Nguyệt San phát hành định kỳ vào mỗi đầu tháng

www.GiaoMua.com

Nguyệt San Giao Mùa
P.O.Box 378
Merrifield, Virginia 22116
USA

GiaoMua@hotmail.com

+++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++

Số 236

Ngày 1 tháng 12 năm 2021

Home | Giao Mùa (Unicode) | Giao Mùa (Vietnet)
Những Số Cũ | Thư Ngỏ | Liên Lạc

Chủ Nhiệm kiêm Chủ Bút: Ðinh Trường Như (TK Trung Kỳ)

Ban Biên Tập:

Mạc Phương Ðình, Phan Thái Yên

Chung Thủy, Nguyễn Thị Thanh Dương

& TK Trung Kỳ

Mọi bài vở đóng góp xin gửi về GiaoMua@hotmail.com

Web Counters

Copyright 2002 by Giao Muà e-magazine and respective authors

++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++

Mục Lục

Bài vở trên Giao Muà là do các tác giả gửi đăng và Giao Muà không chịu trách nhiệm về nội dung. Muốn xin trích đăng lại, xin liên lạc với GiaoMua@hotmail.com.

I . Thơ _______________________________________________________________________

++
1. Cảm Ơn Cơn Gió Chiều Nay Thổi ______ Phạm Nhật Quỳnh
2. Tháng Mười Hai Mùa Hoa Cải ______ Nguyễn Thị Thanh Dương.
3. Nói Cùng Anh ______Thanh Hà
4. Thương tặng chị Kim Tiêng ! ______ Vân Hà
5. Bước Thời Gian ______ Hàn Thiên Lương
6. Tri Kỷ Hỡi ... Người Ở Ðâu Chẳng Thấy ... ______Ngọc Long
7. Em Là Người Tình Của Lính ______ Phạm Ngoc Thái
8. Vin Giữ Sợi Buồn ______ Thylanthảo
9. Phượng .. ______ Tuyền Linh
10. Cố Nhân (của ngày xưa) ______Tình Hoài Hương
11. Sáng Chủ Nhật Mưa Phùn ______Như Nguyệt
12. Milly Hay Quê Hương Ta ______ ChinhNguyen/H.N.T.
13. Tình Xa Thu Gần ______ Viễn Phương
14. Lỡ Chuyến Tàu Ði ______ Lê Miên Khương
15. Xóa Tan ______ Bạch Liên
16. Tình Sầu Canh Cánh Mãi Thu Ơi! ______ Nam Thảo
17. Tri Ân ______ Vân Hà
18. Ngập Ngừng ______ Sông Cửu
19. Viết Cho Con ______ Ðặng Xuân Xuyến
20. Nơi Ấy Mùa Ðông ______ Kim Loan

II . Văn _______________________________________________________________________

1. Ước Nguyện Ðêm Giáng Sinh ___________ Nguyễn Thị Thanh Dương
2. Khi Ðịnh Mệnh Cúi Nhìn ___________ Tình Hoài Hương
3. Tự Trầm (phần II) ___________ Phan Thái Yên
4. Tưởng Chừng Như ___________ Thanh Hà
5. Trò Chuyện Với Khoảng Không Trước Mặt ___________ Tuyền Linh
6. Trăng Thanh Bình ___________ Phạm Nhật Quỳnh
7.Bài Thơ "Lửng Ðèo Tình Khúc" Của Phạm Thành ___________ Ðặng Xuân Xuyến
8.Chờ Ðông (NS Ngân Giang) ___________ TN.A
9.Gió Có Biết ! ___________ Bạch Liên
10. Tháng Mười Hai Nhớ Bạn ___________ Kim Loan
11.Bà Cụ Tuần ___________ Qúy Thể
12. Xứ Lạ Niềm Thương ___________ Trần Thị Hiếu Thảo

III . Trả Lời Bạn Ðọc__________________________________________________

1. Nhắn Tin/Trả Lời Bạn Ðọc _______ Ban Biên Tập

I . Thơ __________________________________________________

1. Cảm Ơn Cơn Gió Chiều Nay Thổi  


Cái ngày xưa ấy dại khờ
Vô tình đánh mất tuổi thơ ngọt ngào
Vòng tay ôm trọn nỗi đau
Cuộc đời mòn mỏi thắm vào cô đơn 

Từng đêm lạnh giá tủi hờn 
Chăn đơn gối lẻ chập chờn giấc ngoan
Nợ duyên âu đã lỡ làng
Bấy lâu nào dám đeo mang chữ tình
Lạnh lòng lạnh cả môi xinh
Lửa nào đủ nhuốm cho tình lên ngôỉ
Cỏi lòng mưa, ngỡ nguội rồi
Gió chiều nay thổi rối bời tơ vương
Quyện vào câu nhớ câu thương
Gừng cay muối mặn lòng vương vấn lòng
Trăng vàng trôi giửa trời trong
Nhạc tình trổi giửa mênh mông đất trời
Ðan tay nhau mãi tình ơi
Ngày thu giờ sắp qua bờ hanh hao
Lửa tình ai đã thầm trao
Thì xin sưởi ấm lòng nhau kiếp nầy
Tóc xanh dẫu trắng màu mây
Cũng xin ghi tạc tình ai trọn đời .

                                                        
Phạm Nhật Quỳnh   
Mục Lục


2. Tháng Mười Hai Mùa Hoa Cải Tôi tương tư một loài hoa dân dã , Tháng mười hai mùa hoa cải gọi mời , Cứ đong đưa đừng bay mất hoa ơi , Ðừng theo gió bay về trời xa lắm. Không về phố chợ cho người mua bán , Ai yêu hoa thì tìm đến nơi đây , Tôi gặp mùa hoa ở cuối chân mây, Hoa cải vàng trên cánh đồng vô tận. Gió chuyển mùa đông trời se se lạnh , Ði trong sương mù chợt thấy hoa vàng , Tưởng xa xăm khi tôi mộng thiên đàng , Hóa ra thiên đàng ở ngay trước mặt. Hoa không trang điểm hội hè đình đám, Hoa mọc hồn nhiên trên khúc đường quê , Bên bờ sông vắng hoa cải vàng mơ, Cánh bướm chập chờn thành câu thơ đẹp. Thơ có sẵn tôi không cần ghi chép, Ngồng cải vươn cao khoe những đóa hoa , Ðang mùa đông tôi cứ ngỡ xuân về , Không gian tình tự tuổi vừa mười tám. Tôi thả tóc gió hôn từng sợi tóc , Tôi mời gió phất phơ tà áo bay, Tôi gọi mù sương của tháng mười hai , Cùng tôi đón chào một mùa hoa cải. Hoa đẹp thế nhưng tôi không nỡ hái , Ðời có gì là riêng của mình đâu , Chia với thế gian khoảnh khắc tâm đầu , Tình tri kỷ vì một mùa hoa nhé. Mùa hoa ngắn ngủi nên tôi vội vã , Hôm nay yêu sợ mai sẽ phai tàn , Ði giữa rừng hoa tôi mặc áo vàng , Hoa cải về trời tôi buồn ở lại. Nguyễn Thị Thanh Dương. NGƯỜI QUEN VỪA QUA ÐỜI. Tôi đã buồn suốt một buổi chiều, Khi được tin anh vừa qua đời, Hôm nay trời mùa Thu muốn khóc, Mùa Thu sẽ tiễn đưa một người. Tử sinh vẫn là chuyện đời thường, Không ngăn được giọt lệ tiếc thương, Mới hôm qua người thân gần gũi, Hôm nay đã chia lìa đôi đường. Anh trải qua những ngày ốm đau, Những lần xét nghiệm những lo âu, Những toa thuốc những lần xạ trị, Không cứu được anh chẳng nhiệm màu. Khi linh hồn đã lìa xác thân, Anh đã trả xong món nợ trần, Căn bệnh theo anh về cát bụi, Anh bây giờ một cõi yên bình. Ngày mai đưa anh ra nhà quàn, Có vợ con anh có họ hàng, Có bạn bè thăm anh lần cuối, Có khói hương và vòng hoa tang Cho tôi gởi một nén hương lòng, Tôi ở xa không thể viếng thăm, Với người sống và người vừa khuất, Tôi chia nước mắt chia nỗi buồn. Thế là anh đã xa thật rồi, Mùa Thu thêm một chiếc lá rơi, Anh hãy nhẹ nhàng như chiếc lá, Chiếc lá khô bay về cuối trời. Nguyễn Thị Thanh Dương.
Mục Lục


3. Nói Cùng Anh
Ðể tưởng nhớ người chồng yêu dấu Sao dạo này em không còn hay khóc nữa Có phải vì lòng đã bớt yêu anh ? Có phải dòng thời gian vô hình chảy quá nhanh ? Cuốn trôi đi tám ngàn ngày đêm kỷ niệm ? Ngày anh đi linh hồn em khâm liệm Gói khối sầu nén chặt tận đáy tim Anh đi rồi cảnh vật hoá im lìm Buồn trơ trọi , buồn hắt hiu , buồn cô lẻ Một mình thẩn thơ trong căn nhà quạnh quẻ Tưởng dáng xưa còn hiện diện trên đời Tưởng dáng xưa còn đi đứng nằm ngồi Còn cười nói trao nhau ngàn yêu dấu Anh đi rồi đâu còn ai khen thức ăn em nấu Ðâu còn ai ngắm nhìn trầm trồ chiếc áo mới em vừa mua Ðâu còn ai nhắc nhở quàng khăn ấm khi trời trở sang mùa Ðâu còn ai săn sóc mỗi lần em đau ốm Anh đi rồi đâu còn ai ngồi nghe em kể chuyện Những chuyện vui, chuyện hài ,chuyện kẻ lạ người quen Ðâu còn ai để em trút tiếng khóc lúc muộn phiền Ðâu còn ai để khi giận hờn bắt đền đòi xin lỗi Dạo sau này em ít lệ rơi mỗi tối Không phải vì lòng đã bớt yêu anh Thách thức kim thời gian cứ tíc tắc thật nhanh Tám ngàn ngày đêm vẫn là tám ngàn lần trống vắng Những sáng lao xao những chiều tĩnh lặng Em cố nén sầu tự an ủi trần gian là cõi vô thường Em cố mĩm cười nhớ lại một thời ta yêu thương Chờ em anh nhé , chúng mình sẽ tái hồi nơi miên viễn !

Thanh Hà

Mục Lục


4. Thương tặng chị Kim Tiêng ! Xin chia buồn cùng với chị hôm nay Mồ côi mẹ, buổi cuối đời không gặp Không vuốt mắt, không một lời vĩnh biệt Cách trở muôn trùng, chỉ vọng lời cầu nguyện để nguôi ngoai Khi ra đi, từ thuở trắng đôi tay Vượt biển cả, chị với chồng sống sót Vòng tay mẹ , chị rời xa từ đó Canh cánh bên lòng, niềm thương nhớ khôn nguôi Mấy mươi năm, xứ người bôn ba bương chải Chị thành công, lo lắng chu toàn cho gia đình của cả đôi bên Vẹn chữ tòng, mà lòng luôn thương nhớ mẹ Nhớ mẹ tuổi già, chẳng dâng cơm vời nước Chuối ba hương nay rụng xuống bên đời Hết thật rồi, mẹ vĩnh viễn xa xôi Hình bóng mẹ, chỉ còn trong tâm tưởng. Vân Hà November 09 2021


























Vân Hà


Mục Lục


5. Bước Thời Gian Mỗi bước thời gian mỗi gánh sầu Người đi người đợi biết bao lâu Bao nhiêu giọt lệ đời cô phụ Mái tóc ngày xanh sớm bạc màu! Ngay buổi đầu tiên mới đến trường Ngày xanh thơ ấu đâu biết buồn Tung tăng vui bước chân chim sáo Có biết gì đâu nỗi đoạn trường! Lần lữa thời gian nâng tuổi đời Bước đi đi mãi rất xa xôi Bỏ quê bỏ mẹ buồn năm tháng Lạnh gót phiêu linh đến cuối đờị, Ôi ngắm vườn hoa rực sắc màu Nhưng hoa chẳng đẹp được bao lâu Xuân tàn hoa rũ cành úa héo Nắng gió thời gian kiếp dãi dầu! Ðứng ngắm rêu phong thành quách cổ Rùng mình thật sợ bước thời gian Ðền đài đá tảng nay xiêu đổ Năm tháng còn chi? Dấu phũ phàng! Lòng người phai nhạt theo thời gian Cả tấm trung trinh cũng úa tàn Son sắt nhạt mờ ngày tháng rụng Lệ buồn đổ ngập cảnh ly tan ! 24-10-2021 Hàn Thiên Lương


Mục Lục


6. Tri Kỷ Hỡi ... Người Ở Ðâu Chẳng Thấy ... Ta bật khóc vì cơn đau quằn quại Lệ chẳng trào nhưng tê tái dại điên Muốn như ai dao đá giải ưu phiền (1) Cho thống khổ thôi triền miên cào cấ´u Tâm sự đó ... Trời ơi ... Ai nào thấu Ðã bao ngày nay thành vết chém sâu Biết bao đêm thao thức suốt canh thâu Ôm ghì trán mà nghe hồn nức nở Giờ quanh ta chí còn toàn đổ vỡ Gió mây nào xao xuyến cõi trời thơ Thuyền trăng khuya đâu còn tiếng hò ơ Chung đối tửu vẫn còn yên trên chiếu Ðàn không bạn nên đàn cam lạc điệu Phú thơ kìa sao chẳng kẻ khen chê Ðốt đuốc tìm ... Chân đã dại đã tê Tri kỷ hỡi ... Người ở đâu chẳng thấy ... (1): Mượn ý thơ cuả Phùng Quán . " ... Giấy bút tôi ai đã cướp giật đi ... Tôi sẽ dùng dao khắc văn trên đá" Ngọc Long


Mục Lục


7. Em Là Người Tình Của Lính Tặng ca sĩ Thanh Trúc " Nếu em không là người yêu của lính " (*) Tiếng hát em đưa thuở còn chinh chiến Nửa đêm nay, anh thức dậy để nghe Giọng hát ngọt ngào, giọng hát ru xa. " Nếu em không là người yêu của lính Ai đem cánh hoa rừng về tặng em Ai trong gió sương cho em đợi chờ Và đến lúc anh về... Ai kể chuyện đời lính, em nghe! ". (*) Anh đi qua cả cuộc chiến tranh xưa Vẳng tiếng hát em, giữa rừng già năm ấy Nay nhớ lại lòng thương biết mấy Ôi, tình yêu của người lính muôn năm. Bài thơ này anh viết tặng em Cô ca sĩ một thời của lính Nghe em hát, dạ cồn cào cảm mến Anh gửi tình mình cho Ðất mẹ - Quê hương. Ta không mong gì bom đạn, chiến tranh Ðã dìm dân tộc vào trong bể máu Nhưng tiếng hát em thì ngàn lần yêu dấu Ðời đời... mãi mãi... không quên... Là người tình của lính, phải không em! Cao quí hơn vạn lần các cung phi, quận chúa Anh sẽ mang tình em suốt chặng đường thiên lý Mai rồi sống giữa vô biên. Ôi, Tây Hồ sóng nước mênh mông Có nghe tiếng hát em tôi, giữa đất trời Tổ quốc Tới một ngày cả hai ta đều khuất Bài thơ anh còn sống mãi, ngợi ca em Cô ca sĩ muôn đời của lính. Rất yêu thương (*) Lời của bài hát " Nếu em không là người yêu của lính ".

Phạm Ngoc Thái
Mục Lục


8. Vin Giữ Sợi Buồn * Sợi buồn đang rớt đang rơi Vin tay vịnh lấy tiếng cười mỉa mai Buồn từ đâu buồn tới đây Mang trăm nỗi nhớ chất đầy trong tâm Bước em đường cõi xa xăm Tự dưng chọn lấy có lầm không em? Sóng đời đang lặng ấm yên Ai đem giông bão chất đầy lụy bỉ Mắt chiều sương lạnh ướt mi Ðứng nhìn không nói câu gì lỡ quên Làm sao nghĩa trả âm đền Ðể đêm thương nhớ gọi tên thì thầm Sợi buồn từ nẽo xa xăm Gió chuyền thẳng hướng âm thầm đến đây Tình với em vẫn luôn đầy Bây giờ xa cách biết ngày nào nguôi Bên nhau xưa rộn tiếng cười Bây giờ chăn gối rã rời giấc đêm Thương em càng nhớ nhiều thêm Mượn câu thơ trải nỗi niềm tình anh thylanthảo 11-8-21 Tròn năm thương nhớ * Ngày vẫn qua và tháng vẫn trôi Trăng tròn trăng khuyết cảnh đổi dời Anh thương anh nhớ em nhiều lắm Tình vẫn ban đầu chẳng chút vơi Bao nhiêu năm kề cạnh ấm nồng Thuyền tình lờ lững sóng trên sông Vẫn xuôi êm chảy theo dòng nước Tình thắm nồng duyên thuận ý lòng Cô giáo lấy chồng tù cải tạo Tuổi đời anh vừa chẳn bốn mươi Sống ấm yên chuyện không phải dễ Cảnh khó khăn tình vẫn nở tươi Tay trong tay chung lòng nâng bước Ðất khách bên nhau dựng cảnh đời Mái ấm gia đình chung tạo được Bước đời ly xứ tạm an vui Ðã một năm lòng anh lạnh giá Ðắng xót thương buồn rối trong tâm Anh sống một mình nhà vắng vè Em bỏ đi biền biệt xa xăm Xe chở thi hài em ra cửa Ảnh hình còn nguyên nét không phai Mấy tháng cạnh kề em chăm sóc Ðêm đêm nghe tiếng gió thở dài Vẫn khói nhang trọn tình thực dạ Sáng tối đứng đọc kinh nguyện cầu Nhìn ánh mắt buồn thương chi lạ Mất hết rồi ngày tháng qua mau 4 mùa chuyển đổi theo ngày tháng Giá rét lòng anh cảnh thu đông Anh vuốt mắt em lần sau cuối Xúc cảm còn nguyên giữ trong lòng Trong cõi nhân gian làm sao kiếm Ðược người khéo léo lại tài hoa Em chẳng kiêu sang không kiều diễm Nhưng siêng năng chịu khó nhu hòa 12 tháng cảnh đời chớp mắt Trong lòng anh chuyện mới hôm qua Anh đốt nhang bưng cơm lên cúng Giọt lệ thâm tình ướt xót xa thylanthảo 10-10-21 buồn rơi rớt * Cầm bút sau mấy ngày vắng bút Bởi bệnh đau tuổi tác về chiều Trong bệnh viện 4 đêm thao thức Phòng một mình vắng lặng cô liêu Con chở về nhà bước vô cửa Hai con chó nhảy cởn mừng vui Không khói hương bàn thờ lạnh ngắt Ảnh vợ hiền không thấy nụ cười Mấy năm trước một lần tai nạn Xe lật mấy vòng nằm nhà thương Có vợ kề bên chăm săn sóc Nằm mê man cũng mấy đêm trường Vợ đẩy xe lăn ra bệnh viện Chở về nhà dìu bước vô nhà Cởi quần áo dẫn vô phòng tắm Gội đầu kỳ cọ thật thiết tha Em nấu cho ăn món nầy nọ Mang vô tận giường đở dậy ăn Chăm lo xong đi làm vội vã Tối trở về han hỏi ân cần Bây giờ bước vô nhà lửng thửng Ðứng lặng buồn nhìn trước ngó sau Ảnh vợ hiền năm nào hiện rõ Lệ nhớ thương tràn ứ nghẹn ngào Lần đó phải nằm hơn nửa tháng Mới bước đi trở lại bình thường Vừa đi làm vừa nuôi chồng bệnh Trọn tình nghĩa hết sức yêu thương Một mình tự thay quần thay áo Vào phòng tắm rửa nhớ đến em Thấy bụng đói vịn tường vào bếp Nấu cái gì để tối ăn thêm Nhà thật vắng một mình thui thủi Thường ngồi nghỉ cạnh bên bàn thờ Kể lể với em mình anh nói Mắt nhìn em nhang khói ảo mờ 25-10-21

Thylanthảo
Mục Lục


9. Phượng .. Người là Phượng, hay Người cánh phượng Mang lời ve rời khỏi Sài Gòn Nõn tơ cái thuở còn son Ðể cho ai đó chừ còn hoài mở Bến Hàn Giang lặm tình cổ độ Thuyền xa bờ thuyền dạt về đâu? Trăng lên tìm mộng giang đầu Múc trăng chỉ thấy một màu dư quang Từ đâu đó Người mang dáng dấp Áo trinh nguyên lụa bạch hồng hoang Người đi trắng cà Ðịa Ðàng Bước chân khuê các võ vàng hồn ta Trăng ái phủ bên thềm nguyệt lạnh Ta ngóp ngoi chìm nổi ái hà Ai đâu thấu được lòng ta Trăm năm còn lại một tà dương trôi Thôi chịu thế, thế thôi chịu thế! Ðợi luân hồi quay lại, lại quay .. Cơ duyên vạn cổ chuyển xoay Biết đâu duyên phận đẹp ngày tình lang Trái ngang ..ôi, lắm trái ngang ! ! ! Tuyền Linh
Mục Lục


10. Cố Nhân (của ngày xưa) Ngàn hoa trỗi dậy ngậm ngùi Ðôi ta chẳng thể ngọt bùi bên nhau Sương rơi ướt lệ ngàn dâu Vòng tay buông thõng dạ sầu bâng khuâng Hương xưa mắt biếc Có ngờ đâu nhiều mến tiếc ngại ngần Chân xiêu xiêu gió thoảng nhẹ lâng lâng Tình cao vợi bủa dâng đầy cách trở Người thương ơi lệ mờ tim vỡ Phút dạ hành dệt mộng xót xa Lá đung đưa bện gió với sương sa Mưa lác đác khẽ là đà rơi tí tách Hình bóng cũ bến đò chiều lữ khách Gót phiêu bồng ngõ ngách dấu chân in Anh (ngày xưa củả) lặng nhìn! Bên tường vy em đứng im? vẫy chào Tình yêu dấu ẩn chốn naỏ! * Tình Hoài Hương Mục Lục


11. Sáng Chủ Nhật Mưa Phùn Nhạc: Ðỗ Hải Thơ: Như Nguyệt Ca sĩ: Thanh Hà https://www.youtube.com/watch?v=SuYV38mQKX0 Sáng Chủ Nhật mưa phùn ảm đạm Em nhìn mưa, nhớ anh, buồn hiu! Sáng Chủ Nhật mùa thu lãng đãng Thu về rồi tháng Chín mưa rơi Anh xa xăm, xa tầm tay với Anh nghìn trùng chẳng thể gặp anh ơi! Mưa rơi rớt mùa thu làm nhớ quá Người xưa giờ trong ký ức phôi pha Mớ ký ức lúc mù mờ khi đậm nét Hai mươi năm mà em ngỡ hôm qua Hai mươi năm trôi nhanh như gió thoảng Sáng hôm nay tình cũ bỗng lại về Ngỡ đã quên nhưng hôm nay nhớ lại Những ngày mưa như ngày hôm nay Em nhớ lắm những khi mưa rơi rớt Tình thắm nồng hơn, lãng mạn, dễ thương hơn Sáng Chủ Nhật mưa phùn ảm đạm Sáng Chủ Nhật bầu trời mầu xám Bắt đầu ngày bằng một bài thơ nhớ Bài thơ nhớ, thơ cho người trong mộ Mộ của anh em chẳng biết nơi nào? Như Nguyệt Anh ru em ngủ Anh ru em ngủ Trưa hè mùa thu Giọng anh êm ái Khoan thai nhẹ nhàng Anh ơi chàng à Hát bản tình ca Vuốt lưng em nha Gãi lưng nhè nhẹ Anh ru em ngủ Rồi anh ngủ theo Hai ta cùng ngủ Ðánh giấc cái vèo Em như con mèo Nũng nịu bên anh Thức dậy thấy anh Lòng vui quá đỗi Không gì tội lỗi Mình nằm bên nhau Nói lời yêu dấu Không gian ngọt ngào!

Như Nguyệt
Mục Lục


12. Milly Hay Quê Hương Ta THƠ (phỏng dịch Milly ou la terre natale/Lamartine) Sao lại gọi đến nó_ tên quê hương đất tổ ? Chốn tha phương*sáng lạn, rung động trái tim ta Âm vang từ xa trong tâm hồn như đón đợi Bước chân quen hay giọng nói bạn hiền hoà Những ngọn núi sương thu mờ che phủ Thung lũng ban mai như trải thảm mịt mù Những cây liễu được tỉa vòng tròn trịa Ánh chiều mạ vàng những tháp cổ xa xa Những bức tường rêu phong, đồi, lối mòn dốc đứng Mạch nước vây quanh bởi đám mục đồng Từng giọt nhỏ trong veo đợi chờ lượt hứng Bình chứa trên tay được gìn giữ qua ngày Dưới mái nhà tranh bếp lò bập bùng tia lửa Kẻ lãng du thích ngắm nhìn làn khói toả lên Hỡi vật vô tri,ngươi có linh hồn không hả? Gắn chặt hồn ta và cả mãnh lực của tình yêu ChinhNguyen/H.N.T. , Julỵ4.2021 (* Exil: Thật ra không phải là chốn lưu đàỵNhưng cũng có thể hiểu Lamartine muốn dùng từ ngữ đó theo cách ẩn dụ) Milly ou la terre natale / Lamartine Milly ou la terre natale(Ạde Lamartine) Pourquoi le prononcer ce nom de la patrie ? Dans son brillant exil mon c?ur en a frémi ; Il résonne de loin dans mon âme attendrie, Comme les pas connus ou la voix d?un ami. Montagnes que voilait le brouillard de l?automne, Vallons que tapissait le givre du matin, Saules dont l?émondeur effeuillait la couronne, Vieilles tours que le soir dorait dans le lointain, Murs noircis par les ans, coteaux, sentier rapide, Fontaine où les pasteurs accroupis tour à tour Attendaient goutte à goutte une eau rare et limpide, Et, leur urne à la main, s?entretenaient du jour ; Chaumière où du foyer étincelait la flamme, Toit que le pèlerin aimait à voir fumer, Objets inanimés, avez-vous donc une âme Qui s?attache à notre âme et la force d?aimer ? * * * TÙY BÚT Quê Hương Việt Nam Của Tôi Mẹ Việt-Nam ơi! Con nằm trong vòng ôm của mẹ từ lúc ra đời. Dáng mẹ gầy, cong cong hình chữ S. Mẹ nằm dài trên ven biển Thái-Bình giào giạt sóng yêu thương. Nhìn trên bản đồ Tổ quốc: những chấm đen hải đảo Trường sa, cũng là một phần thân thể của mẹ, giống như những viên ngọc quí mà mẹ đã ấp ủ trong lòng giữ lại cho chúng con từ ngàn vạn năm xưa không thể nào để mất. Con đã lớn dần lên trong giòng nước đỏ Sông Hồng, giòng nước ngọt Cửu Long và giòng sông Hương thơ mộng. Rồi con bất đắc dĩ phải xa mẹ, ra đi tìm lẽ sống, để tìm tự do và hạnh phúc cho những ngày còn lại của đời mình. Nhưng từ hải ngoại xa xôi,suốt 46 năm dài, con vẫn mỏi mòn trông về đất mẹ Việt Nam. Ôi quê hương,mẹ Việt Nam ngàn đời yêu dấu ! GA/USA , Apr.2013-21 (Trích Những Bà Mẹ Việt Nam ,CN-HNT 2013) ChinhNguyen/H.N.T.
Mục Lục


13. Tình Xa Thu Gần ( Tình Thơ Lục Bát Nối Tiếp ) Thu vừa ru giấc mộng mơ Dìu em nhè nhẹ qua bờ yêu thương Ðường chiều vạt nắng vàng vương Hương mây thoang thoảng bên vườn thơ em Em nghe tiếng bước chân mềm Vang lên khe khẽ bên thềm vườn thơ Vội vàng ra đón người mơ Hóa ra!...tiếng lá lặng lờ bay ngang Ngang qua lối mộng ngút ngàn Trăng thu mờ ảo mênh mang nỗi sầu Gió đùa sương thoảng canh thâu Chăn đơn gối chiếc chờ câu ân tình Tình thơ bát ngát hương trinh Hồn mơ thêu dệt bóng hình nhớ thương Câu lục câu bát vần vương Dìu nhau vào giấc mộng thường trăm năm Năm dài tháng rộng xa xăm Mãi hoài trông đợi biệt tăm bóng người Sông Ngân thăm thẳm xa vời Nhịp cầu Ô Thướt một đời mỏi mong Mong rằm tháng bảy trời trong Cho đây với đó nối vòng ái ân Như Ngưu, Chức cách sông Ngân Nhờ cầu Ô Thướt mới gần được bên Bên trời xa vắng mông mênh Mưa rơi nắng đổ buồn tênh cõi hồn Ðôi bờ lặng lẽ chờ trông Ai thương?Ai nhớ?-Ai buồn hơn ai? Viễn Phương-Sương Anh Ai Hoài Nỗi Nhớ Giữa trời vẳng tiếng gọi tình ơi Mặc ánh đèn trăng xuyên kẽ lá Một chút heo may vờn rất lạ Nghe lòng se lạnh mối tình sâu Dòng đời lưu lạc biết về đâu Như cánh nhạn đơn hoài kiếm tổ Nặng nợ tang bồng muôn nỗi khổ Mơ ngày tương hội chốn bình an Tinh xa mấy bận mấy thu tàn Nỗi nhớ sầu thương dâng quá đỗi Cứ mãi tìm nhau trong bão nổi Từ nàng biền biệt giữa ngàn phương Ngậm ngùi một thuở kiếp tha hương Một ghánh hành trang bao kỷ niệm Cay đắng sầu thương chưa thử nếm Bây chừ thấm thía nỗi niềm đau Thơ lòng dào dạt viết dăm câu Bao nỗi niềm thương từ biệt xứ Lỡ kiếp phù du đời lữ thứ Tim đau dạ thắt bao giờ nguôi? --oo0oo-- Muôn thu mãi nhớ một người Sầu thương cô lữ dưới trời phiêu du Chiều hôm sương đổ mịt mù Heo may phơn phớt chừng thu tựa kề Viễn Phương Nhớ Mãi Khôn Nguôi Chiều buồn gợi nhớ những chiều xưa Mưa trải thênh thang lạnh cũng vừa Sưởi ấm đời nhau cơn mộng tưởng Tơ sầu giăng mắc mãi đong đưa Xa rồi ngày tháng thuở vào yêu Da diết niềm riêng bóng ngả chiều Nhớ nụ hôn môi trên bến cũ Tình đầu thấm đậm biết bao nhiêu Dòng đời rong ruổi với thời gian Nỗi nhớ vùi sâu ngập lá vàng Ôm mối tình thu duyên đến trễ Ðiệu buồn dang dở vẫn âm vang Lòng còn ôm ấp khối tình thơ Có lúc chiều buông lại thẫn thờ Dẫu biết tình như mây gió cuốn Sao hoài gọi nhớ giữa cơn mơ? Viễn Phương
Mục Lục


14. Lỡ Chuyến Tàu Ði Cơn gió nào đưa tôi về bến mê Con đường đó bây giờ bao thay đổi Ngày xưa ơi những xuyến xao bổi hổi Ðược nắm tay em đi dưới hàng cây Có những buổi chiều bầu trời đầy mây Ði bên em, anh lẩm bẩm trên môi Cầu trời mưa, dù* anh nhỏ chẳng đủ đôi Vì như thế em sẽ nép sát vào anh ! Có những lúc anh một mình qua phố Mong làm sao được gặp em ngược đường Ðể thỏa lòng để chở những vấn vương Trong tim anh một con người phiêu lãng ! Rồi cứ thế anh băng qua ngày tháng Cơm áo gạo tiền một kiếp nhân sinh Thời áo trắng anh bảng lảng si tình Sao đổi ngôi, mùa bao lần thay lá ! Lúa chín rồi sau những ngày gieo mạ Xa xa rồi đường hai ngả biệt ly Than trách làm chi, mình không duyên nợ Cố nhân ơi mình lỡ chuyến tàu đi ! *Dù = cái ô che mưa Lê Miên Khương
Mục Lục


15. Xóa Tan Sáng nay trời nắng chan hòa Thả rơi từng sợi ngọc ngà yêu thương Ðùa vui nhảy múa trên đường Vẽ vời hàng chữ ?đời thường khổ đaủ Lòng buồn cảnh có vui đâu Niềm vui chen lẫn âu sầu quanh ta Bình tâm mọi chuyện sẽ qua Trời cao đất rộng ?thứ thả nhẹ lòng Sân đời trắc ẩn xoay vòng Trầm luân khổ lụy mênh mông biển người Từng ngày chiếc lá vàng rơi Từng ngày hơi thở cạn vơi lìa trần Từ tâm hỉ xả một lần Cho lòng thanh thản, ngại ngần mà chi Coi như không có việc gì Nụ cười xinh xắn tức thì?xóa tan ! Bạch Liên
Mục Lục


16. Tình Sầu Canh Cánh Mãi Thu Ơi! Chiều thu phố vắng nắng phai phơi Lá chết xuôi tay giấc cuối đời Ðã hết xanh tươi lơi sắc thắm Giờ còn héo úa lã màu tơi Mưa tuông gói nhớ rơi trên bải Gió cuốn ôm thương rụng dưới đồi Lệ kiếp phù du vương dịu vợi Tình sầu canh cánh mãi thu ơi! Nam Thảo
Mục Lục


17. Tri Ân Hơn nửa đời người, được gọi thầy Bao nhiêu gian khó với chua cay Bạn bè trên dưới, đều tương trợ Lớn nhỏ gia đình, giúp đỡ ngay Tâm nguyện tri ân, dù vật đổi Sao dời cũng chẳng khiến lòng thay Thương yêu vẫn mãi trong tim óc Giữ lại thâm tình dẫu trắng tay. Ngày 9/11/2021 Tặng Sơn Vân Hà
Mục Lục


18. Ngập Ngừng Ngập ngừng muốn gọi Ngập ngừng lại thôi Chiếc nón quê tôi ai đội qua cầu Xe chạy về đâu hai đầu rẽ lối... Trôi nổi xứ người có phải là Em?! Ngập ngừng đi xuống? Ngập ngừng trở lên Con dốc chênh vênh, dọc triền đá sỏi Áo ai gió thổi tha thướt bềnh bồng Suối tóc nắng hong lồng quanh vách núỉ Ngập ngừng chạy tới ? Ngập ngừng thối lui Sương muối trắng trời em cười nhả khói Phập phòng tim nhóỉ nhịp đập quê hương Nỗi nhớ vấn vương Niềm thương bừng trỗi! Ngập ngừng vội đứng? Ngập ngừng gượng ngồi Gió hú ngang trời gọi đồi thông hỏi... Người từ đâu tới? ? Hỡi nón bài thơ Bao giờ trả lời? Người từ đâu tới... !? Sông Cửu
Mục Lục


19. Viết Cho Con - với con yêu Ðặng Tuấn Hưng - . Ừ bố già. Bố hay nhắc chuyện xưa Hay cảnh giác ẩn phía sau mạng ảo Hay nhắc lỗi để con dần hoàn hảo Ừ bố già. Bố khác bố người ta. . Rồi một ngày bố cũng phải đi xa Không bên con để chở che bảo bọc Con đã lớn phải tự làm tự học Chữ ÐẠO NGƯỜI con phải khắc trong tim. . Cuộc đời này không phải những thước phim Diễn chưa tốt thì bỏ đi diễn lại Con phải nhớ thành công từ thất bại Biết đứng lên từ chỗ đã sai lầm. . Con thật thà. Con nghĩa trọng tình thâm Con nào biết thói đời nhiều cạm bẫy Lời trái tim không bao giờ bóng bẩy Sự chân thành không tẩm ướp vị hương! . Bố dân thường. Bố chỉ có tình thương Có nếp sống của Ông Bà để lại: Biết khiêm tốn, biết cảm thông, nhẫn nại Biết lắng nghe những ý kiến trái chiều . Bố đã già, bố không nghĩ cao siêu Không ham hố con giật giành danh lợi Chỉ mong đợi trên bước đường đi tới Con vững chân bằng tâm thế chính mình! *. Hà Nội, 30 tháng 10-2021 Ðặng Xuân Xuyến
Mục Lục


20. Nơi Ấy Mùa Ðông Nơi ấy trời đã vào đông chưa Có nghe gió lạnh chuyển sang mùa Ở đây hoa tuyết bay cứ ngỡ Áo trắng ai về ấm chiều mưa Nơi ấy trời đã vào đông chưa Giọt nắng ngoài sân đẹp tình cờ Ở đây mặt trời chiều vắng sớm Mây xám buồn theo vào giấc mơ Nơi ấy trời đã vào đông chưa Xuống phố nhẹ sương rớt hững hờ Ở đây mùa đông như vô tận Bếp lửa hồng giăng sầu đong đưa Nơi ấy trời đã vào đông chưa Nỗi nhớ làm sao đếm cho vừa Một chốn quê nhà xa vời vợi Sưởi ấm hồn tôi những Ðông xưa Nơi ấy trời đã vào đông chưả? Edmonton 10.11.2019 Kim Loan
Mục Lục


II . Văn___________________________________________________________

1. Ước Nguyện Ðêm Giáng Sinh


Nguyễn Thị Thanh Dương


Tôi sửa soạn và mặc áo dài xong mới thông báo với mẹ:

- Con đi lễ nhà thờ với Cẩm Vân và dự tiệc nhà nó nha mẹ..

Mẹ tôi mắng:

- Con sắp đi rồi mới xin phép mẹ thế hả !

Nhưng mẹ không cấm cản vì biết tôi và Cẩm Vân chơi thân nhau như thế nào. Những dịp lễ lớn như Phật Ðản, lễ Vu Lan, Cẩm Vân cũng theo gia đình tôi đi chùa và ăn oản ăn xôi.

Tôi không đi nhà thờ trong xóm mình với Cẩm Vân mà?lén đi nhà thờ xóm khác, cách xóm tôi chừng nửa cây số. Ðó là nhà thờ Xóm Thuốc của anh.

Tôi và anh Phượng yêu nhau hai năm nay, Giáng Sinh năm trước tôi cùng anh đi lễ, cùng ước nguyện hai đứa sẽ thành đôi và nhất là tôi muốn tập tành thành người công giáo đi lễ nhà thờ cho quen.

Nhà thờ Xóm Thuốc đêm Giáng Sinh thật lộng lẫy đèn, những lồng đèn sao trên cao lấp lánh, cái hang đá xây bằng đá thật bên ngoài nhà thờ cũng được trang hoàng giăng mắc những bông tuyết trắng, những ngọn đèn xanh đỏ, hình chúa hài nhi nằm trong máng lừa phủ lớp rơm khô có những vị thiên thần xung quanh.

Nhà thờ Xóm Thuốc rộng lớn hơn nhà thờ xóm tôi, đông giáo dân hơn nhưng tôi là người lạ, họ đạo Xóm Thuốc sẽ nhận ra ngay khi tôi đi bên anh sẽ làm tôi ngại ngùng mắc cỡ.

Anh Phượng và tôi đứng tham dự lễ bên ngoài nhà thờ gần khu hang đá ngoài trời cho thoải mái. Tôi chẳng thuộc một câu kinh chỉ biết lắng nghe và anh Phượng làm gì tôi cũng làm theo là đủ.

Chúng tôi dự tính sau lễ Giáng Sinh, dịp gần tết không khí gia đình vui vẻ hai đứa sẽ thông báo cha mẹ mình về tình yêu của mình để cha mẹ lo liệu chuyện hôn nhân đôi trẻ.

Anh Phượng dặn dò:

- Ðêm Giáng Sinh này chúng ta sẽ cầu khấn và ước nguyện nhiều em nhé , cầu mong sao hai bà mẹ chúng mình đều biết điều để Giáng Sinh sau chúng ta đã thành chồng vợ đi lễ nửa đêm tại nhà thờ xóm anh hay nhà thờ xóm em mà không phải dấu diếm mẹ cha, tránh mặt hàng xóm nữa.

- Vâng, em cũng nghĩ thế. Nhưng em vẫn run lắm, lo lắm, hai đứa mình khác tôn giáo liệu gia đình hai bên có đồng ý không ?

Mẹ anh đã ?ra giá? với anh muốn lấy ai thì lấy miễn là đúng chỉ tiêu con nhà tử tế và có đạo, nếu cô gái là người ngoại đạo thì cô phải học đạo, theo đạo nhà anh. Còn mẹ tôi thì cũng quá quắt không vừa, khó tính lắm cơ, chắc gì mẹ chịu gả tôi cho người ngoại đạo?

*************

Lựa lúc chỉ có hai mẹ con ở nhà tôi lân la đến bên mẹ, mẹ đang vui vẻ chuẩn bị cho những ngày tết đến thế mà tôi vẫn lo ngại khi lên tiếng đề cập đến chuyện tình yêu mà tôi biết trước là sẽ gặp phản ứng gay gắt của mẹ. Tôi e dè ngập ngừng:

- Mẹ ơi, con có?.

Nhìn vẻ mặt lấm lét của tôi xong mẹ?nhìn xuống bụng tôi, mặt mẹ đang vui bỗng biến sắc như người bị trúng gió :

- Cái gì? Con có?

- Vâng ạ?con có ? chuyện muốn thưa cùng mẹ..

Mẹ tôi càng tái mét:

- Chuyện gì? Mấy tháng rồi hả con ?

Tôi hiểu ra vội thanh minh:

- Con không có mang bầu. Con chỉ muốn thông báo với mẹ con có ?người yêu rồi và anh ấy muốn hỏi cưới con.

Mẹ thở phào và đanh đá như thường ngày:

- Nó là thằng nào? Con cái nhà ai? Cha mẹ nó làm gì?

- Anh tên Phượng?

Mẹ tôi ngắt lời lẩm bẩm:

- Con trai gì mà tên như con gáỉ

- Mẹ khó tính thế, đến cái tên mẹ cũng bắt bẻ.

- Thôi được, con nói tiếp đi nhà nó ở đâu?

Tôi lựa lời và vẽ vời thêm để mẹ khỏi chê :

- Nhà anh Phượng ở Xóm Thuốc, cha anh làm trong sở hỏa xa thâm niên được nhiều đồng nghiệp ?vô cùng quý mến, mẹ anh ở nhà đảm đang kiếm thêm tiền bằng?gánh xôi bán ngoài chợ Xóm Thuốc. Xôi bác ấy ngon nổi tiếng và ?vô cùng đắt hàng.

Không ngờ tôi nói trôi chảy thế mặc dù đã từng nghe anh Phượng kể thỉnh thoảng mẹ bán ế cả nhà phải ăn xôi trừ cơm ngán muốn chết.

Mẹ tôi trề môi thất vọng:

- Tưởng gì ! gánh xôi ngoài chợ?.

Tôi bênh vực cho mẹ anh Phượng:

- Gánh xôi ấy phụ với chồng nuôi đàn con đông, anh Phượng và các em học hành ngoan ngoãn lắm mẹ. Anh Phượng sắp ra trường là thày giáo.

Xong phần nghề nghiệp đến phần?tôn giáo. Mẹ tôi hỏi tiếp:

- Thế nhà này đạo gì?

Tôi lại càng lựa lời rào trước đón sau để trình bày:

- Tôn giáo nào cũng đều tốt cả mẹ nhỉ, con yêu đạo Phật cả bên nội bên ngoại nhà mình lắm nhưng con sẽ??theo đạo công giáo nhà anh ấy.

Mẹ tôi nhẩy dựng lên:

- Không, không đời nào mẹ gả con cho người khác tôn giáo, lại còn phải ?lép vế theo đạo nhà họ nữa..

Lập trường của mẹ anh Phượng con dâu phải theo đạo chồng, người công giáo nào cũng chỉ muốn thêm người theo đạo họ, chứ hầu như không ai bỏ đạo công giáo theo đạo bên vợ bên chồng cả. Lập trường của mẹ tôi không gả con cho người ngoại đạo. Thế thì cả kiếp này tôi và anh mong gì xum họp. Tôi yêu anh nên muốn theo đạo anh chứ không phải tôi ?lép vế? như mẹ đã nghĩ:

- Con tự nguyện mà mẹ. Bác Chu nhà mình lấy vợ đạo công giáo cũng theo đạo vợ, giỗ tết bên vợ bên chồng đề huề đầy đủ mẹ thấy rồi đó.

Mẹ tôi vẫn khăng khăng:

- Thứ nhất là bất đồng tôn giáo, thứ hai là mẹ nó?bán xôi. Mẹ không chấp thuận gả con cho họ đâu.

Phải chi mẹ anh ?bán vàng bạc kim cương thì hay biết mấy, chắc chắn mẹ tôi sẽ bỏ qua cho cái vụ khác tôn giáo này rồi..

Tôi rơi vào buồn lo thất vọng. Chẳng lẽ khuyên anh bảo mẹ anh?nghỉ bán xôi? Chẳng lẽ bắt anh phải theo đạo Phật của gia đình tôi? Chuyện nào cũng khó cả.

Tôi chỉ biết nói với Phượng chờ đợi tôi thuyết phục mẹ vì lý do tôn giáo chứ không dám động chạm gì đến gánh xôi ?nổi tiếng? của mẹ anh sợ anh tự ái.

Ðể cho tôi quên chuyện tình ?ngang tráỉ mẹ tôi bôn ba lo tìm chồng cho tôi qua mấy người quen. Bác Mai bạn mẹ liền giới thiệu cháu của bác là kỹ sư cầu đường đang đi công tác ở miền trung, anh này đạt đúng tiêu chuẩn của mẹ tôi . Hai bà hớn hở hẹn nhau ngày anh trở về Sài Gòn cho đôi trẻ gặp gỡ xem mắt nhau. Tôi chưa biết tính sao thì đùng một cái nghe tin anh bị đụng xe chết khi trên đường trở về Sài Gòn..

Gia đình anh kỹ sư đau buồn, bác Mai đau buồn và?đổ vạ tại tôi cao số làm cháu bác chết yểu. Bác giận mẹ tôi cả năm trời.

Vụ này mẹ tôi bị ?sốc? nặng, một mặt bị bạn giận oan một mặt mẹ sợ tin này càng đồn thổi ra ngoài tôi càng ế chồng, tôi cao số sẽ không ai dám rước về làm vợ.

Mẹ không biết là tôi và anh Phượng vẫn yêu thương nhau và chờ mong thời cơ nào đó sẽ lấy nhau cho bằng được. Chúng tôi đã đi lễ đêm Giáng Sinh nhà thờ Xóm Thuốc thêm một năm nữa, đã ước nguyện trong đêm thánh vô cùng ấy những điều bình thường nhỏ nhoi. Chẳng lẽ ba năm yêu nhau, ba mùa nguyện cầu đêm Giáng Sinh mà chúa không thương, quá tam ba bận mộng vẫn không thành?

Một hôm mẹ xuống giọng nhỏ nhẹ hỏi tôi:

- Anh Phượng lúc này ra sao nhỉ?

Trời, mẹ tôi không gọi bằng ?nó? như lần đầu mà lịch sự gọi bằng ?anh Phượng? . Tôi làm bộ lạnh lùng:

- Người ta đã ra trường đi dạy học rồi mẹ à. Mẹ anh ấy đang giục anh lấy vợ, có mấy đám để anh xem mắt kìa..

Thấy mẹ thẫn thờ tôi bồi thêm cú nữa:

- Con gái thì chóng già, mẹ tiếp tục tìm chồng cho con nữa đi kẻo người ta lấy được vợ còn con thì vẫn ế ẩm đợi cho bằng được anh nào môn đăng hộ đối và cùng tôn giáo cho vừa lòng mẹ .

Rồi tôi ủ ê mặt mày hù dọa tiếp:

- Có khi con cao số thật đấy, một là con sẽ ở nhà làm ?bạn già với mẹ hai là con sẽ vào chùa đi tu.

Mẹ xót xa:

- Giá mà mẹ đồng ý thì chúng con đã cưới nhau được một năm rồi ấy nhỉ?mẹ cũng sắp có cháu ngoại rồi ấy nhỉ?

Tôi lượn lờ thử lòng mẹ:

- Thí dụ chúng con vẫn quen nhau thì bây giờ mẹ có chịu gả con cho anh Phượng không?

Nét mặt mẹ thoáng niềm vui:

- Anh Phượng đàng hoàng có học hành. Ðược đấy chứ..

- Thí dụ ?mẹ anh ấy vẫn bán xôi ngoài chợ có được không?

- Không sao, bà ấy thế mà giỏi giang..như mẹ cho dù ở nhà ăn cơm rau muối cũng chẳng dám gồng gánh ra chợ bán buôn.

- Thí dụ con? theo đạo công giáo nhà anh ấy có được không?

Mẹ tôi gắt:

- Con hỏi thí dụ gì mà lắm thế. Ðạo nào cũng là đạo. Tình yêu mới là quan trọng.

Tôi ôm chầm lấy mẹ sung sướng:

- Con hỏi thật không thí dụ đâu vì anh Phượng vẫn chờ đợi con, chờ đợi mẹ thay đổi ý định..

Mẹ mừng húm mắng yêu:

- Lỡ mẹ không thay đổi thì các con đợi đến bao giờ hả..

- Nhanh thôi, con sẽ tính đến phương án cuối cùng là?mang bầu như năm ngoái mẹ đã tưởng lầm hoảng hốt lo sợ đấy, nhưng lần này sẽ mang bầu thật thế là bảo đảm mẹ sẽ giục anh Phượng cưới gấp, cưới gấp.

****************

Tôi ngắm cây giáng sinh đã được trang hoàng đẹp đẽ bên cạnh lò sưởi ấm cúng. Ngoài kia khung trời mùa đông mây xám giăng giăng qua những cành cây khô se mình trong gió lạnh.

Những mùa Giáng Sinh qua đi trên đất Mỹ, vùng tuyết rơi, vùng mây mờ gió lạnh, nơi nào tôi ở cũng có vẻ đẹp mùa đông làm tôi yêu thích, nhưng những mùa Giáng Sinh ngày xưa nơi quê nhà của một thời son trẻ với tôi vẫn là đẹp nhất, đáng nhớ nhất.

Tôi rộn rã kêu lên:

- Anh Phượng ơi..

Chàng của tôi từ trong phòng đi ra ngạc nhiên:

- Bỗng dưng nghe em gọi tên anh như từ quá khứ gọi về làm anh cảm động quá ..

- Anh linh thật, em vừa nghĩ đến quá khứ đây, nhớ những mùa Giáng Sinh xưa ở nhà thờ Xóm Thuốc của anh, nơi em đã mấy mùa tha thiết khấn nguyện, cầu mong lấy được anh.

Chàng khen:

- ?Lấy được anh? rồi em vẫn không bỏ đạo, không bỏ nhà thờ suốt mấy chục năm qua. Cám ơn em nhé.

- Em vẫn yêu anh, yêu đạo của anh, vẫn yêu mỗi mùa Giáng Sinh và nguyện cầu bao nhiêu thứ đẹp đẽ trong cuộc sống này mà. Ðêm Giáng Sinh luôn huyền diệu lung linh?

- Thế năm nay em định ước nguyện gì trong đêm Giáng Sinh sắp đến? Ðã tìm ra thuốc ngừa Covid 19 rồi, bầu cử tổng thống Mỹ xong rồi, em còn mơ gì nữa?

Tôi vui vẻ:

- Nhân duyên đó anh. Dĩ nhiên không phải cho hai ta nữa mà cho thằng con của hai ta vừa mới ra trường đi làm.. Em sẽ cầu mong mai này con mang về nhà giới thiệu cô người yêu hiền lành tử tế, dù cô gái ấy con nhà ai, dù cô tôn giáo nào, giàu nghèo ra saỏem cũng chào đón cô vào nhà minh không như mẹ anh mẹ em ngày xưa đòi hỏi điều kiện này nọ làm khổ con mình.

- Hoan hô em, lại phải khen em lần nữa người mẹ thông minh và rộng lượng.

Và chàng ngân nga cất tiếng hát ? Bài thánh ca đó còn nhớ không em? Nô En năm nào chúng mình có nhaụ.?

Tôi chưa kịp phản ứng thì chàng ngừng hát và giải thích:

- Khoan?em đừng vội la anh. Anh chỉ hát hai câu này thôi, là kỷ niệm chúng mình, là hình ảnh chúng mình ngày đó tại nhà thờ Xóm Thuốc. Còn khúc cuối bài hát là tình dang dở, là của người khác.


Nguyễn Thị Thanh Dương

Mục Lục


2. Khi Ðịnh Mệnh Cúi Nhìn

Tình Hoài Hương



----------

Khi Ðịnh Mệnh Cúi Nhìn
Phần Thứ Nhứt
Chương 13

Xa! Xa... Là Nhớ Nhung Ngẩn Lòng
Tình Hoài Hương
***

Tình yêu đã đem lại cho lứa đôi Nam Hạnh niềm an thư, vui vẻ hạnh phúc trong mấy tháng, rồi cũng đem đến cho nhau bao nỗi ưu buồn, lo âu ray rứt và run sợ. Do có gay gắt đột ngột giữa chị Khánh và hai người, nên Nam không thể xuống nhà chị Khánh nữa, ?anh chị nhỏ? lén lén lút lút thụt thò hẹn nhau ở nhà anh chị Tuế (Hạc). Việc bao che chứa chấp "nàng, và chàng? mặc dù chị Hạc chỉ cho phép họ ngồi nói chuyện với nhau tại trong phòng khách mà thôi, cũng khiến chị Khánh nổi giận hơn. Chị Khánh gọi chị Hạc qua nhà la hai chị em một trận. Thế là con nhỏ hết đường đi. Chị Khánh dồn em vô ngỏ cụt không lối thoát, tiến thối lưỡng nan rồi.

Ðêm đêm nằm úp mặt xuống giường con nhỏ khóc ướt gối. Khi cô lén chạy qua được bên nhà chị Hạc, Nam đã đợi cô ở đó ba giờ liền. Nam và Hạnh đi lên giáo đường con gà, cô cậu quỳ bên nhau cầu nguyện thật lâu, mong cho lòng thanh thản, dịu êm đôi chút. Hạnh không thể ngăn dòng nước mắt uất nghẹn tuôn trào, cô thì thầm van xin cùng Mẹ Maria cho mình thoát khỏi đắng cay, xin gìn giữ tình yêu bền chặt, lâu dài. Khi quá lo âu, đau khổ, buồn phiền, run sợ cùng tuyệt vọng, người ta thường tìm đến Ðấng Tối Cao nhiệm mầu, xin Ngài mở rộng vòng tay từ ái. Ngài là nơi hy vọng an hoà, bình yên, yêu thương, là điểm tựa vững chắc tuyệt diệu.

Nam cũng uất ức rướm lệ buồn phiền khi quỳ trong giáo đường. Anh lấy khăn tay lau khô dòng nước mắt trên má cô, và tự lau nước mắt. Ra khỏi giáo đường cô và anh đến văn phòng hội quán, nơi chị Hạc làm việc. Nam giúp chị đánh máy thật mau, nhìn những ngón tay anh thoăn thoắt lướt trên bàn phím, chị mừng lắm. Mấy chị em buồn rầu chuyện trò tâm sự nho nhỏ. Chị khuyên nhủ hai em cố chịu đựng, lo gắng học hành cho có tương lai, thì hai em sẽ sớm có ngày đoàn tụ. Chị nồng nhiệt an ủi, nhỏ nhẹ vỗ về hai em, chị Hạc không to tiếng la hét em như chị Tư. Chiều đến thì ba chị em chia tay mỗi người lủi thủi đi về mỗi nơi.

Trằn trọc trên giường, Nam đăm đăm nhìn qua khung cửa sổ đóng kín, vắt tay lên trán anh nghĩ ngợi mông lung. Nam không thấy gì hơn là nỗi tức giận, buồn phiền khi ngày chia tay gần kề, Nam muốn đến nói thẳng, nói thật, nói với chị Khánh về chuyện Nam thành thật yêu Hạnh. Nhứt là Nam sẽ nói nhiều với Hạnh, anh muốn nói với người con gái mà anh yêu tha thiết & coi cô như hồng nhan tri kỷ. Dù Hạnh chưa là vị hôn thê, chưa là vợ của minh, vì rằng:
- Anh yêu Hạnh. Em quan trọng hơn thế gấp ngàn lần trong đời của Phượng Hoàng nầy. Bởi vì em chính là tình yêu, là tình đầu và có thể nói em sẽ là tình cuối. Ngoài em ra anh không thể yêu ai hơn em. Anh đã yêu em nhiều, yêu em nhiều lắm! Cho dù mai đây anh sẽ xa - xa... Hồng Hạnh. Nhưng anh luôn nhớ - nhớ... em. Anh mãi thương - thương... em nhiều! Nhiều! Tình yêu, là hạnh phúc duy nhứt trong cuộc đời anh, sao bây giờ vô cùng mong manh bé nhỏ, đau buồn đến thế!? Như đám mây hồng thoáng bay qua nơi tầm tay, Nam không thể làm cho lòng mình yên vui thanh thảng lại từ tháng ngày hồn nhiên, nên thơ, yên vui xưa cũ nữa sao. Hở em!?

Nhưng sao hôm sau khi gặp Hạnh trong chốc lát, thì những lời anh dự định sẽ nói: ngọt ngào như trái dâu chín nép bên lá xanh, bỗng dưng rụng rời, khô héo, tóp teo... giống như trái dâu đã bị hong khô trên giàn bếp! Bây giờ Nam không nói được, mai kia giữa Sài Gòn và Ðà Lạt, hay giữa Sài Gòn và Huế xa xôi nghìn trùng, sẽ ngăn chia biết bao sông núi ao hồ, tít mù ngót nghìn cây số đường trường, xa xôi đến tận chân trời mút tầm mắt, đường dài như vô tận. Hạnh và Nam sẽ bị ngăn cách bởi không gian, thời gian, bởi đỉnh núi rất hiểm trở, biển, đèo, hồ ao, sông ngòi vạn dặm chia lìa bởi vực thẳm cheo leo hun hút. Mặt cách mặt, lòng xa lòng. Biết ra sao ngày sau!? Bây chừ muốn nói mà anh sẽ nói gì đây?

Buổi trưa ngày thứ mười ba, Nam thấy Hạnh cùng mấy bạn đi học về ngang qua cầu Bá Hộ Chúc như mọi khi, cô không cười nói tung tăng vô-tư-lự như trước, Hạnh lầm lũi cúi đầu bước đi bên bạn. Nam vừa dợm bước tính qua lòng lề đường bên kia để đón cô. Bỗng anh khựng lại khi thấy hai chị Lê, Khánh, từ trong ngỏ Ðoàn thị Ðiểm đi ra, hai chị đứng sững, chỉ chỏ Hạnh, họ nhìn cô chằm chằm. Nam không hiểu Hạnh có thấy hai chị và anh không, mà cô cứ cúi đầu lẫn trong các bạn đi lên con dốc Bà Triệu để về nhà?

Tựa lưng bên cầu Bá Hộ Chúc, cây cầu gỗ đen sì như tương lai hắc ám của hai người bạc phận, Nam nhìn theo bóng cô mãi. Khi bóng Hạnh dần khuất sau dốc vòng cao của trường dì phước Thiên Hương, Nam quay người chống hai tay lên thành cầu, anh cúi nhìn khá lâu xuống con suối chảy siết dưới chân cầu Bá Hộ Chúc. Nước chảy qua cầu cuộn sóng, cuốn theo cây lá rác rưởi bồng bềnh lênh đênh trôi trên mặt. Tự dưng Nam cảm thấy buồn bã, đơn điệu, trống vắng vô ngần; một sự đau đớn phiền muộn nặng nề, đầy tức giận phủ chụp xuống tâm hồn Nam, khiến anh buông nhiều tiếng thở dài. Nam quên tiệt, và không thể ngờ bên kia quán cóc cô Lượm, có hai bà chị của Hạnh còn đứng như trời trồng, họ đang dán mắt nhìn Nam, theo dõi từng cử chỉ nhỏ nhặt của anh. Họ thì thầm nói với nhau:
- Hứ! chẳng lẽ thằng nầy muốn đâm đầu xuống suối tự tử sao ta?

Nam lững thững đến chào gia đình anh chị Lê, chị Khánh, chị Hạc, để ngày mai về Sài Gòn. Hạnh xin phép chị Khánh cho mình đi nói chuyện "dứt khoát với Nam". Ngày cuối cùng sánh bước bên nhau. Nam âu yếm hôn lên đôi mắt cô ứa lệ, anh không thổn thức như cô, nhưng hai hàng lệ từ trong tuyến nước mắt Nam tự động lăn trên má uất nghẹn. Vì nhiều điều không thể nói hết, vì bao ưu phiền, lo lắng buồn đau, tức giận chính thân Nam chưa đem đến cho Hạnh điều vui, để mong cô là người trước tiên cần an hòa trong tâm hồn. Sau là để hai chị của Hạnh thấu hiểu thông cảm là anh còn đi học! Anh thành thật yêu thương cô em của họ. Dòng lệ chảy từ đôi mắt dấu yêu từng nén lại nỗi nghẹn ngào, uất ức có tác dụng mạnh hơn cả ngàn lời chia tay.

Niềm vui ngày hôm qua chưa tắt tiếng cười, sao hôm nay nỗi đau của Hạnh và Nam đã đột ngột bất ngờ phủ chụp xuống đầu, khiến họ không thể chịu nỗi cuộc chia tay chưa hẹn ngày tái ngộ ở phương nào? Họ không lường chuyện gì sẽ xảy ra từ phía trước. Nơi Hạnh sẽ đến, nơi Nam quay về chốn phồn hoa đô hội cũ? Nhưng chắc chắn một điều nơi ấy họ sẽ sống thấp thỏm lo âu, khắc khoải, bồn chồn, mòn mỏi, quắt quay bao nỗi đau, nỗi nhớ thương yêu, nhứt là nỗi ân hận dày vò.

Ngồi trên đám cỏ bồng bềnh ở góc đường Phạm Phú Thứ, hai bạn nhìn xuống nhà thờ Tịnh Tâm. Họ cảm thấy rã rời, đau đớn, cái đau tâm hồn mỏi mệt làm dại khờ thể xác. Nam và Hạnh không muốn cất bước dìu nhau đi lượm trái thông khô, hái hoa, hoặc lượm lá vàng rơi... đem về ép trong trang sách. Mặc dù thả bộ trên con đường rợp bóng cây, nhặt lá hái hoa là điều hai người cùng yêu thích. Họ nhìn xe cộ, người người qua lại rải rác trên đại lộ Yersin. Thỉnh thoảng có nhiều đôi trai gái nắm tay nhau cười vui tung tăng trên đường. Không hiểu chàng ấy nói điều gì, khiến cô gái cười giòn tan, đầy vui thích.

Có lẽ họ là những cặp tình hạnh phúc thực sự, họ không rơi vào hoàn cảnh khắc nghiệt, gia đình họ không lấy ?quyền huynh thế phụ? buộc em chấm dứt đoạn tuyệt đủ mọi thứ. Nhứt là buộc em nghỉ học trong lúc gần hết niên học. Ôi chẳng còn tương lai, hoặc có cơ hội đến trường. Nghĩ vậy, "nàng và chàng" càng tủi thân, thương cảm biết mấy! Nam cầm tay cô âu yếm:
- Nếu ba má quyết định việc để em về Huế, em cho anh biết gấp.
Hạnh gật đầu im lặng. Nam ôm chặt Hạnh trong vòng tay thư sinh, dường như anh sợ khi xa mình, cô sẽ tan biến vô giấc mộng trắng toát của tuổi học trò. Nam ân cần dặn dò:
- Giữ liên lạc thường xuyên nhe em. Chờ đợi anh, đừng nản lòng ha. Lúc nào buồn, em nhớ viết thư thật dài... kể cho anh nghe về mọi sinh hoạt của em. Qua đó, anh an lòng. Ðợi mùa Hè anh sẽ về Huế thăm em. Tình yêu của anh, hạnh phúc của anh là ở nơi nầy nè.

Nam chỉ tay lên ngực cô, nơi Hạnh đeo một mặt dây chuyền vàng có khắc chữ HH. Ðó là lời trao yêu tha thiết, chân thành nồng nhiệt, lời hứa hẹn đầy ắp ân tình trìu mến tương kính như tân. Bằng cử chỉ dịu dàng thân ái và trân trọng, Nam đắm đuối hôn lên môi Hạnh, nụ hôn có nhiều vị đắng, vị cay, vị chua, vị mặn, vị nồng: từ hai hàng nước mắt lăn xuống đôi má phớt hồng và bầu bĩnh, để bù đắp lại bao ngày trống vắng chia lìa mai đây.

Xa! Xa! Xa... là xao xuyến, nhớ nhung ngẩn lòng. Là mến tiếc bâng khuâng. Là lo lắng băn khoăn, bồn chồn ray rứt. Là bất ổn đớn đau trong lòng nhiều lắm! Là quạnh vắng nhớ thương, mòn mỏi bồn chồn khắc khoải lo lắng băn khoăn đợi trông. Là suy tư đắm chìm về từng kỷ niệm, vui buồn xếp lớp lăn tăn thức. Là kéo dĩ vãng về với hiện tại, để sống cho tương lai. Là ước nguyện và hy vọng trùng phùng một thuở bên nhau. Tình yêu Nam và Hạnh là nguồn yêu thương chân thật, an ủi nhứt. Là điểm tựa cuối cùng trong muôn điều đắng cay, đau khổ vừa ập đến. Và, thực tế là xóa sạch nỗi hận không ngờ, tẩy bỏ niềm đau buồn đột ngột, làm bàng hoàng, vò xé, ân hận, thương tổn tình yêu ít nhiều. Ôi! Còn đâu nữa những tiếng cười hồn nhiên rơi trên từng giọt mực tím trái mồng tơi? Còn đâu sự ân cần âu yếm, gọi nhau bằng "bậu" mà xưng là "qua". Hoặc ngọt ngào xưng "đây" gọi "đấy". Hay là ?tả với ?mình? ríu ra ríu rít anh anh em em âu yếm thủ thỉ thì thầm bên tai:

- Thôi! Em hãy về bên dòng sông Hương điệp trùng xa cách, em uống nước thượng nguồn từ núi Cấm, sẽ nhớ người anh ở sông Ðồng Nai. Em như con cò hiu hắt đơn độc, nép mình bên bờ ruộng khô lững thững côi cút đi tìm mồi. Em ơi! Anh muốn mình hóa thành bóng mây bồng bềnh, lang thang phiêu lãng cùng em bay về vùng trời quê hương của em, hai đứa mình sẽ cùng nhau nhìn con đò nho nhỏ êm êm lướt nhẹ trên dòng sông xưa, mà có lần Hạnh thân thiết gọi: ?Con thuyền hoa chở Hạnh đi gặp Hoàng (Nam)".

Chúng ta sẽ cùng nhau tìm lại dĩ vãng hoang dại, có một thời thương yêu xiết đỗi dưới mái nhà ấm áp, gợi nhớ bữa cơm chiều thân mật. Anh sẽ về tìm em nơi phương trời xa xôi vạn dặm ấy, nơi xứ lạ phương xa kia mà anh chưa hề đi thăm cố đô, đó là nơi anh chưa từng biết đến. Anh sẽ về tìm em dù xa xôi và muôn vàn cách trở. Anh sẽ về bên em dù bất cứ giá nào! Em ạ.

Quá thương yêu Hạnh, Nam càng ôm chặt cô vô lòng, dường như anh sợ mất em. Nam muốn ghì xiết cô như con sên suốt kiếp bám chặt vào ốc vỏ. Những giờ phút cuối trong giờ chia tay thật yên lặng, buồn bã, đầy xúc động bên nhau. Một giờ trưa, hai người thong thả đứng dậy, họ từ từ dời gót như còn cả tương lai và chân trời trước mặt. Không vội vàng chi, họ dìu nhau đi thật chậm trong lòng phố thênh thang. Cúi đầu trên mái tóc cô, một tay anh xách valy, một tay Nam ôm bờ vai người yêu bé nhỏ.

Nam, Hạnh đứng khuất sau bức tường trên bến xe cũ ở đường Hàm Nghi. Họ lặng ngắm nhìn nhau không thốt thêm lời nào. Hình như trải qua bao nhiêu đắng cay, buồn phiền trong tích tắc thời gian nóng bỏng nhứt, cổ họng họ đã tuôn trào mật đắng. Ðắng nghét, nên không còn hơi sức thốt ra lời từ biệt. Nam lấy mũi dao nhỏ trong cái kéo bấm móng tay, khắc vô bức tường:
Phượng Hoàng & Hồng Hạnh
* * *

Mời quý vị xem tiếp chương sau

Tình Hoài Hương

Mục Lục


3. Tự Trầm (phần II)

Phan Thái Yên




(Phần II)

nắng vàng phai như một nỗi đời riêng... TCS

Giữa tháng ngày gươm đao vấy máu trong Ðồng Tháp Mười, tôi thèm nhớ những đêm hải hành trên vùng biển bình yên. Giọt sầu rơi ướt hồn phiêu linh. Dưới ánh trăng hoang đường, con tàu trôi vào cơn mộng có tiếng hát liêu trai còn quyện mãi trong lãng đãng mơ hồ.

Ðoàn giang đỉnh tung hoành trên vùng sông rộng, trên những dòng kinh dài trở trăn con nước lớn ròng. Ðại úy Nguyễn Thìn, nhạc sĩ Trường Sa. Rượu đế, thịt chó... Mùa thu trong mưa. Có điều gì đó không ổn nhưng bài hát thì quá hay. Phố đã hoang vu từ lúc anh đi. Thành phố nào có dòng sông chảy qua cũng đẹp và nên thơ hơn. Nhắm mắt lại trải hồn ra để thấy mình nằm trên khoang đò từ mạn Kim Luông về phố. Áo trắng phất phơ bờ hữu ngạn. Hay đêm trăng nào trên sân thượng khách sạn Hương Giang rượu uống ngà ngà say, dõi mắt về phố huyền hoặc ánh đèn. Hay trên dòng Tiền Giang, tàu chạy qua Bắc Mỹ Tho, thành phố nửa đêm về sáng đẹp lạ lùng. Hay theo chuyến tàu sớm khởi hành từ Kinh Ông Chưởng để về Long Xuyên cho kịp phiên chợ. Thuyền đò san sát trên bến sông. Hãy vào một quán chợ kêu ly xây chừng, lòng sảng khoái mồi điếu thuốc đầu ngày. Hay dẫn đoàn tàu từ Phong Phú về, hung hãn phóng nhanh cho kịp buổi nhậu. Thành phố Cần Thơ vừa lên đèn, bến Ninh Kiều quyến rũ như cô gái Nha Mân ngồi hong mái tóc dài thoang thoảng hương chanh.

Dòng kinh chảy sâu vào trong bao la của trời đất hình như đã đủ dài cho gió thênh thang. Tàu chạy hết ngày vào tới đêm. Chạy hết chiều dài của dòng kinh để thấy mình nhỏ nhoi giữa trời khuya mênh mông. Bỏ lại sau lưng bến đò An Long, hắt hiu ngọn đèn vàng buồn như cô chủ quán chạy loạn từ Miên về làm lại cuộc đời trên vùng quê cũ. Con tàu vẫn chạy. Giữa vàm sông rộng, tiếng máy trầm đều ngái ngủ. Tàu ghé qua Vàm Láng, cà phê Nhung vẫn còn mở cửa, ánh đèn rọi xuống mặt sông lao xao. Xa xa ngọn tháp cao nhà thờ trên Cù Lao Giêng chênh vênh mơ hồ trong ánh trăng khuya. Tàu chạy sâu hút vào nửa đêm về sáng. Con lộ giới nghiêm im vắng trải dài qua Cái Dầu nằm say ngủ dưới ánh đèn đường vàng vọt. Mờ ảo trong ánh sáng đầu ngày, chuyến tàu chợ sớm từ Tân Châu về Châu Ðốc xao xác tiếng người.

Tôi trở về thăm Huế để làm lành với những trách cứ vẫn nặng lòng mình bao năm qua. Từ phố về, sông Hương trên mạn Kim Luông vẫn mượt mà dáng nguyên sơ như dòng sông chảy trong chiêm bao những đêm xa xứ. Chiếc đàn dương cầm trong ngôi nhà cổ kính duyên dáng như chiếc vòng ng?c xua trên tay đứa cháu gái nhỏ. Tiếng đàn non nớt vọng ra đến cuối vườn im mát bóng dâu. Dòng nhạc cũ như giọt mưa đầu mùa hạ hắt lên cằn cỗi lòng tôi mùi nồng nàn quen thuộc của đất. Tôi nâng niu tập nhạc kẽ tay dày cộm mà tưởng nâng niu dòng kỷ niệm đời người. Phần đầu tập nhạc tôi chép vào những năm trung học. Cô em họ đã thu góp lại đóng thành tập và tiếp tục chép bài hát mới t? nhỉu nam năm qua. Phần việc đó giờ đây mẹ giao lại cho con gái mình. Nét chữ ở phần cuối tập nhạc cũng non nớt dễ thương như tiếng đàn vọng nhẹ trong gió thoảng.

Tôi đã ngồi lại trong chiều bên dòng sông tuổi nh? Nghĩ về những thành phố, dòng sông đã đi qua. Mai một bể dâu. Nghĩ về những bài hát họ Trịnh với hình ảnh phố xá trong đó con người yêu nhau nhớ nhau, bơ phờ quằn quại giữa cõi nhị nguyên đi về, sống chết, ngọt đắng hững hờ.

Giữa gió trời và dòng nhạc bàng bạc kỷ niệm có tiếng ve rang bên dòng sông lan xa lóng lánh vô thường. Có tiếng ru bên vườn ầu ơ cơn ngái ngủ. Có tôi nhỏ nhoi sâu lắng trong cõi ban sơ. Thời gian và không gian quyện vào nhau thành nỗi cô đơn kỳ diệu. Một hạnh phúc ứa lệ. Trong cơn thảng thốt vĩnh cửu, sự ra đi và quay về đã trở nên vô nghĩa. Chỉ còn lại dòng sông trôi qua đời. Tắm mát. Lớn lên. Ứa máu. Mệt nhoài. Những dòng sông nối liền nhau bởi số phận. Và tôi mãi loay hoay trên đó. Khóc cười.

Ngồi trên con đò dọc dõi mắt nhìn về phố, vai cầu cong như một khung sầu. Ở cuối tầm ngoái nhìn hụt hẫng dòng đời, tôi thấy tôi chậm bước qua cầu buổi chiều cuối cùng ở Huế. Hình ảnh người đi xiêu đổ trên triền dốc như t nét chấm phá oan khiên của cô đơn. Một quyến rũ sao quá tàn phai. Sự đứt đoạn của thân cầu là khoảng cách ray rứt, nỗi dự cảm lìa xa làm buồn cả một trời sông nước.

Con đò tôi vừa qua khỏi Thương Bạc. Có đò ai vừa tách bến qua sông. Ðò dọc. Ðò ngang. Mây. Nước. Thấy nhau đó mà đã bao năm sông dài. Ðầu sông. Cuối sông. Bao nhiêu con nước, mấy buổi triều dâng cho vừa đủ một tiêu tương? Có ai còn ai trong từng nỗi nhớ? Có mấy cuộc đời trôi cho vừa dòng chảy một thời gian? Tà áo em bay hồn nhiên buổi chiều qua phố. Ðôi mắt thuyền nâu. Áo lụa Duy Xuyên vàng màu nắng Thu Bồn. Bao nhiêu dòng sông bến nước lạ quen chúng ta đã đi qua, đã trôi nổi đắm chìm. Hỡi người bao năm cũ, hồn có còn nhuốm chút sầu riêng.

Tôi vẫn thường mơ về đôi cánh hạc vàng những đêm nằm mộng từ bên kia biển. Mơ về những ngày thật xưa trong ký ức. Hình như có một dòng sông chảy qua tuổi nhỏ, bờ cát trắng ngờ ngợ chiêm bao. Sông Lại Giang ở Bồng Sơn với rừng dừa xanh ngắt. Mẹ cha đã gặp nhau ở đó. Gã văn công với cây đàn mandoline lơ đãng trên vai, hát Buồn Tàn Thu vào một đêm trăng ướt lá dừa đã chinh phục được lòng người đàn bà trẻ khoa bảng. Cha mẹ dắt díu nhau về nương náu bên Ngoại ở Huế mấy năm trước khi vào Ðà Nẵng lập nghiệp. Dòng sông Bến Ngự và mấy chiếc cầu trắng vắt qua sông. Chiều theo mẹ đi bộ ngược lên Phủ Cam. Mùi trái thị thơm lừng cổ tích. Nhìn những con đò nhỏ chèo ngược xuôi trên sông tần ngần hỏi mẹ ngả nào thì ra tới biển. Ngã nớ về An Cựu, ngã ni thì về Ga rồi ra sông lớn, đi ngược lên Kim Long Thiên Mụ, xuôi về Ðập Ðá, Vỹ Dạ hay Bao Vinh rồi đi nữa đi nữa thì tới cửa Thuận.

Bãi biển Thuận An đông người những ngày hè năm sáu sáu. Nữ sinh Ðồng Khánh mặc áo dài đi biển. Ðầm Thuận An, một buổi chiều mấy năm sau đó, tàu vào neo trốn gió. Những ngày thật mới trong đời lính biển. Trong mưa bãi biển Thuận An mông lung xa thẳm, xao xác bóng hàng dương rủ đầu phiền muộn. Huế, thành phố thân quen đã chấp chứa gã sinh viên lêu lổng những ngày trước khi vào lính. Cô gái Quảng Nam xinh xắn ra Huế đi học làm cô giáo. Mấy năm sau, ở Hội An, tình cờ biết tin cô giáo đã có gia đình. Buổi chiều hôm đó, chuyến tàu về căn cứ Cửa Ðại sao dài đến lê thê. Nhìn bờ cát trắng dọc theo làng Xuyên Thọ bên kia bờ Ô Lâu, tôi chợt nghe mình thì thầm câu thơ của người bạn cũ mơ hồ dòng sông Thu, cô gái bên sông, áo lụa vàng Duy Xuyên...

Biển. Bảy ngày tuần dương một lần nghĩ bến. Từ biển về thành phố bên sông càng đẹp bội phần. Ðà Nẵng, nơi cuối cùng mẹ cha đã quyết định dừng lại sau tháng ngày bồng bế hồi cư, Nội Ngoại tấn thối. Thành phố của những ngày mới lớn, lòng rộn ràng yêu cùng một lúc những cô học trò tóc thề mắt to gặp trong sân trường, trên đường đi học, chuyến phà qua sông. Thành phố có sông Hàn chảy qua. Sông lạnh mà nước xanh và biển thì quá gần. Biển bao quanh. Ðứng bên ni Hà Thân ngó qua bên tê Hà Thân nước xanh như tàu lá. Ðứng đó mà ngửi được mùi biển mặn trong gió, mùi muối nồng nàn từ Tiên Sa, Mỹ Thọ, Mỹ Khê, Phú Lộc, Thanh Bình theo gió bay về. Dòng sông đưa người từ biển về không dài lắm, vừa kịp để lòng vun vội vã. Không dài như sông Sài Gòn đi gần hết ngày mới tới, lại phải qua Nhà Bè chia đôi ngã phân vân. Chuyến phà qua sông. Con dốc cao trong thành phố. Tôi từ biển đến lạc loài. Xin em chỗ trọ hiên ngoài lạnh sương...

Ngày tháng uyên ương chưa được bao lâu thì đã phải chia xa. Mưa nguồn. Những đêm tù thật dài, nằm co trên chõng tre nhớ ngày phơi phới biển rộng, mơ về vợ hiền con nhỏ bếp lửa gia đình. Ngày vui cũ là cánh bướm gây mơ, để mỗi đêm tù là một đêm mơ. Mơ. Mơ tháng ngày rồi sẽ phôi pha. Cuộc chia ly rồi sẽ chấm dứt. Chúng mình rồi sẽ gặp lại nhau, chan chứa tình thương yêu.

Sóng biển và số phận đã xô giạt bèo bọt đời người vào kiếp sống thuyền nhân. Từ lâu lắm, bên trời lưu lạc, bó thân trên đầu cõi tuyết vùng Trung Tây, tôi sống yên lặng chẳng muốn đi đâu. Bạn bè thì chỉ biết tin, thỉnh thoảng nghe tiếng mà chưa hề thấy mặt. Những đêm xa xứ, gã trung niên với mái đầu sương điểm vẫn thường dỗ dành giấc ngủ bằng ước ao được sống lại ngày vui buồn trên quê hương.

Những ngày mùa đông đi về trên chiếc cầu bắc qua sông lạnh cứng tuyết băng, tôi vẫn thường nhớ về dòng sông quê nhà. Những dòng sông lưu lạc phù sa nặng nỗi niềm riêng của đá sỏi ngìn xưa. Con người nổi trôi trên dòng số phận với giấc mơ của đá. Dòng sông trôi đi cuốn theo cơn mơ bất tận kiếp người. Phải chăng chỉ có dòng sông mới hiểu thấu được sự trở mình của đất đá trong buổi hóa thân. Phải chăng chỉ có dòng sông mới nghe được tiếng khóc lặng lẽ, thấy được giọt lệ đã khô vì nắng gió đợi chờ. Và có lẽ cũng chỉ dòng sông mới thấu hiểu được nỗi buồn riêng của từng giọt nước mắt mặn xát hồn người.

Cơn mưa bụi tuyết làm buổi chiều xuống nhanh trên mặt sông xám lạnh. Từ trên cao nhìn xuống, khúc sông Mississipi chảy qua khu trường Ðại học Minnesota trông nhỏ nhoi tội nghiệp. Văn phòng làm việc cạnh khu giảng đường vắng vẻ. Sinh viên đã bắt đầu nghỉ mùa đông từ đầu tuần. Chỉ còn lại mấy người tha hương, không có quê gần để về mà quê thật thì quá xa. Khúc sông đóng băng lặng ngắt, hàng cây dọc theo bờ trụi lá khẳng khiu như những nhánh xương khô. Dãy ghế đá nằm chen giữa hàng cây im lìm chờ ngày nắng ấm. Mặt ghế phủ tuyết dày không một dấu vết người. Tôi nghĩ đến dòng suối nhỏ, gia đình đã tìm đến cắm trại mấy năm trước, nơi đầu nguồn sông Mississipi. Mark Twain. Tom Sawyer. Chiếc bè cây. Con tàu chạy bằng than đá. Tiếng hát trầm buồn của người nô lệ trong những đồn điền trồng bông. Nội chiến. Da trắng. Da đen. Tư bản. Cọng hòa. Dân chủ. Bình đẳng. Kỳ thị. MalcomX. Ku Klux Klan. Mark Luther King. William Faulner. Dòng sông chảy dọc theo chiều dài lịch sử một đất nước chỉ vỏn vẹn vài trăm năm lập quốc. Khởi nguồn từ con suối nhỏ, dòng sông cưu mang hoài vọng con người xuôi trôi tìm về biển rộng. Âm thanh và cuồng nộ thác ghềnh nhiều khi đã nhận chìm cơn mơ đời, làm thất thoát đi lương tri nhân bản. Có lẽ túp lều của chú Tom vẫn xiêu vẹo đâu đó ở cuối dòng sông. Và như vẫn còn văng vẳng đâu đây, tiếng hát người nô lệ lăn buồn theo từng vòng quay của guồng nước đang lặng lẽ đẩy con tàu tiến về phía trước.

Mặt trời đã lặn về phía đầu sông mơ hồ dáng núi. Tiếng đàn im bặt tự lúc nào mà tôi vẫn cơ hồ nghe đâu đó tiếng mình, tiếng bạn bè, từ những năm xưa. Con đường xuống bờ sông đầy xác lá khô. Tôi nghĩ tới sân cỏ mát, bước chân trần và tiếng hát lãng đãng sương khói trần gian. Nhìn đứa cháu gái nhỏ với tập nhạc trên tay, chân sáo tung tăng, tôi nghe lòng thật bình yên . Chiếc đò nhỏ vừa cập bến bên tê sông. Hàng cau cao vút trong chiều, mảnh mai mà cao ngạo. Tôi đang trở về với dòng sông của riêng mình.

Phan Thái Yên


Mục Lục


4. Tưởng Chừng Như

Thanh Hà





( Nói với anh - 15.Dec.2013?15.Dec.2021 )

Ðập cổ kính ra tìm lấy bóng
Xếp tàn y lại để dành hơi
( Khóc Bằng Phi, Vua Tự Ðức
Hay của Nguyễn Gia Thiều ?)


Sắp tám năm rồi đó anh.

Biết chăng anh, ngày anh ra đi, anh đã mang một phần hạnh phúc và một phần trái tim em theo cùng.

Nói văn hoa kiểu cách, 8 năm tức 96 tháng, 416 tuần, 2920 ngày đêm. Ðã có bao nhiêu nước chảy qua cầu, bao nhiêu bóng câu qua cửa sổ, bao nhiêu lá vàng rơi rụng, bao nhiêu bông tuyết bay mù trắng bầu trời.

Quanh em, tưởng chừng như vẫn còn nghe giọng nói trầm ấm ngọt ngào của anh nhắc nhở em mỗi khi ra ngoài nhớ quàng khăn quanh cổ, mặc thêm áo ấm vì thời tiết trở lạnh, nhớ mang theo dù vì có thể trời mưa , nhớ mang theo nón nếu trời quá nắng, nhớ ?nhớ.. giờ đây thì chẳng còn ai nhắc nhở săn sóc mà em phải tự chăm sóc nhắc nhở mình thôi.

Tưởng chừng như vẫn còn thấy ánh mắt màu xanh quyến rũ của anh âu yếm nhìn cô vợ hơi nhí nhãnh mỗi khi mua được chiếc áo vừa ý về mặc thử xoay tới xoay lui bắt anh làm nhà phê bình bất đắc dĩ ngắm nghía đầu tiên và nhận xét.

Tưởng chừng như dáng hình anh vẫn còn ngồi trên bộ sofa tối tối theo dõi các chương trình trên TV thảo luận về chính trị hay kết quả cuộc bầu cử chức Cố Vấn Liên Bang Thuỵ Sĩ cũng như tình hình thế giới.

Tưởng chừng như chúng ta vẫn còn hằng ngày ngồi đối diện ở bàn để dùng bửa sáng, trưa, tối. Vừa ăn vừa kể chuyện người thân, chuyện hàng xóm,đồng nghiệp ở trường, chuyện học trò của anh nghịch ngợm...

Và để kết thúc bửa ăn, anh gần như không bao giờ quên khen và cám ơn vợ nấu món Tây ngon ?còn hơn cả phụ nữ Thuỵ Sĩ chính gốc?.?Ngoại trừ những hôm em mê đọc sách để thịt cháy, thậm chí có lần luộc khoai tây đến khét lẹt, đáy nồi đen xạm phải vứt bỏ cả nồi lẫn khoai mà anh cũng chỉ nhìn em cười tủm tỉm chứ không hề trách giận vì không kịp thời gian để nấu lại món khác cho anh có tiết dạy tiếp buổi chiều, đành phải ăn bánh mì với jambon tạm bợ.

Tưởng chừng như vẫn còn nghe tiếng bước chân anh nhẹ nhàng đi từ gian phòng nầy qua gian phòng nọ.

Tưởng chừng như chỉ vắng anh trong chốc lát. Rồi anh sẽ trở về mang tin tức kể cho em một câu chuyện tiếu lâm mà bạn anh vừa truyền nhau, rồi tiếng cười chúng mình rộn rã vỡ oà cho căn phòng vốn dĩ tươi vui càng thêm chan hoà hạnh phúc?một hạnh phúc giản đơn mà hoà điệu.

Hàng ngàn kỷ niệm còn đây, sinh động , rõ rệt , mãnh liệt.

Em không quên chút gì . Em không muốn quên chút gì.

Nếu ví mỗi đời người có mỗi con đường riêng, dài hay ngắn, rộng rãi hay nhỏ hẹp tuỳ vào số phận thì đường của anh là một con đường đầy ánh sáng, với hoa thơm cỏ lạ mọc hai ven bờ. Anh thong dong từng bước tiến lên . Rồi anh đã đi đến cuối con đường của anh với một tâm hồn bình an viên mãn .

Còn em vẫn đang tiếp tục dò dẫm trên con đường của mình,tuy thiếu cánh tay anh dìu dắt, nhưng em tin là mình đã không hề chệch hướng.

Khi xưa, em luôn rụt rè nhút nhát. Giờ không anh, nghị lực em bỗng dưng mạnh mẽ bội phần. Có vậy em mới đủ khả năng chống chọi lại với những chiếc gai nhọn từ trong u mê tối mịt xuất hiện đột ngột định đâm chích mình mà em vẫn không hề hấn gì.

May mắn thay, ở hiền gặp lành, câu nói nầy luôn luôn đúng. Con đường em đi được bảo bọc bởi tình mến thương của bao người thân thích, gia đình và bạn hữủbạn gần bạn xa, bạn cũ bạn mới, nhiều nhiều lắm anh ơỉCon đường thỉnh thoảng bị chông chênh tắc nghẽn bởi lòng đố kỵ nhưng em vẫn vững vàng tiến bước một cách an nhiên tự tại.

Sứ mạng anh trao phó cho em (có đại ngôn quá không anh) là em phải Hạnh Phúc, phải sống vui sống khoẻ. Ðó là điều anh mong mỏi ở người vợ của mình dù không hề nói ra bằng lời, em biết. Và em đã duy trì thói quen của chúng mình y hệt như thuở anh còn tại thế ?ngoại trừ khi em đang trên đường viễn du thì nhịp sống mới thay đổi để thích nghi với môi trường ?.

Em không thay đổi chút gì. Em không muốn thay đổi chút gì.

Ở một góc thiên đường đâu đó, anh hẳn hãnh diện và hài lòng vì em đã luôn giử thái độ lạc quan đúng mực. Em không để cho sự buồn đau tang tóc quật ngã được mình.

Bao giờ thì em sẽ đến chặng dừng cuối con đường của mình để chúng mình tái ngộ hở anh?

Nỗi đau chìm lặng đáy hồn
Tim đem cất giử vào trong ngăn sầu
Từ em mất lối bên cầu
Ánh dương chưa rạng đã phai mầu chiều đông ( thơ Th.H )

Trong hành trang anh mang về cõi vĩnh hằng, đã có phân nửa Hạnh Phúc và phân nửa Trái Tim em theo cùng anh đó, biết chăng anh?

****

Thanh Hà

Mục Lục


5. Trò Chuyện Với Khoảng Không Trước Mặt


Tuyền Linh



TẬP I - Trò Ðời Và Công Lý


Phần 14

10.11.2020 - Bạn hiền ơi, mấy ngày trước đây mưa bão tàn phá miền Trung nhiều quá, mình xót xa vô cùng, nhưng mình chẳng biết làm sao chung tay góp sức với những người thiện nguyện để cứu trợ bà con. Với tuổi cao sức yếu như mình, trong túi lại trống rỗng, thôi thì đành ngồi đây khẩn vái Trời Phật?Biết sao!

Vâng, khấn vái Trời Phật. Với mình, đó là diệu sách. Diệu sách? Có thể bạn thắc mắc tại sao mình lại tin vào những gì không ? mắt thấy tai nghe ? một cách tuyệt đối như vậy? Có đó chứ! Mình có mắt thấy tai nghe mà bạn?! Như mình đã nói với bạn rồi, TÂM LINH đối với mình là tất cả. TÂM LINH ở đâu đó rất xa, mình không thấy nhưng mình lại chạm tay tới được. Mình không khoác lác với bạn đâu, hãy tin mình đi, mình nói thật đó. Mình không phải là nhà ngoại cảm, cũng không phải mù quáng cuồng tín tin vào triết lý của một triết gia thần học nào cả, nhưng mình tin vào con người bằng xương bằng thịt của chính mình, rất thực?rất thực?trong sinh hoạt đời thường mà bạn đang đối diện. Có thể bạn chưa tin mình, mình không trách bạn. Trách làm sao được khi cái thế giới bạn đang sống quá trong lành ? trong lành cả nghĩa bóng lẫn nghĩa đen; trong khi thế giới của mình thì lại quá ô trọc. Mình hiểu suy nghĩ của bạn. Nhưng mà bạn nè, trong thế giới của mình, mỗi người đều mang một số phận riêng biệt, khác nhau. Cụ thể là số phận của mình đây, mình được sinh ra trong một gia đình nghèo, cha mẹ là nông dân chất phác. Mẹ mình mất khi mình còn quá nhỏ nên mình không biết được mặt mẹ. Mình sống với cha và mấy chị gái. Cha lại khuất núi khi mình đang lúc thi Yếu Lược. Rất may là năm ấy mình thi đậu. Mấy chị mình tiếp sức nuôi mình cho đến khi mình trưởng thành. Và?dĩ nhiên cũng y như những đứa trẻ khác, khi mình ra đời, Thượng Ðế đã gắn cho mình một bản thể, cái bản thể

riêng biệt của mình, không giống ai cả. Cũng từ đó, không hiểu sao, qua những giao tiếp dân gian, với bà con chòm xóm trong sinh hoạt hằng ngày, mình lại ngẫu nhiên nhiễm vào một căn bịnh mà người ta thường gọi là DỊ ÐOAN, nhiễm từ lúc nào mình cũng không biết nữa. Mình chỉ nhớ mang máng từ lúc mình chuyển về sinh sống tại xã Lạc Nghiệp, huyện Ðơn Dương, tỉnh Lâm Ðồng vào năm 1976 thì phải (?) Lúc bấy giờ, mình quen thân với gia đình vợ chồng anh H. ngựa, bà con thường gọi anh vậy vì anh hay chạy xe ngựa. Ngoài nghề đánh xe ngựa, vợ chồng anh H. còn nuôi thêm bò, dê để lấy sữa tươi bán khắp bà con chợ Lạc Nghiệp. Nhà mình là khách hàng thân thiết của vợ chồng anh. Vợ anh, chị H. thường lui tới nhà mình để bán sữa nên rất thân tình. Có một lần, khi bàn về đất đai nhà cửa tại địa bàn Lạc Nghiệp, chị vui miệng kể cho cả nhà mình nghe một hiện tượng lạ, khó tin, nhưng có thật. Câu chuyện xảy ra trước năm 1975. Mình nghe mà nổi da gà. Ai nói thì mình không tin nhưng chị H. nói là mình tin ngay. Ðơn giản, tính chị rất thật?rất thật?.! Chị kể, trước năm 75, khi anh H. còn đang phục vụ trong ngành cảnh sát chế độ cũ, trong vườn nhà chị có một cây dừa cao lớn, lá quả sum sê. Ðêm đêm, chị thường thấy những cục lửa đỏ từ trên cây dừa rơi xuống đất kéo theo những tàn lửa. Dĩ nhiên lúc bấy giờ chị tin đó là MA, nhưng với chị, chị nghĩ đó là điều bình thường, bởi chị thường chứng kiến cảnh nầy trong vườn nhà chị những lúc về đêm. Cho đến một hôm giữa ban trưa, ban ngày sờ sờ, chị trố mắt ngạc nhiên khi nhìn thấy hình ảnh một người mẹ dẫn một đàn con nhỏ đi từ từ đến gốc cây dừa trong sân nhà chị, rồi bỗng nhiên biến mất dạng. Chị hoảng hồn, không tin vào mắt mình nữa. Vài ngày sau, khi đã hoàn hồn lại, chị đem hiện tượng kỳ lạ này kể cho chồng chị nghe, anh không tin đó là sự thật. Anh còn la chị là nói tào lao. Có một điều đặc biệt mà chị cho tụi mình biết, là các hiện tượng nầy, duy nhất chỉ một mình chị thấy thôi. Cả nhà chị không ai thấy cả. Vì lẽ đó, anh H. không bao giờ tin chị. Tuy nhiên, cứ mỗi lần chị thấy như vậy, chị liền gọi anh H. ra xem thì anh H. lập tức ôm cây súng M 16 ra bắn loạn xạ lên ngọn cây dừa. Mình nghĩ, tâm lý chồng chị lúc bấy giờ không tin, nhưng có sợ. Vâng, sợ thì mới phản ứng đáp trả chứ! Phải không bạn? Bạn nghĩ thế nào? Tin không? Sao bạn lại nhìn mình với vẻ mặt hoài nghi như thế? Mình tin đó! Mình đã tin hiện tượng nầy lâu lắm rồi, trước ngày chi vợ anh H. ngựa kể kia. Mình chưa từng gặp đám người MA hiện nguyên hình giữa ban ngày như chị H. nói, nhưng thỉnh thoảng mình hay nhìn thấy cục lửa từ ngọn cây rơi xuống đó bạn. Mình nghĩ, hiện tượng nầy rất nhiều người thấy mà bạn. Rất thông thường trong dân gian,nhất là nơi những vùng quê hẻo lánh. Nói đến đây, mình lại nhớ có một lần thằng con trai mình kể cho mình nghe là chính nó cũng thấy như vậy vào lúc 12h khuya khi đang trên đường từ thị trấn Thạnh Mỹ đi về nhà ở D?ran. Ðang chạy xe máy trên đường, bỗng đâu trên không có một cục lửa rơi xuống với rất nhiều tàn lửa rơi theo, cách lề đường về phía tay mặt chừng 10 mét. Nó sảng hồn rú ga chạy một mạch. Với bản tính tò mò, sáng hôm sau nó quay lại địa điểm có cục lửa rơi đêm hôm qua đó, thì ngay chỗ ấy là một nấm mộ, một nấm mộ có vẻ cũ kỹ lâu đời.

Bạn à, chuyện DỊ ÐOAN thì làm sao kể cho bạn nghe hết được trong một sớm một chiều? Mà những chuyện đã xảy ra như những chuyện vừa kể cho bạn nghe là những chuyện có THẬT trong đời thường. Có thật đến nỗi mình tin là không có gì thật bằng. Sao bạn trố mắt nhìn mình như thế? Mình tin có cơ sở mà! Ngay cả bản thân mình đây nè, cả vạn người đều có chung một nhận định là mình mở hàng rất đắt khách. Bất cứ hàng quán nào, nếu ngày đó mình mua mở hàng đều đắt khách. Lúc đầu mình không tin, nhưng qua tháng qua năm, cả trăm cả ngàn người đều nói vậy, làm sao không tin được? Chẳng lẽ người ta cùng nhau dựng chuyện lên để nói? Mà cùng nhau ?dựng? sao được khi người nầy ở tỉnh nầy, còn người nọ ở tỉnh nọ? Có một điều ngộ nghĩnh như thế nầy, lúc mình sống ở Vũng Tàu, buổi sáng mình hay đi bộ thể dục, lộ trình mình đi là từ nhà đến chợ, rồi từ chợ về nhà. Mỗi sáng đi thể dục như vậy, mình thường kết hợp ghé hàng bánh ướt chả lụa đầu chợ mua một túm đem về nhà ăn điểm tâm. Mình hay mua bánh ướt hàng cô bé nầy để giúp cô ấy vì cô ấy bảo mình mở hàng đắt khách. Sáng nào cũng vậy, sáng nào cũng như sáng nào, gần như một thói quen. Nhưng có một hôm, không hiểu vì lý do gì, cô hàng bán bánh ướt nghỉ bán. Mình chới với, chưa biết nên mua thứ gì khác để ăn thay thế bánh ướt? Trên đường về nhà, mình ghé đại một quán bán hủ tiếu bên đường để ăn. Mình thấy quán cũng khá sạch sẽ khang trang. Lúc mình vào quán, hình như còn sớm quá nên cũng vắng khách, nhìn quanh chỉ có một mình mình thôi. Sau khi ăn xong, mình gọi bà cụ chủ quán trả tiền rồi chào bà cụ ra về. Trên đường về nhà, mình ngẫm nghĩ, hủ tiếu quán bà cụ cũng khá ngon, có cả giò heo, gan heo, mỡ rán hột lựu thật tuyệt. Mình tự hỏi, sao thỉnh thoảng mình không ăn hủ tiếu chỗ nầy để thay đổi khẩu vị? Nuôi ý nghĩ nầy, ngày hôm sau và hôm sau nữa mình vẫn ghé đó để ăn. Trong khi ăn, bà cụ vui miệng hỏi xã giao mình vài điều, bà nói: hôm đầu tiên ông vào quán, tôi nói thật lòng, xin ông đừng buồn nhé, tôi lo lắm. Hôm ấy quán tôi mới khai trương, gặp một ông cụ như ông mở hàng, tôi thầm nghĩ hôm nay chắc ế quá. Ai ngờ, sau khi ông đi chừng 20 phút, khách vô ào ào đến độ cả nhà phụ bán cũng không kịp. Tôi nghĩ, cái vía ông nhẹ lắm, hên lắm?! Nghe bà cụ nói, mình cười xởi lởi với bà cụ, cũng vui, nhưng không ngạc nhiên lắm. Mình đã nghe điệp khúc nầy rất nhiều lần, từ các hàng quán mình đã mua suốt bao nhiêu năm nay, nhất là các người bán vé số. Mỗi lần họ thấy bóng dáng mình thấp thoáng ở sân chợ Vũng Liêm, họ thi nhau chạy nước rút tới để kịp bán cho mình. Nghĩ cũng vui, cũng hạnh phúc! Dù lớn dù nhỏ, làm cho người khác vui là hạnh phúc rồi, phải không bạn? Vậy có phải là DỊ ÐOAN không bạn? DỊ ÐOAN có vô hình vạn trạng trong đời sống thường nhật mà mình không thể kể hết cho bạn nghe được. DỊ ÐOAN biến hóa khôn lường theo từng cá thể khác nhau, nhưng luôn có cái chung là hướng THIỆN. Thế giới mà bạn đang sống có như vậy không? Ðó, bạn thấy đó, mình đã sờ tay vào được những hiện tượng gọi là DỊ ÐOAN rồi phải không? Vậy thì DỊ ÐOAN là gì?

Theo như trong sách vở ghi chép thì rất dài dòng văn tự , nhưng nôm na như thế nầy:

DỊ ÐOAN là nguồn tin cơ bản không đúng với sự thật, không hợp lý một cách cơ bản, hoàn toàn không có căn cứ, là một hàm nghĩa mới được đưa thêm vào, xưa kia hoàn toàn không mang ý nghĩa đó.

Hừm?! chữ nghĩa là như thế đó. Sách vở ghi chép vậy đó?! Thế thì biết dựa vào đâu để sống cho tốt đây bạn?

Bạn thì sao không biết, bởi bạn đang ở một thế giới riêng biệt trong lành của bạn, nên bạn khó trả lời, nhưng mình thì nhất quyết phải dựa vào chính bản thân mình mới sống tốt được. Bởi có những điều mình may mắn biết mà người khác không được biết, như chuyện DỊ ÐOAN chẳng hạn.

Lúc trước, mình thường tâm sự với bạn nhiều về diễn biến trong vụ việc khởi kiện của mình, nhưng gần đây mình lại thích luận bàn với bạn về hướng TÂM LINH qua nhiều khía cạnh đời sống vô hình. Bạn cảm thấy thế nào? Không sao, có thể bạn không cần trả lời cũng được, vì thế giới của bạn khác xa thế giới của mình đang sống. Riêng mình, mình cũng xin nói để bạn biết, đời sống vô hình là phần không thể thiếu đối với mình bạn à. Vì chỉ có MÌNH mới là MÌNH thôi, là Nguyễn Văn Thơ thôi. Ðó là bản thể Nguyễn Văn Thơ. Không còn ai là Nguyễn Văn Thơ nữa trong cái thế giới đầy rẫy mưu toan và xảo quyệt nầy. Ngay cả nước Mỹ được cho là ngọn hải đăng của nền dân chủ vẫn còn đu đưa trong bầu cử Tổng Thống đó, bạn thấy không? Người đã chết hơn 10 năm, 20 năm vẫn bỏ phiếu được. Vậy đâu là sự thật, một sự thật hiển nhiên, một sự thật có thật, rất thật?? Có Trời cũng không lý giải nổi cái thế giới ma mãnh nầy! Vụ kiện của mình chưa đến hồi kết thúc, chắc phải chờ thôi ? như chuyện Tổng Thống Donald Trump đang chờ kết quả pháp lý trong cuộc bầu cử vậy. Bạn thấy đó, đến cả Tổng Thống Mỹ còn phải chờ Tòa án, công lý, huống gì thân phận con dế như mình. Nhưng dẫu sao, mình vẫn tin vào công lý Nhà Nước Việt Nam luôn sáng suốt đứng về phía những người đã chứng minh đầy đủ thủ tục pháp lý như mình. Mình tin chính nghĩa sẽ thắng.

( còn tiếp )


****

Tuyền Linh

Mục Lục


6. Trăng Thanh Bình

Phạm Nhật Quỳnh




Ðêm nằm thao thức, mãi suy nghĩ về đại dịch corona 19 tàn khóc đã xảy ra khiến người người trên thế giới gánh chịu chết chóc thảm thương, lâm vào cảnh sinh ly tử biệt xót lòng.
Tôi trở mình nhìn qua song cửa sổ nhà mình, một nguồn ánh sáng rọi xuống nền nhà in hình khuôn hoa cửa sổ một màu trắng sáng lung linh.
Ðã bước qua ngày mới, đồng hồ điểm một giờ của ngày hai mươi ba tháng sáu, hôm nay cũng là ngày mười bốn tháng năm âm lịch 2021.
Vầng trăng tròn sáng vằng vặc đang treo lơ lửng trên nền trời trong. Bất chợt đưa tôi về ký ức tuổi thơ của thuở xa xưa nơi quê nhà, có rất rất nhiều những đêm trăng sáng rọi xuống mảnh sân đất rộng trước nhà mình, tôi thích nhìn cây lá lao xao đong đưa in hình dưới nền sân, thích nhìn trăng mới vừa nhô lên khỏi ngọn tre nằm trên con mương bờ đập lá, trăng ẩn hiện theo cành tre lã lơi theo chiều gió, trăng sáng tràn ngập một màu trắng xóa theo những lối mòn mọc đầy cỏ dại trên con đường nhỏ làng quê, trăng thanh bình thuở ấy thật thú vị.
Khi tôi chưa đầy mười tuổi thì đâu đó phong trào thanh niên tập kết ra bắc chuẩn bị cuộc chiến thống nhất bắc nam kéo dài hơn hai mươi năm. Bản nhạc Lên Ðàng tuổi thơ tôi được nghe nhiều nhất từ các thanh niên trai tráng trong làng. Từ đấy những đêm trăng sáng không còn lung linh huyền ảo mà luôn hòa cùng ánh sáng hỏa châu song hành đến năm một chín bảy năm chấm dứt chiến tranh.
Thế mà, hôm nay cũng ánh trăng muôn thuở, trải qua hơn 70 năm cuộc đời, từ các đại lộ, các con phố lớn nhỏ, các con hẻm quanh co, lần đầu tiên nơi đô thành hoa lệ ngập ánh đèn màu, trận đại dịch đã hoành hành nhân loại trên mười tám tháng nay đã mất đi ý nghĩa cái đẹp trăng sáng trời trong mà tạo hóa ban tặng, làm mờ đi cảnh thiên nhiên kỳ diệu, tất cả chỉ tại lòng người đang thổn thức?
Nhìn ra ban công tôi chợt thấy những chậu phong lan nhà mình vẫn vô tư khoe sắc, sắc xanh, sắc hồng, các loại cây khác vẫn nở hoa, từng chậu vẫn lắc lư theo gió, mặc thế giới có ra làm sao, nhưng lòng người thì không thể như hoa lá vô tri được, nỗi đau chùng theo sự bất lực của dịch bệnh.
Trên tòa nhà chung cư ngày ngày chiều chiều tôi nhìn xuống những con đường thành phố vắng lặng xe cộ ngược xuôi bởi giản cách xã hội, mỗi người có một công việc và mục đích khác nhau để hoàn thiện cuộc sống của mình, nhưng tất cả như chùn lại, tất cả như chậm lại để trải nghiệm điều gì đó đang xảy ra cuộc sống mong manh của kiếp người hiện tại trong thời khắc nầy, tất cả đã đảo lộn vì một đại dịch toàn cầu!
Hơn một năm kinh tế khó khăn, người người trải nghiệm thêm cuộc sống đời thường để ngầm bảo nhau hãy sống chậm lại hãy chiêm nghiệm với những gì đã xảy ra thế giới cho lòng lắng hơn. Thay vì ngơ ngác với hằng muôn dấu chấm hỏi, vì đâu nên nỗi!
Mai là ngày rằm trăng sẽ tròn hơn hôm nay, và hy vọng sẽ sáng như đêm mười bốn nầy. Trăng sẽ sáng vằng vặc và vẫn lung linh của những năm tháng thanh bình còn ẩn đâu đó mà thôi.
Loài người từ thuở khai thiên lập địa đã có biết bao nhiêu cuộc biến động thăng trầm hay khóc liệt, vẫn luôn kiêu hảnh tồn tại. Và tôi cùng mọi người luôn nguyện cầu mơ ước đến một ngày rất gần niềm vui tỏa khắp toàn cầu khi đại dịch được con người chung tay dập tắt thành hiện thực.
Không còn cảnh buồn thật buồn khi đường phố vắng lặng, nhà nhà đóng cửa, chợ quán im lìm, phố phường giản cách, đây đó căn giây, giản cách xã hội, cảnh giác tiếp xúc ?Tất cả chỉ còn nằm trong ký ức mờ nhạt và xa xôi...

Ðêm trăng buồn 23-06-21 (14-05-âl)


Phạm Nhật Quỳnh

Mục Lục


7. Bài Thơ "Lửng Ðèo Tình Khúc" Của Phạm Thành

Ðặng Xuân Xuyến



*
Tôi đọc bài thơ Lửng Ðèo Tình Khúc của nhà thơ Phạm Thành cách đây chừng tháng, hơn tháng. Cũng định viết vài dòng cảm nhận khi đọc Lửng Ðèo Tình Khúc nhưng lúc đó lưng tôi đau quá nên tạm lưu bài thơ vào mục xem sau để khi nào lưng bớt đau sẽ viết vài dòng cảm nhận.

LỬNG ÐÈO TÌNH KHÚC
.

Vẻ đại ngàn dường như pha loãng
Trưa Ðèo Cà nắng cũng ngập ngừng hoang
.

Kìa, gái Tày đợi ai mà bồn chồn tròn bóng
E ấp khăn thêu gợi những nét rằm
Nhí nhảnh kèn lá giọng chòe lửa
Vui mùa vàng rưng rức những bậc thang
.
Bỗng đàn môi vọng từ nơi bờ suối
Mắt gái cười lúng liếng cả hoang sơ
.
Chao ôi! Tình rừng quyện độc đáo đến không ngờ.
*
PHẠM THÀNH

Ðọc 3 chữ "ngập ngừng hoang" trong câu: "Trưa Ðèo Cà nắng cũng ngập ngừng hoang", tôi nhớ tới câu thơ cũng độc đáo của nhà thơ Nguyễn Thanh Lâm trong bài thơ Hương Dương Cầm:

"Tiếng Dương Cầm loang loáng ướt

Ngập ngừng rơị"

Hai chữ "ngập ngừng" được 2 nhà thơ sử dụng đều làm cho câu thơ sống động đến mê hoặc người đọc. Với "ngập ngừng rơi" của "Tiếng Dương Cầm loang loáng ướt", Nguyễn Thanh Lâm đã biến Hương Dương Cầm thành vẻ đẹp của tình yêu và nỗi nhớ rất đặc trưng riêng của người Hà Nội. Còn với "ngập ngừng hoang" của "nắng" "trưa đèo Cà", Phạm Thành không chỉ thổi vào Lửng Ðèo Tình Khúc vẻ đẹp hoang sơ quyến rũ với những phóng khoáng rất đặc trưng của nắng gió đại ngàn mà còn ?pha loãng? làm mềm mại, sống động hơn chất hoang sơ của núi rừng bằng hiện diện của con người qua cách nói gián tiếp ở 2 câu đầu bài thơ bằng những cặp từ ?pha loãng?, ?ngập ngừng hoang?. Từ "hoang" ở câu thơ "Trưa Ðèo Cà nắng cũng ngập ngừng hoang" khiến người đọc lâng lâng tâm trạng cũng muốn phiêu cùng "nắng đèo Cà" để được "ngập ngừng hoang".

Bốn câu thơ:

"Kìa, gái Tày đợi ai mà bồn chồn tròn bóng
E ấp khăn thêu gợi những nét rằm
Nhí nhảnh kèn lá giọng chòe lửa
Vui mùa vàng rưng rức những bậc thang"

Có thể tách ra đứng riêng thành một bài thơ.

Với cách dùng chữ độc đáo, lạ mà hay ở 4 câu thơ này: "bồn chồn tròn bóng", "giọng chòe lửa", "rưng rức những bậc thang"... Nhà thơ Phạm Thành đã khắc họa chân dung thiếu nữ Tày hồn nhiên những nét tươi xinh tuổi mới lớn, đượm cùng vẻ đẹp hoang sơ ?rưng rức? của núi rừng. Bốn câu thơ đã vẽ một bức tranh sống động với ăm ắp những nhạc, những họa, đã gieo vào hồn bạn đọc những rung cảm tươi tắn khó quên.

Câu: "Kìa, gái Tày đợi ai mà bồn chồn tròn bóng" viết thật tự nhiên, tỏ sự ngạc nhiên và thích thú của thi nhân trước hình ảnh thiếu nữ Tày đang "bồn chồn" ngóng đợi người yêu. Bốn chữ "bồn chồn tròn bóng" nói được thật nhiều điều về không gian, thời gian và tâm trạng nhớ nhung, chờ đợi... của thiếu nữ. Cách ngắt câu bằng dấu phẩy (,) giữa "Kìa" với "gái Tày đợi ai mà bồn chồn tròn bóng" không chỉ làm tăng sự ngạc nhiên của thi nhân với ?trưa đèo Cà? mà còn khe khẽ bật lên thanh âm như một tiếng reo thi vị.

Bài thơ sử dụng những cặp từ láy, những động từ: "ngập ngừng", "rưng rức", "bồn chồn", "lúng liếng", "e ấp", "nhí nhảnh" rất đắc dụng, làm sáng lên vẻ đẹp hồn nhiên trong trẻo của thiếu nữ miền sơn cước!

Hai câu:

Bỗng đàn môi vọng từ nơi bờ suối
Mắt gái cười lúng liếng cả hoang sơ

Ðã chuyển nhịp bài thơ, thay cảnh bài thơ bằng một cái kết viên mãn, thật đẹp cho thiếu nữ ?bồn chồn tròn bóng? ngóng đợi người yêu. Câu ?Mắt gái cười lúng liếng cả hoang sở níu hồn người đọc.

Theo tôi, bài thơ kết thúc ở đây thì thật hay, thật đẹp.

Tiếc là, nhà thơ Phạm Thành lại cho thi nhân chen vào lời cảm thán: "Chao ôi! Tình rừng quyện độc đáo đến không ngờ." để kết thúc Lửng Ðèo Tình Khúc đã phá vỡ mất kết cấu toàn bích của bài thơ.

*.

Hà Nội, sáng 12 tháng 11-2021

Ðặng Xuân Xuyến

Mục Lục


8. Chờ Ðông (NS Ngân Giang)

TN.A





Chờ Ðông (NS Ngân Giang) - Cs Mạnh Quỳnh - Video 4K: Trần Ngọc Autumn.

Nhạc CHUYỂN

Thưa Quý Vị.

Chúng ta sắp bước vào mùa tuyết trắng, mùa của Lễ Giáng Sinh. Hôm nay, kính mời quý vị thưởng thức một nhạc phẩm trữ tình của Nhạc Sĩ Ngân Giang (1946-2009) ?CHỜ ÐÔNG?, qua tiếng hát Mạnh Quỳnh, một ca sĩ đa dạng, hát được nhiều thể loại nhạc và cũng sáng tác một số bài tân nhạc và cải lương vọng cổ.

(CC: Nhạc phẩm Chờ Ðông, đôi khi bị nhầm là của NS Trần Thiện Thanh. Xin xem Google/ Wikipedia).

Xin bấm LINK để xem hình rõ nét:

https://www.youtube.com/watch?v=MKT7qGVOqgQ

Chờ Ðông (NS Ngân Giang) - Cs Mạnh Quỳnh - Video4K: Trần Ngọc Autumn
Xin mời xem Trần Ngọc Autumn 4K Youtube Channel: https://www.youtube.com/channel/UCSSO... ......................................................................................................................................................... Những Video Nhạc do TN.A thực hiện hoàn toàn do sự trân quý các nhạc phẩm hay ...
www.youtubẹcom

Trân trọng
TN.A

Sơ lược về NS Ngân Giang (Theo Wikipedia).

Nhạc sĩ Ngân Giang (1946-2009) tên thật là Nguyễn Văn Vỹ, sinh năm 1946 tại tỉnh Quảng Yên (nay đã sáp nhập với tỉnh Hải Ninh thành tỉnh Quảng Ninh) thuộc miền Bắc Việt Nam, là một trong số bốn người con trong một gia đình trung lưu, nho giáo. Ông bộc lộ tài năng âm nhạc từ thuở nhỏ. Lúc 9 tuổi ông đã đạt giải Nhất trong cuộc thi đàn Mandolin do các linh mục của các trường Chủng viện tổ chức. Nhờ thành tích này, ông đã được các linh mục dòng Cứu Thế nhận làm đệ tử ruột dạy về các bộ môn Âm nhạc, Kịch, Hát, v.v... Ông bắt đầu sáng tác từ năm 14 tuổi. Các thể loại nhạc ông sáng tác thời điểm này là hùng ca và các bài hát tập thể cho các trường và các đoàn du ca hướng đạo. Năm 1967, vì tình hình đất nước, ông đã gia nhập vào Quân đội và đầu quân vào Cục Tâm Lý Chiến. Thời gian này ông chuyển hướng sang loại nhạc tình cảm, nhạc quê hương và nhạc lính. Ngoài thời gian học âm nhạc tại các trường Chủng viện, nhạc sĩ Ngân Giang còn học thêm guitar với các nhạc sĩ đàn anh như: Phạm Khánh, Hoàng Bửu, Lâm Tuyền, Trần Trịnh v.v.. Ông không sáng tác nhiều, chỉ khoảng hơn 40 ca khúc, nhưng nổi danh nhiều nhất là các bài : Dư Âm mùa Giáng Sinh, Chờ Ðông, Ðường Tình Ðôi Ngả, Ðôi Mắt Người Xưa, Tôi vẫn nhớ..v..v.. Vợ ông là bà Trần Anna Tho (nhũ danh). Ông có tất cả năm người con. Ông mất ngày 28 tháng 04 năm 2009 tại thành phố Rogers, bang Arkansas, Hoa Kỳ.

TN.A

Mục Lục


9. Gió Có Biết !

Bạch Liên





Gió có biết, mưa đang rơi tí tách
Sợi mưa buồn, giăng mắc tím hồn ai
Phương trời ấỷcó một người thao thức
Nhớ thề xưa, tình son sắt không phai
*
Gió có biết, tháng mươi hai rồi đấy
Nàng Thu về, tô lá úa vàng bay
Cây bên đường đang dỗi hờn ngừng khuấy
Giận gió thu, vờn cuống úa rơi hoài
*
Gió có biết, Thu chưa đi, đông tới
Tuyết phất phơ, che phủ góc phố này
Che luôn cả, trái tim gầy chới với
Buồn đơn côi trong đêm vắng thở dài
*
Gió có biết, nơi đây không thấy nắng ?
Nắng lóe vàng, thì gió thổi văng xa
Dõi mắt tìm, chợt nhạt nhòa hoen lệ
Giọt long lanh, chạm ký? ức vỡ òa

Nàng Thu chưa thật sự dời gót ngọc, chưa bỏ sau lưng cành nhánh đỏ vàng. Khúc giao mùa đong đưa nỗi nhớ, cứ lần hồi lập lại như chu trình bất biến của đất trời và khí hậu. Thế nhân có khi nào ngẫm nghĩ ? Nếu lá xanh không thay đời cởi áo, mà sống mãi, thì tuổi thọ của lá cũng không bao giờ là trường cửu, kéo dài đến thiên niên.

Có phải chăng ? Tất cả những gì hiện hữu trên trần gian tạm bợ này, đều lần lượt vâng lời, khép môi, cúi đầu chấp nhận giây phút chia xa ?

Từ ngày lưu lạc sống đời tha hương xứ người, vùng đất bao dung mới với tiết trời lăn xoay, luân chuyển theo gót chân son của bốn mùa đong đưa. Người Việt phải gồng mình, co giò chạy theo mùa hè khắc nghiệt với cái nóng rực lửa như lò than hồng. Cũng như khúm núm trước mùa đông tê buốt, lạnh thấu xương phải xuýt xoa rúm người.

Những tiểu bang quanh năm hòa thuận với tuyết trắng hồn nhiên, hình như không ưa ngày nắng ấm cho lắm. Có phải chăng, đồi thông thơ mộng này, không yêu thuơng vạt nắng nồng nàn thủy tinh ? Nắng hoàng anh tình tứ đã một dạo lút thút bám theo chân của một cặp đôi, đã thề nguyền chung thủy ở góc phố lãng mạn Sài Gòn mấy mươi năm xưa.

***

Ngàn chiếc lá nhăn nhúm tủi phận lạc loài, đành sống lây lất giữa dòng đời bơ vơ, âm thầm trôi mau. Vết trầy sướt vàng nâu tàn tạ, là vẻ đẹp kiêu sa cổ tích, lại là điểm son tô điểm cho lối mòn thanh tịnh thêm đìu hiu - ẩn khuất một tình yêu phôi pha. Một người ra đi về phương trời mù sương xa lắm?

Người ở lại nhìn cảnh mây trời quen thuộc ngõ đi, lối về. Những khoảnh khắc chạnh lòng, chợt nhung nhớ bóng dáng người xưa, một thuở tay đan tay dạo bước. Vùng trời giá rét thường yêu tuyết nhiều hơn yêu nắng. Mưa tuyết, bão tuyết cứ len lén vây quanh nhiều trái tim cô quạnh. Tuyết rơi trắng xóa đồi thông u buồn, khiến cho tâm hồn ai đó càng thêm đơn độc.

Ánh mắt ngập ngừng trải tầm nhìn xa xăm, âm thầm đếm từng đóa hoa tuyết nhẹ tênh. Bụi bông gòn phất phơ bay lượn theo chàng Gió ngao du đến cuối chân trời xa xăm. Chàng Gió sẽ tiếp tục hành trình đi vào quên lãng. Hoa tuyết chơi vơi rơi rụng, đành một mình an phận ở bến đậu bình yên.

Than ôi, hoa tuyết mải mê bồng bềnh giữa khung trời Colorado. Mà không hề biết bên trong gian phòng ấm áp, có trái tim héo hon thinh lặng. Ngồi đếm từng tiếng tích tắc của chiếc đồng hồ vô ưu, miệt mài đong đưa đôi chân đã sạm màu thăng trầm.

Ngày qua ngày lại, nỗi buồn lủi thủi bên chiếc bóng in trên vách tường, đang nhè nhẹ song hành cùng ráng chiều hoàng hôn.

Gió ơi, gió có biết !
Từng nhịp gõ khẽ khàng bên hiên nhà,
âm ỉ thều thào trong ngăn tim.
Lòng bồi hồi gợn sóng ray rứt,
để rồi sụt sùi hoen mi.
*
Ôi, nhớ quá !
Nhớ da diết người bạn đời đã khuất núi từ lâu.
Nhớ một thuở chúng ta còn bên nhau.


Bạch Liên

Mục Lục


10. Tháng Mười Hai Nhớ Bạn

Kim Loan




Phong cách thể loại truyện mang Tiểu Thuyết- Một chút Hồi Ký.

Bốn đứa chúng tôi chơi rất thân, từ khi còn là giáo sinh Sư Phạm cho đến lúc ra trường mỗi đứa dạy một nơi nhưng vẫn gặp gỡ nhau thường xuyên vì hợp tính tình hay quậy phá, và có chút?máu điên.
Trong nhóm, tôi với Trang là hai đứa có sở thích đọc sách và ?gủ nghe nhạc giống nhau. Gia đình Trang thuộc loại khá giả, ngoài căn nhà nó ở với ba má cùng hai đứa em ở khu Hàng Xanh, nó còn có nhà ông bà ngoại ngay mặt đường Hiền Vương sầm uất, (sau này là đường Võ Thị Sáu), đó là căn nhà lầu đúc 3 tầng kế bên tiệm giò chả Phú Hương thuở xưa, và một căn nhà trong hẻm lớn gần đó, đi bộ hai phút là ra phở Hoà Pasteur và viện Pasteur ngay đầu ngõ. Cả ba căn nhà này, tôi đã nhiều lần đến chơi, ăn dầm nằm dề những ngày cuối tuần, hoặc mùa hè rảnh rỗi ?
Trang có nét đẹp đậm đà, đôi mắt to, lông mì dài, chiếc mũi cao xinh xắn, nhất là cặp lông mày dày và đen, dù trang điểm hay không, nó vẫn nổi bật nhất trong nhóm bốn đứa.
Nó cũng biết yêu sớm, với mối tình ?high school sweetheart? kéo dài từ ba năm trung học cho tới lúc nó ra trường làm cô giáo. Long, người yêu của nó, là chàng công tử con nhà giàu nhất nhì khu cư xá Thanh Ða. Long học Ðại Học Tổng Hợp môn Tiếng Anh vì chủ đích cùng gia đình chờ ngày qua Mỹ diện ODP. Long cao ráo, trắng trẻo và đẹp trai, ăn nói lanh lợi và rất có duyên.
Tôi hỏi Trang:
- Long sẽ đi định cư qua Mỹ, tụi bay tính sao? Tình đang rất đẹp và thơ mộng biết bao!!!
Nó buồn buồn:
- Thì Long hẹn tao ba năm sau, nếu tao không đi vượt biên thì Long sẽ quay về Việt Nam cưới tao.
- Úi, nghe sao xa vời và mong manh quá ?
- Biết làm sao hơn khi hoàn cảnh như thế, mà thôi, đây cũng là thử thách cho cả hai đứa.

Ngày tiễn Long ra phi trường, theo lời Trang tả, là mưa ào ạt nhưng vẫn chưa nhiều bằng nước mắt của Trang. Chàng và nàng cứ đứng nắm tay không rời, Long bị loa phóng thanh phi trường gọi tên mấy lần mới dứt được nhau. Rồi nàng chạy xe thẳng về nhà tôi, nằm khóc vùi suốt buổi chiều.
Thư qua tin lại cho vơi nỗi nhớ nhung được khoảng một năm, thì cô bạn cũ thời trung học của cả chàng và nàng đi vượt biên qua trại tỵ nạn Bidong, Malaysia, sau đó qua định cư bên Mỹ chung thành phố với chàng. Ban đầu, cô bạn giữ lời hứa ?chăm sóc? chàng giùm nàng, rồi sau đó tiện thể (dù không được nhờ vả), đã chăm sóc luôn cả trái tim và cuộc đời của chàng. Người ta bảo xa mặt cách lòng quả không sai, và lửa gần rơm lâu ngày cũng đã bén!
Thế là ?thiệp hồng viết tên Anh và?con kiả đã gửi về Việt Nam cho nàng đúng vào những ngày rét mướt của Sài Gòn giữa tháng mười hai. Nhận tin sét đánh ngang tai, nàng khóc lóc vật vã hận đời (còn tin ai trên cõi đời này nữa chớ, khi mà người yêu và bạn thân rủ nhau phản bội bất ngờ!). Chúng tôi chẳng biết nói gì để khuyên lơn ủi an nó, ngoài việc đến thăm, đưa nó đi chơi cho khuây khoả. Tưởng vết thương lòng rồi sẽ nguôi ngoai, đùng một cái, chúng tôi nghe tin nó...?mất dạỷ, bỏ trường lớp bỏ học trò, bỏ Sài Gòn trốn về Ðà Lạt vì không chịu nổi sự cô đơn, lạnh lẽo của Mùa Noel đang đến. (Ở Ðà Lạt không lạnh sao, con dở hơi!?).
Chúng tôi tá hoả, chưa biết tính toán sao, một đứa trong nhóm còn đổ thêm dầu vào lửa, bảo rằng:
- Ðà Lạt là thành phố Tình Yêu của đôi lứa, nhất là mùa Noel, nó đến đó, cái ? Thành Phố Buồn, lắm tơ vương, cơn gió chiều lạnh buốt tâm hồn ?? của ông Lam Phương khi đang thất tình, nó dám nhảy xuống hồ Than Thở lắm á!
Ðứa kia cũng đồng tình:
- Ðúng rồi! Người ta có Ðồi Thông Hai Mộ còn nó sẽ là Ðồi Thông Một Mộ?lẻ loi, tội quá!
Tôi cuống cuồng:
- Vậy thì ba đứa tụi mình phải lên ngay Ðà Lạt giải cứu nó, mang nó về Sài Gòn ?.

Chúng tôi bàn qua tính lại vài ngày rồi quyết định đi lên thành phố sương mù, chấp nhận để lại Sài Gòn sau lưng, để lại ?người thương? để đi tìm bạn. Ðến ngày lên đường, thì đứa em nó chạy đến tìm tôi, báo tin:
- Chị Trang đã về nhà rồi mấy chị ơi!
Tôi vui mừng, thở phào nhẹ nhõm rồi đùa với em nó:
- Vậy là quá tốt! Té ra nó cũng nhát, chưa dám nhảy xuống hồ Than Thở, chắc sợ ?lạnh, mà nó cũng chẳng biết bơi! Ðể chiều này tụi chị sẽ ghé thăm liền.
- Dạ không được rồi chị ơi!!
- Là sao??? Có chuyện gì nữa ?
- Chị ấy về chiều qua, người mệt mỏi rã rời, chẳng nói với ai lời nào, rồi đi nghỉ trong phòng. Ðến tối chị ấy bảo đi ra đường cho khuây khoả, mà đến giờ vẫn chưa thấy về, gia đình em lo sợ quá chị ơi!!!
Mấy cái ?chị ơi!!!? của thằng em nó làm chúng tôi thêm rối bời, hoang mang, âu sầu não nề giữa trời Sài Gòn hiu hiu gió lạnh.

Suốt cả tuần lễ sau đó, vào mỗi buổi chiều tối sau giờ đi dạy, ba đứa tôi đạp xe đi khắp nơi tìm nó. Ðến nhà các người thân, bạn bè quen biết, đến các quán café mà nó và Long thường hẹn hò, thậm chí đến cả phi trường Tân Sơn Nhất ?cũng chẳng có tăm hơi của nó. Thành phố lung linh muôn sắc màu của mùa Giáng Sinh đang tới, mà chúng tôi buồn so, rầu rĩ, mấy giai điệu nhạc Noel bỗng trở nên nhạt nhẽo không còn gợi chút cảm hứng lâng lâng như ngày nào. Có ai định nghĩa hết được Tình Bạn không? Bạn, một chữ ngắn gọn nhưng hàm chứa biết bao ân tình tuyệt vời, khó quên?

Cho đến hôm nay, khi tôi viết những dòng chữ này, thì nó vẫn độc thân, chưa bao giờ lập gia đình, sống một mình ở Sài Gòn, nhưng tâm trí vẫn đỉlang thang?
Năm 2009, tôi có về Sài Gòn, bạn bè mấy đứa gặp nhau đi ăn uống tâm tình, nó vẫn bình thường khi nói về những tháng ngày đi học vui vẻ, nhưng chỉ một lát sau, nó lại chuyển qua nói huyên thuyên những chuyện tầm phào, không đầu không đuôi, đầy hoang tưởng.
Chúng tôi cố khuyên nhủ, đưa nó về thực tại, nhưng hễ nó bắt đầu hoang tưởng thì chẳng còn để ý đến xung quanh, cứ độc thoại một mình, khi nào xong mới thôi, không ai có thể cản nổi .
Ông bà ngoại và ba má nó đều đã mất, căn nhà ở Hàng Xanh cũng đã bán, hai đứa em trai nó có vợ con chia nhau ở căn nhà mặt tiền đường Võ Thị Sáu, còn nó được riêng cả căn nhà trong hẻm phở Hoà, gặm nhấm nỗi cô đơn với căn bệnh hoang tưởng ngày càng trở nặng !
Tháng Mười Hai lại về, ước gì nó đừng nghe tiếng vọng của quá khứ, đừng nhớ lại cái tháng Mười Hai oan nghiệt thuở nào, cái tháng làm nó trở nên điên dại, đớn đau, đi hoang để chúng tôi phải khổ sở đi tìm khắp các ngõ ngách Sài Gòn giữa những âm điệu bơ bơ tái tê của những bài nhạc Giáng Sinh thật buồn ....

Trang ơi! Tụi mình bốn đứa có chút ?máu điên? cho đời thêm vui, sao mày lại điên thật??

Edmonton, 12/2021



Kim Loan

Mục Lục


11. Bà Cụ Tuần

Qúy Thể



Có ai đến nhà chơi, bà cụ Tuần chỉ mép tấm phản gỗ mời ngồi, bà nói :
- Giang sơn của ?bầy choả (chúng tôi) chỉ có chừng ni. Không ghế bàn, xa lông, sập gụ, tủ chè chi cả, chịu khó ngồi đỡ, ông bà mô áo quần trắng trẻo sạch sẽ sợ dơ, thì ngồi lên đây. Bà cụ xoè cái quạt giấy cũ đã rách, lộ ra mấy cái nan tre lót cho khách ngồi. Nhưng không ai nỡ ngồi lên cái quạt của cụ. Tội nghiệp? Tui sống ở chỗ ni và có chết cũng chết chỗ ni, không đi mô hết. Tôi ăn uống, ngủ, nghỉ ngơi, chỉ quanh quẩn lê lết trên tấm phản này. Nhà ở cạn mà như người ta sống trên đò. Nói xin bỏ quá tiểu, đại cũng luôn ở đây. Trong cái bô, để dưới phản, nhờ con cháu đi đổ. Trời thương bọn già gần đất xa trời như tui, ba bốn ngày mới có một lần, mình già rồi, ăn uống ít, cả ngày chỉ nằm ngồi một chỗ, không vận động chi cả nên lâu lâu mới đi một lần, bón uất kinh niên, mấy viên như phân dê, không hôi hám. Nói bỏ quá chỏ
Dân chúng quanh vùng ai cũng quen miệng gọi là ?cụ Tuần?. Nghe tên thì rất sang. Dân làng thấy có người kêu như rứa cũng bắt chước nhau mà kêu. Người hiểu biết chút ít đến phẩm hàm quan lại ngày xưa nghe tên bà tưởng bà là quả phụ ông quan Tuần vũ (Tỉnh trưởng) đã thất lộc lâu rồi. Hay ít nữa anh cũng là vợ goá anh Trương Tuần nào đó (Trương Tuần là viên chức rất nhỏ trong làng, tuần tra canh gác coi ngó việc trị an, như công an xã bây giờ). Không phải, tên con gái của bà là Tôn Nữ Thị Tuần. Cái tên này cũng sai với lối đặt tên trong Tôn nhơn phủ . Ðã ?Tôn nữ? thì không có thêm chữ ?Thị? như hàng bá tánh (là trăm họ thường dân, để phân biệt với người hoàng tộc ). Trong cấp bậc hoàng phái, về nữ, xuống đến hàng ?Tôn nữ ? là chót, thấp nhất, không thể thấp hơn, giống như binh nhì trong lính, không còn xuống nữa. Tuy là hoàng phái cấp thấp nhất, cái dòng máu Hoàng tộc chảy đến đời bà cụ tám mươi tuổi này đã quá xa, quá phai nhạt, quá loãng, nhưng cái chất ?Mệ? trong con người bà cụ vẫn còn đậm đặc. ?Mệ ?là từ chỉ một hạng người rất đặc biệt. Rất khó mô tả tính chất ?mệ ?, chỉ có thể nói ấy là một nhóm người trong hoàng tộc nhà Nguyễn, tính khí giống nhau và rất thất thường sống gần thì biết. Cuộc sống của bà cụ này quanh quẩn chỉ ở trên bộ ván ngựa, ba tấm ván dày cả tấc tây, ghép lại, mặt tấm phản rộng thước rưỡi, có mộng ráp với nhau. Bà cụ nằm, ngồi, ăn ngủ, tiếp khách cùng mọi hoạt động linh tinh khác cũng chỉ xảy ra nơi này. Ít khi bà chịu leo xuống xỏ đôi bàn chân nhỏ như bàn chân trẻ con ( Bàn chân nhỏ là dấu hiệu sinh học rất rõ của người hoàng phái) vào đôi guốc gỗ, cũng ít khi quanh quẩn trong nhà hay ra vườn và lại còn ít hơn nữa khi ra khỏi nhà. Cả đời bà hình như chưa hề bước chân ra khỏi luỹ tre làng.
Nghe cụ nói chuyện tiểu tiện, đại tiện một cách tự nhiên, bình thường. Khách quen, khách lạ, ông to bà lớn gì cũng mặc kệ, chẳng sợ mất lòng . Khách không dám chấp, vì hầu hết khách đến thăm cụ thường là họ hàng bà con gần xa, bậc dưới. Ai đến bà cũng mời ngồi song không ai ngồi cả, phần tấm phản dày bụi bặm, có cả lọ nồi và chẳng mấy khi được lau chùi. Tới bữa ăn, chị Lài ? con dâu, bê cái mâm tiện bằng gỗ mít dùng lâu quá đã hết màu vàng, đựng om cơm lên. Thức ăn cụ đã có sẵn trong mấy cái trách, cái trả, treo trên chiếc gióng mây cỏn con. Ngày xưa người nhà quê thường không sắm nổi mâm đồng, loại mâm đúc bằng đồng thau có ba chân, cao chừng nửa gang tay, hoặc nhà khá giả có của đi nữa cũng không dám đem đồ đồng ra dùng, sợ ăn trộm và còn sợ thiên hạ quở. Ngày xưa đồ đồng, bộ tam sự, ngũ sự, chân đèn, lư hương đều cất trong rương xe, khoá lại, nằm lên trên thế mà không yên với bọn ăn trộm tài danh chuyên đào tường khoét vách. An trộm ngày trước khác bây giờ, trộm thời đó có nghề, có trường lớp bài bản hẳn hoi. Có người dạy, người học, thành ra có câu :?Một đêm đi ăn trộm bằng ba năm làm giàủ. Nhưng chẳng may bị bắt được thì khổ chủ tự giải quyết, kiểu toà án nhân dân của CS ngày nay, Chẳng mất công xét xử luật lệ lôi thôi, chỉ việc cắt gân nơi gót, chỗ nhượng chân là hết đi hết chạy, vô hiệu hoá, hết trộm cắp được. Ngày thường trong nhà dùng đồ đất. Ðồ đồng chỉ được đem ra dùng vào ngày tết nhất, cúng giỗ đãi đằng khách khứa sang trọng. Bữa ăn hàng ngày, có khi bưng trong rổ rá, vì thường chẳng có nhiều món. Bà cụ đã già ăn uống không còn gọn đổ tháo rất nhiều nên khách khứa lúc nào cũng nghe chỗ ở của cụ thoang thoảng mùi mắm nước, mắm nêm, mắm ruốc, mắm dưa , mùi hành tỏi. Và lủng lẳng trên đầu khách là hai ba chiếc gióng cỏn con treo mấy cái trách đất đựng cá kho với xơ mít, cọng dưa môn, dưa hồng, dưa cải, thêm nải chuối tiêu chín rục, mùa hè này mấy con bồ hóng bay quanh. Món ăn ít thay đổi, một món ăn trong nhiều ngày, kho nhiều lửa, nên thường rất mặn. Mỗi lần khách đến hay đi cụ luôn luôn dặn, nhớ cẩn thận không đụng đầu mấy cái trách chứa đồ ăn riêng treo toòng teng của cụ. Có lần lão Sáu Vạn thợ mộc, vô ý đứng lên, đội nguyên trách cá kho đổ bể trên đầu, tóc tai quần áo bê bết mắm muối, kêu trời không thấu, chạy ngay về nhà ra giếng xối nước ào ào. Tối lại chui vô mùng bị mụ vợ xô ra kêu còn hôi mắm muối quá. Thật ra con cháu không đứa nào muốn gần bà. Bọn trẻ con thì ham chơi, sợ bà sai bảo. Con cháu lớn cũng chỉ đứng một lúc tìm cớ rút lui cho nhanh, ở lâu thế nào cũng nghe bà ta thán về cô Lài, một đứa con dâu hư hỏng nhất trên đời, chuyện nhà cửa dột nát, nhất là dột chỗ mô không dột, nhè chỗ bàn thờ mà dột, con cháu thờ phụng ôn mệ như rứa làm răng mà ngóc đầu lên cho nổi? Ðó là bài ca vô tận của bà cụ Tuần.
Chị Lài, nhà cha mẹ nghèo về làm dâu trong cảnh không môn đăng hộ đối, khổ lắm. Tuy là dâu út, nhưng lại được ở từ đường, đừng tưởng ấy là một ân huệ. Chị bị mấy ông anh chồng, mấy mu o ( chị gái em gái của chồng, thường rất ác nên co thành ngư ?mụ o nhọn mồm? ) mấy người chị dâu xúm vô lừa phỉnh:? Em ở hầu mệ, ngày sau mệ về với Phật vợ chồng em được hưởng cái nhà từ đường với bốn sào ruộng hương hoả?? .Không phải chị Lài bị lừa và ham mấy thứ cửa nhà ấy đâu, chị đi lấy chồng, cha mẹ đẻ dặn : sống gởi nạc, thác gởi xương nhà chồng, không được quay về, nên phải ở lại nhà chồng chịu đựng cảnh làm dâu, hầu hạ mẹ chồng. Còn con trai, con gái, con dâu, con rể biết tính mẹ khó không ai dám gần, đủ lông đủ cánh thì liệu mà cao chạy xa bay.
Lúc mới về làm dâu, cụ kêu chị Lài dặn :
- Mi nghe cho kỹ đây. Tau ăn như đàn bà đẻ, ăn mặn, ăn khô, không ăn canh như bọn mi, món canh ăn cuối cùng, húp một miếng như bọn Tây húp súp? Người ta lâu lâu mới nằm nơi (đẻ) một lần còn tau ngày nào cũng ăn như đàn bà nằm ổ. Bà cụ này có cái tính ăn uống kỳ dị lắm và có cái ý rất chướng, rất ?mệ? . Bà không ăn cay được, kho cá bỏ tí ớt bột là bị chửi ngay. Không ăn ớt nhưng trên mâm luôn luôn phải có trái ớt cho bà ngó thấy ăn mới ngon. Có người hỏi để làm chi, bà nói :?Tau ăn bằng con mắt?, bánh bèo bánh hỏi thì ớt xanh, các món khác ớt đỏ, cá kho phải có dĩa ớt bột đặt cạnh, món tanh phải có mấy hạt tiêu sọ để một bên. Thế nhưng đem lên làm sao bưng xuống vậy, ớt trái, ớt bột, tiêu sọ còn nguyên. Thế mà bưng mân lên, liếc qua thấy thiếu một món bà cụ liền mát mẻ :?Mi ra chợ tơ tưởng thằng mô mà không mua tiêu, mua ớt??. Thế là chị Lài phải vén hàng rào chui qua hàng xóm xin ớt. Hàng xóm thấy chị ai cũng thương, giữ lại hỏi chuyện, chị nói :?Cho em về không mệ đang ?tế? (chửi) ở nhà vì thiếu trái ớt trên mâm?. Hàng xóm biết chuyện, nói :?Con cái nhà ai hiền lành tử tế rơi vào làm dâu bà già cay nghiệt này? Giàu có sang trọng nhưng khổ nhục quá. Tôi mà cha mẹ con Lài, tôi kêu con tôi về, làm gì thì làm, kiện đâu thì theo mẹ chồng gì mà hở ra một tí là nổi tam bành lục tặc, mở miệng ra thì đòi đào mồ cuốc mả con nhà người ta ?? Lão Sen làm thầy cúng nói:?Mụ già quá quắt này chết khổ chết sở cho mà coi, chết không nhắm mắt mô, trời hành thình lên thọp xuống nhiều lần mới đi được?? Thế nhưng cụ Tuần lại hay lên giọng nhân đức :
-Mi kiếm khắp cái xứ ni không có bà mẹ chồng thứ hai mô như tau. Chưa ai dễ với con cháu bằng tau. Mi có phước lắm mới về làm dâu cái nhà nỉ
Nói là nói thế song làm dâu cái bà cụ này chẳng dễ tí nào. Riêng mái tóc của chị Lài cũng xảy ra mấy chuyện điêu đứng, cười ra nước mắt. Tóc chị rậm và dài lắm, chị nuôi mái tóc từ thời con gái mười một mườ hai đến khi về nhà chồng mái tóc dài quá mông, đẹp lắm, ai cũng khen. Lúc mới về làm dâu, thấy mái tóc con dâu, bà cụ nói :
-Nhà ni có đủ chủi (chổi) rồi, chủi đót xuốt trong nhà, chủi rành xuốt sân, chủi chà xuốt nơi mô dơ dáy, không cần chủi. Mi còn đem chủi về nhà ni mần chi nữa? (Ý nói mái tóc dài như cái chổi).
Bị bà mẹ chồng nói cạnh nói khoé. Chị Lài ra chợ nhờ thợ cắt ngắn.
Khi chị về nhà, bà cụ Tuần thấy mái tóc ngang vai liền lên giọng :
- Mi lớn tuổi, chồng con rồi, còn yêu thương thằng mô nữa mà để tóc thề ngang vai?
Lần này chị nhờ thợ cắt lên cao hơn nữa, nay gọi là cái mốt tóc tém, tưởng yên, không dè bà cụ thấy mái tóc con dâu, liền thét lên :
- Trời ơi nhà tau có nợ nần chi mô mà con dâu tau ra chợ bị chủ nợ xởn tóc??
Ngày xưa đi làm dâu chẳng dễ. Bối tóc cũng chẳng phải chuyện tự do muốn bối cáh nào thì bối. Bối tóc để thòng quá gáy một chút, bước đi lọn tóc đong đưa, hiểu bối tóc này dành cho hạng phụ nữ phong lưu, không phải dân lao động. Dân lao động như mấy chị nông dân bối tóc thòng kiểu này, thêm chiếc áo cánh trăng trắng một chút, ra đồng bị chê trách liền, nói rất ác :?Học cái thói đĩ thoả ở mô mà đi cấy làm cỏ lúa ăn mặc tóc tai ngó như mấy con me Tâỷ. Bối tóc lên cao, kéo cái bối to như chiếc bánh ú, ló ra chùm tóc ngắn trên đỉnh đầu, thắt lại cho chặt, đó là cái mốt ?Bối tóc ngược? kiểu tóc đánh ghen.
Xuốt dà (quét nhà) với bà cụ cũng không đơn giản tí nào. Ðối với bà cụ khôngphải quét sạch là được. Khó hơn nhiều. Trước tiên là bài học vỡ lòng về cách chọn và mua ?chủỉ. Bà sai chị Lài ra chợ Ðông Ba mua cái chổi đót, trước khi đi bà dạy nhiều lần về cách lựa được cây chổi đót. Phải chọn chổi dày, màu đót còn hơi xanh, cán chổi quấn sợi dây mây cho chặt, quấn dây thép không mua. Nắn bóp không thấy cán chổi óp, nêm cây tre cũng không mua. Nắm đầu mấy cây đót kéo ra thử xem họ cột có chắc hay dối? Lựa đi lựa lại nhièu lần, qua nhiều hàng bị người bán mắng mỏ rất khổ cho cái thân chị Lài, suốt buổi như thế mới chọn được cái chổi. Ðem về thì chị ta rất hồi hộp không biết bà mẹ chồng có chịu hay bắt đem đi trả lại thì chết với mấy con mụ bán chổi. Chị Lài làm theo lời bà mẹ chồng, mấy người bán chổi rất bực mình :?Mua chổi về quét đôi ba tháng rồi vứt, để làm của gia bảo, để thờ hay răng mà kỹ rứa ??
Chị Lài đem chổi về, bà bảo đưa coi, sờ nắn bóp thử. Nói :?Thời taủ?. Bà tính nói thời của bà người ta làm chổi tốt hơn. Bà trao lại, chị Lài đựng cây chổi vào hốc nhà, bà thét :?Mi dựng chủi kiểu nớ ba bảy hai mươi mốt ngày đầu chủi cong lại quét tước chi được. Tiền mô mà mua ? Mi tưởng nhà ni in tiền được răng ??. Chủi phải lấy dây cột treo lên để đầu chủi không bị cong. Còn làm biếng thì dựng ngược cán chủi xuống dướỉ.
Mỗi lần chị Lài quét nhà, bà già ngồi chò hõ trên ván như đứa bé, nhìn cô dâu quét nhà, nét mặt tỏ vẻ không ưng tí nào. Bà nói:
- Mi xuốt dà kiểu nớ làm răng mà sạch? Thấy cái tay mi cầm chổi dúng thầy thông thầy phan bên toà khâm cầm bút cầm ba-ton, không gọn gàng chi cả, ngó không sướng con mắt. Mi đem cái chủi lại đây tau chỉ cho mà cầm. Rồi bà bảo chị đến gần chỉ cách cầm cán chổi ra sao. Thấy bà mẹ chồng chỉ cô con dâu cầm chổi, xem ra còn phức tạp gấp mấy lần giáo sư nhạc dạy học trò nắm cần cây đàn violon. Mà thật, đối với bà quét nhà khó lắm, không học không quét được. Bà căn dặn : Mùa ni buổi sáng gió thổi từ núi Ngự xuống, mi mở cửa sau quét nhà từ sau ra trước, dồn rác vô cái hố trồng chuối. Buổi chiều mùa ni gió nồm, thổi từ biển lên mi mở cửa trước quét từ trước ra sau dồn rác lại mấy cái gốc bầu bí làm phân, tưới nước cho có trái mà ăn. Xuốt nhẹ tay, moi móc trong mấy hóc kẹt. Mùa ni khô, trước khi xuốt sân phải tưới nước cho không bụỉ Bà cụ già, người nhỏ lại như một đứa bé mười hai tuổi ngồi chồm hỗm trên tấm ván nhìn cô con dâu làm việc, cặp mắt không chút bằng lòng, mặc dù chị Lài một mực theo đúng lời căn dặn của mẹ chồng.
Bà cụ dạy con dâu ra chợ mua cái om (nồi đất nhỏ) về nấu cơm, nấu bằng om đất lợi củi mà ngon cơm, để lâu không thiu, nấu nồi đồng để lâu teng đồng ra ăn vô độc lắm. Bà còn dặn: ? Om mới mua về phải hái đọt khoai lang chà xát trong ngoài một lớp sau đó mới dùng được bền hơn. Màu đất nung đỏ hoá thành màu xanh lá cây. Còn mua gạo cho tau ăn phải lựa gạo cũ, gạo mùa trước, ăn mới hiền, mau tiêu, mau đóỉ. Bà nói :?Gạo lúa mới tuy ngon, thơm nhưng độc lắm , lâu tiêu. Người đau mới dậy ăn lúa mới vào trở bệnh lại ngay, ôn mệ mình dạy chí lý lắm. Chị Lài là con dâu út, chồng chị đi làm xa, không mấy khi về nhà, chồng chị là con út, đựơc cưng nhiều nhưng lại không được cha mẹ cho đi học tới nơi tới chốn, chỉ làm anh lính quèn gác cầu nơi xứ người, mỗi năm có mấy ngày phép về với vợ. Anh lính này rất sợ mẹ, không dám đi đứng, ngồi gần vợ, kể cả việc không dám xuống bếp khi vợ ngồi thổi cơm trong cái om đất vì sợ mẹ mắng là mê vợ hơn mê mẹ. Mấy bà chị dâu khác ở xa, hàng năm ngày giỗ ngày chạp về nhà đem chút quà chút tiền về biếu, họ như là khách, bà không nặng lời không sai bảo. Mọi việc lớn nhỏ trong nhà một tay chị Lài làm cả, còn bị bắt bẻ la lối đủ điều, có khi còn bị đánh. Bà đánh con dâu giống như thầy giáo đánh học trò, bắt nằm lên giường, quất bằng roi mây, đánh không cho khóc. Vừa nhịp nhịp con roi mây vưa nói, giọng rất dịu dàng:?Mạ quất mấy roi cho con nhớ, chớ nói suông con quên??
Một hôm bà cụ sai con dâu qua nhà lão Sáu Vạn mời lão. Lão bận việc đóng bàn ghế cho khách, chiều mới tới. Thấy mặt lão, bà cụ Tuần mát mẻ :
- Chớ lão làm ông tham ông phán ở toà Khâm toà Sứ gì mà lo việc quan, mời cả buổi mới thấy vác mặt tới ? Lão là sáu Vạn chứ Mười Vạn nữa choa cũng nóỉ
Rồi bà cười :
- Giỡn chơi với lão, đừng giận. Già rồi gần đất xa trời như tui hay tủi thân, cứ nghĩ mọi người khinh khi coi thường mình?
Lão Sáu Vạn khúm núm :
- Mệ dạy rứa chớ tui bậc con cháu mô dám, chỉ vì hồi sớm mai lo đóng bộ bàn ghế nhà Tư Tạo cho kịp rước dâu ngày mai. Nên hầu Mệ trễ?
- Thôi rồi, nói chơi, đừng bỏ bụng. Tui mời lão đến đây nhờ xẻ mấy tấm ván?
Bà cụ cười, nụ cười không răng hồn nhiên giống như một đứa bé, vỗ vỗ lên mặt phản nói :
- Bộ ván ni, cái giang sơn cỏn con của tui đây nề.
- Thưa mệ xẻ ra làm cái chi ? Rồi mệ ngự chỗ mô?
- Làm chi thì kệ cha tui. Nghỉ ngơi chỗ mô cũng kệ tui.
- Xẻ răng ?
- Cứ mỗi tấm xẻ đôi bào hai mặt cho đều, bào thiệt phẳng thiệt láng cho tui.
- Ván ni có ba cái mộng, xẻ đôi mất mộng hết còn chi?
- Ừ, cứ xẻ ra đi không cần mộng, khép lại cũng được, nó có chưn mô mà chạy ? Mộng mị chi cho bọn rệp có nơi làm tổ cắn mình?
Lão Vạn ngập ngừng một lúc mới dám hỏi :?Chớ mệ đòi xẻ bộ phản ngựa này ra mần chi ??
Bà cụ tỏ vẻ bí mật, gắt :
- Mần chi kệ cha tui.
Lão Vạn tìm lời hỏi khéo :
- Haỷ?Mệ muốn may cái áỏ?
- Ao chi? Già rồi áo quần chưng diện với ai?
Lấy hết can đảm lão thốt ra :
- May cái ?áo quan?!
Lão tưởng nghe xong bà già ?tế? cho một trận về cái tội trông cho bà mau chết. Nhưng không, bà cười. Bà cười như trẻ con.
- Tui chưa chết mô, may áo quan mần chi ? Thôi ta tính tiền công lao cưa xẻ gỗ đi. Lão ưng khoán hay ưng làm công nhật?
- Bẫm mê, chi cũng được.
- Công nhựt nghe? Tính răng?
- Mệ cho bao nhiêu cũng được. Giúp mệ lấy cái đức, tính toán hơn thiệt so đo mần chi.
Nói thế chớ không đơn giản. Mấy ngày đầu hai thầy trò lão ăn mạnh quá, mỗi bữa một người ăn hết cả bơ gạo. Lại còn thêm cái tật thợ mộc ?sáng giũa cưa trưa mài đục?. Làm hai ba ngày chưa xong việc xẻ ba tấm ván. Bà cụ nóng ruột hối, lão nói :?Cái giống căm xe này để lâu năm cứng như đá, cưa đục mô chịu nổi. Mệ thấy thầy trò tui cứ mài đục với giũa cưa hoài đó không ?
Bà cụ :
- Ừ thôi cứ thủng thẳng mà làm nhưng bắt đầu từ ngày mai thì khoán, không ăn lương công nhựt nữa, cơm nhà lão ăn, làm xong tui trả hai đồng rưỡi. Ưng không ?
- Thưa mệ mần cái chi ?
- Cưa xong bào láng hai mặt, làm đôi ngựa cỗ, gác lên thành một bộ phản ngựa nữa, công cán có nhiều nhặn, nặng nhọc chi mô ?
Lão Vạn giờ đây mới vỡ lẽ cái ý của bà già đáo để này. Bà ta thấy tấm phản của mình dày quá, muốn xẻ đôi ra làm thêm một tấm nữa. Một mà được hai, lại thêm nhẹ nhàng dễ di chuyển. Nhưng làm cho ai nằm. Bà chỉ nằm một tấm thôi, mùa rét cũng như mùa nóng nực, cô Lài con dâu, tối khuya làm hết công việc lấy cây chổi đót quét chỗ hiên, trải chiếc chiếu manh ra nằm, có thấy cô nằm phản nằm giường chi mô? Trong nhà còn ai mô? Hay làm xong bán ? Bà già này có của, bà cần chi tiền? Lão phân vân mãi cho đến một hôm công việc xong, hai bộ ván ngựa thành hình. Bà cụ Tuần hỏi :
- Trong hai bộ lão ưng bộ mô?
Lão Vạn ngắm nghía một lúc, lưỡng lự mãi, xong chỉ bộ kê dưới tán cây mít nói :
- Thưa mệ tuy hai bộ ngó qua thì dúng (giống) nhau nhưng tui thích bộ ni hơn. Nó ?ngon? hơn.
Bà cụ :
- Lão thấy ngon thì làm cho nó ngon thêm, bào lại cho kỹ lưỡng, ra phố mua chai véc ni màu cánh gián thứ tốt nhứt về đánh bóng, bộ kia cứ để gỗ trần cũng được. Thời gian thầy trò lão Sáu Vạn làm mộc, bà già thường sai chị Lài dìu ra xem, bà ngồi một bên nhìn xem, chỉ vẽ đủ thứ. Lão Vạn bực mình gắt :?Thôi mệ vô nhà nghỉ đi để thầy trò tui mần theo ý mệ. Thấy mệ ngồi đây ngắm nghía, chỉ chỏ khó mần lắm. Nói thế nhưng bà cụ không chịu đi đâu. Bà ngồi chỉ, đến nỗi chỉ dẫn cả cái cách bào cưa đục cho thợ mộc làm. Bà còn nói chị Lài đem cái kiềng ba chân ra đặt nơi gốc mít, quét dăm bào nhóm lửa nấu nước cho thợ, nấu cơm cho bà. Bà nói : Ðời tau đi làm dâu còn khổ gấp vạn lần mi. thời trước ở nhà vườn như mình đây không ai tốn tiền mua than củi. Nấu nướng đã có lá tre khô, lá mít khô, nhánh khô, thu vén lại nấu, đỡ tốn tiền củi mà còn lại sạch vườn. Ở nhà quê người ta đun nấu bằng rơm. Nấu được bữa cơm khói cay chảy bao nhiêu nước mắt. Khi nấu phải ngồi canh ông Táo suốt buổi, không sung sướng như bọn mi bây giờ nấu củi mô.
Ðến ngày hoàn thành bà cụ bảo thầy trò :
- Khiêng vô nhà. Bộ xấu để chỗ cũ cho tui nằm. Bộ tốt đánh véc ni đặt ở chỗ nhà ngang, gần cửa sổ.
Chị Lài không hiểu bộ ván ngựa mới đẹp đẽ ấy bà già dành cho ai, chắc là vợ chồng anh con cả với thằng cháu nội đích tôn của bà. Song chị không dám hỏi .
Buổi chiều khi chị Lài ngồi ngoài vườn quét dăm bào nấu cơm, nghe tiếng thét :?Con Lài mô? Lên đây!?. Tiếng kêu đầy vẻ quyền hành từ nhà trên vọng xuống. Chị không biết việc gì, lo sợ bỏ nồi cơm nấu dở chạy lên. Vòng tay thưa:
- Bẩm mạ kêu con chi ?
- Túi (tối) ni mi không nằm đất nữa nghe không ?
- Dạ con nằm đất đã quen?Mạ biểu (bảo) con nằm mô?
- Nằm nơi bộ ván ngựa mới làm đặt nơi nhà ngang. Tau làm cho mi !
Chị Lài không biết mình có nghe lầm không. Hỏi lại :
- Rứa mà con tưởng mạ đóng cho anh chị Hai với thằng Toàn cháu nội đích tôn họ nhà mình?
Bà già cười :
- Rứa lâu ni mi tưởng tau không thương mi răng ?
- Thưa mạ con không dám nghỉ rứa. Con biết mạ hay la rầy con là mạ thương con. Thương cho roi cho vọt mà?
Bà già :
- Tau làm cho mi bộ phản mới, tau biết mi có công với tau hơn bọn kia. Bà nói, giọng hết sức êm đềm :?Mạ thương con. Mạ làm cho con nằm đó?? Không đúng như lão Sen làm thầy cúng nói năm nào :? Bà già độc ác chết không nhắm mắt?. Mùa đông nắm ấy bà cụ Tuần ra đi, bà ngủ một giấc dài không thức dậy nữa. Bà ra đi êm đềm không chút quyến luyến trần tục. Bộ ván ngựa bà nằm giờ đây mới được thầy trò lão Sáu Vạn tháo ra làm ba mảnh bưng ra vườn, xẻ thành sáu tấm ván mỏng . Lần này thầy trò lão xúm ?maỷ cái áo quan cho bà. Có điều lạ, người như bà hình như biết được mọi việc to lớn trong đời, trước đó một ngày, bà đã chuẩn bị tất cả cho chuyến viễn du lần đầu tiên và cũng là lần cuối cùng trong cuộc đời tám mươi năm lê lết trên tấm ván ngựa. Bà kêu chị Lài đến một bên nói :?Con mời thầy giáo Thị tới cho mạ nhờ chút?. Khi ông giáo tới, bà cụ nói :?Ông giáo lấy giấy viết giùm tôi tờ di chúc. Tôi để hết tài sản một đời tằn tiện dành dụm lại cho con Nguyễn Thị Làỉ. Nửa khuya bà trở dậy, ho mấy tiếng, chị Lài chạy vô, vuốt ngực bà, bẩm :?Mạ uống nước sâm không con rót??. ?Tau không ho hen chi cả, tau ra giấu cho mi vô nói việc kín?, bà cụ kề tai chị nói nhỏ :?Dưới gốc cây mít ướt có tiền Ðông Dương, bỏ trong cái chai đậy nút khằn kỹ lắm không mối mọt chi mô. Chồng con về nói nó đào lên, mạ cho vợ chồng con mua ruộng đất làm nhà. Nhớ sanh cho mạ đứa cháủ.


Qúy Thể

Mục Lục


12. Xứ Lạ Niềm Thương

Trần Thị Hiếu Thảo



Thi là một cô gái thông minh giàu mơ mộng, dù làm cực khổ đến mấy nàng cũng vui vẻ, ưa nhìn ngắm mây trời để làm một vài câu thơ, hoặc viết một bài văn truyện ngắn dài, về sự sống và con người trên mặt đất, đó là niềm vui thú riêng của cô. Mùa thu đi qua lá vàng rơi, mùa hạ oi bức hoa nở, mùa xuân gió hát lướt thướt, gợi tình v.v? đối với Thi, hết thảy đều đem lại cô niềm rung cảm. Thi thường đứng một góc phòng khi ra nghỉ break, hay ăn cơm xong để ngắm cảnh vật. Ngắm cảnh vật lòng cô sẽ dịu đi, thanh thản kỳ lạ, thường thì như thế. Cô làm việc ở đây trên mười năm, qua rất nhiều đợt manager, supervisor, teamleader.
Ưu khuyết từng người mỗi có, song hiện cô thấy teamleader bây giờ là tệ nhất. Về cách làm việc của her, sự đối xử của bà ta, mối quan hệ bà với công nhân v.v?
Nhưng Thi vẫn phải làm, phải vui với công việc, bởi vì cô cần tiền cho cuộc sống. Và dù sao Thi cũng thành thục nghề job này lâu rồi. Cô đâu có muốn xa, vậy mà??
Hôm đó bất chợt Thi bị kêu lên office, cô nghe ông supervisor Dell bảo:
- Có người nói, hôm qua Thi đã đánh người?
- Làm gì có vụ đó. Xin thưa ông ố ồ? Ông đừng nhầm, làm ơn giùm. Please! Please! Bất giác Thi nghe vào tai tin như sóng dội, cô phải trả lời trong tâm trạng cô như muốn nghèn nghẹn.
- Họ bảo có mà.
Nàng dửng dưng, hơi mạnh mẽ lại:
- Làm gì có đánh nhau, tôi giỡn chơi đó thôi mà!
- Không thể giỡn được, người ta làm chứng you đánh.
- Làm gì có, tụi tôi thường giỡn vậy! Nàng phải chống chế, dù giữ thái độ có vẻ lịch sự.
- Còn chối cãi nữa. Teamleader đưa lên quyết định cô tạm thời nghỉ việc.
- Trời ơi làm thì cực quá, có dịp đùa nhau lấy niềm vui. Mọi người đều giỡn, tôi touch, tôi nựng nhẹ gương mặt hắn chứ có làm gì đâu? Bộ ông không coi phim à, họ vẫn thường trao đổi như thế, để tỏ vẻ cảm tình thôi?
- Phim à? Camera quay cô đánh người, tay đụng vô mặt là không được.
- Oh my god. Ðụng vô mặt người là đánh người sao ta? rõ là sai số mất thôi. Ðụng thì có nhiều cách đụng chứ, đụng ác tâm hung dữ, đụng nhân từ hữu ái, đụng nhẹ để biểu lộ biết ơn con người, để hàm gởi tri ân gì đó, hoặc đụng với tư cách đồng cảm v.v? chứ?
- Tôi không biết, nói Thi đánh là đánh.
- Xạo quá vậy. Trời ơi vu khống quá luôn, tôi thề không bao giờ đánh ai. Camera đâu đưa tôi coi.
- Không nói nữa, cô ra về đi. Ðó là quyết định cuối cùng của bà teamleader đưa lên.
- Thôi được nếu như ông không có tình người, ông buộc tội, vì tôi dưới quyền kiểm soát của ông và mụ ta. Nhưng tôi có thể nêu ra nguyên nhân để ông thấy rõ; tôi làm rớt cái ví nữ trên sàn nhà, nó lượm lên không đưa cho tôi, nó cứ giỡn đưa vút tay lên cao, nó hòng tôi không lấy được, để cười nhạo tôi. Song tôi thình lình thong bay lên lấy được, và phệch nhẹ vô mặt nó một tý cho vui. Tôi hoàn toàn không có ý đánh người. Hắn vẫn làm chung và hay đùa với tôi, đôi khi giờ lunch, giờ break hắn giấu thức ăn tôi, từ microwave bưng ra độ cả 5 phút, tôi mới kiếm tìm xong thấy, vui chơi là thường tình mà. Có gì nghiêm trọng đâủ
Tên supervisor làm bộ như không thèm để ý lời Thi tỏ bày. Dell cứ cương quyết bảo:
Teamleader nói cô có cố ý đánh nó.
- Không phải vậy đâu. Bà ta gian ác, và ông muốn cấu kết với kẻ gian ác, không công bằng cho tôi chút nào?
- Bây giờ cô muốn gì?
- Tôi muốn ở lại làm việc, vì cuộc sống tôi cần tiền mà.
- Money ư không được, cô đã phạm luật, chúng tôi quyết định sa thải cô rồi. (Thằng manager nói tiếng Mỹ, nhưng tôi chưa đủ trình độ dịch hay, nên chỉ viết theo tiếng Việt. Tôi dùng loàn theo một hai từ thông dụng, và dĩ nhiên tôi cũng nói tiếng Mỹ với nó, nhưng văn tôi nói còn yếu kém lắm, bập bẹ thôi. Nên tôi tạm viết hết bằng tiếng Việt ở đâỵ)
Tôi bảo:
- Cá nhân tôi hết lòng xin, nếu ông giả vờ tin cậy vào bà ta, và ông là một kẻ muốn bợ đít cấp dưới, để lợi dụng nhau, trong công việc để sai khiến. Tôi làm việc hai năm gần đây, từ khi có ông về nơi đây, tôi xác minh hết, thì tôi chỉ đành thua đó thôi. Tôi thật thất vọng một supervisor như ông.
- Cô nói chuyện thông minh, hay chẳng thông minh nhỉ? Ha ha. Liệu tin có quá đáng không chỉ có trời mà biết cơn. Nhưng cô sai lầm bà ta muốn kiến nghị tôi. Thành ra tôi không thể? Sorry. Sorry thật. Hắn, tên supervisor lấy ngón tay đẩy chiếc mũi hơi to bè của mình rồi đưa hai tay về phía trước như có vẻ đầu hàng một sự việc gì, hay ra lịnh chi đó v.v... Thi nhìn thái độ ông ta rồi Thi trả lời cho ông. Thi là thường có khả năng đoán tuổi tác khi nhìn ai, về một người rất chuẩn hay xấp xỉ, hoặc thiên lệch cũng chỉ một đến hai, hoặc ba tuổi là cùng. Vậy mà tên supervisor Dell này, nàng làm việc chung gần hai năm ròng rã, nàng không thể đoán tuổi hắn nổi, hắn già không ra già, trẻ không ra trẻ? Hắn hung chẳng ra hung, hiền chẳng ra hiền. Chỉ biết ngày càng ngày, hắn càng thân với mụ Kim Che quá thôi. Ðôi lúc gặp nhau, hắn vẫn mỉm cười chào Thi, nhưng Thi từng cảm giác hắn làm sao ấy? Hắn thật khó nói thế nào ấy?
Thi trả lời lịch sự, vẫn cộng chung với đanh đá rằng:
- Thôi được, tôi chấp nhận nghỉ thì nghỉ thôi. Mà điều rất quan trọng, tôi rất sợ những kẻ lưu manh như vầy nha.
- OK. Ði đi. Hắn nói và nhìn vào mặt Thi.
- But. I can?t?
- But you? What? what?
Thi không nói nổi nữa chỉ lắc đầu nhìn hắn.
Nhưng hắn tên Dell này tiếp tục cho câu nói cuối.
-That is it. You must out company. Don?t talk any more, đừng nói tự do, nói lung tung nữa. Ðã quyết định rồi, thì tôi không muốn nghe nữa, sorry! And sorry!
Thi đành cam lòng lấy container, tức đồ đựng thức ăn mang theo, rồi cô phải rời khỏi hãng theo kỷ luật, lòng cô buồn không tả được, mặc dầu tên supervisor Dell hèn hạ này đưa cô ra cửa. Thi giận nó lắm, rất là căm ghét nó mà không nói được. Thi như uất ức tới cùng. Nhưng rồi Thi vẫn cứ coi như không, hồn cô phải nhẹ như lá lúa, thuở còn nhỏ ở dưới quê nhìn thấy, cô còn nhớ và liên tưởng. Cô lại hồn nhiên bước đi. Thi cứ bước đi của một nỗi niềm ráng chịu đựng. Thi biết mình như một kẻ bị oan ức, bị mưu hại mà vẫn phải cứ ung dung thôi. Vì cô biết có kêu oan tới trời, cũng không ai cứu được Thi nữa.
Về nhà cô hoàn hồn suy nghĩ:
Kim Che vốn là một teamleader xảo quyệt gian manh bậc nhất. Bà nịnh bợ với một supervisor hèn, tên Dell này là số zách, bà tìm cách không cho Thi làm việc, bởi lòng đố kỵ của bà, sự làm việc sai trái của bà ta cứ khiến cho Thi bực mình hết sức. Bà mắc phải lỗi lầm như không giấy mực nào tả hết, nên bà ta cố tình chặn đứng, hất chân Thi khỏi vô hãng, để Thi không thấy bà, và để mụ sẽ tự tung, tự tát. Ít nhất bà đừng thấy mặt Thi. Coi như Thi là một cái gai của bà ta, nên bà cần phải nhổ tróc. Thi biết chắc là như vậy. Còn kiến thức. Còn cách làm việc của tên Dell kia thì nàng không muốn bàn cãi nơi mình nữa. Nói cho nhiều hắn tới đâu, cũng chỉ móc vô một cái ?tròng dốt? thôi. Thật ra tên supervisor Dell này đã làm việc nhiều lần nàng tức tới cổ, song sự bực bội oán giận hẳn nàng chỉ ?ghim? cái tên mụ Kim Che VN leader lỗi thời kia. Bởi vì Thi biết nhiều, để luận tội bà, với muôn phần lý do. Những điều sự thật chính xác?
Thi thì rất hiền, song bản năng khí chất nơi Thi thì mạnh mẽ. Những thứ cô không chịu được, cô có cãi với bà mấy lần về chuyện lunch, cơm bữa xảy ra. Bà từng bỏ đói công nhân, bà gian lận, bóc lột công nhân, và hành hạ công nhân?
Thi một hôm đang giờ ăn cơm, bà ta bang bang, bổ bổ. She chạy vào gọi:
- Hàng xuống, hàng xuống lane rồi, vào bốc đi, bốc đi, vô làm việc, vô làm việc. Everybody! Everybody! Nuốt nhanh lên. Nuốt nhanh lên? Không nên chần chừ lâu nhé.
Thi đang ăn đứng dậy nói:
- Xin lỗi cho tôi ý kiến. Thi nói tiếng Việt.
Nàng cố nuốt miếng ăn trôi vội nơi cổ bảo thêm:
- Ít khi thì OK. Ngày nào giờ ăn người ta, mà bà làm như thế, có phải bóc lột không? Tội nghiệp chúng tôi chứ. Còn những con người lười nhát, đi chơi hút thuốc lá bên ngoài cả buổi, cả mấy tiếng bà không dám đụng tới họ. Những kẻ siêng sắng, giờ lunch của họ bà nên có lòng tốt, có trách nhiệm chứ. Bà không cho họ ăn là sao? Nhiều lần cứ như vầy quá sức tưởng tượng. Thỉnh thoảng bà nhờ thì coi được, chúng tôi có thể tạm chấp nhận. Mà bà cứ diễn nhiều cuộc hành trình như nhau. Tôi thật buồn, và thật thất vọng.
- Tôi làm việc vậy đó, ngon nghỉ hãng đi, ở ý kiến chi.
- Bà ở Mỹ lâu cuộc sống nhân phẩm con người bà biết. Không thể đối xử còn thua con vật?
- Im đi. Ðừng nhiều chuyện quá.
- Tôi mới ra mười lăm phút tôi chưa vô đâu? Ðừng để tôi mắc nghẹn khi ăn.
Bà Kim Che không để ý, không thèm quan tâm những điều Thi than thở. Bà chỉ bĩu môi đi vào một lối khác với một tâm trạng quá khích của bà, ?Như ta đây sẽ là phần thắng thôi, không thèm sợ ai cho mà coi! Và cái con Thi Thi này mạnh mẽ như muốn lật đổ ta, coi bộ khó đó.? Hừm hứ?
Thi nói thế. Song cô lật đật ăn khoảng mười phút sau cô vẫn xong vào, Thi đi ngang đối diện gặp Kim Che. Bà ta ỏng ẹo nói bâng quơ:
- Ương ngạnh liệu hồn con. Ðừng có lấn lối. Hứm.
Thi không nói gì vẫn vô line làm việc.
Sau đó có một hôm thấy tên của mình nơi bản schedule để làm việc ?work? mười hai tiếng trong bốn ngày liền, (từ monday đến fridaỵ) Thi mất cả hồn vía đi tìm gặp bà. Thi bảo:
- Trời ơi. Hãng đâu cho làm overtime. Tôi thấy thông báo kia. Sao teamleader buộc tôi làm bốn ngày liền. Mỗi ngày mười hai tiếng và những ngày còn lại tám đến mười tiếng nữa. Bà muốn giết tôi chết sao? Trong khi tôi không cần mà. Có người cần làm đủ thì bà không để cho họ làm? Bà nên làm ơn cho họ, và đúng cho tôi!
- Bà ưa ngắm mây trời thanh thản để làm thơ. Tôi cho bà làm để biết thân, coi còn chi mơ mộng? Còn hai ngày kia làm mười tiếng nữa. Ðể thử sức bà có tàn không?
- Hứm! O my god. Bà nói vậy là sao, không được nhé? Tôi có độc ác với ai đâu. Khi rảnh thì tôi đọc sách làm thơ là quyền tôi, còn khi vô làm việc tôi đâu có lười.
- Không ý kiến gì hết, hãng buộc bà làm bảy ngày mười hai tiếng mỗi ngày. Bà vẫn phải làm, Thằng Dell nó muốn bà làm, vì bà làm được việc.
- Tôi không cần bà khen kiểu này. Khi làm việc thì tôi dốc sức thôi. Bà vẽ ra cho nó, nó một supervisor lười nhác, thiếu trách nhiệm, phó thác cho bà, nên bà lộng quyền vô lý.
- Vô lý. Hừm, nhưng tôi nói nó nghe, là bà biết giá trị tôi rồi? Kim Che hất hàm kênh kiệu như thế.
- Nước Mỹ không có cách làm việc vô tử tế đó.
- Tôi có quyền, không có nước Mỹ hay nước Nhật, nước Pháp, hay nước Ðại, nước Ðức, hoặc Tiệp, nước Khắc nào hết. Hứm?Về đi không lải nhải kiện cung. Schedule để thế là thế, cứ nhìn đó mà làm, không thể ý kiến chi hết. That?s it.
- Stupid đến thế là cùng. Ác độc quá tôi không chịu đâu. Thi nói và rời company lòng khó vui với teamleader- mụ phù thủy này. Là chuyện từng xảy ra ở hai người một buổi chiều tối. Nàng đi quanh, đôi co với mụ Kim Che phù thủy, làm việc theo kiểu vô lối này.
Và một lần mới đây xảy ra, cô vào hãng tìm nơi khu vực áo đồng phục uniform treo, đã hết không còn cái nào ở đó. Không có để mà Thi mặc, Thi bước vào với chiếc áo sơ mi đỏ thẩm có vài chấm hoa cúc trắng dệt, trên phần ngực và bâu cổ áo của mình, bà ta lao tới bảo:
- Ê, làm lâu có biết luật không, sao không mặc đồng phục, mặc áo gì như thế mà coi được sao?
- Xin lỗi bà hơi quá nha, hết áo rồi nha, không đủ công nhân mặc, thành ra không có tôi mặc thôi. Tâm bà không bình chút nào để phát biểu. Nhưng tại sao tôi, không thấy lúc nào bà mặc đồng phục bao giờ, như vậy là sao?
- Tôi là teamleader bà không thể so sánh.
- Ðồng phục ai cũng phải mặc, bà quái gỡ không biết tự trọng. Còn nói hàm hồ người ta. Bà dỏm quá mà!
- Ê tao làm được việc cho công ty, tao muốn mặc hay không tùy tao, tao muốn thứ gì nữa cũng được. Mày không là gì, không được nói. Cấp trên kề không la tao là OK. Mày là gì mà lên tiếng? Dế mèn ơi. Who you are?
- Ha ha. Ôi chao ơi bà có những tiếng lóng thật tuyệt vời. Ồ? Tôi là ai cũng được. Tôi không thèm nói. Nhưng tôi thấy thái độ bà giống mụ điên nên tôi mới nói thôi.
- Mụ điên nhưng được việc, còn mày là gì? Ngước mắt tự nhìn lại đi. Mày trẻ đẹp sao nó không nghe mày. Tại sao mày không giỏi apply làm như tao thử?
- Ô hay! Tôi bận cho công việc khác, chứ tôi làm một teamleader không phải như bà đâu. Ý tưởng bà nghèo nàn lắm, đừng khuyên tôi. Hi hỉ
- Ngạo mạn?
- Tôi không ngạo mạn nhưng đó là sự thật. Và sự thật. Tôi không là gì, nhưng thái độ bà tôi mua không quá ba xu.
- Ê đừng khinh người mày, cái tri thức mày là loại bỏ, Tao lương cao, tao điều khiển công nhân. Tao có quyền, thằng Dell supervisor Mỹ nghe tao là đủ. Khỏi cần bàn nhiều. Ðồ mả
- Ma quái vẫn đẹp hơn bà đó đừng giỡn mặt.
- Thứ hỗn hơn ma. Ðẹp cũng chỉ thừa.
- Hi. Không sao cả. Bà hay sống nịnh, không biết xấu hổ là gì cả? Xin bà đừng hống hách nhìn thật kỹ lại mình đi, không giống aỉ
- Mày muốn tao cho ở đây làm. Không thì coi chừng.
- Chẳng lẽ bà đuổi tôi được? Khi tôi không có lỗi gì ở công ty, trong tay...
- I don?t know, hãy đợi đấy! Chỉ có thuộc cấp tao và thằng Dell mới có thực quyền quyết định cho mày thôi. Nhớ lấy nhả
Nàng lắc đầu nhìn mụ Kim Che, nhưng nàng chẳng run bao giờ. Tại sao phải sợ mụ ta chứ? Phạm vi quá trình mình làm việc đâu có gì lỗi sót kia mà?
Và Thi nhớ một lần nữa. Ði họp meeting xong rời ghế, ra khỏi phòng.Họ băng qua dãy locker của công nhân chính thức. Thi và nhóm bạn người Mễ tập hít đất cho vui. Vì dư thời gian chưa phải vào line làm việc. Thi tập môn hít được mười cái. Các bạn vỗ tay. Bị mụ Kim Che sấn tấn dẹp la làng, ghi tên dọa dẫm phạm kỷ luật, kỷ liếc, kỷ cương? Vì mụ ta thấy nhiều lần nhóm Mễ và Thi hay exercise, vui chơi như thế này, khi nghỉ break hưỡn tay, hoặc rảnh việc v.v...
Ðúng là mình còn ngu với mụ phù thủy ganh tỵ này. Mà mình mất job. Thi nghĩ và phải chịu chấp nhận, như một kẻ lỡ mộng, lỡ khóc lỡ cười.
Nàng ở nhà ba hôm suy nghĩ vẩn vơ những chuyện xảy ra giữa cô và bà teamleader Kim Che.
Sau đó Thi gọi cho con, một con bé lớn học trường Stanford, chẳng lẽ nào nàng giấu con hoài? Ba hôm rồi phải nói thôi. Nàng nghĩ thế. Thi gọi báo ngay:
- Con ơi má có chuyện buồn đây.
- Chuyện gì thế má? Con bé nhìn phone và hỏi lại.
- Con ơi má nghĩ hãng rồi!
Con bé đang tập thể dục đi walk với hai cô bạn gái, lắng nghe phone Thi nói. Nó suy nghĩ chút rồi nó bảo:
- Sao vậy má, kỳ vậỷ Ồ thật lâu má mới gọi con, mà con gọi má ít bắt phone nha?
- Ðôi lúc má bận thôi. Con à, má nghỉ việc vì bà leader mụ phù thủy Việt Nam, tên Kim Che gây chuyện ép má, và ông supervisor nghe lời bã.
- Ôi thôi má tiếc chi hãng đó nghỉ đi, họ làm việc kỳ khôi quá. Hồi đó con vô con thấy, giờ con vẫn feel ớn lạnh xương sườn?
- Không đâu, hồi đó cô Mai làm còn OK, bây giờ bà này ác độc hơn gấp mười, gấp trăm vạn lần. Má làm cho bã như đang ở điạ ngục. Cô Mai tuy thế vẫn có tình người, cô chỉ la hét cái miệng nhưng tâm tánh thì tốt, không tệ? Cô lo cho công nhân ăn uống, quan tâm giờ giấc nghỉ ngơi, break? Cô Mai có thể định nghĩa một teamleader, một đầu bếp giỏi chỉ là nóng tính.
- Wow vậy sao? Bây giờ tệ lắm hã má?
- Tụi má bị bà Kim Che áp chế bỏ đói dài dài.
- Tệ thật. Lại có những con người kỳ khôi trên trái đất.
- Thì đó con à.
- Ôi nản cho má quá. Và con thương má.
- Nhưng má vô tội, lại ép nói má đánh người trong khi má chỉ giỡn chơi, để đuổi má.
Người kia có nói gì không?
- Không.
- Vậy làm sao đuổi má được?
- Bã kiếm chuyện nói luật không cho phép đánh hoặc giỡn ở hãng. Mà má đâu có đánh ai? Bã còn giỡn với mấy người Mỹ đen, bà nịnh họ nơi office trăm tám. Ai có nói gì đâu? Nhiều lúc mẹ thấy bã có nhiều nhố nhăng nữa là khác...
- Ôi bất công cho má quá, về chuyện má. Lần đầu, coi như nếu qui luật trong làm việc không cho giỡn, thì cũng chỉ là cảnh cáo thôi chứ má?
- Nhưng họ không cho má làm nữa, họ dựng chuyện nói má đánh họ thấy. Họ láo vô cùng? Cái người kia đâu tố cáo má, mà họ muốn dựng chuyện.
- Ôi, thôi nghỉ đi, câu chuyện đâu có gì nghiêm trọng, nhưng bà ta không thích má làm, nên đã kiếm chuyện má, tạo ra một bước nghiêm trọng. Kệ má ơi, nghỉ ngơi cho khỏe, rồi có thể đi tìm hãng khác làm, không sao má ơi.
- Má không biết có ăn được thất nghiệp không?
- Dạ cứ làm đi, con sẽ làm cho thử nha.
- Con có buồn má không?
- Không. Làm gì con buồn chứ, chuyện xui má nhưng biết đâu lại hên, có những cơ hội cho má sau này tốt hơn biết đâu được? Miễn là con biết má không bao giờ đánh người, con biết trái tim má là đủ.
- Thanks con hiểu má. Con đang làm gì đó?
- Con đang đi tập thể dục, đi bộ đi walk với bạn bè chung quanh trường thế thôi.
- Ừ con đi đi, má chỉ báo tin cho con biết, má bắt đầu nghỉ ba ngày rồi.
- Vậy hã, má ăn uống vô, không buồn chi nha. Cũng là cơ hội má nghỉ ngơi một tý đó...
- Thanks con đã hiểu nhiều, chúc con an lành, má nhớ con lắm. Bye con.
- Bye má!
Thi cắt phone, Ni chạy đi cho kịp bạn bè.
Cô bạn kia vội hỏi:
- Nói chuyện với ai lâu thế. (bạn của Ni, và Ni đều nói tiếng English, tôi chỉ viết theo nó kể qua tiếng Việt.)
- Mom tao bị đuổi khỏi hãng mất việc làm, tao hơi buồn nhưng cũng vui.
- Là sao tớ không hiểu?
- Vì họ vu khống mom tao đánh người khi giỡn chơi, nhưng mom tao có cơ hội nghỉ ngơi tý, tao buồn nhưng rồi lại mừng vì mom tao có dịp enjoy, như nghỉ vacation dài hạn, thế đó?
- Vậy hã?
- Ừa.
- Thôi mình về lối này nè, lâu quá tao thích nhìn chỗ nước phun kìa.
- Ừa thì đi vào lối đó nha.
Ni và cô bạn người Tây Ban Nha cùng học chung trường Stanford này ba năm và thân nhau.
Cô bạn này tên Calliope và một cô bạn Emma người gốc China nữa, cả ba vào hướng đó và gặp các chàng trai students khác, từ bốn phương hội tụ của trường Stanford vui đùa. Vì họ gặp mặt nhau bỡn cợt xả hơi, sau những giây phút học hành, căng thẳng mệt óc?
Ni có chút buồn cho mẹ, nhưng vòng quay của xã hội, cô sinh viên tạm để chuyện mẹ qua một bên. Tuy nhiên Ni rất thương mẹ, hầu như xa mẹ gần năm tháng chưa gặp, kể từ mùa giáng sinh và new year tây lịch. Nên chẳng mấy chốc đi chơi một hồi với bạn bè. Ni đứng lại một góc trường gọi lại:
- Má ơi nhớ ăn cơm và giữ gìn sức khỏe nha.
- Thanks con má đang muốn gọi cho em Ti nha?
- À há. Má nói với em đi, con chỉ nhắc một chút thôi... Má nhớ ăn uống vô, đừng buồn. Con nhắc lại đó nhả
- Ừa má sẽ nghe con mà. Chúc con bình an học giỏi.
- Cám ơn má.
Ni lại tiếp tục đi với các bạn hướng về phía trước, chuyện trò tâm sự đùa giỡn.
??
Thi lại tiếp tục gọi cho con bé thứ hai đồng thời là bé út, khi con bé đang thực tập diễn thuyết tại trường Sewanee. Vì hôm nay vẫn là saturday.
- Ti ơi má nghỉ làm việc mấy hôm nay rồi con.
Ti đang diễn thuyết trong một nhóm cùng bạn bè họ thực tập. Tại sân chơi nghe mẹ nói, cô đưa tay xin phép như báo hiệu cùng các bạn mình có phone gọi. Ti bảo:
- Sorry tôi ra ngoài tý! Ty đưa loa cho người khác cầm.
Ti ra ngoài đi lòng vòng nghe phone mẹ. Bạn bè lại có người thay chỗ của Ti để nói, diễn cho các bạn khác nghe. Ðây chỉ là một nhóm thực tập vui chơi cuối tuần, có thể học hỏi hữu ích, về sự hội thoại diễn thuyết.
Ti tiếp tục nói chuyện với mẹ:
- Sao má tiếp đi, con nghe.
- Má nghỉ làm company TMP rồi, vì họ vu khống má đánh người, và sa thải má. Nhưng má không đánh ai!
- Vậy thì sao má chịu, con sẽ khởi kiện họ nếu má không đánh người.
- Họ phe phái trong đó. Và người trực tiếp với mình họ ác mà họ có quyền.
- Họ ác mà họ có quyền, vô lý quá. Hứ? Con phải tìm công bằng cho má chứ. Còn chuyện làm nữa ở đó hay không, con để một góc? Con không đặt thành vấn đề điều ấy.
- Chị hai Ni con nói khỏi cần, tha cho họ những con người gian ác đó đi, rồi họ cũng bị quả báo thôi. Mình cứ nghỉ ở đó, và tiếp tục bước đi khác hơn?
- Cũng có thể vậy, riêng Ti tức quá.
- Má cũng tức lắm chứ, sự bê bối, ác ý của họ. Mà thôi má cứ nhịn, yên lòng phú cho trờỉ
- Vậy cũng OK đi. Nhưng mai này con ra luật sư con không bỏ qua chuyện này, điểm khởi đầu con làm việc đó. Con bực lắm khi có chủ nghĩa bạo hành vô lối, vô duyên vô liêm sỉ, thiếu công chính.
- Má phú cho trời thôi, má không thích nghi company TMP lúc này, với kiểu làm việc của bà leader Việt Nam phù thủy ác độc. Mà ở đây việc quen, nên má không muốn rời hãng. Nhưng thế buộc hôm nay má phải rời con à?
- Thôi vẫn là số phần, má cứ nghỉ cho khỏe, nhớ ăn uống và bảo vệ sức khỏe trước hết.
- Vâng má biết, thanks con!
- Ðược rồi con nói chuyện sau, tụi con sinh viên đang thực tập nói chuyện diễn thuyết. Chúc má cứ vui đi đã, không buồn nha!
Ti lại trở vào với một nhịp bước khoan thai và hùng mạnh, hơn là dịu dàng e lệ. Ti đang để tâm coi một bạn đang diễn thuyết tựa đề ?Phải tự tin ngay khi sự việc mới bắt đầụ?
- ?Do you know? It is very important, because it you know?.? Tạm dịch qua tiếng Việt với ý là:
Có một câu nói nổi tiếng bạn có biết. Ðiểm xuất phát là muôn vàn khó khăn, và nó rất là quan trọng, bởi vì bậc nhất của tiến trình. Nhưng ta nuôi lòng kiên trì nhẫn nại, sự tin tưởng cố gắng tìm ra phương pháp làm cho bằng được, thì ta vượt lên dễ thành công các bước còn lạỉ
Ti vô quây quần cùng các bạn ở nhóm mười hai người, kẻ ngồi người đứng vây quanh lắng nghe. Anh ta cậu học sinh người gốc Mễ tiếp tục nói bằng by English. Câu nào hay nhất, ấn tượng nhất sẽ được các bạn làm ?khán thính giả,? chú ý vỗ tay rốp rốp. Ti vui đã vỗ tay khuyến khích bạn. Cô bé để sự việc má kể, mới nghe qua một bên.
Phần Thi đi kiếm một thứ gì ăn. Thi ăn tạm một ổ bánh mì và làm trứng chiên ốp la. Sau đó đi tắm xong, lau người thay đồ, Thi đi giặt đồ đạc rồi lên giường nằm suy nghĩ cô lại ngủ một giấc, Thi giấc ngủ bao giờ cũng đến nhanh dù tâm trạng cô buồn hay vui vẫn cứ thế. Ngoài vườn hoa lá vẫn rung rinh những ngày cuối hạ? Mặc dầu nàng mất job nhưng nàng cảm giác, không mấy buồn khi nhìn thấy thân cây, cuống lá, nhành lá, đưa hơi gió. Mà hình như thân cây, cuống lá, nhành lá, đưa hơi gió kia, từ một thâm sâu cội rễ, như một tâm hồn chia sẻ, chúng như bảo nàng yên tâm với sự thay đổi, bằng màu sắc ấm áp, bâng khuâng dịu dàng của hương hoa bên thềm nữả Nó như thêm len nhẹ vào giấc ngủ an bình cho Thi, giúp cô nhận được giấc ngủ thật sâủ Thi lại lãng mạn xa vời, nghĩ mình như một kiếp có thể một quận chúa, hay một mẫu nghi, rồi bước đến thời kỳ đau thương, suy vong nhất... hi hi. Ôi phải chịu thôi. Nhưng Thi có thể tin vào những huyền bí của tươi sáng ngày mai! Nàng có tư tưởng lạc quan quá chăng? Thi lắc đầu ý nhị mím môi, và giấc ngủ tìm đến ngon lành ngoài vòng duy thức đó... Sau một giấc điệp ngắn mơ màng. Nàng cựa mình tỉnh giấc thông cảm cho chính mình. Suy nghĩ bâng quơ. Thi đi gọi phone cho chồng nàng. Thi báo:
- Anh Thịnh ơi em nghỉ làm việc ở hãng rồi.
Chồng Thịnh đang làm nail một tiệm với em gái. Nàng và chàng không hạp nhau một chút, sau này hai người đã phải sống riêng. Tuy nhiên trong chừng mực nào, Thi vẫn thương chồng.
Anh nghe Thi gọi báo thì la lên:
- Tại sao thế, em nghỉ làm gì? Và tại sao nghỉ Thi?
- Em bị mất job thôi.
- Trời ơi làm sao em để mất job?
- Em bị vu khống đánh lộn, nhưng anh biết tánh em có bao giờ đánh ai?
- Nói vậy mà cũng nói, mình không đánh thì làm sao nó đuổi mình. Em phải kiện chứ.
- Nó phe đảng không muốn cho em làm nữa mà!
- Vậy sao nghỉ được vô lý, nhờ hai con can thiệp?
- Thôi được anh, em muốn nghỉ ngơi vì họ độc ác. Ni không cho em ý kiến gì nữa cả. Ti cũng đồng ý chiều theo ý kiến chị Ni nó rồi.
- Thì em ăn thất nghiệp rồi kiếm chỗ khác làm đi. Anh thật không ngờ như vậy.
- Em chỉ báo cho anh biết thôi.
- Nhưng có ăn thất nghiệp được không?
- Em chưa biết, tuần tới em sẽ đi xin thử.
- Ừa em cứ làm thử nha.
- Em nói anh nghe vậy thôi, anh làm việc đi.
- Ừa đành chịu. Anh đang làm cho khách...
Thi đành suy nghĩ hai tay để lên đầu, rồi cô massage, như theo thói quen. Một đoạn, Thi cần mở một bản nhạc nghe cho lòng đỡ nặng trĩu. Những bài tình ca Nhạc Mỹ lời Việt êm ái, vẻ du dương để nàng quên đi nỗi đau.
Lại suy tư bâng quơ nữa. Sau một hồi thì cô nghĩ đến một người. Ðó là một nhà văn, chủ bút của hội sáng lập thơ văn Mê Linh. Nhưng anh có một shop bán phone, và sửa computer riêng. Anh Long đang loay hoay với mấy cái máy, công việc ở shop chỉ vừa đủ làm, anh không đến nỗi bận lắm?
Cô cầm phone bấm máy cho anh ta biết. Thi cho hay:
- Anh Long ơi em đã bị sa thải bị đuổi ở hãng rồi. Có việc gì cho em làm không?
- Nói thiệt hay nói chơi vậy? Long bắt phone và hỏi nhẹ.
- Em đâu dám giỡn chuyện mất job. Có việc gì đó? Layout, biên tập, phụ phụ gì cho anh không? Em làm cho.
- Tụi anh làm chơi, theo định kỳ vui văn nghệ, không thể trả lương em đủ sống đâu. Nhưng em nghỉ có ăn được thất nghiệp không? Và tại sao vậy em Thi?
- Em chưa biết, con em nói sẽ làm. Còn việc em bị nghỉ là họ cố tình gây ép.
- Gây ép, ép gây nghe chán quá. Anh sẽ dẫn em đi làm lên sở lao động, chứ chần chờ trông đợi chi con? Nó đang bận học và ở xa.
- Nếu anh giúp em là quá tốt chứ. Con thì lúc nào không bận lại ở xa nữa. Em hiểu điều đó?
- Ừa được, vậy đi nhé ngay bây giờ nghen. Hôm nay anh hơi rảnh, muốn gặp em, giúp em cho nhanh liền.
- Vậy sao?
- Tốt hôm nay, vì anh có thể không bận công việc nhiều. Chờ anh mười lăm phút. Anh sẽ đến nhà chở em đi tới đó.
- Dạ. Em chờ.
- Ừa được.
- Vậy nha. Xin cám ơn anh trước.
Thi đi đi, lại lại và không biết làm gì, đang trong chờ đợi Ngô Ðình Long. Sau một hồi chợt tỉnh cô đi thay đồ, mở một bản nhạc khác vang lên, cho hồn thanh thản hơn. Cô muốn giảm đi sự nặng trĩu như mọi lần. Thi vẫn thường mở âm nhạc khi buồn nghe... Thi kiếm một ít giấy tờ chuẩn bị sẵn, để cùng Long đi xin thất nghiệp. Ðâu ra đó làm xong, cô ra phía trước nhà như đón đợi Long. Thi nhìn cánh Hoa Lan tươi mươi mới nơi ngày, với gió hè nhè nhẹ... Rồi chẳng mấy chốc nàng chờ đợi, không thấy anh Long đến. Không biết sao chàng đang một tý chậm trễ? Thi nhìn đồng hồ đeo tay, lại vào nhà ngồi ở chiếc ghế phòng khách. Nàng cứ giằng lòng đợi Long, và Thi cứ nghe nhạc buồn du dương, gợi cảm? Một đoạn sau. Ngô Ðình Long đến chào nàng với cái bắt tay thay lời, rồi mới nói nhanh:
- Anh chậm chút vì làm cho trọn cái máy. Ði em bây giờ vẫn còn sớm, lên đó anh apply điền đơn. Sao xui vậy Thi? Nếu vậy thời gian này em cần học thêm English để củng cố hữu ích cho đời sống em. Anh nghĩ?
Thi làm thinh không nói. Ngô Ðình Long nói thêm:
- Em có kiến thức cơ bản, nhưng phải đi xa hơn nữa, để có nhiều lợi thế. Ở đây người Việt thương nhau cũng nhiều, mà ganh ghét đố kỵ không phải là ít? Họ cắn nhau mà không biết người khác đau... Còn không, em phải chịu ngu mới làm việc với bọn lưu manh được. Em nên nhớ kỹ là như vậy?
- Em có nói tiếng English chứ, mà họ không listen nghe.
- Thôi học rồi đi làm chuyện khác. Job mới khác mà.
- Em không ngờ, em bị họ dựng chuyện nên phải nghỉ.
- Ừa anh hiểu! Thôi bây giờ mình lo cho cái ăn thất nghiệp đi. Ði em?
Thi theo Long bước ra khỏi nhà, và bước lên xe anh, Long như không còn thời gian để nhìn cảnh vật trong nhà, và mắt môi Thi nữa. Cả hai ra xe lẹ, để đến sở labor. Long lái xe với tốc độ nhanh nhảu hơn mọi khi. Mặc dầu anh muốn lái chậm nhưng không hiểu sao tay lái vẫn bẻ nhanh vậy.
Vào sở labor Thi đưa cho Ngô Ðình Long anh đến trình giấy tờ ID, Social Security, Thi ngồi chờ nơi một cái bàn nhỏ như những người ngồi chờ đợi. Khi họ chấp nhận điều gì rồi, anh sẽ vào máy và làm cho Thi như các người ngồi dãy máy phía bên kia, họ đang ngồi trước máy là để apply đơn xin việc gì đó? Ngô Ðình Long vẫn biết thế.
Ðây lần thứ hai Thi đến nơi này, lần thứ nhất đi với con gái lúc PMP đóng cửa thời gian lay-off của năm 2007, nàng đến để làm đơn khiếu nại, ăn tiền thất nghiệp. Nhưng lần này khác, nàng đến đây với một tư cách bị sa thải cá nhân, nàng không biết có xin được không? Thi đang hồi họp?
Chần chờ được tên gọi, Thi bước tới trình giấy tờ thêm, một vài chuẩn mực yêu cầu. Người làm việc hỏi nàng vài ba câu simple English nàng trả lời. Và Thi nghe câu bà nói:
- Please sit down at that table, and wait?
Thi hiểu, nói thanks rồi nàng đi ngồi chờ đợi cùng Ngô Ðình Long. Lần đầu tiên Ngô Ðình Long nhìn thấy đôi mắt buồn nhất của Thi, nhưng cũng là lần đầu tiên anh thấy đôi mắt đó đẹp nhất. Anh im lặng nhìn Thi. Thi bỗng giựt mình nở nụ cười buồn hỏi:
- Nhìn gì em giữ vậy?
- Em buồn cũng đẹp, mà tươi cũng xinh giống như một cô đào có tiếng trong hollywood không bằng đó chứ?
- Khỉ. Ðến giờ này anh còn giỡn, em không chịu đâu. Thi đứng dậy, lại bẹo vào má chàng.
Ngô Ðình Long la lên:
- Á? ?eo ơi đờ đau"? Anh mỉm cười nhìn Thi.
- À anh? Là cái tật bẹo đó mà em bị đuổi. Nhưng cứ càng nhớ, thêm ấn tượng quá đó anh?
- Anh chọc em thôi, sướng muốn chết mà. Thôi có rủi, sẽ có may hy vọng vậy đi.
Thi ngồi xuống chờ kết quả. Ngô Ðình Long rảo bước lòng vòng khu vực. Một tý thì họ gọi tên:
- Trần Lệ Thi
Thi đứng lên. Cô gục đầu như báo hiệu chính mình, tiếp nhận là mình. Thi tiến trước mặt bàn người đàn bà với chức năng lo trách nhiệm nơi đơn mình xin. Bà ta là một người đàn bà người China tầm thước, khoảng sáu mươi tuổi hơn, đeo kiến cận, song tay và mắt bà vẫn còn lanh lẹ lắm. Bà nhìn Thi một hồi rồi bà tuyên bố:
- Cô không ăn được tiền thất nghiệp. Vì company không chịu chấp nhận. Tôi đành chịu thua, không thể giúp cô được.
Thi nói:
- Xin làm ơn. Có thể nào bà giúp tôi được hơn không? Can you help?
- I can?t. Sorry bà nói thêm. Rồi bà nhìn Thi với ánh mắt thương hại hơn. Bà bảo:
- OK. Ðây giấy này cô có thể khiếu nại họ, kiện họ. Yêu cầu họ theo từng bước, may be tôi sẽ giúp sau này. (Tất nhiên bà nói hoàn toàn tiếng English, tại tôi còn kém chữ nghĩa English, nên tôi chỉ phỏng viết qua nghĩa tiếng Việt hết. Tôi và các bạn sẽ cùng dễ hiểu hơn.)
Lúc đó Thi buồn cầm tờ giấy, mắt gần như khóc, Thi ra đến chỗ gặp Long đang chờ nơi cạnh bàn, cũng chỉ cách đó chừng 10 hay 12 thước thôi. Cô đưa giấy cho anh. Thi bảo:
- Ðã không được anh ơi. Họ đưa giấy này cho mình. Có thể họ giúp khi mình kiện đủ chứng cớ.
- Sao vậy? Ngô Ðình Long có vẻ hốt hoảng. Anh đứng dậy. Anh cầm giấy từ tay Thi trao.
- Công ty không đồng ý, nhưng bà cho giấy mình có thể khiếu nại vậy. Thi nhìn anh giải thích thêm cho đủ.
- Chao ơi hơi mệt đây em. Vậy là công ty họ cố tình bóp nghẹt em rồi.
- Chắc vậy anh ơi.
- Chứ còn gì nữa?
- Thôi không sao? Nàng mỉm cười gượng buồn, và vẫn tỏ ra hồn nhiên như không từng giận ai...
Xong Thi vứt mảng giấy đó vào trash nơi gần nhất, khi mà Ngô Ðình Long coi rồi đưa lại cho nàng, ( vì lúc nãy nàng chuyền giấy ở tay mình, qua tay chàng cầm để coi kỹ.)
Nàng nở nụ cười buồn lắc đầu, tuy vẫn một cách ung dung tự tại, và cùng Ngô Ðình Long rời building sở labor, đi ra bước lên xe để lái về nhà.
Trên xe Ngô Ðình Long hỏi:
- Thật tệ company không cho em cơ hội.
- Bà leader quả là tàn bạo.
- Thiệt tình là bà ác ghê. Ác số một em ơi.
- Thôi được, trời coi ai nấy nên, em vẫn còn tiền trong nhà bank, nên anh Long đừng lỏ
- Nhưng để cho người ta có cuộc sống mới, cần trợ cấp thêm chứ. Cần cho người ta ăn tiền thất nghiệp chứ.
- Thôi em chưa xin tiền anh đâu. Nàng tỏ ra cười miễn cưỡng và nói đùa với Ngô Ðình Long.
- Em tới giờ phút này còn đùa, vô tư thật.
- Em tới chết, trước năm phút chết, vẫn còn phải cười mà. Ðời không cho em khóc anh Long?
Long thoáng nghĩ câu nói của Thi hay hay nhiều ý nghĩa. Chàng len lén để nhìn nàng xem thử.
Thi nói thế, song lại buồn thoáng đau chạy qua hồn chứ! Nàng vừa buồn đó mà?
Ngô Ðình Long cơ hồ nhìn Thi, có vẻ một nghệ sĩ thật sự. Nàng đáng yêu hơn là đáng ghét?
Ði đường chạy một khoảng. Ðình Long hỏi Thi.
- Ta tìm vào ăn buffet nha em Thi?
- Thôi, tốn tiền anh Long.
- Chuyện nhỏ mà, sao lại khách sáo vậy em?
Ðình Long muốn lái xe về hướng có buffet. Anh đậu xe ngoài parking. Hai người thong thả đi vào đứng trước bàn khách đợi service. Nhanh như chớp, người hướng dẫn tự ghi số vị trí, thứ tự của khách, để tiện phục vụ, anh ta chỉ hướng tay, về hướng cho Ðình Long cùng Trần Lệ Thi đến đó ngồi.
Thi ngồi tý rồi tìm lấy thức ăn theo ý mình. Long cũng thế. Thi đi lấy gọn trở về, cùng tựa vào ghế nơi Long, với chiếc bàn ăn chàng mau mắn chọn lựa vùng này, bàn này. Và họ thầm mời nhau bắt đầu thưởng thức, thức ăn còn nóng, bốc hơi như ý! Sau đó hai người vừa ăn vừa nói chuyện.
Ðây là một buffet mà hình như Thi mới đến lần thứ nhất. Có hồ cá đẹp trước khi vào trung tâm để ăn uống, có những tượng thần người China điêu khắc tỉ mỉ kiểu Phương Ðông. Thi không hiểu lắm về ý nghĩa giá trị. Song cô cứ đảo mắt nhìn, Ngô Ðình Long hỏi nàng:
- Em có bao giờ đến đây chưa vậy?
- Em đi nhiều với chồng và con em, nhưng chưa bao giờ đến nơi này.
- Em ở Mỹ bao lâu rồi hả Thi, cho anh hỏi lại.
- Hơn mười hai năm hơn. Hơn một con giáp?
- Vậy à. Wow!
Vừa ăn họ vừa nói chuyện chút đỉnh như thế. Thi bảo:
- Thay đổi cuộc sống cũng được rồi anh. Ông trời sắp xếp hết, mong hậu vận không tệ đi. Chắc là em phải như vậy.
- Em sẽ là một chuyến tàu định mệnh rồi.
- Anh văn vẻ và câu nói đẹp đó. Em thích nghe câu ấy.
- Anh đùa mà chắc đúng thôi.
- Em hiểu. Thi mỉm cười và đưa mắt nhìn Ðình Long.
Chàng nhìn hai má Thi ửng hồng hơn, và mắt vẫn sáng long lanh với rèm mi nàng thật linh động tự nhiên.
Hai người tiếp tục dùng vài món thêm trên bàn họ thích, uống nước sơ. Ðình Long ra hiệu một cái nhìn, một dấu tay. Thi hiểu và hai người lại tiếp tục đi lấy thức ăn lần thứ hai. Có ít trái cây cam, thơm, dâu tây, dưa hấu, đào, táo, nhãn, và cả kem ly. Cả hai đem về chỗ cũ, họ ngồi lại bàn.
Ngô Ðình Long chưa tiếp tục ăn. Anh bảo khi Thi đang thử vào loại trái cây dâu tây. Anh nhìn cô ta và nói:
- Ừa. Ồ anh mong như thế này. Anh đề nghị em đi học lại English đó. Em công dân Mỹ học không tốn tiền nhiều đâu. Học đi sẽ kiếm job mới khá hơn. Có viết lách tiếng English cũng giá trị hơn, nhiều tiền hơn có thể.
- Dạ để em coi, nhưng nhất định em chưa đi tìm job mới đâu. Ðể nghỉ tý anh Long.
- Ừa thong thả, OK mà. Anh hiểu mà Thi.
Ăn xong một ít những món họ vừa lấy. Thưởng thức hai ly kem cuối cùng.
Ðoạn sau Ngô Ðình Long coi bill tính tiền liền. Anh quay đi restroom. Thi đảo nhìn kiếm anh cô biết. Rồi cô rời bàn mình, Thi bước ra nhìn vòi nước, nơi hồ cá để nhìn cảnh vật cô thích hơn? Từ xưa giờ Thi ưa nhìn cảnh vật hơn cả ăn uống. Thi đi nhìn thật gần những tượng Tàu điêu khắc có chữ ghi, dù nàng không rành mấy tiếng Tàu, nhưng Thi thích ngắm lâu như thế. Ngô Ðình Long bước ra đến gõ nhẹ vai, Thi cô chợt tỉnh, vẫn nói với chàng, nhìn môi chàng:
- Cảnh tượng ở đây đẹp quá anh Long.
- Anh đi nhiều lần ở đây, nên nhìn nhiều rồi. Thành ra thấy cũng thường thôi.
- Vậy sao? Thi trố mắt thêm nhìn chàng hỏi gạn như thế.
- Với em thì mới lắm phải không Thi?
- Ðúng thế anh Long.
- Thích thì hôm nào anh đưa đến nữa nghen. Bây giờ mình về được rồi.
- Dạ thích chứ. Và cô nắm tay Ngô Ðình Long ra xe một cách tự nhiên, như thân hữu lắm.
Nói vậy thôi, xong rời quang cảnh đó. Ngô Ðình Long lại lái xe đưa cô đi xem thêm vườn hoa, sau khi rời buffet mang tên ?Give To Happỷ? cho Thi giải trí. Cho niềm nàng vui ngóc lên, cho nỗi buồn nàng hạ tốc xuống?
Mặc dù Thi buồn nhưng được ngắm hoa lạ nữa, lòng nàng cảm thấy vui hơn, và mọi cay đắng cô gác qua một bên hơn. Ngô Ðình Long quả sành tâm lý cho nàng?
Một đoạn có bạn gọi lúc Ðình Long và nàng đang dạo chơi một khu công viên, có vườn hoa khá đẹp gần đó. Người ta gọi tới cho Thi, Thi bắt phone hello. Bên kia đầu giây nói.
- Chào chị Thi. Hôm nay birthday mẹ anh Bính không thấy chị đến, chị có hứa chị nghỉ việc rồi, sẽ đến ngay mà.
- A eo chị quên mất! Thi nghe phone và trả lời. Quay sang Ðình Long. Nàng nói:
- Anh ơi em có người thân birthday. Họ gọi báo cho em. Trời ơi em quên mất. Em muốn anh đưa em về. Em chuẩn bị đi đến đó? Thi nói nhìn Ngô Ðình Long như dò xét.
- Ừa anh muốn đưa em ngắm cảnh một chút, để đánh tan nỗi buồn xui xẻo. Giờ về cũng OK rồi.
- Vậy nghen anh, khi khác mình đến đây nữa anh há.
- Ðược thôi em. Ngô Ðình Long nói, rồi cùng Thi ra chỗ đậu xe. Họ phải đi ra về nhanh. Long nhanh nhảu lên xe, lái xe với vận tốc hơn trung bình. Thi ngồi bên, cô cứ nhìn quang cảnh đẩy lui. Rồi nàng nhìn vào tay lái chàng Long bẻ đẹp thánh thoát quá. Chàng thì nhìn vào gương mặt Thi sơ thoáng qua khi lái, chứ chàng đâu dám nhìn kỹ được. Bởi chàng phải chăm chú đủ thứ bên ngoài khi lái để an toàn nữa. Mắt Long hướng về phía trước nhiều mà, Thi hiểu điều đó. Nhưng chỉ 15 phút sau, anh đưa Thi về tận nhà. Và hai người tạm chia tay. Thi bảo:
- Cám ơn anh Long nhiều nha! Em bận việc cho birthday họ, người thân của em, thông cảm nha anh?
- Không có chi. Chúc em ?Con tim vui trở lạị? Là anh vui theo thôi.
- Ừa em cố gắng. Thi nói và vẫn nở nụ cười thật hồn nhiên như chưa từng xảy ra sóng gió. Nụ cười cô hiền như hoa nở sớm mai, mới đủ là so sánh? Long cảm nhận và có thì giờ, cho chàng nhìn nàng nhiều hơn lúc nãỷ
Chờ Ngô Ðình Long lái xe rời khỏi nhà xa, Thi mới vào nhà nàng thở dốc mạnh một cái như cho khỏẻ Nàng lại suy nghĩ miên man đến cuộc hẹn đi birthday. Ôi birthday, birthday người thân! Thi có vẻ worry. ?Nên đi không ta ơi? Tới đó chắc bị hỏi nhiều về chuyện nghỉ job. Lôi thôi là trả lời không xong, không xuể, hoặc mệt xĩu luôn. Ôi oải quá tạ..? Nàng đưa tay chống hai eo hông suy nghĩ nên làm gì, và không nên làm gì lúc này?
Thi lẳng lặng nhìn đồng hồ rồi tự bảo ?nên đi hay không đâỷ Nàng sẽ phải bói toán đây.
- Ði không đi, đi không đi, đi không đi, đi không? Thi ưa đưa ra ?bói nóỉ quyết định điều gì xưa nay nàng ưa thế.
Mệt quá chắc Thi không muốn đi đâu cả, Chữ ?không? cuối cùng rồi hợp ý ta rồi! Thôi chuẩn bị cho mình một ngày mai, take care my self. Thi nghĩ thế chắc là hay hơn chứ!
Thi suy nghĩ vẩn vơ. Thi lại lấy một vài tờ báo coi cho đỡ buồn chút. Và cô dừng lại ở mục quảng cáo học English, nàng tò mò coi rất lâu. Dù quảng cáo có mấy chữ, nó không dài dòng. Mà không hiểu sao Thi cứ muốn lẩn quẩn dán mắt ở đó hơi bị lâu lạm. Có lẽ Thi cố tìm và định đoạt, hoặc dự liệu chi cho một việc gì đó chăng? Nàng mau chóng nghĩ ra mình có nên đi học thêm English không chăng?
Rồi cuối cùng của suy nghĩ. Thi mạnh dạn nghĩ. Mình nên đi học là tốt hơn, better hơn, good hơn chứ! Thi sẽ đến trường Internationnal xin đơn nhập học English. Như họ mời mọc quảng cáo là điều phải làm hơn. Cô phải gọi một người Việt Nam tên Nguyễn Thu Nguyệt Assistant service là ở đó.
Một buổi sáng qua xuân, mới sang hè vào cuối tháng tư tây lịch ở đây. Thi lái xe đến. Trường nằm không xa nhà cô lắm, đầu tiên cô đến tìm phòng người Việt assistant service. (Họ đã điện hẹn nhau rồị) Hai bên gặp nhau chào hỏi:
- Nice to meet you!
- Nice to meet you too!
Và sau đó cả hai nói chuyện bằng tiếng Việt hết. Hình như họ nhận ra nhau, họ muốn nói tiếng mẹ đẻ một chút. Nguyệt hướng dẫn Thi điền những mẫu đơn cơ bản. Nguyệt nói chuyện sơ qua về sắp tới nên làm những gì, và sẽ làm gì? Nguyệt bảo coi như xong đối với các hồ sơ yêu cầu.
- That's it! Và bước step simple. Là gì biết không?
- Không biết? Thi đáp.
- Hừm hì. Vậy nhé: Bây giờ vào làm bài test trước tiên để vào lớp theo level nha. Ðơn giản vậy mà.
- Ô. Dạ cám ơn chị Nguyệt!
- Vâng. Ðược rồi theo tôi.
Thi theo Nguyệt vào phòng. Nguyệt chỉ cho Thi máy trước mặt để làm bài test. Nguyệt bảo kỹ hơn:
- Máy hỏi gì trả lời cái nấy theo exit nó hướng dẫn bằng English. Answer nhạ..Cứ vậy làm, đừng worry lắm. (Nguyệt gặp người VN là cứ là nói tiếng kiểu Mỹ và Việt đi chung.)
Thi hơi lúng túng vì lần đầu tiên. Song vài giây Nguyệt chỉ, cô hiểu lối sử dụng, và nắm gọn gàng phương pháp của nó. Thi phải một mình tự chủ làm bài. Nghe, nói, đọc, viết, làm hết thảy các yêu cầu, bài làm gồm bốn khâu, bốn bước đó. Là nguyên tắc căn bản bài test.
Sau 30 phút trắc nghiệm kiểm tra. Thi ra báo cáo cho Nguyệt vào. Nguyệt check xong bảo:
- Rất OK. Ôi tuyệt lắm nha. Bây giờ Thi có thể về được rồi. Và next monday tuần tới vào học. Thi với buổi sáng từ 9 AM đến 2 PM như đơn apply nha.
- Dạ thanks chị Nguyệt!
- Không có chi. Thi về khi hoàn thành công việc. Hôm nay buổi đầu nhanh chóng đạt, bài làm tốt ở phần đọc, viết. Phần nghe, và nói chưa giỏi, nhưng sẽ tới trường luyện?
- Bỏ lâu viết lại cũng lạng quạng. Thi chân thành bảo.
- Tốt rồi, cứ keep going. Hẹn gặp lại. Mình đi làm với new students. Bye nha! Nguyệt nói và đưa tay lên kiểu chào.
Thi thấy Nguyệt lớn tuổi hơn mình song tác phong Nguyệt còn mau mắn hơn mình nữa chứ. Từ bước đi, bước đứng, giao tiếp hỏi han. Nguyễn Thu Nguyệt thể hiện quá ư lẹ làng, chớp nhoáng?
Thi rời building bên trong, qua các cửa và ra hẳn bên ngoài. Thi đứng nhìn quanh cảnh chung quang trường lòng đầy xúc cảm, vui như đã đến, buồn như giấu còn trong cổ
Thi đưa tay nâng niu mấy cánh hoa có sắc màu ở đây, mà không có hương thơm nàng cảm thấy tiếc. Nhưng biết làm sao hơn mỗi loài hoa thượng đế cứ cho giá trị thực của nó rồỉ Như mỗi con người chúng ta cũng có cung cách, tính nết khác nhau, vốn từ nơi cha mẹ đẻ cho vậy.
Thi nghĩ chút rồi lên xe nổ máy rời trường. Nàng vừa nghe tiếng Ngô Ðình Long qua phone bảo nàng:
- Thi ơi. Anh mời em đi ăn hôm nay.
Nhưng Thi trả lời:
- Thanks anh Long. Em bận, em muốn hẹn bữa khác.
- Tùy em thôi.
- Em đang xin việc nhập học về.
- Vậy, chúc Thi mau mắn, mọi việc ổn yên vui chứ em?
Thi nhìn phía trước có xe police, nàng liền bảo:
- Vâng tốt mọi bề khi test bài. Ồ anh ơỉ anh ơi qua đoạn cảnh sát anh, em sẽ gọi lại nha. Em không muốn bị ticket chúng phạt. Ôi, ôi anh?
- Vâng OK em, take care! and be careful.
Thi gấp phone lại để lái cho đàng hoàng, nàng tránh cái nhìn police vì luật. Và đôi lúc mình gặp xui nữa là mệt...
Thi dư biết Ngô Ðình Long để ý thương mình từ lâu. Chàng có những tư cách đáng quý, chàng mồ côi vợ mười năm, với chàng đủ điều Thi kính mến, còn yêu thì hẳn nàng chưa có. Sống chung lại càng xa vời nữa. Thi luôn lưỡng lự dù rất thân. Thi không muốn dính vào chuyện yêu đương ?Ở xa tựa như hạt kim cương, lại gần là giọt nước mắt?? Nàng sợ lắm câu nói nổi tiếng này!
Kinh nghiệm cuộc đời cho nàng hiểu biết nhiều, chứ không phải nàng cố tình định kiến theo đuôi câu nói trên.
Thi vẫn ung dung đĩnh ngộ điều đó, và nàng biết nó chẳng dễ gì, chẳng hề gì. Bởi cuộc sống như những dòng sông ra đi về tận biển khơi xa, mà ít một lần hỏi đến cội nguồn..? Nàng đang mơ màng nhiều ý tưởng đối nghịch nhau, mâu thuẫn nhau, trong đời sống xảy rả
Những ngày đi học Thi gặp bạn bè ở đây khắp bốn phương trời, nhất là Thi được tiếp xúc với sinh viên Việt Nam. Thi cảm thấy được hít thở một bầu trời tươi đẹp hơn, dù nàng khoảng tiền trong nhà bank đang thụt dần. Nhưng nàng chấp nhận không ăn được tiền thất nghiệp, và chưa đi làm ở đâu. Chi phí trả của nàng là mỗi tháng trên 1000 usd. Nàng còn được 50.000 ngàn kia. Thôi cứ lo ăn học, và Thi cũng cố chi tiêu dè xẻn.
Hôm đó nàng đi học hai tuần con gái đầu của Thi gọi phone lại hỏi:
- Sao má học hành thế nào má?
- OK con. Má được gặp bạn bè mới, và thực sự thấy vui hơn, giá trị hơn lúc ở hãng TPM.
- Ðó má thấy, con nói tiếc gì mà tiếc ở hãng chứ. Má sẽ thay đổi nhiều cuộc sống sau này đó.
Im một tý chờ mẹ có nói gì không? Cô lại bảo lanh:
- Con gọi báo cho má hay năm nay con tốt nghiệp. Con muốn mời ba má qua con thăm chơi vào tháng June này ở trường Stanford.
- Ðể má coi lại?
- Ôi sao lại coi lại má? Má ơi ngày xưa bận làm thì thôi, nay má nên đi qua con, có Ti về từ Việt Nam qua nữa, cả gia đình họp mặt vui mà. Trời ơi, má ơỉ
- Nhưng má coi lại, bởi má đang đi học.
- No. Không. Má ơi, con mua ticket nha. Má đến một tuần trước và sau lễ graduation là đủ. Cũng là dịp, kể từ con có mặt nơi đây, ba má chưa từng đến mà. Má Thi chưa bao giờ thăm con ở trường Stanford mà. Ðã ba, bốn năm?
- Ừa thôi đồng ý với con má sẽ đi. Ba con thế nào?
- Ba sẽ đi cùng má, tuy nhiên về sớm hơn vì công việc.
- Ừa vậy.
- Con thông báo để bốc vế. Thanks má. Con có hỏi ba hôm qua rồi. Và mùa hè này Ti làm việc ở đây California, còn con sẽ sang Mexico vài tuần. Con đi trong ngày con đưa má về Georgia Atlanta. Và lúc đó ba làm công việc về trước hai ngày rồi, đi trước rồi. Vậy đó má?
- Ừa được con sắp xếp cho hợp lý, má sẽ xin với school trường của má, chỉ nghỉ một tuần thôi.
- OK. Vậy má đi ăn uống. Con bận một vài chuyện chút.
- Yes, má bye con.
Chị hai Ni gọi xong. Ti lại gọi về. Ti về Việt ba tuần rồi.
- Má khỏe không? Con nhớ má.
- Sao con, về Việt Nam có gì vui lắm không?
- Vui cũng quá nhiều, mà buồn không ít, thấy đất nước nói chung có phát triển nhưng mức độ ?rùa quá? Quê mình bà con vẫn nghèo khổ đi lên không nhiều mấy. Con ước ao nếu con làm gì bên đó con sẽ đẩy đất nước mình đi mau hơn, xa hơn, phá bỏ mọi thành kiến cản trở.
- Con giống má một cuộc đời nuôi ước mơ, rất sớm cho con người cho xã hộỉ Song sóng gió cứ mãi dập vùi ước mơ má, má đành chấp nhận, má vẫn vui với số kiếp mình...
- Con người có quyền nói lên ước mơ, hoài bão và nhận định, còn làm được hay không? Là do nhiều duyên cùng phát triển, tạo thành? Má à con hiểu.
- Chà con gái má nói triết quá há.
- Con là hạt của má, chị hai cũng thế, nhưng chị học, ít về Việt. Và chị đi chuyên tâm vào khoa học y khoa. Còn con là học bên xã hội học, con người học. Nên sự phát triển, chậm phát triển của xã hội, con nhất định biết cụ thể hơn.
- Ừa má hiểu ý con.
- Chị hai có nói mua vé cho má và ba qua cùng lúc con từ Việt về đó. Ba má cả con, một family đi mừng tốt nghiệp của chị hai, có số bạn bè chị hai Ni từ Geogia- Atlanta qua mừng luôn. Bạn chị đi sau ba má. Bạn chị chỉ đến trước lễ tốt nghiệp của chị Ni, một ngày thôi.
- Vậy à?
- Dạ.
Con hiện khỏe chứ Ti?
- Ố? ô hơi mệt vì con đi quá nhiều, hiện con đang Quảng Trị -Huế, sắp vô Sài Gòn về lại Mỹ đó. Cụ thể con đang ở vườn bưởi của cô Cao Kim. Ôi vườn bưởi cô Cao Kim thật đẹp hút hồn má ơi. (Cao Kim là bạn Thi trên facebook. Thi gởi cô gái Ni đặt chân đến xứ Huế và nhờ sự giúp đỡ của Cao Kim mọi mặt.)
- Các cô chú, bà con vẫn khỏe? Thi hỏi Ti.
- Vẫn khỏe và mong má về thăm, con đang ở Huế, về Sài Gòn luôn. Con không kịp trở lại quê Bình Ðịnh lần nữa.
- Vậy sao?
- Thôi con chỉ báo má thế. Con đi một cuộc gặp nữa tại Sài Gòn là done, là finished đó má ơi.
- Mọi chuyện như ý chứ con Ti.
- Dạ như ý má ơi. Cô Cao Kim đang sắp đưa con đến ga tàu vô Sài Gòn đây.
- Vậy sao? Cho má chuyển lời thăm Cao Kim nha.
- Con và cô Cao Kim nhắc má hoài đó chứ? À con gởi má hình chụp về Huế, Quảng Trị, Quy Nhơn, Vũng Tàu má nhận hết chưa?
- Có má nhận, trên facebook, và ở message phone rồi.
- Con chụp rất nhiều trong chuyến đi, thật là khó quên những bước chân con đã đến. Con thật sự lòng đầy lưu niệm, dạt dào tình người, mỗi nơi con qua. Con rất nhớ, mỗi khi rời xa nó má ơi. Nó như máu thịt vào tim mình?
- Má hiểu con. Và con giống má y hệt. Nhưng con hãy cố gắng lo sức khỏe là trên hết, để có sức mới làm việc giỏi.
- Dạ con biết điều đó. Con ghi tạc vào lòng. Con bye. Sẽ về kể má nghe hơn nha. Má vẫn đi học tốt chứ má?
- Má rất thích thú, vui hơn ở hãng.
- Chắc chắn là vậy. Mỗi nơi có một giá trị riêng. Con và chị Ni nói rồi. Sẽ cho má khám phá nhiều ở cuộc sống chứ.
- Ừa đúng vậy con.
- Hôm nay là sunday má nghỉ học ăn uống đầy đủ và enjoy nha. Con phải làm một ít việc đây.
- OK. Bye! Chúc mừng chuyến đi thành công. Con làm được việc. Con mang niềm vui quan tâm đến mọi ngườỉ
- Thanks má trao, lời quý hơn vàng ngọc cho con...
Thi rất thương con, cả hai đều chăm học, chăm làm. Về Việt Nam lại biết kết hợp đi làm một việc hữu ích tìm hiểu đất nước con người trước, sau cuộc chiến 1975, chứ không phải đi chơi. Dù rằng Ti mới là một hạt mầm sinh sau này. Nhưng Ti không muốn là người dửng dưng với quá khứ, của lịch sử. Dấu vết xưa như lui về cứ địa, nhưng Ti vốn muốn tìm hiểu, học hỏi, xem xét, thăm dò, quan tâm. Thi biết con nàng, cả hai mang dòng máu yêu quê hương nhớ xứ sở, yêu con người, không đánh mất tim mình là người Việt. Thi tự hào về con mà buồn cho con. Vì chúng không được thảnh thơi, không giàu có như người ta để mùa hè du chơi, phơi tóc phơi da, mà cứ làm việc từ thiện, đến công tác học hành, đến xả thân cho xã hội, với một tấm lòng tình nguyện, vươn lên tương laỉ Ðó là niềm mừng rỡ, song vẫn niềm đau lớn sâu dày, nơi lòng nàng. Ðôi khi nghĩ tới Thi như mắc nghẹn thương con nhiều, bởi gia cảnh mình nghèo. Dù Thi là người vô tư, hồn nhiên nhất nơi cuộc sống, và chịu chấp nhận trước sóng gió, hay bão tố cuộc sống tìm thử thách?
**
Ngày thì đến trường, tối thì về học bài mở CD nghe băng từ English, nhưng Thi vẫn miệt mài ghi lại những bài thơ, hoặc truyện bằng tiếng Việt. Mà nàng đã viết trong thời kỳ đi làm hãng mỗi đêm về. Giờ đây đã nghỉ làm hãng, nhưng lượng thời gian đến trường, và về nhà study English thì hóa ra nàng vẫn thấy thiếu khủng, chẳng dư? Thi cảm thấy quý thời gian hơn cả vàng bạc. Nàng nhớ mang máng lời châm ngôn của một đất nước nào đó bảo là: ?Trên thế gian này vàng bạc châu báu ở con người, thượng đế có thể tặng ai đó hơn thua. Nhưng thời gian là thượng đế không bao giờ cho ai hơn ai. Người biết quý thời gian là người khôn ngoan nhất.? Thi hiểu. Thi chăm chuốt cùng thời gian, Thi sửa sang lại truyện và viết mạnh hơn mỗi ngày. Sự dồn nén trong Thi như đến hồi tuôn đổ. Nàng viết về những khổ đau con người, cuộc người, về hạnh phúc có, ly tan có, khó khăn chất chồng có, nghịch cảnh có. Và Thi muốn làm sao lột tả được, làm sao miêu tả cho sắc sảo. Ðể mục đích cho ý tưởng gởi về mai sau, sửa sai lỗi lầm, đi tới tốt đẹp hoàn chỉnh hơn. Văn học là đứng trên một lập trường của cây bút, một nhiều góc độ chia sẻ của nhân tâm?
Nàng khám phá ra, mình viết lách còn mạnh hơn những ngày đi làm hãng, dù thời giờ không cho phép. Tuy nhiên cảm xúc trùng trùng, điệp điệp hình thành thêm, dâng trào thêm. Thi đã nở thêm vài bông hoa, rung động mạnh mẽ cho những tác phẩm mới. Thi nghĩ cô không sản xuất được gì cho đời, thì cô ghi lại những ký ức bằng những tình cảm chân thành, bằng máu huyết con tim, để cứu cánh một tâm hồn lúc đam mê dòng suy tưởng? Bằng những chứng tích ký bút, hồi ký gởi lại. Mai này nàng chết đi những dòng chữ đó, cũng có thể nói lên được một cái gì cho mình, dù rằng mọi sự yêu ghét cũng trả lại cho nhân gian, ai mà mang theo được? Song nàng gởi đến nó, như những tiếng khóc thật sự, với niềm đau ở từng tác phẩm, và những gì vui sướng, hay khổ lụy. Bằng sự trung thành, hoặc trưởng thành ít ỏi của các nhân vật, họ giàu có, hay rơi vào bất hạnh nơi nhân vật, trong suốt một đời người dung rủi, miên man v.v?!
Ðang đắm chìm trong cảm giác thì Ðình Long kêu lại:
- Em ơi! Thi khỏe không? Sao không thấy em nói gì, đợi anh gọi không vậy em?
- Em học bài và làm home work như điên, củng cố lại văn thơ đã sáng tác nên bận lắm.
- Nghĩa là busy, busy. Ôi cứ từ từ nó đến. Em không cần sáng tác tiếng Việt nữa, hãy tập trung learn English đi. Bốn, hay năm năm sau em viết by English, truyện hay gấp bội, viết độc đáo em sẽ có tiền và giàu. Em viết tiếng Việt chỉ vui chơi, làm em mỏi mòn tim óc không tiền bạc gì đâu?
- Em có bao giờ nghĩ viết kiếm tiền đâu anh? Viết là nghiệp yêu thích, giống như con người sở thích thèm bia rượu, kẻ thích chơi thể thao, người thích khiêu vũ nhảy nhót, cũng có người thích trượt tuyết, đi phượt v.v? Em thích sắp ráp con chữ mix lại đọc lên, thú vị bởi ?cái hồn? tác giả nơi em gởi, thổi vào là thôi, em nghĩ chi tiền bạc anh Long?
- Thi nè. Anh cũng một thời mê nó nên anh kinh nghiệm bảo em thế đó, không phải anh khinh tiếng Việt, song nó không có lợi chi cả. Hãy study English đi. Mai sau viết bằng English em à Thi ơi.
- Trời ơi cảm xúc đang có, anh bảo chờ khi đó, thì biết đâu cảm xúc không còn nữa, em viết làm sao được hay, và thật ở tâm hồn? Chỉ còn bã xác thì viết làm gì, ví như cây khô cứng chết, hết nhựa, khi óc sáng tạo và cảm nhận đã tàn tắt anh Long? Ðam mê tắt lụn, thì gắng gượng sản phẩm không thể ra hồn. Nó thì là chỉ rác vụn, vặt vãnh hay cặn bã tầm thường, không tác dụng nghệ thuật vào đâu? Hoặc có hữu lý gì đâu, vô ích lắm anh. Sẽ làm hỏng một đời đáng có mà hoang phí của mình vụng thời gian... Vậy nên bây giờ viết để dành mai mốt dịch chuyển qua, nếu em giỏi English sau này cũng đâu có hư việc anh?
- Anh chỉ sợ em mê sa đà tiếng Việt mà sáng tác, không chịu học hành thôi. Nếu em chịu học giỏi tiếng English đi, sau này nguồn cảm xúc đó em sẽ tạo ra tiền triệu, tiền tỷ hơn.
- Mệt quá anh ơỉ đời sống mình có biết rằng sống chết lúc nào mà chờ với đợi, và hy vọng anh? Nhưng em vẫn kỳ vọng bên trong tâm hồn, là khi giỏi English em sẽ chuyển ngữ hết mà. Còn bây giờ trước mắt em in truyện và thơ ở Việt, với chữ nghĩa VN vì bấy lâu nay mình viết. Thứ nhất thì để muốn chia sẻ cho bạn đọc trên sách đóng in, là một điều thú vị chứ anh? Còn nữa, mình là dân rặt Việt không viết tiếng Việt đầu tiên, có phải mình cũng mang một thiếu sót lớn đó chứ?
- Hão huyền tất cả, em chơi bấy lâu nay tiếng Việt đủ rồi, anh đề nghị em thực tế đi.
- Hừm chơi. Không chơi đâu anh. Sáng tác nghiêm túc đó. Thực tế gì khi em mò tiếng English chưa ra? Mà tiếng Việt thì nắm ở bàn tay dễ dàng, và xúc cảm đang ồ ạt? Anh nên hiểu điều đó. Phải chọn cái nào chứ?
- Bởi nó hổng có tiền? Mệt óc bào mòn sức khỏe nữả
- Anh đừng có nói tiền với em nữa được không?
- Nếu em không nghe lời anh, vì anh kinh nghiệm, anh sẽ không còn nghĩ đến em, dù anh rất thích em. Và anh rất yêu em? Nhưng anh sợ tình yêu ta, như sẽ bị lock lại đó. Bởi rằng anh thấy nó bất lợi cho em mà?
- Anh nên nhớ. Yêu em thì cho em vui theo ý em chứ!
- Thôi anh mệt mỏi khi cắt nghĩa với em rồi đó, bye nha. Long nói cup phone nhanh với Thi. Nàng hết dịp để giải thích gì nữả
Mấy ngày nay Thi vẫn đi học, tối về cô vẫn làm việc viết lại tự layout, tự edit hết thơ, tới truyện bằng tiếng Việt để đi thăm con học tại trường Stanford California nó mời. Nàng đến lớp học rồi về lặng lẽ ăn với những ổ bánh mì đổ trứng ốp la dễ dãi, có khi ăn một bữa cơm rau dưa leo. Thi kiểm tra tiền còn, nhưng nàng dự định đi học lâu, nên nàng không dám tiêu phí hoang đường. Cả bữa ăn chính Thi cũng sơ sài để nuốt vội. Ðối với Thi miếng ăn ngon, sang đắt tiền, không phải là tiên đề đặt ra phía trước trong đời sống của nàng. Nàng không quá đòi hỏi đến việc đó! Nàng sống bằng nhân tâm và trí tuệ, sự làm việc được đặt lên cao hơn. Tuy nhiên nàng không bao giờ nói cho con nàng biết sự hà tiện của mình, và cả chồng nàng? Vì.
Song tận lòng Thi nghĩ ba ngày Long không gọi lại Thi rất buồn. Thi cảm thấy tủi thân khi Long đã quá đề cao tiền bạc. Mà đúng tiền bạc vẫn là trên hết, hiểu theo một góc cạnh nào, nàng biết chứ đâu phải không biết? Bằng thực tế, bằng chứng là nàng hà tiện không dám tiêu pha đây. Vậy không phải là quý tiền sao? Còn nữa chàng Long vẫn coi thường mình, khi mình không có tiền bạc nhiều đây? Nói yêu là dễ nhưng bên trong tâm người có yêu mình hay không mới là một điều trốt khó, càng khó hiểu ở trái tim con người đang chứa đựng những gì? Thi biết điều này, với Thi điều gì cũng làm cho nàng dễ nhìn và nhận diện ra nó, bốn mặt của nó mà? Nhưng đời Thi luôn chịu nhiều cay đắng! Thông minh chưa hẳn đã đủ sướng hết. Câu nói nhà văn nào đó không có nghĩa là trật tất cả, và bi quan đâu?
Thi tự ái đau khổ một mình gặm bánh mì khô chứ không cần xin xỏ ai, nàng vẫn còn tiền để chi trả cho nhà, nước, điện, rác là được rồi. Tuy nhiên ba ngày sau Long gọi lại.
- Em khỏe không anh muốn thăm em?
- Em học bài và làm homework.
- Homework, homework hoài vậy. Anh mời em đi ăn.
- Em mới ăn.
- Ăn gì?
- Em ăn bánh mì khô gặm.
- Trời ơi em phải đi ăn đủ chất chứ.
- Còn hơn những em bé và đàn bà thiếu thốn ở Châu Phi, Châu Á mà anh? Hãy có dịp sống như thế để thấy niềm đau, đứng lên anh à.
- Em nói sảng xa xôi chi. Không thể được, anh mời em đi ăn, rồi anh sẽ mua thức ăn cho em.
- Em có tiền mà, anh đừng hảo tâm điều này em buồn. Tự em lo được em.
- Nhưng anh muốn đến thăm em một chút vì nhớ em.
- Thôi được. OK em đón đợi.
- Trời ơi em như cho một tia hy vọng cuối mùa, hi hi. Long nói và cười. Hoa như nhú nở về nơi lòng chàng thật sự.
- Hừm. Thi trả lời khi cô biết tâm trạng Ngô Ðình Long. Thì Ngô Ðình Long lái xe nhanh đến nhà nàng.
- Thi mở cửa đón. Ðình Long nắm tay Thi, anh hôn Thi một nụ hôn nhẹ của anh. Thi cũng ôm anh, hôn lại, và sau đó cả hai vào nhà. Thi bảo:
- Mời anh ngồi.
- Trời ơi em hơi ốm nhiều quá.
- Cả tuần nay em bận thức khuya tới ba, bốn giờ sáng.
- Không được, em phải giữ gìn sức khỏe em nữa chứ, và em ăn gì mỗi bữa nói lại anh coi?
Bánh mì, mì tôm, tôm mì cơm rau, rau cơm thế thôi.
Ðình Long đảo mắt nhìn thấy những ổ bánh mì và lốc mì tôm còn để trên bàn, anh nhìn Thi la lên:
- Trời ơi em ăn uống vô, coi em xanh xao, còn hai con mắt với chiếc mũi không hà, để cho anh ngắm em một chút chứ, nếu em không nghe lời anh, anh không đến nữa đâu?
- Nói vậy anh đâu có yêu em từ con tim, toàn là yêu sex, yêu gì đó. Thôi đi, đi hết đi, đi hết đi ra khỏi nhà tôi đi... Tôi không cần ai, hãy để tôi yên. Hãy để tôi yên. Anh cũng chỉ là những người xấu trong xã hội. Tất cả đàn ông đều chỉ biết?
Im một chút nàng lại gào:
- Hãy để tôi yên! Hãy để tôi yên! Làm ơn. Làm ơn biến? Biến giùm, làm ở n
Tự nhiên Thi như hóa điên bởi những dòng, câu nói chân thành của Ngô Ðình Long. Thi trả lời, và nhanh tay cô xô Ngô Ðình Long ra khỏi cửa chính, rồi Thi đóng chốt lại mạnh. Cô đến bàn ngồi một mình, đầu sụ xuống buồn bã, vui với con mèo, không thèm để ý đến Ngô Ðình Long chi nữa.
Ngô Ðình Long cứ gõ cửa mãi, cô buông con mèo và lắng tai nghe, tiếng anh vang lên ngoài cánh cửa, outside.
- Thi ơi cho anh vô đi, anh nói cho hết ý rồi em đuổi sao thì đuổi, van em một lần cuối cùng, làm ơn, làm ơn em ơỉ
Thi lắng tai một lần nữa. Nhưng nàng không mở cửa.
Ngô Ðình Long tiếp tục van nỉ:
- Làm ơn đi. Cho anh vào rồi em đuổi sao cũng được. Nhưng anh muốn vào nhà chút đi. Có gì mà em nóng hơn lửa đốt, nóng hơn nước sôi vậy? Làm ơn nghĩ lại đi em Thỉ
Nàng lại muốn mở cửa Long vào, Long nói liền:
- Thi em. Em bình tĩnh mà nghe anh nói. Em cần suy nghĩ lại, anh thương em, lo cho em. Vì còn không bao lâu em qua hai con, em nên giữ gìn sức khỏe để gặp lại con, cho con nó vui, nó phấn khích. Nếu Thi xanh xao ốm yếu quá, nó sẽ buồn mất đi nghị lực trong học tập, bởi chăng nó lo lắng cho em, thì khổ cho nó? Và hơn nữa em có sức khỏe, em sẽ làm được tất cả. Em còn trẻ không nên vội, đến khi em lỡ bịnh đau không ai, thì nguy ngập lắm em ơi. Con mèo kia không lo cho em được đâu? Anh, em không cho anh ở chung, thế thì làm sao anh yên tâm được chứ em Thi?
Thi lặng im không nói, không trả lời vẻ suy nghĩ.
Ngô Ðình Long tiếp tục thuyết:
- Nghĩ lại, bây giờ đi ăn với anh trước, sau ta nói thêm.
Thi vẫn lặng thinh.
- Ði đi nghen em. Tuần sau là em qua con rồi, relax với anh một chút. Nghe anh chút đỉ
Im một đoạn chàng nói tiếp vồn vập nhưng khoan thai:
- Bài vở homework lát nữa em về làm. Còn viết lách để lại khi thăm con về thì làm. Anh vẫn chịu. Nghe anh đi em.
Nàng hết lặng thinh và bảo chàng. Giọng Thi có vẻ êm đềm lắng lại:
- Ðược thôi em đi với anh, anh chờ em chút nha.
Long gật đầu. Thi lên lầu thay váy rời xanh, áo thun trắng cổ cao tròn, tay dài. Chấm vài nét, kẽ mắt môi, lông mi, soi gương má hồng. Cô bước xuống nhanh nơi chàng.
Long chờ đợi ngồi chơi với con mèo nâu, Thi xuống đứng kế bên. Hai người rồi từ giã con mèo bằng cái ngoắt tay ra khỏi cửa, cửa được khép lại. Thi đã chốt khóa bên trong.
Ngô Ðình Long đưa câu hỏi khi ra xe:
- Vậy mới được đúng không? Em thích đi ăn đâu nào?
- Tùy anh.
- Cho Thi chọn đó.
- Em thích buffet bữa trước.
- Thôi nhàm lắm, anh đưa em đi chỗ khác nha?
- Em thích mà, lại lần nữa đi. Coi như mình thực khách trung thành. Em còn thích nhìn mấy tượng thạch đen, hồ cá nhân tạo nơi đó, không khí bên trong ăn uống cũng OK anh?
- Ðược thôi, nếu em thích.
- Vậy nhé. Thi bây giờ mới nở nụ cười tươi cho Long.
Chẳng mấy chốc họ đến nơi. Long lại vào trước. Thi đứng ngắm mấy bức tượng rồi vào sau. Hôm nay anh lại chọn về hướng tay phải, lối rẽ bước vào. Buffet này nhiều khu, hướng quá rộng. Lần này Thi thèm ăn cua hấp nên cô tự lấy nó hơi nhiều, chốc chốc Long lấy thêm cho cô tôm hùm và các thứ khác. Anh chăm sóc Thi quá chu đáo coi như một tình nguyện viên giỏi có hạng, anh chăm sóc người yêu!
Ngô Ðình Long đem trái cây nhiều quá. Thi bảo:
- Thôi mình ăn không hết, anh bỏ uổng lắm, coi như mình tiết kiệm không đổ thức ăn nhiều, để chia cho người nghèo đi anh.
- Thi đúng là nhà văn ưu tú đó, nghĩ và nói rất đậm tư cách văn chương.
- Ai có tâm thì dễ nhìn thấy mà?
Ngô Ðình Long cười nhìn nàng, Một đoạn anh đi bathroom, cô cũng đi xem lại những khung cảnh nơi đây một lần nữa cho thật thoải mái. Vì biết đâu nay mai đòi lại đây nữa, Ngô Ðình Long không chịu, anh đi những chỗ khác thì sao? Coi như nàng sẽ bị mất cơ hội thì sao? Thi tự nhủ cái gì trong vòng tay thì dễ cầm hơn. Nàng rất cảm cảnh ở đây.
Một hồi Long quay trở lại. Cả hai ngồi bàn thưởng thức tiếp những món thú vị ở buffet ?Give To Happỵ? Thời gian đi qua như một cái chớp nhanh, hay một vệt sóng chạy, không ai dừng nó được? Một đoạn sau khi ăn và rời khỏi nơi này, Long dẫn Thi đi supermarket, anh mua nhiều thức ăn cho cô ở một siêu thị Hàn Quốc. Thi vùng vằng khi thấy anh mua hơi nhiều, nhưng Long cố bảo:
- Phải ăn vô em, gần tới ngày gặp con rồi đó.
Thi lắc đầu cười miễn cưỡng chưa nói.
Bất chợt Long gặp một người bạn trẻ tâm tình về máy:
- Ô chào anh Long. Ôi máy em bị hư hỏng anh Long. Gặp anh ở đây hay quá.
- Hư thế nào em?
- Không mở được phần word? Và các hệ thống khác tắt nghẽn luôn anh ơi.
- Cứ đem ra cho anh xem.
- Em đem ra tiệm hai lần không gặp. Tiệm anh đóng.
- Gọi anh trước? Vì rảnh rảnh thì anh hay đi dạo quanh.
- Em lười gọi, nên ra không gặp.
- Trời ơi, thì mọi chuyện đơn giản. Ta vô tình một chút là phức tạp, công toi. Anh hiểu. Ðình Long nói và cười.
- Bây giờ thì sao? Em đem ra tiệm anh nghen, em không mở được nó, không làm gì được. Thế giới công nghệ bế tắc một ngày, em buồn chán chết. Mà khi nào anh Long về chứ?
- Hi hỉ Cứ đem ra anh sửa cho. Khoảng nửa tiếng sau nhé. Muốn thì em gọi anh make sure cho chắc ăn hơn. Vậy thôi, gọi điện đâu ai cắn tay em, mà em làm ghê vậy?
- Tại tật lười thôi.
- Bán cái lười vô lý đó đi.
- Hi hi. Anh Long?
Thi rảo đi mua ít trái cây cô quay lại. Long giới thiệu:
- Anh đi với cô bạn quen này.
Thi chào và người kia cũng chào:
- Hi chị!
- Hi em!
Sau đó Ngô Ðình Long nói:
-Thôi anh về trước nha, anh sẽ ra tiệm khoảng nửa tiếng sau nha em trai Hồ.
Người em trai tên Hồ có máy hư kia gật đầu.
Quay lại Long bảo Thi:
- Ði em đủ rồi đó, em ăn một tuần khóc luôn, tuần sau anh mua thêm. Anh thì ăn tiệm, cơm tháng rồi. Anh không mua gì cho anh cả. Lặt vặt nhà đã có.
Ngô Ðình Long đưa Thi về nhà Thi, phụ bỏ đồ ăn vô tủ lạnh xong anh rửa tay và nói:
- Anh đi nghen, anh ra tiệm anh sửa máy của họ, để khách chờ tội nghiệp. Người bạn trẻ, Hồ em mới gặp đó, anh hẹn rồi. Mai chiều anh lại em nha.
- OK. Em mong anh làm việc một ngày mới, thật vui vẻ.
- Cám ơn Thi, em cũng vậy nha, vui vẻ nha.
Ngô Ðình Long rời nhà Thi bằng nụ hôn nhẹ của Thi. Anh ra tiệm anh. Thi vô soi kiếng lại gương mặt mình. Nàng thấy mình có vẻ ốm thật, song Thi vẫn mỉm cười và đi nghe băng từ video, những bài hát tình ca hay nhất by English. Lâu lâu nàng vẫn mở nhạc ngoại Mỹ, England... Pháp, Tây Ban Nha. Mễ, Ấn. Úc? Con mèo đang quấn chân cô. Nó như muốn nhảy nhẹ, lướt nhanh vũ điệu chi đó, khi âm nhạc dịu dàng lan tỏa trong căn nhà, có thể làm ảnh hưởng tới nó?
**
Hôm nay là ngày cuối cùng Thi đến gặp assistant Nguyệt VN để Thi xin phép đi thăm con. Và Thi đếgiáo chủ nhiệm môn talk, để trình bày cô nói:
- Hi Sophia. I want talk about? I have to leave from here at next week. I will visit my daughter. She is studying at college of California. And I will back?
- OK. That is right. I hope. You will good luck? and I see you soon... Họ nói với nhau có mấy lời. Cô giáo chủ nhiệm cho Thi signed name lấy bằng chứng là đủ.
Thi giã từ cô giáo, và rời khỏi trường hôm nay cô lái xe về nhà, lòng chợt vui chợt buồn. Ðang lái xe đi trên đường cô nghe phone, chồng cô gọi:
- Em ơi chuẩn bị xong, hai ngày nữa anh xuống là đi đó nha, mà em đâu đem gì nhiều phải không?
- Em đem một valise, và một xách nhỏ đựng mấy quyển sách để học English thôi.
- Ði chơi qua với con rồi học gì nữa em Thi?
- Những lúc rảnh như ngồi chờ máy bay sang chuyến, hoặc con đi chơi đâu, em sẽ học chứ.
- Ừa tùy em thôi. Anh báo thế cho em biết đó. Anh đang làm việc bận lắm, bye nha. Gặp sau.
- Vâng.
Lại Ngô Ðình Long gọi:
- Anh muốn thăm em, vì mấy hôm nữa em đi rồi.
- Ừa được. Em đang lái xe về nhà.
- Anh đang ở đâu? Ở tiệm hay ở?
- Anh đang ở nhà, shop tiệm có thằng học trò anh mới mướn nó coi. Long đang nói, và chàng chừng mặc đồ để đi.
- Vậy hã tốt quá? Thi nói.
- Em có thích đi ăn gì không? Long hỏi.
- Lại em rồi hãy tính. Thi trả lời.
- Ừa vậy nhé. Chàng cam kết.
Thi về nhà nóng bức. Nàng muốn đi tắm là trước tiên.
Thi tắm, lau mình thay đồ xong. Sấy tóc, chải tóc nàng cũng xong. Thì Long cũng đã đến. Hôm nay anh ăn mặc đẹp quá áo vest màu nâu ngoài, quần nâu vải hàng nhu xịn, áo sơ mi màu cam nhạt mới mẻ bên trong. Thi mở cửa chào anh:
- Bữa nay anh ra vẻ ông chủ lớn thật nha.
Thì lâu lâu ra ông chủ một ngày lấy le em đó mà. Hai đứa mình đi ăn em nha?
- Lúc nào gặp anh, cũng từ ăn đến ăn. Nàng cười tươi nhưng khiêm nhượng.
- Em không nghe câu nói nổi tiếng một nhà văn Mỹ được dịch nghĩa ?Khi yêu ai thì nên quan tâm tới cái bao tử của họ trước hết, một của những tình yêu thực tế nhất??
- Em thua anh mà. Anh lý luận sắc sảo!
- Ha ha. Chàng cười tươi và to hơn.
- Vậy thì hôm nay không đi ăn nhiều, mình chỉ đi ăn nhẹ nơi một nhà hàng Nhật thôi há anh? Thi đề nghị như câu hỏi.
- Ừa được anh chiều em. Em hôm nay coi được rồi đó, đẹp và hơi đủ cân lại rồi.
- Hai tuần nay em không dùng computer, không đánh chữ, hoặc ghi chép chi cả đó.
- Ừa thấy chưa em kết quả hiện hữu mà, đi đi rồi về làm, cho con nó vui khi thấy em có sức khỏe.
- Ốm yếu nó phải thương chứ, tại em bận học, nên viết ít lại. Thi nói và cười..
- Ðành thế là vậy. Song nó buồn khi nghĩ thương em, làm suy giảm việc học chứ. Ngô Ðình Long phản ứng cắt nghĩa tận cội nguồn.
Thi làm thinh. Anh nói thêm:
- Thôi let?s go nha. Hôm nay có xiếc Mexico hay lắm, chúng ta nên đi coi một tý. Sau khi ăn xong em nhé.
- Vâng! Ừa em thích coi xiếc đó anh Long.
Thi nói và làm theo ý chàng. Long đứng trông nàng. Cô khép cửa nhìn con mèo. Con mèo buồn ý, vì chủ nó không cho theo cùng. Nó ngồi nhổm nhìn hai ân nhân bước ra sân, qua một khung cửa sổ, nó nhìn hai người nắm tay dù màn lưới nhựa kéo che phu phủ, nó cứ đưa chân lên cào cào nhẹ vào mặt nó, như vuốt mặt buồn tênh! Có lẽ nó buồn vì nó sẽ ở nhà một mình cô đơn đây. Và nó không được mời dự thính hay tham gia, để làm nhân chứng cho tình yêu họ chắc?
Ra đến một nhà hàng Nhật bán đủ loại bánh. Thi và Ngô Ðình Long chỉ uống cà phê, rồi ăn một vài kiểu bánh ngọt như những cặp nhân tình khác, nhưng họ nhanh chóng hơn, và phải rời nhà hàng để đi xem xiếc.
**
Thời gian cũng đã đến. Nàng chuẩn bị xong đang chờ chồng Thịnh. Thi lo làm ít công việc, với nàng thời gian luôn là hữu ích và cần thiết. Thi chưa bao giờ dám lãng phí thời gian. Ngoại trừ khi cần relax hay break để lấy lại năng lượng mà thôi. Chồng Thi lái xe về anh gõ cửa, vừa gọi phone. Thi đang dọn vệ sinh nhà, lau một vài dụng cụ lâu ngày trên lầu và bắt máy thưa:
- Em xuống anh chờ tý nha. Em đang còn bận tý. Thi rửa tay, vuốt lại mái tóc xoắn cao đang làm khi clean up, cô nhìn kiếng soi thấy gương mặt mình, cô trang điểm thêm một chút với tính cách riêng cô. Thi lại nhanh bước xuống downstairs hỏi nhẹ nhàng với Thịnh:
- Anh về đó hả, em chờ anh, Thi làm mấy việc linh tinh.
- Thôi đi được rồi, làm gì nữa thay đồ đi em.
- Dạ anh chờ em chút nha!
- OK em.
- Thi lên lầu lại thay đồ. Thịnh ngồi chọc giỡn với con mèo nâu của nàng. Thi đã để sẵn đồ mặc, cô mau lẹ y phục xong chớp nhoáng thôi. Thinh bảo vói lên:
- Ðể anh mang valise xuống cho Thi.
- Ðược, thanks anh!
Thi xách một túi xách xuống, còn để chồng lên giúp.
Thịnh lại lên mang một valise xuống theo. Anh ra xe liền. Thi đi theo anh. Thịnh lại nhìn đồng hồ ở tay hỏi nhanh:
- Ði nha. Giấy tờ đâu đưa anh coi?
- Chuẩn bị đầy đủ có cả ticket và passport em nơi ngăn xách đó mà.
- Ðưa anh kiểm lại để make sure.
Thịnh vừa nói và cầm lấy khi Thi đưa qua tay. Anh nhìn lại giấy tờ, kể cả lá thư gởi của Ni. Anh ngắm phong bì màu đỏ đậm. Anh nhìn nó?Thi bảo nhanh:
- Thư của con đó, nó mới gởi về giới thiệu cho em, và anh biết cách đi với schedule của mình qua bên đó.
- Ừa lát anh đọc kỹ sau. Thịnh nói khi hai người đã lên chỗ ngồi của xe anh. Thi ngồi bên ghế phải. Thịnh ngồi ghế trái để lái.
Thịnh nghe Thi nói hiểu ý nghĩa, anh cho xe chạy bảo:
- Em uống coffee đi anh mua đó.
- Ðược em mới uống coffee sữa ở nhà.
Chẳng mấy chốc Thịnh lái nhanh, họ đến phi trường. Thịnh đi cất xe vào một nơi khi trở về vẫn tự lấy được. Ðiều khoản cho những khách tự đi, tự về không có sự đón rước của ai. Rồi anh vào làm thủ tục an ninh cho mình cùng vợ Thi. Cả hai vào phòng cách ly bên trong, và họ chờ đợi để xét coi hành lý an toàn, an ninh ở cuối cùng?
Chờ một hồi lâu chuyến máy bay họ đã đến giờ, Thịnh chợt hỏi lại:
- Chiếc đồng hồ em đâu rồi Thi?
- Ôi chao ơi em quên mất, bỏ đâu rồi ta?
- Anh không thấy trên thau họ kiểm soát. Lần cuối cùng anh trông không còn gì cả, trống rỗng mà, hay em cất đâu?
Thi lục lại túi xách rồi bảo:
- Em không cất, quên bỏ trên ghế, khi em mang socks.
- Có thể vậy. Thôi không tiếc nữa, anh sẽ mua cho em cái khác ở chỗ chuyển tiếp máy bay của Chicagô.
- Chi anh, ở những nơi đây tốn tiền, đắt lắm?
- Nhưng em phải có để đeo?
- Tại hãng em ít mang nữ trang trên tay, nên em chưa quen, hay quên. Em khó mà nhớ. Thiệt là?
- Em ít đi máy bay quên là thường mà! Làm một hãng lại không được mang nữ trang, thì làm sao nhớ cho nổi.
Hai vợ chồng nói thế rồi giờ bay đã đến, họ rời ghế để vào cửa và lên boong máy cùng với bao hành khách?
Thi và Thịnh được xếp vào số vị trí số 14,15 kể ra không cuối board, mới phần đầu board thôi. Thi bỗng bảo:
- Em thích ngồi ghế ở bên ngoài để xem cảnh, anh ngồi ghế ở phía lối đi này nha.
- Ừa được, vậy em vào đó đi.
Thi vào trong phía cửa sổ, Thịnh ngồi ghế ngoài lối đi. Chẳng mấy chốc người hướng dẫn viên đọc, có người biểu diễn theo tình tiết của quá trình đọc, để mỗi hành khách nhìn thi hành theo thủ tục, bảo vệ an toàn chính mình khi nguy hiểm? Mọi người đang lắng nghe, nhìn thấy thao tác một người kia đang khởi sự nắm lấy. Thi cũng thế? nàng còn cố gắng nghe kỹ, cho được qua tiếng English?
Rồi chuyến máy bắt đầu cất cánh, khi cô xướng ngôn viên ngừng nói xong 15 phút?
Thịnh ngồi thì tìm một vài tin tức có sẵn nơi ngăn, để cho khách cầm coi, nó được đặt để sau lưng ghế hành khách ngồi phía trước. Anh bốc coi dễ dàng?
Thi thì chỉ ngồi ngắm ngoài trời mây nước, máy bay càng lên cao nhà cửa to lớn như nhỏ dần, rồi mất hút, nàng nhìn thấy trong lòng thật xúc động? Ba năm nay nàng chưa về xứ Việt, chưa đi lại máy bay, và có về VN giờ giấc lại cứ vào đêm, nên nàng không thấy được gì cả, khi ban ngày thì ngược lại trái giờ ở Mỹ, Thi lại ngủ mất đất? Ấy vậy, còn giờ đây Thi tha hồ ngắm nhìn, vì độ chênh lệch giờ giấc nước Mỹ từ Georgia đến Chicago hoặc California vẫn không là bao nhiêu, cách nhau vài ba tiếng. Thi hiểu điều đó và rất thuận tiện nàng yêu ngắm ?chân dung thiên nhiên,? trong tầm mắt mình, máy bay kéo tặng cho nàng sự ham thích...
Thoáng chốc sau hai tiếng. Ðến Chicago chuyến bay hạ cánh. Thi và chồng lại xuống để đón đợi, chờ chuyến bay khác tiếp nữa. Thi ngồi ghế chạnh lòng nhớ đến Ngô Ðình Long, nhưng cô không dám nhớ. Vì dẫu sao nàng cũng đang đi với người chồng trước mặt. Thi là người phụ nữ tốt, nhưng duyên nợ nàng lại đeo mang những chuyện trớ trêu. Tuy nhiên con nàng hiểu, nàng cho tạm đủ lắm rồỉ
Thịnh đi mua đồ ăn đem lại chàng bảo:
- Ăn đi em, đói thì anh mua thêm.
- Ðủ rồi Thi không ăn nhiều đâu.
Hai vợ chồng ngồi ăn xong. Thịnh dọn dẹp đồ, vứt giấy, muỗng, nĩa, dao, bịch nhựa vô thùng rác trash, một đoạn anh như đi hút thuốc lá. Thi uống nước rồi lại lấy sách ra đọc, ngồi chờ chuyến bay tới.
Vừa lúc Ni gọi lại hỏi:
- Giờ ba má đang chờ chuyến bay kế tiếp. Ba má đã tới phi trường Chicago rồi phải không?
- Ừa con. Má ba đang ăn xong.
- Má khỏe không?
- Má khỏe, nhưng má xui, má mất cái đồng hồ khi tháo ra, cho vào thau dụng cụ họ kiểm xét đầu tiên, khi mang shoes socks lại. Lu bu má quên nó nơi trên ghế ngồi chắc.
- Thôi đừng tiếc, má vui khỏe con mừng, ba đâu?
- Ba đi hút thuốc, lòng vòng rồi.
- Vậy nói con có gọi nha, con lo chuẩn bị những việc khác chờ ba má.
- Ừa con làm việc đi, má sẽ nói với ba.
- See mom soon!
- Mom cũng mong gặp con sớm.
- Dạ. Ni đáp.
- ??
Chuyến bay đến giờ, Thi và Thịnh cùng những hành khách chung chuyến lại tiếp tục một cuộc hành trình nữa.
Thi đi theo chồng và lần này vé lại không được ngồi kề chung. Thi ngồi gần một vợ chồng người India. (người Ấn.) Thi chào hỏi họ vài câu by English đơn giản nhất để vào góc trong cùng gần cửa sổ. Nàng tiếp tục ngắm mây trời.
Thế rồi ba tiếng đồng hồ nữa, thì cũng đến sân bay cuối cùng. Ni, Ti đã chờ ba má ngoài cỗng. Một chốc Thi và Thịnh bước ra. Vợ chồng con cái gặp gỡ, tay bắt mặt mừng. Ti nhảy lại hôn Thi như còn bé và nói:
- Con nhớ má quá!
Thi bảo:
- Về Việt Nam qua trông con sạm đen quá Ti!
- Con thích sạm tý mà! Ti đáp.
Ni thì nói chuyện với ba Thịnh tý. Rồi Ni chuyển sang qua nói má Thi:
- Con nhớ má. Kỳ này má mới chịu đến trường con nha.
- Má biết.
Ti thì đổi cho chị. Ti đã quay sang bảo ba Thịnh:
- Con nhớ ba nữa nè.
Thịnh bảo:
- Con mà nhớ ai? Nhớ Việt Nam nên cứ về mỗi năm.
Ti cười thêm bảo:
- Con nhớ quê hương mà, con có về thăm nội đó.
- Con nói cái gì cũng hay, nhưng phải lo học là chính.
- Thì đi du lịch cũng là một cách học đó chứ ba?
Thịnh nhìn đứa con gái yêu quý rồi lắc đầu. Vì ông biết con gái út ông thơ ngây, song cứ giàu ngụy biện.
- Thôi lên xe ba má, Ti em, về nhà sẽ nói chuyện. Ni giục giã mọi người.
Cả thảy lên xe. Ni làm tài xế chở về nơi ấy.
Trên đường Thi ngắm cảnh, ở đây có một cái gì khang khác hơn ở Atlanta- Georgia, hình như nắng còn đẹp hơn, nhà cửa san sát hơn, cây lá tơ nõn hơn, và không dám nói trong lành hơn (?)
Ni lái xe. Thi ngồi nhìn quanh cảnh thêm. Ở Geogia có những chiếc cầu và đại lộ đẹp, nhưng so với nơi này Ni lái chở qua nhiều đại lộ có những chiếc cầu đẹp hết sức đẹp, quá đẹp! Nàng không biết tên cầu cùng location địa danh nơi đó. Nhưng quả là Thi ngỡ ngàng quan sát... Thi ngắm nhìn mê man, những ba chiếc cây cầu xây mỹ lệ không thể tưởng! Và những con đường rồi những phố sá san sát, những company lớn mạnh tên tuổi Facebook, Apple, Yahoo, Google, Viber, Skype, Venmo, AOL ? Ni giới thiệu bảo, chứ Thi nào biết, khi xe đang chạy ngang các vị trí. Cơ sở các công ty như cứ lùi lại. Bé Ni không đủ thời lượng để giới thiệu, để nhìn hết nó, chỉ một chút nó chạy qua đôi mắt cô phải nói. Còn nữa, Ni cũng phải chú ý tập trung, cho Ni lái xe tốt chứ, nên Ni nói chỉ nói sơ, giới thiệu cho ba má biết đại khái thế thôi...
Không mấy chốc Ni lái xe tới cổng trường, vẫn là họ tới điểm cỗng nhà trước mặt, cả bốn người sẽ đến nhà, phòng Ni. Họ đã đi xuyên qua nhiều trung tâm trường Stanford quá đẹp, sang. Thi, Thịnh có cảm giác tự hào cho đứa con mình là nhà nghèo, mà có học bổng nên mới vô được trường này.
Thịnh xúc động. Thi nhìn quang cảnh chính nàng cũng thế. Ti đứa con út hẳn biết ba mẹ có cảm giác đó. Cô bảo:
- Sao trường đẹp không? Hơn cả trường con xa đó chứ, nhưng con đến nhiều lần thăm chị hai Ni rồi, nên thấy nó thường, còn ba má chắc ngạc nhiên lắm há? Ðúng không nè?
- Con cái miệng ưa nói để ba ngắm. Thịnh đứng trước cỗng nhà, nơi gian phòng dãy dài cho học sinh ở trong đó có con gái mình, và Thịnh nói với Ti, đứa con gái thứ như thế.
Thi thì lẳng lặng vào phòng con theo chân Ni. Thi cảm động gần như khóc. Thi ít nói. Chồng Thịnh và con gái thứ, cũng là con gái út Ti vẫn còn đứng ngắm cảnh bên ngoàỉ
Ni bảo má Thi:
- Má tháo giày ra. Má có thể nằm nghỉ mệt, ba cùng em Ti còn đứng phía trước. Hay má muốn làm gì cứ tự nhiên.
- Má muốn đi tắm.
- Dạ con chỉ cho má nha. Ni dẫn Thi chỉ bathroom, phòng tắm cho mẹ. Với vài cách sử dụng nơi đây, nước, điện, đèn, gas, các khoảng giấy lau chùi v.v? Thi thấy lòng vui thì ít, mà xúc động thì nhiều hơn?
Những ngày ở trường Stanford là những ngày hạnh phúc tuyệt đẹp. Ni, Ti dẫn ba mẹ đi thăm chung quanh trường. Sáng đi ăn ở trường đãi, thấy ba má vui, ăn được thức ăn Mỹ, Ni và Ti cũng vui nhiều. Họ đưa ba mẹ thăm những nơi viện bảo tàng, nhà lưu niệm, nhà thờ, sân chơi thể thao, thư viện lớn? Ðại sãnh làm lễ v. v? Ði gặp bạn bè nào, Ni cứ giới thiệu về ba má cùng em mình. Gặp Huy người Việt đang rước ba mẹ từ tiểu bang Alabama qua, Ni vui vẻ giới thiệu như mừng từ bụng dạ:
- Xin giới thiệu Huy. Ðây là ba má Ni từ tiểu bang Georgia-Atlanta. Em gái Ni vừa về đất Việt sang tất cả đến thăm trường và dự lễ tốt nghiệp mình đó.
- Mình xin giới thiệu đây là ba má Huy đến từ tiểu bang Alabama, đến thăm trường để dự lễ tốt nghiệp chúng ta. Huy vồn vã nói sau Ni.
Hai bên cha mẹ lại chào nhau, rồi họ chia tay vì ai cũng tranh thủ đi coi trường đẹp. Cứ thế mà Ni đưa ba mẹ đi chụp hình khắp nơi làm lưu niệm. Và vẫn chụp riêng cho ba mẹ nhiều tấm hình chung để Ni và Ti nhớ, giữ lại cho mình?
Ðoạn cảm xúc quá Thịnh ba bảo:
- Vậy mà con không mua cho ba ticket ở lại luôn, thì vui hơn khi dự lễ con ra trường?
- Tại ba thôi, tại ba dặn con ba về trước giờ đành chịủ
- Ba không phải ham làm, mà cần trông coi tiệm nhà, vì cô Dung và chồng về New York có việc hơn một tuần. Nhưng giờ lại thấy, thực tế này nên tiếc thiệt.
- Ai biểu ba không nói cô Dung dời khi khác. Ti bảo.
- Ðó là điều hơi sai của ba, giờ tiếc đã lỡ.
Thi nhìn Thịnh nói thêm:
- Anh bao giờ cũng tính lỡ rồi mới nói?
- Nhưng không phải là hoàn toàn anh sai hết. Sorry thôi, đành chịu thôi. Thịnh trả lời.
Cả gia đình vui vẻ đi, lùng săn coi được tất cả các vị trí của trường. Thỉnh thoảng Ni giải thích thêm về lịch sử của nó từng quanh cảnh một. Rất tiêu biểu và đáng ngưỡng mộ, từng tình tiết?
Rồi ngày cuối cùng ra trường của Ni. Ba lại về Georgia trước rồi, mà bạn bè từ Geogia Atlanta lại mới tới. Má và em Ti cùng bạn bè đến sân vận động dự lễ cho Ni cùng bao students khác tốt nghiệp. Một lễ graduation trang trọng lớn biết chừng nàỏ Má Ni, cùng em Ti, với bốn người bạn từ ngôi trường Cross Keys high school, khi thuở xưa họ học chung với Ni đến dự. Tất cả ngồi trên khán đài lầu nhìn xuống thấy người nhỏ thật chi chít, như cỏ dại ngóc đầu nhiều màu sắc chen chúc. Song những TV to hiện phóng lên rõ bao tình tiết, sự kiện. Students hăng hái diễn hành cùng với các giáo sư nói chuyện qua nhiều đề tài chuyên mục? Ni rất vui và tự hào trong ngày ấy. Ni có không nhiều bạn lắm, chỉ bốn bạn nữ thân từ mái trường Cross Keys High School, các bạn đi chung đến dự chúc mừng. Ni cảm động khôn cùng. Song Ni bao giờ cũng dành cho mẹ một tình cảm thiêng liêng hơn, chăm sóc cho má Thi hơn, từng món ăn giấc ngủ và đi đứng? Ni luôn ân cần hỏi má, mỗi khi cần?
Ðến thăm con trường Stanford, dự lễ Graduation cho Ni thắm thoát Thi về lại Georgia. Thi mới về, chưa đi học lại. Nàng nằm relax mà lòng thương nhớ con vô bờ. Với Thi trường Stanford là một trường vĩ đại. Nàng thèm khát ước mơ xa xôi, xa gần, ước gì trên quê hương Bình Ðịnh của nàng có được một ngôi trường college như vậy, thì hạnh phúc cho quê hương biết chừng nào. Bởi nàng nhớ lại đoạn vợ chồng con cái đi trong một cảnh đẹp. Ti nhìn mẹ, đứa con gái út đã nói với mẹ:
- BÐ Quy Nhơn bây giờ đẹp lắm ba má ơi, có những cảnh như vầy. Chỉ khác không có trường như vầy thôi.
Nghĩ lại, Thi càng thấy thèm khát một điều kỳ lạ cho một đại học chốn nàng từng sinh ra là như thế. Khi nghe Ti kể... Nếu nàng giàu có nàng sẽ xây dựng ngay trên quê hương nàng cũng giống như ông Stanford khởi công xây dựng trường này. Dẫu ước mơ đó chỉ là hão huyển thôi. Thi hiện giờ nghèo trắng tay, cơm gạo chưa đủ lo cho mình, nói chi mang mơ ước? Thế nhưng ước mơ của một con người không thể ngăn cấm được, nên trái tim Thi vẫn luôn ấp ủ, và khát vọng hoài mong hơn nữa, nàng không làm nổi, song vẫn mong ai đó làm được cho quê cha đất mẹ mình. Không bằng như Stanford, tuy nhiên nếu mang bóng dáng của Stanford một chút, thì cũng quá đủ?!
Ðang nằm nhớ về những ngày ở Sanford University, điều tự hào nhất là nàng cùng chồng có ghé qua một bịnh viện tên Santa Clara Valley Medical Center và được biết con gái Ni từng làm việc, ngoài giờ học ở đây, nơi gần trường thôi. Có tám bức hình Ni vẽ, được hội đồng hospital công nhận treo lên để thi vị hóa, cốt giảm chút đỉnh stress ở bịnh nhân, làm không khí ấm áp nơi bịnh viện cho tình người, tình cảm được chia sẻ, như thắp lên niềm tin từng lối ra vào, cả gian phòng cấp cứu v.v? Thi thầm cảm ơn trời đất đã tạo nên sự kiệt xuất trong tâm hồn con, dù là những bức tranh bé nhỏ nhưng nói lên sự mẫn cảm của Ni lớn chừng nào với đời, với tha nhân? Thi bồi hồi xúc động, mừng thành tích sáng nghị nơi con. Thi đã tự động chảy mạnh những giọt nước mắt khiến Thịnh hỏi, để rồi phải lau cho cô. Và chính cô tự lau lấy thêm. Thi cho rằng nước mắt nàng trong hạnh phúc?
Thi và Thịnh đi tham quan hết các khu vực cùng hai con. Những phút giây đó thiêng liêng Thi khó mà quên được. Những giờ đi ăn do trường Stanford University ưu đãi cho Family- cha mẹ. Thi cũng không quên nổi. Thật là Thi xúc động hơn mơ. Những lối đi chung quanh trường của Stanford đã in dấu chân nàng. Giờ nằm nghĩ thấy nhớ... Ấy vậy mà bao năm nay Ni vô trường mời má Thi đến hoài, nàng vẫn chưa bao giờ đặt chân! Nàng cứ lo chăm làm và lo bận việc. Nhưng có dịp năm nay con tốt nghiệp, và định mệnh từ nhiều phíả Thi bước đến với trường Stanford thăm con trong niềm vinh hạnh, cảm động khôn xiết. Thi đang nghĩ trường của con bé Ni học, và một chuyến viếng thăm của mình đẹp như mơ. Thì Ngô Ðình Long gọi lại:
- Em về rồi đó hã?
- Yes em mới về sáng nay.
- Ai đưa em về?
- Thịnh chồng em rước.
- Hạnh phúc hã.
- Anh ấy chỉ đón em bình thường thôi, làm gì kêu hạnh phúc. Anh thiệt tình?
- Anh giỡn đó mà, anh muốn mời em đi ăn chúng ta gặp mặt tý được không?
- Anh đang ở đâu?
- Anh đang ở shop bán phone và sửa computer chứ đâu.
- Thôi em nghỉ tý, em mới về hồi sáng này mới vài tiếng em hơi mệt. Nhưng lại nhớ trường thao thức, tơ tưởng đây. Hẹn anh kiếp sau nhé.
- Trời ơi làm gì phải hẹn kiếp sau. Long ngạc nhiên đến cả cười hỏi Thi.
- Em muốn đùa với anh tý cho vui, bỏ loại chữ kiếp ra thôi. Hi hi.
- Buồn ngủ mà còn đùa đó sao?
- Tranh thủ đùa mà anh Long. Chữ nghĩa thêm một chữ, bớt đi một chữ, đôi lúc đem lên một ý nghĩa khác hoàn toàn.
- Thì vậy đó chứ sao?
- Bởi vậy chơi chữ vẫn một thú vị. Thôi để em nghỉ nha.
- OK em, em cứ nghỉ đi. Ôi cho anh hỏi thêm chút? Chuyến đi vui chứ em Thi?
- Rất thú vị, trường tuyệt vời anh.
- Anh biết trường đó mà. Một trong những trường nổi tiếng ở Mỹ. Nên mới hỏi đó.
- Vậy nha anh Long. Em ngủ nói chuyện sau.
- Ừa được bye em.
- Chúc anh vui.
- Em cũng vậy.
- OK anh!
Cất phone Thi mở một bản nhạc tình của Mỹ cô muốn nhại tiếng theo hát. Song Thi cắt ngang nằm xuống nhắm nghiền mắt để đi vào một giấc ngủ, vì cả chiều qua đến giờ Thi thiếu ngủ trên máy bay! Nhưng kỳ thực, mắt lại nhắm rồi mở ra thao láo long lanh, mệt mỏi mà chưa ngủ được? Lời tình ca hay vẫn còn vang vang, vọng vọng âm hưởng, của những ca sĩ nổi tiếng?
Thi nhắm mắt một tý. Ni gọi về. Thi bắt phone bảo:
- Ừa má đang ngủ tý.
- Con muốn hỏi má khỏe không, về đúng giờ không? Ba rước má chứ?
- Hơi sớm hơn hai mươi phút theo lịch trình, má khỏe, và ba rước?
- Má thấy thế nào?
- Má thật tự hào về con, và trường Stanford University đẹp quá, má sẽ ghi lại nhật ký.
- Dạ thanks má, con hỏi tý thôi nói chuyện má dịp khác, con đang ở Mexico bốn tuần con làm việc thiện nguyện, và con về lại Stanford.
- Ừa má biết. Chúc con vuỉ
- Má cũng thế ăn uống vô nha, không buồn chi cả, cứ đi học English thêm đi. Mai này má có thể viết truyện by English má sẽ dồi dào cả hai ngôn ngữ, con mong!
- Có lẽ là như thế. Má hằng ước ao và cố gắng.
Nhưng trước nhất má cần giữ gìn sức khỏe không làm nhiều, học nhiều, con thấy má vẫn còn ốm, yếu đuối lắm!
- Ừa thanks con lo cho má, má sẽ cố gắng giữ gìn sức khỏe, ăn uống nhiều hơn nữa nghen.
- Sức khỏe là hàng đầu, kế mới sự nghiệp gì đó thôi má.
- Má hiểu. Nhưng đôi lúc cần tranh thủ.
- Không cần má à. Sức khỏe là trên hết và hàng đầu má nhớ cho. Những viên thỏi vàng, đó là viên thỏi sức khỏe má.
- OK được. Chao ôi con gái nói haỷ Má hiểu mà.
- Chắc tới Noel và New Year con mới về nhà được nha.
- Má biết điều đó. Chúc con ham học, chăm ngoan?
- Thanks má, con muốn má chịu ăn nhiều hơn, lên pound hơn! Bây giờ ngủ đi.
- Thanks con quan tâm!
- Bye má nghen!
- Ừa bye con!
Vừa xong Thi mới nằm xuống nhắm con mắt định ngủ lại. CD lời tình ca máy hát cũng dứt hẳn từ khi nào. Một đoạn sau tý thì Ti lại gọi về. Nàng lại phải nghe con nữa, qua phone. Ti hỏi:
- Má hã về đến nhà chưa má yêu?
- Về rồi hơn hai tiếng rồi. Con đang ở đâu đó.
- Con ở nhà bạn con bé Lidia, nó có đến nhà mình rồi đó. Má biết nó mà? Con ở nhà nó chơi vài hôm, con sẽ nhận job và làm việc.
- Con sẽ làm gì ở đó.
- Phụ giúp nghiên cứu văn học China Ðông Phương.
- Ừa thế má vui rồi, khi hai con trưởng thành mỗi nghề khác nhau, nhưng bổ sung kiến thức, tương hộ cho nhau.
- Chị Ni vẫn giỏi văn học nhưng má ba ước chị vào y khoa, nên chị qua bên ước muốn đó. Chị Ni vẫn nói, cần hai chị em nên đi khác nhau, bổ sung cho nhau thì cũng hay mà.
- Má vui lắm dù má thất nghiệp, nhưng mừng khi hai con có nhiều nổ lực? Và hiểu biết không ngừng?
- Má nhớ giữ gìn sức khỏe, dù đời sống đi qua nhanh.
- Má biết, thanks con.
- Con chỉ hỏi thăm tý tẹo, má ngủ đỉ mới về chắc mệt.
- Ừa bye con sẽ gặp lại.
- Con đang mặc đồ chuẩn bị đi tiệc chung với nhà Lidia.
- Ừa con vui nha.
- Vâng má. Kiss má nha!
- Thanks con. Ừa bye!
- Bye bye! Má! ngủ ngon nhất nha.
- Ðược rồi Love con.
Thi cất phone nằm xuống. Mới nằm Thịnh lại gọi:
- Thi em khỏe không? Ngủ chưa Thi?
- Khỏe, thanks anh. Con gọi hỏi thăm nên em chưa ngủ.
- Ừa anh cũng hỏi thăm tý, thôi ngủ đi.
Chàng lại hỏi: - À nè em?
- Gì anh?
- Chừng nào em đi học lại.
- Chắc đầu tuần tới, nay thứ Thursday rồi.
- Ừa vậy ngủ đi bye! Ta nói chuyện sau. Em ngủ ngon nha. Anh quan tâm điều này cho em. Không làm phiền em?
- OK, thanks. Bye anh!
Thi lắc đầu cho những cuộc gọi quan tâm, nhiều người gọi cho nàng quá như ?chiến dịch điện thoạỉ không bằng, làm tàn phá giấc ngủ nàng, phải nằm xuống đứng lên nghe. Nhưng lần này là nàng đã nằm xuống không ai gọi, vì đã ngủ say khóa máy. Con mèo nó biết Thi buồn ngủ nên không dám làm phiền hó hé chi, dù nó hơi đói bụng?
***
Thi tiếp tục đi học English tại trường International, và ngày đêm vẫn miệt mài viết truyện làm thơ cả hai Việt cùng English. Coi như trau dồi song ngữ. Tiếng Việt cô viết nhanh như suối chảy, song English thì có phần trục trặc, lọng cọng, trouble hoài. Một câu văn cô đánh sửa mấy lần vẫn không như ý, vẫn không hài lòng, cứ làm Thi khó chịu. Tánh Thi thì làm gì cảm thấy hài lòng tối đa cô mới thôi. Còn không xong, cô mày mò chỉnh sửa miết?
Vừa lúc Ngô Ðình Long gọi lại:
- Ði chơi với anh đi, học miết vậy sao em Thi?
- Em bận vừa học English ở trường vừa về ở nhà viết văn truyện mà, em thích?
- Em viết tiếng English hay viết tiếng Việt?
- Em viết tiếng Việt chủ yếu, vì tiếng mẹ đẻ. English em còn thấy khó viết quá, em tập đây nhưng không như ý. Mai hồi em chuyển sau nhé.
- Em không nghe lời anh cứ tiếng Việt lên mấy trang web chơi, có ngày muối cũng không có cho em ăn đâu nha?
- Anh đừng xúc phạm em nữa có được không? Ăn muối vẫn sống. Ðể em tự chọn. Em thích em tự do. Em tính việc này, đừng ràng buộc em.
Thi cắt phone bực bội không cho Long nói gì thêm, cô tự do đi mở nhạc nghe một mình. Với Thi vui cũng mở nhạc, buồn cũng mở nhạc và coi phim. Thi lại mở phim Mỹ My Fair Lady có sẵn video kia. Thi coi thích thú với nhạc nền vũ điệu, rồi cô ngủ thiếp đi lúc nào không hay. Cô thích vậy.
**
Sau đó ba tuần không thấy Long gọi nữa. Nàng vẫn thấy lòng buồn nặng trĩu, vì mấy ngày nay không đi học. Tự nhiên Thi nằm ngồi dậy bước xuống thang lầu, nơi downstairs ôi đau cái lưng, nhức đôi chân. Chắc ba ngày nay trường đóng cửa vì lễ, không đi đâu, nên cơ thể Thi hơi có vấn đề. Thi tự massage đôi chân và cái lưng hơi cứng của mình cho bình thường hơn. Nó như đang kiện nàng chắc, rồi nàng đi lục lại đồ ăn. Ðồ ăn không có gì, nàng toan ra ngoài để mua.
Nàng ra nổ máy xe, máy không hoạt động, máy như chết ngắt từ lâu. Thi lắc đầu và gọi cho Ðình Long mong chàng help, nhưng chàng không bắt máy. Những hiểm nghèo như thế này Thi không bao giờ dám gọi cho hai con và chồng Thịnh để than vãn, chỉ có Ðình Long là nàng tin tưởng nhất, thế vậy mà chàng chẳng đoái hoài. Chàng đã làm lơ.
Thi mở máy và đề máy gần tám lần, nhưng máy không nhúc nhích, toàn rè lên một tiếng rồi im thin thít như ngủ quên, hay nằm vạ không bằng, không chịu thức dậy...
Trở vô nhà, thấy đói bụng quá Thi nấu vội cháo trắng và húp với trứng gà muối đánh đổi ăn cho xong bữa. Thi cảm thấy buồn từ đâu đến không chịu được, buồn xâm chiếm lòng Thi đến bất tận, đến tối đa, chưa bao giờ nàng buồn hiu thế này! Nàng lang thang và lên lầu, như giận ai lên đầy ắp người, xe hư nhưng nàng như giận sách chăng? ?Giận cá chém thớt.? Chưng hửng Thi có ý lạ. Nàng toan lấy kiếm hết sách, vun ném hết chúng vào sọt rác không chừa quyển nào, là quyển nào, những quyển sách nàng, cố ném chen chúc nằm bên nhau trông thấy tội nghiệp... Sao bỗng nhiên nàng trở nên oán hận vì đâu, và lạnh lùng với sách vở không biết từ đâủ Không cần biết lý do nữả
Rồi nàng tự động khóc một mình, nước mắt chảy ra nhiều. Thi leo lên giường thở dốc, lưng vẫn còn đau chân vẫn còn rêm, nàng nằm cố dỗ giấc ngủ cho quên hết. Thi được ngủ vùi dù chỉ mới ăn chút cháo gà trứng đơn giản. Con mèo nhìn nàng, nó không biết chủ Thi đang giận to một cái gì? Và nó không biết cách gì để san sẻ cùng, nó chỉ cào nhẹ chân nàng, như tỏ một chút thương mến rồi bỏ đi luôn?
Giấc ngủ đến. Thi vốn dễ ngủ từ hồi nào đến giờ.
Trong mơ Thi lại thấy những quyển sách kiện tụng, thầm thì tố tụng nàng, chúng chạy quanh, chạy quất, chạy đảo, chạy ngược về tay nàng than thở: ?Chúng tôi không có tội, chúng tôi không có tội, chị Thi ơị? ?Sao lại vứt chúng tôi. Sao lại vứt chúng tôi. Chẳng lẽ chị hư thế!!!. Chị không thương chúng tôi sao. Chị nỡ hất hủi chúng tôi sao? Chị hư thế, hư thế??
Sách của Bùi Giáng, sách của Nguyễn Hiến Lê. Sách của các nhà văn nổi tiếng, cách dạy viết văn, sách dịch ?Quảy gánh lo xạ? ?Sách bước đường thành công? ?Những nổ lực? ?Lòng hy sinh? ?Tránh xa tính kiêu ngạỏv.v? Sách dịch phần nhiềủÙn ùn vô tay nàng chen lấn như biểu tình?? ?Thi ơi đừng vứt chúng tôi. Thi ơi đừng vứt chúng tôi. Chúng tôi không từng lợi ích cho chị đó sao? Chúng tôi không từng lợi ích cho chị sao, hu hu, hic hic?? Sách lại tấn công, nó kêu nói ét ét như chim hoạt hình ríu rít ban mai, làm Thi chợt tỉnh? Thấy tay không trống trơn, Thi hình dung được giấc mơ, nàng thẫn thờ ngồi dậy suy tưởng...
Thi không biết phải làm gì bây giờ, đứng hồi lâu nghĩ ngợi cô thở nhẹ ra, như cố tìm lấy lại sự cân bằng cho tâm hồn? Sau tý Thi không còn uể oải nữa, nàng đứng lên nghiêm chỉnh mạnh hơn, và nàng đi lục lại sách đã vứt, nàng kiên trì để lại vào giá sách kỹ càng hơn xưa. Thi như thấy lỗi lầm mình gây ra vô lý. Vô lý thật nha! Cứ thế Thi làm, sắp xếp tủ sách lại trông đẹp hơn, ngăn nắp hơn, rõ ràng hơn. Rồi tự nhiên nhạc lòng có thoáng qua, chút nhẹ nhàng phơi phới, từ đâu chuyển hướng đến. Có lẽ nhạc lòng từ trái tim tâm thức, thánh thiện của nàng gọi về. Và chính là nơi con tim chủ nhân nàng nhận ra điều phải trái, tốt đẹp nào đó thôi.
Làm tích tắc xong. Thi xuống downstairs chuyển dịch chỗ. Cô gọi phone lại cho Ngô Ðình Long lần nữa.
Lần này thì anh máy bắt hỏi:
- Gì đó em? Sao nghe message em nói xe hư Thi?
- Ừa xe hư rồi không nổ máy, em không còn gì ăn, em mới ăn cháo với vài trứng gà muối.
Im một chút Thi lại nói thêm:
- Em bực quá giụt, vứt hết sách, rồi nằm mơ thấy sách kiện, em mới tìm lấy đặt lại. Sắp xếp lại gọn gàng hơn xưa...
- Em khùng quá tại sao vứt, ném nó đi chứ? Anh đã tặng cho em để học hỏi, mua cho em để em nghiên cứu. Ðọc nhiều hiểu rộng. Em phải lấy ý tưởng từ Việt nhưng hiểu sang qua tiếng Mỹ. Có lợi cho em chứ có hại chi đâu. Nó có tội chi em vứt nó? Em lại là người có tội lớn đó.
- Em lượm cất lên, sắp đặt lên, đẹp hơn hết rồi. Nhờ nó biểu tình đó.
- Ha ha. Vậy được rồi. Anh lại nha.
- Ừa coi sửa xe cho em luôn.
- Vắng thì nhớ, nhưng em ngang lắm thành ra anh ráng chịu xa thôỉ Ðành rằng tim anh đau tan nát.
- Em xin lỗi. Em không cố tình?
- Anh đến thăm em nghen! Long nói thế tới trong mười phút sau, từ shop của chàng ra đi, nàng mở cửa đón chàng. Long bồng nàng lên lầu, như lâu không được bồng. Anh bảo:
- Nhớ anh không cưng?
- Sao lại không?
- Ðầu này cứng lắm nè!
Anh để Thi nằm xuống giường, anh khép mấy cánh màn rèm cửa lại kín hơn rồi đến bên nàng. Thi cô đã quàng cổ anh hôn, cô lấm lét nhìn anh như mắc cỡ, rồi quay ra trạng thái khác Thi cười nhoẻn miệng. Rồi cả hai đắm chìm trong yêu thương trên ba tuần mới gặp?
Ngô Ðình Long chỉ nói:
- Em ác với anh, ác với sách. Vứt anh, vứt sách đi hết.
- Thì em lượm lại hết rồi mà?
- Ngoan, anh cưng nè? Lượm cả anh lại, đúng không?
Nàng cười không nói.
Hai người lại mặn mà thêm yêu thương?
- Sau một hồi vui chơi ở đó, thì hai người (Long đã lái xe anh và chở Thị) Ði mua chiếc bình acquy ở shop Auto Good Service. Long đem về anh gắn vào xe của Thi. Xe lại nổ như thường. Thi lại cười nhìn anh thêm sung sướng tươi rói. Ngô Ðình Long nói:
- Ổn lắm rồi đó cưng?
-Thanks anh.
Long đưa Thi vào nhà:
- Em nằm nghỉ đi anh lấy đồ ăn vào cho.
- Anh mua hồi nào anh Long?
- Mới đây thôi, trước khi gọi em. Muốn bỏ em, mà anh...
- Thì bỏ đi.
- Hứm. Ngu gì bỏ. Long nói và hôn đụng nhẹ tóc nàng.
- Yêu cầu anh đừng can thiệp trong viết lách của em, thì em sẽ yêu anh mặn nồng hơn.
- Nhưng em phải nghe anh mới thành công, không phí thời gian vô ích. Em có biết thời gian quí báu lắm không?
- Em biết nhưng ố? ổ Nói đến đó nàng ngưng hẳn?
Long không cần hiểu nàng nói chi, anh đi làm việc đâu ra đó, anh đem nhiều đồ ăn vô tủ lạnh và cuối cùng anh bảo:
- Anh cưới em, mình ở chung. Anh sẽ lo em tốt hơn?
- Không, khoan đã em chưa thích cưới bây giờ. Chúng ta vẫn là như vợ với chồng lâu rồỉ
- Tùy em.
Thi lại ngoắt chàng lên thang lầu lần nữa, nàng đang cảm hứng có một chút gì đó, rộn ràng tin yêu, mãnh liệt và sung sướng? Nhưng con mèo đói bụng kêu meo meo, làm nàng phải xuống lấy đồ ăn cho mèo ăn trước.
Yêu thì yêu, học thì học, viết thì viết. Thi không ngưng nghỉ những giấc mơ. Ngô Ðình Long đến thì nàng thưởng cho tình yêu, nhưng có khi hai ba tuần Thi không gặp chàng, vì Thi bận học, bận viết, bận làm bài, là nàng không có thời gian nghĩ tới. Thi yêu chàng Ngô Ðình Long thì ít mà cái nghĩa đối với chàng thì khá nhiều lắm? Hay là nàng yêu ai cũng cần cái nghĩa hơn trong cái tình??
Không có chàng những lúc khó khăn biết nhờ cậy ai. Chính vì thế mà hun đúc lên tình yêu Thi đối với Long thêm nồng nàn mạnh mẽ. Mặt khác chàng đẹp trai, khỏe mạnh độc thân nữa làm sao nàng bỏ qua cho chàng chứ. Ấy vậy mà nàng mấy lần điên lên vì chàng! Và chàng vẫn thế, hai kẻ điên lên với nhau, từng khóc nhau trong hai đầu nỗi nhớ?!
Nàng vẫn đam mê viết sách đến quyển thứ 34, dịch chuyển một số nhưng chưa thành công lắm. Lần này lâu lắm Long không nói nữa, nhưng Thi tự cố gắng để hoàn chỉnh mình, cô chuyển dịch lại những tác phẩm sang English phần nhiều, Thi chú tâm nhất là hồi ký ?Hoa Trên Ðá? và ?Xứ Lạ Quê Ngườỉ được sửa sang rất nhiều times nên trở thành hay hơn, giá trị hơn cả tiếng Việt và English. Có thể giới thiệu về tác phẩm Xứ Lạ Quê Người nơi đây. Thi đã viết.
Ðến một ngày tác phẩm vào vị trí thứ 34, câu truyện viết ?Xứ Lạ Quê Ngườỉ Là như một quyển hồi ký lớn cho một sự việc, mất job nơi một nhân vật nữ. Phần nhấn mạnh sự ác độc, nham hiểm, tàn bạo con người đối với cô. Song cô vẫn âm thầm chịu đựng để những bước đi nối tiếp, cô đi những bước khác. Cô cần chứng minh hơn là ngụy biện? Và cuối cùng tác phẩm đã được đánh giá cao, ở chủ đề phản ánh tư tưởng nội dung. Ðó là nỗi lòng con người hôm nay, vẫn tồn tại sự gian xảo và đố kỵ, sự hàm hồ can thiệp để bóp méo sự thật, mang nhiều tính đương đại, tính thời đại, đã trùng trùng điệp điệp làm khổ những con người vô tội.
May còn có một chút duyên; con cái và người yêu quan tâm, nhân vật Thi đã vượt qua khó khăn số phận khắc nghiệt, trưởng thành. Ngày con ra trường bốn năm sau hậu đại học, cũng là ngày cô vinh dự được giải thưởng một nhà báo Việt quan tâm trao tặng, rồi tiếp theo cô được các nhà báo Mỹ phát huy treo giải văn hay và thực tế, tiếp theo cô được nhận giải thống đốc khen, những nổ lực cho sự sống hôm nay, đó là sự chuyển tiếp một khổ đau, để thành thắng lợi vẻ vang, nàng được giải văn học Mỹ khen. Và tiếp theo giải Tổng Thống khen ?Hạt Thông? một tâm hồn vĩ đại, tiếp theo giải Nobel ca ngợi như ?Công lý chỉ được giải quyết qua tri thức chứng minh.?
Như vậy Thi có tới sáu bằng khen cho một tác phẩm ?Xứ Lạ Quê Ngườỉ trên 34 tác phẩm một công trình nghệ thuật viết quá sức đồ sộ, ở một thời gian không dài, nếu nói trắng ra hơn, là của kết quả thời gian ngắn! Một con người nghèo khó hôm nay vươn lên với đôi tay mình, vì bất công đổ xuống, nơi cuộc sống hiện đại đầy tráo trở, và con người hay đi chà đạp sự thật, để mưu lợi, mà làm hại thảm khốc đổ về kẻ lương thiện. Nhưng người tốt đã được kết quả tốt bất ngờ. Việc đó quả là một nhân cách khó tìm trong hoạn nạn. Tuy nhiên chân lý rồi được chứng minh, tính cách vận hành của vũ trụ, xoay chuyển và thấm đủ, vẫn khoa học.
Nhận được những giải thưởng khi Thi đã là một giáo viên dạy học, dạy tiểu học cho những người mới qua Mỹ, người Châu Á, Châu Phi, phần đông Việt, Lào, Campuchia, Thái Lan. Họ mới qua bước đầu trau dồi tiếng English?
Và đến hôm nay cô lại đi ăn với Ngô Ðình Long. Cô xin cưới anh làm chồng.
Ngô Ðình Long lại từ chối không chịu:
- Ngày đó anh thích cưới em, em không chịu, bây giờ anh lại không chịu. Bởi em có hào quang lớn, anh đã già hơn em, hay chăng chúng ta sẽ đổ vỡ hạnh phúc khi ở với nhau?
- Anh tin em anh Long. Em thiết tha mà. Sướng chúng ta cùng hưởng, khổ đã từng chia. Thì mới là tình yêu thật?
- Anh nghĩ em không nên vội Thi?
- Em chắc chắn không vội đâu mà. Thời gian chúng ta không cho kéo dài để suy nghĩ nữa. Con em đã trưởng thành, em muốn chúng ta về Florida mua nhà để ở hưởng hạnh phúc còn lại, em sẽ viết văn, dịch thuật thêm, và dạy học nơi đó một tuần vài chục giờ đủ rồi. Em kiếm job nơi đó đi dạy English tiểu học thôỉ Hay thậm chí em đi dạy Việt Ngữ hỗ trợ các nơi nào đó họ cần vẫn OK anh! Sự sống như thế quá đủ với em hôm nay!
- Anh nghĩ em nên nghỉ ngơi không nên đi làm nữa, khi tiền em đã có, đủ sống?
Nhưng cuộc sống em thích làm việc. Thi trả lời và nhìn vào mắt Ngô Ðình Long như gởi một niềm tin. Và Thi mỉm cười nhìn anh tình tứ hơn.
**
Như thế? Sau đó hai người Ngô Ðình Long và Thi đã có một căn nhà ở Pamana Florida, ngôi nhà ở Georgia họ đóng cửa để lại đó. Thật sự căn nhà ở Georgia chỉ là một căn nhà nhỏ của Appartment loại rẻ tiền thôi.
**
Sống bốn tháng bên Panama Florida. Thi lại buồn dù cảnh ở đây rất đẹp. Non nước trời mây hữu tình, thế mà Thi lại bàn với Ngô Ðình Long:
- Em muốn bán ngôi nhà này để lấy tiền làm từ thiện, cho quê hương em thêm, cất thêm trường cho học sinh nghèo ở. Em muốn trở lại căn hộ Apartment ở đường Oakcliff- Georgia của em ngày đó.
- Sao thế Thi?
- Cảnh đây rất đẹp nhà cửa đây sang trọng, nhưng em quen rồi, em không cảm thấy thích, và không cảm thấy vui nhiều anh Long? Em muốn về lại căn nhà cũ đó, đã cho em một tâm hồn sống, một thử thách, sống một nghị lực sống, em muốn thế. Em không cần gì, tiền bạc chỉ là phương tiện, như ta ngồi trên thuyền, chiếc thuyền đó là một trong phương tiện thôi, chỉ thế thôi, không là tất cả của mục đích?
- Em nói thế nghĩa là sao em Thi? Ngô Ðình Long vẻ ngạc nhiên khó hiểu những lời cuối của nàng, nên chàng hỏi. Thi chịu khó với chàng mà trả lời:
- Nghĩa là em. Em muốn tiền bạc, nơi vật chất là phương tiện, nên đem nó đi chia đến hữu ích cho mọi người, khi những con người cần nó? Thì ta cần lái chiếc thuyền của tình yêu, của tha nhân đến với họ để chia sẻ? Ðó là ý nguyện lớn nhất của em. Anh Long ơi nếu ta thích, cứ đến nơi này nghỉ mát khách sạn vài ngày, hay vài tuần, hay một tháng cũng OK lắm rồi. Mình không cần nhà nơi đây. Em muốn về chốn cũ. Thật sự em nhớ ngôi nhà xưa của em lắm. Anh biết không? Anh nghĩ sao cho em?
- Anh sẵn sàng thôi, nếu em thích chi anh vẫn chiều.
Và họ đi bên nhau lần cuối cùng của một ngày sóng biển Panama Florida, vùng sóng, biển ru, thầm đáp đớp dưới chân họ như vương vướng câu yêu thương, và những giọt cát cuối cùng vô tình ôm ấp kỷ niệm đôi chân họ? Ðời vốn ngang trái nhưng đời luôn đẹp như bài thơ. Thi cảm nhận?
Nhà ở Panama Florida đó họ neo lại, để bản treo bán, và hai người về Georgia- Atlanta của Doraville vùng Buford highway số nhà, một khu Apartment? Trên đường Oakcliff.
Cuộc sống trở lại nơi đây. Thi đem con mèo nâu trở lại nơi này, nó càng mừng hơn không biết vì sao? Hay là nó giống nàng, nó đi theo với tư tưởng chủ nhân nàng?
Rồi một ngày nọ Long đang đi uống coffee với bạn hữu, khi anh đi lâu từ Panama Florida trở về. Shop- tiệm anh sang lại học trò, giờ anh muốn làm lại cộng tác với nó, luận bàn một vài điều với học trò khi anh trở về trên hai tuần?
Xong anh quay về nhà, bước vào phòng anh thấy Thi nhắm mắt ngủ. Thường thường Thi ngủ gì thấy anh về, hoặc cô nhõng nhẽo đến mấy trốn với chàng, Thi vẫn ngồi dậy đi chào, nhưng lần này hơi lâủ Lạ nhỉ nàng không ngồi dậy kìa? Long đến kề thì anh thấy mặt nàng tái nhợt, môi nàng xanh như tàu lá chuối non héo, không còn hồng như mọi khi, hơi thở lại đi đâu biến mất không còn luôn. Anh giật mình hốt hoảng quá, đưa tay mình kiểm tra hai, ba lần nơi vùng mũi nàng? Ôi thôi sự thở nàng đã như tắt ngấm. Như không tin vào sự thật Long la lên:
- Trời ơi Thỉ Thi sao vậy, em đã làm gì thế này? Em tại sao như thế này. Oh my god! Có thể nào em giỡn kỳ khôi tinh nghịch, hay đây là sự thật em? Chàng ngó thêm mái tóc và chong mày nàng vẫn còn xanh đậm, nhưng mắt đã khép, môi hờ, hơi thở ở cổ, ở ngực đi đâu mất, ôi đã từ giã?
Chàng đành than thở lắc vai nàng:
- Thi ơi, sao im lặng không nói em, không nhúc nhích em. Em ơỉ Sao thế này nè hã em?
Con mèo buồn như sợ Thi yên giấc ngàn thu, dù nó không biết lý do gì. Nó cảm cảnh từ nơi Ngô Ðình Long đau đớn kêu lên kia. Và như nhìn nàng thương xót quá, nó cũng kêu kêu mấy tiếng ?meo, meo, meỏ thêm não nuột?
Long chợt nghĩ kêu xe 911 tới, và chở Thi vào cấp cứu.
Long như lẹo tay, song anh đã kịp thời gọi cho hai con Ti, Ni cùng người chồng cũ Thịnh của Thi hay tin này. Tay Long cứ mãi run rẩy lạ thường, anh không biết từ đâu, anh khó mà bình tĩnh nổỉ
Những người thân của Thi đã đến. Hai con nàng vừa về thăm nàng một tuần nay, chúng chỉ ở khách sạn, kết hợp đang dự birthday từ một nhà bạn thân. Họ tất cả để nghe, họ đều đau lòng chạy đến, nhưng chỉ biết chờ đợi vì thời gian...
Tin giờ chót bác sĩ nói:
- Cô ấy đã tỉnh, cô bị đột quỵ tim, nhưng kịp cứu được, không nên để cô xúc động nhiều, nếu không kịp cô có thể vĩnh biệt ra đi, đi xa không về đâu. Và cũng nên cho cô ấy biết để rút lấy kinh nghiệm, cô không nên xúc động thái quá.
- Như vậy đã cứu má tôi rồi đúng không? Ni hỏi.
- Vâng đã ổn, để cô ấy định thần ra tất cả, cuộc sống sẽ trở lại với cổ Bác sĩ chuyên khoa trả lời.
- Trời ơi má tôi sống lại, không chết bỏ con má nha! Má ơỉ Ni nhìn mẹ thương xót, và mừng rỡ bảo thế.
Ti thì xúc động chưa nói được gì.
- Phần hy vọng đó lớn hơn. Vâng hy vọng cô Thi đã thở và nhịp tim đều lạỉ Y tá phụ bảo thêm nhìn những người.
Thịnh lại hỏi:
- Cô ấy bình thường lại chứ thưa y tá?
- Vâng cô ta trở lại trạng thái bình thường. Y tá túc trực bảo. Mặt cô gái vui hẳn lên. Cô ta là một người Mỹ gốc Việt.
Thịnh im lặng một chốc rồi bảo:
- Thi không có triệu chứng gì trước đây cả mà? Kể từ ngày bỏ nơi này qua Panama Florida, và ngày trở lại sao như thế nhỉ?? Thịnh nói và đưa mắt nhìn quanh nơi phòng thân nhân có hai con anh chờ đợi, và cả Long đứng đó nữa.
- Con người vẫn không thể biết trước nửa giờ, sẽ xảy ra chuyện gì mà ba? Dù y học có tiến mạnh. Con hiểu ba à. Ni giải thích với ba ruột mình một cách ngắn gọn.
- Thật khó hiểu. Thịnh lắc đầu như có vẻ không tin.
Câu trả lời của Ngô Ðình Long là im lặng và trầm tư.
Sau đó cả nhà vô thăm Thi tại phòng cô an nghỉ điều dưỡng. Thì Thi đã tỉnh. Thi như biết chuyện gì xảy rả Nàng ngơ ngác, rồi nắm tay người thân, nụ cười nàng tan trong nước mắt. Nước mắt người thân cũng thế, tan trong nụ cười nàng! Thì ra Thi đã thoát khỏi thần chết, và nàng trở lại cuộc sống bình thường?*/ Truyện hết tại nơi này.
Truyện phần đầu là thực với số phận nhân vật. Phần sau là giấc mơ. Khi đạt giải văn chương đổ về sau là nối đuôi của giấc mơ. Xin trân trọng độc giả mến đọc của Thi.

TTHT mùa Autum 2015?_____________



Trần Thị Hiếu Thảo

Mục Lục


IIỊ Hộp Thư Toà Soạn ___________________________________________________



Nguyệt San Giao Muà xin cám ơn những thân hữu đã dóng góp bài vở cho Nguyệt San Giao Muà số 236 . Một số bài khác sẽ được đăng dần vào số tớị Mong mỏi sẽ nhận được những sáng tác của các bạn bốn phương để cho Nguyệt San Giao Muà thêm phần hương sắc trong tương laị

Mục Lục


Thể lệ để nhận Nguyệt San Giao Muà: 1) Ðể vào danh sách của NSGM (subscribe), xin gửi email về GiaoMua@hotmail.com
2) Ðể rút ra danh sách của NSGM (unsubscribe), xin gửi email về GiaoMua@hotmail.com
3. Mọi chi tiết, thể lệ, thắc mắc, xin gửi về: GiaoMua@hotmail.com 4. Mọi bài vở, đóng góp, xin gửi về: GiaoMua@hotmail.com Nguyệt San Giao Muà Homepage: http://www.GiaoMuạcom Thể lệ gửi bài cho Nguyệt San Giao Muà: Mong bạn gửi Bài cho GM theo cách này là tốt nhất : 1. Dùng mẫu chữ Vietnet (VIQR) hay Unicode 2. Viết Hoa chữ đầu của bài và bút hiệụ Ví dụ: Giọt Mưa Trên Lácủa NS Phạm Duy 3. Gửi bài ngay trong email (không kèm file), để cho BBT khỏi mất công download xuống để đọc 4. Gửi tất cả các bài trong 1 tháng 1 lần trong1 email, nếu tiện. 5. Bài vở xin gửi đến trước ngày 25 mỗi tháng 6. Mọi chi tiết, thể lệ, thắc mắc, xin gửi về: GiaoMua@hotmail.com Cám ơn bạn rất nhiều, vì nhân sự có hạn, BBT không thể ngồi đánh máy lại từng đề bài hay bút hiệụ

Ðịa Chỉ Liên Lạc:

Nguyệt San Giao Muà
P.O . Box 378
Merrifield, Virginia 22116
USA

Trang Nhà 

Web Counters
Web Site Hit Counter

Copyright 2002 by Giao Muà e-magazine and respective authors