Nguyệt San phát hành định kỳ vào mỗi đầu tháng
Nguyệt San Giao Mùa
Merrifield, Virginia
22116
USA
Số 268
Ngày 1 tháng 12 năm 2024
Home
|
Giao Mùa (Unicode)
|
Giao Mùa (Vietnet)
Những Số Cũ | Thư Ngỏ | Liên Lạc | ||
Chủ Nhiệm kiêm Chủ Bút: | Ðinh Trường Như (TK Trung Kỳ) |
Ban Biên Tập: |
Mạc Phương Ðình, Phan Thái Yên |
|
Chung Thủy, Nguyễn Thị Thanh Dương |
|
& TK Trung Kỳ |
Mọi bài vở đóng góp xin gửi về GiaoMua@hotmail.com
Copyright
2002 by Giao Muà e-magazine and respective authors
++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++
Bài vở trên Giao Muà là do các tác giả gửi đăng và Giao Muà không chịu trách nhiệm về nội dung. Muốn xin trích đăng lại, xin liên lạc với GiaoMua@hotmail.com.
I . Thơ _______________________________________________________________________
1. Cuộc Tình Không Tên | ______ Lê Miên Khương | |
2. Thì Thầm | ______PhamPhanLang | |
3. Từ Trên Cao... | ______ChinhNguyên/H.N.T. | |
4. Có Một Ngày | ______Diệp Thể Nhiên | |
5. Một Ngày Buồn Với Gió Mưa | ______Nguyễn Thị Thanh Dương | |
6. Con Muốn Về Quê Nội, Nội Ơi ... | ______ Ðặng Xuân Xuyến | |
7. Dân Quyền . | ______Vĩnh Nhất Tâm | |
8. Ta Chẳng Nên Vội Vã | ______ Quách Như Nguyệt | 9. Chờ Phone Của Anh | ______ Hồ Thụy Mỹ Hạnh | 10. Sông Xưa | ______ Bạch Liên | 11. Có Phải Hôm Nay Lá Vàng Rơi ? | ______ Kim Loan | 12. Còn Bao Lâu Nữa | ______ Phan Tưởng Niệm | 13. Lặng Lẽ | ______ Hàn Thiên Lương |
II . Văn _______________________________________________________________________
1.Bữa Tiệc Gíang Sinh Nhiệm Màu ___________ Nguyễn Thị Thanh Dương | 2. Tui Ði Nhật Bản ___________ Hai Hùng SG |
3. Một Nén Tâm Hương Tưởng Nhớ Người ___________ Thanh Hà |
4.Ottawa, Mùa Thu Và Bánh Táo Nướng ___________ Kim Loan |
5. Chấp Chới - Một Bài Thơ Lạ Về Cấu Tứ ___________ Ðỗ Anh Tuyến |
6.Vài Cảm Nhận Về Tập Thơ - Nhà Không Có Ðàn Bà ___________ Ðặng Xuân Xuyến |
7.Không Nước ___________ Bạch Liên |
III . Tin Tức /Trả Lời Bạn Ðọc__________________________________________________
1. Tin Tức/Trả Lời Bạn Ðọc _______ Ban Biên Tập |
I . Thơ __________________________________________________
II . Văn___________________________________________________________
1. Bữa Tiệc Gíang Sinh Nhiệm Màu
Nguyễn Thị Thanh Dương
Hai Hùng SG
3. Một Nén Tâm Hương Tưởng Nhớ Người Thanh Hà
4. Ottawa, Mùa Thu Và Bánh Táo Nướng Kim Loan Kim Loan 5. Chấp Chới - Một Bài Thơ Lạ Về Cấu Tứ Ðỗ Anh Tuyến
Ðỗ Anh Tuyến 6. Vài Cảm Nhận Về Tập Thơ - Nhà Không Có Ðàn Bà Ðặng Xuân Xuyến Ðặng Xuân Xuyến Bạch Liên Bạch Liên IV. Hộp Thư Toà Soạn
___________________________________________________
Thể lệ để nhận Nguyệt San Giao Muà:
1) Ðể vào danh sách của NSGM (subscribe),
xin gửi email về GiaoMua@hotmail.com
Ðịa Chỉ Liên Lạc:
Nguyệt San Giao Muà
Copyright
2002 by Giao Muà e-magazine and respective authors
Chị Bông đã chuẩn bị sẵn hai chậu hoa Trạng Nguyên và ổ bánh Giáng Sinh đặt ở tiệm để mang đến nhà sui gia tương lai Brown. Họ trân trọng mời anh chị Bông tới dự bữa tiệc Christmas Eve dinner. Chị Bông ngắm hai chậu hoa tươi đẹp kể với chồng:
- Khiếp, chợ búa cái gì cũng lên giá, bó hành lá vớ vẩn cũng 1 đồng, bó sà lách 4 đồng. Mấy chậu hoa này cũng lên giá đắt hơn năm ngoái. Nhưng đời em thà nhịn ăn không thể thiếu hoa, em đã mua 4 chậu hoa, nhà mình hai còn hai chốc nữa đem tới sui gia. Sang năm chúng nó cưới nhau con gái mình sẽ là con dâu người ta, em hào hứng đi dự tiệc vì chỗ tình thân chứ em chả ăn nổi mấy món đồ Mỹ của họ đâu.
Anh Bông băn khoăn:
- Anh lo quá, em không thích ăn đồ Mỹ lại được người Mỹ mời ăn, không biết sẽ ra sao?
Chị Bông chớp chớp mắt cảm động:
- Anh lo em đói bụng hả? Em thủ sẵn món tôm rim ba rọi ở nhà lát về ăn cơm rồi.
- Anh không rảnh lo cho emđâu nhé, mà lo mất lòng anh chị Brown kìa nếu họ thấy em hững hờ với món ăn của họ.
Chị Bông cụt hứng, anh Bông cẩn thận dặn dò:
- Em phải lịch sự ăn tất cả những món chủ nhà chiêu đãi, đừng có ỏng eo cố chấp như ở nhà chê món ăn của Mỹ. Mà lạ thật cái gì em cũng thích made in USA, ngày thi đậu quốc tịch Mỹ em mừng húm, con gái lấy chồng Mỹ em ủng hộ nhiệt tình nhưng đồ ăn Mỹ em lại chê. Em chỉ ăn mấy cái hot dog, mấy hamburger, mấy đùi gà tẩm bột chiên, chưa biết gì nhiều về ẩm thực người Mỹ mặc dù anh và con gái từng rủ em đi ăn những nhà hàng Mỹ nổi tiếng để em khám phá có gì ngon nhưng em vẫn không thay đổi. Một là em khó tính hai là em thành kiến ba là khẩu vị em?bất bình thường.
Chị Bông phân bày:
- Anh ạ, món ăn mà nêm mùi vị lạ là em không ăn được rồi. Thí dụ họ nêm mấy cọng Parsley thì em nhớ?cọng ngò rí của mình. Mấy món anh vừa kể cũng đủ ?tiêu biểủ cho đồ ăn Mỹ dở ẹc rồi, cũng như bát bún riêu, cái bánh xèo bình dân rẻ tiền của người Việt cũng đủ ?đại diện? cho cái ngon món Việt rồi. Thiếu gì người Việt sống ở hải ngoại mà vẫn không ăn nổi đồ bản xứ chỉ ăn món quê mình.
Chị Bông chứng minh:
- Có hai vợ chồng nhà kia từ Canada bay về Việt nam, khi kiểm tra hành lý chó nghiệp vụ phát giác ra ?mùi lạ? nên an ninh phải xem lại hành lý trước khi máy bay cất cánh, thì ra bà vợ đã mang theo cả chục ổ bánh mì thịt để lên máy baỷăn dần. Trong phi trường và trên máy bay thiếu gì món ăn nhưng bà Việt Nam chỉ muốn ăn món Việt Nam nên mới ra nông nỗi. Vì bà chuyến bay phải cất cánh trễ nửa tiếng.
Anh Bông lẩm bẩm:
- Mùi nước tương xịt vào bánh mì bốc ra ai mà chịu nổi, bà này dở hơỉgiống như em.
Chị Bông kể tiếp:
- Năm trước một chị kể trên diễn đàn chuyến du lịch Châu Âu của nhóm bạn bè chị ấy, họ không thích ăn những món của tây nên mang theo một nồi cơm điện nhỏ, ít gạo và thức ăn khô như thịt heo chà bông, tôm khô chà bông, xì dầu dưa leo thì mua tại chợ Việt ở Pháp. Ngay giữa thủ đô Paris hoa lệ các bà nấu cơm và ?lén lút ăn trong phòng khách sạn, vừa được ăn món ta ngon lành vừa tiết kiệm khối tiền. Nhưng chụp hình thì quần áo đẹp lịch lãm xách bóp hàng hiệu on sale đứng bên cạnh các cửa hàng sang trọng đình đám cứ làm như các bà mới shopping từ trong cửa hàng ấy ra.
Anh Bông kêu lên:
- Ở Pháp, ở Châu Âu có món bánh mì baguette và pate người Việt đều thích, sao các bà ấy không ăn mà phải vác cả nồi đi nấu cơm hở trời?
- Nhưng không lẽ ngày nào cũng ăn bánh mì pate?. Trong khi cơm gạo Việt ngày hai bữa không bao giờ ngán. Thế mới kỳ.
Anh Bông cũng chứng minh:
- Con gái mình sinh ra ở Mỹ dù em đã cho nó ăn đồ Việt Nam từ nhỏ nhưng lớn lên nó vẫn thích đồ ăn Mỹ, đề huề cả hai thứ Việt Mỹ thế mới tuyệt vời, ai như em cứ khư khư món ăn Việt ngon nhất thế giới. Nói chuyện với người Mỹ nào em cũng tự hào khoe nào chả giò chiên giòn, phở bò tái nạm gầu gân sách, gỏi cuốn tôm thjt.
Nhắc đến con gái anh Bông nhớ ra kể tiếp:
- Em cố nhồi nhét các món ăn Việt Nam để dụ dỗ con kẻo mất gốc, món ăn Việt là linh hồn dân tộc Việt, đến nỗi mấy lần con gái đòi ra ở riêng vì ở với mẹ nó lên cân vù vù và cứ phải ăn hoài các món Việt của mẹ?phát ngán. Tổng thống Obama dạo đến thăm Việt Nam cũng ăn bún chả Hà Nội đấy. Em hãy theo gương ông ấy ăn đồ Mỹ đáp lễ đi.
- Ôi, đoàn tùy tùng Mỹ Việt đưa tổng thống Mỹ đi ăn một món ăn truyền thống của người Việt xã giao cho phải phép. May lắm ông Obama ăn mấy miếng thịt nướng chứ làm gì có chuyện ông ấy ăn cả đĩa bún chả và xì xụp húp nước mắm như người Việt Nam chúng ta. Em sống ở Mỹ mấy chục năm mà không thể nào ăn điểm tâm nổi với món cereal chế sữa tươi đây nè..
Chị Bông vui vẻ và tự tin:
- Nhưng mai mốt em sẽ huấn luyện cho con rể Mỹ này, cho cháu ngoại này và biết đâu cả anh chị sui gia Brown này sẽ ăn và thích mê đồ Việt Nam luôn. Anh chờ xem.
???.
Bàn tiệc nhà Brown bày ra thật lộng lẫy, nhưng nhìn con gà tây quay vàng giữa bàn chị Bông ngao ngán ao ước phải chi là con gà ta hấp muối hay gà xối mỡ. Nhìn món thịt bò nướng lò trải nấm bày trên mặt, chị Bông ước gì nó biến thành tô bò kho hay tô bún bò Huế. Nhìn dĩa salad to trộn đủ loại rau củ gì đó chị Bông tiếc thầm và ước gì đó là đĩa gỏi ngó sen tôm thịt rắc rau răm đậu phộng rang lên trên thì ngon biết mấy. Liếc nhìn trên quầy chai rượu Whisky để sẵn lát nữa chủ nhà sẽ pha chế cocktail chị Bông cũng chẳng màng, lại dấu tiếng thở dài và ao ước phải chi đó là ly chè sương sa hột lựu hay ly chè bà ba bánh lọt cho đã thèm.
Vợ chồng chị Bông ngồi đối diện vợ chồng Brown, con gái và con rể tương lai của nhà chị ngồi bên nhau. Bữa tiệc Giáng Sinh gọn nhỏ ấm cúng không khí gia đình.
Chủ nhà phục vụ khách tận tình, chị Brown cắt lát gà tây vào đĩa cho chị Bông. Món gà tây nướng chị ăn nhiều lần mỗi dịp lễ Tạ Ơn và Giáng Sinh chẳng ngon lành gì nên cố dấu nỗi ơ hờ ăn miếng gà tây nướng tỏi sốt bơ này, nhưng đến món thịt bò nướng lò thì bất ngờ với chị Bông, rất ngon, thịt bò chín mềm vẫn giữ vị ngọt đậm đà của thịt và thơm mùi hạt tiêu cay. Củ khoai tây nướng đi kèm theo món bò đút lò tưởng ?vô dụng? với chị Bông thế mà khi chị Bông mở lớp giấy bạc ra, múc thìa khoai nóng ăn thử cũng phải khen thầm làm cách gì mà khoai ngon đến thế. May quá chị Brown hãnh diện nói về món khoai tây nướng của chị:
- Khoai tây Idaho nướng rất ngon, chúng tôi nhét vào củ khoai vừa nướng xong một chút bơ và bacon băm nhuyễn nên khoai mặn mà thơm béo ngất ngây.
Món baby salad trộn với pecan, cherries khô và cheese, tưới nước gia vị dầu giấm gì đó thì chị Bông chịu thua chỉ ăn lấy lệ cho chị Brown vừa lòng. Khi cầm ly cocktail trên tay chị Bông không dám coi thường nữa, nãy giờ chị đã ?choáng váng vì thịt bò nướng, khoai tây nướng rồi nên chị trân trọng nếm chút thơm mát, chút vị ngọt cay nồng của Whisky với syrup và cảm thấy một chút lâng lâng dễ chịu vô cùng.
Tới món popcornopolis tráng miệng, chị Bông nghĩ thầm người Mỹ lạ thật món ?bắp rang? trẻ con cũng hiện diện trên bàn tiệc Giáng Sinh, chị nhón một hai hột bắp ăn cho phải phép, thấy ngon ngon, những hột bắp rang thấm caramel và chocolate vừa mềm vừa giòn thật tuyệt vời.
Ồ, thì ra có những món Mỹ ngon mà hôm nay vì cả nể chủ nhà là sui gia tương lai chị Bông mới ăn và biết đến. Những món này chẳng cao sang đắt đỏ gì chỉ tại chị không quan tâm đến chúng mà thôi. Hôm nào chị sẽ xin chị Brown recipe làm món thịt bò nướng lò xem sao.
Dân tộc nào cũng có nhiều món ăn, ngon dở là tùy ý thích mỗi người, chị Bông yêu thích món Việt nhưng cũng có nhiều món Việt thuần túy chị không ăn nổi như tiết canh, thịt chó, mắm tôm, mắm cá. Nhìn chậu mắm tôm, chậu mắm cá bày ngoài chợ chị đều né tránh xa, chưa một lần nếm thử trong đời.
Trong khi chị Brown chăm sóc và nói chuyện với chị Bông thì câu chuyện giữa anh Bông và anh Brown, giữa đôi trẻ vẫn rộn ràng bữa tiệc. Thỉnh thoảng chồng và con gái lại quay qua chị Bông nói chuyện đôi câu và mỉm cười hài lòng. Họ tin rằng từ hôm nay chị Bông sẽ không thành kiến món ăn Mỹ nữa. Những món Việt vẫn ngon nhưng bên cạnh đó cũng có những món ngon của các dân tộc khác mà chúng ta chưa quen ăn hay chưa có dịp dùng đến mà thôi.
Một bữa tiệc Giáng Sinh thật vui với mọi người và thật nhiệm màu đối với chị Bông.
( Dec. 1, 2023)
Thấy cảnh sắc mùa Thu ở Bắc Mỹ, cây đổi màu lá rất đẹp, tui thầm ao ước phải chi mình có dịp may nào đó, được đặt chân đến vùng đất có những cây đổi màu lá khi mùa Thu về thì hay biết mấy.
Dân gian mình có câu : " Cầu được ước thấy", nên cái ao ước của tui đã thành hiện thực cuối tuần trước.
Vốn có thằng em nó cư ngụ ở Kobe Nhật Bản khá lâu, sẳn dịp con rể tui nó có công chuyện qua bên đó nên tụi nó đã mần cho tui cái Visa đi Nhật một chuyến, để cho "Ông ngoại" mở mang thêm kiến thức về một nước văn minh bậc nhất ở Châu á mình.
Sau năm ngày chờ đợi, lãnh sự quán ở Sài gòn đã cấp cho tui cái visa với lý do du lịch ngắn hạn .
Vậy là tụi hăm hở soạn hành lý ngay, mỗi lần đi đâu xa tui hay nhức đầu với mớ hành trang mình đem theo, đi có bốn ngày thôi mà tui muốn dồn đủ thứ vô Vali, thằng con rể cự nự liền một khi:
- Mỗi kiện hành lý xách tay, hảng bay chỉ cho mang có bảy kilogram thôi, ông ngoại mà lố là họ tính thêm tiền đó .
Nghe cháu nói vậy, tui buộc lòng phải đành bỏ lại một số đồ cá nhân, khi đưa lên bàn cân lần đầu, khối lượng đúng y bon bảy kilogram không sai một gram nào hết.
Vì là chuyến bay đêm, giờ cất cánh 1h30 sáng nên hai tía con phải ra phi trường lúc 22h làm thủ tục hành lý để xuất cảnh, mọi thủ tục hoàn tất cũng khá nhanh, hai tía con đến cửa ra phi cơ ngồi chờ tới giờ khởi hành.
Người ta thường nói : "Ðầu xuôi thì đuôi lọt", khi đặt xe Grab dịch vụ chở ra Phi trường, hai cha con ra đầu hẻm đứng chờ thì có một tài xế cũng là hảng Grab tấp xe vô ngoắc lên, nhưng khi hỏi lại thì không phải chiếc xe mình đặt, vậy là phải đứng chờ một hồi lâu nữa, có lẽ tài xế kia bận điều gì họ không đến kịp giờ , buộc lòng mình phải hủy chuyến và leo lên xe ông tài xế đợi tụi tui nãy giờ.
Ðang ngồi thong thả trong phi trường, khi ngó lên màn hình chỗ ngồi chờ, thấy hảng hàng không thông báo chuyến bay đến KoBe bị Delayed đến 3h30 mới khởi hành, báo hại mọi người vật vờ chờ thêm hai giờ trong phi trường Tân sơn Nhất, khi ngồi được trên phi cơ như trút được gánh nặng đợi chờ , tui khoan khoái dựa lưng vào ghế tranh thủ chợp mắt cho lợi sức, những tưởng khi lên phi cơ sẽ được nghe lời xin lỗi của hảng, vì lý do nào đó không thể khởi hành đúng giờ mong quý khách thông cảm , vậy mà chẳng nghe được câu này.
Sau năm giờ bay Phi cơ chạm bánh xuống Phi trường Kansai, một phi trường rộng lớn nằm giữa biển khơi.
Trước tiên đi qua cửa Quán thuế để họ kiểm tra hành lý, cũng như mọi phi trường khác, khi nhập cảnh phải khai tờ khai hàng hoá đem theo, do hảng hàng không họ không phát tờ khai sẳn cho mình , ( tui thấy họ phát cho một số người mà thôi, tui lấy làm lạ tại sao họ không phát cho tất cả hành khách), vì vậy khi kéo Vali đến trình báo, thì cô nhân viên Quan thuế hỏi tờ khai đâu, ú ớ vì không biết tiếng Nhật nên không thể cho họ hiểu là mình không biết thủ tục này, thay vì cau có với hành khách, cô nhân viên điềm tỉnh nhỏ nhẹ với ngôn ngữ "làm bằng dấu đôi tay", cô phát cho tờ khai kêu ra bên ngoài nơi cái bàn dành cho người đứng ghi tờ khai, khai xong tui đem lại cho cô nhân viên xem, tờ khai chỗ nào còn thiếu cô hướng dẫn cho tui ghi tiếp, khi xem xét xong cô mĩm cười và đồng ý cho hành lý tụi tui đi qua máy soi để vô đến chỗ cửa an ninh nhập cảnh.
Ðến cửa an ninh lại được phát một tờ khai ghi rõ lưu trú bao lâu, địa chỉ khách sạn, lăn tay chụp ảnh xong cậu nhân viên an ninh với nụ cười thân thiện trả lại cho tui cái passport nhanh chóng bằng hai tay thật lễ phép, tui cũng đón nhận bằng hai tay và cúi đầu cảm ơn cho phải phép.
Vậy là qua cái ải nọ khá lụp chụp, nhưng rồi cũng xong việc.
Ra khỏi phi trường chờ thằng em lái xe đến đón, dè đâu nó vẫn còn bận việc làm ở hảng của nó nên hai tía con tự mua vé xe Bus để về Kobe
Từ Phi trường về khách sạn khá xa, bắt buộc phải đi bằng xe Bus để về Kobe, do lạ nước lạ cái, ngôn ngữ bất đồng, xài Google dịch thì nhiều khi trớt qướt khiến cô nhân viên bán vé cũng đành dùng động từ " To quơ" với tía con tui, sau một hồi mày mò với cái máy bán vé, tía con tui cũng có được hai cái vé mỗi người là hai ngàn hai trăm (yên) để về tới thành phố Kobe.
Ðứng chờ ở trạm xe bus tưởng đâu mình phải tự khiêng hành lý lên xe, không phải vậy vì có nhân viên hảng xe đứng ra làm hết , họ dán số hiệu cho từng cái Vali của hành khách như đi máy bay, họ xếp thứ tự vô gầm xe ngay hàng thẳng lối, họ nâng niu hành lý của khách chứ không quăng đại vô gầm cho rồi chuyện.
Lên xe bus trình vé cho ông tài xế, ổng vừa gom vé vừa cảm ơn khách sử dụng xe của hảng, tui với thằng con rể ngồi sau lưng ghế ông tài xế, xe rộng rãi thoáng mát vô cùng, khi yên vị trên ghế ngồi, tui ngó lên cửa kiếng chỗ mình ngồi làm tụi ái ngại vô cùng, vì hàng ghế này dành cho người tàn tật , thai phụ, người già, tụi bèn nói với thằng rể:
- Thấy tía rồi mình ngồi nhầm chỗ rồi con ơi ,nghe tui nói vậy thằng con rể cũng giật mình, khi quan sát kỹ nó cười rồi nói:
- Ngồi đúng chỗ rồi ông ngoại ơi! Ông ngoại già ngồi đây phải rồi .
Nghe nói vậy tui mới chực nhớ mình già khú rồi chứ còn gì nữa .
Bảy mươi lăm phút sau, xe bus đến bến xe ở Kobe, hai tía con đói meo bèn chui xuống khu ẩm thực phía bên dưới hầm để kiếm gì bỏ vô bụng, nhiều tiệm cơm, mỳ, và các món ăn của dân địa phương nhiều vô kể, họ trưng bày trong tủ kiếng những mô hình món ăn y như thật để khách lựa chọn, do "Giỏi Nhật ngữ" nên tụi đành chụp hình cái món mình sẽ ăn đem vô cho chủ tiệm coi, để họ bán y vậy cho mình, vừa an toạ thì lát sau họ bưng ra hai tô mỳ nóng hổi thơm dữ lắm.
Không hiểu tại đói quá hay vì tô mỳ ngon thật sự khiến tui húp hết nước lèo trong tô, sợi mỳ của Nhật vừa dai vừa mềm ăn tô mỳ này tui cảm thấy chất ngọt từ xương, nó ngon nhất là vài miếng thịt có mùi thơm ngon như thịt Jampon, cũng nói thêm người Nhật buôn bán sạch sẽ, thiết nghĩ đồ ăn thức uống của họ không cho những hoá chất độc hại vô thức ăn, vì vậy tuổI thọ của người nhật cũng thuộc hàng "Top ten" trên thế giới.
Ăn xong đón Taxi về khách sạn cách đó chừng mười phút, sau khi trả 2600 (yên) cho đoạn đường này tía con tui tới khách sạn.
Khách sạn ngày đầu tiên ở rất đầy đủ, nó tạo cho mình cảm giác như đang ở nhà..
Cũng nên nói đôi chút về cảm nhận khi đặt chân đến một phần nước Nhật, những người mình tiếp xúc rất thân thiện, ăn nói nhỏ nhẹ mềm mỏng, đường phố không thấy miếng rác nào hết, không thấy bụi bẫn bay trên đường, xe cộ họ để ngoài vỉa hè ngày đêm không cần khoá, không thấy khạc nhổ ngoài đường, đặc biệt họ dẫn chó đi dạo nhiều lắm mà chẳng thấy con nào ị bậy trên vỉa hè, người Nhật lái xe thật nhanh nhưng không thấy chạy ẩu, nhường đường cho người đi bộ một cách tuyệt đối, một xứ sở thật văn minh đáng cho mình học hỏi .
Qua ngày thứ nhì phải đổi khách sạn, khách sạn thứ hai có phong cách chánh cống như nhà của người nhật ở ngày xưa, trải nệm ngủ dưới sàn nhà . Và ngồi ghế bệt dưới sàn cùng với cái bàn nhỏ dùng để ngồi uống trà.
Thằng em hết giờ làm nó dẫn hai tía con tụi đi ăn món Shusi của Nhật, mỗi dĩa có một chút món ăn, vậy mà no dữ lắm, nào là cá ngừ chấm mù tạc, cơm cuộn hải sản, các món mực ,tôm hoàn toàn sống hết, tưởng đâu thế nào "Tào Tháo" cũng rượt dè đâu cái bụng êm ru không như mình tưởng, món Shusi ở Nhật nó ngon vì hàng hóa tươi sống, họ làm sạch sẽ, gia vị để nêm vô đồ ăn rất hợp khẩu vị, ăn xong tui nói:
-Nào giờ cái câu thiên hạ hay nói " ăn ngập mặt" nay mới thấy tận mắt
Khi họ tính tiền, tui không ngờ nó rẻ quá, vì ba người ăn cỡ này ở Sài gòn phải tốn cầu hai ba triệu đồng , vậy mà hôm đó chỉ có năm ngàn mấy trăm (yên) vị chỉ chừng tám trăm mấy mươi ngàn đồng tiền Việt mình.
Qua bữa ăn này tui thấy ở Nhật ăn uống khá rẻ, còn mắc tiền nhất là đi lại bằng Taxi, càng đi về khuya họ tính càng mắc, cũng may có người thân bên này chở đi đây đi đó, chứ ngồi Taxi hoài chịu đời không thấu đâu các bạn.
Chiều thứ Bảy thằng em vẫn còn bận việc ở hảng, hai cha con tụi đón Taxi đến thăm nơi nó làm việc ra sao cho biết, hảng nó làm nằm trên khu vực núi khá cao, xe chạy nhiều khúc cua cùi chỏ thấy ớn óc vô cùng, nhiều đoạn dốc cao nghệu khiến xe Taxi bò lên dốc với tiếng máy gầm lên như bò rống, xe chạy đến địa chỉ hảng thằng em làm thì đồng hồ tính tiền trên xe ghi năm ngàn sáu trăm (yên), thiệt là "đau bụng" quá chừng
Hảng thằng em tui làm, họ chuyên trồng tĩa cây cảnh công viên cho thành phố Kobe, tui thấy dụng cụ máy móc xe cộ lủ khủ, nghe nó nói công việc cũng khá vất vả, nhưng tui thấy nó khoẻ khoắn hơn khi còn ở bên nhà.
Chiều thứ bảy ông chủ hảng thấy có khách phương xa ghé thăm, nên ông cho mọi người nghỉ sớm.
Thằng em lái xe chở hai tía con tụi đi với xem biểu diễn cá heo, và xem các hồ cá biển trong công viên, họ tạo những hồ cá rất đẹp mắt bởi những ánh đèn màu, ở đây có đủ loại cá, từ cá lớn tới cá nhỏ thấy phát mê, khoái quá tụi kêu con rể chụp hình cho ông ngoại lia lịa để dành làm kỷ niệm của chuyến đi .
Khu biểu diễn cá Heo khách thật đông, cách biểu diễn của mấy con cá Heo cũng na ná như bên Singapore mà tui từng được xem vài năm trước, lúc cá Heo quẫy đuôi cho nước văng lên ướt khán giả thì nhiều tiếng hò reo lên thật sôi động vô cùng .
Chiều tàn khán giả lần lượt ra về, chỉ còn hai tía con ngồi hóng gió trước cổng công viên đại dương để chờ thằng em đem xe đến rước, lát sau thằng Quang (em tui) nó lái xe đến chở cả nhà đi ăn tối.
Vô khu thương mại thật rộng lớn ở trung tâm thành phố Kobe, lựa một tiệm mỳ nổi tiếng cô em dâu tui mua cho ông anh một (Set) mỳ gồm một tô Mỳ thiệt bự kèm theo chén cơm chiên rất ngon, chưa hết họ còn làm thêm sáu viên xũi cão ngon thấu trời.
Thấy cô em dâu bưng món ăn tới cho mình khiến tui sợ xám hồn, tui nghĩ trong bụng chẳng thế nào ăn hết, vậy mà tại nó quá ngon nên tụi thồn hết ráo vô bụng, lúc ra về chỉ muốn lăn thôi chớ đi không muốn nổI.
Chủ nhật thằng Quang được nghỉ làm, nó lấy xe chở tía con tui đi ngắm cây mùa đổi lá.
Xe chạy vun vút trên đường, vì trên cao tốc nó "bắn" 120 Km/h, ngồi phía trước với nó tui ớn chè đậu vô cùng.
Ðến vùng núi nơi có những hàng cây đang đổi màu, năm nay do thời tiết nóng kéo dài nên lá cây đổi màu chưa rộ, nhưng với tui như vậy cũng đủ cho mình mãn nhãn rồi, lá vàng, lá đỏ chen nhau trong rừng thật đẹp, ví như " Bồng lại tiên cảnh" ở hạ giới, ngắm nhìn cây cỏ thay màu lá, cộng với cái không khí sẽ lạnh của vùng rừng núi nơi này khiến tui ngất ngây vô cùng .
Tui ra sức quay nhiều video, nhờ mấy đứa chụp thật nhiều hình ảnh cảnh đẹp có "Bản mặt" của tui trong đó.
Nhiều đoàn khách cũng nhân ngày Chủ nhật, họ cùng nhau lái xe lên đây để cắm trại bù lại những ngày làm việc vất vả trong tuần.
Sau một thời gian quần thảo nhiều nơi trên núi, do lội bộ khá nhiều nên tui thấm mệt, thấy vậy anh em cùng nhau lên xe hạ sơn để ra ngắm biển.
Xe chạy vòng vèo quanh co ở rìa đảo, đến một nhà hàng bánh ngọt rất nổi tiếng, Quang nhà ta tấp xe vô bãi, không còn một chổ nào để đậu xe, các ông gác gian nơi này hướng dẩn cho xe lên bãi xe trên núi may ra còn chỗ, trời còn thương khi qua khỏi cơn dốc cao đến bãi xe thì còn đúng duy nhất một chổ dành cho tụi tui, nếu không còn chỗ thì đành xuống núi đi tiếp chứ biết sao bây giờ.
Lội bộ xuống định băng qua đường, ông gác gian chặn lại, ông cho biết phải chờ bớt xe thì ông đưa mình qua đường để đi vô cổng nhà hàng.
Biển ở khu nhà hàng bánh ngọt ở đây thật đẹp, tui nhìn thấy tận đáy vì nó trong veo như cặp mắt của con Mèo.
Gió mát, bánh ngon, khung cảnh hữu tình, bao nhiêu mệt mỏi trong tui nó tan biến tự bảo giờ, nhà hàng có thiết kế một cái chuông đồng bự sát bờ biển, nghe nói đây là chuông cầu nguyện tình yêu, thấy nhiều người đến giật dây chuông, âm thanh nó phát ra nghe rất thánh thiện, ham vui tui cũng đến kéo chuông, tiếng ngân Nga của chuông mang âm thanh lan tỏa ra xa xa, mấy đứa ghẹo tui:
- Ông ngoại coi chừng có bà Nhật bổn nào tới làm quen đó nghe.
Tui "đớp" lại liền:
- Có con ma chứ bà Nhật bổn nào mà quen với biết.
Ăn uống xong, em tui nó dự định chở đi nhiều nơi nữa, nó nói đi đến chiều tối mới mấy ra hết nơi để đi, do sức khoẻ không còn sung mãn như xưa, người già ví như cái bình ắc qui, do xài lâu năm nó hao mòn theo thời gian, tích điện kém mau hết năng lượng, tui thoái thoát không muốn đi chơi tiếp.
Biết anh mình không khoẻ nên Quang đành lái xe trở lại thành phố.
Về khách sạn nằm xả hơi, xem lại những thước phim và hình ảnh mình thu được vào máy, tui rất mừng vì một lần trong đời mình được đặt chân đến vùng đất xinh đẹp này, bổng tui chợt nhớ đâu đó trên trái đất này chiến tranh đang hoành hành gây chết chóc đau thương cho nhân loại, tui cầu mong sao cho các cuộc chiến kia mau tàn, để mọi dân tộc sống chung hoà bình quên đi những ngày chính chiến điêu linh.
Giã từ vùng đất thanh bình của nước Nhật, tui sẽ khắc ghi lại những kỷ niệm ngọt ngào này mãi mãi trong tui. Xin cảm ơn em cháu con cái đã đồng hành giúp cho tui đạt được ước mơ mà tui hằng mơ ước .
Viết trên chuyến bay từ Kobe trở lại Sài Gòn.
11.11.2024
Với tất cả lòng thành kính, ngưỡng phục, con?một chúng sinh vô danh? hướng về Ðức Hoà Thượng Thích Tuệ Sỹ, một bậc Ðại trí giả vừa rời cõi tạm trần gian. TH
1/-
Khung trời cũ (Không đề)
Tác giả: Hoà Thượng Thích Tuệ Sỹ
*Ðôi mắt ướt tuổi vàng khung trời hội cũ
Áo màu xanh không xanh mãi trên đồi hoang
Phút vội vã bỗng thấy mình du thủ
Thắp đèn khuya ngồi kể chuyện trăng tàn
*Từ núi lạnh đến biển im muôn thuở
Ðỉnh đá này và hạt muối đó chưa tan
Cười với nắng một ngày sao chóng thế
Nay mùa đông mai mùa hạ buồn chăng
*Ðếm tóc bạc tuổi đời chưa đủ
Bụi đường dài gót mỏi đi quanh
Giờ ngó lại bốn vách tường ủ rũ
Suối rừng xa ngược nước soi ngàn
Trong một bài tản mạn mùa đông tôi đem bốn câu thơ đoạn II bài thơ trên của vị đại Thiền sư, thi sĩ, Hoà Thượng Thích Tuệ Sỹ vào phần mở đầu, và định sẽ đăng trọn bài thơ phần kết thúc bài tản mạn- bài thơ mà một đại-thi-sĩ khác ?Bùi Giáng? đã hết lời ca ngợi và nhận xét: ?Chỉ một bài thơ Tuệ Sỹ đã trùm hết mọi chân trời mới cũ từ Ðường Thi Trung Hoa sang Siêu Thực Tây Phương?.
Giai thoại chính thi sĩ Bùi Giáng kể về ?thi sĩ, thiền sử Tuệ Sỹ vào năm 1969 khi ông vừa đọc xong bài ?Khung trời cũ?, mà lúc đầu tựa là Không Ðề, rằng: ?ai có ngờ đâu nhà sư kín đáo e dè kia, không hề có bao giờ vướng luỵ, lại còn mang một nguồn thơ Việt phi phàm??.
Chỉ mới nghe bốn câu đầu thôi đã khiến Bùi Giáng ?cảm thấy lạnh buốt linh hồn, tê cóng cả cõi dạ?, ?đã khiến khiếp vía mất ăn mất ngủ?.
Và thi sĩ Bùi Giáng đã ?hoảng vía đề nghị rằng: Ðại sư nên gác bỏ viết sách và làm thơ tiếp nhiều cho, nếu không thì nền thi ca mất một thiên tài quá lớn?
Sau thi sĩ Bùi Giáng, còn ai khác ngoài triết gia Phạm Công Thiện đủ thẩm quyền để nói về HT Tuệ Sỹ: ?Tôi xin gọi hai vị (còn 1 người khác mà tôi không kể ra đây) là hai thiền sư lỗi lạc nhất, thông minh nhất, uyên bác nhất, trong sạch nhất?.với tất cả đắn đo thận trọng, với tất cả ý nghĩa cao đẹp và như thực của một danh xưng xung thiên chí?
?Tuệ Sỹ có tâm hồn thi sĩ chơi vơi, sống trọn vẹn trong thế giới nghệ thuật và thi ca, thổi sáo, chơi dương cầm, làm thở?
2/-
Buổi chiều thứ sáu ngày 24.11, Thi Ca Mùa Ðông phần I coi như hoàn tất chỉ còn
loay hoay chỉnh sửa cho gọn gàng câu văn thì tôi nhận hung tin Thầy tạ thế. Một người bạn MK tức tốc gởi cho tôi file PDF gồm 12 bài viết trích trong Kỷ yếu tri ân HT Thích Tuệ Sỹ do những Hoà Thượng, nhân sĩ tri thức, triết giảđã từng là đồng nghiệp, môn huynh, môn đệ, học trò hay từng tu tập cận kề với Thầy viết cảm tưởng. Tâm trạng tôi bàng hoàng, xúc động, tiếc nuốỉ như mỗi lần hay tin một nhân vật tài giỏi có tâm huyết bỏ nhiều công lao cống hiến cho nền văn hoá VN rời bỏ chúng ta trở về tro bụỉ
Nhưng lần này, nỗi xúc cảm tôi càng mạnh nhiều hơn. Bởi đây là một vị chân tu tài, đức, trí uyên bác lỗi lạc về mọi phương diện: Hoà Thượng, Thiền sư, Học giả, Thi sĩ, Nhạc sĩ Thích Tuệ Sỹ được cả thế giới kính trọng, chia buồn trong đó có Ðức Ðạt Lai Lạt Ma và Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ.
*Nỗi xúc động chưa kịp lắng thì sáng 30 tháng 11 lại hay tin văn, thi, nhạc sĩ Nguyễn Ðình Toàn qua đời. Trời ơi, trùng hợp với việc tôi sắp sửa viết một bài nhắc đến ông cùng tác phẩm, bởi liên quan với chủ đề tôi nghĩ. Tôi đã thảo sẵn mấy nét chính để đừng quên. Sao mà lần lượt từng người chúng ta kính yêu ngưỡng mộ ?rủ nhaủ ra đi cùng lúc vậy. Sao không nán lại trần gian ít lâu nữa, để làm đầy thêm gia tài những tinh hoa kiến thức quí báu lưu truyền cho hậu thế.
Nỗi xúc cảm thứ nhì cộng vào nỗi xúc cảm thứ nhất, lồng vào không gian bên ngoài ngập tràn tuyết trắng rơi không ngớt từ hai tuần nay khiến tâm tư tôi thêm nặng trĩu. Quẩn quanh trong đầu câu hỏi: Sống để làm gì ? Theo cái vòng Sinh, Lão, Bệnh, Tử. Vô lý quá. Sinh ký, tử quỉSống gởi, thác về? Người rời bỏ xác thân tứ đại ở cõi tạm thì đã yên bình nơi chốn vĩnh hằng, để người còn ở lại tiếc thương, sầu khổ*
*Tôi bắt quàng xiên, vì cùng lúc nghĩ đến chồng. Mười năm trước, vào giữa tháng 12 cũng tuyết rơi trắng ngập lối đường, cảnh vật buồn thiu giống như bây giờ, anh đã bỏ tôi mà về với tro bụi, với cõi hư không huyễn mộng.
3/-
Tôi chỉ là một chúng sinh vô danh, không có may mắn diện kiến với Hoà Thượng Thích Tuệ Sỹ và sẽ không bao giờ được trên cõi đời nầy nữa. Nhưng tôi có thể ?nhận vở là có duyên may ?gặp? thi sĩ Tuệ Sỹ từ hai năm nay rồi đó.
Thật ra, tôi đã từng nghe nhắc đến Người rất, rất lâu trên danh vị Thiền sư, Giáo sư giảng dạy tại Ðại học Vạn Hạnh từ năm 1970 có làm nhiều bài thơ trác tuyệt. Với sự nông cạn hời hợt, tôi nghĩ chúng ta có thơ của các ông Phạm Thiên Thư, Bùi Giáng. Nghĩa là viết về thiền, đạo, về lẽ nhiệm mầu vô vi vạn vật, về lối sống thung dung tự tại phóng khoáng của người Ngộ Ðạỏnhững vần thơ thanh thoát, vượt ngoài cương toả tục luỵ, giờ thêm thiền sư Tuệ Sỹ.
Thời đi học tôi chưa có dịp đọc bất cứ bài thơ nào của Thiền sửbởi tâm hồn nữ sinh mới lớn trong veo như tờ giấy trắng chỉ thích tìm đọc thơ trữ tình của Nguyên Sa, Lưu Trọng Lư, Quang Dũng, Ðinh Hùng, Tagorẻ thả hồn mơ mộng chuyện tình-yêu-tuổi-học-trò là chính.
Giả dụ thuở ấy tôi có diễm phúc được đọc thơ của Thầy chắc cũng mông lung ngơ ngáo chưa hiểu hết ý nghĩa thâm sâu chứa ẩn trong ngôn từ. Chỉ khi người ta lớn dần theo năm tháng, trải qua nhiều thăng trầm khổ nạn cuộc đời thì mới thấu hiểủchỉ phần nào thôỉ những gì Thầy gởi gấm vào câu chữ tưởng là đơn giản nhưng chứa đựng bao tư tưởng vi diệu. Nhạc sĩ Vũ Thành An viết trong Ðời Ðá Vàng:
Có một lần mất mát mới thương người đơn độc
Có oằn mình đớn đau mới hiểu được tình yêủ
?Xuống tận cùng dưới đáy, thấy mênh mông rộng cõi trời
Hãy mở lòng chúng ta đón nhận biển tình yêủ
Tôi nói ?gặp? thi sĩ Tuệ Sỹ từ hai năm nay. Chính xác là tôi ?gặp thở của thi sĩ chứ không phải gặp chính bản thân Thầy. Một hôm tôi vào diễn đàn quen thuộc đọc sách, truyện, thơ như thường lệ. Những quyển nào hay thì tôi đã đọc cả rồi, đang lục lọi tìm tòi những tác phẩm mới in bỗng gặp bài thơ gồm 4 đoạn 16 câu. Chỉ cái tựa đề thôi đã nghe rất trữ tình, mềm mượt, dịu dàng:
Nhớ con đường thơm ngọt môi em
Tóc em tung bay sương chiều khói biếc
Dệt tơ trời thành khúc hát bâng khuâng
Tình hay mộng khi Trường Sơn xa hút
Ðến bao giờ mây trắng gởi tin sang
Hồn tôi đi trong rừng lang thang
Vọng lời ru từ ánh trăng tàn
Mắt em nhỏ ngại ngùng song cửa
Nghe tình ca trên giọt sương tan
Bóng tôi xa đêm dài phố thị
Nhớ con đường thơm ngọt môi em
Ơi là máu, tủi hờn nô lệ
Bóng tôi mờ suối nhỏ đêm đêm
Gót chân em nắng vàng xua viễn phố
Những ngón hồng ngơ ngác giữa đường chim
Ôi ta nhớ như đêm dài thượng cổ
Sợi tóc mềm lơi nhịp hát trong tim
Bài thơ thu hút sự chú ý của tôi. Tìm tên tác giả bên dưới. Thiền sư Tuệ Sỹ. Làm ở giai đoạn 1976-1977. Tôi ngạc nhiên, một ngạc nhiên đầy thú vị. Kêu thầm: Trời ơi sao thiền sư mà làm thơ tình hay quá vậy trời, đâu thua gì các thi-sĩ-tình-yêu khác. Bài thơ nhắc đến một người con gái với tóc bay bồng bềnh sương khói, với gót chân trong nắng vàng qua phố cũ, với đôi mắt ngại ngùng bên song cửả Nàng đây có thể là 1 người có thật ngoài đời, có thể chỉ là 1 bóng hình tưởng tượng(là tôi tự đoán). Ðoạn III :
Bóng tôi xa đêm dài phố thị
Nhớ con đường thơm ngọt môi em
Câu ?nhớ con đường thơm ngọt môi em? đậm chất lãng mạn khiến lòng tôi tràn ngập cảm xúc bâng khuâng, thì bỗng liền kề hai câu bên dưới:
Ơi là máu, tủi hờn nô lệ
Bóng tôi mờ suối nhỏ đêm đêm
Khó hiểu quá. Vì sao ?có máu, tủi hờn nô lệ? với ?bóng tôi (tác giả) mờ suối nhỏ đêm đêm? xen vào giữa những câu thơ tình tuyệt vời như thế? Tò mò tôi lục tìm đọc tác phẩm& tiểu sử cuộc đời Thầy. Mới khám phá nhiều điều phi thường về Hoà thượng.
Thì ra Thầy không phải chỉ là một nhà sư-thi-sĩ đơn thuần như tôi từng ngộ nhận, mà trong thân thể gầy gò bình dị với đôi mắt tinh anh sáng quắc cho đến cuối đời chứa đựng một bộ óc thông thái xuất chúng, ngoại hạng, lỗi lạc của một đại học giả nghiên cứu Phật học, triết gia, từng là giảng sư Ðại Học Vạn Hạnh Saigon khi mới 26 tuổi. Là một thi sĩ, nhạc sĩ với các áng thơ văn thâm trầm, thanh thoát?. Ðáng ngưỡng mộ là Thầy tự học thông thạo hơn chục ngoại ngữ kể cả cổ ngữ Phạn, Pali, Hán..tự học đàn piano, violon, guitar, thổi sáo đều thuần thục. Tôi đã thấy trên video phong cách Thầy ngồi đàn khúc Moonlight Sonata của Beethoven bằng 10 ngón tay thoăn thoắt nhuần nhuyễn lướt trên phím dương cầm một cách say sưa. Và càng hoan hỉ khi Thầy nhả âm thanh thánh thót bài Tout l?amour (Pháp) mà cả thế giới đều biết qua tiếng ca Dalida:
Tout l?amour que j?ai pour toi
Est brulant comme un feu
Il est grand et plein d?éclats
C?est si bon d?être heureux?
Dịch: Ðến đây với nhau những khi buồn
Về bên anh, về bên anh
Nhớ thương mới hay biết đêm dài
Vì yêu ai, vẫn yêu hoàỉ*
*Không hiểu sao lời Việt chẳng chút gì tương quan với lời Pháp, chắc để cho hoà hợp với giai điệu các nốt nhạc.
Thầy là một trong rất hiếm hoi bậc hiền giả, chân tu ngoại hạng. Sự ra đi của Thầy để lại một khoảng trống, một mất mát cho Phật học và văn hoá Việt Nam vô cùng lớn.
Tôi sẽ không ca tụng tán thán về Thầy nhiều nữa, vì chắc chắn mọi người đều đã biết, nghe về tiểu sử cuộc đời của Thầy. Về những công trình nghiên cứu Phật giáo mà Thầy để lại như dịch thuật Ðại Tạng Kinh, Duy Ma Cật, kinh Hoa Nghiêm, Tập A Hàm? Những bài chính luận về đạo học, văn hoá, giáo dục, xã hội. Về triết Ðông triết Tâỷ
Tài năng, trí tuệ, phẩm hạnh của Thầy thì ?bất khả tư nghị?. Bất khả tư nghị là một thuật ngữ trong Phật giáo, có nghĩa đơn giản là ?không thể nghĩ bàn?khi nói tới điều gì không thể hiểu được, vượt lên trên lý luận. Tả cái Tuyệt đối, chỉ người giác ngộ mới hiểu hết.
Trình độ hiểu biết của tôi còn quá yếu kém nên tôi chỉ dám nhắc về những bài thơ nào mà tôi rất yêu thích ngưỡng mộ?mặc dầu tôi không hiểu hết ý nghĩa Thầy chuyên chở, chỉ biết là vần điệu câu chữ đọc lúc trữ tình, ngọt lịm lúc man mác, sâu sắc, u uẩn làm lay động cả lòng.
Theo thiển ý, đã gọi là thơ thì khó mà giải thích, cắt nghĩa trần trụi như môn khoa học. Ta chỉ cảm nhận bằng giác quan thứ sáu, bằng sự đồng cảm của trái tim thôi chứ nếu phân tích rõ từng câu chữ thì sao còn gọi là thơ được nữa.
4/-
Tôi có thói quen thường hay trích đoạn thơ, nhạc đem vào bài viết. Bởi chữ nghĩa tôi nghèo nàn kém cỏi quá không đủ khả năng để diễn tả trọn vẹn điều mình muốn nói, nên mượn lời thơ điệu nhạc mới truyền tải được hết ý. Qua đó người đọc sẽ thấu cảm dể dàng điều tôi gởi gấm, không bị nhàm chán bởi câu văn viết dở, vừa được ôn đọc lại những câu thơ lời nhạc quen thuộc. Một mũi tên mà trúng hai con chim là vậy.
Tôi có diễm phúc đọc thơ Thầy Tuệ Sỹ, tâm hồn nhạy cảm của tôi đón nhận các vần thơ ấy ngay tức khắc?như tôi từng đón nhận các bài thơ hay của nhiều thi sĩ khác? Chẳng hạn hai câu mở đầu cho quyển thơ Giấc Mơ Trường Sơn 1968?1974:
Anh ôm giấc mộng đi hoang
Biết đâu mà kiếm trăng ngàn cho em
(Phương trời viễn mộng)
Ngược xuôi nhớ nửa cung đàn
Ai đem quán trọ mà ngăn nẻo về ( Kết từ )
Giống như radio bị nhiễu sóng những khi thời tiết xấu không nghe được. Ta thử lần mò xoay nút trong ngổn ngang âm thanh láo nháo, bỗng may mắn chộp đúng tần số (longeur d?onde), thế là giọng nói nổi lên. Trong thi ca hay âm nhạc cũng vậy, tư tưởng hay tâm hồn giữa con người cũng phải cùng một cảm nhận, một thẩm âm, một?tần số? thì mới bắt được nhịp sóng, mới say mê thích thú lắng nghe điệu nhạc lời thơ đó. Có thể câu thơ lời nhạc kia là tuyệt vời với người này nhưng người khác thì không cùng cảm nhận, bởi không cùng ?tần số?.
Tuy nhiên không phải câu nào tôi cũng hiểu hết ý nghĩa. Có câu tôi chỉ hiểu lờ mờ.Tư tưởng của Thầy quá thâm sâu bát ngát, tôi chỉ như cọng cỏ may nhỏ nhoi dưới gốc đại thụ thiên niên làm sao có thể hiểu tường tận. Ðừng hỏi vì sao tôi thích câu thơ nầy, câu thơ nọ. Chỉ biết thích là thích, thế thôi.
Thiên lý độc hành
Ta về một cõi tâm không
Vẫn nghe quá khứ ngập trong nắng tàn
Còn yêu một thuở đi hoang
Thu trong đáy mắt sao ngàn nửa khuya
Ta đi dẫm nắng bên đèo
Nghe đau hồn cỏ rủ theo bóng chiềủ
?Ðã mấy nghìn năm đợi mỏi mòn
Bóng người cô độc dẫm hoàng hôn
Bởi ta hồn đá phơi màu nắng
Ôm trọn bờ lau kín nỗi buồn?
?Từ thuở hồng hoang ta ở đâu
Quanh ta cây lá đã thay màu
Chợt nghe xao xuyến từng hơi thở
Thấp thoáng hồn ai trong khóm laủ
( Thơ Tuệ Sỹ, 2011?2012)
Một bài thơ trùng tựa với thơ của thi sĩ Thâm Tâm
Tống biệt hành
Một bước đường thôi nhưng núi cao
Trời ơi mây trắng đọng phương nào
Ðò ngang neo bến đầy sương sớm
Cạn hết ân tình nước lạnh sao?
Một bước đường xa, xa biển khơi
Mấy trùng sương mỏng nhuộm tơ trời
Thuyền chưa ra bến bình minh đỏ
Nhưng mấy nghìn năm tống biệt rồi
Cho hết đêm hè trông bóng ma
Tàn thu khói mộng trắng Ngân hà
Trời không ngưng gió chờ sương đọng
Nhưng mấy nghìn sau ố nhạt nhoà
Cho hết mùa thu biệt lữ hành
Rừng thu mưa máu dạt lều tranh
Ta so phấn nhuỵ trên màu úa
Trên phím dương cầm, hay máu xanh?
Trong thơ, thi sĩ thường hay nhắc đến Cuộc lữ:
Nằm ôm một bóng trăng gầy
Vai nghiêng tủi nhục hờn lay mộng tàn?
?Khóc tràn cuộc lữ long đong
Người đi còn một tấm lòng đơn sở
( Một bóng trăng gầy)
Cuộc lữ? Trong tác phẩm của Hoà Thượng Tuệ Sỹ: ?Tô Ðông Pha những phương trời viễn mộng?HT đã viết tựa, mở đầu bằng hai câu thơ:
Trong ta là núi là rừng
Là trăm tiếng hát đã dừng trên môi ( Thân phận)
Tiếp theo Thầy giải thích, tôi sơ lược :
?Âm hưởng của Thi là tiếng vang của nhịp bước trong cuộc Lữ.
Thảm hoạ lịch sử, những tham vọng cuồng dại si ngốc của con người càng lúc càng đổ dồn lên cuộc Lữ?Cuộc Lữ trở thành cuộc đày ải; Thi cũng trở thành ẩn tình hoài vọng quê hương; hoài vọng những phương trời viễn mộng của quê hương?:
*Mười năm trong cuộc lữ
Ngọn gió đưa anh đi mười năm phiêu lãng
Nhìn quê hương qua chứng tích điêu tàn?
?Mười năm sau anh băng ngàn vượt suối
Tìm quê hương trên vết máu giữa đồng hoang?
?Trong mắt biếc mang nỗi hờn thiên cổ
Vẫn chân tình như mưa lũ biên cương
*Mộng trường sinh
Ðá mòn phơi nẻo tà dương
Nằm nghe nước lũ khóc chừng cuộc chơi
Nghìn năm vang một nỗi đời
Gió đưa cuộc lữ lên lời viễn phương
Càng đọc các bài thơ của Thầy tôi càng bị thu hút, đắm chìm vào cõi Thơ phiêu nhiên tinh tế khó dứt. Ngôn ngữ thi ca thường có nhiều ẩn dụ mà chỉ chính tác giả mới hiểu rõ hơn hết điều muốn diễn tả. Chúng ta lãnh hội rồi suy diễn theo cảm nhận riêng của mỗi người.
5/-
Thơ của Thầy ảo diệu quá, tôi xin ngưng bởi ?có nói cũng không cùng?. Ðể kết thúc bài viết tôi kể một sự việc nho nhỏ. Buổi chiều ngày 24.11.2023 hay tin HT Tuệ Sỹ qua đời. Dù theo dõi tin tức biết Thầy đã rất yếu mấy ngày trước nhưng vẫn bàng hoàng buồn tiếc. Tuy mới hơn 4 giờ chiều mà trời đã mờ tối phải bật đèn. Lát sau có cô bạn gọi điện hỏi thăm nơi tôi tuyết đổ nhiều hay ít? cô bạn nầy đạo Công giáo, không biết nhiều về HT?nhân đó tôi kể cho bạn nghe về cuộc đời ngoại hạng, trí tuệ uyên thâm, cùng sự ra đi của bậc chân tu khiến xao động hằng triệu con tim ra saọ.v..v..Ðang thao thao nói theo nỗi xúc động bỗng nghe tiếng động?bụp? căn phòng đang sáng vụt mờ đi. Hơi giật mình, nhìn quanh quất..cái gì vậy nhỉ? Ngó lên trần. Thì ra ngọn đèn chùm ba bóng chiếu ba góc rọi vào mấy chục bức tượng do chồng tôi điêu khắc chưng trong phòng khách bị đứt hết một bóng. Ðúng vào lúc tôi đang nhắc đến HT Thích Tuệ Sỹ. Biết chỉ là một sự trùng hợp ngẫu nhiên, đèn xử dụng lâu thì đứt bóng là chuyện bình thường nhưng vẫn nao nao tấc dạ.
Tôi thử làm mấy câu thơ hồi hướng đến Thầy:
Một nén tâm hương tưởng nhớ Người
Con thuyền cuộc lữ*ngưng giòng trôi
Từ nay thanh thản, rời cõi tạm
Chép nốt bài thơ ngọt mộng đời**
*Chữ của Thầy hay nhắc trong thơ
**Theo hai câu thơ của Thầy Tuệ Sỹ trong bài ?Cho Ta Chép Nốt Bài Thơ Ấỷ:
Là ta chép nốt bài thơ ấy
Ðể giết tình yêu cả mộng đời
06.Dec.2023
Lệ bước xuống xe bus, quyết định đi bộ trên con đường lá vàng mà không cần đợi chuyến bus kế tiếp. Mới từ trại tỵ nạn qua định cư Canada được hai năm, ở đâu thì Lệ không chắc, nhưng Lệ vẫn nghĩ mùa Thu ở Ottawa là mùa Thu đẹp nhất Canada, nơi có những con đường lá đủ màu rực rỡ, như con đường dẫn đến nhà Sarah hôm nay.
Vào College khóa học Pharmacy Technician, năm nay là năm thứ hai cũng là năm cuối, Lệ mới được cho vào chung nhóm Lab với Sarah. Thực ra từ năm trước, hai người đã quen nhau vì nhận ra cùng lứa tuổi và thuộc nhóm ?già? nhất lớp trong khi đa số các sinh viên khác chỉ vừa mười tám đôi mươi .
Hồi cuối khóa học vừa rồi, Lệ đã đến nhà Sarah lần đầu khi có ?Lab Assignment?. Vừa bước vào nhà, mùi nồng nặc từ nhà bếp làm Lệ khó chịu, Sarah vui vẻ hiền hòa:
- Bạn chưa quen với mùi này phải không? Ðó là mùi của cheese, mẹ của tớ đang làm ?Maccaroni & Cheesẻ đấy, chút nữa bạn thử chút xíu nha.
Nhớ lời ông anh bên Mỹ dặn dò, muốn thực tập ?Englis?h mau chóng thì làm quen nói chuyện với người bản xứ, đến nhà họ chơi, ăn các món ăn của họ, để học hỏi thêm về văn hóa phong tục của họ, nên Lệ mạnh dạn xông xáo kết thân với Sarah từ trong lớp cho đến ngoài giờ học. Lần đầu tiên, Sarah cho Lệ thử món pizza, còn Lệ cho nó thử món phở. Trong khi Sarah tự nhiên húp nước phở, ăn hết cả tô thì Lệ không ăn hết mấy miếng Pizza, mà chỉ ăn phần rìa của miếng bánh vì đó là phần bột mì nướng, còn phần giữa với pepperoni, pizza sauce, mushroom, olive slices thì hoàn toàn mới mẻ, Lệ không thể cố gắng dù rất muốn.
Sarah tế nhị, hiểu Lệ cần nhiều thời gian để làm quen với món ăn mới, nên nhiều lần ở giờ lunch hoặc break time ở cafeteria của trường, Sarah đều nói sơ qua các thành phần, cách chế biến, rồi tùy Lệ quyết định thử hay không, chứ Sarah không mời mọc ép uổng.
Vừa đi vừa ngắm lá vàng vừa suy nghĩ chuyện cũ mà đến nhà Sarah hồi nào hổng hay. Sarah mở cửa với nụ cười thật tươi, Lệ thấy ngay phòng khách những giỏ táo đầy ắp, Sarah giải thích:
- Hễ cuối hè đầu thu là nhà tớ hái toàn bộ các trái táo ngoài vườn sau, một phần để sên mứt, phần sấy khô, và phần làm bánh táo nướng.
Lệ kêu lên thích thú:
- Bánh táo nướng? Nghe hấp dẫn đấy!
- Yên chí nhé, bạn sẽ được thưởng thức những ổ bánh mới ra lò thơm ngất ngây.
Bước vào gian bếp, mẹ Sarah đang đứng sên mứt trong chiếc chảo lớn, ba Sarah đang xắt những trái táo nơi chiếc bàn, Sarah thông báo:
- Bánh táo nướng này phải do chính tay anh chef Noah nướng nhé, anh ấy đang bận nói chuyện phone trên lầu.
Noah là anh trai của Sarah, đang dạy học ở một Elementary School thành phố Montreal cách Ottawa gần 2 giờ lái xe . Sarah thường kể cho Lệ nghe về Noah nhưng Lệ chưa có dịp gặp gỡ.
Lệ ngạc nhiên:
- Hôm nay anh Noah về thăm nhà? Anh làm món bánh táo nướng ư?
Mẹ Sarah bật cười:
- Thực ra đó chỉ là cách nói vui, mọi công đoạn đều do tôi đảm trách, tuy nhiên đây là món yêu thích của Noah, nên mỗi khi làm món này nếu Noah có mặt thì sẽ giành phần cuối, là nặn bánh vào khuôn rồi bỏ vào lò.
Hai đứa lên lầu, vào phòng Sarah bắt đầu làm Lab Project. Gần một tiếng sau, mùi thơm lan tỏa khắp nhà, bay lên lầu làm Lệ không cưỡng nổi, hít hà. Sarah nghiêng đầu hỏi Lệ:
- Bạn có cảm nhận được mùi gì không?
Lệ chịu thua, Sarah đáp đầy tự hào:
- Ðó là mùi bột nướng, quyện với mùi bơ, mùi ngọt ngào của mứt táo, và đặc biệt là mùi quyến rũ của cinnamon, tuyệt quá phải không? Tụi mình xuống bếp cho bữa trà chiều thôi nào.
Lệ theo Sarah bước xuống nhà, nơi chân cầu thang là một chàng trai cao ráo, mái tóc nâu và đôi mắt xanh lơ đang ngước nhìn Lệ, rồi anh mở lời:
- Lee ?
Lệ hơi mắc cở, mỉm cười:
- Noah?
Sarah đùa:
- Vậy là hai người biết nhau rồi nha, tớ khỏi cần giới thiệu, bắt tay nhau đi!
Sau vài câu chào hỏi ban đầu, mọi người ngồi vào bàn, ba Sarah đưa Noah đôi găng tay vải để mở lò, mang bánh ra bàn, cẩn thận đặt trên tấm thớt gỗ giữa bàn. Ai cũng trầm trồ ngắm nhìn ổ bánh. Noah rắc trên mặt bánh một lớp bột trắng mỏng khi bánh còn nghi ngút khói. Sarah nói nhỏ bên tai Lệ:
- Ðó là ?icing sugar?, không phải bột nhe bạn, còn màu nâu kia là bột quế đó.
Trên bề mặt là lớp bột bánh ngả màu nâu lấp lánh những hạt đường vàng trộn lẫn bột quế và mùi bơ thơm béo. Sarah đứng lên lấy dao cắt bánh, những miếng bánh hình tam giác óng ánh màu vàng nâu làm kích thích vị giác thực khách, nhưng Noah bảo còn thiếu mục cuối cùng. Anh mở tủ lạnh, lấy whipping cream, điểm trên mỗi miếng bánh hình một bông hoa trắng bắt mắt, ngọt ngào, và tiếp đến là caramel drizzle lướt trên miếng bánh theo kiểu zic zac rất điệu nghệ . Dĩa bánh táo nướng đẹp như một bức tranh hoàn hảo.
Lệ ngẩn ngơ trầm trồ ngắm từng miếng bánh trên dĩa mới thấy bên trong là những miếng táo be bé trong hỗn hợp nước đường trong veo sền sệt. Mẹ Sarah hỏi:
- Chúng ta nên uống trà gì nhỉ?
Ba Sarah đề nghị:
- Có lẽ là Chamomile vì nó không có caffeine, chúng ta sẽ đễ ngủ hơn.
Từng tách trà được đặt bên cạnh dĩa bánh, mọi người vừa ăn bánh táo, vừa nhâm nhi trà nóng, nhìn bên ngoài cửa sổ ra mảnh vườn sau nhà, những chiếc lá vàng lay động trên cây, rồi rơi rụng lao xao xuống thảm lá khô, như một bản tình ca Mùa Thu vời vợị . Thấy Lệ ăn hết dĩa bánh ngon lành, Noah thân thiện:
- Chút nữa tôi gói một phần cho cô đem về, sáng mai cô hâm lại trong oven rồi dùng với cafe ngon lắm .
Xong bữa trà chiều, Sarah rủ Lệ:
- Bạn có muốn đi dạo một vòng xóm này không? Ðây là một trong những khu nhà đẹp nhất vào mùa Thu đấy.
- Tôi biết chớ! Nên hồi nãy tôi đã đi bộ gần 10 blocks đường chỉ để tận hưởng cảm giác đi giữa mùa thu đầy lá vàng.
Noah đứng lên rời khỏi bàn:
- Cho tôi đi theo làm bodyguard cho hai nàng luôn nha!
Ba người tản bộ trên vỉa hè, tiếng lá khô xào xạc dưới chân như reo vui theo từng tiếng cười và những câu chuyện rộn ràng. Noah hỏi thăm chuyện học hành của Lệ và Sarah, rồi kể về những đứa học trò lớp 6 của chàng thật dễ thương hồn nhiên, đó là lứa tuổi chưa lớn nhưng không còn bé bỏng nữa . Lệ cũng kể cho Noah và Sarah về người anh ruột đang ở Mỹ cũng như gia đình còn kẹt lại Việt Nam đang chờ giấy tờ bảo lãnh.
Ði xong một vòng, quay trở về thì trời sẫm tối, mùa Thu là thế đấy, mặt trời đi ngủ sớm. Sarah nhìn Lệ lo lắng:
- Giờ này mà chờ xe buýt hơi lâu đấy, vì là Thứ Bảy và là buổi chiều, cỡ nửa tiếng mới có một chuyến.
Noah đồng tình:
- Vậy thì chúng ta nên đưa Lee về.
Lệ tính lên tiếng từ chối, thì Sarah quyết định:
- Sẵn xe của anh Noah đậu ngay trước nhà, thôi chúng ta đi mau kẻo muộn.
Trên xe, Noah lại bắt chuyện:
- Lee này, tôi nghe nói cô có đạo Catholic, cô đi lễ nhà thờ nào?
- Tôi đi nhà thờ Việt Nam dưới phố, ngay đường Argyl.
- Vậy ngày mai cô có muốn dự lễ ở nhà thờ chúng tôi, nới góc đường Cumberland chúng ta vừa đi qua đó?
Sarah nhanh nhẩu:
- Em đã mời Lee vài lần nhưng Lee phải đi lễ nhà thờ Việt vì cô ấy là ca viên trong ca đoàn nhà thờ.
Lệ vội vàng ngắt lời Sarah:
- Oh không sao đâu, ngày mai tôi sẽ dự lễ với gia đình bạn.
Noah reo lên:
- Vậy thì vui quá, lễ bắt đầu 10 giờ sáng, chúng tôi đến đón cô.
- Dạ khỏi, tôi đi bus tiện lắm.
Sáng hôm sau, xe buýt đưa Lệ đến sân nhà thờ đúng lúc buổi lễ đang bắt đầu, mọi người đã vào chỗ ngồi, tiếng hát nhập lễ vang lên, Lệ rón rén vào hàng ghế cuối cùng . Vừa liếc qua bên ca đoàn phía hàng ghế bên kia, Lệ bất ngờ vì Noah là người đang đệm đàn piano và bên cạnh đó là hai người, một nam một nữ đang hòa giọng theo bài Thánh Ca. Lệ chợt so sánh với ca đoàn của Lệ tại nhà thờ người Việt, ca viên mấy chục người, hát có khi còn bị ?bể?, còn ở đây chỉ có hai người nhưng giọng ca xuất sắc.
Ðến phần dâng lễ, ba má Sarah cùng một cặp trung niên khác, cầm mỗi người một cái rổ đi vòng quanh các hàng ghế trong nhà thờ để collect tiền hoặc phong bì đóng góp từ giáo dân. Lệ cảm phục tinh thần phục vụ và sùng đạo của gia đình Sarah, rồi chợt nhớ, tên Sarah và Noah của hai anh em đều là tên trong Kinh Thánh Cựu Ước.
Cuối lễ, vị linh mục hỏi những ai có birthdays trong tháng này xin giơ tay lên, rồi Noah đệm bài Happy Birthday cùng hai giọng ca ?ca đoàn? và cả nhà thờ vỗ tay theo nhịp hát. Lễ tan, nơi cuối nhà thờ đã bày sẵn bánh ngọt, sandwiches, cookies, trà, cafe, mọi người ríu rít chào hỏi nhau. Sarah chạy đến bên Lệ:
- Vào Lễ chúa nhật đầu tháng luôn có tiệc nhẹ mừng sinh nhật trong tháng, cũng là dịp cho cộng đoàn gặp gỡ thân tình.
Lệ cười cười:
- Ủa, gia đình bạn làm chủ cái nhà thờ này hay sao á, anh Noah thì chơi đàn trong ca đoàn, ba má bạn thì trong thành phần xin của lễ.
Sarah cười lớn hơn:
- Ôi, anh Noah từ thời niên thiếu đã ở trong ban giúp lễ (altar boy) rồi nhe, lớn lên anh đánh đàn cho ca đoàn. Tớ cũng được Cha xứ dạy đàn chung với anh Noah đấy chớ, nhưng rồi tớ bị mắc bệnh nguy kịch, thời gian chữa bệnh và dưỡng bệnh hơn năm năm trời, nên tớ bỏ ngang, và đó cũng là lý do tớ vào College trễ tuổi.
Lúc ấy, anh Noah cùng một cô gái bước đến, Sarah giới thiệu:
- Ðây là chị Maria, người bạn cùng xóm, cùng học với anh Noah từ tiểu học cho đến trung học, chị là giọng ca solo của ca đoàn.
Lệ khen thật lòng:
- Chị hát hay lắm, tôi tên là Lee, bạn học với Sarah.
Sau lần đó, Lệ không còn dịp nào gặp lại Noah, kể cả ngày hai đứa ra trường vì trùng thời gian anh đi tu nghiệp ở Halifax. Lệ được người chị họ ở Toronto giới thiệu vào làm cho một hãng sản xuất dược phẩm. Dù chẳng muốn rời bỏ Ottawa, nhưng vì công việc và vì sẽ được ở gần anh chị họ hàng, Lệ dọn về Toronto. Lúc bấy giờ, người ta chỉ liên lạc với nhau bằng những lá thư, và thỉnh thoảng gọi phone. Lệ và Sarah gửi thư qua lại, được một năm đầu, cuộc sống bận rộn, thư từ và những cú phone cũng thưa dần.
Một hôm, Sarah gọi phone, hai đứa mừng vui kể cho nhau nghe cuộc sống hiện tại, rồi Sarah nói:
- Lee ơi, anh Noah sắp cưới vợ rồi.
- Thật ư? Anh và chị Maria thật là đẹp đôi.
- Không bạn ơi, anh ấy lấy cô giáo cùng trường.
- Ủa, còn chị Maria?
- Chị ấy đang khóc hết nước mắt tại nhà tớ đây. Chị yêu anh Noah đơn phương.
- Ðơn phương? Vậy sao không nói, người ta mới biết chớ!
- Chị Maria là cô gái thông minh, chị đã nhiều lần khéo léo bày tỏ tình cảm nhưng anh Noah vẫn bình thường, xem chị như bạn .Chị hiểu, khi người đàn ông yêu mình thì họ sẽ chủ động, hoặc khi mình bật đèn xanh thì họ lao tới ngay.
- Ừ! Tội chị ấy quá.
- Tớ cũng thương chị lắm. Chị bảo, khi anh ấy chưa thuộc về ai, chị hạnh phúc mỗi khi anh ấy về thằm nhà, và hy vọng một ngày nào đó ?nước chảy đá mòn?, nhưng nay anh đã có người con gái khác, tim chị tan vỡ .
Lệ bồi hồi nhớ lại thời gian mới dọn về Toronto, có những buổi chiều cuối tuần, Lệ đã mong chờ (dẫu biết là mong đợi... vu vơ) một cú điện thoại hoặc lá thư của Noah. Dẫu chẳng có thư cũng chẳng có cú điện thoại nào, kỷ niệm với Noah một buổi chiều thu thưởng thức bánh táo nướng vẫn êm ái theo Lệ suốt thời gian dài.
Cúp điện thoại Sarah xong, Lệ nói thầm: ?Sarah ơi, tớ chỉ gặp anh Noah có hai lần, mà nay nghe tin anh cưới vợ, lòng tớ cũng gợn buồn, bâng khuâng, huống chi chị Maria!?
.....................................................................
Ðã lâu lắm Lệ chưa trở về thăm chốn xưa. Bao nhiêu mùa thu đã trôi qua, nay Lệ đã có mái gia đình hạnh phúc, nhưng chẳng nhớ tự bao giờ, Lệ biết mình đã yêu tha thiết Ottawa, Mùa Thu và Bánh Táo Nướng .
Edmonton, Mùa Thu 2024
KIM LOAN
NIỀM VUI MÙA TẠ ƠN
Trong mối quan hệ bạn bè, hình như tôi có duyên với số 4. Hồi ở trại tỵ nạn Thailand tôi sống chung trong nhóm 4 cô gái, còn trước đó ở bên Việt Nam, từ trường Sư Phạm cho đến khi ra trường cũng là nhóm 4 nàng.
Ra trường đi dạy 4 trường khác nhau, nhưng chúng tôi vẫn gặp nhau thường xuyên vui vầy, rồi theo dòng đời cũng rã đám. Một nàng bị bệnh hoang tưởng bên Việt Nam (tôi đã viết về nàng trong bài Tháng Mười Hai Nhớ Bạn), một nàng có cuộc sống êm ấm với ông chồng già bên Việt Nam (tôi cũng đã viết về nàng này trong bài Người Thứ Ba), còn tôi và chị Mộng Nguyên, kẻ đi Canada người qua Mỹ, thư đi thư lại vài lần, rồi mất liên lạc đúng một phần tư thế kỷ, là 25 năm.
Tôi vẫn cố gắng tìm kiếm, dò la tin tức của Nguyên, rồi mới đây bà chị bên Texas giới thiệu, quảng cáo mục Tìm Thân Nhân của youtube ?Hồng Loan-Bảo Lộc?. Bà chị lạc quan bảo đảm rằng, có nhiều trường hợp đã tìm ra người quen, và nói đâu xa, chính chị cũng đã nhờ chương trình này tìm ra vợ chồng người bạn, ngày xưa người chồng đi ?cải tạỏ chung với chồng chị nên hai bà vợ đi thăm nuôi gặp nhau, kết thân. Chị bảo, chị vừa đăng tin là ngày hôm sau có người gọi tới báo tin tìm được người chị đang tìm.
Tôi nghe lời chị, sốt sắng gửi tin nhắn ?Tìm Bạn Thân? cho kênh Hồng Loan-Bảo Lộc. Một tuần trôi qua kể từ tin nhắn của tôi xuất hiện trên kênh ?Hồng Loan-Bảo Lộc?, bà chị nôn nóng:
- Có ai gọi chửa?
Tôi rầu rầu:
- Chả có người nào gọi. Sao chị bảo Hồng Loan-Bảo Lộc mau lẹ lắm mà!?
- Thì ráng chờ thêm xem sao, đâu phải ai cũng như ai, lâu mau là do hên xui may rủi.
Cỡ một tháng sau, tôi gọi bà chị:
- Có tin vui, có tin vui, Mộng Nguyên đã nhắn tin muốn liên lạc KimLoan rồi kìa.
- Chị đã bảo thì chớ có sai, kênh ?Hồng Loan- Bảo Lộc? rất mát tay, nổi tiếng toàn vùng California và các tiểu bang nước Mỹ, đã giúp cho biết bao nhiêu người tìm được người thân thất lạc, bạn cũ, và cả ... người xưa!
- Ối giào, đừng có tưởng bở, chị chưa nghe hết câu đã sung sướng kết luận ... tầm phào. Báo cho chị biết nè, Mộng Nguyên tìm được Loan vì nàng ấy tình cờ đọc báo Trẻ ở Atlanta, thấy bài viết và hình ảnh KimLoan, nên nàng ấy mừng như bắt được vàng, liền email cho Ban Biên Tập Trẻ nhờ liên lạc với em.
Bà chị ... quê xệ, cụt hứng:
- À ra thế, thôi thì dù tìm được ở đâu cũng là vui rồi.
- Hóa ra, niềm vui viết bài đăng báo đôi khi cũng có ích lợi bất ngờ.
- Vậy hai đứa đã nói chuyện với nhau nhiều chưa?
- Chỉ mới hôm qua tụi em đã nhắn tin qua lại trên phone, và hẹn cuối tuần này gọi facetime để ?xem dung nhan ấy bây chừ ra saỏ.
- Ừa, khi nào xong xuôi nhớ kể lại cho chị nghe, cho chị gửi lời thăm Nguyên, chị vẫn nhớ nụ cười của Nguyên đấy.
Ngày hẹn facetime, suốt buổi chiều, tôi nôn nóng, xúc động, nhớ lại khoảng thời gian trước khi tôi lên đường đi vượt biên, ngày nào tôi cũng đến nhà Mộng Nguyên, căn nhà xinh đẹp trong con hẻm lớn đường Trương Quốc Dung, Phú Nhuận. Hai chị em tỉ tê tâm sự mọi nỗi buồn vui (Nguyên lớn hơn tôi 3 tuổi). Chúng tôi, ai cũng có những nỗi niềm riêng tư, chuyện gia đình, chuyện tình cảm, nói hoài nói mãi vẫn chẳng hết, cho đến bữa cơm chiều, gia đình Nguyên mời tôi ở lại dùng cơm cho vui. Tôi hơi ngần ngại vì gia đình Nguyên 8 anh chị em cộng thêm ba má là chẵn một chục, nhưng bác gái vui vẻ:
- Ngại gì chớ, chỉ thêm chiếc ghế, thêm đũa thêm bát thôi mà.
Nghe vậy, tôi mạnh dạn ở lại ăn cơm với gia đình Nguyên. Thấy tôi còn giữ kẽ, ăn chậm chạp, bác trai khuyến khích, ?tự nhiên đi con, ăn nhiều vàỏ, tôi lại tiếp tục... mạnh dạn thoải mái ?ăn nhiều vàỏ cho bác vui lòng, ôi một thời kỷ niệm thân thương biết bao.
Cuốn phim ký ức lại quay về những tháng ngày vui nhộn dưới mái trường Sư Phạm. Trong bốn nàng, tôi và một nàng (đang bệnh hoang tưởng bên Việt Nam) thuộc loại nói tía lia không lành da non, còn Mộng Nguyên và nàng còn lại ít nói hơn, nhưng chính Nguyên là người đã khơi dậy chút ?máu điên? tiềm ẩn trong con người tôi bằng những câu đùa phá, hoặc những trò nghịch ngợm quậy phá bạn bè, thầy cô vẫn còn in hằn trong trí nhớ của tôi .
Ðến giờ hẹn facetime, tim tôi rộn ràng hồi hộp theo từng tiếng chuông reo, và rồi kìa, hai nàng nhìn nhau qua màn hình, không nói nên lời, đúng hơn là không biết nói gì, bắt đầu từ đâu, chỉ nhìn nhau cười, ước gì được ôm nhau. Cuối cùng, vẫn là tôi chủ động y như hồi còn học chung:
- Nguyên ơi, 25 năm, biết bao nhiêu điều để hỏi, để nói. Thôi bây giờ em sẽ là người nói trước, đặt câu hỏi, Nguyên chỉ việc trả lời thôi nhé, rồi sau khi em nói xong, sẽ đến lượt Nguyên nha.
- Ok, Loan hỏi trước đi.
Tôi đặt câu hỏi tới tấp, biết được toàn bộ những gì của thời gian qua. Gia đình Nguyên, tất cả 8 anh chị em đều may mắn qua Mỹ định cư, không còn ai kẹt lại Việt Nam, vợ chồng Nguyên và con trai vẫn ổn định trong cuộc sống, sức khỏe cũng như việc làm. Tôi vui sướng:
- Nguyên giỏi quá, đưa được cả nhà sang Mỹ luôn á.
- Chị nhớ thuở đó khi nhà Loan có hai ông anh vượt biên tới đảo, nhà chị cũng cố vài lần cho mấy đứa em trai đi, nhưng không thành công, đành an phận ở lại Việt Nam. May mắn sao, sau này chị và Ngân (em gái kế) được đi theo gia đình chồng qua đây, tuy muộn màng so với nhiều người, nhưng tụi chị cương quyết, kiên trì, cho nên 6 anh chị em còn lại (cùng vợ chồng con cái) cũng đã lần lượt qua Mỹ, cũng chỉ mới 5-6 năm nay thôi, mọi người đang bắt đầu gầy dựng cuộc sống mới, dần dà đã quen và yêu mến xứ sở này, chỉ tiếc ...
- Tiếc gì hả chị?
- Ba chị lúc ấy bệnh nhiều nên nhất định không chịu đi, má chị thì khao khát qua Mỹ nhưng phải ở lại với ba. Rồi hồi mùa dịch Covid ba không qua khỏi, ngay sau đó má cũng lên đường qua Mỹ với các con cháu, và lại tiếc nữa em ơi ...
- Tiếc gì nữa chị?
- Tiếc là má chị chỉ được hưởng không khi tự do dân chủ Mỹ Quốc được vài năm, sức khỏe yếu dần do bệnh từ trước, và cũng ra đi theo Ba đầu năm nay.
- Em xin chia buồn cùng chị và gia đình.
- Nhưng dù sao cũng an ủi là má đã được đến Mỹ và ra đi an lành trong vòng tay các con, các cháu.
Rồi tôi hỏi qua bạn bè, mấy đứa em họ của Nguyên mà hồi đó tôi cũng thường gặp gỡ khi đến nhà, Nguyên hớn hở:
- Cậu Hai vẫn nhắc Loan hoài, nhớ cậu không, ở sát nhà Nguyên đó. Mà các anh chị và ba của Loan lúc này sao rồi, tất cả đang ở Texas hay tiểu bang nào khác nữa, mọi người vẫn khỏe chứ?
Rồi chợt nhớ ra ?giao ước? Nguyên khựng lại, hỏi:
- Xí!Xí!... Loan ơi, chị được phép nói chưa? Tới lượt chị hỏi chưa?
Tôi bật cười:
- Ừa thì em hỏi cũng gần xong, chị cứ hỏi đi, làm gì mà ?xin? với chả ?phép? như trong lớp học vậy, nhớ nghề hả ?
Nguyên cũng cười vang:
- Tại chị biết tính Loan từ ngày xưa, hễ ra ?nguyên tắc? nào, mà ai sai phạm thì Loan nổi sùng, giận liền á!
- Chị làm em nhớ lúc mới qua Canada liên lạc được thằng bạn thân lớp 12 còn ở Việt Nam (cũng là cây si của em hồi đó). Lúc đó chưa có facetime, iphone, nên em email cho hắn thiệt dài, kể chuyện, sợ hắn ngán nên em chia ra các mục 1,2,3 ...rồi gạch đầu dòng, và luôn cả phụ đề a,b,c ... Hắn email lại, trời ơi cô giáo ơi, email cho bạn mà cứ như làm hồ sơ báo cáo tổng kết. Em bảo, ừa, tui dzậy đó, chịu thì chịu hổng chịu thì ... ráng chịu.
- Thiệt tình, tao thấy hắn góp ý cũng đúng, email cho ?người xưả gì mà khô như ngói, chẳng hiểu hắn ?sỉ mày chỗ nào?
- Úi, không phải hắn si năm lớp 12 đâu nhé, mà si từ hồi học lớp Chín. Nghĩ cũng lạ, hắn là bác sĩ bận rộn là thế mà email cho em rất mượt mà êm ái, còn em là cô giáo thì email toàn là chữ số và gạch đầu dòng, trái ngược nhau quá chừng, tụi em mà lấy nhau thì bổ sung cho nhau ?trên cả tuyệt vờỉ luôn chị nhỉ?
- Mà chị thấy Loan viết văn trên báo cũng... ngọt ngào lắm cơ mà?
- Chuyện nào ra chuyện đó chị ơi, mà em còn chả hiểu nổi em nữa là ... hihihi! Ủa, mà tụi mình đang nói tới đâu rồi Nguyên?
- Thì đó, ai chơi với Loan cũng phải ... ?ráng chịủ mà, nên bây giờ chị mới hỏi, chị được phép nói chưa nà?
- Chèn đéc ui, đó là ?em của ngày hôm quả thôi nha, còn bây giờ em đã khác nhiều rồi, em hiền khô à, dạ mời chị nói.
Thế là Nguyên bắt đầu hỏi, tôi trả lời mọi sự, và chúng tôi cứ như thế đến nửa đêm, rồi trước khi chia tay, tôi xin được phỏng vấn Nguyên một câu ( thói quen ?nghề nghiệp?, làm MC cộng đồng nhiều năm nên tôi gặp ai cũng đòi... phỏng vấn):
- Nhân dịp Thanksgiving sắp tới, Nguyên nghĩ sao về nước Mỹ nè, có hài lòng với cuộc sống hiện tại không? Em hỏi vậy vì em biết nhiều người qua đến đây thì chê ỏng chê eo, chê Mỹ chê Canada thẳng thừng, nghe mà... đau lòng.
- Không có chị à nghen! Cuộc sống hiện tại còn hơn cả mong đợi em ơi, bao nhiêu người phải trải qua hiểm nguy vượt biên trên biển cả, sau này thì người ta tốn tiền tốn của để được qua Mỹ, còn gia đình chị, nhờ ơn Trên, qua đây bằng máy bay, đầy đủ không tốn một xu nào, chả phải là một điều để Tạ Ơn sao? Ba chị vì bệnh hoạn đành qua đời bên Việt Nam nhưng má chị cũng kịp đoàn tụ con cháu, hoàn thành giấc mơ Mỹ Quốc mà má chị ấp ủ từ sau ngày Sài Gòn bị đổi tên. Còn Loan thì sao, năm nay ăn Thanksgiving thế nào, bên đó có ăn Gà Tây như bên Mỹ không?
- Có đầy đủ y chang chị ơi, có Turkey, mashed potato, stuffing, cranberry sauce, pumpkin pie, có điều Thanksgiving Canada đã xong từ Tháng 10, và cũng giống như chị và nhiều người Việt hải ngoại khác, mỗi mùa Tạ Ơn vẫn là niềm tri ân đất nước tự do đã giang tay đón chào và cho chúng ta cơ hội mới, tốt đẹp hơn so với khi còn ở lại với chế độ Cộng Sản Việt Nam.
Cúp phone xong, tôi vào phòng ngủ, còn lâng lâng cảm xúc buổi ?gặp gỡ? bạn xưa, và chợt nhớ ra, năm nay tôi cũng có điều để tạ ơn nước Mỹ đấy. Số là mới hai tuần trước, có thằng bạn cùng trường khác lớp hồi học cấp ba, nhà ở xóm bên cạnh xóm tôi bên Việt Nam, bỗng nhắn tôi qua facebook messenger. Lúc đầu tôi chưa nhận ra hắn, bèn e dè ca bài ca ?xin hỏi anh là aỉ?, hắn phải kể lể mãi tôi mới nhớ ra. Hiện hắn ở Florida, rồi hắn bảo:
- Tui với mấy thằng bạn lớp tui thường xuyên liên lạc với nhau, tụi tui hay đọc báo Trẻ, Việt Báo, nhìn hình bà thì tụi tui ngờ ngợ vì cũng đã gần 40 năm rồi còn gì, nhưng đọc các bài bà viết, đôi khi viết kiểu ?tào lao tưng tửng? thì tụi tui dám chắc đó là ?phong cách? của bà vì hồi đó bà trong ban báo chí. Cả đám tụi tui hì hục tìm bà trên facebook, nhưng cái tên KimLoan nhiều quá, kiếm hoài không ra KimLoan Gò Vấp, học trường Nguyễn Trung Trực.
- Xời ơi, tên tui rất là ... đại trà bao la, hồi đó đi thi Ðại Học, cả phòng mấy chục đứa con gái đều tên Thị Kim Loan chỉ khác last name thôi đó, mấy ông cứ rà trên facebook kiểu đó tới kiếp sau chưa chắc tìm ra.
- Bởi vậy mấy thằng kia giao cho tui nhiệm vụ quan trọng phải tìm ra bà đó. Tôi phải truy lùng mấy người xóm cũ, dây mơ rễ má, rốt cuộc cũng tóm được bà. Ðúng là trái đất tròn, bạn xưa bạn cũ dần dà tìm được nhau.
- Ừa, tìm được nhau thì đừng để mất nhau nữa, cho tui gửi lời thăm mấy ?thằng bạn? của ông mà bảo đảm tôi chẳng nhớ rõ mặt mũi họ tròn méo ra sao, nhưng dù sao cũng là tình đồng hương đồng trường khác lớp mà giờ đây thân thương quá chừng . Và đặc biệt cám ơn ông và nhóm bạn đã theo dõi tui trên báo Trẻ, Việt Báo và... rình rập tui trên facebook.
Tôi tin rằng tất cả chúng ta phải cám ơn thời đại khoa học kỹ thuật phát triển, trái đất này bỗng nhiên nhỏ bé, người ta gần nhau hơn, dù ở bất cứ nơi nào vẫn có thể ?gặp? nhau, nói chuyện với nhau, điều mà cách đây hơn 30 năm khi xuống tàu đi vượt biên, tôi không dám mơ ước.
Thế là Mùa Thanksgiving năm nay tôi tìm được hai người bạn bên Mỹ, vui quá đi chớ!
KIMLOAN
(Edmonton, Canada)
****
CHẤP CHỚI
Có người líu ríu theo chồng
Buông lơi lời hát
Bỏ ngày xuân ngăn ngắt
Thúc nhịp trống dồn...
Se sắt buồn
Ơi người ?xe chỉ luồn kim?
Ơi người nhớn nhác đi tìm
Ðầu ghềnh cuối bãi
Lời xưa có còn mê mải...
Tìm ai...
Kìa ai...
Lừng chừng câu hát
Gió gằn ràn rạt
Trời mưa...
Chấp chới cánh diều.
*
Làng Ðá, 21 tháng 04.2017
ÐẶNG XUÂN XUYẾN
LỜI BÌNH:
Phải nói thẳng Chấp Chới chưa phải là một bài thơ hay, mà chỉ là một bài thơ khá, trên mức trung bình. Thế nhưng, tôi lại thích bài thơ này bởi lối viết hiện đại và cái khác lạ về cấu tứ của bài thơ.
Mới làm thơ được vài năm nhưng thơ của Ðặng Xuân Xuyến đã tạo được nét riêng, thường ngắn gọn, súc tích, tiết tấu nhanh, tứ thơ mới, khẩu khí mạnh, ngôn ngữ giàu hình ảnh so sánh và dễ cảm, nhất là ở thể thơ tự do. Thế nhưng ở bài thơ này những nét đặc trưng đó hầu như đã biến mất, thay vào đó là sự khác lạ, hư hư ảo ảo, khó hiểu.
Ta thử thưởng thức Chấp Chới như cách vẫn thường cảm thơ.
Khổ thơ thứ nhất:
Có người líu ríu theo chồng
Buông lơi lời hát
Bỏ ngày xuân ngăn ngắt
Thúc nhịp trống dồn...
Mở đầu khổ thơ, tác giả bâng quơ kể: ?Có người líu ríu theo chồng?, sang câu 2, câu 3, rồi đến câu 4, vẫn tiếp dòng tự thán, tự kể, rất bâng quơ... tuy vậy, tác giả cũng vẽ nên một bức tranh đẹp, với những hình ảnh gợi cảm và giàu nhạc điệu. Hình ảnh người con gái ?líu ríủ, ?buông lơi lời hát?, bỏ lại ?ngày xuân ngăn ngắt? vội sớm lấy chồng được phác họa với tiết tấu nhanh, thái độ bâng quơ, và sự không rõ ràng về đại từ nhân xưng khiến người đọc tuy ?cảm? được thơ nhưng không hiểu được cấu tứ thơ nên chưa thật sự ?khoáỉ, chưa thật sự ?thích?.
Sang khổ thứ 2:
Se sắt buồn
Ơi người ?xe chỉ luồn kim?
Ơi người nhớn nhác đi tìm
Ðầu ghềnh cuối bãi
Lời xưa có còn mê mải...
Vẫn là những lời bâng quơ, tự thán, tự kể về mối tình trai gái, không đẩy cảm xúc thành cao trào, cứ hờ hững, trôi xuôi mà cũng chẳng mấy ăn nhập với tâm trạng ở khổ thơ đầu. Tiết tấu thơ chậm, dàn trải, không rõ đại từ nhân xưng, dẫu khiến tâm trạng người đọc bảng lảng, buồn mang mác đấy nhưng vẫn ?không khoáỉ, ?không thích? vì khó ?bắt? tứ thơ.
Sang khổ 3, khổ kết của bài:
Tìm ai...
Kìa ai...
Lừng chừng câu hát
Gió gằn ràn rạt
Trời mưa...
Chấp chới cánh diều.
Nhịp thơ trầm, lắng, cảm xúc dâng trào, được đẩy lên với sự thúc giục, thảng thốt, của nghẹn ngào nước mắt, của ?chấp chới cánh diềủ giữa ?trời mưả nặng hạt, ?gió gằn?... nhưng người đọc vẫn khó ?nắm? được tứ thơ dù khổ 3 có cái kết như một triết lý sống, như một mệnh đề để kết thúc bài thơ như vẫn thường thấy. Ðến đây, dù đã đọc xong bài thơ, vẫn thấy mơ hồ, vẫn chưa thể nhận rõ ra ?aỉ với ?aỉ và tác giả ?gửi gắm? những gì ở bài thơ này. Vì thế, bài thơ tạo cảm giác hư hư ảo ảo, lâng lâng, khó hiểu.
Mới đọc, dễ có cảm giác Chấp Chới như được ghép thành từ 3 bài thơ, với 3 cách nhìn ở 3 tâm trạng khác nhau, không có sự liên kết hoặc sự liên kết lỏng lẻo vì khó ?bắt? được tứ thơ. Người không tinh sẽ bảo bài thơ bị tản vì tứ thơ bảng lảng như sương mù, không (có) rõ, thậm chí nếu khó tính còn hạ bút phê là thơ viết vội, không có tứ, nhưng thực ra bài thơ này viết theo lối mới, hiện đại: dùng tâm trạng và nhạc điệu để vẽ lên tứ thơ (tứ kín) nên tứ tập trung vào từng khổ thơ, tứ chỉ để phục vụ cái tâm trạng của nhà thơ, của người đàn ông đang đau khổ trước sự đổ vỡ của tình yêu đôi lứa. Ðây là cách viết táo bạo, hơi liều, bởi nếu viết không khéo sẽ dễ bị ?cảm? là viết ẩu, viết không tới. Là cây bút mới (về thơ), không nên dại dột thử sức như thế này, cho dù như anh tâm sự trên trang facebook là ?mượn thơ chỉ để giãi bày tâm sự?.
Tóm lại, Chấp Chới là bài thơ có tâm trạng, có hình tượng, có nhạc điệu, chuyển cấu tứ rất nhanh nhưng đọc Chấp Chới phải thật tĩnh tâm, nhắm mắt để thả hồn theo ý thơ, nương theo mạch thơ thì mới cảm được hồn thơ. Nếu đọc Chấp Chới theo lối truyền thống, có vào đề, đến nội dung, rồi kết thúc như xưa nay thì khó ?cảm? được bài thơ này.
Vài lời cảm nhận cá nhân khi đọc bài thơ Chấp Chới, có gì bất cập mong được bạn đọc, nhất là các nhà thơ, nhà phê bình văn học chiếu cố, đại xá cho kẻ hậu sinh ?múa rìu qua mắt thợ?.
****
*
Chiều 30 tháng 09 năm 2019, nhận được tập thơ ?Nhà Không Có Ðàn Bà? của nhà thơ, họa sĩ Phan Võ Hoàng Nam gửi tặng, tôi háo hức ngồi đọc. Sách dày 96 trang, khổ 13x21cm, gồm 46 bài thơ, chủ yếu được viết ở thể thơ tự do, là những hồi ức, những cảm xúc về quê hương, cha mẹ, bạn bè, người xưa cũ...
Quê hương, trong ký ức tuổi thơ của nhà thơ, nhạc sĩ Phan Võ Hoàng Nam thật hiền hòa, thơ mộng, với những hình ảnh bình dị, trong trẻo, đẹp đến nao lòng:
"Ừ, đã xa.
Thuở ôm cây chuối lội sông.
Ba bốn đứa tranh nhau trái cà na thơm lựng.
Xuồng nhỏ tròng trành, cha quăng mẻ lưới.
Chiều xóm quê!
Canh chua rau nhút thơm lừng.
.
Mùa nước về quê,
Thuyền xuôi ngược trên đồng.
Mẹ đón cá ra sông ủ thêm lu nước mắm.
Em đến trường xắn quần lội qua cầu khỉ.
Con nước rong,
Trăng giỡn giữa đồng."
(Xa rồi mùa cũ)
Chỉ với 12 câu thơ trong 2 khổ thơ, nhà thơ Phan Võ Hoàng Nam đã tái hiện sinh động nhiều hình ảnh quê hương, nhiều kỷ niệm xưa với bạn bè, với cha mẹ, với người yêu...
Cách viết không bó buộc câu chữ, không ràng buộc bởi bất kỳ niêm luật nào, cứ thoải mái phóng bút theo cảm xúc, cũng chẳng chủ ý gieo vần trong Xa Rồi Mùa Cũ đã tạo nhiều ấn tượng với người đọc. Có lẽ vì tình yêu quê hương trong Phan Võ Hoàng Nam sâu lắng và diết da lắm nên đã tự bật ra những thi tứ, thi ảnh và ngôn từ đậm chất sông nước miền Tây để Xa Rồi Mùa Cũ dễ dàng thẩm thấu vào cảm xúc của người đọc. Cách viết tự nhiên, phóng khoáng như thế, Phan Võ Hoàng Nam thành công không chỉ ở một vài bài.
Ngay cả khi viết về quê hương với nỗi lo cơm áo gạo tiền thì những mảnh đời được anh khắc họa cũng phóng khoáng, tự nhiên, cũng ấm áp tình, tươi rói niềm tin như bản tính vốn chân thành, mộc mạc của những người con sông nước miền Tây. Nếu không nặng lòng với quê hương, không thao thiết gửi trọn niềm tin vào ngày mai tươi sáng thì Phan Võ Hoàng Nam không thể viết được những câu thơ ấm áp, căng tràn sức sống thế này:
"Gã trai lực điền gật gà giấc ngủ.
Hồn phiêu diêu. Chốn cũ, vườn xưa.
Bàn tay ấm ngày bỏ quê lên phố.
Con đò trôi.
Cô thôn nữ dịu dàng."
(Chuyến xe chiều cuối năm)
Những hình ảnh đẹp như thế xuất hiện khá nhiều trong thơ Phan Võ Hoàng Nam. Tuy ở một vài bài thơ, gặp ở vài câu thơ viết về gánh nặng mưu sinh của những phận đời bươn trải như một quy trình ?nối dài những nốt trầm ngọt đắng?: ?Phố rồi lại phố? / ?Mùa lại những mùa dong ruổỉ. Những mảnh đời đáng thương như thế, xuất hiện không nhiều trong ?Nhà Không Có Ðàn Bà?:
Phố rồi lại phố.
Mùa lại những mùa dong ruổi.
Tiếng rao đêm nối dài những nốt trầm ngọt đắng.
Rao bán bình yên
Mua thân phận làm người.
(Tiếng rao đêm)
Ðọc những bài thơ: Tháng Sáu, Xa Rồi Mùa Cũ, Sao Không Về Mỹ Ðức, Khói Chiều Ðồng Nước, Nắng Ðồng Bằng... tôi chạnh lòng nghĩ về quê tôi. Cũng là làng quê Việt Nam, cũng là những người dân một nắng hai sương, chân chất hiền lành, sao An Giang quê anh giữ được nét mộc mạc, hồn nhiên, với những trong trẻo niềm tin vào cuộc sống yên bình, hạnh phúc, còn quê tôi thì sự đổi thay đang từng ngày tàn phá chất quê, hồn quê, để những người con xa xứ chúng tôi phải nghẹn ngào nuốt lệ.
Hay những câu thơ viết về Mẹ, dù là những ngậm ngùi "Mẹ một đời qua bao mùa lũ" "bủa lưới đồng sâu" "leo lét đèn dầu" để tần tảo lo toan cho cuộc sống gia đình thì tiếng lòng của nhà thơ Phan Võ Hoàng Nam vẫn ngân lên âm hưởng của những câu lý sâu lắng, những điệu hò ngọt ngào sóng nước miền Tây, không hề vương chút bi lụy, yếu đuối. Hồn Mẹ hồn Quê cứ đan quyện vào nhau, cứ trong trẻo ngân lên trong tâm tưởng của người con hiếu thảo:
"Mẹ một đời qua bao mùa lũ.
Thời con gái theo chồng bủa lưới đồng sâu.
Leo lét đèn dầu.
Xuồng câu dập dềnh sóng nước
Ðói no, buồn vui
Con nước lớn ròng."
(Khói chiều đồng nước)
Tôi khựng lại khi gặp những câu thơ hay, bàng bạc buồn nhưng mà đẹp anh lặng viết về Mẹ:
"Cây ô môi sau vườn còn hoa đỏ.
Lũ sâu ngủ đông mơ cánh bướm rộn ràng.
Chiều.
Mẹ ra sông ngẩn ngơ đò dọc
Biền biệt người từ độ thu xưa"
(Năng đồng bằng)
Viết về Mẹ thì hầu như nhà thơ nào cũng có vài bài và đó thường là những bài nổi trội hơn cả của các nhà thơ. Có lẽ vì tình Mẹ bao la, sự hy sinh vô bờ của Mẹ với gia đình, với quê hương, đất nước nên thơ viết về Mẹ thường đằm sâu, thao thiết:
"Tháng chạp.
Mẹ chọn từng hạt nếp
Góp tình quê đợi phút sum vầy
Phía dòng sông cơn bấc còn se lạnh
Mẹ đã nghe ấm lửa đêm xuân."
(Xôn xao tháng Chạp)
Hay:
"Bến cũ còn đây,
Mẹ giờ xa khuất nẻo.
Cánh buồm trôi về chốn hư vô.
Ổ bánh nóng giòn, cánh hoa sao trong gió.
Trẻ thơ ơi lạc đâu mất lời rụ"
(Tháng Bảy và Mẹ)
Ðọc những câu thơ như thế hỏi ai không chùng lòng, không cắn môi để ngăn dòng lệ vì quắt quay nhớ Mẹ. Tôi cũng thế, khi đọc những lời thơ anh viết dâng Mẹ, tôi nhớ Mẹ tôi nhiều lắm. Tôi nhớ dáng xiêu xiêu với đôi quang gánh trên vai Mẹ tất tả về nhà. Tôi nhớ bữa cơm độn nhiều khoai sắn, Mẹ luôn giục chị em tôi ăn nhiều cho no bụng, rồi cuối bữa Mẹ chậm rãi vét miếng cháy, miếng khoai còn thừa, và nói: - "Mẹ ăn cho đỡ phí.". Vì thế, khi đọc những dòng thơ anh viết về Mẹ, tôi mấy lần phải buông sách đứng dậy, đi đi lại lại để ngăn dòng lệ chực trào.
Viết về sự cách biệt âm dương với Mẹ thì "Lá trầu vàng" / "trái cau xanh héo úa", được nhiều nhà thơ sử dụng, không mới, nhưng những hình ảnh bình dị, đời thường như thế, khi được Phan Võ Hoàng Nam đặt cạnh những hình ảnh: "Con ngẩn ngơ" / "Bờ lau trắng chiều xuân" của rất riêng anh thì lại có sức truyền cảm mới mẻ, làm lay động lòng người về sự nhớ thương Mẹ mỗi khi Tết đến Xuân về:
Lá trầu vàng.
Trái cau xanh héo úa.
Lễ tổ tiên cánh phượng bay xa.
Dòng sông trôi, con đò tách bến.
Con ngẩn ngơ .
Bờ lau trắng chiều xuân.
(Góc quê Xuân và Mẹ)
Bên cạnh những bài thơ viết về quê hương, về Mẹ, là những bài tình thơ đôi lứa chiếm dung lượng khá nhiều trong ?Nhà Không Có Ðàn Bà?. Và tôi đã từng quan niệm: - ?Tình yêu! Phải có những lườm nguýt ?ứ hự?, phải có những cắn, cấu, cong người, những ?nổi loạn?, hả hê... thì mới sướng, mới khoái, mới đã, mới đích thực là tình yêu, chứ cứ lượn lờ mây trôi cá lội, í a í a thì quá chán...?. Với tôi, yêu là phải ?máu lửả, phải có những ?đè?, ?cắn?, ?cấủ, ?quấn?... nên không thích đọc những bài thơ dán nhãn thơ tình mà toàn những ỉ ôi mây trôi cá lượn, ne né từ xa để tránh diễn tả những hưng phấn (ham muốn) thể xác mà cuộc tình đó, đoạn tình đó nên có, phải có,... Thế nhưng khi đọc Phan Võ Hoàng Nam viết về tình yêu đôi lứa, mà lạ là những bài thơ đó chỉ viết những nhớ nhung anh dành cho (không ít) người yêu cũ, dù thiếu vắng những ?cắn?, ?cấủ, ?cưỡng?, ?ghì?... tôi lại chăm chú ngồi đọc. Có lẽ bởi tình yêu đó sâu lắng, thuần khiết, được chiết xuất từ trái tim cũng chỉ thuần khiết yêủ!
Tôi muốn viết thêm vài cảm nhận về thơ tình sâu lắng, thuần khiết của Phan Võ Hoàng Nam nhưng vì lưng đau quá, nên mảng thơ tình của anh xin hẹn sẽ đề cập vào một dịp khác.
*.
Hà Nội, 1giờ30 ngày 01.10.2019
ÐẶNG XUÂN XUYẾN
ÐỌC BÀI THƠ ?HƯƠNG DƯƠNG CẦM?
CỦA NGUYỄN THANH LÂM
*
HƯƠNG DƯƠNG CẦM
Mưa vừa đủ cho hàng cây nhỏ giọt
Như giọt cafe trắng trong
Gió vừa đủ cho mưa rơi nghiêng
Hòa tiếng dương cầm ru trong đêm
Hà Nội đêm
Tiếng dương cầm lan xa hương
Thơm thơm mùi nhớ
Vương vương dặm tình
Nghìn mắt lá, nghìn ánh đèn đọng mưa chơm chớp
Tiếng dương cầm loang loáng ướt
Ngập ngừng rơi
Bên kia sông Hồng mưa có rơi
Tiếng dương cầm có cùng hạt mưa thấm vào lòng đất
Phia bên này năm cưa ô thao thức
Hay đang mơ giấc nhạc dương cầm
Hà Nội đêm tỏa hương dương cầm
Hương vừa đủ cho đời tự cho là đủ
Hương lan xa đến đâu tự mình thấu tỏ
Trong thế giới bao la riêng một hương mình.
*.
NGUYỄN THANH LÂM
LỜI BÌNH:
Mở đầu bài thơ là giọng thơ thiền, ngộ đạo thường thấy của nhà thơ: Lặng lẽ quan sát, lặng lẽ chiêm nghiệm để lặng lẽ rút ra những kinh nghiệm sống trong cõi tạm của đời người:
Mưa vừa đủ cho hàng cây nhỏ giọt
Như giọt cafe trắng trong
Gió vừa đủ cho mưa rơi nghiêng
Hòa tiếng dương cầm ru trong đêm
Ở đây, ở khổ thơ này, tất cả sự vật, hiện tượng như cây cối, mưa, gió... đều vừa vặn, vừa đủ để tạo nên một không gian đẹp, một khung cảnh thơ mộng, ấn tượng, rất Hà Nội, mà cũng đậm chất triết lý Á Ðông. Tuy là thế, người đọc vẫn sẽ thắc mắc sự phi lý khi đọc đến câu: ?Như giọt cafe trắng trong? bởi thường thì người ta nói giọt cafe đen, giọt cafe nâu... chứ chưa nghe ai nóỉgiọt cafe trắng trong? như nhà thơ Nguyễn Thanh Lâm đã viết. Phi lý như thế nhưng lại rất có lý, bởi giọt cafe mà ông lặng lẽ quan sát là giọt cafe của trời, của thiên nhiên, chứ không phải giọt cafe đen hay nâu của trần tục. Chính giọt mưa đang tí tách nhỏ giọt trên cây kia khiến ông liên tưởng tới giọt cafe, và với sự liên tưởng ?ảo của thở ấy đã khiến giọt mưa trong thơ Nguyễn Thanh Lâm có hồn, ấm áp, thơ hơn và đẹp hơn. Phải quan sát thật kỹ, thật tỉnh thì ông mới đưa được ra ?nhận xét? độc đáo, chính xác, tinh tế như thế, và mới có được những câu: ?Mưa vừa đủ cho hàng cây nhỏ giọt?/ ?Gió vừa đủ cho mưa rơi nghiêng?, đấy không chỉ là những câu thơ mà còn là những chiêm nghiệm, những triết lý của cuộc sống, những ngộ thức về đạo của đời người. Vâng! Tôi rất tán đồng với những điều ông viết nhưng thưa nhà thơ, biết cân đong đo đếm thế nào cho vừa vặn, cho đủ đây? Thật khó, nào có dễ, thưa nhà thơ Nguyễn Thanh Lâm!
Khổ 2, là khổ thơ tôi thích nhất bởi tình yêu của tác giả dành cho Hà Nội được nhà thơ nâng niu, chắt lọc trong từng câu chữ, hình ảnh:
Hà Nội đêm
Tiếng dương cầm lan xa hương
Thơm thơm mùi nhớ
Vương vương dặm tình
Nghìn mắt lá, nghìn ánh đèn đọng mưa chơm chớp
Tiếng dương cầm loang loáng ướt
Ngập ngừng rơi
Cái hay ở đây là sự cảm của nhà thơ về mưa đêm Hà Nội. Nhà thơ không chỉ nghe mà còn ?ngửỉ được, ?nhìn? được hương mưa đêm dìu dịu của Hà Nội qua bảng lảng, dìu dặt của tiếng dương cầm. Nhà thơ dùng: ?Tiếng dương cầm lan xa hương?, rất sáng tạo để dụ người đọc nhẹ nhàng bước vào cõi nhớ thương rất riêng của ông, với những ?Thơm thơm mùi nhớ/ Vương vương dặm tình?, chỉ có thể tìm thấy trong thơ Nguyễn Thanh Lâm.
Hà Nội đã thẩm thấu vào con người ông, thành máu thịt của ông đến độ khi tiếng dương cầm dìu dặt ngân lên đã khiến ông rạo rực về Hà Nội, khiến những nét vẽ của ông về Hà Nội trong mưa đêm cựa quậy, trở nên huyền ảo, lung linh, đẹp đến liêu trai:
Nghìn mắt lá, nghìn ánh đèn đọng mưa chơm chớp
Tiếng dương cầm loang loáng ướt
Ngập ngừng rơi
Tiếng dương cầm trong thơ của Nguyễn Thanh Lâm không còn là tiếng âm thanh của nhạc cụ, mà thành hương của lòng, thành hồn của nhà thơ đã ôm lấy, quyện lấy Hà Nội, để vẽ nên một Hà Nội gợi cảm, mềm mại. Câu thơ: ?Nghìn mắt lá, nghìn ánh đèn đọng mưa chơm chớp? đã hay, đã đẹp nhưng có thể sẽ có ai đó nghĩ được, viết được giống thế nhưng để cảm được ?Tiếng dương cầm loang loáng ướt/ Ngập ngừng rơỉ sống động đến mê hoặc như Nguyễn Thanh Lâm thì thật khó, thật hiếm. Riêng khổ thơ thứ 2 này đã là một bài thơ hay, hoàn chỉnh về Hương Dương Cầm trong mưa đêm Hà nội. Bài thơ hay và đứng được trong tâm trí người đọc chính ở khổ thơ này!
Hai khổ cuối của bài thơ là nỗi lòng trăn trở, thắc thỏm của nhà thơ với tình yêu của ông dành cho Hà Nội, cho ?người Hà Nộỉ của ông:
Bên kia sông Hồng mưa có rơi
Tiếng dương cầm có cùng hạt mưa thấm vào lòng đất
Phia bên này năm cửa ô thao thức
Hay đang mơ giấc nhạc dương cầm
Hà Nội đêm tỏa hương dương cầm
Hương vừa đủ cho đời tự cho là đủ
Hương lan xa đến đâu tự mình thấu tỏ
Trong thế giới bao la riêng một hương mình.
Nhịp thơ chậm lại, giọng thơ trầm, lắng, dung dị và mộc mạc của ngôn ngữ đời thường, như thủ thỉ tâm sự, nói chuyện để trải lòng. Nếu ở khổ thứ 2 là những hình ảnh liêu trai, đẹp đến ma mị, được diễn đạt bằng cách nhìn nhận của tư duy phóng khoáng, hiện đại thì ở 2 khổ thơ này, cách nhìn nhận và diễn đạt hình ảnh, lại bằng suy nghĩ, triết lý rất phương Ðông. Chất thiền đặc trưng của thơ ông ở khổ thơ 3 và 4 lại khiến người đọc tò mò, thích thú vì thấy cảm được thơ ông, hiểu được thơ ông nhưng lại khó diễn đạt cho ra ý thành lời, đọc thơ mà như có cảm giác đang chơi trò thách đố diễn đạt câu chữ với nhà thơ. Phải chăng vì điều đó mà thơ Nguyễn Thanh Lâm kén bạn đọc!
Kết thúc bài thơ là quan điểm của nhà thơ về cuộc sống: ?Hương vừa đủ cho đời tự cho là đủ/ Hương lan xa đến đâu tự mình thấu tỏ?, đượm triết lý phương Ðông, triết lý của Lão Tử.
Tôi mãi phân vân về câu kết của bài thơ vì 20 năm chơi với ông, tôi hiểu ông là người tự trọng, khiêm nhường, sống trọng tình trọng nghĩa nhưng câu ?Trong thế giới bao la riêng một hương mình? thì rất dễ bị hiểu lầm là cao ngạo, coi mình là riêng một vũ trụ nên tôi đã lướt qua, cố tình không đả động đến. Thế nhưng, trước khi đưa bài lên trang, tôi lại phân vân, rồi tự trách: Nguyễn Thanh Lâm đâu có cao ngạo? Ông ung dung điềm đạm nhìn đời đấy chứ! Hương Dương Cầm đã là hương ?riêng của Hà Nộỉ chứ đâu còn là của riêng của Nguyễn Thanh Lâm mà bảo ông là người kiêu căng! Lần nữa, tôi lại tán đồng với quan điểm thấm đẫm triết lý phương Ðông của ông về cuộc sống: ?Hương vừa đủ cho đời tự cho là đủ/ Hương lan xa đến đâu tự mình thấu tỏ?.
Tôi không có ý định bình thơ vì không có khiếu bình thơ nhưng vì đọc Hương Dương Cầm thấy hay quá, buộc lòng cầm bút để ghi lại vài dòng.
*
Hà Nội, chiều 08.07.2017
ÐẶNG XUÂN XUYẾN
THƠ NGUYỄN VĂN SONG
VIẾT VỀ MẸ
----------
Nhà thơ Nguyễn Văn Song sinh năm 1974, tại Vân Ðiềm, Vân Hà, Ðông Anh, Hà Nội. Hiện là giáo viên Trường Trung học Phổ thông Phù Cừ, Hưng Yên. Anh đã xuất bản 2 tập thơ: Ði từ phía cổng làng, Mẹ và sen. Ðoạt giải B (không có giải A, đồng hạng với nhà thơ Tòng Văn Hân (Ðiện Biên) với tác phẩm MẸ TÔI CHỬI KẺ TRỘM) cuộc thi thơ của Báo Văn Nghệ - Hội Nhà văn Việt Nam 2019 - 2020.
----------
Ðọc thơ Nguyễn Văn Song viết về Mẹ, người đọc thấy sự cần cù, kiên nhẫn và trung thành của anh trong việc chọn hướng đi, chọn cách viết. Hình ảnh Mẹ trong thơ Nguyễn Văn Song luôn là hình ảnh người mẹ của làng quê nghèo khó, lam lũ, tảo tần với gam màu tối, với những hình ảnh xưa cũ quen thuộc đã được nhiều nhà thơ, nhiều thế hệ nhà thơ tiếp cận khai thác.
Tôi đã đọc khá nhiều bài thơ của nhà thơ, nhà giáo Nguyễn Văn Song viết về Mẹ nhưng chưa thấy bài thơ nào anh viết về niềm vui, hạnh phúc của người mẹ, cũng chưa gặp nụ cười hay dáng mẹ đứng thẳng lưng trong các bài thơ anh đã viết! Lạ thật! Chẳng lẽ cả đời người mẹ không có được một niềm vui? Chẳng lẽ con cái được nuôi dậy nên người mẹ cũng hà tiện một nụ cười? Tôi nghĩ trên thế gian này không có người mẹ nào như thế! Và trong tâm trí của bất cứ người con nào thì những lo toan, vất vả của mẹ, những vui buồn thường nhật của tình mẫu tử sẽ luôn nằm trọn trong trái tim với đủ cung bậc, sắc thái nên ký ức về mẹ chỉ một gam màu, một cung bậc tình cảm như thế thì không thể!
Có lẽ nhà thơ Nguyễn Văn Song tâm niệm muốn lấy được sự đồng cảm của bạn đọc thì hình ảnh, ngữ điệu phải quen thuộc mới chạm tới nỗi xót thương của người đọc, mới lấy được nước mắt của người yêu thơ nên thơ viết về mẹ của nhà thơ, nhà giáo Nguyễn Văn Song luôn lấy chất liệu là ngữ điệu xót xa của tâm trạng "ôn nghèo kể khổ", bằng những hình ảnh mẹ được anh đồng nhất với hình ảnh của sự lam lũ, nghèo khó nên mới đọc thơ anh một hai bài người đọc sẽ dễ đồng cảm với "nhân vật trữ tình trong thơ" nhưng nếu đọc nhiều hơn nữa sẽ gặp sự lặp lại về ngữ điệu, về hình ảnh, sắc thái đã quá quen thuộc trong cách khai thác của nhiều nhà thơ, thành ra dù nhà thơ Nguyễn Văn Song đã cố bỏ nhiều công sức trau chuốt câu thơ, trau chuốt bài thơ để có những câu thơ chạm được vào nhịp rung cảm của bạn đọc thì với những người đọc kỹ tính một chút, ưa sự sáng tạo một chút vẫn sẽ chau mày, thiếu kiên nhẫn để ngồi đọc hết nửa tập thơ:
- "Ðồng xa mót tép mò cua
Mẹ về nghẹn gió giữa trưa nắng trầy"
(Giỏ tre)
- "Mùa đông lội xuống đồng làng
Mẹ gầy sương đổ bóng càng thêm xiêu"
(Mùa đông của mẹ)
- ?Mẹ ngồi sàng nhũng đêm dài
Sẩy từng câu hát thức ngoài thềm sương??
(Ðàn cò của Mẹ)
- "Mẹ ta quần mảnh, áo nâu
Ðêm khuya cặm cụi ngồi khâu dưới đèn"
(Tiếng cuốc nửa đêm)
- "Giường đơn thiếu dáng mẹ gày
Nan tre buốt lạnh chở đầy hắt hiu"
(Mẹ vắng nhà)
- "Trưa hè tãi thóc, lật rơm
Bàn chân sấp ngửa chạy cơn mưa rào
Ai làm giông gió ba đào
Ðể cho bóng mẹ ngã nhào đổ xiêu"
(Ðôi bàn chân mẹ)
........
Tuy kiên nhẫn và trung thành với việc chọn hướng đi, chọn cách viết nhưng mừng là nhà thơ, nhà giáo Nguyễn Văn Song cũng rất ý thức tiếp thu góp ý của các bạn văn để câu thơ, bài thơ của anh thành hay, thêm cảm xúc. Ví như một lần vào trang facebook cá nhân của anh tôi "bị" mấy chữ "nhẹ bẫng", "nháo nhào" ở 4 câu thơ cuối bài ?Cõng Mẹ? ám ảnh nên viết vài dòng cảm nhận về bài thơ, với những cảm xúc rất thật về 4 câu thơ cuối bài:
"Ðọc ?Cõng Mẹ?, tôi rất thích 4 câu thơ cuối bài:
"Mẹ nằm nhẹ bẫng lưng con
Mà nghe muôn vạn núi non đổ ào
Lưng dài, vai rộng, thân cao
Một lần cõng mẹ nháo nhào bóng xiêụ"
Bốn câu thơ với những chữ gợi nhiều cảm xúc như: "nhẹ bẫng", "nháo nhào" khiến câu thơ dễ thấm sâu vào trái tim người đọc. Hai chữ "nhẹ bẫng" trong câu "Mẹ nằm nhẹ bẫng lưng con" làm người đọc nghẹn lòng chưa kịp lắng xuống thì 2 chữ "nháo nhào" trong câu kết bài thơ: "Một lần cõng mẹ nháo nhào bóng xiêu" như bồi thêm để cảm xúc nơi người đọc thêm se sắt. Bốn câu thơ đó chưa đến mức tuyệt hay nhưng để viết được những câu thơ hay như thế thì ngoài tình yêu, lòng biết ơn sự vất vả hy sinh của Mẹ luôn đậm sâu trong tâm tưởng thì sức lao động, sự sáng tạo của nhà thơ, nhà giáo Nguyễn Văn Song góp phần không nhỏ!"
Sau đấy, tôi được nhà thơ Nguyễn Văn Song cho biết, ban đầu 2 câu kết anh viết: ?Lưng dài, vai rộng, thân cao / Một lần cõng mẹ ngã nhào bóng xiêủ nhưng khi gửi đăng ở tạp chí Văn Nghệ Quân Ðội thì biên tập Lý Hữu Lượng đã gợi ý anh đổi ?ngã nhàỏ thành ?nháo nhàỏ vừa thể hiện đúng tâm trạng trữ tình mà chữ lại không cũ. Nhà thơ Nguyễn Văn Song thấy 2 chữ "nháo nhào" nâng câu thơ hay lên nhiều nên đã chỉnh sửa theo gợi ý của biên tập Lý Hữu Lượng.
*.
Hà Nội, ngày 25 tháng 10-2024
Nhân loại sống trên quả địa cầu đều biết, lớp vỏ trái đất này được bao bọc bởi các thềm lục địa, cách xa nhau vạn dặm. Ðại dương là rào chắn, phân biệt lục địa này với lục địa kia. Nhìn chung, nước biển quá là mênh mông - nhiều hơn đất liền.
Khi làn sóng vượt trùng dương nóng bỏng, trăm ngàn ghe thuyền ra khơi. Có chiếc ghe may mắn, nhanh chóng đến bờ xứ người an toàn. Có nhiều ghe xui rủi, hư máy, bão giông dập vùi nên mất thời gian nhiều ngày hơn. Có ghe biến mất vì biển dậy sóng, hoặc nhận chìm nhiều chiếc lá tội nghiệp.
Những ghe hư máy lênh đênh hoài nên mất phương hướng, lêu bêu giữa lòng đại dương nhiều ngày. Nước ngọt không còn. Có nhiều người đã gục ngã vì thiếu nước uống. Ghe cây chập chùng giữa mây trời bao la, nhìn chung quanh toàn là nước xanh đậm đặc muôn trùng. Nhưng khổ thay, tay ta có thể múc nước biển dễ dàng. Nhưng không dám uống.
Nhiều người quá khát nên làm liều. Họ cứ uống nước muối cho đã thèm. Sau đó, cơ thể quá nhiều muối và sinh ra bệnh hoạn. Trí óc đảo điên Họ nhảy xuống biển vì không còn tỉnh táo nữa.
***
Những ngày mang thân phận lục bình phiêu bạt, ngụp lặn trên trùng dương, tôi là người khao khát, thèm uống nước biết là bao. Lượng nước dự trữ trong cơ thể, tôi đã ói ra hết, ngay cả đến mật xanh, mật vàng đồng lòng chạy theo. Vậy mà khi tôi nhận được ca nước ngọt từ con trai của chủ ghe, tôi cứ nghĩ, mình uống hết cho đã thèm.
Nhưng không gì suôn sẻ như mình suy tưởng. Than ôi, ca nước chạy tọt vô bao tử rất nhanh, thì phản ứng ngược lại liền. Tôi lại khổ sợ óị..óị..óỉ ra hết. Vì bao tử đã co thắt, khép cửa nhiều ngày qua.
Tôi muốn trải dài vài dòng chữ cho mọi người hiểu, đây là kinh nghiệm của chính tôi. Nước ai cũng cần. Hình như loài người nhịn ăn thực phẩm, có thể sống dài thêm nhiều ngày. Người ta gọi là tuyệt thực.
Nhưng? con người không thế thiếu nước uống. Có lẽ máu sẽ đông đặc lại hay sao đó. Tôi chỉ nghĩ vu vơ thôi. Những ngày ghe cây bồng bềnh trên biển, nhìn nơi đâu cũng có nước. Ôi, nước mênh mông. Vì đây là cả một đại dương bao la không bến bờ.
Chúng ta phải công nhận rằng - Chỉ có nước giếng, nước mưa là nuôi sống con người mà thôi.
Tôi thường viết bài về mưa. Trải qua lần vượt đại dương sinh tử, tôi có cảm tình với mưa. Mặc dù ngày đó, tôi sợ sóng biển đến kinh hoàng. Nhân gian rất cần những cơn mưa ngọt ngào, cho dù chúng ta đang lêu bêu ở bất cứ phương trời nào.
Ðưa tay ta hái hạt mưa
Khi nào bụng đói, uống mưa qua ngày
Lênh đênh biển rộng trùng vây
Những khi đói khát, làm sao bây giờ ?!
*
Nhiều người điên loạn bất ngờ
Không còn tỉnh táo, thẫn thờ buông tay
Mưa hiền rơi xuống, hứng ngay
Hạt mưa cứu sống, từng giây... nuôi người
*
Mưa rơi nhè nhẹ lả lơi
Như cô gái đẹp mỉm cười với ta
Mưa yêu sợi tóc thật thà
Mưa mềm như giọt lệ ngà?buồn?vui !....
OCT 3 - 2024
Nguyệt San Giao Muà xin cám ơn những thân hữu đã dóng góp bài vở cho Nguyệt San Giao Muà số 268 . Một số bài khác sẽ được đăng dần vào số tớị Mong mỏi sẽ nhận được những sáng tác của các bạn bốn phương để cho Nguyệt San Giao Muà thêm phần hương sắc trong tương laị
2) Ðể rút ra danh sách của NSGM (unsubscribe),
xin gửi email về GiaoMua@hotmail.com
3. Mọi chi tiết, thể lệ, thắc mắc, xin gửi về:
GiaoMua@hotmail.com
4. Mọi bài vở, đóng góp, xin gửi về:
GiaoMua@hotmail.com
Nguyệt San Giao Muà
Homepage: http://www.GiaoMuạcom
Thể lệ gửi bài cho Nguyệt San Giao Muà:
Mong bạn gửi Bài cho GM theo cách này là tốt nhất :
1. Dùng mẫu chữ Vietnet (VIQR) hay Unicode
2. Viết Hoa chữ đầu của bài và bút hiệụ Ví dụ: Giọt Mưa Trên Lácủa NS Phạm Duy
3. Gửi bài ngay trong email (không kèm file), để cho BBT khỏi mất công download xuống để đọc
4. Gửi tất cả các bài trong 1 tháng 1 lần trong1 email, nếu tiện.
5. Bài vở xin gửi đến trước ngày 25 mỗi tháng
6. Mọi chi tiết, thể lệ, thắc mắc, xin gửi về: GiaoMua@hotmail.com
Cám ơn bạn rất nhiều, vì nhân sự có hạn, BBT không thể ngồi đánh máy lại từng đề bài hay bút hiệụ
P.O . Box 378
Merrifield, Virginia 22116
USA
Trang Nhà