Nguyệt San phát hành định kỳ vào mỗi đầu tháng

www.GiaoMua.com

Nguyệt San Giao Mùa
Merrifield, Virginia 22116
USA

GiaoMua@hotmail.com

+++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++

Số 267

Ngày 1 tháng 10 năm 2024

Home | Giao Mùa (Unicode) | Giao Mùa (Vietnet)
Những Số Cũ | Thư Ngỏ | Liên Lạc

Chủ Nhiệm kiêm Chủ Bút: Ðinh Trường Như (TK Trung Kỳ)

Ban Biên Tập:

Mạc Phương Ðình, Phan Thái Yên

Chung Thủy, Nguyễn Thị Thanh Dương

& TK Trung Kỳ

Mọi bài vở đóng góp xin gửi về GiaoMua@hotmail.com

Web Counters

Copyright 2002 by Giao Muà e-magazine and respective authors

++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++
Bài vở trên Giao Muà là do các tác giả gửi đăng và Giao Muà không chịu trách nhiệm về nội dung. Muốn xin trích đăng lại, xin liên lạc với GiaoMua@hotmail.com.

I . Thơ _______________________________________________________________________

1. Dục ______ Diệp Thể Nhiên
2. Bên Hồ ______ChinhNguyen/H.N.T.
3. Chợt Thấy Ðời Hư Hao ______Quách Như Nguyệt
4. Cam Sành ______Bạch Liên
5. Chạnh Lòng ______Nguyễn Thị Thanh Dương
6. Bên Sông ______ Phamphanlang
7. Bài Ca Vì Tổ Quốc. ______Bảo Giang
8. Hương Quê ______ Ðặng Xuân Xuyến
9. Mùa Ơi Sắc Ðỏ Lại Về ______ Lê Miên Khương
10. Cách Biệt ______ Hàn Thiên Lương

II . Văn _______________________________________________________________________

1.Ðám Cưới Của Ai ___________ Nguyễn Thị Thanh Dương
2. Ông Út Bình Trưng & Nồi Chè Hột Vịt. ___________ Hai Hùng SG
3. Viễn Du Ký Sự - Ðà Nẵng ___________ Thanh Hà
4.Trung Thu Kể Chuyện ___________ Kim Loan
5. Qua Miền Hà Khê ___________ Phan thái Yên
6.Nhà Thơ Và Chuyện Gái Gú ___________ Ðặng Xuân Xuyến
7.Thay Áo ___________ Bạch Liên
8.Những Ðền Chùa Linh Thiêng Ở Việt Nam ___________ Vũ Thị Hương Mai

III . Tin Tức /Trả Lời Bạn Ðọc__________________________________________________

1. Tin Tức/Trả Lời Bạn Ðọc _______ Ban Biên Tập

I . Thơ __________________________________________________

1.  Dục 
 
Cảm hứng từ "Nhà khổ hạnh và gã lang thang"
Hermann Hesse
 

Ngày từ giã, đêm giương màn trướng rũ
Ánh trăng vàng buông xuống chút lả lơi...
Trăng bên suối, rì rầm ngân tiếng hát,
Trăng trên rừng, tươi mát giọt sương khuya. 

Hai tâm hồn phiêu bạt dưới đêm kia,
Hai thân xác tìm nhau qua hơi ấm,
Chút đau đớn mang đầy dục vọng,
Tiếng ái tình trên tiếng lá, chưa tan... 

Vương đâu đó giữa cuộc tình trái ngang,
Sự chóng tàn là muôn vàn khổ sở,
Tiếng rừng khuya phập phồng theo nhịp thở,
Ngọn lửa tình như thiêu đốt tim gan... 

Ôi nhân tình thế thái chốn dương gian!
Ðêm ân ái chỉ thêm ngàn cơn khát,
Nghe đâu đó tiếng yêu nào vỡ nát,
Dự cảm cuộc tình tan tác, phân ly... 

Ðêm qua đi, nắng gõ nhẹ bờ mi,
Hé đôi mắt tìm chút tình vương vấn...
Trong mong nhớ là nỗi buồn vô tận...
Cuối con đường thêm sâu hận tình si... 

Vẫn lưu tình theo những nẻo đường đi,
Không oán trách, không để tình hoang phí,
Không quan tâm đến những lời dị nghị,
Sống trên đời biết có mấy khi... 
               
                                                    
Diệp Thể Nhiên 
Mục Lục


2. Bên Hồ 1-Bên Hồ (Phóng tác Le Lac /Lamartine) Lamartine khóc người yêu trong LE LAC (1820) Apollinaire buồn tình trong Le Pont Mirabeau (1912)* Sóng hồ giập giờn và giòng sông âm thầm chảy mãi Ðưa đời ta trôi giạt về đâu. 1-Từ khi nàng ra đi xây đời viễn mộng Hơn nửa vòng xoay thế kỷ đã trôi qua Mắt có bao giờ ngoái trông về cố quốc Tìm kỷ niệm xưa trong sương khói nhạt nhoà Từ lúc chàng bị lao tù đầy đọa Tìm dấu người yêu trong ảo tưởng mịt mù Mảnh hồn hoang lang thang khắp ngả Bặt tin nhau vì xa cách muôn trùng 2-Bên hồ xưa một chiều thu gió lộng Một mình ta ngồi tưởng nhớ người yêu Từng kề vai ngắm nhìn bao đợt sóng Ðến rồi đi để lại vết hoang liêu Hồ ơi ! lòng ta nát tan trước cảnh tiêu điều Bởi thân dáng người xưa không tồn tại nữa Tảng đá này in dấu tình quá khứ Ước mơ đầy ấp ủ mộng trên tay Không có nàng,hồn ta chìm giấc mơ say Vũ trụ chỉ là một vực sầu tăm tối Tan biến hết núi rừng,sông hồ,thác suối Và hư vô,vĩnh cửu,quá khứ,tương lai Hỡi thời gian hãy chậm mở cánh bay ** Cho ta hưởng đoạn cuối đời hạnh phúc Hãy yêu mau vì tháng ngày ngắn ngủi Kiếp phù sinh sớm về cõi hư không ! ChinhNguyen/H.N.T. , Aug.1.24 (661) *Giòng Sông Và Chiếc Cầu /CN-HNT 2021,#454,GM#232 (Thơ cảm tác Le Pont Mirabeau/ Apollinaire) **Dạo Khúc Bên Hồ /CN-HNT 2011, #15,GM#206 Hỡi thời gian hãy ngừng dang cánh rộng Cho hồn ta lắng đọng phút trầm tư. Hãy yêu mau ,lời Thi-nhân kêu gọi, Giòng thời gian cuốn mạnh cõi phù du. LE LAC /A. de Lamartine (Trích yếu) ....................................................................................... Ô lac ! l'année à peine a fini sa carrière, Et près des flots chéris qúelle devait revoir, Regarde ! je viens seul m'asseoir sur cette pierre Où tu la vis s'asseoir ! ....................................................................................... « Aimons donc, aimons donc ! de l'heure fugitive, Hâtons-nous, jouissons ! L'homme n'a point de port, le temps n'a point de rive ; Il coule, et nous passons ! » ........................................................................................... Larmartine(Source: Internet) 2- Trời Sang Thu! (Cảm tác từ thơ KP) Tay trong tay ấm lòng mưa không lạnh Nước xuôi giòng tóc ướt toả thơm hương Mưa liên miên từ lúc trống tan trường Vẫn đón em về dưới mưa tầm tã Ta đã trải bao mùa Thu rụng lá Lá rơi rơi phủ vai áo em gầy Kỷ niệm còn in dấu mãi quanh đây Cho niềm vui bừng lên nơi xứ lạ ChinhNguyen/H.N.T. Maỵ8.24 (653) Trích thơ KP : Trời vào Thu! Dáng cô phụ vùi sâu trong mưa lạnh Gói buồn riêng từng mảnh kiếp tha hương Mưa nơi đây ray rứt suốt canh trường Không lá rơi trắng trời mưa tầm tã Từng thu qua mỗi mùa phai sắc lá Ðếm trên tay vàng đá mối tình gầy Biết bao lần kỷ niệm hãy còn đây Thương cảm sầu rưng rưng mưa xứ lạ ChinhNguyen/H.N.T.
Mục Lục


3. Chợt Thấy Ðời Hư Hao
Thơ: Quách Như Nguyệt Nhạc: Ngô Bảo Quốc Trình bầy: Miu Nhi https://music.youtube.com/watch?v=_sfx6ZeJIFQ Chợt Thấy Ðời Hư Hao *Ðêm thở dài thao thức Chợt thấy đời hư hao Còn bao nhiêu năm nữa Mới thoáng được bình yên *Giờ này anh đang ngủ Lòng đất chắc lạnh lùng Cũng đủ rồi anh nhỉ Tình vài năm mà thôi *Sao em còn tiếc nuối Nhớ mãi mối tình khờ Sao em nhớ mãi Còn nhớ đến bao giờ? *Tình vài năm ngắn ngủi! Ðể lại buồn trăm năm Tình đắm đuối si mê Rốt cuộc cũng ê chề *Chúc mừng anh yên nghĩ Chấm dứt cõi bềnh bồng Em còn nơi trần thế Bồng bế tháng ngày qua *Ðêm nay không ngủ được Day dứt chuyện hôm nào Dạt dào lòng dậy sóng Chợt thấy đời hư hao! Như Nguyệt Nhạc: Phan Hoàng Ðệ Trình bầy: Hà Thảo Thơ: Quách Như Nguyệt https://youtu.be/8aWgEb0pFu8 Karaoke https://youtu.be/Ft1qy1V4E1I Rời Bỏ Chốn Lao Xao Em theo anh đi về phía mặt trời Ở nơi đó tình mình không chao đảo Ở nơi đó có mối tình diễm ảo Thật êm đềm đời nhàn nhã, thanh tao Em theo anh rời bỏ chốn lao xao Em theo anh bắt đầu thiên tình sử Sáng tư duy mình cùng nghe chim hót Lúc ngồi thiền, lúc nhẩy nhót vui ghê Hai ta cùng đọc sách ngâm thơ Cùng nghe nhạc, anh đàn cho em hát Dẫu mùa hè trời gió êm dịu mát Cùng xem phim đời vui quá anh ơi! Ðời sống mình nhàn nhã thảnh thơi Ðời đẹp quá ta sống trong tỉnh thức Em theo anh, là thật, chẳng ước ao Quẳng vất hết mình sống đời ẩn dật Buông bỏ hết, vẫy tay chào quá khứ Bỏ sau lưng dẫu dĩ vãng ngọt ngào! Em theo anh, gật đầu không ngần ngại Chuyện ngày mai mình hãy để ngày mai Em yêu anh chẳng thể nào chối cải Em yêu anh, tình vững chải hoài hoài Thật đó anh, chẳng phải là mơ ước Sống trong mơ, em sống đã nhiều rồi Thật đó anh, mình cùng nhau đi nhé Phía chân trời mình dìu dắt nhau đi Em theo anh, mình ra ngoài sa mạc Sống lẻ loi nhưng lại thấy yên bình Có hai ta và căn nhà trống vắng Dòng suối hiền róc rách chẩy vây quanh Em theo anh, mình sống ở rừng già Sáng sớm nghe chim ca và vượn hú Chung quanh ta cổ thụ xanh xanh biếc Khỉ chuyền cành xốn xáo lúc bình minh Sẽ theo anh... Em theo anh đến bất cứ nơi nào Ở bên anh chỗ nào cũng ngọt ngào Chốn thôn quê, vùng núi đồi hùng vĩ Giấc mơ em thật nhỏ nhoi giản dị Ấy thế mà? nào có được đâu anh?!...

Quách Như Nguyệt

Mục Lục


4. Cam Sành Lai Vung nổi tiếng cam sành Quả to, mọng nước, da sần sùi xanh Bề ngoài xấu xí da nhăn Bên trong ngon ngọt, người ăn nhớ hoài * Cam sành đặc sản vỏ dày Hình tròn, xanh đậm, pha nâu không đều Trái thì rám nắng vàng thiêu Xù xì chai sạm không xiêu mắt nhìn * Ai về Ðồng Tháp, Hậu Giang Cam sành vườn tược mênh mang ngút trời Ngày xưa thích uống cam tươi Ngọt ngào mê tít miệng cười, quá ngon * Bây giờ ăn trái cam vàng Nhớ cam sành chín mây ngàn xa xăm Mưa quê ướt đẫm tình thâm Nhớ về chốn cũ lâm râm nỗi lòng Bạch Liên


Mục Lục


5. Chạnh Lòng Chải mái tóc đã hết thời xanh tóc, Nỗi ngậm ngùi vừa rơi rớt trên vai, Mỗi sợi tóc bạc là tiếng thở dài, Tôi trách thời gian sao đi nhanh qúa. Tiếc mái tóc, tóc một thời buông thả, Tóc vui trong gió theo bước tôi về, Tóc cười trong nắng đầu chẳng nón che, Tóc ướt trong mưa mà lòng vẫn ấm.. Soi gương, dấu chân chim nơi đuôi mắt, Những vết nhăn mệt mỏi của cuộc đời, Chưa kẻ viền mắt, chưa vẽ chân mày, Tôi bỗng thấy mình một người xa lạ. Tiếc đôi mắt biển đời chưa sóng gío, Chỉ biết buồn vì những chuyện vu vơ, Ðôi mắt biết khóc khi đọc bài thơ, Của một thời yêu thơ và yêu nhạc.. Soi gương mỉm cười, nụ cười hiu hắt, Dù đã tô lên một lớp son tươi, Vết nhăn tuổi đời hiện ở khóe môi, Không đủ cho tôi niềm vui trọn vẹn. Tiếc đôi môi chưa biết mùi trang điểm, Vẫn tươi như hoa, vẫn đẹp sắc hồng, Chưa biết làm cao, chưa biết lạnh lùng, Môi vẫn chân thành những lời tốt đẹp. Soi gương thấy gương mặt mình tẻ nhạt, Phấn hồng chỉ hồng trong phút giây thôi, Chỉ đủ làm đẹp trong một cuộc vui, Ly rượu chưa say cuộc vui ngắn ngủi.. Tiếc gò má thanh xuân tình phơi phới, Không rượu mà say đôi má ửng hồng, Không biết làm duyên bối rối thẹn thùng, Tay che nắng cho mặt đừng rám nắng. Ai lớn lên cũng một thời xuân sắc, Có ai giữ được tuổi trẻ mãi không? Nhan sắc nào cũng đi với thời gian, Dấu vết tuổi gìa chạnh lòng giây phút. Nguyễn Thị Thanh Dương. MƯA ÐẦU MÙA. Thời tiết hôm nay trời nhiều mưa, Từ buổi sáng trời đã âm u, Mây giận hờn ai mà dấu mặt, Giọt ngắn giọt dài mưa đầu mùa. Mưa lạnh lùng nhỏ xuống vườn tôi, Làm ướt chiếc chuông gió mất rồi, Tôi nghe chuông gió buông tiếng khóc, Cơn gió theo về cùng mưa rơi. Tôi với chuông gió là tình thân, Những lúc trời mưa lúc nắng lên, Thả vào hồn tôi muôn âm điệu, Kể chuyện tâm tình cuả thế gian. Mưa ướt đẫm những cây hoa hồng, Hình như mưa và hoa thì thầm, Từ đất trời đôi ta hạnh ngộ, Từ kiếp nào em đã yêu anh. Mưa hôn lên những ngọn cỏ xanh, Giọt mưa tha thiết như tình nhân, Từ mùa Thu mưa đã tìm đến, Từ mùa nào anh đã tìm em. Cơn mưa làm ướt phố chiều nay, Phố sẽ buồn vắng cánh chim bay, Mưa lỡ hẹn ai đường xuôi ngược, Mà ướt người về trong lẻ loi. Mưa rả rích cho đến suốt đêm, Có ai nằm đếm giọt mưa không, Có tôi nằm nghe mưa thao thức, Mưa sẽ vào trong giấc ngủ quên. Nguyễn Thị Thanh Dương. SAO ANH KHÔNG HÁT NỮA BÀI TÌNH CA? Sao anh không hát nữa bài tình ca? Ðể tôi buồn vui theo từng câu hát, Ðể tim tôi rung theo từng nốt nhạc, Ngón tay tài hoa anh gẩy phím đàn. Cây đàn guitar nỡ nào anh quên? Tiếng hát còn xanh nỡ nào khép lạỉ, Khi cuộc đời còn bao điều muốn nói, Anh ơi kiếp tằm sao thôi nhả tơ? Bài tình vui anh đã hát hôm qua, Cây đàn guitar hân hoan réo rắt, Anh cho nhung nhớ từ trong ánh mắt, Anh cho chờ mong những lúc môi cười. Bài tình buồn anh đã hát ngậm ngùi, Khi anh chau mày suy tư vầng trán, Niềm u ẩn lại đến từ ánh mắt, Anh hát hay không chỉ hát bằng lời. Cây đàn guitar giai điệu lẻ loi, Những dây đàn bật lên thành tiếng khóc, Bàn tay anh chắc là buồn đau lắm, Lướt qua cung đàn kể chuyện chia ly. Sao anh không hát nữa bài tình ca? Ðể bài tình ca vì anh dang dở, Giọng hát trữ tình hôm qua quyến rũ, Hôm nay lẽ nào anh để nhạt phai. Cây đàn guitar dù vào tay ai, Cũng không bằng tiếng đàn anh ngày trước, Những bài tình ca mà anh đã hát, Cũng không ai có thể hát hay hơn. Người nghệ sĩ chưa đi hết con đường, Rừng xanh vẫn xanh và sông vẫn chảy, Ðàn hát nữa đi tình không có tuổi, Những bài tình ca vẫn đợi một người. Nguyễn Thị Thanh Dương.


Mục Lục


6. Bên Sông Ca khúc: Bên Sông Thơ: phamphanlang Nhạc: Mộc Thiêng Ca sĩ: Ngọc Quy Hòa âm: Quang Ðạt https://www.youtube.com/watch?v=rXXlDHVmKMI&list=PL-PjETWb5itz6PbCDfGIQtu0Y0f-1IAMG&index=148 Bên sông Hoa súng trắng Ngóng giọt sương Chờ nắng sớm Phía bên sông Tôi không đợi Cũng chẳng trông Lòng vô tịch Ngọn triều dâng Người như mây Bay lờ lững Trôi bồng bềnh Tôi nhẹ tênh Hoa tinh khôi Ngày vô lượng Phép nhiệm màu Hồn thôi đau... 2/7/2016 Phamphanlang


Mục Lục


7. Bài Ca Vì Tổ Quốc. Hãy đứng lên, hỡi người dân Việt, Thoáng bảy mươi năm đã qúa dài. Ánh lửa nghìn xưa không thể tắt. Mà đời người chẳng qúa trăm năm. Hãy nhìn dòng sử như dòng nước, Chảy, chảy mãi, chẳng lúc nào ngưng. Ðây, Anh tài hiên ngang vì nước. Kia, bạo ngược phản phúc hại dân. * ** Ðây tiếng ca trên đường lịch sử, Ðường ta đi bóng tới ngàn sau. Bước ta về vang cùng trời đất, Dọi vào lòng tiếng gọi non sông. Nào đứng dậy bên nhau ta bước, Tất cả chúng ta một con đường. Ta đứng lên chung lòng vì nước, Anh bên tôi chung đuốc dẫn đường. Ta bên nhau cho ngàn hoa nở, Ta bên nhau mở nghiệp tình thương. Nào đứng lên đáp đền ơn nước, Ta bên nhau chung đuốc Tự Do Ta đi cho ngày mai đổi mới, Ta đi cho đất nước chuyển mình. Ngày ta đi đời hòa tiếng hát, Bước ta về hoa nắng dâng cao. * ** Kìa Bạch đằng, Ngô Vương dẫn lối, Ðây Hưng Ðạo, Lê Lợi gọi tên. Tôi với anh ta cùng tiến bước, Ta đi theo tiếng thét Ðống Ða. Ta lướt theo Hồng Hà vươn sóng, Ta bước tới cho sóng biển tràn. Ta đứng lên cho ngàn hoa nở, Ta đan tay lũ hán cùng đường. Nào về đây cho ngày đổi mới, Nào về đây hướng tới tương lai. Này gươm thiêng nghìn năm giữ nước, Ðây giáp bào đã khắc tên anh. Anh bước đi đập tan xiềng xích, Chị quay về nước Việt nở hoa. Này gươm báu tiền nhân để lại, Hãy đứng dậy, đứng dậy đi anh. Giòng máu Việt nghìn năm không đổi, Lời thề này sông núi khắc ghi. Ta vươn vai cho ngàn bão nổi, Ta đứng dậy thay đổi ý trời. Ta thà chết không làm nô lệ, Con cháu Việt không thể khom lưng, Ta đứng cao như vầng trăng sáng, Chiếu giữa trời rạng nét vinh quang. * ** Ta xoá đi niềm đau ngày trước, Ta đem về nhịp bước thênh thang. Trên tay ta, ngọn cờ dân tộc, Bước ta về trọn nghĩa yêu thương. Anh bên em chung hòa khúc bát, Tay đan tay chung bóng trên đường. Ta đứng lên, cho ngàn hoa nở, Ta đứng dậy khai mở tương lai. Ðường ta đi, thênh thang tiếng hát, Bước ta về rạng rỡ non sông. Ðường ta đi muôn lòng đổi mới, Ðất nước nam sống với nắng Vàng.

Bảo Giang
Mục Lục


8. Hương Quê Hương cốm nhà bên duềnh sang nhà hàng xóm Cô bé thậm thò vắt ngang dải yếm Níu bờ sông Ơi ời ?ra ngõ mà trông? Vi vút gió đồng... . Ngẩn ngơ giấc mơ Níu đôi bờ bằng dải yếm Chuốt tóc mềm làm gối chăn êm Áo tứ thân trải lá lót nằm Gom gió lại để chiều bớt rộng... . Thẩn thơ Tiếng mơ thầm thĩ ?Người ơi... Người ơị..? Dan díu lời thề Ngõ quê líu quíu. *. Hà Nội, chiều 31.08.2017

Ðặng Xuân Xuyến
Mục Lục


9. Mùa Ơi Sắc Ðỏ Lại Về Mùa ơi sắc đỏ lại về Lá phong chín mọng bộn bề sắc hương Heo may gợi nhớ người thương Biệt tăm chim cá người nay phương nào Ngày xưa trên lối trúc đào Xuân về bóng nắng rọi vào tim son Sáng lên hy vọng cỏn con Cố nhân. Tôi đợi. Mỏi mòn ngóng trông Thời gian. Nát ruột chờ mong Bao năm cách trở dặn lòng chớ quên Nhưng đời có những lênh đênh Bụi thời gian cứ phủ lên tình mình Lửa xưa của thuở trắng trinh Tà dương đã lặn, bình minh chưa về Làm sao giữ vẹn lời thề Mình không duyên nợ tình quê lỡ làng

Lê Miên Khương
Mục Lục


10. Cách Biệt Xa người đồng điệu biết bao mùa Tựạ cánh hoa vàng vắng dậu thưa. Xướng họa thành trang thơ tuyệt bút Lên tranh được bức ảnh tô màu. Người xưa nhớ mãii dù dong bão Bóng cũ thương hoài dẫu gió mưa. Vẫn biết đôi bờ mình cách biệt Cõi lòng rõ dấu thắm tình mơ ! 26-9-2024 Hàn Thiên Lương Ðời Ngắn Lắm Người khóc ngất tiễn ai vào mộ địa Sao thật buồn trong giây phút chia ly Khi hố đất từ từ khép kín lại Mắt lệ mờ thương tiếc thuở xuân thì! Ðời ngắn quá mới lần nào sơ ngộ Mắt nhìn nhau mơ mộng buổi ban đầu Suốt vườn tình toàn hoa lòng rực nở Hồn tương tư thao thức giữa đêm thâu! Người chưa đến người chờ buồn khắc khoải Lúc tương phùng hồn ngây ngất say say Tiếng pháo hồng đưa nhau vào cõi phúc Kết tình yêủ- không biết được bao ngày!? Ðời ngắn lắm yêu thương sao cho đủ Chẳng bao lâủ nhìn nhau thấy bạc đầu Thời gian mau như bóng câu qua cửa Mới bình minh, chiều muộn nắng phai màu! Ta biết đời không bao giờ thường tại Nhưng vẫn buồn đau khổ lúc xa nhau? Vở tuồng đời cuối màn luôn khép lại Hoá ra rằng: đó chỉ giấc chiêm bao! Lúc còn nhau xin cho nhau tất cả Ðừng dối hờn, làm phí mất thời gian Kiếp con người khác chi là chiếc lá Chẳng bao lâủ lá ùa, lá phai tàn!! *Hàn Thiên Lương Thu Buồn Mưa đổ bên thềm giọt lệ ngâu Dàn ai hiu hắt gợi thêm sầu. Xa xăm? thơ thẩn chiều ly biệt Cách trở ? ngậm ngùi cuộc biển dâu! Mấy độ sương giăng mờ ngõ trước Bao mùa lá rụng kín vườn sau! Ðâu đây tiếng sáo u buồn quá Cây lá vì thu cũng đổi màu! 21-9-2024 Hàn Thiên Lương Mùa Thu Yêu Thương Nắng nhạt mây giăng lá đổ vàng thu Mưa ngâu lất phất sương trắng mịt mù Ngõ đường chiều không bóng người qua lại Nhìn thu rơi lòng hoang vắng quạnh hiu! Sao nhớ quá tháng ngày nơi xứ cũ Lúc qua cầu nhẹ bước nắm bàn tay Dẫu xa xôi lòng tôi luôn ấp ủ Vì nhớ thương nước mắt cũng vương đầy ! Nầy em nhỉ đời trai theo tiếng gọi... Dẫu buồn không mãi ngắm lá vàng rơi Mong sao em chính là nàng thục nữ Tan giặc rồi hạnh phúc lắm em ơi! Nhớ giữ kỷ niệm mình xa xưa nhé Ðó tơ duyên kết chặt mối tình ta Giọt mưa thu như lời mình tâm sự Lòng thủy chung không thể sớm phai nhòa! Hàn Thiên Lương Mỗi Ðộ Thu Về Trông cảnh thu về nắng đã vơi Hồn đau khắc khoảỉ lúc xa người. Nhớ thương biền biệt mòn sông núi Chờ đợi dài lâu lạnh đất trời . Nườc mắt chinh nhân sầu vạn thuở Niềm đau góa phụ khổ bao đời! Cớ sao mỗi lúc nhìn thu tới Buồn nhớ người đi ? giọt lệ rơi ! Hàn Thiên Lương Chiều Viễn Xứ* Nắng ngã về tây rũ bóng chiều Ðường qua ủ đột cảnh hoang liêu! Xứ người khắc khoải tình non nước Ðất khách bâng khuâng tiếng sáo diều. Nhớ lắm tình xưa thời tuổi dại Thương hoài dáng nhỏ dưới trăng xiêu. Bao giờ hạnh ngộ trên quê cũ Khúc nhạc đoàn viên tấu thật nhiều! Hàn Thiên Lương Chớm Thu Chớm thu trời đất mơ màng Hoàng hôn nắng vội phai tàn bên sông. Vàng lên úa ngọn sầu đông Chiều rưng nỗi nhớ cho lòng bâng khâng ! Suối xanh động tiếng đầu nguồn Dường như vẳng tiếng nhạc buồn đâu đây. Rồi ra lá sẽ lìa cây Chim trời mõi cánh đường mây chập chùng! Chao ơi sao iếng gió rừng In như ai hát?tha hương não nùng ! Quê xa xa đến nghìn trùng Vào thu hiu hắt cõi lòng cô đơn! Nhớ người cùng nhớ nước non Người mong chốn cũ, mình còn xa xăm! Lá thu dần úa âm thầm Dấu xưa còn rõ trên thềm trăng xưa ! Hiu hiu cơn gió giao mùa Nhắc hồn ta nhớ tiếng xưa thuở nào: -Ðồng xanh vang khúc ca dao -Giữa khuya nghe tiếng nghẹn ngào mẹ ru ! Quê hương xa tắp mịt mù Vào thu gió thoảng vi vu gợi sầu Niềm thương biết gửi về đâu Bốn phương hiu quạnh một màu khói sương !

Hàn Thiên Lương
Mục Lục


II . Văn___________________________________________________________

1. Ðám Cưới Của Ai


Nguyễn Thị Thanh Dương


Caden hí hửng mang về khoe cha mẹ tấm thiệp cưới:

- Có nhiều mẫu thiệp cưới, con và Sophia chọn mẫu thiệp cưới này . Ðơn giản dễ thương lắm.

Chị Bông cầm tờ thiệp cưới, một mặt là hình Caden đang âu yếm kề môi hôn Sophia, mặt kia là hàng chữ : Together With Their Families

Sophia Pham & Caden Nguyen

Chị Bông tiếp tục đọc hết những dòng chữ trên tấm thiệp không thấy tên cha mẹ đôi bên đâu, rất sửng sốt:

- Con quên ghi tên cha mẹ nhà trai, nhà gái hả?

Caden ngơ ngác:

- Kiểu bên Mỹ nhiều mẫu thiệp chỉ có tên cô dâu và chú rể.

Chị Bông bừng bừng phản đối:

- Thiệp cưới phải kiểu Việt nam mới đầy đủ và trang trọng. Nghe đây: Ông bà Nguyễn Văn Bông và ông bà Phạm văn Huê trân trọng báo tin lễ thành hôn của con chúng tôi là Caden Nguyễn và Sophia Phạm. Hôn lễ sẽ tổ chức ngàỷtại nhà hàng?trân trong mời ông bà, cô bác?đến tham dự chung vui với gia đình chúng tôi. Sự có mặt của ông bà cô bác là niềm hãnh diện cho chúng tôỉ

Caden ngạc nhiên:

- Ðám cưới con mà cha mẹ đứng ra mời hả?

- Ðúng thế, con ở đâu chui ra? Phải có cha mẹ mới có con cái. Bổn phận cha mẹ dạy dỗ nuôi con và dựng vợ gả chồng.

Chị Bông khăng khăng bắt Caden phải chọn mẫu thiệp cưới khác, có tên cha mẹ đôi bên đàng hoàng.

Ðã trái qua bao cản trở và đợi chờ Caden và Sophia mới có ngày đi chọn thiệp cưới hôm nay.

Ngay từ khi Caden đang học đại học gần ra trường chị Bông đã ngắm nghé cô Mika xinh xắn nhà chị Tiên, Mika đang học dược sĩ. Chị Tiên cũng khôn khéo tinh đời lắm, chấm Caden đẹp trai cao ráo con nhà đàng hoàng cho con gái mình. Ðã mấy lần chị Tiên nhờ con gái chở đến nhà chị Bông chơi, Caden và Mika đã gặp mặt nhau, đã trò chuyện. Hai bà bạn thân hí hửng đợi chờ tình yêu nảy mầm giữa đôi trẻ.

Caden tốt nghiệp computer science. Gặp thời, chàng xin được công việc lương cao ngay thành phố nhà. Chị Bông bắt đầu gợi ý con trai nên tìm hiểu Mika. Thế mà một hôm Caden mang về một cô gái lạ và giới thiệu :

- Ðây là Sophia người yêu của con.

Chị Bông chưng hửng và thất vọng, Sophia cũng là người Việt như chị Bông mong muốn nhưng Sophia không xinh đẹp và hiền dịu bằng Mika, Sophia nói tiếng Việt ngọng ngịu, cách đi đứng nhanh nhẩu như con trai. Chị Bông cho ?rớt đàỉ ngay phút đầu gặp gỡ.

Biết mẹ không thích Sophia, Caden tìm mọi cách lấy lòng mẹ, nào Sophia học giỏi, cùng tốt nghiệp computer science và xin được việc vừa ý như Caden.

Một hôm Sophia theo Caden về nhà, nàng mang tặng chị Bông một ổ bánh bông lan tự làm vì biết chị Bông thích ăn bánh bông lan. Chị Bông từ chối thẳng thừng:

- Cám ơn cháu tặng bánh bông lan, nhưng bác không nhận đâu, lúc này bác ?cao đường? nên phải kiêng cử ngọt.

Sophia tiu nghỉu mang ổ bánh về .

Một hôm khác, cuối tuần Caden đưa Sophia về ăn cơm với gia đình, ăn uống xong Sophia ra rửa chén bát nhưng chị Bông gạt đi:

- Cháu cứ để đấy bác rửa.

Sophia ngoan ngoãn vâng lời, nàng ra sofa ngồi chơi với Caden, hai đứa

chuyện trò cười nói trong khi chị Bông cặm cụi với đống bát trong sink.

Sau đó chị Bông đã tức tối phê phán với chồng:

- Con Sophia không có ?ý tứ? gì cả, vụ bánh bông lan em từ chối đáng lẽ nó phải ?năn nỉ mời mọc em và để ổ bánh lại, ai dè nó bưng về luôn. Vụ rửa bát đáng lẽ nó phải ?giành ? với em để rửa bát cho bằng được chứ, thế mà nó ?đành đoạn để em hì hục rửa đống bát đĩa. Mai mốt vào làm dâu nhà mình em sẽ dạy bảo nó.

Anh Bông bênh vực Sophia:

- Nó sinh ra và lớn lên ở Mỹ nghe sao hiểu vậy, làm sao hiểu bụng dạ lắt léo của em, em đừng dạy nó kiểu người Việt mình nói một đàng làm một nẻo, nói có là không, nói không là có.

Chị Bông càng chê Sophia càng tiếc rẻ Mika xinh đẹp mặc cho Caden và Sophia đã luôn tìm cách lấy lòng chị. Anh Bông dứt khoát:

- Em yêu Mika thì?em cưới Mika cho em đi, còn Caden yêu Sophia nó phải cưới Sophia.

Thế là chị Bông đành chịu thua, hai vợ chồng chị Bông đến nhà gặp cha mẹ Sophia nói chuyện cho đôi trẻ nên duyên. Chị Bông đã cất công hỏi mấy nhà hàng, những món ăn, giá cả và chọn được một nhà hàng Việt Nam ưng ý nhất để tổ chức tiệc cưới rồi.

Hôm sau Caden mang về một mẫu thiệp cưới khác, chàng lại hí hửng tưởng mẹ sẽ ưng ý. Chị Bông kiểm duyệt ngay:

Mr.& Mrs. Hue Pham with Mr. & Mrs. Bong Nguyen

Request the honor of your presence at the marriage of their children

Sophia Pham & Caden Nguyen

Chị Bông vẫn chê:

- Tên cha mẹ hai bên đã theo kiểu Mỹ không bó dấu lại nhỏ xíu ở trên ai mà để ý, chưa kể tên nhà gái để bên trái, nhà trai ?lép vế? bên phải. Thiệp kiểu Việt Nam tên nhà trai bao giờ cũng đứng bên trái trên đầu tấm thiệp. Người ta sẽ đọc từ trái sang phải, từ trên xuống dưới.

Caden giải thích:

- Ở Mỹ nữ trước rồi mới đến nam mà mẹ.

Anh Bông nói với Caden:

- Thiệp cưới đầy đủ tên hai bên cha mẹ, chữ to nhỏ, bên phải bên trái không thành vấn đề. Ba đồng ý các con in thiệp kiểu này.

Chị Bông vội cản lại:

- Khoan, khoan, còn vụ nhà hàng em chưa đọc tới. Xem nào, sao lại tổ chức đám cưới ở trong tòa nhà ?center music Hall? mà không là nhà hàng Việt Nam hả con? Con mà đặt món ăn tây không thích hợp với khách mời của cha mẹ đâu, người Việt mình ăn cưới quen với những món như súp măng cua, bò lúc lắc, chả đùm, gỏi ngó sen tôm thịt, cơm chiên Dương Châủ

Anh Bông ngắt lời chị Bông. Hỏi:

- Ðám cưới này là của ai vậy em?

- Dĩ nhiên là đám cưới Caden và Sophia.

- Vậy mà anh tưởng đám cướỉ chị Bông chứ, em chọn ?ngày lành tháng tốt?, em đòi hỏi tên anh chị Bông phải in to, em đòi hỏi kiểu in thiệp cưới, kiểu nhà hàng và món ăn thích hợp với khách mời của em. Chúng ta sống ở Mỹ thì theo kiểu Mỹ đi, Caden và Sophia là nhân vật chính, chúng ta là cha mẹ chỉ góp ý kiến chứ không thể toàn quyền quyết định giùm con cái.

Thấy chồng luôn ủng hộ Caden chị Bông hậm hực:

- Ðể em gọi phone bàn bạc với anh chị sui gia cho cha con anh biết ai đúng ai sai. Thiệp cưới thời nay kỳ cục, nhất là cái vụ khách mời phải vào trang web đám cưới của chúng nó trả lời có tham dự hay không và đi mấy người ? ở Việt Nam ngày xưa khỏi cần ai trả lời, tiệc cứ việc bày ra khách mời đến nhiều hay ít tùy ý.

Chị Bông gọi ngay cho chị Huê, kể lại đầu đuôi vụ tấm thiệp cưới và nơi tổ chức tiệc cưới. Chị Huê nghe xong mới thong thả lên tiếng:

- Con Sophia cũng mang về tấm thiệp vợ chồng tôi xem rồi, ưng ý hết sức chị ạ. Ðám cưới của chúng chứ của mình đâu mà nó phải theo ý mình.

Chị Bông cụt hứng và ngạc nhiên:

- ỦảChị nói y hệt như anh Bông nhà tôi.

- Tôi kể chị nghe đám cưới một đứa cháu ở Mỹ nhé. Thiệp cưới chúng tự in, nơi chốn tổ chức đám cưới chúng tự chọn, không hề ?thông quả ý kiến cha mẹ. Chúng ?đày ảỉ khách khứa đến một vùng quê, lễ cưới tổ chức ngoài trời, trên nền đất, bên một cái hồ nhỏ có vịt có ngỗng bơi lội. Sau vài thủ tục hôn lễ khách khứa vào trong một ngôi nhà rộng bằng gỗ, thoạt nhìn bên ngoài tôi cứ tưởng là? nhà kho chứ.

Chị Bông kêu lên xót xa:

- Ối trời, tiệc cưới mà làm kiểu dân giã thế coi sao được.

- Nhưng chúng nó bảo đám cưới đơn giản, hòa minh vào thiên nhiên. Chi phí nơi thuê chỗ và cỗ bàn order mang đến phục vụ khách tính ra còn đắt hơn nếu tổ chức ở nhà hàng Việt Nam lịch sự sang trọng.

Chị Huê tiếp:

- Tôi kể chị nghe chuyện khác nhé, một gia đình tôi quen biết: Cô gái xinh đẹp học giỏi con nhà giàu, tốt nghiệp bác sĩ đang nội trú, là niềm hãnh diện và hạnh phúc vô bờ của cha mẹ. Cha mẹ cô đang mơ một đám cưới, đang kén chọn một chàng rể học cao hiểu rộng tương xứng với con gái mình.

Chị Bông xuýt xoa:

- Chứ còn gì nữả

- Bỗng cô mang về nhà giới thiệu người yêu, chàng là nhạc sĩ, gia đình gốc Ý di dân sang Mỹ, chàng chơi nhạc trong một Night Club mà thỉnh thoảng những lúc học hành căng thẳng cô vào đây giải khuây. Cha mẹ cô đau đớn bàng hoàng như từ 9 tầng mây bị thảy rớt xuống đất, phản đối kịch liệt bắt cô phải bỏ ngay thằng nhạc sĩ quèn kia. Càng bị cha mẹ cấm cản cô bác sĩ càng yêu anh nhạc sĩ hơn. Họ đã sống chung như vợ chồng và sinh một đứa con. Bây giờ cha mẹ phải xuống nước năn nỉ cô và chàng nhạc sĩ làm đám cưới để khỏi bị họ hàng, bạn bè dèm pha. Thế mà chúng nó vẫn không thèm làm đám cưới. Cho đến nay họ cũng chưa biết mặt mũi ông bà suôi gia là ai.

Chị Bông tiếc rẻ:

- Trời, cành vàng lá ngọc vậy mà tình cho không biếu không.

Bên kia đầu dây chị Huê tươi cười :

- Caden và Sophia con chúng ta đã học hành xong, đã trình diện cha mẹ đôi bên và tổ chức đám cưới là chúng tử tế ngoan ngoãn hơn cả ước mơ. Chúng nó ở Mỹ làm đám cưới kiểu Mỹ cứ để chúng như ý thoải mái. Gia đình đôi bên chúng ta thảnh thơi tới ngày đi dự tiệc là vui vẻ sung sướng rồi anh chị Bông nhé.

( November, 24, 2023)


Nguyễn Thị Thanh Dương

Mục Lục


2. Ông Út Bình Trưng & Nồi Chè Hột Vịt.

Hai Hùng SG



*
Bình Trưng là vùng đất bưng biền nằm giáp sông Sài Gòn, tui không nhớ nó là tên của đơn vị hành chánh là xã hay ấp, nhưng nơi này nó đã mang nhiều kỷ niệm của miền ký ức trong tui, nhất là gia đình ông bà Út nơi đơn vị tui đóng quân tại nơi này...
*
Trung đội 2 của tui đang đóng quân nơi nhà cô Thật gần Xã Thạnh Mỹ Lợi, đây là vườn cây ăn trái ở ấp Mỹ Thủy, bổng đâu đùng một cái lệnh của Trung Úy Huỳnh đại đội trưởng đại đội 3/665 là tụi tui phải rời nơi đó để di chuyển về Bình Trưng nội trong đêm.

Nhận được cái lệnh Hỏa tốc này, Thiếu úy Tạ Mạnh Trường trung đội trưởng sếp tui ổng cằn nhằn:

-Gì mà gấp dữ thần ôn vậy trời, để sáng mai hoán đổi quân dễ hơn không, giờ này chạng vạng rồi mò lên Bình Trưng lạ nước lạ cái ớn thấy bà luôn.

Nghe vậy ông Thượng sỹ nhất Hà trung đội phó liền góp lời:

-Kệ nó Thiếu Úy, không sao đâu, mấy anh em ở Trung đội mình có người dân ở Bình Trưng, tụi nó thuộc lòng địa hình nơi đây như lòng bàn tay, ông Thầy yên chí đi.

Tuy càm ràm chút đỉnh việc hoán chuyển nơi đóng quân đột ngột, nhưng là Sỹ Quan phải gương mẫu nên Thiếu úy Trường cho tập họp toàn trung đội lại để phổ biến lệnh trên, không bao lâu sau anh em tụi tui nai nịt gọn gàng ba lô súng đạn đầy đủ , riêng phần tui thì sau lưng là cái PRC 25, đàng trước thì cái ba lô đeo ngược, tay thì cầm khẩu M16 lẽo đẽo đi theo Thiếu úy Trường để di chuyển ra ngoài đường lộ.

Thấy tụi tui ra đi đột ngột, ông già tía của cô Thật bịn rịn nói:

- Chèn ơi! trung đội này ở chưa "nóng đít" mà đổi đi chỗ khác rồi, phải chi biết sớm tui mần mấy con gà xé phay cho mấy chú nhậu chia tay một bữa.

Thiếu Úy Trường thấy tía cô Thật thể hiện tình cảm dễ mến trên, ông liền đáp lời:

-Tụi tui cám ơn anh nha, bất tử quá nên không cho anh biết trước được, Bình Trưng cách cũng đâu bao xa, để đóng quân đâu đó xong xuôi bữa nào tui kéo anh em về mần với anh một trận cho vui, giờ thì kiếu ông anh nha.

Tía cô Thật coi vậy mà ông cũng mềm lòng dữ lắm, chia tay gia đình ông mà ông bịn rịn thấy thương vô cùng, cử chỉ của ông lưu luyến thể hiện tình quân dân như cá với nước, khiến cả trung đội tui ai nấy đều cảm động, riêng cô Thật thì núp sau cánh cửa gỗ, cô thò đầu ra nhìn tụi tui từ từ ra khỏi khu đất nhà mình, tui thấy gương mặt cô mang một nỗi buồn phảng phất.

Ra đến ngoài lộ cái, tui nhìn thấy chiếc xe Dodge của đại đội đang chờ sẵn, anh Hạnh Tài xế thấy bóng dáng tụi tui tới gần anh liền nổ máy sẳn sàng "Hốt hết" trung đội tụi tui về Bình Trưng.

Ðoạn đường từ ấp Mỹ Thủy về tới Bình Trưng chừng năm mười cây số, chiếc quân xa già nua của Ðại đội gánh cả đám tụi tui khi lên vài đoạn dốc, tiếng xe gầm rú dữ dội cái pô xe phun khói đen ngòm như ống khói tàu, khi xe đi ngang qua cầu Mỹ Thủy, từ trong sân đồn tui thấy Trung úy Huỳnh giơ tay vẫy chào đàn em đi làm nhiệm vụ.

Tài xế Hạnh thả tất cả tụi tui xuống đầu con đường làng, một là đường nhỏ khó có chỗ để quay đầu xe, hai là có thể nghi binh để tránh cho đối phương phát hiện nơi đóng quân của trung đội, cả đám cuốc bộ gần ba mươi phút sau mới đến rìa làng Bình Trưng.

Nhìn lũy tre bao bọc quanh xóm làng tui thấy cảnh vật thật nên thơ trong buổi chiều tà.

Lật tấm bản đồ tỷ lệ 1/50 Thiếu Úy Trường xem lại tạo độ nơi Trung đội sẽ đóng quân, quan sát xung quanh, một hồi sau ông kêu Thượng Sỹ Hà đi lại một ngôi nhà tranh nằm sát hàng rào tre giáp với những mảnh ruộng sình lầy để xin tá túc.

Một lúc sau với sự chấp thuận của chủ nhà, vợ chồng ông Út cho tụi tui lấy nơi nhà ông làm chỗ đóng quân.

Vì lần đầu tiên đóng quân nhà ông Út , nó vừa lạ lẫm nó vừa làm hai bên khá e dè, phần tụi tui thì sợ biết đâu nhà ông Út là nơi cảm tình với những người du kích, còn gia đình ông thì ngại không biết đám lính này có "Trời ơi đất hởi" hay không.

Sau khi bố trí nơi ăn chốn ở xong, anh Châu với anh Mang trổ tài nấu nướng buổi cơm "Chiều" cho mọi người, khi cơm nước dọn ra giữa sân cả trung đội quay quần bên nhau ăn cơm, thật bất ngờ, từ dưới gian nhà bếp ông Út hai tay bưng cái "Quánh" cá kho ra tới, ông Út nói:

-Nè mấy chú ăn thêm miếng cá kho này đi, tui kho hồi trưa nó nhiều quá tui với bả ăn cầu mấy ngày mới hết, sẵn mấy chú đây ăn cho vui, tui mời thiệt tình mấy chú đừng ngại.

Ai nấy đều ngạc nhiên vì điều này, đã ở nhờ nhà ông Út là phiền hà rồi, đã vậy ông còn phải tốn kém đồ ăn với đám lính thử hỏi ai mà không ngại ngùng .

Tuy vậy cũng có thằng nó nghi ngờ coi chừng bị ông Út đầu độc, nên nó không dám động đũa vô.

Thiếu úy Trường thật tinh ý, sau khu hết lời cám ơn cái thạnh tình của ông Út, rồi sếp tui vỗ vai cái thằng "Tào Tháo" đa nghi kia, sếp nói:

-Ăn đi , tấm lòng của ông Út đó đừng nghi ngại khiến ông buồn tội chết.

Cũng có thể do từng trãi trong cuộc sống, và hiểu được tình cảm của đồng bào đối với quân đội qua những bài học ở Quân trường, vì vậy sếp tui hành xử rất hợp lòng người, và có thể qua giao tiếp sếp tui biết được lòng dạ của vợ chồng ông Út chăng?.

Cơm nước xong, ông Út pha một bình tích nước trà thiệt bự, ông mời anh em nhâm nhi với ông cho vui.

Lấy phóng đồ đi kích ban đêm do Liên Ðội 3/1 chuyển đến, thiếu Úy Trường chấm vài tọa rồi kêu mấy ông tiểu đội trưởng lại phổ biến, sau khi nhận lệnh xong mọi người chuẩn bị ba lô súng đạn để di chuyển ra nơi điểm phục kích.

Trung đội được chia làm ba điển phục kích đêm này, tiểu đội một thì nằm ven ranh của làng cách nhà ông Út vài trăm mét, tiểu đội hai nằm kéo dài trên con lộ đất đỏ từ làng ra đến mé đám ruộng dưới bưng.

Phần còn lại của Trung đội thi kéo rốc ra nằm mé ruộng giáp sông Sài Gòn.

Thiếu Úy Trường nằm kích cùng đàn em ngoài bờ sông, đêm xuống nằm ngoài bờ sông gió thổi mát lạnh, tui nằm kế bên Thiếu úy Trường để khi có lệnh lạc gì báo sếp cho kịp thời.

Sau khi cắt gác xong Thiếu Úy Trường trải cái Poncho nằm trên một bờ đê lớn, tiếng sóng dưới sông lâu lâu vỗ vào bờ khiến khó dỗ giấc ngủ vô cùng, tiếng những chiếc ghe máy chạy xình xịch dưới sông nghe cũng rất thú vị . nó làm cho tui liên tưởng mình đang ở nơi nào của vùng miền Tây sông nước, tui ngước nhìn bầu trời trên cao nhiều vì sao lấp lánh thật đẹp mắt, thỉnh thoảng vài ba con muỗi vo ve bên tai cùng tiếng máy sôi trong ống liên hợp của chiếc PRC 25, trời đêm sương lạnh bắt đầu thấm ướt, chắc một phần do ở sát bờ sông hơi nước bốc lên nhiều, tui thả hồn về xóm nhỏ của tui, tui liên tưởng giờ này chắc mọi nhà đều yên giấc, họ đang có những giấc ngủ thật bình yên, tui nghĩ chắc cũng có một số người đâu biết rằng để có giấc ngủ bình yên của họ, những người lính như tụi tui phải dầm mình trong sương đêm, có nơi chiến sỹ phải nằm gai nếm mật để giữ cho họ tròn giấc ngủ...

-Mạnh mẽ Tư Tưởng đây Ðại bàng gọi.

Ðang thả hồn với những ý nghĩ mông lung, tui giật thót mình khi nghe gọi dang hiệu đài của mình, tui vội đưa ống Liên Hợp cho sếp tui nghe.

Thì ra Ðại bàng tức Ðại Tá Lê Văn Tư tiểu khu trưởng Tiểu Khu Gia Ðịnh đang bay trên chiếc UH1 quần thảo trên cao để kiểm tra các chốt nằm tiền đồn có thực hiện đúng theo phóng đồ hay không.

Sau khi trả lời xong , Ðại bàng yêu cầu làm hiệu bằng đèn pin có che anh sáng bằng một màu đã cho biết trước để đại bàng xem xét.

Lắp miếng mê ca màu vàng vô chóa đền Pin Thiếu úy Trường nhấp vài cái về hướng chiếc trực thăng, đèn pha sáng rực chiếc trực thăng quét ngang vị trí tụi tui đang đứng chân, có lẽ thấy đúng y điểm trên phóng đồ nên Ðại Bàng dọt qua điểm kích khác để kiểm tra.

Sau khi chiếc UH1 bay đi xa, không khí yên tĩnh được trả lại cho điểm kích đêm của tụi tui, tiếng côn trùng lúc nãy nín bặt giờ bắt đầu kêu rả rích theo điệu buồn muôn thuở, rồi tự nhiên lúc này dưới sông có một chiếc ghe máy cặp sát bờ nơi chúng tôi đang đóng quân, chủ ghe tắt máy rồi Lên tiếng:

- Mấy chú ơi ra đây tui gửi cho ít tôm càng nhậu chơi.

Lấy làm lạ tự dưng người chài tôm lại muốn cho mình số tôm này, thiếu úy Trường từ chối ông nói:

- ý đâu có được tụi tui không lấy đâu, cô bác đừng làm vậy kỳ lắm.

Ông chủ ghe nói:

- Mấy chú cứ lấy đi hôm nay ghe chài tụi tôi chài được nhiều tôm lắm, tui gửi chút ít cho mấy chú nhậu chơi mà đừng ngại.

Thấy ý tốt của ông chủ ghe thiếu úy Trường kêu anh Mang ra bờ sông lấy số tôm nọ, thiếu úy Trường nói vọng ra:

- Tụi tôi xin cảm ơn quý chú bác nha.

Ông chủ ghe chào tạm biệt rồi nổ máy cho chiếc ghe chạy ra giữa sông để chài tôm tiếp.

Nhìn bọc tôm trên tay của Anh Mang, thiếu úy Trường nói:

-Tội nghiệp họ , nghề sông nước này cực lắm thấy vậy tui không muốn nhận, nhưng ổng có tấm lòng quá, nên mình nhận cũng bớt áy náy.

Trời gần hừng sáng thiếu úy Trường cho rút quân về, vừa vô tới sân nhà ông Út, tui thấy ông bày biện cái nồi nhôm to tướng nằm giữa sân, kế đó chén bát bày biện la liệt ra, chưa hiểu chuyện gì thì tiếng bà Út nói:

- Mấy chú dìa rồi kìa ông ơi! ông ra múc vô chén cho mấy chú ăn cho ấm bụng.

Thì ra, trong lúc trung đội tui bung ra các điểm nằm tiền đồn, ở nhà hai ông bà bàn thảo với nhau nấu một nồi chè Ðậu xanh với hột vịt chạy đồng.

Nhìn nồi chè bốc khói thật thơm, hương vị ngọt ngào của đường, bùi bùi của đậu xanh, và nhất là những cái hột vịt được nấu chung trong đó, tui húp tới đâu nghe mát ruột tới đó, và đây là lần đầu tiên trong cuộc đời tui mới được ăn cái món chè thật lạ lẫm này.

Tấm chân tình của ông bà Út đã làm trung đội 2 của đại đội 3/665 mắc nợ, một món nợ ân tình đến giờ tụi tui vẫn còn vươn mang.

Còn nhiều nữa những nghĩa cử cao đẹp của ông bà Út đối với anh em tụi tui, nhưng câu chuyện cũng khá dài tui xin mạn phép dừng lại ở đây.

Ông Bà Út đã thành người Thiên cổ đã lâu, từ khi "Tan hàng" cho đến giờ anh em tụi tui thất tán không còn tin tức của nhau, ai còn ai mất không quan trọng, người còn và kẻ mất chắc cùng nhau chung một ý nhớ mãi tấm lòng tốt đẹp của những người nông dân vùng ven đô ngày xưa, ông bà Út là một điển hình khiến ta nhớ mãi cho dù vật đổi sao dời phải không các bạn .

24.9.2024

Hai Hùng SG

Mục Lục


3. Viễn Du Ký Sự - Ðà Nẵng

Thanh Hà





Ngày 06.04?10.04.2022

Ðây là lần thứ nhì tôi đến Ðà Nẵng-Hội An. Lần đầu cách đây 7 năm, tôi chỉ nhớ man mán thành phố được mệnh danh là "nơi đáng sống".

Trí nhớ tôi thật lạ kỳ, có những câu chuyện xảy ra từ thời thơ ấu giờ tôi vẫn nhớ rõ mồm một từng lời nói, cử chỉ, hình ảnh, sự việc. Tương tự với những quyển sách, thơ, nhạc mà tôi từng đọc quả

Trái lại những gì thuộc lãnh vực cụ thể như đường đi, phương hướng, gương mặt,?thì tôi hoàn toàn mù tịt, dốt câm.


Thậm chí tôi không biết đọc bản đồ. Tôi chỉ biết phương Bắc nằm trên cao, phương Nam nằm dưới cùng, còn hướng Ðông, Tây thì luôn lẫn lộn trái, phải. Nếu không nhờ câu thơ Tà tà bóng ngả về Tây (Kiều) của cụ Nguyễn Du hoặc người về Tây phương Phậtđể ám chỉ người đã mất- tức hoàng hôn cuộc đời- thì phải suy nghĩ một lúc tôi mới dám chắc mặt trời lặn hướng tây. Hic !



Có ai tin được là năm kia về thăm nhà ở Rạch Sỏỉ nơi tôi sống hết thời niên thiếu, thanh xuân .., buổi tối mấy chị em rủ nhau ra Rạch Giá dạo mát. Thấy cậu cháu de xe về bên trái, tôi nói cháu lộn rồi, đi hướng bên phải mới đúng. Các chị nói tôi quên đường, tôi nhất định cãi là các chị nhớ lộn chứ không phải tôi. Nói qua nói lại một lúc, đầu óc tôi mới ?định thần? công nhận sự sai lầm của mình. Thật hết biết.



Lúc chồng tôi còn tại thế, khi tôi lái xe, anh có mệt cách mấy cũng không bao giờ dám chợp mắt phút nào vì biết tật tôi dù con đường quen thuộc chạy qua hằng bao nhiêu lần, mà hể tôi hơi phân tâm thay vì sắp rẽ, phải bớt vận tốc mà tôi vẫn cứ bon bon thẳng tiến, anh biết ngay tôi chẳng nhớ đường, liền lên tiếng nhắc nhở. Nếu không có anh bên cạnh nhắc nhở, thì không đếm nỗi bao nhiêu lần tôi chạy lạc đường. Vì vậy khi tôi cầm lái, thì không được mở radio, nhạc nhung gì hết.



Trở lại với Ðà Nẵng, nếu trí nhớ tôi không phản bội mình thì bảy năm trước thành phố từng cho tôi cảm giác vừa tân tiến mà vẫn giữ được cái không gian yên ắng nhàn nhã, thì lần nầy không hiểu sao cảm giác ấy không còn trong tôi nữa. Phải chăng do mật độ xe cộ lưu thông dầy đặc, dân cư đông đúc cùng với việc các khách sạn nguy nga lộng lẫy dọc theo bờ biển vốn của mấy ông chủ Tây, sau hai năm dịch Covid vắng khách bị thất thu, phá sản, phải sang nhượng cho tập đoàn Ðại Hàn. Nay chủ mới huỷ bỏ kiến trúc cũ, xây lại mô hình khác, con đường đẹp sang trọng nhất của thành phố bị rào tường chắn lối, đục đẽo bụi bặm, nên giờ tôi thấy Ðà Nẵng cũng ồn ào như mọi thành phố đông người và xe, thế thôi.



Hai vợ chồng Pháp, Song Hồng đưa tôi đi thăm những nơi đã từng qua, cùng vài nơi chưa có dịp đến. Chúng tôi gởi xe ở Non Nước, làng đá cẩm thạch điêu khắc tượng tinh xảo dưới chân núi Ngũ Hành Sơn trước khi dùng thang máy đưa lên cao, vào thăm các chùa và động Huyền Không. Khung cảnh trầm tịch uy nghiêm như vẫn thấy ở mọi ngôi chùa, đặc biệt tôi thích thú khám phá bụi hoa ti-gôn hồng nhạt hình trái tim vỡ trong gốc sân chùa (Tam Thaỉ). Một ý nghĩ loé lên trong đầu mà tôi phải dập tắt ngay. Bởi nhìn hoa ti gôn, tôi lại nhớ đến bốn bài thơ nổi tiếng của thi sĩ TTKH thời tiền chiến, chắc chắn là ai cũng biết*



*Bài thơ Hai Sắc Hoa Ti Gôn nói lên nỗi lòng của người con gái sắp xa người yêu đi lấy chồng nhưng vẫn tiếc nhớ mối tình dang dở và nhắc đến hoa ti gôn, chủ đề chính của bài thơ

Người ấy thường hay vuốt tóc tôi

Thở dài trong lúc thấy tôi vui

Bảo rằng: hoa dáng như tim vỡ

Anh sợ tình ta cũng vỡ thôỉ



?nếu biết rằng tôi đã lấy chồng

Trời ơi người ấy có buồn không

Có thầm nghĩ tới loài hoa vỡ

Tựa trái tim phai tựa máu hồng (Hai Sắc Hoa Ti Gôn, TTKH)**



Trời ơi, đi viếng chùa chiền cảnh Phật mà tâm trí toàn nhớ chuyện hồng trần khổ đau không vậy.

**Bốn câu cuối nầy nổi tiếng đến độ được (hay bị) chế thành vài chục câu thơ trào lộng vui nhộn đếm không xuể. Chẳng hạn như :

Nếu biết rằng em đã lấy chồng

Trời ơi, buồn lắm một phòng không

Chắc đành đi tán thêm em khác

Kẻo uổng công xây Thập Nhị phòng



Hoặc: nếu biết rằng em đã lấy chồng

Không buồn không trách chỉ cầu mong

Ðãi được chồng em một bửa nhậu

Ðể cám ơn chàng vác hộ gông



Tôi thật quá quắt. Mới vừa cảm thương chuyện tình dở dang của hai nhân

vật mấy giây trước thì liền giây sau lại vô tâm cười khúc khích với những câu thơ giễu cợt !!

Ghềnh đá Nam Ô, còn gọi là Bãi Rạn Nam Ô ở quận Liên Chiểu cứ vào độ tháng Ba thì lớp rêu màu nâu phủ các hòn đá nằm ở bãi cát vàng mịn biến đổi sang màu xanh ngăn ngắt, đẹp tuyệt. Một hiện tượng ngoạn mục hiếm thấy của thiên nhiên. Chúng tôi gởi xe ở nhà dân rồi đi bộ theo con đường mòn hơn cây số mới đến bãi. Thật không uổng công đi từ nhà hơn 20 km trong cái nắng gắt lúc 2 giờ trưa..

Nam Ô nghĩa là bãi biển nằm ở phía nam của Châu Ô. Xa xa thấp thoáng ẩn hiện bán đảo Sơn Trà, non với nước hoà hợp thật hữu tình.



Công viên APEC xây dọc bên bờ sông Hàn thuộc quận Hải Châu, mái vòm kiểu như cánh diều lộng gió, một tụ điểm khá khang trang cho mọi người đến thư giản, chiêm ngắm cảnh quan. Mấy đoàn du khách các hạng tuổi nói giọng Bắc xúm xít chụp hình các kiểu. Sông Hồng và tôi tìm cái băng ghế trống ngồi hóng gió mát từ sông thổi tới, và?chụp hình. Tất nhiên, cái phần nầy đâu thể thiếu được !



Nhà hàng, cà phê vườn Không Gian Xưa nằm ở đường Ðiện Biên Phủ quận Thanh Khê không hẳn chỉ là nơi phục vụ ẩm thực, mà còn được xem như một di tích lịch sử với các căn nhà cổ bằng gỗ quí hiếm quy tụ từ nhiều miền đất nước nhất là Huế, nghe lời giới thiệu của anh nhân viên thì giá trị quần thể nầy 470 tỷ tiền Việt. Nếu ai có dịp đến Ðà Nẵng hãy ghé qua thăm viếng một lần cho biết. Có cây tùng la hán 200 tuổi, có cổ lầu nơi đặt bộ trường kỷ chạm trổ xà cừ hoa văn tinh xảo mà ngày xưa dành cho các quan ngồi trà đạo, bây giờ lớp hậu sinh chúng tôi cũng bắt chước ngồi nhâm nhi ?không phải trà mà cà phê, sinh tố với cái giá đắt gấp mấy lần các nhà hàng khác. Nhưng thôi, cứ coi như mình bỏ tiền mua vé để xem cổ vật có kèm thức uống vậy.



Tương tự, buổi tối khi trở về từ Hội An tôi đề nghị đến nhà hàng nổi Memory Lounge trên sông Hàn, đường Bạch Ðằng còn được gọi là quán chiếc lá bởi kiến trúc của nó để từ đó nhìn xuyên dọc giòng sông Hàn về đêm. Quán là nơi tụ hội của giới nghệ sĩ, thương gia, tầng lớp thượng lưu ÐN mà nghe đồn chủ quán là cô MC quen thuộc của Paris by night. Buổi tối ngồi từ trong quán nhìn qua lớp kính trong suốt, ta sẽ được chiêm ngắm hai cây cầu. Bên trái là cầu Trịnh thị Lý, bên phải cầu quay sông Hàn chiều dài 488 m, ánh sáng từ đèn điện phản chiếu xuống mặt nước lung linh huyền ảo.

Khi xem bảng giá món đồ uống cho hai tách cà phê, hai ly sinh tố bơ (hay gì đó quên rồi), thì Song Hồng lần nữa luôn miệng xuýt xoa : ối đắt chi mà đắt gớm hè, mấy con dao nầy chém sắc lẻm hầu bao chị hỉ ! *

Thì coi như mình mua vé để xem quang cảnh dọc sông Hàn về đêm vậy, vẫn còn quá rẻ nếu so sánh vật giá nơi tôi sống hiện nay.

*Tôi kết bạn với Song Hồng vào những năm 1980?s tại Saigon, khi ấy bạn nói giọng Saigon êm dịu. Sau lấy chồng về Ðà Nẵng sinh sống, dần dần bỗng nói rặt giọng địa phương, không còn chút âm hưởng gì của dân Saigon nữa, thật ngộ nghĩnh.


Cầu Rồng: mỗi tuần lúc 21 g tối thứ bảy và chủ nhật có màn trình diễn phun lửa 2 phút rồi phun nước 3 phút tiếp từ cái đầu của con rồng trang trí trên thành cầu. Buổi tối chúng tôi dạo xe ngang, thấy hàng ngàn người ngừng xe đậu chật hai phía cầu chờ xem ?xiếc?. Lỡ chạy đến, chần chừ muốn quay về cũng khó khăn mới tìm đường dắt xe lui ra. Ði chưa đến dốc đầu cầu Trần Hưng Ðạo thì đến giờ lửa nóng phựt ra, đành ở lại xem nốt. Ðến phần phun nước, tia nước bắn xa đến 20 m, may chúng tôi đã xuống đầu cầu không thì ướt như mèo ướt
Chợ Cồn.?Ðến Huế ghé chợ Ðông Ba, Quẩng Trị ghé chợ Ðông Hà, Ðà Nẵng ghé chợ Cồn?. Khu chợ sầm uất không chỉ riêng Ðà Nẵng mà cho cả khu vực miền Trung. Cũng đúng thôi, vì Ðà Nẵng là thành phố lớn nhất miền Trung mà. Chợ nằm ở ngã tư Quang Trung- Ông Ích Khiêm, cách nhà vợ chồng Pháp, Song Hồng khoảng mấy phút chạy xe. Có bán đủ các mặt hàng từ bình dân đến cao cấp, quần áo giầy dép. Thực phẩm đặc sản khô, bánh. Và không thể không sà vào các quầy hàng ăn uống liền kề nhau, thức ăn chất lên tận ngọn rất bắt mắt: mì quảng, bún mắm, bún thịt nướng, bún nước, bánh căn, bánh bèo, bánh xèo, ram cuốn cải, ốc... Ðồ ngọt chè các loại, sinh tố, cóc me dầm? giá bình dân tô nào tô nấy đầy ú hụ. Tôi chọn bún thịt nướng, ngồi nuốt hoài mà vẫn không hết tô, bỏ dở để nhường chỗ cho khách mới.

Lần trước ra Hội An tôi có ăn chén bự tàu hủ nước đường (mà tiếng địa phương gọi là tàu phớ. Cháu Tiến Ðạt ngồi ăn hết chén, xong nói : ngon quá là ngon, ăn tàu phớ rồi giờ mình đi tìm tàu hủ ăn tiếp!!). Nghĩ Ðà Nẵng cũng có bán tàu hủ nên rủ bạn đi ăn ở cái quán mà mấy lần bạn chở xe tôi có nhìn thấy bảng quảng cáo trên đường. Thế là một buổi tối chúng tôi đến quán Xe Lam ăn tàu hủ. Có nhiều hương vị để chọn lựa, màu sắc bắt mắt, nhưng hoàn toàn khác với món chế biến bằng đậu nành nguyên thuỷ. Quán tên Xe Lam vì ở đó chưng bày nguyên chiếc xe lam chở khách như cách mấy chục năm trước, trên tường trang trí toàn ảnh chuyên về các loại xe lambretta bây giờ không tìm thấy nữa.

Thất vọng, ngày hôm sau nhân đi tắm ở bãi Mỹ Khê về, tôi lại thấy một quán khác treo bảng chuyên bán đậu hủ, khá đông khách nên chiều tối rủ bạn ăn thử. Lại thất vọng thêm lần nữa. Không có chút vị đậu nành mềm mại thơm thơm nào tan nhè nhẹ trên đầu lưỡi như tưởng tượng hết. Mà cả hai quán tính giá ở trên trời so với chén tàu hủ gánh rong ngoài phố .


Nghe đồn rằng tạp chí Forbes xếp bãi biển Ðà Nẵng là một trong 7 bãi đẹp nhất thế giới !! *

*Cái này là đọc trên báo chí quốc nội và dân truyền miệng, thực hư không rõ.

Nên một người vừa lấy việc bơi lội là môn thể dục vừa là niềm vui như tôi làm sao bỏ qua cho được. Chứ không tôi đâu nhồi thêm cái maillot-de-bain vào ba lô làm gì. Mình phải tắm ở một trong bảy cái bãi biển đẹp nhất hành tinh nầy ít nhất một lần trong đời cho thoả.



Tôi chỉ đến đó được hai lần, một lần lúc 5 giờ sáng, một lần lúc 4 giờ chiều.

5g, trời mờ sương, hư ảo. Miền trung tháng tư khí hậu mát mẻ dễ chịu, ngay cả buổi trưa nhiệt độ nóng bức đổ mồ hôi vẫn không khiến da ráp rít nháp nhúa như miền Nam.

Song Hồng chở tôi 15-20 phút mới ra đến bãi. Người ta đã tụ đông lắm rồi. Bạn nói nhiều người ra đó từ 3 g sáng, để bơi, để tập thể dục, sau đó về đi làm đi buôn bán? có nhiều cô nhiều bà làm dáng chụp hình. Tôi cũng thế ! xong nhào xuống làn nước lạnh. Nhưng từng đợt sóng cao từ ngoài khơi cứ xô đẩy kéo vào bờ nhấn đầu tôi chìm xuống nước. Cái kính rơi ra, may tôi chụp kịp. Tôi chỉ có thể đứng đón con sóng ập tới thì nhảy chồm lên ngọn rồi để nó cuốn trôi vào bờ, đùa cợt như trẻ con chứ không tài nào bơi lội được. Cứ mỗi lần thử vài sải thì sóng đã ập đến nhấn tôi chìm lỉm.

Lần sau chúng tôi đi lúc 4 giờ chiều, hy vọng sẽ ít sóng. Nào ngờ vẫn như lần trước. Tôi không được bơi, nhưng chí ít cũng an ủi là mình có nghịch với sóng biển Mỹ Khê như ai vậy. Bằng chứng là mấy tấm hình tôi đứng tay chống hông đón vầng thái dương hay ngồi vọc cát vẫn còn trong máy tôi nè.

Rồi nhớ những lần đi tắm ở bãi Rosas- Costa Brava, Tây Ban Nha hay trên đảo Majorque thuộc biển Ðịa Trung Hải, nước biển mùa hạ ấm áp, tĩnh lặng không chút sóng, tôi tha hồ bơi theo chiều dọc của bãi cả 5,6 km, mệt thì ngồi lên nền cát mịn nghỉ giây lát, xong lại bơi tiếp. Không biết các bãi biển thơ mộng ấy có được Forbes xếp trong danh sách 7 nơi đẹp nhất thế giới không nhỉ ?


Thanh Hà

Mục Lục


4. Trung Thu Kể Chuyện

Kim Loan




Nước Mỹ, người Mỹ không có tết Trung Thu, dù họ có rất nhiều các lễ hội khác, nhưng người Mỹ gốc Việt ở các quốc gia phương Tây tự do như Canada, Châu Âu, Úc Châụ..hàng năm đều rộn ràng tổ chức Trung Thu cho các thế hệ con cháu nhằm duy trì và gìn giữ những phong tục truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt nơi hải ngoại.

Cách đây vài năm, nhân dịp đi thăm gia đình ở thành phố Arlington tiểu bang Texas bên Mỹ vào đúng mùa Trung Thu, tôi thấy các chợ Việt Nam tại đây bày bán nhiều loại bánh Trung Thu do chính người Việt sản xuất tại các thành phố đông người Việt như Dallas, Houston và California bên cạnh bánh Trung Thu nhập từ Taiwan, Mã Lai, China. Mặc dù Trung Thu chỉ phổ biến ở một số nước Châu Á như China, Korea, Singapore, Taiwan, Việt Nam, Japan cửa hàng Costco cũng nhạy bén nhập về các loại bánh trung thu, bánh pía. Người Việt mình tha hồ có nhiều lựa chọn. Bánh Trung Thu "Made in China" từ lâu vốn mang tiếng làm ăn gian dối trở thành lép vế hẳn đi. Cứ sau mỗi mùa Trung Thu những hộp bánh ế phần nhiều là hàng China, chợ đã phải hạ giá on sale buy 1get 1 free.

Chợ Costco Mỹ thật...dễ thương, luôn làm vừa lòng khách hàng người Việt, nghe nói Costco ở Nam California còn bán bánh chưng mỗi dịp tết Nguyên Ðán. Coi bộ bánh chưng, bánh trung thu khó chinh phục người Mỹ, thị trường Mỹ so với phở, chả giò của Việt Nam. Món chả giò mặn và chả giò chay cũng đã chễm chệ nằm trong tủ kính chợ Costco bấy lâu nay, thật vui và.hãnh diện. ( Chợ Costco ở Canada, hoặc ít nhất là Costco nơi tôi ở, chưa bán các loại hàng này, có lẽ do mỗi manager có quan niệm và suy nghĩ khác nhau).

Tôi đã được chứng kiến đêm văn nghệ ca múa hát Trung Thu tại Asia Time Square trong khu chợ Việt, Arlington, Texas. Từ chiều, các bậc cha mẹ đưa các con em tấp nập đổ vào chỗ parking. Ðứa trẻ nào cũng áo dài khăn đóng, các bé trai bé gái tay cầm lồng đèn, chạy nhảy tung tăng quanh khu vực khán đài, các gian hàng vui chơi và bán thức ăn nhộn nhịp tiếng nhạc hòa cùng tiếng cười nói đông vui.

Cũng giống như mùa Tết Nguyên Ðán, hễ mỗi lần nhìn đám con nít (trong đó có các con tôi khi chúng còn bé) xúng xính áo dài đón Tết Trung Thu, tôi thường nhìn xa xăm thở dài, chép miệng:

- Tự dưng thấy thương tụi nhỏ quá chừng. Hồi đó bên quê nhà, Tết vui lắm, Trung Thu vui lắm, bên đây dù sao cũng chưa bằng.



Vì nơi đây chúng ta nhiều khi đón Tết không đúng ngày, phải chờ weekend. Thời gian ngắn ngủi, lại thiếu cả cái không khí, cái đất trời, cái hương vị, nào phải cứ ăn bánh tét bánh chưng là Tết, ăn bánh nướng bánh dẻo là Trung Thu? Nói chung là tổng thể mọi thứ kết hợp lại, như đêm Trung Thu phải chơi dưới ánh trăng tròn, rước đèn khắp xóm, chớ đâu phải vòng vòng trong khu shopping dưới ánh... đèn màu như bên đây, hỏi sao không tội cho đám nhỏ!?

Và tội cho chúng nữa là không biết thưởng thức bánh trung thu, bánh nướng, bánh dẻo ngon thế nào, có đứa chỉ ăn thử một miếng nhất định không ăn miếng thứ hai, có đứa thì nguây nguẩy từ chối vì không biết và không thích ăn cái bánh này. Thành ra bánh trung thu cho thiếu nhi mà ở hải ngoại toàn dành cho... người lớn. Người lớn ăn bánh vì cảm được cái ngon của bánh, vì mùi vị kỷ niệm từ thời ấu thơ, còn con nít được tụ tập mặc quần áo đẹp và rước đèn theo tiếng trống tiếng nhạc là chúng vui rồi.

Hổm rày trên bầu trời đã lấp ló bóng trăng to đẹp, gần như tròn tria. Tôi nhìn qua khung cửa sổ sau nhà, cảm xúc:

- Trăng tròn quá, lại sắp đến Trung Thu rồi ư?

Chồng tôi vội vàng lên tiếng trước khi nhanh chân bước lên lầu:

- Em lại chuẩn bị lập lại cái điệp khúc ?hồi đó?, anh nghe cả trăm lần, ngán lắm rồi nghen!

Tôi mơ màng trả lời dù biết rằng chẳng ai nghe:

- Ừa, nhưng lần này "hồi đó" không phải ở Việt Nam mà ở trại tỵ nạn, anh ơi!

Ðó là Tết Trung Thu đầu tiên ở trại tỵ nạn Thailand. Thực ra, cuộc sống ở trại ngày nào cũng như ngày nào, nhất là trong ?trại cấm? dành cho những người đến trại sau ngày Cao Ủy tuyên bố đóng cửa, ngày dài lê thê, tương lai chưa biết ra sao, có ai để ý cái Tết của trẻ con.

Nhưng may nhờ có Chùa và Nhà Thờ, các Cha các Sư xin phép Ban An Ninh Trại, rồi cho người ra ngoài chợ Lào chợ Thái, mua đầy đủ tre, giấy bóng kiếng, sơn màu, cọ, dây kẽm... để làm những chiếc đèn Trung Thu. Từ một vài tuần trước, sân Chùa sân Nhà Thờ bắt đầu rộn ràng những người ngồi vót tre, cắt giấy, làm nao lòng người tha hương, và không khí trong trại thêm sinh động, hứng khởi hơn thường ngày .

Nhóm chúng tôi bốn nàng: tôi làm thiện nguyện ở post office, một nàng làm cô giáo Tiếng Việt, còn hai nàng kia ở nhà phụ trách cơm nước và chiều tối sinh hoạt trong Ca Ðoàn Nhà Thờ. Mấy bữa gần kề Trung Thu, hai nàng ấy có mặt hầu như cả ngày ngoài Nhà Thờ, tôi và nàng cô giáo đi làm về phải ăn mì gói trộn cơm nguội, nhưng mà vui, vì ăn xong cũng chạy ra ngoài đó tán dóc, ăn bánh kẹo, phụ mấy chuyện lặt vặt linh tinh... trừ cơm cũng no ngang.

Theo chương trình, vào ngày Trung Thu, sau giờ lễ tại Chùa và Nhà Thờ, các em thiếu nhi có mặt (bất kể tôn giáo) đều được phát một chiếc lồng đèn và vài chiếc bánh kẹo (lúc ấy trại chưa có người làm bánh Trung Thu). Nàng cô giáo trong nhóm nổi hứng đề nghị chúng tôi làm bữa tiệc ?Ðón Trăng Rằm? tại nhà, kêu đám học trò nhỏ đến cùng chung vui .

Cả đám hào hứng đồng ý, chúng tôi sẽ nấu một nồi chè đậu xanh bột báng nước dừa, mua thêm vài bịch bánh kẹo, đậu phộng da cá và vài bình nước Coca Cola. Khi tan lễ các em sẽ kéo về nhà chúng tôi, quay quần ăn uống, ca hát, chơi trò chơi tập thể, rồi sau đó là phần vui nhất của đêm trăng tròn: rước đèn Trung Thu. Chúng tôi sẽ dẫn các em rước đèn vòng quanh các lô nhà, các con đường của trại, vừa đi vừa hát:

?Tết Trung Thu em đốt đèn đi chơi/ Em đốt đèn đi khắp phố phường/ Lòng vui sướng với đèn trong tay/ Em múa ca dưới ánh trăng rằm/ tùng dinh dinh tắc tùng dính dính ...?

Dù ở trại, hổng phải ?phố phường? của xóm cũ quê xưa bên bờ đại dương, nhưng ai cấm các em được ?vui sướng với đèn trong taỷ và ?múa ca dưới ánh trăng rằm? trại tỵ nạn?

Ðúng 6 giò 30 chiều, các trò nhí lục tục kéo đến, mỗi đứa trên tay một lồng đèn đủ màu xanh đỏ tím vàng, chúng tôi cũng vui lây với sự hồn nhiên của chúng. Bỗng trời bên ngoài bắt đầu chuyển sang âm u, gió mạnh. Chuyện gì vậy cà, chả lẽ lại là mưa đúng đêm Trung Thu như nhiều lần khi tôi còn ở Việt Nam, dù mùa mưa Ngâu đã trôi qua? Câu hỏi chưa kịp trả lời thì mưa lộp bộp trút xuống, hối hả như kìm nén cả ngày giờ mới được bung xả. Cả cô lẫn trò ngơ ngác, nhìn những hạt mưa nặng nề bên ngoài mái lá.

Tôi bâng quơ nhớ về Trung Thu năm trước, có xa xôi gì lắm đâu, lúc ấy tôi còn đi dạy học, cùng với các thầy cô giáo trẻ trong trường, hẹn nhau sau buổi dạy chạy ra Nhà Văn Hóa Thanh Niên xem ca nhạc mừng Trung Thu. Vừa xong tiết dạy, trời đầy mây xám báo hiệu sẽ có mưa, nhưng với lòng hăng say tuổi trẻ, hơn nữa ngày hôm sau là cuối tuần không phải bận rộn với giáo án, với trường lớp, chúng tôi vẫn lên đường, sáu bảy chiếc xe đạp, chuyện trò rôm rả mặc kệ ông trời đang hăm dọa với vài tiếng sấm sét dạo đầu. Khi chúng tôi đến tụ điểm ca nhạc, những hạt mưa lớn, nhỏ rủ nhau ào xuống, trắng xóa cả trời đất, chúng tôi cũng kịp gửi xe, chạy vào hội trường an toàn.

Hai tiếng sau, tan đêm nhạc, chúng tôi trở ra thì ôi thôi, mưa không còn lớn nhưng vẫn rả rích, đoạn đường trước mặt ngập nước lênh láng, qua nửa chiếc bánh xe đạp. Ðành bỏ tiết mục ăn đêm, chúng tôi phải về nhà, có mấy cô mang theo áo mưa, nhưng nước vướng chân vướng xe, nên các cô cởi bỏ áo mưa, cả đám hì hục lội nước dắt xe qua những khúc ngập lụt, khúc nào không ngập thì lại leo lên xe, cho mau về khu Gò Vấp ngoại ô thân yêu. Tới nhà, tôi ướt như chuột lột, sau khi thay quần áo khô ráo sạch sẽ, ngồi ăn cơm, mưa vẫn tí tách trên mái tôn nhà bếp, tôi lặng lẽ vừa nhai cơm vừa ngẫu hứng ?xàỏ thơ Hàn Mặc Tử:

Sao anh không về thăm xóm cũ
Nhìn nước vừa lên, nước vẫn lên
Nhà em thấp thoáng nơi đầu hẻm
Mái ướt che ngang cột bóng đèn

Gió theo lối gió, mưa kệ mưa
Dòng nước thành sông, chẳng như xưa
Thuyền giấy chúng mình trôi lờ lững
Giờ đây lênh láng, lội mút mùa

Mơ khách về chơi, khách về chơi
Áo em ướt quá làm sao phơi
Ở đây mưa đến mang ngập lụt
Ai biết vì ai, ơi hỡi trời!

Tiếng ồn của lũ trẻ đưa tôi về thực tại trại tỵ nạn, mưa càng nặng hạt hơn, không biết khi nào sẽ ngưng, mà đợi đến lúc ấy thì ?sau cơn mưa trời lại... tối thuỉ, nên chúng tôi cho các em ăn tiệc ngay. Các lồng đèn được thắp nến, treo quanh nhà, tạo nên một không gian lung linh, kỳ ảo, và rất lãng mạn. Căn nhà tỵ nạn tưng bừng bởi tiếng ăn uống, hát ca, trò chơi tập thể hòa với tiếng mưa, tiếng sấm sét rền vang.

Tiệc tàn nhưng mưa chưa tàn, còn mưa lâm râm, gió rít nhiều hơn. Thương lũ nhỏ không được ngắm ?chị Hằng? nhưng phải ra về vì sắp đến 10 giờ giới nghiêm. Tụi nó nhốn nháo tạm biệt các cô, mấy đứa bước ra trước bỗng quay lại hét lên:

- Cô ơi, ma!! Em mới thấy ma!!

Tôi nhanh nhẩu trấn an:

- Bậy nà, ma cỏ gì ở đây chớ?

Nói xong, tôi khựng lại, vì ai ở trại cũng biết chuyện trước đây có nhiều lính bộ đội Việt Nam đào ngũ từ chiến trường Cambodia chạy sang trại Thailand tỵ nạn, bị Cao Ủy từ chối không cho đi định cư vì nghi ngờ lý lịch ?bộ độỉ, các người lính này đã thất vọng, thắt cổ tự tử, hoặc những trường hợp đau bệnh chết oan uổng. Người ta rỉ tai nhau, vào lúc đêm khuya, nhất là những đêm mưa gió bão bùng, vẫn có những bóng ma lởn vởn, thực hư ra sao tôi không biết, chỉ biết giờ đây chúng tôi nhìn nhau run như cầy sấy. Vừa lúc ấy, một đứa khác xuất hiện ngay cửa:

- Hổng có ma cô ơi, hổng có ma, mà là... người ta.

- Là sao ?

- Dạ, là một chú mặc áo mưa, cầm cây dù, đứng ngay bên hông nhà, chú đưa con bịch trái cây, biểu đem vô đây.

- Chú đó là ai, tên gì, có nói bịch trái cây này cho ai không?

Thằng nhỏ gãi đầu:

- Dạ, con... quên hỏi!

Chúng tôi liền chạy ra cửa, chỉ kịp thấy một dáng người, che cây dù đen, rảo bước trong làn mưa nơi cuối con đường, dưới ánh đèn hắt hiu y như trong bài hát nào đó ?người đi ngoài sương gió, đêm mưa ngoại ô buồn?, thương ghê nơi!

Còn lại bốn đứa chúng tôi, cùng tự hỏi và tự trả lời, chắc là chàng nào đó muốn đến thăm nàng nào đó, nhưng vì mưa quá lớn và vì có lũ trẻ trong nhà, nên ngại vào chăng? Mà chàng đó là ai? Trong bốn đứa, nàng Quyên đã có người yêu là anh Trinh, hồi nãy anh ấy cũng có mặt ăn tiệc Trung Thu và cũng mới ra về trước đó không lâu, vậy thì là ai, và muốn thăm nàng nào?

Là một đồng nghiệp post office của tôi ư? Không phải, vì mấy anh ấy nghịch như ?quỷ sứ?, đã đến đây thì ngại gì mà không bước vào? Cũng có thể là một chàng nào đó thường lên bưu điện lãnh thư rồi làm... cây si của tôi? Ủa, biết đâu đó lại là chàng trong ca đoàn nhà thờ tương tư nàng ca đoàn, và còn mấy thầy giáo trường Việt Ngữ nữa chi, nàng cô giáo nhóm tôi xinh xắn lắm đấy. Nhưng cuối cùng chúng tôi vẫn không thể đoán ra là ai, để còn cám ơn hoặc muốn trả lại cho đúng người.

Nàng Quyên bỗng la lên:

- Hay người ấy là... ma?

Cùng lúc ánh chớp lập lòe ngoài cửa, chúng tôi rú lên, nhưng kịp lấy lại bình tĩnh, bật cười với câu đùa "vô duyên" của nàng Quyên, rồi mở bịch trái cây ra xem, là những chùm nho căng mọng cùng mấy trái táo đỏ thơm ngát, ngọt ngào.

Ôi, bất kể người ấy là ai, chúng tôi sẽ phải... ăn hết mớ trái cây này, chớ biết làm sao.

Và đêm Trung Thu năm ấy, nơi trại tỵ nạn, có ba cô nàng đi vào giấc ngủ trong tiếng mưa đêm êm ái và cõi lòng xao xuyến bâng khuâng.

Edmonton, Trung Thu 2023

****

Kim Loan

Mục Lục


5. Qua Miền Hà Khê


Phan thái Yên


Họ gặp nhau từ một tình cờ. Hay chăng cơ trời đã khiến họ gặp lại nhau? Nhiều năm qua trong mỗi đời riêng, họ đã cùng tìm kiếm một người. Lần gặp gỡ đầy bất ngờ thật là cơ may hiếm hoi trong cuộc sống thất lạc kiếp người.

Buổi chiều hạnh ngộ bắt đầu với nỗi mệt mỏi quen thuộc. Phải chăm chú hàng giờ học cách xử dụng một hệ thống nhu liệu phức tạp dùng để theo dõi, chăm sóc bệnh nhân ở bệnh viện trường Ðại học Minnesota là cực hình cho nhóm bác sĩ nội trú phờ phạc thiếu ngủ. Ông giảng viên già gốc người Châu Á lơ đãng nhìn những tròng mắt lạc thần đang chống chọi trong vô vọng cơn buồn ngủ mà họ đã thiếu nhiều ngày. Ông vẩn vơ nhớ lại thời trai trẻ mấy chục năm trước ở quê nhà. Trong quân trường, ông và bạn bè đã tập ngủ ngồi, ngủ đứng, ngủ lúc di hành. Họ cũng đã từng ngủ mà mắt vẫn mở trừng giữa những buổi học tập, thời gian bị cải tạo lao động trong trại tù Cọng Sản.

Ông nhìn về phía người nữ duy nhất của lớp học ngồi ở cuối phòng. Mái tóc tơ vàng óng ả, mắt ngời sáng một màu nâu quyến luyến Ðông Phương. Ðôi mắt tinh anh mở lớn trên khuôn mặt thon thả làm nguôi ngoai phần nào sự tương phản khó dung chấp Á Âu. Suốt thời gian còn lại của lớp học, ông yên tâm lướt mắt lên trên những khuôn mặt mất ngủ, biết được ở cuối tia nhìn mình là ánh mắt sinh động vẫn chăm chú theo dõi.

Buổi học chấm dứt. Mọi người hấp tấp kéo nhau ra khỏi phòng giảng. Cô bác sĩ nội trú rời ghế ngồi, chào cám ơn người giảng viên. Giọng nói đượm âm hưởng tiếng Pháp trả lời phần nào dáng dấp nhỏ nhắn duyên dáng của cô gái.

- Có lẽ cô là sinh viên từ Pháp?

- Vâng. Từ một nơi thiếu ánh sáng của kinh thành Paris. Tôi hy vọng ông là người Việt Nam.

Người đàn ông gật đầu, cười nhẹ.

- Sao lại hi vọng?

- Ðã từ nhiều năm nay, gặp người Việt Nam hầu như bất cứ nơi nào tôi cũng tìm hỏi về tin tức cha mình với hi vọng một người nào đó biết được tông tích của ông, sống chết ra sao.

- Cha cô là người Việt Nam?

- Tôi được sinh ra ở Việt Nam. Mẹ ẳm về Pháp lúc tôi mới lên hai.

Người đàn ông đứng chăm chú nghe câu chuyện kể. Ông không tin đôi tai mình đang nghe những điều trong nhiều năm qua ông vẫn hằng nghĩ về mỗi lần nhớ tới người bạn thất lạc. Có bao nhiêu nữ y tá phục vụ trên tàu bệnh viện Hope ở Ðà Nẵng là người yêu của một thanh niên Việt Nam? Hình ảnh cô bé gái tóc tơ vàng óng bước chập chửng trên bãi tắm Mỹ Khê đông người những ngày hè năm sáu chín hiện ra trước mắt rõ ràng như thật. Khuôn mặt búp bế lớn dần rồi trong một chớp mắt vụt biến vào đôi mắt nâu thẳm Ðông Phương đang rưng rưng kể chuyện đời mình.

- Ðây là hình ảnh duy nhất của cha. Tấm hình nhỏ, quá cũ, tôi phải ép plastic để khỏi bị rách.

Người đàn ông nhìn tấm hình, mắt hoa lên, lòng ngập tràn xúc động. Ông chỉ vào người thanh niên đứng cạnh cha mẹ cô gái, run giọng nói:

- Tôi là bạn rất thân của ba mẹ cháu, Suzanne và Lộc.

Người đàn bà ôm chầm người bạn cũ của cha mình, mắt nhoà lệ hân hoan.

- Cha tôi bây giờ ở đâu? Xin ông cho tôi biết ngay đi!

- Tôi cũng không may mắn gì hơn. Sau năm bảy lăm, chúng tôi bị tập trung cải tạo ở những trại khác nhau nên thất lạc từ đó. Sau khi vuợt biên qua đây, tôi dọ hỏi kiếm tìm mãi mà vẫn chưa ra tông tích. Gần đây nghe có người gặp đâu đó trên một vùng kinh tế mới ở Tây Nguyên.

Họ bước về phía sân thượng cuối dãy hành lang. Hàng hoa bao quanh khoảng sân rực rỡ từng chùm hải đường, linh lan lung lay cơn gió mùa hè. Buổi chiều đang về trên khúc sông Mississipi êm đềm lượn quanh khuôn viên trường Ðại học. Mây trôi lặng lờ trong bóng nước thẳm xanh. Hai người đứng im lìm cúi nhìn dòng nước trôi xa rồi lẫn khuất đâu đó sau hàng cây dọc bờ sông.

Mẹ mất vào mùa hè cháu tốt nghiệp trung học. Những năm cuối đời, mẹ sống một mình trong viện tâm thần. Giữa những cơn say, người cha ghẻ thỉnh thoảng chở cháu vào thăm mẹ. Gặp khi tỉnh táo mẹ con ngồi nói chuyện xưa, những ngày cháu còn bé bỏng. Mắt mẹ đẹp lạ thường những giây phút đó. Còn thường thì mẹ ngồi trên chiếc xe lăn. Dáng mẹ gầy còm trong trang phục nhà thương, đôi mắt ngu ngơ buồn như khóc. Cháu càng xúc động hơn khi nhìn những bệnh nhân khác đang ngây dại cười đùa quanh mẹ. Có lẽ ngay cả trong thế giới mê lú riêng xa của mình, mẹ cũng chẳng có gì vui.

Thu xếp hình ảnh mẹ trong tim cháu từ bỏ khu ngoại ô tăm tối không một ngoái nhìn. Tiếc rẻ chi xóm nhà ổ chuột. Từng đêm, ánh đèn đường vàng úa lay lắt bước chân người đàn ông xiêu đổ cơn say trở về nhà từ mấy quán rượu tồi. Cháu muốn sống trọn vẹn cho giấc mơ của mình và xin được chết với màu hi vọng còn tươi trong từng hơi thở. Nhớ mẹ, cháu muốn tìm đến cõi mơ của bà, gặp gỡ con người ở đó. Cháu muốn tìm gặp người đã với mẹ sống hết một thời yêu thương. Cháu muốn hiểu hơn về mẹ mình. Người đàn bà đã có lần ra đi cho giấc mơ mình, đã làm những điều nhân bản. Mẹ đã yêu thương và đã sợ sệt nghi nan. Cháu muốn tìm biết huyền diệu nào ở cõi vời vợi Ðông Dương đó đã khiến mẹ ngoái trông để rồi điêu linh thất vọng trên chính quê hương mình.

- Cháu biết tên Việt của mình không?

Người đàn bà gật đầu.

- Hà Khê. Cháu thương âm thanh tên mình trong từng cơn mơ có mẹ ân cần.

- Bố mẹ cháu đã nhường cho tôi hân hạnh lớn nhất của họ. Nếu phận người là chuổi dài tiếp nối của từng nỗi tình cờ thì Hà Khê, tên cháu, đã đến thật tình cờ...

Vào một buổi trưa cuối mùa hè, Suzanne và Lộc đến thăm bạn lúc đó ở trọ gần một bến đò ngoại ô. Căn gác mái tôn nóng hâm hấp. Người bạn nhìn Lộc vừa quạt vừa vuốt ve cái bụng tròn thai đã nói với Suzanne.

- Không gì đẹp huyền diệu bằng nét mệt mỏi của người sắp làm mẹ.

Cô nử y tá trẽ đẹp người Pháp đã âu yếm cầm tay người yêu nói đùa với bạn.

- Anh đừng vì nét đẹp huyền diệu đó mà bắt chước gã Zorba hoang đàng này biến đổi các cô gái thành mẹ thì ...mệt... lắm. Bởi tôi có nợ nần với anh chàng nên đành chịu.

Lộc đằm thắm nhìn người yêu, cười không nói. Lần đầu tiên trong đời mình, người bạn trẽ biết được đôi mắt hạnh phúc đẹp đến dường bao. Những đôi mắt màu hi vọng.

Nàng ngồi lắng nghe tiếng hò ru con từ dưới bến đò vọng lên. Kim Liên ơi hởi Kim Liên. Ðẩy xe cho chị qua miền hà khê...

Nàng thích thú lắng nghe Lộc giải thích ý nghĩa bài hát ru con. Vần thơ cũ mộc mạc mà sâu đậm nghĩa tình đã đi vào lòng nhân gian từ nhiều thế hệ và nuôi lớn hồn người. Người đàn bà đã tìm đến tận đầu nhành sông ngọn suối của giấc mơ riêng mình bằng đôi cánh tình yêu diệu kỳ. Hà Khê. Âm thanh xao xuyến tiếng ru hời trên giòng sông trưa đã thành lời gọi nâng niu đứa con yêu sắp sửa chào đời.

- Chỉ lúc mẹ con với nhau mẹ mới gọi cháu Hà Khê, ngoài ra thì theo tên chính thức Lily.

- Kim Liên. Lily. Mẹ vẫn luôn nhớ tới Hà Khê. Bà chỉ mong muốn con mình sống đời ấm êm hơn mẹ. Kim Liên chỉ thoáng bước qua vùng trắc trở để rồi trở thành hoàng hậu của một vương quốc.

Ánh mắt xuôi dài theo dòng sông trôi trong bóng chiều, người đàn ông chậm rãi kể cho con gái bạn mình nghe phần đời đầy tai ương mà ông đã trãi qua. Hạnh phúc, khổ đau, đày đọa, chia xa, mong ngóng. Từng đêm tù, giọt ngắn giọt dài cơn mưa nguồn, hốt hoảng bàn tay vuốt mặt tưởng đã dột nát cơn mơ cuối đời mình. Tranh sống trên vùng đất tạm dung, giữa ngày dài làm việc hay đêm trắng học hành bỗng có khi bàng hoàng thấy hồn mình khô cằn nứt nẻ như dòng suối khô mùa hạn. Tình nghĩa vợ chồng, gia đình, bằng hửu, sắc màu kỷ niệm đã là giọt nước chắt chiu khơi lại suối nguồn hi vọng. Kỷ niệm, tình yêu,tình bạn, là ly trà cúc ấm buổi chiều đông, là dấu chân nồng nàn cát trắng bên dòng sông trưa ầu ơi tiếng mẹ. Kỷ niệm đã giúp hồn mình nguôi ngoai nỗi sầu xa xứ.

- Ðã có khi nào cháu cảm thấy thất vọng muốn bỏ cuộc kiếm tìm?

- Ba năm trước...cháu đã tìm về.

Trên bến đò Hà Thân. Hình ảnh chiếc tàu bệnh viện Hope neo giữa dòng sông hiện ra trước mắt tưởng như thật. Bong tàu vắng không một bóng người. Mẹ đã mất. Cha vẫn biệt tăm. Bờ sông trưa vắng ngắt. Từng cánh hoa sắc đỏ rụng rời tan tác trôi theo dòng nước. Cháu chợt thấy mình thực sự bơ vơ và bất hạnh. Cháu đã òa lên khóc nức nở như một đứa trẻ.

- Nhưng rồi...

- Hình ảnh mẹ u uẩn ăn năn ngày còn sống. Ngón tay mẹ vô hồn vẫn giữ chặt tấm hình buổi chiều cuối đời.

Người đàn bà trao cho bạn cha mình tấm hình cũ. Cháu đã bỏ khu xóm tồi tàn mà đi nhưng quá khứ vẫn quằn quại đâu đó. Gần đến độ cháu vẫn thấy được những sợi gân máu đỏ đục trong mắt của người cha ghẻ say rượu, vô luân. Cháu muốn hiểu mẹ mình hơn để được yên lòng và tha thứ. Là bạn cũ của họ, hi vọng ông có thể giúp cháu hiểu thêm mẹ phần nào.

- Cha cháu là người quạt cho mẹ mát buổi trưa hè, vổ về bụng mẹ tròn căng cháu thai nhi mà kể chuyện hà khê. Là chứng nhân của mối tình đẹp tuyệt vời, tôi sẽ kể cháu nghe những điều trông thấy, không phải để đau đớn lòng mà để vỗ về chính mình tang thương băng hoại.

- Ông đã trở về?

Người đàn ông lắc đầu.

- Vẫn chỉ là một dự tính. Không gì buồn hơn nỗi nhớ nhà nhưng tôi vẫn mãi chần chờ một chuyến trở về.

Có đêm nằm mơ về nhà. Giật mình thức giấc, mắt vẫn mở trừng vì tiếng sóng vỗ mạn đò nghe thật thà như sự run rẩy của thân xác. Trong hoang mang tôi thèm được trở về để thấy dấu chân mình trẻ thơ bước đùa theo triền cát sau buổi triều dâng trắng mịn chiêm bao, vi vu cơn gió lùa rối bời tơ tóc.

- Hay là chúng ta cùng trở về. Cháu tin là ông sẽ giúp tìm được cha cháu. Ít ra cháu sẽ không cảm thấy mình bơ vơ.

Khu phố bên kia sông vừa lên đèn. Vùng ánh sáng trên nóc thành phố pha ráng chiều đỏ hồng lên như đang giữa hừng đông. Người đàn ông gật đầu, mắt ngời vui.

- Ừ, chúng ta hảy cùng trở về...

Tuổi thơ của Suzanne chẳng có gì vui. Mẹ Suzanne từ chối gia thế, bỏ nhà sống chung với một người lính viễn chinh ở Ðông Dương về. Nét phong trần của gã cựu tù binh chiến trường Ðiện Biên Phủ và câu chuyện chiến tranh thương tâm đã làm xiêu lòng cô gái làm việc tại cơ quan xã hội nơi hắn vẫn đến nhận lãnh trợ cấp. Suzanne lớn lên với hình ảnh anh-hùng-nạn-nhân ở cha và sự ân hận im lìm nào đó nơi mẹ. Anh hùng hay nạn nhân, gã lính lê dương cũ vẫn phải làm việc nặng nhọc ở bến tàu để kiếm sống. Mỗi cuối ngày hắn vẫn ba hoa ở mấy quán rượu rẻ tiền trước khi chập choạng bước về nhà.

Cảnh gia đình sống chật vật trong khu xóm ngoại ô tồi tàn phản ánh phần nào một nước Pháp, kiệt quệ sau chiến tranh, đang loay hoay với sự tranh chấp ý thức về giá trị nhân bản cũ mới. Giữa những cơn say, người cha nếu không dài dòng kể lể câu chuyện khai hóa Ðông Dương sáo mòn thì cũng làm phiền người nghe về những oán trách cũ kỷ. Nước Pháp đã bõ cuộc nên ông phải bị thua trận, chịu cảnh tù đày. Suzanne nở dạ mỗi lần thấy mẹ không giữ được im lặng phải tranh cải với cha. Mẹ nói về một nước Pháp mâu thuẫn với chính mình. Một nước Pháp đi chiếm đóng và bị chiếm đóng, thực-dân phát-xít đồng-minh, cọng-sãn tự-do, vàsự tranh chấp về ý thức nhân bản mà người Pháp phải đối đầu. Nhìn người cha đuối lý xô cửa bỏ đi tìm quán rượu, mẹ giận dữ nói với theo.

- Ừ, tìm rượu mà uống cho say đi! Say sưa ông chỉ là tên lính viễn chinh ba hoa. Lúc tỉnh táo ông là một tên thực dân hủ lậu đáng nguyền rủa.

Lần cuối cùng người cha bỏ đi hẳn không về lúc Suzanne vừa lên trung học. Mẹ cũng chẳng buồn tìm kiếm. Nhiều năm trôi qua, thỉnh thoảng chỉ là những tờ thư hứa hẹn viễn vông người cha viết từ nhiều nơi khác nhau đâu đó tận Bắc Phi. Ngày nhận được tin chồng làm lính đánh thuê bị giết chết ở Algérie, mẹ đứng lặng nhìn khung trời tuyết giăng trắng xóa rồi xô cửa tìm ra quán rượu đầu xóm. Trong cơn say, bà ngồi im lìm nhỏ lệ thương xót người đã thô bạo bước qua dẫm nát khu vườn thanh xuân đời mình . Dìu bà về nhà, Suzanne cảm thấy thương mẹ vô cùng. Nàng tự trách sao lòng chẳng mấy buồn phiền khi hay tin người cha phóng đãng đã qua đời.

Tại sao con người mãi thù hận chém giết nhau? Suzanne suy nghĩ nhiều về cuộc chiến tranh khốc liệt vẫn tiếp diễn ở Ðông Dương. Trong cánh rừng nhiệt đới xa vời đó, con người đang nhân danh chủ nghĩa, ý thức hệ, tự do, cơm áo, để dấy động cuộc điêu linh.

Mối thương tâm về sự chết chóc thảm khốc của nạn nhân chiến tranh vô tội khiến nàng băn khoăn muốn làm một điều gì để thoa dịu phần nào nỗi đau con người.

Cô gái chưa tròn mười tám đã từ giã mẹ đi về phía giấc mơ đời đang vẫy gọi. Nàng đến với Ðông Dương.

Khu bệnh xá từ thiện cất bên bờ giòng sông ôm quanh thị trấn miền núi Tây Nguyên đón chào Suzanne đến như một tia nắng rực rỡ. Cô gái người Pháp, tóc như tơ vàng óng ánh, nói cười làm việc giữa nhóm dì phước đầu vấn khăn nghiêm trang trong chiếc áo dòng tu luộm thuộm màu xanh nước biển đã làm khu bệnh xá vui tươi hẳn lên.

Ðám học trò Kinh Thượng lao xao quấn quít theo nàng như bầy chim non trên đường đến lớp. Trường trung học, nơi nàng tình nguyện dạy sinh ngữ, cùng với ngôi chủng viện tọa lạc một vùng đất lớn ở đầu con dốc cao nhất thị xã. Dọc theo hai bên con lộ rãi đá, từng bụi hoa hoàng anh khoe sắc bên những giàn bông pháo đỏ rực như lửa. Cuối con dốc khiêm nhường khu bệnh xá ẩn mình trong rẩy cà phê xanh lá bạt ngàn. Xa xa khúc sông Dakla cạn lòng lô nhô đá. Khu buôn làng bên kia sông se sắt từng vệt khói lam vương vấn sớm chiều. Rải rác quanh thị trấn những ngôi giáo đường được xây dựng từ đầu thế kỷ bề thế vươn cao. Màu trắng tháp chuông hằn rõ lên nền xám xanh của lớp lớp núi rừng bao quanh vùng thung lũng trù phú.

Ở đây hầu hết những công trình kiến trúc đều do người Pháp xây dựng từ những ngày thuộc địa cũ. Tất cả tuy cũ kỷ vẫn còn nét tinh tế cầu kỳ. Lính viễn chinh mới đang bận rộn xây lập cầu đường cho nhu cầu chiến tranh, vội vã mà chắc chắn. Ngày Suzanne đến thị trấn, cây cầu sắt mới bắc qua sông nối liền con tỉnh lộ huyết mạch với vùng duyên hải vừa hoàn thành. Toán lính Mỹ nhường lối cho nàng, vẫy tay chào rối rít. Nàng nghĩ đến hàng trăm ngàn người lính Pháp, trong đó có cha cô, mấy chục năm trước và những người lính trẽ trung ồn ào quanh nàng bây giờ. Trong hoàn cảnh nào cha cô đã trở thành tàn nhẫn thô bạo? Lúc nào thì bàn tay những thanh niên trạc tuổi nàng sẽ phải nhúng chàm chiến tranh chai đá vô luân? Ý nghĩ đến thật buồn.

Tiếng cười đùa của bầy học trò nhỏ sau buổi học, ánh mắt hi vọng của bà mẹ chờ con ở bệnh xá đã giúp Suzanne bình thản hơn trong sự nghĩ suy. Có lẽ sự gần gủi với thiên nhiên đã giúp con người ở đây tìm thấy được hy vọng trong cuộc sống bất ổn thường trực. Niềm hạnh phúc đơn giản như tiếng cười dòn tan của bầy sơn nử tắm khỏa thân trên sông. Họ để lại nhọc nhằn cho nước cuốn trôi trước khi trở về buôn làng bập bùng bếp lửa chiều. Nàng nhắm mắt lắng nghe thân xác mình phơi mở theo giòng nước lao xao sóng. Chuổi cười nhấp nhô theo bước chân bầy con gái Rhadé trên đường về thôn bản mơn man ý nghĩ nàng thanh xuân khuôn ngực trần căng dáng núi và mắt ai là lạ đáy hồ mơ.

Cùng dạy với Suzanne là một chủng sinh. Anh nói lưu loát hai sinh ngữ Anh Pháp nên được chủng viện phái đến để giúp nàng trong việc giảng dạy. Anh đến lớp trầm lặng, nhỏ nhẹ, rồi nhẹ nhàng đi như bóng. Ðôi mắt nâu trong sáng mở to chăm chú mà dịu dàng. Không hiểu vì chiếc áo dòng đen cách biệt đạo đời hay vì dáng vẽ nghiêm trang của người thanh niên, Suzanne chưa hề dám nhìn chàng lâu hơn một chớp mắt mà không khỏi bối rối. Có lần, sau lớp học, nàng đánh bạo hỏi người chủng sinh về một hương thơm lạ thoang thoảng đâu đó rất gần. Lộc, tên người chủng sinh, mỉm cười giải thích. Trước

sân chủng viện có một cây ngọc lan lâu năm. Ðang mùa hoa, chàng có thói quen ngắt vài cánh bỏ vào túi trên đường đến lớp.

- Cho bớt nhớ nhà. Cây ngọc lan trước sân nhà có lẽ cũng đang nở. Mẹ tôi thường hái hoa thả vào nước để giữ hương.

Từ đó trên bàn cô giáo luôn luôn có vài cánh ngọc lan phơn phớt mùi hương. Ðôi mắt người thanh niên như dịu dàng hơn. Ánh mắt đầm ấm như từng viên cuội trắng rơi lắng vào giấc mơ nàng làm bừng lên nỗi đam mê diệu kỳ. Ðôi khi trong mơ chiếc áo dòng tu đã trở thành chiếc bị phù thủy khổng lồ đen ám phủ chụp lấy nàng, khó thở và buồn bã.

Ngày trước tuần lể tĩnh tâm, người chủng sinh mang đến lớp nhiều hoa ngọc lan thả trong ly nước. Chàng nhìn những cánh hoa trong nước lạnh tần ngần.

- Ðã cuối mùa hoa rồi. Không biết mấy nụ bông cuối này giử thơm được bao lâu.

Nhìn theo người thanh niên trong chiếc áo dòng đen cúi đầu bước đi dưới bóng cây ngọc lan, Suzanne chợt biết mình vừa yêu, trong tim nàng vừa nở nụ hoa màu tinh khiết lưu hương.

Tuần lể cấm phòng dài như một hình phạt. Khoảng sân trước chủng viện thênh thang nỗi buồn, kéo dài hoang vắng vào trong lớp học. Ở bệnh xá, nàng im lìm làm việc, chờ đợi. Ngày qua. Tuần qua. Buổi sáng khi một nử tu người Rhadé đến lớp tự giới thiệu sẽ thay thế Lộc, nàng phải cố gắng trấn tỉnh để khỏi bật ra tiếng kêu thương. Cội ngọc lan giữa sân nắng chủng viện đứng bơ vơ như một ốc đảo xa vời. Suzanne xin nghỉ dạy. Nàng tìm cách bận rộn với công việc bệnh xá để tìm quên. Nỗi sầu vẫn đến trong từng giấc mơ, cay nghiệt chiếc áo dòng tu đen màu khổ hạnh dang rộng như cánh dơi phủ chụp. Buồn lẽo đẽo theo từng bước chân hoang vu trên bãi sông chiều khô ròng con nước. Buồn vương trên xao xác tiếng cười sơn nữ. Buồn lã ngọn khói chiều.

Người dì phước trẽ tuổi ân cần nhìn Suzanne-tươi-như-nắng đang qùy khóc trong nhà nguyện bệnh xá. Giữa những giòng lệ, nàng trãi lòng mình với người bạn nử tu đang xúc động lắng nghe.

Suzanne từ giã thị trấn cao nguyên xin về phục vụ dưới tàu bệnh viện Hope ở Ðà nẵng. Nàng đành đi xa để giúp người chủng sinh sống trọn với lời khấn nguyện như Mẹ Bề Trên đã khuyên bảo.

Tàu bệnh viện đông nghẹt nạn nhân chiến tranh, hầu hết là đàn bà trẻ em, từ những quận lỵ xa thuộc tỉnh Quãng Nam. Suzanne quá bận rộn với việc săn sóc bệnh nhân không còn thì giờ nhiều cho nỗi buồn riêng. Sau giờ làm việc nàng chẳng thiết chuyện đi thăm thành phố. Nàng đứng trên bong tàu nhìn ngóng mông lung. Bờ sông mát rượi hàng cây tỏa bóng lá, cành như cánh tay vươn dài sa xuống tận mặt nước, lác đác nụ hoa đỏ đầu mùa. Từng cơn gió đượm mùi biển nồng nàn lướt trên mặt sông lao xao sóng. Ngược phía thượng giòng, chiếc cầu sắt mang tên của một bại tướng người Pháp đen đúa bắc qua sông, thấp thoáng đoàn xe nhà binh chạy về phía bán đảo. Mỗi chiều tàu nhổ neo chạy ra cửa biển, ở lại qua đêm để phòng khi cọng-sãn pháo kích vào thành phố. Chuyến hải hành ngắn từ cửa biển về lại phố vào mỗi buổi sáng đã mang đến cho Suzanne chút bâng khuâng náo nức trở về. Thành phố tan giới nghiêm thức dậy cùng chuyến phà sớm nôn nóng qua sông. Trên bến xa lạ người lên kẻ xuống, tấp nập đến trường đi chợ. Ước mơ về một dáng người quen thuộc bên bờ đứng đợi đã không xảy ra. Nàng thở dài tự nhủ lòng.

Thế rồi bức thư Lộc viết do một người bạn tìm trao khiến cơn mơ không tưởng của nàng đã thành sự thật. Người sinh viên trẽ cho biết Lộc đã bỏ chủng viện về nhà

ở thành phố này. Ngày nào Lộc cũng ra bờ sông muốn tìm gặp nhưng ngại ngần Suzanne không chịu tiếp. Nàng tươi cười bắt tay người bạn mới, lòng vui rộn rã như tiếng máy chiếc xuồng đang nhảy sóng đưa họ vào bờ.

Người thanh niên đứng đó cao vời. Ðôi mắt sâu trìu mến nhìn mắt người yêu long lanh giọt lệ hân hoan. Họ chẳng có gì để phải hối tiếc, phân bua hoặc giải thích cho nhau. Chiếc áo dòng tu màu đen ám đã được xếp ngay ngắn trên đầu giường trong căn phòng chủng viện khép kín. Thôi hãy quên đi tất cả, chỉ còn lại hai người. Giữa cõi Ðông Dương máu lửa vừa mọc lên khoảnh rừng địa đàng, lá cỏ êm đềm đủ chổ nằm cho hai kẻ yêu nhau. Ðôi tình nhân đi vào mùa hè của đất trời của tình yêu bằng tay ôm bịn rịn, môi háo hức hôn và những rung cảm tuyệt vời thiệt thà da thịt.

Ðứa con tình yêu được cưu mang và ra đời trong yêu thương chắt chiu của cha mẹ và bạn bè. Ðiệu hò Lục Vân Tiên trên bến sông trưa là gợi ý tình cờ cho người bạn của cha mẹ đặt tên bé Hà Khê. Tên đẹp mà buồn như vọng âm lời tiên tri trắc trở quan san của một mối tình từ buổi suối khe.

Không lâu sau mùa hè cha me, bạn be, hạnh phúc nhìn bé Hà Khê chập chửng nô đùa trên bãi Mỷ Khê, Lộc phải vào lính. Chàng từ chối lời nài nỉ của người yêu theo nàng đưa con về Pháp để tránh chuyện gươm đao. Nàng nghĩ đến người cha chết trong chiến tranh và những điều đến với ông trước đó. Sự biến đổi của con người từ những thói quen học được trên chiến trường tồi tệ, giết hay bị giết, đã làm họ trở nên tàn ác vô tâm. Nàng rùng mình nghĩ đến hình ảnh khổ sở đau đớn của nạn nhân chiến tranh mà nàng săn sóc cứu giúp hằng ngày. Suzanne lo sợ một ngày nào đó chính mình và con sẽ trở thành nạn nhân của cuộc chiến tranh. Nàng đã đến với Ðông Dương với niềm suy tưởng của người đi lau nước mắt. Vì yêu Lộc nàng sẽ hy sinh để được gần gủi chia xẽ vui buồn gian khổ với người yêu nhưng tương lai bé Hà Khê phải là biên giới cuối cùng cho bất cứ sự hy sinh nào khác.

Lần cuối cùng Suzanne đưa con đi thăm Lộc trong một vùng giao tranh. Chàng không nói nhiều, đôi mắt sâu trong sáng tuy đăm chiêu đã ngời lên một cả quyết nào đó nàng không thể nào hiểu được. Chỉ cảm nhận được nó để cảm thấy điếng lòng. Lộc bồng bé Hà Khê, vuốt ve mái tóc con vàng óng như tơ.

- Ðôi mắt con giống anh, chắc lớn lên cứng đầu lắm.

Chàng lau khô đôi mắt nhoà lệ của người yêu. Họ ôm nhau thật lâu. Thời gian ngừng trôi rồi chìm sâu trong chới với chia ly.

- Em gắng đem bé Hà Khê đến thăm Mẹ trước khi đi. Ðang mùa hoa, cây ngọc lan trước nhà có lẽ đang nở rộ.

Lộc cúi đầu quay bước. Suzanne bồng con, tan nát cõi lòng, nhìn theo bóng dáng người yêu lầm lủi bước đi trên con đường trở ra mặt trận.

Không lâu sau buổi hạnh ngộ tình cờ, Hà Khê và người bạn của cha mình cùng trở về Việt Nam và tìm gặp được người thân.

Sau mấy năm cải tạo, Lộc rời Ðà Nẵng đưa mẹ lên sống ở thị trấn cao nguyên nơi ông gặp Suzanne lần đầu tiên.

Sau một cơn bệnh nặng đôi mắt Lộc đã mất thị lực. Tuy mù lòa, ông đã chú tâm học hỏi và đạt được trình độ cao trong lãnh vực dùng nhân điện để chửa bệnh từ thiện cho đồng bào trong vùng.

Ba mươi năm trước, Lộc đã cởi bỏ chiếc áo dòng tu và chối bỏ lời khấn nguyện với Thiên Chúa để chỉ yêu một người. Lộc đã quay về. Với trái tim nhân bản thiết tha, ông mang lại niềm tin và hy vọng cho rất nhiều người.

Hà Khê và người bạn của Lộc tìm đến ngôi nhà nhỏ bên dòng sông Dakla giữa lúc ông đang bận chửa bệnh cho dân.

Nghe lời Bà Nội, Hà Khê và người bạn đã dằn cơn xúc động ngồi chờ ông trước sân nhà.

Người bạn của Lộc đã hỏi Hà Khê nghĩ thế nào về phương cách chửa bệnh bằng nhân điện với cái nhìn của một bác sĩ Tây Y.

Ðôi mắt Hà Khê ngời lên, quyến luyến một màu nâu thăm thẳm Ðông Phương.

- Có lẽ chú đã thấy những đôi mắt tràn đầy tin tưởng của đám đông bệnh nhân đang chờ? Cháu còn phải học hỏi nhiều. Có điều gì gía trị hơn là mang hy vọng đến cho con người?

Người đàn ông mắt nhòa lệ. Trong lắng đọng thời gian, căn nhà rêu phong kỷ niệm vẫn còn đó, ấp ủ giữ gìn. Bước chân trẻ thơ trên triền cát nằm xuôi đợi buổi triều dâng, ngờ ngợ dáng hình cơn gió. Bến sông trưa ầu ơ tiếng ru hời có giấc ngủ về trước lời thơ nhắn gọi.

Kim Liên ơi hởi Kim Liên

Ðẩy xe cho chị qua miền hà khê...

Nhìn đôi mắt màu nâu diệu vợi của cô gái đang mở lớn ngắm nhìn khuôn mặt giấc mơ ân cần một đời, người đàn ông biết ông đã đến miền hà khê đời mình với tấm lòng hoài niệm và nỗi hi vọng không nguôi.

Ông nghĩ đến đôi mắt của những người mẹ, đứa con, những người tìm kiếm đợi chờ.

Những đôi mắt đẹp màu hi vọng.


****

Phan thái Yên

Mục Lục


6. Nhà Thơ Và Chuyện Gái Gú

Ðặng Xuân Xuyến





*
Nhà thơ Ðỗ Hoàng vừa về thì ông đến. Không bấm chuông, ông cứ đứng trước cửa toáng lên réo:

- Hoàng ơi! Hoàng!... Sao không có ai ra mở cửa thế này. Cái thằng này! Hoàng ơi! Hoàng...

Ðứng trên ban công tầng 2, tôi vội với xuống:

- Chú ơi! Anh Ðỗ Hoàng vừa về. Anh ấy nhắn lại nếu rảnh thì chú qua nhà anh ấy chơi.

Ông gắt giọng:

- Cậu xuống đây gặp tôi đi. Ðứng trên đấy mà trả lời người lớn thì mất lịch sự quá.

Cửa vừa mở, chưa kịp nói câu xin lỗi, ông đã hất hàm hỏi:

- Này! Thế cậu với Ðỗ Hoàng có quan hệ với nhau kiểu gì thế?

Tôi cười:

- Cháu quen biết anh ấy từ thời học Ðại học.

Ông nhìn tôi, vẻ nghi hoặc, dài giọng:

- Cậu cũng học Ðại học?

Tôi cố nhịn cười, trả lời:

- Vâng! Cháu cũng trầy trật 4 năm mới xong Ðại học đấy ạ.

Ông nheo mắt, hất hàm:

- Thế có biết làm thơ không?

Tôi thật thà:

- Dạ! Cháu cũng chỉ mượn thơ để giãi bày tâm sự của mình thôi. Mà... Chú là nhà thơ Trần Lý?

Ông nghiêm nghị:

- Trần Ðình Lý! Tiến sĩ, nhà thơ Trần Ðình Lý. Cậu réo tên tôi kiểu đấy rất thô thiển và mất lịch sự. Thế cậu cũng có thơ đăng ở trang của Ðỗ Hoàng phụ trách à? Mà sao cậu không mời tôi vào nhà ngồi nói chuyện, cứ để tôi đứng ngoài đường thế này thì tệ quá.

Tôi gãi đầu, thành thật:

- Cháu tưởng chú vội, với lại, chú cháu mình chưa biết nhau nên cháu ngại. Giờ chú nói vậy, cháu mời chú lên tầng 3, chú cháu mình ngồi uống trà, hàn huyên đôi ba câu chuyện.

Vừa ngồi xuống ghế, ông vỗ vai tôi:

- Này, bỏ xưng hô chú cháu đi, nghe xa cách lắm. Anh em cho tình cảm.

Ðưa nước mời ông, tôi tủm tỉm:

- Dạ. Chắc cháu tầm tuổi con út của chú?

Ông cười:

- Không! Cậu tầm tuổi con gái lớn của tôi. Các cụ nói không sai, con cái là tài sản quý lúc về già. Tôi có 3 đứa con, 2 gái một trai, đứa nào cũng ngoan ngoãn, nên người. Các cháu ngoại tôi tuyệt vời lắm. Ngoan, xinh và học giỏi. Mà cậu có mấy con? Thằng cu vừa rồi đẹp trai và ngoan nhỉ? Rất lễ phép! Cậu này! Giàu nghèo không quan trọng. Con cái ngoan ngoãn và thành đạt mới đáng để tự hào chứ mấy thằng trọc phú, con cái hư hỏng, văn hóa lùn tịt thì có gì để tự hào. Ấy thế mà cái bọn người đấy lúc nào cũng hợm hĩnh, ra vẻ ta đây, hình như họ không biết xấu hổ cậu ạ.

Rồi như chợt nhớ ra chuyện quan trọng, ông nhìn tôi, ngập ngừng:

- Vừa rồi cậu nói cậu cũng biết làm thơ đúng không? Thế thì tôi đọc cậu nghe bài thơ tôi vừa viết tối qua, rồi cậu cho lời nhận xét thật khách quan nhé.

Tôi vội chối từ:

- Ấy chết. Chú đừng bắt cháu làm việc đấy. Cháu cảm thơ kém lắm ạ. Với lại, khả năng ăn nói của cháu cũng có vấn đề nên chú cháu mình ngồi uống nước nói chuyện khác đi ạ.

Ông nhìn tôi, vẻ khó hiểu:

- Làm thơ mà không thích nói chuyện về thơ thì làm thơ làm gì? Cậu có phong cách hệt thằng con trai tôi. Nó không thích nói chuyện về thơ ca nhưng lại thích nói chuyện về kỹ thuật vi tính, làm ăn, đại loại là những chuyện xã hội... Thằng ấy giỏi phết cậu ạ. Tự lập. Không thích dựa dẫm bố mẹ. Năm ngoái, vợ chồng nó mua được căn hộ hơn 6 tỷ bằng tiền kiếm được trong 3 năm đấy. Nó bảo không thích ở chung với bố mẹ nên hai vợ chồng nó phấn đấu kiếm tiền mua nhà rồi ra ở riêng. Giờ còn có 2 vợ chồng già, nhà thì rộng rãi, nhiều khi cũng thấy trống trải lắm.

Ông ngập ngừng một lúc rồi hỏi:

- Cậu có hay đi đổi gió không? Là đi này kia với em út ý.

Thấy tôi bưng chén nước kề môi, cứ tủm tỉm cười, ông vội nói:

- Chắc vợ chồng cậu hạnh phúc lắm nên không đi đổi gió chứ gì? Không có chuyện đó thì làm thơ mất hay, sáo lắm. Không có cảm hứng thì ra thơ sao được. Lẩn thẩn hết. Tôi đây này. Cái khoản gái gú còn máu hơn Ðỗ Hoàng nhiều. Vợ tôi, bà ấy cũng hiểu chồng mình là giới văn nghệ sĩ nên cái khoản lãng mạn này kia không thể thiếu. Bà ấy cũng văn minh lắm, không ghen, không abc gì. Biết tỏng là tôi có bồ bịch mà tảng lờ cứ như không. Mà quái lạ. Chồng là nhà thơ mà vợ lại không thích nghe thơ mới oái oăm. Nhiều đêm, chợt nảy ra tứ thơ hay, quay sang nói với bà ấy thì bà ấy lại gắt: Ông lặng yên cho tôi ngủ. Thơ thẩn cái gì. Cậu thấy có bực không?

Nhấp ngụm trà. Ông lại hỏi dồn: - Thế vợ cậu không phản đối cậu làm thơ à? Thằng cu con cũng không thích thơ đúng không?

Khi biết tôi đang độc thân, ông chùng giọng:

- Ừ, thế lại hay. Thoải mái cặp bồ, chả lo ai quản, chả lo làm tổn thương ai. Tôi nhiều lúc cũng muốn có bồ bịch bằng chúng bằng bạn nhưng ngại bà nhà tôi buồn nên khước từ hết. Nhà thơ mà. Nhiều gái mê lắm nhưng mình phải nghĩ đến tâm trạng của vợ con chứ...

Ông buông dở câu nói bằng tiếng thở dài.

Biết là phút thật lòng của ông nên tôi lảng sang chuyện khác để ông đỡ ngại chuyện chiến tích em út (gái miệng) của các nhà thơ. Chừng tiếng sau, vãn chuyện, ông đứng dậy ra về.

Vừa khóa cửa, chưa kịp bước lên cầu thang, tôi đã nghe tiếng ông oang oang điện cho nhà thơ Nguyễn Ðăng Hành: - Ông Hành à! Tôi là Trần Ðình Lý đây! Hôm nào tôi sang ông đàm đạo thơ rồi cùng nhau đi cưa gái nhé... Ừ. Nhà thơ mà! Gái gú không có thì ra thơ sao được! Lẩn thẩn hết!

*.

Hà Nội, chiều 16 tháng 03.2017



Ðặng Xuân Xuyến

Mục Lục


7. Thay Áo

Bạch Liên




Tháng chín vừa mở cửa bước vào khung trời, có nhiệm vụ giao mùa, tiễn nàng Hạ và đón tiếp nàng Thu. Vạt nắng khô khan của mùa hè vẫn còn quấn quýt góc phố. Hơi nóng gay gắt cố vươn mình, rơi rắc thêm những ngày nóng bức. Sợi nắng thủy tinh yểu điệu vẫn còn kiêu sa, giăng ngang vắt dọc trên khắp nẻo đường.

Nàng thu len lén về đầu ngõ. Nàng Hạ cứ nấn ná, chưa chịu nhấc gót chân son của mình ra khỏi thềm đời. Nàng Thu đành khép mình, thấp thỏm chen vào vài áng mây xám lửng lơ trên bầu trời sớm mai, khi hừng đông vừa chập chờn lóe ánh bình minh.

Trong đất liền, ta nhìn thấy mùa thu giành lấy không gian rõ ràng hơn. Hàng cây hai bên đường cứ tiu nghỉu buồn tủi, thút thít nhìn cuống lá tội nghiệp đang ủ rũ thay màu. Cành nhánh rưng rưng giọt lệ hoen mi, lo sợ ngày mai cuống buồn sẽ rời xa ta mà đi. Khi ngọn gió thu giao mùa vẫy gọi, thì cuống gầy đành phải héo úa, cúi đầu buông tay.

Còn nỗi buồn nào thấm thía hơn khi vạn vật ngậm ngùi, đứng nhìn tận mắt một khúc phim xúc động phân ly này. Tháng chín quay về thì màu nâu, vàng, tím, đỏ sẽ thay nhau tô sắc không gian. Màu xanh ngọc bích kiều diễm chỉ còn là màu kém cỏi, rất ít ỏi trong khung cảnh thu quyến rũ.

Những bước chân của thế nhân như đồng tình với rừng thu thay lá. Vì thế, tầm mắt mơ mộng của con người cũng sẽ âu yếm, trìu mến ngắm nhìn màu vàng thu lãng mạn, đang âm thầm nhuộm phết góc trời. Từng chiếc lá buông mình, chao đảo theo ngọn gió tru rít vô tình, bỏ lại sau lưng những cành cây trơ trọi.

Tháng ngày hẩm hiu khi toàn thân xương xẩu đứng chơi vơi một mình. Cây cỏ có khác gì là con người ở tuổi xế chiều, khô khan trụi lá, là nỗi cô đơn trống vắng. Trạng thái tiêu cực vây quanh, nên lá đành im tiếng. Mặc cho ngọn gió giao mùa mang chút hơi hám của nàng Ðông đến sớm. Vài cơn gió lành lạnh sẽ chạm nhẹ vào sân đời.

****
Khi chúng ta thấy dưới gốc cây là khối lá vàng tàn phai, im lìm chờ mục rửa. Ðây là dấu hiệu, cho người dân biết, đông phong sắp về đầu ngõ. Làn gió cào quét, sẽ quất mạnh nhiều hơn. Gió là anh chàng lạnh lùng, đuổi xua bao chiếc lá ngậm ngùi, rời xa khung trời mơ mộng.
Gió bạc bẽo thay lòng, vội vàng quên hết khoảnh khắc bên nhau. Ngược lại, nàng lá hiền hòa luôn in khắc kỷ niệm, một thời chung tình, chung thủy với chàng gió. Gió thường ve vuốt lá xanh, tạo niềm tin yêu đời cho lá thêm xinh tươi với dáng vẻ kiêu sa.


Giao mùa tháng chín quay về

Ðuổi xua nàng Hạ ê chề quay lưng

Lá xanh từng chiếc ngập ngừng

Cuốn theo chiều gió đã từng lả lơi

*

Giao mùa người cũng chơi vơi

Ðêm dài, ngày ngắn, mặt trời ngủ say

Lá, người... thay áo từng ngày

Vàng xanh nâu đỏ, tàn phai rụng rời


***********

Bạch Liên

Mục Lục


8. Những Ðền Chùa Linh Thiêng Ở Việt Nam

Vũ Thị Hương Mai




Việc những ngày đầu xuân đến đền chùa để cầu xin tài lộc, cầu duyên lứa đôi, cầu con cái, cầu quan chức... là tập tục ngàn đời được người dân tín ngưỡng. May mắn thì người cầu sẽ có được như mong đợi. Tuy nhiên, không phải tất cả đều ?cầu được ước thấỷ mà do cái phúc của mình nhiều hay ít mà được kết quả tương xứng với cái phúc đấy.

Nhân dịp đón chào năm mới, Vũ Thị hương Mai tổng hợp những ngôi đền, chùa linh thiêng về cầu duyên, cầu con, cầu quan lộc... ở Việt Nam để bạn đọc cùng tham khảo.



1: Chùa Hà (Hà Nội)

Chùa Hà có tên chữ là Thánh Ðức tự, cùng với đình Bối Hà, lập thành cụm di tích đình - chùa Hà nằm trên mảnh đất, trước kia thuộc làng Dịch Vọng, huyện Từ Liêm, nay thuộc phố Chùa Hà, thôn Trung, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội.

Không biết từ bao giờ mà người ta thường rỉ tai nhau về một địa điểm mà ai cũng cho rằng là nơi cầu duyên linh thiêng bậc nhất Hà Nội nói chung và Việt Nam nói riêng. Nên cứ như vậy những người đang ?lận đận? chuyện tình duyên thường ghé thăm chùa Hà để sớm tìm thấy một nửa tương lai của mình.

Theo truyền thuyết: Chùa Hà được xây dựng lên để vua Lê Thánh Tông (trị vì 1460-1497) bày tỏ lòng nhớ ơn các đại thần Nguyễn Trãi, Nguyễn Xí, Ðinh Liệt đã cưu mang mình và phế bỏ Lê Nghi Dân để đưa mình lên ngôi vua vào năm 1460.

Du khách đến lễ Chùa Hà, ngoài việc tìm tới sự trong lặng nơi cõi Phật, ai cũng cầu nguyện một tình duyên trọn vẹn. Người đang yêu mong tình yêu đẹp mãi, hạnh phúc mãi; kẻ cô đơn mong sớm tìm được một nửa còn lại. Người già thì cầu mong sức khỏe, bình an cho gia đình. Ai cũng tin Ðức Phật từ bi cũng như Thánh Mẫu trên cao sẽ thấu hiểu được lòng mỗi người.

Nhiều nhất là thanh niên nam nữ không chỉ ngày rằm, mùng một hay đầu năm mới mới đến chùa thắp hương cầu xin mà dường như quanh năm, chùa lúc nào cũng đông khách. Dọc con phố dẫn vào chùa Hà, ngoài các lễ vật được bày bán, hoa hồng được bán khá nhiều (có thể hoa hồng được xem là loài hoa dành cho tình yêu, thích hợp cho việc ?cầu duyên?). Ngoài ra, để phục vụ cho các ?tình yêủ, các cặp đôi vòng, nhẫn cũng được các chủ hàng bày bán.



2: Phủ Tây Hồ (Hà Nội)

Phủ Tây Hồ nằm trên bán đảo lớn giữa Hồ Tây; nay thuộc phường Quảng An, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội, Việt Nam. Phủ thờ Liễu Hạnh Công chúa, một nhân vật trong truyền thuyết, và là một trong bốn vị thánh bất tử trong tín ngưỡng của người Việt. Theo truyền thuyết, phủ được xây dựng vào khoảng thế kỷ 17 nhưng có thể có muộn hơn. Vì trong các sách nói về di tích của Thăng Long ? Hà Nội cổ ra đời đầu thế kỷ 20 như Thăng Long cổ tích khảo, Long Biên bách nhị vịnh, Tây Hồ chí, Hà Thành linh tích cổ lục,?đều không ghi chép về di tích này.

Phủ Tây Hồ đã được Bộ Văn hóa (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) cấp bằng di tích Lịch sử-Văn hóa ngày 13 tháng 2 năm 1996. Ngoài ra, tại sân phủ có một cây si cổ thụ cũng đã được công nhận là ?cây di sản Việt Nam?, và ở kề bên phủ còn có đền Kim Ngưu thờ Trâu Vàng theo truyền thuyết.

Phủ Tây Hồ được coi là một trong những chốn linh thiêng nhất trong hệ thống đình chùa của Hà Nội. Chính vì điều này mà ngày người ta đi Phủ Tây Hồ không chỉ để cầu tài lộc mà còn để cầu duyên. Ðến phủ Tây Hồ không thiếu những bạn gái, bạn trai lững thững đi một mình đầy tâm trạng.



3: Am Mị Nương (Hà Nội)

Am Mỵ Nương nằm trong chùa Cổ Loa (Hà Nội). Trong chùa, có am nhỏ thờ một bức tượng không đầu được trang trí rất đẹp và sang trọng. Theo người dân sống tại đây, bức tượng này là thờ công chúa Mỵ Châu bị vua cha chém đầu vì tội phản bội trong truyền thuyết xa xưa.

Câu chuyện tình cảm sắt son, chung thủy của nàng Mỵ Nương cùng Trọng Thủy khi xưa đã khiến bao người cảm động, tin tưởng rằng đến nơi đây cầu duyên sẽ được linh ứng. Cứ thế, một đồn mười, người ta đổ về đây mong kiếm tìm hạnh phúc?. Chính vì vậy am Mỵ Nương được người đời truyền tụng là rất có ứng nghiệm trong cầu duyên và hạnh phúc gia đình.



4: Chùa Phúc Khánh (Hà Nội)

Chiều muộn, chùa Phúc Khánh (Thanh Xuân, Hà Nội) vẫn không thiếu những đôi trẻ hay cô gái đi lễ. Vẻ mặt đầy âu lo, Dung (giáo viên dạy Văn tại Hà Nội) khẽ nhắm mắt và chắp tay vái trước các ban thờ với xấp tiền lẻ trong tay. Lễ xong, cô ngồi trầm ngâm ở bậc thềm chùa, rút thẻ trong túi ra đọc.

Dung lo lắng kể: ?Lẽ ra hôm nay mình chỉ định đi rút thẻ đầu năm. Nhưng thầy bảo quẻ thẻ nói rằng tình duyên năm nay có trục trặc. Nếu mình không thành tâm cầu duyên ở nhiều chùa thì khả năng tan vỡ rất cao, không thì người chồng tương lai cũng sinh tính trăng hoa, hư hỏng?. Việc cầu duyên nằm ngoài dự định lần đi chùa này của Dung.

Tâm trạng chung của những cô gái chàng trai khi đi khấn cầu duyên có khi là niềm vui được trong tay nhau đi lễ chùa, có khi là nỗi lo lắng, khổ sở? Nhưng điều mà họ cảm thấy được rõ nhất chính là sự bình yên trong tâm hồn. Từ đó, họ tin vào điều mình nguyện cầu sẽ thành sự thực.



5: Chùa Hương (Hà Nội)

Chùa Hương là cách nói trong dân gian, trên thực tế chùa Hương hay Hương Sơn là cả một quần thể văn hóa ? tôn giáo Việt Nam, gồm hàng chục ngôi chùa thờ Phật, vài ngôi đền thờ thần, các ngôi đình, thờ tín ngưỡng nông nghiệp. Quần thể di tích danh lam thắng cảnh chùa Hương bao gồm 18 đền chùa, hang động nằm rải rác ở 4 thôn Yến Vĩ, Ðục Khê, Hội Xá và Phú Yên thuộc xã Hương Sơn, huyện Mỹ Ðức, thành phố Hà Nội. Di tích chùa Hương mang đậm nét văn hóa Phật giáo Việt Nam. Nơi đây, từ ngàn xưa đã có câu ?Bầu trời cảnh Bụt?. Chùa Hương đang được đề cử là 1 trong Top 10 điểm du lịch tâm linh thu hút du khách nhất ở Việt Nam.

Chùa Hương là một điểm du lịch tâm linh được nhiều người tin tưởng để cầu sức khỏe, công danh, tài lộc? và cũng là 1 trong số những điểm hiếm hoi để cầu con ở Miền Bắc.?.



06: Chùa Ðá (Hưng Yên)

Theo nhà nghiên cứu văn hóa Ðặng Xuân Xuyến trong Vào Chùa Lễ Phật - Những Ðiều Cần Biết: ?Cách thị trấn Ân Thi (Hưng Yên) chừng 1km về phía thị trấn Kẻ Sặt (Hải Dương), thuộc thôn Ðỗ Hạ, xã Quang Vinh, huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên có một ngôi chùa được gọi là chùa Ðá.

Tương truyền vào thời Lý, có cô thôn nữ đẹp người đẹp nết của làng được hoàng cung tuyển chọn làm thiếp yêu cho vua. Vào ngày cô dời làng lên xa giá về cung, bỗng xuất hiện đám mây ngũ sắc, hình dáng tựa con rồng xanh, như đang ngồi che chở cho cô, theo cô về triều. Dân làng cho đó là điềm lành nên hoan hỷ lắm, liền lấy điềm đó đổi tên làng thành làng Ðỗ Xá .

Sau khi sinh cho triều Lý một hoàng tử, cô thôn nữ làng Ðỗ Xá không bệnh mà tự dưng hóa. Ðêm đó, trời đổ mưa như trút nước. Sáng ra, dân làng thấy trên khúc sông đầu làng nổi lên những phiến đá, cột đá, kèo đá... đủ xây dựng một ngôi chùa. Dân làng cho rằng trời đất cảm thương bà liền dùng những đồ đá đó dựng lên ngôi chùa, để thờ cúng bà, gọi đó là chùa Ðá. Và làng Ðỗ Xá được triều đình đổi tên là làng Ðá từ đó.

Việc thờ tự ở ngôi chùa Ðá cũng giống các ngôi chùa khác ở Bắc Bộ, cũng theo tín ngưỡng tứ phủ.

Gian chính điện thờ Phật. Hai bên chính điện thờ Ðức Ông, Ðức Thánh Hiền, Thành Hoàng và Hồ Chủ Tịch.

Gian thờ Mẫu nằm bên cạnh, hơi chếch về phía sau chính điện. Ngoài việc thờ Tam tòa Thánh Mẫu, Quan Ngũ Hổ, gian thờ Mẫu còn thờ Bà Chúa Sơn Trang, Ðức Thánh Trần Triều...

Những ngày đầu tháng, đầu năm âm lịch, dân trong vùng đến lễ Phật, lễ Mẫu.... để cầu xin tài lộc.?. Theo tác giả Ðặng Xuân Xuyến thì ngôi chùa (làng) Ðá rất linh ứng trong việc cầu con và cầu duyên.



07: Ðền Ủng (Hưng Yên)

Theo nhà nghiên cứu văn hóa Ðặng Xuân Xuyến trong Vào Chùa Lễ Phật - Những Ðiều Cần Biết: ?Ðền Phù Ủng toạ lạc tại làng Phù Ủng, xã Phù Ủng, huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên. Là đền thờ tướng quân Phạm Ngũ Lão - danh tướng đời Trần - người có công lớn, giúp Trần Hưng Ðạo trong kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên Mông và Ai Lao.

Trong quần thể di tích thờ danh tướng Phạm Ngũ Lão tại Phù Ủng, có lăng Phạm Tiên Công (thân sinh ra danh nhân Phạm Ngũ Lão), đền Nhũ Mẫu (mẹ nuôi tướng quân Phạm Ngũ Lão), đền Tĩnh Huệ công chúa (con gái tướng quân Phạm Ngũ Lão), theo lối kiến trúc thời Nguyễn. Ngoài ra còn có lăng Vũ Hồng Lượng (quan dưới triều Lê), kiến trúc nghệ thuật điêu khắc đá thời Hậu Lê (thế kỷ 17).

Hàng năm, từ 11 - 15 tháng Giêng âm lịch, dân làng thường mở hội, để tưởng nhớ công lao của vị danh tướng yêu nước. Ðây cũng là lễ kỉ niệm ngày ra quân của tướng quân Phạm Ngũ Lão năm xưa.

Vào các ngày hội, mọi người sắm lễ vào dâng hương, cầu xin tướng quân phù hộ cho gia đình có được may mắn, sức khỏe. Người ta tin rằng mọi lời khấn cầu sẽ được linh nghiệm. Người ta cũng thành tâm xin thẻ để biết được cửa nhà, gia sự trong một năm như thế nào. Thường thì người ta hay xin thẻ ở gian thờ Mẫu, hy vọng sẽ được Mẫu linh ứng, chở che cho cả năm được tai qua nạn khỏi, sức khỏe dồi dào, tài lộc sung túc...

Một nét đặc sắc ở lễ hội đền Phù Ủng là khi rước, nhân dân thường chen nhau chui qua gầm kiệu với ý nghĩa cầu mong sẽ thực hiện được những điều mong muốn lớn lao trong đờị?



08: Ðền Mẫu Hoa Dương (Hưng Yên)

Theo nhà nghiên cứu văn hóa Ðặng Xuân Xuyến trong Vào Chùa Lễ Phật - Những Ðiều Cần Biết: ?Ðền Mẫu (còn gọi đền Hoa Dương) toạ lạc ở phố Bãi Sậy, phường Quang Trung, thành phố Hưng Yên, được xây dựng vào thời Trần Nhân Tông, niên hiệu Thiệu Bảo nguyên niên (1279), được dân gian truyền tụng là ngôi đền linh thiêng có tiếng.

Theo truyền thuyết, vào thế kỷ XIII khi quân Nguyên xâm lược nhà Tống, vua và hoàng tộc nhà Tống (Trung Quốc) xuống thuyền tháo chạy về phương Nam lánh nạn. Vì không chịu khuất phục trước sự truy bức của quân Nguyên, vua Tống và một số người trong hoàng cung nhảy xuống biển tự vẫn. Thi thể của Dương Quý Phi trôi dạt về vùng cửa sông Phố Hiến, được người dân nước Việt chôn cất chu đáo. Người nội thị của triều đình Bắc quốc là quan thái giám họ Du trong cơn loạn lạc tới Phố Hiến, được nhân dân địa phương giúp đỡ đã tập hợp những người Hoa lánh nạn hưng công xây dựng đền thờ, lập nên làng Hoa Dương. Khi thái giám mất, dân làng tôn làm thành hoàng làng, ngôi mộ được giữ gìn trong khuôn viên của đình Hiến.

Ðền Mẫu thờ Dương Quý Phi ở thị xã Hưng Yên được dân gian ca tụng là một trong những ngôi đền linh thiêng ở miền Bắc về cầu tình duyên, cầu con cái và cầu của cải.

Lễ hội đền Mẫu diễn ra từ ngày 10 đến 15 tháng 3 âm lịch. Trong ngày hội, sân đền tổ chức thi đấu cờ, thi đấu tổ tôm, chọi gà; buổi tối hát chầu văn, hầu đồng.?



09: Ðền Kiếp Bạc (Hải Dương)

Trong tâm thức dân gian, Hưng Ðạo Ðại Vương được vinh danh là đức Thánh Trần và đồng nhất Ngài với Ngọc Hoàng thượng đế, từ đó tạo nên một dòng đạo Nội - đạo Thanh đồng, mà đức Thánh Trần là giáo chủ.

Suốt mấy trăm năm qua, Ðức Thánh Trần đã thực sự có ảnh hưởng sâu đậm tới đời sống tâm linh của người dân Việt. Nhất là tín ngưỡng hầu đồng, ban ấn... ở đền Kiếp Bạc.

Dân gian tin rằng, muốn cầu được thăng quan tiến chức thì xin ấn Triều triều Hưng Ðạo vương chi ấn, hoặc Quốc pháp Ðại vương; cầu được sinh con, cầu xin việc trừ tà sát quỷ, diệt giặc dã, giữa bệnh, thì xin ấn Phi thiên thần kiếm linh phù.

Sau khi làm lễ ban ấn, nhân dân xin ấn về treo ở nhà và tin rằng sẽ gặp được nhiều may mắn.



10: Ðền Sình (Hải Dương)

Ðền Sinh thờ thần Phi Bồng là con của đôi vợ chồng trên vì những chiến công hiển hách. Ðền tọa lạc trên sườn núi Ngũ Nhạc, xã Lê Lợi, huyện Chí Linh, Hải Dương.

Chuyện kể rằng, xưa có hai vợ chồng Chu Thức và Hoàng Thị Ba hiếm muộn, đã bước sang tuổi ngũ, lục tuần mà vẫn chưa có con nối dõi. Một hôm, hai người hai người ngủ tại chùa thì mộng thấy một vị sứ giả đến ứng mộng nói rằng: ?Ta là Sơn Thần, phụng sắc chỉ Ngọc Hoàng giáng trần báo cho vợ chồng ngươi biết là sau này sẽ có sao xuống đầu thai vào nhà ngươi để giúp dân, cứu nước!?. Quả thật sáng hôm sau, họ bước ra khỏi cửa chùa thì thấy một vết chân người rất lớn. Ông Chu ướm thử không vừa, bà Ba ướm vào thì tự nhiên vết chân biến mất, về nhà một thời gian sau, bà Ba có thai, sinh ra một cậu con trai khôi ngô tuấn tú, đặt tên Hiên, hiệu Phúc Uy. Lớn lên, người này làm được rất nhiều việc lớn, phò vua giúp nước? nên được lập đền thờ để tưởng nhớ công ơn, gọi là Phi Bổng.

Nghi thức cầu tự tại đền Sinh bắt nguồn từ thế kỷ thứ VI và được lưu truyền đến tận ngày nay. Theo đó, trong đền có một phiến đá là Ðức Thánh mẫu Thạch Bàn, đá cao chừng 3m, rộng khoảng 5m có hình dáng như người phụ nữ đang nằm ngửa lúc lâm bồn. Người vô sinh hiếm muộn đến đây cầu con đều sờ vào phiến đá với mong muốn xin được phước lành.



11: Chùa Ðô Mỹ (Thanh Hóa)

Sư thầy Thích Ðàm Hưng trụ trì chùa Ðô Mỹ (xã Hà Tân, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa) cho hay, nơi đây nhiều điều kỳ lạ nhưng có thật.

Theo thống kê của thầy Hưng thì có rất nhiều vợ chồng hiếm muộn đến nhờ thầy làm lễ, sau đó có con. ?Nhiều lắm, tôi chưa thể thống kê hết trong lúc này. Trong tỉnh, ngoài tỉnh đều có cả. Có gia đình không có con do chồng hoặc vợ bị bệnh. Có vợ chồng khỏe mạnh bình thường, nhưng cưới nhau nhiều năm vẫn không có con. Vì thế, họ đã tìm về chùa, nhờ tôi làm lễ để cầu kiếm mụn con?, thầy Hưng cho biết.

Theo thầy Hưng, không phải ai đến cầu cũng có con. Quan trọng họ đến cầu phải chân thành. Những gia đình cầu được con nhờ họ có đức tin lớn. Ðặc biệt, họ phải là người có duyên với chùa thì cầu mới được như ý muốn.



12: Chùa Ngọc Hoàng (Sài Gòn)

Tại chùa Ngọc Hoàng, phòng thờ ông Tơ, bà Nguyệt, Kim Hoa thánh mẫu là nơi được cúng bái đông đúc nhất nên người ta hay đi chùa Ngọc Hoàng cầu con. Vì theo lời đồn đại, chỉ cần thành tâm và sờ vào tượng ông Tơ, bà Nguyệt, Thánh mẫu sẽ cầu được con, cầu được tình duyên mau tới. Chính vì thế, mỗi dịp lễ, Tết, và cả ngày thường người dân đều đổ về chùa Ngọc Hoàng cầu con rất đông.

Người dân muốn cầu con thì đến phòng thờ Kim Hoa thánh mẫu và 12 bà mụ nằm phía bên trái chánh điện. Ở đây, luôn có người của nhà chùa túc trực để hướng dẫn khách thập phương cách cúng bái.



13: Chùa Từ Quang (Sài Gòn)

Chùa được xây dựng từ rất lâu đời, hiện do hòa thượng Thích Nhất Hạnh làm trụ trì. Ðịa chỉ: Ven quốc lộ 1, đoạn đi qua xã Tân Kiên, huyện Bình Chánh, TP. HCM.

Lễ vật ?cầu con? ở chùa cũng khá độc đáo, khi đến cầu con, bạn chỉ cần mang theo những món đồ, vật dụng dành cho trẻ em như: sữa, bánh ngọt, áo quần em bé (tùy theo nếu bạn muốn xin con trai, con gái), đồ chơi trẻ em?

Hòa thượng Thích Nhất Hạnh, trụ trì chùa Từ Quang, cho biết từ năm 2000, chùa bắt đầu thờ hương linh trẻ con vô danh. Ða phần là con của các công nhân gần đó nạo phá. Trước đây, ngày thường có vài người đến cầu siêu, thắp hương nhưng không hiểu sao gần đây Phật tử đến nhiều. Vào ngày rằm lên đên vài ngàn người, đứng kín cả sân.

Chùa Từ Quang, từ năm 2009 đến nay luôn là điểm đến quen thuộc ngày Tết Trung thu của những ông bố bà mẹ tìm về sám hối lương tâm chỉ vì những phút nông nổi mà đã ra tay tước đoạt quyền sống những đứa con của mình.

*.
***********

Vũ Thị Hương Mai

Mục Lục


IV. Hộp Thư Toà Soạn ___________________________________________________



Nguyệt San Giao Muà xin cám ơn những thân hữu đã dóng góp bài vở cho Nguyệt San Giao Muà số 267 . Một số bài khác sẽ được đăng dần vào số tớị Mong mỏi sẽ nhận được những sáng tác của các bạn bốn phương để cho Nguyệt San Giao Muà thêm phần hương sắc trong tương laị

Mục Lục


Thể lệ để nhận Nguyệt San Giao Muà: 1) Ðể vào danh sách của NSGM (subscribe), xin gửi email về GiaoMua@hotmail.com
2) Ðể rút ra danh sách của NSGM (unsubscribe), xin gửi email về GiaoMua@hotmail.com
3. Mọi chi tiết, thể lệ, thắc mắc, xin gửi về: GiaoMua@hotmail.com 4. Mọi bài vở, đóng góp, xin gửi về: GiaoMua@hotmail.com Nguyệt San Giao Muà Homepage: http://www.GiaoMuạcom Thể lệ gửi bài cho Nguyệt San Giao Muà: Mong bạn gửi Bài cho GM theo cách này là tốt nhất : 1. Dùng mẫu chữ Vietnet (VIQR) hay Unicode 2. Viết Hoa chữ đầu của bài và bút hiệụ Ví dụ: Giọt Mưa Trên Lácủa NS Phạm Duy 3. Gửi bài ngay trong email (không kèm file), để cho BBT khỏi mất công download xuống để đọc 4. Gửi tất cả các bài trong 1 tháng 1 lần trong1 email, nếu tiện. 5. Bài vở xin gửi đến trước ngày 25 mỗi tháng 6. Mọi chi tiết, thể lệ, thắc mắc, xin gửi về: GiaoMua@hotmail.com Cám ơn bạn rất nhiều, vì nhân sự có hạn, BBT không thể ngồi đánh máy lại từng đề bài hay bút hiệụ

Ðịa Chỉ Liên Lạc:

Nguyệt San Giao Muà
P.O . Box 378
Merrifield, Virginia 22116
USA

Trang Nhà 

Web Counters
Web Site Hit Counter

Copyright 2002 by Giao Muà e-magazine and respective authors