Nguyệt San phát hành định kỳ vào mỗi đầu tháng
Nguyệt San Giao Mùa
P.ỌBox
378
Merrifield, Virginia
22116
USA
Số 249
Ngày 1 tháng 2 năm 2023
Home
|
Giao Mùa (Unicode)
|
Giao Mùa (Vietnet)
Những Số Cũ | Thư Ngỏ | Liên Lạc | ||
Chủ Nhiệm kiêm Chủ Bút: | Ðinh Trường Như (TK Trung Kỳ) |
Ban Biên Tập: |
Mạc Phương Ðình, Phan Thái Yên |
|
Chung Thủy, Nguyễn Thị Thanh Dương |
|
& TK Trung Kỳ |
Mọi bài vở đóng góp xin gửi về GiaoMua@hotmail.com
Copyright
2002 by Giao Muà e-magazine and respective authors
++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++
Bài vở trên Giao Muà là do các tác giả gửi đăng và Giao Muà không chịu trách nhiệm về nội dung. Muốn xin trích đăng lại, xin liên lạc với GiaoMua@hotmail.com.
I . Thơ _______________________________________________________________________
1. Chúc Xuân Qúy Mão | ______ Sương Anh | ||||||||||||||||
2. Vãng Niên | ______Vân Hà | ||||||||||||||||
3. Những Người Anh Hùng | ______Chương Hà | ||||||||||||||||
4. Bầu Trời Vui | ______ Bạch Liên | ||||||||||||||||
5. Chiều Cuối Năm | ______ Viễn Phương | ||||||||||||||||
6. NHỚ: Giao Thừa Năm Xưa | ______Sông Cửu | ||||||||||||||||
7. Dâng Ðời Mật Ngọt Ấm Êm | ______ Lê Miên Khương | ||||||||||||||||
8. Mùa Xuân Vắng Bóng | ______Hàn Thiên Lương | ||||||||||||||||
9. Dưới Giàn Thiên Lý |
______ Tình Hoài Hương 10. Mừng Xuân Quí Mão 2023 |
|
______ ChinhNguyen/H.N.T. | 11. Ðưa Em Bũa Ðó Trời Mưa |
|
______ Nam Thảo | 12. Ăn Cắp Nụ Hôn |
|
______ Phamphanlang | 13. Vẫn Còn Ðây |
|
______ Nguyễn Thị Thanh Dương. | 14. Khóc Một Người Anh |
|
______ Thylanthảo | |
II . Văn _______________________________________________________________________
1. Duyên Thừa ___________ Nguyễn Thị Thanh Dương | 2. Khi Ðịnh Mệnh Cúi Nhìn ___________ Tình Hoài Hương |
3. Lính Trận Ở Thành Phố ___________ Hai Hùng SG |
4.Xuân Con Mèo ___________ Nguyễn Quý Ðại |
5. Ngày Mai ___________ Bạch Liên |
6.Mùa Xuân Ðó, Rất Ðẹp ___________ Kim Loan |
7.Vai Trò Chung Của Cha Mẹ .... ___________ Vũ Thị Hương Mai |
III . Nhạc__________________________________________________
1.Duyên Kiếp ___________ Chương Hà |
IV . Tin Tức /Trả Lời Bạn Ðọc__________________________________________________
1. Tin Tức/Trả Lời Bạn Ðọc _______ Ban Biên Tập |
I . Thơ __________________________________________________
II . Văn___________________________________________________________
Nguyễn Thị Thanh Dương
Tình Hoài Hương
Hai Hùng SG
Nguyễn Quý Ðại Nguyễn Quý Ðại Bạch Liên
Bạch Liên Kim Loan Kim Loan 7. Vai Trò Chung Của Cha Mẹ Trong Giáo Dục Giới Tính Cho Con Ở Tuổi Dậy Thì Vũ Thị Hương Mai Vũ Thị Hương Mai III . Nhạc___________________________________________________________
Chương Hà
Khi chào đời ta như bước vào định mệnh .Từ đó những liên hệ ràng buộc gia đình, xã hội và tình thương nẩy nở , phát triển. Tình yêu lớn, nó núm níu ta với quê hương, tổ quốc, với thân thuộc và người cùng đi với ta suốt đoạn đường đời , cho tới hơi thở cuối như một duyên kiếp.
IV. Hộp Thư Toà Soạn
___________________________________________________
Thể lệ để nhận Nguyệt San Giao Muà:
1) Ðể vào danh sách của NSGM (subscribe),
xin gửi email về GiaoMua@hotmail.com
Ðịa Chỉ Liên Lạc:
Nguyệt San Giao Muà
Copyright
2002 by Giao Muà e-magazine and respective authors
Hạnh dựng xe đạp ngoài sân và xách giỏ bước vào nhà, nàng hỏi anh Công đang ngồi trước cửa:
- Có chuyên gì mà chị Hiền nhắn em đến gấp vậy anh?
- Anh cũng không biết, từ ngày chị em ốm nặng tính tình vừa cáu gắt vừa bi quan có chia sẻ được với anh nhiều đâu. Em là em gái chắc Hiền sẽ tâm tình nhiều hơn.
Bé Ngọc Lan và Hoàng Lan nghe tiếng Hạnh chúng từ trong nhà chạy ra reo mừng:
- Dì Hạnh đến chơi..
- Dì Hạnh có mang bánh cho con không?
Hạnh kéo hai bé Lan vào lòng âu yếm:
- Có chứ, để dì lấy bánh cho hai bé Lan của dì nha.
Lần nào Hạnh đến nhà chị chơi cũng đều mua qùa cho hai cháu nên hai đứa thành thói quen luôn chờ quà của dì, bé Ngọc Lan 7 tuổi còn bé Hoàng Lan mới lên 5. Cả hai đều vui thích mỗi khi Hạnh đến chơi và quấn quýt dì của chúng.
Hạnh mở giỏ lấy ra gói bánh chia cho hai cháu.
Nhìn hai cháu ngây thơ ríu rít vui vẻ ăn bánh mà lòng Hạnh nhói đau, chúng đâu biết mẹ chúng đang ốm nặng sắp lìa đời và không biết sau này Hạnh còn có dịp đến chơi với cháu những giây phút hạnh phúc bình thường thế này không?
Hạnh sợ mình sẽ khóc mất nên vội đứng dậy và dặn dò hai cháu:
- Hai bé Lan ăn bánh và chơi với bố để dì vào trong phòng thăm mẹ cháu.
Phòng ngủ của vợ chồng chị Hiền trên lầu một, Hạnh bước vào phòng chị, Hiền ra dấu cho nàng đóng cửa phòng lại.
Thấy chị gầy yếu nằm co quắp trên giường Hạnh xót xa rơi nước mắt:
- Chị ơi, chị có đỡ tí nào không?
- Nếu chị đỡ thì chẳng gọi em đến làm gì, ngồi xuống đây cạnh chị?
Hạnh linh cảm như sắp nghe một câu chuyện quan trọng ghê gớm lắm, nhìn nét mặt buồn rười rượi và căng thẳng của chị Hiền thì đủ biết.
- Chị muốn xin em giúp đỡ chị, em có nghe lời chị không?
Hạnh cầm bàn tay khô gầy của chị và lại khóc:
- Chị có gì muốn dặn em chị cứ nói đi, em luôn nghe lời chị, xưa nay chị em mình từ nhỏ đến lớn đều thương yêu nhau mà.
- Em biết rồi đó bệnh ung thư của chị bác sĩ đã nói chỉ sống còn trong vài tháng nữa, em xem đây những cục hạch ở vùng nách vùng cổ đã làm chị đau đớn biết bao nhưng cũng chưa đau đớn bằng chị phải từng ngày lìa xa chồng và hai con thơ dại.
Hạnh bật khóc nấc lên và khuyên mà chính lòng nàng cũng không hi vọng gì:
- Không, chị không chết đâu, chị sẽ khỏi bệnh mà.
Hiền cũng khóc nấc lên theo em vì tủi thân:
- Em ơi, sao đời chị khổ thế này, cuộc đời chị đang hạnh phúc mà trời chẳng cho hưởng..
Một lúc sau Hiền lau nước mắt để lấy bình tĩnh nói tiếp điều muốn nói:
- Em nghe đây, chị muốn em ?thay chị chăm sóc anh Công và hai cháu Lan?
- Vâng, em hứa em sẽ thường xuyên đến thăm cháu và anh, có chị hay không có chị thì tình cảm anh em, dì cháu vẫn y nguyên.
Hiền nhấn mạnh:
- Em chưa hiểu đủ ý chị, chị mong muốn em sẽ?.. làm vợ anh Công kìa.
Hạnh giật mình thảng thốt:
- Sao chị lại nói điều lạ đời thế. Sao em phải lấy anh Công? Không, không thể như thế được. Anh Công là người anh rể mà em kính mến, em đã xem anh ấy như người ruột thịt trong nhà .
- Chị biết điều ấy, ngược lại anh Công cũng xem em như thế.. Anh Công là người thành đạt, người chồng người cha tốt nên cả nhà mình đều qúy mến. Chính vì thế chị không muốn mất anh Công, dù yêu thương chị cách mấy nhưng anh Công còn rất trẻ, rồi anh sẽ lập gia đình khác. Em có muốn hai cháu Lan của em phải sống với mẹ ghẻ không? Em có muốn nhìn thấy cả gia tài của gia đình chị vào tay người phụ nữ khác không?
Hạnh vẫn còn bàng hoàng chỉ biết rên siết:
- Trời ơỉchị ơỉchị ơỉ
Hiền thì thầm năn nỉ tiếp:
- Em mới 20 tuổi, chị biết là em chưa chính thức yêu ai dù có vài chàng đang theo đuổi. Em hãy thương chị và thương hai cháu của em, chúng ở với dì chẳng khác nào mẹ ruột. Chị mất đi, cuộc sống của chồng con chị sẽ không thay đổi mấy, hai bên nội ngoại vẫn như cũ khi có em thay thế chị.
Hạnh vẫn từ chối:
- Em thương chị lắm nhưng cũng thật khó xử, thật khó khăn cho em?
Hiền cương quyết:
- Em không chỉ thương chị bằng miệng, em hãy đồng ý giúp chị để chị còn bàn với anh Công và gia đình hai bên, chị không có nhiều thời gian để cho em giùng giằng đâu..
- Nhưng?nhưng?
- Không phải băn khoăn gì nữa. Chẳng những em phải đồng ý lấy anh Công mà lấy ngay bây giờ khi chị chưa nhắm mắt lìa đời, chị biết tính em và anh Công cả hai đều ngại ngùng điều này, biết đâu lại bỏ dở giữa chừng. Chị muốn chuyện đã rồi để chị biết chắc mong muốn của chị đã thành sự thật không thể thay đổi được thì chị mới yên tâm nhắm mắt.. Khi chị mất đi em và anh Công sẽ làm hôn thú giấy tờ chính thức là vợ chồng.
- Nghĩa là sao hả chị?
- Em về đây ở với chị và làm vợ Công ngay tuần tới. Vợ chồng em sẽ ở trên lầu hai. Em mà không nghe lời chị thì chị sẽ thêm buồn thêm lo mà chết tức tưởi, chết sớm nay mai, em có ân hận cũng muộn rồi..
Nhìn người chị đang bệnh nặng phải nói ra những điều đau đớn như dao sắc cắt vào da thịt chị và cả da thịt mình Hạnh hoảng hốt:
- Vâng, vâng?em sẽ cố gắng nghe theo lời chị?.
Hiền tha thiết như những lời trăn trối:
- Em hãy thay chị yêu thương anh Công như chị đã yêu anh thì dù chị đã nằm dưới lòng đất vẫn mỉm cười vì tình yêu của chị còn tiếp nối và hiện hữu bên anh ấy.
Hạnh đáp như một cái máy cho chị vừa lòng:
- Vâng, vâng, em đã chứng kiến tình yêu của anh chị, em sẽ yêu anh như thế.
Hiền đã thuyết phục được chồng và đôi bên gia đình, nhất là bên gia đình Hiền ai cũng đồng ý để họ không mất chàng rể hiền và hai cháu Lan. Mẹ Hiền còn nói với Hiền và Hạnh:
- Ðằng nào con Hạnh cũng đến tuổi lấy chồng, tìm đâu ra được người chồng tốt như anh Công. Phần số Hiền không may mắn thì nhường cho em con, hai cháu Lan sảy mẹ còn dì. Mẹ cũng đã nghĩ đến điều này trước khi con Hiền đưa ra ý kiến?
**************
Hạnh đến nhà chị ở vừa chăm sóc chị bệnh vừa làm sứ mệnh chị ruột giao phó là làm vợ anh rể. Hạnh ở trên lầu hai theo sự sắp đặt của chị Hiền.
Ðêm đầu tiên thật ngỡ ngàng. Hạnh và Công không ai dám nhìn thẳng vào mặt nhau, Hạnh càng không dám nghĩ đến chuyện chung chăn gối cùng anh rể nhưng nhớ lời chị Hiền dăn dò đàn ông thiếu thốn chuyện vợ chồng với vợ dễ sinh hư, lỡ anh Công ra ngoài bồ bịch với ai rồi mai mốt đem người tình và con rơi về nhà này nhận làm vợ con thì mình không thể cứu vãn nổi.
Thế là Hạnh đã liều nhắm mắt trao thân cho anh Công, trao cuộc đời mình cho số phận..
Hạnh mang thai ngay trong tháng đầu tiên làm vợ Công và người chị đã mỉm cười hài lòng yên tâm cô em gái ván đã đóng thuyền với chồng mình. Lòng Hiền nhẹ nhỏm để đối diện với bệnh hoạn.
Mấy tháng trôi qua, sự gần gũi vợ chồng đã làm họ bén hơi nhau, mỗi ngày tình cảm của Hạnh và Công thêm gắn bó, Công không xem Hạnh là cô em vợ nữa, những lúc riêng tư chỉ có hai người chàng đã yêu thương chăm sóc nàng.
Hạnh cũng đã quen dần với chút duyên thừa của chị cho, từ lòng kính nể qúy mến người anh rể nghiêm trang hiền lành đang hình thành một tình yêu, càng gần gũi tiếp xúc Hạnh càng thấy người anh rể giống như người trong mộng từ kiếp nào mà bây giờ nàng mới được gặp gỡ.
Công là người đàn ông đầu tiên đã làm trái tim nàng rung động. Chàng hơn nàng 15 tuổi đủ từng trải chín chắn để cho Hạnh tin cậy thương yêu và nương tựa,
Nhất là cái thai trong bụng đang lớn dần là sợi giây ràng buộc cho Công và Hạnh càng gần gũi và nồng thắm thêm.
Trớ trêu thay bệnh tình của Hiền cũng thăng hoa theo hạnh phúc của Công và Hạnh, không biết vì nhờ thuốc thang hay vì lòng Hiền đã bình yên thanh thản chấp nhận số phận mà căn bệnh bỗng khựng lại không phát triển theo chiều hướng xấu như các bác sĩ của bệnh viện đã xác định nữa. Lần khám bệnh và xét nghiệm mới nhất bệnh viện đã phát hiện ra các cục u hạch đã teo nhỏ lại, căn bệnh đã ?ngủ? và không biết bao giờ mới ?thức dậỷ miễn là Hiền vẫn uống thuốc theo chỉ dẫn và theo dõi của bác sĩ.
Hiền đã khỏe trở lại, nàng tuy còn gầy yếu hơn trước nhưng vẫn có thể sinh hoạt cuộc sống đời thường như mọi người.
Hiền đâm ra bứt rứt và ân hận khi hàng ngày nhìn thấy Hạnh với cái bụng bầu lề mề, khi nhìn Công theo Hạnh lên lầu hai, khi thấy Hạnh có cử chỉ chăm sóc Công. Họ đang là đôi vợ chồng hạnh phúc còn Hiền đôi lúc là cái bóng bên cạnh họ.
Dù sao Hiền cũng là một người đàn bà, nàng ghen tị với Hạnh, đôi lúc cảm thấy ghét Hạnh, cô em gái mà Hiền từng thương yêu Ông trời thật nghiệt ngã đã không cho nàng khỏi bệnh sớm trước khi nàng toan tính.
Hàng xóm gần xa đều biết chuyện gia đình Hiền hai chị em lấy một chồng, cảm thông thì ít mà hàng xóm mỉa mai thì nhiều, họ chê trách Hiền đã lo xa tính gìa hóa non thật đáng đời.
Hạnh sinh con đầu lòng một bé trai kháu khỉnh giống y như Công càng làm Hiền thêm ghen tị.
Hai chị em không còn tự nhiên thân thiện với nhau như trước và đều cảm thấy ngại ngùng khi đối diện. Hiền đã vài lần nói với Hạnh:
- Em nên nhớ chị vẫn là vợ anh Công, đừng làm mất tình vợ chồng của chị.
Nhiều lần không có Hạnh thì Hiền đã cằn nhằn và ngăn cản Công không được thường xuyên gần gũi Hạnh mà phải trở về bổn phận chính làm chồng Hiền. Thế nên mỗi lần Công lên lầu hai với Hạnh chàng lén lút y như người đang phạm tội.
Một năm sau Hạnh lại mang thai, không là tin vui cho Hiền như lần đầu Hạnh mang thai mà còn làm Hiền bừng bừng tức tối cho là Hạnh cố tình có thêm con để chiếm ưu thế tình cảm của Công và ảnh hưởng đến gia tài của gia đình Hiền sau này. Hiền mặt sưng mày xỉa nói với Hạnh :
- Em tính cướp chồng của chị đó hả? đành rằng chị đã ép duyên em lấy anh Công nhưng nay tình thế đã thay đổi chị còn sống sở sờ đây mà em vui hưởng hạnh phúc đáng lẽ là của chị sao đành?
Hạnh chỉ biết khóc, thương cho chị và thương cho chính mình, tự nhiên hai chị em bỗng rơi vào hoàn cảnh trái ngang đối diện nhau như hai kẻ thù nghịch.
Nàng đã đòi chia tay với Công để trả hạnh phúc lại cho chị mình thì Công đã ngăn cản:
- Hiền đã thúc giục đưa đẩy chúng ta vào tình thế mà chẳng đời nào anh hay em nghĩ đến. Bây giờ chúng ta đã là vợ chồng sắp có đứa con thứ hai chia tay thì khổ em và khổ con. Hay là anh sẽ mua cho mẹ con em một căn nhà khác ở riêng khuất mắt cho Hiền đỡ dằn vặt em?
- Em muốn đi khỏi đời anh và khỏi thành phố này thì hạnh phúc của chị Hiền mới trọn vẹn..
Công nhất quyết:
- Em có đi tới đâu anh cũng sẽ tìm ra em.
Lòng Hạnh rối bời, nàng không muốn xa Công nhưng nàng càng không muốn nhìn chị mình đau khổ từng ngày cũng như phải sống cảnh vợ chồng tay ba eó le khó xử...
Biến cố tháng tư 1975 xảy đến. Công phải đi tù cải tạo diện tư sản, nhiều tài sản kinh doanh bị nhà nước Việt Cộng tịch thu, chỉ còn lại căn nhà đang ở với hai chị em Hiền và mấy đứa trẻ.
Vắng người chồng hai chị em đỡ căng thẳng và gần nhau hơn khi cùng chung một nỗi buồn lo.
Căn bệnh của Hiền đã ?thức dậỷ làm Hiền đau ốm thường xuyên. Hạnh vất vả buôn bán kiếm tiền lo thuốc thang cho chị, nuôi cả gia đình, nuôi Công trong tù, đi thăm Công mỗi khi có giấy phép. Công sa cơ thất thế tình cảm của Hạnh dành cho Công vẫn gắn bó thương yêu không hề thay đổi.
Ngôi nhà ba tầng lầu vẫn như ngày nào, vẫn Hiền ốm đau nằm trong phòng lầu một và bệnh càng ngày càng tồi tệ hơn.
Một hôm Hiền đã gọi em vào phòng, Hiền giơ hai cánh tay gầy khẳng khiu ra đón em gái và bật khóc nghẹn ngào:
- Em ơỉtha lỗi cho chị?
Hạnh cũng ôm chầm lấy chị và khóc :
- Chị có lỗi gì đâủ
- Chị biết mình có lỗi mà . Chị hối hận và thương em lắm.
- Em thương chị nhiều hơn chị đã thương em kìa, chị đừng nghĩ ngợi gì nữa.
Giọng chị Hiền run rẩy và yếu ớt:
- Lần này thì chị sức tàn lực cạn rồi, căn bệnh trở lại, những khối u đang hoành hành chị, em hãy ở lại bên anh Công và các cháu nhé dù bây giờ tài sản anh chẳng còn gì.
Hiền không còn sức để nói tiếp dù còn nhiều điều muốn nói với cô em gái, nhưng trên đôi môi héo hắt của Hiền dường như thấp thoáng có nụ cười hài lòng vì Hạnh đã không giận hờn gì Hiền?
Vài ngày sau Hiền từ gĩa cõi đời.
Hai bên gia đình nội ngoại đều thương tiếc Hiền nhưng họ cùng cảm thấy ấm lòng khi có mẹ con Hạnh bên cạnh.
Hạnh đã thay chị quán xuyến gia đình, chăm sóc thương yêu hai con, hai cháu ruột thịt của nàng.
Vài năm sau Công trở về chàng bùi ngùi thương người vợ ngắn số và cảm tạ Hạnh đã bù đắp cho chàng nỗi đau này.
Nàng đã âu yếm thì thầm khi trong vòng tay chồng:
- Em thương chị Hiền và cũng hiểu chị Hiền luôn thương yêu em. Chút duyên thừa chị cho em đã là tình yêu của em, là tình yêu của chị. Hai tình yêu này dành cho anh, hai chị em em sẽ ở bên anh suốt cuộc đời.
-----------------
------------------------------------------------
Khi Ðịnh Mệnh Cúi Nhìn
Phần thứ Nhứt
Chương 20
TẠ ƠN ÐỜI ÐÃI NGỘ
Tình Hoài Hương
*
Vào tháng ngày gần cuối đời có lẽ Ba Má ngao ngán cảnh đời ô trọc, nhân tình thế thái lọc lừa. Nay Ba Má chọn nơi Mỹ Chánh làm quê hương thứ hai chăng? Không đi tu ở đâu tốt bằng chốn rừng sim bạt ngàn nầy thật! Nơi xứ sở mà bầu trời hầu như chẳng bao giờ dịu mát lớp da đất. Mùa hạ gió phương nam thổi từng cơn nóng khô hừng hực, xoáy theo nhiều con trốt bốc hốt tất cả mọi thứ gì có trong tầm cuốn. Gió tàn phá dữ dội cướp giật nhà cửa và nhiều thứ không thể tưởng tượng nổi. Mùa đông lạnh lẽo rét mướt mưa dầm gió bấc lụt lội triền miên.
Hồng Hạnh ví Ba Má giống như Khuất Nguyên thời Chiến Quốc loạn lạc liên miên. Khuất Nguyên là một thi hào của Trung Hoa, ông trí thức hữu ngã, hữu nghì, tài trí, đức hạnh, là bậc trượng phu ngay thẳng. Nhưng gặp Sở Hoài Vương (Trung Hoa) bất tài, ham mê tửu sắc không lo việc nước, Khuất Nguyên nhiều lần khuyên can, nhưng nhà vua không chịu nghe, vua lại nghe lời hèn thần xu nịnh đã hãm hại ông. Nên Khuất Nguyên bị lưu đày, ông buồn chán đã viết thiên truyện ?Ly Taỏ, làm bài phú ?Hoài Sả để cảnh cáo nhà vua. Khi lịch sử bỏ quên chuyện thế thái nhân tình, Khuất Nguyên tự cột đá vô người nhảy xuống sông tuẫn tiết, ông đã chết thảm.
Sách Luận Ngữ viết: ?Quân tử nghiêm trang mà không tranh với ai. Hợp quần với mọi người mà không bè pháỉ. Thật quá hay. Hoàn cảnh cổ nhân ngày xưa và ba Hạnh là ông thầy thuốc sắp đến tuổi "cổ lai hy" không khác chi mấy. Có khác chăng ở chỗ ba biết vận nước đến thời kỳ tha hóa, ba tự giam mình trong góc núi, lánh xa bể đời luân lạc. Ba chỉ mong phục hồi miếng đất khô cằn sỏi đá đã bị gió táp mưa gào vùi dập tơi tả, nơi vùng đất cằn cỗi chính phủ chưa cần trưng dụng: để quên Ðời, quên con người.
Nhưng có người không quên Ba. Ðó là một người anh của Ba, bác Trần Văn Lý người làng Cây Ða, Phủ Hải Lăng. Bác Lý đã đứng ra lập Hội Ðồng Chấp Chánh tại Trung Kỳ. Bác làm Thủ Hiến Trung Việt năm 1948. Người thứ hai là ông Trần Văn Hữu, người lập ra Quân Ðội Quốc Gia, là một chính khách lỗi lạc. Công dân quý trọng ông. Ðồng tiền thời của ông có giá trị cao, tương xứng với mức cần lao. Ðồng bào được đãi ngộ xứng đáng.
Hai ông đã mời Ba tham chính. Ấy vậy mà Ba chỉ mỉm cười ái ngại lắc đầu, hoà nhã cám ơn "xin không". Ba Má chỉ lặn lội lò mò tìm về ẩn dật nơi vùng hoang dã. Ðó là phần cuối con đường đi tìm sự sống bên người già nua run rẩy trên luống đất thiếu màu mỡ, thiếu tin tưởng. Ðó là kết quả một đời lao lực, cần mẫn của mẹ cha đã nhỏ từng hàng nước mắt chan mồ hôi trên luống đất khô cằn. Ba má vẫn không sờn lòng cấy lại nắm mạ đầu tiên với hy vọng bừng lên sóng mắt bờ môi. Không có máy cày thì con người làm thay trâu bò, vươn vai ưỡn ngực ra kéo, cổ cày vai bừa. Ba Má thật là một tấm gương sáng về sự cần mẫn chịu đựng và kiên nhẫn đáng trân trọng.
***
Trước tiên, Hồng Hạnh tạ ơn Thượng Ðế cho con người có sức lực bền bỉ, dẻo dai, can đảm phi thường như Ba Má. Ngài ban cho sự sống ở môi trường nào, mức độ nào, thì gia đình cô vẫn sống kiên cường, trong sạch và danh dự lúc vươn lên với đời ở mức độ đó. Khi Ba Má rơi vào hoàn cảnh cay đắng, cô không hiểu ông bà có hối tiếc vì quyết định (có thể sai lầm), lúc họ trở về trên bờ quê nghèo xưa cũ không? Con đường nào cũng có ánh sáng và bóng tối, có vinh hoa và cơ hàn, điều kiên định dứt khoát duy nhứt là Ba Má đi trên con đường đó có khả năng phán quyết sự vật trong bóng tối cơ cực hầu vượt ra ngoài ánh sáng sung mãn không?
Hay, đôi khi ở ngoài ánh sáng còn bị thất bại! Hạnh chẳng thấy ba má thở than, mà có phần cam chịu qua nhân cách sống vị tha. Ba Má coi trọng hạnh phúc, tình thương, phúc lợi người khác hơn sống cho mình. Ba đúng là vị lương y như từ mẫu. Vẫn hay, Ba Má không muốn thổ lộ nỗi niềm xin người khác nhỏ giọt chút lòng trắc ẩn?
Không niềm vui nào khác ngoài việc cô thích nghe radio thường xuyên. Gia đình mình bây giờ gồm có bốn người (Ba Má, anh Doãn, Hạnh), rất biết ơn người đã chế tạo ra chiếc radio. Người đã nghĩ ra việc thiết lập đài phát thanh, để qua làn sóng điện chúng ta có thể nghe nhiều chương trình vui vẻ và hữu ích. Hạnh xin cảm ơn các thi nhạc sĩ đã phổ lời thơ, ý nhạc chuyển vô lòng đời.
Dù xa xôi muôn trùng cách trở tận góc núi đầu ghềnh, dù tay chân bận rộn vô vàn, bên tai mình vẫn nghe được nhiều chuyện buồn vui xếp lớp lăn tăn. Hoặc nghe giọng ca trữ tình ấm áp tình người qua nhạc và lời, các ca sĩ đã thở vô không gian lẫn thời gian những giọng truyền cảm trữ tình như: Duy Trác, Sĩ Phú, Anh Ngọc, Tôn Thất Niệm, Mai Hương, Lệ Thu, Thanh Thúy, Bạch Yến ? và giọng ngâm thơ dạt dào âm điệu Hồ Ðiệp.
Nhứt là gia đình cô cần thùng thư nhỏ xíu, nhưng rất quan trọng đối với mọi người. Nếu không có thùng thư, không có báo chí, thì gia đình nầy không thể liên lạc với ai, không hề biết tin tức xảy ra trong nước qua tờ nhật báo mà ba đặt mua mỗi ngày. Hạnh cám ơn: Sở bưu-điện, những người phát thư. Những nhà ấn hành báo chí. Những hoạ sĩ, nhạc sĩ, văn sĩ, thi sĩ... Họ đã nhiệt tình trải lòng mình để họa. ca hát, hoặc viết nhiều truyện hay cho mọi người thưởng thức.
Ba Má cho con tung tăng tới trường vui vẻ vô tư lự hồn nhiên, như cánh bướm đầu xuân gặp nắng mới, cô không lo đói khát nhọc nhằn vất vả. Vật chất không làm Hạnh lo toan âu sầu phiền muộn. Còn bây giờ vấn đề quan trọng là làm sao phụ cha mẹ có tiền mua thức ăn cho tám người lực điền ăn uống. Ba Má lo tiền trả công nhật cho họ mỗi cuối tuần. Con lo thu gom đống củi khô chất bên chái hiên nhà, để củi ngoài sân nếu có cơn mưa bất chợt, củi bị ướt thì làm sao nấu thổi?
Hạnh biết ơn người nông dân đã ra sức làm lụng vất vả, nhọc nhằn, để chủ nhân và nhà nông cùng chia sẻ cơm ăn áo mặc. Tìm đâu có gạo, mắm, lương khô mà dự trữ mùa đông khi những cơn mưa phùn gió bấc cùng cơn rét rừng lạnh xé ruột da kéo đến? Nếu không có người dệt cửi, không có thợ may thì không có áo ấm che thân!
Một hôm anh Doãn bẫy hụt con chim hoàng anh rất đẹp, anh sợ nếu nắm chặt nó sẽ chết. Nên anh nắm nhẹ quá thì nó mổ vô tay anh rồi vùng ra để thoát thân. Hai anh em đứng dưới cây tùng cụt cành mà tiếc hùi hụi, họ ngẩn người nhìn theo con chim hoảng hốt bay vút về cuối làng. Trên tay anh vương lại vài lông ống có tí máu đỏ. Hạnh đem lông chim vô nhà cô cắm trong bình sứ nhỏ để trên bàn học, cô vẩn vơ buồn suốt mấy ngày. Thời gian trôi qua giữa bến bờ yên lặng kéo dài, chiếc lông xơ xác không còn tươi màu vàng sáng sắc nét như xưa. Gợi lên lòng cô buồn phiền nhiều hơn.
Ít lâu sau cô lấp ló nơi song cửa, len lén nhìn con sáo làm tổ dưới nhánh chạc ba cây vú sữa. Trên cây dừa chim ác là thân đen nhánh, có khoang trắng ở ức, nó không biết làm tổ, nên rình tổ trống nó nhảy vô đẻ trứng nhờ. Hạnh lắng nghe "anh chị chim" nhẹ nhàng thánh thót líu lo trò chuyện, cô đoán hôm nay chúng vui hoặc buồn mà cười vu vơ. Hạnh dõi mắt nhìn công việc chim xây tổ đang diễn tiến đến đâu. Hạnh ngồi lặt rau bên hiên nhà, thì nghe tiếng chiêm chiếp ríu rít non nớt trên tổ. Cô đứng dậy nhìn lên thấy bốn cái đầu nhỏ lơ thơ vài sợi lông, mỏ vàng mở lớn chim ngóng cổ dài đưa qua đưa lại, run run chờ mẹ mớm mồi, thiệt dễ thương quá!
Sau vài tuần bốn con chim ở trong tổ mừng rỡ kêu chít chít chờ mẹ mớm mồi, cô thấy bố mẹ chúng bắt đầu làm huấn luyện viên cho bầy con nhỏ chuyền cành bay từng đoạn ngắn. Khi chim vững vàng có thể tự bay đi lập thân, thỉnh thoảng chúng quyến luyến xôn xao, ríu rít giọng hót líu lo ân tình quay lại chốn xưa. Lạ thay, lúc trưởng thành bầy chim rủ thêm nhiều bạn hữu thân thuộc, chúng trở về cây vú sữa để hội hè đình đám ríu ra ríu rít. Chúng hân hoan hòa ái cất cao tiếng hót thâm tình lảnh lót không hề biết mỏi mệt, để tri ân nơi mà bầy chim chào đời.
Cây vú sữa mỗi ngày càng đông vui, chim có đàn cất tiếng hót thật hay như thể chim biết tạ ơn người ưu ái đãi ngộ. Má vãi gạo vãi lúa ra sân cho chim ăn. Hạnh cám ơn bầy chim không hề biết có người vui vẻ lắng nghe nhiều giọng hót líu lo đang nhã nhạc. Bầy chim vẫn vô tình tặng không những tiếng hót ríu rít líu lo cho thế nhân, và riêng cô niềm vui trong sáng mà không ngờ. Nhìn đàn chim chao cánh lên trời cao khi tiếng phi cơ gầm rú, Hạnh lại trang trọng nghĩ đến những người lính Việt Nam Cộng Hòa, mà tri ân họ:
Anh phi công lả lướt vút cánh vào vùng đạn mũi tên. Anh Lính Dù bay bướm lơ lửng trong không trung. Anh Hải Quân hào hoa trên những giang thuyền dập dồn sóng vỗ. Anh lính Bộ Binh băng rừng vượt núi. Anh Pháo Binh, Thủy Quân Lục Chiến. Thiết Giáp? đều là những chiến sĩ oai dũng ngày đêm lo trấn giữ quê hương. Cảnh Sát, Ðịa Phương Quân, Nghiã quân, vân vân đều là những người lo bảo vệ Tổ Quốc? Họ vất vả nhọc nhằn băng rừng vượt núi, lội đầm lầy hầu giữ gìn non sông Việt Nam gấm vóc không hổ danh là "hòn ngọc viễn đông". Lính đem an cư bình yên đến từng ngõ nhà. Thì, nếu anh là người thương, hoặc anh là ai, Hồng Hạnh cũng thưa rằng:
Nếu anh: Lính Nhảy Dù
Can trường giữ biên khu
Sánh vai ta cùng bước
Nắm tay diệt quân thù.
Nếu anh là Bộ Binh
Hay là lính Pháo Binh
Ðọc thư em dịu ngọt
Những vần thơ chân tình.
Anh là Thiết Giáp quân
Em là mây mùa xuân
Lang thang trên đầu núi
Che nắng cho người thân.
Nếu anh là Phi Công
Lả lướt trên thinh không
Em là vì sao sáng
Soi đường giữa đêm đông.
Nếu anh: Lính Hải Quân
Em mơ là Nữ Hoàng
Nối nhịp cầu tao ngộ
Tình yêu xuyên đại dương.
Nếu anh yêu QUÊ HƯƠNG
Cùng chung một con đường
Em nguyện làm thi sĩ
Ðem thơ trải tình thương. (*)
* * *
(*) thơ Tình Hoài Hương
Vác cái ba lô trên lưng, tui nhảy xuống khỏi chiếc xe Lam rồi đi bộ lại vài mươi thước thì thấy cổng trại Lê văn Duyệt , nơi đây là, "Tổng hành dinh" của đơn vị Biệt Khu Thủ đô, nó nằm trên con đường trùng với tên Lê văn Duyệt của thủ đô Sài gòn .
***
Trước cổng trại có hai anh lính Quân cảnh thường xuyên bồng súng đứng canh gác, tui lần trong túi áo lấy ra tờ Sự vụ Lệnh do Phòng Một Tiểu khu Gia định cấp để trình cho một anh quân cảnh khác đang ngồi trực ở chòi canh sát bên trong cổng.
Viên Trung sỹ Quân cảnh nhìn vô tờ sự vụ lệnh rồi cất tiếng hỏi :
- Anh Hùng về đây học hả, anh cho tui coi Thẻ căn cước quân nhân và chứng chỉ tại ngũ để đối chiếu.
Sau khi trình giấy anh Quân cảnh mĩm cười rồi nói :
- Tiểu khu trưởng Gia định tên gì vậy anh Hùng.
Tui đoán chắc ông này muốn
"Thử phổí coi tui đúng là dân thứ thiệt hay dân "Bá vơ" nào đó lợi dụng trà trộn vô để phá rối, tui trả lời rốp rẻng liền một khi:
- Dạ trình Trung sỹ, Ðại tá Lê văn Tư là Tỉnh trường kiêm Tiểu khu trưởng đó Trung sỹ.
Anh ta nghe xong liền xếp gọn giấy tờ trả lại cho tui, anh ta chỉ tay về hướng bên trong, anh nói:
-Ðại đội Truyền tin Biệt Khu Thủ Ðô nằm phía bên phải, anh đi gần cuối con đường này, gặp ngả ba anh nhìn bên Phải là nơi anh cần đến.
Tui đưa tay chào kính cám ơn anh ta rồi bước đi vô bên trong trại theo hướng dẫn, các con đường trong doanh trại thật sạch sẽ thoáng mát, hàng cây Phượng vỹ được trồng hai bên vệ đường che mát cả con đường phía dưới bởi nắng Hè oi ả, hoa Phượng nở đỏ rợp cả trời, tiếng ve sầu kêu inh ỏi khiến tui có suy nghĩ:
"Mùa hè là mùa học trò được nghỉ ngơi, vậy mà đám "Học trò mặc áo lính" tụi tui lại phải cắp "Ba lô" đến trường, đúng là chuyện ngược đời".
Sở dĩ tui có mặt ở trại này là do được anh Huỳnh, trung úy đại đội trưởng đại đội 3/665 ( Ba trên sáu sáu năm) cho tui theo học một khoá chuyên môn CC1 ( Xê xê một) Thiết trí khai thác dây của ngành truyền tin, vì sau một thời gian "lội bùn dơ, băng lau lách xuyên đêm" với cái máy truyền tin PRC 25 trên vai, thấy tui lanh lợi với gương mặt lính sữa, hơn nữa ảnh thấy tui sống cũng hòa đồng và tình nghĩa với anh em trong đơn vị, hôm nọ sau khi nhảy vô Bưng ông Thoàng lần thứ nhì bằng Trực thăng vận kết thúc, tui đang lơn tơn lội bộ trên Cây cầu Mỹ Thủy để về nơi đóng quân cách đó chừng cây số, vừa bước qua khỏi cây cầu đến cổng của Bộ chỉ huy Ðại đội thì tui nghe tiếng Trung úy Huỳnh gọi tui giật ngược:
-Hùng... Hùng nè vô đây anh biểu.
Mình mẫy đang ướt át hôi hám bùn sình với cái máy PRC 25 trên lưng, nghe sếp kêu vô trình diện ổng làm tui không hiểu chuyện gì xãy ra với mình, không biết trong khi đàm thoại trên máy lúc quân hành tui có nói điều gì mích lòng anh Huỳnh không, ổng kêu mình vô khiển trách điều gì?.
Gặp anh Huỳnh trong sân cờ của Ðại đội , tui giơ tay chào theo lễ nghi quân cách rồi đứng nghiêm chờ lệnh, anh Huỳnh miệng cười tay thì lắc vai tui, ảnh nói:
- Thôi mai mốt khỏi cần vầy nữa Hùng ơi, anh với tụi em là huynh đệ chi binh, sống chết có nhau đâu cần kiểu cách cứng ngắc vậy đâu, khi nào tập họp tòan thể đại đội thì mới vầy.
Rồi anh nói tiếp:
- Hùng về tắm rửa thay đồ rồi mang ba lô về đây liền nha.
Tui thắc mắc:
- Có gì gấp vậy trung úy:
-Anh cho Hùng đi học chuyên môn về truyền tin, sau này đỡ phải ra trực tiếp mặt trận, ngày mốt là nhập khóa rồi.
Một chút ngỡ ngàng pha chút buồn vui lẫn lộn, ngỡ ngàng là tui được người chỉ huy chiếu cố cho cái đặc ân này, buồn vì sắp xa những người bạn thân thiết bấy lâu nay, từng cùng nhau dầm mưa những ngày đêm quân hành vất vả, cùng nhau chia ngọt sẻ bùi khi có hữu sự, còn vui là chắc chắn ít ra tui cũng có vài tháng nơi phồn hoa đô hội, tạm xa rời ánh hỏa châu leo lét soi sáng nơi tiền đồn, tạm xa nanh vuốt của tử thần lúc nào cũng chực chờ lấy đi mạng sống của người chiến binh trên chiến địa, tạm xa hình ảnh đồng đội rên rỉ với vết thương loang máu nơi cái băng ca để chờ trực thăng tản thương, còn nhiều bất trắc nữa, tui thầm cảm ơn các đấng tối cao đã cho tui được cơ hội này.
Trả lại cái máy truyền tin và khẩu M16 cho đơn vị, tui được cấp liền hai tháng lương dằn túi để có tiền nong tiêu xài trong những ngày học hành ở thành đô, khi sắp bước chân ra cổng rào của đại đội, tui cố thu lại những hình,ảnh thân thuộc này biết đâu khi học xong tui chẳng còn cơ hội quay lại, tiễn tui ra tận cổng anh Huỳnh căn dặn tui đủ điều, ráng thu thập những kiến thức học được để sau này áp dụng vô thực tế chiến trường khi cần, anh móc trong túi trao cho tui cái bao thư , anh nói với giọng đầy tình cảm thân thương:
-Anh cho Hùng chút ít tiền để chi dụng, vì cần gì thì có tiền mà mua.
Anh đẫy tui ra khỏi cửa đồn một cách dứt khoác rồi anh quay lưng đi vô đồn ngay, hình như anh không muốn nấn ná với thằng em cùng quê với mình cho thêm phần bi lụy.
***
Doanh trại của Ðại đội truyền tin nằm trong khuôn viên khá rộng, có hội trường, có nhà bàn nơi các khóa sinh ăn uống, có những dãy (sam) thoáng mát, trong đó những chiếc giường sắt, tủ quần áo cho mỗi khóa sinh thật đầy đủ.
Ðại đội trưởng đại đội truyền tin là Ðại úy Bùi Xuân Thước, ông có vóc người nhỏ bé nhưng trắng trẻo như những chàng thư sinh, Ðại úy Thước người xứ Huế tính tình hiền lành nho nhả, không bao giờ tui thấy ông giận dữ và la rầy thuộc cấp, vốn là phật tử ông ăn chay trường quanh năm, quản lý đám khóa sinh tụi tui là ông Thượng sỹ Thịnh người gốc miền Bắc cũng hiền lành không kém, vậy là đám khóa sinh tụi tui có phước vô cùng, vì không giống như những huấn luyện viên nơi các quân trường những ngày mới vô lính, mấy " ông cố" này hở ra là phạt chắc muốn rèn cho đám tân binh thành những thanh thép nên họ phải hành xữ như vậy.
Khóa học của tui có tên 4/71 cc1 gồm nhiều binh chủng trên vùng 3 chiến thuật gửi về tham dự, tổng số khóa sinh võn vẹn ba mươi mốt "mống" , có những anh chàng như Trung sỹ Nguyễn văn Bộ, thuộc Sư đoàn 18 bộ binh, Hạ sỹ nhất Lê văn Theo, sư đoàn 25 bộ binh, rồi Nhảy dù, Thủy Quân lục chiến, Pháo binh . V.v...
Anh Theo Sư đoàn 25 được bầu làm trưởng lớp vì anh lớn tuổi nhất, hơn nữa tính tình điềm đạm nên ai cũng có cảm tình.
Ngày đầu vô lớp ngồi học, Ðại úy Thước bắt đầu cho buổi khai giảng, sau đó các sỹ quan và cán bộ huấn luyện viên của đại đội lần lượt lên lớp dạy cho chúng tôi, nào là môn điện học, vô tuyến, hữu tuyến, các loại máy truyền tin thông dụng xài trong quân đội thời bấy giờ, tui còn nhớ như in khi Thượng sỹ Thịnh dạy về các loại nút thắt sử dụng để nối dây điện thoại sao cho cứng cát, rồi ông giới thiệu cấu tạo của sợi dây điện thoại dã chiến, nào là gồm có bốn sợi đồng và ba sợi thép được kết hợp với nhau để dẫn điện tốt và đủ sức dẻo dai tránh bị đứt khi kéo dây, nó được bao bọc bởi hai lớp nhựa .V.v...
Ðược chừng hai tuần khi khóa học bắt đầu, ngày thực hành ngoài thực địa cũng tới, ngày hôm đó tụi tui được báo thức sớm hơn mọi khi, thể dục rồi vệ sinh cá nhân xong cả đám xuống nhà bàn để ăn sáng chuẩn bị cho buổi đi thực hành, trong khi ăn anh Bộ hỏi tui :
- Anh nghe cái "Ti dô" mình vô quân trường Quang Trung để thực tập đó, vì trong đó mới có điều kiện để mình thực hành.
Nghe vậy tui chán nản vô cùng, tui nói với anh Bộ:
.-Chèn ơi! Trong trại này rộng thấy mồ sao không cho thực tập ở đây có hơn không, đi xa vừa mệt vừa tốn kém.
Không ngờ sếp nhỏ ( Thượng sỹ Thịnh) đứng sau lưng nghe rõ hai thằng tui bàn bạc như vậy, ông lên tiếng:
- Hai cái ông này, đồn tầm bậy không thôi, chúng ta hôm nay vô Thảo cầm viên bên Thị nghè thực tập đó, thôi ăn nhanh đi cho kịp giờ.
Nghe tin chính thức được vô Sở thú để thực tập, cả khóa học ai cũng mừng ra mặt, vì có ông chưa từng biết cái sở thú Sài gòn nó tròn méo như thế nào, riêng tui tuy đã từng được vô sở thú thời còn học tiểu học, thời đó thầy cô giáo dẫn học trò vô thăm sở thú rồi chụp ảnh lưu niệm tại Ðền kỷ niệm trong đó, sau gần hơn chục năm nay mới có dịp quay lại nên tui cũng mừng thầm.
Xe GMC chở cả đám khóa sinh tới sở thú, vì là đơn vị quân đội nên tụi tui không phải xuống xe, đến nơi thực hành là khu vực gần chuồng mấy con khỉ, bọn khỉ thấy đám lính thực tập kế bên chuồng thì chúng tụ tập ra coi, con thì kêu khọt khẹt, con thì ré lên inh ỏi để gây sự chú ý, con thì nhe răng gầm gừ hăm dọa.
Những cuộn dây điện thoại dã chiến, những chiếc thang tre, những cây sào có ngoặc được tụi tui bày binh bố trận khắp nơi, rồi các máy tổng đài điện thoại hữu tuyến được lắp ráp mau chóng thành hệ thống liên lạc nội bộ như khi đóng quân.
Ông Hạ sỹ Theo đang treo mình trên cái thang để nối lại dây, thình lình có hai cô nữ sinh đi ngang, thấy lạ lẫm hai cô ngó coi ông lính trên kia làm điều gì, tình cờ cây kiềm cắt dây rớt xuống, anh Theo vừa tuột xuống lượm lại, thì một cô nữ sinh nhanh tay lượm và trao cho anh Theo, anh cảm ơn rối rít rồi tiếp tục công việc, đám khỉ chuồng kế bên có con cũng bắt chước điệu bộ như anh Theo khiến cả đám cười rần lên, có đứa còn nói ghẹo:
- Cha nội Theo này đong đưa giống y chang con khỉ trong chuồng phải không tụi bây.
Anh Theo tức cành hông nhưng không làm gì được khi còn treo mình trên cao. Rồi lần lượt mỗi đứa phải thực hành một lần như yêu cầu của Thượng sỹ Thịnh đề ra, khi thực hành xong cũng còn nhiều thời gian, ông Thịnh cho đám khóa sinh được tự do vui chơi..
Tụi tui tập hợp lại chụp ảnh kỷ niệm nơi cái đồng hồ hoa của sở thú, bổng đâu hai cô nữ sinh ban nãy ghé vô xin chụp chung để kỷ niệm với những người lính trận, anh Theo thấy vậy vội chen vô làm cục nhân giữa hai cô gái, Binh nhất Sang thuộc tiểu đoàn 63 pháo binh thấy vậy liền ghẹo:
.Ông Theo tham quá nha , sao không chia bớt cho tui một cô chụp hình cho vui.
Hai cô gái e thẹn ửng hồng đôi má , vì nghe lời trêu hoa ghẹo nguyệt của thằng Sang .
Những lần thực tập tiếp theo trong sở thú, anh Theo đã làm quen với cô gái bán mía ghim, lần nào cũng vậy khi gặp nhau trong sở thú anh Theo mua mão hết số mía ghim kia để đãi cho toàn bộ anh em, lần này do được ăn mía ghim miễn phí nên tụi tui nín khe, không đưa nào lên tiếng trêu ghẹo cặp đôi này, không ngờ sau này cô Mía ghim lên xe hoa với anh chàng Sư đoàn 25 có số đào hoa kia. Trong đám cũng có một vài mối tình khác nhưng rồi khi tụi tui mãn khóa vê đơn vị thì những mối tình này cũng tan như làn khói mong manh.
Khóa học sắp xong còn hơn một tuần thì Ðại úy Thước tổ chức cho tụi tui thi tốt nghiệp. Hội trường ngày đó không khí im phăng phắc, Ðại úy Thước làm chánh chủ khảo, ông ngồi trên cái bàn cao phía trên để nhìn bao quát, các huấn luyên viên phụ tá thì đứng vòng ngoài góp sức theo dõi thí sinh làm bài, tội nhất là Thượng sỹ Thịnh, ổng sợ "Mấy con gà" của mình làm bài không được nên ông cứ xà quần nơi mấy thí sinh mà ông cho là học kém, riêng tui thì thấy cái đề thật dễ vì tui học bài thật kỹ và thấu hiểu vấn đề nên tui làm dư thời gian ấn định, khi lên nộp bài tui thấy ông chánh chủ khảo cầm bài tui lên coi, ông gật gù ra chiều đắc ý, tui đoán có lẽ ông thích thú vì chữ viết tui khá đẹp, trình bày sạch sẽ nên ông vừa ý chăng.
Trước ngày bế giảng khóa học, vài anh em khóa sinh nhận được thư của bạn bè trong đơn vị báo tin, người bạn thân của Trung sỹ Bộ đã anh dũng hy sinh ở chiến trường Long Khánh.
Trung đội trưởng của Hạ sỹ nhất Theo đền nợ nước ở vùng Củ chi, tui thấy hai anh bạn cùng khóa học với mình thẩn thờ cả ngày khi nhận hung tin kia, anh em xúm lại an ủi tinh thần cho hai anh bớt buồn chờ ngày trở về đơn vị gốc.
***
Lễ mãn khóa tưng bừng khai mạc, hội trường trang trí đơn sơ nhưng trang nghiêm ấm cúng, cấp trên của Biệt khu thủ đô cũng đến tham dự và trao chứng chỉ cho khóa sinh, ai nấy rạng ngời niềm vui vì đã hoàn thành nhiệm vụ và sắp trở về gặp lại các chiến hữu sau vài tháng ngắn ngủi .
Ðại úy Bùi xuân Thước sẽ đọc tên Thủ khoa nên ai nấy hồi hộp vô cùng, tui cũng có cái tham vọng mình được nằm đầu bảng trong danh sách này, nhưng khi ông xướng lên:
- Hạ sỹ nhất Lê văn Theo.
Tiếng vỗ tay vang cả hội trường, tui liếc nhìn thấy anh Theo hãnh diện ra mặt.
Tiếp đến ông đọc tên tui đứng hạng hai, và thằng Sang tiểu đoàn 63 pháo binh chiếm hạng ba, ba đứa tụi tui được yêu cầu lên sân khấu để cấp trên của Biệt khu thủ đô trao chứng chỉ và số tiền tưởng thưởng. Ngập tràn hạnh phúc vì kết quả học hành thật tốt, tui đã không phụ lòng Trung úy Huỳnh người anh tinh thần đã chắp cho tui đôi cánh để được bay trong niềm vui hôm ấy, buổi tiệc chia tay khóa sinh được tổ chức ngay sau đó, trong khi đã ngà ngà say tui thấy Thượng sỹ Thịnh đến bên tui, ông cầm ly lade lên cụng ly với tui, khi nốc hết trăm phần trăm tui muốn ói tại chỗ nhưng cố kiềm lại được, do vui quá nên Thượng sỹ Thịnh cũng sắp quắc cần câu, tuy vậy ông kéo tui tới một góc nhỏ bên hội trường, ông nói:
-Ðáng lẽ Hùng mầy là thủ khoa của khóa học này, Ðại úy Thước cũng nhận xét như vậy, nhưng phải cho anh Theo thủ khoa vì ảnh đã bỏ công ra nhiều cho anh em khóa này nên Ðại đội quyết định như vậy đó, chú mầy cũng đừng buồn nhé.
Từ khi nghe anh Theo là thủ khoa tui tự thắc mắc có lầm lẫn gì chăng, vì trong khi học tui giúp cho anh Theo rất nhiều bài mà anh không hiểu, vậy mà anh đậuThủ khoa khiến tui hơi buồn trong bụng, nhưng rồi tui thầm nghĩ " Học tài thi phận" , vì ngày xưa các bậc tiền nhân của đất nước mình có nhiều người sở học uyên bác, vậy mà khi ra đến trường thi thì trượt dài dài nên cái buồn cũng thoáng qua mau với tui. Công bằng mà nói Ðại úy Thước đã có quyết định đầy tình người không thể nào chê trách.
Ðã mấy mươi năm trôi qua, những bạn đồng môn của tui ngày xưa biết ai còn ai mất, Ðại úy Thước và Thượng sỹ Thịnh nếu còn hiện tiền có nghe qua câu chuyện này thì xin cho tui cảm ơn thật nhiều, vì quý vị đã cho tụi tui tình cảm huynh đệ chi binh thật quý báu của ngày xưa thân ái đó.
(Mùng 5 Tết con Mèo)
Theo lịch vạn niên thì năm 2023 là năm con mèo. Thiên can Quý điạ chi Mão, nên gọi là Quý Mão, bắt đầu từ ngày 22/1/2023 đến 9/2/2024 dương lịch. Mèo đứng thứ 4 trong 12 con giáp trong bát quái của Kinh dịch, theo lịch Tàu họ chọn thỏ, nhưng người Việt chọn mèo vì nó gần với đời sống Văn hóa Việt Nam. Mèo dịu dàng dễ thương như chó, nhưng mèo được thuần hóa sau cùng. Năm Quý mão chúng tôi tham khảo tài liệu về các loài mèo trong Khoa học - Ðời sống - Thần thọai- Thi cả
Những nhà khảo cổ học nghiên cứu dòng họ nhà mèo có từ thời tiền sử hàng triệu năm, đã hóa thạch từng tìm thấy ở các Châu lục. Mèo rừng (Wildkatze/ Forest cat) ở Phi Châu tên khoa học (Felis Silestris lybica), được thuần hóa trở nên mèo nhà (Hauskatze) tên khoa học (Felis Silestris Catus). Thời cổ đại người Ai Cập (Agypten) thuần hóa mèo khoảng 6000 năm trước Công nguyên (viết tắt TCN), tuy nhiên người ta cũng tìm thấy răng xương mèo khoảng 9000 năm TCN trong ngôi mộ cổ ở Jericho Isarel, ở đảo Zypern 5000 năm TCN và thung lũng Indus Harppa 4000 năm TCN. Thời cổ đại thuần hóa mèo vì chuột cắn phá mùa màn, mèo bắt chuột bảo vệ thực phẩm và săn các loại rắn độc nguy hiểm như Kobras và Vipern, từ đó mèo gắn liền với đời sống con người.
NGUỒN GỐC CUẢ MÈO
Mèo thuộc bộ ăn thịt (carnivore) cùng họ Felidea, các thành viên cùng họ với mèo to lớn (Pantherinae) như: Leopard (Panthera pardus); Gepard (Acinonyx jubatus); Löwe (Panthera leo) đều ở Phi Châu. Jaguar (Panthera onca) ở Nam Mỹ; Nebelparder (Neofelis nebulosa) sống ở Nepal và Tiger (Panthera Tigris) sống vùng nhiệt đới.
Các loại mèo nhỏ (Felinae) ở Mỹ Châu (kleinkatzen Amerikas): Rotluchs/ Bobcat (Felis lynx rufus) và Ozelot/Ocelot (Felis pardalis) thường ngủ ngày ở Nam Mỹ; Kanadischer Luchs/ Canadian lynx (Felis lynx candenis) và Puma (Felis conolor) sống ở miền Nam Canada; Baumozelot (Felis wiedi) loại đuôi dài ở Mexiko đến Argentinien; Bergkatze (Felis jacobita) sống ở Nam Mỹ trên núi cao 5000m. Tiegerkatze (Felis tigrinus) ở Costa Rica và Kleinfleckkatze (Felis geoffroyi) ở Brasilien, Bolivien; Chilenische Waldkatze (Felis guigna)
Loại mèo ở Âu Châu và Á Châu. Schottische Wildkatze (Felis silvesstris grampia) loại đuôi ngắn ở Anh Quốc, Spanische Wildkatze (felis sivestris iberica) và europäische Wildkatze (felis silvestris europaca); Ở Ấn Ðộ Indische Steppenkatze (Felis silvestris ornate), Rostkatze (Felis prionailurus rubiginosus), Iromote Katze (Felis prinailurus iromotensis) bắt chim cua ở các đảo của Nhật, Fischkatze (Felis prinailurus vierrimus) ở Silanka và Trung Hoa bắt cá và rắn, Luchs (Felis lynx) tai dài ở Sibirien, Manul (Felis manul) tai nhỏ phủ đầy lông ở Iran?
MÈO NHÀ và MÈO RỪNG
Chúng ta có thể phân biệt được mèo nhà và mèo rừng, mèo nhà bộ lông thay đổi nhiều màu sắc, mèo rừng không giấu phân, nhưng mèo nhà thường tìm chổ kín để phóng uế, nên tục ngữ có câu ?giấu như mèo giấu cứt?. Các nhà khoa học khám phá ruột của mèo nhà dài hơn mèo rừng, bộ óc nhỏ hơn 30% vì ảnh hưởng đời sống và thực phẩm mèo nhà nhỏ con, xương mặt rộng và mõm ngắn, cấu tạo răng cũng khác.
Các loài mèo trên thế giới (mời đọc phần A cuối bài)
ÐỜI SỐNG TẬP TÍNH CỦA MÈO
Mèo không có các xương đòn cứng, xương sống của mèo có nhiều đốt di chuyển dễ dàng, có thể chui qua những lỗ nhỏ leo trèo nhanh, mèo đi trên các ngón chân có lớp đệm. Xương đuôi dài để giữ thăng bằng, thân thể mèo cấu tạo 7 đốt sống cổ, 13 đốt sống ngực, 7 lưng và 3 hông, tùy theo đuôi dài hay ngắn mèo có từ 14 đến 28 đốt sống đuôi. Thân mèo mền mại nằm ngủ có thể cuộn tròn cơ thể, chân có vuốt nhọn, các vuốt chân trước sắc hơn chân sau đều thu lại nằm trong da và lông bao quanh đệm ngón chân, nên đi rất nhẹ. Từ trên cao rơi xuống mèo có phản xạ tự xoay thân tới vị trí thích hợp và rơi chân xuống trước.
Mèo cái trong mùa động tình, Chúng kêu kéo dài và thảm thiết hơn, thường tiết ra mùi và tiếng kêu đặc biệt hấp dẫn mèo đực tìm đến đôi khi mèo cái không chịu giao phối. Chúng phản ứng dữ dội khi gặp ?đối tác?, thậm chí là đánh đối phương tan nát. Sau khi mèo đực giao hợp mèo cái kêu la rượt cắn, mèo đực phải chạy trốn. Mèo mang thai từ 57 đến 70 ngày, khi sanh mèo thường tìm chỗ kín, đẻ mèo con trong bọc, mèo mẹ liếm sạch bao cho mèo con chào đời, đôi khi sinh một đàn 2 đến 6 con nhỏ khoảng 100gr, bú sữa mẹ một tuần sau mở mắt. Từ một tháng tuổi trở đi chạy nhảy leo trèo và bắt mồi nhỏ, lúc nhỏ mèo mẹ ngậm cổ mèo con mang đi, từ 4 tháng mèo trưởng thành có thể bắt mồi. Mèo sống lâu trên 10 năm, không thích tắm nước nhưng có thói quen thè lưỡi tiết nước bọt vào chân của nó bôi lên toàn thân để làm sạch cơ thể, chải chuốt lông. Ban ngày mèo thích ở chỗ kín yên tĩnh ngủ nhiều giờ, hoạt động vào buổi sáng sớm hay về đêm, mắt mèo có tầm nhìn tốt nhất vì bóng tối tạo ra một màng lưới thị giác sáng hơn. Sự biến đổi màu sắc của mắt mèo giữa ánh sáng và màng trạch, ban ngày nơi trời sáng tròng đen của mèo khép lại để khỏi bị lóa mắt. Mèo nhìn rộng từ 200° bis 220°. Mắt mèo có 9 màu khác nhau: Braun/brown, Kupferfarbe /copper color, Golden, Babyblau, Siamblau, Birmablau, Meergrün/ Sea Green, Reines Grün/ Pure Green, Haselnussfarbe.
Mèo uống nước rất nhanh lưỡi chạm nhẹ mặt nước kéo theo một lượng lớn nước, một tốc độ quá nhanh khó có thể nhìn thấy bằng mắt thường, mèo không nhận được vị ngọt của đường, nhưng xúc giác của mèo rất nhạy bén và tai mèo rất thính. Mèo ăn thịt cá nhưng đôi khi cũng nhai cỏ tươi để giúp cho sự tiêu hóa.
MÈO TRONG TÍN NGƯỠNG
Mèo gần đời sống con người, nên có nhiều truyền thuyết, thần thoại, tranh, tượng?được thần thánh hoá.
Tuy nhiên, mèo thỉnh thoảng bị coi là ma quỷ, ví dụ như nó không mang lại may mắn hay thường đi liền với những mụ Phù thuỷ trong thời Trung cổ. Ðặc điểm nền Văn hóa Ai Cập cổ đại về nông nghiệp, họ theo tôn giáo đa thần thờ nhiều thần linh. Biểu hiện nữ thần Bastet/ Pasht (Bastet được coi là vợ của thần mặt trời Re, mẹ của sư tử thần Mahes. Bastet mình sư tử đầu mèo là sức mạnh của mặt trời, bảo trợ cho sự phì nhiêu và tình Mẫu tử. Nữ thần Bastet được thờ ở thành phố Bubastis, cách Cairo khoảng 50 dặm, thuộc phía đông vùng đồng bằng sông Nile. Di tích còn sót lại của ngôi đền 2.200 năm tuổi tôn thờ một nữ thần mèo Ai Cập, được tìm thấy gần ga tàu điện ở Alexandria.
Mèo sinh trưởng nhanh biểu tượng cho hạnh phúc và tình yêu. Theo nhà sử học người Hy Lạp Herodot (484-424 TCN) thời ấy nếu con mèo trong nhà chết, cả chủ nhà lẫn tôi tớ phải cạo lông mày và làm lễ tang long trọng. Nếu mèo nuôi trong các đền thờ thì cả xóm làng, thành phố đó phải để tang. Sau khi chết, mèo được ướp xác và chôn riêng ở một nghĩa trang, chọn nơi rất cao quý. Ðịa vị cao quý của loài mèo có lẽ bắt nguồn từ khả năng bắt chuột tài tình ở các vựa lúa của Ai Cập. Sự sùng kính quá độ này đã gây không ít tai họa, ai vô tình làm chết mèo bị kết tội tử hình.
Một số huyền thoại về mèo: con mèo của tiên tri Hồi giáo Mohammed, xe của nữ thần Freya luôn luôn vẽ hai con mèo, cầu Devil về mèo. Các ngôi đền đứng ở Tokyo Go-To-Ku-Ji, vinh danh mèo "Neko Maneki". Ở Trung Quốc và Thái Lan vẫn còn thờ mèo như vị thần, ở Ðông Timor ai giết một con mèo bị nguyền rủa cho tới bảy đờỉNgày nay các nước Tây phương có Hội bảo vệ súc vật, nếu ai đánh hay giết chó mèo cũng bị phạt.
Nhưng điều không vui ở Ðức (ở phần đất phiá Ðông Ðức cũ) có thiểu số người Việt xuất thân từ XHCH làm khách thợ, có người đã bắt trộm mèo của hàng xóm ăn thịt, họ bị bắt phạt tù, báo chí lên án làm người Ðức mất thiện cảm với người Việt ở đó và họ cũng xem chợ Ðồng Xuân là một ổ tội phạm? đúng ? một con sâu làm rầu nồi canh?. Người Việt thuyền nhân tỵ nạn CS ở phía (Tây Ðức cũ) hội nhập thành công tốt đẹp không bị ảnh hưởng cái xấu từ phiá bên kia ?bức tường Berlin?.
VĂN CHƯƠNG, CHUYỆN CỔ TÍCH, PHIM và TÁC PHẨM NGHỆ THUẬT
Các chuyện cổ tích của nhà văn Äsop thế kỷ thứ 6 trước CN, đến nhà thơ La Fontain (1621-1695), Carlo Collodie (1826-1890), Rudyard Kipling (1865-1936), beatrix Potter (1866-
1943), Kathleen Hale (1898), Humorist Edward Lear (1812-1888), Lewis Carroll (1832-1898), Theodor Suess Geisel(1904-1991) và nhiều tác giả viết về mèo hấp dẫn làm độc giả say mê. Truyện cổ Nước Nam sự tích con chuột và con mèo. Nhật có sự tích mèo Kitty không miệng..
Phim với hình ảnh mèo một thời nổi tiếng như: Batman (1966); Batman Returm (1992); Frühstück bei Tiffany (1961) do nữ tài tử Audry Hepburn đóng được giải thưởng PATSY (Picture Animal Top Star Awards of the Year).
Die unglaubliche reise (1963); Harry und Tonto (1973); Die Schöne und das Tier (1945); Cat & Dogs (2001); Rosenkrieg (1989) Die Nacht der tausend Katzen (1972); Katzenmenschen (1942); Die Schwarze Katze (1985); Superman (1978); Die katze aus dem Weltraum/ The Cat from Outer Space (1978) ?
Phim hoạt hình hiện đại, mèo là nhân vật chính: Họ mèo tội phạm (1993), phim Walt Disney, mèo quý tộc (1970), Fritz the Cat (1972), Disney Chip und Chap . Những cuộc phiêu lưu của Al Katzone, những kẻ thù vĩnh cửu của chuột Mickey và Goofy, Pat Sullivan (1917), các nhân vật hoạt hình Felix the Cat, trong đó một con mèo đen được trình bày như là một diễn viên hài dễ thương. Các loạt phim hoạt hình Tom & Jerry (1939) mèo nhà Tom chơi với những con chuột Jerry thông minh, Alice in Wunderland, Petersburger Nacht.. Felidae (1994) Babe (1995), Stuart Little (2000)? Báo chí nhắc đến nhiều thay đổi nhân sự tại Anh, riêng mèo Larry thì vẫn yên vị bắt chuột trong dinh, đã chứng kiến ba thủ tướng: David Cameron, Theresa May và Boris Johnson, dọn ra khỏi dinh thủ tướng ở số 10 Downing, London.
Mèo trong nghệ thuật, danh họa Pablo Picasso (1881-?1973) rất yêu thích vẽ tranh mèo, tác phẩm nổi tiếng là ?Cubist cat/Kubistische Katzẻ; Francesco Bassno (1549-?1529) với tranh ?Das letzte Abendmahl/ bửa ăn tối cuối cùng) có mèo và chó nằm dưới bàn; Joseph Wright (1734-?1797) tranh ?Das Ankleinden der Katzẻ; Hsuan Tsung ở thế kỷ 18 ?vườn xuân mèo trèo câỷ trong bảo tàng viện New York. Các danh họa Nhật của thế kỷ 18 &19 Utamaro (1753-?1806) Kokusai những tác phẩm ?beginnings of racial
breeding/anfänge der Rassezucht?; Mädchen, das eine diebische Katze bestraft/Girl who punished their impish cat?
Hí họa quảng cáo khắp mọi nơi đều gặp mèo, hoạ sĩ Nga Zar Peter d.Gr ?đám tang mèo ?; Jean Cocteau (1889-?1963) tranh ?Club des amis des chats?; Louis Wain tác phẩn ?dạo phố/ Stadtbummel?; Hiroshi Fujimoto (1934-?1996) tác phẩm ?Doraemon? ? Nhiều huy hiệu, tượng mèo bằng sứ, đồng, nhựa nổi tiếng qua nhiều thời đạỉ
Ngành Y Khoa, mèo được xem là mẫu thí nghiệm rất tốt. Schröginger đưa thí nghiệm mèo về ?Hiện tượng cơ học lượng tử?. Việc phân tích trình tự genome của mèo có thể giúp dẫn đến những khám phá mới, tạp chí "Nghiên cứu bản đồ gen" các nhà khoa học Mỹ đã giải mã bản đồ gen hoàn chỉnh đầu tiên của mèo hy vọng tìm ra nguyên nhân và cách chữa trị nhiều căn bệnh hiểm nghèo ở người. Tuy nhiên nuôi mèo phải cẩn thận tránh bệnh truyền nhiễm do Toxocara Cati (giun đũa mèo), người bị bệnh có thể bị sốt, xanh xao, gầy ốm, ho khò khè kéo dài. Phải tắm mèo để tránh mồ hôi mèo gây nên bệnh dị ứng, nuôi mèo ở Tây phương tốn kém phải có bác sỹ Thú y khám sức khỏe định kỳ, chải lông, xỉa răng cho mèỏ
Theo dư luận Hà Nội ?đổi mớỉ có Chùa, nghiã trang cho mèo chó có tên ?Tề đồng vật ngã? nghĩa là vật và người cũng giống nhau, nhưng cũng lắm hàng quán bán thịt mèo ?tiểu hổ?, mèo chó không dám thả ra ngoài sợ bắt ăn thịt?Bệnh viện ?Pet Health? chửa bệnh cho mèo chó, trong khi trẻ em Việt Nam còn thiếu ăn
không đủ tiền đi học. Các ?đại gia-cán bộ? thích nuôi ?mèo hai chân?.
Thực vật có loại cây Râu mèo/ Orthosiphon có dược tính dùng trị bệnh thận, phù thủng, tiểu đường. Loại táo mèo gọi là Sơn tra trị áp huyết, an thần?
MÈO QUA THI CA
Từ nông thôn đến thành thị, người ta đều nuôi mèo để bắt chuột, trong dân gian có nhiều tranh như: mèo tha con cá, tranh mèo chuột, chuyện Trạng Qùynh ăn cắp mèo của vua. Bài quyền ?Miêu tẩy diện? (mèo rửa mặt) nổi tiếng khắp làng võ Bình Ðịnh mô phỏng theo thế đánh nhu nhuyễn, linh hoạt của mèo..
Qua tục ngữ, ca dao truyền khẩu luôn rực rỡ tinh hoa của thi ca bình dân, diễn tả đơn sơ trong sáng nhẹ nhàng. Mèo già khóc chi chuột chết, ý nói người đạo đức giả không thực lòng mấy khi mèo chê thịt chuột, mèo nào chẳng ăn vụng, như mèo thấy mỡ, chỉ sự thèm khát danh lợi chạy chọt mua bằng giả để có điạ vị, uy thế trong xã hội dễ ăn hối lộ, tham nhũng như cán bộ CS thấy nơi nào có đất bán được thì bán để vinh thân phì gia, đúng là loại mèo mù vớ cá rán. Rình như mèo rình chuột, Mèo đàng gặp chó hoang là những kẻ vô loại kết bè tựu đảng với nhau.
Con mèo làm bể nồi rang, Con chó chạy lại phải mang lấy đòn những việc oan ức, Mèo tha miếng thịt thì đòi, Kễnh tha con lợn mắt coi chừng chừng Ám chỉ đời sống xã hội bất công, kẻ có quyền hành ăn hối lộ, cướp đất của dân làm việc sai trái thì được bao che, ngược lại khi kẻ dưới sai sót nhỏ bị trừng phạt nặng.
Ðánh giặc mà đánh bằng tay, Thà về xó bếp giương cung bắn mèo. Trường hợp nầy rất giống hiện tình Việt Nam bị bọn Tàu xâm chiếm biển đảo, bắt ngư dân đánh cá trên biển Việt Nam để tống tiền, đánh đập nhưng nhà cầm quyền Việt Nam chỉ phản đối bằng miệng không dám cho tàu Hải quân hoạt động vùng biển tranh chấp, bảo vệ chủ quyền và ngư dân trên biển đảo mà cha ông chúng ta bỏ xương máu giữ vững hàng ngàn năm qua.
Lèo nhèo như mèo vật đống rơm là nói dai, nói đi nói lại để nài xin điều gì đó. Mèo uống nước bể chẳng bao giờ cạn: Khuyên người ta nếu biết tiết kiệm biết chi tiêu đúng mức thì không sợ túng. Ăn nhạt mới biết thương mèo: Mình có lâm vào cảnh khó khăn thì mới biết thương những người không may mắn như mình. Mèo mả gà đồng: Ám chỉ những kẻ vô loại, hay lăng nhăng, ăn chơi đàng điếm, không có nhân cách loại mèo hai chân để chỉ những mối quan hệ trai gái không đàng hoàng.
Mèo yếu đuối hơn chó, thường bị chó rượt cắn uy hiếp, nhưng đôi lúc mèo cũng tự hào ta ở trên cao để chọc tức con chó đang hầm hừ dưới gốc cây
Con mèo trèo lên cây vông
Con chó đứng dưới, ngó mông con mèo
Mèo rằng sao chó chẳng theo
Lên đây, mèo sẽ dạy leo cho mà.
Những câu ca dao ngụ ngôn là những bức tranh nhỏ có tính cách tâm lý, mèo chuột là hai địch thủ, không thể sống với nhau.
Con mèo trèo lên cây cau
Hỏi thăm chú chuột đi đâu vắng nhà
Chú chuột đi chợ đường xa
Mua mắn mua muối giỗ cha chú mèo
Qua bốn câu ca dao hài hước trên, nói mèo đạo đức giả, vờ vĩnh của phường nham hiểm, con chuột cũng không vừa, thông minh biết mắng xéo chú mèo. Ca dao tuy mang hình thức trào lộng về mèo, nhưng có nhiều tục ngữ ngụ ý khuyên răn ở đời dù ai có địa vị, có tài, nhiều tiền cũng phải khiêm tốn, đừng tự cao, huênh hoang như mèo khen mèo dài đuôi. Kính chúc quý gia đình độc giả và thân hữu năm mới Quý Mão an bình, khoẻ mạnh, may mắn và vui xuân thật trọn vẹn.
Nguyễn Quý Ðại
Hoamunich
A/ Các loài mèo trên thế giới
Mèo nhà có thể phân biệt hai nhóm: mèo lông ngắn và lông dài có lẽ nguồn gốc từ mèo rừng Châu Phi người Ai Cập đã thuần hóa đầu tiên. Từ đó du nhập đến các quốc gia đầu tiên Hy Lạp, La Mã, các thủy thủ mang về Ấn Ðộ khoảng 500 TCN; Trung Hoa 400 sau CN, Nhật 999 năm SCN, Norwegen; Byzanz (Istanbul) 400 năm SCN; Pháp và Quebec thế kỷ thứ 16, Mỹ 1620? Vùng Ðông Nam Á có mèo Xiêm (Thái Lan), thông minh, dễ dạy, bắt chuột giỏi. Có giả thuyết cho rằng mèo Xiêm cũng bắt nguồn từ mèo Siam.
Những thế kỷ qua mèo được lai giống đẹp, được nhiều gia đình yêu thích nuôi dưỡng khắp nơi trên thế giới như: mèo Iran (Ba Tư) lông dài mặt tịt (Persian); mèo Maine Coon, mèo Exotic (gần giống mèo Iran khuôn mặt tròn tịt dễ thương
nên tạm gọi là Iran lông ngắn) Abyssinian; mèo Siamese; mèo Ragdoll; mèo Sphynx không lông; mèo Miến Ðiện (Birman); mèo Mỹ lông ngắn (American Shorthair); mèo Oriental; mèo Tonkinese; mèo Norwegian Forest Cat; mèo Cornish Rex lông xoăn thanh mảnh, ngộ nghĩnh; mèo British Shorthair; mèo Devon Rex lông xoắn; mèo Burmese; mèo tai cụp (Scottish Fold); mèo Ocicat; mèo xanh Russian Blue; Gấu mèo Mau Ai Cập (Egyptian Mau); mèo Somali cute; mèo thỏ Manx không đuôi; mèo Siberian cute; mèo Nhật đuôi cụt (Japanese Bobtail); mèo lông xoăn Selkirk Rex; mèo Pháp Charteux; mèo Thổ Nhĩ Kỳ Turkish Angora; mèo Mỹ tai vểnh (American Curl); mèo Colorpoin Short Hair; mèo European Burmese; mèo mun Ấn Ðộ (Bombay); mèo Mã Lai Singapura; mèo Mỹ đuôi cụt (American Bobtail); mèo Korat; mèo Bali (Balinese); mèo Havana Brown; mèo "hổ ưa nước" Tukish Van; mèo Javanese; Mèo Ragamuffin; mèo Mỹ lông dày (American Wirehair); mèo lông xoăn dài LaPerm?.
Mèo lông dài (Langhaarkatzen/longhair) có bộ lông xù tuyệt đẹp được lai giống thuần dưỡng các loại mèo: Balinse, Perserkatze từ 1620 ở Perien nhập cảng sang Ý rồi đến Anh Quốc từ thế kỷ 19, nặng từ 3,5- 7 kilo. Mũi ngắn, rộng, tai nhỏ nhọn lông phủ kín, mắt to tròn, chân ngắn mập.
Norwergische Waldkatze khoảng 1000 năm sau Công nguyên (SCN) từ Byzanz nhập cảng sang Norwegen, nặng từ 3-9 kilo, đầu như hình tam giác, tai rộng cao, mắt lớn
Mèo Cymric còn có tên ?Cymrủ (Walissch für Wales) ở Mỹ, Canada nguồn gốc từ Bắc Mỹ nặng 3,5- 5,5 kilo. Ðầu tròn cổ ngắn, chân trước ngắn hơn chân sau, đặc biệt loại nầy không có đuôi (schwanzlos)
Mèo tai nhỏ Scottish Fold nặng 2,4- 6 kilo chân dài thon nhỏ, mắt to đầu tròn, tai nhỏ, vành tai cụp vào đầu như mèo bị cắt tai, thích sống yên tĩnh.
Mèo Türkisch Van: có trước thế kỷ 18, nặng từ 3-8,5 kilo, tai lớn cao, mắt to hình oval, chân dài trung bình, đuôi dài nhiều lông
Mèo Türkisch Angora từ thế kỷ thứ 15, nặng từ 2-5 kilo thông minh nhanh nhẹn đầu nhỏ cổ thon, tai lớn dài, mắt hình oval, đuôi dài nhiều lông như một cái chổi, đẹp nhất loại lông màu tam thể. Từ thế kỷ thứ 17 nhập sang Anh-Pháp tới thế kỷ thứ 20 nhập cảng sang các quốc gia khác.
Mèo Nga (Russian cat) có lông xù dài, màu trắng, mắt xanh lơ chân to,
giống như mèo Iran, nhưng mèo Iran có bộ lông 2 lớp với lớp lông dài phía ngoài và lớp lông ngắn khá dày ở bên trong. Ðuôi của chúng luôn xù rất nhiều màu lông khác nhau, giống mèo này mũi nhỏ và mắt to
Mèo Mỹ lông ngắn được xem là mèo đến đất Mỹ đầu tiên năm 1620 trong con tàu Mayflower/ Hoa Tháng Năm. Thủy thủ của đoàn Pilgerväter/Pilgrims nuôi mèo bắt chuột phá phách hàng trên tàu đến vùng Plymouth/ Massachusetts (nguồn gốc Thanksgiving). Thời gian trôi qua, giống mèo sinh sản tại Bắc Mỹ được lai giống với các loại mèo lông dài, lông ngắn, để tạo ra một loạt các mèo con xinh xắn đủ chủng loại, thân dài hay mập, những bộ lông màu sắc đẹp, tính tình dịu dàng nhu mì và thân thiện. Năm 1906, hiệp hội CFA đã chính thức công nhận các giống mèo đáng yêu này.
Mèo Anh, loại lông ngắn phổ biến và được yêu thích. Hội đồng quản lý mèo Anh (UK's Governing Concil of the cat fancy) công nhận từ năm 1944, khi nó vượt qua giống mèo Thái.
Mèo không lông theo tên của Ai cập cổ ?Sphinx? (hay là loài mèo Canada) ?haarlos/ Hairless?. Nặng 3,5-7 kilo, tai lớn đầu dài và rộng là giống mèo hiếm thấy trong họ hàng nhà mèo. Ðược tìm thấy từ năm 1966 khi tại Toronto, Canada có một chú mèo con không lông có tên Prune từ lúc sinh ra đến khi trưởng thành chỉ có những sợi lông tơ! toàn thân là những nếp da nhăn nheo, nên thân nhiệt cao hơn mèo có lông. Mèo Sphynx rất thân thiện và quý hiếm. Con mèo này sau đó còn giao phối với mẹ của nó và sinh ra thêm nhiều chú mèo không lông khác. Và đây được coi là tổ tiên của loài mèo không lông ngày nay.
Tài liệu tham khảo
Katzen Die neue Enzyklopädie tác giả Dr. Bruce Fogle NXB Dorling Kindersley 2002
Hình trên Internet, Tục ngữ ca dao của truy tập trên ca dao. http://www.saimonthidan.com/
****
Ðưa tay gom góp thời gian
Ðoạn đời thơ ấu ngút ngàn bay xa
Ðôi chân son gót điệu đà
Sài Gòn áo trắng thướt tha nắng chiều
*
Sài Gòn bỏ ngỏ đìu hiu
Tuổi xuân ngơ ngác như diều đứt dây
Trôi ra biển rộng trùng vây
Ðêm nghe gió rít, sóng say thét gào
*
Hai mươi tám tết lao xao
Sài Gòn ở lại, vẫy chào từ đây
Mẹ cha mòn mỏi từng giây
Chờ tin con đến, đếm dài năm canh
*
Song thân nhận được tin lành
Nụ cười rối rít trên vành khô môi
Thiên thu an nghỉ trên đồi
Ông bà hủ hỉ, cùng ngồi bên nhau
Cuộc vui nào cũng phải đến khoảnh khắc buồn miên man. Chạm đến giây phút bịn rịn chia tay. Ðể rồi mỗi người một phương trời với bao lời hò hẹn?mong ngày gặp lại. Buổi tiệc ồn ào cười nói, rồi cũng nhanh chóng tàn cuộc. Xuân Tết có cùng số phận chơi vơi mà thôi. Cánh hoa mai, hoa đào nào cũng phải héo úa và rụng rơi. Ðây là chứng tích cho thế nhân hiểu rằng:
· Tết mang nhiều hoa xinh, vui vẻ đến.
· Tết cũng ngậm ngùi buồn chia xa. Và ngoảnh mặt ra đi.
Giao thừa và ba ngày đầu năm lặng lẽ trôi qua. Người Việt hải ngoại chúng ta trở về với mọi sinh hoạt thường nhật. Dòng sông đời thản nhiên, lững lờ chảy xuôi theo hơi thở của đất trời. Bất cứ phút giây và diễn biến nào cũng giống nhau. Vừa bay qua, tất cả đều miên viễn thuộc vào cõi xa xăm, mây mù quá khứ.
Huống hồ chi, mùa xuân mai vàng nở rộ, hoa đào xúm xít cười chào thế nhân. Cho người Việt tận hưởng hương tết sum vầy. Tết là chàng lữ khách nhàn du. Ði lang thang mười hai tháng gieo tình. Mải mê xoay vòng. Không rủ cũng đến, không đuổi cũng đi. Quay về đúng ngày, đúng tháng khi tiết xuân réo gọi.
Nhưng?không bao giờ đúng con số năm. Số năm lạnh lùng đến vô tình, nhè nhẹ cộng thêm con số một sau đuôi. Bỏ mặc cho thế nhân lao đao, thích ứng với hoàn cảnh đong đưa. Dĩ nhiên, sang năm mới, mọi người rộn ràng trong niềm vui hy vọng. Hân hoan chào đón mười hai nấc thang bình an hơn. Khi đã gọi là tân niên, tết mới, thì vạn vật tất yếu phải đổi thay.
Vật đổi sao dời. Ðúng thật ! Vạn sự không giống như cái tết năm vừa qua. Lại càng không giống với cái tết trước mặt sắp tới. Vì sao? Vì cái tết mới này, sẽ không bao giờ quay lại chốn xưa, để cho ta tìm kiếm đầy đủ kỷ niệm nhớ thương. Một phút trôi qua. đã lặng lẽ lùi tàn vào dĩ vãng mất rồi. Bàn tay ta cố níu giữ thật chặt. Nhưng... buồn ơi, không ai có siêu quyền lực, bắt buộc tiếng tích tắc đồng hồ ngưng đọng bao giờ.
Nhìn những người thân yêu vây quanh bên ta, là chứng tích cho ta thấy rõ ràng nhất. Tết năm nay gia đình vui cười, chúc tụng lời hay ý đẹp. Toàn là điều thăng hoa. Nhưng? nào ai đoán biết, tết năm saủsụt sùi, bùi ngùi khuất bóng một người thân. Nỗi buồn day dứt là đây.
Suy đi nghĩ lại, tự nhủ lòng. Thôi thì ta nên kính cẩn trân trọng những gì mình đang nắm giữ, đang có trong tầm tay ở hiện tiền. Tương lai là cái gì đó quá mơ hồ, như hạt sương mai dễ tan nhòa. Như ảo ảnh bềnh bồng, khó mà chụp bắt, để biến nó thành hiện thực - cho dù ta luôn hoài mong.Than ôi, có ai biết trước ngày mai !
Ðừng nói chi đến cái tết năm saủxa quá chăng ?
Ta còn đủ người thân, cùng dòng máu ruột thịt hay không ?
****
****
**Truyện
Bữa đó tôi bỗng nổi hứng? xí xọn đi làm móng tay móng chân để ăn Tết. Nhưng vì hoàn cảnh trại tỵ nạn, dụng cụ làm móng cũ kỹ, không đảm bảo vệ sinh, nên vài hôm sau, ngón tay trỏ bên bàn tay phải của tôi bị sưng mủ và hơi bị nhức. Lúc đầu cứ nghĩ từ từ sẽ hết, nhưng vết mủ ngày càng lớn, đổi màu và đau hơn dù tôi đã uống thuốc giảm đau. Thế là đành phải lên bệnh viện tìm bác sỹ quen, mới tá hoả, vì mủ đã làm hư hại vào thịt của ngón tay. Bác sỹ bèn ra lệnh khẩn cấp, làm tiểu phẫu ngay lập tức, cắt phần thịt bị hư, khâu vài mũi, rồi băng bó mới cho về nhà. Bác sỹ cũng dặn, tránh đụng vào nước trong vòng ít nhứt hai tuần. Nghe vậy, tôi rầu thúi ruột, Tết nhứt đến nơi rồi mà mang ?thương tích? máu me, coi bộ xui xẻo, không may mắn chớ chẳng chơi.
Việc nấu ăn cho mấy ngày Tết thì không đáng lo, vì nhờ ngón tay bị băng bó, tôi có lý do chánh đáng đi mua sắm bánh trái mà không sợ bị mang tiếng là ?cô Tám Ðoảng?.
Việc tắm rửa, tuy có chút bất tiện, cũng giải quyết được, nhưng khó khăn lớn nhất là giặt quần áo thì tôi chịu thua, vì tôi chỉ thuận tay phải, không thể giặt đồ với một bàn tay trái. Tôi đang nghĩ sẽ tìm một một bác lớn tuổi trong khu, nhờ làm giúp rồi trả tiền, thì thằng Tí , ở nhà sát vách, (có biệt danh là Tí Mỏ Nhọn, do chính? má nó đặt, vì cái miệng tà lanh, hóng chuyện, nói không lành da non của nó) báo với tôi:
- Chị ơi, em biết có một chỗ chuyện giặt ủi, để em dẫn chị qua.
Tôi theo nó đi lòng vòng qua mấy con hẻm quanh co của khu A, giữa buổi trưa mặt trời đứng bóng, cuối cùng cũng đến được dãy nhà sát hàng rào, gần bên khu tỵ nạn người Lào. Thằng Tí dừng lại, chỉ cho tôi tấm bảng bằng giấy các- tông treo lủng lẳng trên đầu nhà với hàng chữ đen viết hoa thiệt bự: ?Nhận Giặt Ủỉ.
Tôi tự hỏi, ai ở trại cần giặt ủi nhỉ? Như tôi đây, cứ thay phiên mặc mấy bộ đồ thun Cao Uỷ. Ði làm thiện nguyện thì tròng vào cái quần Jeans, còn bộ đồ để gặp phái đoàn là cái quần tây thun và cái áo thun sang hơn một chút, hiệu Cá Sấu, nên tôi chưa bao giờ xài bàn ủi. Tôi thật sự bất ngờ, dù rằng mấy năm ở trại, có rất nhiều nghề đã được bà con sáng tạo ra, để kiếm tiền sinh sống, và phục vụ nhu cầu của người tỵ nạn. Nào là làm bếp dầu, đèn dầu, đóng bàn ghế gỗ, làm bánh sinh nhựt, may quần áo, sửa giày dép, gánh nước mướn, nấu cơm tháng, cắt tóc gội đầu, làm móng tay, mát-xa, coi bói, Tết đến thì có bánh chưng bánh tét mứt dừa, mùa Trung Thu có bánh nướng, bánh dẻo mới ra lò ngay trong trại nữa cơ. Nhưng ?giặt ủỉ thì có nằm mơ tôi cũng không nghĩ đến, vì đó là nhu cầu quá xa xỉ ở nơi đây.
Thằng Tí thấy tôi ngẩn ngơ, bèn lên tiếng:
- Chị thấy em nói có sai đâu nà?!
Tôi hỏi nhỏ nó:
- Ủa, trong trại này mà cũng có người cần đi giặt ủi sao?
Nó vênh mặt, trợn mắt:
- Có chớ sao không? Ví dụ nhửchị nè!
Rồi nó cười duyên:
- Em nghe nói mấy anh mấy chú độc thân, đi làm thiện nguyện bận rộn hoặc mấy thanh niên làm biếng, thảy qua đây giặt cho xong đó chị. Giá cả bình dân lắm, họ giặt bằng tay rồi ủi bằng bàn ủi than. Nhưng chắc chị là khách hàng phụ nữ đầu tiên đó!
Nói xong, nó gọi lớn vào trong nhà:
- Hellỏ? Có ai ở trỏng không, có khách giặt ủi đây!
Hình như có bóng người vụt chạy ra sau hè, thằng Tí nhanh như chớp rượt theo, (thiệt không hổ danh là thằng? nhiều chuyện). Tôi đứng chờ ngay giữa lô nhà, dưới một bóng cây khẳng khiu bên mấy lu nước. Lát sau thằng Tí đi ra, bộ mặt nghiêm nghị, lắc đầu:
- Ảnh nói ảnh không giặt ủi cho chị!
Tôi quá đỗi ngạc nhiên:
- Anh nào? Và tại sao?
Thằng Tí ngớ người ra, đưa tay gãi đầu, lại chạy biến ra phía sau nhà, rồi trở ra, cười cười:
- Vì ảnh là? học trò của chị.
- Học trò nào, lớp nào?
Thằng Tí lại chạy đi như con thoi, lại quay ra vừa thở vừa nói:
- Ảnh tên Hiền, đang học lớp vỡ lòng English của chị ở trường ESL đó.
Thì ra là thế. Thời gian đầu mới đến trại thì tôi làm trong bưu điện và dạy tiếng Việt cho các em nhỏ. Khi đậu thanh lọc chờ định cư, tôi chuyển qua làm cho văn phòng Cao Uỷ và buổi sáng dạy Tiếng Anh cho trường ESL. Vì là lớp Vỡ Lòng cho người lớn nên ?học trò? của tôi có người già hơn cô giáo. Một số người là dân miền tây nam bộ, thật thà chất phác, giọng nói còn phảng phất mùi phèn ruộng, nói Tiếng Việt còn sai lỗi, giờ phải bập bẹ học English để chuẩn bị cho tương lai sau này trên đất nước thứ ba.
Hiền lớn hơn tôi vài tuổi, tính tình nhút nhát và hay mắc cở, hiền như cục đất, đúng với cái tên. Nghe nói nhà ở miệt Cà Mau, làm nghề đánh cá bữa đói bữa no, rồi ?canh mẻ theo tàu vượt biên qua đây. Ở trại, Hiền là ?con bà Phước? nghĩa là không có thân nhân nước ngoài tiếp tế, nên Hiền làm các việc lặt vặt kiếm thêm, như xách nước, đi lao động thuê, ai ngờ có cả ?tiệm? giặt ủi này.
Hiền rất hiếm hoi nói chuyện với tôi, cũng chưa lần nào nhìn thẳng vào tôi trong giờ học. Nếu trong lúc giảng bài, tôi có kêu Hiền đứng lên trả lời câu hỏi, thì Hiền lí nhí, mắt nhìn đi chỗ khác (sợ cô giáỏ ăn thịt hay sao á!).
Thế đấy, Hiền chưa bao giờ đối diện, nhìn vào mắt tôi suốt mấy tháng học, thì đời nào Hiền lại chạy ra gặp tôi trong một tình huống ?phức tạp? và ?nhạy cảm? như thế này? Tôi ra dấu cho thằng Tí đi về, nó chợt nhớ ra, hớn hở nói:
- À, ảnh có hỏi em tại sao chị cần giặt ủi, em liền kể đầy đủ sự tình cái vụ chị đi làm móng, rồi bị mủ, rồi lên bệnh viện gặp bác sỹ, rồi mổ ngón taỷ
Tôi chặn lời nó:
- Tóm lại là sao, ảnh nói gì?
Thằng Tí cụt hứng, nhìn tôi ngại ngùng, nhe răng cười:
- Dạ, nghe xong, ảnh? hổng nói năng chi, nhưng coi bộ suy nghĩ mông lung lắm!
Giờ thì đến lượt tôi cụt hứng, rồi vỗ vai thằng nhiều chuyện:
- Thôi để chị tự lo được rồi. Cám ơn Tí Nhỏ Mọn, í lộn, Tí Mỏ Nhọn nhe! Mà nè, làm phiền em chịu khó chạy vô trỏng? lần chót, nói với anh Hiền là chị cám ơn, dù sao mình cũng đã đến đây làm phiền người ta.
Sáng hôm sau, tôi đến lớp ESL, là ngày liên hoan mừng Tết. Bình thường thì Hiền đã chẳng bao giờ nhìn thẳng vào tôi, sau cái vụ ?giặt ủỉ hụt ngày hôm qua, Hiền còn lạnh lùng phớt lờ tôi hơn nữa.
Cả lớp ăn uống, bánh kẹo, trái cây, nước ngọt, ca hát chụp hình tưng bừng, Hiền cũng cười vui theo nhưng vẫn né đối diện với tôi. Cứ lúc nào tôi nhìn Hiền là y như rằng Hiền đang ?bận? nhìn? ngoài cửa sổ (tìm gì ngoài đó hổng biết!). Tôi không mắc cở thì thôi, chứ Hiền hà cớ gì chớ! Tiệc tan, có vài học trò nán lại, tặng quà Tết cho cô giáo, Hiền đi thẳng ra cửa, không thèm chào tôi một câu.
Tối giao thừa, đi lễ nhà thờ về, tôi thấy một hộp nho khô để ngay dưới cửa, và một tấm thiệp chúc Xuân của Hiền, với nét chữ vụng về (chắc đôi tay xưa nay chỉ quen quăng lưới đi biển đánh cá), viết những lời chúc đơn giản, không màu mè ?hoa lá cành?, nhất là câu tái bút chân tình: ?Cô Loan ơi, nếu chưa tìm được ai giặt đồ, thì đừng ngại mang qua nhà Hiền nhé, Hiền đã nhờ một bà bác làm giúp rồi, không sao đâu!?
Trời ơi, anh chàng học trò nhút nhát của tôi, đi học thì không dám nhìn cô giáo, tặng quà Tết cho cô giáo cũng phải lén lút (nhờ vào bóng tốỉ đêm ba mươi), giờ quay ra khuyến khích ủi an tôi ?đừng ngại và không saỏ.
Ðồng hồ điểm 12 giờ đêm, cả trại vang lên tiếng đập nồi niêu xoong chảo thay cho tiếng pháo, mọi người chúc tụng nhau rộn ràng, ăn uống vui vẻ xôn xao. Trong lúc chờ đợi mấy người bạn chung phòng Cao Ủy đến cùng ăn bữa bánh ngọt trà nóng mừng phút sang mùa, tôi nhìn ngón tay còn băng bó của mình, không còn thấy ?xui xẻỏ nữa, mà ngược lại, tôi thấy cả một trời Xuân êm ái Tình Người mến thương nhau trên mảnh đất tạm dung này.
-------------
Những hành vi tình dục ở tuổi mới lớn là một nhu cầu hoàn toàn tự nhiên mà chúng được tìm hiểu, được biết. Ở tuổi mới lớn, các em rất hăm hở tìm hiểu tất cả những gì có thể được về giới tính. Các em muốn biết và các em lúng túng các em cần những câu trả lời thực tế và riêng tư. Khi có cơ hội được thảo luận về giới tính, các em rất sôi nổi và tỏ ra có ý thức về vấn đề. Các em mong tìm ra được ý nghĩa và những chuẩn mực của giới tính. Các ông bố, bà mẹ đừng nghĩ rằng con mình không như thế. Nếu không thuộc loại chậm lớn, còi cọc thì các cô các cậu tất sẽ có những biểu hiện và những nhu cầu tự nhiên nói trên. Ðó đồng thời cũng là nhu cầu hiểu biết những cái mới của đời sống con người và hiểu biết về chính bản thân. Vậy các bậc cha mẹ hãy tìm những cơ hội thuận lợi, những thời điểm thích hợp, chủ động gợi chuyện với con mình một cách khéo léo và tế nhị. Ðừng để chậm trễ, nếu cha mẹ làm việc đó kịp thời, thích hợp, chắc chắn sẽ có tác động tích cực đối với con cái về vấn đề giới tính, tình dục bằng những lời bảo ban, trao đổi như những người bạn. Lúc đó con bạn sẽ đền đáp lại bằng sự biết ơn sâu sắc và một niềm tin cậy ruột rà.
Cũng như trong nhiều lĩnh vực khác, trong tình dục, môi trường xã hội quanh ta, những hành vi của người lớn có tác động rất lớn đối với đời sống tình dục của con cái sau này. Các nhà nghiên cứu tình dục cho rằng môi trường gia đình có vai trò đặc biệt quan trọng. Và đặc biệt quan trọng khi con còn thơ ấu, vào lúc cha mẹ thậm chí còn chưa có ý thức là mình đang giáo dục về vấn đề tình dục cho con cái. Tuổi ấu thơ có tác động rất lớn đối với sự nảy sinh những trục trặc, bệnh tật trong sinh hoạt tình dục sau này. Vào thời kỳ mà não còn đang phát triển, trẻ em rất dễ bị thương tổn thần kinh và tinh thần. Ðây chính là thời kỳ trẻ em cần được bao bọc trong tình yêu thương, trìu mến và mọi sự thuận lợi. Nếu nó không tiếp nhận được toàn bộ sự phong phú của tình cảm thì sau này nó sẽ không chia sẻ tình cảm với bất kỳ ai. Trẻ em chưa biết nói mình cần gì, nhưng lại biết cảm thụ mọi chuyện rất chính xác. Nó cảm thụ mọi chuyện qua hành vi của cha mẹ, qua toàn bộ bầu không khí trong gia đình. Nó biết mọi người trong gia đình cư xử với nhau ra sao, vị trí của mỗi người trong gia đình như thế nào.
Cũng có rất nhiều người lớn lên trong một hoàn cảnh khắc nghiệt, phải trải qua thời tuổi thơ cay cực, nặng nề, nhưng họ lại không bị trục trặc gì về tâm lý giới tính. Bởi vì con người không phải ai cũng như ai. Có cùng qui luật phát triển chung, nhưng mỗi người lại có những đặc tính cá nhân riêng biệt, vì vậy mà những tác động của ngoại cảnh tới mỗi người cũng rất khác nhau: cái gây tác hại ở người này thì ở người kia lại diễn ra rất bình yên, vô tư. Tất nhiên, chúng ta vì không biết chính xác được cái gì đối với đứa trẻ của mình là vô hại, vậy thì tốt hơn hết là ta đừng tiến hành thử nghiệm, đừng đi lệch quy luật chung.
Những nhận thức và kinh nghiệm về giới tính ở lứa tuổi này vẫn còn chưa thật sự định hình. Các em đang trên con đường đi tìm hiểu thế giới đầy mới mẻ và hấp dẫn này. Chính vì vậy cha mẹ phải là những người hướng dẫn đầu tiên để bồi dưỡng cho con cái sự nhận thức đúng đắn về giới tính. Cha mẹ không nên cho rằng, nếu không đả động gì đến vấn đề giới tính sẽ khiến con cái cách li được với những thông tin về nó và cố giữ con mình ở tuổi ấu thơ, như vậy thì chủ quan và ngây thơ quá. Trong xã hội đa dạng thông tin, muốn bảo vệ con cái tránh xa những tiêu cực về giới tính, tình dục thì chính bản con người cha mẹ phải là người chủ động giáo dục giới tính cho con mình. Từ đó giúp con nhận thức đúng đắn về giới tính, tình yêu, quan hệ tình dục và tương lai về một gia đình hạnh phúc sau này. Ðó là trách nhiệm thuộc về bố mẹ, nhất là trong xã hội ngày nay vừa phức tạp vừa thiếu dần đi sự ràng buộc về đạo đức, tệ nạn xã hội lan tràn, cha mẹ không nên phó mặc con cái đối mặt với những nguy hiểm về giới tính một cách mù quáng do các em thiếu hiểu biết. Bố mẹ cần chủ động hướng dẫn giúp đỡ con nhận thức đúng đắn vấn đề. Ðặt kế hoạch trao đổi với con những hiểu biết cần thiết liên quan đến vấn đề giới tính cũng như quan niệm giá trị về tình yêu và hạnh phúc gia đình. Giúp con bồi dưỡng quan niệm lành mạnh, tỉnh táo và tự lập về giới, chuẩn bị những kiến thức trong sáng về quan hệ tình dục sau hôn nhân.
Trong giai đoạn cuối của tuổi dậy thì, nhu cầu quan hệ tình cảm với người khác giới tính khá mạnh mẽ. Lúc này, sự giáo dục đúng đắn, dìu dắt của cha mẹ là rất cần thiết. Ðiều quan trọng là cha mẹ phải có một sự giám sát và chỉ đạo một cách thông minh, nghiêm túc mà vẫn tôn trọng sự phát triển tự nhiên của tâm sinh lý đặc trưng ở lứa tuổi con mình. Chính cha mẹ có một nhiệm vụ vô hình nặng nề là dạy con mình biết yêu và yêu đúng cách. Cần xây dựng cho con một chuẩn mực tình yêu từ tình yêu của cha mẹ với con cái.
Giáo dục tình dục cho con cái ở lứa tuổi dậy thì thực ra có mục đích duy nhất là chuẩn bị cho con cái một tâm lý lành mạnh, trong sáng, phù hợp nhất trong quan hệ yêu đương, quan niệm đúng đắn về giới tính, tình dục. Ðó là cơ sở để con cái có một cuộc sống thực sự hạnh phúc trong quan hệ vợ chồng sau này.
Xin tặng những tình yêu đôi lứa dù may mắn đang vững nắm tay nhau, hay dù đã gảy gánh nửa chừng , chỉ còn giữ dư âm, dư vị những kỷ niệm ấm lòng
Duyên Kiếp
Thơ nhạc Chương Hà
hoà âm và trình bày Ðông Nguyễn
https://youtu.be/MjU2UicZxNg
Nguyệt San Giao Muà xin cám ơn những thân hữu đã dóng góp bài vở cho Nguyệt San Giao Muà số 249 . Một số bài khác sẽ được đăng dần vào số tớị Mong mỏi sẽ nhận được những sáng tác của các bạn bốn phương để cho Nguyệt San Giao Muà thêm phần hương sắc trong tương laị
2) Ðể rút ra danh sách của NSGM (unsubscribe),
xin gửi email về GiaoMua@hotmail.com
3. Mọi chi tiết, thể lệ, thắc mắc, xin gửi về:
GiaoMua@hotmail.com
4. Mọi bài vở, đóng góp, xin gửi về:
GiaoMua@hotmail.com
Nguyệt San Giao Muà
Homepage: http://www.GiaoMuạcom
Thể lệ gửi bài cho Nguyệt San Giao Muà:
Mong bạn gửi Bài cho GM theo cách này là tốt nhất :
1. Dùng mẫu chữ Vietnet (VIQR) hay Unicode
2. Viết Hoa chữ đầu của bài và bút hiệụ Ví dụ: Giọt Mưa Trên Lácủa NS Phạm Duy
3. Gửi bài ngay trong email (không kèm file), để cho BBT khỏi mất công download xuống để đọc
4. Gửi tất cả các bài trong 1 tháng 1 lần trong1 email, nếu tiện.
5. Bài vở xin gửi đến trước ngày 25 mỗi tháng
6. Mọi chi tiết, thể lệ, thắc mắc, xin gửi về: GiaoMua@hotmail.com
Cám ơn bạn rất nhiều, vì nhân sự có hạn, BBT không thể ngồi đánh máy lại từng đề bài hay bút hiệụ
P.O . Box 378
Merrifield, Virginia 22116
USA
Trang Nhà