Nguyệt San phát hành định kỳ vào mỗi đầu tháng
Nguyệt San Giao Mùa
P.O.Box
378
Merrifield, Virginia
22116
USA
Số 243
Ngày 1 tháng 7 năm 2022
Home
|
Giao Mùa (Unicode)
|
Giao Mùa (Vietnet)
Những Số Cũ | Thư Ngỏ | Liên Lạc | ||
Chủ Nhiệm kiêm Chủ Bút: | Ðinh Trường Như (TK Trung Kỳ) |
Ban Biên Tập: |
Mạc Phương Ðình, Phan Thái Yên |
|
Chung Thủy, Nguyễn Thị Thanh Dương |
|
& TK Trung Kỳ |
Mọi bài vở đóng góp xin gửi về GiaoMua@hotmail.com
Copyright
2002 by Giao Muà e-magazine and respective authors
++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++
Bài vở trên Giao Muà là do các tác giả gửi đăng và Giao Muà không chịu trách nhiệm về nội dung. Muốn xin trích đăng lại, xin liên lạc với GiaoMua@hotmail.com.
I . Thơ _______________________________________________________________________
1. Cha Già | ______ PhamPhanLang | |||||||||||||||||||||||||||||||
2. Hè | ______Vân Hà | |||||||||||||||||||||||||||||||
3. Sông Nước Phụ Tình | ______Trần Huy Sao | |||||||||||||||||||||||||||||||
4. Lá Bỗng Xanh Hơn | ______ Lê Miên Khương | |||||||||||||||||||||||||||||||
5. Ðêm Qua Nhớ Quá Tình Này | ______ Nam Thảo | |||||||||||||||||||||||||||||||
6. Quá Khứ | ______Ðặng Xuân Xuyến | |||||||||||||||||||||||||||||||
7. Vĩnh Biệt Những Nụ Hôn | ______ Như Nguyệt | |||||||||||||||||||||||||||||||
8. Nam Quốc Sơn Hà... | ______ ChinhNguyen/H.N.T | |||||||||||||||||||||||||||||||
9. Thiền Viện ..... |
______ Nguyễn Chí Hiệp 10. Kiếp Tằm - Nợ Dâu |
|
______Sông Cửu | 11. Biết Nói Gì !? |
|
______Tình Hoài Hương | 12. Chàng Trai Năm Xưa |
|
______ Nguyễn Thị Thanh Dương | 13. Cuộc Tình Sầu |
|
______ Viễn Phương | 14. Hạt Bụi Gió Bay |
|
______ Hàn Thiên Lương | 15. Lạnh Lẽo Thương Buồn |
|
______ Thylanthảo | 16. Mối Tình Ðầu Của Em |
|
______ Kim Loan | 17. Vết Thương |
|
______ Tịnh Quỳnh | 18. Hy Vọng |
|
______ Bạch Liên | 19. Hà Nội Tháng 7 Ngâu Về |
|
______ Tuyền Linh | |
II . Văn _______________________________________________________________________
1. Yêu Lính ___________ Nguyễn Thị Thanh Dương | 2. Khi Ðịnh Mệnh Cúi Nhìn ___________ Tình Hoài Hương |
3. Bùa Hộ Mạng ___________ Hai Hùng SG |
4.Vài Mạn Ðàm Về Câu 49 Chưa Qua 53 Ðã Tới ___________ Ðặng Xuân Xuyến |
5. Trò Chuyện Với Khoảng Không Trước Mặt ___________ Tuyền Linh |
6.Xã Hội Việt Nam qua TNCD ___________ Phạm hy Sơn |
7.Làm Sao Tìm Lại Giấc Mơ Ban Ðầu? ___________ Trần Thị Hiếu Thảo |
8. Cô Còn Nợ Em ___________ Kim Loan |
9.Nhạc Sĩ Trúc Phương ___________ Trần Ngọc A. |
10.Bỗng Dưng ___________ Bạch Liên |
III . Tin Tức /Trả Lời Bạn Ðọc__________________________________________________
1. Tin Tức/Trả Lời Bạn Ðọc _______ Ban Biên Tập |
I . Thơ __________________________________________________
II . Văn___________________________________________________________
Nguyễn Thị Thanh Dương
Tình Hoài Hương
Hai Hùng SG
4. Vài Mạn Ðàm Về Câu 49 Chưa Qua 53 Ðã Tới Ðặng Xuân Xuyến Ðặng Xuân Xuyến 5. Trò Chuyện Với Khoảng Không Trước Mặt Tuyền Linh
Tuyền Linh Phạm hy Sơn Phạm hy Sơn 7. Làm Sao Tìm Lại Giấc Mơ Ban Ðầu? Trần Thị Hiếu Thảo Trần Thị Hiếu Thảo Kim Loan Kim Loan 9. Nhạc Sĩ Trúc Phương Trần Ngọc A. Trần Ngọc A. 10. Bỗng Dưng Bạch Liên Bạch Liên IIỊ Hộp Thư Toà Soạn
___________________________________________________
Thể lệ để nhận Nguyệt San Giao Muà:
1) Ðể vào danh sách của NSGM (subscribe),
xin gửi email về GiaoMua@hotmail.com
Ðịa Chỉ Liên Lạc:
Nguyệt San Giao Muà
Copyright
2002 by Giao Muà e-magazine and respective authors
YÊU LÍNH.
Lớn lên trong thời buổi chiến tranh 16 tuổi mộng mơ tôi và Bích Hợp là hai đứa bạn thân cùng xóm, cùng say mê nghe nhạc lính đến nỗi yêu lính và ao ước được là người yêu của lính.
Nhưng biết tìm đâu ra chàng lính chiến để mà yêu? Trong xóm có vài anh đi lính mà tôi không quen, chỉ quen anh Phượng gần nhà, anh cũng vừa đi lính, anh ấy có bao giờ để ý đến tôi đâu và mẹ anh thì khó tính quá nên tôi chỉ dám mơ thầm..
Bích Hợp hát hay, nó thường hát cho tôi nghe bài ?Hành trang tạ từ? và ?Một người đỉ. Hai đứa cùng bồi hồi thổn thức, chỉ mong có người yêu là lính để được?chia tay tiễn anh như lời trong bài hát ?Ðây gói hành trang xếp lại cho tròn để anh đi nhé??.Hay là?Tôi tiễn anh lên đường trời hôm nay mưa nhiều lắm??
Có những buổi chiềủbuồn ( chẳng biết lý do buồn cái gì nữả) tôi và Bích Hợp rủ nhau đạp xe đỉhái trộm xoài tại vườn nhà ông Trịnh Ðình Thảo. Khu vườn xoài rộng lớn có ngôi biệt thự luôn kín cổng cao tường, chúng tôi biết thế mà vẫn cứ mơ có ngày vào được bên trong để hái trộm xoài. Không hái được xoài thì chúng tôi đứng ngoài cổng song sắt phóng tầm mắt vào ngắm những quả xoài xanh non treo lủng lẳng trên cành cũng thích lắm và tưởng tượng món xoài xanh chấm muối ớt.
Chiều nay cũng thế, ngắm vườn xoài xong tôi rủ Bích Hợp vàỏnghĩa trang chơi. Nghĩa trang quân đội Gò Vấp nằm đối diện gần vườn xoài của ông luật sư Trinh Ðình Thảo. Lần đầu tiên vào nghĩa trang cả hai đứa chúng tôi đều thích vì cảnh đẹp vắng lặng êm đềm với những con đường trải sỏi giữa những dãy mộ thẳng hàng. Tôi và Bích Hợp đã đi qua từng dãy mộ, tò mò đọc tên, đọc nguyên quán, đọc ngày sinh ngày tử và nhìn hình ảnh từng tử sĩ. Hai trái tim khờ của chúng tôi đều chạnh lòng thương cảm.
Bỗng Bích Hợp sáng kiến:
- Chúng mình có người yêu là lính đây rồi, những anh hùng đã hi sinh vì tổ quốc, mỗi đứa chọn một anh đi, có hình ảnh, có tên tuổi để mà?thương. Thỉnh thoảng chúng mình sẽ đến đây thăm các anh.
Tôi thấy cuộc chơi này cũng thú vị nên hí hửng nghe theo Bích Hợp.
Hai đứa vừa mới chạnh buồn lại vui vẻ ngay, ríu rít đi tìm ?người yêủ cho mình. Tôi chọn anh Nghiêm văn Hải 21 tuổi, bằng tuổi anh Phượng và có nét mặt hiền hiền giống anh Phượng. Hình ảnh bán thân của anh Hải trong quân phục trên bia mộ thật hiên ngang và đẹp trai. Bích Hợp chọn anh Nguyễn văn Tùng vì thích mái tóc bồng bềnh của anh ấy. Cả hai anh đều độc thân chưa vợ con, do người thân lập mộ.
Thế là nỗi buồn không tên của buổi chiều nay đã trở thành ý nghĩa, cả hai đứa đều vui và hãnh diện vì đã có người yêu là lính. Hai đứa bàn bạc từ nay nếu có dịp thì cứ khoe ra cho oai và dĩ nhiên phải nói là người yêu đang bận chiến chinh đâu đó, xa lắm, mai mốt anh mới về thăm.
16 tuổi nhưng tôi vẫn còn nhiệm vụ trông em, trông đứa em 3 tuổi cho mẹ tôi bán hàng. Tôi thương em lắm, em cũng bám theo tôi không rời nhưng thỉnh thoảng tôi vẫn?lừa nó ở nhà để đi chơi riêng với Bích Hợp. Chủ nhật tuần sau tôi và Bích Hợp sẽ đi thăm ?người yêủ. Tôi dọa em tôi :
- Chị đến chỗ này có nhiều ma lắm, em đừng đi theo chị .
Lần này đến nghĩa trang có chủ đích, có hương hoa đàng hoàng. Ði ngang qua chợ Hạnh Thông Tây chúng tôi ghé vào mua bó hoa Vạn Thọ ( cho rẻ tiền) và một bó nhang. Ðạp xe qua khỏi chợ một hồi, chúng tôi chằng màng tới vườn xoài bên kia nữa mà quẹo thẳng vào nghĩa trang quân đội, chia hoa và thắp nhang cho hai mộ anh Nghiêm Văn Hải và anh Nguyễn văn Tùng như đã thân thiết với các anh từ lâu lắm rồi.
Một hôm anh Phượng về phép thăm nhà, anh đi ngang qua nhà tôi thấy tôi đứng ngoài sân liền dừng chân hỏi thăm:
- Em Bông khỏe không?
Thấy ?thần tượng? người lính bằng xương bằng thịt mà mình thầm mơ tôi bối rối vụng về không biết nói năng chi, liền vay mượn những câu trong bài hát ?Trên bốn vùng chiến thuật? của Trúc Phương để hỏi anh :
- Chào anh Phượng. Anh thường đi đó đây trên bốn vùng chiến thuật, chắc anh đang đóng quân ở Pleime gió mưa mù hay Tây Ninh nắng nung người hay Ðồng Tháp vắng bóng hồng phải không.?
Chẳng biết anh khen hay anh mỉa mai:
- Trật lất, đơn vị anh ở Phú Giáo Bình Dương. Coi bộ em thuộc nhạc lính ghê nhỉ.
Anh bây giờ là người lính, tác phong người lính rắn rỏi phong sương, không là anh Phượng thư sinh nữa càng làm tôi mến mộ. Tôi vừa muốn khoe vừa muốn thử lòng anh Phượng xem anh có ?đau khổ? tí nào không:
- Em có người yêu là lính rồi.
Anh không lộ vẻ gì buồn cả mà ngạc nhiên:
- Ủa, lạ quá ta. Nãy anh gặp Bích Hợp và hỏi thăm, cô nàng cũng tự động khoe có người yêu là lính rồi. Không lẽ con gái xóm mình yêu lính dữ vậy?
Rồi anh bỏ đi không ý kiến gì thêm làm tôi tức cành hông.
Anh Phượng trở về đơn vị để lại lòng tôi bâng khuâng nhung nhớ. Tôi và Bích Hợp vẫn cùng nhau nghe những bài nhạc lính và vẫn thỉnh thoảng buổi chiều đến nghĩa trang quân đội Gò Vấp thăm ?người yêủ trong những buổi chiều buồn vu vơ. Không biết gia đình anh Nghiêm Văn Hải ở đâu? có khi nào ghé thăm mộ anh không? Hay chỉ có tôi với những bông hoa Vạn Thọ và vài nén nhang đến thăm anh, một ?người yêủ mà anh không biết mặt, chẳng biết tên. Anh Hải ơi vì quê hương chinh chiến anh đã hi sinh và yên nghỉ nơi nghĩa trang xóm em nên em mới ?có duyên? gặp gỡ anh trong cảnh ngộ này.
Chiến sự càng ngày càng khốc liệt, những chuyến xe tang mang xác tử sĩ từ chiến trường về nghĩa trang quân đội Gò Vấp càng nhiều. Tôi và Bích Hợp đã một lần chứng kiến cảnh thê lương cùng với gia đình một người lính chết trận tại nhà quàn trong nghĩa trang. Hình ảnh thi thể bó gọn trong tấm poncho bốc mùi tử khí, mẹ anh và vợ anh ngất xỉu, hai đứa trẻ thơ ngơ ngác, tiếng khóc của thân nhân thảm thiết. Hai đứa tôi sợ lắm đứng co rúm vào nhau nhưng vẫn tò mò muốn xem, Chưa có buổi chiều nào u ám đến thế. Tôi và Bích Hợp ở lại nghĩa trang đến chiều dần tàn mới vội vàng đạp xe về nhà mà tưởng như những tiếng khóc từ nghĩa trang vẫn còn đuổi theo.
Hôm sau tôi bị cảm sốt nặng, nằm thiêm thiếp. Chắc vì chiều qua nghĩa trang nhiều gió và vì hơi lạnh tử khí ám vào người tôi. Mẹ tôi tra hỏi Bích Hợp chiều qua hai đứa đi đâu mà về muộn, Bích Hợp khai ra hết, mẹ la mắng cả hai đứa và cấm chỉ từ giờ không được đến nghĩa trang nữa kẻo mảbắt hồn chúng tôi. Không được ?đùa cợt? với người đã khuất, hãy để linh hồn họ yên nghỉ.
Sau vụ chứng kiến đám tang ấy chúng tôi đã bị ám ảnh trong nỗi sợ và nỗi buồn, khỏi cần mẹ cấm hai đứa cũng từ bỏ luôn.
Cuối năm anh Phượng về thăm nhà, gặp tôi đầu ngõ anh cười cười hỏi thăm:
- Sao, ?người yêu của lính? khỏe không?
Tôi ỉu xìu:
- Em không còn là người yêu của lính nữa.
- Biết rồi, mẹ em kể cho mẹ anh nghe hết rồi, chuyện em và Bích Hợp ?yêu lính?, yêu người tình thiên thu tại nghĩa trang quân đội Gò Vấp đã hạ màn sau một trận ốm kịch liệt.
Tôi quê quá vội bước đi, anh Phượng nói với theo:
- Cô bé 17 tuổi kia ơi, có bằng lòng làm người yêu của lính vớỉanh không?
Cho dù anh có nói đùa, cho dù anh ? trêu chọc? tôi, thì tim tôi vẫn đập loạn xạ, rộn ràng sung sướng. Nhưng tôi chợt? khựng lại không dám mừng vui nữa và tự hỏi anh Phượng có nói câu này với Bích Hợp không và giữa hai đứa chúng tôi, anh?yêu ai?
( June 09- 2022)
Khi Ðịnh Mệnh Cúi Nhìn
Phần Thứ Nhì
Chương 17/5
Tại SA HUỲNH đi QUẢNG NGÃI
Tình Hoài Hương
*
SA HUỲNH:
Từ ranh-địa Tuy Hòa về hướng Bắc đi tới bãi biển *Sa Huỳnh thuộc Huyện Ðức Phổ nằm sát quốc lộ 1 ở cực Nam Tỉnh Quảng Ngãi, cách tỉnh lỵ Quảng Ngãi 60 km. Ðây là vùng khảo cổ có từng loạt mộ chum cổ xưa bị chìm khuất dưới lòng đất, đến đầu thế kỷ 20 mới được phát hiện. Sa Huỳnh rất đẹp, gió lùa sóng nước mênh mông với bãi cát vàng óng ả tơi mịn, làn nước trong xanh, độ dốc ven biển thoai thoải cong cong hình lưỡi liềm chạy dài 6km, hàng thùy liễu reo vui trong gió lao xao. Xa xa dãy núi Cấm, ghềnh đá Châu Me kèm đảo Khỉ, hòn Bẹp, hòn Dù, hòn Son? Sa Huỳnh có ghềnh đá Châu Me, đảo Khỉ... là một thắng cảnh nên thơ.
Cách bờ biển chừng nửa hải lý có dải đá ngầm cùng rặng san hô, nơi đáy biển tập trung những đàn cá muôn màu tung tăng lượn tờ. Ðầm An Khê - hang Én, đặc biệt hang Hóc Mó càng đẹp lúc mùa Xuân về, thì rừng mai vàng đua nở gần mé biển xanh, quyện hòa với bầu trời bao la màu thiên thanh? Bàu Nú hoang sơ trầm-mặc um tùm, nơi đây có đảo khỉ & nhiều động vật hoang dã quý hiếm.
Dân cư hiền hòa an vui sống đời bình dân mộc mạc với ruộng đồng sông biển. Tại đây có nhiều vựa muối quan trọng: từ tháng 3 đến tháng 8 hàng năm cư dân khá bận rộn tấp nập làm các đụn muối to lớn cao dài hun hút, bạt ngàn khắp nơi nơi. Sa Huỳnh cũng là vựa làm con Nhum (còn có tên ?Cầu Gaỉ) khổng lồ, họ làm thành mắm Nhum ăn thì ngon tuyệt (ngon giống mắm cá lóc ở Sài Gòn). Và Cua Huỳnh Ðế nổi tiếng ngon nhứt vùng, không đâu có loại cua mập ú màu đỏ thịt chắc, thơm ngọt như ở vùng nầy.
Ngư dân miệt Sa Huỳnh thờ Cá Ông, mỗi năm vào ngày 16 tháng 3 âm lịch là ngày hội rất trọng thể của ngư dân Sa Huỳnh. Sa Huỳnh còn có bánh nổ nếp ngự là đặc sản ở dịp Tết, hột nếp ngự căng tròn nổ bung to trong nồi như đóa hoa. Bánh nổ nếp ngự trộn nước sên đường mía mật được họ ép thành thỏi, thành lát bánh bỏ trong bao ni lông vẫn dòn, sạch sẽ và ngon.
Xe qua các vùng *Thủy Thạch - *Ðức Phổ - *Thạch Trụ...
*Mộ Ðức... có đồn trú quân nhân Việt Nam Cộng Hòa. Quân nhân đỉnh đạc nghiêm trang mặc sắc phục chỉnh tề. Họ không hổ thẹn là dòng dõi con cháu đức vua Nguyễn Huệ, Trần Hưng Ðạo đại vương oai dũng cỡi voi đi đánh tan quân Mông Cổ xâm lăng, vua, quan, tướng và lính đã chiến thắng lẫy lừng qua ca dao:
Cậu lính là cậu lính ơi!
Tôi thương cậu lắm...
Nắng nôi thương chàng.
Lính nầy có vua có quan,
Nào ai bắt lính cho chàng phải đi? (1)
Hay là:
Ba năm trấn thủ lưu đồn.
Ngày thì canh điếm tối dồn việc quan.
Chém tre đẵn gỗ trên ngàn.
Hữu thân hữu khổ phàn nàn cùng ai!
Miệng ăn măng trúc măng mai.
Những giang cùng nứa lấy ai bạn cùng.
Nước giếng trong con cá nó vẫy vùng. (1)
QUẢNG NGÃI
*Phu Nhơn thuộc phủ lỵ *Sơn Tịnh cách xa *Quảng Ngãi 3km, đây là một Tỉnh cách xa Ðà Nẵng khi đi về hướng Bắc. Quảng Ngãi nằm ven vùng biển lãnh hải rộng lớn dài 129km, có sáu cửa biển đẹp, trù phú. Phía Bắc Quảng Ngãi giáp Quảng Nam, phía Ðông giáp biển Ðông, Nam giáp Bình Ðịnh. Quốc lộ 1 và quốc lộ 24 giao tiếp tại Quảng Ngãi như huyết mạch của chiếc xương sườn, nối liền các Tỉnh với nhau từ các đường xe đò, đường sắt, sông, biển.
Quảng Ngãi có đầy đủ núi, rừng, đồi trọc trung du, đồng bằng và hải đảo. Gò Tăng ở Sơn Hà trùng điệp nhấp nhô núi tiếp núi cao nhứt là 1.603m, núi Rết (Trà Bồng) 1.594m đỉnh Cà Ðam (Trà Bồng) 1.400m, đình Ba Tu cao 1.137m. Tuy thời tiết khí hậu vô cùng khắc nghiệt vì ảnh hưởng bão lụt, vậy mà trời đặc biệt ưu đãi về tài nguyên phi khoáng sản, như: mỏ Graphit & Silimanit (Sơn Tịnh), mỏ than bùn, quặng boxit (Bình Sơn), mỏ sắt núi Vũng, núi Ðôi, Văn Bàn (Mộ Ðức), v.v...
Tỉnh Quảng Ngãi có ba con sông chính: sông Trà Khúc, sông Trà Bồng, sông Vệ. Ba sông nầy lưu lượng thấp, nước cạn vào mùa khô và dâng cao ở mùa mưa lũ, đất bị bào mòn nên mất một lượng phù sa đáng kể phí hoài trôi ra biển. Quảng Ngãi bắt đầu có nhiều công trình kiến thiết xây dựng trường ốc, công sở, chùa miếu, nhà cửa dân cư khang trang hơn. Quảng Ngãi có mười Quận: Ðức Phổ, Mộ Ðức, Nghĩa Hành, Tư Nghĩa, Sơn Tịnh, Bình Sơn: Ba Tơ, Minh Long, Sơn Hà, Trà Bồng. Tỉnh lỵ Quảng Ngãi an ngự tại thị tứ Cẩm Thành.
Ngoài dân bản địa người Việt (Kinh) Quảng Ngãi còn có sắc dân Hrê. Cro. Ru Ðăng, họ thường sống rải rác trên vùng núi rừng, thuộc: Huyện Nghĩa Hành, Minh Long, Ba Tơ, v.v... Quảng Ngãi được trời phú cho: Hai mỏ Granit Ðức Phổ và Trà Bồng. Mỏ Graphit, mỏ Silimanit ở Sơn Tịnh. Mỏ than bùn Bình Sơn. Có ba mỏ sắt: Văn Bàn, mỏ sắt núi Võng, và mỏ sắt núi Ðôi đều ở Mộ Ðức. Mỏ đồng Ba Tơ. Mỏ vàng non rải rác ở các huyện thuộc Tỉnh Quảng Ngãi. Quặng Bônit Bình Sơn.
Ðặc sản nổi tiếng ở Quảng Ngãi là: Mạch nha, đường phèn, đường phổi, kẹo gương. Quế. Ðiều. Ca cao. Song mây. Mật ong. Trầm hương. Sa nhân. Muông thú... Dưới biển có nhiều tôm hùm, tôm sú, tôm bạc, cua xanh, cá song, cá mú, cá nước lợ, cá nước mặn qúy hiếm. Họ có ngón nghề gia truyền làm mạch nha, đường phèn, đường phổi rất độc đáo. Ðặc sản ấy nổi tiếng có lẽ do nhờ... dưới chân núi có hàng dương liễu chạy dọc theo con đường xoắn ốc để đi lên đỉnh núi Thiên Ấn bằng phẳng rợp bóng mát. Và con sông Trà Khúc nên thơ, trong trẻo uốn lượn qua làng mạc xanh tươi trù phú. Nước róc rách chảy dưới chân cầu, ghe thuyền qua lại chở nhiều khoang mía, khoang dừa, khoang thuyền, ghe, đò... chứa nhiều lu hủ đựng đường mật trôi đi trôi về trên sông nước chập chùng. Thiệt thấm và thương biết mấy miền quê:
Mùa Xuân cuối núi ở MINH LONG
Sông nước trôi đi lững lơ dòng
BA TƠ tiền tuyến đâu nào biết
TƯ NGHĨA tình tôi trông ngóng trông.
TƯ HÀNH lệ ướt ngóng trông con
MỘ ÐỨC chinh nhân mẹ mỏi mòn
CHÂU Ổ dân lành bên vồng luống
NGHĨA HÀNH sum họp những chờ mong.
Thương đàn em nhỏ thả diều bông
Ngước mặt nhìn lên bầu thinh không
QUẢNG NGÃI phương trời xa cách Huế
Tình thương luôn thể hiện mênh mông.
Qua dòng Trà Khúc nhớ sông Hương
TRỊ BÌNH phiêu bạt mây viễn phương
SA HUỲNH biển lặng cho tôi gởi:
Mộng tình xanh kính tặng QUÊ HƯƠNG. (*)
Nơi đây là trạm xe đò chạy đường dài thường đậu lại cho lữ khách dừng chân tạm nghỉ qua đêm. Người chủ các nhà nghỉ kiêm tiệm cơm hiếu khách lịch thiệp đon đả giới thiệu các món ăn đặc sản. Lữ hành ăn cơm tiệm xong, chủ quán sẽ mời mọi người vào phòng trọ tắm rửa và ngủ nghỉ không tính tiền! Nghe mà phát thèm!
Bốn khất sĩ ni cô mặc áo vá thụng màu vàng nghệ, cạo đầu nhẵn bóng, đôi bàn tay trắng thò ra ôm chiếc hộp nhôm, họ mắt nhắm miệng lâm râm niệm Phật. Họ đủng đỉnh nhích đi từng bước trên phố chợ ồn ào náo nhiệt, đi chân đất mà ung dung dù trời nắng nóng hoặc lạnh thấu xương, dường như họ chẳng lo toan điều gì trong cuộc sống. Ngồi trên bến chờ xe đi Ðà Nẵng, Hạnh thấy các em nhỏ trên vai đeo giỏ xách cói, các em lon ton chạy đi chạy lại inh ỏi chào mời khách:
- Chim mía Phú Phổ.
- Cá Bống sông Trà.
- Kẹo Gương Thu Xà.
- Mạch Nha Mộ Ðức.
- Bà con ơi! Ghé lại mua dùm cháu. Mua đi mua đi!
Hoặc:
Ai về Quảng Ngãi quê ta
Mía ngon, đường ngọt, trắng ngà dễ ăn
Mạch nha, đường phổi, đường phèn
Kẹo gương thơm ngọt ăn quen lại ghiền
... Mứt gừng Ðức Phổ
Bánh nổ Nghĩa Hành
Ðậu xanh Sơn Tịnh.
Mạch nha Thi Phổ
Bánh nổ Thu Xà
Muốn ăn chà là
Lên núi Ðịnh Cương
*Ðại Lộc - *Bình Thạnh - *Bình Sơn - *Trị Bình - *Núi Thành? Thị trấn Châu Ổ phía Ðông giáp với Xã Bình Thới và Sông Bi, phía Tây giáp đường sắt Bắc Nam, phía Bắc giáp các Xã Bình Nguyên và Bình Dương, phía Nam giáp với Xã Bình Long. *Diêm Phổ đã lùi lại thật mau khi đoàn xe lướt qua trên những cánh ruộng bát ngát, xa xa trên đường dài khoảng năm bảy cây số rải rác từng tốp một, có người chăn vịt kéo nghiêng vành nón lá, co ro trong chiếc áo tơi lá che mưa rơi gió bấc.
Ðồng ruộng chỉ còn trơ cuống rạ, muôn ngàn chú vịt cổ lùn có những vòng khoan tròn trên cổ, như cô gái đeo kiềng coi thiệt xinh, bầy vịt chăm chỉ cúi đầu xuống ruộng. Hằng hà sa số bao nhiêu là vịt, ngan, ngỗng, cò? con bay lên, con đáp xuống, con rỉa lông rỉa cánh, con đứng con nằm lao nhao; tạo thành một bức hoạt cảnh sống động, thú vị như cò với vịt cùng chung dòng họ, không tị hiềm, không tranh chấp từng món mồi béo bở!
Khi xe chạy sát men bờ ruộng, má chỉ cho Hạnh biết phân biệt: cò Ðúm lông đen & trắng, cẳng xanh. Cò Ngà lông trắng, tròng mắt màu vàng, cẳng đen. Cò Rán lông vàng, mỏ sọc dưa, cẳng trắng. Cò Quắm mỏ cong, cao lêu khêu. Cò Lép nhỏ con. Cò Sen lông trắng, cẳng, mỏ, mắt, màu đỏ. Ồ? thì ra cũng là ?nòi giống cò? nhưng có phân biệt rõ ràng do khác ?màu lông, danh gia thế tộc? ấy hỉ! Tóm lại cò Sen khá đẹp hơn hết trong tất cả ?chủng tộc Cò?.
*
Tình Hoài Hương
(*) Từ năm 1960 -> đến năm 1975 - bối cảnh ở thời điểm nầy, hầu như ít thay đổi.
Từ miền Trung xa xôi tui về phép thăm nhà được chừng ba ngày, những ngày này tui gặp lại rất nhiều bạn bè trong những năm dài xa cách, những năm đầu của thập niên bảy mươi chiến trường thật sôi động tuy vậy tui được ông sếp mình chiếu cố cho tui được mười lăm ngày phép thường niên, tui thật may mắn khi được cái diểm phúc này, đến nổi thằng Bùi Ðức Kết thằng bạn rất thân trong đơn vị nó còn thốt lên :
- Thằng quỷ Hùng này, mầy có o bế sếp không mà được đi phép vậy.
Tui cười nhẹ rồi trả lời cho nó:
- O đâu mà o mầy ơi, chắc ổng thấy tao làm việc siêng năng, hơn nữa từ khi ra đơn vị tới giờ gần hai năm rồi còn gi .
Thằng Kết nó " Ðớp" lại tui liền một khi :
-Tao cũng y chang như mầy, mà sao tao không được.
Tui nhẹ nhàn an ủi thằng bạn mình:
- Chắc mấy sếp chờ tao trả phép xong là tới mầy thôi, kẻ trước người sau ai cũng có phần mà, hơn nữa quân số ban mình đang thiếu, mầy cũng đi phép nữa ai vô đây làm.
Nghe tui phân tích thằng Kết thấy có lý, nên nó hạ hỏa :
- Ừ thôi mầy cứ về thăm nhà đi, nhớ về đúng hạn đó, mầy mà trễ phép là mấy ổng cúp phép tụi tao luôn là "Lúa vàng" đó nghe.
***
Ðang ngồi uống cà phê với thằng Thành "Ba lọn" trong xóm, tui nghe tiếng thằng Cảnh cháu Cậu Tư tắc xi kêu tui:
- Thằng quỷ Phương ( Tên trong xóm hay gọi tui) mầy dìa hồi nào mà không cho tao hay vậy?
Tui xoay người lại rồi nói với nó:
- Tao tới nhà kiếm mầy rồi, Thím Hai má mầy bả nói nay mai mầy mới về, thím còn nói lóng rày chỗ cầu Ông Ðụng Thạnh Lộc Thôn nơi mầy đóng đồn mất an ninh dữ lắm , nên mầy không còn về mỗi ngày nữa.
Cảnh phân bua :
- Cũng không có gì căng thẳng hết mầy ơi, lâu lâu có mấy người du kích ra thu thuế, đôi khi có nổ vài phát súng với nhau, rồi mạnh mấy ổng rút đi, mạnh mình mình cố thủ, à sẳn dịp mầy dìa chơi tao nói mầy cái này hay lắm.
Dường như sợ thằng Thành Ba lọn nghe, thằng Cảnh nó rù rì bên tI tui :
- Chiều nay chừng ba giờ, mầy theo tao qua nhà thầy Năm sư phụ của tao chơi, nhưng mầy có ăn thịt Trâu không, nếu có thì không nên gặp ổng, bằng không mầy sẽ bị ông Hổ ổng vật mệt lắm .
Tui thì thầm với nó:
- Sư phụ mầy làm cái giống gì mà có ông Hổ, ông Cọp vật nữa vậy, mà ăn thịt trâu có dính dáng gì mà phải kiêng cữ.
- Ậy thì mầy nghe lời tao đi, có chết thằng Tây nào đâu mà sợ.
***
Nhà thầy Năm Hổ sư phụ của thằng Cảnh là một căn nhà gỗ, có một cái gác suốt phía trên, muốn lên phải len lỏi lên cái cầu thang cũ kỹ ọp ẹp, mỗi bước chân mình di chuyển nó phát ra tiếng kêu kẽo kẹt do mấy tấm ván lót sàn chạm với nhau, Phía cuối sát vách sau nhà trên gác Thầy Năm bày trí một bàn thờ, thay vì thờ Phật hay thờ ông bà cha mẹ của mình, thầy thờ một tấm vãi vàng được vẽ nguệch ngoạc loại chữ như những con lăng quăng bằng mực tàu, tấm vải này được đặt trong khung kiếng và treo trang trọng trên vách chính giữa bàn thờ, rất nhiều dĩa trái được chưng bày kế bên mấy bình bông Vạn thọ vàng tươi, mùi khói nhang trầm bay tỏa khắp gian nhà, một giác rờn rợn khiến tui muốn rời khỏi nơi này tức thì, dường như hai thầy trò thằng Cảnh đọc được ý nghĩ của tui, nên sư phụ Cảnh lên tiếng:
- Chú em mầy có phước lắm mới gặp được (Qua), ngồi chơi chút đi rồi Qua tặng chú mầy Ông Hổ phòng thân.
Tui chưa kịp hiểu ông Hổ ra sao mà có linh nghiệm để hộ thân, thằng Cảnh vội tiếp lời sư phụ nó :
- Mầy quả thiệt hên lắm nghe Phương, tao dẫn mấy người tới đây chưa ai được thầy chiếu cố như mầy, ngồi chơi coi tao với sư phụ bái tổ.
Hai thầy trò cầm hai cây nhang thơm, họ đưa lên ngay trán rồi lâm râm khấn vái điều gì đó mà tui nghe như
" Vịt nghe sấm", khi hai cây nhang được cắm vô bát nhang thì hai thầy trò sá nhau ba cái rồi mỗi người bắt đầu đi đường quyền của riêng mình, tui bất ngờ với cảnh tượng này, cứ nghĩ rằng mình đang xem tỉ thí võ đài của môn võ Thiếu Lâm, hai thầy trò ra đòn mạnh mẽ, tiếng gió lạch phạch phát ra từ tay áo dài của Thầy năm, Cảnh cũng dũng mãnh không kém, mình trần trùng trục mồ hôi nhuễ nhại, với khuôn ngực nở nang thằng Cảnh nó né được các chiêu thức thầy Năm ra đòn với nó, nhưng càng về sau Cảnh bắt đầu có dấu hiệu xuống sức nên nó lãnh một cước vô người do thầy Năm tung ra, Cảnh ngã sỗng soài trên nền sàn, tui nghĩ phen này Cảnh bị chấn thương dữ lắm, nhìn gương mặt nhăn nhó của Cảnh tui sợ sệt vô cùng.
Bất chợt thầy Năm hét lớn một tiếng , thầy ngồi xếp bằng kế bên thằng Cảnh, thầy lấy hai tay vuốt tóc ba lần rồi thầy cũng ngã xuống nằm kế bên thằng Cảnh sau khi ụa lên vài tiếng như xuất hồn ra khỏi vai vừa nhập khi nãy, một lúc sau thầy Năm đứng dậy lấy trong cái tủ thờ chai rượu thuốc màu đen tuyền, thầy đỗ rượu vô hai bàn tay rồi xoa bóp khắp người thằng Cảnh, như là thuốc Tiên vì sau khi được thầy Năm chăm sóc, nó tự đứng dậy tươi tỉnh như chư có chuyện thư hùng vừa qua, thằng Cảnh nháy mắt với tui, nó nói:
- Ðây là võ bùa đó Phương, nếu mầy muốn học tao nói sư phụ chỉ giáo cho, chừng vài bữa là mầy múa được liền.
Tui cười với nó, tui nói:
-Thôi tao chịu đòn dở lắm, mắc công thầy dạy mà không hài lòng.
Thấy tui từ chối thằng Cảnh cũng không đề cập tới nữa, nó đâu biết rằng tui không tin loại bùa phép này, nhưng tui đâu dám lộ ra cho nó biết, một là sợ nó buồn, hai là nói thiệt lòng thì sứt mẻ tình cảm thì buồn lắm.
***
Khi thầy thay đồ xong, thầy Năm kêu tui với thằng Cảnh tới bàn thờ tổ, thầy lấy một mảnh giấy vàng, rồi tự tay hí hoáy mấy chữ lăng quăng lên đó, thầy xếp lại làm tám thành một khối nhỏ xíu, thầy lấy bao nylon ép lại cho kín để tránh bị ướt, sau khi cầm đạo bùa hộ mạng này sá sá lên bàn thờ, thầy Năm đưa cho Tui, thầy ân cần nói:
-- Qua biết chú em mầy không tin đâu, nhưng không sao , Qua vẫn cho chú em mầy coi như món quà tinh thần, cứ cất trong bóp, làn tên mũi đạn nơi chiến trường sẽ chừa chú em mầy ra, nếu sau này chú em nghiệm lại thấy y như Qua nói thì chú em mầy về tạ ơn tổ nha.
Thấy thái độ hết sức nghiêm trang của ông, tui cảm động đưa hai tay đón nhận và miệng lí nhí cảm ơn ông...
***
Chiến trường miền Trung ngày càng xãy ra chiến sự ác liệt, có hôm tui đứng kế bên mấy anh pháo thủ 105 ly đang tác xạ, bổng một viên đạn Rốc két Miligan loại gắn trên trực thăng từ hướng núi An Lão bay xuống, viên đạn nổ ngay chóc ụ súng nơi tui đứng, vậy mà tui không hề hấn gì, chỉ tội mấy chàng pháo thủ Sư đoàn 22BB lãnh nhiều mũi tên trong rốc két ghim khắp người, chỉ lát sau chất độc trong mũi tên làm cho nơi bị trúng tên sưng lên đỏ mọng, thấy cảnh đó thôi, tui ơn chè đậu vô cùng, còn rất nhiều tình huống khác nữa, các bạn trong đơn vị họ nói tui có ông thần độ mạng, vì nếu không có thì tui "Ðã xanh cỏ" từ lâu rồi.
***
Ngày tan hàng trên chiến địa, tui trở lại quê nhà, tui lân la lại nhà thằng Cảnh dự định rủ rê nó qua nhà thầy Năm để tạ ơn, nhưng bạn tui thằng Cảnh thất tán nơi nào không còn chút tin tức nào về nó nữa, tui mon men quay lại nơi căn nhà của thầy Năm, hởi ơi chỉ còn là bãi đất trống, hỏi thăm hàng xóm thì họ cho hay thầy về quê cũ Năm Căn Cà mau gì đó đã từ lâu, tui hụt hẫng vô cùng, giống như vừa đánh mất báu vật lâu đời của mình, chợt nhớ tới đạo bùa hộ mạng thầy Năm cho mình, tui móc cái bóp ra tìm đạo bùa nọ, nó đã mất tự hồi nào tui chẳng hay, nói về tâm linh có thể thầy Năm đã thâu hồi đạo bùa này rồi chăng, tui thẩn thờ nhìn lên bầu trời, bấc giac tôi mơ màng nhớ lại hình ảnh thằng Cảnh và thầy dạo nào, gò má tui bổng ươn ướt, thì ra tui đã khóc khóc cho cảnh cũ còn đây mà người xưa giờ ở nơi đâu ?
Viết xong 20h48 ngày 25/6/2022
--
xa lắc xa lơ
VÀI MẠN ÐÀM VỀ CÂU
49 CHƯA QUA 53 ÐÃ TỚI
*
Sau 2 bài viết ?Vơ vẩn về chuyện Ngựa muốn hóa Rồng? và ?Vài lan man về Hạn kỳ 48-54 tuổi của ông Chu Ngọc Anh?, tôi nhận được một số chất vấn căn cứ vào những tài liệu nào để tôi đưa ra luận điểm: - Cổ nhân chủ tâm nhắc nhở: giai đoạn từ 48 đến 54 tuổi hãy chủ ý buông bỏ Tham - Sân - Si, sống thiện tâm, tạo nhiều phúc lành giúp đỡ chúng sinh để tự tiêu trừ Họa Nghiệp sẽ quật vào các năm 57, 58, 59 tuổi nếu đương số Phúc báo được hưởng quá mỏng?
Xin thưa đấy là suy luận của riêng tôi dựa vào những quan sát, ghi chép của tôi từ các mối quan hệ nơi tôi sinh sống và thu lượm trên các phương tiện truyền thông về những người ở độ tuổi có liên quan tới 2 câu: "49 chưa qua 53 đã tới" và "lợi 48 thiệt 54" mà cổ nhân đã đúc kết.
Tôi cũng đã tìm kiếm trên google luận giải về 2 câu: "Lợi 48 thiệt 54" và "49 chưa qua 53 đã tới" vì sách tôi đã đọc chưa có cuốn nào viết về 2 câu này để tham khảo nhưng tôi không tìm thấy bất cứ lời luận giải nào về câu "Lợi 48 thiệt 54" nên tự đối chiếu vận hạn của những người tôi đã biết qua tiếp xúc, qua nghe kể và đọc được trên các phương tiện truyền thông ... để xác tín đúc kết của cổ nhân về câu "Lợi 48 thiệt 54" theo kết quả tự kiểm chứng: 48 tuổi được hưởng nhiều lợi lộc thì 54 tuổi sẽ gánh chịu nhiều thiệt hại về người hoặc của. Còn câu: "49 chưa qua 53 đã đến" thì rất nhiều trang web về văn hóa tâm linh có giải thích, nhưng phần lớn không thuyết phục, thậm chí có những luận giải còn rất vớ vẩn, ngô nghê, dù bài viết nêu rõ nguồn trích dẫn với những tên tuổi tầm cỡ trong ?giớỉ nghiên cứu về văn hóa tín ngưỡng dân gian.
Mời quý vị cùng tôi điểm qua 3 cách lý giải được nhiều trang web văn hóa tâm linh đăng tải để tìm câu trả lời: Những luận giải về câu "49 chưa qua 53 đã đến" đó có đáng tin?
1. Ông Lương Gia Tĩnh, Viện phó Viện Phật Giáo Học Việt Nam:
- ?49 là năm ?hạn? Tam Tai, còn 53 là tuổi Kim Lâu. Hai ?hạn? này đều nặng, tránh làm việc lớn.?
Ðây là cách giải thích ổn nhất, tuy ông Lương Gia Tĩnh cho rằng ?49 (tuổi) là năm ?hạn? Tam Taỉ là khiên cưỡng vì năm 49 tuổi là Hạn của năm TUỔI, có sao Thái Tuế chủ về quan sự, khẩu thiệt, hao tốn tiền bạc, ốm đau, tang chế, chỉ có 4 tuổi: Thìn, Tuất, Sửu, Mùi vừa là Hạn của năm Tuổi vừa là Hạn Tam Tai (tai họa vào 3 năm liên tiếp) nhưng để dễ hiểu với người không hiểu về các thuật ngữ trong tín ngưỡng dân gian thì ông Lương Gia Tĩnh gộp cả 12 tuổi vào năm Hạn Tam Tai ở tuổi 49 có thể chấp nhận được.
Thực ra, năm 49 tuổi là Hạn năm Tuổi, có sao Thái Tuế chủ về quan sự, khẩu thiệt, hao tốn tiền bạc, ốm đau, tang chế,... nhưng nặng hơn các Hạn năm tuổi khác bởi nam giới chịu thêm Hạn sao Thái Bạch và 4 tuổi: Thìn, Tuất, Sửu, Mùi còn chịu thêm Hạn Tam Tai. Cả 3 loại Hạn này đều thuộc hạng nặng nên Hạn chồng Hạn mà năm 49 tuổi người ta mới sợ hơn các Hạn năm Tuổi khác.
Còn năm 53 tuổi đúng là năm Kim Lâu, năm có nhiều sao xấu, gây bất lợi cho sức khỏe, thậm chí là tính mạng và những việc trọng đại của đời người.
Nếu xét về Hạn năm 49 tuổi thì nam giới thường bị ảnh hưởng nặng hơn nữ giới bởi nam giới chịu thêm Hạn sao Thái Bạch và nặng nhất là nam giới 4 tuổi: Thìn, Tuất, Sửu, Mùi vì phải chịu tiếp thêm Hạn Tam Tai, trong khi nữ giới được sao Thái Âm phù trợ. Ngược lại, ở tuổi 53 nam giới được sao Thái Âm phù trợ còn nữ giới lại bị sao Thái Bạch tác họa nên ở tuổi 53 Hạn ở nữ giới thường nặng hơn nam giới. Ðấy là xét trên lý thuyết, còn thực tiễn thì Hạn nặng hay nhẹ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó yếu tố ?hội tụ nhân duyên? ảnh hưởng nhiều nhất tới Phúc Báo hay Quả Báo của mỗi người.
Cũng lưu ý với bạn đọc về cách tính năm Kim Lâu: Cách thứ nhất là cách của dân gian thường tính những năm tuổi âm lịch có số đuôi: 1, 3, 6, 8 là năm Kim Lâu, tuy cách này chưa thật chuẩn nhưng có thể dùng được. Cách thứ 2, cách các thầy lý số thường dùng là lấy tuổi âm lịch chia cho 9, nếu có số dư: 1, 3, 6, 8 thì năm đó mới tính là năm Kim Lâu.
2. Chuyên gia phong thủy Trần Ngọc Kiệm:
- ?Theo quy luật của tạo hóa thì từ khi thai nghén, con người đã theo chu kỳ 7x7. Theo đó, các mốc có số 7 như 7 giờ, 7 ngày, 7 tuần, 7 tháng, 7 năm đều đánh dấu sự thay đổi quan trọng. Cụ thể, 7 năm thứ nhất phát triển chiều ngang, 7 năm thứ hai phát triển chiều cao, 7 năm thứ ba phát dục, 7 năm thứ tư phát triển cơ bắp, 7 năm thứ năm phát triển trí tuệ, 7 năm thứ sáu phát triển toàn diện, 7 năm thứ bảy dừng lại, ổn định, dần suy giảm. Mà 7 x 7 = 49 sẽ hết một chu kỳ, có thể sẽ bị diệt vong, cũng có thể sẽ phát triển chu kỳ tiếp theo.
Ðó là sự sinh, còn xét ở sự tử thì khi con người mất đi cũng theo luật tạo hóa, cái gì sinh trước sẽ mất trước, sinh sau mất sau. Do đó, người ta mới có lễ Tứ Cửu (49 ngày). Cũng theo quy luật đó thì hết vòng 49, 53 thì mọi sự lại tốt đẹp, hồi xuân?.
Ðây là cách giải thích rất ?bá đạỏ, nói bừa, nói lấy được. Nếu theo cách ?luận giảỉ của ?Chuyên gia phong thủỷ Trần Ngọc Kiệm thì khi áp dụng vào đối tượng khảo cứu là NGƯỜI sẽ hiểu 7 năm đầu sinh ra, đứa trẻ (người) phát triển bề ngang, từ 8 tuổi đến 14 tuổi đứa trẻ (người) phát triển chiều cao, từ 15 đến 21 tuổi đứa trẻ (người) phát dục.... Như thế rất nhảm nhí, phản thực tế, phản khoa học. Lại nữa: "xét ở sự tử thì khi con người mất đi cũng theo luật tạo hóa, cái gì sinh trước sẽ mất trước, sinh sau mất sau. Do đó, người ta mới có lễ Tứ Cửu (49 ngày). Cũng theo quy luật đó thì hết vòng 49, 53 thì mọi sự lại tốt đẹp, hồi xuân?. Ông ?Chuyên gia phong thủỷ Trần Ngọc Kiệm không cho bạn đọc biết "cái gì" mà ông nói cụ thể là cái nào? Quy luật sinh - diệt cụ thể của ?cái gì? ra sao? Và buồn cười hơn nữa là Lễ Tứ Cửu (còn gọi là Chung Thất) là Lễ cúng 7 lần giỗ vía người mới chết (theo nghi lễ Ðạo giáo thì tính từ ngày chết, cứ 7 ngày phải cúng 1 giỗ cho một vía, sau 7 lần giỗ vía (ngày 49) thì người chết mới được siêu độ để chuẩn bị bước tiếp vào vòng luân hồi nhưng để giản tiện người Việt Nam ta chỉ cúng giỗ lần thứ 7) ông Trần Ngọc Kiệm cũng lôi vào ?ăn ké? để ?biện giảỉ về Hạn tuổi 49, Hạn tuổi 53 mặc dù Lễ Tứ Cửu chả dính dáng tới lời giải thích về Hạn kỳ 49-53!
Ðây là cách tung hỏa mù làm rối trí người đọc bởi những dẫn giải ngô nghê, vớ vẩn chẳng ăn nhập gì với câu: "49 chưa qua 53 đã đến", đã làm méo mó ý nghĩa thực của câu ngạn ngữ "49 chưa qua 53 đã đến" mà Ông Cha ta lưu ý con cháu: Ðó là những năm có nhiều sao xấu, gây bất lợi cho sức khỏe, thậm chí có thể nguy hại tới tính mạng và ảnh hưởng xấu với những việc trọng đại của đời người nên làm việc gì cũng phải thật cẩn trọng.
Tôi không hiểu ?Chuyên gia phong thủỷ Trần Ngọc Kiệm có hiểu được những điều ông đã nói (viết) hay không và ông nói (viết) như thế để làm gì?!
3. Giáo sư Nguyễn Trường Tiến, Hội Cơ học Ðất và Ðịa kỹ thuật công trình Việt Nam:
- ?Câu ?49 chưa qua, 53 đã tớỉ mang ý nghĩa phiếm chỉ một loạt tuổi từ 49 - 53 chứ không hoàn toàn gói gọn trong hai tuổi ấy. Xét về mặt khoa học, ở vào khoảng tuổi này đồng nghĩa với việc người ta đã bước sang nửa kia của đời người. Sức khỏe bắt đầu giảm sút, sức đề kháng kém hơn, nguy cơ ngã bệnh cao hơn, xương cốt yếu hơn? Do đó mà nhiều người bị bệnh, thậm chí là thiệt mạng.
Về mặt tâm linh, từ tuổi 49 - 53 ứng vào con số 5 (là số ngũ hành, gồm sinh - lão - bệnh - tử - sinh). Nếu ai đó vượt qua được nghĩa là họ đã thay đổi nhịp sinh học để bước vào một chu kỳ phát triển mới trong đờị?
Tôi thấy rất lạ khi Giáo sư Nguyễn Trường Tiến khẳng định "Về mặt tâm linh, từ tuổi 49 đến 53 ứng vào con số 5" mà không đưa ra lời lý giải tại sao 5 độ tuổi đó lại ứng vào con số 5? Chắc Giáo sư gán 5 tuổi 49, 50, 51, 52, 53 là số Ngũ hành vì 5 độ tuổi đó có số đếm tương ứng với 5 hành: Kim - Mộc - Thủy - Hỏa - Thổ? Vậy nếu suy diễn theo cách của Giáo sư Nguyễn Trường Tiến thì từ tuổi 48 đến 54 sẽ ứng vào con số 7? và con số 7 đó ứng vào số nào? Các tuổi 49, 50, 51, 52, 53 trong ?tổ hợp con số 7? có còn là số Ngũ hành? Giáo sư giải thích thế nào khi cùng 1 tuổi lúc ứng với số này lúc ứng với số khác? lúc là số Ngũ hành lúc lại không là số Ngũ hành?
Có lẽ Giáo sư Nguyễn Trường Tiến làm trong ngành xây dựng, thấy mọi người chuộng cầu thang 5 bậc vì cầu thang 5 bậc thể hiện đầy đủ các yếu tố thuận lợi của Ngũ hành: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ nên khi đếm từ 49 đến 53 có 5 độ tuổi liền gán là số Ngũ hành? Sợ người đọc, người nghe không hiểu số Ngũ hành là gì nên ông chua thêm: (là số ngũ hành, gồm: Sinh - Lão - Bệnh - Tử - Sinh)? Trời! Sinh - Lão - Bệnh - Tử là quy luật tự nhiên của đời người và người ta áp dụng trình tự quy luật đó vào ứng dụng trong phong thủy, ví như số tầng (lầu) ngôi nhà, số bậc cầu thang,... tránh số 4 là số Tử (chết) để mong đem lại may mắn, tốt đẹp cho gia chủ, Giáo sư Nguyễn Trường Tiến lại đem ứng dụng vào độ tuổi của con ngườỉ! Nếu thế thì tuổi 49, 53 ?được? rơi vào chữ Sinh là Tốt Ðẹp, lại còn là ?số Ngũ hành? nữa thì thật hoàn mỹ? Vậy cổ nhân lưu ý con cháu phải cẩn trọng ở 2 tuổi này làm gì? Mà thực tế thì ai cũng biết ở 2 tuổi 49, 53 là dễ sảy ra mất mát đau thương hơn hẳn các năm tuổi khác!
Tôi không biết các bài đăng trên các trang web đó trích dẫn đúng nguyên văn lời Giáo sư Nguyễn Trường Tiến hay đã ?biên tập? lại? Nếu họ trích dẫn đúng nguyên văn lời Giáo sư Nguyễn Trường Tiến thì hệ lụy của nói ẩu, viết ẩu sẽ rất nguy hại tới nhận thức chung về văn hóa tín ngưỡng trong cộng đồng, nhất là khi tác giả là người mang học hàm Giáo sư!
*.
Hà Nội, sáng 21 tháng 06-2022
****
TRÒ CHUYỆN VỚI KHOẢNG KHÔNG TRƯỚC MẶT
Tuyền Linh
TẬP II - Nước Mắt Ðàn Ông
Phần 3
01.2.2021 - Bạn ơi, hôm nay mình xin kể tiếp cho bạn nghe những bước gian khó trong cuộc đời mà mình đã trải qua nhé. Như bạn đã nghe mình kể lần trước rồi đó, phi cơ từ Pleiku bay về Ðà Nẵng dù trục trặc đôi chút nhưng cuối cùng cũng hạ cánh xuống phi trường Ðà Nẵng an toàn. Mình đưa tay nhìn đồng hồ, lúc bấy giờ là 1h20 chiều ngày 16 tháng 2 năm 1975, một ngày với nhiều mệt mỏi lo âu. Nghĩ đến sự cố đang xảy ra ở phi trường Buôn Mê Thuột vừa rồi, đầu óc mình căng cứng. Càng căng hơn khi trên đường từ phi trường về nhà, mình chứng kiến cảnh người dân từ Huế và Quảng Trị di tản lánh nạn nằm la liệt trước trường trung học Ðông Giang Quận 3 Ðà Nẵng. Không còn nghi ngờ gì nữa, chiến trường toàn miền Nam sôi động đang hiện rõ trước mắt mình.
Xe ngừng trước cổng nhà, mình xuống xe và chạy vội vào nhà thay bộ đồ lính bằng quần áo dân sự. Mình nhanh chân đi đến cổng trường Ðông Giang để hỏi thăm bà con đồng bào lánh nạn từ Huế và Quảng Trị vào. Nhìn bộ dạng lếch thếch cùng vẻ mặt bơ phờ của các đồng bào tị nạn mà mình không cầm được nước mắt. Chắc họ bữa đói bữa no là điều không thể tránh khỏi. Những son quánh chiếu chăn cũng những trạc gạo cứu đói của dân địa phương sẽ kéo dài được bao lâu trong hoàn cảnh cơ nhỡ nầy? Ai mà biết được!
Từ nhà mình đến Trường Trung Học Ðông Giang Quận 3 chỉ cách nhau có mấy bước, nhìn cảnh đời lúc bấy giờ nghe quá nhức nhối đi thôi. Chợt nghĩ đến hoàn cảnh của mình, một bà vợ với 6 đứa con dại thì sẽ chạy lánh nạn ở đâu khi khói lửa cận kề? Chiến tranh. Ôi, chiến tranh?! Qua ngày 03 tháng 3 năm 1975, lại nghe tin Buôn Mê Thuột mất, mình như ngồi trên đống lửa.
Ðà Nẵng thời điểm lúc bấy giờ mọi sinh hoạt mới nhìn tưởng chừng như bình thường, thế nhưng trong sâu kín, không ai bảo ai, đều đã chuẩn bị một tư thế đề phòng riêng tư theo mỗi cách khác nhau. Như nhà mình chẳng hạn, mình lấy các tủ gỗ đựng quần áo bỏ hết quần áo ra ngoài, lật cho nằm xuống nền nhà, rồi chất bao cát đầy kín vào trong. Cứ thế, tủ nầy và tủ kia lập thành 4 vách kiên cố nằm ngay giữa nền nhà. phần trên nóc cũng thế. Nói tóm lại, mình làm thành một căn hầm dã chiến ngay trong nhà để chống đỡ bom rơi đạn lạc khi có biến. Mình linh cảm loạn lạc đã gần kề lắm rồi. Do đó, cũng ngay thời điểm ấy, mình quyết định ở nhà liều, không trở về đơn vị đóng quân tại Pleiku nữa mặc dù đã mãn hạn phép. Bạn nghĩ coi, với 6 đứa con dại nheo nhóc như mình, đứa lớn nhất sinh năm 1964, đứa út sinh năm 1973, lòng dạ nào mình bỏ rơi mẹ con chúng giữa lúc dầu sôi lửa bỏng chứ. Không có mình, gia đình như rắn không đầu, làm sao mình yên tâm mà đi được?
Trước đó, mình cũng đã phòng xa, mua sẵn vé máy bay Air Việt Nam cho cả gia đình đi về nhà bà ngoại các cháu ở Sai Gòn để lánh nạn, nhưng khi đến ngày đi, vào phi trường thì hỡi ôi, toàn các ông lính biệt động quân, lính dù, lính thủy quân lục chiến nhảy lên máy bay chiếm chỗ hết. Chứng kiến cảnh hỗn loạn đó, mình thấy là không xong rồi, vô phương, nên quay về nhà làm
tạm hầm trú ẩn dã chiến là vậy. Mình cũng đã giải thích với vợ mình lý do tại sao lúc bấy giờ mình lại chọn giải pháp trụ lại ẩn nấp tại nhà, không đi di tản. Mình thấy các con mình còn nhỏ quá, không thể nào mình có thể bảo vệ được chúng nếu cứ cuốn theo dòng người di tản như thác lũ kia. Ngàn sự rủi, một sự lành.
~~oo0oõ~
Sáng ngày 27 thảng 3 năm 1975, thành phố Ðà Nẵng lộ rõ cảnh loạn lạc, nhà nào nhà nấy đều đóng khóa cửa kín, ngoài đường phố người chạy ùn ùn tìm đường lánh nạn thoát thân. Dòng người di tản mỗi lúc một đông, nhất là lối ra bãi biển Tiên Sa, người đông như kiến. Trong khung cảnh hỗn độn hôm đó trên đường phố, sờ sờ ban ngày mà vẫn xảy ra chuyện cướp bóc giết người, hãm hiếp dã man. Thậm chí, ngay cả những căn nhà đã khóa trong khóa ngoài kỹ càng vẫn bị các ông lính hám của dí họng súng M16 bắn nát ổ khóa để vào. Không biết điều gì sẽ xảy ra sau đó? Rõ là một ngày không có chính quyền. Ghê rợn đến cùng cực?! Mình quay vào nhà, định khóa kín cửa để không còn chứng kiến cảnh tối mặt tối mày ghê tởm đó, ai dè đùng một cái, một xe DOD loại quân xa cải tiến đỗ xệch trước nhà mình với nhiều tiếng kêu hô lớn. Mình nhận ra trên xe có mặt bà chị ruột của mình là chị Năm và cô cháu gọi mình bằng cậu. Mọi người hối hả bảo gia đình mình lên xe. Mình hiểu ngay ý của chị mình, nhưng mình không chịu đi, vì mình đã kiên định rõ lập trường của mình rồi trong việc đi di tản hay trụ lại nhà. Lúc đó, bà vợ mình nghe thấy mình đang dằn co với bà chị, bà phùng mang trợn mắt phản bác mình dữ dội. Miệng bà nói, tay bà xua các con của mình lên xe và tức thì xe chuyển bánh, mình vội chạy theo và đu lên xe. Thế là sự đã rồi. Trong sâu kín, mình hiểu được động lực nào khiến bà
quyết tâm đi như vậy. Mình hiểu. Nhưng mình lại nghĩ khác, sống chết có số, nếu chết thì cùng nhau chết một chỗ sẽ là hạnh phúc hơn chết dọc đường. Càng đau lòng hơn nữa khi chẳng may, trong một gia đình có kẻ sống người chết, mà lại chết vất vưởng không có được một nấm mồ.
~~oo0oõ~
Khi xe chở đám người của mình còn cách bãi biển Tiên Sa chừng 200 mét, mình đã thấy cả một rừng người hiện ra trước mắt, kín hết bãi biển. Mình lo sợ và nghĩ thầm trong đầu: chẳng dễ dàng gì để làm một việc gì đó trong lúc nầy. Nhưng đã bỏ nhà bỏ cửa ra đến đây, như đã cỡi lên lưng cọp rồi. Ðành chịu! Mình đưa tay nhìn đồng hồ, thấy đã 5h15 chiều rồi. Mặt trời nghiêng dần về hướng Tây, nước biển như sẫm lại. Mình nhìn ra khơi xa, chưa thấy một hiện tượng gì hy vọng cả, chỉ là những con mòng biển bay lượn vu vơ. Chắc là một đêm phải thức trắng trên bãi biển để nghe sóng gào và đạn pháo hú. Chỉ tội cho những trẻ nhỏ vô tư như cây cỏ phải sớm mang nặng kiếp người. Hoàng hôn dần dần lịm tắt chẳng cần đợi một ai, dù chiến tranh hay hòa bình thì vòng quay của đất trời vẫn thế. Mình trải tạm tấm nhựa nylon lên mặt cát để các cháu ngồi ăn tạm ổ bánh mì khô cho đỡ lòng. Cả ngày hôm đó không có hàng quán nào bán thức ăn nên mình cũng chẳng mua được gì cho các cháu cả. Tội nghiệp quá?! May mà đêm đó là ngày rằm, tức ngày 15 tháng 2 năm Ất Mão, nên ông trời cho chút ánh trăng. Ánh trăng vừa đủ sáng để cha con vợ chồng nhìn rõ mặt nhau trong một đêm vô định. Mặt thì rõ mặt nhưng lời chẳng thành lời. Cả gia đình không ai nói với ai, cứ im hơi lặng tiếng như muốn nhường không gian và thời gian cho tiếng pháo kích hú gào. Càng về khuya, càng nhiều đợt pháo kích hơn. Rất
may là không có một quả đạn pháo nào rơi lạc vào chỗ đám dân đang ngồi dày đặc trên bãi biển để chờ tàu đưa đi. Ðạn pháo chỉ bay ngang qua đầu thôi. Rất maỷ!
~~oo0oõ~
Tờ mờ sáng ngày 28.3.1975, từ ngoài khơi xa, khá xa, đã thấy xuất hiện một chiếc xà lang lớn, nhiều tiếng reo mừng của bà con di tản, cùng những bước chân ùn ùn chạy ra sát mép biển - chờ đợỉMình thấy đám người vây kín mép biển về hướng phía xà lang đông nghẹt nên mình chưa dám đưa các cháu nhỏ nhà mình chen vào. Mình cố gắng giữ một khoảng cách tương đối an toàn để bảo vệ các cháu. Trời chưa sáng hẳn, vẫn còn lờ mờ sương, đạn pháo thỉnh thoảng vẫn cứ bay vèo qua đầu kéo theo những bụi lửa như hình sao chổi, trông thật kinh hoàng. Ðám đồng bào chạy loạn vẫn đang lô nhô phía mép biển chờ dịp được nối bước chân để tìm con đường sống. SỐNG hay CHẾT? Ai mà biết được, nhưng đi thì vẫn cứ đi cái đã. Mình đứng bất động, vô hồn. Tự dưng mình muốn quay về lại nhà, nhưng không được rồi. Bỏ vợ con cho ai mà về? Bỗng những tiếng vỗ tay la ó thật lớn làm mình hoàn hồn tỉnh lại. Mình nhìn thấy đám người chen nhau lội nước lên chiếc ca nô nhỏ và được đưa ra khơi để lên xà lang. Rồi vài ba chiếc ca nô nữa sau đó tiếp diễn?tiếp diễn? Người ta la hét chen lấn nhau để nhào về phía trước. Mình bị động hoàn toàn, có muốn đứng yên cũng không được. Cứ lớp người sau đẩy lớp người trước, tiếp nối nhau tựa như những đợt sóng xô bờ. Cuối cùng, gia đình mình cũng lên được ca nô. Từ ca nô leo lên xà lang cũng cả một vấn đề, nhưng nhờ sức mạnh vô hình từ đâu đó nên mọi chuyện cũng xong. Ơn Trời Phật, có trầy xước chút đỉnh, nhưng không sao. Mình đứng trên xà lang nhìn về bãi xuất phát,
thấy người mỗi lúc mỗi đông kín. Ca nô thì cứ vẫn tiếp tục chuyển người từ bờ đến xà lang không ngừng nghỉ. Lúc gia đình mình vừa leo lên được trên xà lang, dù trên xà lang đã đông người nhưng cũng còn thấy dễ thở. Riết một lát, trên xà lang không còn chỗ chen chân, chật kín như nêm. Nói thật với bạn, lúc bấy giờ trên xà lang chỉ còn chỗ để vừa đủ hai bàn chân, không còn chỗ để cụ cựa nữa. Có thể bạn không tin, nhưng đó là sự thật. Cũng từ tình trạng đó, người nầy đứng mất thăng bằng nên ngã đụng người kia, người kia lại té đè lên người nọ, cứ thế cảnh hỗn độn liên tiếp xảy ra trên xà lang dưới cái nắng giữa trưa như thiêu đốt. Rồi đói, rồi khát, nhất là khát. Bạn nghĩ coi, tính từ chiều hôm trước ( 27/3/75 ) đến trưa hôm sau ( 28/3/75 ), chắc chắn là không ai có được một chút gì trong bụng, tội nhất là các trẻ nhỏ và những người già. Giữa trưa như thế, với cơn khát hành hạ, mình cố gắng chen ra mé rìa xà lang, dùng nón sắt múc một ít nước biển để uống; mới hớp một ngụm, liền nhổ ra ngay, nó mặn và tanh, không tài nào uống được. Có một số người cũng làm như mình, nhưng họ cũng không uống nổi. Sau đó, mình nghĩ ra cách khác, uống thử nước tiểu xem sao, cũng tạm được. Nước tiểu có mùi khai, nhưng nồng độ mặn không đậm như nước biển, nhất là không có mùi tanh nên dễ chịu hơn. Rồi người nầy thấy, người kia thấy, rồi bắt chước nhau, cả xà lang nhốn nháo làm theo. Không còn cách nào khác. Phải chịu thôi. Thậm chí, còn xin nhau để uống, nhất là những gia đình có con trẻ đông, như nhà mình chẳng hạn. Ấy thế mà cũng có một số em bé và người cao tuổi bị ngất xỉu ngay trên xà lang. Có lẽ họ chịu không nổi cái nắng quá gắt trưa hôm đó. Thật là một thảm cảnh.
( còn tiếp )
****
CDTN 12 - Xã Hội Việt Nam qua TNCD
Sự tiến hoá của các dân tộc đều giống nhau . Giai đoạn đầu là săn bắn, hái lượm rồi đi đến trồng trọt mà chúng ta gọi là nông nghiệp .
Trừ Nhật Bản, hầu hết các nước ở châu Á như Ấn Ðộ, Tàu, Việt Nam, Thái Lan, Indonesia ... cho đến cuối thế kỷ 20 đều lấy nghề nông làm căn bản và có tới khoảng 90% hay hơn 90% dân số sống bằng nghề này .
Xã hội Việt Nam thời xưa phân ra làm 5 hạng, từ trên xuống là sĩ, nông, công, thương, binh . Sĩ là những người thuộc tầng lớp cao nhất học đạo Nho và đậu đạt ra làm quan, có quyền hành và lương bổng do triều đình cung cấp.
Tuy các triều đại có lệ tập ấm, tức cho con các quan được bổ làm quan nhưng chỉ được truyền một hoặc hai đời nên phần lớn những người được bổ dụng là do triều đình tuyển chọn qua thi cử.
Bất cứ ai, không phân biệt con quan hay con dân, giàu hay nghèo - trừ con của những người làm nghề ca hát hay làm mõ - đều được tham dự các kỳ thi do triều đình tổ chức vài năm một lần và nếu thi đậu cử nhân, tiến sĩ thì được làm quan .
Cụ Nguyễn Khuyến đậu tam nguyên khi võng lọng về làng trong lúc bà mẹ đang cấy lúa bên cạnh con đường đoàn rước đi qua hoặc một ông cử thi cùng khóa với thi sĩ Trần tế Xương, bà mẹ đang gánh gánh bún riêu nghe con đậu cử nhân mừng quá, lính quýnh làm ?Ðổ cả riêu cua xuống vũng lội ?(Trần tế Xương) .
Làm quan là mơ ước của người nông dân Việt Nam vì chỉ có con đường đó mới thoát khỏi đời sống vất vả, chân lấm tay bùn và không bị áp bức . Nhưng không phải ai đi học cũng thi đỗ ra làm quan vì ngày xưa số người làm quan rất ít . Mỗi tỉnh gồm một quan đứng đầu và một hai vị phụ tá, mỗi huyện có một quan tri huyện . Cả tỉnh nhiều lắm có khoảng 15, 20 ông quan, cả nước tùy theo mỗi đời tổ chức gồm chừng 40, 50 tỉnh thì có độ năm, bảy trăm cộng với các quan ở kinh đô, con số ấy nhiều lắm là trên dưới 1.000 người cho cả nước .
Chỉ khi nào có một số các quan về hưu hay chết triều đình mới thi tuyển vài ba năm một lần thay thế .
Khắp nước có hàng trăm ngàn người theo học chữ nho và mỗi kỳ thi có hàng chục ngàn người tham dự, nhưng nhiều lắm lấy độ 200 hay 300 người . Số còn lại đành dở dang, quan không phải quan, dân không phải dân vì bao nhiêu năm theo đuổi việc học nên không quen việc cày cuốc, chỉ ? Dài lưng tốn vải, ăn no lại nằm? .
Tầng lớp thứ hai là nông dân, đông đảo nhất, lực lượng sản xuất chính của xã hội . Họ sống thành từng làng, trồng lúa, ngô, khoai và các loại hạt đậu, nuôi trâu, bò, lợn, gà, vịt ... để cung cấp nguồn thực phẩm cho gia đình và xã hội . Người nông dân ý thức được vai trò quan trọng của họ trong đời sống nên tự hào :
- Nhất sĩ nhì nông,
Hết gạo chạy rông, nhất nông nhì sĩ .
Tầng lớp thứ ba là công nghiệp, đúng hơn là tiểu thủ công nghiệp vì hầu hết làm bằng chân tay và ở mức độ nhỏ do cá nhân làm hay sản xuất trong gia đình, không có nhà máy, hãng xưởng như ở các nước phương tây. Tầng lớp này chiếm một phần nhỏ dân số, thường sống rải rác trong xóm làng, làm ra hàng hoá tiêu thụ tại chỗ . Chỉ có ở thủ đô Thăng Long ( Hà Nội) vào các đời Lý, Trần, Lê ... những người làm cùng ngành nghề tập trung thành phường .
Thăng Long có 36 phố nghề, mỗi phố sản xuất ra bán một mặt hàng :
-Rủ nhau chơi khắp Long Thành,
Ba mươi sáu phố rành rành chẳng sai :
Hàng Bồ, hàng Bạc, hàng Gai,
Hàng Buồm, hàng Thiếc, hàng Hài, hàng Khay .
Mã Vĩ, hàng Ðiếu, hàng Giày,
Hàng Lờ, hàng Cót, hàng Mây, hàng Ðàn . . . .
Hàng Thùng, hàng Bát, hàng Tre,
Hàng Vôi, hàng Giấy, hàng The, hàng Gà .
Quanh đi đến phố hàng Da,
Trải xem hàng phố thật là cũng xinh . . . .
Ở địa phương có những làng nghề nổi tiếng nhưng chỉ có một phần nào dân số trong làng sống bằng nghề ấy, phần còn làm nghề nông, như lụa Hà Ðông sản xuất ở làng Vạn Phúc thuộc tỉnh Hà Ðông, đồ sành sứ ở Bát Tràng, Gia Lâm, tỉnh Bắc Ninh, nay thuộc Hà Nội :
- Trên trời có đám mây xanh,
Ở giữa mây trắng, chung quanh mây vàng .
Ước gì anh lấy được nàng,
Ðể anh mua gạch Bát Tràng về xây.
Xây dọc rồi lại xây ngang,
Xây hồ bán nguyệt cho nàng rửa chân .
Tương làng Bần Yên Nhân, tỉnh Hưng Yên nổi tiếng ngon, được nhiều người biết tiếng qua thành ngữ :
- Nát như tương Bần .
Hay :
- Em đi trăm quán, ngàn cầu,
Hải vị cũng thuộc, sơn hào cũng quen .
Mà sao em vẫn cứ thèm,
Ðĩa rau muống luộc lại thêm tương Bần !
Nước mắm ngon khởi đầu làm ở làng Vạn Vân, Bắc Ninh (Vạn Vân là làng sản xuất ra nước mắm cá sông . Người xã Cát Hải, Hải Phòng học được nghề ở đó và khi làm ra nước mắm cá biển lấy tên hiệu là Vạn Vân) :
- Dưa La, cà Láng, nem Báng, tương Bần, nước mắm Vạn Vân, cá
rô Ðầm Sét .
Tuy công nghiệp được coi là ngành nghề bảo đảm cho cuộc sống vì ?Ruộng bề bề không bằng một nghề trong tay ? nhưng công nghiệp không mấy phát triển và phần nhiều được coi như một nghề làm phụ khi người nông dân rảnh rỗi ?Ngày ba tháng tám? hay trong lúc chờ vụ gặt hoặc vào mùa ngập lụt thì đánh cá, nuôi tằm, kéo tơ . . . .
Có nhiều lý do làm cho ngành công nghiệp không phát triển :
- Trước hết, các triều đại chỉ chú trọng đến nông nghiệp, không khuyến khích công nghiệp .
- Thứ hai, đường giao thông bộ không được mở mang, đường sông thì miền Bắc và bắc Trung Phần ít sông ngòi và sông ngòi không có hệ thống liên lạc với nhau như sông ngòi miền Nam làm cho sự chuyên chở hàng hóa không thuận tiện .
- Thứ ba, xã hội Việt Nam gồm những cộng đồng kinh tế tự túc . Trong làng phần lớn là nông dân với nghề cày cấy là chính nhưng cũng có các nghề phụ như nuôi tằm, dệt vải, làm bánh, kẹo, nuôi gia súc heo, gà, vịt, thợ may, thợ mộc, thợ xây. . . sản xuất ra hàng hóa và dịch vụ cung cấp gần đầy đủ cho người tiêu thụ trong làng .
Ba lý do trên hạn chế sự sự sản xuất ở qui mô lớn .
- Thứ bốn, công nghiệp là ngành đòi hỏi kiến thức, kỹ thuật, đầu óc sáng tạo . . . nhưng ngày xưa đi học là học chữ Nho mong ra làm quan, nghề nghiệp bị người có học coi rẻ .
- Thứ năm, người ta giấu nghề, chỉ dạy cho người trong gia đình, còn người ngoài nếu có dạy cũng không dạy hết vì sợ bị cạnh tranh làm cho nghề nghiệp bị thui chột hoặc biến mất nếu không có người thừa kế . Nhiều làng nghề người ta không truyền nghề cho con gái vì sợ khi đi lấy chồng sẽ đem nghề sang họ khác hoặc làng khác nên đàn bà, con gái phải ra đồng cày ruộng còn đàn ông ở nhà dệt vải, quay tơ .
Người phương Tây không quá giấu nghề như vậy và họ biết đem những sáng kiến, những khám phá về toán học, khoa học áp dụng vào công việc sản xuất nên đã tạo ra một nền công nghiệp tiến bộ vượt bực .
Tầng lớp thứ bốn là buôn bán hay thương mại : Ngoài kinh đô Thăng Long, không nơi nào có những khu phố buôn bán tấp nập, đông đúc vì như đã nói ở trên, căn bản sinh hoạt của xã hội Việt nam xưa là làng xã . Về kinh tế, đó là những đơn vị khép kín và tự túc . Mua bán trao đổi có chợ làng vài ba ngày họp một lần với rau cỏ, thịt, cá, ngô, gạo, vải vóc . . . hầu hết được sản xuất trong làng đem ra trao đổi .
Mãi khi người da trắng từ phương Tây đem hàng vào buôn bán mới thấy nói đến một nơi buôn bán có tiếng nữa là phố Hiến ở tỉnh Hải Dương :
- Thứ nhất kinh kỳ, thứ nhì phố Hiến .
Nền thương mại không phát triển vì nghề buôn bán bị coi thường - đàn ông không làm, chỉ có đàn bà buôn bán lặt vặt, vì thị trường khép kín, vì giao thông không được mở mang và nhất là người Việt Nam không có đầu óc kinh doanh, buôn bán như người Nhật, người Tàu .
Từ xưa tới nay, ở trong cũng như ở ngoài nước các quyền lợi về kinh tế trong các cộng đồng Việt Nam không nằm trong tay người Việt .
Tầng lớp thứ năm là binh sĩ : Triều đại nào cũng cần có quân đội để bảo vệ ngai vàng của dòng họ và bảo vệ đất nước . Nhưng quân sĩ lại không được tôn trọng, bị coi là ít học, võ biền .
Ngay các quan trong triều đình, quan võ bị xếp dưới hàng quan văn và bị coi thường :
- Văn thì cửu phẩm đã sang,
Võ thì tứ phẩm còn mang gươm hầu .
Dưới quan võ là cai, đội bề ngoài mang quân hàm đẹp đẽ nhưng cơm không đủ ăn, quần áo không đủ mặc :
- Cậu cai nón dấu lông gà,
Cổ tay đeo nhẫn gọi là cậu cai .
Ba năm được một chuyến sai,
Áo ngắn đi mượn, quần dài đi thuê !
Thành phần binh lính bắt từ người dân để phục vụ quan quyền thì đói khát, cực nhọc :
- Ba năm trấn thủ lưu đồn,
Ngày thì canh điếm, tối dồn việc quan .
Chém tre, đốn gỗ trên ngàn,
Ăn uống kham khổ biết phàn nàn cùng ai ?
Phàn nàn cùng trúc, cùng mai,
Những giang cùng nứa lấy ai bạn cùng !
Nước giếng trong con cá nó vẫy vùng .
Người lính cảm thấy thân phận trói buộc của mình khi nhìn con cá tung tăng bơi lội nơi giếng nước trong . Và người vợ lính tiễn biệt chồng đã tạo ra nhiều nước mắt, nhiều nỗi thống khổ vì phải xa chồng, vì phải vất vả nuôi cha mẹ già, con thơ và lo làm sao có đủ tiền, gạo nuôi chồng nơi phương xa :
- Cái cò lặn lội bờ sông,
Gánh gạo đưa chồng, tiếng khóc nỉ non .
Nàng về nuôi cái cùng con,
Ðể anh đi trẩy nước non kịp người .
Cho kịp chân ngựa, chân voi,
Cho kịp chân người kẻo thiếu việc quan .
- Lính vua, lính chúa, lính làng,
Nhà vua bắt lính cho chàng phải ra .
Giá vua bắt lính đàn bà,
Ðể em đi đỡ anh và bốn năm .
Bởi vua bắt lính đàn ông,
Tiền lưng, gạo bị sắm trong nhà này !
Dưới chế độ quân chủ phong kiến, đất nước và dân chúng thuộc quyền sở hữu của vua chúa tất phải tuyệt đối theo mệnh lệnh của nhà vua, không có con đường nào khác . Các triều đại của Việt Nam ngày xưa dốc lòng theo đạo Khổng vì chủ nghĩa của Khổng là chủ nghĩa tôn quân có lợi cho cho việc bảo vệ ngai vàng . Người dân muốn vươn lên, muốn thoát khỏi thân phận tôi đòi chỉ còn cách cố gắng học hành, thi đỗ để tham gia vào chính quyền do vua làm chủ .
Vì thế, bao nhiêu tinh hoa miệt mài vào việc học chữ Nho với những kinh sách từ chương, ngoài việc dùng làm quan thì không dùng vào việc gì có lợi cho cá nhân hay xã hội cả .
Cho mãi đến giữa thế kỷ thứ 19, trong khi người phương Tây mở mang việc học với những môn thực dụng cho đời sống như toán học, thiên văn, vật lý, hóa học . . . để phát triển thì từ vua chúa cho đến sĩ dân Việt Nam vẫn bị mê hoặc bởi Tứ Thư, Ngũ Kinh, trong đó đầy những giáo điều viễn vông, không hợp thời do Khổng Tử biên soạn từ hơn 2.000 năm trước .
Hậu qủa là dân trí thấp kém, đất nước suy bại, không theo kịp người trên con đường công nghiệp như Minh trị Thiên Hoàng đã làm cho nước Nhật trở thành giàu mạnh .
Ngày xửa ngày xưa có một vị vua máu lạnh như sắt, tim vô tình như gai nhọn, hoặc vô cảm như đồng như thiếc. Ông chỉ muốn đi chinh phạt lấy chiến thắng làm niềm vui thú nhất. Năm đó chỉ đầu xuân mà đã thắng ba trận lớn.. Vua bèn hân hoan vui sướng rút quân về thành mình, về thủ đô mình để mở tiệc ăn mừng đại lễ?
Trên đường lui quân, lui binh mã. Vua chàng đi ngang qua một xóm làng đổ nát tương tàn, thì ông lại loáng thoáng nghe một giọng ca có vẻ đoan trang tha thiết và não nuột. Vị liền cho kỵ mã tới dần nơi đó. Ông bắt gặp một cô gái thanh xuân che mạng mặt, bằng một mảnh vải lụa màu hồng phấn mỏng manh nhưng kín cả tới gần đôi mắt... Vua lại ngạc nhiên vì trong tay cô gái có dắt một em bé trai độ bốn tuổi. Cô đưa giọng hát và tỏ vẻ xin ăn? Ông tò mò ngắm nhìn một phút. Tiếng hát cô nàng vẫn cứ hát đều đều, ban trải theo cung bậc cao thấp?Thằng bé thì cứ đưa ra cái đĩa hơi lớn cho thiên hạ gởi tiền vàỏ
Rồi ông vội vàng lên tiếng. Khi nhịp hát cô vừa dứt một bài.
- Hỡi cô gái trẻ xinh đẹp ơi. Ta yêu tiếng hát nàng đấy, và vóc dáng nàng đấy. Nếu cậu bé đó không phải là con nàng. Nghĩa là nàng chưa có chồng, chưa thành thân ai. Ta xin sẽ là vị hôn phu của nàng. Ta chính là vị vua của đất nước xứ sở này.
Cô gái nghe nói dập đầu lạy thưa:
- Muôn tâu bệ hạ. Muôn tâu lịnh vua. Kẻ hèn mọn này không dám làm rối trí bệ hạ. Làm bận lòng của một vị vua.
- Không không, quả là một diễm phúc cho ta đấy thôi. Nếu nàng ưng thuận điều ta ước muốn. Ta đã chọn nàng?
- Tội thần đáng chết nếu như kẻ hèn mọn này đưa ra một đòi hỏi. Thì e rằng bệ hạ khó muốn tiến tớỉ
- Ðiều chi? Nàng cứ nói nhanh? Ta cần nghe gấp.
- Dạ điều thiếp mong rất nhỏ bé với bệ hạ. Nhưng vô cùng lớn lao với thiếp.
- Ðiều gì nào hãy nói đi. Ta cho nàng toàn ý.
- Xin bệ hạ thôi đi chinh phạt nữa. Bệ hạ hãy ở lại nơi hoàng cung. Bệ hạ ở lại bên cạnh thiếp. Và bệ hạ sẽ phụng sự theo lối trái tim thiếp mang mộng ước, thiếp thích: Nghĩa thì bệ hạ sẽ thực thi một chính sách bang giao an hòa giữa các nước. Trị nước bằng một cách pháp trị an bình, tôn trọng bình đẳng, và hòa giải, đi theo nhân ái. Bệ hạ đem lại cho cuộc sống nơi muôn dân tốt hơn, ấm no hạnh phúc hơn. Ðược chăng thưa bệ hạ? Một tấm lòng cỏn con thiếp đã nói lên tâm huyết?
- Ô tuyệt vời. Ôi quá tuyệt vời. Lời thiếp quả là chế ngự nơi ta.
- Dạ nếu như thiếp có phần nào nói ước sai đi, phạm đến đều muốn mong của bệ hạ. Xin bệ hạ lòng biển rộng, xin lượng thứ.
- Không không? Nàng đúng tất cả. Trái tim ta như ấm lại bởi câu nói từ trái tim nàng? nơi nàng. Máu ta như luân chuyển, ta như hấp thụ được một năng lương mới, sáng trong, kỳ tú, diệu vi ở nàng. Ta sẽ làm được và mỗi sáng, mỗi ngày, mỗi đêm chỉ cần nghe tiếng hát nàng, làm cho lòng ta dịu êm, yêu thương, thanh thản? Ôi tuyệt diệủ
Sau đó họ đã cưới nhau. Vị vua cưới cô gái hát rong về làm vợ. Thằng bé nàng dắt trong tay ngày đó là vì đứa bé thiếu mẹ thiếu cha, thiếu cơm thiếu áo, nàng đem lòng cưu mang. Vì nàng xuất thân từ một gia đình nghèo khó chốn rừng núi, nhưng nàng đã cho một sức mạnh tinh thần vượt lên: với tiếng hát nàng kiếm sống, và đem tiền về nhà nuôi ba mẹ, còn giúp bao người lâm vào cảnh ngộ,
Song ở với nhau thời gian không bao lâu. Vị vua trẻ như thỏa mãn điều mong ước đó, tiếng hát đó, nhan sắc đó. tính cách đó. Và chàng lại muốn lên đường đi chinh phạt thao túng các nước là hay hơn, thú vị hơn!
Nàng cản chàng và khóc lóc than thở. Nàng nhắc lại phút giây ban đầu gặp gỡ. Nhưng vị vua khó lòng nghe theo nàng như lúc xưa nữa. Chàng đã gióng quân và ra đỉ Trong tiếng khóc buồn thảm của nàng?
Rồi một ngày, cô gái Nàng Thơm đó đã giã từ chốn bệ cao, vàng son vua chúa đó. Nàng bắt đầu muốn tu hành, đi vào chùa, vào am mà ?viết sách soi kinh.?
Sau một thời gian chàng đi chinh phạt lại nhớ nàng khôn xiết, nhớ tiếng hát đó, tính cách đó, nhan sắc đó. Chàng định quay về sẽ làm lại, làm như ước muốn ban đầu kia của nàng?
Nhưng hỡi ơi đã trễ? Nàng đã không muốn quay lại đời thường nữa.
Rồi một sáng mùa xuân, các loài hoa nở rộ, và hoa mai nở khắp rừng núi. Nàng đã ngắm hoa mai và lặng lẽ trút hơi thở cuối nơi cạnh mai vàng. Khi tuổi vừa tròn 20.
Vị vua thương tiếc đau buồn vì nhớ nàng quá. Ông có thề không bao giờ đi chinh chiến nữa. Ông trao lại ngai vàng cho người em kế vị. (Người em đã từng khuyên ông không nên đi chinh phạt hoặc gây chiến đanh nhau, nhưng ông có bao giờ chịu lắng nghe, giờ thì mọi ý tưởng đã sụp đổ và muộn màng.) Sau đó vị vua có một kế sách mới, ông lập một ngôi chùa tạc hình Nàng Thơm như buổi đầu ông gặp gỡ. Còn ông cứ lo tu hành Niệm Phật, ông ước mong nếu có kiếp tiếp theo, ông sẽ cưới nàng làm vợ, trọn đời sống bên nhau yêu thương, nghe tiếng hát nàng, nụ cười nàng, và cả tiếng khóc nàng? Ông những cứ mong rằng ông sẽ là một người đàn ông bình thường nhất thế gian, không màng châu báu ngọc ngà hoặc địa vị nào cao quý. Ông chỉ mong có Nàng Thơm bên cạnh là đủ?
Hết.
TTHT viết 2015 */*
(Trích câu chuyện thứ 46/ trên 50. Của Các Câu Chuyện Tân Cổ Tích- Tìm Về Trái Tim- )
Huy là đứa học trò đặc biệt của lớp học đầu tiên khi tôi ra trường. Ðặc biệt vì nhà Huy đi kinh tế mới, lận đận mấy năm dài, rồi dắt díu nhau về, nên Huy trở lại đi học muộn màng. Vì thế Huy già hơn, cao hơn các bạn cùng lớp cả cái đầu (nghĩa đen lẫn nghĩa bóng).
Huy thông minh, nhanh nhẹn, từ chối làm lớp trưởng, nhưng là ?thủ lĩnh ngầm? của cả lớp và cũng là ?body guard? của tôi mỗi khi tan học, đi chung một đoạn đường về. Hễ tới giờ kiểm tra, Huy luôn làm xong bài rất sớm, rồi ngồi gõ gõ cây bút hoặc nhìn vu vơ ra ngoài cửa sổ, cho đến khi bị tôi nhìn ?chiếu tướng? thì Huy đứng lên, chạy lên phòng Ban Giám Hiệu lấy ly nước trà cho tôi để chuộc tội.
Có những lần trên bục giảng, tôi cao hứng nói chuyện ngoài lề, lạc giáo án, (để doạ dẫm và ra oai với lũ trò nhỏ), Huy ngồi dưới cười mỉm chi, gật gù, để sẵn sàng ?giải cứủ tôi khi có những câu hỏi hóc búa, bằng cách pha trò, đánh lạc hướng qua đề tài khác.
Tết năm đó, trong bữa liên hoan của lớp, tôi đề nghị mục ca hát, một em hát xong sẽ có quyền chỉ định người tiếp theo. Cậu lớp phó xung phong mở màn hát trước, bài hát vừa dứt, nó còn suy nghĩ chưa biết chọn ai thì Huy la lên: ? Chọn cô áo hồng! Áo hồng!? (là cái áo thun màu hồng điệu đà tôi mới mua, không ?đụng hàng? với ai). Tôi đành đứng lên hát, có chút mắc cỡ, trong tiếng cổ vũ reo hò của đám học trò và Huy đánh nhịp bằng cây thước kẻ xuống mặt bàn:
" Em ơi, con sông dòng suối, tuy chưa hề nói có chung cội nguồn "Em ơi, khi ta nhìn nhau, yêu thương tràn về thác đổ, con sông dạt dào sóng vỗ mênh mông "
Ðến điệp khúc, Huy còn cao hứng phụ hoạ theo:
"Mùa Xuân đến, nhắc ta những điều, mà ta chưa nói ra"Mùa Xuân đến, nhắc ta những lần, trên con đường phố quen..
Rồi ve kêu hè tới, Huy cùng cậu lớp trưởng, lớp phó đến nhà rủ tôi đi xem phim. Vừa đến rạp, chắc đã bàn tính trước, Huy chạy ngay vào mua vé, cậu lớp phó giữ chân tôi để cậu lớp trưởng đi mua đậu phộng, hạt dưa, cương quyết không cho cô giáo tốn đồng xu nào. Huy trao cho tôi tấm vé, nháy mắt: - Lần sau đi xem phim, sẽ đến lượt cô bao tụi em, vậy là huề!?.
Nhưng đến mùa khai giảng năm học mới, Huy đã không tiếp tục đến trường vì hoàn cảnh gia đình. Mấy mùa hoa phượng nở lại tàn, kỷ niệm cô trò còn phảng phất thì Huy phone cho tôi theo số điện thoại của trường:
- Cô ơi, Huy của cô đây!? Tôi mừng rỡ, nghĩ đến nụ cười tươi, đôi mắt sáng và làn da nâu của cậu học trò ngày nào:
- Huy bây giờ ra sao, em đang làm gì??
- Em vừa nhập ngũ vào bộ độỉ
- Sao lại thế?? Tôi xúc động, nhưng không dám khóc, và giọng Huy còn buồn hơn:
- Em chẳng còn chọn lựa nào khác, cuộc đời em chỉ như vậy thôi cô ạ?. Im lặng một lát, Huy lại nghẹn lời:
- Em không muốn báo cho cô và bạn bè biết nên ngày lên đường chỉ có mẹ em ra tiễn. Khi chiếc xe đưa đám tân binh đến quân trường, có chạy ngang qua khu nhà của cô, em đã dõi mắt tìm kiếm, biết đâu sẽ thấy cô ở đâu đó hay đứng trước cửa nhà?? Và lần này Huy khóc thật, sụt sùi:
- Em nhớ cô! -Giờ em đang ở văn phòng chỉ huy quân sự, chuẩn bị qua Cambodia trong công tác hỗ trợ quân đội Việt Nam rút quân về nước ?. Tiếng trống trường vang lên, Huy vội vàng, tiếc nuối:
- Ðến giờ cô lên lớp rồi phải không? Uớc gì em đang ở đó, để được chạy vào lớp học và ngắm cô giảng bài! Thôi, em chào cô, em sẽ về thăm cô vào dịp nghỉ phép đầu tiên, cô phải đợi em đấỷ?.
Tôi nói nhanh:
- Ðương nhiên rồi, vì cô còn phải mua vé xem phim cho em nữa chứ?, nhưng chỉ nghe tiếng máy ..tit tit.. khô khan vọng lại.
Có lẽ vì vậy mà chẳng có kỳ nghỉ phép nào cả, vì vài tuần sau, có tin Huy đã đào ngũ trong lúc đang thi hành nhiệm vụ bên Campuchia, bị tình nghi chạy qua biên giới vào trại tỵ nạn Thailand.
Số phận đẩy đưa, tôi cũng vượt biên đến trại tỵ nạn Panatnikhom, Thailand cuối mùa đông năm ấy. Tôi liền tìm hiểu, và được biết, đã từng có phong trào bộ đội đào ngũ từ Campuchia xin tỵ nạn, nhưng họ bị giam riêng biệt, rồi bị thẩm tra gắt gao (do sợ là tình báo), nên chỉ rất ít người được đi định cư, còn lại phải trở về qua biên giới, phiêu bạt đó đây, thậm chí còn có vài trường hợp tuyệt vọng, tự sát ngay trong trại. Tôi mơ hồ lo sợ và cầu xin cho Huy của tôi được bình an.
Thời gian qua thật nhanh. Thời đại cộng nghệ toàn cầu đã giúp biết bao nhiêu người nối lại liên lạc với nhau, nhưng riêng tôi vẫn chưa tìm được cậu học trò dễ thương nhất trong đời làm cô giáo ngắn ngủi của mình.
Huy ơi! Cô còn nợ em chiếc vé xem phim.
Edmonton, Hè 2022
NS Trúc Phương (1933 ? 1995) là một NS nổi danh trước 1975, đã được mệnh danh là Ông Hoàng Bolero. Hôm nay xin mời quý vị thưởng thức một nhạc phẩm trữ tình tiêu biểu của ông: ÐÊM TÂM SỰ, với song ca Quang Lê & Mai Thiên Vân (TT PBN hòa âm thâu âm). Phần Video do Trần Ngọc A. thực hiện.
Cuối Video là 2 phút trích đoạn tâm sự rất chân thành của NS Trúc Phương do TT Asia 55 phỏng vấn và Saigon Films đăng lại
Xin bấm LINK để xem hình rõ nét:
https://youtu.be/oJso0mGU-LQ
Ðêm Tâm Sự (NS Trúc Phương) - (Cs Quang Lê, Mai Thiên Vân) - Video 4K: Trần Ngọc Autumn
Những Video Nhạc do TN.A thực hiện hoàn toàn do sự trân quý các nhạc phẩm hay của các Nhạc Sĩ nổi tiếng của nền văn học nghệ thuật Việt Nam. TN.A cám ơn các ... youtu.be
Ða tạ
Trần Ngọc A.
.......................................................................................................
Vài nét về NS Trúc Phương:
- Nhạc sĩ Trúc Phương (1933-1995) tên thật là Nguyễn Thiên Lộc, đã sống qua thời vàng son, rực rỡ nhất của nền văn nghệ miền Nam với các sáng tác nổi danh được biết đến từ cuối những năm 50, phổ biến rộng rãi trong những năm 60, 70? Dư âm của những ca khúc ấy còn lan rộng đến ngày hôm nay. NS TP đã được mệnh danh là Ông Hoàng Bolero.
- Giòng nhạc Trúc Phương về thân phận con người trong thời ly loạn. Ông sáng tác từ 1957 đến 1973, sau cùng là bài Xin Cám Ơn Ðời khoảng tháng 3/1995. Tên thật Nguyễn Thiện Lộc sinh năm 1933 tại Trà Vinh, mất ngày 18/9/1995 tại Saigòn. Chúng ta thật sự không biết TP chết vì bệnh gì, có người nói là sưng phổi (?) - Trúc Phương sáng tác bản nhạc đầu tay Tình Thương Mái Lá 1957, Chiều Làng Em (1962, 1959) Như vậy TP phải học nhạc ở Trà Vinh bởi vì năm 21, 22 tuổi tài năng ông rất chững chạc rồi mới có thể so sánh với nhạc Trịnh Hưng. Tại thành phố, ông đã nhớ về qủ cũ khi xuất bản bài Ðò Chiều 1957 mang hình ảnh người lính Cộng Hòa không loại trừ sự tưởng tượng chính bản thân ông một người trai ngày trở về qủ cũ với chiến y phai màu và xum họp với người ỷu đã tiển đưa mình qua dòng sông l?n Saigòn ăn học. Một tác phẩm được xem là của nhạc sĩ Trúc Phương nếu có hình bìa và hai mặt lyrics, với tờ lyrics đầu có tên Trúc Phương, dưới cùng có ngày tháng được Bộ Thông Tin cho phép xuất bản. - Ðò Chiều, có mặt tr?n thị trường 27/6/1958, nhưng phát hành tại Saigon 22/9/1960. Lyrics 1959, tái phát hành 31/12/1971.
BỖNG DƯNG
https://www.youtube.com/watch?v=KtDPJizE9n8
GIA LONG BIỂN XANH - BỖNG DƯNG CHO TA HIỂU PHẦN NÀO NGƯỜI SÀI GÒN HIỀN HÒA RƠI VÀO KHÚC RẼ ÐIÊU LINH - YouTube
Các cô cậu hồn nhiên cắp sách đến trường chỉ đơn thuần nhìn con đường học hành trước mặt, mà đi thẳng tới. Ít người nghĩ đến khúc quanh bất chợt.
www.youtube.com
Bỗng Dưng
Khi bụi phấn không còn vương tóc
Tiếng ve sầu òa khóc chơi vơi
Bao tà áo trắng xa vời
Vẫy tay tháng sáu, ta rời trường xưa
Ðời trăn trở, nắng mưa ùa tới
Người miệt mài vun xới từng năm
Mong vai đừng gánh thăng trầm
Tóc đơm hoa bạc bâng khuâng đêm về
Không ai muốn não nề đeo bám
Bụi trần gian loang xám dặm trường
Không ai đoán biết trên đường
Hố sâu trơn trợt, tai ương giữa đàng
*
Thời xanh tóc bước sang xứ lạ
Sống tha hương chân chạm bôn ba
Ðông sang hơi thở phì phà
Miệng vừa hé mở, khói là đà bay
Ðường phố Sài Gòn vào giờ tan sở xe cộ ngược xuôi. Những con đường quanh quẩn trường học, lúc nào cũng nở hoa trắng thướt tha của các nữ sinh, cũng như quần xanh áo trắng của các nam sinh. Bức tranh hài hòa cho ta thấy nhịp sống đời của Sài Gòn êm đềm biết là bao.
Các cô cậu hồn nhiên cắp sách đến trường chỉ đơn thuần nhìn con đường học hành trước mặt, mà đi thẳng tới. Ít người nghĩ đến khúc quanh bất chợt. Một ngày mây buồn che kín bầu trời, bỗng dưng mọi ước mơ dừng lại trong ngỡ ngàng. Từ ngày lịch sử sang trang, nhiều cô cậu đành buông bút mực.
Gió đổi chiều cuộn mang theo bao trái tim hụt hẫng, tự nhiên rơi tõm vào vũng lao đao. Bao lừa gạt mọc nhánh chằng chịt, phát xuất từ lòng người. Họ bỏ quên hai chữ lương tâm sau lưng, đùa giỡn lòng tin, đưa người thật thà vào chỗ chết, trắng tay. Bây giờ nghĩ lại, không trách gì ai ! Có thể thời gian ấy, họ quá chật vật. Thông cảm và Tha thứ !
Sách vở xếp cất, rất nhiều gia đình cạn cùng đường sinh nhai, lâm vào hoàn cảnh điêu linh. Mái trường nhỏ dấu chấm hết. Nỗi buồn cho thân phận long đong lên ngôi, khiến bao người phải vẫy tay từ giã nét chữ xanh mơ thơ ngây thuở nào. Ít ai còn tâm trí, đầu óc nào có thể tập trung vào thi cử. Phương cách duy nhất là tìm lối thoát ra khỏi bóng đêm, ngay cả chiếc que diêm tội nghiệp cũng không thể thoi thóp trước khi tàn lụi.
Chồng sách dày cộm, tập vở còn thơm hương mực tím, nay trở thành những trang giấy thừa thãi. Vì chủ nhân không còn đến trường nữa. Một ngày bao tử cồn cào, bỗng dưng ánh mắt lướt ngang qua đống sách - chợt lóe sáng ?điều cần làm, kiếm chút tiền mua gạo.
Bàn tay nhanh nhẹn gom nhặt, cân kí lô bán cho cô chú bác oằn gánh đi dạo trong xóm. Ðây là nghề mới. Nhiều người lẹ làng thích ứng trong buổi giao thời. Hai bờ vai lững thững đeo gióng gánh. Chân mang đôi dép nhựa lẹp xẹp, len lỏi trong các ngõ hẻm từ tờ mờ sáng sớm.Tiếng rao thánh thót vang dậy, giọt mồ hôi níu theo từng sợi nắng trưa hè để sinh nhai.
- Ve chai, sách báo cũ, đồng thau, nhôm bể ?bán hôn ?
Cô chú bác đi lòng vòng thu gom, mua từng miếng kim loại vặt vãnh nhỏ đến lớn, mua luôn ve chai. Tội nghiệp đống sách, chồng tập với biết bao trang chưa khô dòng mực học trò, bị cho lên cái cân xách tay. Quá đau lòng cho một khúc rẽ bàng hoàng! Năm tháng đổi đời, ai cũng gác nỗi buồn, dẹp bỏ suy tư.
Cơm áo gạo tiền bắt buộc mình phải đối mặt với hoàn cảnh đi vào hẻm cụt. Liệu cơm gắp mắm hầu giữ hơi thở sinh tồn, gắng gượng chạy theo chuỗi sóng đời mặn mòi trong bể khổ trầm luân. Người mua ve chai và kẻ bán sách vở, cả hai bên đều mong mỏi cắc củm chút tiền đong từng lon gạo, lay lất sống qua ngày.
***
Con đường trước mặt là khoảng trống vắng chơi vơi. Ước mơ của tuổi trẻ bẽ bàng, không ươm hồng nên thơ nữa. Thay vào đó là năm tháng lêu bêu, đêm ngày trông ngóng ra trùng khơi. Lòng luôn thấp thỏm tìm bóng dáng chiếc lá gỗ cứu tinh. Những trái tim hiền lành luôn khắc khoải chụp bắt cơ may đến bất chợt. Chiếc lá gỗ mộc mạc đưa ta về bến mơ ở cuối chân trời xứ lạ. Nơi lấp lánh ánh bình minh.
***
Sau bao ngày lênh đênh sinh tử, giây phút mầu nhiệm thoáng hiện ra hòn đảo thần tiên. Vòm trời lao xao chen lẫn tiếng cười rì rào của từng lượn sóng từ bi. Gió bao dung đong đưa ngọn dừa, vỗ về những con người sống sót trong khung trời tràn ngập không khí bình yên. Bãi cát vàng mịn màng trên hòn đảo êm đềm, bỗng dưng in hằn nhiều dấu chân bay bổng, đi trên mây. Nét ngoằn ngoèo vẽ vời hai chữ Tự Do.
Trong lồng ngực của những con người xiêu vẹo ấy, là trái tim yêu đời đang nhảy múa nhịp điệu mừng vui. Bao lời chân tình bày tỏ lòng tri ân trời cao. Ánh bình minh rực rỡ tỏa sáng con đường thăng hoa. Mọi người hả hê thỏa lòng toại nguyện. Còn gì sung sướng hơn khi ôm gọn hai chữ Tự Do trong vòng tay còn ướt đẫm giọt lệ viễn du.
Sớm mai thức dậy, gió biển ca hát chào vui một ngày mới hạnh phúc. Những thân thể bệ rạc hôm qua đã thả trôi bóng đêm xuống cây cầu Jetty huyền thoại. Hai buồng phổi nhịp nhàng căng phồng chất nhựa hồi sinh, sau lần tơi tả cưỡi sóng đại dương.
Nỗi run sợ trong tinh thần làm xanh xao con người, bào mòn từng hơi thở. Ai cũng tiều tuỵ sa sút do đói khát, lặn lụp chết dở sống dở. Giờ phút nào cũng vật lộn với từng cơn sóng dữ thét gào, mặc dù người nào cũng bèo nhèo như cọng bún thiu.
Không ai cần ăn kiêng giảm cân để được vóc dáng mảnh mai. Mọi người lênh đênh trên chiếc lá gỗ tật nguyền, tự nhiên hốc hác xuống kí lô dễ dàng. Toàn thân bỗng dưng ốm còi lều khều như người mẫu hết thời, lôi thôi lếch thếch hết xí quách
Nguyệt San Giao Muà xin cám ơn những thân hữu đã dóng góp bài vở cho Nguyệt San Giao Muà số 243 . Một số bài khác sẽ được đăng dần vào số tớị Mong mỏi sẽ nhận được những sáng tác của các bạn bốn phương để cho Nguyệt San Giao Muà thêm phần hương sắc trong tương laị
2) Ðể rút ra danh sách của NSGM (unsubscribe),
xin gửi email về GiaoMua@hotmail.com
3. Mọi chi tiết, thể lệ, thắc mắc, xin gửi về:
GiaoMua@hotmail.com
4. Mọi bài vở, đóng góp, xin gửi về:
GiaoMua@hotmail.com
Nguyệt San Giao Muà
Homepage: http://www.GiaoMuạcom
Thể lệ gửi bài cho Nguyệt San Giao Muà:
Mong bạn gửi Bài cho GM theo cách này là tốt nhất :
1. Dùng mẫu chữ Vietnet (VIQR) hay Unicode
2. Viết Hoa chữ đầu của bài và bút hiệụ Ví dụ: Giọt Mưa Trên Lácủa NS Phạm Duy
3. Gửi bài ngay trong email (không kèm file), để cho BBT khỏi mất công download xuống để đọc
4. Gửi tất cả các bài trong 1 tháng 1 lần trong1 email, nếu tiện.
5. Bài vở xin gửi đến trước ngày 25 mỗi tháng
6. Mọi chi tiết, thể lệ, thắc mắc, xin gửi về: GiaoMua@hotmail.com
Cám ơn bạn rất nhiều, vì nhân sự có hạn, BBT không thể ngồi đánh máy lại từng đề bài hay bút hiệụ
P.O . Box 378
Merrifield, Virginia 22116
USA
Trang Nhà