ý nghĩ, một ảnh hình lướt qua gợi nhớ đến chồng là nước mắt tôi tuôn chảy. Có điều rất hiếm ai nhìn thấy tôi khóc, chỉ khi một mình tôi mới thả mặc cho cảm xúc tung hoành, còn ra ngoài mọi người vẫn nhận xét tôi lúc nào cũng tươi như hoa nở, chắc cuộc đời toàn màu hồng chả biết buồn khổ đau thương là gì.

Nỗi đau chìm lặng đáy hồn
Tim đem cất giữ vào trong ngăn sầu ( TH )

Tôi nhủ lòng: Phải sống cho ra sống. Dùng nghị lực, ý chí chống chọi với sầu đau, như người đi biển trong cơn bão biết gối sóng mà vượt lên không để bị nhấn chìm xuống đáy. Tôi không muốn mình là một goá phụ suốt ngày ngồi bó gối ủ ê tiều tuỵ tóc rối bù, mặt nhàu nhỉ, quần áo xốc xếch đáng thương hại. Nếu linh hồn chồng tôi còn quanh quẩn đâu đó, chắc chắn anh cũng chẳng hề thích nhìn thấy cô vợ thân yêu của mình tàn tạ như vậy.

Nên tôi phải cư xử sao cho xứng đáng với tình anh chứ.

Nên tôi luôn giữ tinh thần lạc quan tích cực. Tìm niềm vui qua những gì đời sống ban tặng dù nhỏ nhặt nhất : Chiêm ngưỡng một hạt nẩy mầm xanh, nụ hoa thẹn thò nhú màu phơn phớt hồng, vầng thái dương lấp lánh nhô lên ngoài biển khơi, đọc 1 câu thơ hay, lắng nghe tiếng nhạc du dương, tiếng chim hót ríu rít trên cành?cho đến các cuộc gặp gỡ bất ngờ không đoán trước với người đã quen lẫn chưa quen ( rồi sẽ quen )?

3/-

Dù muốn dù không, quyển-sổ-đời cũng lật sang trang theo giòng thời gian tuy vô hình nhưng tàn nhẫn, chẳng ai níu kéo nó dừng lại được.

Dù muốn dù không, tôi đành chấp nhận đi tiếp con đường đời không có anh bên cạnh. Tôi đã lèo lái con đường đời của mình theo đúng như những gì tôi mong mỏi. Tôi vẫn trân trọng Quá Khứ, sống với Hiện Tại, nghĩ ngợi chút ít?một chút thôỉ về Tương Lai. Bởi không ai có thể vứt bỏ hoàn toàn Quá Khứ. Bởi không ai có thể thờ ơ không nghĩ chút gì về Tương Lai, dù cái tương lai đó đã vào mùa thu vàng lá. Ðiều quan trọng là tôi đang sống trọn vẹn khoảnh khắc Hiện Tại với sự thanh thản vô biên, không gì chi phối hay ảnh hưởng xấu đến tâm hồn tôi được.

Ai nghĩ vật vô tri giác tưởng như tầm thường nhỏ bé lại khiến con người phải khóc vì gợi nhớ cả một trời kỷ niệm.

Hơn mười năm rồi, một vài vật dụng hằng ngày của chồng, tôi vẫn giữ : cái bàn chải đánh răng, con dao cạo râu, cây lược, chai nước hoa Fahrenheit Dior còn hơn phân nửa, cravate, thắt lưng, vài bộ y phục, đôi giàỷ

Nhờ vậy, tôi luôn có cảm giác anh chưa hề rời xa tôi ngày nào.
Bởi tôi chưa bao giờ chấp nhận, và không bao giờ chấp nhận việc chồng bỏ tôi mà đi cách đột ngột như thế.

*Chiếc hộp Medi-7 nầy, tôi sẽ gìn giữ nó. Rồi đến một ngày, chính tôi sẽ cần nó.

Dec.2023


Thanh Hà

Mục Lục


4. Chiến Tranh: Tham Vọng Và Mâu Thuẫn.

Hoànglonghải




Khi sự mâu thuẫn giữa các cường quốc lên tới tột đỉnh, không thể giải quyết bằng thương thuyết và hòa bình được nữa thì chiến tranh xảy ra. Nhiều người biết như thế khi học hay đọc lịch sử Thế Giới Chiến Tranh Thứ Nhứt cũng như Thế Giới Chiến Tranh Thứ Hai.

Ðiều đáng nó là cả hai cuộc chiến tranh nầy đều do người Ðức gây ra.

1-/ Trước hết là ông vua Friedrich Wilhelm thường gọi là vua Wilhelm Ðệ Nhị, hoàng đế cuối cùng của Ðế Quốc Ðức, làm vua từ 1888 đến 1918, năm chấm dứt Thế Giới Chiến Tranh thứ Nhứt - (1914/ 1918) - Ông chính là người châm ngòi cho cuộc Chiến Tranh Thế Giới Thứ Nhứt như vừa nói trên.

Bấy giờ thủ tướng Bismarck là người có chính sách ngoại giao khôn khéo mềm mỏng, trong khi vua Friedrich 2 vừa có khuynh hướng làm một quân phiệt, theo chủ nghĩa quân phiệt, với tham vọng Ðức thành một cường quốc đứng đầu thế giới. Ông cũng là người bài Do Thái như Hitler về sau vậy.

Tham vọng của hoàng đế Wilhelm II làm cho Châu Âu chia thành hai phe: Phe Ðức + Áo-Hung + Ðế Quốc Otoma (Thổ Nhĩ Kỳ). Phe đối đầu gồm Anh/ Pháp/ Nga.

Khi chiến tranh đang xảy ra, mặc dù Mỹ chưa tham chiến nhưng việc đứng giữa của Mỹ là việc trục lợi chiến tranh. Thiên hạ "quýnh" nhau, Mỹ hưởng lợi, buôn bán với cả hai bên, thu tiền vô nhiều, nhất là về dầu lửa.

Ðể phá đường tiếp vận phe Anh/ Pháp/ Nga, phe Ðức tấn công các thương thuyền Mỹ, khiến Mỹ phải tham chiến.

Hễ có Mỹ tham gia thì chiến tranh chấm dứt.
Ðức bại trận. Cuộc chiến nầy kết thúc như thế, cuộc Thế Giới Chiến Tranh tiếp sau cũng kết thúc như thế, vì Mỹ lại "ra quân".

Cuộc chiến tranh nầy có 18 triệu người chết. Về binh lính, Pháp chết một triệu tư; Ðức nhiều hơn: hai triệu.

Về vũ khí thì đã có súng trường, súng máy (tiểu liên, trung liên, đại liên) nhưng chưa được cải tiến nhiều, "hiện đại" như ngày nay, nghĩa là bắn nhiều chết nhiều, bắn ít chết cũng nhiều như thường gọi M79 - tên rong binh thư là "đại bác cầm tay 40 li", B-40 hay B-41, bắn một phát, chết cả đám.

Cuộc chiến tranh nầy cũng bắt đầu xài máy bay, một số là loại hai tầng cánh. Xài vũ khí hóa học, chết hàng loạt, cứu không kịp, chết không kịp, chôn không kịp... chẳng ai tôn trọng Công ước Den Haag - còn gọi là Công ước La Hay, - cấm dùng vũ khí hóa học -, ra cái gì cả. Thằng nào mạnh, thằng đó hơn.

2-/ Cuộc Chiến Tranh Thế Giới Thứ Hai cũng do người Ðức gây ra mà người châm ngòi chính là Adolf Hitler.

Hitler sinh năm 1889, tự sát ngày 30 tháng Tư năm 1945, một chính trị gia lỗi lạc. Năm 1933 y làm thủ tướng Ðức, sau đó làm quốc trưởng, thành lập chế độ độc tài, xâm lăng Ba Lan ngày 1 tháng 9/ 1939, châm ngòi cho cuộc Thế Giới Chiến Tranh Thứ Hai, giết chết 6 triệu người Do Thái trong những lò thiêu người (holocaust), cũng như hàng triệu người khác nữa, dân cũng như lính.

- Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ trước hết là do những mâu thuẫn gay gắt giữa các nước đế quốc về vấn đề thị trường và thuộc địa.
- Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1933) đã làm sâu sắc thêm những mâu thuẫn giữa các nước đế quốc, dẫn đến việc lên cầm quyền của các thế lực phát xít ở Ðức, I-ta-lia, Nhật Bản,... Trong những năm 30 của thế kỉ XX, các nước phát xít Ðức, I-ta-li-a và Nhật Bản đã liên kết với nhau thành liên minh phát xít (còn được gọi là Trục Béc-lin ? Rô-ma ? Tô-ki-ô). Khối này tăng cường các hoạt động quân sự và gây chiến tranh xâm lược ở nhiều khu vực khác trên thế giới.
- Thái độ thỏa hiệp, nhượng bộ, dung dưỡng của Anh, Pháp, Mĩ đối với các nước phát xít hòng đẩy mũi nhọn chiến tranh về phía Liên Xô, đã tạo điều kiện thuận lợi cho phe phát xít tăng cường các hoạt động xâm lược thuộc địa, bành trướng ảnh hưởng. (hết trích)

Lịch sử lên án Hitler có nhiều tham vọng và tàn ác. Ông nắm quyền với đầy lòng thù hận và phục thù. Ngày 22/ tháng 6/ 1940 Pháp ký giấy đầu hàng Ðức. Bọn Ðức buộc Pháp phải chọn chính toa tàu xe lửa, chính toa tàu năm xưa Ðức đã ký giấy đầu hàng với tướng Foch của Pháp, để rửa mối hận cũ. Bao lâu nay, Hitler vẫn nung nấu hận thù. Hitler bước lên toa tàu cũ, ngồi đúng vào chiếc ghế cũ, mà tướng Foch đã ngồi vào đó khi ký nhận sự đầu hàng của Ðức.

Ðể trả mối hận cũ, Hitler phục hồi nước Ðức, thoát khỏi cuộc khuủng hoảnh kinh tế đầu thập niên 30, làm cho nước Ðức giàu mạnh, để đánh phá toàn thể Châu Âu. Y dùng mưu hứa hẹn nhiều vịêc láo lường, trong lúc các nước Châu Âu cầu an, không muốn chiến tranh xảy ra lần nữa. Mềm yếu nhứt chính là thủ tướng Chamberlain củ Anh. Ông ta chủ trương chính sách ngoại giao nhân nhượng với Hitler.

Nước Anh là một quần đảo ở phía đông Ðại Tây Dương, không sợ Ðực bằng Pháp, có biên giới chung với Ðức. Pháp có biên giới chung với Ðức, sợ Ðức tấn công, Pháp đựng phòng tuyến Maginot, nhưng cũng không chặn được quân Ðức, khi chiến tranh xảy ra.

Tuy nhiên, trong ngoại giao, nhiều khi Pháp phải nghe theo Anh, trong khi thủ tướng Chamberlain của Anh là một người cầu hòa.

Trong tiến trình nầy, quan trọng nhứt là Hội Nghị Munich. Sự nhượng bộ của Anh Pháp trước đòi hỏi của Ðức, khiến có người cho rằng đây là một "hội nghị thối tha nhất trong lịch sử loài người. Hitler chơi trò dọa dẫm cho quân Ðức biểu dương lực lượng tại biên giới Ðức - Tiệp Khắc và chờ lệnh tấn công. Vậy là hiệp ước Hiệp ước Munich được ký kết, gồm có 8 điều với một số nội dung là Tiệp Khắc phải cắt đất cho Ðức; các công trình công cộng Tiệp Khắc phải bảo vệ không được phá khi bàn giao cho Ðức... Chính vì lý do này, tháng 3-1939, Hitler đã xâm chiếm toàn bộ lãnh thổ Tiệp Khắc mà không hề gặp sự phản kháng từ Anh - Pháp; tháng 9 cùng năm, Ðức, tấn công Ba Lan, chiến tranh thế giới lần thứ 2 bùng nổ."
Chiến thuật của Hitler không có gì mới, chẳng qua "được đằng chân, lân đằng đầu". Phe Anh Pháp thì cầu an, nhân nhượng... Rồi cuối cùng, cũng không tránh được cuộc Chiến Tranh Thế Giới Thứ Hai xảy ra.

3-/ Tôi nhắc câu chuyện nầy chẳng qua, làm một việc cũ rếch như ông cha ta đã làm "Ôn cố tri tân". Ôn cố là ôn chuyện cũ. Chuyện cũ quanh quẩn cũng chỉ là "mâu thuẫn quyền lợi", quyền lợi kinh tế là trước nhất. Giành nhau thuộc địa chỉ là để bóc lột tài nguyên ở các nước thuộc địa. Tài nguyên đó là gì? Thường là các quặng mỏ, lương thực, kinh tế suy sụp, nhân công rẻ, thất nghiệp... Vì vậy, ở nước ta mấy chục năm trước đây, không ít các nhà thơ, nhà văn, các nhà cách mạng... nói tới "thân phận nhược tiểu". Các dân tộc yếu hèn ở Trung Ðông, ở Á/ Phi thức tỉnh trước các trào lưu văn minh thế giới, đứng lên đấu tranh, giành lại quyền lợi cho dân tộc mình.

Chiến tranh xảy ra cũng vì tham vọng của các lãnh tụ nước lớn. Tham vọng của hoàng đế Wilhelm II, (Ðức), tham vọng của Hitler (Ðức), tham vọng của Mussolini (Ý), Stalin (Liên Xô), Yonai Mitsumasa (Nhật), Konoe Fumimaro (Nhật), Hideki Tojo (Nhật)...

Chiến tranh có kẻ thắng người bại. Ví dụ "Phe Ðồng Minh thắng", "Phe Trục - Ðức/ Ý/ Nhật" - đại bại. Các cường quốc họp lại, chia nhau thế giới: "Miếng nầy của anh, miếng nầy của tui" làm như người ta chia bánh ga-tô vậy. Ðó là mục đích và ý nghĩa của Hội Nghị Yalta. (Yalta, ou le partage du monde entre les trois Grands). Les trois Grands là "ba cường quốc" Mỹ, Anh, Nga chia nhau "chiến lợi phẩm" và ngăn ngừa không cho "Thế Giới Chiến Tranh" xảy ra lần nữa.

Mấy chục năm nay, chỉ có "chiến tranh cục bộ", tức là chiến tranh bị khoanh vùng ở một nơi nào đó, không cho nó lan rộng ra: Chiến tranh Ðông Dương (3 lần: 1945/ 54; 1960/ 75; 1979/ 89), Trung Ðông (Do Thái/ Ai Cập; Afghanistan; I-Rắc...).

Sở dĩ người ta hạn chế các cuộc chiến tranh nầy lại vì nếu để nó lan rộng ra thì có thể đem lại chiến tranh thế giới, đem lại chiến tranh nguyên tử thì ai nấy đều... chết cả. Người ta chế ra bom nguyên tử là để "ngăn chận chiến tranh" chớ không phải để "gây ra chiến tranh". Có khi phổ biến bom nguyên tử cũng là để ngăn chận chiến tranh. Putin lại đem dọa Châu Âu.

Năm 1951, giải Nobel khoa học thuộc về hai tay người Tàu là ông Yong và ông Lee. Mấy năm sau, Mỹ cho ông Young về Lục địa. Tôi hỏi ông thầy dạy sử tôi: "Tại sao cho thằng Young về Tàu làm chi vậỷ" Ông thầy cười: "Cho nó về để nó chế bom nguyên tử cho Mao". Tôi lại ngạc nhiên: "Mao chưa có bom nguyên tử thì chế cho nó làm chi vậỷ" Ông thầy dạy sử địa lạ cười: "Ðể thằng Tàu cầm chân thằng Ngạ"

Ông thầy tôi không phải là người nói quấy quá. Ổng học bên Tây về, dạy ở Ðại Học Huế. Tôi rất tin tưởng thầy tôi.

Bây giờ trên thế giới có nhiều vùng chiến tranh, hay nhiều vùng "hăm he" đánh nhau, cũng vì các mâu thuẫn quyền lợi kinh tế, thương mãi, khoa học... nhiều cái mâu thuẫn lắm nói không hết được. Mà tham vọng của các tay đầu sỏ các cường quốc trên thế giới cũng nhiều lắm, kể cũng không hết được, từ Putin của Nga, Tập Cận Bình của Tàu, Khomeini của Iran. Thậm chí anh chàng nhóc con Kim Young Ủn cũng muốn chen chân vô, không nhớ rằng y chỉ là tên gác cửa cho Tàu Cộng.

Rõ ràng cái hung hăng của Putin là đáng ngại. Anh ta đánh Ukraine, tưởng thắng ngay mà không thắng được. Y như người leo lưng cọp mà không xuống được. Vì vậy, y đang âm mưu lôi kéo nhiều kẻ theo anh ta để... có lợi. Trong số đó, có Mao, có Ủn và cả Trump.

Liệu nhân loại có tránh được đại loạn kỳ nầy.
Chắc là không. Các cường quốc đang cạnh tranh buôn bán, từ dầu lửa đếm vũ khí hiện đại.

Bán một trăm viên kẹo đường không lời bằng bán một viên kẹo đồng.

Còn như cảnh máu đổ xương rơi vì chiến tranh, người ta quan tâm nhiều hay ít, hay coi như "không có gì!" Mỗi ngày coi tin tức đánh nhau, chỉ thêm buồn. Nhân loại "hết thuốc chửa" rồi hay chăng?


****

Hoànglonghải

Mục Lục


5. Ba Của Các Con Tôi


Kim Loan


Hôm bữa, trong nhóm văn thơ của chị em phụ nữ mí nhau, có một chị được mọi người khen ngợi vì mối tình đầu là tình cuối của chị với anh xã . Câu chuyện tình thật đẹp, anh chị yêu nhau thời thanh xuân tươi trẻ thì Miền Nam rơi vào cảnh nước mất nhà tan, anh đi ?cải tạỏ vì tội gia nhập nhóm ?tàn quân phản động? mưu toan lật đổ chính quyền ?xã hội chủ nghĩả . Chị đi thăm người yêu, được anh tặng những chiếc vòng chiếc lược bằng nhôm mà hầu như chàng ?cải tạỏ nào cũng biết làm . Kỷ vật đó chị vẫn giữ đến ngày nay, anh chị vẫn sống trong hạnh phúc dạt dào, anh vẫn chải tóc cho chị như câu ước năm xưa anh khắc vào trong một chiếc lược.

Không màu mè hoa lá cành, không phô diễn, anh chị thực sự là một đôi đúng nghĩa ?trăm năm hạnh phúc đến răng long đầu bạc?. Tôi có hỏi chị:

- Chị ơi, chị hãy kể một tất xấu của anh, để em bớt ... ghanh tị, được không chị ?

Chị bảo, ối giời, kể ra thì nhiều lắm cưng ơi!

Ðúng vậy, đời này chẳng có con người nào hoàn hảo, mà cũng chẳng có cuộc hôn nhân nào hoàn hảo, ai cũng có những điểm tốt điểm xấu, miễn sao điểm tốt nhiều hơn điểm xấu, thì coi như ... hôn nhân thành công . Câu này đã có ai nói chưa nà, nếu chưa, thì coi như tôi là người ... phát mình ra, nghen!

Vậy là tôi an tâm, kể chuyện tốt của anh xã mình cho bà con nghe chơi, theo đúng như lời dạy của ông bà mình ?tốt khoe xấu chẻ. Dại gì vạch áo cho người xem lưng.

Hồi mới quen nhau, tôi nũng nịu cảnh báo trước với chàng:

- Thú thiệt với anh, em chả biết bếp núc nấu nướng gì đâu, chỉ có tình yêu của em dành cho anh thôi. Vậy anh có chịu cưới em không?

Chàng chân thành:

- Ðối với anh, chuyện ăn uống không phải là vấn đề quan trọng trong cuộc sống . Sau 1975 cả dân Miền Nam phải ăn khoai sắn, đến khi qua trại tỵ nạn Mã Lai, cơm Cao Ủy cho gì ăn nấy, nên anh cũng quen rồi .

Nói xong, chàng cười:

- Anh dễ nuôi lắm, thịt thà cá mắm, miễn là nấu chin, anh đều ăn được hết á!

Khi chuẩn bị cưới, bà chị Cả bên Mỹ chép cho tôi hướng dẫn các món ăn thông thường cho bữa cơm . Lúc ấy chưa có email, iphone, điện thoại cầm tay, chỉ có phone nhà, nên ngoài việc gửi tờ giấy các món ăn qua bưu điện, chị cũng phone chỉ cách nấu, dù khả năng bếp núc của chị cũng ... như tôi, chỉ khác là chị đã lập gia đình từ lâu, có ?kinh nghiệm? nấu nướng nhiều hơn tôi:

- Nè, thứ hai thì rau luộc, thịt kho, thứ ba lại luộc rau kho cá, thứ tư đổi món canh bí và trứng chiên cà chua, thứ năm canh khoai tây cà rốt hầm sườn heo và món mặn là tàu hũ chiên xả, thứ sáu đùi gà cánh gà chiên ăn với rau sống dưa leo, thứ bảy tôm rim mặn và canh rau.

- Còn chúa nhật thì sao?



Bà chị...bối rối:

- Chúa nhật... kiếm cớ đi ăn ngoài nhà hàng, hoặc về nhà má chồng ăn ké, vậy là khỏe re.

Thời gian đầu, menu của bà chị là cứu cánh đắc lực của tôi, nhưng ăn hoài cũng ngán, tôi lại học hỏi bạn bè xung quanh mỗi khi đến nhà họ chơi, ghi công thức xuống cuốn sổ tay nấu ăn, nên được biết thêm vài món khác, rồi lại ngán, chưa thể moi móc đâu ra những ?bài bản? mới vì ?gia tàỉ của bà chị và tôi cũng ngang ngửa nhau rồi. ( Lỗi này... tại má, ngày xưa má tôi thương yêu chiều chuộng con, bếp núc má đảm đang làm hết, tự tay lo cho chồng con những bữa ăn ngon).

Tôi chợt nhớ hồi ở trại tỵ nạn Thailand, nhóm chúng tôi thỉnh thoảng luộc trứng, rồi luộc bắp cải, dằm quả cà chua vào nồi canh rau, trứng dằm nước mắm ớt, đơn giản mà ngon thần sầu, nhất là khi bụng đói, hết sạch cả nồi cơm. Tôi liền áp dụng ngay, nhưng có thêm miếng thịt ba rọi luộc, tưởng là món ăn cứu đói dã chiến, nhưng không ngờ, khi ngoài trời tuyết rơi lạnh lẽo, bên trong nhà ăn chén cơm nóng, trứng bổ đôi và thịt luộc xắt mỏng, ngâm trong chén nước mắm cay cay đậm đà, rồi tô canh rau thơm mùi tiêu, hành ngò đang bốc khói nghi ngút, anh xã vừa ăn vừa khen tấm tắc, bảo món này... lạ mà ngon! Ðược lời như cởi tấm lòng, tôi cho món này vào menu thường xuyên, nhanh gọn, ngon bổ rẻ, có đủ hết. Nhằm bữa nọ, bà má chồng ghé qua chơi, khi vợ chồng tôi đang ăn tối, thấy chồng tôi thưởng thức món ?lạ mà ngon? của vợ, bà trố mắt nhạc nhiên, rồi cười cười, hỏi tôi:

- Ủa, con có bí kíp gì vậy, chớ hồi đó, có lần đi làm về trễ, trời có bão tuyết, làm biếng ghé chợ, nên về nhà má làm món này là nó biểu món gì mà kỳ cục quá, rồi vừa ăn vừa xem tivi chẳng hào hứng chút nào .

Tôi ra vẻ bí mật:

- Ai biểu má cưng chiều ảnh quá nên ảnh hư.

Bà má chồng cũng nhẹ nhàng, hình như có chút mỉa mai, hờn mát:

- Cưng chiều gì đâu, tại cả ngày mọi người đi học, đi làm, thì bữa cơm chiều cũng cần phải tươm tất đủ chất chớ.

Tôi ngó lơ, không lẽ khai thật với má chồng rằng tài nghệ nấu ăn của con chỉ cỡ đó, anh không ăn thì nhịn đói sao. Không cần phải nói qua lại chi cho mệt. Hờn mát là chuyện của các bà má chồng, quan tâm hay không là chuyện của các nàng dâu.

Trở lại chuyện bếp núc của tôi, theo thời gian thì cũng có tiến bộ. Khi sinh con, chúng chập chững đi học, tôi cũng chịu khó tìm tòi, làm các món đơn giản cho chúng ăn sáng, nào pancakes, nào muffins, nào biscuits, mặc dù lắm lúc cũng bị chúng chê không ngon như ngoài tiệm.

Rồi sự xuất hiện của Youtube quá tuyệt vời, giúp đỡ cho rất nhiều cô nhiều bà nội trợ tay ngang được mày mò làm nhiều món đòi hỏi sự khéo léo, phức tạp, công phu, trong đó có tôi và bà chị bên Mỹ kia. Hai chị em cùng... mừng húm.

Nhưng dẫu sao, có bột mới gột được hồ, có tích mới dịch được tuồng, nên một người vụng về, không có khiếu bếp núc như tôi, thì Youtube chẳng phải là cây đũa thần hóa phép, cho tôi có đôi hia vạn dặm, bỗng chốc trở thành đầu bếp giỏi giang được. Ngoài vài món may mắn, như phở, hủ tíu, bún riêu, nấu mãi cũng thành quen tay, khá lên chút đỉnh, còn cơ bản, các món khác, kể cả các món ăn cơm thường ngày, tôi vẫn chỉ dừng lại ở mức tàm tạm chấp nhận được, hên xui, ngon dở tùy hứng và tùy tâm trạng mỗi ngày.

Bởi thế, có lúc có một món nào đó, chính tôi khi ăn cũng công nhận là... không hề ngon. Chờ cả nhà ăn xong, thức ăn còn dư bỏ thì thương vương thì tội, buổi tối rình khi anh xã đã lên lầu vào phòng đi ngủ, tôi âm thầm ở dưới bếp pack lunch bag cho chàng mang đi làm, và dĩ nhiên cũng pack cho tôi nữa. Ăn tại giờ break ở chỗ làm thường là lúc bụng đã đói, nên chắc chắn sẽ không bị bỏ bứa hoặc nghe lời than vãn. Ðể cho chàng khỏi... thất vọng khi mở hộp lunch ra ăn, tôi đính kèm theo một sticky note có viết vài chữ rất ngọt ngào: ?Tụi mình cùng nhau... thanh toán món này cho hết nghen anh! Love!? kèm theo khuôn mặt cười. Lần đầu trôi qua trót lọt, những lần sau như thế, khi cần ?giải quyết? những thức ăn tồn đọng, tôi lại pack lunch cho chàng, không cần viết dài dòng trên note nữa, mà chỉ đơn giản một dấu hiệu mặt cười, có khi còn bonus thêm chữ ?enjoỷ để trong ngoặc kép hẳn hoi.

Chị bạn làm chung từng nói với tôi:

- Em may mắn có chồng dễ ăn dễ tính, gặp chồng chị thì mơ đi nhé!

Tôi biết chồng chị, vừa gia trưởng vừa khó tính. Vợ nấu ăn giỏi, món Bún Bò Huế ngon có tiếng, mà bữa nào chị lỡ tay luộc bún mềm quá hay chưa đủ độ mềm như ý anh thì nhất quyết không đụng đũa, vợ phải đi luộc rổ bún khác. Có lẽ tại chị nấu ăn ngon quá nên chồng chị cũng đòi hỏi cao. Với tôi, chồng biết điều, chấp nhận ?số phận? là thế.

Giờ đây, bước vào tuổi trung niên sồn sồn, tôi hạn chế làm các món thịt đỏ, mà ưu ái thịt gà. Hôm tuần rồi nhân dịp Costco bán gà on sale, tôi khuân về một thùng, cả tuần quanh quẩn gà kho xả, gà kho gừng, cháo gà, canh gà hầm rau củ, gà nướng, gà chiên ... Cuối cùng chồng tôi cũng phải e dè, lên tiếng:

- Em à, em ăn gà hoài, em có ngán chưa?

Tôi... thông cảm:

- Ngán rồi, bởi vậy bữa nay cuối tuần em đã mua một ký bánh cuốn, kèm chả lụa, bánh cống cho chúng ta đổi món nè.

Rồi tôi tiếp luôn:

- Thôi từ nay, anh và em ráng kiêng khem mấy ngày trong tuần, để weekend sẽ được đi ăn tiệm, hoặc order về nhà, nghen anh!?

Dĩ nhiên là chàng gật đầu chấp thuận không có ý kiến ý cò gì khác. Ngày cuối tuần Fathers Day sắp tới, tôi sẽ đãi chàng và cả nhà một bữa tại nhà hàng Steak nổi tiếng của thành phố, để cám ơn chàng, ba của các con tôi, suốt 30 năm qua, không những đã chịu đựng tôi với tính khí ?sáng nắng chiều mưả, mà còn chịu đựng cả khả năng nội trợ cũng ... lên xuống thất thường không kém gì cái tính nết ?ba rọỉ kia của tôi.

Chàng đã giữ đúng lời hứa như thuở ban đầu, chuyện ăn uống không quan trọng, em nấu gì, miễn là nấu chín, anh cũng thấy ... ngon.

Edmonton Fathers Day 2024,


****

Kim Loan

Mục Lục


6. Cô Sướng Cưới Vợ

Ðặng Xuân Xuyến





(Tặng tình yêu 2 em Ngân - Sướng)

*

Vâng! Thì hẳn là ?cổ Sướng lấy vợ chứ làm sao có chuyện ?cổ Sướng lấy chồng! Tuổi ?cổ tuy chưa nhiều, nhưng ở cái làng quê này, cỡ tuổi hăm mấy như ?cổ mà chưa có nơi có chốn sẽ là nhiều lời đàm tiếu lắm. Vì thế, cụ Bống lo dựng vợ gả chồng cho ?cổ năm nay cũng phải.

Tuy ?cổ không được cao ráo, mạnh mẽ như mấy cậu em nhưng bù lại ?cổ rất khéo tay, chịu khó lam làm và đặc biệt ?cổ là người rất tốt nết. Nếu không dấp phải tính khí đanh đá chua ngoa thì hẳn ?cổ là người hiền thục nhất nhì làng xã. Kể cũng lạ, ?cổ chẳng có gen di truyền về khoản ?mồm năm miệng mườỉ, ?cổ cũng chẳng tầm sư học đạo thế mà khiếu chửi nhau của ?cổ lại hay đáo để, lại lừng danh thôn xóm. Làng trên xóm dưới, mọi người bảo nhau, trêu ai thì trêu, chọc ai thì chọc, nhưng chớ có động vào ?cổ Sướng mà khổ. ?Cổ sẽ vén quần, nhảy tanh tách tanh tách rồi bắc ghế vênh mặt lên mà chửi. ?Cổ chửi từ sáng đến trưa, từ trưa đến tối, từ tối đên đêm, chửi cho đến khi nào kẻ bị chửi phải tâm phục khẩu phục, phải mò đến tận nhà năn nỉ xin cô đừng chửi nữa thì cô mới thôi. ?Cổ chửi có bài có bản, có lớp có lang, có vần có điệu chứ không vớ câu nào chửi câu đấy như mấy bà buôn gà bán vịt. Ca dao tục ngữ nhiều người đọc có khi còn sai, còn lẫn lộn, còn ?râu ông nọ cắm cằm bà kiả chứ các bài chửi của ?cổ Sướng thì tuyệt không có một sai sót, tuyệt không lẫn lộn về câu từ, ý tứ. Thế mới tài! Thế mới xứng danh đệ nhất thiên hạ chửi của làng Ðỗ Hạ!

Sướng thích được gọi là cô, là chị. Sướng khoái được mọi người mắng yêu câu: ?Con đĩ Sướng này xinh phết!?. Thích là thế nhưng Sướng ghét cay ghét đắng kẻ nào lại thực tâm coi Sướng là phụ nữ, là phận liễu yếu đào tơ, là thân gái chân yếu tay mềm. Tóm lại, Sướng là đàn ông, là nam nhi chính hiệu, là chuẩn men đích thực nên Sướng không chấp nhận ai đó cho rằng, nghĩ rằng Sướng là phận nữ nhi! Ừ thì Sướng thích gọi là cô, là chị. Ừ thì Sướng thích nhảy dây, thích chơi ô ăn quan, thích chơi trò búp bê, thích buôn hàng, thích cãi lộn... Như thế thì đã sao? Những sở thích đó tuy có khác biệt với đặc trưng giới tính của giới nam nhưng cũng chẳng ảnh hưởng gì tới bản chất giới tính vốn có của Sướng? Thật đấy! Sướng vẫn là thằng đàn ông đích thực. Sướng vẫn chưa bao giờ phải tụt quần ngồi xổm mà tiểu tiện. Sướng cũng chưa bao giờ tùy tiện cho rằng mình không phải là thằng đàn ông nên vì thế đừng có ai vớ vẩn nghĩ Sướng là đàn bà con gái. Sướng ghét đấy. Sướng chửi cho đấy.

Sướng yêu Ngân! Sướng sẽ cưới Ngân bằng tình yêu chân thành, mãnh liệt. Ngân là mối tình đầu, cũng sẽ là mối tình duy nhất nên Sướng thề sẽ mang cả tính mạng mình thế chấp để đem lại hạnh phúc suốt đời cho Ngân. Ừ, thì nói thế cho có văn vẻ, cho giống kiểu người thành thị đắm đuối vì yêu chứ Sướng biết thế đếch nào là thế chấp tính mạng để bảo vệ hạnh phúc cho người mình yêu? Sướng càng không hiểu thế chấp tính mạng đổi lấy cái gì để bảo vệ tình yêu? Sướng không biết. Thấy phim ảnh nói thế, thấy mấy thằng trẻ ranh ngoài xóm Chùa nói thế, nghe hay hay, thấy có vẻ chí lý, đung đúng, thế là Sướng thích, Sướng nhẩm thuộc, rồi Sướng bắt chước, Sướng thề với Ngân, vậy thôi.

Mà nàng Ngân cũng lạ, hôm ấy, bất chấp trời đang mưa rét, Sướng đã quỳ trước mặt nàng, dầm mưa hứng rét để đem tấm lòng yêu chân chất ra mà giãi bày, mà thề thốt. Chẳng phải để ghi điểm với Ngân mà chỉ muốn Ngân hiểu, Ngân tin tình yêu của Sướng là chân thành, là kiên định:

- Chị thề! Tiên sư bố đứa nào mà nói điêu! Chị sẽ yêu Ngân chung thủy đến hết đời! Nếu cần, chị sẵn sàng đem thế chấp tính mạng của chị để Ngân suốt đời được hạnh phúc!

Như thế, chẳng cảm động thì thôi, Ngân lại cười khanh khách khanh khách, lại còn phát vào mông Sướng rõ đau, rồi mắng:

- Nỡm ạ. Thề cá trê chui ống à? Vào nhà đi, ướt hết người rồi! Mà... sắp cưới vợ, sao cứ thích chị chị cô cô thế hả giời?

Sướng dậm chân. Sướng ngúng nguẩy:

- Người ta thích thế không được à?

Ngân lại cười, lại phát vào mông Sướng:

- Ừ thì chị, thì cô Sướng, thích chưa?

Sướng khì khì cười rồi chu mỏ ra đợi Ngân thưởng cho nụ hôn rõ kêu như mọi bận. Nhưng chờ, chờ mãi cũng chẳng thấy Ngân hôn. Sướng hụt hẫng. Sướng he hé mắt nhìn. Rồi Sướng phụng phịu, Sướng ấm ức:

- Người đâu mà ky bo...

Ngân lườm :

- Sặc mùi mắm tôm như thế, ai mà ngửi được.

Sướng ngẩn mặt ra một lúc, rồi khì khì cười:

- Ừ nhỉ. Vừa ăn thịt chó mắm tôm tối qua, sáng nay quên chưa súc miệng. Mẹ nó! Thế mà chị chẳng nhớ ra...

Ðấy, tính Sướng hay quên như thế nên cũng nhờ thế mà thành hóa hay. Sướng chẳng biết giận dai ai. Bực lên, Sướng mắng, Sướng chửi. Sướng chửi thậm tệ, Sướng chửi như chan canh đổ mẻ người ta cho hả giận, cho bõ tức nhưng chửi xong là Sướng lại khì khì cười, Sướng quên phéng hết mọi chuyện. Sướng chẳng bận tâm. Sướng chẳng cần nhớ vì Sướng nghĩ nhớ làm gì những chuyện ấy, chỉ tổ thêm nặng đầu. Sướng chẳng dại.

Hôm nọ cũng thế, mấy thằng choai choai ngoài xóm Chùa, thấy Sướng đèo Ngân lên xã đăng ký kết hôn, chúng chạy theo, hò reo inh ỏi như nhìn thấy gánh xiếc lạ về làng. Chúng còn chỉ chỉ trỏ trỏ, rồi ngoác miệng ra cười ngặt nghẽo, có đứa còn ngứa mồm rống lên rõ to:

- Chúng mày ơi! Chắc cô Sướng lấy vợ để thử xem cảm giác có vợ thế nào! Chứ hai con đàn bà lấy nhau thì đẻ đái làm sao!

Lộn ruột, Sướng chống xe đến rầm một cái. Mặc cho Ngân ngã chổng quay trên đường, Sướng chắp tay vào hông mà xỉa xói, mà chửi:

- Tiên sư bố nhà chúng mày. Bà yêu Ngân! Bà cưới Ngân thì ảnh hưởng gì tới cha ông họ hàng làng xóm chúng mày mà chúng mày rống lên là 2 con đàn bà lấy nhau thì đẻ đái làm sao. Hả? Hả? Hả? Thằng nào, con nào vừa nói thì ra đây, nói lại trước mặt bà xem nào. Bà sẽ tát cho chúng mày răng đi một nơi, môi đi một chỗ để xem cái hình thù mặt mũi của chúng mày sẽ như thế nào?

Tưởng rằng sau vụ đó, Sướng sẽ giận lắm, sẽ cạch mặt mấy thằng trẻ ranh đó đến tận già, ấy thế mà lúc đăng ký kết hôn về, gặp tụi nó, Sướng còn đỗ xe lại, cười cười nói nói, khẩn khẩn khoản khoản với chúng, rất ư là chân thành:

- Cô bảo này. Hôm nào cô cưới vợ, đứa nào hát hay thì đến hát tặng vợ chồng cô mấy bài nhé!

Một thằng cỡ 15 tuổi, trêu:

- Nhìn cô xinh thế này, chắc phải lấy thêm vài cô vợ nữa.

Sướng khoái chí cười ngất, rồi cấu cấu vào tay thằng bé:

- Cô mà lấy vợ nữa thì cô Ngân cô ý xé xác cô ra à. Với lại, cả ông bà nhà cô nữa, sẽ không tha cho cô đâu. Thôi! Cô cưới được cô Ngân là may lắm rồi. Cô chẳng tư tưởng vợ nọ con kia đâu. Cái thằng này! Mày toàn xui dại cô! Hí hí hí...

Ðấy! Sướng lại tít mắt cười khi được bọn trẻ khen đấy!

Thật chẳng có ai dễ quên như Sướng! Cũng chẳng có ai thật thà đến vô tâm như Sướng.

Thì cũng nhờ có tính tốt như thế mà Ngân mới yêu, mới bằng lòng về làm vợ Sướng. Ngân không mỏng mày hay hạt nhưng Ngân thùy mị, nết na. Ngân không sắc nước hương trời nhưng nét dịu dàng của Ngân đủ khiến trai làng phải thầm mơ trộm nhớ. Ngân được người. Ngân được nết. Cả làng, cả xã chưa thấy Ngân mặt nặng mày nhẹ, cãi cọ với ai. Cứ nhẹ nhàng với mọi người, cứ nhún nhường với mọi người như thể Ngân sinh ra là để chan hòa với mọi người vậy.

Nghĩ cũng buồn cười về chuyện tình yêu của Ngân với Sướng.

Chơi thân với nhau từ nhỏ. Cả 2 cùng thích chơi nhảy dây, chơi chắt chuyền, chơi ô ăn quan, chơi búp bê, chơi buôn hàng... Nhưng Sướng chơi bao giờ cũng giỏi hơn Ngân, thậm chí còn giỏi hơn cả đám con gái trong làng nên chưa bao giờ Ngân nghĩ Sướng là con trai cả. Trong suy nghĩ của Ngân, Sướng là một người chị tốt, người chị không giống chị em khác chỉ một điều duy nhất là khi đi tiểu, chị Sướng không bao giờ phải ngồi xổm.

Thì nghĩ như vậy nên Ngân mới chủ quan. Tối ấy, sinh hoạt chi đoàn về, trời lất phất mưa lại còn rét đậm, đường về nhà Sướng thì xa, sợ ?chị? Sướng ngấm mưa ngấm rét sẽ khổ nên Ngân mới rủ ?chị? Sướng ngủ lại. Ai ngờ, đêm ấy thành đêm định mệnh, thành đêm gạo nấu thành cơm, ván đóng thành thuyền.

Chẳng phải là Ngân ?khôn ba năm dại một giờ? mà là Ngân không ngờ ?chị? Sướng tưởng là thằng lại cái, tưởng là thằng vứt đi, chỉ giỏi mấy trò nhảy dây, chơi chắt chuyền, chơi búp bê, chơi buôn hàng... và giỏi hăng máu chửi lộn với đám đàn bà con gái,... ấy thế mà khi làm cái chuyện của thằng đàn ông thì lại thật đâu ra đấy, ra tấm ra đẫn, ra ngô ra khoai, ăn đứt khối thằng vẫn khoác loác tự nhận là giỏi về chuyện thầm kín của đấng mày râu! Thôi, ?chị? Sướng tuy có đành hanh một chút, có nữ tính một chút, có những sở thích hơi khác thường một chút nhưng bù lại ?chị? ấy hiền lành, chịu thương chịu khó, lại tốt đường ăn nết ở và quan trọng, cái ?công việc? đặc thù của thằng đàn ông thì ?chị? ấy làm rất được, quá được. Nghĩ thế, Ngân bằng lòng đón nhận tình yêu của Sướng. Ngân chỉ lo, gia đình và bạn bè có hiểu mà vun vào cho tình yêu của hai đứa hay lại bàn ra tán vào, lại tìm cách chia rẽ vì thằng Sướng ?pha gáỉ nặng như thế thì làm sao mà làm chồng được? Ngân cũng sợ mẹ buồn, mẹ khóc vì mẹ không tin ?cổ Sướng sẽ đem lại hạnh phúc cho Ngân. Chẳng lẽ lúc bấy giờ, Ngân phải huỵch toẹt ra cái đêm định mệnh, cái đêm Sướng ngấu nghiến biến Ngân thành đàn bà? Cái đêm Sướng cho Ngân được thỏa thuê trong hạnh phúc! Cái đêm Sướng khẳng định tính đực ?chuẩn men? không thể bác bỏ!

Thôi! Không nói đến tâm trạng của Ngân về đêm đó nữa vì đó là chuyện tế nhị, chuyện thầm kín của Ngân và Sướng, hãy để chuyện đó nằm trang trọng trong ký ức đẹp về thiên tình sử của Ngân và Sướng. Còn rất nhiều chuyện để nói, đâu nhất thiết phải lôi chuyện ?thâm cung bí sử? ra cho rôm rả, nhất là chuyện lại đang kể về ?cổ Sướng, nhân vật chính, người đã nhiều năm độc chiếm danh hiệu đệ nhất thiên hạ chửi của làng Ðỗ Hạ.

Vâng. Thì trở lại chuyện của ?cổ Sướng chứ chẳng lẽ cứ tiếp chuyện của Ngân!

* *

*

Hôm ấy, sau cái lần thề thốt tình yêu với Ngân, Sướng bỗng nhớ ?Kiên áỉ quay quắt. Tuy khác làng nhưng cùng xã, lại hợp tính hợp nết nên Sướng và ?Kiên áỉ chơi với nhau thân lắm. Cũng lâu rồi, dễ đến hơn tháng, hai ?chị em? cũng chưa gặp mặt. Không biết dạo này ?dì? ấy thế nào? Có chịu khó ăn uống hay vẫn lười ăn để người cứ dài ngoẵng? Thấy bảo, bố ?dì? ấy đang bắt ?dì? ấy lấy vợ. Không biết lần này ?dì? ấy có nghe hay lại giãy đanh đách như mọi bận? Khổ thân ?dì? ấy, cũng đẹp người, hát hay, lại hiền lành, chịu khó, và cũng được nhiều gái xinh thích lắm, vậy mà cứ dửng dưng chuyện yêu đương trai gái, cứ khó chịu ra mặt khi có người nhắc đến chuyện lấy vợ. Hôm nay, nhất định sẽ lựa lời, động viên ?dì? ấy lấy vợ sớm đi chứ cứ mãi thế này thì vài năm nữa, khi ngấp nghé tuổi 30 sẽ khó lấy vợ lắm.

Vừa vào nhà, chưa kịp chào hỏi mọi người, Sướng đã bị cụ Vân, bố ?dì? Kiên, lườm cái rõ sâu, rồi chửi đổng:

- Tiên sư bố cái lũ dở ông dở bà! Thấy mặt là muốn đập cho chết. Lúc nào cũng quấn nhau như mấy con chó cái! Mẹ nó! Bực!

Ðịnh cự lại nhưng chợt gặp ánh mắt của Kiên lạ lắm nên Sướng cười cười:

- Bố cứ quá lời. Tháng sau con cưới vợ, sẽ chẳng mấy khi sang đây chơi nữa đâu.

Cụ Vân bĩu môi:

- Vâng! Tháng sau ?chị? lấy vợ! Gớm! Nghe cứ như chuyện hài của thế kỷ! Tôi chả dám tin đâu! Mà này ?chị? Sướng. Tôi hỏi thật ?chị? nhé. Con dở hơi nào nó lại nhận lời lấy ?chị? đấy? Thế nó không biết ?chị? bị đồng cô, ?chị? bị pha gái à? Tôi lại hỏi thật ?chị? nhé: Hai con đàn bà lấy nhau thì đẻ đái làm sao?

Nghe câu ?Tôi lại hỏi thật chị nhé: Hai con đàn bà lấy nhau thì đẻ đái làm saỏ? mặt Sướng tái lại rồi thoắt cái phừng phừng sát khí. Sướng chống hai tay vào hông. Sướng dậm chân đến huỵch một cái rồi kéo dài giọng:

- Hai con đàn bà lấy nhau thì đẻ đái làm sao? Này! Con nói thật với bố. Ðừng tưởng con này trông như pha gái mà nghĩ con này là phận liễu yếu đào tơ, không phải là thằng đàn ông. Ðây nói cho bố biết. Ðây chưa bao giờ ngồi xổm như mấy con đàn bà! Chưa bao giờ! Bố hiểu chửa! Mà con nói thật nhé. Chắc gì bố đã là đàn ông mà bố bĩu môi, dè bỉu, coi khinh con này như thế.

Thấy sắc mặt tím tái rồi thoắt cái đỏ bừng của Sướng, cụ Vân chột dạ: - ?Mẹ nó! Chạm phải vía ?con dở ông dở thằng? này rồi. Nó mà nổi cơn đồng bóng thì mình dại mặt.?. Cụ lùi người, lùi người để tránh cơn giận của Sướng, không ngờ cụ trượt chân ngã oạch một cái. Nhìn bộ dạng luống cuống của cụ, Sướng phì cười, bĩu môi:

- Gớm! Ðàn ông chưa? Ối dào! Ðàn ông như bố, đây cũng dí thèm!

Kiên chạy lại đỡ cụ Vân, làu bàu:

- Bố cứ trêu chị ấy làm gì. Chị ấy thế thôi chứ có pha gái pha ghiếc gì đâu...

Cụ Vân bĩu môi, dài giọng:

- Chị ấy thế thôi chứ có pha gái pha ghiếc gì đâu.... Gớm! Ðiệu bộ, cử chỉ rặt con đàn bà thế kia mà bảo không pha gái! Tôi xin chị! Mấy chị không pha gái thì pha trai chắc?

?Lộn ruột! Thích trêu gái này à? Ðúng là điếc không sợ súng! Ðây nể là bậc phụ huynh nên đây mới cố nhịn nhưng lại không biết điều, cứ quá đà như thế thì đừng trách đây là người quá đáng?. Nghĩ vậy, Sướng sấn sổ đến trước mặt cụ Vân, chống một tay vào hông, định ca bài ca ?đây đếch phải là con gáỉ thì Kiên vội kéo tuột Sướng vào buồng.

Thở phào vì thoát được cơn giận dữ của Sướng nhưng cụ Vân vẫn cố đế theo:

- Mẹ bố chúng mày chứ! Không biết nhục! Lại còn lôi nhau vào đấy làm cái trò gì nữa? Chẳng lẽ ông lại vào đánh tuốt xác ra bây giờ...

* *

*

Ngồi trong buồng, cứ nắm tay Sướng mãi, rất lâu, Kiên mới buồn buồn, hỏi:

- Thấy bảo ?chị? sắp cưới Ngân làm vợ... Này, thế lấy người ta về, liệu có... làm được không mà cưới? Rồi khổ mình, khổ người ta, tội lắm.

Sướng hô hố cười:

- ?Dì? cứ lo vớ lo vẩn. Sao ?chị? lại không làm được? Ngân cứ tấm tắc khen ?chị? suốt đấy. Ngân bảo, gì có thể chê chứ việc ấy thì Ngân nể ?chị? nhất. Ngân yêu ?chị? cũng vì việc ấy đấy.

Kiên tròn mắt:

- Thật á? ?Chị? làm chuyện ấy được Ngân khen á? Eo ơi ?chị? giỏi thế! Ước gì em được như ?chị?, em cũng lấy vợ rồi sinh con đẻ cái chứ cứ thế này thì đời em sẽ ra sao?

Sướng nhìn Kiên định nói điều gì đó nhưng lại thôi. Mắt nhìn ra cửa, có vẻ chần chừ, đắn đo lắm... Một lúc, cũng khá là lâu, chừng như ngẫm nghĩ đã kỹ, Sướng mới dè dặt:

- Này ?chị? bảo, Ngân có đứa em gái, tên Nga, cũng xinh đáo để, hôm nào ?chị? sắp xếp thời gian giới thiệu cho ?dì? làm quen nhé.

Kiên nhìn Sướng, rồi nhìn ra cửa, thờ ơ:

- Gặp để làm gì? Sao phải gặp mặt cơ chứ? ?Chị? biết rõ người ta rồi mà...

Sướng rất thật:

- Ơ hay... Gặp để xem mặt, làm quen... Ưng thì cưới nhau. Lấy vợ đi chứ, cũng gần ba mươi tuổi rồi, còn trẻ trung nữa đâu mà ?dì? thích bày đặt kén chọn làm gì...

Kiên nhìn Sướng, thở dài:

- ?Chị? biết rõ người ta là người thế nào rồi mà còn nói thế. ?Chị? chỉ giỏi làm người khác đau lòng thôi. ?Chị? độc ác lắm...

Nói xong, Kiên ngồi thừ ra, buồn lắm. Hình như mắt Kiên rưng rưng lệ...

Thấy vậy, Sướng cuống quýt:

- ?Chị? xin. ?Chị? xin lỗi. ?Chị? vô tâm quá. ?Dì? biết tính ?chị? rồi, chấp làm gì cho mất tình ?chị em? vun đắp bao năm...

Sướng ôm Kiên vào lòng, xoa lưng, xoa đầu, tình cảm lắm. Kiên được thể, nắm tay Sướng, đăm đắm nhìn thẳng vào mắt Sướng, nũng nịu:

- Nhớ. Sướng đừng lấy vợ nữa nhớ. Sướng mà lấy vợ là em xuống tóc đi tu đấy.

Sướng rụt tay lại, trợn mắt:

- ?Dì? đừng làm thế. ?Chị? có phải đồng cô đâu mà yêu ?dì?. Gớm, xinh như ?dì? thì lo gì chẳng kiếm được vài thằng mà yêu chứ. Thôi ?chị? về đây, kẻo Ngân hiểu lầm ?chị? với ?dì? yêu nhau thì ?chị? mất vợ.

Nói xong, Sướng nguây nguẩy đi về. Kiên nhìn theo, đau đớn:

- Sướng ơi! Sướng lấy vợ em sẽ đi tu đấy! Em thề... Sướng ơi...

* *

*

Vâng. Mọi người đang ngả lợn để chuẩn bị làm đám hỏi cho ?cổ Sướng. Ðông lắm. Vui lắm. Thì đã nói từ ban đầu rồi. ?Cổ Sướng năm nay cũng hăm mấy tuổi, tính khí lại khác người, chẳng ra đàn ông cũng chẳng ra đàn bà, cứ nửa nọ nửa kia như thế, không lo cưới vợ để vài năm nữa có mà hâm nặng. Giờ còn trẻ, tính khí đã ẩm ương, khác người, thích xưng cô, xưng chị, thích được khen, được mắng là ?con đĩ Sướng này xinh phết?, vài năm nữa, nếu còn độc thân, không biết lúc đấy ?cổ sẽ hâm đến mức nào? Chẳng biết ?cổ bị đồng cô có ?nặng? lắm không nhưng tính khí của ?cổ nửa gà nửa vịt như thế mà có người đồng ý lấy ?cổ làm chồng là may lắm rồi, phúc đức lắm rồi. Ở làng này, xã này, khối trai tráng đáng mặt đàn ông mà ế xưng ế xỉa, đêm nằm cứ thở dài thườn thượt vì mãi không lấy được vợ. Còn ?cổ, õng à õng ẹo, nửa nạc nửa mỡ như thế mà cưới được cô vợ nết na, xinh đẹp nhất nhì làng xã. Như thế, mọi người (gia đình, họ hàng của ?cổ Sướng) không vui sao được?!

Vâng. Mọi người chuyện trò rôm rả lắm. Mà người vui nhất là cụ Bống. Cụ đi đi lại lại, cười cười, nói nói, chào hỏi mọi người, niềm nở lắm. Ai cũng mừng cho cụ: - Ôi cái thằng ?cổ Sướng! Yểu điệu thục nữ đến thế mà cũng cưới được vợ! Mà vợ nó lại ngoan, lại xinh, lại chịu khó lam làm nhất nhì làng xã! Ðúng là ?mèo mù vớ phải cá rán, buồn ngủ gặp được chiếu manh?. Khiếp! Cái ?bà cổ Sướng này sao mà tốt số, may mắn thế. Nhà cụ thật là có phúc!

Cụ Bống cứ liên tục vuốt râu cười cười, cám ơn mọi người, vẻ mặt hoan hỉ lắm: - Vâng! Cám ơn các ông, các bà! Cũng may cháu nhà tôi nó vẫn còn là đàn ông, chưa chuyển hẳn sang là đàn bà nên mới cưới được vợ. Vâng. Vâng... Mời các ông, các bà vào nhà ăn trầu, xơi nước mừng với vợ chồng tôi và mừng cho cháu...

Cụ vội lừ mắt thằng cháu trưởng khi nghe nó tếu táo:

- Này. Mọi người ơi! Không biết đêm tân hôn thì chú rể làm gì cô dâu nhỉ? Chắc dễ lôi chắt chuyền ra gạ cô dâu chơi thâu đêm lắm? Hay lại rủ cô dâu chơi nhảy dây ăn tiền đến sáng? Mà mọi người ạ, cháu thấy lạ lạ làm sao... Cô Ngân xinh như thế, ngoan như thế, bao nhiều trai làng tấn công không đổ lại đổ luôn cái ông Sướng chín phần gái nửa dại phần đàn ông nhà cháu là sao ạ? Cưới vợ về có làm được cái khoản kia không mà cưới? Hay qua mấy ngày thử làm chồng không được lại hăng tiết vịt, gạ cô Ngân chửi nhau, chán lại lôi nhau ra tòa? Thế thì tốn tiền của ông bà cháu mà còn làm trò cười cho thiên hạ. Vụ này cháu thấy có vẻ không được ổn.

Quay sang cụ Bống, thằng cháu nhăn mũi:

- Hay thôi cưới vợ cho ?cổ, ông ạ. Cháu sợ vụ cưới xin này thành trò hề cho làng xóm chê cười nhà mình...

Cụ Bống cốc đầu thằng cháu rõ đau, rồi chửi:

- Mẹ bố họ ngoại nhà mày! Có im ngay cho ông nhờ không? Thím Ngân phải hiểu rõ chú Sướng mày thì mới gật đầu về làm vợ chứ? Luyên thuyên ông đánh cho sưng mông đấy.

Thằng cháu tròn mắt nhìn ông:

- Ô thế ông chưa biết chuyện hôm nọ ?cổ nhà mình sang ?tằng tịủ với ?cô Kiên?, làm sập giường nhà ?cô Kiên?, bị ông Vân vác gậy đuổi đánh phải bỏ chạy thục mạng à?

Cụ Bống ngớ người, hỏi nhỏ thằng cháu:

- Con nghe ai nói? Có đúng vậy không? Mà con be bé cái mồm thôi. Chuyện này mà đến tai bên nhà thì hỏng hết, hỏng hết con ạ.

Thằng cháu toe toét cười:

- Ông làm gì phải bí mật thế ạ? Chắc chỉ còn ông với bà hoặc thêm vài người nữa là chưa biết chuyện đó thôi. Người ta đồn ầm lên là ?cổ nhà mình với ?cô Kiên? còn thề nguyện nếu không sống được với nhau thì cả hai sẽ cùng cắt tóc đi tu đấy.... Ðã thế thì ?cổ nhà mình còn cưới cô Ngân về làm gì nhỉ? Chả lẽ ?cổ nhà mình cưới cô Ngân để thử xem làm đàn ông có được không à?

Cụ Bống thần người ra. Một lúc, như chợt nhớ ra chuyện gì, cụ nói nhỏ với thằng cháu:

- Ừ. Ông nhớ ra rồi. Mấy tuần trước, ?cổ con ?làu bàủ suốt mấy đêm về ?lão già mất nết? nào đó. Thì ra là ?cổ con cạnh khóe ông cụ Vân. Bây giờ biết tính sao hả con? Làm thế nào cho phải đây?

Cụ đi đi lại lại, vẻ lo lắng lắm.

Thằng cháu thấy ông như vậy, sốt ruột:

- ?Cổ đi mời vẫn chưa về hả ông? Hay con đi tìm ?cổ về để ông hỏi cho ra nhẽ? Con cũng thấy lo lo ông ạ...

Vừa lúc đấy, Sướng cũng đi mời khách về đến nhà. Cụ Bống kéo Sướng vào, hỏi dồn:

- Thầy hỏi, con phải trả lời thật nhé. Con có yêu cái Ngân không? Con có làm chuyện đàn ông với đàn bà được không? Còn chuyện con với thằng Kiên ?áỉ nhà ông Vân thế nào? Thầy nghe thằng cháu đích tôn nói con với thằng Kiên ?áỉ yêu nhau, thề thốt nếu không được sống cùng nhau sẽ cắt tóc đi tu. Ðã thế, còn bày đặt chuyện lấy vợ làm gì hả con?

Sướng đỏ mặt. Phần vì ngượng, phần vì tức, Sướng sấn sổ vào mặt thằng cháu, rõ ngoa:

- Tiên sư họ ngoại nhà mày! Ðàn ông gì mà buôn chuyện còn hơn mấy con đàn bà buôn cà buôn cá thế hả? Không phải mày là thằng cháu đích tôn thì ?bà? tế cho ông bà ông vải bên ngoại nhà mày phải bắt mẹ mày khấu đầu xin ?bà? tha thứ. Mày đã tận mắt thấy ?bà? ?ăn nằm? với thằng đàn ông nào chưa mà bảo ?bà? là ái am ái nữ, là rửng mỡ, thèm trai? Mày nghe những đứa thối mồm thối miệng vu oan cho ?bà? phải lòng Kiên ?áỉ, thề nguyền thế này thế kia với Kiên ?áỉ... Mày là cháu ?bà?, không bảo vệ danh tiết của ?bà? lại đồng lõa với lũ trâu lũ chó vu oan cho ?bà? là sao?... Thằng khốn nạn! Thằng mặt người dạ chó! Thằng cháu có cũng như không...

Thấy Sướng mồm năm miệng mười ?xỉa xóỉ thằng cháu trưởng, cụ Bống tím mặt, giang tay tát ?bốp? một cái rõ đau, rồi chỉ vào mặt Sướng:

- ?Chị? có im ngay không! Nó là cháu ?chị? mà ?chị? chửi nó như chửi quân thù quân hằn là sao? Nó lo cho ?chị? mới nói cho tôi biết. ?Chị? lại già mồm, chửi bậy chửi bạ. Chẳng có lẽ, tôi đánh tuốt xác ?chị? bây giờ.

Nhăn mặt vì đau, Sướng ấm ức:

- Thầy chỉ bênh nó thôi. Thầy thử đặt cương vị là con mà bị vu oan giáng họa như thế thì thầy có bực không? Con là ?cổ của nó...

Cụ Bống sẵng giọng:

- ?Chị? là cô của nó hay là chú của nó?

Sướng lí nhí:

- Dạ! Con là chú của nó ạ.

- Là đàn ông sao lại yêu Kiên ?áỉ? Sao lại thề thốt nếu không được sống cùng Kiên ?áỉ sẽ cắt tóc đi tu? Nói! Nói ngay!

Sướng hậm hực liếc xéo thằng cháu, định ca bài ca ?tiên sư họ ngoại nhà màỷ thì bị cụ Bống vả bốp cái vào miệng, cảnh cáo:

- Lại định già mồm chửi thằng cháu đích tôn của tôi à? Ðàn ông gì mà ngoa ngoắt thế? Nói rõ cho tôi nghe chuyện ?chị? với ?chị? Kiên ?áỉ yêu nhau để tôi còn liệu.

Sướng định nói rõ mối quan hệ với Kiên ?áỉ nhưng sợ nói ra thì ?dì Kiên? sẽ không lấy được vợ, sẽ khổ ?dì? ấy nên Sướng lặng im.

Thấy Sướng cúi mặt, không nói gì, cụ Bống chép miệng, thở dài:

- Thế mà ?chị? còn già mồm chửi thằng đích tôn của tôi là buôn chuyện. Thôi, không cưới xin gì nữa. Ðể tôi ra thưa chuyện với bên nhà, nói rõ ?chị? là đàn bà để xin hủy hôn.

Sướng cuống lên:

- Thầy! Thầy đừng làm thế. Con yêu Ngân thật mà. Con là đàn ông thật mà! Con thề! Tiên sư bố đứa nào mà con nói điêu!

Vừa lúc đấy, Ngân bước vào. Như chết đuối vớ được cọc, Sướng vội kéo Ngân vào cuộc:

- Ngân! Ngân nói cho thầy ?chị? biết đi. Thầy ?chị? không tin ?chị? là đàn ông. Thầy ?chị? bảo sẽ ra nhà xin hủy hôn vì ?chị? là đàn bà.

Ngân phì cười, mắng Sướng:

- Nỡm ạ. Cứ ?chị chị Ngân Ngân? như thế thì làm gì mà thầy chả nghĩ ?chị? là đàn bà con gái. Xưng anh cho quen đi, rồi sau này còn xưng bố với con, chẳng lẽ lại xưng với con là mẹ?

Sướng bấu bấu tay Ngân, đỏ mặt:

- Ừ. Người ta sẽ sửa. Nhưng quen thế rồi. Khó sửa lắm.

Cụ Bống nhìn Ngân, nhẹ giọng:

- Ngân này. Con đẹp người đẹp nết lấy đâu chả được thằng chồng tử tế sao lại chọn thằng Sướng nhà bác làm chồng? Lấy nhau về, không có con cái thì sao được hả con? Rồi sẽ khổ cả đời, con ạ. Nghe bác, hủy đám cưới với thằng Sướng nhà bác đi.

Ngân đỏ mặt, nhìn thật nhanh xuống bụng, rồi nhỏ nhẹ:

- Dạ! Con nghe lời thầy nhưng còn cháu nội của thầy thì sao ạ?

Thằng cháu tròn mắt nhìn Ngân, lắp bắp:

- Cô... Cô nói sao ạ? Cô với ?cổ Sướng nhà cháu có em bé rồi ạ?

Không đợi Ngân gật đầu xác nhận. Thằng cháu ôm Sướng quay mấy vòng, hét toáng lên:

- Ôi chú Sướng pha gái giỏi quá! Giỏi quá!

Sướng tít mắt cười, đấm đấm lưng thằng cháu, chửi mát:

- Tiên sư họ ngoại nhà mày! Sao không bảo ?cổ là ái nữa đi.

Cụ Bống khà khà cười, hết nhìn con, rồi lại nhìn cháu. Cụ vui lắm. Cụ gọi với vào buổng:

- U nó ơi! Thằng Sướng nhà mình là đàn ông, đàn ông thật, u nó ạ.

Rồi Cụ xăng xái ra đốc thúc mọi người lo việc cỗ bàn, tiếp khách. Cụ đi đi lại lại. Cụ nói nói cười cười. Trông Cụ thật hạnh phúc!

*.

Làng Ðá, mùa hè năm 2015


Ðặng Xuân Xuyến

Mục Lục


7. Ngược Chiều

Bạch Liên




Sóng cuồn cuộn nở ngàn hoa trắng
Nét thanh tao nhưng ngắn tuổi đời
Chỉ trong nháy mắt rã rời
Tan theo biển rộng không lời than van
*
Sóng cuồn cuộn xóa tan phiền toái
Theo trùng khơi, đừng ngoái lại nhìn
Xin cho hai chữ bình sinh
Sớm mai được thấy bình minh cười chào
*
Sóng cuồn cuộn xô nhào số phận
Của bao người lận đận ra khơi
Sóng thương đưa đến chân trời
Ngàn lời cảm tạ xứ người bao dung
Khi nhắc nhớ tới biển, chúng ta luôn nghe văng vẳng bên tai tiếng rì rào, ca hát của ngàn lượn sóng thét gào. Sóng rất đẹp trong mắt thế nhân. Khi thả hồn theo từng chuỗi nước tung tăng, dáng vẻ yêu kiều dễ vỡ của bọt biển lưu ly, cho người mơ màng, ngắm nhìn con sóng hồn nhiên. Những chuyển động trăn trở, lăn tròn đùa giỡn, quá là dễ thương và thanh khiết.



Bao nhiêu khổ lụy hình như hòa mình theo hoa bọt trắng li ti, vỡ oà theo dòng thủy triều lên xuống.



Khi còn là bé con thơ ngây, tôi chưa bao giờ dám mơ, hay có ý nghĩ nào:



- Mình sẽ phiêu lưu, nhảy trèo lên những con sóng hung bạo của đại dương.



- Biển đối với tôi quá là bao la và khiếp sợ. Tôi sẽ chóng mặt lắm, nếu cứ bị sóng nhồi, hất văng lên, rồi quăng ngụp xuống.



- Nếu cứ phải lêu bêu như vạt lục bình lênh đênh trên đỉnh sóng bạc đầu, chắc chắn tôi sẽ bị té ngã và chìm sâu. Như chúng ta đều biết, lục bình không có chân đứng !...Nước biển lúc nào cũng lắc lư chao nghiêng. Nhất là, hình như không bao giờ có giây phút nào bình lặng. Hoặc là, chuỗi sóng hiền hòa, điềm đạm ở trong tư thế cân bằng. Bản chất bồng bềnh của sóng không bao giờ chịu đứng yên tại chỗ.



Bao nhiêu lo sợ vu vơ của thời son trẻ, tôi cứ ngỡ, đây chỉ là ảo giác trong giấc mơ hoang tưởng, trong cái tư duy mập mờ. Không bao giờ có thật trong đời tôi.



Nhưng? có ai ngờ dòng đời xoay ngược chiều, làm đảo lộn kiếp nhân sinh. Ðưa đẩy không những chỉ một mình tôi, mà còn hàng triệu người muốn sống. Tất cả cùng lao đao hứng chịu chung một mẫu số long đong cho kiếp người. Ðó là những trái tim muốn được an vui, hít thở không khí an bình. Bỗng dưng, khúc rẽ nghiệt ngã bất ngờ xảy ra, trong hoàn cảnh chẳng đặng đừng. Vào giây phút quyết định cho vận mệnh, họ đành cúi đầu chấp nhận hiểm nguy. Ði tìm vầng sáng cho tương lai. Tất cả cùng nhau cá cược với sinh tử, chỉ để được mừng vui chạm vào, và được rạng rỡ ôm chặt hai chữ Tự Do.



Tự do có ý nghĩa là gì nhỉ ?



· Là vật thể vô hình, tay ta không sờ mó được.



· Là cái gì đó quá là vô giá. Tôi không nhắc đến chữ cao giá.



Vì cao giá là số tiền rất to lớn. Cái ta có thể cắc ca cắc củm từng xu, dành dụm tiền theo thời gian để có đủ khả năng MUA được.



Còn vô giá là trừu tượng, mơ hồ hư ảo. Cho dù thế nhân có thể GOM đủ số tiền lớn lao như vũ trụ chứa các thiên hà, cũng không bao giờ MUA được.



Tự do vô giá, nghĩa là nhiều, nhiều đến nổi, gần triệu người mơ ước. Họ luôn khao khát được ôm ấp tự do vào tim mình, cho dù phải đánh đổi cả sinh mệnh.

***

Thuở ấy, tuổi đời còn son trẻ, tôi dám làm liều, mặc dù cứ lưỡng lự lo âu. Vậy mà, trải qua mấy mươi mùa thu thay lá, những người trẻ ngày ấy, họ đã thực hiện được cái vô giá đó.

Nhưng... điều đó hoàn toàn không dễ dàng như trở bàn tay đâu ạ! Tuổi trẻ kiên cường đã một lần tắm lội, khóc cười, đẫm lệ trong bể muối mặn chát giữa lòng đại dương. Họ phải chống chọi, bơi ngược chiều với ngàn con sóng lạnh lùng - để được sinh tồn. Sóng biển lúc nào cũng muốn kéo con người yếu gầy xuống đáy sâu của vực thẳm.

Lòng kiên trì nhẫn nại, giúp ?ý chí bền bỉ, mới có thể vượt qua giây phút hấp hối. Sống chỉ có một phần, mà chết thì tới mười phần. Ván bài cá cược kinh hoàng, với hy vọng, bàn tay được chạm vào hơi thở nồng nàn có tên gọi kiêu sa - Tự Do. Ðây là bài học đẫm lệ rơi, in hằn trong ký ức, chứ không suôn sẻ như một cộng với một là hai.

Những trái tim muốn sống đã oằn oại, đánh đổi bằng cả tính mạng của mình, để có được ngày hôm nay.


Bạch Liên

Mục Lục


IV. Hộp Thư Toà Soạn ___________________________________________________



Nguyệt San Giao Muà xin cám ơn những thân hữu đã dóng góp bài vở cho Nguyệt San Giao Muà số 264 . Một số bài khác sẽ được đăng dần vào số tớị Mong mỏi sẽ nhận được những sáng tác của các bạn bốn phương để cho Nguyệt San Giao Muà thêm phần hương sắc trong tương laị

Mục Lục


Thể lệ để nhận Nguyệt San Giao Muà: 1) Ðể vào danh sách của NSGM (subscribe), xin gửi email về GiaoMua@hotmail.com
2) Ðể rút ra danh sách của NSGM (unsubscribe), xin gửi email về GiaoMua@hotmail.com
3. Mọi chi tiết, thể lệ, thắc mắc, xin gửi về: GiaoMua@hotmail.com 4. Mọi bài vở, đóng góp, xin gửi về: GiaoMua@hotmail.com Nguyệt San Giao Muà Homepage: http://www.GiaoMuạcom Thể lệ gửi bài cho Nguyệt San Giao Muà: Mong bạn gửi Bài cho GM theo cách này là tốt nhất : 1. Dùng mẫu chữ Vietnet (VIQR) hay Unicode 2. Viết Hoa chữ đầu của bài và bút hiệụ Ví dụ: Giọt Mưa Trên Lácủa NS Phạm Duy 3. Gửi bài ngay trong email (không kèm file), để cho BBT khỏi mất công download xuống để đọc 4. Gửi tất cả các bài trong 1 tháng 1 lần trong1 email, nếu tiện. 5. Bài vở xin gửi đến trước ngày 25 mỗi tháng 6. Mọi chi tiết, thể lệ, thắc mắc, xin gửi về: GiaoMua@hotmail.com Cám ơn bạn rất nhiều, vì nhân sự có hạn, BBT không thể ngồi đánh máy lại từng đề bài hay bút hiệụ

Ðịa Chỉ Liên Lạc:

Nguyệt San Giao Muà
P.O . Box 378
Merrifield, Virginia 22116
USA

Trang Nhà 

Web Counters
Web Site Hit Counter

Copyright 2002 by Giao Muà e-magazine and respective authors