Nguyệt San phát hành định kỳ vào mỗi đầu tháng

www.GiaoMua.com

Nguyệt San Giao Mùa
Merrifield, Virginia 22116
USA

GiaoMua@hotmail.com

+++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++

Số 266

Ngày 1 tháng 9 năm 2024

Home | Giao Mùa (Unicode) | Giao Mùa (Vietnet)
Những Số Cũ | Thư Ngỏ | Liên Lạc

Chủ Nhiệm kiêm Chủ Bút: Ðinh Trường Như (TK Trung Kỳ)

Ban Biên Tập:

Mạc Phương Ðình, Phan Thái Yên

Chung Thủy, Nguyễn Thị Thanh Dương

& TK Trung Kỳ

Mọi bài vở đóng góp xin gửi về GiaoMua@hotmail.com

Web Counters

Copyright 2002 by Giao Muà e-magazine and respective authors

++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++
Bài vở trên Giao Muà là do các tác giả gửi đăng và Giao Muà không chịu trách nhiệm về nội dung. Muốn xin trích đăng lại, xin liên lạc với GiaoMua@hotmail.com.

I . Thơ _______________________________________________________________________

1. Em Có Nhận Ra Tôi ______ Lê Miên Khương
2. Nhớ Anh ______PhamPhanLang
3. Rong Tảo ______Bạch Liên
4. Ngày Về Cạn Ðêm Lời Yêu ______Ðặng Xuân Xuyến
5. Thưa Anh .. ______Nguyễn Thị Thanh Dương
6. Thăng-Long-Thành Hoài Cổ ______ ChinhNguyên/H.N.T.
7. Thức Tỉnh ______Diệp Thể Nhiên
8. Cuộc Bể Dâu ______ Bảo Giang
9. Tình Người Lữ Thứ ______ Hàn Thiên Lương

II . Văn _______________________________________________________________________

1."Ðại Gia" Ở Mỹ ___________ Nguyễn Thị Thanh Dương
2. Tờ Giao Kèo Lạ Lẫm ___________ Hai Hùng SG
3. Chuẩn Bị : Chuyến Ði Châu Ðốc ___________ Thanh Hà
4.Vân Ðại Bàng ___________ Kim Loan
5. Mùa Báo Hiếu ___________ Hàn Thiên Lương
6.Phiên Chợ Dào San ___________ Ðặng Xuân Xuyến
7.Thoáng Nhớ ___________ Bạch Liên

III . Tin Tức /Trả Lời Bạn Ðọc__________________________________________________

1. Tin Tức/Trả Lời Bạn Ðọc _______ Ban Biên Tập

I . Thơ __________________________________________________

1. Em Có Nhận Ra Tôi 
  


Em có nhận ra tôi
Qua giọng nói
Qua ánh mắt nhìn nghiêng
Trời tháng mười nhiều mây và gió
Khăn quàng của tôi đây
Em hãy quấn quanh cổ mình 

Em có nhận ra tôi qua sự lặng thinh
Qua luồng mắt nồng say đắm lịm
Qua gương mặt van lơn mong em đoái tưởng
Với bàn tay đón nắng, cầu xin đã lâu

Quanh tôi vẳng tiếng nguyện cầu
Em cho tôi cảm giác được gần gũi
Nhưng rồi em lại quá xa xôi
Chỉ một hai lần em nói, cười với tôi
Rồi biến dạng bao tháng năm
Trời nóng bức hay rét lạnh căm căm
Mỗi bước tôi đi
Cũng có em hiện hữu  ở  trong đầu ! 

Dù mai nầy em ở tận đâu đâu
Tôi vẫn nhớ bóng hình duyên dáng đó
Mỗi lần đi qua con hẻm nhỏ
Cứ nhớ gót son quyện tà áo có mùi hương
Ðã tạo cho tôi ảo tưởng hạnh phúc thiên đường
Của một thời say mê ngây dại ngu ngơ ! 

Và bây giờ
nếu em có nhận ra tôi.
Thì chỉ qua tiếng gió,
vì tôi đã trút hồn ngoan vào đó
Gởi đến muôn phương
lời tình tự với trời cao
Cũng chuyển đến ngàn sao
tiếng gào thét của kẻ thất tình
Không hối hận vì đã yêu em
Dù chỉ rước vào tim điêu linh phiền muộn !

                                                    
Lê Miên Khương 
Mục Lục


2. Nhớ Anh Ca khúc: Nhớ Anh Thơ: PhamPhanLang Nhạc: Thái Phạm Ca sĩ: Diệu Hiền Hòa âm: Quang Ðạt Video: Thái Pham thực hiên với hình ảnh PL, vườn nhà, núi KóOLau và Vịnh Kaneohe trước mặt nhà PL ở Hawaii. https://www.youtube.com/watch?v=mb3o4viZI0g Nhớ Anh Ðêm qua anh không viết Em thấy giận anh rồi Cả ngày nay mong ngóng Về đọc thư anh thôi Nhớ vòng tay âu yếm Nhớ tia mắt nồng nàn Nhớ nụ cười trìu mến Nhớ anh nhớ miên man Ngày mai anh phải viết Thư dài hơn gấp đôi Nếu không em sẽ giận Sẽ hờn anh chết thôi.... PhamPhan Lang
Mục Lục


3. Rong Tảo
Trời rạng sáng dòng sông réo gọi Ghe xuồng ơi hãy đến bên ta Vì đêm qua chẳng ai cười nói Nước lặng thinh chờ tiếng ới xa * Từ hướng kia vài ghe thấp thoáng Mờ mờ sương chẻ sóng đi nhanh Trái cây tươi chất đầy cần xé Nếu chậm tay tan chợ vắng tanh * Chẳng mấy chốc ồn ào náo nhiệt Chợ trên sông họp nhóm đông vui Hàng treo bán lửng lơ xào ngọn Mận ổi xoài cam quýt chín mùi * Tôm cá cua co ro dãy dụa Nằm phơi khô ủ rũ buồn ơi ! Nhớ dòng nước lục chàm màu mỡ Bùn sệt mềm rong tảo nhởn nhơ

Bạch Liên

Mục Lục


4. Ngày Về Cạn Ðêm Lời Yêu chùm thơ Ðặng Xuân Xuyến . NGÀY VỀ Ngày về, mưa phủ lắt lay Ðò chiều dời bến đã thay chủ chèo Bến đông, giờ chỉ lèo tèo Lạc cơn gió lạ thổi vèo lá bay. *. Làng Tám, 03 tháng 7/2024 ÐẶNG XUÂN XUYẾN . CẠN ÐÊM - với Khờ - Men theo hơi rượu cuối ngày Nghiêng bình để rót cho đầy cữ say Ừ nào túy lúy đêm nay Rượu ngon ủ kỹ tao mày cạn đêm. *. Hà Nội, đêm 3 tháng 7/2024 ÐẶNG XUÂN XUYẾN . LỜI YÊU Mặn trong hơi thở cuối giường Lời yêu lệch phía dặm trường bể dâu Cố về ngụp lặn biển sâu Lời yêu vẫn chỉ thoảng đầu ngón tay. *. Hà Nội, ngày 03 tháng 7/2024 Ðặng Xuân Xuyến


Mục Lục


5. Thưa Anh .. ( Viết theo truyện ?Cần Thiết?) Anh và tôi thành phố rất gần Thỉnh thoảng anh vẫn ghé đến thăm Dù anh có đến hay không đến Tôi vẫn yêu đời lắm?thưa anh. Cuộc sống đi về chỉ mình tôi Ðèn khuya một bóng ánh đèn soi Nhạc khuya ru hồn vào giấc ngủ Tôi đã quen đời cảnh lẻ loi. Tôi từng có một bầu trời xanh Tưởng đời là giấc mộng đêm Xuân Trái tim bị thương đã nguội lạnh Chẳng dám yêu ai nữảthưa anh. Tình cờ quen anh bấy lâu nay Chia sẻ những ưu tư vơi đầy Anh đừng buộc gió vào tim nhé Ðừng mộng mơ nhiều kẻo gió bay. Nhất định tôi ,,,thề không đổi thay Tôi sẽ mình tôi trên đường dài Anh đừng buộc nắng vào tim nhé Ðừng gởi trao gì nắng sẽ phai. Thế mà chỉ có một buổi chiều Anh ghé thăm và ngỏ lời yêu Uống trà với anh mà?thấm thía Chẳng mưa chẳng gió chẳng vì sao. Tôi thấy lòng mình lạnh gió mưa Cám ơn anh hơi ấm gần kề Cám ơn đời cho ta hạnh ngộ Có hai người cùng chung ước mơ. Nguyễn Thị Thanh Dương. ( March 20, 2022) TƯƠNG TƯ HOA GIẤY ÐỎ. ( Kỷ niệm những ngày ở California March 29- April 03- 2022) Tối đến Nam Cali đầu tháng tư Bất chợt thấy yêu một màu hoa đỏ Tôi loanh quanh đi qua nhiều con phố Những bụi hoa giấy đỏ cũng theo hoài. Hoa giấy quen mà như mới lần đầu Màu hoa đỏ sao mà tha thiết quá Tôi cảm xúc chắc vì chiều nay gió Gió mang hoa vào tận trái tim người. Westminster những kỷ niệm đầy vơi Garden Grove, Santa Ana quen thuộc Ngắm hoa giấy nhà ai ngoài sân trước Hay bên tường lơi lả cách hoa yêu. Ðến North Tustin tôi lại liêu xiêu Bụi hoa giấy lan man trên đường dốc Ở cuối đường có bụi hoa cô độc Cũng đủ làm rực rỡ một góc trời. Tôi đã yêu North Tustin mất rồi Yêu vẻ đẹp những ngôi nhà cổ tích Con đường quanh co tôi chưa đi hết Màu hoa giấy đỏ mãi đến nơi nào. Như những người yêu không đến với nhau Vòng tay tôi vẫn hoài mong chờ đợi Hoa giấy đỏ mang tình đi muôn lối Tôi làm sao giữ trọn của riêng mình. Suốt đời tôi sẽ tương tư cuộc tình Hoa giấy đỏ không bao giờ phai nhạt Tôi xin gởi một chút tình lãng mạn Mai tôi về hoa ở lại buồn không? ( April, 09- 2022) Nguyễn Thị Thanh Dương.


Mục Lục


6. Thăng-Long-Thành Hoài Cổ 1- Thăng-Long-Thành Hoài Cổ (T/Y ASÐEVTQH /Thơ HNT SG.1.1978) Hà-Nội trước năm-tư, đất ngàn năm văn hiến ấp ủ trong lòng thành phố cổ Thăng-Long 36 phố phường, 5 cửa ô, núi Nùng,sông Nhị thành quách xưa: Hoàng-Diệu rêu phong cầu Long-biên như rồng đen vĩ đại giòng sông Hồng nước đỏ mênh mông Tháp Rùa lung linh trên Hồ Gươm huyền thọại đường Cổ-ngư thơm ngát gió Tây hồ... ChinhNguyên/H.N.T. Jul.17.24 (100.63) 2- Trên Ðường Cổ-Ngư Hà-Nội (Cảm tác Chiều Thu Hồ Tây,tặng nhà thơ PMK) Chàng thi sĩ lim dim qua mắt kính Anh tà dương vàng nhuộm giặng cây xa Chuông đền Trấn-Quốc chầm chậm ngân nga Hồn thơ nhè nhẹ bay lìa cõi tục Mùi bánh tôm chiên ngạt ngào thơm phức Hơi ly rượu cúc quyện nức hương nồng Bóng ảo giai nhân ẩn hiện chập trùng Ru hồn thơ phiêu du vào cõi mộng ChinhNguyên/H.N.T. Hạ 2024 (100.61) * T/Y ChiềuThu HồTây /PMK: Bánh tôm vàng ngậy khi bày đĩa Rượu cúc thơm lừng lúc mở chai 3- Nỗi nhớ tàn Ðông (Cảm tác thơ cùng tên của KP) Nỗi nhớ tàn đông mãi vấn vương Xa người nhưng dạ vẫn còn thương Trăng soi bàng bạc ngoài song cửa Cô phụ mơ ôm gối mộng thường Gió lạnh xuyên mành lạnh thấu xương Mưa rơi sối sả đập bên tường Suối lệ trời sa hay nước mắt Nghẹn ngào nức nở suốt đêm trường Sợi tình ngăn cách bởi trùng dương Có còn níu buộc kẻ tha phương ? Hi vọng mong manh ngày tái ngộ Ðông tàn xuân đến tại quê hương ! CN-HNT, Jun.14.24 (657) T/Y Nỗi Nhớ Tàn Ðông /KP Cái lạnh tàn đông lạnh cả lòng Phương trời xa ấy kẻ hoài mong Dài trong xa cách còn đăng đẳng Biết sợi tơ vương có trọn vòng Bàng bạc trăng ngà chớ lẻn song Thẹn hoa đơn chiếc chốn cô phòng Xuyên mành bóng nguyệt sao đùa mãi Tự nhủ đêm này đêm cuối đông Cơ khổ hồn tôi buốt gió luồn Trời ơi lại nữa lệ trời tuôn Cho mưa nặng hạt oằn nhung nhớ Nghèn nghẹn lời tình chợt tiếng buông ChinhNguyên/H.N.T.


Mục Lục


7. Thức Tỉnh Ðêm thanh vắng, trăng sao vừa tỉnh thức, Gió đã đùa với hoa bướm, cỏ cây, Nghe tiếng nhạc từ trong cơn gió lạ, Ánh trăng vàng thơ thẩn lẫn ngất ngâỷ Vui với gió, trăng sao vui với gió, Cơn gió nằm vuốt nhẹ những nàng cây, Hoa tươi tắn cũng run mình trong gió? Gió vui đùa rồi gió thoảng qua ngaỷ Cơn gió lạ vượt lên những hàng cây, Bay cao vút, tung lên nghìn chiếc lá, Gió đi qua vài cánh hoa tơi tả? Ôi thất tình! Cơn gió đã đi đâu? Ở nơi ấy gió vẫn say ca hát, Cuốn lá vào điệu vũ của thơ ngâỷ Gió đâu biết ở nơi đâu gần đấy, Mây vẫn nhìn pha rạo rực, đắm saỷ Rồi trời sáng, gió vẫn cười thanh thản, Chào chim bay, chào ánh nắng hây hâỷ Thoáng đi qua, lần đầu không từ giã? Chợt vội vàng, cơn gió đùa mây baỷ Gặp cơn gió, mây điềm nhiên không tỏ, Dẫu nỗi lòng mây biết gió chẳng haỷ Giây phút đó, gió nhìn mây ửng đỏ, Mặt trời vàng xuyên tia nắng qua đâỷ Mây lấp lánh màu cầu vồng bảy sắc, Gió say nhìn, mây cũng chẳng muốn baỷ Hơi thở nhẹ, gió đưa mây vào mộng, Gió xoay mình ấp ủ mây trong taỷ Ngày tháng đó, gió cùng mây bay khắp Vượt qua núi, sông sâu và biển rộng? Gió đưa mây phiêu du trong trời mộng, Nhưng vô tình, sâu đáy mắt? long lanh? Mây biết gió vẫn sẽ mãi là gió Mây nhuộm màu, cơn gió có biết không? Nhìn thấy gió, mây nghe lòng yếu đuối, Gạt nỗi buồn, trông cơn gió cao baỷ? Cơn gió khẽ ru cây, Cơn gió lay ngọn sóng, Tung hoa cỏ và tha hồ dệt mộng? Gió vui đùa, gió có giống xưa không? Mây nhớ gió, mây u buồn ngẫm nghĩ, Gió đi rồi sẽ đi mãi mà thôỉ Cơn gió đi, để mây buồn lạc lối, Mây nặng lòng, và buông giọt mưa rơỉ? Hoa cỏ nói gió nên đi lên đó, Cây lá nghe và bảo gió đi ngay, Trăng sao nhắc gió nhớ tìm hạnh phúc, Ðừng vô tình để tan khỏi vòng tay. Mây ở đó và không còn cơn gió, Mây không buồn, và cũng chẳng ngóng trông, Nhưng mây biết và mây còn kỳ vọng, Rồi một ngày nghe gió gọi tên mâỵ

Diệp Thể Nhiên
Mục Lục


8. Cuộc Bể Dâu Rằng chiến chinh như vầng nhật nguyệt, Phận con người chẳng kể hơn thua. Lưới trời ai sẽ tranh đua, Sáng đùa với nắng chiều mưa theo mùa! * * * Ðời người trên bến cô liêu, Kẻ đi ra biển người về rừng sâu. Ngửa xem một cảnh rừng dâu, Hai bên nước chảy biết đâu là bờ. Giữa trời cánh én bơ vơ, Mưa kia nhỏ xuống trên bờ đau thương. Ngày đi nước mắt còn vương, Lối về vẫn bước trên đường năm xưa. Một đời dãi nắng dầm mưa, Ai ngờ con tạo vẫn chưa hài lòng. Ðể cho nam bắc long đong, Vào đường chinh chiến cõi lòng ngẩn ngơ. Người đi giữ nước tràn bờ, Ngày về nối tiếc bóng cờ rên cao. Bao nhiều lửa máu dâng trào, Bao nhiêu ước nguyện tan vào hư không! Giận trời trách đất như không, Nay bàn tay trắng còn trông mong gì. Ðường nào sẽ dẫn ta đi, Lối về quê cũ còn ghi vạn sầu. * * * Một đêm trắng bạc mái đầu, Ngửa lên chỉ thấy mây sầu như tang. Người dân nước mắt hai hàng, Nhìn sang đồng đội lại càng thương đau. Hôm nào tay súng bên nhau, Chiều nay nước mắt gởi nhau cuối đường. Tìm đâu tiếng hát trên đường, Về đâu tiếng trống quân trường hôm xưa. Một đời dãi nắng dầm mưa, Chiều về nước mắt đong đưa nửa vời. Nếu mai góc bể chân trời, Ngày về thôi đã một thời đang qua. Cuộc hành trình, ôi qúa xa, Về trong nháy mắt còn là tang thương. Ngày đi bao hàng lệ vương, Lối về tay trắng, thêm đường chia ly. * * * Ðường nào sử ký sẽ ghi, Lời nào núi đá khắc ghi cho đời? Phải chăng ta chẳng phùng thời, Phải chăng nước đã đến thời suy vi. Cho người tan tác chia ly, Phận nhà, nghiệp nước phân ly nhịp cầu. Gớm thay một cuộc bể dâu, Xóa tan dấu vết công hầu năm xưa. Còn chăng cơn lốc trong mưa, Còn chăng tiếng thét giữa mùa binh đao. Rằng ai mũ áo chiến bào, Kìa ai tiếng hát đi vào tang thương. Về đâu tiếng gọi lên đường, Còn đây tiếng thét cuối đường tàn binh. Về đâu trang sử anh linh, Còn đây người lính in hình trong gương. * * * Ba mươi tháng bốn giữa đường, Thân trai lỡ bước, quê hương vướng sầu. Ai nghe chăng lời nguyện cầu, Tình quê lỡ nhịp, chuốc sầu lên nhau. Vạn người chung một cơn đau, Triệu dân vội quấn trên đầu khăn tang. Trẻ thơ nước mắt hai hàng, Ðầu thôn, cuối phố, đường làng xôn xao. Ngày đi nắng với lên cao, Người về nước mắt thấm vào đường non, Về đâu dấu tích Tiên Long, Còn đây tiếng khóc dọc đường quê hương. Bay đi cánh én bên đường, Về đâu tiếng sáo trên đường quê ta. Nửa đời một giấc mơ hoa, Gói theo vận nước, thấm hòa tình non. 2024

Bảo Giang
Mục Lục


9. Tình Người Lữ Thứ ***Họa bài Tình Trăng Viễn Xứ của Giáng Xưa*** Lữ thứ xa quê mãi ngẩn ngơ Trông về cố lý vẫn mịt mờ. Hoàng hôn rũ xuống buồn đêm vắng Gió bấc len vào lạnh giấc mơ. Lỡ bước lang thang sầu ngóng đợi Ðau lòng khắc khoải khổ mong chờ Người ơi nhớ lắm sao biền biệt? -Khúc nhạc ân tình lỗi phím tơ ! 28-8-2024 Hàn Thiên Lương Biết Nói Làm Sao Biết nói làm sao định mệnh thôi Bắt tôi lẻ bóng giữa cung đời Khuya khuya nghe gió len vào cửa Nhớ dáng người thương đẹp một thời! Ngày xưa hai đứa cùng chung xóm Nhà mình ngăn cách một dậu thưa Ta cùng di học trên đường nhỏ Lại phải qua sông một chiếc đò! Có buổi tan trường trời đổ mưa Cùng vào ẩn trú trong hiên vằng Ðứng sát bên nhau tránh gió đùa Biết nói gì đâu mình lẳng lặng! Ôi đẹp làm sao thời tuổi ngọc Hôm sớm di về cùng có nhau Ao ước nhà mình hồng pháo cưới Tình ta trọn nghĩa đẹp trầu cau ! Nhưng giặc dữ tràn vào xóm nhỏ Lửa thù cháy rực cả thôn trang Anh khoác chinh y vào chiến trận Em buồn mắt lệ khóc ly tan! Ðến lúc tàn binh bên thua cuộc Lao tù đất Bắc thật lao lung Nhưng lòng nhớ mãi người yêu nhỏ Dõi áng mây xa núi chập chùng ! Dến lúc trở về chẳng gặp nhau Em đâu biền biệt biết nơi nào? Trọn cõi lòng buồn đi khắp ngã ?Tim được mồ em chôn hoang sâu! Từ dó thôi đành vĩnh biệt người Xót lòng bỏ nước? về xa xôi! Ðến nay chẳng biết bao năm tháng Tôi mãi cô đơn giữa cuộc đờỉ! 8-2024 Hàn Thiên Lương Vô Thường Em như bãi biển đêm trăng tỏa In bóng mây trời tản mạn xa Từng đợt sống xô rồi tan biến Vô tình đâu biết cảnh can qua ! Em như công chúa ở cung vàng Ðâu biết đường đời ngõ trái ngang Thuyền lạc sông mê về bến đục Khiến dòng thơ lệ khóc lầm than ! Em như gấm lụa dệt thêu hoa Tiếng hát lầu son cảnh ngọc ngà Hoan lạc tưng bừng trong ?cung quế? Ngỡ mình rực rỡ tựa ?Hằng Ngả! Ðường đi xuôi ngược nẻo vô thường Chốc lát vui buồn lẫn nhớ thương Ai biết ngày mai ra sao nhỉ?: -Trang đài hay vạn nỗi sầu thương! Thuyền tâm cố giữ xuôi bờ giác Là cõi bình yên chốn tuuyệt vời Nhan sắc ngọc ngà màu hư huyễn Phai tàn trong mưa gió em ơi ! 8*-2024 Hàn Thiên Lương Mùa Vu Lan Nhớ Mẹ Vu lan con viết thơ buồn Nghìn thu mất Mẹ xa nguồn yêu thương Nay con đã lỡ độ đường Quê người xứ lạ gió sương mịt mờ! Nhớ xưa lúc tuổi còn thơ Tiếng ru của mẹ ầu ơ trưa hè Trời đông mẹ kéo phên che Sợ cơn gió chướng thổi về lạnh con! Ðời mẹ tần tảo héo hon Thương cha chết trận mõi mòn lặng căm! Ðau buồn mẹ sống âm thầm Mong con khôn lớn từng năm tháng dài! Ngờ đâu giặc dữ cuồng say Tràn vào thôn xóm vung tay bạo tàn! Ðau lòng lệ chảy đôi hàng Tiễn bầy con trẻ lên đàng chiến chinh! Mẹ khóc có đứa hy sinh Ðứa thì tù ngục tàn binh lỡ thời! Mẹ tôi đau khổ trọn đời Một ngày gục ngã không lời thở than! Mồ mẹ nấm đất cỏ vàng Hắt hiu dưới ánh trăng vàng giữa khuya! Nguyện cầu hồn mẹ sớm về: -Cõi Phật... tứ bề bình yên ! 6-8-2024 Hàn Thiên Lương Nỗi Ðời Nỗi đời hư thực còn chi Bỏ sau thân thế bước đi phiêu bồng Biết ai gửi chút nỗi lòng Còn ai chia sẻ long đong kiếp người! Nhớ xưa ôm giấc mộng đời Nay thời như gió giữa trời lang thang! Làm sao níu gót thời gian Chừng như mơ ước tiêu tan tháng ngày ! Kiếp người hạt bụi gió bay Chốn xưa hiu quạnh chốn nầy dở dang ! Nát lòng mấy cuộc ly tan Ðành hiu hắt mộng, đành vàng vọt mơ ! Thương ai chinh phụ đợi chờ Ðêm ngày vò võ lệ mờ mắt cay Thời gian một chuỗi sầu dài Dung nhan rồi cũng u hoài cỏ cây! Nước non nay nỗi sầu đầy Bao người thương phế ê chề nhân sinh Cam lòng vất vưởng điêu linh Dám đâu cất tiếng !- lặng thinh giữa đời ! Phù vân ôi kiếp nổi trôi Ai gây tang hải khiến người đau thương Giữa khuya thoảng khúc nhạc buồn Phải chăng tiếng khóc đoạn trường thiên thu ! *8-2024 Hàn Thiên Lương Quỳnh Hoa Phản phất hương thơm ngát đóa Quỳnh Càng nhìn say đắm nét xinh xinh Dưới trăng mờ tỏ hình vương bóng Gần trúc đong đưa dáng gợi tình ! Nâng cánh hoa đêm* hồn chất ngất Tạ lòng thục nữ tấm nguyên trinh ! Say sưa chiêm ngưỡng... **đang hàm tiếu Ôi có chi hơn một đóa Quỳnh!

Hàn Thiên Lương
Mục Lục


II . Văn___________________________________________________________

1. "Ðại Gia" Ở Mỹ


Nguyễn Thị Thanh Dương


( Tặng anh chị X. Houston, TX).

Bà Xuân đã dọn dẹp nhà tươm tất, căn phòng apartment 1 phòng ngủ của hai vợ chồng bà ngày thường đã gọn gàng bà vẫn muốn gọn gàng hơn, lại có bó hoa tươi mới mua ở chợ về cắm để giữa bàn nên phòng khách chật hẹp bỗng tươi thắm và lịch sự hơn ngày thường.

Bà sốt ruột ngóng nhìn mông lung ra khung cửa sổ và nói với chồng:

- Chắc anh chị Bảo sắp đến rồi.

Rồi bà bỗng ngại ngùng:

- Họ là đại gia ở Việt Nam nhà cao cửa rộng, tiền bạc bề bề, chúng ta tuy ở Mỹ nhưng ngược lại ..

Ông Xuân hiểu ý vợ:

- Mỗi thời mỗi khác, ngày xưa nhà bà giàu có trong khi bà Bảo là con nhà công chức nghèo mà hai người vẫn chơi thân nhau đấy.

Ngày xưa bà Bảo và bà Xuân là bạn bè cùng lớp từ trung học đệ nhất cấp đến đệ nhị cấp, cả hai cùng theo học thêm anh văn Hội Việt Mỹ vì cùng yêu thích tiếng Anh và thích một nước Mỹ xa xôi giàu đẹp.

Bà Xuân học năm thứ hai luật khoa thì lấy chồng. Ông Xuân cũng là sinh viên văn khoa vào đời lính. Chàng theo nghiệp đao binh bỏ dở học hành, nàng yêu lính sẵn sàng làm người vợ thời chiến. Cha mẹ bà Xuân cho vợ chồng bà một cửa hàng sửa xe gắn máy ở Ða Kao, nàng trông coi cửa tiệm với vài người thợ, chàng ở tiền đồn xa thỉnh thoảng về thành phố thăm vợ.

Bà Bảo không học đại học nào, bà đi làm công chức như cha, cô thư ký lương ba cọc ba đồng lấy chồng là một đồng nghiệp cũng chẳng khá giả gì. Hai người bạn có gia đình riêng, hai cuộc sống khác nhau. Dòng đời nổi trôi chia rẽ mỗi người một hướng và cách xa.

Gia đình bà Xuân sang Mỹ diện H.O. Sau những năm tháng dài tù tội nơi núi rừng từ Nam ra Bắc, ông Xuân bệnh hoạn đau yếu, ông đi làm được một thời gian ngắn thì phải nghỉ ở nhà, bà Xuân cũng làm chẳng bao nhiêu, nghỉ ở nhà để chăm sóc chồng. Hai ông bà đang hưởng tiền trợ cấp của chính phủ.

Ông bà Bảo đi tour du lịch sang Mỹ, đến thành phố Houston tiểu bang Texas. Hai người bạn xưa mới vừa biết tin nhau qua một vài người quen. Thế nên mới có cuộc hẹn gặp nhau bất ngờ ngày hôm nay.

....

Ông bà Bảo đang đứng trước cánh cổng sắt của khu apartment trên đường Beechnut, phải bấm số mật mã mới liên lạc được ông bà Xuân để cổng mở.

Ông Bảo lẩm bẩm khen:

- Nhà khu chung cư có cổng an ninh tốt qúa, chẳng thua gì nhà mình ở Sài Gòn bà nhỉ.

Bà Bảo ngắm nghía tòa nhà và trầm trồ:

- Nhà chung cư cao tầng này vừa đẹp vừa mới, chắc giá thuê không rẻ đâu, anh chị Xuân vẫn phong lưu như ngày xưa..

Ông bà Xuân đã hớn hở tận tình đi ra cổng đón khách, chào hỏi mừng vui ríu rít xong chủ và khách thong thả đi bộ qua những hành lang, bước lên những bậc thang sạch đẹp của chung cư. Bà Bảo cất tiếng khen:

- Khu chung cư cao cấp có khác, sạch sẽ không thấy một cọng rác.

Ông bà Xuân chưa kịp nói gì thì ông Bảo chỉ một bóng dáng bà Mễ đang lui cui quét dọn phía xa cuối hành lang:

- Bà nhìn kìa, có lao công quét dọn chăm chỉ thế cơ mà..

Nhà ông bà Xuân ở tầng hai, là một căn phòng nhỏ rộng khoảng 700 Sq Ft..Bà Xuân thành thật khiêm nhường:

- Hai anh chị ở Việt Nam là đại gia, nhà cửa cao sang rộng lớn thông cảm cho vợ chồng chúng tôi căn phòng hẹp này nhé. Nghe bạn bè nói anh chị có công ty lớn lắm?

Ðược dịp bạn hỏi bà Bảo hãnh diện:

- Nhờ trời chúng tôi ăn nên làm ra. Dù bận trăm công nghìn việc chúng tôi cũng Mỹ du một chuyến cho biết đó đây. Ngày xưa mình yêu thích nước Mỹ lắm mà, chị Xuân biết rồi đấy.

Mời khách ngồi xuống ghế xong bà Xuân pha trà rót nước và giới thiệu:

- Ðây là căn chung cư bình thường chứ chẳng cao sang gì, được cái là mới xây dựng 6-7 năm nay nên mới mẻ sạch sẽ, dành cho những người cao niên hưởng trợ cấp nhà nước. Chúng tôi chỉ trả tiền thuê với một gía rất rẻ.

Bà Bảo ngạc nhiên suýt xoa:

- Ô , thích nhị.?

Ông Bảo thì thực tế thắc mắc:

- Vậy là anh chị đã đi làm đóng thuế cho nhà nước nhiều lắm mới được hưởng tiêu chuẩn trợ cấp này?

- Trái lại, chúng tôi đi làm ít lắm, lúc có lúc không, thậm chí không đủ credit về hưu nữa, nên nhà nước phải trợ cấp mọi chi phí như nhà ở, y tế và tiền mặt để sinh sống.

Bà Bảo ngạc nhiên hỏi ngay:

- Mỗi tháng hai anh chị được trợ cấp bao nhiêu? Có thoải mái chi tiêu không?

Ông Xuân tỉ mỉ:

- Ở Texas tiền trợ cấp cho một người năm 2024 là 941 đồng, cho hai vợ chồng ở chung thì ít hơn một chút, lại còn thêm tiền food stamp nữa.. Tuổi gìa chúng tôi ăn xài là bao nên vẫn có dư tiền thỉnh thoảng gởi giúp vài họ hàng nghèo khó ở Việt nam. Về mặt y tế chúng tôi đi bác sĩ hay vào nằm bệnh viện không tốn một xu nào cả..

Bà Xuân kể:

- Có lần ông ấy cảm thấy mệt khó thở tôi gọi 911 vài phút sau là xe cấp cứu đến chở thẳng ông vào bệnh viện. Ở với ông suốt buổi chiều, cô y tá biết là tôi đói nhắn nhân viên nhà bếp mang lên cho tôi một xuất thức ăn bữa chiều nóng sốt ngon lành.

- Thế chị Xuân có phải "xã giao" cho tiền cô y tá không mà họ đối đãi tốt thế? Còn tiền "lót tay" cho bác sĩ là bao nhiêu?

- Ở Mỹ không phải như Việt Nam đâu chị Bảo ơi, bổn phận bác sĩ, y tá là phục vụ người bệnh đến nơi đến chốn mà.

- Ô, thích nhỉ..

Bà Bảo kêu lên và suýt soa so sánh:

- Những bác sĩ mà vợ chồng Xuân đến khám bệnh, bệnh viện mà chồng Xuân nằm là niềm ước mơ cao xa của biết bao người ở Việt Nam, chỉ có người lắm tiền nhiều của mới thực hiện nổi, xin đủ thứ giấy tờ thủ tục mới đến được nước Mỹ vào những nơi này để chữa bệnh và dĩ nhiên phải móc tiền túi chi trả.

- Vâng, nhờ sống ở Mỹ, y tế của Mỹ chăm sóc mà sức khỏe ông Xuân nhà tôi mới được như ngày nay.

Ông Bảo thắc mắc sang chuyện khác:

- Nhưng người ta bảo ở Mỹ không có tình người. Ngay con cái họ, đến tuổi trưởng thành cũng bị "đuổi" ra khỏi nhà. Quanh năm ta chẳng thấy mặt mũi hàng xóm ra sao. Họ lại kỳ thị những sắc dân da màu.

- Văn hóa, cách sống, suy nghĩ của mỗi dân tộc khác nhau thôi anh ạ. Người Mỹ không có tình người sao các ông bà tỷ phú Mỹ đã hiến tặng bao nhiêu của cải cho tha nhân, cho xã hội. Chính phủ Mỹ cho chúng ta bảo lãnh thân nhân đoàn tụ diện vợ chồng, con cái, cha mẹ đã đành, kể cả diện anh chị em nữa, một người nhập cư ở Mỹ có thể bảo lãnh cả đàn anh chị em và con cái họ sang Mỹ đoàn tụ.

Bà Bảo tán thành:

- Phải đấy, ngay dân gian Việt Nam mình còn có câu "Kiến gỉa nhất phận" anh em ai có phận nấy chứ có đùm bọc nhau mãi đâu. Người Việt mình còn kỳ thị với nhau nữa là, nào kỳ thị vùng miền, tôn giáo, giai cấp, giàu nghèo..

Ông Bảo gật gù:

- Ừ nhỉ ..suy ra mình còn kỳ thị mình nói chi ai, cho tới giờ này các diện bảo lãnh của Mỹ vẫn còn. Ðúng là lòng bao dung nhân ái của nước Mỹ không ngừng nghỉ .

Bà Xuân nói:

- Nhìn những người handicap ở Mỹ là thấy tình người ra sao rồi, họ được đối xử tử tế và thân ái, mọi ưu tiên dành cho họ nơi công cộng.

Vừa lúc ấy có tiếng gõ cửa, thì ra cô Lan đến. Bà Xuân dặn dò nhờ cô nấu cho bữa ăn chiều với hai người khách xong ra bàn tiếp tục chuyện trò. Bà Bảo tò mò hỏi:

- Anh chị thuê mướn người giúp việc nhà hả?

Bà Xuân giải thích:

- Ðây là người của Home care đến giúp chúng tôi những công việc nhà như đi chợ, nấu ăn, dọn dẹp nhà cửa, giặt giũ v..v?. Mỗi ngày cô đến làm việc 6 tiếng. Chi phí thuê mướn do nhà nước chi trả.

- Trời, thế thì anh chị như ông hoàng bà chúa rồi còn gì, được trợ cấp đủ thứ lại còn kẻ hầu người hạ .

Ông Bảo cũng thốt lên:

- Sao mà nước Mỹ rộng lượng tử tế đến thế chứ. Tuổi ngoài 70 như anh chị Xuân bao người ở Việt nam còn phải nắng mưa dãi dầu kiếm miếng cơm manh áo. Hèn gì tôi từng nghe nói ở Mỹ là thiên đường của tuổi già, nhưng hôm nay tận mắt thấy tai nghe, chỉ đôi điều trong nhà anh chị thôi, tôi đã hiểu cái thiên đường ấy tốt đẹp thế nào.

Bà Bảo bỗng buồn buồn:

- Hồi chúng mình học Hội Việt Mỹ cả hai từng ngưỡng mộ nước Mỹ văn minh giàu đẹp. Xuân đã may mắn được đến nơi này còn tôi thì không.

Bà Xuân thành thật khen bạn:

- Tuy ở Việt Nam nhưng vợ chồng chị là đại gia giàu sang cũng sướng chán.

Bà Bảo càng thành thật hơn:

- Vợ chồng Xuân mới là đại gia ở Mỹ.

Bà Xuân nửa đùa nửa thật:

- "Ðại gia". hưởng trợ cấp nhà nước hả chị Bảo.

- Tôi nói thật đấy, không bông đùa đâu. Những gì vợ chồng chị đang hưởng chẳng con cái nào chăm lo cho được dù chúng ở Việt Nam hay ở Mỹ, dù chúng giàu có đến đâu, dù chúng hiếu thảo thế nàỏ..

Bà Bảo kể lể:

- Vợ chồng tôi đại gia thật đấy nhưng làm ăn ở Việt Nam lắm cạnh tranh, lắm thăng trầm, lúc được lúc thua, đâu phải chỉ toàn là những thành công tiếp nối thành công. Nhất là phải xã giao, biếu xén, hối lộ mới xong thủ tục đầu tiên, nhưng cũng là cái dây thòng lọng treo cổ mình bất cứ lúc nào. Hôm nay đại gia mai bị nhà nước hỏi thăm xập tiệm mấy hồi.

Ông Bảo tiếp lời vợ:

- Anh chị được hưởng đầy đủ mọi tiện nghi cuộc sống của xã hội và an toàn cho đến cuối đời, tha hồ thảnh thơi an nhàn vui hưởng tuổi già. Còn một gia tài vô gía khác là anh chị sống ở một đất nước tự do dân chủ hàng đầu thế giới. Nếu được chọn lựa thì tôi sẽ chọn lựa là "đại gia" ở Mỹ như anh chị.

Bà Bảo tiếc rẻ:

- Giá mà ngày xưa chúng tôi được đi Mỹ như anh chị?.

Cô Lan đã nấu xong và dọn cơm ra bàn, những món ăn quen thuộc của người Việt nam như cá đù ướp xả chiên, tôm rim và canh bí nấu tôm khô.

Bà Xuân nói với bạn:

- Mâm cơm toàn là sản phẩm ở Mỹ. Mời anh chị?

Bà Bảo lại so sánh:

- "Ðại gia" ở Mỹ hơn hẳn đại gia ở Việt nam chúng tôi điều bình thường này nữa, hàng ngày được ăn những thực phẩm bảo đảm chất lượng. Ở Việt Nam có tiền cũng chưa chắc mua được những thực phẩm tươi sạch. Xã hội khiến người ta lọc lừa từ chuyện lớn đến chuyện nhỏ, chẳng biết tin ai. Sang Mỹ du lịch ăn món gì tôi cũng cảm thấy ngon vì cảm giác tin tưởng yên tâm vào thực phẩm.

Cả nhà vui vẻ ngồi vào bàn ăn. Bà Xuân thấy vui hơn vì vợ chồng bạn cởi mở chân tình và nhận xét đúng như quan niệm của bà.

Nếu phải đánh đổi hiện tại đang là người nghèo ở Mỹ hưởng trợ cấp chính phủ để trở thành đại gia giàu có ở Việt Nam như vợ chồng chị Bảo thì chắc chắn ông bà Xuân cũng không bao giờ chấp nhận.


Nguyễn Thị Thanh Dương

Mục Lục


2. Tờ Giao Kèo Lạ Lẫm

Hai Hùng SG



(Ngọn đèo đau thương).
Nhìn cơn mưa trắng trời ngoài sân mà trong lòng mình như có lửa đốt, vậy là cả tuần nay kể từ hôm nghe radio báo tin có cơn "Áp thấp nhiệt đới" đang hoành hành ngoài biển Ðông, chú Sáu Xị buồn bã nói một mình:

-Chèn ơi! Mưa gió cái kiểu này thì "Lúa vàng" luôn rồi còn gì nữa trời.

Chú Sáu vừa nói dứt câu thì ngoài ngỏ đã nghe ông Chín say í ới kêu:

-Cha già Sáu có nhà hông, mưa gió quá chừng, buồn quá tui qua mần với ông vài xị cho ấm bụng nghe.

Chú Sáu Xị đang rầu, nghe ông bạn già chí cốt ghé thăm, đã vậy còn nghe mời làm vài xị cho ấm bụng thì còn gì bằng, chú Sáu lên tiếng:

- Vô đi anh Chín, anh nói phải đa, mưa gió cái giống gì muốn thúi đất luôn, vụ lúa Hè Thu này không biết có ăn được hay không nữa đây.

Vừa đến cửa nhà, ông Chín Say tháo cái áo mưa mỏng dính rồi vo tròn lại thảy lên cái ghế đá ngoài hàng ba, ông Chín lên tiếng hỏi:

-Tui có đem chai rượu nếp Gò Ðen chánh hiệu của thằng rể nó cho lâu lắm rồi, có thêm con gà mái dầu má bầy trẻ nhà tui mới luộc nữa nè.

Thấy có rượu ngon, mồi đưa cay cũng thuộc hàng ngon số dách, Chú Sáu xị góp vui:

- Cha chả, anh Chín đem "Thứ dữ" qua mà tui hông có cái gì phụ họa hết cũng kỳ, thôi để tui nói con vợ tui làm món (Cá lóc hấp bầu) góp vốn cho vui.

Nghe vậy Chín Say cười vang rồi nói:

- Nội con gà này tui với chú "Quắc cần câu" rồi, bày vẽ thêm cho mắc công, chú quơ thêm ba trái ổi sá lị vô phụ đưa cay là êm lắm rồi.

Nghe ông Chín Say nói vậy nên lòng chú Sáu Xị bớt áy náy rồi chú đáp lời:

- Anh Chín nói vậy thì thôi hén, để tui ra vườn hái mớ ổi vô đưa cay nha.

Nói xong chú Sáu Xị chụp cái nón lá cũ mèm lên đầu rồi cầm cái rổ tre ra sau vườn hái ổi.

Trời cứ mưa sụt sùi hai ông bạn già ngồi nhậu nãy giờ, nhưng trên nét mặt họ ai mấy cũng phảng phất nỗi buồn không tên, rồi bổng đâu ngoài sân có hai người trùm áo mưa kín mít, họ chạy xe gắn máy vô tận sát hàng ba trước hiên nhà, thấy vậy ông Chín Say lên tiếng hỏi:

- Chèn ơi, mưa gió rầm trời mà nhà chú cũng có khách tới thăm nữa kìa, thôi tui xin kiếu để chú tiếp khách cho tự nhiên.

Vừa dợm đứng lên để ra về, ông Chín Say bị chú Sáu Xị nắm tay rị lại, chú Sáu nói:

- Anh cứ ngồi la rai với tui, khách khứa gì đâu mà khách, hổng chừng thằng Hai con tui với con vợ nó dìa cũng hông chừng.

Khi hai người nọ tháo áo mưa ra khỏi người, chú Sáu xị vỗ tay vô đùi cái bốp, rồi chú nói :

-Anh Chín thấy hông, tui nói y như rằng hai đứa nó chứ đâu.

Hai Hiền và vợ chào Tía xong quay qua chào ông Chín Say:

- Tụi con thưa bác Chín tụi con mới dìa.

Lúc này thì ông Chín Say lên tiếng:

-Chèn ơi mưa gió ì xèo sao bây không chờ tạnh rồi hẵng dìa, sao rồi chạy từ ngoài lộ vô tới đây bây có "Chụp ếch" không vậy?.

Hai Hiền đáp:

-Dạ thưa bác Chín, mấy cái bờ mương trơn trượt lắm, nhưng con chạy quen rồi cũng may phước "Ếch" hôm nay không có con nào để chụp hết, tiếc ghê.

Chú Sáu Xị nghe thằng con mình trả lời theo kiểu "Giả ngộ" chú bèn rầy nó:

- Hai nè, Bác chín hỏi thiệt bây nói thẳng cho rồi, bài đặt nói bóng nói gió chi vậy, xin lỗi bác Chín đi bây.

Nghe Sáu Xị rầy con mình như vậy, ông Chín Say lên tiếng bênh vực Hai Hiền:

-Kệ nó chú Sáu ơi!, con cháu nó nói kiểu đó cũng vui mà, có gì đâu lỗi với phải.

Rồi muốn không khí "Dĩ hòa vi quý" , ông Chín say kéo cái ghế đẩu ra rồi kêu Hai Hiền cùng ngồi nhâm nhi cho vui, rồi ông nói tiếp.

-Con vợ thằng Hai chắc bây đâu có uống rượu hén, thôi bây vô ăn với thím Sáu đi, để bác mượn chồng bây một bữa nghe.

Con Hòa vợ Hai Hiền lí nhí dạ, cúi đầu xin phép tía chồng với bác Chín hàng xóm rồi lui gót vô nhà sau.

Còn lại ba người trên bàn rượu, sau vài ly "Mắt trâu" đế Gò Ðen vô bụng, Hiền thấy máu trong người nóng lên làm cho nó cảm thấy dễ chịu với trời mưa gió như hôm nay, rồi nó nghe ông già tía mình hỏi:

- Ủa hôm nay đâu có lễ lộc gì hết, tự nhiên hai đứa bây "Tay đùm ray nắm" về đây mần chi ?.

Với đôi mắt buồn buồn, Hai Hiền lên tiếng:

-Thưa với tía, thưa bác Chín chuyện là như vầy....

***
Vừa soạn xong hai cál "Cà mèn" cơm cho hai vợ chồng để ăn trưa, Hòa nói với chồng mình:

- Anh Hai nè! Chắc Công ty bên em cho mọi người làm hết hôm nay thôi, ngày mai họ sẽ ngưng sản xuất vô thời hạn, đồng nghĩa là công nhân được cho nghỉ việc hết ráo.

Hai Hiền nghe vợ nói vậy nó điếng hồn, rồi nó thầm nghĩ :

"Chèn ơi! Sao trùng hợp dữ thần ôn vậy cà".

Hai Hiền bèn nói:

- Ngộ vậy ta, Công ty bên anh họ cũng nói y chang vậy đó, họ nói thêm do suy thoái kinh tế toàn cầu, do chiến tranh giữa Nga và "U cờ rai na" , do chiến tranh bên Trung Ðông, ôi đủ thứ "Hằm bà lằng" hết, vì vậy các quốc gia không còn đặt hàng nên nhà máy tạm thời đóng cửa.

Ðêm đó, dãy nhà trọ nơi thằng Hiền với con Hòa ở không khí thật chộn rộn, vài ba nhóm nhỏ tụ tập với nhau tổ chức tiệc chia tay không biết bao giờ tái ngộ, nói tiệc cho oai chứ kỳ thực là những món ăn rẻ tiền bán ngoài đường trước dãy phòng trọ...

Nghe thằng Hiền thuật lại cái không khí chia tay của những công nhân nghèo, hai ông già lặng người hồi lâu rồi ông Chín say lên tiếng:

-Chèn ơi! Không ngờ cái năm Giáp Thìn này đến bác tưởng vận hội mới, kinh tế sẽ phát triển như Rồng bay bổng trên mây, đời sống mọi người mọi nhà sẽ sung túc, dè đâu...

Ông Chín say bỏ dở câu nói, ông bưng ly rượu mắt trâu cụng với hai người đang đối ẩm với mình:

- Nè vô chú Sáu, Hiền vô miếng đi con.

Rồi ông Chín nói tiếp:

-kinh tế quá khó khăn rồi, đời sống bà con cơ cực dữ lắm, chẳng đâu xa, quê mình nè bây nhớ hồi đó chỉ cần cái chài nhỏ, ra mương ra ao quăng chừng chài một là cá tép ê hề, giờ thì nó cạn kiệt dần hết ráo rồi, tao ghét nhất là ba cái thằng "Xiệt điện", nó chờ đêm tối bà con ngủ khò nó đi chích cá, rồi lưới cá bằng vải mùng bắt không còn một con cá nhỏ đừng nói chi cá rô cá lóc, riết rồi tao cũng không biết mần cái giống gì để ăn.

Ông Chín say quay qua hỏi chú Sáu xị:

- Hai đứa nó dìa tá túc chú thím liệu định ra sao, thiệt tình tui người dưng mà thấy vầy cũng rầu thúi ruột.

Với cái tánh lạc quan vốn có, chú Sáu nói liền một khi:

- Thây kệ nó anh Chín, "Trời sanh voi sanh cỏ", nói vậy cũng thiếu gì việc để mần, ăn thua mình siêng năng chịu khó, rồi việc gì nó cũng qua, hết cá thì mình ăn gà ăn Vịt, rồi mỗi người mỗi gia đình ý thức nuôi ao cá riêng cho mương ao nhà mình, khi có kha khá nở bộn thì ăn phần nào thì ăn, còn chút ít thì thả về tự nhiên cho nó sanh sôi nẫy nở , có như vậy thì con cháu mình sau này mới còn đất sống, mà tui nói thiệt với anh Chín nhe, chỉ cần mỗi người ý thức một chút thôi thì cuộc sống sẽ tốt dần lên.

Nãy giờ nghe hai ông già lo cho mình, Hai Hiền cảm động lên tiếng:

- Bác Chín với tía con nói chí phải đa, nhưng hai người đừng có lo, tụi con lớn rồi cũng tìm cách bương chải để lo cho cuộc sống chứ, nói nào ngay tụi con ráng hà tiện hà tặng trong sinh hoạt nên để dành được chút vốn phòng thân, con dự định chăn nuôi trồng hoa màu cũng được, nhưng tía chi con ít đất sau nhà nha tía.

Nghe thằng con nói một cách tự tin, chú Sáu xị vui trong bụng lắm, nhưng chú muốn ghẹo thằng Hiền lên ruột chơi, chú bèn nói:

-Ý gì chứ đất đai thì hơi kẹt nha bây, tía dự định bán bớt lấy tiền dưỡng già, chi bây rồi tao với má bây sống bằng cái giống gì ?

Nghe tía nói vậy thằng Hiền nó tỏ thái độ tiu nghỉu, nó nói theo kiểu buông xuôi:

- Tía nói vậy cũng cũng đành chịu thôi, cũng không sao để con đi giáp vòng trong ấp mình, có ai cho thuê đất thì con làm cũng được.

Nghe bạn già nói chuyện với con mình vậy, ông Chín say bất nhẫn trong bụng, ông vừa định lên tiếng thì thấy chú Sáu xị dùng bàn chân đạp lên chân ông lia lịa, đôi chú nháy mắt với ông Chín cứ im lặng đừng chen vô chuyện này, để ông "Thử phổi" thằng Hai Hiền coi nó ngon lành và bản lĩnh ra sao.

Thấy vậy, ông Chín bèn "Ðế" vô thêm:

- Bác Chín thấy tía bây tính vậy cũng phải đó đa, mà bây tính vậy cũng đúng luôn , để rồi bác phụ bây hỏi thăm ai cho mướn đất bác chỉ cho.
*
Suốt cả tuần Hiền chạy đầu trên xóm dưới không nhà nào có đất cho mướn, buồn quá nó ghé nhà ông Chín say để tâm sự tiện thể hỏi han về lời hứa hôm trước.

Thấy thằng Hiền dắt xe vừa vô tới sân nhà, ông Chín vồn vã:

- Hiền hả bây, dô đây uống miếng trà với Chín nè, sao rồi đất cát mướn được chưa.?

Ngồi bên ly trà nóng bốc khói, Hiền hớp ngụm nhỏ rồi kể lể:

- Buồn quá bác Chín ơi! Chắc ở đây hết "Ðất sống " rồi, chắc mai vợ chồng con quay lại thành phố làm thuê làm mướn sống qua ngày chứ biết sao bây giờ.

Nghe thằng con ông bạn hiền của mình nói mà ông Chín nghe như muốn đứt từng đoạn ruột, ông cười thầm trong bụng rồi bất ngờ ông "Tung" ra một tin làm thằng Hiền mừng ra mặt.

-Bây không ghé tao thì xíu nữa tao cũng tới gặp bây thôi, đây nè, Chín hỏi mướn đất cho bây được rồi nè. Diện tích, giá cả và quyền lợi đôi bên rõ ràng trong tờ giao kèo này nè, bây coi đi rồi ký tên vô luôn ngày mai đi đặt cọc với Chín luôn thể.

Mừng quá Hiền đọc ngấu nghiến từng chữ trong bản giao kèo, nó lấy làm ngạc nhiên, tên chủ đất bị bỏ trống, diện tích đất thì có ghi, số tiền mướn không được ghi, thời hạn cho mướn thì họ ghi không thời hạn, nó thắc mắc hỏi thì ông Chín say kêu nó cứ ký tên, vì đây là chỗ thâm tình với ông nên những mục bỏ trống nó đừng có ngại, ông sẽ dàn xếp ổn thỏa cho Hiền tất cả.

Nghe ông Chín Say nói vậy Hiền cũng vững bụng, nhưng nó có nghe dân gian có câu : "Bút sa gà chết", nếu ký khống như vầy có khi mình bị kẹt, mà không ký thì sợ ông Chín giận nên nó ngần ngừ, nắm được tẩy của thằng Hiền ông Chín làm bộ giận:

- Thôi tao biết ý bây rồi, sợ già Chín này thông đồng với thiên hạ gạt bây chứ gì. Nếu ngại thì thôi con khỏi ký, coi như vụ này chưa có xảy ra nhen.

Thằng Hiền xám hồn, nó lật đật thanh minh:

- Dạ thú thiệt với bác Chín quả thiệt là con có phân vân, nhưng con ký tên liền mong bác Chín bớt giận.

*
Ðúng hẹn với thằng Hiền ông Chín Say đến nhà để dẫn nó đi đóng tiền giao kèo đất.

Thấy ông Chín vừa vô tới cửa Hiền réo chú Tía má và con Hòa lên liền, khi mọi người yên vị ông Chin móc tờ giao kèo để trên bàn rồi ông nói:

-Hôm nay là chủ đất ký giao kèo cho cho thằng Hiền mướn đất, mọi người chờ chút xíu nghe họ sẽ tới liền, mọi người trong nhà chờ gần cả tiếng vẫn chưa thấy bóng dáng chủ đất léo hánh đến, trong khi hai ông già nói chuyện với nhau ra chìu vui vẻ lắm, nóng ruột thím Sáu bèn hỏi:

- Anh Chín họ hẹn sao lâu quá mà chưa đến vậy, mấy người mần ăn vầy tui thấy hơi kỳ à nghe, đầu không xuôi sao đuôi lọt được.

Biết thím Sáu đang nóng ruột, ông Chín say thôi không để lâu chuyện này có thể sẽ mất vui, ông bèn khiều chú Sáu xi:

- Thôi vầy đi, cha nội đó hứa lèo rồi, chú Sáu mầy ký giùm họ đi cũng được đó đa.

Chú Sáu xị làm bộ:

- Vậy được hông anh Chín.

Ông Chín say nhanh miệng:

- Tới luôn bác tài, bệnh gì mà cử kiêng

Chú Sáu lấy cặp kiếng lão đeo vô rồi cầm cây bút nguyên tử điền vô các mục còn để trống rồi ký vô tờ giao kèo.

Thằng Hiền và cả nhà há hốc khi thấy hai ông già diễn cái tuồng khá lạ này, khi nó đọc lên cho mọi người nghe thì ai nấy cũng mũi lòng.

Tên người cho mướn đất là tía thằng Hiền, số tiền cho mướn là không đồng.

Ðọc xong tờ giao kèo thằng Hiền để xuống bàn, rồi quay qua ôm hai ông già mà mấy ngày nay khiến nó mất ăn mất ngủ.
***
Hy vọng Hiền Hòa mãi mãi sống yên ổn với mảnh đất mà tía má để cho mình canh tác và chăn nuôi.

Cái ân tình của tía má, cái tình nghĩa xóm làm của bác Chín say đã vun trồng hạnh phúc cho đôi lứa, cho dù cuộc sống gặp bế tắc nếu cố gắng vươn lên thì ắc Trời đất sẽ không phụ lòng mọi người nha các bạn .

Thứ Bảy. 3.8.2014
11.10 AM

SG. 29.5.2024

Hai Hùng SG

Mục Lục


3. Chuẩn Bị : Chuyến Ði Châu Ðốc

Thanh Hà





Viễn Du Ký Sự

Chuẩn Bị : Chuyến Ði Châu Ðốc



1/-

Khi hay tin tôi sắp về thăm nhà, thì hôm sau cháu Vĩnh An gọi điện sang báo là đã tìm được người chở tôi đi chơi rồi. Thì ra hai năm nay cháu vẫn không quên lời hứa. Dự định đi từ Nam ra tận địa đầu miền Bắc thời gian một tháng, đoàn năm người trên ba chiếc xe phân khối lớn. Ðể tôi an tâm cháu sẽ chở tôi, Trang-vợ cháu-đi với cô bạn, còn bạn trai chạy một mình chở phụ hành lý, ba lô cháu đã sắm sửa, trang bị tỉ mỉ mọi chi tiết cho chuyến đi, tôi chỉ việc nhảy tót lên xe, yên vị đằng sau thung dung nhìn ngắm thiên-hạ-sự, lỡ ngủ gật cũng không sợ lọt nhào xuống đất vì có chỗ dựa như lưng ghế che chắn rồi, là cái hộp ( thùng) cháu gắn đằng sau và hai bên để đựng quần áo đồ đạc -giống mấy chiếc Harley Davidson những tay western Mỹ hay rủ nhau viễn du trên con đường huyền thoại Route 66 trông rất hiên ngang gồ ghề ấy*



*Con đường nầy đi xuyên qua tám tiểu bang, bắt đầu từ Illinois, Missouri, Kansas, Oklahoma, Texas, New-Mexico, Arizona, kết thúc California, tổng cộng 3940km.



Chúng tôi không đi chuyến Route 66 mà sẽ đi chuyến xuyên Việt, Nam Phương Tây Bắc.

Chỉ mới nghe kể sơ sơ kế hoạch thôi mà lòng tôi đã háo hức rộn ràng quá trời đất, tuy nhiên cũng xen lẫn chút âu lo.

Rộn ràng vì được cháu giúp mình thực hiện ước mơ luôn cháy bỏng tâm can lần nữa. Âu lo vì nói gì thì nói tôi đâu biết cái ?thân bồ liễủ của mình có kham nổi chuyến đi mấy ngàn cây số liên tiếp bốn tuần lễ không.



Các chị em tôi có chín người con tổng cộng, chưa tính dâu, rể, cháu nội ngoại. Hồi tưởng bảy năm trước, tôi và năm cháu trai gái-lần đó không có Vĩnh An- đi máy bay Saigon ra Huế, từ Huế thuê ba chiếc xe gắn máy vi vu tuyến đường Huế- Ðà Nẳng-Hội An-Huế, dám vượt đèo Hải Vân dài 21 km vào đêm tối không trăng không sao không cả đèn đường, chỉ nương theo ánh sáng le lói từ ba chiếc xe Honda cũ rích đời 1960s vận tốc 50 phân khối, hổ trợ lẫn nhau mò mẫm leo đoạn dốc nhiều đá hòn đá cục hoà với đất lổn nhổn chứ chưa tráng nhựa trọn vẹn. Lúc đầu người chủ cho thuê còn giao một chiếc thiếu đèn pha đằng trước, đạp chân cả chục lần động cơ mới nổ, chúng tôi yêu cầu đổi cho chiếc khác, tình trạng khá hơn chút đỉnh.

Phải công nhận dì cháu tôi gan thật! Lần ấy chúng tôi ghé nhiều nơi như đường dốc lên bán đảo Sơn Trà cao 696m so với mực biển cách Ðà Nẳng 8 km.

Rồi nào là Bà Nà, chùa Linh Ứng, Ngũ Hành Sơn. Hội An, thánh địa Mỹ Sơn?

Vượt đèo Hải Vân hai bận đi về. Rồi nào là từ cố đô Huế đến Hồ Truồi thuộc quận Phú Lộc 40 km

Nong lên thì Truồi cũng lên (ca dao)

Nong là một địa danh lân cận với Truồi, hàm ý ?anh thách tôi thì tôi cũng thách lại anh?, số là xưa kia hể hàng hoá chợ Nong lên giá thì chợ Truồi cũng lên theo.

Núi Truồi ai đắp mà cao

Sông Gianh ai bới ai đào mà sâu (ca dao)



Từ Huế đi theo quốc lộ 1 khoảng 30km, chúng tôi rẽ vào con đường mòn thêm 10km, nếu trí nhớ tôi còn chính xác thì 10 km nầy toàn bằng đất và cỏ chỗ gồ ghề chỗ đất bị mưa sụp lỡ thành trũng trơn trượt, rất nguy hiểm. Băng qua nhiều cánh đồng mới đến bến đò Truồi, dùng đò đưa đi viếng thiền viện Trúc Lâm nằm dưới chân núi Bạch Mã giữa lòng hồ. Chiếc xe dằn xóc nhảy tưng bừng chỉ lo nó chết máy thì nguy. Ðường đi gian nan vất vả, nhưng với tinh thần luôn lạc quan yêu thích thắng cảnh thần tiên, tin tưởng xe không hư giữa đường. Thật vậy, ba con ngựa sắt già tuy xương cốt rệu rã đã không phụ lòng chúng tôi, đưa khách viễn phương đi tới nơi về tới chốn.



Hành trình lần ấy kéo dài một tuần, tổng cộng khoảng 700-800km đã in vào lòng chúng tôi nhiều kỷ niệm vui đẹp lẫn hãi hùng khó quên. Dù tôi bị tai nạn "chó-tông-xe"khiến phải bỏ chặng cuối thăm động Thiên Ðường (Quảng Bình)* nhưng vẫn háo hức mong có cơ hội lẫn thời gian để tái thực hiện những chuyến du lịch bằng moto nữa.

*Sau cùng giấc mơ đi thăm động Thiên Ðường của tôi cũng thực hiện được vào tháng 04 năm nay 2022.



2/-

Lần nầy Vĩnh An dự tính đi từ Kiên Giang-quê quán của chúng tôi- vùng đất gần tận cùng phía Nam cho đến địa đầu giới tuyến phía Bắc là Ðồng Văn thuộc tỉnh Hà Giang. Cháu từng đi cung đường ấy, tổng cộng cả đi lẫn về suýt soát 8000 km. Thật ra thì tuyến đường Bắc Nam theo quốc lộ 1 chỉ hơn 2360 km nếu đi về mất trên dưới 5000 km, nhưng vì cháu còn ghé thăm nhiều nơi ở mỗi tỉnh thành nên kéo dài thêm.

Tôi nói với Vĩnh An là tôi rất thích chuyến viễn du Nam/Bắc bằng moto, chỉ lo tâm thì muốn mà thể xác không chịu nổi nếu ngồi lâu. Nhất là lưng, mông,đùi,hai chân ...Bao nhiêu năm không ngồi xe gắn máy, chỉ thời gian sau nầy tôi về thăm nhà thường nên được ngồi moto trở lại, nhưng chỉ quanh quẩn phố xá gần chứ đâu có cỡi con ngựa sắt mỗi ngày như cháu, nên tốt hơn lần nầy chỉ đi từ Kiên Giang đến Ðà Nẳng- nơi có cô bạn thân mấy chục năm rồi quay về thôi.



Cháu trấn an, giải thích cho tôi hiểu rằng cháu sẽ lái xe thích nghi theo khả năng chịu đựng của tôi chứ không chạy theo tốc độ của cháu- những thanh niên trẻ trung sức lực. Thay vì mỗi ngày cháu chạy 700, 800 km? có khi cả nguyên đêm không ngủ nếu như nơi đến không hấp dẫn, không có gì để thăm ngắm? thì cháu chạy mỗi ngày trung bình từ 200 đến 250 km. Ðến mỗi tỉnh, thành sẽ dừng lại thuê khách sạn nghỉ ngơi, hôm sau nếu tôi khoẻ mới tiếp tục. Nghĩa là đi theo kiểu "tuỳ hứng" nơi nào có di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh thú vị sẽ nán lại lâu hơn nơi khác. Cứ thong thả, chẳng có gì vội vàng hấp tấp.



*Hai vợ chồng cháu làm việc theo kiểu télétravail-online working-nên có thể điều khiển công việc qua mạng từ xa, chỉ giao người em ở nhà nếu cần thì giải quyết hộ. Các cháu khác hoặc bận công việc tại sở hoặc có con nhỏ không thể xin nghỉ đi chơi lâu được.

Nghe vậy tôi hơi an tâm. Nhưng để xem sức chịu đựng của cơ thể đến mức độ nào, tôi cần phải thử nghiệm trước vài chuyến gần đã. Giống như khi ta học một môn nào đó: đàn, võ nghệ, fitness, bơi lội, đi bộ..sơ khởi chỉ tập những bài ngắn, đơn giản, dể hiểu, sau đó mới tăng dần lên những bài học khó.

Chuyến "ra quân" đầu tiên là:



Châu Ðốc

Ngày 02.04.2022: chúng tôi tám người gồm hai vợ chồng cô em út, tôi, và năm cháu chở nhau trên bốn chiếc xe đi Châu Ðốc chơi, cách Kiên Giang 142km.

Buổi sáng trời trong xanh nắng rực vàng, hứa hẹn một buổi du ngoạn tốt lành

Có hai ngã để đến Châu Ðốc, chứ không nhất thiết đi ngang Rạch Sỏi. Chúng tôi đi ngã thị xã Rạch Giá là đường mới mở sau nầy sẽ nhanh hơn đường cũ. Sau khi đi qua các khu chợ, làng mạc, tiếp nối với các thửa ruộng hai bên đường màu xanh mạ lúa rập rờn theo ngọn gió nhè nhẹ. Ðến Phi Thông, cháu Tiến Ðạt chỉ cho chúng tôi xem ngôi trường trung học cháu từng dạy lúc mới tốt nghiệp.

Có đoạn đường mà bên phải là giòng sông nước đục lờ phù sa, từng giề lục bình choán chật khít khoảng sông rộng vài trăm mét. Lẩn thẩn tự hỏi bao lâu nữa thì giòng sông tĩnh lặng nầy sẽ biến thành sông-chết ? bởi kinh nghiệm cho biết lục bình sinh sôi thật nhiều là do nguồn nước nơi đó bị ô nhiễm rất nặng.

Tôi nhớ mấy câu thơ của người bạn thi sĩ:

Hôm qua đi dọc bờ kim cổ

Chợt thấy dòng sông cũng có tim

Chợt thấy em bay trong nỗi nhớ

Ngày xưa hai đứa đuổi nhau tìm?



"Sông có buồng tim nên gợn sóng

Ðau lòng bần bật nổi cơn giông"

"ngắm cánh bèo trôi về cố xứ

Ngậm ngùi cổ tích đã tan tành

(Phạm Hồng Ân, Hôm Qua )



Hầu hết các căn nhà ngoại ô đều có mảnh sân bao bọc, trồng cây ăn trái lẫn các loài hoa tiêu biểu của miền Nam thân thuộc: cụm mai vàng, hoa sứ trắng, bông trang đỏ, bông dâm bụp, khóm nhành nhành, hoa mồng gà, mười giờ. Rồi nào là cây dừa, bụi chuối, buồng cau, giàn trầụ..tôi an vị sau lưng cô cháu Tố Trân, hết nhìn bên trái xoay qua phải, tham lam muốn thu hết mọi quang cảnh vào đôi mắt, từ đó luồn dẫn qua sợi thần kinh não ghi vào bộ nhớ. Những hình ảnh ấy ngày xưa thấy bình thường, sao nay khiến lòng bâng khuâng xao động.



Từ bụi sả, giàn bầu, khổ qua cho đến mấy con gà trống mái, gà con, vịt xiêm chạy loanh quanh đầu gật lên xuống tìm mổ thức ăn?làm tôi nhớ ông bà Ngoại mình quá chừng. Nhớ ông Ngoại cặm cụi ngồi đan mấy lồng tre để che chở cho gà ấp trứng, nở một đàn con hơn chục đứa tròn quay nằm gọn trong lòng bàn tay trẻ nít, kêu chiêm chíp. Ngoại lấy lồng úp lên mấy mẹ con gà, ngăn không cho mèo rình rập hay gà mái khác mổ cắn. Nhớ bà Ngoại sáng sáng ôm thúng lúa rải ra sân cho mấy chục gà vịt bu vào tranh ăn, tiếng cục tác của gà mái, gáy te te của chú chàng gà trống, cạp cạp của vịt vang động góc trời. Cuộc sống thanh bình làm sao, dù chiến sự vẫn xảy ra hàng ngày nhưng ở một nơi nào cách làng tôi xa lắc.



Nghe đi chơi Châu Ðốc, mọi người kết luận ngay là đến nơi thờ Bà Chúa Xứ để cúng kiếng, xin lộc Bà ban về làm giàu. Chúng tôi không có mục đích đó.

Ðịa điểm đầu tiên chúng tôi ghé là thiền viện Trúc Lâm An Giang, toạ lạc tại Khu Du Lịch Lòng Hồ, Núi Sập, Thoại Sơn.

Như thượng dẫn, cách nay vài năm tôi từng lặn lội thăm thiền viện Trúc Lâm dưới chân núi Bạch Mã ở lòng hồ Truồi, Huế. Tìm hiểu mới hay Việt Nam có tới mười chín -19- thiền viện được xây dựng rải rác từ Bắc vào Nam. Thế mà trước đây tôi cứ ngỡ chỉ có hai thiền viện, một ở Ðà Lạt và một ở Huế !



Thiền phái Trúc Lâm là dòng thiền Việt Nam do vua Trần Nhân Tông sáng lập. Có ba vị thiền sư kiệt xuất là vua Nhân Tông- còn gọi Trúc Lâm Ðầu Ðà-, kế là Pháp Loa và Huyền Quang. Thiền phái nầy bắt nguồn từ truyền thống ở núi Yên Tử, nên được gọi là Trúc Lâm Yên Tử. Núi Yên Tử còn có tên Tượng Ðầu, nằm giữa ranh giới hai tỉnh Bắc Giang và Quảng Ninh.

Thiền viện Trúc Lâm An Giang được mệnh danh ..vịnh Hạ Long giữa vùng Thất

Sơn?. Thật vậy, cách thiền viện không xa, chúng tôi được chiêm ngắm hồ nước trong vắt được bao bọc bởi dãy núi đá, từ trong đá mọc nhiều cây lá xanh tươi . Buổi sáng ít khách hành hương, không gian yên tĩnh như thể dành riêng cho gia đình tôi hưởng phúc với tiếng chuông ngân vang từ chánh điện vọng ra.

Giữa sân thiền viện, có trồng một cây bồ đề toả bóng mát đang nở hoa rất đẹp và lạ. Ðây là lần đầu tiên tôi thấy hoa bồ đề.

Rời thiền viện, chúng tôi tiếp tục hành trình. Châu Ðốc có rất nhiều ngôi chùa của người Cam Bốt, dọc đường tôi thấy hơn chục, chùa này đẹp, lộng lẫy, rộng lớn không thua chùa kia.

Chúng tôi ghé qua Phi Lai Cổ Tự thắp nhang cho vị sư tổ sáng lập và trụ trì đầu tiên là Hoà Thượng Chí Thiền-đã khuất núi- tên tục Nguyễn Như Hiển sinh năm 1861, mất 1933 là ông sơ năm đời của em rể tôi. Ðây là ngôi cổ tự với nhiều công trình trên diện tích rộng mênh mông, kiến trúc tinh xảo nguy nga không thua gì các ngôi chùa khác.



Ngoài ra chúng tôi còn chạy xe lên núi Sam cao 284m, nơi đó có lăng Ðức Thoại

Ngọc Hầu, miếu Bà Chúa Xứ, chùa Tây An, chùa Hang?để nhìn ngắm toàn cảnh phố núi biên thuỳ xa xa.



Lúc tìm được nơi gởi xe gần trung tâm tỉnh để ăn trưa cũng là lúc trời bắt đầu đổ mưa như trút nước. Hai bên hàng phố là các gian hàng bày bán đặc sản địa phương cùng nhiều quán ăn liền kề nhau, mùi mắm cá bay nồng nặc không gian.

Theo lời giới thiệu thì có món mua mang làm quà, có món ăn tại chỗ. Tôi nhớ sơ sơ vài món như:

- Mắm và khô Châu Ðốc

-Trái và đường Thốt Nốt

- Mây gai. Trái nầy tôi thấy có bán ở cửa hàng người châu Phi, người Thổ tại Thuỵ Sĩ, nay mới biết tên .

-Tung lò mò : là một kiểu lạp xưởng làm bằng thịt bò của người Chăm, dịch trại ra từ tiếng Chăm ?tung laomaow?*

*Cái tên nầy mới lần đầu tôi nghe à.

Món ăn tại chỗ là: lẫu mắm, bún cá, bánh đúc, xôi Xiêm, gỏi trái sầu đâủ

Chúng tôi gọi cơm canh chua cá bông lau, thịt, cá kho tiêu chứ không gọi món mắm. Bận về có ghé lại một quán khá lớn ăn bún cá đặc sản Châu Ðốc, xin lỗi là tôi không thấy chi đặc biệt, chỉ làm liên tưởng đến bún cá đặc sản Kiên Giang.



3/-

Ăn xong, đã quá trưa. Có một nơi không thể bỏ qua- chính nơi đó mà chúng

tôi mới đi xa như thế- đó là Vườn Tràm Trà Sư cách Châu Ðốc 30 km.

Mây đen kéo tới giăng kín bầu trời, mưa rơi lộp bộp trên nón bảo hiểm đành tấp vào một quán nước có mắc võng cho khách đường xa ghé uống cà phê, giải khát, nằm nghỉ ngơi. Ngồi xe đi hơn trăm cây số, mông đùi ê ẩm nên chúng tôi sung sướng được đặt lưng lên võng cho cơ thể thư giản. Quán bán món đặc sản trái & đường thốt nốt. Trái nầy tương tự như dừa nước, là 1 loại dừa chỉ mọc dưới nước, cùng họ với dừa thông thường nhưng nhỏ hơn rất nhiều. Chúng tôi kêu mỗi người một ly thốt nốt tẩm đá lạnh. Vị thơm ngọt dịu, ngon làm sao !

Trời mưa vẫn không ngớt, mà đường vô Vườn Tràm còn khá xa, nếu không đi ngay thì sợ trời tối về không kịp nên chúng tôi quyết định mặc áo mưa hứng gió lạnh lên đường.



Ðúng như tên gọi Rừng Tràm là một vùng trũng hoang ở gần núi Trà Sư, Tịnh Biên, An Giang bị nhiễm phèn nặng nên người ta trồng tràm để thử cải tạo môi trường nước và điều hoà khí hậu cho vùng Thất Sơn, diện tích 995 hecta nếu bao gồm thêm bảy công trình khác. Nhiều động vật như chim cò, bò sát?liệt vào hiếm quí cũng như hàng trăm loại thực vật dùng làm dược liệu đều hiện diện ở khu rừng này.

Khu sinh thái có nhiều cảnh đáng thăm ngắm, mà ngoạn mục nhất là xuyên rừng tràm dài khoảng 3 km bằng chiếc tắc ráng, là loại xuồng có gắn động cơ được một nhân viên hướng dẫn luồn dưới hai hàng tràm giao nhánh vào nhau rẽ mặt nước dầy đặc cánh bèo xanh biếc. Xa xa hàng bông điên điển hoa vàng như tô điểm cho cảnh quan thêm sắc màu hài hoà tươi đẹp.


Chiều phương tây nhớ trời phương nam

Nhớ vườn em điên điển bông vàng

Anh, lục bình giạt trôi theo sóng

Ðời dập vùi, lê kiếp lang thang?



-chiều phương tây luỵ trời phương đông

Thương vườn em điên điển vàng bông

Anh kiếp lục bình đành tuyệt lộ

Bập bềnh theo sông nước mênh mông

(Lời Hát Rong, Phạm Hồng Ân )



Chạy hết cánh đồng ngập nước, chúng tôi lên bờ tiếp tục theo con đường nhỏ đi sâu hơn. Ðường đi mát rượi, hai bên lối là những cây tràm cao vút phủ bóng mát, rải rác quán ăn, quán nước dựng đơn sơ bằng vật liệu nhẹ nhưng lúc ấy hơn 4 g chiều, chỉ còn lác đác vài du khách đếm trên đầu ngón tay nên họ đã dọn cất, chỉ còn một, hai gian bán vài chai nước giải khát và trái thốt nốt. Một thanh niên chạy xe đạp chở thùng cà rem đi ngang, chúng tôi kêu mua mỗi người một cây vừa đi vừa nhấm nháp, tận hưởng không khí tinh khiết thiên nhiên.

Mới tới cây "cầu tre Vạn Bước"làm toàn bằng tre bắc ngang rừng thì mưa lắc rắc nhỏ hạt, bầu trời xám xịt nên chúng tôi lật đật quay lại bến đò để ra ngoài đường. Ỷ y trời ngừng mưa nên bỏ hết dù lại trong thùng xe. Vừa tới bến thì mưa nặng hạt nên phải đứng trú trong các lán. Có vài đoàn du khách toàn nói giọng miền ngoài, đứng đụt mưa chuyện trò ríu rít. Chờ mãi mà mưa vẫn không có dấu hiệu giảm, chúng tôi quyết định leo xuống chiếc tắc ráng cho cậu nhân viên chở trở ra ngoài. Chúng tôi dùng các nón lá mang theo để che chắn, ngồi co rút châu đầu vào nhau, chiếc xuồng tăng tốc chạy băng băng lướt trên mặt nước, gió cuốn mưa thổi tạt vào người, tóc tai mặt mũi đau rát chỉ vài phút là ướt toàn thân, lạnh run.



4/-

Trời chập choạng tối, đường về hơn trăm cây số đoàn xe bốn chiếc lướt thướt trong cơn mưa lúc nhiều lúc ít. Gió lẫn nước mưa quất cuồng loạn vào mặt buốt lạnh, tội nghiệp Tố Trân đào tơ liễu yếu cố gắng gồng mình cầm lái, tay chân run rẫy tê tái hứng trọn cơn gió che chắn cho tôi ngồi sau lưng nên đỡ lạnh hơn. Khi đi tâm trạng phơi phới bao nhiêu khi về ỉu xìu mệt mỏi, đau nhức toàn thân. Nhà hai bên đường đóng cửa im ỉm tối thui càng tăng vẻ thê lương ảm đạm.

Cám cảnh, thấm thía bài hát Ai Ði Ngoài Sương Gió của nhạc sĩ Nguyễn Hữu Thiết, sao đúng tâm trạng chúng tôi lúc này:


Ai đi ngoài sương gió tả tơi chớ buồn vì mưa

Ai đi ngoài sương gió chớ nức nở nhạc sầu

Ai đi ngoài sương gió hỡi ai xoá nỗi niềm đau

Ai ơi mộng tàn xưa không vương luỵ thời gian?



..Ngoài trời mưa rơi rơi, mà hồn ai chơi vơi

Sao nhớ nhung hoài, từng giọt mưa rơi rơi

Là lời ca xa xôi, thắm thiết thương ai

Lướt đi ngoài mưạ.



Chạy ngang thị xã Rạch Giá, ở đây đường khô ráo ấm áp, vẫn còn nhiều người thong thả dạo chơi, ban đêm không phải sợ tia nắng mặt trời thiêu đốt nên các cô gái với y phục xinh xắn mát mẻ, khoe đôi chân thon thả duyên dáng, các chàng trai quần áo lịch sự trong khi đoàn chúng tôi, xe nào xe nấy đóng lớp sình dầy, toàn bộ người từ nón bảo hiểm, áo mưa, đôi giầy bùn đất đen đúa không kém gì chiếc xe, y như người từ trong rừng ra phố, thật chả giống ai .



Về nhà đã 11 g đêm. Nhấc chân khỏi yên xe, tôi đi cà nhắc cà nhắc. Lưng, mông và hai đùi nhức nhối- nhất hạng cái mông. Tuy có trùm áo mưa nhưng nước chảy từ mặt tràn xuống cổ luồn vào bên trong ướt như mèo ướt. Tôi tắm nước nóng, nốc 1 viên Dafalgan chống cảm, rồi chui vào giường không biết đói là gì. Nghĩ thầm: cái điệu này chắc du lịch bằng moto không thực hiện được đâu.



Mệt mỏi nên ngủ liền một mạch đến sáng. Leo xuống giường bước thử vài bước, thân mình vẫn còn ê ẩm, nhất là ?cái bàn toạ?. Hơi nhụt chí.

Ðến chiều thì.. ủa, cảm giác đau nhức bớt nhiều.

Ngày hôm sau gần như hồi phục hoàn toàn. Niềm lạc quan quay trở lại.

Tôi biết chắc chắn mình sẽ đủ sức khoẻ để đi chơi xa bằng moto rồi. Vui !!!


La Chaux-de-Fonds


Thanh Hà

Mục Lục


4. Vân Ðại Bàng

Kim Loan



<
Ở trại tỵ nạn sao mà dễ buồn, mưa cũng buồn, nắng cũng không vui. Nhìn ra ngoài bầu trời chói chang, tôi tính bỏ văn phòng đi về nghỉ trưa thì bà Pimpa, người Thái, là nhân viên Cao Uỷ Xã Hội đến hỏi:

- Cô rảnh không, đi vào nhà tù với tôi. Tôi cần phỏng vấn vài ngủời và làm lại danh sách tù nhân để báo cáo.

Nhủ ngủời buồn ngủ gặp được chiếu manh, tôi vui vẻ nhạ^n lời.

Cũng như các trại tỵ nạn khác, ở Thailand cũng có mọ^t khu "nhà tù" dành cho những ngủời tỵ nạn không chấp hành quy định của Bọ^ Nọ^i Vụ Thái hay của Cao Ủy tỵ nạn. Thời hạn ở tù tùy theo mức đọ^ phạm quy, có khi từ mọ^t vài ngày cho tới mọ^t hai tuần. ?Tù nhân? cũng đủ loại, nhẹ thì có những ngủời mua lén đồ ngoài hàng rào, thức quá giờ giới nghiêm, quên làm vẹ^ sinh khu nhà đủợc phân công, nạ?ng hỏn là thành phần đánh lọ^n, gây mất trạ^t tự trong trại, trọ^m cắp vạ?t, trốn ra ngoài trại đi chỏi.

Ði bọ^ qua khu đồi bãi đá, đến bẹ^nh viẹ^n, là tới khu nhà tù được xây dựng khá kiên cố và cách biẹ^t với những khu nhà ở khác trong trại. Sau khi trình giấy tờ nỏi cửa, bà Pimpa và tôi bủớc vào nhà tù đã thấy hỏn mủời mấy ngủời, đa số là thanh niên đàn ông đang ngồi rải rác trong tủ thế chờ đợi, hình nhủ họ biết trủớc có cuọ^c viếng thảm này. Bà Pimpa rủ tôi đi cho vui, chớ ở trong khu tù, có nhân viên ngủời Viẹ^t tỵ nạn rất sành sỏi tiếng Thái, anh ta làm thông dịch cho bà ấy, còn tôi đi lòng vòng hỏi thảm, làm quen, tám chuyện với ?tù nhân?.

Trại tuy nhỏ, nhủng có hỏn chục ngàn ngủời nên đâu phải ai cũng biết nhau. Tôi nhìn vào danh sách, để ý mọ^t cái tên khá đẹp, Lê Nguyễn Anh Vân, giới tính ?nam?, rồi nhìn lên ngủời đàn ông ngay góc phòng. Anh có dáng rất cao, gầy, nủớc da đen sạm, khuôn mạ?t góc cạnh với đôi mắt nâu đẹp nhủng khá lạnh lùng, mái tóc hỏi dài màu nâu, và đôi cánh tay in hình xảm đạ^m, không khó nhạ^n ra đó là ?Vân Ðại Bàng? mà tôi có nghe qua tiếng tảm. Vân Ðại Bàng cũng kịp bắt gạ?p ánh nhìn của tôi, khi tôi mỉm củời bủớc đến gần hỏn, không phải vì anh là "đại bàng" mà chỉ vì cách đây hai tuần, trong đêm vản nghẹ^ mừng sinh nhạ^t Ðức Vua Thái, anh lên sân khấu hát mọ^t bài ca quen thuọ^c của nhạc sỹ Hoàng Thi Thơ, giọng hát đầm ấm của anh đã gây bất ngờ cho nhiều ngủời, trong đó có tôi và mấy cô bạn ở chung nhà.

- Chào cô Loan.

- Ủa? Sao anh biết tên em?

- Cô làm trên vản phòng Cao Ủy, ai mà không biết.

- Còn anh là...?

Anh nhếch mép củời:

- Vân Ðại Bàng.

Tôi ngồi xuống kế bên anh, làm quen:

- Hôm bữa anh ca bài "Ðủờng Xưa Lối Cũ" hay quá chừng, ai cũng khen và mong bài hát thạ^t dài.

Anh lắc đầu:

- Tại bài hát hay, mang đúng tâm trạng xa nhà của dân tỵ nạn, chứ tôi hát cũng thủờng thôi.

- Anh khiêm nhủờng không đúng chỗ rồi đó. Giọng hát hay là giọng hát đủợc nhiều ngủời công nhạ^n, hôm đó hàng trăm ngủời im lạ?ng nghe từng câu hát của anh.

Bây giờ thì Vân Ðại Bàng im lạ?ng, tôi nói tiếp:

- Em và nhóm bạn mê bài đó lắm, nếu anh có thể chép lời bài hát đó cho tụi em, đủợc không?

- Ðủợc chớ! Cô có giấy và viết chì thì cho tôi xin, khi nào viết xong tôi gửi ra cho cô.

Tôi lục giỏ đủa cho anh xấp giấy và mấy cây viết, chủa biết sẽ tiếp tục câu chuyẹ^n ra sao, bởi tôi và anh chẳng hề quen biết nhau, và tôi vào thảm nhà tù hôm nay chỉ là cho vui, chứ không có nhiẹ^m vụ gì. Anh ta cất mấy tờ giấy vào góc tủờng, rồi lôi ra mọ^t bọc giấy, đủa ra mời:

- Cô ăn bánh bọ^t mì chiên nhe, vợ tôi mới gửi vô hồi sáng.

Ở trại tỵ nạn, khi thấy nhiều cạ?p vợ chồng sống chung với nhau, khó ai biết đủợc họ là vợ chồng thạ^t từ Viẹ^t Nam có hôn thú hẳn hoi, hay chỉ là vợ chồng mới ghép vào ở chung ở trại, hoạ?c quen nhau trên đủờng vủợt biên. Trong trủờng hợp của Vân Ðại Bàng và chị Tuyết, ai cũng biết họ là ?vợ chồng mớỉ, nghe đâu họ gạ?p nhau bên Cambodia, đúng nghĩa ?trai tứ chiếng gạ?p gái giang hồ?, rồi cùng đi trên con thuyền qua xứ Thái này. Ở trại, chị mở quán nủớc nhỏ bán café, anh thì nhủ các thanh niên rảnh rang khác, chẳng làm gì, thường xuyên tụ tạ^p tại quán nhà uống nủớc, thỉnh thoảng nhạ^u nhẹt, bàn chuyẹ^n thời sự tỵ nạn, điều khiển đám đàn em chạy mua lén đồ ngoài hàng rào rồi bán lại cho dân tỵ nạn kiếm lời.

Tình hình đi định cư rất khó khản cho những ngủời tỵ nạn cuối mùa nhủ chúng tôi, ai cũng phải qua cuọ^c thanh lọc bởi Bọ^ Nọ^i Vụ Thái, nếu vủợt qua đủợc cuọ^c phỏng vấn này, thì mới có cỏ họ^i qua trại khác chờ các nủớc phủỏng tây cho đi định củ. Nhiều ngủời bị đánh rớt từ vòng này, đủợc Cao Ủy khuyến khích hồi hủỏng.

Vân Ðại Bàng và chị Tuyết cũng ở trong nhóm ngủời đăng ký hồi hủỏng, đủợc sống trong khu riêng chờ đến ngày lên xe bus về trại Hồi Hủỏng, làm thủ tục ra Bangkok bay về Viẹ^t Nam. Mọ^t số ngủời trong nhóm này tự xem mình là ?cùi không sợ lở?, không còn gì để mất, nên trong thời gian chờ ngày về, họ ản nhạ^u xả láng và sẵn sàng quạ^y phá. Hàng tuần, hễ sáng mai có chuyến xe hồi hủỏng, là y nhủ đêm trủớc họ ản uống, ca hát, quạ^y phá rồi đánh nhau với ngủời ở khu khác. Mới nhất là mọ^t đêm hỗn chiến tủng bừng, chúng tôi ở khu bên này chỉ dám đứng xa bên hàng rào kẽm gai nghe ngóng, đến khi nghe tiếng súng nổ từ vản phòng trại, mọi ngủời hoảng hốt chạy về khu nhà mình, những vẫn nghe những âm thanh đánh nhau từ gạ^y gọ^c, dao búa và cả vài tiếng súng nổ thị uy của lính Thái. Cho đến gần nửa khuya, tình hình mới im ắng trở lại, và qua lời bàn tán lao xao của mấy ?bà tám? trong trại, chúng tôi đủợc biết có mấy ngủời bị thủỏng phải đủa vào bẹ^nh viẹ^n bên ngoài, vài ngủời cầm đầu cuọ^c hỗn chiến bị vào tù, trong đó có Vân Ðại Bàng.

Tôi vừa ản bánh chiên, vừa tiếp tục câu chuyẹ^n làm quen:

- Tên của anh đẹp lắm đó! Ý em nói "Lê Nguyễn Anh Vân" chớ không phải "Vân Ðại Bàng" nghen.

Anh ta bạ^t củời:

- Tên ba tôi là Lê Anh Quân, hồi trẻ ổng có mối tình đầu với ngủời tên Vân, nên khi sinh ra tôi, ba muốn đạ?t tên tôi là Lê Anh Vân, nhủng má tôi ghen, đòi để thêm họ Nguyễn của má tôi vào, thành ra tên tôi dài lê thê.

Câu chuyẹ^n tới đây phải đứt ngang vì tới giờ bà Pimpa kêu tôi về lại vản phòng làm viẹ^c.

Hai ngày sau, cũng trong giờ nghỉ trủa ở phòng Cao Ủy, có ngủời mang đến cho tôi tờ giấy ghi bài ?Ðủờng Xủa Lối Cũ?. Tôi ngắm nhìn với niềm thích thú bất ngờ, vì tựa đề bài hát đủợc viết theo lối thủ pháp mới, bay bủớm lãng mạn, nét chữ bút chì trong toàn bài nhạc rất đẹp, đều đạ?n, có chút lả lỏi trên từng con chữ, mà đạ?c biẹ^t nhất là bài hát đủợc viết trên mọ^t bức tranh, cũng vẽ bằng bút chì, trong đó có đủ ánh trảng treo trên đồi, có lũy tre xa mờ, và bóng mái tranh nghèo bên đồng lúa chín. Ở góc phải cuối bức tranh ký tên ?Anh Vân? rất điẹ^u nghẹ^, chứng tỏ ngủời vẽ phải có mọ^t tâm hồn nghẹ^ sỹ mới trau chuốt tác phẩm của mình đến nhủ vạ^y. Tôi say sưa mải mê với bức tranh lời nhạc, quên mất tác gỉa là một ?đại bàng trại tỵ nạn?. Tôi vui sủớng nghĩ thầm, Vân Ðại Bàng có mọ^t trái tim nghẹ^ sỹ, mà tôi luôn tin rằng, những ngủời có tâm hồn nghẹ^ sỹ thủờng là ngủời tốt.

Tôi chạy vọ^i đến nhà tù để nói lời cám ỏn thì đủợc biết anh đã đủợc về nhà. Từ ngày đó, chúng tôi trở nên quen biết, thỉnh thoảng tôi và cô bạn ghé nhà anh chơi, có khi nghe anh đàn hát (anh thủờng đủợc yêu cầu ca bài ?tủ? Ðủờng Xủa Lối Cũ), hoạ?c chúng tôi ngồi trao đổi chuyẹ^n thời sự của trại, chuyẹ^n vản nghẹ^ vản gừng đó đây.

Có lần anh nói với chúng tôi:

- Nếu trong trại có ai gây gỗ, ản hiếp tụi em thì cho anh hay, anh sẽ cho ngủời đến "nói chuyẹ^n".

Chúng tôi củời:

- Tụi em nhát nhủ thỏ đế, cả đời chẳng dám gây lọ^n với ai, chắc không phiền anh ra tay.

Lần khác, thấy chúng tôi đi lãnh nủớc, anh nói:

- Kể từ bữa nay, anh sẽ cho ngủời gánh nủớc đầy lu nhà em mỗi ngày, khỏi cần xách nủớc nữa.

Chúng tôi giẫy nẩy:

- Không sao đâu anh, tụi em xách nủớc là tạ^p thể dục luôn mà.

Anh trợn mắt:

- Thôi đi cô nương. Tôi đã thấy bốn cô xách hai thùng nủớc, chỉ vài lô nhà mà phải dừng lại nghỉ hai ba lần.

Lúc này tôi đành phải thú nhạ^n:

- Dạ, chẳng dấu gì anh, tụi em thuọ^c loại "tiểu thơ" con nhà... nghèỏ. Gia đình không giàu có gì nhủng đủợc ba má củng chiều, chủa làm viẹ^c nạ?ng bao giờ.

Bữa đó, chúng tôi tạ^p làm bánh tai yến chiên, là món ăn vặt phổ biến ở trại lúc bấy giờ, mang đến nhà anh để ?góp vuỉ. Buổi tối gió mưa bão bùng ở trại tỵ nạn dễ làm lòng ngủời nao nao, nhớ nhà da diết, nên ngủời ta cũng muốn có ngủời để trải lòng tâm sự.

- Gia đình tôi ở mọ^t xóm quê xinh đẹp miền An Giang, ba tôi là thầy giáo làng, nhủng ông mất sớm, tôi phải nghỉ học ngang phụ mẹ kiếm tiền lo cho đứa em gái. Cuọ^c sống nghèo khổ, thiếu sự dạy dỗ của ba khiến tôi trở nên lầm lì, đôi khi ngang bủớng. Tới nảm mủời chín tuổi, tôi bị bắt đi nghĩa vụ quân sự, qua bên Cambodia đánh nhau với quân Polpot đủợc hai nảm thì tôi đào ngũ vì không muốn lãng phí tuổi xuân cho cuọ^c chiến đầy bất công và nhiều bạo lực, tôi sợ hàng ngày phải chứng kiến cảnh chết chóc dù là của phía Viẹ^t Nam hay Cambodia, tôi bị ám ảnh bởi những trò tàn ác dã man của quân Polpot, tôi cảm ghét quy luạ^t của chiến tranh... Nhủng tôi đâu có đủờng trở về nhà, tôi phải trốn qua khu Bắc Loong, đảo ven biển thuọ^c tỉnh Koh Kong, Cambodia rất gần với đất Thái. Ở đó mọ^t thời gian dài, vạ^t lọ^n với đủ nghề kiếm sống, biết thêm luạ^t giang hồ để sống còn nỏi vùng đất hỗn tạp đó, vì đó là nỏi dừng chân của các tàu viễn dủỏng quanh vùng Châu Á, các thủy thủ lên nghỉ ngỏi và tìm thú vui chỏi nên gái làng chỏi tìm về ngày càng đông đúc. Tôi sinh sống bằng nghề buôn lạ^u, mua hàng trên các tàu viễn dủỏng, rồi mang vào trong đất liền Cambodia bán lại kiếm lời. Tôi thực sự đã bị dòng đời cuốn đi mà không biết khi nào sẽ đủợc dừng lại, trở về thảm quê cũ, có mẹ già và em gái đang đêm ngày mong ngóng tin tôi, đó là lý do tôi hát bài ?Ðủờng Xủa Lối Cũ? với sự thổn thức từ trong đáy tim.

Tôi tò mò:

- Anh hát hay mà còn vẽ đẹp lắm đó, anh là họa sỹ hả?

- Không, tôi chỉ có khiếu họ^i họa từ hồi còn học cấp hai, rồi tự vẽ khi thấy thích chứ không qua trủờng lớp nào hết.

Tôi đổi đề tài:

- Vạ^y tại sao anh có tên ?Vân Ðại Bàng??

Anh đủa cho chúng tôi xem hình xảm hai con đại bàng hai bên cánh tay:

- Ồ, đêm đó chúng tôi hành quân và đóng tại mọ^t làng hẻo lánh bên Siêm Riẹ^p, ông chủ ngôi nhà sàn nỏi chúng tôi trú ngụ cả tuần lễ là mọ^t nghẹ^ nhân xảm nổi tiếng trong vùng. Không hiểu do nhạ^u say vì rủợu hay phút cao hứng của thằng đàn ông lang bạt chinh chiến, tôi đã đồng ý cho ổng xảm hai con đại bàng trên tay. Mà cũng nhờ nó mà khi phiêu bạt giang hồ nỏi Bắc Loong, trong những trạ^n đánh nhau với các nhóm buôn bán khác, tôi đủợc nhìn với chút e dè sợ sẹ^t nể nang, từ đó tôi có tên ?Vân Ðại Bàng? cho tới bây giờ!

Anh rít mọ^t hỏi thuốc lá rồi nhìn ra ngoài mông lung:

-Tôi nhủ ngủời leo lủng cọp không có đủờng thối lui. Nhiều lúc buồn tủi và cay đắng cho thân phạ^n không nhà, không quê hủỏng, nhủng biết làm gì hỏn? Cho đến lúc tôi gạ?p Tuyết, vợ tôi đây. Cô ấy trong nhóm gái ản sủỏng chuyên phục vụ khách thủy thủ viễn dủỏng. Qua nhiều lần gạ?p gỡ, trò chuyẹ^n và tâm sự nỗi đau xót xa quê hủỏng, chúng tôi quyết định rời bỏ Bắc Loong, đi thuyền qua Thailand, hy vọng cuọ^c đời bủớc sang chủỏng mới, tủỏi sáng hỏn.

Tôi nhìn anh, phân vân:

- Ở trại tỵ nạn rồi, anh làm "đại bàng" làm chi nữa?

Anh trầm ngâm:

- Tôi cũng có muốn đâu! Qua đây gạ?p lại mấy ngủời quen cũ làm ản bên Bắc Loong, khi họ gạ?p sự ức hiếp từ ban trạ^t tự, ban cọ^ng đồng của trại, họ nhờ tôi can thiẹ^p, rồi bao nhiêu chuyẹ^n bất công, đụng chạm khác xảy ra hàng ngày, khiến tôi lại nổi máu ?Lục Vân Tiên?, thấy chuyẹ^n bất bình giữa đủờng chẳng tha.

Chị Tuyết xen vào, góp chuyẹ^n:

- Nhủng em thấy đó, tỵ nạn cuối mùa không còn tủỏng lai nào chờ đón cả. Anh chị đều bị rớt thanh lọc, nên mới đảng ký hồi hủỏng.

Tôi an ủi:

- Thôi thì cũng là dịp anh chị về với gia đình.

Chị Tuyết giọng buồn thiu:

- Chỉ có mọ^t mình chị về thôi em à! Anh Vân dự tính tìm đủờng ra ngoài Thái sinh sống.

Anh Vân nhìn tôi, giải thích:

- Có thể tôi về sẽ bị bắt vì tọ^i đào ngũ xủa kia, vả lại, tôi đã từng thề không bao giờ trở về với hai bàn tay trắng.

- Vạ^y sao anh không đủa chị Tuyết đi theo?

- Ði trốn chớ có phải đi chỏi đâu! Mới đây, ba má Tuyết gửi thủ sang kêu Tuyết về nhà, cả gia đình đã tha thứ và đón chờ Tuyết trở về, làm lại cuọ^c đời.



Sau đó vài tuần tôi may mắn đạ^u thanh lọc, đủợc chuyển qua trại khác chờ ngày lên đủờng định củ. Trong thời gian này, tôi nghe nói chị Tuyết cũng đã rời trại trở về Viẹ^t Nam, còn anh Vân thì trong mọ^t lần đụng đọ^ với nhóm ngủời Khmer trong trại, anh lại bị bắt vào tù, nhủng lần này là nhà tù ngoài Thái chứ không phải nhà tù trong trại tỵ nạn. Thế rồi tôi lên đủờng đi Canada, bỏ lại Thailand sau lủng với bao nhiêu niềm vui nỗi buồn không nhớ hết.

Chẳng hiểu sao hôm nay tôi lại nhớ đến cái tên Vân Ðại Bàng dù bao nhiêu nảm đã trôi qua? Có phải vì bài Ðủờng Xủa Lối Cũ vừa tình cờ nghe đủợc, hay cái tin từ ngủời quen cũ cho biết trong chuyến về Viẹ^t Nam thảm nhà, họ có ghé qua Thailand chỏi và gạ?p Anh Vân ngồi vẽ tranh chân dung trên đủờng phố phục vụ khách du lịch ở thành phố biển Pattaya? Còn mọ^t ngủời khác thì khẳng định với tôi rằng đã thấy Anh Vân hành nghề chạy xe tuk-tuk ở thủ đô Bangkok. Chẳng biết chuyẹ^n thực hủ ra sao, nhủng cả hai ngủời đều nói Anh Vân có vợ ngủời bản xứ, có hai đứa con, và chí thú làm ản sinh sống nhủ bao ngủời lao đọ^ng lủỏng thiẹ^n khác trên đất Thái.

Vạ^y thì tôi mừng cho anh đó, Anh Vân ơi! Mừng vì cuối cùng anh đã thực sự trở về "đủờng xủa lối cũ" của con ngủời anh, của cuọ^c đời anh. Nhủng tôi vẫn tự hỏi, anh đã có dịp nào trở về quê, thảm lại "đủờng xủa lối cũ" mà anh từng khát khao ấp ủ, nỏi vẫn có "bóng tre che thôn nghèo", có "ánh trảng soi đủờng đi", mạ?c dù có thể giờ đây mẹ anh đã ra đi bên kia cuọ^c đời và ngủời em gái cũng đã theo chồng sang ngang?

Edmonton, Tháng 8/ 2024

KIM LOAN


LẠI CHUYỆN THẦY TRÒ
Hồi ở trại tỵ nạn Thailand, tôi có lúc đã quay cuồng ?chạy sổ đi học 4 thứ tiếng.

Thứ nhất, là tiếng Thailand. Vì nghe bà con rỉ tai bảo nhau, nếu chẳng may bị rớt thanh lọc không được đi định cư nước thứ ba, thì dứt khoát không quay về Việt Nam mà trốn ra ngoài Thái sinh sống, làm ăn rồi lấy chồng Thái để... trả thù dân tộc và để?gỡ lại vốn 3 cây vàng tiền vượt biên. Và trước mắt là phải biết mấy câu tiếng Thái để khi đi phỏng vấn thanh lọc mà chào hỏi mấy anh chị luật sư người Thái.



Thầy dạy tiếng Thái là người Việt tỵ nạn, nhưng có thời gian dài sinh sống ở vùng biên giới Cambodia-Thailand nên rành luôn hai tiếng đó. Lớp học hơn chục người, vui như Tết, vì có gì thắc mắc cứ hỏi bằng tiếng Việt, thầy tận tình chỉ dẫn . Mỗi buổi học xong, tôi và nhỏ bạn hớn hở đi thẳng ra khu chợ trong trại để thực tập tiếng Thái với mấy chế bán hàng, dễ nhất là ?Sawa đi khả (Chào anh/ chị) và ?khap khun? (cám ơn) rồi cười đau cả bụng khi nói sai nói lộn các câu khác, hiểu ra ý tùm lum tà la.

Thứ hai, là tiếng Tàu. Dĩ nhiên, chúng tôi chẳng muốn qua China định cư, nhưng dân Tàu ?đông hơn quân Nguyên?, có mặt khắp các ngõ ngách trên trái đất này, nên cứ học chút tiếng Tàu để đấy, phòng xa, thừa còn hơn thiếu. Ông Thầy này là người Việt gốc Tàu Chợ Lớn nhưng chả hiểu sao không nói rành tiếng Việt, báo hại chúng tôi phải nói chuyện với Thầy bằng tiếng Anh hoặc Tiếng Tàu mới lõm bõm cấp ?abc?, mỏi cả miệng. Phải nói không ngoa rằng tiếng Tàu là tiếng khó học và phức tạp nhất hành tinh này, nội bảng chữ với các hình phải nhớ là nhức cả đầu nên chỉ mới hơn hai tuần, chúng tôi đành bỏ cuộc.

Thứ ba, là tiếng Pháp. Nước Pháp thì có liên quan gì đâu nà!? Có lẽ do ảnh hưởng một thời nghe ca sỹ Thanh Lan và Elvis Phương hát các bài nhạc Pháp lời Việt mà mê mẩn, và đọc sách báo mơ mộng về kinh đô ánh sáng, có tháp Eiffel, có dòng sông Seine, có vườn Luxembourg lãng mạn trữ tình. Nhưng lý do quan trọng nhứt, là ?thầy giáo dạy tiếng Pháp là chàng người Cambodia lai Tàu, cao to, trắng trẻo, đeo cặp kiếng trắng thư sinh, đẹp trai như tài tử Hàn Quốc Hyun Bin.

Thầy này, nói đúng hơn, là đồng nghiệp nhân viên Cao Ủy giống như tôi, nhưng tôi làm ở Văn Phòng dành cho người tỵ nạn Việt Nam, còn hắn thì ở văn phòng cho người Lào Hmong và Cambodia. Những buổi trưa im vắng rảnh rỗi, ít dân tỵ nạn lên hỏi han chuyện giấy tờ, tôi ngồi từ văn phòng của mình nhìn qua cửa sổ về phía bên kia, hắn cũng tươi cười vui vẻ, rồi ra hiệu cho tôi, đại khái là hắn đi qua ngồi nói chuyện cho vui, nhé?! Tôi gật đầu, và hai đứa chúng tôi ríu rít chuyện trò, với mục đích ban đầu và duy nhất là " practice English" lẫn nhau, riết rồi ngày nào cũng ?tám?, lôi cả chuyện gia đình, chuyện quá khứ ra kể lể vì hắn và tôi cùng tuổi.

Hắn bảo, hắn đang học trong trường huấn luyện pilot dân sự với ước mộng đưa khách du lịch bay lượn trên bầu trời, nhưng rồi ba má hắn ra lệnh cả gia đình phải vượt biên qua biên giới Thailand vào trại tỵ nạn, hy vọng sẽ được định cư bên Mỹ, đổi đời .

Khi ở Cambodia hắn được học trong trường nói tiếng Pháp nên hắn khá sành sõi và dụ dỗ tôi học thêm ngôn ngữ này, hắn tình nguyện mời tôi vào lớp học miễn phí, khỏi phải đóng tiền như các học viên khác. Thế là từ đó, các buổi nói chuyện của chúng tôi tại văn phòng Cao ủy thêm rộn ràng vì có phần ?practice French? mà chủ yếu là ?thầỷ khảo bài tôi, và tôi thì luôn luôn ?hổng thuộc bàỉ để hắn lại phải kiên nhẫn giảng giải thêm. Bà boss văn phòng Cao Ủy vui tính hiểu chuyện, thỉnh thoảng mang bịch bánh qua bàn cho tôi bồi dưỡng vì ?học hành căng thẳng?, nhưng khi còn lại một mình tôi, bà nháy mắt hỏi:

- Hai đứa bay có ... yêu nhau không vậy? Xứng đôi vừa lứa lắm đó.

Tôi cũng nháy mắt, đáp lời bà:

- Tôi hổng có cảm giác đó, còn hắn thì ... ai biết đâu nà!

Tuy vậy, lớp học tiếng Pháp cũng chỉ được vài tháng vì trại có biến cố biểu tình, toàn bộ dân Việt tỵ nạn bị chuyển qua trại Sikiew, còn dân Cambodia và Hmong vẫn ở lại trại cũ, chúng tôi ?thầy đi đường thầy, tôi đi đường tôỉ, chẳng còn dịp nào gặp lại nhau.


Thứ tư, là như mọi người khác trong trại, tôi phải học tiếng Anh.

Nghe thiên hạ đồn có "bác" nào đó ra đi tìm đường cứu nước, rồi phiêu bạt sang trời Tây làm phụ bếp trên tàu, nói được 29 thứ tiếng, tôi bán tín bán nghi, vì lúc tôi học cùng một lúc 4 thứ tiếng đã mệt bở hơi tai, tẩu hoả nhập ma, đêm ngủ nói nhảm liên hồi, mệt mỏi bơ phờ may mà chưảphát điên.

Dù sao thì sau khi rơi rớt ở các lớp học tiếng Thái, tiếng Tàu, tiếng Pháp, thì tôi vẫn miệt mài ở các lớp Tiếng Anh. Suốt bốn năm ở trại, tôi học với vài Thầy khác nhau theo từng trình độ, để rồi năm cuối cùng tôi đủ mạnh dạn vào trường ESL làm cô giáo dạy lớp Tiếng Anh vỡ lòng cho đồng bào tỵ nạn. Kỷ niệm với các Thầy thì nhiều lắm, nhưng có một kỷ niệm tôi nhớ hoài.



Hôm ấy đang đi lang thang trong trại tỵ nạn Panatnikhom, tôi gặp lại người bạn đồng hương Gò Vấp. Hắn hỏi tôi có đi học Anh Văn ở đâu chưa, tôi trả lời, thì cũng có, nhưng trình độ lớp hơi thấp, tôi muốn học lớp cao hơn chút. Nghe vậy, hắn giới thiệu tôi vào một lớp Anh Văn ngay khu nhà hắn. Tôi hỏi giá cả, hắn bảo, tỵ nạn mà, có nhiêu trả nhiêu, Thầy giáo rất linh động vì Thầy cũng là thân phận tỵ nạn.

Rồi tôi theo lời chỉ dẫn của hắn đến lớp học, chào Thầy, rồi hỏi han mấy người chung lớp, họ cũng nói giống bạn tôi, rằng giá chung chung là như thế, nhưng có tiền thì đóng, không có thì tháng sau, có lúc nào trả lúc đó, hoặc trả theo khả năng, tỵ nạn mà. (Nghe thấy thương làm sao ba chữ ?tỵ nạn mà!?). Vì thế tôi an tâm đến lớp mỗi ngày, chờ đến đầu tháng có thư có tiền bên Mỹ gửi qua, tôi sẽ thanh toán cho Thầy.

Ðến ngày có tiền, tôi nhớ mấy lần thấy mấy chị trong lớp cứ xòe mấy tờ tiền đưa thẳng cho Thầy, đôi khi làm Thầy hơi mắc cỡ khi nhận tiền. Vốn bản tính lâu lâu thích làm chuyện ?khác ngườỉ, nghĩ ra ?fancy things? cho đời tỵ nạn bớt nhàm chán, tôi chạy qua nhà kế bên xin cái phong bì vì tôi hết phong bì chưa kịp mua. Nhưng chị hàng xóm không có phong bì trắng, chị lục lọi một hồi chỉ còn loại màu hồng, có hoa lá cành viền xung quanh, nhìn cũng đẹp. Thôi thì có còn hơn không, vả lại cũng tới giờ đến lớp, không còn thời giờ chạy ra chợ mua phong bì khác như ý muốn.

Tôi bỏ tiền vào chiếc phong bì màu hồng sạch sẽ, lịch sự, thơm tho rồi đến lớp. Tan học, chờ mọi người về hết, tôi nán lại, trao cho Thầy phong bì. Lúc ấy tôi chợt thấy màu hồng cũng hơi... sến súa (sến nhứt là chùm hoa lá cành in bên ngoài nữa chớ), nhưng đã lỡ rồi, nên tôi bỗng dưng bẽn lẽn, nói lí nhí :

- Em gửi Thầy cái này!

Thầy hơi bất ngờ, nhìn tôi ngại ngùng, mặt đỏ bừng, không nói nên lời, tay run run đón lấy chiếc phong bì. Tôi cũng không nghĩ tình huống lại như thế, chẳng biết phải giải thích tại sao dùng phong bì, và chẳng biết nói sao về cái phong bì màu hồng rất ư là ...cải lương, tôi bèn quay đi, thì Thầy vội vàng giữ tôi lại, nhìn tôi, đôi mắt thiết tha, rồi ấp úng:

- Em viết gì trong đó cho tôi vậy, thơ hả? Nghe nói em biết làm thơ, và tôi cũng rất thích Thơ.



Giờ thì đến lượt tôi bất ngờ, mới thấy cái bản tính "fancy" của tôi không phải lúc nào cũng hay ho. Biết thế cứ đưa tiền ra như mọi người khác cho xong, khỏi bày vẽ "phong" với chả "bì". Nhìn vẻ mặt bối rối, lúng túng của Thầy, tôi thấy có lỗi, dở khóc dở cười, đành lấy hết can đảm trước khi bước đi, nói rất nhanh, một sự thật phũ phàng trần trụi:



- Dạ không, là tiền học phí tháng này đó Thầy!



Edmonton, tháng8/ 2023

****

Kim Loan

Mục Lục


5. Mùa Báo Hiếu


Hàn Thiên Lương


Vào tháng bảy âm lịch, đất trời đi vào tiết lập thu, bầu trời quê hương không còn xanh trong nhưng vướng đọng nhiều mây, có những cơn mưa dầm kéo dài cả mấy ngày, trong dân gian người ta gọi là mưa ngâu! Tương truyền rằng Chức Nữ là Thiên Tôn Nữ, cháu của Ngọc Hoàng, chuyên lo việc dệt vải,, được gả cho Ngưu lang Sau khi làm vợ của Ngưu lang rồi, Chức Nữ chểnh mảng công việc nên bị đày về phía đông Sông Ngân Hà, mỗi năm chỉ gặp được Ngưu Lang một lần vào ngày rằm tháng bảy âm lịch. Tất cả đàn qụa kết lại thành cầu để cho Ngưu Lang Chức Nữ gặp nhau trên sông Ngân Hà. Chiếc cầu đó gọi là cầu Ô Thước. Cuộc gặp gỡ ngắn ngủi sau một năm dài xa cách, là chuyện tình buồn, hai người chỉ có khóc, dòng lệ chảy xuống thành cơn mưa dầm sùi sụt, nhuốm nỗi buồn khắp cõi nhân gian! Câu chuyện đó cũng cảm được lòng thi nhân nên có những vần thơ dồi dào điển tích:

-Ðây là dãy Ngân Hà

- Anh là chim ô thước

- Sẽ bắt cầu nguyện ước

-Một đêm một lần quả

Thực sự chuyện Ngưu lang Chức nữ chỉ tương truyền trong dân gian mang tính buồn, phù hợp với cảnh âm u của đất trời tháng bảy lập thụ.Trọng tâm sinh hoạt dân gian trong tháng bảy là lễ Vu Lan.

Ngày rằm tháng bảy âm lịch là ngày vía lớn của Phật Giáo ( rằm tháng giêng là lễ Thượng Nguơn, rằm tháng bảy là lễ Trung Nguơn, rằm tháng mười là lễ Hạ Nguơn),tất cả các chùa đều tấp nập, các Phật tử đến Chùa cầu siêu cho cha mẹ, cho người thân sớm về cõi Phật. Rằm tháng bảy cũng là ngày xá tội vong nhân, người ta mở lòng cầu cúng cho các oan hồn sớm siêu thoát và cũng mở lòng bố thí cho kẻ cô quả khốn cùng!

Nữ sĩ Anh Thơ ( thời Tiền Chiến) bằng lời thơ đẹp và buồn đã vẽ nên ngàỷ rằm tháng bảỷ

-Gió hiu hắt gieo vàng muôn cánh lá

- Trời âm u mây xám bóng sương chiều

-Làng xóm ngập nhà nhà trong khói tỏa

- Vẳng đưa lời khóc mả lạnh hiu hiu.



-Trong chùa điện hương đèn nghi ngút

-Tiếng mõ chuông hòa nhịp trống bên đình

- Lời cầu cúng truyền theo làn gió thoảng

-Quyện cô hồn nương gió lại nghe kinh



Ngoài đê rộng bồ đề nghiêng đổ cháo

Lễ chúng sinh từng bọn một ăn mày

- Cùng lẳng lặng như bóng ma buồn não

Dắt nhau tìm nơi cúng để xin maỷ

(Bức Tranh Quê)

Người Phật tử luôn luôn nhớ rằng mùa Vu lan là dịp đền ơn đáp nghĩa đấng sinh thành. Vu lan mang ý nghĩa giải thoát nỗi thống khổ, bắt nguồn từ sự tích Tôn Giả Mục Kiều Liên cứu độ mẹ là bà Thanh Ðề.

Mục Kiều Liên là vị Bồ Tác đệ tử của Phật. Mục Liên vốn hiền từ, dù đã thành chánh quả, thấy mẹ phạm tội lỗi phá hoại tăng ni, tìm cách cho họ phạm các giới cấm, nên bị đày vào ngục A tỳ, chịu cực hình đói khát ngồi trên chong sắt, hể ăn uống thứ gì thì cháy thành lửạ, Mục Liên nhờ gậy phép và bồn bát của Phật Quan Âm xuống tận cõi âm ty để cứu mẹ và khuyên mẹ ăn năn hối lỗi một lòng tu niệm. Do đó mùa Vu lan cũng là mùa báo hiếu của các Phật tử thuận thành.

Vào đầu thập niên sáu mươi, tôi có một người bạn gái là một phật tử rất mộ đạo , một ngày rằm tháng bảy, tôi và cô đi chùa lễ Phật. Chúng tôi đến chùa Xá Lợi, đó là một ngôi chùa lớn nhất trong thủ đô Saigon thời ấỷ Khi vừa đến cổng chùa, một cháu gái độ mười hai tuổi, trong chiếc áo dài màu lam, cháu nở nụ cười diệu ái và nói điều gì rất nhỏ bên tai người bạn gái của tôi, rồi cài một hoa trắng nhỏ trên cổ áo dài, xoay qua tôi cháu cài trên áo tôi chiếc hoa màu hồng. Tôi rất bỡ ngỡ , nghĩ đây là một tục lệ tôn giáo, tôi không dám hỏi, cố giữ vẻ tự nhiên.

Sau khi lên chánh điện lễ Phật xong, xuống sân chùa, tôi thấy ai cũng có hoa cài trên áo, hoặc màu trắng hay màu hồng, tôi mới hỏi cô bạn. Cô giải thích:? đây là tục lệ mới du nhập vào nước ta trong vài năm gần đây. Anh thấy đó, hôm nay rằm tháng bảy, ngày Vu lan, cũng là ngày báo hiếu, mình đi chùa, ai còn cha mẹ thì cầu cho cha mẹ sống đời với mình, ai cha mẹ mất thì cầu nguyện cho cha mẹ sớm siêu thoát về cõi Phật. Anh được cài hoa màu hồng là có diễm phúc, còn em mất mẹ lúc lên năm, nên em rất tủi thân phải cài hoa trắng? .Nói đến đây tôi thấy mắt cô nhìn xa xăm và ứa lệ!.

Thú thật ngày ấy tôi còn đủ cha mẹ nên không thấu cảm được nỗi lòng của cô!

Khi ra khỏi cổng chùa hai chúng tôi đi bách bộ theo đường Bà Huyện Thanh Quan, mùa thu Saigon không có lá vàng xôn xao đổ, nhưng lá cây nhạc ngựa trồng hai bên đường cũng rì rào như tiếng buồn cô qủa, Chúng tôi vào vườn Tao đàn ngồi nghỉ chân trên băng đá, cô tiếp tục giải thích:? Theo kinh Ðại Tập, Phật dạy: thế nhược vô Phật, thiên sự phụ mẫu. Sự phụ mẫu, tức thị sự Phật ( nghĩa là người sinh ra ở đời không gặp Phật mà khéo phụng thờ cha mẹ như phụng thờ Phật). Kinh Nhẫn Nhục, Phật dạy:Thiên Chi cực mạc đại ư hiếu, ác chi cực bất hiếu giả ( nghĩa là hiếu thảo là điều thiện to lớn nhất, bất hiếu là điều ác to lớn nhất, không hiếu là thiếu bổn phận làm người, thiếu nhân cách)?

Bây giờ thì thì mẹ tôi đã mất rồi, tôi đã thấy rõ một sự mất mát to lớn nhất trong đời, tôi đã thấu cảm những giọt nước mắt của người bạn gái trong ngày rằm tháng bảy năm xưa!

Tôi đã bôn ba trên đường hoạn lộ, lầm than trong chốn ngục tù, bận rộn trên đất tạm dung, tất cả đã qua và sẽ qua đi, nhưng có sự hối tiếc còn mãi trong tôi: ?tại sao không một lần nào ngồi lại với mẹ thật lâu, nhìn mẹ thật kỹ để biết mẹ còn sống và đang ngồi bên tôi. Tại sao từ lúc trưởng thành, tôi chưa bao giờ qùy bên gối mẹ và nói với mẹ rằng con thương mẹ lắm mẹ ơỉ. Mẹ còn sống là núi biển tình thương, là dòng suối mát, là một kho tàng, thế mà ta hững hờ, vô tình lãng phí!

Có một đêm tôi nằm mơ thấy mẹ tôi và được sống lại những ngày thơ ấu thật hạnh phúc với mẹ tôi, từ đó tôi cảm nhận đầy đủ một người mẹ tuyệt vời, sau đó tôi ghi lại bằng lời thơ:

"Chiều chiều ra đứng ngã sau

Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều"



Mẹ là núi biển tình yêu

Vì con xuôi ngược vạn chiều gió mưa.

Công lao đong mấy cho vừa

Vì con xuôi ngược mấy mùa gian nan.

Lời ru mẹ tựa cung đàn

Nhịp theo tiếng võng qua ngàn đêm thâu.

Nay dù ai lạc nơi đâu

Vẳng nghe lời mẹ nhớ màu quê hương.

Mẹ là giọt nắng tình thương

Sưởi hồn con ấm nẻo đường chiều đông.

Suốt đời mẹ chỉ hoài mong

Bé thơ khôn lớn nối dòng sử xanh.

Nhớ xưa cha mãi lâm hành

Nửa đời chinh phụ mẹ đành cô đơn.

Mẹ là hình ảnh nước non

Mẹ là gấm vóc cội nguồn thủy chung.

Chúng con xin hứa kiên trung

Thương nhà nhớ nước cho lòng mẹ yên!.



Viết xong bài thơ nầy, tôi đọc lại nhiều lần, nay gần như đã thuộc lòng, tôi thường ngâm khe khẻ một mình với sự hối tiếc tột cùng:

-phải chi mẹ tôi còn sống tôi qùy bên gối mẹ đọc cho mẹ nghe!

-Phải chi bài thơ nầy được viết lúc còn trẻ và tặng cho người bạn gái Phật tử trong mùa Vu Lan năm xưa, chắc nàng ưng ý lắm!

Nay biết gửi về đâủ- Mẹ đã mất rồi! -Cố nhân nay đã là một ni sư thuận thành, tóc đã ngã màu sương tuyết. Giờ nầy nơi quê nhà có vạn nỗi lầm than, với tấm lòng từ bi, chắc nàng luôn cầu nguyện cho chúng sanh quanh cô, vơi đi niềm cô quả, sớm thoát khỏi vòng khốn khổ, lao lung!

Mùa Vu Lan


****

Hàn Thiên Lương

Mục Lục


6. Phiên Chợ Dào San

Ðặng Xuân Xuyến






PHIÊN CHỢ DÀO SAN

.

Vó câu khua rầm rập

Nhạc dập dồn lưng mây

Trai mười mường phầm phập

Gái chín bản phây phây.

.

Có vợ, đem theo vợ

Có chồng, rủ cả chồng

Chẳng có cứ đến chợ

Sẽ gặp người đi không.

.

Bát này rồi bát nữa

Rượu đầy như tình đầy

Vòng xoè làm bằng lửa

Tiếng đàn cháy trên dây.

.

Uống như chưa từng uống

Người say, núi cũng say

Bạn từ lưng trời xuống

Chân dính đầy mây bay.

.

Tiếng người xen tiếng lá

Tiếng lá lẫn tiếng chim

Tiếng chim chen tiếng đá

Tiếng đá hoà tiếng tim.

.

Áo bên hoa sặc sỡ

Khèn theo gió véo von

Thề nguyền trao giữa chợ

Nỗi niềm gửi lên non.

.

Họp ở trong không đủ

Thì kéo nhau ra đường

Ngựa hí dồn giục chủ

Lưng đầm đìa hơi sương.

.

Mật ong và thổ cẩm

Thuốc bắc và chè san

Thay vì làm tính nhẩm

Nhặt đá xếp lên bàn.

.

Ðã bán, rẻ cũng bán

Ðã mua, đắt cũng mua

Bán như là giời bán

Mua như là vua mua.

.

Ăn, ăn toàn thắng cố

Uống, uống toàn rượu ngô

Uống đến khi rượu đổ

Người đứng ngủ dưới ô.

.

Mỗi năm mười hai tháng

Mỗi tháng có bốn phiên

Suốt từ ba giờ sáng

Náo nức một vùng biên.

*

Sớm mai leo ngược dốc

Trở lại với non ngàn

Lòng như hòn đá hộc

Lăn xuôi về Dào San...

*.

TRƯƠNG HỮU THIÊM

.

LỜI BÌNH:

Bài thơ "Phiên chợ Dào San" của nhà thơ Trương Hữu Thiêm, đã hớp hồn tôi ngay từ những câu thơ đầu. Chất hoang dã đại ngàn đậm đặc trong 4 câu khổ đầu bài thơ đã tạo ấn tượng tức thì:

"Vó câu khua rầm rập

Nhạc dập dồn lưng mây

Trai mười mường phầm phập

Gái chín bản phây phâỵ"

Các cặp từ láy: "rầm rập", "dập dồn", "phầm phập", "phây phây" được nhà thơ Trần Hữu Thiêm sử dụng thật đắc dụng. Chỉ với 20 chữ cho 4 câu thơ, ông đã khiến người đọc như đang chứng kiến những hình ảnh sống động của người của ngựa giữa đại ngàn lộng gió.

Những thước phim thật đẹp, đẹp những nét hào sảng và tráng lệ của miền sơn cước: Một sớm tinh mơ, những vó ngựa từ đỉnh núi cao, cao đến chọc trời "rầm rập" lao xuống phiên chợ Dào San, chợ phiên của người Mông, người Thái, người Dao,... Trên lưng ngựa là các chàng trai cường tráng với nét đẹp phóng khoáng của núi rừng và các cô gái hây hẩy sắc hương bản mường, náo nức về chợ như háo hức về lễ hội tình yêu. Những hình ảnh ấy, những thước phim ấy quyện lấy nhau, hòa vào nhau trong những nét đẹp rất riêng chỉ có ở văn hóa vùng cao Tây Bắc.

Ðọc những câu thơ thật hay này tôi chợt nhớ tới những câu thơ tài hoa của nhà thơ Nguyễn Khôi trong bài thơ "Xóm Cỏ":

"Ta là kẻ lạc loài chán chê Phố Thị

Chàng Nhà Quê mê kéo vó đêm

Thả hồn thơ cùng chị Hằng "tăm" cá

Cánh tay trần "cất" cả ánh trăng lên..."

"Tôi ngẩn ngơ với câu: ?Cánh tay trần ?cất? cả ánh trăng lên...?.

Nét tài hoa của nhà thơ Nguyễn Khôi ở những câu thơ này là sử dụng câu chữ rất "đắc địa", đặt đúng vị trí, đúng hoàn cảnh, đúng ngữ cảnh, không thể xáo trộn, thay đổi. Ví như câu: "Cánh tay trần "cất" cả ánh trăng lên..." nếu bỏ hoặc thay chữ "trần" bằng một chữ khác thì hình ảnh "cánh tay trần" rất đẹp, gợi nét vạm vỡ, phong trần và đậm đặc chất đàn ông sẽ không còn nữa, câu thơ sẽ thiếu ?lửả, nhạt đi và kém hay. Hoặc nếu thay từ "cất" bằng một từ khác thì câu thơ: ?Cánh tay trần ?cất? cả ánh trăng lên...? vốn hút hồn người đọc bởi hình ảnh thơ mộng, đẹp phóng khoáng kiểu Chử Ðồng Tử an nhiên tự tại giữa bãi Tự Nhiên: ?cất? cả ánh trăng lên...? sẽ không còn nữa, câu thơ cũng vì thế mà mất hay, hết duyên." - (Mơ Quê Trong "Xóm Cỏ" Của Nguyễn Khôi" - Ðặng Xuân Xuyến)

Trở lại bài thơ "Phiên chợ Dào San" của nhà thơ Trương Hữu Thiêm với 4 câu thơ nối tiếp:

"Có vợ, đem theo vợ

Có chồng, rủ cả chồng

Chẳng có cứ đến chợ

Sẽ gặp người đi không."

Với cách ngắt nhip 2/3 bằng dấu phẩy ở câu "Có vợ, đem theo vợ", "Có chồng, rủ cả chồng" nhà thơ Trương Hữu Thiêm đã nhấn nhá rõ thêm tính thật thà, vô tư của những trai bản gái mường, như minh định bản tính hồn hậu, thuần khiết, chẳng có gì cần phải giấu giếm hay ý tứ bằng những lời xã giao, dối lòng của người Mông, người Thái, người Dao,... Những rủ rê minh bạch ấy, có chủ đích rõ ràng: Ðến chợ để mua hàng hóa, để giao lưu bè bạn, để thêm ấm tình lứa đôi.... Có lẽ, đây là nét đặc trưng rất riêng của văn hóa chợ Dào San, chỉ ở vùng Phong Thổ, Lai Châu mới có tập tục độc đáo này.

Những khổ thơ kế tiếp kể về những hoạt động của phiên chợ Dào San với những câu thơ tinh tế, đặc sắc, đẹp như những viên ngọc lấp lánh làm ngẩn ngơ người đọc:

- "Vòng xòe làm bằng lửa

Tiếng đàn cháy trên dây"

- "Bạn từ lưng trời xuống

Chân dính đầy mây bay"

- "Áo bên hoa sặc sỡ

Khèn theo gió véo von

Thề nguyền trao giữa chợ

Nỗi niềm gửi lên non."

- "Ngựa hi dồn giục chủ

Lưng đầm đìa hơi sương",

- "Uống đến khi rượu đổ

Người đứng ngủ dưới ộ"...

Những câu thơ đậm nét hương rừng gió núi và đẫm chất trai bản gái mường đẹp mê hồn như thế không phải cứ sống lâu ở miền núi là sẽ viết được mà những câu thơ đấy đã được thẩm thấu, chiết xuất từ hồn thơ thấm đượm hơi thở của núi rừng, từ cách quan sát tinh tế, cách dùng câu chữ độc đáo, sáng tạo của nhà thơ Trương Hữu Thiêm mà trở nên bừng sáng.

Những câu thơ mộc mạc, giản dị mà long lanh trong ?Phiên chợ Dào San? đã tạo cảm giác gần gũi, tâm trạng phấn chấn, dẫn dắt người đọc cuốn theo câu chữ bài thơ để háo hức cùng nhà thơ Trương Hữu Thiêm tham dự phiên chợ Dào San.

Sự độc đáo của "Phiên chợ Dào San" còn ở những quan sát tinh tế, những chi tiết rất thực:

"Mật ong và thổ cẩm

Thuốc bắc và chè san

Thay vì làm tính nhẩm

Nhặt đá xếp lên bàn."

Hàng hóa chỉ là những sản phẩm tự cung tự cấp của người dân bản địa: Mật ong, thổ cẩm, thuốc bắc, chè san, rượu ngô, thắng cố... Và người bán người mua cũng rất mộc mạc nét "chân quê" chất phác: "Thay vì làm tính nhẩm / Nhặt đá xếp lên bàn".

Trải dọc bài thơ là những hình ảnh đẹp hào sảng, phóng khoáng tạo những cảm giác hứng khởi, phấn chấn với bạn đọc thì đến khổ thơ này nhà thơ Trương Hữu Thiêm lại làm lắng lòng bạn đọc với những hình ảnh chân thật đến nhoi nhói lòng. Hình ảnh người bán hàng: "Thay vì làm tính nhẩm / Nhặt đá xếp lên bàn" đã găm sâu vào trí nhớ người đọc bởi những hình ảnh độc, lạ mà ám ảnh chỉ có ở "Phiên chợ Dào San".

Khổ thơ cuối khép lại bài thơ với những nốt nhạc trầm nhưng những câu chữ tinh tế đầy thi tứ thi ảnh thấm đẫm chất hương rừng gió núi của "Phiên chợ Dào San" đã kịp găm sâu vào trí nhớ của người đọc khiến người đọc cũng bồi hồi với nhà thơ: ?Lòng như hòn đá hộc / Lăn xuôi về Dào San...?.

*.

Hà Nội, 15 tháng 2-2022

Ðặng Xuân Xuyến

Mục Lục


7. Thoáng Nhớ

Bạch Liên




Dòng nước màu chàm lục lững lờ chảy trong những nhánh sông hiền hòa, bồi đắp phù sa màu mỡ hai bên bờ đất. Ruộng đồng quê ngoại của tôi trồng được nhiều cây ngon trái ngọt. Khi nhắc nhớ đến miệt vườn, những thảm lúa xanh rì màu ngọc bích, cò bay thẳng cánh, chạy ngút ngàn trong tầm mắt bé con. Ðây là phong cảnh yên bình, và khó quên.

Ngọn gió chiều tà hoàng hôn nhè nhẹ thổi, lung lay ngọn mạ non, bàng bạc gợn sóng. Sự chuyển động mong manh cho ta buổi chiều hoàng hôn nên thơ, khiến tâm hồn ta mơ màng lắng đọng.

Những con sông chằng chịt ngăn chia đôi bờ của hai phần đất khác nhau. Chiếc cầu khỉ được gắn ghép bởi mấy thân cây, hoặc bằng miếng ván thô sơ. Hay được xây cất bằng xi măng rắn chắc. Tất cả đều là gạch nối cho người dân thông thương qua lại. Là phương tiện cần thiết cho việc mua bán trong sinh hoạt mưu sinh hàng ngày. Mọi di chuyển dễ dàng.

Tôi được sinh ra ở Sài Gòn. Hình ảnh chiếc cầu đầu tiên in hằn trong ngăn ký ức, vào năm tháng tôi là bé con. Tôi rất thích vì nó dài, và rộng thênh thang. Ðó là Cầu Xa Lộ. Cây cầu nổi tiếng thời bấy giờ, được nối dài với đường Phan Thanh Giản. Ngọn gió vi vu vờn bay, thổi mát rười rượi từng hơi thở êm đềm của thủy triều. Ðóa hoa nước điệu đàng nở muộn về đêm.

Làm sao tôi quên được những buổi tối xa xưa, đã lùi tàn vào dĩ vãng mù khơi. Tôi được người thân chở ra đây hóng gió. Lúc đó xe cộ không chen lấn như hiện nay. Bề mặt cây cầu được tráng xi măng phẳng phiu. Bánh xe chạy bon bon khi lướt qua cầu Xa Lộ. Chao ôi, lòng người cảm thấy khoan khoái, an nhàn theo tiết trời bình yên !...

**

Những năm sau này, vài lần tôi gian nan đi tìm vầng sáng trong khung trời mới. Tôi tìm ngõ ngách đi xuống điểm hẹn. Nơi tôi chưa bao giờ hinh dung hoàn cảnh sống nơi đó ra sao. Hy vọng được ra khơi, vượt biển Ðông. Nhất là để được hít thở không khí dễ chịu hơn. Bao lần tôi đi về miền Tây trong bộ quần áo màu sẫm, để được hòa đồng, làm người dân miệt vườn. Nhưng ngộ thay, tôi vẫn bị phát hiện. Người Sài Gòn nhìn vô, có cái gì khác khác nên họ? biết liền.

* Ðôi mắt ngơ ngác vì không biết đường sá gì hết.

* Làn da trắng trẻo hơn so với dân địa phương. Thế là, mọi người đành trối chết chạy về Sài Gòn. Mỗi một chuyến đi không thành là một lần nhuốm đau, in hằn bao dấu ấn buồn tênh !...

- Nào là Cần Thơ.

- Nào là Vĩnh Long.

- Nào là Bạc Liêu.

- Xa ngút ngàn hơn nữa là chóp mũi Cà Mau.

Nếu ai may mắn không bị túm vô nhà cây, mà được thoát thân leo lên xe đò về Sài Gòn, thì đó là một ân sủng trời ban. Tôi vẫn nhớ, mỗi lần xe đò về tới cầu Bình Ðiền, vùng ngoại ô Sài Gòn. Tất cả các xe đò đều phải nằm ụ một đêm. Lúc ấy đã cuối ngày. Trời chập choạng buông thả màn đêm tối đen. Cầu Bình Ðiền bị ngăn lại ?ngoại bất nhập, nội bất xuất?. Tất cả xe đò và hành khách đều phải vật vã nằm ngủ trên xe, hoặc trên lề đường để chờ qua đêm.

Lâu lâu ngồi thả hồn đi hoang, bơi ngược dòng thời gian. Tôi mơ màng nhìn lại những cây cầu chưa quên. Ðây là cơ hội, cho tôi chạm vào nỗi nhớ, tưởng chừng nhạt nhòa tàn phai vào quá khứ sau lưng. Bây giờ, những cây cầu này đà thay áo, hay đã thay hình đổi dạng?Chắc chắn, đã khoác vào chiếc áo mới ?! Vạn vật quê xưa thay đổi nhiều.

Tôi đã mịt mùng rời xa, cùng rong chơi với bao mùa thu lãng mạn. Mỗi năm, nàng Thu kiêu sa thoa vàng, cam, đỏ, rạng rỡ ở quê hương thứ hai. Nàng Ðông lạnh tê buốt khắp các nẻo đường buồn tênh !..

AUGUST 8 - 2024


Bạch Liên

Mục Lục


IV. Hộp Thư Toà Soạn ___________________________________________________



Nguyệt San Giao Muà xin cám ơn những thân hữu đã dóng góp bài vở cho Nguyệt San Giao Muà số 266 . Một số bài khác sẽ được đăng dần vào số tớị Mong mỏi sẽ nhận được những sáng tác của các bạn bốn phương để cho Nguyệt San Giao Muà thêm phần hương sắc trong tương laị

Mục Lục


Thể lệ để nhận Nguyệt San Giao Muà: 1) Ðể vào danh sách của NSGM (subscribe), xin gửi email về GiaoMua@hotmail.com
2) Ðể rút ra danh sách của NSGM (unsubscribe), xin gửi email về GiaoMua@hotmail.com
3. Mọi chi tiết, thể lệ, thắc mắc, xin gửi về: GiaoMua@hotmail.com 4. Mọi bài vở, đóng góp, xin gửi về: GiaoMua@hotmail.com Nguyệt San Giao Muà Homepage: http://www.GiaoMuạcom Thể lệ gửi bài cho Nguyệt San Giao Muà: Mong bạn gửi Bài cho GM theo cách này là tốt nhất : 1. Dùng mẫu chữ Vietnet (VIQR) hay Unicode 2. Viết Hoa chữ đầu của bài và bút hiệụ Ví dụ: Giọt Mưa Trên Lácủa NS Phạm Duy 3. Gửi bài ngay trong email (không kèm file), để cho BBT khỏi mất công download xuống để đọc 4. Gửi tất cả các bài trong 1 tháng 1 lần trong1 email, nếu tiện. 5. Bài vở xin gửi đến trước ngày 25 mỗi tháng 6. Mọi chi tiết, thể lệ, thắc mắc, xin gửi về: GiaoMua@hotmail.com Cám ơn bạn rất nhiều, vì nhân sự có hạn, BBT không thể ngồi đánh máy lại từng đề bài hay bút hiệụ

Ðịa Chỉ Liên Lạc:

Nguyệt San Giao Muà
P.O . Box 378
Merrifield, Virginia 22116
USA

Trang Nhà 

Web Counters
Web Site Hit Counter

Copyright 2002 by Giao Muà e-magazine and respective authors